Công cụ đấu tranh và con đường thay đổi cho đất nước

Quyền là gì? Đó là điều ta muốn làm thì làm không muốn thì thôi, thực hiện ngay không là do chính bản thân mỗi người quyết định. Như biểu tình, tự do báo chí, tự do ngôn luận vv… đó là quyền.

Nghĩa vụ là gì? Là những điều bắt buộc chúng ta phải làm dù muốn hay không. Như nộp thuế, nghĩa vụ quân sự vv.. là những nghĩa vụ.

Như vậy khi nhà nước yêu cầu công dân thực hiện một điều gì thì phải rạch ròi, đó là quyền hay nghĩa vụ? Đã là quyền thì đó không phải là nghĩa vụ vì quyền nó thuộc về sự tự quyết của công dân. Còn đã nghĩa vụ thì không thể là quyền, vì nghĩa vụ nó mang tính áp đặt, bản thân công dân không thể không thi hành, cho dù là không muốn. Như vậy khi CS hô hào rằng “Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ công dân” là câu văn của một đám ngu đần viết ra, luật pháp CS như thứ giấy lộn là thế. Ở Hoa Kỳ, bầu cử là quyền không phải là nghĩa vụ.

Nhà nước độc tài là nhà nước tước đoạt quyền công dân và đè lên họ nhiều nghĩa vụ phi lí. Hoặc họ có trao cho dân những quyền trên giấy nhưng khi thi hành họ chà đạp những quyền đó, như quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội đã ghi trong Hiến pháp Việt Nam.

Nhà nước dân chủ là nhà nước trao cho dân nhiều quyền, và có trách nhiệm bảo vệ công dân thi hành những quyền đó. Ví dụ, tại nước tự do, tố cáo sai trái chính quyền bằng mạng xã hội, hay chống tiêu cực bằng báo chí là điều được chính quyền đảm bảo.

Như vậy để dân cùng nhà nước chơi theo một quy tắc công bằng, nghĩa là phía nào cũng tuân thủ pháp luật thì phải xóa bỏ độc tài để tiến tới dân chủ. Xóa bỏ bằng cách nào?

Như ta biết, trong lòng xã hội độc tài có những ràng buộc quyền và nghĩa vụ công dân. Quyền tước mất và nghĩa vụ thì phi lí thì dân phải đấu tranh đòi lại. Để đòi quyền, chúng ta biểu tình đòi bãi bỏ những đạo luật tước mất quyền của chúng ta. Để đòi chính quyền xóa bỏ những áp đặt nghĩa vụ phi lí thì chúng ta bất tuân, điều đó người ta gọi là bất tuân dân sự.

Xã hội có thể đổi thay là xã hội có nền tảng dân trí cao về ý thức chính trị. Chú ý, có bằng tiến sĩ giáo sư mà phục tùng độc tài chỉ là loại dốt nát trong tiêu chuẩn dân trí về ý thức chính trị, những người như Tạ Minh Tâm, Vũ Đức Sao Biển, Xuân Bắc, hay mấy tay tiến sĩ giảng dạy tại các trường đại học thừa kiến thức chuyên môn thiếu tri thức chính trị cũng là loại này. Thành phần này sẽ chẳng có vai trò gì cho quá trình phát triển đất nước.

Cây có đất mới sống được, đất có dinh dưỡng cây mới phát triển từ mầm non đến đại thụ. Trong một xã hội, ý thức chính trị dân chúng là quan trọng bậc nhất, vì nó là đất cho cây phát triển. Lãnh đạo người dân hướng tới loại bỏ độc tài là những cây trụ cột trong một khu rừng. Sự phát triển của phong trào như sau, những người tiên phong mang tri thức chính trị bằng cách nào đó để toàn dân tiếp cận. Khi ý thức dân đủ mạnh, thì đó là dinh dưỡng nuôi lớn và che chở cho tổ chức tồn tại.

Tổ chức có tồn tại được hay không phụ thuộc vào sự che chở của dân. Khi dân hết sợ, dân có tri thức chính trị tốt thì bất kì ai trong họ cũng có thể trở thành chính trị gia đối lập với chính quyền. Điều này ví dân như là mạch nước ngầm cung cấp chính trị gia cho tổ chức nên CS không thể bắt hết được. Đó là lí do tổ chức tồn tại và phát triển được.

Nếu tổ chức tồn tại được thì họ sẽ dẫn dắt đấu tranh. Con đường đấu tranh là bất bạo động – phương pháp đấu tranh nhân bản nhất của xã hội loài người hiện nay. Đấu tranh như thế nào?

Thứ nhất, tổ chức sẽ nghiên cứu thật kỹ luật pháp CS để đưa ra những quyền bị tước đoạt để tổ chức biểu tình đòi lại.

Thứ nhì, họ sẽ lựa ra các nghĩa vụ mà chính CS đã áp đặt vô lí để vận động toàn dân bất tuân. Và cứ kiên trì làm như thế ngày một mạnh hơn, ngày một áp lực hơn để buộc độc tài phải lùi bước. Dân chủ chỉ có tiến, còn độc tài phải nhượng bộ và chấp nhận đàm phán với đối lập.

Thứ 3, tất cả sự nhượng bộ, hèn yếu với kẻ thù xâm lấn sẽ được tổ chức biểu tình phản đối rộng khắp để buộc chính quyền phải bảo vệ đất nước theo ý dân.

Chỉ có thế, bất tuân dân sự và biểu tình kết hợp để đòi quyền tự quyết là 2 phương pháp cốt lõi để dân chủ hóa đất nước. Khi dân chủ mạnh, sẽ buộc trí thức máng lợn thay đổi để tồn tại, khi đó nó sẽ nịnh dân chủ, đứa nào vừa ngu vừa cứng đầu sẽ phải trả giá. Khi dân chủ quá mạnh buộc một số nhân viên lực lượng vũ trang ở hạ tầng quyền lực quay đầu súng để chọn cho mình cuộc sống có tương lai. Đó sẽ là những bất ngờ mà không ai có thể lường hết được khi những biểu tình đòi hỏi dân chủ xảy ra.

Nhân dân mạnh dạn theo tiếng gọi dân chủ thì chắc chắn đổi thay sẽ đến. Tương lai con cháu được hưởng nền giáo dục nhân bản, con cháu sống và làm giàu một cách công bằng, không ai có quyền hoạch hoẹ vòi vĩnh được vì chính người dân có quyền lực thực sự sẽ “mần thịt” đám ăn bẩn. Sợ chính trị là triệu chứng của kẻ không hiểu hết bản chất của dân chủ. Trạng thái lơ tơ mơ nó đưa đến tình trạng hễ thấy bóng đêm thì quy kết là có ma. Đừng như thế hãy đọc nhiều hiểu rõ để bớt sợ!