Tổng thống Sri Lanka vội vã xách hành lý bỏ trốn lên tàu hải quân sau khi người dân nước này nổi dậy!

Người biểu tình xông vào dinh thự của tổng thống Sri Lanka ở thủ đô Colombo hôm 9/7/2022.
 
Đấu tranh bất bạo động - phản kháng phi bạo lực, sức mạnh số đông!
 
Khủng hoảng Sri Lanka: Tổng thống bỏ trốn, người biểu tình chiếm tư dinh, Thủ tướng  sẵn sàng từ chức
 
Tại Sri Lanka, tổng thống Gotabaya Rajapaksa ngày 09/07/2022 đã phải vội vã xách hành lý bỏ trốn  lên tàu hải quân, trước khi hàng ngàn người biểu tình tiến vào chiếm đóng.
 
Nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào cuối tuần này tại thủ đô Sri Lanka, yêu cầu tổng thống từ chức. Hàng ngàn người đã kéo đến khu vực dinh tổng thống, đập đổ các hàng rào của cảnh sát vào sáng 09/07.

Hình ảnh từ kênh truyền hình Sri Lanka cho thấy nhiều người biểu tình cầm cờ Sri Lanka tiến vào tư dinh, phá cửa văn phòng thư ký tổng thống và đi vào trong bộ Tài Chính. Cảnh sát không thể ngăn cản được.

Người biểu tình bao vây phủ tổng thống ở Colombo, thủ đô Sri Lanka, ngày 09/07/2022. AP - Thilina Kaluthotage

 

Sri Lanka đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Lạm phát đạt mức kỷ lục, lên đến 53,6 % vào tháng 6/2022, và có thể tiếp tục tăng thêm. Người dân phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men.
 
Nhiều người đổ lỗi cho chính phủ của Rajapaksa đã không kiểm soát được đất nước, nhất là sau đại dịch Covid-19. Nền kinh tế của hòn đảo 22 triệu dân chủ yếu dựa vào du lịch đã bị tác động trầm trọng từ hai năm qua.
 

Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sẵn sàng từ chức để mở đường cho việc lập chính phủ có mọi đảng phái, văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy 9/7, sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của tổng thống ở thủ đô Colombo.

Các binh sĩ và cảnh sát đã không thể chặn được đám đông những người biểu tình hô vang lời yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức, vào lúc sự tức giận của công chúng gia tăng về cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua của đất nước.

Những người biểu tình cũng dùng sức mạnh vượt qua những cánh cổng sắt nặng nề để xông vào Bộ Tài chính và các văn phòng bên bờ biển của tổng thống.

Tổng thống Rajapaksa đã rời khỏi dinh thự chính thức hôm 8/7 để đề phòng cuộc biểu tình vào cuối tuần đã được lên kế hoạch, hai nguồn tin của Bộ Quốc phòng cho biết. Reuters không thể xác minh hiện vị tổng thống đang có mặt ở đâu.

Thủ tướng Wickremesinghe đã hội đàm với một số lãnh đạo các chính đảng để quyết định những bước cần thực hiện sau khi xảy ra tình trạng bất ổn.

"Ông Wickremesinghe đã nói với các lãnh đạo các đảng rằng ông ấy sẵn sàng từ chức thủ tướng và mở đường cho một chính phủ gồm mọi đảng phái tiếp quản", văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố.

Ông Wickremesinghe cũng đã được đưa đến một địa điểm an toàn, một nguồn tin chính phủ nói với Reuters.

Lãnh đạo một số đảng đối lập cũng đã kêu gọi Tổng thống Rajapaksa từ chức.

"Tổng thống và thủ tướng phải từ chức ngay lập tức. Nếu không làm như vậy, bất ổn chính trị sẽ trầm trọng hơn", lãnh đạo Đảng Tự do Sri Lanka và cũng là cựu tổng thống Maithripala Sirisena phát biểu trước khi ông Wickremesinghe cho biết sẽ từ chức.

Đảo quốc Sri Lanka có 22 triệu dân ở Ấn Độ Dương đang phải vật lộn với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng nên bị hạn chế về nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men, khiến đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948.

Lạm phát tăng vọt, đạt mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến sẽ lên đến 70% trong những tháng tới, đã gây ra vô vàn khó khăn cho người dân.

Bất ổn chính trị có thể gây khó cho các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào lúc nước này mong nhận được khoản cứu trợ 3 tỷ đô la, cơ cấu lại một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng khan hiếm đồng đô la.

Khủng hoảng xảy ra ở Sri Lanka sau khi đại dịch COVID-19 tác động xấu đến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và làm giảm mạnh lượng kiều hối do những người đi lao động ở nước ngoài gửi về.

Tình hình càng xấu thêm vì các khoản nợ chồng chất của chính phủ, giá dầu tăng cao và lệnh cấm nhập phân hóa học hồi năm ngoái đã tàn phá nền nông nghiệp. Lệnh cấm nhập phân bón đã bị bãi bỏ vào tháng 11/2021.

Tuy nhiên, nhiều người quy trách nhiệm cho Tổng thống Rajapaksa là đã quản lý kinh tế yếu kém, dẫn đến đất nước suy sụp. Trong nhiều tháng trước đây, đã diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa đòi ông từ chức.

Tổng hợp; Chi Phương - RFI - Reuters VOA