"Trao duyên lầm tướng cướp"

 
Từ ngày 13 đến ngày 23 tháng 11 , ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đến thăm các quốc gia sau : Pháp , Thổ Nhĩ Kỳ , Georgia , Do Thái , UAE , Qatar và Ả Rập Saudi .
 
Tại Ả Rập , ông Pompeo được thái tử Mohammed Bin Salman (MBS) đón tiếp tại thành phố Neom ( đây là một smart city sẽ hoàn tất vào năm 2025 ) .
Ngoài ra còn có sự hiện diện của thủ tướng Do Thái Netanyahu và giám đốc tình báo Mossad Yossi Cohen .
 
Thủ tướng Do Thái di chuyển trên chuyên cơ Gulfstream IV , khởi hành từ phi trường Ben Gurion sang Alexandria / Ai Cập trước rồi sau đó mới qua Ả Rập .
Quý vị lãnh đạo nêu trên để nhóm báo chí "ngồi chơi xơi nước" sang một bên để cùng nhau hội kiến kéo dài 3 giờ đồng hồ .
Dĩ nhiên làm sao biết được họ bàn với nhau những điều gì về bối cảnh khu vực đang thay đổi !
 
Ông Yossi Cohen lên nắm tình báo Do Thái được 5 năm nay , nghe kể ông là người tổ chức đánh cắp tài liệu nguyên tử tại thủ đô của Iran vào tháng Giêng /2018 . Công tác đột kích kéo dài 6 tiếng 29 phút !
Chúng ta biết vào thời điểm đó , ông Mike Pompeo đang nắm giám đốc tình báo CIA , vậy là hai người trong ngành tình báo lần này lại gặp nhau tại một nơi khác , nhưng lại đồng ca câu ..."kể nghe nhau chuyện cũ bao ngày qua" của Phạm Thế Mỹ .
 
Ngoại trưởng Mỹ sau đó rời Ả Rập , điểm dừng chân kế tiếp là Do Thái , cái quan trọng nhất là ông đã ghé đến khu định cư tại West Bank .
Chính vì điều này , báo chí quốc tế bình luận là giải pháp 2 quốc gia sống cạnh bên nhau đã thất bại ( Palestine , Do Thái )
Sự hận thù giữa hai giáo phái Shia (do Iran lãnh đạo) và Sunni (do Ả Rập lãnh đạo) là điều ai cũng rõ .
Nếu xét về số lượng tín đồ trên thế giới thì Sunni đông hơn và vì tại Ả Rập có hai thánh địa (Mecca và Medina) nên Riyadh muốn lãnh đạo .
Xét về khu vực Trung Đông thì Shia lại chiếm đa số , cho nên Tehran muốn giành vai trò này .
Một trong nhiều điểm "lấn cấn" giữa hai giáo phái là quan điểm của họ về vấn đề Palestine .
Sự thay đổi ngoại giao của UAE , Bahrain và Sudan vừa qua đều do nguyên nhân đe dọa nguyên tử của Iran , cho nên vấn đề Palestine trở thành thứ yếu .
Sau chuyến công du kể trên , báo Do Thái kể là Pakistan bị áp lực phải bình thường hóa ngoại giao với Jerusalem . Báo chí muốn "moi" ông Imran Khan là quốc gia bạn nào đã làm áp lực với mình ?
Là quốc gia Hồi Giáo (Saudi Arabia) hay không Hồi Giáo (Mỹ) ? Thủ tướng Pakistan trả lời lòng vòng .
Pakistan là một quốc gia Hồi Giáo đông dân và quan trọng , nhưng nghèo ! Nếu chỉ tính Ả Rập và UAE thì họ đang thâu nhận 3 triệu công nhân của Pakistan , tức là một nguồn tài chánh rất lớn cho Islamabad .
Pakistan từng là đồng minh của Mỹ nhưng nay lại chọn chơi với Bắc Kinh và thêm một nước khác nữa là Thổ Nhĩ Kỳ .
Ông thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ kể rằng là Saudi Arabia dọa Imran Khan rằng , nếu Pakistan dự đại hội Hồi Giáo tại Kuala Lumpur vào tháng 12/2019 là Riyadh sẽ đuổi hết công nhân Pakistan về nước , thế là ông Khan đã từ chối đi Malaysia vào giờ phút chót !
 
Nhưng quan hệ ngoại giao giữa Do Thái và Ankara làm ăn rất tốt , bằng chứng mới nhất là Nagorno-Karabakh .
Không biết Pakistan sẽ xử trí vấn đề này ra sao , thì còn phải chờ xem !
Có vẻ như tổng thống Trump , thủ tướng Netanyahu và thái tử Mohammed Bin Salman đang nóng ruột về một chuyện gì đó , thì vấn đề ám sát Fakhrizadeh xảy ra .
Iran đang liên tiếp chịu thất bại , ngay cả khi chọn Moscow làm đồng minh , hình như Tehran đang mang mặc cảm "trao duyên lầm tướng cướp" , thứ nhất vấn đề Syria , thứ hai vấn đề Armenia .
Một ngày sau vụ ám sát chuyên viên nguyên tử tại Tehran , ông Jared Kushner lên đường đi Saudi Arabia và Qatar (29/11/2020) ...
Chuyện thời sự mà cứ làm lòng hồi hộp như đọc truyện Z.28 khi xưa , không biết từ đây đến cuối năm mọi việc sẽ xảy ra theo chiều hướng nào ?