Nghi phạm vụ khủng bố Berlin bị cảnh sát Ý bắn hạ tại Milano

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin an ninh Ý hôm nay 23/12/2016 cho biết, nghi phạm chính trong vụ dùng xe tải tấn công khu chợ Noel Berlin đã bị bắn hạ sau cuộc đấu súng với cảnh sát tại thành phố Milano, miền bắc nước Ý. Theo nguồn tin trên, kiểm tra dấu vân tay của đối tượng bị cảnh sát Ý bắn hạ cho thấy đó chính là Anis Amri, người Tunisia, nghi phạm chính của vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Berlin hôm 19/12, đang bị truy nã khắp châu Âu. Sáng nay, tại Roma, bộ Nội Vụ Ý đã tổ chức họp báo xác nhận thông tin trên. Theo hãng tin Ý ANSA, nghi phạm bị bắn hạ lúc khoảng 3 giờ sáng sau khi bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ gần một nhà ga ở ngoại ô thành phố Milano. Đối tượng đã bỏ chạy và nổ súng làm bị thương một cảnh sát, trước khi bị bắn hạ. Tại Berlin, phát ngôn viên của Viện Công Tố Liên bang cho biết các cơ quan chức năng của Đức đã liên hệ với các đồng nghiệp Ý về vụ việc này. Asnis Amri bị bắn chết tại Milan -Ý Asnis Amri đã đến châu Âu hồi tháng 2/2011 qua ngả nước Ý. Đối tượng này đã từng bị ngồi tù tại Ý trong 4 năm cho tới năm 2015 thì tới Đức. Cảnh sát Đức đã tìm thấy dấu vân tay và một thẻ căn cước đối tượng người Tunisia có tên Anis Amri trên chiếc xe tải đâm vào chợ Noel ở Berlin làm 12 người chết và 48 người bị thương hôm 19/12. Ngay sau đó nghi phạm bị truy nã toàn châu châu Âu. Trong khi đó tại Đức, hôm nay 23/12/2016 cảnh sát thông báo đã bắt giữ hai đối tượng là anh em bị tình nghi đang chuẩn bị kế hoạch tấn công một trong những trung tâm thương mại lớn nhất nước. Theo AFP, nhận được tin của tình báo, cảnh sát Đức tối khuya hôm qua, đã triển khai lực lượng xung quanh trung tâm thương mại Oberhausen (phía tây) và khu chợ Noel ở gần đó. Đến rạng sáng ngày hôm nay, an ninh Đức đã bắt giữ được hai đối tượng bị tình nghi đang chuẩn bị một vụ khủng bố. Đó là hai anh em người gốc Kosovo, 28 và 31 tuổi. Các nhà điều tra đang cố gắng xác định âm mưu tấn công trung tâm thương mại trên đang ở giai đoạn nào và còn có ai tòng phạm trong kế hoạch này. Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161223-nghi-pham-vu-khung-bo-berlin-canh-sat-...
......

Tác giả “Chết bởi Trung Quốc” sẽ cố vấn kinh tế cho Tổng thống Trump?

Một trong những vị cố vấn kinh tế cho Tổng thống đắc cử Donald Trump là giáo sư Peter Navarro, ông cũng là tác giả cuốn sách Death by China (Chết bởi Trung Quốc) mà chính ông Trump từng nói là rất thích. Liệu nếu được tiếp tục chọn trong vai trò cố vấn kinh tế GS Navarro có thể giúp gì cho Tổng thống đắc cử Trump trong chính sách với Trung Quốc? Mặc Lâm phỏng vấn TS kinh tế Trần Diệu Chân người dịch tác phẩm Chết bởi Trung Quốc của GS Navarro và có cơ hội làm việc rất gần gũi với ông để biết thêm về một góc quan điểm nào đó của vị GS khá được người Việt yêu mến này. Hình: giáo sư Peter Navarro Chính sách với Trung Quốc sẽ như thế nào? Mặc Lâm: Thưa TS, nếu GS Peter Navarro được TT đắc cử Donald Trump chọn vào Ủy ban tư vấn kinh tế cho Nhà trắng thì chính sách đối với Trung Quốc sẽ khác với chính phủ của TT Obama hay không và khác ở điểm nào? Tổng thống Tân cử của Hoa Kỳ là ông Donald Trump tại New York hôm 22/11/2016. Chính sách mậu dịch của ông Trump đối với Trung Quốc chắc chắn là không thân thiện và cởi mở bằng chính sách hiện nay của TT Obama, thí dụ quan thuế đánh trên các mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ cao hơn. -TS Trần Diệu Chân TS. Trần Diệu Chân dịch giả, ra mắt sách Chết Bởi Trung Quốc. Ảnh Việt Báo   TS Trần Diệu Chân: Trước hết, xin cám ơn anh và đài đã cho tôi cơ hội chia sẻ về GS Peter Navarro, tác giả cuốn sách “Death by China” mà tôi đã dịch ra tiếng Việt năm 2012 với sự cho phép của tác giả. Không ngờ, ông lại trở thành cố vấn kinh tế cho ứng viên tổng thống - và bây giờ là Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump. GS Navarro, ông Lawrence Kudlow và Stephen Moore là ba nhà cố vấn kinh tế có ảnh hưởng nhất trong một ủy ban 14 người, mà theo các nhà bình luận thì GS Navarro, người duy nhất có bằng tiến sĩ kinh tế, có vẻ được ông Trump lắng nghe nhất về quan điểm bảo hộ mậu dịch và chống Trung Cộng gay gắt của ông. Do đó, có xác suất cao là GS Navarro sẽ trở thành cố vấn tối cao về kinh tế trong nội các của TT Đắc Cử Donald Trump. Những điều mà tôi biết về GS Navarro qua quyển sách “Chết bởi Trung Quốc”, thì đúng là ông đã có ảnh hưởng lớn, nếu không nói là chính và toàn bộ lên ông Trump khi lên án Trung Quốc nặng nề vì đã cướp đi công ăn việc làm của người Mỹ và thao túng tiền tệ. Điều thú vị mà tôi được biết là chính ông Trump cũng tiết lộ ông rất thích quyển Death by China. Chính sách mậu dịch của ông Trump đối với Trung Quốc chắc chắn là không thân thiện và cởi mở bằng chính sách hiện nay của TT Obama, thí dụ quan thuế đánh trên các mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc sẽ cao hơn, đặc biệt thuế chống phá giá trên một số các mặt hàng. Tuy nhiên, có hai điểm về vị TT Đắc Cử của Hoa Kỳ mà chúng ta cần ghi nhớ, đó là trong lúc ông tranh cử thì có rất nhiều tuyên bố mạnh mẽ, tới độ gay gắt, cực đoan, nhưng sau khi đắc cử thì đã bắt đầu dịu giọng trong nhiều vấn đề, có những chính sách mà ông tuyên bố hùng hồn trước khi đắc cử, nay đã xoay ngược180 độ. Thực tế ra sao, phải đợi một thời gian mới rõ. Nhưng một điều chắc chắn là một thương gia thành công và nổi tiếng là thích thương lượng, thì ông Trump chắc sẽ không ngần ngại ký kết những thỏa ước có lợi cho Hoa Kỳ bất kể những tuyên bố chống đối nẩy lửa thời tranh cử. Mặc Lâm: Với cái nhìn của bà thì kinh nghiệm về Trung Quốc của GS Navarro sẽ ảnh hưởng tới vấn đề gì mà nước Mỹ quan tâm nhất trong chính sách đối với Trung Quốc? TS Trần Diệu Chân: GS Navarro và ông Trump cho rằng: Toàn cầu hóa và mậu dịch là căn nguyên của những khó khăn kinh tế tại Hoa Kỳ, khiến người dân mất công ăn việc làm khi sản xuất bị đưa ra ngoại quốc – outsourcing tới những quốc gia có giá nhân công rẻ như Trung Quốc, Mễ Tây Cơ và các quốc gia Á Châu như Việt Nam, Philippines, Cam Bốt ... Đặc biệt Trung Quốc vừa là trung tâm thu hút công ăn việc làm của người Mỹ, vừa là một đối tác mậu dịch xấu, không tôn trọng luật chơi công bằng, thao túng tiền tệ và đưa đến tình trạng thâm thủng mậu dịch nặng nề cho Hoa Kỳ. Với cái nhìn này, ông Trump đã chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm giữ chặt công việc ở lại Hoa Kỳ qua phương thức áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với các mặt hàng sản xuất ở hải ngoại rồi nhập lại vào bán tại Hoa Kỳ. Ông Trump cũng dọa áp dụng mức thuế quan 45% - cao gấp 10 lần mức hiện tại - đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này. Do đó, lời đe dọa của ông Trump đã tạo ra sự quan ngại to lớn cho đối tác Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn họ đang phải đương đầu với thời kỳ khó khăn kinh tế. Thêm vào đó, chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Trump cũng tạo ra sự quan ngại cho toàn vùng Á Châu lẫn Âu Châu về những ảnh hưởng kinh tế và chính trị dây chuyền trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà nước Mỹ quan tâm nhất đối với Trung Quốc trong chính sách kinh tế là đem lại công ăn việc làm cho những thành phần cử tri ủng hộ cho ông Trump đang bị thiệt thòi về kinh tế trong những vùng Rust Belt như Illinois, Indiana, Michigan, Ohio, Pennsylvania, thì theo tôi, chưa hẳn là do những chính sách kinh tế đối với Trung Quốc, mà có khi lại đạt được nhờ tình hình kinh tế đang phát triển hiện nay, do TT Obama để lại và TT Trump được thừa hưởng. Tương tự như thời kỳ chuyển tiếp từ TT Bush cha sang TT Clinton, miễn là phải tạo được sự ổn định trong xã hội, trong guồng máy kinh tế và niềm tin của người dân. Hiểm họa “con rồng đỏ tim đen Trung Cộng” Mặc Lâm: Trong lúc chuyển ngữ cuốn “Chết bởi Trung Quốc” bà có thời gian tiếp xúc và bàn bạc với GS Navarro rất nhiều, theo bà thì ông ấy quan tâm tới vấn đề nào nhất trong tất cả các nguy cơ mà GS đã chỉ ra trong cuốn sách này? TS Trần Diệu Chân: Trong những dịp đàm đạo với GS Navarro và tham gia những buổi chiếu phim-hội thảo về cuốn sách cùng ông với Tiến Sĩ Greg Audry, đồng tác giả cuốn “Chết bởi Trung Quốc,” tôi thấy hai vị tác giả này đều là những người lý tưởng, có lòng, quan tâm đến đời sống khốn cùng của người dân Trung Hoa dưới ách thống trị hà khắc của tập đoàn đảng trị cộng sản Trung Quốc. Hai học giả tuy là giáo sư kinh tế, nhưng tôi tìm thấy ở họ một điểm chung lớn đó là trái tim của một nhà hoạt động, quan tâm đến nhân loại, nhân quyền, công lý, an toàn thực phẩm, bảo trì trái đất và chống lại những thế lực đen tham lam với dã tâm bành trướng như Trung Cộng. Quan tâm về công ăn việc làm của người Mỹ chỉ là thứ yếu trong toàn bộ những quan tâm của tác giả. Hai ông đã cho chúng ta thấy rõ được sự đe dọa tiềm tàng của một con quái vật đang trổi dậy thực hiện mộng bá chủ, sẵn sàng xâm lăng thế giới bằng đủ mọi hình thức, từ kinh tế, chính trị, tới gián điệp, quân sự, giáo dục, tôn giáo... -TS Trần Diệu Chân Hai ông đã viết quyển sách Death by China để báo động cho chúng ta về hiểm họa “con rồng đỏ tim đen Trung Cộng.” Với tài mô tả linh động và dữ kiện thuyết phục, hai ông đã cho chúng ta thấy rõ được sự đe dọa tiềm tàng của một con quái vật đang trổi dậy thực hiện mộng bá chủ, sẵn sàng xâm lăng thế giới bằng đủ mọi hình thức, từ kinh tế, chính trị, tới gián điệp, quân sự, giáo dục, tôn giáo v...v... Và tôi rất biết ơn hai ông, vì nhờ đọc quyển sách Chết bởi Trung Quốc mà tôi nhận ra chân tướng nguy hiểm của chế độ này, và đã tình nguyện dịch quyển sách ra cho đồng bào chúng ta cùng rõ. Mặc Lâm: Cá nhân của GS Navarro có quan tâm đến Việt Nam hay không và theo bà ông ấy sẽ cố vấn thế nào về vấn đề nhân quyền với chính phủ Trump đi kèm với những thỏa thuận kinh tế mà ông Trump có khuynh hướng co cụm lại thay vì mở ra với thế giới qua chính sách bảo hộ mậu dịch? TS Trần Diệu Chân: Tuy GS Navarro không nói đến Việt Nam trong cuốn Death by China, nhưng tôi tin là ông rất quan tâm đến đất nước chúng ta, vì ông rất hiểu các chế độ cộng sản, và vì thế mà ông đã vui vẻ cho phép tôi dịch quyển sách của ông để loan tải không hề tính bản quyền, và đã mời tôi cùng sinh hoạt trong những buổi chiếu phim. Tôi cũng chưa có dịp liên lạc lại với GS Navarro để chúc mừng ông trong vị trí cố vấn kinh tế cho ứng viên TT Donald Trump. Tuy nhiên, nếu có dịp sau này, tôi sẽ chia sẻ hai quan tâm của tôi về chính sách bảo hộ mậu dịch của TT Đắc cử Donald Trump, đặc biệt có liên quan đến tình hình Việt Nam của chúng ta. Thứ hai, chính vì những quan tâm về nhân quyền và công lý, Hoa Kỳ cần phải tham gia hơn nữa vào các hoạt động chung của thế giới, không thể tạo ra khoảng trống chính trị và kinh tế trong khu vực Á Châu để Trung Quốc tự do tung hoành. Khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP, thu mình lại, giảm can thiệp là cơ hội cho những thế lực đen như Trung Quốc và Nga vùng dậy. Mặc Lâm: Xin cám ơn Tiến sĩ. http://www.rfa.org/…/the-author-death-by-cn-ll-be-in-donald…
......

Angela Merkel, lãnh đạo nước Đức và thế giới tự do ?

Trong cuộc họp báo ngày 20/11/2016 tại Berlin, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư nhân bầu cử Quốc hội vào năm tới. Sau 11 năm cầm quyền, bà hãnh diện được 55% dân chúng mong muốn tiếp tục lãnh đạo. Công luận bên kia bờ Đại Tây Dương cũng tin tưởng. Trong bối cảnh châu Âu đối đầu với nhiều bất trắc và khủng hoảng, bên trong lẫn bên ngoài biên giới, Angela Merkel được đa số dân Đức xem là biểu tượng của ổn định. Tại Hoa Kỳ, một phần công luận Mỹ lo ngại chính sách co cụm của Donald Trump đã trao cho bà nhiệm vụ «lãnh đạo Thế Giới Tự Do », một danh hiệu đã chìm vào quên lãng từ khi Liên Xô sụp đổ. Trong khi đó thì đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của Đức bị chia rẽ vì chính sách đón tiếp di dân ồ ạt. Nước Đức còn là nạn nhân của phong trào cực hữu, bài ngoại, co cụm từ khi tiếp nhận một triệu tị nạn này. Giáo sư Michèle Weinachter, đại học khoa học chính trị Sciences Po Saint Germain en Lhaye, chuyên gia về nước Đức hiện đại, phân tích căn nguyên nguồn cội. Cuộc phỏng vấn do chương trình « Décriptage » của RFI tiếng Pháp thực hiện. Tại sao dân Đức vẫn còn ủng hộ bà Angela Merkel sau 11 năm cầm quyền ? Tình hình kinh tế là yếu tố cơ bản nhất. 75% dân Đức hài lòng với tình hình hinh tế quốc gia. Trong 11 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp giảm đến 50% chỉ còn 5,8%. Chúng ta không nên quên rằng là 10 năm trước, Cộng Hoà Liên Bang Đức rơi xuống tận cùng đáy vực. Tất cả châu Âu đều nói Đức là con bệnh của châu lục. Bà Angela Merkel trong nỗ lực đưa nước Đức đi lên đã có những thành công và thất bại. Nhưng với 75% dân chúng hài lòng thỏa mãn thì yếu tố kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Thứ đến, Angela Merkel được dân chúng xem là một nhà lãnh đạo vững chắc và giàu kinh nghiệm. Trong một thế giới nhiều bất trắc thì hình ảnh một nhà lãnh đạo vững vàng, mang lại thành quả kinh tế thì phải được dân tín nhiệm. Nhưng phải nói rõ là từ nay cho đến năm sau sẽ có nhiều thay đổi ai biết được ngày mai ra sao. Nếu bầu cử diễn ra vào ngày mai thì chắc chắn Angela Merkel lại chiến thắng vẻ vang nhưng năm tới thì khó đóan. Tuy nhiên, có nhiều khả năng liên minh cầm quyền CDU và SPD sẽ được bầu lại. Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo sẽ tiếp tục cùng với đảng Dân Chủ Xã Hội điều hành nước Đức. Kinh tế phất lên nhưng nước Đức không tránh được ảnh hưởng của cực hữu, cơn ác mộng của một dân tộc từng bị Hitler lôi vào thế chiến. Đây là thất bại của Angela Merkel ? Chúng ta có thể nói như thế nhưng cũng phải tương đối hóa vấn đề. Đảng AFD bài ngoại thành lập năm 2012, qua năm sau giành được gần 5% phiếu, không đủ điều kiện để vào Quốc hội liên bang, nhưng kết quả như thế là khá tốt cho một tổ chức mới. Lúc đó, AFD chỉ là một phong trào chống châu Âu và lý do kinh tế là nguyên nhân chính. Thế rồi, sau đó có một cuộc « đảo chính » trong nội bộ. Phe cực hữu lật đổ sáng lập viên chủ tịch và từ đó các luận điểm cực đoan, kỳ thị chủng tộc bắt đầu được tung ra không khác chi khẩu hiệu của nhóm tân phát-xít NPD. Theo thăm dò ý kiến ngày 12/11/2016 thì AFD được 12% cử tri tín nhiệm. Đây là một tỷ lệ cao trong chính trường Đức nhưng so với uy thế của các tổ chức cực hữu khác tại châu Âu thì có thấm gì. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là cực hữu Đức rất thô bạo. Do vậy, bà Angela Merkel đã báo trước là chiến dịch vận động tranh cử vào năm 2017 sẽ được lèo lái với một « thái độ dân chủ». Tuyên bố này rất quan trọng vì Angela Merkel không để cho các chính trị gia cực đoan lôi kéo tranh luận chính trị vào võ đài mị dân. Bối cảnh chính trị khó khăn không riêng gì cho nước Đức mà nó xảy ra trên toàn cầu : khủng hoảng vùng euro, Anh Quốc rút chân khỏi châu Âu, Donald Trump vào Nhà Trắng… đây là những bất trắc đặc biệt đối với Berlin vì kinh tế Đức là kinh tế mở. Nếu Mỹ co cụm, phong trào cực hữu co cụm ở châu Âu cũng thừa thế bùng lên thì Đức rất mệt. Trăm dâu đổ đầu tằm ? Bà Angela Merkel bị nhiều nhà chính trị châu Âu và đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Đức chỉ trích phạm sai lầm trong chính sách nhân đạo tiếp đón di dân tị nạn. Phe cực hữu tố bà mở cửa cho khủng bố trà trộn xâm nhập nước Đức. Hư thực ra sao ? Bà Angela Merkel không tuyên bố mở cửa biên giới đón tất cả mọi di dân tị nạn. Thế nhưng chính những người trong đảng lại công kích bà kịch liệt. Trong khi đó thì đảng Dân Chủ Xã Hội và nhiều đảng đối lập trong đó có đảng cực tả, đảng Xanh bảo vệ môi trường ủng hộ các biện pháp nhân đạo của thủ tướng. Tình hình lúc đó phải nói là « khẩn cấp ». Vào ngày 15/08/2015, bộ Nội Vụ báo động đang có hơn 800.000 tị nạn đang tiến về biên giới nước Đức. Đoàn người mượn con đường Balkan mỗi ngày mỗi đông. Thế mà thủ tướng Hungari, Viktor Orban để cho di dân tị nạn lâm vào hoàn cảnh cực kỳ bất nhân. Bà Angela Merkel lớn lên trong chế độ độc tài Đông Đức nên bà rất ghét hàng rào kẽm gai và tường chận. Do vậy, không phải bà tuyên bố mở toang biên giới cho di dân mà chính xác là « không nên đóng cửa trước thảm cảnh nhân đạo và cần đối xử với người bất hạnh sao cho xứng đáng với tình người ». Angela Merkel đạt thành quả đáng khen vì trong nước, bà thực hiện một chính sách nhập cư rất năng nổ, ổn định đời sống của một triệu di dân, siết chặt luật di trú và bên ngoài biên giới châu Âu, bà thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác tiếp đón nạn nhân chiến cuộc Syria ». Thay thế vai trò nước Mỹ của Donald Trump ? Ngày 20/11/2016, khi thông báo quyết định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư vào năm 2017, thủ tướng Đức nhấn mạnh một mình bà không thể bảo vệ an ninh cho cả châu Âu mà phải có nhiều người hợp tác. Biện pháp hiệu quả nhất để củng cố nền an ninh chung là nước Đức và thế giới cần phải rộng mở chứ không thể co cụm mạnh ai nấy lo thân. Lời tuyên bố khiêm tốn này của bà Angela Merkel được xem là thông điệp vừa để khuyến cáo tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, vừa đáp lại lời khen của báo chí Mỹ, điển hình là New York Times, xem nữ thủ tướng Đức từ nay là người thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo « Thế Giới Tự Do ». Vì lý do gì, bối cảnh quốc tế hay bản lĩnh con người, mà công luận Mỹ đặt tin tưởng vào một nhà chính trị châu Âu. Từ Washington nhà báo Phạm Trần tóm lược quan điểm báo chí Mỹ : Đây là lập trường của nhiều tờ báo Mỹ. Không riêng gì New York Times. New York Times nhìn thấy những thành tích của bà Angela merkel sau 11 năm cầm quyền có lập trường cứng rắn đối với Putin … khi chúc mừng ông Trump, bà Merkel cảnh giác là sự hợp tác giữa Đức và Hoa Kỳ đặt trên tiêu chuẩn cơ bản không thay đổi đó là dân chủ, tự do và tôn trọng nhân phẩm con người. Đó cũng là nguyên lý cơ bản của châu Âu, của Mỹ nói chung và của Đức nói riêng. Trong khi người ta lo âu vì những lời tuyên bố của ông Trump lúc tranh cử có thể gây mếch lòng, làm đồng minh cật ruột của Mỹ không còn giữ vững một khối như từ trước đến bây giờ. Đó là lý do tại sao người ta nhìn thấy bà Merkel là ngọn đuốc đứng vững chèo lái lý tưởng tự do dân chủ. http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161201-angela-merkel-lanh-dao-nuoc-duc-va-the...  
......

Dân Biểu Úc lên tiếng trước Quốc Hội về tình trạng 3 nhà hoạt động nhân quyền VN

Dân Biểu Chris Hayes hôm 24 Tháng 11, 2016 đã bày tỏ mối quan ngại trước Quốc Hội Úc Châu về trường hợp ba nhà hoạt động nhân quyền là Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Bà Cấn Thị Thêu. Trong bài phát biểu, ông Hayes đã cập nhật thông tin về những bất công mà ba nhà hoạt động này đang gánh chịu trong lao tù như không được gặp luật sư, gặp gia đình hay chăm sóc sức khỏe. Ông cho rằng loạt bắt giữ Bà Như Quỳnh, Luật Sư Đài và Bà Thêu cùng với những trường hợp bắt bớ khác chỉ vì họ thực thi quyền con người là “chỉ dấu của một chính quyền đang xiết chặt quyền tự do của người dân”. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Bà Cấn Thị Thêu *** Sau đây là nguyên văn bài phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes: Phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes trước Quốc Hội Úc về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 24 Tháng 11, 2016 Tôi xin phép được trình bày trước Quốc hội về một loạt vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong việc bắt giữ ba người hoạt động và blogger nổi tiếng: Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Ông Nguyễn Văn Đài, và Bà Cấn Thị Thêu. Tôi được thông tin là bà Quỳnh bị bắt giữ vào ngày 10 Tháng 10 vừa qua vì lên tiếng bảo vệ các nạn nhân của thảm họa môi trường gây ra nạn cá chết hàng loạt vào đầu năm nay. Những biểu ngữ hỗ trợ cho nạn nhân được nhà cầm quyền địa phương dùng làm bằng chứng để buộc tội bà là tuyên truyền chống phá nhà nước theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự. Bà Quỳnh là người đồng sáng lập Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, và là một blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm và thường đăng tải những bài viết về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trong suốt năm nay, bà đã viết nhiều về vụ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh thải chất độc ra biển làm cá chết hàng loạt trong bốn tỉnh miền Trung. Bà Quỳnh hiện đang bị giam giữ và không được phép gặp luật sự, gặp gia đình hay được chăm sóc sức khoẻ. Báo nhà nước đưa tin là bà sẽ bị khởi tố về việc dùng Facebook để loan tải và chia sẻ bài vở chỉ trích nhà nước. Về vấn đề của luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, tôi được biết là ông vẫn chưa có ngày xét xử mặc dầu bị bắt giữ hồi Tháng 12 năm ngoái. Ông Đài cũng bị buộc tội tương tự với Điều 88. Tôi có dịp tiếp xúc với vợ của ông, Bà Vũ Minh Khánh khi bà đến thăm nước Úc hồi đầu năm nay. Bà đã không được phép gặp chồng kể từ khi ông bị bắt, và ông Đài cũng không được gặp luật sư. Bà Khánh cũng bị giữ lại ở phi trường Nội Bài, Hà Nội, khi bà quay trở lại Việt Nam. Ông Đài bị bắt giữ khi trên đường đến gặp phái đoàn Liên Minh Châu Âu có mặt tại Việt Nam để dự cuộc đối thoại nhân quyền song phương trong ngày hôm trước. Ông đã từng bị cầm tù bốn năm vì những hoạt động nhân quyền và đã thực hiện nhiều buổi huấn luyện tại Việt Nam về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và luật hiến pháp. Là người đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ và Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam, ông bị hành hung vào tuần lễ trước khi bị bắt khi thực hiện các khóa nhân quyền tại Nghệ An. Người đồng sự với ông là cô Lê Thu Hà cũng bị bắt giữ và thẩm vấn cùng với ông. Gần đây nhất, tôi được tin là một nhà hoạt động dân oan được nhiều người biết, bà Cấn Thị Thêu, bị kết án tù 20 tháng với tội danh gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của luật hình sự. Bà Thêu tích cực hỗ trợ cho giới phụ nữ ở vùng nông thôn và lên tiếng phản đối thảm họa môi trường do Formosa gây ra và việc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài. Đây là lần thứ nhì bà bị bắt giữ vì những hoạt động cho dân oan. Trước đó bà bị án tù 15 tháng vào năm 2014. Trong phiên xử, con trai của bà là Trịnh Bá Phương và những người hỗ trợ khác bị công an đuổi ra khỏi tòa. Sức khỏe của bà Thêu hiện là mối quan tâm, nhất là sau khi bà tuyệt thực nhiều lần từ sau khi bị bắt. Ông Phương, con trai của bà, không được trại tù cho phép gửi thuốc men vào cho mẹ. Bà không được gặp gia đình kể từ khi bị bắt vào Tháng 6 năm nay. Tôi được tin là phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 30 Tháng 11 sắp tới. Tôi kêu gọi nhà chức trách hãy thả ngay và vô điều kiện nhà hoạt động nhân quyền này. Loạt bắt giữ tùy tiện này, cùng với trường hợp những người khác bị bắt giữ chỉ vì thực thi quyền làm người căn bản, là chỉ dấu của một chính quyền đang xiết chặt quyền tự do của người dân. Sắp đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền và với bổn phận của nước Úc với các hiệp ước nhân quyền quốc tế, tôi cho rằng chúng ta có trách nhiệm về mặt đạo đức để lên tiếng phản đối những vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất cứ nơi đâu.
......

Reuters: Hoa Kỳ không coi Việt Tân là tổ chức khủng bố

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới lên tiếng nói rằng Việt Tân "không nằm trong danh sách các tổ chức khủng bố theo luật của Mỹ". Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington DC. Hình VOA Reuters hôm 8/10 dẫn lời bà Katina Adams, nữ phát ngôn viên của Văn phòng Đông Nam Á của Bộ Ngoại giao Mỹ, còn đề nghị hãng tin này liên hệ với chính phủ Việt Nam để có thêm thông tin về việc coi Việt Tân là tổ chức khủng bố. Tới tối 9/10, trong danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế mà Văn phòng Chống khủng bố của Bộ này đăng tải trên trang web không có tên của Việt Tân. Tuần trước, Bộ Công an Việt Nam ra cáo buộc đảng đặt trụ sở ở Mỹ là một tổ chức “đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố”. Thông cáo của Bộ này còn cảnh báo “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân, tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức, hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân…” sẽ bị coi là “đồng phạm tội khủng bố” và sẽ bị “xử lý theo luật pháp Việt Nam”. Sau đó, Đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc, đồng thời chỉ trích chính quyền Hà Nội “dùng tiểu xảo đánh lạc hướng công luận khỏi thảm họa Formosa”. Thông cáo hôm 8/10 của Đảng này có đoạn: “Chủ trương và quá trình hoạt động đã minh chứng Đảng Việt Tân là một tổ chức có mục tiêu đấu tranh cho dân chủ Việt Nam và quyền con người bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động”. “Trước thảm họa do Formosa gây ra, nhà cầm quyền CSVN không những cho phép sự hiện diện của tập đoàn này mà vẫn tiếp tục nhân nhượng các vi phạm khác về xả thải thể rắn và những công trình phá hủy môi trường quy mô ở nhiều nơi”, thông cáo viết tiếp. Hồi tháng Năm, chính quyền Việt Nam thông qua báo chí nhà nước nói rằng đã phát hiện “hai đối tượng là thành viên của các tổ chức như Con Đường Việt Nam và Việt Tân” đã “giật dây” các cuộc biểu tình rầm rộ vì môi trường biển ở miền trung. Về cáo buộc này, ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng các cuộc tuần hành vì môi trường ở Việt Nam “là quyền và nghĩa vụ chung của mọi người”. Ông nói thêm: “Trên tinh thần đó, nhiều người, anh chị em đảng Việt Tân ở trong nước cũng tham gia vào cùng với đồng bào để đi biểu tình”. Ông Điềm cho biết đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam “lôi chúng tôi vào” vì Việt Tân “gây khó khăn, tạo sự khó chịu” cho Hà Nội vì “từ nhiều năm qua, Việt Tân đã tham gia các cuộc biểu tình và hoạt động đấu tranh như thế.” Chính quyền Việt Nam, thông qua báo chí nhà nước, nhiều năm qua gọi Việt Tân là “tổ chức khủng bố”, nhưng tổ chức bị cấm hoạt động ở trong nước luôn bác cáo buộc này. http://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-my-noi-viet-tan-khong-trong-... *** Vietnam declares California-based group terrorist http://www.reuters.com/article/us-vietnam-security-idUSKCN1271HZ
......

Nạn cá chết: Bờ biển Việt Nam bị ô nhiểm diện rộng

Không hề có giải pháp làm sạch môi sinh Một vu cá chết diện rộng ở Việt Nam từ tháng 4 năm nay đã gây bàng hoàng. Dọc theo bờ biển dài hơn 200 cây số, trải qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, tổng số 277 tấn cá chết từ ngoài khơi, từ đáy biển và từ các trại nuôi cá đã được xác định. Cuối tháng sáu vừa qua nhà máy thép Formosa đã bị xác định là thủ phạm. Do một sự cố mất điện kéo dài vài ngày nên hệ thống lọc nước thải đã không hoạt động nghiêm chỉnh, điều này được công bố trong một cuộc họp báo. Theo truyền thông Việt Nam, nước thải không tinh lọc đã làm nước biển nhiểm độc Phenol, Cyanid và Hydroxit sắt. Điều tra không đầy đủ Chính phủ Việt Nam đã nhờ một số chuyên gia quốc tế tư vấn cho quá trình điều tra thảm họa môi sinh này. Nhưng đáng tiếc nhiệm vụ của họ lại chỉ hạn chế trong việc đọc và góp ý kiến cho bản báo cáo của một số nhà khoa học trong nước thuộc Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam (VAST) đưa ra, cũng như một chuyến thăm quan cưỡi ngựa xem hoa (oberflächlich) tai chỗ, như chuyên gia Đức, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder cho biết. Nhà hóa học từng có 25 năm thâm niên tại trung tâm nghiên cứu Helmholtz Geesthacht, hiện là cố vấn khoa học của viện này lấy làm tiếc là ý nguyện được tự lấy mẫu (mang về Đức) đã không được chấp thuận. Hủy hoại môi trường ít nhất 50 năm nữa Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, cần phải ít nhất 50 năm nữa thì hệ sinh thái bị phá hủy dọc theo bờ biển mới có thể phục hồi được. Tiến sỹ Schroeder cũng không loại trừ một thời gian hồi phục dài như vậy, ít ra là cho các vỉa san hô ngầm. Có điều ông không coi đây là nguyên nhân duy nhất của thảm họa hiện nay, mà phải nói đến chính sách bảo vệ môi trường trong thực tế là không hoạt động ở Việt Nam. „Toàn bộ vùng bờ biển bị ảnh hưởng bao gồm vô số nhà máy mà hầu hết đều thải thẳng nước không lọc xuống biển“ ông giải thích và đồng thời phê phán rằng, trong quá trình điều tra, người ta đã bỏ qua tất cả các thủ phạm tiềm năng khác. Ngoài ra cũng có thể tưởng tượng được rằng, hệ miễn dịch của cá đã bị suy giảm nhiều bởi môi trường độc hại kéo dài, nay chỉ gặp một „tác nhân nhỏ“ là chúng chết hàng loạt Vấn đề cơ bản „Ở Việt Nam, nước thải công nghiệp và đô thị phần lớn được đổ thẳng vào môi trường không qua tinh lọc. Phần lớn sông hồ bị nhiểm độc nặng bởi chất độc và thực phẩm thải“. Đó là kết luận buồn rầu của nhà khoa học Đức. Không có hệ thống lọc hoặc có nhưng không hiệu quả, đó chẳng phải là chuyện hãn hữu ở Việt Nam. Thực tế phổ biến là có hai đường nước thải, một đường để giới thiệu khi kiểm tra định kỳ và một đường cho hoạt động hàng ngày, khi không sợ bị kiểm tra, như Michael Zschiesche, cán bộ Viên nghiên cứu độc lâp về Môi trường đã viết trong chuyên khảo „Bảo vệ môi trường ở Việt Nam 2012“*. Tuy hiên nay đã có nhiều quy định về bảo vệ môi trường, nhưng viêc thực thi thì rất lỏng lẻo. Đường nước thải để giới thiệu khi kiểm tra định kỳ & Đường nước thải cho hoạt động hàng ngày, khi không sợ bị kiểm tra Liệu Formosa có làm như vậy không? Trong khi một số bạn Việt Nam sống ở Đức, những người đang liên hệ với chúng tôi, cho biết là Formosa Steel hiện đang đổ nước thải không lọc qua một hệ thống đường ống dài 2km cách bờ biển, ở độ sâu 17m thì Tiến sỹ Schroeder cho biết ông tận mắt được xem một hệ thống lọc nước thải rất hiện đại, có cả máy đo tự động. Tuyên bố cứu trợ và bồi thường ? Theo truyền thông thì bên cạnh việc tuyên bố sẽ đầu tư thêm vào thiết bị môi trường và tăng sự minh bạch, Formosa cũng hứa sẽ bồi thường khoảng 500 triệu USD cho việc cứu trợ dân chúng và để làm sạch môi trường Chính phủ Việt Nam cũng hứa giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bằng biện pháp hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm mới. Nhưng đáng tiếc vẫn còn mối lo rằng, những người cùng đường vẫn phải tiếp tục kiếm ăn bằng cá nhiễm độc, chừng nào các biện pháp cứu trợ cụ thể chưa đem lại kết quả. Điều hành thảm họa một cách thảm họa Đáng lẽ phải thông tin cho công luận về thảm họa môi sinh và cảnh báo dân chúng về các mối đe dọa sức khỏe, chính phủ Việt Nam lại đàn áp các cuộc phản kháng, có nơi rất tàn bạo, và bắt giữ những người biểu tình. Nhẽ ra phải coi trọng việc bảo vệ môi sinh và con người, cũng như tìm cách áp dụng nghiêm túc các điều luật hiện hành thì hiện nay các biện pháp nửa vời đang được tìm kiếm. Theo Tiến sỹ Schroeder thì vấn đề hiện tại không thể giải quyết nhanh được, vì muốn vậy thì trước tiên phải tìm ra nguyên nhân thực. „Không có các số liệu đo đạc tiếp theo thì việc đi tìm nguyên nhân chỉ là chuyện đoán mò“, ông than phiền. Bởi vì các giải pháp làm sạch chỉ có ý nghĩa, khi người ta tìm ra đúng nguyên nhân. Dù sao trong tháng 6 vừa qua, người ta đã thống nhất lập ra một hệ thống theo dõi (Monitoring-System) dọc theo bờ biển để thường xuyên cập nhật số liệu môi trường Thay đổi tư duy triệt để là điều cần thiết Để bảo vệ được môi trường và nhân dân, các cá nhân và cơ quan hữu trách cần phải thay đổi cách suy nghĩ một cách triệt để (radicaly). Do vậy chúng tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam: – Điều tra chi tiết sự vụ này với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế. – Tiến hành các biện pháp làm sạch biển trên cơ sở các kết quả điều tra. – Trừng phạt thủ phạm. – Bồi thường thích đáng cho người dân bị ảnh hưởng. – Áp đặt các hệ thống lọc nước thải hiện đại trong toàn quốc. – Kiểm tra nghiêm ngặt các quy định về môi trường và xử phạt các vi phạm. Juli 2016 Fb. Tho Nguyen Nguyên bản tiếng Đức: http://www.stiftung-meeresschutz.org/themen/verschmutzung-muell/103-fischsterben-vietnamesische-kueste-grossflaechig-verseucht
......

Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”. Biểu hiệu của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.” Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc. Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này. Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng. Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển. Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông. Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế. Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là không chấp nhận và cũng không tham gia vào vụ kiện “đơn phương” của Philippines. Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Nguồn: RFI
......

Các NGO đòi Formosa phải công bố kết quả điều tra ô nhiễm

ĐÀI BẮC – Một liên minh bao gồm các tổ chức bảo vệ môi trường, quyền lợi người công nhân và chính trị gia hôm 2 Tháng 7 đã cho ra một tuyên bố kêu gọi công ty Formosa Plastics công bố kết quả điều tra về tai họa ô nhiễm tại Việt Nam vào tháng Tư làm cá chết hàng loạt. Lời kêu gọi đến từ Hiệp Hội Luật Gia Môi Trường (Environmental Jurists Association), Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý cho Công Nhân và Cô Dâu Việt tại Đài Loan (Vietnamese Migrant Workers and Brides Office), Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights), và Giám Sát Công Ước (Covenants Watch). Bản tuyên bố viết: “Mặc dầu Formosa Plastics nhận trách nhiệm đã gây ô nhiễm, họ nên công bố bản điều tra của chính quyền Việt Nam, dữ kiện giám sát ô nhiễm của nhà máy và danh sách 384 tấn hóa chất dùng trong ống thải để xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm.” Tờ Taipei Times cho biết Dân biểu Wu Kun-yuh của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ tán đồng với bản tuyên bố này và nói rằng nguyên nhân thật sự gây ra ô nhiễm vẫn chưa được biết. Ông Wu nói thêm là chính quyền Đài Loan phải chỉ thị cho các công ty Đài Loan nhận trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường và công nhân khi hoạt động tại nước ngoài, nếu không, các quốc gia Đông Nam Á sẽ không tin tưởng vào lề lối kinh doanh của Đài Loan, khiến “chính sách xuôi nam” của chính quyền bị cản trở. Tổng thư ký của Hiệp Hội Luật Gia Môi Trường, Bà Lin Jen-hui, nói “Chúng tôi nhắm đến Formosa Plastics không phải là không có lý do. Công ty này mang tiếng xấu tại nhiều quốc gia, như việc gây ô nhiễm của một công ty lọc dầu tại Texas, Hoa Kỳ và công ty sản xuất hóa chất tại quận hạt Yunlin, nhưng họ lại không muốn giải quyết ổn thỏa với tình trạng ô nhiễm do họ gây ra.” Về việc công ty Formosa Plastics dùng các khe hở trong hệ thống pháp lý để tránh né trách nhiệm về ô nhiễm do họ gây ra, bà Lin cho rằng: “Formosa Plastics thỏa thuận với chính quyền Việt Nam về điều kiện đền bù mà không phải qua tiến trình pháp lý. Tuy nhiên, công ty này biết cách lợi dụng các khe hở trong hệ thống pháp lý Đài Loan để tránh né trách nhiệm về ô nhiễm họ gây ra, và họ lại còn thưa kiện một học giả mà nghiên cứu cho thấy ô nhiễm do các nhà máy của công ty này gây ra.” Bà Lin cũng tiết lộ rằng, mặc dù công ty Formosa chưa hồi âm về yêu cầu của các nhóm, nhưng tại buổi họp hàng năm của các cổ đông trong tháng vừa qua, một viên chức của công ty tuyên bố là Formosa Plastics sẽ công bố kết quả điều tra về vụ ô nhiễm tại Việt Nam. Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh là công ty con của Formosa Plastics, hôm 30 Tháng 6, 2016 thừa nhận họ chịu trách nhiệm về thảm họa cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền trung và đưa ra lời xin lỗi cùng với số tiền bồi thường 500 triệu Mỹ Kim cho những người bị ảnh hưởng bởi tai họa này. Sự đồng thuận của nhà cầm quyền Việt Nam về số tiền bồi thường cũng như sự chậm trễ gần 3 tháng qua trong việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ cá chết tiếp tục làm người dân phẫn nộ. Hiện nay nhiều dân cư mạng đòi Bộ Trưởng Tài Nguyên – Môi Trường cùng một số lãnh đạo liên quan đến thảm họa môi trường từ chức, cũng như công ty Formosa Hà Tĩnh phải ngưng hoạt động và bị đưa ra tòa. Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

Bằng cách nào mà Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành một nhà nước độc tài?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bị buộc phải từ chức chỉ vì một lý do duy nhất: Tổng thống Erdoga hoàn toàn chìm đắm trong sự ham muốn quyền lực của riêng mình, sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kỳ ai trong bộ sậu của ông đối đầu và gây ảnh hưởng đến vị trí chính trị của mình. Vì vậy, Thủ tướng Davutoglu cũng không ngoại lệ. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã trao toàn bộ quyền hành cho Thủ tướng, trong khi đó, chỉ để lại vai trò của Tổng thống, phần lớn là theo nghi thức. Đây không phải là những gì mà Tổng thống Erdogan muốn chấp nhận. Vì vào cái thời mà ông Davutoglu còn làm Ngoại trưởng, đã có lần ông Erdogan yêu cầu ông Davutoglu cần phải tiến hành thành lập chính phủ mới, sau đợt bầu cử cuối cùng. Tham vọng và sự hiếu chiến của ông Erdogan trong việc sử dụng các thành tích Hồi giáo mạnh mẽ của mình là những gì đã được xác định sau mỗi động thái chính trị mà ông đã thực hiện. Nỗ lực buộc hiến pháp phải chuyển giao quyền điều hành đất nước cho Tổng thống là bước đi cuối cùng để hướng tới việc củng cố quyền lực của mình một cách hợp pháp, mặc dù ông đã thực thi quyền lực đó vào cái thời mà ông còn làm Thủ tướng trong vòng 11 năm. Đã hơn 15 năm, Davutoglu luôn tỏ lòng trung thành tuyệt đối và cúc cung tận tụy với Erdogan. Đầu tiên Davutoglu giữ vị trí cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu cho Erdogan, sau đó ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, và là Thủ tướng đáng tin cậy nhất của Erdogan trong 2 năm vừa qua. Erdogan đã cực kỳ chính xác khi chọn Davutoglu làm Thủ tướng, vì Erdogan luôn mong đợi rằng Davutoglu sẽ tiếp tục vâng lời mình, với câu cửa miệng “Dạ, thưa Sếp”. Vì giữ chức Thủ tướng, nên Davutoglu được xem là ứng cử viên sáng giá nắm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Công lý và Phát triển. Và hiện nay, vì vai trò của Tổng thống phần lớn là theo nghi thức nên Erdogan mong muốn Davutoglu sẽ thúc đẩy việc thay đổi hiến pháp để tập trung mọi quyền lực vào tay Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Davutoglu vẫn bàng quan, dửng dưng nên Erdogan lo ngại rằng nếu hiến pháp vẫn chưa sửa đổi thì sẽ còn làm giảm bớt rất nhiều quyền hạn của mình. Chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì ngay khi Erdogan lên làm Tổng thống, ông ta vẫn tiếp tục chủ trì các cuộc họp nội các và thậm chí thành lập một nội các không công khai chỉ với một số ít các nhà tư vấn đáng tin cậy. Ông thẳng thừng cho Thủ tướng Davutoglu ra rìa. Riêng Davutoglu thì luôn im lặng chịu đựng để mặc cho Erdogan tiếm quyền đảm nhận luôn vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng như thể là chẳng có gì xảy ra. Chứ vụ Thủ tướng giớ trở thành chữ vụ của nghi thức và chứ vụ Tổng thống vốn là của nghi thức giờ lại trở thành toàn quyền mà không cần có văn bản tu chỉnh hiến pháp chính thức nào được sửa đổi để cấp cho Erdogan về mặt pháp lý nhằm tập hợp tất cả quyền lực vào tay mình như điều ông ta đang thực thi. Tôi biết Davutoglu từ cái thời ông còn làm cố vấn trưởng cho Erdogan, và tôi thấy ông ấy là một người đàn ông chính trực và có tầm nhìn, luôn thể hiện khí chất mạnh mẽ khi cam kết sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc ổn định tại khu vực Trung Đông, và là một đối thủ đáng gờm trên đấu trường quốc tế. Tôi đã có nhiều cơ hội để nói chuyện trực tiếp với Davutoglu để thảo luận về những mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì, đằng sau hậu trường, tôi đã tích cực tham gia vào việc giảm thiểu sự xung đột khi mối quan hệ giữa 2 nước bị rạn nứt sau sự cố Mavi Marmara (một đội biệt động Israel đã tấn công tàu cứu trợ Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Gaza làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2010). Trong một dịp khác, tôi đã sắp xếp để những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Syria được diễn ra dưới sự hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi cảm thấy rằng, Davutoglu không những tạo được sự gần gũi và xây dựng mối quan hệ tốt với cả Syria lẫn Israel (tại thời điểm đó), mà còn chứng tỏ rằng ông rất giỏi về mặt đối thoại. Hơn nữa, bằng cách đóng một vai trò tích cực như vậy, nên những cam kết của Davutoglu luôn tạo cho người ta sự tin cậy và họ hiểu ra ngay triết lý chính trị của ông là “Không có vấn đề với các nước láng giêng”. Và ngay từ ban đầu, triết lý chính trị này đã giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với hầu hết các nước láng giềng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang phát biểu trong một sự kiện mang tên “Đường lối đối nội và đối ngoại trong lịch sử chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ” tại Trung tâm Hội nghị ATO thuộc thủ đô Ankara, vào ngày 12 tháng 5 năm 2016 (Adem Altan / AFP / Getty Images) Tổng thống Erdogan rất tham vọng khi muốn trở thành ông trùm của khu vực Trung Đông thông qua cách tiếp cận chính trị đầy trơ tráo của mình. Tuy nhiên, ông ta chẳng làm được gì nhiều, ngoài việc chỉ tạo thêm rất nhiều vấn đề rắc rối với tất cả các nước láng giềng. Một cựu quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với tôi rằng, Thủ tướng Davutoglu luôn được đánh giá cao về sự linh hoạt khi triển khai những chính sách đối ngoại của mình, nên đến ngày hôm nay, thứ hạng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Trung Đông đã hoàn toàn khác xa. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, những cuộc xung đột giữa 2 người đã bắt đầu thể hiện ra trên bề mặt. Trong khi Thủ tướng Davutoglu tìm cách nối lại đàm phán hòa bình với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) để đưa ra một giải pháp mới, thì Tổng thống Erdogan không những từ chối, mà còn tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi nào các phiến quân PKK cuối cùng bị tiêu diệt mới thôi. Ngoài ra, dù không công khai lên tiếng về việc tấn công có hệ thống vào lĩnh vực tự do báo chí, bỏ tù các nhà báo, đến những vi phạm nhân quyền khác của Tổng thống Erdogan; nhưng Thủ tướng Davutoglu đã rất bất mãn với những biện pháp bất hợp pháp này. Tuy nhiên, Thủ tướng đã thất bại trong nỗ lực của riêng mình mỗi khi ông lặng lẽ thuyết phục Tổng thống Erdogan giảm bớt áp lực cho giới báo chí. Erdogan khăng khăng trấn áp bất cứ một lời chỉ trích nào, và vẫn kiên định trong việc tháo dỡ những gì còn sót lại của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Xét về cơ bản, nền dân chủ này đang bị thu hẹp dần (trái với những gì mà Erdogan đang công khai phát biểu). Và ông ta cũng làm giảm đi rất nhiều triển vọng giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Riêng đối với Thủ tướng Davutoglu, ông rất nhiệt tình và kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thành viên của Liên minh Châu Âu. Hơn hết, hiện nay Erdogan đang tìm cách tước đi quyền lập pháp của người Kurd, hạn chế sức ảnh hưởng về mặt chính trị của họ nhằm tạo tính khả thi cho việc buộc tội họ có cùng đường lối với PKK trong việc đấu tranh cho luật bán tự trị. Tuy nhiên, hành động này của Erdogan đã bị Davutoglu âm thầm phản đối. Và giờ đây, một người mới sắp đảm nhận cương vị thủ tướng để tiếp tục duy trì những âm mưu bất hợp pháp này nhằm thỏa mãn tư tưởng hà khắc của Erdogan. Cuối cùng, trong khi Thủ tướng Davutoglu đã nỗ lực hết mình để đạt được một thỏa thuận với Liên minh Châu Âu nhằm trục xuất dòng người di cư bất hợp pháp, và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước trong khu vực Schengen, thì Tổng thống Erdogan lại công khai xem thường những nỗ lực này bằng cách tước hết mọi lợi ích chính trị và chiếm đoạt những thành công của Thủ tướng Davutoglu. Ông Kemal Kilicdaroglu – lãnh đạo phe đối lập chính thuộc Đảng Nhân dân Cộng hòa – lên án cái cách mà Davutoglu đã bị buộc phải từ chức, nói rằng “Việc từ chức của ông Davutoglu không nên được xem nhẹ. Tất cả những người ủng hộ dân chủ phải chống lại cuộc lật đổ giành quyền lực này”. Điều thú vị là, trong nội dung bài phát biểu thông báo từ chức gửi đến Quốc hội, Davutoglu đã tuyên bố rằng: “Không có bất kỳ ai nghe được một từ ngữ nào chống lại Tổng thống của chúng ta từ miệng, lưỡi và tâm trí của tôi. Và chắc chắn sẽ không có ai nghe được điều này cả”. Nhưng đối với tôi và nhiều nhà quan sát khác, những lời phát biều của Davutoglu thì hoàn toàn ngược lại với những gì chúng tôi mong đợi ông phải nói thẳng ra: rằng là, Tổng thống Erdogan còn vượt quá cả những gì bị chỉ trích. Ai cũng biết rằng, sẽ không có kết quả nào tốt đẹp dành cho bất kỳ nhà ngoại giao nào dám đưa vụ việc ra ánh sáng, nên Davutoglu sợ rằng mình sẽ bị Erdogan buộc tội phản quốc. Chuyện này vẫn thường xảy ra cho bất cứ ai dám đối đầu và chống lại các vị trí chính trị của Tổng thống Erdogan trên hầu hết mọi phương diện. Do Trung Đông đang tràn ngập trong tình trạng hỗn loạn chưa từng có, cùng với hàng triệu người tị nạn Syria, và cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ISIS, nên vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hoa Kỳ cùng với Liên minh Châu Âu đã quá chán chường và mệt mỏi với những hành vi phi lý của Erdogan, họ cảm thấy miễn cưỡng khi phải xử lý ông ta, tuy vậy hẳn là họ cũng đã khó chịu lắm rồi. Tuy nhiên, dù có khó chịu nhưng rồi họ sẽ đạt được thành công. Tất nhiên, cứ để mặc cho Erdogan bòn rút từng giá trị của quyền lực phương Tây để phục vụ cho nghị trình riêng của ông ta. Khi hiến pháp được sử dụng như một công cụ để thâu tóm quyến lực, khi những giả thuyết đầy mưu mô đang biện minh cho một cuộc săn đuổi độc ác, khi người dân không dám công khai bàn về chính trị, khi nhiều nhà báo đang bị giam giữ không qua xét xử, khi cộng đồng các học giả uyên bác thường xuyên bị tấn công, khi nhân quyền đang bị vi phạm trắng trợn, và khi các nguyên tắc dân chủ đang bị chà đạp, thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một bức tranh biếm họa nữa, nó chính là một bi kịch đã và đang diễn ra tại quốc gia này. Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan. Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan. Đây là một ngày đáng buồn cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, khi đất nước đang bị chi phối bởi một nhà độc tài tàn nhẫn không có các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau, không có trách nhiệm, và không có bất kỳ triển vọng nào để thay đổi sao cho tốt hơn, khi mà Tổng thống Erdogan vẫn đang cố gắng duy trì quyền lực của riêng mình. Một lần nữa, người dân Thổ Nhĩ Kỳ nên xuống đường biểu tình. Nhưng lần này, họ phải tiếp tục kiên trì việc biểu tình cho đến khi nào Tổng thống Erdogan biết khoan nhượng hoặc từ chức mới thôi. Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhanh chóng tiếp tục đối diện với một tương lai ảm đạm hơn bao giờ hết. Và tự do sẽ là một điều gì đó của quá khứ. Đồng thời, họ sẽ đối diện với một nhà lãnh đạo rất tàn nhẫn đã và đang thiết lập một chế độ quá độc tài. Tiến sĩ Alon Ben-Meir là một Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trung tâm các vấn đề toàn cầuthuộc trường Đại học New York. Ông dạy các khóa học về đàm phán quốc tế và nghiên cứu Trung Đông. Tham khảo website: AlonBen-Meir.com http://vietdaikynguyen.com/v3/100047-bang-cach-nao-ma-tho-nhi-ky-lai-tro...  
......

Việt Nam: Người biểu tình ôn hòa vì môi trường bị đàn áp

(New York, ngày 18 tháng Năm năm 2016) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần lập tức chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu, đe dọa và trả đũa các nhà hoạt động vì môi trường. Chính quyền cần tôn trọng quyền biểu tình của người dân và phóng thích tất cả những người đang bị giữ trái luật. Liên tiếp trong ba Chủ nhật vừa qua – các ngày mồng 1, mồng 8 và 15 tháng Năm – hàng ngàn người ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Huế và Nghệ An đã biểu tình công khai để yêu cầu chính phủ điều tra minh bạch về hiện tượng cá chết hàng loạt ở bờ biển Hà Tĩnh trong thời gian gần đây. Cuộc tuần hành ngày mồng 1 tháng Năm chỉ bị chính quyền can thiệp nhẹ, nhưng trong hai ngày Chủ nhật tiếp theo, công an và các lực lượng an ninh đã sử dụng vũ lực không cần thiết và quá mức để dẹp biểu tình. “Chính quyền Việt Nam cố tình quên rằng biểu tình ôn hòa là một quyền cơ bản được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và trong luật nhân quyền quốc tế,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ đi tìm cách xử lý thảm họa môi trường, thì chính quyền lại tập trung nỗ lực vào việc giải tán các cuộc biểu tình và trừng phạt những người lên tiếng yêu cầu giải trình trách nhiệm.” Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính phủ phản ứng quá chậm trước hiện tượng hàng trăm ngàn xác cá chết đột ngột xuất hiện dọc bờ biển khu kinh tế Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh. Các nhóm biểu tình ở một số thành phố mang theo biểu ngữ tự tạo kêu gọi “nước sạch, chính quyền sạch và minh bạch” tập trung tại các địa điểm công cộng để bày tỏ mối quan ngại của mình. Theo các nguồn tin trên mạng xã hội và các đoạn video trên trang Youtube, mọi cuộc biểu tình đều ôn hòa và tập trung vào các hành động như tọa kháng, hô khẩu hiệu, hát và tuần hành mang theo các biểu ngữ và khẩu hiệu. Ngày mồng 8 tháng Năm, chính quyền đối phó với biểu tình bằng một chiến dịch có thể nói là tinh vi, phức hợp, huy động các lực lượng công an và dân phòng để triển khai các chiến thuật đa dạng. Hàng chục nhà hoạt động thông báo trên mạng xã hội về việc họ bị các lực lượng an ninh quản chế tại nhà trong sáng Chủ nhật, trước giờ dự kiến có biểu tình. Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng và nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng Đỗ Trung Quân cho biết bị côn đồ tạt sơn đỏ hoặc/và mắm tôm hôi vào nhà. Công an cũng khống chế ngay trên phố những người bị nghi là ủng hộ biểu tình, và câu lưu những người này hàng giờ để đảm bảo rằng họ không thể tham gia tuần hành. Trong thời gian có biểu tình, công an và các lực lượng trật tự, dân phòng chặn đóng nhiều tuyến phố với hình ảnh phô trương sức mạnh rầm rộ. Khi các cuộc biểu tình diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhân viên an ninh dùng vũ lực cô lập nhiều người ra khỏi đoàn, cưỡng chế thô bạo, bắt giữ và đưa họ về các đồn công an địa phương. Khi một số nhà hoạt động đến bên ngoài đồn công an để phản đối bắt giữ người, họ cũng bị nhân viên an ninh tấn công. Nếu vào ngày mồng 8 tháng Năm, chính quyền dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình, thì đến Chủ nhật tuần tiếp theo, ngày 15 tháng Năm, chính quyền đã vận dụng hàng loạt biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn biểu tình đông người nổ ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khi những người biểu tình hình thành các nhóm nhỏ hơn, thay vì tập trung số đông, họ bị lực lượng công an hùng hậu hơn gấp nhiều lần giải tán. Đường truy cập mạng Facebook thông thường bị chặn gần hết ngày hôm đó. Có nhiều thông báo khả tín trên mạng xã hội cho biết một số người bị bắt giữ đã bị đưa về một trung tâm hỗ trợ xã hội, nơi quản chế và giáo dục các đối tượng “lầm lạc.” Một số người vẫn còn đang bị giam giữ, tính đến thời điểm viết thông cáo này. Một số người khác bị báo chí nhà nước công kích, kết tội họ nhận tiền và làm theo sự điều khiển của các nhóm “phản động” nước ngoài. Quyền tự do ngôn luận và nhóm họp ôn hòa được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự Và Chính trị, đã được Việt Nam thông qua năm 1982. Theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, vũ lực chỉ được sử dụng trong các tình huống thực sự cần thiết. Các Nguyên tắc Cơ bản về Sử dụng Vũ lực và Vũ khí của Liên Hiệp Quốc quy định các nhân viên công lực chỉ được sử dụng vũ lực khi mọi phương tiện khác không có hiệu quả hay không đảm bảo mang lại kết quả đã định. Khi sử dụng vũ lực, nhân viên công lực phải kiềm chế và hành động tương xứng với mức độ nguy hiểm của sự vi phạm và với mục đích hợp pháp. “Lẽ ra cần để cho những người biểu tình ôn hòa thể hiện ý kiến, nhưng hình như chính quyền đã khiến cho mọi việc căng thẳng hơn khi sử dụng vũ lực,” ông Robertson nói. “Chính quyền Hà Nội cần có biện pháp để cải thiện tình hình tồi tệ này.”
......

Vụ đánh bom ở Brussels phơi trần khủng hoảng bản sắc của Châu Âu

Với 3 vụ đánh bom tại Brussels vừa rồi gây thiệt mạng cho hơn 30 người mà nhóm Hồi giáo cực đoan ISIS tự nhận là gây ra, việc tranh luận tại Châu Âu về việc có nên đón nhận hàng ngàn người tỵ nạn chiến tranh trở nên rắc rối thêm. Nhiều người dân Châu Âu sợ khủng bố (và vì thế sợ lây nhóm di dân Hồi giáo) hơn là thông cảm với những người tỵ nạn liều chết để đến bến bờ tự do. Điều đó phơi trần cơn khủng hoảng bản sắc của chính trị Châu Âu. Quyết định đón nhận ai và loại trừ ai là một bài tập để xác định dân tộc “chúng ta” là ai. Và đó là một câu hỏi luân lý về những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Châu Âu sẽ chọn con đường luân lý nào đây? Trong quyển sách mới xuất bản của giáo sư Peter O’Brien, Câu hỏi về người Hồi giáo tại Châu Âu: Những Tranh Cãi Chính Trị và Triết Lý Chung, tác giả xem xét các tranh luận chính trị về việc có nên và như thế nào để xã hội Châu Âu hội nhập người Hồi giáo. Cuộc tranh luận này cho thấy sự giằng co đang tiếp diễn giữa ba trường phái luân lý để xác định và hướng dẫn chính quyền. Ba trường phái này là “chủ nghĩa tự do”, “chủ nghĩa quốc gia”, và “chủ nghĩa hậu hiện đại.”   Chủ nghĩa Tự Do Chủ  nghĩa Tự Do khẳng định sự bình đẳng cố hữu của con người ở khắp mọi nơi. Mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm về tư tưởng, thờ phượng, làm việc, và sinh sống theo ý hướng của họ miễn sao họ không ngăn cản những quyền này đối với người khác. Triết lý này đối xử với người tỵ nạn thế nào? Những ai lánh nạn hay tránh đàn áp đều đáng được cưu mang, ngày nào mà mối đe dọa đó vẫn còn. Hiện thời người bảo vệ nguyên tắc này mạnh mẽ nhất là Thủ tướng Đức Angela Merket, bà nhất quyết không chịu giới hạn lượng người tỵ nạn mà nước Đức sẽ đón nhận. Hiện nay đã lên quá 1 triệu trong 2015. Nhiều người tỵ nạn và giới hỗ trợ cũng bày tỏ cùng quan niệm này khi họ dùng những khẩu hiệu như “Chúng tôi là con người chứ không phải là hộ chiếu” hay “Không có con người nào bất hợp pháp.” Bà Merkel có gặp sự chống đối, kể cả ngay trong đảng của bà là Liên Minh Dân Chủ Kitô Giáo (CDU). Đảng CDU bị thua phiếu trong các cuộc bầu cử vùng hồi 13 tháng Ba, mà người ta cho là vì chính sách mở rộng cửa. Bà Merkel thì phản hồi lại rằng trong các vùng này, đa số cử tri hậu thuẫn các đảng phái hỗ trợ chính sách của bà. Nhưng nhiều người dân và chính quyền tại Châu Âu chống đối chính sách tỵ nạn mở rộng cửa này. Slovakia, Ba Lan, Hungary và Tiệp từ chối không nhận những người tỵ nạn gốc Hồi giáo. Hungary, Slovenia và Macedonia thậm chí còn dựng lên hàng rào kẽm gai để ngăn người tỵ nạn đi xuyên qua từ phía Hy Lạp. Pháp thì tuyên bố chỉ nhận 24 ngàn người cho đến năm 2017, và Anh thông báo chỉ nhận 20 ngàn cho đến 2020. Ngay cả những quốc gia từng rộng lượng trước đây, kể cả Áo và Thụy Điển, cũng ra chỉ tiêu giới hạn cho 2016. Vào ngày 18 tháng Ba, Merkel dẫn đầu phái đoàn Liên Hiệp Âu để thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại người tỵ nạn từ Hy Lạp – để đánh đổi viện trợ 6.6 tỉ đô la và người Thổ vào Châu Âu không cần visa.   Chủ Nghĩa Quốc Gia Chủ nghĩa quốc gia thoát thai từ việc chống đối lại chủ nghĩa tự do phổ quát. Trường phái này bác bỏ việc con người mang cùng bản chất phổ quát chung. Thay vào đó, trường phái này cho rằng con người căn bản có sự khác biệt và sự khác biệt không thể xóa được này đến từ các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia được cho là có một đặc tính riêng biệt – hình thành từ lịch sử lâu đời, ngôn ngữ, đất đai, phong tục, tập quán, sở thích. Chủ nghĩa quốc gia cho rằng, người dân trong một quốc gia có cùng ý hướng và hy vọng là quốc gia của họ sẽ trường tồn và thịnh vượng trong tương lai để con cháu đời sau có thể thừa hưởng, tôn vinh và đóng góp vào nền văn hóa và những thành tựu chung của quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia còn dạy thêm rằng để phát triển vững mạnh, mỗi quốc gia phải duy trì một mức độ nào đó tính đồng nhất và đoàn kết (“giềng mối xã hội”). Từ quan điểm này, khi có một số lượng lớn người ngoại quốc đến sẽ đe dọa tính đồng nhất đó – đặc biệt là nếu nhóm mới đến không hội nhập nhanh chóng vào nhóm văn hóa chính của quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia do đó xem những di dân và người tỵ nạn là mối đe dọa cho sự sống còn của quốc gia: những người này phạm pháp, tước lấy công ăn việc làm, là gánh nặng của hệ thống an ninh xã hội và làm cho người bản xứ cảm thấy là “người ngoại quốc trong chính xứ sở mình”.   Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại Trường phái đạo đức thứ ba trong cuộc tranh luận hiện thời về di dân là hậu hiện đại. Chủ thuyết hậu hiện đại, xuất phát từ triết gia Friedrich Nietzsche, phủ nhận có cái gọi là chân lý tuyệt đối. Chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng chúng ta chỉ có thể biết được góc nhìn thiên vị, tùy thuộc của chúng ta mà chúng lại dựa vào thông tin không đầy đủ và do đó không là sự thật. Thúc đẩy quan điểm của chúng ta là một ý muốn tiềm ẩn sâu xa, một sự thôi thúc tâm lý vô thức muốn chế ngự người khác bằng cách buộc họ tuân theo cách diễn giải của chính chúng ta về cái thế giới này. Chủ thuyết hậu hiện đại thấm sâu vào văn hóa chính trị của chúng ta. Nó thể hiện qua ý niệm chân lý là bất cứ điều gì người ta cho là chân lý, và cử tri có thể bị lừa và lôi kéo dễ dàng bằng những luận điệu xảo trá được quảng bá khéo léo. Luận điệu bài bác Hồi giáo của Châu Âu là một thí dụ điển hình của chiến lược hậu hiện đại này. Dân Hồi giáo bị gán cho là lấn át, ngay cả “Hồi giáo hóa” Châu Âu, nhưng thật ra họ chỉ chiếm có 4 phần trăm dân số Châu Âu. Dân Hồi giáo bị gán cho hình ảnh có khuynh hướng bạo động, nhất là khủng bố, trong khi đó theo báo cáo của Europol (Cảnh sát Liên Âu) thì những cuộc tấn công có dính dáng đến các thành phần Hồi giáo cực đoan chỉ chiếm có 3 phần trăm tổng số các cuộc khủng bố diễn ra, bị chặn đứng, hay thất bại trong năm. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, nhà hoạt động phụ nữ người Hà Lan, Ayaan Hirsi Ali cho là “bạo động đi liền với Hồi giáo. Đạo này là một giáo phái của chết chóc, phá hủy, tận diệt. Đạo này hợp thức hóa giết người.” Trong quyển sách bán chạy có tựa đề Londonistan, tác giả Melanie Phillips đoan chắc là “việc chinh phục Tây Phương đã xong được phân nửa” và được thực hiện bởi những nhóm khủng bố có liên hệ đến al-Qaeda tại Châu Âu. Những thông tin méo mó này đến với hàng triệu người qua nhiều trang web thù ghét Hồi giáo như Islam Watch (quan sát Hồi giáo) hay Stop the Islamization of Europe (Ngưng việc Hồi giáo hóa Châu Âu).   Vậy trường phái nào thắng thế? Không trường phái triết lý nào đủ sức đánh bại hai trường phái kia. Mỗi trường phái đều được diễn đạt đầy thuyết phục, được biện minh và quảng bá để đại khối dân Châu Âu, nhìn chung, không thể chọn cái nào. Nhiều người lo rằng các thế lực loại trừ đang gia tăng, sẵn sàng để dựng lên một “Thành lũy Châu Âu”, vô cảm với những thống khổ của con người bên kia biên giới. Chắc chắn là vụ đánh bom tại Brussels trong tuần này sẽ giúp thêm cho nỗ lực này. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng và không để cho Châu Âu đóng cửa hoàn toàn. Nhưng sự nhân bản của chủ nghĩa tự do không thể đánh bạt hoàn toàn chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa hậu hiện đại. Cả ba trường phái sẽ tiếp tục bóp méo và thao túng “sự kiện”. Châu Âu sẽ đối diện với những chính sách trái ngược (nhận người tỵ nạn hôm nay, mai lại đuổi), dựa vào thông tin hoàn toàn không chính xác. Peter O’Brien là giáo sư về chính trị học tại Đại học Trinity và tác giả quyển sách Câu hỏi về người Hồi giáo tại Châu Âu: Những Tranh Cãi Chính Trị và Triết Lý Chung, và quyển Nhận Thức của Châu Âu về Hồi giáo và Hoa Kỳ từ Saladin đến George W. Bush: Tiết Lộ Cái Tôi Mỏng Manh Của Châu Âu. https://chantroimoimedia.com/2016/03/26/vu-danh-bom-o-brussels-phoi-tran...
......

Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các Blogger nổi tiếng

Quyền tự do ngôn luận dưới sức ép đang gia tăng trở lại (New York, Ngày 22 tháng Ba năm 2016) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với hai blogger nổi tiếng. Phiên tòa xử Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Ba năm 2016 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Hai người đã bị truy tố theo điều 258 của bộ luật hình sự về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Họ đã bị bắt giam từ tháng Năm năm 2014. Phiên tòa xử hai người lúc đầu được dự kiến vào ngày 19 tháng Giêng, nhưng rồi bị hoãn lại trước thềm Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức định kỳ năm năm một lần. “Hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị giam giữ gần hai năm chỉ vì đã lên tiếng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo, trong khi chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản luật về nhân quyền có nội dung hiển nhiên bảo vệ các hành vi của họ,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Nhân quyền phát biểu. “Chính quyền cần ngay lập tức phóng thích hai blogger và bồi thường về thời gian họ bị giam giữ oan.” Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), nguyên là sỹ quan công an và đảng viên, khởi xướng blog Ba Sàm từ năm 2007, với ý định giáo dục độc giả Việt Nam bằng cách dẫn các đường link liên kết với tin tức từ nhiều góc nhìn khác nhau. Phần lớn các đường liên kết được dẫn từ báo chí nhà nước. Blog của ông còn đăng tải các bài báo, xã luận về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa Việt Nam. Blog cũng đăng các bài chuyển ngữ từ các bài báo tiếng Anh, tiếng Pháp và trích đoạn một số cuốn sách. Blogger Nguyễn Hữu Vinh Trong sáu năm hoạt động tính đến ngày hai người bị bắt, trang Ba Sàm đã thu hút được hàng triệu độc giả trong và ngoài nước Việt Nam. Theo bản cáo trạng, một blog trên website này, tên là Dân Quyền (được thành lập từ tháng Chín năm 2013) đã “đăng 2014 bài viết, 38.574 phản hồi và có 3.243.330 lượt người truy cập.” Bản cáo trạng cũng nói rằng một blog khác, tên là Chép Sử Việt (thành lập từ tháng Giêng năm 2014), “đã đăng 383 bài viết, 3.401 phản hồi và có 480.353 lượt người truy cập.” Bản cáo trạng liệt kê 12 bài viết đã đăng tải trên Dân Quyền và 12 bài trên Chép Sử Việt “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc Hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Một trong số 24 bài báo nêu trên là bài “Chuyện kể Năm 2000, Cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác cộng sản” do một cựu đảng viên, Phạm Đình Trọng viết. Bài viết phê phán chính quyền cộng sản về chuỗi lịch sử từ thập niên 1960 đến nay của chính sách tùy tiện bỏ tù và đầy đọa các tiếng nói bất đồng. Bài báo viết, “ Làm sao (đảng cộng sản) có thể giam cầm được sự thật, giam cầm được lẽ phải. Làm sao có thể giam cầm được tâm hồn, trí tuệ và khí phách.” Một bài báo khác được “vạch mặt chỉ tên” trong bản cáo trạng là bài “Tòa xử Trương Duy Nhất, các bị hại sẽ lủi đi đâu” của một tác giả ẩn danh. Bài báo tiên liệu rằng trong phiên xử một blogger nổi tiếng khác, Trương Duy Nhất, trong tháng Ba năm 2014, sẽ không có mặt những người gọi là nạn nhân của hành vi viết blog của Trương Duy Nhất, trong đó có tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo nhận định rằng “Dư luận trong nước và quốc tế cũng lại có một cơ hội để đo đếm về nội tình ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và những hứa hẹn “nhân quyền” của nó sau chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và trước TPP (Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương).” Một bài khác nữa bị điểm danh trong cáo trạng là bài “‘Ông trời con’ Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ” của các blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn. Bài báo nói rằng một ông tướng công an, Hoàng Kông Tư, “hành xử như ông trời con” vì ông này đe truy tố một tác giả trong Ban Việt ngữ Đài BBC, người đã viết bài báo về một vụ án tham nhũng ở Việt Nam. Báo chí nhà nước đưa tin rằng các quan chức Bộ Công an, trong đó có một thứ trưởng không rõ tên, đã cố thuyết phục ông Nguyễn Hữu Vinh ngừng đăng các bài “chống Đảng, chống Nhà nước,” nhưng không có tác dụng. Vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Lê Thị Minh Hà, nói rằng sức khỏe ông Vinh đã giảm sút nghiêm trọng trong thời gian giam giữ. Trong lần đi thăm ông vào tháng Mười năm 2015, chồng bà cho biết bị nổi các nốt mẩn đỏ khắp người. Bà đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới nhiều quan chức chính quyền, kể cả Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đề nghị cho phép ông Nguyễn Hữu Vinh được khám chữa bệnh đầy đủ. Bà Lê Thị Minh Hà cũng đã nhiều lần nộp đơn khiến nại phản đối việc bắt giữ tùy tiện chồng mình, nhưng các lá đơn của bà đều bị lờ đi. Việt Nam là một quốc gia thành viên của Hiệp ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, có nội dung bảo vệ hành vi bày tỏ chính kiến ôn hòa, bao gồm cả ý kiến phê phán chính phủ và lãnh đạo. Nhưng Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy không phải là những blogger duy nhất bị bắt giữ vì đã bày tỏ quan điểm trái ý chính quyền. “Các đối tác và nhà tài trợ của Việt Nam cần công khai lên tiếng phản đối cáo buộc vô lý nhằm vào Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy,” ông Adams nói. “Các bên cần yêu cầu chính quyền phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và hủy bỏ mọi cáo buộc hiện có nhằm vào các tiếng nói bất đồng chính kiến.” HRW  
......

Cử tri bỏ phiếu chống chính sách di dân của chính phủ Đức

Một đảng có chủ trương dân tộc chủ nghĩa, chống di dân đã giành được ghế trong ba cuộc bầu cử khu vực của Đức, một kết quả được coi như một sự phản đối lớn đối với chính sách nhập cư rộng cửa của Thủ tướng Angela Merkel. Đảng Lựa Chọn Khác Cho Nước Đức (AfD) giành được đại biểu ở những tiểu bang Baden-Wuerttemberg và Rheinland-Pfalz ở vùng tây nam trù phú của Đức, và ở Sachen-Anhalt, một vùng kinh tế yếu kém ở phía đông đất nước, theo kết quả cuộc bỏ phiếu và thăm dò ngoài phòng phiếu phát sóng trên truyền hình quốc gia Đức. Những cuộc bầu cử này là phép thử chính trị lớn đầu tiên kể từ khi Đức đăng ký gần 1,1 triệu người xin bảo hộ tị nạn vào năm ngoái. Đảng AfD giành được 15 phần trăm số phiếu ở bang Baden-Wuerttemberg và gần 13 phần trăm ở Rheinland-Pfalz, theo kết quả chính thức. Đảng này về nhì ở Sachen-Anhalt với 24 phần trăm, theo dự đoán của đài truyền hình ARD và ZDF, với hầu hết các quận đã được kiểm phiếu. "Chỉ có một con đường, con đường thống nhất của Merkel, và người dân muốn một lựa chọn khác, họ muốn có một sự chống đối thực sự và chúng tôi muốn đảm đương nhiệm vụ đó," Andre Poggenburg, lãnh đạo đảng AfD ở Sachen-Anhalt thuộc Đông Đức cũ, nói với hãng tin Reuters sau khi bỏ phiếu. Nhà khoa học chính trị Jens Walther của Đại học Duesseldorf nói với hãng tin AFP của Pháp rằng, "Những cuộc bầu cử này rất quan trọng ... vì chúng sẽ đóng vai trò như là một phép thử cho chính sách gây tranh cãi của chính phủ" về người tị nạn. Thất bại này được xem là một cú giáng mạnh vào Thủ tướng Merkel, trong khi bà đang cố gắng sử dụng địa vị của mình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu để đạt được một thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng di dân. Bà Merkel đang chịu áp lực ngày càng tăng đòi đóng cửa không cho di dân vào Đức - nhiều người trong số họ là người Syria, và những người khác, lánh chiến tranh - nhưng bà đã từ chối áp đặt một giới hạn về số lượng người đổ đến. Thông qua EU, bà đang thúc đẩy một hành động trên phạm vi toàn châu Âu kêu gọi phân bổ người tị nạn khắp khối bao gồm 28 nước thành viên này theo tỉ lệ. http://www.voatiengviet.com/content/cu-tri-bo-phieu-chong-chinh-sach-di-...
......

Uỷ hội Liên Âu bị tố cáo sai phạm nhân quyền trong hồ sơ thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam

PARIS – BRUXELLES, ngày 3.3.2016 (FIDH & UBBVQLNVN) — Hôm 26 tháng 2 vừa qua, Bà OReilly, Thanh tra Liên Âu, nhận xét rằng việc từ chối tiến hành nghiên cứu tác động Nhân quyền là một hành động sai phạm tồi tệ trong vấn đề quản lý. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt nam (VCHR) hoan nghênh quyết định lịch sử của bà Thanh tra sau khi thụ lý hồ sơ khiếu kiện của Liên Đoàn và Uỷ ban chống cách quản lý hồ sơ thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam của Uỷ hội Châu Âu. Bà Emily O'Reilly, Thanh tra Liên Âu Quốc hội Châu Âu phải phê chuẩn phán quyết của bà Thanh tra, nên đã mời Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và bà OReilly phát biểu hôm nay về sự vụ sai phạm của Liên Âu. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cùng kêu gọi các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu đảm lãnh trách nhiệm để bảo đảm rằng Hiệp ước phải tôn trọng những nghĩa vụ của Liên Âu trong vấn đề nhân quyền. “Quyết định của bà Thanh tra là bước tiến cụ thể đúng lối nhằm bảo đảm chính sách mậu dịch và đầu tư của Liên Âu khế hợp với nhân quyền. Điều này phải được các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu chịu trách nhiệm và hậu thuẫn”, ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền nhấn mạnh. Bà Thanh tra Liên Âu đã giải thích rõ tác động nhân quyền phải được thực hiện trước khi Hiệp ước kết thúc để có thể ảnh hưởng trong các cuộc thương thuyết nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về nhân quyền. Trong bản quyết định, bà Thanh tra đã đặc biệt quy chiếu Đường hướng chỉ đạo trong sự phân tích các tác động nhân quyền nhằm lượng giá tác động trên chính sách mậu dịch được thông qua tháng 7 năm 2015. Bà Thanh tra nhấn mạnh, là Liên Âu phải tìm cách ngăn chận những hiệu ứng tiêu cực của các Hiệp ước mậu dịch và đầu tư khi thay đổi một số các quy định đặc thù nếu thấy cần thiết, cũng như lấy quyết định cho những biện pháp giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực trước khi kết thúc Hiệp ước. Một cách trọng thể, bà Thanh tra Liên Âu bác bỏ các lý lẽ Uỷ hội Châu Âu đưa ra khi nói rằng đã có một điều khoản về Nhân quyền trong Hiệp ước Tự do Mậu dịch (FTA), và rằng các công cụ như đối thoại nhân quyền hàng năm và hợp tác qua lĩnh vực phát triển đã quá đủ để ứng hợp với các nghĩa vụ của Liên Âu trên lĩnh vực nhân quyền. Đặc biệt bà nhấn mạnh rằng bà “tin chắc chưa đủ thấm vào đâu việc phát triển một loạt chính sách và và các công cụ tổng quát sẽ làm thăng tiến sự ứng hợp nhân quyền trong cùng thời gian kết thúc Hiệp ước Tự do Mậu dịch, mà thực tế là chẳng ứng hợp với các đòi hỏi nhân quyền”. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Quyết định của bà Thanh tra Liên Âu là một tiền lệ quan trọng mà Quốc hội Châu Âu phải sử dụng để thúc đẩy mạnh mẽ các bảo đảm nhân quyền trước khi ký kết Hiệp ước Tự do Mậu dịch. Liên Âu cần nghiên cứu tác động nhân quyền như một đòi hỏi cần thiết bắt buộc phải có trước mọi Hiệp ước mậu dịch và đầu tư, để cho các quốc gia muốn có quan hệ mậu dịch với Liên Âu sẽ không thể nào hưởng các quyền lợi mậu dịch và đầu tư nếu vi phạm các quyền cơ bản của người công dân nước họ”. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhận định qua quyết định của bà Thanh tra Liên Âu là sự thừa nhận Nhân quyền chính yếu trong các chính sách mậu dịch. Không thể nào trao nhân quyền cho nền ngoại giao mềm yếu, cho các cố vấn kỹ thuật hay những kẻ cấp phát tiền. Điều này kêu gọi sự xét lại các hiệp ước, và củng cố các cơ chế bảo vệ nhân quyền. Dự án Hiệp ước Tự do Mậu dịch trình Quốc hội Châu Âu xin phê chuẩn, chỉ nhắc tới nhân quyền trong lời mào đầu, nhưng không bó buộc các đối tác và đầu tư phải tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Thế là chẳng khứng hợp chút nào với các nghĩa vụ chính quy của Liên Âu trên lĩnh vực nhân quyền. Liên Âu phải tức khắc trang bằng sự thiếu sót này, và đặt để các cơ chế kiểm soát cũng như thu nhận các khiếu kiện mang lại lợi ích cho nhân dân về các quyền cơ bản mà các nhà đầu tư hay hiệp ước mậu dịch làm mất đi. Trong khi cuộc thảo luận xẩy ra tại Quốc hội Châu Âu, thì những vi phạm nhân quyền gia tăng một cách báo động tại Việt Nam. Nếu năm 2015, thời gian thương thuyết Hiệp ước Tự do Mậu dịch, nhà cầm quyền gia giảm một số truy kích hình sự các người hoạt động bảo vệ nhân quyền để tránh bớt sự chỉ trích quốc tế, thì cùng lúc ấy, công an tăng cường việc hành hung, đánh đập các nhà hoạt động, sách nhiễu và đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Hàng chục bloggers, các nhà hoạt động công đoàn, hay Dân oan bị cướp đất, các tín đồ tôn giáo, các dân tộc ít người… vẫn tiếp tục bị tù đày. Tự do tư tưởng, ngôn luận, lập hội, hôi họp cũng như tự do tôn giáo bị kiểm soát và giới hạn trầm trọng. Việt Nam cũng đang thông qua các dự luật hạn chế các quyền này, như dự thảo Luật tôn giáo, tín ngưỡng, tiếp cận thông tin, lập hội hay luật biểu tình. Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 càng tỏ ra trầm trọng hơn đối với những hình phạt dành cho các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như duy trì các điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia”, vi phạm các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam ký kết. Cho đến nay, vẫn chưa có nền báo chí độc lập của tư nhân, cũng chẳng có các Công đoàn tự do và những tổ chức dân sự bị thẳng tay trừng trị. Theo Quê Mẹ  
......

Đức đang "phá sản" đặc biệt

Khi nói về phá sản, chúng ta thường nghĩ về sự cạn kiệt tiền tài. Đó là loại phá sản chúng ta thường thấy trên báo chí hay nghe bạn bè nói đến. Phá sản kinh tế tài chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải. Có một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó là phá sản chủng tộc. Khi phá sản tài chánh, một sáng nào đó người ta thức dậy nhìn chung quanh không còn thấy tiền bạc, của cải gì của mình nữa. Khi phá sản chủng tộc, một ngày nào đó người ta mở mắt nhìn chung quanh không còn thấy ai cùng chung sắc dân, cùng chung ngôn ngữ, cùng chung văn hóa, cùng chung lịch sử, cùng chung quê hương xứ sở như mình nữa. Và tương tự như phá sản tài chánh, người bị phá sản chủng tộc cũng không còn tương lai. Phá sản chủng tộc ít khi xảy ra đột ngột một sáng một chiều. Nó xảy ra dần dần nên nhiều khi người ta không để ý là họ đang trôi dần xuống con dốc phá sản. Thế thì dấu hiệu gì có thể giúp chúng ta nhận ra là mình đang nằm trên con đường phá sản chủng tộc? Chúng ta thường biết mình đang trên đà phá sản tài chánh khi chúng ta nhìn thấy mình càng lúc càng có ít tiền bạc, của cải. Khi trên đà phá sản chủng tộc, chúng ta nhìn chung quanh sẽ thấy càng lúc càng ít… trẻ con cùng chủng tộc của mình. Lấy Đức làm thí dụ tiêu biểu cho một số nước Âu Châu như Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Mức độ sinh sản trung bình của mỗi cặp vợ chồng ở Đức là 1,3 con. Có nghĩa là không khác gì trong mấy chế độ giới hạn sinh đẻ 1 con của Trung Quốc trước đây. Toàn bộ hệ thống an sinh xã hội của Đức dựa trên nguyên tắc thế hệ trẻ làm việc sinh lợi tức để nuôi các thế hệ lớn tuổi hơn. Nếu chỉ lấy 1,3 người để thay thế 2 người thì hệ thống nầy không thể hoạt động lâu dài được. Trong tương lai không xa lắm, lợi tức quốc gia sẽ không còn đủ để nuôi sống một dân số ngày càng già yếu đi chớ đừng nói chi đủ sức phát triển để kịp theo bước tiến thế giới. Trung Quốc ngày nay cũng đã hủy bỏ chế độ 1 con vì lý do nầy. Trong điều kiện lý tưởng, hệ thống an sinh xã hội của các nước như Đức phải giống như một mô hình kim tự tháp: thế hệ trẻ chiếm đa số nằm phía dưới nhất, lên dần bên trên là các thế hệ cao niên hơn, đến thế hệ lão niên đã về hưu chiếm dân số nhỏ nhất nằm trên đỉnh. Hệ thống dạng nầy dùng lực lượng lao động trẻ làm nguyên liệu xây dựng nền móng kinh tế lớn vững nâng đỡ các thế hệ lớn tuổi hơn phía trên. Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên bắt đầu giống một mô hình kim tự tháp nằm ngược đầu: nền móng phía dưới ngày càng nhỏ hẹp trong khi phần đỉnh ngày to lớn nặng nề hơn. Một xã hội với cấu trúc nầy sẽ sụp đổ một ngày không xa. Vấn đề là người dân Đức nói riêng và nhiều dân tộc Âu Châu nói chung không thích sinh đẻ nhiều. Vì một số lý do khác nhau, mức độ sinh sản của Âu Châu, và Bắc Mỹ cũng như Úc Châu, rất thấp. Càng ngày càng thấp. So với Á Châu. So với Phi Châu. So với Trung Đông. Nói về phá sản chủng tộc, các quốc gia trên đang trên đà lao xuống cái hố thẳm đó. Phá sản chủng tộc sẽ dẫn liền theo phá sản kinh tế. Và Đức là một nước đứng đầu. Và họ cũng nhận thấy điều đó. Thế thì nước Đức làm gì? Giới lãnh đạo Đức đã nảy ra một sáng kiến thần kỳ: nếu cần nhiều người trẻ để làm nền tảng cho cái kim tự tháp an sinh xã hội mà không sản xuất trong xứ được thì chúng ta cứ nhập cảng họ vào từ nước ngoài. Và vì đó Đức đã mở rộng vòng tay đón nhận hàng triệu di dân Hồi Giáo vào trong nhiều đợt từ những năm 1960. Di dân Hồi Giáo nổi tiếng sinh sản nhiều. Như vậy không bao lâu sau, theo kế hoạch trên, nước Đức sẽ có đầy đủ lực lượng trẻ để làm việc cho nền kinh tế Đức. Và những người cao niên trong xứ sẽ không còn bị bắt buột phải làm việc khi già yếu nữa vì hệ thống an sinh xã hội quốc gia sẽ bảo trợ cho họ đến khi họ nhắm mắt. Tuy nhiên, sáng kiến trên có một lỗ hổng lớn. Ngay cả nếu không nói gì đến vấn đề an ninh liên quan đến khủng bố, hay vấn đề văn hóa Hồi Giáo cực đoan như luật lệ Sharia, sáng kiến nầy chỉ hiệu nghiệm nếu những người di dân đến Đức quan tâm đến việc tìm kiếm việc làm và chịu đi làm việc. Vấn đề là không có gì bảo đảm rằng những người di dân hiện nay đang tràn ngập qua biên giới Đức sẽ đóng góp sức lao động của họ vào nền kinh tế Đức. Thật ra có nhiều bằng chứng cho thấy chuyện nầy sẽ không xảy ra như giới lãnh đạo Đức dự tính. Nếu nhìn vào những di dân Hồi Giáo hiện đã sinh sống ở Đức, cũng như ở các nước Âu Châu lân cận, thì sẽ thấy. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong các cộng đồng di dân Hồi Giáo là 30-40%. Riêng giới trẻ di dân Hồi Giáo, tỉ lệ thất nghiệp ở khoảng 50-60%. Có nghĩa là chưa đến 2 di dân Hồi Giáo trong tuổi lao động là có một người không làm việc, và ở nhà lãnh trợ cấp xã hội. Nhiều người cho rằng những người di dân Hồi Giáo không tìm được việc làm là vì họ chưa thích ứng được với nền văn hóa xa lạ Âu Châu. Hoặc là vì họ không được cung cấp đầy đủ điều kiện huấn luyện nghề nghiệp. Hoặc là vì họ không được dân bản xứ cho cơ hội làm việc. Một thiểu số di dân Hồi Giáo có học vấn cao đã rất thành công khi đến nhập cư ở các nước Âu Châu. Họ chịu khó đi tìm việc làm và chịu khó làm việc. Họ chịu khó trong việc hòa nhập vào xã hội Tây Phương. Họ trở thành những người có công ăn việc làm ổn định, kể cả các nghành nghề có địa vị trong xã hội. Trong khi đó phần lớn lại không kiếm được việc làm và do đó không có đủ lợi tức để nuôi thân. Lý do chính là vì phần đông những người nầy đã không hề có cơ hội ở xứ sở họ để đạt đến một trình độ học vấn cần thiết cho việc hòa nhập vào đời sống trong các nước Tây Phương. Cộng đồng di dân Somali chẳng hạn là một thí dụ rõ rệt nhất. Chỉ có khoảng 18% trẻ em trai và 15% trẻ em gái ở Somali được đi học đến bậc tiểu học. Thật ra là còn một lý do khác nữa, liên quan đến vấn đề văn hóa. Nhiều di dân Hồi Giáo đến từ những xứ sở mà con người bóc lột nhau ở đủ mọi phương diện. Phần lớn họ nằm trong thành phần bị bóc lột từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Họ đã phải suốt đời lao động cực nhọc để phục vụ giai cấp chủ nhân của họ. Họ chỉ có thể phản kháng bằng cách tránh né việc làm khi nào họ có thể. Họ không hề có khái niệm gì về đóng góp xây dựng xã hội. Bây giờ nếu tránh khỏi cần đi làm mà vẫn được có tiền trợ cấp để sống thì tại sao họ phải bận tâm? Suốt đời họ đã là những người bị lợi dụng nên bây giờ nếu có thể lợi dụng được người khác thì họ sẽ không ngần ngại gì cả. Theo thống kê quốc gia năm 2011, tổng số di dân Hồi Giáo ở Đức khoảng 1,5 triệu người (tức là 1,9% tổng dân số Đức). Tuy nhiên, con số nầy được xem là không chính xác vì rất nhiều người không kê khai tôn giáo của họ trong các cuộc thống kê dạng nầy. Năm 2009, người ta dùng các dữ kiện xã hội khác để ước đoán con số di dân Hồi Giáo ở Đức thật ra là 4,3 triệu (tức là 5,4% tổng dân số). Hiện nay con số nầy ước lượng khoảng 5,8 triệu. Theo tài liệu mới được tiết lộ, Đức hiện đang trù tính sẽ nhận vào hơn một triệu người tị nạn Hồi Giáo mỗi năm bắt đầu từ 2016. Nếu tính đến chính sách bảo lãnh đoàn tụ gia đình, mỗi cá nhân sẽ bảo lãnh mang vào Đức thêm trung bình 4 đến 6 thân nhân nữa. Có nghĩa là các con số di dân Hồi Giáo ở Đức sẽ gia tăng cấp lũy thừa trong vòng vài thập niên tới. Ông Uwe Brandl, Chủ Tịch của Hội Đồng Hành Chánh Bavarian (Bayern), ước đoán đến năm 2020 nước Đức sẽ có tổng cộng không dưới 20 triệu di dân Hồi Giáo. Số lượng nầy sẽ thay đổi bộ mặt xã hội của Đức toàn diện và vĩnh viễn. Ông Brandl cho biết nếu không kiềm chế mức độ thu nhận người tị nạn Hồi Giáo vào Đức ngay bây giờ thì sẽ xảy ra tình trạng rối loạn xã hội không cứu chữa được. Mỗi gia đình tị nạn có 4 người hiện nay được lãnh trợ cấp khoảng 1200 euro mỗi tháng, chưa kể phụ cấp nhà cửa và thực phẩm. Tiền trợ cấp của một gia đình bản xứ người Đức về hưu sau khi đã bỏ công sức làm việc 30 năm cũng chỉ hơn con số đó rất ít. Thêm vào đó, chế độ bảo hiểm sức khỏe của hai gia đình trên đều giống y nhau. Điều nầy sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về sự công bằng trong quyền lợi xã hội. Có nhiều phe nhóm trong người bản xứ Đức hiện đang rất quan tâm về vấn đề nầy ở nhiều mức độ và bằng nhiều phương cách khác nhau. Những người nầy cho rằng chính sách nhập cư thả cửa của Nữ Thủ Tướng Angela Merkel hiện nay sẽ dẫn đến một bất ổn chính trị trầm trọng. Nếu đại đa số những di dân Hồi Giáo đã đến sinh sống ở Đức từ bao năm qua vẫn tiếp tục tự cô lập trong những cộng đồng riêng biệt của họ thì không có hy vọng gì để thấy hàng triệu người tị nạn Hồi Giáo sắp đến sẽ chịu hòa nhập với người bản xứ Đức. Nhiều người cũng lo lắng về vấn đề an ninh quốc phòng. Một số chính khách cao cấp cho rằng chính sách di dân thả cửa đang nhập vào Đức các thành phần Hồi Giáo cực đoan và các mầm móng khủng bố. Những cơ quan an ninh Đức cũng nhìn nhận hiện nay họ không có khả năng kiểm soát và gạn lọc các thành phần nầy. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hóa lẫn mức hiểu biết về luật pháp quốc gia sẽ gây ra xung khắc lớn về quan điểm chính trị lẫn quyền lợi xã hội giữa những phe nhóm khác nhau trong nước. Các phe nhóm trên, ủng hộ hay phản đối việc di dân, sẽ phản ứng bằng cách nầy hay cách khác. Các vụ tấn công tình dục tập thể ở Cologne (Köln) trong đêm Giao Thừa 2015-16 vừa qua làm cho tình thế thêm căng thẳng. Tất cả những sự việc trên sẽ làm đời sống người dân Đức bất an và tệ hại hơn. Ngay Phó Thủ Tướng Sigma Gabriel và Bộ Trưởng Ngoại Vụ Frank-Walter Steinmeier sau nhiều tháng bênh vực chính sách di dân của bà Angela Merkel mới đây cũng đã thố lộ nỗi lo âu của họ. Họ thú nhận rằng chính sách nầy đang gây chia rẽ xã hội Đức trầm trọng. Họ nói Đức rõ ràng không thể tiếp tục thu nhận số lượng di dân như thế nầy nữa. Bộ Trưởng Tài Chính Markus Soder (Tiểu bang Bayern) cũng cho biết Đức cần phải giới hạn số lượng di dân và số người tị nạn hiện đang ùa qua biên giới Đức chỉ có thể ngưng lại nếu chính quyền Đức đóng cửa biên giới lập tức và loan báo rõ ràng rằng không phải bất cứ ai cũng có thể tự tiện xâm nhập vào lãnh thổ Đức. Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Hans-Peter Friedrich chỉ trích chính sách di dân của bà Merkel là một “lỗi lầm chính trị to lớn chưa từng thấy” và nó sẽ “mang đến những hậu quả thảm hại lâu dài”. Ông kết luận về làn sóng tị nạn hiện nay, “Chúng ta đã hoàn toàn mất kiểm soát.” Vào tháng Mười vừa qua, hơn 200 thị trưởng của vùng North-Rhine Westphalia (NRW) đã đồng ký kiến nghị đến Thủ Tướng Merkel. Họ cảnh báo rằng họ không còn sức thu nhận người tị nạn nữa. Bức kiến nghị nầy bày tỏ sự hết sức lo lắng của họ cho những thành phố, những tỉnh lỵ, những thôn làng trong vùng về số lượng người tị nạn khổng lồ đang tiếp tục tràn ngập vào vô giới hạn. Các chính quyền địa phương không còn chỗ cho người tị nạn ở nữa. Tất cả nhà cửa có thể dùng làm nơi cư ngụ, lều trại và ngay cả các kiện hàng tàu chế biến lại, đều đã cạn kiệt. Các thị trưởng cho biết địa phương họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Họ đang dồn hết tài nguyên để cố giải quyết vấn đề di dân nầy và không còn khả năng để làm việc gì khác nữa cả. Cũng trong tháng Mười vừa qua, Thủ Tướng Hungary ông Viktor Orban đã cảnh báo rằng toàn thể Âu Châu đang đứng trước một thảm họa vĩ đại. Vấn đề di dân hiện nay có thể làm lung lay nền móng chính quyền của một số quốc gia. Ông nói luồng sóng di dân chúng ta đang thấy hiện nay không chỉ là những người tị nạn chiến tranh mà còn là vô số người tị nạn kinh tế lẫn những phiến quân quá khích đang trà trộn trong đó. Số người di dân nầy ngày càng đang lớn hơn. Không những chỉ từ Syria mà bây giờ còn từ Iraq, Pakistan, A Phú Hãn và các nước Phi Châu nữa. Hiện nay, số người tị nạn đang trên đường tiến vào các thị trấn ven biên Đức là khoảng 10 ngàn người mỗi ngày. Theo ông, số lượng và thành phần của làn sóng di dân nầy đã đạt đến một mức độ nguy hiểm cho sự sống còn không những của Đức mà còn của toàn Âu Châu. Ông Orban đồng ý rằng bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ những người tị nạn chiến tranh và tị nạn chính trị. Đó là một nghĩa cử nhân đạo đáng được ủng hộ. Giải pháp trước mắt là cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm cho họ. Tuy nhiên, nơi họ tạm trú sẽ được tổ chức chặt chẽ và riêng biệt với dân bản xứ. Và chúng ta phải có hoạch định rõ rệt rằng chúng ta sẽ đưa trả những người tị nạn lại quê hương, quốc gia của họ. Chúng ta làm điều đó bằng cách đồng hợp sức giúp họ lấy lại đất nước và xứ sở của họ để họ có thể trở về đó sinh sống lại như trước. Đó là một giải pháp lâu dài thích đáng nhất. Những người tị nạn nầy không cần phải trở thành thường trú nhân, hay công dân, của Âu Châu. Chúng ta không thể, và không có bổn phận phải cung ứng cho họ một đời sống mới ở Âu Châu. Người dân bản xứ ở Đức, Áo, Hungary, v.v. đã từ bao nhiêu thế hệ đóng góp vào việc xây dựng đời sống tốt đẹp mà chúng ta hiện có ở Âu Châu. Những người nầy có chủ quyền của cuộc sống đó. Các chính phủ Âu Châu có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước. Những hành động cẩu thả, thí dụ như chính sách di dân tự do đang thấy ở Đức, xâm phạm và hủy hoại quyền lợi cơ bản lẫn sự an toàn trong cuộc sống của người dân bản xứ, và do đó cần phải chấm dứt lập tức. Ông Orban kêu gọi báo chí hãy tường thuật chính xác những gì đang xảy ra. Chúng ta thấy trên các bản tin của các đài truyền hình những hình ảnh đàn bà trẻ nít nheo nhóc lũ lượt lội bộ hàng trăm cây số tìm nơi tạm trú. Trên thực tế, trong làn sóng tị nạn hiện nay có đến 70% toàn là thanh niên trai tráng mạnh khỏe. Những người nầy xông xáo vào các thị trấn ven biên của Đức với thái độ hung hãn của những đoàn quân xâm chiếm chớ không phải với tư cách của những người tị nạn đang tìm nơi tạm trú. Đoạn phim ngắn sau đây cho thấy những gì ông Orban diễn tả ở trên. Một điều cần nhận biết là phần lớn những người di dân Hồi Giáo vừa đến Đức gần đây, và các quốc gia lân cận, thật ra không phải là người tị nạn chiến tranh. Ít nhất là trên mặt pháp lý. Trước hết, không phải tất cả những người nầy đang bỏ chạy khỏi chiến trường Syria. Phần lớn họ xuất phát từ những vùng tuy đói nghèo nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Một số không nhỏ từ các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng thời cơ cỡi theo làn sóng tị nạn để di dân bất hợp pháp sang Âu Châu. Đây chỉ là những người tị nạn kinh tế. Còn những người thật sự đang chạy loạn vì chiến tranh ở Syria, những người nầy đã không đến Đức trực tiếp từ Syria. Hầu hết họ đã vượt qua biên giới Syria vào đến lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hay Jordan. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Jordan không có chiến tranh. Nếu họ dừng chân đó thì họ là những người tị nạn chiến tranh. Tuy vậy, chế độ an sinh xã hội ở 2 nước nầy rất thấp kém so với ở các nước Âu Châu như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Vì vậy những người nầy không chịu dừng lại ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Họ đã không dừng lại ở đó sau khi đã đến nơi an toàn xa khỏi xứ sở chiến tranh Syria của họ. Họ biết ở Đức họ sẽ có một đời sống dễ dàng hơn. Họ biết tiền trợ cấp xã hội ở Đức sẽ nhiều hơn. Vì thế họ quyết tâm và cố tình rời bỏ nơi tạm trú an toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để tiếp tục đi đến Đức. Và làm như thế theo định nghĩa họ đã tự biến thành những người tị nạn kinh tế chớ không còn là tị nạn chiến tranh nữa. Trở lại vấn đề phá sản chủng tộc, thống kê cho thấy các cộng đồng Hồi Giáo người Somalis chẳng hạn khi vào định cư ở Thụy Điển có tốc độ sinh sản gấp 4 lần người bản xứ Thụy Điển. Tên Mohammed chiếm số đông nhất trong những tên hiện nay của toàn dân số nước Anh. Điều quan trọng hơn nữa là số lượng trẻ con Hồi Giáo dưới 4 tuổi ở Anh hiện chiếm khoảng hơn 9%.Tương tự ở Na Uy, tên Mohammed chiếm 10% trong trẻ con trong nước nầy. Ở Đức, ít nhất 10% trẻ mới sinh ra có cha mẹ là người Hồi Giáo. Khi nói đến sự sống còn của một chủng tộc, nhóm dân số quan trọng nhất theo thứ tự từ thấp đến cao là những nhóm dưới 30 tuổi, dưới 20 tuổi, và kế đó là dưới 4 tuổi. Nhóm dân số ở tuổi trung niên và thanh thiếu niên tuy giữ phần sản xuất xây dựng kinh tế hiện tại, nhóm trẻ con mới chính là tương lai của dân tộc. Thành phần trẻ con nào lớn nhất trong một nước sẽ định đoạt bộ mặt xã hội và văn hóa của nước đó trong tương lai. Ở Mỹ Châu và Úc Châu cũng không miễn nhiễm về vấn đề phá sản chủng tộc. Tuy với các số lượng di dân nhỏ hơn, tốc độ sinh sản của cộng đồng Hồi Giáo ở các quốc gia nầy vẫn không kém gì ở Âu Châu. Ở Mỹ, kể từ ngày 11 tháng Chín 2001 đến nay, dân số Hồi Giáo đã tăng lên thêm hơn 67%. Hiện nay lứa tuổi trung bình của dân bản xứ Đức là 46 tuổi trong khi lứa tuổi trung bình của cộng đồng Hồi Giáo ở Đức chỉ là 34 tuổi. Càng nhiều thanh niên trai trẻ di dân gia nhập thêm vào các cộng đồng Hồi Giáo ở Âu Châu thì các cộng đồng nầy sẽ càng trẻ hơn nữa so với các cộng đồng dân bản xứ ngày càng già nua đi. Trong một dân tộc, cộng đồng nào có dân số trẻ nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ vị thế nhân chủng mạnh nhất trong dân tộc đó. Trong một quốc gia dân chủ, cộng đồng nào sinh sản mạnh nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ quyền lực chính trị của quốc gia đó. Một cộng đồng lớn mạnh nhất về mặt nhân chủng lẫn chính trị trong một quốc gia nắm chủ quyền của quốc gia đó. Nói cách khác với tình hình Âu Châu hiện tại, nếu không có biện pháp cứu vãn thích hợp nào được áp dụng nhanh chóng và cứng rắn thì trong tương lai không xa lắm Âu Châu sẽ là một lục địa với đại đa số dân cư là người Hồi Giáo gốc Trung Đông và Phi Châu. Sẽ có một thay đổi rất lớn về văn hóa và chủ quyền của các quốc gia trong lục địa nầy. Đó có lẽ sẽ là một trong những cuộc phá sản chủng tộc đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại. Đáng nhớ, cho đến một ngày nào đó khi không còn ai quan tâm để nhớ đến nó nữa. http://vietbf.com/forum/showthread.php?p=2919222
......

Kinh tế bất ổn, nhà giàu Trung Quốc vội tuồn tiền ra nước ngoài

Khi nền kinh tế Trung Quốc sẩy chân, nhiều gia đình giàu có ở nước này phải gấp rút tìm cách đưa một lượng lớn tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá. Để lách các biện pháp kiểm soát việc đưa tiền ra nước ngoài, những người giàu ở Trung Quốc có thể nhờ cậy đến bạn bè và bà con, mỗi người chuyển 50.000 USD, mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài tối đa hàng năm được luật cho phép đối với mỗi công dân Trung Quốc. Bằng cách này, một nhóm 100 người có thể dễ dàng chuyển tới 5 triệu USD, theo New York Times. Chiêu thức chia nhỏ giao dịch tài chính để lách luật chỉ là một trong hàng loạt phương pháp mà giới nhà giàu Trung Quốc đang sử dụng để đưa dòng vốn tháo chạy khỏi đất nước. Hành động này góp phần khiến triển vọng kinh tế Trung Quốc càng trở nên ảm đạm, đồng thời làm chao đảo thị trường toàn cầu. Trong năm qua, các công ty và cá nhân ở Trung Quốc ước tính chuyển gần 1.000 tỷ USD ra nước ngoài. Nhà chức trách Trung Quốc năm ngoái còn bắt quả tang một phụ nữ tìm cách rời đất nước với số tiền 250.000 USD nhét trong áo ngực, kẹp ở bắp đùi và giấu dưới giày. Chuyên gia đánh giá, nếu không thể kiểm soát hiện tượng trên, tương lai nền kinh tế Trung Quốc sẽ rất mờ mịt. Việc dòng tiền chảy khỏi đất nước ngày một nhiều là yếu tố gây bất ổn, đe dọa làm xói mòn niềm tin của người dân cũng như các nhà đầu tư, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng đang chật vật ứng phó với hậu quả của hoạt động cho vay tiền vô tội vạ tồn tại nhiều năm qua. Việc dòng vốn rời khỏi đất nước mặt khác cũng gây áp lực lớn cho đồng nhân dân tệ. Chính phủ đang tìm cách ngăn chặn cú rơi tự do của đồng nội tệ bằng cách can thiệp vào thị trường, bán ra lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhằm củng cố đồng tiền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu dự trữ ngoại tệ bị hao hụt quá sâu, điều này có thể châm ngòi cho một làn sóng tháo chạy vốn mạnh hơn, từ đó gây hỗn loạn thị trường. Một vụ chuyển tiền lậu bị bắt giữ tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters   Đe dọa ổn định kinh tế Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài bằng cách siết chặt kiểm soát các mối liên kết giữa nước này với hệ thống tài chính toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc mới đây ban hành một quy định nhằm hạn chế người dân dùng thẻ ngân hàng để mua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở nước ngoài. Dù vậy, những động thái kiểu như thế cũng mang đến một số hệ quả nhất định. Chúng phần nào khiến người dân cảm thấy bất an vì lo ngại rằng chính quyền đang muốn thoái lui khỏi các nỗ lực cải cách mà nước này cần để duy trì mức tăng trưởng cao trong những thập niên tới. "Đồng nhân dân tệ đã trở thành mối đe dọa ngắn hạn đối với sự ổn định tài chính của Trung Quốc", Charlene Chu, chuyên gia kinh tế từ công ty nghiên cứu tín dụng và cổ phiếu Autonomous Research, trụ sở ở London, nhận định. Trung Quốc nhiều năm qua thu hút được lượng tiền đầu tư khổng lồ của thế giới khi nền kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số. Một hệ thống tài chính đóng kín giúp tiền bị giữ lại trong nước. Nhưng ngay khi tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, dòng tiền lập tức chảy nhanh khỏi Trung Quốc, một phần xuất phát từ việc chính phủ nới lỏng kiểm soát, gỡ bỏ một số hạn chế đối với tiền tệ để mở cửa nền kinh tế. "Các công ty và cá nhân đều không muốn giữ đồng nhân dân tệ", chuyên gia tài chính Shaun Rein, người sáng lập Nhóm nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, nhận xét. "Trong một thời gian dài, giữ đồng nhân dân tệ được xem là một sự bảo đảm, nhưng giờ đây điều này không còn đúng nữa". Giới quan sát cho rằng vấn đề trên là một bài toàn hóc búa mà chính phủ Trung Quốc phải giải quyết. Trung Quốc 8 tháng đầu năm ngoái đột ngột giảm giá đồng nhân dân tệ xuống 4%. Đây được xem như một phần của nỗ lực hướng tới một phương pháp quản lý mang tính thị trường hơn, đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước. Song, động thái gây bất ngờ này lại là nguyên nhân dẫn tới những đợt lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán. Chính phủ Trung Quốc sau đó điều chỉnh để đồng nhân dân tệ giảm với tốc độ chậm hơn. Kết quả là trong vòng 5 tuần tính đến đầu tháng 1/2016, đồng nhân dân tệ giảm thêm 2,8%. Tuy nhiên, động thái kín đáo này vẫn dẫn đến làn sóng bán tháo cổ phiếu bởi tâm lý lo lắng của giới đầu tư toàn cầu. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng chống đỡ áp lực giảm giá của đồng nội tệ bằng cách mua vào nhân dân tệ, bán ra USD từ kho dự trữ ngoại hối. Chỉ trong tháng 12/2015 và tháng 1/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lần lượt giảm 108 tỷ USD và 99 tỷ USD, còn 3.230 tỷ USD. Cách đây một năm rưỡi, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc còn ở mức 4.000 tỷ USD. Đồng nhân dân tệ gặp khó Theo NYTimes, đồng nhân dân tệ Trung Quốc hiện vẫn phải đối mặt với nhiều cản lực. Chính phủ nước này gần đây nhiều lần cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế, khiến việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng dần "teo nhỏ" một phần vì Trung Quốc hiện có quá nhiều nhà máy dư thừa, ví dụ như nhà máy sản xuất thép hay ôtô. Giới đầu tư vì thế phải tìm nguồn lợi nhuận tốt hơn ở những nơi khác. Ronald Wan, nhà quản lý quỹ đầu tư ở Hong Kong đang nắm giữ ghế hội đồng quản trị của nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, đánh giá tâm lý bi quan đã trở nên phổ biến trong xã hội. "Trong các công ty mà tôi có mối quan hệ, tất cả đều ấp ủ ý định chuyển tiền ra khỏi đất nước", Wan nói. Nhiều ngân hàng và các nhà kinh tế dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ trải qua một đợt giảm giá mạnh nữa vào mùa xuân này. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích những đánh giá kiểu như vậy. TờPeople's Daily cuối tháng trước còn đăng bài lên án tỷ phú George Soros vì có ý nghi ngờ chính sách của Trung Quốc. Ông Soros là nhà đầu tư nổi tiếng với những phi vụ bán khống tiền tệ thành công nhờ dự đoán đúng xu hướng giảm giá. Theo quan sát viên Keith Bradsher, chính sách kinh tế trong tương lai của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc nước này có ngăn chặn hay ít nhất là hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài được hay không. Theo quy định, một cá nhân được phép chuyển tối đa 50.000 USD mỗi năm ra khỏi biên giới Trung Quốc. Doanh nghiệp và các nhà đầu tư lớn thì có thể chuyển lượng vốn lớn hơn thông qua việc thâu tóm những công ty quốc tế. Ngoài ra, những phương thức chuyển vốn không chính thống cũng rất phong phú. Điển hình như một số công ty có thể xuất hóa đơn thương mại với giá trị sai lệch để giữ được nhiều lợi nhuận bên ngoài Trung Quốc hơn. Nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa một số phương thức chuyển tiền. Cách đây hai năm, Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm trong nước đầu tư 15% giá trị tài sản ở nước ngoài. Nhưng theo các chuyên gia tài chính Hong Kong, chính phủ Trung Quốc gần đây đã yêu cầu các công ty bảo hiểm ngừng kế hoạch đầu tư ở nước ngoài. Nhà chức trách cũng yêu cầu người dân hạn chế rút nhân dân tệ tại chi nhánh của các ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài. Ở Thâm Quyến, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải đăng ký trước một tuần nếu muốn đổi nhân dân tệ sang USD đối với các khoản tiền có giá trị trên 10.000 USD. Zou Tai, nhân viên làm việc tại một bệnh viện ở Trung Quốc, tháng trước đáp máy bay sang Hong Kong để mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 50.000 USD. Nhiều người Trung Quốc hiện nay cũng áp dụng chiêu thức tương tự để chuyển tiền ra khỏi đất nước bởi hợp đồng bảo hiểm có thể được mua bằng nhân dân tệ và chi trả bằng USD. "Sức mua của nhân dân tệ liên tục giảm", Zou nói. "Tôi cảm thấy các lãnh đạo Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phá giá tiếp đồng nội tệ". Zou cho hay ông phải hành động thật nhanh chóng vì chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài. Hồng Vân Nguồn:vnexpress.net
......

Amnesty lo ngại sức khỏe của Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Thúy

Tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở London, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), ngày 19/2 kêu gọi hành động khẩn cấp cho trường hợp của tù nhân TNLT Trần Thị Thúy ở Việt Nam. Bà Thúy bị bắt tháng 8/2010 và bị kết án tám năm tù theo điều 79 vì tội mưu toan lật đổ chính quyền, trong một phiên toà vào tháng 5/2011. Ân xá Quốc tế nói bà đang bị từ chối điều trị y tế khi đang thi hành án tại trại giam tỉnh An Phước. Bà được chuẩn đoán mang khối u bướu trong tử cung, chịu nhiều đau đớn và không thể đi đứng nếu không có người dìu. Theo báo cáo của tổ chức này, bà Trần Thị Thúy sẽ không được phép nhận điều trị trong tù khi chưa ‘thú nhận tội danh’. ‘Vi phạm Công ước chống tra tấn’ Tổ chức này cũng kêu gọi gửi lời kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Cục trưởng Cục quản lý trại giam – Đại tá Phạm Đức Chấn và Giám thị trại giam An Phước. Cùng với lời kêu gọi, thư riêng đính kèm được gửi cho Giám thị trại giam An Phước, Đại tá Phan Đình Hoàn, tại phân trại số 2, về việc tù nhân này đang trong tình trạng sức khỏe đáng báo động. "Việc bị từ chối điều trị y tế, cũng như cố tình gây đau đớn và thương tổn với mục đích lấy lời thú nhận, cấu thành hành động tra tấn đã vi phạm Công ước chống tra tấn, vốn đã có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng Hai năm 2015," trích trong thư gửi Đại tá Hoàn. "Chúng tôi thúc giục giới chức tại nhà tù trong khi Trần Thị Thúy còn bị giam giữ vẫn phải cung cấp các chăm sóc y tế thích hợp, bao gồm cả điều trị tại bệnh viện nếu cần thiết." Ân xã quốc tế yêu cầu giới chức trách thả Trần Thị Thúy ngay lập tức vì các hoạt động bảo vệ nhân quyền một cách bất bạo động. Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, được biết đến với những công việc liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010, hiện đang thụ án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế theo khoản 2 điều 79 của Bộ Luật Hình Sự với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160219_amnesty_tran_thi_thuy
......

Vietnam Airlines đội sổ về mặt an toàn

Hãng chuyên khảo sát về tai nạn máy bay tại Hamburg – Đức quốc Jet Airliner Crash Data Evaluation Centre viết tắt là JACDEC hôm 15 tháng Hai, 2016 đã công bố bảng liệt kê những hãng hàng không thiếu an toàn nhất. Trong 10 hãng cuối bảng của 60 hãng hàng không lớn trên thế giới được đánh giá ở mức thấp nhất về độ an toàn có 3 hãng hàng không của Nam Mỹ và 5 của Châu Á. Trong đó Việt Nam Airlines đội sổ. Kể từ năm 2013, mỗi năm JACDEC đều công bố bảng xếp hạng mức độ an toàn của các đường bay thương mại. Công ty nổi tiếng thế giới với ngân hàng dữ liệu toàn cầu cộng tác với những cơ quan hàng không hàng đầu thế giới. Tất cả 60 hãng hàng không lớn nhất được đưa vào bảng xếp hạng. Hãng hàng không được đánh giá kém nhất là Vietnam Airlines, có trụ sở tại Hà Nội, sau đó là hãng Lion Air (Indonesia) und China Air (Taiwan). Hãng Airline Avianca Colombia cũng như TAM Airlines và GOL Transportes Aereos (cả hai của Brasil) là 3 hãng Nam Mỹ trong Top Ten không có tiếng.http://www.travelbook.de/service/jacdec-ranking-das-sind-die-unsicherste... JACDEC đánh giá mức độ an toàn của một hãng hàng không bằng cách kiểm tra xem trong thời gian 30 năm có bao nhiêu trường hợp tai nạn xảy ra. Trong đó từ việc máy bay bị thiệt hại hoàn toàn đến các sự cố nghiêm trọng đều được ghi lại. Các tình huống nguy hiểm cũng đi vào bảng đánh giá. Thời gian xảy ra sự cố càng xa trong quá khứ thì chỉ số an toàn của JACDEC càng giảm. Ngoài ra mức độ minh bạch của hãng hàng không và chính phủ sở tại và mức độ tự do thông tin đến quần chúng cũng là những yếu tố quan trọng được tính điểm xếp hạng vì ít bị tham nhũng chi phối. Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Úc, Đức, các quốc gia Bắc Âu, Nam Phi và cả Kolombia đều có chỉ số minh bạch cao. Ngược lại, các nước Á Châu như Trung Quốc, Mã Lai, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ thì không được minh bạch. Bảng xếp hạng 15 hãng hàng không an toàn nhất trên thế giới: http://www.travelbook.de/service/jacdec-sicherheitsrating-airlines-flugl...  
......

Trung Quốc hoảng hốt với lời tiên tri của tỷ phú Mỹ, George Soros

Có vẻ như những dự đoán bi quan của nhà tỷ phú đầu cơ nổi tiếng George Soros tại diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos về tương lai của kinh tế Trung Quốc đang dần trở thành sự thực. Nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới này đã dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ có một cú hạ cánh cứng và không loại trừ khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng, mà chìa khóa chính là tỷ giá của đồng nhân dân tệ. Nhưng khi mà cả thế giới vẫn còn đang bán tín bán nghi trước nhận định này của Soros thì chính phủ Trung Quốc lại tự biến nó thành một câu chuyện ngày càng đáng tin, khi hàng loạt các tờ báo lớn như Tân hoa xã hay thời báo Hoàn cầu chỉ trích Soros âm mưu chống lại kinh tế Trung Quốc thông qua việc công kích đồng nhân dân tệ. Sự việc này đang cho thấy Trung Quốc đang thiếu tự tin hơn bao giờ hết về vận mệnh đồng nội tệ của mình, khi mà nước này đang nối gót Nga đối mặt với nguy cơ khủng hoảng. Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang có rất nhiều điểm tương đồng với kinh tế Nga cách đây hơn 1 năm, khi các lệnh trừng phạt kinh tế được các nước phương Tây đưa ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014. Các quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và các nước phương Tây gồm Mỹ và EU nhanh chóng bị cắt đứt, dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút hết vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước. Việc một lượng lớn USD bị rút khỏi thị trường trong một thời gian ngắn đẩy Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã, hệ thống kinh tế bị đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn, tiêu dùng giảm sút và tăng trưởng thì rơi vào trì trệ. Trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, chính phủ Nga còn tiếp tục đổ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ ra thị trường để bình ổn tỷ giá đồng Rup; nhưng khi mà đồng nội tệ này mất giá quá mạnh, có lúc sụt giảm lên đến hơn 50% so với đồng USD, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ dự trữ ngoại tệ của Nga, thì Ngân hàng trung ương Nga không còn cách nào khác ngoài việc cưỡng bách tăng lãi suất lên mức rất cao để kiểm soát lạm phát, từ 10,5% lên 17%. Cuộc khủng hoảng kinh tế chấm dứt, nhưng cái giá mà Nga phải trả là suy giảm tăng trưởng lên đến 3,8% trong năm 2015, tức một năm sau khi tăng lãi suất. Trung Quốc ở thời điểm hiện tại cũng đang trải qua tình trạng tương tự. Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Chủ yếu là do nền kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm lại, tổng cầu thị trường nội địa giảm trong khi chi phí nhân công thì đã tăng lên quá cao, gấp khoảng 3 lần so với các nước láng giềng như Việt Nam hay Myanmar, khiến các nhà đầu tư rút vốn và tìm địa điểm đầu tư mới. Cùng với đó là việc ngày càng có nhiều người Trung Quốc chuyển tiền ra khỏi nước này vì nhiều lý do, từ lý do đầu tư kinh doanh ra nước ngoài cho đến chuyển tiền không lý do và bất hợp pháp. Thống kê chính thức thì có khoảng 61 tỷ USD được các công ty Trung Quốc bỏ ra để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài trong năm 2015, còn con số chuyển tiền bất hợp pháp của người dân thì không thể tính toán được. Việc một lượng quá lớn USD bốc hơi khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014. Áp lực tỷ giá đối với đồng nhân dân tệ thời điểm hiện tại đang lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục mất giá kể từ khi được quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chọn vào giỏ tiền tệ dự trữ hồi tháng 12.2015. Tổng cộng đến giờ đồng tiền này đã mất giá hơn 5% kể từ giữa tháng 12, và đang được dự báo sẽ còn tiếp tục sụt giá trong thời gian tới. Điều này đang tạo ra tác động ngược vào thị trường chứng khoán (TTCK) nước này, khiến chỉ số CSI 300 liên tục sụt giảm kể từ những ngày đầu năm 2016. Tình hình hiện tại căng thẳng đến mức, thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản là ông Haruhiko Kuroda đã buộc phải lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, cần phải tìm mọi biện pháp để kiểm soát dòng vốn. Một phần vì sự sa sút không phanh của nền kinh tế và TTCK Trung Quốc do sự tháo chạy của dòng vốn đang ảnh hưởng đến kinh tế và TTCK của Nhật Bản. Và gần nhất chính phủ Trung Quốc đã tung ra một gói các giải pháp nhằm kiểm soát dòng vốn trên thị trường, từ việc hạn chế người dân gửi ngoại tệ ra nước, cho đến các doanh nghiệp hạn chế mua hàng và nhập khẩu bằng đồng USD, tăng cường kiểm soát việc thanh toán qua thẻ UnionPay hay triệt phá các ngân hàng ngầm trong hệ thống tài chính. Ở thời điểm hiện tại, mỗi người dân Trung Quốc được phép mang khoảng 50.000 USD theo người ra nước ngoài, và theo tính toán thì chỉ cần khoảng 5% dân số nước này mang chừng đó tiền theo người ra nước ngoài là đủ để bào mòn toàn bộ quỹ dự trữ ngoại tệ hiện tại của Trung Quốc. Tính đến hiện tại, những dự đoán bi quan của George Soros về tương lai kinh tế Trung Quốc đang ngày càng có vẻ là chính xác. Tốc độ bơm tiền vào nền kinh tế để duy trì sự ổn định của thị trường và ngăn chặn đà sụt giá của đồng nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với một mức lũy tiến đáng báo động. Cho đến giờ, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có tổng cộng 3 lần bơm tiền ra thị trường chỉ trong tháng 1.2016. Lần thứ nhất vào ngày 20.1 với con số khoảng 60 tỷ USD, lần thứ hai vào ngày 26.1 với mức 67 tỷ USD, và lần thứ ba vào ngày 28.1 với mức 52 tỷ USD. Lý do chính thức được Trung Quốc đưa ra là để giải quyết nhu cầu tiền mặt gia tăng đột biến trong dịp Tết nguyên đán ở nước này, nhưng lý do chủ yếu được dự đoán là để giải quyết áp lực liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ và sự ổn định của nền kinh tế. Việc tăng tốc độ bơm tiền để ổn định thị trường đang cho thấy Trung Quốc đang chịu những sức ép rất lớn để ổn định thị trường, thậm chí vượt ra khỏi dự đoán của các nhà kinh tế. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 3.000 tỷ USD vào cuối năm nay từ mức 3.300 tỷ USD hồi đầu năm, nghĩa là nước này sẽ chỉ phải chi khoảng 300 tỷ USD trong cả năm 2016 để ổn định kinh tế. Nhưng khi mà Bắc Kinh đã bơm tới quá nửa con số dự kiến cả năm đó chỉ trong vòng 1 tháng đầu năm, thì áp lực đó có lẽ là lớn hơn dự đoán rất nhiều. Tình trạng này cũng tương tự như Nga trong giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, khi nước này liên tục bơm tiền từ quỹ dự trữ vào thị trường để ổn định tỷ giá đồng Rup, nhưng khi nó đe dọa bào mòn quỹ dự trữ đáng kể thì Nga buộc phải tăng lãi suất lên rất cao để kiềm chế, buộc phải chấp nhận hậu quả là suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc hiện nay cũng có thể rơi vào tình trạng tương tự. Sẽ không có chuyện nước này dùng hết 3.300 tỷ USD còn lại (đã sụt mất hơn 700 tỷ USD từ tháng 8.2015) để ổn định tỷ giá đồng nội tệ. Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, sẽ đến lúc chính phủ nước này phải học theo cách của Nga là tăng lãi suất. Và điều này thì cũng đồng nghĩa với việc kinh tế Trung Quốc sẽ suy giảm nặng nề, giống như Nga. Có lẽ, cú hạ cánh cứng của Trung Quốc mà George Soros nói tới chính là kịch bản này. Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF) Nguồn: http://motthegioi.vn/ho-so-phan-tich/trung-quoc-hoang-hot-voi-loi-tien-t...
......

Bàng hoàng khi phát hiện gel lạ trong tôm Trung Quốc

Bà Dương ở thành phố cảng Quảng Châu phía nam Trung Quốc đã mua được 6 con tôm sú với giá $66 vào tháng 10 năm 2015, mua được món hời như thế khiến bà rất vui, cho đến khi bà tìm thấy gel bên trong đầu của những con tôm này. Thường thì không thể phát hiện ra chất gel như thế nếu chỉ kiểm tra bề mặt. Đây là loại gel được tiêm vào trong khoảng thời gian từ sau khi tôm vừa được đánh bắt và trước khi chuẩn bị đem ra bán, nhằm mục đích tăng thêm trọng lượng và do đó kiếm được một khoản lợi nhuận lớn hơn. Tôm sống không bị tiêm gel, bởi vì tiêm gel sẽ giết chết chúng. Theo các cuộc phỏng vấn và tin tức báo cáo, giới chức trách trong ngành thực phẩm Trung Quốc đặc biệt thờ ơ trước những sự việc xảy ra trước mắt, và thậm chí cơ quan này còn không có một sự nhất quán về khâu nào trong dây chuyền sản xuất đã thực hiện việc này. Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ ba vào Hoa Kỳ, xuất khẩu một lượng đáng kể tôm và cá tra, đại diện cho 2 trong số 10 sản phẩm thủy sản tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, lượng tôm được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ 10 tháng đầu năm 2015 có tổng trị giá gần 150 triệu USD. Vấn đề giả mạo tôm vẫn tồn tại dai dẳng trong hơn một thập kỷ qua, dù cho báo chí vẫn đều đặn phanh phui thêm những vụ việc mới. Lần đầu tiên tôm sú Trung Quốc bị phát hiện tiêm gel lạ là vào năm 2005, cùng năm đó chính quyền thành phố Thiên Tân đã triển khai phát động một chiến dịch trấn áp đối với tôm bị tiêm. Báo cáo đề cập đến chiến dịch này không đưa ra chi tiết về bao nhiêu nghi phạm đã bị bắt giữ, hay những quy trình bơm tiêm gel lạ vào tôm sú đã bị triệt phá hay chưa. Hiện chưa rõ có bao nhiêu con tôm bị tiêm gel đã tìm đường ra khỏi nội địa, nhưng các chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết có lý do để lo ngại. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành một cảnh báo cho ngành nhập khẩu vào ngày 11 tháng 12 năm 2015 về “sự có mặt của những loại dược phẩm mới hay các chất phụ gia thực phẩm không an toàn được tiêm vào động vật” được phát hiện trong hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có tôm sú. Một chủ cửa hàng bán tôm và tôm sú tại chợ nước Bắc Kinh ngày 19 tháng 7, 2007. (Teh Eng Koon/Getty Images) Gel bổ sung Trong một số trường hợp đã được kiểm tra (không phải luôn luôn là một nhiệm vụ dễ dàng ở Trung Quốc) gel tìm thấy trong tôm là không độc hại, ăn được. Nó thường được chiết xuất từ da và xương động vật và thành phần chủ yếu là collagen. Nhưng bởi vì các hoạt động bơm tiêm này là bất hợp pháp và không có sự giám sát của giới chuyên môn, không có gì đảm bảo liệu sắp tới gel tiêm vào tôm có còn là xuất xứ công nghiệp hay không. Wu Wenhui, một giáo sư tại Đại học Hải Dương Thượng Hải, nói trong một cuộc phỏng vấn trên báo chí Trung Quốc rằng khách hàng nên thận trọng về gel công nghiệp được tiêm ở trong tôm, vì chúng rẻ hơn so với loại gel ăn được. “Gel công nghiệp được sử dụng cho đồ nội thất, in ấn, và chứa nhiều kim loại nặng như chì và thủy ngân, gây hại cho gan và máu, và thậm chí là gây ung thư”. “Thậm chí nếu những gì đã được tiêm là gel ăn được, có thể bản thân nó không có hại, nhưng ai có thể đảm bảo rằng quá trình này là vô trùng?”, Liu Huiping, một thành viên của ủy ban điều hành Hiệp hội thủy sản Thiên Tân nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Tin tức Bắc Kinh. Ông Zhang, một thương gia thủy sản ở tỉnh Sơn Đông nói với truyền thông Trung Quốc, ông cho rằng loại tôm lớn như tôm he và tôm sú, trong đó phần lớn được nhập từ Đông Nam Á, là đối tượng để bơm tiêm vì kích thước của chúng. “Giá loại tôm này cao và sẽ thu được nhiều tiền hơn nếu có thể [bơm tiêm để] tăng trọng lượng của nó”. Tại sao việc bơm gel lạ vẫn tiếp tục như thế Vụ bê bối bơm tiêm gel lạ vào tôm đã được biết đến, và đã kéo dài cứ thế trong hơn một thập kỷ qua. Nhiều bài bình luận trên tờ Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh chỉ ra rằng vụ bê bối này cho thấy sự thiếu hiệu quả của hệ thống quy chuẩn an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Theo những bài viết, hệ thống này có quá nhiều phòng ban và bộ phận nhưng lại không có sự phân công trách nhiệm lao động rõ ràng. Sự hợp tác nghèo nàn giữa các phòng ban dễ làm nảy sinh các lỗ hổng trong các quy định. Ngay cả khi Trung Quốc tái cơ cấu lại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm trong nước vào năm 2013, tình hình vẫn không được cải thiện. Dường như họ không muốn giải quyết triệt để vấn đề này, theo tiết lộ từ một cuộc điều tra bởi tờ Tin tức Bắc Kinh. Cui Hongtao, phó giám đốc cục công thương tại cảng biển Thiên Tân, nói với Tin tức Bắc Kinh rằng cục công thương chỉ chấp nhận điều tra những sản phẩm không qua được kiểm nghiệm của Sở nông nghiệp. Các phóng viên sau đó đã lấy tôm có chứa gel tới một số phòng ban của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, và nhận được câu trả lời rằng việc kiểm nghiệm không thể được tiến hành nếu không có một mục tiêu rõ ràng, nếu không họ “không biết bắt đầu từ đâu”. Nhưng việc kiểm tra tôm bị tiêm gel không hề phức tạp. Cui Chunming, Phó Cục trưởng Cục Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm Thiên Tân nói với Tin tức Bắc Kinh rằng: “Cần gì phải kiểm tra, bởi vì chỉ cần nhìn là biết tôm có được tiêm gì hay không. Bất kể là tôm được bơm vào thứ gì thì đều không được phép, và bơm tiêm là hành vi bất hợp pháp”. Một số người bán tôm tại các chợ ở Trung Quốc nói với truyền thông trong nước rằng họ đã mua tôm bị tiêm gel từ những người bán sỉ. Trong một trường hợp năm 2012, một người bán tôm từng kể rằng: “Đây là loại tôm đã được bày bán trong một thời gian dài. Bắt đầu từ năm năm trước, các nhà bán sỉ đã cung cấp loại tôm như thế này”. Vụ việc này đại diện cho một bức tranh u tối trong đó lòng tham lấn át cả luân thường đạo lý, còn bộ máy quản lý nhà nước thì phản ứng kém hiệu quả hoặc tệ hơn thế nữa. Bán buôn hay bán lẻ đều nhìn thấy cơ hội kiếm lời trước mắt của họ bằng cách tiêm gel lạ vào tôm, sẵn sàng lừa đảo dù cho có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Ngay cả khi các nhà bán lẻ không tham gia vào tiêm chích tôm, họ vẫn biết được bản thân họ đang nhận hàng pha trộn từ các nhà bán sỉ về để bán cho người tiêu dùng. Nhưng họ vẫn nhận chúng và bán cho khách hàng. Còn nhà quản lý thực phẩm của Trung Quốc thì không thể hoặc không muốn đặt dấu chấm hết cho tất cả hành vi gây hại này. Sự chọn lựa của Mỹ Patty Lovera, trợ lý giám đốc của tổ chức Food & Water Watch, có trụ sở tại Mỹ, cho rằng khách hàng Mỹ phải cảnh giác với tôm từ Trung Quốc, “Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc đang đau đầu với các quy định về an toàn thực phẩm, và liên tục có những câu chuyện viết về vấn đề an toàn thực phẩm”, Lovera trong một cuộc phỏng vấn điện thoại cho biết. “Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của chúng ta có một văn phòng ở Trung Quốc, nhưng họ không thể thanh tra được gì nhiều. Vài trăm cuộc kiểm tra trong một năm thì chẳng là gì so với bao nhiêu hoạt động thực phẩm đang diễn ra ở đó”. Lovera cũng đề cập đến sự thiếu nhân lực của FDA trong việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. “Họ không có nhiều thanh tra tại hải quan khi hàng nhập khẩu cập bến. Họ sẽ kiểm tra thử ít hơn 2% trong tổng số hàng cập bến, do đó đôi khi các nhà nhập khẩu sẽ nhân cơ hội… có thể thử gửi đi một thứ gì đó không ổn”. http://vietdaikynguyen.com/v3/88587-bang-hoang-khi-phat-hien-gel-la-tron...
......

Các tổ chức dân chủ và xã hội dân sự Miến Điện và Việt Nam cùng kêu gọi trả tự do cho Luật sư Nguyễn Văn Đài

Ngày 22 tháng 1 năm 2016 Trong khi Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu cuộc họp Đại Hội Đảng lần thứ 12 thì nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam vẫn còn bị giam cầm. Trước việc này chúng tôi khẳng định rằng chế độ độc tài độc đảng không có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam hay trên thế giới. Trong tinh thần đoàn kết trong vùng, các tổ chức dân chủ và xã hội dân sự Miến Điện và Việt Nam cùng nhau kêu gọi thả ngay lập tức Luật sư nhân quyền và blogger Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự của ông là cô Lê Thu Hà. Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ đa đảng lâu năm tại Việt Nam. Trong một bài quan điểm gửi cho BBC, ông viết rằng “việc xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam là cần thiết, là xu thế tất yếu của quá trình phát triển xã hội và cải cách dân chủ. Đa đảng sẽ tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực, chống lại độc tài độc đoán.” Ls Nguyễn Văn Đài thành lập Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam để thúc đẩy xây dựng xã hội dân sự với những chương trình nhằm mở rộng mạng lưới pháp lý và xây lực cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền. Vào tháng Năm 2013, Ls Đài sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, bao gồm nhiều cựu tù nhân lương tâm và nhà hoạt động để phối hợp các nỗ lực đấu tranh ôn hòa khắp nơi tại Việt Nam. Ls Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 2015 về tội cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” và hiện đang bị biệt giam tại nhà giam B14 ở Hà Nội. Cả hai đều bị tước quyền gặp luật sư và người thân. Trước khi bị bắt, Ls Đài bị theo dõi thường xuyên và nhiều lần bị hành hung tàn bạo. Trước đó Ls Đài từng bị bắt giữ vào năm 2007, bị cáo buộc  với cùng tội danh và bị án tù bốn năm. Hoạt động của Luật sư Nguyễn Văn Đài được sự đồng tình của nhiều người Việt và Miến Điện, khi tin rằng các quyền căn bản như tự do ngôn luận và lập hội phải được chính quyền của họ tôn trọng. Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây, kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả ASEAN, yêu cầu thả ngay lập tức và vô điều kiện Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà và tất cả các tù nhân chính trị. Khi đã tham gia ký kết Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân  Quyền và ICCPR, Hà Nội phải tôn trọng các quyền căn bản của người dân Việt Nam. Đồng ký tên Từ Miến Điện Action Committee for Democracy Development (Ủy Ban Hành Động Xây Dựng Dân Chủ) Equality Myanmar (Miến Điện Bình Đẳng) Generation Wave (Thế Hệ Cơn Sóng) Human Rights Defenders Forum (Diễn Đàn của Giới Bảo Vệ Nhân Quyền) Human Rights Defenders and Promoters (Giới Bảo Vệ và Cổ Xúy Nhân Quyền) Human Rights Defenders Myingyan (Giới Bảo Vệ Nhân Quyền Myingyan) Human Rights Educators Network (does not have logo) (Mạng Lưới Giáo Dục Nhân Quyền) Yangon Youth Network (Mạng Lưới Tuổi Trẻ Yangon) Từ Việt Nam: Bạch Đằng Giang Foundation Con Đường Việt Nam Dân Trí Việt Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự Đảng Việt Tân Hoàng Sa FC Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam Hội Anh Em Dân Chủ Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo Hội Bầu Bí Tương Thân Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Lao Động Việt No-U Sài Gòn Sài Gòn Báo Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
......

Xã hội Âu Châu đã thay đổi

Một số bài báo trên những tờ báo lớn của thế giới như BBC, CNN, VOA… đều nhận định rằng vụ tấn công quấy rối tình dục cộng với cướp bóc xảy ra tại Cologne và một vài thành phố khác của Đức ngay đúng vào thời điểm New Year’s Eve vừa qua đã ảnh hưởng sâu sắc đến nước Đức, và có lẽ, cả châu Âu nữa. Ngay sau vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris vào ngày Thứ Sáu định mệnh 13.11.2015, trong đó, theo báo chí, 2 hoặc 3 trong số những kẻ khủng bố là vừa mới đi từ Hy Lạp tới châu Âu với tư cách là người tị nạn Syria; vụ tấn công tình dục với mức độ chưa từng thấy này: hơn 1000 thanh niên có bề ngoài Bắc Phi và Trung Đông, trong số đó có những người vừa mới xin tỵ nạn, với khoảng hơn 500 trường hợp bị tấn công được ghi nhận. Dù không phải tất cả những kẻ tình nghi đều là những người mới đến Đức, nhưng đây thực sự là một cái tát cho bà Angela Merkel và cho tất cả những người dân Đức vừa mới hổ hởi tiếp đón những người tỵ nạn. Dưới sức ép của dư luận, chính phủ của bà Angela Merkel chắc chắn phải xem xét lại chính sách mở cửa hào phóng cho người tỵ nạn như thời gian qua. Và châu Âu cũng vậy. Các nước sẽ buộc phải thay đổi chính sách. Nhưng điều đáng nói hơn, các xã hội văn minh, dân chủ, nhân ái ở phương Tây đã thay đổi sâu sắc. Sự bất an, nghi kỵ, chia rẽ, cả sự phân biệt chủng tộc ẩn sâu bên trong, đã xuất hiện, đã “thức dậy”. Và đó là cái hại lớn nhất, sự mất mát lớn nhất. Để cho một xã hội trở nên tử tế hơn, văn minh hơn thì phải mất hàng trăm năm, nhưng để cho nó tệ hại đi thì chỉ cần vài sự kiện như thế này thôi. Dù người châu Âu có nói rằng không gì có thể hủy hoại được những giá trị lâu đời, sự tử tế, nhân ái của mình nhưng sâu thẳm bên trong, những vết nứt đã xuất hiện. Như ở Na Uy này cũng vậy, trước đây xã hội Na Uy hết sức bình yên. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX cho tới nay, Na Uy đã trở thành một quốc gia đa chủng tộc, đa văn hóa. Bên cạnh những điểm tích cực, những hệ luy do dân nhập cư đến từ những quốc gia nghèo đói, lạc hậu cũng nảy sinh. Trước đây nhiều thứ trong xã hội được vận hành chủ yếu dựa trên sự tự giác, tự nguyện, tin cậy ở con người. Ví dụ, nếu như ở Paris, London, Berlin, Barcelona…trạm metro có cửa ngăn lại, người đi qua phải có vé thì cửa mới mở ra, nếu muốn trốn vé cũng khó, nhưng ở Oslo thì hoàn toàn không có cửa, người đi tự giác quẹt thẻ và đi qua. Bây giờ thì hiện tượng đi lậu vé hơi nhiều, người ta phải tăng số lượng người kiểm soát vé lên để bất ngờ soát vé trên xe hoặc ngay cửa ra vào. Hiện tượng ăn cắp, móc túi trước kia rất hiếm, bây giờ đi xe bus, xe điện thỉnh thoảng lại nghe một giọng đọc sẵn phát ra từ hệ thống âm thanh trên xe, nhắc nhở mọi người coi chừng móc túi! Ngay ở trường đại học cũng thế. Trường đại học Oslo không có tường bao quanh cũng không có cổng ra vào như nhiều thành phố lớn ở các nước khác, buộc sinh viên phải quẹt thẻ, trình thẻ mới vào được, sinh viên và cả người ngoài ở đây cứ vào ra thoải mái, trước đây thì chả có chuyện gì, bây giờ thì ngay trong trường chỗ này chỗ kia thấy dán giấy nhắc nhở coi chừng móc túi! Thế là bớt văn minh đi, là đáng xấu hổ chứ còn gì nữa. Các quốc gia Bắc Âu vốn được xem là yên bình hết mức, nay cũng lác đác xảy ra những vụ khủng bố nhỏ lẻ, và nguy cơ khủng bố với mức độ lớn hơn cũng sẽ không loại trừ, trong tương lai. Trong năm vừa qua, ngoài Đức, Thụy Điển là nước có lượng người tỵ nạn từ Syria và các nước Hồi giáo đang có chiến tranh đông thứ nhì, thứ ba trong khối Liên Hiệp Châu Âu-khoảng hơn 100,000 người, Đan Mạch và Na Uy ít hơn. Đan Mạch có chính sách cứng rắn hơn, tiếp nhận khoảng 18,000 người, Na Uy có khoảng 31, 000 người nộp hồ sơ xin tỵ nạn, trong đó có một lượng không nhỏ đi từ biên giới Nga qua bằng xe đạp! Thật sự là một bài toán nan giải cho các chính khách, nhà lãnh đạo ở các nước châu Âu giữa vấn đề nhận hay không nhận người tỵ nạn từ những quốc gia Hồi giáo đang có chiến tranh. Khoan hãy nói đến những người Hồi giáo cực đoan hoặc sự lo ngại các chiến binh của những nhóm Hồi giáo cực đoan như IS có thể trà trộn trong dòng người xin tỵ nạn, đổ vào các nước châu Âu. Bản thân người viết cũng là một người tỵ nạn chính trị, là di dân đang sống ở nước người ta nhưng sau thời gian dài quan sát giữa người tỵ nạn, di dân thuộc các quốc gia Hồi giáo Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi với người tỵ nạn, di dân đến từ các nước Đông Nam Á, Đông Á, và các khu vực khác, người viết có nhận xét rằng tâm thế và cách ứng xử của người Hồi giáo nói chung khi sống trên nước người rất khác với tâm thế và cách ứng xử của người Việt chẳng hạn, và dân Đông Á nói chung. Người Hồi giáo Trung Đông rất tự hào về lịch sử, văn hóa lâu đời và về tôn giáo của họ. Khi nhìn Mỹ và các nước phương Tây, cái nhìn của họ là “nhìn xuống”, họ cho lịch sử, văn hóa của Mỹ và phương Tây không bằng, còn về tôn giáo thì Hồi giáo mới là tôn giáo xa xưa nguyên thủy nhất, do đó “tinh túy” nhất. Họ nghĩ Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã gây ra chiến tranh cho đất nước họ, khu vực của họ thì phải có trách nhiệm giúp đỡ họ, chứ họ không việc gì phải mang ơn các quốc gia phương Tây cả. Trái ngược hẳn với suy nghĩ của người Việt, khi nhìn Hoa Kỳ và các nước phương Tây thường “nhìn lên”, ngưỡng mộ, cho nước người ta, dân người ta cái gì cũng hơn nước mình, dân mình, và luôn có cái cảm giác mình là người ở nhờ xứ người ta, phải mang ơn nước người ta, nhất là ở những người vượt biên được nước khác cứu vớt trên con đường vượt biển năm phần sống năm phần chết, cảm giác mang ơn đó càng rõ. Từ mang ơn, dẫn tới thái độ cái gì của nước người ta cũng tốt đẹp, cũng ngợi khen. Cho đến các thế hệ ra đi sau này, bằng những con đường khác, cũng vẫn cứ có cái tâm trạng ngưỡng mộ nước người. Người Việt sống ở đâu thì khen nước đó, sống ở Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng nhất, sống ở châu Âu như Pháp, Anh, Đức… thì khen, yêu, mê Pháp, Anh, Đức…, chê Mỹ. Người Việt sống ở Na Uy hay Bắc Âu cũng thế, cái gì cũng Na Uy là nhất! Ai chê nước Việt mình thì được, nhưng động tới Na Uy là nhảy nhổm lên giận, bênh vực đến cùng, thật là một tâm trạng lạ lùng! Người Việt và các dân Đông Nam Á, Đông Á sống ở nước ngoài thường ít quan tâm đến đời sống chính trị xã hội của nước người ta, chỉ lo làm ăn, kiếm tiền, lo cho con cái học hành, có tiền thì thường gửi về VN làm từ thiện, về VN tiêu xài cho nó rẻ chứ cũng ít khi nghĩ tới chuyện đóng góp vào những hoạt động xã hội ở nước người. Ngay cả chuyện đi bầu là quyền lợi của mình mà nhiều người Việt còn ngại. Ngược lại, những người Hồi giáo mà tôi có dịp tiếp xúc, quan sát đều quan tâm đến đời sống chính trị, các luật lệ của xứ sở tại và hăng hái tham gia vào môi trường chính trị của nước người ta. Ở Na Uy này, ít nhất là có vài người Hồi giáo từ Nam Á, Trung Đông trong thành phần chính phủ của Na Uy, còn nếu mở TV của đài NRK là đài quốc gia Na Uy thì những khuôn mặt từ các nước Nam Á, Trung Đông trong vai trò phóng viên, phát thanh viên, biên tập viên, giải trí…khá nhiều, trong khi rất hiếm hoi một khuôn mặt gốc Việt. Khi hăng hái tham gia vào lĩnh vực chính trị hoặc truyền thông, người Hồi giáo tất sẽ tìm cách nói lên tiếng nói của cộng đồng họ, có những yêu cầu về quyền lợi cho cộng đồng họ, thậm chí tác động vào chính sách của chính phủ nước sở tại. Trong đời sống, người tỵ nạn, di dân gốc Việt rất ngại động chạm đến người bản xứ, nhưng người Hồi giáo thì không. Người viết đã từng chứng kiến dân tỵ nạn, di dân Hồi giáo to tiếng tranh cãi với người Na Uy ở sở cảnh sát, sở an sinh xã hội hay nhà hàng, ngoài đường phố, sẵn sàng làm lớn chuyện lên ngay nếu họ cho rằng người Na Uy hoặc dân tộc khác có ý đụng chạm đến quyền lợi, tôn giáo, sự khác biệt trong văn hóa…của họ, dù nhiều khi chưa hẳn đã thế. Mỗi dân tộc mỗi khác. Dù sao đi nữa, một quốc gia đa chủng tộc, đa tôn giáo cũng có những điểm tích cực, những lợi thế ví dụ như văn hóa, đời sống của quốc gia đó sẽ phong phú đa sắc màu hơn, con người sống trong một xã hội đa chủng tộc đa tôn giáo sẽ có cái nhìn cởi mở hơn, biết chấp nhận những cái khác mình hơn. Nhưng bên cạnh đó, những khó khăn, bất ổn, tình trạng tội phạm, sự chia rẽ cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là trong thời đại hiện nay khi nguy cơ khủng bố từ những cá nhân, tổ chức Hồi giáo cực đoan đang ngày cảng trở thành mối đe dọa toàn cầu. Và như đã nói, điều đáng lo nhất, là những bất ổn đó đã hủy hoại xã hội châu Âu-hủy hoại những giá trị lâu đời về tự do, dân chủ, bác ái. Với mỗi cá nhân thì nó hủy hoại lòng tử tế, sự tin cậy, bao dung không phân biệt đối xử, giữa con người với nhau. Những sự kiện như vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris hay vụ tấn công tình dục ở Cologne là những minh chứng. Nói gì thì nói, đời sống ở một số quốc gia châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung bây giờ không còn như trước nữa, một cái gì đó đã thay đổi. Như nước Mỹ đã thay đổi sau ngày 11.9.2001. Và đó có lẽ chính là điều mà những phần tử Hồi giáo cực đoan mong muốn-phá hủy xã hội và người dân Hoa Kỳ và phương Tây từ bên trong, chứ không chỉ là những đổ nát, chết chóc bên ngoài. Song Nhi
......

Tổng thống phụ nữ đầu tiên của Đài Loan

ĐÀI LOAN – Hôm 16 tháng Giêng, 2016, nữ ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân chủ Tiến bộ DPP, bà Thái Anh Văn đã giành một chiến thắng vang dội. Điều bất ngờ tiếp theo là lần đầu tiên, đảng DPP của bà cũng chiếm đa số ghế trong viện Lập pháp, nơi do Quốc Dân Đảng nắm quyền kiểm soát từ năm 1949. Nữ Chủ tịch của Đảng Dân chủ Tiến bộ DPP sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan sau khi thu về hơn 6.890.000 phiếu, xấp xỉ 56% số phiếu bầu. Đối thủ của bà, ứng cử viên Chu Lập Luân của đảng đương quyền chỉ dành được 3,8 triệu phiếu, khoảng 30% số phiếu bầu. Bà Thái Anh Văn vốn chủ trương Đài Loan phải độc lập khỏi Trung Quốc. Các đảng phái đối lập với bà và DPP nói rằng quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc sẽ xấu đi bởi bà Thái Anh Văn không chấp nhận chính sách “một Trung Hoa”. Ngay trong tuyên bố đầu tiên với báo chí sau khi thắng cử, bà Thái Anh Văn đã cảnh báo Bắc Kinh rằng mọi hành vi gây hấn từ Bắc Kinh sẽ làm tổn hại đến quan hệ hai nước. Bà cũng phát biểu thêm: “Thông điệp của chúng tôi đối với cộng đồng quốc tế là các giá trị dân chủ đã được ăn sâu ở Đài Loan.”, “Người dân Đài Loan đã sử dụng lá phiếu của mình để viết lịch sử ngày hôm nay.” Người ủng hộ vui mừng khi bà Thái Anh Văn thắng cử. Ảnh: Reuters Bà Thái Anh Văn, 59 tuổi, là con gái nhỏ nhất trong một gia đình 9 người con. Bà tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học Quốc gia Đài Loan, thạc sỹ luật tại đại học nổi tiếng Cornell, Hoa Kỳ và tiến sỹ tại Đại học Kinh tế Luân Đôn. Trở về nước năm 1984, bà là giáo sư đại học và sau đó làm việc cho chính phủ, trở thành cố vấn an ninh cho tổng thống Lý Đăng Huy thuộc Quốc Dân Đảng. Năm 2008 bà trở thành chủ tịch Dân Tiến Đảng. Bà là tổng thống thứ 2 của Đài Loan thuộc Dân Tiến Đảng. Người đầu tiên là tổng thống Trần Thủy Biển đã thắng cử nhờ vào chủ trương độc lập của ông và là tổng thống Đài Loan từ năm 2000 - 2008.
......

Tài sản phi pháp: Không còn có thể hạ cánh an toàn

Từ 5 năm nay, vấn đề điều tra, truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp (TSPP) thụ đắc qua các hành động tham nhũng, biển thủ công qũy, chiếm đoạt tài sản của người khác từ các thành phần lãnh đạo độc tài trở thành khả thi, không còn quá khó khăn và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, từ Liên Âu (Pháp, Ý, Thụy Sĩ..), Hoa Kỳ, Bắc Phi (Tunisia, Libya, Ai Cập, Guinea Equatorial, Nigeria,...), cho đến các quốc gia Nam Mỹ. Những vấn đề khó khăn nan giải về mặt khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia, về mặt khả năng điều tra và sự hiện hữu các cơ quan chuyên môn trách nhiệm truy lùng, về mặt đứng đơn kiện với sự can đảm và kiên trì các NGO và nạn nhân nhằm đòi lại công lý, về mặt dư luận với sự đồng tình và hậu thuẫn tích cực của quần chúng, báo giới và chính giới quốc tế, đã và đang lần lượt được giải quyết. Những trường hợp thu hồi TSPP trên thế giới Vào năm 1998, số tiền gần 500 triệu Mỹ Kim (MK) đã được các ngân hàng liên bang Thụy Sĩ chấp nhận tháo khoán từ các trương mục bị niêm phong của gia đình Marcos và trả lại cho chính phủ Phi Luật Tân. Sau khi chế độ độc tài Marcos bị lật đổ vào năm 1986, phải đợi đến hơn 10 năm sau một phần số tiền phi pháp thuộc số tài sản khổng lồ lên đến hàng chục tỷ MK của gia đình Marcos, mới được thu hồi lại được và trả về cho quốc gia Phi Luật Tân. Từ đó cho đến nay, nhu cầu thu hồi tài sản phi pháp trở nên chính đáng, công khai và khả năng thu hồi một số tài sản đáng kể ngày càng cao và nhanh chóng hơn, qua các trường hợp các nhà độc tài Jean Claude Duvalier (Haiti, bị lật đổ năm 1986, với số TSPP lên hàng tỷ MK); Mobutu (Zaire, bị lật đổ năm 1997, với số tải sản từ 5-7 tỷ MK); Sani Abacha (Nigéria, chết năm 1998, thủ tục thu hồi TSPP chỉ mới được tung ra năm 2012); và gần nhất Kadhafi (Libya, 2011, bị chết, tài sản phi pháp từ 20-50 tỷ MK); Ben Ali (Tunisia, 2011, 5 tỷ MK); Moubarak (Ai Cập 2011, từ 2-5 Tỷ MK). Hiện đang diễn ra hơn 30 vụ kiện đòi lại TSPP tại Bắc Phi, Trung Phi, Trung Đông. Dư luận thế giới ngày càng nhận thấy là việc hỗ trợ cụ thể cho các dân chúng bị thống trị đòi công lý, điển hình qua việc truy lùng, niêm phong, thu hồi các tài sản phi pháp là điều phù hợp với công lý và cần tiến hành. Một trường hợp thu hồi TSPP đặc biệt đã xảy ra tại Pháp, khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm về mức hữu hiệu và nhanh chóng của việc điều tra, niêm phong và tịch thu các tài sản phi pháp. Đó là trường hợp Teodora Nguema Obiang, con trai của vị tổng thống độc tài Guinée Eqautoriale với chức vụ Đệ Nhị Phó Tổng Thống. Obiang đã dùng tiền phi pháp để mua nhiều chiếc xe hạng sang như Maserati, Bentley, Rolls-Royce trị giá cả triệu euros, dinh thự cao 6 tầng, trị giá hơn 150 triệu euros, tại đại lộ Foch gần Khải Hoàn Môn. Các phần TSPP này bị tịch thu từ 19/7/2012, sau 5 năm khởi tố. Obiang cũng bị truy tố tại Hoa Kỳ về tội tham nhũng qua việc chi tiêu hơn 300 triệu MK từ 2000 đến 2011. Đây là lần đầu tiên một thành phần thuộc gia đình một lãnh đạo độc tài còn tại chức mà tài sản phi pháp đầu tư tại Pháp, Hoa Kỳ bị niêm phong, tịch thu và bị truy lùng. Teodora Nguema Obiang, con trai của vị tổng thống độc tài Guinée Eqautoriale Khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thu hồi TSPP Tại các quốc gia tiền tiến, bắt đầu từ đầu năm 2009, một số cơ quan rất chuyên biệt (special agency) với quyền hạn điều tra, tịch thu TSPP, được nới rộng bởi một số đạo luật đặc biệt đã được hình thành tại Anh, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Liên Âu. Điển hình tại Anh (SOCA Serious Organised Crime Agency), Pháp (AGRASC AGence de Recou-vrement des Avoirs Saisis ou Confisqués). Riêng trong 2 năm 2009/2010, SOCA đã niêm phong một tổng số tài sản phi pháp lên hơn 300 triệu Anh Kim. Theo cơ quan SOCA, điều quan trọng là khả năng ngăn cấm không cho các thành phần tội ác xử dụng được số tiền phi pháp, dù số tiền này được lưu trữ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đạo luật số 2010-78 ngày 9/7/2010 tại Pháp cho phép cơ quan AGRASC tịch thu tài sản phi pháp, nới rộng những loại tài sản có thể bị niêm phong và tịch thu. Một số điều chỉnh luật lệ về hình sự đã được Quốc Hội Pháp phê chuẩn, để có thể tiến hành việc tịch thu và bán đấu giá tài sản phi pháp theo quyết định của một số quan toà đặc biệt, ngay cả trước khi có phiên toà xử. Dư luận và giới tư pháp đã chấp thuận nguyên tắc: các thành phần tội ác cần phải chứng minh được là đã thụ đắc các tài sản với lợi tức hợp pháp của họ thì mới thu hồi được những tài sản khổng lồ bị niêm phong. Đây là một biện pháp đặc biệt rất hữu hiệu dựa trên kinh nghiệm chính quyền Ý đã tiến hành từ thập niên 80 nhằm phá vỡ vòng đai trên cùng cao nhất của tập đoàn Mafia Ý. Trên bình diện Liên Hiệp Quốc, công ước về Chống Tham Nhũng và Rửa Tiền Merida được thông qua bởi Quyết Nghị 58/4 của Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 31/10/2003, và có hiệu lực từ 14/12/2005 (Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước này ngày 10/8/2009), cơ quan FATF (Financial Action Task Force) đã được thành lập từ năm 1989, để làm khung sườn cho các biện pháp chống rửa tiền, chuyển ngân phi pháp. Trên bình diện Liên Âu, chỉ thị (directive) 2015/849/EC được ban hành ngày 20/5/2015 nhằm chống rửa tiền có hệ thống. Đặc biệt với điểu khoản 30, bắt buộc phải công bố chi tiết về người thừa hưởng (beneficial ownership information), về tên tuổi, địa chỉ, tư cách các thành phần lãnh đạo các công ty này khi chuyển ngân vào Liên Âu, những dữ kiện này được lưu trữ trong một hồ sơ mà công chúng được quyền tham khảo. Ngoài ra Liên Âu còn bắt buộc các ngân hàng phải làm thủ tục tự động thông báo (Automatic Exchange of Financial Account Information) mỗi khi có một vụ chuyển ngân quan trọng (đến từ các thiên đường thuế khoá), chứ không cần đợi tới các thủ tục điều tra về pháp lý. Tại Hoa Kỳ, các dữ kiện về tiền chuyển ngân phi pháp được tập trung về cơ quan FinCEN (Financial Crime Enforcement Networks). 27 năm sau khi tướng độc tài Nigeria Sani Abacha mất, Hoa Kỳ mới đây đã tịch thu và giao trả lại cho chính quyền Nigeria số tiền gần 500 triệu MK thu hồi từ các TSPP của Sani Abacha, dù phần TSPP này đã được chuyển sở hữu qua hàng con cháu đang sống tại Hoa Kỳ. Thu hồi TSPP tại Pháp, Liên Âu Tại Pháp, cơ quan chuyên môn AGRASC, trực thuộc Bộ Tư Pháp và Ngân Sách, đã niêm phong hơn 800 triệu Euros từ 2 năm qua với hơn 16771 tài sản bị niêm phong tịch thu, trong đó có hơn 1660 dinh thự, 6100 trương mục ngân hàng và hơn 3100 chiếc xe hơi loại đắt tiền; một phần số tài sản này được đem ra bán đấu giá để xung vào công qũy Pháp. Số tài sản phi pháp bị niêm phong tăng vọt từ năm này sang năm khác. Riêng trong năm 2015, Bộ Tài Chánh Pháp cho biết AGRASC đã tịch thu hơn 480 triệu € TSPP và đã xung vào công qũy Pháp hơn 20 triệu € tiền lợi đến từ việc bán các TSPP thu hồi từ các hoạt động phạm pháp rửa tiền. Theo một giới chức trách nhiệm, các hoạt động bán á phiện chỉ còn ở mức 15% tổng số TSPP bị tịch thu, phần lớn số còn lại đến từ các hoạt động rửa tiền. Tại Liên Âu trong năm 2014, tổng số TSPP bị tịch thu tại Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã lên đến 2,6 tỷ Euros với 40.000 TSPP gồm du thuyền, biệt thư, xe hơi, trương mục,... . Con số này sẽ còn tăng vọt qua việc áp dụng khuyến cáo hợp tác pháp lý của chỉ thị 2015/349 của Liên Âu. Cơ quan AGRASC của Pháp đã tịch thu hơn 480 triệu € TSPP trong năm 2015. Vấn đề TSPP tại Việt Nam Chắc chắn đa số các thành phần lãnh đạo CSVN đều đã thụ đắc một cách phi pháp những số tiền khổng lồ lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ MK đến từ việc bòn rút công qũy quốc gia, tham nhũng có hệ thống, qua việc lợi dụng chức vụ, quyền thế, và nắm giữ mọi guồng máy kinh tế, công ty quốc doanh, ngân hàng tín dụng, dự án đầu tư. Lãnh đạo CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng, qua trung gian thân tín đã chuyển rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỷ MK ra nước ngoài, tại các quốc gia tiền tiến Tây-Phương. Danh sách 140 nhân sự, công ty Việt Nam được công bố bởi Offshoreleaks chỉ phản ảnh một phần sự kiện này. Số tiền được chuyển vào thành vốn hùn hạp, trả hóa đơn tại các công ty bình phong tại Tân Gia Ba, BVI, Thụy Sĩ, hay tại các thiên đường thuế khóa. Và từ các công ty bình phong này chuyển vào các ngân hàng tại các quốc gia tiền tiến, để trở thành phần vốn các công ty do gia đình, con cháu, thuộc thân hạ thân tín đứng tên, và dùng để mua phần vốn các công ty (chợ, địa ốc) hay tậu bất động sản. Số tiền này là TSPP chiếm đoạt qua việc lấy của cải, ruộng vườn, nhà cửa của người khác, nhất là dân oan, biển thủ công qũy các công ty quốc doanh do chính tay chân thân tín, người trong gia đình làm Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, ăn chặn các dự án dầu tư. Tạm Kết Những TSPP các lãnh đạo CSVN đã chuyển ra ngoại quốc chắc chắn sẽ bị truy lùng, tịch thu để đòi lại công lý, công bằng cho hàng triệu người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một cách trắng trợn, hàng trăm ngàn gia đình lâm cảnh khốn cùng, tan nát trong hàng chục năm qua, cũng như cho quốc gia Việt Nam. Nhờ vào những điều thuận lợi sau: Khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia về chống tham nhũng đã giải toả được các khó khăn về mặt điều tra, truy lùng các TSPP được tẩu tán qua rất nhiều bình phong và trung gian trên khắp thế giới. Sự tham gia tích cực và hữu hiệu của các tổ chức xã hội dân sự Quốc Tế, ICIJ, offshoreleaks, Transparency, ... Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi các thời hạn miễn tố hay hồi tố. Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi tình hình người chủ nhân TSPP, dù đang lẩn trốn, đã qua đời, hay TSPP đã được chuyển nhượng qua hàng con cháu. Việc truy lùng TSPP vẫn tiến hành được dù không có đơn kiện về mặt hình sự. Với các điều kiện thuận lợi nêu trên, chắc chắn lãnh đạo CSVN và gia đình họ sẽ không còn có thể nào hạ cánh an toàn. Một phần quan trọng của số TSPP sẽ bị thu hồi, để đền bù các nạn nhân và đóng góp vào phần canh tân đất nước./. http://viettan.org/Tai-san-phi-phap-Khong-con-co-the.html
......

Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức Reinhard Marx thăm Việt Nam

Đức Hồng Y  Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch HĐGM Đức đang viếng thăm Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 17 tháng 1 năm 2016. Thông cáo của HĐGM Đức công bố ngày 29-12-2015 cho biết, trong cuộc viếng thăm Việt Nam lần này ĐHY Marx muốn tìm hiểu về một Giáo hội đang lớn mạnh trong một tình trạng khó khăn. ĐHY sẽ dừng lại tại thủ đô Hà Nội, giáo phận Vinh ở miền Trung, và Thành phố Sài Gòn, thủ đô kinh tế của Việt Nam. Trong 10 ngày viếng thăm, ĐHY Marx sẽ gặp gỡ ĐHY Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGM giáo phận Sài Gòn, và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh, cũng là Chủ tịch Ủy ban GM Việt Nam về Công lý và Hòa bình. Ngoài ra, ĐHY cũng có cuộc gặp gỡ và trao đổi tại Đại sứ quán Đức. ĐHY Reinhard Marx năm nay 62 tuổi, nguyên là GM Trier, giáo phận cổ kính nhất của Đức, ĐHY được coi là người được ĐTC Phanxicô đặc biệt tín nhiệm. Ngài là thành viên Hội đồng 9 Hồng Y cố vấn của ĐTC về việc cải tổ giáo triều Roma và cũng là Chủ tịch Hội đồng kinh tế của Tòa thánh, gồm 8 HY và 7 giáo dân, có nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh tế và tài chánh của Tòa Thánh. Ngoài ra, ĐHY cũng là chủ tịch Ủy ban GM Liên hiệu Âu Châu gọi tắt là Comece. Được biết trong hai khóa họp hồi trung tuần tháng 4 và tháng 9 năm 2015, HĐGM Việt Nam đã bàn tới việc mời và chuẩn bị đón ĐHY Marx đến viếng thăm.
......

Máy bay Trung cộng lại bay tới đá Chữ Thập

Chỉ 4 ngày sau lần thử đầu tiên, hôm 6.1.2016, Trung cộng tiến hành 2 chuyến bay thử tại đường băng xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đường băng trên đá Chữ Thập dài 3.000 m. Đây là một trong 3 đường băng Trung cộng xây dựng phi pháp trên các đá và rạn san hô chiếm đóng của Việt Nam. Hôm 2/1 là lần đầu tiên Trung cộng cho máy bay đáp xuống đường băng này. Đường băng đủ dài để các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa hay phi cơ vận tải hạng nặng và chiến đấu cơ tối tân của Trung cộng hạ cánh. Khi được đưa vào hoạt động, các đường băng này sẽ giúp Trung cộng gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á cũng như kiểm soát Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Trong tuyên bố chính thức, Tân Hoa xã xác nhận việc này nhưng không đề cập tới các mục đích của chuyến bay. Các máy bay cất cánh từ sân bay ở Hải Khẩu, đảo Hải Nam, cách đá Chữ Thập khoảng 1.000 km, rồi quay trở về. Thời gian mỗi lượt bay là 2 giờ. Trước đó, hôm 2 tháng 1, các nước Mỹ, Nhật và Philippines đã lên tiếng quan ngại cũng như phản đối hành động của Trung cộng và cho rằng động thái này có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng trong khu vực. Hôm 7 tháng 1, như bao nhiêu lần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CS Việt Nam Lê Hải Bình lại tuyên bố lấy lệ, một lần nữa phản đối hành động nêu trên của Trung quốc, cũng như khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế. Trước những phản ứng nêu trên, Trung cộng vẫn tuyên bố các chuyến bay là vì mục đích dân dụng, trong khi các chuyên gia khẳng định chuyến bay quân sự sẽ là bước tiếp theo. Giới quan sát cũng lo ngại Trung cộng sẽ sớm xây dựng các cơ sở quân sự cho việc xây dựng Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mới.
......

Nhân Tai & Thiên Tai

(VNC) Thế giới chiến tranh thứ 2 chấm dứt năm 1945 mở màn cho cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên xô. Bảy mươi năm qua tình hình thế giới có lúc căng thẳng tưởng chừng như Thế giới chiến tranh thứ 3 có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Nhưng nhờ bom nguyên tử, không ai muốn đánh ai trước để cùng tự sát nên đã tránh được chiến tranh. Bước qua thế kỷ 21, Trung quốc nhập cuộc siêu cường và thế giới chứng kiến sự kèn cựa tranh giành thế lực giữa Hoa Kỳ và Trung quốc có lúc cũng rất căng thẳng, nhưng điều kiện cho một cuộc chiến tranh toàn cầu càng lúc càng xa. Người ta hy vọng thế giới đã vượt qua được nạn đại chiến ít nhất là một thời gian dài trước mắt. Có nhiều triển vọng là vậy. Nhưng hiện nay thế giới đang phải đối đầu với hai đại nạn một Thiên Tai, một Nhân Tai có tầm vóc toàn cầu mà nếu không có biện pháp phòng chống sức công phá của chúng có thể còn lớn hơn một trận Thế giới Đại chiến. Trước hết là Nhân Tai, hay là nạn khủng bố của thành phần Hồi giáo quá khích –ISIS – (trong bài viết nay cụm chữ ISIS được hiểu là thành phần Hồi giáo quá khích dùng phương tiện khủng bố làm vũ khí chính). ISIS là sản phẩm của cuộc chiến Iraq (xem tài liệu số 63. Mục “Không chính trị”, www.tranbinhnam.com,  link: http://www.tranbinhnam.com/story/HoiGiao_DoiDau_TayPhuong.html. Lúc đầu giới hạn tại Syria và Iraq, ISIS đã tổ chức các cuộc khủng bố ra cùng khắp thế giới và đang trở thành một mối đe dọa toàn cầu. Đầu năm 2015, ngày 9 tháng 1, ISIS tấn công tòa soạn tờ báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo giết 12 nhà báo để trả thù đã vẽ hình châm biếm giáo chủ đạo Hồi. Tiếp theo ISIS đã đánh bom một máy bay hàng không dân sự của Nga cất cánh từ thành phố du lịch Sharm Al Sheikh trong bán đảo Sinai. Và cao điểm là hai vụ đánh liên tiếp, một tại Paris ngày 13/11/2015 giết 130 thường dân, và vụ hai vợ chồng theo đạo Hồi, chồng sinh tại Mỹ, bảo lãnh vợ từ Pakistan, âm mưu tàng trữ vũ khí, giả vờ sống hiền lành tại Mỹ để tấn công giết 14 người đang tham dự tiệc mừng Giáng sinh tại quận San Bernardino, California hôm 2/12/2015. Cuộc khủng bố tại California là cuộc khủng bố lớn nhất kể từ cuộc đại khủng bố 911 (11/9/2001) đã đưa cuộc chiến chống khủng bố ISIS lên tầm tòan cầu. Không một quốc gia nào, không một người dân lương thiện nào, đàn bà, con nít có thể nằm ngoài lằn đạn của khủng bố! Sau vụ San Bernardino, tổng thống Obama hôm Chủ  nhật 6/12 đã nghiêm chỉnh lên tiếng về đại nạn khủng bố và đề ra sách lược chống trả và tiêu diệt ISIS. Ông ghi nhận ISIS là một bệnh ung thư chưa có thuốc chữa, sản phẩm của một thành phần Hồi giáo quá khích nhưng trước sau Hoa Kỳ cũng sẽ đánh thắng ISIS bằng khả năng, và sự kiên trì. Nhưng ông không đề ra một sách lược cụ thể nào để đánh thắng. Ông thấy một cuộc chiến tranh mới – một cuộc đại chiến- đã mở màn, nhưng ông không nghĩ ông là người của lịch sử để đề ra những giải pháp dứt khoát. Nhiệm kỳ của ông chỉ còn võn vẹn một năm, và khi tranh cử ông đã hứa sẽ đưa Hoa Kỳ ra khỏi hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, ông không muốn là người đưa Hoa Kỳ vào một cuốn chiến tranh khác dù ông biết Hoa Kỳ không có cách nào lẫn tránh. Nhìn lại, tổng thống Obama biết buổi nói chuyện ngày 2/12 của ông không làm cho dân chúng yên tâm, nhưng ông cũng biết nếu đề ra những giải pháp quân sự mạnh mẽ như gởi quân qua Iraq và Syria để dẹp loạn ISIS, Hoa Kỳ sẽ vướng chân vào một cuộc chiến khác mà trước mắt là cái giá ước lượng – theo lời ông - 100 binh sĩ tử thương, 500 binh sĩ bị thương và 10 tỉ mỹ kim  mỗi tháng. Đưa ra những con số nói trên tổng thống Obama muốn nói ông nghĩ dân chúng Hoa Kỳ không muốn thấy hằng ngày máy bay chở xác binh sĩ trở về như trong thời kỳ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, và khả năng giới hạn của ngân sách quốc phòng. Hai cuộc khủng bố của ISIS ở Paris và ở California làm rúng động Âu châu và Mỹ châu, làm nhiều nước thay đổi thái độ. Anh quốc quyết định tham gia oanh tạc ISIS tại Syria và Iraq,  Liên bang Nga đã mềm dẽo hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ tìm một gỉải pháp giải quyết cuộc chiến tranh ở Syria làm căn bản chiến thắng ISIS. Tuy nhiên thế giới chưa có một giải pháp nào trước mắt khả dĩ mang đến một hy vọng sẽ diệt trừ được nạn ISIS. Khối các nước A Rập ôn hòa chưa chịu nhập cuộc. Thiên Tai là nạn bão táp hạn hán, lụt lội khác thường do độ nóng của bầu không khí (nói là Thiên Tai, thật ra đây cũng là Nhân Tai, vì chính sự đốt nhiên liệu mỏ để sản xuất năng lượng của con người đã thải quá nhiều khí chận nhiệt vào không khí làm bầu không khí nóng dần lên). Theo các nhà khoa học, thời tíết nếu có đe dọa đời sống trên quả đất cũng còn chờ 25 hay 30 năm nữa, nhưng nguyên nhân của nó đang tích lũy và diễn ra hằng ngày nếu con người không thay đổi cách sản xuất năng lượng. Một khi bão táp tàn phá nhiều vùng rộng lớn, sự tan chảy của khối băng ở Nam và Bắc cực làm nước biển dâng lên chiếm đất sinh sống và mùa màng của cư dân có thể làm thay đổi hiện trạng trên bề mặt trái đất, tạo ra những làn sóng tị nạn khổng lồ. Vấn đề đại nạn thời tiết đã được Liên hiệp quốc quan tâm và trước đây đã có những Hội nghị quốc tế về thời tiết. Hội nghị đầu tiên năm 1992 tại Rio de Janeiro do Ủy ban Liên hiệp quốc về Thời tiết (UN Framework Convention on Climate Change – UNFCCC) triệu tập và hai hội nghị gần nhất là hội nghị Kyoto, Nhật Bản năm 2005 và hội nghị Copenagen, Đan Mạch năm 2009. Cả hai hội nghị đều thất bại không đưa đến một sự thỏa thuận nào vì Trung quốc và Ấn Độ không muốn dính vào những cam kết quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung quốc nước thải khí bẩn nhiều nhất vào không khí đã nhìn thấy sự tàn phá của thiên nhiên đối với đời sống của hơn một tỉ người trên lục địa Trung Hoa nên Trung quốc đã có thái độ hợp tác để tìm một giải pháp chung, nhất là khi tổng thống Obama sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, bất chấp sự chống đối của đảng Cộng Hòa (Do nhiều ảnh hưởng trong đó có ảnh hưởng của tôn giáo, nhiều đại diện dân cử thuộc đảng Cộng Hòa vẫn chưa tin độ nóng tăng lên của bầu khí quyển là do sinh hoạt kinh tế của con người) đã ban hành nhiều biện pháp hành chánh để giảm sự thải khí bẩn vào không khí. Do vận động tích cực của Bộ trưởng ngoại giao John Kerry, tháng 11/2014 tại Bắc Kinh, tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng tuyên bố sẽ cùng bắt tay nhau thực hiện chương trình làm sạch không khí. Bản tuyên bố của hai quốc gia thải nhiều khí bẩn nhất thế giới đã giải tỏa bế tắc kéo dài dai dẵng 20 năm qua kể từ Hội nghị thời tiết Rio 1992. Trước tình hình mới, tháng 12/2014, tại Lima, Peru các chuyên viên thời tiết đại diện cho 184 quốc gia đã hình thành được bản thảo mà một năm sau tại Paris đã thành bản đồng thuận “giảm độ nóng bầu khí quyển” xuống dưới mức tác hại. Tại hội nghị quốc tế Paris về thời tiết kéo dài 2 tuần từ ngày 30/11 đến ngày 12/12/2105, 195 quốc gia tham dự đã đi đến một sự đồng thuận tham gia vào chương trình giảm độ nóng của bầu khí quyển để cứu lấy môi trường sống của con người. Cuộc bàn thảo tại hội nghị Paris nhiều lúc giống như các học sinh trung học đang giải một bài toán nhiệt học. 1.5oC, 2.0oC hay 3.0oC ? 195 quốc gia cam kết sẽ đóng góp phần mình giữ nhiệt độ của khí quyển ở mức không cao hơn nhiệt độ trước kỷ nguyên kỹ nghệ toàn cầu (vào đầu thế kỷ 20) là 2.0oC , và hứa sẽ nỗ lực giảm xuống mức 1.5oC . Nhưng đồng thời tuy không ghi ra văn bản, nhưng các quốc gia tham dự cũng mặc nhiên nghĩ rằng với các nỗ lực chung độ nóng khí quyển có thể tăng đến 3.0oC trên. Hiện nay nhiệt độ khí quyển đã cao hơn trước thời kỹ nghệ 1.0oC, và bão táp, hạn hán đã bắt đầu xuất hiện một cách bất thường, và các nhà khoa học biết rằng 1.5oC có nghĩa là thế giới sẽ chịu được, và 3.0oC có nghĩa là khối băng Nam Bắc cực tan rã và nước biển sẽ dâng lên 6 mét. 3.0o là một tai họa khó lường. Không còn đất để ở và canh tác. Bản thỏa ước về thời tiết tại Paris được thế giới tán thưởng xem là một thành công lớn của sự hợp tác quốc tế trước một vấn nạn chung của nhân loại. Thỏa ước có điều  khoản hướng dẫn các quốc gia phải  làm gì để thực hiện lời hứa. Có điều khoản các nước giàu giúp các nước nghèo thực hiện lời cam kết. 100 tỉ mỹ kim được dự liệu. Có thành lập ủy ban đặc nhiệm giúp các quốc gia đang bị nước biển đe dọa tràn ngập có đất sinh sống. Có điều khoản mua bán khả năng giảm thiểu khí thải (carbon-pricing). Bản thỏa ước còn đặt nặng sự khai thác và đầu tư vào các kỹ thuật mới để dần dần thế giới không còn lệ thuộc vào các mỏ nhiên liệu. Nhưng điểm đặc biệt của bản thỏa ước là có lời hứa hạ quyết tâm nhưng không có một sự ràng buộc luật định nào cả. Tuy nhiên phấn khởi là qua bản thỏa ước cộng đồng nhân loại đã nhận ra mối nguy tự diệt nếu không hành động gì trước khi quá muộn. Vấn đề là: có quyết tâm hành động, nhưng có tránh được đại nạn không còn là một câu hỏi lớn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Thiên tai về thời tiết được cảnh báo từ 20 năm trước chẳng ai chú ý. Nhân Tai khủng bố ISIS bùng nổ năm 2014 tại Trung đông thế giới xem là mụt nhọt chữa trị lúc nào cũng được. Thế nhưng thời tiết trong 5 năm gần đây càng năm càng khốc liệt và tàn phá. Mặc khác, cuối năm 2015 với hai cuộc khủng bố tại Paris và San Bernardino, Hoa Kỳ, chiếc quan tài đã lộ diện. Thế giới bừng tỉnh nhận chân đại nạn trước mắt và đã có những nổ lực cần thiết để tồn tại. Các quốc gia Tây phương, Liên bang Nga, các nước A Rập đang bắt tay xây dựng một giải pháp bài trừ nạn ISIS. Và Hội nghi Paris về thời tiết đã đặt một căn bản tránh đại nạn thời tiết. Nhưng cả hai cũng chỉ mới là hy vọng./.
......

Miến Điện: Nền Dân Chủ Bấp Bênh

Bài viết này là của một đảng viên Việt Tân, anh Nguyễn Hoàng Thanh Tâm. Hy vọng qua những kinh nghiệm từ Miến Điện này, đảng Việt Tân cũng sẽ có những bước đi mềm mỏng hơn, không đẩy địch thủ vào chân tường để đem lại thay đổi nhanh hơn và mạnh hơn cho Việt Nam. Nhìn từ xa, kết quả cuộc bầu cử 8/11/2015 tại Miến Điện với ngọn hải đăng Aung San Suu Kyi toả sáng khắp đất nước đã đem đến sự phấn khởi, lạc quan nơi những người ngoại cuộc. Miến Điện đã thật sự dân chủ? Sau khi được trả tự do vào năm 2010, Miến Điện bắt đầu có những thay đổi ngoạn mục về chính trị với những đợt trả tự do hàng loạt cho các tù nhân chính trị, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ đắc cử một số ghế trong quốc hội (bầu cử bổ túc, 2012). Tuy thế bà Aung San Suu Kyi đã liên tiếp khuyến cáo quốc tế về một sự lạc quan cần thận trọng. Tại chuyến công du ngoại quốc đầu tiên sau gần một phần tư thế kỷ bị kềm giữ, tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Thái Lan hôm 2/6/2012, bà nói “Lạc quan là điều tốt nhưng [chuyện Miến Điện] thì cần lạc quan một cách thận trọng.” Với kết quả thắng cử 86% các ghế tranh cử trong kỳ tuyển cử quốc hội 8/11/2015, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã nắm giữ quá bán số ghế tại quốc hội. Trong một thể chế dân chủ thông thường đạt hơn 50% số ghế đã đủ để có thể tự lèo lái quốc gia theo chính sách của đảng mình. Tuy nhiên tình hình Miến Điện không thật sự rõ nét như thế. Hay nói cách khác, tình hình chính trị Miến Điện chưa thật sự dân chủ như chúng ta nghĩ. HIẾN PHÁP 2008 VÀ SỰ CHÈN CHÂN CỦA QUÂN ĐỘI Vào năm 2008, ngay sau trận bão Nagis xảy ra, đảng cầm quyền USDP (phe quân đội) đã tiến hành trưng cầu dân ý cho bản hiến pháp 2008. Nội dung bản dự thảo duy nhất này do phe quân đội áp đặt và kết quả trưng cầu được chế độ cho hay có 98% người dân bỏ phiếu với 94% tán đồng. Diễn tiến của cuộc bỏ phiếu cùng với kết quả gần như tuyệt đối được giới quan sát quốc tế (và nội địa Miến Điện) chỉ trích là bất thường, thiếu minh bạch. Bản Hiến Pháp 2008 quy định hai điều căn bản: - 25% tổng số ghế trong quốc hội được dành riêng cho quân đội. Với sự độc quyền chỉ định của vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội, không thông qua bầu cử phổ thông. Số còn lại, 75% số ghế mới do người dân trực tiếp đi bầu. - Để thay đổi bất cứ một điều khoảng nào trong Hiến Pháp, dù là một dấu chấm hay dấu phẩy, đều phải có hơn 75% quốc hội tán thành. Tức là cho dù hết tất cả các dân biểu dân cử đồng ý cũng chưa đủ. Phải có sự đồng ý của quân đội thì việc tu chính mới được thông qua. Hay nói cách khác Quân Đội có quyền phủ quyết bất cứ đề nghị tu chính nào. Thêm vào đó, điều khoảng 59(f) quy định không một cá nhân nào được phép làm tổng thống khi họ có vợ chồng hoặc con là người mang quốc tịch ngoại quốc. Giới quan sát cho rằng điều khoảng này được thêm vào nhằm mụch đích ngăn chặn viễn cảnh bà Aung San Suu Kyi sẽ nắm giữ vai trò này (bà có 2 con mang quốc tịch Anh). Với hai điểm căn bản trong Hiến Pháp 2008 và điều khoảng 59(f) nói trên, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi dù sẽ nắm đa số tại quốc hội vẫn không thể thực thi một quyền căn bản nhất là chỉ định người - bà Aung San Suu Kyi - giữ vai trò tổng thống theo ý muốn của họ. HỘI ĐỒNG QUÂN ĐỘI VÀ AN NINH QUỐC GIA Vai trò Tổng Thống trong guồng máy chính trị Miến Điện hiện nay dù là người đứng đầu nền Hành Pháp của quốc gia nhưng trên thực tế vẫn không phải là vai trò quan trọng tối cao. Thực tế bên cạnh nội các, Miến Điện còn có Hội Đồng Quân Đội và Anh Ninh Quốc Gia. Dù vị Tổng Thống tương lai, thuộc đảng NLD, là chủ tịch hội đồng này nhưng với 11 thành viên thì đã có đến 6 (quá bán) trực thuộc phe quân đội. Sáu vai trò này gồm 3 vị bộ trưởng Quân Đội, Nội Chính và Biên Giới (các bộ thuộc nội các nhưng do Quân Đội chỉ định), Tổng Tư Lệnh, Phó Tổng Tư Lệnh Quân Đội và một Phó Tổng Thống (cũng do quân đội chỉ định). Như thế, bất cứ mọi vấn đề hệ trọng liên quan đến quốc gia đều phải được sự thông qua của quân đội. Mặt khác, trái với các nền dân chủ thông thường trên thế giới khi quân đội nằm dưới sự điều đồng của chính quyền dân sự thì tại Miến Điện, quân đội là một thực thể riêng biệt. Vai trò Tổng Tư Lệnh Quân Đội không nằm trong tay Tổng Thống mà nằm trong tay vị tướng lãnh cao cấp nhất (thay vì chỉ là Tổng Tham Mưu như chúng ta thường thấy tại các quốc gia khác). LẠC QUAN NHƯNG THẬN TRỌNG Vào ngày 2/12/2015 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi đã đích thân đến tư dinh của cựu tướng lãnh Than Shwe, người đã từng ban lệnh cầm tù bà gần 2 thập niên qua. Tướng Than Shwe giữ vai trò Tổng Thống, cai trị Miến Điện với bàn tay sắt từ năm 1992 đến 2011, một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử Miến Điện. Tuy thế, nhiều người cho rằng chính ông là kiến trúc sư của lộ đồ thay đổi chính trị của Miến Điện ngày nay. Một lộ độ mà có người gọi nó là lộ đồ “dân chủ hoá Miến Điện” nhưng cũng không ít giới đấu tranh chính trị nội địa cho đó là lộ đồ “hạ cánh an toàn” của giới tướng lãnh. Dù đã về hưu, bàn giao vai trò Tổng Thống cho Thein Sein, nhưng Than Shwe vẫn là Thái Thượng Hoàng và được coi là tiếng nói nặng ký trong phe quân đội hiện nay. Người có đủ thẩm quyền và uy thế để kết nối mọi thành phần trong quân đội. Cuộc gặp gỡ này đã được sắp xếp qua trung gian ông Nay Shwe Thway Aung, một tác nhân chính trị quan trọng đồng thời lại là cháu nội của tướng Than Shwe. Kết thúc cuộc họp, cả hai đã đồng ý để ông Nay Shwe Thway Aung phổ biến một phát biểu của chính mình về cuộc họp này. Bàn Aung San Suu Kyi nói bà không nuôi lòng thù hận hay trả thù và muốn gặp tướng Than Shwe để thảo luận những hợp tác cần có với quân đội nhằm xây dựng một Miến Điện phú cường. Trong khi đó, phát biểu của tướng Than Shwe lại mang nhiều ẩn ý khiến quần chúng Miến Điện không khỏi bàn tán. Ông nói: “Hiển nhiên bà [Aung San Suu Kyi] sẽ là người lãnh đạo tương lai của quốc gia sau cuộc thắng cử vừa qua. Tôi sẽ ủng hộ bà ấy với tất cả mọi khả năng của tôi nếu bà ấy làm việc nhằm xây dựng đất nước này.” Bên cạnh những lời phát biểu nói trên, ông Nay Shwe Thway Aung, người sắp xếp cuộc gặp, đã đăng tải một tấm hình trên Facebook của mình đã khiến mạng xã hội Miến Điện dậy sóng. Bức hình chụp một mặt của tờ tiền giấy 5000 kyat trên đó có 3 chữ ký quan trọng, của tướng Than Shwe, tướng Then Shein và của bà Aung San Suu Kyi. Điều cần nói đến ở đây là tướng Than Shwe đã ký vào tờ tiền này vào năm 2009, chữ ký của Thein Sein ký năm 2012. Và chữ ký thứ ba của bà Aung San Suu Kyi được ký mới đây vào ngày 19/11/2015. Theo ông Nay Shwe Thway Aung, đây là “những chữ ký được ký khi họ đang là hay sắp là người lãnh đạo quốc gia.” Liệu đây có phải là chỉ dấu của thêm một nhượng bộ của phe quân đội? Liệu đó có phải là chữ ký của 3 vị tổng thống kế nhiệm nhau của Miến Điện, Than Shwe - Thein Sein - Aung San Suu Kyi? Người dân Miến Điện lại một phen dậy sóng với nhiều đồ đoán xen lẫn lo âu và hy vọng. (Trong khi đó giới đấu tranh dân chủ không kỳ vọng ở sự nhượng bộ rốt ráo như vậy trong khoảng thời gian ngắn 3 tháng trước ngày nhậm chứt tổng thống sắp tới.) Với những đan xén, chèn chân, của Quân Đội trong hệ thống chính trị, dù thắng cử vẻ vang, đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi đang có những bước đi thận trọng để sử dụng được sức mạnh của lá phiếu mà người dân Miến Điện trao cho họ và cùng lúc không đẩy phe quân đội vào chân tường để họ phải có những phản ứng tiêu cực lật ngược bàn cờ dân chủ bấp bênh này. --- (Rangoon 12/12/2015)
......

Máy bay mang cờ ISIS sẽ sớm gieo rắc tai họa tại Âu Châu

IS đang huấn luyện phi công từ căn cứ không quân ở Libya với những máy bay sót lại từ thời Gaddafi. Các nhà phân tích trong khu vực lo ngại IS sẽ thực hiện các vụ tấn công bằng máy bay nhắm thẳng châu Âu trong thời gian tới. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang gia tăng sự hiện diện ở quốc gia Bắc Phi này bất chấp các đợt không kích của Nga và Mỹ tiến hành ở Syria. Thành phố ven bờ Địa Trung Hải được chúng chọn là bàn đạp để nhắm tới châu Âu. Từ thành phố Sirte bay tới Italia là gần nhất. Điều này đồng nghĩa với lo ngại mức độ khủng bố với các mục tiêu ở khu vực châu Âu sẽ được đẩy lên một nấc cao hơn. Chúng ta đều biết IS đang tìm cách giết hại càng nhiều người phương Tây càng tốt. Nếu chúng dùng một chiếc xe hơi để đánh bom tự sát thì chúng hoàn toàn có thể làm như vậy với một chiếc máy bay; mục tiêu của chúng là gây thương vong nhiều nhất có thể, đại tá Jacques Neriah, một chuyên gia về vấn đề Bắc Phi trả lời trên Fox News. Chúng tôi không nói về máy bay chiến đấu như F-16 hay Mig-31, ông trả lời. Chúng tôi nói về những phi công được đào tạo lái máy bay dân sự có thể lái một chiếc máy bay cỡ nhỏ rồi lao xuống Vatican. Từ Sirte tới Rome chỉ mất 1,5 tiếng bay qua biển Địa Trung Hải. Nhiều phiến quân đã tình nguyện gia nhập lực lượng IS tại Libya để mở rộng căn cứ ở đây. Các chuyên gia quân sự nhận định IS dự định dùng Libya làm vùng đệm nếu như trận chiến ở Syria và Iraq không mang lại kết quả khả quan cho chúng. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết hơn 3.500 công dân Libya đã rời bỏ đất nước để gia nhập IS ở Syria và Iraq. Trong đó, 800 người đã quay trở về Libya để gia nhập các lực lượng khủng bố ở địa phương. Sự chuyển dịch phiến quân người Libya cần một sự theo dõi sát sao nhằm đánh giá thực lực hiện nay của IS. Tuần trước, The Wall Street Journal thông báo rằng Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris và phát biểu rằng Châu Âu cần quan tâm nhiều hơn tới sự nổi dậy của IS tại Libya. Thông tin về việc IS đang đào tạo phi công xuất hiện đầu tuần trước trên tờ Asharq al-Awsat. Bài báo trích lời một nhân viên an ninh ở Libya cho biết Không quân nước này đã cố gắng tiêu diệt một trại huấn luyện ở Libya nhưng không thành công. Một nhóm khủng bố cực đoan người Sunni đã mua được những thiết bị giả lập huấn luyện phi công từ đầu tháng 10. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông báo rằng nguy cơ IS tiến hành leo thang hoạt động khủng bố Bắc Phi là có cơ sở. Nhất là khi hàng ngàn người nhập cư đã dùng thuyền cập bến châu Âu mấy năm trở lại đây. Hiện nay khu vực Bắc Phi rất nhiều người dân chạy nạn trước sự tàn ác và máu lạnh của IS. Trong khi tập trung phát triển thành lũy ở Sirte, IS có thể tìm kiếm các đồng minh để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ tại các khu vực khác, chưa kể việc dụ dỗ hàng ngàn phiến quân người nước ngoài đến Libya, bài viết hôm 15.11 có đoạn viết. IS là mối đe dọa thường trực của Libya. Chúng đang hưởng lợi từ tai tiếng gây ra ở Iraq và Syria. Libya là một khu vực rất quan trọng với IS về mặt địa chính trị vì nằm ở ngã ba Trung Đông, châu Phi và châu Âu, bản báo cáo cho hay. Hiện tại IS chưa kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ở Libya nhưng chắc chắn chúng đang thèm muốn mở rộng địa bàn ở quốc gia này. Nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp khẩn cấp phải được thực thi ngay để ngăn chặn IS. Ngoài Syria và Iraq, Libya là quốc gia còn lại mà IS đang kiểm soát. Chúng tập trung trọng điểm vào thành phố Sirte, nơi có nhiều mỏ dầu quan trọng. Trước đây chúng kiếm được hàng trăm triệu USD từ khai thác dầu ở Syria tuy nhiên việc bán dầu lậu ở Libya chưa mang lại kết quả. IS từng cử một tàu ra nước ngoài bán dầu cách đây mấy tháng nhưng bị Hải quân Mỹ tịch thu và bắt giữ, ông Neriah giải thích. Ở thời điểm hiện tại chúng vẫn chưa thể buôn lậu dầu với số lượng lớn. Bản đồ cho thấy nếu IS chiếm được Sirte nói riêng và Libya nói chung, khoảng cách để chúng tiến công vào châu Âu sẽ là gần thế nào! Số lượng vũ khí khổng lồ sót lại từ thời Gaddafi đang tìm đường vào tay của những kẻ khủng bố. Nhiều vũ khí đã được tuồn ra Syria, Mali, dải Gaza… trong khi bằng chứng khác cho biết bán đảo Sinai (Ai Cập) là một nơi trung chuyển quan trọng để buôn bán vũ khí lậu. Chính quyền Libya đã kêu gọi sự trợ giúp quốc tế tuy nhiên vẫn bị phớt lờ. Nhiều người nghĩ IS là một tổ chức khủng bố nhưng sự thật chúng là một nhà nước khủng bố. Chúng có đủ bộ máy của một nhà nước thực thụ, ông Neriah kết luận. Ở thành phố Mosul (Iraq), chúng thu giữ 2.500 xe bọc thép từ quân đội Iraq và đều là xe mới tinh do Mỹ sản xuất. Trong nội chiến Syria, IS đã sản xuất vũ khí hóa học và có bằng chứng cho thấy chúng tấn công phe chính phủ bằng loại vũ khí hủy diệt này. Rõ ràng chúng có khả năng huấn luyện binh lính như một nhà nước thực thụ. Nếu cộng đồng quốc tế không can thiệp bằng các biện pháp quân sự, tôi sợ rằng hậu quả diễn ra ở Libya sẽ là vô cùng bi đát. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ - ISIS takes flight: Terror group training pilots at airbase in Libya http://www.foxnews.com/world/2015/12/05/isis-takes-flight-terror-group-t...  
......

Quân đội ĐCSTQ bán vũ khí cho IS: Chỉ cần nghe lời, vũ khí có thể cho không

Một kỹ sư trưởng từng làm việc cho hãng xuất khẩu vũ khí khổng lồ tại Trung Quốc Đại Lục gần đây đã chia sẻ với Đài Phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope) quá trình quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuyển vũ khí bán cho các phần tử khủng bố khu vực Trung Đông và Somalia, ông nói tiền thu được từ những phi vụ làm ăn này kếch xù này về cơ bản đều rơi vào túi riêng của quan chức tướng lĩnh. Có thể cho không vũ khí, nhưng phải nghe lời Gần đây tổ chức khủng bố IS hoạt động ngày càng điên cuồng. Năm ngoái, tổ chức Giám sát luân chuyển vũ khí Conflict Armament Research đã phân thích xác đạn cùng vũ khí và nhận thấy đa số vũ khí IS sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm 2009 truyền thông Israel đã đưa tin một tướng lĩnh trong quân đội cho biết, bốn hỏa tiễn mà Hamas bắn vào thành phố Beersheba ở phía nam của Israel là do Trung Quốc sản xuất. Hình ảnh mà truyền thông Tây phương chụp được vào năm 2014 khi quân đội Hamas duyệt binh ở Gaza cho thấy 107 tên lửa trưng bày ra là của Trung Quốc. Theo người cung cấp thông tin, ĐCSTQ có thể thực hiện thành công những thương vụ này, một là vì quân phiến loạn và khủng bố đa số là nghèo, họ đành chọn vũ khí giá rẻ của Trung Quốc (ví dụ 1000 USD có thể mua được 2 khẩu AK47, trong khi mua súng carbine của Pháp cần 4000 USD mới mua được một khẩu); hai là ĐCSTQ không có nguyên tắc gì, chỉ cần đối phương nghe lời là được: nếu không có tiền thì phải phục vụ cho ĐCSTQ làm một số việc xấu theo yêu cầu, nếu đồng ý sẽ được cung cấp vũ khí miễn phí (trên thế giới không nước nào cho không vũ khí vì phải mất rất nhiều công sức mới làm được, cho dù là loại vũ khí quá thời hạn). Bản thân người cung cấp thông tin kể lại quá trình ông được trải nghiệm như sau: Ông ta (bên mua) nói: Chúng tôi muốn vũ khí của Trung Quốc (quân đội Trung Quốc), chúng tôi không có tiền. Người phía Trung Quốc đáp lại, ok, chúng tôi có thể tặng cho anh, nhưng có hai điều kiện: một là các anh phải đánh lại chính quyền bản địa, các anh làm quân du kích và theo sự chỉ đạo của chúng tôi, đánh vào tòa nhà quốc hội hoặc dinh tổng thống gì đó; hai là các anh phải liên tục tấn công vào Đại sứ quán các nước phương Tây trú tại Somalia làm cho họ luôn bất an trong công việc. Súng của những đội quân du kích ở Afghanistan, Pakistan, Pamir, Mông Cổ sử dụng đều là AK47 của Trung Quốc, còn đạn thì cung cấp vô điều kiện, muốn có bao nhiêu cũng được! Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất khẩu vũ khí không chỉ vì tiền, mục đích chủ yếu của họ là truyền bá cái gọi là “Tư tưởng cách mạng của họ”, “làm rối loạn trật tự của thế giới tự do”. Theo người cung cấp thông tin, việc xuất khẩu công khai vũ khí đạn dược kéo dài từ thời gian 1983 – 1989. Có khoảng 14 công ty xuất khẩu vũ khí lớn ở trong nước, người đứng đầu những công ty này thường có cấp bậc Thiếu tướng. Sau này dù ngoài mặt có lệnh cấm quân đội buôn bán, nhưng theo ông ta biết thì hoạt động mua bán vũ khí vẫn đang hoạt động. Nội bộ ĐCSTQ tham gia buôn bán vũ khí Người kỹ sư trưởng này kể lại trải nghiệm của mình khi giao dịch vũ khí. Ban đầu là phía công ty vũ khí của Trung Quốc Đại Lục khai thác nhu cầu của đối phương: ví dụ như Somalia, Trung Quốc có Đại sứ quán ở đó, người của Đại sứ quán biết đâu là quân chính phủ và đâu là quân phiến loạn, họ tiếp cận mời ăn uống và lai vãng qua lại với nhóm phần tử này. Khi những nhóm này có nhu cầu là Đại sứ quán biết ngay, họ báo cho Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao lại báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng liền thông báo cho những công ty xuất khẩu. Công ty xuất khẩu có người phiên dịch, có thể liên lạc trực tiếp với đối phương. Trong trường hợp không may không có thì sẽ liên lạc với Bộ Quốc an: Bộ Quốc an lập tức xem hồ sơ của Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân, Học viện Ngoại giao, xem người nào thông thạo tiếng Somalia và chỉ dẫn liên lạc với ông Tổng của công ty xuất khẩu. Những người phiên dịch này đều thuộc đối tượng “tin cậy về chính trị”, họ sẽ được yêu cầu giữ thông tin tuyệt mật. Trên thực tế, đối tượng xuất khẩu vũ khí của ĐCSTQ không chỉ hạn chế trong một vài khu vực này. Sau khi thiết lập được liên lạc thì cần gặp gỡ đàm phán. Thông thường trong những giao dịch này được lựa chọn đàm phán ở một nước thứ ba. Phía Trung Quốc sẽ nhờ Lãnh sự quán giúp đỡ: Lãnh sự quán chỉ định thời gian và địa điểm. Người đại diện là chuyên gia của công ty xuất khẩu đi đến, còn bên quân phiến loạn thì lấy danh nghĩa là một thương nhân, họ đến địa điểm ngồi đàm phán. Sau khi hoàn thành giao dịch, phía công ty xuất khẩu đến khu vực quân sự lấy hóa đơn hàng, quá trình này rất đơn giản, không có thủ tục gì. Nhân viên tham mưu của quân đội điện thoại cho Chủ nhiệm kho vũ khí, thường là cấp bậc Đại tá: Công ty Nam Phương mua một lô vũ khí, họ có tờ đơn, do xxx gửi đến kho các anh, sáng mai sẽ có 20 chiếc xe đến, các anh chuẩn bị giao hàng. Bên giao hàng dĩ nhiên phải xem bên mua là ai. Nếu như là phiến quân Somalia, hải tặc, Trung Quốc sẽ chọn giao dịch đường biển, sẽ liên lạc với hạm đội Nam Hải và cho điều động tàu quân đội chuyển hàng: nguyên nhân, một là hạm đội Nam Hải có thể kiểm soát vùng biển Nam Thái Bình Dương, Nam Hải và Ấn Độ Dương; hai là như vậy họ có thể buôn bán tự do trên biển. Phiến quân Somalia dùng tàu đánh cá loại lớn đi nhận hàng, cũng có khi có tàu hàng cỡ lớn. Nếu bên mua là quốc gia trong lục địa, ví dụ như quân phiến loạn Afghanistan, phía Trung Quốc sẽ yêu cầu đối phương nhận hàng tại một vùng biên giới nào đó ở Trung Quốc. Ví dụ cuộc đàm phán như sau: Chúng tôi cần 20 chiếc xe, đến địa điểm xxx cách đồn biên phòng biên giới khoảng 100 mét. Phía Trung Quốc cũng có 29 xe chở vũ khí đến, và huy động cả lính phòng thủ đi ra giao hàng. Chúng tôi có chứng nhận của Bộ Công an, Bộ Quốc an và của Quân ủy Trung ương, quân lính không có quyền kiểm tra hàng trên xe. Khoản tiền giao dịch khổng lồ vào túi riêng các tướng lĩnh Người cung cấp thông tin tiết lộ, tiền giao dịch được chuyển cho công ty xuất khẩu vũ khí tại một ngân hàng ở Hồng Kông, dùng đô la Mỹ hoặc đô la Hồng Kông: Khoản tiền này không chuyển vào tài khoản của quân đội, do ông Tổng của công ty xuất khẩu mở tài khoản tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông, khoản tiền này chỉ vài tướng lĩnh biết nên dùng như thế nào. Ví dụ câu chuyện giữa hai tướng lĩnh: – Lão Trương, anh đi Mỹ chơi đi, anh muốn mua một cái nhà ở Mỹ không? – Ừ, nếu có điều kiện cũng mua cho con cái tôi ở, nhưng tiền đâu ra? – Từ tài khoản này. Cách sử dụng là như thế. Vũ khí đạn dược do nhân dân Trung Quốc chế tạo ra, nhưng tiền chỉ vào túi riêng vài người. Người cung cấp thông tin còn nói, vì ngân hàng Trung Quốc có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia, thành phố, nên quá trình giao dịch rất thuận lợi. “Vòi rồng” của ĐCSTQ có ngân hàng, báo đài, cả thương hội… tất cả đều trong kiểm soát của ĐCSTQ. Chỉ cần phía trên đưa một mẩu giấy, một cuộc điện thoại là phía dưới đều phải làm theo. Vì vậy, việc thâm nhập của ĐCSTQ trên toàn cầu là thâm nhập toàn diện. Họ không chỉ có đường dây buôn bán vũ khí mà còn có nhiều đường dây khác. Theo letu.life (đăng lại theo Đài Phát thanh Hy Vọng) Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
......

IMF có thể sẽ đưa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ dự trữ ngoại hối SDR

Thứ Hai này, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc  có nhiều khả năng sẽ được đưa vào rổ dự trữ ngoại hối của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), được gọi là SDR (Quyền rút vốn đặc biệt). Trong cuộc họp hôm thứ Hai, IMF dự kiến sẽ phê chuẩn việc đưa đồng nhân dân tệ vào trong rổ những đồng tiền chủ chốt. Lãnh đạo của Quỹ, Christine Lagarde, đã ủng hộ hành động này, theo báo cáo của Wall Street Journal. SDR – một loại tiền ảo mà giá trị hiện đang dựa trên đồng yên Nhật Bản, đồng euro, đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ – là một tài sản dự trữ quốc tế mà IMF sử dụng để cho vay khẩn cấp đối với các thành viên của mình. SDR không phải là một loại tiền tệ được giao dịch tự do, nó được coi như là một tài sản dự trữ quốc tế. IMF cung cấp các khoản vay lấy từ SDR trong trường hợp khủng hoảng, đó là việc trợ giúp trong cuộc khủng hoảng tài chính để giúp tăng cường dự trữ chính thức của các quốc gia thành viên. Cho đến gần đây, đề nghị từ phía Trung Quốc để đưa đồng nhân dân tệ vào rổ tiền dự trữ của IMF đã nhiều lần bị từ chối, bởi người ta thấy đồng tiền Trung Quốc quá bị kiểm soát. Đồng nhân dân tệ, gần đây đã vượt qua đồng yên Nhật và trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ tư trong giao dịch toàn cầu, tuy nhiên nó vẫn bị Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức Ngân hàng trung ương, kiểm soát chặt chẽ. Quảng cáo Việc đưa đồng nhân dân tệ vào rổ dự trữ ngoại tệ của IMF sẽ là một sự công nhận của công chúng về vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, động thái này cũng sẽ gây thêm áp lực lên chính phủ Trung Quốc để thực thi các biện pháp khác nhau để tạo ra một nền kinh tế mở, định hướng thị trường. “Về đối nội, không chắc chắn chút nào về việc nếu đưa đồng nhân dân tệ vào SDR có thể buộc tạo ra các sửa đổi khác cho hệ thống”, Zhang Ming, nhà kinh tế cấp cao tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với tờ Wall Street Journal. Lần thay đổi cuối cùng của rổ SDR đã diễn ra vào năm 2000, khi đồng euro thay thế cho đồng marc của Đức và đồng franc của Pháp, theo Business International Times. Hiện nay, tổng giá trị của SDR là khoảng 280 tỷ USD. Theo đánh giá cuối cùng vào năm 2010, đồng đô la chiếm 41,9% trong SDR, trong khi đồng euro, đồng bảng Anh và đồng yên Nhật Bản chiếm tương ứng 37,4%, 11,3% và 9,4%. Tại thời điểm này chưa rõ tỷ trọng của đồng nhân dân tệ sẽ là bao nhiêu trong rổ dự trữ ngoại hối của IMF. 1 Tháng Mười Hai, 2015 https://vietdaikynguyen.com/v3/85294-imf-co-se-dua-dong-nhan-dan-te-cua-...
......

Tổ chức khủng bố giàu nhất thế giới kiếm tiền từ đâu?

Nhiều người băn khoăn không biết IS lấy tiền từ đâu để hoạt động và gây tội ác? Giải đáp cho câu chuyện “làm giàu” này có thể kể đến doanh thu từ bán dầu mỏ, kinh doanh bất động sản, và cướp ngân hàng.     1. Dầu mỏ: Các vựa dầu mỏ bị IS chiếm giữ ở Syria và Iraq là nguồn kiếm tiền chính của nhóm phiến quân này. Dù Mỹ và các nước đồng minh có vẻ dễ dàng ngăn chặn việc xuất cảng dầu mỏ từ các khu vực lãnh thổ bị IS chiếm đóng, việc kiểm soát thị trường đen lại khó khăn hơn. Nhóm khủng bố gần như chiếm hết dầu từ những mỏ dầu nhỏ và trung bình, sau đó dùng xe tải chở sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây các bên mua bán trao đổi hoặc đấu thầu. Việc buôn bán này là bất hợp pháp,  nên dầu được bán giảm giá,  rồi sau đó giá cả lại tăng biến động khi tiêu thụ trên thị trường chính thống. Những kẻ buôn lậu nhắn tin cho nhau qua Whatsapp để trao đổi hàng hóa. Theo Boston Globe, một số thương lái còn bán lại dầu từ IS cho chính chế độ của Tổng thống al-Assad tại Syria. Kể từ sau khi Mỹ và một số nước tham chiến, và không kích vào các khu vực khai thác dầu và khí ga, nguồn thu nhập này đã bắt đầu giảm hẳn. Theo báo cáo, cho đến tháng 10/2014, Mỹ đã phá hủy khoảng một nửa cơ sở sản xuất dầu của IS. Mỹ cũng cố gắng định vị và nhắm vào những kẻ môi giới dầu mỏ, và khuyến nghị Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn buôn lậu.     2. Thu thuế: IS nắm quyền kiểm soát trên diện tích rộng, nên chúng có thể đánh thuế lên tất cả người dân sống tại khu vực đó. Ngoài những loại thuế thông thường, một số loại khác còn hơn cả “tra tấn”. IS đánh thuế lên tất cả mọi thứ như hàng hóa, nhu yếu phẩm, điện nước, viễn thông, tiền mặt, lương thưởng, giao thông khảo cổ, và cộng đồng không phải người Hồi giáo nói chung. alt Thomson Reuters dự tính hệ thống đánh thuế này thu về hơn 360 triệu USD/ năm cho IS. Có thể mô tả Syria, hay Iraq tồn tại “2 chế độ” khi các tay súng IS, và gia đình của chúng hưởng thụ miễn phí mọi dịch vụ như nhà cửa, y tế, trong khi những người khác phải trả thuế rất nặng.     3. Tiền chuộc bắt cóc: Theo báo cáo của LHQ tháng 10/2014, dự tính IS thu về 35 -45 triệu đô năm ngoái từ riêng tiền chuộc bắt cóc. Mỹ và Anh đã cố gắng hạn chế kênh tài chính này, bằng cách ban hành quy định trả tiền chuộc cho khủng bố là bất hợp pháp. Chính sách này có vẻ cứng rắn đối với nhiều gia đình có thân nhân bị bắt cóc, nhưng nhà chức trách khẳng định điều này sẽ khiến cho bọn khủng bố không có ý định bắt cóc dân Mỹ và Anh. IS cũng thu về một số tiền khổng lồ từ tiền chuộc bắt cóc tại chính Syria và Iraq, tất nhiên điều này nằm ngoài kiểm soát của Mỹ hay Anh.     4. Tiền viện trợ: Những khoản đóng góp là nguồn thu khá cơ bản cho nhóm phiến quân này. Ước tính IS nhận được gần 49 triệu USD trong khoảng 2013-2014 từ những doanh nhân, gia đình giàu có tại Ả-rập Saudi, Qatar, Kuwait, các tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất. Nhiều nhà tài trợ đổ tiền cho IS, vì nỗi sợ hãi, và cả oán hận đối với Iran và Thủ tướng Syria. Theo Brookings Institution, trong năm 2013, nhiều mạnh thường quân ở Kuwait đã chuyển hàng trăm triệu đô la cho nhiều nhóm nổi dậy ở Syria. Sau khi cộng đồng quốc tế lên án các quốc gia về việc tài trợ khủng bố, chính quyền Ả-rập Saudi, và các tiểu Vương Quốc Ả-rập thống nhất đã có nhiều chính sách hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, nguồn tiền đổ vào IS thông qua các tổ chức từ thiện không đăng ký vẫn bị bỏ ngỏ.    5. Bán đồ cổ: Ở mỗi khu vực chiếm đóng, IS nắm quyền kiểm soát luôn cả Bảo tàng, các bộ sưu tập cá nhân, và khu Khảo cổ học. Đây là nguồn cung cấp đồ cổ khổng lồ bao gồm những tác phẩm nghệ thuật, và lịch sử vô giá. Từ đầu năm đến nay, IS đã chiếm hơn 4.500 khu lưu trữ văn hóa. Một số đồ cổ đã bị phá hủy, nhưng số khác được bán lại với giá trên trời tại các chợ nổi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, nơi mua sắm của nhiều dân buôn hàng cổ đến từ Châu Âu, và nhiều nước giàu khác. Hiện đây được coi là nguồn thu lớn thứ hai xếp sau bán dầu mỏ của tổ chức khủng bố này. Mỹ ước tính tổng giao dịch đồ cổ trong một năm của IS phải đạt đến hơn 100 triệu USD.    6. Cướp ngân hàng: Theo điều tra, IS thu về ít nhất nửa tỉ USD tiền mặt từ các chi nhánh của khắp ngân hàng quốc danh tại phía Bắc, và Đông Iraq trong năm 2014. Một quan chức Mỹ tiết lộ với báo Guardian, trước thời Mosul, tổng tiền mặt và tài sản của IS là 875 triệu USD, sau đó cộng với 1,5 tỉ USD số tiền chúng cướp từ các nhà băng, và giá trị vũ khí quân dụng.     7. Bán lại tài sản: Sau khi IS chiếm đóng phần lãnh thổ Iraq, chúng nắm giữ luôn các thiết bị, vũ khí, quân dụng của Mỹ để sử dụng, hoặc bán lại. Tổ chức này cũng bán lại các thiết bị xây dựng, máy phát điện, dây cáp, ô tô, đồ đạc, và nhiều sản phẩm khác.     8. Kinh doanh bất động sản: Theo Nigash.org:  IS thu về một lượng lớn tiền mặt từ việc cho thuê, và bán đấu giá tài sản của những người chúng giết, hoặc ở các khu vực chiếm đóng mới. Tài sản của những cá nhân mà IS coi là kẻ thủ như quân đội, cảnh sát, chính phủ, Chính trị gia, Thẩm phán, Viện kiểm sát đều bị chiếm giữ. Theo một tài liệu khác, IS cho người dân thuê lại các tài sản này, hay là dùng làm căn cứ cho các chiến binh, hoặc đầu tư xây sửa thành khách sạn 5 sao, hoặc resort ./.    Theo Net.
......

Gốc rễ của làn sóng khủng bố chống phương Tây

Các cuộc tấn công kinh hoàng của Nhà nước Hồi giáo ở Paris đưa ra một lời nhắc nhở rõ ràng rằng các nước phương Tây không thể hạn chế được – chưa nói đến miễn nhiểm khỏi – những hậu quả không mong muốn của sự can thiệp của họ ở Trung Đông. Sự tan rã của Syria, Iraq, và Libya, cùng với cuộc nội chiến đang xé nát Yemen, đã tạo ra những chiến trường giết chóc khổng lồ, làm dấy lên những làn sóng người tị nạn, và kích động những chiến binh Hồi giáo cực đoan, những kẻ sẽ tiếp tục là một mối đe dọa đối với an ninh quốc tế trong nhiều năm tới. Và phương Tây có liên quan rất lớn tới điều này. Rõ ràng, sự can thiệp của phương Tây vào Trung Đông không phải là hiện tượng mới. Trừ những trường hợp ngoại lệ của Iran, Ai Cập, và Thổ Nhĩ Kỳ, mọi cường quốc khu vực ở Trung Đông đều là một cấu trúc hiện đại được tạo ra chủ yếu bởi Anh và Pháp. Các cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq kể từ năm 2001 chỉ đại diện cho nỗ lực gần đây nhất của các cường quốc phương Tây nhằm định hình địa chính trị của khu vực. Nhưng những cường quốc này luôn thích can thiệp qua tay người khác, và chính chiến lược này – đào tạo, tài trợ, và trang bị cho những chiến binh thánh chiến được coi là “ôn hòa” để chiến đấu chống những kẻ “cực đoan” – ngày nay đang phản tác dụng. Bất chấp những bằng chứng liên tục phản bác, các cường quốc phương Tây vẫn trung thành với một cách tiếp cận gây nguy hiểm cho an ninh nội bộ của chính họ. Cần nói rõ rằng những kẻ đang tiến hành cuộc thánh chiến bạo lực không bao giờ có thể “ôn hòa.” Thế nhưng ngay sau khi thừa nhận rằng đa số thành viên của Quân đội Syria Tự do được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đào tạo đã đào thoát sang Nhà nước Hồi giáo, Mỹ mới đây đã cam kết thêm gần 100 triệu USD viện trợ trực tiếp cho quân nổi dậy Syria. Pháp cũng đã phân phối viện trợ cho quân nổi dậy Syria, và gần đây đã bắt đầu tiến hành các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo. Và đó chính là lý do Pháp trở thành mục tiêu. Theo các nhân chứng, những kẻ tấn công tại nhà hát Bataclan ở Paris – nơi mà hầu hết các nạn nhân trong buổi tối đó đã bị sát hại – đã tuyên bố rằng hành động của họ là lỗi của Tổng thống François Hollande. “Ông ta đáng lẽ không cần can thiệp vào Syria,” chúng thét lên. Chắc chắn, Pháp có truyền thống chính sách đối ngoại độc lập và thực dụng, phản ánh qua sự phản đối của Pháp đối với cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq năm 2003 do Mỹ dẫn đầu. Nhưng sau khi Nicolas Sarkozy trở thành Tổng thống năm 2007, Pháp đã điều chỉnh chính sách theo hướng ăn khớp hơn với Mỹ và NATO, và tham gia tích cực vào cuộc lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi năm 2011. Và sau khi Hollande lên kế nhiệm Sarkozy năm 2012, Pháp đã nổi lên như một trong những đất nước can thiệp nhiều nhất của thế giới, tiến hành các hoạt động quân sự tại Cộng hòa Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Mali, khu vực Sahel (phía nam Sahara), và Somalia trước khi tiến hành các cuộc không kích ở Syria. Những sự can thiệp như vậy đã bỏ qua những bài học của lịch sử. Nói đơn giản, gần như mọi cuộc can thiệp của phương Tây trong thế kỷ này đều có những hậu quả không lường trước – chúng đã tràn qua biên giới và cuối cùng lại thúc đẩy một cuộc can thiệp khác. Điều đó không khác gì so với những năm cuối thế kỷ 20. Trong những năm 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, Mỹ (với sự tài trợ từ Ả Rập Xê-út) đã đào tạo hàng ngàn phần tử cực đoan người Hồi giáo để chiến đấu chống lại Liên Xô tại Afghanistan. Kết quả là sự ra đời của al-Qaeda, tổ chức có những hành động cuối cùng đã thúc đẩy cuộc xâm lược Afghanistan và đưa ra một cái cớ cho cuộc xâm lược Iraq của Tổng thống George W. Bush. Như Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã thừa nhận hồi năm 2010, “Chúng tôi đã đào tạo họ, chúng tôi đã trang bị cho họ, chúng tôi đã cấp tiền cho họ, trong đó có cả ai đó có tên là Osama bin Laden…. Và điều đó đã không đem lại kết quả tốt đẹp cho chúng ta.” Nhưng bất chấp bài học này, các cường quốc phương Tây vẫn can thiệp vào Libya để lật đổ Gaddafi, về cơ bản đã tạo ra một thành trì thánh chiến ở bậc cửa phía Nam của châu Âu, trong khi mở đường cho vũ khí và chiến binh chảy sang các nước khác. Chính hậu quả này đã thúc đẩy các cuộc can thiệp chống khủng bố của Pháp ở Mali và vùng Sahel. Gần như chưa kịp dừng lại để thở thì Mỹ, Pháp, và Anh – với sự hỗ trợ của các nhà nước Wahhabi như Ả Rập Xê-út và Qatar – sau đó tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, làm dấy lên một cuộc nội chiến đã cho phép Nhà nước Hồi giáo giành được lãnh thổ và phát triển. Với việc tổ chức này nhanh chóng giành quyền kiểm soát trên một khu vực rộng lớn mở rộng đến tận Iraq, Mỹ – cùng với Bahrain, Jordan, Qatar, Ả Rập Xê-út, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – bắt đầu tiến hành các cuộc không kích ở Syria từ năm ngoái. Gần đây hơn, Pháp đã tham gia vào các nỗ lực này, và Nga cũng vậy. Mặc dù đang theo đuổi chiến dịch quân sự của mình một cách độc lập với các cường quốc phương Tây (phản ánh sự hỗ trợ dành cho Assad), Nga rõ ràng cũng đã trở thành một mục tiêu, với việc các quan chức Mỹ và châu Âu ngày càng tin rằng Nhà nước Hồi giáo đứng đằng sau vụ tai nạn của một máy bay Nga trên Bán đảo Sinai hồi tháng 10. Vụ tai nạn đó, cùng với các cuộc tấn công Paris, có thể thúc đẩy sự can thiệp quân sự lớn hơn từ bên ngoài vào Syria và Iraq, từ đó đẩy nhanh chu kỳ mang tính hủy diệt của sự can thiệp. Hiện tại, mối nguy hiểm của việc cảm xúc thay vì lý trí sẽ chỉ đạo các chính sách đang hiển hiện ở Pháp, Mỹ, và nhiều nơi khác. Điều cần thiết nhất là một cách tiếp cận thận trọng hơn phản ánh bài học từ những sai lầm gần đây. Trước hết, các nhà lãnh đạo phương Tây nên tránh những hành động có lợi cho các phần tử khủng bố, như Tổng thống Hollande đang làm bằng cách gọi các cuộc tấn công Paris là “hành động chiến tranh” và tiến hành các biện pháp chưa từng có trong nước. Thay vào đó, họ nên nghe theo lời khuyên của Margaret Thatcher và ngăn chặn những phần tử khủng bố lấy được “oxy từ sự nổi tiếng mà chúng phụ thuộc vào.” Quan trọng hơn, họ nên nhận ra rằng cuộc chiến chống khủng bố không thể được tiến hành một cách đáng tin cậy với các đồng minh không lành mạnh, chẳng hạn như các chiến binh Hồi giáo cực đoan hay các hoàng gia tài trợ cho chủ nghĩa Hồi giáo chính thống. Nguy cơ đem lại các hậu quả ngoài dự tính – dù là trả đũa khủng bố như ở Paris hay lan tỏa quân sự như ở Syria – là cao đến mức không thể nào biện minh. Chưa phải là quá muộn để các cường quốc phương Tây xem xét lại bài học từ những sai lầm trong quá khứ và tái điều chỉnh chính sách chống khủng bố của họ cho phù hợp. Thật không may, điều này dường như là phản ứng ít có khả năng xảy ra nhất đối với các vụ tấn công gần đây của Nhà nước Hồi giáo. Nguồn: Brahma Chellaney, “The Western Roots of Anti-Western Terror,” Project Syndicate, 16/11/2015. Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại New Dehli, là tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis. Copyright: Project Syndicate 2015 – The Western Roots of Anti-Western Terror (Nghiên Cứu Quốc Tế)
......

Kritik an Internetzensur und Inhaftierungen

Anlässlich des Deutschlandbesuchs von Vietnams Präsident Truong Tan Sang am morgigen Mittwoch kritisiert Reporter ohne Grenzen die strenge Medienzensur in der sozialistischen Republik. Wer über kritische Themen berichtet, muss wegen „Umsturz des Staates“ oder „Anti-Regierungs-Propaganda“ mit harten Strafen rechnen. Die Untersuchungshaft kann Monate dauern, Gerichtsverhandlungen sind hingegen oft schon nach ein paar Stunden vorüber. „Die vietnamesische Verfassung garantiert theoretisch das Recht auf Pressefreiheit. Praktisch schränkt die Regierung unter Präsident Truong Tan Sang dieses Recht mit zahlreichen Ausnahmegesetzen ein“, sagt ROG-Geschäftsführer Christian Mihr. „Es ist an der Zeit, die Verfolgung von Bloggern und unabhängigen Journalisten zu beenden und kritische Medien im Land zuzulassen.“ Medien und Internet in Vietnam unterliegen einem strengen System der Vorzensur durch das Propagandaministerium. Schwammige Strafgesetze wie Artikel 258 gegen den „Missbrauch demokratischer Freiheiten“ ermöglichen es, Journalisten zu inhaftieren. Regierungskritik ist verboten und die kommunistische Partei verfolgt Blogger und unabhängige Journalisten hartnäckig, oft auch mit brutaler Gewalt und unter Zuhilfenahme krimineller Gruppen. Blogs und soziale Medien sind häufig nur durch Zensurumgehungssoftware zugänglich. Die meisten Internetunternehmen sind in staatlichem Besitz und arbeiten eng mit den Zensurbehörden zusammen. Passwörter werden gehackt und an Tagen, an denen Blogger festgenommen oder verurteilt werden, werden Internetverbindungen verlangsamt. Unabhängige Medien zensiert... Trotz der Verfolgung durch die Behörden verteidigen Internetseiten wie Dan Lam Bao weiter das Recht auf Informationsfreiheit in dem südostasiatischen Land. 2009 gestartet und seitdem gesperrt, erlaubt Dan Lam Bao seinen Nutzern, ihre Meinungen frei zu äußern. Unabhängige Blogger, Journalisten der traditionellen Medien und Whistleblower aus Regierungskreisen – sie alle arbeiten mit an der Internetseite. Ministerpräsident Nguyen Tan Dung beschuldigte Dan Lam Bao, mit seinen Veröffentlichungen „die Führer der Nation zu beleidigen, die Bevölkerung gegen Partei und Staat aufzuwiegeln, Zweifel und schlechte Öffentlichkeit zu provozieren und damit das Vertrauen in den Staat zu untergraben.“ Nguyen Tan Dung ordnete das Ministerium für öffentliche Sicherheit an, gegen jeden zu ermitteln, der mit Dan Lam Bao in Verbindung stehe. Weil viele Blogger Verhaftung oder Schikanen gegen ihre Familien fürchten, können sie nur unter Pseudonym schreiben. … und entsperrt Zum Welttag gegen Internetzensur am 12. März 2015 entsperrte Reporter ohne Grenzen neun zensierte Internetseiten in elf Ländern, darunter auch Vietnam Thoi Bao, die Webseite des unabhängigen Journalistenverbands in Vietnam, und Dan Lam Bao. Exil bedeutet Freiheit Viele Blogger können nur im Exil frei arbeiten. Die Bloggerin Ta Phong Tan wurde im September nach drei Jahren Haft freigelassen. Sie veröffentlichte auf dem Blog Cong Ly v Su That (Gerechtigkeit und Wahrheit) ihre Kritik an Korruption und Menschenrechtsverletzungen durch Polizei und Justiz und wurde zu zehn Jahren Haft und fünf Jahren anschließenden Hausarrests verurteilt. Nach ihrer Freilassung reiste Ta Phong Tan direkt in die Vereinigten Staaten, wo sie bei ihrer Ankunft in Los Angeles von Nguyen Van Hai begrüßt wurde. Nguyen Van Hai, besser bekannt unter seinem Blognamen Dieu Cay, wurde zusammen mit Tan zu 13 Jahren Haft verurteilt und nach seiner Freilassung ins Exil gezwungen. Kampagne mit missio für Nguyen Van Ly Stellvertretend für viele steht der katholische Priester und Mitbegründer einer Online-Plattform für Demokratie, Nguyen Van Ly. Er sitzt im Gefängnis. Deshalb starten missio Aachen und Reporter ohne Grenzen Ende Januar 2016 eine gemeinsame Unterschriftenaktion für Nguyen Van Ly. Die Petition soll im September 2016 an die Bundesregierung überreicht werden. missio und Reporter ohne Grenzen sagen: Religionsfreiheit und Informationsfreiheit sind untrennbar verbunden und Menschenrechte sind unteilbar. Der Einsatz für bedrängte Christen und andere religiöse Minderheiten bedeutet immer auch, sich für Informationsfreiheit einzusetzen – und umgekehrt. Vietnam steht auf Platz 175 von 180 Staaten auf der Rangliste der Pressefreiheit von Reporter ohne Grenzen. 14 Blogger sitzen derzeit im Gefängnis. 2014 befanden sich drei vietnamesische Blogger unter den 100 Helden der Pressefreiheit. Das Land zählt außerdem zu den größten Feinden des Internets. https://www.reporter-ohne-grenzen.de/presse/pressemitteilungen/meldung/k... ------------------------------------------ Nguyễn Trọng Toàn chuyển sang tiếng Việt Nhân dịp chuyến thăm Đức của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ngày mai, thứ Tư, Phóng viên Không Biên giới công kích việc kiểm duyệt nghiêm ngặt kiểm duyệt ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa này. Ai tường thuật về các vấn đề nhậy cảm sẽ bị trừng phạt nặng vì tội "lật đổ nhà nước" hay "tuyên truyền chống chính phủ". Việc giam giữ điều tra kéo dài nhiều tháng, nhưng phiên tòa xét xử thường chỉ kéo dài có một vài giờ. "Hiến pháp Việt đảm bảo về mặt lý thuyết các quyền tự do báo chí. Trong thực tế, các chính phủ dưới quyền Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạn chế quyền này với nhiều luật ngoại lệ, Giám đốc điều hành Phóng viên Không Biên giới Đức Christian Mihr nói. "Đã đến lúc cần chấm dứt cuộc đàn áp các blogger và các nhà báo độc lập cũng như cho phép phương tiện truyền thông phê bình của đất nước." Truyền thông và internet tại Việt Nam là đối tượng của một hệ thống kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ Tuyên truyền. Luật hình sự mơ hồ như Điều 258, chống lại "lạm dụng tự do dân chủ" dùng để bắt giam các ký giả. Chỉ trích chính phủ bị cấm và Đảng Cộng sản bắt bớ triền miên các blogger và các nhà báo độc lập, cũng thường dùng bạo lực dã man và với sự giúp đỡ của các nhóm xã hội đen. Truyền thông độc lập bị kiểm duyệt ... Blog và các phương tiện truyền thông xã hội thường chỉ có thể truy cập thông qua phần mềm vượt thoát kiểm duyệt. Hầu hết các công ty internet là của nhà nước và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kiểm duyệt. Mật khẩu bị trộm và vào những ngày khi blogger bị bắt hoặc bị kết án, thì đường nối vào Internet bị làm chậm lại. Bất chấp sự đàn áp của chính quyền, các trang mạng như Dân Làm Báo tiếp tục bảo vệ quyền tự do thông tin tại quốc gia ở Đông Nam Á này. Bắt đầu vào năm 2009 và từ đó bị ngăn chặn, Dân Làm Báo cho phép người sử dụng để thể hiện ý kiến ​​của mình một cách tự do. Các blogger độc lập, ký giả báo giấy và người phanh phui các bí mật của chính quyền đều dùng phương tiện là các trang mạng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cáo buộc Dân Làm Báo đã "xúc phạm các nhà lãnh đạo quốc gia, kích động quần chúng chống lại đảng và nhà nước, gây nghi ngờ làm xấu công luận và do đó phá hoại niềm tin vào nhà nước." Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an điều tra bất cứ ai có liên hệ với Dân Làm Báo. Nhiều blogger sợ bị bắt hoặc gia đình họ bị quấy nhiễu nên họ chỉ có thể viết dưới một bút danh. ... và lách kiểm duyệt Ngày thế giới chống kiểm duyệt internet 12 tháng 3 năm 2015 Phóng viên Không Biên giới đã giúp lách kiểm duyệt cho các trang mạng tại 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam Thời Báo, trang mạng của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, và Dân Làm Báo. Lưu vong nghĩa là tự do    Nhiều blogger chỉ có thể viết tự do khi lưu vong. Blogger Tạ Phong Tần đã được tự do hồi tháng chín sau ba năm tù. Trên blog Công Lý và Sự Thật, bà đã chỉ trích nạn tham nhũng và vi phạm nhân quyền của cảnh sát, tư pháp và bị kết án đến mười năm tù và năm năm quản thúc tại gia. Tạ Phong Tần đã qua Mỹ khi được thả và được Nguyễn Văn Hải chào đón ở Los Angeles. Nguyễn Văn Hải, được biết đến nhiều hơn với tên viết blog là Điếu Cày, đã bị kết án 13 năm tù cùng với Tần và bị buộc phải lưu vong sau khi được thả. Chiến dịch với missio vận động cho Nguyễn Văn Lý Khuôn mặt tiêu biểu cho nhiều ngươì là linh mục Nguyễn Văn Lý, người đồng sáng lập của một khối trực tuyến cho dân chủ. Ông đang ở tù. Vì vậy missio Aachen [2] và Phóng viên Không Biên giới sẽ cùng đưa ra kiến ​​nghị thu chữ ký cho Nguyễn Văn Lý vào cuối tháng 1 năm 2016. Kiến ​​nghị này sẽ được trao cho chính phủ liên bang trong tháng Chín 2016. missio và Phóng viên Không Biên giới tuyên bố tự do tôn giáo và tự do thông tin không thể tách rời và quyền con người là bất khả phân. Bênh vực cho các Kitô hữu bị áp bức và tín đồ các dân tộc thiểu số khác luôn luôn có nghĩa là phải bênh vực cho tự do thông tin - và ngược lại. Việt Nam đứng hạng 175 trong 180 nước trên Chỉ số Tự do Báo chí (Press Freedom Index) của Phóng viên Không Biên giới. 14 blogger hiện đang ngồi tù. Năm 2014 có 3 blogger Việt Nam trong số 100 anh hùng của tự do báo chí. Nước này cũng là một trong những kẻ thù lớn nhất của internet. [1] Kritik an Internetzensur und Inhaftierungen, Reporter ohne Grenzen 24/11/2015 [2] missio (tiếng la tinh có nghĩa là sứ mạng) là một tổ chức truyền giáo ở Đức, Áo, Thụy Sĩ thuộc giáo hội Vatican có nhiệm vụ hỗ trợ các sinh hoạt tôn giáo ở Á Châu, Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh và Châu Đại Dương trong các chủ đề nhân quyền, hoà bình, bác ái
......

Một máy bay quân sự Nga bị bắn rơi ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syrien

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, một chiến đấu cơ F16 của không lực nước này đã bắn hạ một máy bay quân sự của Nga vào sáng thứ ba 24/11/2015 trên không phận biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Sirya, khi chiếc máy bay của Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và không đáp ứng những cảnh cáo liên tục từ chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng thông tấn Sputnik News của nhà nước Nga cũng xác nhận đã có một chiến đấu cơ phản lực thuộc loại  Sukhoi Su-24 của Nga bị bắn rớt. Tuy nhiên hãng thông tấn này cho rằng, chiếc chiến đấu cơ của Nga bị bắn rơi do hoả lực từ dưới đất. Báo chí thuật lại lời của Bộ trưởng quốc phòng Nga nói rằng, chiếc máy bay của Nga bị hoả lực từ dưới đất bắn rơi khi đang ở trong không phận Sirya. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố bản đồ radar với đường bay của chiếc máy bay bị bắn rơi cho thấy chiếc máy bay này đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tin CNN, một phi công của chiếc phi cơ bị bắn đã bung ra khỏi máy bay, nhảy dù xuống đất và đã bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ. Một phi công khác bị tử thương. Chiếc máy bay Nga bị bắn rơi trong vùng Latakia gần biên giới tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó đã có những cuộc dội bom tại đây. Trong tuần lễ trước cũng đã xẩy ra những cuộc giao tranh giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Sirya trong khu vực này. Một giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng, việc bắn hạ chiếc máy bay nói trên không phải là hành động gây hấn với quốc gia nào, mà chỉ là một buớc để bảo vệ không phận của nước này. Sukoi 24  
......

Bộ máy tuyên truyền nước ngoài của Trung quốc

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc từ lâu đã bị mang hình ảnh xấu trên thế giới và “quyền lực mềm” thì yếu kém. Hình ảnh tiêu cực về quốc gia này gây trở ngại cho thế giới chấp nhận sự trổi dậy của một cường quốc Trung Quốc. Vì giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn Trung Quốc có “thể diện” trên diễn đàn quốc tế, họ đã đầu tư rất nhiều trong những năm gần đây để làm tăng sự chấp nhận của thế giới. Đảng Cộng sảng Trung Quốc cho rằng thế giới bên ngoài có một hình ảnh méo mó về Trung Quốc đương đại vì cách trình bày sai lệch của truyền thông Tây phương. Liu Qibao, Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương ĐCSTQ, trong một bài viết dài trên Guangming nhật báo tháng Năm 2014, lập luận là “Có những người nhìn Trung Quốc qua kính màu. Họ nhìn quốc gia này qua qua lăng kính ‘thuyết Trung Quốc là mối đe dọa’, ‘thuyết cướp bóc tài nguyên’, ‘thuyết Trung Quốc sẽ sụp đổ’. Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2015 cho thấy là 50% người Mỹ trả lời thăm dò có cái nhìn “rất” hoặc “hầu như” không thuận lợi về Trung Quốc. Cũng trong cùng thăm dò, 40% thừa nhận rằng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là mối đe dọa trầm trọng. Đây không phải là điều gì mới. Trong suốt 40 năm thăm dò của Gallup tại Hoa Kỳ, người trả lời luôn bày tỏ cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ lâu xem việc thuyết phục và quản trị thông tin là những ưu tiên hàng đầu của chính quyền. Họ dành khá nhiều tài lực cho chuyện này và có một guồng máy rộng lớn để thực hiện các đề xướng tuyên truyền. Truyền thông cổ điển và xuất bản chỉ là một khía cạnh của công tác tuyên truyền nước ngoài. Trung Quốc đã học từ các quốc gia Tây Phương cách kết hợp ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa, game điện tử và truyền thông xã hội vào công việc quản trị dư luận quần chúng. Nhóm Tuyên Truyền Nước Ngoài thuộc Trung Ương ĐCSTQ, mà thành viên bao gồm cán bộ cao cấp, trưởng ban các cơ quan truyền thông nhắm vào nước ngoài, định ra chương trình tuyên truyền nước ngoài cho Trung Quốc. Văn Phòng Trung Ương Tuyên Truyền Nước Ngoài (OFP) của ĐCSTQ, thường được biết dưới tên gọi Văn Phòng Thông Tin Quốc Vụ Viện (SCIO), trông nom việc tuyên tuyền hướng ra ngoài, điều hướng các công tác tuyên truyền nước ngoài của các cơ quan chính quyền mà công việc có dính dáng đến ngoại quốc. Văn phòng OFP-SCIO còn có trách nhiệm “làm sáng tỏ và bác bỏ” những chuyện bị cấm tại Trung Quốc nhưng lại được truyền thông ngoại quốc đưa tin. Văn Phòng thứ 5 của SCIO có trách nhiệm giữ an ninh trên mạng internet tại Trung Quốc. Ngoại giao văn hóa cho nước ngoài thì rơi vào phần vụ của Bộ Văn Hóa và Giáo Dục và bao gồm những đề xướng như trao đổi văn hóa để làm tan biến những thành kiến về Trung Quốc cùng lúc nuôi dưỡng các cảm nhận nồng ấm về Trung Quốc. Bắc Kinh đã cổ võ cho việc học Hoa ngữ trên thế giới từ cuối thập niên 80, hy vọng là những ai học Hoa ngữ sẽ có cảm tình hơn với cách nhìn của Trung Quốc. Năm 2004, Trung Quốc mở ra Viện Khổng Tử để dạy Hoa ngữ và văn hóa Trung Quốc tại các đại học khắp nơi trên thế giới. Tính đến 2015 có tổng cộng 1.086 Viện Khổng Tử và lớp học trên toàn thế giới. Viện Khổng Tử phải tuân theo luật pháp Trung Quốc cũng như của nước chủ nhà; điều này có nghĩa là nhân viên của viện không thể là thành viên Pháp Luân Công, hay cổ võ độc lập cho Đài Loan, Tân Cương, hay Tây Tạng. Quy mô và phạm vi đầu tư hàng năm của Trung Quốc vào các hoạt động tuyên truyền nước ngoài quá lớn đến độ khó có thể ước đoán được ngân sách. Các con số trưng dẫn đi từ 7 tỉ cho đến 10 tỉ đô la, nhưng các con số này chỉ bao gồm tiền tài trợ cho truyền thông nhắm vào người ngoại quốc ở nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc tài trợ cho các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều cách. Năm 1992, Trung Quốc đánh thuế 3 phần trăm “thuế kỹ nghệ tuyên truyền” vào các cơ sở kinh doanh kiếm lời. Quỹ này dùng để tài trợ cho các hoạt động tuyên truyền mà không tạo ra tiền lời. Bên cạnh nỗ lực tuyên truyền ở cấp quốc gia, mỗi tỉnh Trung Quốc có quỹ riêng để quảng bá tỉnh họ với thế giới bên ngoài. Hai đối tượng khán giả Hoạt động tuyên truyền nước nhắm đến hai nhóm chính: Hoa Kiều và người ngoại quốc. Người Đài Loan được phân loại vào nhóm nhỏ của Hoa Kiều. Viên chức các sứ quán Trung Quốc trên thế giới huy động các phần tử thân-Trung Quốc trong giới Hoa Kiều và giới ngoại quốc ưu tú trong mỗi quốc gia, cùng lúc đó cô lập và chống đối những ai cổ võ cho Đài Loan độc lập và những thành phần mà ĐCSTQ đánh giá là “chống Trung Quốc”. Việc tuyên truyền nhắm vào người Hoa ở hải ngoại có ba mục tiêu chính: vô hiệu hóa các chống đối chế độ trong giới Hoa Kiều, gia tăng độ ác cảm đối với các lực chống-Trung Quốc, và khuyến khích Hoa Kiều đầu tư vào Trung Quốc. Nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc đã khá thành công trong việc nuôi dưỡng dư luận quần chúng tích cực trong giới Hoa Kiều, đặc biệt là thành phần di dân mới đến và làm yếu đi các nhóm chống đối trong cộng đồng Hoa Kiều. Tuyên truyền nhắm vào Hoa Kiều xuyên qua nhiều kênh truyền thông. Chúng bao gồm báo chí, đài radio, truyền hình tiếng Hoa tại địa phương (hải ngoại), cũng như Đài TV Trung Ương Trung Quốc (CCTV) phát đi kênh số 4 nhắm đặc biệt vào người Hoa hải ngoại. Tân Hoa Xã (Xinhua) cung cấp nội dung miễn phí cho các nguồn tin tiếng Hoa bên ngoài Trung Quốc, để bảo đảm là quan điểm của Bắc Kinh được thịnh hành trong cộng đồng Hoa Kiều. Trong thập niên vừa qua, Internet ngày càng trở nên một công cụ hữu ích để tạo hậu thuẫn cho Trung Quốc trong giới Hoa Kiều. Các trang web từ Trung Quốc bây giờ trở thành nguồn tin hàng đầu về tiếng Hoa và tin tức liên hệ đến Trung Quốc cho giới Hoa Kiều. Văn Phòng Sự Vụ Đài Loan, một cơ quan trực thuộc Quốc Vụ Viện, phối hợp với các cơ cấu khác để lo về các hoạt động tuyên truyền liên quan đến Đài Loan. Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các đài TV, radio, báo, trang web tại lục địa Trung Quốc nhưng đặc biệt hướng về quần chúng Đài Loan. Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm để uốn nắn dư luận quần chúng ở Trung Quốc và trên thế giới về những việc liên quan đến Đài Loan, và chặn bớt tầm ảnh hưởng thương mại và chính trị của Đài Loan trên toàn cầu. Những nỗ lực này rất thành công. Trong hai mươi năm gần đây, mục tiêu chính của tuyên truyền nhắm vào người ngoại quốc ở nước ngoài là gia tăng nhận thức về sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội của Trung Quốc, và sự tăng trưởng kinh tế vượt bực. Mặc dầu nỗ lực quảng bá về sức mạnh kinh tế có đạt kết quả, nỗ lực để điều hướng cách nhìn của Tây phương về chính trị Trung Quốc thì lại không khá. Trung Quốc quảng bá thông điệp của họ ra ngoài qua nhiều ngõ truyền thông, luôn cả các cơ quan đặt trụ sở tại Trung Quốc như China Daily (Nhật báo), Beijing Review, CCTV, China Radio International, phiên bản điện tử của People’s Daily, China.org, và Foreign Language Press. Nỗ lực của ĐCSTQ để vẽ một hình ảnh quốc tế tích cực bao gồm hai hướng đã dùng bấy lâu nay. Hướng thứ nhất là “dùng sức mạnh ngoại quốc để quảng bá Trung Quốc”. Bắc Kinh xây dựng đối tác có lợi hỗ tương với những nhân vật ngoại quốc có tiếng tăm có thể gây lợi thế về thương mại hay chính trị cho Trung Quốc – chẳng hạn như cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger hoặc cựu thủ tướng Anh Tony Blair. Mỗi quốc gia hiện nay có một số nhân vật tiếng tăm được ĐCSTQ gọi là “Bạn của Trung Quốc”. Những người bạn thời nay thường xuyên được các cơ quan thông tấn yêu cầu có những bài viết tích cực cho truyền thông Trung Quốc và tham dự vào những sự kiện hỗ trợ cho các đề xướng quyền lực mềm của Trung Quốc. Chính quyền cũng thường xuyên tiếp đãi các phái đoàn nước ngoài của “những nhân vật tiếng tăm” bằng các chuyến du lịch Trung Quốc được nhà nước chi trả hoàn toàn, với hy vọng là khi về lại xứ sở, họ sẽ nói tốt cho Trung Quốc. Một hướng khác được thường dùng là “mượn tay báo giới ngoại quốc”. Trong quá khứ việc này chính yếu là nỗ lực của giới chức tuyên truyền gầy dựng mối quan hệ tốt với các ký giả ngoại quốc được đánh giá là thân thiện về mặt chính trị với Trung Quốc. Đến giữa năm 2000, hướng này được nới rộng để bao gồm luôn việc cài các bản tin của Trung Quốc vào các tờ báo hàng đầu của ngoại quốc. Thí dụ như, mỗi tháng một lần tờ Washington Post xuất bản một bản tin có trả tiền của tờ Nhật Báo Trung Quốc (China Daily). Tương tự vậy, đài TV Trung Quốc (CCTV) và chương trình Radio Quốc Tế của Trung Quốc cài đặt một số chương trình vào các đài TV và radio ngoại ngữ của người ngoại quốc. Trong thời của Mao, chiến lược này được gọi là “mượn thuyền ra biển”. Năm 2000, CCTV khai trương kênh truyền hình vệ tinh CCTV 9 nhắm đến giới ngoại quốc nói tiếng Anh. Năm 2004, họ bắt đầu phát thanh chương trình tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, và khai trương lại dưới tên CCTV International. Đài này có ý muốn sánh vai với đài CNN – là một cơ quan truyền thông toàn cầu đưa tin suốt 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Mặc dầu nhà nước trợ cấp cho CCTV International khá nhiều tài lực, nhưng lại không rộng rãi để cho phép đài có được biên tập độc lập, và vì thế làm giảm mức độ hữu hiệu của nó. Đầu năm 2009, Bắc Kinh tuyên bố là họ sẽ đầu tư 45 tỉ nhân dân tệ (khoảng 7.25 tỉ đô la) vào các cơ quan truyền thông chính để củng cố và đẩy mạnh các hoạt động đưa tin và có mặt trên toàn cầu. Trong chiến dịch “đại tuyên truyền” này, Tân Hoa Xã gia tăng các văn phòng hải ngoại từ 100 lên 186. Trong cùng năm, tờ Toàn Cầu Thời Báo (Global Times – một tờ báo phổ thông tập trung vào chuyện thế giới do Nhân Dân Nhật Báo làm chủ) khai trương ấn bản tiếng Anh. CCTV International bắt đầu phát chương trình tiếng Á-rập và tiếng Nga, và năm 2010 đổi tên lại thành CCTV News. Đầu tư ào ạt của Trung Quốc vào các cơ quan truyền thông này thu hút khá nhiều chú ý và tranh cãi của quốc tế. Nhưng chiến lược này bây giờ bị các chuyên gia về truyền thông đại chúng Trung Quốc đánh giá là một thất bại. Nếu độc giả ngoại quốc biết là một mẫu tin nào đó đến từ nguồn truyền thông Trung Quốc, họ nhiều phần diễn giải tin đó là “tuyên truyền” hơn là “tin”. Thay đổi dưới thời Tập Cận Bình Dưới thời Giang Trạch Dân (1989-2002) và Hồ Cẩm Đào (2002-2012) Trung Quốc gia tăng các hoạt động tuyên truyền nước ngoài, dồn sức để cải thiện hình ảnh đất nước đối với bên ngoài. Dưới thời Giang Trạch Dân, đặc biệt là sau 1992, tuyên truyền nước ngoài tập trung chủ yếu vào việc quảng bá kinh tế Trung Quốc và khuyến khích đầu tư và giao dịch nước ngoài. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, xây dựng “quyền lực mềm” là mục tiêu chính, nhưng hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới vẫn không cải thiện gì nhiều. Thật vậy, thăm dò của Gallup cho thấy nó còn tệ hơn trong những năm đó. Vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình lên làm tổng bí thư của ĐCSTQ. So với các vị tiền nhiệm, họ Tập tập trung vào tay ông ta một số lượng quyền lực chưa từng thấy. Ông ta dùng quyền lực này để thúc đẩy một số thay đổi quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, kể cả việc đẩy mạnh nỗ lực ảnh hưởng lên độc giả nước ngoài. Trong một bài diễn văn tháng 8 năm 2013 tại Hội Nghị Quốc Gia về Tuyên Truyền và Công Tác Tư Tưởng, họ Tập nói rằng để đáp ứng những động lực thay đổi toàn cầu, “Trung Quốc phải phổ biến những tư tưởng mới và cách nhìn mới đến các quốc gia đang phát triển.” Ông ta đồng thời nhấn mạnh nhu cầu của Trung Quốc “củng cố việc đưa tin của truyền thông … dùng các phương pháp sáng tạo để với xa … kể những câu chuyện Trung Quốc hay, và cổ vũ cho quan điểm của Trung Quốc trên thế giới.” Trong một buổi họp tháng Giêng năm 2014, họ Tập thúc đẩy gia tăng chi tiêu để cổ vũ cho văn hóa Trung Quốc ở hải ngoài nhằm mục đích bành trướng quyền lực mềm. Họ Tập bảo với các thành viên Bộ Chính Trị ĐCSTQ rằng “Trung Quốc nên được mô tả như một quốc gia văn minh có một lịch sử phong phú, đoàn kết sắc tộc với văn hóa đa dạng, và là một cường quốc Đông phương với chính quyền tốt, một nền kinh tế phát triển, văn hóa phát đạt, và cảnh quan đẹp. … Trung Quốc còn nên được biết đến như là một quốc gia đứng đắn cổ xúy cho hòa bình và phát triển, gìn giữ công bằng và công lý thế giới, đóng góp tích cực cho nhân loại, và là một quốc gia xã hội chủ nghĩa cởi mở, thân thiện với thế giới, tràn đầy hy vọng và sức sống.” Tháng 8 năm 2014 họ Tập khởi động chiến lược mới quản trị truyền thông. Ông bảo rằng Trung Quốc sẽ lập ra “truyền thông dòng chính loại mới”, “uy quyền, có ảnh hưởng và tin cậy”. Trong chiến lược truyền thông loại mới của họ Tập, sát nhập và mua lại các công ty là biện pháp cốt cán để ảnh hưởng dư luận quần chúng ngoại quốc; truyền thông cổ điển và truyền thông mới được nhập lại vào một hướng đa nền tảng. Khác với thời Hồ Cẩm Đào, việc bành trướng truyền thông và tuyên truyền nước ngoài sẽ lấy nguồn chi từ việc thành lập các đại công ty truyền thông và thương mại hóa các công việc truyền thông. Truyền thông nhà nước Trung Quốc ít nhận tài trợ kể từ thập niên 90, đa số được yêu cầu phải có lời, cùng lúc phải tuân theo chỉ đạo tuyên truyền của ĐCSTQ. Vị thế đặc quyền của họ trong thị trường Trung Quốc đã khiến cho truyền thông nhà nước có lời vô cùng. Những thay đổi dưới họ Tập sẽ cho họ thêm nhiều tự do kinh tế, và chỉ làm cho họ thêm lợi lộc. Kể từ khi họ Tập tuyên bố đường hướng mới, nỗ lực tuyên truyền nước ngoài của Trung Quốc mang một sắc thái mới đầy tự tin, khẳng định, khát vọng. Hiện có nhiều chủ đề mới chiếm lấy công việc tuyên truyền nước ngoài: “kể một câu chuyện Trung Quốc hay”, “Giấc Mơ Trung Quốc”, “phú quốc, cường binh”. Một mục tiêu quan trọng của việc tuyên truyền nước ngoài là “kể một câu chuyện Trung Quốc hay”. Căn bản nó có nghĩa là đề cao với khán giả toàn cầu một phiên bản chọn lọc của một nét văn hóa Trung Quốc truyền thống. Các Viện Khổng Tử, các trung tâm văn hóa Trung Quốc, lễ hội và những phương tiện chính yếu cho loại tuyên truyền này. Tuyên truyền nước ngoài tập trung vào việc đề cao “Giấc Mơ Trung Quốc” thường làm nổi bật các cơ hội hợp tác kinh tế, nhấn mạnh khía cạnh đối tác và phát triển. Một cơ hội điển hình là dự án Con Đường Tơ Lụa Mới. Theo Peng Guangqian, phó tổng thư ký của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Trung Quốc, chính sách Con Đường Tơ Lụa Mới “vượt lên trên ý thức hệ”. Tương phản với chính sách đối đầu của những năm Chiến Tranh Lạnh, chính sách của Con Đường Tơ Lụa Mới chú trọng vào hợp tác kinh tế. Chúng còn nhằm thiết lập các chuẩn mực mới trong quan hệ quốc tế, với mục tiêu tạo ra những “cộng đồng của lợi ích” và “cộng đồng của vận mệnh” để giúp chấm dứt chẳng những tình trạng quốc gia lớn hùng mạnh hiếp đáp quốc gia nhỏ yếu mà còn chấm dứt “tất cả những bất bình đẳng về kinh tế và chính trị khác của trật tự thế giới cũ”. Chủ đề lớn cuối cùng của tuyên truyền nước ngoài dưới thời họ Tập là “phú quốc, cường binh” (nước giàu, quân đội mạnh). Tuyên truyền quân sự của Trung Quốc, cứng rắn trong tiếng Hoa, nhưng mềm mỏng hơn trong tiếng Anh và các ngoại ngữ khác. Thông điệp được phát ngôn nhân có thẩm quyền của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đưa ra và nhắm đến cả hai đối tượng nội địa và nước ngoài. Trong tiếng Hoa thì tuyên truyền quân sự chú trọng vào sự sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ lợi ích đất nước. Trong các thứ tiếng khác thì tuyên truyền nhấn mạnh đến ước vọng của Trung Quốc trổi dậy hòa bình thành một cường quốc quốc tế. Mở rộng tầm ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Trung Quốc hiện thời dự tính mở rộng thêm số lượng Viện Khổng Tử và các lớp học trên toàn cầu và gia tăng lượng học bổng và chương trình nghiên cứu của Viện Khổng Tử. Chính quyền cũng dành ra một khoản tiền thật lớn để thành lập 50 hoặc nhiều hơn trung tâm văn hóa quốc tế cho đến 2020 và có các dự án để triển lãm văn chương, nghệ thuật, âm nhạc và phim ảnh của Trung Quốc với thế giới. Trung Quốc đẩy mạnh việc gọi “Tết Trung Quốc” thay vì “Tết Âm Lịch”, tổ chức 900 sự việc trên 119 quốc gia trong năm 2015, trong khi đó năm 2010 chỉ có 65 sự việc trên 42 quốc gia. Trung Quốc cũng tuyên bố là sẽ đầu tư khá nhiều vào các think tank tại Trung Quốc và ở nước ngoài, thành lập hơn 100 cơ sở mới trong vòng vài năm tới. Trong năm 2015, Trung Quốc khai trương think tank ngoại quốc đầu tiên – Viện Nghiên Cứu Trung-Mỹ tại Washington DC, chú trọng nhiều về thời sự hàng hải và hợp tác Mỹ-Trung. Think tank này được tài trợ bởi Viện Quốc Gia Nghiên Cứu Về Nam Hải của Trung Quốc. Buổi khai trương có sự tham dự của Henry Kissinger. Trong hai năm vừa qua, China Daily, Beijing Review, CCTV International, Xinhua, và China Radio International tiếp tục mở rộng và gia tăng “bản địa hóa” – tức là mướn nhiều nhân viên truyền thông người ngoại quốc nhưng vẫn nắm kiểm soát biên tập. CCTV News mở chi nhánh ở Washington và Nairobi. Chương trình phát ra được luân phiên giữa studio chính tại Bắc Kinh và các studio ở Washington và Nairobi. Chương trình mới có chất lượng kỹ thuật cao. Nhưng cũng như trong quá khứ, các tin tức liên quan đến Trung Quốc phải tuân thủ theo những dặn dò từ Văn Phòng Tuyên Truyền Nước Ngoài của ĐCSTQ. CCTV News đã thực hiện một số chương trình có chiều sâu về các sự kiện quốc tế kể từ khi đổi thương hiệu, nhưng khi đụng đến việc tường thuật liên quan đến Trung Quốc, vẫn chú trọng đến “tuyên truyền tích cực”. Khi không dám đụng đến các vấn đề nhạy cảm chính trị tại Trung Quốc, chương trình của đài thường không đạt tiêu chuẩn tin tức. Việc đưa tin qua loa về vụ nổ kho hóa học ở Tianjin vào tháng 8 năm 2015 là một điển hình. Một phần khác của chiến lược truyền thông loại mới của họ Tập là hợp tác với truyền thông ngoại quốc để làm phim ảnh và tài liệu thân Trung Quốc. Trong năm 2015 có một loạt phim tài liệu do Trung Quốc & Hàn Quốc hợp tác thực hiện mang tên “Siêu Trung Quốc” (Super China) rất ăn khách trên đài TV Nam Hàn. Các công ty Trung Quốc có quan hệ thân cận với Bắc Kinh đang đầu tư vào các phim do Hollywood sản suất. Kết quả là một số phim Hollywood gần đây (thí dụ như phim Trainwreck [Trật Đường Rầy Xe Lửa]) nhét thêm vào những điểm thân Trung Quốc trong khi đó những phim khác (như Iron Man 3 trong năm 2013) thì xóa đi những điểm trong cốt chuyện xúc phạm đến ĐCSTQ. Một thay đổi quan trọng dưới chính sách của họ Tập là các hoạt động tuyên truyền nước ngoài ngày càng được tiến hành như các dịch vụ kinh doanh. Theo trưởng ban tuyên truyền Liu Qibao, “Kinh nghiệm cho thấy là khi các sản phẩm văn hóa Trung Quốc ’bán ra’ thì tốt hơn là ’gửi ra’”. Các cơ quan văn hóa của nhà nước do đó lên kế hoạch để thu mua một cách có chiến lược những công ty văn hóa Tây Phương thích hợp. Lối chơi chữ từ câu “mượn thuyền ra biển”, ông Liu gọi kế hoạch trên là “mua thuyền”. Những tiến triển này xảy ra cùng lúc với việc nhà nước đàn áp đối kháng chính trị và phát động chiến dịch bài trừ tham nhũng gay gắt. Nhà nước đồng thời kiểm soát chặt hơn truyền thông, xã hội dân sự, sinh viên, trí thức, và viên chức chính quyền, do đó áp lực nhiều hơn lên các công dân Trung Quốc có quan hệ hải ngoại phải theo đường lối của đảng và “hát cùng nhịp” khi nói chuyện với thế giới bên ngoài. Họ Tập đang tìm cách xiết chặt môi trường thông tin tại Trung Quốc để ủng hộ ĐCSTQ, và tác động lên cách thức Trung Quốc được đề cao và đón nhận trên thế giới là một phần của chiến lược này. Cho đến nay, các nỗ lực đáng kể của Trung Quốc để hiện đại hóa guồng máy tuyên truyền nước ngoài chỉ đạt được một phần kết quả trong việc làm thay đổi dư luận quần chúng quốc tế. Nỗ lực của ĐCSTQ nâng cao nhận thức toàn cầu về những thay đổi kinh tế của Trung Quốc có hiệu quả, cũng như nỗ lực để định hướng những trao đổi về Đài Loan. Quan điểm của Trung Quốc được truyền đạt chính xác trong giới truyền thông Hoa Kiều. Trong khi đó, như các thăm dò và nghiên cứu khác cho thấy, nỗ lực của ĐCSTQ để cải thiện cảm nhận của người ngoại quốc về tình hình chính trị nội địa Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế cho đến nay hầu như thất bại, không ảnh hưởng được đối tượng này. Trên đường dài, chiến dịch mới “mua thuyền” – tiếp thu các cơ quan truyền thông và văn hóa Tây Phương – có thể là cách hữu hiệu nhất để cải thiện “thể diện quốc tế” của Trung Quốc và dằn bớt những tranh cãi quốc tế về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Bà Anne-Marie Brady là giáo sư về khoa học chính trị tại Đại Học Canterbury, Tân Tây Lan, hiện là nghiên cứu gia tại Trung Tâm Woodrow Wilson, Washington DC và Viện Chính Sách Trung Quốc thuộc Đại Học Nottingham, Anh Quốc. Bà viết nhiều sách, trong đó có cuốn Quảng Cáo Cho Độc Tài: Tuyên Truyền và Công Tác Tư Tưởng tại Trung Quốc Đương Đại (2009). Hoàng Thuyên lược dịch Nguồn: Journal of Democracy
......

Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa Kỳ

Thứ Sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại Paris, thủ đô nước Pháp, nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại ít nhất 6 trọng điểm, do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) làm 129 người thiệt mạng, gần 400 bị thương (gần 100 trong tình trạng nguy kịch). Hai ngày sau, Pháp đã sử dụng 10 máy bay chiến đấu thả 20 quả bom nhắm vào những sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo như là bước khởi đầu trong quyết tâm tận diệt kẻ thù của quốc gia này nói riêng và của nhân loại nói chung. IS – ISI - ISIS là những chữ tắt của Islamic State (Vương Quốc Islam Giáo), Islamic State of Iraq (Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) và Islamic State of Iraq and Syria). Tiến trình hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo này là một tiến trình phức tạp đầy màu sắc tôn giáo cuồng tín của nhiều sắc dân vùng Trung Đông. Trong hiện tại, IS là tên đơn giản để chỉ nhóm khủng bố Hồi giáo này. Có nguồn tin cho rằng IS là do chính phủ Hoa Kỳ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông, bắt nguồn từ hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh của IS, Abu Bark al-Baghdadi là người có quan hệ thân cận với Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ. Đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS. Nguồn tin này đã nhanh chóng đi vào quên lãng. Thượng tuần tháng 1 năm 2015, IS đã mở đầu chiến dịch khủng bố nhắm vào nước Pháp bằng hành động bắn chết 12 nhà báo, họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với lời tuyên bố “chúng đang trả thù tạp chí này vì nhiều lần đăng tải các phiếm họa về nhà tiên tri”. Tháng 9 năm 2015, trong cuộc phỏng vấn của tờ Paris Match, thẩm phán Trévidic đã cho biết nguy cơ nước Pháp bị tấn công khủng bố ở mức độ cao và chưa từng có tiền lệ “Nước Pháp đã trở thành kẻ thù số một của IS, là đích ngắm của một đội quân khủng bố với đủ loại hình thức” và rất bất ngờ, chỉ 2 tháng sau, dự đoán này đã chính xác 100%. Qua hai sự kiện khủng bố xảy ra ở Pháp, chúng ta có thể thấy năng lực phòng chống khủng bố ở Pháp nói chung đang gặp vấn đề: không nắm được thông tin tình báo, không có được các giải pháp phòng ngừa hiệu quả... Pháp quốc chỉ ĐỐI ĐẦU mà chưa ĐỐI PHÓ. Đối Đầu là kình chống, đương đầu ra mặt chống lại, không phục, trong khi Đối Phó là ứng phó, đáp ứng tình trạng tự nhiên hay do một tổ chức, cá nhân gây ra nhưđối phó với tình thế; đối phó với bất kỳ ai muốn gây sự. Rút kinh nghiệm chống khủng bố từ biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ (New York, Washington D.C. và Pennsylvania) hơn 14 năm, Hoa kỳ đã không để xảy ra tình trạng bị tấn công trầm trọng nào khác. Nhóm khủng bố Hồi Giáo đã âm mưu và toan tính nhiều kế hoạch tinh vi khác nhau nhưng không thể thực hiện được. Hoa Kỳ đã cải tổ toàn diện xã hội để “Đối Phó“ với tình hình do nhóm khủng bố Hồi giáo chủ trương. Với đầu óc thực tiễn, “ta làm những gì ta có thể làm , không nên làm những gì ta muốn”, chính phủ Hoa Kỳ không mất thời giờ đi năn nỉ hay ”giáo dục“ những kẻ cuồng tín lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ và người da trắng Âu châu là “bọn bạch quỷ” cần phải tiêu diệt, chính phủ đã có những vũ khí hiện đại để bắn hạ những kẻ thù đến gần, đồng thời cũng có những phương cách “bẻ chân, bẻ tay, làm mù mắt, chọc thủng tai” của bọn khủng bố Hồi Giáo khiến bọn chúng không thể đột nhập vào Hoa Kỳ thực hiện giết người. 1. Với “ Patriot Act ” (do Giáo Sư Luật Khoa Đinh Đồng Phụng Việt soạn thảo) chính quyền Hoa Kỳ được phép nghe lén điện thoại, xâm nhập email, trang cá nhân website… của bất cứ thành phần nào mà không cần án lệnh của tòa án. Nhờ việc nghe lén này mà giới chức an ninh tình báo của Hoa Kỳ đã phá vỡ biết bao âm mưu phá hoại ngay từ trong trứng nước. 2. Nhận biết được, bọn khủng bố vào được Hoa Kỳ rồi khủng bố tự sát là do kẽ hở trong 2 nguyên tắc làm việc của FBI và CIA: CIA là cơ quan Trung Ương Tình Báo phụ trách bên ngoài Hoa Kỳ, trong khi FBI là cơ quan Điều Tra của Liên Bang trách nhiệm trong nội địa Hoa Kỳ và FBI chỉ bắt giữ khi có chứng cớ gây ra hay phạm tội hiển nhiên. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra Bộ An Ninh, đặt tất cả những cơ quan an ninh, tình báo …của nhiều cơ quan, dưới sự Quản trị và Giám sát của Bộ này. 3. Tất cả những cá nhân hay cơ quan hội đoàn giúp đỡ tán trợ bọn khủng bố đều bị “freeze” các chương mục ngân hàng.  Tương tự như “rút máu” của một cơ thể con người, chắc chắn con người đó, sinh vật vật đó…”phải chết ngay lập tức”. Sau biến cố tháng 9 ngày 11 năm 2001, một số người African – American hí hửng tưởng rằng Hồi Giáo trên đà chiến thắng nên ra tòa án xin đổi tên họ ra những là Mohammad , Ali, Saddam, … nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những credit card của họ bị “invalid”. Khi họ khiếu nại, trung tâm Customer Service của ngân hàng trả lời là “quyền cấp phát thẻ tín dụng là quyền ưu tiên của Ngân Hàng chứ không phải là quyền của khách hàng”. Và “Ngân Hàng không muốn cho các thánh tử vì đạo vay dollars vì Ngân Hàng sẽ chẳng bao giờ đòi được nợ”. 4. Tất cả những Visa và Passport cũ đều bị hủy bỏ, thay vào đó là những thẻ ID, những VISA, những PASSPORT mới có gắn chip điện tử nên chỉ cần mở ra là nhân viên Bộ An Ninh biết ngay công dân Hoa Kỳ đang ở quốc gia nào trên thế giới. Đây chính là những bằng chứng để bắt giữ, đưa vào nhà tù với tội danh “Phản Bội” thuộc hình sự đặc biệt những phần tử Hồi Giáo tại Hoa Kỳ trốn lén qua những xứ Hồi Giáo thụ huấn phương cách khủng bố phá hoại.  Hoặc là những phần tử xin đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Seoud dự tính trốn sang Syria đều bị bắt trước khi lên phi cơ rời khỏi nước Mỹ. Nước Pháp không có kỹ thuật tân tiến như Hoa Kỳ, cho nên những tên khủng bố bị hạ sát trong đêm 13 tháng 11 vừa qua có một số tên gốc gác từ Syria hay công dân Pháp đã có lần đến Syria! Một thí dụ khác là một số người VN lãnh trợ cấp SSI trở về VN du lịch quá 28 ngày, khi trở lại Hoa Kỳ bị Sở Xã Hội cắt trợ cấp phải “xin tái trợ cấp”, tỏ ra rất ngạc nhiên không hiểu tại sao Social Worker lại biết chuyện về VN của họ: Social Worker ngồi tại văn phòng chỉ cần mở data base của Passport là biết ngay, không cần người lãnh trợ cấp “tự giác” báo cáo! 5. Cơ quan NSA (dường như viết tắt của National Security Agency) của Bộ An Ninh có khoảng 15,000 đến 20,000 kỹ sư phục vụ chuyên nghe lén và đọc lén tất cả các cú gọi điện thoại và đọc lén tất cả những phương tiện internet trên toàn thế giới. Chuyến máy bay Air Bus của Nga bị rớt ở khu nghỉ mát trong bán đảo Sinai gần đây, trước khi phái đoàn các nước đến hiện trường điều tra, Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố là cơ quan tình báo của Anh đã nghe lén được là bọn khủng bố đặt bom vào máy bay và quả bom nổ từ kho chứa hành lý. Trong khi Tổng Thống Putin của Nga, nguyên là xếp của cơ quan KGB, vẫn còn chưa có thông tin gì cả. Các Kỹ sư Computer đã mã hóa những thứ tiếng Arab bằng barcode nên khi nghe lén, máy computer tự động chuyển dịch sang Anh Văn không cần Thông dịch viên nên rất nhanh chóng có được những tin tức chính xác. Mới đây một đao phủ thủ có tên là John Jihad bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát vì chỉ cần nghe giọng nói của tên này trên youtube khi bọn khủng bố hạ sát ký giả Bailey, cơ quan tình báo Anh đã xác định được lý lịch của kẻ có bí danh John Jihad. Người viết bài này chắc chắn là nước Pháp không thể có hệ thống Security Cameras dày đặc như Hoa Kỳ nên công việc truy tầm các tên khủng bố không thể hữu hiệu và nhanh chóng như của Hoa Kỳ. Điều này ứng vào 2 anh em người Mỹ gốc Nga đặt bom khủng bố giết hại người dân Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua Marathon ở Boston 2 năm trước, chỉ trong vòng ½ giờ sau khi nổ bom , nhờ hệ thống security cameras , cảnh sát Boston đã biết những kẻ khủng bố là ai và họ đã đi vây bắt ngay. Anh trai của thủ phạm đã bị bắn chết và thủ phạm đã ra tòa lãnh án tử hình. 6. Năm 2008, trên các nhật báo lớn của Hoa Kỳ, trang Technology có loan tin mà ít người chú ý: Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các hãng chế tạo máy truyền hình bán vào Hoa Kỳ phải gắn một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình tất cả những người ngồi xem trước máy (với góc quét hình gần 180 độ) rồi truyền ngược về Trung tâm Kiểm soát của Cảnh Sát. Thí dụ một đứa trẻ bị bắt cóc, bố mẹ đưa hình đứa bé cho Cảnh Sát nhờ truy tìm. Cảnh Sát Down Load hình vào Trung tâm Kiểm soát. Nếu đứa trẻ bị bắt cóc ngồi trong nhà hay trong khách sạn mở TV ra xem hay mở TV để chơi game thì Cảnh Sát sẽ tìm ra địa chỉ của đứa bé ngay lập tức. Cũng phương cách này, Cảnh Sát cũng sẽ mau chóng tìm ra địa chỉ ẩn trốn của những kẻ khủng bố. Chúng tôi cũng không rõ là hệ thống TV của Âu Châu nói chung và nước Pháp nói riêng có trang bị hệ thống này như của Hoa Kỳ hay không? 7. Cách đây 6 tháng, cũng trên trang Technology, một nhóm Kỹ sư của Hoa Kỳ phát minh được một kỹ thuật mới, họ cũng tìm ra một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình gắn luôn vào trong bóng đèn chiếu sáng trên các đường phố. Dĩ nhiên là giá thành rất rẻ nếu so sánh với hệ thống Security Cameras hiện nay. Trên đây chỉ là những gì chúng tôi được biết, dĩ nhiên còn những phát minh mới hơn cũng sẽ được kiểm nghiệm sử dụng. Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là những phương tiện của “phương pháp phòng thủ thụ động” mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện và thi hành. Một phương thức tối ưu trong việc “Đối Phó” với Nhà Nược Khủng Bố Hồi Giáo IS cần đề cập, đó chính là mạng lưới “tình báo nhân dân” tức là yếu tố con người, tương quan chặt chẻ với chính phủ, đã được Tổng Thống Abraham Lincoln nhấn mạnh trong bài diễn văn năm 1864: Một chính phủ BỞI DÂN , DO DÂN và VÌ DÂN sẽ luôn luôn được nhân dân ủng hộ để sát cánh trong công cuộc BẢO VỆ AN NINH và  TOÀN VẸN LÃNH THỔ cho quốc gia Hoa Kỳ.     Chu toàn trách nhiệm của một công dân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, đi bầu – quan sát và phát hiện những hiện tượng khác lạ chung quanh – nghe ngóng – tự xem là một phần tử trong mạng lưới tình báo nhân dân, chính là những đóng góp tích cực để giúp chính phủ đối phó với Nhà Nước Khủng Bố Hồi Giáo IS vậy.  LÊ THÀNH QUANG Philadelphia, Thứ Hai 16 tháng 11 năm 2015.
......

Nhà Nước Hồi Giáo ISIS xác nhận đã tấn công khủng bố Paris

PARIS- Nhà Nước Hồi GIáo ISIS đã lên tiếng xác nhận đã tổ chức cuộc tấn công khủng bố vào thành phố Paris, Pháp tối thứ sáu 13 tháng 11 vừa qua.  Có ít nhất 3 toán cảm tử Hồi Giáo với súng AK47, đồng phục đen với áo vét bom đã đồng loạt tấn công vào 6 địa điểm trong thành phố Paris gây tử vong cho 128 người và làm hơn 250 người bị thương.  7 Quân khủng bố đã nổ bom tự sát sau khi nã súng vào thường dân và một tên đã bị bắn hạ. Trong số các nơi bị tấn công, có sân vận động Stade đe France đúng vào lúc Tổng Thống Pháp Hollande đang ngồi xem trận túc cầu giữa hai đội tuyển Pháp và Đức. Ba người đánh bom tự sát đã khởi đầu tấn công nơi này vào lúc 21giờ 30 và ông Hollande đã di tản khỏi sân ngay lập tức. Tại nhà hát Bataclan nơi một ban nhạc Mỹ đang trình diễn, quân khủng bố đã nã súng vào đám đông và bắt làm con tin hơn 100 người.  Khi cảnh sát đặc nhiệm Pháp tấn công giải thoát con tin sau khi được tin khủng bố đang giết từng con tin một, 3 quân khủng bố đã cho nổ bom tự sát và người thứ tư đã bị cảnh sát bắn hạ. Khoảng gần 90 người thiệt mạng tại đây gồm 4 quân khủng bố và 1 cảnh sát đặc nhiệm Pháp. Quân khủng bố cũng nã súng vào thực khách tại nhà hàng Le Carillon và nhà hàng Le petit Cambodge do người Việt Nam làm chủ, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng. Tổng Thống Pháp Hollande đã ra lệnh đóng cửa biên giới để ngăn ngừa quân khủng bố thoát chạy và nước Pháp được đặt trong tình trạng chiến tranh và sẽ để quốc tang trong 3 ngày. Cảnh sát đã tìm thấy 1 sổ thông hành từ Syrie với dấu tay phù hợp với dấu tay của 1 quân khủng bố thiệt mạng. Quân khủng bố cũng được nghi gồm một số người quốc tịch Pháp, am hiểu phong tục, và địa hình Paris và một số phần tử từ Syrie và Iraq đã theo dòng người tỵ nạn từ Trung Đông sang các nước Âu Châu gần đây. Cuộc điều tra sơ khởi cho thấy quân khủng bố đã lên kế hoạch từ Bỉ và cảnh sát Bỉ đã bắt một số nghi can tại Bỉ có liên hệ đến các xe mà quân khủng bố đã xử dụng trong các cuộc tàn sát ở Paris.
......

Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon”

Ngày 4/11/2105, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã gửi đến tổ chức Frontline và ProPublica một lá thư nhằm yêu cầu điều tra nội bộ về phóng sự “Terror in Little Sai Gon” vì có quá nhiều thiên kiến và những cáo buộc sai lầm. Sau đây là nguyên văn bản dịch tiếng Việt. Quý vị có thể xem bản tiếng Anh tại đường dẫn: http://viettan.org/Open-Letter-to-Frontline.html BBT - Web Việt Tân ----------------------- Ngày 4-11-2015 Kính gửi: Raney Aronson-Rath, Giám Đốc Frontline David Fanning, Sáng Lập Viên và Tổng Giám Đốc Frontline Andrew Metz, Chủ Biên Frontline Stephen Engelberg, Tổng Biên Tập ProPublica Michael Getler, Giám Sát Viên PBS A.C. Thompson, Phóng Viên Tiêu đề: Thư Ngỏ đến Frontline/ProPublica về chương trình “Khủng bố tại Little Saigon” Thưa các Chủ Bút của Frontline và ProPublica: Tôi ghi nhận nỗ lực đáng quí của nhóm tường thuật để soi rọi những vụ sát hại ký giả người Mỹ gốc Việt chưa tìm ra hung thủ. Nhưng quý vị không thể giải quyết một sự việc bất công – tức sự sát hại không thể tha thứ các ký giả trong thập niên 1980 - bằng cách tạo ra một bất công khác. Khi viết chỉ để tạo sản phẩm hấp dẫn, dòng nội dung của phóng sự điều tra này có vấn đề. Tôi viết thư này để mong quí vị hãy duy trì tính chính trực trong biên tập và chuẩn mực của Public Broadcasting Service bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” đã phát hình và đăng trên trang web của quý vị ngày 3/11/2015. Tôi cũng kêu gọi Frontline và ProPublica duyệt xét lại việc cho phép đăng tải những quy kết không căn cứ. Cho tôi xác nhận rõ: “Mặt Trận” (cũng được gọi là "the Front" trong chương trình) không hề có chính sách dùng bạo lực để bịt miệng những người chỉ trích. Tổ chức chúng tôi không bao giờ có một đội sát thủ hay một danh sách ám sát. Mặt Trận được thành lập từ sự kết hợp của nhiều nhóm người Việt trong cộng đồng hải ngoại và tại Việt Nam. Liên minh này bao gồm các sinh viên Việt Nam du học trong thời chiến tranh, những người tỵ nạn chính trị trốn chạy độc tài cộng sản, và những người đối kháng còn ở Việt Nam. Mục tiêu của Mặt Trận là huy động người dân Việt Nam vào một cuộc đấu tranh quần chúng để có tự do chính trị. Vì ước vọng cho một nước Việt Nam tự do, Mặt Trận thu hút được sự ủng hộ mạnh mẻ từ cộng đồng người Việt hải ngoại và chính giới tại nhiều quốc gia. Suốt nhiều năm qua, thành viên Mặt Trận đã đóng góp vào việc xây dựng các cộng đồng người Việt khắp thế giới. Cho đến nay, nhiều thành viên vẫn tiếp tục cổ võ cho nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức mà tôi đại diện — Việt Tân, một đảng của người Việt đấu tranh cho dân chủ — được sáng lập bởi những người lãnh đạo đầu tiên của Mặt Trận. Trong số thành viên đa dạng của chúng tôi hiện nay có những nhà hoạt động trong nước, có những thành viên lớn tuổi từng hoạt động trong Mặt Trận trước đây, và có thế hệ thứ nhì tiếp tục đeo đuổi nỗ lực tranh đấu cho một Việt Nam tự do. Điều mà tôi thấy không ổn – và kêu gọi giám sát viên của PBS xem xét – là toàn bộ chương trình này dựa trên lập luận sai lạc. Đó là chỉ vì các ký giả này từng chỉ trích Mặt Trận mà tổ chức này phải chịu trách nhiệm về các vụ giết hại. Phóng sự điều tra này được xây trên toàn những giả thuyết và trình bày méo mó. Tôi kêu gọi quí vị xem xét những điểm sau đây: 1. Dựa vào lời đồn đãi và cái gọi là chứng cớ mới Tài liệu quảng cáo bảo rằng có năm cựu thành viên Mặt Trận ám chỉ tổ chức này liên can đến vụ sát hại. Nhưng trong số năm người được phỏng vấn, người duy nhất bảo rằng Mặt Trận có dính đến việc sát hại lại là một nguồn ẩn danh. Mặc dù chương trình này không có khả năng xác định tính xác thực của người nói, lời thú nhận của ông ta vẫn được xem là “chứng cớ mới.” Phóng sự sau đó rút kết luận từ bốn nguồn khác, đưa lời đồn ra như dữ kiện. Ông Nguyễn Đăng Khoa tuyên bố rõ trước ống kính là ông không biết gì về K-9. Lời phủ nhận được nghe rõ bằng tiếng Việt nhưng không dịch ra trên màn hình. Ông Trần Văn Bé Tư chỉ tham gia Mặt Trận một thời gian ngắn và bị trục xuất năm 1984 vì quan điểm của ông quá cực đoan. Các câu trả lời của ông về K-9 là những tuyên bố vô căn cứ của một người chưa hề thuộc về K-9. Thompson hỏi ông ta: “Gia đình Đạm Phong nghĩ là Đạm Phong vì chỉ trích Mặt Trận thế mà bị giết. Điều đó có chính xác đối với ông không?” Câu trả lời của Trần Văn Bé Tư là một lời đồn: “Tôi nghe như thế.” Ông “Johnny” Nguyễn Văn Xung liên tục khẳng định ông ta không biết gì về việc Mặt Trận dính líu đến việc sát hại những người chỉ trích. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã nhiều lần phủ nhận lời cáo buộc về bạo hành bất kể nỗ lực của A.C. Thompson cố “dí ông” qua nhiều giờ phỏng vấn. Ấn bản trên web bảo rằng ông Nghĩa, phát biểu khi không quay phim, có biết những cá nhân trong Mặt Trận nghĩ đến chuyện dùng bạo lực. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã lên tiếng sau đó rằng lời ông đã bị kể lại sai lệch. Phóng sự cho rằng Mặt Trận đeo đuổi một chính sách dùng bạo lực chống lại giới chỉ trích, nhưng họ chẳng tìm ra hay trưng ra tài liệu nào của Mặt Trận ra lệnh tấn công như vậy. Ấn bản trên web nói rằng các điều tra viên “tin là Mặt Trận đã gửi ra những bản thông báo nhận trách nhiệm về các vụ phạm pháp.” Nhưng bản “thông báo” duy nhất được ký bởi một nhóm khác, gọi là VOECRN. Phóng sự cũng nói rằng FBI “đặt giả thuyết” có thể có mối liên hệ giữa VOECRN và Mặt Trận. Nhưng nhóm tường thuật dù không có chứng cớ gì vẫn chấp nhận giả thuyết đó như một dữ kiện thật. Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này. Mặc dù đây là mong muốn tốt của phóng viên muốn tìm cho ra sự thật đằng sau những bất công, nhưng sự quy kết vô căn cứ về Mặt Trận dính tới các vụ giết hại vẫn là thái độ thiếu đạo đức nghề nghiệp của ngành ký giả. 2. Thực tế về đơn vị K-9 Phóng sự cho rằng Mặt Trận điều hành một đội ám sát, bao gồm thành viên từ mỗi phân bộ. Nhưng lại không trưng dẫn một chứng cớ, tài liệu, mệnh lệnh, hoặc dữ kiện nào để minh chứng cho cáo buộc này. Ông Thompson dường như không hiểu hoặc cố tình lờ đi nguồn gốc của tên gọi K-9, đã khiến khán giả tự liên tưởng đến các ý nghĩa của từ này trong tiếng Anh. Mặt Trận quả thật có một phân bộ đánh số là K-9 nhưng sự thật lại rất thường tình. Vì là một tổ chức của quần chúng, Mặt Trận có phân bộ khắp nơi trên thế giới. Mỗi phân bộ được đánh số theo khu vực địa dư: "Khu" trong tiếng Việt nghĩa là "vùng". Các chi nhánh bên Hoa Kỳ thuộc Khu 1, bên Canada là Khu 2, bên Âu châu là Khu 3, v.v. Riêng Khu 9 (viết tắt là K-9) bao gồm những thành viên sống rãi rác ở những nơi không có cộng đồng người Việt hoặc chưa chính thức trực thuộc vào một phân bộ nào. Cũng như mọi khu bộ khác, thành viên của K-9 giúp huy động quần chúng, quảng bá tin tức, và hỗ trợ cho phong trào. Tóm lại, Mặt Trận không bao giờ có một đội sát thủ và “K-9” đơn thuần chỉ là một phân bộ trong tổ chức. 3. Cốt chuyện đã định trước của phóng sự này Cốt chuyện sai lạc này dám tự tin bảo rằng “Mục tiêu tối hậu của Mặt Trận là khởi động lại cuộc chiến tranh Việt Nam.” Trong phóng sự, những người Việt yêu nước bị đẩy lùi thành những cựu chiến binh đầy thù hận chỉ muốn kiếm lại địa vị xã hội đã mất. Đây là sự bóp méo trắng trợn về động cơ của rất nhiều nhà hoạt động. Lối mô tả đầy khinh thường về người Mỹ gốc Việt tràn lan khắp phóng sự và tạo hình ảnh ác ôn về những người mưu tìm tự do cho Việt Nam. Cốt chuyện này càng đầy gượng ép nếu nhìn kỹ trường hợp đầu tiên của năm ký giả bị sát hại, ông Dương Trọng Lâm bị giết vào tháng 7 năm 1981. Mặt Trận chưa hoạt động tại Hoa Kỳ cho đến năm 1982. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa – một “lãnh đạo thượng tầng” của Mặt Trận xuất hiện trong phóng sự – phủ nhận những cáo buộc về sát hại. Vậy mà A.C. Thompson vẫn thuật lại: “Khó mà cột ông Nghĩa vào điểm nào, nhưng đến lúc này thì tôi đã thấy đủ tài liệu và phỏng vấn đủ các cựu thành viên Mặt Trận để biết tổ chức này có một đội ám sát.” Người phóng viên xác nhận là họ không làm phỏng vấn để thu thập thông tin, mà để tìm những phát biểu hậu thuẫn cho một cốt chuyện đã định sẵn. 4. Thành kiến văn hóa Đi xa hơn tài liệu quảng cáo với những hình ảnh và ngụ ý giật gân (“Khủng bố tại Little Saigon”, “Cuộc chiến cũ nơi đất nước mới”), chương trình bộc lộ một sự xuyên suốt về thành kiến văn hóa đối với cộng đồng người Việt. Việc mô tả đây là một cộng đồng chỉ ngụp lặn trong quá khứ là hành động mang tính sỉ nhục và cho thấy nhóm phóng viên không đủ khả năng tinh tế cần thiết, dù mất đến hai năm nghiên cứu. Ông Thompson mô tả các buổi lễ tưởng niệm là “cảnh siêu thực” và tàn dư của “văn hóa người Mỹ gốc Việt hôm nay”, tưởng chừng như việc hát hùng ca và việc cựu chiến binh mặc quân phục là chuyện đặc thù trong cộng đồng người Việt. Ông còn mô tả không khí các buổi lễ “đầy sự tự hào và nỗi tức giận, cay đắng, phản kháng dai dẳng.” Người ta sẽ không dùng những từ ngữ như thế để mô tả những nghi thức trong Ngày Tưởng Nhớ Liệt Sĩ hay Ngày Cựu Chiến Binh để vinh danh các cựu quân nhân Hoa Kỳ. Người phóng viên tán đồng coi như thật những nhận xét thiên lệch mà cựu phóng viên báo LA Times Claudia Kolker lập đi lập lại, rằng lãnh đạo Mặt Trận muốn “tiếp diễn chiến tranh”, trong khi đó ông ta lại bỏ qua lời phát biểu của lãnh đạo Mặt Trận Nguyễn Xuân Nghĩa rằng tổ chức này “cố gắng tạo đổi thay tại Việt Nam.” Đây là một trong năm, bảy thí dụ trong phóng sự mà quan điểm của người không phải Việt Nam mới được coi như có tiếng nói có thẩm quyền (mặc dù chính nhóm tường thuật chê trách FBI thiếu chuyên gia văn hóa và ngôn ngữ để hiểu cộng đồng). Trong khi đó, tại ấn bản trên web, phóng viên mô tả những cộng đồng người Việt thời đầu là “khao khát phục thù” và mô tả người sáng lập Mặt Trận đã “[nhận ra] sự khao khát” và “lên kế hoạch để thỏa mãn khao khát đó.” Hình ảnh châm biếm về sự man dại và cơ hội chủ nghĩa này là một sỉ nhục đối với giới hoạt động dân chủ và nhân quyền khắp nơi. 5. Dữ kiện từ vụ kiện phỉ báng 1994 Như loại chuyện truyền thuyết, những lời đồn về Mặt Trận cũng chỉ xuất phát từ vài nguồn “chính” nhưng sau được loan truyền, dùng làm dẫn chứng qua lại, rồi được tạo ấn tượng như đó là quan điểm của nhiều người. Vào năm 1993, ba thành viên cao cấp của Mặt Trận (các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh và Nguyễn Xuân Nghĩa) đã kiện ba cá nhân liên can trực tiếp tới việc loan truyền những cáo buộc sát hạt. Đó là ký giả Cao Thế Dung, tác giả Vũ Ngự Chiêu, và chủ nhiệm báo Nguyễn Thanh Hoàng. Trước tòa vào tháng 12/1994, ông Cao Thế Dung nhìn nhận đã dùng ba bút danh khác nhau (cùng với tên thật của ông) để viết chi tiết về cái ông cho là kế hoạch của thành viên Mặt Trận ám sát các ký giả trong cộng đồng. Trước khi bị vạch ra Cao Thế Dung là tác giả duy nhất của các bài viết này, ông còn dùng nhiều bút danh khác để bảo chứng và đề cao độ tin cậy cho các bài viết của chính ông. Tại buổi xử về tội phỉ báng, ông Cao Thế Dung đã không hề đưa ra được nguồn hoặc thông tin gì để chứng minh về những cáo buộc. Ông Vũ Ngự Chiêu, tác giả một cuốn sách cáo buộc Mặt Trận về các vụ sát hại, trong phiên tòa đã đứng tránh xa những điều ông viết trong quyển sách. Ông nói rằng là ông chỉ nhận tất cả các thông tin đó từ Cao Thế Dung. Ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, nơi đăng những bài viết của Cao Thế Dung, xuất hiện trước tòa như một người ốm liệt, có lúc quá yếu không nói được. Ông khai rằng trong khoảng thời gian cho đăng các bài đó, ông đang phải chữa bệnh ung thư bằng hóa trị, nên không có sức để kiểm chứng đầy đủ. Ông Nguyễn Thanh Hoàng cũng nói vì Cao Thế Dung là một nhà văn được trọng vọng và đối với văn hóa Việt Nam thì thách thức một người được quý trọng như thế là không phải phép, do đó ông ta không đẩy ngược lại những cáo buộc của Cao Thế Dung. Tóm lại, đó là tiêu biểu cho những “nguồn xuất phát” của hầu hết những lời đồn đãi về chuyện Mặt Trận liên hệ đến các vụ sát hại ký giả. Bồi thẩm đoàn trong vụ này đã không thể kết tội phỉ báng chỉ vì những đòi hỏi tiêu chuẩn pháp lý rất cao đối với tội phỉ báng những nhân vật công chúng. Tuy nhiên, các dữ kiện căn bản đã rõ ràng: nếu nhóm tường thuật xem xét hồ sơ vụ kiện phỉ báng, họ sẽ thấy những lời cáo buộc Mặt Trận hời hợt và vô căn cứ đến thế nào. Nhóm tường thuật hoàn toàn thiếu sót hay cố tình lờ đi nội dung của vụ kiện này? 6. Kết luận rút ra từ vụ thuế má Cựu thám tử cảnh sát Doug Zwemke, người giúp lập hồ sơ kết tội Mặt Trận trốn thuế, gợi ý rằng việc truy tố về tội trốn thuế thật sự ra để phục vụ một mục tiêu khác. Đó là để thúc đẩy lãnh đạo Mặt Trận “tố giác” lẫn nhau về các vụ sát hại. Nếu đúng vậy, sự tiết lộ của ông Zwemke giải thích tại sao công tố viện truy tố bốn thành viên Mặt Trận chỉ vì một số tiền tương đối nhỏ (khoảng $50,000 tổng cộng) mà, nếu có lỗi đi nữa, cũng chỉ đáng là một vụ án dân sự. Phóng sự còn thêm nét âm mưu khi đưa ra giả thuyết giới chức trong các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ cố tình ngăn cản vụ án. Vì không cùng chiều với cốt chuyện định trước của phóng sự này, nhóm tường thuật đã lờ đi những dữ kiện rất đơn giản: công tố viện không tiến hành vụ xử vì họ không có đủ chứng cớ để thắng án. Sau khi vụ án được bác vào năm 1995, bên công tố viện vẫn có một năm để khởi tố lại nhưng họ đã quyết định không làm. Tóm lại, không có việc thành viên Mặt Trận chuyển tiền quỹ vào túi riêng. *** Phóng sự điều tra này không tìm được công lý cho những ký giả Mỹ gốc Việt bị sát hại trong thập niên 1980. Điều mà phóng sự đã làm là thoả mãn một cốt chuyện đã định sẵn rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt bị khủng bố bởi những người chống cộng cực đoan. Đó không phải là cái cộng đồng mà nhiều người Mỹ gốc Việt còn nhớ. Hình ảnh châm biếm này mang tính sỉ nhục đối với cộng đồng chúng tôi, cùng lúc lại tiếp tay loan tải sai lạc về cái gọi là “dấu vết khủng bố” để ám chỉ một tổ chức chống cộng mạnh của thời đó. Trong một đoạn phim đăng trên kênh Youtube của ProPublica, chính A.C. Thompson kết luận: “Tất cả những vụ án mạng này vẫn chưa ngã ngũ, dù đã 30 năm rồi. Chúng tôi không biết chắc ai là thủ phạm.” Mặc dù chính Thompson nhìn nhận như thế, quý vị vẫn cho phát đi phóng sự và đăng tải một bài viết chứa đựng những quy kết trách nhiệm trực tiếp đối với việc sát hại năm ký giả người Mỹ gốc Việt. Tôi kêu gọi quí vị hãy tiến hành điều tra nội bộ về phóng sự này. Tôi tin tưởng Frontline và ProPublica sẽ làm gương trong chính sách kiên quyết duy trì tính chuyên nghiệp và sự thành thật trí thức của mình bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” và xin lỗi những người bị cáo buộc sai lầm trong chương trình này. Trân trọng, Hoàng Tứ Duy Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tânhttp://www.viettan.org/Thu-Ngo-den-Frontline-ProPublica.html  
......

Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, Trung Quốc nổi giận

Trung Quốc đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh cho biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ hôm nay, 27/10. Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp). Theo các quan chức Mỹ, trong chuyến đi kéo dài vài tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại bãi đá Vành Khăn và Subi ở Trường Sa. Đây là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung Quốc, và theo các nhà quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì.Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế tại Hà Nội nói. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã theo dõi, theo đuôi và cảnh cáo chiến hạm USS Lassen khi tàu này tiến vào vùng lãnh hải gần các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa một cách “trái phép” và không được sự cho phép của Trung Quốc. “Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. Sau đó, trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ này nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực”, Trung Quốc có thể sẽ đi tới kết luận rằng nước này cần phải “gia tăng và tăng cường khả năng phù hợp”.  Ông Lục không nói rõ việc tăng cường đó là gì, nhưng cho biết ông hy vọng là Bắc Kinh sẽ không phải làm điều đó. Tuy nhiên, bình luận của ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trên biển Đông. Ông này nói thêm: “Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, nhưng nếu Trung Quốc phải đáp trả thì thời điểm, biện pháp và nhịp độ của sự đáp trả này sẽ được quyết định dựa trên mong muốn và nhu cầu của Trung Quốc”. Một quan chức quốc phòng của Mỹ được các hãng thông tấn phương Tây trích lời nói rằng các chuyến đi trinh sát của tàu chiến Hoa Kỳ sẽ được thực hiện thường xuyên và sẽ diễn ra trong vòng vài tuần nữa, và có thể được tiến hành gần những nơi mà Việt Nam và Philippines đã xây dựng trên Trường Sa. Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”. Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào.Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Việt Nam chưa lên tiếng phản ứng sau khi Hoa Kỳ điều tàu vào Trường Sa. Về sự dè dặt này, ông Trường nói thêm: “Im lặng là đồng ý còn gì. Mỹ có ở cạnh sát Trung Quốc mấy nghìn cây số đâu. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì. Mỹ là cường quốc, có sức mạnh, nên làm những chuyện đấy là làm được. Chứ ta, Việt Nam, chả lẽ lại gây thêm những cái phức tạp cho Trung Quốc? Muốn ổn định là phải đi với Trung Quốc, và muốn phát triển là phải đi với các nước lớn để dùng làm đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc. Và để phát triển kinh tế nữa thì phải đi với Mỹ, Nhật Bản, EU và với Trung Quốc. Mình phải tính, phải dựa vào lý trý chứ không thể dựa vào tình cảm được. Theo tôi, quan điểm chính thức của Việt Nam là rõ rồi. Việt Nam ủng hộ tự do hàng hải, và bất cứ hành động nào duy trì hòa bình, ổn định và nguyên trạng biển Đông. Và Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố là Mỹ sẽ hành động theo luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng chấp nhận là phải hành động theo luật pháp quốc tế. Về cơ bản thì quan điểm của Mỹ và Việt Nam là nhất trí với nhau. Chính quyền Mỹ người ta hiểu lập trường của Việt Nam, cái vị trí địa chiến lược của Việt Nam là vô cùng khó, vô cùng tinh tế, chịu sức ép rất lớn, hàng ngày, hàng giờ của Trung Quốc, thì mình phải tính cho kỹ là ở chỗ đó. Việt Nam tính toán một cách có trách nhiệm, chứ không phải là sợ Trung Quốc hay là không sợ Trung Quốc”. Trong khi đó, Philippines, một trong các quốc gia mạnh mẽ phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, hoan nghênh hành động của Mỹ. Tổng thống Philippines tuyên bố: “Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.” Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.Tổng thống philippines Benigno Aquino tuyên bố. Nhật Bản, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc nhưng là trên biển Hoa Đông, một lần nữa lặp lại quan ngại về hành động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp. Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo. Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Australia nói rằng chính quyền Canberra mạnh mẽ ủng hộ quyền của mọi nước “về tự do hàng hải, tự do bay bên trên biển Đông, theo luật pháp quốc tế”, nhưng nói thêm rằng “Australia không liên quan tới hoạt động hiện thời của Hoa Kỳ ở biển Đông”. Tàu khu trục USS Lassen từng do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy từ năm 2009 tới năm 2010. Tàu này từng tới thăm Đà Nẵng vào tháng 11/2009. Lần cuối cùng tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực phạm vi 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là năm 2012. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Trong vòng 24 giờ, khu trục hạm Mỹ sẽ áp sát các đảo biển Đông

Theo tin CNN từ Hoa Kỳ lúc 4giờ 50 PM ngày hôm nay, 26-10, trong vòng 24 tiếng tới, một tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ sẽ áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông như đã báo trước. Một quan chức quốc phòng Mỹ vừa xác nhận với CNN rằng “Hải quân Mỹ đã đang triển khai kế hoạch gửi một khu trục hạm đi vào phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng bồi đắp ở Biển Đông trong vòng 24 giờ tới”.  Nhiệm vụ này hiện đã có sự chấp thuận của Tổng thống Barack Obama, và dự kiến có thể sẽ diễn ra sớm nhất vào tối nay. Nguồn tin còn cho biết, để phòng hờ những bất trắc có thể xảy ra, tàu khu trục này sẽ được hỗ trợ trên không bởi chiến đấu cơ cùng máy bay quan sát trên không phận quốc tế. Máy bay trinh sát sẽ theo dõi quan sát, để nếu cần thiết sẽ ghi lại và sẵn sàng đối phó với bất kỳ vấn đề bất trắc nếu có. Trung Quốc đã không được thông báo, các nguồn tin ghi nhận cho biết thêm rằng theo dự kiến thì sẽ không có rắc rối nào xảy ra. Biển Đông là chủ đề nóng, nơi xảy ra tranh chấp chủ quyền nhiều chuỗi đảo và vùng biển lân cận giữa Trung Quốc và các nước, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Hồi tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã cho biết rằng việc xây dựng bồi đắp các hòn đảo ở Biển Đông đã “hoàn tất” và chấm dứt. Nhưng theo ghi nhận cho thấy họ còn tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo đã tạo ra, dù họ luôn cho rằng hoạt động của TQ tại Biển Đông không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác, hoặc ảnh hưởng đến tự do hàng hải bằng đường biển hoặc đường hàng không.
......

Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đoạt giải Nobel hòa bình

Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay về công tác trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở nước này sau cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” năm 2011. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại châu Âu gửi về bài tường thuật từ London. Bà Kaci Kullmann Five, đứng đầu Ủy ban Nobel, thông báo người thắng giải Nobel Hòa bình năm 2015 trong cuộc họp báo ở Oslo, Norway, ngày 9/10/2015.Photo Tại Oslo hôm nay, Người đứng đầu Ủy ban Nobel, bà Kaci Kullman Five đưa ra thông báo: “Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định giải Nobel Hòa bình năm 2015 sẽ được trao cho Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia về sự đóng góp quyết liệt của họ trong việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên ở Tunisia sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2011”. Bộ tứ này gồm các nghiệp đoàn lao động cũng như Liên minh Nhân quyền Tunisia và Hội Luật gia Tunisia. Bà Kullman Five nói nhóm này đã khởi sự công tác vào một thời điểm khi tiến trình dân chủ hóa mong manh của Tunisia đang lâm vào nguy cơ sụp đổ vì hậu quả của những vụ ám sát chính trị và tình trạng bất ổn xã hội. “Bộ tứ này đã thiết lập một tiến trình chính trị ôn hòa để thay thế vào một thời điểm đất nước đứng ở bờ vực nội chiến”. Tunisia là hiện trường của những vụ nổi dậy dân chúng đầu tiên năm 2011 được gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”. Người dân Tunisia đã xuống đường và buộc Tổng thống lâu đời là ông Zine el Abidine Ben Ali phải ra đi, với hy vọng chấm dứt nhiều thập niên cai trị độc tài và tham nhũng. Tựu trung Tunisia là câu chuyện thành công duy nhất của Mùa Xuân Ả Rập. Tổng thư ký Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) Houcine Abbassi, Chủ tịch công đoàn người sử dụng lao động Tunisia (UTICA) Wided Bouchamaoui, Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Tunisia (LTDH) Abdessattar ben Moussa và chủ tịch Hiệp hội Luật sư Quốc gia Tunisia Mohamed Fadhel Mahmoud. Trong khi Ai Cập và Libya chìm vào tình trạng hỗn loạn chính trị và Syria rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, Tunisia đã thực hiện một tiến trình bầu cử bất bạo động trong đó cử tri hồi năm ngoái đã đem lại chiến thắng cho một chính đảng thế tục. Nhưng vẫn còn những thắc mắc về mức độ bền vững của các thắng lợi vào lúc nước này tiếp tục đối phó với vấn đề tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở mức 35% và việc hàng ngàn thanh niên Tunisia bị tuyển mộ vào hàng ngũ các phần tử cực đoan, trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo. Năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết hàng trăm triệu đô la viện trợ và hợp tác thêm để củng cố nền dân chủ non trẻ. Trong một chuyến thăm Washington của Tổng thống Tunisia hồi tháng 5, Tổng thống Obama đã chỉ định nước này là một đồng minh chính ngoài khối NATO của Hoa Kỳ, khiến Tunisia có thể nhận thêm viện trợ quân sự. http://www.voatiengviet.com/content/bo-tu-doi-thoai-quoc-gia-o-tunisia-d... Ủy ban Nobel hôm nay tuyên bố hy vọng Tunisia sẽ là một tấm gương cho các nước khác. Danh sách 273 ứng viên năm nay nằm trong số các danh sách dài nhất từ trước đến nay được đề cử giải Nobel hòa bình và bao gồm Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Thủ tướng Đức Angela Merkel.
......

Đàm phán TPP kết thúc tốt đẹp, Obama nhấn mạnh tương lai khu vực Thái Bình Dương

Mười hai quốc gia Thái Bình Dương hôm nay 05/10/2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) ấn định các quy định cho «tự do mậu dịch thế kỷ 21» sau bảy năm thương lượng ráo riết, có lúc tưởng chừng đã đổ vỡ. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh vai trò của TPP tại khu vực sinh động châu Á- Thái Bình Dương. Công nhân một xưởng may ở Sài Đồng, Hà Nội, 01/07/2015. Ngành dệt may đang thu dụng 1 triệu công nhân tại Việt Nam. REUTERS/Kham/Files Tổng thống Barack Obama ngay lập tức hoan nghênh việc đàm phán thành công hiệp định lịch sử, được ông coi là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ. Với TPP, khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới được thành lập và có thể coi là hình mẫu cho cuộc thương thảo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu. Đại diện thương mại Mỹ (USTR), ông Michael Froman trong cuộc họp báo ở Atlanta bên cạnh 11 nhà thương thuyết khác đã tuyên bố: «Chúng tôi đã kết thúc thành công cuộc đàm phán. Thông điệp gởi đến tất cả các nước là mười hai quốc gia chúng tôi vui mừng đã đạt đến một thỏa thuận (…) và sẵn sàng chia sẻ kết quả thương thảo, mở rộng các lợi ích của TPP». Cuộc thương lượng bắt đầu từ năm 2008 cuối cùng đã về đích sau kỳ họp kéo dài hơn năm ngày tại Atlanta. TPP là hiệp định tự do mậu dịch liên kết 12 nước Úc, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Pêru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, chiếm 40% nền kinh tế thế giới, nhưng Trung Quốc không được tham gia. Hoa Kỳ muốn buộc Trung Quốc phải chấp nhận các tiêu chuẩn của TPP, còn các nước khác như Hàn Quốc có thể thương lượng để gia nhập sau này. Mô hình cho TTIP tương lai? Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại Cecilia Malmström chúc mừng thành công của đàm phán TPP. Thương lượng về Hiệp định Tự do Mậu dịch xuyên Đại Tây Dương (TTIP, hay TAFTA theo tiếng Pháp) bắt đầu từ năm 2013 hiện vẫn đang dậm chân tại chỗ do tâm lý nghi ngại ở một số nước, nhất là Đức và Pháp. Chính quyền Obama trước đó cũng đã rất cực nhọc để đạt được TPA (Trade Promotion Authority), tức quyền đàm phán nhanh để chính phủ rộng tay thương thuyết với các đối tác, sau đó Quốc hội chỉ có thể thông qua hoặc bác bỏ toàn bộ. Nhà Trắng phải đối đầu với những người chống đối ngay trong đảng Dân chủ của ông Barack Obama. Tổng thống Hoa Kỳ khi hoan nghênh đàm phán thành công đã nhấn mạnh hiệp định TPP phản ánh «những giá trị Mỹ». Ông nói: «Chúng ta có thể giúp đỡ các công ty Mỹ bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn trên khắp thế giới (…) Quan niệm của tôi về trao đổi thương mại luôn dựa theo một nguyên tắc: bảo đảm rằng các doanh nghiệp và người lao động Mỹ có thể chiến đấu bằng các vũ khí tương đương (với các nhà cạnh tranh nước ngoài). Khi trên 95% khách hàng tiềm năng sống ở bên ngoài biên giới, chúng ta không thể để cho các nước như Trung Quốc áp đặt những quy định cho nền kinh tế toàn cầu». Tổng thống Obama nói thêm: «Chính nhờ hiệp định kết thúc tại Atlanta hôm nay, trên 18.000 sắc thuế mà các nước khác đánh vào sản phẩm Mỹ bị hủy bỏ (…). Hiệp định TPP sẽ củng cố quan hệ chiến lược với các đối tác của Hoa Kỳ tại một khu vực sống còn cho thế kỷ 21». Các điểm vướng mắc chính trong vòng đàm phán cuối là thời hạn dành cho quyền sở hữu trí tuệ các dược phẩm sinh học, sản phẩm sữa của Úc và New Zealand xuất qua Canada, phụ tùng xe hơi Nhật xuất sang Bắc Mỹ. Cửa ải Quốc hội Mỹ Hiệp định sẽ phải được cả 12 quốc gia thành viên ký kết và phê chuẩn, một điều có thể không dễ dàng đối với một số nước. Tổng thống Mỹ chỉ có thể ký hiệp định 90 ngày sau khi chính thức thông báo ý định cho Quốc hội. Sau đó chính quyền phải trao cho các dân biểu, nghị sĩ các báo cáo và dự thảo luật phù hợp với luật pháp của Mỹ, sau đó Quốc hội mới bỏ phiếu. Cuộc tranh luận tại Quốc hội Hoa Kỳ để phê chuẩn hiệp định TPP sẽ diễn ra vào ngay thời kỳ cao điểm vận động tranh cử Tổng thống Mỹ. Một trong số các ứng cử viên Dân chủ là Bernie Sanders ngay sau khi đàm phán kết thúc đã tố cáo hiệp định là «tai hại», cho rằng «Wall Street và các tập đoàn lớn đã lại chiến thắng». Dân biểu Dân chủ Louise Slaughter cảnh báo sẽ phối hợp với các nghị viên Canada và Úc để ngăn trở TPP. Về phía thượng nghị sĩ Cộng hòa Orrin Hatch nhận định, các chi tiết đầu tiên về TPP cho thấy hiệp định «hoàn toàn chưa đầy đủ». Thủ tướng bảo thủ Canada Stephen Harper cũng phải đối mặt với kỳ bầu cử Quốc hội trong gần hai tuần tới, chịu áp lực nặng nề của nông dân trong nước về sản phẩm sữa. Ông khẳng định TPP «là nhân tố chủ chốt trong chính sách quản lý và giúp tăng trưởng» nền kinh tế Canada, hiện đang có nguy cơ suy thoái. «Hiệp định của thế kỷ 21» TPP giúp mở cửa những thị trường lớn cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó Nhật Bản vốn lâu nay cứng rắn đã có những nhượng bộ đáng kể. Phía Hoa Kỳ chấp nhận giảm thuế hải quan phụ tùng xe hơi cho một số nước không tham gia TPP như Thái Lan, Trung Quốc. Hiệp định thiết lập những cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư ngoại quốc với các chính phủ, tránh dành ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước khi ký hợp đồng. TPP cũng đòi hỏi các nước như Việt Nam, Mêhicô và Malaysia cải thiện các điều kiện lao động cho công nhân. Riêng với Việt Nam, đây là cơ hội cho hàng xuất khẩu, tuy còn phải khắc phục nhiều khó khăn để đáp ứng các yêu cầu, như nguyên liệu cho ngành dệt may chẳng hạn. Đặc biệt vấn đề làm chính quyền Việt Nam ngần ngại nhất là công đoàn độc lập, gần đây cũng đã được vượt qua khi Hà Nội «chấp nhận quy chiếu theo chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)» mà Việt Nam là thành viên. Nguồn: RFI
......

Volkswagen và Tai Họa Âu Châu

Con sâu làm rầu nồi canh… thiu? Việc một doanh nghiệp gặp họa là chuyện thường tình. Nhưng doanh nghiệp ở đây là Volkswagen, hãng xe hơi đứng đầu thế giới, ngang ngửa với Toyota của Nhật. Volkswagen lại là doanh nghiệp của quốc gia dẫn đầu Âu Châu về sản lượng kinh tế. Mà Âu Châu đang gặp quá nhiều vấn đề, từ kinh tế tài chánh trong khối Euro đến di dân và người tỵ nạn. Mối họa của Volkswagen không chỉ làm cổ phiếu sụt giá hơn một phần ba, mất 24 tỷ Euro (hơn 26 tỷ Mỹ kim) từ đầu tuần và Tổng quản trị CEO là ông Martin Winterkorn phải từ chức sau khi nhận lỗi. Nó có thể gieo thêm tai họa cho kỹ nghệ xe hơi và cả kinh tế Âu Châu. Vì vậy, Hồ Sơ Người-Việt mới tìm hiểu chuyện này hầu quý độc giả. Giải Thuật Ma Mãnh Hãng Volkswagen bán khoảng 10 triệu xe một năm, trong đó có nhiều nhãn nổi tiếng toàn cầu và còn theo trào lưu bảo vệ môi sinh của thế giới để sản xuất loại xe chạy bằng dầu diesel có ưu điểm là ít gây ô nhiễm. Diesel là tên nhà khoa học người Đức đã phát minh ra máy diesel từ cuối Thế kỷ 19 có khả năng mồi lửa từ than và các loại dầu khác sau này. Cái tội của Wolkswagen là từ năm 2009 đã cài một nhu liệu điện toán trong máy diesel, với chương trình “thuật toán” có thể biết khi nào chiếc xe được trắc nghiệm về lượng khí thải nitrous oxide thì tự động giảm độ thải theo một trình tự tinh vi (algorithm hay “giải thuật”) để đạt tiêu chuẩn về môi sinh của nhà chức trách. Nhờ ma thuật ấy, xe diesel của Wolkswagen được đánh giá là “sạch” mà thực tế lại thải ra một lượng khí độc cao gấp 40 lần mức pháp định. Tại Hoa Kỳ, một phần tư lượng xe của Volkswagen là dùng máy diesel. Hai cơ quan Hoa Kỳ là EPA (Quản trị Môi sinh) và CARB (California Air Resources Board, do Thống đốc Ronald Reagan thành lập từ năm 1967 để kiểm soát khí thải) đã điều tra và phát giác sự gian lận này khiến 11 triệu xe diesel của Wolkswagen là loại xe “có vấn đề”. Hãng xe sẽ bị Chính quyền Hoa Kỳ trừng phạt 18 tỷ đô la, xe bị thu hồi trên toàn thế giới để ra soát và điều chỉnh. Wolkswagen có thể bị kiện trong một chuỗi hoạn nạn kéo dài. Được thành lập từ năm 1937 với tên gọi là “xe của dân” (volk-s-wagen), Volkswagen trở thành biểu tượng của tính chất khả tín, đáng tin, của kỹ nghệ Đức, một quốc gia nổi tiếng là có kỷ luật và tôn trọng phép nước. Nhưng lần này thì chưa biết Volkswagen còn có thể tồn tại được không sau một trách nhiệm quá lớn là cố tình dùng siêu kỹ thuật để đánh lừa nhà chức trách và khách hàng. Ngay lập tức, EPA của Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra đồng loạt xem các loại xe khác có tội gian trá này không. Bộ Tư Pháp Mỹ sẽ thụ lý hồ sơ gian lận vả đành rằng mọi xe hơi của Volkswagen dưới các hiệu khác nhau đều bị chiếu cố, nhưng lần lượt mọi chiếc xe của Đức, của Âu Châu và của các xứ khác đều có thể bị nghi ngờ. “Con sâu làm rầu nồi canh” là vậy. Nồi Canh Đức Kinh tế Đức dẫn đầu Âu Châu, là nền kinh tế có sản lượng thứ tư sau Mỹ, Tầu và Nhật, một năm sản xuất ra một lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá hơn ba ngàn 400 tỷ đô la. Đức là đầu máy của kinh tế Âu Châu, nền kinh tế đang gặp quá nhiều hoạn nạn kể từ năm 2009, ngẫu nhiên cũng là từ khi Volkswagen dùng ma thuật để lường gạt khách hàng và nhà chức trách. Kinh tế Đức lệ thuộc mạnh vào xuất cảng (tới 45% của Tổng sản lượng Nội địa GDP) và 17% lượng xuất cảng của Đức là xe hơi. Kỹ nghệ xe hơi chính là đầu máy của kinh tế Đức nên Chính quyền của bà Thủ tướng Angela Merkel lập tức bày tỏ mối quan tâm: người ta không chỉ kết án xe Volkswagen mà còn hoài nghi xe hơi Đức theo những tin đồn đang lan rộng. Làm sao khoanh vùng và cô lập loại xe có tội để cứu lấy các loại xe khác? Kỹ nghệ xe hơi của Đức không chỉ có các đại tổ hợp nổi tiếng như Volkswagen (với các loại Audi, Bentley, Porsche, Lamborghini, v.v… trong tổ hợp), như Mercedes-Benz hay BMW, mà còn cả vạn doanh nghiệp loại trung bình và nhỏ nằm trong chu trình cung cấp cơ phận đang hoạt động tại lưu vực sông Rhine và nhiều nơi khác. Từ trên đầu xuống, tai nạn này sẽ gieo họa cho các cơ sở sản xuất khác của nước Đức. Nồi canh Đức sẽ bị khoắng đục ngầu vì con sâu Volkswagen. Uy tín và danh dự của nước Đức cũng vậy. Mà chuyện không chỉ có vậy. Nước Đức là trưởng tràng đang cố giải quyết vụ khủng hoảng về nợ nần của các nước ở miền Nam như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả Ý Đại Lợi. Từ năm 2012, Đức vừa giải cứu vừa giáo dục các nước lâm nạn là sống quá lâu và quá cao so với thực lực kinh tế tài chánh và cứ trông cậy vào tín dụng của nước ngoài mà không tăng sức cạnh tranh nhờ các ngành có kỹ thuật cao hơn. Vụ Volkswagen gian lận lại làm khái niệm “cạnh tranh” trở thành điều mỉa mai và phương hại cho các giải pháp cứu vãn của nước Đức! Tấm gương cần kiệm liêm chính và chi thu có chừng mực của nước Đức vừa bị nhiễm khói diesel và trở thành vấn đề chính trị cho cả Âu Châu. Canh Bần Âu Châu Các nước Âu Châu đã bị tê liệt vì vụ khủng hoảng trong khối Euro và đang bị thêm khủng hoảng vì di dân rồi nạn dân. Nhưng từ 12 tháng qua, tình hình đã chớm hy vọng nhờ dầu thô sụt giá và hối suất đồng Euro cũng giảm sau biện pháp bơm tiền (QE, quantitative easing) của Ngân hàng Trung ương Âu Châu ECB. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Âu Châu có cải thiện và xuất cảng đã tăng. Từ Tháng Bảy năm ngoái đến Tháng Bảy vừa qua, số xuất siêu của Âu Châu với các nước khác đã từ 21 tỷ Euro lên tới 31 tỷ (tương đương với 34 tỷ đô la). Đấy là bức tranh màu hồng của Âu Châu. Nhưng đấy là “tranh tối tranh sáng” vì tình hình khả quan ấy không xuất phát từ các nước miền Nam trong vùng Địa Trung Hải mà từ khả năng, và tấm gương, xuất cảng của nước Đức. Khi kỹ nghệ xe hơi của Đức bị xì bánh thì số “xuất siêu” của Âu Châu có thể là số ảo và nồi canh của Đức làm nồi canh Âu Châu là canh bần. Nhưng sự thật Âu Châu lại còn bi đát hơn vậy. Hệ thống chi thu ngân sách của Âu Châu thường xuyên có vấn đề là chi nhiều hơn thu và Đức là quốc gia kêu gọi táp lập kỷ cương và giảm chi để cân bàng ngân sách. Năm ngoái, hai nước Pháp-Ý lại viện dẫn ngoại lệ và vi phạm mà chẳng bị trách nhiệm gì. Nhu cầu khắc khổ và kiệm ước về kinh tế bị đả kích và dẫn tới trào lưu cực tả trên các chính trường Âu Châu. Là tiêu xài thả giàn. Chẳng hạn như Chính quyền Ý của Thủ tướng Matteo Renzi vừa nói tới việc giảm thuế (tức là sẽ giảm thu) và du di mức bội chi ngân sách từ năm ngoái qua năm tới. Và Hội đồng Âu châu có vẻ như bất lực nên cũng đành chấp nhận giải pháp của Ý. Trong hoàn cảnh dở khóc dở cười như hiện nay, Chính quyền Đức rất khó nói về kỷ cương và trách nhiệm với nước Ý, nước Pháp, chưa kể chuyện hạn ngạch từng nước phải nhận khối nạn dân đang trông chờ ngoài ngõ…. Khi nhìn trên toàn cảnh, tức là phải lùi một chút, thì người ta mới thấy ra tai họa Volkswagen là một vấn đề “toàn Âu” mà có hiệu ứng toàn cầu. Khối Euro được thành lập với kỳ vọng xuất cảng nhờ đầu máy của Đức. Sống nhờ xuất cảng thì cũng có nghĩa là sống nhờ sức nhập cảng hay số cầu của các nước khác. Các nước khác, như Hoa Kỳ, thì vẫn chưa khá và lại có bộ máy kiểm soát môi sinh quá nhạy! Nhật Bản cũng là một đại gia về xuất cảng và xe hơi Nhật làm các xe Âu Châu hay Đức phải dạt vào lề. Trung Quốc thì đang hạ cánh, v.v…. Thành thử số cầu cho các sản phẩm Âu Châu thật ra vẫn chưa mạnh và người ta đành trông chờ vào mũi nhọn là kỹ nghệ xe hơi của Đức. Bây giờ, đầu máy diesel của Đức bị phất cờ và phải đậu trên lề. Giấc mơ xuất cảng của khối Euro vừa biến thành cơn ác mộng. Cho dù chuyện tai tiếng của Volkswagen có thể được khoanh vùng, là điều cực khó, có lẽ chúng ta đang chứng kiến một vụ khủng hoảng khác của nền văn minh Âu Châu. ___ Kết luận ở đây là gì? Chẳng biết kỹ nghệ xe hơi Trung Quốc đã đánh cắp được bí kíp của Volkswagen hay chưa!  _____ Xin theo dõi Chương trình Bên Kia Màn Khói mới post trên You Tube hôm 26: https://www.youtube.com/watch?v=Lp04tRVMeko http://dainamaxtribune.blogspot.de/
......

Chính sách ngoại giao của tổng thống Obama đối với Á châu

(VNC) Lời giới thiệu: Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 này của ông Chủ tịch Nước Trung quốc Tập Cận Bình, tạp chí Foreign Affairs  (số Tháng 9 & 10, 2015) trích một phần trong cuốn sách “The China Challenge: Shaping the Choices of a Rising Power” của giáo sư Thomas J. Christensen  chuyên giảng dạy khoa “Chính trị thế giới về Hòa bình và Chiến tranh”  (World Politics of Peace and War) tại đại học Princeton. Giáo sư Christensen còn là Phụ tá Bộ trưởng bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á sự vụ từ năm 2006 đến 2008. Bài trích của giáo sư Christensen được Foreign Affairs trình bày dưới tựa đề: Obama and Asia: Confronting the China Challenge ****************************** Trung quốc trổi dậy tạo ra hai câu hỏi: làm thế nào để Trung quốc không đe dọa sự ổn định trong vùng Á châu - Thái bình dương và quan trọng hơn là để Trung quốc đóng góp vào việc ổn định thế giới. Về quân sự Trung quốc chưa sánh được với Hoa Kỳ, nhưng cũng đủ  mạnh để đe dọa lực lượng quân sự của Hoa Kỳ trong vùng Á châu –Thái bình dương. Và tuy Trung quốc còn đang phát triển và có nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết bàn tay Trung quốc cũng không thể thiếu đối với các vấn đề chung như sự lan truyền vũ khí nguyên tử, khí hậu toàn cầu và vấn đề tài chánh thế giới. Vào cuối nhiệm kỳ 2 của tổng thống Bush, quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ có vẻ êm êm. Qua thời tổng thống Obama, có thêm vài tiến bộ trong quan hệ của hai nước, nhưng nói chung hiện nay quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ căng thẳng hơn hồi năm 2009. Điều này không có nghĩa vì chính quyền Obama vụng về, mà chính yếu do Trung quốc tạo ra nhiều hơn. Sau khi giải quyết vụ khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 một cách gọn gàng hơn các nước Tây phương (Hoa Kỳ và Âu châu) Trung quốc tự tin và do đó trở nên khó chơi hơn trước. Và chính quyền Obama đã làm những gì cần làm để cho quan hệ Trung quốc-Hoa Kỳ dù có căng thẳng cũng vẫn ở trong mức độ giải quyết được. Chính quyền tới (2017- 2020) dù là Dân chủ hay Cộng hòa vẫn đối điện với hai vấn đề căn bản trên đối với Trung quốc và do đó sự nghiên cứu về chính sách của tổng thống Obama đối với Á châu là một nhu cầu cần thiết để hoạch định các đối sách mới. ** Như đã nói, sau khi vuợt qua khủng hỏang kinh tế toàn cầu cuối thập niên 2008 Trung quốc trở nên tự tin hơn, nhưng Trung quốc vẫn không khỏi lo ngại nền kinh tế đặt nặng vào xuất khẩu và bơm vốn vào mạch kinh tế quốc gia cũng không phải là một chính sách lâu dài và đang tạo bất ổn trong xã hội. Nhu cầu làm thế nào để vừa phát triển nhanh mà vẫn duy trì được sự ổn định buộc các nhà lãnh đạo Trung quốc luôn luôn điều chỉnh chính sách kinh tế và quốc phòng. Nhu cầu này buộc Trung quốc biểu lộ chủ quyền và sức mạnh quốc gia bằng những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và trở nên thiếu uyển chuyển  trong các vấn đề quốc tế như giúp ổn định kinh tế thế giới, giải quyết vấn nạn thời tiết, biện pháp trừng phạt các quốc gia bất trị và kiểm soát sự lan tràn vũ khí nguyên tử. Đứng trước một quốc gia như vậy, tổng thống Obama vẫn tạo được thành quả là tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Á châu. Nhưng tổng thống Obama đã để hở lưng ở những nơi quan yếu khác trên thế giới (TBN: “Assad phải đi” nhưng Addsad cũng chẳng đi; “Syria xử dụng vũ khí hóa học là bước qua lằn gạch đỏ” nhưng qua lằn gạch đỏ rồi cũng chắng thấy tổng thống Obama động tĩnh gì). Không tin vào lời của ông Obama, Trung quốc càng dè dặt trong sự hợp tác với Hoa Kỳ. Trong suốt nhiệm kỳ 1 của tổng thống Obama, Hoa Kỳ nói nhiều đến chính sách xoay trục (pivot, có nghĩa trở lại) về Á châu trong khi đang rút quân ra khỏi Iraq và Afghanistan. Nhưng danh từ “xoay trục về Á châu”  có vẻ cường điệu vì trên thực tế Hoa Kỳ chưa bao giờ rời khỏi Á châu – Thái bình dương. Các chuyển dịch quân sự như gởi thêm tàu ngầm đến đảo Guam, gởi khu trục cơ F-22 đến Nhật, gởi tàu tuần duyên trang bị vũ khí nặng đến Singapore, ký Thỏa ước thương mãi với Nam Hàn, và vận động Thỏa ước mậu dịch TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) gồm các nước ven Thái bình dương (nhưng không mời Trung quốc) đều được bắt đầu từ chính quyền George W. Bush. Tổng thống Obama đã thêm vào các chính sách trên một số hoạt động tích cực như gởi nhiều sứ giả (ngoại giao, quốc phòng) đến thăm các nước Á châu – Thái bình dương, giúp cởi bỏ chế độ quân phiệt tại Miến Điện, ký vào Thỏa ước giao hảo và hợp tác Đông Á (Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia – văn kiện này là văn kiện khai sinh ra Hiệp hội ASEAN), tham gia các buổi họp thượng đỉnh các nước Đông Á (East Asia Summit) và  Diễn Đàn ASEAN (Asean Regional Forum) biến hai tổ chức này thành những diễn đàn thực chất bàn về các vấn đề an ninh và ổn định địa phương. Tuy nhiên các điều Hoa Kỳ đã làm được  trong 7 năm qua không cần phải đặt trong chính sách “pivot” làm Trung quốc khó chịu nghĩ rằng Hoa Kỳ có dụng ý bao vây mình.  Đối với chính sách xoay trục các nước Đông Á vừa yên tâm vừa lo lắng. Lo vì Hoa Kỳ không dấu diếm sự kiện là Hoa Kỳ hiện không có khả năng đương đầu hai mặt trận lớn trên thế giới một lúc. Dựa hẵn vào Hoa Kỳ thì khi Hoa Kỳ vì nhu cầu mặt trận khác quan trọng hơn quay lưng đi thì ai bảo vệ mình. Thấy cái chính sách pivot “chênh vênh” gần đây Hoa Kỳ điều chỉnh dần và gọi là “rebalance” (chính sách tái cân bằng) . Pivot là nghiên hẵn về một phía, rebalance là có tới có lui. Về chữ nghĩa trong văn bản thỏa thuận nhau, Hoa Kỳ còn hái thêm một bất lợi khác. Tháng 11 năm 2009 khi tổng thống Obama công du Trung quốc, Hoa Kỳ ký với Trung quốc một thông cáo chung cam kết tôn trọng quyền lợi bình thường của nhau. Nhưng có một khoản ghi: “Hai bên đồng ý tôn trọng quyền lợi cốt lõi của nhau là tối quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc” (nguyên văn: The two sides agreed that respecting each other’s core interests is extremely important to ensure steady progress in US-China relations). Trung quốc từng tuyên bố quyền lợi cốt lõi của Trung quốc là (1) sự độc quyền cai trị đất nước của đảng Cộng sản Trung quốc và (2) sự vẹn toàn lãnh thổ và lãnh thổ đối với Trung quốc ngoài lục địa còn gồm Đài Loan, đảo Doaoyu (tên Nhật là Senkaku) và Hoàng Sa, Trường Sa trong biển Đông. Dựa trên điều khoản thỏa thuận đó mỗi lần Hoa Kỳ đòi cởi mở chính trị tại Trung quốc hay lên tiếng bàn về Biển Đông là Trung quốc mang điều khỏa thỏa thuận kia ra để tố cáo Hoa Kỳ không tôn trọng cam kết . Sau khi đắc cử, tổng thống Obama cho Trung quốc cái cảm tưởng là sẽ mềm mỏng hơn đối với Trung quốc. Nhưng qua năm 2010 sau khi Hoa Kỳ tiếp tục các chính sách bình thường như bán vũ khí cho Đài Loan, lên tiếng tố cáo Trung quốc không tôn trọng quyền tự do trên mạng toàn cầu (internet freedom) và dự tính tiếp đức Đạt Lai Lạt ma tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Trung quốc thất vọng và trở nên cứng rắn đối với Hoa Kỳ. Hiện nay quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc căng thẳng hơn đầu năm 2009 nhưng tình hình này do Trung quốc tạo ra hơn là do Hoa Kỳ. Năm 2010 khi Bắc Hàn hai lần gây sự với Nam Hàn gây thương vong cho binh sĩ và thường dân Nam Hàn, Trung quốc bênh vực Bắc Hàn tố cáo Hoa Kỳ và Nam Hàn là nguyên nhân của khủng hoảng. Kết quả của vụ việc này là làm cho quan hệ giữa  Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn trở nên khắng khít hơn, như hợp tác tình báo và tập trận chung trong Hoàng Hải. Thấy bất lợi Trung quốc lùi bước và cuối năm đã khuyên Bắc Hàn thận trọng. Tháng 7 năm 2010 tại Hội nghị Điễn đàn địa phương ASEAN (ASEAN Regional Forum)  ở  Hà Nội khi bà bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton  tuyên bố rằng Hoa Kỳ không thiên về bên nào trong việc đòi hỏi chủ quyền các hải đảo trên biển Đông, nhưng bà yêu cầu các bên giải quyết các khác biệt trong tinh thần hòa bình và phải dựa các đòi hỏi của mình căn cứ trên Luật Biển. Bà yêu cầu các nước Á châu hợp tác và tìm một thỏa thuận chung trong cách ứng xử. Lập trường của Hoa Kỳ được các nước tham dự trong đó có Việt Nam nhất loạt ủng hộ đã làm cho Trung quốc cảm thấy bị cô lập và ông bộ trưởng ngoại giao Trung quốc đã phản ứng một cách giận dữ làm cho các nước Đông Á ngao ngán và thấy có nhu cầu xích lại với nhau và xích lại gần Hoa Kỳ hơn. Tháng 9, quan hệ Trung quốc-Nhật bản  căng thẳng sau khi Nhật bắt giữ  một thuyền trưởng đánh cá Trung quốc cho là đánh cá trái phép trong vùng đảo Senkaku. Trung quốc định làm dữ, và Hoa Kỳ cảnh giác Trung quốc bằng cách tái xác nhận lập trường của Hoa Kỳ tuy không đứng về bên nào về quyền sở hữu, nhưng xác nhận Nhật đang quản lý hành chánh đảo Senkaku, và Điều 5 của bản Thỏa ước An ninh Hoa Kỳ-Nhật được áp dụng (TBN: Điều 5 của thỏa ước an ninh ràng buộc Hoa Kỳ bảo vệ Nhật nếu Trung quốc tấn công Nhật bản. Mấy năm sau khi chính phủ Nhật mua lại của tư nhân (Nhật) một số đảo nhỏ chung quanh, Trung quốc làm dữ cho dân chúng lục địa biểu tình phản đối, tăng cường hoạt động của Không quân và Hải quân trong vùng và thiết lập một vùng trời cấm bay tự do gọi là Air Defense Identificaion Zone  (ADIZ)  phủ lên toàn bộ vùng tranh chấp. Hoa Kỳ không đếm xỉa đến quyết định của Trung quốc và cho máy bay B-52 bay qua vùng ADIZ để bày tỏ thái độ. Trung quốc êm rơ. Tình hình mới làm cho Nhật Bản thấy có nhu cầu hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và căng thẳng chung quanh Senkaku được lắng xuống. (TBN: xem tài liệu dịch thuật số 74 http://www.tranbinhnam.com/story/BanCoTayThaiBinhDuong.html) Đối với Philippines và Việt Nam, Trung quốc không nhường nhịn như đối với Nhật. Trung quốc đơn phương chiếm bãi đá ngầm Scarborough, và năm 2012 thành lập khu quản trị hành chánh để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield. Và mới nhất là việc xây đắp quy mô biến một số đảo nhỏ và bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự. Tháng 5/2015 tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, ông Ashton Carter, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo và yêu cầu Trung quốc chấm dứt ngay những cuộc xây đắp không có thiện chí hòa bình đó. Trước thái độ  “bắt nạt lân bang” của Trung quốc, Hoa Kỳ đã kiên định lập trường  bảo vệ sự “tự do di chuyển” trong vùng trời và vùng biển trong Biển Đông và làm cho các nước Đông Nam Á an tâm phối hợp nhau để chống lại áp lực của Trung quốc . ** Về quan hệ quốc tế liên quan đến sự kiểm soát sự phát triển vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn, Trung quốc không tỏ ra sốt sắng, lấy lý do Hoa Kỳ đã không tôn trọng thỏa thuận với Gaddafi và khi ông ta chịu hủy bỏ chương trình nguyên tử  thì cuối cùng bị lật đổ và giết chết. Trung quốc tỏ ý không muốn can thiệp áp lực Bắc Hàn ngưng sản xuất vũ khí vì Liên hiệp quốc và Hoa Kỳ không có chính sách nào bảo đảm an ninh cho lãnh tụ Kim Jong-un.  Đó là lý do Trung quốc tăng viện trợ kinh tế để Bắc Hàn có thể đỡ đòn trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ.  Riêng đối với quan hệ với Bắc và Nam Hàn, Tập Cận Bình có vẻ muốn kềm chế Bắc Hàn hơn thời Hồ Cẩm Đào. Từ năm 2006 đến 2008 Trung quốc hợp tác với Liên hiệp quốc vận động Bắc Hàn ngưng các chương trình  nguyên tử, nhưng vào năm cuối cùng của chính quyền Bush, cuộc thương thuyết bất thành. Những năm đầu tổng thống Obama cứ để tình hình yên ắng như vậy. Mãi đến đầu năm 2012 tổng thống Obama mới đưa ra những điều kiện dễ dàng hơn để tiếp nối nối cuộc thương thuyết. Nỗ lực này tuy không thành, nhưng ít nhất tổng thống Obama đã tỏ ra mềm dẽo để qua đó cải thiện quan hệ với Trung quốc. Đối với Iran, Obama tăng cường sức ép. Điều này làm Trung quốc khó chịu và phản ứng bằng cách tăng mậu dịch và mua nhiều dầu hỏa của Iran. Các nước Âu châu cũng có nhu cầu mua dầu của Iran và kết quả Iran không bị  sức ép đủ để phải ký với Hoa Kỳ và Âu châu một thỏa ước nguyên tử với điều kiện của Hoa Kỳ và Âu châu, là chương trình nguyên tử của Iran phải nằm dưới sự kiểm soát của Cơ quan Nguyên tử  năng quốc tế. Khoảng cuối thập niên 2000, Trung quốc thay đổi chính sách “không can thiệp” vào chuyện nội bộ của các nước khác. Năm 2006 và 2007 Trung quốc đã áp lực Soudan chấp nhận để một lực lượng Liên hiệp quốc đến duy trì hòa bình tại Darfur, và lần đầu tiên Trung quốc gởi một đơn vị tham gia lực lượng này. Sau đó, năm 2009 Trung quốc gởi một hải đội đến giữ gìn an ninh thủy vận trong Vịnh Aden chống hải tặc. Sự hợp tác của Trung quốc đối với chính quyền Obama rõ nét nhất khi vào đầu năm 2011 tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc Trung quốc bỏ phiếu thuận đưa Lybia ra tòa án quốc tế về vụ tàn sát những người tham dự cuộc nổi dậy mùa Xuân Arập chống Gaddafi. Nhưng sau đó Trung quốc thất vọng khi NATO đã giúp thành phần nổi dậy bắt và giết Gaddafi . Trong lĩnh vực kiểm soát độ nóng của khí quyển, Trung quốc sốt sắng hợp tác hơn. Năm 2014 tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế Á châu – Thái bình dương (Asia-Pacific Economic Cooperation – APAC), có sự tham dự của tổng thống Obama và Tập Cận Bình, Trung quốc đồng ý giảm dần và (có thể) sẽ chấm dứt thải khí nhà kiếng vào khí quyển vào năm 2030. Đồng thời Trung quốc hứa tiến hành ngay việc sản xuất 20% điện lực bằng nhiên liệu không thải khí. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ cắt 26% khí nhà kiếng (so với mức đã thải ra năm 2005) vào năm 2026. Thỏa ước này mang lại nhiều hy vọng cho hội nghị quốc tế về khí hậu vào cuối năm nay tại Paris. Còn nhớ  tại hội nghị quốc tế về khí hậu năm 2009 tại Copennagen, Trung quốc đã không hợp tác và mọi cuộc thảo luận đều không đi tới đâu. ** Dựa vào thành quả và thất bại của chính quyền Obama, chính quyền Hoa Kỳ (sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016) rút được bài học gì khi đối tác với Trung quốc để giải quyết các vấn đề quốc tế? Tại Á châu Hoa Kỳ cần tăng cường sự hiện diện quân sự thế nào để Trung quốc không thấy mình bị bao vây. Và trước khi tiếp cận Trung quốc về một vấn đề quan trọng địa phương hay quốc tế, Hoa Kỳ cần vận động sự ủng hộ của đồng minh trước. Trung quốc rất nhạy cảm khi phải chọn một thái độ làm mất lòng các nước có thể trở thành bạn . Điều quan trọng là Hoa Kỳ cần nhận dạng Trung quốc đúng hình thù của nó: một cường quốc, nhiều tự  ái quốc gia, đang phát triển với nhiều vấn đề nội bộ phải giải quyết. Hoa Kỳ cần đo lường đúng mức giới hạn nào thì Trung quốc có thể chịu đựng được. Và trái lại Trung quốc cần phải hiểu giới hạn kiên nhẫn của Hoa Kỳ (TBN: Việc Trung quốc tiếp tục xây dựng thêm phi đạo và nới rộng các căn cứ trên các đảo nhỏ và mỏm đá ngầm trong vùng Trường Sa, như các không ảnh tiết lộ ngày 15/9 vừa qua cho thấy - mặc dù trước đó hứa sẽ ngưng - là một thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ.) Trong bối cảnh quân sự và ngoại giao hôm nay tại Á châu – Thái bình dương cũng như  trách nhiệm của Hoa Kỳ và Trung quốc trước các vấn đề thế giới, một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung quốc và Hoa Kỳ là điều khả dĩ khó xẩy ra trong một tương lại gần (TBN: nhưng “gần bao nhiêu” lại là chuyện khó đoán của tương lai)./. Trần Bình Nam phóng dịch Sept . 21, 2016
......

Trung quốc sẽ sụp đổ vì tham vọng Tập Cận Bình

Trung Quốc tiến vào thế kỷ 21 với một tâm trạng vừa vui mừng vừa lo sợ,  Vui mừng vì trong những năm tháng gần đây uy tín của quốc gia này có chiều hướng đi lên.  Lo sợ vì thực trang kinh tế phát triển quá mau lẹ.  Phản ứng phụ nguy hiểm nhất của tốc độ phát triển nhanh trong một xã hội có nền chính trị độc tài và có thu nhập chỉ đủ sống là sự xuất hiện ngày càng trầm trọng của hố cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, và của nạn tham nhũng đe dọa sự sống còn của chế độ. Những người lãnh đạo Trung Quốc ý thức đầy đủ mối nghuy hiểm nói trên và đang tìm cách hóa giải.  Còn người dân Trung Quốc thì hy vọng là với các thế hệ lãnh đạo thứ tư,  thứ năm… (ba thế hệ trước là do Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang trạch Dân đại diện) Trung Nam Hải sẽ có không gian chính trị rộng rãi hơn để có thể dân chủ hóa một cách tiệm tiến, hầu tránh một cuộc nổi dây của qaần chúng. Trung Quốc là quốc gia có một dân số và kích thước của một tiểu lục địa.   Phần đất này, ngày nay, không còn sống biệt lập nữa, mà đã hội nhập gần như toàn vẹn vào sinh hoạt của thế giới.  Cho nên những gì đã và đang xảy ra tại Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến phần còn lại của nhân loại. Việc tìm hiểu những chuyển biến chính trị đó rất cần thiết cho việc tiên liệu vấn đề an ninh và cuộc sống hòa bình của các dân tộc khác.  Cho nên, trong những đoạn viết tiếp theo, một số ý kiến sẽ được đóng góp với ước mong làm rộng dư luận cần quan tâm. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp. Trung Quốc dưới ba triều đại cộng sản đầu tiên Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949 và có công thống nhất đất nước nhưng ông ta đã gây nạn đói trong các năm 1959-1961 và phát động Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm tiếp theo, làm nhiều triệu người chết.  Chiến tranh quốc-cộng tại Trung Quốc đã được thuật đi thuật lại nhiều lần, nên ở đây chỉ xin nhắc lại một số thông tin ít được phổ biến. Năm 1948 khi đưa quân lên đánh chiếm căn cứ Mãn Châu, quân Quốc Dân Đảng của Tưởng dần dần xa cách Mỹ vì không được Mỹ viện trợ nữa.   Cuối năm 1948 Tưởng cho vợ là Tống Mỹ Linh sang Mỹ cầu viện nhưng Mỹ lờ đi không đáp ứng.  Cuối năm 1949  Tưởng thua và phải mang 2 triệu quân chạy ra đảo Đài Loan.  Ngày 1/10/1949 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô ở Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Dư luận Mỹ chỉ trích và lên án tổng thống Truman đã để cộng sản chiếm Trung Hoa.  Joe Mc Carthy cho rằng việc ngăn chặn Tàu bành trướng cần phải chi viện nhiều và lâu dài hơn nữa.  Câu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa chưa bao giờ được trả lời công khai.  Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Truman từ 70% tụt xuống còn 30%.  Bộ trưởng ngoại giao Mỹ thời Truman bị đánh giá thấp.  Việc để mất Trung Hoa đưa đến nhiều hậu quả thảm khốc. Năm 1950 Nga và Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên.  Mỹ phải đưa quân sang can thiệp.  Chiến tranh tiếp diễn mãi tới tháng 7/1953  mới chấm dứt.  Cũng từ  1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi.  Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954 nên đất nước Việt Nam bị chia đôi.  Mỹ phải nhảy vào bảo vệ và xây dựng miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng cho đến năm 1973 cuộc chiến mới ngã ngũ.  Mỹ đã phải rút lui trong “danh dự” khỏi miền Nam VN và chiu mang tiếng với đồng minh và thế giới.  Đó là những viêc xảy ra trên bình diện quốc tế. Tại quốc nội Mao hăm hở lên kế hoạch Đại Nhảy vọt làm 37,5 triệu người chết đói.  Chết nhiều nhất xảy ra tại An Huy. Cam túc, Hồ Nam, Tứ Xuyên nhưng không ai dám lên tiếng.  Lầm lỗi này khiến Mao mất chức vụ chủ tịch nước.  Đó là một vụ chết đói lớn nhất lịch sử Trung Hoa.  Đói đến nỗi tại nhiều nơi người ta ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau  để tránh phải chứng kiến cảnh tượng ăn thịt chính con mình. Vụ chết đói vừa chấm dứt thì Mao phát động cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa để trà thù những người buộc ông phải từ chức. Chém giết lại xảy ra liên tục thêm 10 năm nữa và làm thêm 20 triệu nhân mạng phải hy sinh. Như vậy, trong suốt 26 năm cầm quyền Mao đã giết hại 60 triệu dân và kéo lùi nước Tàu về thời Trung Cổ.  Mao đã biến nước Tàu thành một địa ngục đói khổ và tang thương thê thảm nhất.  Một người phạm tội ác chống nhân loại mà vẫn được ca tụng và sung ái  như Mao thì thật là một điều quái gở chỉ có thể có ở bên Tàu. Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 và mất năm 1997.  Sau khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay được một thời gian ngắn thì Đặng Tiểu  Bình dần  dần nắm quyền kiểm soát cả đảng cộng sản và xã hội Trung Hoa.  Năm 1978 ông đưa đất nước ông vào kỹ nguyên cải cách “mở cửa”.  Năm 1979  ông sang thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước  và ngay sau đó dạy cho Việt Nam một bài học nằm trong chính sách ngăn chặn ảnh hưởng Nga tại Đông Nam Á. Cuộc biểu tình khổng lồ tại Thiên An Môn đã diễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình.  Nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát phong trào tại quảng trường này.  Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường.  Thiên An Môn gây chia rẽ trong đảng và quân đội, giữa hai phe bênh và chống. Theo ước lượng của Mỹ có khoảng từ 4000 người đến 6000 người bị giết.  Khối Xô Viết ước tính có 10.000 người bị giết và khoảng 30.000 người bị thương.  Bằng chứng cho thắy rõ là những người công sản da vàng đã sẵn sàng dùng quân đội của họ bắn giết đồng bảo ruột thịt để bảo vệ địa vị của Đảng một cách mù quáng. Giang Trạch Dân sinh năm 1926.  Ông là người được Đặng Tiểu bình chọn ra thay thế và trở thảnh lãnh đạo tối cao vào thập niên 1990.  Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền hành cho Giang Trạch Dân.  Chính sách mở cửa của Đặng rất khôn ngoan khiến nền kinh tế của Trung Quốc tiến nhanh và mạnh trong vòng ba năm. Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng như vũ bão.  Doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều.  Quan chức tham nhũng lấy đi 10% GDP của Quốc gia.  Tỷ lệ tội phạm phát triển chưa từng thấy tại các thành phố. Năm 1999, Pháp Luân Công, một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp một cách dã man.  Tổng cộng có khoảng 7000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết. Bộ ngoại giao Canada thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan và thận tử tù đem bán với giá cao.  Tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất.  Giang bị coi như người đàn áp diệt chủng Pháp Luân Công và bị kết án tù tại 17 quốc gia trên thế giới.  Nếu Giang đến các nước này y sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam vì tội diệt chủng nói trên. Năm 2002 Giang nhường chức cho Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư đảng.  Các lãnh đạo cộng sản của Tầu từ Mao, Đặng cho đến Giang toàn là những tên uống máu người không tanh.  Bọn này giết hại đồng bào mình và bị cả thế giới, nhất là Tây Phương  khinh bỉ, ghê tớm và coi như thú vật. Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ tư Hồ Cẩm Đào thuộc thế  hệ lãnh đạo thứ tư. Ông sinh năm 1942 và tốt nghiệp đại học hạng ưu. Sau khi đươc Giang Trạch Dân nhường ngôi, ông làm chủ tịch nước từ năm 2003 tới năm 2013. Tự do hóa tư tưởng là làn sóng thứ ba được Hồ Cẩm Đào phát động vào thời gian Đại Hội 17 (tháng 10//2007) của đảng cộng sản Trung Quốc. Làn song thứ nhất ám chỉ cuộc vận động mang tên “Thực hành là điều kiện duy nhất của sự thật” nhằm dẹp bỏ chủ thuyết Mao-Ít. Làn sóng thứ hai, được đưa ra trong dịp Đặng Tiểu Bình đi khảo sát miền Nam năm 1992, là thời gian áp dụng kinh tế thị trường. Đại Hội 17 đưa ra lộ trình cho tương lai Trung Quốc. Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một “xã hội hài hòa” và phương tiện để đạt mục tiêu đó là chủ nghiã “dân chủ xã hội”. Tính cho đến ngày nay, thời gian này là thời gian duy nhất dân Tàu được hưởng sự an bình và không có chém giết hoặc tù đầy ghê tởm trong nội bộ. Theo Hồ Cẩm Đào, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng ưu tiên cao nhất. Không có phát triển kinh tế Trung Quốc không thể khắc phục được những khó khăn đang phải đối phó hiện nay.  Trung Quốc phải tiếp thu nhãn quan khoa học, nghĩa lả phải nhắm tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã nội Quan trọng hơn cả là phát triển phải hướng vào nhân dân. Nói khác, chế độ phải mang tính xã hội chủ nghĩa nhân đạo.  Chỉ khi nào phát triển hướng về nhân dân thì mục tiêu xã hội hài hòa mới có khả năng thực hiện. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc quan tâm khảo sát sự thực hànhdân chủ xã hội ở Âu Châu.  Tuy nhiên với mặc cảm tự tôn Đại Hán, giới lãnh đạo đảng vẫn không chấp nhận hệ thống đa nguyên và vẫn tiếp tục tìm kiếm xem có cách nào đề một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi kinh tế và xã hội khác nhau. Một chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế nhất định, vẫn có thể cùng xuất hiện trong một thời gian nào đó, như là điều đang xảy ra tại Trung Quốc hiện nay, nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dài.  Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được cấp độ phát triển tiếp theo. Ba yếu tố đó là : thứ nhất, hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu qủa, không phụ thuộc vào cá nhân con người; thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp, đảng cầm quyền không được ngồi lên trên pháp luật; thứ ba, lập một hệ thống ràng buộc ràng buộc trách nhiệm của chính quyền. Chế độ pháp trị và hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền không phải là những giá trị phương Tây.  Không có những giá trị này thì không thể có hiện ̣đại hóa theo  đúng nghĩa của ngôn từ này. Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm. Ông sinh năm 1953 và đậu tiến sĩ luật. Tháng 10/2010 Tập được bầu làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Ngày 15/11/2012 Tập được bầu làm tổng bí thư, rồi ít lâu sau lên làm chủ tịch Quân Ủy.  Ngày 13/3/2013 ông được bầu làm Chủ Tịch Nước. Kể từ thời Mao đến nay chưa có một cá nhân lãnh đạo nào lại thâu tóm nhiều quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng như Tập Cận Bình.  Chưa có một lãnh đạo nào lại thúc đẩy một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của đảng cộng sản như Tập Cận Bình đang làm. Tại Trung Quốc hiện nay, những nhà tranh đấu ôn hòa cho một xã hội dân sự cũng bị nghiêm trị, khiến phải im tiếng. Tập đang được gọi bằng mọi thứ tên, từ một nhà “độc tài mới” đến một “hoàng đế mới” của thời hiện đại. Từ khi lên ngôi đến nay Tập đã bỏ tù những đối thủ chính trị của mình trong một chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn được mệnh danh là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”. Chiến dịch này đã gieo sợ hãi và gây bất ổn tâm lý trong các cấp đảng viên từ thấp đến cao. Hàng trăm quan liêu tham nhũng đã bị tống giam và mấy chục tỷ đô la tài sản tham nhũng đã bị tịch thu. Một vị tướng có nhiều uy danh, tên Từ Tài Hậu, đã bị tống giam. Một chính khách có thế lực nhất nhì trong nước tên Chu Vĩnh Khang cũng đã bị Tập tóm cổ và đem ra xử tội trước tòa án.  Dân chúng hoang mang tự hỏi “Nếu Tập có thể triệt luôn cả Chu Vĩnh Khang thì ai là người có thể thoạt khỏi bàn tay hung hãn của Tập ?” Sự trỗi dậy của Tập Cận Bình được coi như một bước ngoặt vì ông đã xóa bỏ mô hình lãnh đạo tập thể của Đặng Tiểu Bình. Theo mô hình này các quyết sách phải được thông qua do sự đồng thuận của chín ủy viên trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị rồi mới được đem ra thi hành.  Như vậy là để tránh dẫm lại tệ sùng bái cá nhân hay một cuộc Cách Mạng Văn Hóa thứ hai như dưới thời Mao cai trị. Mặc dầu có người cha bị Mao Trach Đông hành hạ và bỏ tù nhưng Tập vẫn hướng đến Mao để tìm nguồn khích lệ.  Trong một tập tiểu luận xuất bản gần đây, Tập đòi hỏi các đảng viên không được từ bỏ tinh thần Mao Trạch Đông.  Tập đã đăng đàn diễn thuyết nhiều lần  để khẳng định : “vai trò của thủ lĩnh số một là then chốt”. Sáu cơ quan cao nhất trong Bộ Chính Trị được tái cơ cấu năm 2012. Tập cầm đầu cả sáu cơ quan đó. Nhờ thế mà ông đã có cơ hội đưa kẻ cựu thù không đội trời chung là Bạc Hy Lai ra xét xử. Ông không chỉ nói mà còn hành động. Báo chí Trung Quốc mô tả ông là một người xay mê quyền lực. Trong khi lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, là cả nước phải ẩn mình đề chờ đợi thời cơ, vẫn còn văng vẳng bên tai, thì Tập tin rằng những năm tháng ẩn mình đã qua rồi. Tập muốn cùng với Mao và Đặng họp thành một bô ba lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Trung Quốc và thế giới muôn đời kính phục.                                                                                                 * Điểm qua lịch sử Trung Quốc ta thấy tham vọng nói trên của Tập Cận Bình chỉ là một tham vọng hồ đồ. Tham vọng này xuất phát từ tính kiêu ngạo Hán Tộc. Cố tật này đã kìm hãm dân tộc Trung Hoa không cho họ phát triển thành một cường quốc cùa thế giới. Thật vậy, qua các triều đại của lịch sử Trung Quốc, ta thấy tính kiêu ngạo Hán Tộc đã là nguồn gốc của chiến tranh. Chiến tranh liên tục từ đời này qua đời khác khiến nên kinh tế không thoát khỏi ngõ bí và đất nước nghèo nàn lạc hâu. Cuối cùng Trung Quốc đã bị Tây Phương xâu sé và phải chịu thân phận chư hầu cách đây hơn một thế kỷ. Đến nay, khi  Mao Trạch Đông có cơ hội giải phóng và thống nhất đất nước thì cũng chỉ vì cái tật xấu này mà Mao đã giết chết 60 triệu sinh linh và làm tiêu tan đất nước. Đặng Tiểu Bình tuy có khôn ngoan vực lại được nền kinh tế, nhưng với cái tính kiêu ngạo đó vẫn giữ trong đầu, Đặng không cho Trung Quốc thoát khỏi gông cùm độc trị để trờ thành dân chủ. Hồ Cẩm Đào thông minh đưa ra sách lược cứu vãn tình thế nhưng sách lược này lại đang bị Tập Cận Bình xé bỏ. Trong mấy thập niên gần đây, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, đã ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục đề hưởng lợi vì nhân công rẻ. Mỹ và Âu Châu ấu trỉ cho rằng khi nển kinh tế trở nên khá giả thì Trung Quốc sẽ từ bỏ chế độ cộng sản, nhưng việc đó vẫn không thể xảy ra. Nhiều dư luận sốt ruột cho rằng đây là một sai lầm lớn vì Mỹ đã nuôi Trung Cộng cho béo để họ trở thành kẻ thù, là mối đe dọa cho toàn thế giới. Tuy nhiên nếu căn cứ vào những nghiên cứu vững chắc hơn thì phải nói rằng còn khá lâu Trung Quốc mới có thể trở thành nguy hiểm. Việc Trung Cộng có thể gây chiến tranh vào lúc này chỉ là một huyễn tượng. Thứ nhất, Trung Cộng đang bị bao vây chặt chẽ bởi các nước xung quanh, Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thứ hai, nhất cử nhất động của Bắc Knh thường xuyên bị Ngũ Giác Đài theo dõi xát xao và sẵn sàng ứng phó. Trung bình cải tổ một nền văn hóa phải cần từ vài thế hệ đến vài thế kỷ, mà Tập thì chỉ mới lên ngôi được có vài năm và chỉ còn trụ được nhiều nhất là vài năm nữa tại vị thế hiện nay.  Như vậy, dù cho tham vọng có lớn đến đâu, y cũng không có đủ thời gian để thực hiện. Thêm nữa, lời khuyên của Đặng Tiểu  Bình vẫn chưa mất hết giá trị.  Tập còn rất nhiều việc phải làm ở trong nước trước khi có thể gây rắc rối với các nước xung quanh và thế giới.  Nước Tàu tuy đã có đôi chút tiến bộ về kinh tế nhưng chưa thể nói là đã trở thành một quốc gia hiện đại để có thể hành động như một siêu cường trong thế giới hiện nay. Tập còn phải chiêm nghiệm sâu sắc hơn nữa và đọc đi đọc lại nhiều lần bài học về sự sụp đổ cũa Liên Xô.  Lúc này việc quan trọng nhất phải làm là lo cho nhân dân Hoa Lục học tập nếp sống văn minh để khỏi bị thế giới khinh bỉ.  Đó là một việc phù hợp với khả năng lãnh đạo của Tập và thực tế của đất nước.  Những việc vượt quá sức mình hãy để cho các thế hệ nối tiếp phụ trách, theo đà tiến và đòi hỏi của lịch sử. Ngày nay, dưới ảnh hưởng của hai hiện tượng toàn cầu hóa và hiện đại hóa, sách lược bành trướng bằng con đường chiến tranh và bạo lực đả chấm dứt. Trước mắt chỉ còn lại con đường hòa bình và dân chủ./.
......

Rùng mình qua bài học Thiên Tân

Vụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc (TQ), với dân số 15 triệu, có sức công phá được cảm nhận như một trận động đất kinh hoàng. Nó không chỉ làm rung chuyển thành phố Thiên Tân mà đã làm rung chuyển cả thế giới về sự thiệt hại mạng sống con người, thiệt hại vật chất và nhất là làm cho người ta hãi hùng về thực trạng xấu xa tồi tệ của xã hội Trung Quốc dưới chế độ cộng sản chứa đựng đầy những bưng bít dối trá. Vào tối ngày 12/8/2015, hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra tại một nhà kho của công ty Tianjin Dongjiang Port Ruihai International Logistics (Hậu cần Quốc tế Nhuệ Hải Thiên Tân Đông Cương Cảng), chứa hơn 700 tấn natri xyanua, một loại muối độc hại, và những lượng lớn hoá chất nguy hiểm dễ gây cháy nổ như kali nitrat, một trong những thành phần chính của thuốc súng, ở một khu công nghiệp của thành phố cảng Thiên Tân, với sức công phá tương đương với 3 tấn (cho vụ nổ đầu tiên) và 21 tấn thuốc nổ TNT (cho vụ nổ thứ hai), tạo ra những quả cầu lửa khổng lồ bốc cao đến nỗi người ta có thể nhìn thấy từ khoảng cách xa nhiều cây số với sức sóng công phá lan xa hàng cây số khiến nhiều trăm căn nhà gần đó bị tàn phá và cửa kính của những căn nhà ở cách xa 2 cây số cũng bị vỡ tung. Các nhân chứng sống của vụ nổ đã cho biết như sau: Cô Zhang Siyu, một người dân sống cách hiện trường vài km, cho The Global and Mail biết: "Tôi nghĩ đó là một trận động đất nên chạy vội xuống cầu thang mà không kịp xỏ giày. Mãi tới khi ra khỏi nhà, tôi mới nhận ra đó là một vụ nổ. Một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời với những cột khói bụi bốc lên. Tất cả mọi người đều có thể trông thấy nó. Lúc vụ nổ xảy ra, mặt đất rung chuyển dữ dội. Những chiếc xe và các tòa nhà cũng rung lắc. Kính từ một vài tòa nhà vỡ vụn và mọi người bắt đầu bỏ chạy". Cô Zhang cho hay cô chứng kiến nhiều người bị thương đang khóc lóc vì đau đớn. Không thấy ai thiệt mạng nhưng Zhang có thể "cảm thấy cái chết". Cô Monica Andrews, giáo viên người Canada sống gần khu vực xảy ra vụ nổ, bị đánh thức và vô cùng sợ hãi vì nghĩ đó là một trận động đất: "Tôi nhìn ra cửa sổ và trông thấy bầu trời đỏ rực. Tôi đã tận mắt chứng kiến vụ nổ thứ hai. Mọi thứ rất hỗn loạn. Tất cả mọi người rời khỏi chung cư vì nghĩ có động đất. Ánh sáng và ngọn lửa phát ra từ vụ nổ thật đáng sợ". Ông Han Xiang miêu tả vụ nổ giống như trận động đất năm 1976: "Nhưng sau đó, đám mây nấm khổng lồ khiến chúng tôi nghĩ mình đang ở trong một cuộc chiến tranh". Theo con số của chính quyền thì đã có ít nhất 112 người thiệt mạng (dựa trên số thi thể đã được tìm thấy, không kể số người hiện bị coi là mất tích) bao gồm hơn 20 lính cứu hoả, khoảng 1 ngàn người bị thương nặng nhẹ, 10 ngàn chiếc xe hơi đậu xung quanh khu nổ bị cháy đen, khoảng 17 ngàn gia đình mất tiêu nhà cửa, 1.700 xí nghiệp công nghiệp và 675 hộ kinh doanh bị thiệt hại, và vô số người lo bị nhiễm độc. Hiện đã có khoảng 10 ngàn y bác sĩ đang làm việc cứu chữa cho những người bị thương. Đến sáng ngày thứ ba (18/8) thì con số lính cứu hoả bị tử thương được xác nhận là 50 người. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin khác thì mức thương vong cao hơn nhiều. Trang mạng Đại Kỷ Nguyên loan tin có 1,400 bị chết, hơn 700 người mất tích. Vụ nổ kinh hoàng đã gây nên nhiều thắc mắc và phẫn uất trong dân chúng. Chất Natri xyanua nguy hiểm khi bị hòa tan hay bị đốt cháy sẽ phóng ra khí hydro xyanua và nếu hít phải sẽ gây cản trở khả năng sử dụng oxy của cơ thể người có thể gây chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, cảm giác nghẹt thở, lo lắng, co thắt cơ, co giật, phù phổi, hôn mê và tử vong rất nhanh. Người dân thắc mắc là tại sao chính quyền địa phương lại có thể cho phép các công ty liên hệ tồn chứa bất hợp pháp khoảng 7 chục lần hơn số lượng cho phép những hoá chất độc hại và những chất dễ gây nổ trong chu vi khu dân cư sống như vậy mà chỉ đến bây giờ khi tại họa xảy ra thì nội vụ mới nổ tung ra. Chính quyền TQ đã chính thức xác nhận nguồn tin trên. Vậy ai là người đã phê chuẩn cho phép đặt nhà kho trái quy định? Chủ của công ty là ai? Tờ Đa Chiều ngày 15/8 đã tìm hiểu và cho biết là ông chủ thực sự của công ty này là thông gia với Phó thủ tướng Trương Cao Lệ; người phê chuẩn cho phép xây dựng nhà kho trái phép là Hà Lập Phong, nguyên Bí thư khu Tân Hải, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban cải cách, phát triển quốc gia. Cho tới giờ này chính quyền TQ vẫn chưa cho biết chính thức nguyên nhân vụ nổ. Bên cạnh nỗi khổ đau vì có người thân tử vong và bị thương vì vụ nổ, nhiều ngàn người dân ở Thiên Tân và cả những nơi khác đã vô cùng phẫn uất vì tình trạng thiếu và che giấu thông tin của giới chức trách nhiệm TQ. Những người có thân nhân mất tích đã la ó kêu gào khi không được cho vào tham dự cuộc họp báo của chính quyền: "Không ai cho chúng tôi biết bất cứ điều gì, chúng tôi đang ở trong bóng tối, không có tin tức gì cả". Một thanh niên hét lên: "Chúng tôi là gia đình của các nạn nhân, các ông có quyền gì mà đối xử với chúng tôi như vậy?" Ông Liu, một người cha cho biết ông vẫn chưa liên lạc được với con trai làm lính cứu hỏa: "Chúng tôi cố gắng gọi cho nó ngay khi xem tin tức về vụ nổ trên truyền hình, nhưng không thể nào liên lạc được", AFP dẫn lời người đàn ông họ Liu nói, giọng run run vì xúc động. Một bà mẹ tên Long tuyệt vọng chờ tin tức về số phận con trai mình là Zhiqiao, một thành viên của một đội cứu hỏa được điều đến cảng Thiên Tân trước vụ nổ: "Có 25 người trong một đội", bà nói. "Một người trong đội của con trai tôi đêm qua được xác định là đã qua đời. Họ không nói bất cứ điều gì về những người khác, họ chỉ bắt chúng tôi chờ đợi và chờ đợi". Điều mà người ta lo sợ nhất hiện nay là các hóa chất cực kỳ nguy hiểm có thể bay vào không khí, có thể vẫn đang rò rỉ từ hiện trường hai vụ nổ và tiếp tục gây cháy nổ. Các quan chức chính quyền Thiên Tân tuyên bố chất lượng không khí thành phố vẫn chưa có vấn đề gì, nhưng quan chức, cảnh sát và lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường đều đeo mặt nạ phòng độc. Mới đây Tân Hoa xã đưa tin nồng độ cyanide trong nước ở Thiên Tân cao gấp 10,9 lần so với tiêu chuẩn an toàn thông thường sau hai vụ nổ. Hiện nồng độ cyanide đã giảm, nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn an toàn. Sáng ngày thứ ba (18/8), dân chúng và các nhân viên cứu tế đã dành một phút yên lặng để tưởng niệm những người đã mất, thay thế cho nghi lễ thờ cúng tuần thứ nhất (trong thất tuần – 49 ngày) cho người chết. Sau đó trời đổ mưa làm gia tăng nỗi lo các hoá chất tiếp xúc với nước mưa tạo ra khí độc, và nếu nước mưa cuốn trôi một số lượng lớn hoá chất xuống hệ thống cống rãnh thành phố thì chưa biết điều gì sẽ xẩy ra. Điều làm cho người ta lo ngại hơn nữa là cách giải quyết vấn đề thiếu minh bạch của nhà nước TQ qua việc hạn chế tối đa những phản ứng chỉ trích mà một trong những việc làm là đã đóng cửa hơn 360 tài khoản mạng xã hội và xử phạt hơn 50 trang mạng với tội danh “gây hoảng loạn do đăng tải thông tin chưa kiểm chứng, khiến độc giả tung tin đồn thất thiệt”. Theo luật của TQ, người tung tin đồn thất thiệt có thể bị phạt tù đến 3 năm. Giáo sư King Wa Fu của trường đại học Hồng-Kông, người chuyên theo dõi sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền trên trang mạng Weibo (trang mạng chính của TQ) cho biết, sau khi vụ nổ ở Thiên Tân xẩy ra, mức độ kiểm duyệt trên trang mạng vừa kể đã gia tăng gấp 10 lần. Tờ báo Want Daily của Đài Loan, xuất bản ở Thiên Tân, đã đăng tin về sự bối rối của các cơ quan truyền thông nhà nước trong thành phố sau khi vụ nổ xẩy ra. Đài truyền hình địa phương không có tin tức gì, suốt ngày chỉ chiếu đi chiếu lại phim truyện, trong khi dân chúng hoảng loạn đi tìm kiếm người thân. Hôm thứ hai đã có một số những cuộc biểu tình đòi nhà nước phải minh bạch thông tin. Một số khác thì đòi nhà nước phải mua lại những căn nhà bị huỷ hoại của họ. Qua vụ nổ Thiên Tân, dựa vào mức độ tác hại khủng khiếp gây ra bởi lượng hoá chất và chất dễ gây nổ được tồn trữ bất hợp pháp nhiều phần là do những cấu kết với ý đồ tham nhũng của các giới chức cầm quyền TQ nay mới lộ ra qua vụ nổ, người ta tự hỏi là ở TQ, với nền kỹ nghệ đang phát triển với mức độ bất kể như hiện nay, còn bao nhiêu những nguy cơ tương tự như Thiên Tân mà người dân chưa biết, và sẽ chỉ được biết khi nội vụ nổ tung ra như kiểu Thiên Tân? Mà không chỉ trong công kỹ nghệ hoá chất; cách đây 2 tháng, vụ hoả hoạn tại một trại gà ở tỉnh Cát Lâm (Jilin) đã giết chết 121 người. Hơn thế nữa, nếu việc quản trị những nhà máy sản xuất điện cũng như vũ khí hạt nhân cũng tồi tàn như Thiên Tân thì tai họa đổ lên đầu người dân còn khủng khiếp biết chừng nào! Và là người Việt Nam thì phải rùng mình khi nghĩ là nhà nước CSVN đang học đòi theo mô hình phát triển của Trung Cộng. Hoàng Trường Theo http://vnctcmd.blogspot.de
......

Thế chiến II: trại tù kinh hoàng của quân Nhật

Hàng chục ngàn quân nhân Anh đã phải chịu đựng sự đối xử tàn bạo trong các trại tù của Nhật thời Thế chiến II. Clare Makepeace và Meg Parkes ghi lại một số câu chuyện đáng chú ý từ những người sống sót. Bob Hucklesby, năm nay 94 tuổi, từ vùng Dorset, với dáng đi tuy chậm rãi nhưng thái độ cương quyết, thật khó có thể hình dung những gì cơ thể và tâm trí ông từng trải qua. Ông là một trong số 50.000 quân nhân phải trải qua giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử quân sự Anh. Ông cũng là người dẫn dắt lễ tưởng niệm 70 năm ngày VJ (Victory over Japan Day – ngày chiến thắng Nhật Bản) hôm thứ Bảy 15/08. Chưa từng có tiền lệ, và cả cho tới sau này, lực lượng vũ trang Anh Quốc lại có số quân nhân bị đẩy vào hoàn cảnh cùng cực về địa lý, bệnh tật và sự đối xử vô nhân giữa người với người như những tù binh của Nhật trong Thế chiến II. Một phần tư số tù binh bị chết trong giam cầm. Những người sống sót trở mang theo bệnh tật và bị tổn thương. Trong suốt ba năm rưỡi, họ sống trong điều kiện tàn nhẫn đến mức hủy hoại con người. Cựu binh Bob Hucklesby (hàng giữa, thứ hai từ bìa phải) cùng đồng đội trong ngày tưởng niệm 15/08 ở London   Nữ hoàng Anh và Hoàng thân Philip tới gặp các cựu tù binh Thế chiến II hôm 15/08 Trung bình mỗi tù nhân nhận được chưa đầy một chén gạo hẩm mỗi ngày. Khẩu phần ăn quá ít ỏi dẫn tới suy dinh dưỡng rộng khắp, khiến nhiều người bị mù hoặc đau thần kinh kinh niên. Bệnh tật tràn lan. Hầu hết tù binh đều bị sốt rét và bệnh lỵ. Bệnh kiết lỵ do ruột già bị nhiễm trùng, khiến những người này chỉ còn xương bọc da. Các bệnh lở loét thì đặc biệt nghiêm trọng. Trung úy Barrett, người làm việc trong các lều trại chuyên trị hoại tử ở Thái Lan, viết trong nhật ký của ông: “Đa số đều do các vết xước do tre gây ra khi lao động trong rừng... Vết loét chân có khi dài tới hơn 30cm và bề ngang lên tới 15cm, lòi cả xương và đã thối tới vài cm, là cảnh không hiếm gặp.” Những kẻ coi tù thường xuyên đánh đập, tra tấn tàn bạo một cách ngẫu nhiên. Trung úy Bill Drower, người phiên dịch ở trại Kanburi, Thái Lan, chỉ vì dám hỏi lại một câu trong khi dịch mà bị đánh trọng thương và biệt giam trong suốt 80 ngày cuối cùng của cuộc chiến. Lúc được cứu ra khi Nhật Bản đầu hàng, ông đã sắp chết vì suy dinh dưỡng và bị sốt rét ác tính, biến thể hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm của bệnh sốt rét. Ngoài những điều kiện khủng khiếp này, đa số tù nhân chiến tranh phải lao động như nô lệ ở các khu công nghiệp nặng của Nhật Bản. Họ liên tục làm việc nặng nhọc trên các bến cảng, sân bay, trong mỏ than, bãi đóng tàu, lò luyện thép, luyện đồng. Cảnh dã man thời Thế chiến II này ngày nay hầu như ai cũng biết đến nhưng ít ai biết đến tinh thần quật cường của những tù binh – tinh thần mà sự tàn bạo của quân Nhật đã không thể khuất phục. Một trong những phương tiện sống sót quan trọng bậc nhất trong trại là tình thân thiết với bạn đồng hành. Mỗi nhóm nhỏ từ ba đến bốn người gắn bó chặt chẽ là điều kiện tiên quyết. Họ cùng chia sẻ thức ăn và cả công việc, và chăm sóc lẫn nhau khi ốm. Ông Derek Fogarty, từng làm việc trong lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, bị bắt ở Java, kể lại trong một cuộc phỏng vấn năm 2008: “Chúng tôi thân nhau như anh em. Nếu một người bị ốm thì bạn mang nước uống cho họ, rửa ráy giặt giũ cho họ. Chúng tôi thân nhau vô cùng và qua mỗi năm lại càng thân hơn, người ta sẵn sàng chết vì bạn, chúng tôi thân nhau tới mức đó.” Không có những người bạn như thế, rất nhiều tù binh có thể đã mất mạng. Ở mọi trại giam, tù binh tận dụng các kỹ năng khác nhau của mình để giúp đỡ bạn đồng hành. Tù binh Anh reo mừng khi Nhật Bản đầu hàng Những người là bác sỹ không có y cụ hay thuốc men, phải nhờ tới những người khéo léo về thủ công. Fred Margarson từng là thợ sửa ống nước và chạy các việc vặt ở phòng khám y khoa, đã bí mật mở bệnh viện trong trại Chungkai ở Thái Lan, nơi ông giám sát làm chân giả cho các bệnh nhân bị hoại tử. Nhưng ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất, những người đàn ông này cũng nâng đỡ nhau bằng trí hài hước. Jack Chalker bị bắt ở Singapore,nhớ lại những bệnh nhân gầy giơ xương ở lều trị kiết lỵ trên tuyến xe lửa Thái Lan – Miến Điện. Họ chơi xổ số để chọn ra “ai sẽ là người phải ngồi trên chiếc xô duy nhất trong lều trước khi nó bị đổ”. “Những cái như thế”, ông nhớ lại, “đã khiến chúng tôi cười nghiêng ngả”. Khoảng 37.500 quân nhân Anh đã sống sót qua thời kỳ giam giữ và chứng kiến ngày VJ. Hàng nghìn người trong số họ phải đợi tới năm tuần, thậm chí lâu hơn, trước khi các trại được quân đồng minh tìm thấy. Đa số phải trải qua chặng đường biển dài 8 – 10.000 dặm để trở lại Anh Quốc, xuống ở cảng Liverpool hoặc Southampton, hơn năm tháng sau khi chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc. Với Hucklesby, tâm điểm của lễ tưởng niệm 70 năm ngày VJ không phải là ông hay những người đồng đội còn sống sót, mà là những người đã nằm lại. Bảy mươi năm sau những cái chết nghiệt ngã, ông nhớ họ hơn bao giờ hết. Ngày nay, ông chỉ muốn chúng ta nghĩ về họ, “những người đàn ông trẻ ở tuổi sung sức nhất không bao giờ được về nhà, những người đã phải sống trong điều kiện tồi tệ trước khi chết”. Tóm tắt lại từ bài viết của Tiến sỹ văn hóa lịch sử chiến tranh Clare Makepeace và giảng viên đại học UCL, Meg Parkes trên BBC News: http://bbc.in/1TFtj3P Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150815_british_pow_under_jap...
......

Pages