Ngồi xe Vinfast, chết dễ như bỡn

Tôi là một kỹ sư thiết kế xe, làm việc ở Nhật hơn 20 năm. Nói thật lòng thì ngày trước khi còn là sinh viên tôi cũng ấp ủ một giấc mơ chế tạo một chiếc xe Made in Việt nam. Nhưng từ khi vào làm cho hãng xe hơi Nhật tiếp xúc với công nghệ và cách làm việc của họ thì tôi nghĩ giấc mơ của tôi khó thực hiện bời vì phạm trù công việc để chế tạo một chiếc hơi rất rộng.   Nên khi tôi nghe ông Xuân Kiên giám đốc của Vinaxuki có giấc mơ chế tạo xe hơi Made in Việt nam hoàn toàn bởi người Việt thì tôi rất khâm phục. Rất tiếc giấc mơ của chú Xuân Kiên không thành công trong cơ chế xã hội của chính phủ VN.   Lúc tôi nghe Vinfast làm xe hơi tôi cũng có cảm giác khâm phục, nhưng khi biết quy trình làm xe hơi của họ thì từ góc độ một kỹ sư thiết kế, tôi hoảng. Đó không phải là cách làm xe hơi, nói nôm na là một chiếc xe được thiết bằng miệng và truyền thông.   Theo thông tin đánh giá xe Vinfast từ trang Autoblog của Nhật thì Vinfast mua sườn xe và động cơ model cũ không còn bán trên thị trường của BMW là X5 và Series 5. Động cơ N20 được BMW bán cho Vinfast là động cơ 2 lít 4 xy lanh có hệ thống Turbo tăng áp.   Tuy nhiên BMW không bán bản quyền computer điều khiển và tháo hệ thống Vavetronic nên hệ thống Turbo không hoạt động. Vinfast phải nhờ đến công ty AVL của Áo để độ lại phần mềm điều khiển nên công suất hoạt động không bằng động cơ nguyên bản chỉ tối đa là 175hp và 227hp cho mỗi loại. Truyền thông báo chí trong nước gọi quá trình "độ" lại này của AVL là "Tinh chỉnh".   Đây là sự lừa bịp trên câu chữ. Các kỹ sư Vinfast còn lừa bịp khách hàng ở chỗ cho rằng AVL tinh chỉnh bằng chu trình Atkinson, thực chất họ không biết ngay cả kiến thức cơ bản bởi vì động cơ N20 là động cơ dùng nguyên lý phun trực tiếp, chu trình Atkinson chỉ áp dụng ở trên các động cơ cũ những năm 90 sau khi nguyên lý động cơ phun trực tiếp ra đời bởi các giáo sư của Đại học Kyoto-Nhật thì chu trình Atkinson ngoài công ty Honda dùng chu trình Atkinson cải tiến cho các loại xe nhỏ không cần công suất cao như Honda Fit thì không còn được các hãng xe hơi Nhật sử dụng.   Hơn nữa động cơ N20 cũng không phải là động cơ tốt, nó chỉ xếp hạng 8/10 trong các loại động cơ gắn trên xe ở thị trường Mỹ năm 2011. Thậm chí nó còn không qua được kiểm tra về độ khí thải và tiếng ồn của Nhật nên không được bán trong các xe ở Nhật. BMW phải cải tiến lại thành động cơ N20B20B và B48 để bán ở thị trường Nhật. Hộp số thì họ dùng hộp số 8 tốc của ZF cung cấp. Tức là một chiếc xe đầu gà đuôi vịt không đồng bộ bởi không có bản thiết kế hoàn chỉnh, thân xe và cửa họ cũng không có thiết bị dập, phải nhờ đến công ty AApico Thái Lan ở Hải phòng dập giúp.   Theo tôi biết thì Vinfast hiện tại không có phòng thí nghiệm va đập nên thông số an toàn của xe Vinfast còn là một ẩn số. Thông thường đối với các mẫu xe mới trước khi đưa ra thị trường thì người Nhật phải cho chạy test kiểm tra 24/24 tối thiểu 2 năm trong đường chạy thực nghiệm với địa hình đủ các loại hoàn cảnh để đánh giá độ an toàn.   Còn Vinfast thì mới năm ngoái còn thuê người vẽ mẫu xe, năm nay đã tung ra thị trường bán thì họ quá coi thường sinh mệnh của khách hàng./.  
......

TẦM NHÌN

Năm 1984, Lybia cho xây dựng công trình sông nhân tạo vĩ đại xuyên hoang mạc Sahara. Công trình này là một đường ống đường kính 4m dài hơn 2.800 km. Nguồn nước được lấy từ 1.300 giếng được khoan sâu xuống một tầng nước ngầm khổng lồ bên dưới hoang mạc. Tất cả các giếng này sẽ hoà vào mạng lưới cấp nước để cung cấp nước tưới cho những dự án nông nghiệp trên hoang mạc. Kinh phí 27 tỷ đô. Không nói đến Hà Lan làm gì, vì đất nước này quá tiến bộ. Mặt đất của họ nằm dưới mực nước biển, nhưng đô thị của họ thoát nước rất tốt. Như ta biết, Lybia là đất nước độc tài, vậy mà Muamar Gadafi cũng đã xây dựng nên một dự án vĩ đại làm thay đổi nền nông nghiệp đất nước. Nói gì nói, Muamar Gadafi cũng có tầm hơn lãnh đạo CS, ít nhất ông ta cũng có những quyết định tốt cho đất nước. Năm 1993, Tokyo cho xây hệ thống cống ngầm lớn nhất thế giới trị giá chỉ 2,7 tỷ đô và mất 13 năm để hoàn thành. Hệ thống này gồm 5 silo ngầm chứa nước thoát, mỗi silo có đường kính 32m và chiều cao 65m và một bể ngầm khổng lồ có kích thước cao 25,4m, dài 177m và rộng 78m. Nối các silo là hệ thống cống ngầm khổng lồ nằm sâu 50 m dưới lòng đất. Tokyo lúc đó có 13 triệu dân tương đương với Sài Gòn bây giờ. Như vậy, khi mưa lớn đổ xuống, nước được đưa xuống các sông ngầm (cống ngầm khổng lồ) và chứa trong các hồ ngầm (tức các silo và bể chứa ngầm) để đảm bảo đô thị không ngập. Và họ dùng những máy bơm cực mạnh bơm lượng nước đang nằm dưới lòng đất đổ ra sông để nhường chỗ chứa cho đợt mưa sau. Lybia lạc hậu họ cũng làm nên dự án có ích, tạo đất nông nghiệp giữa sa mạc như Israel. Tokyo một đô thị đông dân cũng làm một lần giải quyết bài toán ngập đô thị. Còn lãnh đạo CS VN? Từ lãnh đạọ trung ương đến lãnh đạo các thành phố lớn đã làm gì? Chả làm gì ra hồn cả. Giữa tuyến Metro và hệ thống chống ngập như Tokyo thì dự án nào quan trọng hơn? Nếu không có metro thì thành phố chỉ ít hiện đại hơn, còn không có hệ thống chống ngập, năm nào dân Sài Gòn và Hà Nội cũng chịu thiệt hại rất lớn. Âu cũng là tầm nhìn. Tầm nhìn lãnh đạo CS là cực kém, kém hơn cả những lãnh đạo độc tài ở xứ Phi Châu chứ nói chi so với xứ dân chủ như Nhật Bản. Fb Đỗ Ngà  
......

CỜ NÀO LÀ CỜ TỔ QUỐC?

Nhân chuyện "toà án" VC xử Huỳnh Thục Vy vụ xịt sơn lên "cờ tổ quốc", có người nói xịt sơn lên "cờ tổ quốc", như cô Huỳnh Thục Vy đã làm, là vi phạm luật pháp, đáng bị phạt; rằng dù có công nhận nhà cầm quyền VC hay không thì VC vẫn là nhà cầm quyền "hợp pháp", lá cờ máu của VC vẫn là lá cờ "hợp pháp" của VN, được cả thế giới "công nhận". He he... thiệt ngộ! Dù cho cả thế giới có công nhận lá cờ máu của VC là cờ "đại diện" cho nước VN thì cũng không thể thay đổi được sự thật là lá cờ đó chỉ đại diện cho một đảng cướp; và cái đảng cướp đó đã dùng bạo lực để cướp lấy chính quyền; và không hề tổ chức bầu cử công khai, công bằng và tự do để toàn dân VN quyết định. Giống như một bọn cướp vác dao, vác súng xông vào cướp nhà bạn. Cướp xong treo lên một lá cờ, nói lá cờ đó đại diện cho nó là chủ ngôi nhà đó, ai đụng đến là... có tội. Vậy thì bạn làm sao? Chấp nhận sự "hợp pháp" của đứa ăn cướp và không có quyền phản đối, không có quyền "xịt sơn" lên lá cờ đó để phản đối? Bọn VC, bọn con cháu của VC, bọn tay sai của VC, bọn sống nhờ vào cứt của VC, chỉ vì cái lợi cho bản thân mà cam tâm, muối mặt hùa theo cái lý của đứa ăn cướp, xúi dân VN cúi đầu chấp nhận sống kiếp nô lệ, không được phản đối sự "hợp pháp" của VC. Đừng có nói ngu kiểu hễ sống trong VN, dùng hộ chiếu VN, làm khai sanh cho con cái ở "toà án" VN v.v. thì tức là chấp nhận sự "hợp pháp" của VC, của cờ VC. Fb Ngo Du Trung
......

Rút “củi” Thủ Thiêm, thay “củi” Bắc Hà – nước cờ cao của tổng Trọng

Cùng với sự “tắt tiếng” đồng loạt của hệ thống tuyên giáo và truyền thông về đại án Thủ Thiêm thay vào đó là sự kiện “trùm” tài chính ngân hàng, cựu chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà bị bắt tại Pakse, Lào và dẫn độ về nước qua cửa khẩu Lalay, Quảng Trị. Thông tin được đăng trên trang tin của “Bên thắng cuộc” và được xác nhận bởi Bộ Công an ở gần như cùng thời điểm. Với vai trò đặc biệt trong triều đại Nguyễn Tấn Dũng và những câu chuyện đã trở thành giai thoại được kể đi kể lại khắp hang cùng ngõ hẻm ở xứ Việt vốn ưa thích những câu chuyện giựt gân, nội bộ chốn cung đình, những lời đồn thổi có giá trị hơn nhiều những thông tin “lề phải, lề giữa” của hệ thống truyền thông vốn dĩ chỉ được “mở miệng” theo định hướng của Ban Tuyên giáo TW. Sự kiện “sói đầu đàn” Trần Bắc Hà chính thức đã thành “củi đốt lò” làm cho đa phần công chúng hân hoan, hả hê như thể như chính mình vừa mới ra tay thực thi được công lý vậy. Nếu trước đây, việc Đinh La Thăng bị kết án đã tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau trong dư luận xã hội. Không ít người tỏ ý bênh vực, thậm chí còn ca ngợi ông ta như một “biểu tượng chính trị” về tinh thần “thoát Trung”, hành động và lời nói được cho là quyết đoán, mạnh mẽ… Lần này, tuyệt nhiên không thấy có một ai viết vài dòng thương cảm cho kẻ từng “một tay che trời”, “thượng đội, hạ đạp” và có nhân cách thô bỉ như Trần Bắc Hà. Thiên hạ lại ồn ào chuyện tới đây “cái lò ông Trọng” sẽ được đưa thẳng tới phòng ngủ nhà đồng chí X với đầy sự khấp khởi hào hứng như chuẩn bị được xem “The Avengers” của Hollywood. Bỗng nhiên, bao nhiêu nước mắt, bao sự phẫn uất của hàng chục ngàn kiếp đọa đày ở Thủ Thiêm bị trôi sạch ra sông Saigon chỉ sau một đêm. Thế mới thấy, Ban Tuyên giáo TW chỗ anh Thưởng và “bên thắng cuộc” thần tình đến như thế nào trong việc dẫn dắt dư luận quần chúng. Và nếu như một ngày không xa, Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang được dịp “trà tam, rượu tứ” với Đinh La Thăng trong B14, Trần Huynh Duy Thức được “đặc xá” như Osin úp mở, thì hẳn khiến cho đông đảo công chúng và giới đấu tranh dân chủ phải “vỡ òa” vui sướng. Dù rằng, cái “đại cục” của mớ nhầy nhụa “định hướng xã hội chủ nghĩa” này chẳng có gì thay đổi, nhưng một lần nữa ông tổng Trọng lại sáng ngời “một bản lĩnh vĩ đại, một nhân cách vĩ đại”. Phải nói rằng nếu có một tổng đạo diễn nào đang đứng sau sân khấu chính trị Việt Nam thì phải nói rằng đó quả là một tay lão luyện, mưu mô “quỉ khốc, thần sầu” vì đang công chiếu liên tục những vở kịch đầy kịch tính, hồi hộp, thắt mở nhịp nhàng và làm cho công chúng cứ “trơ mắt ếch” mà trông đợi vở tiếp theo. Vụ Thủ Thiêm đang sôi ùng ục với những bi kịch oan sai kéo dài 2 thập kỷ, những “liên minh ma quỉ” trong vụ “ăn cướp thế kỷ” trị giá hàng chục tỷ đô-la ở thành Hồ mới hé lộ, đã lạnh teo, nguội ngắt chỉ sau một ngày để rồi hôm nay lại công chiếu một vở kịch mới mang tên Trần Bắc Hà. Đẳng cấp “đốt rừng, cứu cháy rừng” của Ban Tuyên giáo TW đã đạt ở mức thượng thừa nhưng người viết bài này dù có gội đầu bằng nước đá lạnh 3 lần cũng không tin nổi đây là “tác phẩm” của Võ Văn Thưởng hay thậm chí là “bậc nhân kiệt”. Kẻ vừa viết kịch bản, lại vừa tổng đạo diễn vụ này, hẳn nhiên đã có một sự chuẩn bị công phu từng chi tiết nhỏ nhất, mưu tính thâm sâu từ rất lâu trước đó và có cả khả năng “hô phong hoán vũ” cả một thể chế chính trị và lực lượng an ninh chứ không phải những “đỉnh cao trí tuệ” đã thiết kế vụ bắt cóc “cá lòng tong” Trịnh Xuân Thanh đầy tai tiếng và đáng hổ thẹn vì những lỗi sơ đẳng nhất trong nghiệp vụ an ninh. Không có gì là “tình cờ” cả. Phải chăng miếng bánh Thủ Thiêm đã được chia phần lại, phe “Nam cộng” đã hoàn toàn lui bước trước thế lực uy quyền khuynh loát phía sau ông Trọng để nhường lại “bàn tiệc thành Hồ”, cùng với những thỏa thuận ngầm, là số phận của nhân vật số 2 của triều đại Nguyễn Tấn Dũng – ông trùm Trần Bắc Hà – được lựa chọn là kẻ tội đồ thay thế, làm “mồi” cho cơn giận dữ của đám đông? Một thông tin đáng quan tâm hơn nhưng đa số mọi người không quan tâm đó là việc vừa qua Đại sứ Nhật Bản tại Hà Nội Umeda Kunio đã viết thư cảnh báo chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư thành ủy thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân về việc thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính với nhà thầu Nhật Bản, nếu không, dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (một trong những dự án hạ tầng quan trọng của TP.HCM, được chính phủ Nhật Bản cho vay tới 88,4% tổng giá trị đầu tư và phía Việt Nam chỉ phải có trách nhiệm phần vốn đối ứng 11,6% dự án, tương đương 5.491 tỷ đồng) sẽ bị dừng lại. Con số tiền nợ với nhà thầu Nhật Bản lên tới hơn 100 triệu USD và phía Việt Nam đang trì hoãn trả nợ, viện vào những lý do rất “trời ơi” như việc dự án đội vốn, các thủ tục qui định chưa phù hợp và do Quốc hội chưa duyệt chi… Dù cho đưa ra lý do gì chăng nữa cũng không còn ai tin vào lời lẽ của giới chức Việt Nam mà chỉ làm cho nghi vấn về một tình trạng “bóc ngắn, cắn dài”, “giật gấu vá vai” đã đến mức “tới hạn” của ngân sách Nhà nước và đặc biệt tình trạng thâm hụt ngoại tệ đã cực kỳ nghiêm trọng vì thành Hồ vẫn luôn được coi là “kho ngoại tệ” dồi dào nhất của CSVN. Nếu để ý vấn đề “ngoài lề” một chút, thì kể từ năm 2017, thông tin về lượng “kiều hối” vốn trước nay được báo chí trong nước công bố như một “thành tích” trong khả năng thu hút đầu tư và “uy tín” của chính phủ “sáng tạo, liêm chính”. Nhưng giờ đây, thông tin về con số kiều hối dường như đã trở thành “bí mật quốc gia” và không được công bố trên báo chí, truyền thông. Những ngày tháng tươi đẹp thủa kiều hối và ODA như “suối nguồn không bao giờ cạn”, đất đai, tài nguyên, biển đảo tha hồ xẻ thịt đem bán… đã hết. Giờ đây, trong cơn bấn loạn về quả núi “nợ công” khổng lồ ngày một “cao, cao mãi” bất chấp mọi nỗ lực của vô số những “Nghị quyết đảng” được sáng tạo và “quyết tâm chính trị” cao nhất của bộ máy thể chế. Những người “đồng chí” thắm thiết năm nào đã phải ép nhau vào “lò mổ” để “xẻ thịt” nhằm cứu vãn phần nào cơn đói khát của cái dạ dày và giải tỏa áp lực xã hội đang rừng rực lửa căm phẫn. Trái ngược với bức tranh kinh tế xám ngoét của quốc gia và tình trạng túng quẫn của ngân sách, những ồn ào về “cái lò ông Trọng” và củi Trần Bắc Hà, các tập đoàn như Vingroup, Sungroup, FLC… lại tăng trưởng thần kỳ hơn cả Thánh Gióng và lộ trình thâu tóm đất đai, biển đảo, hầm mỏ… chiến lược của những “sát thủ kinh tế” này đang “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” hết sức lặng lẽ và âm thầm. Những xa lộ cao tốc của chương trình “hai hành lang, một vành đai” nối liền biên giới Việt Trung đang được hoàn thành thần tốc. Đám đông người Việt đang háo hức chờ xem “kịch” mới với một tâm thức của bầy cừu, nhưng một tấn bi kịch chung cho tất cả đang trở thành hiện thực thì chẳng mấy ai quan tâm. 30/11/2018 Tân Phong  – Web Việt Tân    
......

Nếu cộng sản thả anh Thức...

Hôm nay là sinh nhật anh Trần Huỳnh Duy Thức, ngày anh tròn 52 tuổi và cũng là sinh nhật thứ 10 của anh trong tù. Những nỗ lực vận động để nhà nước cộng sản trả tự do cho anh chưa thành công, chủ yếu vì lý do “Đảng và Nhà nước” chỉ thả nếu anh chấp nhận ra nước ngoài - như thế anh sẽ mất vai trò biểu tượng, lãnh tụ tinh thần của phong trào đấu tranh vì dân chủ cho Việt Nam. Còn anh thì kiên quyết không cho chúng thoả nguyện. Trong trường hợp anh Thức nhất định không chấp nhận “tự do và lưu vong”, trong khi nhà cầm quyền vì một sức ép hay nói đúng hơn, một lợi ích quá lớn nào đó, không thể không thả anh, thì theo bạn, chúng sẽ làm gì? Tôi cho rằng chúng sẽ trả tự do cho anh trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, tinh thần không còn minh mẫn nữa. Nghĩa là chúng sẽ thả anh sau khi bảo đảm rằng chúng vô hiệu hoá được tinh thần và vai trò biểu tượng của Trần Huỳnh Duy Thức: Chúng sẽ làm cho anh phải mất trí, tâm thần hoang tưởng; không loại trừ khả năng chúng đầu độc, ám sát anh. Các bạn đừng nghĩ tôi đang tưởng tượng và nói ra những điều độc ác. Cách đây 5-6 năm trở về trước nữa, tôi cũng như đa số những người dân Việt Nam bình thường và lương thiện khác, không bao giờ tin đảng Cộng sản và lực lượng phò đảng có thể làm những điều tàn bạo và bẩn thỉu vượt ngoài sự hình dung của con người. Bây giờ thì tôi tin rồi, tin chắc rằng cộng sản là bất cần thủ đoạn, không từ một việc gì dù độc ác và vô nhân nhất, miễn là chúng có lợi. Hãy nhớ: Không bao giờ cộng sản chịu thua dân, không bao giờ cộng sản chấp nhận thua thiệt (chỉ trừ trong quan hệ với quan thầy Bắc Kinh của chúng). Nên cái kịch bản chính quyền cộng sản trả tự do mà không đày anh Trần Huỳnh Duy Thức ra nước ngoài luôn mang một “hàm ý chính sách” rằng chúng sẽ giết hoặc làm anh bệnh tật vĩnh viễn./.  
......

TOÀN LÁO CẢ !!!

"Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống." Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng,thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây? • Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử. • Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo. • Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp. • Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh..... Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người. Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau. Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo. Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả... Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem. Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh... Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn. Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu. • Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển...tất cả đều rặt láo. • Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm. • Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả. • Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh. Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn... Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi. Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ... Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời. Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại.. Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình. Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồtổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao… Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá.. Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn. Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống. Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo. Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển. Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn! Đỗ Duy Ngọc
......

Bạo lực học đường, cái nôi của bạo lực xã hội

Trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, bạo lực được sử dụng không chỉ bằng hành vi, lời nói mà cả ngay trong tư tưởng con người. Bất cứ một vấn đề nào khi đối diện với những khó khăn giữa các mối quan hệ, bạo lực lại được sử dụng hoặc tính đến. Bạo lực có mặt mọi nơi, mọi lúc Bạo lực được sử dụng trong mọi mối quan hệ dân sự, trong giao thông, kinh doanh, thương mại cũng như trong các mối quan hệ giữa làng xóm, thậm chí trong gia đình, giữa vợ chồng, con cái và cha mẹ. Trong học đường, bạo lực được sử dụng bởi thầy cô giáo, rồi qua đó tiêm nhiễm đến học sinh và cứ thế lan ra ngoài xã hội. Trái với truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc, khi người dân được giáo dục từ nhỏ về cách đối xử với nhau trong cuộc sống, trong xã hội cho êm đềm, mềm mỏng và nhân ái, ngày nay, việc sử dụng bạo lực như một phương tiện để giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội. Những câu ca dao như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” Hoặc: “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… Ngày nay đã trở thành xưa cũ, xa lạ với đời sống người dân trong chế độ cộng sản. Người ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu những cuộc ẩu đả, những trận chém giết kinh hoàng bởi những băng đảng xã hộ chém giết lẫn nhau để tranh địa bàn bảo kê, để tranh giành những mối lợi nào đó ở nơi thâm sơn cùng cốc. Người ta cũng thấy từ Nam đến Bắc các cuộc bạo lực bởi chính lực lượng công an được vũ trang tận răng, đánh dân cướp đất, cướp tài sản của người dân, của nhà thờ, thánh thất ở những tôn giáo mà nhà cầm quyền không thể khuynh loát được. Người ta cũng có thể chứng kiến hàng loạt những hành động vô luân, vô pháp sử dụng bạo lực ngang nhiên của lực lượng công quyền ngay giữa thanh thiên bạch nhật nhằm tước bỏ quyền con người của người dân một cách trắng trợn như quyền được bày tỏ chính kiến, tư tưởng, quyền yêu nước, quyền biểu tình, quyền tự do đi lại, hội họp. Thậm chí là quyền được… rên. Người ta đã không còn lạ với những trò bạo lực bẩn thỉu của lực lượng côn đồ do công an giả danh ngăn cản những người yêu nước muốn thể hiện chính kiến của mình bằng cách dùng lực lượng và bạo lực để tấn công những người đàng hoàng, chân chính có tinh thần chung lo lắng cho xã hội, cho đất nước và như vậy là đi ngược với “đường lối” của đảng CSVN. Những tin tức nhan nhản về những vụ giết người đốt xe những tên trộm chó cho đến những trận đánh hội đồng của những học sinh lột quần áo nữ sinh hay những trận đánh ghen khủng khiếp giữa những người phụ nữ. Thậm chí, những tin tức về bạo hành với học sinh là con trẻ trong các trường mẫu giáo, mầm non cho đến những cô giáo, thầy giáo dùng bạo lực để dạy dỗ học trò. Ngược lại với truyền thống “tôn sư trọng đạo” từ ngàn đời nay, bạo lực được học sinh sử dụng đối với thầy cô giáo, phụ huynh buộc cô giáo phải quỳ… Tất cả những điều đó nói lên rằng: Xã hội Việt Nam lao vào vòng xoáy bạo lực như một trận cuồng phong kéo đổ sập những nguyên tắc đạo đức, những truyền thống quý báu của dân tộc xưa nay và phá vỡ các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Và bạo lực đang hoành hành, đang được sử dụng như một phương cách để giải quyết các mối quan hệ xã hội. Vì sao bạo lực? Nhiều báo chí, nhiều người đã phân tích về nạn bạo lực trong xã hội Việt Nam, từ bạo lực học đường, bạo lực gia đình cho đến bạo lực trong mọi mối quan hệ xã hội khác. Ở đó, nhà cầm quyền CSVN vẫn theo thói quen nói lấy được rằng đó là “mặt trái của nền kinh tế thị trường”. Họ cứ làm như khi chưa có kinh tế thị trường, chỉ có nền kinh tế bao cấp cộng sản thì bạo lực xã hội đã không hề tồn tại. Ngược lại, điều mà họ không bao giờ dám công khai, công nhận rằng trong những năm tháng Việt Nam chỉ đóng cửa mọi mặt, đất nước được úp lại bằng một chiếc lồng bàn bằng sắt kín với thế giới bên ngoài bằng nền kinh tế XHCN tập trung, kế hoạch, bao cấp… thì bạo lực là phương cách duy nhất để giải quyết các mối quan hệ xã hội. Khi đó, không hề có luật lệ, không hề có quy định hoặc những nguyên tắc luật pháp nào được áp dụng, mọi vấn đề xử lý liên quan đến quyền lợi, đời sống xã hội nhất nhất theo “nghị quyết” và ý kiến chủ quan của một vài quan chức cộng sản. Người ta có thể bắt bớ, bỏ tù không cần xét xử, giam giữ cho đến chết mà không cần biết người dân đó có tội gì. Cái gọi là luật sư, pháp lý, pháp luật… trong thời kỳ đó là những khái niệm xa lạ. Cái gọi là “Chuyên chính vô sản” được sử dụng như một phương thức bạo lực khủng khiếp nhất để trấn áp người dân và giải quyết các mối quan hệ theo kiểu cộng sản. Đến thời kỳ “mở cửa”, mọi cái xấu, cái không hay, đều được đổ cho “mặt trái của nền kinh tế thị trường”. Thế nhưng cũng như mọi lời dối trá khác, điều đó không thuyết phục được ai. Có lẽ trong xã hội loài người văn minh, luật pháp được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, là cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong đời sống con người. Thế nhưng, ở một xã hội mà luật pháp chỉ là công cụ của đảng cộng sản dùng để trấn áp cả xã hội và dân tộc với mục đích duy nhất là duy trì ách thống trị của một nhóm người mang tên Đảng cộng sản, thì nó không có tác dụng trong thực tế đời sống của người dân. Những băng nhóm xã hội sẽ không tồn tại chém giết lẫn nhau, nếu luật pháp nghiêm trị những hành động vi phạm đến tài sản, quyền lợi của người dân và đời sống người dân, đời sống xã hội bảo đảm được an ninh vững chắc. Nhà cầm quyền sẽ không cần phải dùng bạo lực để cướp phá, bắt bớ, cưỡng bức người dân buộc họ phải chấp nhận nhìn cơ đồ, tài sản của mình bị cướp đi một cách trắng trợn và họ phản ứng, nếu chính sách và luật pháp rõ ràng vì quyền lợi của người dân và xã hội. Người dân sẽ không cần đánh chết tên trộm chó, nếu luật pháp nghiêm minh trừng trị những kẻ ăn trộm, ăn cướp đủ để răn đe, ngăn chặn những hành động đó. Thế nhưng, với nền pháp lý Việt Nam, việc đó là chuyện hão huyền. Chính quyền sẽ không cần phải dùng công an giả dạng côn đồ đánh đập, trấn áp người dân khi không muốn họ có những phản ứng với thể chế chính trị hiện nay, nếu như đó là một thể chế chính trị phục vụ người dân, quang minh, chính đại, thật sự phục vụ người dân và được người dân ủng hộ. Cần phải nhìn nhận rằng,  bạo lực được sử dụng như một phương cách hành xử duy nhất cần thiết trong xã hội đã làm băng hoại nhanh chóng một xã hội có truyền thống tốt đẹp từ xa xưa, đưa cuộc sống người dân vào sự bấp bênh và không hề được bảo đảm an ninh. Một trong những nguyên nhân Nguyên nhân của bạo lực được nói đến nhiều, nhưng một trong những nguyên nhân để bạo lực xã hội “phát triển mạnh mẽ và bền vững” như ngày nay, chính là hệ ý thức cộng sản lấy bạo lực và dối trá làm cơ sở tồn tại. Và cơ sở để ươm mầm và phát triển mạnh mẽ bạo lực xã hội nhanh chóng nhất, có cơ sở bền vững nhất chính là nền giáo dục Việt Nam. Ở nền giáo dục đó, với phương châm là “hồng hơn chuyên” nhằm đào tạo ra những cỗ máy phục vụ cho sự tồn tại và thống trị của đảng Cộng sản. Với nền giáo dục dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lenin, lấy chủ nghĩa vật chất làm trung tâm, lấy chủ nghĩa vô thần làm tư tưởng, lấy đấu tranh giai cấp làm nền tảng và động lực, nhà cầm quyền CSVN đã sử dụng bạo lực như một cách duy nhất đúng để xử lý mọi vấn đề xã hội. Chính vì hệ ý thức tư tưởng “đấu tranh giai cấp” mà những giáo trình, những sách giáo khoa được đưa vào sử dụng như những công cụ phục vụ cho việc đào tạo giáo dục học sinh. Ở nền giáo dục Việt Nam ngày nay, việc giáo dục đạo đức, luân lý, về thiện ác, về những vấn đề thuộc tinh thần, tâm linh bị loại bỏ để duy nhất tôn thờ chủ nghĩa duy vật, lấy vật chất và chiếm đoạt vật chất làm động lực, làm đầu. Trong bài viết gần đây “Giáo dục: Qua những câu chuyện trong sách giáo khoa”, chúng tôi đã phân tích vì sao những câu chuyện chém giết, bạo lực, khôn lỏi và sống vô đạo đức như “Tấm Cám”, “Trí khôn của ta đây” lấy từ chuyện cổ tích cũng như câu chuyện Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu và những “thiếu niên anh hùng” miền Nam với thành tích giết được hàng loạt người… đã trở thành biểu tượng được đưa làm gương cho con trẻ. Mới đây, câu chuyện một cô giáo ở Quảng Bình đã tặng cho một học sinh lớp 6 đến 231 cái tát đến mức em phải nhập viện. Đây không phải lần đầu có việc đó, thậm chí cô giáo này đã từng tặng cho 11 học sinh lớp này đến 2541 cái tát khác thì xã hội lại nhao lên về nạn bạo lực học đường bởi chính các thầy cô giáo. Điều tệ hại hơn, là chuyện đó đã không chỉ diễn ra âm thầm, mà cả nhà trường, phòng giáo dục biết nhưng đã… im lặng. Và vấn đề không chỉ ở hành động này của cô giáo kia, mà nó có căn nguyên ở chính tư tưởng, đường lối giáo dục Cộng sản. Rồi cứ thế, việc sử dụng bạo lực trong học đường như chuyện hết sức bình thường không có điều gì đáng quan tâm cho bằng các dự án, bằng các cách kiếm chác dạy thêm, học thêm nhằm nặn lột chính cha mẹ chúng. Và hẳn nhiên, khi con trẻ được giáo dục bằng bạo lực, lấy bạo lực làm đầu, làm phương thức hành động, chúng sẽ được trang bị sẵn một ý thức coi bạo lực là chuyện hiển nhiên trong đời sống và sẵn sàng đưa ra “phục vụ xã hội”. Thế rồi từng lớp, từng lớp người đó được sử dụng trong xã hội vô luân, vô pháp, thì bạo lực được nhân lên, trở thành một điều bất khả kháng từ trong tư tưởng đến hành động con người. Khi mà Chủ nghĩa Cộng sản lại được dùng làm nền tảng xã hội, làm chỗ dựa cho bạo lực phát triển bởi thì bạo lực phát triển là tất yếu. Và nguyên nhân cơ bản để bạo lực hoành hành trong xã hội Việt Nam, chính là bởi một chế độ độc tài toàn trị đứng đầu là một tổ chức mang tên Đảng Cộng sản vô thần, đứng trên cả luật pháp cũng như mọi luật lệ của xã hội loài người. Ngày 28/11/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: RFA  
......

Tại sao đạo đức tan hoang?

Sự tuột dốc đạo đức không có điểm dừng. Không chỉ những giá trị căn bản nhất của đạo đức đang thoái hóa mà thậm chí tình người cũng cạn kiệt. Sự khủng hoảng đạo đức đang trở nên điên loạn. Chừng nào nguyên nhân sâu xa cuộc khủng hoảng làm tê liệt và tàn phá xã hội này còn chưa dám thừa nhận thì vấn đề “chấn chỉnh” đạo đức không bao giờ có thể khôi phục. Đạo đức rơi từng mảng như một bức tường mục nát. Đạo đức đang lao xuống vực như chiếc xe không phanh. Chưa bao giờ xã hội Việt Nam tan nát đến nhường này. Mọi cái xấu và cái ác tuôn ra ào ạt với mức độ vô phương kiểm soát. Cái xấu này kéo theo cái ác khác. Cái ác đang rất thèm khát thể hiện hung tính của nó. Cái ác trở thành đặc tính nổi trội trong một xã hội hỗn loạn không kỷ cương. Chỉ vì “nhìn đểu”, nạn nhân có thể bị chém chết tức thì. Con giết cha, trò đánh thầy, cô giáo “tra tấn” học sinh, bệnh nhân nện bác sĩ, “quan làng” hà hiếp người dân…, tất cả xảy ra như cơm bữa. Một xã hội ngày nào cũng được cung cấp một “thực đơn” như vậy thì con người sẽ biến thành gì? Con người sẽ chỉ trở nên ác hơn. Cứ sau một sự việc kinh thiên động địa, chẳng hạn cô giáo cho học trò uống nước giẻ lau bảng hoặc cô giáo phạt “bạt tay hội đồng”, phản ứng xã hội luôn kinh khủng. “Giết chết cả họ nhà con mụ ấy đi! Con này mà rơi vào tay tao thì tao băm từng mảnh!…” – đó là “ý kiến” của đa số dư luận. Tại sao hiện tượng “ác mồm, ác miệng” mỗi lúc mỗi phổ biến? Tại sao con người lại trở nên hung dữ hơn? Lý do trong mọi lý do là công lý đã bị chính quyền chà đạp đến mức chẳng ai còn tin vào sự phán xét và trừng trị của pháp luật. Trong một xã hội “vô pháp, vô thiên”, người dân sẽ có khuynh hướng cho mình quyền phán xét và quyền trừng phạt. Trong một xã hội mà công lý thường xuyên đóng vai một tên hề trơ trẽn thì quyền phán xét không còn thuộc về những kẻ ngồi xổm lên đầu nhân dân và đùa bỡn với công lý. Trong một đất nước mà ngày càng có nhiều trường hợp chết trong đồn công an mà không bao giờ được điều tra và xử tội trong khi công an chẳng khác gì một tổ chức côn đồ khoác áo chính quyền thì tâm lý giận dữ và thù hằn càng thêm dồn nén. Trong một đất nước mà kẻ trộm con vịt bị xử 7 năm tù trong khi vô số kẻ cắp hàng tỷ lại được “phê bình kiểm điểm” thì sự phẫn nộ người dân trút lên đầu bất cứ ai gây ra bất kỳ hành động tàn ác nào là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Đó là sự xả tràn của vô số ức chế thường trực và luôn trong trạng thái chực chờ nổ tung. Dầu dường như chưa bao giờ thiếu để châm vào lửa trên đất nước này. Xã hội và những gì xảy ra hàng ngày luôn “cung cấp” thừa ngòi nổ, từ những tiêu cực trong giáo dục đến những tai ương môi trường, từ những phát biểu nhảm nhí đến thái độ im lặng trong những trường hợp mà người dân cần chính quyền lên tiếng. Còn nữa, trong một đất nước mà chính quyền thường xuyên thể hiện bộ mặt đạo đức giả của nó thì làm sao có thể kỳ vọng xã hội tử tế và đạo đức? Vấn đề đạo đức tan hoang đã được báo chí đề cập ít nhiều. Trên SGGP (15/1/2018), gia đình đã được xem là “thủ phạm”: “Tình trạng đạo đức xuống cấp nghiêm trọng là do có sự buông lỏng việc giáo dục đạo đức cho học sinh từ ngay trong gia đình đến nhà trường. Ở nhà thì cha mẹ mải mê lo kiếm tiền bỏ mặc con cái, thiếu hẳn việc giáo dục con cái nền tảng đạo đức, giữ gìn đạo hiếu với ông bà cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, biết tôn sư trọng đạo. Đó là chưa kể nhiều phụ huynh còn nuông chiều con quá mức, dung túng cả những thói hư, tật xấu của con em mình. Họ chưa thực sự là tấm gương sáng cho con mình”… Trên Nhân Dân (30/10/2018), “tình trạng xuống cấp trong lối sống của một bộ phận giới trẻ” đã được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến đạo đức suy vong. Và trên nghị trường, đạo đức bi thảm là tại… kinh tế! Sự tan nát đạo đức xã hội thật ra không thể loại trừ yếu tố chính trị. Nếu không dám đề cập đến chính sách giáo dục trong đường lối cai trị – đề cao “con người mới XHCN” hơn là văn hóa và đạo đức, đề cao việc trung thành với Đảng hơn là gắn bó với những giá trị đạo đức truyền thống – thì những “mổ xẻ” về việc đạo đức xuống cấp chỉ là hành động tương tự vớt lớp váng trên bề mặt của một cái ao tù nước đọng gây ô nhiễm xã hội từ những cặn bã hôi thối nằm sâu dưới đáy. Đừng tránh né mà phải thừa nhận rằng chính đường lối cai trị cộng sản đã đập nát các giá trị đạo đức truyền thống, ngay từ những ngày đầu của lịch sử cộng sản. Những trận mưa dầm rỉ rả tuyên truyền cùng chính sách xây dựng “xã hội mới XHCN”, trong khi phủ nhận và triệt tiêu nhiều giá trị đạo đức căn bản, đã làm trốc gốc và gãy đổ những giá trị đạo đức vốn ngạo nghễ cả ngàn năm. Khi mọi thứ được “Đảng trị” và “Đảng hóa”, kể cả tôn giáo, thì vị trí của những giá trị khác, trong đó có giá trị đạo đức, phải lùi lại và thậm chí bị vất đi. Cộng sản và cái gọi là “XHCN” của họ chẳng khác gì đám sâu đục khoét và tàn phá những cây cổ thụ đạo đức. Chẳng phải tự nhiên mà sự xuống cấp đạo đức của xã hội Việt Nam hiển hiện y hệt xã hội của “nước anh em” Trung Quốc. Chính quyền làm gì để chấn chỉnh đạo đức? “Bộ Văn hóa đã tham mưu Trung ương Đảng ban hành nghị quyết 33 về xây dựng phát triển văn hóa con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Bộ cũng trình Chính phủ ban hành nghị định 110 về quản lý tổ chức lễ hội; nghị định 122 quy định xét tặng danh hiệu gia đình, thôn, bản, ấp văn hóa… Bộ Văn hóa cũng đề ra nhiều giải pháp để phát huy sứ mệnh của văn học nghệ thuật, vai trò của văn nghệ sĩ; tăng cường phối hợp liên ngành trong giáo dục đạo đức lối sống…” – phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện (trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 30/10/2018). Đó chẳng phải là giải pháp. Những điều đó chưa bao giờ là giải pháp. Mô hình “làng văn hóa”, “phường văn hóa”… chưa bao giờ đóng góp cho việc xây dựng đạo đức xã hội. Sự xuống cấp của đạo đức xảy ra cùng thời với sự bùng nổ những mô hình và cách thức “xây dựng văn hóa” này. Điều mà Bộ Văn hóa cần “tham mưu Trung ương Đảng” là phải thay đổi chính sách giáo dục, phải lột bộ da chính trị ra khỏi cơ thể giáo dục, phải đập nát bộ máy giáo dục để xây lại hệ thống giáo dục từ đầu, lấy triết lý nhân bản làm trung tâm chứ không phải “con người XHCN”. Bộ Văn hóa cũng cần “tham mưu Trung ương Đảng” việc cần giảm liều lượng sợ hãi trước cái gọi là “suy thoái tư tưởng và đạo đức cách mạng” trong cuộc chấn chỉnh xây dựng Đảng, vì chẳng đảng cai trị nào có thể đứng vững và chẳng đất nước nào có thể đứng lên nếu nền giáo dục của nó bất thành trong việc tạo ra những cái phanh chặn lại sự tuột dốc của đạo đức. Mạnh Kim Nguồn: VOA
......

Bắt Trần Bắc Hà có phải để dọn đường đến nhà nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Ông Trần Bắc Hà, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) bị bắt và bị khởi tố về tội danh vi phạm các qui định về hoạt động ngân hàng. Có nhiều nguồn tin nói ông bị bắt tại nước ngoài, sau khi có tin từ đầu năm nay ông đi chữa bệnh ở nước ngoài và không về nước. Ông Trần Bắc Hà từng bị đồn đoán nhiều lần là sẽ bị bắt, và cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Người theo dõi sát sự việc này là nhà báo Phạm Chí Dũng cho Kính Hòa đài RFA cuộc trao đổi về nhiều tình tiết xung quanh nhân vật Trần Bắc Hà và vụ bắt giữ này. Kính Hòa: Thưa ông Phạm Chí Dũng, Trần Bắc Hà là ai? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Trần Bắc Hà từng là Tổng giám đốc ngân hàng BIDV, một trong năm ngân hàng nhà nước hàng đầu của Việt Nam. Trước đây 100% vốn nhà nước, sau đó cổ phần hóa một phần. Vấn đề là BIVD nhận được một chính sách rất ưu đãi, hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong suốt thời gian làm việc của ông ta, ông ta nổi tiếng về hai việc. Thứ nhất, ông ta là một đại gia ngân hàng, nhưng mà nhiều người cho rằng không phải Nguyễn Văn Bình là thống đốc ngân hàng thời đó mà Trần Bắc Hà mới là thống đốc ngân hàng. Người ta đồn rằng trong một buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một bộ trưởng đến xin ý kiến ông Dũng thì Trần Bắc Hà chửi là mày đến xin ý kiến anh Dũng lúc này hay sao? Cút đi. Đó là cái cách cho thấy rằng Trần Bắc Hà chỉ dưới một anh Ba X mà trên vạn người. Thứ hai, Trần Bắc Hà được xem là tay hòm chìa khóa của nhà anh Ba X, tức là ông Nguyễn Tấn Dũng. Trước Đại hội 12 người ta đã nói về một cái trục là Trần Bắc Hà – Nguyễn Văn Bình, nhưng cần phải nói thêm là cái trục đó kéo dài thêm hai cái tên nữa là Nguyễn Tấn Dũng và Trầm Bê. Tháng 8/2017 Trầm Bê bị bắt, thì xôn xao tin đồn Trần Bắc Hà cũng sẽ bị bắt. Nhưng sau đó lại không thấy gì cả. Đến tháng 5/2018, lần đầu tiên cơ quan kiểm tra trung ương đảng họp, công bố chính thức rằng sai phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng. Khi nói rất nghiêm trọng có thể là sẽ bị cách chức, bị khai trừ đảng, hoặc có thể bị bắt. Sau đó mọi chuyện tự nhiên lại lắng hẳn đi. Trong phiên tòa xử ông Phạm Công Danh của Ngân hàng xây dựng thì không có mặt ông Trần Bắc Hà, mặc dù hội đồng xét xử có triệu tập ông ta, nhưng ông ta lấy lý do bị bệnh phải đi điều trị ở Singapore. Nhưng lại có một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, vào thời điểm đó cho biết không thấy có sự xuất cảnh của Trần Bắc Hà. Như vậy ông ta vẫn ở Việt Nam. Cho đến ngày hôm qua mới có một tin hoàn toàn ngoài lề, của một Facebook có nick là Phạm Việt Thắng cho biết rằng Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, cựu Phó Tổng Giám đốc của BIDV, cùng bị bắt ở Cam Pu Chia. Vụ này gợi chúng ta nhớ vụ bắt Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, Công ty hàng hải Việt Nam, cũng ở Cam Pu Chia, vào năm 2012 khi mà Dương Chí Dũng được một “ông anh” trong ngành công an đưa trốn sang đó. Kính Hòa: Tội danh người ta dùng để bắt Trần Bắc Hà là gì? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Vi phạm qui định về hoạt động ngân hàng và hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo điều 206 Bộ luật hình sự. Theo tôi thì tội danh này chỉ là danh nghĩa thôi. Bắt giam cái đã, rồi sau đó trong quá trình điều tra sẽ mổ xẻ, phân tích, những tội danh khác. Kính Hòa: Ông ấy có làm thất thoát, gây ảnh hưởng đến vốn nhà nước không? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chuyện thất thoát thì cơ quan điều tra của Bộ Công an chưa chứng minh được điều đó. Có một điều khá lạ lùng là thế này. Theo tôi biết thì vụ Trần Bắc Hà đã được điều tra từ năm 2016. Từ đó cho đến giữa năm 2018, khi Ủy ban kiểm tra Trung ương của ông Trần Quốc Vượng, và sau này là ông Trần Cẩm Tú, kết luận mức độ rất nghiêm trọng, cơ quan điều tra lại đưa ra quan điểm là trong vụ Ngân hàng xây dựng, ông Trần Bắc Hà không có tội, chỉ vi phạm hành chính. Ví dụ như là vào tháng 10/2017, cơ quan điều tra Bộ Công an có kiến nghị chỉ kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà, cho rằng ông Trần Bắc Hà có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền, nhưng BIDV không có thiệt hại, nên các cá nhân ở BIDV không vi phạm qui định cho vay. Đó là một hiện tượng khá lạ. Và dựa vào kết luận của cơ quan điều tra Bộ Công an lúc đó, thì không có lý do gì để bắt Trần Bắc Hà. Vậy sao bây giờ lại bắt? Đánh giá của cơ quan điều tra vào tháng 10/2017 là đúng hay sai? Tôi nghĩ rằng bây giờ ông ta bị bắt thì chắc là có tội, hay nói chính xác là sau khi điều ra thì có tội. Mà con số thất thoát từ ngân hàng của Phạm Công Danh là đến 4700 tỉ chứ không ít. Vậy cơ quan điều tra của công an lúc đó làm ăn như thế nào? Liệu có “vấn đề” gì đó giữa một số nhân vật cơ quan điều tra với ông Trần Bắc Hà hay không? Mà lại đưa ra một đánh giá gần như phủi tội cho Trần Bắc Hà như vậy? Kính Hòa: Như vậy có nghĩa là ông Trần Bắc Hà đang lọt vào chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chúng ta nên có một đánh giá thời sự, cập nhật hơn. Tức là một nhân vật nữa bị hồi tố từ thời ông Trần Đại Quang. Chúng ta đặt câu hỏi thế này: Tại sao Trần Bắc Hà không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết? Tại sao Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không bị bắt trước khi Trần Đại Quang chết? Tại sao vụ tra xét đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài không có ai bị bắt cả trước khi Trần Đại Quang chết? Kính Hòa: Anh có đề cập Trần Bắc Hà có liên quan mật thiết với Nguyễn Văn Bình, vậy liệu nhân vật này sẽ bị gì không? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là điều hết sức khó hiểu. Ông Nguyễn Văn Bình từ trước đại hội 12, cuối năm 2015, đã có những thông tin rằng sẽ bị loại ra khỏi Trung ương đảng. Điều kỳ lạ là đến đại hội 12 thì Nguyễn Văn Bình nhảy thẳng đường hoàng vào Bộ chính trị, nắm Ban kinh tế trung ương và trụ đến ngày nay khá là vững chắc. Ngay cả khi Đinh La Thăng bị đưa về đó như kiểu bị nhốt quyền lực, rồi sau đó bị bắt, mà Nguyễn Văn Bình vẫn không sao cả. Có nhiều người đặt dấu hỏi phải chăng là Nguyễn Văn Bình đã có những thành tích đặc biệt để giúp Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng? Hay nói chính xác hơn là ông Bình có những thành tích đặc biệt, những hồ sơ đặc biệt của nhóm anh Ba X, cung cấp cho Nguyễn Phú Trọng để ông Trọng “đả hổ diệt ruồi” đối với phe cánh chính trị của Nguyễn Tấn Dũng? Kính Hòa: Lúc đầu anh có nói ngoài mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Văn Bình, còn mối quan hệ Trần Bắc Hà - Nguyễn Tấn Dũng nữa, vậy liệu việc này có làm cho chiến dịch chống tham nhũng lan tới dinh cơ ông Nguyễn Tấn Dũng không? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là vấn đề cốt tử, vì nói cho cùng Trần Bắc Hà cũng chỉ là một chướng ngại trên con đường của Nguyễn Phú Trọng dẫn tới trước của nhà Nguyễn Tấn Dũng mà thôi. Tới giờ này chúng ta thấy có những tay chân đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng như là Đinh La Thăng, như là Trầm Bê, và bây giờ là Trần Bắc Hà bị bắt. Điều đó cho thấy vòng vây đang siết chặt dần xung quanh nhà của Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ là Nguyễn Phú Trọng đang đi những nước đi khôn khéo, tỉa dần tay chân, tỉa cành rồi mới tới gốc. Việc bắt Trần Bắc Hà có thể nói là nghiêm trọng không kém vụ bắt Trầm Bê. Vì có hai nhân vật được cho là kinh tài ghê gớm của Nguyễn Tấn Dũng, chưa kể Nguyễn Thanh Phượng con gái ông ấy, đó là Trầm Bê và Trần Bắc Hà. Nhưng Trầm Bê coi như kinh tài thuần túy chứ không làm chính trị, còn Trần Bắc Hà theo nhiều đánh giá vừa là doanh nhân vừa làm chính trị. Trần Bắc Hà có mối quan hệ rộng khắp và có ảnh hưởng chính trị rộng lớn. Như tôi kể lúc đầu, không phải tự nhiên mà Trần Bắc Hà có thể chửi một bộ trưởng và dùng từ mày tao. Thậm chí người ta còn kể Trần Bắc Hà đi làm việc ở tỉnh, tát tai Phó chủ tịch tỉnh đó mà không ai dám làm gì. Điều đó cho thấy Trần Bắc Hà có quyền thế chính trị lớn đến mức nào. Thành ra theo tôi việc bắt Trần Bắc Hà đưa ra một tín hiệu sống động và kinh khủng hơn việc bắt Trầm Bê. Nó mang một thông điệp là đừng nghĩ Nguyễn Tấn Dũng an toàn. Đừng nghĩ rằng những chuyện từ đầu năm đến nay như là Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đến thăm Nguyễn Tấn Dũng, hay là Nguyễn Tấn Dũng được mời dự hội thảo này hội thảo kia, tất cả những cái đó có thể chỉ là một màn diễn thuần túy mà thôi. Trong thực chất là Nguyễn Tấn Dũng không an toàn. Việc bắt một tay thủ hạ có thể nói là kinh tài thân tín, am hiểu thâm sâu nhất về gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, là Trần Bắc Hà, chính là một thông điệp cho thấy rằng “lò” đã tiến đến sát cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng lắm rồi. Kính Hòa: Nếu chúng ta bỏ qua những chuyện phe phái nội bộ đấu đá nhau của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì liệu việc bắt Trần Bắc Hà, và trước đó là nhiều nhân vật trong ngành ngân hàng, thì liệu có phải đây là nhân vật cuối cùng bị bắt để có thể chỉnh đốn lại ngành ngân hàng mà bị cho là có quá nhiều bê bối không? Nhà báo Phạm Chí Dũng: Không có nhân vật cuối cùng của ngành ngân hàng Việt Nam. Cho tới nay chưa có ngân hàng nào phá sản, mà chỉ có những vụ bắt bớ lẻ tẻ bắt đầu từ năm 2016 mà thôi. Và anh hình hình dung là chuyện đó chỉ mới bắt đầu. Trong những năm tới chuyện ngân hàng làm ăn lụn bại bao nhiêu thì chuyện bắt bớ sẽ dữ dội bấy nhiêu. Đối với ngân hàng, tất cả chỉ mới bắt đầu mà thôi. Kính Hòa: Xin cám ơn ông./.
......

"ĐỘI CỜ ĐỎ": "MẬT THÁM" HỌC ĐƯỜNG?!

Cách nay khoảng ba, bốn chục năm, không hề có lực lượng "Cờ đỏ" trong nhà trường, vẫn "Thầy ra Thầy, trò ra trò" hơn hẳn bây giờ. Hình như nó mới nẩy nòi ra từ vài chục năm nay... Đi học về, đứa con gái cưng hào hứng khoe với bố: "Bố ơi, con được chọn vào "Đội Cờ đỏ" của Trường nha!" Mừng vì con được tin cậy giao công việc xã hội ở Trường, bèn hỏi: - Thế làm "Cờ đỏ" là làm gì? Con hào hứng khoe: - Trường phát cho cuốn sổ, cái bút... Đến giờ ra chơi, trà trộn vào các bạn trong Trường; ai đi muộn, nói tục hay có gì sai, con ghi vào sổ, báo cáo với Trường, với Lớp để... phạt...   Mình bảo: Té ra là con đi làm... "Mật thám" à? Con bé tiu nghỉu... Thế rồi phân tích cho con, rằng nhiệm vụ của học trò đến lớp là học cái chữ, học làm Người..., chớ đâu phải đến lớp để làm "Mật thám", chuyên đi bới lông tìm vết ở các bạn để... báo cáo? Đấy là "mách lẻo", là việc xấu nhất trong muôn vàn việc xấu! Nói vài lần rồi con gái cũng nghe ra, về bảo bố: - Nó như "Mật thám" thật bố ạ. Có đứa đi muộn, dúi cho "Cờ đỏ" dăm ngàn; có đứa đánh nhau, gom tiền đưa cho "Cờ đỏ" để khỏi bị... ghi sổ!? Nghĩ lại mà con thấy kinh tởm... Cái gọi là "Đội Cờ đỏ" trong học đường đang có một quyền lực không bé. Nó không chỉ là cánh tay nối dài của giáo viên, của nhà trường... Mà nó còn là một thứ "Sếp", làm cho tất cả các học sinh còn lại phải sợ. "Đưa con đi học, đầu giờ thấy mấy bạn "Sao đỏ nhí" mặt mũi hình sự, tay lăm lăm quyển vở cái bút, săm soi xét nét các bạn khác mà trông không khác gì tụi tay sai, lính lệ, lý trưởng trên phim"...(Trích Cm của một phụ huynh). Nhiều em phải ve vuốt, làm quen, săn đón, thậm chí hối lộ... "Chị Cờ đỏ" để mua lấy những giờ phút bình yên... Hối lộ, tham nhũng... xuất phát từ quyền lực. Hối lộ, tham nhũng, cậy quyền... được huấn luyện, được "bảo kê" từ những ngày ấu thơ làm trong "Đội Cờ đỏ"...? Thảo nào, có vị lãnh đạo đang đề ra yêu cầu: "Đưa chống tham nhũng vào trong... học đường"?!   Cuối cùng, qua "Một thế giới", thấy ngọn nguồn của 231 cái tát cho một em bé lớp 6 ở Quảng Bình, cũng bắt nguồn từ lực lượng "Mật thám học đường" này? Mà bản chất, phải gọi đúng tên của nó là "Tra tấn tập thể ở học đường"! Nghĩ mà kinh sợ cho những ai nghĩ ra cái kế xây dựng cả lực lượng "Mật thám nhí", "Lính lệ nhí" trong học đường; bôi đen, nhuộm đỏ các bé từ những ngày còn ấu thơ...     Học bơi, học cách sinh tồn..., chả dạy... Học làm Người, học để có một tấm lòng nhân ái, chả dạy... Dạy trẻ thơ học bắn súng? Dạy trẻ thơ làm "Mật thám"?! Giáo dục gì đây, khi nó chính là mầm mống của căn bệnh tham nhũng, hối lộ, quan liêu hách dịch, cậy chức cậy quyền, thói a dua nịnh hót, tìm cách hại người... được dung dưỡng từ tấm bé mà vô số quan chức đang mắc phải!   Phải giải tán ngay lực lượng "Mật thám" trong trường học. Bởi nó phản giáo dục, nó đào tạo trẻ thơ theo vết xe đổ, tạo nên những con người lại chỉ giỏi trong việc "đấu tố" bạn bè, và sau này tất sẽ lại đến "đấu tố" cả ông cha- như... "Cái ngày xưa ấy"./. Hoài Tâm
......

Chùm thơ tranh đấu

Cuộc đấu tranh nào cũng sẽ nở rộ lên khi giới văn nghệ sĩ lao vào cuộc chiến bằng ngòi bút của mình. Nhớ lại những năm đầy tăm tối, những năm 60 của thế kỷ trước, khi cuộc chiến đấu chống độc tài lâm vào cảnh khó khăn do đàn áp bắt bớ, tù đày, hơi cay, lựu đạn...thì có một bài thơ tả lại cuộc đấu tranh đầy gian khổ, khơi dậy sự hy vọng cho biết bao con người. Bài thơ kết thúc như sau: Xin báo cáo với đồng bào đồng chí, Xin báo cáo với bạn bè trên thế giới, Rằng: chúng tôi vẫn vững vô cùng! Xin giới thiệu cùng bạn đọc, chùm thơ tố cáo thực trạng xã hội dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam hiện nay, của các tác giả Nguyễn Duy, Nguyễn Thủy Tiên, Đoàn Thuận. Dân Quyền ******   CƯỚP   con ơi mẹ dặn câu này cướp đêm là giặc cướp ngày là quan – (ca dao xưa)   Cướp xưa băng nhóm làng nhàng cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi có con dấu đóng đỏ tươi có còng có súng dùi cui nhà tù   cướp xưa lén lút tù mù cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa con trời bay lả bay la cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng   dân oan tuôn lệ ròng ròng mất nhà mất đất nát lòng miền quê tiếng than vang động bốn bề cướp từ thôn xóm tiến về thành đô   ai qua thành phố Bác Hồ mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm bây giờ mẹ phải dặn thêm quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.   Nguyễn Duy PHẢN ĐỘNG   Sao lại là phản động, Khi chúng tôi, những người Không rút ruột ngân sách, Để phè phỡn ăn chơi?   Chúng tôi không cướp đất, Không đẩy ai ra đường, Phải ăn mày, làm điếm. Những cảnh đời đáng thương.   Chúng tôi không cấp phép Cho doanh nghiệp nước ngoài Làm sông chết, biển chết, Gây hậu quả lâu dài.   Chúng tôi không đứng núp Đâu đó trong bụi cây, Chặn xe đòi mãi lộ. Cả đêm và cả ngày.   Chúng tôi không ăn chặn Tiền cứu trợ cho dân. Không tăng thuế, tăng phí, Mà tăng cao, nhiều lần.   Chúng tôi không tham nhũng, Không làm tăng nợ công. Nay mỗi người phải cõng Gần ba mươi triệu đồng.   Chúng tôi không lén lút Đưa người nhà của mình Vào bộ máy nhà nước “Đúng luật, đúng quy trình”...   Chúng tôi, dân lương thiện, Không làm những điều trên. Sao lại là phản động Và chống phá chính quyền?   Cái chúng tôi mong muốn Là đất nước chúng ta Có tự do, dân chủ Và xã hội hài hòa.   Để làm được điều ấy, Cần phải có đổi thay, Đổi thay tận gốc rễ Bộ máy khủng hiện nay.   Chúng tôi là như vậy. Có phản động hay không? Phản động thì bắn bỏ. Phản động là các ông.   Nguyễn Thủy Tiên QUI LUẬT MUÔN ĐỜI Không hạt mầm, đâu có mùa cây cỏ. Đất cằn khô, mộng nứt khó thành hoa. Nước ô nhiễm, chồi non chờ chết yểu. Sức dân mòn, sự sống dần phai nhoà.   Dân mất đất di dời vào sương gió. Bọn cướp ngày tước đoạt việc áo cơm. Đất muôn xưa vào tay lũ phản quốc. Trẻ một mai khao khát giọt sữa thơm. Nước cạn nguồn, non sông như hoang mạc. Người vô tâm, thú dữ về lên ngôi. Từng bầy sói tru khan lời rừng rú. Đất thành nơi chôn dấu bóng ma hời. Nền chắp vá, nhà xây kiểu mộng tưởng, Sẽ đổ thôi trên cát bụi mong manh, Dù lầu đài vây quanh bằng bạo lực Dù máu hồng xương trắng đắp lũy thành.                 Đoàn Thuận QUỐC HỘI hay ĐẢNG HỘI. . 1. Quốc Hội hay Đảng Hội ? Nơi đảng viên dẫn đầu, lối “đảng cử dân bầu”, lo sửa đổi bản nháp: Cương lĩnh thành Hiến pháp, Đảng quyền thành Pháp quyền. . để độc đoán tuyên truyền để lừa mị hữu hiệu. . 2. Dân biểu hay đảng biểu ? Đảng biểu, đại diện ai, chỉ đảng viên dễ sai, tuyệt đối nghe lời đảng theo độc tài cộng sản, lập “Sở hữu toàn dân”, . để chiếm hữu toàn phần tài nguyên của đất nước. . 3. Pháp quyền sao có được ? dưới bóng một “chủ nô”, một thể chế “xin cho”. . để “bóc lột hoang dã.” như Marx từng mô tả. . An Khánh,11/2018 Đoàn Thuận. Nguồn: https://danquyenvn.blogspot.com  
......

Vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát: Vừa mở màn chiến dịch hồi tố!

Hai tháng sau cái chết của Trần Đại Quang, ngày 27/11/2018 là thời điểm diễn ra hai sự kiện chính trị cùng lúc và rất có thể liên đới mật thiết với nhau về yếu tố ‘phe cánh chính trị’: trong khi cựu thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘Nhôm’ chính thức khai ra một cái tên khác của ông ta là Trần Đại Vũ, Bộ Công an đã lần đầu tiên bắt người đầu tiên liên quan đến đường dây đưa Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài - ông Đường Hùng Cường, 41 tuổi, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư – thương mại dầu khí Nghệ An. Hai sự kiện một bản chất Bị di lý từ Hà Nội vào Sài Gòn để phục vụ phiên tòa xử vụ Ngân hàng DongABank, Vũ ‘Nhôm’ đã khai ra cái tên Trần Đại Vũ với toàn bộ phụ âm và nguyên âm rất gần với người mà từ lâu được đồn đoán là ‘chú của Phan Văn Anh Vũ’ - tức ông Trần Đại Quang. Vào tháng Tư năm 2017, lần đầu tiên hàng loạt tài liệu đóng dấu TỐI MẬT và TUYỆT MẬT được một bàn tay bí ẩn nào đó và hầu như không thể khác ‘nội bộ đảng ta’ tung lên mạng xã hội về công ty bình phong của Vũ ‘Nhôm’ của Tổng cục Tình báo Bộ Công an, do chính hai thứ trưởng công an thời đó là Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân ký giới thiệu một cách đầy ưu ái với Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP.HCM và một số tỉnh thành khác để ‘quan hệ làm việc’, mà thực chất là việc Vũ ‘Nhôm’ đã khai thác triệt để sức mạnh của những công văn này để giành được nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn. Sau khi Vũ ‘Nhôm’ bị bắt tại cửa khẩu Singapore - Malaysia vào tháng Giêng năm 2018 và được dẫn độ về Hà Nội, một trận ‘thay máu’ nhân sự bộ Công an đã xảy ra, trên bề mặt là chiến dịch ‘tái cơ cấu Bộ Công an’ mà trọng điểm là xóa xổ toàn bộ 6 tổng cục trong đó có Tổng cục Tình báo, về bản chất cả hai tướng Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đều bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật, dù cho đến nay vẫn chưa bị bắt. Tuy nhiên khác nhiều với vụ Vũ ‘Nhôm’ mà dù sao đã manh nha tìm ra được một đường dây giúp Vũ trốn khỏi Việt Nam vào những ngày cuối tháng Mười Hai năm 2017, việc Trịnh Xuân Thanh biến mất khỏi Việt Nam vào những tháng cuối năm 2016 cho tới gần đây - tức trước vụ bắt Đường Hùng Cường - vẫn còn là một bí ẩn mang tính truyền thuyết. Truyền thuyết đến độ nghe nói ‘Cụ Tổng’ đến mất ăn mất ngủ bởi vụ Trịnh Xuân Thanh và những hệ quả tiếp liền theo đó. Một thế lực cực mạnh! Theo một số nguồn tin trên mạng xã hội xuất hiện vào năm 2017 sau khi Trịnh Xuân Thanh ‘ra đi tìm đường cứu nước’, Trịnh Xuân Thanh đã bị Bộ Công an đưa vào tầm ngắm từ tháng 5/2016, khi đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Ban Kiểm tra TW làm rõ nguồn gốc chiếc xe tư nhân Lexus biển xanh của Trịnh Xuân Thanh, điều mà người ta cho rằng là cái cớ để truy tố đàn anh của ông Thanh là Ủy viên bộ chính trị kiêm Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng. Tuy nhiên Trịnh Xuân Thanh đã được sự tiếp tay và giúp đỡ từ ‘lãnh đạo cao cấp trong Bộ Công an’ nên đã bỏ trốn từ cuối tháng 7/2016. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy là vào lúc 21h15, ông Trịnh Xuân Thanh đi từ nhà riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lên một chiếc xe biển xanh đi đâu không rõ. Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, hình ảnh của camera an ninh tại cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn có ghi lại được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc thông qua cửa khẩu này. Một số thông tin khác cũng cho biết theo Trịnh Xuân Thanh cho mọi người biết thì ngay sau khi nhận được thông tin hồ sơ của mình bị chuyển sang cho công an thụ lý, ông Thanh đã xác định được tương lai của mình chắc chắn sẽ là nhà tù. Do đó, ông đã từ Hậu Giang lên TP.HCM để báo cáo với một cán bộ lãnh đạo cao cấp tại đây để xin chỉ thị. Sau đó, ông Thanh trở ra Hà Nội thu xếp công việc và đến gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng để trao đổi các vấn đề liên quan mà hai bên chưa giải quyết xong. Ngay sau đó, ông Thanh đến một địa điểm bí mật tại Hà Nội ở một thời gian, ông Thanh đã rời Việt Nam bằng đường bộ. Việc trốn chạy của Trịnh Xuân Thanh đã làm cho dư luận hết sức ngạc nhiên. Vì trong một chế độ công an trị, việc quản lý, giám sát công dân hết sức nghiêm ngặt, việc một cán bộ mắc một loạt sai phạm, lại nằm trong danh sách bị khởi tố lại có thể thoải mái trốn sang nước ngoài. Dư luận cho rằng, phải có người giúp đỡ nên ông Thanh mới có thể dễ dàng tẩu thoát ra nước ngoài, và để làm được việc đó phải là người của công an. Sau khi nổ ra hai vụ đồng thời gây chấn động về ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ - theo một công bố của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam vào đầu tháng Tám năm 2017, và vụ ‘Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Berlin vào tháng 7/2017’ do Bộ Ngoại giao Đức tố cáo, nhiều cựu thần và giới cách mạng lão thành đã khẩn thiết yêu cầu Nguyễn Phú Trọng phải cho điều tra khẩn trương xem thế lực chính trị nào đã cả gan tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài ngay trước mũi ‘công an giỏi nhất thế giới’. Tuy nhiên, hiện tượng hết sức lạ lùng là cho đến tận phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh vào đầu năm 2018, vẫn chẳng có bất kỳ một tin tức nào được tiết lộ về thế lực nào đã giúp Thanh bỏ trốn. Dù văn phòng của Tổng bí thư Trọng đã làm hết sức để tuy chứng cứ tại tòa không đủ sức thuyết phục mà vẫn giáng xuống đầu Trịnh Xuân Thanh không phải một mà đến hai cái án chung thân, đã không có một dấu hiệu rõ rệt nào cho thấy các cơ quan đảng của ông Trọng lần mò ra được đường dây nào đã giúp Thanh bỏ trốn. Hoặc một giả thiết khác đáng thuyết phục hơn: ở Việt Nam mọi thứ đều là bí mật nhưng lại chẳng có gì được giữ bí mật, cũng như cái đường dây nào đó đã giúp Trịnh Xuân Thanh đào tẩu thì Tổng Trọng và Tổng cục 2 tình báo quân đội nhắm mắt cũng biết là ai. Chỉ có điều, cái thế lực bảo kê cho vụ đào thoát Trịnh Xuân Thanh phải lớn đến mức cả Bộ Chính trị không làm gì nổi. Đó là nguồn cơn khiến tình hình truy tìm ‘đường dây’ lâm vào bế tắc. Sau khi phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh kết thúc, vụ ‘đường dây’ cũng dần chìm lắng, báo chí và giới cựu thần trong đảng cũng không còn quá xôn xao về ông A ông B đã giúp Thanh bỏ trốn mà nhường chỗ cho nhiều sự kiện ’đốt lò’ khác rạo rực hơn. Đến thời ‘chạy loạn’ Động thái Cục Cảnh sát hình sự (C45) thuộc Bộ Công an vào ngày 27/11/2018 lần đầu tiên ra tay bắt một người liên quan đến đường dây giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài đã khuấy động toàn bộ ký ức xưa cũ. Lịch sử bị lôi xềnh xệch trở lại. Chắc chắn trong những ngày tới, báo đảng và toàn bộ hệ thống báo chí nhà nước sẽ được bật đèn xanh để lao vào một chiến dịch hồi tố mới: thế lực nào, hoặc cụ thể hơn là những quan chức đủ cao cấp nào đã tiếp tay cho Thanh? Chính trị nội bộ đang giương móng vuốt cào cấu cái phần thân thể xơ xác tím tái và đổ máu của chính nó. Nếu quả thật có một mối liên đới ruột rà giữa hai cái tên Trần Đại Vũ và Trần Đại Quang, việc lật lại hồ sơ ban đầu không bao giờ là quá muộn. Và nếu quả thật có một đường dây ‘cán bộ cao cấp Bộ Công an’ đã giúp cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài vào nửa cuối năm 2016, hẳn đây là lúc tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng biết cách tận dụng ‘thiên thời’ để thỏa mãn thông tin cho giới cách mạng lão thành - với một số người trong đó đang kỳ vọng ông Trọng sẽ trở thành ‘Minh quân’ và thậm chí ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’. Còn những kẻ không biết tận dụng lịch sử sẽ bị lịch sử chôn vùi. Không chóng thì chầy, cánh của quan chức chủ tịch nước mà giờ đây chỉ còn nổi lên từ ‘cố’ ở phía trước sẽ bị lịch sử bóp nghẹt trong bóng tối mênh mông hoang hầm hập của nó. Sau cái chết của Trần Đại Quang, rất có thể đã biến động một cuộc chạy loạn, còn những kẻ không kịp chạy thì đương nhiên sẽ phải bị tống vào ‘lò’. Ông Đường Hùng Cường (bên trái) và Trịnh Xuân Thanh (phải) Cái tên Đường Hùng Cường vừa bị Bộ Công an bắt chỉ là ‘chuyện nhỏ’, và có thể chỉ là một cái tên dân sự nhỏ bé được công khai, trong khi còn có những cái tên hình sự lớn hơn nhiều có thể đã bị bắt kín mà chưa thể ló ra công luận. Hai cứ điểm Cục Cảnh sát điều tra và Cục An ninh điều tra của Bộ Công an - hai thanh kiếm sắc bén trong phong trào ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ mà Nguyễn Phú Trọng chiếm gọn vào tháng Tám năm 2018 - đang bắt đầu phát huy tác dụng ‘bảo vệ chính trị nội bộ’ lạnh lẽo, tàn nhẫn và ‘chỉ phù thịnh không phù suy’. Trước mặt Nguyễn Phú Trọng giờ đây là con đường thẳng tắp của một thứ quyền lực vô song chứ không còn phải cong cong quẹo quẹo như chỉ vài tháng trước. Một đợt thanh trừng mới đối với tướng tá công an lại sắp nổ ra, nằm trong giai đoạn 3 của chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng - giai đoạn có thể ồn ào và sắc máu nhất. Hầu như không còn một ‘bức tường’ nào đủ kiên cố để chặn bước Nguyễn Phú Trọng nếu quả thực ông ta muốn ‘rửa mặt’ từ vụ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng chiến dịch thanh trừng sắp tới - khác với số phận dù sao còn là may mắn của một số viên tướng công an chỉ bị kỷ luật mà không bị thiêu cháy vào khoảng thời gian trước tháng Mười Một năm 2018 - sẽ có thể là bắt bớ và nhà tù. Phạm Chí Dũng   
......

TÔI VÀ NHỮNG NGƯỜI NHƯ TÔI KHÔNG PHẢI PHẢN ĐỘNG

- Chúng tôi không tham nhũng ngân sách quốc gia, chúng tôi ko ăn chặn tiền thuế của các bạn 1 đồng nào. Nếu chúng tôi có làm những việc đó chúng tôi mới là phản động - Chúng tôi ko cướp đất của dân, đẩy ng dân ra đường, để cụ già phải ăn xin, em bé phải bán vé số, phụ nữ phải bán dâm. Nếu chúng tôi làm những điều đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi ko cấp phép cho những gian thương, cho những doanh nghiệp nước ngoài vào VN kinh doanh nhưng phá hoại môi trường để rừng trơ trọi, để biển ko còn gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân. Nếu chúng tôi có làm những việc đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi ko ra đường chặn xe bạn vô cớ, ko vu khống bạn vi phạm luật, ko bắt bạn những lỗi vớ vẩn... rồi tìm cách vòi tiền bạn. Nếu chúng tôi làm việc đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi ko có quyền kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa vào VN. Chúng tôi ko nhập hàng giả, thức ăn độc hại vào thị trường VN để bạn dùng, vì lợi nhuận hại tất cả mọi con ng VN. Nếu chúng tôi làm điều đó, chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi ko đến cty, tiệm, cửa hàng của bạn để hạch sách, những nhiễu rồi kiếm cớ vòi tiền bạn. Khi nào chúng tôi làm vậy chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi ko tạo ra bất công trong xã hội. Chúng tôi ko bao che những người làm sai, ko nâng đỡ con cháu vô năng lực vào những vị trí cao. Nếu chúng tôi làm điều đó hãy gọi chúng tôi là phản động. - Chúng tôi ko mượn nợ nước ngoài cho con cháu du học, xây biệt thự, sắm xe, tiêu xài hàng hiệu, uống rượu ngoại, nuôi gái... để mỗi ng dân gánh $1200 tiền nợ. Nếu chúng tôi làm thế bạn cứ gọi chúng tôi là phản động. - Chúng tôi ko ăn chặn tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt, ko bòn rút tiền từ thiện dành cho bệnh nhân tâm thần, ng già neo đơn. Nếu có làm việc đó, gọi chúng tôi là phản động còn nhẹ... hãy xử bắn chúng tôi ngay. Bạn nói khi tôi và những người giống như tôi chưa có quyền thì kêu gào hay lắm... nhưng đến lúc nắm quyền thì cũng hành xử như những gì chúng tôi lên án thôi. Bạn nói đúng nếu như guồng quay xã hội hiện tại cứ mãi mãi tiếp tục còn kéo dài, thì ai lên nắm quyền cũng sẽ bị biến chất. Và những gì chúng tôi làm chính là muốn thay đổi guồng quay xã hội đó. Chúng tôi muốn tạo ra 1 guồng quay xã hội khác để người nào lên nắm quyền cũng phải tuân thủ luật pháp, làm đúng trách nhiệm cần có... nếu tắc trách, sai phạm, biến chất phải bị đẩy đi cho người có thể tốt hơn thay thế. Chúng tôi muốn xã hội tốt hơn bằng việc thay đổi cái gốc, thay đổi hệ thống vận hành... và bạn gọi chúng tôi là phản động. FB Lê Vi  
......

SỰ CHUYÊN CHẾ CỦA GIÁO DỤC

Điều 2. Mục tiêu giáo dục Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục 1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Điều 56. Tổ chức Đảng trong nhà trường Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. (Trích từ Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009). Và chúng ta thấy rằng, mục đích chính trị và mục tiêu giai cấp cùng lý tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn là những nền tảng xuyên suốt và nó cũng lại trở thành phương tiện giáo dục cho toàn bộ nền giáo dục nước nhà nương nhờ và bị kiểm chế theo. ———————— Và trong khung cảnh giáo dục ấy, Đội cờ đỏ hay Sao đỏ đều như là một dạng của hình thức kiểu Đội thiếu niên hay Đoàn thanh niên, những tổ chức và cũng là lực lượng nòng cốt kế cận và tiếp nối của Đảng cộng sản trong việc lãnh đạo nhà nước và xã hội sau này. Đội cờ đỏ, trong những ngôi trường, không khác gì những mật vụ hay trinh thám, tình báo mà là nỗi ám ảnh và khiếp sợ của các học sinh, thậm chí nhiều khi giáo viên cũng trở thành đối tượng bị gây khó dễ bởi chúng. Và đám học sinh được mang danh xưng này bỗng chốc trở nên đầy quyền uy, thích phô trương, tỏ ra hống hách, trịch thượng, xảo trá vì cho rằng mình có quyền để xét nét, kiểm điểm, có quyền báo cáo hoặc miễn trừ cho những người được chúng đánh giá là có sự vi phạm vào các quy chế, nội quy của trường tới người có tráhc nhiệm quản lý hay Ban giám hiệu. Chúng trở nên có quyền hành và tự xem mình đứng trên những người khác, có đạo đức hơn người khác và cũng có vị thế để phán định đối với người khác. Những ngôi trường đã tạo ra một sự phân định giai cấp và thứ bậc về thân phận con người với nhau thông qua thiết lập cơ chế giám sát, kiểm soát và điều hành có tính hành chính, quan liêu ngay từ khi những học sinh còn là một đứa trẻ rất nhỏ tuổi. Những mật vụ kiểu cảnh sát chìm với quyền lực rất lớn đã tàn phá môi trường giáo dục, nhân cách và tự do của con người. Nhà trường theo một mô hình mà đã trực tiếp trao quyền hành cho những đứa trẻ để chúng có thể cai quản lẫn nhau như một xã hội thu nhỏ có trật tự mà Đội cờ đỏ hay Sao đỏ như là lực lượng an ninh có chức trách và bổn phận cao cả và rất lớn với phần còn lại. Trường học với những đôi mắt rình mò, xoi mói và xét nét, thậm chí lưu manh, côn đồ, chúng sẵn sàng tạo ra những trò gian manh, xảo trá để thoả hiệp với những điều mà chúng cho là nó đã phạm vào những điều không được phép và nếu báo cáo thì những người nằm trong danh sách bị liệt kê sẽ gặp vô số rắc rối cũng như hứng chịu muôn vàn các biện pháp kỷ luật hay hình phạt khác nhau. Chúng trở nên bị hay phải khống chế lẫn nhau và tạo ra những giao dịch, sự mâu thuẫn, xung đột lẫn nhau. Những ngôi trường đã tạo ra những sự bất công và bất bình đẳng ngay từ cái nôi của mọi sự đòi hỏi đầu tiên về việc nêu cao cũng như duy giữ những tinh thần và các giá trị cao quý ấy của con người trong một xã hội. Nơi đáng ra cần tự do nhất lại đánh mất tự do. Nơi cần có lẽ công bình nhất lại tạo nên sự bất công từ mọi mặt và mọi phía. Và có những đứa trẻ đến trường không để học mà là để tập trở thành những mật vụ và cảnh sát. Fb Luân Lê  
......

Thế nước vẫn đang lên!

Sài Gòn mưa trắng trời, phố xá chìm trong nước. Thành phố Hồ Chí Minh thế nước vẫn đang lên. Bỗng nhiên nhớ lại một bài báo cách đây hơn 17 năm trên VnExpress, bài “Hà Nội lại chìm trong nước” đăng ngày 3/8/2001. Trong đoạn mở đầu (lead, hay chapeau, sa-pô) của bài ấy, tổng biên tập đầu tiên của tôi chính là người đã viết thêm câu này vào bản thảo gốc của phóng viên: “Trận mưa lớn rạng sáng nay (3/8) một lần nữa tái diễn sự bất lực đến thảm hại của công tác tổ chức đời sống đô thị ở Hà Nội”. Khi bài báo lên mạng, và đọc được câu ấy, tôi – năm đó đã 23 tuổi – sửng sốt, ngỡ ngàng, thán phục lắm, xuýt xoa mãi vì không ngờ Tổng biên tập của mình dám viết như vậy. “Trời ơi, sao anh ấy liều thế, “gấu” thế?”. Đó là lần đầu tiên tôi được thấy một câu phản biện, phê phán chính quyền trong một bài báo. Trước đó, tôi cứ ngỡ báo chí không được phép nói gì viết gì tiêu cực về nhà nước. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi nghe nói tới khái niệm “tổ chức đời sống đô thị”, và lờ mờ hiểu ra rằng ngập lụt, thiên tai là những vấn đề có thể xử lý được và trách nhiệm lớn nhất thuộc về nhà nước; chứ không phải đó là chuyện của trời đất, phải ai nấy chịu. Ba năm sau, đến năm 2004, khi đã 26 tuổi, tôi mới lại lần đầu tiên nghe đến thuật ngữ “xã hội dân sự”, và cũng không hiểu, cứ tưởng “civil society” là một hiệp hội gì. Tôi đã mất không biết bao nhiêu năm để hiểu được những khái niệm, những vấn đề sơ đẳng nhất trong chính trị. Cho nên thực lòng mà nói, điều tôi luôn hối tiếc là đã không thể trở thành “phản động” sớm hơn. Tôi đã mất quá nhiều thời gian. Và cũng vì thế, giờ đây, tôi không muốn bạn trẻ nào phải mất thì giờ như tôi để hiểu, để tham gia, để trải nghiệm, và góp phần thay đổi thể chế này, xã hội này. Hôm nay, đọc tin về chuyện cô giáo bắt học sinh tát tập thể một bạn trong lớp, tự hỏi những đứa trẻ ấy lớn lên sẽ nghĩ gì về “kỷ niệm tuổi học trò” này, sẽ hiểu gì về chính trị, về xã hội dân sự, trách nhiệm của nhà nước, quyền con người…? Rồi nhìn Sài Gòn ngập lụt trong khi Thành phố Hồ Chí Minh thế nước vẫn đang lên, nhớ lại 17 năm trước mình đã sửng sốt và thán phục thấy Tổng biên tập dám viết một câu phê phán nhà nước. Chỉ biết nói câu: “Than ôi!”. Pham Doan Trang
......

CHỊ XUÂN

Ảnh chị Trần Thị Xuân Hôm nay tôi mới đọc được tin về tình hình sức khỏe của Chị được thân nhân gia đình Chị Trần Thị Xuân (một tù nhân chính trị) đang bị giam giữ tại trại giam số 5 đặt ở Thanh Hóa viết mà cảm thấy thật xót xa. Sức khỏe chị ngày càng tệ đi. Chị Xuân trong vụ án bị nhà cầm quyền cáo buộc tội danh HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN, và bị kết án trong một phiên tòa BÍ MẬT vào tháng 4 vừa qua với bản án vô cùng nặng nề. Bản án vô nhân đạo đó đã chứng minh cho nhà cầm quyền cộng sản là một chế độ phi pháp, chế độ man rợ, họ thiết lập chế độ nhà tù trên toàn cõi Việt Nam. 9 năm tù giam và 5 năm quản chế là bản án đã tuyên cho chị. Chị Xuân là một người độc thân, sống như một nữ tu, chị dâng hiến cuộc đời cho Đức Tin tôn giáo theo cách riêng mời gọi, chị Phụng sự với tư cách sinh hoạt chăm lo đời sống ĐỨC TIN cho các bạn trẻ trong giáo xứ của chị. Công việc hàng ngày là chị sát cánh cùng các bạn trẻ nhặt ve chai bán lấy tiền góp vào quỹ giúp đở những hoàn cảnh khó khăn, gom rác gây hại môi trường ở khu vực chị sống... ngày qua ngày như thế. Một con người sống vì tha nhân như thế, yêu mến con người như thế.... Đến khi Sự kiện chấn động cả thế giới Formosa xả thải gây cá chết ở biển Miền Trung, một vùng quê nghèo, người dân quanh năm bám vào chài lưới, và chính họ là nạn nhân hàng ngày hít thở không khí, và uống nước bị ôm nhiễm kim loại nặng từ khi Formosa được nhà cầm quyền rước về.. những điều bức xúc đó được phản ánh lên nhà cầm quyền trong một thời gian dài mà nhà cầm quyền không giải quyết, ngó lơ, cộng với khu công nghiệp Vũng Áng hình thành đã gây bức xúc khi giải tỏa đất mà đền bù không thỏa đáng... những điều đó cộng lại, giới hạn sự chịu đựng của con người thì cũng có hạn nên Chị Xuân lên tiếng về vấn nạn Formosa. Chị cũng đã gia nhập hội Anh Em Dân Chủ trước đó không lâu vì không tin tưởng vào nhà cầm quyền, nhà cầm quyền chỉ gieo rắc sự chết chóc nên người dân tìm đến nơi cảm thấy cho họ niềm tin vào chính nghĩa. Chị đã không chỉ lo cho các bạn trẻ trong giáo xứ mà chị nhìn thấy bất công ngay từ gốc rể của vấn đề là chế độ chính trị này. Chị thấy chính nhà cầm quyền đã rước Formosa vào gây biển chết, chị mới dấn thân theo con đường đấu tranh chính nghĩa chống lại sự bất công tận gốc rể của vấn đề. Chị Xuân là một nạn nhân trong đợt trừng trị của chế độ lên tổ chức đối lập với quan điểm đảng cộng sản là Hội Anh Em Dân Chủ, khi nhận định Hội Anh Em Dân Chủ là một đối thủ họ tìm cách tiêu diệt và Chị Xuân là một trong vụ càn quét đó. Mặc dù chị ấy không có hoạt động gì trong Hội nhưng GIẬN CÁ CHÉM THỚT cộng sản đã bắt hết thành viên trụ cột với mục đích tiêu diệt và trừng trị những ai theo tổ chức này. Khi xem video nhà cầm quyền bắt Chị Xuân làm theo ý họ, tôi thấy rất bất lực, bất lực là vì bản thân mình không làm được gì để giúp chị ngay lúc đó, dù chỉ là một lời động viên là Em là em của chị đây, và chỉ cảm thấy khinh bỉ một chế độ KHỐN NẠN đến thế là cùng. Tôi chưa may mắn được gặp chị ấy, khi ra đám cưới ở Cửa Lò mùa thu năm 2016 trong lúc vào tiệc thì một đoàn anh chị em Trong Hội có cả Chị Xuân đi cùng bị công an Nghệ An- Hà Tĩnh- Quảng Bình chặn đánh đập, lột hết áo quần và cướp hết tài sản tư trang và chở lên vùng hẻo lánh bỏ họ trong sự lạnh buốt của gió mùa đông bắc, đau đớn và bất lực....khi tôi xem các hình ảnh anh chị đó bị thương mà lòng càng căm hận với chế độ man rợ này hơn. Tôi là một đồng đội, người em... nhưng đã thật vô tâm khi thời gian vừa qua đã bỏ quên, để chị trong một sự tận cùng đau khổ, cô độc Chị đấu tranh trong nhà tù để đòi quyền được giam giữ tốt hơn, đồng thời chị cũng phải đấu tranh với bản thân khi chính mình đã có những giây phút yếu lòng. Thương chị, thương anh em trông Hội, thương những tù nhân chính trị bị giam giữ hà khắc, mới hôm qua thôi tôi cũng biết Chú Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc trong trại giam mà thật xót xa vô cùng. Những con nguời ấy họ hy sinh tất cả, họ thật nhỏ bé trước vạn vật nhưng họ thật lớn lao với những con người yêu tự do và dân chủ. Tôi xin cầu nguyện trong niềm tin Đức tin xin chúa giữ gìn và ban bình an cho chị, cho tất cả các anh em khác đang còn trong lao ngục cộng sản. Đến bây giờ tôi không biết chị có tội gì? Phải chăng tội vì chị thực thi lời Chúa đó là MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI TRÊN HẾT MỌI SỰ, tội của chị yêu thương quê hương, đất nước và ngư dân nghèo khổ dọc Miền Trung bị nhà cầm quyền không những làm ngơ mà tiếp tay cho sự khổ đau nhiều hơn...Người ta nói 60 năm cuộc đời, 9 năm tù, một phần trong 6 mảnh ghép của đời người. Một phần cuộc đời đẹp nhất, chị đã dâng tuổi xuân của chị cho những giá trị cao đẹp, điều đó lại khẳng định giá trị của sự tự do, của mưu cầu hạnh phúc không phải muốn là có, mà là đánh đổi cả sự tự do, tương lai và thậm chí cả tính mạng mới có được. Fb Sep Pham
......

RA TAY

Trần Huỳnh Duy Thức Tù nhân như là cá chậu chim lồng của chính quyền CS. Cá trong chậu có cần phải thuốc không? Thông thường chẳng cần, nhưng với tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Huỳnh Duy Thức thì lại khác. Thử phân tích xem lí do tại sao chính quyền lại giở thủ đoạn tàn độc đến như vậy? Như ta biết, TNLT có có sức ảnh hưởng xã hội luôn là con cờ trong tay của chính quyền. Nói đúng hơn, TNLT là người công dân mà chính quyền này đem ra buôn bán đổi chác để lấy những thỏa thuận ngoại giao nào đấy nhằm khoe khoang với thế giới rằng "đảng và nhà nước rất nhân đạo". Và quan trọng hơn, đó là dập tắt hình ảnh có tính biểu tượng của tù nhân đó trong xã hội. Với phong trào dân chủ thì chính quyền luôn phải có biện pháp đề phòng, phải làm cỏ từ khi phong trào manh nha nên hạ uy tín TNLT hoặc ít nhất làm cho họ không còn sức ảnh hưởng nữa luôn là ưu tiên số 1 của chính quyền CS. Vì thế khi anh Trần Huỳnh Duy Thức từ chối đi nước ngoài thì ý đồ ấy của chính quyền CS đã thất bại. Thông thường, phong trào đấu tranh gắn liền với một biểu tượng bất khuất. Nelson Mandela ở trong tù 27 năm, cũng là một loại cá chậu chim lồng trong tay chính quyền Apartheid Nam Phi, nhưng khổ nỗi, chính quyền chỉ nhốt tù thân xác ông chứ không thể nhốt tù tinh thần ông. Thế nên tổ chức của ông ở bên ngoài cứ ngày một lớn mạnh dựa vào biểu tượng bất khuất Nelson Mandela, và tổ chức ấy đã thành công. Nếu có tổ chức chính trị đủ mạnh thì nó sẽ càng mạnh hơn nếu có ngọn đuốc tinh thần bất khuất soi đường. Chính vì thế, chính quyền CS sợ nhất là tinh thần bất khuất TNLT Trần Huỳnh Duy Thức trở thành tấm gương. Suốt bao nhiêu năm nay, tên tuổi của Trần Huỳnh Duy Thức cứ hiện diện liên tục trên mạng xã hội, hiện diện trong vô số cuộc nói chuyện của người dân. Nhìn thấy thực trạng ấy, chắc chắn chính quyền CS không muốn. Với Trần Huỳnh Duy Thức, chính quyền hạ uy tín không được, tống xuất cũng không xong mà tên tuổi thì cứ ngày càng được nhiều người biết đến nên làm chính quyền này chưa biết xử lý như thế nào. Hiện nay, tổ chức chính trị trong nước chưa hình thành, nhưng chắc chắn tương lai sẽ có. Khi tất cả các đảng phái có chung mục đích chống cộng, thì rất có thể tinh thần Trần Huỳnh Duy Thức sẽ được thắp lên. Một khi tổ chức chính trị đang phát triển mà gặp một biểu tượng tượng tinh thần bất khuất thì chẳng khác nào củi khô gặp lửa mạnh. Rõ ràng chính quyền CS bế tắc trong việc xoá bỏ hình tượng bất khuất của Trần Huỳnh Duy Thức. Vừa cay cú, vừa lo sợ nên chính quyền CS đã ra tay nhằm dập tắt trước khi ngọn lửa ấy gặp phải củi khô dễ cháy. Đấy là một hành động tàn ác không thể chấp nhận nhận với loài người có lương tri. Vì thế, cần xã hội lên án mạnh mẽ để ngăn chặn tội ác. Fb Đỗ Ngà  
......

Vương quốc bóng đêm

Cảm giác bất lực nhất thời trước nỗi đau của người khác, là một cảm giác ghê sợ và xoáy nhói vào trong suy nghĩ không thôi. Câu chuyện của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức mới đây, về việc ông bị ngộ độc trong nhà tù, là một ví dụ. Theo lời kể, gia đình của ông Thức choáng váng khi nghe ông mô tả về việc ông có biểu hiện ngộ độc, nhưng được chữa trị sơ sài, thậm chí khi ông Thức muốn áp dụng các biện pháp muốn tự bảo vệ mình như chọn ăn mì gói và đồ đóng kín sẳn, thì cai tù phản ứng lạ thường là nói sẽ không cấp nước sôi. Điềm tĩnh và thậm chí có phần ngạo nghễ, ông Thức nói lại rằng “vậy thì ăn mì sống cũng được”. Dĩ nhiên, đó là bản lĩnh của người trong cuộc, nhưng với người bên ngoài, thì nghe quặn đau. Bởi tự do của một con người bị tước đoạt, giờ lại nghe đâu cuộc sống cũng dần bị cấu xé từng phần, theo kiểu vô luân nhất mà hiện thực Việt Nam được biết. Lần đầu tiên, từ trại giam Nghệ An ra sân bay, gia đình ông Thức đã viết thư khẩn cho bạn bè, người quen. Ngay trong đêm, khi máy bay chưa cất cánh về Sài Gòn, thư đã đến với từng người. Có nhiều người đã không ngủ được. Những lời nhắn từ các luật sư, bác sĩ, giới truyền thông… liên tục qua lại với nhau trong đêm ấy. “Sau khi đọc bài hát của ảnh tặng Ba, ảnh nói ngay là cách đây 4 ngày (tức Thứ Ba), lúc 5h15, thức dậy ảnh thấy chao đảo, đo huyết áp rất cao: 150/110, mồ hôi ra rất nhiều, uống nước thì bị ộc ra, ộc ra có lẫn một vài sợi máu tươi. Nằm một lát thì ộc ra rất nhiều mật vàng, mật xanh, chao đảo, nghiêng ngã, quay cuồng. Y tế trại giam cho uống 2 viên thuốc thì ộc ra hết. Họ nói “bị tuần hoàn não”. Đến 7h, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn cơm bình thường nhưng cả ngày hôm đó mệt lắm. Đếm hôm sau thì trở lại bình thường đến hôm nay. Anh Thức nói nhờ bác sĩ xem như vậy là bị gì. Anh Thức dặn tháng sau gia đình đi thăm vào ngày 8/12 nhưng nếu bác sĩ thấy tình hình sức khoẻ của ảnh gấp thì ra thăm ảnh ngày 1/12. Anh Thức nói bây giờ ảnh cảm thấy không an toàn, không dám ăn cơm trại, chỉ ăn mì gói cầm cự kêu cứu nhân dân, bạn bè quốc tế. Nếu trại không phát nước sôi thì ăn mì sống. Anh Thức cho biết bây giờ trại giam gây khó khăn cho ảnh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây, họ chỉ cần nói “lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết” để trả lời các phản đối, yêu cầu căn cứ luật của anh Thức. Họ hạn chế và không cho anh Thức gửi và nhận thư. Họ không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh và nói với anh Thức sắp tới họ sẽ xem xét không cấp nước sôi, không cho sử dụng đèn pin, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết. Anh Thức hỏi căn cứ thì họ không trả lời. “Những gì tốt đẹp trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa”, anh Thức nói vậy. Về thư yêu cầu luật sư Trần Vũ Hải lo cho vụ án của ảnh và đề nghị luật sư vào gặp, anh Thức nói là sẽ làm nhưng bây giờ thư từ nó chậm lắm (trại giam làm chậm duyện hoặc không gửi đi)” (trích) Có chi tiết đáng chú ý, là khi ông Thức kể về chuyện ông bị ngộ độc, các nhân viên của trại giam để yên cho ông nói, như một cách mượn ông Thức truyền đạt sự kinh sợ cho gia đình. Nhưng khi bàn về các vấn đề luật pháp, và việc pháp lý được giao cho luật sư tìm hiểu thì họ lập tức ngăn cản. Cũng vậy, mọi đơn từ hợp pháp của ông Thức gửi cho các cơ quan công quyền và luật sư đều bị ách tắc, cản trở. Nhà tù ở Việt Nam lạ lùng như vậy đó. Nó không khác gì kiểu vương quốc của bóng đêm, mọi thứ được điều khiển bằng ý chí của một cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà cái ác và sự bất lương được lấy làm căn bản. Luật pháp chỉ là thứ để giới thiệu về cái bóng của sự văn minh, được nhà cầm quyền luôn trình diễn sự rượt đuổi. Tương tự như bộ phim Monster Inc của trẻ con – về những giống loài chỉ có thể tồn tại và lớn lên bằng năng lượng tạo ra từ sự sợ hãi của kẻ khác – nhà tù Việt Nam cũng thích tạo ra sợ hãi như vậy, không chỉ cho người bị giam giữ, mà còn nhắm đến cả người thân của họ ở bên ngoài. Chúng ta vẫn nghe chuyện nhà tù Việt Nam ngăn chận không cho tù nhân gặp người nhà trong nhiều tháng, không cho gọi điện thoại về, cho tù thường phạm đe dọa, đánh đập, chuyển trại giam thật xa, heo hút để làm khổ người bên ngoài, khủng bố tinh thần người bị giam, đau bệnh không được chăm sóc đúng mức cần thiết… Những điều đó, ắt phải có mục đích tạo ra cảm giác bất lực và đau đớn cho cả gia đình của người bị giam hãm. Vương quốc bóng đêm ấy không chỉ dành cho người tù, mà nó tạo nên sự thì thầm sợ hãi và đau đớn cho cả một xã hội quen sống với nhân ái và luật pháp. Nhưng đừng quên, trong đau đớn ấy, con người còn biết nuôi dưỡng cả sự căm giận và sự nhận thức về đổi thay. Lấy sợ hãi làm nền tảng cho sự tồn tại cho mình, thế kỷ này, đó là suy nghĩ vô cùng ấu trĩ. Hãy chạm vào nhận thức, về một nền văn minh phải đi tới và mọi sự tồn tại của các chế độ đều có giới hạn nhất định, thì bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự ấu trĩ đang sụp đổ trong vương quốc, mà bóng đêm không bao giờ là vĩnh cửu. Nhạc sĩ Tuấn Khanh  
......

Đúng bản chất của báo chí cộng sản

Trên mạng xã hội tràn ngập một số thông tin xoay quanh vụ 13 người hiện đang là trưởng ban, phó ban hoặc tương đương bị cho ‘thôi chức’ nhưng vẫn còn giữ lại làm việc trong báo Thanh Niên… vì lý do không là đảng viên đảng CSVN. Trên facebook của nhà báo Kim Cúc Ngô Thị có 20 năm hoạt động tại Báo Thanh Nìên đã liệt kê danh sách tên tuổi đầy đủ 13 người bị cho ‘thôi chức’gồm: Thanh Tùng, Phó Ban Chính trị – Xã hội Thu Nga, Trưởng Ban Văn nghệ Bích Hạnh, Phó Ban Văn nghệ Đỗ Tuấn, Phó Ban Văn nghệ Thùy Ngân, Phó Ban Giáo dục Quang Huy, Phó Ban Thể thao. Trần Thanh Bình, Phó Ban Công tác bạn đọc. Kim Trí, Trưởng Ban Mạng xã hội Thu Thủy, Phó Ban Mạng xã hội Thế Vinh, Thư Kỳ Tòa soạn/Tiếng Anh Thành Trung, Phó Ban Phóng viên báo Điện tử Nguyễn Tuấn, Phó Phòng Tài vụ Quỳnh Na, Phó phòng Quảng cáo Bà Kim Cúc nhận định “Sự kiện này hẳn sẽ được lịch sử báo chí Việt Nam ghi lại. Lần đầu tiên, một tòa soạn báo đã “tự cho thôi chức” một loạt lãnh đạo cấp ban/phòng của mình…” Sự kiện này được bàn tán và gây ra nhiều phản ứng trái ngược nhau trên không gian mạng xã hội. Tuyệt nhiên trên báo chính thống nhà nước không có một tờ báo nào đăng tin. Những bình luận khá chua chát chung quanh sự việc này như: “Vậy đề nghị báo nớ đổi tên đi “Thanh nhiên cộng sản” và chỉ để dành cho thanh niên đảng viên đọc thôi!” “Dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, mọi thứ đều phải diễn ra trong sự kiềm tỏa của họ, dù những điều đó là bất qui tắc, sai trái.” Nhiều người cho rằng, việc cho ‘thôi chức’ của 13 nhà báo như là một sự cởi trói, tự do, thoát khỏi nguy cơ trở thành bồi bút của chế độ. Trong một diễn biến khác vào sáng ngày 22-11, tại trụ sở Hội Nhà báo TPHCM, một lớp Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính dành cho Phóng viên – PV, Biên Tập viên, BTV cơ quan báo chí – xuất bản được khai mạc, nội dung của khóa huấn luyện này được nghiên cứu, học tập 10 học phần gồm: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đảng Cộng sản, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; hệ thống chính trị, nhà nước pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội; kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác đảng, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Nhìn qua nội dung lớp “bồi dưỡng” cho thấy là đảng CSVN đang muốn xiết lại hàng ngũ báo chí, bằng cách biến các phóng viên, ban biên tập thành những công cụ tuyên truyền cho chế độ. Họ muốn lập lại khẳng định mà từ lâu bị thả nổi: Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước. Báo chí chỉ có chức năng, nhiệm vụ là phục vụ cho tuyên truyền của đảng. Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội là sự truyền tải tất cả thông tin đang diễn ra trong thực tại cuộc sống cho con người tiếp cận, truyền tải những kiến thức cập nhật, những dữ kiện giải thích tại sao thế giới và xã hội ta đang sống thay đổi. Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Họ tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin nhanh nhất về tất cả những sự kiện mới tới công chúng. Đảng CSVN đã biến vai trò của báo chí trở thành công cụ phục vụ lợi ích cho riêng họ, biến các nhà báo trở thành bồi bút, thậm chí là những cây bút máu tanh lòng. Ở Việt Nam, có nhiều nhà báo lương tri không nghe theo chỉ thị của đảng, thường thì trở thành nạn nhân, hoặc họ bị thu thẻ hành nghề, hoặc bị ngăn cản phạm vi hoạt động, hay có thể là bị tấn công âm thầm, trực diện, nặng thì bị bắt bỏ tù. Mới đây nhất, nhà báo Đỗ Công Đương tại Bắc Ninh bị tuyên tổng cộng 2 bản án với 9 năm tù giam. Hàng năm, trên bản đồ tự do báo chí trên toàn thế giớ của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp Việt Nam cùng với Trung Cộng, Bắc Triều Tiên là quốc gia kẻ thù với báo chí, được tô gam màu đen trong tình trạng rất nghiêm trọng (very serious situation). Rồi đây đảng CSVN sẽ phải trả giá khi đối xử tệ bạc với hàng loạt nhà báo, phóng viên. Kết thúc bài viết về sự kiện này, tôi xin được trích bình luận của ông Nguyen Dang Hung trong phần bình luận “Đảng hóa một tờ báo thuộc Liên Hiệp Thanh Niên một tổ chức quần chúng là một đấu hiệu hốt hoảng phi chính trị, tự cô lập trong nhân dân. Tôi có cảm tưởng cùng với việc khai trừ nhà trí thức Chu Hảo đảng CSVN đang ly khai với dân tộc Việt Nam và thế giới văn minh!” – Hết trích. Portland, OR 24/11/2018 Paulus Lê Sơn
......

Anh Trần Huỳnh Duy Thức bị đầu độc

Chiều nay, 24/11/2018, gia đình anh Thức đến trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, thăm anh theo định kỳ hàng tháng. Sau khi đọc bài hát viết tặng cha mình, anh Thức nói ngay rằng cách đây 4 ngày (tức thứ Ba vừa rồi), lúc 5h15 khi thức dậy vào sáng sớm hàng ngày, anh thấy chóng mặt chao đảo, đo huyết áp thì kết quả rất cao (150/110), mồ hôi tuôn ra rất nhiều, nước uống vào bị ộc ra, có lẫn một vài sợi máu tươi. Khi anh nằm nghỉ một chút thì bỗng rất nhiều mật vàng, mật xanh trong người trào ta, khiến quay cuồng đầu óc. Nhân viên y tế của trại giam khám, nói anh bị "tuần hoàn não" và cho uống 2 viên thuốc, nhưng ngay lập tức lại trào ra hết. Đến 7h sáng, huyết áp trở lại bình thường và có thể ăn sáng, ăn trưa bình thường, nhưng cả ngày hôm đó anh rất mệt. Sang hôm sau thì sức khoẻ anh trở lại bình thường cho đến hôm nay. Tuy nhiên, từ hôm đó anh không dám dùng thức ăn mà trại cung cấp, vì không còn an toàn nữa. Thấy anh dùng mì gói, trại giam lại dùng thủ đoạn đê tiện là không phát nước sôi cho anh như từ trước đến nay vẫn làm. Anh Thức cho biết giờ đây Ban giám thị trại giam chỉ thị gây khó khăn cho anh rất nhiều, trái ngược hẳn trước đây. Cán bộ quản giáo chỉ đơn giản bảo "lãnh đạo quyết định, không cần căn cứ gì hết" để trả lời các phản đối và yêu cầu viện dẫn luật của anh Thức. Họ hạn chế và không cho anh Thức nhận thư nữa, cũng không cho gửi thư bằng phát chuyển nhanh. Họ còn thông báo rằng sắp tới sẽ xem xét cấm hẳn dùng nước sôi, đèn pin, máy đo huyết áp và máy đo đường huyết. Anh Thức hỏi căn cứ pháp lý thì họ không trả lời. "Những gì cơ bản cho sinh hoạt tối thiểu trong tù như trước đây đã mất hết rồi, không còn gì nữa", anh Thức cho biết vậy. Cuối buổi gặp anh Thức đề nghị toàn thể nhân dân, bạn bè quốc tế và các luật sư can thiệp khẩn cấp giúp chấm dứt tình trạng nguy hiểm, trong đó có khả năng bị đầu độc, mà anh đang đương đầu. Thông tin này hoàn toàn phù hợp với điều mà một nhà ngoại giao nước ngoài cho tôi hay vào tuần trước, rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang sử dụng hình thức tra tấn tinh thần anh Trần Huỳnh Duy Thức, buộc anh nhận tội để được trả tự do trong nước, vì anh hoàn toàn từ chối đi nước ngoài. FB Lê Công Định
......

Vô phúc đáo tụng đình

Khi toà án không phải là nơi hiện diện của công lý, thậm chí nó còn là con đường khiến cho luật pháp bị kéo dài ra, bị trì hoãn và bị biến dạng hoặc có thể mua chuộc, thì đương nhiên người dân hay doanh nghiệp sẽ tự tìm đến cách giải quyết được cho là hữu ích nhất của mình. Thời gian đối với người dân chính là tiền bạc và những cơ hội quý báu để làm ra của cải hoặc những thứ có giá trị cho con người và xã hội, nên họ không thể cứ phải đi cầu cạnh hoặc chờ đợi mòn mỏi để nhận lấy sự phiền nhiễu, những sự gợi ý, mặc cả hoặc những điều trái với luật pháp hay đạo lý thông thường, trong khi họ cần được bảo vệ theo đúng với cái mà họ cần tới và theo đúng chức trách mà thiết chế được tạo ra đó. Chỉ có những ai đã từng phải (hoặc bị) tham gia kiện tụng, chỉ cần một lần trong đời thôi là đủ thấu hiểu tất cả những sự cay đắng, trớ trêu và khốn đốn của luật pháp cũng như của chính mình trong hành trình đi tìm công lý. Hệ thống tư pháp trong một quốc gia đáng ra phải là một hệ thống mạnh: trước tiên là đảm bảo trình độ (trí tuệ) ở một tầm mức cao của các thẩm phán; hai là phẩm chất liêm chính, dũng cảm của những người cầm cân nảy mực; ba là thẩm phán (và toà án) phải thực sự độc lập về chính trị để đảm bảo việc thượng tôn luật pháp cũng như họ (sẽ) chỉ phụng sự công lý như một bổn vụ cao quý duy nhất và suốt đời mình. Người dân cứ đến toà án là cảm thấy sợ hãi, rụt rè, lo ngại những trở lực vô hình, thậm chí bị đưa đi đường vòng, có những kẻ hành nghề luật lại sẵn làm trung gian kết nối để chạy án hoặc làm cho luật pháp trở nên bị xem thường, khinh nhạo. Bởi vậy mà mới nảy sinh tình trạng những tên tội phạm trong hệ thống công quyền chẳng còn biết giới hạn là gì và tội phạm ngoài xã hội thì ngày càng manh động một cách công khai. Muốn cho công lý hiện diện tại nơi mà nó thuộc về, ắt phải tìm lấy sự độc lập của toà án (không chịu chi phối bởi yếu tố đảng phái), thì khi đó hệ thống tư pháp sẽ trở nên lành mạnh và uy nghiêm. Nó sẽ đảm bảo sự thông suốt, đúng đắn của luật pháp khi thực thi. Và mỗi bản án, thay vì nhân danh nhà nước, phải nhân danh công lý để xét xử và tuyên án. Vì nhà nước không thể ban phát hay là định hình ra giá trị của công lý, mà công lý là một trạng thái tự nhiên lý tính của con người trong cộng đồng có tổ chức mà phải luôn được duy trì. Và: “Nếu công lý không thể hiện diện hay được bảo đảm rằng sẽ luôn được duy giữ tôn nghiêm ở nơi mà cần đến nó nhất, toà án, người dân sẽ tự tìm cách để xác lập công lý của mình, và lúc đó, nhà nước chỉ là cái nôi của mọi sự bất công và chia rẽ.” LS Lê Luân (Trích: Một Người Quốc Dân) Nguồn: FB Luân Lê
......

Ký tên phản đối Hiệp định thương mại tự do giữa Liên Minh Âu Châu và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam

Kính thưa Quý Đồng hương, ĐÂY LÀ BẢN KIẾN NGHỊ: PHẢN ĐỐI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA LIÊN MINH ÂU CHÂU VÀ NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM! VÌ THỜI GIAN KHẨN GẤP CHÚNG TÔI MONG MỎI SỰ ỦNG HỘ CỦA TẤT CẢ QUÝ VỊ VÀ QUÝ ĐỒNG HƯƠNG, CHÚNG TA CÙNG NHAU VẬN ĐỘNG ĐỂ XIN TỪNG CHỮ KÝ ! VÀO THÁNG 3 NĂM 2019, RẤT CÓ THỂ NGHỊ VIÊN CHÂU ÂU SẼ BỎ PHIẾU PHẢN BÁC HIỆP ĐỊNH NÀY. NHƯNG XÁC XUẤT VẪN CHỈ LÀ 50/50, VẪN CÒN LÀ BẤP BÊNH: NÊN CHÚNG TA PHẢI TIẾP TỤC GAY ÁP LỰC ! Vào ngày 10 tháng 10 năm 2018 Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu đã tổ chức buổi điều trần công khai về tình hình nhân quyền ở VN gắn với Hiệp định Tự do Thương mại giữa khối Âu châu (EU) và Việt Nam - EVFTA. Mặc dù ba vấn đề chính chưa được nhà cầm quyền CSVN giải quyết, gồm có: 1. Vấn đề về quyền của người lao động, ở đây những công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chưa được phía Việt Nam phê chuẫn hay thưc hiện; 2. Vấn đề về bảo vệ môi trường; 3. Vấn đề nhân quyền, được xem là những trở ngại và cũng là những mối quan tâm chính của Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu, nhưng EVFTA đã được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết. Thời điểm ký kết đã được dự định vào tháng ba năm 2019. → Đây thật là một tin không vui cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại của chúng ta. Chúng tôi xin phép được tóm tắc lại những điểm chính của buổi điều trần vào ngày 10 tháng 10 năm 2018. Là đại diện chính thức của CS Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã có mặt và phát biểu về ba vấn đề chính đã nêu trên như sau: 1. Theo ông Trần Quốc Khánh, „Chính quyền“ CSVN đã trình bầy cho Quốc hội VN các sửa đổi Luật Lao động cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế kể cả các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Những sửa đổi này dự kiến sẽ được phê duyệt vào tháng 11 năm 2019. 2. Về vấn đề môi trường, Thứ trưởng khẳng định Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và cho rằng Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) sẽ giúp Việt Nam đạt được nhiều hơn trong lĩnh vực này. 3. Về vấn đề nhân quyền, ông Thứ trưởng Trần Quốc Khánh công bố rằng đề tài nhân quyền „nằm ngoài phạm vi chuyên môn của ông ta“, nhưng ông rõ ràng khẳng định lại, trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không cam kết gì về vấn đề này vì WTO không tập trung vào vấn đề nhân quyền. Kính thưa quý Đồng hương, chúng tôi xin phép được nhắc mọi người nhớ đến và mong sự chú ý của mọi người đến Hiệp định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện Giữa EU-Việt Nam (Partnership & Co-Operation Agreement - PCA) đã được ký kết vào ngày 27/6/2012. Trong Hiệp định khung này tất cả ba vấn đề được nêu trên đã được nhà cầm quyền CSVN biết đến và nhà cầm quyền CSVN đã cam kết với Liên minh Âu châu là sẽ cố gắng và phát triển những biện pháp chính đáng để giải quyết những vấn đề, như vấn đề về sự cần thiết phải thích ứng với các tiêu chuẩn lao động trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế, như vấn đề bảo vệ môi trường, và các vấn đề về nhân quyền. Đáng nhắc đến là Hiệp định Khung này phải là cơ sở để tiếp tục đàm phán thêm về Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA)! Xin phép được bày tỏ những quan điểm của chúng tôi như sau: 1. Về vấn đề thứ nhất (vấn đề về quyền của người lao động); Yêu cầu để thích nghi với tiêu chuẩn lao động của Việt nam với các tiêu chuẩn quốc tế được quy định tại Điều 50 của Hiệp Định Khung (PCA). Nhưng đã hơn sáu năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết, nhà cầm quyền CSVN đã không thực hiện được gì hết! Và bây giờ, tình cờ trong khoảng thời gian ngắn trước buổi điều trần công khai tại Brüssel, thì một số đề nghị thay đổi hay sửa đổi trong luật lao động Việt Nam đã nhanh chóng được đệ trình lên Quốc hội. Thành thật mà nói, chúng ta có đủ lý do để tin rằng những sửa đổi này sẽ không bao giờ được phê duyệt vào cuối năm 2019 như đã được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh công bố nói láo. Và nếu họ có phê duyệt đi nữa thì những sửa đổi này sẽ được điều chỉnh một cách lừa bịp, để rồi những sửa đổi này sẽ không còn giá trị gì hết. 2. Về vấn đề thứ hai (vấn đề về bảo vệ môi trường); Còn về vấn đề bảo vệ môi trường, các thỏa thuận rõ ràng đã được ghi nhận trong các Điều 29, 30 và 42 của Hiệp Định Khung (PCA). Theo như lời tuyên bố của ông Trần Quốc Khánh thì „chính quyền“ Cộng sản Việt Nam có „mối quan tâm rất lớn“ trong việc bảo vệ môi trường. Và bây giờ họ cần EVFTA, để có thể đóng góp thêm nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường. Thật không tưởng tượng được! Lời tuyên bố này nghe giống như sự nhạo báng trắng trợn đối với những người dân Việt Nam đang phải chịu đựng sống trong một môi trường sống đầy độc hại. Thực tế là ngày nay, người dân Việt Nam phải sống trong một môi trường sống bị ô nhiễm và phá hủy nhiều nhất trong lich sử; 250 km miền Trung Việt Nam bị ô nhiễm bởi công ty FORMOSA với những hóa chất độc hại không được lọc trước khi được thải ra biển; thực phẩm bị nhiễm độc được lan tràn khắp nơi trên thị trường mà không có bất kỳ một kiểm soát nào của chính quyền; tỷ lệ ung thư ở Việt Nam đang gia tăng theo cấp số nhân; sự phá hủy các khu rừng nhiệt đới và việc xả khí thải không được lọc từ các ngành công nghiệp hóa chất đang gia tăng một cách khủng khiếp. Vâng, danh sách này có thể được tiếp tục kể tiếp đến vô tận. 3. Về vấn đề thứ ba (vấn đề về nhân quyền); Những cam kết tôn trọng nhân quyền được quy định rõ ràng trong các Điều 1, 2, 10 và 35 của Hiệp Định Khung (PCA). Nhưng lời tuyên bố của một thứ trưởng khi đứng trước Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu, trong một buổi điều trần công khai và quyết định như vậy, rằng „xin lỗi, chủ đề nhân quyền không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của ông“, đã chứng minh cho ai cũng thấy rõ cái giá trị của nhân quyền đối với CSVN thấp như thế nào và những lời hứa hẹn của CSVN nó có giá trị như thế nào. Đây cũng là những sỉ nhục rõ rệt đối với Ủy ban Nghị viên Liên Minh Châu Âu. Thực tế là hiện nay, con số tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm ở Việt Nam đạt được mức cao như chưa từng bao giờ có trong lịch sử của đất nước. Thực tế là những nhà tranh đấu ôn hòa với mục đích cải thiện hay canh tân đất nước đã phải lãnh những bản án vô nhân đạo, dài dẳng cho đến 20 năm của cuộc đời. Thực tế là người dân Việt Nam ngày nay phải sống trong một xã hội, mà trong đó quyền được sống một cuộc sống con người, và trong đó nhân phẩm và nhân quyền đang bị nhà cầm quyền CSVN chà đạp một cách trắng trợn. Kính thưa quý Đồng hương, đáng buồn cho Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại của chúng ta là măc dù những sự kiện rõ ràng như vậy nhưng Ủy ban Âu châu đồng thuận làm đơn trình cho Hội đồng Âu châu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, có lẽ là vì quyền lợi kinh tế, người ta có thể nhắm đi một con mắt và vẫn có thể chấp nhận cho phép ký kết. Đáng lẽ là chúng ta phải đông đảo xuống đường ngay lập tức khi nghe tin này hay phải có những hành động phản đối kịch liệt hơn nữa để gây thêm áp lực! May mắn cho chúng ta, trong những ngày nay chúng ta có nghe được tin mới phổ biến trên mạng là vào ngày 15 tháng 11 năm 2018 vừa qua, Nghị viên châu Âu bất ngờ tung ra một nghị quyết về nhân quyền 2018/2925 (RSP), nghị quyết này của Nghị viện châu Âu đã „đẩy kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao về mốc 50/50“ (Phạm Chí Dũng, Nguồn: VOA) Chưa ai nhắc đến, nhưng chúng ta nên biết trong sự kiện thay đổi này đã có những tích cực thật lớn của các ACE chúng ta đấu tranh vận động không mệt mỏi ở Brüssel, để xoay chuyển tình thế. Nhưng xác xuất 50/50 vẫn là còn bấp bênh. Chúng ta chưa thắng cuộc mà còn phải tiếp tục tranh đấu, tiếp tục gây áp lực đến với Hội đồng Âu châu, lên tiếng phản đối. Do đó kết luận của chúng tôi: Chúng ta không chấp nhận Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) nếu nhà cầm quyền CSVN không thật sự thưc hiện những cam kết thúc đẩy quá trình dân chủ và tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam theo những thỏa thuận trong Hiệp định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện giữa EU-Việt Nam (Partnership & Co-Operation Agreement - PCA). Để tiếp tục gây áp lực, ACE chúng tôi đã khởi sự một chiến dịch xin chữ ký qua bản kiến nghị sau đây! Chúng tôi tha thiết mong sự ủng hộ của Quý Đồng hương bằng chính mình ký tên rồi chuyển bản kiến nghị (Petition) này đi tiếp và vận động mọi người khắp nơi ký tên. MONG ĐƯỢC QUÝ ĐỒNG HƯƠNG NHIỆT TÌNH ỦNG HỘ KÝ TÊN VÀ VẬN ĐỘNG XIN CHỮ KÝ CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT / ĐỨC THÂN QUEN !!! KHIẾN NGHỊ NÀY CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC KHẮP NƠI Ở ÂU CHÂU ! Ký tên - https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4 ***** OPENPETITION: NO FREE TRADE AGREEMENT WITH VIETNAMESE COMMUNIST GOVERNMENT! TIME IS RUNNING OUT! WE ASK FOR YOUR SUPPORT, EVERY VOTE COUNTS! The European Parliament's Committee on International Trade (INTA) held a public hearing on the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) on 10 October 2018. As Vietnam's official representative, Mr. Tran Quoc Khanh, Deputy Minister of Industry and Trade was present. The most important results of this hearing are the following three aspects: 1. According to Mr Tran Quoc Khanh, his Government has submitted the amendments to the Labor Code to the National Assembly, which are to comply with international standards and include the provisions of the International Labor Organization. These amendments are expected to be approved in November 2019. 2. On environmental issues, the Deputy Minister confirmed that Vietnam was keen on environmental protection and said that the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) would help Vietnam to achieve more in this area. 3. On the issue of human rights, the Deputy Minister said that the issue was outside his area of expertise, and yet clearly reaffirmed that, in the context of WTO accession, Vietnam made no any commitments to this issue because the WTO did not address the issue of Human rights. We would like to draw your attention to the fact that the EU-Vietnam Framework Agreement on PCA which was signed on 27.06.2012. Since then, all of these topics have been known to the Vietnamese government. The communist government of Vietnam has committed itself to all issues, to the environmental isues, to the isues of human rights, and to the need of the adaptation of labor standards to international standards. And this framework agreement (PCA) should be the basis for further negotiations on a Free Trade Agreement between the EU and Vietnam (EVFTA)! Our view: To aspect 1: The requirement to adapt one's own labor standard to the International Standards is set out in Article 50 of the Framework Agreement (PCA). More than six years have passed since the agreement was signed. Nothing happened! And now, in time for the official hearing in Brussels, a number of proposals or amendments to the Vietnamese labor code have been quickly submitted to the National Assembly. Unfortunately, we have reasons to believe that these amendments will not be approved by end of 2019. And if they do approve, these amendments will be adapted so that they will have no value at all. To aspect 2: Also on environmental protection issue, clear agreements have been made in Articles 29, 30 and 42 of the Framework Agreement (PCA). It was said that the interest of the Communist government of Vietnam in environmental protection is very high. And now they need the EVFTA, to have more revenue to do even more for the environment. Well, this statement must seem like pure mockery to the Vietnamese people affected. The fact is that today the Vietnamese people have to live in a most polluted, poisoned and destroyed environment; 250 km of central Vietnam was contaminated by FORMOSA with unclarified chemicals; poisoned foods are cross the country without any authority controls. The cancer rate in Vietnam is increasing exponentially; the destruction of the rainforests and the discharge of unfiltered waste gases from the chemical industries are increasing dramatically. Well, this list can be extended indefinitely. To aspect 3: The commitment to respect for human rights was unambiguously agreed in Articles 1, 2, 10 and 35 of the Framework Agreement (PCA). And now there was a deputy minister in front of the EU committee, claiming that the topic of human rights is not in his field of expertise. Obviously he could not remember what was agreed in the Framework Agreement (PCA). The fact is that there are more political prisoners in Vietnam than ever before in the history of the country who want to point out the social ills by peaceful protests. The fact is that the Vietnamese people today have to live in a society in which the right to a human life is blatantly violated by the Communist rulers and in which human dignity and human rights are being trampled underfoot. Therefore our conclusion: No EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) w/o real commitment to promoting democracy and respect for human rights in Vietnam as agreed in accordance to the EU-Vietnam Partnership & Co-operation Agreement (PCA)! https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4 ***** OPENPETITION: KEIN FREIHANDELSABKOMMEN MIT DER VIETNEMESISCHEN KOMMUNISTISCHEN REGIERUNG (KEIN EVFTA)!!! DIE ZEIT DRÄNGT! WIR BITTEN UM IHRE UNTERSTÜTZUNG, JEDE STIMME ZÄHLT! Der Ausschuss für Internationalen Handel des Europäischen Parlaments (INTA) führte am 10. Oktober 2018 eine öffentliche Anhörung zum Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) durch. Als Vietnams offizieller Vertreter war Herr Tran Quoc Khanh, stellvertretender Minister für Industrie und Handel anwesend. Als wichtigste Ergebnisse dieser Anhörung kann man folgende drei Aspekte festhalten: 1. Laut Aussage von Herrn Tran Quoc Khanh hat seine Regierung die Änderungsanträge zum Arbeitsgesetzbuch der Nationalversammlung unterbreitet, die den internationalen Standards entsprechen sollen und die Bestimmungen der Internationale Arbeitsorganisation einschließen. Diese Anträge sollen voraussichtlich im November 2019 genehmigt werden. 2. In Umweltfragen bekräftigte der stellvertretende Minister, dass Vietnam sehr am Umweltschutz interessiert sei, und sagte, dass das Freihandelsabkommen zwischen EU und Vietnam (EVFTA) Vietnam dabei helfen werde, in diesem Bereich mehr zu erreichen. 3. Bei der Frage nach der Menschenrechte sagte der stellvertretende Minister, dass das Thema außerhalb des seines Fachgebiets liegt, und doch klar bekräftigte, dass Vietnam im Rahmen des WTO-Beitritts in der Frage keine Verpflichtungen eingegangen ist, weil die WTO sich nicht auf die Menschenrechtsfragen konzentriert. Wir möchten auf die Tatsache hinweisen, dass die Rahmenvereinbarung für Partnerschaftliche Zusammenarbeit zwischen EU und Vietnam (PCA) bereits am 27.06.2012 unterschrieben wurde. Für die vietnamesische Seite sind die genannten Themen seit dem bekannt. Die kommunistische Regierung Vietnams hat zu allen Themenbereichen, zur Achtung des Umweltschutzes, zur Achtung der Menschenrechte und zur Anpassung des Arbeitsstandards an die Internationalen Standards verpflichtet. Und diese Rahmenvereinbarung (PCA) soll die Basis für weitere Verhandlungen über ein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) sein! Unsere Sicht: Zu 1. Die Forderung nach der Anpassung des eigenen Arbeitsstandards an die Internationalen Standards ist in den Artikel 50 der Rahmenvereinbarung (PCA) festgehalten. Seit der Unterzeichnung der Vereinbarung bis heute sind es mehr als sechs Jahre vergangen. Es ist nichts geschehen! Und nun rechtzeitig zum Termin der Anhörung in Brüssel hat man schnell noch einige Vorschläge bzw. Änderungsanträge der Nationalversammlung eingereicht. Leider haben wir Gründe zur Annahme, dass die Anträge bis Ende 2019 nicht genehmigt werden. Und wenn doch, werden diese so angepasst sein, dass sie gar kein Wert mehr haben. Zu 2. Auch zum Thema Umweltschutz wurden in den Artikeln 29, 30 und 42 des Rahmenvertrages klare Vereinbarungen getroffen. Es hieß, dass das Interesse der kommunistischen Regierung Vietnams an dem Umweltschutz sehr groß sei. Und nun brauche man die EVFTA, d.h. mehr Einnahmen, um noch mehr für den Umweltschutz zu tun. Diese Erklärung wirkt auf die betroffene vietnamesische Bevölkerung wie ein blanker Hohn. Tatsache ist, dass das Vietnamesische Volk heute in einer verschmutzten, vergifteten und zerstörten Umwelt leben muss; 250 km Küste Mittelvietnams wurde durch FORMOSA mit ungeklärten Chemikalien verseucht; vergiftete Nahrungsmitteln sind unkontrolliert im Umlauf. Die Krebsrate in Vietnam steigt exponentiell; Die Vernichtung der Regenwälder und der Ausstoß ungefilterter Abgase der chemischen Industrien nehmen dramatische Ausmaße an. Diese Liste kann beliebig fortgesetzt werden. Zu 3. Die Verpflichtung zur Achtung der Menschenrechte wurde unmissverständlich in den Artikeln 1, 2, 10 und 35 vereinbart. Und nun stand da ein stellvertretender Minister vor dem EU-Ausschuss und behauptete, dass das Thema Menschenrecht nicht in seinem Fachgebiet liegt. Offensichtlich konnte man an die Rahmenvereinbarung gar nicht mehr erinnern. Die Tatsache ist, dass es in Vietnam so viele politische Gefangenen wie noch nie zuvor in der Geschichte des Landes gibt, die durch den friedlichen Protest auf die soziale Missstände hinweisen wollen. Tatsache ist, dass das vietnamesische Volk heute in einer Gesellschaft lebt, in der das Recht auf ein menschliches Leben von den kommunistischen Machthaber eklatant verletzt wird und in der die Menschenwürde und Menschenrechte nur noch mit Füßen getreten werden. Unsere Schlussfolgerung daher: Kein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (kein EVFTA) ohne die Verpflichtung zur Förderung des demokratischen Prozesses und zur Achtung der Menschenrechte in Vietnam, wie in dem Abkommen über Partnerschaft und Zusammenarbeit zwischen der EU und Vietnam (PCA) vereinbart! https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR3eQvdKyxB78HGMwPbqDHP9x1pd5zRQTmuUfrlrkYzEZd9zyu_DGjXVoN4
......

Suy ngẫm

Câu chuyện chị Lê Thu Hà, cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài, được nước Đức đưa thẳng từ nhà tù cộng sản sang Đức tị nạn, đã tự nguyện quay về Việt Nam, để rồi lại bị đẩy ngược lại Đức, không khỏi làm cho nhiều người phải suy ngẫm. Có ít người đã phân tích trên nền một bài học khôn-dại, nhưng phần đông có lẽ đó là một tình cảm buồn thương, chia sẻ. Điều đây tiên, cảm ơn chị Hà đã cho chúng tôi thấy cần phải suy ngẫm thêm. Hiện nay, ngày càng có nhiều người dấn thân đấu tranh, bị tù đày và bị cộng sản đẩy thẳng ra nước ngoài. Ở môi trường mới, có người vẫn phát huy được năng lực của mình để tiếp tục đấu tranh có hiệu quả. Nhưng cũng có không ít người, vì lý do này khác, họ không còn được như xưa. Những người dấn thân thường là những người năng động, họ ít khi chấp nhận mình không còn tác dụng. Nhất là, ít khi họ chấp nhận chỉ được « hưởng » mà không cống hiến. Tôi suy nghĩ có lẽ Hà ở trong tình trạng này, chính vì vậy mà sự cô đơn, bất lực còn đáng sợ hơn là chấp nhận mạo hiểm nhà tù. Đó là điều cộng đồng hải ngoại phải suy ngẫm. Sẽ có thêm nhiều chị Hà tham gia vào cuộc đấu tranh tại hải ngoại. Để họ còn có thể tiếp tục phát triển năng lực, góp phần mình vào công cuộc đấu tranh chung, họ cần được thường xuyên nâng đỡ và hỏi han, tạo điều kiện để họ luôn được sử dụng và được ghi nhận. Vì lý do nào đó, họ không còn thể tiếp tục được như xưa, lúc này họ hay rơi vào tình trạng tủi thân, thì những đóng góp và hành động của họ trong quá khứ cũng vẫn cần ghị nhận xứng đáng và nhắc nhớ thường xuyên. Điều thứ hai, cảm ơn chị Hà đã làm một phép thử để chứng minh một sự thật. Trong thâm tâm, chắc chị Hà cũng đã suy nghĩ, chế độ này có thế nào chăng nữa thì họ cũng sẽ chấp nhận đứa con « chót lầm lỡ » quay trở về. Chị đã chứng minh cho toàn thể nhân loại này biết rằng họ vẫn chỉ là những kẻ tiểu nhân hèn mạt nhất, trong họ chẳng có chút tình thương công dân, đồng bào nào cả. Đối với họ tất cả chỉ là chiếm giữ và bảo vệ quyền lực, ngay cả trước một người con gái yếu đuối, đơn côi. Cuối cùng, cảm ơn chị Hà đã cho chúng tôi một kết luận. Đó là, muốn trở về Việt Nam chỉ có một con đường. Xóa bỏ cộng sản, xóa bỏ chế độ công an toàn trị, xây dựng một chế độ mới dân chủ, công bằng, văn minh. Chị Hà ơi, sẽ có một ngày chị sẽ ngẩng cao đầu trở về Việt Nam, chị sẽ được đón chào như một người con gái Việt Nam anh hùng. Tôi xin chép tặng chị bài hát Đường về quê hương của Lam Phương, để chúng ta cùng hát nhắc nhở nhau cho một ngày về. « Đến bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều hoang. Đường mòn quanh co ôm chân hàng tre thắm, nghe gió chiều nhẹ đưa. Đến bao giờ ta được nhìn ta, ta được nhìn ta trong niềm vui phố xưa. Cô em đôi mắt ướt mang sầu chia ly ra mừng đón anh về. Quê hương ơi, Việt Nam nước tôi, tôi mong ngày về từng phút người ơi. Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi, cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời. Bây giờ mình đã đôi nơi, bây giờ buồn lắm người ơi. Thương cho ai chờ mong héo hắt, nhắc qua để rồi đêm xuống ngậm ngùi. Mấy năm rồi tưởng chừng ngày qua, đêm nằm nhớ nhà, nhớ thương từng bạn xa Bạn vào rừng sâu, hay ra vùng sỏi đá, thương tiếc một thời qua. Nếu mai này muôn lòng nở hoa, ta lìa đất mới trong niềm vui chứa chan. Quê hương yêu dấu với con đường thênh thang tưng bừng đón ta về ». Đặng Xương Hùng 22/11/2018 Fb Dang Xuong Hung  
......

Hệ thống Bảo Kê

Trong những ngày vừa qua, vụ án “đánh bạc nghìn tỷ” diễn ra tại toà án tỉnh Phú Thọ, lần đầu tiên đưa ra ánh sáng nhiều tình tiết ít ai ngờ tới . Vụ án liên quan đến số lượng bị cáo lên đến 92 người, đặc biệt trong đó có 2 viên chức cao cấp ngành công an: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá Cục trưởng C50 và Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát. Từ cái gọi là “Kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng” của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), kế hoạch được giao cho Công ty đầu tư phát triển an ninh CNC của Nguyễn Văn Dương và Công ty VTC online của Phan Sào Nam hợp tác thực hiện. Với kỹ thuật của CNC và VTC online, đây chỉ là bình phong cho một đường dây đánh bạc trên mạng mà trụ sở của nó nằm ngay trong Tổng cục Cảnh sát do Dương và Nam trực tiếp điều hành. Trong 27 tháng hoạt động, đường dây này đã thu về 10 ngàn tỷ đồng, tức gần 500 triệu đô-la, phần lớn là chia chác nhau bỏ túi riêng. Chắc chắn công cuộc kinh doanh cờ bạc này không thể diễn ra trót lọt trong một thời gian dài như thế, nếu Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam không được chống lưng bởi 2 viên tướng công an Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh. Nói khác đi, hệ thống cờ bạc online của Dương và Nam được sự bảo kê của một hệ thống quyền lực mạnh nằm ngay trong Bộ Công an. Nhưng theo cách hiểu thông thường nhất, ngoài 4 nhân sự trực tiếp “tay nhúng chàm” này, chắc chắn không thể thiếu một kẻ bảo kê lớn hơn ở phía sau. Trước toà, Nguyễn Văn Dương (gọi là Dương “phò mã” vì là rể của Phạm Quang Nghị cựu bí thư thành uỷ Hà Nội, cựu ủy viên Bộ Chính trị) khai là do được Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đưa lối dẫn đường, giới thiệu Công ty CNC hợp tác với C50. Nhưng nay Ngọ đã chết bất đắc kỳ tử trong vụ án Dương Chí Dũng từ năm 2014, nên cũng khó có ai tin được lời khai này. Giả sử Ngọ quả thật có nhận bảo kê cho phi vụ này thì sau khi qua đời, vụ đánh bạc online đã bị lộ từ lâu chứ không đợi đến hôm nay. Những gì diễn ra trong quá khứ cho phép người ta kết luận trong chế độ cộng sản bảo kê đã trở thành một hệ thống chân rết theo kiểu xã hội đen. Vì thế ngay trong Bộ Công an cũng đã tạo dựng hệ thống bảo kê của riêng mình, từ cấp thấp đến cấp cao nhất thông qua cái gọi là “công an làm kinh tế”. Chỉ cần nhìn lại vụ án Năm Cam năm 2003, nếu không có Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và một số cán bộ công an Thành Hồ bảo kê, các sòng bạc của Năm Cam làm sao tồn tại. Cũng như có kẻ đỡ đầu nằm ngay trong trung ương đảng như Trần Mai Hạnh thì Năm Cam mới dám tung hoành như một tay trùm cờ bạc khét tiếng mà không hề biết sợ ai. Ở đây trong vụ án đánh bài online, kẻ bảo kê có quyền lực nhất không ai khác hơn là Trần Đại Quang người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an tới tháng 4/2016. Chỉ có Quang mới có khả năng bọc lót cho đàn em Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá để hai anh này ung dung thu tiền của Dương từ tháng này qua tháng nọ. Chính lời khai của Phan Văn Vĩnh trước toà đã xác nhận Tổng cục Cảnh sát có trình Bộ trưởng Trần Đại Quang về Công ty CNC. Như vậy trong thời gian đó Vĩnh nói là mình đã “thực hiện theo ý kiến có bút phê” của Bộ trưởng Công an. Nhưng vì Trần Đại Quang đã ngậm ngùi theo chân Bá Thanh, Quý Ngọ nên đây là cơ hội cho Nguyễn Phú Trọng đánh một lúc hai mục tiêu: triệt hạ hệ thống bảo kê trong Bộ Công an qua đó thị uy và chấn chỉnh siêu bộ này hầu biến nó thành tay sai đắc lực, trung thành với Trọng hơn nữa. Nhưng liệu anh Trọng có thành công hay không? Hoạt động bảo kê được hiểu như một “dịch vụ bảo lãnh” có đền đáp theo kiểu giang hồ xã hội đen. Trong hệ thống chính trị mà nền tảng là độc tài toàn trị, đảng CSVN đã biến dịch vụ này thành quy luật giữa kẻ có quyền với kẻ có tiền-có kỹ thuật, điển hình như Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương và Công ty VTC Online của Phan Sào Nam với C50 của Bộ Công an. Chúng công khai hợp tác với nhau, bề ngoài cho một mục đích tốt đẹp vì an ninh đất nước, che giấu bên trong mục tiêu đen tối mà đa số là Tiền. Ở đây là chúng đã dùng quyền lực của bộ máy đàn áp để khai thác máu đỏ đen của người dân, thủ lợi bất chính. Từ đó dưới xã hội độc tài cộng sản, mọi thứ trong đời sống đều đi đúng theo quy luật “dựa vào nhau để cùng tồn tại và ngáng chân nhau để thủ lợi”. Với quy luật kiểu giang hồ bất lương như vậy, đảng đã hình thành một hệ thống bảo kê chặt chẽ với nhiều giai tầng: thằng trên hút máu thằng dưới và thằng dưới cung phụng thằng trên. Trước toà, lời khai của Nguyễn Văn Dương cho thấy hàng tháng anh ta đã chung chi cho Tổng cục trưởng 100 ngàn đô-la Mỹ giai đoạn đầu và 200 ngàn giai đoạn sau. Ngoài ra còn nhiều quà cáp đắt giá biếu xén trong những dịp lễ tết. Cục trưởng Nguyễn Thanh Hoá cũng đã được lót tay trước sau 24 tỷ VND. Dĩ nhiên Vĩnh và Hoá sẽ không quên câu “ăn cây nào rào cây ấy” đối với bề trên. Nhìn lại thời gian vừa qua, những tên tuổi như Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín hay Vũ “nhôm” tung hoành trong việc kinh doanh đất công suốt một thời gian dài như chỗ không người. Nhưng một mình chúng, làm sao dám qua mặt luật lệ để ký bán và mua những dự án trên những lô đất vàng của Thành Hồ. Với hệ thống bảo kê như đã nói, chắc chắn chúng phải có người ở trên bao che. Nhưng đến khi nội vụ bị phanh phui thì đầu mối bên trên bị bịt kín. Dư luận chỉ ra cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải, nhưng trên Hải còn có ai? Rốt cuộc chỉ có mấy con dê cỡ Nguyễn Hữu Tín, Vũ “nhôm” bị mang ra tế thần. Chính vì vậy mà bao nhiêu vụ tham nhũng bị phanh phui nhưng phanh phui xong chỉ xử cho lấy có. Tham nhũng như một con bệnh lờn thuốc lại lây lan tiếp vì kẻ bảo kê ở trên vẫn sống trong hào quang đạo đức trong sạch của thế giới bố già mà không có luật pháp nào dám đụng đến. Vậy muốn chống tham nhũng có hiệu quả như ông Trọng rêu rao, phải làm sao tận diệt cho được hệ thống bảo kê đang tồn tại trong đảng cũng như trong chính quyền. Bằng cách phải lập tức loại trừ quyền lực của các “bố già” đang ngự trị trong đời sống chính trị. Nhưng đây quả là một rào cản khó vượt qua đối với thể chế độc tài vì chính ông Trọng đã từng nói “đánh chuột không để vỡ bình”. Vì vỡ bình thì dẫn đến rối loạn và sụp đổ đảng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khó mà nuốt trôi cục xương này. Té ra hệ thống bảo kê là thành trì kiên cố nhất! Nó biến phong trào chống tham nhũng thành một vở hài kịch rẻ tiền và ông Trọng càng đốt lò, tham nhũng càng ổn định. Phạm Nhật Bình
......

Thủ Thiêm: cuộc sinh tử của những “bố già Đỏ”?

Những ngày qua, báo chí truyền thông “lề phải” đồng loạt đăng tin “sai phạm nghiêm trọng” của Tất Thành Cang – phó bí thư thường trực, phó chủ tịch thành phố HCM. Ông Cang bị cáo buộc vi phạm nguyên tắc quản lý đất đai, nguyên tắc dân chủ… lạm quyền, vượt quyền không tuân thủ qui trình đấu thầu trong các dự án xây dựng 4 tuyến đường đắt nhất hành tinh ở dự án Thủ Thiêm, bán rẻ đất công cho doanh nghiệp… Những tờ báo mạng “quân xanh, quân đỏ” của hệ thống truyền thông cũng “thập thò” thông tin về nhiều tài sản chìm nổi của Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua,… với ý đồ rõ ràng. Theo “qui trình” quen thuộc “truyền thông đi trước một bước”, hệ thống báo chí của ban tuyên giáo lần này ồ ạt tấn công vào Tất Thành Cang với chứng cứ rõ ràng nhất là người đã ký hợp đồng BT với Đại Quang Minh với mức giá xây dựng phá vỡ mọi kỷ lục thế giới mà chỉ có ở xứ CSVN mới có từ trước tới nay. Xem ra, lần này Sáu Cang khó có thể trụ vững như hồi tháng 7.2018 khi ông ta vẫn được nhận kỷ niệm chương “vì sự nghiệp đối ngoại” của TW Đảng ngay lúc vụ Phước Kiển vỡ lở. Kỳ án “Thủ Thiêm” sau 20 năm bị lãnh đạo thành phố “thiếu sót” trong việc để 160 ha quĩ đất tái định cư “bốc hơi”, đẩy hàng ngàn hộ gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất, khánh tận cùng cực, có người đã hóa điên, tự vẫn, oan khiên ngút trời… Cuối cùng, những kẻ thủ ác có danh xưng “đày tớ của nhân dân” cũng cúi đầu xin “người dân tha thứ cho chính quyền” và nhận hình phạt… “tự kiểm điểm tập thể ban lãnh đạo thành phố”, chấp nhận thỏa thuận đền bù với người dân Thủ Thiêm. Dường như, “công lý” đã được thực thi và người dân Thủ Thiêm sẽ được minh oan và trả lại sự công bằng? “Công lý” ở đất nước này nếu như có một khuôn mặt, thì hẳn là đó là một khuôn mặt nham nhở, đê tiện nhất. Nó có thể nhổ ra và liếm lại, giết người cướp của, đẩy hàng chục ngàn người vào địa ngục trần gian… và rồi vẫn tự mình vỗ ngực “ta là đạo đức, ta là văn minh”. Những nỗi đau mà người dân Thủ Thiêm nói riêng và hàng chục vạn dân oan ở “thành phố mang tên xác người” này đã vượt qua mọi giới hạn của sự chịu đựng, không còn bút nào tả xiết. Và rồi, những kẻ tận cùng đốn mạt, tận cùng tham tàn sau khi đã phè phỡn chia chác nhau hàng chục tỷ USD, lại nhăn nhở cười cợt và diễn những vai “đạo đức, lắng nghe, thấu hiểu” kệch cỡm như một sự nhạo báng Lương tri. Nụ cười khả ố của Nguyễn Thị Quyết Tâm trong buổi làm việc với người dân Thủ Thiêm đã được nhận một cái guốc, hay những giọt nước mắt của con cá sấu Lê Thanh Hải… có lẽ là ví dụ trực quan sinh động nhất cho thứ “đạo đức Hồ chí Minh” và “Công lý” ở xứ này. Cần phải hiểu rằng, bất cứ một dự án BĐS nào có bàn tay gớm ghiếc của những “tư bản Đỏ” thân hữu thò tay vào, thì nơi đó hàng ngàn, hàng vạn người dân bị tước đoạt gia sản, bị ép phải nhận đền bù rẻ mạt, đẩy vào những nghịch cảnh khôn cùng. Mọi tỉnh thành, mọi huyện thị, làng xã hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S này, những câu chuyện như Văn Giang ở Hà Nội, Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hay Thủ Thiêm ở thành Hồ… sao có thể kể hết? Từ khi cái “lò” ông Trọng được kéo vào thành Hồ, sau “con mèo bự” Đinh La Thăng, “chuông sẽ gọi hồn ai”? Được coi là kho tiền, kho gạo, hàng hóa tiêu dùng của quốc gia, chiếm đến 21% GDP và 1/2 nguồn kiều hối cả nước, Hồ Chí Minh được coi là cái hũ vàng cho những con chuột chóp bu. Nguyên tắc bất di bất dịch “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” của Đảng luôn đảm bảo mọi thành viên nằm lòng nguyên tắc “đừng bao giờ đi ăn một mình” bấy lâu nay. Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài… có mọc thêm một lá gan nữa cũng không dám qua mặt “bố già” Lê Thanh Hải và cả một hệ thống khổng lồ gia tộc Trương, Lê đã làm vua đất thành Hồ suốt gần 3 thập kỷ qua. Một Tất Thành Cang liệu có thể nuốt trọn Phước Kiển bán cho Quốc Cường Gia Lai hay hợp đồng BT 12.000 tỷ với Đại Quang Minh? Thật là hoang đường. Người Ý có câu “mọi con đường đều dẫn tới Roma” ý nói Rome là trung tâm của thế giới cả về văn hóa, chính trị, quyền lực… thì ở thành Hồ có câu “mọi con đường đều dẫn đến Hai Nhựt”. Từ một thợ hàn tham gia phong trào đoàn thể, với sự nâng đỡ của người chị vợ lúc đó là phó chủ tịch quốc hội Trương Mỹ Hoa cùng với khả năng luồn lách, thượng đội hạ đạp và tài đóng kịch thần tình, “bố già” Lê Thanh Hải đã có 10 năm cai trị quận 5 giàu có (nơi đông đảo người Việt gốc Hoa nắm giữ những đầu mối kinh tế quan trọng có khả năng chi phối cả nền kinh tế quốc gia). Sau đó Lê Thanh Hải chạy chọt để lần luợt nắm giữ những cái ghế quyền lực nhất trong thể chế từ chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch thành phố, cho đến Bí thư thành ủy thành Hồ, Ủy viên bộ Chính trị… từ năm 2000 cho đến 2015. Thành Hồ 3 thập kỷ qua là bàn tiệc riêng của gia tộc Trương, Lê. Nghị quyết Đảng hay chủ trương đường lối của Bộ Chính Trị xem chừng còn phải nhìn mặt anh Hai. Thời kỳ vàng son của gia tộc Trương Lê kéo dài từ 1990 đến nay có thể nói là chưa từng có tiền lệ. Không một gia tộc Đỏ nào ở mảnh đất hình chữ S này lại “hưởng phước lớn” đến như thế kể cả những gia tộc “đại công thần”. Nếu so sánh với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang, gia tộc Trương, Lê ở đất thành Hồ, Tiền Giang có thể nói còn “sâu rễ, bền gốc” hơn một bực, nằm trong những “liên minh lợi ích” chằng chịt với giới tư bản Hoa Kiều Chợ Lớn, Hongkong, Đài Loan, Macau, Singapore. Việc ông em ruột Lê Tấn Hùng – tổng giám đốc công ty nông nghiệp Saigon vừa qua bị “cảnh cáo” vì sử dụng sai mục đích 13 tỷ đồng ngân sách chỉ có thể cho thấy những người cộng sản thần tình đến như thế nào trong việc “biến sai phạm to thành sai phạm nhỏ, biến sai phạm nhỏ thành không có” và biến những khối công sản khổng lồ trở thành… hư vô. 1900 ha đất nông nghiệp được bán rẻ, cho thuê và sử dụng sai mục đích, bị cắt bán chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhưng ngay cả “núi băng” khổng lồ cũng hoàn toàn trở thành vô hình qua cái lăng kính mang tên “Công lý” của người cộng sản. Nếu suy diễn theo logic bình thường thì địa chỉ cuối cùng của cái “lò tôn” mà ông Trọng kéo vào thành Hồ hẳn phải là Hai Nhựt? Cũng giống như những đồn đoán mà sau khi Đinh La Thăng vào “lò”, người ta nghĩ ủy ban kiểm tra Đảng sẽ “gõ cửa” nhà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với vô vàn chứng tích tàn phá khủng khiếp như Vinashin, Vinalines… và các chứng nhân “tội đồ” như Phạm Thanh Bình, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… đã được “xếp” sẵn trong “kho” hay “ủy ban kinh tế TW”. Thực tế, “đồng chí X” vẫn tận hưởng cuộc sống vương giả và hưởng phước ở lãnh địa Kiên Giang – Phú Quốc trù phú cùng cậu con trai lớn là bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thanh Nghị, bỏ mặc đám đàn em xếp lượt làm “củi”. Nếu ai đó vẫn hy vọng rằng những kẻ cả đời chỉ biết ăn tàn phá hại quốc gia này có một chút dũng khí hay liêm sỉ để có thể làm được một cuộc “trở cờ” thay đổi thể chế thì thật hoang tưởng. Công cuộc “đả hổ, diệt ruồi” phiên bản Việt mà ông tổng Trọng khởi xướng thực ra có những nguyên tắc riêng và khác với cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc do Tập Cận Bình thực hiện. Thứ nhất, công cuộc “đốt lò” của ông Trọng luôn theo nguyên tắc “đánh chuột, không để vỡ bình”. Cái “bình” là sự đảm bảo an toàn cho thể chế chính trị độc tài Cộng sản được duy trì “muôn năm”. Một cuộc sát phạt không khoan nhượng ở thượng tầng chóp bu những kẻ từng nắm quyền lực cao nhất của “băng đảng”, chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Có lẽ, “Sĩ phu Bắc Hà” đã đạt được một thỏa thuận và cam kết với tất cả các anh Ba, anh Hai… rằng việc “đốt lò” sẽ dừng lại ở những “con mèo béo” như Đinh La Thăng. Mục đích thâu tóm quyền lực, ngăn chặn ảnh hưởng của những “bố già” còn “tham vọng quyền lực” nhưng vẫn đảm bảo “tính nhân văn, đạo đức”. Cái mà ông Trọng cần là sự qui phục của những “bố già” và việc sắp đặt bàn cờ chính trị ở Việt Nam do ông ta một tay định đoạt. Thứ 2, mục tiêu chính của “đốt lò” thực ra không tập trung nhiều vào vấn đề “tham nhũng”. Ông Trọng từng nói “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực” hay “đến như Đường Tăng đi thỉnh kinh đến đất Phật mà còn phải hối lộ bát vàng”… cho thấy não trạng của “người đốt lò vĩ đại” coi chuyện tham nhũng chỉ là “chuyện thường ngày ở huyện”. Có người cộng sản nào không tham nhũng đâu? Chống tham nhũng chỉ là cái cớ, điều quan trọng hơn của công cuộc “đốt lò” là việc “tìm và diệt” những “đồng chí” đã “tự diễn biến” sang khuynh hướng thân phương Tây và xa rời lý tưởng Xã hội chủ nghĩa. Ông Trọng coi đó là mối nguy hại hơn cả. Và do đó, những cái kết cục thảm khốc của Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh hẳn nhiên hoàn toàn không vì lý do “chống tham nhũng”. Cái giá phải trả quá đắt cho một “con cá lòng tong” Trịnh Xuân Thanh cũng không thể viện cớ “chống tham nhũng”. “Lò tôn” ông tổng Trọng là một cuộc thanh trừng những “đồng chí” xa rời ý thức hệ cộng sản và coi thường vai trò của “bậc nhân kiệt”. Với bản chất của những anh Hai, anh Ba xứ Đàng Trong, vốn dĩ ưa thích tiền và gái hơn chính trị. Trước một “người miền Bắc có lý luận” lại tàn độc khôn lường như tổng Trọng, phe Nam cộng hoàn toàn không phải là đối thủ, cũng sẵn sàng quì lết xuống ôm chân “bậc nhân kiệt” theo đúng nghĩa đen để xin tha mạng. Gia tộc Lê Trương chỉ cần giải giáp qui hàng và chịu nhường lại “bàn tiệc” ở thành Hồ, giống như gia tộc Nguyễn Tấn Dũng, mọi chuyện sẽ lại êm ấm. Thật khôi hài khi nghĩ rằng có thể chống tham nhũng trong một hệ thống thể chế toàn trị được thiết kế lý tưởng cho việc tham nhũng và lạm quyền. Và Thủ Thiêm thực chất là một vở kịch với nhiều âm mưu đằng sau. Một cuộc chiến của những bố già Đỏ trong việc phân chia lại lợi quyền và cố kết lại một băng đảng bị phân rã bởi thói tranh đớp dành ăn trong nội bộ, mà bỏ rơi “lý tưởng cách mạng”. Không khó có thể đoán định câu chuyện Thủ Thiêm sẽ có một kết thúc “có hậu” như đám đông mong đợi. “Công lý” sẽ được thực thi, người dân được đền bù theo giá thị trường (bất quá thì nhà máy in tiền quốc gia sẽ tăng thêm công suất vào dịp cuối năm) và một số quan chức liên quan sẽ bị làm “dê tế thần”. Nhưng chắc chắn, những anh Hai, anh Ba Nam Bộ chóp bu sẽ chẳng anh nào rụng một cái lông chân. “Người đốt lò vĩ đại”, hơn bao giờ hết, được ngợi ca như bậc anh minh lỗi lạc “Bác Trọng ta đó còn hơn… bác Hồ”. Nhưng ít người thấy rằng, đằng sau câu chuyện Thủ Thiêm còn nhiều câu chuyện khác. Việc báo chí lề Đảng tập trung công kích vào “con dê béo” Tất Thành Cang, thực chất, mục đích đang được rẽ sang một hướng khác: Đại Quang Minh của Trần Bá Dương. Hợp đồng BT xây dựng 4 tuyến đường với tổng chiều dài chỉ hơn 11 km vòng quanh khu đô thị mới và các hạ tầng cảnh quan của dự án BĐS Sala với trị giá 12.000 tỷ đồng để được đổi lại một mảnh đất kim cương rộng tới 79 ha quả là một miếng quá lớn. Chẳng khó khăn gì khi ai cũng nhìn thấy “liên minh ma quỉ” giữa quan chức thành Hồ và các đại gia thân hữu ở dự án béo bở này. Tuy vậy, người xưa có câu “Nhân vị tài tử, điểu vị thực vong”. Một bài báo “lề giữa” gần đây đã giựt một cái tít làm nóng mặt những “bố già Đỏ” xứ Đàng Ngoài “chỉ vẽ lại bản đồ Thủ Thiêm, các quan chức chia nhau 12 tỷ USD” hé lộ “miếng bánh” thẫm đẫm máu và nước mắt người dân Thủ Thiêm hấp dẫn Đảng như thế nào trong bối cảnh đói khát ngoại tệ. Thủ Thiêm được lựa chọn làm sân khấu chính cho vở kịch mang tên “Công lý” của ông Trọng một phần bởi lý do đó và một phần còn lại không phải do ý muốn của Đảng. Đại Quang Minh sẽ ra sao khi “vụ áp phe thế kỷ” Thủ Thiêm bị phanh phui với những tội ác, sai phạm chồng chất 20 năm qua? Ông chủ của “giấc mơ phố Đông” bên bờ sông Saigon Trần Bá Dương, xuất thân từ một thợ cơ khí ô tô trở thành “vua” của thị trường ô tô nội địa với thương hiệu đình đám Thaco – thương hiệu chiếm đến 35,8% thị phần ô tô Việt Nam, với doanh số khoảng 2 tỷ USD/năm – hẳn nhiên sẽ không thể yên ổn trước cơn bão Thủ Thiêm đang ập đến. Những con chuột tinh khôn dường như đã biết “con tàu” Đại Quang Minh sẽ trở thành tâm điểm của những âm mưu tàn độc nên đã rút hết cổ phần ở dự án béo bở này từ 2017 và trở về “đất ngàn năm văn vật” để tôn phù “người miền Bắc có lý luận”. Và nếu như Trần Bá Dương có “mệnh hệ” gì trong bữa tiệc máu Hồng Môn Yến mang tên Thủ Thiêm, thì thương hiệu Thaco và thị phần ô tô dày công vun đắp nhiều thập kỷ của “vua ô tô Việt” sẽ ra sao? Ngôi vị đó sẽ được nhường lại cho ai? Tân Phong, ngày 17.11.2018 https://viettan.org/thu-thiem-cuoc-sinh-tu-cua-nhung-bo-gia-do/  
......

Vì sao xác suất ký EVFTA đột ngột trở về mốc… 50/50?

Cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử. Nhân quyền trước hết! Kỳ vọng còn nước còn tát của ‘Tổng Chủ’ Nguyễn Phú Trọng và chuyến công du ba nước châu Âu của Thủ tướng Phúc vào tháng Mười năm 2018 để ‘quốc tế vận’ cho Việt Nam được ký kết và triển khai EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), cùng một chiến dịch truyền thông đồng loạt, ồn ào và tốn kém của hệ thống báo đảng về ‘EVFTA sẽ được ký kết’ và ‘Việt Nam thành công với EVFTA’, rất có thể sẽ trở nên công cốc bởi một nghị quyết về nhân quyền được Nghị viện châu Âu bất ngờ tung ra vào ngày 15/11/2018. Gần một tháng sau khi chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tưởng như chắc ăn khi Ủy ban châu Âu đồng thuận làm tờ trình cho Hội đồng châu Âu để xem xét việc ký kết EVFTA với Việt Nam, nghị quyết 2018/2925(RSP) của Nghị viện châu Âu đã đẩy kỳ vọng ‘EVFTA được ký kết’ từ xác suất cao hoặc rất cao về mốc 50/50. Khác nhiều với quan điểm không mấy rõ ràng và dứt khoát của Ủy ban châu Âu, ngay phần đầu của nghị quyết 2018/2925(RSP) đã khẳng định: “Quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam phải căn cứ trước hết trên nền tảng tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp quyền; và trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về lĩnh vực này”. Bản ‘cáo trạng’ Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng: – Lên án ‘tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn’ trong đó có việc kết án, đe dọa, theo dõi, sách nhiễu, hành hung và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger, những người bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền. – Lên án các đạo luật của Việt Nam ‘cản trở quyền con người và quyền tự do cơ bản’, trong đó là đạo luật như Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. – Nghị viện châu Âu kêu gọi đối với chính quyền Việt Nam phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị ‘ngay lập tức và vô điều kiện’. Trong danh sách được Nghị viện châu Âu yêu cầu trả tự do có các nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Trung Trực và Lê Đình Lượng. Các TNLT: Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Nam Phong, Hoàng Đức Bình – Nghị quyết này cũng yêu cầu Việt Nam ‘hủy bỏ hoặc sửa đổi tất cả các điều luật mang tính đàn áp’ và ‘đảm bảo rằng mọi quy định pháp luật phải phù hợp với tiêu chuẩn và nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền’. Nghị quyết còn kêu gọi Việt Nam xây dựng luật biểu tình. – Đối với các nhà hoạt động nhân quyền, Nghị viện châu Âu yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hành vi cản trở và sách nhiễu trong khi đối với những người đang bị giam giữ, cơ quan này yêu cầu phải đối xử với họ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo họ không bị tra tấn và ngược đãi và được quyền tiếp xúc với luật sư… Những đòi hỏi mới Không chỉ có thế, nghị quyết 2018/2925(RSP) còn nêu ra những đòi hỏi mới so với những bản nghị quyết nhân quyền trước đây cũng của Nghị viện châu Âu: – Kêu gọi Việt Nam đưa ra lời mời không thời hạn đối với các Quy trình Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, cụ thể là Đặc sứ về Quyền Tự do Chính kiến và Tự do Biểu hiện, và Đặc sứ về Những Người Bảo vệ Nhân quyền; – Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam công nhận các công đoàn độc lập; – Kêu gọi Cơ quan Đối ngoại EEAS và Ủy ban châu Âu hỗ trợ các nhóm xã hội dân sự và cá nhân đang bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam một cách tích cực, bao gồm việc kêu gọi phóng thích các nhà bảo vệ nhân quyền và tù nhân lương tâm trong tất cả các lần liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam; kêu gọi Phái đoàn EU ở Hà Nội cung cấp mọi sự hỗ trợ thích đáng đối với những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị cầm tù và tù nhân lương tâm, bao gồm việc sắp xếp các chuyến thăm ở trại giam, giám sát phiên tòa xét xử và cung cấp hỗ trợ pháp lý; – Kêu gọi các quốc gia thành viên EU tăng cường nỗ lực gây sức ép để đạt được những cải thiện cụ thể về nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm đợt đánh giá định kỳ toàn cầu UPR sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; – Nhắc lại lời kêu gọi ban hành trên toàn thể EU lệnh cấm xuất khẩu, bán, nâng cấp và bảo trì tất cả các dạng thiết bị an ninh có thể hoặc đã được sử dụng để đàn áp nội bộ, trong đó có cả kỹ thuật giám sát trên mạng, đối với các quốc gia có hồ sơ nhân quyền đáng lo ngại; – Hoan nghênh mối quan hệ đối tác đang được củng cố và Đối thoại Nhân quyền giữa EU và Việt Nam, và nhắc lại tầm quan trọng của Đối thoại trong vai trò thiết chế mấu chốt có thể sử dụng một cách hữu hiệu để đồng hành và cổ vũ Việt Nam thực hiện các cải cách cần thiết; khuyến khích mạnh mẽ Ủy ban châu Âu giám sát các bước tiến bộ căn cứ trên Đối thoại bằng cách thiết lập các mốc đánh giá và cơ chế giám sát; – Kêu gọi chính quyền Việt Nam và EU, với tư cách là các đối tác quan trọng của nhau, cam kết cải thiện sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam, vì đó là một mấu chốt của quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, đặc biệt là liên quan tới việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và tới Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Việt Nam (PCA); 2018/2925(RSP) mang hàm ý gì? Theo lộ trình xem xét và phê chuẩn EVFTA, sau khi Ủy ban châu Âu làm tờ trình về hiệp định này cho cơ quan cấp trên là Cộng đồng châu Âu, Cộng đồng châu Âu sẽ xem xét và quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không vào tháng Mười Một hoặc tháng Mười Hai năm 2018. Nếu EVFTA được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, hồ sơ hiệp định này sẽ được trình cho Nghị viện châu Âu để tổ chức này quyết định có phê chuẩn hay không. Mốc thời điểm xem xét việc phê chuẩn là vào tháng Ba năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu mới hai tháng sau đó – tháng Năm năm 2019. Từ trước khi hồ sơ EVFTA được Ủy ban châu Âu tổ chức điều trần tại Brussels vào tháng Mười năm 2018, đã xuất hiện nhiều cảnh báo từ giới quan chức châu Âu về việc nếu EVFTA không kịp được phê chuẩn trước khi Nghị viện châu Âu tổ chức bầu cử, sẽ không có gì chắc chắn là nghị viện mới của châu Âu – với nhiều gương mặt nghị sĩ mới và quan điểm cũng khác biệt – sẽ dễ dàng thông qua EVFTA. Thậm chí trong trường hợp ‘xấu nhất’, bản hiệp định này sẽ bị một nghị viện mới bộn bề công việc, trong đó bao gồm cả quan điểm chiếm số đông về không thể chấp nhận cho một nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng được hưởng lợi từ thị trường chung châu Âu, gạt phắt sang một bên để số phận của EVFTA cũng hẩm hiu tương tự như Hiệp định TPP vào đầu năm 2017 khi bị Mỹ rút ra. Không chỉ có chuyến công du ba nước châu Âu của Thủ tướng Phúc để ngầm vận động cho EVFTA, nghe nói còn có cả một chiến dịch của Việt Nam – với một khoản tiền lớn từ tiền đóng thuế của dân Việt – được tung ra nhằm thông qua các cơ quan ngoại giao và thương vụ của mình tại những quốc gia ‘có truyền thống xã hội chủ nghĩa anh em’ như Hungary, Romania, Ba Lan, Czech để tác động những nước này góp thêm tiếng nói ủng hộ EVFTA đối với Cộng đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Khoảng thời gian vài tháng cuối năm 2018 được giới quan chức Việt Nam xem là ‘đẹp nhất’ để EVFTA được ký. Song động thái tung ra bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện châu Âu vào ngày 15/11/2018 đã hàm ý như một thông điệp trực tiếp cho Cộng đồng châu Âu về quan điểm ‘nhân quyền trước hết’, trước khi cơ quan này họp để quyết định có cho phép Ủy ban châu Âu ký EVFTA với Việt Nam hay không. Bản nghị quyết trên cũng chính thức xác lập quan điểm rất rõ ràng của Nghị viện châu Âu về EVFTA. Điều đó có nghĩa là cho dù EVFTA có được Cộng đồng châu Âu cho phép ký kết, nhưng tại cuộc họp vào tháng Ba năm 2019, rất có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phản bác hiệp định này, đưa mối quan hệ giữa châu Âu và Việt Nam về thời… tiền sử. Vào lúc này đây, giới chóp bu Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ quyết định và sống còn cho sự tồn tại được ngày nào hay ngày đó của thể chế này: nếu không thực tâm cải thiện nhân quyền và cả cải cách chính trị, sẽ chẳng có bất kỳ tương lai nào cho EVFTA – cả về ký kết lẫn triển khai hưởng lợi sau ký kết. Phạm Chí Dũng Nguồn: VOA 32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam Kiến Nghị Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: KHÔNG GIAO THƯƠNG VỚI CHẾ ĐỘ THIẾU TỰ DO Từ ‘vi phạm trực tiếp’ đến số phận EVFTA EU có biết quy luật ‘vào trước, bắt sau?’  
......

Họ nói cho tôi về ý nghĩa tạ ơn

Ngày nay hầu như người Việt Nam biết đến ngày Lễ Tạ ơn được xem như ngày Lễ Quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, Canada, một số đảo ở Caribbean và Liberia. Nó có một ý nghĩa hết sức lớn lao trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân những xứ này dù họ thuộc chủng tộc, mầu da hay ngôn ngữ nào. Người Mỹ đang trong tâm thế chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ ơn. Hôm nay kết thúc buổi học tiếng Anh tại trường Cao đẳng, giáo viên của tôi ra tận cửa và chúc mừng ngày Lễ Tạ ơn, đồng thời yêu cầu chúng tôi phải nói được suy nghĩ của mình để tạ ơn ai, biết ơn cái gì đã cho chúng ta có cuộc sống hằng ngày mà ta đang thụ hưởng. Tôi nói với giáo viên của mình rằng, tôi tạ ơn Thiên Chúa, cha mẹ, vợ con, người thân, nước Mỹ, và chính cô giáo. Cô giáo rất vui! Tôi nghĩ đến những tù nhân lương tâm đã, đang bị cầm tù chỉ vì yêu và cống hiến cho đất nước tuổi thanh xuân và máu xương thịt da của mình. Tôi tự hỏi, họ có phải là đối tượng để chúng ta phải tạ ơn, tri ân không vậy. Hỏi chính là câu trả lời, chúng ta không biết ơn, tri ân những con người đã hi sinh cuộc đời mình cho quê hương đất nước thì rõ ràng chúng ta là người vô cảm, tinh thần cằn cỗi, tâm linh rối đen, cuộc sống thật bất hạnh. Những nhà thông thái có cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta lời khuyên muốn sống hạnh phúc phải biết ơn nhau – sống với lòng biết ơn và quảng đại. Đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, họ là thành phần dần dần trở nên đông đúc, nhưng lại ít người biết đến họ. Họ được nhắc đến mỗi khi có ai đó bị bắt, bị xử tù nhưng con người ta lại thờ ơ không biết họ đã dành một phần hay cả cuộc đời hành động vì tình yêu quê hương đất nước. Họ đòi hỏi quyền lợi không chỉ cho riêng họ, gia đình, người thân nhưng mà cho hầu hết chúng ta, ngược lại thì họ nhận được sự hững hờ, thậm chí bội bạc, phỉ báng. Tại sao chúng ta không dành cho những tù nhân lương tâm một giờ đồng hành cùng họ, nghĩ về họ, biết ơn tri ân họ? Thời khắc đất nước lâm nguy trước hiểm họa giặc Tầu Cộng, họ là những chiến sĩ xung trận, là người đòi hỏi quyền sống chính đáng khi chúng ta bị kẻ cầm quyền tước đoạt. Lòng biết ơn cũng được biết đến như là văn hóa truyền thống của người Việt với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biết ơn nền tảng của sự hướng thiện. Nhưng dường như chủ nghĩa cộng sản đã làm biến dạng, méo mó, và triệt tiêu nó. Tôi có may mắn được nói chuyện, chia sẻ với nhiều tù nhân lương tâm. Họ nói nhiều đến lòng biết ơn. Lòng thiện hảo từ tâm căn của họ đã hun đúc họ trở thành một khí cụ mang nhiều thiện hảo cho tha nhân và đất nước. Chính họ đã cho tôi hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa của lòng biết ơn. Biến lòng biết ơn trở thành hành động. Đó là sự trân trọng và biết ơn thật sự đối với những hành động dù là nhỏ nhất. Biết ơn là cống hiến cho xã hội những gì mình đã được hưởng thụ. Đó mới chính là sự công bằng, bình đẳng giữa người với người. Hầu như những tù nhân lương tâm hiểu được giá trị của lòng biết ơn nên họ liều thân mình tận tụy hơn trong công việc cho non nước, họ thực hành đời sống bác ái tốt hơn, họ hài lòng với cuộc sống thực tại dù bị gông cùm trong chốn ngục tù, kiên vững tiếp tục con đường đã chọn trong cuộc sống. Tôi tin chắc rằng, các tù nhân lương tâm của dân tộc Việt Nam hàng ngày họ vẫn đang thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tất cả người dân Việt trong nước cũng như hải ngoại, bằng những sự chịu đựng đời sống khắc nghiệt trong chốn lao tù, bằng niềm vui và sự hoan lạc trong niềm tin một Việt Nam sẽ thịnh vượng trở lại. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các tù nhân lương tâm, đến thân nhân và gia đình của họ. Tôi cũng tin rằng người dân Việt Nam chúng ta trăm lòng thu về một mối, ngàn tim trong một mối tình để biết ơn, tri ân người tù yêu nước và cùng họ vực lại giang sơn gấm vóc đang chìm trong điêu linh, giữa dòng vực thẳm bởi sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản. Porland, OR 20/11/2018 Paulus Lê Sơn  
......

Suy Nghĩ Về Một Phiên Toà!

Hôm nay, nếu Kiểm sát viên Buôn Hồ “không đi vắng” thì có lẻ đã có phiên toà vô tiền khoáng hậu xảy ra, tôi chú ý đến phiên tòa Buôn Hồ đem Chị Huỳnh Thục Vy ra xét xử vì hành động xịt sơn lên lá cờ mà các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, và tòa án khẳng định là xúc phạm quốc kỳ rất sát. Vô Tiền Khoáng hậu là bởi vì chưa có vụ án xét xử người bất đồng chính kiến mà ”bị cáo” có thể lại đến toà bằng xe “Taxi” nếu chị Vy muốn. Tôi ít khi đưa ra quan điểm về chuyện cờ quạt, chuyện Tôn giáo, dân tộc vì đem ra nói thì chẳng khác nào hành động thiếu khôn ngoan. Xét cho cùng, nhà cầm quyền nhận cờ đỏ là Quốc kỳ của họ thì họ đưa ra hành lang pháp lý để bảo vệ vì họ đang cái trị, Chị Vy không thích cờ đỏ đem xịt sơn lên thì đó là quyền tự do biểu đạt của chị ấy. Đúng hay sai tôi không phán xét, nhưng điều đầu tiên và nghĩ tới là tôi phản đối phiên tòa đem ra xét xử chị với cáo buộc theo quan điểm của tôi là vô nhân đạo. Viện dẫn cho tính xác thực đó thì chỉ dựa trên cơ sở tính chính danh của đảng cái trị có hay không mà thôi? Còn việc chơi Vy làm tôi không quan tâm pháp luật của chế độ dùng, bởi vì ở VN này đảng đứng trên cả luật pháp thì nói chuyện cũng dư thừa. Bỏ qua chuyện luật pháp, tôi chỉ biết Chị Vy đã có hành động như vậy với tôi rất ngưỡng mộ, chị đã trả lời báo đài khi hỏi về chuyện xịt sơn: "Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam." "Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng." "Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không." Từ việc trả lời thẳng thắn như vậy tôi có cảm tưởng như việc chị Vy biết nguy hiểm mà dũng cảm dám làm. Tôi nhớ đến bài hát Trả Ta Núi Sông của Nguyệt Ánh có câu ''Trả ta sông núi, núi sông Việt Nam/ Trả ta quê hương yêu thương đời đời'' Hành động chị Vy đã nêu lên lời tố cáo chế độ cầm quyền hiện nay là chế độ bất hợp pháp, ăn cướp mà có, ăn cướp của Chính phủ Trần Trọng Kim, ăn cướp Miền Nam Tự Do, chị không thừa nhận thể chế HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN điều mà tôi cũng khẳng định như thế! Tôi nghĩ rằng, nếu chị Vy không làm như thế, Chị Vy không thể hiện hành động như vậy thì ai? Ai sẽ đứng lên để bốc mẻ từng mảng ghép mà chế độ loè bịp nhân dân ta bấy lâu nay? Cũng như trong bài thơ Trả Núi Sông Ta của Vũ Hoàng Chương có câu “Không đòi! Ai trả núi sông ta?” Chị Vy không làm ai sẽ lột tả được bản chất lá cờ máu? Cũng như vậy, nếu Như Không có các cuộc xuống đường của mùa hè đỏ lửa năm 2011 thì bao giờ não trạng nhân dân thay đổi? Bao giờ chúng ta mới tiếp cận được nghĩa của việc xuống đường là QUYỀN chứ không phải chờ ai ban phát? Hãy đứng bên Huỳnh Thục Vy để bảo vệ quyền tự do biểu đạt của chị cũng là quyền biểu đạt của mỗi chúng ta. Ta có thể không đồng ý với việc làm của chị nhưng phải tranh đấu cho quyền biểu đạt của chị và của mọi người sinh ra đều đương nhiên có quyền này mà không một cá nhân, tổ chức hay nhà nước chế độ có quyền tước đoạt và cấm đoán. Cuộc cách mạng nào cũng khởi đi từ một hành động dũng cảm, một hy sinh nào đó tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa thật lớn lao. Chị Vy với tôi là một hành động đáng ngưỡng mộ đó. Sắp tới, phiên toà mà Buôn Hồ sẻ kết án với chị tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc vì hành động đó, tôi luôn đứng về phía chị và ủng hộ chị mà đã thay tôi làm việc đó. Cho dù bản án như thế nào thì chị xứng đáng được yêu thương, được tôn vinh. Ít ra là với tôi. Vì đơn giản tôi không chấp nhận lá cờ máu, lá cờ mà cột chặt tư duy của người Việt như là tư duy nô lệ. Một lần nữa ngày chị ra toà nên nhớ ở nơi đây tôi luôn nhớ về chị và cầu nguyện cho chị luôn bình an. Xin nhận nơi tôi một lời cảm ơn gửi tới chị. 22-11-2018 Phạm Minh Vũ Fb Sep Pham
......

Chiếc dây thừng dư luận

Trong rất nhiều vụ án tham nhũng trước đây nói chung và vụ án bọn thằng Hóa với thằng Sào Nam đánh bạc tôi có theo dõi nhưng rất ngại viết về các vấn đề này. Ví dụ các vụ án mà lãnh đạo cộng sản hiếp dâm, giết người mà chúng ta cần lên án, đòi lại công bằng cho nhân dân nếu tòa phán thiên vị thì cũng rất là tốt. Các vụ án tham nhũng cũng vậy, ai cũng có tự do ngôn luận, viết bài, phản biện về sự ngồi trên pháp luật của tòa án. Tuy nhiên cá nhân tôi thấy ở các vụ án tham nhũng nó chẳng có gì đáng để tôi phải bận tâm lắm. Bởi vì sao? Còn rất nhiều vấn đề quan trọng hơn như các vụ án của các nhà đấu tranh nhân quyền, các vấn đề biển đảo, các vấn đề kinh tế, pháp luật, thuế má… Tham nhũng thì thằng nào chẳng tham nhũng, thằng lãnh đạo nào chẳng dính tội này tội nọ. Tòa có xử trắng án hay tử hình hoặc mấy chục năm như Thăng thì ta cũng chẳng được gì. Hả hê ư? Hết nó còn thằng khác tội to hơn nhiều. Đòi tòa phải xử công bằng ư? Dưới cái chế độ cộng sản này đừng nghĩ có hai chữ công bằng. Đòi công bằng cho ai? Nó xử có vài năm hay có trắng án thì làm gì được nó? Ví dụ như vụ thằng Thủy ở Vũng Tàu hiếp dâm trẻ con hay vụ bọn công an, cán bộ hiếp dâm tập thể con bé học cấp hai đó thì ta đòi công bằng rất ok. Vụ thằng Vĩnh, thằng Hóa, thằng Nam đánh bạc thì đòi cho ai, cho toàn dân ư? Quan và dân bao giờ cũng khác nhau. Nói để cho dân hiểu bản chất chó má của tòa án ư? Dân người ta lạ gì đâu mà. Tôi không nói rằng chuyện đưa tin về những vụ như thế là không quan trọng. Đưa cũng được, phản biện cũng được nhưng cuối cùng chúng ta chẳng được gì nhiều. Tù Nhân Lương Tâm VN Còn rất nhiều vấn đề quan trọng hơn như các vụ án của các nhà đấu tranh nhân quyền, các vấn đề biển đảo, các vấn đề kinh tế, pháp luật, thuế má… Cái chúng ta nên chú trọng hơn nữa là vạch trần các âm mưu, thủ đoạn xâm lược, thao túng của giặc với đất nước ta. Vạch trần âm mưu móc túi, hút tiền của nhân dân ta. Và chúng ta cần tư vấn, chia sẻ những giải pháp để bảo vệ lãnh thổ, kinh tế, túi tiền, quền lợi của chính chúng ta. Đó là cái rất thiết thực mà chúng ta nên thúc đẩy. Chứ cứ luẩn quẩn chạy theo hàng loạt các sự kiện mà có nói cũng chẳng có tác động gì nhiều cho phong trào dân chủ thì cũng mệt mỏi lắm. Và cộng sản nó cũng chẳng có để tâm gì nhiều đến vấn đề này. Xử sao tụi mày đâu có làm gì được tao đâu. Trong những vụ án kiểu như bọn thằng đánh bạc vừa rồi ta thấy nó chẳng có nhiều quyền lợi của ta mà đòi. Nó xử vẫn cứ như vậy mà thôi. Cuối cùng nó xử xong dù nặng nhẹ thì cũng qua thôi. Xong lại chạy qua các vụ án khác kiểu như thế, lại chạy theo. Và dư luận không còn nhiều chỗ cho những lời nói khác có ích lợi thiết thực cho nhân dân nữa. Đó là cá nhân tôi nghĩ và sẽ làm vậy thôi. Còn ai đăng gì thì đăng. Đăng làm sao cho xứng đáng với cái tầm của mình là được. Nhiều khi cứ chạy vô định rồi chẳng biết mình đang đi đâu, chạy đi tìm cái gì nữa./. https://chantroimoimedia.com/2018/11/22/chiec-day-thung-du-luan/
......

Lời giới thiệu: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng

“Với nhận thức rằng: Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người.” Với những lời đó trong phần mở đầu, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Kể từ đó cho đến nay, Tuyên Ngôn này đã là mẫu mực để cộng đồng nhân loại noi theo và cố gắng thực hiện. Và cũng nhờ vào Tuyên Ngôn này mà người dân của nhiều nước trên thế giới đang được hưởng một cuộc sống tự do và ổn định. Riêng tại Việt Nam, hiện nay nhà cầm quyền Cộng sản vẫn đang tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người. Tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam đã kéo dài từ nhiều thập niên qua, và đã gia tăng đáng ngại trong những năm gần đây. Rất nhiều người đã bị kết án nặng nề chỉ vì họ thực thi những quyền tự do căn bản như tư tưởng, tôn giáo, ngôn luận, lập hội và tụ họp. Trong số này có ông Lê Đình Lượng, một người hoạt động xã hội vừa bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kết án 20 năm tù và 5 năm quản chế vào tháng 8 năm 2018. Ông Lê Đình Lượng đã có quá trình nhiều năm tranh đấu chống tham nhũng, bảo vệ môi sinh, bảo vệ chủ quyền của đất nước, và cho nhân quyền của người Việt Nam đặc biệt là những quyền tự do ngôn luận, lập hội và tụ họp. Ông đã bị xét xử một cách bất công và tại phiên tòa phúc thẩm, ông đã nói rằng: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.” Trước tấm gương can đảm của Ông Lê Đình Lượng, để nêu cao sự hy sinh của rất nhiều nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang đấu tranh, đồng thời nhắc nhở trước dư luận tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Đảng Việt Tân trân trọng thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Giải thưởng này sẽ được một ban giám khảo tuyển chọn và sẽ được công bố vào thời điểm 10 tháng 12 hàng năm, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời và cũng là ngày sinh nhật của Ông Lê Đình Lượng. Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới với mục tiêu phát huy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận giải thưởng này. Chúng tôi mong mỏi giải thưởng này sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và sự tự do của dân tộc Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng   Thông Báo: Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018    
......

Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng Và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan Thông Cáo Thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng                                                Và Thành phần Ban Giám Khảo cho năm 2018 Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trầm trọng. Đặc biệt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp trong 2 năm qua, nên nhu cầu đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ nhân quyền của dân tộc Việt Nam và cảnh giác dư luận thế giới trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đây chính là động lực thúc đẩy Đảng Việt Tân thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng (xem Lời Giới Thiệu đính kèm). Giải thưởng này do một ban giám khảo tuyển chọn và được công bố vào thời điểm 10 tháng 12, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời vào năm 1948 và cũng là ngày sinh nhật của Ông Lê Đình Lượng. Khi bị kết án 20 năm tù vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền, ông Lê Đình Lượng đã phát biểu tại phiên tòa: “Việc làm của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ.” Tất cả những cá nhân hay tổ chức hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới với mục tiêu phát huy và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam sẽ là đối tượng để nhận giải thưởng này. Giải thưởng cho lần đầu tiên vào năm 2018 được tuyển chọn bởi Ban Giám Khảo gồm 3 người: Luật sư Lê Công Định – Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, nguyên là Phó Chủ nhiệm Luật sư Đoàn tại thành phố Sài Gòn. Dân biểu Alan Lowenthal – Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ, đại diện hạt 47 thuộc tiểu bang California. Nhà giáo Phạm Minh Hoàng – Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, cựu tù nhân lương tâm, nguyên là giảng viên Trường Đại Học Bách Khoa, thành phố Sài Gòn. Việc tuyển chọn sẽ được dựa trên hai tiêu chuẩn sau đây: Quá trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam Một số hoạt động hay thành quả nổi bật Chúng tôi hy vọng việc thiết lập giải thưởng này sẽ góp phần đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam, đồng thời cảnh giác và duy trì sự quan tâm của thế giới trước chính sách vi phạm nhân quyền có hệ thống của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước   Lời giới thiệu: Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=vP69cFeCjUE
......

London - Thư mời tham dự biểu tình Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Chủ đề: Tự Do Cho Tất Cả Tù Nhân Lương Tâm Từ cuối năm 2010 đến nay, chế độ độc tài CSVN đã thực hiện một chiến dịch đàn áp khốc liệt nhắm vào hơn 250 nhà yêu nước và đấu tranh cho dân chủ tự do trong nước, bằng những bản án khủng bố rất dã man. Mới nhất là bản án áp đặt 20 năm tù cho nhà yêu nước Lê Đình Lượng. Hiện nay TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đang chịu án 16 năm tù giam. Đây là hành động dùng toà án nhân dân khủng bố nhằm triệt hạ phong trào dân chủ Việt Nam, tiếp theo sau chiến dịch bắt bớ hàng loạt gần 60 nhà dân chủ yêu nước trong suốt năm 2018 Các chính phủ khắp nơi trên thế giới từ EU, Mỹ châu và A' Châu và các NGOs nhân quyền như Amnesty International, HRW, RSF đã lên tiếng phản đối các phiên tòa khủng bố đó của nhà cầm quyền CSVN. Chúng ta cần phải lên tiếng mạnh hơn nữa vào ngày QTNQ 10/12/2018 nầy, đặc biệt tập chú vào việc đòi tự do cho TNLT LÊ ĐÌNH LƯỢNG và TNLT Trần Huỳnh Duy Thức. Và chúng ta có nhiệm vụ đồng hành với các chính phủ dân chủ tự do khắp thế giới. Để phản đối chế độ CSVN khủng bố người dân và tố cáo chế độ CSVN trước dư luận thế giới về những hành động chà đạp nhân quyền, đàn áp dân chủ. Xin kính mời quý Bạn & quý đồng hương về tham dự trước đại sứ quán CSVN tại London: 12-14 Victoria Road, London W8 5RD, lúc 12 giờ trưa THỨ HAI 10/12/2018. Ban Tổ Chức Việt Tân Anh Quốc Đồng tổ chức : HỘI ANH EM THANH NIÊN CÔNG GIÁO PHONG TRÀO DÂN QUYỀN Fb Kim Le  
......

VỀ DANH XƯNG "CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"

“…cách thống kê số lượng "TNLT" mà LS Nguyễn Văn Đài cho rằng khoảng 300 người sẽ cho thấy "đó là số ít", nhưng nếu thống kê "TNNQ" theo khái niệm của NNG, nhất định con số sẽ là trên chục ngàn. Ý nghĩa là chỗ đó, chứ không chỉ là "cái danh xưng"… Một bạn đã ra tù từ lâu và NNG trò chuyện với nhau về danh xưng "Tù Nhân Lương Tâm" và chữ "cựu". Bạn tù: Tại sao NNG không dùng chữ "TNLT" như nhiều người đang dùng và được quốc tế công nhận phổ quát nhất hiện nay? NNG: Chữ "TNLT" có khoảng 60 năm về trước, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ ở phương Tây. Chữ "TNLT" gần như đồng nghĩa với giới viết lách (kể cả viết văn, soạn nhạc, viết báo, luật sư v.v...) và các tôn giáo là chủ yếu. Nó hoàn toàn khác xa với bối cảnh VN, đặc biệt trong những năm sau này. Khái niệm "TNLT" không sai nhưng không còn phù hợp với VN và những nước theo chế độ CS như: Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn hiện nay. Không nói đâu xa, những người dân mất đất cũng bị quy cho "tội" 88, 258. Những người dân này chỉ đòi lại quyền sở hữu đất đai mà cha ông họ để lại, chứ không có ý định "chống nhà nước" hay "lợi dụng tự do dân chủ" gì cả. Vì vậy, nên gọi họ là ""Tù Nhân Nhân Quyền" vì quyền sở hữu đất cũng là một trong các "Quyền Con Người". NNG đã trả lời RFA rằng: NNG không "chống NN CHXHCNVN" gì cả. NNG chỉ thực hiện Quyền Con Người của mình và bị bắt vì lý do đó. Nên NNG tự nhận mình là "TNNQ". Ngay cả những người đấu tranh cho nhân quyền - tự do - dân chủ, có lúc bị quy tội "trốn thuế", hoặc vu cho "chống người thi hành công vụ", "gây rối trật tự công cộng" v.v... Đó là những cách áp đặt tội danh rất quái lạ, vốn chỉ có ở những xứ sở độc đảng toàn trị như VN. Mặt khác, hiện nay các ông (bà) CS đang bị kỷ luật, đi tù, đấu đá lẫn nhau v.v... và cả những cái chết không rõ ràng làm dân chúng vui mừng, thậm chí rất hả dạ. NNG cũng vậy. Cho nên, nếu xét theo ngữ nghĩa của chữ "lương tâm", thú thật, NNG thấy mình thật "vô lương tâm" (!). Thêm nữa, chữ "lương tâm" mang chiều hướng "lãng mạn" và "sang trọng" so với thực tế VN hiện nay. NNG nói thật, thấy mình không xứng với nó. Theo quan điểm của NNG, không phải ai đi tù vì "tội 88" hay "79", "258" cũng xứng với danh xưng "TNLT". Bạn tù: Vậy còn chữ "cựu"? Sao NNG đã ra tù mà không nhận mình là "cựu TNNQ"? NNG: Có lẽ nhiều người cho rằng "cựu" là những cái gì đã trải qua, đã xong xuôi nên họ dùng chữ "cựu". Riêng quan điểm của NNG, vì mình vẫn còn "án quản chế" 3 năm (tức đến 27/12/2020) nên sao gọi là "cựu" được! Ngoài ra, những bạn tù dù hết "án quản chế" (ví dụ LS Lê Công Định ) vẫn bị theo dõi, cản trở đi lại vô cớ thì sao có thể gọi LS Định là "cựu TNLT" hay "cựu TNNQ" được? Mặc khác, rất nhiều người hiện nay dù chưa bao giờ "ở tù chính thức" (như nhà báo Pham Doan Trang) nhưng những gì họ đang chịu đựng, nó kinh khủng không kém những người ở tù, vậy có nên gọi họ là "TNNQ" không? Bạn tù: Vậy NNG lý giải như thế nào về chữ "cựu tù chính trị" mà người CS hay dùng? NNG: Họ gọi nhau là "tù chính trị" và "cựu tù chính trị" là rất chính xác. Thứ nhất, họ là những người đứng trong tổ chức (nghĩa là ĐCSVN) với mưu cầu chính trị rất rõ ràng là "giành và giữ quyền lực". Họ đi tù vì mục tiêu đó. Tất nhiên, NNG không bàn tới việc phân chia "địa vị & danh lợi" sau khi họ "chiến thắng" (!). Thứ nhì, sau khi ra tù (nghĩa là trước 1975), họ không hề bị cản trở đi lại, hành hung, sách nhiễu v.v... mà chính cha của NNG là bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi. Vì vậy người CSVN gọi nhau là "cựu tù chính trị" hoàn toàn thích hợp. Do đó, cách thống kê số lượng "TNLT" mà LS Nguyễn Văn Đài cho rằng khoảng 300 người sẽ cho thấy "đó là số ít", nhưng nếu thống kê "TNNQ" theo khái niệm của NNG, nhất định con số sẽ là trên chục ngàn. Ý nghĩa là chỗ đó, chứ không chỉ là "cái danh xưng" ________ NNG Fb Nguyễn Ngọc Già  
......

‘Đốt lò’ chuyển sang giai đoạn 3? (Phần 2)

Mùa thu năm 2018, vài dấu hiệu bất thần nổi trội cho thấy chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng có thể đang chuyển sang giai đoạn 3. Không còn ‘vùng cấm thời gian’ 11 tháng sau vụ khởi tố bắt giam Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào tháng Mười Hai năm 2017, vụ án ‘MobiFone mua AVG’ được ‘xới’ lại sau một thời gian im ắng bất thường. Vào lần này, Cao Duy Hải – cựu tổng giám đốc MobiFone – và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng. Đinh La Thăng Có một độ chênh khác hẳn nhau trong 11 tháng qua: vụ bắt Đinh La Thăng xảy ra sau Hội nghị trung ương 6 và kỳ họp quốc hội tháng 11/2017, còn vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone lại diễn ra cùng lúc với kỳ họp quốc hội tháng 11/2018. Độ chênh đó có ý nghĩa gì? Phải chăng sau khi chính thức trở thành chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp quốc hội cuối năm 2018, Nguyễn Phú Trọng muốn phát đi thông điệp ‘không có vùng cấm thời gian’? ‘Vùng cấm’ là khái niệm mà giới quan chức được xem là ‘chống tham nhũng’ thường hô hào về tâm thế ‘quân pháp bất vị thân’, nhưng thực tế của những vụ án lớn lại rất thường chỉ dừng ở việc xử lý cấp cán bộ trung và thấp mà ít đụng chạm được số cán bộ cao cấp, hoặc có tỏ ra ‘pháp luật nghiêm minh’ như đối với trường hợp Đinh La Thăng thì lại mang dáng dấp một vụ ‘đốt củi rừng’ chứ không phải là ‘củi nhà’. Còn ‘vùng cấm thời gian’ là quan niệm không phải được đưa ra bởi giới ‘đốt lò’ mà bởi giới quan chức tham nhũng. Những quan chức ăn đậm này, cùng với đội ngũ dư luận viên của họ, đã tuyên truyền theo cách rỉ tai nhau rằng chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng không thể làm liên tục mà phải tránh những sự kiện chính trị quan trọng của đảng như các hội nghị trung ương và các kỳ họp quốc hội… Nhưng vào lần này, vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone rõ ràng đã phạm vào ‘vùng cấm thời gian’. Họp cứ họp, bắt vẫn bắt. Lê Thanh Hải Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son – kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG – sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu phó chủ tịch chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ – tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này. Không biết vô tình hay hữu ý, toàn bộ những động thái mới mẻ và ngày càng sôi sục trên diễn ra chỉ khoảng 2 tháng sau cái chết đột biến của nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang. Phạm Chí Dũng – VOA
......

NGỘ NHẬN VỀ MỘT XÃ HỘI BÌNH YÊN

Thái bình thì đi đôi với thịnh trị. Đó là thời kì thịnh vượng của một đất nước. Xã hội bình yên, của rơi ngoài đường không đánh động được lòng tham, tối ngủ có thể không cài cổng không khoá cửa mà lòng vẫn vô tư không chút lo sợ. Xe để ngoài sân trống và để quên chìa trên ổ khoá nhưng cũng chẳng ai lấy vv.. Người dân có tiếng nói, và tiếng nói của họ luôn luôn được chính quyền lắng nghe. Như Thụy Sỹ, giàu có đến nỗi nhà nước dư thừa tiền của và muốn phát lương cố định cho công dân. Dân chân thực đến mức từ chối lời đề nghị ấy của chính quyền. Họ chỉ biết rằng, nhu cầu họ không cần đến là họ từ chối. Dân không tham và chính quyền cũng không tham. Rõ ràng quan hệ giữa nhân dân với nhà nước là mối quan hệ phục vụ và đóng góp. Cả nhà nước và nhân dân đều vì quyền lợi chung - quyền lợi đất nước. Ở Đông Nam Á, Singapore cũng đã đạt đến thời cực thịnh như thế. Xung quanh ta như Thái Lan hay Mã Lai, họ không cực thịnh như Singapore nhưng họ cũng có một xã hội thái bình hơn, con người xứ họ hiền hòa không trộm cắp không tham lam như Việt Nam. Thậm chí, Campuchia và Lào cũng có một xã hội thái bình hơn Việt Nam. Riêng Việt Nam, cuộc sống người dân chưa bao giờ an bình, trộm cướp khắp nơi, con người tham lam và hay đố kị. Đi vắng cứ sợ nhà bị trộm cướp đột nhập, đi chơi thì phải chi trả tiền cho người giữ xe, tài sản cầm trên tay còn không yên thì nói gì đến những thứ đánh rơi?! Ăn cũng gặp nguy hiểm, uống cũng gặp nguy hiểm vì nạn thực phẩm bẩn tràn lan và ô nhiễm môi trường khắp nơi. Riêng bệnh ung thư, mỗi ngày giết chết 315 người, bằng với chiến tranh mỗi ngày nướng 1 tiểu đoàn. Đi ngoài đường thì luôn đối mặt với tai nạn vv.. Đấy là hình ảnh nhân hoạ thường trực, cuộc sống người dân luôn bất an nên luôn phải đề phòng mọi thứ. Thiên tai thì nước nào cũng có, nhưng thiên tai ở Việt Nam luôn có bóng dáng của nhân hoạ. Năm nào cũng thế, cứ mùa mưa thì nạn lũ lụt cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Nếu chính quyền có trách nhiệm, họ đã không để rừng phòng hộ bị phá sạch như hôm nay thì thiệt hại không phải liên tục năm nào cũng xảy ra như thế. Mỗi năm nhân dân phải cúng cho liên minh thiên tai - nhân họa này từ hàng chục đến hàng trăm mạng người, chưa kể vật chất. Không chỉ cái vô trách nhiệm của chính quyền gây ra hoạ, mà ở Việt Nam, bản thân chính quyền cũng là một thứ họa. Nhân quyền là thứ vốn có của mọi con người từ khi được sinh ra trên đời này, thế nhưng ai lên tiếng đòi hỏi, thì họ sẽ gặp hoạ bởi đòn thù của chính quyền. Nếu bị công an bắt tạm giam thì người dân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng vì sự lộng hành và bản chất dã thú của của lực lựợng này. Nếu bạn đang sống trên mảnh đất đẹp, rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ đối mặt với nạn cướp đất và bị tống ra đường làm dân oan. Đấy! Họa bủa vây khắp nơi, thế nhưng rất nhiều người lại cho rằng: "Việt Nam đang rất bình yên". Họ đã ngộ nhận! Cái bình yên của họ chính là không chiến tranh, còn những thứ đe doạ khác thiên tai, các loại nhân hoạ thì với họ đấy cũng là bình yên. Cừu là con vật bị thuần hoá, nó hài trong chuồng trại của nó, nó vẫn thấy bình yên khi bị vặt lông. Và cứ nghĩ cuộc sống của nó luôn bình yên mãi cho đến ngày bị mang ra thịt. Đất nước sẽ không phát triển, sẽ không bao giờ đổi thay nếu người dân cứ mãi giam hãm suy nghĩ của mình trong sự ấu trĩ. Cứ tự huyễn hoặc kiểu anh chàng AQ để tự hài lòng với những gì được ban phát thì không thể phá vỡ gông cùm, mãi vẫn cứ "bình yên" trong kiếp nô lệ. Fb Đỗ Ngà  
......

Nguyễn Hữu Tín chỉ bị bắt sau khi Trần Đại Quang chết?

Ảnh: Trần Đại Quang  trái - Nguyễn Hữu Tín  phải. Lẽ ra, một quan chức cao cấp ‘ăn bẩn’ và ‘ăn nhiều’ như cựu phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã phải tra tay vào còng từ lâu, chứ không phải chờ đến tháng Mười Một năm 2018 mới chính thức bị Bộ Công an bị bắt.   Ngày 10/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai theo Điều 229, Bộ luật hình sự năm 2015, xảy ra tại TP HCM; ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với năm bị can, trong đó cựu Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội.   Đến ngày 19/11/2018, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Hữu Tín về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.   Như vậy, Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh. Trước đó vào ngày 18/9/2018, ông Tín đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an - khởi tố vụ án hình sự để điều tra Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí tại (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) xảy ra tại TP HCM.   Một dấu hỏi lớn bật ra: vì sao đã bị khởi tố từ ngày 18/9 nhưng phải đến hai tháng sau Nguyễn Hữu Tín mới bị bắt?   Không biết vô tình hay hữu ý, thời điểm ngày 18/9 trên lại xảy ra chỉ ít ngày trước cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của quan chức chủ tịch nước Trần Đại Quang.   Nhưng hoàn toàn không vô tình, vụ khởi tố đầu tiên đối với Nguyễn Hữu Tín là sự liên đới mật thiết việc ông Tín đã tiếp tay cho Vũ ‘Nhôm’ mua với giá rẻ mạt nhiều lô đất vàng ở Sài Gòn. Vũ ‘Nhôm’ - hay người còn có tên là Trần Đại Vũ - lại được rất nhiều du luận cho rằng có mối quan hệ ruột rà với Trần Đại Quang.   Cũng có dư luận cho rằng vụ khởi tố Nguyễn Hữu Tín là giọt nước tràn ly khiến Trần Đại Quang ‘lên máu’và ‘đi’ luôn.   Dù chưa có bất kỳ cơ quan chính quyền nào xác nhận hay phản ứng đối với các luồng du luận trên, nhưng điều hiển nhiên là chính vào lúc này Nguyễn Hữu Tín đã không còn ‘bức tường’ nào che chắn cho ông ta. Trong khi đó, cả hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra của Bộ Công an đã thuộc về người của Nguyễn Phú Trọng kể từ tháng tám năm 2018.   Vụ Nguyễn Hữu Tín đã bị khởi tố thêm tội danh là một tín hiệu rất quan trọng cho thấy vụ án của ông ta và những quan chức đồng phạm không chìm xuồng mà sẽ mở rộng và phát triển với khung án tù giam có thể tương đương với mức án tù ban đầu của Vũ ‘Nhôm’ là khoảng một chục năm.   Nhưng dĩ nhiên thiên tiểu thuyết ly kỳ này còn lâu mới hết. Mà chỉ mới lật ra vài trang đầu…   Một cách thiết thân nhất, vụ khởi tố và bắt Nguyễn Hữu Tín đang và sẽ móc xích với nhân vật được xem là ‘bố già’ ở Sài Gòn: Lê Thanh Hải.   ‘Điểm sáng’ rõ nhất trong phần lớn thời gian công tác của Nguyễn Hữu Tín có lẽ là giai đoạn ‘trưởng thành cách mạng’ suốt từ những năm 2000 đến năm 2015 trùng với thời kỳ ngự trị của ‘Anh Hai’ Lê Thanh Hải ở Sài Gòn.   Nếu trước khi trở thành chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố, Lê Thanh Hải từng là bí thư quận 5 - một quận giàu có với nhiều người Hoa sinh sống và làm ăn, thì Nguyễn Hữu Tín cũng có thời được đưa về làm bí thư quận 5.   Từ khi Lê Thanh Hải còn tại vị như một ‘bố già’ ở Sài Gòn và kể cả sau khi ‘Anh Hai’ mất chức bí thư thành ủy TP.HCM vào cuối năm 2015, Nguyễn Hữu Tín được rất nhiều dư luận xem là ‘đệ ruột’ của ông Hải, và tuy không được đánh giá có tài sản cá nhân ‘mập’ như Lê Thanh Hải, nhưng Nguyễn Hữu Tín cũng được xem là một trong những quan chức giàu có đến độ có thể chẳng nhớ nổi nhà đất và kim ngân của mình tích góp hay vơ vét được từ những phi vụ nào.   Một khi những ‘đệ ruột’ gần gũi nhất của Lê Thanh Hải như Nguyễn Hữu Tín và có thể sắp tới cả Tất Thành Cang - đương kim phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM, Nguyễn Thành Tài - cựu phó chủ tịch TP.HCM… rơi vào vòng lao lý, liệu số phận Lê Thanh Hải còn giữ được uy danh ‘bố già’ trên đất Sài Gòn? Hay vào một ngày đẹp trời nào đó, ông ta sẽ phải nối gót đàn em để không chỉ ‘của thiên trả địa’ mà còn phải thốt lên như Đinh La Thăng đã từng: “Hãy đối xử với bị cáo như một con người!”. Thường Sơn – VNTB
......

Con mèo đen của Tập Cận Bình

Hôm Thứ Ba vừa rồi, có nhà kinh tế gây rắc rối cho ông Tập Cận Bình. Ông ta đặt câu hỏi: Nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc còn tin ở chủ nghĩa Mác xít thì phải tìm ra một cách giải thích tại sao họ đang dung chứa kinh tế tư nhân? Ông Cổ Khang (贾康, Jia Kang) từng làm việc trong Bộ Tài Chính, nhắc lại bản Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1848 của Karl Marx và Frederick Engels nói rằng phải xóa bỏ quyền tư hữu các phương tiện sản xuất. Trung Cộng đang làm ngược lại chủ trương đó. Kinh tế tư nhân là động cơ chính giúp nước Tàu tăng trưởng trong gần 40 năm. Hiện nay tư doanh đóng góp 60% vào Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP), và cung cấp việc làm cho 80% giới lao động. Trung Cộng bỏ hai ông Marx Engels từ thời Đặng Tiểu Bình. Khi các đồng chí hỏi tại sao cho phép sản xuất tư nhân, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, Đặng Tiểu Bình biện hộ: Mèo trắng, mèo đen không quan trọng; miễn là nó bắt chuột. Con mèo trắng “tư bản chủ nghĩa” của Đặng Tiểu Bình chứng tỏ bắt chuột giỏi. Những công ty tư nhân như Alibaba, Tencent đang đưa kinh tế Trung Hoa vào thời kỳ tin học. Các công ty nhỏ của tư nhân cũng cho thấy người Trung Hoa được tự do đã có rất nhiều cách thích ứng rất nhanh, khi họ áp dụng kỹ thuật của phương Tây. Số người dùng mạng Internet ở Trung Quốc để mua bán và trả tiền đông hơn ở Mỹ. Ngay một chuyện tầm thường như dùng xe đạp chung, khi nào cần mới thuê xe, như các thành phố ở Âu Mỹ vẫn làm, cũng phát triển nhanh chóng bây giờ vượt mặt thế giới. Tất cả đều do tư nhân đóng vai chủ động, không hề có trong kế hoạch ngũ niên của nhà nước! Tập Cận Bình vẫn vuốt ve con mèo trắng. Cuối Tháng Mười, sau nửa năm sưu tầm và đánh giá, bản danh sách 100 nhà kinh doanh lớn nhất được công bố cho toàn dân biêt. Đứng đầu sổ là hai người sáng lập công ty Alibaba (Jack Ma) và Tencent (Pony Ma). Chủ tịch các công ty có tiếng trên thế giới như Lenovo, Evergrande, Huawei cũng được vinh danh. Một thương gia nằm trong bảng danh dự đã từng bị tố “tư bản phản động” trong thời cách mạng văn hóa, may thoát chết. Một người khác bị đưa ra tòa trong thời gian đó chỉ vì đi bán hạt dưa, đã được Đặng Tiểu Bình cứu, nay lại được hoan nghênh. Ngày đầu Tháng Mười Một ông Tập đã hứa sẽ hỗ trợ tư doanh với 54 nhà kinh doanh được ông mời họp. Không những thế, các ngân hàng nhà nước còn được lệnh tăng gấp rưỡi số tiền cho tư doanh vay trong ba năm tới. Nhưng thói quen chỉ huy kinh tế của người Cộng Sản không thể nào bỏ được! Năm 2015, Tập Cận Bình vẫn sử dụng “con mèo đen,” khi phát động chương trình “Made in China 2025,” liệt kê 100 ngành công nghiệp cần nâng đỡ: Dùng tiền nhà nước làm động cơ thúc đẩy khoa học, kỹ thuật tân tiến. Bắc Kinh đã bỏ tiền trợ cấp sản xuất xe hơi chạy bằng điện, EV. Trong năm 2017, chính quyền các cấp bỏ ra 7,7 tỷ Mỹ kim để trợ cấp các nhà sản xuất và cả người mua xe; số xe điện bán trong năm lên tới 770.000 chiếc. Trung bình mỗi chiếc xe được nhà nước bù lỗ 10.000 Mỹ kim. Hướng về tương lai, Trung Cộng đang nỗ lực giúp cho ngành Trí Khôn Nhân Tạo (AI, người Trung Hoa gọi là Nhân Công Trí Năng, 人工智能). Mục tiêu là sẽ đứng đầu thế giới trong năm 2030. Hiện nay, AI đang được công an mật vụ Trung Cộng tận dụng trong nghề nhận mặt, điểm chỉ và bắt giữ dân. Nhưng giáo dục về AI và sử dụng AI cũng được cổ võ và trợ cấp. Wang Yi, một nhà kinh doanh 38 tuổi, từng làm cho Google ở Mỹ, khi về nước đã thành công dùng AI lập ra một mạng xã hội dạy tiếng tiếng Anh tên là Lưu Lợi Thuyết (Liulishuo, 流利说网易). Trong sáu năm, công ty của Wang từ ba người sáng lập đã lên với 2.000 nhân viên. Vương hãnh diện nói rằng ở Trung Quốc từ trẻ em 7 tuổi đến người 70 tuổi ai cũng biết đến Nhân Công Trí Năng! Công ty Alibaba lập bộ phận dùng Trí Năng nhân tạo áp dụng trong nông nghiệp. Họ đang thử một chương trình AI tại tỉnh Tứ Xuyên nhằm giúp các nhà chăn nuôi quan sát và nghe tiếng các con heo kêu bất cứ lúc nào. Người dân lục địa  nuôi heo nhiều nhất vì họ ăn một nửa số thịt heo trên thế giới. Có chuồng heo cao 13 tầng, mỗi tầng nuôi 1.000 chú ỉn (chắc các chú heo ở tầng 13, số xui, sẽ được đem mổ trước). Khí cụ AI của Alibaba có thể phân biệt tiếng con heo nhỏ kêu vì bị đạp khác với tiếng rên của con heo bị bịnh; rồi báo động cho chủ trại. Một người ngồi trong văn phòng có thể nhìn thấy từng con heo đang sống trong nông trại, mỗi con được đánh dấu một hàng số, và thấy ngay con heo nào đang bịnh. Máy computer dùng AI thu thập được những kho dữ liệu, từ đó thiết lập một chương trình “tập thể dục” cho các con vật đang nuôi, để đạt hiệu quả cao nhất. Một con “gà chạy bộ” nếu bước một triệu bước thì (họ nói) thịt ngon hơn hẳn các con gà chạy ít! Các con heo nái chịu khó tập thể dục sẽ “mắn đẻ” hơn. Một con heo nái nay có thể sinh 32 heo sữa trong một năm. Công ty Alibaba không cần nhà nước trợ cấp mới nghiên cứu dùng AI. Nhưng ông Tập Cận Bình đang đổ thêm tiền vào Trí năng nhân tạo. Tây phương chứng kiến chính quyền Trung Cộng tung tiền vô các ngành kỹ thuật tiên tiến thấy họ  đang bị đe dọa. Các nước Châu Âu và Mỹ đều lên tiếng phản đối Trung Cộng giúp các xí nghiệp của họ cạnh tranh bất bình đẳng với các xí nghiệp ngoại quốc. Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng cũng nhắm vào chuyện này Cuộc thí nghiệm sử dụng mèo đen của Tập Cận Bình sẽ thành công hay không? Kinh nghiệm cho thấy kinh tế chỉ huy có thể thành công trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, như xa lộ, đường xe lửa cao tốc. Họ cũng thành công khi áp dụng các kỹ thuật và hiểu biết đã được người khác tìm ra, chỉ cần bắt chước làm cho nhanh, cho rẻ hơn. Nhật Bản đã dùng các phát minh từ các nước Âu Mỹ để phát triển mạnh thời 1970-80. Các kế hoạch do hệ thống ngân hàng, các đại xí nghiệp và nhà nước hợp tác với nhau đặt ra. Nhưng từ thập niên 1990, Nhật Bản đã đứng lại. Trong kinh tế học có một định luật là “năng suất tiệm giảm.” Một đồng tiền bỏ vô đầu tư có thể đạt một lợi suất cao, những đồng tiền bỏ vô sau đó sẽ thấy lợi suất giảm dần. Cho đến khi một đồng tiền bỏ thêm không sinh lợi nữa mà có thể tác hại. Đổ tiền giúp các kỹ thuật tiên tiến đem từ ngoài vào thì sẽ phát triển nhanh, đuổi kịp các nước đi trước. Nhưng sau đó, muốn tiến thêm, thì phải tạo được những điều kiện kích thích các phát minh mới tự động ra đời. Thị trường tự do cạnh tranh có các điều kiện như thế; nhà nước và kế hoạch xưa nay chưa thành công. Nước Mỹ đã đứng đầu thế giới về sáng chế, phát minh ra các kỹ thuật mới làm đảo lộn cả cuộc sống kinh tế (disruptive technologies), tất cả đều do sáng kiến tư nhân. Có khi công việc nghiên cứu của nhà nước giúp phát minh những kỹ thuật mới, như Internet, nhưng chính thị trường tư nhân đã đem các kỹ thuật đó vào đời sống tất cả mọi người. Nhờ cuộc cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh mà những ý kiến mới, hiểu biết mới được dùng cải thiện cuộc sống. Giáo Sư George Magnus, Đại Học Oxford, nhận xét: Theo kinh nghiệm, chưa một chế độ độc tài nào thành công, trên toàn diện và lâu dài, trong việc khai thác các phát minh kỹ thuật mới. Một thí dụ gần đây nhất là chuyện công ty ZTE của Trung Quốc. Công ty này vi phạm chính sách cấm vận Iran của chính phủ Mỹ, nên bị phạt. Các công ty Mỹ được lệnh cấm không cung cấp “chất bán dẫn” cho ZTE. Công ty công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc bị tê liệt, suýt nữa sập tiệm nếu không được Chủ Tịch Tập Cận Bình can thiệp xin Tổng Thống Donald Trump tha tội! Vì mua chất bán dẫn (semiconductor) thì dễ, làm ra mới khó. Chính quyền Trung Cộng đã đổ ra bao nhiêu tỷ đô la vào ngành chất bán dẫn trong mấy chục năm qua. Nhưng muốn sản xuất được loại semiconductor đủ tiêu chuẩn quốc tế thì phải trải qua kinh nghiệm ba tới bốn đời thay đổi kỹ thuật trong nghề. Những kinh nghiệm đó rất phức tạp, không thể mua về, mở ra coi trong có cái gì rồi bắt chước làm giống hệt! Nhưng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn ghiền con mèo đen của kinh tế chỉ huy. Một giáo sư triết lý Mác Xít mới viết trên mạng của bộ thông tin tuyên truyền, nhắc nhở đảng Cộng Sản phải xóa bỏ kinh tế tư nhân! Ông Chu Hân Thành (Zhou Xincheng, 周欣诚 ), dạy môn Triết Học Mác xít ở Đại Học Nhân Dân, nhấn mạnh: Lý thuyết Cộng Sản có thể tóm tắt trong một câu: Xóa bỏ quyền tư hữu! Một nhân viên ngân hàng trẻ tuổi, Ngô Tiểu Bình (Wu Xiaoping, 吴小平) cũng viết trên mạng một bài lý luận nói rằng kinh tế tư nhân đã “làm xong sứ mạng lịch sử” giúp kinh tế nhà nước tiến bước; bây giờ có thể xóa đi dần dần. Các lời hai người này trích dẫn từ bản Tuyên Ngôn Cộng Sản khiến giới kinh doanh nghe mà lạnh xương sống. Nhưng kinh tế tư nhân thời nay khác với thời cải cách ruộng đất và đánh tư sản ở bên Tàu hồi thập niên 1950. Con mèo trắng tư bản đã lớn khôn, lớn và khôn, khó lòng giết nó được, dù giết từ từ bằng thuốc độc! Nếu giết con mèo trắng, kinh tế nước Tàu sẽ chết theo! Ngô Nhân Dụng Nguồn: Người Việt Nền kinh tế mánh mung Lời ai điếu cho mô hình Trung Quốc?
......

Chính phủ trốn trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước?

Khi con số vay nợ nước ngoài của Việt Nam – bao gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của các doanh nghiệp – đã vọt lên ngang bằng với toàn bộ GDP một năm, tức hơn 200 tỷ USD, đã quá muộn để Bộ Chính trị và hai cơ quan được đảng cầm tay chỉ việc – Quốc hội cùng Chính phủ – ra tay ‘siết chặt bảo lãnh cho vay’. Ai sẽ trả nợ cho nợ nước ngoài của doanh nghiệp? Kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2018 đã một lần nữa, trong nhiều lần kể từ sau thời ‘ăn ốc’ của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cuống cuồng tìm cách chạy làng khỏi nạn ‘đổ vỏ’ bằng chủ trương được ‘gật toàn diện’ ở các cấp trung ương nhưng chưa hề được thông não bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước: siết bảo lãnh cho vay. Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD – con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng sang năm 2018, hạn ngạch này thậm chí không còn tồn tại. “Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”. Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính – địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) – Đinh Tiến Dũng – đã phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%. “Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%, trong đó có khoản vay của công ty Việt Nam Beverage trị giá 4,8 tỉ USD để mua cổ phần của Sabeco, chúng ta lại cộng vào nợ nước ngoài quốc gia” – cho đến giờ Đinh Tiến Dũng mới thừa nhận và tiết lộ ‘bí mật’. Nhưng ông Dũng lại cho rằng nợ nước ngoài của doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trong khi không thừa nhận nợ của chính phủ, mà đứng đằng sau là ‘đảng ta’, cũng cống hiến một phần không nhỏ vào gánh nặng nợ nước ngoài, nợ công quốc gia và khiến dân Việt sẽ không biết phải tính bao nhiêu đời con cháu mới trả xong. Vậy làm thế nào để trả núi nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp, chưa tính đến nợ nước ngoài của chính phủ? “Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Chính phủ cũng sẽ không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài và không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu của ngân hàng và cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại” – Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng ‘kiến tạo’ giải pháp. Còn trước câu hỏi “nếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ”, ông Dũng trả lời gọn lỏn: người vay sẽ là người trả. Theo đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội là không dùng ngân sách để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, theo quy định hiện nay, nợ nước ngoài của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức tín dụng theo cơ chế tự vay tự trả do bên vay có trách nhiệm tích lũy để trả nợ… Hết dám bảo lãnh cho vay! Cần nhắc lại, Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) được Thủ tướng Phúc phê duyệt vào cuối tháng 4/2017 đã tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là Chính phủ sẽ không còn chịu trách nhiệm gì về những khoản nợ vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cho dù là vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Trước đó vào đầu tháng 3/2017, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) đã phát ra thông tin Chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp trong năm 2017. Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD trên là giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014. Nhưng cho đến nay, có vẻ ngay cả con số 1 tỷ USD bảo lãnh cho năm 2017 cũng không còn nữa. Vào lúc này, Chính phủ và Bộ tài chính chỉ còn biết cắm đầu trả nợ. Những năm trước, hiện tượng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Và thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã. Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái. Con số cập nhật nhất vào đầu năm 2017 là từ một nhà nghiên cứu độc lập là Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu vụ trưởng vụ Thống kê Liên hiệp quốc – ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đang gánh một khoản nợ công lên đến 231 tỷ USD – vượt hơn rất nhiều số “dự tính” khoảng 25 tỷ USD do một số cơ quan nghiên cứu của chính quyền Việt Nam đưa ra vào thời điểm đó. Chỉ riêng năm 2016, một số dự án “khủng” như Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (ước toán đầu tư đến hơn 50 tỷ USD), Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam (hơn 10 tỷ USD), Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (20 tỷ USD) đã bị Chính phủ và Quốc hội “dũng cảm” đình hoãn vô thời hạn, nhưng ai cũng hiểu lý do thực chất là… hết tiền. Ngay cả dự án xây dựng sân bay Long Thành có ước toán đầu tư đến 15 tỷ USD (khoảng 60- 80% là vay ODA) cũng chưa biết làm cách nào để “xoay” ra tiền… Nhưng nhiều doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước – vốn đã quen ‘ăn’, không thể nhịn và do đó vẫn tiếp tục tống ra các yêu cầu cần được bão lãnh vay đối với chính phủ. Vào năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát ra một đề nghị hoàn toàn mất “thiên thời”: muốn được Chính phủ bảo lãnh vay trong khi chính giới quan chức lãnh đạo của PVN đang lũ lượt tra tay vào còng. Những đề nghị bảo lãnh trên vẫn được PVN nêu ra như một não trạng cùng thói quen không mấy thay đổi dù “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” đã trôi qua từ khá lâu. Trong giai đoạn 2011-2015 của “triều đại” này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình dự án với tổng số vốn khoảng 15,6 tỉ USD, trong đó vay nước ngoài lên đến 14 tỉ USD. Một nửa nợ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới! Khách quan mà xét, Nguyễn Xuân Phúc lại là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất… Nhưng phải sau nửa năm kế thừa chức thủ tướng từ Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc mới nhận ra được cảnh nạn đó để chính ông phải than “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và cảnh báo về nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Còn bây giờ, hẳn nhiên ông Phúc không hề mong muốn mình phải trở thành nạn nhân “đổ vỏ” cho quá nhiều hậu quả gầy dựng bởi đời thủ tướng trước. Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, Ngân hàng thế giới lại đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt. Nguồn: VOA
......

Ngày 20 tháng 11 là ngày "nhà giáo Việt Nam"

Ý nghĩa của ngày này là gì? Theo các trang dữ liệu mở trên internet, ngày "thầy giáo VN" lấy hứng từ "Hiến chương quốc tế" của các nhà giáo tổ chức tại Ba lan năm 1949. Mục đích Hiến chương nhằm chống lại lề lối giáo dục tư sản, phong kiến... để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ.   Thập niên 50 thế kỷ trước, TQ và VN cũng có chính sách tương tự, gọi là "cách mạng văn hóa". Mục đích của "cách mạng văn hóa" y chang với nội dung "Hiến chương nhà giáo" ở Ba lan, là chống lại "lề lối giáo dục tư sản, phong kiến" đồng thời "xây dựng một nền giáo dục tiến bộ".   Kết quả ra sao? Đọc các "hồi ký" của "những người trong cuộc", hay xem các phim ảnh lịch sử thời kỳ "Cách mạng văn hóa" ở TQ... hẵn mọi người phải "rợn da gà". "Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ". Thầy giáo thuộc giai cấp "trí", tức là giai cấp đứng đầu cần phải tiêu diệt. Biết bao nhiêu thầy giáo, cô giáo đã phải bỏ mạng oan uổng, bằng những phương pháp nhục nhã, dưới sự hành hạ của những đứa "học trò yêu dấu" ngày xưa.   Bên TQ, có những giáo sư đại học danh tiếng đã bị sinh viên làm nhục, trói tay, kéo lê dưới đất cho tới chết.   Văn hóa truyền thống "tôn sư trọng đạo" của Á Đông tồn tại từ ngàn năm bỗng chốc tiêu tan.   Bỗng nhiên, không biết từ bao giờ, ngày "hiến chương quốc tế nhà giáo" lại trở thành ngày "tôn sư trọng đạo". Tức là ngày của Việt Nam "học trò nhớ ơn thầy giáo".   Theo tôi, "lịch sử" có lợi ích ở chỗ lâu lâu mình nhìn lại quá khứ để tự xét về mình hôm nay. Tương lai có tốt đẹp hay không là do những gì ta "gieo" hôm nay. Nhắc lại chuyện cũ vì vậy không hề vô ích.   Theo tôi, ngày 20 tháng 11 nên là ngày thầy giáo, cô giáo ngẫm lại, tự vấn lại mình.   "Bốn ngàn năm dân không chịu lớn", thực ra là chỉ mới vài thập niên nay thôi. Dân không chịu lớn, cũng như VN là một quốc gia ngoại lệ không chịu phát triển.   Tại cha mẹ hay tại thầy cô ?   Tới năm 1975, miền nam VNCH vẫn còn "trên cơ" rất xa (về giáo dục) so với các nước lân bang như Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan... Dĩ nhiên ta không thể phủi ơn nhà nước bảo gộ Pháp đã xây dựng sẵn nền tảng hạ tầng. Hệ thống giáo dục, từ tiểu học lên tới đại học, từ trường ốc cho tới chương trình, giáo khoa, sư phạm... đều được tổ chức bài bản. Bằng cấp của VNCH thời đó, như kỹ sư, bác sỹ, luật sư... được các nước tiên tiến công nhận.   Tất cả những thứ đó, sau 75, bị liệt vào "giáo dục tư sản", bị tiêu diệt, xóa bỏ nay không còn vết tích.   Thầy giáo, cô giáo... hiện nay nghĩ gì về hiện tượng sinh viên tốt nghiệp ra trường thất nghiệp dài dài ? Có người phải dấu bằng cấp, xin đi học nghề, để hy vọng có được việc làm.   Dĩ nhiên không phải lỗi hoàn toàn của người làm công tác giáo dục. Nhưng khi một người thầy nhìn đám học trò mà mình dạy dỗ phải lao nhao thất nghiệp. Những gì mình dạy cho chúng đều không có chút hữu dụng nào cho cuộc sống của chúng.   Ta có thể đòi hỏi những đứa học trò đó phải "nhớ ơn" mình không ?  
......

Hiểm họa từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Ô nhiễm môi trường do Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải như khối u ác tính tàn phá đất, nước, không khí tại Bình Thuận. Thực trạng này đã tồn tại nhiều năm và đang có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân nơi đây. Hôm 16 tháng 11, Bộ Công Thương đã chính thức thừa nhận tình trạng tro xỉ gây ô nhiễm và dự kiến quá tải của các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Cụ thể, bãi chứa tro, xỉ của Trung tâm nhiệt điện này chỉ chứa được khoảng 9,3 triệu mét khối, nhưng hiện đã có khoảng 4,5 triệu mét khối tro, xỉ và dự kiến sẽ đầy trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, số tro xỉ này không được xử lý an toàn nên đã khuếch tán ra các khu dân cư, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe người dân. Sự việc này một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo đến dư luận về vấn nạn ô nhiễm môi trường do tro, xỉ tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. Trước đây, để xoa dịu làn sóng phản đối xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền rằng số tro, xỉ của nhiệt điện sẽ được dùng làm gạch không nung phục vụ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay dự án sản xuất gạch không nung tại đây khó có khả năng thành hiện thực vì khó khăn về vốn, công nghệ, và sản phẩm khó tiêu thụ do nhu cầu ít, trong khi giá thành cao và nhà máy nằm xa thị trường. Vì vậy số chất thải độc hại kia chưa có “đầu ra”. Trong khi, nếu không sớm được xử lý và tái sử dụng, số tro xỉ này sẽ tiếp tục gây ô nhiễm lớn cho đất đai, nguồn nước, không khí và an sinh của người dân. Ô nhiễm từ đất liền cho đến biển Trung tâm điện lực Vĩnh Tân có 5 dự án nhà máy nhiệt điện: 1,2,3,4 và 4 mở rộng. Sau khi tất cả các nhà máy hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành trung tâm điện lực lớn nhất cả nước. Và cái giá phải đánh đổi cho sự phát triển nhiệt điện, là cả một vùng đất Bình Thuận đang chết dần, chết mòn vì phải gồng gánh đủ thứ chất thải độc hại từ những nhà máy này. Mỗi khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động, ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy này bị gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực. Bụi khói dày đặc đến mức, theo người dân địa phương thì người ta chỉ cần đứng cách xa nhau chục mét mà còn không nhìn thấy mặt. Bên cạnh đó ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt cũng là vấn đề đáng báo động. Kết quả phân tích hàm lượng Clorua trong nước ngầm của 3/4 hộ dân gần Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đều vượt ngưỡng từ 1,2 lần đến 1,8 lần. Những chất này ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước và gây ra những vấn đề cho sức khỏe con người từ các bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư, v.v… Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: Khi ô nhiễm được ‘nhập khẩu’? Trước đó, nhiều hộ dân địa phương còn phản ánh, hàng chục hecta cây trồng ở xã Vĩnh Tân bỗng có hiện tượng trụi lá, khô cành, rễ thối rồi chết dần, gây thiệt hại cho sản xuất. Trong khi những cây trồng xa bãi thải xỉ thì vẫn phát triển bình thường. Còn những diêm dân ở Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Cà Ná không sớm thì muộn sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản, trắng tay do bụi của nhà máy nhiệt điện hiện đã phủ kín cánh đồng muối. Chưa dừng lại ở đó, ngư dân địa phương cho biết, mấy năm nay khi có nhiệt điện, nước thải tại nhà máy này xả ra biển, độc hại và nóng hơn nhiệt độ bình thường của nước biển, khiến hải sản biến mất, các rạn san hô gần bờ, ốc sò, cua đều bị chết, tấp vô bờ gây hôi thối cả một vùng. Bãi rác thải công nghệ của Trung Quốc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân gồm 5 dự án, tuy nhiên, có tới 3 dự án sử dụng vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa là các dự án này sẽ phải dùng nhà thầu, công nghệ, và cả đội ngũ chuyên gia, thậm chí là lao động của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ nội địa hoá của các nhà máy nhiệt điện tại Vĩnh Tân hầu như bằng không, và nhà thầu Trung Quốc sẽ mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến lực lượng công nhân hùng hậu. Đứng trước làn sóng phản đối của người dân nước họ, chính phủ Trung Quốc đã quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy điện than. Trong khi đó, năng lực thanh, kiểm tra và giám sát nhà thầu của các cơ quan chức trách tại Việt Nam quá yếu kém, khiến dư luận nghi ngại rằng Trung Quốc đang di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện lạc hậu và độc hại dưới vỏ bọc đầu tư vào Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân. Mối đe dọa an ninh quốc gia Vĩnh Tân là một dải đất hẹp có địa hình phức tạp. Đây là khu vực vừa cách xa nguồn cung cấp than, vừa cách xa nơi tiêu thụ điện năng, tuy nhiên lại là khu vực vô cùng quan trọng về mặt quốc phòng. Giống như ở Vũng Áng , đây là nơi con đường huyết mạch Quốc lộ 1A chạy qua với một bên là núi, một bên là biển, vô cùng thuận lợi cho việc chia cắt. Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây do nhà thầu Trung Quốc nắm giữ, Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn công nhân Trung Quốc làm việc. Trong thời gian dài, những công nhân có thể sẽ lấy vợ, đẻ con và sinh sống lâu dài ở đây. Khi hai nước Việt Nam, Trung Quốc có biến, những người này có thể biến thành lực lượng chia cắt giao thông Bắc – Nam. Đồng thời, một mặt của Trung tâm này giáp biển, phóng tầm mắt ra là thấy biển Đông, nơi có những căn cứ quân sự khổng lồ của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Và với hải cảng Vĩnh Tân đang được xây dựng tại nơi đây, khiến cho việc đổ bộ quân sự vô cùng dễ dàng. Liệu phía Trung Quốc chọn vị trí này có âm mưu gì sâu xa chăng? Tóm lại, từ những vấn nạn trên, có thể thấy sự có mặt của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cả về môi trường, sức khỏe người dân lẫn an ninh quốc gia. Từ lâu, các nước tiên tiến trên thế giới đã dần từ bỏ nhiệt điện than vì sự độc hại của nó. Nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đang đi ngược xu hướng thời đại khi cấp phép xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, lại còn dễ dàng trao những dự án này cho Trung Quốc đầu tư ở những nơi nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Điều đó cho thấy, rõ ràng những yếu tố như lợi ích dân tộc không hề được xem trọng trong những tính toán của nhà cầm quyền. Ngô Đồng Việt Nam đang trở thành bãi rác của Trung Quốc Ô nhiễm môi trường nước: gian nan cuộc đấu tranh của người dân
......

Đánh tù nhân trong nhà giam: Vì sao Lưu Văn Vịnh phải lên tiếng thay cho Nguyễn Văn Đức Độ?

Trong lời tường thuật từ gia đình của các tù nhân lương tâm (TNLT) Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ thì từ ngày 5/10/2018, sau khi bị 3 tù cùng phòng đánh đập đến mức bất tỉnh, anh Nguyễn Văn Đức Độ vẫn không kể gì cho gia đình. Bị đánh nhiều quá, anh Độ đạp cửa phòng, gọi cán bộ đến can thiệp và xin đổi sang phòng giam khác nhưng vẫn bị từ chối. Anh Độ lại tiếp tục bị đánh đến mức phải đưa đi bệnh xá. Mãi đến ngày 15/11/2018, anh Lưu Văn Vịnh hay chuyện, báo cho gia đình của anh, và nhắn rằng phải lên tiếng cho anh Độ, thì lúc đó mọi người mới biết. Tình trạng TNLT bị đánh trong trại giam xảy ra rất nhiều. Nhưng phần lớn các TNLT đều không có những phản ứng tức thì. Chẳng hạn như TNLT Hoàng Bình, anh bị đánh đến bầm hai mắt nhưng không nói gì, ngay cả khi gặp gia đình, đến cả tháng sau gia đình mới biết. Nguyễn Viết Dũng và Nguyễn Văn Hóa cũng vậy, hơn tháng sau gia đình mới được nghe họ kể lại. Thậm chí nhạc sĩ Việt Khang mãi đến khi mãn hạn tù, gia đình mới biết những tháng đầu anh ở trong trại cũng bị vô cớ hành hung. Khang khi bị giam chung với những tù nhân hung dữ và tìm cách gây gỗ, anh đã biết mọi chuyện rồi sẽ rất xấu nên luôn quay mặt vào tường đọc kinh thầm trong suy nghĩ, tránh va chạm. Ấy vậy mà nửa đêm, anh vẫn bị một tù nhân nhảy tới đạp đập đầu vào tường, mũi đầy máu. Tù nhân ấy vừa chửi thề vừa nói Khang đọc kinh làm phiền. Trong chuyến thăm TNLT Trần Thị Nga mới đây ở trại Gia Trung, khi nói chuyện với ông Lương Dân Lý về đơn khiếu nại đang có những lời đe dọa hành hung, thậm chí đòi giết chết chị Trần Thị Nga trong trại, cán bộ quản giáo đã nói rằng không có chuyện để cho tù thường phạm đánh đập hay đe dọa Trần Thị Nga. Nhưng khi ông Lương Dân Lý hỏi lại rằng “Vậy các anh nghĩ rằng Trần Thị Nga có thể tự bịa ra chuyện này sao?”, khi ấy các cán bộ mới im lặng, không nói tiếp nữa. Nhưng vì sao có rất nhiều trường hợp TNLT bị tù thường phạm đánh đập nhưng họ không lên tiếng ngay để tố cáo, mà chỉ kể lại như chuyện đã rồi? Ngoài các trường hợp như TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… là lên tiếng ngay khi có sự cố, nhưng rất nhiều người thì cho qua. TNLT Hoàng Bình khi kể lại với gia đình, anh nói rằng biết rõ những tù thường phạm này gây hấn và đánh anh, vì có sự xếp đặt của cán bộ. Không phải vì sợ hãi, mà Hoàng Bình không muốn gia đình quá lo lắng, cũng như anh biết qua thời gian, những tù thường phạm này cũng sẽ thay đổi thái độ vì thật sự giữa anh và họ thật sự không có thù oán gì. Nhiều TNLT cũng giống như Hoàng Bình, đều thường im lặng vì không muốn gia đình mình sợ hãi. Và kế đến họ không mang nặng thù hằn, thậm chí còn trở thành người trò chuyện và hướng dẫn cho những người cố tình gây hấn với mình. Thậm chí có trường hợp khi hiểu những tù thường phạm đó cùng quẩn và khó khăn, họ cũng chia sẻ thức ăn, đồ dùng thêm cho những người đó. Trường hợp TNLT Nguyễn Tiến Trung (chịu án từ 2010-2014), khi chứng kiến anh tập võ, các tù thường phạm đến nhờ anh dạy, và cũng từ đó mà họ tiết lộ về những chuyện họ được dặn phải làm, bao gồm chuyện phải đánh “dằn mặt” Trần Vũ Anh Bình, chẳng hạn. Câu chuyện về việc đánh đập, sách nhiễu TNLT Nguyễn Văn Đức Độ, Lưu Văn Vịnh vào tháng 11/2018, qua lời kể của chị Lê Thị Thập, vợ anh Lưu Văn Vịnh là một ví dụ. https://youtu.be/BneR0bC-sZ0 Nguồn: Blog Tuấn Khanh
......

THẤY CẢ CÁNH RỪNG TRONG NHÀ CÁN BỘ

Rừng đi vào nhà cán bộ bảo lụt đến với nhân dân. Nhìn nội thất bằng gỗ khủng có trị giá vài chục tỷ đồng này, có ai nghĩ đó là của 1 người chỉ mới giữ chức Phó trưởng phòng kỹ thuật BQL dự án cải tạo trụ sở làm việc của VP Chính phủ? Thế thì những chức vụ cao hơn, to hơn không tưởng tượng được họ giàu có đến mức độ nào? Căn biệt phủ này nằm ở số 5 đường Hoa Sữa 09, khu đô thị Vincom Long Biên, của anh Phạm Hoàng Giang sinh năm 1975 làm cho BQL dự án của VP Chính phủ. Anh Giang được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng kỹ thuật Ban quản lý dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính Phủ và Văn phòng Chính phủ ngày 06/02/2013. Đến nay chưa rõ anh thăng chức gì rồi. *Admin: Chỉ cần một trận mưa lớn là phố có thể ngập, mưa vài ngày là nhà cửa có thể chìm trong biển nước, đường quốc lộ có thể lở sạt, lũ cuốn trôi người.... Trận mưa lũ ở Nha Trang vừa qua là 1 thí dụ. Họ đã đốn sạch cây trên núi, khi mưa nhiều, nước cứ việc chảy phăng xuống không còn gì cản nổi, nước cuốn theo đất đá ập xuống nhà dân khiến 12 người tử nạn. Trách nhiệm này không chỉ đổ lỗi cho thời tiết mà phải thấy một phần lỗi lớn là ở những cán bộ phá rừng làm nhà, phá rừng để có những bộ đồ gỗ quí trong nhà và cả bán rừng để có tiền bỏ túi. Nguồn: Bão Lửa Fb Việt Tân
......

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lá Cờ Xui Xẻo

Nhưng phải nói lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời. Mai Tú Ân Chị Phương Anh (nhà bản Quê Mẹ) và chị Trương Anh Thụy (nxb Cành Nam) cùng vài ông anh khác – Võ Thắng Tiết, Uyên Thao, Trần Phong Vũ, Huy Phương – đều đã có lúc khuyến khích tôi “ra” một cuốn sách, cho nó ... giống với mọi người. Tôi lắc đầu quầy quậy trước sự ân cần và tử tế của qúi anh/qúi chị vì sợ lỡ có tác phẩm, rồi bị trao giải Nobel (về văn học) là hư bột/hư đường ráo trọi. Lập thân tối hạ thị văn chương! Tôi tin rằng mình có thừa khả năng để có thể “lập thân” trong rất nhiều lãnh vực khác, ngon lành và bảnh bao hơn nhiều! Ngoài việc tìm hiểu (để giải trí) Vũ Trụ Học và Thiên Văn Học, tôi dành hết đời mình để cặm cụi nghiên cứu về nguyên nhân nghèo đói của những nước ở Đông Nam Á. Tài liệu, nay, đã chất thành từng núi. Chỉ cần sắp xếp, ghi chép lại, rồi cho trình làng xong là tôi tin (chắc) rằng mình sẽ ẵm cái giải Nobel về kinh tế. Niềm tin này – tiếc thay – vừa hơi bị lung lay, sau khi tôi (tình cờ) đọc được một cái stt trên FB của bạn Tư Sài Gòn: “Trong một thời gian dài mình quan sát, mình thấy cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt, mình cứ suy nghĩ hoài, ko hiểu sao lại như vậy, hay tại ổng ám quẻ ko thể làm ăn được(?!) Như VN mình cũng vậy, nghèo có số má trên thế giới, hay tại để cái lăng giữa thủ đô nó ám ?!” Ah, đù! Thiệt là hậu sinh khả úy. Hoá ra cái “công trình nghiên cứu trọn đời” của tôi còn thiếu hẳn một cái “mảng” quan trọng là ... khoa phong thủy. Ai mà dè VN nhất định không chịu, hay không thể, phát triển chỉ  vì bị “cái lăng giữa thủ đô nó ám” như thế – hả Trời. Vậy mà suốt mấy chục năm ròng, tôi cứ cố đi tìm “nguyên nhân” ở mãi tận đâu đâu. Về mặt này, mặt feng shui, tôi nhận là mình có khiếm khuyết nhưng về nhận xét khác của Tư Sài Gòn (“cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt”) thì tôi hoàn toàn không đồng ý. Giữa năm 2016, báo chí quốc doanh đều đồng loạt loan tin: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng ảnh Bác Hồ kính yêu cho các các thiếu nhi... Các em là đại diện trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo và đạt thành tích cao trong học tập cũng như các lĩnh vực năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật…” Cuối năm nay, vào ngày 5 tháng 11, trang mạng của Bộ Thông Tin & Truyền Thông lại hớn hở cho hay là một cậu học sinh nghèo vừa được Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước vinh danh và tặng ảnh Bác Hồ.” Thấy chưa? Rõ ràng: không phải “cứ nhà nào treo ảnh ông Hồ là nghèo mạt” mà vì “nhà nghèo mạt” nên mới hay có tấm ảnh (thổ tả) này thôi. Thời Đại Thông Tin giúp nhiều người dân Việt biết được rằng (té ra) Chủ Tịch Hồ Chí Minh và tác giả Trần Dân Tiên là một. Từ đó, Bác mỗi lúc một thêm xuống (giá) nên không còn “trụ” được ở Thủ Đô hay ở thành phố – như xưa – nữa. Bỏ thì thương, vương thì tội, Nhà Nước bèn đem hình ảnh của Người làm quà tặng cho trẻ em và người già ở vùng xa (vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo) nơi mà ít ai có được cơ hội nhìn thấy cái phóng ảnh lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của chàng trai Nguyễn Tất Thành. Bác xuống thê thảm, đã đành; điều khó đành lòng hơn là ngay cả đến lá cờ đỏ mà chính tay Người mang về từ Phúc Kiến và ký sắc lệnh (vào ngày 5 tháng 9 năm 1945) để hoá nó thành quốc kỳ – rồi – cũng bị dè bỉu, chê bai hay chế riễu từ trong ra ngoài. Ngày 16 tháng 12 năm 2016, người dân An Giang lớn tiếng phản đối việc CA tự tiện treo cờ đỏ trước nhà của họ rồi thản nhiên dùng dao cắt đứt dây cờ. Cùng vào thời điểm này, hội đồng thành phố Westminster và San Jose – hai địa phương có đông đảo người Việt ngụ cư trên đất Mỹ – đều đồng thuận (với tỉ số tuyệt đối) thông qua lệnh cấm treo lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam, vì “lá cờ này trong quá khứ và đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng cho một nền độc tài chuyên chế.” Nhà báo Mai Tú Ân  nhận xét là “lá cờ máu này xui thấy mẹ. Mang đi ủng hộ đội tuyển bóng đá, màu cờ đỏ ngập tràn sân vận động thì ta thua liểng xiểng. Vác cờ đỏ sao vàng đi biểu tình thì CA cứ thấy thằng mang cờ đỏ sao vàng là xông vào đánh tơi bời.” Mà phải công nhận là lá cờ này xui thiệt, và xui lắm. Nó khiến cho VN chuyên “cầm cờ đỏ” trong mọi lãnh vực. Theo World's Worthless Fiat Currency List, xứ sở này là một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới. Còn theo Good Country Index (Chỉ Số Tử Tế Quốc Gia) năm 2017 thì VN bị xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra! Chỉ số này dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, trong  7 lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, y tế sức khỏe. Ngược lại, theo NOW (Campaign For The Release of Prisoners of Conscience in Vietnam) Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người hoạt động bị giam cầm, chỉ sau Myanmar. Xứ sở này hiện đang giam giữ ít nhất 246 tù nhân lương tâm trong tù hoặc trong điều kiện tương tự, tăng hơn 80 người so với con số 165 vào tháng 11 năm 2017... Trong chín tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, và kết án 33 người hoạt động với tổng cộng mức án 225.5 năm tù và 56 năm quản chế.   Nạn nhân sắp tới có thể sẽ là bà Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của công an thị xã Buôn Hồ – tỉnh Đắc Lắc – người phụ nữ bất đồng chính kiến này bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276 (BLHS năm 1999) với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Theo tôi khung hình phạt này hơi bị nhẹ. Án tù nên tăng lên đến 30 năm để ai cũng  ý thức được rằng lá cờ đỏ sao vàng của ĐCSVN xui thiệt, và xui lắm, mọi người không nên đụng chạm hay dây dưa với nó làm gì. Bẩn tay!   tuongnangtien's blog
......

Thăm chị Trần Thị Nga tại trại giam Gia Trung, Gia Lai

Sáng ngày 17.11.2018, tôi có mặt tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai cùng gia đình chị Nga để thăm gặp chị Trần Thị Nga.   Anh Phan Văn Phong cùng hai con nhỏ vượt đoạn đường cả ngàn cây số từ Hà Nội và con trai lớn chị Nga đang học tại Sài Gòn cũng bắt xe lên thăm mẹ sau 3 tháng chị bị kỷ luật không được thăm gặp gia đình. Với sự nỗ lực vận động đấu tranh của cộng đồng thì hôm nay, trại giam Gia Trung buộc phải giải quyết cho gia đình được thăm gặp chị Nga. Lần đầu tiên gặp lại chồng sau gần 2 năm trời cách biệt, những giọt nước mắt mừng tủi lăn trên má chị.   Về tình hình của chị Nga:   Tình hình sức khỏe chị ổn định, tinh thần vẫn mạnh mẽ và vững vàng.   Chị cho biết chị đã chuyển sang ăn chay trường và quen với cực khổ nên gia đình hạn chế thăm nuôi, để dành tiền chia sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.   Chị gửi lời cảm ơn đến tất cả anh chị em đã luôn quan tâm và dành cho chị cùng gia đình, đặc biệt là các con của chị những tình cảm mến thương đặc biệt.   Chị cũng nhắn nhủ với chồng con hãy dùng những gì anh chị em chia sẻ với gia đình để chia sẻ lại cho những người khác vì theo chị đó là thành tích và nỗ lực đấu tranh chung của mọi người chứ không phải của riêng chị. Kết thúc cuộc thăm gặp, chúng tôi chỉ kịp dùng bữa trưa với nhau rồi chia tay. Anh Phong và mấy nhỏ hối hả ra bến xe bắt xe về lại Hà Nội cho kịp việc học của tụi nhỏ. Nhìn hình ảnh mấy cha con, tôi chỉ mong chị Nga sớm được tự do đoàn tụ với gia đình. Chị Nga không thể tiếp tục bị cầm tù chỉ vì đã lên tiếng đấu tranh cho một đất nước tự do - dân chủ và tương lai của những đứa trẻ không thể thiếu vắng bóng dáng của mẹ. Tự do cho chị Trần Thị Nga không chỉ là tự do riêng của một cá nhân mà còn là ước mơ, là khao khát của những con người luôn thao thức vì tương lai của Việt Nam. Giấc mơ tự do này đã được gìn giữ bởi những người mẹ dám dấn thân cho tương lai các con mình như chị Trần Thị Nga. Chúng Ta hãy cùng nhau tiếp tục lên tiếng, tiếp tục tranh đấu để các con của chị Nga sớm có được vòng tay che chở của mẹ. Tự do cho Trần Thị Nga./.  
......

Ai mong Nguyễn Phú Trọng bị … ám sát?

Tháng Mười Một năm 2018, một lần nữa sau một cơn suy trầm, Nguyễn Phú Trọng - người mà giờ đây còn được gắn thêm chức danh chủ tịch nước - lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí không đồng sàng của ông. Sau mùa hè năm 2018 chẳng kỷ luật được ai và thậm chí còn bị đồn đoán ‘sức khỏe bất ổn’, đến tháng Mười Một năm 2018 ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng đã quay lại vụ án ‘MobiFone mua AVG’. Cao Duy Hải - cựu tổng giám đốc MobiFone - và cựu cấp phó của MobiFone là Phạm Thị Phương Anh đã cùng chung số phận với một cựu tổng giám đốc khác của MobiFone là Lê Nam Trà đã bị khởi tố và bắt giam trước đó ít tháng. Cùng lúc, dư luận xã hội rộ lên một số đồn đoán có cơ sở ‘biện chứng lịch sử’ về khả năng sắp tới, thậm chí ngay trong thời gian Quốc hội còn họp, cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son - kẻ bị cho là đã ăn đậm đến hàng ngàn tỷ đồng trong vụ AVG - sẽ phải tra tay vào còng. Đồng thời, vụ ‘ăn đất Thủ Thiêm’ đang có chiều hướng ‘cẩu đầu trảm’ đối với một số quan chức cao cấp ở Sài Gòn như Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải. Chỉ ít ngày sau vụ ‘bắt thêm’ ở MobiFone, một cựu phó chủ tịch chính quyền TP.HCM là Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố thêm tội danh, còn Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - tín hiệu chính thức mở màn cho chiến dịch ‘đốt lò’ ở thành phố này. Sau hai chiến dịch ‘thay máu’ Đà Nẵng và Bộ Công an, từ quý hai năm 2018 đến nay đã xuất hiện ngày càng nhiều những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy ông Trọng chọn địa bàn TP.HCM như một mục tiêu tiến công tiếp theo - mục tiêu chiến lược nằm trên sơ đồ tổng thể Nam Bộ, đặc biệt là khu vực các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ, nơi mà ‘người Bắc có lý luận’ như ông Trọng muốn ‘trấn Nam’. ‘Đốt lò’ cũng bởi thế nhiều khả năng sẽ tập trung vào TP.HCM và một số tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, và giai đoạn này có thể sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’. Nhiều quan chức Nam Bộ sẽ chính thức vào ‘lò’ và làm ‘bạn chăn kiến’ với Đinh La Thăng. Tất Thành Cang Tại Thành ủy TP.HCM, Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang - kẻ mới bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận với mức độ sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ - chắc chắn sẽ bị mất chức ở Thành ủy và mất luôn cái ghế ủy viên trung ương. Với nhiều dấu hiệu cố ý làm trái và tham nhũng, và đặc biệt là thuộc ‘cánh Lê Thanh Hải’ mà Nguyễn Phú Trọng có vẻ chưa bao giờ có thiện cảm, Tất Thành Cang đang có nhiều triển vọng ‘theo chân’ Đinh La Thăng. Nhưng Tất Thành Cang vẫn chưa phải ‘sâu chúa’. Một dài nhạc của báo đảng đang rộ lên về khả năng những ai nằm trong nhóm lợi ích của Tất Thành Cang. Dường như muốn ám chỉ Lê Thanh Hải. Vào quý 3 năm 2018, vài tờ báo nhà nước thậm chí đã chỉ đích danh Lê Thanh Hải - trên cương vị chủ tịch và và sau đó là bí thư thành ủy TP.HCM - đã liên đới mật thiết về trách nhiệm với vụ phá nát quy hoạch Thủ Thiêm. Giờ đây và khi không còn ‘bức tường Trần Đại Quang’, có vẻ thế tiến công vào khu vực phía Nam, đặc biệt lộ trình dẫn đến cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng có vẻ hanh thông hơn nhều. Cùng với việc chiếm lĩnh được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’ là Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra kể từ tháng Tám năm 2018, ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng. Nhưng ngày sắp tới, ‘Đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch. Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học: co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ. Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát. Nhưng cả hai khả năng xấu tệ trên đều chưa có hơi hướng nào sẽ xảy ra. Những quan chức nhúng chàm nhưng không muốn gột rửa cũng chẳng mấy hy vọng việc Tổng Bí Thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ “cả ba bị bắn” ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy./.    
......

Hãy đến thành phố Sihanoukville của Campuchia để biết tương lai 3 đặc khu của Việt Nam khi cho Trung Quốc thuê 99 năm

Nếu muốn biết 3 đặc khu kinh tế: Vân Đồn – Vân Phong – Phú quốc sẽ như thế nào sau khi cho Trung Quốc (TQ) thuê 99 năm thì hãy đến xem thành phố Sihanoukville của Campuchia cũng cho TQ thuê cảng biển và đặc khu kinh tế ở đây 99 năm. Kết quả chỉ trong thời gian ngắn Trung quốc đầu tư ồ ạt vào đây chủ yếu là Casino, karaoke với hơn 30 Casino đang hoạt động và gần 100 cái nữa đang xây dựng. Đặc khu kinh tế thì có đến 90% là công tyTrung Quốc, kéo theo lượng khách du lịch từ Trung quốc năm ngoái là gần 150.000 lượt (đây là ở xa Trung Quốc thôi chứ như mà Vân Đồn thì rập cái chắc cả triệu người sang). Tuy nhiên mặc dù có một lượng đầu tư khủng khiếp thế nhưng đặc khu này của Campuchia chỉ tạo ra được 5% số việc làm cho dân bản địa và chủ yếu là lao động rẻ tiền như hình trên ảnh người dân Cam đấm bóp cho khách TQ. Chứ các vị trí quản lý, lương cao thì đều bên Trung quốc đưa người sang hết. Thậm chí, đầu tư của Trung Quốc đang mở rộng sự phân chia giữa người giàu và người nghèo. “Những người sở hữu đất và có nhà cho thuê có thể sống tốt hơn nhưng đối với những người không sở hữu đất đai, cuộc sống thật là khủng khiếp.”   Sự giàu có ở Sihanoukville không tới được tất cả người dân. Nguồn: The Guardian. Bên cạnh đó, mặc dù đầu tư của Trung Quốc mang lại sự giàu có, điều này chủ yếu được giành cho cộng đồng của họ. Cư dân Trung Quốc và du khách mua hàng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, sử dụng dịch vụ nhà hàng và khách sạn của người Trung Quốc… “Sản phẩm Trung Quốc rất đắt, chúng tôi không thể mua nổi và người Trung Quốc chỉ mua hàng hóa Trung Quốc. Ngay cả rau quả họ xuất khẩu từ Trung Quốc. Người Trung Quốc có tiền, nhiều tiền hơn người Campuchia, và điều đó có nghĩa là họ có quyền lực ở đây”, một cư dân ở đây nói. Tốc độ phát triển này đã khiến nhiều cư dân của thành phố lo ngại. Theo ước tính, người Trung Quốc đang chiếm đến gần 20% dân số thị trấn. Vậy nên các chú kinh doanh du lịch ở Việt Nam đừng mơ mà hưởng lợi từ cơ hội này. Với Sihanoukville và Phú Quốc trấn ngự vịnh Thái lan (đã được Thái lan đồng thuận ), Vân đồn và Văn phong chế ngự dọc biển Đông thì chiến lược lưỡi bò của TQ sắp sửa hoàn thành cũng như Belt Road cũng nhanh chóng. Nền du lịch bản địa và văn hoá đặc sắc Khomer cũng bị nhấn chìm bởi làn sóng Casino từ TQ. http://huynhngocchenh.blogspot.com
......

TNLT Nguyễn Văn Hóa: Mẹ và câu đùa nhưng rất thật

Mấy ngày gần đây, những tin tức liên quan đến mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị đổ bệnh và phải ra Hà Nội cấp cứu, lòng tôi như thắt lại khi biết rằng chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà bà đã phải làm việc trong môi trường độc hại. Nhìn hình ảnh bà trong bệnh viện, làm tôi nhớ đến câu chuyện về đứa con của bà – em Nguyễn Văn Hóa. Sâu hơn qua cái vẻ ngoài vô tư của Hóa là một nỗi lo toan cho người mẹ tần tảo của mình. “Chỉ có mẹ là yêu tau (tao) nhất, bây đừng lừa tau” – câu nói đùa mang đậm chất Nghệ Tĩnh, qua ngôn ngữ của Hóa làm tôi nhớ mãi không quên. Tôi có may mắn được quen biết Hóa – một thanh niên cao gầy nhưng đầy nhiệt huyết. Tôi gặp em trong những ngày đầu khi xảy ra sự kiện Formosa xả thải ra biển Miền Trung làm chết hàng trăm tấn cá trên các bờ biển tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và cả Nghệ An. Những tiếng pháo hiệu biểu tình từ Nghệ An làm cho người dân cả nước bừng tỉnh. Những cuộc xuống đường tại các giáo xứ như Phú Yên, Song Ngọc tại Nghệ An cũng thu hút bước chân của cậu trai trẻ. Tôi cũng rời bỏ Lâm Đồng do bị bức hại để về lại cố hương và hòa mình vào đời sống của những ngư dân nơi đó. Tại làng chài Tân An – là nơi tôi đã gặp Hóa trong một lần không hẹn mà hò. Nguyễn Văn Hóa ở Hà Tĩnh và đã vượt đường xa ra tận Nghệ An để trợ giúp cho các Linh mục đang đòi công lý cho các nạn nhân môi trường. Hoá ra giúp Cha Nguyễn Đình Thục điền đơn kiện Formosa, tính toán các thiệt hại và huấn luyện một số em làm truyền thông. Trong những lần qua giáo xứ Phú Yên, chúng tôi có thời gian gặp gỡ nhau nhiều hơn. Các bạn trẻ thường hay đùa nhau và Hóa thường nhại giọng Diễn Châu để ghẹo lại. Câu nói mà tôi ấn tượng nhất vì tính hài hước qua giọng chua chua của Hóa đáp lại những lời trêu của các bạn nữ: “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau.” Tuy là một câu nói đùa nhưng khi nhìn bức hình mẹ Hóa nằm trong bệnh viện, có lẽ nó không còn là đùa nữa. Mẹ của Hoá đã bị phản ứng với chất hóa học vì lo cho gia đình. Đứa con út của bà đã bị bắt và kết án dài đằng đẵng – tới 7 năm tù vì giúp các đồng hương là nạn nhân Formosa. Có bà mẹ nào không thương xót khi con bị tù và càng thương hơn khi bị tù mà không có tội. Thời gian ngóng chờ là giai đoạn lâu và dằn vặt nhất. Bao nhiêu câu hỏi và suy nghĩ mông lung trong đầu của những người thân khi thăm viếng hoặc nghe ngóng tin của con em mình. Có thể mẹ của Hóa không nghe được câu nói mà những bạn trẻ của Hoá từng bấm bụng cười lúc trước. Nhưng tôi nghĩ nếu bây giờ bà nghe được câu nói thân thương đó, chắc chắn bà sẽ ấm lòng hơn. “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau” – đâu phải là đùa – mà là thật – rất thật của một đứa con muốn dấn thân canh tân bản thân và môi trường. Điều đau lòng nhất của bố mẹ là gì? Có phải là con mình sẽ ăn chơi sa đọa và mối họa cho cuộc đời, cho chính bản thân nó hay chăng? Tôi nghĩ là câu nói đùa của Hóa không phải chỉ cho vui, mà sự thật là như thế. Tình mẹ bao la như biển thái bình, nhưng mấy đứa con nào biết, cho dù đó là công mang nặng đẻ đau. Mẹ của Hóa có lẽ buồn và lo vì cơn bệnh của mình nhưng có một điều mà bà không phải lo sợ: Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa – là một người con, một công dân, một người tốt bị oan sai mà thôi. Lao tù vì làm điều tốt, điều lợi ích cho đồng bào, cho tổ quốc của mình thì đâu phải là người xấu, đâu có gì phải hổ thẹn với lương tâm. Ai trong chúng ta cũng đều có mẹ, và nhất là với những ai đang là bố, là mẹ, chúng ta nghĩ gì khi có một người mẹ vì con đã đổ bệnh và đứa con vì mẹ mà phải hi sinh cả tuổi thanh xuân trong lao tù? “Chỉ có mẹ là yêu tau nhất, bây đừng lừa tau”! Fb Paul Trần Minh Nhật
......

Là người hùng của chính mình

Ngày 25/09/2018 Liên Hiệp Quốc đã trao giải thưởng “Người Tị Nạn Nansen” cho bác sĩ giải phẫu Evan Atar Agha người Sudan.  Đây là một giải thưởng cao quý nhằm vinh danh những người hùng vô danh. Bác sĩ Evan Atar Agha đã từ bỏ đời sống tiện nghi ở Ai Cập để trở về với đồng bào ông ở thị trấn Bunj, vùng đất vẫn đang xảy ra xung đột. Suốt hai mươi năm dài ông đã giải phẫu, băng bó, cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân của chiến tranh và đàn áp tại Sudan và Nam Sudan. Bác sĩ giải phẩu Nam Sudan Evan Atar Agha phát biểu tại cuộc họp báo ở Nairobi, thủ đô Kenya ngày 25/9/2018, sau khi được Giải Người tị nạn Nansen 2018 (Ảnh VOA) Trong khi đó tại đất nước tôi, tuy không chiến tranh như Sudan nhưng cũng dẫy đầy tai họa cho những người có lòng.  Một bác sĩ trẻ, anh Nguyễn Đình Thành, vừa lãnh một bản án lên đến 7 năm tù vì dám in tờ rơi vận động đồng bào anh chống lại Luật Đặc Khu. Đây là một hành động dũng cảm sau hàng loạt những án tù dài năm nhắm vào người dân bình thường; những người muốn bảo vệ môi trường phản đối công ty Formosa xả thải; những người muốn bảo vệ đất nước phản đối Luật Đặc Khu,… Chưa bao giờ, kể từ ngày CS nắm quyền cai trị cả hai miền nam bắc, VN lại có nhiều những con người sẵn sàng làm những viên gạch lót đường thầm lặng như ngày hôm nay. * Ngày Bác sĩ Evan Atar Agha về Bunj xây dựng bịnh viện, ông không có gì cả – thiếu thốn từ y cụ cho đến thuốc men.  Ông chỉ có duy nhất một bọc muối và một bao vải trắng với cái suy nghĩ dù có rất ít nhưng nếu bắt tay vào việc ông sẽ đóng góp vào cái giấc mơ hòa bình và hạnh phúc cho người dân Sudan. Câu nói của ông làm tôi chạnh lòng, rồi như một giọt nước làm tràn nỗi xúc động trong tôi khi tôi đọc bản tin về Bs Trần Đình Thành.  Những con người VN bình thường cũng đang chọn góp một phần rất nhỏ của mình với cái giá rất lớn của cuộc đời họ. Những người hùng vô danh của một nền dân chủ tương lai của chúng tôi: những Nguyễn Văn Hóa, Huỳnh Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Túc, Trần Thị Nga, Trần Thị Xuân, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Ánh,… tôi không thể nhớ hết nổi tên của từng người, bởi cái danh sách ấy càng ngày càng dài ra. Con số này tỷ lệ thuận với những bản án vô lương của chính quyền và rõ ràng nó tỷ lệ nghịch với những tính toán của đảng nhằm gia tăng nỗi sợ của người dân. Nhưng một nền dân chủ đích thực có xảy ra trên đất nước tôi hay không?  Điều này còn tùy thuộc vào sự dũng cảm và sáng suốt của đám đông.  Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ nỗi xúc động, lòng biết ơn và một chút tự hào mà những người VN bình thường đang trao truyền cho chúng ta.  Dẫu vẫn còn là thiểu số, nhưng nếu bạn không nhìn thấy những con người đang trao cho tha nhân cả trái tim và cuộc đời của họ; thì làm sao chúng ta thấy được cây đang trổ lá xanh và hoa nở cho chúng ta mỗi ngày? Là người VN ai cũng biết mình đang sống dưới một thể chế chuyên dùng bạo lực để gieo rắc nỗi sợ, đây là phương cách cai trị cơ bản của những chính quyền độc tài. Và thể chế này đang tàn phá tang hoang đất nước, có sợ hay không sợ thì chúng ta cũng phải sống và đối diện với nó. Chỉ có duy nhất điều đó là có thật, là những gì đang thực sự xảy ra tại đây. Điều quan trọng là cái quyết định của ta tại thời khắc này; dựa trên sự sáng suốt hay sợ hãi? Có lần TNLT chị Trần Thị Nga đã tâm sự về nỗi sợ của chị. Sau đêm bị công an dùng gậy sắt đánh gãy ống chân trước mặt các con, chị Nga chia sẻ rằng thực sự chị có cảm thấy sợ hãi mỗi lần đi trong đêm. Thế nhưng, như chúng ta thấy, người phụ nữ ấy đâu có lùi bước, chị không cho phép bạo lực và cái ác thắng được chị. Đó cũng là chọn lựa của vị bác sĩ người Sudan. Người ta cho rằng điều duy nhất để bảo vệ mạng sống cho ông là tiếng tăm và lòng nhân đạo của ông. Bác sĩ Evan Atar Agha cũng có gia đình, vợ con như bao nhiêu người bình thường khác.  Tôi cho rằng không phải ông không biết sợ mà vì sợ hãi không làm ông đánh mất chính mình. Sợ hãi không ngăn cản được một con người ham sống và muốn sống với lý tưởng phục vụ. Chị Trần thị Nga hay bác sĩ Evan Atar Agha đều hành động dựa trên cái hệ giá trị mà họ tin vào. Một cá nhân sống với sợ hãi không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân họ; bởi một quốc gia có quá nhiều những công dân như thế, chắc chắn dân tộc đó sẽ trở thành nô lệ. Ngày nay, cả thế giới đã nhìn rõ mưu đồ của Trung Quốc; kẻ muốn lãnh đạo thế giới bằng những thủ đoạn xấu xa như ức hiếp các nước nhỏ, chiếm lĩnh biển Đông, độc chiếm nguồn nước ngọt, ăn cắp công nghệ,… Từ Á sang Âu, thầm lặng hay công khai, nhiều quốc gia đã và đang dự phần chống lại sự xâm lược của họ về kinh tế, chính trị và quân sự.  Là một đất nước nằm sát cạnh một kẻ bá quyền gian xảo và hiểm ác, việc giữ gìn biên cương lãnh thổ nếu không do mỗi người dân VN đảm nhận trách nhiệm, thì máu xương bao đời của cha ông chúng ta rồi cũng tan như bọt nước ở Hoàng Sa. Hơn nữa tê cứng trong sự sợ hãi, đa số chúng ta không nhìn thấy kết quả từ những đóng góp của rất nhiều người dân bình thường hôm nay. Những việc cứ ngỡ là RẤT NHỎ đó thật ra lại có những tác động RẤT LỚN vào việc thay đổi toàn xã hội. Phiên tòa ở Đồng Nai qua lời kể của Ls Miếng đã cho chúng ta thấy những chồi xanh vừa nhú lên trên mảnh đất được gieo trồng bằng tình thương, bằng bao nhiêu những hy sinh – trong đó có cả máu, nước mắt, và những năm tháng tuổi xuân của một số con dân can đảm của mẹ Việt Nam. Ngày 9/11/2018 trước Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai, mười lăm thanh niên xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu đã khẳng định rằng họ đi biểu tình vì lòng yêu nước. Họ đồng loạt xin thay đổi nội dung kháng cáo từ xin giảm nhẹ hình phạt thành không có tội. Nhìn một thế hệ VN đang thể hiện phẩm giá và niềm tin của chính mình tôi nhớ đến giải thưởng dành cho những người hùng vô danh của vị bác sĩ người Sudan. Mười lăm người trẻ này đã làm một quyết định bất ngờ nhưng mạnh mẽ. Tôi chắc họ đang cảm thấy rất ấm áp vì họ là người hùng của chính họ. Nếu khi về Bunj bác sĩ  Evan Atar Agha chỉ có một bọc muối và một bao vải trắng thì chúng ta đang có nhiều hơn thế! Xin chia tay bạn đọc ở đây bằng nhận định của Ls Nguyễn văn Miếng. Hãy chia cùng ông những cảm xúc khi ấy, dù chúng ta không được có mặt với ông trước phiên tòa đặc biệt này: “Nhìn các bạn trẻ ngẩng cao đầu trong khi tòa tuyên án, tôi thấy sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn còn cuồn cuộn chảy, nước ta vẫn còn đó.” Nguyệt Quỳnh Nguồn: https://viettan.org/la-nguoi-hung-cua-chinh-minh/  
......

Việt cộng: Tiếp tục lún sâu vào kiếp Hán nô

Các chuyện Việt cộng làm tay sai, tôi mọi trong mấy chục năm quá khứ thì ai cũng rõ. Khối cộng sản quốc tế và đặc biệt là Tàu cộng đã sử dụng Việt cộng như một con bài để bành trướng chủ nghĩa. Và trong một vài thập niên gần đây, Tàu cộng lợi dụng sự phụ thuộc của Việt cộng vào mình để hiện thực hóa mục tiêu thôn tính Việt Nam. Và càng ngày bên Việt cộng vì lợi ích chế độ, lợi ích cá nhân, bị nắm thóp (các bị mật chế độ, thân thế lãnh đạo, an nguy gia đình) mà càng đưa nước Việt lún sâu vào vòng lệ thuộc phương Bắc. +) Về chính trị: Ta xét ngay trong thời gian vài năm gần đây thôi là đủ thấy sự hèn nhược, quy hàng của bên Việt cộng trước Tàu cộng. Các sự kiện biển đảo, môi trường, các dự án vốn của Tàu đều gặp sự phản đối dữ dội của nhân dân cả nước (những người hiểu chuyện, tỉnh cơn mê). Điều đáng nói là Việt cộng ra sức ngăn cản, đàn áp, giam cầm lòng yêu nước của nhân dân. Trong khi đó bên anh Trọng đã ký rất nhiều văn bản chung với Tàu cộng. Nội dung cụ thể của các văn bản này không được công khai mà chỉ là sơ sơ, chung chung mặc dù nó là an nguy quốc gia, dân tộc. Anh Trọng và bộ sậu của mình hết sức hưởng ứng, ủng hộ và làm theo chiến dịch "một vành đai, một con đường" của Tàu cộng. Đây là một chiến dịch bành trướng hết sức nguy hiểm của Tàu cộng. Việc không tỏ rõ thái độ với Tàu cộng ở Biển Đông của Việt cộng là một động thái chấp nhận để Tàu cộng mặc sức chiếm đóng trên lãnh hải của ta. Tàu đã triển khai bồi đắp, quân sự hóa, thương mại hóa các vùng biển, đảo chiếm đóng của ta nhưng bên Việt cộng chỉ quan ngại cho có lệ. Đặc biệt là cá nhân anh Trọng hầu như chưa bao giờ dám nhắc đến vấn đề Biển Đông. Nam nhớ có một lần anh ta nói gì đó mà thôi. Ngay cả các hành động thúc đẩy hợp tác quân sự, an ninh với Tàu cộng cũng cho ta thấy thái độ nghiêng ngả về bên Tàu mặc dù vẫn cứ đu dây ngoại giao. Vừa rồi bên báo Ấn Độ có đăng một bài nói đại diện Việt Nam là Phạm Sanh Châu nói rằng " không cần sự hiện diện quân sự của Mỹ cùng đồng minh ở Biển Đông và phản đối quân sự hóa vùng biển này". Cùng lúc đó thì lãnh đạo Philippine là ông Duterte cũng lên tiếng về quan điểm không cần Mỹ ở Biển Đông. Ta thấy rõ rằng bên Tàu đã chỉ đạo Việt cộng và Duterte phát ngôn ra những câu nói thiếu suy nghĩ này. Điều đó chứng tỏ cái bản chất Hán nô của Việt cộng. Cộng thêm các chiến dịch dập khuôn chính trị, áp đặt khuôn mẫu cai trị xã hội của Tàu cộng về Việt Nam như các chiến dịch thanh trừng phe cách nhằm độc tôn chính trị dưới cái vỏ bọc "chống tham nhũng". Áp đặt luật an ninh mạng, ban bố tình trạng thiết quân luật, giới nghiêm và các điều luật quản lý, xâm phạm đời tư, cá nhân của công dân khác. Tất cả các điều này đều do anh Trọng và đội ngũ của mình thực thi để bảo vệ chế độ. +) Về các vấn đề kinh tế:  Từ những năm 1990 khi nối lại bình thường hóa quan hệ Việt - Tàu thì Việt cộng đã thả cửa, dâng thị trường nội địa cho hàng hóa của Tàu tràn vào nước ta một cách ồ ạt, mất kiểm soát. Điều này làm cho nền sản xuất của chúng ta điêu đứng, đặc biệt là lĩnh vực nông sản. Tiếp nữa là tạo ưu tiên rất lớn cho các doanh nghiệp của Tàu vào Việt Nam đóng đô. Đa số các doanh nghiệp này đều liên quan đến khoáng sản và đóng đô ở các vùng đất trọng yếu về quân sự, an ninh quốc gia. Thêm vào đó nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ, đội vốn, khả năng lợi nhuận khai thác là con số âm, bẫy nợ lãi cao và siết nợ bằng trực tiếp lãnh thổ, nhượng địa nên để lại hậu quả về kinh tế nặng nề, nguy cơ đe dọa an ninh chủ quyền quốc gia rất cao. Đặc biệt thời gian gần đây bên anh Trọng chỉ đạo cho anh Phúc tăng cường thúc đẩy kêu gọi Tàu vào đầu tư ở Việt Nam, nhất là các hạng mục cơ sở hạ tầng (con bài đầu tư vào hạ tầng như giao thông, sân bay, cảng biển là những con bài bẫy nợ, siết trực tiếp dự án, lãnh thổ rất nguy hiểm mà Tàu tung ra). Tăng cường liên kết về nhiều mặt như an ninh, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, quân sự, quốc phòng...theo những văn kiện mà anh Trọng đã ký với Tàu cộng. Động thái gia nhập liên minh chống lại đồng USD sau đợt anh Trọng đi Nga và anh Vượng đi Tàu về cho ta thấy rõ thêm sự nô bộc của Việt cộng. Việt cộng đã cho lưu hành tiền Tàu ở khu vực biên giới bảy tỉnh với Tàu và thả nổi cho tiền Tàu lưu hành tự do trên thị trường nội địa.... Còn nhiều, nhiều nữa những hành động tỏ rõ sự nô bộc, thần phục Bắc triều của Việt cộng mà Nam không viết nữa vì mỏi tay quá. Hẹn bài khác vậy. Trên đây là những mặt cơ bản lột tả bộ mặt phản quốc của Việt cộng, đặc biệt là cá nhân anh Trọng nhất nhất quy phục Tàu cộng. Đây là sự thật, được tổng hợp từ thực tiễn, báo chí chứ không phải là xuyên tạc hay gì nên mong mọi người nhận rõ hơn bộ mặt bán nước của Việt cộng.    
......

Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách

Ảnh: sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình Hôm nay tôi đọc được 1 stt của một bạn nhắc về Nguyễn Viết Dũng, bạn đó gọi Dũng là người tù CÔ ĐƠN tôi bỗng giật mình, từ giật mình và hoảng hốt vì tôi thấy một tiếng kêu thật đau đớn. Từ nghĩ đến Dũng Phi Hổ tôi lại nhớ đến Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa, rồi Huỳnh Đức Thanh Bình...4 cái tên mà mấy hôm nay tôi lại nhớ tới họ mà chẳng biết nói gì,nhớ tới họ và tất cả Tù nhân chính trị đang bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền cộng sản, nhưng tôi nhớ tới 4 cậu Thanh niên này bởi vì họ có tuổi đời rất trẻ, thế hệ 9X. Có phải chăng mình vô tâm mà quên mất họ? Nguyễn Văn Hóa Những ngày tháng qua tôi vốn quan tâm đến những nhân tình thế thái mà bỗng quên mất tới họ, những Mầm non cho tương lai đất nước. Tôi nhớ không nhầm Nguyễn Văn Hóa (1986) Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba. Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó. Tôi cũng nhớ không nhầm Bạn Huỳnh Đức Thanh Bình (1996) là sinh viên ngành Luật kinh tế, Trường đại học tài chính kinh tế UEF. Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Văn Hóa (1995) là một nhà báo và đưa hình ảnh về cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh trước công ty Gang Thép Hưng Nghiệp (Formosa) và phản đối mạnh mẽ vụ việc gây chấn động thế giới đó. Nguyễn Viết Dũng Nếu không có gì thay đổi, rất có thể VN chúng ta sau này có nhà ngoại giao giỏi như Phan Kim Khánh, sẽ có một kỹ sư giỏi có tâm nhất, sáng chế ra những cái gì thuộc về tư duy VN như Nguyễn Viết Dũng, rất có thể một luật gia đứng về người thấp cổ bé họng bị bốc lột như Huỳnh Đức Thanh Bình, hoặc một nhà báo có tâm đứng về nhân dân để phản đối sai trái của nhà cầm quyền như Hóa, Có thể chứ? Nhưng các bạn đó đã không chọn cho mình một lối đi theo cách chăm lo chải vuốt bộ lông cho bản thân mình, mà các bạn đó, sinh ra khắp mọi đất nước nhưng cùng chung một thái độ trước thời cuộc, các bạn đó dứt khoát, cũng từng sợ hãi, cũng từng run sợ những màn tra tấn trong đồn công an, cũng từng sợ hãi nhà tù... nhưng với nỗi niềm thao thức trước vận mệnh dân tộc đã giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi đó. Tôi không nhớ nỗi mặt của Huỳnh Đức Thanh Bình vì tôi chưa gặp cậu ta, cũng Như Hóa, tôi chưa từng gặp, Phan Kim Khánh cũng thế, duy chỉ một lần gặp Dũng ở Hà Nội nhưng tôi không thể nào quên ánh mắt kiên định khi Hóa, khi Dũng khi họ ra tòa, tôi không thể hiểu lý do giữa những lựa chọn cho tương tươi sáng hơn mà họ lại lao vào dấn thân để rồi bây giờ họ ngồi tù, và tôi đã quên họ. Tôi tự vấn bản thân, nếu không có họ, không những hành động quả cảm đó, thì tương lai nào cho VN? Nếu họ vẫn như bao sinh viên khác thì đất nước rồi sẽ về đâu? Cha ông ta từng dạy Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách, thực hiện lời dạy đó của Cha ông, các bạn trẻ đã lên tiếng, đã dám ném những viên đá xuống hồ mặc dù không thay đổi được nhiều nhưng cũng tạo được một làn sóng lăn tăn, không phải chúng ta chờ đợi ai để giúp chúng ta thì hãy cùng tỏ thái độ ghép nhiều viên đá nhỏ để thành một tảng đá lớn, để ném xuống biển, biển cũng tạo thành con sóng lớn, càng nhiều viên đá ghép lại sẽ tạo thành một con sóng đủ mạnh để quét sạch đi những gì dơ bẩn trên quê hương chúng ta. Hôm nay, tôi nhớ về họ, nhớ về họ mà suy nghĩ đến vận mệnh của đất nước này, mà thầm cảm ơn những viên đá nhỏ đó đã chứng minh cho bạo quyền thấy lớp trẻ của chúng tôi không những là thử thách cho chế độ độc tài mà còn là những mầm non tương lai sẽ kiến tạo đất nước, nhà cầm quyền bỏ tù họ như đã bỏ tù tương lai đất nước. Chính nhà cầm quyền đã tiêu diệt đi tương lai tốt đẹp của dân tộc ta. Cộng sản họ tự khắc vào bảng ghi những tội ác để lưu lại như là vết nhơ trong lịch sử muôn đời. Họ sẽ được tôi và nhiều người khác nhớ tới và mãi nhắc về họ. Những người anh em của tôi.#Free #HuỳnhĐứcThanhBình #NguyễnVănHóa #NguyễnViếtDũng #PhanKimKhánh Fb Sep Pham
......

Pages