CỘNG SẢN VIỆT NAM SÔI MÁU CÀN QUÉT CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ NỔI TIẾNG

Trong sáng ngày 30/07/2017 An ninh Việt Nam vừa đồng loạt trấn áp và bắt giam một số nhà hoạt động dân chủ có tiếng ở cả ba miền bắc – trung – nam. Ba cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và mục sư Nguyễn Trung Tôn đều bị bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 – Bộ Luật Hình Sự. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển cũng được cho là bị công an bắt đi và hiện chưa liên hệ được. Bên cạnh đó, nhiều nhà hoạt động đều bị an ninh cộng sản triệu tập cách vô cớ. Các cuộc bắt bớ đều nhắm vào những nhân sự chủ chốt của các tổ chức và cách riêng của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đấu tranh ôn hòa cho một xã hội công bằng và dân chủ hơn. Vụ bắt bớ lớn này làm người ta liên tưởng đến đợt càn quét năm 2011 của đảng cộng sản và cho thấy một nỗ lực triệt phá các nhà đấu tranh hoạt động có tổ chức. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ kĩ sư Phạm Văn Trội tường trình: khoảng 10:40 sáng ngày 30/07/2017 an ninh sắc phục và thường phục bất ngờ ập vào nhà đọc lệnh khám xét và bắt khẩn cấp ông Trội với lý do có “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”. An ninh đã tịch thu một xấp phong bì thư từ thiện của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, 1 chiếc Iphone 5 và một số sách về dân chủ nhân quyền. Người đọc lệnh bắt đưa đi là điều tra viên Lê Văn Tứ. Quá trình khám xét kéo dài tới khoảng 12 giờ thì công an áp tải ông Phạm Văn Trội đi. Cùng lúc đó, một vụ bắt bớ khác nhắm vào chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn xảy ra tại Thanh Hóa. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết an ninh từ Bộ Công An đã đến khám xét và đọc lệnh bắt khẩn cấp mục sư Tôn theo điều 79, BLHS. Bà Lành cũng nói là chồng mình đã bị di lý về trại giam B14 của Bộ Công An tại Hà Nội. Một thành viên chủ chốt khác của Hội Anh Em Dân Chủ là kí giả Trương Minh Đức cũng bị bắt cùng tội danh và trùng thời điểm. Trong khi đó bà Bùi Thị Phượng báo tin là nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển cũng đã bị mất liên lạc khi đứng ở ngoài nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Bà Phượng cho hay hai vợ chồng có việc phải đến phòng Công Lý và Hòa Bình ở 38, Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Ông Truyển đứng chờ bên ngoài, nhưng khi quay ra thì không thấy chồng mình ở đâu. Mọi liên lạc đều không thực hiện được. Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng là một cựu tù nhân chính trị, hiện là chủ tịch Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam. Ông từng nhận án tù 4 năm và 2 năm quản thúc tại gia với quy kết “tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điểm qua một vài tin tức nổi bật nhận thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường như đang theo đuổi chính sách đu dây “buôn người” với mục tiêu chính trị. Trước một ngày hôm 29/07/2017, mục sư Nguyễn Công Chính bị trục xuất khỏi nước và tị nạn qua Hoa Kỳ với cái gọi là “nhân đạo” sau khi trải qua 6 năm tù khắc nghiệt. Ngày 24/07/2017 nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng, tại Nghệ An đã bị bắt cũng theo điều 79 – BLHS. Và ngày 27/07/2017 báo công an nhân dân đăng tin chính thức khởi tố ông Lượng vì những hoạt động như “kích động biểu tình”, “gây mất an ninh trật tự”… Ông là một người ít xuất hiện trên truyền thông xã hội nhưng khi ông bị bắt thì nhiều nơi tại Nghệ An hàng ngàn người đã cùng thắp nến cầu nguyện cho ông. Cùng ngày 24/07/2017 nhà hoạt động Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với luận điệu “tuyên truyền chống phá nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 – BLHS. Như vậy chỉ thả một người nhưng nhà cầm quyền cộng sản đã bắt lại ít nhất là 4 người với cùng một mục tiêu: triệt hạ các tiếng nói đối lập có tổ chức. Cũng cùng ngày, các thành viên của Phong trào Chấn Hưng Nước Việt cũng bị gọi lên “làm việc”. Facebooker Lê Dũng Vova, Phan Văn Bách, Lê Trọng Hùng – những người thường truyền hình trực tiếp trên facebook các vấn nạn tại Việt Nam cũng bị triệu tập để điều tra về công việc của mình. Một nguồn tin cũng cho biết cựu tù nhân Nguyễn Văn Túc cũng bị công an gõ cửa “triệu tập” lên đồn để chất vấn. Điều đặc biệt là những nhà hoạt động bị bắt ngày hôm nay tất cả đều từng kinh qua nhà tù cộng sản và là những nhà hoạt động nổi tiếng. Kĩ sư Phạm Văn Trội, sống tại Hà Nội đã từng đi tù năm 2008 và bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế với cáo buộc " Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN". Ông Trội nguyên là chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, từng bị kết án 3 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia. Hiện nay đang giữ chức chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ. Ông tích cực đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và cũng đồng thời là thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Ký giả Trương Minh Đức cũng kinnh qua 5 năm tù giam từ năm 2008 theo điều 258 "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức". Ông Đức là phó chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ khu vực Miền Nam và là người tranh đấu cho quyền lợi công nhân. Tất cả những người vừa bị bắt gần đây đều là những nhân tố tích cực và được đánh giá là có nhiều cống hiến cho phong trào đấu tranh tại Việt Nam. Các tổ chức mà họ là thành viên đều hoạt động có hiệu quả và là nỗi sợ hãi cho đảng cầm quyền. Các nhà hoạt động bị bắt gần đây đều tỏ ra thái độ bất khuất trước cường quyền và kiên trì hoạt động kể cả sau khi ra tù. Họ có hiểu biết, nhẫn nại âm thầm làm việc và thực sự là những “hạt giống” sinh sổi nảy nở dưới lòng đất. Trong bối cảnh, cộng đồng quốc tế và các quốc gia dân chủ tiến bộ không quan tâm về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, thì giới chức chóp bu cộng sản nhân cơ hội tấn công những kẻ thù của mình mà không gặp chống đối ngoại giao nào. Một động thái triệt tiêu phe đối lập và tìm dịp “xuất khẩu nhân quyền” sang nước khác để đổi chác, quả là “nhất cử lưỡng tiện”. Cơn tổng càn quét này cũng là một dấu hiệu cho thấy nhà nước cộng sản đang thực sự lo sợ và muốn chứng tỏ khả năng kiểm soát sân chơi trước các nhà hoạt động ôn hòa có tổ chức. Minh Nhật, GNsP
......

Mục sư Nguyễn Công Chính bị trục xuất rời nhà tù cùng vợ là bà Trần Thị Hồng và 4 đứa con đến Hoa Kỳ.

THÔNG BÁO Mục sư Nguyễn Công Chính được phóng thích sang Hoa Kỳ Ảnh MS Nguyễn Công Chính Ban Thường Vụ Giáo Hội Liên Hữu LuTheran VN-HK xin trân trọng báo tin đến toàn thể tôi con Chúa ở các Hội Thánh trực thuộc Giáo hội .Quý chức sắc HĐLT , Quý HĐLKQNHN , Quý Thân hữu trong và ngoài nước được biết : Sau hơn 6 năm bị nhà cầm quyền cs giam cầm với mức án 11 năm tù ; thời gian cùng với sự hành hạ , khắc nghiệt trong chốn lao tù , MS Chính đã chịu nhiều tổn thương về̀ ̉ thể xác và sự khủng bố tinh thần . Nhưng bên cạnh đó có sự bền đỗ cầu nguyện của gia đình và Giáo hội .Đặc biệt có sự hiệp thông , chia sẻ và vận động lên tiếng của quý Chức sắc HĐLT , quý Thân hữu , quý tổ chức trong và ngoài nước .Thiên Chúa nhân từ đã lắng nghe tiếng kêu cầu cho tôi tớ Ngài .Bộ Ngoại giao và Chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp với nhà cầm quyền VN ; kết quả MS Nguyễn Công Chính được Chinh phủ Hoa Kỳ nhận bảo lãnh cùng vợ , con sang định cư đất nước Hoa Kỳ . Vào lúc 15h30' ngày 28 tháng 7 năm 2017 MS Nguyễn Công Chính được trả tự do và cùng gia quyến ( vợ con ) chính thức rời Việt nam sang Hoa kỳ . Giáo Hội chúng tôi rất vui mừng khi nhận được tin này .Kính xin thông báo đến toàn thể quý vị được biết . Mặc dù MS Chính được trả tự do nhưng không được ở lại trên quê hương mình . Chúng tôi vẫn chấp nhận và cùng một ý : Còn được tự do , còn sức sống thì dù ở xa hay gần chúng ta vẫn có cơ hội rao truyền phúc âm và phụng sự tổ quốc và dân tộc . Nhân đây thay mặt Giáo hội và gia đình MS Chính chúng tôi trân trọng kính lời tri ân những tấm lòng hiệp thông , chia sẻ rất quý báu của quý Chức sắc tôn giáo bạn , Quý Thân hữu ở trong và ngoài nước , Quý HĐLT, Quý HĐLKQNHN , Quý tổ chức BPSOS và nhiều tổ chức quốc tế đã quan tâm kêu gọi trả tự do cho MS Chính . Xin kính lời tri ân chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp cứu lấy mạng sống của MS Chính từ trong chốn lao tù .Xin cám ơn chính phủ Hoa kỳ đã thương con dân VN như chính con dân của họ. Kính xin Thiên Chúa ban hồng ân xuống cùng toàn thể quý ông , bà ,anh , chi , em . Kính báo Sài gòn ngày 29 / 7 / 2017 TM.Ban Thường Vụ Giáo Hội Tổng Thư ký Điều Hành MS Nguyễn Hoàng Hoa
......

CAO ỦY NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC YÊU CẦU HÀ NỘI TRẢ TỰ DO CHO BÀ TRẦN THỊ NGA

UN Human Rights - Asia (Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc - Á Châu) Chúng tôi quan ngại về việc gia tăng đàn áp những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, những người chất vấn hay phê bình chính quyền và chính sách. Hôm thứ ba, bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động được biết đến nhiều, đã bị kết án 9 năm tù và 5 năm quản chế vì cái gọi là "tuyên truyền chống nhà nước" do đã đăng các lời bình trên mạng. Chúng tôi rất quan ngại về mức độ nặng nề của bản án và tiến trình tại buổi xử, trông không có vẻ gì đúng với tiêu chuẩn xét xử đúng đáng. Theo điều khoản 88 của bộ Luật Hình Sự, bà Trần đã bị giữ không cho liên lạc với ai suốt 6 tháng, từ khi bị bắt vào tháng 1 đến vài ngày trước buổi xử án. Bà Trần không được cho phép đủ thời giờ để chuẩn bị cho việc bào chữa. Buổi xử diễn ra chỉ 1 ngày. Gia đình và bạn hữu của bà bị từ khước không cho vào tham dự phiên tòa. Bản án đối với bà Trần Thị Nga chỉ chưa đầy một tháng theo sau một blogger nhiều uy tín khác là bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm. Bà bị 10 năm tù cũng vì điều 88, sau một buổi xử cũng đầy thiếu sót tương tự. Trong hơn 6 tháng qua, ít là 7 nhà bảo vệ nhân quyền khác đã bị bắt và bị truy tố. Vài chục người khác đang bị giam giữ, và hai người bị trục xuất hay buộc phải lưu vong. Nhiều người khác bị hăm dọa, xách nhiễu, và bạo hành. Các nhà bảo vệ nhân quyền không thể bị đối xử như những kẻ tội phạm đe dọa an ninh quốc gia. Văn phòng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và cơ chế nhân quyền quốc tế đã nhiều lần chê trách điều 88 bộ Luật Hình Sự, cùng với một số điều khác trong bộ luật này, vì chúng vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Sự thất bại của chính phủ Việt Nam trong việc đáp ứng các quan ngại của cộng đồng quốc tế liên quan đến các trói buộc những quyền căn bản đã tạo nhiều nghi ngờ về thiện chí của họ trong việc bảo vệ và đề cao nhân quyền. Chúng tôi thôi thúc nhà cầm quyền Việt Nam hãy thả ngay những người bị giam giữ chỉ vì họ hành xử các quyền tự do diễn đạt của họ, và hãy sửa đổi các luật lệ quá mơ hồ và quá bao trùm để nhân danh an ninh quốc gia đàn áp những người bất đồng chính kiến. (Ký tên) Phát ngôn nhân cho Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Họp báo, Văn phòng LHQ, Geneva. Bản tiếng Anh có tại trang:www.facebook.com/UNHumanRightsAsia
......

Những thiệt hại VN phải chịu sau khi đầu hàng Trung quốc rút khỏi bãi Tư Chính

Sau khi Việt Nam chính thức đầu hàng Trung quốc rút khỏi bãi Tư Chính. Những thiệt hại,mất mát mà Việt nam phải chịu là rất lớn. Dưới đây là số tiền lớn mà phía Việt Nam phải bồi thường cho Repsol và các đối tác của họ là Pearl Energy (Mubadala Petroleum) và Pan Pacific Petroleum. Dự trù cho mỏ dầu Cá Rồng Đỏ ở bãi Tư Chính nếu được khai thác thì dự trù tới năm 2019, Việt Nam sẽ thu lợi rất nhiều về nguồn tài nguyên này. Theo đối tác liên doanh Pan Pacific, ước tính tốt nhất về khả năng khôi phục tiềm năng từ Cảng Rồng Đỏ là 45,3 triệu thùng dầu, 172 tỷ (feet) khối khí đốt và 2,3 triệu thùng condensate để làm dầu nhớt. Chúng ta chỉ ước tính với giá cơ bản mỗi thùng dầu trên thị trường là 46 đô hiện nay, thì mỗi năm Việt Nam thu được hơn 2,08 tỉ đô cộng với 172 tỷ (feet) khối gas tự nhiên giá $3,37 USD cho 1.000 cubic feet thì VN thu về được 579 triệu đô mỗi năm và chưa tính số lượng dầu nhớt đủ cho Hà Nội chạy trong vòng 10 năm không hết. Không những phải bồi thường 1,1 tỉ đô cho Repsol và các đối tác của họ, mà Việt Nam đã đánh mất đi hơn 2,5 tỉ đô mỗi năm lợi nhuận chỉ vì theo lệnh Trung Quốc phải rút mỏ dầu ra khỏi bãi Tư Chính. Theo Vietbf
......

Đằng sau quyết định người Việt Nam mua nhà bên Mỹ hay Âu Châu là gì ?

VN đã nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) cho biết từ năm 1990 đến 2015, có trên 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài (trung bình mỗi năm gần 100.000 người). Đó là do các quan chức VN tham ô tham nhũng, tiền kiếm được để trong nước không an toàn, quan chức họ đầu tư ra nước ngoài, làm tổ cho mình hay con cháu mai sau. Đó là do hệ thống giáo dục VN hết sức thảm hại, người VN nào có tiền cũng muốn cho con cái trốn khỏi VN định cư nước ngoài. Đó là do hệ thống pháp luật của VN không chuẩn mực, người dân có thể mất tài sản như đất đai nhà cửa bất cứ lúc nào, ai cũng có thể trở thành dân oan mất đất, hay doanh nhân oan như Trịnh Vĩnh Bình, doanh nhân chỉ lo kiếm tiền ở VN thật nhanh sau đó mang tiền sang nước ngoài để đầu tư bảo vệ tài sản. Đó là do ngân hàng nhà nước hạ lãi xuất tiết kiểm ở VN bằng không trong khi bên Mỹ lãi sàn tiết kiệm ít nhất khoảng 1,5% vậy dòng tín dụng chảy từ VN sang các nước khác để đầu tư như mua nhà. Đó là do giá nhà ở VN ảo lên đắt gấp hơn Mỹ nhiều lần. Người ta đầu tư mua nhà vào chỗ nào có khả năng sinh lời cao và môi trường hạ tầng tốt hơn là đương nhiên. Đó là do người tài giỏi không có đất sống ở VN, do bị ghen ghét, do ý thức hệ cộng sản vẫn còn ngấm sâu trong hệ thống chính trị VN và không chịu dung nạp các ý thức hệ khác. VD như Ngô Bảo Châu, người tài họ chỉ còn cách trốn chạy khỏi VN định cư nước ngoài mang theo tài sản và kiến thức. Đó là môi trường sống ở VN quá là ô nhiễm, VN là 1 trong 10 nước ô nhiễm nhất thế giới. Đó là do hạ tầng ở VN cực kỳ kém, đi đâu cũng thấy tắc đường, mưa một tý cả thành phố ngập lụt hết. Đó là do tình trạng an ninh trật tự ở VN hết sức tội tệ như mất cắp mất trộm, vào đồn CA là chết không lý do. đó là do tham nhũng ở VN hết sức tràn lan từ trung ương đến địa phương đâu cũng phải giải tiền gây ức chế cuộc sống của người dân. Do hệ thống an sinh xã hội bên Mỹ Hay Châu Âu tốt hơn VN nhiều lần, ai sang nước ngoài như Mỹ hay Châu Âu muốn định cư nhất là các thế hệ kế tiếp. PTS - Bà Đầm Xoè
......

Đất nước còn gì?

Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi. Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước. 3,06 tỉ USD, tức gần 70.000 tỉ đồng. Con số này bằng 6,39% tổng thu ngân sách quốc gia năm 2016. Mỗi năm, nếu tính cả số tiền người Việt mua nhà ở các quốc gia khác, tính cả số tiền mà người Việt đầu tư để có thẻ cư trú khi di cư, không biết dòng tiền chảy ra bên ngoài sẽ bằng bao nhiêu tổng thu ngân sách, không biết mỗi năm đất nước mất đi bao nhiêu trường học, bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu con đường… Việt Nam hiện đã nằm trong nhóm 10 nước có số lượng người di cư nhiều nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế cho biết, chỉ trong vòng 25 năm, kể từ 1990 đến 2015, có tới 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài. Nghĩa là mỗi năm có khoảng 100.000 người bỏ lại nơi chôn rau cắt rốn để ra đi. Vì sao lại thế? Từ trong máu của mỗi người dân nước Việt, chắc hẳn ai cũng thương yêu quê hương xứ sở này. Vậy thì tại sao lại ra đi? Câu trả lời nằm ở chính các vấn đề nội tại của đất nước. Những người tìm đến Mỹ, Canada, Úc… để định cư, đơn giản là vì họ muốn sống ở một nơi mà con cháu họ được hít thở một bầu không khí trong lành, được ăn thực phẩm sạch, được thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, một nền y tế hiện đại, được sống trong một xã hội tự do. Đất nước sẽ không thể giữ chân được tầng lớp tinh hoa, tức những người có tư chất, có tri thức, có đầu óc sáng tạo, tư duy tiến bộ, có tiền bạc… nếu như các chính sách kinh tế, xã hội không ổn định, nhiệm kỳ này nói xuôi, nhiệm kỳ kia nói ngược. Đất nước sẽ không thể giữ chân được những con người có trong tay cả nguồn lực tri thức và tài chính, nếu như không thiết lập được một môi trường đề cao sự sáng tạo. Để giữ được dòng tiền, ngăn không để chảy ra bên ngoài, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn và cạn dần nguồn lực để phát triển, hơn bao giờ hết, Chính phủ cần kiến tạo một môi trường kinh doanh ổn định và an toàn. Chính sách cho tất cả mọi ngành nghề, quy hoạch mọi ngành, mọi địa phương cần ổn định. Không thể có chuyện, cùng một cá nhân, nay ký hướng dẫn doanh nghiệp khai mức thuế này, rồi chính bàn tay ấy, vài năm sau lại ký quyết định truy thu thuế. Những người làm chính sách, những người vận hành bộ máy và thực thi chính sách, nghiễm nhiên chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Tất cả rủi ro đổ lên đầu người kinh doanh. Tôi quen biết nhiều doanh nhân. Họ đã mua nhà, đã đầu tư không ít tiền bạc sang Mỹ và một số quốc gia khác, để con cháu họ trở thành công dân các quốc gia ấy. Họ, hầu hết đều giỏi giang và giàu có. Thực sự cần phải nhìn lại môi trường kinh doanh, môi trường sống ở Việt Nam. Bởi, cả tiền bạc và tri thức đều ra đi, thì đất nước này còn lại gì để phát triển? Trong số 70.000 tỉ đồng chảy ra ngoài đất nước kia, hẳn là có phần của những người làm quan mà giàu có. Nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là người Việt di cư ngày càng nhiều. Tôi vừa làm một động tác đơn giản là google cụm từ “hội thảo định cư”, kết quả là ngày 28-7 có hội thảo định cư Mỹ ở TP.HCM, ngày 29-7 tổ chức tại Hà Nội. Nếu tính cả các nước châu Âu, Canada, Úc… thì ngày nào cũng có hội thảo định cư theo diện đầu tư.  
......

Cho phép ‘đổ bùn xuống biển’ ở Bình Thuận giống hệt vụ Formosa

Bộ Công Thương vừa đình chỉ chức vụ giám đốc Trung Tâm Tư Vấn Đầu Tư và Chuyển Giao Công Nghệ của ông Hà Quốc Quân vì đang là viên chức mà lại điều hành doanh nghiệp tư nhân. Công ty Tư Vấn Xây Dựng Cảng Biển Việt Nam do ông Quân làm chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc bị tố cáo đã mạo danh ít nhất ba nhà khoa học khi soạn thảo báo cáo biện minh cho việc công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1) đem một triệu khối bùn đổ xuống vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Báo cáo vừa kể liệt kê tên của 14 nhà khoa học tham gia vào việc biện minh. Đến giờ này, ngoài ông Nguyễn Tác An, phó chủ tịch Hội Khoa Học-Kỹ Thuật Biển Việt Nam, cựu viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang, còn có bà Nguyễn Ngọc Bảo Trâm làm việc tại Trung Tâm Quy Hoạch-Quản Lý Tổng Hợp Vùng Duyên Hải Khu Vực Phía Nam, và bà Lê Thị Vân Linh, làm việc tại Viện Kỹ Thuật Biển, khẳng định rằng họ không tham gia khảo sát, góp ý như báo cáo nêu. Ông An cho biết, sau khi ông lên tiếng, công ty Tư Vấn Xây Dựng Cảng Biển Việt Nam đã liên lạc với ông để xin lỗi. Công ty này giải thích, việc đưa tên ông vào báo cáo là do nhầm lẫn của thư ký. Công ty chưa nói gì thêm về trường hợp bà Trâm, bà Linh. Theo tờ Tuổi Trẻ thì Bộ Công Thương mới xác định, chuyện ông Hà Quốc Quân vừa là viên chức, vừa thành lập, điều hành một doanh nghiệp tư nhân là vi phạm Luật Phòng-Chống Tham Nhũng và Luật Viên Chức. Bộ này đã yêu cầu Viện Nghiên Cứu Chiến Lược-Chính Sách Công Nghiệp, nơi quản lý trung tâm mà ông Quân đang làm giám đốc, làm rõ các vi phạm và xem xét, kỷ luật ông này. Còn Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, nơi cấp giấy phép cho VTPC1 đổ khoảng một triệu tấn bùn xuống biển, thì im lặng. Trước đây, báo cáo biện minh cho việc VTPC1 đem một triệu khối bùn đổ xuống vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, được bộ này sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học.” Đến nay, các tình tiết liên quan đến chuyện cho phép VTPC1 đổ bùn xuống biển cho thấy, trường hợp này giống hệt trường hợp cho tập đoàn Formosa xây dựng cụm nhà máy thép ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. Trước kia, dự án đầu tư của Formosa vào khu công nghiệp Vũng Áng được xác định là “chủ trương lớn” vì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Gần đây, dự án đầu tư của VTPC1 cũng là “chủ trương lớn” vì cần tăng sản lượng điện thông qua việc phát triển hệ thống nhà máy dùng than phát điện trên toàn quốc để phát triển kinh tế. Trên danh nghĩa, dự án xây dựng cụm nhà máy thép ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư nhưng nhiều tài liệu cho thấy, vốn và công nghệ của dự án này dính líu đến Trung Quốc. Tương tự, VTPC1 là liên danh giữa Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn. Các chuyên gia đều liên tục khuyến cáo về nguy cơ ô nhiễm, lẫn những tác hại khó lường đến kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của cả hai dự án nhưng những khuyến cáo đó đều bị giới hữu trách vứt vào thùng rác, một phần bởi đó là “chủ trương lớn,” phần khác là do cả hai dự án đều đã được “thẩm định, đánh giá một cách kỹ lưỡng về mọi mặt, đặc biệt là khoa học.” Trong trường hợp Formosa, chính quyền Việt Nam chỉ thừa nhận việc “thẩm định, đánh giá” có sơ suất do không lường hết được các “diễn biến phức tạp” tác động đến môi trường, hệ sinh thái biển sau khi Formosa thử vận hành nhà máy thép hồi Tháng Tư, 2016, gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung. Vụ “đổ bùn xuống biến” cũng từng được khẳng định là đã “thẩm định, đánh giá một cách kỹ lưỡng về mọi mặt, đặc biệt là khoa học.” Hồi đầu tháng này, ông Nguyễn Linh Ngọc, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường – người ký quyết định cho VTPC1 đổ bùn và chất thải xuống biển – nói với tờ Pháp Luật TP.HCM rằng, đáy của vùng biển mà ông thay mặt bộ cho phép VTPC1 mang một triệu khối vừa bùn, vừa chất thải tới đổ “chỉ toàn cát.” Nếu có sự hiện diện của các sinh vật biển (cỏ biển, san hô&) tại đó thì “không bao giờ Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cho phép.” Truyền hình VTC News 14 đã cử phóng viên đến vùng biển mà bộ này cho phép VTPC1 đổ bùn và chất thải xuống đó để khảo sát. Clip do ngư dân hỗ trợ phóng viên VTC News thực hiện cho thấy, 30 hécta đáy biển – nơi mà VTPC1 được phép đổ bùn và chất thải có đủ thứ sinh vật biển, thậm chí còn có vỉa san hô. Ông Ngọc nói dối. Ông im lặng, không lên tiếng trước những cáo buộc rằng ông ta đã dối trá. Sau một năm “sửa chữa, khắc phục” những sai sót, Formosa đã được phép vận hành nhà máy thép ở khu công nghiệp Vũng Áng. Tuy tuyên bố sẽ không “đem môi trường sống đổi phát triển kinh tế” nhưng chính quyền Việt Nam không thể đóng cửa nhà máy thép của Formosa vì đã cấp cho Formosa đủ loại giấp phép, kể cả giấy phép xả nước thải không cần xử lý một cách kỹ lưỡng ra biển. Nếu đáp ứng mong muốn của hàng triệu người Việt – đóng cửa Formosa, chắc chắn tập đoàn này sẽ kiện chính phủ Việt Nam ra tòa. Vụ “đổ bùn xuống biển” cũng thế, đề nghị nạo vét khu vực ven bờ để thiết lập hải cảng tiếp nhận than và đem bùn cũng như các chất thải khác tích tụ sau khi nạo vét, xây dựng nhà máy nhiệt điện xuống biển đã được chấp thuận cách nay vài năm. Bộ Tài Nguyên-Môi Trường không thể từ chối cấp phép. Nếu không, chính phủ Việt Nam cũng sẽ bị kiện. Điểm khác biệt duy nhất giữa vụ Formosa với vụ đổ bùn xuống biển là cả dân chúng lẫn báo giới Việt Nam cùng thấy rằng, nếu không lên tiếng một cách tích cực, chính họ chứ chẳng riêng ngư dân, nông dân cũng lãnh đủ. Hàng triệu khối bùn có tiếp tục được cho đổ xuống biển hay không là chuyện phải chờ để xem nhưng chắc chắn hàng triệu khối bùn, chất thải này và vài triệu khối bùn, chất thải khác của các nhà máy phát điện bằng than sẽ được đổ ở đâu đó bởi tất cả các dự án đầu tư đều đã được duyệt, các nhà đầu tư đều đã cầm trong tay giấy phép đầu tư. Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, hiện nay, các nhà máy nhiệt điện than đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân. Ông Trần Đình Sính, phó giám đốc Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID), dẫn báo cáo công trình nghiên cứu của nhóm mô hình hóa học khí quyển thuộc trường Đại Học Harvard, cho thấy số người chết sớm liên quan đến nhiệt điện than vào năm 2010 trên toàn thế giới là 3.2 triệu người, trong đó ở Việt Nam là 31,000 người và riêng đồng bằng sông Cửu Long là 8,000 người. Báo này cho hay: “Nếu con số định lượng này được xác thực, thì số người chết vì nhiệt điện than hàng năm cao gấp hơn ba lần số người chết vì tai nạn giao thông, chưa kể kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do suy giảm về sức khỏe nơi các nạn nhân.” “Nhiệt điện than đang là một vấn đề toàn cầu, và giải pháp ở các nước phát triển là từng bước loại bỏ chúng vì những thiệt hại quá lớn so với lợi ích. Ngay tại Mỹ, nước có trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu và các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với tình trạng gây ô nhiễm, nhiệt điện than vẫn đang gây ra khá nhiều hệ lụy,” bài báo viết. “Một báo cáo của Nhóm Công Tác Về Khí Quyển Hoa Kỳ (Clean Air Task Force) ước tính rằng riêng tại nước này, ô nhiễm không khí do nhiệt điện than trong năm 2010 gây ra 13,000 cái chết sớm, 20,000 người mắc bệnh tim, mất 1.6 triệu ngày công do ốm đau, và tổng thiệt hại tính bằng tiền là hơn $100 tỷ hằng năm,” báo cho hay. Tuy các nhà máy phát điện bằng than bị xem là tác nhân hủy diệt môi trường nhưng chính phủ Việt Nam đã xác định, đến 2030, những nhà máy này sẽ chiếm 56.4% cơ cấu năng lượng của Việt Nam. (G.Đ) Nguồn: Người Việt  
......

Thánh lễ cầu nguyện cho chị Trần Thị Nga

Thánh lễ vào lúc 20 giờ 00 Chúa nhật hôm nay do cha Giuse Nguyễn Văn Toản chủ tế và cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh giảng lễ. Ngoài đông đảo anh chị em giáo dân, thánh lễ cũng có một số anh chị em không cùng tôn giáo tham dự, những anh chị em này thường xuyên tham dự các thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình trước đây. Ngoài ra, trong thánh lễ có hai người con nhỏ, gia đình của chị Nga, người mẹ của sinh viên Trần Hoàng Phúc, bà Huỳnh Thị Út từ Sài Gòn ra lo cho người con của mình mới bị bắt. Tại nhà thờ Thái Hà, lâu nay thánh lễ lúc 20 giờ Chúa Nhật cuối tháng cầu nguyện cách đặc biệt cho công lý và hòa bình. Chúa nhật cuối tháng Bảy này vào ngày 30, nghĩa là Chúa nhật tuần sau, tuy nhiên, thánh lễ lúc 20 giờ hôm nay, cộng đoàn đã cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cụ thể là cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, sinh viên Trần Hoàng Phúc và các tù nhân lương tâm khác. Lý do là ngày 25 và 26 tháng Bảy tới đây, tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ xử chị Trần Thị Nga với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Và theo nguyện vọng của chị Nga, gia đình và những người bạn của chị muốn có một thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho chị. Được biết, chị Trần Thị Nga là người Công giáo. Chị sinh ngày 28/4/1977 tại thành Phố phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Chị là một nạn nhân của việc xuất khẩu lao động tại Đài Loan vào năm 2003 Năm 2008 chị về Việt Nam và giúp đỡ những người gặp nạn khi lao động xuất khẩu tại Đài Loan và bị nhà cầm quyền, cụ thể là nhà cầm quyền tại Hà Nam. Sau đó chị quan tâm đến những vấn đề xã hội, việc Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, lên tiếng cho những nạn nhân bị chết trong đồn công an, xuống đường lên tiếng khi thảm họa Formosa xảy ra….Do đó, chị liên tục bị khủng bố, đánh đập nhiều lần. Chị Trần Thị Nga bị bắt hồi tháng 1 năm 2017. Báo chí nhà cầm quyền tuyên truyền rằng, chị Nga đã phát tán những video, clip có nội dung chống đảng, chống chế độ. Thực tế, những hoạt động của bà Nga đều nhằm phản ánh thực trạng đất nước và cổ suý cho quyền tự do công dân. Photo: Thảo Teresa
......

Lẩn thẩn tháng âm

Cái làng Lon bé nhỏ của tôi 18 nóc nhà thèo đảnh nép bên chân núi góc xứ Thanh cũng chả thể yên hàn, bình lặng qua cuộc chiến tranh. Anh cả tôi thương binh hạng ¼ đánh trận Khe Sanh năm 1968. Anh thứ hai, bộ đội B2 Miền Đông Nam Bộ, thương binh 2/4. Thằng em út bệnh binh Mặt trận biên giới Tây Nam. Làng 18 gia đình nhưng có tới 6 liệt sĩ. Lứa chống Mỹ đầu có cậu Xuân đi bộ đội từ thời chính quy hiện đại những năm đầu sáu mươi. Tiếp lứa sau có những Quyền, Phụng, Sơn ( Ngọc) Vĩnh và Nguyệt, con gái ông chú đi TNXP. Trừ Nguyệt, còn 5 liệt sĩ kia đều xếp vào diện không tìm thấy mộ. Mỗi lần nhảo về quê ghé qua nhà len lét thấy như mình có lỗi bởi người thân đều có ý hỏi thăm tin tức phần mộ. Bởi nghe đài, coi ti vi thấy thiên hạ nơi này nơi kia tìm được phần mộ người thân nhưng người nhà mình thì cứ bặt tăm chả được tin tức gì! Tháng bảy này vẫn là tháng 6 âm. Năm nay nhuận hai tháng 6. Nhưng hình như trời đất đã bắt vào cái tiết âm, tiết Ngâu của tháng 7 rồi? Mưa giăng giăng khắp xứ Bắc và dọc miền Trung có cả tháng. Trong mấy ngày mưa lướt thướt ấy tôi may mắn được nhập vào một đoàn đi theo vệt lộ trình tâm linh. Nghĩa trang liệt sĩ Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, Mộ Tướng Giáp, Nghĩa trang liệt sĩ Miền Nam ở Quảng Bình, Hang Tám Cô, Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình, Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Nghĩa trang Trường Sơn, Thành Cổ Quảng Trị. Tang thương đến cả hoa kia cỏ này. Chợt câu buồn ấy của Nguyễn Du ập về. Chưa đến mức tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt/Toát hơi may lạnh buốt xương khô (chẳng hay cụ Nguyễn Tiên Điền khi viết Văn tế thập loại chúng sinh có vào cữ tháng 6, tháng 7 âm và nhuận dư lày không nhỉ?) Nhưng trời mưa lạnh qua các nghĩa trang thấy lòng dạ cứ chùng cứ trĩu xuống. Mặc dù những địa danh tâm linh ấy mình đã nhiều lần được ghé! Ấn tượng trong đoàn đi, mọi người nhắc nhở nhau là cố mà dành thời gian để dâng hương các ngôi mộ liệt sĩ chưa có tên. Mà những ngôi mộ liệt sĩ chưa có tên (hay là không?) ở các nghĩa trang thì nhiều lắm. Nên những nghĩa cử cũng chỉ là tượng trưng. Thoáng day dứt nghĩ đến con số hơn nửa triệu liệt sĩ (số được quy tập vào các nghĩa trang và đương còn nằm đâu đó ở các chiến trường) hiện nay chưa có thông tin gì. Liệt sĩ chưa biết tên. Tôi nghĩ đến những nhan nhản giăng giăng tại 72 nghĩa trang ở Quảng Trị những tấm bia với hàng chữ ấy. Chẳng thể không lẩn thẩn liên tưởng đến những người lính tử trận một thời phía bên kia, bây giờ bao người chưa tìm thấy phần mộ lẫn tên nhỉ? Mưa giăng dày trên Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bên dòng Thạch Hãn. Cảnh vật xám mờ như nhuốm hơi âm, khí âm. Những trận khác thì chưa biết. Nhưng từ ngày 28-6-1972 đến 16-9-1972, tại địa danh này, các tướng Văn Tiến Dũng, Trần Quý Hai, bên kia là tướng Ngô Quang Trưởng bày trận liên tục suốt 81 ngày đêm. Thành cổ và sông Thạch Hãn nhuốm đỏ máu… Con số thống kê sau này, hơn 20 ngàn chiến sĩ QĐNDVN hy sinh và hơn 30 ngàn chiến binh VNCH đã bỏ mạng. Rời Thành cổ, vai cứ trĩu xuống. Khí âm hay bệnh khớp tuổi già, chả biết nữa. Chiều muộn rời Quảng Trị. Vần vụ giăng giăng trên đầu là mây khói đèn và bầu trời sũng nước. Tự dưng cứ thấy nấn ná. Như nhỡ nhàng, dang dở điều gì? Hình như chưa đến được những nơi cần đến? Nhớ năm đã xa, lần về thôn Hải La của xã Triệu Phước thuộc huyện Triệu Phong. Triệu Phước có 349 liệt sĩ thì Hải La đã là 152. Tự dưng lẩn thẩn hỏi nhà chức việc ở Hải La rằng số lính VNCH quê Hải La tử trận là bao nhiêu? Ông trưởng thôn thở dài rằng chưa thống kê đầy đủ nhưng phải có hàng trăm. Ghé thăm nhà mẹ Thí có chồng là liệt sĩ, nhưng có con trai đi lính VNCH rồi tử trận. Trên bàn thờ nhà mẹ có hai tấm ảnh thờ. Chồng và con trai. Hai người hai trận tuyến! Nghĩa trang Hải La là nơi nằm chung của hàng trăm ngôi mộ phía hai trận tuyến. Một góc nhỏ của nước Việt mến yêu như Hải La như Quảng Trị còn thế. Huống chi cả xứ mình? Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư Anh quốc Britannica, khoảng hơn 1 triệu lính Bắc Việt và VNCH tử trận. Hơn 2 triệu người Việt bị chết và hơn 4 triệu người Việt bị thương. Lẩn thẩn rồi lan man nghĩ đến một nghĩa cử của Huế, ở Huế. Đó là Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, đồng bào vong thân trong chiến tranh. Đại lễ có xuất xứ từ Lễ tế âm hồn. Mọi người hẳn nhớ, sau chính biến ngày 23-5 năm Ất Dậu (5-7-1885) kinh đô Huế thất thủ. Sự kiện đó là niềm tự hào nhưng cũng là nỗi đau muôn thuở của người dân xứ Huế. 9 năm sau ngày Kinh đô thất thủ, dưới triều vua Thành Thái, đàn Âm hồn được triều đình cho thiết lập. Năm 1894, Bộ Lễ cho lập đàn ở một bãi đất ở gần cửa Quảng Đức (cửa vào khu vực Đại nội Huế). Người ta đã dựng các bàn thờ để cúng các vong linh bị chết trong chiến tranh. Đàn lúc đầu để lộ thiên ở một bãi đất rộng, về sau triều đình cho xây một ngôi nhà ba gian để thờ và cất giữ đồ tự khí. Từ năm 1945, thời thế đổi thay, cái lệ đó đã không còn. Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có quyết định công nhận đàn Âm hồn là di tích lịch sử văn hóa. Tỉnh cũng đã thực hiện xong việc đền bù giải phóng mặt bằng khu vực đàn Âm hồn với mức kinh phí 2,7 tỉ đồng. Lần đầu tiên ngày 18-6-2017 nhằm ngày 23 âm lịch, Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức đại lễ cầu siêu cho những vong hồn thiệt thân không chỉ trong trận thất thủ Kinh đô năm xưa, mà cả trong những năm chiến tranh giai đoạn sau này. Đại lễ sẽ được tổ chức vào ngày đó hằng năm. Trả lời sự kiện thời điểm nghĩa trang Biên Hòa được dân sự hóa, hẳn nhiều người còn nhớ nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bộc bạch thế này: “Có những cái vô lý, người sống đố kỵ nhau nên nó khổ liên quan đến người chết, trước đây coi như không thừa nhận nghĩa trang đó nên quân sự hóa mấy chục năm. Bây giờ thấy nó vô lý. Có một quyết định tuy trễ nhưng dù sao cũng rất tốt. Ông Nguyễn Tấn Dũng (thời điểm TT Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định đưa nghĩa trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa thành nghĩa trang dân sự Bình An-XB) đã làm tốt cái đó, làm hơn tôi cái đó, lúc tôi làm thì chưa làm được cái này, quyết định giao lại cho dân sự. Tôi cho quyết định đó là đúng”. Và vẫn còn cộm trong trí nhớ về một nghĩa trang ở thủ đô nước Mỹ mà tôi từng may mắn được ghé. Đó là Nghĩa trang Arlington ở Washington D.C, nơi an nghỉ hàng vạn binh sĩ của cả hai miền và hai phía trong cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ (1861-1863). Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã trực tiếp đến khánh thành nghĩa trang quốc gia này và để lại dòng chữ: Tất cả những tử sĩ ở đây đều là người Mỹ. Nước Việt ta có từ Đồng bào? Nghĩa là cùng một bọc. Thủy tổ Việt, dân Việt mình từng một bọc từ thuở hồng hoang Lạc Long Quân với bà Âu Cơ! Xuân Ba Nguồn: Fb Nguyễn Thông
......

Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 760 gây hấn tại lô 136-03

Sáng ngày 22.7.2017, có 14 tàu của Cảnh sát biển Vùng III được lệnh rời Vũng Tàu ra khơi. Theo tin nhận được, mấy ngày qua, lực lượng kiểm ngư Việt Nam với trên 30 tàu và các tàu chấp pháp đang căng thẳng ở khu vực quanh bãi Tư Chính (Vanguard Bank) cách Vũng Tàu 229 hải lý về phía Đông Nam; Nhằm ngăn chặn không cho HYSY-760 của Trung Quốc đang cùng 40 tàu hộ tống hăm he vượt qua làn ranh đỏ vô thềm lục địa phía Nam. Đây là nơi đang triển khai dự án khai thác dầu Cá Rồng Đỏ (lô 136-3) do PetroVietNam hợp tác với Repsol của Tây Ban Nha, trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như hổm có nhắc trong tin về tướng Phạm Tường Long sang thăm Hà Nội và bỏ về sớm. Trước đó, ngày 16.6, Trung Quốc lại ra thông báo v/v HY-981 sẽ hoạt động ngay gần cửa vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng. Trong khi giàn khoan này tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, Trung Quốc đã triển khai 40 tàu hải giám và máy bay Y8 tại khu vực quanh lô 136-3. Các nhà quan sát nhận định, khả năng căng thẳng leo thang trong những ngày tới! Fb. Cô Gái Đồ Long ----------------------------------------- Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 760 được hàng chục tàu hộ tống tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (200 hải lý) của Việt Nam tại Lô 136-03 để tranh chấp. Đây là nơi hiện tàu khoan dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam thuê mướn đang triển khai khoan dò dự án khai thác dầu. Trong hai ngày qua, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cùng lực lượng kiểm ngư Việt Nam đang vất vả ngăn chặn không cho Hải Dương 760 của Trung Quốc tiến vào gây hấn. Hôm nay Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã điều 14 tàu của Vùng 3 Cảnh sát biển ra tăng viện gấp. Đất nước đang lâm nguy. Fb. Minh Tuấn Hoàng Vị trí bải Tư Chính  
......

Economist: Nợ công Việt Nam 94.854.098.361$

Nợ công của Việt Nam sẽ vượt mức an toàn vào năm 2018, theo dự báo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) nêu ra trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam công bố trong Tháng 7-2017. Nợ công, tức chính phủ Việt Nam đi vay để chi tiêu, từng được báo động tăng “chóng mặt” những năm gần đây. Không năm nào nguồn thu cho ngân sách đủ cho nhà nước chi dụng nên luôn luôn phải vay nợ. Theo các con số thông kê do Bộ Tài Chính của Việt Nam nêu ra, nợ công của Việt Nam năm 2016 chiếm 63.7% GDP. Năm 2017 dự trù lên đến “đỉnh” là 64.8% GDP rồi sau đó nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2018 (bằng 64.7% GDP), năm 2020 bằng 63.7% GDP. Nhưng muốn đạt được kết quả như vậy, Bộ Tài Chính Việt Nam cho rằng nền kinh tế phải tăng trưởng GDP ở mức từ 6.7 đến 7% năm nay và năm tới. Đó cũng là lý do người ta thấy mấy ngày qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số biện pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế theo chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm, tức phải được 6.7%. Tuy nhiên, trong bản cập nhật tình hình kinh tế của Việt Nam Tháng Bảy 2017, WB lập lại dự báo mà họ từng đưa ra vào Tháng Tư trước đây là năm nay, kinh tế Việt Nam vẫn chỉ tăng trưởng được khoảng 6.3%. Vì vậy, năm nay, WB dự báo nợ công của Việt Nam sẽ “chạm trần” an toàn do nhà nước tự ấn định là 65% GDP và sang năm sẽ “vượt trần” lên tới khoảng 65.4% GDP. Thâm thủng ngân sách triền miên vì không năm nào số thu theo kịp được số chi trong khi các nhu cầu chi tiêu nội địa nuôi guồng máy và trả nợ nước ngoài vẫn cứ phình ra mãi. Theo đà phát triển kinh tế và đã nhận được các khoản viện trợ và ưu đãi tín dụng suốt hơn 20 năm qua, Việt Nam không còn được coi là nước nghèo mà đang sang mức “thu nhập trung bình thấp”. Bởi vậy, từ Tháng Bảy 2018, WB không còn cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam như một nước thu nhập thấp. Nhật Bản, một trong những nhà tài trợ tín dụng ưu đãi chính yếu cho Việt Nam cũng cắt giảm dần các khoản cho vay ưu đãi và chuyển dần sang tín dụng theo thị trường, ít ưu đãi hơn. Con số nợ công của Việt Nam chính xác là bao nhiêu vẫn còn là con số mơ hồ trong khi phía chính quyền coi như bí mật nhà nước. Những loại nợ nào được gọi là nợ công tức nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hoàn trả khoản vay cũng khác với quan điểm của nhà tài trợ. Bộ Tài Chính Việt Nam chỉ nhìn nhận nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương. Nhưng các nhà tài trợ quốc tế đều cho rằng nợ công phải bao gồm cả các khoản vay của các xí nghiệp quốc doanh. Quốc doanh là “con đẻ” của nhà nước, cầm tiền của nhà nước kinh doanh. Quốc doanh đi vay mà không trả thì nhà nước là “bố” phải có nghĩa vụ trả nợ cho “con”. Đó cũng là lý do tại sao năm 2010 tập đoàn đóng tàu Vinashin không trả nổi nợ nước ngoài, đáo hạn bị thúc nợ nhưng chính phủ Hà Nội từ chối trả thay vì doanh nghiệp “tự vay, tự trả” và nhà nước không có nghĩ vụ trả nợ đậy. Hồi Tháng Bảy 2015, WB cho hay nợ công của Việt Nam vào thời điểm này khoảng 2.35 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 110 tỉ đô la. Đây là con số cao hơn những gì người ta từng được thấy đề cập trước đó. Trên đồng hồ nợ công trên thế giới mà một bộ phận của báo tài chính The Economist lập ra trên mạng, nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là $94,854,098,361. Dựa trên dân số là 92,056,721 thì mỗi người Việt Nam bất kể già trẻ lớn bé mỗi người phải gánh một khoản nợ là $1,039 đô la. Nhiều phần, The Economist căn cứ vào các con số của phía Việt Nam để công bố. Báo chí tại Việt Nam giữa năm ngoái cho hay, mỗi tháng Việt Nam phải dành ra số tiền khoảng hơn 1 tỉ đô la để trả nước nước ngoài. Vì ngân sách thiếu hụt, chính quyền phải đưa kế hoạch vay thêm 20 triệu đô la vừa để trả nợ vừa để “đảo nợ” tức những khoản vay đáo hạn mà không có khả năng thanh toán, đồng thời bù đắp các khoản bội chi. Nguồn: VOA
......

Tiền đâu xây Biệt phủ

Vào năm 2014, dư luận đã xôn xao khi cơ ngơi hàng triệu đô của quan cựu Tổng thanh tra Trần Văn Truyền được khám phá trên một lô đất 16.000 m2 ở ấp 3, xã Sơn Đông, ngoại ô TP Bến Tre. Giải thích việc xây dựng dinh cơ lộng lẫy để an hưởng tuổi già giữa “quê hương đồng khởi” này, ông Truyền thú nhận một phần là tiền tích cóp của gia đình, một phần của nhiều người bạn cho đá, cho gạch, cho gỗ, cho xi-măng… Trong đó có một “cô em nuôi” thật đáng quý ở quận 9, TP.HCM, đã nhiệt tình hỗ trợ tiền bạc cho quan Tổng khi thiếu hụt. Sau nhiều đợt học tập “quán triệt” nghị quyết làm sao cho đảng trở thành “trong sạch vững mạnh”, mọi việc gần trở thành quên lãng sau khi ông Truyền bị kỷ luật cảnh cáo và hạ cánh an toàn. Thế nhưng trong thời gian vừa qua lại có ít nhất 10 dinh cơ được đưa lên mạng xã hội mà quy mô của chúng làm mọi người phải ngẩn ngơ. Giờ đây dư luận gọi chúng với danh từ pha mùi tôn kính chủ nhân, đó là những “biệt phủ” thậm chí còn là “siêu biệt phủ”. Chẳng hạn “siêu biệt phủ” của Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Phạm Sĩ Quý, giữa cảnh núi rừng hùng vỹ Yên Bái còn vương mùi thuốc súng năm 2016. https://www.youtube.com/watch?v=d6zCx_Wh7No Hay Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái được cho là đang sở hữu một khu biệt phủ trên một ngọn đồi thuộc thành phố Yên Bái. Đây chỉ là hai trường hợp điển hình bị dư luận phanh phui gần đây nhất, trong khi các địa phương khắp nước còn biết bao lâu đài tráng lệ mọc lên như thách thức sự nghèo đói của người dân. Câu hỏi đơn giản đầu tiên bật ra: tiền đâu để các cán bộ thanh liêm đảng CSVN ở các tỉnh, thành phố và trung ương tạo dựng cơ ngơi bề thế cho mình, trong khi lương hàng tháng của họ được mô tả là khiêm nhượng? Để trả lời thắc mắc nêu trên, tất cả các chủ nhân đều nói rằng họ xây dựng những biệt phủ này từ một số nguồn sau. Biệt phủ của gia đình Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: Bảo Lâm. - Vay mượn ngân hàng: điển hình như ông em của bà Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà đã tự nêu lên một lý do hết sức thuyết phục người nghe, “tôi vay ngân hàng 20 tỷ”. Nhưng khổ nổi một chuyên viên ngân hàng đã phân tích cụ thể: với tiền lương hàng tháng hiện nay, ông Giám đốc Phạm Sĩ Quý không đủ tiền trả lãi, chưa nói tới vốn vay. Vả lại ông giám đốc cũng chẳng có tài sản nào đáng giá để thế chấp cho ngân hàng ngoài gian nhà 150 mét vuông xoàng xoàng ở Hà Nội. Do đó nhiều người mới bảo nhau, ông Quý có một thứ đáng quý trong thời đại ngày nay có thể dùng để thế chấp: đó là bà chị bí thư tỉnh ủy. Cứ thế chấp bà chị thì cửa ngân hàng nào chẳng lọt? - Nuôi heo đàn: Đây là một cái nghề phổ biến nhất trong xã hội, dễ kiếm tiền nhất nếu thương lái Trung Cộng không eo sách và nhà nước bảo đảm có chiến dịch giải cứu. Xây được biệt phủ nhờ vợ con nuôi heo, chăn bò quả là một chứng minh trong sáng và thực tế nhất. Từ đàn heo này sinh sản ra đàn heo kia, không mấy chốc nhà cán bộ lãnh đạo nào cũng đầy heo. Tiền vô như nước, tại sao không chăn heo cho hợp pháp khối tài sản mà thiên hạ xấu mồm bảo là bất minh? - Chạy xe ôm: Đây cũng là một nghề cao quý mà nhiều cán bộ nếu không tự khai cũng không ai biết cán bộ ấy đã từng chạy xe ôm những ngày còn cù bơ cù bất. Nó tượng trưng cho sự tích góp lương thiện bằng mồ hôi, thực hiện tốt câu đảng dạy “lao động là vinh quang”. Dĩ nhiên đó là thời gian mà người ta chưa được kết nạp đảng. Còn khi đã là đảng viên thì phải từ giã xe ôm để bước lên ôm nghề làm đầy tớ nhân dân. - Làm đủ thứ việc: Quan niệm thông thường trong xã hội, nghề nào cũng cao quý miễn nó lương thiện. Những cán bộ đảng thời kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, khi bị đánh dấu hỏi về các biệt phủ nguy nga từ đâu mà có, cũng tự khai ra mình đã làm đủ thứ việc để kiếm tiền, kể cả những nghề ít ai ngờ tới. Chẳng hạn Giám đốc Phạm Sĩ Quý đã kể lể thật đáng thương về thời trẻ của mình, lam lũ vươn lên bằng cách làm đủ thứ nghề, kể cả “mua chổi đót, lá chít” từ Yên Bái về Hà Nội bán… Nghĩa là ông chẳng tơ hào đồng bạc nào của ngân sách, hay chia chác khối gỗ quý nào của rừng Yên Bái. Mà dinh cơ của ông là do chắt mót từ lá chít, chổi đót, đóng giày gầy dựng nên. Hãy cứ tạm tin là các cán bộ nhà nước giàu lên nhờ làm ăn lương thiện, hợp pháp, nào là kinh doanh địa ốc, nuôi heo, chạy xe ôm trong nhiều năm thì câu hỏi đặt ra: 1. Họ là những viên chức cao cấp của nhà nước mà lại đi làm thêm đủ thứ để có bạc tỷ xây nhà, hóa ra nghề cán bộ của họ là phụ và đi buôn mới là chính. Vậy còn đâu thời giờ để phục vụ nhân dân, làm tròn nghĩa vụ “đầy tớ nhân dân” như họ từng tự hào? Hay họ chỉ chăm lo núi tài sản của mình càng ngày càng cao? 2. Một khi coi đi buôn là chính để kiếm tiền thì những công việc mà họ phụ trách trong chính quyền chỉ là bàn đạp để họ tìm cách khai thác làm giàu. Tiền bạc sẽ làm họ dễ dàng móc nối với cấp cao hơn và chính cái mối quan hệ trong bóng tối ấy sẽ giúp họ làm giàu nhanh chóng hơn. Mối quan hệ ấy cũng tạo cơ hội tốt cho việc thăng quan tiến chức trong chính quyền, ngay cả trong đảng. Điều này cũng cho thấy mặt trái của đảng lãnh đạo, một bộ mặt lem luốc đầy những vết chàm. 3. Khi họ đi buôn lớn để thu vào tiền tỷ thì sẽ phải liên hệ nhiều đầu mối, kết nối chuyện làm ăn phi pháp. Nói cách khác, là tạo thành một phe nhóm để kinh doanh phi pháp bằng chức vụ chính quyền và tài sản đất nước. Ăn chia với nhau và đối địch, triệt hạ những phe nhóm khác để giữ thế độc quyền. Đây cũng là lời giải thích lý do của vụ thanh toán nhau bằng súng đạn năm ngoái giữa các đầu sỏ tỉnh Yên Bái. Cựu TBT Nông Đức Mạnh với bộ ngai vàng đầu rồng. Ảnh: Internet Trả lời được 3 câu hỏi trên, người ta sẽ tìm ra đáp số “Tiền đâu xây Biệt phủ”. Đó chính là tiền ăn cắp tài nguyên quốc gia để làm của riêng. Cán bộ ở rừng thì ăn cắp rừng, cán bộ ở đồng bằng thì chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, địa phương ăn cắp theo địa phương, trung ương ăn cướp theo trung ương. Chúng ăn cắp công khai, hợp pháp mà sự ăn cắp này không phải lẻ tẻ một hai nhân vật mà cả một phe nhóm bao che, hợp tác với nhau. Do đó, vài ba ngôi biệt thự đuợc chiếu cố chỉ là phần nổi của một số tên cán bộ tham lam thích khoe của khi đang tại chức. Những đầu sỏ khôn ngoan hơn, đa số sẽ giấu kín và chờ ngày hạ cánh an toàn mới hưởng thụ. Cứ nhìn cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh chễm chệ trên ngai vàng khi tiếp khách tại tư dinh thì thấy ngay. Theo http://www.viettan.org
......

« Lưu Hiểu Ba và sự lãnh đạm của phương Tây »

Cái chết của Lưu Hiểu Ba giải Nobel Hòa Bình 2010, nhà ly khai hàng đầu ở Trung Quốc vẫn để lại nhiều dư âm xúc động trên báo chí Pháp, đặc biệt nhật báo Le Monde đã dành nhiều trang bài để nói về nhà đấu tranh vì dân chủ này. Xã luận của nhật báo Le Monde chạy tựa : « Lưu Hiểu Ba và sự lãnh đạm của phương Tây ». Dân Hồng Kông tưởng niệm Lưu Hiểu Ba. Ảnh 15/07/2017. Reuters Mở đầu bài viết, le Monde nhắc lại vào năm 2008 khi chọn đặt tên cho cương lĩnh đấu tranh vì dân chủ ở Trung Quốc là « Hiến Chương 08 », nhà ly khai Lưu Hiểu Ba và các bạn bè ông muốn có sự liên tưởng tới bản « Hiến Chương 77 » nổi tiếng do nhà ly khai của Cộng Hòa Séc, Vaclav Havel soạn thảo năm1977. So sánh với các nhà đấu tranh vì tự do dân chủ nổi tiếng trên thế giới, Le Monde nhận thấy, Vaclav Havel cũng giống như Lưu Hiểu Ba đã phải ngồi tù nhiều năm vì một bản hiến chương, nhưng rồi ông đã trở thành tổng thống. Đến Nelson Mandela, một biểu tượng đấu tranh vì tự do và quyền con người, cũng đã trở thành lãnh đạo đất nước Nam Phi sau 27 năm bị giam cầm. Giống như Mandela, Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình khi đang ở trong tù. Nhưng chỉ có cái chết mới giải thoát được ông khỏi vòng giam cầm của chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. Le Monde nhận thấy có điểm khác biệt rõ rệt giữa số phận của Lưu Hiểu Ba với những nhà đấu tranh nổi tiếng khác. Vaclav Havel, Nelson Mandela hay Andrei Sakharov thì được các chính phủ dân chủ trên thế giới quan tâm đấu tranh liên tục đòi tự do cho họ. « Không có một cuộc gặp cấp cao hay hội nghị quốc tế nào mà tên của họ không được nhắc tới. Nhiều cuộc thương lượng ở cấp cao nhất đã từng diễn ra để đòi tự do, cải thiện điều kiện giam giữ cho họ hay thậm chí có cả những cuộc mặc cả trao đổi », Le Monde nhấn mạnh. Tuy nhiên với trường hợp Lưu Hiểu Ba thì khác. Gần đây nhất, tại thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 07 và 08/07 ở Hambourg, Đức, vấn đề Lưu Hiểu Ba được né tránh khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có mặt ở đó. Tờ báo nhắc thêm sự kiện trong cuộc họp báo chung giữa tổng thống Pháp và Mỹ tại Paris, được một nhà báo Trung Quốc đặt câu hỏi về ấn tượng của họ đối với ông Tập Cận Bình, ông Macron thì gọi đó là « một trong những lãnh đạo lớn của thế giới » còn ông Trump thì tán dương đó là « một người bạn, một lãnh tụ tài năng, một người rất tốt ». Nhưng cả hai không đả động một lời nào về cái chết của giải Nobel Hòa Bình trong khi bị giam cầm. Mặc dù sau đó tổng thống Pháp đã có vài dòng trên Twitter bày tỏ cảm xúc về cái chết của nhà ly khai. Ngoại trưởng Mỹ thì cũng kêu gọi Bắc Kinh để bà Lưu Hà vợ góa của Lưu Hiểu Ba được tự do ra nước ngoài. Xã luận của Le Monde ghi nhận, trong tất cả các phản ứng từ phương Tây về cái chết của Lưu Hiểu Ba, người ta tránh nói đến nhân quyền, hay bản án phi nhân đạo của chính quyền Trung Quốc đối với những nhà đối lập . Le Monde bình luận : « Đó là hành động thiếu tư cách đạo đức và là một sai lầm chính trị. Chủ tịch Tập đã cố công thể hiện vai trò cường quốc kinh tế đang lên. Ông ta cũng cố tỏ ra là một đồng minh của châu Âu trên mặt trận khí hậu, một nhân tố đáng kể trong các cuộc đàm phán thương mại, ông ta có thể làm tất cả những điều đó nhưng đồng thời phải tôn trọng cuộc sống của những công dân của nước mình dám đấu tranh vì tự do. Các nước phương Tây có trách nhiệm nhắc nhở ông Tập điều đó. Điều tối thiểu giờ đây là phương Tây đấu tranh đòi tự do cho bà Lưu Hà để bà được lựa chọn nước bà đến ». Theo vi.rfi.fr
......

TỪ LƯU HIỂU BA NHỚ VỀ ĐINH ĐĂNG ĐỊNH.

Ngày 13/7/2017, cả thế giới bàng hoàng khi nghe tin Lưu Hiểu Ba, nhà văn, nhà hoạt động chính trị người Trung Quốc, khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010, qua đời do căn bệnh ung thư gan tại một bệnh viện thuộc thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc, hưởng thọ 62 tuổi. Ảnh: nhà văn Lưu Hiểu Ba Khi phong trào đấu tranh dân chủ Thiên An Môn nổ ra vào năm 1989, ông đang là giảng viên thỉnh giảng tại đại học Columbia, New York. Ông Lưu sau đó trở về quê hương, tham gia phong trào vốn bị đàn áp dã man bởi chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Sau đó ông bị bắt với tội danh “giật dây phong trào Thiên An Môn.” Mặc dù không phải chịu án hình sự nhưng bị quản thúc tại gia. Ông Lưu Hiểu Ba được chính phủ Úc cấp quy chế tị nạn, nhưng ông từ chối. Sau sự kiện Thiên An Môn, ông Lưu bị giam tổng cộng ba lần, nhưng vẫn tiếp tục tranh đấu cho những cải cách chính trị. Kể từ năm 1999 đến 2008, ông dành toàn bộ thời gian của mình cho việc viết văn, cũng như giúp thành lập Trung tâm Văn bút Độc lập, một diễn đàn cho phép các nhà văn, nhà báo tự do bày tỏ chính kiến của mình. Ông Lưu từng ba lần được bầu làm chủ tịch của tổ chức này. Năm 2008, Lưu Hiểu Ba giúp soạn thảo “Hiến Chương 08”, kêu gọi cho nhân quyền, tự do bầu cử. Hiến chương này được cho lưu hành vào đúng ngày 10 tháng 12, ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cũng như kỷ niệm 60 năm ngày phát hành Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ngay trước khi Hiến chương 08 được phát tán, Lưu Hiểu Ba bị bắt với tội danh nghi ngờ kích động lật đổ quyền lực nhà nước với mức án 11 năm tù. Tháng 10 năm 2010, ông được trao tặng giải Nobel Hòa Bình. Tại lễ trao giải, Hội đồng Nobel của Na Uy đã đặt một chiếc ghế trống trên sân khấu thay mặt cho Lưu Hiểu Ba, do ông không được phép tham dự. Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức, Pháp và nhiều nước khác cũng đồng thời bày tỏ mối quan ngại tương tự. Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, cùng với cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Madela và 15 khôi nguyên Nobel Hòa bình khác, cũng đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho Lưu Hiểu Ba. Mặc dù thế Ông vẫn bị giam khi tình hình sức khoẻ có những chuyển biến xấu, và chỉ được đưa vào bệnh viện vài tuần trước khi ông qua đời. Gia đình ông nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Quốc cho phép đưa ông sang Mỹ hoặc Đức để chữa trị căn bệnh ung thư gan, tuy nhiên đều bị từ chối. Cuộc đời và tấm gương của Lưu Hiểu Ba làm chúng tôi không thể không nhớ tới Thầy giáo Đinh Đăng Định. Thầy giáo Đinh Đăng Định. Thầy Định sinh năm 1963 tại Hải Dương, từng là trung úy quân đội nhân dân Việt Nam. Do bất đồng quan điểm với đảng cộng sản, thầy rời khỏi quân đội và chuyển sang làm nghề giáo, dạy môn hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Nông). Trước sự tàn phá của dự án Bauxite, thầy đã tích cực tham gia kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án gây ô nhiễm này. Hoạt động trên đã thu hút sự hưởng ứng của nhiều người dân địa phương, và đó là nguyên nhân khiến thầy bị sách nhiễu. Sau đó, thầy tiếp tục phổ biến nhiều bài viết thể hiện quan điểm bất đồng với sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thầy mạnh mẽ kêu gọi dân chủ, đa nguyên và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Tháng 10/2011, thầy giáo Đinh Đăng Định bị bắt giam với cáo buộc "Truyên truyền chống phá Nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự. Trong phiên tòa diễn ra 1 năm sau đó, tòa án tỉnh Đắk Nông kết án thầy 6 năm tù giam. Trong thời gian ở tù, thầy bị căn bệnh ung thư dạ dày hành hạ, cộng với chế độ lao tù khắc nghiệt đã khiến sức khỏe thầy suy kiệt nghiêm trọng. Mặc dù gia đình thầy đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi bệnh viện, nhưng công an trại giam vẫn cố tình trì hoãn và không đưa đi chữa trị kịp thời. Cuối năm 2013, khi sức khỏe đã trở nên vô cùng tệ hại, thầy Định mới được đưa đến bệnh viện phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày. Ngay khi sức khỏe còn chưa hồi phục sau ca phẫu thuật, thầy lập tức bị đưa trở lại trại giam giữa lúc cơ thể vẫn còn đau đớn. Tại trại giam, sức khỏe thầy ngày càng trở nên suy kiệt, trong khi phía công an tiếp tục cố tình trì hoãn lời kêu cứu của gia đình. Đầu năm 2014, thầy Định được công an trại giam đưa về Sài Gòn điều trị trong lúc căn bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối, không còn khả năng chữa trị. Ngày 21/03/2014, thầy giáo Đinh Đăng Định nhận được "quyết định đặc xá" của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi đang cận kề cái chết. Lý do việc đặc xá được nói là "để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của nhà nước". Những ngày sau cùng. Khi đang điều trị ở bệnh viện, con gái lớn của thầy là Phương Thảo, đã liên lạc với tôi và nói thầy muốn gặp tôi vì "vừa là tù nhân lương tâm vừa là đồng nghiệp nên chắc hai anh em có nhiều chuyện để nói". Thế là vào một buổi tối của tháng 4/2014, lúc còn đang bị quản chế, tôi lén đến thăm thầy trong một khách sạn. Tình trạng của thầy lúc này là hoàn toàn tuyệt vọng và đây là chỗ thầy nằm chờ để được đưa về Đắk Nông sống những ngày cuối đời. Khi tôi đến, vợ và các con thầy ngồi chung quanh. Thấy tôi, thầy đưa ra cho tôi nắm. Anh em chúng tôi mới trao đổi được vài câu thì thầy ói ra một búng máu. Về sau tôi mới biết đó là một loại thuốc có màu đỏ như máu, và cứ mỗi lần nói là một lần ói. Chúng tôi chỉ còn biết trao đổi nhau bằng ánh mắt. Được một lúc thì chị Dinh vợ thầy lại phải xoa cổ và ngực cho thầy. Trong hoàn cảnh đó, tôi không nỡ dựng thầy dậy để chụp một tấm hình cuối cùng. Ngày hôm sau thầy được đưa về Đắk Nông và vĩnh biệt cõi đời tại đấy. Trước khi nhắm mắt, ước nguyện cuối cùng của thầy là được rửa tội để trở thành người con của Thiên Chúa. Linh cửu thầy sau đó được đưa về Sàigòn và quàn tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng. Chia sẻ với đài VOA sau khi nhận lệnh đặc xá, thầy nói :"cái lệnh này cũng không mang lại giá trị gì nữa, bởi vì tôi cũng đã sắp sửa kiệt hết sức rồi. (...) Không khoan hồng, không chút nhân đạo gì. Những người quan tâm, xin hãy quan tâm đến phương diện chung đó là cuộc đấu tranh chống độc tài của chế độ cộng sản. Còn cá nhân tôi thì cũng không còn gì để quan tâm nữa.” Đó là những lời nói sau cùng thầy gởi lại cho mọi người chúng ta. Paris, 14/7/2017 FB Phạm Minh Hoàng
......

Sự lãng phí của một quốc gia

Thống kê năm 2016, Việt Nam có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng bị thất nghiệp. Trong đó, nhóm có trình độ đại học trở lên thất nghiệp cao nhất với hơn 220.000 người. Tiếp đến là cao đẳng 122.000 người và trung cấp chuyên nghiệp 73.800 người. Đề án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam có mục tiêu đưa 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ra nước ngoài làm việc. Ảnh: tamsugiadinh.vn Đó là thực trạng đáng buồn cho nguồn nhân lực được gọi là “chất lượng cao” của nước nhà. Thế nhưng, thay vì giảm quy mô đào tạo, hướng đến việc nâng cao chất lượng phù hợp thì số sinh viên đại học lại gia tăng ngót nửa triệu cho niên khóa 2011-2015. Diễn biến theo chiều hướng lo ngại này được dự báo là sẽ khiến số lượng cử nhân thất nghiệp tiếp tục gia tăng theo hướng trầm trọng hơn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đang xây dựng dự thảo “Đề án đưa lao động có chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài từ nay tới năm 2020 và định hướng tới năm 2025”. Đề án được coi là tìm hướng đi cho số lao động có trình độ đại học, cao đẳng đang thất nghiệp có cơ hội tham gia các chương trình xuất khẩu lao động (XKLĐ), tìm việc làm. Trọng tâm của đề án này là đưa sinh viên Việt Nam sang làm các nghề về y tá, điều dưỡng tại Nhật Bản, Đức; làm về cơ khí, công nghệ thông tin tại Nam Hàn và một số thị trường mới như Slovakia, Séc... Theo dự thảo, tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là hơn 1.300 tỉ đồng lấy từ ngân sách nhà nước, với kỳ vọng là sẽ đưa hơn 54.000 lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp thất nghiệp ra nước ngoài làm việc. Dư luận đang bàn thảo về kế hoạch nói trên và cho rằng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ nên coi đây là giải pháp tình thế vì về lâu dài, phải cải thiện chất lượng đào tạo; khắc phục những hạn chế trong công tác hướng nghiệp do thiếu chủ động trong dự báo từ thị trường lao động. Quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, mục tiêu của đề án là thiếu khả thi. Ví dụ ở Đức, hiện mới có khoảng 200 lao động Việt Nam và 3 năm tới nâng lên 10 ngàn lao động tại Đức là bất khả thi. Ngoài ra, để được cấp thị thực làm việc ở Đức, lao động phải đạt trình độ tiếng Đức khá và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, đa số sinh viên ra trường bị thất nghiệp ở Việt Nam tập trung nhiều ở lãnh vực xã hội nhân văn. Đó là chưa nói đến văn bằng đại học của Việt Nam chưa được quốc tế công nhận một cách rộng rãi. Một chuyên gia trong lãnh vực đào tạo nhân lực nhận định, các ngành nghề được phê duyệt trong đề án chủ yếu thuộc khối kỹ thuật như kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông... Nhưng theo dự báo đến 2020, Việt Nam thiếu hụt khoảng 100,000 ứng viên công nghệ thông tin. Điều đó cho thấy trong nước cũng đang rất thiếu lao động chất lượng cao. Qua đề án đưa những lao động có chuyên môn đi lao động nước ngoài, cho thấy có một sự mâu thuẫn trong kế hoạch. Nếu thực sự là lao động chất lượng thì họ đã có thể tìm được việc làm ngay trong nước. Bỏ ra 1,300 tỷ đồng để đào tạo gấp rút những sinh viên thất nghiệp này liệu có giúp họ đáp ứng được những yêu cầu làm việc gắt gao, khi mà bốn năm đào tạo trên giảng đường đại học đã không đủ trang trải kiến thức và kinh nghiệm cho họ kiếm một công việc dù là đơn giản ở quê nhà? Từ đề án nói trên, cho người ta nhìn thấy rõ mặt trái của nền giáo dục Việt Nam. Hệ lụy từ thực tế này đang gây ra cho xã hội nhiều hậu quả khôn lường. Bởi sản phẩm của các trường đại học không phải hàng hóa, dịch vụ đơn thuần chính là đào tạo con người cho đất nước thời cạnh tranh, hội nhập toàn cầu. Sự lãng phí cả thời gian và tiền bạc của tuổi trẻ, của mỗi cá nhân và gia đình sẽ là rất lớn. Những hệ lụy xã hội nảy sinh từ câu chuyện thất nghiệp đồng nghĩa với thất vọng, hụt hẫng của những cử nhân phải đi làm công nhân, chạy bàn ở quán ăn, quán cà-phê, bán sim điện thoại, bán hàng đa cấp, hay bán hoa quả, bán trà thuốc ngoài vỉa hè, lao động chân tay khó mà kể xiết. Theo cái nhìn kinh tế, hơn 220 nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là tín hiệu xấu cho quốc gia vì chất lượng giáo dục và năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ chỉ tụt hậu so với các nước trong vùng. Nếu quy mô đào tạo đại học cứ tiếp tục phình ra trong khi chất lượng không được cải thiện, cái giá lớn nhất phải trả chính là sức cạnh tranh của cả quốc gia bị sụt giảm, nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình sẽ ngày càng hiển hiện. Suy cho cùng, sự lãng phí lớn nhất của một dân tộc, một quốc gia chính là lãng phí nguồn nhân lực. Việc dư thừa lao động trình độ cao không những là sự lãng phí nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam mà còn là những lãng phí cho nguồn lực xã hội phải chi trả để đào tạo cho những cử nhân, thạc sĩ này. Theo http://www.viettan.org
......

Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’

Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo họ xét xử nhà hoạt động Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Một trong ba luật sư bào chữa nói nhiều khả năng bà Nga phải đối mặt với một bản án “có sự chỉ đạo”. Theo báo chí trong nước, nhà hoạt động nữ 40 tuổi bị nhà chức trách Hà Nam bắt hồi cuối tháng 1 năm nay, đúng lúc bà “đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ảnh: Nhà hoạt động Trần Thị Nga đối mặt ‘bản án có chỉ đạo’ Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện. Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được. Luật sư Hà Huy Sơn Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết ông cùng hai đồng nghiệp là Lê Văn Luân và Ngô Anh Tuấn sẽ bào chữa cho bà Nga. Ông nói khó “dự đoán” về việc tranh tụng tại tòa: “Đối với tội tuyên truyền chống nhà nước, từ xưa đến nay, người ta vẫn theo một công thức chung. Tức là người ta đưa ra các kết luận giám định, các thông tin, bài viết. Từ đó, người ta kết án. Trong phiên tòa này, chúng tôi tập trung vào chuyện yêu cầu triệu tập các giám định viên để chúng tôi tranh tụng tại tòa. Trong quyết định đưa ra xét xử, cũng có triệu tập các giám định viên. Nhưng thực tế không biết các giám định viên sẽ có mặt hay không, nên phiên tòa như thế nào chúng tôi cũng chưa dự đoán được”. Phiên xét xử bà Nga diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi một tòa án ở Khánh Hòa kết án một nhà hoạt động nữ khác, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tới 10 năm tù giam cũng vì tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án. Luật sư Hà Huy Sơn Nhận định về những thách thức cho phía luật sư bào chữa trong những phiên tòa kiểu này, luật sư Sơn nói: “Chắc là bản án này cũng có chỉ đạo giống như các bản án mang màu sắc chính trị. Cái khó khăn của chúng tôi là không được tranh tụng. Đại diện Viện Kiểm sát người ta không tranh tụng với luật sư. Hoặc là các ý kiến của luật sư đưa ra không được tòa tiếp thu để ra bản án. Và cái chính là các phiên tòa này tuy là công khai nhưng báo chí rất bị hạn chế và người dân không được tự do tham dự, nên nó giảm đi tiếng nói của luật sư tại phiên tòa”. Báo chí Việt Nam tường thuật lại rằng tại phiên tòa xử bà Như Quỳnh, còn gọi là blogger Mẹ Nấm, đại diện Viện kiểm sát Khánh Hòa và Hội đồng xét xử có cùng nhận định rằng bà Như Quỳnh “luôn giữ thái độ chống đối nhà nước, không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình”, do vậy “cần xử lý nghiêm minh”. Bản án 10 năm dành cho bà Quỳnh bị giới quan sát cho là nặng một cách bất thường. Sau đó, một số người viết trên mạng xã hội rằng những bị cáo như bà Quỳnh hay bà Nga khó có thể được trắng án, vì vậy, bị cáo và luật sư nên cân nhắc thái độ và lời lẽ để được nhận bản án nhẹ nhất có thể. Về điều này, luật sư Hà Huy Sơn nói với VOA việc bào chữa sẽ thực hiện trên hai nguyên tắc là dựa vào pháp luật hiện hành và dựa vào ý chí, mong muốn của thân chủ. Vị luật sư không cho biết về những bàn bạc giữa ông và bà Nga trong giai đoạn chuẩn bị cho phiên tòa sắp tới. Theo voatiengviet.com
......

Hãy tìm đọc những gì Liu Xiaobo viết, vì ngôn từ là bất diệt

Luật Khoa tạp chí lược dịch từ Don’t gawk at pictures of jailed Nobel laureate Liu Xiaobo on his deathbed. Read his words – tác giả Emily Rauhala – Báo Washington Post ngày 11/7/2017. Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba), nhà văn và nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, là một người tràn đầy tính nhân bản. Từng là một thành viên lãnh đạo của phong trào sinh viên Thiên An Môn, ông đã sống một phần lớn đời mình trong lao ngục. Ngay tại cái đất nước mà ông mong mang đến sự thay đổi, ông đã trở thành người tù của chế độ. Thế nhưng, từ trại cải tạo lao động và nhà giam, trong những ngày tháng bị sách nhiễu, theo dõi, ông vẫn miệt mài viết. Ông viết một cách hùng hồn về những yêu cầu thay đổi đất nước. Nhưng ông cũng viết rất nhiều thư, và thơ tình cho vợ. Khi ông được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình 2010, thì đó cũng là lúc ông bắt đầu bản án tù 11 năm vì đã cổ súy, bằng những bài viết, cho cải cách dân chủ và nhân quyền. Đêm trao giải, một chiếc ghế trống được đặt trên sân khấu, và một nữ diễn viên Norway đã đọc bài diễn từ mà ông đã chuẩn bị trước phiên tòa xử mình năm 2009. “Tôi không có kẻ thù, và không thù hận ai,” ông đã viết như thế. Và giờ đây, ông đang hấp hối. 61 tuổi và vẫn đang trong tù, người Trung Quốc duy nhất từng đoạt giải Nobel Hòa Bình đang trong giai đoạn ung thư gan thời kỳ cuối, và phải trải qua những ngày cuối đời trước những ánh mắt theo đõi của nhân viên an ninh cùng các máy quay. Trong một đoạn phim được đăng trên mạng tuần trước, chính quyền đã trưng ra hình ảnh ông tập thể thao trong tù, và một số đoạn có các bác sĩ khám chỗ này chỗ kia. Đoạn video cho thấy, ông hình như không biết là mình đang bị ghi hình. Và vì ông là một người tù, lẽ dĩ nhiên là nó đã được quay mà chả cần xin phép ông. Ngay trong cuối tuần qua, chính phủ Trung Quốc đã cho phép hai vị bác sĩ nước ngoài – một Mỹ, một Đức – đến thăm ông. Trong khi các bác sĩ Trung Quốc đã tuyên bố ông quá yếu để có thể chuyển ra nước ngoài điều trị, hai vị bác sĩ ngoại quốc kia lại không đồng ý với điều đó. Và mới ngay hôm qua, lại có thêm một đoạn phim ngắn nữa xuất hiện. Những người mặc áo choàng của nhân viên phòng xét nghiệm đang lăng xăng vây quanh ông, còn ông thì nằm đó, trên giường bệnh của mình, bất động, gầy gò và hốc hác. Đoạn phim chỉ đủ dài để nghe được lời cảm ơn của vị bác sĩ người Đức gửi đến chính phủ Trung Quốc, là đã cho phép họ ghé thăm ông. Đại Sứ quán Đức lập tức đưa ra một bản tuyên bố về đoạn phim trên, ngay trong ngày. Và họ đã bày tỏ thái độ rất bất bình khi chính quyền Trung Quốc đã quay lén một buổi chẩn đoán của bác sĩ, hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện mà các bên đã đồng ý trước đó. Tệ hại hơn, phía Trung Quốc đã cung cấp đoạn băng đó cho các cơ quan truyền thông nhà nước. Bản tuyên bố của ĐSQ Đức còn nhận định, “có vẻ là các cơ quan an ninh (Trung Quốc) mới là những người đang lèo lái quy trình điều trị này, chứ không phải là các bác sĩ chuyên môn”. Nhưng đó chính là điều họ muốn làm. Với mỗi đoạn thông báo cụt ngủn và cộc lốc về bệnh tình của ông, và với từng đoạn băng quay lén bị rò rỉ, những kẻ đã giam giữ Liu Xiaobo chừng ấy năm trời giờ đang tìm cách “đạo diễn” những ngày cuối cùng của ông theo ý họ. Họ muốn biến ông từ một nhà văn tài cán, một nhà phê bình dữ dội, một người chồng, một người bạn, trở thành một kẻ xa lạ và bệnh tật, một thứ thấp kém. Nhưng hơn bất kỳ ai, Liu Xiaobo hiểu rõ, ngôn từ là bất diệt. “Tôi mong mình sẽ là người tù nhân chính trị cuối cùng trong công cuộc trù dập người bất đồng chính kiến – một loại văn tự ngục thời nay – mà chính quyền đã tiến hành triền miên ở Trung Quốc, và rằng từ nay sẽ không còn ai bị bỏ tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận của mình nữa.” Ông đã viết như thế trong bài diễn từ năm 2009, và nó đã được đọc ở Norway trước chiếc ghế trống dành cho ông. “Quyền tự do biểu đạt là nền tảng của nhân quyền, là nguồn cội của tính nhân bản, và là người mẹ vĩ đại của sự thật. Bóp nghẹt tự do ngôn luận là dẫm đạp lên nhân quyền, dập tắt nhân tính, và ép chết sự thật.” Thế nên, chúng ta chớ nên nhìn vào những hình ảnh của Liu Xiaobo trong nhà lao bệnh viện nữa, mà hãy tìm đọc những gì ông đã viết. Hãy đọc tuyển tập thơ về sự kiện Thiên An Môn, Niệm niệm Lục tứ. Hãy tìm đến tuyên ngôn chính trị của ông, Hiến chương 08, vì nó mà ông đã bị tống vào tù. Hãy đọc những gì đã được xướng lên ở Oslo vào đêm trao giải Nobel Hòa Bình năm đó. Và, hãy đọc những gì mà ông đã viết cho người bạn đời của mình, bà Liu Xia. Những thông điệp ông viết rất đáng được lắng nghe. Không có kẻ thù, không có thù hận. *** “Cho Hà, một lá thư thôi cũng đủ để anh thoát thai và đối mặt em để nói như cơn gió vừa thổi qua bóng đêm dùng chính máu nó để viết lời thơ huyền bí nhắc nhở anh lời này là lời cuối” – Trích Một lá thư thôi cũng đủ, Liu Xiaobo gửi vợ, Liu Xia (Lưu Hà) năm 2000 Theo /luatkhoa.org
......

Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm

Những cái tên được xiển dương với gương sống dấn thân vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn trong những năm gần đây. Họ là những nam thanh nữ tú đang độ tuổi 20, lứa tuổi của những ước mơ, khao khát, hoài bão, lý tưởng và đầy đam mê. Họ tự nguyện ném tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trong chốn lao tù vì tình yêu quê hương. Họ hãnh diện và vui sướng vì điều đó. Ngày 03 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội thông báo cho gia đình Trần Hoàng Phúc biết anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự. Phúc là ai? Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TP.HCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, và không trao bằng tốt nghiệp. Phúc là trường hợp mới nhất, nhìn lại hàng thập niên vừa qua, thành phần dấn thân đấu tranh có xu hướng trẻ hóa ngày càng lớn. Lứa tuổi từ 20 đến 30 bị nhà cầm quyền bắt giam cầm tù lên tới con số hàng trăm người. Họ xuất thân từ những sinh viên, học sinh, nhà báo, công nhân và cả những bạn trẻ ở vùng thôn quê, miền núi. Tại sao họ phản kháng ? Một cựu tù nhân lương tâm chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy bất công tràn lan trong xã hội ngày hôm nay, bất nhân giữa con người với nhau, bất trung của những vị lãnh đạo đối với đất nước và nhân dân, vì lẽ đó, chúng tôi cần phải lên tiếng. Trong tâm hồn chúng ta định sẵn một tình yêu mãnh liệt với quê hương, với đồng bào, cho nên chúng tôi đau đáu, thổn thức, lắng lo trước hiểm họa xâm lăng đất nước mà Trung Quốc đã, đang thực hiện. Lên tiếng, phải lên tiếng, đó là mệnh lệnh của hồn thiêng sông núi và mệnh lệnh của lương tâm mình”. Thực vậy, biểu hiện của quyền phản kháng mà tuổi trẻ ngày nay đang thực thi chẳng chút mơ hồ, nhưng nó rất hiện hữu, rất chân, rất thiện và khẳng định vai trò, giá trị phẩm giá của con người một cách hoàn hảo. Cho dù chế độ cộng sản dùng những điều luật mơ hồ, hà khắc để triệt hạ tuổi trẻ yêu nước, thương người, nhưng nó chẳng thể khu trừ được lương tâm rộng mở của họ. Không ai được quyền làm trái với lương tâm, nghe theo tiếng lương tâm là hệ quy chiếu cho đời sống đúng đắn. Vì thế lương tâm không cho phép họ tuân phục một thể chế cầm quyền đang chống lại các quyền căn bản của con người. Trong bất cứ đất nước nào, công dân cần phải thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên không loại trừ những sáng kiến và phản kháng có thể có của người dân, vì không phải lúc nào pháp luật cũng được thiết định để phục vụ và điều tiết xã hội mà nó chỉ phục vụ một nhóm lợi ích. Và khi mà người dân thấy được những bất công thì sự phản kháng lại càng cấp thiết và đáng trân trọng để xây dựng xã hội tốt đẹp, công bằng hơn chứ không phải là cầm tù họ. Và họ chấp nhận hy sinh để cứu đất nước “Tương lai chúng tôi, con cháu chúng tôi cần phải có tự do đích thực nên hiện tại chúng tôi sẵn sàng đánh đổi nó trong song sắt nhà tù của chế độ độc tài cộng sản này” – Cựu tù nhân lương tâm trẻ tuổi nói. Tuổi trẻ là đam mê, nhiệt huyết, tuổi trẻ cháy bỏng trong tình yêu, tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, tuổi trẻ cũng dần trưởng thành trong nhận thức về thực tại xã hội, nhân tình thế thái. Đừng tự biến mình thành một con rô bốt cúi phục trước cường quyền. Đừng để tâm hồn trở nên tê liệt, sơ cứng trước cảnh tượng đất nước điêu linh. Đất nước này đang rỉ máu, xã hội này đang trở nên bất nhân, hệ thống lãnh đạo trở nên hèn nhát trước giặc thù bành trướng. Đất nước này đang như là một sa mạc khô héo, chính vì thế hơn bao giờ hết lý tưởng sống, lòng nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ cần được gieo vào đó. Nó có thể chết đi để cải hóa sa mạc trở thành mảnh đất mầu mỡ trù mật mà nảy mầm ra lá đơm bông. Cảm ơn đời, cảm ơn những bạn trẻ đang sống một cuộc đời có mục đích sống rõ ràng, họ không né tránh, thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước, nhưng lại dìm mình vào những đau khổ, hy sinh để nâng đất nước lên khỏi nơi tối tăm, khỏi vùng vực thẳm. Đất này trong thịt tôi Nước này trong máu tôi Lương tâm của tôi reo hò Lòng tôi hớn hở mừng vui Việt Nam hai tiếng Tự Do 07.7.2017 FB Paulus Lê Sơn
......

Đôi điều về vận động , giúp đỡ tù nhân chính trị

“…Đối phó với âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản này, nếu chỉ vận động đòi hỏi quốc tế can thiệp là chưa đủ. Cần phải có sự chung sức đóng góp vật chất của đồng bào trong và ngoài nước về tài chính…” ******   Bản án nào là dã man đối với những người đấu tranh bất đồng chính kiến theo cách ôn hoà ở Việt Nam? Bản án nào cũng dã man cả.   Chỉ những phát biểu, phê phán về đường lối chính sách hay hành động của những người thi hành công vụ mà bị kết án tù chỉ có một chế độ dã man mới làm như vậy. Nhưng bản án dã man nhất không phải là bản án mà năm tù có đến 2 con số. Bản án dã man nhất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam với người bất đồng chính kiến là bản án từ 4 đến 6 năm tù. Đây là nói chuyện ở thời điểm bây giờ với những người đấu tranh có tên tuổi. Ở mức án 4 đến 6 năm người tù nhân chính trị ấy không có một cơ hội nào hết, anh hay chị ta thường phải ở đến hết án tù. Những cuộc vận động thả tự do của quốc tế thường kéo dài, đầu tiên những tổ chức nhân quyền lên án, gửi hồ sơ đến các nghị sĩ hay các bộ phận theo dõi nhân quyền của quốc gia nào đó có quan hệ với Việt Nam. Rồi hồ sơ ấy được nghiên cứu và gửi tới bộ ngoại gia nước đó. Phải đến khi nào có dịp gặp gỡ ,tuỳ theo tình hình thực tế, bộ ngoại giao nước đó sẽ đưa ra yêu cầu, phía nhà cầm quyền Việt Nam sẽ dùng dằng tìm cách trì hoãn để trục lợi nào đó từ yêu cầu của các quốc gia khác...những trình tự thủ tục đó kéo dài đến vài năm. Cuối cùng thì cũng đến gần thời hạn hết án tù của người bất đồng chính kiến. Chúng ta theo dõi, thấy đa phần những trường hợp được dư luận trong và ngoài nước kêu gọi thả tự do, có mức án từ 4 đến 6 năm đều không có hiệu quả. Đó là do những nguyên nhân trên. Ngoài nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ, tất cả những người ở mức án ấy như Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang...đều phải ở trọn án tù giam. Khi những người bất đồng chính kiến trở về từ nhà tù trong khoảng 4 đến 6 năm cách biệt xã hội, họ phải mất một thời gian để bắt nhịp lại cuộc sống và các sự kiện chính trị. Trong đó có người vì cuộc sống đã rời bỏ hẳn cuộc đấu tranh. Ở mức án dài từ 7 năm đến 20 năm, những người đấu tranh bất đồng chính kiến có một chút hy vọng, đó là đi chữa bệnh ở nước ngoài hoặc về nhà chữa bệnh. Mức án dài đủ để cuộc mặc cả, đôi co của nhà cầm quyền với quốc tế có thời gian. Trong số này gần đây có Tạ Phong Tần , Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Đặng Xuân Diệu....rõ ràng con số án tù từ 7 năm trở lên được điều đình đi nhiều hơn, tuy nhiên thì họ cũng phải chịu những năm tháng tù khá dài vì quá trình vận động hiệu quả cũng phải mất từ 4 đến 5 năm. Ở trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm, anh Thức đã không chọn đi ra nước ngoài chữa bệnh, anh chọn cách ở lại. Đó là anh chọn chứ không phải cuộc vận động đấu tranh cho tự do của anh không có hiệu quả gì. Nhưng cũng có khi bản án dài lại rất ác độc cho những người không được dư luận quan tâm và với những người không chịu rời đi như anh Trần Huỳnh Duy Thức. Đi ra nước ngoài hay ở lại Việt Nam trong tù là tuỳ quyết định của từng người, khó có thể nói như thế nào là đúng, thế nào là sai. Ví dụ như trường hợp đơn thân nuôi con nhỏ thì việc đi ra nước ngoài là việc hoàn toàn nên nghĩ đến. Hiện nay ở hải ngoại, có nhiều tổ chức đấu tranh về nhân quyền cho Việt Nam, đấu tranh đòi tự do cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang bị cầm tù. Nổi bật nhất có tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng ở Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, chuyên gia nhân quyền Vũ Quốc Dụng ở Veto, các tiến sĩ của diễn đàn 21 như Dương Hồng Ân, Vũ Ngọc Yên và tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân. Ngoài ra cũng có những tổ chức, cá nhân khác của người Việt ở khắp nơi trên thế giới như Voice của luật sư Trịnh Hội. Những tổ chức và cá nhân này đều có kinh nghiệp tiếp xúc vận động với chính giới của các nước tiến bộ. Họ đều có những thành công trong việc tạo sức ép đòi thả tự do cho các tù nhân lương tâm từ trước đến nay. Những thân nhân của những tù nhân bất đồng chính kiến nên tìm cách tiếp xúc và nhờ giúp đỡ ở những tổ chức trên, bởi sự trực tiếp của thân nhân liên hệ với các tổ chức này nhờ giúp đỡ sẽ thuận tiện hơn cho các tổ chức khi họ tiếp xúc với cơ quan phụ trách nhân quyền ở các nước. Một điều đáng tiếc cũng cần phải nói rõ ở đây, có một số cá nhân và tổ chức không đủ năng lực và kinh nghiệm, cũng như không có những mối quan hệ hiệu quả với chính khách quốc gia nào đó. Nhưng muốn độc quyền vận động cho tù nhân nào đó, khiến cho việc vận động thả tự do gặp nhiều hạn chế. Cá biệt có khi hướng đi của họ không phù hợp với cách làm việc và quan điểm của những chính khách các quốc gia kia, dẫn đến bất lợi cho tù nhân lương tâm. Cuối cùng thì dã man hơn cả, là cộng sản Việt Nam biết rõ những cuộc vận động thế này, nên chúng luôn nâng con số những người bị bắt lên nhiều hơn, đưa những bản án cao hơn để những cuộc vận động tự do trở thành quá tải. Ví dụ những trường hợp cần ưu đãi để đấu tranh vì là bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ và xét xử điển hình là 3 trường hợp  là Nguyễn Minh Thuý, Trần Thuý Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cả ba đều đang nuôi con nhỏ từ hai cháu trở lên. Khiến cho những cuộc vận động đang tập trung vào người này, lại phải gánh thêm trường hợp khác, dẫn đến phân tán và có khi mâu thuẫn giữa các tổ chức đấu tranh nhân quyền vì không biết tập trung ưu tiên cho trường hợp nào. Chẳng hạn ngay cả tổ chức Việt Tân đến giờ cũng quá tải vì thành viên của họ bị bắt giữ khá nhiều, chuyện tập trung đòi tự do cho thành viên của họ thôi cũng đã nặng nề. Những tổ chức nhân quyền cũng bị sức ép từ dư luận, trách cứ họ tại sao vận động cho người này mà không vận động mạnh cho người kia. Dư luận tuỳ theo tình cảm của họ đòi hỏi nhân vật nào mà họ quý mến phải xứng đáng được vận động ưu tiên hơn cả, Từ đó sinh ra oán thán, đố kị lẫn nhau. Việc cộng sản bắt người để mặc cả với quốc tế và dư luận, tổ chức nhân quyền đòi hỏi thả tự do như một cái vòng tròn , diễn ra suốt bao nhiêu năm nay và chế độ cộng sản luôn thắng thế, dù có thả tự do ra nước ngoài một số người, nhưng nhìn chung cộng sản Việt Nam vẫn làm chủ được cuộc chơi. Đối phó với âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản này, nếu chỉ vận động đòi hỏi quốc tế can thiệp là chưa đủ. Cần phải có sự chung sức đóng góp vật chất của đồng bào trong và ngoài nước về tài chính cho những trường hợp bị kết án tù phải ở đủ thời gian, giúp cho những trường hợp này có điều kiện vật chất để yên tâm về mặt gia đình, không ảnh hưởng đến chí khí trong khi bị giam cầm. Hiện nay  tình trạng vận động tài chính này cũng tuỳ hứng, tuỳ theo cảm hứng hay quan hệ thân tình tuỳ thuộc ảnh hưởng của người được giúp đỡ. Nên dẫn đến có trường hợp tuy không tốn nhiều tâm huyết, công sức đấu tranh nhưng lại có ưu điểm biết lăng xê, quảng bá mình đã nhận được nhiều giúp đỡ. Còn nhiều người do không thích hoặc không biết cách phô diễn những việc mình làm, lại nhận được quá ít sự quan tâm khi họ gặp vấn đề. Những người đấu tranh cho dân chủ, những người đấu tranh cho nhân quyền và những người ủng hộ những người đấu tranh nên có những nhận định, đánh giá thực chất về hiện trạng, mức độ tình hình một cách thẳng thắn. Như thế mới có được những bước đi chính xác và lâu dài, hiệu quả. Người Buôn Gió nguoibuongio1972.blogspot.com
......

Với mạng xã hội, những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, bất chấp bị đàn áp thẳng tay

La Hồng dịch Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết khi công an thẩm vấn anh vào năm 2011, anh không có ai để trông cậy. Nhưng giờ đây với những người ủng hộ trên Facebook, “Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa” - anh nói. Hình: Quinn Ryan Mattingly HÀ NỘI, Việt Nam – Một blogger nổi tiếng và là nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam đã bị kết án 10 năm tù tuần trước vì tội đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có tội tuyên truyền chống nhà nước trên mạng xã hội. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến với biệt danh trên mạng Mẹ Nấm, đã bị giam giữ không liên lạc được từ lúc bà bị bắt vào tháng Mười, và việc tham dự phiên tòa xét xử bà đã bị kiểm soát chặt chẽ. Nhưng chỉ một giờ sau khi phán quyết được đưa ra vào thứ Năm, một trong số những luật sư của bà Quỳnh đã tóm lược những tranh luận của mình và đăng lên trang Facebook có 61.000 người theo dõi của ông lời nói sau cùng của bà Quỳnh tại phiên tòa. Theo luật sư, bà đã nói: “Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn”. Tuyên bố này được đăng lại hàng ngàn lần sau đó. Trong chế độ toàn trị ở Việt Nam, internet đã trở thành một diễn đàn thực sự cho những tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước gia tăng. Đặc biệt, kết nối trên Facebook đã huy động được sự phản đối các chính sách của chính phủ. Nó đóng vai trò quan trọng trong phần lớn các cuộc biểu tình chống lại việc xử lí của nhà nước về một thảm họa môi trường vào năm ngoái. Hiện nay, chính phủ đang siết chặt internet, bắt giữ và đe dọa các blogger và buộc kiểm duyệt những nội dung xuất hiện trên Facebook và YouTube của họ. “Facebook đang được sử dụng như một công cụ tổ chức, như một công nghệ tự xuất bản, như một thiết bị giám sát cho biết khi nào người dân bị giam giữ và được thả”, Phil Robertson, phó giám đốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) tại Châu Á, cho biết. Facebook đang được sử dụng “để kết nối các cộng đồng mà nếu không có nó thì sẽ không được nối kết”. Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, một nhà hoạt động vì dân chủ, nói rằng việc ngày càng có nhiều người bất đồng chính kiến dấn bước kết nối thông qua mạng xã hội đã khuyến khích ông. Ông cho biết khi công an thẩm vấn ông lần đầu tiên năm 2011, ông cảm thấy hoàn toàn đơn độc. Cha mẹ và bạn bè không tán thành các bài viết chính trị của ông, và ông biết rất ít người ông có thể trông cậy sự giúp đỡ. Ông Tuấn vẫn đối mặt với sự sách nhiễu của công an và hộ chiếu của ông bị tịch thu. Nhưng trong lần bị gọi đến để thẩm vấn gần đây nhất, ông đã đăng một bản sao giấy triệu tập lên Facebook cùng với một lời ghi chú châm biếm đòi được trả tiền cho khoảng thời gian ông đã mất khi bị canh giữ. Ghi chú này lan truyền, và những người khác làm theo, đăng giấy triệu tập của chính họ lên Facebook và đòi được bồi thường. “Tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa khi hoạt động xã hội”, ông nói. Những người dùng Facebook ở Việt Nam – con số hiện nay là 45 triệu người, gần nửa dân số quốc gia – sử dụng trang mạng này để tổ chức các cuộc thăm viếng tại nhà giam và canh thức bên ngoài đồn công an với những người bị bắt giữ, và kêu gọi quyên góp cho các tù nhân chính trị. Và các nhà bất đồng chính kiến đang ngày càng chuyển từ trang blog chính trị và cá nhân, vốn dễ bị chính phủ ngăn chặn, sang Facebook, là trang được sử dụng rộng rãi và việc ngăn chặn là hoàn toàn bất khả thi. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Việt Nam được biết với tên Mẹ Nấm, tại phiên tòa hôm thứ Năm. Một luật sư đã đăng lời tuyên bố của bà lên Facebook. Hình: Agence France-Presse — Getty Images Ông Tuấn giúp điều hành một nguồn quỹ hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm, bao gồm cả mẹ của bà Quỳnh và hai con nhỏ. Ông cho biết hiện nay phần lớn sự hỗ trợ đến từ những người trong nước gửi tiền qua tài khoản ngân hàng cá nhân, mà nhà nước có thể theo dõi. Ông nói, trong quá khứ thì những cộng đồng người Việt ở hải ngoại cầm chịch hầu hết sự bất đồng và cung cấp phần lớn tiền. “Họ biết rõ rằng họ có thể bị chính phủ kiểm soát, nhưng họ dám làm như vậy”, ông nói về các nhà tài trợ trong nước. Không phải chính phủ làm lơ chuyện đó, khi họ luôn muốn khẳng định quyền lực của mình theo những cách thức mới. Bà Quỳnh là một trong hơn 100 blogger và nhà hoạt động bị giam giữ tại Việt Nam, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Phạm Minh Hoàng, một blogger nổi tiếng khác, đã bị tước quyền công dân và bị trục xuất sang Pháp, nơi ông cũng giữ quốc tịch, vào tuần trước. Chính phủ đã đưa ra chiến lược cắt quyền truy cập Facebook vào thời điểm được trông đợi các cuộc biểu tình diễn ra, và vào đầu năm nay, chính phủ đã yêu cầu cả Facebook và YouTube giúp loại bỏ các tài khoản giả mạo và các nội dung “độc hại” khác, như các tài liệu chống chính phủ, họ bảo rằng có hơn 8000 video trên YouTube có nội dung như vậy, theo báo Tuổi Trẻ. Chính phủ cũng cảnh báo các công ty Việt Nam rằng quảng cáo của họ không được xuất hiện cạnh những nội dung loại đó. Facebook cho biết chính sách của họ là tuân theo luật lệ khu vực, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã xóa nội dung ở Việt Nam cho đến nay. Nguyễn Quang A, một nhà khoa học máy tính đã nghỉ hưu và là cựu Đảng viên Đảng Cộng Sản, hiện nay là một nhà bất đồng chính kiến, nói rằng ông cảm thấy tình hình nhân quyền đang tệ hơn bao giờ hết. Tuần trước, ngay trước một buổi phỏng vấn đã lên kế hoạch, ông bị cảnh sát đưa lên xe ngay gần nhà và lái suốt năm tiếng rưỡi đến bờ biển rồi trở lại. Ông cho biết ông đã bị bắt giữ tương tự như vậy 11 lần khác trong một năm rưỡi qua. Ông cho rằng chính phủ đang gặp áp lực ngày càng tăng từ phía những công dân thất vọng với cách xử lí vấn đề môi trường và đất đai gần đây của chính phủ. Khi vụ đổ hóa chất ở công ty thép Formosa giết hàng tấn cá hồi năm ngoái, sự phẫn nộ đã kết liên lại qua mạng, nơi các cuộc biểu tình được tổ chức, những bức ảnh về thảm họa lan truyền nhanh chóng và hashtag #Ichoosefish (#Tôichọncá) trở thành lời hiệu triệu. Ông Quang A nói: “Tôi nghĩ rằng họ quá sợ hãi. Họ nhìn thấy tình hình quá nguy hiểm với mình, và họ nhìn những nhà hoạt động vì hòa bình như là kẻ thù rất nguy hiểm”. Trong một báo cáo hồi tháng trước, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã mô tả chi tiết cái được gọi là “xu hướng đáng ngại” khi các blogger và nhà hoạt động bị đánh đập trên đường bởi những tên “côn đồ” [tiếng Việt trong nguyên văn – người dịch]. Đã có 36 cuộc tấn công như vậy từ tháng Một năm 2015 đến tháng Tư năm nay, chỉ một vụ trong số đó là được cảnh sát điều tra. Báo cáo dựa một phần vào chính hình ảnh và video mang thương tích của các nhà hoạt động, thường quay rung lắc bằng điện thoại thông minh và nhanh chóng được chia sẻ trực tuyến. Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Leiden ở Hà Lan, cho biết mặc cho những đàn áp gần đây, internet đã làm chuyển dạng xã hội một cách “đáng kinh ngạc và đầy hi vọng” trong thời gian ngắn. “Điều đáng chú ý là trong một quốc gia mà cách đây 15 hoặc 20 năm có tỉ lệ sử dụng điện thoại thấp nhất thế giới đã nhanh chóng đẩy mạnh kỷ nguyên của tin tức 24/24 và những chỉ trích xã hội và chính trị liên tiếp có thể tiếp cận được đến mọi người”, ông nói. Phạm Anh Cường, 45 tuổi, một kĩ sư điện, không bàn về chính trị cho đến hai năm trước, khi nhà hoạt động mà ông theo dõi trên mạng, Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, bị năm người đàn ông đánh nghiêm trọng. Ông Cường đã nhìn thấy những tấm ảnh với gương mặt đầy máu của ông Tuyến và bị đánh động bởi sự tàn bạo của vụ tấn công. Ngày nay, ông tự xem mình là “người cất lên tiếng nói của mình”, nếu không hoàn toàn là một nhà bất đồng chính kiến. Mục tiêu của ông là chia sẻ thông tin với gia đình và bạn bè, thay vì phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông chính thống mà gần như thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà nước. Phạm Anh Cường, bên trái hình, đã được đánh động bởi những tấm ảnh trực tuyến cho thấy một nhà hoạt động đã bị đối xử tàn bạo như thế nào; Nguyễn Chí Tuyến, bên phải hình, đã bị năm người đàn ông đánh, khiến ông trở nên cương trực hơn về mặt chính trị. Hình: Quinn Ryan Mattingly “Lần đầu tiên khi viết trên Facebook, thậm chí không ai “like” nó” – họ sợ phải nhấn vào nút like”, ông nói. “Bây giờ mọi người bắt đầu like và họ cũng bắt đầu chia sẻ”. Khi ngoại tuyến, hiện tại, ông xem ông Tuyến và những nhà bất đồng khác là bạn, và vài người trong số họ chơi trong cùng một đội bóng, câu lạc bộ bóng đá No-U (No-U FC) (“No-U” là đường có dạng chữ U đánh dấu sự xác nhận lãnh thổ mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông, một sự kiện đã khích động nhiều nhà bất đồng Việt Nam vài năm trước). Một trang Facebook theo dõi tỉ mỉ những trận thắng và thua của đội bóng, cũng như những lần ẩn trốn thường xuyên của các thành viên trước lực lượng an ninh. Tuần trước, trong một quán cà phê ở Hà Nội, hai người bạn đã cùng trò chuyện, hút thuốc và kiểm Facebook. Họ chú ý đến câu chuyện truyền thông của nhà nước chỉ trích vào Mẹ Nấm vì đã nhận giải thưởng là tiền mặt từ một tổ chức nhân quyền ở Stockholm. Ông Tuyến ngay lập tức đã tag (gắn thẻ trên Facebook) một nhà ngoại giao người Thụy Điển vào để báo động đến bà vụ việc này và yêu cầu tổ chức nhân quyền cho bình luận. Hai người bắt đầu vuốt màn hình trở lại. “Đây là tin từ một người bạn của tôi, một bác sĩ ở Sài Gòn, người vừa nghe tin rằng Mẹ Nấm đang mắc nợ”, ông Tuyến nói. “Vị bác sĩ ở Sài Gòn đã lên tiếng rằng chúng ta nên góp tiền cho gia đình cô ấy”, ông nói. Ông gõ một lát rồi nhìn trở lên. “Tôi vừa ghi bình luận, “Tôi sẽ tham gia”.” J. W. Dịch giả La Hồng. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Việt Nam khiêu khích quốc tế về nhân quyền

Sau khi ngân hàng quốc tế và quỹ tiền tệ quốc tế ngừng cho Việt Nam vay lãi suất ưu đãi, thúc hối Việt Nam phải trả các khoản nợ đúng hạn. Nhà cầm quyền Việt Nam lập tức có những hành động trấn áp nhân quyền một cách cố tình gây chú ý của quốc tế. Ví dụ như vụ gần đây nhất là tước quốc tịch Việt Nam của giáo sư Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông khỏi Việt Nam ngay khi chủ tịch nước ký lệnh tước quốc tịch. Đây là một vụ việc trắng trợn, vô nhân đạo mà nhà cầm quyền Việt Nam làm một cách có chủ ý rõ ràng. Chúng ta đều thấy rằng giáo sư Phạm Minh Hoàng từ khi ra tù đã mấy năm, ông về nước sinh sống từ năm 2000. Gần 20 năm sống ở quê hương, cuộc sống và gia đình ông đã gắn bó tại quê nhà. Giá như nhà cầm quyền tước quốc tịch ông lúc xử tù mấy năm trước lại đi một lẽ. Đằng này đợi đến mấy năm sau, tưởng mọi thứ yên bình thì họ ra quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông. Ngay sau đó họ nhanh chóng dùng vũ lực bắt cóc ông và tống ông lên máy bay. Một chuỗi hành động phi nhân tính, phi luật pháp được họ công khai thực hiện là nhằm ý đồ cho quốc tế thấy họ, như thể nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẵn sàng học theo Bắc Hàn ăn vạ quốc tế. Liên tiếp chưa đầy nửa năm, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt hàng loạt những người hoạt động ôn hoà, trong đó có những phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Một sự chưa từng có trong lịch sử cộng sản Việt Nam, lẽ ra phải dấu việc bắt giữ thì một trang dư luận viên của chính phủ là trang Vietnamthoibao.org còn thống kê số người bị bắt do bất đồng chính kiến. Tất cả nói lên một điều, cộng sản Việt Nam đang bế tắc trong quan hệ với phương Tây và đang làm mình mẩy để gây chú ý. Không có gì đổi chác, nhà cầm quyền buộc dư luận quốc tế áp lực lên những nguyên thủ quốc gia của họ , để khi gặp gỡ tiếp xúc, những nguyên thủ quốc gia này phải cất tiếng nhắc nhở Việt Nam vi phạm nhân quyền. Qua đó chính khách Việt Nam có cái để mà nói chuyện xin xỏ, nhờ vả. Sự khó lường của Trump khiến nhà cầm quyền Việt Nam tạm gác bỏ trò chơi trao đổi nhân quyền với Mỹ, đổi lại họ chuyển hướng sang Châu Âu. Vì thế,  nếu chú ý thì những người bị bắt bớ và đối xử tàn bạo gần đây đều là những người từng có quan hệ  hoặc dính dáng đến các toà đại sứ Châu Âu. Cũng như việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp giáo dân, đánh đập giáo dân và linh mục Công Giáo do ảnh hưởng của Vatican tại châu Âu rất lớn. Một phần nguyên nhân nữa là chủ trương xây dựng quyền lực của đảng CSVN của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, là một kẻ giáo điều bảo thủ, ông Trọng căm thù sự tư do, dân chủ từ những đòi hỏi của người dân. Dưới thời ông Trọng làm tổng bí thư, xuất hiện nhiều dư luân viên cuồng tín hơn bao giờ hết, những vụ dư luận viên thẳng tay đánh người đấu tranh đều được công an bảo vệ, che đỡ. Từ khi ông Trọng có nhiều quyền lực, các cuộc đàn áp ngày càng dã man đã khiến làn sóng dân chủ, phong trào dấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo xuống đi trông thấy, các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự đều bị bóp nghẹt và giảm đi rất đáng kể. Cho đến nay nhiều hội đoàn, nhóm chẳng còn thấy hoạt động mạnh như trước, có nhóm im bặt hoàn toàn. Sử dụng đàn áp và bắt bớ để làm con bài trong quan hệ với phương Tây đã thành lỗi thời, hoặc những kẻ cầm quyền bây giờ chưa đủ trình độ để chơi những lá bài như vậy. Tuy nhiên dù không đạt được thoả thuận với phương Tây, cộng sản Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc làm giảm đi nhiều những hoạt động của các nhóm , tổ chức xã hội dân sự. Nhưng thành công ấy, chỉ có lợi cho cá nhân những kẻ thích độc tài, thích quyền lực tuyệt đối như Nguyễn Phú Trọng. Còn thiệt hại cho đất nước khá lớn, vì ảnh hưởng đến chuyện hợp tác với các cường quốc kinh tế tiến bộ. Đảng cộng sản Việt Nam cần phải có một tư duy mới rộng rãi và thoáng hơn để tạo ra những quan hệ với các cường quốc, làm tiền đề cho đất nước phát triển. Việc đặt trong tâm vào chuyện dùng bạo lực để  củng cố chế độ độc tài, sống bằng cách bán tài nguyên , phần tài sản của nhà nước cho những nhà đầu tư ở một vài nước châu Á lân cận không phải là giải pháp lâu dài. Muốn thế trung ương đảng CSVN cần phải sớm loại bỏ Nguyễn Phú Trọng, vật cản lớn nhất trong quá trình phát triển đất nước. Đối với những nhà hoạt động đấu tranh ở Việt Nam, cũng nên nhận ra rằng khi phong trào phát triển, có những hoạt động mạnh mẽ cũng là lúc chính phủ Việt Nam vay được tiền nước ngoài nhiều,  và cũng có nhiều những hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam và các cường quốc khác. Cho nên việc phong trào đấu tranh bị sút giảm không có gì đáng buồn, bởi theo lẽ nào đó nó cũng tỷ lệ với việc cộng sản Việt Nam đang vào thế khó khăn. Theo Người Buôn Gió - nguoibuongio´s blog
......

Phải Hay Không Phải?

Có một vài điều liên quan tới chuyện lên tiếng hay không lên tiếng phản đối phiên tòa xử blogger Mẹ Nấm, mình muốn chia sẻ để chúng ta hiểu nhau hơn và thấy được sự bức thiết của việc lên tiếng thế nào . Trước tiên, mình nói rõ vài điều về suy nghĩ cá nhân của mình : – Mình có phải là fan của Mẹ Nấm không ? Không . – Mình có từng bao giờ thần tượng Mẹ Nấm hay thần thánh hóa cô ấy không ? Không . – Mình có hoàn toàn tin tưởng Mẹ Nấm không ? Không . – Mình có tán đồng về cách ứng xử của Mẹ Nấm trong quan hệ giao tiếp với các nhóm khác hay không? Không . – Mình có từng chơi thân hay có muốn chơi thân với Mẹ Nấm sau này hay không ? Không . – Mình có vui khi thấy Mẹ Nấm bị bắt hay không ? Không . Vậy tại sao mình phản đối phiên tòa xử Mẹ Nấm ? – Bởi vì mình muốn VN có một tương lai tốt đẹp sau này và một đất nước tốt đẹp cần được xây dựng trên một nền móng “pháp luật là thượng tôn” . Khi pháp luật bị chà đạp, công dân bị bắt bớ tùy tiện, thì đất nước đó đang ở tình trạng vô pháp . – Bởi vì những điều mà nhà nước csvn viện cớ để bỏ tù Mẹ Nấm thì không có gì là phạm pháp cả, việc chống lại Formosa không có gì là phi pháp cả . – Bởi vì đây sẽ là tiền lệ để đe dọa, răn đe hàng triệu người VN khác phải im hơi lặng tiếng và chịu ách nô lệ của Tàu Cộng . Bất cứ ai chống Formosa thì sẽ bị bắt như thế ư ? Mẹ Nấm và 2 con nhỏ. Nhà nước CSVN nghĩ gì về tương lai của 2 đứa trẻ này khi vu án oan 10 năm tù cho mẹ chúng?   Chuyện mình lên tiếng phản đối phiên tòa xử Mẹ Nấm, không phải để tung hô cô ấy, cũng không phải để hành xử cảm tính vì cô ấy có hai đứa con nhỏ (nếu cô ấy có tội thật thì việc cô ấy có con nhỏ hay không có con nhỏ thì cũng phải chấp hành án theo đúng pháp luật , nhưng ở đây, việc tòa án gán tội cho cô ấy thì đã là việc làm vi phạm luật tố tụng). Chuyện cô ấy có xích mích với nhiều người hay nhóm này nhóm kia, vẫn không phải là chuyện vi phạm pháp luật . Chuyện cô ấy có là phản gián hay là bắt tay chỉ điểm với an ninh hay không, thì cần mọi người tiếp tục quan sát, và khi cần cảnh giác thì cứ cảnh giác . Tuy nhiên, việc này cũng vẫn không phải là mục tiêu của phiên tòa bất lương này, và nếu muốn luật pháp công minh, thì cũng không thể dùng tòa án này để trừng phạt kẻ bị tình nghi là làm ăng ten cho địch . Phiên tòa sơ thẩm “xử” blogger Me Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm 29/6/2017 tại Nha Trang. Mình quan sát mấy ngày qua và mình thấy có một điểm son đáng ghi nhận trong cộng đồng mạng là : Có một số người từng bất đồng ý kiến với Mẹ Nấm, thậm chí từng bị cô ấy ăn nói trịch thượng và không hay ho gì, nhưng họ đã nhìn rộng xa hơn những xích mích cá nhân, và họ đã lên tiếng chống lại phiên tòa xử Mẹ Nấm . Có những người đã từng rất tức giận vì cách hành xử của cô ấy trong những va chạm thế này thế khác, nhưng mấy ngày qua, họ đã vẫn lên tiếng đòi trả tự do cho cô ấy . Tận cùng của phiên tòa thì không phải là đơn thuần csvn vs Mẹ Nấm, mà là csvn vs dân tộc VN . Vì những lẽ đó, mọi người hãy cứ mạnh dạn lên tiếng phản đối phiên tòa lố bịch, gán ghép tội cho công dân VN khi đang chống lại hiểm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Hãy kiên quyết đòi bằng được một nhà nước pháp quyền trong đó pháp luật là thượng tôn . Phải lên tiếng, các bạn mình ạ . Theo FB Phong Lan
......

Những ẩn số và biến số trên bàn cờ Biển Đông

“Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới”. (Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016). Trong báo cáo “Asia-Pacific Rebalance 2025: Capabilities, Presence, and Partnerships”, CSIS, January 19, 2016), các chuyên gia CSIS đã cảnh báo rằng Trung Quốc trỗi dậy là “thách thức chính” đối với Mỹ, và “đến năm 2030 thì Biển Đông hầu như sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc” (“by 2030 the South China Sea will be virtually a Chinese lake”). Liệu Việt Nam và Mỹ có muốn điều đó không, và có thể làm gì để ngăn chặn điều đó? Biển Đông lại nổi sóng Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc kéo dàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, tạo ra khủng hoảng và bước ngoặt trong quan hệ Việt-Trung. Nếu sự kiện đó là “tập một” trong chiến lược giàn khoan (oil rig offenssive) thì những gì đang diễn ra có thể là “tập hai”, nhằm từng bước biến Biển Đông thành cái ao của Trung Quốc (nếu Mỹ và các nước khác hành động quá ít và quá chậm). Ngày 16/6/2017, Trung Quốc lại thông báo giàn khoan HD-981 “sẽ hoạt động ngay gần cửa Vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng…” Trong khi HD-981 tiếp tục di chuyển xuống phía Nam thì Trung Quốc triển khai khoảng 40 tàu hải giám (và máy bay Y8) tại khu vực quanh bãi Tu Chính (Vanguard Bank) để ngăn cản Việt Nam triển khai dự án khai thác dầu Cá Rồng Đỏ (lô 136-3) cách Vũng Tàu khoảng 450km (trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam), do PetroVietnam hợp tác với Talisman (nay là Repsol của Tây Ban Nha). Theo Carl Thayer (UNSW) có khả năng xảy ra đụng độ trong những ngày tới. Lê Hồng Hiệp (ISEAS) cũng nhất trí: “Nếu Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò, thì đương nhiên sẽ xảy ra đụng độ với Trung Quốc”. Biển Đông lại nổi sóng và kịch bản cũ dường như đang được lặp lại, nhưng trong một bối cảnh mới khó dự đoán hơn, vì có nhiều ẩn số và biến số. Theo Bill Hayton (BBC, 26/6/2017), tướng Phạm Trường Long đã đến Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam (có lẽ để yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha ép Repsol bỏ cuộc). Chưa biết Việt Nam sẽ nhượng bộ hay sẽ thách thức Trung Quốc. Lúc này có thể Trung Quốc chưa sẵn sàng làm liều, vì họ còn đang bận chuẩn bị Đại hội Đảng 19 (vào cuối năm nay) và đang triển khai chiến dịch lấy lòng người (Charm Offensive) để quảng cáo cho quốc sách “Một vành đai, Một con đường”. Trong khi đó, dư luận Việt Nam (và quốc tế) đang ồn ào về sự kiện tướng Phạm Trường Long (Phó Chủ tịch Quân ủy TW) và phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc đến Hà Nội (18/6/2017) đã đột ngột bỏ về. Tại sao tướng Long đến rồi lại đột ngột bỏ về? Nguyên nhân gì làm quan hệ Việt-Trung căng thẳng? Liệu có dẫn đến xung đột hay không? Ý nghĩa của hợp tác chiến lược Viêt-Mỹ/Việt-Nhật? Và những biến số trên bàn cờ Biển Đông? Để làm rõ các câu hỏi đó, cần đặt chúng trong bối cảnh mới. Quan hệ Việt-Trung có nhiều vấn đề, nhưng tranh chấp Biển Đông vẫn là then chốt nhất, vì nó không chỉ liên quan đến quan hệ song phương Việt-Trung (như Trung Quốc muốn) mà còn liên quan đến nhiều nước khác ngoài ASEAN, đặc biệt là tam giác Mỹ-Trung-Nhật. Những biến chuyển trong quan hệ Viêt-Mỹ và Việt-Nhật gần đây đã tác động trực tiếp đến quan hệ Việt-Trung. Tại sao Phạm Trường Long đột ngột bỏ về? Sau hai chuyến đi Mỹ và Nhật (liền nhau) của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với kết quả đạt được về kinh tế và an ninh, chắc chắn Trung Quốc khó chịu và phản ứng. Tại sao lần này Bắc Kinh lại cử tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong) chứ không phải Dương Khiết Trì hay Trương Cao Lệ (như lần trước)? Có lẽ vì vấn đề cốt lõi trong chuyến đi Mỹ và Nhật của Thủ tướng Phúc là hợp tác quốc phòng. Tuy vấn đề thương mại (ký được hợp đồng $8 tỷ với Mỹ) cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng thỏa thuận về quốc phòng. Về điểm này, tôi tán thành nhận xét của Lê Hồng Hiệp: “đáng chú ý là nội dung về hợp tác quốc phòng giữa hai bên, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như Việt Nam và Nhật Bản, được nêu bật, đặc biệt là trong tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hai bên thảo luận việc để tàu sân bay của Hoa Kỳ vào cảng Cam Ranh. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến cho Trung Quốc không cảm thấy thoải mái, và rõ ràng là Trung Quốc muốn gây sức ép để Việt Nam không nghiêng quá gần về phía Hoa Kỳ hay Nhật Bản, vì Hoa Kỳ và Nhật Bản là những đối thủ cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong khu vực này”. (ISEAS, June 20, 2017). Hà Nội có biết trước là Bắc Kinh sẽ phản ứng không? Chắc chắn là biết. Nhưng Việt Nam bị mắc kẹt (như “catch-22”) giữa hai nước lớn, nên buộc phải cân bằng quan hệ trong tam giác Mỹ-Trung-Việt. Tuy không muốn làm mất lòng Trung Quốc, nhưng Việt Nam phải tăng cường hợp tác với Mỹ và Nhật vì lợi ích sống còn (cả kinh tế và an ninh). Vì vậy, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phải đi thăm Trung Quốc (11-15/5/2017) trước khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm Mỹ (29-31//2017). Đó là nước cờ “ngoại giao phòng ngừa” để cân bằng quan hệ với hai nước lớn, nhưng có thể không đủ để xoa dịu Bắc Kinh, vì lợi ích cốt lõi của hai bên khác nhau tới mức không thể dung hòa. Xã luận Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích Việt Nam ngay khi tướng Long đến Hà Nội. Họ lớn tiếng kẻ cả khuyên ta “chọn bạn mà chơi”, ám chỉ Việt Nam không được xích lại quá gần Mỹ và Nhật (Global Times, May 18, 2017). Ngày 18/6/017, thượng tướng Phạm Trường Long cùng một đoàn sỹ quan cao cấp gồm tư lệnh mặt trận Phía Nam (Viên Dự Bách), Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân (Thiệu Nguyên Minh), Tham mưu trưởng Lục quân (Lưu Chấn Lập), Phó Tư lệnh Hải quân (Lưu Nghị), Phó Chính ủy Không quân (Tống Côn), và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng, đã đến Hà Nội. Tướng Long đã gặp các lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam. Đây là lần đầu tiên từ sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn (3/2016), Trung Quốc cử một đoàn quân sự cấp cao như vậy đến Việt Nam, chắc không phải vô cớ. Theo New York Times (21/6/ 2017), Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Trung lần thứ 4 đã bị hủy vì “những lý do liên quan đến sắp xếp” giữa hai nước. Nhưng nguyên nhân thực sự là tướng Long “đã tỏ ra giận dữ trong hội đàm kín” về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và hoạt động ngoại giao tích cực của Việt Nam với Mỹ và Nhật vừa qua. Tướng Long đã cắt ngắn chuyến thăm và rời Việt Nam tối 18/6 mà không công bố nguyên nhân. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tránh né không giải thích, trong khi báo chí chính thống của Việt Nam không đưa tin. Trong hội đàm chính thức với Việt Nam, tướng Long nhấn mạnh “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ”. Báo chí chính thống của Việt Nam cũng không đưa tin. (Vào lúc đó các báo đài bận kỷ niệm “ngày báo chí cách mạng” 21/6). Nguyên nhân căng thẳng Việt-Trung Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước sức ép to lớn và thách thức nan giải, cả về kinh tế lẫn an ninh, buộc chính phủ phải đổi mới thể chế và điều chỉnh chiến lược nước lớn sang tư thế “tái cân bằng tích cực” (pro-active rebalancing). Muốn duy trì tính chính danh của chế độ trước cộng đồng quốc tế và cộng đồng dân tộc, khi dân chúng đã mất lòng tin và bất bình (vì kinh tế xuống dốc, ô nhiễm môi trường, chiếm dụng đất đai, vi phạm nhân quyền, và phụ thuộc Trung Quốc), Đảng buộc phải tuyên bố thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế (Nghị quyết TW5) chống tham nhũng và điều chỉnh quan hệ với các nước lớn, để tìm cách tháo gỡ khó khăn. Có ba nhóm vấn đề chính cần tháo gỡ. Thứ nhất, kinh tế tiếp tục suy thoái và tụt hậu, ngân sách thâm hụt (thu không đủ chi) vì nợ công quá lớn và nợ nước ngoài đến hạn, nếu không tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất thì không thể chặn được đà này. Thứ hai, sau khi Mỹ rút khỏi TPP thì Việt Nam bị hẫng hụt, nếu không đổi mới thể chế và tăng cường hợp tác quốc tế (với Mỹ, Nhật và EU) thì không thể duy trì được tăng trưởng. Thứ ba, hầu như ai cũng muốn thoát Trung, vì đất nước phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị nên ngày càng rủi ro và nguy hiểm cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Nếu không điều chỉnh quan hệ với các nước lớn đồng thời tăng cường nội lực thì không thể thoát Trung được. Nếu Trung Quốc muốn “trùm chăn” từng nước láng giềng bằng quan hệ song phương để dễ bắt nạt thì các nước (ASEAN) phải tung chăn ra và liên kết lại để cùng đối phó (tại Biển Đông). Tuy Trung Quốc có thể dễ dàng bẻ gãy từng chiếc đũa, nhưng khó lòng bẻ gãy cả bó đũa. Nếu bó đũa ASEAN còn yếu, họ càng phải tăng cường liên kết ngoài ASEAN (với Mỹ, Nhật, Ấn, Úc). Xung quanh chuyến đi Mỹ và Nhật của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có những động thái mới đáng chú ý, được phản ánh trong nội dung Tuyên bố Chung. Ngày 22-25/5/2017, Mỹ chuyển giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam một tàu tuần duyên (lớp Hamilton, trọng tải 3250 tấn) và 6 xuồng tuần tra tốc độ cao (trong số 18 chiếc đã thỏa thuận). Ngày 2/6/2017, khu trục hạm USS John S. McCain đã đến Cảng Quốc tế Cam Ranh trong khi TNS John McCain dẫn đầu phái đoàn Ủy ban Quân lực Thượng viện (cùng Hạ viện Mỹ) đang thăm Việt Nam, đã gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Sau đó TNS McCain đã đến Cam Ranh thăm tàu USS John S. McCain. Đó là một sự kiện mang ý nghĩa tượng trưng cao. Ngày 11-15/6/2017, tàu USS Coronado (LCS 4) lại đến Cảng Quốc tế Cam Ranh để thực hiện chương trình bảo dưỡng dự phòng viễn dương trong khuôn khổ “chuyến thăm kỹ thuật”. Một ngày không xa, người ta có thể thấy tàu sân bay Mỹ cập Cảng quốc tế Cam Ranh. Ngày 20/5/2017, tàu sân bay trực thăng JS Izumo (tàu chiến lớn nhất của Nhật) đã đến Cảng quốc tế Cam Ranh để tham gia chương trình “Đối tác Thái Bình Dương 2017” (PP17) tại Khánh Hòa. Cùng đến Cam Ranh để tham gia chương trình PP17 còn có tàu khu trục JS Sazanami của Nhật và tàu vận tải cao tốc USNS Fall River của Mỹ. Ngày 13/6/2017, tàu tuần dương JS Echigo của Nhật lại đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để tham gia chương trình huấn luyện chung với Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Vùng 2 về phối hợp hoạt động trên biển. Nói cách khác, những hoạt động hợp tác hải quân nói trên là một sự răn đe đối với Trung Quốc. Liệu căng thẳng có dẫn đến xung đột? Việt Nam bị sức ép phải duy trì tốc độ tăng trưởng nên buộc phải tăng cường khai thác dầu khí tại Biển Đông, mặc nhiên sẽ đụng chạm tới cái mà Trung Quốc coi là lợi ích của họ. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn cản các hoạt động này của Việt Nam. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu mâu thuẫn Việt-Trung tăng lên khi Việt Nam tiếp tục khai thác dầu khí, và tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ và Nhật, qua hai chuyến đi của ông Phúc. Có lẽ đây là nguyên nhân chính làm quan hệ Việt-Trung căng thẳng, và làm tướng Long bỏ về sớm. Tuy đây là “một chuyện chưa từng có tiền lệ” (theo lời ông Nguyễn Vinh Quang, cựu phó Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhưng có thể Bắc Kinh đã tính toán từ trước, chứ không phải ngẫu nhiên. Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa của mình là một việc chính đáng, không làm phức tạp thêm tình hình vì Việt Nam có chủ quyền ở đó theo Luật Biển của LHQ. Nhưng nếu Trung Quốc phản đối và ngăn cản bằng vũ lực thì họ sẽ thách thức quan hệ Việt-Trung, tạo ra khủng hoảng mới, ngang bằng (thậm chí lớn hơn) vụ khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, chắc cả hai bên đều không muốn xảy ra xung đột (vì chưa sẵn sàng). Nhưng liệu trong thời gian tới, hai bên có thể ngăn chặn được xung đột hay không, vẫn là một câu hỏi khó đoán (vì còn nhiều ẩn số và biến số). Nhưng cả hai bên đều không thể nhượng bộ, vì phải giữ thể diện và lợi ích cốt lõi. Tuy lần này chưa xảy ra bạo loạn (như tháng 5/2014), nhưng khó kiềm chế được người dân biểu tình chống Trung Quốc. Nếu Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình và tiếp tục thăm dò dầu khí tại dự án Cá Voi Xanh (lô 118) và Cá Rồng Đỏ (lô 136-3), thì có thể xảy ra đụng độ với Trung Quốc. Trong trường hợp Việt Nam rút các tàu thăm dò của mình về thì vô hình trung thừa nhận khu vực đó có tranh chấp, và như vậy phải từ bỏ lợi ích sống còn của mình cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bỏ qua vụ này, thì vô hình trung họ chấp nhận “một tiền lệ nguy hại cho chiến lược Biển Đông của Trung Quốc” (theo Alexander Vuving). Chính vì phải giữ thể diện và lợi ích quốc gia mà hai bên khó hóa giải được mâu thuẫn. Nếu Trung Quốc đưa lực lượng hải giám (và giàn khoan HD-981) tới áp đảo, mà Việt Nam vẫn không chịu lùi bước, thì xác xuất rủi ro xung đột rất cao. Nếu Trung Quốc dấn tới, họ sẽ thách thức không chỉ Việt Nam mà còn nhiều nước khác trong và ngoài khu vực có lợi ích về tự do hàng hải ở Biển Đông. Vấn đề là thái độ phản ứng của Mỹ và Nhật thế nào? Tuy họ chia sẻ với Việt Nam về tầm nhìn chiến lược tại Biển Đông, nhưng họ chưa phải là đồng minh chiến lược, mặc dù lợi ích chiến lược của chính họ cũng khó cho phép họ làm ngơ. Hàng năm lưu lượng hàng hóa đi qua Biển Đông là hơn $5.000 tỷ (bằng gần một nửa thương mại quốc tế), trong đó riêng Mỹ chiếm $1.200 tỷ. Từ sau vụ khủng hoảng giàn khoan (5/2014), quan hệ Việt-Trung đã tốt hơn. Việt Nam vừa cảnh giác, vừa cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đồng thời tăng cường hợp tác với các đối thủ chiến lược của Trung Quốc là Mỹ, Nhật, và lôi kéo sự quan tâm của EU và các nước khác tới Biển Đông. Quan trọng hơn, các sáng kiến hợp tác quốc phòng cụ thể giữa Việt Nam với Mỹ và Nhật cũng được nêu bật trong các tuyên bố chung trong hai chuyến đi Mỹ và Nhật mới đây của Thủ tướng Phúc. Các tuyên bố này nhấn mạnh lập trường cứng rắn của Việt Nam với Mỹ và Nhật về Biển Đông. Mỹ và Nhật bắt đầu chuyển giao cho Việt Nam tàu tuần duyên và xuồng tuần tra, và giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Những động thái nói trên chắc làm Bắc Kinh tức giận và phản ứng. Cho dù lý do thực sự làm tướng Long bỏ về là cố ý (hay bị “mời về”) thì sự cố đó không phải là một tín hiệu tốt cho quan hệ hai nước. Vì vậy trong thời gian tới có thể xảy ra một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ Việt-Trung. Theo Carl Thayer, nếu tướng Long khẳng định “Nam Hải (Biển Đông) là lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa” và yêu cầu Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí tại mỏ Cá Voi Xanh và Cá Rồng Đỏ, thì chắc Việt Nam sẽ coi tuyên bố và yêu cầu đó là “quá khích” (inflammatory). Lãnh đạo Việt Nam chắc sẽ từ chối và phản ứng bằng cách khẳng định lại chủ quyền của mình tại Biển Đông. Alexander Vuving cũng nhận định: “có thể cả hai phía đều tính toán sai” và cả hai quốc gia “đều quyết tâm chứng tỏ cho phía bên kia thấy quyết tâm của mình về chủ quyền”. Dù sao, việc tướng Long đột ngột bỏ về tối 18/6 là một dấu hiệu bất thường làm sóng gió đang nổi lên trong quan hệ Việt-Trung. (“China Cancels Military Meeting With Vietnam Over Territorial Dispute”, Mike Ives & Jane Perlez, New York Times, 21/6/2017). Ý nghĩa hợp tác chiến lược Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Mỹ, dự án hợp tác PetroVietnam và Exxon Mobil đã ký (1/2017) để khai thác mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) vừa có ý nghĩa kinh tế to lớn (trị giá $10 tỷ) vừa có ý nghĩa chiến lược phòng vệ (hedging). Trước đây, Exxon Mobil không sợ Trung Quốc, thì bây giờ Exxon Mobil càng không sợ, vì Ngoại trưởng Rex Tillerson vốn là CEO của tập đoàn Exxon Mobil. Trung Quốc chỉ có thể bắt nạt Việt Nam chứ không bắt nạt được Mỹ và Exxon Mobil. Điều đáng chú ý là mỏ khí Cá Voi Xanh cách Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà) có 88km, và giáp ranh “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Cùng với cam kết của Mỹ và Nhật giúp Việt Nam tăng cường năng lực hải quân, quyết tâm triển khai dự án dầu khí Cá Voi Xanh và Cá Rồng Đỏ, cũng như ý định đưa tàu sân bay Mỹ đến Cảng Quốc tế Cam Ranh là các vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ Mỹ-Trung-Việt, nhất là trong bối cảnh hiện nay có những tin đồn về thỏa thuận ngầm giữa Việt Nam và Mỹ về căn cứ Cam Ranh. Có lẽ đây là ẩn số quan trọng nhất trong hợp tác chiến lược Việt-Mỹ. Tuy chưa rõ hai bên đã đạt được thỏa thuận hay chưa, nhưng nhiều người tin rằng Việt Nam sớm muộn cũng phải cho Mỹ thuê căn cứ Cam Ranh như một giải pháp tình huống có ý nghĩa răn đe và phòng vệ chiến lược (strategic hedging and deterence) bên cạnh ý nghĩa kinh tế (trong lúc ngân sách gần trống rỗng). Tiếp theo chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến Cam Ranh (3/6/2012) như bước khởi đầu, các chính khách Mỹ và chiến hạm Mỹ đã liên tiếp tới Cam Ranh trong mấy năm qua. Quan trọng nhất là Tổng thống Obama đã tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí trong chuyến thăm Việt Nam (23-2/5/2016), mở ra triển vọng hợp tác chiến lược Viêt-Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng Việt-Trung tăng lên, vấn đề Mỹ thuê căn cứ Cam Ranh dường như chỉ là vấn đề thời gian và giá cả cụ thể mà thôi. Câu chuyện Mỹ thuê Cam Ranh trở nên nhạy cảm và bí ẩn trong chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngày 4/6/2017, Reuters đưa tin Podesta Group là công ty môi giới giữa Chính phủ Việt Nam với Chính quyền Trump (với tiền công là $30.000/tháng) đã kín đáo thừa nhận hai bên đã ký kết “một thỏa thuận quan trọng”. Thỏa thuận đó không phải về thương mại vì không có mặt Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng lại có mặt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (tướng Nguyễn Chí Vịnh) và Bộ trưởng Bộ Công an (tướng Tô Lâm). Có một số hiện tượng đáng lưu ý. Hội nghị TW5 lẽ ra họp vào tháng 3/2017 nhưng đã hoãn đến tháng 5/2017 (phải chăng để chờ ông Trump khẳng định?) Ngày 21/5/2017, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng Phúc ngày 31/5/2017. Liệu ông Trump có mời ông Phúc sang thăm không nếu TW5 không thông qua phương án cho thuê Cam Ranh? Một điểm nữa đáng chú ý là trong vụ khủng hoảng con tin Đồng Tâm, có tin Podesta Group đã nhắn tin cho Hà Nội rằng ông Trump sẽ không mời ông Phúc sang thăm nếu xảy ra đàn áp bằng bạo lực, và nếu vậy thì ông Phạm Bình Minh cũng không nên đi Mỹ. Trước khi ông Phúc lên đường thăm Mỹ, Reuters lại đưa tin chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc là kết quả của một cuộc “thương lượng ngầm” với Mỹ. Tuyên bố Chung có một đoạn tích cực về Biển Đông: “Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ nhấn mạnh là nước Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Một đoạn khác về song phương: “Chính phủ Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ theo hướng thực chất, toàn diện, ổn định và lâu dài trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau”. Trong câu trên không thấy cụm từ “toàn vẹn lãnh thổ” như mọi khi để ám chỉ chính sách “Ba không” (không có căn cứ quân sự nước ngoài). Có một chi tiết quan trọng khác là trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng (31/5/2017) thì đồng thời tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp TNS John McCain (Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện). Ngày hôm sau, không phải vô cớ mà TNS John McCain bay đi Cam Ranh, đến thăm chiến hạm USS John S.McCain đang đậu tại Cảng Quốc tế Cam Ranh. Ngày 5/6/2017, phái đoàn John McCain về đến Mỹ đã ra thông cáo: “Chúng tôi hy vọng sự hiện diện của USS John S. McCain là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Mỹ tại khu vực”. Những nghịch lý tại Biển Đông Theo Báo cáo Asia-Pacific Rebalance 2025, muốn đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy hung hăng của Trung quốc hiện nay (đặc biệt là tại Biển Đông), Mỹ phải kết hợp cả ba yếu tố là “tham dự” (engagement), “răn đe” (deterrence) và “trấn an” (reassurance). Đó là một chiến lược đúng, nhưng hơi muộn, vì chưa kịp triển khai thì chính quyền Trump đã thay thế chính quyền Obama, với những bước đi chập chững gây bất an và bất định cho khu vực. Chính sách ngoại giao đổi chác của ông Trump làm đồng minh Châu Á bất an, lo ngại Mỹ sẵn sàng thỏa hiệp với Trung Quốc (để kiểm soát Bắc Triều Tiên), nên không sẵn sàng chống lại sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc. Nếu ông Trump không sẵn sàng thách thức những đòi hỏi ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông, thì các nước khu vực có thể bị xô đẩy ngả theo Bắc Kinh. Philippines từng là đồng minh gắn bó nhất của Mỹ ở khu vực, nay cũng công khai tách khỏi Mỹ để ngả theo Trung Quốc. Nhưng “tuần trăng mật” của Donald Trump và Tập Cận Bình từ sau Mar A Lago Summit đã tàn, vì hợp tác Mỹ-Trung về vấn đề Triều Tiên hầu như chỉ là ảo tưởng, làm Washington thất vọng vì không có kết quả thực chất. Trong khi đó, Trung Quốc vận dụng “Binh pháp Tôn tử” (và cờ vây), tiếp tục triển khai “Tam chủng Chiến pháp” (three-warfare doctrine) kết hợp chiến tranh tâm lý với truyền thông và pháp lý. Tuy Trung Quốc không muốn xung đột với Mỹ, nhưng lại gây căng thẳng tối đa tại Biển Đông (như trò “brinkmanship”). Thứ nhất, Mỹ là mối lo lớn nhất của Trung Quốc, nên họ gây căng thẳng để hù dọa Mỹ không dám can thiệp vào khu vực này. Nếu xung đột nhỏ với Việt Nam hay Philippines xảy ra thì Trung Quốc dễ dàng bắt nạt đối phương và coi đó là việc nội bộ (song phương), không liên quan đến Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc cũng không muốn Nhật, Úc, Ấn Độ can thiệp vào Biển Đông (cùng với Mỹ) vì một liên minh như vậy (Mỹ-Nhât-Úc-Ấn) là mối lo thứ hai của của Trung Quốc. Nếu vô hiệu hóa được hai mối lo trên, Trung Quốc dễ dàng cô lập, bắt nạt và phân hóa ASEAN (như đang diễn ra hiện nay). Bị Trung Quốc phân hóa nên ASEAN đang đánh mất vai trò, trong khi Mỹ sao nhãng. Đó là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc bắt nạt nước láng giềng Việt Nam (claimant) hay Singapore (ASEAN coordinator). Theo Alexander Vuving, đây là “cơ hội ngàn vàng” để Trung Quốc lấp chỗ trống quyền lực, nhằm thay thế vai trò lãnh đạo khu vực của Mỹ. Trung Quốc triển khai chiến lược lấn sân từng bước, thay đổi thực địa tại Biển Đông bằng cách xen kẽ chiến dịch lấy lòng người (Charm Offensive) bằng một đợt dùng sức mạnh để cưỡng chế (coercion). Đó là chính sách “cái gậy và củ cà rốt” tuy cổ truyền nhưng vẫn có tác dụng (nhất thời). Hiện nay, Việt Nam được coi như lá bài chủ chốt giúp Mỹ ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, nhất là sau khi Philippines đã ngả theo Bắc Kinh. Hợp tác chiến lược Việt-Mỹ là cơ sở thiết yếu cho quan hệ đối tác chiến lược, giúp tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực, và tăng cường vai trò của Việt Nam trong ASEAN. Mỹ và các đồng minh/đối tác trong khu vực cần lập ra một liên minh trên thực tế (de facto coalition) theo khuôn khổ “đối tác an ninh khu vực” (regional security partnership). Về lâu dài, lợi ích an ninh của Việt Nam (cũng như ASEAN) gắn liền với “tứ giác Mỹ-Nhật-Úc-Ấn” (bên cạnh cộng đồng ASEAN). Một liên minh “defacto” như vậy có thể chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác hải quân và hàng hải để nâng cao năng lực an ninh quốc phòng. Thông qua chuyển giao trang thiết bị/huấn luyện/tập trận chung, liên minh này có thể giúp các nước khu vực (như Việt Nam) từng bước tham gia tuần tra Biển Đông (FONOPs). Chỉ có như vậy mới có thể giúp các nước ASEAN tự tin, đoàn kết và “thoát Trung”. Mấy lời cuối Cuộc chiến “mèo vờn chuột” trên Biển Đông đang gia tăng. Lực lượng Hải giám hùng hậu của Trung Quốc như “hạm đội dân quân biển” ngày càng hung dữ. Những vụ tàu Hải giám Trung Quốc đâm tàu Kiểm ngư Việt Nam còn gia tăng, có thể dẫn đến xung đột trên biển rất nguy hiểm, dễ rơi vào bẫy Trung Quốc. Trong khi lực lượng hải quân Việt Nam (hay Mỹ và Nhật) không thể trực tiếp can thiệp, thì “hạm đội dân quân biển” của Trung Quốc tung hoành bắt nạt lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát Biển còn nhỏ yếu của Việt nam. Người Việt tuy giỏi đánh du kích (trong rừng) nhưng Biển Đông không giống rừng Trường Sơn. Nhưng điều đáng lo ngại nhất không phải ta thua vì thiếu tàu chiến hay máy bay, mà sợ “quân đội nhân dân” đánh mất lòng tin của dân, không còn “trung với nước, hiếu với dân”. Lâu nay “quân đội chuyên nghiệp” của ta quá mải mê làm kinh tế để làm giàu, bận chiến đấu tại trận địa Đồng Tâm hay sân golf Tân Sơn Nhất, nên các nhóm lợi ích quân đội tham nhũng không thua kém ai, làm quân đội mất sức chiến đấu. Trong khi Trung Quốc quyết liệt chống tham nhũng và cải tổ quân đội, thì chúng ta đã làm gì? Nay lời kêu gọi “quân đội thôi làm kinh tế” để tâp trung bảo vệ tổ quốc, nghe như một khẩu hiệu yếu ớt và muộn màng. Nhưng thà “muộn còn hơn không”, vì đã đến lúc “đổi mới hay là chết” (do “cùng tắc biến”). Mỹ và Nhật đã bắt đầu chuyển giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam một số tàu tuần duyên/tuần tra và tăng cường huấn luyện/tập trận trên biển, nhưng điều này còn quá ít và quá chậm (too little too latte) trước tình thế cấp bách hiện nay. Tàu tuần duyên (lớp Hamilton) mà Mỹ vừa chuyển giao cho Việt Nam chưa hoạt động được trước tháng 11/2017 (vì cần 6 tháng huấn luyện sau khi chuyển giao). Có nhiều hệ quả do chính sách “đi dây” cân bằng thụ động của Việt Nam, cũng như chủ trường “lãnh đạo từ phía sau” (leading from behind) của ông Obama, tuy “xoay trục” nhưng “vừa đái vừa run” như “tiếng kèn ngập ngừng” (uncertain trumpet). Mỹ đã để Trung Quốc cướp mất bãi cạn Scarborough của Philippines, nên đã làm cho ông Duterte mất lòng tin vào Washington, đã quyết định bỏ Mỹ để ngả theo Trung Quốc. Tuy Mỹ vẫn tuần tra Biển Đông (FONOP) nhưng bằng cách “đi qua vô hại” (innocent passage), làm Trung Quốc coi thường. Ông Tập Cận Bình đã “nắn gân” và qua mặt ông Obama. Mấy năm qua Trung Quốc đã ráo riết “thay đổi thực địa” và quân sự hóa Biển Đông như cắt lát salami, nên đã chiếm được thế thượng phong. Theo Carl Thayer, “Biển Đông nay là cái ao của Trung Quốc”. Nhưng cái giá phải trả là Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào tay người Mỹ, như trước đây họ đã đẩy Việt Nam vào tay người Nga. Vì vậy, Cam Ranh cũng như Cá Voi Xanh là những ẩn số và biến số có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changers). Dù sao tôi vẫn tin trong trời đất và thế gian này luôn có quy luật “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Cái gì không thể xấu hơn được nữa thì sẽ tốt lên. Trong mọi chuyện xảy ra trên đời này, luôn có quy luật “hệ quả không định trước” (unintended consequences). 27/6/2017 N.Q.D. Tác giả gửi cho viet-studies ngày 27-6-17 Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_BanCoBienDong.html
......

Từ nay BBC không còn là...đài địch !?

VOV đề xuất hợp tác với BBC World Service trong đào tạo nghiệp vụ truyền thông và đồng sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh. Ngày 27/6, ông Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN (VOV) đã thăm trụ sở BBC ở London và có cuộc làm việc với BBC World Service. Bà Francesca Unsworth, Giám đốc BBC World Service cùng những người phụ trách các đơn vị sản xuất nội dung, kỹ thuật và kinh doanh đã nồng nhiệt tiếp đoàn VOV. Các đại diện BBC World Service đã giới thiệu về kinh nghiệm phát triển hệ thống sản xuất nội dung của mình để phục vụ đối tượng khán thính giả toàn cầu. Bà Francesca Unsworth cho biết, BBC World hiện có 384 triệu khán thính giả mỗi tuần gồm nghe đài, xem truyền hình và nghe/xem qua mạng internet. BBC World đang phát thanh các chương trình bằng 28 ngôn ngữ, trong thời gian tới, sẽ phát thêm chương trình với 12 ngôn ngữ nữa. Để phát triển bền vững, BBC World Service luôn khuyến khích những sáng tạo. Thử thách đặt ra là làm sao duy trì được lượng khán thính giả trên radio, TV đồng thời tăng lượng công chúng xem/nghe qua mạng. Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ cho biết, VOV đang trong quá trình nhìn nhận lại mình và xác định đường hướng phát triển tiếp theo. VOV đề xuất BBC World Service hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ và sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh. Trước đây, hai bên từng đồng sản xuất các chương trình dạy tiếng Anh phát trên VOV; thời gian sắp tới có thể cùng xây dựng các chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình và trên mạng. Phía BBC World Service bày tỏ sẵn sàng hợp tác, trước hết với chương trình dạy tiếng Anh mà hiện tại BBC đang có sẵn nguồn dữ liệu phong phú và có thể dàn dựng cho phù hợp với đối tượng người học ở Việt Nam, thông qua các kênh truyền thông của VOV. BBC cũng có thể cử chuyên gia về nội dung và kỹ thuật để giúp VOV đào tạo nhân lực./. Thúy Hoa/VOV Nguồn: Tễu - Blog
......

Sự thật về việc Tướng Trung Cộng cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam

Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đột ngột cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam trở về lại Bắc Kinh ngay trong ngày 18 tháng 6, đã làm cho những căng thẳng ngấm ngầm giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong nhiều tháng qua bùng nổ lớn trên mặt công luận. Tướng Long được coi là nhân vật quân sự đứng hàng thứ hai của Trung Cộng viếng thăm Việt Nam sau Tập Cận Bình vào tháng 11, 2015. Theo dự kiến, họ Phạm sẽ thăm Việt Nam 2 ngày 18 và 19 tháng 6, và sẽ cùng với Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Ngô Xuân Lịch chủ trì một số hoạt động giao lưu hữu nghị lần thứ 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam, diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6. Tuy nhiên, chuyến thăm đã không xảy ra như dự kiến. Tướng Long sau khi đến Hà Nội, đã được đưa đi viếng thăm xã giao các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc vào buổi sáng, đến buổi chiều thì dự cuộc họp với Tướng Ngô Xuân Lịch. Sau khi kết thúc cuộc họp, họ Phạm cho biết là phải thay đổi lịch trình, quay trở lại Bắc Kinh ngay chiều tối 18 tháng 6, trong sự ngỡ ngàng của các quan chức CSVN. Cho đến nay, phía CSVN chưa lên tiếng chính thức về lý do vì sao tướng Trung Cộng cắt ngắn chuyến viếng thăm, trong khi đó phía Bộ Quốc Phòng Trung Cộng ra thông cáo ngắn gọn cho rằng vì lý do “sắp xếp lịch làm việc.” Theo lịch trình, chuyến viếng thăm Việt Nam của một nhân vật cao cấp Trung Cộng như vậy, và nhất là để chủ trì các hoạt động hữu nghị ở biên giới, nên chắc chắn phải được hoạch định kỹ từ trước, không thể vì “lịch làm việc” mà cắt ngắn chuyến thăm viếng. Hiện các nhà phân tích thời sự quốc tế đang đưa ra ba diễn biến khiến cho Tướng Long đột ngột ngưng chuyến viếng thăm. Thứ nhất, Tướng Long đã “phàn nàn” với lãnh đạo CSVN về các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 và nhất là việc CSVN ký một thỏa thuận với Tập đoàn ExxonMobil của Hoa Kỳ để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông, nơi mà Trung Cộng cho là vi phạm chủ quyền của họ. Chính vì thế mà Phạm Trường Long mới tuyên bố rằng những đảo ở Biển Đông thuộc Trung Cộng thời cổ đại trong các buổi gặp gỡ với Tứ trụ của CSVN. Chính các phát ngôn này đã làm cho lãnh đạo CSVN khó chịu, khiến cho không khí chuyến viếng thăm của họ Phạm trở nên ngột ngạt. Thứ hai, trước khi ông Long đến Việt Nam, Cục Hải Sự Trung Cộng ra thông báo hôm 16 tháng 6 rằng giàn khoan HD 981 sẽ hoạt động ngay gần cửa Vịnh Bắc Bộ trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 9. Sự kiện này được báo chí Việt Nam loan tải ngắn và cho rằng Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam; nhưng liền sau đó đã bị rút xuống không có lời giải thích. Mặc dù phía CSVN cố ngăn chận phản ứng phẫn nộ của dư luận không để xảy ra như hồi năm 2014; nhưng lãnh đạo CSVN chắc chắn đã có nêu bất bình với ông Long về vụ giàn khoan, khiến cho họ Phạm bực mình. Thứ ba, hôm 13 tháng 6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng. Sự việc này đã tô đậm thêm mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ giữa Hà Nội với Tokyo và Hoa Thịnh Đốn sau một loạt những cuộc thăm viếng Hoa Kỳ và Nhật Bản của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, khiến cho Bắc Kinh quan ngại. Đây cũng chính là lý do khiến họ Phạm khẳng định Biển Đông là của Trung Cộng, như là giọt nước làm tràn ly sự “bất bình ngầm” giữa hai phía trong thời gian qua. Quyết định đột ngột ngưng chuyến viếng thăm của Tướng Long có thể nói là một “sự cố” chưa từng xảy ra trong quan hệ giữa CSVN và Trung Cộng sau khi hai bên nối lại quan hệ từ năm 1991 cho đến nay. Phải có một lý do “lớn” mới giải thích được tình huống bất thường này. Ông Long khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng sáng ngày 18 tháng 6 đã khẳng định: “Trung Cộng coi trọng hữu nghị với Việt Nam và sẵn sàng hợp tác trong việc đưa sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Cộng kết nối phù hợp với kế hoạch Hai Hành lang Một Vành đai Kinh tế của Việt Nam, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong mọi lĩnh vực để cùng phát triển.” Chính sự khẳng định nói trên và quyết định bỏ về ngay chiều tối ngày 18 tháng 6, cho thấy rằng phe quân đội Trung Cộng đã sắp xếp kịch bản này để dằn mặt lãnh đạo CSVN và tạo sốc dư luận. Trung Cộng không hài lòng việc lãnh đạo CSVN đang đi gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc được Tổng Thống Trump tiếp đón sau cuộc gặp họ Tập vào tháng 4, và là nhân vật lãnh đạo khối ASEAN đầu tiên đến Hoa Thịnh Đốn, khiến cho Bắc Kinh nghi ngờ lãnh đạo CSVN đang trở cờ! Điều mà Bắc Kinh khó chịu hơn nữa là qua chuyến viếng thăm Nhật Bản hôm đầu tháng 6, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ngã hoàn toàn vào bàn tay của Thủ Tướng Abe, trong lúc hai cường quốc Hoa, Nhật đang chạy đua giành vị trí lãnh đạo Á Châu, sau khi ông Trump bỏ ngỏ. Nói cách khác, chính chuyến viếng thăm Tokyo và những động thái ứng xử thân thiện với Nhật, Mỹ của ông Phúc đã khiến cho Bắc Kinh thấy rằng lãnh đạo CSVN đang bắt tay với các đối thủ nguy hiểm của họ. Việc họ Phạm tuyên bố Biển Đông là của Trung Cộng từ thời thượng cổ, chỉ là lý cớ bề nổi chứ không phải là nguyên nhân thật khiến chuyến thăm bị cắt ngắn. Chúng ta có thể thấy, Tập Cận Bình và Quân ủy Trung Cộng ngay từ đầu đã chỉ thị họ Phạm đến một ngày rồi quay về ngay, nhằm dằn mặt Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo quân đội CSVN hai điều: Một là quân đội Trung Cộng sẵn sàng trừng phạt CSVN nếu tiếp tục đi quá đà trong các quan hệ gần gũi với Mỹ, nhất là Nhật Bản để chống lại Bắc Kinh. Hai là việc ngưng các hoạt động hữu nghị lần thứ 4 ở biên giới, họ Phạm muốn đưa ra cảnh báo rằng quân đội Trung Cộng sẵn sàng đoạn tuyệt quan hệ và đó là lỗi của phía CSVN đã không tuân thủ hữu nghị “16 Vàng 4 Tốt”. Nói tóm lại, sự cắt ngắn chuyến viếng thăm Việt Nam của Tướng Phạm Trường Long không là sự cố bình thường, mà có thể trở thành sự căng thẳng, dẫn đến những xung đột về quân sự và ngoại giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong thời gian tới.
......

Luật pháp côn đồ và một loại luật pháp hèn hạ

Khi đến bắt cóc anh Phạm Minh Hoàng, bọn công an nói rằng anh Hoàng không còn quốc tịch Việt Nam nên cư trú ở Việt Nam là bất hợp pháp, do đó phải bị trục xuất. Với lý lẽ đó, bao nhiêu người Trung Quốc không có quốc tịch Việt Nam vẫn đang sinh sống, làm ăn và lập gia đình ở Việt Nam sao không bị xem là cư trú bất hợp pháp và chưa thấy bị trục xuất?   Có hai loại luật pháp, một loại luật pháp côn đồ và một loại luật pháp hèn hạ chăng? ***** Giả định rằng quyết định của Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Phạm Minh Hoàng là hợp pháp, thì việc thực thi nó lẽ ra và xứng đáng được tiến hành một cách chính danh và hợp pháp. Điều đáng tiếc là nhà cầm quyền lại chọn giải pháp côn đồ và lưu manh, đó là lừa phỉnh để xông vào nhà, rồi giở thủ đoạn bắt cóc, không cho đương sự thời gian chuẩn bị, rồi lén lút trục xuất khỏi nước. Một nhà nước đàng hoàng đứng đầu bởi một vị Chủ tịch nước đàng hoàng, chắc chắn không chọn cách hành động chẳng khác nào ném phân vào mặt nguyên thủ của nó như thế, bởi côn đồ và lưu manh chỉ nói lên bản chất bất lương và đốn mạt, chứ không chính danh và hợp pháp, của một quyết định hành pháp tối cao như vậy.   FB Ls. Lê Công Định
......

RSF kêu gọi Pháp có phản ứng gấp về việc bắt giữ Phạm Minh Hoàng

Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện ông Phạm Minh Hoàng, một blogger có song tịch Pháp-Việt vừa bị bắt giữ, và kêu gọi chính quyền Pháp có hành động để bảo vệ ông. Công an gõ cửa nhà ông Hoàng lúc 6g chiều, bảo là muốn xét giấy tờ tùy thân. Nhưng sau khi vào nhà, công an dùng biện pháp mạnh để bắt ông và cho biết là sẽ trục xuất ông trong vòng 24 tiếng theo lệnh “dẫn độ” của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh. Nguồn tin cho biết là công an có quay phim việc bắt giữ như từng làm trong quá khứ khi họ bắt giữ các nhà hoạt động. Phim ảnh thâu thường được nhà nước dùng vào việc tuyên truyền. Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng ngay ý định trục xuất ông Hoàng. Việc trục xuất này rất bất công, trái đạo lý và trái ngược với pháp luật Việt Nam. Hành vi này chỉ nhằm mục tiêu tăng cường không khí sợ hãi mà Đảng Cộng Sản muốn gây ra tại Việt Nam. Phóng Viên Không Biên Giới cũng kêu gọi chính quyền Pháp có biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn việc trục xuất. Trong một cuộc phỏng vấn của RSF vào tuần rồi, ông Hoàng cũng có lời kêu gọi hành động từ chính quyền Pháp. Nhà cầm quyền Việt Nam dọn đường cho việc trục xuất bằng một quyết định của Chủ tịch Nước tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng. Việt Nam là một quốc gia xếp hạng tệ nhất trong Bảng Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2017, đứng hàng thứ 175 trong 180 quốc gia. Nguồn: RSF
......

Phản đối việc ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch VN

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VỀ VIỆC CHỦ TỊCH NƯỚC TƯỚC QUỐC TỊCH CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG   Sự việc Vào ngày 17-5-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 832/QĐ-CTN về việc tước quốc tịch Việt Nam của công dân Phạm Minh Hoàng căn cứ Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 do Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008. Vào ngày 15-6-2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.” Tuy Chủ tịch nước Trần Đại Quang không nêu cụ thể lý do và căn cứ tước quốc tịch trong Quyết định số 832/QĐ-CTN, nhưng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cơ sở pháp lý mà Nhà nước Việt Nam viện dẫn để tước quốc tịch công dân Phạm Minh Hoàng là hành vi “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia”.   Các quy định pháp luật hiện hành về quốc tịch và tước quốc tịch Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định tại Khoản 1 của Điều 17 như sau: “Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.” Tương tự, Luật Quốc tịch quy định tại Khoản 1 của Điều 5 như sau: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.” Một nguyên tắc quốc tịch quan trọng được Điều 4 của Luật Quốc tịch xác định như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Luật Quốc tịch cũng quy định tại Khoản 1 của Điều 2 như sau: “Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.” Theo Điều 31 của Luật Quốc tịch về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam chỉ có thể bị tước quốc tịch nếu thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau đây: “1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”   Nhận định Công dân Phạm Minh Hoàng luôn giữ quốc tịch Việt Nam, và tuy từng có thời gian sinh sống và làm việc lâu dài ở Pháp, nhưng từ 10 năm nay ông đã hồi hương theo luật định và được nhà nước Việt Nam cấp giấy Chứng minh Nhân dân dành cho người cư trú tại Việt Nam và cho nhập hộ khẩu thường trú tại nhà riêng ở quận 10, TPHCM. Công dân Phạm Minh Hoàng đã không cần và cũng chưa từng xin nhập tịch Việt Nam theo Điều 19 của Luật Quốc tịch. Do đó, xét về căn cứ tước quốc tịch theo Điều 31 của Luật Quốc tịch, công dân Phạm Minh Hoàng không thể bị tước quốc tịch, bất kể “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay không. Nếu ông Phạm Minh Hoàng “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia”, theo cách diễn giải và gán ghép của cơ quan an ninh, thì hành vi của ông đã hoặc phải bị xử lý theo luật hình sự hiện hành, chứ không thể bằng biện pháp tước quốc tịch một cách ngang nhiên, võ đoán và phớt lờ quy định tại Điều 31 của Luật Quốc tịch.   Cần lưu ý rằng, bất kể công dân Việt Nam có bao nhiêu quốc tịch nước ngoài, Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam. Chính vì nguyên tắc này nên Nhà nước Việt Nam không có quyền gán cho công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam hành vi “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia” để rồi đương nhiên tước quốc tịch và trục xuất họ sang nước khác.   Tuyên bố VÌ NHỮNG LẼ NÊU TRÊN, CHÚNG TÔI, CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, ĐỒNG LÒNG TUYÊN BỐ NHƯ SAU: Thứ nhất, quốc tịch là một vấn đề hệ trọng vì nó thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân; vi phạm các nguyên tắc pháp lý cơ bản về quốc tịch và xâm phạm quyền công dân hợp pháp của người mang quốc tịch Việt Nam là điều không thể chấp nhận đối với một thể chế tự xưng là “nhà nước pháp quyền” dù chỉ trên danh nghĩa. Thứ hai, theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, nên xét về phương diện chính trị lẫn pháp lý Chủ tịch nước không được phép và không thể ban hành một quyết định hiển nhiên trái pháp luật như Quyết định số 832/QĐ-CTN ngày 17-5-2017 về việc tước quốc tịch của công dân Phạm Minh Hoàng. Thứ ba, theo Điều 16 của Hiến pháp Việt Nam 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nên việc tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất công dân Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam bất chấp quy định của luật hiện hành sẽ tạo thành một tiền lệ pháp lý nguy hiểm về sự áp dụng luật pháp tùy tiện và thiếu thượng tôn pháp luật riêng trong trường hợp những cá nhân nào mà nhà cầm quyền không ưa thích.   Thứ tư, yêu cầu công bố cho công luận hoặc cho người có liên quan trực tiếp là công dân Phạm Minh Hoàng toàn bộ hồ sơ được lập hợp lệ và minh bạch theo quy trình pháp lý về việc tước quốc tịch căn cứ quy định tại Chương 2, Mục 4 của Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch. Thứ năm, đề nghị Chủ tịch nước thu hồi ngay Quyết định số 832/QĐ-CTN ngày 17/5/2017 và công khai xin lỗi công dân Phạm Minh Hoàng, đồng thời cam kết không tái phạm đối với những trường hợp tương tự khác. Lập tại Việt Nam, ngày 19 tháng 6 năm 2017 Đại diện Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Hai Đồng Chủ tịch: BS Nguyễn Đan Quế và LM Phan Văn Lợi
......

BẢN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ NHÀ GIÁO PHẠM MINH HOÀNG

Vào ký tên - https://vi.petitions24.com/ungho_phamminhhoang#sign   Trong suốt tuần qua, nhiều chuyên gia luật pháp đã vạch ra việc ông Trần Đại Quang trong vai trò Chủ tịch nước, tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và đe dọa trục xuất khỏi Việt Nam là hành vi vi phạm cả luật pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết. Hơn thế nữa, câu hỏi cần đặt ra là: ông Phạm Minh Hoàng đã làm gì "nguy hại đến an ninh quốc gia" như bị cáo buộc? Trong khi đó, chúng tôi, những người ký bản lên tiếng này, có vô số bài vở, hình ảnh và nhân chứng cho thấy mọi hành động cộng đồng của ông Phạm Minh Hoàng từ trước đến nay đều chứa đầy tâm huyết của một công dân vì đất nước, vì dân tộc. Đặc biệt nhất là tấm lòng của một nhà giáo như ông đã tạo ra hình ảnh mẫu mực của người thầy đối với sinh viên Việt Nam trong nhiều năm tháng. Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã không chọn con đường danh vọng cho bản thân và sự sung túc cho gia đình. Ông đã quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp để được ôm chặt lấy đất nước này cùng sống, cùng vui, cùng buồn với đồng bào ông. Để xây dựng đất nước tự do dân chủ, ông và cả gia đình ông đang cùng với nhiều người yêu nước khác sẵn sàng chấp nhận trả giá hy sinh vì tương lai của đất nước. Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi mọi người Việt Nam hãy cùng chúng tôi công khai ủng hộ và sát cánh với gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Quyền sống của ông Hoàng trên đất nước này không hơn, không kém gì  quyền sống của bất kỳ người Việt nào khác. Nếu hôm nay nhà cầm quyền làm được hành vi phi pháp này đối với ông Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể lập lại với bất kỳ người nào trong chúng ta. Do đó, tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng là tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của mọi người Việt Nam. Vào ký tên - https://vi.petitions24.com/ungho_phamminhhoang#sign Đồng ký tên Danh sách đợt đầu khời xướng 001. André Menras-Hồ Cương Quyết nhà giáo Pháp-Việt 002. Anhngoc B. Le, McDonough, GA 30253, U.S.A. 003. Bình Mai, kỹ sư, Sài Gòn, Việt Nam 004. Bùi Hiền , nhà thơ , Canada 005. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt, VN. 006. Bùi Nghệ, Sài Gòn, VN. 007. Bùi Thị Kim Phượng - Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT), Sài Gòn, VN. 008. Bùi Thị Mai, giáo viên, Sài Gòn, VN. 009. Bùi Thị Minh Trâm, Sài Gòn, VN. 010. Bùi Thị Ngọc Lan, nội trợ, Paris, Pháp. 011. Bùi Thị Sứ, buôn bán, Bến Tre, VN. 012. Bùi Thiện Chí, thợ máy Auto, Bergères,bat Thermidor,91940 Les Ulis,France. 013. Bùi Thiện Thành, giám sát công trình, Paris, Pháp. 014. Cao Trần Quân, Sinh viên đại học công nghiệp, Sài Gòn, VN. 015. Chu Toàn Thắng, Mục sư Tin lành, Garden Grove, California, Hoa Kỳ. 016. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Vũng Tàu, VN. 017. Dan Ngọc Nguyễn, Doanh Nhân, Mobile - Al 36609 USA. 018. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội, VN. 019. Đặng Duy, Lao Động Phổ Thông, Đồng Nai, Việt Nam. 020. Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, VN 021. Đặng Thị Hảo, hưu trí, Hà Nội, VN. 022. Dao Phuoc Bao Ha, Project Management Consultancy (PMC). 023. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà nội. 024. David Nguyen, San Jose, California, Hoa Kỳ. 025. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn, VN. 026. Đinh Hữu Thoại, Linh mục, DCCT VN. 027. Đinh Luân, nghệ An, Việt Nam. 028. Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân. 029. Đỗ Như Ly, Kỹ sư- Hưu trí, t/p Hồ chí Minh, VN. 030. Đoàn Danh, Quảng Trị, VN. 031. Đoàn văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn, VN. 032. Dương Đình Ngọc, Tp. Cần Thơ, VN. 033. Duong Vu, Thầu khoán, Paris Pháp quốc. 034. François-Xavier Nguyễn Đức Huy, Tu sĩ, Lyon, Pháp. 035. Hà Chương, Canley Vale NSW AUS. 036. Hà Sĩ Phu, nhà văn tự do, Đà Lạt, VN. 037. Hồ Văn Lực, nghệ an, VN. 038. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM 039. Hoàng Hùng Thịnh, kế toán, Sài Gòn, Việt Nam. 040. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn, VN. 041. Hoàng Minh Đề, Kỹ Sư Điện, Quảng Nam, Việt Nam. 042. Hoàng Nhơn, kinh doanh, Sài Gòn, VN. 043. Huynh Laurence, Hưu trí, Paris. 044. Huỳnh Phú Vinh, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn,VN. 045. Huỳnh Thiên, Sinh viên, Sài Gòn, VN. 046. Hy Nguyễn, Sứ mệnh Foods, Brighton mới, Minnesota. 047. Joseph Vu, Westminster, CA. USA. 048. Kha Lương Ngãi, nguyên nhà báo (báo Saigon Giảiphóng ), CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN. 049. Khổng Hy Thiêm, Kỹ sư, Khánh Hòa, VN. 050. KimNgoc Huynh, Kentucky, USA. 051. Lã Việt Dũng, kỹ sư, Hà Nội, VN. 052. Lại thị Ánh Hồng - Nghệ sĩ - Sài Gòn, VN. 053. Lam Hai, Thư Ký, San Fransico, USA. 054. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do ở Hà Nội, VN 055. Lê Bá Lương, kỹ sư chế tạo máy, Hà Nội, Việt Nam. 056. Lê Bá Thọ, chủ thương nghiệp, kinh doanh bất động sản, Centennial ,Colorado 80016, Hoa Kỳ. 057. Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị, Sài Gòn, Việt Nam. 058. Lê Đăng Quang, Lập trình viên, Sài Gòn, Việt Nam. 059. Lê Đình Lượng, Nghệ An, VN. 060. Lê Hữu Nghiệp, Bình Dương VN 061. Lê Kỳ Phương, Hà nội, Việt nam. 062. Lê Ngọc Giao, Bình định, VN. 063. Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn, VN. 064. Lê Nguyên Sang, Bác sĩ, Đại diện Đảng Dân chủ Nhân dân. 065. Lê Quốc Thăng Linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, VN. 066. Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP. HCM, VN 067. Lê Thanh Chung, Bình Thuận, VN. 068. Lê Thanh Trường, viết báo, biên kịch, Đà Nẵng, Việt Nam. 069. Lê thị kiều Oanh, Sài gòn. 070. Le Thi Thu Ha, giáo viên, Vũng Tàu, VN. 071. Le Van Nhan, Kỹ sư, San Jose, Californis, Hoa Kỳ. 072. Lê Văn Thu, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn, Việt Nam. 073. Lê Xuân Ban, Sài Gòn, Việt Nam. 074. Lê-anh-Dũng, t/p Nha Trang, VN. 075. Lieu Thi Quy Thao, Nghe nghiep: tu do, Sài Gòn, VN. 076. Loan Nguyen, Y tá, Hammilton, Ontario, Canada. 077. Lu Pham, Saleman, Montreal, Canada. 078. Lưu đức Dũng, buôn bán, Tp. HCM, Việt Nam. 079. Luu đức Tiến, Hưu Trí Richmond Hill, Ontario, Canada. 080. Lưu Thị Hương, Kỹ Sư Điện Tử, hưu trí, Hà Nội, VN. 081. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn, VN. 082. Lý Thiên Hộ, Canada 083. Mai Tuấn Vũ, làm nghề Tự do, Sài Gòn - Việt Nam. 084. Minh Pham, Computer Engineer, Zurich Switzerland. 085. Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do - Sài Gòn, VN 086. Ngo Minh Tri, Sinh viên, Sài Gòn, VN. 087. Ngô Thái Văn, Maryland, US. 088. Ngô Thị Thứ, Giáo viên, tp Ho Chi Minh, VN. 089. Ngô văn Thiện, tp HCM, VN. 090. Ngoc Nguyen, Medical Doctor, London UK. 091. Nguyễn Bắc Truyển – Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT) Sài Gòn, VN. 092. Nguyễn Chí Trung, Gò Vấp, Sài Gòn, VN. 093. Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng hòa Séc. 094. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ Y khoa, Saigon, VN. 095. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự ĐH Liège Bỉ, sống ở Sài Gòn. 096. Nguyễn Danh, Ottawa, Canada. 097. Nguyễn Đình Cương, cựu tù nhân lương lương tâm, thành phố Vinh, Nghệ An, VN. 098. Nguyễn Đức Cường, Nghệ An. 099. Nguyễn Đức Phương, kinh doanh tự do, Long An, Việt Nam. 100. Nguyễn Đức Tiến, Công Nhân, North York, Ontario, Canada. 101. Nguyễn Duy Quang, kỹ sư cơ khí, Isehara, Kanagawa, Japan. 102. Nguyen Giau, Kế Toán, Brampon, Ontario, Canada. 103. Nguyễn Hồng Quang, mục sư Tin lành, Sài Gòn, Việt Nam. 104. Nguyễn Huệ Chi, GS, hưu trí, Hà Nội, VN. 105. Nguyễn Hữu Hoà, Sài Gòn, VN. 106. Nguyễn Hữu Phước: công nhân, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 107. Nguyễn Huy Điền, làm nghề tự do, Tp.HCM, VN. 108. Nguyễn Huy Hoàng, Sài Gòn, VN. 109. Nguyễn Huy Năng, Kinh doanh, Ninh Bình, VN. 110. Nguyễn Khắc Long - Phóng Viên, Thành Phố Tournai – BELGIUM. 111. Nguyễn Khắc Mai, Hà nội, VN. 112. Nguyễn Mạnh Hiền, Nghề Nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN. 113. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin lành, Sài Gòn, VN. 114. Nguyễn Minh Mẫn, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada. 115. Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư tin học, Paris, Pháp Quốc. 116. Nguyễn Ngọc Dũng , Tp HCM, VN. 117. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris. 118. Nguyên Ngọc, nhà văn Hội An, VN. 119. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn Hà Nội, VN. 120. Nguyễn Phan, thành phố Hamburg, Đức Quốc. 121. Nguyễn Phúc Thọ, kỹ sư, Colombes, Pháp 122. Nguyễn Phước Anh Quang: Sinh viên, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 123. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội, VN 124. Nguyễn Quang Khôi, kỹ sư vô tuyến điện tử, Hà Nội, VN. 125. Nguyễn Tấn Phát, sinh viên đại học Bách Khoa(BKU), Sài Gòn, Việt Nam. 126. Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Khánh Hòa, VN. 127. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ Tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam, VN. 128. Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), giáo viên, San Jose CA USA 129. Nguyễn thị Ánh Tuyết, nội trợ, Úc châu. 130. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Giáo viên Oshkosh, WI 54904, USA. 131. Nguyễn Thị hạnh, nội trợ, Sài Gòn, VN. 132. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn, VN. 133. Nguyễn Thị Kim Chi, Diễn viên, Đạo diễn, NSƯT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN 134. Nguyễn Thị Nga, Nội trợ, Kiến An, Hải Phòng, VN. 135. Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada. 136. Nguyễn Thị Thái Lai, Nha Trang, VN. 137. Nguyen Thi Thuy Linh, France. 138. Nguyễn thị Tuyết Lan, Nha Trang, VN. 139. Nguyen Thuật, Buôn bán, Toronto Canada. 140. Nguyễn Thuý Bình, Sài Gòn, VN. 141. Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư máy tính, Sài Gòn, Việt Nam. 142. Nguyễn Trần Hải, Cựu sĩ quan Hải quân NDVN, hưu trí, Hải Phòng, VN. 143. Nguyễn Trần Thanh Ngọc, nhân viên văn phòng, Tp.Hcm, VN. 144. Nguyễn Trung Tôn, mục sư Tin lành, Thanh Hóa, Việt Nam. 145. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Độc lập, Hà Nội, VN. 146. Nguyễn Vân Anh: Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 147. Nguyễn Văn Hùng, làm nghề tự do, TP Vinh, Việt Nam 148. Nguyễn Văn Nam, IT expert, Manchester - UK. 149. Nguyễn Văn Quân, Actuary, London - UK. 150. Nguyễn Văn Sơn, Giáo viên chuyên nghiệp, Manchester, United Kingdom. 151. Nguyễn Văn Thông, làm nghề tự do, Tp. Vinh, Việt Nam. 152. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội, VN. 153. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Kiến An, Hải Phòng, VN. 154. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, CHLB Đức. 155. Peter Nguyen, Thợ Tiện, Houston, Texas, USA. 156. Phạm Anh Cường, Kỹ sư điện Hà Nội, VN 157. Phạm Bá Hải, thạc sỹ, Sài Gòn, Việt Nam. 158. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn, VN. 159. Pham Duy Lương, Cộng hòa Séc 160. Phạm Minh Vũ, Quảng Trị, Việt Nam. 161. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu, VN. 162. Phạm Thành, nhà báo - nhà văn, Hà Nội, VN. 163. Phạm thị Hương, Sài Gòn, Việt Nam. 164. Pham Thu Dung, Thâu ngân, Paris, Pháp. 165. Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội, VN. 166. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris 167. Phạm Văn Quy, Lập trình viên, Hà Nội, Việt Nam. 168. Phan Ngọc Hải, London, Vương quốc Anh 169. Phan Thanh Hải, Luật sư, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn,VN 170. Phan Thành Vinh, Bình Định, VN. 171. Phan Văn Lợi, Linh mục, Thừa Thiên-Huế, VN. 172. Phan xi cô ( xavie) Đặng Xuân Diệu, Nhà đối kháng chế độ đảng trị tại Việt Nam. Paris, Pháp Quốc. 173. Tạ Hữu Vinh, Sài Gòn, Việt Nam. 174. Tạ Thanh Thiện, Sài Gòn, Việt Nam. 175. Tạ Trí Trung, Stuttgart, Tây Đức. 176. Tammy Thuy Pham, kế toán, Portland, OR 97233, USA. 177. Thái Nguyễn Thiên Ân, Oshkosh, WI 54904, USA. 178. Thái Văn Dung, Đảng Việt Tân, Nghề nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN. 179. Thái Văn Tự, Kỹ sư, Oshkosh, WI 54904, USA. 180. Thân Phước Lĩnh, Kinh doanh, Quảng Nam, VN. 181. Tho Le, hưu trí, Australia. 182. Thùy An Nguyễn, Thông Tín Viên Chân Trời Mới Media, Paris, Pháp 183. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, USA 184. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn, VN. 185. Tran đinh Tue, tài xế, Toronto, Ontario, Canada. 186. Trần Đức Thạch, Cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An, Việt nam 187. Trần Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, hà Nội, VN. 188. Trần Mạnh Dũng, Kinh doanh, Hà Nội - Việt Nam. 189. Trần Minh Nhật, Cựu tù nhân lương tâm, Lâm Đồng, VN. 190. Trần Minh Xuân, Giáo sư về hưu, Elk Grove, California, USA. 191. Trần Ngọc Thành, TP Wien, Cộng Hòa Áo 192. Trần Rạng, nhà giáo hưu trí, T/P HCM, VN. 193. Trần thị Hường, kỹ sư về hưu, Hà Nội, Việt Nam. 194. Tran Thi Huong, sống và làm việc tại Germany. 195. Trần Thị Sương, giáo viên, Hà Tĩnh. 196. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội. 197. Trịnh Đình Hoà, nghề nghiệp: tự do, Hà Nội, Việt Nam. 198. Trịnh thị Bích Huyền, Bác sỹ, Hà đông, Hà nội, VN. 199. Trung Sylvain Le Minh, Kinh Tế Xã hội học Thông dịch viên 200. Trương Thị Tường Anh: Nội trợ Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 201. Văn Lý, Canada 202. Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh, Việt Nam. 203. Võ Ngọc Ánh, bang Washington, Hoa Kỳ 204. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, VN. 205. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, Hà Nội, VN. 206. Vũ phương Chiến, nghề nghiệp: tự do, Vechta, Germanny. 207. Vũ Quốc Ngữ, nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo tự do, Hà Nội, VN. 208. Vũ Thạch, Sài Gòn, Việt Nam.
......

Trong vòng vây công an, TNLT Trần Thị Nga quyết không nhận tội

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”. Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền. Điều gì đã làm nên một phụ nữ gan góc lạ thường đến như vậy? Như bao người phụ nữ khác, bà Nga cũng là người vợ, người mẹ của những đứa con thơ. Tôi biết bà Nga từ năm 2010, qua những lần tiếp xúc tôi thấy được sự mạnh mẽ và lòng yêu nước nồng nàn của bà. Mặc dù theo như bà nói chỉ là một phụ nữ bé nhỏ, nhưng lý tưởng và hành động trên đường dài mới thấy hết sự bền bỉ và vững chí của bà sung mãn. Không nhận tội trong quá trình điều tra của an ninh cộng sản chẳng phải là một điều dễ dàng gì trước những thủ đoạn vô cùng tinh vi, thậm chí có lúc đê hèn của họ. Tầm vóc một phụ nữ bé nhỏ trong môi trường tù đày đau khổ cả về tinh thần và vật chất, cộng với sự o bế không chỉ một hai an ninh điều tra mà là sự đối mặt với cả hệ thống, nên giữ được bản lãnh và sự bền vững đến sắt đá là điều khó hình dung nổi cho những người chưa từng bị cầm tù chính trị. Một tù nhân chính trị không nhận tội trước an ninh điều tra, trước viện kiểm soát như là thách đố lớn đối với họ, đồng thời với tư duy quyền lực của cộng sản thì đó quả là đụng chạm đến sĩ diện của hệ thống cầm quyền. Vị tất, họ sẽ tìm mọi cách để trả thù, từ việc o bế cuộc sống trong tù khiến tinh thần bấn loạn, bệnh tật phát sinh, không cho thăm gặp thân nhân đến xét xử với mức án cao nhất. Năm 2011, tôi bị bắt trong vụ 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Trong quá trình điều tra đến khi ra tòa, bản thân tôi không hề khai báo bất cứ điều gì, ký kết vào bất cứ văn bản nào. Vì thế, họ tìm mọi cách để trả thù tôi. Họ bao che cho tù ở cùng đánh đập, chuyển tôi đến trại Hỏa Lò giam nơi thâm sơn cùng cốc với những cùng cực đau đớn về thể xác và tinh thần không kể siết, mà sau đó, ông Phú – Viện kiểm soát tối cao gặp tôi và hỏi cách mỉa mai rằng: “Mày lên đây ở sướng không?”. Họ đê hèn và phi nhân tính đến mức Mẹ tôi qua đời cũng không cho về chịu tang, không được báo tin, mãi hơn một năm sau, trước khi phiên tòa Phúc thẩm mới được biết tin Mẹ tôi đã qua đời. Lòng tôi đau đớn, thân xác rã rời tiều tụy, tôi không ăn uống được gì trong suốt hơn 10 ngày, khi ra tòa Phúc thẩm tôi như người không hồn, vô định. Bà Nga không nhận tội vì đâu có tội chi mà phải nhận, đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng bà Nga lại phải nhận những đòn đánh đầy mưu mô xảo quyệt của hệ thống nhà tù cộng sản. Thể tất, việc bà Nga sẽ bị nhận một mức án cao đầy bất công trong khung hình phạt là điều dễ hiểu khi đối mặt với viện kiểm soát và tòa án nơi công đường. Chúng tôi có tội gì? Một câu hỏi thường trực mà khiến an ninh cũng bối rối. Khi nào các vị chứng minh chúng tôi buôn gian bán lận, bán nước cầu vinh, buôn hàng quốc cấm, giết người cướp của, làm trái luân thường đạo lý đó mới là sự tội. Chúng tôi là những công dân yêu nước, dấn thân, ghé vai để gánh vác giang sơn này, chúng tôi chống đỡ các trụ cột mục ruỗng trong ngôi nhà Việt Nam, cớ sao cộng sản lại quy chụp, bắt bớ và cầm tù? Bà Nga đang làm điều đó, và bà Nga đáng được tổ quốc, dân tộc này vinh danh và ghi ơn. 17.6.2017 Paulus Lê Sơn
......

“Tôi Là Người Việt Nam”

Thưa quý vị và các bạn, Chế độ độc tài Cộng sản đã vừa làm một việc phi lý khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người tranh đấu cho dân chủ và là một đảng viên Việt Tân. Phi lý vì theo Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nước Việt Nam đã công nhận, bất cứ ai đều có quyền được có quốc tịch và không ai có thể bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị ngăn cản quyền thay đổi quốc tịch.   Không những phi lý mà đây còn là một việc làm vô nghĩa vì sự chọn lựa làm người Việt Nam là một quyền thiêng liêng, không một chính quyền nào có khả năng tước đoạt. Bất cứ ai đã sinh ra trên đất nước Việt Nam đương nhiên có quyền được làm người Việt, cho dù ngày hôm nay họ đang sống ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngay cả những người Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, biết bao nhiêu người đang hãnh diện mình là người Việt, sống với nếp văn hóa Việt và hành xử như là một người Việt. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và đã gặp rất nhiều người, dù đã xa quê hương hơn nửa đời hay sinh ra trên xứ người, nhưng họ vẫn chọn làm người Việt Nam và hướng về đất nước với tâm tư của một người con xa xứ. Đây là một sự chọn lựa đến từ tâm của mỗi người và qui chế quốc tịch không đủ để định nghĩa họ là người Việt hay là không. Bởi đến từ trong tâm nên sự chọn lựa làm người Việt Nam còn đang thúc đẩy nhiều người dấn thân chống lại những bất công và tha hóa đang xảy ra trên quê hương, chống lại sự độc tài thối nát của đảng Cộng sản. Sự dấn thân này đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ở trong cũng như ở ngoài đất nước Việt Nam. Đây là sự chọn lựa hành động vì đất nước Việt Nam, của những ai đã chọn làm người Việt dù có mang quốc tịch hay không. Anh Phạm Minh Hoàng đã chọn lựa và sống như vậy. Anh rời Việt Nam đi du học vào năm 1974 và sau khi thành tài đã chọn quay trở về để sống và phục vụ dân tộc trong cương vị của một nhà giáo. Anh đã sinh ra làm người Việt và chưa hề bao giờ chối bỏ điều này. Ngày hôm nay, dù chế độ độc tài có tước quốc tịch Việt Nam của anh, nhưng anh cũng vẫn là người Việt và sẽ tiếp tục tranh đấu cho dân tộc. Nhưng qua việc làm phi lý này, chúng ta cần nhìn thấy rõ chế độ độc tài đang dùng luật để đàn áp và loại trừ một người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trên đất nước Việt Nam. Để phục vụ chính họ, chế độ độc tài sẵn sàng chà đạp lên hiến pháp và luật pháp của họ, sẵn sàng đặt để ra những điều luật trái với lẽ phải. Vì vậy, chúng ta phải lên án hành động cực kỳ sai trái này vì nếu ngày hôm nay họ làm được với anh Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể tước bỏ quốc tịch của bất cứ ai đang tranh đấu cho một đất nước Việt Nam dân chủ và tiến bộ. Chế độc độc tài Cộng sản không thể cướp đoạt quyền làm người Việt Nam của chúng ta. Hãy cùng nhau phản kháng lại chế độ độc tài. Hãy cùng nhau xác quyết “Tôi Là Người Việt Nam.”   Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân http://www.viettan.org/Toi-La-Nguoi-Viet-Nam.html  
......

Hèn với giặc, lật lọng với dân

Trong hơn 10 năm qua với những đợt ra tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng và bắt bớ tù đày những người Việt yêu nước, đảng CSVN thật xứng với câu “hèn với giặc, ác với dân” mà người dân vẽ lên mặt. Nhưng mới hôm qua, bộ mặt đê tiện ấy một lần nữa lại bị phơi bày là: “hèn với giặc, lật lọng với dân.” Tưởng cũng nên nhắc lại, vụ khiếu kiện đất đai của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đã diễn ra trong nhiều năm nhưng không được nhà cầm quyền giải quyết thỏa đáng. Cuối cùng hôm 15 tháng 4, đã bùng nổ sự kiện chưa từng xảy ra: người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi thả 9 người dân bị công an bắt trong một vụ gài bẫy bắt người trước đó. Vụ bắt người làm nhà cầm quyền Thành phố Hà Nội lúng túng và mất mặt nặng nề vì trong tay đang nắm một lực lượng cai trị, trang bị vũ khí hùng hậu nhưng không phản ứng gì được. Và nhất là họ không lường nổi trước sự ra tay bất ngờ, cương quyết của người dân. Cho dù rất căm tức nhưng trong thế chẳng đặng đừng, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã cắn răng làm hòa, chịu nhịn nhục thương lượng… để lấy lại người. Họ lấy bộ mặt ôn hòa ra vẻ thành khẩn nói chuyện giải quyết vấn đề mà lâu nay họ làm ngơ. Ngày 22 tháng 4, chính ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Thành phố đã trực tiếp xuống Đồng Tâm mở cuộc đối thoại với dân. Tại đây ông đã ký vào bản cam kết viết tay gồm 3 điều trong đó có điều thứ 2: “Cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.” Bản cam kết được ông Nguyễn Đức Chung viết tay ngày 22-4-2017 tại Đồng Tâm sau khi mở cuộc đối thoại với người dân tại đây. Nội vụ được coi như giải quyết tốt đẹp khi nhà cầm quyền đã lấy lại những cán bộ và cảnh sát cơ động cuối cùng. Người dân xã Đồng Tâm cũng hân hoan, tự coi mình là người thắng cuộc. Nhưng niềm hân hoan chưa kéo dài được bao lâu thì non hai tháng sau, hôm 13 tháng 6 Công an TP Hà Nội lại ra một “quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4.” Quyết định này tỏ ra khá bất ngờ với dư luận nhưng không bất ngờ với những người đã từng hiểu được bản chất của những người cộng sản. Lời lẽ của văn bản cho người ta thấy cuộc điều tra của công an sẽ đưa đến những trừng trị nghiêm khắc nhất. Thế là một lần nữa bản chất lật lọng của cộng sản đã hiện rõ cũng như bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng cũng rơi xuống. Đường đường là chủ tịch của một thành phố thủ đô, ông Chung đặt bút ký cam kết với dân chưa ráo mực thì chữ ký ấy bị phía công an vứt vào sọt rác như một tờ giấy lộn. Thực ra ai cũng biết đó chỉ là bản cam kết viết tay trên giấy học trò là sự cố ý đánh lừa, vì chẳng lẽ cả cái văn phòng bề thế của xã Đồng Tâm cạnh Hà Nội không thực hiện nổi một văn bản đánh máy, hay vì “cậu đánh máy” hôm ấy đi vắng? Nhưng cái mà người ta không ngờ chính là sự lật lọng của nhà cầm quyền lại diễn ra nhanh như thế, khi kết quả điều tra vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm chưa công bố theo như lời hứa của ông Chung. Nếu nhìn lại những sự kiện lịch sử lớn hơn tại Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua, người ta thấy bản chất lật lọng, dối trá của đảng CSVN diễn ra thường xuyên. Năm 1954, họ đã đặt bút ký vào Hiệp định Genève chia đôi đất nước, đặt Miền Bắc trong bức màn tre nghèo đói. Nhưng chưa vừa lòng, từ 1959 họ mở đường tiến xuống phía nam trong âm mưu đưa quân xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa với khẩu hiệu đánh lừa mỹ miều là “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.” Năm 1973 họ lại ký Hiệp định Paris, đồng ý chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình để Miền Nam thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Nhưng đó chỉ là những hình thức màu mè cùng với ngoại bang trong một âm mưu bội tín lịch sử, bằng cách mở các cuộc tấn công kéo dài tới năm 1975. Sự lật lọng lần này gây nên một thảm họa nhấn chìm hàng trăm ngàn người dưới đáy Biển Đông. Cho nên có thể nói những người cộng sản Việt Nam ký rất nhiều mà cuối cùng chỉ tôn trọng hai chữ lật lọng và bội tín. Trong vụ Đồng Tâm vừa qua, ông Nguyễn Đức Chung đã đi “đúng quy trình” của đảng giao: lừa dân ký cam kết để lấy lại người, sau đó khởi tố, điều tra và sẽ bắt nguội những người đã dám đụng đến bộ máy bạo lực của công an, tức đụng đến đảng. Điều này cho thấy chẳng những dã tâm của đảng mà cái màn đối thoại vừa qua của Võ Văn Thường cũng chỉ là sợi dây thòng lọng chuẩn bị buộc vào cổ những kẻ nhẹ dạ cả tin. Chỉ đáng tiếc lại có một số người ca ngợi này nọ hay hy vọng chờ mong để được đối thoại theo kiểu đàn khảy tai trâu. Nói tóm lại, đối với một chế độ cầm quyền chỉ dựa trên quyền lực độc tôn và sự khủng bố, cho dù đảng có ký kết hay cam kết điều gì với bất cứ ai thì đó chỉ là giai đoạn có tính cách chiến thuật, để rồi sau đó trở mặt một cách trắng trợn mà thôi. Theo http://www.viettan.org/Hen-voi-giac-lat-long-voi-dan.html
......

Tại sao CSVN ‘âm thầm’ tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng?

Ngày 1 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng được ông Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Sài Gòn mời lên “thông báo” bằng miệng rằng anh đã bị ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam hôm 19 tháng 5. Mãi đến ngày 9 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng mới nhận được giấy báo của đại diện Bộ Tư Pháp cùng với bản sao Quyết định số 832/QĐ-CTN của ông Trần Đại Quang đã ký về sự việc nói trên. Có thể do anh Phạm Minh Hoàng có song tịch cả Pháp lẫn Việt nên nhà cầm quyền CSVN nghĩ rằng thông báo trước cho chính phủ Pháp để chuẩn bị…. nhận anh Hoàng khi công an ra tay trục xuất! Câu hỏi đặt ra là một quyết định quan trọng đối với tư cách một công dân quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành của Việt Nam, mà anh Hoàng lại không hay biết gì về quyết định bị tước quốc tịch của mình cho đến khi nghe được từ đệ tam nhân là ông Tổng lãnh sự Pháp. Cách đối xử của nhà cầm quyền CSVN nói trên đã không chỉ biểu hiện tính man rợ của chế độ mà còn chà đạp lên quyền công dân của anh Phạm Minh Hoàng một cách trắng trợn, và hơn hết tượng trưng cho một thể chế vô kỷ luật, “ngồi xổm” lên luật pháp đối với ngay cả luật và hiến pháp của chính họ. Trên mặt pháp lý, Luật sư Lê Công Định đã có một bài viết phân tích và khẳng định rằng việc làm nói trên của ông Trần Đại Quang là sai luật. Luật sư Lê Công Định đã viết về trường hợp anh Hoàng như sau: “Hiến pháp quy định tại Khoản 2 của Điều 17 như sau: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.” Như vậy, bất kể việc công dân Việt Nam (dù đang thường trú tại Việt Nam hay định cư ở nước ngoài) đã hoặc đang “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có quyền trục xuất công dân mình sang nước khác, hoặc không cho họ nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, nếu có, của công dân phải được xử lý theo quy định luật pháp có liên quan, chứ không bằng giải pháp trục xuất. Cần lưu ý rằng, kể cả trong trường hợp tước quốc tịch đúng luật theo Điều 31 của Luật quốc tịch, thì hệ quả pháp lý đương nhiên theo đó cũng không phải là trục xuất đương sự khỏi Việt Nam.” “Tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam sẽ tạo nên một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, đó là 91 triệu công dân Việt Nam đều cùng ở trong tình huống có thể bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bất cứ lúc nào. Tiền lệ này tuy bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ gây thêm nhiều bất ổn xã hội, vì tính tùy tiện trong việc áp dụng luật và thiếu thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của nhà cầm quyền.” Dù biết là sai luật và chắc chắn bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhưng lý do gì nhà cầm quyền CSVN lại ra quyết định tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng vào lúc này? Thứ nhất, dùng hình thức tước quốc tịch như là một thủ đoạn răn đe mới nhắm vào những công dân yêu nước đã và đang can đảm đứng lên chống lại những chính sách sai lầm của chế độ, sau hàng loạt những biện pháp khủng bố của bộ máy công an bị thất bại như cô lập kinh tế, truy tố ra tòa, dùng xã hội đen hành hung, ngăn chận xuất cảnh vân, vân… Nói cách khác, thủ đoạn tước quốc tịch và dùng đó như là lý cớ nhằm trục xuất những công dân yêu nước ngày càng lộ rõ bản chất phi luật pháp và tùy tiện của chế độ độc tài. Thứ hai, việc tìm cách trục xuất anh Phạm Minh Hoàng và gia đình ra khỏi Việt Nam vào lúc này cho thấy lãnh đạo CSVN muốn đánh lạc hướng dư luận về mối lo sợ một làn sóng phẫn nộ của người dân chực chờ bùng nổ đến từ hai sức ép ngấm ngầm từ nhiều năm qua là sự bất mãn trong nội bộ đảng và những bất ổn, bất công trong xã hội. Thứ ba, việc yêu cầu Pháp nhận anh Phạm Minh Hoàng qua thủ đoạn tước quốc tịch Việt Nam của anh Hoàng là nhằm tìm cách cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân tại Việt Nam, đồng thời răn đe những ai có liên hệ đến đảng Việt Tân. Nhưng thủ đoạn này đã bị anh Phạm Minh Hoàng bẻ gãy khi anh công khai tuyên bố bãi bỏ quốc tịch Pháp, cũng như việc các nhà đấu tranh không ngại tiếp xúc và hỗ trợ cuộc đấu tranh để bám lấy quê hương của anh. Nói tóm lại, quyết định tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng của ông Trần Đại Quang là một quyết định không những sai về luật mà còn là vết nhơ trong hệ thống luật pháp rừng rú, man rợ của chế độ CSVN. Nó đã cho thấy não trạng cai trị đất nước một cách tùy tiện, thiếu thượng tôn luật pháp của người lãnh đạo đứng đầu nhà nước hiện nay là ông Trần Đại Quang. Quyết định tước quốc tịch và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng đã khẳng định một điều rõ ràng: chế độ Cộng sản Việt Nam đang vi phạm công ước quốc tế và chà đạp nhân quyền trầm trọng. http://www.viettan.org/Tai-sao-CSVN-am-tham-tuoc-quoc.html
......

Phải chăng Chủ tịch nước Trần Đại Quang mở màn cho tiến trình giải thể quốc gia Việt Nam ?

Lần đầu tiên trong lịch sử, một người Việt “gốc”, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, có cha mẹ, tiên tổ là người Việt, lại bị nhà cầm quyền “truất quốc tịch Việt Nam”. Đây là một tiền lệ xấu. Theo quan niệm quốc tế, một quốc gia được thành hình trên bốn trụ cột: 1/ một nhóm dân chúng thường trực, 2/ một lãnh thổ được xác định, 3/ một chính phủ đại diện và 4/ có khả năng bang giao và được sự nhìn nhận của các quốc gia khác. “Nhóm dân chúng thường trực” có nghĩa là luôn hiện hữu trên lãnh thổ của quốc gia một nhóm dân chúng sinh sống thường trực. Công dân của một quốc gia được xác định bằng “quốc tịch” của công dân. Lãnh thổ quốc gia được xác định bằng “đường biên giới quốc gia”. Tập quán quốc tế nhìn nhận tính “bất khả xâm phạm” của “đường biên giới quốc gia” cũng như “công dân” phải có một “quốc tịch”. Tập quán quốc tế còn nhìn nhận dân chúng trong quốc gia có quyền “dân tộc tự quyết” để lựa chọn thể chế chính trị của mình. Trên thế giới có nhiều trường hợp một công dân có thể bị mất quốc tịch, vì một số hành động đe dọa an ninh quốc gia hay đi ngược lại quyền lợi của quốc gia, nhưng với các điều kiện: Người bị truất quốc tịch không trở thành người “vô tổ quốc”. Tức người bị truất quốc tịch phải có (ít nhứt) hai quốc tịch. Người bị truất quốc tịch không phải là công dân “gốc”. Tức thuộc nhóm “thành tố ban đầu” cấu tạo thành quốc gia. Nhà nước CSVN đã truất quốc tịch của công dân Phạm Minh Hoàng. Mặc dầu công dân này có hai quốc tịch (Việt và Pháp). Nhưng công dân Phạm Minh Hoàng là người Việt “gốc”, tức thuộc “thành tố ban đầu” cấu tạo nên quốc gia. Bởi vì cha mẹ, tổ tiên… của công dân Phạm Minh Hoàng là những người góp phần kiến lập nên quốc gia Việt Nam. Quyết định truất quốc tịch công dân VN của nhà nước CSVN đã làm thay đổi nền tảng của sự hiện hữu quốc gia Việt Nam. Chất keo nối kết để các dân tộc và các vùng lãnh thổ Bắc, Trung, Nam trở thành quốc gia duy nhứt tên gọi Việt Nam là hai hiệp định quốc tế Genève 1954 và Paris 1973. Nếu lãnh thổ là thành tố “bất khả phân” thì “quốc dân” cũng là thành tố “bất khả phân”, bất khả "truất bãi". Nhà nước CSVN tạo ra tiền lệ xấu. Nếu “quốc dân” “khả phân” thì lãnh thổ sẽ “khả phân”. Các hiệp ước nền tảng tạo thành quốc gia Việt Nam : hiệp định Genève 954 và Paris 1973, đã được các bên đối kháng, quốc tế cũng như nội bộ Việt Nam, triệt để tôn trọng, nhứt là các điều khoản về “quốc gia Việt Nam duy nhứt”. Chất keo không còn. Hệ quả là từ nay các nhóm dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có thể “ly khai”, một cách công khai, để thành lập một quốc gia khác. Nhà nước Khmer Krom độc lập ở miền Nam, nhà nước “Đề ga” độc lập ở Tây nguyên… ta có thể kể hàng loạt với nhà nước Thái, Nùng, Mèo… ở miền Tây Bắc, Việt Bắc ... Vì vậy quyết định “truất quốc tịch” công dân "gốc" có thể sẽ mở màn cho tiến trình giải thể quốc gia tên gọi Việt Nam. FB Nhân Tuấn Trương
......

LUẬT PHÁP VÀ CÔNG LÝ CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

Sáng qua, ngày 09/06/2017, theo lịch tôi xuống Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam sớm để làm việc và sao chụp hồ sơ vụ án bà Trần Thị Nga bị bắt và truy tố về tội "Tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 BLHS 1999. Nhà tranh đấu Trần Thị Nga bình thản khi bị bắt. Ảnh: báo chí nhà nước. Khi gặp anh thư ký, chúng tôi cũng xã giao vui vẻ và bình thường như những người khác. Nhưng có vẻ như đôi mắt ngắn và bé của anh thư ký có chút dò xét và ẩn chứa nhiều thắc mắc hơn lẽ thường. Đang sao chụp hồ sơ, anh thư ký hỏi với hàm ý khẳng định: luật sư những vụ này thì nhận được nhiều "đô" lắm nhỉ. Được tài trợ mà. Tôi không bất ngờ lắm với câu hỏi này, nhưng tôi chỉ thấy bất an khi đáp lại rằng: anh làm ở toà án, sao lại vội vàng để kết luận như vậy? Tôi thầm nghĩ "nếu người ta với tư duy ấy trong đầu thì công lý có nghĩa gì và chắc nó khó lòng mà có mặt trong những phòng xử". Tôi cảm thán và lắc đầu trong suy nghĩ vì những nhận thức ấy của một người đang tiến hành tố tụng, mà theo chức trách họ chỉ tuân theo pháp luật và có nghĩa vụ bảo vệ công lý. Nhưng nghe tới những câu nói ấy, tôi vội xoá trắng đi những nghi ngờ về cán cân ở vị trí cân bằng khi người ta nghĩ ngay đến tiền bạc và làm xấu đi hình ảnh của bị can, bị cáo dù còn chưa xét xử. Tiếp nữa, anh thư ký vẫn chưa thoả mãn, lại tiếp: vụ này đang có ba luật sư nhỉ. Chắc chắn chưa dừng lại mà còn nhiều luật sư nữa tham gia. Lắm tiền mà nên lo gì. Tôi thực sự thấy bất ổn hơn nữa với nhận thức như vậy. Tôi chỉ vừa chụp tài liệu vừa đáp: đó là quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Bất cứ ai được nhờ đều có thể tham gia. Đừng nghĩ về vấn đề tiền bạc, mà là vấn đề quyền được bào chữa. Câu chuyện rẽ sang một hướng khác, nhưng có vẻ như anh thư ký này hay nói về "tiền". Tôi thấy chút gì đó đắng chát, vì nếu chỉ có tiền trong đầu thì người ta sẽ nghĩ gì về luật pháp, về công lý, về thân phận con người? Xong việc cũng trưa. Tôi nghỉ ngơi và ăn uống. Đầu giờ chiều vào trại tạm giam để làm việc với bị cáo. Khi gặp bà Nga, ngồi đối diện trong buồng tiếp phạm, bên cạnh tôi còn một nữ an ninh bịt khẩu trang, một quản giáo nam mặc sắc phục. Bất cứ những gì tôi và bà Nga trao đổi đều được vị nữ cảnh sát kia miệt mài ghi lại không bỏ sót một từ. Tôi biết nhưng vẫn tiếp tục cuộc nói chuyện của mình, mặc dù nó gây ra những phiền nhiễu và cả vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật của thân chủ và luật sư. Điều gì đang diễn ra khi họ dám công khai ngồi ngay cạnh và ghi chép lại toàn bộ cuộc trò chuyện của luật sư và bị can, bị cáo? Họ là ai và có quyền gì để xâm phạm vào cuộc trò chuyện này, mà đúng luật thì chỉ có luật sư và thân chủ được trao đổi, những trao đổi đó là bí mật và là quyền bất khả xâm phạm về thông tin, về thân chủ, về vụ việc, về quyền được bào chữa. Họ ngồi ngang nhiên giám sát và ghi chép toàn bộ lại cuộc nói chuyện giữa luật sư và thân chủ. Có đất nước nào mà nền tố tụng lại trắng trợn xâm phạm ngang nhiên đến vậy hay không? Vậy thì còn gì bí mật giữa thân chủ và luật sư? Làm gì còn bí mật về các thông tin, việc trao đổi các quan điểm, nội dung để thực hiện việc bào chữa? Vậy cái khoản 3 Điều 19 Dự thảo BLHS 2015 đâu có cần thiết gì khi họ giám sát mọi lúc, mọi nơi, trong trại tạm giam họ còn ghi chép lại mọi lời trao đổi của bị can, bị cáo??? Vậy thì cần gì nghĩa vụ tố giác thân chủ nữa cho mệt và phản thực tiễn, bởi lẽ làm gì có bí mật nào để mà tố giác? Từ hôm qua trở về, tôi vẫn tự hỏi mình, rằng, luật pháp và công lý có thể tồn tại hay không? Có thể tồn tại hay không! FB Luân Lê
......

Nhóm Nghiên cứu Thể chế

THÔNG TIN Kính thưa quý vị! Sau một thời gian chuẩn bị, cũng như trao đổi bàn bạc, một số anh em chúng tôi xin được thông tin tới quý vị, hôm nay chúng tôi ra mắt Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm học thuật, chúng tôi tập hợp nhau trên tinh thần học thuật và tập trung nghiên cứu về thể chế dân chủ. Hiện nay nhóm mới chỉ có 4-5 người, trong tương lai sẽ mở rộng, thu nạp thêm các thành viên, trên cơ sở đồng thuận về học thuật. Chúng tôi trân trọng đưa ra Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ để trình bày với giới khoa học, các tổ chức chính trị và toàn thể đồng bào, mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo và phản biện từ quý vị. Thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế: 1- Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, đại diện Nhóm Số điện thoại: 0987572844; Email: thanglongdoicho@gmail.com 2- Hà Huy Toàn, nhà nghiên cứu Triết học Chính trị 3- Lê Anh Hùng, nhà báo, dịch giả Số điện thoại: 01292091829; Email: leanhhung2020@gmail.com 4- Bùi Văn Thuận, giáo viên, thư ký Nhóm Email: lamviec.aedc@gmail.com Liên hệ Nhóm: Nguyễn Vũ Bình, dđ: 0987572844 Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của quý vị trong các hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật của Nhóm. Nhóm chúng tôi có một trang web để hoạt động, xin được giới thiệuhttp://nghiencuutheche.com/ Xin chân thành cảm ơn quý vị! Trân trọng, Hà Nội, ngày 09/6/2107 Thay mặt cho Nhóm Nghiên cứu Thể chế Nguyễn Vũ Bình FB Nguyễn Vũ Bình
......

LS. Lê Quốc Quân bị sách nhiễu, đe dọa

Luật sư Lê Quốc Quân tường trình về việc ông bị nhóm người mặc thường phục đến nhà ngăn chặn và đe dọa ông và gia đình vào sáng ngày 8-6-2017. === ĐƠN TRÌNH BÁO Tôi tên là: Lê Quốc Quân, thường trú tại Phòng 504 Nhà No09 Số 193 Trung Kính, Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Tôi làm đơn trình báo một việc như sau: Đúng 9h15 hôm nay ngày 08/06/2017, khi tôi bắt đầu vào nhà thì bị khoảng 10 người mặc thường phục chặn lại tại cổng chính. Họ đe dọa tôi “Không được đi đâu, gặp ai nếu chúng tôi không cho phép”. Ở đây tôi hiểu là “Không được đi gặp giới ngoại giao quốc tế” bởi vì lần gần đây nhất tôi bị cản không cho đi gặp Thượng Nghị Sỹ John McCain vào ngày 31/5/2017 nhưng tôi vẫn đi gặp. Sau đó người cầm đầu tên Thắng đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Mày là cá nằm trên thớt, mày mà đi gặp một lần nữa thì vợ con mày sẽ chết. Mày có con gái lớn rồi, lo mà bảo vệ nó đi đừng để chúng tao ra tay”. Người này đã từng ngăn cản và đánh tôi vào chiều tối 3 tháng 7 năm 2016 khi tôi định đi dự tiệc chiêu đãi Quốc Khánh Hoa Kỳ do Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mời. Người tên Thắng này còn dùng tay túm cổ áo, ghì chặt, dùng nắm đấm tì sát dưới quai hàm của tôi rất lâu và nói: “Chỉ một cú đấm này là mày toi”, nhưng tôi chỉ cười. Tất cả những điều này được nhiều người chứng kiến và tòa nhà của tôi cũng có Camera quan sát. Họ còn hành hung cả nhân viên tôi là anh Lê Hữu Khánh khi anh này xuống can thiệp. Cá nhân tôi không có thù oán với ai. Tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên bị theo dõi, ngăn cản đi lại và đặc biệt sự việc xảy ra sáng nay là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cụ thể như sau: 1. Cá nhân tôi là một công dân tự do cho nên tôi có quyền đi lại và gặp gỡ mọi người, bao gồm cả các giới ngoại giao quốc tế. Việc ngăn cản không cho tôi đi gặp gỡ những viên chức chính trị quốc tế là vi phạm Điều 22, Điều 23 Hiến pháp 2013; 2. Người cầm đầu tên là Thắng trực tiếp nhiều lần đe dọa “sẽ xử lý vợ con mày” và “cho cháy nổ xe của mày”. Đó là hành vi đe dọa trực tiếp đến quyền sống của tôi, phạm vào tội Đe dọa giết người quy định tại Điều 103 BLHS hiện hành. Không biết điều gì có thể đến với tôi và gia đình tôi nhưng những lời đe dọa này là có cơ sở, trong hành vi của họ là đầy quyết tâm và hằn học. Bởi vậy tôi làm đơn này trình báo đến công an Phường và đề nghị Bộ Công an cho tiến hành điều tra ngay về việc đe doa đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của tôi và gia đình. Ông Thắng và toàn bộ các cá nhân đi theo cùng với ai đã chỉ đạo việc này sẽ phải chịu trách nhiệm bất cứ tai nạn hay sự cố nào xảy ra với tôi và gia đình của tôi. Tôi có đầy đủ bằng chứng, lời nói, việc làm và hình ảnh về các cá nhân tham gia vào việc này và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu. Người làm đơn Lê Quốc Quân
......

TƯ VẤN PHÁP LUẬT V/v Đối với trường hợp bị tước quốc tịch của Ông PHẠM MINH HOÀNG

Ngày 01/06/2017, Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.Hồ Chí Minh thông tin rằng Ông PHẠM MINH HOÀNG đã bị chính phủ Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam, văn bản quyết định tước quốc tịch do Chủ tịch nước Ông TRẦN ĐẠI QUANG ký vào ngày 17/05/2017. Bản tư vấn pháp luật này đặt trên giả thiết thông tin của Tổng Lãnh Sự Quán Pháp là chính xác. LÝ LỊCH ÔNG PHẠM MINH HOÀNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM : - Ông PHẠM MINH HOÀNG, sinh ngày 08/08/1955 tại Tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Việt Nam. - Tháng 11/1973, Ông PHẠM MINH HOÀNG đi du học tại Pháp, tại đây, Ông PHẠM MINH HOÀNG gia nhập thêm quốc tịch Pháp. - Năm 2000, Ông PHẠM MINH HOÀNG trở về Việt Nam làm việc. - Năm 2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, có nội dung chứng nhận Ông PHẠM MINH HOÀNG “chưa thôi quốc tịch Việt Nam” và “Hiện có quốc tịch Việt Nam”. Sau đó, Ông PHẠM MINH HOÀNG được hồi hương về Việt Nam, được nhập Hộ khẩu thường trú.và được cấp Giấy Chứng minh Nhân dân. THÂN PHẬN PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG : Lược qua lý lịch của Ông PHẠM MINH HOÀNG trong các mốc quan hệ giữa công dân và nhà nước, thì về phương diện pháp lý : Ông PHẠM MINH HOÀNG là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 13 (khoản 1), điều 14 (khoản 1) và điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong đó, điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định : “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”, theo đó, Ông PHẠM MINH HOÀNG có cha mẹ đều là công dân Việt Nam cho nên có quốc tịch Việt Nam. Ngày 02/03/2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam số 1202/UBND-NC, xác nhận : Ông PHẠM MINH HOÀNG “chưa thôi quốc tịch Việt Nam” và “Hiện có quốc tịch Việt Nam”. Nói khác, văn bản này chỉ xác nhận một tình trạng pháp lý hiện hữu đã có từ khi Ông PHẠM MINH HOÀNG ra đời vào năm 1955. Giấy chứng nhận có quốc tịch này không phải là văn bản cho nhập quốc tịch theo điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam. NHẬN XÉT VỀ QUYẾT ĐỊNH TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG : Tước quốc tịch được Luật Quốc tịch Việt Nam quy định tại điều 31, chỉ được áp dụng đối với hai (02) đối tượng : - “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài” (theo quy định khoản 1) và - “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 19 của Luật này” (theo quy định khoản 2); Năm 2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được hồi hương, cấp Chứng minh nhân dân và có Sổ Hộ khẩu thường trú , thế nên, Ông đã là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước từ 10 năm qua (2007 – 2017), cho nên, Ông không phải là “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài” thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, Ông PHẠM MINH HOÀNG là người có quốc tịch Việt Nam từ năm 1955. Thực tế pháp lý này được xác nhận bằng Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam số 1202/UBND-NC, do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/2007. Ông CHƯA TỪNG “nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định điều 19” của Luật Quốc tịch Việt Nam, cho nên, Ông cũng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam. Tóm lại, việc áp dụng điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam để tước quốc tịch Việt Nam của Ông PHẠM MINH HOÀNG (nếu có) là không đúng đối tượng. KẾT LUẬN : Ông PHẠM MINH HOÀNG có quốc tịch từ năm 1955 cho đến nay, ông là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước từ 10 năm qua (từ 2007 – 2017). Ông không là đối tượng của bất kỳ điều luật nào cho phép tước quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành.. Một hành vi như thế (nếu có) là vi luật, cần phải được hủy bỏ. * Nêu tham khảo thêm về trường hợp Ông PHẠM MINH HOÀNG có quốc tịch Pháp : Căn cứ theo điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về “Nguyên tắc quốc tịch”, thì Việt Nam chỉ “công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam ...”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam của công dân. Trường hợp Ông PHẠM MINH HOÀNG cũng như vậy. LUẬT PHÁP THAM CHIẾU : - Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2009; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực ngày 26/06/2014; - Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009; - Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014; TP Hồ Chí Minh, ngày 05/06/2017. Luật sư tư vấn Luật sư ĐẶNG ĐÌNH MẠNH Văn phòng Luật sư Đặng Đình Mạnh, địa chỉ 173 Lý Thái Tổ, Phường 9, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Tel. 0838 346 221, 0903 909 854 Và Chuyên gia pháp lý LÊ CÔNG ĐỊNH
......

Sự thật ”hợp tác” giữa Bộ công an và Bộ ngoại giao CSVN

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt các Đại sứ, Tổng Lãnh sự mới được bổ nhiệm đại diện cho Việt Nam tại nước ngoại nhiệm kỳ 2017 - 2020, diễn ra tại Hà Nội hôm 24-5-2017. Ảnh: Báo Mới Ngày 24 Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã tiếp các Đại sứ, Tổng Lãnh sự được bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2017 - 2020. Tin được viết dưới tiêu đề: Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Một facebooker khi đọc tin này đã bình luận: Thêm một lý do Việt Kiều tránh xa Sứ quán. Một người khác thì nhận xét: Công an hợp tác với Ngoại giao làm gián điệp? Tôi muốn viết một vài thông tin để độc giả hiểu thêm về mối quan hệ giữa an ninh và ngoại giao của Cộng sản Việt Nam (CSVN), nó có phần rất khác với những gì chúng ta thấy ở một xã hội văn minh.   Trong chế độ công an trị, việc an ninh xen vào mọi ngõ ngách của đời sống chính trị - xã hội tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ngay từ thời Nhân văn Giai phẩm đã có một câu quy gọn cực đắt, đó là: Bục công an đứng giữa trái tim người. Hầu hết các bộ ngành ở Việt Nam đều có sự hiện diện của an ninh chìm. Bài viết này xin khoanh nhỏ vào nội dung “hợp tác” giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Công an của Việt Nam và nội dung chỉ trong tầm hiểu biết giới hạn của tác giả. Sự “hợp tác” giữa an ninh và ngoại giao thể hiện trên các mặt sau: 1. Về nhân quyền: Bộ Chính trị giao cho Bộ Ngoại giao hai nhiệm vụ trọng tâm, đó là: lãnh thổ và nhân quyền. Thông thường các nước đều có cơ quan (hoặc cơ chế) quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Các cơ quan này được khuyến khích càng độc lập càng tốt. Về hình thức, Việt Nam cũng có cơ chế này, nhưng nó hoàn toàn không được độc lập mà nằm dưới sự lãnh đạo của đảng do hai Bộ Ngoại giao và Công an làm chủ chốt. Thường thì hai Bộ này phải vất vả đối phó nhất trong những thời kỳ mà Việt Nam là quốc gia phải báo cáo trong Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Họ đã phải kiểm điểm trong năm 2014 và sắp tới vào năm 2018. Hoặc ở những kỳ đón đoàn quốc tế đến giám sát về thực hiện nhân quyền hay những kỳ Đối thoại về nhân quyền với Mỹ và Châu Âu. Ở những thời kỳ này, hai Bộ chủ trì họp liên miên để nghe ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, cân nhắc từng câu chữ và bàn những mánh khóe để che đậy những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đã từng có quan niệm cho rằng Bộ Ngoại giao có hai nhiệm vụ, đó là: tô vẽ, minh họa cho những gì đảng cộng sản làm được và biện hộ, thanh minh hoặc cãi cố cho những gì đảng cộng sản vi phạm quy ước quốc tế. Như vậy, trong câu chuyện “hợp tác” giữa an ninh và ngoại giao về nhân quyền, thì phía an ninh là bên đàn áp và cản trở thực thi nhân quyền, còn phía ngoại giao là bên đi làm thầy cãi cho những vi phạm đó. Phải công nhận rằng CSVN đã nhiều lần thoát hiểm về nhân quyền cũng nhờ tài biện hộ lấp liếm của Bộ Ngoại giao. Họ đã biết lợi dụng những kẽ hở của các thủ tục làm việc để ngăn chặn việc thảo luận về những vụ việc bất lợi cho họ, hoặc họ thanh minh về đặc thù văn hóa và luật pháp của các quốc gia khác nhau, hoặc họ biết lợi dụng tình trạng “đánh trống bỏ dùi” lâu nay của LHQ, đưa ra nhiều khuyến nghị nhưng không có khả năng theo dõi và giám sát việc thực hiện. Cho nên, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam nghiêm trọng là vậy mà các ông Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, ông Đại sứ Nguyễn Trung Thành vẫn “dõng dạc” tuyên bố tại LHQ: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo tất cả các quyền con người theo đúng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền”. Hoặc mỗi khi có những báo cáo về nhân quyền của các tổ chức quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao vẫn không ngần ngại chối phăng: “đó là những thông tin sai lệch, là thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam". Như vậy, bên an ninh tuân theo lệnh của đảng là chuyên đi đàn áp, bắt bớ những người đứng lên đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, bên ngoại giao cũng là làm theo chủ trương của đảng là bác bỏ, cãi phăng những vi phạm nhân quyền của chế độ, hoặc tìm cách lấp liếm, bưng bít thông tin. Chính vì thế mà hai Bộ Ngoại giao và Công an luôn cần phải “phối hợp nhịp nhàng” làm sao cho ăn giơ, ăn khớp với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: vietnamnet Thường thì khi bắt bớ, giam cầm một người nào đó, bên an ninh gán cho họ một cái tội vu vơ. Bên ngoại giao thì chối phăng với quốc tế là ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Thí dụ, như bà Bùi Thị Minh Hằng bị gán cho tội gây rối trật tự công cộng, điều mà dân mạng phản đối một cách dí dỏm “tội hai xe máy đi hàng ba”. Ông Tô Lâm, thời còn bên tổng cục an ninh, quan hệ khá mật thiết với Bộ Ngoại giao, nhất là với cán bộ Vụ Tổ chức Quốc tế. Trong một buổi nhậu nhẹt, ông đã từng cao hứng: “các anh bên Bộ Ngoại giao thấy có nhân vật nào khó chịu, cứ bảo bọn em một câu, em cho đàn em xử lý đẹp ngay”. 2. Quản lý xuất nhập cảnh: Quản lý xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, nhưng việc cấp visa, phần lớn là do các Đại sứ quán, Lãnh sự quán bên ngoài cấp. Bộ Ngoại giao được bên Công an cung cấp một bảng danh sách “đen”, danh sách những người cấm không được nhập cảnh Việt Nam. Hàng năm, danh sách này dài thêm do những “phần tử không được chào đón” tại Việt Nam càng ngày càng đông. Những năm gần đây, lại xuất hiện một loại danh sách cấm xuất cảnh, dành cho người Việt Nam ở trong nước muốn ra nước ngoài. Có lẽ chỉ trừ có một vài nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều tiên, hiếm thấy nơi nào trên thế giới có tình trạng tương tự. Mỗi khi cấp một visa cho khách nước ngoài hoặc Việt Kiều, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán phải xin phép nhập cảnh, thông qua một công ty du lịch trong nước. Hầu hết các công ty du lịch này đều phải có tay chân bên an ninh, hoặc thậm chí đó là công ty ngầm của công an. Một khi có số phép nhập cảnh của công ty du lịch đó thì các cơ quan bên ngoài mới được cấp một visa hợp lệ. Khi có Nghị quyết 36 (2004) về người Việt Nam ở nước ngoài, xuất hiện thêm loại visa 5 năm, mà theo cách gọi của họ đó là Tờ miễn thị thực xuất nhập cảnh. Thủ tục để xin được loại visa này, họ cũng vẽ đủ thứ rườm rà để bắt chẹt, vòi thêm tiền Việt Kiều. Câu chuyện về tệ nạn làm tiền của các Đại sứ quan thông qua visa, hộ chiếu là câu chuyện không có hồi kết từ nhiều năm nay. Do visa, hộ chiếu là nguồn thu béo bở, nên đã xảy ra việc hai Bộ tranh giành lẫn nhau. Nhiều năm trước đây, Bộ Ngoại giao là nơi cấp phát tất cả các loại hộ chiếu, thậm chí người dân đã cầm hộ chiếu Việt Nam, Bộ Ngoại giao còn phải cấp thêm visa mới được quyền xuất nhập cảnh. Sau này, việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước do Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an đòi lại. Bộ Ngoại giao chỉ còn cấp hộ chiếu ngoại giao và các Đại sứ quán cấp hộ chiếu phổ thông cho Việt Kiều ngoài nước. Tương tự như vậy với visa, phía an ninh đã “quảng cáo” khá nhiều về việc cấp visa trực tiếp tại cửa khẩu, tranh giành “thị phần” với phía ngoại giao. Thậm chí phía an ninh còn nghĩ ra việc cấp visa online, tức là khách xin visa được cấp một mã số để có thể lấy visa tại cửa khẩu. Điều đó cho thấy hai Bộ cũng tranh giành nhau khá ác liệt về khoản thu phí visa, hộ chiếu này. 3. Theo dõi người Việt ở nước ngoài: Với hơn ba triệu người Việt ở nước ngoài, thì công việc theo dõi cũng là “trách nhiệm” khá quan trọng của cả hai Bộ trước đảng cộng sản. Trên bề mặt thì công việc này được giao cho Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, trực thuộc Bộ Ngoại giao đảm trách. Nhưng dưới bề chìm thì đây là công việc của phía an ninh là chính. Trong Ủy ban Người Việt cũng nhiều an ninh cài cắm, bên ngoài ỏ các Đại sứ quán phần theo dõi cộng đồng cũng phần lớn do người bên an ninh, núp dưới danh nghĩa ngoại giao, đảm trách. Rõ ràng việc theo dõi cộng đồng người Việt hải ngoại, mà phần đông là ra đi di tản sau 30/4/1975, thì đây là công việc thuộc nội dung an ninh quốc gia. Do tính chất chiến lược của công việc, nên hai Bộ được đảng chi khá nhiều tiền cho nhiệm vụ này. Công việc của cả hai Bộ ở vấn đề này có thể gồm: Thứ nhất là tuyền truyền, lôi kéo đồng bào nghe theo Nghị quyết 36, gây phân hóa, chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại. Gầy dựng những lực lượng thân chế độ. Thứ hai là cài cắm những phần tử gây rối, gây chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại. Thứ là là phía an ninh phụ trách phần làm gián điệp thu thập thông tin từ cộng đồng và từ nước sở tại. Đồng thời theo dõi những tổ chức của người Việt ở nước ngoài, theo dõi việc xuất nhập cảnh Việt Nam của các tổ chức này. Có thể nói trong mấy năm đầu thực hiện Nghị quyết 36, các Đại sứ quán cũng đã thu hút được nhiều người Việt về đầu tư và về thăm Việt Nam đông hơn. Nhiều kiều bào đã xin hộ chiếu Việt Nam để về mua nhà tại Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, những chiêu trò lừa bịp của Nghị quyết 36 bị lộ tẩy, càng đông người Việt vỡ lẽ, cộng sản chỉ mong muốn thu hút ngoại tệ của kiều bào, không phải như đã tuyên truyền “đồng bào hải ngoại là khúc ruột ngàn dặm” của đất nước. 4. Quản lý việc ra vào Việt Nam của nhà báo nước ngoài: Chế độ cộng sản tồn tại được khá lâu, cũng là do họ bưng bít thông tin thành công một thời. Đó là việc họ chủ trương dân trong nước không biết thế giới bên ngoài và nước ngoài không biết những gì đang diễn ra ở bên trong Việt Nam. Một trong những mấu chốt của vấn đề là làm sao quản lý thật chặt các nhà báo nước ngoài ra vào Việt Nam. Một nhà bào muốn vào được Việt Nam, khi họ xin visa ở các Đại sứ quán họ phải cung cấp cho phía CSVN: chương trình và nội dung làm việc ở Việt Nam, đi đâu, với ai; danh sách dụng cụ mang theo (máy ghi hình, thu âm, ánh sáng…). Hồ sơ được gửi về Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao để xin phép. Họ phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để có được giấy phép vào Việt Nam. Đấy là trường hợp nội dung làm báo của họ phù hợp với Việt Nam. Còn nếu không họ đã bị chặt ngay từ ở cửa xin visa. Nhà báo đã được vào Việt Nam thì do Trung tâm báo chí, trực thuộc Bộ Ngoại giao quản lý. Bao giờ đoàn nhà báo nước ngoài nào cũng có “hướng dẫn viên” của Trung tâm báo chí. Đó là không kể Trung tâm cũng đã thông báo trước cho phía an ninh, và họ cũng sẽ cử người ngầm chìm đi theo. Mọi hành vi và nội dung của nhà báo nước ngoài đều được theo dõi chặt chẽ. Nhà báo Denis Nordmann và đồng nghiệp đã bị trục xuất khỏi Việt Nam khi đến Giáo xứ Cồn Sẻ và Đông Sơn gặp gỡ nạn nhân Formosa. Ảnh: FB Anthanh Linhgiang. Mới đây, ngày 27 Tháng 5, hai phóng viên Thụy sĩ đã bị Việt Nam trục xuất. Ông Nordmann và đồng nghiệp là bà Wenger đã đến giáo xứ Cồn Sẻ và giáo xứ Đông Sơn ở Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, gặp một số bà con ngư dân, để tìm hiểu thông tin liên quan đến thảm hoạ môi trường của Formosa. Phía Cục xuất nhập cảnh trục xuất hai người với lý do hai người đến Việt Nam bằng visa du lịch, nhưng khi đến đã không liên lạc với công ty môi giới du lịch nên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Rõ ràng là an ninh Việt Nam đã có mặt khắp nơi để không nhà báo nước ngoài nào có thể hành nghề độc lập tại Việt Nam. 5. Quản lý nội bộ, quản lý lẫn nhau: Trước đây, người Việt Nam ở trong nước bị cấm không được liên hệ và tiếp xúc với người nước ngoài. Ở Bộ Ngoại giao khi tiếp khách nước ngoài cần phải có hai người. Như vậy, ngay từ những năm đầu tiên của chế độ cộng sản họ luôn coi người nước ngoài “chấp chứa” một yếu tố nguy hiểm. Do vậy, không những họ theo dõi người nước ngoài, mà còn quản lý lẫn nhau khi có người nước ngoài. Sau này, khi giao lưu quốc tế rộng mở hơn, những khắt khe nêu trên đã được nới lỏng phần nào. Tuy nhiên, họ vẫn giữ ở mức độ khá chặt. Phía an ninh đều cử người đến các bộ, ngành có yếu tố nước ngoài. Tại mỗi Đại sứ quán đều có một quan chức ngoại giao mang hàm Bí thư, nhưng là người của Bộ Công an. Như trên đã nói rõ, công việc của họ là theo dõi cộng đồng, tham gia vào việc cấp phát visa hộ chiếu. Và một phần không kém quan trọng đó là theo dõi nội bộ Đại sứ quán, mà thực chất là theo dõi bên ngoại giao có làm gì sai lệch với ý đảng không. Do vậy, mọi cán bộ, mọi con người đều là con tin của đảng. Cơ quan thông tấn xã của Việt Nam ở nước ngoài bao giờ cũng có một phóng viên do bên an ninh cử sang. Bưu điện Việt Nam cũng có người của an ninh cài vào, họ sẵn sàng bóc những bì thư, những gói quà từ nước ngoài gửi về cho người trong nước để kiểm tra. Ngoài ra, Bộ Công an cũng “giúp” Bộ Ngoại giao phần bảo mật thông tin, bảo mật Đại sứ quán. Hai Bộ thường xuyên giao lưu gặp mặt, ký những biên bản, quy chế hợp tác trên các mặt. Bề mặt thì hai Bộ quan hệ rất khăng khít, nhưng thực chất bên trong, đảng chủ trương làm như vậy để quản lý lẫn nhau. Nhất là khi Bộ Ngoại giao có cơ hội tự do hơn trong việc tiếp xúc với thông tin bên ngoài. Họ rất sợ “tự diễn biến” trong cán bộ ngoại giao. Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung mà an ninh và ngoại giao phối hợp hoạt động để triển khai chính sách của đảng cộng sản Việt Nam. Cốt lõi của vấn đề là sự can thiệp vào tất cả các mặt của đời sống chính trị - kinh tế - ngoại giao - xã hội của chế độ công an trị tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện internet và mạng xã hội thì những chiêu trò của công an Việt Nam ngày càng bị bóc trần trước dư luận trong nước và quốc tế. Nguồn: http://www.viettan.org
......

Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ!

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN, đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump mời viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 29 đến 31 tháng 5. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Phúc và cũng là chuyến đi gặp ông Trump đầu tiên của một lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á. Chuyến đi mà chắc chắn cả ông Phúc lẫn đảng CSVN đều mong đợi với nhiều kỳ vọng. Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty Images) Nhưng dư luận chung thì khá thờ ơ với sự kiện này. Phải chăng người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không mấy chờ đợi có những xoay chuyển gì tích cực cho tình hình tại Việt Nam, sau chuyến đi này của ông Phúc. Lý do là khi những vi phạm nhân quyền trầm trọng và hiện tượng tham nhũng ngập tràn tại Việt Nam vẫn không có chỉ dấu thuyên giảm và biện pháp khắc phục. Còn các chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ về các vấn đề nhân quyền, Biển Đông, an ninh Á châu vẫn còn là những dấu hỏi lớn. Nhưng trước hết mục tiêu gặp gỡ của hai ông Trump và Phúc là gì? Mậu dịch Đây là mục tiêu hàng đầu của CSVN vì tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, muốn tăng trưởng phải dựa vào đầu tư ngoại quốc và xuất cảng. Hiện Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 8 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và đứng đầu danh sách xuất cảng của Việt Nam ($42 tỷ); hơn cả Trung Quốc ($19.2 tỷ), và Nhật ($15 tỷ). Tỷ phú Donald Trump là người luôn đặt quyền lợi kinh tế hàng đầu trong mọi chính sách bang giao; do đó, rất hợp với mục tiêu của ông Phúc. Trở ngại hiển nhiên là mối thương giao hiện nay giữa hai nước đang đem lại thâm thủng mậu dịch cho Hoa Kỳ - điều mà ông Trump chống đối kịch liệt trong thời gian tranh cử, và Việt Nam là một trong những nước đã bị ông lên án là “cướp” việc làm của người dân Mỹ. Thâm thủng mậu dịch là một ám ảnh lớn đối với ông Trump, khiến ở hội nghị G7 với các cường quốc kinh tế tại Ý mới đây, ông Trump đã bất kể cung cách ngoại giao lên tiếng chỉ trích Đức là “xấu, rất tệ” vì đã bán quá nhiều xe sang Hoa Kỳ mà không mua xe Mỹ. Ông cũng dọa sẽ cấm xe Đức được nhập cảng vào Mỹ. Nhưng đó là chuyện Đức và Mỹ. Việt Nam có thể khác vì lượng thâm thủng mậu dịch với VN nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 32 tỷ năm 2016, so với $347 tỷ của Trung Quốc, $65 tỷ của Đức và $69 tỷ của Nhật. Vả lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn có một mối lo chung khác, đó là Trung Quốc. Biển Đông Nhu cầu dùng Việt Nam để ngăn chặn chính sách xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông hầu có thể duy trì tự do hàng hải trên tuyến đường huyết mạch này cũng như mục tiêu bành trướng của Bắc Kinh, khiến ông Trump có thể chấp nhận thâm thủng mậu dịch (ở một mức nào đó) đối với Việt Nam. Nhu cầu gia tăng đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Á Châu để đối trọng với Trung Quốc và đàn em Bắc Hàn đã được thể hiện qua mối bang giao thắm thiết của TT Trump đối với Thủ tướng Abe của Nhật ngay sau khi đắc cử; và vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Trump cũng đã mời một loạt lãnh đạo các nước Á Châu như Thái Lan, Singapore, Philippines tới Washington. Ông Trump cũng sẽ tham dự một loạt hội nghị cấp cao tại châu Á vào tháng 11 tới, bao gồm: hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, được tổ chức tại Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017; Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy dẹp bỏ TPP (Trans Pacific Partnership) vì đó là dấu ấn “dễ ghét” của Tổng thống Obama, ông Trump không hẳn là sẽ rút lui về cố thủ trong “lô cốt” Hoa Kỳ theo chính sách “America First” và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa như ông đã từng tuyên bố, mà thực tế đã khiến ông Trump phải thay đổi cách nhìn về tương quan với thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngoài cuộc gặp giữa ông Phúc và Trump, Hoa Kỳ còn gởi hàng không mẫu hạm tới tuần tiễu trong vùng và tặng Việt Nam 6 tàu tuần tra và một tuần duyên vào tuần trước. Số lượng này được ấn định là 18 chiếc thời ông Obama, nhưng ông Trump thuộc loại tính toán hơn. Ngay cả phần thâm thủng mậu dịch với Việt Nam có thể sẽ được “trừ nợ” vào các khoản trang bị vũ khí và tàu tuần tra này. Việt Nam cũng lại cần Hoa Kỳ để quân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng dù không thể kết thân, do nỗi ám ảnh về những ảnh hưởng tốt đẹp của nền dân chủ hàng đầu này có thể làm lung lay chiếc ghế quyền lực độc tôn của đảng. Với nhu cầu đồng thuận về kinh tế và địa chính trị như thế, người ta có thể hình dung ra cuộc hội đàm Phúc-Trump kỳ này sẽ rất “vui vẻ”, nhất là cuộc họp tiếp theo sau “đường mòn” thân ái giữa ông Tập và ông Trump hồi tháng 4 vừa qua. Thêm vào đó, tư cách khúm núm quen thuộc của các lãnh đạo đảng CSVN trước các thế lực lớn sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm của ông Trump, người nổi tiếng thích được “thần phục.” Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang (trái), lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 bên trái), Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai từ bên phải) tới tham dự Hội nghị Quốc Tế tại Yanqi Lakep, phía bắc của Bắc Kinh, hôm 15-5-2017. Ảnh: AFP Bối cảnh bất lợi Xét về nhu cầu, ông Phúc sang Mỹ kỳ này chắc chắn thuận lợi với đối tác về cả hai mục tiêu: tăng cường quan hệ và hợp tác kinh tế. Nhưng ông Phúc lại gặp một trở ngại lớn, đó chính là bối cảnh “tang gia bối rối” mà ông Trump đang gặp phải liên quan tới những thất bại liên tục về các chính sách đối nội như: hủy bỏ và thay thế luật bảo hiểm sức khỏe Obamacare, dự thảo ngân sách, luật di trú, tiền xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, cải tổ luật thuế ... Trầm trọng và nhức đầu hơn hết là cuộc điều tra gắt gao của cả Quốc hội lẫn bộ Tư pháp Hoa Kỳ về mối liên hệ của ông Trump và các phụ tá của ông với Nga, được mệnh danh là “Russiangate” hay “Kremlingate” (tương tự như vụ Watergate làm sụp đổ ngôi vị tổng thống của ông Richard Nixon). Bối cảnh này có thể nói là khá “xui xẻo” cho ông Phúc khi dư luận hàng ngày chỉ chú tâm tới những điều tiêu cực của ông Trump và nội các. Ngay cả chuyến công du hải ngoại vừa rồi của ông Trump cũng vướng mắc nhiều điều tiếng về cách ứng xử của ông đối với các đồng minh trong khối NATO và G7. Vấn đề nhân quyền Tuy gặp những bất lợi do sự rối rắm tình hình chính trị nước Mỹ, ông Phúc sẽ cảm thấy “thoải mái” khi không bị ông Trump nhắc nhở về những vi phạm nhân quyền của đảng CSVN và nhà nước độc tài mà ông đại diện. Ngoài những phát biểu thường xuyên khen ngợi các nhà độc tài trên thế giới, từ Hitler cho tới các lãnh đạo độc tài ngày nay tại Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Philippines, Trung Quốc, Syria, Iran, Libya, Bắc Hàn; ông Trump chưa bao giờ lên tiếng cổ võ cho các giá trị nhân quyền phổ quát, cũng như không hề lên án các hành vi bạo lực và vi phạm nhân quyền trên thế giới. Tuy nhiên, dù ông Trump và ông Phúc không đề cập tới nhân quyền, nhưng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và hải ngoại nói chung sẽ không để yên cơ hội đánh động lương tâm thế giới và tranh đấu cho quyền làm người này của dân tộc Việt Nam. Ngoài những cuộc biểu tình chống đối trước Tòa Bạch Ốc, đại sứ quán và các tòa lãnh sự CSVN đồng loạt trong ngày hội đàm Phúc-Trump, các chính giới Mỹ ủng hộ cuộc tranh đấu cho nhân quyền của người Việt đã nhân cơ hội này đồng hành lên tiếng về nhân quyền trước Quốc hội Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà tranh đấu, các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, gia đình của các nạn nhân bị chết thảm trong tay nhà nước bạo lực, đại diện các nạn nhân vụ Formosa... Chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ thường niên lần thứ 21, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tổ chức Hội thảo bàn tròn với các nhà hoạt động Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, về tình hình nhân quyền tại Việt Nam vào ngày 12 tháng 5, dưới sự chủ tọa của Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tiếp xúc với một phái đoàn Xã Hội Dân Sự Việt Nam vào ngày 25 tháng 5. Trước đó vào tháng Hai, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (gọi tắt là USCIRF) đã lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân. Người Việt quan tâm vẫn tiếp tục vận động nhân quyền, không chờ đợi như một sự đương nhiên của chính quyền Trump hay bất cứ một tổng thống nào. Các chính giới quan tâm tại Quốc hội và bộ Ngoại giao Mỹ, các NGO và các chính quyền dân chủ trên thế giới luôn có mặt và sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ. Vấn đề là chúng ta có kiên trì vận động và tranh đấu cho tương lai của dân tộc Việt Nam hay không mà thôi. * Tóm lại, chuyến đi Mỹ kỳ này của ông Phúc sẽ có vẻ “thuận buồm xuôi gió” hơn những chuyến đi trước của các ông Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang. Tuy nhiên, thành quả cụ thể sẽ không nhiều. Về mặt ngoại giao, chuyến đi sẽ giúp tăng cường quan hệ Việt-Mỹ mà không làm khó chịu Trung Quốc, vì mối tương quan Xi-Trump cũng đang tốt đẹp. Về mặt kinh tế, mối thương giao song phương sẽ phải mất một thời gian thương lượng (TPP mất 10 năm mới thành hình), đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam muốn giảm thuế quan đánh trên các mặt hàng nhập cảng khi Mỹ đang bị thâm thủng mậu dịch với Việt Nam, và ông Trump luôn dọa sẽ tăng thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu để quân bằng mậu dịch. Ông Phúc có thể yên tâm là không bị ông Trump nhắc tới thành tích vi phạm nhân quyền của CSVN. Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Trump đang bị truyền thông Mỹ “rọi đèn” thường xuyên vào các chính sách và việc làm tiêu cực, các cuộc biểu tình chống ông Phúc và lên án các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sẽ được dư luận Mỹ chú ý nhiều hơn, và đây là một cơ hội tranh đấu tốt cho người Việt. Theo http://www.viettan.org
......

Phòng ngừa đại họa "Hồng vệ binh VN"

Ảnh: Nhà cầm quyền Nghệ An tổ chức biểu tình, đấu tố Lm. Đặng Hữu Nam và bà con giáo dân đi kiện Formosa. Bằng sự tăng cường mức độ, thủ đoạn đàn áp người bất đồng chính kiến và người dân khiếu kiện vụ Formosa, nhóm quyền lực đang nắm thế thượng phong trong hệ thống cầm quyền VN đã tự cáo giác về họ. Rằng quyền lợi của họ và thủ phạm hại nước hại dân là một. Chỉ có như thế thì họ mới có thể giày xéo lên quyền lợi của đất nước và nhân dân để bảo vệ tuyệt đối cho những kẻ ngoại bang đã hủy diệt môi trường biển VN và dồn hàng triệu ngư dân cũng như những người làm các ngành kinh tế liên quan đến thủy hải sản vào con đường khốn quẫn. Các nạn nhân mòn mỏi chết trong vô vọng không lối thoát khi những người nắm quyền lực và thủ phạm cùng chung quyền lợi, cố kết bảo vệ nhau. Điều mà phe đàn áp làm lâu nay là mô phỏng một số cách quản trị độc tài và nhiều thủ đoạn khủng bố, hãm hại các nạn nhân không chịu cúi đầu im lặng. Chúng ta vừa chứng kiến một trong những thủ đoạn khủng bố gây nguy hiểm đối với xã hội vừa được đem ra áp dụng vào ngày 6/5/2017, tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Qua hình ảnh được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội cũng như tường thuật của những nhân chứng, thì đó dường như sự "sống lại" của những "Hồng Vệ binh" Trung Quốc (TQ) từ thế kỷ trước. Nạn Hồng Vệ binh ấy đã gieo rắc không biết bao nhiêu kinh hoàng trên khắp đất nước TQ và để lại di chứng lâu dài không thể xóa bỏ về việc hủy hoại tâm hồn và nhân cách của những trẻ em ngay từ khi chúng mới bước vào đời. Mục tiêu hãm hại của các Hồng vệ binh TQ đã được cán bộ cách mạng chỉ ra và thường là để mặc chúng tự tung tác. Chúng hành động dựa trên lòng hận thù với trí thức và những thành phần ưu tú hơn, khá giả hơn trong xã hội những bần cố nông. Mục tiêu của chúng cũng là những người dám nói sự thật, không cúi đầu làm theo những mệnh lệnh bất lương của cán bộ thời Mao. "Cỗ máy cái sản xuất" hàng triệu Hồng Vệ binh đường sá ấy là nhà cầm quyền TQ dưới sự dẫn dắt của Mao Chủ tịch. Bằng việc "nhồi sọ", huấn luyện và kích động, ép buộc hàng triệu trẻ em đang ở tuổi thiếu niên và sau đó là thanh niên chưa hiểu biết gì về pháp luật cũng như đạo lý làm người xuống đường, họ đã biến chúng trở thành những kẻ tàn nhẫn, manh động, sẵn sàng dùng sức mạnh hung tợn của đám đông, sự liều chết mù quáng cho cái gọi là "lý tưởng cộng sản" để làm vũ khí thực hiện bất kể ý muốn nào của nhà cầm quyền. Hiện trạng Hồng Vệ binh TQ bị phê phán là một trong những tội ác lớn nhất của mọi thời đại. Đây là một trong những hành vi đại ác khiến cho Mao bị đời đời nguyền rủa và bị thế giới xếp hạng đầu tiên trong số những trùm tội ác của nhân loại. Không ai có thể tưởng tượng được nỗi kinh hoàng mà đám Hồng vệ binh TQ reo rắc. Chúng tràn khắp đường sá, rầm rộ như cả một rừng mãnh thú nhe những "răng nanh" nhỏ nhưng đã được mài rất sắc nhọn, với gương mặt non trẻ ngây thơ khiến người ta xao lòng và chủ quan. Bên trong chúng được đào tạo lại già dặn về kinh nghiệm áp đảo và vu oan giá họa. Chúng đã là những cơn lũ quét, góp phần quan trọng trong giàn vũ khí triệt hạ hữu hiệu cho nhà cầm quyền của Đại Cách mạng Văn hóa, Đại nhẩy vọt... Khoảng 67 triệu người TQ vô tội đã bị chết đói hoặc bị đấu tố, giết chết trong thời kỳ này, mà đáng tiếc thay, hầu hết là tầng lớp tinh hoa (theo "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội", tác giả: Tân Tử Lăng). Nạn Hồng vệ binh TQ, sau khi chính quyền TQ có những cải cách, đã chìm xuống và không dám hoạt động một cách trắng trợn nữa. Gần đây mới xuất hiện hiện tượng Hồng vệ binh trên mạng Internet. ("Hồng Vệ binh kiểu mới: sinh viên yêu nước TQ" – BBC.com, 25.5.2017). Dù vẫn áp dụng nhiều biện pháp đàn áp nhân quyền nhưng nhà cầm quyền TQ cũng không đủ can đảm làm việc ô nhục và nguy hiểm là thổi hồn cho những "thây ma" Hồng Vệ Binh đường sá sống lại. Ngày 6.5.2017, người VN không khỏi sửng sốt khi thấy bóng dáng của nạn "Hồng Vệ binh đường sá" trong những cuộc biểu tình phản đối linh mục Đặng Hữu Nam và các giáo dân đi kiện Formosa của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các thiếu nhi tại huyện Quỳnh Lưu. Cuộc biểu tình này, được nhiều nhân chứng chứng minh là do chính quyền đứng đằng sau tổ chức, đã làm sống lại không khí đấu tố, thù hận, bất chấp công lý khi họ vu cáo và kết tội linh mục Đặng Hữu Nam và các giáo dân. Lần đầu tiên người ta thấy đông đảo "Hồng vệ binh VN" lao ra đường, tay cầm gậy gộc, khí thế hung hăng và hò hét "Bác Hồ muôn năm" (Hồng vệ binh TQ cũng hô "Mao Chủ tịch muôn năm" trước khi đấu tố hoặc giết ai đó). Đám trẻ em này đòi "tử hình cha Nam" và mạt sát những người đi kiện Formosa đòi công lý! Đặc biệt là chúng đòi tử hình một linh mục hoàn toàn tuân thủ pháp luật VN, đang phải chịu bao nguy hiểm, bị vây hãm, bị xua đuổi, từng bị công an đội lốt côn đồ đánh đập đổ máu trong khi đang cùng người dân Nghệ An đi bảo vệ quyền lợi cho cả chính gia đình chúng. Hiện tượng này khiến nhiều người không thể không lo ngại, cảm thấy trước thảm họa đối với người VN nếu không ngăn chặn việc một số người trong chính quyền tiếp tục dùng công cụ "Hồng Vệ binh VN" để đàn áp. Phải chăng, họ nghĩ rằng dùng lực lượng công an đội lốt côn đồ để đàn áp dân, giết dân trong đồn công an là chưa đủ tàn bạo và bây giờ họ quyết định lợi dụng sự ngây thơ của trẻ em để tạo sức ép đấu tố, đàn áp mù quáng? Ai đã tàn nhẫn biến những thiên thần trong trắng đầu đời ấy biến thành những "Hồng Vệ binh" một mực đòi giết người để bảo vệ sự tồn tại của Formosa? Trong vụ đấu tố vừa rồi, rõ ràng là hành động chia rẽ lương giáo có chủ đích và gây thù hận. Nhưng linh mục Nam và các bà con giáo dân đã điềm tĩnh nêu gương không oán giận, ủng hộ quyền tự do biểu đạt ý kiến và quyền biểu tình của người dân, lại còn tiếp tế bánh và nước cho những người đang muốn giết mình. Cách ứng xử khiêm nhường, hành động bao dung độ lượng đó có thể hóa giải sự thù hận và cảnh "nồi da nấu thịt" mà những kẻ bán nước đạo diễn tội ác mong muốn. Mặc dù vậy, không thể không cảnh giác với thủ đoạn "đóng đinh câu rút" mới, dùng bổn cũ soạn lại của quan thầy TQ, là dùng "Hồng Vệ binh VN". Quốc hội và các nhà trí thức, nhà giáo dục, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần lên tiếng trước vấn đề này để bảo vệ trẻ em và xã hội. Nguồn: vothihao’s blog, RFA
......

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ gặp các nhà tranh đấu ở Sài Gòn

Một đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett dẫn đầu đã gặp các nhà tranh đấu tại Sài Gòn tối 24/5, một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Việt–Mỹ tại Hà Nội. Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5. (Facebook Huỳnh Thục Vy) Blogger Huỳnh Thục Vy cho VOA biết mục đích của cuộc gặp: “Họ đến nghe trình bày các hoạt động của chúng tôi, tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và những phương cách hiệu quả để phát triển hoạt động của xã hội dân sự, hoạt động bảo vệ nhân quyền, và công cuộc vận động cho dân chủ ở Việt Nam.” Blogger Thục Vy, từ Đăk Lăk, nói chị có cơ hội trình bày với đoàn về các trường hợp phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền bị chính quyền sách nhiễu: “Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh. Bà Bennett có nói đến việc chúng ta nên dùng các cơ chế của địa phương để giải quyết vấn đề địa phương.”     Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh.     Huỳnh Thục Vy Chị Thục Vy cho biết bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu được nhiều người biết tiếng, bị công an chặn, không đến được, trong khi một số người khác phải rời nhà trước vài hôm mới có thể có mặt trong cuộc họp mặt này. “Các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam thì có anh Phạm Bá Hải, anh Lê Công Định, anh Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Huỳnh Thục Vy, và hai vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển, nhưng bác sĩ Quế không có mặt vì bị chặn không cho ra khỏi nhà. Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển phải rời nơi ở của họ ở Sài Gòn cách đó 3 ngày, đi trốn, rồi mới đến cuộc gặp được. Anh Phạm Bá Hải cũng phải đi trốn một ngày trước cuộc gặp.” Thông cáo hôm 25/5 của Hội Tù nhân Lương tâm Việt Nam cho biết các chủ đề được trao đổi trong cuộc gặp hầu hết đều xoay quanh các quyền tự do căn bản đang bị tước đoạt tại Việt Nam. Ông Phạm Bá Hải, đại diện của Hội, nêu lên với đoàn vụ ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa xả độc gây ra. Trong vụ việc kéo dài hơn một năm qua, không có tiến triển đáng kể nào để đền bù thiệt hại cho ngư dân bị tác động, và cũng không có biện pháp cải tạo môi trường biển nào đáng nói. Trong khi đó nhiều người đưa tin về vụ ô nhiễm Formosa tiếp tục bị truy bức. Ông Hải nói “xử lý hình sự những người làm truyền thông như anh Nguyễn Văn Hóa, Hoàng Đức Bình, và truy nã anh Bạch Hồng Quyền chỉ làm người dân càng thêm phẫn uất.” Thông cáo cho biết luật sư Lê Công Định có nêu trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đã thụ án hơn phân nửa bản án tù, và kêu gọi chính phủ Mỹ tăng sức ép để Việt Nam sớm thả ông Thức. Ông Phạm Chí Dũng nhận định về tình hình bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ từ cuối thời Obama đến đầu thời Trump và đề xuất đã đến lúc Hoa Kỳ cần đặt nặng gấp đôi vấn đề tôn trọng nhân quyền trong các hiệp ước thương mại với Việt Nam. Cũng theo thông cáo trên, bà Virginia Bennett cho biết phái đoàn Mỹ đã đưa “một số vấn đề nhân quyền quan trọng lên bàn đối thoại tại Hà Nội, như quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng... Hoa Kỳ tiếp tục kỳ vọng vào việc cải cách hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng tôn trọng các quyền căn bản của con người” Bà nói khó có thể kết luận rằng cuộc đối thoại thành công hay thất bại, nhưng phía Việt Nam có vẻ lắng nghe và quan tâm. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo nói rằng vòng Đối thoại Nhân quyền lần thứ 21 do Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Virginia Bennett dẫn đầu cùng phía đối tác Việt Nam là ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao, đã diễn ra ở Hà Nội vào ngày 23/5. Nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội khuya hôm 23/5 nói với VOA-Việt ngữ rằng chị “không đặt nhiều hy vọng vào cuộc đối thoại” trong bối cảnh Hoa Kỳ có chính quyền mới, mà đứng đầu là một tổng thống cho đến nay chỉ có vài phát biểu hiếm hoi về nhân quyền. Chị Đoan Trang cũng được mời tham dự cuộc gặp với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội trước ngày diễn ra cuộc đối thoại, nhưng chị bị an ninh chặn không cho ra khỏi nhà. Chị cho VOA - Việt ngữ biết tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng bị “ngăn cản thô bạo” vào tối hôm 22/5. Không thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam và truyền thông trong nước loan tin về cuộc đối thoại nhân quyền này.
......

ĐỐI THOẠI

Nếu Nhà cầm quyền CSVN  thực lòng muốn đối thoại thì chẳng cần phải mời gọi ai đối thoại với họ nữa, vì chính người dân, cụ thể là những nhà Dân chủ, những Tổ chức Dân sự yêu nước đã rất nhiều lần đệ đạt lên nhà cầm quyền biết bao Kiến nghị, Tuyên bố, Thỉnh nguyện, Bản Lên tiếng, Sáng kiến v.v.... để cải thiện hiện tình đất nước nhưng vẫn chưa thấy nhà cầm quyền trả lời thẳng thắn như một thiện chí đối thoại. Cho tới nay, tất cả những Kiến nghị, Tuyên bố, Thỉnh nguyện, Bản Lên tiếng, Sáng kiến ấy vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự của nó. Nếu nhà cầm quyền thực lòng mong muốn đối thoại thì hãy mở lại hồ sơ và tiến hành đối thoại đi, những người bất đồng chính kiến, những đối tượng đối thoại đã sẳn sàng.... Không làm việc nầy thì những sáng kiến đối thoại của Tuyên giáo Đảng hiện nay chỉ là một trò bịp như biết bao những trò bịp của chế độ đã từng tung ra trong quá khứ ***** Kể từ khi nhậm chức, 2.2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản: “Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân” và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”. Nếu chỉ nói suông, câu này cũng sáo rỗng như câu trên mà thôi nhưng ông Trưởng ban Tuyên giáo cho biết đã trình dự thảo và đang chờ ban bí thư thông qua văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có sự nhìn nhận khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng và nhà nước cộng sản. Điều này làm cho nhiều người, nhất là những trí thức đang canh cánh nỗi niềm về vận nước khấp khởi chờ đợi. Nhưng sự chờ đợi đó có cơ sở không? Với tất cả các loại hình nhà nước có trong lịch sử loài người thì nhà nước cộng sản bằng ngôn từ đã đưa người dân lên vị trí cao chót vót. Từ ngữ “Nhân dân”, “Người dân” có tần số sử dụng đến lạm phát đạt kỉ lục ngày càng cao. Nhân dân làm chủ. Chính quyền nhân dân. Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. . . Đến những công cụ bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước cộng sản để nô dịch dân, tước đoạt mọi giá trị làm người của người dân cũng mang tên nhân dân: công an nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân . . . Hiện nay nhà nước cộng sản còn sử dụng thêm một công cụ mới, một lực lượng mới để đàn áp người dân đòi quyền sống, đòi quyền làm người đó là côn đồ. Với cách sử dụng tràn lan lá bùa “nhân dân” có lẽ công cụ đàn áp mới này rồi cũng sẽ được mang tên côn đồ nhân dân. Người dân được ngôn từ nhà nước cộng sản đề cao như vậy nhưng thực tế trong nhà nước cộng sản, người dân bị coi thường, bị khinh bỉ, bị sỉ nhục nặng nề nhất, bị đối xử tàn tệ, nhẫn tâm nhất. Mọi người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là nạn nhân của một thực tế cay đắng: Người dân chỉ là “quần chúng cách mạng” để những người cộng sản sử dụng cướp chính quyền và giữ chính quyền. Đất nước chỉ là kho tài nguyên và người dân chỉ là kho sức người để những người cộng sản huy động làm cách mạng và chiến tranh xác lập và củng cố quyền cai trị của đảng cộng sản, để những người cộng sản cầm quyền vơ vét, bòn rút tài nguyên đất nước, bóc lột người dân, làm giầu trên sự tan hoang của đất nước, trên nỗi thống khổ của người dân. Ngôn từ tuyên truyền là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng thực tế cay đắng là “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”. Quyền công dân, quyền làm chủ đất nước của người dân bị điều 4 Hiến pháp tước đoạt. Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân, không có tư thế bình đẳng của những công dân tự do, làm sao có thể đối thoại! Với nhà nước cộng sản, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ mang thân phận thần dân, không có tư cách công dân, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ với tư cách công cụ, không có tư cách con người. Người dân nào không cam tâm làm công cụ, đòi quyền làm người, người dân nào không cam phận làm thần dân, cất tiếng nói công dân liền bị nhà nước độc tài cộng sản đẩy sang thế lực thù địch, bị đàn áp, trừng trị bằng bạo lực côn đồ xã hội đen và bạo lực công an nhà nước, bị tù tội bằng luật pháp bất công cộng sản với những điều luật hình sự 79, 88, 258 như cạm bẫy giăng bủa. Chủ nghĩa Mác Lê trở thành một tôn giáo, một thần quyền tạo ra quyền uy tối cao, khép kín để đảng cộng sản thống trị xã hội như thời trung cổ. Xã hội đó, không gian luật pháp và không gian chính trị đó không thể có đối thoại thực sự. Có phải trong thời đại công nghệ thông tin, nhà nước cộng sản không thể duy trì mãi chính sách ngu dân, không thể bưng bít tuyệt đối thông tin, không thể bưng bít mọi sự thật được nữa. Ngày càng có đông đảo người dân tiếp cận được nhịp sống thời đại dân chủ, càng có đông đảo người dân ý thức được quyền con người, quyền công dân, quyền sống, quyền làm chủ đất nước của mình, do đó ngày càng có đông đảo “thế lực thù địch” thách thức sự tồn tại của nhà nước độc tài cộng sản đang nô dịch con người và kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và đối thoại chỉ là chiếc van xả bớt áp lực xã hội đối với nhà nước độc tài cộng sản mà thôi. Nếu thực sự muốn đối thoại với dân, đối thoại với những quan điểm, ý kiến của dân khác biệt với nhà nước cộng sản thì những quan điểm, ý kiến khác biệt của dân đã lên tiếng, đã mở lời suốt nhiều năm nay rồi đó. Những kiến nghị, những tuyên bố, những bản lên tiếng của hàng trăm trí thức, của hàng ngàn công dân về những vấn đề, những sự kiện đang đe dọa sự sống còn, sự toàn vẹn của đất nước, đang đe dọa mạng sống của người dân và đe dọa cả sự tuyệt diệt của giống nòi. Kiến nghị về Boxit Tây Nguyên, về thảm họa Formosa. Kiến nghị về xây dựng bản Hiến pháp dân chủ để có một nhà nước thực sự của dân. Tuyên bố về những tượng đài hàng ngàn tỉ đồng hoang phí, xa xỉ, kệch cỡm, lạc lõng trên sự đói nghèo, bần cùng của người dân. Bản yêu sách đòi hỏi phải gấp gáp thay đổi chính sách đất đai. Bản lên tiếng về cái chết thương tâm của người dân lương thiện dưới tay công an nhà nước cộng sản. Những kiến nghị, tuyên bố, bản lên tiếng đó đòi hỏi phải được trả lời, đối thoại của đảng cộng sản cầm quyền và của nhà nước cộng sản. Nhưng hàng ngàn người dân kí kiến nghị, kí tuyên bố, kí bản lên tiếng chỉ nhận được sự im lặng lì lợm, bất chấp văn hóa hành chính nhà nước của một thể chế coi thường dân, khinh bỉ dân. Nếu nhà nước cộng sản bỗng bừng tỉnh khỏi cơn say bạo lực, muốn thay công cụ đối thoại là bạo lực bằng đối thoại ngôn từ, lí lẽ, thay lực lượng đối thoại với dân là công an, tòa án nhà tù bằng tuyên giáo thì trước hết phải xóa ngay những bản án, những bản cáo trạng bất công và bất lương đối với nhà tư tưởng lớn Trần Huỳnh Duy Thức, đối với nhà báo trung thực Nguyễn Hữu Vinh, đối với trái tim người mẹ nặng tình yêu nước thương nòi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối với luật sư khẳng khái Nguyễn Văn Đài . . . Vì những Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thúy Nga, Lưu Văn Vịnh, Hoàng Đức Bình . . . chỉ là những người có tiếng nói, quan điểm khác biệt với nhà nước cộng sản đã bị nhà nước cộng sản sử dụng những điều luật vi hiến, mơ hồ, mù mờ buộc tội. Xóa bản án phi pháp mà nhà nước cộng sản đã gán cho họ và trước hết hãy đối thoại với họ. Họ chính là trí tuệ, khí phách, tâm hồn Việt Nam hôm nay. Họ chính là những người xứng đáng nhất đại biểu cho tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối thoại với nhà nước cộng sản. Theo FB Phạm Đình Trọng
......

Đừng mắc mưu “đối thoại” của CSVN

Trong những ngày vừa qua, một vài trang mạng đã “giật tít” rằng đảng CSVN sẽ đối thoại, liên quan đến câu phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban truyên giáo trung ương đảng CSVN trong Hội nghị học tập về phong cách của ông Hồ Chí Minh, nhân sinh nhật thứ 127 của ông Hồ. Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn, ông Võ Văn Thưởng cho biết là Ban Tuyên giáo trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các trang mạng ở Hải Ngoại đã dựa theo một số nội dung nói trên của báo Pháp Luật để diễn giải rằng đảng CSVN đang có xu hướng muốn đối thoại! Tuy nhiên, trên các trang mạng của đảng và nhà nước như trang Nhân dân, Tạp chí cộng sản, Cổng thông tin chính phủ và kể cả Thông tấn xã Việt Nam đều không nhắc gì đến nội dung phát biểu nói trên của ông Thưởng. Nói cách khác, các trang mạng của đảng và nhà nước đều cắt bỏ đoạn ông Thưởng đề cập đến vấn đề đối thoại như báo Pháp Luật loan tải, mà chỉ nói chung chung về những chỉ thị của ông Thưởng yêu cầu các đảng ủy phải học tập phong cách Hồ Chí Minh để sống gần dân hơn, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra gần đây. Việc các trang thông tin của đảng và nhà nước không loan tải vấn đề đối thoại mà ông Thưởng phát biểu có thể đến từ hai lý do. Một là Ban bí thư chưa chính thức chấp nhận đề nghị của Ban tuyên giáo trung ương nên chưa là quan điểm chung của đảng. Hai là nội dung phát biểu về đối thoại của ông Thưởng đã không phù hợp với Hội nghị trực tuyến học tập về chỉ thị 05 của Bộ chính trị liên quan đến học tập phong cách của ông Hồ, nên đã bị cắt bỏ. Dù lý do nào đi chăng nữa, qua sự kiện loan tải khác nhau về nội dung phát biểu của ông Thưởng đăng lại trên báo đảng và báo bên ngoài cho thấy có sự nhận thức khác nhau về cái gọi là “đối thoại” dưới chế độ độc tài cộng sản. Ông Thưởng đã nói rất rõ về chủ trương đối thoại của Ban tuyên giáo là giữa những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng và nhà nước CSVN, chứ không phải là cuộc đối thoại giữa một tổ chức, một tập thể có quan điểm khác với CSVN. Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hôm 18-5-2017. Ảnh: Ngày Mới Online Trong khi đó một số người vì vô tình hay cố ý, diễn giải phát biểu của ông Võ Văn Thưởng là một chủ trương nhằm mở ra một kênh đối thoại giữa đảng CSVN với lực lượng đối lập chống lại chính sách của đảng và nhà nước CSVN. Thật sự nội dung đối thoại theo chủ trương của ông Võ Văn Thưởng đã và đang được đảng và nhà nước CSVN tiến hành kể từ khi họ tung ra Nghị Quyết 36 cách nay 20 năm, nhằm chiêu dụ một số kiều bào hải ngoại. Nay Ban tuyên giáo muốn mở rộng hơn sự đối thoại để tìm cách tranh thủ với một số cá nhân vốn có những bất đồng về các chính sách hiện nay của CSVN trong bối cảnh đảng CSVN gặp quá nhiều khó khăn về tham nhũng, thảm họa Formosa ... Những loại đối thoại này, CSVN không nhắm vào những đối tượng đang sống và đang đấu tranh ngay tại Việt Nam, mà chỉ nhắm vào những đối tượng ít hiểu biết tình hình thực tế ở trong nước, đang sinh sống tại hải ngoại là chủ yếu. Đảng CSVN luôn luôn coi những cá nhân, tập thể khác ý kiến, đường lối của đảng là phản động. Khi bị coi là phản động thì chì có hai con đường: Một là đi vào tù dưới những tội vi phạm Điều 88, 79, 256. Hai là hợp tác và phục tùng đảng vô điều kiện. Với chế độ độc tài độc đảng như vậy làm sao có sự tồn tại của cái gọi là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.” Đây là phát biểu mị dân của ông Thưởng và đảng CSVN, vì nó không bao giờ được chấp nhận trong chế độ độc tài dựa trên bạo lực, đàn áp và khủng bố. Chế độ CSVN nói riêng và các chế độ độc tài nói chung chỉ chấp nhận “đối thoại” khi họ bị các lực lượng đối lập và quần chúng đẩy vào thế nguy hiểm, như chúng ta đã từng thấy diễn ra ở Ba Lan, Tiệp Khắc vào cuối thập niên 80 và tại Miến Điến vào những năm 2010 và 2014. Khi đó, đối thoại là nhằm giúp đảng độc tài hạ cánh an toàn, tránh sự tan rã toàn diện trước sức bật vũ bão của toàn dân. Tóm lại, trong tiến trình đấu tranh trực diện, đối thoại không phải là một giải pháp để mang lại sự thay đổi dân chủ cho đất nước, khi thành phần lãnh đạo tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng. Đối thoại nếu có chỉ là một thủ thuật mị dân mà những chế độ độc tài mong qua đó tháo bớt ngòi nổ bất mãn của quần chúng và lực lượng đối lập để tìm cách mua thời gian tồn tại. Đối thoại như là một giải pháp cho những bế tắc hiện nay của đất nước phải là một chính sách nghiêm túc đến từ ý thức từ bỏ độc tài, độc đảng, và phải được thể hiện qua những hành động cụ thể ngay lập tức như: thả tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam; tôn trọng quyền tự do phát biểu và tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân; tôn trọng quyền biểu tình để bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, tôn trọng tự do truyền thông v.v... Chỉ với những hành động cụ thể này, người ta mới thấy là đảng CSVN thực sự mong muốn có những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, và tiếp tay hợp tác để đẩy mạnh tiến trình đối thoại và dân chủ hóa đất nước. Miệng nói đối thoại mà tiếp tục bịt miệng quần chúng, bỏ tù các nhà dân chủ ôn hòa, trấn áp nạn nhân Formosa... chỉ khiến cho người dân thấy rõ hơn các thủ đoạn của một chế độ đang trong giai đoạn đường cùng. http://www.viettan.org/%C4%90ung-mac-muu-doi-thoai-cua-CSVN.html
......

Hoang tưởng hay tự ru ngủ mình, ru ngủ nhân dân?

Từ trước đến giờ chuyện các quan chức, chính khách VN cứ mở miệng ra phát biểu là lại khiến cho dân chúng phải chửi vì sự dốt nát, quan liêu, thiếu thực tế, xa rời dân chúng, hoặc nói lấy được, bất cần ai tin v.v…không có gì lạ. Nhưng dạo gần đây căn bệnh “tự sướng”, “mơ giữa ban ngày” của các quan lại càng có vẻ tăng lên. Hết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mơ “Sài Gòn phải là hòn ngọc chiếu sáng biển Đông” (chứ không phải là "hòn ngọc Viễn Đông" nhé), Hà Nội đẹp như Paris; ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 thì muốn xây dựng quận 1 thành một Singapore thu nhỏ trong lòng TP.HCM; rồi bây giờ ông Tân Bí thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lại mơ xây dựng "TP.HCM thành không gian khởi nghiệp như thung lũng Silicon" bên Mỹ! Không biết các quan chức, chính khách VN khi “hồn nhiên” phát biểu như vậy có biết rằng các câu nói của các ông ngay lập tức được lan truyền, chia sẻ trên facebook, trên các trang blog của nhiều người, để cười cợt vì sự “khôi hài đen” của nó? Là do họ thiếu thực tế, hoang tưởng, hay ngược lại, họ biết tình hình đất nước ra sao nhưng chính vì tình trạng đất nước bết bát quá mà người ta thường quay lưng trốn tránh sự thật bằng những giấc mơ, bởi mơ không mất tiền, dại gì không mơ? Không biết. Nhưng người dân khi nghe những ước mơ của các ông thì chỉ thấy vừa hài hước vừa đắng nghét trong lòng. Chính đảng cộng sản đã lôi kéo cả dân tộc này vào hai cuộc chiến tranh đánh Pháp đuổi Mỹ kéo dài hàng chục năm với cái giả phải trả quá đắt, để rồi bây giờ lại mơ trở thành phiên bản của các nước mà các ông từng đánh đuổi nói riêng và các nước tư bản nói chung mà ngày xưa các ông thóa mạ hết lời. Các ông từng gọi đó là các nước “tư bản giãy chết”, rằng hệ thống các nước tư bản sẽ sụp đổ một ngày không xa, còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới là tinh hoa, là tương lai của nhân loại…Bây giờ hệ thống nào tự sụp đổ không kèn không trống, trong khi vài ba nước còn lại thì cũng dần dần tự chuyển biến, thay ruột chỉ còn cái vỏ…thì chúng ta đã quá rõ. Chỉ chua xót cho cái giá mà dân tộc này, đất nước này đã và vẫn đang phải trả vì sự mê muội đó. Nhưng mặt khác, cũng có ý kiến ngược lại, rằng chúng ta-người dân phải nên mừng vì các quan chức khi so sánh, ao ước những mô hình cho VN đã toàn chọn những thành phố, quốc gia đi theo mô hình tư bản, tự do, dân chủ. Trong khi các thế hệ lãnh đạo thời trước cái gì cũng Liên Xô và các nước XHCN là nhất. Những câu thơ của nhà thơ của Việt Phương phản ánh ý thức của nhiều thế hệ người Việt trước kia, đến nay nhiều người vẫn nhớ “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”. Có một thời cái gì của Liên Xô và các nước XHCN cũng là nhất, cái gì của Mỹ và các nước tư bản cũng là xấu xa. Rồi Liên Xô và các nước XHCN cũ sụp đổ, rồi VN mở cửa, những thông tin, hàng hóa…từ bên ngoài tràn vào. Bây giờ dù vẫn luôn khẳng định đảng ta kiên quyết đi theo con đường XHCN, dù không biết đến hết thế kỷ này đã có hay chưa (lời ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), dù vẫn nhất nhất rập khuôn theo mô hình hệ thống chính trị của Trung Quốc, nhưng khi xài hàng hóa thì quan chức VN vẫn chuộng hàng Mỹ hàng Nhật hơn hàng Tàu, khi đau ốm phải đi chữa bệnh thì chạy sang Sing sang Mỹ, cho con du học hay mua nhà, làm ăn thì toàn chọn các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada…Và bây giờ khi ao ước Sài Gòn, Hà Nội...trở thành cái gì thì đó là Singapore, là Paris…chứ không phải Bắc Kinh hay Thượng Hải! Như thế là họ đã tự chuyển biến, hay nói theo ngôn ngữ của chính họ, là “diễn biến hòa bình” từ lâu rồi, và đó là xu thế chung không thễ cưỡng lại. Họ chỉ còn cố giữ lại cái hệ thống độc đảng độc tài này để tiếp tuc đè đầu cưỡi cổ nhân dân, tiếp tục vơ vét mà thôi. Như thế là phải mừng cho sự tự chuyển biến ấy chứ. Chứ nếu lại vẫn tình nghĩa cũ mà mơ Sài Gòn, Hà Nội thành…Moscow; hoặc hai nhà nước Việt-Trung với mô hình hệ thống giống y nhau, tình cảm hai đảng nồng nàn gắn bó, thì mơ Sài Gòn, Hà Nội được như…Bắc Kinh, Thượng Hải, VN được trở thành một nước tự trị của Trung Hoa, thì còn khốn nạn hơn! Vẫn biết rằng mơ không bị đánh thuế, nhưng nếu chỉ ngồi đó hô hào khẩu hiệu suông thì chỉ là một hình thức “thủ dâm tinh thần”, vừa ru ngủ chính mình và ru ngủ, lừa mị nhân dân. Với người Sài Gòn, Hà Nội bây giờ chắc đa phần chỉ ao ước làm sao để thành phố bớt ngập lụt, phố thành sông vào mùa mưa, làm sao bớt nạn kẹt xe, bớt ô nhiễm, bớt thực phẩm bẩn tràn lan ăn gì cũng sợ, bớt nạn cướp giật hoàng hành…đã là hạnh phúc lắm rồi. Thế nhưng mấy đời Bí thư Sài Gòn, Hà Nội vẫn không làm được những điều căn bản này thì mơ chi cho xa. Đó là chưa nói muốn Sài Gòn thành Singapore, Hà Nội thành Paris, VN thành…Thái Lan hay Nam Hàn thì điều kiện trước hết là đảng cộng sản phải bị giải thể hoặc tự giải tán, VN phải thay đổi mô hình thể chế chính trị thành một nước tự do, dân chủ, đa đảng pháp trị như các nước tiến bộ khác trên thế giới, thì những ước mơ đó mới có cơ thành hiện thực, chứ đảng cộng sản các ông mà còn nắm quyền thì chỉ thêm 5 năm nữa thôi VN còn thua cả Cambodia và Sài Gòn, Hà Nội thì còn tiếp tục xuống cấp hơn nữa! Thành tích phá hoại của đảng và nhà nước cộng sản như thế nào trong suốt bao nhiêu năm qua chúng ta đã quá rõ.    Song Chi -  songchi's blog
......

Pages