Cộng đoàn Taizé tại Lachen-Speyerdorf cầu nguyện cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Ngọc Hòa| Lachen-Speyerdorf, 13.12.2020, Đức Quốc   „Cộng đoàn Taizé là một tu hội đại kết tại làng Taizé, Saône-et-Loire, Burgundy, nước Pháp. Cộng đoàn này hiện bao gồm hàng trăm anh em tu sĩ thuộc Công giáo và Tin lành đến từ khoảng ba mươi quốc gia trên toàn thế giới. Được thành lập vào năm 1940 bởi thầy Roger Schütz- một người Tin Lành, lý tưởng của cộng đoàn Taizé là cổ võ mạnh mẽ cho nền công lý và hòa bình của thế giới thông qua việc cầu nguyện và chiêm niệm. Taizé ngày nay đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng nhất của Kitô giáo. Mỗi năm, có hơn 100.000 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới hành hương đến Taizé để cầu nguyện, học Kinh Thánh, chia sẻ, và làm việc cho cộng đoàn. Thông qua ý hướng đại kết của cộng đoàn, họ được khuyến khích sống trong tinh thần đơn giản, bác ái và hòa giải.“ (trích từ Wikipedia)   Nhân dịp còn trong tuần lễ Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (10.12.2020) hôm nay anh chị em Việt Tân tại Đức đã đến với cộng đoàn Taizé tại Lachen-Speyerdorf để chia xẻ về tình hình chế độ Cộng Sản Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà báo độc lập, các bloggers, các nhà hoạt động môi sinh và các dân oan…   Xúc động trước thảm trạng nhân quyền bị chà đạp, cộng đoàn Taizé đã thắp nến khắp trong nhà thờ và dâng lời cầu nguyện giáo dân cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và thân quyến của họ. Mong rằng các bạn thân hữu của cộng đoàn Taizé trên thế giới sẽ cùng hiệp tâm hướng về Việt Nam từ Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay 2020 cho đến mùa Xuân Tân Sửu 2021.   Ngọc Hòa  
......

ACAT Đức Quốc tổ chức cầu nguyện qua mạng internet cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Nữ tu viện Đa Minh tại Đức Quốc cầu nguyện dâng thánh lễ cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại (Phần 2)

Tiếp theo phần 1 Không thể thiếu một nền báo chí độc lập, tự do Qua sự bảo trợ ông Phạm Chí Dũng, dân biểu Künast muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền báo chí độc lập như quyền lực thứ tư trong mỗi quốc gia, đối trọng với quyền lực chính trị. “Phải có những con người độc lập và tự do như vậy” và “nếu một quốc gia như Việt Nam muốn tiến tới một nhà nước hợp hiến, thì chính quyền Hà Nội phải hứng chịu những lời chỉ trích từ chính người dân và báo chí tự do, để được dân chúng chấp nhận họ là một nhà nước”. Dân biểu Künast nói tiếp: “Chúng ta phải đóng góp nỗ lực để bảo đảm rằng, Phạm Chí Dũng không bị đem ra làm tiền lệ. Vì những gì xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến ông ta, mà ảnh hưởng đến báo chí nói chung, như một bộ phận cấu thành của Tự do, và sẽ làm quyền tự do ngôn luận bị hạn chế thêm nữa”. Nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng cũng là một cách để dân biểu Künast gửi tín hiệu hy vọng đến các nhà báo khác đang bị áp lực trong nước: “Chính phủ Việt Nam cần biết: Chúng tôi quan sát rất kỹ những gì quý vị đang làm và chúng tôi sẽ kiên trì làm việc này”. Sự lưu tâm của quốc hội Đức có thể khiến những người đang mang trách nhiệm giữ chừng mực khi hành động, và như vậy, hy vọng sẽ dần dần đưa đến những cải thiện. Phạm Chí Dũng và các nhà hoạt động nhân quyền khác phải được hưởng những điều kiện giam giữ đúng tiêu chuẩn (quốc tế), một phiên tòa công bằng dựa trên pháp quyền và được tha bổng sớm. Trong khuôn khổ hiến pháp, việc buộc tội “chỉ trích chính phủ” không thể được chứng minh là một tội hình sự. Phạm Chí Dũng đấu tranh cho nhân quyền Trong các bài báo của mình, ông Phạm Chí Dũng đã liên tục lên tiếng cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội cũng như tự do nghiệp đoàn. Và gần đây nhất, ông đã đưa ra những lời chỉ trích trong thời gian Hiệp định Thương mại Tự do ​​giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam đang thành hình. Nhiều lần ông cũng đã kêu gọi Nghị viện Âu châu tạm không phê chuẩn hiệp định này cho tới khi tình hình nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt và tất cả các tù nhân chính trị được trả tự do. Trường hợp của nhà báo này là đại diện cho hoàn cảnh của rất nhiều nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Đã bị giam giữ một năm Ngay cả trước khi Phạm chí Dũng chỉ trích Hiệp định Thương mại, Cơ quan An ninh Việt Nam đã tìm cách đe dọa ông. Một năm trước, vào tháng 11 năm 2019, ông Dũng bị công an bắt, cho tới nay vẫn bị tạm giam ở thành phố Hồ Chí Minh để điều tra. Ông bị Viện Kiểm sát buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Theo tổ chức nhân quyền Veto! ông Dũng có thể phải đối mặt với mức án tù lên tới 20 năm. Từ khi bị bắt, ông Dũng không được liên lạc với gia đình và hầu như không liên lạc với cả luật sư của mình. Trong thời gian qua, ba thành viên hàng đầu khác của Hội Nhà báo Độc lập (IJAVN) cũng đã bị bắt. DB Künast đặt nghi vấn “Việc bắt giam Phạm Chí Dũng kéo dài một năm có thể là một cách tạo tiền lệ. Giam giữ điều tra kéo dài mà không xét xử là một hình thức kỷ luật nặng mà chính quyền muốn dùng để đặt toàn bộ gia đình của người bị giam giữ dưới áp lực nặng nề”. Điều kiện giam giữ tồi tệ Hồi tháng hai, trong chuyến công tác của phái đoàn Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast đã có cơ hội trực tiếp tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của các nhà báo và điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. “Nhiều trường hợp bị giam giữ khác nhau” đã được đưa ra bàn luận với phía chủ nhà (Việt Nam) và ngoài ra, các dân biểu đã tiếp xúc với gia đình của những người bị giam giữ. Vợ của một tù nhân cho biết: “Điều kiện trong các trại giam rất tồi tệ, chế độ ăn uống khốn khổ, thuốc men thiếu thốn. Các gia đình phải tiết kiệm, vét chút tiền cuối cùng để mua thức ăn mang cho người thân tại trại giam, thường là rất xa nhà, trong khi mỗi lần thăm gặp chỉ khoảng nửa tiếng”. Ngay cả những dịp này giờ đây cũng không còn. Kể từ tháng 8, đại dịch Corona đã không cho phép việc thăm gặp và tiếp tế thức ăn. Liên hệ với Đại sứ và chính phủ Công việc của người bảo trợ trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” đặt trọng tâm vào việc ủng hộ tinh thần người lâm nạn, nêu vấn đề trực tiếp với giới hữu trách trong chính phủ, tìm thêm những người ủng hộ và luôn luôn cập nhật tình hình tại chỗ. DB Künast cũng cho biết đã có thể trao đổi thư với vợ của ông Phạm Chí Dũng qua sự giúp đỡ của tổ chức Veto! Trong thư, bà dân biểu đã xác nhận lời hứa giúp ông Phạm Chí Dũng và ngược lại, từ Việt Nam, vợ ông Dũng đã gửi tới DB Künast lòng biết ơn của mình. DB Künast cho biết thêm, cách đây vài ngày, bà đã chính thức thông báo cho Đại sứ Việt Nam tại Đức, với tư cách dân biểu Quốc hội, bà đã nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu”. “Tôi đã bày tỏ mối quan tâm của tôi với ông Đại sứ về cách đối xử của chính phủ ông với Phạm Chí Dũng và các nhà báo khác, và yêu cầu có một cuộc gặp mặt về vấn đề này”. Trả tự do cho các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện Với tư cách là chủ tịch Nhóm Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast sẽ liên tục đối thoại với chính phủ Việt Nam và yêu cầu họ bỏ cáo buộc đối với ông Phạm Chí Dũng và ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, dừng các thủ tục pháp lý vừa đang bắt đầu, và trả tự do cho các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện. “Chính phủ và các cơ quan chức năng ở Việt Nam cảm thấy họ đang bị quan sát khi chúng tôi quan tâm thăm hỏi”. DB Künast tin rằng, các biện pháp can thiệp của các dân biểu sẽ tùy trường hợp mà làm giảm thiểu hoặc thay đổi cách đối xử của phía Việt Nam. Bà chờ Bộ Ngoại giao Đức thông tin cập nhật về vụ việc. Vào thời điểm việc đi lại khó khăn vì đại dịch hiện nay, bà cũng sẽ yêu cầu đại sứ quán Đức tại Hà Nội đến thăm ông Phạm Chí Dũng trong tù và duy trì liên lạc bằng cách có mặt tại chỗ. Gây áp lực từ mọi phía Cùng với các dân biểu Quốc hội Âu châu, DB Künast cũng muốn kêu gọi Ủy ban EU đối mặt với các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bằng cách liên hệ với Việt Nam ở mức cao nhất. Nhiều dân biểu Nghị viện Âu châu đã ký một bản yêu cầu gửi tới Ủy ban, trong đó bày tỏ quan ngại về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. DB Künast nhấn mạnh: “Lập trường của chúng tôi rõ ràng: chúng tôi không thỏa thuận thương mại với Việt Nam, trong khi có những vụ vi phạm nhân quyền nặng nề như vậy đang xảy ra”. Sau cùng, DB Künast cũng sẽ viết thư cho các công ty tư nhân đang sản xuất tại Việt Nam, để “hỏi xem họ đã và đang làm gì để cải thiện điều kiện làm việc. Phải gây áp lực từ mọi phía và phải liên tục không cho phép những người có trách nhiệm được lơ là”. “Việt Nam mong muốn sự có mặt của các cơ sở sản xuất. Biết bao nhiêu người đang cần việc làm. Nhưng điều này phải được thực hiện trong những điều kiện có thể chấp nhận được”. Và quyền tự do ngôn luận cũng như tự do báo chí nằm trong số những điều kiện này. Nhiều công ty hiện đã nhận ra rằng họ phải cải thiện tình hình của người lao động để không bị giới truyền thông và người tiêu dùng đem ra mổ xẻ. Trách nhiệm xã hội cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường càng ngày càng trở thành một lập luận quảng cáo (hữu hiệu). Ủng hộ Phạm chí Dũng là giúp cải thiện tình hình Việc bảo trợ là một công việc dài hơi. “Phải được lên kế hoạch sao cho chúng ta có thể thường xuyên tiến tới các bước tiếp theo. Và đồng thời theo đuổi hai mục tiêu: một mặt cụ thể giúp đỡ một người để đạt được các điều kiện giam giữ tốt hơn và cuối cùng là đạt được sự trả tự do. Mặt khác là để cải thiện tình trạng pháp quyền trong nước”. Theo DB Renate Künast, trọng tâm sự bảo trợ của bà là quảng bá ý tưởng về một nền báo chí tự do, độc lập, với các nhà báo tự do, độc lập, những người chỉ có trách nhiệm gìn giữ đạo đức nghề nghiệp và cẩn trọng trong công việc, mà không bị chính trị chỉ huy, đàn áp./.
......

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại (phần 1)

Deutscher Bundestag - Thục Quyên dịch/ Báo Tiếng Dân Dân Biểu Đức Renate Künast ủng hộ nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng Bà Renate Künast, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, thuộc Liên minh 90/ Đảng Xanh, coi mình có bổn phận phải can thiệp khi các Quyền Cơ bản bị vi phạm tại một quốc gia như Việt Nam, nơi Đức có quan hệ hữu nghị và sâu rộng. Với tư cách là Chủ tịch Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) tại Quốc hội Đức, bà Künast theo dõi tình hình chính trị và xã hội của các nước trong khu vực, đặc biệt là mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt Nam. Kể từ tháng Tám, 2020, DB Künast đã vận động cho nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ là TS Phạm Chí Dũng. DB Künast giải thích: “Chương trình ‘Dân biểu bảo vệ Dân biểu’ của Quốc hội Đức cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời để giúp các nhà hoạt động nhân quyền. Tôi rất vui vì ông Phạm Chí Dũng đã được nhận vào chương trình theo đề nghị ​​của tôi và tôi hân hạnh được bảo trợ cho ông.” Hơn 100 dân biểu Đức đang ủng hộ các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, những người đang bị ngăn cấm thực thi nhiệm vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp của họ, cũng như những người đang bị đàn áp hoặc bỏ tù vì lý do chính trị. Không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại Việt Nam và Liên minh châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do [EVFTA] vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại” DB Künast cảnh báo. Những quyền cơ bản này đang không theo chiều hướng tốt ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và báo chí. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại, nhiều điểm đã được đề nghị giải quyết nhưng chủ yếu chỉ là việc tuân thủ các quyền của người lao động trong lĩnh vực dệt may. Chính trị gia thuộc Đảng Xanh nói: “Đúng vậy. Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo ‘made in Việt Nam’ được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt.” Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia Nhưng nhân quyền không thể chỉ được xem là quan trọng đối với các cơ sở sản xuất của ngành dệt may, DB Künast nói. Bà đòi hỏi nhân quyền phải luôn được nhìn như là một tổng thể. “Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia. Người ta không thể nói rằng các công nhân thì có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi họ tự tổ chức thành các nghiệp đoàn, còn các nhà báo thì lại không có quyền này khi viết bài phê phán tình hình trong nước.” Là dân biểu của một quốc gia thành viên của Liên minh Âu châu hiện đang tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam, bà càng không muốn tách rời các khía cạnh khác nhau của quyền cơ bản này. “Trong bối cảnh này, vai trò của tôi là nói cho rõ rằng: Một nền báo chí độc lập và không bị nhà nước chi phối, những người làm báo tự do và quyền tự do ngôn luận cho mọi người cũng đều thuộc về quyền tự do ngôn luận.“  “Đúng vậy. Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo ‘made in Việt Nam’ được sản xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những quyền cơ bản lẫn những tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt.” – DB Künast Phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền Tình hình tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế. Trong bảng xếp hạng tự do báo chí trên toàn thế giới của tổ chức “Phóng viên không biên giới,” Việt Nam đứng thứ 175 (trên 180 nước). Phạm Chí Dũng đang phải trải nghiệm hoàn cảnh này, và cùng với ông ta là nhiều thành viên khác của ngành truyền thông và văn hóa. Nhà báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN). Phạm Chí Dũng bị bắt cách đây một năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.” Người đàn ông 54 tuổi đã bị giam giữ kể từ đó. DB Künast kể lại, cách đây vài ngày, bà được tổ chức nhân quyền Veto! báo tin đã có bản cáo trạng, và nhà báo Phạm chí Dũng thật sự bị cáo buộc theo Điều 117, Khoản 2 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. “Chỉ trích một nhà nước” luôn luôn nhanh chóng và dễ dàng bị cho là “tuyên truyền chống” và là một cách “buộc tội rẻ tiền” của chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm “loại những người chỉ trích ra khỏi vòng chiến”. Bà nói: “Chuyện một người Việt bị bắt cóc từ Đức đem về Việt Nam để giam cầm đã từng xảy ra. Đây là những điều mà chúng ta không thể dung thứ. Chúng ta phải luôn luôn theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đơn giản vì ở đó không có sự thực thi các nhân quyền và dân quyền cơ bản.” Deutscher Bundestag Thục Quyên dịch -  Báo Tiếng Dân  
......

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực đến ngày thứ 9, sức khoẻ đang suy yếu

"SỐNG TẬN CÙNG, CHẾT CŨNG TẬN CÙNG"   Luân Lê| Điều đầu tiên phải nói rằng, nó cho thấy một phần nào đó cảm giác đơn độc của ông Thức trong tình cảnh bị tù đày. Chúng ta cần phải nói nhiều hơn về những điều mà ông ấy làm và ông ấy đã cống hiến, đã dấn thân.   Tuy vậy, nếu “ra đi” là một lựa chọn chủ động thì tôi e rằng nó không phải là một điều tốt cho cả ông ấy và những gì mà ông ấy làm. Nelson Mandela ngồi tù tới 27 năm, bà Aung San Suu Kyi cũng tương tự. Nhưng họ sống kiên trường và đấu tranh đến cùng một cách vững chãi để rồi đất nước họ có dân chủ và tự do, thoát khỏi chế độ độc tài thống trị.   Ta đang đấu tranh cho sự sống tốt đẹp, ta cần sống cương quyết và mãnh liệt để ngọn lửa ấy truyền được đi xa, nếu không nó sẽ nguội lạnh, hoặc chỉ trở thành một gợn sóng tức thời rồi lặng yên. Con đường Việt Nam là một mục đích cho lựa chọn ấy của ông, chắc nó không dễ dàng thiếu đi người đặt tên cho nó khi mọi chuyện mới chỉ thực sự bắt đầu.   Tôi luôn cầu nguyện cho những con người ái quốc được che chở và ban phước lành, bất khuất và quật cường trước bạo quyền và giữ vững ý chí của mình trước mọi hoàn cảnh cũng như các nghịch cảnh. Ra đi một cách chủ động, hiểu theo một nghĩa nào đó, là bỏ cuộc. Ông ấy hẳn không phải người như thế.   Ông Thức là một người có tài và đã sớm nhận ra những vấn đề của thể chế, khi còn ít người nhắc tới vấn đề về dân chủ hay nhân quyền, đặc biệt dưới vị thế một doanh nhân lại càng hiếm thấy.   Ông ấy đã làm những việc hữu ích và có giá trị lớn cho cộng đồng và xã hội, cả mặt kinh tế lẫn tinh thần, điều đó cần được thúc đẩy trên hành trình này.   Hãy đặt tay lên trái tim và vững tin: sống nở hoa và chết cũng nở hoa.   Vì Chúa ban phước lành cho tất cả chúng ta.      
......

Trotz Covid-19-Pandemie Dialog und Einsatz für die Gewissensgefangenen in Vietnam!

Tôn Vinh| Berlin, 20.11.2020, Der Bundesverband der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland hat gerade wegen der durch die Pandemie noch schwieriger gewordenen Situation für die Gewissensgefangenen in Vietnam folgende Organisationen gebeten, sich bei einem online-Treffen mit einer Mitarbeiterin des Außenministeriums über die Lage der Menschenrechte in Vietnam auszutauschen und Hilfsmaßnahmen zu erörtern. Die teilnehmenden Organisationen waren ACAT Deutschland, Bruderschaft für Demokratie und Viet Tan. Für ACAT-Deutschland haben zwei ehrenamtlich Aktive an dem Treffen teilgenommen. Sie haben auf die Menschenrechtsverletzungen im Zusammenhang mit dem Prozess gegen Bewohner von Dong Tam hingewiesen und Fälle von anderen Inhaftierten oder zum Tode Verurteilten dargestellt. Dabei wurden die unmenschlichen Haftbedingungen, die weit verbreitete Anwendung von Folter sowie Beispiele für das unfaire Justizsystem vorgetragen. 19 der 29 Angeklagten von Dong Tam sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Die ACAT-Vertreter baten das Auswärtige Amt, sich bei den vietnamesischen Behörden für eine menschenwürdige Behandlung der Gefangenen einzusetzen, und erkundigten sich – insbesondere mit Blick auf die EU-Leitlinien zum Schutz von Menschenrechtsverteidigern – auch nach den Möglichkeiten für Besuche von Haftanstalten und Beobachtungen von Gerichtsverfahren. Vietnam gehört zu den Ländern mit den meisten Hinrichtungen im weltweiten Vergleich. Gefangene im Todestrakt werden von der Außenwelt völlig isoliert. Bei Anzeichen von Ausbruch-, Suizid- oder einer sonstigen Gefahr werden sie am Fuß gefesselt. Nur 15 Minuten am Tag werden die Fesseln abgenommen, einmal wöchentlich wird der gefesselte Fuß gewechselt. Hinrichtungstermine bleiben geheim, sodass die Gefangenen und ihre Angehörigen in permanenter Angst leben. Vertreter der „Bruderschaft für Demokratie“ ist der der prominente Menschenrechtsanwalt Nguyen Van Dai, Träger des Menschenrechtspreises des Deutschen Richterbundes. Er kam nach insgesamt sechseinhalb Jahren Haft und nach internationalen Protesten, darunter auch seitens des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier, im Juni 2018 frei und durfte nach Deutschland ausreisen. Nguyen Van Dai benannte drei konkrete Fälle, für die er um öffentliche Aufmerksamkeit und Unterstützung seitens des Außenministeriums warb. Es sind der Pastor Nguyen Trung Ton (12 Jahre Haft), Herr Chau Van Kham (12 Jahre Haft) und Herr Le Dinh Luong (20 Jahre Haft). Außerdem informierte er darüber, dass der vietnamesische Geheimdienst ihn weiterhin in Deutschland observieren lässt und indirekt Druck auf seine Menschenrechtsaktivitäten im Netz ausübt. Vertreter von Viet Tan ist der Sprecher Hoang Tu Duy. Er berichtete über den massiven Druck seitens der vietnamesischen Machthaber mithilfe des sogenannten Internetsicherheitsgesetzes auf blogger und über facebook.  Das Auswärtige Amt bedankte sich für die vielen Informationen, Anregungen und das Engagement seitens der Nichtregierungsorganisationen. Gleichzeitig ermutigte es dazu, weiterhin mit viel Ausdauer und Nachdruck das Thema Menschenrechte vorzubringen.
......

Bệnh thích được người khác hành hạ thân xác rồi ăn thịch mình và bệnh muốn ăn thịt đồng loại – Kannibalismus und Masochismus

Nguyễn Doãn Đôn   Công an Đức vừa bắt một kẻ tình nghi là giết người và sau đó hành hạ xác để lấy thịt ăn. Vào đầu tháng 11.2020 này nhờ người dân dắt chó đi dạo trong rừng thấy vật nghi vấn về sự chết chóc gọi điện báo mà Công an Berlin đã tìm thấy tại một cánh rừng ở Pankow bộ xương người. Qua điều tra và kết hợp với Pháp y thì họ cho đây là xác của Stefan T. ở Lichtenberg 44 tuổi, làm nghề lắp ráp cơ khí, báo mất tích từ ngày 05.09.2020. Bộ xương lại không còn thịt bám vào, mặc dù mới bị giết. Bằng biện pháp chuyên môn và nghiệp vụ họ đã tìm ra được kẻ tình nghi là thủ phạm. Tòa án đã ra lệnh cho Công an bắt khẩn cấp đối tượng 41 tuổi, là Giáo viên dạy toán và hóa, hiện đang cư trú tại Pankow. Chưa rõ kết quả sẽ ra sao. Có đúng là kẻ tội phạm này đã giết để ăn thịt không. Mặt khác cũng cần điều tra là người bị giết kia có tình nguyện để "được" giết rồi hiến thân xác của mình cho người giết ăn nhậu không. Nói đến kẻ thích xài thịt người thì cách đây 20 năm ở Đức này cũng có vụ một anh Kỹ sư làm việc ở Hãng Siemens, Berlin tên là Bernd Jürgen Brandes đã tình nguyện cho một tay thợ máy tính ở Bang Hessen là Armin Meiweis giết mình để ăn thịt. Trước khi "được" Meiweis giết Brandes đã uống 20 viên thuốc ngủ loại nặng và một chai thuốc ho dạng nước để tránh đau. Sau đó nằm lăn quay ra bị Meiweis chọc tiết và xả thịt chia ra từng túi ninon cho vào tủ đá ăn dần. Toàn bộ sự kiện hành quyết từng bước xảy ra đều được Meiweis thu âm và ghi hình. nên khi hắn bị bắt Tòa án xử tội lúc đầu rất nặng nhưng sau đó do có bằng chứng từ băng hình dài 3,5 tiếng đồng hồ, nên đã phải giảm án. Vì người giết đã hỏi ý kiến người bị giết và được sự đồng ý. Nghĩa là anh Kỹ sư Bernd muốn "đòi được chết" ( Tötung auf Verlangen). Và dĩ nhiên Meiweis không phải là kẻ giết người có chủ đích theo ý thích riêng của mình (nicht wegen Mordes sondern wegen Totschlags). Nhưng tội mà Meiweis mắc thêm lại là hành hạ xác chết và ăn thịt người đã chết. Trong những ngày gần đây "Chủ nghĩa" ăn thịt người (Kannibalismus) càng rộ lên. Chẳng hạn như ở Spanien vừa bắt một gã con trai 26 tuổi giết mẹ đẻ 66 tuổi rồi nấu thịt mẹ lên ăn chung với chó. Hay ở bên Anh tên Anthony Morley giết bạn thân rồi xả thịt đùi của bạn cho vào chảo rán ăn... Thật là rùng rợn. Không thể tin được. Nhưng đó là sự thật mà tôi đã được đọc trên báo Đức . Có kẻ ăn thịt người và cũng có kẻ thích để kẻ khác hành hạ mình, ăn thịt mình. Kẻ thích chết kiểu này là kẻ mắc bệnh mà khoa học đặt tên cho là Masochismus -Thứ chủ nghĩa sẵn sàng cam phận, nếm trải sinh dục điên cuồng đến đê mê và chấp nhận tất cả những đau đớn cùng cực, muốn được tự tiêu diệt chính thân xác mình. Như trường hợp giữa Meiweis ở Hessen và Bernd ở Berlin là hai người họ đã tìm tới nhau và thỏa thuận, giao kèo trên mạng. Có cầu ắt sẽ có cung. Trên trần gian này loài người mắc phải nhiều loại bệnh đến kinh khủng, mà ta không thể tưởng tượng và ngờ hết được. Chúc bạn đọc ngủ ngon và đừng mê man sợ hãi vì chuyện có thật mà tôi dịch tóm tắt trên đây từ báo Đức./.  
......

Dringlichkeitsaktion von ACAT Deutschland für die Justizopfer von Dong - Tam, Ha-Noi. Viet Nam und für die Journalistin Doan Trang

Journalistin Doan Trang. Dringlichkeitsaktion von ACAT Deutschland für die Justizopfer von Dong - Tam, Ha-Noi. Viet Nam und für die Journalistin Doan Trang Vietnam: Le Dinh Kinh, Le Dinh Chuc u.a., Hintergrundinformationen Vietnam: 88,7 Mio. Einwohner auf 331.114 km2 Fläche, BSP/Einw. 1.400 $ (2012), Bevölkerung: 87% Vietnamesen, Hmong, Thai, Khmer, Chinesen; Religion: über 50% Buddhisten, 8-10% Christen (v.a. Katholiken und protestanti-sche „Hauskirchen“), 2-4% Anhänger des Hoa Hao, 2% Anhänger des Caodaismus, Minderheit von Muslimen. Vietnam hat den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte und das Übereinkommen gegen Folter und andere grausame, unmenschliche oder erniedrigende Behandlung oder Strafe ratifiziert.   Die Bewohner des Ortsteils Dong-Tams im Distrikt My-Duc der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi haben sich über Monate gegen die Beschlagnahmung von Land durch die Behörden zur Wehr gesetzt. Am 09. Januar 2020 wurde Dong Tam um 04.00 Uhr morgens von 3.000 Polizisten umzingelt. Die Behörden führten eine Razzia im Haus des Gemeindevorstehers Le Dinh Kinh durch. Der Dorfälteste wurde dabei im Bett erschossen. Auch andere Bewohner wurden im Schlaf angegriffen. Die Behörden warfen den Menschen später vor, Widerstand geleistet und 3 Polizisten getötet zu haben. Die Polizei verhaftete bei der Aktion 29 Personen. Bis zum Prozess durfte keiner der Festgenommenen seine Familie sehen. Es war ihnen auch nicht gestattet, ihre Anwälte zu treffen. Nach der Untersuchung hatten die Anwälte erhebliche Schwierigkeiten, Prozessunterlagen zu erhalten. Der Prozess fand zwischen dem 7. und 14. September statt. Le Dinh Chuc und Le Dinh Cong, die Söhne des ermordeten Dorfältesten, wurden zum Tode verurteilt. Andere Angeklagte erhielten lange, zum Teil lebenslängliche Haftstrafen. Mehrere Angeklagte haben beschlossen, Berufung einzulegen. 17 Angeklagte erhielten Bewährungsstrafen, 13 von ihnen sollen bereits freigelassen worden sein. Am 3. September beantragten 13 Verteidiger schriftlich beim Richter, den Prozess zu vertagen und die Untersuchung wieder aufzunehmen. Ihr Schreiben machte auf unklare und widersprüchliche Elemente in der Untersuchungsakte aufmerksam. Dem wurde jedoch nicht stattgegeben. Während des gesamten Prozesses wurden die Rechte der Verteidigung entgegen Artikel 14 des Internationalen Pakts über bürgerliche und politische Rechte missachtet. Die Verteidiger wurden daran gehindert, während des Gerichtsverfahrens mit ihren Mandanten zu sprechen, außer am zweiten Verhandlungstag. 19 der 29 Angeklagten sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Mitglieder der Öffentlichen Sicherheit haben bestimmte Verteidiger innerhalb und außerhalb des Gerichts in Hanoi eingeschüchtert. Das Gericht weigerte sich, bestimmte Zeugen in den von den Verteidigern beantragten Zeugenstand zu rufen. Es wurde keine Rekonstruktion der Umstände des Todes von Le Dinh Kinh und der 3 Polizisten unternommen. Darüber hinaus wurden die Landrechtsaktivistin Can Thi Theu und ihre beiden Söhne, Trinh Ba Phuong und Trinh Ba Tu, am 23. Juni 2020 festgenommen. Als die vietnamesische Regierung die Medienberichterstattung über den Vorfall in Dong Tam einschränkte, nutzten diese drei Aktivisten soziale Medien, um Geschichten über die in Dong Tam lebenden Menschen auszutauschen. Kurz nachdem die formelle Untersuchung des Vorfalls in Dong Tam abgeschlossen war, nahm die Polizei Can Thi Theu und ihre Söhne kurzerhand fest. Der älteste Sohn, Trinh Ba Phuong, hielt seine Verhaftung live auf Video fest. Es zeigte, wie die Polizei gewaltsam in sein Haus eindrang, wo sein neugeborenes Kind und seine Frau morgens noch ruhten. Seit der Verhaftung wurde seine Frau von den örtlichen Behörden schikaniert und verhört. Der jüngere Bruder, Trinh Ba Tu, befindet sich seit dem 7. August im Hungerstreik, um gegen die schlechten Haftbedingungen zu protestieren. ACAT wurde u.a. von dem Netzwerk Viet Tan, das sich für Demokratie und Menschenrechte in Vietnam einsetzt, auf die Fälle hingewiesen, und hat mehrere offene Briefe zum Vorfall in Dong Tam mitunterzeichnet.   Brieftext Bitte schreiben Sie an den Ministerpräsidenten Sozialistischen Republik Vietnam und senden Sie eine Kopie an den Botschafter in Berlin. Der unterschriftsfertige Brief kann wörtlich oder inhaltlich genutzt werden – bitte bleiben Sie höflich. Die Adressen sind der Vorlage zu entnehmen (Porto nach Vietnam, Luftpost, 1,10 EUR; nach Berlin 0,80 EUR). Bearbeitung innerhalb von 10 Tagen nach Erhalt dieser Sendung, spätestens bis zum 30.11.2020. [Fax-Nr. der Botschaft: 030/53630200, S.E. Herrn Nguyen Minh Vu; E-Mail: sqvnberlin@t-online.de ]   Prime Minister Nguyen Xuan Phuc 16 Le Hong Phong Street Ba Dinh District Hà Nội VIETNAM   Sehr geehrter Herr Ministerpräsident, in großer Sorge um Bewohner der Gemeinde Dong Tam, die im September 2020 vom Gericht in Hanoi verurteilt worden sind, wende ich mich an Sie. Während des Prozesses wurden die Rechte der Angeklagten und der Verteidigung entgegen dem von Vietnam ratifizierten Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte missachtet. Die Verteidiger wurden bis auf den zweiten Verhandlungstag daran gehindert, während des Gerichtsverfahrens mit ihren Mandanten zu sprechen. Auch haben sie Einschüchterungen erfahren. 19 der 29 Angeklagten sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Das Gericht weigerte sich, bestimmte Zeugen anzuhören. Es wurde keine Rekonstruktion der Ereignisse vorgenommen, um den Tod des Gemeindevorstehers Herrn Le Dinh Kinh und von 3 Polizeibeamten aufzuklären. Die Söhne des getöteten Gemeindevorstehers, Le Dinh Chuc und Le Dinh Cong, wurden zum Tode verurteilt. Mehrere Angeklagte haben beschlossen, Rechtsmittel einzulegen. Daher bitte ich Sie, den Verurteilten ein faires Berufungsverfahren gemäß internationalen Standards zu gewähren. Ebenso ersuche ich Sie, dafür Sorge zu tragen, dass alle Inhaftierten menschenwürdig behandelt werden. Die Landrechtsaktivistin Can Thi Theu und ihre beiden Söhne, Trinh Ba Phuong und Trinh Ba Tu, wurden zudem am 23. Juni 2020 festgenommen, da sie sich zu den Ereignissen in Dong Tam geäußert hatten. Trinh Ba Tu trat am 7. August 2020 in einen Hungerstreik. Ich appelliere an Sie, die unverzügliche Freilassung von Frau Can Thi Theu und ihren beiden Söhnen anzuordnen. Für die Aufmerksamkeit, die Sie meinem Anliegen entgegenbringen, danke ich Ihnen sehr. Mit hochachtungsvollem Gruß     Als Kopie zur Kenntnis an: S.E. Herrn Nguyen Minh Vu Botschaft der Sozialistischen Republik Vietnam Elsenstraße 3 12435 Berlin     Exzellenz, mit unten stehendem Schreiben, das ich Ihnen als Kopie zukommen lasse, wende ich mich an den Ministerpräsidenten von Vietnam, um ihn im Zusammenhang mit der Inhaftierung und Verurteilung zahlreicher Personen nach der Razzia in Dong Tam im Januar 2020 um Unterstützung zu ersuchen. Hochachtungsvoll ACAT: Briefaktionen November 2020: Griechenland/EU & Vietnam  - http://www.acat-deutschland.de/briefaktionen/477-briefaktionen-november-2020-griechenland-eu-vietnam.html
......

Brazil: người dân phản đối tiêm Vaccin cúm tàu của Trung cộng

......

Vaccine của Oxford tạo đáp ứng miễn nhiễm nơi người trẻ lẫn người già

VOA - Reuters| Một trong những vaccine COVID-19 thử nghiệm hàng đầu trên thế giới sản sinh ra được đáp ứng miễn nhiễm nơi người trẻ lẫn người già. Vaccine do Trường đại học Oxford bào chế cũng tạo đáp ứng bất lợi thấp hơn nơi người lớn tuổi, hãng dược AstraZeneca của Anh, đơn vị đồng bào chế vaccine này, loan báo ngày 26 tháng Mười. Một vaccine thành công sẽ làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại virus corona chủng mới vốn đã giết chết hơn 1,15 triệu người, làm đóng cửa một loạt nền kinh tế toàn cầu và đảo ngược cuộc sống của hàng tỉ người. Vaccine của Oxford/AstraZeneca [Anh & Thụy Điển] hy vọng sẽ là một trong những vaccine đầu tiên có thể được các nhà ban hành qui định chấp thuận, cùng với các ứng viên của Pfizer [Mỹ] và BioNTech [Đức], trong lúc thế giới nỗ lực tìm lối thoát khỏi đại dịch COVID-19. Những người lớn tuổi có đáp ứng miễn nhiễm từ vaccine là tin tốt vì hệ thống miễn dịch của con người yếu dần theo tuổi tác và những người lớn tuổi là những người gặp nguy cơ tử vong nhiều vì virus. Nếu thành công, vaccine sẽ cho phép thế giới trở lại một mức độ bình thường nhất định sau những xáo trộn vì đại dịch. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock nói hiện vaccine chưa sẵn sàng nhưng ông đang chuẩn bị để có thể tung ra trong nửa đầu năm 2021. Được hỏi liệu một số người có thể nhận được vaccine trong năm nay hay không, ông nói với BBC: “Tôi không loại bỏ khả năng này nhưng đây không phải là kỳ vọng tâm điểm của tôi.” “Chương trình tiến triển tốt đẹp, (nhưng) chúng ta chưa ở mức đó,” ông Hancock nói. Virus cảm cúm thông thường Công việc bắt đầu bào chế vaccine của Oxford được tiến hành vào tháng 1 năm nay. Được gọi là AZD1222 hay ChAdOx1 nCoV-19, vaccine này được làm từ một phiên bản đã bị làm yếu đi của virus cảm cúm thông thuờng vốn gây lây nhiễm trong loài tinh tinh. Virus cảm cúm nơi tinh tinh được thay đổi gen để bao gồm chu kỳ gen của cái được gọi là protein gai mà virus corona dùng để xâm nhập tế bào con người, với hy vọng là cơ thể con người sẽ tấn công virus corona nếu thấy nó xâm nhập. Những thử nghiệm được thực hiện trên một loạt những người tham dự lớn tuổi phản ánh dữ liệu được công bố vào tháng Bảy cho thấy vaccine tạo ra “đáp ứng miễn nhiễm mạnh mẽ” trong số người trưởng thành khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 55, tờ Financial Times loan tin. Chi tiết của phát hiện sẽ được công bố trong một tạp chí lâm sàng, tờ báo này nói, nhưng không cho biết tên tạp chí. AstraZeneca đã ký một vài thoả thuận cung cấp và chế tạo với những công ty và chính phủ trên thế giới khi đang tiến gần đến việc báo cáo những kết quả sớm của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.  
......

Cảnh sát Úc bắt giữ 14 người Việt trồng cần sa bất hợp pháp

ABC, ngày 25/10/2020, loan tin về vụ cảnh sát bang New South Wales, Australia bắt giữ 14 người Việt trồng cần sa bất hợp pháp.  Courtesy: Ảnh chụp màn hình abc.net.au RFA| 14 người Việt ở bang New South Wales, Australia vừa bị cảnh sát địa phương bắt giữ do trồng cần sa bất hợp pháp. Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 26/10, dẫn lời của ông John Watson, sĩ quan cao cấp thuộc Đội điều tra ma túy và vũ khí địa phương, cho biết vụ việc bắt giữ vừa nêu nằm trong một kế hoạch được lập ra hồi tháng 11/2019 để điều tra tình hình trồng và tiêu thụ cần sa tại bang New South Wales. Tin cho biết cảnh sát đã đột nhập và khám xét 3 căn nhà ở Minimbah, Melinga và Moorland vào cuối tuần trước và đã tìm thấy hơn 13.300 cây cần sa, có giá trị ước tính đến 40 triệu USD. Ông John Watson cho biết thêm rằng đã có 14 người Việt bị bắt giữ liên quan số lượng lớn cần sa được tìm thấy. Những người Việt bị bắt ở tuổi từ 22 đến 44 và tất cả họ được đưa về đồn cảnh sát Taree. 14 người Việt này bị truy tố với cáo buộc tội trồng, cung cấp cần sa, chất bị cấm và tham gia vào các nhóm tội phạm. Ông John Watson nhấn mạnh rằng đây là vụ bắt giữ và tịch thu cần sa lớn nhất kể từ thập niên 1970 đến nay. 14 người Việt vừa bị cảnh sát bang New South Wales bắt giữ bao gồm thường trú nhân ở Úc, du học sinh và một số người cư trú bất hợp pháp. Tòa án địa phương Taree từ chối cho bảo lãnh 14 người Việt vừa bị bắt và dự kiến sẽ mở phiên tòa xét xử họ vào tháng 1/2021.
......

Cảnh sát Đức bắt khẩn cấp hàng loạt người Việt nghi là gián điệp cho Trung Quốc

Berlin - 25.10.2020   Cảnh sát đã đột kích nhiều ngôi nhà và văn phòng trên nhiều bang tại nước Đức trong một vụ việc liên quan đến ba người Việt nghi là gián điệp cho Trung Quốc, các công tố viên cho biết.   Tạp chí Der Spiegel – cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về các cuộc đột kích, cho biết một trong ba nghi phạm là một công dân Đức người gốc Việt.   Ông Markus Schmitt, phát ngôn viên của cơ quan công tố liên bang Đức cho biết: “Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra về hoạt động của các điệp viên tình báo. Nhiều người Việt mang quốc tịch Đức có liên quan đến vụ việc này”.   Trong khi đó, các công tố viên từ chối xác nhận danh tính hoặc ngành nghề của 3 nghi phạm người Việt mang Quốc tịch Đức Này.   Đây là vụ việc đầu tiên trong những năm gần đây liên quan đến các cáo buộc cụ thể về gián điệp làm việc cho Trung Quốc tại Đức và EU.   Sự việc xảy ra trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng trên khắp châu Âu về việc Trung Quốc đang tăng cường hoạt động gián điệp trên toàn thế giới khi nước này ra sức xây dựng ảnh hưởng chính trị tương đương với kinh tế của họ.   Đức và các nước châu Âu khác đang chịu áp lực từ Washington để loại trừ nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc Huawei khỏi đấu thầu xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ thứ năm (5G).   Các cuộc đột kích diễn ra tại Brussels, Berlin và hai bang miền nam nước Đức là Baden-Württemberg và Bayern, trung tâm chính của các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến của Đức. Nguồn: Theo Tạp chí Der Spiegel  
......

Facebook “quảng cáo” tự do ngôn luận. Ở Việt Nam, công ty hỗ trợ kiểm duyệt

Để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình tại một thị trường quan trọng, Facebook gia tăng xóa bỏ nội dung mà chính phủ độc tài của Việt Nam không thích. Trong nhiều tháng liên tục, Bùi Văn Thuận, một giáo viên hóa học, trở thành một blogger nổi tiếng ở Việt Nam, đã đăng nhiều bài trên Facebook về một vụ tranh chấp đất đai giữa những dân làng và chính quyền cộng sản. Ở một quốc gia không có truyền thông độc lập, Facebook là nơi duy nhất mà người Việt Nam có thể đọc về các chủ đề gây tranh cãi như Đồng Tâm, một ngôi làng ngoại ô Hà Nội, nơi người dân chống lại kế hoạch của chính quyền muốn chiếm đất nông nghiệp để xây nhà máy. Tin rằng một cuộc đối đầu là không thể tránh khỏi, ông Thuận, 40 tuổi, đã lên án các nhà lãnh đạo của đất nước trong một bài đăng ngày 7 tháng Giêng. “Tội ác của các ông sẽ khắc sâu trong tâm trí tôi,” ông Thuận viết. “Tôi biết các người – những tên cướp đất – sẽ làm mọi thứ, dù tàn nhẫn đến đâu, để lấy đất của người dân.” Ngày hôm sau, Facebook đã khóa tài khoản của ông Thuận theo đòi hỏi của chính phủ, ngăn cản 60 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook xem các bài đăng của ông ta. Một ngày sau, giống như ông Thuận đã cảnh báo, cảnh sát ập vào Đồng Tâm với hơi cay và lựu đạn. Một trưởng làng và ba sĩ quan bị giết. Sau ba tháng bị khóa tài khoản Facebook, công ty nói với ông Thuận là ông bị cấm vĩnh viễn sử dụng Facebook. “Chúng tôi đã xác định rằng bạn không đủ điều kiện sử dụng Facebook,” thông báo viết bằng tiếng Việt. Việc ông Thuận bị đưa vào danh sách đen, mà công ty truyền thông xã hội khổng lồ có trụ sở tại Menlo Park giờ đây gọi là một “lỗi lầm,” minh họa cho việc công ty sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu kiểm duyệt từ một chính phủ độc tài. Facebook và người sáng lập Mark Zuckerberg nói rằng nền tảng này bảo vệ quyền tự do ngôn luận trừ những trường hợp hãn hữu, chẳng hạn như khi nội dung kích động bạo lực. Nhưng ở các quốc gia bao gồm Cuba, Ấn Độ, Do Thái, Morocco, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, Facebook thường hạn chế các bài đăng mà các chính phủ cho là nhạy cảm hoặc cấm kỵ. Không nơi nào mà điều này hiển nhiên bằng ở Việt Nam. Trang mạng Facebook có giao diện tiếng Việt vào năm 2008, đến nay hơn một nửa dân số Việt Nam có tài khoản Facebook. Mạng xã hội phổ biến này giúp các nhà phê bình chính phủ và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ – ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ – vượt qua sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ cộng sản đối với các phương tiện truyền thông. Nhưng trong vài năm gần đây, công ty Facebook đã liên tục kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến ​​ở Việt Nam, để làm hài lòng một chính phủ chuyên đàn áp tự do ngôn luận, trước đe dọa sẽ bị đóng ở Việt Nam nếu Facebook không tuân thủ, theo tìm hiểu của báo Los Angeles Times. Trong các cuộc phỏng vấn, hàng chục nhà hoạt động Việt Nam, những người vận động nhân quyền và các cựu quan chức Facebook cho biết công ty đã chặn các bài đăng của hàng trăm người sử dụng, thường với rất ít lời giải thích. Facebook cũng đã cấm các nhà phê bình chính phủ Hà Nội – bao gồm cả một nhóm đối lập có trụ sở tại Nam California – mua quảng cáo để tăng lượng độc giả và đã không ngăn chặn được những dư luận viên của chính phủ sử dụng chiến thuật “đồng loạt báo cáo” với Facebook để tìm cách xóa bài đăng của những người bất đồng chính kiến. Các nhà phê bình cho rằng, thay vì sử dụng lợi thế của mình là một nền tảng truyền thông lớn nhất của Việt Nam để chống lại kiểm duyệt, Facebook đã trở thành đồng phạm trong việc chính phủ tăng cường đàn áp những tiếng nói ủng hộ dân chủ. Ông Dipayan Ghosh, một cựu cố vấn chính sách cộng đồng của Facebook, người đồng điều hành Dự án Nền Tảng Kỹ Thuật Số & Dân Chủ tại Trường Kennedy của Harvard nói: “Tôi nghĩ đối với ông Zuckerberg, những tính toán đối với Việt Nam rất rõ ràng: Đó là duy trì dịch vụ ở một quốc gia có dân số khổng lồ và ở đó Facebook đang thống trị thị trường Internet tiêu dùng, nếu không đối thủ cạnh tranh có thể chen chân vào.” “Cách suy tính của công ty không phải là duy trì dịch vụ cho quyền tự do ngôn luận. Mà là duy trì dịch vụ để có doanh thu.” Các giới chức điều hành của công ty cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các yêu cầu ngày càng gay gắt của Hà Nội nếu họ muốn tiếp tục hoạt động tại đây, họ cũng nói thêm rằng họ có phản ứng lại khi các nhà chức trách gây sức ép quá mức. Facebook cho biết, trong một số trường hợp, chính phủ Việt Nam buộc người sử dụng phải vô hiệu hóa tài khoản của chính họ, mà không cần đến công ty. Một số viên chức của Facebook đã đồng ý trả lời phỏng vấn về các hoạt động của công ty tại Việt Nam, nhưng với điều kiện ẩn danh. Công ty cũng đã gửi văn bản trả lời cho các câu hỏi. Facebook cho biết trong một tuyên bố: “Không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng ý với chính phủ ở các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, bao gồm cả Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để bảo đảm rằng những người ở Việt Nam luôn có thể sử dụng các dịch vụ của chúng tôi mà họ cần hàng ngày.” Với dân số trẻ và là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trước đại dịch COVID-19, Việt Nam là một thị trường tăng trưởng quan trọng của Facebook. Công ty kiểm soát hơn 40% thị trường quảng cáo kỹ thuật số, trị giá 760 triệu Mỹ Kim của Việt Nam mặc dù không có văn phòng hoặc nhân viên toàn thời gian trong nước. Áp lực của Hà Nội lên Facebook, đòi hỏi công ty hạn chế các bài đăng đã gia tăng lên sau các cuộc biểu tình của người dân ở TP.HCM vào năm 2016, để phản đối phản ứng của chính phủ đối với việc một nhà máy thép xả thải chất độc ra biển, gây ra vụ cá chết hàng loạt. Nhà cầm quyền đã bắt giữ 300 người biểu tình và tạm thời đóng Facebook vì những người tổ chức đã sử dụng mạng xã hội để điều phối các cuộc biểu tình và đăng hình ảnh của những người biểu tình giương biểu ngữ. Theo các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam, vào tháng Tư, 2017, các quan chức Việt Nam đã nói với một giới chức điều hành cấp cao của Facebook, bà Monika Bickert, trong một cuộc họp tại Hà Nội rằng công ty phải hợp tác “tích cực và hiệu quả hơn” với yêu cầu của chính phủ để tháo gỡ nội dung. Một giới chức Facebook cho biết, công ty đã thiết lập một kênh liên lạc trực tuyến mà qua đó chính phủ có thể báo cáo những người sử dụng bị cáo buộc đăng nội dung bất hợp pháp. Facebook thường hạn chế các bài đăng và những người sử dụng vì một trong hai lý do – vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng,” đây là những quy tắc mà công ty cho biết là được áp dụng cho người sử dụng trên toàn thế giới, hoặc vi phạm “luật pháp địa phương.” Các bài đăng bị liệt vào danh mục thứ hai bị chặn ở quốc gia mà chúng bị cho là bất hợp pháp nhưng vẫn có thể truy cập được ở những nơi khác. Vào tháng Tám, 2019, Bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông của Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng, nói với quốc hội rằng Facebook tuân thủ “70-75%” yêu cầu của chính phủ về việc xóa nội dung, tăng so với khoảng 30% trước đây. Bộ Trưởng Hùng đã không đưa thêm chi tiết, và văn phòng của ông ta đã không trả lời các yêu cầu phỏng vấn. Trong tháng này, Bộ Trưởng Hùng nói với các nhà lập pháp rằng Facebook đã nâng tỷ lệ tuân thủ lên 95%. Ông nói, sự tuân thủ của các công ty mạng xã hội đối với các yêu cầu của chính phủ đã “đạt đến mức cao nhất từ trước đến nay.” Facebook từ chối bình luận về số liệu thống kê của Việt Nam, nhưng thừa nhận rằng công ty đã gia tăng kiểm duyệt. Ngôi làng Tuyên bố tự do ngôn luận của công ty và xu hướng tuân thủ các yêu cầu của Hà Nội xung đột với nhau trong sự kiện Đồng Tâm, một ngôi làng nằm khoảng 20 dặm về phía tây nam Hà Nội. Bắt đầu từ năm 2017, các cuộc biểu tình của dân làng và các vụ đụng độ với cảnh sát đã thu hút sự chú ý của các blogger và các nhà hoạt động Việt Nam. Những người này đã sử dụng Facebook để ghi lại những hành động phản kháng hiếm có, thu hút hàng chục ngàn lượt “thích” và chia sẻ. Rạng sáng ngày 9 tháng Giêng năm nay, cảnh sát và bộ đội trang bị vũ khí chống bạo động đã ập vào ngôi làng, bắn hơi cay và đạn cao su khi họ di chuyển qua những con hẻm nhỏ hẹp hướng về nhà của thủ lĩnh cuộc phản kháng, Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi. Các công an đã kéo vợ và con của Cụ ra đường trước khi bắn chết Cụ Kình, viện cớ rằng họ thấy ông đang nắm trong tay một quả lựu đạn. Hơn hai chục cư dân bị bắt. Vào tháng Chín, một tòa án đã kết án tử hình hai người con trai của Cụ Kình và 27 người dân làng khác với những án tù khắc nghiệt. Ngay trước khi cảnh sát tấn công vào, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ các tài khoản độc lập [trên mạng xã hội]. Truyền thông nhà nước dẫn lời một quan chức Bộ Thông Tin đã mắng Facebook vì “phản ứng rất chậm chạp và quan liêu” trước các yêu cầu của chính quyền hạn chế các bài đăng về vụ Đồng Tâm. Trong số các mục tiêu của chính phủ là ông [Bùi Văn] Thuận, một người từng ủng hộ Đảng Cộng Sản cầm quyền. Ông Thuận cho biết, sự xuất hiện của Internet ở Việt Nam vào năm 1997 “cho phép tôi đọc các tài liệu trên mạng và giúp tôi mở mắt.” Ông bắt đầu chuyển đổi từ một người tin tưởng tuyệt đối sang một nhà phê bình không ngừng nghỉ. Ông bắt đầu viết các bài ngắn trên trang Facebook của mình vào năm 2016, tập trung vào vấn đề tham nhũng của chính phủ và chính trị nội bộ đảng, đôi khi dám chỉ trích đích danh các quan chức chính quyền. Khi số người theo dõi trang Facebook của ông Thuận gia tăng nhiều, lực lượng an ninh cũng chú ý đến ông. Ông Thuận cho biết ông đã rời bỏ công việc của mình sau khi cảnh sát gây áp lực buộc trung tâm dạy thêm ở Hà Nội nơi ông làm giáo viên khoa học sa thải ông. Theo ông Thuận và các nhà hoạt động khác biết về trường hợp của ông cho biết, công an đã đến căn hộ của ông, quấy rối con gái ông và gây áp lực buộc chủ nhà trục xuất gia đình ông. Dọn nhà đến đâu ông Thuận và gia đình vẫn tiếp tục phải đối mặt với những quấy nhiễu tương tự, khiến họ phải liên tục vội vã thay đổi chỗ ở. Cuối cùng họ phải lánh nạn tại quê của vợ ông ở tỉnh Hòa Bình, phía tây nam thủ đô. Nhưng ông vẫn tiếp tục viết, và vào năm ngoái đã có hơn 20.000 người theo dõi trên Facebook. Khi tình trạng bế tắc ở Đồng Tâm trở nên trầm trọng hơn vào cuối năm 2019, Facebook bắt đầu chặn các bài đăng của ông Thuận, trong đó có một bài đăng vào ngày 31 tháng Mười Hai khẳng định rằng chủ tịch UBND Hà Nội, một cựu quan chức công an, có liên quan đến vụ tịch thu đất. Một ngày trước cuộc truy quét [rạng sáng 9 tháng Giêng] của cảnh sát, ông Thuận nhận được tin nhắn từ Facebook cho biết họ đã khóa tài khoản của ông ở Việt Nam “do các yêu cầu pháp lý ở quốc gia của bạn.” Ông đã gửi phản đối cho Facebook nhưng đã không được trả lời. Một người trung gian mà ông nhờ nói chuyện với các giới chức điều hành công ty được cho biết rằng Bộ Công An và Bộ Thông Tin và Truyền Thông của Việt Nam “đã đưa ông vào danh sách đen.” Trong lúc tuyệt vọng, ông Thuận đã gửi email cho Alex Warofka, một giới chức của Facebook có văn phòng tại Singapore chuyên về vấn đề nhân quyền, để yêu cầu giải thích. Ông Thuận nói ông Warofka đã không có trả lời. Một giới chức của công ty cho biết ông Warofka không nhớ đã nhận được email. Los Angeles Times - Facebook Việt Tân dịch   Sau nhiều tháng im lặng, Facebook bất ngờ khôi phục tài khoản của ông Thuận vào ngày 19 tháng Chín, sau áp lực từ các nhà hoạt động Việt Nam và nhóm nhân quyền cũng như các câu hỏi từ báo The L.A. Times. Giới chức Facebook cho biết, quyết định khóa trang của ông Thuận là một “sai lầm,” đổ lỗi cho một “thành viên của nhóm” đã thực hiện hành động này, vì nghĩ rằng họ đã “chấp thuận việc chặn một nội dung cụ thể – không phải toàn bộ tài khoản.” Ông Thuận cho biết kể từ khi được khôi phục, tài khoản của ông có lúc truy cập vào được có lúc không. Lượng độc giả trên trang của ông bị giảm xuống chỉ còn vài ngàn, mặc dù những người bên ngoài Việt Nam vẫn có thể truy cập được. “Những tên quỷ sứ của đảng” Các blogger nổi tiếng khác cũng phải đối mặt với hành động đồng thời từ chính phủ và Facebook. Vài giờ sau khi cuộc đột kích Đồng Tâm bắt đầu, ông Phan Văn Bách, người thường xuyên đăng bài về Đồng Tâm trên Facebook với 23.000 người theo dõi, bước xuống từ căn hộ tầng 4 ở Hà Nội và nhìn thấy một số an ninh bên ngoài. Tin rằng họ ở đó để theo dõi mình, người tài xế taxi 45 tuổi đã đăng một bức ảnh lên trang Facebook của mình với chú thích: “Những tên quỷ sứ của Đảng đang ở bên ngoài nhà tôi.” Trong giây lát, tài khoản của ông Bách đã bị hạn chế do vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng – lần thứ ba tài khoản của ông bị khóa trong năm nay. Facebook đã không trả lời các câu hỏi về trường hợp ông Bách. Giống như các nhà hoạt động khác, các các bài đăng của ông Bách về Đồng Tâm tràn ngập những bình luận thô lỗ từ những dư luận viên của nhà nước – trong đó có nhiều người sử dụng tài khoản mới tạo dưới tên giả – họ mô tả những người dân làng là khủng bố. Trong một báo cáo năm 2019, các nhà nghiên cứu tại Đại Học Oxford đã đánh giá Việt Nam là một trong những nhà nước hàng đầu bảo trợ cho việc thao túng mạng xã hội, xác định một đội quân 10.000 “binh sĩ mạng” phát tán tuyên truyền và tấn công những người bất đồng chính kiến. Một số được tuyển dụng trực tiếp bởi quân đội và các cơ quan an ninh; những người khác được gọi là dư luận viên tức “người định hướng dư luận.” Theo một tài liệu năm 2016 do Đảng Cộng Sản công bố những người này được tuyển dụng từ các trường đại học và các nơi khác. Bằng cách sử dụng hệ thống khiếu nại tự động của Facebook, họ làm cho các bài đăng chỉ trích chính quyền bị xóa. Các viên chức Facebook nói rằng họ đang làm việc để xác định cái gọi là “hành vi giả tạo có phối hợp” này. Họ cũng nói rằng các quyết định gỡ bỏ nội dung không dựa trên số lượng người báo cáo nội dung đó, mà dựa trên việc nội dung có vi phạm các tiêu chuẩn hoặc luật pháp địa phương hay không. Nhưng ông Bách cho biết những dư luận viên của chính phủ đông đến nỗi họ thường báo cáo tài khoản của ông ngay sau khi ông đăng bài. Ông Bách nói: “Điều đó đã xảy ra với tôi rất nhiều lần với các bài đăng liên quan đến chính quyền Việt Nam. Tôi biết rằng Facebook đã thỏa hiệp với Việt Nam để bảo vệ chế độ độc tài.” Có những người khác đã viết về Đồng Tâm đã bị bỏ tù. Số lượng người bị bỏ tù vì các bài đăng của họ trên Facebook ngày càng gia tăng. Anh Trịnh Bá Phương, một nhà hoạt động vì quyền đất đai và là con trai của hai cựu tù nhân chính trị, đã bị công an mặc thường phục bao vây nhà và ngăn cản không cho anh đi dự đám tang của Cụ Kình sau khi anh đăng bài về Đồng Tâm cho 50.000 người theo dõi trên Facebook. Vào ngày 6 tháng Hai, anh Phương đã đến Đại Sứ Quán Hoa Kỳ theo lời mời của một giới chức chính trị cấp cao, bà Michele Roulbet, và đề nghị bà yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra độc lập về vụ đột kích. Trong một cuộc phỏng vấn, cha của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương cho biết, khi được cho biết là truyền thông nhà nước đã gán cho anh Phương tội “kích động” dân làng Đồng Tâm, bà Roulbet đã nói Hoa Kỳ sẽ “làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ” nếu anh bị bắt. Đại Sứ Quán Hoa Kỳ đã từ chối bình luận. Ngày 24 tháng Sáu, anh Phương, mẹ và em trai đã bị bắt và bị buộc tội phát tán tài liệu chống nhà nước. Theo các nhóm vận động nhân quyền, anh Phương phải đối mặt với 20 năm tù. Ông Trịnh Bá Khiêm, 62 tuổi, cho biết ông đã không thể nói chuyện với vợ và các con trai kể từ khi họ bị bắt. Người con trai thứ hai của ông, là Trịnh Bá Tư, đã tuyệt thực vào tháng Tám trong trại tạm giam nơi anh đang bị giam giữ. Khi người cha đến trại tạm giam, binh lính canh trại nói rằng sức khỏe của con trai ông “bình thường” và đuổi ông về. Ngay sau khi anh bị bắt tạm giam, trang Facebook của Trịnh Bá Phương đã không còn vào xem được nữa. Cha của anh, một nông dân trồng bưởi tại một trang trại nhỏ ở phía nam Hà Nội, tin rằng công an đã sử dụng điện thoại của con trai để đăng nhập vào Facebook và buộc anh phải hủy tài khoản. Một giới chức Facebook cho biết công ty không có đóng tài khoản của anh Phương. Ngay cả những blogger nổi tiếng đã rời Việt Nam để trốn thoát chính quyền cũng nhận thấy rằng họ không tránh khỏi đàn áp. Ông Nguyễn Văn Hải, một người có nhiều độc giả đang sống lưu vong ở Garden Grove, [miền Nam tiểu bang California] đã đăng một video vào tháng Giêng với hình ảnh thi thể đẫm máu của Cụ Lê Đình Kình. Bài đăng đã bị tấn công bởi các dư luận viên Việt Nam và nhanh chóng bị chặn với thông báo rằng video vi phạm quy định của Facebook cấm nội dung bạo lực. Sau nhiều lần cố gắng đăng video, ông Hải nhận được một thông báo tự động cho biết ông có nguy cơ bị đóng tài khoản vì nhiều lần vi phạm. Giới chức Facebook nói rằng video bị gỡ xuống vì vi phạm nguyên tắc nội dung. Ông Hải nói: “Rất dễ dàng cho một chính phủ độc tài lạm dụng các chính sách của Facebook. Họ trả tiền cho những người này để báo cáo bài đăng của tôi, nói rằng tôi đang gieo rắc sự căm thù.” Tấn công máy chủ Vào tháng Tư, Hà Nội đã gia tăng áp lực lên Facebook. Theo các giới chức điều hành của công ty và một nhà hoạt động đồng ý nói về vấn đề này với điều kiện giấu tên, thì chính phủ Việt Nam đã cắt Internet một số máy chủ mà công ty Facebook thuê ở Việt Nam để chuyển tải truy cập đến và đi từ giàn máy chính của công ty. Facebook đã phải khẩn cấp chuyển tải truy cập đến các máy chủ bên ngoài Việt Nam để duy trì hoạt động của dịch vụ. Giới chức Facebook nói, hành động của Hà Nội nhắn gửi một thông điệp rõ ràng: Tuân thủ nhiều thêm các yêu cầu kiểm duyệt nếu không dịch vụ Facebook sẽ đối mặt với một tương lai tồi tệ. Và giới chức này cho biết, Facebook đã quyết định gia tăng tuân thủ các yêu cầu của Hà Nội, bất chấp những lo ngại trong nội bộ công ty rằng nhiều yêu cầu của chính quyền không đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty về việc gỡ bài đăng. Trước khi tiết lộ quyết định, được Reuters đưa tin đầu tiên, công ty đã tìm cách chặn trước những lời chỉ trích bằng cách gọi cho các nhà hoạt động nhân quyền về Việt Nam. Một người cho biết Facebook đã nói với anh ta rằng công ty sẽ hạn chế “đáng kể” nhiều nội dung hơn. Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông của Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng nói với các nhà lập pháp trong tháng này rằng Facebook đã chặn hoặc hạn chế hơn 2.000 bài đăng vào năm 2020 – nhiều gấp 5 lần so với năm ngoái – và đã đồng ý chặn “các tổ chức phản động và khủng bố” mua quảng cáo trên Facebook, nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận của các bài viết của họ. Bộ Trưởng Hùng thừa nhận rằng việc cấm các dịch vụ như Facebook và YouTube sẽ gây ra “sự phản đối kịch liệt của công chúng” – một quan điểm mà những người bị Hà Nội kiểm duyệt đồng ý. Những người này cho rằng Facebook đã trở thành một bộ phận cố định trong thương mại, chính quyền và xã hội ở Việt Nam, nên Facebook có đủ khả năng phản kháng mạnh hơn. Phát ngôn nhân tại Hoa Kỳ của Việt Tân, một nhóm đối lập ủng hộ dân chủ bị Hà Nội cấm hoạt động ở Việt Nam và không được mua quảng cáo trên Facebook, ông Hoàng Tứ Duy nói rằng “Facebook hành động như thể chính phủ Việt Nam đang ưu ái họ bằng cách để họ vào Việt Nam.” Theo ông Hoàng Tứ Duy cho biết, thu nhập của Facebook từ Việt Nam là “một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Thực tế là, quốc gia Việt Nam được hưởng lợi nhiều hơn từ việc có Facebook so với lợi mà Facebook có được từ việc công ty này hiện diện ở Việt Nam.” Những người ủng hộ quyền tự do trên mạng nói thêm rằng công ty đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi không giải thích công khai cách họ quyết định nội dung nào không bị gỡ xuống. Giám đốc Silicon Valley Initiative của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế ông Michael Kleinman nói rằng “việc Facebook xử lý không rõ ràng các yêu cầu kiểm duyệt nội dung từ các chính quyền độc tài khiến người sử dụng rất dễ bị kiểm duyệt tùy tiện mà không có biện pháp để khắc phục thích hợp.” Facebook nói một số bài đăng bị tự động gỡ xuống bởi thuật toán giám sát nội dung của trang mạng hoặc bởi các nhân viên nói tiếng Việt mà công ty thuê để kiểm soát nền tảng. Một giới chức thứ hai của Facebook cho biết các bài đăng bị đánh dấu vì vi phạm luật pháp địa phương được thông qua một quá trình xem xét trong công ty trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Công ty từ chối chia sẻ các ví dụ về các trường hợp được xem xét. Access Now, một nhóm vận động cho các quyền kỹ thuật số và hỗ trợ những người sử dụng, tin rằng quyền truy cập Facebook của họ đã bị hạn chế một cách sai trái, cho biết Facebook hiếm khi giải thích các quyết định chặn hoặc khôi phục tài khoản – ngoại trừ việc nói rằng họ đã vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng. Trong một số trường hợp, Facebook xóa hoặc hạn chế quyền truy cập vào các bài đăng không có vẻ vi phạm tiêu chuẩn của công ty hoặc luật pháp Việt Nam. Việt Tân, tổ chức có đông đảo người theo dõi trong cộng đồng người Việt Nam ở tiểu bang California, đã bị xóa hàng chục bài đăng trong năm nay. Một trong số đó là về một thẩm phán Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục, bị cho là vi phạm các chính sách của Facebook về chống bắt nạt và quấy rối. Một bài đăng khác về tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc bị cho là vi phạm các chính sách của Facebook đối với lời lẽ gây căm thù. Việt Tân cho biết cả hai bài đăng này đã được khôi phục vài tháng sau đó sau khi tổ chức này kháng cáo. Facebook đã không trả lời các câu hỏi về trường hợp Việt Tân. Facebook cũng đã đình chỉ 10 thành viên của nhóm đăng bài lên trang Facebook của tổ chức nầy, viện lý do nhiều lần vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook. Sáu trong số các vụ đình chỉ diễn ra vào tháng Tám. Ông Minh Pham, một thành viên Việt Tân sống ở Đức, đã bị cấm vĩnh viễn. Ông Hoàng Tứ Duy nói rằng: “Các nhà chức trách Việt Nam sợ các trang Facebook có ảnh hưởng như trang của Việt Tân vì chúng tôi cung cấp một quan điểm khác. Họ muốn Facebook kiểm duyệt nội dung – không phải vì nội dung không chính xác – mà căn bản là vì nó là sự thật.” Tuy nhiên, các nhà hoạt động nói rằng có rất ít lựa chọn thay thế cho Facebook. Ông Trịnh Hữu Long, một nhà phê bình Hà Nội sống ở Đài Loan và điều hành tạp chí phi lợi nhuận trên mạng có tên Luật Khoa, cho biết ông đã tìm hiểu các phương thức chuyển tải thông tin khác sau khi Facebook liên tục chặn các bài viết không liên quan gì đến Việt Nam. Nhưng ông xác định rằng từ bỏ nền tảng này sẽ làm giảm đáng kể lượng độc giả của mình. Ông nói: “Facebook đang là vua ở Việt Nam. Nội dung phải đi qua Facebook để tiếp cận độc giả. Vì vậy, dù tôi không thích Facebook, tôi cũng phải sống với nó.” David S. Cloud, Shashank Bengali Los Angeles Times Facebook Việt Tân dịch Nguồn: “Facebook touts free speech. In Vietnam, it’s aiding in censorship“, (https://www.latimes.com/…/facebook-censorship-suppress…) — DAVID S. CLOUD: phóng viên tường trình từ Hoa Thịnh Đốn SHASHANK BENGALI: phóng viên tường trình từ Singapore SUHAUNA HUSSAIN: Nhân viên biên tập của Los Angeles Times ở Los Angeles đã đóng góp cho bài báo này.  
......

Vắc-xin sắp có

Phan Ba| Công ty Biontech ở Mainz (Đức) thông báo một bước đột phá: Vắc-xin ngừa cúm Tàu mới được phát triển hoạt động rất tốt. Việc tiêm chủng hàng loạt có thể sớm được thực hiện. Cặp vợ chồng nhà nghiên cứu Sahin / Türeci không chỉ kiếm được hàng tỷ USD mà còn đạt được danh tiếng thế giới. Công ty dược phẩm Biontech có trụ sở tại Mainz (Đức) thông báo rằng loại vắc-xin mới được phát triển BNT162b2 đã rất thành công trong các nghiên cứu lâm sàng, một mặt công ty đã bắt đầu sản xuất hàng loạt và mặt khác, quy trình phê duyệt cuối cùng đã được bắt đầu. Người ta sắp sửa "chấm dứt đại dịch này". Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu EMA tại Amsterdam (Hà Lan) xác nhận rằng thành phần hoạt chất hiện đang được kiểm tra trong cái được gọi là "quy trình xem xét cuốn chiếu" (""Rolling-Review"). Trong quá trình này, dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng liên tục được gửi về và đánh giá. Việc EMA quyết định bắt đầu quá trình phê duyệt nhanh này dựa trên dữ liệu đáng khích lệ của các nghiên cứu lâm sàng cho đến nay. Hồi tháng 4, Biontech là công ty Đức đầu tiên nhận được sự chấp thuận cho các nghiên cứu lâm sàng từ Viện Paul Ehrlich. Hiện nay, công ty có trụ sở tại Mainz đã đưa 37.000 người tham gia vào các nghiên cứu và 28.000 người đã nhận được liều vắc-xin thứ hai. Hơn 120 trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới đang tham gia, bao gồm cả ở Mỹ, Brazil, Nam Phi và Argentina. Như người sếp và cũng là người đồng sáng lập Biontech, Ugur Sahin nhấn mạnh, công ty đang sắp sửa về đến đích. Sahin tin rằng "chúng tôi có một sản phẩm an toàn và có thể chứng minh hiệu quả của nó". Biontech rất hào hứng với vắc-xin của mình và đã bắt đầu sản xuất hàng loạt, tức là người ta chỉ chờ giấy phép để bắt đầu cung cấp. Việc một loại vắc-xin có sẵn chỉ vài tháng sau khi đại dịch bùng phát là một sự kiện hiếm có trong khoa học. Quá trình phát triển và phê duyệt vắc-xin thường mất vài năm. Tuy nhiên, hàng triệu liều vắc-xin có thực sự được sử dụng trong năm nay hay không, điều này còn phụ thuộc vào các thẩm định viên của EMA. Sahin cho biết: "Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ trình bày các dữ liệu của mình - và trình bày các tác dụng cũng như các tác dụng phụ một cách minh bạch. Vắc xin cũng sẽ có sẵn trong kho", Sahin nói. Biontech thật sự đã mua lại cơ sở sản xuất của công ty dược Thụy Sĩ Novartis với 300 nhân viên có trình độ cao tại Marburg (Đức) để có thể nhanh chóng tăng cường sản xuất hàng loạt. Một trong những cơ sở sản xuất vắc-xin ngừa cúm Tàu lớn nhất trên thế giới có thể sớm được xây dựng ở đó. Biontech đang lên kế hoạch cụ thể cho 100 triệu liều tiêm chủng trong năm nay và 250 triệu liều trong nửa đầu năm 2021. Trong vài năm tới, sản lượng sẽ được tăng lên 750 triệu liều tiêm chủng mỗi năm. Đối với thành phố Marburg, điều này cũng có nghĩa là sự trở lại của một địa điểm nghiên cứu dược phẩm có truyền thống: ngành hóa dược đã được thành lập ở đây với Constantin Zwenger (1814-1884). Emil Adolf Behring (1864-1917), người đoạt giải Nobel Y học đầu tiên và là người sáng lập ra tiêm chủng thụ động cũng đã nghiên cứu tại đây. Đại học Marburg cho tới nay vẫn là trường dẫn đầu về nghiên cứu hóa học và sinh học, và nhiều giải thưởng Leibniz là minh chứng cho điều này. Với đôi vợ chồng nghiên cứu và sáng lập Biontech, nước Đức có một tấm gương sáng về việc hòa nhập thành công. Gia đình của Sahin đến Köln (Cologne) từ Thổ Nhĩ Kỳ khi ông mới bốn tuổi. Người cha là công nhân tại hãng Ford. Sahin đầu tiên học y khoa tại Köln, sau đó là bác sĩ tại Bệnh viện Đại Köln. Ông đã viết luận án tiến sĩ về liệu pháp miễn dịch cho các tế bào khối u. Sahin là Giáo sư Ung thư Thực nghiệm tại Bệnh viện Đại học Mainz từ năm 2006. Vợ ông, Özlem Türeci, cũng có gốc Thổ Nhĩ Kỳ: Cha bà đến Đức với tư cách là một bác sĩ từ Istanbul để làm việc tại một bệnh viện Công giáo nhỏ ở quận Cloppenburg. Türeci học y khoa ở Saarland và gặp chồng bà ở đó. Cả hai đều bị cuốn hút bởi ý tưởng có thể điều trị ung thư theo một cách mới không chỉ là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Họ muốn hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào ung thư - và họ đã thành công. Sahin và Türeci được quốc tế công nhận là những người tiên phong trong liệu pháp miễn dịch ung thư. Và bây giờ - bởi vì họ đã nhanh chóng xoay chuyển nghiên cứu của mình khi đại dịch bùng phát - họ có thể sẽ trở thành những anh hùng khoa học trong cuộc chiến chống lại đại dịch cúm Tàu. Phan Ba https://www.n-tv.de/panorama/18-16-Pharmakonzern-testet-Impfstoff-an-Jugendlichen--article21626512.html  
......

ACAT Đức Quốc và Học Viện Công Giáo Schwerte tổ chức Hội Thảo Nhân Quyền đồng hành cùng Đồng Tâm

Schwerte - Dortmund ACAT là một tổ chức Ki-tô giáo tranh đấu chống tra tấn và án tử hình. Suốt những tháng qua ACAT Đức Quốc đã thường xuyên lên tiếng và tổ chức cầu nguyện cho những nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền của bạo quyền Cộng Sản Việt Nam. Trong cuối tuần từ 25.9. tới 27.9.2020 ACAT Đức Quốc đã cùng với Học Viện Công Giáo Schwerte của tổng giáo phận Paderborn tổ chức hội thảo về đề tài Tranh Đấu Cho Nhân Quyền Trong Thời Đại Cách Mạng Số. Các tham dự viên từ khắp miền nước Đức cũng như các quốc gia láng giềng có ACAT địa phương đã được các giảng sư, tu sĩ, chuyên gia và luật sư Nguyễn Văn Đài lần lượt trình bầy về những nội dung có chiều sâu và rất quan trọng cho cuộc sống cũng như cho những nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền: Thế nào là số hóa? Và số hóa ảnh hưởng lên nhân quyền và những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền như thế nào? Số hóa ảnh hưởng lên xã hội, văn hóa và những cơ cấu tổ chức ra sao? Số hóa – Những cơ hội và những bất trắc, và một số ghi chú về luân lý truyền thông cũng như những ảnh hưởng cụ thể lên những sinh hoạt trong các giáo phận. Tranh đấu cho nhân phẩm là bổn phận đương nhiên của người Ki-tô hữu. Những nguy cơ cho những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Ba ngày hội thảo đã diễn ra rất mỹ mãn, rất sống động và đã đem lại cho mọi tham dự viên những kiến thức quan trọng, những hướng dẫn thực tiễn và những nguồn sinh lực mới. Phần hội thảo với luật sư Nguyễn Văn Đài là phần sôi nổi nhất với rất nhiều câu hỏi từ phía các tham dự viên. Mọi người đã rất mực quan tâm về vụ việc tại Đồng Tâm cũng như vụ án hết sức bất công vừa qua với hai bản án tử hình hai người con trai của cụ Lê Đình Kình. Các tham dự viên đã thực hiện buổi cầu nguyện đặc biệt và trang trọng cho những nạn nhân tại Đồng Tâm, và đã chụp hình tỏ tình liên đới và đồng hành với Đồng Tâm cũng như kịch liệt phản đối nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Ngọc Hòa  
......

Vẻ vang dân Việt: Tiến sĩ Việt được Tổng Thống Đức vinh danh

Lạc Việt| Vào ngày 1 Tháng 10, 2020 này, Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier sẽ trao tặng Huân chương Công trạng cho 3 nhà hoạt động là nhà virus học Christian Drosten, cựu cầu thủ bóng đá Thomas Hitzlsperger và nữ diễn viên Sandra Hüller. Ngoài ra, Tổng Thống cũng sẽ vinh danh 13 công dân khác vào ngày này, trong đó có Tiến sĩ hóa học gốc Việt Mai Thi Nguyễn-Kim. Văn phòng Tổng Thống Liên bang hôm 22 Tháng Chín đã cho biết: "Bảy phụ nữ và tám nam giới đã có những đóng góp xuất sắc: Họ giúp đối phó với đại dịch coronavirus, thúc đẩy sự hợp nhất của Đông và Tây và góp phần phá bỏ những định kiến trong xã hội của chúng ta". Phương châm của lễ trao giải nhân kỷ niệm Ngày thống nhất nước Đức là “Thống nhất và vì nhau”. Tiến sĩ Mai Thi Nguyễn-Kim là một khuôn mặt rất quen thuộc trên truyền hình và internet Đức về những chương trình khoa học. Cô đã từng đoạt được giải Hanns-Joachim-Friedrichs năm 2019 vì đã có công truyền bá khoa học trên truyền hình, internet. Niềm đam mê của cô là nghiên cứu trong lãnh vực Nano và điều trị ung thư. Ngoài ra, cô cũng rất thành công trong truyền thông khoa học bởi cô có niềm đam mê lớn về hóa học, muốn giải thích các hiện tượng xung quanh bằng hóa học một cách dễ hiểu cho đông đảo mọi người. Mai Thi đã bắt đầu lập kênh "Cuộc sống bí mật của các nhà khoa học" năm 2015 để nói về cuộc sống của các nhà khoa học. Sau đó, cô lập một kênh khác có tên MaiLab với mục tiêu sẽ nghiên cứu và cung cấp cho người xem những thông tin khoa học đáng tin cậy. Hai kênh hiện thu hút khá nhiều lượt quan tâm, theo dõi. Nữ Tiến sĩ gốc Việt giới thiệu chương trình khoa học Quarks (WDR Fernsehen) từ năm 2018. Một trong những chương trình nổi tiếng của cô là "Komisch, alles chemisch" (Lạ đời, tất cả đều là hóa học), được xuất bản thành sách có bán trên Amazon. Nhờ những chương trình của Mai Thi, khán giả tiếp cận với kiến thức khoa học một cách thích thú, sinh động, dễ hiểu.    
......

Phỏng Vấn ông Vũ Quốc Dụng Giám Đốc Điều Hành tổ chức VETO! về Hội nhà Báo Độc Lập Việt Nam

“…Nếu có một trường hợp cụ thể chúng ta sẽ biết chỗ nào cần được giải quyết. Dù giải quyết cách nào thì những đối tác cũng có một kết luận cụ thể kèm theo một bước đi tiếp. Và cứ từng bước chúng ta sẽ giải quyết các chướng ngại…” Quang Nguyên - vietnamthoibao.org Phóng viên Việt Nam Thời Báo thuộc hội nhà báo Độc Lập Việt Nam (Hội NBĐLVN) đã phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, qua điện thư, về trường hợp ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội NBĐLVN,và các ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ Tịch, Lê Hữu Minh Tuấn, hội viên. Ông Vũ Quốc Dụng là Giám Đốc Điều Hành của tổ chức VETO!, được thành lập năm 2013 và có trụ sở ở Đức. Tổ chức này là một mạng lưới các người bảo vệ nhân quyền, tập trung vào xây dựng năng lực, huấn luyện và vận động cho các người bảo vệ nhân quyền. Ông nỗ lực phát huy tính phổ quát và tính bất khả phân của các quyền con người ở mọi nơi. Trước đó, ông Dụng hoạt động trong tổ chức International Society for Human Rights (ISHR) trong nhiều chức năng. Hiện nay ông là Tổng thư ký của tổ chức này. Là một chuyên gia về Việt Nam,ông Dụng đã làm cố vấn và huấn luyện viên cho nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam kể từ năm 2000. Ông là tác giả của nhiều bản báo cáo và bài viết về tình hình của các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc thiểu số ở Việt Nam. 1/ Nhận định của VETO thế nào về trường hợp của ông Phạm Chí Dũng. Chúng tôi xem ông Phạm Chí Dũng (PCD) là Người Bảo vệ Nhân quyền (NBVNQ) theo định nghĩa của Tuyên ngôn NBVBQ của LHQ năm 1998. Ông PCD chỉ dùng ngòi bút của mình để bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, nghiệp đoàn, tôn giáo, v.v… Ông là người có sức viết rất mạnh và từ năm 2013 mỗi tháng ông có trung bình 15 bài trên VOA. Đây mới chỉ là con số của những bài được ký tên PCD cho nên là con số ít nhất vì Công còn viết dưới nhiều bút hiệu khác cho nhiều đài báo khác. Ngoài ra ông là một trong những sáng lập viên của Hội Nhà báo Độc lập (IJAVN) mà chúng tôi cho là có ước muốn xây dựng trang nhà của hội thành tờ báo chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng quyết định bắt giam ông rất độc đoán và việc giam cách ly không cho ông gặp thân nhân, luật sư đã vi phạm những công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như Công ước về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Chống Tra tấn. Là một tổ chức bảo vệ cho NBVNQ việc VETO! nhận ông PCD vào chương trình bảo trợ là một vấn đề hết sức tự nhiên. 2/ Nhận định  về lý do việc ông Dũng bị bắt do dính líu đến hiệp định thương mại của Liên Minh Âu Châu với VN, như vậy việc bắt anh Thụy và Lê Tuấn sau này thì sao.Có dính líu với hiệp định này không? Theo nhận định của chúng tôi thì việc bắt ông PCD có liên quan mật thiết đến việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Tại sao ông PCD bị bắt vào ngày 21/11/2019 giữa lúc Nghị viện Âu Châu (EP) đang tranh luận về việc có nên thông qua EVFTA hay không? Cho đến lúc bị bắt, riêng trong tháng 11 năm 2019 ông PCD có cả thẩy 10 bài báo liên quan đến EVFTA, một lần đứng tên chung với các tổ chức quốc tế, một lần đứng tên riêng cũng như một lần làm video phát biểu kêu gọi EP hoãn thông qua EVFTA. Ông bị bắt trước một buổi họp rất quan trọng của Uỷ Ban Thương mại Quốc tế của EP (INTA), đó là buổi họp đúc kết ý kiến và đưa ra một khuyến nghị cho EP về việc có nên hoãn thông qua EVFTA hay không vào ngày 2/12/2019. Trong những bức thư, ông PCD không chống mà chỉ yêu cầu EP hoãn thông qua EVFTA cho đến khi Việt Nam đáp ứng các khuyến nghị trước đó về nhân quyền của EP, thí dụ như trả tự do cho các tù nhân chính trị. Những việc làm này của ông PCD là công việc bình thường của bất cứ công dân nào ý thức được quyền tự do quan điểm và muốn tận dụng một cơ hội hiếm có để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cần nói thêm rằng tiếng nói của PCD đã được lưu ý đặc biệt vì ông là tiếng nói dứt khoát và rõ ràng duy nhất ở Việt Nam đòi hoãn EVFTA. Những dân biểu EP ủng hộ EVFTA nói rằng khi về Việt Nam tiếp xúc với các tổ chức xã hội dân sự vào cuối tháng 10/2019 họ đã chỉ nghe các lời ủng hộ EP thông qua EVFTA. Chúng tôi cho rằng việc bắt ông PCD vào ngày 21/11/2019 phải có liên quan đến EVFTA chứ không phải vì ông có bài viết „kêu gọi người dân nổi dậy, lật đổ chính quyền, khuyến khích thù hận và cực đoan“ theo như thư trả lời của phái bộ Việt Nam tại Geneva cho các cơ chế của Hội đồng nhân quyền LHQ vào ngày 18/03/2020, vì thực ra ông PCD không thay đổi cách viết từ khi ông bắt đầu viết vào năm 2012. Nếu bị xem là có „hành vi phạm tội“ nào thì chính quyền đã phải xử án ông ngay lúc đó chứ không thể gom tội trong 6 năm rồi mới bắt. Hồi năm 2012, ông đã từng bị bắt, bị giam không xét xử 7 tháng rồi được thả không lý do vào năm 2013. Việc bắt ông hiện nay theo chúng tôi là có động cơ chính trị và là độc đoán chứ không theo các nguyên tắc công minh của luật pháp Việt Nam và quốc tế. Việc bắt hai thành viên IJVAN khác là ông Nguyễn Tường Thụy vào ngày 23/05/2020 và ông Lê Hữu Minh Tuấn vào ngày 20/06/2020 cũng nằm trong cái lô gíc độc đoán đó. Ông Thụy và ông Tuấn không phải bây giờ mới hoạt động và bây giờ an ninh mới khám phá ra. Phía an ninh muốn ghép ông PCD vào tội hoạt động có tổ chức nên phải gom thêm những người „phạm tội“ khác. Cách làm việc này rất tùy tiện giống như việc bắt ông Trần Đức Thạch. Theo thông tin, ông Thạch bị bắt vì những „hành vi phạm tội“ được an ninh làm việc với ông từ những năm tháng trước, trước cả khi 6 thành viên Hội Anh Em Dân chủ bị xử án vào năm 2018. Việc bắt ông Thạch vào năm 2020 rõ ràng đã xâm phạm đến nguyên tắc thượng tôn pháp luật. 3/ Ông có nói sau ngày 1/8 ngày hiệp định có hiệu lực sẽ có thêm dữ kiện để can thiệp cho anh Dũng, có thể cho biết dữ kiện gì? Ngày 30/06/2020 có 6 tổ chức quốc tế viết thư yêu cầu các nhà lãnh đạo khối EU can thiệp cho các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Trong thư trả lời cho chúng tôi, các nhà lãnh đạo EU xác nhận quyết tâm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, NBVNQ và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Họ cho biết đã nhiều lần nêu vấn đề của ông PCD và các NBVNQ khác với chính quyền Việt Nam mà gần nhất là trong phiên Đối thoại về nhân quyền giữa EU và Việt Nam hồi tháng 2. Họ cho biết sau khi bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/08/2020 thì EVFTA sẽ cho EU có thêm phương tiện để bảo vệ nhân quyền, cụ thể là quyền lao động, sự minh bạch và tính pháp quyền. Phái bộ EU tại Hà Nội sẽ có nhiệm vụ theo dõi việc của ông PCD. 4/ VETO dự định sẽ làm gì tiếp để bênh vực Hội NBĐLVN? Tôn chỉ của VETO! là hoàn toàn dựa trên luật quốc tế và những cam kết theo luật quốc tế để vận động tất cả những tác nhân tham gia vào việc bảo vệ nhân quyền: từ người dân, chính quyền đến các quốc gia có quan hệ ngoại giao và các cơ chế LHQ. Chúng tôi muốn tạo cơ hội cho tất cả các tác nhân tham gia một cách có trách nhiệm vào việc bảo vệ những giá trị chung. Không ai được phép tự loại trừ hay loại trừ người khác khỏi công tác này. Đối với Việt Nam, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến 3 lãnh vực nhân quyền, đó là các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Ba quyền tự do này không thể tách rời nhau và có liên quan mật thiết với nhau. Một trong ba quyền này mà được cải thiện hay bị xâm phạm thì đều ảnh hưởng đến hai quyền kia. Ở Việt Nam cả 3 quyền tự do này đều bị giới hạn và cho đến nay chính quyền chưa chứng minh được rằng việc giới hạn này phù hợp với những cam kết với quốc tế. Đó là lý do tại sao Việt Nam luôn bị quốc tế chất vấn. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi EU can thiệp cho ông PCD được tự do. Việc bắt ông PCD có liên quan đến EU và những giá trị đang được EU xem là nền tảng của Liên minh Âu Châu. Cứ cho rằng ông PCD đi ngược với sách lược kinh tế hiện nay của EU thì EU vẫn phải bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận của ông, vì quyền tự do ngôn luận sẽ không còn ý nghĩa nếu EU không đứng ra bảo vệ những người khác quan điểm với mình. Còn nếu những điều ông PCD nêu lên lại chính là những điều mà Nghị Viện Âu Châu đòi hỏi và là những ngọn cờ mà Uỷ Ban Âu Châu vẫn giương cao thì EU càng cần phải bảo vệ cho ông. Chúng tôi và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế khác sẽ yêu cầu các cơ chế EU phải nhất quán trong việc làm và lời nói. Do việc bắt ông PCD có liên quan đến EVFTA cho nên việc giam giữ ông sẽ luôn nằm trên bàn của bất cứ cuộc trao đổi sắp tới nào giữa EU và Việt Nam về EVFTA. Ngoài EU chúng tôi thấy có Hoa Kỳ, Canada và Úc cũng chú ý đến trường hợp ông PCD và IJAVN. Ông PCD viết cho nhiều báo ở các quốc gia này cho nên các báo đài ở đó nên vận động chính phủ của họ bảo vệ cho ông và những hội viên IJAVN khác. Trước mắt là cần chấm dứt tình trạng giam cách ly mà chúng tôi cho là rất nguy hiểm cho họ. Những người tù nói với chúng tôi là trong thời gian này họ không có thông tin của người thân nên dễ bị hoang mang trước những thông tin do an ninh cung cấp. Không có luật sư tư vấn, họ sẽ không biết sử dụng quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội để tự bảo vệ. Họ dễ bị mớm cung hay khảo cung. Những lời cung này sẽ bị tòa án ở Việt Nam khai thác vì tòa án trọng cung hơn trọng chứng và không chấp nhận cho bị cáo phản cung. Do đó chúng ta không nên dễ dãi chấp nhận để cho cơ quan an ninh Việt Nam giam cách ly những người bị cáo buộc tội „xâm phạm an ninh quốc gia“. Trong quá khứ nhiều người thuộc thành phần này đã được gặp người thân trong giai đoạn tạm giam sau khi có quốc tế can thiệp. Cho nên tôi cho rằng điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự không phải là bất di bất dịch. Chấm dứt tình trạng giam cách ly một cách độc đoán sẽ góp phần giúp cho các phiên xử được công bằng hơn và giảm bớt tình trạng mất niềm tin nơi các tòa án. Nhân dịp này chúng tôi muốn nói một chút về chương trình bảo trợ NBVNQ của VETO!. Chương trình này nhằm giới thiệu các trường hợp điển hình để dư luận hiểu rõ hơn về những vấn đề nhân quyền đang tồn tại. Trường hợp điển hình sẽ đại diện cho một tập thể có chung đặc tính và số phận của một nạn nhân sẽ giúp cho vi phạm nhân quyền có diện mạo rất cụ thể. Cải thiện nhân quyền là việc tác động thay đổi những chướng ngại và cơ chế cụ thể đang cản trở nhân quyền. Chúng ta không thiếu những hội nghị nói về những vấn đề mông lung với những hứa hẹn suông để rồi năm sau lại tái diễn khuôn mẫu cũ. Nếu có một trường hợp cụ thể chúng ta sẽ biết chỗ nào cần được giải quyết. Dù giải quyết cách nào thì những đối tác cũng có một kết luận cụ thể kèm theo một bước đi tiếp. Và cứ từng bước chúng ta sẽ giải quyết các chướng ngại. Quang Nguyên Xem thêm - VNTB – Các tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn    
......

FBI đã bắt nhà nghiên cứu Juan Tang

Le Anh| Sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đã được nâng cấp trong mấy ngày qua, ngoài việc đóng cửa Lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston còn truy lùng ‘bắt người’ đã làm gia tăng căng thẳng giữa 2 bên. Hoa Kỳ đã tiến hành bắt các nhân vật Trung Quốc được cho là các thành phần gián điệp có liên hệ đến Quân đội của Trung Quốc. Các cá nhân này bị buộc tội gian lận thị thực liên quan đến việc không trung thực về tình trạng của họ với tư cách là thành viên của lực lượng quân đội Trung Quốc, trong khi đang ở Mỹ với tư cách là nghiên cứu sinh. Hôm 24 Tháng Bảy, 2020, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo nhà nghiên cứu người Trung Quốc tên Đường Quyên (Juan Tan trốn trong Lãnh sự quán San Francisco) đã bị bắt vào tối 23 Tháng Bảy, 2020 vì không có quyền miễn trừ ngoại giao. Chính quyền liên bang Mỹ cũng đã bắt giữ ba nhà nghiên cứu Trung Quốc khác vì che giấu mối quan hệ của họ với quân đội Trung Quốc. Theo ông John Brown, Trợ lý Giám đốc điều hành của Chi nhánh An ninh Quốc gia FBI cho biết, trên khắp nước Mỹ, FBI đã phát hiện ra âm mưu che giấu tư cách thực sự của những nhà nghiên cứu Trung Quốc để lợi dụng Hoa Kỳ và người dân Mỹ. Theo tài liệu của FBI cho biết vài trò của các nhân vật bị bắt có liên hệ đến Quân đội Trung Quốc như sau: - Juan TANG - Sĩ quan của Không quân Trung Quốc - Xin Wang - Thiếu tá quân đội Trung Quốc - Chen SONG - Làm việc cho Không quân Trung Quốc - Kaikai Zhao - Làm việc cho Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc. Được biết theo luật hiện hành của Hoa Kỳ, mỗi cá nhân bị buộc tội gian lận thị thực có thể phải đối mặt với án tù lên tới 10 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD. Việc Lãnh sự quán Trung Quốc chứa chấp tội phạm (gián điệp?) đã cho dư luận khẳng định những lời tuyên bố của các quan chức Hoa kỳ rằng, Lãnh sự quán của Trung Quốc là ổ gián điệp là điều không sai. Lê Ánh  
......

Covid-19: Pháp và 3 nước Liên Hiệp Châu Âu đặt mua 400 triệu liều vắc-xin của AstraZeneca

Thùy Dương -  RFI| Sau giai đoạn khủng hoảng y tế vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo họ sẽ không còn bị phụ thuộc vào nguồn vắc-xin ngừa virus corona trong tương lai do các nước ngoài Liên Hiệp sản xuất. Vì thế, bốn nước Đức, Pháp, Ý và Hà Lan đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm AstraZeneca, hiện giờ đang phát triển một loại vắc-xin được cho là đầy hứa hẹn để phòng ngừa virus corona. Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Latxmi Lota cho biết thêm chi tiết: “Hãng dược phẩm khẳng định là việc thử nghiệm một loại vắc-xin ngừa virus corona hiện đang ‘có một bước tiến…’ Đây là một tập đoàn dược phẩm của Thụy Điển và Anh Quốc. Hợp đồng ký với Pháp, Đức, Ý và Hà Lan liên quan đến việc cung cấp 400 triệu liều vắc-xin. Theo nhà chức trách Đức, các nước trông chờ sẽ có vắc-xin ngay từ cuối năm nay. Liên Hiệp Châu Âu muốn đảm bảo có được loại vắc-xin tương lai này. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các nước thành viên Liên Âu đã hiểu ra rằng họ phụ thuộc vào dược phẩm của Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Vì thế, cũng giống như Mỹ từng làm, Liên Hiệp Châu Âu lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp mà họ thấy là đầy hứa hẹn. Hôm thứ Sáu vừa qua, bộ trưởng Y Tế của các nước thành viên Liên Hiệp cũng đã ủy thác cho Ủy Ban Châu Âu để định chế này có thể thay họ thương lượng về các đơn đặt hàng. Ủy viên phụ trách dự án gọi đây là ‘một cơ chế được đơn giản hóa, nhanh hơn và rẻ hơn cho tất cả.’ Hoa Kỳ cũng đã đặt mua gần 1/3 số liều loại vắc-xin tương lai này của tập đoàn dược phẩm AstraZeneca.” Mặc dù chỉ có 4 nước ký hợp đồng, nhưng vắc-xin tương lai sẽ dành cho tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nếu họ muốn tham gia, và tập đoàn AstraZeneca đã hứa sẽ không lấy lãi đối với đơn đặt hàng của Liên Âu. Trung Quốc, Brazil, Nhật Bản và Nga cũng quan tâm đến loại vắc-xin do Đại Học Oxford của Anh điều chế và đang được hãng AstraZeneca thử nghiệm. Theo Reuters, tập đoàn dược phẩm này còn ký nhiều thỏa thuận sản xuất vắc-xin ngừa virus corona với các đối tác khác, trong đó có hai quỹ của nhà tỉ phú Bill Gates, cũng như hợp đồng trị giá 1,2 tỉ đô la với chính quyền Mỹ.    
......

Tổ chức ACAT Đức Quốc kêu gọi trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Hamburg, Đức Quốc, 01.6.2020 ACAT Deutschland là tổ chức Ki-tô giáo thế giới vận động hủy bỏ tra tấn, chi nhánh Đức Quốc (Action des Chrétiens pour l’Abolition de la Torture. Aktion der Christen für die Abschaffung der Folter). Nhân dịp đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống tổ chức ACAT Đức thông tin về những Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam, kêu gọi cầu nguyện cho họ cũng như viết thư đến chủ tịch nước ông Nguyễn Phú Trọng và tòa đại sứ tại Berlin. Trong bản thông tin tháng 6.2020 ACAT Đức đề cập đến trường hợp như sau: Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Đức Thạch, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Ngọc Ánh, Thủy Tuất. Trong lời kêu gọi cầu nguyện tháng 6.2020 ACAT Đức mời độc giả hiệp tâm cầu xin cho Huỳnh Đức Thanh Bình, các TNLT tại Weisrußland, Iran, Burundi, Venezuela, Kolumbien http://acat-deutschland.de/m…/460-monatsgebet-juni-2020.html Ngoài ra, ACAT Đức cũng soạn sẵn những mẫu thư kèm theo đây để độc giả có thể gửi đến chủ tịch nước ông Nguyễn Phú Trọng cũng như tòa đại sứ Việt Nam tại Berlin yêu cầu: 1) Bảo đảm tính vẹn toàn tinh thần và thể xác của các tù nhân cũng như tạo cho họ luôn có điều kiện gặp luật sư, bác sĩ và thân nhân; 2) trả tự do ngay, vô điều kiện và dài hạn cho những tù nhân nêu trên; 3) không truy nã những người hoạt động thiện nguyện dân sinh dân sự phi bạo lực cũng như thân quyến của họ. ------------------------------------------------ Hamburg, 01.06.2020 Dringlichkeitsaktion 12/20 – vietnam: Huynh Duc Thanh Binh u.a., Folter, willkürliche und unmenschliche Haft Vietnam: 88,7 Mio. Einwohner auf 331.114 km2 Fläche, BSP/Einw. 1.400 $ (2012), Bevölkerung: 87% Vietnamesen, Hmong, Thai, Khmer, Chinesen; Religion: über 50% Buddhisten, 8-10% Christen (v.a. Katholiken und protestantische „Hauskirchen“), 2-4% Anhänger des Hoa Hao, 2% Anhänger des Caodaismus, Minderheit von Muslimen. Vietnam hat den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte und das Übereinkommen gegen Folter und andere grausame, unmenschliche oder erniedrigende Behandlung oder Strafe ratifiziert. Huynh Duc Thanh Binh ist ein bekannter vietnamesischer Menschenrechtsverteidiger. Der 1996 geborene Aktivist studierte Wirtschaftsrecht und lebte vor seiner Verhaftung in Ho-Chi-Minh-Stadt. Am 10.6.2018 hatte Binh an einer großen und friedlichen Demonstration gegen einen Gesetzesentwurf für Sonderwirtschaftszonen in Ho-Chi-Minh-Stadt teilgenommen. Am 7.7.2018 wurde er verhaftet unter Hinweis auf Art. 109 des Strafgesetzbuchs in Bezug auf „Aktivitäten gegen die Volksregierung“. Der Menschenrechtsverteidiger befindet sich derzeit im Gefängnis Xuan Loc in der Provinz Dong Nai. Kontakt zu seinem Rechtsanwalt blieb Binh mit Verweis auf die Nationale Sicherheit verwehrt. Am 24.6.2019 wurde er vom Volksgericht in Ho-Chi-Minh-Stadt zu 10 Jahren Gefängnis und zu 3 Jahren Haft auf Bewährung verurteilt. Binh ist der Sohn eines ehemaligen politischen Gefangenen. Sein Vater wurde einen Tag nach Binhs Verhaftung unter dem Vorwurf, die Aktivitäten des Sohnes gedeckt zu haben, ebenfalls erneut festgenommen. Inzwischen ist der Vater wieder frei. Kürzlich wurde bekannt, dass Binh zwischen dem 9. und 12.5.2020 misshandelt wurde. Bei einem Besuch seiner Mutter im Gefängnis am 12.5.2020 erzählte Binh ihr auf Nachfrage, wie er und andere geschlagen und in Einzelhaft gebracht wurden. Daraufhin wurde er sofort weggezerrt. Der Besuch hatte dadurch nur 3 Minuten gedauert. Unterhalb seiner Augen waren auf den Wangen Blutergüsse zu sehen. Vietnamesische Menschenrechtsverteidiger im Exil, mit denen ACAT Deutschland und ACAT Frankreich im Austausch sind, haben uns auf die aktuelle Situation von Binh aufmerksam gemacht. Ebenso wurde ACAT informiert, dass auch drei Blogger, alle im Jahr 1952 geboren, verhaftet wurden: Tran Duc Thach (am 23.4.2020 inhaftiert, Polizeigefängnis von Nghe-An), Pham Thanh (am 22.5.2020 inhaftiert, Gefängnis Hoa-Lo in Ha-Noi) und Nguyen Tuong Thuy (am 23.5.2020 inhaftiert, Gefängnis Chi-Hoa in Ho-Chi-Minh-Stadt). Weiter in Haft ist auch Nguyen Ngoc Anh (DA Januar 2020). Dieser hatte sich im Internet zu sozialen und politischen Themen sowie zu Umweltfragen geäußert. Er war am 30.8.2018 festgenommen und am 6.6.2019 von einem Provinzgericht zu sechs Jahren Haft mit anschließendem Hausarrest von weiteren fünf Jahren wegen „Propaganda gegen den Staat“ verurteilt worden. Im Gefängnis Binh Phu in der Provinz Ben Tre hat er wiederholt Gewalt durch Mithäftlinge erlitten. Amnesty International berichtet zudem über umfangreiche Repressalien gegen Mitarbeitende und KundInnen des unabhängigen Verlagshauses Liberal Publishing House (Nha Xuat Ban Tu Do). Am 8.5.2020 wurde der Mitarbeiter Thuy Tuat in Ho-Chi-Minh-Stadt von 9.00 Uhr bis 3.00 Uhr am nächsten Morgen inhaftiert, weil er Bücher ausgeliefert hatte. Während des Verhörs wurde er geschlagen. Nach seiner Freilassung tauchte er trotz schwerer Verletzungen sofort unter. Darauf nahm die Polizei seine 24-jährige Tochter fest und drohte, sie festzuhalten, bis sich Thuy Tuat auf der Polizeiwache meldet. Die Tochter soll inzwischen frei sein. Es ist zu befürchten, dass sie weiter unter Beobachtung steht. Bitte schreiben Sie an den Generalsekretär der Kommunistischen Partei und Staatspräsidenten Sozialistischen Republik Vietnam und senden Sie eine Kopie an den Botschafter in Berlin. Der unterschriftsfertige Brief kann wörtlich oder inhaltlich genutzt werden – bitte bleiben Sie höflich. Die Adressen sind der Vorlage zu entnehmen (Porto nach Vietnam, Luftpost, 1,10 EUR; nach Berlin 0,80 EUR). Bearbeitung innerhalb von 10 Tagen nach Erhalt dieser Sendung, spätestens bis zum 30.06.2020. [Fax-Nr. der Botschaft: 030/53630200, S.E. Herrn Nguyen Minh Vu; E-Mail: sqvnberlin@t-online.de ] ------------------------------------------------------- Name: Datum: Adresse: H.E. Nguyễn Phú Trọng 2 Hùng Vương Ba Đình, Hà Nội VIET NAM Sehr geehrter Herr Präsident, Berichte über Repressalien gegen Menschenrechtsverteidiger erfüllen mich mit großer Besorgnis. Huynh Duc Thanh Binh war am 24.6.2019 vom Volksgericht in Ho-Chi-Minh-Stadt zu 10 Jahren Gefängnis und zusätzlich zu 3 Jahren Haft auf Bewährung verurteilt worden. Im Gefängnis Xuan Loc in der Provinz Dong Nai ist Binh im Mai 2020 misshandelt worden. Kürzlich wurden auch drei Blogger festgenommen: Tran Duc Thach wurde am 23.4.2020 verhaftet. Er ist im Polizeigefängnis von Nghe-An inhaftiert. Pham Thanh wurde am 22.5.2020 festgenommen und befindet sich in Ha-Noi im Gefängnis Hoa-Lo. Nguyen Tuong Thuy wurde am 23.5.2020 verhaftet. Er wird im Gefängnis Chi-Hoa in Ho-Chi-Minh-Stadt festgehalten. Nguyen Ngoc Anh war am 6.6.2019 von einem Provinzgericht zu sechs Jahren Haft sowie anschließendem Hausarrest von weiteren fünf Jahren verurteilt worden. Im Gefängnis Binh Phu in der Provinz Ben Tre hat er schwere Gewalt durch Mithäftlinge erlitten. Auch Mitarbeitende und KundInnen des Verlagshauses Liberal Publishing House (Nha Xuat Ban Tu Do) werden verfolgt. Am 08.05.2020 wurde der Mitarbeiter Thuy Tuat in Ho-Chi-Minh-Stadt für 18 Stunden inhaftiert und beim Verhör geschlagen. Nach seiner Freilassung nahm die Polizei seine 24-jährige Tochter vorübergehend fest, um Thuy Tuat zu zwingen, sich bei der Polizei zu melden. In Anbetracht dieser Umstände appelliere ich an Sie, Ihren Einfluss geltend zu machen, dass die körperliche und psychische Unversehrtheit aller Gefangenen garantiert wird und sie permanenten Zugang zu Anwälten, Ärzten und Familienangehörigen erhalten; die genannten Inhaftierten unverzüglich, vorbehaltlos und dauerhaft freigelassen werden; Angehörige der Zivilgesellschaft ihrem gewaltlosen Engagement nachgehen können, ohne dass sie selbst oder ihre Familien dafür Verfolgung erleiden. Für die Aufmerksamkeit, die Sie meinem Anliegen entgegenbringen, danke ich Ihnen sehr. Mit hochachtungsvollem Gruß
......

Diễn văn của Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier

Diễn văn của Tổng Thống Đức Frank-Walter Steinmeier nơi Đài Tưởng Niệm của Cộng Hòa Liên Bang Đức dành cho những nạn nhân của chiến tranh và bạo quyền (tên là Neue Wache) ngày 08. 5.2020, Berlin,nhân dịp tưởng niệm 75 năm được giải thoát khỏi chế độ Đức Quốc Xã và kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến tại Âu Châu, Cách đây 75 năm Đệ Nhị Thế Chiến đã kết thúc tại Âu Châu. Ngày 08 tháng 5 năm 1945 là ngày chấm dứt bạo quyền Đức Quốc Xã, kết thúc những đêm bị bom đạn và những cuộc dùng vũ lực ép tù nhân di tản, kết thúc những tội ác vô song của người Đức và kết thúc sự tàn phá văn minh nhân loại bởi sự kiện tiêu diệt người Do Thái Âu Châu. Nơi đây tại Berlin, nơi chiến thuật chiến-tranh hủy-diệt được nghĩ ra và bung ra, thì nó đã quay trở lại với mức độ tàn phá tối đa. Nơi đây tại Berlin chúng ta dự định hôm nay cùng nhau tưởng nhớ. Chúng ta dự định cùng nhau tưởng nhớ chung với những đại diện của lực lượng Liên Minh Tây và Đông, những lực lượng đã giải cứu lục địa này bằng sự hy sinh vô cùng lớn; cùng chung với những đối tác từ khắp Âu Châu, những thành phần đau khổ dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã, nhưng vẫn sẵn sàng giải hòa; cùng chung với những người sống sót sau tội phạm của nước Đức và những hậu duệ của nạn nhân. Nhiều người trong họ vẫn đưa tay ra cho chúng tôi; cùng chung với tất cả mọi người trên thế giới, những người đã cho đất nước này một cơ hội mới để bắt đầu lại. Chúng ta dự định cùng nhau tưởng nhớ chung với những vị cao niên trong đất nước chúng ta, những người đã trải qua đói khát, loạn ly, bạo lực và xua đuổi khi họ còn là trẻ em. Sau chiến tranh họ đã xây dựng lại đất nước, bên Đông cũng như bên Tây. Và chúng ta đã dự định cùng tưởng nhớ với những người trẻ thuộc thế hệ thứ ba, đang đặt câu hỏi, quá khứ còn có ý nghĩa gì với chúng tôi? Với những thành phần trẻ này tôi xin gửi gắm rằng: “Các bạn là những người đóng vai chính. Các bạn là những người phải mang những bài học từ chiến tranh kinh khủng này vào tương lai!“ Chính vì thế mà chúng tôi đã mời hàng ngàn thanh thiếu niên từ khắp thế giới về Berlin. Tiền nhân của họ còn là thù địch và bây giờ họ đã trở thành bằng hữu. Chúng ta đã dự định cùng nhau tưởng nhớ như thế vào ngày 08 tháng 5 này. Nhưng đại dịch Corona đã bắt chúng ta phải tưởng nhớ một mình, bị cách ly với những người mà chúng ta trân quý và mang ơn. Có lẽ tình huống này mang chúng ta trở lại ngày 08.5.1945 một lần nữa. Vì vào thời điểm đó người Đức thật sự đứng một mình. Nước Đức bị đánh bại về quân sự. Chính trị và kinh tế bị phá sản, tan vỡ về mặt đạo đức. Chúng ta đã biến cả thế giới thành thù địch. Hôm nay, 75 năm sau, chúng ta phải tưởng nhớ một mình – nhưng chúng ta không đứng một mình! Đây là thông điệp hạnh phúc của ngày hôm nay! Chúng ta đang sống trong một nền dân chủ mạnh mẽ và vững chắc trong năm thứ 30 của một nước Đức tái thống nhất, ngay giữa một Châu Âu hòa bình và thống nhất. Chúng ta được tận hưởng sự tin tưởng và chúng ta đang gặt hái kết quả của cộng tác và quan hệ đối tác trên toàn thế giới. Vâng, người Đức chúng ta hôm nay được phép nói rằng:”Ngày của Giải Thoát là một ngày của Ghi Ơn!“ Chúng ta đã cần ba thế hệ để mới có thể tuyên xưng được điều này từ cả trái tim. Vâng. Ngày 08 tháng 5 năm 1945 là Ngày của Giải Thoát. Nhưng vào thời điểm đó nó không hẳn đã đi vào đầu và trái tim của đa số người Đức. Sự giải thoát năm 1945 đã đến từ bên ngoài. Nó đã phải đến từ bên ngoài vì đất nước này đã bị lún sâu vào thảm họa và tội lỗi của nó. Việc tái thiết nền kinh tế và khởi đầu mới nền dân chủ cũng đã chỉ diễn ra được nhờ lòng rộng lượng, tầm nhìn xa và lòng sẵn sàng giải hòa của những cựu đối thủ chiến tranh. Nhưng chính chúng ta cũng có phần trong tiến trình giải thoát. Đó là sự giải thoát từ bên trong. Sự giải thoát này không diễn ra trong ngày 08.5.1945, và không chỉ trong một ngày, song là một con đường dài và đau đớn: Tìm hiểu và hành xử về vai trò của những ai đã biết gì và những ai đã đồng lõa, những câu hỏi nhức nhối trong gia đình và giữa những thế hệ, những nỗ lực chống lại sự ém nhẹm và chối bỏ. Nhiều người Đức thuộc thế hệ tôi đã cần hàng thập niên mới từ từ kiếm lại được hòa bình với đất nước của mình. Và cũng cần cả hàng thập niên trôi qua sự tin tưởng của các nước láng giềng mới phát triển và đưa đến sự xích lại gần nhau trong cẩn trọng, từ tiến trình hiệp nhất Âu Châu 1950 đến những Hiệp Ước Đông Âu 1972. Đó là những thập niên mà sự dũng cảm và lòng yêu tự do tại Đông Âu không chấp nhận tiếp tục bị nhốt sau những bức tường, và đã đưa đến giây phút hạnh phúc nhất của tiến trình giải thoát: Cuộc Cách Mạng Phi Vũ Lực và Tái Thống Nhất Quốc Gia. Những thập niên của vật lộn với chính lịch sử của đất nước mình đã là thời gian để nền dân chủ ở Đức được trưởng thành. Và cuộc vật lộn này vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay. Không thể nào chấm dứt tưởng nhớ. Và không có sự giải thoát ra khỏi quá khứ lịch sử của chúng ta. Vì không có tưởng nhớ thì chúng ta sẽ mất tương lai. Chỉ vì người Đức chúng ta đã nhìn vào lịch sử của mình, và vì chúng ta nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình, và chỉ vì thế mà các dân tộc trên thế giới mới tặng cho chúng ta sự tin tưởng mới. Và chính vì thế chúng ta cũng được phép tin tưởng và trao mình cho nước Đức này. Đó mới là tình yêu nước sáng suốt trong tinh thần dân chủ. Không có tình yêu đất nước Đức nào mà lại không đi đôi với sự đổ gẫy, mà không có nhìn nhận thấy ánh sáng và bóng tối, niềm vui và đau buồn, lòng biết ơn và sự xấu hổ. Giáo sĩ Do Thái Giáo Nachman có nói: „Không có trái tim nào trọn vẹn bằng trái tim bị tan vỡ.“ Lịch sử của nước Đức là một lịch sử bị tan vỡ – đi cùng với trách nhiệm đối với hàng triệu người bị thủ tiêu và hàng triệu sinh linh bị khổ đau. Sự kiện này đã làm tan nát trái tim chúng ta tới ngày hôm nay.Vì thế: Người ta chỉ có thể yêu đất nước này với một trái tim nát tan. Người nào không chấp nhận điều này, người nào đòi hỏi kết thúc trang sử trên, thì người đó không chỉ chối bỏ thảm họa chiến tranh và thể chế độc tài Đức Quốc Xã, mà người đó cũng gạt bỏ giá trị của tất cả những gì tốt đẹp mà chúng ta đã đạt được từ thời điểm trên - và người đó còn phủ nhận cả bản chất chính yếu của nền dân chủ của chúng ta. „Nhân phẩm là bất khả xâm phạm“. Câu đầu tiên này trong hiến pháp của chúng ta ghi lại và để lại cho mọi người thấy, điều gì đã xảy ra tại Ausschwitz, trong chiến tranh và trong chế độ độc tài. Không! Tưởng nhớ không phải là gánh nặng. Không tưởng nhớ mới sẽ trở thành gánh nặng. Không phải tuyên xưng nhận lãnh trách nhiệm là nhục nhã – phủ nhận trách nhiệm mới là nhục nhã! Nhưng thế nào là trách nhiệm lịch sử của chúng ta ngày hôm nay, sau ba phần tư thế kỷ? Lòng biết ơn chúng ta cảm nhận được ngày hôm nay không được biến chúng ta thành tự mãn. Ngược lại: Tưởng nhớ là thách đố và là trách nhiệm của chúng ta! „Không bao giờ được tái diễn!“ - Điều này chúng ta đã tự thề hứa với nhau sau chiến tranh. Nhưng khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ này đối với người Đức chúng ta trước nhất có nghĩa là: “Không bao giờ đơn phương nữa!“ Và không nơi nào câu này có giá trị bằng tại Âu Châu. Chúng ta phải đoàn kết với nhau trong Âu Châu. Chúng ta phải suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong cương vị người Âu Châu. Nếu chúng ta không giữ Âu Châu trong tình đoàn kết ngay giữa và sau đại dịch vi khuẩn này, thì chúng ta tự minh chứng mình không xứng đáng ngày tưởng niệm 08 tháng 5 này. Nếu Âu Châu thất bại thì khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ cũng sẽ thất bại! Cộng đồng thế giới đã học được từ khẩu hiệu „Không bao giờ được tái diễn!“ và đã biến những bài học rút tỉa được sau năm 1945 từ thảm họa thành một nền tảng chung, thành nhân quyền và luật quốc tế, thành quy tắc cho hòa bình và hợp tác. Đất nước của chúng ta, với quá khứ là thành phần gieo rắc bao tai ương, làm nguy hại cho trật tự thế giới đã trở thành đối tác cho hòa bình, chúng ta không thể nào để cho trật tự hòa bình này tan biến trước mắt mình. Chúng ta không thể chấp nhận sự ngày càng xa lạ với những người đã đắp xây nền hòa bình thế giới. Chúng ta muốn cộng tác nhiều hơn với thế giới chứ không ít đi – ngay cả trong nỗ lực chống lại đại dịch hiện nay. „Ngày 08 tháng 5 là ngày của giải thoát.“ Tôi tin rằng: Chúng ta phải đọc lại câu nói nổi tiếng này của vị cựu tổng thống của chúng ta, ông Richard von Weizsäcker, và phải đọc khác đi. Vào thời điểm đó (40 năm sau chiến tranh *) câu này nói lên một cột mốc quan trọng của dân tộc chúng ta trong nỗ lực vật lộn với lịch sử của mình. Hôm nay câu này phải hướng đến tương lai của chúng ta. „Giải Thoát“ là một tiến trình không bao giờ chấm dứt, và „Giải Thoát“ không phải là sự kiện mà chúng ta trải nghiệm qua một cách thụ động, nhưng nó thách đố chúng ta phải tích cực, mỗi ngày mỗi nỗ lực mới. Thời đó chúng ta được giải thoát. Hôm nay chúng ta phải tự giải thoát mình! Giải thoát khỏi sự cám dỗ của một chủ nghĩa quốc gia mới; khỏi sự thu hút của thể chế độc đoán; khỏi sự nghi kỵ, sự tự cách ly và sự thù địch giữa các quốc gia; khỏi sự hận thù và xách động; khỏi sự bài ngoại và khinh bỉ nền dân chủ – là vì tất cả những điều này đều là những tà thần cũ trong áo choàng mới. Trong ngày 08 tháng 5 này chúng ta cũng nhớ đến những nạn nhân tại Hanau, tại Halle và Kassel. Không vì đại dịch Corona mà họ bị lãng quên! „Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó có thể xảy ra khắp mọi nơi.“ Điều này vị tổng thống Do Thái ông Reuven Rivlin đã gửi gắm chúng ta nhân ngày tưởng niệm những nạn nhân của Holocaust khi ông nói chuyện tại Quốc Hội Đức. Nếu nó có thể xảy ra ở đây thì nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi, nhưng ngày hôm nay không có ai giải thoát chúng ta khỏi những hiểm nguy này. Chúng ta phải tự giải quyết. Chúng ta đã được giải thoát để đi tới tự lãnh trách nhiệm! Tôi biết rõ: Ngày 08 tháng 5 này rơi vào thời điểm những biến chuyển lớn và những bất ổn. Không phải mới bắt đầu từ khi có đại dịch Corona nhưng càng khó khăn hơn từ khi có đại dịch. Ngày hôm nay chúng ta chưa biết, khi nào chúng ta sẽ vượt qua khủng hoảng này và sẽ vượt qua như thế nào, nhưng chúng ta biết thái độ đương đầu của chúng ta với vấn đề là: với sự tin tưởng lớn vào đất nước này, vào nền dân chủ của quốc gia và vào những gì mà chúng ta có thể cùng nhau gánh vác. Điều này cho thấy trong 75 năm qua chúng ta đã đi được một đoạn đường rất xa. Và qua đó cho tôi niềm hy vọng đối với tất cả những gì còn đến với chúng ta. Quý đồng hương thân mến, vì đại dịch chúng ta không thể cùng nhau tưởng nhớ và cử hành chung những buổi tưởng niệm. Chúng ta hãy cùng thinh lặng. Cùng suy niệm. Tôi xin tất cả những người Đức tưởng nhớ trong thinh lặng những nạn nhân của chiến tranh và chủ nghĩa Đức Quốc Xã! Xin ông bà tự hỏi ký ức của mình, những kỷ niệm của gia đình, lịch sử của đất nước chung này! Xin suy ngẫm ý nghĩa của sự giải thoát và ngày 08 tháng 5 có ý nghĩa như thế nào cho cuộc sống và sự hành động của ông bà! 75 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người Đức chúng ta được phép biết ơn cho nhiều điều, nhưng tất cả những gì tốt đẹp triển nở từ đó không phải được bảo đảm mãi mãi. Vì thế, cũng trong ý nghĩa này: Ngày 08 tháng 5 không phải là ngày kết thúc của giải thoát - nhưng là bổn phận miên viễn đấu tranh cho tự do và dân chủ, bổn phận của chúng ta! * lời diễn giải của người dịch Hòa Vinh chuyển ngữ *** Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier zum 75. Jahrestag der Befreiung vom Nationalsozialismus und des Endes des Zweiten Weltkrieges in Europa an der Zentralen Gedenkstätte der Bundesrepublik Deutschland für die Opfer von Krieg und Gewaltherrschaft (Neue Wache) am 8. Mai 2020 in Berlin 08.05.2020 - Artikel - Änderungen vorbehalten. Es gilt das gesprochene Wort. - Heute vor 75 Jahren ging in Europa der Zweite Weltkrieg zu Ende. Der 8. Mai 1945 war das Ende der nationalsozialistischen Gewaltherrschaft, das Ende von Bombennächten und Todesmärschen, das Ende beispielloser deutscher Verbrechen und des Zivilisationsbruchs der Shoah. Hier in Berlin, wo der Vernichtungskrieg erdacht und entfesselt worden war und wohin er mit aller Wucht der Zerstörung zurückkehrte – hier in Berlin wollten wir heute gemeinsam erinnern. Wir wollten erinnern – gemeinsam mit Vertretern der Alliierten aus dem Westen und aus dem Osten, die diesen Kontinent – unter größten Opfern – befreit haben. Gemeinsam mit unseren Partnern aus allen Teilen Europas, die unter deutscher Besatzung gelitten haben, und dennoch zur Versöhnung bereit waren. Gemeinsam mit den Überlebenden deutscher Verbrechen und den Nachfahren der Opfer, von denen so viele uns die Hand ausgestreckt haben. Gemeinsam mit all denen auf der Welt, die diesem Land die Chance gaben, neu anzufangen. Wir wollten erinnern – auch mit den Älteren in unserem Land, die jene Zeit selbst erlebt haben. Hunger, Flucht, Gewalt, Vertreibung haben sie als Kinder durchlitten. Nach dem Krieg haben sie dieses Land aufgebaut, im Osten wie im Westen. Und wir wollten mit den Jüngeren gedenken, die heute, drei Generationen später, fragen, was die Vergangenheit ihnen eigentlich noch zu sagen hat – und denen ich zurufe: „Auf euch kommt es an! Ihr seid es, die die Lehren aus diesem furchtbaren Krieg in die Zukunft tragen müsst!“ Genau deshalb hatten wir heute tausende Jugendliche aus aller Welt nach Berlin eingeladen, junge Menschen, deren Vorfahren Feinde waren und die heute Freunde geworden sind. So wollten wir an diesem 8. Mai gemeinsam erinnern. Doch nun zwingt uns die Corona-Pandemie, allein zu gedenken – getrennt von denen, die uns wichtig und denen wir dankbar sind. Vielleicht versetzt uns dieses Alleinsein noch einmal zurück an jenen 8. Mai 1945. Denn damals waren die Deutschen tatsächlich allein. Deutschland war militärisch besiegt, politisch und wirtschaftlich am Boden, moralisch zerrüttet. Wir hatten uns die ganze Welt zum Feind gemacht. Heute, 75 Jahre später, müssen wir allein gedenken – aber: Wir sind nicht allein! Das ist die glückliche Botschaft des heutigen Tages! Wir leben in einer starken, gefestigten Demokratie, im dreißigsten Jahr des wiedervereinten Deutschlands, im Herzen eines friedlichen und vereinten Europa. Wir genießen Vertrauen und ernten die Früchte von Zusammenarbeit und Partnerschaft rund um die Welt. Ja, wir Deutsche dürfen heute sagen: Der Tag der Befreiung ist ein Tag der Dankbarkeit! Drei Generationen hat es gedauert, bis wir uns dazu aus vollem Herzen bekennen können. Ja, der 8. Mai 1945 war ein Tag der Befreiung. Aber er war es noch lange nicht in den Köpfen und Herzen der allermeisten Deutschen. Die Befreiung war 1945 von außen gekommen. Sie musste von außen kommen – so tief war dieses Land verstrickt in sein eigenes Unheil, in seine Schuld. Und auch wirtschaftlicher Wiederaufbau und demokratischer Neubeginn im Westteil Deutschlands wurden nur möglich durch die Großzügigkeit, Weitsicht und Versöhnungsbereitschaft der ehemaligen Kriegsgegner. Doch auch wir selbst haben Anteil an der Befreiung. Es war die innere Befreiung. Sie geschah nicht am 8. Mai 1945, nicht an einem einzigen Tag. Sondern sie war ein langer, ein schmerzhafter Weg. Aufarbeitung und Aufklärung über Mitwisserschaft und Mittäterschaft, quälende Fragen in den Familien und zwischen den Generationen, der Kampf gegen das Verschweigen und Verdrängen. Es waren Jahrzehnte, in denen viele Deutsche meiner Generation erst nach und nach ihren Frieden mit diesem Land machen konnten. Es waren Jahrzehnte, die bei unseren Nachbarn neues Vertrauen wachsen ließen, die vorsichtige Annäherung ermöglichten, vom europäischen Einigungsprozess bis hin zu den Ostverträgen. Und es waren Jahrzehnte, in denen Mut und Freiheitsliebe im Osten unseres Kontinents sich nicht mehr einmauern ließen – bis hin zu jenem glücklichsten Moment der Befreiung: der Friedlichen Revolution und der Wiedervereinigung. Diese Jahrzehnte des Ringens mit unserer Geschichte waren Jahrzehnte, in denen die Demokratie in Deutschland erst reifen konnte. Und dieses Ringen, es bleibt bis heute. Es gibt kein Ende des Erinnerns. Es gibt keine Erlösung von unserer Geschichte. Denn ohne Erinnerung verlieren wir unsere Zukunft. Nur weil wir Deutsche unserer Geschichte ins Auge sehen, weil wir die historische Verantwortung annehmen, haben die Völker der Welt unserem Land neues Vertrauen geschenkt. Und deshalb dürfen auch wir selbst uns diesem Deutschland anvertrauen. Darin liegt ein aufgeklärter, demokratischer Patriotismus. Es gibt keinen deutschen Patriotismus ohne Brüche. Ohne den Blick auf Licht und auf Schatten, ohne Freude und Trauer, ohne Dankbarkeit und Scham. Rabbi Nachman hat gesagt: „Kein Herz ist so ganz wie ein gebrochenes Herz.“ Die deutsche Geschichte ist eine gebrochene Geschichte – mit der Verantwortung für millionenfachen Mord und millionenfaches Leid. Das bricht uns das Herz. Deshalb: Man kann dieses Land nur mit gebrochenem Herzen lieben. Wer das nicht erträgt, wer einen Schlussstrich fordert, der verdrängt nicht nur die Katastrophe von Krieg und NS-Diktatur. Der entwertet auch all das Gute, das wir seither errungen haben – der verleugnet den Wesenskern unserer Demokratie. „Die Würde des Menschen ist unantastbar.“ In diesen ersten Satz unserer Verfassung ist und bleibt für alle sichtbar eingeschrieben, was in Auschwitz, was in Krieg und Diktatur geschehen ist. Nein, nicht das Erinnern ist eine Last – das Nichterinnern wird zur Last. Nicht das Bekenntnis zur Verantwortung ist eine Schande – das Leugnen ist eine Schande! Doch was bedeutet unsere historische Verantwortung heute, ein Dreivierteljahrhundert später? Die Dankbarkeit, die wir heute spüren, die darf uns nicht bequem machen. Im Gegenteil: Die Erinnerung fordert und verpflichtet uns! „Nie wieder!“ – das haben wir uns nach dem Krieg geschworen. Doch dieses „Nie wieder!“, es bedeutet für uns Deutsche vor allem: „Nie wieder allein!“ Dieser Satz gilt nirgendwo so sehr wie in Europa. Wir müssen Europa zusammenhalten. Wir müssen als Europäer denken, fühlen und handeln. Wenn wir Europa, auch in und nach dieser Pandemie, nicht zusammenhalten, dann erweisen wir uns des 8. Mai nicht als würdig. Wenn Europa scheitert, scheitert auch das „Nie wieder!“! Die Weltgemeinschaft hat aus dem „Nie wieder!“ gelernt. Sie hat nach 1945 die Lehren aus der Katastrophe in ein gemeinsames Fundament gegossen, in Menschenrechte und Völkerrecht, in Regeln für Frieden und Zusammenarbeit. Unser Land, von dem das Unheil ausgegangen war, ist über die Jahre vom Gefährder der internationalen Ordnung zu ihrem Förderer geworden. Also dürfen wir nicht zulassen, dass diese Friedensordnung heute vor unseren Augen zerrinnt. Wir dürfen uns nicht abfinden mit der Entfremdung von denen, die sie errichtet haben. Wir wollen mehr und nicht weniger Zusammenarbeit auf der Welt – auch im Kampf gegen die Pandemie. „Der 8. Mai war ein Tag der Befreiung.“ Ich glaube: Wir müssen Richard von Weizsäckers berühmten Satz heute neu und anders lesen. Damals war dieser Satz ein Meilenstein im Ringen mit unserer Vergangenheit. Heute aber muss er sich an unsere Zukunft richten. „Befreiung“ ist nämlich niemals abgeschlossen, und sie ist nichts, was wir nur passiv erfahren, sondern sie fordert uns aktiv, jeden Tag aufs Neue. Damals wurden wir befreit. Heute müssen wir uns selbst befreien! Von der Versuchung eines neuen Nationalismus. Von der Faszination des Autoritären. Von Misstrauen, Abschottung und Feindseligkeit zwischen den Nationen. Von Hass und Hetze, von Fremdenfeindlichkeit und Demokratieverachtung – denn sie sind doch nichts anderes als die alten bösen Geister in neuem Gewand. Wir denken an diesem 8. Mai auch an die Opfer von Hanau, von Halle und Kassel. Sie sind durch Corona nicht vergessen! „Wenn es hier geschehen kann, kann es überall geschehen.“ Das hat uns der israelische Präsident Reuven Rivlin dieses Jahr am Holocaust-Gedenktag im Deutschen Bundestag zugerufen. Wenn es hier geschehen kann, kann es überall geschehen. Doch heute gibt es niemanden, der uns von diesen Gefahren befreit. Wir müssen es selbst tun. Wir wurden befreit – befreit zu eigener Verantwortung! Ich weiß wohl: Dieser 8. Mai fällt in Zeiten großer Umbrüche und großer Ungewissheit. Nicht erst, aber erst recht durch die Corona-Pandemie. Wir wissen heute noch nicht, wie und wann wir aus dieser Krise herauskommen. Aber wir wissen, wie wir in sie hineingegangen sind: mit großem Vertrauen in dieses Land, in unsere Demokratie, in das, was wir gemeinsam schultern können. Das zeigt doch, wie unendlich weit wir in 75 Jahren gekommen sind. Und das gibt mir Hoffnung für alles, was vor uns liegt. Wir können wegen Corona nicht gemeinsam erinnern, und keine Gedenkveranstaltungen abhalten. Aber nutzen wir doch die Stille. Halten wir inne. Ich bitte alle Deutschen: Gedenken Sie heute in Stille der Opfer des Krieges und des Nationalsozialismus! Befragen Sie – ganz gleich, wo Ihre Wurzeln liegen – Ihre Erinnerungen, die Erinnerungen Ihrer Familien, die Geschichte unseres gemeinsamen Landes! Bedenken Sie, was der 8. Mai, was die Befreiung für Ihr Leben und Ihr Handeln bedeutet! 75 Jahre nach Kriegsende dürfen wir Deutsche für vieles dankbar sein. Aber nichts von all dem Guten, das seither gewachsen ist, ist auf ewig gesichert. Der 8. Mai war nicht das Ende der Befreiung – Freiheit und Demokratie sind sein bleibender Auftrag, unser Auftrag! Bundespräsident Frank-Walter Steinmeier  
......

Lời ngỏ của Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble, Chủ Tịch Quốc Hội Đức Quốc nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam

Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble Chủ Tịch Quốc Hội Liên Bang Đức Lời ngỏ nhân ngày Tưởng Niệm 45 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam “Ai nhắm mắt chối bỏ quá khứ, người đó sẽ mù quáng trước hiện tại.“ (Richard von Weizäcker) Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn. Mặc dù trận chiến đã kết thúc cách nay 45 năm nhưng hòa bình thực sự vẫn chưa trở lại. Đối với nhiều người thì đó lại là sự khởi đầu của một nỗi thống khổ mới: Trước những khủng bố của chế độ Cộng Sản khoảng một triệu rưỡi người Việt vượt biển trốn chạy. Trên 200.000 thuyền nhân bị chết đuối, chết khát hay bị rơi vào bàn tay của hải tặc tân thời. Người nào vượt qua thành công chuyến chạy trốn hãi hùng này thì phải đối diện với nhiệm vụ xây dựng một cuộc sống mới cho bản thân và gia đình tại nơi lưu vong, xa quê hương. Ngay tại Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng có nhiều người tỵ nạn như thế đến cư trú. Phần lớn họ được cứu vớt bởi con tàu Cap Anamur, xuất phát từ hành động quyết đoán của nhân vật không thể nào quên được là ông Rupert Neudeck. Ông và nhiều người ủng hộ đã không chỉ xúc động và ngồi yên trước những cảnh tượng trên biển Đông, mà họ đã hành động - và đã đạt được sự thu nhận nhiều thuyền nhân vào Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù thời đó vấn đề này đã gây nhiều tranh cãi trong chính trị. Từ đó một cộng đồng người Việt qua những thập niên đã lớn lên trong Xã Hội chúng tôi; Cộng Đồng này vào lúc nước Đức thống nhất có thêm cả những người hợp tác lao động thời Cộng Hòa Dân Chủ Đông Đức đến từ nước Việt Nam Cộng Sản. Nhiều người được nhập tịch từ lâu, có nguồn gốc Việt Nam đã cho thấy di dân đem lại sự trù phú cho toàn xã hội. Họ đóng góp vào sự thịnh vượng của đất nước chúng ta và giúp đỡ gia đình họ tại quê hương cũ. Họ đã trở thành một phần của nước Đức, một tấm gương cho sự hội nhập thành công. Hôm nay chúng tôi chia sẻ với quý vị sự đau buồn cho nhiều nạn nhân. Qua kinh nghiệm đau thương của mình, chúng tôi hiểu nỗi đắng cay khi đất nước bị  phân chia, khi gia đình bị ly tán, khi Nhân Quyền và Dân Chủ, Tự Do Báo Chí và Tư Tưởng bị cắt xén. Nhưng trường hợp nước Đức cũng cho thấy rằng: Cuối cùng Tự Do vẫn thắng thế. Sự tưởng niệm về những sự kiện đã diễn ra luôn mang tính cách quan trọng – trong tinh thần của Richard von Weizäcker: Điều đó giúp chúng ta nhìn thấy hiện tại với tất cả thách thức của nó. Tiến Sĩ Wolfgang Schäuble là chủ tịch Quốc Hội Liên Bang Đức từ năm 2017 và đã từng là chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Christian Democratic Union party), trưởng khối liên đảng CDU-CSU tại Quốc Hội Liên Bang. Ông rất mến mộ Tiến Sĩ Rupert Neudeck, sáng lập viên Ủy Ban Cap Anamur vì lòng thương người và đã dũng cảm cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. TS Schäuble khâm phục những nỗ lực hội nhập thành công của người Việt Nam tại Đức và vì thế đích thân ông đã đến chủ trì lễ khánh thành tượng đài ghi ơn TS Neudeck năm 2018 (http://www.viettin.de/node/35) do người Việt tại Đức quyên góp để thực hiện. **** Dr wolfgang schäuble Präsidenten des Deutschen Bundestages Grußwort zum 45. Jahrestag des Vietnamkriegsendes   „Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Richard von Weizsäcker   Kaum eine vietnamesische Familie blieb von den jahrelangen Kriegswirren, von Verfolgung und Flucht im 20. Jahrhundert verschont. Der Krieg in Vietnam forderte Millionen Opfer, hinterließ Invaliden, Waisen, Traumatisierte und ein zerstörtes Land. Die Kampfhandlungen endeten zwar vor 45 Jahren, doch ein echter Friede kehrte nicht ein. Für viele Menschen begann neues Leid: Vor dem Terror des kommunistischen Regimes flohen rund anderthalb Millionen Vietnamesen übers offene Meer. Mehr als 200.000 „Boatpeople“ ertranken, verdursteten oder gerieten in die Fänge moderner Piraterie. Wem die dramatische Flucht gelang, stand vor der Aufgabe, sich und seiner Familie ein neues Leben aufzubauen – oft im Exil fern der Heimat. Auch in der Bundesrepublik fanden viele Flüchtlinge Zuflucht. Ihre Rettung bleibt vor allem mit dem Einsatz der „Cap Anamur“ verbunden, mit der rebellischen Tatkraft des unvergessenen Rupert Neudeck. Er und seine zahlreichen Unterstützer verharrten nicht in Betroffenheit angesichts der Bilder aus dem südchinesischen Meer, sondern sie handelten – und erreichten die damals politisch durchaus umstrittene Aufnahme vieler der ‚Boatpeople‘ in der Bundesrepublik. Im Laufe der Jahrzehnte ist so in unserer Gesellschaft eine große vietnamesische Community gewachsen, zu der im wiedervereinigten Deutschland auch die DDR-Vertragsarbeiter aus dem einst kommunistisch regierten Vietnam gehören. Viele der längst eingebürgerten Deutschen mit vietnamesischen Wurzeln zeigen, wie Zuwanderung zu einer gesamtgesellschaftlichen Bereicherung wird. Sie tragen zum Wohlstand unseres Landes bei und unterstützen ihre Familien in der alten Heimat. Sie sind ein Teil Deutschlands geworden, beispielgebend für eine gelungene Integration.   Heute teilen wir mit Ihnen die Trauer um die vielen Opfer. Wir wissen aus leidvoller eigener Erfahrung, wie bitter es ist, wenn eine Nation geteilt wird, wenn Familien auseinandergerissen gerissen sind, wenn Menschenrechte und Demokratie, Presse- und Meinungsfreiheit beschnitten sind. Aber das deutsche Beispiel zeigt auch: Die Freiheit setzt sich am Ende durch. Das Gedenken an das, was war, bleibt dabei wichtig – im Sinne Richard von Weizsäckers: Es macht sehend für die Gegenwart mit all ihren Heraus­forderungen.
......

Bài phát biểu lịch sử của Tổng Thống Đức về tương lai nước Đức sau đại dịch

Bài phát biểu của  Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier| Nguyễn Thế Tuyền dịch - Tuyen Nguyen Hôm nay 11.04.2020, Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier, người giữ chức vụ cao nhất CHLB Đức, phát biểu trước toàn quốc về sự phát triển của xã hội Đức sau cuộc khủng hoảng Corona. Báo Bild ghi lại toàn văn bài diễn thuyết lịch sử này lúc 19 giờ 30 phút tại Dinh tổng thống, lâu đài Bellevue Berlin. Tôi xin dịch toàn văn tài liệu quan trọng này để người Việt có thể hiểu tình hình những năm tháng tới. Nguyễn Thế Tuyền (Berlin) THƯA TOÀN THỂ CÔNG DÂN Chỉ còn vài tiếng nữa là đến lễ Phục sinh. Ngoài kia các loài hoa đua nở tô điểm cho thiên nhiên. Chúng ta phóng tầm mắt ra ngoài rồi lại nhìn nhau, hướng tới những người thân, hướng tới gia đình và bạn bè. Chúng ta đã quen điều đó, một phần của tập tục. Thế nhưng năm nay hoàn toàn khác. Thật buồn khi chúng ta không được đến thăm bố mẹ. Trái tim của ông bà cũng bị giằng xé vì không được ôm các cháu thân yêu của mình trong dịp lễ Phục sinh. Và còn nhiều điều khác lạ nữa trong năm nay: không còn sự nhộn nhịp trong công viên hay các quán cà phê. Nhiều người phải từ bỏ đi du lịch mà họ đã lên kế hoạch và khao khát từ lâu. Chủ các quán ăn và khách sạn không có điểm xuất phát hoàn thiện cho một mùa làm ăn. Các tín đồ không được đến với lễ thánh. Đối với tất cả chúng ta, một câu hỏi rất xoáy và mờ mịt về tương lai: Thời gian tới tình hình sẽ ra sao? Cuộc khủng hoảng rơi đúng vào dịp lễ Phục sinh, khi những người theo đạo Thiên chúa mừng sự sống đã chiến thắng cái chêt. Thế mà chúng ta phải hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa dịch bệnh và cái chết chiến thắng lại sự sống. Nhiều nghìn người đã chết ở đất nước chúng ta. Ngoài ra cái chết còn hiện diện ở Bergamo, Elass, Madrid, New York và nhiều nơi khác trên thế giới. Những hình ảnh ấy đến rất gần chúng ta. Chúng ta thương tiếc những người phải chết trong tình trạng cô đơn. Chúng ta nghĩ đến những người thân thích không thể cùng nhau tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng ta cám ơn những chiến binh trong ngành y tế đã cứu mạng sống con người không biết mệt mỏi. Và như vậy đối với tất cả chúng ta, cuộc sống đều bị đảo lộn. Chúng ta hãy nghĩ đến những người gặp hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng khi họ bị bệnh hay cô đơn trong nhà, lo cho công ăn việc làm, lo sự tồn tại của hãng xưởng, lo cho những người làm nghề tự do, các nghệ sĩ khi thu nhập của họ tự nhiên bị thâm thụt. Chúng ta nghĩ tới những gia đình, những người một mình nuôi con trong những căn hộ chật chội không ban công, không vườn cây. Đại dịch cho chúng ta thấy: Chúng ta vẫn có thể bị tổn thương. Có thể từ lâu rồi chúng ta ngộ nhận, tưởng mình không thể bị sát thương, tưởng chỉ có thể bay nhanh hơn, cao hơn, xa hơn. Đó là một sai lầm. Cuộc khủng hoảng không chỉ cho chúng ta thấy điều đó, mà nó còn cho chúng ta thấy cả sức mạnh của chúng ta! Thấy nền tảng nào để sức mạnh của chúng ta phát triển! Tôi vô cùng ấn tượng về những cố gắng to lớn mà đất nước chúng ta đã thể hiện trong những tuần qua. Cho đến bây giờ nguy cơ vẫn chưa bị đẩy lùi. Nhưng chúng ta có thể nói rằng: Mỗi một cá nhân quý vị đã làm thay đổi đất nước chúng ta, và thông qua việc làm cụ thể đã cứu bao nhiêu nhân mạng và hàng ngày vẫn đang tiếp tục cứu người. Nhà nước đang hành động quyết liệt là điều rất tốt trong một cuộc khủng hoảng từ trước đến giờ chưa có kịch bản tiền lệ. Tôi xin tất cả quý vị tiếp tục tin tưởng, vì chính quyền liên bang và tiểu bang đã hiểu rất rõ trách nhiệm to lớn của mình. Rồi tình hình sẽ thế nào, khi nào những giới hạn kia có thể được nới lỏng – không chỉ những nhà chính trị và các chuyên gia có câu trả lời quyết định. Tất cả nằm trong tay chúng ta, thông qua sự kiên nhẫn và kỷ cương trong hiện tại, lúc chúng ta gặp khó khăn nhất. Những cố gắng khủng khiếp mà chúng ta đã thực hiện trong những ngày qua không phải chúng ta thực hiện vì một bàn tay sắt bắt chúng ta làm. Xã hội chúng ta là một nền dân chủ sống động, công dân luôn mang trên mình ý thức trách nhiệm. Đó là một nền dân chủ trong đó chúng ta tin tưởng lắng nghe những số liệu và biện luận, thể hiện lý trí để làm cái đúng. Đó là một nền dân chủ biết tôn trọng từng mạng sống. Một nền dân chủ mà mỗi người đều chung tay đóng góp: Từ người y tá đến thủ tướng, từ hội đồng chuyên gia khoa học đến những trụ cột của xã hội hữu hình và vô hình – Những người thu ngân trong siêu thị, nhưng người bên vô lăng xe buýt và xe tải, những người bên lò bánh mì, những người ở nông trại hay làm dịch vụ đổ rác. Rất nhiều người đã tự trưởng thành. Tôi cám ơn các quý vị. Tất nhiên tôi biết: Tất cả chúng ta đều khao khát trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng điều đó nghĩa là thế nào? Có phải chỉ làm sao nhanh chóng trở lại nhịp sống với những thói quen xưa? Không, thế giới sau sự kiện này sẽ khác đi nhiều. Nó sẽ như thế nào, điều đó do chúng ta quyết định! Chúng ta hãy rút được bài học từ kinh nghiệm, kể cả tốt lẫn xấu, những điều chúng ta đã làm hàng ngày trong thời kỳ khủng hoảng này. Tôi nghĩ rằng: Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường. Ngay trong lúc khủng hoảng đã cho thấy có hai hướng chúng ta có thể lựa chọn. Hoặc là mỗi người chỉ nghĩ đến mình, không cần biết đến ai, mua vơ tích trữ chỉ biết lợi cho mình? Hoặc là hành động vì người khác và vì xã hội? Sự sáng tạo và sẵn sàng giúp đỡ người khác mới bùng nổ có giữ được tiếp tục hay không? Chúng ta còn tiếp tục liên hệ với những người hàng xóm lớn tuổi mà ta đã giúp họ mua hàng hay không? Ta còn nể trọng những người thu ngân, những người mang bưu phẩm đến cho ta nữa không, những người thật xứng đáng được hưởng sự tôn trọng ấy? Và còn nữa: Liệu sau khủng hoảng chúng ta còn nhớ những công việc không thể từ bỏ được trong lĩnh vực chăm sóc, cung ứng, những nghề phục vụ xã hội, công việc trong nhà trẻ và trường học và có cho đó thực sự cần thiết đối với chúng ta không? Những người trụ được về mặt kinh tế trong cơn khủng hoảng có còn giúp đỡ những người bị thiệt hại nặng để họ tiếp tục đứng vững không? Và: Chúng ta tìm lối thoát chung cùng thế giới hay là co cụm lại tìm lối thoát cho riêng mình? Chúng ta chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứu để có thể nhanh chóng tìm ra thuốc ngừa và điều trị bệnh, và chúng ta tạo ra một liên minh trên toàn thế giới để những nước nghèo nhất cũng được hưởng khi họ bị tổn thương? Không, đại dịch này không phải là một cuộc chiến tranh. Không phải nước này chống nước kia, lính giết lính, mà nó là một thử thách cho toàn bộ loài người. Nó làm rõ hơn cái xấu nhất cũng như cái tốt nhất trong con người. Chúng ta hãy thể hiện cái tốt nhất của chúng ta! Và chúng ta hãy thể hiện trên lục địa châu Âu này trước! Nước Đức không thể ra khỏi khủng hoảng một cách khỏe mạnh và cường tráng, nếu những nước láng giềng của chúng ta không lành mạnh và cường tráng. Lá cờ màu xanh đứng ở đây không phải là không có lý do (cờ Liên minh châu Âu – ND). Ba mươi năm sau khi thống nhất nước Đức, 75 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người Đức chúng ta không chỉ kêu gọi sự đoàn kết tương trợ ở châu Âu mà đó là nghĩa vụ! Sự đoàn kết tương trợ - tôi biết đó là một khái niệm to tát. Nhưng liệu mỗi người có hiểu thật cụ thể khái niệm đoàn kết tương trợ này trong thời điểm hiện tại hay không? Mọi hành động của mình đối với người khác là hành động mang tính sống còn. Chúng ta hãy giữ gìn kinh nghiệm quý báu này. Sự tương trợ mà quý vị đã thể hiện hàng ngày như vừa rồi chúng ta rất cần cho tương lai và còn cần nhiều hơn thế nữa! Sau khủng hoảng, xã hội chúng ta sẽ hoàn toàn khác. Chúng ta không muốn một xã hội sợ hãi, một xã hội không có niềm tin. Chúng ta muốn một xã hội có niềm tin, tế nhị và tin cậy lẫn nhau. Ngay trong những ngày lễ Phục sinh, những hy vọng tốt lành này có nhiều quá không? Con virus không phải là quyết định, mà chúng ta hãy tự quyết định lấy. Thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều điều không hề đơn giản. Nhưng người Đức chúng ta có phải chỉ chọn những điều đơn giản để làm đâu. Chúng ta đòi hỏi ở mình nhiều hơn nữa, tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn nữa. Chúng ta sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành hơn trong hoàn cảnh như hiện nay. Chúc các quý vị một lễ Phục sinh vui vẻ, mọi điều tốt lành – chúng ta hãy luôn chú ý và để tâm đến người khác! PHẦN BỔ SUNG: Thưa độc giả trên toàn cầu, Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng Thống Đức Frank Steinmeier trước công dân toàn quốc trong tình hình nước sôi lửa bỏng của nước Đức và châu Âu, tôi thực sự xúc động vì một chính khách có nhân cách lớn. Dịch bài này ra tiếng Việt là tôi muốn chia sẻ niềm xúc động ấy cho những người tôn thờ chân thiện mỹ, tôn thờ lòng nhân đạo và bao dung. Ngoài ra tôi còn muốn giúp một số đồng bào Việt Nam ở Đức ngồi trước TV biết là hay nhưng không hiểu cặn kẽ vì rào cản ngôn ngữ. Tôi không ngờ độc giả ở Việt Nam cũng chia sẻ nhiều đến thế. Họ đều có những dẫn dắt thiện cảm trước khi đăng lại bài. Đó là những bông hoa trang điểm thêm cho ngày hội toàn cầu, nhân một bài phát biểu nhân văn và trách nhiệm của tổng thống nước CHLB Đức và tôi cũng coi đó là phần thưởng cho mình để làm tiếp việc chuyển tải những thông điệp tương tự trong tương lai. Đó cũng là một đóng góp nhỏ cho sự quyện tụ của trí tuệ Việt. Cho phép tôi giải thích thêm vai trò và nhiệm vụ của Tổng Thống Đức do Hiến pháp quy định để độc giả hiểu rõ hơn: Tổng Thống là chức vụ cao nhất ở CHLB Đức, làm việc trung lập không được thiên vị đảng nào, đóng góp để cân bằng và dung hòa các trường phái chính trị trong xã hội. Tổng thống được Hội nghị liên bang bầu ra, cứ năm năm một lần, có thể tái ứng cử nhiệm kỳ sau. So với người đồng chức ở một số nước, Tổng Thống Đức ít quyền lực hơn (so với Mỹ, Pháp, Nga…) Nhiệm vụ của TT là thay mặt quốc gia ký những hiệp ước với quốc tế, duyệt lại các luật lần cuối cùng xem có vi hiến không trước khi nó có hiệu lực, phát biểu chính thức để nâng cao hình ảnh CHLB Đức ở trong và ngoài nước. Thủ Tướng Đức chức vụ nhỏ hơn nhưng có quyền chính quyết định đường hướng phát triển của đất nước. Xin chúc độc giả mạnh khỏe, cùng nhau chia sẻ những điều thiện, không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới! Nguyễn Thế Tuyền dịch NGUYÊN BẢN TIẾNG ĐỨC ★★★ Guten Abend, liebe Mitbürgerinnen und Mitbürger! In wenigen Stunden beginnt das Osterfest. Draußen erblüht die Natur und wir sehnen uns hinaus ins Freie – und zueinander: zu lieben Menschen, Familie, Freunden. So waren wir es gewohnt. So gehörte es dazu. Doch dieses Jahr ist alles anders. Es tut weh, auf den Besuch bei den Eltern zu verzichten. Großeltern zerreißt es das Herz, nicht wenigstens an Ostern die Enkel umarmen zu können. Und viel mehr noch ist anders in diesem Jahr. Kein buntes Gewimmel in Parks und Straßencafés. Für viele von Ihnen nicht die lang ersehnte Urlaubsreise. Für Gastwirte und Hoteliers kein sonniger Start in die Saison. Für die Gläubigen kein gemeinsames Gebet. Und für uns alle die bohrende Ungewissheit: Wie wird es weitergehen? Ausgerechnet an Ostern, dem Fest der Auferstehung, wenn Christen weltweit den Sieg des Lebens über den Tod feiern, müssen wir uns einschränken, damit Krankheit und Tod nicht über das Leben siegen. Viele Tausend sind gestorben. Bei uns im eigenen Land. Und in Bergamo, im Elsass, in Madrid, New York und vielen anderen Orten auf der Welt. Die Bilder gehen uns nah. Wir trauern um die, die einsam sterben. Wir denken an ihre Angehörigen, die nicht einmal gemeinsam Abschied nehmen können. Wir danken den unermüdlichen Lebensrettern im Gesundheitswesen. Und: So sehr unser aller Leben auf dem Kopf steht, so denken wir an die, die die Krise besonders hart trifft – die krank oder einsam sind; die Sorgen haben um den Job, um die Firma; die Freiberufler, die Künstler, denen Einnahmen wegbrechen; die Familien, die Alleinerziehenden in der engen Wohnung ohne Balkon und Garten. Die Pandemie zeigt uns: Ja, wir sind verwundbar. Vielleicht haben wir zu lange geglaubt, dass wir unverwundbar sind, dass es immer nur schneller, höher, weiter geht. Das war ein Irrtum. Aber die Krise zeigt uns nicht nur das, sie zeigt uns auch, wie stark wir sind! Worauf wir bauen können! Ich bin tief beeindruckt von dem Kraftakt, den unser Land in den vergangenen Wochen vollbracht hat. Noch ist die Gefahr nicht gebannt. Aber schon heute können wir sagen: Jeder von Ihnen hat sein Leben radikal geändert, jeder von Ihnen hat dadurch Menschenleben gerettet und rettet täglich mehr. Es ist gut, dass der Staat jetzt kraftvoll handelt – in einer Krise, für die es kein Drehbuch gab. Ich bitte Sie alle auch weiterhin um Vertrauen, denn die Regierenden in Bund und Ländern wissen um ihre riesige Verantwortung. Doch wie es jetzt weitergeht, wann und wie die Einschränkungen gelockert werden können, darüber entscheiden nicht allein Politiker und Experten. Sondern wir alle haben das in der Hand, durch unsere Geduld und unsere Disziplin – gerade jetzt, wenn es uns am schwersten fällt. Den Kraftakt, den wir in diesen Tagen leisten, den leisten wir doch nicht, weil eine eiserne Hand uns dazu zwingt. Sondern weil wir eine lebendige Demokratie mit verantwortungsbewussten Bürgern sind! Eine Demokratie, in der wir einander zutrauen, auf Fakten und Argumente zu hören, Vernunft zu zeigen, das Richtige zu tun. Eine Demokratie, in der jedes Leben zählt und in der es auf jede und jeden ankommt: vom Krankenpfleger bis zur Bundeskanzlerin, vom Expertenrat der Wissenschaft bis zu den sichtbaren und den unsichtbaren Stützen der Gesellschaft – an den Supermarktkassen, am Lenkrad von Bus und Lkw, in der Backstube, auf dem Bauernhof oder bei der Müllabfuhr. So viele von Ihnen wachsen jetzt über sich selbst hinaus. Ich danke Ihnen dafür. Und natürlich weiß ich: Wir alle sehnen uns nach Normalität. Aber was heißt das eigentlich? Nur möglichst schnell zurück in den alten Trott, zu alten Gewohnheiten? Nein, die Welt danach wird eine andere sein. Wie sie wird? Das liegt an uns! Lernen wir doch aus den Erfahrungen, den guten wie den schlechten, die wir alle, jeden Tag, in dieser Krise machen. Ich glaube: Wir stehen jetzt an einer Wegscheide. Schon in der Krise zeigen sich die beiden Richtungen, die wir nehmen können. Entweder jeder für sich, Ellbogen raus, hamstern und die eigenen Schäfchen ins Trockene bringen? Oder bleibt das neu erwachte Engagement für den anderen und für die Gesellschaft? Bleibt die geradezu explodierende Kreativität und Hilfsbereitschaft? Bleiben wir mit dem älteren Nachbarn, dem wir beim Einkauf geholfen haben, in Kontakt? Schenken wir der Kassiererin, dem Paketboten auch weiterhin die Wertschätzung, die sie verdienen? Mehr noch: Erinnern wir uns auch nach der Krise noch, was unverzichtbare Arbeit – in der Pflege, in der Versorgung, in sozialen Berufen, in Kitas und Schulen – uns wirklich wert sein muss? Helfen die, die es wirtschaftlich gut durch die Krise schaffen, denen wieder auf die Beine, die besonders hart gefallen sind? Und: Suchen wir auf der Welt gemeinsam nach dem Ausweg oder fallen wir zurück in Abschottung und Alleingänge? Teilen wir doch alles Wissen, alle Forschung, damit wir schneller zu Impfstoff und Therapien gelangen, und sorgen wir in einer globalen Allianz dafür, dass auch die ärmsten Länder Zugang haben, die am verwundbarsten sind. Nein, diese Pandemie ist kein Krieg. Nationen stehen nicht gegen Nationen, Soldaten gegen Soldaten. Sondern sie ist eine Prüfung unserer Menschlichkeit. Sie ruft das Schlechteste und das Beste in den Menschen hervor. Zeigen wir einander doch das Beste in uns! Und zeigen wir es bitte auch in Europa! Deutschland kann nicht stark und gesund aus der Krise kommen, wenn unsere Nachbarn nicht auch stark und gesund werden. Diese blaue Fahne steht hier nicht ohne Grund. Dreißig Jahre nach der Deutschen Einheit, 75 Jahre nach dem Ende des Krieges sind wir Deutsche zur Solidarität in Europa nicht nur aufgerufen – wir sind dazu verpflichtet! Solidarität – ich weiß, das ist ein großes Wort. Aber erfährt nicht jeder und jede von uns derzeit ganz konkret, ganz existenziell, was Solidarität bedeutet? Mein Handeln ist für andere überlebenswichtig. Bitte bewahren wir uns diese kostbare Erfahrung. Die Solidarität, die Sie jetzt jeden Tag beweisen, die brauchen wir in Zukunft umso mehr! Wir werden nach dieser Krise eine andere Gesellschaft sein. Wir wollen keine ängstliche, keine misstrauische Gesellschaft werden. Sondern wir können eine Gesellschaft sein mit mehr Vertrauen, mit mehr Rücksicht und mehr Zuversicht. Ist das, selbst an Ostern, zu viel der guten Hoffnung? Über diese Frage hat das Virus keine Macht. Darüber entscheiden allein wir selbst. Vieles wird in der kommenden Zeit sicher nicht einfacher. Aber wir Deutsche machen es uns ja auch sonst nicht immer einfach. Wir verlangen uns selbst viel ab und trauen einander viel zu. Wir können und wir werden auch in dieser Lage wachsen. Frohe Ostern, alles Gute – und geben wir acht aufeinander!  
......

khẩu trang "Textilmaske" không có tác dụng nhiều cho lắm

Nguyễn Doãn Đôn Viện trưởng Robert Koch Institut (RKI) là Giáo sư Tiến sỹ Lothar Wieler trả lời họp báo hôm nay 03.04.2020 về tình hình "chiến sự" chống covid-19 có mấy điểm chính được tóm tắt như sau: - Số người chết tại Đức là 1017 người - Số người lây nhiễm có trình diện là gần 80.000 người. Số thực tế là cao hơn nhiều. - Chiến lược chống dịch vẫn là cố gắng ở lại nhà càng nhiều càng tốt và giữ khoảng cách giữa người với nhau khi bắt buộc phải ra ngoài. Qua đó mà giảm tốc độ lây nhiễm. Cái đó trong những ngày qua chúng ta đã làm tốt, và phải nên duy trì. Miễn là phải giữ được đồ thì phẳng (flach) như hiện nay. Cố gắng không để nhảy vọt, đột biến. Nếu được như vậy thì chúng ta sẽ phản ứng được tối và cứu được nhiều người. - Quan trọng nhất vẫn là ý thức của từng người dân. - Tình hình hiện nay Đức đã chuẩn bị tốt và đang hoàn thiệt 4 khâu: Đã Test được nhiều người/ Giường bệnh tăng/ máy thở đã cung cấp tạm đủ/ Nhân viên phục vụ cũng được tăng cường. - Chiến lược và biện pháp vẫn nhằm mục đích làm cho nạn dịch phát triển với tốc độ chậm để khỏi quá tải về mọi mặt. Làm sao người được điều trị khỏi bệnh ra, thì người có bệnh tới là đẹp. - Số người lây nhiễm và tử vong sẽ còn tăng lên. - Số người chết thực chất còn nhiều hơn nữa., không phải là 1017 người vì ông nói nhiều người chết do có bệnh sẵn, nhưng vì nhiễm virus mà chết; Số người này không phải ai cũng có điều kiện để xét nghiệm sau khi chết. Trong số này còn có cả những trường hợp chết tại nhà... Được hỏi về Khẩu trang dân thường dùng bây giờ thì ông cho rằng số khẩu trang này nên gọi là "Textilmaske" không có tác dụng nhiều cho lắm. Cái đó không đủ tiêu chuẩn để chống virus xâm nhập từ ngoài vào mình mà chỉ có thể hạn chế một phần nào đó về sự lây từ mình tới người khác mà thôi. Ông vẫn cho 2 điểm quan trọng nhất là giữ khoảng cách và chăm rửa tay! Và ông nhắc lại là: Có việc thì hãy ra khỏi nhà. Nhất là người nhiễm hoặc nghi mình nhiễm thì phải ở lại trong nhà. Cần thì gọi điện cho Bác sỹ và chính quyền./. Nguyễn Doãn Đôn tổng hợp qua "ntv"
......

Thủ tướng Đức phải cách ly do tiếp xúc bác sĩ nhiễm virus Vũ Hán

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được cách ly sau khi một bác sĩ gần đây từng tiêm vắc-xin cho bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona Vũ Hán. Phát ngôn viên của chính phủ Đức Steffen Seibert hôm Chủ Nhật (22/3) nói trong một tuyên bố gửi hãng tin AP rằng bà Merkel đã được thông tin về kết quả xét nghiệm của bác sĩ chỉ thời gian ngắn sau một cuộc họp báo về ngăn chặn virus corona lây lan. Bà Merkel từng tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn vào ngày 20/3. Người bác sĩ tiêm viêm vắc-xin cho bà giờ đã nhiễm virus corona chủng mới gây viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Ông Steffen Seibert cho biết Thủ tướng Merkel bây giờ sẽ được “kiểm tra thường xuyên” trong những ngày tới và bà sẽ làm việc từ nhà. Trong cuộc họp báo hôm 22/3, bà Merkel đã gửi lời cảm ơn tới “đại bộ phận” người dân Đức đang tuân thủ các hướng dẫn phòng đại dịch virus corona mà chính phủ của bà đã ban hành. “Tôi biết thực hiện điều này là một sự hy sinh”, bà Merkel nói về việc tuân thủ các biện pháp xã hội mới. “Tôi đã rất xúc động vì thực tế rất nhiều người đang tuân thủ các quy định này. Bằng cách này chúng ta sẽ chăm sóc được cho những người già và người ốm bệnh, vì virus này là nguy hiểm nhất đối với họ. Nói tóm lại: chúng ta cứu người bằng [các biện pháp xã hội này]”, AP dẫn lời bà Merkel. Sau buổi họp báo, thủ tướng Đức được thông tin bác sĩ của bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán. Tuần trước, bà Merkel đã so sánh đại dịch virus corona lần này với Thế Chiến II. “Đây là vấn đề nghiêm trọng. Chúng ta phải coi trọng điều này”, bà Merkel nói hôm 18/3. “Đất nước ta chưa từng gặp thách thức nào như này kể từ khi tái thống nhất. Chúng ta chưa gặp thách thức nào như này từ Thế Chiến II. [Có vượt qua được thách thức này hay không] phụ thuộc rất lớn vào việc tất cả chúng ta phải đoàn kết cùng nhau.” Trong cuộc họp báo hôm 22/3, Thủ tướng Merkel đã thông báo cấm các cuộc tụ họp công cộng từ hai người trở lên để ngăn chặn virus Vũ Hán lây lan. Bà Merkel cũng đã ra lệnh yêu cầu các nhà hàng chỉ phục vụ các đơn hàng mang đi, không ăn uống tại chỗ. Các dịch vụ làm đẹp, massage và xăm mình được yêu cầu phải đóng cửa. Tính đến hết ngày 22/3, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm virus corona Vũ Hán tại Đức là 23.974 và 92 trường hợp tử vong. Trên toàn thế giới, tổng số ca nhiễm đã vượt qua 330.000 và 14.450 ca tử vong. Xuân Thành  
......

Chính phủ liên bang Đức có kế hoạch tăng khoản nợ lên tới 356 tỷ Euro để hỗ trợ bù đắp khủng hoảng Coronavirus

Hoa Mai Nguyen © SZ.de/gba Dịch ngữ. Hoa Mai Nguyen|   Chính phủ liên bang có kế hoạch tăng 356 tỷ euro nợ mới để giảm tối thiểu hậu quả của dịch corona virus. Điều này đã được bàn đến vào thứ Bảy 21.03, từ các vòng đàm phán tại Berlin CHLBĐức. Tổng số tương ứng với khối lượng của một ngân sách liên bang bổ sung cho năm 2020. Cho đến nay, chính phủ liên bang đã lên kế hoạch chi 362 tỷ euro mà không cần thêm nợ. Vay ròng được thêm vào do cuộc khủng hoảng corona. Theo báo cáo từ các nhóm đàm phán, con số 356 tỷ euro đại diện cho khoản nợ ròng mới được lên kế hoạch tối đa. Tất nhiên có thể ngân sách này chưa đến mức phải cạn kiệt.   Chính phủ liên bang đã đàm phán với tất cả các thành viên có tham dự vào thứ Bảy để cùng nhau lên kế hoạch các gói giải cứu. Và chờ được quyết định vào thứ Hai trong buổi họp tại Quốc hội .   Trong cuộc họp thứ bảy vừa qua , các chi tiết quan trọng đã được đồng ý. Sau đó ngân sách bổ sung thêm cho năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng lên 156 tỷ euro. Điều này là cần thiết vì sự thiếu hụt thuế có thể thấy trước ,trong chương trình hỗ trợ các doanh nhân vừa và nhỏ.   Ngoài ra, chính phủ liên bang muốn cung cấp bảo lãnh lên tới 400 tỷ euro. Do đó, viện trợ của nhà nước chống lại hậu quả của cuộc khủng hoảng đại dịch Corona virus, tổng cộng lên tới 756 tỷ EUR, trong đó có 356 tỷ EUR được vay và 400 tỷ EUR bảo lãnh   50 TỶ EURO CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ   Viện trợ hơn 50 tỷ euro được lên kế hoạch cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, cần có một khoản thanh toán một lần trong ba tháng lên tới 15.000 euro cho các doanh nghiệp nhỏ với tối đa mười nhân viên. Các công ty có ít hơn năm nhân viên có thể nhận được tới 9.000 euro. Các quỹ được dự định đặc biệt để phục vụ như là một trợ cấp cho chi phí thuê và cho thuê liên tục.   Khoảng tiền 100 tỷ được dành cho các khoản đầu tư vào các công ty như Lufthansa. Ngoài ra còn có một quỹ ổn định kinh tế mới. Chính phủ liên bang đang trao cho ngân hàng khuyến mại KfW 100 tỷ euro thuộc sở hữu nhà nước thông qua quỹ mới để theo kế hoạch, nó có thể cung cấp các khoản vay không giới hạn cho các công ty có nhu cầu. Ngoài ra, có 400 tỷ euro cho các khoản bảo lãnh từ quỹ mới cho các khoản nợ của công ty.   Các cuộc tham vấn liên tiếp tục trong cuối tuần này tại Berlin. Khoản tiền hỗ trợ phải được sự đồng thuận các tiểu bang trong các khoản gói tiền cứu trợ, . Mục đích hỗ trợ cần phải được chính xác và tránh chi trả hai lần.   Tác giả.© SZ.de/gba Nguồn.https://www.sueddeutsche.de/…/coronavirus-corona-krise-wirt…
......

Tuyên bố quy định của chính phủ Đức Quốc cho toàn dân về đại dịch Coronavirus tại Đức

"Đây không phải là khuyến nghị": Merkel khuyến cáo công dân sẽ bị chế tài khi vi phạm các quy tắc Vào lúc 17g30 chiều ngày 22.03.2020, Nữ Thủ Tướng Liên bang, Tiến sĩ Angela Merkel, tuyên bố những quy định dưới đây cho tất cả dân chúng sau khi đã họp qua đường truyền Video với các Thủ hiến Tiểu bang. Bà nhấn mạnh đây không phải là những lời khuyến nghị mà những quy định để giảm tốc độ lan truyền của nạn đại dịch vi rút Corona, và bà kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức để vượt qua thách thức này. 1) Giảm thiểu tối đa các giao tiếp xã hội với những người không thuộc về gia quyến và không thuộc về hộ khẩu của mình. 2) Trong phạm vi công cộng phải cố gắng giữ khoảng cách ít nhất là 1,5 m tới 2,0 m với những người không thuộc về hộ khẩu của mình. 3) Sự hiện diện tại những nơi công cộng chỉ được phép ở một mình hoặc với những người trong hộ khẩu hoặc chỉ được với một người không thuộc hộ khẩu mình. 4) Đi làm, đi chăm sóc cấp cứu, đi chợ, đi khám bịnh, tham gia họp những buổi cần thiết hoặc thi cử, những trợ giúp cho tha nhân, thể thao cá nhân, vận động ngoài trời và những điều cần thiết khác đều được phép. 5) Tất cả các nhà hàng và tiệm ăn đều phải đóng cửa, ngoại trừ khi mang hàng giao cho khách hoặc khách tự tới lấy mang về nhà dùng. 6) Những nhóm ăn tiệc mừng trong phạm vi công cộng hay tại tư gia hoặc là những nơi tư nhân đều không thể chấp nhận được trong hoàn cảnh nghiêm trọng này trên quê hương chúng ta. Những quy định về giao tiếp xã hội trên sẽ được các các cơ quan sở trật tự và cảnh sát kiểm soát. Những vi phạm bị xử phạt. 7) Những dịch vụ chăm sóc cơ thể như các tiệm cắt tóc, tiệm trang điểm sắc đẹp, tiệm thoa bóp, tiệm xăm (Tattoo) và những tiệm tương tự phải đóng cửa. Những điều trị y tế cần thiết thì vẫn được tiếp tục. 8) Trong tất cả các hãng xưởng và nhất là những nơi có khách hàng thì những quy tắc vệ sinh phải được tôn trọng cũng như những biện pháp hữu hiệu bảo vệ công nhân và khách hàng phải được áp dụng. 9) Những biện pháp trên sẽ được áp dụng trong vòng ít nhất hai tuần. Lược dịch: Tôn Vinh Số ca nhiễm tại các tiểu bang tại CHLB Đức tính đến 0 giờ ngày 23.03.2020  
......

Đạo luật chống “Tội phạm hận thù“.

Tho Nguyen| Chỉ vài ngày sau khi tôi trở về Đức, tối 19.2.20 một kẻ say máu cực hữu, phân biệt chủng tộc đã nổ súng ở Hanau, giết chết 9 người. Sau đó y về nhà giết chết mẹ đẻ rồi tự sát. Trước đó vài ngày, công an Đức mở đợt truy quét diện rộng tại 6 bang để phá kế hoạch bạo động của tổ chức cực hữu „Gruppe S“. Cuối năm 2019, vụ xả súng ở vào nhà thờ Do Thái ở Halle và vụ giết ông thị trưởng Lubke vì quá thân thiện với người tỵ nạn đã khiến nước Đức rung động. Các vụ bạo hành này là kết quả của tư tưởng chủng tộc đang trỗi dậy mà sự thăng tiến của đảng cực hữu AfD là một minh chứng. Bất chấp sự tẩy chay của các lực lượng tiến bộ, của toàn bộ truyền thông Đức, cái bóng ma AfD đang lừ lừ tiến tới. Đầu tháng 2, Nghị viện bang Thueringen lâm vào khủng hoảng: Đảng theo chủ nghĩa neo-liberal FDP và đảng trung hữu CDU đã dựa vào phiếu của đảng cực hữu AfD để lật liên minh trung tả gồm đảng Cánh Tả (Linke), đảng Xã hội dân chủ (SPD) và đảng Xanh. Điều tồi tệ ở đây là: Trước ngày bầu cử, tất cả các đảng phái chính trị đều cam kết sẽ không hợp tác với đảng cưc hữu AfD. Sự trở mặt này của FDP và CDU đã làm cả nước Đức phẫn nộ. Ban lãnh đạo đảng FDP liên bang đã đề nghị ông Kemmerich, lãnh đạo FDP của bang Thueringen, mới được Afd bầu làm thủ tướng phải từ nhiệm. Thủ tướng Đức Merkel cũng lên án kết quả bầu cử và đề nghị bầu cử lại. Hiên nay Bang Thueringen đang là con thuyền không có lái và AfD đang muốn chơi trò cướp biển nổi loạn trên tàu. Tới đây, nếu bầu cử lại, phe tả dù có đủ phiếu bầu thủ tướng thì rất có khả năng các nghị sỹ AfD sẽ chơi trò bỏ phiếu cho chính thủ tướng cánh tả để bôi nhọ ông ta. Sở dĩ AfD có khả năng phá rối nền chính trị Đức như vậy không đơn giản vì họ giỏi, mà chính vì một bộ phận xã hội Đức đang bị chi phối bởi truyền thông bóp méo. Những thông tin của lực lượng dư luận viên chuyên nghiệp cực hữu đưa ra khiến một bộ phận dân chúng lo sợ sự lấn át của người nhập cư, lo sợ sự hủy diệt của văn hóa Đức. Họ rơi vào cái bẫy của tư tưởng „Nước Đức trên hết“. Từ lâu chính phủ Đức và EU đã ra những sắc luật để chống lại các tư tưởng độc hại trên mạng xã hội. Ngoài việc chống lại các Fake News, khái niệm „Tội phạm hận thù“ (Tiếng Đức = Hasskriminalität, tiếng Anh = Hate Crime) đã được đưa vào luật hình sự của khoảng gần 40 nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. https://en.wikipedia.org/wiki/Hate_crime Một trong các hành vi bị ghép vào "tội phạm hận thù" là các lời nói, bài viết mang nặng các định kiến, kỳ thị về chủng tộc, giới tính, tôn giáo…. Ủy ban EU đã yêu cầu các nhà mạng Facebook, Google, Twitter v.v phải có trách nhiệm xóa những lời nói, bàn viết bao hàm các tội phạm trên đây, thậm chí cấm cửa những kẻ phát biểu. Nhưng chính phủ Đức đã tiến thêm một bước nữa. Ngày 19.2.2020 trước khi vụ thảm sát Hanau xảy ra „Đạo luật chống tội phạm hận thù trên mạng“ đã được thông qua https://rsw.beck.de/…/bundeskabinett-beschliesst-schaerfere… Bundesjustizministerin Christine Lambrecht Theo đạo luật này, các nhà mạng phải cung cấp cho Cục hình sự liên bang Đức BKA địa chỉ, tên tuổi, thông qua IP của những kẻ có các phát ngôn gây hận thù, đe dọa người khác hoặc truyền bác các tư tưởng phát xít, chủ nghĩa khủng bố hồi giáo.... Vì EU là một không gian mạng thống nhất nên đạo luật chống tội phạm hận thù trên mạng chắc chắn sẽ không nằm trong biên giới Đức. Chủ nghĩa phát xít mới và các tổ chức cực đoan hồi giáo hoạt động xuyên biên giới sẽ khiến đạo luật này mau chóng được EU hóa. Tư pháp Đức coi đây sẽ là một cách hạn chế hữu hiệu hoạt động của bọn dư luận viên cực đoan. Khi tôi viết về cuộc viếng thăm gia đình bà Thành ở Đồng Tâm, có rất nhiều kẻ nhảy vào FB của tôi, chửi bới tục tĩu và không ít những lời đe dọa có thể khép vào tội phạm hận thù. Sự vô văn hóa của đa số các lời bình đó không thể coi là của các „dư luận viên“, vì chúng không thể tạo ra dư luận, mà chỉ tạo ra sự tởm lợm. Trong vũng bùn ghê tởm đó thỉnh thoảng cũng chen vào những câu sạch sẽ hơn [1]. Nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung: các lời bình đó đều tránh được hệ thống báo tin của FB. Ví dụ nếu ai đó bình luận bài viết, FB sẽ nhắn tác giả để tác giả vào xem mà trả lời. Nhưng các câu thóa mạ. đe dọa của đám chửi thuê thì được lập trình đến mức hệ thống thông báo của FB không nhận ra. Như vậy tác giả không biết là chúng đang vào nhà mình bôi bẩn. Chỉ đến khi có lời bình của người tử tế thì tác giả mới được FB nhắc để vào tương tác. Lúc đó mới ôi thôi… Thế là xóa, block mỏi tay. Chỉ đơn cử việc đó cho thấy đám chửi thuê được tổ chức và trang bị các công cụ gây hận thù mà vẫn lọt lưới nhà mạng. Bọn cực hữu và khủng bố Islam ở Châu Âu chắc phải cắp sách sang Việt Nam học cách gây án trên mạng. [1] Ví dụ như họ bảo tôi nói dối là Phấn và tôi cùng học lớp 8 ở Bình Đà, rằng hôi đó ở Bình Đà chỉ có cấp 2 không có lớp 8. Họ không biết rằng từ 1966-1970, trường cấp III Hà nội A2 đã sơ tán về Bình Đà.)
......

Đảng Xanh sẽ bỏ phiếu chống lại thỏa thuận thương mại EU-Việt Nam EVFTA

RFA | Hôm 11-2, đảng Xanh trong Liên minh Châu Âu ra thông cáo báo chí tuyên bố, các Nghị sĩ trong đảng này sẽ bỏ phiếu không thông qua thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) trước cuộc bỏ phiếu chỉ một ngày. Các nghị sĩ đảng này cho biết lý do của hành động này là do, chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, đàn áp phe đối lập và lao động có tổ chức, tiếp tục nạn phá rừng, thiếu các tiêu chuẩn thực thi về con người, môi trường và xã hội và đặc quyền cho các nhà đầu tư. Nghị sĩ Heidi Hautala, Điều phối viên đảng Xanh/Liên minh tự do châu Âu trong Ủy ban thương mại quốc tế tại Nghị viện châu Âu nhận xét: "Các thỏa thuận giữa EU và Việt Nam chắc chắn rất quan trọng về mặt địa chính trị, tuy nhiên, đây là một cơ hội bị phí phạm để hỗ trợ nhân quyền và phát triển bền vững. Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc cải cách quyền lao động, nhưng mặt khác, đã không sửa đổi Bộ luật hình sự của mình để cho phép người lao động được hưởng những quyền đó. Sự áp bức đã trở nên nghiêm trọng hơn, ngay cả trong giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện các thỏa thuận này. Đó là lý do tại sao nhóm của chúng tôi chưa thể hỗ trợ thỏa thuận.” "Nghị viện, bằng cách tán thành, có trách nhiệm nặng nề trong việc đưa ra các yêu cầu của chính mình trong thực tế, về phát triển bền vững, nhân quyền và sự tham gia của xã hội dân sự độc lập. Ủy ban và các đối tác Việt Nam cần thiết lập một cơ chế giám sát độc lập về quyền con người và cơ chế khiếu nại độc lập cùng với một biện pháp khắc phục. Chúng ta cần một tín hiệu rõ ràng rằng thỏa thuận thương mại này không phải là kết thúc, mà là khởi đầu cho những phát triển tích cực tại Việt Nam.” Hôm 10-2-2020, 68 tổ chức phi chính phủ quốc tế ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam, vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn đáng lo ngại.
......

Bà Annegret Kramp-Karrenbauer tuyên bố không tranh cử chức Thủ tướng Đức

Vào ngày 10.02.2020, Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) ở Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, người được xem là lựa chọn sáng giá của Thủ tướng Angela Merkel để kế nhiệm, tuyên bố sẽ không tranh cử Thủ tướng trong cuộc bầu cử liên bang năm 2021. Một nguồn tin trong nội bộ CDU cho giới truyền thông, báo chí biết, bà Kramp-Karrenbauer đã thông báo với các nhà lãnh đạo CDU rằng, bà sẽ từ bỏ chức vụ Chủ tịch đảng, cũng như tham vọng tranh cử thủ tướng. Bà nhấn mạnh sẽ thúc đẩy tiến trình đề cử một nhân vật khác đảm nhiệm hai vai trò này vào mùa Hè năm nay. Trước đó, hồi tháng 11/2019, bà Kramp-Karrenbauer tuyên bố sẽ từ chức Chủ tịch CDU nếu không nhận được sự ủng hộ trong nội bộ đảng này. Bà Kramp-Karrenbauer, 57 tuổi, từng làm Thủ hiến bang Saarland giai đoạn 2011-2018. Bà là người có nhiều kinh nghiệm chính trường và có tính cách khá giống với Thủ tướng Angela Merkel. Hồi tháng 12/2018, bà giành chiến thắng trước hai đối thủ là cựu lãnh đạo nhóm nghị sỹ CDU tại Quốc hội liên bang Friedrich Merz và Bộ trưởng Y tế Jens Spahn để trở thành Chủ tịch đảng CDU, thay thế bà Angela Merkel. Friedrich Merz, Kramp-Karrenbauer và Jens Spahn Tuy nhiên, năm đầu tiên kể từ khi đảm nhiệm chức vụ này đối với bà Kramp-Karrenbauer khá sóng gió khi xuất hiện ngày càng nhiều ý kiến chỉ trích khả năng lãnh đạo của bà. Bà Kramp-Karrenbauer cũng bị chỉ trích vì đã không thể đưa ra một đường lối chính trị rõ ràng cho CDU.
......

Quân đội Đức sẽ đưa người Đức ra khỏi khu vực Vũ Hán TQ

Hoa Mai Nguyen| Chính phủ Đức muốn dùng máy quân sự để đưa tất cả người Đức trở về nước, họ đang ở khu vực Vũ Hán tại Trung Quốc, nếu có thể đưa được về càng sớm thì càng tốt. Đó là thông tin của tờ báo SPIEGEL tại Đức. Hôm qua chính phủ Liên bang Đức lên kế hoạch sẽ đưa quân đội để di chuyển tất cả người Đức khỏi khu vực Vũ Hán bị ảnh hưởng bởi sự bùng dịch phát coronavirus. Theo thông tin của SPIEGEL Không quân sẽ sẽ bay đến Trung Quốc vào thứ Tư hoặc thứ Năm để di chuyển khoảng 90 người Đức trở về nước, số người này đã đăng ký với Bộ Ngoại giao Liên bang (AA). Đó là kế hoạch của chính phủ Đức, còn nhà cầm quyền VN không biết đã có kế hoạch để di dời người dân VN đang sinh sống và làm việc ở khu vực Vũ Hán, xung quanh cách Tỉnh Hồ Bắc chưa nhỉ? Người Việt bên đó cũng là Việt kiều đấy chứ?, hàng năm gửi tiền về VN để giúp đỡ thân nhân và đất nước như một khúc ruột ngàn dặm và không thể tách rới được quê hương và đất nước như những gì mà nhà cầm quyền VN vẫn rêu rao. Vẫn theo thông tin trên tờ báo cho biết là. Nhà cầm quyền TQ chưa đồng ý cho máy bay quân sự Đức đến tiếp cận nơi đó, bởi vì TQ lo ngại các hình ảnh máy bay quân sự xuất hiện nơi đó gây hoang mang đến người dân trong đợt đại dịch virus làn tràn. Chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng chỉ có công dân Đức được bay ra khỏi nơi đó. Nhưng điều này cho thấy rất buồn cho nhiều gia đình chồng Đức vợ là người Trung Quốc, sẽ có cuộc chia tay. Vợ chồng, con cái có thể không bao giờ gặp lại, đó là một chế độ CS độc tài. Khoảng 90 người Đức ở khu vực Vũ Hán hiện đã đăng ký trên trang web điện tử cho người Đức ở nước ngoài ("Elefand") và đã liên lạc được với đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh. Vào hôm qua ngày thứ hai, đại sứ quán đã cử một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao bằng ô tô đến khu vực kín để tiếp cận được tình hình. Trong danh sách những người đăng ký có một cặp vợ chồng người Đức bay đến Vũ Hán du lịch vào ngày 14 tháng 1 đã mô tả tình huống tại nơi đó trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với trụ sở báo SPIEGEL là rất căng thẳng, cả hai đã bị mắc kẹt trong một khách sạn ở trung tâm thành phố trong nhiều ngày. Kể từ thứ hai, không có bữa sáng trong khách sạn, người chồng liên lạc qua điện thoại nhưng nhân viên dọn dẹp không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó, 200 bác sĩ chuyển đến đó vào ngày thứ bảy tuần qua, Cặp vơ chồng người Đức chia sẻ rằng, họ đã may mắn. khi đi du lịch mang theo một số dụng cụ như khẩu trang để bảo vệ chất thải trong không khí . Họ cho biết rằng các trường hợp mắc bệnh phổi đã bùng phát ở Vũ Hán rất nhiều "Những thông tin ở đó hầu như là không được truyền tải ra thế giới bên ngoài vì do mạng internet yếu, đôi khi bị ngắt sóng. Mầm bệnh và nỗi hoang mang lo sợ Các triệu chứng gây nên nguyên nhân gây bệnh vẫn đang là một điều mang cho cộng đồng y tế. Chính phủ Trung Quốc chỉ thông báo rất ít về về những trường hợp tử vong và những bệnh nhân mang nhiễm bệnh với (WHO). Điều đáng nói ở đây là, WHO vẫn đánh giá nguy cơ lây lan mầm bệnh trên toàn thế giới là mức độ "vừa phải", chắc có lẽ đã tin vào những thông tin từ chính phủ Trung Quốc cung cấp chưa chính xác và đầy đủ về nguồn lây nhiễm, lây truyền và mức độ nghiêm trọng với con số những người tử vong hoặc con số bệnh nhân. Chính phủ TQ đang làm cho công việc trở nên phức tạp và rủi ro cho nhiều người dân khó có thể lường trước. Qua những sự việc trên, nhân dân VN nên rút ra một điều rằng (Đừng bao giờ tin vào chế độ CS độc tài, Một chế độ luôn dối trá, lừa gạt nhân dân, lừa gạt cộng đồng Quốc tế) và họ chẳng bao giờ quan tâm đến cuộc sống của nhân dân chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau tranh đấu để xóa bỏ thể chế độc tài và xây dựng một đất nước với một thể chế dân chủ và đa nguyên, như nước Đức mà họ đã và đang thực sự quan tâm đến đời sống của công dân của, chỉ một cử chỉ nhó bé như thế nó cũng khác xa với một chế độc CS độc tài như Trung Quốc và Việt Nam.   *Tham khảo bài viết của tác giả Matthias Gebauer und Christoph Schult đăng trên báo:  https://www.spiegel.de/politik/deutschland/corona-virus-bundeswehr-soll-deutsche-aus-krisengebiet-wuhan-ausfliegen-a-9037588f-517f-4916-8609-e633bac1b614  
......

Hàng loạt gián điệp Trung Quốc bị Đức truy quét

Đức ồ ạt đột kích truy bắt các nghi phạm làm gián điệp cho Trung Quốc. Các công tố viên Đức vừa cho biết, cảnh sát đã đột kích nhiều ngôi nhà và văn phòng trên toàn nước Đức trong một vụ án liên quan đến ba người bị nghi là gián điệp cho Trung Quốc. Tạp chí Der Spiegel - cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về các cuộc đột kích, cho biết một trong ba nghi phạm là một công dân Đức từng là một nhà ngoại giao cao cấp cho cơ quan đối ngoại của Liên minh châu Âu cho đến năm 2017. Người này thậm chí từng giữ chức đại sứ EU. "Tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đang thực hiện một cuộc điều tra về hoạt động của các điệp viên tình báo. Chưa có nghi phạm nào bị bắt giữ", ông Markus Schmitt, phát ngôn viên của các công tố viên liên bang Đức cho biết. Trong khi đó, các công tố viên từ chối xác nhận danh tính hoặc ngành nghề của 3 nghi phạm. Đây là vụ việc đầu tiên trong những năm gần đây liên quan đến các cáo buộc cụ thể về gián điệp của Trung Quốc tại Đức và EU. Vụ việc vảy ra trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng tăng trên khắp châu Âu về việc Trung Quốc đang tăng cường hoạt động gián điệp trên toàn thế giới khi nước này ra sức xây dựng ảnh hưởng chính trị tương đương với kinh tế của họ. Đức và các nước châu Âu khác đang chịu áp lực từ Washington để loại trừ nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc Huawei khỏi đấu thầu xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ thứ năm. Các cuộc đột kích diễn ra tại Brussels, Berlin và hai bang miền nam nước Đức là Baden-Wüttemberg và Bayern, trung tâm chính của các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến của Đức./. https://de.reuters.com/article/eu-deutschland-china-spionage-idDEKBN1ZF0JR  
......

Speyer - Đức Quốc, Vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam tại Đại Hội Công Giáo địa phận Speyer, Đức Quốc. Kaiserslautern, 15.9.2019 khoảng 2500 tham dự viên từ mọi miền giáo phận Năm nay Đại Hội Công Giáo của địa phận Speyer được tổ chức tại khu vực Triển Lãm Vườn của tiểu bang Rheinland-Pfalz, trong thành phố Kaiserslautern, thuộc miền Tây Nam Đức Quốc. Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann, chủ tịch UB Tín Lý, Hội Đồng ĐGM Đức Quốc Với chủ đề „Hãy suy tư rộng ra! Hãy suy tư tiếp!“ Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann đã chào đón khoảng 2500 tham dự viên từ mọi miền giáo phận, và đã kêu gọi các tín hữu lên tiếng và lãnh trách nhiệm của mình trong bối cảnh xã hội và tình hình thế giới phức tạp, gây ra bởi tranh dành quyền lực, quặng mỏ, thị trường, năng lượng, nước; khí hậu thay đổi, chiến tranh, hơn 70 triệu người tỵ nạn; nạn ấu dâm trong giáo hội công giáo cũng như trong những lãnh vực xã hội khác… Theo Wieder, chủ tịch hội đồng huyện Pfalz Đức Giám Mục phó Otto Georgens Lm quản hạt Peter Nirmaier Cùng với tổ chức tôn giáo phi chính phủ có tên là PAX CHRISTI (Hòa Bình của Đức Kitô) anh chị em đảng viên Việt Tân đã dựng quầy thông tin về tình hình Nhân Quyền Việt Nam, về các Tù Nhân Lương Tâm, và vận động xin chữ ký gửi đến Quốc Hội Âu Châu để kêu gọi hoãn lại dự định thông qua Hiệp Ước Thương Mại EVFTA bao lâu nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền một cách khốc liệt. Anh chị em nhóm cầu nguyện "Chara" https://www.bistum-speyer.de/aktuelles/bildergalerien/bildergalerie-katholikentag-kaiserslautern/ https://www.facebook.com/dein.Bistum/videos/909632536081838/ Trịnh Đỗ Tôn Vinh
......

Rupert Neudeck – Người không chịu hèn

Tho Nguyen| Nhân dịp bạn Trần Văn Thái từ Việt Nam sang, tuần qua tôi đã cùng mấy bạn học ở Königs Wusterhausen (Berlin) từ thời trai trẻ tổ chức một cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo ở đó. Tôi luôn áy náy vì cứ mỗi lần quay về trường cũ là lại thiếu vắng thêm một vài thầy cô. Tôi sẽ kể trong bài sau về cuộc gặp gỡ này. Vì vậy nên tôi không thể tham gia lễ kỷ niệm 40 năm „Tổ chức cứu trợ Cap Anamur“ vào hôm thứ bảy 31.8 vừa qua. Tuy không phải là thuyền nhân được tàu Cap Anamur của ông Rupert Neudeck vớt lên từ Biển Đông như hàng chục ngàn đồng bào, nhưng tôi vẫn coi ông Neudeck là ân nhân. Ân nhân vì ông đã giúp tôi hiểu hơn ý nghĩa của cuộc đời. Trước khi đi Berlin, tôi kịp đưa bạn Thái về Troisdorf để viếng ông Neudeck và thăm „Đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam“. Con thuyền gỗ nhỏ bé với 52 người tỵ nạn đang sắp chết khát được tàu Cap-Anamur vớt vào phút chót, ngày nay trở thành đài kỷ niệm. Mỗi lần qua đó, tôi lại nghĩ đến những đồng bào xấu số đã nằm lại trong lòng Biển Đông. Rồi tôi nghĩ đến người ty nạn Neudeck. Ông Neudeck cũng là một người Đức tỵ nạn chạy trốn cuộc tổng tiến công của Hồng quân Liên-Xô. Năm 1945, cậu bé 6 tuổi Rupert đã phải theo cha mẹ, cùng 12 triệu người Đức đi bộ hơn 1000 km từ vùng Danzig (nay là Gdansk, Ba-Lan) để về Tây Đức. Gia đình Neudeck sống sót về đến đây vì họ bị nhỡ chuyến tàu thủy Wilhelm Gustloff. Con tàu chở người Đức tỵ nạn này đã bị tàu ngầm S13 của Hồng quân Liên Xô bắn chìm ngày 30.1.1945 trên biến Baltic, đem theo 9.000 người Đức xấu số xuống đáy biển. Cậu bé Rupert đứng trên bờ kinh hoàng nhìn những mảnh tàu vỡ cùng xác người trôi dạt vào bờ. Hình ảnh đó đã không bao giờ ra khỏi đầu ông già Neudeck sau này. Vì vậy khi nhìn thấy những hình ảnh thuyền đắm, người chết trên Biển Đông, nghe về những vụ cướp biển, về các vụ hãm hiếp, về những vụ ăn thịt người để sống, ông không thể ngồi im. Ông thậm chí vượt cả rào cản ý thức hệ. Rupert Neudeck vốn là một báo cánh tả, ảnh hưởng bởi các thần tượng như Jean Paul Sartre, Yve Montant hay Heinrich Böll. Cánh tả phương tây đã đứng về phía những kẻ yếu trong chiến tranh Việt Nam và có cảm tình với Việt Cộng. Nay phải ra tay cứu những người trốn đang chạy chế độ mình từng ủng hộ không phải là quyết định dễ dàng. Khó khăn nữa là phá bỏ được nỗi lo ngại của dư luận Đức trước dòng người tỵ nạn Việt Nam. Chỉ riêng việc một dân tộc tự đàn áp nhau đến mức hàng triệu người phải chấp nhận cái chết, bỏ quê hương ra đi, đã khiến người ta lo sợ bản chất bạo lực tiềm tàng trong dân tộc đó. Không nước nào thích đón nhận người Việt tỵ nạn, kể cả các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Indonexia. Liên hiệp quốc phải tổ chức hội nghị quốc tế Geneve 1979 để phân bổ hạn ngạch, buộc mỗi nước giàu phải nhận một cơ số người Việt tỵ nạn. (Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến một số người Việt tỵ nan đang có cái nhìn hẹp hòi đối với những người tỵ nạn hôm nay và coi chỉ có họ mới xứng đáng được cứu vớt) Rupert Neudeck bị chỉ trích từ cả hai phía, tả và hữu. Người thì coi con tàu Cap-Anamur là cái nam châm thu hút và kích động người vượt biên, người thì chửi ông “Chống lại một nhà nước XHCN đang hồi sinh“ (Peter Weiss)[1]. Nhiều bạn bè coi ông là kẻ điên rồ, tự nhiên từ bỏ cuộc sống no ấm của một nhà báo để lao vào cuộc phiêu lưu cứu người giữa biển cả. Hai vợ chồng Christel và Rupert Neudeck không hề phủ nhận là mình điên khùng. Những kẻ điên khùng sẽ chuyển động thế giới. Đại văn hào Heinrich Böll[2] đã đồng cảm với sự hy sinh của vợ chồng Neudeck và chính sự ra tay của ông Böll đã tạo nên chuyển biến kỳ diệu trong dư luận. Sau buổi phát sóng đầu tiên cùng Heinrich Böll, ông Neudeck thu được hơn 1,3 triệu DM tiền quyên góp. Số tiền đó đủ để tổ chức „Con tàu cho Việt nam“ của ông thuê chiếc tàu buôn với cái tên Cap Anamur [1]. Rất nhiều thiện nguyện viên đã góp sức, góp của sửa chiếc tàu đó thành tàu y tế cứu nạn. Nhiều chuyên gia y tế, hàng hải đã đầu quân làm nhân viên không lương cho tàu Cap-Anamur. Ngày 13.8.1979, con tàu rời cảng Hamburg đi biển Đông để cứu người Việt tỵ nạn. Trong 10 năm liên tục, con tàu đã vớt được 11.300 người tỵ nạn Đông Dương đưa về Đức. Cứu người đã khó, đưa được họ về Đức cũng không dễ. Chính quyền Đức không muốn đón nhận tất cả những người được cứu trên tàu. Nước Đức được phân công phải nhận 20.000 thuyền nhân. Chính quyền chỉ muốn đến các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á phỏng vấn từng người, lựa chọn và nhận những người đã thẩm tra. Trong khi con tàu lênh đênh trên biển để về Hamburg, một cuộc chiến truyền thông và vận động hành lang đã nổ ra tại Đức. Kết cục là tất cả những người trong danh sách gửi về từ Biển Đông đều được chấp nhận tỵ nạn tại Đức. Trong chiến tranh thế giới 2, „Bản danh sách Schindler“ là một ngọn nến nhỏ của tình người chìm trong bóng tối của tư tưởng phát xít. Trong thời bình những „Bản danh sách Neudeck“ gửi đi từ tàu Cap Anamur đã thức tỉnh lương tâm dân tộc này, đã đưa hình ảnh nước Đức từ những lò thiêu xác, trại tập trung, trở thành bến bờ của lòng nhân đạo. Bà Neudeck nói, họ làm được điều đó vì họ dám đứng lên, đi ngược lại những luồng tư tưởng ngự trị (mean stream). Xin dẫn một câu nói của Rupert Neudeck: Tôi muốn không bao giờ hèn nữa. Cap-Anamur là ấn tượng đẹp nhất của ý nguyện Đức: Không bao giờ trở lại với sự hèn hạ, phải luôn luôn dũng cảm. (Ich möchte nie mehr feige sein. Cap Anamur ist das schönste Ergebnis des deutschen Verlangens, niemals wieder feige, sondern immer mutig zu sein) Sự hèn hạ mà ông Neudeck muốn nói ở đây chính là sự quay mặt đi trước những điều ác đang xảy ra trước mắt mình. Chủ nghĩa phát xít tàn phá thế giới từ 1933 đến 1945 không phải vì Hitler tài giỏi, mà vì đã có 90 triệu người Đức hèn, ngậm miệng. Köln 04.09.2019 ————- [1] Cap Anamur là tên một cảng biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Lúc đầu ông Neudeck thuê tàu Cap Anamur, sau khi có đủ tiền, ông mua lại. Năm 1982, ông lấy tên Cap Anamur đăt tên cho tổ chức của mình. [2]https://www.spiegel.de/spiegel/print/d-14339003.html [3] Heinrich Böll: 1917-1985, quê ở Köln, được coi là nhà văn hiện đại lỗi lạc nhất nước Đức, giải thưởng Nobel văn học 1972.  
......

Máy bay ném bom nho (Rosinenbomber)

Cầu không vận Berlin -  (Cầu hàng không Berlin) Tho Nguyen Nhiều người không biết rằng cách đây 71 năm, trong mùa hè 1948 đã diễn ra cầu hàng không lớn nhất trong lịch sử Thành phố Tây Berlin với hơn 2,2 triệu dân, nằm lọt thỏm trong Đông Đức XHCN, được nuôi sống bằng 75% hàng hóa từ Tây Đức. 25% còn lại là nông sản, nguyên liệu từ các vùng nông thôn Đông Đức. Theo thỏa thuận Potsdam, Tây Đức và Đồng minh được phép sử dụng 5 đường tàu hỏa, 5 đường cao tốc và 3 hành lang bay để vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa Tây Đức và Tây Berlin. Nhưng từ đầu năm 1948, Liên Xô đã bắt đầu chặn dần các đầu mối giao thông đường bộ đường sắt đi vào Tây Berlin. Người dân Đông Đức cũng hết đường bán nông sản, củi đốt cho Tây Berlin. Sáng sớm 24.6.1948, Tư lệnh quân đồn trú Liên Xô tại Đông Đức ra lệnh cắt điện, nước từ các nhà máy phía đông sang các quận phía tây. Các nhà máy điện, nước tây Berlin vẫn làm việc, nhưng nguồn nguyên liệu chỉ dự trữ cho vài tuần. Chính quyền Tây Berlin có tính đến khả năng những cuộc khủng hoảng ngoại giao nên đã dự trữ nhiều thứ: Ví dụ như thuốc men đủ cho 6 tháng, xăng dầu đủ cho 4 tháng. Nhưng Tây Berlin là điểm dừng chân cho dòng người tỵ nạn từ khắp Đông Đức đổ về để đi sang Tây Đức. Trước khi bức thành Berlin được dựng lên hôm 13.8.1961, người Đông Đức nào muốn chạy sang Tây Đức mà không phải đi qua biên giới Đông-Tây Đức đầy mìn và dây thép gai, thường đến Đông Berlin (như kiểu ta lên thủ đô thăm Hồ Gươm), rồì lén qua phố bên kia sang Tây Berlin. Từ đó họ xin tỵ nạn và đươc chuyển bằng máy bay về Tây Đức. Do vậy đúng vào lúc Berlin bị phong tỏa đường bộ, đường sắt vào buổi trưa cùng ngày, dự trữ thực phẩm của thành phố chỉ còn đủ cho 5 tuần. Nguy hiểm nhất là than sưởi và than cho nhiệt điện chỉ đủ cho 30 ngày. Mục tiêu của Stalin là gây sức ép để phương tây từ bỏ quyền chiếm đóng Tây Berlin. Nhưng ông ta đã nhầm. Mỹ, Anh và Đồng Minh đã tiến hành một cuộc không vận tiếp tế lớn nhất trong lịch sử, không phải chỉ để cứu 9000 lính Mỹ, 7600 lính Anh và 6100 lính Pháp đang đóng ở đó, mà để duy trì cuộc sống của Tây Berlin, được coi là thành trì của „Thế giới tự do“ trong lòng CHXH. Tham gia vào chiến dịch này gồm hàng ngàn máy bay, chủ yếu của không quân Mỹ và Anh. Các nước Úc, Tân Tây Lan, Canada và Nam Phi cũng gửi máy bay tham gia. Pháp tuy là cường quốc chiếm đóng Đức, nhưng đang vướng chiến tranh Đông Dương nên chỉ cử vài chiếc “Bà già” chở hàng sang cho quân Pháp ở Tây Berlin. Để góp phần, Pháp cho phép xây sân bay thứ ba là Tegel, ngay trên vùng chiếm đóng của họ. Ngày 5.11.1948, công binh Pháp đã bàn giao sân bay với đường băng 2,42 km, được coi là dài nhất châu Âu ngày đó, cho phép máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh và cất cánh. Sân bay Tempelhof được chia sẻ tải trọng từ đó. Còn sân bay Gatow chỉ là một bãi cỏ hạ cánh cho máy bay nhỏ. Cho đến lúc này, hàng ngày sân bay Tempelhof phải đón nhận hàng trăm máy bay vận tải các loại. Ngày cao điểm 13.8.1948 được gọi là “Ngày thứ sáu đen” vì 700 máy bay vận tải bay đen kịt bầu trời Tây Berlin để chờ hạ cánh với tần suất 2 phút một chiếc. Ở mặt đất, công nhân bốc vác làm việc với cường độ điên cuồng, rút ngắn thời gian dừng lại của mỗi máy bay từ 75 phút xuống còn 30 phút. Trên trời, máy bay phải bay thành nhiều độ cao, cách nhau 500m để không bị lạc ra khỏi 3 đường hành lang hẹp mà lực lượng phòng không Liên Xô cho phép. Đã có những cuộc tập trận bắn đạn thật của cao xạ Liên Xô dọc theo đường biên của hành lang bay. Ban đêm tỉnh thoảng đèn thám không bỗng chiếu sáng để gây rối mắt cho phi công. Sau khi thêm sân bay Tegel, hàng ngày, khoảng 1000 chuyến bay từ các sân bay Tây Đức tới Tây Berlin. Trong thời gian 11 tháng, đã có 277.569 chuyến bay, vận tải 2.1 triệu tấn hàng hóa. Người ta vận chuyển tất cả, từ khoai tây, rau xanh, sữa, muối… để nuôi sống thành phố. Berlin vốn là môt trung tâm công nghiệp nên cũng cần vận chuyển hàng hóa sản xuất ra thị trường. 74.000 tấn hàng đã được xuất đi. Nhưng quan trọng nhất là gần 1,5 triệu tấn than đá, than nâu được vận chuyển bằng máy bay: Những cân than đắt như vàng đó đã cứu sống tây Berlin trong mùa đông 1948-1949. Tuy huy động một lực lượng khổng lồ như vậy, trung bình mỗi ngày Berlin chỉ nhận được khoảng 7000 tấn hàng tiếp tế, trong khi nhu cầu trước đó của thành phố vốn đã bị tàn phá nặng nề là 10.000 tấn/ngày. Do vậy dân chúng Tây Berlin phải thắt lưng buộc bụng rất nhiều suốt trong thời gian bị phong tỏa. Khẩu phần tem phiếu được duy trì từ năm 1945, nay lại bị siết thêm. Nạn nhân chịu hậu quả nặng nhất tất nhiên là các em nhỏ. Lần đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Tempelhof, anh phi công Mỹ Gail Halvorsen bỗng nhìn thấy những em bé đứng bên đống gạch vụn đổ nát bên ngoài đường băng đang vẫy tay. Đứa nào cũng gầy gò, thiếu ăn. Anh đến gặp bọn trẻ và hứa sẽ mang cho chúng quà bằng cách thả dù. Vì máy bay xếp hàng hạ cánh tần xuất 90 giây, nên anh bảo: phi công Mỹ Gail Halvorsen - Chú sẽ lắc cánh trước khi ném quà, các cháu đón nhặt nhé. Hôm sau anh gói ghém kẹo bánh và các túi nho khô, treo vào những chiếc dù nhỏ. Gần đến chỗ đã hẹn, anh lắc cánh vài lần rồi ném những gói quà nhỏ này xuống cho đám trẻ em đang hò hét bên dưới. Thật không thể tả nổi niềm vui của lũ trẻ khi nhặt được những gói quà nặng tình với những chiếc dù xinh đẹp. Từ đó lũ trẻ đặt cho Gail cái tên là “Chú cánh lắc” (Onkel Wackelflügel) “Chú cánh lắc” (Onkel Wackelflügel) Việc làm của Gail đã được nhiều phi công khác noi theo. Hàng ngàn những cánh dù như vậy được ném xuỗng Berlin từ độ cao vài trăm mét mỗi ngày. Những chiếc máy bay ném bom quân sự dữ tợn, đen ngòm, mới cách đó ba năm từng gieo chết chóc kinh hoàng xuống nước Đức, nay được người Đức gọi bằng cái tên thân yêu: “Máy bay ném bom nho”(Rosinenbomber)[3]. Từ đó trẻ em Berlin có một trò chơi mới, hàng ngày đi nhặt các gói quà theo những cánh dù nhỏ đáp xuống thành phố. Hành động của Gail Halvorsen đã khiến các bà mẹ Đức ở miền Tây xúc động. Họ tổ chức quyên góp, mua hàng và đóng thành các bưu kiện nhu yếu phẩm, nhờ các phi công Mỹ gửi cho các bà mẹ không quen biết ở đầu kia của đất nước. Gần ba triệu gói hàng như vậy đã sưởi ấm lòng người Tây Berlin trong mùa đông đó. Sau 11 tháng, Stalin biết là không khuất phục được Berlin, trong khi Wilhelm Pieck, chủ tịch Đông Đức thì lo ngai không khí chiến tranh có thể gây bùng nổ làn sóng tỵ nạn sang Tây Đức. Ngày 12.5.1949, mọi phong tỏa Berlin được tháo gỡ. Các cửa khẩu đường sắt, đường bộ lại được khai thông. Máy bay Đồng minh tiếp tục bay vài ngàn chuyến nữa để nâng dự trữ mọi mặt của Tây Berlin lên hai tháng “Chú cánh lắc” lái chiếc “Máy bay ném bom nho” đã trở thành biểu tượng cho tình người, tình hữu nghị. Tên của ông đã được Thành phố Berlin đặt cho một trường học và một sân thể thao. Tháng 6.2018, nhân kỷ niệm 70 năm cầu hàng không Berlin, ông “chú” 98 tuổi lại sang Berlin gặp lại các ông bà “cháu” ngày xưa nhặt nho của mình. Köln, 9.08.2019 [1]https://vi.wikipedia.org/…/C%E1%BA%A7u_kh%C3%B4ng_v%E1%BA%A… [2] https://en.wikipedia.org/wiki/Gail_Halvorsen [3] https://en.wikipedia.org/wiki/Raisin_Bombers  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài đến giáo phận Speyer cầu nguyện và vận động cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

......

Luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho TNLT và Nhân Quyền Việt Nam

  Neustadt-Hambach, Đức Quốc, 14.6.2019, Cựu Tù Nhân Lương Tâm luật sư Nguyễn Văn Đài vận động cho Nhân Quyền Việt Nam tại Hội Chợ Dân Chủ Neustadt-Hambach Lâu đài Hambach được mệnh danh là „Cái Nôi của nền Dân Chủ Đức“. Nơi đây vào năm 1832 khoảng 30.000 người dân đã tụ tập về để biểu tình tranh đấu cho những quyền tự do căn bản. Và Hambach cũng là nơi dân làng từ mấy năm qua đã phát động chiến dịch cầu nguyện và đòi trả tự do cho những Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam. Đông đảo quần chúng, tầng lớp trí thức, chính trị gia và các chức sắc tôn giáo đã liên tục lên tiếng và tỏ tình liên đới với các nạn nhân của chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam (Xin coi thêm: http://www.viettin.de/node/628 ). Sau TNLT Đặng Xuân Diệu năm 2017, lần này luật sư Nguyễn Văn Đài đến tham gia Hội Chợ Dân Chủ trước nhất để cảm ơn mọi tầng lớp dân làng và thành phố đã tranh đấu cho ông khi còn trong lao tù; sau là để tiếp tục vận động cho hơn 300 TNLT khác còn trong tù ngục của Cộng Sản Việt Nam. Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ LS Nguyễn Văn Đài và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh có lời cám ơn quý vị chính giới, Linh Mục Tu sĩ và nhân dân Đức đã can thiệp trả tự do cho anh, và anh cũng đã nói lên thảm trạng nhân quyền VN. LS Nguyễn Văn Đài đã đón nhận được rất nhiều lời chia vui, chúc mừng và chúc sức khỏe, và nhất là sự ủng hộ tiếp tục cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. Hình ảnh tiếp xúc chính giới: Dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz bà Giorgina Kazungu-Haß, đảng SPD, xã hội dân chủ ông Dirk Herber, dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland-Pfalz, đảng CDU, Liên Minh Kitô dân chủ Ông Martin Hauck, chủ tịch đảng  xã hội dân chủ Hambach Bà Waltraud Blarr, giám đốc sở trật tự thành phố Neustadt an der Weinstraße, đảng Xanh Chủ tịch đảng xã hội dân chủ thành phố Neustadt an der Weinstraße và thành viên hội đồng thành phố Linh mục Michael Paul và Mục sư Ludger Mandelbaum Bà Gerda Bolz, chủ tịch làng Neustadt-Hambach, liên minh Kitô dân chủ Luật sư tiến sĩ Ute Jausel đảng Tự Do Dân Chủ Đức, Hội Đồng Thành Phố Sĩ quan binh chủng không quân Robert Mikolajczak Ông bà cựu Tổng Đô Trưởng Hans Georg Löffler Ân nhân người Đức Thương gia Norbert Gutting   Đức Nam  
......

Merkel tính sổ với Trump

Thủ tướng Angela Merkel đọc diễn văn tại đại học Harvard ngày 30.5.2019 Nguồn : Bergmann - Trang web của chính phủ Đức (Bundesregierung.de) Tôn Thất Thông - diendan.org Ngày 30.5.2019, trường đại học Harvard vinh danh Thủ tướng Angela Merkel với tước vị Tiến sĩ Danh dự về Luật, được tổ chức trong dịp lễ mãn khóa sinh viên tốt nghiệp năm 2019. Trước cử tọa hơn 20.000 người, bao gồm giáo sư, nhân viên, cựu sinh viên, phụ huynh sinh viên và các sinh viên tốt nghiệp, Angela Merkel đọc một bài diễn văn đầy ấn tượng,  điều được thể hiện qua 31 lần vỗ tay vang dội trong suốt bài diễn văn dài khoảng nửa giờ, có lúc cả cử tọa đứng dậy ngưỡng mộ vỗ tay lâu hơn một phút, có lúc sinh viên hô to „wow“, „bravo“ để biểu lộ cảm xúc. Chỉ nhìn vào điệu bộ của Merkel trước micro, có lẽ mọi người đều thấy cảm giác bối rối, ngạc nhiên của Merkel trước sự nồng nhiệt của cử tọa. Bà đứng trên bục ở ngoài trời và dường như có lúc không tin những điều bà thấy ở cử tọa bên dưới. Ở Đức, Angela Merkel đang đối diện với những vấn đề chính trị quốc nội và sự thất bại trong cuộc bầu cử châu Âu vừa qua, nhưng bên kia bờ đại dương, Merkel được chào đón như một thần tượng nhạc Pop nhờ những thông điệp hết sức rõ ràng, không che giấu, vốn dĩ không phải là phong thái thường ngày của bà. Angela Merkel chủ yếu phát biểu những gì ? Không hề đề cập đến Tổng thống Donald Trump một lần, nhưng mọi người có mặt đều hiểu rằng, Merkel muốn gởi nhiều thông điệp đến Donald Trump, như một bảng tính sổ với người đồng nghiệp trước khi Merkel rời chức vụ nay mai. Về mặt nội dung, cảm nhận đó của cử tọa hoàn toàn chính xác. Có lẽ, Angela Merkel muốn sử dụng cơ hội cuối cùng này để vẽ một lằn ranh phân biệt giữa bà và Trump, sự khác nhau như trời và đất giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng có lẽ quan trọng hơn, giữa hai con người với nhân cách khác nhau. Angela Merkel vốn không phải là người có tài hùng biện, đôi lúc nghe bà diễn thuyết có vẻ nhàm chán, buồn ngủ. Những bài diễn văn nổi tiếng nhất của bà thường thể hiện sự hấp dẫn qua nội dung, chứ không phải qua phong thái diễn đạt. Lần này, Merkel phát biểu những gì để gởi gắm đến các sinh viên tốt nghiệp, và qua đó tính sổ với Donald Trump ?   Thông điệp chính trị Tuy bài diễn văn được đọc cho cử tọa ở Harvard, và nội dung là nhắm tới các sinh viên tốt nghiệp. Nhưng thông điệp chính trị đằng sau các câu chữ là không thể nhầm lẫn : đó là những thông điệp để gởi đến Nhà Trắng và Donald Trump. Sự hưởng ứng nồng nhiệt của cử tọa biểu lộ sự đồng tâm giữa đôi bên, Merkel và cử tọa ở Hardvard, rằng họ có chung những thông điệp chống lại chính sách của chính phủ Mỹ, và chống lại phong cách hành xử của Donald Trump. Chính sách thương mại : Đối với chính sách bảo hộ với thuế quan, chiến tranh thương mại của Trump, Angela Merkel phát biểu không hề che giấu và nhân nhượng theo phong cách ngoại giao. Bà nói : „Chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại gây nguy hiểm cho thương mại tự do trên thế giới, vốn dĩ là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta“, và không quên kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp hành động để chống lại xu hướng nguy hiểm đó. Bảo vệ môi trường : Trump không hề xấu hổ khi từng tuyên bố là không hề có cái gọi là „biến đổi khí hậu“ hoặc „phá hủy môi trường“ và con người cũng không có tội lỗi gì với những khái niệm đó, mặc dù Mỹ là quốc gia số một với lượng khí thải nhiều nhất phun lên bầu khí quyển. Ngay từ lúc vừa nhậm chức, Trump rút lui khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu, một hiệp ước được bàn cãi gần 10 năm và được 195 nước tham gia ký kết. Angela Merkel phát biểu không che giấu, không ngoại giao  : „Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn sống tự nhiên. Sự biến đổi đó với các cuộc khủng hoảng đi kèm là do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta có thể và phải làm mọi thứ trong khả năng của con người để thực sự có thể kiểm soát được những thách thức đối với nhân loại. Điều này vẫn còn khả thi”. Angela Merkel còn được cử tọa đứng dậy vỗ tay hoan hô, khi bà công bố một quyết định mà chính phủ Đức vừa ban hành vào tuần lễ cuối tháng 5.2019, là đến năm 2050, Đức sẽ đạt tình trạng „trung hòa thán khí“. Đây là tác phẩm để đời của Angela Merkel, cho nên chúng ta có thể chờ đợi rằng, bà sẽ thúc đẩy quyết định đó sẽ nhanh chóng trở thành luật pháp trước khi bà rời chức vụ Thủ tướng. Chủ nghĩa ích kỷ quốc gia : Angela Merkel dành một đoạn khá dài để kể về trải nghiệm bản thân trong những ngày còn trẻ trong Đông Đức, trong một phần đất tù túng, độc tài, ích kỷ. Nhưng đó chỉ là vài câu dạo đầu để đặt một dấu chấm hết trước cử tọa ở Harvard, vốn có truyền thống tự do phóng khoáng này. Bà nói đến một thế giới mở, dân chủ, gắn kết với nhau trong một không gian hữu nghị, khoan dung, lấy nhân phẩm con người làm trung tâm điểm của mọi quyết định. Đó là những điều đối nghịch với Donald Trump và chủ nghĩa ích kỷ trên bình diện quốc gia mà Trump cứ lập đi lập lại không hề nhàm chán : „America First“, và đi kèm theo là những bài diễn văn của Trump với đầy phong cách American, tự hào, dân tộc chủ nghĩa, sức mạnh quân sự, „các bạn làm cho nước Mỹ tự hào“, „không ai có thể ngăn chặn nước Mỹ làm những chuyện chúng ta muốn“ v.v… Phong cách này làm chúng ta nhớ lại kho thuật ngữ của Joseph Goebel, bộ trưởng tuyên truyền của Quốc xã Hitler. Tai hại thế nào thì chúng ta đã biết. Chủ nghĩa đa phương toàn cầu : Thay vì co cụm trong khuôn khổ quốc gia theo phương châm „America First“ hay tương tự, Angela Merkel muốn truyền cảm hứng cho sinh viên tốt nghiệp một lối nhìn cởi mở, quốc tế thay vì tư duy chật hẹp trong khuôn khổ biên giới quốc gia : „Đây là suy nghĩ thứ hai của tôi dành cho các bạn : Hơn bao giờ hết, chúng ta cần suy nghĩ và hành động đa phương thay vì đơn phương, toàn cầu thay vì quốc gia, thế giới mở thay vì tự cô lập. Nói tóm tắt : đi chung với nhau thay vì độc hành“. Thế giới mở là một thế giới có tương lai, mặc dù Merkel cũng thú nhận rằng „khoảnh khắc mở lòng cũng là khoảnh khắc của sự rủi ro“, nhưng „nếu chúng ta đi vào không gian rộng mở và dám bắt đầu, mọi chuyện đều khả thi“. Hợp tác xuyên Đại Tây Dương : Angela Merkel không quên nhắc đến một nỗi tự hào của người Mỹ nói chung và của đại học Harvard nói riêng. Bà nhắc lại rằng, cách đây 72 năm, ngoại trưởng George Marshall đọc diễn văn trong buổi lễ nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Harvard. Sau đó, kế hoạch Marshall, tức là Kế hoạch Phục hưng châu Âu (ERP) đã mang lại hòa bình, hữu nghị, phồn vinh cho châu Âu và cho cả Hoa Kỳ. Merkel kết luận : „Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với các giá trị dân chủ và nhân quyền đã cho chúng ta một thời gian hòa bình và thịnh vượng dài suốt hơn 70 năm, mà qua đó tất cả các bên đều hưởng lợi“. Mối quan hệ này bị sứt mẻ nặng nề kể từ lúc Donald Trump làm Tổng thống. Thông điệp của Merkel là lời nhắc nhở cho Donald Trump rằng, chuyện gì chống lại quan hệ đối tác chiến lược này chỉ mang lại thiệt hại cho từng quốc gia riêng lẻ ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.   Thông điệp đạo đức luân lý   Sự thật và sự giả dối : Sau hai năm, chúng ta đã biết Donald Trump thường lừa dối cử tri với những thủ thuật điều khiển đám đông bằng truyền thông đại chúng, bằng cách chỉ nói một nửa sự thật, bằng thống kê không đầy đủ, thâm chí dùng cả Fake News, rồi sau đó rút lại, trước sau bất nhất. Merkel vẽ một bức tranh tương phản để làm rõ tầm quan trọng của tính chân thật, vì người lãnh đạo „không gọi điều dối trá là sự thật và gọi sự thật là chuyện gian dối“. Sau câu này, tiếng vỗ tay rầm rộ nhất và lâu nhất, đi kèm với lời hô to „bravo“ của sinh viên. Điều này cũng cho thấy tính chất phóng khoáng của cử tọa Harvard, và dường như Trump không có ảnh hưởng gì lên những sinh viên của đại học elite này. Chân thật với chính mình : Với phong cách trước sau bất nhất của Trump trước và sau kỳ bầu cử, nhân cách của Trump cũng đã lộ rõ. Đối với Trump, chỉ cần đạt mục đích chính trị, còn lại những yếu tố khác đều là thứ yếu. Đối với các sinh viên tốt nghiệp, mà chắc hẳn sau này sẽ có nhiều người trở thành lãnh đạo cao cấp, Merkel nhắc nhở họ về những giá trị đạo đức, những „giá trị không thể dùng để mua bán“ và trong mọi quyết định, cần lấy „sự trung thực đối với người khác, và đối với cả chính mình“ làm gốc. Angela Merkel đặt cho các sinh viên một câu hỏi để họ tự trả lời: „Chúng ta đưa con người, với nhân phẩm và tất cả các khía cạnh của họ, vào trung tâm mọi suy nghĩ, hay chúng ta chỉ nhìn thấy họ là khách hàng, là nguồn dữ liệu, là đối tượng để giám sát?“ Bức tường biên giới : Trong lúc Trump dùng đủ mọi mánh khóe chính trị để có ngân sách xây tường ở biên giới Mexico, thì Merkel nói khá nhiều đến những bức tường khác và kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp „Hãy đập bỏ những bức tường của sự thờ ơ vô cảm và tư duy hẹp hòi, vì không có gì sẽ phải tồn lại như nó đang diễn ra“. Trước đó, Merkel bỏ khá nhiều thì giờ để kể về bức tường Berlin, về trải nghiệm cá nhân bà trong những ngày Đông-Tây còn chia cắt, về cuộc cách mạng hòa bình năm 1989 và kết luận là „cuối cùng, bức tường đã sụp đổ“. Và tất nhiên, mặc dù như bà nói „mọi bức tường đều bắt đầu từ trong đầu óc“, Merkel không quên gián tiếp nói đến bức tường biên giới giữa các quốc gia và nhắn nhủ các sinh viên: „Tôi ước ao rằng, chúng ta đập tan những bức tường này – những bức tường vốn dĩ ngăn chúng ta hiểu biết thế giới, trong đó chúng ta muốn sống cùng nhau“. Phong thái này làm chúng ta nhớ lại câu nói „Tear down this wall“ của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bên bức tường Berlin năm 1961 gởi Mikhail Gorbachev. Theo Angela Merkel, các bức tường sẽ ngăn cản sự chuyển hóa thế giới đến tình trạng tốt đẹp hơn, và sinh viên tốt nghiệp, những người mang trọng trách thiết kế lại bộ mặt thế giới, không thể ngồi yên cho phép chuyện đó xảy ra. Chắc hẳn Trump sẽ không hài lòng chút nào về những ý tưởng của Merkel, nhưng đấy không chỉ là một đòn tạt sườn đối với chính sách của Trump, mà nó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả thế giới. Suy nghĩ đắn do thay vì kích động nhất thời : Không có vị nguyên thủ nào trên thế gian lại mang tính chất kích động như Donald Trump. Trong lúc Trump thường bày tỏ cảm xúc của mình qua những giòng Tweet được viết ở mọi nơi, mọi lúc, không cần suy trước tính sau, nếu cần thì rút lại không hề đắn đo, thì Angela Merkel nhắn nhủ sinh viên rằng, „[…] và dưới áp lực phải có quyết định, nếu chúng ta không tuân theo những kích động ban đầu, mà thay vào đó hãy dừng lại một chút, giữ im lặng, suy nghĩ, tạm ngừng một khắc“ và bà mong rằng, các sinh viên hãy „kiên quyết đứng vững trên các giá trị không thể mua bán được, và hành động đúng theo lẽ phải“. Nói cách khác, hãy đắn đo suy nghĩ trước khi hành động. Đó chính là chất lượng của người lãnh đạo mà Merkel muốn truyền lại cho sinh viên tốt nghiệp.   Những điều nói không rõ ở Harvard Trong lúc ca ngợi thành tựu 70 năm của đối tác xuyên Đại Tây Dương, Merkel không bày tỏ một cảm nhận, cũng không đưa ra một phỏng đoán hoặc biểu lộ một niềm hy vọng cụ thể về 70 năm tiếp theo. Merkel không đưa ra một phỏng đoán nào về NATO vốn dĩ thường trực bị Trump công kích. Sợi chỉ hồng „không có gì phải tồn lại như nó đang diễn ra“ xuyên suốt bài diễn văn mà Angela Merkel lập lại trong phần kết luận đọc bằng tiếng Anh, có phải cũng sẽ đúng cho NATO, cho đối tác xuyên Đại Tây Dương? Đây cũng là phong cách quen thuộc của Angela Merkel, và chỉ có bà mới trả lời được. Chuyến công du sang Harvard cũng là cơ hội cuối cùng trong cuộc đời chính trị, một mặt với tư cách cá nhân đi nhận bằng tiến sĩ danh dự, nhưng mặt khác vẫn còn trong cương vị Thủ tướng, Merkel muốn gián tiếp nhưng chính thức xin lỗi thế giới một lần nữa về tội ác mà Quốc xã Đức đã gây ra cho nhân loại. Bà nói : „Đất nước của tôi, Đức, đã mang những đau khổ không thể tưởng tượng được đến châu Âu và thế giới“. Có vị nguyên thủ nào có thể can đảm nói như thế, ngoại trừ Tổng thống Đức Richard Weizsäcker phát biểu một lần vào ngày 8.5.1985, cách đây hơn 30 năm ? Ngoài ra từ trước tới sau, chúng ta không hề nghe một lời thú tội như thế từ Nhật, từ Ý về những tội ác trong Thế chiến II, lại càng không bao giờ nghe từ một nguyên thủ nào của British Empire nói về tội ác tại các thuộc địa, cũng không nghe từ Grande Nation Pháp, không nghe từ Tây Ban Nha nói về Nam Mỹ, không nghe từ Bồ Đào Nha nói về buôn bán nô lệ ở châu Phi. Merkel xứng đáng được hưởng sự ngưỡng mộ nồng nhiệt từ cử tọa ở đại học Harvard. Có vẻ như sau bài diễn văn này, thêm nhiều người Đức có cảm tình hơn và hãnh diện hơn về vị nguyên thủ của mình.   Cử tọa ở Harvard nghĩ gì về Merkel ? Trong lời giới thiệu và nêu lý do vinh danh Merkel với tước vị Tiến sĩ Danh dự, chủ tịch Larry Bacow phát biểu: „Một bức tường sụp đổ, và bà ấy vươn dậy, lãnh đạo quốc gia của bà bằng sức mạnh và lương tri, và hướng dẫn châu Âu vượt qua thử thách và thay đổi“. Larry Bacow đặc biệt ca ngợi chính sách nhập cư của Angela Merkel với phương châm „Wir schaffen das“ (ND: chúng ta làm được là phương châm hành động của Merkel trong cuộc khủng hoảng nhập cư năm 2015). Tờ báo chính thức của nhà trường, Harvard Gazette, đã từng đưa tít „Thủ tướng của thế giới tự do“ trong số đặc biệt cho buổi lễ, họ viết : „Với phương châm Wir schaffen das, bốn nhiệm kỳ của Angela Merkel đã để lại dấu ấn của quyết tâm và chủ nghĩa thực tiễn“. Cho dù chính sách nhập cư của Merkel bị chỉ trích trong nội bộ Đức, nhưng vẫn được phái tự do trên thế giới hết lòng ủng hộ, và Angela Merkel biết „phải làm những gì bà cho là đúng“. Nực cười thay, chính sách nhập cư của Merkel bị phê bình dữ dội ở Đức, trong cũng như ngoài Liên minh Cơ đốc (CDU/CSU). Phê bình đó xuất phát từ nhận thức đúng-sai, hay chỉ vì các đảng lớn mất phiếu về phe cực hữu ? Mỗi người có một cách nhìn khác nhau. Dù sao, chính sách nhập cư của Merkel được nhóm người phóng khoáng trên thế giới ngưỡng mộ, thán phục. Harvard là một thí dụ. Và không ít người Đức công khai tuyên bố rằng, họ hãnh diện về chính sách thu nhận dân nhập cư. Họ còn mong muốn rằng, nhà nước nên thu nhận nhiều hơn để cứu các nạn nhân của chiến tranh, khủng bố, đói nghèo và biến đổi khí hậu.  Khi chủ tịch hội cựu sinh viên Harvard, Margaret Wang giới thiệu rằng, Angela Merkel „thực tế là nhân vật lãnh đạo EU“, thì cử tọa vỗ tay hoan hô. Merkel chỉ mỉm cười khiêm tốn. Nhưng khi bà Wang nhắc nhở thêm rằng, chính Angela Merkel đã thu nhận hơn một triệu người nhập cư từ Bắc Phi, thì cả cử tọa đều đứng dậy vỗ tay không dứt. Thái độ đó là câu trả lời hay nhất cho cách hành xử của Donald Trump. Chính Trump, chứ không ai khác, đã bình luận quyết định của Merkel năm 2015 về nhập cư là nó „sẽ phá hủy nước Đức“. Nhà giáo Harvard Cathryn Clüver phát biểu trong cuộc phỏng vấn ngay sau buổi lễ : „Người Mỹ tìm thấy ở Angela Merkel một sự bảo đảm cho ổn định“. Ethan Hughes, sinh viên vừa tốt nghiệp Master phát biểu : “Nhiều người Mỹ hướng tầm nhìn về bà, vì ở đây (Mỹ) đang thiếu một khuôn mặt lãnh đạo chính trị có tầm cỡ“. Malek Hassan, tốt nghiệp y khoa : „Bà đã tạo niềm cảm hứng cho cả một thế hệ trẻ“. Nữ sinh viên Đức Marcella Vutto tốt nghiệp Harvard : „Merkel có một tiếng tăm đáng kể trên bình diện quốc tế. Trong nội bộ Đức, điều đó tiếc thay không được cảm nhận thấu đáo“, và cô bạn học Sonja Krein nói thêm : „Merkel thể hiện một gương mặt rất tốt, đặc biệt trong thời gian còn Trump“. Cô tiếp theo khi được hỏi đến bài diễn văn : „Thật là cool, để có thể có mặt hôm nay với tư cách là một người Đức“. Nikhil Kumar, sinh viên Mỹ, thì hào hứng hơn : „Merkel đã thành công trong việc truyền cảm hứng cho sinh viên tốt nghiệp, đồng thời gởi thông điệp đến Donald Trump“ và nói tiếp, dù bà không nhắc đến Trump nhưng „quá rõ ràng là các thông điệp của bà đều hướng về Trump. Merkel nhấn mạnh một cách có chủ ý về tầm quan trọng của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương“. Tôn Thất Thông     Tài liệu tham khảo 1.    Angela Merkel : Toàn văn bài diễn văn 2.    DW Deutsche Welle : Worüber Merkel in Harvard nicht gesprochen hat (Những điều Merkel không nói ở Harvard): 3.    DW Deutsche Welle – Gefeiert und geehrt : Merkel in Harvard (Được hoan hô và kính trọng: Merkel ở Harvard) 4.    FOCUS – Weckruf an die Welt (Lời cảnh tỉnh gởi đến thế giới) 5.    FOCUS – Die wichtigsten Botschaften der Merkel-Rede (Những thông điệp quan trọng nhất trong bài diễn văn của Merkel) 6.    FOCUS – Merkel grenzt sich bei Harvard-Rede scharf von Trump ab (Merkel vạch lằn ranh rõ rệt với Trump qua bài diễn văn tại Harvard) 7.    SPIEGEL – Merkels Abrechnung (Bảng tính sổ của Merkel) 8.    SPIEGEL – Merkel kritisiert indirekt Trump (Merkel gián tiếp phê bình Trump) 9.    SPIEGEL – Merkel in Harvard gewürdigt (Merkel được vinh danh tại Harvard) 10.    Washington Post – Merkel tells Harvard grads to tear down „walls of ignorance“ (Merkel kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp Harvard “hãy phá bỏ bức tường vô cảm”): 11.    Washington Post – Harvard celebrates Angela Merkel Liberal Hero 12.    WELT – Merkels Anti-Trump-Rede mit vielen Botschaften (Bài diễn văn chống Trump với nhiều thông điệp) 13.    WELT – Harvard Universität lobt explizit „Wir schaffen das“-Slogan (Đại học Hardvard ca ngợi phương châm „Chúng ta làm được“):       Toàn văn bài diễn văn của Thủ tướng Angela Merkel   Tôn Thất Thông dịch   (Đoạn đầu và đoạn cuối, bà Merkel phát biểu bằng tiếng Anh như một thủ tục ngoại giao. Đoạn chính thì phát biểu bằng tiếng Đức có thông dịch sang tiếng Anh) (Đoạn này tiếng Anh) Thưa Chủ tịch Bacow, Các nghiên cứu sinh của trường, Thành viên của Hội đồng Giám thị, Thành viên của Hội cựu sinh viên, Thành viên của Khoa, Quí vị phụ huynh và sinh viên tốt nghiệp! Hôm nay là một ngày vui sướng. Đó ngày của các bạn. Xin gởi đến các bạn nhiều lời chúc mừng ! Tôi rất sung sướng được có mặt hôm nay và muốn kể cho các bạn nghe một số trải nghiệm của riêng tôi. Buổi lễ này đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn đầy nỗ lực và có lẽ cũng đầy khó khăn trong cuộc sống của các bạn. Bây giờ, cánh cửa đang mở ra để đón chào cuộc sống mới. Điều đó thật hứng thú và đầy cảm hứng. Nhà văn Đức Hermann Hesse có một số từ ngữ tuyệt vời cho một tình huống như vậy trong cuộc sống. Tôi muốn trích dẫn ông ấy và sau đó xin tiếp tục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Hermann Hesse đã viết: "Mỗi bước khởi đầu đều hàm chứa một điều thần diệu, nó bảo vệ chúng ta và giúp chúng ta sống." (Đoạn này tiếng Đức) Những lời này của Hermann Hesse đã truyền cảm hứng cho tôi khi tôi tốt nghiệp khoa vật lý lúc vừa 24 tuổi. Đó là năm 1978. Thế giới bị chia đôi thành Đông và Tây. Đó là thời đại của chiến tranh lạnh. Tôi lớn lên ở Đông Đức, Cộng Hòa Dân Chủ Đức, lúc đó còn là phần đất chưa có tự do trên quê hương tôi, trong một chế độ độc tài. Con người bị đàn áp và bị kiểm soát. Đối thủ chính trị thì bị theo dõi. Chính phủ của CHDC Đức sợ rằng người dân sẽ chạy trốn để đi tìm tự do. Đó là lý do tại sao họ đã xây bức tường Berlin. Nó được làm bằng bê tông và thép. Bất cứ ai bị phát hiện có ý định vượt rào, sẽ bị bắt giữ hoặc bị bắn chết. Bức tường ngay ở giữa Berlin này đã chia rẽ một dân tộc - và nó chia cắt nhiều gia đình. Gia đình tôi cũng bị phân cách như thế. Chỗ làm đầu tiên của tôi sau khi tốt nghiệp là Học viện Khoa học ở Đông Berlin, tôi làm việc với tư cách một nhà vật lý. Tôi sống gần bức tường Berlin. Trên đường từ học viện về nhà, tôi đã đi về hướng đó mỗi ngày. Đằng sau bức tường là Tây Berlin, vùng đất tự do. Và mỗi ngày, khi tôi đến rất gần bức tường, tôi phải rẽ ngang đường khác vào phút cuối – để đến căn hộ của tôi. Mỗi ngày tôi phải rẽ tránh con đường dẫn đến tự do. Đã bao lần tôi nghĩ, tôi khó có thể chịu đựng được điều đó. Nó thật sự rất cay đắng. Tôi không phải là người ly khai vì bất đồng chính kiến. Tôi không chạy đến bức tường, nhưng tôi không thể phủ nhận sự tồn tại của nó, vì tôi không muốn nói dối bản thân mình. Bức tường Berlin đã hạn chế khả năng của tôi. Rõ ràng nó cản đường của tôi. Nhưng có một điều mà bức tường này không làm được trong suốt những năm đó: nó không thể qui định cho tôi một giới hạn nội tâm. Nhân cách của tôi, trí tưởng tượng của tôi, lòng khao khát của tôi - tất cả những điều này không thể bị hạn chế bởi sự cấm đoán và ép buộc. Rồi năm 1989 đã đến. Khắp châu Âu, ý chí chung về tự do đã tạo nên sức mạnh không thể tin được. Hàng trăm ngàn người đã dũng cảm xuống đường ở Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc và cả CHDC Đức. Người ta đi biểu tình và bức tường sụp đổ. Điều mà nhiều người – ngay cả tôi – nghĩ là không thể xảy ra đã trở thành hiện thực. Nơi từng là một bức tường tối tăm, đột nhiên mở ra một cánh cửa. Đối với tôi, khoảnh khắc đã đến để bước qua. Tôi không còn phải rẽ ngang đường khác để tránh tự do. Tôi có thể vượt qua nó và đi vào không gian mở. Trong những tháng này, 30 năm trước, cá nhân tôi đã trải nghiệm rằng không có một điều gì phải được giữ nguyên như nó đã có trong quá khứ. Các bạn sinh viên tốt nghiệp thân mến, tôi muốn truyền lại cho các bạn kinh nghiệm này như là luồng suy nghĩ đầu tiên của tôi: những gì có vẻ cố định và bất khả biến, tự nó cũng có thể thay đổi. Và dù điều đó lớn hay nhỏ: mọi thay đổi đều khởi đi từ trong đầu. Thế hệ cha mẹ tôi đã phải học điều này rất đau đớn. Cha và mẹ tôi sinh năm 1926 và 1928. Khi họ đã lớn như hầu hết các bạn ở đây ngày hôm nay, sự sụp đổ của văn minh với việc tàn sát người Do Thái và Thế chiến thứ hai cũng vừa kết thúc. Đất nước của tôi, Đức, đã mang những đau khổ không thể tưởng tượng được đến châu Âu và thế giới. Làm sao có thể tưởng tượng được rằng, những người chiến thắng và kẻ chiến bại sẽ tiếp tục đối đầu nhau bất khả hòa giải trong một thời gian dài? Nhưng may mắn thay, châu Âu đã vượt qua những cuộc xung đột dài hàng thế kỷ. Một trật tự hòa bình được thành lập, được xây dựng trên mẫu số chung thay vì trên sức mạnh của quốc gia. Cho dù bao cuộc tranh luận và thoái bộ tạm thời, tôi có một niềm tin chắc chắn: Chúng tôi, phụ nữ và nam giới ở châu Âu, đang thống nhất để tiến đến hạnh phúc. Mối quan hệ giữa người Đức và người Mỹ cũng cho thấy, làm thế nào mà các đối thủ cũ của cuộc chiến đã trở thành bạn hữu. Đóng góp rất quyết định cho chuyện đó là kế hoạch của George Marshall, mà ông đã tuyên bố tại đây vào năm 1947 trong bài phát biểu khai mạc. Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với các giá trị dân chủ và nhân quyền đã cho chúng ta một thời gian hòa bình và thịnh vượng dài suốt hơn 70 năm, mà qua đó tất cả các bên đều hưởng lợi. Còn hôm nay? Sẽ không lâu nữa, các chính trị gia thuộc thế hệ của tôi không còn là đối tượng của khóa học "Làm công tác lãnh đạo", mà cùng lắm là "Lãnh đạo trong lịch sử". Các bạn tốt nghiệp Harvard năm 2019 thân mến, trong những thập kỷ tới, thế hệ của các bạn sẽ đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21. Các bạn nằm trong số những người sẽ dẫn chúng tôi đến tương lai. Chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại gây nguy hiểm cho thương mại tự do trên thế giới, vốn dĩ là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta. Công nghệ số hóa phủ bóng lên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Chiến tranh và khủng bố dẫn đến di tản và trục xuất. Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn sống tự nhiên. Sự biến đổi đó với các cuộc khủng hoảng đi kèm là do con người tạo ra. Vì vậy, chúng ta có thể và phải làm mọi thứ trong khả năng của con người để thực sự có thể kiểm soát được những thách thức đối với nhân loại. Điều này vẫn còn khả thi. Nhưng mọi người phải góp phần của mình vào - tôi nói điều đó với tinh thần tự phê bình – và trở nên tốt hơn. Do đó, tôi sẽ làm hết sức mình để đảm bảo rằng Đức, đất nước tôi, sẽ đạt được mục tiêu: trung hòa thán khí vào năm 2050. Thay đổi để tốt hơn là điều có thể làm được, nếu chúng ta cùng nhau giải quyết. Làm một mình đơn độc sẽ không dẫn đến thành công. Và đây là suy nghĩ thứ hai của tôi dành cho các bạn: Hơn bao giờ hết, chúng ta cần suy nghĩ và hành động đa phương thay vì đơn phương, toàn cầu thay vì quốc gia, thế giới mở thay vì tự cô lập. Nói tóm tắt: đi chung với nhau thay vì độc hành. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, trong tương lai các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác hẳn so với thế hệ của tôi. Có lẽ, chiếc điện thoại thông minh của các bạn có công suất tính toán mạnh hơn nhiều so với chiếc máy tính lớn của IBM được Liên Xô sao chép, phương tiện mà tôi đã sử dụng vào năm 1986 để hoàn tất luận án tiến sĩ của mình tại CHDC Đức. Ngày nay, chúng ta sử dụng trí thông minh nhân tạo để quét hàng triệu hình ảnh về các triệu chứng của bệnh tật, ví dụ, để chẩn đoán ung thư tốt hơn. Trong tương lai, robot có tính đồng cảm có thể giúp các bác sĩ và y tá tập trung vào nhu cầu cá nhân của từng bệnh nhân. Chúng ta không thể nói trước, những ứng dụng nào có thể sử dụng được. Nhưng những cơ hội đi kèm với nó thật sự rất ngoạn mục có thể làm ta đứng tim. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, về cơ bản, mọi chuyện đều nằm trong tay các bạn, là làm thế nào để chúng ta tận dụng những cơ hội này. Chính bạn chứ không ai khác, sẽ là người tham gia quyết định việc phát triển tiếp tục về phương cách chúng ta làm việc, giao tiếp, di chuyển và, đúng vậy, toàn bộ phong cách chúng ta sống. Là Thủ tướng, tôi thường phải tự hỏi: mình có đang làm đúng hay không? Tôi đang làm một cái gì đó bởi vì nó hợp lẽ phải, hay đơn giản chỉ vì nó khả thi? Các bạn cũng nên tự hỏi điều đó nhiều lần - và đó là suy nghĩ thứ ba của tôi gởi đến các bạn ngày hôm nay. Chúng ta đặt ra các quy tắc cho công nghệ hay công nghệ quyết định cuộc sống chung giữa chúng ta? Chúng ta đưa con người, với nhân phẩm và tất cả các khía cạnh của họ, vào trung tâm mọi suy nghĩ, hay chúng ta chỉ nhìn thấy họ là khách hàng, nguồn dữ liệu, đối tượng để giám sát? Đây là những câu hỏi khó. Tôi đã học được rằng, câu trả lời cho các câu hỏi khó có thể được tìm thấy, nếu chúng ta luôn nhìn thế giới cũng qua con mắt của người khác; nếu chúng ta biết tôn trọng lịch sử, truyền thống, tôn giáo và bản sắc của người khác; nếu chúng ta kiên quyết đứng vững trên các giá trị không thể mua bán được, và hành động đúng theo lẽ phải đó; và dưới áp lực phải có quyết định, nếu chúng ta không luôn tuân theo những kích động ban đầu, mà thay vào đó hãy dừng lại một chút, giữ im lặng, suy nghĩ, tạm ngừng một khắc. Tất nhiên, điều đó cần rất nhiều can đảm. Trên hết, nó cần phải trung thực với người khác và - có lẽ là quan trọng nhất – trung thực với chính mình. Có nơi nào tốt hơn để bắt đầu với nó hơn chính ở chỗ này, nơi có rất nhiều người trẻ từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau học hỏi theo phương châm của chân lý, cùng nghiên cứu và thảo luận các vấn đề của thời đại chúng ta? Điều này hàm chứa ý nghĩa rằng, chúng tôi không gọi điều dối trá là sự thật và gọi sự thật là chuyện gian dối. Điều đó cũng có ý nghĩa rằng, chúng ta không chấp nhận sự sai trái là chuyện bình thường của chúng ta. Các sinh viên tốt nghiệp thân mến, nhưng những gì có thể cản trở các bạn, cản trở chúng ta? Một lần nữa, đó là những bức tường: những bức tường trong đầu óc – vì sự thờ ơ vô cảm và đầu óc hẹp hòi. Các bức tường giữa các thành viên của một gia đình, cũng như giữa các nhóm người trong xã hội, các màu da, các dân tộc, các tôn giáo. Tôi ước ao rằng, chúng ta đập tan những bức tường này - những bức tường vốn dĩ ngăn chúng ta hiểu biết thế giới, trong đó chúng ta muốn sống cùng nhau. Có thành công hay không, điều đó tùy thuộc vào chúng ta. Do đó, các sinh viên tốt nghiệp thân mến, suy nghĩ thứ tư của tôi là, hãy xem lại: không có gì là hiển nhiên. Tự do cá nhân của chúng ta không là hiển nhiên, dân chủ không hiển nhiên, hòa bình cũng không và thịnh vượng cũng không tự nhiên đạt được. Nhưng nếu chúng ta phá bỏ những bức tường kìm hãm chúng ta, nếu chúng ta đi vào không gian rộng mở và dám bắt đầu, mọi chuyện đều khả thi. Tường có thể sụp đổ. Chế độ độc tài có thể biến mất. Chúng ta có thể ngăn chận sự nóng lên của quả đất. Chúng ta có thể thắng nạn đói. Chúng ta có thể diệt trừ bệnh tật. Chúng ta có thể tạo ra cho cho mọi người, đặc biệt là các cô gái, khả năng tiếp cận với giáo dục. Chúng ta có thể chống lại các nguyên nhân của di tản và trục xuất. Chúng ta có thể làm tất cả điều đó. Vì vậy, trước tiên đừng hỏi những gì không làm được, hoặc những gì đã luôn luôn hiện hữu. Mà trước tiên, chúng ta hãy hỏi những gì làm được và tìm kiếm những điều chưa từng được thực hiện trước đây. Chính những lời này tôi đã phát biểu vào năm 2005 trong tuyên bố chính phủ đầu tiên, với tư cách là Thủ tướng Liên bang mới được bầu của Cộng hòa Liên bang Đức, với tư cách là người phụ nữ đầu tiên trong chức vụ này, tại Deutscher Bundestag, Quốc hội Đức. Và với những lời này tôi cũng muốn nói với các bạn suy nghĩ thứ năm của tôi: Hãy tự làm cho mình ngạc nhiên với những gì khả thi - hãy tự làm mình ngạc nhiên với những gì chúng ta có thể làm được! Trong cuộc đời của tôi, sự sụp đổ của bức tường Berlin gần 30 năm trước đã cho phép tôi đi vào không gian mở. Lúc đó, tôi đã bỏ lại công việc của một nhà khoa học và đi vào con đường chính trị. Đó là điều thật xúc động và đầy ma lực, giống như cuộc sống của các bạn cũng sẽ thú vị và đầy sự thần diệu. Nhưng tôi cũng có những giây phút hoang mang và lo lắng. Hồi đó, tất cả chúng tôi đều biết những gì ở phía sau chúng tôi, nhưng không biết những gì sẽ nằm ở phía trước. Có lẽ, với tất cả niềm vui của ngày hôm nay, các bạn cũng ít nhiều mang tâm trạng như thế. Do đó, tôi cũng có thể nói với các bạn trải nghiệm thứ sáu của tôi: khoảnh khắc mở lòng cũng là một khoảnh khắc của sự rủi ro. Việc buông bỏ cái cũ là thành tố của một khởi đầu mới. Không có sự bắt đầu nào mà không có kết thúc, không có ngày nào mà không có đêm, không có sự sống nào mà không có cái chết. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta bao gồm sự khác biệt, khác biệt giữa bắt đầu và kết thúc. Những gì ở giữa, chúng ta gọi là cuộc sống và trải nghiệm. Tôi tin rằng, chúng ta lại phải luôn sẵn sàng hoàn thành mọi thứ, để cảm nhận sự kỳ diệu của bước khởi đầu và có thể thực sự nắm lấy cơ hội. Đó là kinh nghiệm của tôi trong nghiên cứu, trong khoa học - và đó cũng là kinh nghiệm trong chính trị. Và có ai biết được, những gì sẽ đến với tôi sau cuộc đời chính trị gia? Nó hoàn toàn để ngỏ. Chỉ có một điều rõ ràng: nó sẽ là một cái gì khác và mới mẻ. (Đoạn này tiếng Anh) Đó là lý do tại sao tôi muốn gởi cho các bạn điều ước này: Hãy đập bỏ những bức tường của sự thờ ơ vô cảm và tư duy hẹp hòi, vì không có gì phải tồn lại như nó đang diễn ra. Hãy cùng nhau hành động - vì lợi ích của một thế giới toàn cầu đa phương. Các bạn hãy tiếp tục tự hỏi: Tôi đang làm một cái gì đó vì nó đúng hay đơn giản chỉ vì nó khả thi? Đừng quên rằng, tự do không bao giờ là điều có thể có được do người khác ban phát. Hãy làm cho chính mình tự ngạc nhiên về những điều gì khả thi. Hãy nhớ rằng, sự cởi lòng luôn luôn liên quan đến sự rủi ro. Buông bỏ cái cũ là một phần của sự khởi đầu mới. Và trên hết: Không có gì có thể được coi là hiển nhiên, mọi thứ đều khả thi. Xin cám ơn quí vị ! Nguyên bản tiếng Đức:  https://www.bundesregierung.de/breg-de/aktuelles/rede-von-bundeskanzlerin-merkel-bei-der-368-graduationsfeier-der-harvard-university-am-30-mai-2019-in-cambridge-usa-1633384        
......

Câu chuyện của bà thủ tướng Đức

Lê Phan - Người Việt| Tuần này Thủ Tướng Angela Merkel của Đức đến Hoa Kỳ. Bà được Đại Học Harvard mời đọc bài diễn văn tốt nghiệp. Nhưng bà không có ý định ghé thăm Tổng Thống Donald Trump ở Tòa Bạch Ốc. Đối với bà Angela Merkel, tiếng chuông báo động đến vào lúc nửa đêm. Thủ tướng Đức đang ngủ trên chiếc phi cơ của chính phủ bà ở đâu đó trên bầu trời Đại Tây Dương vào Tháng Sáu năm ngoái khi Tổng Thống Donald Trump phá hủy một thỏa thuận mong manh mà bà đã xây dựng với các lãnh tụ Khối G7 ở Canada.   Trước khi đi ngủ, bà đã lạc quan vì những nhượng bộ bà đã đạt được từ tổng thống Hoa Kỳ cho một tuyên bố chung về mậu dịch. Khi ông thất hứa, bà sửng sốt. Cũng phải nói bà Merkel đã chịu đựng một loạt những cuộc tấn công kể từ khi ông Trump nhậm chức -về xe hơi hạng sang của Đức, công chi về quốc phòng, Iran, khí đốt từ Nga, và làm ăn với Huawei Technologies Co. Nhưng sự đổ vỡ ở cuộc họp thượng đỉnh G7 hồi Tháng Sáu năm ngoái đã khiến bà đi đến quyết định: Tổng Thống Trump không phải là một partner mà nước Đức có thể trông cậy được. Gần 12 tháng sau, tình hình ngày càng tệ hơn. Đã có một sự pha trộn đau lòng và bực mình ở Berlin và các viên chức đã tự hỏi liệu liên hệ giữa hai đồng minh có phải đã vượt điểm không còn trở lại được như xưa nữa chăng. Ngay cả nếu ông Trump thất cử năm 2020, họ nói là niềm tin vốn là nền tảng của tình thân hữu xuyên Đại Tây Dương từ bảy thập niên nay có thể đã biến mất không còn tìm lại được nữa. Đức đã bắt đầu xây dựng những liên minh mới mà rồi sẽ bảo vệ quyền lợi của họ trong một thế giới mà Hoa Kỳ không muốn tham gia. Và một số còn có thể không làm Hoa Kỳ hài lòng. Hôm Thứ Sáu tuần trước, 24 Tháng Năm, trong một cuộc mít tinh ở Munich, bà Merkel đã bảo với nhân dân Đức: “Chúng ta phải nắm lấy định mệnh của chúng ta trong tay mình trong tương lai nếu chúng ta muốn mạnh hơn.” Thành ra khi thủ tướng đến Hoa Kỳ vào ngày Thứ Năm vừa qua để đọc bài diễn văn tốt nghiệp tại Đại Học Harvard, bà đã không tính đến chuyện viếng thăm Tòa Bạch Ốc như bà đã làm trong hai năm qua. Các viên chức Hoa Kỳ cả quyết là Tổng Thống Trump tôn trọng Thủ Tướng Merkel. Nhưng họ cũng cho thấy sự hiểu lầm vốn đã xảy ra trong liên hệ giữa hai vị lãnh tụ. Một viên chức của chính phủ Hoa Kỳ giải thích với thông tấn xã Bloomberg vấn đề chính của Tổng Thống Trump với Thủ Tướng Merkel là thặng dư mậu dịch của Đức với Hoa Kỳ. Nhưng chính phủ Trump tỏ ra mất kiên nhẫn khi Đức, như tất cả các thành viên Liên Hiệp Âu Châu khác, đã trao quyền điều đình mậu dịch cho Brussels. Tổng Thống Trump không chịu hiểu điều đó hay là, với bản tính bắt nạt, ông lý luận là Đức phải dùng cái quyền là nền kinh tế lớn nhất Âu Châu để đẩy các cuộc thảo luận theo chiều hướng Đức muốn. Trong những cuộc gặp gỡ riêng, tổng thống đã năn nỉ bà Merkel hãy đích thân tham gia vào điều đình mậu dịch, viên chức này giải thích. Nhưng thủ tướng cả quyết là ông phải nói chuyện với Ủy Hội Âu Châu tức chính phủ của Liên Hiệp. Viên chức này nói không có sự thù hận nhưng không có tình thân hữu. Điều ông Trump không hiểu và có lẽ cũng không có khả năng để muốn hiểu là bà không thể nào hủy bỏ công trình xây dựng mấy chục thập niên nay để tạo dựng nên một Âu Châu hòa bình, tương đối thống nhất và không có chiến tranh. Muốn hiểu bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, thì chúng ta phải nhớ bà sinh ra ở Tây Đức nhưng lớn lên là một người Đông Đức, con gái một mục sư và là một nhà khoa học. Hơn nữa, bà là con của một mục sư đã được đưa sang chủ trì một ngôi nhà thờ ở Đông Đức. Bà lớn lên khi bức tường Berlin được dựng lên để ngăn cách Âu Châu làm hai. Ở Harvard, bà thú nhận với các sinh viên tốt nghiệp là bức tường Berlin đã cắt đứt mọi hy vọng và cơ hội cho bà, nhưng bà nói với họ: “Bức tường Berlin đã giới hạn cơ hội cho tôi. Nó thực sự đã đứng cản đường tôi. Tuy nhiên, có một điều bức tường đó không làm gì nổi trong những năm tháng đó: nó không áp đặt được giới hạn cho những gì tôi nghĩ trong thâm tâm tôi. Cá tính con người tôi, trí tưởng tượng của tôi, ước mơ và thèm muốn, cấm kỵ và ép buộc không giới hạn được bất cứ điều gì bên trong tôi cả.” Là con của một mục sư bà đặt những giá trị cao cho đạo đức và lòng nhân ái. Bà đã cương quyết mở cửa cho dân tị nạn vì bà bảo là những người may mắn hơn có trách nhiệm cưu mang cho những người ít may mắn hơn. Là một nhà khoa học bà suy nghĩ và hành động theo lý trí. Là một người Âu Châu đã là nạn nhân của phân chia, độc tài và đàn áp, và chính vì vậy mà bà đã coi lý tưởng của một Âu Châu thống nhất và hòa bình quan trọng hơn tất cả. Chính vì thế bà khó có thể hòa hợp với Tổng Thống Trump, ở mọi khía cạnh hoàn toàn đối nghịch với bà. Một cách ngoại giao bà trả lời đài CNN “Tổng thống có lập trường của ông, và tôi có lập trường của tôi. Thường chúng tôi cũng tìm thấy chỗ đứng chung. Nếu không thì chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và điều đình.” Thật là khác xa với hai cựu Tổng Thống Barack Obama và George W. Bush. Bà đã tìm được người đồng điệu ở ông Obama trí thức, nhưng bà vui vẻ đến thăm hai ông bà Bush ở Texas và tìm thấy đức tin và sự chân thành của ông bà Bush đáng mến. Không phải là ông Trump và bà Merkel không cố gắng tạo một mối liên lạc. Lần thứ nhì bà viếng thăm Tòa Bạch Ốc vào Tháng Tư, 2018, tổng thống mời bà đi thăm dinh thự, kể cả phòng ngủ của cố Tổng Thống Lincoln, khi ông tìm cách lấy lòng bà. Nhưng ông hành động như là thái độ tử tế của ông có thể có ảnh hưởng tốt ngay khi ông đang tấn công các vấn đề chính sách của Đức. Đối với bà Merkel mọi sự đều dẫn đến kết luận ông là một tổng thống bà không tin cậy nổi. Vài tuần sau cuộc viếng thăm ở Tòa Bạch Ốc, ông nói – hoàn toàn vô căn cứ – là tội ác ở Đức là “tăng vọt” vì chính sách di dân của bà Merkel. Một tháng sau ông gọi bà là “lệ thuộc vào Nga” vì dự định một đường dẫn khí đốt mới. Hồi Tháng Mười Hai, các viên chức Hoa Kỳ đe dọa không cho Đức tham gia hệ thống chia sẻ tình báo nếu Huawei được phép cung cấp dụng cụ cho hệ thống truyền tin thế hệ thứ 5. Tất cả là một phần của một cuộc tấn công rộng lớn hơn vào trật tự thế giới đa phương vốn đã giữ cho Đức an toàn và làm cho Đức giàu có. Ông Trump càng tấn công thì những khuyến cáo của bà Merkel lại càng bi quan. Sau chuyến viếng thăm Tòa Bạch Ốc lần cuối, thủ tương bắt đầu nhắc đến Cuộc Chiến 30 Năm vốn đã tàn phá Âu Châu hồi thế kỷ thứ 17. Lúc đó, cũng như bây giờ, Âu Châu đã mới được hưởng 70 năm hòa bình ổn định. Và lúc đó, cũng như bây giờ, các lãnh tụ bắt đầu lờ đi những giới hạn vốn đã là nền tảng của hòa bình đó. “Trong chỉ một đòn giáng xuống, toàn thể trật tự trở thành cát bụi,” bà nói trong một hội nghj tôn giáo vài ngày sau khi từ Washington trở về. Và đó là lập trường mà các lãnh tụ của nước Đức ngày càng có về liên hệ xuyên Đại Tây Dương. Ngay cả những khi họ có thể thông qua được những khu vực có thể hợp tác, những vấn đề khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Chính sách “áp lực tối đa” của ông Trump về Iran đã làm các viên chức Đức khó khăn duy trì thỏa thuận vốn giới hạn khả năng của chế độ ở Iran sản xuất uranium có thể làm vũ khí sau khi Hoa Kỳ rút lui. Các viên chức Đức ngơ ngác trước điều mà họ thấy là thiếu chiều hướng chiến lược. Với doanh nghiệp Đức tức giận vì phải đầu hàng trước đe dọa của Tòa Bạch Ốc, một viên chức nói Iran có thể là vấn đề tạo nên một chia rẽ rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Đức. Khi ông Trump siết chặt áp lực, ông đang đẩy Đức vào cánh tay của những cường quốc đối thủ như Trung Cộng và Nga, một hành động tự nó lại làm cho Washington thêm bực tức. Có lẽ thí dụ nổi bật nhất là vụ đường ống dẫn Nord Stream 2 vốn sẽ bơm 55 tỷ mét khối khí đốt một năm dưới biển Baltic từ Nga sang Đức. Các viên chức của phủ thủ tướng Đức sửng sốt hồi Tháng Hai trước cố gắng phối hợp ngoại giao của Hoa Kỳ để hủy bỏ dự án và nay Hoa Kỳ đang đe dọa cấm vận những công ty liên hệ. Thứ Trưởng Ngoại Giao Niels Annen của Đức nói với một hội nghị ở Berlin hôm tháng rồi: “Chúng ta luôn có cường quốc đòi thay đổi luật chơi. Điều mới là một quốc gia thực sự đã tạo nên những luật chơi này nay lại đặt vấn đề về chúng.” Tình hình còn tệ hơn vì ông đại sứ. Tâm điểm của chính sách ngoại giao của tổng thống ở Đức là ông Richard Grenell, một người tín cẩn và một cựu phân tích cho Fox News, và là một người có tài gây sự nhưng lại được tổng thống tín nhiệm. Khi ông đại sứ công khai nhục mạ nước chủ nhà thì thật khó có ai có cảm tình với quốc gia mà ông đại diện. Và vì thế bà Merkel cảm thấy ngày càng đi dần tới một thế giới trong đó Đức không còn có thể trông cậy vào Hoa Kỳ nữa. Tháng Mười Một năm ngoái, bà đề nghị một quân đội cho Âu Châu, mà trước đây, qua sự chống đối của Anh đại diện cho Hoa Kỳ, đã không thành hình nổi. Bà đã bất chấp những đe dọa mà hầu hết chỉ là xuông của tổng thống về Huawei, từ chối cấm công ty khỏi hệ thống của Đức. Và đường ống dẫn khí đốt từ Nga đã khởi công. Đó không phải là một thế giới bà muốn và cũng không phải là một thế giới bà chào đón. Khi bà ý thức được trách nhiệm của bà là xây dựng thế giới đó trên chuyến bay từ Quebec về, bà bị cú “shock.” Bà tránh phóng viên trên phi cơ cho đến khi hạ cánh ở Berlin. Rồi bà leo lên xe đi thẳng. Nhưng với bản chất của bà, bà sẽ cố gắng xây dựng thế giới đó với hết khả năng của mình vì tương lai của nước Đức và vì tương lai của Âu Châu./.
......

TQ kêu gọi Đức sửa ‘sai’ vì cho 2 nhà hoạt động Hong Kong tị nạn

Ray Wong, 25 tuổi, là một trong hai nhà hoạt động người Hong Kong bị buộc tội bạo loạn liên quan đến một cuộc biểu tình biến thành bạo lực vào tháng 2 năm 2016. Trung Quốc đã đệ trình “kháng nghị nghiêm khắc” với Đức sau khi nước này cấp tư cách người tị nạn cho hai nhà hoạt động Hong Kong đối mặt với cáo buộc bạo loạn ở thành phố do Trung Quốc cai trị, đòi Đức sửa chữa “sai lầm” của mình, thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin ngày thứ Bảy. Tân Hoa Xã cho biết văn phòng Hong Kong của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập Quyền Tổng lãnh sự Đức ở Hong Kong David Schmidt tới để họp khẩn vào ngày thứ Sáu, nơi một đại diện bày tỏ “sự bất mãn mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết.” Hai nhà hoạt động Hong Kong - Ray Wong, 25 tuổi và Alan Li, 27 tuổi - từng là thành viên của Hong Kong Indigenous, một nhóm ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc. Họ bị buộc tội bạo loạn liên quan đến một cuộc biểu tình biến thành bạo lực vào tháng 2 năm 2016. Hai người họ, sau đó bỏ không dự phiên tòa xét xử và trốn sang Đức vào năm 2017 qua ngả Đài Loan, nói với Reuters trong tuần này họ đã được cấp tư cách người tị nạn ở Đức vào tháng 5 năm 2018. “Trung Quốc kêu gọi phía Đức thừa nhận sai lầm của mình và thay đổi đường hướng, và không chấp nhận và dung túng tội phạm, và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hong Kong và Trung Quốc,” Tân Hoa Xã nói. Lãnh sự quán Đức tuần này nói rằng họ có biết chuyện hai người dân Hong Kong đang ở Đức, dù họ không thể cung cấp chi tiết về các trường hợp cá nhân. Các nhà hoạt động Hong Kong ngày càng tỏ ra thách thức trong những năm gần đây, lo ngại về sự can thiệp từ Bắc Kinh bất chấp lời hứa dành cho thành phố này quyền tự chủ đặc biệt sau khi Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hàng chục nhà hoạt động đã bị bỏ tù về các cáo buộc khác nhau bao gồm khinh thị tòa án và gây rối nơi công cộng. Những người chỉ trích nói rằng chính quyền Hong Kong đưa ra những cáo buộc như vậy để kìm hãm quyền tự do ngôn luận và hội họp. VOA - Châu Á-Thái Bình Dương
......

Kỷ niệm 70 năm ban hành - Nhận xét tổng quát Hiến Pháp CHLB Đức

16/02/2019 (DĐVN21) - LTS: Vào tháng 5 tới đây, nước Đức sẽ kỷ niệm 70 năm ban hành bản Hiến Pháp mang tên" Luật cơ bản". Được thông qua năm 1949, "Luật cơ bản" ban đầu dự định chỉ mang tính cách tạm thời vì các nhà soạn thảo coi sự chia đôi giữa Tây và Đông không phải là vĩnh viễn. "Luật cơ bản" theo thời gian và qua các sửa đổi, cuối cùng đã trở thành bản hiến pháp cho toàn nước Đức sau ngày thống nhất Đông và Tây Đức, nó xác định các quyền cơ bản mà mọi công dân Đức đều có thể tiếp cận được. Điều hết sức quan trọng là ngay trong lời nói đầu, bản hiếp pháp này đã nhấn mạnh rằng „Phẩm giá con người là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nó là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan nhà nước".  Bài sau đây đưa ra một số nhận xét về bản hiến pháp này. *** Con đường dân chủ hoá   Nước Đức có cả một đoạn đường dài tiến tới dân chủ . So với các quốc gia láng giềng, Đức đã thay đổi chính thể nhiều lần . Sau thề chiến thứ nhất (1914-1918), chính thể quân chủ lập hiến được thay thê bằng chính thể cộng hòa Weimar (1919-1933) mở đầu cho tiến trình dân chủ hóa nước Đức. Cộng hòa Weimar tồn tại được 14 năm bị độc tài quốc xã của Hitler (Nationalsozialismus), một biến thể của độc tài Phát xít tiếm quyền vào năm 1933. Quốc xã đưa Đức vào thế chiến thứ hai (1939-1945) và sau khi bị bại trận chế độ độc tài quốc xã (1933-1945) sụp đổ. Từ năm 1945,  Đức bị Tứ cường chiến thắng (Anh, Pháp Mỹ và Liên xô ) chiếm đóng và chia Đức thành 4 vùng . Ba vùng miền Nam, Bắc và Tây do Anh, Mỹ và Pháp quản lý . Vùng Đông do Liên xô cai trị.  Năm 1948 ba đông minh phương Tây muốn Đức có một bản Hiến pháp để tổ chức lại cơ cấu nhà nước. Vào ngày 01/09/1948 tại Bonn, Hội đồng nghị viện (parlamentarischer Rat) thay vì Hội đồng lập hiến (verfassungsgebende Versammlung) được triệu tập và thông qua một văn kiện pháp lý không gọi là Hiến Pháp (Verfassung) mà là „Luật cơ bản“ (Grundgesetz - GG). 65 đại biểu của các Nghị viện tiểu bang tham dự Hội nghị này. Ngày 23. 05. 1949 Konrad Adenauer với tư cách chủ tịch Hội đồng Nghị viện công bố ban hành Luật căn bản. Ngày này cũng được nhìn nhận là ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức (BRD)với thủ đô Bonn. Dựa trên văn kiện pháp lý, các cuộc bầu cử đầu tiên được xúc tiến. Bầu Nghi hội liên bang (Bundestag) gọi là Quốc hội hay Hạ Nghị Viện diễn ra vào ngaỳ 14/08/1949. Kế tiếp 07/09/1949 lập Hội đồng Liên bang (Bundesrat) hay Thượng Viện. Ngày 12/09/1949 bầu Nhà Báo Theodor Heuss, chủ tịch đảng Dân chủ Tự do FDP làm Tổng thống liên bang (Bundespräsident) và vào ngày 15/09/1949 bầu cựu thị trưởng thành phố Köln (Cologne) Konrad Adenauer, chủ tịch Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo CDỤ vào chức vụ Thủ tướng . Tại Đông Đức vào ngày 07/10/1949 Ủy ban quân quản Liên xô dựng lên một chế độ độc tài xã hội chủ nghĩa với danh xưng Cộng hòa dân chủ Đức (DDR) do đảng thống nhất xã hội chủ nghiã Đức (SED)câm quyền. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ (9. 11. 1989) chế độ cộng sản Đông Đức cáo chung và nước Đức thống nhất vào ngày 03/10/1990. Nước Đức nhận lại chủ quyền toàn vẹn, kết thúc 45 năm bị Tứ cường chiếm đóng và nhân dân hai miền Đông-Tây cùng nhau chung sức phát triển một quốc gia dân chủ hiến trị . Quá trình lập hiến Sau cách mạng tháng 2 năm 1848 của Pháp, ở Đức cũng như nhiều nước Châu Âu khác, nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh chống phong kiến đã diễn ra mạnh mẽ. Hiến pháp nhà thờ thánh Phao lô (Paulskirchenverfassung) hay còn được gọi là Hiến pháp Frankfurt của Phổ được thông qua bởi một Quốc hội lập hiến vào ngày 28/03/1849. Hiến pháp Frankfurt là bản hiến pháp dân chủ của toàn nước Đức, dự kiến một hệ thống chính trị theo chính thể quân chủ lập hiến, ghi nhận,  bảo vệ quyền con người và chống lại sự lạm quyền của nhà nước. Các quyền cơ bản cuả công dân có thể kháng cáo trước toà án . Năm 1871 dưới thời Thủ tướng Bismark, Hiến pháp vương quốc Bismark (Bismarcksche Reichsverfassung) được ban hành. Hiến pháp này chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức nhà nước và hoàn toàn không nêu ra những quyền cơ bản của công dân. Thế chiến thứ nhất (1914-1918) chấm dứt,  Đức bại trận chấp nhận Hoà ước Versailles. Một bản Hiến pháp mới được soạn thảo, thông qua ở thành phố Weimar, gọi là Hiến pháp cộng hoà Weimar (Weimarer Verfassung) có hiệu lực từ ngày 14/8/1919. Với Hiến pháp Weimar, Đức lần đầu tiên trở thành một quốc gia cộng hoà dân chủ đại nghị. Chính thể Weimar là chính thể hỗn hợp mang đặc tính của Tổng thống chế và Đại nghị chế. Về mặt tổ chức quốc gia, Hiến pháp Weimar phân định cấu trúc liên bang và các tiểu bang cũng như xác định tính chất pháp lý, nhiệm vụ của các thiết chế hiến định (Verfassungsorgane) Hạ viện, Thượng viện, Tòa án, Tổng thống và Chính phủ. Trong Hiến pháp này, các quyền căn bản được quy định rõ ràng như quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,  quyền tự do kinh doanh, bất khả xâm phạm nơi cư ngụ, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do biểu tình, quyền tự do bầu cử,  quyền bình đẳng nam nữ, quyền sở hữu, quyền thừa kế . Luật Cơ Bản cuả Liên bang cộng hoà Đức (Grundgesetz für die Bundesrepublik) được phê chuẩn tại Bonn và có hiệu lực từ ngày 23/05/1949 . Từ Luật cơ bản được dùng thay vì hiến pháp để chỉ tính tạm thời chỉ có giá trị cho Tây Đức, và một hiến pháp mới sẽ thay thế khi nước Đức thống nhất. Dưạ trên những nội dung tiến bộ cùa Hiến pháp cộng hòa Weimar và Hiến pháp Frankfurt cũng như tiếp thu những kinh nghiêm trong quá trình lập hiến, Luật cơ bản được soạn thảo có hệ thống mẫu mưc phù hợp điều kiện cuả đất nước. Nội dung Luật cơ bản hay Hiến pháp CHLB Đức Luật cơ bản có 146 Điều, chia thành 11 Chương như sau: Lời nói đầu 1. Các quyền cơ bản từ Điều 1 đến 19 2. Liên bang và Tiểu bang từ Điều 20 đến 37 3. Quốc hội –Hạ Viện từ Điều 38 đến 49 4. Thượng Viện từ Điều 50 đến 53 4a. Ủy ban hỗn hợp từ Điều 53a 5. Tổng thống từ Điều 54 đến 61 6. Chính quyền liên bang từ Điều 62 đến 69 7. Hành pháp liên bang từ Điều 70 đến 82 8. Thi hành luật và hành chính liên bang từ Điều 83 đến 91 8a. Nghiã vụ chung và hợp tác hành chính từ Điều 91a đến 91e 9. Tư pháp từ Điều 92 đến 104 10.  Tài chính từ Điều 104a đến 115 10a. Quốc phòng từ Điều 115a đến 115l 11.  Quy định chuyền tiếp và cuối cùng từ Điều 116 đến 146 Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thống nhất 3. 10. 1990, Luật cơ bản trở thành Hiến pháp của toàn nước Đức với thủ đô Bá Linh (Berlin). Ý nghĩa Hiến Pháp 1. Hiến pháp là khởi nguồn của hệ thống chính danh Hiến pháp thường được hiểu là một trật tự pháp lý cơ bản giới hạn quyền lực, ràng buộc trách nhiệm nhà nước và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Đó là tổng thể tất cả các qui phạm qui định trật tự pháp lý cơ bản của nhà nước, đặc biệt là các vấn đề hình thức nhà nước, cơ chế xác lập các cơ quan nhà nước tối cao và bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên Hiến pháp Đức không đơn thuần chỉ là bản điều lệ tổ chức quốc gia, ngoài các điều khoản quy định chính thể cộng hoà, dân chủ, cấu trúc liên bang, các cơ quan liên bang, thẩm quyền tư pháp, hành chính, bầư cử, bổ nhiệm. . . Hiến pháp còn làm rõ nguồn gốc chính danh cho sự cai trị cũng như thực hiện ý tưởng Nhân quyền, dân quyền. Lời nói đầu (Präambel): “Ý thức trách nhiệm trước Thiên chúa và loài người, với mong muốn phục vụ hòa bình thế giới trên tư cách là một thành viên bình đẳng trong một Châu Âu liên hợp, thông qua cơ quan lập hiến của mình, nhân dân Đức đã tự ban hành Luật căn bản này” đã thể hiện tinh thần tự chủ, tự ý thức, tự trách nhiệm và quyết định ý muốn của một dân tộc tự do không phải xin phép người nào dù đất nước đang bị chiếm đóng. Luật pháp tân tiến của Phương Tây được hiểu là những kết quả thể hiện ý muốn tự do cuả công dân. Tuyên xưng „ý thức trách nhiệm trước Thiên chúa“ trong Lời nói đầu không có ý nghĩa đề cao Thiên chúa giáo và phân biệt các tôn giáo hay tín ngưỡng khác, mà các nhà kiến tạo Hiến pháp muốn nhấn mạnh bản sắc văn hoá mà đất nước Đức xây dựng và phát triển dựa trên Thiên chúa giáo. Nhà nước không thể thờ ơ một khi gốc rễ tôn giáo và tinh thần của dân tộc bị suy yếu và hiểm nguy.  2. Hiến định các quyền cơ bản Điều đầu tiên, trang trọng nhất của Luật Cơ bản của Đức là quy định về nhân phẩm: Điều 1 [Nhân phẩm – nhân quyền – giá trị pháp lý của các quyền cơ bản]  „Phẩm giá con người là bất khả xâm phạm. Tôn trọng và bảo vệ nó là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan nhà nước.  Nhân dân Đức do đó thừa nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là cơ sở của mọi cộng đồng, của hòa bình và công lý trên thế giới. Các quyền cơ bản sau đây sẽ ràng buộc các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp như luật có thể áp dụng trực tiếp“.  Các quyền cơ bản từ điều 2 tới 19 cũng là những quyền công dân và quyền cơ bản tư pháp được thể hiện có hệ thống, mẫu mực, đầy đủ và rõ ràng. Các điều này đảm bảo con người hành sử tự do để thăng tiến. Điều 2 [Tự do cá nhân] Điều 3 [Bình đẳng trước pháp luật] Điều 4 [Tự do tín ngưỡng và lương tâm] Điều 5 [Tự do ngôn luận] Điều 6 [Hôn nhân - gia đình - trẻ em] Điều 7 [Hệ thống giáo dục] Điều 8 [Tự do hội họp] Điều 9 [Tự do lập hội] Điều 10 [Bảo mật thư tín, bưu chính và viễn thông] Điều 11 [Tự do đi lại] Điều 12 [Tự do nghề nghiệp] Điều 13 [Bất khả xâm phạm nhà riêng] Điều 14 [Tài sản - thừa kế - tước quyền sở hữu] Điều 15 [Xã hội hóa] Điều 16 [Quốc tịch - dẫn độ] Điều 16a [Quyền tị nạn] Điều 17 [Quyền khởi kiện] Điều 17a [Hạn chế quyền cơ bản trong các trường hợp cụ thể] Điều 18 [Tước quyền cơ bản] Điều 19 [Hạn chế các quyền cơ bản – các cơ chế pháp lý] “Nhân phẩm là bất khả xâm phạm” phản ánh đầy đủ tính nhân bản, tính dân tộc và tính thời đại của Hiến pháp Đức. Những hành vi của công quyền như bắt người làm nô lệ, tra tấn, phân biệt đối xử, làm nhục, từ chối cung cấp những điều kiện sống tối thiểu của một con người đều là những hành vi xâm phạm nhân phẩm và vi hiến. Tất cả mọi người đều được bảo vệ nhân phẩm, không phân biệt người đó là ai, trẻ em hay người trưởng thành, người bị tâm thần hay tội phạm, Không chỉ việc tử hình bị coi là vi phạm nhân phẩm con người, mà ngay cả hình phạt tù chung thân (die lebenslange Freiheitsstrafe) không chú ý đến khả năng hoàn lương của con người cũng bị coi là vi phạm nhân phẩm . 3. Xây dựng một chế độ đại nghị, dân chủ, pháp trị và đa đảng Điều 20 [Những nguyên tắc hiến định - bảo vệ trật tự hiến pháp]  „Cộng hòa Liên bang Đức là một nhà nước liên bang dân chủ và xã hội.  Mọi quyền lực của các cơ quan nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Quyền lực đó được nhân dân thực hiện trong bầu cử, biểu quyết và thông qua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cụ thể.  Cơ quan lập pháp sẽ bị ràng buộc vào hệ thống hợp hiến, hành pháp và tư pháp vào luật pháp. “ Sự tổ chức ở Liên bang và các tiểu bang được thực hiện theo những nguyên tắc quy định trong điều 20 của Luật cơ bản: Cộng hoà, Dân chủ, Pháp trị xã hội và liên bang, Các nguyên tắc này sẽ chỉ định thiết lập các cơ quan hiến định, với thẩm quyền, phân quyền, kiểm soát và cân bầng nhau. Pháp trị - Ràng buộc các cơ quan công quyển vào Hiến pháp và luật pháp. - Phân quyền, kiểm soát và cân bằng các quyền Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp . - Giao quyền thẩm tra các hành vi của Hành pháp và Lập pháp cho các thẩm phán. - Thẩm phán độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật - Cấm hồi tố . - Tự do cá nhân chỉ có thể bị hạn chế dựa trên luật pháp. Cấm truy bức và tra tấn người bị giam giữ . - Huỷ bỏ án tử hình Cộng hoà Quốc gia không quy chiếu theo ý thức hệ, tôn giáo, hay vua chúa . Dưới chính thể Cộng Hoà, nhân dân bầu lãnh đạo với nhiệm kỳ giớí hạn thay vì lãnh đạo được thừa kế hoặc tuyển chọn và tại vị cả đời như trong chính thể độc đảng, thần quyền, quân Chủ. - Chính quyền được lập ra sau cuộc bầu cử với một nhiệm kỳ giới hạn. Dân chủ - Nguyên tắc dân chủ đòi hỏi mọi quyền lực xuất phát từ ý dân thể hiện qua bầu cử hay biểu quyết . - Quốc hội lập chính quyền và có thể giải nhiệm chính quyền - Hiến định vai trò chính đảng trong sinh hoạt chính trị quốc gia. - Công nhận vai trò xã hội dân sự - Tôn trọng tự do báo chí, truyền thông. - Ưu tiên dân chủ đại diện thay vì dân chủ trực tiếp. Trưng cầu dân ý không thực hiện ở bỉnh diện liên bang. Liên bang Nhà mước liên bang bao gồm nhiều tiểu bang . Quy định cấu trúc phản ảnh truyền thống phân quyền, bảo vệ thiểu số và hội nhập xã hội mà vẫn duy trì tính tự trị tương đối, đảm bảo quyền tham dự . Trên bình diện liên bang các tiểu bang tham dự vào việc lập pháp thông qua Thượng viện. Trong Thượng viện Đức không có nghị sĩ do dân bầu mà là các đaị biểu của tiểu bang. Đức hiện nay có 1 chính quyền liên bang ở Bá Linh vả 16 chính quyền tiểu bang Nhà nước xã hội Hiến pháp quy định nguyên tắc xã hội như môt cam kết chính sách xã hội đối với nhả nước. Nhà nước có quyền can thiệp vào sở hữu vỉ mục đích cân bằng xã hội. Nhà nước cởi mở Hiến pháp Đức dự kiến định hướng nhà nước cởi mở cho phép Liên bang chuyển giao thẩm quyền cho các tổ chức xuyên quốc gia hay quốc tế.  Lập Pháp Chính thể nước hiện nay là chính thể cộng hòa đại nghị điển hình trên thế giới. Nghị viện gồm Quốc hội liên bang, gọi là Hạ Viện liên bang (Bundestag) và Hội đồng liên bang, gọi là Thượng viện liên bang (Bundesrat) Hạ Viện Điều 38 [Bầu cử] „ Thành viên của Hạ viện Đức được bầu từ các cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, tự do, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Họ đại diện cho toàn dân, không bị ràng buộc bởi các chỉ đạo hoặc hướng dẫn và chỉ chịu trách nhiệm trước lương tâm mình. Mọi người đã đến tuổi 18 sẽ được quyền bỏ phiếu, người nào đã đạt tuổi trưởng thành đều được bầu. “ Điều 39 [Nhiệm kỳ - Triệu tập] „Hạ viện được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm. Nhiệm kỳ của nó kết thúc khi Hạ viện mới được triệu tập“. Thượng Viện Điều 50 [Các chức năng] „Các Bang sẽ tham gia, thông qua Thượng viện, vào hoạt động lập pháp, hành chính của Liên bang và các vấn đề liên quan đến Liên minh Châu Âu. “ Điều 51 [Thành phần] „Thượng viện sẽ bao gồm các thành viên của chính quyền các Bang, các Bang bổ nhiệm và triệu hồi các thành viên đó. Các thành viên khác của các chính quyền đó có thể hoạt động thay thế. Mỗi Bang sẽ có tối thiểu 3 phiếu bầu; các Bang có hơn 2 triệu dân sẽ có 4 phiếu, các Bang có hơn 6 triệu dân sẽ có 5 phiếu, và các Bang hơn 7 triệu dân sẽ có 6 phiếu. “ Về hành pháp, Hiến pháp có hai thiết chế Tổng thống liên bang Điều 54 [Bầu cử Tổng Thống Liên Bang] „Tổng thống Liên bang sẽ được bầu bởi Hội nghị Liên bang (Bundesversammlung) mà không qua tranh luận. Bất kỳ công dân Đức đủ điều kiện bầu cử Hạ viện và đủ 40 tuổi có thể ứng cử. Nhiệm kỳ của Tổng thống Liên bang là 5 năm. Việc tái cử nhiệm kỳ chỉ được phép một lần. Hội nghị Liên bang sẽ bao gồm các thành viên của Hạ viện và một số tương đương thành viên được bầu bởi nghị viện các Bang trên cơ sở đại diện tỷ lệ. “ Thủ tướng liên bang (Kanzler) Điều 63 [Bầu cử Thù Tướng Liên Bang] „Thủ tướng liên bang được Hạ Viện bầu không cần thảo luận, theo lời yêu caầu cuả Tổng Thống liên bang „ Điều 67 [Phiếu bất tín nhiệm]  „Phiếu bất tín nhiệm Hạ Viện có thể tuyên bố bẫt tín nhiệm Thủ Tướng liên bang bằng cách bầu người kế nhiệm với đa số phiếu thành viên Hạ Viện và thỉnh cầu Tổng Thống sa thải Thủ Tướng“. Theo Hiến Pháp, Tổng thống liên bang không có nhiều quyền hành. Tổng thống liên bang là một thiết chế đại diện, không được nhân dân bầu trực tiếp mà được bầu thông qua Hội nghị liên bang (Bundesversammlung) . Thủ tướng thực tế là người lãnh đạo chính trị đất nước. Nhưng Thủ tướng không thể cai trị một mình nên phải tìm cách dung hoà hay hợp tác với các chính đảng khác để có đa số trong Quốc hội. Một nền dân chủ hoạt động hữu hiệu không thể thiếu các chính đảng. Vai trò chính đảng được hiến định rõ trong Điều 21 [Đảng phái chính trị] „ Các đảng chính trị tham gia vào sự hình thành của ý chí chính trị của nhân dân. Chúng được tự do thành lập. Tổ chức nội bộ của các đảng phải phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Các đảng chính trị phải chịu trách nhiệm công khai về tài sản, các nguồn lực và việc sử dụng các quỹ của mình „.  Tư Pháp Quyền lực Tư pháp được trao cho các Thẩm phán. Quyền lực đó được thực thi bởi Toà án Hiến pháp liên bang (Bundesverfassungsgericht), các toà án liên bang và toà án tiểu bang. Toà án Hiến pháp liên bang Tòa án Hiến pháp liên bang là một thiết chế bảo vệ Hiến pháp và bảo vệ nền dân chủ (wehrhafte Demokratie) ở Đức. Tầm quan trọng đặc biệt của Tòa án Hiến pháp Liên bang được thể hiện trong điều 31 Luật Tòa án Hiến pháp Liên bang: “ Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang là bắt buộc đối với các cơ quan hiến pháp của liên bang và tiểu bang cũng như đối với tất cả các tòa án và cơ quan nhà nước“. Tòa án hiến pháp liên bang có hai chức năng : Chức năng thứ nhất, Tòa án hiến pháp liên bang là một cơ quan có chức năng xét xử như các Tòa án khác (Theo các Điều 92, 93, 94, 97 Luật cơ bản ). Điều 92 qui định: “Quyền xét xử được trao cho thẩm phán”. Điều này có nghĩa rằng ở Đức, thẩm phán luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối và cũng nhận lấy trách nhiệm to lớn trước nhà nước và xã hội. Qui định này được bổ sung bởi Điều 97 “Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo luật”. Chức năng thứ hai, theo Điều 1 Khoản 1 Luật toà án Hiến pháp liên bang, Tòa án hiến pháp liên bang là một thiết chế hiến định (Verfassungsorgan) giống như các thiết chế khác ở liên bang như Hạ viện, Thượng viện, Tổng thống liên bang và Chính phủ liên bang . Hai chức năng này tạo nên vị trí độc lập của Tòa án hiến pháp liên bang trong hoạt động xét xử.  Quốc gia cởi mở Hiến pháp Đức dự kiến định hướng nhà nước cởi mở cho phép Liên bang chuyển giao thẩm quyền cho các tổ chức xuyên quốc gia hay quốc tế như Liên minh Âu châu EU và Minh ước bắc đại tây dương NATO hay Toà án quốc tế. Nhờ vậy Cộng hoà liên bang Đức đã nhanh chóng hội nhập trở laị Cộng đồng các quốc gia dân chủ và văn minh. Nay Cộng hòa liên bang Đức là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở châu Âu, là đối tác quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Nước Đức là một thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU) và là nước đông dân nhất trong khối. Cùng với 17 thành viên EU khác, Đức xây dựng Khu vực đồng Euro, một liên minh tiền tệ. Đức còn là thành viên của UNO (Liên hiệp quốc), của OECD (Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển), của NATO (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương), của tổ chức G7 (Bảy nước kinh tế hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Canada, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý) và tổ chức G20 (Hai mươi nước công nghiệp phát triển của thế giới). Tính hiệu quả của Hiến pháp trong thực tiễn chính trị tại Đức Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất . Tất cả việc tổ chức và hoạt động của nhà nước phải được đặt trên cơ sở Hiến pháp. Hiến pháp đặt ra nhửng quy định cho guồng máy chính trị quốc gia và tính hiệu quả của Hiến pháp chỉ có thể xác nhận khi những quy định được tuân thủ trong thực tế. Quy định bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hiến pháp CHLB Đức thừa nhận nhân quyền và dân quyền. Các quyền này ràng buộc các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp như luật phải tôn trọng và bảo vệ. Nếu bất cứ ai bị các cơ quan công quyền xâm hại các quyền cơ bản đều có quyền khởi kiện tại Toà án. Quy định xây dựng guồng máy chính trị-hành chính quốc gia Hiến pháp đề ra sáu nguyên tắc căn bản cho việc tổ chức nhà nước: Pháp trị, cộng hoà, dân chủ, liên bang, xã hội và cởi mở. ̀Quy định này được tuăn thủ vả sinh hoạt chính trị đã tạo ra một chế độ có bốn đặc điểm: 1. Một nền dân chủ hiến trị . Theo đó phạm vi hoạt động chính trị bị luật pháp và hiến pháp được diễn giải bởi Toà án hiến pháp liên bang giới hạn . Phương châm „cai trị cùng thẩm phán“ trong thực tế đã bị phương châm „cai trị thông qua thẩm phán“ thay thế. 2. Một sự pha trộn dân chủ đa số với dân chủ thương thảo. Vì cấu trúc liên bang-tiểu bang vả khó khăn lập chính quyền hay thông qua dự luật nên các chính đảng câm quyền vả đối lập phải tỉm giải pháp đồng thuận. 3. Đức không chỉ là nhà nước đa đảng mả cỏn lả nhả nước của Hiệp hội xã hội dân sự. Nhà nước chuyển giao một số trách nhiệm cho hiệp hội và đổng thời ràng buộc các hiệp vào các cơ quan lãnh đạo. 4. Nhà nước nửa dân chù, nửa chủ quyền vì định hướng cởi mở Thay lời kết - Các quyền cơ bản trong Hiến pháp bao gổm nhân quyền và dân quyền là những quyền có thực chất và sức mạnh thi hành. - Các định hướng cơ bản cùa Hiến pháp đã góp phần kiến tạo một quốc gia thực sự dân chủ, pháp trị và xã hội - Toà án Hiến Pháp có uy quyền đảm bảo sự thực thi luật pháp và tính độc lập của toà án Luật cơ bản của CHLB Đức đến nay đã trải qua lịch sử 70 năm (1949 - 2019) đã góp phần xây dựng Đức từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh và thảm họa độc tài trở thảnh một quôc gia hiến trị dân chủ ổn định và tân tiến nên Luật cơ bản được nhân dân Đức chấp nhận là bản Hiến pháp tốt nhất từ trước đến nay dù không thông qua trưng cầu dân ý. Vũ Ngọc Yên  -  <ngocyenvu@gmx.de>
......

Đi tìm một chỗ đứng chung: Người Âu Châu tranh luận

Lê Phan - Người Việt| Liên Hiệp Âu Châu sắp tổ chức một trong những cuộc bầu cử dân chủ lớn nhất thế giới, cuộc bầu cử Quốc Hội Âu Châu (European Parliament, BBT). Với Anh Quốc đang còn chân trong chân ngoài, những phong trào bài Âu Châu vẫn còn đang gia tăng ủng hộ ở các quốc gia thuộc Đông Âu cũ, trong khi bên kia bờ Đại Tây Dương, lần đầu tiên Âu Châu đối diện với một chính phủ Hoa Kỳ không thân thiện, giấc mơ một Âu Châu thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiến bộ, đang lâm nguy. Nhưng một số công dân Âu Châu đang tìm cách tạo đối thoại qua một cuộc tranh luận đối diện ở ngay thủ đô Brussels. Hầu hết trong số khoảng trên 500 người tham dự đã đi xe hay bay hơn 500 mile để đến dự – vài chục người đã đi hơn 1.000 mile – sau khi họ được cặp đôi qua Internet với bạn tranh luận từ các quốc gia khác để tham dự một cuộc bàn luận về tương lai của Âu Châu. Triển lãm tại trung tâm nghệ thuật Bozar ở Brussels, Bỉ, về cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu. (Hình: John Thys/AFP/Getty Images) Cuộc gặp gỡ này, mang cái tên Europe Talks, là đứa con tinh thần của các chủ bút của tờ nhật báo Die Zeit, một tờ báo bảo thủ trung dung lâu đời ở Đức, vốn đã nảy sinh ý kiến này trong khi đang đánh ping pong ngay trong phòng tin. (Xin mở ngoặc trong cố gắng giúp sức khỏe của các nhà báo, vốn nổi tiếng có cuộc sống thiếu lành mạnh, có cơ hội vận động, tòa soạn đã đặt một cái bàn ping pong ngay trong phòng tin.) Mục đích của họ rất đơn giản nhưng đầy tham vọng: làm sao cho người ta bước ra khỏi cái “bong bóng filter” vốn loại bỏ mọi điều hay mọi người không đồng ý ra khỏi ý thức của mình, và liên lạc – trực diện – với những công dân Âu Châu có một quan điểm chính trị khác mình. Tổng chủ bút của tờ Die Zeit, ông Jochen Wegner, kể lại là cuộc thí nghiệm đầu tiên của họ là trong nội bộ nước Đức, nói tiếp, “Chúng tôi nghĩ chắc chỉ có 100 hay 200 người ghi tên, nhưng 12.000 người ghi tên” và họ đến từ khắp nước Đức. Họ bèn quyết định lập lại cuộc đối thoại này nhưng trên toàn Âu Châu. Ông thêm “Điều đang xảy ra hôm nay chưa từng xảy ra trong lịch sử Âu Châu.” Trong khi họ chờ cho chương trình chính thức bắt đầu, một cặp được chọn làm partner Juhani Tanayama từ Helsinki, Phần Lan đến; và Yavor Ivanov từ Sophia, Bulgaria đến, nói chuyện một cách hăng say. Họ đã được cặp đôi với nhau dựa trên những câu trả lời cho một số câu hỏi kể cả “Liên Hiệp Âu Châu có cải thiện cuộc sống của các công dân của họ không?” (90% đồng ý), “Liệu Liên Hiệp Âu Châu có nên tăng giá xăng để giúp bảo vệ môi trường không?” (72% đồng ý), và “Có phải có quá nhiều di dân ở Âu Châu hay không?” (76% không đồng ý). Ông Wegner nói, “Chúng tôi cố nghĩ ra những câu hỏi gây chia rẽ, nhưng nó có vẻ không làm được điều đó.” Ông Ivanov, một chuyên gia kỹ thuật vốn tự nhận mình là say mê về Hỏa Tinh và đi xe đạp, đã leo lên máy bay đến Brussels vì ông muốn có mặt để nói về những vấn đề chung của Âu Châu. Ông nói, “Tôi rất vui sướng là Bulgaria là một phần của Liên Hiệp Âu Châu.” Bulgaria là một trong những nước nghèo nhất của Liên Hiệp, trong khi quê hương của ông Tanayama, Phần Lan, là một trong những nước giàu nhất. Họ không đồng ý về câu hỏi “Các quốc gia giàu hơn ở Âu Châu có nên giúp đỡ những quốc gia nghèo hơn hay không?” (88% những người đến dự nói nên làm.) Tuy Liên Hiệp Âu Châu nên đầu tư một số tiền vào giáo dục và hạ tầng cơ sở, những ngân khoản đó nên phải có điều kiện, ông Tanayama nói, rồi thêm là phải có hậu quả nếu một quốc gia sử dụng sai tiền của Liên Hiệp, và không tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Liên Hiệp. Ông Ivanov muốn thấy có thêm tài trợ tài chánh cho các quốc gia nghèo hơn trong Liên Hiệp Âu Châu, nhưng công nhận là tài trợ của Liên Hiệp đã gia tăng tham nhũng ở Bulgaria. Ông nói, “Chúng tôi đang xây dựng hạ tầng cơ sở với đồng tiền của Liên Hiệp, nhưng phẩm chất không tốt lắm vì một nửa số tiền đã đổ vào túi của các tay tài phiệt.” Ông Tanayama gật đầu đồng ý – ngay trước khi cuộc thảo luận chính thức bắt đầu họ đã đồng ý với nhau. Ông nói, “Điều quan trọng là tìm một chỗ đứng chung, một mẫu số chung.” Sau chương trình chào đón chính thức, cô Anne Helgers, một kỹ sư, và ông Anno Muhlhoff, một cảnh sát viên, đều từ Köln, Đức đến, bàn luận về cuộc gặp gỡ đầu tiên trong một quán cà phê. Cô Helgers nói, “Chúng tôi cảm thấy là cả hai chúng tôi đều có lập trường rất khác biệt về một số đề tài, thành ra tôi nói ‘Ờ, có một điều tôi bảo vệ rất mạnh mẽ. Tôi sống với một phụ nữ khác.’” Ông Muhlhoff không ủng hộ hôn nhân đồng tính. Nhưng ông Muhlhoff nói, hơi cảm động, vì cuộc thảo luận “đã làm giảm lập trường cứng rắn của tôi về vấn đề này – chính là vì tôi đặt lập luận của tôi theo một cách làm tổn thương Anne. Cô ấy tử tế nhận lời xin lỗi của tôi. Nó làm cho mọi sự trở thành thân cận hơn.” Cô Helgers nói, “Đối với tôi, nay tôi nghĩ nhiều hơn về truyền thông. Tôi muốn thuyết phục toàn thế giới là những người như tôi, chúng tôi tuyệt vời lắm – nhưng ngay cả nghĩ chúng tôi không đến nỗi xấu cũng là một tiến bộ.” Ông Muhlhoff vội chen vào “Tôi không bao giờ nghĩ cô là xấu.” Bên ngoài hành lang, các partner tranh luận đã bắt đầu chui vào những góc của Trung Tâm Mỹ Thuật, được gọi là BOZAR và là nơi được chọn cho cuộc thảo luận. Chủ trì cuộc ăn mừng cho Âu Châu dân chủ hôm nay, trung tâm này được xây dựng nên trong thời thập niên 1920 do những thế lực chắc chắn là không dân chủ: Nó được xây dựng hầu hết dưới hầm, để cho khỏi cản trở tầm nhìn của nhà vua từ tòa lâu đài nhìn xuống thành phố ở dưới chân. Tựa vào quầy nhận quần áo trong một bồ đồ tây may mắc tiền và cặp mắt kiếng mà có lẽ được gọi là “rất Ý,” ông Giulio Anichini của Rome, Ý, nói chuyện với cô Anastasia Weirich, ngồi xếp bằng trên quầy cho thấy đôi giày Doc Martens. Cô Weirich đi xe từ Aachen, Đức, đến vào buổi sáng. Ông Anichini đón xe lửa Eurostar từ Luân Đôn, nơi ông làm việc. Nghề của họ giống nhau – họ đều là bác sĩ – nhưng họ bất đồng về điều được coi như là câu hỏi gây tranh cãi nhất của hội nghị “Liệu Âu Châu có nên có liên hệ thân cận hơn với Nga hay không?” (53% đồng ý, 46% nói không). Ông Ainichini nói, “Tôi không thích cuộc xâm lăng Crimea.” Cô Weirich công nhận, “Và tôi không có một tầm nhìn khách quan.” Công nhận cô từ Nga đến, cô tiếp, “Gia đình tôi vẫn còn sống ở đó – Tôi muốn có nhiều hợp tác hơn.” Khi cuộc tranh luận kết thúc, những người tham dự tiếp tục câu chuyện của họ, tràn ra đường phố để uống ly cà phê hay ly bia ngay bên ngoài nhà hàng BOZAR, vốn đã được một ngôi sao Michelin cho những món ăn rất dân chủ như bánh pie thịt heo và sự bác bỏ “những món ăn phức tạp một cách vô lý.” Ông Christian Schroller từ Hamburg, Đức, và ông Kurt Strand từ Copenhagen, Đan Mạch, đã bàn luận suốt buổi chiều, vừa mới khám phá là họ bất đồng ý kiến về câu hỏi “Liệu bạn có đồng ý từ bỏ passport quốc gia của bạn để có một passport Âu Châu không?” (80% muốn có passport Âu Châu). Ông Schroller nói, “Tôi hết sức muốn bỏ đi cái cá tính Đức và có một công dân Âu Châu.” Ngay cả ở nước Anh Brexit, có nhiều người Anh giờ đây đang ao ước là họ có một passport Âu Châu để họ có thể từ bỏ Anh Quốc. Lê Phan Nguồn: Người Việt Cãi vã có thành dân chủ?  
......

Liên Minh châu Âu và bầu cử châu Âu 2019

Stadt Gersfeld|   EU là một liên minh chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm các quốc gia phát triển G20. EU có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với GDP 19.100 USD, là thị trường toàn cầu lớn với dân số trên 512 triệu người (thu nhập bình quân 37.305 USD/người/năm và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới. EU đã đầu tư vào hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo nhiều hơn so với toàn bộ phần còn lại trên thế giới gộp lại. Viện trợ phát triển của EU được cung cấp đến khoảng 150 quốc gia trên thế giới và tập trung vào những nơi nghèo nhất. EU là nhà tài trợ lớn nhất cho viện trợ nhân đạo để chăm sóc cho hàng triệu người bao gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em phải rời bỏ chỗ ở vì xung đột, chiến tranh. Năm 2012, Liên minh EU nhận giải Nobel Hoà Bình cho các nỗ lực phát huy Hoà bình, hoà giải, dân chù, và nhân quyền. Liên minh châu Âu hiện bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hoà Lan, Anh Luxembourg, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Tiệp, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Cyprus, Bungaria, Romania, Croats. Tiến trình Hội nhập châu Âu Lịch sử sự hình thành của Liên minh châu Âu (the European Union, EU) khởi đầu là bản Tuyên bố Schuman, ngày 09/5/1950 với đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu. Năm 1951, Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) được ký kết với sự tham gia của Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hoà Lan và Luxembourg . Năm 1957, Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị trường chung, liên minh thuế quan với sự di chuyển tự do của vốn và lao động. Năm 1967, Hợp nhất ECSC, Euratom và EEC, gọi chung là Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC). Năm 1992, Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (Treaty of European Union),thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập. Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập): Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5%; Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; Nợ công dưới 60% GDP. Quyền công dân EU cũng được đưa vào lần đầu tiên, cho phép người dân ở các nước trong EU được đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên. Hiệp ước Liên minh châu Âu 1992 Hiệp ước này ra đời sau sự sụp đổ cuả các chế độ cộng sàn ở Đông Âu và nước Đức thống nhất, đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Liên minh châu Âu ( EU) thay thế Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC). Năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 19 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Slovakia, Slovenia, Hy lạp và Cyprus. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng USD. Năm 2009 ,Hiệp ước Lisbon sửa đổi nội dung của 2 hiệp định chủ chốt quy định bản chất, tổ chức và hoạt động của EU là Hiệp ước Roma (1957) và Hiệp ước Maastricht (1992). Hiệp ước Lisbon lần đầu tiên trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế và thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. Ngoài ra, EU lập ra chức danh Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Đại diện cao cấp của EU về Ngoại giao và An ninh (đồng thời là Phó Chủ tịch EC) đứng đầu Cơ quan đối ngoại. Cơ cấu tổ chức của EU EU có 8 định chế quan trọng chính: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trường, Nghị Viện châu Âu, Ủy ban châu Âu, Toà án Công lý Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Toà Kiểm toán châu Âu, và Cơ quan đối ngoại châu Âu. 1. Hội đồng châu Âu (European Council) Hội đồng châu Âu là cơ quan chỉ đạo chính trị và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng châu Âu bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành. Hội đồng châu Âu chủ động xem xét những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh hoạt động Liên minh châu Âu cũng như xác định mục tiêu và chiến lược cho Liên minh châu Âu. Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng châu Âu: Donald Tusk, cựu thủ tướng Ba Lan.   2. Hội đồng Bộ trưởng (Council of the European Union hoặc Council of Ministers ) Hội đồng Liên minh châu Âu còn được gọi là Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers) là cơ quan phối hợp chính sách trong các lĩnh vực Kinh tế, xã hội, an ninh và đối ngoại cùng với Nghị Viện châu Âu chấp thuận ngân sách, khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung và ký kết các thoả ước quốc tế. Tại Hội đồng bộ trưởng,ncác quốc gia thành viên đều cử một bộ trưởng đại diện và luân phiên sau sáu tháng đảm nhận vai trò chủ tịch. Hiện tại chủ tịch là nước Romania.   3. Nghị viện Châu Âu (European Parliament – EP) Nghị viện châu Âu đươc công dân EU bầu trực tiếp. Nhiệm vụ của Nghị viện là phối hợp với Hội đồng Bộ trưởng (hay Hội đồng Liên minh châu Âu) thông qua các đạo luật, thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu chịu trách nhiệm trước Nghị viện đối với mọi hoạt động phải có sự chấp thuận của Nghị viện, báo cáo kết quả công tác trước Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Nghị viện được bầu bởi các nghị sĩ với nhiệm kì 2 năm rưỡi. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu. Chủ tịch Nghị viện châu Âu, được bầu bởi các nghị sĩ với nhiệm kì 2 năm rưỡi. Chủ tịch đương nhiệm: Antonio Tajani (Ý), thuộc Khối Nhân dân Châu Âu từ ngày 17 tháng 1 năm 2017.   4. Ủy ban châu Âu (European Commission – EC) Ủy ban châu Âu là „động cơ của EU“ cơ quan hành pháp hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. Về đối ngoại, EC thương thảo các Hiệp định và thỏa ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Ủy ban châu Âu bao gồm 28 uỷ viên đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ cử và chỉ bị bãi miễn bởi Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm: Jean- Claude Junke, cựu Thủ tướng Luxemborurg .   5. Tòa Công lý châu Âu (The Court of Justice) Toà án Eu là cơ quan phán án, có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của EU. Bao gồm hai tòa chính là: “Tòa sơ thẩm châu Âu” (European General Court) và “Tòa án Công lý châu Âu” (EuropeanCourt of Justice). Tòa án có vai trò độc lập và có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Ủy ban châu Âu và Chính phủ các nước thành viên nếu những quy định này bị coi là không phù hợp với luật EU. Hiệp ước Lisbon đã trao hiệu lực pháp lý cho Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản vào năm 2009. Điều 1 và 2 Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản vào năm 2009. “Nhân phẩm là không thể xâm phạm. Nhân phẩm phải được tôn trọng và bảo vệ. Mọi người đều có quyền được sống. Không một ai bị kết án tử hình hoặc bị xử tử.” Các điều ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu công nhận rằng Liên minh châu Âu được “thành lập trên cơ sở tôn trọng những giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, công bằng, pháp trị và nhân quyền, bao gồm quyền của những người thuộc những sắc tộc thiểu số… trong một xã hội đa dạng, không phân biệt, khoan dung, công lý, đoàn kết và bình đẳng giới.” Trên bình diện thế giới, Liên minh châu Âu cũng thúc đẩy các vấn đề về nhân quyền. Liên minh châu Âu phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ hình phạt này trên khắp thế giới. Ngoài ra, việc loại bỏ án tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu. Tòa Công lý châu Âu bao gồm 28 thẩm phán, đại diện cho 28 quốc gia thành viên EU, do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Chủ tịch của Tòa Công lý châu Âu được bầu bởi các thẩm phán với nhiệm kỳ 3 năm có thể tái bổ nhiệm. Chủ tịch chịu trách nhiệm điều khiển các phiên xét xử cũng như các cuộc thảo luận. Chủ tịch đương nhiệm: Koen Lenaerts (Bỉ).   6. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (The European Central Bank) Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phụ trách về chính sách tiền tệ của khu vực Euro (19 nước thành viên), bao gồm: ổn định giá ấ n định lãi xuất chỉ đạo, ổn định cung tiền, giá trị của đồng Euro, cứu các ngân hàng của các thành viên khu vực sử dụng Euro có nguy cơ đổ vỡ. Điều hành ngân hàng là Ban giám đốc và các chủ tịch ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên. Chủ tịch Ngân hàng trung ương Âu châu đương nhiệm: Mario Draghi (Ý).   7. Tòa kiểm toán châu Âu (The European Court of Auditors) Cơ quan này không có quyền tư pháp nhưng có quyền: kiểm tra các sổ sách kế toán để bảo đảm ngân sách của Cộng đồng được chi tiêu chính xác; lập báo cáo kiểm toán cho mỗi năm tài chính đệ trình Hội đồng và Nghị viện châu Âu, và cho ý kiến về pháp luật tài chính và các hành động chống gian lận.   8. Cơ quan Đối ngoại của châu Âu (European External Action Service) Mục tiêu của Chính sách an ninh và đối ngoại chung (CFSP) là thúc đẩy lợi ích của chính Liên minh châu Âu cũng như của cộng đồng thế giới trong việc xúc tiến hợp tác quốc tế, tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp trị. Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) được thành lập sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực và bắt đầu chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2010. Đây là Cơ quan (có nhiều chức năng và nhiệm vụ giống Bộ Ngoại giao) chuyên trách về chính sách đối ngoại và an ninh của châu Âu. Người đứng đầu EEAS là Đại diện cấp cao phụ trách về chính sách đối ngoại và an ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu. EEAS hoạt động hoàn toàn độc lập và có ngân sách riêng, có nhiệm vụ kiến nghị các chính sách về đối ngoại và an ninh để các nước thành viên EU thông qua. Đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu về ngoại giao và chính sách an ninh hiện nay, Bà Federica Mogherini. (Ý)   Bầu cử châu Âu 2019 Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu (EP)được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm, mỗi nước thành viên có ít nhất 6 ghế và nhiều nhất 96 ghế. Qua 40 năm, Liên minh châu Âu (EU) đã phát triền và mở rộng, nên thành phần của Nghị viện cũng thay đổi nhiều. Trong năm 1979, EU có 9 quốc gia thành viên với 410 Nghị sĩ đã tăng lên 28 thành viên với 751 Nghị sĩ vào năm 2014. EP là Nghị viện đa quốc gia lớn nhất ttrên thế giới. Hiện tại trong Nghị viện có 751 nghị sĩ phân chia theo 8 khối chính trị khác nhau (không phân chia theo quốc tịch). Các nhóm Đảng chính của EP: 1) Khối các đảng Nhân dân châu Âu – EPP (trung hữu): 216 ghế; 2) Khối Xã hội Dân chủ – S&D (trung tả): 185 ghế; 3) Liên minh Tự do và Dân chủ châu Âu – ALDE (tự do): 69 ghế, 4) Đảng Xanh – Green/EFA: 52 ghế; 5) Nhóm Bảo thủ và Cải cách châu Âu – ECR : 77 ghế; 6) Đảng Cánh tả thống nhất châu Âu – GUE/NGL (cực tả): 52 ghế; 7) Nhóm dân tộc và tự do – ENF (dân tuý): 36 ghế 8) Nhóm Tự do Dân chủ châu Âu – EFDD (dân chù,tự do và dân chủ trực tiếp – dân túy): 42 ghế; 9) Nhóm không thuộc khuynh hướng chính trị cụ thể: 20 ghế. Hơn 400 triệu cử tri được kêu gọi tham gia cuộc bầu Nghị viện châu Âu lần thứ 9 cho nhiệm kỳ 2019-2024 diễn ra từ ngày 23. đến 26.5. 2019 tại 28 quốc gia thành viên EU. Riêng Đức cuộc bầu được tổ chức vào ngày 26.05. Đây là cuộc bầu quan trọng nhất của EU. Ngoài vai trò của EP đã được nâng cao ngang tầm với các định chế Hội đồng và Ủy ban châu Âu từ khi thoả ước Lisbon có hiệu lực. Cuộc bầu cử sẽ còn xác định đường hướng và thành phần lãnh đaọ tương lai của các định chế EU (Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Nghị Viện châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Đại diện ngoại giao cấp cao) . Cuộc bầu cừ châu Âu 2019 diễn ra trong bối cảnh: Các lực lượng chính trị dân túy, cực hữu chống EU trổi dậy và Anh rút khỏi EU (Brexit). Dân túy trỗi dậy liên kết chống EU Mặc dù phần lớn dân chúng trong các quốc gia thành viên luôn cảm nhận là công dân EU và khu vực EU tương đối ổn định, dù còn tồn tại một số vấn đề (khủng hoảng Euro, nhập cư, ti nạn). Nhưng các chính đảng dân túy theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan chống Liên minh EU và toàn cầu hóa đã khai thác những nỗi lo sợ cùa người dân về an ninh, thịnh vượng , phát triển thành những lực lượng đáng kể đang gây áp lực lên các chính đảng dân chủ truyền thống trong các Nghị viện của nhiều quốc gia thành viên. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy các đảng dân túy, chống nhập cư ở các nước trong EU đang nhận được nhiều sự ủng hộ. Tại Hungary tỷ lệ ủng hộ đối với đảng cực hữu Fidesz của Thủ tướng Viktor Orbán cùng với đồng minh là đảng Nhân dân Dân chủ Thiên chúa giáo đã đạt trên 60%. Tại Ý, đảng cực hữu Lega của Phó Thủ tướng Matteo Salvini tăng lên mức 30% và tỷ lệ ủng hộ đối với Phong trào dân túy M5S, đối tác của Lega trong liên minh cầm quyền tại Rome, là 27% . Tại Pháp, phong trào dân túy “áo vàng” liên tiếp xuống đường chống đối chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron cũng nhận được sự hưởng ứng từ các đảng cực hữu ở Anh, Đức, Hungary, Serbia. Qua nhiều cuộc thăm dò ý kiến, đa số công dân Pháp muốn trưng cầu dân ý tư cách thành viên EU của nước này (Frexit). Mức ủng hộ Macron hiện chỉ còn 20% – mức thấp từ trước đến nay. Tỷ lệ ủng hộ đối với phong trào Cộng hòa Tiến lên (LREM) của Macron hiện ít hơn so với đảng dân túy Tập hợp Quốc gia (RN) của Marine Le Pen. Tại Đức, tỷ lệ bầu đảng cực hữu AfD „Chọn lựa cho nước Đức“ ước chừng trên 10%. Đảng này từng kêu gọi Đức rời khỏi EU, gọi là “Dexit“ chống đồng Euro, nhưng trong thời gian gần đây đẩy mạnh các hoạt động bài ngoại, chống nhập cư, chống Hồi giáo và hiện là đảng đối lập mạnh trong Quốc hội Liên bang Đức. AfD hợp tác với các đảng quốc gia cực hữu khác như Đảng Tự do Áo hay Lega Ý. Cả hai đảng này đều nằm trong liên hiệp cầm quyền tại Vienna và Rome. Trong thời gian gần đây phe cực hữu, dân túy đã có có những nỗ lực liên minh nhằm đạt được các mục tiêu chung trong cuộc bầu cử sắp tới. Phó Thủ tướng Ý, Matteo Salvini đã gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orbán và hai bên cam kết thành lập một mặt trận dân túy chung. Salvini và Jaroslaw Kaczynski, lãnh tụ đảng Luật pháp và công lý (PiS)cầm quyền tại Ba Lan đã thỏa thuận thành lập trục Ý – Ba Lan trong Nghị viện mới. Salvini cũng có cuộc gặp với lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen (Tập hợp quốc gia) và Phó thủ tướng dân túy Áo Heinz Christian Strache (Đảng Tự do) bàn về liên minh chống nhập cư. Tác động của Brexit đối với EU Sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.06.2016, Nước Anh quyết định sẽ rút khỏi EU . Brexit đang gây ra những tác động to lớn về kinh tế và tài chính cho EU. Nhưng hơn hết nó tạo thay đổi cục diện địa chính trị, lung lay nền tảng quyền lực của châu Âu . Vào năm 1973 Vương quốc Anh gia nhập Liên minh EU.Từ thời điểm đó Anh cùng Pháp và Đức đã tích cực xây dựng và phát triển EU. Anh rời EU sẽ khiến những chương trình mở rộng và hội nhập các quốc gia thành viên trong EU trì trệ và đặc biệt làm vị thế của EU trên thế giới bị suy giảm. Vì thiếu đi một thành viên có chân trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một cường quốc về quân sự, EU trong tương lai khó có thể đối phó trước những thách thức quốc tế, như cuộc khủng hoảng di cư, chủ nghĩa khủng bố hay cuộc xung đột với Nga.. Brexit là một hình mẫu đi trước thúc đẩy chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Euroskeptics) ở các nước khác trong khu vực và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho châu Âu. Hai đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của Marine Le Pen và đảng Tự do của Geert Wilders đang gây ồn ào xáo trộn ở hai nước Pháp và Hoà Lan. Cả hai chính trị gia „ái quốc“ này nhiều lần lên tiếng đòi tiến hành trưng cầu dân ý trong các quốc gia thành viên EU và cảnh báo hội chứng Brexit sẽ tạo ra “một mùa xuân ái quốc” mở đầu cho tiến trình giải thể EU. Thay lời kết Chính sự thắng thế của phong trào dân túy đã dẫn tới việc nước Anh rời khỏi EU. Brexit đã đẩy Anh lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cũng như làm vị thế toàn cầu của EU bị suy giảm. Và cũng chính làn sóng dân túy và quốc gia cực đoan đã đưa một doanh nhân lên làm nguyên thủ quốc gia tại Mỹ vào cuối năm 2016 đang khởi động cuộc chiến tranh thương mại với nhiều nước trong đó có Âu châu, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới bị kìm hãm. Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra, giới lãnh đạo chính trị và người dân trong EU rất lo ngại về sự trỗi dậy và liên kết của các đảng dân túy, quốc gia cực hữu. Hệ thống chính đảng ở các quốc gia thành viên EU trong những năm qua đã bị thay đổi sâu rộng. Các đảng dân chủ truyền thống không còn có nhiều hậu thuẫn của quần chúng như trước nên có lẽ không đảng nào đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử Nghị viện mới để chiếm ưu thế trong các cuộc bầu lãnh đạo EU. Trong Nghị viện mới, các đảng dân túy sẽ tranh cãi, đòi xét laị mọi chính sách liên hệ các vấn đề giới hạn tị nạn, di dân, an sinh xã hội, kiểm soát biên giới, kinh tế, thương mãi, đối ngoại, viện trợ, biến đổi khí hậu. Cuộc bầu cử Âu châu 2019 là cuộc bầu quan trọng nhất của EU và cuộc bầu cử lần này sẽ có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến sự đoàn kết châu Âu và có nguy cơ đe doạ cuộc sống của mọi người dân trong liên minh EU. Vũ Ngọc Yên Email: Ngoc Yen Vu <ngocyenvu@gmx.de>
......

Danke Deutschland für 40 Jahre Aufnahme Vietnamesischer Boat – People !

Grußworte der Bundesregierung, des Landes Hessen und der Stadt Frankfurt am Main zur Dankfeier in der Christuskirche in Frankfurt am Main. ------------------------------------------------------------------------------- Lời chào mừng của Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings, Nghị Viên QH Đức Quốc và là Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang, nhân ngày Kỷ Niệm 40 năm Thuyền Nhân Việt đến nước Đức do Liên Hội NVTN tại CHLB Đức tổ chức ngày 27.04.2019.   Kính thưa quý vị,   Trốn chạy và bị trục xuất ra khỏi quê hương  là một thực trạng trên thế giới. Trên toàn cầu hiện tại, theo báo cáo của Cơ Quan trợ giúp người Tỵ Nạn thuộc Liên Hiệp Quốc, có đến 69 triệu người đang trên đường lánh nạn. Năm ngoái, làn sóng tỵ nạn từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Syrien khiến việc thâu nhận những người tìm kiếm sự bảo vệ đã trở thành một tâm điểm trong các cuộc thảo luận chính trị. Nước Đức đã đứng ra nhận trách nhiệm nhân đạo và đã thâu nhận những con người cần được bảo vệ. Vào cuối thập niên 1970 Cộng Hòa Liên Bang Đức cũng đã không làm ngơ trước trước những thống khổ và đau thương của 38 ngàn thuyền nhân Việt, họ đã được nước Đức che chở. Thảm họa tỵ nạn ngày đó, cũng giống như  thảm họa năm 2015 mà chúng ta đã trải qua, đã đưa đến một làn sóng tương trợ trong xã hội  tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.   Trước đây 40 năm, vào tháng 12 năm 1978 đã có 163 thuyền nhân Việt được đưa bằng đường hàng không đến Đức, các bạn là những người tỵ nạn đầu tiên đến từ quốc gia nằm ngoài Âu Châu. Những người tỵ nạn, bị chấn thương tinh thần và thể xác qua chiến tranh và khủng bố, các bạn đã  không nói được tiếng Đức và xuất thân từ một nền văn hóa khác. Nhưng nếu bây giờ có ai bảo rằng những yếu tố này làm  cản trở sự hội nhập thì chính các bạn  và con cháu đã chứng minh điều ngược lai. Các bạn đã trở thành  những nhân tố tích cực trong xã hội chúng ta, các bạn  siêng năng làm việc và tự tạo nên thành công tại nước Đức.   Theo dữ liệu của Phòng Thống Kê Liên Bang  năm 2017 có cả thảy 168 ngàn người  Việt và người Đức có nguồn gốc di dân từ Việt Nam sống tại Đức Quốc. Cộng đồng người Việt hải ngoại được hình thành từ nhiều lý do và nhiều con đường di dân. Có một điều chung ở họ là sự thành công đặc biệt về hội nhập trong trường học và trong nghề nghiệp. Những con số chứng minh cho điều này là: 48% người có nguồn gốc di cư từ Việt Nam lấy được bằng Tú Tài tại Đức hay tại Việt Nam và 34% những người  có bằng tốt nghiệp là những người có trình độ Đại Học. Trong số đó giới trẻ - 37% người Việt hải ngoại được sanh ra tại nước Đức thành công vượt bực. 60% con cái của người có nguồn gốc di cư từ Việt Nam học tại trường Trung Học chính thống (2008): nhiều hơn con cái của các nhóm người di dân khác và cũng nhiều hơn con cái cùa người Đức. Quỹ Học Bổng START, quỹ khuyến học đặc biệt cho học sinh giỏi có nguồn gốc di dân, cho biết có một số lượng lớn học sinh nhận học bổng  có nguồn gốc Việt Nam. Người Việt nhập cư mới cũng có nguyện vọng học hỏi cao. Ngày nay Việt Nam thuộc về 20 nước quan trọng nhất có Sinh Viên theo học tại nước Đức; con số người Việt trình luận án Tiến Sĩ ngày càng nhiều.   Đó là những thành công lớn và các bạn có thể làm gương cho các nhóm người nhập cư khác. Hội nhập thành công là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng trước nhất vẫn là sự tự thân cố gắng. Chính sách hội nhập tại Đức Quốc làm theo nguyên tắc „ Nhu cầu và khuyến khích „. Chúng tôi mở khóa học ngôn ngữ, thực hiện chương trình hội nhập thị trường việc làm  và hội nhập xã hội là những phương tiện giúp đỡ của chính phủ cho người nhập cư. Vào những thập niên1970 và 1980 cũng đã có những chương trình thành công về khuyến học ngôn ngữ, về học nghề và tu nghiệp, về chăm sóc và tư vấn xã hội cho các thuyền nhân. Các bạn đã trải qua các khóa học này và đạt thành công trong xã hội nước Đức.   Ngày nay các bạn cám ơn nước Đức về sự tiếp nhận, về quê hương yên bình  và về cơ hội để tham gia góp phần. Sự việc đó là trách nhiệm nhân đạo của chúng tôi và nhìn theo chiều hướng hội nhập thành công thì đó cũng là một quyết định làm xã hội nước Đức thêm mạnh mẽ. Chúng tôi cũng xin cám ơn các bạn.   Nhưng vào một ngày như ngày hôm nay không chỉ để đo lường sự thành công và nói lên lời cám ơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tưởng niệm những người bỏ mình trên con đường trốn chạy ra khỏi Việt Nam. Chúng ta không biết vào thời điểm đó có bao nhiêu người thiệt mạng vì tàu thuyền hư hỏng, vì thiếu lương thực và vì cướp biển. Cùng với thân nhân của họ đang sống tại nước Đức tôi xin được chia buồn với họ. Sự ghi nhớ về thảm họa chiến tranh và hành trình lưu vong, như các bạn đã từng trải nghiệm, là những  chứng minh về ý nghĩa và sự may mắn của hòa bình trên toàn cõi Âu Châu.   Giáo Sư Tiến Sĩ Günter Krings -------------------------------------- Lời chúc mừng nhân dịp Lễ tạ ơn 40 năm của thuyền nhân người Việt Kính thưa Quý quan khách, Thân gửi ông Trịnh-Đỗ Tôn-Vinh, xin chân thành cảm ơn lời mời tham dự sự kiện đặc biệt này. Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu như hôm nay có thể tham gia Lễ tạ ơn 40 năm của thuyền nhân người Việt tại tiểu bang Hessen. Thật đáng tiếc là tôi không thể đến được vì một cuộc hẹn khác. Tuy vậy nhưng tôi vẫn được phép gửi đến cho Qúy vị một lời chúc mừng, tôi rất hạnh phúc vì chuyện này. Với phi trường Frankfurt chúng ta có một cánh cửa bước ra thế giới. Mỗi ngày có hàng ngàn du khách từ Đức và thế giới sử dụng sân bay này để đến hay đi. Bốn mươi năm trước, cho Qúy vị phi trường này cũng là một cánh cửa để đi vào một thế giới mới lạ. Từ Đông Nam Á đi vào một Châu Âu xa xôi. Việt Nam vào thời điểm đó đã trải qua vài thập kỷ chiến tranh. Thoạt nhìn thì có thể suy ra là lịch sử của hai nước chúng ta không giống khác nhau mấy. Mặc dù hai nước Đức và Việt Nam có khoảng cách nhiều ngàn cây số, nhưng xuyên qua lịch sử, chúng ta lại có rất nhiều điểm tương đồng. Những tương đồng này không phải lúc nào cũng tích cực, không ít giai đoạn cũng hiện hữu đau thương. Nhưng chính nó đã kết nối chúng ta. Giống như Đức, Việt Nam bị tách ra sau Đệ Nhị Thế Chiến. Sự chia rẽ đất nước thành một miền Bắc Việt Nam có định hướng Chủ Nghĩa Cộng sản và một miền Nam Việt Nam với ý tưởng tự do Tây phương. Và tại Đức, chuyện đó cũng diễn ra với Cộng hòa Liên bang Đức (BRD) và Cộng hòa Dân chủ Đức (DDR). Việt Nam trở thành một đấu trường cho chiến tranh lạnh. Khi nghĩ về chiến tranh Việt Nam, trước mắt tôi hiện ra  hình ảnh của bé gái Kim Phúc đang khóc, em thoát khỏi lần dội bom với những vết phỏng nặng. Hình ảnh này, do nhiếp ảnh gia Nick Uts tình cờ chụp được, đã lan đi khắp thế giới và cho đến ngày hôm nay nó không những tác động nên những cảm xúc mạnh mẽ, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng chuyện giống như vậy không bao giờ được phép  xảy ra nữa. Hôm nay Quý vị ở đây tại Frankfurt và cùng nhau tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm Thuyền nhân ở tại tiều bang Hessen. Đây là một thời gian dài. Trong bốn mươi năm qua Quý vị đã tìm được công việc, đã mang theo hay tự thành lập gia đình. Tôi thực sự rất vui mừng là nhiều người nhập cư gốc Việt đã bén rễ ở Frankfurt và Quý vị đã xác định Tiểu bang Hessen là quê hương thứ hai của Quý vị. Ngày nay chúng ta lại có những người lên thuyền, họ cố gắng trốn chạy những hoàn cảnh thảm khốc ở đất nước của họ. Các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ chưa từng có đối với chúng ta ngày hôm nay cũng vẫn nên xem là mẫu mực. Việc  mà nhiều thành phần của xã hội ngày nay  bắt đầu tranh luận về tính hợp pháp của giải cứu hàng hải một lần nữa cho chúng ta thấy rằng chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân mình là tất cả chúng ta có thể sống cùng nhau trong một thế giới cởi mở và khoan dung. Lịch sử của  Quý vị là ví dụ tốt nhất. Chuyện mà những thuyền nhân của bốn mươi năm trước hôm nay cùng chung tổ chức  Lễ kỷ niệm ở Frankfurt cho thấy trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đã cùng nhau phát triển thành một cộng đồng. Tại đây tôi đặc biệt chân thành cảm ơn Quý vị trong những năm qua đã vì hiệp hội mà cũng là vì công đồng của chúng ta, đã đầu tư  tất cả bao nhiêu công sức. Tôi chúc Quý vị tối nay có một buổi Lễ tạ ơn với diễn tiến thành công và chúc cho bản thân cũng như những công việc trong tương lai của Quý vị mọi điều tốt đẹp! ---------------------------------- Lời chào mừng của thủ hiến tiểu bang Hessen Volker Bouffier Buổi lễ Tri Ân của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc „ 40 năm Cứu Giúp, Che Chở và cho Quê Hương“ Kính thưa quý vị, nhiều người ở tiểu bang Hessen biết rằng, thế nào là phải rời bỏ quê quán, phải trốn chạy và bị xua đuổi ra khỏi quê hương. Đó là những trải nghiệm mà họ cùng chia xẻ với vô số sinh linh trên thế giới. Khi hội nhập vào một môi trường mới mọi người đều phải có những nỗ lực lớn lao, người dân mới cũng như những người đã sống ở đây. Trong quá trình này những hội đoàn như Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức Quốc đóng một vai trò quan trọng nâng đỡ những đồng hương, mà hôm nay chúng ta nhìn lại lịch sử 40 năm Đức Quốc cưu mang người Việt tỵ nạn. Kính chào thân ái Volker Bouffier Thủ hiến tiểu bang Hessen --------------------------------------- Kính thưa quý vị,   Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức ngõ lời mời đến tham dự buổi cầu nguyện liên tôn và  tri ân vì nhiều ngườ i Việt tỵ  nạ n (Boat-People) đã được tiểu bang Hessen cũng như thành phố Frankfurt am Main tiếp nhận cách đây 40 năm.   Vì lý do chính trị ng ười việt nam đã trốn bằng đường biển, vượt đại dương bằng những chiếc ghe đánh cá hầu đến được bờ của của xứ ngoài. Những người sống sót của những cuộc  vượt biển này đã được đưa vào các trại tỵ nạn tại các nước châu Á l ân cận. Tại đó, họ đã chờ để được đưa đến các nước định cư thứ ba qua chương trình cứu giúp của Cao Ủy Tỵ Nạn (UNHCR). Dựa trên điều luật đã được ban hành cho các hoạt động về mặt nhân đạo vào năm 1980, theo tỷ lệ phân phối, một số người trong những trại tỵ nạn đã được nhận vào Cộng Hòa Liên Bang Đức. Những người vượt biển (Boat-People) khác đã được các thuyền chuyên biệt cứu vớt trên biển và đưa thẳng về Đức. Cap Anamur là một trong những chiếc thuyền đi cứu quan trọng nhất vào thời đó.   Tính cho đến năm 1990, Cộng Hòa Liên Bang Đức đã đón nhận 45.779 người việt tỵ nạn và thân nhân trong khuôn khổ  Đoàn Tụ Gia Đình. Nhiều người trong con số đó đã đến Frankfurt và đã ở lại thành phố này cho đến ngày hôm nay.   Hôm nay, quý vị đã tề tựu về nhà thờ “Christuskirche” tại Frankfurt để cầu nguyện liên tôn. Riêng sự việc này đã biểu hiện rất rõ sự hội nhập thành công của quý vị trong những năm qua. Trong cương vị Thị Trưởng của thành phố Frankfurt, tôi rất hãnh diện, khi quý vị cảm thấy thoải mái khi sống ở đây.   Hôm nay, quý vị muốn tri ân những người làm việc vô vị lợi đã giúp đỡ và sát cánh với quý vị. Cho đến hôm nay, quý vị vẫn còn giữ được liên lạc với rất nhiều người đó.   Nhân dịp này, tôi muốn cảm ơn quý vị đã cho thành phố Frankfurt am Main, tiểu bang Hessen và nước Đức cơ hội để trở thành quê hương của quý vị. Đất nước này ngày xưa rất xa lạ đối với quý vị, và đại đa số trong quý vị muốn đến một nước tiếp nhận khác. Mặc dù vậy, một khi đã đến tiểu bang Hessen, quý vị đã hội nhập một cách tuyệt hảo. Quý vị là một tấm gương lý tưởng cho sự hội nhập tốt.   Peter Feldmann Thị Trưởng Thành Phố Frankfurt am Main
......

Mạng di động 5G: Đức độc lập với Mỹ và sáng suốt với Trung Quốc

Hôm nay, 19/03/2019, Đức khởi động gọi thầu xây dựng mạng viễn thông, di động siêu tốc thế hệ 5 (5G). Điểm đặc biệt là Berlin không loại trừ trang thiết bị của tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi bất chấp những khuyến cáo và đe dọa của Washington xét lại quan hệ an ninh xuyên Đại Tây Dương. Chiến thuật trung dung của Đức thể hiện tinh thần độc lập, không khoan nhượng với cả Mỹ và Trung Quốc. Gọi thầu quốc tế bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng nay, giờ địa phương, dưới sự giám sát của Cơ quan liên bang Đức về internet. Jochen Homann, chủ tịch cơ quan này tuyên bố như sau : Đến từ Trung Quốc hay Thụy Điển, điều đó không quan trọng, miễn là các công ty cung cấp trang thiết bị đáp ứng những chuẩn mực và kiểm soát an ninh của nước Đức . Tổng cộng có 41 « khối chu kỳ » sẽ được phân chia cho bốn công ty dịch vụ viễn thông của ba nước Đức, Anh, Tây Ban Nha trong danh sách đấu thầu gồm Deutsche Telekom, 1&1/Drillisch, Vodafone và Telefónica/O2 . Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi không tranh thầu nhưng với tư cách là doanh nghiệp chế tạo trang thiết bị, Hoa Vi cũng như ZTE, đã bán cho bốn công ty dịch vụ kể trên các loại linh kiện, an-ten thu phát sóng, đương nhiên có tham vọng tiếp tục tham gia vào thời đại 5G tại Đức nói riêng và tại châu Âu nói chung. Đi trước trong tiến bộ công nghệ học, tập đoàn Hoa Vi trở thành « thủ lĩnh » không thể tranh cãi được trong lãnh vực mạng di động siêu tốc thế hệ 5. Nếu Đức, hay châu Âu, không sử dụng công nghệ của Hoa Vi thì khó tránh được tình trạng chậm trễ. Nhưng đối với Washington, các an-ten của Hoa Vi là « con ngựa thành Troie » của thế kỷ 21, làm nội gián, đánh cắp dữ liệu cho chính quyền Hoa lục. Tập đoàn Hoa Vi bị trói buộc với an ninh Trung Quốc theo một đạo luật ban hành vào năm 2017, theo đó mọi công dân và doanh nghiệp Trung Quốc có bổn phận hợp tác với cơ quan an ninh tình báo. Đức đặc biệt bị Mỹ chiếu cố Ba nước Úc, New Zealand và Nhật Bản đã loại trang thiết bị của Hoa Vi trong khi các chính phủ châu Âu nhận được khuyến cáo, cảnh giác của các cơ quan tình báo liên hệ về nguy cơ « con ngựa thành Troie » của Trung Quốc. Nước Đức của Angela Merkel đặc biệt bị áp lực rất mạnh của Washington. Gần đây trong một bức thư gửi bộ trưởng kinh tế Đức Peter Altmaier, một người thân cận với thủ tướng Angela Merkel, đại sứ Mỹ tại Berlin cảnh báo rằng nếu chính phủ Đức không cấm cửa Hoa Vi thì Mỹ sẽ xét lại mối hợp tác về tình báo và an ninh mạng. Tiếp theo đó, tư lệnh lực lượng đồng minh tại châu Âu, tướng Mỹ Curis Scaparrotti khẳng định « để bảo mật, NATO sẽ ngưng liên lạc với các sĩ quan Đức nếu Berlin cộng tác với Hoa Vi ». Theo tuần báo Der Spiegel, giới tình báo Đức cũng có cùng lo ngại. Thế nhưng, chính phủ Đức dường như gạt bỏ ngoài tai những đe dọa hay khuyến cáo này. Hư thực ra sao ? Con đường trung dung nhưng nghiêm ngặt Theo AFP, lý do đầu tiên, theo lý giải cúa bộ trưởng Nội Vụ Horst Seehofer hồi tuần trước, Berlin không muốn mở một mặt trận thứ hai với Bắc Kinh sau khi đã ra luật chống các nhà đầu tư Trung Quốc, tuy không nói ra, mua các công ty có giá trị chiến lược của Đức. Nhưng không phải vì thế mà chính phủ Đức xem nhẹ an ninh quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel cho biết sẽ « thảo luận » chiến lược bảo mật với Washington. Còn đối với Trung Quốc, thay vì cấm hay không cấm, Berlin chọn thái độ trung dung và sáng suốt. Theo báo chí, chính phủ Đức đánh ván bài lật ngửa, với chuẩn mực có giá trị như nhau đối với mỗi đối tác từ quản lý dịch vụ, trang thiết bị và nhà cung cấp trang thiết bị với các điều kiện nghiêm ngặt có mã số gốc, kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và bảo đảm không cài linh kiện đánh cắp thông tin. Cũng trong chiều hướng này, chính phủ Đức có thể yêu cầu thay thế một trang thiết bị đã được lắp ráp. Nói cách khác, Hoa Vi có thể bị loại trừ mà chính phủ Đức không cần tuyên bố chọc giận Bắc Kinh, theo phân tích của nhật báo Handelsblatt.
......

Entschließung des Europäischen Parlaments vom 15. November 2018 zu Vietnam, insbesondere zur Lage der politischen Gefangenen (2018/2925(RSP))

Das Europäische Parlament,   –  unter Hinweis auf seine früheren Entschließungen, insbesondere die Entschließung vom 14. Dezember 2017 zu dem Recht auf freie Meinungsäußerung in Vietnam und insbesondere dem Fall Nguyen Van Hoa(1) , und die Entschließung vom 9. Juni 2016 zu Vietnam und insbesondere zur Meinungsfreiheit(2) ,   –  unter Hinweis auf das Partnerschafts- und Kooperationsabkommen zwischen der EU und Vietnam, das am 27. Juni 2012 unterzeichnet wurde,   –  unter Hinweis auf den 7. Menschenrechtsdialog zwischen der EU und Vietnam vom 1. Dezember 2017,   –  unter Hinweis auf die Erklärungen des Sprechers des Europäischen Auswärtigen Diensts (EAD) vom 9. Februar 2018 und vom 5. April 2018 zur Verurteilung von Menschenrechtsverteidigern in Vietnam,   –  unter Hinweis auf die am 20. August 2018 vor Ort abgegebenen Erklärungen der EU zur jüngsten Verurteilung von Le Dinh Luong,   –  unter Hinweis auf die EU-Leitlinien zum Schutz von Menschenrechtsverteidigern,   –  unter Hinweis auf die Erklärungen von Sachverständigen der Vereinten Nationen vom 23. Februar 2018, in der sie die Freilassung von Aktivisten fordern, die wegen Protests gegen das Einleiten giftiger Stoffe in die Umwelt inhaftiert wurden, und vom 12. April 2018, in der sie nach der Inhaftierung von Menschenrechtsverteidigern einen Wandel fordern,   –  unter Hinweis auf die Allgemeine Erklärung der Menschenrechte von 1948,   –  unter Hinweis auf den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte (IPBPR), dem Vietnam 1982 beigetreten ist,   –  unter Hinweis auf die Entscheidung der Europäischen Bürgerbeauftragten vom 26. Februar 2016 im Fall 1409/2014/MHZ zum Versäumnis der Europäischen Kommission, eine vorausgehende Folgenabschätzung in Bezug auf die Menschenrechte beim Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (FHA) durchzuführen,   –  gestützt auf Artikel 135 Absatz 5 und Artikel 123 Absatz 4 seiner Geschäftsordnung,   A.  in der Erwägung, dass laut der von der gemeinnützigen Organisation „The 88 Project“ erstellten Datenbank über vietnamesische politische Gefangene, schätzungsweise 160 Aktivisten Haftstrafen in Vietnam verbüßen und sich etwa 16 Aktivisten in Untersuchungshaft befinden;   B.  in der Erwägung, dass die vietnamesischen Behörden weiterhin Menschenrechtsverteidiger, Journalisten, Blogger, Menschenrechtsanwälte und Aktivisten der Zivilgesellschaft in dem Land festnehmen, inhaftieren, schikanieren und einschüchtern; in der Erwägung, dass Menschenrechtsverteidiger, die im Bereich der Menschenrechte aktiv sind und ihr Grundrecht auf freie Meinungsäußerung online oder offline wahrnehmen, lange Haftstrafen verbüßen müssen, was einen Verstoß gegen die völkerrechtlichen Verpflichtungen des Landes darstellt;   C.  in der Erwägung, dass politische Aktivisten und Menschenrechtsaktivisten mit strengen Haftbedingungen konfrontiert sind, wozu auch die Verweigerung des Zugangs zu medizinischer Versorgung, eines Rechtsbeistands und des Kontakts zu Familienangehörigen gehört;   D.  in der Erwägung, dass die Religions- und Glaubensfreiheit in Vietnam unterdrückt wird und dass die katholische Kirche sowie nicht anerkannte Glaubensgemeinschaften, etwa die Vereinigte Buddhistische Kirche von Vietnam, mehrere protestantische Kirchen und andere Gruppen wie die ethnische Minderheit der Montagnards weiterhin schwerwiegender religiöser Verfolgung ausgesetzt sind;   E.  in der Erwägung, dass Hoang Duc Binh zu einer Haftstrafe von 14 Jahren verurteilt wurde, weil er in seinem Blog über die Proteste berichtet hatte, zu denen es im Zuge der mit dem Formosa-Konzern zusammenhängenden Naturkatastrophe gekommen war; in der Erwägung, dass Nguyen Nam Phong zu zwei Jahren Haft verurteilt wurde, weil er sich angeblich geweigert hatte, Anordnungen von Amtsträgern zu befolgen, als er zu einer Demonstration fuhr; in der Erwägung, dass ihre Anstrengungen für die Sensibilisierung und die Sicherstellung der Rechenschaftspflicht im Zusammenhang mit der Einleitung von Abwässern durch das Formosa-Stahlwerk von entscheidender Bedeutung gewesen sind;   F.  in der Erwägung, dass die Mitglieder der Bruderschaft für Demokratie im April 2018 im Rahmen umfassender Maßnahmen zur Durchsetzung der Bestimmungen des vietnamesischen Strafgesetzbuchs in Bezug auf die nationale Sicherheit zu Haftstrafen zwischen sieben und 15 Jahren verurteilt wurden; in der Erwägung, dass Nguyen Trung Truc, ein weiteres Mitglied dieser Gruppe, im September 2018 zu einer Haftstrafe von 12 Jahren verurteilt wurde, weil er des versuchten Sturzes der Regierung für schuldig befunden worden war;   G.  in der Erwägung, dass Le Dinh Luong, ein Menschenrechtsverteidiger, der sich auf friedliche Weise für die Förderung und den Schutz der Menschenrechte ausgesprochen hat, am 16. August 2018 gemäß den Bestimmungen des vietnamesischen Strafgesetzbuchs in Bezug auf die nationale Sicherheit zu 20 Jahren Haft und fünf Jahren Hausarrest verurteilt wurde; in der Erwägung, dass es Vertretern der Delegation der EU und der Botschaften der EU-Mitgliedstaaten nicht gestattet war, der Gerichtsverhandlung beizuwohnen; in der Erwägung, dass es viele weitere Fälle von Menschenrechtsverteidigern und anderen Gefangenen aus Gewissensgründen gibt, die ein ähnliches Schicksal erleiden;   Le Dinh Luong, Nguyen Trung Truc, Nguyen Nam Phong, Hoang Duc Binh H.  in der Erwägung, dass am 12. April 2018 eine Gruppe von UN-Sachverständigen – dies sind im Einzelnen der Sonderberichterstatter über die Lage von Menschenrechtsverteidigern, der Vorsitzende und Berichterstatter der Arbeitsgruppe für willkürliche Inhaftierungen und der Sonderberichterstatter über die Förderung und den Schutz der Meinungsfreiheit und des Rechts der freien Meinungsäußerung – Vietnam nachdrücklich aufgefordert hat, nicht gegen die Zivilgesellschaft vorzugehen oder abweichende Meinungen zu unterdrücken;   I.  in der Erwägung, dass das vietnamesische Strafgesetzbuch repressive Bestimmungen enthält, die missbräuchlich dazu verwendet werden, Menschenrechtsaktivisten, Dissidenten, Anwälte, Arbeitnehmerverbände, religiöse Vereinigungen und nichtstaatliche Organisationen, insbesondere solche, die Kritik an der vietnamesischen Regierung üben, zum Schweigen zu bringen, festzunehmen, zu inhaftieren, zu verurteilen oder ihre Tätigkeit einzuschränken;   J.  in der Erwägung, dass die vietnamesische Regierung den Betrieb unabhängiger oder privater Medienunternehmen weiterhin untersagt und Radio- und Fernsehsender und gedruckte Veröffentlichungen streng kontrolliert; in der Erwägung, dass die Nationalversammlung im April 2016 ein Mediengesetz verabschiedet hat, das die Pressefreiheit in Vietnam stark einschränkt;   K.  in der Erwägung, dass die Nationalversammlung Vietnams am 12. Juni 2018 ein Gesetz zur Cybersicherheit verabschiedet hat, mit dem Internet-Kontrollen verschärft werden sollen und das die Anbieter dazu verpflichtet, Einträge zu löschen, die als „bedrohlich“ für die nationale Sicherheit eingestuft werden; in der Erwägung, dass dieses Gesetz die Freiheit der Meinungsäußerung im Internet stark einschränkt und darauf abzielt, das Recht auf Privatsphäre erheblich zu beschneiden;   L.  in der Erwägung, dass das erste vietnamesische Glaubens- und Religionsgesetz am 1. Januar 2018 in Kraft getreten ist, und dass dieses Gesetz allen religiösen Gruppen in dem Land vorschreibt, sich bei den Behörden zu registrieren und sie über ihre Tätigkeiten zu informieren; in der Erwägung, dass die Behörden diese Anträge auf Registrierung ablehnen oder behindern und religiöse Aktivitäten verbieten können, die von ihnen willkürlich als nicht mit dem „nationalen Interesse“, der „öffentlichen Ordnung“ oder der „nationalen Einheit“ vereinbar eingestuft werden; in der Erwägung, dass die Regierung mit diesem Gesetz ihre Einmischung in religiöse Angelegenheiten und die staatliche Kontrolle über religiöse Gruppen institutionalisiert hat;   M.  in der Erwägung, dass Vietnam auf der Rangliste der Pressefreiheit 2018 von „Reporter ohne Grenzen“ auf Platz 175 von 180 liegt;   N.  in der Erwägung, dass in Vietnam nach wie vor die Todesstrafe vollstreckt wird, die Zahl der Hinrichtungen jedoch unbekannt ist, da die vietnamesischen Behörden die Statistiken über die Todesstrafe als Staatsgeheimnis einstufen; in der Erwägung, dass Vietnam die Zahl der Straftaten, auf die die Todesstrafe steht, im Januar 2018 von 22 auf 18 verringert hat;   O.  in der Erwägung, dass Vietnam grundlegende Übereinkommen der Internationalen Arbeitsorganisation (IAO) noch nicht ratifiziert hat, nämlich das Übereinkommen Nr. 98 über die Anwendung der Grundsätze des Vereinigungsrechtes und des Rechtes zu Kollektivverhandlungen, das Übereinkommen Nr. 105 über die Abschaffung der Zwangsarbeit und das Übereinkommen Nr. 87 über die Vereinigungsfreiheit und den Schutz des Vereinigungsrechtes;   P.  in der Erwägung, dass der Menschenrechtsdialog zwischen der EU und Vietnam ein wichtiges Instrument mit Blick auf die laufende umfassende Diskussion von Themen ist, die der EU Sorge bereiten, darunter die uneingeschränkte Wahrung der Grundrechte betreffend das Recht auf freie Meinungsäußerung, die Vereinigungsfreiheit und das Recht, sich friedlich zu versammeln; in der Erwägung, dass eine grundlegende Voraussetzung für die Beziehungen zwischen der Europäischen Union und Vietnam darin liegen muss, dass die Menschenrechte gewahrt werden, Demokratie und Rechtstaatlichkeit sichergestellt sind und einschlägige internationale Normen eingehalten werden;   Q.  in der Erwägung, dass ein klarer Zusammenhang zwischen dem Partnerschafts- und Kooperationsabkommen (PKA) und dem FHA besteht, in deren Rahmen beide Seiten zugesagt haben, ihre Verpflichtungen im Bereich der Menschenrechte einzuhalten;   1.  verurteilt die anhaltenden Menschenrechtsverletzungen in Vietnam, darunter politische Einschüchterung, Überwachung, Drangsalierung von politischen Aktivisten, Journalisten, Bloggern, Dissidenten und Menschenrechtsverteidigern, die ihr Recht auf freie Meinungsäußerung online oder offline wahrnehmen, unfaire Gerichtsverfahren gegen sie, über sie verhängte Gerichtsurteile und Übergriffe auf sie;   2.  fordert die vietnamesischen Behörden auf, sämtliche Menschenrechtsverteidiger und Gefangenen aus Gewissensgründen, die nur festgenommen und verurteilt wurden, weil sie ihr Recht auf freie Meinungsäußerung wahrgenommen haben, etwa Hoang Duc Binh, Nguyen Nam Phong, Nguyen Trung Truc und Le Dinh Luong, unverzüglich und bedingungslos freizulassen und alle Vorwürfe gegen sie fallenzulassen;   3.  bekräftigt seine Forderung an die vietnamesischen Behörden, alle Restriktionen und die Drangsalierung von Menschenrechtsverteidigern einzustellen und in jedem Fall zu garantieren, dass sie ihrer legitimen Tätigkeit im Bereich Menschenrechte nachgehen können, ohne Repressalien fürchten zu müssen und ohne Restriktionen, etwa Schikanen seitens der Justiz ausgesetzt zu sein; fordert die vietnamesische Regierung auf, alle Einschränkungen der Religionsfreiheit aufzuheben und den Schikanen gegen Religionsgemeinschaften ein Ende zu setzen;   4.  fordert die vietnamesische Regierung nachdrücklich auf, sicherzustellen, dass alle Häftlinge im Einklang mit den internationalen Normen behandelt werden; hebt hervor, dass das Recht auf Kontakt mit Rechtsanwälten, medizinischen Fachkräften und Familienangehörigen eine wichtige Maßnahme zum Schutz vor Folter und Misshandlung, und im Hinblick auf das Recht auf ein faires Verfahren von wesentlicher Bedeutung ist;   5.  verurteilt den missbräuchlichen Einsatz repressiver Rechtsvorschriften zur Einschränkung der Grundrechte und Grundfreiheiten; fordert die vietnamesischen Behörden auf, sämtliche repressiven Gesetze – etwa das Strafgesetzbuch, das Gesetz über Cybersicherheit und das Weltanschauungs- und Religionsgesetz – aufzuheben, zu überprüfen oder zu ändern, und dafür zu sorgen, dass alle Rechtsvorschriften mit internationalen Menschenrechtsnormen und den damit verbundenen Verpflichtungen, etwa dem IPBPR, dem Vietnam beigetreten ist, eingehalten werden; fordert die Regierung auf, die Rechtsvorschriften, mit denen öffentliche Versammlungen und Demonstrationen geregelt werden, mit dem Recht auf Versammlungsfreiheit und Vereinigungsfreiheit in Einklang zu bringen;   6.  fordert die vietnamesischen Behörden auf, alle einschlägigen Menschenrechtsverträge der Vereinten Nationen und das Römische Statut des Internationalen Strafgerichtshofs sowie die Übereinkommen Nr. 87, Nr. 98 und Nr. 105 der IAO zu unterzeichnen;   7.  fordert die vietnamesische Regierung eindringlich auf, eine dauerhafte Einladung für Vertreter der Sonderverfahren des Menschenrechtsrats der Vereinten Nationen auszusprechen, insbesondere an den Sonderberichterstatter über die Förderung und den Schutz der Meinungsfreiheit und des Rechts der freien Meinungsäußerung und den Sonderberichterstatter über die Lage von Menschenrechtsverteidigern;   8.  fordert die vietnamesischen Behörden auf, unabhängige Arbeitnehmerverbände anzuerkennen;   9.  hält die EU dazu an, die Lage zu beobachten und mit den Behörden und allen einschlägigen Interessengruppen zusammenzuarbeiten, um die Menschenrechtslage in Vietnam zu verbessern;   10.  bekräftigt, dass es die Todesstrafe in jedem Fall ablehnt; fordert die vietnamesischen Behörden auf, als einen Schritt in Richtung der Abschaffung der Todesstrafe unverzüglich ein Moratorium einzuführen; fordert die vietnamesischen Behörden auf, alle Todesurteile zu überprüfen, um sicherzustellen, dass die jeweiligen Gerichtsverfahren den internationalen Normen entsprechen;   11.  fordert den EAD und die Kommission auf, zivilgesellschaftliche Gruppen und Einzelpersonen, die sich für die Menschenrechte in Vietnam einsetzen, unter anderem dadurch aktiv zu unterstützen, dass sie bei all ihren Kontakten mit der vietnamesischen Regierung die Freilassung von Menschenrechtsverteidigern und gewaltlosen Gefangenen fordern; fordert die EU-Delegation in Hanoi nachdrücklich auf, inhaftierten Menschenrechtsverteidigern und gewaltlosen Gefangenen jedwede angemessene Unterstützung zukommen zu lassen, etwa durch die Organisation von Besuchen in der Haftanstalt, die Beobachtung von Gerichtsverfahren oder die Bereitstellung rechtlicher Unterstützung;   12.  hält die Mitgliedstaaten der EU dazu an, im Hinblick auf die Forderung nach konkreten Verbesserungen der Menschenrechtslage in Vietnam ihre Anstrengungen zu verstärken, etwa im Rahmen der anstehenden allgemeinen regelmäßigen Überprüfung von Vietnam im Menschenrechtsrat der Vereinten Nationen;   13.  bekräftigt seine Forderung nach einem EU-weiten Verbot der Ausfuhr und des Verkaufs jeglicher Form von Sicherheitsausrüstung sowie der Modernisierung und Instandhaltung derartiger Ausrüstung, die zur internen Repression eingesetzt wird oder werden kann – einschließlich Technologien für die Überwachung des Internets – an bzw. für Staaten mit einer besorgniserregenden Menschenrechtsbilanz;   14.  begrüßt die gestärkte Partnerschaft und den Menschenrechtsdialog zwischen der EU und Vietnam und weist darauf hin, dass dieser Dialog ein wesentliches Instrument ist, das effizient genutzt werden muss, um Vietnam bei der Umsetzung notwendiger Reformen zu begleiten und zu unterstützen; fordert die Kommission nachdrücklich auf, die im Rahmen des Dialogs erzielten Fortschritte mithilfe der Einführung von Richtwerten und entsprechenden Mechanismen zu überwachen;   15.  fordert die vietnamesische Regierung und die EU als wichtige Partner auf, sich zu verpflichten, der Achtung der Menschenrechte und der Grundfreiheiten im Land größere Geltung zu verschaffen, zumal es sich dabei – insbesondere im Hinblick auf die Ratifizierung des FHA und das PKA zwischen der EU und Vietnam – um einen Eckpfeiler aller bilateralen Beziehungen zwischen Vietnam und der Union handelt;   16.  beauftragt seinen Präsidenten, diese Entschließung dem Rat, der Kommission, der Vizepräsidentin der Kommission/Hohen Vertreterin der Union für Außen- und Sicherheitspolitik, dem Generalsekretär des Verbands Südostasiatischer Nationen (ASEAN), der Regierung und der Nationalversammlung von Vietnam, dem Hohen Kommissar der Vereinten Nationen für Menschenrechte und dem Generalsekretär der Vereinten Nationen zu übermitteln.     (1)        ABl. C 369 vom 11.10.2018, S. 73. (2)        ABl. C 86 vom 6.3.2018, S. 122. http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubRef=-//EP//TEXT+TA+P8-TA-2018-0459+0+DOC+XML+V0//DE
......

OPENPETITION: KEIN FREIHANDELSABKOMMEN MIT DER VIETNEMESISCHEN KOMMUNISTISCHEN REGIERUNG (KEIN EVFTA)!!!

DIE ZEIT DRÄNGT! WIR BITTEN UM IHRE UNTERSTÜTZUNG, JEDE STIMME ZÄHLT! Der Ausschuss für Internationalen Handel des Europäischen Parlaments (INTA) führte am 10. Oktober 2018 eine öffentliche Anhörung zum Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) durch. Als Vietnams offizieller Vertreter war Herr Tran Quoc Khanh, stellvertretender Minister für Industrie und Handel anwesend. Als wichtigste Ergebnisse dieser Anhörung kann man folgende drei Aspekte festhalten: 1. Laut Aussage von Herrn Tran Quoc Khanh hat seine Regierung die Änderungsanträge zum Arbeitsgesetzbuch der Nationalversammlung unterbreitet, die den internationalen Standards entsprechen sollen und die Bestimmungen der Internationale Arbeitsorganisation einschließen. Diese Anträge sollen voraussichtlich im November 2019 genehmigt werden. 2. In Umweltfragen bekräftigte der stellvertretende Minister, dass Vietnam sehr am Umweltschutz interessiert sei, und sagte, dass das Freihandelsabkommen zwischen EU und Vietnam (EVFTA) Vietnam dabei helfen werde, in diesem Bereich mehr zu erreichen. 3. Bei der Frage nach der Menschenrechte sagte der stellvertretende Minister, dass das Thema außerhalb des seines Fachgebiets liegt, und doch klar bekräftigte, dass Vietnam im Rahmen des WTO-Beitritts in der Frage keine Verpflichtungen eingegangen ist, weil die WTO sich nicht auf die Menschenrechtsfragen konzentriert. Wir möchten auf die Tatsache hinweisen, dass die Rahmenvereinbarung für Partnerschaftliche Zusammenarbeit zwischen EU und Vietnam (PCA) bereits am 27.06.2012 unterschrieben wurde. Für die vietnamesische Seite sind die genannten Themen seit dem bekannt. Die kommunistische Regierung Vietnams hat zu allen Themenbereichen, zur Achtung des Umweltschutzes, zur Achtung der Menschenrechte und zur Anpassung des Arbeitsstandards an die Internationalen Standards verpflichtet. Und diese Rahmenvereinbarung (PCA) soll die Basis für weitere Verhandlungen über ein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (EVFTA) sein! Unsere Sicht: Zu 1. Die Forderung nach der Anpassung des eigenen Arbeitsstandards an die Internationalen Standards ist in den Artikel 50 der Rahmenvereinbarung (PCA) festgehalten. Seit der Unterzeichnung der Vereinbarung bis heute sind es mehr als sechs Jahre vergangen. Es ist nichts geschehen! Und nun rechtzeitig zum Termin der Anhörung in Brüssel hat man schnell noch einige Vorschläge bzw. Änderungsanträge der Nationalversammlung eingereicht. Leider haben wir Gründe zur Annahme, dass die Anträge bis Ende 2019 nicht genehmigt werden. Und wenn doch, werden diese so angepasst sein, dass sie gar kein Wert mehr haben. Zu 2. Auch zum Thema Umweltschutz wurden in den Artikeln 29, 30 und 42 des Rahmenvertrages klare Vereinbarungen getroffen. Es hieß, dass das Interesse der kommunistischen Regierung Vietnams an dem Umweltschutz sehr groß sei. Und nun brauche man die EVFTA, d.h. mehr Einnahmen, um noch mehr für den Umweltschutz zu tun. Diese Erklärung wirkt auf die betroffene vietnamesische Bevölkerung wie ein blanker Hohn. Tatsache ist, dass das Vietnamesische Volk heute in einer verschmutzten, vergifteten und zerstörten Umwelt leben muss; 250 km Küste Mittelvietnams wurde durch FORMOSA mit ungeklärten Chemikalien verseucht; vergiftete Nahrungsmitteln sind unkontrolliert im Umlauf. Die Krebsrate in Vietnam steigt exponentiell; Die Vernichtung der Regenwälder und der Ausstoß ungefilterter Abgase der chemischen Industrien nehmen dramatische Ausmaße an. Diese Liste kann beliebig fortgesetzt werden. Zu 3. Die Verpflichtung zur Achtung der Menschenrechte wurde unmissverständlich in den Artikeln 1, 2, 10 und 35 vereinbart. Und nun stand da ein stellvertretender Minister vor dem EU-Ausschuss und behauptete, dass das Thema Menschenrecht nicht in seinem Fachgebiet liegt. Offensichtlich konnte man an die Rahmenvereinbarung gar nicht mehr erinnern. Die Tatsache ist, dass es in Vietnam so viele politische Gefangenen wie noch nie zuvor in der Geschichte des Landes gibt, die durch den friedlichen Protest auf die soziale Missstände hinweisen wollen. Tatsache ist, dass das vietnamesische Volk heute in einer Gesellschaft lebt, in der das Recht auf ein menschliches Leben von den kommunistischen Machthaber eklatant verletzt wird und in der die Menschenwürde und Menschenrechte nur noch mit Füßen getreten werden. Unsere Schlussfolgerung daher: Kein Freihandelsabkommen zwischen der EU und Vietnam (kein EVFTA) ohne die Verpflichtung zur Förderung des demokratischen Prozesses und zur Achtung der Menschenrechte in Vietnam, wie in dem Abkommen über Partnerschaft und Zusammenarbeit zwischen der EU und Vietnam (PCA) vereinbart! -------------------------------------------------------------- Bitte klicken Sie auf den Link unten, um zu unterschreiben Xin vào đường link bên dưới để ký tên https://www.openpetition.de/petition/online/kein-freihandelsabkommen-mit-der-vietnamesischen-kommunistichen-regierung?fbclid=IwAR0MQ3QlmyfRm5CVpAtts6wapHmbvyANii8K1NEceLrB8nNtWXp10Q9cwe4
......

Nước Đức đang chuyển!

Nhân Angela Merkel từ bỏ chính trường   Nước Đức là quốc gia luôn luôn phải bầu cử. Vốn là một nước với nhiều tiểu bang, ngoài cuộc bầu cử liên bang, người dân còn phải đi bầu chính phủ các tiểu bang. Dưới tiểu bang là cấp thứ ba, người dân còn phải cử ra các cấp nghị viên thành phố hay các đơn vị làng xã. Vừa qua, sau cuộc bầu cử hai tiểu bang Bayern và Hessen, vốn là hai tiểu bang quan trọng trong số 16 tiểu bang, nước Đức đi vào một trang lịch sử mới. Giai đoạn này có thể xem là một khúc ngoặt của chính trường Đức sau 1989, năm thống nhất hai miền nước Đức. Đặc trưng của khúc ngoặt này có thể nói gọn là hai chính đảng CDU và SPD, vốn được xem là hai tập hợp lớn của dân tộc Đức, bên thiên hữu, bên thiên tả, nay đã mất hết quần chúng. Theo thăm dò, đảng CDU chiếm chưa đầy 30% số phiếu và SPD, thê thảm hơn, sẽ không được quá 20% phiếu bầu. Một liên minh của hai chính đảng đó, này xưa thường được gọi là liên minh tuyệt đại đa số, nay sẽ không hơn 50% phiếu bầu. Những con số vô hồn này sẽ không cho hơn một cái nhún vai của người quan sát từ xa, nhưng đối với người trong cuộc, đây là một đảo lộn khủng khiếp. Hãy còn quá sớm để tiên liệu tương lai một nước Đức trong những năm tới đây, nhưng cũng hẳn thú vị để nhìn lại một nhân vật chính trị, Angela Merkel, một phụ nữ tài năng và hiếm có, người vừa tuyên bố sẽ thoái trào trong ngày 29.10.2018 vừa qua. Merkel là Chủ tịch của CDU trong 18 năm qua, là Thủ Tướng Đức từ 2005. Những ai đã sống tại Đức trong vài chục năm qua thường không thể tưởng tượng được vị phụ nữ này lại có thể làm Thủ Tướng Đức và Chủ tịch CDU. Theo truyền thống CDU thường được xem là cánh hữu bảo thủ, trọng giáo điều tôn giáo, thường đứng một phía với Mỹ trong mọi tranh chấp quốc tế, thiên về cánh chủ nhân các tập đoàn kinh tế, ngại người nước ngoài... Thế nhưng sau ngày thống nhất đất nước Đức năm 1989 xuất hiện một phụ nữ khả ái mà Helmut Kohl thân mật gọi là "Mädchen" (nàng thiếu nữ), tên là Angela Merkel. Frau Merkel dần trở thành Tổng thư ký của CDU và cuối cùng, không ai cưỡng nỗi, bà trở thành Chủ tịch CDU. Helmut Kohl và nàng thiếu nữ của tôi "mein Mädchen" Angela Merkel. Angela Merkel lẽ ra không bao giờ trở thành nhân vật số một của CDU vì nhiều lý do then chốt: Một, bà là người từ Đông Đức mà CDU vốn là đảng nhiều nghi ngại nhất khi nhìn qua phía Đông. Hai, bản thân bà là phụ nữ, mà xưa nay CDU là đảng của nam nhi oai vệ, càng kiêu ngạo càng tốt . Ba, bà là người theo đạo Tin lành mà CDU vốn "ưa" đạo Công giáo hơn. Bốn, bà là người chia tay với chồng năm 1981 để sống với một ông chồng khác. Truyền thống CDU/CSU vẫn "hãnh diện" nếu được một vợ một chồng, nói như Edmund Stoiber khi chọc giận Gerhard Schröder vốn lập gia đình nhiều lần. Và cuối cùng bà là người không con, vốn không phải là hình ảnh lý tưởng của CDU về truyền thống gia đình. Với năm "thiệt thòi" đó Angela Merkel vẫn đánh bại mọi đối thủ nam nhi sừng sỏ như Roland Koch hay Friedrich Merz. Tội nghiệp thay các nhân vật tầm cỡ được mệnh danh là "Grand" đó, mới đầu họ coi thường phận nữ nhi từ bên Đông, cuối cùng họ thất thế,phải tìm đường dung thân trong các tập đoàn kinh tế. Ngay từ những ngày trong năm 2000 người ta đã biết Angela Merkel không ưa quí ông trong nhóm chính trị gia Tây Đức, họ sẽ bị "đì" không thương tiếc và chỉ những ai dễ bảo như Armin Laschet hay Peter Altmayer mới có chỗ dưới trướng Merkel. Các đấng nam nhi của đảng anh em CSU tại Bayern như Stoiber hay Seehofer, họ bày binh bố trận đã nhiều, nhưng luôn luôn cay đắng chịu thua một người đàn bà bên Đông. Thế nhưng Merkel đi vào lịch sử không phải nhờ tài thao lược chống nam nhi. Merkel để lại cho hậu thế một chính sách phi thường đối với người nước ngoài, đó là chủ trương chấp nhận nhập cư vô cùng nhân đạo và rộng rãi. So với năm "thiệt thòi" nói trên, đó mới là điều khó nhất mà lẽ ra bà không thể thuyết phục được CDU, chứ đừng nói là Chủ tịch của đảng ấy. Trong khía cạnh này lẽ ra Merkel phải là đảng viên của SPD hay đảng Xanh. Friedrich Merz & Roland Koch Nhưng lịch sử dường như cần những nhân vật đặc biệt trong một thời khắc đặc biệt. Năm 2015 trước tình hình dân nhập cư bức xúc tìm vào nước Đức, Angela Merkel cho phép họ vào hàng triệu người. Người ta còn nhớ, trong một tình huống còn đang phân vân thì hình ảnh của một cậu bé vượt biên đã chết, thi hài cuộn tròn nằm trên bãi biển, được tung lên trên mọi phương tiện truyền thông, Angela Merkel tuyên bố mở cửa biên giới và quả quyết "chúng ta làm được". Người ta đoán biết thêm, trong tâm một phụ nữ quả cảm và sắt đá như bà Merkel, dường như có một nét nữ tính mềm mại và thương cảm. Thời điểm 2015 làm người quan sát như kẻ viết bài này tự hỏi, phải chăng lịch sử cố tình chờ đợi một con người như Merkel trên đỉnh cao quyền lực để mới có thể biến nước Đức bảo thủ thành một nước nhập cư. Chỉ có người của CDU đang nắm quyền mới làm được điều này và cũng chỉ Merkel trong CDU mới dám làm điều này. Y như rằng, nước Đức thay đổi một cách toàn triệt từ 2015 đến nay. Từ hai đảng phái chính CDU và SPD, nay ta đã đếm đến 6 đảng phái luôn có mặt trong các cấp chính quyền. CDU và SPD không còn chiếm đa số và khả năng liên minh của sáu đảng với nhau làm người ta rối bời trong mọi tính toán. Nước Đức đã phân hóa, nhất là phía cực hữu dân túy đang chiếm một số phiếu trên 15%. Hỏi ai là người chịu lỗi, người ta chỉ ngón tay phê phán về phía Angela Merkel. Đúng hay sai? Trong khoảng một triệu người nhập cư thì nay đã ¼ có công ăn việc làm. Người ta ít biết đến điều đó. Trong số những người đàn ông Hồi giáo đó dĩ nhiên có kẻ bất lương, ưa chém giết trộm cắp, thích ức hiếp phụ nữ. Một thanh niên Đức phạm tội thì đó là chuyện bình thường trong xã hội. Một thanh niên Hồi giáo hãm hiếp giết người thì đó là lỗi của Merkel. Seehofer, Chủ tịch CSU cho rằng, di dân là "mẹ của tất cả mọi vấn đề". Lối nói dân túy đó trở nên ăn khách trong quần chúng người Đức ngày càng khó chịu trước tội phạm của di dân Hồi giáo. Và hậu quả hiển nhiên là dân chúng sẽ bầu phiếu cho đảng chống người nước ngoài như AfD và thú vị thay, kẻ mất phiếu chính là phe hữu truyền thống như CSU hay CDU. Cuối tháng 10.2018 Angela Merkel tuyên bố sẽ không tái ứng cử Chủ tịch CDU, sẽ hoàn toàn chấm dứt nhiệm kỳ Thủ Tướng sau 2021. Có lẽ bà sẽ không giữ vững chức vụ đến ngày đó. Người vui mừng nhất khi nghe tin sẽ là các nam nhi của đảng này, trong đó Friedrich Merz vội vàng tuyên bố nhập cuộc chơi. Nhưng người dân bình thường sẽ phân vân, nước Đức sẽ đi về đâu. Năm sau giờ này có lẽ tình hình sẽ rõ. Angela Merkel ra đi đúng lúc. Bà đã làm xong công việc cần làm. Thế sự do bà tạo dựng hầu như phản lại bà, đó là điều lịch sử cũng thường lặp lại. Ngoài ra thế giới dường như muốn "xoay trục". Vũ đài chính trị toàn cầu xem ra không còn chỗ cho những con người như bà. "Hợp căn" với thời đại mới phải là những kẻ xa lạ với dân chủ và pháp quyền, thích bạo lực và dối trá, sẵn sàng chiến tranh và chia rẽ, trở lui với chủ nghĩa quốc gia và dân túy. Đã từ vài năm qua Angela Merkel phải đương đầu với Putin, Trump, Tập Cận Bình, Edogan. Sắp tới đây sẽ còn các nhà dân túy xuất hiện từ Ý, Brasil, Áo...Họ sẽ vui mừng khi bà rút lui. Angela Merkel là người điềm tĩnh, sâu sắc, biết rõ mình muốn gì và thời đại đang chuyển hướng. Bà có thể nhìn lại đời mình một cách hãnh diện, dù điều gì sẽ xảy ra. Nguyễn Tường Bách  (29.10.2018)  
......

Pages