Ba bài toán khó từ thời cổ Hy Lạp đã tìm được giải đáp…

Đan Tâm Ba bài toán từ thời cổ Hy Lạp thách đố nhân loại hơn 2500 đã có được giải đáp chính xác năm 2023 nầy do một người Việt tại Vương quốc Anh tìm ra   Cách đây hơn 2500 năm, Toán học bắt đầu phát triển mạnh về Hình học với các nhà toán học lừng danh như Euclide, Hypocrates, Pythagoras, Archimedes và Thales… Nhân đôi khối vuông, chia ba một góc và làm vuông hình tròn là những bài toán hình học được đề xuất lần đầu tiên bằng tiếng Hy Lạp cách đây hơn 2500 năm, vốn có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự phát triển của Hình học. Xưa kia Hy Lạp là quê hương của muôn ngàn những triết gia và nhà khoa học lừng danh. Cách đây hơn 2500 năm, Toán học bắt đầu phát triển mạnh về Hình học với các nhà toán học lừng danh như Euclide, Hypocrates, Pythagoras, Archimedes và Thales… Toán học Hy Lạp bắt đầu lớn mạnh từ rất sớm, khoảng 700 năm trước Công nguyên, bởi vì triết học Hy Lạp khá phát triển vào thời cổ đại nên mới sản sinh ra Toán học – một môn học vốn phát xuất từ người mẹ đẻ là Triết học. Những nhà toán học Hy Lạp cổ đại thường sống ở các tỉnh thành ven hải phận phía đông Địa Trung Hải. Họ đã để lại nhiều thành quả vĩ đại không thể thay thế cho kho tàng tri thức toán của nhân loại. Những cống hiến của Hy Lạp cổ đại với toán học, nhìn chung được coi là một trong những cống hiến quan trọng nhất, làm phát triển nhiều phương pháp Toán học và những chủ đề mới của Toán học. Trong số những chủ đề nầy có 3 vấn nạn toán học do Toán học cổ đại Hy Lạp đưa ra thách thức (challenge) nhân loại cách đây hơn 2500 năm và mãi cho đến năm 2022 vẫn chưa có nhà toán học nào phát minh được lời giải đúng. Đó là 3 thách thức Hình học cổ điển rất đơn giản và rất dễ hiểu như sau : 1. Làm vuông hình tròn" (Squaring the Circle), 2. Chia ba một góc (Trisecting an Angle) và 3. Nhân đôi khối vuông (Double the Cube) với điều kiện giới hạn là "chỉ được dùng thước thẳng (straight edge) và com-pa (compass) để kiến tạo đáp số (construct the answer). Bất cứ ai học xong Hình học (Geometry) ở bậc trung học đều có thể hiểu 3 đầu đề nói trên, nhưng vì điều kiện giới hạn của 3 bài toán thách thức nầy mà chưa ai giải được nó trong suốt hơn 2 thiên kỷ rưỡi vừa qua.   Mãi cho đến năm nay 2023, một nhà toán học Việt Nam, Trần Đình Sơn, tỵ nạn tại Vương quốc Anh từ năm 1984 đã tìm ra được giải đáp đúng 100% (chứ không phải giải đáp gần đúng) cho 3 thách thức Toán học thiên niên kỷ (millennium challenge) nầy. Ba phát minh vĩ đại nầy đã được các viện quốc tế về Toán công nhận và xuất bản trên Tạp chí Quốc tế về Xu hướng và Công nghệ Toán học (The International Journal of Mathematics Trends and Technology, viết tắt là IJMTT) vào tháng 6, tháng 6 & tháng 8/2023 nầy. Mặc dù 3 bài toán này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng nhà toán học Việt Nam nói trên đã chọn giải bài toán "Chia ba một góc" (Trisecting an Angle) trước nhất sau khi tình cờ đọc được một ý tưởng (idea) trong Đạo Đức Kinh của triết gia Lão Tử (1) : "Đại Đạo rất là đơn giản, rất giản dị" ! 1. Phát minh thứ nhất (1st Invention) : Chia ba một góc (Tạp chí Toán học Quốc tế/IJMTT số ra ngày 22/5/2023) Phép chia ba một góc thành 3 phần bằng nhau là một bài toán cổ điển với yêu cầu chỉ sử dụng hai công cụ : thước thẳng (straightedge không chia độ) và compa. Thật khó để đưa ra ngày tháng chính xác về thời điểm bài toán chia ba góc xuất hiện lần đầu tiên. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Hippocrates, cũng đã nghiên cứu bài toán chia ba một góc, nhưng đã sử dụng một dấu trên thước thẳng để làm cho cây thước không còn là một thước thẳng nữa. Hầu hết các nhà sử học Toán học tin rằng nhiều kết quả đưa ra trong sách Bổ Đề thực sự là do Archimedes và kết quả trên đường xoắn ốc đưa ra về việc chia ba một góc rất phù hợp với tinh thần của tác phẩm. Tuy nhiên, phép chia ba này của Archimedes không phải là một phương pháp chính xác và không sử dụng thước thẳng như đề toán nầy yêu cầu. Phương pháp khác do Nicomedes đưa ra sử dụng đường cong conchoid, nhưng đường cong này không thể vẽ chính xác và mang tính lý thuyết hơn là thực tế. Rõ ràng, cách chia ba góc của Hippocrates, Archimedes hoặc sử dụng conchoid của Nicomedes (khoảng năm 200 trước Công nguyên) là đúng nhưng không tuân theo "luật chơi" tức là sử dụng thước thẳng và compa. Có thể họ đã nghĩ ra đủ mọi cách nhưng không làm được nên phải tự nghĩ ra cách riêng để giải quyết vấn đề này. Về sau, có rất nhiều nỗ lực của các thế hệ nhà Toán học nối tiếp nhau đều không làm được nên họ đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau và nhờ đó Toán học có cơ hội phát triển.   Chứng minh cho định lý chia ba một góc Pierre Wantzel đã chứng minh vào năm 1837 rằng bài toán, như đã nêu, không thể giải được với các góc tùy ý. Năm 1837, Wantzel công bố bằng chứng trên Tạp chí Liouville về "các phương pháp xác định xem một bài toán hình học có thể giải được bằng thước thẳng và compa hay không", và ông là người đầu tiên chứng minh việc chia ba một góc không thể giải được bằng thước thẳng và compa. Nhưng nhà toàn học Việt Nam nầy đã sử dụng thước thẳng và compa để xây dựng đáp số và chứng minh có thể chia ba một góc tùy ý một cách đơn giản mà không cần sử dụng bất kỳ đường cong nào, với công cụ toán học là một số định đề & định lý hình học ở cấp Trung học. Kết quả nầy là một phản chứng (counter-proof) cho phương pháp của Wantzel. Kết quả của phát minh nầy là lời giải chính xác cho thử thách hàng ngàn năm "Chia ba một góc" (Trisecting an Angle) chỉ dùng một thước thẳng, một compa và các định đề & định lý Hình học ờ cấp Trung học Phổ Thông, chứ không hề dùng các phương pháp Toán phức tạp & khó khăn từ cấp Đại học trở lên. Do đó, bất cứ người nào đã học xong Toán Hình học ờ bậc Trung học cũng có thể đọc và hiểu được phát minh nầy. 2. Phát minh thứ hai (2nd Invention) : Làm vuông hình tròn (Tạp chí Toán học Quốc tế/IJMTT số ra ngày 17/06/2023) Đáp án toán học cho bài toán "Làm vuông hình tròn" (Squaring the Circle) là phát minh thành công thứ hai của nhà toán học Việt Nam nói trên. Lịch sử của bài toán "Làm vuông hình tròn" bằng thước thẳng và compa đã có từ hàng thiên niên kỷ - trước 450 trước Công nguyên (gần 2.500 năm), theo Quanta, một tạp chí khoa học và toán học. Từ xưa cho đến nay, các bài toán liên quan đến số π đã thu hút sự quan tâm của cả giới chuyên môn toán và các nhà toán học không chuyên nghiệp.   "Làm vuông hình tròn" là bài toán tạo dựng một hình vuông có diện tích bằng một hình tròn cho trước bằng cách chỉ sử dụng một số bước hữu hạn với compa và thước thẳng. Trong hình học, kiến tạo (construction) hình bằng "thước thẳng và compa" còn được gọi là kiến tạo Euclide hoặc kiến tạo cổ điển. Nếu hình tròn cho trước có diện tích A thì hình vuông tạo dựng ra phải có cạnh "căn bậc hai" của A & có diện tích bằng A. Nhưng làm sao kiến tạo được hình vuông có cạnh "căn bậc hai" của A một cách chính xác 100% bằng thước thẳng và compa là vấn nạn chưa giải quyết trước năm 2023. Hippocrates là người đầu tiên sử dụng cách dựng mặt phẳng để tìm một hình vuông có diện tích bằng một hình tròn, nhưng đã thất bại. Năm 1882, nhà toán học người Đức Ferdinand von Lindemann đã chứng minh rằng Pi (p) là một số vô tỷ (irrational number), nghĩa là không thể dựng được một hình vuông cho bài toán "Làm vuông hình tròn" đã được đề cập bởi Hippocrates. Ông Lindemann đã chứng minh rằng việc "Làm vuông hình tròn" là không thể bằng các công cụ cổ điển ! Bất chấp những chứng minh "không thể" nêu trên bài toán nầy vẫn tiếp tục thu hút trí tưởng tượng của các nhà toán học cũng như công chúng nói chung và nó vẫn là một chủ đề quan trọng trong lịch sử và triết học toán học. Năm 2023 nhà toán học Việt Nam, Trần Đình Sơn,đã dùng Hình học cấp Trung học giải được bài toán nầy bằng thước thẳng và compa và đã được công nhận và xuất bản trên tạp chí toán quốc tế IJMTT vào tháng 6/2023 (xem trong đường Link/URL nói trên). 3. Phát minh thứ ba (3rd Invention) : Gấp đôi khối vuông  (Tạp chí Toán học Quốc tế/IJMTT số ra ngày 29/08/2023)  "Gấp đôi khối vuông" (Double the Cube) là bài toán được mô tả chi tiết như sau : Cho khối vuông có cạnh a và thể tích a³ rồi dùng thước thẳng và compa để tạo dựng một khối vuông có thể tích 2a³. Trong hình học Euclide cổ điển, người ta đã chứng minh rằng việc "Nhân đôi khối vuông" bằng hai công cụ "thước thẳng & compa" là không thể. Điều không thể xảy ra này bắt nguồn từ thực tế là căn bậc ba của số 2 (cần thiết để nhân đôi khối vuông) không thể tạo dựng (construct) được chỉ bằng thước thẳng và compa. Việc xây dựng yêu cầu tìm độ dài bằng căn bậc ba của số 2, là một số siêu việt. Nhiều nỗ lực khác nhau đã được thực hiện trong suốt lịch sử để giải quyết vấn đề, nhưng chúng liên quan đến các kỹ thuật toán học tiên tiến hơn ngoài các công trình cổ điển. Những phương pháp này thường liên quan đến các khái niệm đại số hoặc hình học vượt ra ngoài phạm vi của cách tạo dựng (construction) hình học bằng thước thẳng và compa truyền thống. Cho đến năm 2022, không có giải pháp chính xác nào cho thách thức "Nhân đôi khối vuông" chỉ bằng thước thẳng và compa, dựa trên hình học Euclide cổ điển. Công bằng mà nói thì mặc dù bài toán "Làm vuông hình tròn" đã trở nên nổi tiếng nhất ở thời hiện đại, nhưng chắc chắn bài toán "Nhân đôi khối vuông" còn nổi tiếng hơn vào thời Hy Lạp cổ đại. Thử thách "Nhân đôi khối vuông" yêu cầu một phương pháp xây dựng một khối vuông có thể tích gấp đôi khối vuông đã cho. Điều đó có nghĩa là nếu thể tích khối vuông đã cho là 1 đơn vị thể tích 1 mét khối thì chúng ta phải tạo dựng một khối vuông có cạnh ∛2 từ khối vuông đơn vị đã cho này, chỉ sử dụng compa và thước thẳng. Việc tạo dựng khối vuông có cạnh ∛2 đã từng được cho là không thể thực hiện được theo những hạn chế đã nêu của hình học Euclide. Lưu ý : Trong hình trên, khối vuông bên trái là khối vuông đã cho đơn vị thể tích là 1 & cạnh đơn vị là 1 ; và khối bên phải là khối vuông nhân đôi có thể tích 2 nhân 13 - 2 & cạnh là căn bậc ba của 2 Bất chấp nỗ lực của nhiều nhà toán học, bài toán này vẫn chưa được giải quyết trong hơn hai nghìn năm và nó trở thành một trong những bài toán chưa giải nổi tiếng và hấp dẫn nhất trong lịch sử toán học. Nó vẫn được nghiên cứu trong các khóa học toán học như một vấn đề mang tính lịch sử và đầy thách thức, đồng thời lời giải của nó tiếp tục truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến các nhà toán học cũng như sinh viên. Nhà toán học người Pháp Pierre Wantzel, 1837, đã chứng minh rằng không thể nhân đôi một khối vuông chỉ bằng thước thẳng và compa. Trong phát minh thứ 3 nầy của nhà toán học Việt Nam nói trên về việc kiến tạo một khối vuông có thể tích gấp đôi một khối vuông cho sẵn, với một độ chính xác 100% đã được chứng minh cũng bằng Hình học ở cấp Trung học và đã được quốc tế thừa nhận và xuất bản cho toàn cầu vào tháng 8/2023 vừa qua. Các kết quả thu được có thể kết luận rằng tuyên bố về tính không thể của Wantzel không có giá trị về mặt hình học, vì nó không đưa ra mối quan hệ hình học giữa bậc hai và phần mở rộng bậc ba. Nhà toán học Việt Nam nầy đã tuân thủ nghiêm ngặt các ràng buộc trong việc sử dụng thước thẳng và compa để phát triển một phương pháp giải chính xác bài toán "Nhân đôi khối vuông" bằng hình học theo một kỹ thuật đặc biệt. Tóm lại, những bài toán thách thức cổ điển này cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của hình học. Ba bài toán như vậy đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà hình học sau này đến nỗi chúng được gọi là những "bài toán cổ điển" vĩ đại : "Chia ba một góc" (Trisecting an Angle), "Làm vuông hình tròn" (Squaring the Circle) và "Nhân đôi khối vuông" (Double the Cube". Giờ đây vào năm 2023 nầy chúng đã được giải quyết chính xác bời một người Việt tỵ nạn thuộc thế hệ thứ nhất tại Vương quốc Anh và phát minh nầy đã được quốc tế thừa nhận & xuất bản như một phát minh Toán rất vĩ đại của thế kỷ 21. Đan Tâm (25/09/2023) (1) Lao Tzu (Author of Tao Te Ching) : "The great Tao is very simple, very simple !" (Lão Tử -tác giả của Đạo Đức Kinh : "Đại Đạo rất là đơn giản, rất giản dị")   Nguồn: Thông Luận  
......

Giảm cân bằng cách… thở

Nguyên Lee Nghiên cứu cho thấy thường xuyên luyện tập các bài tập thở có thể giúp giảm cân và giảm mỡ trong cơ thể. Các bài tập thở là phương pháp thực hành đơn giản bao gồm việc giảm những phiền nhiễu bên ngoài và chú ý hơn đến hơi thở của bạn. Các nhà nghiên cứu cho rằng những các bài tập thở có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng, như giảm lo lắng, cải thiện mức độ chú ý cũng như chất lượng giấc ngủ. Có nhiều loại bài tập thở, như: -Thở sâu: Hít một hơi thật sâu, nín thở trong vài giây rồi thở ra từ từ. -Thở luân phiên bằng mũi: Hít vào và thở ra qua hai lỗ mũi xen kẽ bằng cách dùng ngón tay đóng từng bên một. -Chúm môi thở dốc: Hít vào bằng lỗ mũi và thở ra từ từ qua đôi môi mím lại. -Thở cơ hoành: Còn được gọi là thở bụng. Ở tư thế nằm, đặt tay lên ngực trên và lồng ngực, đồng thời thở ra bằng cách mím môi khi bạn siết chặt cơ bụng. -Thở sâu kiểu Nhật Senobi: Ngả người ra sau, duỗi hai tay qua đầu và hít vào thở ra từ từ vài lần. Tất cả những kiểu thở trên, dù có chút khác biệt, nhưng đều giúp thúc đẩy thư giãn và giảm bớt căng thẳng, bằng cách tập trung vào thời điểm hiện tại. Nhưng thở và giảm cân liên quan với nhau thế nào? Một nghiên cứu trên 40 phụ nữ lưu ý rằng tập luyện kiểu thở senobi làm tăng cả sự bài tiết hormone qua nước tiểu và hoạt động thần kinh giao cảm, một phản ứng sinh lý tự động của cơ thể. Những người bệnh béo phì, khi lặp đi lặp lại bài tập một cách thường xuyên, giảm được lượng mỡ trong cơ thể đáng kể, chỉ trong vài tuần. Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài hai tuần cho thấy nếu bạn tập thở trong vòng 45 phút mỗi ngày, sáu ngày mỗi tuần, bạn sẽ có được thân hình như mong muốn. Lý do, các bài tập thở giúp bạn giảm cơn đói và thèm ăn, nên bạn sẽ giảm được cân nặng. Một nghiên cứu trên 60 người cho thấy rằng thực hiện một bài tập thở, bao gồm việc nín thở trong 3-4 giây trong khi co cơ bụng, sẽ làm giảm cảm giác đói khi bụng đói. Tương tự, một nghiên cứu nhỏ cho nhóm người trên 65 tuổi, cho thấy nếu họ tập thở với nhịp độ chậm trong 10 phút, sẽ giảm bớt cơn đói. Các bài tập thở có thể là một cách hiệu quả để giảm mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Mức độ cortisol, hormone gây căng thẳng nếu tăng lên có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân và béo phì cao hơn. Hơn nữa, mức cortisol cao có liên quan đến việc tăng cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn uống một cách không có ý thức, thiếu kiểm soát, thấy gì ăn đó. Nếu bạn đang bị stress và không muốn uống thuốc, hãy tập thở. Các bài tập thở có thể làm giảm mức độ căng thẳng, vả lại, tập thở khá thú vị, không tẻ nhạt, mà cũng chẳng tốn thời gian. Đằng nào thì bạn cũng phải thở mà! Vậy, hãy bắt đầu bằng cách dành ra vài phút mỗi lần, ba đến bốn lần mỗi ngày để luyện tập. Bạn có thể chọn bất kỳ phong cách hoặc biến thể nào phù hợp với mình, cho dù đó là thở luân phiên bằng mũi, thở bằng cơ hoành hay đơn giản là thở sâu, nằm, ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, miễn là không bị các yếu tố bên ngoài làm bạn mất tập trung. Hãy kiên trì thở “đúng bài,” kết hợp tập thể dục, năng vận động, và ăn uống điều độ, chắc chắn bạn sẽ thành công! (theo Healthline)  
......

Cái giá của sự kiện nổ lực

Ãnh, tiến sĩ Phạm Minh Sơn Ước Mơ Việt Tân Tiến sĩ Phạm Minh Sơn, Giảng viên cao cấp của trường Imperial College London nổi tiếng hàng đầu thế giới. Mình đã theo dõi thông tin về tiến sĩ Sơn lâu nay, do có con cháu theo học ngành mà anh theo đuổi. Và rất khâm phục tinh thần học hỏi kiên cường của nhà khoa học xuất thân con nhà nghèo tỉnh nhỏ này.   Tiến sĩ Sơn một lần chia sẻ giấy tờ về việc cha mẹ anh vay mượn cho anh đi học. Số tiền chỉ vẻn vẹn 3 triệu đồng. Nhưng phải mất 3 năm từ 2003-2006, tức là sau khi anh tốt nghiệp Bách khoa HN với bằng kỹ sư 1 năm thì nhà mới trả hết nợ.   Phạm Minh Sơn vốn là con nhà nghèo, quê ở Việt Trì. Mới 6 tuổi đầu thì gia đình vỡ nợ, mấy anh em Sơn phải đi nhặt sắt vụn, phụ mẹ làm nghề ve chai sinh sống. Khi đó Sơn đang học lớp 1 phải bỏ dở.   Tới năm 9 tuổi, nhà mới có tiền cho Sơn, là con út, được đi học lại. Nếu học lại thì mất thêm vài năm và tốn tiền, cậu bé Sơn tới xin trường cho học nhảy cóc. Và vì học giỏi, cậu được vào lớp 4. Cứ thế Sơn ráng học, vì biết rằng học là con đường duy nhất để đổi đời. Tới cấp 3 thì thi học sinh giỏi Toán và đoạt giải Nhì của tỉnh.   Thi đậu Bách khoa, nhưng nhà không có đủ tiền, gia đình vay mượn 3 triệu cho Sơn đi học. Năm 2005, Sơn tốt nghiệp với bằng Giỏi của Bách khoa Hà Nội   Con đường du học mở ra khi chàng trai trẻ này có được học bổng thạc sỹ tại Korea University, một trong vài đại học hạng tốt nhất Hàn Quốc.   Qua tới Hàn, có bao nhiêu gian khổ đến với Sơn vì lạ nước lạ cái, tiếng tăm không thông thạo. Nhưng vì là con nhà nghèo, con đường duy nhất của Sơn chỉ là tiến lên phía trước. 3 năm sau, anh nhận được học bổng tiến sĩ sau khi đã có bằng master tại Hàn. Lần này ngôi trường chào đón anh chính là Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich.   Từ biệt châu Á, Sơn đặt chân tới châu Âu và miệt mài học tập. Kết quả anh đã tốt nghiệp Tiến sĩ tại Thụy Sĩ với luận văn xuất sắc, được trao huy chương ETH Medal.   Năm 2013, anh rời châu Âu, lần này quyết tâm qua Bắc Mỹ. Anh nhận được lời mời của Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) để theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học. Cùng lúc anh là Nhà nghiên cứu khách mời tại NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ) từ năm 2013 đến năm 2015.   2 năm sau, đã có lưng vốn đáng kể về tri thức, anh gia nhập Imperial College London danh giá của Anh vào tháng 12 năm 2015 với tư cách là nghiên cứu viên, được bổ nhiệm làm Giảng viên vào năm 2018 và Giảng viên cao cấp vào năm 2021. ( trường này có 16 nhà khoa học đoạt giải Nobel và 3 nhà Toán học từng đoạt giải Fields)   Trong thời gian này, anh tỏ ra xuất sắc với những nghiên cứu đột phá đã được công bố trên tạp chí Nature, Nature Communications...Anh đã có hơn 15 bài phát biểu quan trọng và được mời thuyết trình tại các hội nghị quốc tế lớn. Hiện nhóm làm việc của Sơn gồm có 10 nghiên cứu sinh  tiến sĩ và 2 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chuyên thực hiện nghiên cứu cơ bản về sản xuất tiên tiến (bao gồm in 3D kim loại), thiết kế vật liệu, phân hủy vật liệu/cơ học và siêu vật liệu phục vụ nhiều ngành quan trọng trên thế giới. Tiến sĩ Sơn đồng thời cũng dạy nhiều môn trong ngành Khoa học vật liệu tại trường Imperial. Anh vừa được trao Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024 với những nghiên cứu xuất sắc và đột phá về vật liệu cho công nghệ in 3D từ Hiệp hội vật liệu thế giới.   Tiến sĩ Sơn thật là một con người tài giỏi, thông minh, có ý chí cao. Và gia đình cha mẹ của anh thật sáng suốt khi trong cảnh ngặt nghèo, vẫn ráng chắt bóp, thậm chí vay mượn cho con đi học. Bởi thế nên cậu bé ve chai sắt vụn ngày nào, nay đã thành chuyên gia kỹ thuật hàng đầu trong ngành vật liệu quốc tế, và giảng dạy ở một viện đại học danh tiếng của thế giới.   Có công mài sắt, có ngày nên kim. Mong các cháu học sinh, cũng như các gia đình khác có thể học hỏi tấm gương hiếu học này.   Nguyễn Thị Bích Hậu   Tựa đề do admin #ƯớcMơViệtTân  
......

6 giá trị tại Mỹ không thể mua được bằng tiền

New York Michael Paul 1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão. Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa. 2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng. 3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi. Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án. Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác. Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó. 4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật. 5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch. Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ. Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng. 6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. P/s: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. Có lẽ vì những quyền lợi này, mà khoảng 4 năm trở lại đây, người Việt có mong muốn di cư sang Mỹ càng nhiều, có thể là dạng bảo lãnh thân nhân, hoặc người có điều kiện hơn thì đầu tư EB5 trị giá 500.000 USD vào một dự án được chính phủ Mỹ phê duyệt, cả gia đình sẽ có được thẻ Xanh, hưởng mọi quyền lợi như công dân Mỹ. Đặc biệt, 100% khoản tiền đầu tư sẽ được hoàn lại sau 5 năm. Tác giả bài viết: Roy Nguyen.  
......

Điện năng bằng 300 nhà máy điện hạt nhân

Focus Nguyễn Xuân Hoài lược dịch Glomex, nhà máy điện lớn nhất thế giới đang được xây dựng giữa Biển Bắc Cùng với các nước láng giềng khác, Đức muốn biến Biển Bắc thành một nhà máy điện khổng lồ. Nếu mọi việc suôn sẻ, năng lượng gió có thể tạo ra lượng điện tương đương với 300 nhà máy điện hạt nhân. Nhưng để đạt được điều đó còn rất nhiều việc phải làm. Với năng lượng gió, Biển Bắc sẽ trở thành nhà máy điện xanh của châu Âu trong tương lai. Thủ tướng Liên bang Đứcc Olaf Scholz và đại diện của các quốc gia Biển Bắc khác đã ký một tuyên bố hôm thứ hai tại Ostend, Bỉ, theo đó việc mở rộng các trang trại gió ngoài khơi cần đẩy mạnh hơn nữa. "Với Biển Bắc, chúng ta gần như có nhà máy năng lượng ngay trước cửa nhà mình," Thủ tướng Scholz nói - và cảnh báo hãy nhanh chóng: "Hãy bắt tay vào việc." Biển Bắc sẽ sớm trở thành một địa điểm quan trọng trong việc sản xuất năng lượng. Cụ thể, chín quốc gia, bên cạnh Đức và Bỉ, Hà Lan, Pháp, Na Uy, Đan Mạch, Ireland, Luxembourg và Anh, muốn xây dựng các tua-bin gió ngoài khơi với công suất 120 gigawatt vào năm 2030. Đến năm 2050, ít nhất phải tạo ra 300 gigawatt ở Biển Bắc, tương đương với sản lượng của 300 nhà máy điện hạt nhân, các tuabin gió không chạy suốt ngày đêm. Thủ tướng Alexander De Croo cho biết 300 triệu hộ gia đình có thể được cung cấp năng lượng. Đồng thời, việc sản xuất hydro xanh sẽ được mở rộng. De Croo nói: “Chúng ta, những người châu Âu, nắm lấy vận mệnh của mình trong tay. Cách duy nhất để đạt được tiến bộ thực sự trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là các nước châu Âu phải hợp tác với nhau. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết Tuyên bố Ostend sẽ "tạo cho chúng ta động lực cần thiết để bắt tay vào con đường hướng tới trung lập về khí hậu". De Croo đã nói về những mục tiêu đầy tham vọng. Nhiệm vụ lúc này là thực hiện các mục tiêu này. "Điều này có nghĩa là chúng ta phải tiêu chuẩn hóa, chúng ta phải làm việc cùng nhau tốt hơn, chúng ta phải đồng bộ hóa chuỗi cung ứng. Đó là về việc làm cho châu Âu trở nên độc lập về các vấn đề năng lượng và duy trì ngành công nghiệp." Scholz cũng nhấn mạnh còn rất nhiều việc phải làm. "Chúng ta phải nhanh hơn," Scholz chỉ ra rằng nhiều luật ở EU và ở Đức sẽphải sửa đổi để thúc đẩy mở rộng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, thật hữu ích khi ngành này cũng có đại diện tại Hội nghị thượng đỉnh Biển Bắc, bởi vì các quyết định hiện phải được đưa ra tại trụ sở của doanh nghiệp. Ông Scholz nhấn mạnh việc mở rộng lưới điện phải tiến hành nhanh như mở rộng sản xuất. Vì các trung tâm công nghiệp thường không ở ven biển. “Các đường dây điện là huyết mạch của châu Âu. Chúng ta không còn sản xuất năng lượng cho riêng mình mà còn cho những người xung quanh và ngược lại,” ông nói. De Croo nhấn mạnh an ninh của cơ sở hạ tầng ở Biển Bắc cũng quan trọng không kém. Các trang trại gió, dây cáp và đường ống dưới đáy biển dễ bị phá hoại và bị do thám. "Chúng ta biết cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng ta đang bị đe dọa," von der Leyen nói. Bà đề cập đến một nhóm lông tác chung giữa EU và NATO gần đây đã bắt đầu hoạt động. Một chương trình kiểm tra căng thẳng đang được thực hiện bên cạnh một loạt hoạt động khác. Tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh cho biết: "Chúng tôi nhấn mạnh an ninh cung cấp năng lượng và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có tầm quan trọng thiết yếu đối với tương lai của châu Âu." Cần có sự hợp tác lớn hơn để đảm bảo cung cấp năng lượng hợp lý, an toàn và bền vững. Việc mở rộng năng lượng gió ngoài khơi tiến triển chậm ở Đức và EU. Theo chính phủ Bỉ, chín quốc gia đã tạo ra khoảng 30 gigawatt năng lượng gió ngoài khơi vào năm ngoái. Khoảng 8 gigawatt đến từ Đức, hầu hết là từ Biển Bắc. Mặt khác, Pháp, Na Uy và Ireland, mỗi nước tạo ra không đến 1 gigawatt. Tại hội nghị thượng đỉnh ở bờ biển Bỉ, mỗi bang đặt ra các mục tiêu quốc gia của riêng mình. Đức gần đây đã thông báo rằng họ sẽ nhắm mục tiêu ít nhất 30 gigawatt vào năm 2030 và ít nhất 70 gigawatt vào năm 2045 từ năng lượng gió ngoài khơi. Tuyên bố mới đây của các bộ trưởng năng lượng nêu rõ, Đức muốn tạo ra ít nhất 66 gigawatt năng lượng ngoài khơi từ Biển Bắc vào năm 2045. Vương quốc Anh đã đặt mục tiêu 50 gigawatt vào năm 2030, Bỉ 8 gigawatt vào năm 2040. Luxembourg, tuy không phải là quốc gia Biển Bắc, đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho các dự án. Các tuyên bố tiếp theo cũng đã được thông qua và các dự án được khởi xướng tại hội nghị thượng đỉnh. Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Robert Habeck đã đề cập đến một thỏa thuận với Đan Mạch và Hà Lan "để cùng thúc đẩy các trang trại gió ngoài khơi với công suất 10 gigawatt". Vương quốc Anh và Hà Lan tuyên bố sẽ xây dựng một "đường cao tốc điện" ở Biển Bắc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030. Dòng "LionLink" sau đó sẽ kết nối cả hai quốc gia với các trang trại gió ở Biển Bắc. Và EU và Na Uy đã chính thức ký kết một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường./.    
......

Giá trị của người dân Mỹ không ai mua được bằng tiền.

- Chánh Lưu Vạn -   1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ cho bà lão.   Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.   2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.   Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.   3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.   Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.   Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.   Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.   Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.   4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.   5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.   Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.   Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.   6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.   P/s...: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng. - Chánh Lưu Vạn -  
......

Trả lại tên đường.

Hình: Đại Lộ Võ Tánh ở Phú Nhuận, Gia Định. Nay là đường Hoàng Văn Thụ  Nguyễn Gia Việt . "...Trả ta sông núi từng trang sử Dân tộc còn nghe vọng thiết tha Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ: Không đòi, ai trả núi sông ta..." Vũ Hoàng Chương   Cái mà người dân Miền Nam muốn là trả lại đường Gia Long, Võ Tánh, Hiền Vương, Phan Thanh Giản, Petrus Ký, Đoàn Thị Điểm, Yên Đỗ... ở Sài Gòn chứ không phải "sửa" tên đường kiểu tôn hay tông Một vấn đề cực kỳ dễ hiểu, đơn giản và không cần hội thảo gì dài dòng. Vấn đề không phải là "Lê Thánh Tôn" hay "Lê Thánh Tông". Hà Tôn Quyền hay Hà Tông Quyền? Không phải là Lương Nhữ Học hay Lương Như Hộc. Mà Lương Nhữ Học, cái chữ Hộc sẽ bị nghĩ là hộc máu. Chắc chắn 100% là dân Miền Nam sẽ nghĩ hộc là hộc máu. Tại vì Tôn là cách Miền Nam viết, Tông là cách Miền Bắc XHCN viết, còn dấu nặng hay dấu ô chỉ là kỹ thuật. Nhân vật lịch sử đó vẫn là ông đó, bà đó, chẳng ai có thể mạo danh vị đó. Người MB bất tuân kị húy nhà Nguyễn thì cứ Phúc này Phúc nọ, Tông này Tông kia, Thì này Thì nọ, Nhậm này Nhậm kia. Nhưng dân Miền Nam, dân Sài Gòn kêu Phước và Tôn, Thời và Nhiệm thì làm gì được nhau? Nghĩ cũng tức cười. Đề nghị đổi Lê Thánh Tôn thành Lê Thánh Tông, Hà Tôn Quyền thành Hà Tông Quyền. Nhưng cũng đề nghị đổi "Nguyễn Duy Dương" thành "Võ Duy Dương". Thành Vũ Duy Dương mới có logic chuẩn Bắc chứ! Người dân Miền Nam, dân Sài Gòn muốn là: 1/ Đó là phải trả lại tên đường mà sau 1975 đã xóa tên không thương tiếc - Trả lại tên đường Triệu Đà, vị Hoàng Đế lừng lẫy, tiên khởi của nhà Việt Nam. Sau 1975 đường Triệu Đà bị xóa,là khúc Ngô Quyền quận 10 ngày nay Nguyễn Trãi khẳng định rõ ràng,sát rạt: 自趙丁李陳之肇造我國 與漢唐宋元而各帝一方 “Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhứt phương”   - Trả lại tên đường Võ Tánh Hoài Quốc Công Võ Tánh (1768 - 1801) là một nhân vật lịch sử lừng lẫy Nam Kỳ, là đệ nhứt công thần trung hưng nhà Nguyễn. Có công rất lớn trong việc giữ gìn Miền Nam chống lại sự tàn sát, tàn phá của quân Tây Sơn. Ông nổi danh từ đất Ba Giồng,đất Thâp Bát Phù Lưu Viên (18 Thôn Vườn Trầu) Sau cùng đất Giồng Tre Gò Công là đại bản doanh của ông. Ngọn cờ “Khổng Tước Nguyên Võ” một thời tung bay, đạo quân này đã tập kích Tây Sơn nhiều trận khiến họ phải kinh khiếp. Võ Tánh là “Gia Định Tam Hùng" "Những tưởng ra tay giúp nước nhà Ai dè binh địa nổi phong ba. Xót người vị quốc liều thân ngọc, Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa. Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ, Đài mây xiêu lạc phách hồn xa. Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt, Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!" Người đời sau ca ngợi tướng Võ Tánh là “Quận Trung tiết anh hùng”. Đường Võ Tánh Sài Gòn từ ngã sáu Gia Long chạy dọc trổ dài xuống đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ. Sau 1975 đường Võ Tánh ở Nam Kỳ bị xóa sạch sẽ. Sài Gòn bị xóa. Ngày nay chỉ còn Mỹ Tho là còn đường Võ Tánh (Tôi xếp Võ Tánh trên đường Gia Long là vì nếu không có Võ Tánh xuất hiện thì chưa chắc có vua Gia Long trung hưng thành công sau này)   - Trả lại tên đường Gia Long (Lý Tự Trọng) Đã gượng trả tên đường Lê Văn Duyệt cho Đức Tả Quân ở Bình Hòa thì phải trả tên đường Gia Long lại vì vua không sáng thì đố quan hiền, dám làm Nhơn vật có công với Miền Nam,từng chủ ý coi Sài Gòn là căn cứ, phên dậu của mình và góp công sức xây dựng nó là chúa Nguyễn Phước Ánh (Vua Gia Long sau này) Sài Gòn có vị thế ngày hôm nay là công lao của chúa Nguyễn Phước Ánh Nguyễn Huệ chẳng có công gì với Sài Gòn Tây Sơn từng chiếm Gia Đinh hơn chục lần, nhưng vì lòng dân không theo nên năm lần bảy lượt họ vô rồi họ lại co giò chạy ra khỏi Sài Gòn, Tây Sơn chưa bao giờ giữ được Gia Định dù họ rất muốn Tháng 2 năm 1790 sau khi chiếm lại được Gia Định và nhắm có thể giữ vững trước quân Tây Sơn nên chúa Nguyễn Ánh đã chọn vùng Gia Định làm kinh đô “tạm” gọi là Gia Định kinh, bắt tay vào xây kinh thành, kinh tế và tổ chức thi cử chọn hiền tài Chúa Nguyễn Ánh đã tổ chức hai khoa thi năm Tân Hợi 1791 và Bính Thìn 1796 tại Gia Định lấy hiền tài Năm đầu tiên Tân Hợi 1791 đậu hạng ưu có Ngô Tòng Châu và Nguyễn Hoài Quỳnh đều là dân Gò Công Khoa thi Bính Thìn 1796 đậu thủ khoa là một người Gò Công nữa là ông Phạm Đăng Hưng ,ông Hưng chính là con trai Phạm Đăng Long ở giồng Sơn Qui Sau khi thi đậu ông Phạm Đăng Hưng làm "Lễ sanh nội phủ" rồi từ từ lên cao Lễ Bộ Thương Thơ-Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng rạng danh là nhờ con gái là bà Từ Dũ là mẹ vua Tự Đức, họ Phạm Đăng vang danh là nhờ làm bên ngoại vua Tự Đức sau này Sài Gòn là thành đô từ năm 1790 là cái sự sắp đặp hợp lý của lịch sử Việt Nam, cũng là số Trời   -Trả lại đường Trương Minh Giảng và Trương Minh Ký (Trần Quốc Thảo và Lê Văn Sỹ) Quan bảo hộ Cao Miên, Trấn Tây Thành tướng quân Trương Minh Giảng (1792-1841) là một người Sài Gòn có công với đất này lớn lao vô cùng Tổng đốc Trương Minh Giảng là con trai của Lễ bộ Thượng thơ Trương Minh Thành, người huyện Bình Dương, trấn Gia Định Tướng Trương Minh Giảng - một người văn võ song toàn, là công thần bậc nhứt của nhà Nguyễn,quan bảo hộ Trấn Tây Thành, là tổng tài quốc sử giám “…Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè Nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do” ( Đêm nhớ trăng Sài Gòn-Du Tử Lê) Trước 1975 đi đường Trương Minh Giảng qua bên kia, khi qua khỏi Cầu Mới, bên tay mặt, đâm ra một con đường tên Trương Tấn Bửu (Trần Huy Liệu sau 1975) Trương Tấn Bửu là phó tổng trấn Gia Định thành Bên phía tay mặt là một xóm nhà lá khá sầm uất, có cả một cái chợ chồm hổm nơi đó, tục gọi là chợ Bà Y Qua cầu, tiếp Trương Minh Giảng là đường Trương Minh Ký bắt đầu tại chợ Vườn Xoài Thế Tải Trương Minh Ký (1855 – 1900) là một trong ba nhà học giả nổi tiếng đi tiên phong về chữ Quốc Ngữ của xứ Nam Kỳ Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc này là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của Thế Tải Trương Minh Ký là cháu của tướng Trương Minh Giảng, là học trò của Trương Vĩnh Ký, ông là nhà báo, nhà giáo, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, đóng góp trong việc truyền bá và phát triển văn học Quốc Ngữ Việt Nam Thế Tải Trương Minh Ký viết rất nhiều sách từ dịch từ Hán, Nôm, Pháp qua Quốc Ngữ và tự điển, văn học, sưu tầm, làm thơ và cả viết tuồng Trương Minh Ký dịch thơ ngụ ngôn Lafontaine ra Quốc Ngữ trước Nguyễn Văn Vĩnh 34 năm “Con ve mùa hạ ngân nga Sang đông không có đồ mà dưỡng thân Than van với kiến ở gần Xin giùm ít hột đỡ thân cơ hàn Đến mùa bổn lợi lại hoàn Lòng đâu có dám tính đàng sai ngoa”   - Khôi phục và trả lại đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) Đường Duy Tân nằm ở ngay Hồ Con Rùa, sau lưng nhà thờ Đức Bà. Sau 1975 bị cắt hộ khẩu thẳng “Trả lại em yêu, khung trời Đại Học Con đường Duy Tân cây dài bóng mát Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt“ Duy Tân là con đường của sinh viên Sài Gòn   - Trả lại đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú) vị chúa Nguyễn đầu tiên có công khai phá và phát triển Miền Nam - Trả lại đường Hiền Vương (Võ Thị Sáu) Đại lộ Hiền Vương là một đại lộ nằm ở quận 3 Hiền Vương Nguyễn Phước Tần là vị chúa Nguyễn giỏi khi còn thế tử ông đã đánh tan một một đội hải quân Hòa Lan Quân Nguyễn thời chúa Hiền nhiều lần vượt sông Gianh tiến ra đất Ðàng Ngoài. Năm 1656, sau hai năm tấn công ra Bắc, quân Nguyễn đã chiếm được 7 huyện của Nghệ An Năm 1653 chúa sai một cai cơ mang 3000 quân đánh Chàm chiếm vùng đất từ Nha Trang tới sông Dinh Phan Rang bắt vua Po Romé đóng củi áp giải về Phú Xuân Tức là lấy đất Kauthara lập dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh Năm 1679 tướng Dương Ngạn Địch trốn nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 tàu chiến sang nước ta làm dân xứ Việt được chúa Nguyễn Phước Tần cho định cư tại thôn Mỹ Chánh (Mỹ Tho). Nhớ đó đã tạo nền tảng lập ra một thành phố Mỹ Tho sầm uất bậc nhứt lúc đó có mỹ tự là " Mỹ Tho đại phố" Trần Thượng Xuyên thì về Bàng Lân Biên Hòa Hiền Vương là vị chúa có công với Miền Nam   - Trả lại đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) Lương Khê Phan Thanh Giản ( 1796 - 1867 ) là một nhân vật lịch sử mà người Lục Tỉnh nào cũng thương mến vì đức độ và tấm lòng của ông với quê hương Sau khi Pháp lấy thành Vĩnh Long ông tuyệt thực 17 ngày. Trước đó ông ngoáy về Huế lạy mấy lạy,thảo một tờ sớ gửi vua Tự Đức, gửi lại ấn tín, áo mão trả về Huế, một lời tạ từ cuối cùng Tướng De la Grandière rất kính ông nên sai đem đồ ăn thức uống, thuốc bổ lại thuyết phục ông ăn uống lại, ông biểu đem về Rủi, nhịn ăn không chết, ông bèn uống thuốc phiện với dấm thanh. Ngày 4-8-1867 ông qua đời Đại lộ Phan Thanh Giản cắt nhau với hai đường nhỏ mang tên hai con trai quan Phan là Phan Liêm, Phân Tôn ở gần đó Đại lộ Phan Thanh Giản từ cái cầu cùng tên trổ ra cầu Sài Gòn là xa lộ Sau 1975 Phan Thanh Giản bị xóa tên đường và kết án triền miên, Điện Biên Phủ lên thay thế   -Trả lại đường Petrus Ký (Lê Hồng Phong) Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) là một nhà ngôn ngữ, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, một học giả tiêu biểu của Miền Nam Học giả Trương Vĩnh Ký là ông tổ truyền bá chữ Quốc Ngữ, là thầy dạy chữ Quốc Ngữ đầu tiên, viết sách đầu tiên,được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam” Đại lộ Pétrus Ký là một con lộ rất lớn kéo dài từ đại lộ Trần Quốc Toản (3 T2) tới đại lộ Trần Hưng Đạo ,tức là kéo dài tới làng Chợ Quán là nơi có nhà mồ của học giả Petrus Ký “Chánh ý bày hay mong đổi tục Đại bằng giữ trọn ít ai thường” Đọc cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển, ta sẽ thấy ông Sển khâm phục ba ông học giả xuất sắc là Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký và Huỳnh Tịnh Của Vương Hồng Sển viết: “Ba ông minh triết bảo thân, gần bùn chẳng nhuốm mùi bùn, không ham “đục nước béo cò” như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hớn, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng. Nghĩ cho tay dao tay súng làm nên sự nghiệp như những nhà kia, nhưng khi nhắm mắt, sự nghiệp hoen ố lụn bại, sao bằng một ngòi bút, một nghiên mực, sự nghiệp văn chương trường cửu của ba ông tiền bối này mới thật quý và thơm”   - Trả lại tên đường Yên Đỗ cho Nguyễn Khuyến Công trạng của Nguyễn Khuyến không bằng Lý Chính Thắng sao mà xóa tên đường cụ Tam Nguyên Yên Đỗ? Sài Gòn có đường Yên Đỗ kéo dài từ ngã sáu Dân Chủ tới Hai Bà Trưng Đường Yên Đỗ xưa là một đường xe ngựa làng. Xưa đường này có bến tắm ngựa nằm dựa vô kinh Nhiêu Lộc phía trước đình Xuân Hòa, kéo dài từ ngã tư Yên Đỗ - Trương Minh Giảng đến ngã tư Yên Đỗ - Công Lý Trên đường có một cư xá tên là "cư xá Yên Đỗ" Pháp đặt tên là Champagne, VNCH đặt là Yên Đỗ Tam nguyên Yên Đỗ là ông Nguyễn Khuyến Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1835-1909) là dân Bắc chánh cống nhưng làm quan nhà Nguyễn tới án sát, bố chánh không biết có "thù" gì mà sau1975 bị xóa đường Yên Đỗ thay bằng Lý Chính Thắng Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến là một vị quan hiền lành, thanh liêm, sống một cuộc đời đầy tiếng thơm dù thời cuộc vô cùng lộn xộn Sanh thời Nguyễn Khuyến có vô số giai thoại vui   -Trả lại đường Đoàn Thị Điểm VNCH đặt tên đường Trương Công Định từ Lê Lai đi qua giữa vườn Tao Đàn tới Hồng Thập Tự là hết Ra khỏi vườn Tao Đàn bên kia là đường Đoàn Thị Điểm chạy thẳng ra bờ kinh Nhiêu Lộc ,mé Nguyễn Du có cái đường song song là Đặng Trần Côn Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ thời Lê Trung Hưng, hiệu Hồng Hà nữ sĩ là người xứ Kinh Bắc Đoàn Thị Điểm là nữ văn sĩ đã dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn từ Hán ra chữ Việt cực kỳ hay,góp phần trau chuốt câu chữ của bài thơ dài này "Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây Chín tầng gươm báu trao tay Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh" Ai mà dè, sau 1975 không biết bà nữ sĩ kiếp trước có thù oán gì hậu sanh không mà bị xóa tên đường Chánh quyền nhập cả hai đường Trương Công Định và Đoàn Thị Điểm chung một tên là đường Trương Định Bà Đoàn Thị Điểm bị xóa tên đường, kéo dài Trương Công Định qua thế Lựu đạn nữa là xóa chữ Công của Quản Định,từ Trương Công Định thành Trương Định Còn rất nhiều nhân vật nữa phải trả lại tên đường cho họ   2. Cần trả lại tên đường Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu, Ngô Tùng Châu, Võ Di Nguy, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu ...   3. Đặt tên đường ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam phải đặt tên làng cũ, địa danh Nam Kỳ xưa từ thời mở đất   -Tại sao lại xóa đường Đồn Đất? Sài Gòn thời Pháp có nhà thương của quân y (bịnh viện) Grall mà dân Sài Gòn kêu là nhà thương Đồn Đất. Con đường dẫn vào bịnh viện là đường Đồn Đất Đồn Đất là địa danh của khu này, dân Sài Gòn vẫn gọi đây là khu Đồn Đất Năm 1985, đường Alexandre De Rhodes trước dinh Độc Lập vì những lý do "dốt sử" nên bị xóa tên và đổi tên thành đường Thái Văn Lung Rồi tới năm 1995 sau 10 năm "học tập" biết sự vụ nên chánh quyền thành phố trả lại tên cũ Alexandre De Rhodes Chưa hết, đem Thái Văn Lung nhét qua đường Đồn Đất. Vậy là xóa tên địa danh trăm năm Đồn Đất. Cực kỳ nhanh gọn và quyết đoán Trong một ngày một địa danh yêu thương của Sài Gòn có hàng trăm năm đã thành dĩ vãng   4/ Có nên đổi Ký Hòa thành Chí Hòa không? Người Pháp phiên âm sai rất nhều địa danh Việt, thí dụ Đất Hộ thành Đa Kao, rồi Thủ Dầu Một thành Fuo Yen Mot, Chí Hòa thành Ky Hoa rồi tha hồ đọc thành Kỳ Hòa hay Ký Hòa Thành phố Chợ Lớn đặt đường Ký Hòa cho khúc hông ĐH y khoa Thiệt ra không cần sửa. Tại vì ai chả biết Ký Hòa là Chí Hòa. Nhưng muốn sửa thì cũng là chánh đáng Lật lịch sử ra mà xét thì cần đổi tên nhiều đường lắm Miệt Chợ Rẫy xưa có đường Rue de Tong-Kéou nay là Thuận Kiều.Tong-Kéou dịch sát ra là 东口 Đông Khẩu Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam thì Tong-Kéou được người Pháp mặc nhiên ghi cho tên làng Thuận Kiều Trong cuốn”Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ, năm 1861” Leópold Pallu có chép về vùng Thuận Kiều mà ông này ghi phiên âm ra là Tong-Kéou (Trích) ”Giữa Tong-kéou và thành Ky Hoa là một vùng đồng ruộng minh mông, thỉnh thoảng mới thấy vài khu vườn trồng thuốc lá” Mà làng Thuận Kiều xưa nằm ở khúc đường Lê Văn Duyệt,tức CMT 8 ngày nay chớ đâu phải ở miệt Chợ Rẫy. Vậy xét lý lịch phải đem Thuận Kiều về CMT8   5/ Điều cuối cùng muốn nói Là hãy tôn trọng và ưu tiên đặt tên đường người lập làng, dựng làng,giữ đất, tên danh nhân Miền Nam ở Sài Gòn và các đô thị Miền Nam Tình trạng đi đâu, từ thành phố, thị xã, thị trấn ở Miền Nam, có khi các đô thị sát nhau, cách nhau hai ba chục cây số mà cứ đụng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai... hơi bị ngán và khó chịu Bộ hết người hay sao   Chúa Minh Vương Nguyễn Phước Chu năm 1708 dùng Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên, đặt phủ Bình Thuận năm Ðinh Sửu (1697) gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây, chia làm hai huyện An Phúc và Hoà Ða, đặt phủ Gia Ðịnh: chia đất Ðông Phố, lấy xứ Ðồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hoà), lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng Phiên Trấn, lập xã Minh Hương... Chúa Nguyễn Phước Chu xứng đáng được đặt tên ở các thành phố Miền Nam. Các chúa Nguyễn đều xứng đáng Cũng như Hà Tiên có đường Mạc Cửu và con cháu họ Mạc. Mỹ Tho giữ đường Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Phan Hiển Đạo, Thủ Khoa Huân Trà Ôn giữ đường Thống Chế Điều Bát,Đốc Phủ Chỉ,Đốc Phủ Yên là những người trực tiếp góp công, góp của gầy dựng Trà Ôn Người Miền Nam kêu lĩnh thành lãnh. Nên Sài Gòn có cầu Ông Lãnh, đường Lãnh Binh Thăng. Trảng Bàng có đường Lãnh Binh Tòng, Cần Giuộc có Lãnh Binh Thái Hãy tri ơn và trân trọng Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực và cả Tôn Thọ Tường "Muôn việc cho hay số bởi Trời Chiếc thân hồ hởi biết đâu nơi Mấy hồi tên đạn ra tay thử Ngàn dặm non sông dạo gót chơi Chén rượu tiền đình nào luận tiệc Vần thơ cố quốc chẳng ra lời Cương thường bởi biết mang nên nặng Kẻ đứng làm trai chắc nợ đời." (Thủ Khoa Huân) Hãy trân trọng những người đã bỏ mình bảo vệ đất Miền Nam này "Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân Cây hương nghĩa sĩ thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ"   Hãy trân trọng Petrus Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu… Hãy trân trọng Rạch Miễu, Rạch Kiến, Rạch Gốc, Rạch Vẹm, Rạch Chiếc, Rạch Hào ... Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam... Tân Sơn Nhứt, Tân Sơn Nhì.... Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Long Kiểng, Kiểng Phước, Hựu Thành, Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế.... Thiềng Đức... những cái tên của ông bà tổ tiên lưu dân Miền Nam đặt ra “Cất tiếng kêu cô mỹ nữ Đứng giữ tảng đá, chuông đồng Lòng cô muốn đi tu phải thối của cho chồng Ông thôn nhận mộc Ông cả đứng thị thiềng Bao nhiêu tiền của phải thối liền cho anh” Thương lắm những cái tên thân thương như Bình Quới, Quới Hiệp, Tân Quới! "Chợ nào nhiều rau bằng chợ Thầy Phó Chợ nào đánh võ bằng chợ Nhà Đài Chợ Tân Quới mua bán nhiều khoai Chợ Mỹ Tho đem cả ghe chài đến mua"   Hãy trân trọng những ông tổng,ông làng,ông cả,ông bá hộ, bà cả đã có công lập làng, xây đường cho dân Miền Nam đi   Tại Gò Công có Bá Hộ Mưu (Trương Văn Mưu) của làng Thành Phố xưa - tiền thân của thị xã Gò Công nay Được biết trước 1975 con đường phía trước nhà ông Bá Hộ được đặt tên là đường Hộ Mưu do khi xưa đây là ruộng, ông bá hộ Mưu đã cho đắp thành đường, cũng gần đó có một cái ao nước ngọt tên là ao Ông Hộ. Rồi sau 1975 đường Hộ Mưu bị đổi tên thành đường Nguyễn Văn Côn   Tại Tân An có cái cầu Tổng Huẩn trên đường về Tân Trụ mà sau 1975 bị ghi sai là cầu Tổng Uẩn Trong cuốn”Tân An xưa “của Đào Văn Hội có chép về cây cầu này: “Cách cầu xe lửa độ vài cây số hướng về Sài Gòn, con đường làng nho nhỏ Lộ Tổng Huẩn đưa du khách đến cầu Tổng Huẩn bắc trên Rạch Bà Rịa do ông Cai Tổng Huẩn lúc sanh tiền đắp con đường và bắc cây cầu ấy” Như vậy ghi tên cầu “Tổng Uẩn” là sai, chính xác phải là cầu “Tổng Huẩn” vì do cai tổng Huẩn lập ra mà có tên.Rồi Lộ Tổng Huẩn nữa Những tiền hiền lập làng, làm cầu, đắp lộ có công thì con cháu phải tri ơn Có những người lạ hoắc lạ huơ, chẳng biết ở đâu xổ ra, họ có công gì mà phải lấy tên họ đăt cho đường xá Lịch sử Sài Gòn đã có từ 300 năm trước chứ đâu phải chỉ có từ năm gần trở lại đây. Đó mới là chuyện đáng nói.   Kết luận: Những đô thị của Miền Nam ta xưa đều có dính líu với những ông tướng, ông quan của phe chúa Nguyễn Ánh. Cái công khai ấp định làng, giữ gìn, trị an và phát triển thì có tên đường là đương nhiên Tây Sơn tàn sát Miền Nam,phá tan nát còn có tên đường Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Ngô Thời Nhiệm Vậy mà những người bảo vệ,trị an, gìn giữ, phát triển Sài Gòn, Miền Nam như Gia Long, Đỗ Thành Nhơn, Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Trương Tấn Bửu, Lê Văn Duyệt, Võ Di Nguy ....sao lại bị xóa tên đường giữa Sài Gòn? Các chúa Nguyễn như Hiền Vương có công phát triển Miền Nam, định hình Miền Nam sao bị xóa tên đường?   Con đường hàng ngày thân quen đã hằn ghi vào tâm trí bao thế hệ người Sài Gòn, phù hợp với lòng người "Đường chẳng riêng hai chúng mình Nên khi vắng anh đường đã thay tên, còn chăng kỷ niệm Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm"   Người Miền Nam ghi nhớ và ý thức dữ lắm. Họ tìm cách tiếp cận sự thực lịch sử Miền Nam vì bản thân họ không muốn là tội đồ kiểu mả cha không khóc mà đi khóc đống gì đó Chúng ta là trí thức thì nhìn sử, đọc sử cũng đòi hỏi một mức độ văn minh nhứt định đối với những nhân vật lịch sử Những nhân vật lịch sử đều phải được đối xử ở mức độ lịch sự, có văn hóa, đó cũng là tôn trọng người khác và tôn trọng chính người viết Bình luận về nhân vật lịch sử phải thông đạt chánh trị nhân tình, công bằng, nhìn sự thực Và luôn biết đặt con người vào trong hoàn cảnh cá nhân cụ thể cùng với những mối tương tác nhân quả trùng trùng duyên khởi của các sự kiện chi phối bên ngoài. Từ đó có được quan điểm phóng khoáng khoan dung, biết hòa giải với quá khứ trong tinh thần cởi mở để hướng đến hiện tại và tương lai. Chứ không nên chỉ chuyên moi móc quá khứ với các kiểu thái độ đảng phái nhỏ nhen, thách thức vùng miền, cực đoan, phiến diện, căm thù. Nó chỉ gây thêm mầm mống chia rẽ trong lòng dân tộc, và vì thế cũng không thể đạt được sự hòa giải đích thực trong hiện tại được. Xin hãy cố gắng tôn trọng văn hóa tối thiểu của Miền Nam. Đừng cố công thay đổi âm Miền Nam cho "chuẩn" nữa Tại Long An khu di tích, đền thờ Nguyễn Trung Trực ghi rành vành là "vàm Nhựt Tảo", còn đó đình thần Nhựt Tảo nhưng sách báo sau 1975 lại ghi là "vàm Nhật Tảo" Thành đô Sài Gòn trước 1975 có đường Nhựt Tảo,chợ Nhựt Tảo. VNCH có một chiến hạm tên là Nhựt Tảo. Sau 1975 sửa thành đường Nhật Tảo, chợ Nhật Tảo Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn.    
......

Biontech tiến hành nghiên cứu lâm sàng vắc-xin ung thư với hàng nghìn bệnh nhân

Biontech dự kiến từ năm 2030 sẽ tung ra thị trường một loại vắc-xin ung thư có thể áp dụng với nhiều nhóm bệnh nhân hơn. Các nghiên cứu lâm sàng mà doanh nghiệp dược phẩm ở Mainz dự định tiến hành ở Vương quốc Anh sẽ bắt đầu trong năm nay.   Hãng dược phẩm Biontech có trụ sở tại Mainz đã thực hiện một bước quan trọng trong việc đưa vắc-xin ung thư dựa trên mRNA ra thị trường. Các thử nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn bệnh nhân đã được thỏa thuận với Vương quốc Anh sẽ bắt đầu triển khai trong năm nay.   Hiện đang trong quá trình lựa chọn các ứng cử viên vắc-xin, loại ung thư và địa điểm thử nghiệm lâm sàng. Cùng với các đối tác người Anh, Biontech muốn đảm bảo rằng quy trình này sẽ sớm trở thành một phần của việc điều trị hàng ngày cho người bệnh. "Chúng tôi tin rằng điều này sẽ có thể thực hiện được trên quy mô lớn cho bệnh nhân trước năm 2030", Giám đốc điều hành tạp chí tin tức Ugur Sahin cho biết.   Công nghệ này rất tiên tiến. Người sáng lập công ty giải thích: “Năm 2014, chúng tôi mất từ 3 đến 6 tháng để sản xuất vắc-xin ung thư cho từng cá nhân; hiện tại chúng tôi đang ở mức 4 đến 6 tuần. "Mục tiêu của chúng tôi là hạ xuống dưới bốn tuần."   Vợ ông Sahin, bà Özlem Türeci, là đồng sáng lập và giám đốc y tế của Biontech, cho biết cũng có bằng chứng đầy hứa hẹn về hiệu quả. Hãng đang nghiên cứu một số vắc-xin ung thư mRNA. "Đối với một số ứng cử viên này, chúng tôi thấy có bằng chứng để cho hoạt động lâm sàng." Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch được kích hoạt, "do đó, ở một số bệnh nhân, ung thư trở nên nhỏ hơn rõ rệt hoặc biến mất và hiện tượng tái phát ít xảy ra hơn".   Nguồn: https://www.welt.de/.../Krebsimpfung-Biontech-startet... Nguyễn Xuân Hoài lược dịch  
......

Văn hóa "nước mắm"

Ảnh tác giả Bạch Cúc   Hồi Đại học tui chơi với một cô bạn, thân với nhau rồi tui mới biết nhà cổ giàu lắm, bố cô hồi đó làm Phó Tổng Giám Đốc hãng Hàng không Việt Nam lận. Được bạn mời tới nhà chơi ăn cơm tui háo hức ghê lắm...   Tới bữa cơm ngồi vào bàn, nhìn cái gì tui cũng thấy ô kê, chỉ có cái chén con rót xíu xiu nước mắm là tui thấy là lạ, nên tui cứ chăm chú nhìn hoài rùi nghĩ bụng: "Oậy, nhà nó giàu thế mà sao rót nước mắm kẹo thế, ở nhà tao á, nghèo thì nghèo chứ rót nước mắm là phải gần nửa chén lận.   Cơm xong, tui phụ cô bạn rửa chén, lúc ấy cổ mới nói nhỏ với tôi: "Mày nhìn chằm chằm vào chén nước mắm ý mày nói nhà tao keo kiệt phải không? Mày xem nè (cổ cho tui xem cái chén con nước mắm vẫn còn chút sát đáy chưa chấm hết): rót có chút xíu mà còn ăn không hết nè, nước mắm mặn chứ phải nước đường đâu mà rót cho cố ăn không hết rồi đổ, nếu ăn hết thì lại rót thêm có sao đâu!..."   Tôi giật mình và bần thần nghĩ: cái con nhỏ này tinh tế thật, thế mà nó cũng nhận ra mình nghĩ gì...Và bài học từ chén nước mắm xíu xiu đó đã in đậm trong trí óc tôi cho tới lúc tui gây lộn hoài với người thân ở chung nhà cũng chỉ vì chén nước mắm...   Từ văn hóa cái chén mắm tui nhận ra người Việt mình đa số ăn uống... phung phí lắm!. Có lẽ cái đói, cái nghèo từ xưa rất xưa rồi nó ám vào thói quen ăn uống của nhiều đời, riết nên lúc nào người ta cũng sợ thiếu, sợ đói, sợ ít đồ ăn quá thì kỳ cục nên thường chuẩn bị thức ăn thừa mứa hơn sức người ăn.   Khi đi quán ăn, nhà hàng cũng thế: đa số người Việt ít gọi từng món, ăn món này xong còn đói thì gọi tiếp có sao đâu? Không, hầu hết là no bụng đói con mắt, cứ gọi 1 loạt rất nhiều món rồi lặc lè mà ăn, ăn không nổi thì tiếc rồi ráng nuốt vào cho hại bao tử và hại cả sức khỏe. Dạo gần đây tôi thấy người ta bớt sỹ diện, ăn không hết là biết xin hộp mang về nhưng đâu đó vẫn còn lắm người sỹ, sợ xin hộp mang về người ta cười cho nên đành bấm bụng mà bỏ dở thức ăn thừa...   Rồi ông bà ta có câu: "Học ăn học nói..." nhưng có vẻ như ít gia đình chịu giáo dục con cái thói quen ăn uống sao cho chừng mực, cho văn minh...Nhân tiện đây tôi kể chuyện thằng cháu tôi:   Thằng bé vừa đi làm có tháng lương đầu tiên mừng quá, đưa 50% phụ mẹ lo gia đình, 50% còn lại nó giữ...Rồi nó hí hửng mời cô bạn gái mới quen rất kháu khỉnh đi ăn. Tới quán, con nhỏ cầm thực đơn gọi hàng loạt món một cách vô ý tứ, thằng bé bắt đầu tái mặt mà không dám ngăn cản, sợ cô bé kia chê đàn ông mà keo kiệt...Rồi y như rằng, con bé chỉ chấm mút qua loa từng món rồi bỏ mứa. Thằng bé hối thúc con nhỏ ăn nhiều hơn thì nó tỉnh bơ bảo: thôi em không dám ăn nhiều, ăn nhiều sợ mập.. Y như rằng tới lúc tính tiền cầm hóa đơn thì thằng nhỏ mặt biến sắc, thanh toán gần hết số tiền nó đang giữ. Lúc đi về nó bảo quán gói thức ăn thừa mang về thì con nhỏ kia phán 1 câu xanh rờn: "Xời ơi ai lại đi xin hộp mang về, quê chết ."   Về tới nhà thằng nhỏ ấm ức kể tôi nghe rồi nói: "Dì ơi, con xui mà hóa ra may, may mà nó bộc lộ thói xấu sớm nếu không con iu nó thì khổ cả đời, chẳng hiểu cha mẹ nó dạy nó ăn uống kiểu gì?..."   Thế đấy, thói quen "phung phí thức ăn" của người Việt là văn hóa đặc trưng mà tụi Tây qua VN nhìn thấy còn phải ngán ngẩm. Ông Sếp người Mỹ của tôi lâu lâu mời tôi đi ăn đều nói đểu tôi một câu: "Ê mày, tao thấy dân Việt mày giàu sụ. Mày nhìn xung quanh mà xem, chỉ có tao với mày ăn uống vừa đủ, còn đâu tao thấy ai cũng gọi thức ăn ngập mặt, ăn không hết bỏ thừa kìa, dân mày giàu dữ bay!"   Tôi xấu hổ mà phải thừa nhận, VN ta có 1 thói quen ăn uống vô độ, nhậu nhẹt thả ga không cần phải đến các dịp Lễ, Tết. Mà cứ đến Tết thì ôi thôi: nhà nhà mua sắm ứ hự, chất đầy nghẹt trong các tủ lạnh làm cứ như chợ hay siêu thị cả tháng mới bán lại, trong khi chỉ mùng 2 thôi là các chợ đã mở bán lại hàng loạt rồi. Đồ ăn để lâu trong tủ lạnh nào có béo bổ gì, thức ăn đã nấu hâm tới hâm lui cũng chẳng tốt lành gì mà sao người ta không thể bỏ được thói quen tích trữ đồ ăn quá mức nhu cầu...Mà người nghèo thì chiếm tới gần 80% dân số, mong được bữa cơm tươm tất hoặc thậm chí có cơm để ăn cũng quá khó khăn trong khi người khác thì phải đổ bỏ thức ăn thừa, tội lỗi quá!   Năm đã hết và Tết sắp về, chắc chắn nhà nhà sẽ tưng bừng sắm sửa, đi chợ nấu nướng và ăn uống thả ga... Hy vọng mọi người vui thì vui, chơi thì chơi, ăn uống thì chuẩn bị vừa đủ chứ đừng phung phí thừa mứa quá nhé, hãy một lần nghĩ về văn hóa "Nước mắm" bởi:   Nước Việt mình còn nhiều người nghèo, rất nhiều trẻ em đang đói lắm!  
......

KERNFUSION -Viễn cảnh về một thời đại huy hoàng nhất của nhân loại

Von Axel Bojanowski Chefreporter Wissenschaft - Welt.de   Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra nhiều năng lượng hơn mức tiêu thụ. Hiện đã có triển vọng về một nguồn năng lượng vô tận, thân thiện với môi trường và giá rẻ. Sẽ còn mất nhiều thời gian cho đến khi có các nhà máy điện loại này đi vào hoạt động. Nhưng một khi chúng đã hoạt động thì một thời kỳ vàng son đã điểm. Chắc chắn chẳng có ai tin, nếu cách đây một trăm năm, có ai đó tiên đoán đến năm 2020 tuổi thọ của con người sẽ tăng gấp đôi. Hầu như không có ai nghĩ tới phát minh ra thuốc kháng sinh, công nghệ kỹ thuật số hoặc cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Khi đó cuộc đời của con người thật ngắn ngủi, tỷ tệ tử vong ở trẻ em cao, nhiều bệnh tật hiểm nghèo, nhiều loại thiên tai, lao động vô cùng nặng nhọc, nguy hiểm. Quá trình công nghiệp hóa và sử dụng năng lượng hóa thạch đã tạo nên một bước ngoặt tạo đà để liên tục phát triển. Nạn đói đã trở nên hiếm hoi. Cư dân của các quốc gia nghèo nhất hiện nay tiêu thụ lượng calo tính theo đầu người bằng với lượng calo của người dân ở các quốc gia giàu nhất trong những năm 1960. Chỉ trong vòng 30 năm, tỷ lệ người nghèo đã giảm từ hơn 1/3 xuống dưới 10% và hàng chục nghìn người vẫn đang thoát nghèo mỗi ngày. Trong tháng 12 năm 2022 các nhà khoa học đã công bố một sự kiện khoa học có ý nghĩa vô cùng to lớn, có thể cải thiện một cách cơ bản cuộc sống của con người, nhưng điều đó lại không được nhiều người quan tâm. Giới truyền thông đưa tin một cách ngắn gọn, thoáng qua sau đó nổi lên sự chê bai, nghi ngờ thậm chí bác bỏ. Thực tế đây là kết quả nghiên cứu hứa hẹn tạo nên một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai có thể mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Ngày 5 tháng 12, tại phòng thí nghiệm của NIF ở California, bức xạ từ 192 tia laze chiếu vào một viên nang có kích thước bằng hạt đậu xanh chứa đầy hydro đông lạnh, làm nóng các nguyên tử lên hàng chục triệu độ và nén chúng lại để hợp nhất hạt nhân của chúng. Viên nang nhỏ bằng hạt đậu đã giải phóng năng lượng nhiều hơn 50% so với tia laser bắn ra. „Một bước ngoặt“ Đây là một sự kỳ diệu bất ngờ: lần đầu tiên, phản ứng tổng hợp hạt nhân đã được tạo ra thành công với sự cân bằng năng lượng tích cực. Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ reo lên “Đây là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ này.” Các nhà khoa học cũng vô cùng phấn khởi. Một nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói đây là “Một bước ngoặt”. Phản ứng tổng hợp hạt nhân về lý thuyết có thể cung cấp năng lượng vô tận, thân thiện với môi trường và không có rủi ro về an toàn, bảo tồn tài nguyên và có khả năng rẻ nếu vận hành đúng theo tiêu chuẩn. Nhưng nhiều thập kỷ qua công tác nghiên cứu vẫn còn ì ạch với câu nói phổ biến "Nhiệt hạch hạt nhân là năng lượng của tương lai và nó sẽ luôn là năng lượng của tương lai!" Thực tế là công nghệ này có thể phát huy tác dụng mà bằng chứng là sức nóng của mặt trời, được tạo ra bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân. Các hạt nhân nguyên tử hợp nhất bên trong mặt trời vì khối lượng khổng lồ của Mặt trời hút các hạt cơ bản mạnh đến mức chúng liên kết với nhau. Trong quá trình đó năng lượng được giải phóng. Nước, chỉ cần một lượng nhỏ, có thể đóng vai trò là nguyên liệu cho các nhà máy điện nhiệt hạch. Mọi vấn đề về lý thuyết đã được tính toán từ lâu, vấn đề bây giờ là công nghệ: Làm thế nào để tạo ra và duy trì được các điều kiện khắc nghiệt cần thiết? Thành công ở California không phải là một bước đột phá về công nghệ, nó chứng minh phản ứng tổng hợp có thể cung cấp năng lượng như đã tính toán. Riêng sự vận hành phòng thí nghiệm ở California để tạo ra 192 chùm tia laze đã cần một lượng năng lượng tổng hợp hạt nhân gấp nhiều lần số năng lượng được tạo ra. Do đó không thể đơn giản biến thành công của thí nghiệm thành một nhà máy điện. Có tạo nên sự bất ngờ? Các nhà khoa học hy vọng sang nửa sau thế kỷ này sẽ có năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân. Mười năm nữa, sau 30 năm xây dựng, dự án nghiên cứu quốc tế ITER, một phòng thí nghiệm khổng lồ ở Pháp, Đức cũng có tham gia, sẽ đi vào hoạt động. Với lồng từ tính khổng lồ, trong đó có thể tạo ra các điều kiện khắc nghiệt cần thiết, ITER nhằm đặt nền móng cho việc xây dựng các nhà máy điện nhiệt hạch. Ở Anh và Hoa Kỳ, từ lâu các thí nghiệm đã được tiến hành trong các phòng thí nghiệm nhiệt hạch. Có thể có bất ngờ. Nhiều năm qua, đã xuất hiện các dự án của tư nhân, qua đó người ta hy vọng sẽ sớm có năng lượng tổng hợp hạt nhân được đưa vào sử dụng. Các nhà tài trợ giàu có ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh hỗ trợ các phòng thí nghiệm muốn thử vận may với các hệ thống nhỏ hơn. Nếu có thể tạo ra nhiều năng lượng hơn với phản ứng tổng hợp hạt nhân so với số năng lượng tiêu thụ, thì năng lượng sẽ luôn dư thừa vả có thể là một nguồn vô tận. Một điều tưởng như không tưởng có thể trở thành hiện thực: tất cả mọi người sẽ có đủ năng lượng như họ cần; từ đó chấm dứt tình trạng nghèo đói trên thế giới. Các vùng lãnh thổ khô cằn, khắc nghiệt sẽ được biến thành cảnh quan xanh tươi. Nhờ nguồn năng lượng dồi dào Tây Phi có thể tạo ra một khối lượng lớn nước biển thành nước ngọt từ đó sa mạc Sahara sẽ nở hoa. Các vùng sa mạc khác sẽ biến thành đất nông nghiệp. Sự thịnh vượng làm chậm sự gia tăng dân số Các khu bảo tồn thiên nhiên có thể được mở rộng: động vật và thực vật sẽ phục hồi sau khi bị con người lấn át hàng nghìn năm? Dữ liệu cho thấy sự thịnh vượng không chỉ đảm bảo bảo tồn thiên nhiên tốt hơn mà còn làm chậm tốc độ tăng dân số. Có lẽ đã quá muộn để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu trong giai đoạn đầu. Nhưng có thể đảo ngược sự nóng lên trên toàn cầu? Công nghệ thu gom và lưu trữ khí nhà kính từ không khí có thể được triển khai trên quy mô lớn trong kỷ nguyên tổng hợp hạt nhân. Câu hỏi đặt ra là nhân loại sẽ chấp nhận với nhiệt độ nào. Dù sao đi nữa điều kiện khí hậu sẽ ngày càng lành mạnh hơn đối với con người: các thành phố nóng sẽ được làm mát bằng gió nhân tạo, những nơi lạnh không khí trở nên ấm áp hơn. Sẽ có đủ năng lượng cho các hệ thống điều hòa không khí ở khắp nơi. Một trong những vấn đề chính của quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay, động cơ đẩy thân thiện với khí hậu cho máy bay và tàu chở hàng, dường như cũng có thể giải quyết được: Nếu năng lượng tổng hợp hạt nhân có sẵn với số lượng không giới hạn, thì một lượng lớn hydro có thể được sản xuất để sử dụng như một nguồn năng lượng cho các phương tiện giao thông. Thế giới sẽ xích lại gần nhau hơn: các chuyến bay sẽ rẻ hơn, tiêu chuẩn có thể là siêu thanh. Vùng sâu vùng xa sẽ được phát triển và trở nên phồn thịnh; chi phí vận tải hầu như không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cuộc cách mạng nhiệt hạch hạt nhân có thể sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cuộc cách mạng công nghiệp. Bởi vì năng lượng hầu như không đóng vai trò là yếu tố hạn chế, nên sẽ có một sự thúc đẩy với những hệ quả khó có thể đánh giá được. Công nghệ mới sẽ thay đổi xã hội, với hàng hóa hiện đại, dịch vụ mới, mức lương cao hơn. Các loại công việc không lành mạnh sẽ được robot đảm nhiệm. Phải chăng đây là sự lạc quan không tưởng? Không phải đối với tất cả. Ngay cả sự trỗi dậy về kinh tế trong thế kỷ 20, qua đó cả tỷ người đã thoát tình trạng nghèo đói đã xuất hiện cái gọi là Hiệp hội môi trường, họ tung ra quan điểm “nguyên tắc phòng ngừa” để chống lại sự bùng nổ kinh tế của thế kỷ 20. Nhà khoa học có ảnh hưởng Paul Ehrlich đã cảnh báo: “Cung cấp cho xã hội nguồn năng lượng dồi dào giá rẻ cũng giống như đưa súng máy cho một đứa trẻ ngốc”. Amory Lovins, một chiến hữu của Paul Ehrlich thuộc nhóm môi trường "Những người bạn của Trái đất" đồng tình với quan điểm này. Lovins cảnh báo. "Năng lượng giá rẻ, dư thừa" có thể lợi bất cập hại. Lovins đã đóng vai trò là người tiên phong trong cuộc đấu tranh chống năng lượng hạt nhân và là người tiên phong trong việc đẩy mạnh sử dụng năng lượng từ gió và mặt trời. Đảng Xanh ở Đức cũng chống năng lượng hạt nhân./. Nguyễn Xuân Hoài (Lược dịch)  
......

BF.7, biến thể corona mới hiện đang càn quét Trung Quốc

focus.de   Theo chính phủ (Trung Quốc), biến thể omicron BF.7 đặc biệt dễ lây lan (một biến thể phụ của dòng BA.5.2) hiện đang bành trướng trong nội thành và khu vực xung quanh thủ đô Bắc Kinh. Người ta không thể nắm bắt chính xác tình hình lây nhiễm vì không có số liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, có những ước tính nội bộ đã được chính phủ Trung Quốc chính thức xác nhận:   Theo đó, 248 triệu người đã nhiễm Corona trong ba tuần đầu tiên của tháng 12. Điều đó tương ứng với 18 phần trăm dân số.   Chỉ riêng ngày thứ Ba, 37 triệu người được cho là đã bị nhiễm bệnh.   Đó là theo ghi chú từ một cuộc họp của Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh vào thứ Tư, lưu hành trên phương tiện truyền thông xã hội. Những người tham gia thảo luận đã xác nhận thông tin do hãng tin Bloomberg và Financial Times cung cấp.   Hậu quả của số ca nhiễm là các phòng cấp cứu quá tải. Tại các đô thị như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô hay Thạch Gia Trang, các bệnh viện đã nhận lấy “cú sốc đầu tiên về làn sóng nhiễm bệnh khổng lồ và tình trạng thiếu nhân viên y tế”, theo tạp chí kinh doanh nổi tiếng “Caixin” của Trung Quốc vào giữa tháng 12.     BF.7 cũng đã lan sang Đức và đang chiếm ưu thế   Theo báo cáo mới nhất của Viện Robert Koch (RKI), BF.7 chiếm khoảng 24% các ca nhiễm mới. Tiếp theo là BQ1.1 với 21%. Cả hai đều là dòng con của biến thể omicron BA.5.   RKI chưa báo cáo bất kỳ triệu chứng mới hoặc triệu chứng khác thường nào của hai biến thể phụ này. Tại Vương quốc Anh, nơi BA.5 cũng đang lan rộng với các tuyến phụ của nó, các nhà nghiên cứu gần đây đã ghi nhận cho các triệu chứng xảy ra thường xuyên nhất là:   Đau cổ họng Sổ mũi Nghẹt mũi Hắt hơi Ho không có đờm   Mức độ nguy hiểm của BF.7   Biến thể này đang tràn lan ở Đức, nó nói lên khả năng lây nhiễm dữ dội. Nhưng điều đó không có nghĩa là tình hình ở Đức sẽ leo thang khủng hoảng như ở Trung Quốc. Bởi vì BF.7 được coi là rất dễ lây lan, nhưng đối với người tại Đức nó ít nguy hiểm hơn. Điều này đã được nhà virus học hàng đầu Christian Drosten nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Zeit, trong đó ông so sánh BF.7 với BQ.1.1:   "BF.7 sẽ làm cho tình hình tốt hơn," ông nói. Bởi vì: “Biến thể này rất giống với BA.5, mà phần lớn dân số đã được miễn dịch với nó. Một làn sóng dịch của mùa đông sẽ nhẹ nhàng kéo qua.” Theo Drosten, một làn sóng BF.7 sẽ khác với tất cả những làn sóng trước đó. “Khi mà, nó sẽ không còn là một làn sóng đại dịch nữa. Chúng ta đã đến trạng thái có thể sinh sống tự nhiên (đặc hữu) với BF.7.”   Nhưng nếu chủng BQ.1.1 chiếm ưu thế, tình hình sẽ khác đi. Drosten từng cho biết vào tháng 11: “Virus BQ.1.1 có thêm sự trốn thoát miễn dịch, có nghĩa là virus có thể thoát khỏi hệ thống miễn dịch của những người đã bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng rất tốt. "Nếu BQ.1.1 chiếm ưu thế, mùa đông này có thể gặp khó khăn trở lại."   Mức độ nguy hiểm của biến thể phụ thuộc vào mức độ quần thể đã được bảo vệ. Ở Đức, nơi phần lớn dân số đã tiếp xúc với BA.5 trong đợt sóng mùa hè vừa rồi, mối nguy hiểm rất ít. Ngược lại, ở Trung Quốc, nơi mà cho đến gần đây, chính sách 0-Covid vẫn được áp đặt thì hệ thống miễn dịch của người dân Trung Quốc chưa được trang bị. Điều này sẽ đưa đến một làn sóng bệnh tật ở Trung Quốc.   BF.7 cũng đã xuất hiện ở các nước khác như Mỹ, Đan Mạch, Pháp và Bỉ. Không có quốc gia nào trong số này có con số ca nhiễm gia tăng dữ dội do biến thể gây ra, như ở Trung Quốc. Điều này cũng cho thấy mức độ miễn dịch của quần thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại khả năng truyền bệnh của virus./.   Lưu Thủy Hương dịch Link: https://www.focus.de/.../das-ist-die-neue-corona-variante...  
......

Người hùng thầm lặng đến từ Nhật Bản

NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG ĐẾN TỪ NHẬT BẢN - MỘT TẤM LÒNG VĨ ĐẠI Định đến Việt Nam 3 tháng, bác sĩ Hattori đã đi 20 năm, đem lại ánh sáng cho gần 20.000 người tại Việt Nam Trong suốt thời gian 1/3 cuộc đời này, bác sĩ Hattori Tadashi đã không lấy bất cứ tiền công nào, thậm chí còn bỏ tiền túi cho người bệnh. Chiều tối qua 26/10/2022, trong khuôn viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, một nhóm khoảng 20 người cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đang đứng quanh một người đàn ông da ngăm, gương mặt và mái tóc đã nhuốm màu thời gian. Ông chính là giáo sư, bác sĩ Hattori Tadashi, một trong bốn người vừa nhận được Giải thưởng Ramon Magsaysay 2022, thường được gọi là "Giải Nobel của châu Á" do Quỹ Rockefeller Brothers tài trợ. Họ vinh danh vị bác sĩ Nhật Bản vì đã tham gia phẫu thuật và điều trị cho khoảng 20.000 bệnh nhân có nguy cơ mù lòa tại Việt Nam kể từ năm 2002. Không chỉ không nhận tiền công, bác sĩ Hattori còn tự bỏ tiền túi để chi trả cho các bệnh nhân khó khăn tiền bạc và hỗ trợ một số bệnh viện Việt Nam các trang thiết bị y tế về nhãn khoa. Bỏ việc lương cao, dành tiền mua nhà cho bệnh nhân Việt Nam. Bác sĩ Hattori vẫn nhớ như in cơ duyên đưa ông đến Việt Nam: tháng 10-2001, Trường đại học Y khoa Kyoto, nơi ông từng theo học, tổ chức một hội nghị. Tại đây ông đã gặp một bác sĩ Việt Nam, người đã đề nghị ông đến Việt Nam phẫu thuật mắt giúp các bệnh nhân khó khăn và hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm với các bác sĩ địa phương. Sau nửa năm suy nghĩ, bác sĩ Hattori quyết định xin nghỉ việc tại một bệnh viện lương cao và lên đường sang Việt Nam với tâm thế chỉ đi tình nguyện trong ba tháng, từ tháng 4-2002 đến hết tháng 6 cùng năm. Nhưng những gì ông chứng kiến ở Việt Nam đã níu chân vị bác sĩ. "Tôi đã rất bất ngờ khi thấy nhiều bệnh nhân đã mất đi một mắt từ lâu, chỉ khi mắt còn lại bị bong võng mạc hay gì đó khiến họ không nhìn thấy gì mới đến bệnh viện khám. Có trường hợp nếu không phẫu thuật thì không thể cứu được nhưng bệnh nhân cứ nhất quyết về nhà vì không có tiền phẫu thuật. Tôi thực sự rất đau lòng khi đối mặt với thực tế không thể cứu được bệnh nhân trong khi bản thân mình có thể làm được chỉ vì thiếu vật tư và thiết bị phẫu thuật", bác sĩ Hattori chia sẻ tại buổi tiệc nhỏ ở Đại sứ quán Nhật tối 26-10. Trở về Nhật Bản, bác sĩ Hattori vẫn đau đáu với những gì đã thấy ở Việt Nam. Ông tìm đến một công ty bán thiết bị y tế quen biết nhưng bị khước từ vì ông đã xin nghỉ việc ở bệnh viện nổi tiếng. Thất bại với người ngoài, bác sĩ Hattori bắt đầu chuyển sang người trong nhà chính là vợ mình, người đã phản đối ông tham gia chuyến đi tình nguyện đến Việt Nam. Không nghĩ gì nhiều đến bản thân, ông đề nghị vợ sử dụng số tiền mấy triệu yen mà cả hai đã tích cóp để mua căn hộ chung cư cho các bệnh nhân Việt Nam. "Tôi bảo với vợ: Anh có thể sống trong một căn nhà thuê cũng được, nhưng nếu không được phẫu thuật ngay, bệnh nhân có thể sẽ bị mù. Nếu dùng số tiền này mua kính nội soi mắt và dụng cụ y tế mới nhất thì một năm cũng có thể cứu được hơn 2.000 người, làm được cả những ca phẫu thuật khó. Vì vậy hãy cho phép anh sử dụng số tiền ấy", bác sĩ Hattori kể lại. Lần thứ hai quay trở lại Việt Nam, đi cùng với bác sĩ Hattori là những thiết bị, vật tư y tế mà nhờ đó số người được phẫu thuật đã tăng lên nhanh chóng. "Chạy show" tại Nhật vì Việt Nam Nhưng tiền tích lũy rồi cũng cạn dần. Để tiếp tục theo đuổi mục tiêu giúp đỡ bệnh nhân khó khăn ở Việt Nam, bác sĩ Hattori bắt đầu di chuyển như con thoi giữa Nhật Bản và Việt Nam. Cứ sau hai tuần ở Việt Nam, ông lại trở về Nhật Bản làm việc cật lực để tích cóp tiền mua nhà chung cư và dành các khoản còn lại để mua trang thiết bị y tế phẫu thuật giúp bệnh nhân ở Việt Nam. Trong một bộ phim tài liệu ngắn do Nhật Bản sản xuất, Hattori hành nghề với tư cách là một bác sĩ tự do - tức không thuộc về một bệnh viện nào. Trong hai tuần ở Nhật Bản, ông liên tục "chạy show" để thực hiện các ca phẫu thuật ở các bệnh viện thuộc nhiều tỉnh. Những hộp cơm bento trong cửa hàng tiện lợi và qua đêm trên xe lửa trở nên quen thuộc với ông. "Hồi nhỏ tôi thích xe lửa lắm. Lúc còn học tiểu học tôi còn ước sau này sẽ trở thành người lái xe lửa nữa", vị bác sĩ nhớ lại. Sau một lần cùng đồng nghiệp Việt Nam xuống vùng nông thôn khám mắt cho người dân, bác sĩ Hattori quyết định dành những ngày cuối tuần dậy thật sớm đến các vùng xa xôi hẻo lánh để khám, phẫu thuật và điều trị cho những người bị đục thủy tinh thể nhưng thiếu tiền. Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, những người cần phẫu thuật được tập hợp đầy đủ và sớm nhìn thấy lại ánh sáng nhờ bàn tay của bác sĩ Hattori mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào. Số lượng bác sĩ tham gia hoạt động thiện nguyện này dần tăng lên và hiện có năm bác sĩ cùng một số nhân viên cơ yếu khác. Hoạt động của nhóm dần nhận được sự chú ý, mở đường cho sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. "Các ca phẫu thuật do học trò của tôi thực hiện đã vượt xa mốc 100.000 người. Tôi tin bằng cách đào tạo một người, nhiều người khác sẽ được giúp đỡ. Tôi mong học trò phải là người giỏi hơn mình nên đã hết lòng hướng dẫn các bác sĩ trẻ. Đôi khi có xảy ra tranh cãi nhưng vì là đất khách nên tôi thường nhường nhịn. Từ bỏ niềm kiêu hãnh của mình mà mọi việc được suôn sẻ thì cũng không sao. Các học trò của tôi phải cam kết truyền thụ lại những gì đã được học cho thế hệ sau", bác sĩ Hattori kết thúc câu chuyện trong tiếng vỗ tay thán phục của những người có mặt tại Đại sứ quán Nhật tối 26-10. Truyền thông trong nước.
......

Lithium, thách thức cho chuyển đổi năng lượng của Liên Âu

Một mỏ muối ở Nevada, Mỹ, nguồn lithium quý của tương lai năng lượng sạch của thế giới. AP - John Locher Anh Vũ  - RFI Trong khi Liên Hiệp Châu Âu hy vọng đến năm 2035 sẽ phổ cập sử dụng ô tô điện, nhu cầu về các kim loại để sản xuất bình điện, đặc biệt là lithium, bùng nổ. Thị trường kim loại này hiện chỉ do một vài nước nắm giữ, Liên Âu muốn đẩy mạnh khai thác dưới lòng đất của mình nhưng vấp phải những vấn đề nan giải về môi trường. Nhân khai mạc triển lãm ô tô thế giới tại Paris, hôm 18/10/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo một loạt các biện pháp để tạo điều kiện cho việc mua xe chạy điện. Mục tiêu là dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn loại xe chạy động cơ nhiệt mà Liên Hiệp Châu Âu đã lên chương trình cấm bán từ năm 2035. Nếu như viễn cảnh mà châu Âu đề ra được nhìn nhận như là một bước đi không thể thiếu trên con đường chuyển đổi năng lượng thì nó cũng đang đặt ra nhiều vấn đề nghiêm túc : Sẽ phải cần tới một số lượng khổng lồ các kim loại thiết yếu dùng để chế tạo bình điện, đặc biệt là lithium, thứ nguyên liệu đã được gắn biệt danh « vàng trắng ». Những con số thống kê sau đây tự thân đã nói lên nhiều điều. Theo Cơ quan Năng Lượng Quốc Tế, từ năm 2015 khối lượng sản xuất « vàng trắng » đã nhân gấp 3 lần trên thế giới so với sản lượng của năm 2021 là 100 nghìn tấn. Khối lượng sử dụng kim loại này có thể sẽ còn tăng thêm 7 lần từ nay đến năm 2030. Trong phạm vi châu Âu, đến năm 2050 khu vực này sẽ cần một lượng lithium lớn gấp 35 lần hiện nay, theo một nghiên cứu của Đại học Louvain của Bỉ công bố hôm 25/04 năm nay. Ông Olivier Vidal, nhà địa chất học, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia của Pháp (CNRS) đánh giá : « Chúng ta đang trong hoàn cảnh mà tất cả các nước đều triển khai chương trình chuyển đổi năng lượng gần như cùng lúc với nhau và như vậy đã nảy sinh nhu cầu rất lớn về các kim loại thiết yếu. Tình trạng này sẽ trở nên căng thẳng trong những năm tới với việc giá cả tăng vọt, nguồn cung ứng khó khăn. Như vậy đó sẽ là một thách thức thực sự về chiến lược và chủ quyền quốc gia cho các nước ». Bằng chứng cho mối lo lắng đó là Ủy Ban Châu Âu ngay từ năm 2020 đã liệt kê lithium vào danh sách các nguyên vật liệu cơ bản có nguy cơ bị khan hiếm. Tháng 09/2022, bà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen khẳng định : « Lithium sắp tới sẽ còn quan trọng hơn dầu lửa và khí đốt ».   Hơn thế nữa, hiện nay, sản lượng lithium chỉ do một vài nước trên thế giới nắm giữ : Úc chiếm 20% trữ lượng « vàng trắng ». Achentina, Chilê, Bolivia nắm giữ 60%. Trung Quốc thì đã rất sớm tập trung vào tinh chế và hiện nắm 17% sản lượng lithium của thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng đó là tình trạng gần như độc quyền khi riêng 5 quốc gia nói trên nắm giữ 90% sản lượng của thế giới. Châu Âu sẵn sàng lao vào cuộc săn tìm lithium Trước tình trạng đổ xô tìm nguồn « vàng trắng » được báo trước như vậy, châu Âu hy vọng tháo gỡ khó khăn bằng cách đẩy mạnh khai thác dưới lòng đất của mình. Trữ lượng lithium chủ yếu của châu Âu tập trung ở Bồ Đào Nha, Đức, Áo và Phần Lan. Tại Pháp,năm 2018, cơ quan nghiên cứu địa chất và mỏ đã lên thống kê các khu có trữ lượng lithium ở Alsace, vùng núi miền Trung và ở vùng Bretagne. Những năm qua đã bắt đầu xuất hiện nhiều dự án khai thác lithium ở châu Âu. Dự án khả thi nhất là ở Phần Lan. Sản xuất lithium có thể được khởi động vào năm 2024 nhờ việc khai thác một mỏ nhỏ nằm cách thủ đô Helsinki 600 km về phía bắc, theo nhà kinh tế địa chất Christian Hocquard.  « Tại Cộng Hòa Séc, công ty Úc European Metals đang muốn khai thác một mỏ thiếc cũ nằm ở phía bắc Praha. Nhiều dự án tương tự cũng đã có ở Đức và Áo. Nhìn chung đó là những dự án khai thác mỏ do các doanh nghiệp nhỏ thực hiện. Các công ty lớn thích đầu tư tại Úc hay Mỹ Latinh hơn», nhà địa chất này cho biết thêm. Dân chúng phản đối Hôm thứ Hai 24/10, tập đoàn khai thác mỏ Imerys đã thông báo từ nay đến 2027 sẽ mở tại Pháp một trong số những dự án khai thác lithium lớn nhất Liên Hiệp Châu Âu. Ông Alessandro Dazza, tổng giám đốc của Imerys khẳng định ước tính trữ lượng của mỏ khoảng một triệu tấn ô-xít lithium. Từ năm 2028, dự tính mỗi năm sản xuất 34 nghìn tấn hydroxit lithium, kéo dài trong 25 năm. Sản lượng trên có thể phục vụ cho 700 nghìn xe điện sử dụng bình điện lithium-ion, mỗi năm, theo thẩm định của tập đoàn Imerys. Tập đoàn Imerys đã phải mất 18 tháng thăm dò, nghiên cứu để xác định được lợi ích kinh tế của khu mỏ. Nhưng có một chướng ngại vật giữa đường của Imerys. Các dự án khai thác mỏ, như vẫn thường thấy, đã vấp phải sự phản đối của dân chúng địa phương. Tại Bồ Đào Nha, một khu khai thác mỏ lộ thiên, được cho là lớn nhất Tây Âu, dự kiến sẽ ra đời vào năm 2026. Các công trình hiện tại đang bị ngừng lại sau nhiều cuộc biểu tình của dân chúng. Theo các chuyên gia môi trường, việc khai thác mỏ lithium không tránh khỏi tích tụ các chất thải, gây ô nhiễm nguồn nước hoặc không khí. Về phần mình, nước Pháp nghiên cứu giải pháp thay thế : Chiết xuất « lithium xanh ». Khác với việc chiết xuất từ quặng đá hay muối mỏ như truyền thống, loại « lithium xanh » được chiết xuất từ nguồn địa nhiệt. Tại Alsace, dự án của châu Âu Lithium Địa nhiệt ( EuGeLi) đang đi đầu trong lĩnh vực này. Dự án này mới đây đã chiết xuất thành công những cân lithium sử dụng theo kỹ thuật địa nhiệt này. Hiện tại, kỹ thuật này vẫn còn quá đắt để có thể sản xuất trên quy mô công nghiệp, theo các chuyên gia. Một hướng thay thế khác là tập trung vào tinh lọc thay vì khai thác. Hồi đầu tháng 6, một dự án tại Đức đã được công bố. Theo đó, từ nay đến 2025, công ty Viridian sẽ mở một nhà máy sản xuất lithium cho bình điện của Pháp đầu tiên tại Đức. Nhà máy sẽ được cung cấp quặng mỏ từ Mỹ Latinh và có tham vọng từ nay đến năm 2030 sản xuất 100 nghìn tấn hydroxit lithium. Nhưng từng đó chưa đủ để giải quyết vấn đề tự chủ về nguyên liệu. Trên phương diện môi sinh, cách làm như vậy là có lợi nhiều. Hiện tại quặng mỏ hầu như được chuyển qua Trung Quốc để tinh chế. Trong những năm tới, Liên Hiệp Châu Âu dự trù mở ba công xưởng cực lớn sản xuất bình điện và tinh luyện lithium trên lãnh thổ của mình để có thể tiết kiệm hàng nghìn cây số vận chuyển.  Hướng tái chế bình điện Nhưng dù thế nào, tất cả những dự án đang được hiện thực của châu Âu cũng sẽ không thể cạnh tranh với những mỏ muối ở châu Mỹ Latinh hay sản lượng của Úc, theo giới chuyên gia. Trái lại, lĩnh vực có thể giúp châu Âu thực sự thoát khỏi bế tắc đó là tái chế lithium từ bình điện cũ. Hiện tại, số lượng kim loại này để tái chế còn có hạn vì các loại bình điện lithium mới ra đời cách đây 10 năm. Đến năm 2035, chúng ta sẽ có số lượng lớn bình điện cho xe chạy điện hết hạn sử dụng và sẽ có một kho lớn để tái chế. Theo Đại học Louvain, đến năm 2050, Liên Hiệp Châu Âu có thể được bảo đảm từ 40% đến 75% nhu cầu về kim loại nhờ vào tái chế. Như vậy sẽ góp phần đáng kể vào việc bảo đảm nguồn cung cũng như giảm đáng kể tác động môi trường.   Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ các nhà chế tạo phải thiết kế các sản phẩm của họ theo hướng dễ tái chế, giá thành rẻ.  Ngoài các vấn đề đặt ra như vậy, Lithium không chỉ là nguyên liệu thiết yếu cho bình điện xe chạy điện mà còn có trong rất nhiều vật dụng hàng ngày. Vì thế vấn để cốt lõi vẫn là làm sao tiết kiệm hơn nữa sử dụng nguyên vật liệu. Theo France 24.com  
......

Sự châm biếm trên Internet khiến người Nga khó chịu - Người Séc nói đùa về việc sáp nhập Kaliningrad

Một bài châm biếm trên Internet về việc Cộng hòa Séc  (Tiệp Khắc) sáp nhập khu vực Kaliningrad của Nga hiện đang đặt khả năng hài hước của người Nga vào một việc khó. Sau cuộc trưng cầu dân ý chớp nhoáng, những kẻ thích chơi khăm thậm chí còn tưởng tượng ra một đường ống Beer Stream II sẽ cung cấp rượu cho khu vực từ Praha. Một cuộc tấn công châm biếm của người Séc nhằm vào vùng đất Kaliningrad của Nga đã gây xôn xao mạng trong những ngày gần đây. Trong một cái gật đầu trước việc Nga tuyên bố sáp nhập bốn khu vực Ukraine vào tuần trước, nhiều người dùng đã gợi ý rằng thành phố Koenigsberg trước đây của Đức nên được sáp nhập vào Cộng hòa Séc - tất nhiên sau một cuộc trưng cầu dân ý. Trong số những thứ khác, một lời kêu gọi đã được đưa ra cho các công dân Séc với tiêu đề "Làm cho Kaliningrad Séc trở lại" tập trung trước đại sứ quán Nga ở Praha vào thứ Hai tới. Kaliningrad, căn cứ quân sự của Nga trong lòng khối NATO Nằm ở vùng biển Baltic, Kaliningrad – một vùng lãnh thổ của Nga nằm lọt thỏm trong lòng khối Liên Hiệp Châu Âu, giữa Litva ở phía bắc và Ba Lan ở phía nam. Vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích khoảng 15.100 km², chỉ có khoảng một triệu dân, với gần 80% là người Nga. Kaliningrad (mầu nâu), vùng hành chính ngoài lãnh thổ của Nga. © Wikipedia Đặc biệt, người dùng đến từ Cộng hòa Séc và Ba Lan đã góp phần tạo nên hiện tượng trực tuyến bằng những trò đùa và meme. "Đã đến lúc phải chia tách Kaliningrad để những người anh em người Séc của chúng ta có thể tiếp cận với biển", một người dùng Ba Lan viết trên Twitter dưới bút danh "Papiez internetu" (Giáo hoàng Internet) - và đính kèm một phần bản đồ cho thấy vùng nô lệ của Nga giáp với Lithuania và Biển Baltic được chia thành một nửa Ba Lan và một nửa Séc. Người dùng Twitter Ba Lan Tomasz Komentasz đã đăng một bức ảnh tàu sân bay "Karel Gott" "rời căn cứ Kaliningrad để đến Biển Baltic". Một meme đặc biệt phổ biến có hình Tổng thống Nga Vladimir Putin, đang ngồi thư giãn trên điện thoại và hỏi, "Tình hình ở Kaliningrad như thế nào?" Trong bức ảnh sau, anh ấy trông lo lắng và gọi "Ý bạn là 'Ahoy'?" "Ahoj" là từ tiếng Séc có nghĩa là "xin chào" và "tạm biệt". Một số cư dân mạng đã gợi ý về một tuyến tàu điện ngầm giữa thành phố lớn thứ hai của Cộng hòa Séc, Brno, thủ đô Ba Lan, Warsaw và Kaliningrad - hoặc đường ống dẫn bia "Beer Stream II" sẽ cung cấp cho Kaliningrad từ Praha loại bia Séc được thèm muốn trên thế giới. "Người Nga không có khiếu hài hước" Chính trị gia người Cộng hòa Séc Tomas Zdechovsky thuộc Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo đã giúp phổ biến trò chơi khăm trên internet bằng cách tweet nó - mặc dù ông cũng gây ra phản ứng phẫn nộ ở Nga. Cổng thông tin "EurAsia" đã viết về một dòng tweet "người theo chủ nghĩa sửa đổi" và gọi các tác giả của một bản kiến ​​nghị nhằm mục đích đùa cợt về việc sáp nhập Kaliningrad là "những kẻ khiêu khích". "Người Nga không có khiếu hài hước", Zdechovsky trả lời trên Twitter. Bối cảnh lịch sử của trò đùa: Thủ đô Kaliningrad của Nga ngày nay được các hiệp sĩ Đức đặt tên là Königsberg vào thế kỷ 13 để vinh danh vị vua Bohemian lúc bấy giờ là Premysl Otakar. Sau đó Königsberg lần đầu tiên trở thành một phần của Phổ và sau đó là của Đế chế Đức. Năm 1945, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đông Phổ bị chia cắt giữa Ba Lan và Liên Xô - và khu vực xung quanh Kaliningrad vẫn thuộc về Nga sau khi họ giải thể. Cộng hòa Séc hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng EU và đã hỗ trợ nhân đạo và quân sự đáng kể cho Ukraine để phòng thủ chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Internet-Satire verstört Russen Tschechen witzeln über Annexion Kaliningrads Nguồn: ntv.de, mau / AFP Xem thêm - Kaliningrad, căn cứ quân sự của Nga trong lòng khối NATO https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220405-kaliningrad-lanh-tho-quan-su-nga-nato    
......

Loa phường bị trời đánh tội nói láo

Bs Đỗ Duy Ngọc:   Không biết lịch sử ghi lại các triều đại phong kiến đúng sai như thế nào, cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng. Thế nhưng, thời đại ta đang sống hoá ra toàn láo cả. Rồi lịch sử thời hiện đại sẽ viết sao đây?   Thằng doanh nhân bán đồ giả làm giàu, cứ tưởng nó giỏi, hoá ra chẳng phải thế. Nó chỉ là kẻ “Treo dê bán chó”, mua 30.000 bán 600.000 không giàu sao được, thế rồi lúc giàu lên, hàng ngày lên mạng truyền thông dạy đạo đức, dạy bí quyết, dạy cách cư xử.   Kẻ thì đem hoá chất trộn vào thức uống, khiến người ta nghiện chất độc, tạo thành thói quen nguy hiểm cho người dùng. Thế rồi khi có nhiều tiền, anh ta in sách dạy người ta tư duy, dạy cho tuổi trẻ cách sống. Nuôi đội ngũ nhà văn nhà báo tung hô mình như thánh sống, tuyên bố như đấng khải đạo.   Một ông chuyên làm thép, nghĩ toàn chuyện xây dựng những công trình có hại cho dân, nhưng lúc nào cũng mặc áo lam, đeo tràng hạt, nói toàn chuyện Phật pháp. Một tập đoàn làm nước mắm giả, toàn hoá chất, bỏ biết bao tiền để quảng cáo lừa dân, bỏ tiền đầy túi. Một tập đoàn khác mua hoá chất quá hạn để sản xuất nước uống, lừa những kẻ phát hiện sai sót của sản phẩm mình để đưa họ vào tù, lại chuyên nói lời có cánh..... Kẻ buôn gian bán lận lại dạy cho xã hội đạo đức làm người.   Thời đại đảo lộn tất! Hài thế, mà vẫn không thiếu kẻ tôn sùng, xem các ông ấy như tấm gương sáng để noi theo. Khi vỡ lở ra, chúng toàn là kẻ nói láo.. Tất cả đều chỉ tìm cách lừa đảo nhau.   Toàn xã hội rặt kẻ nói láo, ca sĩ nói láo theo kiểu ca sĩ, đạo diễn nói láo theo kiểu đạo diễn, diễn viên nói láo theo kiểu diễn viên. Ừ thì họ làm nghề diễn, chuyên diễn nên láo quen thành nếp, lúc nào cũng láo. Thế nhưng có những kẻ chẳng làm nghề diễn vẫn luôn mồm nói láo.   Thi gì cũng láo, từ chuyện thi hát đến thi hoa hậu, chỉ là một sắp đặt láo cả... Ngay chuyện từ thiện cũng rặt chi tiết láo để mua nước mắt mọi người. Cứ có chuyện là loanh quanh láo khoét. Kẻ buôn lớn láo, kẻ bán hàng rong ở bên đường cũng lừa đảo, láo liên tục. Mỗi ngày mở truyền hình toàn nghe nói láo từ tin tức cho đến quảng cáo, rặt láo. Nhưng cả nước đều hàng ngày nghe láo mà chẳng phản ứng gì lại cứ dán mắt mà xem.   Thằng đi buôn nói láo đã đành, vì họ lừa lọc để kiếm lời. Thế mà cô hiệu trưởng nhà trẻ, anh hiệu trưởng trường cấp ba, ông hiệu trưởng trường đại học cũng chuyên nói láo. Thực phẩm cho các cháu có giòi, cô hiệu trưởng chối quanh... Các cháu học sinh đánh nhau như du côn, làm tình với nhau trong nhà trường, anh hiệu trưởng bảo là không phải, tảng bê tông rớt chết sinh viên, ông hiệu trưởng bảo là tự tử. Thế rồi tất cả đều chìm, đều im im ỉm. Người ta đồn tiền hàng đống đã lót tay bộ phận chức năng để rồi để lâu cứt trâu hoá bùn.   Mấy ngài lãnh đạo lại càng nói láo tợn Chỉ kể vài chuyện gần đây thôi, chứ kể mấy sếp nhà ta phát biểu láo thì thành truyện dài nhiều tập. Từ chuyện quốc gia đại sự cho đến chuyện hưng vong của tổ quốc, toàn chuyện quan trọng đến vận mệnh quốc gia thế nhưng dân toàn nghe láo. Kẻ thù mang tham vọng, âm mưu để biến nước ta thành chư hầu, chuyện này rõ như ban ngày, ai cũng thấy, ai cũng hiểu, thế mà các quan toàn nói tào lao, láo lếu.   · Đến chuyện Formosa, khi biển nhiễm độc, cá chết, các quan bày lắm trò láo để mị dân, lấp liếm tội ác của thủ phạm, tuyên bố, họp báo, trình diễn ăn hải sản, ở trần tắm biển...tất cả đều rặt láo.   · Đến chuyện BOT với các trạm đặt không đúng chỗ cho đến mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, các quan ở Bộ Giao thông lại được dịp nói láo, tuyên bố rùm beng để bênh vực những tập đoàn và cá nhân vi phạm.   · Khi vụ thuốc giả của VN Pharma nổ ra, cả một hệ thống truyền thông của Bộ Y tế kể cả các quan chức cấp bộ đều tuyên bố láo, tìm mọi cách che dấu tội ác của những tên buôn thuốc giả.   · Rừng Sơn Trà quý hiếm, các ông vì tư lợi cá nhân, ra lệnh xây cất, chấp nhận nhiều dự án khai thác, các nhà chuyên môn, nhân dân phản ứng dữ quá,các ông bắt đầu chiến dịch nói láo, chạy quanh tìm kế hoãn binh.   Đến chuyện cá nhân của các quan thì lại càng nói láo tợn... Ông bí thư xây biệt phủ như cung điện của vua chúa ở xứ nghèo phải sống nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến ông giám đốc môi trường xây biệt phủ mênh mông ở xứ lắm rừng, rồi đến ông lãnh đạo ngành ngân hàng với những dãy nhà hoành tráng trên miếng đất hàng ngàn thước vuông. Tất cả đều cho rằng do sức lao động cật lực mà có. Kẻ thì do nuôi gà, trồng cây, anh thì bảo chạy xe ôm đến khốc cả người, người thì nhờ bán chổi, trồng rau, kẻ khác thì bảo nhờ tiền của con dù con chẳng làm gì ra tiền và có đứa thì mới mười chín tuổi.   Lương thì chẳng bao nhiêu mà quan nào cũng vi la trong và ngoài nước, nhà nghỉ trên núi, nhà mát dưới biển, lâu đài, nhà to ở nước ngoài. Con cái ăn chơi như các công tử, tiểu thư quý tộc. Các bà vợ thì như các mệnh phụ, chỉ xài đồ dùng ở nước ngoài, đi shopping các mall lớn ở nước ngoài như đi chợ... Thế nhưng các ngài luôn phát biểu yêu dân, thương nước, yêu tổ quốc, đồng bào, và luôn nhắc nhở đất nước còn nghèo phải học tập ông này, cụ nọ để có đạo đức sáng ngời.   Các lãnh đạo xem rừng như sân nhà mình, phá nát không còn gì.. Một cây có đường kính 1m phải mất trăm năm mới hình thành, lâm tặc chỉ cần 15 phút để đốn hạ. Hàng trăm chiếc xe chạy từ rừng chở hàng mét khối gỗ chỉ cần đóng cho kiểm lâm 400.000 đồng một chiếc là qua trạm. Rừng không nát mới lạ. Khi rừng không còn, lệnh đóng rừng ban ra, các lãnh đạo địa phương toàn báo cáo láo với chính phủ và có nơi tìm cách tiếp tục vét cú chót bằng cách làm trắng những cánh rừng còn lại..   Rừng bị tận diệt vì nạn phá rừng, rừng còn bị huỷ diệt bởi những dự án thuỷ điện. Tất cả đều có sự tiếp tay của các quan và ban ngành chức năng của địa phương. Rừng không còn, lũ về gây tang thương chết chóc, đê vỡ khiến nhà cửa tài sản trôi theo dòng nước, các quan cho là xả lũ đúng quy trình.   Bão chưa tới, lũ chưa về, các quan tỉnh đã ngồi với nhau viết báo cáo thiệt hại để xin trợ cấp. Một anh từng là tổng biên tập tờ báo lớn, sau khi thu vén được hàng triệu đô la bèn đưa hết vợ con qua Mỹ, sắm nhà to, xe đẹp còn anh thì qua lại hai nước, lâu lâu viết bài biểu diễn lòng yêu nước thương dân, trăn trở với tiền đồtổ quốc, khóc than cho dân nghèo, kinh tế chậm lớn, đảng lao đao…   Còn biết bao chuyện láo không kể xiết: Ngay cả thầy tu, các bậc tu hành cũng làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy, để nhà thờ của mình thêm tín hữu. Chúa, Phật đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá..   Chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương, láo từ tập đoàn cho đến công ty, láo từ một tổ chức cho đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Tất cả đều bị đồng tiền sai khiến, bị danh lợi bám quanh. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành láo để khoả lấp, hi vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn.   Nghe láo quen, chúng ta lại tự láo với nhau và chuyện láo trở thành bình thường, láo để tồn tại, để phấn đấu, để thêm lợi thêm danh, và rồi láo đã trở thành một nếp sống.   Trẻ con học người lớn nói láo rồi tiếp tục những thế hệ nói láo. Ở nhà trường nghe cô thày nói láo, ra đời nghe thiên hạ nói láo, về nhà lại được nghe nói láo từ cha mẹ, mở máy nghe, nhìn cũng rặt điều láo.   Một nền văn hoá láo đã nẩy sinh và phát triển.   Hỏi sao trẻ con không láo và tương lai lại tiếp tục láo. Nghĩ cũng buồn!    Bs Đỗ Duy Ngọc
......

Tỷ phú Elon Musk” đã cứu Ukraine trên mặt trận truyền thông

Việt Tân   Starlink, một hệ thống liên lạc vệ tinh thuộc sở hữu SpaceX của tỷ phú Elon Musk, đã giữ một vai trò chiến lược trong cuộc chiến tự vệ thành công của Ukraine chống lại lực lượng xâm lược Nga lớn gấp bội trong 7 tháng qua. Tại sao Starlink lại có tầm quan trọng như vậy?   Sau khi quân Nga phá hủy hệ thống liên lạc Internet hiện hữu ngay từ những ngày đầu cuộc chiến, Starlink đã giúp Ukraine nối kết:   1/ Người lính với bộ chỉ huy quân sự của họ, nắm bắt tình hình, chống trả lại những luận điệu xuyên tạc, tuyên truyền láo khoét của kẻ địch, thông tin liên lạc về nơi ẩn trú hoặc tình hình của quân địch, tấn công làm suy yếu tinh thần của quân Nga, thậm chí dùng cả disinformation để lừa Nga qua mưu kế “dương đông, kích tây”… Binh lính Ukraine không chỉ dùng Starlink cho mục đích quân sự. Oleksiy cùng những người khác trong lữ đoàn cơ giới 93 của Ukraine còn sử dụng nó để thông báo an toàn qua các tin nhắn mã hóa cho bạn bè, gia đình sau khi mạng di động bị tổn thất nghiêm trọng vài tuần trước trong một trận pháo kích lớn. Khi rảnh rỗi, họ cũng cập nhật tin tức chiến sự mới nhất qua kết nối Internet của Starlink và đôi khi chơi game “Call of Duty” trên smartphone khi trú ẩn trong boongke và chờ lệnh.   2/ Chính phủ Ukraine và người dân có thể liên lạc bình thường với nhau qua Starlink để giúp đỡ và phối hợp hành động, thông báo những vùng chiến nguy hiểm, nâng đỡ tinh thần chịu đựng và kiên cường chiến đấu của dân, quân. Người dân liên lạc với gia đình, bạn bè…, nắm bắt tình hình chiến sự, và gởi thẳng những tin tức, hình ảnh chiến tranh từ hiện trường tới thế giới để nói lên sự độc ác của quân đội Nga, chụp hình các tội phạm chiến tranh, tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới...   3/ Chính phủ, truyền thông và nhân dân Ukraine duy trì khả năng thông tin qua lại với thế giới để kêu gọi sự hỗ trợ và chống lại những luồng tin xuyên tạc cùng nỗ lực cô lập Ukraine của Putin. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, đã thường xuyên cập nhật hàng triệu người theo dõi trên mạng xã hội của mình qua Starlink, họp báo và họp mặt Zoom với các nhà lãnh đạo thế giới, nói chuyện trước quốc hội của nhiều quốc gia, trước Hội Đồng Bảo An và Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc…   Hai ngày sau khi cuộc xâm lược bắt đầu (24/2/2022), vào ngày 26 tháng 2, Mykhailo Fedorov - Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng kỹ thuật số Ukraine - đã tweet trực tiếp cho ông Musk yêu cầu khẩn cấp gởi thiết bị Starlink. Hai ngày sau đó, lô hàng đầu tiên đã xuất hiện. Sáu ngày sau (1/3/2022), hệ thống Starlink với 500 trạm đã hoạt động ngon lành khắp nước. Hiện đang có 11,000 trạm hoạt động tại Ukraine.   Starlink có gì đặc biệt?   Không giống như các vệ tinh truyền thống có quỹ đạo cao quay quanh quỹ đạo hàng ngàn dặm bên trên trái đất, Starlink bay lơ lửng ở một điểm trên mặt đất và chiếu tín hiệu vô tuyến xuống; thế hệ mới của vệ tinh quỹ đạo thấp dựa vào nhiều vệ tinh khác hoạt động trong một chòm sao.   Cấu hình đó khiến việc cắt đứt mạng Internet trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là vô phương, vì kẻ tấn công sẽ phải xác định chính xác tất cả các vệ tinh, cùng một lúc, để làm tê liệt toàn bộ hệ thống. Starlink của Musk - dựa trên một cụm vệ tinh có kích thước bằng một cái bàn, bay ở tầm thấp khoảng 130 dặm phía trên Ukraine, và chiếu xuống nguồn truy cập internet tốc độ cao - đã trở thành một cứu cánh bất ngờ cho đất nước này, cả trên chiến trường và trong cuộc chiến giành dư luận.   Các chuyên gia đánh giá hệ thống vệ tinh Starlink của ông Musk đã chứng minh sự hữu hiệu, nhặm lẹ hơn hẳn hệ thống broadband hiện tại, dễ bảo toàn an ninh và chống lại tấn công mạng của Nga qua những mật mã có thể thay đổi nhặm lẹ, và đây sẽ là cứu cánh của bất kỳ cuộc giao tranh quân sự hiện đại nào. Sự thiết lập hệ thống Starlink trong chớp mắt ở Ukraine cũng là một điều đáng ngưỡng mộ.   Ts Trần Diệu Chân Lược dịch theo bản tin ngày 8/6/2022 của Politico  
......

Những phát minh thay đổi toàn thế giới của người Mỹ

Tiểu Vũ:   Có thể bạn không quan tâm tới nước Mỹ, coi người Mỹ như kẻ thù thì Mỹ vẫn ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến mọi sinh hoạt bình thường của bạn đấy.   Cùng thống kê một vài cái của Mỹ mà người Việt chúng ta hay dùng nhất nha:   - Khi bạn đọc status này có nghĩa là bạn đang dùng một sản phẩm của Mỹ đấy - Mạng xã hội Facebook được thành lập vào năm 2004, người sáng lập ra mạng này là Mark Zuckerberg, cùng với các sinh viên Đại học Harvard và bạn cùng phòng là Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes (tất cả đều là công dân Mỹ). Facebook thuộc sở hữu của Meta Platforms có trụ sở tại Menlo Park, California. Mỹ. Những người đồng sáng lập ra mạng Facebook   - Câu thơ vui của dân mạng nói rằng: "Dân ta phải biết sử ta/Cái gì không biết thì tra Google" mà Google là một phát minh vĩ đại của Mỹ. Google được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin trong khi họ là nghiên cứu sinh đã có bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford, California. Mỹ.   - Mạng internet bạn đang dùng hiện nay là một phát minh của Mỹ. Internet khởi nguyên từ năm 1960 bởi quân đội Mỹ. Họ giữ kín dùng riêng suốt 20 năm, mãi đến những năm 1980 thì bắt đầu thương mại hóa và 1990 trở đi thì bắt đầu phủ kín toàn cầu.   - Mỗi ngày bạn nhận và gửi email cho người khác. Trời ơi lại đụng tới Mỹ luôn. Email được nghĩ ra từ năm 1971 bởi lập trình viên Ray Tomlinson của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm giúp nhân viên trong cơ quan trao đổi thông qua một mạng lưới liên kết thay cho việc trực tiếp cầm thư từ văn bản "giao tận nơi".   - Đang đi đường mà thấy đèn xanh đèn đỏ là của Mỹ đó. Đây là phát minh được tạo ra vào năm 1912 của người Mỹ nhằm giúp giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông cũng như nạn ùn tắc xe cộ.   - Nóng quá bật máy lạnh lên cái nào. Chiếc máy điều hòa nhiệt độ đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Mỹ Willis H. Carrier vào năm 1902.   - Về nhà bật lò vi sóng (Micrwellle) lên để hâm đồ ăn. Thôi rồi cũng gặp Mỹ. -Năm 1945, kỹ sư Percy Spencer đã chế tạo ra một thiết bị phát cao tần cho radar cho công ty Raytheon, nhằm giúp radar nhạy hơn qua các bước sóng khác nhau. Cuối cùng ông vô tình nhận ra thanh chocolate bị biến dạng và nấu chảy khi được đặt bên trong thứ mà sau này chúng ta gọi là lò vi sóng.   - Nếu trên tay của bạn đang dùng iPhone thì cũng là của Mỹ. Chiếc Smartphone đầu tiên được hãng IBM chế tạo năm 1992 với tên Simon Personal Communicator. Chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên trên thế giới là chiếc Motorola DynaTAC 800x được chế tạo năm 1983 tại Mỹ. 15 năm sau, iPhone mới ra đời ở Mỹ.   - Nếu bạn không dùng iPhone vì nó là của Mỹ mà chuyển qua dùng Samsung của Hàn Quốc... nhưng cách này cũng không thoát Mỹ được vì Sangsung phải sử dụng hệ điều hành Android của Mỹ đó. Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Android Inc một công ty của Mỹ với sự hỗ trợ tài chính từ công ty lớn khác của Mỹ là Google và sau này Android Inc được chính Google mua lại vào năm 2005.   Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào năm 2008 tại Mỹ.   - Các kênh truyền hình và TV màu bạn đang xem là phát minh của người Mỹ đó à nha. Hệ thống truyền hình màu đầu tiên thiết kế bởi công ty Radio Corporation of America bắt đầu phát sóng ngày 17.12.1953. - Chiếc TV màu đầu tiên cũng được chế tạo bởi hãng này được xuất ra thị trường năm 1954 tại Mỹ.   - Bạn giải trí bằng cách xem video nghe nhạc trên nền tảng Youtube cũng là của Mỹ luôn nè.   - Soạn thảo văn bản bằng Word, Excel, trình chiếu Power Point trong bộ Microsoft Office cũng là của Mỹ đó nha.   - Đi đường bị lạc bấm Google Maps lên cũng là đang dùng sản phẩm người của Mỹ đó.   - Các bộ phim, video bạn đang xem đa số đều dùng phần mềm Adobe Premiere của Mỹ để dựng đó à nhà.   - Photoshop để chỉnh sửa ảnh cũng của Mỹ luôn đó nghe.   - Bất kể chiếc máy tính bạn dùng nhãn hiệu gì, sản xuất ở đâu thì "bộ não" CPU của nó chỉ có thể là sản phẩm của Intel hoặc AMD, hai hãng điện tử của Mỹ. Nếu không có nó thì bó tay.   - Bạn đi máy bay là nhờ phát minh của ngườ Mỹ. Vào năm 1903 hai anh em nhà Wright sống tại Dayton, bang Ohio, Mỹ đã làm thay đổi lịch sử thế giới bằng sự phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên.   - Đèn điện mà bạn đang thắp là phát minh của ông Thomas Edison một người Mỹ. Chính phát minh này đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới.   T.V
......

Một nghiên cứu lớn của Oxford: Sau hai năm chúng ta biết gì về Long-Covid

Focus.de Nguyễn Xuân Hoài Lây nhiễm Corona có thể để lại hậu quả ở não.   Sau hơn hai năm xảy ra đại dịch, chúng ta vẫn còn biết quá ít về virus corona và những ảnh hưởng lâu dài của nó. Nay một nghiên cứu lớn của Đại học Oxford đã làm sáng tỏ những hậu quả đối với thần kinh và tâm thần.   "Người lớn có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tâm thần trong sáu tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm corona". Với lời mở đầu này các nhà nghiên cứu Đại học Oxford đã giới thiệu bài viết về nghiên cứu mới của họ hôm thư tư mới đây. Bài báo được công bố trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng "The Lancet".   Các nhà nghiên cứu quan tâm đến ba câu hỏi then chốt sau: 1. Điều gì xảy ra sáu tháng sau khi nhiễm bệnh? 2. Trẻ em có bị ảnh hưởng như người lớn không? 3. Omikron có thay đổi gì không? Nghiên cứu của Oxford có sự tham gia của 1,25 triệu người.   Để trả lời những câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi lịch sử y tế của khoảng 1,25 triệu bệnh nhân corona trong hai năm qua. Người ta so sánh nguy cơ của họ đối với 14 bệnh thần kinh và tâm lý có liên quan khác nhau. Đó là các bệnh như:   • rối loạn tâm trạng (ví dụ: trầm cảm) • rối loạn lo âu • Rối loạn tâm thần (ví dụ như tâm thần phân liệt) • Mất ngủ • thiếu hụt nhận thức ("sương mù não") • sa sút trí tuệ • Động kinh và co giật • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ • Xuất huyết não • Viêm não • Rối loạn dây thần kinh, rễ thần kinh, đám rối thần kinh • Bệnh thần kinh cơ • Parkinsonism và • Hội chứng Guillain Barre.   Các nhà khoa học cũng phân tích tác động của các biến thể khác nhau đối với bệnh. Đã nhận định và đánh giá đối với   • biến thể alpha • biến thể Delta và • biến thể omicron. Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận tích cực và tiêu cực cho từng vấn đề mấu chốt. 1. Điều gì xảy ra sáu tháng sau khi nhiễm bệnh? Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Nguy cơ mắc hầu hết các bệnh kể trên đều tăng lên so với các bệnh về đường hô hấp khác, đặc biệt trong vài tháng đầu tiên sau khi lây nhiễm corona.   Kết luận tích cực: • Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng mắc một số bệnh, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu, đã biến mất trong vòng hai đến ba tháng đầu tiên. Tức là trong khoảng thời gian 2 năm không bị thêm các bệnh như vậy.   Kết luận tiêu cực: • Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng các bệnh khác như sương mù não, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, động kinh hoặc co giật vẫn xẩy ra sau hai năm.   2. Trẻ em có bị ảnh hưởng như người lớn không?   Kết luận tích cực: • Trẻ em không tăng nguy cơ rối loạn lo âu và trầm cảm sau khi bị lây nhiễm corona. • Nguy cơ bị sương mù não ở trẻ em chỉ là tạm thời.   Kết luận tiêu cực: • Sau khi bị lây nhiễm corona, trẻ em có nguy cơ bị động kinh và co giật cao gấp đôi so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.   • Ngay cả khi những trường hợp này rất hiếm xẩy ra, sau khi bị lây nhiễm corona trẻ có nguy cơ rối bị loạn tâm thần tăng gấp ba lần so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.   Các nhà nghiên cứu kết luận: “Trẻ em vẫn có nguy cơ cao đối với nhiều chẩn đoán, đặc biệt là chứng động kinh và co giật. Tuy nhiên, nguy cơ tuyệt đối của chứng lo âu và trầm cảm thường thấp, do đó trẻ em không có nguy cơ cao hơn.   3. Omikron có làm thay đổi điều gì không?   Kết luận tích cực: • Biến thể omicron dẫn đến các bệnh cấp tính nhẹ hơn và ít gây tử vong hơn.   Kết luận tiêu cực: • Biến thể omicron có các nguy cơ di chứng thần kinh và tâm thần tương tự. Nhóm nghiên cứu kết luận: “Omicron ít xấu hơn nhiều so với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, những người sống sót có nguy cơ tương tự đối với hầu hết các chẩn đoán thần kinh và tâm thần.   Nghiên cứu nói lên điều gì   Nghiên cứu to lớn này cung cấp thông tin về nhiều hậu quả mà lây nhiễm corona có thể gây ra. Do số lượng người tham gia cao, kết quả là cực kỳ quan trọng cho các nghiên cứu và liệu pháp sau này. Nghiên cứu này cũng còn có một số hạn chế. Các nhà khoa học chú ý đặc biệt đến những điểm sau: • Kết quả có khả năng không thể hiện hết đối với những người có các diễn biến bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. • Dữ liệu về biến thể dựa trên biến thể ưu thế tại thời điểm chẩn đoán, tức là không có định kiểu gen đặc trưng. • Không phải lúc nào các rối loạn cũng rõ ràng, bắt đầu ở bệnh nhân khi nào hoặc mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài bao lâu. • Những người bị lây nhiễm các bệnh đường hô hấp khác luôn có những rủi ro gia tăng tương đối. • Nghiên cứu không giải thích bằng cách nào hoặc tại sao Covid-19 dẫn đến những rủi ro này.   Long-Covid còn có thể hiện như thế nào nữa   Không chỉ các bệnh thần kinh và tâm lý có thể là kết quả của lây nhiễm corona. Các nghiên cứu khác nhau cho đến nay đã tìm thấy khoảng 200 triệu chứng của Long Covid. Do đó, các triệu chứng phổ biến nhất là:   • suy giảm nhận thức như sương mù não, suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ, • tâm trạng trầm cảm • Mệt mỏi và kiệt sức • Đau đầu • Khó thở • Rối loạn khứu giác và vị giác.   Các vấn đề về tim, thận và rối loạn chuyển hóa cũng có thể xảy ra do lây nhiễm.   Ảnh: Lây nhiễm Corona có thể để lại hậu quả ở não  
......

Công nghệ cao quyết định chiến trường Ukraine

Theo báo New York Times, quân đội Ukraine đã tấn công căn cứ không quân chủ chốt của Nga tại Crieme bằng một loại vũ khí không được tiết lộ do Ukraine tự phát triển.   Sau các vụ nổ ở sân bay quân sự Crimea (ngày 9/8/2022), Tổn thất vô cùng nặng nề của Nga, ít nhất 60 tên phi công và nhân viên phục vụ sân bay đã thiệt mạng và hơn 100 tên khác bị thương. Sẽ mất ít nhất một năm để khôi phục sân bay, - cố vấn của người đứng đầu Bộ Nội vụ Gerashchenko cho biết. UP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Không quân Yuriy Ignat trên sóng truyền hình quốc gia ngày 10/8 rằng, hậu quả của vụ nổ ngày 9/8 tại sân bay ở Crimea bị chiếm đóng, đã phá hủy một kho vũ khí hàng không và khoảng một chục máy bay gồm Su-30SM, Su-24, IL-76 và các máy bay khác . *** Phan Châu Thành Càng theo dõi trận chiến ở Ukraina, mình càng nhận ra một số điều mà trong thế kỷ 21 này đã hoàn toàn thay đổi: 1. Công nghệ cao khiến cho mọi vấn đề ngày càng minh bạch, không thể nào tuyên truyền dối trá trơ trẽn như thế kỷ trước. Mọi điều đơm đặt, nói láo đều ngay lập tức bị phát hiện và lật tẩy, rồi tạo nên hiệu ứng ngược, khiến cho kẻ nói dối càng bị khinh ghét, coi thường. 2. Chiến thuật chiến tranh ồ ạt, lấy thịt đè người, dùng sức mạnh bắt nạt, không còn tác dụng như trước. Vệ tinh, vũ khí chính xác sẽ tìm được mọi điểm yếu của mọi đội quân rồi đánh chính xác vào đó, khiến toàn quân tê liệt. Ngay từ đầu đợt 2 của cuộc chiến, các chuyên gia phương Tây đã thông báo rằng giờ đây sẽ là giai đoạn bào mòn, làm cho kẻ địch chảy máu, rồi bên nào chịu không nổi sẽ phải đầu hàng. Sự việc diễn ra đúng như vậy. Đầu tiên là các pháo tầm xa M777 tham trận, để cân bằng hỏa lực, khi thấy vẫn không cân bằng nổi vì hỏa lực của Nga quá mạnh, phương Tây đưa thêm cho Ukraina hàng loạt câc pháo tự hành, để pháo đấu pháo. Vẫn chưa đủ. Thế là HIMARS lâm trận - tuy gặt hái nhiều thành công những vẫn không đủ, vì phòng không Nga còn tốt, vẫn bảo vệ được các mục tiêu chủ chốt. Do đó tên lửa chống radar được bí mật mang tới chiến trường, dọn đường giúp HIMARS làm mưa làm gió. Để chống lại HIMARS, Nga giờ này chỉ còn có thể sử dụng lợi thế không quân để tấn công tiêu diệt khi phát hiện ra vị trí. Thế nhưng trước khi Nga kịp làm gì thì các sân bay đã bị tấn công phủ đầu, rồi 18 hệ thống phòng không Gepard của Đức được đưa sang, để "bòm" hết tất cả những tên lửa tầm xa, hay máy bay của Nga lảng vảng tới. Đây là hình ảnh của chiếc cầu xe lửa duy nhất bác qua sông Dnipro sau khi bị HIMARS/M270 bắn trúng 2 ngày trước. Tôi không tin cái này có thể sửa được trong vài tháng. Nhà máy bia tại Donetsk bị bắn cháy vì có quân đội Nga trốn ở đó. Có báo cáo là khí amoniac phun ra đầy không khí. Thế là hết nhậu   Nhìn vào trình tự các vũ khí dần dần xuất hiện trên chiến trường, chúng ta sẽ thấy là mọi bước đi của Nga đã được phía Ukraina, dưới sự hỗ trợ của phương Tây, biết trước và chuẩn bị kỹ càng - đến mức mình tin rằng - họ cũng đã có phương án chuẩn bị ngay cả khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Phía Ukraina cũng rõ ràng đang tránh tấn công trực diện kiểu cũ, vì như thế có thể dẫn tới thiệt hại lớn, khiến ngay cả khi họ có thắng được 1 vài trận đánh, quân đội Ukraina sẽ không còn đủ sức để đánh tiếp cả cuộc chiến, giống như tình thế Nga đang rơi vào ở Donbass, dù chiếm được Severodonetsk, Lysychansk nhưng sau đó là hết lực. Vì vậy phía Ukraina đang bình tĩnh tập trung tấn công vào hậu cần, bào mòn thực lực phía Nga, làm cho suy yếu rồi mới ra đòn quyết định. Càng quan sát thì càng công nhận họ giỏi, tính toán cẩn thận, kiên nhẫn và càng nhận thấy rằng, Nga chẳng thể nào thắng nổi cuộc chiến này. Tất cả chỉ còn là thời gian. Đức đã viện trợ cho Ukraine 12 xe tăng Gerpard và 75 ngàn viên đạn cho các xe tăng này. Họ sẽ viện trợ thêm 18 chiếc nữa.
......

Liên minh bán dẫn Mỹ - Nhật - Hàn - Đài : Cơn ác mộng với Trung Quốc ?

Ảnh minh họa: Một vi mạch bán dẫn. © Reuters Trọng Thành - RFI Cùng với những căng thẳng quân sự gia tăng tại châu Á, giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia láng giềng, có một mặt trận không tiếng súng, nhưng không kém phần quyết liệt : Cuộc chiến giành vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất chất bán dẫn (hay chíp điện tử). Chíp điện tử thường được ví như hàng hóa có ý nghĩa chiến lược, một thứ ‘‘vàng đen’’, như một ví von vào cái thời mà dầu mỏ hay than đá được coi là nguồn năng lượng chủ đạo của nền kinh tế.   Ít tháng gần đây, truyền thông quốc tế nói nhiều đến Liên minh bán dẫn Mỹ - Nhật – Đài – Hàn, gọi là tắt là ‘‘Chip 4’’ hay ‘‘Lab 4’’. Đối với nhiều nhà quan sát, Liên minh bán dẫn bốn bên này , nếu hình thành, sẽ trở thành một cản lực vô cùng lớn đối với tham vọng của Bắc Kinh vươn lên vị trí siêu cường, bởi đa số các ngành công nghệ mũi nhọn giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất chíp điện tử. Liên minh các cường quốc sản xuất chất bán dẫn có thực sự đe dọa Trung Quốc hay không ? Bắc Kinh phản ứng ra sao ? RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này. *** 1/ Liên minh bán dẫn ‘‘Chip 4’’, theo sáng kiến của Hoa Kỳ, cụ thể ra sao? Liên minh bán dẫn ‘‘Chip 4’’ Mỹ - Nhật – Đài – Hàn, do chính phủ Hoa Kỳ đề xuất hồi tháng 3/2022, nhằm hợp tác thúc đẩy thiết lập một chuỗi chế tạo, sản xuất, cung ứng chíp điện tử quy mô toàn cầu, để tự chủ về bán thành phẩm này. Sự hợp tác được kỳ vọng cho phép kết hợp những ưu thế của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều là bốn nền dân chủ, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, với đối thủ hàng đầu là Trung Quốc. Nói đến sáng kiến Liên minh bán dẫn Chip 4 cần nhấn mạnh đến vai trò của Liên minh các nhà sản xuất, sử dụng chất bán dẫn tại Mỹ - Semiconductors in America Coalition (SIAC). Liên minh các nhà sản xuất, sử dụng chất bán dẫn bao gồm 64 đại công ty công nghệ cao như Amazon, Apple, AT&T, Cisco, General Electric, Google, Verizon, AMD, Analog Devices, Broadcom, NVIDIA, Qualcomm… (thuộc Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số quốc gia khác). Cách nay hơn một năm, ngày 11/03/2021, đúng vào ngày thành lập, Liên minh SIAC đã ra lời kêu gọi gửi đến chủ tịch Hạ Viện Mỹ, chủ tịch phe đa số Dân Chủ tại Thượng Viện, hai chủ tịch đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện và Thượng Viện, kêu gọi Quốc Hội Mỹ ra luật thúc đẩy ngành chất bản dẫn (trị giá ước tính 50 tỉ đô la), để kích thích việc sản xuất, cũng như nghiên cứu, chế tạo chíp điện tử tại Hoa Kỳ, nhằm hướng đến ‘‘thúc đẩy nền kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và các cơ sở hạ tầng chiến lược của nước Mỹ’’. Sau một năm rưỡi vận động, Luật Chips and Science Act 2022 đã vừa được Thượng Viện và Hạ Viện Mỹ thông qua trong tuần lễ cuối tháng 7/2022, và được tổng thống phê chuẩn ngay lập tức. Luật này cho phép giảm mạnh giá thành sản xuất, qua đó đẩy mạnh khả năng sản xuất chíp tại Mỹ (vốn cao hơn ở nước ngoài từ 20-40%), nhằm hướng đến đảo ngược xu thế tụt hậu về tỉ trọng của nước Mỹ trong tổng sản phẩm chíp bán dẫn toàn cầu (từ 37% năm 1990 còn 12% hiện nay). Luật về chíp điện tử - mở đường cho các khoản đầu tư công lớn cho lĩnh vực này - vừa được chính quyền Mỹ thông qua, có thể coi là điều kiện căn bản bản để thúc đẩy một liên minh vững chắc giữa các nhà thiết kế, chế tạo và sản xuất chất bán dẫn trong thế cạnh tranh với Trung Quốc. Luật về chíp điện tử cho phép củng cố được căn cứ địa tại Mỹ, nơi có các doanh nghiệp đứng đầu về thiết kế chíp bán dẫn. Sau khi chính phủ Mỹ tung ra sáng kiến Liên minh Chip 4. Nhật Bản và Đài Loan đã hưởng ứng mạnh. Cuối tháng 7 vừa qua, hai chính phủ Nhật – Mỹ đã khởi sự đối thoại cấp cao, trong đó hợp tác về chất bán dẫn là một nội dung căn bản. Về phía Đài Loan, ngay sau khi Mỹ ra luật Chips and Science Act, bộ Kinh Tế Đài Loan ra thông báo hoan nghênh, và coi đây là một yếu tố thuận lợi lớn, cho phép gia tăng hợp tác Mỹ - Đài về sản xuất chíp điện tử tại Hoa Kỳ (theo Focus Taiwan, 30/07). Riêng Hàn Quốc hiện tại tỏ ra khá dè dặt. Washington đề xuất Seoul cho ý kiến cuối cùng vào cuối tháng 8 này. 2/ Liên minh bán dẫn ‘‘Chip 4’’, nếu ra đời, ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Trung Quốc ? Phản ứng của Bắc Kinh ra sao ? Một số nhà quan sát cho rằng sáng kiến Liên minh bán dẫn Chíp 4, nếu thành công, sẽ là một cú sốc với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh đang tham vọng trở thành một thế lực dẫn đầu trong lĩnh vực chất bán dẫn trước năm 2030 (''US invites South Korea to join semiconductor alliance Chip 4, China worrisome'', Print.in, ngày 31/07/2022).  Hiện tại tham vọng của Bắc Kinh là có thể tự chủ được hai phần ba nhu cầu chíp điện tử vào năm 2025, theo truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng hơn 30 nhà máy sản xuất vi mạch điện tử từ đây đến 2024. Tham vọng của Trung Quốc rất lớn : gia tăng sản xuất để đáp ứng 75% nhu cầu, so với khả năng đáp ứng mới chỉ 15% hiện nay. Tuy nhiên, nếu không có được sự hợp tác của các "đại gia" trong lĩnh vực này, Trung Quốc khó lòng đạt được mục tiêu trên. Chuyên gia Pháp Mathieu Duchatel (giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á - Viện Montaige) nhấn mạnh đến nguy cơ tụt hậu của Trung Quốc, nếu xu hướng đối đầu hiện nay gia tăng trong lĩnh vực chíp điện tử, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, do hàng loạt khủng hoảng (đặc biệt là đại dịch Covid, cũng như cạnh tranh chiến lược), khiến các tập đoàn lớn gia tăng vét hàng, nhằm tăng lượng dự trữ. Trong một phân tích gần đây, ông Duchatel nhấn mạnh là nếu Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan liên minh lại, Bắc Kinh có thể bị ‘‘tụt hậu từ hai đến ba thế hệ’’ chíp bán dẫn. Một ví dụ cụ thể là, khâu thiết kế chiếm đến 47% tổng giá trị sản phẩm ngành này chủ yếu nằm dưới sự thống trị của trung tâm Silicon Valley (Hoa Kỳ), hai trung tâm chế tạo thuộc hàng tiên tiến nhất là TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Nếu Trung Quốc không tiếp cập được với các sản phẩm kiểu này thì khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ giảm mạnh tại một số phân khúc quan trọng của thị trường. Ví dụ như, nếu không mua được sản phẩm của TSMC, tập đoàn Huawei sẽ không thể sản xuất được các điện thoại thông minh (smartphone) loại cao cấp. Theo nhiều chuyên gia, cụ thể như trong lĩnh vực chíp bộ nhớ, tham vọng của Trung Quốc giảm phụ thuộc 30% vào năm 2025 không thể có được nếu không có đóng góp của Samsung Electronics và SK Hynix, hai tập đoàn sản xuất chíp điện tử lớn nhất của Hàn Quốc tại Trung Quốc. (‘‘China is increasing its pressure on South Korea not to join the U.S.-Japan-Taiwan alliance in the semiconductor industry’’, trang Business Korea, 26/07). Trong hiện tại, Trung Quốc có khả năng tự chủ cao về các vi mạch không liên quan đến bộ nhớ (non-memory chip), nhưng với các vi mạch liên quan đến bộ nhớ (memory chip),các tập đoàn Hàn Quốc là không thể thay thế. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, cáo buộc áp lực của Hoa Kỳ, buộc các công ty phải lựa chọn rời khỏi Hoa Lục, phát triển một chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ riêng biệt, và đây là điều gây tổn hại cho các công ty trong lĩnh vực này, bao gồm cả các công ty Mỹ. Tờ báo này dẫn lời một số thẩm định (tập đoàn Tư vấn Boston và Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hoa Kỳ), dự báo là xu thế như vậy có thể dẫn đến giá hàng bán dẫn tăng từ 35% đến 65% giá cả hàng hóa. Trung Quốc cũng gián tiếp đe dọa, nếu Hàn Quốc gia nhập Liên minh Chíp 4 với Hoa Kỳ, đây sẽ là một hành động ‘‘tự sát về thương mại’’ với Hàn Quốc. 3/ Hàn Quốc có phản ứng như thế nào về sáng kiến Liên minh bán dẫn Chip 4 của Mỹ ? Nếu như Nhật Bản và Đài Loan tìm thấy lợi ích rõ ràng trong Liên minh bán dẫn Chip 4, tình hình là rất khác với Hàn Quốc. Cho đến nay, ngành sản xuất chất bán dẫn Hàn Quốc dựa rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. 60% trong số 128 tỉ đô la hàng bán dẫn xuất khẩu trong năm ngoái là sang thị trường Trung Quốc (bao gồm thị trường Hồng Kông). Tham gia vào Liên minh này hay không, tham gia như thế nào hiện là một câu hỏi lớn còn để ngỏ với Hàn Quốc. Có thể nói có hai thái độ tương phản về vấn đề này. Thứ nhất là quan điểm cho rằng tham gia Liên minh Mỹ - Nhật – Hàn – Đài thuận lợi cho quan hệ song phương Hàn – Trung (bởi bất luận thế nào các sản phẩm bán dẫn của Hàn Quốc cũng phụ thuộc về nhiều mặt vào công nghệ Mỹ). Thứ hai là quan điểm lo ngại về các hợp tác trong liên minh bán dẫn bốn bên này có thể dẫn đến việc Hàn Quốc phải gánh chịu các trừng phạt kinh tế từ Trung Quốc. Một đại diện cho quan điểm thứ nhất là ông Park Jae-gun, giáo sư Đại học Hanyang, chủ tịch Korean Semiconductor và Display Technology Association. Ngược lại, ông Kim Yang-paeng, nhà nghiên cứu Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Triều Tiên, cho rằng Hoa Kỳ sẽ ưu tiên các đồng minh và ngăn cản Trung Quốc tiếp cận với các sản phẩm mũi nhọn, như trường hợp với Hua Wei (theo South China Morning Post). Chính phủ Hàn Quốc cố gắng dung hòa hai quan điểm. Trong một phát biểu hồi tháng trước, ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin nhấn mạnh là Liên minh Chíp 4 không có mục tiêu loại trừ bất cứ quốc gia nào, mà đây chỉ là một ‘‘cơ quan tư vấn’’, có mục tiêu tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định hơn. Theo ngoại trưởng Hàn Quốc, Seoul sẵn sàng có các biện pháp giải đáp ‘‘các hiểu lầm’’ của Trung Quốc về vấn đề này. Báo Hàn Quốc Korea Herald (hôm 22/07) cho biết chính phủ Hàn Quốc có thể sẽ yêu cầu Mỹ điều chỉnh các điều kiện gia nhập liên minh, ngụ ý không để bị coi là tham gia vào một khối chống Trung Quốc. Tuy nhiên, quan điểm chung của Seoul, đây là một liên minh có lợi cho Hàn Quốc, kể cả về kinh tế, cũng như an ninh quốc gia. Hàn Quốc đã và muốn tham gia nhiều sáng kiến trong khu vực do Hoa Kỳ dẫn đầu, chẳng hạn như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework), phần căn bản được coi như phương tiện để kiềm chế tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, đối thủ chiến lược của Mỹ.  
......

Những tà áo củ...

Diem Huong Pham    Tôi biết hôm nay sẽ là quá khứ vào ngày mai, nên cần sống tốt hôm nay, để có kỷ niệm đẹp cho quá khứ, từ đó cũng lấy đà …cho tinh thần thêm phấn chấn hướng đến hôm sau.   Nhưng ngày nào cũng vậy, từ sớm tinh mơ, chưa chào đón ngày mới, tôi đã vội nghĩ về những chuyện hôm qua, hôm kia vì mọi điều tốt đẹp vẫn còn ở ranh giới rất gần. Nhưng tôi không dừng ở đấy, tôi hay chạy một mạch về cuối con đường quá khứ êm ả, để nhìn ngắm những kỷ niệm đẹp vô giá, và thường chìm đắm trong đó…. Ôi, chiếc áo dài thời bé nhỏ của tôi… Ngày ấy, lúc tôi khoảng sáu bảy tuổi, trong căn nhà nhỏ của cha mẹ ở Phú Thọ, trên chiếc giường gỗ to, trải chiếu hoa màu đỏ, tôi được mẹ mặc cho chiếc áo dài của mẹ, tay áo được xắn lên đến cổ tay, hai tà áo được mẹ gấp lên theo chiều cao của tôi và cài kim băng ở mỗi bên, tôi đi tới đi lui, tay hất hất hai tà áo theo bước đi và chăm chú ngắm mình trước cái gương dài và hẹp. Mỗi lần mẹ may áo dài mới, tôi đều được mặc thử để mẹ ngắm xem màu áo thế nào trên dáng của con. Dần dà, việc được mặc áo dài đứng trước gương trở thành “trò chơi” không bao giờ chán của tôi. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ tôi đã là con búp bê đặc biệt của mẹ, biết nói, biết cười, biết tung tăng nghịch ngợm….để mẹ tìm niềm vui, cho vơi bớt nỗi nhớ thương ông bà ngoại còn ở lại miền Bắc.   Tôi nhớ những lúc mẹ gội đầu, mẹ ngồi trên chiếc ghế thấp, đầu cúi xuống để mái tóc dày và dài đổ xuống chiếc chậu nhôm nhỏ, tôi nhất định đòi mặc áo dài cài kim băng, đứng một bên múc từng gáo nước bồ kết âm ấm trong nồi dội lên tóc mẹ, rồi vén tà áo dài ngồi xuống khoắng nước, say sưa vò tóc mẹ trong lòng bàn tay…chẳng cần biết hai tay áo dài đã ướt đẫm. …Rồi cha mẹ tôi dọn nhà đến gần trường học tiểu học Trương Minh Giảng, tôi học ở đấy được hai ba năm gì đó, thì cả gia đình theo cha tôi dọn ra Đà Nẵng. Tôi lớn dần, mẹ bận rộn với các em nhỏ của tôi, nên trò chơi mặc áo dài cũng thưa dần đi. Còn đây, đây là những chiếc áo dài thời Trung học…. Năm tôi đậu vào lớp đệ thất trường Trung Học công lập Phan ChuTrinh Đà Nẵng, mẹ may cho tôi một áo dài lụa trắng, một áo dài lụa màu thiên thanh là đồng phục của trường dành cho nữ sinh.   Càng nghĩ, tôi càng thương mẹ. Việc tôi trở thành nữ sinh trung học ngày ấy, đã khiến mẹ nhớ lại tuổi trẻ của mình, nhớ những tà áo dài lụa mềm mại ngày còn ở Hà Nội, nên mẹ may áo dài lụa cho tôi, trong khi tôi vẫn còn rất trẻ con, vẫn chỉ muốn quanh quẩn kín đáo với chiếc áo dài có cài kim băng hai bên tà áo, rồi đi đi lại lại trên giường của mẹ…   Tôi chưa lớn để là một nữ sinh, chưa có ý niệm gì về “nữ sinh với tà áo dài trắng”. Cho nên…những chiếc áo dài lụa trong năm đầu Trung học của tôi, thực sự là bóng dáng thanh xuân của mẹ, là ký ức đẹp và khó quên của mẹ. Chiếc áo dài lụa bị nhăn nhúm, bị rách toạc vì chạy nhảy, leo trèo, được thay bằng chiếc áo dài vải popline, rồi vải tetoron vào ba năm cuối bậc Trung Học.   Áo dài vải popline đã là bạn chí thiết của tôi, từ một cô bé tóc thường rối bù, mặt đỏ gay, hai tà áo được cột chặt bên hông, chạy như tên bắn trong trò chơi u mọi… hoặc những buổi trưa vắt vẻo trên cây trứng cá phía trước nhà ở Cư Xá Đoàn Kết, ăn lấy ăn để những quả trứng cá mọng đỏ…lúc chờ xe đón đi học lớp buổi chiều…cho đến khi tôi mấp mé tuổi dậy thì. Các năm cuối bậc Trung học, các bạn không còn chơi u mọi, nhảy dây, hay đánh thẻ nữa, tôi như bị lạc trong thế giới của chính mình.   Thỉnh thoảng tôi có cảm nhận như ai đó có cái nhìn đặc biệt về phía tôi, cũng có lần mơ hồ cảm nhận hình như là tình yêu …nhưng đã không có bàn tay nào đưa tới và cũng không có những quyến luyến mạo hiểm lãng mạn… có lẽ vì tuổi thơ vẫn còn bên tôi… Đây nữa, đây là những tà áo dài cất giữ thanh xuân của tôi Từ Đà Nẵng vào Sàigòn học Đại học, tôi từ giã áo dài vải trắng, quần trắng, thay vào đó là chiếc quần đen nền nã, và những tà áo dài lụa, áo dài soie với những màu “đất” nồng ấm. Những tà áo dài này đã chia xẻ cùng tôi tuổi thanh xuân ở giảng đuờng Đại học Khoa học, những gặp gỡ bất chợt tại Hang đá Đức Mẹ ở trường Thánh Tâm trước giờ học Dương Cầm, những hẹn hò ở nhà sách Khai Trí, những thấp thỏm chờ đợi từ tầng lầu cao của khu nội trú Regina Pacis, những rong ruổi khắp phố với bò bía, nước mía, quán kem…và luôn ở bên tôi mỗi khi hoang mang thương cảm từ phim ảnh bủa vây… Và hai chiếc áo dài bằng soie màu xanh nước biển và màu cam đỏ sang trọng, là đồng phục mẫu mực một thời của đại học Y khoa Minh Đức, cũng là hai tà áo dài sau cùng tôi được mặc trước khi mất miền Nam, chúng đã chứng kiến một dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước năm 1975. áo bà ba.   Sau đó, mọi tà áo dài đều phải bị cất giấu hay vất bỏ. Tôi cũng như mọi người vội vã mặc những chiếc áo bà ba, chiếc áo mà thường ngày vốn đậm nghĩa đậm tình thôn xóm của người miền Nam, nay như một thay thế, một che đậy, nhưng đôi lúc cứ như chính nó đã kéo đi mất một thời văn minh đẹp đẽ và lãng mạn. Còn đây là chiếc áo dài được vẽ trên giấy ở trại tỵ nạn và những chiếc áo dài mẹ tôi gửi sang   …Thương nhớ áo dài, sau khi vượt biên đến được Mã lai, tôi đã ghi tên học may áo dài tại trại tỵ nạn. Chiếc áo dài ước mơ chỉ mới bắt đầu bằng nét vẽ nét kẻ trên giấy, thì tôi được đi định cư. Nó được kẹp giữa những mẫu áo của các con và mớ giấy tờ gì đó hỗn độn được tôi đem theo sang Úc. Nhưng tôi đã không cắt may áo dài, vì tôi không có cơ hội mặc nó. Mới định cư, đời sống tất bật ngược xuôi, những bữa sáng, bữa trưa ăn vội, để chạy cho kịp chuyến xe bus, xe lửa đến giảng đường, đi thực tập. Áo dài thướt tha quấn quýt đã trở nên vướng víu nguy hiểm trong đời sống chạy theo kim đồng hồ của tôi. Biết tôi thèm áo dài, mẹ gửi cho tôi một lô vải soie Pháp đủ màu có thêu hoa. Brisbane ngày đó có một chị may áo dài rất đẹp. Thế là tôi may áo dài mặc trong lễ tốt nghiệp ra trường. Áo dài cho những bữa cơm gây quỹ Kháng Chiến. Áo dài trong các buổi lễ lạc của cộng đồng, nhưng chưa bao giờ tôi mặc thử áo dài đi làm cả, nghĩ lại cũng tiêng tiếc…. Và hai màu áo về sau… Chỉ một thời gian ngắn sau khi định cư, tôi tham gia vào tổ chức đấu tranh, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (tức Mặt Trận, viết tắt là MT) của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh.   Màu áo nâu là màu đồng phục của MT. Chiếc áo dài nâu đã gắn bó với tôi trong nhiều năm dài, cho đến bây giờ tôi vẫn còn vương vấn, thương yêu.   Màu sắc nào cũng đẹp, nhưng không màu nào ấm bằng màu nâu. Màu nâu là màu của đất. Đất của miền Nam, đất của miền Bắc trước hay sau năm 75, hay đất của các xứ sở tự do, văn minh giàu có nhất địa cầu, cũng chỉ là màu nâu. Chỉ khác chăng là mảnh đất ấy tươi sáng màu mỡ, có vui, có hạnh phúc hay bị cằn cỗi, nứt nẻ, đau thương, khổ hận. Và mình nghĩ gì, muốn gì khi nhìn thấy sự khác biệt ấy.   Tôi đã viết nhiều về niềm hãnh diện khi mặc chiếc áo dài đồng phục màu nâu, tất cả đều không ngoài ước muốn được chung sức với những người đồng chí hướng khôi phục lại mảnh đất quê hương, làm hồi sinh đất, tìm lại cho đất màu nâu tươi sáng, mà người Việt đã từng có một thời ở miền Nam.   Hàng triệu người đã nằm xuống với ước muốn bảo vệ mảnh đất thân yêu khi cộng sản xâm lăng miền Nam trước năm 1975. Khi miền Nam bị cưỡng chiếm, ước muốn ấy vẫn được tiếp tục tại hải ngoại và trở thành hào khí linh thiêng khi vẫn còn nhiều người tiếp tục xả thân, đổ màu đào trên đường trở về cứu nước.   …Nước bốc tình thương, đất dậy linh hồn người và người dập dồn muôn ngọn sóng, triệu thịt da chung một nỗi ước mong: “Đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng” (thơ KCQ Võ Hoàng)   Thời gian trôi, ước nguyện vẫn chưa xong, một thế hệ mới đã vội trưởng thành.   Cần có thế hệ tiếp nối.   Những đắp bồi từ thế hệ trước, sẽ là nền tảng cho thế hê mới. Ước nguyện của thế hệ trước, sẽ là ước nguyện của thế hệ mới Thế hệ mới như bầu trời ban mai xanh ngắt, ấm áp tràn đầy ước mơ và hy vọng.   Tà áo nâu, tà áo đã giữ hơi ấm của đất một thời, giữ ấm hình hài những người đã hy sinh một thời… được thay bằng Tà áo xanh. Tà áo xanh ái ân của Đoàn Chuẩn rồi cũng phai, nhưng tà áo xanh mang trọng trách hoàn thành ước nguyện khôi phục giang sơn, canh tân đất nước, đem hạnh phúc về cho dân tộc, sẽ mãi mãi tươi và không bao giờ phai được. Tuy không cùng thế hệ, đôi lúc không có cùng suy nghĩ và có lúc quan niệm khác nhau về đời sống, nhưng tôi luôn hỗ trợ và làm hết sức mình có thể, khi được cùng các bạn trẻ tiến bước trong tà áo dài xanh. Nhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau…tôi xa hai tà áo nâu và xanh nhưng vẫn nhớ và thương cả hai nhiều lắm.   Với chiếc áo dài nâu, tôi có nhiều kỷ niệm vì đã được mặc chiếc áo này từ những ngày còn trẻ, từ lúc những người cùng thế hệ, cùng tuổi với tôi chia xẻ với nhau những ký ức về chiến tranh, tình yêu, vượt biên, chết chóc, nhớ nhà, nhớ nước… lúc những điều này vẫn còn mới, còn tươi!   Chúng tôi đã nghẹn ngào bên nhau, gắn bó với nhau, rồi thành tri kỷ của nhau. Tà áo nâu vì thế đã không bao giờ phai nhạt trong tôi.   Từ chiếc áo dài có kim băng thời bé nhỏ đến chiếc áo dài nâu, áo dài xanh sau này, chiếc áo nào cũng ấp ủ một điều gì đó, hay dính líu điều gì đó trong cuộc đời tôi… nên chúng không thể tách rời khỏi tôi. Chúng là quá khứ, là kỷ niệm, tôi luôn giữ gìn cẩn thận, để được nghĩ đến và nhớ hoài, như nhớ những phần đời vô cùng quý báu và tươi đẹp đã qua…(PDH 07/22)  
......

Dân tộc duy nhất không có ăn mày

Ảnh: người Israel trồng lúa trên sa mạc Góc nhìn -An Nam| Trong hơn 2000 năm, người Do Thái ly biệt quê hương và tản mạn đi khắp mọi khu vực của trái đất. Mãi đến năm 1947, khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, người Do Thái mới trở về đất nước của mình. Nhưng mà, là một dân tộc dù phải lang bạt hơn 2000 năm, nhưng Do Thái lại là dân tộc "độc nhất vô nhị" không có người ăn mày.   Talmud - cội nguồn trí tuệ của dân tộc Do Thái Người Do Thái coi sách là bảo bối của cả đời. Giá sách không được đặt ở đầu giường hay cuối giường nếu không sẽ bị coi là bất kính với sách. Và bộ sách làm nền tảng cho tất cả các cộng đồng Do Thái, đó là Talmud. Talmud là văn bản trung tâm của giáo sĩ Do Thái giáo (rabbinic). Talmud có nghĩa là giảng dạy, học tập. Talmud được viết bằng tiếng Tannaitic Do Thái và tiếng Aram (tiếng Sy-ri). Talmud gồm 2 phần: ▪ Mishnah: Được viết vào khoảng năm 200 sau công nguyên. Đây là bản tóm tắt Luật Miệng của người Do Thái. ▪ Gemara: Được viết vào khoảng năm 500 sau công nguyên. Đây là bộ sách giải thích cho những Luật Miệng trong bộ Mishnah. Talmud được thể hiện bằng văn bản, gồm 63 chủ đề, được in thành 6.200 trang sách tiêu chuẩn. Nó gồm các ý kiến, đóng góp của hàng ngàn giáo sĩ Do Thái ở tất cả các lĩnh vực đời sống. Talmud cũng là cơ sở cho tất cả các bộ luật của luật giáo đoàn Do Thái giáo.   "Trí tuệ quan trọng hơn tri thức!" Như thế nào là tri thức? Tri thức chính là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật. Còn trí tuệ là đem thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra một phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Theo Luật Miệng của người Do Thái được trình bày trong Kinh Cựu Ước: Thành công không chỉ bắt nguồn từ tri thức. Và trí tuệ thì quan trọng hơn tri thức. Nhưng trí tuệ lại đến từ tri thức. Mục đích của đọc sách là để mở rộng tri thức, sau khi đã chuẩn bị được nguồn tri thức phong phú, bạn sẽ học được cách suy xét. Bạn sẽ minh bạch được đạo lý làm người hoặc là sẽ tìm được cách thức giải quyết vấn đề. Đây chính là trí tuệ! Những gì người Do Thái sở hữu, không chỉ là tri thức, nhưng còn là trí tuệ, là ứng dụng, là ứng biến có được nhờ tri thức. Bởi vậy, chúng ta dễ hiểu: Người Do Thái ủng hộ sáng tạo cái mới, và họ là những là sáng chế hàng đầu cho toàn thế giới.   Người Do Thái, những nhà sáng chế hàng đầu Họ cho rằng, việc sáng tạo ra cái mới chính là trí tuệ, phải dám hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào, bởi vì tri thức càng nhiều sẽ càng sản sinh ra sự hoài nghi. Người Trung Quốc thường hỏi con cái khi chúng tan trường là:: - "Hôm nay con làm bài thế nào?" Còn riêng người Do Thái, họ sẽ thường hỏi con: - "Hôm nay con có đưa ra câu hỏi nào không? - "Hôm nay con có gì khác hôm qua không?" Người Do Thái cho rằng, thông qua học tập mọi người có thể nhận thức chính mình và siêu việt chính mình.   Cách giáo dục của người Do Thái bao gồm cả đóng và mở Đối với nội bộ người Do Thái là cởi mở, còn đối với bên ngoài là đóng kín, để duy trì sự cạnh tranh sinh tồn của người Do Thái. Người Do Thái cho rằng: Giáo viên vĩ đại hơn cả quốc vương. Họ vô cùng kính trọng giáo viên. Dựa vào học tập, tri thức và sách, người Do Thái dù lang thang ở bất kể nơi đâu họ cũng đều có thể sinh tồn, hơn nữa còn phát triển mạnh mẽ. Do Thái là dân tộc hiểu nhất về nghệ thuật của giáo dục. Có thể nói, người Do Thái là dân tộc thành công nhất về giáo dục. Người Do Thái cho rằng giáo dục có thể cải biến đời người, số mệnh, cải biến hết thảy. Vì vậy, trong hơn 2000 năm lang bạt trong lịch sử, hết thảy mọi thứ của họ đều bị cướp đoạt hết chỉ có sách và tri thức là không thể bị cướp mất.   Người Do Thái coi trọng giáo dục, tri thức, và xem đó như một cách để tôn kính Thượng Đế! Chỉ có tri thức là tài phú quan trọng nhất, là tài sản có thể mang theo bên mình và còn cả đời có thể hưởng dụng. Vì thế, người Do Thái là dân tộc đầu tiên trên thế giới xóa mù chữ. Từ trước năm 1947, ngay cả một mảnh đất lãnh thổ cũng không có. Thế nhưng, trong thời kỳ trung cổ, người Do Thái đã xóa mù chữ, vì vậy tố chất chỉnh thể của dân tộc này cao hơn của các dân tộc khác một bậc. Dù với dân số ít ỏi, nhưng Do Thái là dân tộc đã giành được rất nhiều giải thưởng Nobel, với 169 người, chiếm 17.7% tổng số người giành được giải thưởng này của cả thế giới. Chúng ta từng biết đến người Do Thái, như là một dân tộc có tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ. Quả vậy, họ còn coi việc học tập cũng là một phần của tín ngưỡng, tôn giáo: họ xem học tập, là một hình thức thể hiện sự tôn kính của họ đối với Thượng Đế. Chính những yếu tố này đã khiến cho người dân Do Thái dù phải phiêu bạt khắp thế giới hơn 2000 năm, nhưng lại là một dân tộc khiến chúng ta phải "ngước nhìn". Theo thống kê có được, rất nhiều sinh viên Việt Nam chọn Do Thái làm điểm đến để học tập về các công nghệ canh tác nông nghiệp tiến tiến của dân tộc, đất nước này - một đất nước mà phần lớn diện tích tự nhiên chỉ là sa mạc, sỏi đá. Bởi vậy, thật dễ hiểu: Do Thái cũng là nước duy nhất trên thế giới không có ăn mày. Sưu tầm  
......

Áp huyết cao: „Ác một nỗi, người ta hoàn toàn không biết tai họa có thể ập đến“

Von Julian Aé (Redakteur im Ressort Wissen) - WELT Nguyễn Xuân Hoài   Huyết áp cao được coi là một căn bệnh của nền văn minh, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Áp huyết cao là “kẻ giết người thầm lặng” vì bản thân người bị bệnh không cảm nhận thấy có bệnh. Một giáo sư tim mạch giải thích về tầm quan trọng của chẩn đón sớm và những phương pháp điều trị hiện đại nào có thể bảo vệ trước các cơn đau tim, đột quỵ và bất lực. Ở Đức khoảng một phần ba dân số bị áp huyết cao, theo Viện Robert Koch. Nhiều người không biết mình có bệnh và ngay cả những người biết mình bị áp huyết cao nhưng lại không tìm cách điều trị. Điều này nguy hiểm chết người vì huyết áp cao là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với các bệnh tim , mạch, là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp tử vong. Giáo sư Ulrich Laufs tại Bệnh viện Đại học Leipzig giải thích về trị liệu và tại sao thực phẩm chức năng và các lựa chọn thay thế khác có thể nguy hiểm. WELT: Điều gì diễn ra trong cơ thể, khi áp huyết liên tục quá cao? Ulrich Laufs: Huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể. Đầu tiên và quan trọng nhất, hệ thống mạch máu bị tổn thương vì các mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên cứng. Cùng với mức lipid máu kém, huyết áp cao là một trong những yếu tố chính có thể gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và nhiều bệnh khác, đó là lý do chính dẫn đến tử vong sớm hoặc bị bệnh nặng. Huyết áp có thể được kiểm soát rất tốt nếu có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, về lâu dài huyết áp cao có thể phá hủy thận , dẫn đến rối loạn cường dương, tức bất lực và thậm chí thúc đẩy chứng sa sút trí tuệ. WELT: Thông thường người ta không biết khi áp huyết cao ... Laufs: Đúng thế, đó là một vấn đề lớn. Nguy hiểm nhất là người ta không nhận thấy thảm họa sắp xảy ra. Chúng ta không có bất kỳ dây thần kinh nào trong mạch máu. Điều này có lẽ chủ yếu vì lý do sinh học tiến hóa. Huyết áp cao không gây đau đớn và thường chỉ gây ra các triệu chứng khi tổn thương đã xảy ra. Một trường hợp ngoại lệ là khi huyết áp rất cao, có thể dẫn đến “mặt đỏ phừng phừng“, nhức đầu, có cảm giác bồn chồn, nôn nao. WELT: Với huyết áp, người ta phân biệt giữa giá trị tâm thu và tâm trương. Chúng khác nhau ở điểm gì? Laufs: Giá trị tâm thu, thường được đề cập đầu tiên, nói một cách đơn giản, lúc này máu chảy từ tim vào mạch. Giá trị tâm trương nói lên áp suất trong giai đoạn thư giãn khi máu mới chảy vào tâm thất. Đó là lý do tại sao giá trị tâm thu ở người khỏe mạnh luôn cao hơn giá trị tâm trương. WELT: Từ điểm nào thì cần phải điều trị áp huyết cao? Laufs: Điều này phụ thuộc vào cách thức và thời điểm đo huyết áp. Giá trị đo ở phòng khám có xu hướng cao hơn một chút so với đo tại nhà vì bệnh nhân thường hơi bị căng thẳng. Áp huyết bị coi là cao khi giá trị tâm thu trên 140 mmHg (milimét thủy ngân). WELT: Di truyền có vai trò gì trong bệnh cao huyết áp? Laufs: Di truyền là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nó tương đối phức tạp vì có những tổ hợp gen khác nhau tương tác để dẫn đến tính nhạy cảm di truyền. Xơ cứng động mạch, tức là lắng đọng trong mạch, là nguyên nhân của hầu hết các bệnh tim và mạch máu, do đó đây là nguyên nhân gâytử vong phổ biến nhất. Điều đó cũng có nghĩa là điều trị kịp thời bệnh cao huyết áp và lượng mỡ trong máu cao có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn các trường hợp tử vong sớm này. WELT: Nói thế có nghĩa là yếu tố di truyền có tính quyết định ai là người bị đau tim? Laufs: Di truyền chỉ mà một mặt của tấm huy chương.Điều rất quan trọng là những hành vi nào thêm vào yếu tố di truyền. Hút thuốc, lười vận động, béo phì và uống quá nhiều bia rượu có ảnh hưởng rất bất lợi. WELT: tức chế độ ăn uống không lành mạnh... Laufs: về điều này tôi thấy cần thận trọng. Ăn uống như thế nào không có ý nghĩa quyết định, quan trọng nhất là tổng lượng calo mà người ta ăn vào. Điều quan trọng là không ăn lấy được. Với một số người thì hạn chế ăn muối cũng có thể có lợi. WELT: Phương pháp điều trị điển hình là gì? Laufs: Trước hết, đó là việc loại trừ tất cả các nguyên nhân hữu cơ hoặc liên quan đến thuốc gây ra huyết áp cao. Đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, những người có giá trị tâm thu rất cao, các bệnh của các cơ quan khác hoặc rối loạn nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân. Cần kiểm tra kỹ thận, cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh huyết áp. Khi những điều này được loại trừ, cơ sở của liệu pháp luôn là lối sống. Vì thế điều chủ yếu là loại bỏ các yếu tố gây tăng cân, ngừng hút thuốc và tăng cường tập thể dục, tăng cường vận động. Đó là các biện pháp làm giảm áp huyết cao. Người ta có thể tự điều trị căn bệnh này. WELT: Thế còn vai trò của thuốc? Laufs: Bên cạnh thay đổi lối sống, thuốc là công cụ quan trọng nhất để kiểm soát huyết áp cao. Đã có những thay đổi lớn trong những năm gần đây, góp phần tạo ra một liệu pháp riêng lẻ hơn với ít tác dụng phụ hơn. Một chương trình mới trong đó các thành phần hoạt tính khác nhau được kết hợp với liều lượng thấp để đạt được khả năng dung nạp tốt hơn với hiệu quả cao hơn. Một ưu điểm khác là số lượng viên nén được giữ ở mức thấp nhất có thể với các chế phẩm kết hợp. Người ta đã chứng minh bệnh nhân dùng thuốc thường có độ tin cậy cao hơn, số lượng càng ít càng tốt. Đó là điều quyết định cho sự thành công của liệu pháp: những loại thuốc tốt nhất sẽ vô dụng nếu bạn không dùng chúng thường xuyên. WELT: Nhiều bạn trẻ tỏ ra hoài nghi khi dùng thuốc. Họ nghĩ mình còn trẻ, chưa già nên không cần phải lo. Hậu quả của cách suy nghĩ này sẽ thế nào? Laufs: Chẩn đoán kỹ lưỡng và điều trị nhất quán, kể cả dùng thuốc, là yếu tố rất quan trọng đặc biệt đối với những người trẻ tuổi có vấn đề về huyết áp cao. Bởi vì vấn đề xảy ra càng sớm, các sự kiện có thể đe dọa tính mạng như đau tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra sớm hơn. Xin nói thẳng, bất cứ ai từ chối điều trị đều có nguy cơ tử vong sớm. Có rất ít bệnh nào khác mà đã được nghiên cứu sâu, kể cả mối liên quan đến các bệnh khác và lại dễ kiểm soát và điều trị như bệnh cao huyết áp. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương rất nhiều. Yếu tố này đôi khi nổi bật hơn trong nhận thức của các chàng trai trẻ. Bảo vệ chống đột quỵ và sa sút trí tuệ là quan trọng đối với người lớn tuổi. Điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về vấn đề này và chỉ ra những cơ hội mà liệu pháp mang lại. WELT: Nhiều người tin vào các giải pháp thay thế như dùng một số loại thảo dược, lá lẩu hoặc thực phẩm chức năng để hạ áp huyết, bác sỹ thấy thế nào ? Laufs: Điều này rất dễ kiểm soát, bằng cách uống các thứ đó rồi đo áp huyết thì sẽ biết ngay. Làm gì có thuốc tiên? Nếu có thì chúng tôi đã không bỏ qua. Với các loại thảo dược này nếu dùng với liều lượng vừa phải thì không có gì đáng ngại. Nhưng nếu người ta tin vào mấy thứ đó, dùng nó và bỏ không theo giõi áp huyết của bản thân thì rất nguy hiểm. WELT: Ông có nói đến việc kiểm tra. Có cần thiết thỉnh thoảng tự đo áp huyết ở nhà không? Laufs: Nên thế, đặc biệt tôi khuyên người cao tuổi nên làm việc này, nhất là với những người đã từng phải điều trị về cao huyết áp. Tôi khuyên bệnh nhân của tôi nên đo huyết áp bốn lần trong bốn ngày liên tiếp trước khi đến gặp bác sĩ và trao đổi với thầy thuốc về các giá trị đó. Việc làm này, giúp để có thông tin có giá trị có thể quan trọng trong việc điều chỉnh thuốc. Ngoài ra, đương sự cần tự chịu trách nhiệm và có thể tham gia trị liệu - yếu tố này đối với tôi rất quan trọng./. Về nhân vật: Professor Ulrich Laufs Professor Ulrich Laufs là giám đốc phòng khám và phòng khám đa khoa về tim mạch tại Bệnh viện Đại học Leipzig. Ông là chuyên gia về nội khoa, tim mạch, mạch máu và chăm sóc đặc biệt về nội khoa. Nguồn:Bluthochdruck: „Das Perfide ist, dass man vom drohenden Unheil nichts bemerkt“ - WELT  
......

Tại sao biến thể BA.5 làm nhiều người tái nhiễm COVID?

Reuters - VOA BA.5, thuộc gia đình Omicron, là biến thể virus corona mới nhất gây ra làn sóng lây nhiễm lan rộng trên toàn cầu. Theo phúc trình gần đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, BA.5 chiếm 52% ca nhiễm hồi cuối tháng 6, tăng từ 37% trong một tuần. Tại Hoa Kỳ, biến thể này ước tính là nguyên nhân gây ra khoảng 65% số ca nhiễm. Số ca nhiễm tăng cao BA.5 không phải là mới. Lần đầu tiên được xác định vào tháng Giêng, nó đã được WHO theo dõi từ tháng Tư. Đây là một biến thể chị em của dòng Omicron vốn đang chiếm ưu thế trên toàn thế giới kể từ cuối năm 2021, và đã khiến tỷ lệ ca nhiễm tăng vọt tại các quốc gia bao gồm Nam Phi, nơi biến thể này được phát hiện đầu tiên, cũng như tại Vương quốc Anh, một số khu vực của Châu Âu và Úc. Dữ liệu của WHO cho thấy các ca nhiễm virus corona trên toàn thế giới hiện đã tăng trong 4 tuần liên tiếp. Tại sao lan tràn? Giống như anh em họ hàng gần gũi của nó, BA.4, BA.5 đặc biệt giỏi trong việc né tránh sự bảo vệ miễn dịch mà chúng ta có được từ lần nhiễm bệnh trước đây hay từ tiêm chủng. Vì lý do này, “BA.5 có lợi thế tăng trưởng so với các dòng phụ khác của Omicron đang lưu hành”, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, nói trong một cuộc họp báo ngày 12/7. Nghĩa là sẽ có nhiều người tái bị nhiễm COVID, thậm chí là chỉ sau khi đã bị nhiễm một thời gian ngắn. Bà Van Kerkhove nói WHO đang đánh giá các phúc trình về việc tái lây nhiễm. “Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng cho thấy những người bị nhiễm Omicron lại bị nhiễm BA.5. Không nghi ngờ gì về việc này”, ông Gregory Poland, một nhà nghiên cứu virus học và vắc-xin của Bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, nói. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu điều đó đặc biệt phổ biến lúc này thì đơn giản có thể là vì đã có quá nhiều người bị nhiễm Omicron. Không trầm trọng hơn Dù số ca bệnh tăng khiến số người nhập viện tăng tại một số quốc gia, nhưng số ca tử vong không tăng mạnh. Điều này phần lớn là do vắc-xin vẫn bảo vệ chúng ta khỏi bị bệnh nặng và tử vong, chứ không bảo vệ khỏi bị nhiễm, và các nhà sản xuất cũng như giới thẩm quyền cũng đang xem xét các loại vắc-xin cải tiến để nhắm trực tiếp vào các biến thể Omicron mới hơn. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy BA.5 nguy hiểm hơn bất kỳ biến thể nào khác của Omicron, bà Van Kerkhove của WHO nhấn mạnh, mặc dù số ca tăng vọt có thể khiến các dịch vụ y tế bị áp lực và có nguy cơ nhiều người bị COVID lâu dài. WHO và các chuyên gia khác cũng nói rằng đại dịch đang diễn ra - kéo dài bởi sự bất bình đẳng về vắc-xin và bởi nhiều nước gạt COVID qua một bên - sẽ chỉ dẫn đến nhiều biến thể mới và khó dự đoán hơn. Các nhà khoa học đang chú ý vào BA.2.75, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ, có một số lượng lớn các đột biến và đang lây lan nhanh chóng. WHO ngày 12/7 nói đại dịch COVID vẫn còn là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu và các quốc gia nên xem xét các biện pháp y tế công cộng như mang khẩu trang, giãn cách xã hội khi số ca gia tăng, cùng với tiêm chủng. Ông Poland nói: “Điều cơ bản mọi người không hiểu là khi có sự lây truyền cao trong cộng đồng thì virus sẽ đột biến.” “Ai biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng ta đang đùa với lửa.”./.
......

Biontech thông báo đã có vắc xin chống biến thể omicron BA.4 và BA.5

Ảnh: Özlem Türeci và Uğur Şahin, hai nhà sáng lập Biontech (ảnh chụp ngày 17.9. 2021) Nguyễn Xuân Hoài Theo kết quả nghiên cứu đầu tiên, một loại vắc-xin mới của hãng dược phẩm Biontech đã có hiệu quả chống lại các biến thể vi rút corona mới nhất. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh cũng đang phát triển loại vắc xin mới. 25.06.2022, Hãng dược phẩm Biontech có trụ sở tại Mainz, CHLB Đức và đối tác Hoa Kỳ Pfizer cho biết đã phát triển thành công một loại vắc xin chống lại các biến thể mới của vi rút corona. Theo kết quả nghiên cứu đầu tiên, vắc-xin hoạt động tốt trong việc chống lại các biến thể rất dễ lây lan. Biontech và Pfizer công bố hôm thứ bảy việc tiêm chủng tăng cường với các ứng cử viên vắc xin Omicron của đối tác đã kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh hơn đáng kể so với thành phần hoạt chất ban đầu của hãng này. Giám đốc điều hành Albert Bourla của Pfizer cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có hai ứng cử viên phù hợp với biến thể rất mạnh omicron hiện nay“. Những người tham gia nghiên cứu đã dung nạp tốt các loại vắc xin Kết quả thu được từ một nghiên cứu trên 1.234 người từ 56 tuổi trở lên. Những người tham gia tiêm chủng đã dung nạp tốt. Theo hai hãng này các dữ liệu cho thấy cả hai ứng cử viên omicron đã điều chỉnh đều trung hòa các biến thể BA.4 và BA.5 phổ biến gần đây, mặc dù ở mức độ thấp hơn BA.1. Biontech và Pfizer muốn thu thập thêm dữ liệu để tìm hiểu xem việc tiêm bổ sung hoạt động tốt như thế nào so với các biến thể đã được lưu hành gần đây. Hai công ty đã lên kế hoạch đưa sản phẩm tăng cường Omikron ra thị trường càng sớm càng tốt, khi được cơ quan quản lý chấp thuận. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang lên kế hoạch họp với các chuyên gia vào thứ ba tới để thảo luận về chế phẩm tốt nhất phục vụ tiêm tăng cường vào mùa thu này. Tập đoàn công nghệ sinh học Hoa Kỳ Moderna cũng đã công bố dữ liệu tiêm tăng cường chống biến thể omicron. Theo đó, thuốc cũng có hiệu quả chống lại các vi khuẩn phụ omicron mới và đạt được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Moderna dự định sẽ nộp đơn cho các cơ quan quản lý trong những tuần tới với hy vọng thuốc sẽ được phê chuẩn để đưa vào sử dụng trong mùa thu tới. Mối quan tâm hiện đang gia tăng đối với các biến thể corona virus mới vì số lượng ca lây nhiễm ở Đức và nhiều nước khác đã tăng trở lại. Corona: Biontech meldet wirksamen Impfstoff gegen Omikron-Varianten BA.4 und BA.5 - DER SPIEGEL  
......

Nước uống lấy từ biển cả

Von Jens Lubbadeh – WELT Nguyễn Xuân Hoài dịch Nước uống lấy từ nước biển đã khử muối đóng vai trò quan trọng ở các nước Trung Đông Nước sinh hoạt ngày càng trở nên khan hiếm trên toàn thế giới. Các quốc gia ven biển đang sử dụng phương pháp khử muối trong nước biển. Quá trình này tốn kém, tiêu tốn nhiều năng lượng cũng có thể trở nên cần thiết đối với Đức do tình trạng hạn hán ở Đức ngày một gia tăng. Khi dân số thế giới tăng cơn khát của nhân loại cũng tăng theo. Theo Liên hợp quốc, lượng nước tiêu thụ đã tăng gấp sáu lần từ năm 1930 đến năm 2000. Người ta ước tính nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng một lượng tương tự cho đến năm 2050. Có vẻ như giải pháp cho vấn đề này không có gì khó: trái đất, hành tinh xanh, được bao phủ 70% bởi mặt nước. Nếu có thể khai thác được trữ lượng nước khổng lồ này thì vấn đề nước của nhân loại sẽ „nhỏ như con thỏ“. Vào những năm 1960 Tổng thống Mỹ Kennedy đã nhìn thấy vấn đề này, ông từng nói "Nếu chúng ta có thể sản xuất nước ngọt từ nước biển với giá rẻ, thì thành tựu khoa học này sẽ làm lu mờ tất cả các thành tựu khoa học khác trên thế giới." Gần 60 năm sau, mong muốn đó đang có cơ hội trở thành hiện thực, Hiện tại thế giới có tổng cộng 22.000 nhà máy ở 170 quốc gia sản xuất một sản lượng lên đến 130 tỷ lít nước ngọt một ngày. Claus Mertes, người đứng đầu Viện khử mặn (DME) ở Duisburg cho biết: “Nửa tỷ người đã được cung cấp nước sinh hoạt từ các nhà máy khử muối. Ông là nhà tư vấn cho các quốc gia, công ty và tổ chức phi chính phủ về việc quy hoạch các nhà máy khử mặn nước biển. Hầu như không có khu vực nào trên thế giới phụ thuộc vào khử muối của nước biển làm nước ngọt như Trung Đông. Ả Rập Xê-út và Israel đã đáp ứng hầu hết nhu cầu về nước theo cách này từ nhiều chục năm nay. Tiểu vương quốc Dubai có nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới: Jebel Ali, đây là một một tổ hợp nhà máy điện khổng lồ bao gồm chín tổ máy, trải dài dọc theo bờ biển giữa các nhóm đảo cọ nhân tạo và sản xuất khoảng hai tỷ lít nước mỗi ngày. Sơ đồ công nghệ khử mặn nước biển làm nước ngọt Vậy thì phải chăng vấn đề nước đã được giải quyết? Thế giới có thể áp dụng phương pháp khử mặn nước biển để khắc phục tình trạng khan hiếm nước ngày càng tăng do biến đổi khí hậu do con người gây nên không? Thực ra thì chưa hoàn toàn. Kennedy đã nói về "nước giá rẻ", và đây còn là điểm kẹt. Quá trình khử muối rất tốn kém vì nó sử dụng rất nhiều năng lượng. Các hệ thống cũ vẫn khử muối trong nước biển bằng cách để bốc hơi cần tới 80 kilowatt giờ nhiệt năng trên 1000 lít nước - các phân tử nước tách khỏi các ion muối hòa tan trong cả quá trình bay hơi và đóng băng. Mặc dù các nhà máy bay hơi vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, 8 tổ máy của nhà máy khử muối Jebel Ali hoạt động theo cách này. Stefan Panglisch, Trưởng bộ môn Kỹ thuật Quy trình Cơ khí / Công nghệ Nước tại Đại học Duisburg-Essen và Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Công nghệ màng Đức (DGMT). Khoảng 85% tất cả các nhà máy khử muối đang hoạt động hiện nay đều hoạt động theo nguyên tắc này. Công nghệ thẩm thấu ngược hoạt động như sau: Nước biển được hút vào và ép qua một lớp màng với áp lực cao. Chỉ có các phân tử nước đi qua các lỗ xốp siêu nhỏ, các ion muối có trong nước biển bị giữ lại. Trong quá trình này, áp suất thẩm thấu phải lớn hơn áp xuất của máy bơm, tức là lực hút mà các ion muối trong nước biển tác dụng lên nước có nồng độ thấp hơn ở phía bên kia của màng. Khoảng một nửa lượng nước biển thải ra có thể chuyển hóa thành nước ngọt theo cách này. Phần còn lại được trả lại biển. Công nghệ thẩm thấu ngược Tùy thuộc vào hàm lượng muối của nước, áp suất từ 60 đến 70 bar là cần thiết để thẩm thấu ngược, tương ứng với khoảng hai mươi lần điều kiện áp suất trong lốp ô tô. Để tạo ra áp suất như vậy, cần phải có các máy bơm lớn, chạy bằng điện, tiêu thụ rất nhiều điện: chúng sử dụng khoảng 4,5 kilowatt giờ để sản xuất 1000 lít nước ngọt. Lượng điện này có thể chạy một chiếc TV trong 45 giờ. Mặc dù năng lượng đó ít hơn đáng kể so với các nhà máy khử muối kiểu cũ vẫn được sử dụng, nhưng nó vẫn nhiều hơn gấp mười đến một trăm lần so với mức năng lượng cần thiết để xử lý nước hồ hoặc nước sông. Do đó khử mặn nước biển làm nước sinh hoạt vẫn là phương pháp sản xuất nước ngọt tốn kém nhất. Tuy nhiên giá thành một lít nước khử mặn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa: thí dụ về quy mô nhà máy, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước đầu vào. Theo một công trình nghiên cứu của trường đại học Kentucky giá thành cho 1000 lít nước đã khử mặn giao động từ 0,14 đến 1,95 US-Dollar. Dùng nước này đẻ sản xuất nông nghiệp thì quá tốn kém, trừ khi áp dụng tưới nhỏ giọt. Tuy nhiên cho đến nay việc khai thác nước ngọt từ nước biển đã có hiệu quả kinh tế ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước không có các nguồn nào khác. Điều này thấy rõ ở Ả rập Xeeut, Israel hay Ai Cập. Hiện có hai xu hướng: Chi phí cho việc xử lý nước thải để tái sử dụng ngày càng tăng vì ngày càng có nhiều thành phần xuất hiện trong nước thải - và việc lọc chúng ngày càng trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Mặt khác, chi phí khử muối trong nước biển liên tục giảm do có những cải tiến kỹ thuật liên tục. Ai Cập và Israel đã đạt được nhiều kết quả tích cực do thiếu tài nguyên. Do đó, việc khử muối trong nước biển sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn do điều kiện biến đổi khí hậu. Nhưng điều quan trọng là không tiếp tục gây biến đổi khí hậu vì tiêu hao quá nhiều năng lượng. Úc đang dẫn đầu: Nhà máy khử muối ở Sydney hoạt động nhờ năng lượng gió và cung cấp cho thành phố 15% nhu cầu nước uống. Nhà máy khử muối Sundrop ở Nam Úc là một phần của khu phức hợp sử dụng nhiệt mặt trời để tạo ra điện và sử dụng nước đã khử muối để tưới cà chua. Nhưng đây là những trường hợp ngoại lệ. Theo Claus Mertes, chỉ khoảng năm phần trăm hệ thống được vận hành bằng năng lượng tái tạo. Ở các quốc gia vùng Vịnh, điện để khử muối được lấy từ các nguồn hóa thạch. Hóa chất tích được trả lại biển Nhưng nẩy sinh một vấn đề khác về môi trường: Canxi từ nước và các chất sinh học hoặc hóa học bị lắng đọng trên màng của các nhà máy khử muối thẩm thấu ngược và gây tắc các lỗ xốp siêu mịn. Để ngăn chặn điều này, nước biển được lọc sẽ được xử lý trước bằng các hóa chất đi vào biển cùng với muối cô đặc. Nước muối đậm đặc và các chất hóa học ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái đến mức độ nào cho đến nay hầu như chưa được nghiên cứu. Các nhà máy khử muối do đó vẫn có tiềm năng tối ưu hóa. Mertes tin rằng sẽ sớm có một bước nhảy vọt về công nghệ, giống như khi thẩm thấu ngược thay thế các quy trình nhiệt. Các nỗ lực đang được thực hiện để chiết xuất muối trực tiếp từ nước, chẳng hạn như bằng điện trường, nhưng bằng các quá trình sinh học như enzym hoặc vi khuẩn. Mertes chắc chắn: “Trong 35 năm tới chúng ta sẽ có một công nghệ khử mặn hoàn toàn mới.” Và hy vọng tới lúc đó nước uống lấy từ nước biển sẽ rất rẻ./. Nguồn: https://www.welt.de/wissenschaft/plus232139765/Trinkwasser-aus-dem-Meer-Sind-Entsalzungsanlagen-die-Loesung-des-Wassermangels.html  
......

Vĩnh biệt nhạc sĩ Cung Tiến

Nhạc: HƯƠNG XƯA - Ns Cung Tiến - Ca sĩ Sĩ Phú - 25-11-2021      https://www.youtube.com/watch?v=ZHqF9mHCZ48 Thương Tiếc Một Tài Hoa Âm Nhạc! Nhạc sĩ Cung Tiến  qua đời vào ngày 10.05.2022. Lễ tang và lễ hỏa táng đã được cử hành ngày 2.06.2022 tại California, Mỹ. Hưởng thượng thọ 84 tuổi. Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh ngày: 27-11-1938 tại Hà Nội, học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng là Thẩm Oánh và Chung Quân tại hai trường Trung học Chu Văn An và Nguyễn Trải. Với hai sáng tác đầu tay bất hủ Thu vàng và Hoài cảm viết từ khi mới lên 13-14 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là thần đồng âm nhạc dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.   “Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả,” nhạc sĩ Cung Tiến nói với đài VOA. Tuy nhiên, bản thân ông đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.   “Thời trung học có tổ chức những đại hội học sinh toàn thành. Hồi kỷ niệm thành lập Việt Nam Cộng hòa năm thứ hai của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm thì có đại nhạc hội học sinh toàn thành của các trường trung học Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Petrus Ký, Marie Curie, thành lập Ban Hợp ca và tôi điều khiển ban hợp ca đó, vào năm 1956,” nhạc sĩ Cung Tiến tâm sự. Từ nhỏ, ông từng học thổi sáo, biết chơi đàn mandoline, đàn guitar cổ điển trước khi làm quen với đàn piano lúc qua Úc du học về nghành kinh tế Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963. Trong những năm từ 1970 tới 1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng cao học về kinh tế, của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Ðại Học Cambridge, Anh quốc; ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…   Các bản nhạc đầu tay của ông đã đi sâu vào lòng người hâm mộ như Thu Vàng, Hoài Cảm, hoàn toàn xuất phát từ trí tưởng tượng, không dính líu đến đời thật của ông. Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết sau 1954, trừ hai bài nêu trên ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn… Sau này, phần lớn những nhạc phẩm của nhạc sĩ Cung Tiến là những bài thơ được ông thổi vào giai điệu du dương. “Viết lời ca khi hồi còn trẻ. Sau này mình không có hứng, không có dịp để viết lời ca thường nữa. Phần lớn tôi phổ thơ của Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền tôi phổ nhiều lắm. Ngoài tập 10 bài thơ viết trong tù cải tạo, tôi còn phổ những bản trước khi ông vào tù, khi còn ở Sài Gòn như bản Lệ đá xanh, Đêm…,” ông giải thích. Cung Tiến chưa hề về Việt Nam và từ khi sang Mỹ ông không viết bản nhạc nào về Việt Nam ngoài Hoàng Hạc Lâu, phổ thơ của Vũ Hoàng Chương dịch bài thơ của Thôi Hiệu đời Đường, tác phẩm duy nhất của ông có “dính líu” với Việt Nam sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975. Sau khi đậu Tú tài hai, nhạc sĩ Cung Tiến được học bổng Colombo sang Úc học về môn kinh tế trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1965. Dịp này, ông tham dự các lớp học về âm nhạc phương Tây tại Viện Âm nhạc Sydney. Từ năm 1970 đến 1973, ông được học bổng của Hội đồng Anh (Bristish Council) để nghiên cứu về kinh tế tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự các lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại. Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời học sinh mà ông gọi là “nhạc phổ thông”. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là “ca khúc nghệ thuật.” Ra hải ngoại Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh 1988… “Về sau tôi sáng tác nhiều tác phẩm khác được chơi ở bên Mỹ rất nhiều, nhất là tập tổ khúc (Suite) Chinh Phụ Ngâm. Tổ khúc giống như một symphonie nhưng nhỏ hơn, viết cho dàn nhạc đại hòa tấu. Dựa vào những tình tứ, tình cảm trong tập thơ đó, tôi viết thành một tổ khúc ba phần. Không phải tôi phổ nhạc. Không phải tôi phổ thơ Chinh Phụ Ngâm. Tôi dựa vào tình tiết, cảnh tượng trong Chinh Phụ Ngâm mà viết thành một tổ khúc cho dàn nhạc đại hòa tấu,” ông chia sẻ. Theo dõi sinh hoạt sáng tác của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 tháng 4, 1975, ở hải ngoại, người ta được biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác – Từ phổ nhạc thơ, cho tới những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền thống Quan Họ Bắc Ninh, v.v… Bên cạnh lãnh vực âm nhạc, Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp chí Sáng Tạo, Quan Ðiểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở Saigon là Hồi Ký Viết Dưới Hầm của Dostoievsky, và cuốn Một Ngày Trong Ðời Ivan Denisovitch của Solzhenitsyn. Nhạc sĩ Cung Tiến cũng từng là một viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa. Ông là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975. 1953: Sáng tác hai nhạc phẩm bất hủ Thu Vàng và Hoài Cảm từ lúc còn rất trẻ. 1957-1963: Du học ở Úc Châu ngành Kinh tế, đồng thời học thêm về dương cầm, hòa âm, đối điểm, phối cụ tại Nhạc viện Sydney. 1964-1970: Viết nhận định, phê bình văn học, dịch thuật cho các tạp chí Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn với bút hiệu Thạch Chương. Dịch giả hai tác phẩm nổi tiếng của văn hào Nga: Hồi Ký Viết Dưới Hầm của F. M. Dostoevsky và Một ngày trong đời Ivan Denisovitch truyện của A. Solzhenitsyn. 1970-1973: Nhận học bổng cao học của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại Cambridge, Anh Quốc và tốt nghiệp kinh tế học tại đó; đồng thời dự các lớp nhạc sử, nhạc học và nhạc lý. 1975: Định cư tại Hoa Kỳ, làm việc trong Bộ An Ninh Kinh Tế Tiểu Bang Minnesota. Đầu thập niên 80: phổ nhạc Vang Vang Trời Vào Xuân từ thơ viết trong tù của Thanh Tâm Tuyền, trình bày lần đầu tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn năm 1985. 1987: Sáng tác tấu khúc Chinh Phụ Ngâm, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu tại San Jose, California, ngày 27-3-1988; trình diễn lần sau tại Minnesota ngày 11-11-1989. 1992: Phổ nhạc bài thơ Ta Về của Tô Thùy Yên, gồm hát, dẫn đọc, ngâm với đội nhạc cụ thính phòng. 1993: Nhận tài trợ của The Saint Paul Companies để nghiên cứu nhạc Quan họ Bắc Ninh, các thể loại dân ca Việt Nam và soạn Tổ Khúc Bắc Ninh cho dàn nhạc giao hưởng. 1997: Soạn bản hợp ca cho ca đoàn Dale Warland Singers (Minnesota), nổi tiếng quốc tế, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập ca đoàn. 1999: Đêm nhạc Cung Tiến tại rạp Ebel Theater, Santa Ana, California, do dàn nhạc thính phòng của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ tổ chức (ngày 4 tháng 12). 2003: Sáng tác nhạc đương đại Lơ Thơ Tơ Liễu Buông Mành dựa trên điệu dân ca Quan họ. 2010: Đêm nhạc “Vết Chim Bay” do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức (ngày 10 tháng 7) tại rạp La Mirada Theater, Nam California – với một số nhạc phẩm tiêu biểu của Cung Tiến cùng dàn nhạc giao hưởng của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ. Hai tuyển tập Vang Vang Trời Vào Xuân và Hoàng Hạc Lâu cũng được ra mắt 2 hôm trước đó. Tổng hợp và theo Hà Vũ (VOA)  
......

Thành tựu khoa học của Hoa Kỳ

Nguyễn Thị Bích Hậu Con robot hình cua này bé tí xíu, chỉ nửa mm. Nhưng nó có thể chui vô cơ thể người để tìm và diệt các khối u ác tính, thông các mạch máu bị tắc hay cầm máu bên trong. Nó vừa được nhóm nghiên cứu tại đại học Northwestern tại Mỹ phát minh ra và công bố. John A. Rogers, một giáo sư về khoa học vật liệu và kỹ thuật là người đứng đầu nhóm nghiên cứu này.   Thêm vào đó, bởi vì toàn bộ cơ thể robot nhỏ hơn một milimet không cần dây điện hoặc điện để hoạt động, nó thậm chí có thể đi lang thang trong cơ thể con người vào một ngày nào đó, hoạt động giống như một trợ lý y tế sáu chân.   Túm lại, đây là một thành tựu mới cho Y khoa thế giới từ các bước tiến vượt bậc của khoa học vật liệu và robot.   Vì ở nhiều xứ sách giáo khoa là miễn phí, đi học phổ thông từ nhỏ tới hết lớp 12 cũng miễn phí, nên hỏng xảy ra các vụ tranh cãi mất thời gian làm gì. Rảnh thì ráng làm cái gì cả nhân loại đều cần như con robot tí hon này sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho thế gian hơn nhiều./.   Nguồn: https://news.northwestern.edu/stories/2022/05/tiny-robotic-crab-is-smallest-ever-remote-controlled-walking-robot/?fbclid=IwAR01_Fat3z30LQSCviQ8NH2a9tFpQmR0ZY6wpSISLJZwch0XEzakNSff6BI
......

Cát Bụi Hà Giang

Sông Lô hùng vĩ Loc Duong Buổi tối, toàn khu vực thung lũng sông Lô buồn da diết , chứ không riêng gì nhà hắn. Nhà hắn còn may đấy, còn có dàn Karaoke, còn có cái gì đó để chống chọi với nổi buồn thối ruột thối gan phả xuống từ ngọn núi Tây Côn Lĩnh, mà theo sách vở, cao tới 2419 mét. Đêm bây giờ không còn nghe tiếng hổ gầm. Hổ bị săn bắn chết hết rồi. Thì hắn giải khuây bằng cách mở youtube nghe ca sĩ đường phố Gấu Lé hát “Đắp Mộ Cuộc Tình” : Say giấc mộng ban đầu, yêu người thuở mới đôi mươi, em đang độ trăng tròn. Từng ngày qua phố, áo em trắng cả đường về….. Đang phê thì có tiếng gõ cửa. Hắn ngạc nhiên vì sao không nghe chó nhà sủa, càng ngạc nhiên hơn khi khách lại là một cô em họ hàng xa bên vợ, một người phụ nữ ghê gớm, đã từng gọi hắn là “ thằng cò chạy án, thằng ký sinh trùng của xã hội chứ có gì đâu mà lúc uống rượu mặt cứ vác lên giời…” Sao hôm nay cô ta lại vác xác tới tận nhà hắn ? Chuyện gì đây ? Dù chưa biết chuyện gì, nhưng với cái văn hóa hấp thụ được từ trong nghề nghiệp, hắn vẫn niềm nở trong chừng mực, mời vào nhà. -Anh ạ, chắc anh cũng biết nhà em bị bắt rồi. Hồi khuya khám nhà tới gần 5 giờ sáng mới xong. -Thì vụ thằng chồng thím gian lận sửa điểm thi chứ gì ? Chuyện này cả nước đều biết. Thế chú ấy sao rồi ? -Bị còng tay đưa thẳng ra xe anh ạ. Mà cái thằng công an chỉ huy, thường ngày nó vẫn ngồi uống rượu nhà em tới rách cả ghế, thế mà hôm đó nó làm mặt lạ, nó đẩy em ra, không cho em nói một câu từ giã với chồng em. Trên ti-vi, Gấu Lé vẫn đang hát : “ Ai đã hẹn với thề, để rồi lỡ mối duyên thơ, ra đi chẳng giã từ….” -Anh làm ơn tắt ti-vi đi, được không ạ. -Không. Cứ để nghe. Tôi thích Gấu lé. Nó tuy lé và hát theo kiểu kẹo kéo nhưng nó kiếm tiền lương thiện. Người phụ nữ mang tiếng sang chảnh nhất nhì Hà Giang ngồi cúi gầm mặt, tay vân vê tà áo lụa. Có thể cô ta bị sốc vì hôm nay hoàn cảnh bắt buộc phải ngồi nói chuyện với một tay ký‎ sinh trùng như hắn, và hơn thế nữa, phải ngồi nghe những lời nhạc quá lãng mạn, không phù hợp tí nào với trường hợp chết đến đít của mình. Thấy cũng tội tội, hắn mới lên tiếng để phá tan bầu không khí nặng nề : -Thế hôm nay thím nó đến kiếm anh có chuyện gì không ? -Thì em nghe người ta nói anh là Vua chạy án. Anh quen biết nhiều. Em đến xin anh cứu giúp chúng em. Sự thật là chồng em cũng chỉ nghe theo lệnh cấp trên, với lại muốn kiếm chút ít vun vén cho gia đình, nuôi các cháu ăn học thôi anh ạ…Anh xem kiếm chỗ nào chạy cho chồng em, bao nhiêu em cũng lo được, anh không phải bận tâm… Hắn ngồi duỗi chân ra, nói cân nhắc từng chữ, cố cân bằng giữa tình cảm gia đình với những điều mà thực sự trong lòng hắn muốn nói : -Anh cũng chẳng tốt lành gì. Anh làm cái nghề chạy án cũng là làm nghề lưu manh thôi. Đứa nào khốn khổ, vướng vào lao l‎ý là anh hạnh phúc, anh no. Nhưng mà bảo thật, giá như thằng chồng thím trộm cắp, giựt dọc, anh lo được. Còn sửa điểm, ăn gian điểm là động đến cả một thế hệ thanh niên hôm nay và tác hại của nó còn kéo dài đến mấy thế hệ kế tiếp. Nó khốn nạn và đốn mạt lắm. Anh không làm được đâu. Anh làm thì tối anh không ngủ được. Những học sinh cần cù, học giỏi nhưng bị gạt ra ngoài vì thua điểm những đứa ăn gian, sẽ trừng mắt nhìn anh trong giấc ngủ. Cuộc đời chúng sẽ lại chăn bò, nuôi heo, hay may lắm thì kiếm được một chân công nhân, viên chức quèn, phải cúi đầu làm theo chỉ đạo của những kẻ nhờ ăn gian điểm mà lên ngồi ghế lãnh đạo. Nỗi oán hận này ai sẽ giải cho chúng? Và như thế, mai này bên dòng sông Lô, liệu những kẻ lưu manh tán tận lương tâm như anh, như thằng chồng thím, cùng những thằng lãnh đạo khác, có xứng đáng thò chân xuống để rửa nữa không ? Thôi thím nó về kiếm chỗ khác chạy án đi. Anh chịu thua. Anh bảo thật. Lúc này, Gấu Lé đang hát qua bài Cát Bụi Cuộc Đời : “ Này bạn thân ơi, số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian. Dù anh và tôi, ai sang giàu ai gian khó, mai xa kiếp con người, về với cát bụi mờ, thì cũng đều đôi tay trắng…” Giữa những lời nhạc, thỉnh thoảng hắn vẫn như nghe thấy tiếng sông Lô hùng vĩ đang gầm thét từ xa. Loc Duong
......

Bệnh đậu mùa khỉ đáng lo tới mức nào?

Reuters Các quan chức y tế toàn cầu gióng chuông cảnh báo về số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác, một loại bệnh nhiễm vi rút phổ biến hơn ở Tây và Trung Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 21/5, có 92 trường hợp được xác nhận và 28 trường hợp nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo từ 12 quốc gia thành viên nhưng chưa phải là dịch. Cơ quan Liên hiệp quốc nói hy vọng sẽ xác định được nhiều ca mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia không thường xuyên phát hiện bệnh này, đồng thời sẽ cung cấp thêm hướng dẫn và khuyến nghị trong những ngày tới cho các nước về cách giảm thiểu sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ. Sau đây là những gì được biết về sự bùng phát hiện tại và nguy cơ tương đối của bệnh đậu mùa khỉ: Bệnh nguy hiểm như thế nào? Một quan chức y tế công cộng Hoa Kỳ cho biết tại cuộc họp báo ngày 20/5 rằng rủi ro đối với công chúng là thấp tại thời điểm này. Bệnh đậu mùa khỉ là một loại vi rút có thể gây ra các triệu chứng bao gồm sốt, đau nhức và biểu hiện bằng những vết sần sùi đặc biệt. Bệnh có liên quan đến bệnh đậu mùa, nhưng thường nhẹ hơn, đặc biệt là chủng vi rút Tây Phi đã được xác định trong một ca ở Hoa Kỳ, có tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Quan chức này cho biết hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2-4 tuần. Loại vi rút này không dễ lây truyền như vi rút SARS-CoV-2 đã gây nên đại dịch COVID-19 toàn cầu. Các chuyên gia tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đang lây lan qua tiếp xúc da thịt, gần gũi, thân mật với người đang có những vết ngứa. Tiến sĩ Martin Hirsch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói “COVID lây lan theo đường hô hấp và lây nhiễm cao. Đây không phải là trường hợp bệnh đậu mùa khỉ”. “Điều dường như đang xảy ra bây giờ là bệnh đã xâm nhập vào dân chúng dưới dạng tình dục, dưới dạng bộ phận sinh dục và đang được lan truyền như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, điều này đã làm tăng khả năng lây lan của bệnh trên toàn thế giới”, ông David Heymann, quan chức của WHO, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói với Reuters. Các chuyên gia y tế có quan ngại gì? Theo WHO, các đợt bùng phát gần đây được báo cáo là không điển hình, vì chúng đang xảy ra ở các quốc gia nơi vi rút không lưu hành thường xuyên. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nguồn gốc của các trường hợp hiện tại và liệu có điều gì về vi rút đã thay đổi hay không. Hầu hết các trường hợp được báo cáo cho đến nay được phát hiện ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cũng đã có trường hợp ở Canada và Úc, và một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ duy nhất đã được xác nhận ở Boston, Mỹ. Các quan chức của WHO lo ngại rằng có thể phát sinh thêm nhiều ca nhiễm trùng khi mọi người tụ tập tham gia các lễ hội, tiệc tùng và kỳ nghỉ trong những tháng hè sắp tới ở châu Âu và các nơi khác. Làm thế nào con người có thể chống nhiễm bệnh? Anh đã bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế có thể gặp nguy cơ khi chăm sóc bệnh nhân, bằng vắc xin đậu mùa, vốn cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Chính phủ Mỹ cho biết có đủ vắc xin đậu mùa được lưu trữ trong Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia (SNS) để tiêm chủng cho toàn bộ dân số Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ nói có những loại thuốc kháng vi rút dành cho bệnh đậu mùa cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở một số trường hợp nhất định. Nói rộng hơn, các quan chức y tế khuyên mọi người nên tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh ngứa hoặc người không khỏe. Những người nghi ngờ mình mắc bệnh đậu mùa khỉ nên cách ly và đi khám sức khỏe. Tại sao số ca bệnh tăng? Bà Angela Rasmussen, một nhà vi rút học tại Tổ chức Thuốc chủng ngừa và Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saskatchewan ở Canada, nói: “Vi rút không có gì mới, đúng như dự đoán.” Bà Rasmussen nói một số yếu tố bao gồm gia tăng du lịch toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu đã tăng tốc sự xuất hiện và lây lan của vi rút. Thế giới cũng báo động nhiều hơn về những đợt bùng phát mới dưới bất kỳ hình thức nào sau đại dịch COVID, bà nói./.
......

Bi kịch phía sau sự vinh quang

Tho Nguyen Đêm hôm qua 14.05.2022, ban nhạc Kalush Orchestra của Ukraine đã giành giải nhất cuộc thi ca khúc truyền hình châu Âu EUROVISION SONG CONTEST 2022 (ESC) tại Turin, Ý.   Không phải là dân sành nhạc nên tôi thấy ca khúc „Stefania“ của Kalush Orchestra không có gì đặc sắc, ngoài ấn tượng về trang phục dân tộc mà họ mặc. Thực tế, đêm qua ban giám khảo cũng không chấm cho Stefania điểm cao nhất. Nhưng khán giả của hơn 50 quốc gia đã tặng tiết mục của Kalush Orchestra số điểm cao nhất là 631, cách xa ban nhạc Anh xếp thứ nhì (466) điểm.   Thắng lợi của Ukraine trong cuộc thi ESC năm nay thực chất là thắng lợi của tình cảm mà người dân châu Âu dành cho dân tộc này. Người ta thậm chí không biết các nghệ sỹ Ukraine có đến dự được không. Từ khi chiến tranh nổ ra, đàn ông Ukraine trong lứa tuổi từ 18 đến 60 không được xuất cảnh, nếu không phải vì mục đích hỗ trợ cuộc chiến bảo vệ tổ quốc. Vào phú chót, các chàng trai Kalush Orchestra chỉ nhận được giấy phép xuất cảnh cho 48 giờ .   Trong cuộc họp báo sau khi giành giải nhất, ca sỹ Oleh Psjuk, giọng ca chính của ban nhạc cho biết, anh và các bạn sẽ quay về tổ quốc ngay để tham gia cuộc chiến. Bình luận viên truyền hình quốc gia Ukraine Timur Miroschnytschenko, người tường thuật trực tiếp giải ESC từ trong hầm trú ẩn ở Kyiv đã khóc khi loan tin ban nhạc nước nhà giành giải nhất.   Nhưng đằng sau niềm vinh quang của âm nhạc Ukraine là cả một bi kịch.   Ngay sau khi kết thúc tiết mục, Oleh đã rơm trớm nước mắt kêu gọi cộng đồng quốc tế:   Tôi yếu cầu tất cả các bạn, hãy giúp đỡ Ukraine, Mariupol và nhà máy thép Asovstal, ngay lập tức (I ask all of you: Please help Ukraine, Mariupol, help Asovstal – right now). Anh đặt tay lên ngực và hét lớn: Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn để giải phóng những con người này.   Với cử chỉ và lời nói đó, Oleh đã vi phạm nghiêm trọng quy chế của giải ESC: Không được chính trị hóa cuộc thi âm nhạc. Nhưng trước sự thật là hai ngàn chiến binh Ukraine tại nhà máy thép đang phải dần dần chịu cái chết thảm khốc nhất, anh đã phải hành động.   Hai người dẫn chuyện của RAI, đài truyền hình Ý bị sốc bởi hành động của Oleh, nhưng họ không dám biểu lộ tình cảm.   Hành động của Kalush Orchestra đặt Tổ chức Liên minh truyền thông châu Âu (European Broadcasting Union EBU) trước một vấn đề nan giải. EBU tổ chức sự kiện này hàng năm với một tiêu chí: Tôn vinh các giá trị nghệ thuật, âm nhạc, đứng ngoài mọi quốc gia, mọi tôn giáo và ý thức hệ. Lẽ ra ban tổ chức phải phạt trừ điểm Ukraine vì vi phạm tiêu chí này. Nhưng trước sự ngưỡng mộ áp đảo của hàng chục triệu người bình chọn khắp châu Âu, Úc và một phần Bắc Phi, ban giám khảo phải nhắm mắt công bố chiến thắng đêm qua của Kalush Orchestra.   Đã có người phê quyết định của EBU là bị chính trị hóa. Nhưng trước những gì đang xảy ra ở Mariupol, người ta không thể đứng ngoài chính trị được nữa. Chỉ những ai hiểu thảm kịch nhà máy thép Asovstal Mariupol mới hiểu quyết định khó khăn của EBU đêm qua.   Ở đó đang có khoảng 2000 chiến sỹ Ukraine và ngoại quốc bị vây hãm trong sự thiếu thốn thuốc men, lương thực, nước uống, đạn dược và các điều kiện vệ sinh khác. Thương binh bị phẫu thuật, bị tháo khớp mà không có gây mê. Tình trạng nhiểm trùng và hoại tử đã giết chết nhiều thương binh. Họ đã chịu như vậy suốt 70 ngày qua. Ở đó người ta đang chịu đựng các cuộc pháo kích từ trên không, từ tàu biển, từ đất liền ác liệt nhất, không nghỉ. Các loại bom mạnh nhất của Nga được đem ra sử dụng ở đây, gồm cả bom phosphore bom nhiệt tán.   Những người lính tử thủ trong nhà máy thép Asovstal là những kẻ bị Nga coi là „phát xít“ nên Nga cương quyết bác bỏ mọi nỗ lực của quốc tế (LHQ, hội Chữ thập đỏ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan) nhằm di tản ít nhất là những thương binh trong số này. Nga có thể chịu thua quân Ukraine ở tất cả mọi nơi khác và Nga đã phải bỏ nhiều nơi, nhưng quyết không để một con muỗi lọt ra khỏi nhà máy thép Asovstal. Nga chỉ chấp nhận sự đầu hàng.   Không biết bao nhiêu tối hậu thư của Nga đã bị lính Ukraine bác bỏ. Họ biết nếu đầu hàng, họ vẫn bị Nga giết, kèm theo đó là sự ô nhục. Họ đã làm mọi cách để đưa người dân cuối cùng được di tản an toàn ra khỏi nhà máy. Họ quyết ở lại. Những người dân thoát ra đều kể tốt về những người lính đã che đỡ họ, chia sẻ cho dân mọi thứ cần thiết.   Phát biểu về thắng lợi âm nhạc của Ukraine, Tổng thống Zelenskyi tuyên bố sẽ giải phóng Mariupol. ESC 2023 sẽ tổ chức ở Ukraine và Mariupol sẽ đón khách quốc tế. Nhưng trước mắt, ông không nói gì đến việc chọc thủng vòng vây để cứu hơn 2000 binh sỹ này. Việc quân đội Ukraine suốt hai tháng rưỡi qua không cứu nỗi những người lính của mình là một thảm kịch.   Sau khi có tin Ukraine được giải nhất cuộc thi âm nhạc ESC, và những lời kêu gọi giải cứu các binh sỹ ở Mariupol, quân Nga đã viết các lời nhạo báng lên những quả bom sẽ đem đi ném xuống nhà máy Asovstal ngay trong đêm 14.05.   Những chiến sỹ thuộc trung đoàn Asov và lữ đoàn 36 lính thủy đánh bộ Ukraine đang nhìn thẳng vào cái chết. Họ sẽ chết vì bom đạn, vì đói, vì khát, vì nhiễm trùng, vì hết đạn... Dù trong số binh sỹ nam và nữ đó có những người mang tiếng là theo tư tưởng dân tộc, nhưng họ xứng đáng được coi là những người anh hùng.   Ca khúc Stefania không kể về họ. Nhưng nó được tôn vinh chính vì lời kêu cứu cho những người lính đang bị vây hãm, sắp bị thảm sát ở Mariupol./.  
......

Luận án Tiến sĩ

Loc Duong   Lúc này bằng tiến sĩ nước ta rẻ như bèo.   Chỉ với cái luận án về phát triển môn cầu lông cho công chức ở Sơn La, “Chị em phụ nữ chơi cầu, lông bay vùn vụt trên đầu anh em” mà cũng được trao bằng Tiến sĩ, thì tại sao hắn ngu gì mà không trình luận án với đề tài bốc lửa: “ Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh”.   Ngay từ khi thông tin về đề tài luận án của hắn được thông báo, các quan chức trong ngành Giáo Dục- Đào Tạo đã nhao nhao lên đòi giữ chỗ tham dự. Có ông cớm bự bên Thành Ủy còn a lô hỏi có chắc là Ngọc Trinh sẽ có mặt không để ông ấy còn hủy buổi họp quan trọng về “Cứu trợ nhân dân trong vùng dịch bệnh”. Còn tay thư ký‎ riêng của đồng chí Chủ tịch Viện Hàn Lâm thì cương quyết yêu cầu sắp chỗ cho Chủ tịch viện ngồi ngay cạnh Ngọc Trinh, và phải là ghế bên trái, tại vì “xếp của em thuận tay mặt”.   Hôm đó hội trường đông nghịt người, mặc dù không khí có phần u buồn và mất hứng, l‎ý do là vào giờ chót Ngọc Trinh cho biết không thể tới dự vì bận chạy show. Đồng chí cớm bự tức điên lên, chửi cho Ban tổ chức một trận nên thân rồi ngồi lên xe biển xanh chạy đi đâu không rõ. Còn đồng chí Viện trưởng nghe tin không có Ngọc Trinh cũng cáo ốm, không tới được. Thay vào đó ông bay đi khu resort Bà Nà, vừa đánh golf vừa chia sẻ với các đồng sự về nổi buồn sương sương của ông khi nghĩ tới sự thống khổ của giai cấp công nhân lao động.   Để động viên Ban giám khảo và cử tọa, hắn bèn cho chiếu trên màn hình các clip quảng cáo của Ngọc Trinh mặc toàn đồ lót, đang ngồi, nằm, bò  trên giường, đủ các kiểu. Đồng thời hắn bắt đầu thao thao bất tuyệt về bản luận án của mình:   -Cái eo của Ngọc Trinh, xét cho cùng, đã giúp ích rất nhiều cho sự ổn định chính trị. Thử hỏi nếu không có showbiz, bia rượu, bóng đá và các chương trình tấu hài nhảm nhí trên Ti-vi thì năng lượng của các tầng lớp thanh niên sẽ tiêu xài vào đâu ? Đảng ta đã có chủ trương dứt khoát không muốn thanh niên suy nghĩ về chính trị, về hiện tình đất nước, mọi chuyện cứ để đảng lo, thì việc nghiên cứu sâu sát vào cái eo trắng bóc của Ngọc Trinh phải được xem là một đòi hỏi chính trị cấp thiết và mang tầm thời đại. Các đồng chí cần phải quán triệt rằng số đo vòng eo của Ngọc Trinh có tính chất sống còn đối với đảng ta hiện nay….   Thấy cử tọa há hốc mồm ra theo dõi màn hình, hắn phấn khởi nhấp một ngụm nước rồi hùng hồn phát biểu tiếp:   -Vậy thì vòng eo thực sự của Ngọc Trinh là 56 cm hay 57 cm ? Câu hỏi nặng ngàn cân này đòi hỏi một câu trả lời dứt khoát. Câu hỏi này có thể sánh ngang với câu hỏi của thời đế chế La Mã : Quả đất tròn hay vuông? Nhất định lịch sử sẽ không tha thứ cho tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa chúng ta nếu hôm nay tôi và quý vị không tìm ra được câu trả lời thích đáng…   Nghe có tiếng ồ lên từ dưới cử tọa, hắn cứ tưởng mình diển thuyết hay lắm, nhưng khi liếc vào màn hình thấy cảnh Ngọc Trinh đang mặc áo ngủ nằm quằn quại trên giường, hắn biết tiếng ồ này không phải dành cho mình. Bị cụt hứng, hắn bèn nhanh chóng đọc tới phần kết thúc luận án :   -Như đã trình bày ở trên, cho tới nay, khoa học đã chứng minh được rằng : Vào buổi trưa khi nhiệt độ lên cao, các tế bào eo của Ngọc Trinh đã bị thoát nước qua tuyến mồ hôi, do đó con số 56 cm vòng eo đo lúc giữa trưa là không chính xác. Mà số đo 57 cm lúc Ngọc Trinh vừa tắm xong mới thực sự có tính thuyết phục. Tôi đề nghị các đồng chí trong ban Giám Khảo cùng nhất trí với số liệu này và thông qua bản luận án Tiến sĩ của tôi … Vừa dứt câu, cử tọa vỗ tay ào ào, Còn các vị trong Hội Đồng Bảo Vệ luận án, có ông không dám đứng thẳng mà đi lom khom trông rất thảm, tiến lại bắt tay và chúc mừng   hắn đã bảo vệ thành công luận án Tiến Sĩ. Nghĩ tới cái bằng sắp có trong tay, hắn mừng rơn. Hắn không ngờ trình độ phổ thông cơ sở như hắn mà vẫn được vinh dự đứng vào hàng ngũ 35 ngàn tiến sĩ của cả nước. Mặc dù trong số này, hắn biết tỏng là chỉ có vài ngàn là tiến sĩ thật, số còn lại toàn là tiến sĩ trời ơi đất hỡi. Hay nói theo cách nói của dân facebook, thì là loại tiến sĩ giấy của cái chế độ xã hội chủ nghĩa thối tha : Xuống Hố Cả Nút.   Loc Duong  
......

Ukraine. đất nước và con người

Nghia Le "...Ukraine đứng thứ 4 trên thế giới về tỷ lệ dân số được đi học, trong đó 99,4% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết và 70% người trưởng thành có trình độ học vấn từ trung học trở lên. Ngay cả những nhà vô địch boxing hạng nặng của thế giới đến từ Ukraine là Vitali và Wladimir cũng đã có bằng tiến sĩ..." Xét về mặt đạo đức, sự im lặng không đúng lúc, đúng chỗ và làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại là trái lương tâm của con người; còn nhìn trên phương diện pháp lý, sự im lặng đến mức không lên án tội lỗi, không đấu tranh chống lại cái ác cũng là một biểu hiện vi phạm pháp luật. Khi sự im lặng đến mức thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh thì lâu ngày sẽ tích tụ thành trơ lỳ cảm xúc, trơ lỳ thái độ và từ đó sẽ vô hình trung trở thành kẻ đồng lõa với cái xấu, dung túng cho cái sai và tiếp tay cho cái ác lộng hành.   Tôi có thể dễ dàng hiểu những người hiện đang phải sống trong tình trạngg cảnh giác, hoặc bị sốc liên tục, và họ không thể tin được một nước láng giềng, một đất nước như Nga), nơi chúng ta có rất nhiều bạn tốt, rất nhiều điều tốt đẹp đã kết nối chúng ta, có khả năng tấn công chúng ta vào buổi sáng khi chúng ta ngủ và về phủ nhận nhân quyền và phẩm giá của chúng ta.   Mỗi thời một khác. Thế giới sẽ bớt bạo lực và việc dùng vũ lực để khuất phục những nước yếu hơn không còn là một phương cách hiệu quả nữa. Các nước nhỏ đều muốn khẳng định bản sắc của mình, khẳng định văn hoá, lịch sử độc lập của mình và sẽ không dễ cúi đầu trước kẻ xâm lược. Đến cùng một nguồn cội, cùng một dòng máu như Đài Loan với Trung Quốc nhưng bởi hướng đi, quan niệm khác nhau mà họ sẽ còn chiến đấu hết mình nếu bị xâm lược nữa là. Xét cho cùng, thế giới hôm nay vẫn chỉ là sân chơi của những nước lớn. Họ thích thì làm, không quan tâm đến phần còn lại của thế giới, đã có 16.000 người nước ngoài tình nguyện đến chiến đấu bên cạnh người Ukraina.   Từ Ba Lan, nhiều người Ukraina vượt biên giới trở về chiến đấu bảo vệ đất nước . Đa số người Ukraina trên đường trở về nước là nam giới, thế nhưng chúng tôi cũng thấy có một số phụ nữ đã quyết định trở về nước. Chúng tôi đến một trong những trung tâm tiếp đón tạm thời người tị nạn ở thị trấn Przemysl, được đặt tại một trường tiểu học. Trong phòng tập thể dục, bà Ivana Tatchiova ôm chặt con gái 14 tuổi trong tay, rớt nước mắt khi chia tay cô bé. Bà đã đưa con gái đến Ba Lan để cô bé được an toàn, nhưng bây giờ bà đang chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình ngược về đất nước Ukraina.   Trong khi có hàng triệu người Ukraina đã phải rời bỏ chạy lánh nạn sang các nước láng giềng kể từ khi quân Nga tấn công, thì lại có rất nhiều người, không chỉ người Ukraina mà cả người ngoại quốc, tìm cách trở về hay đến Ukraina qua ngả Ba Lan để góp sức giúp đỡ người dân Ukraina hay cầm súng chiến đấu chống quân Nga.   Trong khi xem những quả bom của quân đội Nga hủy diệt đất nước của họ qua truyền hình, hàng nghìn người Ukraine ở nước ngoài đang hỏi mình có thể làm gì để giúp đỡ. Chuyên gia ngành tiếp thị Nikolay cảm thấy thất thần trong hai ngày đầu tiên của cuộc xâm lược, lo sợ cho người mẹ già và cô con gái nhỏ vẫn ở Ukraine trong khi anh đang ở Tây Ban Nha. Không muốn cầm súng, anh đã đóng góp sức mình bằng việc tham gia vào quân đội IT Ukraine.   Nhắc đến đất nước của sắc đẹp thì không thể không nhắc đến Ukraine với những cô gái xinh như búp bê Matryoshka. Những cô nàng Đông Âu này luôn được coi là hình tượng để làm nên những nàng tiên trong những câu chuyện cổ tích. Tạo hóa thật ưu ái khi ban cho những thiên thần xinh đẹp nơi đây toàn bộ những nét quyến rũ đặc biệt đáng ghen tị. Với chiều cao ấn tượng, làn da trắng mịn, đôi chân dài thon thả cùng gương mặt thanh thoát, đôi mắt xanh như ngọc và mái tóc vàng tỏa ánh kim lộng lẫy thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi trên bản đồ sắc đẹp thế giới, Ukraine được mệnh danh là quốc gia có nhiều phụ nữ đẹp nhất.   Không ít du khách khi có dịp ghé thăm vùng đất này đã phải lòng thầm yêu trộm nhớ những cô gái Đông Âu tài sắc vẹn toàn này để rồi khi rời đi phải bùi ngùi mang theo mối tình vùi chặt đáy tim. Nhiều người cho rằng, phụ nữ ở Ukraine luôn biết nắm giữ những bí quyết riêng để khiến mình trở nên đẹp, cuốn hút và nổi tiếng hơn.   Tạp chí du lịch nổi tiếng Travelers Digest đã nhận xét thành phố Kiev, Ukraine là “ngôi nhà của những người phụ nữ đẹp nhất thế giới”.   Ukraine là một đất nước xinh đẹp ở châu Âu, từng là một phần của Liên bang Xô viết cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, kể từ đó Ukraine là một quốc gia độc lập. Hiện nay tất cả mọi người đang đổ dồn sự chú ý vào tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine, nhưng thực tế đất nước Ukraine còn nổi tiếng với nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa từng biết đến.   Mặc dù Nga mới là nước có diện tích lớn nhất thế giới và thường được coi là lớn nhất châu Âu nhưng một phần lãnh thổ của Nga lại thuộc châu Á. Trong khi đó Ukraine là quốc gia có diện tích lớn nhất nằm hoàn toàn trong châu Âu, với tổng diện tích là khoảng 603.628 km². Tuy nhiên dân số của Ukraine không quá đông, chỉ khoảng 46 triệu người, ít hơn dân số của Đức và Pháp.   Một điều rõ ràng ở Ukraine là người dân trên khắp đất nước này đều biết cả tiếng Nga và tiếng Ukraine. Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn hòa nhập với người dân địa phương thì nên dùng tiếng Ukraina, và đó cũng là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Nếu dùng tiếng Anh thì sao? Rất tiếc, đó không phải là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Ukraine.   Đường hầm Tình yêu là một phần của tuyến đường sắt công nghiệp gần khu vực Klevan của Ukraine. “Đường hầm” đẹp mê hồn này thực chất là những vòm cây xanh mọc ở hai bên của tuyến đường sắt, vươn lên cao và uốn cong một cách tự nhiên tạo thành mái vòm rất đẹp. Khung cảnh lãng mạn của nó thu hút rất nhiều cặp đôi đến đây cùng nhau chụp ảnh. Theo truyền thuyết địa phương, những người yêu nhau khi đến thăm nơi này sẽ được hạnh phúc bên nhau trọn đời. Ga Arsenalna thuộc đường tàu điện ngầm Kiev (tuyến Sviatoshynsko – Brovarska) của Ukraine được ghi nhận là ga sâu nhất thế giới, nằm dưới lòng đất 105,5 m. Ở đây có thang cuốn đưa các hành khách từ trên mặt đất xuống bên dưới để lên tàu, phải đi mất 5 phút mới đến nơi.   Ukraine có những vùng đất rộng lớn dành riêng để trồng cây hướng dương. Theo ước tính, tổng diện tích đất trồng hoa hướng dương của Ukraine tương đương với toàn bộ lãnh thổ của đất nước Slovenia. Những vùng đất nông nghiệp rộng lớn của Ukraine với đất đen màu mỡ đã giúp nước này trở thành nơi lý tưởng để trồng lúa mì và các loại cây lương thực khác. Ukraine được mệnh danh là “giỏ bánh mì của châu Âu” vì là một trong những nước sản xuất lúa mì nhiều nhất thế giới.   Máy bay Antonov An-225 Mriya được chế tạo tại Kiev của Ukraine trong thời kỳ vẫn còn là một phần của Liên Xô. Nó có trọng lượng rỗng là 285.000 kg và sải cánh dài 88,4 mét. Đây là chiếc máy bay nặng nhất từng được chế tạo trên thế giới, đồng thời cũng là máy bay có sải cánh rộng nhất trong số các máy bay còn được sử dụng thực tế hiện nay. Ukraine là một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới Ukraine đứng thứ 4 trên thế giới về tỷ lệ dân số được đi học, trong đó 99,4% người dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết và 70% người trưởng thành có trình độ học vấn từ trung học trở lên. Ngay cả những nhà vô địch boxing hạng nặng của thế giới đến từ Ukraine là Vitali và Wladimir cũng đã có bằng tiến sĩ.   Vishyvanka là Quốc phục của Ukraine, đó là một chiếc áo sơ mi trắng được làm bằng vải lanh và được trang trí bằng những hình thêu hoa lá hoặc các chi tiết thủ công khác. Điểm đặc biệt của bộ trang phục này là kỹ thuật thêu mang bản sắc riêng của Ukraina và cả hai giới nam hay nữ đều có thể mặc được.   Ukraine sở hữu rất nhiều lâu đài, pháo đài, nhà thờ và thành phố cổ   Ukraine có truyền thống lịch sử và văn hóa rất phong phú, trong đó có 6 di sản văn hóa và 1 di sản tự nhiên được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Nhiều thành phố của nước này có lịch sử lâu đời và sở hữu các di tích lịch sử được bảo tồn khá nguyên vẹn.   Ukraine, còn gọi là Kievan Rus (chữ "Rus" là những người chèo xuồng) vào thế kỷ 10-11, từng là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, có lãnh thổ trải dài từ biển Đen đến biển Trắng phủ trọn một phần Phần Lan, Nga, Belarus, và Ukraine của ngày nay.   Đến thế kỷ 13, đế chế Mông Cổ chinh phạt qua châu Âu thì đế chế Kievan Rus sụp đổ. Cũng lúc này tại Việt Nam, đế chế Mông Cổ sang xâm lăng thì bị các vua nhà Trần đánh bại.   Sang thế kỷ 14, Ukraine bị chia nhỏ ra, quản lý bởi 3 nước Golden Horde (từ Mông Cổ), Vương Quốc Ba Lan-Lithuania, và Crimean Khanate (sau do Nga quản lý). Sau cuộc chiến Nga-Phần Lan, đến thế kỷ 18, thì phần đất Ukraine chỉ còn Áo-Hung và Nga chia ra quản lý.   Nước Ukraine hiện đại giành độc lập từ năm 1917, gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Ukraine (UPR) khi cuộc cách mạng tháng 10 bên Nga chấm dứt sự thống trị của Sa Hoàng Nga. Sau đó, Ukraine lại dính vào cuộc chiến 4 năm, từ 1917-1921, do phe UPR (những người quốc gia Ukraine do Symon Petluira lãnh đạo) đánh với với Soviet do bên cộng sản Bolshevik (do Lênin lãnh đạo). Nhóm Bolshevik giành chiến thắng năm 1922, thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukrainian Soviet. Nước này, cùng Nga, lập ra liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Xô (USSR) năm 1922.   Năm 1938, Nikita Khrushchev được Stalin chỉ định làm tổng bí thư đảng cộng sản Ukraine. Năm 1953, khi Stalin mất thì Khrushchev trở thành bí thư thứ nhất của Liên Xô. Năm 1939, khi Đức Quốc Xã và Liên Xô xâm chiếm Ba Lan thì lãnh thổ Ukraine trải rộng thêm phía đông.   Trong lúc chiến tranh thế giới lần II, nhóm thân quốc gia Ukraine (Ukrainian Insurgent Army) cố gắng chiến đấu chống liên bang Soviet, định tách Ukraine ra thành nước độc lập, nhưng thất bại. Năm 1954, Khrushchev trả phần bán đảo Crimea của Liên Xô về lại cho Ukraine để giúp ổn định tình hình Ukraine. Nghia Le
......

Luật Chiến Tranh

Peter Pho   Mấy hôm nay, nhìn cảnh quân Nga giết người tàn bạo tại Ukraine mà ghê sợ. Không thể tin được loài người trong thế kỷ 21 lại vẫn còn giữ nguyên bản tính sài lang. Lão thiết nghĩ, Liên Hiệp Quốc chẳng phát huy nổi vai trò gì trong vấn đề này. Rồi lại nghĩ, tại sao một luật lệ cho chiến tranh mang tính răn đe và xử phạt với tội ác hủy diệt nhân loại đến nay vẫn chưa được soạn thảo và thông qua?   Phải có một đạo luật chiến tranh cho bất kể cuộc chiến nào trong hiện tại và tương lai. Trong đó có những đạo luật cấm “nhấn nút trước” dùng đến vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học trong chiến tranh. Ngăn cấm cố ý bắn vào dân thường, hãm hiếp phụ nữ phe đối phương. Nếu vi phạm với số lượng lên đến bao nhiêu thì sẽ là tội ác hủy diệt nhân loại. Tổng thống nước ấy và tất cả các thành viên nội các phải bị tuyên bố là tội phạm chiến tranh, cách xử phạt như thế nào, treo cổ toàn bộ, ám sát bằng máy bay không người lái, tịch thu tài sản, khống chế bỏ tù…Các thành viên trong gia đình họ cũng sẽ phải bị phạt theo gồm các điều khoản này nọ…   Ngoài ra cấm bắn phá vào các nhà thờ, chùa chiền, trường học, bệnh viện, các khu đi sản văn hoá…Nếu có nhỡ bắn vào cũng phải truy cứu trách nhiệm nặng nề… Luật chiến tranh, lính cứu thương.   Lão mong rằng phái đoàn nước ta tại LHQ đọc được những dòng này và đề nghị biên soạn lại Luật Chiến Tranh cho rõ ràng, rành mạch từng mục một và được các nước hội viên nhất trí thông qua. Được tuyên truyền thường xuyên và sâu rộng khắp thế giới. Như vậy vừa là nhắc nhở, giáo dục và răn đe cho tất cả những kẻ muốn gây ra chiến tranh. Liên Hiệp Quốc phải có sức mạnh phát huy vai trò của mình một cách hiệu quả chứ không phải là một tổ chức bù nhìn chỉ làm những việc như một ông giáo tốt bụng trước những học trò ranh mãnh.   Lại quay về nhìn lại binh lính Nga, đa số là con em nông dân nghèo, chiến tranh đã biến họ thành lưu manh trộm cắp, giết người cướp của. Hai thằng vừa vào ăn cắp đồ của nhà dân xong hí hửng kháo nhau:   - Mẹ kiếp, bọn Ukraine sao lại giàu thế! Mi cướp được những cái chi?   - Tao lấy được mấy bộ cánh cho vợ và cái đồng hồ báo thức. - Tao cũng rứa, đem về cho vợ mặc dự lễ kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga cho sang. Bọn này nhiều quần áo thật. Tao lấy được một số bánh kẹo, ăn một số, còn đem về cho con. - Tao cũng thủ con gà trong tủ lạnh, chốc hai thằng nướng ăn. - Tao cuỗm chai Vodka đây rồi!   - Tiếc cái tủ lạnh quá. Giá có xe, tao đưa luôn về nhà dùng.   - Ừ, tao tiếc cái máy giặt, đẹp mà tiện lợi. Không thô kịch như bên nhà.   - Nhiều thứ quá mà không mang nổi, tiếc thật!   Nhìn hai thằng lôi thôi lếch thếch, bẩn thỉu, mắt la mày lét đúng dân trộm chó trộm gà xứ mình. Cu cậu nào cùng một giuộc nhảy vào nhận bạn bè chiến hữu đi! Thằng tổng thống và bọn tài phiệt thì giàu nứt đố đổ vách, dân thì 97% là nghèo đói. Thật xấu hổ cho một cường quốc, xấu hổ cho đại đế Putin có những thảo dân như vậy!  
......

Tại sao công nghệ thấp của Nga thua trận?

Nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraina đã bộc lộ những thiếu sót về công nghệ của nước này. Ảnh: Facebook Nghiên Cứu Lịch Sử Matt Aizawa Ngày 5 tháng Tư 2022 Biên dịch: GaD   Moskva sắp nhận ra rằng họ không thể chống lại chiến tranh chính xác hiện đại nếu không có nguồn cung cấp chất bán dẫn tiên tiến ổn định Tổng thống Vladimir Putin, con đẻ của tư duy kinh tế kế hoạch, không bao giờ hiểu rằng một quốc gia cần một cơ sở công nghiệp rộng khắp để hỗ trợ một quân đội hiện đại. Sự thiếu hiểu biết đó bây giờ khiến ông ta dễ bị tổn thương. Những người gần trung tâm quyền lực Moskva chắc đang đặt câu hỏi: Tại sao quân đội Nga không thể chiếm được Kiyv khi Putin từng khoe rằng có thể làm được điều đó trong hai ngày? Bộ Tổng tham mưu Nga báo cáo rằng giai đoạn đầu tiên của “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraina hiện đã kết thúc và họ sẽ chuyển sang tập trung cho mặt trận phía đông. Chúng tôi giải thích, điều này có nghĩa là người Nga nhận ra rằng họ không thể chiếm được Kiyv để thành lập một chính phủ bù nhìn thân thiện – ít nhất trong vài tháng tới. Vì vậy, bây giờ họ đang giả vờ mục tiêu ban đầu của họ là một nơi nào đó ở phía bên kia [sông] Dnepr. Các phương tiện truyền thông phương Tây tràn ngập bình luận về việc quân đội Nga là Quân đội Potemkin, liên quan đến những ngôi làng thịnh vượng giả tạo mà Grigory Potemkin xây dựng cho người tình của mình, Yekaterina II. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky ghi nhận quân đội Ukraina đã chiến đấu trở lại. Đồng ý rằng, họ rất mạnh mẽ và có động lực cao; nhưng chúng tôi nghi ngờ một yếu tố khác ở đây. Nga biết rằng họ không thể chống lại chiến tranh chính xác hiện đại trong một thời gian dài nếu không có chất bán dẫn, trong trường hợp của Nga, phần lớn là nhập khẩu. Trước chiến tranh chính xác, các tướng lĩnh tìm kiếm ưu thế về số lượng. Hàng ngàn máy bay ném bom đã bay theo đội hình để thả hàng trăm ngàn quả bom. Tuy nhiên, trong Thế chiến II, chỉ khoảng 7% bom do Quân đoàn không quân Mỹ số 8 rơi vào phạm vi 1.000 feet [khoảng 305m] tính từ mục tiêu. Đó là một cuộc chiến với số lượng lớn, không giới hạn độ chính xác. Các cuộc chiến tranh Triều tiên và Việt Nam được thực hiện với công nghệ cơ bản giống nhau. Nhiều nhiệm vụ được thực hiện và một số máy bay đã bị bắn hạ chỉ để làm nổ tung một cây cầu. Một tấm wafer được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn, một yếu tố quan trọng mà Nga đang thiếu. Ảnh: Cung cấp Chiến tranh chính xác Bắn kẻ thù (bullseye) chỉ với một phát súng đã trở nên dễ dàng hơn vào thời chiến tranh Balkan và vùng Vịnh. Điều này chủ yếu nhờ vào chất bán dẫn, những con chip silicon nhỏ bé đó dùng để tính toán, nhìn và dẫn đường cho một đường đạn. Những năm qua, bom và tên lửa đã được dẫn đường bằng dây, sóng radio tia hồng ngoại, laser, dẫn đường qua vệ tinh và nhiều hơn thế nữa. Với công nghệ ngày nay, nếu định vị được, bạn có thể bắn trúng mục tiêu, thậm chí là mục tiêu di động trong bóng tối. Đây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi: một số đòn đánh chính xác có thể làm suy yếu kẻ thù với ưu thế về số lượng. Và độ chính xác càng cao, đạn càng nhỏ và trọng lượng càng nhẹ.  Tên lửa phòng không như Stinger và tên lửa chống tăng như NLAW và Javelin đủ nhẹ để có thể “di động”. David có thể giành chiến thắng trước Goliath tại chiến trường này như những gì người Ukraina đã chứng minh. Bạn sẽ mong đợi người Nga đáp lại một cách tử tế. Tuy nhiên, vũ khí chính xác của Nga hầu như không hoạt động. Drone Nga đã được thổi phồng rất nhiều, không xuất hiện nữa. Người Nga đang sử dụng hầu hết pháo binh (bừa bãi) và rocket không điều khiển dặt trên xe.  Thỉnh thoảng, một tên lửa hành trình chính xác xuất hiện và khi các phương tiện truyền thông đăng tải đầy rẫy những bình luận về Quân đội Potemkin, Moskva lại đưa ra tên lửa siêu thanh của mình để nhắc nhở thế giới rằng nước này là một cường quốc công nghệ. Nhưng nó là cái gì?  S-70 Okhotnik-B (Hunter-B), một UAV tàng hình hạng nặng do Nga sản xuất. Ảnh: YouTube/Screengrab Vùng trống rỗng bán dẫn Nga chỉ chiếm 0,1% nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn, theo WSTS (Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Thế giới) và dường như tiêu thụ đã giảm kể từ năm 2018. Khám nghiệm xác drone Nga cho thấy gần như tất cả các linh kiện điện tử nhập khẩu được lấy từ các sản phẩm tiêu dùng do Sony, Nintendo và Samsung sản xuất. Người ta nhớ đến chiếc Mig 25 của Liên Xô đào tẩu từ Siberia đến Nhật Bản vào năm 1976. Khi người Nhật xem xét các thiết bị điện tử hàng không, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng người Nga vẫn đang sử dụng đèn chân không chứ không phải chất bán dẫn thể rắn. Bất chấp Sputnik, vũ khí hạt nhân megaton lớn nhất và tên lửa siêu thanh, thiết bị điện tử quân sự của Nga có lịch sử tụt hậu so với phương Tây. Người ta muốn nói rằng điều này là do Liên Xô đã bỏ qua nhu cầu điện tử tiêu dùng của họ. Việc Nga ném bom bừa bãi đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Moskva đã không tận dụng thành công các loại bom thông minh. Ảnh: Facebook Nga gần như hoàn toàn bị loại khỏi chuỗi thực phẩm bán dẫn toàn cầu. Và nếu điều này tiếp diễn, các thiết bị điện tử của quân đội Nga có thể sẽ bị ảnh hưởng. Các trường đại học Nga đào tạo ra một số kỹ sư điện tử sáng giá nhất trên thế giới. Họ có thể thiết kế bất kỳ mạch tích hợp nào để tạo ra những con chip thông minh mà quân đội của họ cần. Nhưng khả năng sản xuất chúng của Nga vẫn kém phương Tây hàng thập kỷ. Chế tạo một con chip có nghĩa là sử dụng phương pháp in thạch bản cấp độ nano để in các mạch tích hợp lên tấm silicon trong một phòng siêu sạch và cắt các con chip, kiểm tra và đóng gói chúng. Vấn đề đối với Nga là hầu hết các thiết bị “phù hợp” cho các bước này đều được sản xuất ở phương Tây, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và EU, và chúng không có sẵn để Nga mua. Các thiết kế chip của Nga chủ yếu được sản xuất ở Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước khác. Nhưng hiện tại các nguồn này đã bị xử phạt. Một khi Nga hết nguồn cung cấp chất bán dẫn, nó sẽ cao và cạn kiệt – giống như EU đang cạn kiệt khí đốt tự nhiên từ Nga. Những quả bom không quá thông minh Cứ cho là có rất nhiều vụ buôn lậu diễn ra. Hãy đến bất kỳ chợ điện tử nào ở Tokyo, Seoul hoặc Đài Bắc và chip bán dẫn bán sẵn luôn sẵn sàng để vận chuyển bằng vali đến Vladivostok. Nhưng không phải tất cả các chip bán sẵn đều giống nhau. Người ta có thể hiểu cách mà Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã ủng hộ Bắc Kinh gần đây, có thể là để xem liệu Trung Quốc có thể sản xuất chất bán dẫn mà Nga cần hay không. Tuy nhiên, chip của Trung Quốc không ở mức vượt trội như của Đài Loan hay Hàn Quốc. Chất bán dẫn là mắt xích yếu nhất trong nỗ lực chiến tranh của Nga. Sản xuất chất bán dẫn trong nước Nga đơn giản là không đủ để duy trì chiến tranh vũ khí chính xác hiện đại. Không có chất bán dẫn, Nga không còn khả năng chống chọi với chiến tranh bao vây thời Trung cổ. Không có vũ khí chính xác, Nga vi phạm Công ước Geneva. Đây không phải là một học thuyết quân sự xấu xa nào đó của Nga; điều này đang làm với những gì ngành của bạn có thể cung cấp. Nếu Putin có ưu thế trên không và đủ vũ khí trang bị thông minh, không có lý do gì để Nga từ bỏ Kiev. Nhưng đó chính xác là những gì ông ta phải làm. https://asiatimes.com/2022/04/why-low-tech-russia-is-losing-the-war/    
......

David Beckham biểu tượng của lòng nhân ái

Lạc Việt   Theo tờ New York Times, huyền thoại bóng đá David Beckham đã giao tài khoản Instagram của ông với 71,4 triệu người theo dõi cho một bác sĩ phụ sản ở Ukraine là nữ bác sĩ Iryna. Bác sĩ Iryna là người điều hành Trung tâm Phụ sản của một khu vực ở thành phố Kharkiv. Khi thành phố này bị pháo kích nặng nề, bà đã làm việc 24/7 để giúp đỡ các bà mẹ sinh con trong tầng hầm của bệnh viện.   David Beckham cho biết ông đang hợp tác với UNICEF để quyên góp tiền cho người dân Ukraine. Với hơn 71,4 triệu lượt người theo dõi, David Beckham là 1 trong 5 người có tài khoản Instagram được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Tài khoản này được định giá khoảng 10.7 triệu USD và là nơi để Beckham tiếp tục kiếm tiền qua các quảng cáo.   Trao lại tài khoản này cho bác sĩ Iryna, ông mong muốn thông tin từ vị bác sĩ anh hùng này sẽ được lan tỏa đến cắc fan của ông và tiền lợi nhuận kiếm được từ tài khoản này sẽ để giúp các bà mẹ tương lai trong một đất nước bị tàn phá. Ông cho biết: “Nhờ sự đóng góp của các bạn, máy tạo oxy mà họ nhận được đang giúp những đứa trẻ sơ sinh sống sót trong điều kiện kinh khủng”.   David Beckham đã là thần tượng của giới hâm mộ bóng đá, nay ông còn là biểu tượng của lòng nhân ái. Ước gì Việt Nam cũng có những đại gia làm được điều như thế!    
......

Đã phất lên ngọn cờ chiến thắng

Lưu Trọng Văn Mặc dù Putin chưa ngưng đạn bom trút lên các thành phố, làng mạc êm đềm và cổ kính của Ukraina, nhưng trong mắt những ai yêu cái Đẹp và Lẽ phải, Ukraina đã chiến thắng.   Ukraina chiến thắng không phải vì nhân loại nhận ra bộ mặt dối trá, tàn bạo của Putin và những kẻ liếm gót Putin trong đó có cả một số lãnh đạo đảng cộng sản Nga hèn hạ làm ô nhục hình ảnh những chiến sĩ Hồng quân của nước Nga vĩ đại một thời.   Ukraina cất lên bài ca chiến thắng khi những người Dân lấy bao tải đắp bảo vệ tượng đài Văn hoá- Lịch sử. Khi cô gái dưới hầm trú bom kéo violin bản tình ca dân gian tổ quốc mình. Khi những đứa trẻ hoà tấu quốc ca cùng cha mẹ trong tiếng gầm đại pháo cấp tập. Khi các nghệ sĩ nhà hát Opera Odexa ra chiến hào cùng hát bản giao hưởng Hoà bình. Khi bất chấp hàng trăm xe tăng Nga bao vây Kyiv Giàn nhạc Giao hưởng Quốc gia trình diễn giữa quảng trường Trung tâm không che chắn.   Nguyễn Trãi vĩ đại 600 năm trước cất lên tiếng nói trước quân xâm lược Đại Hán: Hoà bình là gốc của Nhạc. Giàn nhạc Giao hưởng Quốc gia trình diễn giữa quảng trường Trung tâm Kyiv Vâng giữa đạn bom của bọn quỷ ác khi Nhạc đã cùng cả một Dân tộc cất lên thì Hoà bình phất cao rồi ngọn cờ Chiến thắng.      
......

Mykhailo Fedorov người đã khiến Apple, Google quay lưng với Nga

Bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất Ukraine đã thuyết phục nhiều công ty công nghệ lớn ủng hộ nước này trong cuộc đối đầu với Nga. Nếu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là gương mặt đại diện cho cuộc xung đột vũ trang giữa Ukraine và Nga, thì Phó thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov là người khiến các công ty công nghệ lớn có hành động mạnh mẽ với Nga. Ở tuổi 31, ông Fedorov là bộ trưởng trẻ nhất của Ukraine. Trước khi xung đột diễn ra, ông Fedorov, với tư cách là Bộ trưởng Chuyển đổi số của Ukraine, đã đi khắp thế giới và gặp gỡ lãnh đạo của các công ty công nghệ hàng đầu. Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, vị bộ trưởng đã sử dụng mạng xã hội và email để kêu gọi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới chống lại Nga. Người thúc đẩy chuyển đổi số Bức ảnh chụp cùng CEO Apple được ông Mykhailo Fedorov chia sẻ trên trang cá nhân. Ảnh: Mykhailo Fedorov. Cách đây 6 tháng, Mykhailo Fedorov đã đến Thung lũng Silicon để thảo luận về quá trình chuyển đổi số của đất nước ông. Trên tài khoản Facebook, ông đã đăng một bức ảnh với CEO Apple Tim Cook ở Palo Alto, California, ca ngợi Cook là “nhà quản lý tài năng nhất thế giới”. Trước khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, nhiệm vụ của Fedorov là giúp nhiều người Ukraine được sử dụng Internet, mang các công việc và công ty công nghệ cao cho đất nước. Trong nhiệm kỳ của mình, Fedorov đã đi khắp thế giới, thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các công ty công nghệ hàng đầu. Trong chuyến đi năm 2021 cùng Tổng thống Ukraine Zelensky tới trụ sở Apple, ông đã nói chuyện với Tim Cook về việc đưa Apple Store đến Ukraine, cách Apple có thể trợ giúp điều tra dân số Ukraine, cũng như mở rộng giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở nước này. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ các cuộc gặp với Amazon, Giám đốc vận hành Facebook Sheryl Sandberg và Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ của Google Karan Bhatia. Chiến tranh truyền thông Khi tên lửa của Nga tấn công Ukraine, ông Fedorov kêu gọi một số công ty công nghệ lớn trên thế giới đóng cửa truyền thông của Nga và ngắt kết nối Nga với phần còn lại của thế giới. Theo Thứ trưởng Bộ chuyển đổi số Alex Bornyakov, ông Fedorov đã kêu gọi khoảng 50 công ty viện trợ cho Ukraine. Khi chiến tranh làm ảnh hưởng tới kết nối Internet tại Ukraine, ông Fedorov kêu gọi sự trợ giúp của tỷ phú công nghệ Elon Musk. Ông đã đề nghị CEO SpaceX gửi hệ thống Internet vệ tinh Starlink, một phương tiện quan trọng để giúp người dân Ukraine kết nối mạng. Ngay sau đó, Elon Musk đồng ý, và chỉ 2 ngày sau ông Fedorov thông báo rằng hệ thống đã đến. Kể từ khi Fedorov lên tiếng về cuộc tấn công của Nga vào tuần trước, Facebook và YouTube đã ngay lập tức hạn chế các phương tiện truyền thông của Nga đồng thời Google đã tắt một số tính năng trên Google Maps để bảo vệ sự an toàn của công dân Ukraine. Sau yêu cầu của ông Fedorov, Apple cũng cho biết họ sẽ tạm dừng tất cả hoạt động bán sản phẩm ở Nga. Sau khi cuộc xung đột bắt đầu, ông Bornyakov cho biết ưu tiên đầu tiên của chính phủ Ukraine là đảm bảo cơ sở hạ tầng quan trọng chống lại các cuộc tấn công mạng và đảm bảo các dịch vụ kỹ thuật số của chính phủ vẫn hoạt động. Nhưng sau đó, họ sớm cân nhắc việc gây áp lực lên các công ty công nghệ lớn nhằm trừng phạt Nga. Hôm 26/2, ông Fedorov đã liên hệ trực tiếp Tim Cook để yêu cầu chặn quyền truy cập vào App Store ở Nga. Hôm 27/2, ông gửi lời cảm ơn chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, Nick Clegg, vì đã thực hiện các bước để hạn chế truyền thông nhà nước Nga. “Không có chỗ cho tội phạm chiến tranh trong metaverse”, Phó thủ tướng Ukraine chia sẻ trên Twitter. Hôm 1/3, ông tiếp tục yêu cầu YouTube đưa ra quyết định. Ngày hôm sau, YouTube thông báo rằng họ sẽ hạn chế các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga ở châu Âu. Fedorov cũng đưa ra lời kêu gọi trực tiếp đối với cộng đồng tiền mã hóa, kêu gọi các sàn giao dịch lớn chặn người dùng Nga và thúc giục các công ty thẻ tín dụng lớn chặn các dịch vụ ở nước này. Sáng 1/3, Thứ trưởng Bornyakov cho biết Bộ chuyển đổi số Ukraine đang liên lạc thường xuyên với các công ty như Google, Apple và Meta. Apple từ chối đưa ra bình luận về cuộc họp vào tháng 9, tuy nhiên cho biết họ đang “liên lạc với các chính phủ liên quan về các hành động mà chúng tôi đang thực hiện”. Google, Netflix và Amazon cũng từ chối đưa ra bình luận. Nhiều công ty công nghệ như Meta, Google, Apple chặn dịch vụ tại Nga để phản đối cuộc tấn công Ukraine. Ảnh: Reuters. Theo ông Emerson Brooking, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, những áp lực mạnh mẽ và liên tục trên mạng xã hội từ ông Fedorov và chính phủ Ukraine đã giúp họ vượt qua Nga trong cuộc chiến thông tin. “Cách ông Fedorov và các chính trị gia Ukraine sử dụng Twitter đã cho thấy ngay từ đầu họ đã hiểu rằng đây sẽ là một cuộc chiến tranh truyền thông”, ông Brooking nhận định. Mục tiêu cuối cùng là giúp giành chiến thắng trong cuộc chiến bằng cách xoay chuyển dư luận thế giới và của chính người dân Nga chống lại Putin và chính phủ của ông. “Hãy làm cho cộng đồng doanh nghiệp Nga và những công dân Nga nhìn thấy những gì quân đội đang làm. Khi các nền tảng lớn và toàn thế giới bắt đầu hành động, đây sẽ là tín hiệu cho họ thấy rằng hành động của chính phủ Nga là không thể chấp nhận được”, ông Bornyakov cho biết. Việt Anh Theo Washington Post  
......

Bức tượng Putin muốn đập bỏ tại quảng trường Kyiv

Bức tượng cô bé gầy lòi xương tay nắm thật chặt một nhánh lúa mì trong tay Khai Nguyên TV   Bức tượng cô bé gầy lòi xương tay nắm thật chặt một nhánh lúa mì trong tay, đôi mắt đầy nét thảm sầu. Biểu tượng cho nạn đói do bàn tay ác tâm của con người, của ác quỷ Staline, cố tình tạo ra, để “dạy cho dân Ukraine một bài học”, vì lúc đó, Ukraine luôn luôn muốn dành lại quyền tự trị của quốc gia họ bị Xô Viết cưỡng chiếm sau CTTG 1. Giống như con chim xinh đẹp chết khô vì đói trong chiếc lồng dầu xung quanh là những cánh đồng lúa mì chín vàng bát ngát ( Ukraine là trung tâm sản xuất lúa mạch lớn nhất Châu Âu lúc đó). Staline đả chiếm, phong toả tất cả ruộng lúa mì lúa mạch của người dân Ukraine. Nạn đói kinh hoàng đến mức có 17 người chết đói trong một phút, 1000 trong một giờ, và 24500 người lăn ra chết vì đói đầy dẩy trên các đường phố trong mổi ngày.   Làng mạc thành phố Ukraine trở nên hoang vắng, Staline đẩy dân Nga vô để đồng hoá. Thủ tiêu hay đày biệt xứ hết bất cứ ai có thể còn sống sót và làm nhân chứng cho vở tuồng diệt chủng có tên gọi Holodomor ( tiền thân của những vụ diệt chủng khác như Holocaust của Hitler sau này).   Nga luôn thẻm muốn Ukraine, trong khi dân Ukraine luôn căm hận nước Nga. Chỉ có chiếm Ukraine, Nga mới nắm vị trí địa lý lẩn chính trị đối với Châu Âu. Không biết cuộc chiến hôm nay sẻ đi đến đâu. Nhưng điều chắc chắn là nổi căm hận Nga của người Ukraine sẻ càng dâng cao. CÓ CHIẾM ĐƯỢC UKRAINE ĐI NỬA, CHÍNH QUYỀN DỰA VÀO QUÂN ĐỘI NGA CỦA PUTIN VẨN SẺ KHÔNG BAO GIỜ CAI TRỊ ĐƯỢC DÂN UKRAINE TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG CỦA HỌ.   “Người ta có thể trên lưng ngựa mà chiếm cả thiên hạ. Nhưng không thể ngồi trên lưng ngựa mà cai trị thiên hạ”.   https://education.holodomor.ca/.../holodomor-monuments/...  
......

Người vợ góa Ukraine nói: Chúng ta hãy chiến đấu cho tới khi chiến thắng!

Ảnh: Cô Oksana Dudar, góa phụ của ông Victor Dudar, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters bên ngoài bảo tàng địa phương Zhokava ở ngoại ô Lviv, Ukraine, ngày 10 tháng 3 năm 2022. Nguồn: REUTERS / Kai Pfaffenbach Thu Ngoc Dinh   Trước khi ra trận, Viktor Dudar, một người lính Ukraine, đã ôm vợ mình là cô Oksana và nói cô đừng lo lắng.   Hàng ngày, trong khi đang chiến đấu với quân Nga, Viktor đều dành thời gian để nhắn tin hoặc gọi phone cho vợ. Môt lần anh nhắn tin cho cô: "Anh còn sống. Tất cả đều ổn".   Ngày 3 tháng 3, một tuần sau khi quân Nga xâm lược Ukraine, người vợ đã không còn nhận được tin nhắn từ chồng mình nữa. Ba ngày sau, nỗi lo sợ nhất của cô Oksana đã được xác nhận, khi một linh mục và một số binh lính đến trước cửa nhà cô.   Cô Oksana, 47 tuổi, nhớ lại: "Họ bước vào nhà và nói: 'Chồng cô là một anh hùng'. Không cần nói thêm lời nào nữa". Chồng cô đã chết trong một trận mưa tên lửa của Nga.   Viktor, 44 tuổi, từng là một nhà báo trong thời bình. Anh là một trong số hàng trăm binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lăng Ukraine từ ngày 24 tháng 2.   Phía Ukraine cho biết, lực lượng của họ đã giết chết hơn 12.000 quân Nga. Phía Nga xác nhận, có khoảng 500 quân Nga thiệt mạng. Cả Nga lẫn Ukraine, không bên nào tiết lộ thương vong phía Ukraine.   Trong các bài phát biểu thường xuyên của mình trên truyền hình, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky đã trao tặng danh hiệu “Anh hùng Ukraine” cho những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược. Riêng hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Zelensky đã đọc tên 13 người.   Liên Hiệp quốc ước tính, có khoảng 1.500 thường dân thiệt mạng hoặc bị thương, trong khi các quan chức Ukraine dự đoán, số người chết cao hơn nhiều khi Nga tiếp tục bao vây và bắn phá các thành phố của họ.   ***   Oksana và Viktor Dudar gặp nhau ở trường đại học, khi anh đến ký túc xá của cô để chuyển một số đồ đạc. Họ lập gia đình ở Zhovkva, gần thành phố Lviv, miền tây Ukraine và có với nhau một cô con gái 21 tuổi, tên là Sofia.   Vẫn còn bàng hoàng vì đau buồn, Oksana ngồi đó với chiếc mũ nồi và huy hiệu quân đội của Viktor trên đùi, dùng những ngón tay đã đỏ lên vì lạnh, xoa lên chiếc huy hiệu. Oksana nói, là một nhà báo chuyên viết về các vấn đề quân sự, Viktor tin rằng một cuộc xâm lược của Nga sắp xảy ra.   Vài giờ sau cuộc tấn công của Nga, Viktor đã lái xe đến Lviv để trình diện tại trụ sở của Lữ đoàn 80. Anh từng phục vụ trong lữ đoàn này hồi năm 2014, khi Nga xâm lược Crimea và bắt đầu hậu thuẫn cho những kẻ ly khai chiếm khu vực này, thuộc miền đông Ukraine.   Oksana sau đó biết được rằng Viktor đi thẳng ra mặt trận, đến Mykolaiv, một thành phố cảng chiến lược trên Biển Đen. Khu vực này là hiện trường của các cuộc đụng độ ác liệt khi binh sĩ Ukraine đẩy lùi lực lượng Nga đang càn quét, khỏi Crimea.   Trở về nhà ở Zhovkva, một thị trấn không bị ảnh hưởng bởi giao tranh, Oksana cố gắng đánh giá từ các tin nhắn hàng ngày của Viktor và các cuộc gọi thoáng qua, xem anh ấy đang ở đâu và mức độ nguy hiểm mà Viktor đã trải qua. Anh ấy không bao giờ tiết lộ vị trí chính xác của mình, nhưng đã đưa ra những cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của mình ở chiến tuyến. Có đêm, anh ngủ trên cây. Có lúc người dân địa phương đã nấu những bữa ăn nóng hổi cho đơn vị của anh.   Anh nói thẳng với Oksana, cô cũng là một nhà báo, về trận chiến phía trước: "Trên TV, chúng ta nghe về những chiến thắng vĩ đại của Ukraine, về cách chúng ta tiêu diệt kẻ thù. Nhưng có vẻ như anh sẽ ở đây trong một thời gian dài". Sau đó, ngày 3 tháng 3, Viktor im lặng, không nói gì. Oksana nhắn tin cho chồng chiều hôm đó: "Anh đang ở đâu? Điều gì đang xảy ra với anh?"   Sau khi cái chết của Viktor được xác nhận, đồ đạc của anh đã được gửi lại cho vợ - đó là chiếc ví của anh và những thứ bên trong ví, ngoài ra không có gì khác - và sau đó là thi thể của anh. Quan tài đã được niêm phong. Oksana cho biết, cô không được phép nhìn vào bên trong.   Viktor được chôn cất tại Nghĩa trang Lychakiv ở Lviv, mộ của anh chất đầy hoa. Bên cạnh anh là sáu người lính khác nằm bên dưới những vòng hoa. Đằng sau họ là những ngôi mộ trống, nơi sẵn sàng để chôn cất cho nhiều người khác nữa. Cái chết của Viktor đã khiến Oksana quyết tâm hơn. Cô nói: "Sau những mất mát to lớn như vậy, sau những đau thương đã ập đến trên mảnh đất của chúng tôi, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chiến thắng. Cho những người đã chết, chúng ta phải giành chiến thắng".   Ngọc Thu dịch   Nguồn: https://www.reuters.com/.../fight-till-victory-says.../  
......

Ukaine tuy xa mà gần

 · Tho Nguyen     Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại.   Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình. Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.   Nhưng kho hạt nhân lớn nhất thế giới, nền công nghiệp vũ trụ hàng đầu cũng như trữ lượng dầu khí tưởng như vô hạn đã không giữ được đế quốc Liên Xô khỏi bị sụp đổ. Nó sụp đổ vì thiếu vắng những giá trị của thời đại. Đó là dân chủ, tự do, nhân đạo.   Tập Cận Bình Những kẻ độc tài kiểu Putin hay Tập Cận Bình chỉ nghĩ đến được những việc như thay đổi hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Họ chỉ thích tập hợp quanh mình những kẻ khiếp nhược mà ta thấy trong cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia của Putin. Vì vậy mà khi kẻ độc tài lên cơn điên thì không có ai cản được, khi vua cởi truồng mà tất cả vẫn phải nhắm mắt khen đẹp.   Tổng thống Trump ở Mỹ có thể muốn làm nhiều việc động trời. Nhưng quanh ông ta là cả một thiết chế dân chủ, là quốc hội, là tòa án, là những con người có tư tưởng dân chủ nằm ở mọi nơi. Người đảng cộng hòa, do ông ta đưa vào các vị trí quan trọng cũng vẫn hành động theo lương tâm và luật pháp. Đó chính là sự khác nhau về đẳng cấp văn minh.   Giờ đây Putin nuối tiếc vị thế của hoàng đế, khi có cảm giác là mình đã bình định được thiên hạ ở Nga và các nước Trung Á. Những cuộc chiến ông ta phát động ở Georgi (Gruzia) hay nay ở Ukraine là để thỏa mãn mộng bá của vương cá nhân ông ta chứ không liên quan gì đến lợi ích của 140 triệu người Nga. Mọi câu chuyện về lịch sử Ukraine mà ông ta kể ra hôm nọ chỉ để lừa bịp những kẻ nhẹ dạ.   Cho dù chúng có đúng đi nữa thì việc dùng bom đạn để sửa lại lịch sử cũng giống như giả sử người Đức đòi lại vùng Đông Phổ nằm ở Ba-Lan và kể cả thành phố Kaliningrad của Nga, hay giả sử người Hungary, người Tiệp đòi lại các lãnh thổ họ bị mất trong hai cuộc đại chiến. Người Việt còn nhớ đến các vùng đất Cham-pa, Chân-Lạp, Cao Lãnh, Trà Vinh từng là của ai?   Cái lý người Nga bị tàn sát ở Ukraine thì rõ là bốc mùi của vụ Nạn-Kiều-Hoa mà Đặng Tiểu Bình dựng ra năm 1978-1979 hay Hitler dựng ra vụ Sudeten ở Tiệp-Khắc 1938.   Tất nhiên Putin không tấn công sang ba nước Pribaltic bé tí tẹo, mặc dù cộng đồng Nga ở đó cũng không nhỏ. Ba nước này tuy nhỏ nhưng hơn Nga về đảng cấp văn minh. Người ta vẫn nhớ đến cuộc nổi dậy bất bạo động của người dân ba nước Estonia, Latvia và Litva trong năm 1990 đã khiến cho hàng chục sư đoàn Liên Xô đóng ở các lãnh thổ đó phải im lăng và rút lui. Quân Nga dù chiếm đóng các nước này nhưng vẫn ngước nhìn lên ( lính Nga ở CHDC Đức khi xưa cũng vậy). Người Nga vẫn kiềng nể hai nước nhỏ có biên giới với mình ở phương bắc là Phần Lan và Na-Uy.   (Người Phần Lan với trình độ phát triển hơn, không dựa vào chiến tranh lấy thịt đè người nên với 200.000 quân ít trang bị hơn, đã cầm chân 600.000 quân Liên Xô trong cuộc chiến Lappland 1939-1940.)   Putin đánh vào Ukraine vì đó là mắt xích yếu nhất của cái gọi là „vòng vây dân chủ“ thắt quanh nước Nga. Tại sao Ukraine, nước đông dân nhất, to nhất và và có nền công nghiệp năng, công nghiệp quốc phòng mạnh nhất trong các nước cộng hòa Xô Viết, chỉ sau Nga, lại là mắt xích yếu nhất?   Không thể đem quan hệ Nga- Ukraine so với quan hệ Trung-Việt. Khác hẳn với bang giao đầy thù hận Trung-Việt, hai dân tộc Nga-Ukraine có huyết thống với nhau, có văn hóa và ngôn ngữ rất cận kề. Trong lịch sử, hai dân tộc này đã từng thống nhất với nhau và gần đây nhất là hơn 70 năm Xã hội Chủ nghĩa. Hàng triệu gia đình Nga-Ukraine đã xóa nhòa nhiều mỗi hận thù lịch sử để lại. Do đó kích động hận thù giữa hai dân tộc này là một tội ác kinh khủng.   Không biết có phải vì mối quan hệ huyết thống này hay không mà khi Liên-Xô tan vỡ, Ukraine độc lập đã không đi con đường riêng mà tiếp tục dính vào nước Nga một cách dị thường, từ thể chế, từ nền kinh tế đến văn hóa. Khác với các nước vùng Baltic, Tiệp, Slovakia hay Ba-Lan, người Ukraine đã ngủ quên trong 24 năm liền, từ 1990 đến 2014. Thời kỳ đầu của chế độ hậu Cộng sản, Nga cũng lúng túng trong vũng bùn của chính mình, đó là cơ hội mà Ukraine đã bỏ qua. Kiew vẫn duy trì một nhà nước phi dân chủ, bị đám tài phiệt lũng đoạn. Quân đội và công an vẫn làm việc theo kiểu Nga và chịu ảnh hưởng của Nga. Vì vậy nên khi Nga đưa quân vào lấy Crime và gây hấn ở hai tỉnh miền Đông (Donesk và Luhansk), Ukraine thua toàn tập. Quân đội có mà như không.   Sau cách mạng Maidan và vụ Crime, Ukraine thay đổi 180°, hướng về phương tây và hoàn toàn cự tuyệt với Nga. Các trường học đã không dạy tiếng Nga, các viên chức liên quan đến Nga bị đào thải. Tất nhiên việc đó dẫn đến nỗi bât bình và lo sợ trong cộng đồng Nga, một lý do cho các phần tử ly khai phất cờ.   Giờ đây tình hình ở Ukraine rất nguy hiểm.   Mọi cải cách dân chủ từ 2014 đến nay đã làm cho những kẻ độc tài như Putin và Lukaschenko khó chịu. Những ông vua mới thay đổi hiến pháp này không thể chấp nhận việc một tỷ phú Poroscheko chúc mừng một "anh hề" như Zelenskiy lên làm tổng thống. Cái gai này phải nhổ để ngai vàng của họ không bị "Bọn khi quân" đe dọa.   Nhưng các bước tiến dân chủ đó chưa đủ để vực dậy một nền kinh tế tuy đầy công nghiệp nặng, nhưng lạc hậu vài chục năm, không làm lành mạnh được một xã hội đầy tham nhũng, vẫn bị thao túng bởi đám cá mập (Oligarch). Điểm yếu nhất của Ukraine là quân đội bị Nga thao túng quá lâu, bị rút ruột thảm hại (Hạm đội của Ukraine hầu như mất hết về tay Nga). Lo ngại rằng quân Nga sẽ đè bẹp quân Ukraine trong những ngày đầu là có cơ sở.   Những ai phê phán phương tây bỏ rơi Ukraine cũng nên hiểu rằng: Sự sống còn và nền độc lập của dân tộc nào cũng phải do dân tộc đó tự lo. Vũ khí phương tây có đổ vào cho một quân đội không được chuẩn bị thì cũng vô nghĩa. Chẳng người Mỹ hay người Đức nào có thể chết thay để bảo vệ nền độc lập của Ukraine, dù có thương tiếc nó.   Việc Putin có chiếm được Kiew và thành lập chính phủ thân Nga hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng của quân Ukraine. Đó là trước mắt, nhưng về lâu về dài Putin sẽ sa vào một cuộc chiến dai dẳng, vì Ukraine khác Afghanistan một trời một vực. Đế quốc đang lụn bại sẽ càng lụn bại thêm.   Vấn đề của Ukraine hiện tại là đã bỏ lỡ mất mấy chục năm, không hiện đại hóa, đưa đất nước mình lên một thang bậc văn minh hơn. Chưa kể đến sức sống và khả năng đề kháng cao của xã hội dân chủ, mà ngay cả người Nga ở các nước Baltic hay ở Bắc Âu cũng mừng vì được sống trong xã hội đó hơn là để ông Putin vào làm phiền.   Có lẽ đây là điểm mà người Việt nên học từ câu chuyện Nga với các láng giềng.     Ukraine -  Cuộc chiến của lương tâm   Cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đã thay đổi thế giới. Mặc dù Putin coi đây là chiến dich quân sự để gìn giữ hòa bình, nhưng sự tàn bạo trong 9 ngày qua cho thấy đây là một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xóa bỏ một nhà nước, vẽ lại đường biên giới, chia lại lãnh thổ.   Khác với mọi cuộc chiến tranh vũ khí thông thường (conventional weapons), đây là cuộc chiến tranh công nghệ IT đầu tiên trong lich sử. Hai bên đang tìm cách đánh vào các trung tâm dữ liệu và mạng của nhau. Trong lĩnh vực này Ukraine không thua kém Nga như tương quan về quân đội và vũ khí nặng.   Đáng sợ nhất là cuộc chiến tranh mang dấu ấn hạt nhân. Không nói đến những lời đe dọa dùng bom hạt nhân của Putin, việc quân Nga chiếm giữ khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và đang tiến đến các nhà máy khác của Ukraine khiến cả nhân loại lo sợ. Năng lượng hạt nhân chiếm 52% tổng sản lượng điện lực của Ukraine với 16 lò phản ứng lắp đặt trong 4 nhà máy. Hôm nay nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia đã bị tấn công. Người ta không chỉ lo sợ vì Putin đang hành động như một kẻ mất trí, mà vì kẻ mất trí đó đang kiểm soát một thể chế độc tài, và không ai quanh ông ta dám hé môi khuyên can.   Mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của Putin càng xa vời thì viễn cảnh thảm họa hạt nhân càng trở nên nhãn tiền. Để diệt kẻ thù ở Chechnya hay Syria, Putin đã hủy diệt các thành phố Grozny, Aleppo, Holms cùng hàng trăm ngàn dân thường.   Trong cuộc điện đàm với tổng thống Pháp Macron hôm qua 03.03, Putin đe dọa: Điều tồi tệ nhất còn ở trước mắt!   Trong mọi cuộc chiến, hai bên đều phát động chiến tranh tâm lý, nhưng chiến tranh Ukraine là cuộc chiến truyền thông ở mức độ khác thường.   Tháng 8.1965 Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, bắt đầu trực tiếp tham chiến nhưng phải hai năm sau, phong trào phản chiến ở Mỹ mới phát triển và năm 1968, những hình ảnh của cuộc chiến thảm khốc mới tạo ra làn sóng phản đối của thanh niên toàn châu Âu. Ngày đó nhân loại chưa có khái niệm về live stream về photoshoping. Mỗi đoạn phim từ mặt trận mất vài ngày mới lên được sóng TV ở Mỹ. Người miền Bắc chờ cả mấy tháng sau mới xem được những thước phim vượt Trường Sơn.   Bom đạn của Putin vừa dội xuống các thành phố Ukraine rạng sáng 24.02, chỉ mấy phút sau cả thế giới thấy những video live từ các mặt trận. Những người lính Nga trước khi chết còn kịp nhắn tin cho mẹ ở xa hàng ngàn cây số. Trên mạng xã hội tràn ngập tin tức, thật giả lẫn lộn. Cả hai bên đều sử dụng lợi thế của Internet để tuyên truyền cho mình. (Đáng nói là Internet của Ukraine vẫn hoạt động tốt, ngay khi bom nổ gần nơi người được phỏng vấn).   Mạng xã hội Việt tràn ngập các ý kiến và tin tức về cuộc chiến này. Trong khi chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố ba phải, không lên án ai, không ủng hộ ai thì dân chúng và giới tinh hoa Việt chia thành hai phe đánh nhau trên mạng. Tôi không thể biết tỷ lệ trên toàn mạng, nhưng phần đông những người bạn FB của tôi đứng về phía dư luận toàn cầu, phản đối Putin xâm lược và ủng hộ nhân dân Ukraine đang bảo vệ quyền tự quyết của mình.   Ngược lại cũng có những ý kiến, chủ yếu của các bậc được học hành, thuộc tầng lớp tinh hoa đứng về phía Putin, coi việc ông ta đem quân sang Ukraine là để bảo vệ nước Nga trước đe dọa của NATO.   Tin giả và sự cường điệu tràn ngập cả hai phe. Bên này ca ngợi tinh thần chiến đấu của người dân Ukraine bằng hình ảnh của các nữ binh xinh đẹp, của các câu chuyện tình lãng mạn. Họ chế nhạo những cái chết thảm khốc của lính Nga, trong khi những thanh niên mặt còn bụ sữa này bị đẩy vào chỗ chết là nỗi đau bất tận của các bà mẹ Nga. Ho lạc quan tiên đoán thất bại nay mai của Putin bởi hình ảnh các đoàn xe tăng Nga cháy trụị. Thực tế là sau những tổn thất của 8 ngày đầu, quân Nga đang thận trọng tiến chậm lại để đảm báo khâu tiếp tế. Putin sẽ dần tung hết lực lượng dự trữ cho chiến dịch này đang còn nằm ở bên kia biên giới, quyết bao vây các thành phố lớn. Nếu cần Putin sẽ đưa thêm hàng trăm ngàn quân nữa sang.   Mục tiêu hủy diệt còn ở phía trước, tiềm lực chiến tranh của Putin còn nhiều.   Phe ủng hộ Putin thì luôn tung ra lập luận: "Ukraine vì theo phương Tây mà buộc Nga phải đánh để bảo vệ an ninh của mình". Người hung hăng thì chế nhạo Zelenskyi là thằng hề bù nhìn của Mỹ, so sánh chế độ của Ukraine với Khmer Đỏ đáng bị xóa sổ. Người mềm dẻo hơn thì phán là chiến tranh” luôn do cả hai bên”, là Zelenskyi “cũng có lỗi vì không khéo léo với Putin”.   Họ bênh vực việc Putin coi Ukraine là “đe dọa nước Nga” và quyết “phi quân sự hóa” nước này trong khi quân đội Ukraine không có nổi một cuộc phản kích nào bằng pháo binh, tên lửa hoặc không quân vào các căn cứ của Nga bên kia biên giới. Hải quân Ukraine hầu như không hoạt động. Thực tế quân đội Ukraine so với Nga chỉ là một quân đội du kích. Cho đến nay họ chống cự được với đại quân Nga chính nhờ chiến thuật du kích, bởi lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm. Ai đó ủng hộ Putin xóa bỏ chế độ Phát-Xít Ukraine mà không biết rằng, chỉ riêng việc “anh hề” Zelenskyi được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử đa đảng, và việc chuyển giao quyền lực một cách êm đẹp từ cựu tổng thống Poroschenko, một nhà tài phiệt, đã chứng tỏ nền dân chủ bám rễ chắc ở đó.   Trong khi đó Putin cầm quyền từ 2000 đến nay, đã có lúc phải giả vờ làm thủ tướng để lách hiến pháp rồi thay đổi hiến pháp để có thể cầm quyền suốt đời.   Nhà sử học Mỹ Tymothy Snyder từng nói: “Bước chuyển sang chủ nghĩa chuyên quyền cực hữu có lẽ là bậc thang cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản - dù mới nghe có vẻ rất quái gở” [1]Chủ nghĩa chuyên quyền cự hữu chính là chủ nghĩa Phát xít. Tập Cận Bình đã xây dựng chế độ này ở Trung Quốc nhưng chưa ra tay. Putin đã ra đòn trước.   Hành động này khiến NATO và EU đang chia rẽ bỗng đoàn kết lại. Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Orban của Hungary, vốn bị coi là hai tay trong của Putin ở NATO và EU cũng phải lên án cuộc xâm lăng. Hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ bỗng đồng thanh vỗ tay diễn văn của ông Biden về thái độ của Mỹ. Các ngân hàng Thụy Sỹ bỏ nguyên tắc trung lập từ hàng trăm năm nay để tham gia vào cuộc cấm vận các ngân hàng Nga...   Chỉ năm ngày sau khi Putin tấn công Ukraine, giới chính trị Đức, cả tả lẫn hữu cùng nhất trí rũ bỏ chiếc áo „Vì quá khứ quân phiệt nên phải hòa bình“ mà họ nấp trong đó lâu nay. Đức tuyên bố cung cấp ngay vũ khí made in Germany cho Ukraine và nâng ngân sách quốc phòng lên 100 tỷ EURO (tức là 2,6% của 3800 tỷ EUR GDP). Nghị sỹ Gysi (được coi như lãnh tụ của cánh tả) xưa nay vẫn bênh vực Putin, nay đã quay sang lên án Putin. Cựu thủ tướng Schröder, bạn thân của Putin, có chân trong công ty dầu khí quốc gia ROSNEFT, đang bị dư luận Đức lên án vì không rời bỏ các chức vụ ở Nga. Câu lạc bộ bóng đá BVB Dortmund đã tước thẻ hội viên danh dự của Schröder. Liên đoàn bóng đá Đức và ngay cả đảng SPD đã ra tối hậu thư cho kẻ ngậm miệng ăn tiền này [2].   Ví dụ của Đức và muôn vàn ví dụ nữa, từ thể thao, nghệ thuật, kinh doanh… cho thấy cuộc chiến tranh Ukraine còn là cuộc chiến tranh của lương tâm, của cái thiện chống cái ác.   Các lý lẽ về dân chủ, về NATO, về lịch sử nước Nga/Ukraine về xung đột lãnh thổ thời Liên Xô khó có thể thống nhất được, vì đó là nhận thức, là lý trí.   Con người ngoài lý trí còn có lương tâm. Người lương thiện không thể bênh vực việc dùng bom đạn tàn phá một nước không hề và cũng không bao giờ đủ sức đe dọa mình. Lương tâm trong lành không thể bênh vực các cuộc ném bom vào dân thường.   Việc một quốc gia lựa chọn thể chế cũng giống như con người ta lựa chọn lối sống. Nếu ông bố chỉ vì sợ con mình cũng bị lây thị hiếu nhạc Rock và ăn mặc diêm dúa của con nhà hàng xóm thì nên đóng cửa lại và dạy con mình trò khác, „bản sắc dân tộc“ hơn. Nhưng nếu lấy cớ „Chơi với tây là đe dọa tao“ để tràn sang đốt nhà và tàn sát gia đình hàng xóm thì đó là tội ác.   Người có lương tâm phải biết phân biệt thiện-ác.   Còn tiếp  
......

Thư của những nhà khoa học đoạt giải Nobel, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của TT Nga Putin

Nguyễn Ngọc Chu 4-3-2022 “Cuộc xâm lược của Nga sẽ làm ô uế danh tiếng quốc tế của nhà nước Nga trong nhiều thập kỷ tới”. “Chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này”. *** Một bức thư có chữ ký của 163 người đoạt giải Nobel, soạn thảo bởi Roald Hoffmann, đã được phát hành ngày 1 tháng 3, lên án cuộc tấn công của Tổng thống Nga Putin vào Ukraine và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân và đất nước Ukraine: “Những người đoạt giải Nobel ký tên dưới đây bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với nhân dân Ukraine và nhà nước Ukraine tự do và độc lập khi nước này phải đối mặt với sự xâm lược của Nga. Trong một động thái gợi nhớ lại cuộc tấn công khét tiếng của Đức Quốc xã vào Ba Lan vào năm 1939 (sử dụng các thủ đoạn tương tự nhằm khiêu khích giả vờ) và vào Liên Xô vào năm 1941, chính phủ Liên bang Nga, do Tổng thống Putin lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc xâm lược quân sự vô cớ – không gì khác ngoài một cuộc chiến – chống lại nước láng giềng Ukraine. Chúng tôi lựa chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận ở đây, vì chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này. Chúng tôi cùng lên án những hành động quân sự này và sự phủ nhận cơ bản của Tổng thống Putin về tính hợp pháp của sự tồn tại của Ukraine. Luôn luôn có một cách hòa bình để giải quyết tranh chấp. Cuộc xâm lược của Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp quốc, trong đó có nội dung “Tất cả các thành viên phải kiềm chế trong quan hệ quốc tế của mình, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào“. Nó bỏ qua Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó buộc Nga và các nước khác phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và biên giới hiện có của Ukraine. Những lo ngại về an ninh của Nga có thể được giải quyết trong khuôn khổ của Hiến chương Liên Hiệp quốc, Đạo luật cuối cùng của Helsinki 1975 và Hiến chương Paris 1990. Gây chiến, như Tổng thống Putin và các cộng sự của ông đã làm, là không chính đáng, đẫm máu, và một cách không hiệu quả cho tương lai. Cuộc xâm lược của Nga sẽ làm ô uế danh tiếng quốc tế của nhà nước Nga trong nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ tạo ra những rào cản đối với nền kinh tế của họ, và gây ra những khó khăn cho dân chúng họ. Các biện pháp trừng phạt được áp dụng sẽ hạn chế sự dễ dàng di chuyển trên thế giới đối với những tài năng và người dân cần cù làm việc của Nga. Tại sao lại dựng lên hàng rào này giữa Nga và thế giới? Hàng trăm binh sĩ Ukraine, binh sĩ Nga và dân thường Ukraine, bao gồm cả trẻ em, đã chết. Thật đáng buồn, thật không cần thiết. Chúng tôi tập hợp lại trong lời kêu gọi này để kêu gọi chính phủ Nga ngừng xâm lược Ukraine và rút các lực lượng quân sự khỏi Ukraine. Chúng tôi tôn trọng sự bình tĩnh và sức mạnh của nhân dân Ukraine. Chúng tôi đang ở bên bạn. Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình và bạn bè của tất cả những người Ukraine và Nga, những người đã chết và bị thương. Cầu mong hòa bình đến với mảnh đất này của thế giới tươi đẹp của chúng ta”. Peter Agre 2003 Hóa học James P. Allison 2018 Y học Harvey J. Alter 2020 Y học Hiroshi Amano 2014 Vật lý Werner Arber 1978 Y khoa Frances H. Arnold 2018 Hóa học Richard Axel 2004 Y học David Baltimore 1975 Y khoa Barry Clark Barish 2017 Vật lý J. Georg Bednorz 1987 Vật lý Carlos Filipe Ximenes Belo 1996 Peace Paul Berg 1980 Hóa học Bruce A. Beutler 2011 Y Elizabeth H. Blackburn 2009 Y Michael S. Brown 1985 Y Linda B. Buck 2004 Y William C. Campbell 2015 Y Mario R. Capecchi 2007 Y Thomas R. Cech 1989 Hóa học Martin Chalfie 2008 Hóa học Emmanuelle Charpentier 2020 Hóa học Steven Chu 1997 Vật lý Aaron Ciechanover 2004 Hóa học JM Coetzee 2003 Văn học Elias James Corey 1990 Hóa học Robert F. Curl Jr. 1996 Hóa học Angus S. Deaton 2015 Kinh tế học Johann Deisenhofer 1988 Hóa học Jennifer A. Doudna 2020 Hóa học Jacques Dubochet Andrew Z. Jo 2006Eugene F. Fama 2013 Kinh tế họcGerhard Ertl 2007 Hóa họcRobert F. Engle III 2003 Kinh tế họcShirin Ebadi 2003 Hòa bình Y học 2017 Hóa học Jerome I. Friedman 1990 Vật lý Leymah Roberta Gbowee 2011 Hòa bình Andre Geim 2010 Vật lý Reinhard Genzel 2020 Vật lý Andrea Ghez 2020 Vật lý Sheldon Glashow 1979 Vật lý Joseph L. Goldstein 1985 Y học Carol W. Greider 2009 Y học David J. Gross 2004 Vật lý Jeffrey Connor Hall 2017 Y học John L. Hall 2005 Vật lý Serge Haroche 2012 Vật lý Oliver Hart 2016 Kinh tế Leland H. Hartwell 2001 Y học Klaus Hasselmann 2021 Vật lý Harald zur Hausen 2008 Y học Richard Henderson 2017 Hóa học Dudley R. Herschbach 1986 Hóa học Avram Hershko 2004 Hóa học Roald Hoffmann 1981 Hóa học Jules A. Hoffmann 2011 Y học Bengt Holmstrom 2016 Kinh tế học Gerardus ‘t Hooft 1999 Vật lý H. Robert Horvitz 2002 Y học Ngài Michael Houghton 2020 Y học Robert Huber 1988 Hoá học Tim Hunt 2001 Y học Louis J. Ignarro 1998 Y học Kazuo Ishiguro 2017 Văn học Elfriede Jelinek 2004 Văn học David Julius 2021 Y học William G. Kaelin Jr. 2019 Y học Takaaki Kajita 2015 Vật lý Eric R. Kandel 2000 Y học Tawakkol Karman 2011 Hòa bình Wolfgang Ketterle 2001 Vật lý Klaus von Klitzing 1985 Vật lý Brian K. Kobilka 2012 Hóa học Roger D. Kornberg 2006 Hóa học J. Michael Kosterlitz 2016 Vật lý Finn E. Kydland 2004 Kinh tế học Dalai Lama thứ 14 1989 Hòa bình Yuan T. Lee 1986 Hóa học Robert J. Lefkowitz 2012 Hóa học Anthony J. Leggett 2003 Hóa lý Jean-Marie Lehn 1987 Hóa học Michael Levitt 2013 Hóa học Tomas Lindahl 2015 Hóa học Benjamin Danh sách 2021 Hóa học Roderick MacKinnon 2003 Hóa học David WC MacMillan 2021 Hóa học Barry J. Marshall 2005 Y học Eric S. Maskin 2007 Kinh tế John C. Mather 2006 Vật lý Michel Mayor 2019 Vật lý Arthur B. McDonald 2015 Vật lý Daniel L. McFadden 2000 Kinh tế Craig C. Mello 2006 Y học Robert C. Merton 1997 Kinh tế Paul R. Milgrom 2020 Kinh tế học Paul L. Modrich 2015 Hóa học William E. Moerner 2014 Hóa học Edvard Moser 2014 Y khoa May-Britt Moser 2014 Y học Gerard Mourou 2018 Vật lý Herta Muller 2009 Văn học Ferid Murad 1998 Y học Roger B. Myerson 2007 Kinh tế Erwin Neher 1991 Y học Ryoji Noyori 2001 Hóa học Ngài Paul Y tá 2001 Y khoa Christiane Nusslein-Volhard 1995 Y học John O’Keefe 2014 Y học Yoshinori Ohsumi 2016 Y học Orhan Pamuk 2006 Văn học Ardem Patapoutian 2021 Y học James Peebles 2019 Vật lý Edmund S. Phelps 2006 Kinh tế William D. Phillips 1997 Vật lý H. David Politzer 2004 Vật lý Stanley B. Prusiner 1997 Y học Venkatraman Ramakrishnan 2009 Hóa học Ngài Peter J. Ratcliffe 2019 Y học Maria Ressa 2021 Hòa bình Charles M. Rice 2020 Y học Adam G. Riess 2011 Vật lý Sir Richard J. Roberts 1993 Y khoa Michael Rosbash 2017 Y học Alvin E. Roth 2012 Kinh tế James E. Rothman 2013 Y học Bert Sakmann 1991 Y học Oscar Arias Sanchez 1987 Hòa bình Juan Manuel Santos 2016 Hòa bình Kailash Satyarthi 2014 Hòa bình Jean-Pierre Sauvage 2016 Hóa học Randy W. Schekman 2013 Y học Brian P. Schmidt 2011 Vật lý Gregg L. Semenza 2019 Y học Phillip A. Sharp 1993 Y học K. Barry Sharpless 2001 Hóa học Dan Shechtman 2011 Hóa học Robert J. Shiller 2013 Kinh tế Hideki Shirakawa 2000 Hóa học Hamilton O. Smith 1978 Y học Wole Soyinka 1986 Văn học Sir James Fraser Stoddart 2016 Hóa học Horst L. Stormer 1998 Vật lý Donna Strickland 2018 Vật lý Jack W. Szostak 2009 Y học Joseph H. Taylor Jr. 1993 Vật lý Kip Stephen Thorne 2017 Vật lý Susumu Tonegawa 1987 Y học Daniel C. Tsui 1998 Vật lý Harold E. Varmus 1989 Y học Sir John E. Walker 1997 Chemistry Arieh Warshel 2013 Chemistry Rainer Weiss 2017 Vật lý M. Stanley Whittingham 2019 Hóa học Eric F. Wieschaus 1995 Y học Torsten N. Wiesel 1981 Y học Frank Wilczek 2004 Vật lý Jody Williams 1997 Hòa bình David J. Wineland 2012 Vật lý Kurt Wuthrich 2002 Hóa học Shinya Yamanaka 2012 Y học Michael W. Young 2017 Y học Nguồn: https://voxukraine.org/en/an-open-letter-from-nobel-laureates/  
......

Tháng ba, nhớ về một người đã khuất

Ngoc Duc Nguyen   "Chị Võ Hồng bị bắt rồi !". tôi bước vào phòng, thông báo cho anh Hùng tin không vui này. Mặc dù đã tính xác suất anh em bị bắt rất cao, nhưng anh vẫn thẩn thờ, bước ra ngoài hiên đứng một lúc lâu.   Hôm đó là ngày 10 tháng 10 năm 2010. Mới hôm qua, ngay tại Hà Nội, anh em xuất hiện công khai để phổ biến mũ áo "Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam" và phổ biến lời kêu gọi "Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Hoạ Bắc Triều". Hôm nay, chị Hồng bị bắt. Tôi biết trong đầu anh Hùng đang tính toán cách đối phó với tình huống này.   10 năm sau, hồi tưởng lại sự kiện này, tôi nhớ rõ từng phản ứng của anh Hùng, nhớ như in gương mặt những anh em chấp nhận rũi ro để cảnh báo "Họa Bắc Triều" mà lúc đó nhiều người Việt Nam vẫn chưa tin.   *** "Chúng tôi đang ở Hà Nội, góc đường Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ, để kêu gọi lòng yêu nước, sau một nghìn năm Thăng Long. Việc làm này là sự phối hợp cả trong lẫn ngoài nước. Bản thân tôi là người trong nước. Đất nước không phải là của riêng ai. Nên chúng tôi tin rằng những người có lương tri đều ủng hộ việc làm của chúng tôi".   "Giọng Nghệ" của Diệu vang vang trên làn sóng Chân Trời Mới, vào trưa ngày 9 tháng 10 năm 2010. Người chiến hữu của tôi, chiến hữu Đặng Xuân Diệu, đang ở đầu sóng ngọn gió, để cùng với nhiều anh em khác, thực hiện một công tác chưa từng có, ngay tại vườn hoa Lý Thái Tổ.   Cũng tại vườn hoa này, cách đó không lâu, tôi đã cùng anh Hùng đội mưa đi dạo. Khi còn nhỏ, tôi nghe truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ và những trận mưa ngâu của Hà Nội. Nhưng hôm đó, tôi mới thắm thiết ý nghĩa của mưa ngâu. Đi đến đâu, trời cũng đổ mưa. Anh Hùng nói "Tháng 7 mưa ngâu mà ông".   Sau một vòng, hai anh em bước lên bậc tam cấp, ngước nhìn tượng vua Lý Thái Tổ đẩm ướt trong mưa. "Theo tôi, địa điểm này tốt nhất cho công việc mà chúng ta muốn làm. Vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa tiện cho nhu cầu tiến thoái. ông thấy sao ?". Tôi gật đầu "Vậy là cho tới luôn". Một công việc hệ trọng vừa được chúng tôi quyết định trong cơn mưa Ngâu Hà Nội.   Sau khi dạo các khu vực chung quanh vườn hoa, chúng tôi đến nhà hàng TX, để gặp Thành, một anh em Việt Tân ở Hà Nội. Nơi đây, chúng tôi có một kỷ niệm khó quên với Thành, do "bất đồng ngôn ngữ".   Thành hẹn với tôi "Chúng ta gặp nhau đúng 11g30 ở nhà hàng TX nhé. Anh lên tầng 2. Tôi chờ anh nơi có bàn nhìn xuống đường". Chúng tôi đến đúng giờ. Trên lầu 2 chưa có ai. Chúng tôi ngồi chờ đến 12g, vẫn không thấy anh Thành. Sốt ruột, tôi gọi điện. Chuông reo nhiều lần, nhưng không ai trả lời. Thành là người rất đúng hẹn. Vậy là có vấn đề rồi. Chúng tôi trả tiền và đi ngay xuống lầu.   Đến lầu 1, tôi chợt thấy Thành ngồi gần cửa sổ nhìn xuống đường. Thành quay lại thấy tôi, vừa mừng vừa la "Tôi chờ các anh suốt buổi, sao đến muộn thế ?". Tôi trả lời "Tụi tôi cũng chờ anh cả tiếng trên lầu 2, như anh dặn. Sao anh ngồi đây ?". Thành ngạc nhiên Tầng 2 là ở đây. Trên đó là tầng 3 !".   Qua lại với Thành một lúc, tôi mới hiểu sự lầm lẫn tai hại giữa chúng tôi, kẻ bắc kỳ chính cống là Thành và dân nam kỳ rặc là tôi. Tầng 1 của Thành là tầng trệt của tôi. Tầng 1 của tôi là tầng 2 của Thành. Sau khi vỡ lẽ, chúng tôi ôm bụng cười một lúc, rồi cụng ly mừng hội ngộ.   ***   Anh Hùng là người cẩn trọng, được anh em giao trách nhiệm điều động. Anh thiết lập danh sách tất cả sinh hoạt được tổ chức trong ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Anh mua được một hồ sơ liệt kê các chốt kiểm soát của công an chung quanh khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ, giờ giấc thay trực... Tôi vô cùng thán phục "Ở đâu mà ông có của quí này ?". Anh Hùng vuốt râu mép, cười đắc chí "Trong guồng máy này, có tiền, cái gì ông cũng có thể mua được, huống chi là cái hồ sơ tầm thường này".   Nhờ các dữ kiện đó, chúng tôi lên một kế hoạch khá tỉ mỉ : giờ xuất phát, giờ bắt đầu phát mũ áo, khi nào đọc lời kêu gọi và sau cùng, thời điểm rút, rút về đâu, trước khi công an đến.   Buổi trưa, mọi sinh hoạt đều tạm ngừng. Công an bỏ chốt đi ăn. Công viên Lý Thái Tổ chỉ còn lại dân tứ phương đổ về tham dự lễ hội. Họ trải khăn, chiếu trên bãi cỏ để ăn trưa.   "Go !". Anh Hùng vừa bật đèn xanh, tấm biểu ngữ "Vì Thăng Long Ngàn Tuổi, Chống Hiểm Họa Bắc Triều" đã được căng ra. Anh em túa ra khắp công viên, vừa tặng mũ áo, vừa giải thích hiểm họa Bắc Triều và những hành động bá quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa, trên vịnh Bắc Bộ...   Người đến xin áo mũ mỗi lúc một đông. Có một số du khách, trong đó có một ký giả Reuters, đến xem và hỏi thăm. Chị Võ Hồng trả lời phỏng vấn chớp nhoáng. Một giờ sau, cuộc phỏng vấn này được Reuters đánh đi khắp thế giới. "...Hôm nay, ngày 9 tháng 10 năm 2010, từ trái tim của đất nước, đảng Việt Tân trân trọng lên tiếng : Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều...". Tiếng Cần đọc lời kêu gọi vang vang. Tôi nhìn sang anh Hùng. Mắt anh long lanh vì xúc động.   Có tin báo công an đang đến. Cần đang đọc những câu cuối cùng "Bảo vệ nước Việt là trách nhiệm của toàn thể con dân Việt. Hãy cùng nắm tay nhau để bảo vệ tổ quốc...". Cần vừa dứt, tiếng anh Hùng đã vang lên trên hệ thống liên lạc. Anh ra chỉ thị anh em rút.   Công an đến rất nhanh. Chúng túa ra vây hết những ai còn ở công viên, giữ những người có áo mũ màu xanh. Nhiều công an khác chạy theo hướng anh em đang rút. Một cuộc rượt đuổi bắt đầu.   Nắng trưa gay gắt, rất ít người đi bộ, nên tiếng chân thình thịch trên đường hòa với tiếng quát tháo, tiếng còi lanh lãnh của công an, khiến không khí Hà Nội trở nên ngột ngạt. Xe cộ ngừng lại, mọi người nhìn quanh dáo dác xem chuyện gì đang xảy ra.   Nhờ nhóm X rành rẽ mọi ngõ ngách Hà Nội tìm cách đánh lạc hướng, những anh em khác rút êm về địa điểm an toàn. Nhóm X cùng cắt được đuôi, rời Hà Nội.   Không bắt được ai, công an mở cuộc trấn lột tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Những ai còn trên người mũ áo xanh in hàng chữ "Ngàn Năm Thăng Long, Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam" đều bị buộc cởi ra giao cho công an. Có người phản đối, vì yêu nước không có tội. Nhưng vô ích. Đám công an lạnh lùng đi tịch thu hết để làm tang chứng. Tuy nhiên, số mũ áo tịch thu được rất ít, vì nhiều người đã rời vườn hoa trước khi công an đến.   Tối hôm đó, lần đầu tiên toàn bộ toán công tác Thăng Long gặp nhau. Có người mới biết nhau. Có người biết nhau trên mạng đã lâu, lần đầu gặp mặt. Anh ở trong, tôi ở ngoài, nhưng hình như có một sợi dây thiêng liêng vô hình, đã cột họ lại với nhau từ lâu. Nên vừa gặp, đã thấy thân thiết vô cùng. Những cái bắt tay thật chặt. Những vòng tay ghì siết đậm tình chiến hữu. Tối hôm đó, trong ngoài như một. Anh em cụng ly mừng chiến thắng. Anh em cười nói hả hê, để xả hết mọi hồi hộp, căng thẳng trong mấy ngày qua, mặc cho ngày mai ra sao.   Ở một nơi xa hơn nửa vòng trái đất, anh Hùng và tôi không thể cười nói hả hê như vậy. Chúng tôi cũng chưa thể cụng ly ăn mừng chiến thắng. Vì cam go vẫn còn trước mặt. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao mọi anh em đều trở về bình an. Chúng tôi phải thay đổi mọi dự trù lúc đầu, vì cuộc phỏng vấn bất ngờ của Reuters và tên tuổi chị Hồng đã công khai.   Ngày hôm sau 10/10, anh em đều an toàn về nhà. Chỉ có chị Võ Hồng là bị kẹt lại. Nhưng Hà Nội đã tính toán sai. Việc giam giữ vô cớ chị Võ Hồng khiến cả thế giới quan tâm đến sự kiện vườn hoa Lý Thái Tổ. Nội dung lời kêu gọi "chống hiểm họa Bắc Triều" của Việt Tân được nhiều cơ quan truyền thông đề cập đến. Tại Úc, cuộc đấu tranh đòi tự do cho chị Võ Hồng đã bung lên mạnh mẽ. 10 ngày sau, chị Võ Hồng trở về trong sự vui mừng của gia đình và bạn hữu. Có thể nói trong vụ Ngàn Năm Thăng Long 2010, Hà Nội đã thua cả chì lẫn chài.   Còn gì đau đớn hơn ? khi kẻ thù số một của họ, Việt Tân, công khai xuất hiện giữa thủ đô Hà Nội, ngay trong ngày cả nước mừng Thăng Long Ngàn Tuổi. Không những vậy, lời kêu gọi "chống hiểm họa Bắc Triều" của Việt Tân được tuyên đọc ngay tại vườn hoa Lý Thái Tổ, trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có ký giả Reuters. Chưa hết, tất cả anh em tham dự sự kiện này đều bình an trở về. Người bị bắt là chị Võ Hồng cũng phải thả sau 10 ngày giam giữ. Còn gì bẻ mặt hơn cho công an Việt Nam ?   Đúng như lời Diệu nói trên đài Chân Trời Mới trưa ngày 9/10/2010, "chiến thắng" vườn hoa Lý Thái Tổ là thành quả của nhiều anh em trong và ngoài nước. Hầu hết là những anh em âm thầm trong bóng tối, trong đó có anh Hùng, anh Đặng Quí Hùng. Trước 75, anh là một sĩ quan trong quân đội. Sau 75, anh tham gia Việt Tân.   Anh Hùng và tôi quen nhau rất lâu và có nhiều kỷ niệm. Trên chiếc xe volkswagen cũ kỹ của anh, chúng tôi từng đi nát các con đường ở Âu Châu, để gầy dựng cơ sở, vận động đấu tranh.   Chúng tôi có những đêm không ngủ, trên những lối mòn lầy lội ở vùng biên giới, hay nằm chịu rệp cắn trên các chuyến xe xuyên Việt. Chúng tôi đi trong mưa Ngâu Hà Nội để quyết định địa điểm Việt Tân công khai xuất hiện, rồi vừa phấn khởi, vừa hồi hộp khi cùng chỉ huy "trận đánh đẹp" vào tháng 10/2010.   Sau cùng, kỷ niệm chúng tôi gặp nhau lần cuối, bàn tay xương gầy của anh nắm chặt lấy tay tôi dặn dò đủ chuyện, trước khi qua đời.   Hôm đó là một buổi trưa cuối tháng 2 năm 2016. Anh nắm tay tôi nói "Tôi vô cùng áy náy, vì không còn có thể cùng ông đi tiếp được nữa, ông Đức ơi !". Anh rớt nước mắt khi nói những lời này. Tôi cũng vậy. Mặc dù tôi cố gắng bình tĩnh để trấn an anh, nhưng nước mắt cứ chảy dài. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh và tôi cùng rớt nước mắt, khi cả anh và tôi đều linh cảm là chúng tôi sắp sửa chia tay vĩnh viễn.   Không đầy một tháng sau, anh ra đi vì bạo bệnh. Ra đi không có gì hối tiếc, vì cuộc đời của anh là hai chữ “Phục Vụ”. Trước 75, anh tình nguyện phục vụ trong quân đội để bảo vệ đất nước. Sau 75, anh tham gia Việt Tân để phục vụ cho lý tưởng canh tân Việt Nam. Anh âm thầm về nước nhiều lần để "đồng cam cộng khổ" với anh em quốc nội, như anh thường nói mỗi khi trở về. Anh từng bị bắt, bị đánh, bị biệt giam. Nhưng công an không cạy miệng anh được nửa chữ. Anh lo toan mọi việc lớn nhỏ của tổ chức và đặc biệt là trách nhiệm nhiều công tác lớn tại Việt Nam, như vụ "Ngàn Năm Thăng Long".   Trong nhiều năm làm việc với anh, tôi chưa bao giờ nghe anh than mệt. Chưa bao giờ nghe anh nói đến hai chữ "bỏ cuộc". Nhưng buổi trưa hôm đó, lần đầu tiên anh nói đến bỏ cuộc, vì "số trời khó cãi !".   Tôi biết anh rất đau đớn khi nói đến "bỏ cuộc". Nhưng đúng như anh nói, số trời khó cãi. Chúng ta đều vô cùng nhỏ bé trước đất trời bao la và sự mầu nhiệm của sinh tử.   Tuy nhiên, trời không bao giờ phụ người có lòng. Tấm lòng của anh đối với đất nước, đối với tổ chức và đối với anh em cũng bao la như đất trời.   Anh đã bỏ cuộc và nằm xuống, nhưng tấm lòng của anh luôn hiện hữu, luôn trải rộng và đang là sự kích thích để nhiều anh em dấn thân mạnh mẽ hơn trên con đường phục vụ tổ quốc và dân tộc.   Một ngày tháng 3, để nhớ về anh Đặng Quí Hùng. Nguyễn Ngọc Đức   Các bạn có thể xem lại đoạn video tóm lược vụ Việt Tân xuất hiện tại Hà Nội ngày 9/10/2010 :   https://www.youtube.com/watch?v=dN5rpYKSzCs&t=4s  
......

Nguồn gốc Ukraine

Huynh Wynn Tran  Ukraine   Tối qua, khi đọc dòng tin tên lửa của Nga đang bay vào Ukraine từ Fox/CNN, tôi đã lặng người trong giây lát. Tôi nghĩ đến những người dân Ukraine vô tội, những anh chàng cô nàng đang chăm chỉ trồng lúa mì cho cả thế giới. Xét cho cùng, thế giới hôm nay vẫn chỉ là sân chơi của những nước lớn. Họ thích thì làm, không quan tâm đến phần còn lại của thế giới.   Ukraine, còn gọi là Kievan Rus (chữ "Rus" là những người chèo xuồng) vào thế kỷ 10-11, từng là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, có lãnh thổ trải dài từ biển Đen đến biển Trắng phủ trọn một phần Phần Lan, Nga, Belarus, và Ukraine của ngày nay.   Đến thế kỷ 13, đế chế Mông Cổ chinh phạt qua châu Âu thì đế chế Kievan Rus sụp đổ. Cũng lúc này tại Việt Nam, đế chế Mông Cổ sang xâm lăng thì bị các vua nhà Trần đánh bại. Sang thế kỷ 14, Ukraine bị chia nhỏ ra, quản lý bởi 3 nước Golden Horde (từ Mông Cổ), Vương Quốc Ba Lan-Lithuania, và Crimean Khanate (sau do Nga quản lý). Sau cuộc chiến Nga-Phần Lan, đến thế kỷ 18, thì phần đất Ukraine chỉ còn Áo-Hung và Nga chia ra quản lý.   Nước Ukraine hiện đại giành độc lập từ năm 1917, gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Ukraine (UPR) khi cuộc cách mạng tháng 10 bên Nga chấm dứt sự thống trị của Sa Hoàng Nga. Sau đó, Ukraine lại dính vào cuộc chiến 4 năm, từ 1917-1921, do phe UPR (những người quốc gia Ukraine do Symon Petluira lãnh đạo) đánh với với Soviet do bên cộng sản Bolshevik (do Lênin lãnh đạo). Nhóm Bolshevik giành chiến thắng năm 1922, thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukrainian Soviet. Nước này, cùng Nga, lập ra liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên Xô (USSR) năm 1922.   Năm 1938, Nikita Khrushchev được Stalin chỉ định làm tổng bí thư đảng cộng sản Ukraine. Năm 1953, khi Stalin mất thì Khrushchev trở thành bí thư thứ nhất của Liên Xô. Năm 1939, khi Đức Quốc Xã và Liên Xô xâm chiếm Ba Lan thì lãnh thổ Ukraine trải rộng thêm phía đông. Trong lúc chiến tranh thế giới lần II, nhóm thân quốc gia Ukraine (Ukrainian Insurgent Army) cố gắng chiến đấu chống liên bang Soviet, định tách Ukraine ra thành nước độc lập, nhưng thất bại. Năm 1954, Khrushchev trả phần bán đảo Crimea của Liên Xô về lại cho Ukraine để giúp ổn định tình hình Ukraine.   Khi Liên Xô tan rã năm 1991 thì Ukraine trở thành nước độc lập. Khi đó, Ukraine là nước có số đầu đạn hạt nhân nhiều thứ 3 trên thế giới. Năm 1995, Ukraine, cùng với Belarus, Kazakhstan, thông qua bản hiệp ước hạt nhân Budapest với các cường quốc hạt nhân là Nga, Anh, Hoa Kỳ đồng ý tiêu huỷ toàn bộ số đầu đạn hạn nhân của mình. Đổi lại, các nước này đồng ý sẽ không đụng chạm vào vùng lãnh thổ của Ukraine, Belarus, and Kazakhstan.   Năm 2014 Nga xâm lược Ukraine, sáp nhập bán đảo Crimea, và tiếp tục ủng hộ phe nổi dậy vùng Đông Ukraine. Đến tháng 2/2022, Nga tấn công Ukraine.   Có thể thấy lịch sử tóm gọn Ukraine và Nga/Liên Xô phức tạp hơn những gì chúng ta thấy trên báo. Các báo đài thường đưa tin về cuộc chiến này theo hướng có lợi cho mình. Trung Quốc nói Nga không xâm lăng Ukraine, tương tự như năm 1979 Trung Quốc không xâm lăng Việt Nam.   Cuộc chiến Nga-Ukraine lần nữa cho thấy những chữ ký trên bàn không xâm lăng sẽ vẫn là những chữ ký, những lời hứa sẽ giúp đỡ nhau chỉ là lời hứa. Tổng thống Ukraine hôm nay nói rằng "Chúng tôi bị bỏ rơi" . Một quốc gia, cũng như một cá nhân trong xã hội, phải tự giúp mình, và quan trọng nhất phải tự lo được mình trước khi chờ người khác cứu.   Ngày mai, mời quý vị tham gia Livestream cuối tuần với tôi ở mục kể chuyện y khoa "Hoàng tử Nga Alexei và căn bệnh máu khó đông". Tôi cũng sẽ dành thời gian trả lời câu hỏi điều trị Covid-19 và trả lời câu hỏi Ask Dr Wynn.   Bs Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ  
......

15 năm gặp lại

Trần Hoàng Yến 15 năm rồi mới gặp lại chị, cho dù chị có thay đổi nhiều nhưng lúc nào cũng vẫn là người chị dễ thương, đáng kính của tụi em.   Một người chị mà sau ngày 30.4.1975 khi ba đi tù, chị phải thay ba, mẹ chăm sóc cho cả đàn em, để mẹ đi bán kiếm tiền, khi ấy chị mới 10 tuổi.   Rồi mẹ bán rau cải nhưng không đủ tiền để nuôi đàn con, mẹ chuyển qua bán thuốc tây.   Thuốc tây bị cho là hàng quốc cấm, chỉ có hợp tác xã mới được bán, mẹ bán thuốc cứ bị bắt và thuốc bị tịch thu hoài.   Có lần họ nhốt mẹ cả tháng trời ở Mạc Đĩnh Chi thì chị lại thay mẹ đi buôn thuốc tây, mới 13 tuổi đầu chị đã bươn chải để nuôi các em.   Mấy ngày nay chị về lại Đức chơi các em rất vui.   Mình hỏi chị, vì sau ngày xưa chị xin vào trường nội trú nhà dòng Gymnasium của Đức được? Chị trả lời rằng khi chị xin họ nói trường không nhận người ngoại quốc, chị phải chờ trước cổng trường 3 ngày.   Bà hiệu trưởng trường thấy lạ ra mời chị vô, bà coi học bạ ngạc nhiên, thấy chị mới qua 3 năm mà sao môn nào cũng điểm 1, chị đem theo cuốn sách đọc cho bà nghe, bà thích và nhận chị.   Bà nói rằng bà muốn chị học thẳng vào lớp 11 không cần học lớp 10, và cho chị ở 5 năm thay vì 3 năm để học lấy tú tài.   Thời đó phải học tới lớp 13 mới lấy được tú tài. Trường nội trú nhà dòng này chỉ cho con gái và dành cho con nhà giàu. Chị nói mỗi tháng phải đóng 700 DM (350€) tôi không có tiền. Bà nói chuyện tiền bạc chị không cần phải lo, chị cứ yên tâm ở lại học. Bà kiếm thầy cô kèm thêm cho chị.   Sau 3 năm chị thi đậu tú tài, ai cũng ngạc nhiên vì từ một trường thường lớp 9 Gesamtschule chị bỏ lớp 10 nhảy vào học thẳng lớp 11 Gymnasium mà chị vẫn đậu. Dạo đó người VN ở tỉnh mình chỉ một mình chị xin vào được trường này.   Chị học luật ở đại học Muenster, được 3 năm chị đi Mỹ chơi và rồi thích nước Mỹ chị ở lại đó.   Mình hỏi chị có muốn về Đức ở luôn không? Vì ở Đức tuy không dễ lên như bên Mỹ nhưng cuộc sống dễ chịu, đi làm đóng thuế nhiều nhưng cuối năm cũng xin lại được nhiều, có bảo hiểm sức khoẻ, khi bịnh không phải lo và khi thất nghiệp vẫn được tiền trợ cấp của xã hội.   Chị nói chị thích ở Mỹ vui hơn, ở Đức buồn, chị sống ở Đức có 9 năm, còn ở Mỹ đã 32 năm rồi.   Mấy ngày chở chị đi chơi thấy chị cũng vui, nhưng xui thời gian chị về lại cứ bị gió bão hoài.   Hôm nay là ngày vui của chị, chúc chị luôn bình an, nhiều sức khoẻ, yêu thương chị nhiều./.
......

Chiều Quebec nghe tiếng kèn Hạ Trắng

Loc Duong Nhớ hồi xưa, lúc hắn vừa mới được thả về sau năm năm rưỡi cải tạo, hắn đã phải làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình : Chẻ củi, đạp xe ba bánh, làm cho lò nước tương….   Nhưng hiển hách nhất là khi hắn làm phu bốc xếp tại cửa hàng lương thực số 4, chợ gạo Trần Chánh Chiếu, Chợ Lớn. Tại đây hắn đã được anh em bầu lên làm Tổ trưởng Tổ bốc xếp, chỉ vì hắn biết làm toán chia. Trước đó, anh em bốc xếp đánh nhau như cơm bữa, lý do vì cuối ngày chia tiền không đều. Họ thiếu học nhưng thừa hăng máu với nhau, rất tội nghiệp. Cũng tại đây ngày nào cái loa phường treo trong chợ cũng ra rả bài hát “ Giữa Mạc Tư Khoa Nghe Câu Hò Nghệ Tỉnh” : “ Ngày xưa người ra đi vì câu hò ví dặm, tìm khắp bốn phương trời con đường lên no ấm…”. Má ơi, no ấm đâu không thấy, chỉ thấy một đám người xám xịt, mặt mày méo mó, lăng xăng như loài kiến trong chợ, chỉ để kiếm cho mình được ngày 2 bữa ăn. Đã có lúc hắn tuyệt vọng tự hỏi : Chẳng nhẽ đời mình cứ vậy sao ? Quần không ra quần, áo không ra áo. Nhưng...   Năm nay, đúng theo lịch trình, chiếc du thuyền Celebrity Summit ghé thành phố Quebec City của đất nước Canada cho du khách lên bờ đi thăm thú, ngoạn cảnh. Đây là một thành phố đẹp, cư dân ở đây nói tiếng Pháp và phần lớn chỉ sống nhờ vào khách du lịch. Nhờ cụ Gu-Gồ chỉ lối, mấy anh em hắn tìm ra được một quán cà phê Starbucks gần nhất. Quán cà phê có Wi-Fi miễn phí này nằm ngay cạnh một quảng trường không to lắm nhưng đẹp, và đây cũng là một trong những điểm tham quan chính của tour du lịch dài ngày trên biển mà hắn đang tham dự.   Sau hơn 3 tiếng miệt mài check email và facebook chán chê mê mỏi, bọn hắn rời quán cà phê ra ngoài để hưởng ánh nắng chan hòa của quảng trường. Tại đây hắn nhìn thấy một nghệ sĩ đường phố đang đứng thổi kèn Saxophone . Hắn chẳng biết ông ta đang thổi bài gì, bởi vì về nhạc ngoại quốc hắn mù tịt, nhưng cảm cái tình nghệ sĩ, hắn cũng lò dò lại bỏ 1 đôla ủng hộ vào cái chậu đựng tiền dưới chân ông. Người nghệ sĩ gật đầu cảm ơn hắn và ngay sau đó thổi qua bài “Không Tên Cuối Cùng” của Vũ Thành An. Hắn giựt mình thú vị, bà chị đi sau hắn cũng ngạc nhiên thích thú, thế là bà chị hắn hào phóng thả vào cái chậu tờ 5 đôla. Rồi 3 anh chị em hắn ngồi xuống cái băng ghế gần đó, vừa thưởng thức tiếng kèn vừa hỏi lẫn nhau tại sao ông ta lại biết tụi mình là người Việt Nam ? Chưa hết : Chắc có cảm hứng từ 6 đôla kiếm được trong vòng mấy phút, ông ta liền thổi tiếp bài “ Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn. Hạ Trắng mà thổi bằng kèn Saxophone thì nghe chỉ có từ chết tới bị thương thôi. Hắn ngồi nghe mê. Còn ông anh hắn, một người thuộc loại giàu theo tiêu chuẩn Mỹ, gật gù đi tới cái chậu đựng tiền, bỏ thêm vào đó bao nhiêu thì hắn không rõ.   “ Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau….”. Nhạc thế mới là nhạc chứ. Ai lại đi “ Điệu hò sông nước, lưu luyến tình đất nước, gợi lên hình của bác lúc tìm về Lê-Nin…” Bố láo bố lếu. Cái loại nhạc viết theo đơn đặt hàng của Tuyên giáo này bây giờ có ai còn nhớ, có ai còn hát nữa đâu ?   Nghe xong, bọn hắn trở về tàu để chuẩn bị ăn buổi tối. Bữa ăn này hứa hẹn sẽ ngon hơn các bữa khác, bởi vì là bữa tiệc do vị thuyền trưởng đãi và mọi người được yêu cầu nên mặc đồ đẹp.   Và chỉ khi ăn gần tàn tiệc rồi, lúc đưa ly rượu chát lên môi, hắn mới thoáng qua một y ‎nghĩ : ở Mỹ này, không có tay phụ bếp nào trốn xuống tầu tìm đường cứu nước, mà sao dân tình sống sướng thế nhỉ ? Hắn qua đây cũng chỉ làm lao động tay chân, lãnh đồng lương thấp kế chót trong bậc thang lương bổng của xã hội Mỹ. Rồi về hưu, Nhưng chẳng có một ngày nào hắn phải bận tâm, lo toan với chuyện cơm áo gạo tiền.   Thì ra mức sống của người dân sướng hay khổ hoàn toàn tùy thuộc vào cách quản lý‎ và điều hành đất nước của những người cầm quyền, gọi tắt là chính phủ. Chính phủ lương thiện, tận tụy lo cho dân thì thằng dân sướng. Còn chính phủ lưu manh, chỉ lo vơ vét cho bản thân, rớ vào thằng quan chức nào là đi tù thằng đó, thì người dân chỉ có từ chết tới bị thương. Tất nhiên, cái từ chết tới bị thương này khác hẳn với cảm giác từ chết tới bị thương đầy lãng mạn, mà hồi chiều khi ngồi ở Quebec City, hắn đã đắm mình theo tiếng kèn du dương của người nghệ sĩ saxophone đang cong mình lên thổi bài Hạ Trắng.   Loc Duong  
......

Xưng hô ngoài xã hội và trong nhà trường

Hình “ Chào mừng các con học sinh trở lại trường”… lan truyền trên mạng xã hội, gây phản cảm… Mạc Van Trang    Đại từ nhân xưng của tiếng Việt quả là rắc rối không chỉ với người nước ngoài khi học tiếng Việt mà nhiều khi gây bối rối cho chính người Việt.   1. Xưng hô ngoài xã hội   Xưng hô ngoài xã hội tuỳ thói quen, mỗi nơi một khác. Tôi thấy xưng hô ngoài xã hội ở trong Nam có khác với ngoài Bắc. Trong Nam, người nhỏ tuổi thường gọi người lớn tuổi ngang tầm ba, má mình là Cô/Chú/Bác và xưng CON; người lớn tuổi cũng gọi người trẻ ngang tuổi con mình là CON một cách khá tự nhiên, thoải mái. Những nhân viên bán hàng, dịch vụ, cả viên chức nhà nước, công an, quân nhân… tôi tiếp xúc cũng xưng hô như vậy. Lúc đầu tôi thấy ngại ngại, sau quen dần, thấy thật dễ chịu.   Đối với người lớn tuổi, cách xưng hô như trên, tự nhiên thấy mình được tôn trọng, phải ứng xử tử tế hơn… Khi gặp các cháu nhỏ, chúng lễ phép: Con chào Ông/Bà, thấy các cháu thật dễ thương … Đối với người trẻ khi xưng Con với người lớn tuổi, chắc cũng tự nhiên lễ phép hơn…   Tôi thấy bỡ ngỡ và băn khoăn, khi gặp nhau, người trong Nam thường hỏi tuổi ngay và nếu mình hơn tuổi là xưng Anh/Chị liền và gọi người đối thoại là Em… Người kia cũng xưng Em (có khi miễn cưỡng). Lần đầu nhà giáo Phạm Toàn và tôi gặp bà Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó Chủ tịch nước), khi chúng tôi “chào Chị"! Bà liền bảo: Các Em ngồi xuống đây. Mặc dù nhà giáo Phạm Toàn đã ngoài 80 tuổi, bà vẫn Chị Chị - Em Em rất tự nhiên. Cuối buổi bà bảo, có chai rượu ngon, Chị không biết uống, các em đem về uống cho khoẻ mà làm việc… Bà vẫn giữ cách xưng hô kiểu Nam bộ như vậy một cách rất tự nhiên.Lúc đầu có ngỡ ngàng, sau quen thấy dễ chịu.   Chiều mùng Một Tết Nhâm Dần, hai vợ chồng tôi đi dạo vào xóm bờ sông Soài Rạp, ngắm hoa lá, cỏ cây… Một ông mời vào nhà uống nước. Hỏi ra ông là quan chức to về hưu. Bà xã tôi hỏi tuổi, ông nói 65, bà xã tôi liền xưng Chị, gọi Em luôn! Tôi thấy kỳ kỳ, sao ấy; tôi vẫn gọi là Anh, bà xã tôi bảo, anh lớn tuổi mà gọi vậy làm Em tổn thọ đó!...   Có chuyện vui, mấy cô diễn viên nhà hát đi picnic, lúc qua chợ quê, dừng xe xuống mua trái cây. Bà bán hàng nói, mua cho Má đi các Con. Cô diễn viên hỏi, Má nhiêu tuổi rồi? - Má 60.. - Trời, Con hơn Má 2 tuổi đó! Cũng hổng có sao! Rất là vui…   Cách xưng hô trong xã hội phía Nam như nêu trên, dường như “mất dân chủ" áp đặt người ít tuổi là phải tuân phục người lớn tuổi… Nhưng trên bình diện xã hội, tôi thấy LỢI hơn là HẠI, nó tạo nên môi trường xã hội thân thương; người với người gần gũi nhau hơn, tình người dễ lan tỏa ấm áp, sẵn sàng chia sẻ, nhường nhịn nhau…Đó là một “không khí đạo đức" dân gian, tự nhiên thấm vào mỗi con người từ nhỏ…   Những người từ ngoài Bắc vào Nam cũng bị “đồng hoá" rất nhanh “không khí đạo đức" nói trên, hẳn là nó dễ chịu hơn, ưu việt hơn. Trong đại dịch vừa qua, người dân miền Nam đã thể hiện sự đồng cảm, thương yêu, giúp đỡ những đồng bào gặp hoạn nạn với biết bao điều cảm động. Trong số những người dấn thân làm thiện nguyện không mệt mỏi, tôi thấy nhiều người từ miến Bắc mới vào sống trong Nam sau 30/4/1975. Cái văn hoá xởi lởi, thân thương người với người đã ảnh hưởng đến họ nhanh chóng và sâu đậm.   2. Xưng hô trong nhà trường   Xưng hô trong nhà trường hiện nay kế thừa tất cả các kiểu xưng hô từ thời phong kiến, thực dân, cách mạng, hoà trộn với lối xưng hô từ xã hội, nên rất bát nháo.   Đúng là đã đến lúc Bộ Giáo Dục và Đào tạo cần soạn thảo “QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG", trong đó có vấn đề xưng hô. Xưng hô CHÍNH THỨC (formal) ở trường, lớp nên thống nhất, còn ngoài lớp, giao tiếp phi chính thức (Informal) thì linh động tuỳ quan hệ và thói quen địa phương…   Theo thiển ý, ở lớp MẪU GIÁO Cô và Trò nên xưng hô Cô - Cháu hoặc Cô và Con cũng được.   - Ở TIỂU HỌC và THCS (cấp 2), nên xưng hô Thầy/Cô và EM. Giáo viên nên gọi học sinh là Trò hay Em… - Ở THPT (cấp 3), Giáo viên nên xưng Tôi và gọi HS là Em và HS gọi GV là Thầy/Cô và xưng TÔI.   Xưng TÔI về mặt tâm lý rất quan trọng. Khi xưng TÔI trong giao tiếp xã hội thể hiện sự tự khẳng định nhân cách xã hội trưởng thành. Thực ra thiếu niên 16 tuổi đã hình thành Nhân -cách -tâm -lý, rất khao khát tự khẳng định mình, nên xưng TÔI sẽ giúp các em sớm tự khẳng định mình vươn lên Người- trưởng- thành.   Học sinh Tiểu học chưa trưởng thành, nên khi mắc lỗi, thường đổ tại: “Bạn ấy xui em"; “em thấy các bạn làm nên bắt chước"; “Cô bảo thế, Mẹ em bảo thế”...   HS Trung họ cơ sở  là giai đoạn chuyển tiếp từ Thiếu niên thành Người- trưởng- thành; giai đoạn diễn ra những bất ổn, xung đột tâm lý, nhưng xu hướng có tính quy luật là vươn lên Người - trưởng - thành.   HS trung học phổ thông khi 18 tuổi, đã hết tuổi vị thành niên, được đi bầu cử, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, tức đã trưởng thành Nhân- cách - xã- hội.   Người Trưởng thành là người dám khẳng định CÁI TÔI: “Tôi nghĩ vậy, điều đó chính tôi nói"; “Việc đó chính tôi làm, tôi chịu trách nhiệm"; “Sai lầm đó chính do tôi gây ra, tôi xin nhận lỗi, xin lỗi, chuộc lỗi"; “Tôi quyết định chọn nghề này bởi vì tôi hiểu rõ năng lực, hoàn cảnh của mình và tương lai nghề nghiệp đã chọn"; “Tôi biết việc đó là mạo hiểm, nhưng tôi muốn được trải nghiệm những thử thách"; v.v…   Cho nên cốt lõi của giáo dục là tổ chức sự phát triển, sự Trưởng thành của học sinh, của thế hệ trẻ nói chung.   Nhiều nước làm Lễ Trưởng Thành cho HS hết THPT cũng là qua 18 tuổi. Có nơi còn có lệ, để đánh dấu sự trưởng thành, sau Lễ trưởng thành người thanh niên có quyền hút thuốc lá, uống bia/ rượu, công khai dẫn bạn tình về nhà … Vì những lẽ trên, ở THPT giáo viên nên xưng TÔI (hoặc Thầy/ Cô) nhưng học sinh thì yêu cầu xưng TÔI trong giao tiếp chính thức (formal).   - Các trường lớp sau THPT (Cao đẳng, trường nghề, Đại học, sau Đại học) tất cả học sinh, sinh viên, học viên, NCS đều xưng TÔI với Giảng viên. Giảng viên gọi sinh viên/học viên là các Anh/ Chị hoặc các Bạn.   Những điều trên là nói về giao tiếp Chính thức (Formal) trong trường, lớp. Còn ngoài trường, lớp, giao tiếp phi chính thức (Informal) thì tuỳ quan hệ và thói quen. Bản thân tôi khi ở trên lớp, luôn gọi học viên cao học, NCS là các Anh/ Chị/các Bạn; nhưng ở ngoài lớp, trong quan hệ cá nhân vẫn gọi các Em, có học viên, NCS vẫn xưng Con…   3. Nói thêm   Các cơ quan công quyền, các tổ chức “chính trị, xã hội… cũng nên có QUY ĐỊNH GIAO TIẾP, trong đó có chuyện xưng hô cho chuẩn mực. Tình trạng “Ở cơ quan thì gọi Chú, lúc bù khú thì gọi Anh, lúc đấu tranh gọi Đồng chí" là khá phổ biến đó.   Đặc biệt lưu ý các Phóng viên báo chí, truyền hình, đừng có gọi học sinh là Con/Em mà phải gọi CÁC BẠN và xưng TÔI. Nhiều phóng viên rất chướng, khi phỏng vấn cứ áp đặt mình là Chị và gọi SV là em… Xưng hô trên phương tiện truyền thông cần cẩn trọng, theo xu hướng văn hoá tiến bộ.   TÓM LẠI: xưng hô phi chính thức (Informal) trong đời sống xã hội thì linh hoạt tùy môi trường văn hoá- xã hội, thói quen vùng miền… Nhưng xưng hô trong giao tiếp chính thức (Formal) thì cần có quy định chuẩn mực, thống nhất, theo xu hướng Dân chủ, Bình đẳng, Tôn trọng cá nhân.   Trước hết ngành Giáo dục cần sớm khắc phục tình trạng xưng hô láo nháo hiện nay bằng một Bản “QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG" trong đó có vấn đề xưng hô sao cho hợp với xu hướng văn hoá tiến bộ.   14/2/2022 MVT  
......

Đề xuất thành lập ‘Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản’

Bàn tay ta làm nên tất cả,Có sức người,sỏi đá cũng thành cơm? Nguyen Ngoc Chu Muốn phá vỡ phòng tuyến của đối phương thì phải đánh vào các điểm xung yếu. Tương tự như vậy, muốn đưa đất nước tiến nhanh thì phải tác động vào các điểm xung yếu. Có rất nhiều điểm xung yếu. Nhà lãnh đạo sáng trí là người biết chọn đúng các điểm xung yếu. Trong số các điểm xung yếu đầu tiên cần phải tác động là NÔNG NGHIỆP. Nhân giải Vinfuture trị giá 4,5 triệu USD của Vingroup và tài trợ 155 triệu Bảng Anh của tập đoàn Sovico cho Linacre College, xin giới thiệu đề xuất dưới đây: Hà Nội, ngày 19/01/2022 Kính gửi: Thủ tướng Phạm Minh Chính Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan Biết Ngài Thủ tướng Chính phủ và Ngài Bộ trưởng NN&PTNT rất bận. Nên xin viết ngắn gọn đề xuất dưới đây để Ngài Thủ tướng Chính phủ và Ngài Bộ trưởng NN&PTNT xem xét. I. MỘT SỐ ĐIỂM YẾU CẦN KHẮC PHỤC TRONG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Không nghi ngờ gì về vai trò của các doanh nghiệp FDI trong tăng trưởng GDP/đầu người và tạo công ăn việc làm ở Việt Nam. Cho nên tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài là cần thiết. Nhưng đầu tư FDI ở nước ta có nhiều điểm yếu cần khắc phục, trong số đó là 3 điều dưới đây. 1. Sau 30 năm các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, Việt Nam vẫn chỉ giữ vai trò người lao động giản đơn, hoàn toàn không sở hữu được công nghệ, nên Việt Nam không có các doanh nghiệp nội thay thế được và không cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI. Trong khi mục tiêu quan trọng nhất của kêu gọi đầu tư nước ngoài là sau một thời gian người Việt Nam sẽ sở hữu công nghệ để thay thế doanh nghiệp nước ngoài, hơn thế nữa còn phát triển mới và cạnh tranh quốc tế. Ở phương diện này, Việt Nam thua xa so với Hàn Quốc. Nếu tiếp tục chiều hướng này, Việt nam không thể hùng mạnh. 2. Lợi nhuận lớn thuộc các doanh nghiệp FDI. Việt Nam chỉ được hưởng một phần rất nhỏ từ thuế, cùng với mức lương lao động thấp, nên thực chất không cải thiện đáng kể được mức sống của người dân. Nếu tiếp tục hướng này, Việt Nam còn lâu mới đạt được mức sống giàu có thịnh vượng. 3. Các doanh nghiệp FDI giữ tỷ phần áp đảo tuyệt đối trong kim ngạch xuất khẩu. Tỷ phần này mỗi năm một tăng thêm. Đây là điều không có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Nếu tiếp tục chiều hướng này, kinh tế Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nước ngoài, khi xảy ra biến cố sẽ trở thành tai hoạ lớn. Cần có quốc sách để từng bước loại bỏ 3 điểm yếu nêu trên. Nông nghiệp đang là “trụ đỡ” của nền kinh tế II. NÔNG NGHIỆP LÀ KHU VỰC CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN MỨC SỐNG TOÀN DÂN Bước tăng trưởng GDP/đầu người không đồng nhất với bước tăng trưởng mức sống người dân. Có địa phương GDP/đầu người cao, nhưng mức sống thực tế của người dân không cao. Trong khi đó thì có địa phương GDP/đầu người không cao, nhưng mức sống thực tế của người dân lại cao. Đó là bởi tuỳ thuộc vào ai là người hưởng được lợi nhiều nhất trong tăng trưởng GDP. Ở những tỉnh có doanh nghiệp GDP với doanh thu lớn, GDP/đầu người tăng, nhưng lợi nhuận chính thuộc về các chủ doanh nghiệp FDI, người dân trong tỉnh không được hưởng lợi nhuận đó, chỉ số GDP/đầu người tuy cao, nhưng mức sống thực tế của người dân thay đổi không đáng kể. Trong khi đó thì các tỉnh nông nghiệp không có doanh nghiệp FDI, nhưng có sản lượng xuất khẩu nông sản cao, tuy GDP/đầu người không cao, nhưng thu nhập thực tế của người dân lại cao hơn. Hiện nay, có khoảng 70% dân số Việt Nam thuộc khu vực nông thôn. Đây là “đa số vàng” của Việt Nam. Gọi “đa số vàng” vì dựa trên 3 tiêu chí sau đây: Là nguồn lao đông chủ chốt. Là nguồn nhân lực quốc phòng chủ chốt. Trong thời bình hay trong chiến tranh, cho đến thời điểm hiện tại và vài thập niên tới nữa, con em từ khu vực nông thôn vẫn là lực lượng chủ chốt của quân đội, của nền quốc phòng toàn dân. Là nơi quyết định tốc độ thay đổi mức sống toàn quốc. Khi GDP/trên đầu người của khu vực nông thôn chiếm 70% dân số (và tương ứng 70% lực lượng lao động) thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi lớn GDP/ đầu người trên toàn quốc. Điểm thứ hai, tăng trưởng GDP/đầu người trong lĩnh vực nông nghiệp, nơi người Việt Nam làm chủ thì phần lớn lợi nhuận sẽ thuộc về người Việt Nam (khác với trường hợp các doanh nghiệp FDI), nên mức độ giàu có thực tế của người dân sẽ tăng nhanh hơn. Điểm thứ ba, là khu vực mà người Việt Nam làm chủ nên có khả năng tiếp cận và sở hữu công nghệ, nên tự quyết được sự tăng trưởng GDP/đầu người mà không phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Bởi thế, phải tác động lên “đa số vàng” để có bước thay đổi lớn. “Đa số vàng” là huyệt đạo cần bấm, là ổ khoá cần mở. Nông nghiệp vì thế phải là lĩnh vực được ưu tiên phát triển hàng đầu. III. ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP ‘QUỸ KHOA HỌC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN’ Có nhiều biện pháp để giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển. Xin đề xuất một biện pháp cụ thể, khả thi và sẽ dẫn đến sự phát triển đột phá và bền vững cho ngành nông nghiệp. Thành lập Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản Năng suất các sản phẩm nông nghiệp hiện nay chưa cao, chất lượng chưa tốt. Nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được các thị trường đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Từ đó làm cho giá trị xuất khẩu thấp, khó mở rộng thị trường, việc xuất khẩu nông sản năm nào cũng khó khăn (chẳng hạn như ùn tắc xuất khẩu nông sản ở biên giới) gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhiều chục triệu người dân. Cho nên, cần có Quỹ khoa học với mục đích thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp và tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các thị trường Âu – Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc. Tăng năng suất sản phẩm, giảm giá thành, để cạnh tranh được với sản phẩm nước ngoài và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Tăng năng suất sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đưa đến bước tiến lớn trong xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp. Quỹ không chỉ tập trung cho tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, mà còn bao gồm cả áp dụng và sở hữu công nghệ, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nguồn và quy mô Quỹ Hiện nay Vingroup đã có quỹ nghiên cứu khoa học 50 triệu USD và giải thưởng khoa học Vinfuture hàng năm trị giá 4,5 triệu USD. Mới đây tập đoàn Sovico đã quyết định tài trợ 155 triệu Bảng (213 triệu USD) cho một trường đại học của Anh. Như vậy, các tập đoàn tư nhân Việt Nam đã sẵn sàng tài trợ cho các nghiên cứu khoa học hữu ích. Tài trợ được cho khoa học nước ngoài thì cũng tài trợ được cho khoa học trong nước, giúp cho nông nghiệp Việt Nam phát triển. Quy mô Quỹ khoảng 200 triệu USD, huy động từ đóng góp của các tập đoàn tư nhân Việt Nam. Đây không phải là số tiền quá lớn, và có thể huy động được. Quản lý Quỹ Quỹ hoạt động độc lập. Quản lý Quỹ theo nguyên tắc tư nhân, tương tự như ở các nước phát triển. Đừng nghĩ rằng sẽ lặp lại vết xe đổ của các dự án chi tiền từ ngân sách nhà nước. Các tập đoàn tư nhân Việt Nam tin tưởng vào các hội đồng quản lý quỹ khoa học của nước ngoài, thì ở Việt Nam cũng lập được các hội đồng quốc tế quản lý quỹ khoa học tương tự. Nguyên tắc hoạt động xương sống: Hoàn vốn Mọi chi phí của Quỹ cho nghiên cứu, triển khai, hỗ trợ để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, xuất khẩu sản phẩm đều phải được Hoàn vốn. Lấy kết quả để hoàn vốn. Mọi đề án phải được áp dụng thực tiễn. Không có đề án đút ngăn kéo. Không có nghiên cứu mạo hiểm. Không có chi phí vô ích. Nguyên tắc Hoàn vốn là điều kiện đảm bảo cho Quỹ hoạt động hiệu quả, không thất thoát, không lãng phí, hoàn toàn khác biệt với các Quỹ chi tiền từ ngân sách nhà nước hiện nay. Nguyên tắc Hoàn vốn sẽ giúp bảo toàn Quỹ mà không đòi hỏi phải mở rộng quá lớn. Nguyên tắc Hoàn vốn quyết định sự thành công của Quỹ. Về tổ chức và hoạt động của Quỹ cần được thảo luận và trình bày chi tiết trong một dự án khác mà không thể đề cập ở đây. Đi theo con đường FDI hiện nay không thể giúp cho Việt Nam nhanh chóng tự cường. Đi theo con đường quản lý khoa học của Việt Nam hiện nay không mang lại hiệu quả khoa học đích thực (mà vụ Việt Á vừa qua là một minh chứng cụ thể). Chỉ có sở hữu sáng chế nguồn thì Việt Nam mới có thể từng bước theo kịp với các quốc gia hùng mạnh. Trong sở hữu sáng chế nguồn thì nông nghiệp là lãnh địa thuận lợi và cần được ưu tiên hàng đầu. Nông nghiệp quyết định trực tiếp mức sống của 70% dân số toàn quốc. Nông nghiệp là một trong những ngòi nổ dẫn đến sự bùng phát của kinh tế. Nông nghiệp là khu vực mà người Việt Nam tiềm tàng khả năng sở hữu sáng chế nguồn. Chỉ khoa học và công nghệ mới có thể giúp cho nông nghiệp có những bước tiến vượt bậc. Đương nhiên, ngoài khoa học và công nghệ còn hai nhân tố chìa khoá khác quyết định tốc độ phát triển. Đó là luật chơi và con người. Quyết định huy động 200 triệu USD từ các tập đoàn tư nhân cho ‘Quỹ khoa học thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản’ sẽ đem lại lợi nhuận nhiều tỷ USD bền vững trong nhiều năm, góp phần nâng cao và ổn định đời sống của 70% dân số Việt Nam, giúp cho khoa học nông nghiệp Việt Nam tự phát triển, giúp cho Việt Nam bớt phụ thuộc vào nước ngoài, chóng tự cường. Hơn thế nữa, đây là quyết định mang lại hiệu quả ngay, bắt đầu chỉ sau một năm thực thi. “Đa số vàng” là “mặt trận” mang tính bản lề. Những quyết định bản lề luôn khó và gây tranh cãi. Nhưng những quyết định bản lề chỉ dành cho những bậc sáng trí, quyết đoán. Trân trọng Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu  
......

Nhạt, nhàm, cũ, nhảm! Đừng trách họ, điều ấy là tất yếu!

Đoàn Bảo Châu Vài năm trở lại đây, việc nhận xét chương trình kịch 30 Tết luôn lặp lại một điệp khúc với những từ nhạt, nhàm, cũ, nhảm, chán, mất thời gian… Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Giả sử có một thằng lính đang hầu ông bà quan đang dùng bữa. Quan bà bỗng đánh rắm. Quan ông hỏi thằng lính: Mày thấy thế nào? Tính quan ông vốn độc tài, kẻ nào nói trái ý mình là lột truồng nó ra rồi đánh nát mông, đối tượng có số má hơn là bỏ tù. Vậy nếu bạn là thằng lính, bạn sẽ ứng xử ra sao? Bạn không nói khi quan ông hỏi thì không được, nhận xét đúng thì chết. Do vậy, thằng lính sẽ phải ậm ừ: – Bẩm quan, dạ dạ dạ, bẩm quan… con thấy cái tiếng ấy của quan bà phát ra nghe lúc này không đúng chỗ lắm ạ! – Không đúng là sao? Quan ông quắc mắt, quát. – Dạ, thực ra là rất hợp tự nhiên, hợp với quy luật trời đất, có vào thì phải có ra, rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho tiêu hoá, rất tốt cho điều hoà kinh mạch kinh lạc, việc ấy là đúng lắm ạ, rất hợp nhưng… – Nhưng sao? – Tức là nếu không phải lúc đang ăn uống thì sẽ tốt hơn ạ! Nhưng thật ra thì mọi chuyện đều rất tốt ạ, rất hay ạ, dạ dạ, bẩm quan ạ. Bạn thấy chưa? Đấy là thân phận thằng lính dưới một thằng quan độc tài. Nó sẽ ấp úng loanh quanh như một thằng ngớ ngẩn. Mà thằng này còn có phần tử tế chứ vào thằng khác là nó khen thơm, thơm lắm, thơm ngất ngây và nghe như “tiếng đàn tiếng sáo” ngay. Văn nghệ dưới sự lãnh đạo cứng nhắc, độc tài thì sẽ rất khó để phát triển rực rỡ. Nó sẽ tạo ra một chương trình gọi là có, không dám nói thẳng, nói thật, nói phải uốn éo chán chê và chỉ dám động hoen hoen bề ngoài sự việc. Đố dám đi vào bản chất. Một chương trình quan trọng bậc nhất của một quốc gia mà nhạt thếch. Trong khi ấy thì năm vừa qua có biết bao điều nổi cộm cần phản ánh. Nhạt, nhảm rồi bọc ngoài mấy triết lý hời hợt mà mấy đứa trẻ cấp hai cũng biết. Chán lắm! Câu hỏi đó nếu đưa ra cho mạng xã hội, mọi người sẽ nhăn mặt bảo: Thối, vô duyên, bất lịch sự, thô thiển, vô ý… Đơn giản là họ phản ánh trung thực sự việc. Thối bảo là thối, thơm bảo là thơm. Điều này rất rõ nhưng để những người lãnh đạo nhìn ra là điều rất khó. Văn học nghệ thuật mà phải đeo một cái gông chính trị thì rất khó có thể phát triển, khó có thể tạo ra những giá trị nghệ thuật được thế giới công nhận. Sản phẩm vì thế sẽ chỉ là những thứ hàng chợ, rẻ tiền. Nhạt, nhảm, chán là đương nhiên. Năm vừa qua có một hội nghị về văn hoá. Đấy là một việc tốt nhưng bàn về văn hoá mà không hiểu rằng văn hoá cần tự do về tư tưởng, tự do về sáng tạo thì mới có thể phát triển rực rỡ được thì điều ấy sẽ thành tầm phào, tổ chức chỉ tốn tiền thuế dân đóng mà thôi. Nghệ thuật là một mảng quan trọng của văn hoá, nghệ thuật lại đặc biệt cần tự do về tư tưởng để nẩy mầm, đơm hoa kết quả. Tự do tư tưởng chính là ánh sáng để cây nghệ thuật phát triển. Tôi tự hỏi các vị lãnh đạo cao cấp có nhìn thấy vấn đề quan trọng này không? Hãy nhìn xa, nhìn sâu, nhìn vào tương lai của đất nước, của con cháu chúng ta. Sự trói buộc về tư tưởng sẽ khiến những giá trị tinh thần của đất nước bị tụt hậu, nhạt nhoà so với mặt bằng nhân loại. Hãy cởi trói cho văn học nghệ thuật.    
......

Nhật Ngân, ‘chỉ bên Mẹ là mùa Xuân thôi’

Nhạc Xuân tha thiết, nghe trong những dịp Xuân về hay lúc nào cũng bồi hồi, xúc động phải kể đến nhạc sĩ Nhật Ngân. Đinh Yên Thảo -  Bạn đọc làm báo "Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở rồi Giờ đây đời con đang còn lênh đênh Đèo cao gió lộng ngày đêm bạt ngàn Áo trận sờn vai bạc màu Nhìn Xuân về lòng buồn mênh mang..." Không ít nhạc sĩ sáng tác nhạc Xuân và những bản nhạc ngày Xuân rất hay. Nhưng nhạc Xuân tha thiết, nghe trong những dịp Xuân về hay lúc nào cũng bồi hồi, xúc động phải kể đến nhạc sĩ Nhật Ngân. Bởi nhạc Xuân của ông là lời tâm sự với Mẹ, là nỗi nhớ Mẹ. Mà có mấy ai không xúc động khi nghe nhắc về Mẹ? Bản nhạc "Mùa Xuân của Mẹ" bên trên được nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, là chồng của ca sĩ Mai Lệ Huyền, vào năm 1969 dưới tên chung Trịnh Lâm Ngân là một tâm tình của người lính chiến nơi tiền đồn "núi rừng gió nhẹ sang Xuân" nhớ về người Mẹ già đã "tóc bạc nhiều, sớm chiều vườn rau vườn cà". Vài chục năm sau, ca từ, giai điệu tha thiết trong nỗi nhớ Mẹ này vẫn còn nguyên vẹn với bất cứ người con xa nhà nào mà ngày Tết chẳng về được với Mẹ, chẳng cứ riêng người lính. Có lẽ vì vậy mà trung tâm Thúy Nga cứ vài năm lại sử dụng, đã đưa bản nhạc này lên các chương trình nhạc Xuân của mình ít nhất là bốn lần, lần đầu trong cuốn Paris By Night 66 khi trung tâm Thúy Nga vinh danh các nhạc sĩ Trần Trịnh, Nhật Ngân và Ngô Thụy Miên. Nhưng ca khúc Xuân về Mẹ nổi tiếng nhất của Nhật Ngân và quen thuộc với vài thế hệ người thưởng ngoạn cho đến nay phải kể đến "Xuân này con không về", cũng được sáng tác vào khoảng năm 1969 trong loạt ca khúc Xuân về lính và dưới cái tên Trịnh Lâm Ngân, thêm chữ lót là Lâm Đệ - một người bạn chơi đàn hơn là đồng tác giả. Trong cuốn Paris By Night 76, trả lời phỏng vấn với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Nhật Ngân kể rằng ca khúc nổi tiếng này được ông sáng tác cho ca sĩ Duy Khánh và đã gắn liền cùng tên tuổi Duy Khánh, cho dù hầu hết các ca sĩ trình diễn thể loại nhạc trữ tình, quê hương cũng có trình bày ca khúc này. Sinh năm 1942, dù chỉ thua kém vài tuổi nhưng nhạc sĩ Nhật Ngân xem ông như hàng đàn em của các nhạc sĩ Trần Trịnh, Duy Khánh, những người đã thành danh trước ông mà ông kể có cơ may hoạt động chung. Bản nhạc đầu tay của ông viết chung với nhạc sĩ Y Vũ, tức em trai nhạc sĩ Y Vân là "Tôi đưa em sang sông" vào những năm 20 tuổi ở đầu thập niên 60s, nhưng đến những bản nhạc lính này mới đưa tên tuổi ông xa hơn. Không chỉ nhạc Xuân về lính, mà sự riêng biệt trong các sáng tác này luôn có Mẹ. "Xuân này con không về" tương tự như "Mùa Xuân của Mẹ", viết về tâm trạng người lính chiến xa nhà, cũng những ý từ, cảm xúc khi không về được với Mẹ ba ngày Tết. "Con biết bây giờ Mẹ chờ tin con Khi thấy mai đào nở vàng bên nương Năm trước con hẹn đầu Xuân sẽ về Nay én bay đầy trước ngõ Mà tin con vẫn xa ngàn xa..." Cũng là ngày Xuân, hoa mai hoa đào, nhớ về kỷ niệm ngồi quanh bếp hồng canh nồi bánh chưng những ngày với Mẹ nghe đến nao lòng. Có ai đi xa mà không nhớ Mẹ. Không còn Mẹ thì ngày Xuân, ngày Tết, có tuổi nào thắp vài nén nhang nghĩ về nỗi nhọc nhằn, lam lũ của Mẹ từng tảo tần nuôi con lại muốn rưng rưng. Ca khúc được một giọng ca trong "Tứ Trụ Nhạc Vàng" là Duy Khánh hát, nó không thể nào thành công hơn. Và bài hát đã mang cái hồn, cái sức sống đến sau này là vậy. Những ca khúc lính này được nhạc sĩ Nhật Ngân viết khi đã trở thành nhân viên Cục Tâm Lý Chiến nên nó không thể chỉ mang nỗi nhớ Mẹ u buồn, làm chùng lòng người lính trong những ngày Tết nên ông đưa thêm chí khí, cái tình đồng ngũ để động viên người lính, qua lời trần tình với Mẹ, điều không có trong ca khúc "Mùa Xuân của Mẹ" rằng: "Con biết bây giờ Mẹ chờ em trông nhưng nếu con về bạn bè thương mong bao lứa trai cùng chào Xuân chiến trường không lẽ riêng mình êm ấm Mẹ ơi con Xuân này vắng nhà Mẹ thương con xin đợi ngày mai..." Hai ca khúc Xuân tha thiết khác của ông viết trước năm 1975 cũng là những lời tự sự, tâm tình cùng với Mẹ là Cám ơn và Rước Xuân Vào Nhà. "Này là cánh thư, nghiêng nghiêng nét chữ cô em học trò Này là bánh chưng, Mẹ già tự tay gói gửi cho con Này là áo len, bao nhiêu đêm thâu em ngồi em đan Nay em gởi ra tới chiến trường, Mang chút tình hậu phương thương mến Ngồi đọc lá thư đơn sơ tha thiết văn chương học trò Nhìn cặp bánh chưng, mà lòng chợt thương Mẹ già xa xôi. Mặc vào áo len, sao như tôi nghe trong hồn chơi vơi. Xuân đang về trên khắp đất trời. Nhưng tất cả Xuân là ở đây Tôi xin cám ơn đời..." Nếu lời nhạc cùng âm điệu của ca khúc "Cám ơn" này, ký dưới cái tên Ngân Khánh con gái ông và cũng được ca sĩ Duy Khánh trình bày rất thành công, cũng như Thái Châu có ca trong đĩa nhạc Shotguns 36, đi theo cùng thể loại bolero của những những ca khúc lính đã kể bên trên thì "Rước Xuân vào nhà" của Nhật Ngân có ca từ và giai điệu khác hẳn. Nó lạc quan, hy vọng và tươi sáng hơn, dù lời tự sự với Mẹ vẫn những lời tha thiết. Ca khúc này được ca sĩ Hoàng Oanh ca trong dĩa nhạc Shotguns Xuân 75 và sau này được một số ca sĩ trẻ trình bày lại khá thành công, diễn đạt được trọn vẹn cái hồn bản nhạc như ca sĩ Ngọc Liên trong PBN 80 hay đôi song ca Quốc Khanh-Hoàng Thục Linh của trung tâm Asia với cách luyến và thả chữ đầy riêng biệt, một phần cũng nhờ cách phối âm hay hơn. "Này Mẹ có nghe xôn xao lá đâm chồi Này Mẹ có nghe chim đua hót trên đồi Này Mẹ thấy chăng ngoài sân kia Đàn bướm đang nhởn nhơ đùa vui Này Mẹ thấy chăng cây mai trước sân nhà Nụ vàng ấp yêu bay trong gió la đà Này Mẹ thấy chăng trời bao la Đàn én đang nhởn nhơ dập dìu Mẹ hay chăng mùa Xuân vui đã sang Mẹ hay chăng khổ đau xưa đã chìm Mẹ thấy chăng phố vui chân người về Mẹ thấy chăng thôn xóm rực đèn treo..." Không tìm thấy chính xác thời gian nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác ca khúc này nhưng có lẽ nó đã được viết vào khoảng trước sau năm 1973, chung với các ca khúc như Qua Cơn Mê, Giã Từ Vũ Khí của ông, mang niềm hy vọng và lạc quan về sự thanh bình tái lập trên quê hương sau Hiệp Định Paris, tưởng rằng "mùa Xuân vui đã sang, khổ đau xưa đã chìm". Nhưng rồi điều này không kết thúc như ông và nhiều người mong đợi, bởi vô số người lính đã phải chịu cảnh tù tội, đâu phải ngưng tiếng súng là được trở về với Mẹ. Năm 1982 vượt biên sang nước ngoài, ông là một trong những nhạc sĩ tiếp tục sáng tác mạnh mẽ. Bên cạnh hàng trăm ca khúc trữ tình các thể loại, hay phổ thơ lẫn đặt lời Việt cho khá nhiều ca khúc ngoại quốc, nhạc sĩ Nhật Ngân vẫn tiếp tục viết những ca khúc Xuân về Mẹ rất cảm động. Những ca khúc tiêu biểu được xem như tiếp nối với "Xuân này con không về" có thể kể đến là "Xuân này con về Mẹ ở đâu" và "Xuân Nào Con sẽ Về" được sáng tác tại hải ngoại sau này. "Xuân này con về Mẹ ở đâu? Quê nghèo Xuân về mưa hắt hiu Vườn xưa xơ xác hoa rơi rụng Xuân về không Mẹ nụ hoa kém tươi Xuân này con về Mẹ ở đâu? Bao mùa Xuân hẹn con vẫn đi Đời trai như cánh chim phiêu bạt Bao lần Xuân về để mẹ hoài ngóng trông..." Sự lỗi hẹn với Mẹ không chỉ trong thời chiến chinh, trong những giai đoạn tù đày sau chiến tranh mà rồi khi phải ly biệt quê hương, mang theo nỗi nhớ Mẹ khôn nguôi. Nhưng xót xa hơn là Mẹ già "như chuối chín cây", Mẹ có sống mãi để chờ đến ngày gặp mặt con đâu. Nỗi đau mất Mẹ của Nhật Ngân nghe sao mà thảng thốt, xúc động: "Mẹ ơi! Trong thời chinh chiến Bao mùa Xuân con chẳng về nhà Thanh bình chưa kịp vui cùng Mẹ Lại đành xa cách quê hương Mẹ ơi! Bao mùa Xuân đến Bao lần con mong mỏi ngày về Xuân này con về quê tìm Mẹ Thì Mẹ giờ đã ra đi Xuân này con về Mẹ ở đâu Quê nghèo Xuân buồn thêm hắt hiu Còn đâu năm tháng xưa thơ dại Giao thừa bên Mẹ, ngồi kể chuyện tích xưa". Nhạc sĩ Nhật Ngân kể rằng ông viết ca khúc này theo lời đề nghị của Duy Khánh và dành cho Duy Khánh. Nhưng rồi Duy Khánh cũng chẳng có cơ hội trình bày ca khúc này bởi người ca sĩ ra đi năm 2003, trước khi ca khúc "Xuân này con về Mẹ ở đâu" được hoàn tất. Để rồi trong những ngày giáp Tết năm 2012, nhạc sĩ Nhật Ngân cũng đã đi theo ông, để lại hàng trăm ca khúc trữ tình, trong đó là những ca khúc Xuân bất hủ về Mẹ, ắt sẽ còn lại với thời gian. Tết này đã là giỗ thứ mười, ngày ông về canh nồi bánh chưng ngày Tết cùng Mẹ ở cõi xa xăm nào đó, như những ngày xa xưa còn thơ dại. Chuyến đăng trình lắm thăng trầm của mỗi người, dù có là người lính, nhạc sĩ hay bất cứ ai cũng mong được ngồi dưới chân Mẹ như trẻ thơ để đón nhận tình mẫu tử thiêng liêng, mênh mông đất trời. Riêng người nhạc sĩ tài hoa, ông đã hứa trước là sẽ về với Mẹ rồi mà. "Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về Dù cho, dù cho Xuân đã đi qua Dù cho én từng bầy bay về ngàn Dẫu gì rồi con cũng về Chỉ bên Mẹ là mùa Xuân thôi". Thật vậy! Chỉ bên Mẹ, chỉ có lòng yêu thương bao la của Mẹ mới thật sự là mùa Xuân của những đứa con. Những ca khúc Xuân về Mẹ của nhạc sĩ Nhật Ngân như để thay lời giùm cho những người con mà thôi. LK Mùa Xuân Của Mẹ, Rước Xuân Về Nhà - Đặng Thế Luân, Hoàng Thục Linh, Quốc Khanh      https://www.youtube.com/watch?v=2IN9EZ1oK78 Dallas, Xuân 2022 ĐYT  
......

Pages