Phản đối tư cách ứng cử viên Tổng Giám Đốc UNESCO của ông Phạm Sanh Châu do nhà cầm quyền Việt cộng đề cử

Bruxelles, Ngày 8 Tháng 8 Năm 2017           Kính Thưa Quý Vị Đại Diện Các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các Nhóm Sinh Hoạt Trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại Kính thưa Quý Vị, Vào tháng 10 năm 2017 tới đây, Tổ Chức Văn Hóa Quốc Tế UNESCO trực thuộc Liên Hiệp Quốc, sẽ bầu vị Tổng Giám Đốc UNESCO. Chúng tôi, đại diện các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các nhóm Sinh Hoạt trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Vương Quốc Bỉ đã lấy quyết định gởi một bức thư phản đối tư cách ứng cử viên của ông PHẠM SANH CHÂU do nhà cầm quyền CSVN đề cử, đến Văn Phòng Hội Đồng Điều Hành của Tổ Chức UNESCO. Ông Phạm Sanh Châu Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã không tôn trọng những giá trị Nhân Bản, Xã Hội và Văn Hóa của cộng đồng thế giới nói chung, và nền Văn Hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói riêng, không xứng đáng được đề cử một ứng viên, đi ngược lại những giá trị mà UNESCO đã đề xướng. Chúng tôi xin gởi đến Quý Vị một ấn bản bằng tiếng Pháp, một ấn bản bằng tiếng Anh, và danh sách các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các nhóm Sinh hoạt trong CĐNVTD tại Vương Quốc Bỉ . Nếu Quý Vị Đại Diện đồng ý với việc làm của chúng tôi, Quý vị chỉ cần cho chúng tôi biết: Danh Tánh, đại diện cho HĐ, TCCT (quý vị có thể dùng ngôn ngữ địa phương cho danh xưng của HĐ, TCCT…) và địa chỉ Email của quý vị để chúng tôi liên lạc và thông báo khi có sự trả lời của văn phòng Ông Michael WORBS, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của UNESCO và gởi về địa chỉ điện thư: nqb_vps@yahoo.fr Hiện nay CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ cũng đang tiến hành việc thu thập chữ ký phản đối tư cách ứng cử viên do nhà cầm quyền CSVN đề cử, cho các cá nhân muốn ký vào, hiện giờ đã có trên 1.300 chữ ký, và một điều đáng mừng là có rất nhiều chữ ký đến từ Việt Nam . Chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm của Quý Vị Đại Diện về vấn đề nêu trên. BS Nguyễn Quốc Bảo Brussels – Belgiumnqb_vps@yahoo.fr
......

Hải Ngoại cần làm gì trước làn sóng khủng bố của cộng sản hiện nay

Kể từ đầu tháng Giêng cho đến đầu tháng 8 năm nay, an ninh CSVN đã bắt giữ, trục xuất, truy nã và kết án nặng nề 22 người Việt Nam yêu nước, có những hoạt động về xã hội, môi trường, truyền thông. Trong tháng 1, an ninh CSVN bắt giữ 3 người là anh Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga liên quan đến điều 88 (Tuyên truyền chống đối nhà nước). Riêng chị Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù giam vào ngày 25 tháng 7. Trong tháng 3, an ninh CSVN bắt giữ 4 người là các Blogger Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Bùi Hiếu Võ, Phạm Kim Khánh. Một người bị truy nã là cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung. Trong tháng 4 và tháng 5, an ninh CSVN đã bắt giữ 2 người là anh Hoàng Bình ở Nghệ An và ông Vương Văn Thà ở An Giang. Một người bị truy nã là anh Bạch Hồng Quyền. Một người bị tước quốc tịch là Giáo sư Phạm Minh Hoàng và sau đó bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 24 tháng 6. Trong tháng 6, tòa án CSVN tại Khánh Hòa đã kết án nặng nề đối với Blogger Mẹ Nấm: 10 năm tù giam theo điều 88. Trong khi đó an ninh An Giang bắt giữ hai ông Bùi Văn Thâm và Bùi Văn Trung theo điều 245. Trong tháng 7, an ninh CSVN đã bắt giữ sinh viên Trần Văn Hoàng Phúc theo điều 88 tại Sài Gòn. Bắt ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An theo điều 79. Nhất là an ninh đã bắt đồng loạt 4 người lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự có những hoạt động xã hội ôn hòa, gồm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà báo Trương Minh Đức và Luật sư Nguyễn Bắc Truyển theo điều 79 (hoạt động lật đổ chính quyền). Trong đầu tháng 8, an ninh CSVN đã bắt giữ tiếp một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại Cồn Sẻ, Hà Tĩnh, là anh Nguyễn Trung Trực. Những vụ bắt bớ, truy nã nhằm khủng bố các nhà hoạt động tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục và số người bị bức hại chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới vì hai lý do: Thứ nhất là CSVN đang chuẩn bị đón tiếp các nguyên thủ của khối APEC đến Đà Nẵng họp vào tháng 11 năm nay, nên họ lo sợ các cuộc biểu tình sẽ nổ ra cũng như những vận động dư luận Quốc tế quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thứ hai là CSVN lo ngại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bùng nổ, và lần này, yếu tố “thoát trung” sẽ tác động mạnh mẽ trong nội bộ đảng cộng sản trước thái độ ngạo mạn và côn đồ của Bắc Kinh – đã ép buộc Hà Nội phải ngưng khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa Việt Nam. Chính vì những lo ngại nói trên, CSVN buộc phải ra tay trấn áp và gia tăng việc bắt giữ những đối tượng có tiềm năng lãnh đạo phong trào quần chúng. Do đó, số người bị bắt sẽ không dừng ở đây mà sẽ nhiều hơn vì hiện có một nguời đang bị an ninh đến nhà tìm kiếm, hay mời lên đồn công an thẩm vấn. Từ nhiều năm qua, phong trào dân chủ tại Việt Nam đã đối diện với rất nhiều vụ bắt bớ, đe dọa; nhưng chưa lần nào số người bị bắt giữ, truy nã, và bị kết án nặng nề như hiện nay. Để cho những nhà dân chủ và thân nhân của họ không thấy cô đơn trong lúc làn sóng đàn áp gia tăng, sự lên tiếng và đồng hành tranh đấu của khối người Việt tại hải ngoại hầu tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN là vô cùng cần thiết. Cụ thể, hải ngoại có thể làm những công việc từ đơn giản cho đến những nỗ lực vận đông quy mô như sau: 1/ Tiếp tay phổ biến những bản tin loan báo sự đàn áp, bắt giữ của an ninh CSVN đối với với các nhà dân chủ hay thân nhân của họ đến thân nhân, bạn bè của mình hầu giúp cho mọi người cùng biết và cùng quan tâm, đặc biệt khai dụng mạng Internet, Facebook… Khi có hàng trăm ngàn người Việt khắp nơi cùng quan tâm, cùng hành động hướng về các nhà dân chủ đang bị bức hại, chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng thay đổi tại Việt Nam. 2/ Đóng góp giúp đỡ tài chánh cho những gia đình bị bắt giữ hay bị kết án – dù nặng hay nhẹ, để thân nhân họ có phương tiện lo vấn đề pháp lý và thăm nuôi. Sự kiện Blogger Mẹ Nấm bị kết án 10 năm và Blogger Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam là hai trường hợp điển hình; cả hai bà mẹ can trường này đều có hai con nhỏ, và rất cần sự giúp đỡ phương tiện từ cộng đồng hải ngoại. 3/ Tham dự hoặc góp phần tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện, những cuộc biểu tình để lên án sự đàn áp của CSVN ở nhiều nơi, và cần nhất là ở những vị trí có đông người ngoại quốc. Hình ảnh đông đảo người tham dự trong các buổi sinh hoạt này được chuyển về quốc nội sẽ giúp cho các nhà tranh đấu không thấy cô đơn. 4/ Viết thư gửi cho những dân biểu, nghị sĩ trong vùng trình bày một hay hai sự kiện bị đàn áp cụ thể để kêu gọi những vị này quan tâm và lên tiếng chia xẻ sự đồng tình ủng hộ và nhất là yêu cầu Bộ ngoại giao lên tiếng cảnh báo CSVN. Việc vận động một dân biểu, nghị sĩ phát biểu về một người đang bị CSVN giam giữ sẽ giúp cho gia đình họ lên tinh thần rất lớn, và đó là chất bổ tinh thần vô giá. 5/ Vận động dư luận, NGO, truyền thông tiếng Việt và quốc tế để tạo áp lực lên chế độ. Những việc làm nói trên không khó và không có gì là phức tạp, nếu mọi người trong chúng ta đều ý thức rằng muốn đất nước thay đổi và sớm có tự do, dân chủ, thì mỗi người đều phải góp một bàn tay dù ít, dù nhiều. Sau cùng, chúng ta cũng cần giúp nhau cảnh báo đừng để những loại tin tức – tuy có tính thời sự hấp dẫn như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vụ Đinh Thế Huynh bị ung thư cuốn hút mà quên đi những nạn nhân đang bị lực lượng an ninh CSVN cô lập, trấn áp thô bạo trong các nhà tù. Nói tóm lại, đảng CSVN hiện đang đối phó với rất nhiều khó khăn từ xung đột trầm trọng trong nội bộ đảng giữa các phe quyền lực dưới chiêu bài chống tham nhũng, khó khăn kinh tế dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngân sách để cung cấp cho các địa phương và trả nợ đáo hạn, cho đến những bất mãn xã hội ngày một lan rộng trong mọi tầng lớp quần chúng, đã và đang đe dọa sự tồn tại của chế độ. Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần khai dụng cơ hội này cùng với áp lực từ biển Đông, đẩy mạnh các cuộc vận động từ hải ngoại hầu tăng sức phản kháng quốc nội, tạo những chuyển biến thay đổi tại Việt Nam. Nguồn: Web Viettan
......

Phỏng vấn Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân

WESTMINSTER - Trong những ngày vừa qua dư luận trong và ngoài nước ghi nhận một số sự kiện nổi bật tại Việt Nam, trong đó có việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam gia tăng bắt bớ, đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ và việc bị Trung Cộng ép phải ngưng hợp đồng khai thác dầu khí với công ty dầu Repsol của Tây Ban Nha dù Việt Nam đã ký với họ. Vào lúc 2 giờ chiều thứ Năm, ngày 3 tháng 8, 2017, Viễn Đông đã phỏng vấn ông Điềm về hai sự kiện vừa nêu. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi: Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân tại tòa soạn nhật báo Viễn Đông ngày thứ Năm, 3 tháng 8, 2017. (Thanh Phong/ Viễn Đông) Viễn Đông: Gần đây nhà cầm quyền CSVN gia tăng bắt bớ, đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, những người bất đồng chính kiến. Ông có thể cho biết lý do tại sao? Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Thực sự, nếu chúng ta nhìn kỹ lại trong vòng 18 tháng qua, nếu lấy mốc điểm tháng 12, 2015 khi nhà cầm quyền CSVN bắt LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà thì tính từ ngày 15 tháng 12 cho đến bây giờ là 18 tháng thì tổng số người bị họ bắt trên dưới hai mươi mấy người. Những người họ bắt đa số có tiếng tăm như chị Cấn Thị Thêu, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thị Nga và rất nhiều anh em dân chủ nữa bị bắt. Trong tuần qua họ bắt thêm năm người là ông Lê Đình Lượng ở Nghệ An, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyền và anh Phạm Văn Trội đều là những người cột trụ trong Hội Anh Em Dân Chủ. Có thể nói đợt bắt bớ kỳ này được coi là đợt bắt bớ nặng nề nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sự bắt bớ này có lẽ có hai lý do: Lý do đầu tiên là nhà cầm quyền CSVN nhìn thấy trong lúc này chính phủ của Tổng Thống Trump nói hẳn ra miệng là ông không quan tâm những chuyện khác trên thế giới mà để thời gian lo vấn đề nội trị ở Mỹ, thành thử nhà cầm quyền CSVN cũng nghĩ rằng đây là cái khung thời gian thuận lợi cho họ để họ gia tăng đàn áp, bắt bớ vì lúc này thế giới không quan tâm lắm về vấn đề nhân quyền như mọi khi. Thứ hai, chúng ta thấy rõ, mấy năm gần đây, sự phát triển về vấn đề dân chủ ở trong nước vẫn tiếp tục đi tới, và với những biến cố xảy ra gần đây từ sau vụ Formosa hồi năm ngoái và gần đây là cái vụ khoan dầu Biển Đông, nhà cầm quyền CSVN rất ngại sự bất mãn của quần chúng nên nhiều phần họ bắt những người hay nhóm nào mà họ nghĩ có khả năng tác động quần chúng cao thì họ bắt nhóm đó trước. Một số họ quy kết cho vi phạm điều này điều kia trong bộ luật hình sự hay ghép cho tội “Tuyên truyền chống phá xã hội chủ nghĩa,” nhưng gần đây họ quy kết cho LS Nguyễn Văn Đài, ông Lê Đình Lượng, MS Nguyễn Trung Tôn là vi phạm điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Rõ ràng đây là sự nâng cấp đàn áp những ai mà họ nghĩ có khả năng tác động quần chúng vì họ rất sợ sự phản kháng của người dân liên quan đến biển Đông VĐ: Biết rõ âm mưu trên của nhà cầm quyền CSVN, Đảng Việt Tân do ông lãnh đạo có kế hoạch gì để ngăn chặn sự gia tăng bắt bớ đàn áp người dân trong nước? Ông Điềm: Bây giờ chúng ta có hai việc, nghe qua thì như có sự tách bạch ra nhưng thật sự nó có sự liên kết với nhau. Về vấn đề Biển Đông, nhà cầm quyền CSVN phải buộc công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng không khoan dầu ở bãi Tư Chính nữa. Cho đến giờ phút này phía nhà cầm quyền CSVN vẫn giữ im lặng. Họ hoàn toàn không lên tiếng xác nhận điều này, cho thấy họ đã tuân lệnh Trung Cộng và không biết họ còn hứa hẹn gì với Trung Cộng nữa. Theo nhiều nguồn tin cho biết, họ hứa với Trung quốc là sẽ không bao giờ khoan dầu ở bãi Tư Chính nữa. Đây là sự thiệt hại rất lớn cho chủ quyền của đất nước và quyền lợi của dân tộc VN. Chính vì họ biết đây là sự nhượng bộ quá lớn nên họ không dám công khai bạch hóa chuyện này, vì sợ nó sẽ tạo ra làn sóng phản đối, căm phẫn của người dân. Do đó, chúng tôi quan niệm là chúng ta phải quảng bá việc này một cách rộng rãi, không những ở trong nước mà còn đối với quốc tế nữa về thái độ quá yếu hèn của nhà cầm quyền CSVN đối với Trung quốc. Việc thứ hai như chúng tôi vừa trình bày, là sự gia tăng bắt bớ. Sự bắt bớ này là họ cảm thấy có những cá nhân hay tổ chức mà họ nghĩ có khả năng tạo tác động quần chúng nhất là vấn đề Biển Đông. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta phải làm sao quảng bá với quốc tế. Tuy Hoa Kỳ lúc này còn đang đối phó với nhiều vấn đề nội bộ nhưng còn nhiều tổ chức khác như Liên Hiệp Quốc, như Khối Liên Âu. Rất nhiều nước khác họ sẽ lên tiếng ủng hộ cho vấn đề dân chủ hóa nếu chúng ta đẩy mạnh nỗ lực quảng bá cho quốc tế. Cộng Đồng người Việt hải ngoại có khả năng gia tăng áp lực bằng cách phản kháng với những Tòa Đại Sứ, Lãnh Sự Việt Cộng nơi mình đang sinh sống và chính giới của nước mình đang ở, để có thể làm áp lực với CSVN. Chúng ta cũng có thể hỗ trợ anh em dân chủ trong nước về mặt pháp lý. Tóm lại, chúng ta có khá nhiều việc cần làm ngay để giải tỏa áp lực cho những người anh em dân chủ trong nước, đặc biệt những người vừa bị bắt. VĐ: Việc Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, nay họ buộc phải tuân lệnh Trung Cộng hủy bỏ hợp đồng. Hệ lụy sẽ ra sao thưa ông? Ông Điềm: Việt Nam hiện có ba ký kết về khai thác dầu hỏa ở ngoài khơi, một là ký kết với công ty Repsol của Tây Ban Nha mà chúng ta đang nói tới, một ký kết thứ hai với công ty Vitas của Ấn Độ, và ký kết thứ ba với công ty Esson Mobil của Mỹ. Cho đến giờ phút này chỉ có ký kết với Tây Ban Nha là đang gặp trở ngại. Công ty Repsol vừa khoan thì giữa tháng Sáu tướng Phạm Trường Long là Phó Chính Ủy Trung Ương Trung Cộng trong một chuyến công du Âu Châu có ghé Tây Ban Nha về vấn đề này. Sau đó, chúng ta biết tướng Phạm Trường Long đến Hà Nội có buổi viếng thăm chính thức VN, nhưng buổi viếng thăm đó bị cắt ngắn, thay vì ba ngày thì chỉ có một ngày, và lúc đó đã có dư luận cho biết Trung Cộng gây áp lực VN. Đầu tháng Bảy, công ty Repsol tuyên bố họ đã khám phá được cái mỏ khí đốt rất lớn tại lô 36 mà họ đang khoan , trị giá 1 tỷ đô-la, thì lập tức nhà cầm quyền CS Trung Hoa triệu tập Đại Sứ Việt Cộng ở Bắc Kinh để áp lực và tuyên bố nếu không ngưng khai thác dầu họ sẽ tấn công quân sự quần đảo Hoàng Sa. Đó là diễn tiến chúng ta biết nhưng nhà cầm quyền CSVN không hề lên tiếng. Cho đến ngày 24 tháng 7 Bộ Chính Trị Đảng CSVN họp khẩn và tuyên bố ngưng khoan. Công ty Repsol ngày hôm nay [3 tháng 8] mới lên tiếng chính thức xác nhận có bị yêu cầu ngưng. Vậy câu hỏi nhà cầm quyền CSVN có phải bồi thường không? Câu trả lời là nếu Repsol không tiến hành khai thác được nữa thì phía VN phải bồi thường, vì Repsol đã bỏ ra 300 triệu cho dự án này rồi. Bên cạnh đó, tương lai VN khó chiêu dụ các tập đoàn dầu hỏa khác đến để khai thác, vì làm ăn với VN nguy hiểm quá! VĐ: Phải chăng vào thời điểm này, VN mới dùng con bài Trịnh Xuân Thanh để làm cho người dân quên đi việc bị Trung Cộng ép phải yêu cầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan dầu, thưa ông? Ông Điềm: Theo tôi “Không”. Cái việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức bây giờ chính phủ Đức đang phản ứng rất mạnh. Phải nói ngay, chỉ có những chế độ độc tài, bất chấp luật lệ quốc tế như Bắc Triều Tiên ám sát người anh của Kim Joung Un ở Mã Lai thì chỉ có CSVN mới làm cái việc bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật tại Đức, và theo chúng tôi nghĩ đây là cả một cái chuỗi để họ thanh toán nội bộ nhau. Chúng ta biết vào Đại Hội Đảng vào tháng 2, 2016 liên minh Đinh Thế Huynh và Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng và đẩy Nguyễn Tấn Dũng đi, nhưng tay chân của Nguyễn Tấn Dũng còn nằm đầy trong chính quyền nên trong vòng 18 tháng qua, phe Trọng liên tục chận đánh những vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, như chúng ta thấy họ loại Đinh La Thăng, và mới đây nhất là Trầm Bê, đó là cái chuỗi thanh toán nội bộ. Cho nên dù có chuyện Biển Đông hay không, trước sau gì họ cũng phải giải quyết cái vụ này. Tuy nhiên, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lúc này nó cũng có một tác dụng phụ như ông nói, phần nào đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề mà CSVN đang muốn dấu nhẹm cái việc bị Trung Cộng bắt ép buộc phải ngừng khai thác dầu trên vùng chủ quyền của mình. VĐ: Liệu Nguyễn Tấn Dũng với những vây cánh còn đang tại chức trong chính quyền và quân đội, liệu ông ta có chịu để bị phe Nguyễn Phú Trọng trói chân tay? Ông Điềm: Những gì xảy ra trong 18 tháng qua cho thấy phe Nguyễn Tấn Dũng đang thất thế. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng đến phút chót trụ lại trong cái đại hội vừa rồi nhưng không thành công và bị đẩy đi. Suốt thời gian qua, vây cánh bị cắt từ từ nên Nguyễn Tấn Dũng hiện nay đang bị cô lập nên tôi nghĩ xác xuất Nguyễn Tấn Dũng phản công lại là rất thấp. VĐ: Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, trước khi bị bắt cóc về VN, ông ta đã khai ra rất nhiều chuyện tham nhũng có liên quan đến cả Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, liệu Nguyễn Phú Trọng có để yên cho Trịnh Xuân Thanh cung khai trước dư luận trong những ngày sắp tới? Ông Điềm: Việc CSVN bằng mọi cách phải bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh cho thấy họ rất sợ những gì Trịnh Xuân Thanh sẽ nói ra, nên tôi không ngạc nhiên khi thấy Trịnh Xuân Thanh sẽ giữ im lặng trong những ngày tới. VĐ: Là một người lãnh đạo tổ chức chính trị, ông có nhận định gì về tương lai VN trong những ngày sắp tới? Ông Điềm: Sự bắt bớ của nhà cầm quyền CSVN trong những ngày qua quả là sự bắt bớ nặng nề nhất so với sự bắt bớ cách nay đúng 10 năm khi họ bắt cha Lý và một số đông người bất đồng chính kiến trong năm 2007, nhưng chúng ta thấy phong trào dân chủ ở VN 10 năm trước còn yếu hơn bây giờ nhiều, vậy mà vẫn vượt qua được và càng ngày càng mạnh mẽ hơn nên tôi lạc quan tin rằng phong trào dân chủ ở VN sẽ vượt qua được như chúng ta đã vượt qua được 10 năm trước. Điều thứ hai, chúng ta thấy rõ những năm qua khả năng kiểm soát xã hội của đảng CSVN đã giảm sút rõ rệt. Vì trong 10 năm qua sự phát triển về truyền thông nhất là Facebook, càng ngày càng thực sự phá tung bức màn bưng bít thông tin cho phép người dân VN chúng ta có điều kiện truy cập thông tin để được tụ tập mặc dù tụ tập trên mạng. Cách nay 10 năm, người sử dụng Facebook ở VN chưa tới 1 triệu người, nay tăng lên gần 40 triệu người, thật là sự tăng trưởng khủng khiếp, cho chúng ta thấy cái sự kiểm sóat của chính quyền CSVN, và chúng ta có quyền tin rằng chính quyền CSVN ngày càng mất dần sự tin tưởng của người dân trong nước và quốc tế. Phong trào dân chủ càng ngày càng lớn mạnh hơn nữa và cán cân sức mạnh dân chủ đang chuyển dần về phía người dân VN, và chính quyền CSVN đang mất dần sự kiểm soát. VĐ: Cám ơn kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Ông Điềm: Cám ơn Ban Giám Đốc nhật báo Viễn Đông và cám ơn anh. * nguồn: http://www.viendongdaily.com/phong-van-ky-su-do-hoang-diem-…
......

Lời kêu gọi biểu tình tại Berlin ngày 12.08.2017

LIÊN HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN Tại CHLB ĐỨCc/o   Dr.  Hoàng Thị Mỹ Lâm Postfach: 470435, 12313 Berlin -  E- mail: hoangml69@hotmail.com Internet : www.lienhoinvtn.de ***********   Berlin . ngày  05 tháng tám 2017 Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn  Thể và Tổ Chức chống Cộng tại Đức và Âu Châu, Kính thưa quý thân hữu , Đảng Cộng Sản Việt Nam đang gia tăng bạo lực  công khai đàn áp dân chúng  qua các vụ xử án vô nhân đạo đối với  Mẹ Nấm , Trần Thị Nga  những người bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam  ,  vụ bắt khẩn cấp năm nhà hoạt động dân chủ  trong nước Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, MS Nguyễn Trung Tôn,  Phạm Văn Trội  và gần đây nhất vụ tình báo Việt Cộng  xâm nhập biên giới Âu Châu bất hợp pháp dùng vũ lực bắt cóc người đang xin tỵ nạn tại Đức . Trong khi đó  đối với Trung Cộng , Cộng Sản Việt Nam lại phản ứng hèn nhát  trước sự tranh dành khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính của Bắc Kinh. Trước sự việc vi phạm  Nhân Quyền  và hành động coi thường Pháp Luật Quốc Tế ngày càng trắng trợn  của nhà cầm quyền  Việt Nam chúng ta bắt buộc phải  lên tiếng cảnh báo với chính quyền  và dân chúng Đức Quốc về sự đe dọa an ninh của những người Việt hoạt động cho Nhân quyền và Dân Chủ trong nước và hải ngoại . Đồng thời chúng ta cũng phải gióng tiếng trước công luận  về đại họa mất nước diệt vong dân tộc  Việt Nam vào tay Tàu Cộng và vạch rõ bộ mặt hèn với giặc ác với dân của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam . Vì những lý do trên Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức sẽ cấp thời tổ chức một cuộc biểu tình : tại Brandenburger Tor , Pariser Platz 10117 Berlin vào thứ Bảy ngày 12.08. 2017  từ 14:00 giờ đến 16:00giờ Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị tham gia tích cực và đông đảo vào cuộc  biểu tình chống Việt Cộng và Tàu Cộng này. Kính thư TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

VẬN ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÁP LÝ TẠI ĐÀI LOAN CHO NẠN NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÀ TỈNH

Chúng tôi xin thông báo với tất cả quý vị thông tin sau đây: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh cùng với Ban Vận Động Đấu Tranh Pháp Lý cho nạn nhân của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đang thực hiện chuyến vận động đấu tranh pháp lý tại Đài Loan. Lịch trình của chuyến vận động như sau: Ngày 3/8/2017: Phái đoàn sẽ làm việc với các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Đài Loan, họp báo với báo chí quốc tế về thảm họa môi trường do công ty trên đã gây ra. Ngày 4/8/2017: Phái đoàn sẽ trao thỉnh nguyện thư gần 200,000 chữ ký đến Tổng Thống Thái Anh Văn tại Phủ Tổng Thống Đài Loan; Họp báo tại Quốc Hội Đài Loan; gặp gỡ Cố Vấn của Tổng Thống về Chính Sách Kinh Tế Hướng Nam Mới và tiếp xúc với dân biểu Trần Mạn Lệ cùng những phụ tá của các dân biểu khác tại Quốc Hội. Ngày 5/8/2017: Phái đoàn thăm viếng các nạn nhân Formosa Plastics Group tại Liujin, Vân Lâm, để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh pháp lý cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai. Sẽ có phóng sự về các hoạt động trên gởi đến quý vị qua phương tiện truyền thông đại chúng. Kính mong quý vị chia sẻ thông tin rộng rãi đến mọi người. Xin quý vị tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với công việc của tôi để đòi công lý cho các nạn nhân . Chân thành cám ơn quý vị. Ban Tổ Chức gồm có: Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển Giáo Phận Vinh Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường Liên Minh Giám Sát Việc Thực Hiện Các Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan Hiệp Hội Hướng Tâm Hoang Dã Đài Loan Viện Nghiên Cứu Trung Ương Xã Hội - Thạc Sĩ Paul Robin Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Đào Viên Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam Liên lạc: Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển Giáo Phận Vinh - email: banhotrogpv@gmail.com LM Nguyễn Văn Hùng - Tel: 0922 641 743 Echo Lin - Tel: 0935 529 293 Fb: Anthanh Linhgiang
......

Dân Biểu Alan Lowenthal chào mừng Mục sư Nguyễn Công Chính cùng gia đình đến Hoa Kỳ

  Trong một thông cáo báo chí ghi ngày 29/07/2017, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal đã hoan nghênh tù nhân lương tâm Mục sư Nguyễn Công Chính được chính quyền CSVN trả tự do, đã cùng gia đình đặt chân đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Lowenthal cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với việc CSVN trục xuất mục sư Chính cùng nhiều nhà đấu tranh khác ra khỏi tổ quốc Việt Nam.   Dân Biểu Lowenthal đã phát biểu: “Tôi rất vui mừng là Mục sư Chính đã được trả tự do và được an toàn. Nhưng tôi cũng cảm thấy rất buồn khi một vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, một người ôn hòa, đã bị buộc phải rời khỏi quê hương của mình, chỉ vì ông đã can đảm đứng lên để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, là một quyền căn bản của con người trên thế giới.” Vào tháng 10, năm 2004, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch đã loan tin hàng trăm nhân viên lực lượng công an và chính quyền địa phương đã phá hủy nhà của Mục sư Chính, cũng là nơi hoạt động của Hội Thánh Tin Lành. Từ đó, Mục sư Chính cùng vợ và gia đình tiếp tục bị quấy rối và tấn công bởi lực lượng công an. Mục sư Chính đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam vào ngày 28 tháng 4, năm với cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”, theo điều 87 bộ luật hình sự.  CSVN tố cáo Mục sư Chính trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông quốc tế, và đăng tải các bài viết trên mạng với ý định gây chia rẽ người dân trong nước. Sau một phiên tòa vào tháng 3, 2012, Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị kết án 11 năm tù. Vào năm 2014, Dân Biểu Alan Lowenthal đã chính thức nhận “đỡ đầu” cho tù nhân lương tâm Nguyễn Công Chính qua chương trình “Defending Freedoms Project”, của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Cũng từ đó, Dân Biểu Lowenthal đã không ngừng tranh đấu cho việc trả tự do cho Mục sư Chính, đã nhiều lần lên tiếng với chính quyền CSVN cũng như Hoa Kỳ. Theo ông Lowenthal, những hoạt động ôn hòa của Mục sư Chính không đủ làm lý do chính đáng cho án tù đối với Mục sư Chính, cũng như những sự sách nhiễu và tấn công đối với vợ và gia đình ông. Mục sự Nguyễn Công Chính và gia đình đã đến Phi Trường Quốc Tế Los Angeles (LAX) vào tối hôm 28/07, với sự đón tiếp nồng nhiệt của nhiều thành viên trong Hội Thánh Tin Lành, dưới sự hướng dẫn của Giám mục Trần Thanh Vân, và có sự hiện diện của nhân viên văn phòng Dân Biểu Lowenthal. Được biết, Mục sư Nguyễn Công Chính là tù nhân lương tâm thứ nhì được Dân Biểu Alan Lowenthal nhận “đỡ đầu”, và tranh đấu thành công để được trả tự do.  Người được ông “đỡ đầu” đầu tiên là cựu tù nhân lương tâm Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, được CSVN trả tự do vào tháng 4, 2014. Dân Biểu Lowenthal nói: “Tôi rất vui mừng khi Mục sư Nguyễn Công Chính đã được an toàn đến Hoa Kỳ. Tôi cũng rất cảm ơn cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã mở rộng vòng tay chào đón Mục sư Chính và gia đình ông đến Mỹ cũng như hỗ trợ cho họ trong việc tạo dựng lại một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ”.
......

Khi đe dọa giết nhà báo Đức, ông Nguyễn Lam Sơn và tòng phạm có thể bị khép vào tội gì ?

Thủ đô Berlin mấy hôm nay thật u ám, mưa rả rích nhiều ngày đã làm đô thị này càng trở nên ướt át, đường phố ít người đi lại, nhưng tại Sở cảnh sát bang Berlin vẫn vang tiếng còi xe hú cùng đèn xanh chói lòa tỏa đi khắp nơi, nhiều cảnh sát mặc thường phục ra vào cửa với tấm thẻ có phù hiệu màu xanh. Tiếp tôi trong một gian phòng lớn đầy ánh sáng là 2 cán bộ cảnh sát Đức điều tra hình sự, với ông Michel A Trưởng nhóm phòng chống tội phạm người Việt có dáng cao lớn, nhưng cũng đầy thân thiện, ông đã nổi tiếng ở Thủ đô này qua việc phá các chuyên án xã hội đen, đâm chém, buôn lậu khét tiếng do các băng đảng người gốc Việt cầm đầu. Sau khi xem thẻ phóng viên Đức cùng yêu cầu điều tra ông Nguyễn Lam Sơn đang có hành vi đe dọa tính mạng cơ quan truyền thông Đức, Ông Michel A cho biết, thời kỳ thống nhất nước Đức, sau khi bức tường ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin bị gỡ bỏ, tại Berlin đã nổi lên rất nhiều băng nhóm xã hội đen, tội phạm có tổ chức, bảo kê và buôn bán thuốc lá lậu, trấn lột và bắn giết lẫn nhau của những người gốc Việt, đó là thời kỳ ông và các đồng nghiệp phải vất vả xử lý rất nhiều chuyên án, đến thời điểm này thì Berlin đã bình yên hơn khi các đối tượng gốc Việt đã bị truy tố, chịu án tù hoặc trục xuất khỏi nước Đức. Những điều vị Trưởng nhóm này kể cho tôi nghe đã đem đến nhiều thông tin về những người đã và hiện đang nổi tiếng trong cộng đồng tại Berlin, bản thân tôi cũng phải giật mình, vì họ đã hiểu rất sâu từng cá nhân người Việt bị đánh dấu là ``đáng quan tâm`` ở đây, nhiều chi tiết có lẽ bạn nhậu hàng ngày của những người này cũng không thể biết, nhưng giờ đây họ đã có cuộc sống ổn định và thành công phần nào về mặt kinh tế, thì việc để bị xúi giục gây sức ép với nhà báo Đức sẽ đưa họ trở lại các nghi vấn của cảnh sát điều tra, buộc chính quyền nước sở tại phải mở lại hồ sơ của thời kỳ đen tối đã qua của họ, điều mà bất cứ ai cũng không hề muốn. Liên tục trong 1 giờ trao đổi, vị cảnh sát điều tra đã hỏi rất chi tiết các thông tin về đối tượng Nguyễn Lam Sơn đang trực tiếp đe dọa nhà báo Đức và thông báo sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để tôi và các đồng nghiệp Đức yên tâm làm việc, một nhà báo Đức đi cùng tôi sau đó đã miêu tả `` rất có thể cảnh sát sẽ lật lại toàn bộ các liên hệ điện thoại, tin nhắn của ông này trong thời gian vừa qua và không loại trừ sẽ đặt nghe tất cả các cuộc gọi đi và đến khi xin lệnh của Thẩm phán Đức `` Điều này cũng lý giải vì sao vị cảnh sát điều tra đã quan tâm tới số điện thoại và xem kỹ địa chỉ trang Facebook cá nhân của ông Nguyễn Lam Sơn khi đặt các câu hỏi. Ông Michel A thông báo sẽ liên hệ ngay với nhân viên chuyên trách về an ninh của Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin để chia sẻ về vụ việc, ngoài ra các phóng viên báo chí Đức có mặt cũng nhận được đầy đủ thông tin về sự việc đe dọa kiểu xã hội đen của ông Nguyễn Lam Sơn đối với phóng viên Đức, một điều lạ trên đất nước tự do và dân chủ này. Hồ sơ ông Nguyễn Lam Sơn đe dọa giết hại nhà báo Đức đã chuyển cho cảnh sát điều tra Berlin ngày 25.7.2017. Trung Khoa – Thoibao.de Các bằng chứng ông Nguyễn Lam Sơn đe dọa giết hại nhà báo Đức: http://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/11277/de-doa-cho-bao-chi-duc-%60%60-a... Bản tin tiếng Đức về vụ việc: http://thoibao.de/vd-news/11280/kommentar%3A-wenn-vietnamesischsprachige...
......

Phiên tòa sơ thẩm bà Trần Thị Nga

Tại phiên tòa hôm nay có tới 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố, nhưng có một kiểm sát viên làm vai trò trợ giúp kiểm sát viên khác thực hiện tranh luận. Và cũng thật sự không hiểu vì lý do gì mà một lần nữa, tuy không tuyên bố như ở phiên toà xét xử bà Quỳnh, kiểm sát viên đã không hề đối đáp hay tranh luận lại 4 luận điểm mà tôi đưa ra rất rõ ràng và đầy đủ. Với việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sai nghiêm trọng về cách hiểu và áp nó vào trong trường hợp này (có tới 3 tình tiết tăng nặng được áp dụng cùng lúc), nhưng sau khi tôi phân tích thì hội đồng xét xử (khá đặc biệt vì gồm 2 thẩm phán và ba hội thẩm) đã bỏ đi 2 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Về hai bản kết luận giám định do Bộ Thông Tin Truyền Thông giám định thì kiểm sát viên im lặng và không tranh luận gì về phân tích của tôi, gồm 4 vấn đề: (i) thẩm quyền giám định (không có thẩm trách); (ii) giám định làm thay chức năng kết tội của các cơ quan tiến hành tố tụng vì đã kết luận nội dung thông tin trùng với mặt cấu thành khách quan của tội phạm (sai lầm nghiêm trọng về học thuật pháp lý); (iii) sai về thủ tục chứng thực chữ ký của giám định viên; (iiii) cơ quan điều tra và viện kiểm sát đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm an toàn thông tin và an ninh thông tin nên không suy xét đến thẩm quyền của cơ quan giám định mà chính họ đã lấy chúng làm căn cứ buộc tội và xét xử. Về chứng cứ là các lời tố cáo của các hộ dân ở cạnh đó là mơ hồ và không xác định được; cùng với lời tố giác của hai nữ can phạm cùng buồng cũng là những lời khai không có giá trị và cũng không hợp pháp để làm một căn cứ để cáo buộc về hành vi đã thực hiện và đang được xét xử tại phiên toà hôm nay đối với bị cáo. Sau khi bào chữa, Thư ký toà đến hỏi và đề nghị đưa bản luận cứ để cho vào hồ sơ, nhưng tôi lắc đầu vì mọi phiên toà tôi chỉ tranh luận tay không thôi. Anh này tròn mắt rồi quay đi luôn. Sau khi viện kiểm sát đề nghị 9 đến 10 năm tù, với 3 tình tiết tăng nặng và 1 tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên 09 năm tù và 05 năm quản chế đối với bà Trần Thị Nga. Khi được dẫn ra thùng xe về trại tạm giam, bà Nga hát rất vang bài "Trả Lại Cho Dân". Nguồn: Fb. Luân Lê
......

Bao giờ thì côn đồ Nguyễn Lam Sơn mời nhà báo Lê Trung Khoa đi ăn tiết canh ngan?

Tiết canh ngan là món ăn không được phép bán tại Đức, nếu có làm tại nhà bị phát hiện cũng rất phiền toái, hàng xóm không thể để yên cho nhà bạn cắt tiết, vặt lông dù bạn làm trong nhà bạn. Cho nên nói về đúng nghĩa đen thì chuyện Nguyễn Lam Sơn, một tay anh chị ở Đức đòi dẫn nhà báo Lê Trung Khoa đi ăn tiết canh ngan là chuyện không thể xảy ra, hơn nữa nhà báo Lê Trung Khoa không hạ mình nhận lời mời ăn uống của tên côn đồ, xã hội đen đã gây bao nhiêu nỗi sợ hãi cho kiều bào Việt sống ở Đức. Còn nói về nghĩa bóng, đây là lời đe doạ, cái này đang được thoibao.de làm rõ để chứng minh đây là tiếng lóng của dân xã hội đen, hàm ý đe doạ. Về mặt giang hồ, nếu đã công khai trước mọi người đe doạ ai đó, mà người đó không sợ, thì việc phải thực hiện lời hứa là phải làm. Vậy bao giờ Nguyễn Lam Sơn thực hiện điều này.? Nhiều người đã gửi tin nhắn, gọi điện cho tôi nói lên tránh xa Nguyễn Lam Sơn, vì đó là một tay anh chị hung hãn, từng cầm đầu những băng nhóm tội phạm lừng lẫy ở nước Đức này. Đáng tiếc trong số đó có một người miền Nam , anh ta chắc là thuyền nhân. Vào lúc mờ sáng anh ta gọi tôi nói rất nhiều về Nguyễn Lam Sơn và nói tôi nên nghĩ đến con mình. Anh ta còn khoe biết anh này, anh nọ là dân anh chị đi xuất khẩu lao động ở Berlin. Tôi và anh Lê Trung Khoa bị dây vào một vụ, đó là vụ một tên anh chị côn đồ đe doạ. Giờ đã có những lời ngầm bảo, nếu tôi đứng ra ngoài sẽ không ai làm gì tôi cả, cứ kệ cho Lê Trung Khoa hứng chịu. Anh Lê Trung Khoa là người hiền lành, anh sang Đức theo dạng sinh viên, học xong anh có được việc làm  lương thiện, kinh doanh đóng thuế  và ở lại Đức. Anh có thêm niềm đam mê là truyền thông , báo chí. Còn Nguyễn Lam Sơn là một tên côn đồ, trốn vào Đức gây án rồi bị trục xuất sang Tiệp, hắn lại lộn về và dùng trò ăn và nước Đức là tìm cách sinh con để nhận giấy tờ. Bản thân hắn đã từng gây nhiều tội ác đẫm máu đồng bào mình ở Đức. Bây giờ tên côn đồ đe doạ thư sinh, trong khi ở tại Việt Nam những tên côn đồ liên tiếp ra tay tàn bạo với những người làm truyền thông lề trái, dư luận bức xúc nhưng vì chế độ bảo kê nên không ai làm gì được chúng cả. Trước những việc trong và ngoài nước như thế, tôi khó mà đứng ngoài nhìn, kể cả về lý lẫn tình. Tôi cũng nhắn Nguyễn Lam Sơn, có giỏi mời tôi đi ăn tiết canh ngan, nhưng Nguyễn Lam Sơn nói tôi là thằng nghiện oặt ẹo nên không chấp. Còn về phía Lê Trung Khoa thì Nguyễn Lam Sơn chối bai bải là chỉ mời ăn tiết canh thôi, bỏ tiền ra mời, đừng đưa lên báo chí làm gì. Nếu thế thật buồn, buồn vì tay anh chị Nguyễn Lam Sơn này giờ mất chất. Giang hồ chạy theo đảng, chế độ cộng sản ở Việt Nam để làm tay sai đã là mất chất. Giang hồ trốn ra nước ngoài rồi mà vẫn làm tay sai bợ đỡ cho chế độ cộng sản trong nước càng mất chất hơn, phải hèn hạ lắm mới khom mình làm đầu sai cho chế độ như vậy. Những người khác họ cũng dân anh chị, họ không lên tiếng phê phán cộng sản Việt Nam đang thối nát, ít ra họ cũng tránh không tiếp xúc xu nịnh các cán bộ của đảng. Một vài người khác vì công việc làm ăn, họ bất đắc dĩ phải xã giao quan hệ với chế độ qua sứ quán. Trong tâm họ cũng biết điều gì đúng, điều gì sai. Loại giang hồ, anh chị hạ mình trước chế độ như Nguyễn Lam Sơn đã là hèn hạ, mất chất. Nhưng còn dùng cái oai giang hồ, xã hội đen để đe doạ những người viết báo vạch ra những cái bịp bợp của chế độ, thì càng đê hèn, mạt hạng hơn. Nhiều người không hiểu, cho rằng chúng tôi cần phải sợ Nguyễn Lam Sơn. Tôi và Lê Trung Khoa sợ thì có sợ, nhưng chúng tôi cũng mong hắn giữ được bản chất anh chị, dám nói, dám làm. Hắn và anh em nào đó của hắn ra tay với chúng tôi. Để chúng tôi lấy máu của mình, hay cả tính mạng của mình chứng minh rằng ở tại nước Đức mà đảng cộng sản Việt Nam còn dùng côn đồ tấn công, đe doạ những người làm truyền thông độc lập như vậy. Thì ở trong nước bao nhiêu vụ việc khác chúng làm đâu có ngại gì ai. Người dân Đức qua vụ này sẽ hiểu hơn về Việt Nam và sẽ đặt câu hỏi với chính phủ Đức rằng - tại sao lại để cộng sản Việt Nam dùng côn đồ tấn công, đe doạ nhà báo ngay trên đất nước Đức.? Nguyễn Lam Sơn tức Sơn Điền, trùng hiệu với tay anh chị lừng lẫy Sơn Điền ở đất Nam Định. Lam Sơn giờ sống bám vào một người phụ nữ tên Thương, cô này là bồ của anh Khánh Suhsi chuyển nhượng lại cho Lam Sơn. Nhờ được bao bọc bằng tiền từ người phụ nữ này, không phải vất vả lao động, nên tên này giao du với các cán bộ sứ quán, đánh gôn, ăn nhậu, tổ chức ca nhạc. Vừa côn đồ lại vừa có quan hệ với sứ quán, hắn là nỗi khiếp sợ cho nhiều người dân lành, đặc biệt là những người thuyền nhân đi từ năm 1975 đang trú ở Munich. Từ khi làn sóng côn đồn như Sơn Điền đổ xuống Munich, phong trào chống cộng ở đây trước kia rầm rộ giờ cũng giảm đi nhiều. Cứ nhìn trường hợp người miền Nam gọi điện cho tôi lúc 5 giờ sáng, chỉ để lải nhải việc khuyên tôi đừng dây với Sơn Điền, và anh ta có quen biết các tay anh chị này kia ở Berlin đã thấy ngán ngẩm thế nào. Các anh chị em thuyền nhân nào, mà còn có lương tri và dũng cảm, muốn dân thân. Xin hãy cùng tôi, chúng ta tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ trước quán ăn của Sơn Điền, để cho dư luận Đức quan tâm đến vụ việc này. Tuy nhiên đây chưa phải là bước cuối cùng, vì bước cuối cùng là phải có phiên toà và ở đó sẽ còn liên quan đến những thế lực lớn hơn Sơn Điền ở đằng sau hắn, và những thực trạng dùng côn đồ tấn công ở trong nước sẽ được phơi bày. Còn nếu các vị nghĩ như kiểu anh thuyền nhân gọi tôi 5 giờ sáng kia, là tránh xa hắn, đừng dây dưa. Thì các bạn trước khi bức xúc cảnh những nhà đấu tranh trong nước bị côn đồ đánh, hãy nghĩ ở đây các bạn còn không dám làm gì, thử người trong nước họ còn biết làm gì hơn. Hiện nay chúng tôi được nhiều người khuyên can vì vụ này đừng nên nói gì đến Nguyễn Xuân Phúc nữa để tránh bị những tên côn đồ như Nguyễn Lam Sơn lấy máu chúng tôi. Hoặc họ bảo lên tập trung việc khác, quên việc tên Nguyễn Lam Sơn này đe doạ đi. Những lời khuyên thật tốt, nhưng nó không đúng trong trường hợp này. Nếu chúng tôi quên hoặc tảng lờ bỏ qua, lập tức bọn cộng sản và tay sai của chúng sẽ đồn lên. - Đấy, hai thằng đó ti toe bị doạ cái im ngay. Giờ thì chúng tôi sốt ruột chờ Sơn Điền và anh em chúng ra tay với chúng tôi, chờ một cách hào hứng và đầy phấn khích. Chờ xem một tay anh chị, giá cả nổi tiếng sẽ ra tay để bảo vệ danh dự cho y, chả lẽ một tay khét tiếng dao búa như Nguyễn Lam Sơn nói mà không dám làm thì còn mặt mũi nào mà xưng là anh chị, là này nọ. Nguyễn Lam Sơn (áo xanh grün) và đại sứ VC tại Đức Đoàn Xuân Hưng Các bạn yêu tự do, dân chủ ở Munich và các vùng phụ cận hãy nhìn những tấm ảnh này, Sơn Điền có các cán bộ sứ quán đứng bên cạnh, cùng hội, cùng thuyền,  sát vai sát cánh với nhau. Còn chúng tôi liệu có được các bạn sát cánh ở một cuộc biểu tình nhỏ trước quán ăn của hắn không.? Hai anh em chúng tôi đợi câu trả lời từ các bạn, cũng háo hức như chờ đợi những hành động đao búa của Nguyễn Lam Sơn. Nguồn: Blog Nguoi Buon Gio
......

Xã hội đen cuồng Cộng ở Đức

Những người Bắc Việt sống ở Đức đều biết đến Sơn Điền, tức Nguyễn Lam Sơn. Một tay giang hồ, bảo kê cho các băng đảng buôn thuốc lá khét tiếng xưa kia ở Berlin. Sau khi em ruột của Sơn Điền, một tay anh chị tên tuổi lừng lẫy bị bắn chết ở Lepzig, Sơn Điền lui về Muenchen ở cùng với bà vợ mới. Tên tuổi của anh em nhà Sơn Điền còn vượt qua biên giới Đức đến tận những cộng đồng người Việt ở các nước láng giềng như Ba Lan, Tiệp. Trước khi viết những dòng này, tôi được nhiều người cảnh báo rằng “chớ nên đụng tới Sơn Điền, đó là một tay anh chị đã nói là làm”. Tuy đã qua thời loạn lạc, nhưng bản chất anh chị của Sơn Điền vẫn chứa đầy trong máu hắn, những lần hắn thầu tổ chức ca nhạc, đều gửi lời nhắn nhe cho những ai muốn tổ chức phải rút lui. Mới đây tổng biên tập tờ Thoibao.de là Lê Trung Khoa đã nhận được lời hàm ý đe doạ đẫm máu của Sơn Điền, một tin nhắn của Sơn Điền nhắn cho Lê Trung Khoa rủ đi ăn tiết canh ngan. Ở nước Đức này, tiết canh là món không có ở đâu bán. Những nơi nào bán món này đều là vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh, tức phạm pháp. Ai cũng biết đó là lời đe doạ đẫm máu của Sơn Điền với Lê Trung Khoa. Nếu món tiết canh được cho phép được bán ở Đức thì lại là một nhẽ khác. Nhưng chính vì nó là món không có, cho nên hẳn nhiên đây là lời đe doạ. Ông Lê Trung Khoa đã đưa tin này trên tờ thoibao.de Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ việc tờ Thoibao.de đưa tin về chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc, việc này khiến tay anh chị từng bảo kê buôn thuốc lá khét tiếng Nguyễn Lam Sơn, tức Sơn Điền nổi giận. Hắn cho rằng như thế là xúc phạm thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Không biết con đường Sơn Điền rời khỏi quê hương đến Đức bằng đường nào, mà hắn lại yêu chính phủ Việt Nam như thế. Chắc chắn tới đây nếu có vụ án chính trị liên quan đến Sơn Điền, việc này sẽ được người Đức làm rõ. Một điều đáng chú ý, là hiện nay trong nước cộng sản Việt Nam dùng xã hội đen công khai đánh người và đe doạ, khủng bố vũ lực nhiều người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, những vụ này được công an Việt Nam bao che như vụ xông vào phòng riêng đánh chị Lê Mỹ Hạnh ở Sài Gòn. Dường như thấy việc dùng côn đồ, anh chị, xã hội đen đạt hiệu quả. Chế độ cộng sản Việt Nam định áp dụng mô hình này tại Đức, qua tay anh chị Sơn Điền với nhà báo Lê Trung Khoa. Ông Nguyễn Lam Sơn – Sơn điền (người mặc áo xanh được đánh dấu X) trong một cuộc gặp gần đây với Đại sứ Việt Cộng tại Đức Đoàn Xuân Hưng ở Thành phố München. Mấy ngày trước ông Lê Trung Khoa bị đại sứ rút giấy mời, từ trong nước nhà báo Huy Đức tức Osin đã đưa những stt trên Facebook của y có hàm ý bôi nhọ tờ thoibao.de của ông Khoa, tiếp đến dư luận kiều bào ở Đức được quấy động nhằm tấn công ông Khoa, bằng những tên bồi bút hay nhà báo vẫn thường có mặt nâng bi các quan chức cộng sản Việt Nam mỗi khi đến đây. Cuối cùng là lời đe doạ của tên côn đồ Nguyễn Lam Sơn, tức Sơn Điền. Trong lời đe doạ nhắn tới Lê Trung Khoa, tay anh chị khét tiếng Sơn Điền có phỉ báng tôi, Bùi Thanh Hiếu, là chửi đảng và nhà nước Việt Nam. Chắc chắn sau khi mời Lê Trung Khoa ăn tiết canh ngan, tay anh chị lừng lẫy Sơn Điền, một kẻ dám nói dám làm, nhất là khi đang thực hiện vì lòng yêu đảng CSVN, hắn sẽ không ngại gì mời đến tôi. Đứng trước một tay anh chị đáng sợ như Sơn Điền, người như tôi cũng còn run sợ, huống chi là người thư sinh như anh Lê Trung Khoa. Đáng sợ hơn nữa đằng sau y là cả một thế lực của cộng sản, và thế lực này đang cổ vũ cho những câu chuyện đàn áp man rợ về truyền thông trong những ngày gần đây. Một năm trở lại đây, chính phủ mới của Nguyễn Xuân Phúc đã thả rông cho côn đồ, công an đánh đập những người đấu tranh rất nhiều, chúng liên tục tìm những người có liên quan đến Châu Âu để hành hạ áp bức, như trường hợp tước quốc tịch nhà giáo Phạm Minh Hoàng, cấm xuất cảnh cho cho cô Đỗ Minh Trầm chỉ vì cô là chị gái Đỗ Thị Minh Hạnh. Cô Trầm lấy chồng nước ngoài, có con nhỏ, về thăm quê hương đã bị nhà cầm quyền ngăn trở không cho quay lại với chồng con. Việc gây sự rùm beng bằng mọi giá, kể cả thủ đoạn dùng vũ lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhằm mục đích ép Châu Âu phải chú ý đến Việt Nam là mục tiêu mà chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang thực hiện. Chế độ cộng sản VN kết án một phụ nữ đơn thân nuôi hai con nhỏ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, vì cô đã cất tiếng nói chỉ trích sai trái do chế độ gây ra. Sắp tới nhà cầm quyền CSVN còn đưa tiếp Thuý Nga, một bà mẹ nuôi hai con nhỏ ở Phủ Lý ra toà cũng vì chị có những lời nói chỉ trích chế độ . Có lẽ cùng với chuỗi mục tiêu sử dụng mọi biện pháp để Châu Âu phải quan tâm, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dùng côn đồ tấn công những blogger trong nước chưa thấy đủ, giờ chuyển sang dùng côn đồ đe doạ và tấn công nhà báo Việt ở nước ngoài. Một tay anh chị như Sơn Điền đã ra tay, chắc ai cũng phải sợ. Nhất là y không phải chỉ có một mình, y nhấn mạnh chữ “cho anh em mời nó đi ăn tiết canh ngan”. Có nghĩa y còn có băng đảng, có những kẻ trợ thủ khác. Những kẻ khát máu, thèm tiết canh như y chắc hẳn đã khiến cho nhiều thuyền nhân đi từ phía Nam phải e ngại, giờ đây Sơn Điền chắc chắn sẽ làm cho những người ít ỏi dám viết lên sự thật về chế độ cộng sản Việt Nam ở Đức cũng phải sợ hãi. Hôm nay nhiều người quen của tôi họ có biết Sơn Điền, khuyên tôi nên tránh xa hắn, có gì họ sẽ nói lời với hắn bỏ qua cho tôi. Nhưng thực sự tôi không yên tâm, vì họ nói không khéo có khi kẻ đại ca giang hồ như Sơn Điền lại càng nóng giận hơn thì khổ thân tôi. Bởi vậy tôi đã xin họ đừng nói, để tôi tự thân đi gặp đại ca giang hồ của cộng sản Việt Nam nói lời “xin anh ta tha tội.” Nếu anh ta, Sơn Điền kẻ anh chị khét tiếng một thời không tha cho tôi, đây chắc sẽ là một vụ án có yếu tố chính trị khá đặc biệt ở Đức.
......

Thanh niên Việt tại Vương Quốc Anh tham gia hội thoại với GS Phạm Minh Hoàng

Đan Tâm tường trình từ London 09.07.2017 Như chúng ta đã biết vào tháng 4/2016 Formosa Hà Tĩnh cấu kết với nhà cầm quyền CSVN đã xã thải huỷ hoại toàn bộ dãi biển miền Trung. Để giờ đây hàng ngàn con thuyền neo bờ không thể ra khơi, hàng chục ngàn ngư dân phải đi xuất khẩu lao động nơi đất khách quê người và hàng trăm ngàn người rơi vào cảnh đói nghèo, bơ vơ không công ăn việc làm. Những người dân miền trung khắc khổ này sẽ ra làm sao và rồi tương lai con em họ sẽ như thế nào? Từ đó đã có nhiều anh chị em vì bị lương tâm thúc giục, vì quyết tâm đòi lại công lý cho những người dân miền trung lam lũ, cùng khổ. Đã có nhiều người bị cầm tù và bắt giam một cách phi lý trái pháp luật như anh Nguyễn Văn Hoá, anh Hoàng Đức Bình … và hiện đang bị truy nã như anh Bạch Hồng Quyền. Ngay cả các linh mục khả kính một lòng vì nước vì đồng bào như LM Đặng Hữu Nam, LM Nguyễn Đình Thục, LM Nguyễn Ngọc Nam Phong, … cũng đang bị nhà nước CSVN cho công an và côn đồ trấn áp, hành hung và thậm chí tổ chức đấu tố không khác gì thời kỳ đấu tố Cải Cách Ruộng Đất 1956-1958. Tất cả những người yêu nước, đấu tranh cho công bằng, lẽ phải đang bị lâm nguy và cần được sự hỗ trợ của chúng ta về tinh thần lẫn vật chất. Trong tinh thần đó, Đảng Bộ Việt Tân Anh Quốc đã quyết định mời GS Phạm Minh Hoàng sang London trao đổi tình hình đất nước và tâm tình với giới trẻ VN tại VQ Anh trong một “Bữa tiệc trưa YỂM TRỢ QUỐC NỘI” để tạo cơ hội cho những đồng hương trẻ góp phần vào công tác nhân đạo và dân chủ nhân quyền cho đồng bào trong nước. Khoảng 55 thân hữu thuộc thế hệ thanh niên từ khắp nơi của cộng đồng Việt mới đã đến tiệm ăn EatViet trung tâm London tham dự biến cố này vào hôm Chủ Nhật 09/07/2017, kéo dài từ 1 giờ chiều đến 6 giờ tối. Sau phần đại diện Việt Tân tại Anh chào mừng và cảm ơn tham dự viên, Ban Tổ Chức (BTC) đã giới thiệu sơ lược quá trình đấu tranh dân sinh, dân chủ & dân quyền của GS Phạm Minh Hoàng người đã từng gắn bó với quê hương và phong trào dân chủ quốc nội gần 20 năm, qua bài thơ “HẸN MAI VỀ” (*) của thi sĩ Trầm Phương (27/06/2017) được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Cử tọa cũng vô cùng thích thú nghe BTC tóm tắt một công trình phát minh toán học của GS Phạm Minh Hoàng dưới tên VIRTUAL LABORATORY OF APLIED MATHEMATICS mà đã từng được một chuyên gia Toán Học người Anh gốc Việt đánh giá cao.     Tiếp theo là phần trình chiếu một Audio Clip về thời điểm công an CSVN bao vây khu phố, xâm nhập gia cư bất hợp pháp để bắt cóc GS Phạm Minh Hoàng đem đi ngay vào thời điểm mà GS Hoàng không vi phạm pháp luật và đang là công dân của nước Cộng Hòa Pháp đang có bang giao chính thức với CSVN, dù đã bị tước quốc tịch VN một cách sai luật của chính CSVN và sai luật của công pháp quốc tế.   Đi vào phần chính của chương trình, GS Phạm Minh Hoàng được mời lên máy vi âm chia sẻ tâm tình cùng giới trẻ Vương Quốc Anh như một nhân chứng sống về việc tước quốc tịch VN một cách bất hợp pháp và phi lý chưa từng có trên thế giới ngày nay, cũng như việc trục xuất GS Hoàng sang Paris bằng bạo lực một cách man rợ và vô luật ngay trước mũi viên Tổng Lãnh Sự Pháp tại Sài Gòn. Kết thúc phần tâm tình, GS Phạm Minh Hoàng xác nhận là trong bất cứ hoàn cảnh nào và ở bất cứ nơi đâu ông cũng tích cực góp phần đấu tranh cho dân chủ tự do, cho dân sinh & dân quyền của đồng bào VN một cách bất bạo động như GS đã từng kiên trì hàng mấy chục năm qua. Sau đó là phần hội thoại của nữ sinh Thảo Lan thuộc ca đoàn Công Giáo VN trình bày quá trình CSVN đàn áp Công Giáo VN qua việc cướp đất nhà thờ, đập phá thánh giá, đàn áp các Linh Mục tích cực, đấu tố các Cha Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam thuộc giáo phận Vinh, kể cả việc công an CSVN dùng côn đồ đàn áp giáo dân, bạo hành các Đan Sĩ thuộc đan viện Thiên An – Huế mới đây. Một nam thanh niên nêu lên nhận xét cho rằng vấn nạn VN chậm tiến, suy thoái  và tụt hậu ngày nay là do bởi một nguyên nhân chính yếu, đó là đảng CSVN độc tài, gian dối và cai trị bằng bạo lực sau khi cướp được chính quyền suốt 40 năm qua. Phần nói chuyện của GS Phạm Minh Hoàng và phần hội thoại với thanh niên nói trên đã được một số bạn trẻ tham dự dùng I-phone truyền trực tiếp vào FB và Internet cho khắp nơi xem cùng lúc với 55 bạn trẻ đang tiếp xúc với GS. Tiếp đến là buổi tiệc trưa, kéo dài từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. Nam nữ thanh niên tham dự đã thay phiên nhau lên máy vi âm hát Karaoke nhạc đấu tranh VN và tình ca VN rất đặc sắc, trong một bầu không khí thân mật, ấm cúng và đầy khí thế đấu tranh. Rất nhiều bạn trẻ quấn quít chung quanh GS Phạm Minh Hoàng xin chụp hình kỷ niệm đưa lên FB để quảng bá khắp nơi cho sự kiện hiếm có này. Trước khi kết thúc chương trình, các thanh niên tham dự muốn cùng BTC và GS Phạm Minh Hoàng ủng hộ cuộc đấu tranh của nạn nhân thảm họa Formosa và bản Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Đảo VN của XHDS bằng cách biểu dương các biểu ngữ sau đây: – CTY FORMOSA PHẢI RA KHỎI VN – PHẢI CHẤM DỨT NGAY THẢM HỌA FORMOSA – ỦNG HỘ “TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VN” CỦA XHDS   Buổi hội thoại và tâm tình với GS Phạm Minh Hoàng trong dịp “Bữa Cơm Yểm Trợ Quốc Nội” đã kết thúc tốt đẹp lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Mọi người chia tay và hẹn gặp nhau vào dịp sinh hoạt sắp tới vào tháng 8/2017. ———————— (*) Bài thơ Hẹn Mai Về của thi sĩ Trầm Phương: Hẹn Mai Về (Viết cho anh Phạm Minh Hoàng) Như chim lìa xa tổ Như lá phải rời cây Anh vẫn đường Hoàng dù bạo lực bủa vây Người trai Việt phải tạm lìa xa tổ quốc Nơi anh đến phía bên kia quả đất Cũng là nơi anh cất bước quay về Cũng là nơi nghe réo gọi tình quê Tha thiết làm sao! Tháng năm trăn trở Ôi ! Quê hương với anh là hơi thở Là máu hồng tuôn chảy ngập buồng tim Mỗi ngày qua là dệt mộng đi tìm Độc lập, ấm no, tự do, dân chủ Trên bục giảng còn bao điều ấp ủ Tuổi trẻ lên đường như Phù Đổng vươn vai Lịch sử bao năm tiếp nối đường dài Bao thế hệ, Canh Tân là con đường phải tới Bài toán kia của tiền nhân nhắn gởi Núi sông này vẫn đợi khúc vinh quang Mùa xuân ơi !dù có đến muộn màng Anh đánh đổi tháng ngày trong tù ngục Chúng giam anh nhưng có bao giờ khuất phục Trong tay thù vẫn lừng lững đi lên Đêm quê hương bừng lên từng đóm lửa Những bàn chân hối hả, Những khẩu hiệu giơ cao Ánh mắt người lấp lánh triệu vì sao Mà đã thấy gió lên sắp thành cơn bão lớn Mai sẽ về, Giữa lòng dân tôi, ôm trái tim tổ quốc Bám đất quê nhà , chết cũng ở quê hương Mai sẽ về, Tiếp nối những chặng đường Mà các vị tiên phong phải trả bằng xương máu Hẹn mai về, Dù hôm nay phải xa nơi chôn nhau cắt rún Nhưng muôn đời yêu lắm, Việt Nam ơi ! Trầm Phương Đêm 27/6/2017 Theo https://chantroimoimedia.com
......

Biểu tình chống thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc đến Bá Linh

Được tin thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đến Đức trong khuôn khổ tham dự hội nghị Thượng Đỉnh G20 với tư cách quan sát viên và kết hợp thăm nước Đức nhưng đã bị Thủ tướng Đức Angela Merkel không tiếp vì “bận”, mà sắp xếp cho ông Phúc đến gặp Tổng Thống Đức, ông Frank-Walter Steinmeier; Liên Hội NVTNCS tại CHLB Đức đã kêu gọi người Việt yêu tự do ở Đức sắp xếp công việc để tham dự hai buổi biểu tình ở Bá Linh vào ngày 6.7.2017. Trước khách sạn Marriott Địa điểm biểu tình đầu tiên là khách sạn Marriott, nơi phái đoàn CSVN do Nguyễn Xuân Phúc cầm đầu gặp gỡ một số doanh nhân Đức để chiêu dụ đầu tư với tên gọi Diễn Đàn Kinh Tế Đức – Việt. Đúng 13 giờ, cuộc biểu tình chống thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn được bắt đầu ngay trước cửa chính khách sạn Marriott, chỉ cách nhau khoảng sân nhỏ. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội sơ lược tình hình xã hội rất bi đát trong nước hiện nay với biết bao thảm họa, nghịch lý, suy đồi, bất công mà người dân đang phải gánh chịu dưới bàn tay cai trị bằng bạo lực của ĐCSVN. Bà lên án những tội ác của nhà cầm quyền đối với dân. Bà kêu gọi mọi người đừng thờ ơ với xã hội và vận mệnh đất nước mà nên chung sức đấu tranh, đòi ĐCSVN phải trả lại mọi quyền cho dân. Bà cũng không quên kêu gọi doanh nhân và chính phủ Đức quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền mà áp lực lên bạo quyền cộng sản. Ông Trần Văn Các từ đại diện Hội NVTNCS tại Bremen và ông Nguyễn Đình Phúc đại diện Hội NVNCS tại Hamburg, phát biểu bằng tiếng Đức, hai ông mô tả tình trạng tệ hại của cuộc sống người dân tại Việt Nam trong khi các quan chức cộng sản thì sống rất vương giả. Hai ông lên án chính sách tàn bạo của nhà cầm quyền đối với các bloggers, lên án sự chà đạp nhân quyền, tước đoạt mọi quyền làm người căn bản … Các đề án kinh doanh, hợp tác kinh tế giữa hai nước nên chú trọng đến vấn đề nhân quyền và cuộc sống của người dân. Xen kẽ vào giữa những lời phát biểu là những tiếng hô khẩu hiệu như „Đả đảo CSVN buôn dân bán nước!“, „CSVN hèn với giặc, ác với dân“, „Nguyễn Xuân Phúc cút cút cút“,  vang dội một góc phố. Những bài ca đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Một cảnh tay đưa lên“ được mợi người cùng hát vang để tăng thêm khí thế. Cụ Nguyễn Đình Tâm, dù tuổi cao cũng đã đến tham dự cùng mọi người như trong những cuộc biểu tình trước tại Berlin. Lời phát biểu của Cụ Tâm nhắm đến những kẻ đang xênh xang áo mão trong khách sạn sang trọng mà chi phí chuyến đi chắc chắn là lấy từ ngân sách quốc gia, tức tiền thuế của dân. Một tham dự viên ở Berlin cho biết, mấy ngày nay nhiều người Việt Nam đến đại siêu thị KaDeWe (thuộc hạng lớn nhất nước Đức) mua ồ ạt những mặt hàng da rất đắt tiền. Họ không cần để ý đến giá cả mà dân thường hiếm có người dám mua. Họ thậm chí còn yêu cầu nhân viên bán hàng mở sổ đặt hàng cho họ đặt gửi thẳng về Việt Nam. Đoàn biểu tình cũng lớn tiếng đòi Formosa cút khỏi Việt Nam và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho người dân cũng như khôi phục môi trường biển Miền Trung. Một số nội dung biểu ngữ bằng Đức và Việt ngữ được ghi nhận như „Hãy lập tức thả tất cả tù chính trị“, „Không được dùng bạo lực đối với dân“, „Tự do và nhân quyền cho Việt Nam“, „Đức không hoan nghênh các nhà độc tài Việt Nam“, „NXPhúc cút khỏi Đức – Formosa cút khỏi Việt Nam“ … Khách sạn Marriott nằm sát nhà ga lớn Postdam Platz nên có nhiều người qua lại. Nhiều người dừng lại và hỏi thăm người biểu tình về tình hình Việt Nam. Đặc biệt, ngay trước nhà ga, Bá Linh đã triển lãm dài hạn nhiều đoạn từ Bức tường ô nhục Bá Linh đã bị người dân Đức yêu tự do giật sập vào ngày 10.9.1989, kéo theo sự sụp đổ lịch sử toàn diện của hệ thống cộng sản trên cả Đông Âu. Phái đoàn CSVN và nhân viên ĐSQ đến khách sạn Marriott, đi ngang bức tường này có cảm nhận ra sao nhỉ? Người ta thấy nhiều du khách Trung Quốc đã đứng bên bức tường để chụp hình lưu niệm. Một ghi nhận đặc biệt khác: Hai người Đức đọc tin tức về Việt Nam và biết blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị tuyên án 10 năm về „tội“ nói thật. Họ đến tham dự suốt buổi với 2 tờ giấy viết tay „Free Mẹ Nấm – #HumanRights“. Suốt từ đầu, nhiều người Việt Nam ra vào khách sạn nhưng đoàn biểu tình chẳng thấy xe nào đổ ông Nguyễn Xuân Phúc xuống. Thi ra ông ta đã nối tiếp truyền thống đi cửa sau của những người tiền nhiệm! Sau hơn 90 phút, đoàn đã tại thu xếp dụng cụ và di chuyển sang dinh Tổng Thống Đức tại lâu đài Bellevue. Tại trước dinh Tổng Thống Đức (Schloss Bellevue) Vì còn thời gian nên mọi người đã tận dụng để nghỉ ngơi, trò chuyện cùng nhau. Trời lúc này đã rất ấm với 24°C. Có lẽ trời thương như những lần trước nên trước đó mấy ngày Berlin mưa gió ầm ĩ, mà hôm biểu tình thì hoàn toàn khô ráo, ấm áp. Sau khi chuẩn bị căng biểu ngữ, cờ, đoàn chờ đến đúng 16 giờ 30 thì đoàn xe chở ông Phúc và phái đoàn đến tiếp kiến Tổng Thống Frank-Walter Steinmeier. Tuy nhiên đoàn xe đi vào cửa hông, cách xa đoàn biểu tình đứng đối diện lâu đài Bellevue. Sau gần 1 tiếng đồng hồ trong dinh Tổng Thống, đoàn xe được cảnh sát hộ tống ra. Lần này, không biết vô tình hay cố ý, đoàn xe vẫn ra cửa hông như trước nhưng cảnh sát dẫn xe chạy sát đoàn biểu tình khiến ai nấy có dịp thét vang „tiếng lòng“ vào mặt lãnh đạo ĐCSVN. Và lần này thì họ nghe rõ từng lời hô đả đảo mà bà con tận sức gửi vào tai họ. Về buổi biểu tình tại Hamburg vào ngày 7.7.2017 như dự trù trước đó, sau khi được BTC tham khảo mọi người đồng ý hủy bỏ vì lý do an ninh và hiệu quả khó đạt trong khối lượng lớn người biểu tình từ nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều kẻ lợi dụng mục đích biểu tình chống G20 đã đập phá nhiều nơi trong thành phố Hamburg suốt mấy ngày liền.
......

Thủ tướng Đức không tiếp thủ tướng Việt Cộng vì „bận“

Theo trang mạng của Phủ thủ tướng Đức phổ biến thì trước thời điểm diễn ra Hội Nghị Thượng Đĩnh G20, thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có những cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào ngày 4.7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 5.7 và Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore vào ngày 6.7, mà không có sự gặp gỡ nào với thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù ông Phúc sẽ đại diện cho Việt Nam vừa kết hợp thăm nước Đức và tham dự hội nghị. Dư luận cho rằng có lẽ vì thành tích nhân quyền mới nhất của nhà cầm quyền VC mà một số nước thành viên của G20 đã lên tiến phản đối như việc tước quốc tịch và trục xuất Gs. Phạm Minh Hoàng ra khỏi VN, tuyên một bản án nặng nề 10 năm đối với Blogger Mẹ Nấm vì đã sử dụng quyền biểu đạt tư tưởng của mình trên Internet nên thủ tướng Đức đã từ chối tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc vì „bận“. Cách nói theo ngôn ngữ ngoại giao. Tuy nhiên bộ Ngoại Giao Đức cũng sắp xếp cho ông Phúc gặp Tổng Thống Đức, ông Frank-Walter Steinmeier. Chức vụ Tổng thống của Đức không có thực quyền, chỉ mang tính tượng trưng. Ông Frank-Walter Steinmeier là người trao giải thưởng Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng hòa Liên bang Đức cho Luật Sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài vào ngày 5 Tháng 4 Năm 2017. Ngoài 20 nước thành viên chính thức của G20, Hội nghị còn mời thêm một số nước tham dự với tư cách quan sát viên, trong đó có Việt Nam. G20 là hội nghị của những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, trong khi đó VN ở vị trí ngược lại, vì vậy những năm trước lãnh đạo CSVN mượn cơ hội này để xin xỏ những quốc gia có nền kinh đứng đầu thế giới miễn giảm cho VN một số điều kiện trong các giao ước kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ được tổ chức vào 2 ngày 7 và 8 Tháng Bảy, 2017 tại thành phố Hamburg – Đức quốc với chủ đề của hội nghị là: “Xây dựng một thế giới nối mạng – định hình của thế giới nối liên kết”. Nguồn: CTM Media
......

Thông báo biểu tình chống Thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc (cập nhật)

Berlin, ngày 25 tháng 06 năm 2017                                                               THÔNG  CÁO Kính thưa quý Hội Đoàn,  Đoàn Thể và Tổ Chức Chống Cộng tại Đức Quốc và toàn Âu Châu, Kính thưa quý thân hữu , Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và các Hội NVTN CS tại Hamburg , Bremen sẽ phối hợp tổ chức  biểu tình chống Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc tại hai địa điểm Berlin và Hamburg: 1) Ngày thứ năm 06.07.2017 từ 13:00giờ đến 15:00giờ                  tại trước Hotel Mariott Berlin, Inge-Besheim-Platz 1 - 10785 Berlin từ 16:30giờ đến 18:30giờ                  tại trước dinh Tổng thống Đức (Schloss Bellevue) , Spreeweg 1 - 10557 Berlin 2) Ngày thứ sáu 07.07.2017 từ 13:00giờ đến 15:00giờ                 tại Elbpromenade- Landungsbrücken   20459 Hamburg                (đối diện xéo cầu số 1, lối đi xuống phà, cách U và S Bahn Landungsbrücken 50m )                Chú ý : chỉ nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng Trước đại họa mất nước diệt vong của dân tộc , toàn dân Việt  trong nước và hải ngoại phải cùng đồng lòng đứng lên đòi quyền sống , đòi công lý và dân chủ tự do cho dân tộc Việt Nam . Chúng tôi kêu gọi sự tham gia tích cực và đông đảo của quý vị vào  hai cuộc biểu tình này để cùng cực lực phản đối trực tiếp với tập đoàn thống trị độc tài CSVN và cùng tố cáo trước công luận quốc tế nhân dịp G20 sự phản dân hại nước của chế độ này. Kính thư TM Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

BẢN LÊN TIẾNG CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN

BẢN LÊN TIẾNG CỦA ĐẢNG VIỆT TÂN Phản đối việc bắt giữ và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng. Chiều thứ Sáu, ngày 23 tháng Sáu, 2017, công an đã ập vào nhà, đọc lệnh bắt giữ và áp tải anh Phạm Minh Hoàng đi mất. Theo lời kể của chị Lê Thị Kiều Oanh, vợ anh Phạm Minh Hoàng, thì công an cho biết là anh Hoàng sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày hôm sau, tức 24 tháng 6. Anh Phạm Minh Hoàng sinh năm 1955 tại Việt Nam. Anh đi du học tại Pháp năm 1973. Sau một thời gian sinh sống tại Pháp, anh đã quay trở lại Việt Nam để dạy học và mang song tịch Pháp-Việt. Anh bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vào tháng 8/2010 với tội danh cáo buộc là chống phá nhà nước. Anh bị tù giam 17 tháng và bị quản chế 3 năm sau đó. Sau khi ra tù anh vẫn tiếp tục các hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, trong cương vị của một đảng viên Việt Tân. Vào tháng Năm 2017, văn phòng Chủ Tịch Nước ra sắc lệnh tước quốc tịch Việt Nam của anh Phạm Minh Hoàng. Quyết định này chỉ là một thủ đoạn nhằm chận đứng các hoạt động tranh đấu ôn hòa của anh Phạm Minh Hoàng. Ngay sau đó anh Hoàng đã tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp để quyết ở lại Việt Nam theo ước nguyện sống và chết trên quê hương nhằm phục vụ đất nước và dân tộc. Nhà cầm quyền CSVN muốn trục xuất anh Phạm Minh Hoàng về lại Pháp. Do đó, chính quyền Pháp không thể thỏa hiệp với chế độ Hà Nội để đẩy một nhà hoạt động nhân quyền đi lưu vong. Đây là trường hợp đầu tiên mà nhà cầm quyền CSVN tước quốc tịch của một người có quan điểm chính trị khác với chế độ. Điều 15 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định rằng không ai có thể bị tước quốc tịch của họ một cách tùy tiện. Đảng Việt Tân lên án hành động tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng và toan tính trục xuất anh Hoàng về Pháp là hành vi bất hợp pháp của chế độ Cộng sản Việt Nam đối với một người công dân Việt Nam. Là người Việt Nam, anh Phạm Minh Hoàng có quyền cư ngụ, sống và chết trên quê hương mình để phục vụ đất nước và dân tộc. Ngày 23 tháng 6 năm 2017 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng   Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước http://viettan.org/Ban-Len-Tieng-Phan-doi-viec-bat.html
......

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vận động cho nhân quyền và các nạn nhân của FORMOSA tại Giáo phận Speyer - Đức quốc.

Trong 2 ngày 04 và 05 tháng Sáu, 2017 vừa qua Giáo phận Speyer đã mừng 200 năm ngày tái thành lập Giáo phận (200 Jahre Neugründung Bistum Speyer) rất trọng thể.   Vào lúc 16 giờ, ngày Chủ nhật, 04 tháng Sáu, có thánh lễ liên tôn với giáo hội Tin Lành, đại diện là Đức Giám Mục Tin Lành Christian Schad, đại diện của các giáo hội Kitô giáo, chính thống giáo, chính thống giáo Hy Lạp, giáo hội cổ Ả Rập, giáo hội Mennoniten…. Trong bài giảng, Đức Giám mục chánh địa phận Speyer Dr. Karl-Heinz Wiesemann cũng có nhắc đến cuộc gặp gỡ với cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vào ngày thứ năm, 01 tháng Sáu vừa qua và Ngài xin mọi người hãy cùng cầu nguyện cho Việt Nam.     Thứ hai, ngày 05 tháng Sáu vào lúc 10 giờ là đại lễ với chủ đề: „Seht, ich mache alles neu“ (Offb 21,5) („Hãy nhìn xem, Ta sẽ canh tân tất cả“). Trong thánh lễ này người ta thấy có sự hiện diện của nữ Thủ hiến tiểu bang Rheinland-Pfalz bà Malu Dreyer, cựu Thủ hiến tiểu bang Rheinland-Pfalz và tiểu bang Thüringen ông Prof. Dr. Bernhard Vogel, Sứ thần tòa thánh Vatikan Đức Tổng giám mục Dr. Nikola Eterovíc, rất nhiều Đức Giám mục của các giáo phận khác trong và ngoài nước Đức cùng các chính trị gia cấp tiểu bang và liên bang.   Trong thánh đường Dom Speyer người ta phải để thêm ghế dọc theo hành lang mới đủ chỗ cho khách mời. Phía bên hông thánh đường có màn ảnh rất lớn chiếu trực tiếp thánh lễ cho các giáo hữu bên ngoài. Theo thông báo chính thức của cảnh sát thì có khoảng 7.000 giáo dân đã tham dự đại lễ rất đặc biệt này.   Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu và các giáo dân Việt Nam thuộc địa phận Speyer cũng được mời tham dự thánh lễ hôm đó. Sau thánh lễ ông Đặng Xuân Diệu đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi về tình hình ở Việt Nam với nhiều các chức sắc tôn giáo và các chính trị gia Đức. Trong dịp này ông cũng kêu gọi mọi người quan tâm đến nhân quyền bị đàn áp cùng việc Formosa gây ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam. Minh Hoài Anh Đặng Xuân Diệu - Đức TGM Stephan Burger, Freiburg Đức giám mục Tin Lành Christian Schad - Anh Đặng Xuân Diệu Sứ thần tòa thánh Vatikan Đức TGM Dr. Nikolaus Eterovíc Đức TGM Wojciech Polak, Ba-Lan Đức Giám Mục phó Otto Georgens Norbert Schindler, dân biểu quốc hội liên bang Johannes Steiniger, dân biểu quốc hội liên bang Đức ĐGM Dr. Gebhard Fürst soeur Elisabeth Schloß, phó bề trên dòng Đa Minh ĐGM Dr. Anton Schlembach Prof. Dr. Bernhard Vogel,  cựu thủ hiến tiểu bằng Rheinland-Pfalz và Thüringen Christian Baldauf, dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland -Pfalz Ein rundum gelungenes Fest zu 200 Jahren Neugründung https://www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews%5Btt...
......

Thư Mời "Ngày Cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam“

  Kính gởi: Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ Nam Nữ, - Quý vị Đại Diện tinh thần các Tôn Giáo, - Quý vị Đại Diện các Cộng Đồng, Cộng Đoàn Việt Nam, -Quý vị Đồng Hương yêu chuộng Công Lý – Hoà bình, -Quý Bậc Trưởng Thượng, Quý cơ quan Truyền Thông, - Quý Ông Bà, Anh Chị và các Bạn Trẻ thân mến! Kính thưa Quý vị, Sự ô nhiễm môi trường và những hệ lụy của việc xả thải chất độc thẳng ra biển, do nhà máy Formosa đã gây ra trên đất nước Việt nam là một đại thảm họa, cho đến ngày hôm nay, nó đã xô đẩy, dồn ép đời sống người dân đến chỗ cùng cực, điêu đứng không lối thoát. Đứng trước tình trạng quá nguy cập, bi đát, người dân phải đứng lên đòi lại quyền sống và quyền làm người của họ.   Vậy, tại sao nhà cầm quyền csvn phải thẳng tay đàn áp, đánh đập, tù đày tra tấn man rợ, vu khống, đấu tố một cách trơ trẻn??? Chẳng hạn, nhà cầm quyền csvn ở Nghệ An đã dùng các phương tiện truyền thông, vu khống, bôi nhọ Giám mục Phao-Lô Nguyễn Thái Hợp để hạ nhục, làm giảm uy tín, cố tình gây chia rẽ trong hàng Giáo phẩm, giáo dân của Giáo hội công giáo việt nam; Ngoài ra, họ còn huy động hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh csvn, và xúi giục, bắt các em học sinh phải đi đấu tố, gây căm phẩn, buộc tội, để mà bắt giam hai Linh mục là Phê-rô Đặng Hữu Nam Và Giu-se Nguyễn Đình Thục... Nhưng SỰ THẬT vẫn mãi mãi là SỰ THẬT, trước sau vẫn là một, nhà cầm quyền csvn không thể „đánh bùn sang ao“, không thể cắt tỉa, bóp méo được sự thật!!! Đất nước Việt nam hôm nay muốn được phát triển vững mạnh, giàu có, sánh vai cùng các nước năm châu, tại sao nhà cầm quyền csvn chỉ phải lo đầu tư, xây dựng cho thật nhiều nhà máy, như nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng áng, Hà tỉnh, nhà máy giấy Lee and Man ở Hậu giang; hoặc phải khai thác nhiều quặng mỏ khoáng sản, như khai thác Bô-Xít ở Tây nguyên, và nhiều nơi khác ...??? Nhưng trước hết và trên hết, NGƯỜI DÂN trong chính Quê hương mình phải thật sự được nhà cầm quyền csvn tôn trọng. Người dân phải được phát triển toàn diện, phát triển về thể xác và tinh thần. Biết tôn trọng người dân là nhà cầm quyền csvn phải biết tôn trọng cái „khác biệt“ nơi người dân! Khi người dân được tự do, và thật sự được phát triển toàn diện cả xác, lẫn hồn, thì lẽ đương nhiên đất nước phát triển. Đó mới gọi là „đúng quy trình“??? Đó mới thật sự là „nhà nước nhân dân“??? Tóm lại, Thực tế hôm nay, sống trong đất nước Việt nam, không ai được tự do, ngay cả nhà cầm quyền csvn đang cai trị cũng phải phập phồng lo sợ!!! Kính thưa Qúy vị, Chúng ta là người Việt nam, cùng da vàng, máu đỏ trong tình nghĩa đồng bào, cho dù chúng ta đang ở đâu, phương trời nào, làm sao chúng ta có thể lãng quên được Việt nam, một Quê Hương dấu yêu bất tận!   Do đó, trong tâm tình này, vào thứ bẩy ngày 15 tháng 07 năm 2017 lúc 15:00 giờ tại Đan viện ST.OTTILIEN Đức Quốc, được tổ chức một Thánh Lễ đồng tế và kiệu Mẹ Maria, đốt nến cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam để công lý được thể hiện, người dân thật sự sống trong an bình, hạnh phúc. Năm nay, mừng kính “ĐỨC MẸ MÂN CÔI” Kỷ niệm 100 NĂM Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Mẹ đã nhắn nhủ với mọi người hãy: ĂN NĂN THỐNG HỐI, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG, LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ TÔN SÙNG TRÁI TIM VẸN SẠCH MẸ. Mệnh lệnh của Mẹ vẫn còn vang vọng, thúc dục tất cả mọi người con cái Mẹ thực hiện để mưu tìm hoà bình cho thế giới, đặc biệt cho quê hương Việt Nam chúng ta hôm nay. Chúng ta cùng về lại Đan viện ST. Ottilien, tham dự Thánh lễ để Cầu nguyện cho chính chúng ta và gia đình chúng ta, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam sớm có công lý và hoà bình. Chúng tôi chân thành kính mời Quý vị đại diện tinh thần các Tôn Giáo, Quý vị đại diện các Cộng Đồng, Quý cơ quan Truyền Thông, Quý Bậc Trưởng Thượng,quý vị đồng hương việt nam yêu chuộng hòa bình-công lý, quý ông bà và các bạn trẻ không phân biệt tôn giáo, bỏ chút thì giờ quý báu, đến tham dự đông đảo cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam. Thành thật cám ơn nhiều. Kính thư Đan viện St. Ottilien,12.06.2017 Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB   *****   Chương trình:   Thứ bảy, 15. 07. 2017, Tại Đan viện St. Ottilien Erzabtei 01, D –86941,St. Ottilien, 15:00 giờ : Thánh lễ đồng tế 16:30 giờ - 19.30 giờ : Gặp gỡ chuyện trò; nướng thịt dùng cơm chiều. 19:30 giờ : Kiệu Đức Mẹ và đốt nến cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam. Bí chú: Để cho việc chuẩn bị và sắp xếp được chu đáo trong ngày cầu nguyện cho Quê hương VN tại Đan viện St. Ottilien, xin vui lòng liên lạc, ghi rõ tên trước ngày 08.07.2017, theo địa chỉ sau đây: Pater Augustinus Son Ha Pham OSB, Erzabtei 01, D –86941,St. Ottilien, Điện thoại: 0049/(0)8193/71615; Email:augustinus@ottilien.de ***Nếu có thể được, xin Qúy bà, Qúy chị mặc áo dài đến tham dự Thánh lễ! Cám ơn!
......

Cựu tù nhân Việt Nam cảm ơn dân làng Neustadt-Hambach

Sau khi được trả tự do vào tháng Giêng năm nay , ông Đặng Xuân Diệu nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tới thăm làng Hambach - Neustadt  "Cái Nôi của Nền Dân Chủ Đức" , nơi đã hỗ trợ rất nhiều cho ông. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu (giữa) cùng với ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh và bà Editha Bolz, ảnh chụp tại Lâu Đài Hambach. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu đến để nói lời cảm ơn dân làng Hambach đã có những nỗ lực tranh đấu qua kiến nghị và thỉnh nguyện thư để làm áp lực buộc nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Từ đầu năm nay Đặng Xuân Diệu sinh sống ở Pháp. Vào những ngày đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vị giáo dân rất ngoan đạo này đã ghé thăm làng Hambach.     Cuộc vận động giúp các Kitô hữu bị tù đày được bắt đầu từ Hambach là nhờ ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, một thuyền nhân „Boat people“ vào cuối năm 1979 và đã có mặt ở Neustadt một quê hương mới. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh năm nay 50 tuổi, nói tiếng Đức rất giỏi và hiện là viện trưởng một khâu trong cơ quan dành cho các bệnh nhân tâm thần thuộc Caritas thành phố Ludwigshafen. Những tệ trạng ở quê hương ông, đã thúc đẩy ông phải hành động. Trong cuộc vận động chống lại những vi phạm nhân quyền, đã được sự hỗ trợ của nhiều người ở Hammbach, trong đó có Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals hiện đang dạy về kinh tế ở đại học Ludwigshafen và Giáo sư Tiến sĩ  Stefan Grüne, bác sĩ trưởng về nội khoa của nhà thương Hetzelstift. Vào năm 2014 họ khởi xướng một chiến dịch cầu nguyện và đòi trả tự do cho các người tranh đấu cho nhân quyền đang bị giam giữ. Họ cũng nhận được  sự giúp đỡ từ các giáo xứ qua lời cầu nguyện và phổ biến thức ăn Á châu để gây quỹ. Số tiền này dành để giúp đỡ các gia đình của những tù nhân lương tâm. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu là kỹ sư xây cất đã phải trải qua 6 năm tù biệt giam. Vào năm 2011 ông đã bị bắt cùng với 13 thanh niên Kitô giáo khác và ông bị kết án 13 năm tù với tội danh: „có ý đồ lật đổ chính quyền“. Rất nhiều nhân sĩ của tiểu bang Rheinland-Pfalz và trên toàn nước Đức đã tranh đấu đòi trả tự do cho ông, trong đó có Đức Giám Mục phó Otto Georgens và Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann. Trước khi ông Diệu tới Hambach, ông đã đến Văn phòng Đức Giám Mục ở Speyer để gặp gỡ và cảm ơn những sự giúp đỡ. Ông kể rằng trong tù ông đã bị đàn áp nặng nề vì ông đã không chấp nhập bản án và không chịu mặc áo tù. Trong thời gian 6 năm tù ông đã tuyệt thực tổng cộng là 100 ngày để phản đối những điều kiện giam giữ tồi tệ và bản án bất công. Vào dịp lễ Schwarz-Rot-Gold („Đen-Đỏ-Vàng“, màu cờ của nước Đức*) vào cuối tuần này nhóm cầu nguyện và đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm sẽ lại phổ biến những thức ăn Á châu rất ngon miệng và quyên góp tiền để giúp đỡ các tù nhân lương Việt Nam. Ehemaliger Häftling aus Vietnam dankt Hambachern Von Kathrin Keller Minh Hoài phỏng dịch Đây là nhật  báo "Die Rheinpfalz" lớn nhất của Tiểu Bang Rheinland - Pfalz  có ấn bản trên hai trăm ngàn số mỗi ngày. http://www.rheinpfalz.de/lokal/neustadt/artikel/ehemaliger-haeftling-aus...  
......

Cựu TNLT Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Đức Giám Mục TS Wiesemann

Cựu TNLT Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Đức Giám Mục TS Wiesemann và các nhân sĩ của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Ảnh: Đức Giám Mục TS Wiesemann và cựu TNLT Đặng Xuân Diệu. Speyer. Vào tháng giêng năm 2017 một giáo dân Kitô giáo Việt Nam và là người tranh đấu cho nhân quyền với án tù rất cao đã được ra khỏi tù ở quê hương của ông và bị trục xuất qua Paris. Sáu năm trời vị giáo dân công giáo rất ngoan đạo này, người đã và đang dấn thân cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bị biệt giam. Rất nhiều nhân sĩ của tiểu bang Rheinland-Pfalz cũng như trên toàn nước Đức, trong đó có các vị đại diện của giáo phận Speyer là Đức Giám Mục phó Otto Georgens và Đức Giám Mục chánh địa phận Speyer Dr. Karl-Heinz Wiesemann (và là chủ tịch uỷ ban Đức Tin Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc*) đã đứng tên vào chiến dịch đòi trả tự do cho ông Đặng Xuân Diệu. Hôm thứ năm ngày 01 tháng sáu vừa qua Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu đã tới Văn Phòng Đức Giám Mục để cám ơn sự nâng đỡ tinh thần qua các vị lãnh đạo của giáo phận Speyer. Người đứng ra vận động cuộc gặp gỡ này là một nhân viên lâu năm của Caritas và là thành viên của Hội Đồng giáo phận: ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh; người mà vào năm 1979 khi còn là một thiếu niên đã vượt biên và đã được nhà dòng nữ Đa Minh Speyer đón nhận. Ảnh: các Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo Ông Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu kể rằng vào năm 2011 ông đã cùng với 13 thanh niên công giáo khác bị bắt và ông bị kết án 13 năm tù vì lý do „có ý đồ lật đổ chính quyền“. Ông Diệu nói: „Được thôi thúc bởi  đức tin nên chúng tôi đã tranh đấu cho tự do và dân chủ. Nhà cầm quyền cho rằng đây là mối đe dọa và đó là lý do tại sao họ bỏ tù chúng tôi“. Bởi vì ông Diệu không chấp nhận bản án và không chịu mặc áo tù vì ông không cho rằng mình là tội phạm nên trong tù ông bị đàn áp nặng nề. Ông phản đối những điều kiện giam giữ tồi tệ và bản án bất công và vì thế ông đã tuyệt thực tổng cộng là 100 ngày trong 6 năm tù đày. Ông Đặng Xuân Diệu kể: „Trong hoàn cảnh cực kỳ nguy khốn đó, tôi gần như sắp chết thì có một người bạn kể cho tôi nghe về chiến dịch đòi trả tự do cho tôi và có rất nhiều người đang cầu nguyện cho tôi. Tin này làm tôi phấn khởi, có thêm sức mạnh và hy vọng, bởi vì họ còn cấm không cho tôi được người nhà thăm viếng nữa“. Việc ông bị trục xuất qua Paris đối với ông rất bất ngờ. Yêu cầu của ông Diệu là: Xin đừng quên những anh em trong đức tin và là bạn tù của ông. Xin mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện và tranh đấu để các tù nhân lương tâm này cũng được trả tự do. Ông Diệu đã trao cho Đức Giám Mục TS Wiesemann một tập hồ sơ với tên và hình của những bạn tù của ông. Mối ưu tư kế tiếp của ông Diệu là ông xin sự giúp đỡ cho những nạn nhân của thảm họa môi sinh thuộc giáo phận quê hương ông là giáo phận Vinh. „Trên 250 cây số miền Trung Việt Nam đã bị một nhà máy thép FORMOSA  thải chất độc ra làm ô nhiễm. Giáo hội Việt Nam đã giúp các nạn nhân để đòi nhà máy này bồi thường“. Nhà cầm quyền Việt Nam hỗ trợ và khuyến khích để các hãng xưởng hầu hết là từ Trung quốc hoạt động mà không hề tôn trọng đến môi sinh. Nhiều Kitô hữu đã lên tiếng chống đối và vì thế họ bị đe dọa đến tính mạng. „Chúng tôi luôn liên đới với các Kitô hữu bị đàn áp ở Việt Nam“, Đức Giám Mục Wiesemann tuyên bố như thế, sau khi nghe xong bài tường trình của ông Đặng Xuân Diệu. Đức Giám Mục Wiesemann đã tỏ ra rất xúc động. Ngài nhắc lại cuộc viếng thăm Việt Nam của Đức Hồng Y Reinhard Marx vào tháng giêng năm 2016 vừa qua. Trong cuộc viếng thăm này Đức Hồng Y Marx cũng đã nhấn mạnh đến sự liên đới giữa giáo hội Đức quốc và giáo hội Việt Nam. Ngoài ra, Đức Giám Mục Wiesemann lên tiếng cám ơn cho những nỗ lực của các nhân sĩ trong chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong buổi gặp gỡ  tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu có sự hiện diện ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh và vợ bà Theresia Hòa Trương cùng một số nhân sĩ trong chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm: Giáo sư tiến sĩ Stefan Grüne của trường đại học Mainz, bác sĩ Jörg Breitmaier giám đốc nhà thương „Zum Guten Hirten“ ở Ludwigshafen, giáo sư tiến sĩ Arnd Götzelmann của trường đại học Ludwigshafen, thầm phán Gudrun Freiermuth, chủ tịch thẩm phán đoàn Otmar Freiermuth và sơ Johanna Gillich thuộc dòng Đa Minh Speyer. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu (người đứng thứ 5 từ phải) và Đức Giám Mục TS Wiesemann (người đứng trái kế bên Đặng Xuân Diệu) và những nhân sĩ   của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Nhà báo: C. W. Zechhttps://www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews%5Btt... * chú thích thêm của người dịch
......

Đức Hồng Y Reinhard Marx trao đổi tình hình nhân quyền VN với Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu

MÜNCHEN, Đức Quốc (CTM Media) – Trong nỗ lực vận động Quốc tế về nhân quyền và các nạn nhân thảm họa Formosa, ông Đặng Xuân Diệu đã được Đức Hồng Y Reinhard Marx tiếp đón tại Thánh đường München Dom vào ngày 3 tháng Sáu, 2017. Ông Đặng Xuân Diệu đã kể tóm lược về những trải nghiệm trong tù đày, cả về nỗi thống khổ và đời sống đức tin của bản thân. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Hồng Y về sự quan tâm sâu sắc đến tình trạng nhân quyền của Việt Nam, cách riêng là các tù nhân lương tâm (TNLT). Ảnh: Đức Hồng Y Reinhard Marx - cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Đức Hồng Y đã ban phép lành trên tấm hình của các TNLT như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Thúy, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Hóa… Ngoài ra, Đức Hồng Y Reinhard Marx còn nhận được nhiều thông tin khác về thực trạng xã hội Việt Nam. Được sự chấp thuận của Ban Hỗ Trợ Thảm Họa Formosa, ông Đặng Xuân Diệu đã trao tận tay Đức Hồng Y tập hồ sơ mà Ban Hỗ Trợ chưa có dịp gửi đến Ngài, trong chuyến công tác tại Âu Châu của đoàn vừa qua. Đức Hồng Y cho biết, HĐGM Đức rất quan tâm về thảm họa này và sẽ có những đối thoại với các cơ chế chính phủ Đức, nơi đã và đang có nhiều đầu tư vào Việt Nam để tạo áp lực nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngư dân và môi trường biển Việt Nam. Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí tình cha con và lạc quan về một Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã được trợ lực bởi chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Reinhard Marx vào tháng Giêng 2016. Trước khi chia tay Đức Hồng Y đã ân cần nhắc nhở “các con thường xuyên thông tin và giữ liên lạc với các ban ngành chuyên môn của HĐGM Đức, nhất là với Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình”. Sau cùng Ngài đã ban phép lành và chụp hình chung với ông Đặng Xuân Diệu và đoàn công tác. Một số hình ảnh từ buổi gặp gỡ giữa Đức Hồng Y Reinhard Marx và Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vận động cho nhân quyền Việt Nam

  Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu được tiếp đón tại văn phòng Giáo phận Speyer - Đức quốc   Speyer, 01.6.2017: Trong nỗ lực vận động cho những TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Việt Nam cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã liên tục tận dụng mọi cơ hội để trước nhất cảm ơn những vị đại diện các cơ chế chính quyền, xã hội, tôn giáo cũng như người dân Đức, sau là thông tin cụ thể về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trong những tháng vừa qua khi các đồng bào nạn nhân của thảm họa Formosa bị đàn áp lúc họ cùng với một số các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… thuộc giáo phận Vinh lên tiếng và xuống đường đòi hỏi minh bạch và công lý. Đức Giám Mục Karl-Heinz Wiesemann và Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Ngày 01 Tháng 6, 2017 tại văn phòng Giáo phận Speyer cựu TNLT Đặng Xuân Diệu có cuộc gặp gỡ tiếp xúc  ĐGM Dr. Karl-Heinz Wiesemann, Prof. Dr. Stefan Grüne, Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Dr. Jörg Breitmaier, nữ Thẩm phán Gudrun Freiermuth, Chủ tịch Thẩm phán đoàn ông Otmar Freiermuth, nữ tu Johanna Gillch và nhà báo Christina Wilke-Zech. Trong buổi gặp gỡ này cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã trao cho ĐGM Wiesemann tập hồ sơ về các TNLT cũng như về thảm nạn tàn phá môi sinh do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra. Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục Đức tiếp đón cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Bonn, 02.6.2017: Đại diện văn phòng Nhân Quyền của UB CL&HB thuộc Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc ông TS  Daniel Legutke đã mời cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đến trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhân dịp này ông Đặng Xuân Diệu hết lòng cảm ơn những nỗ lực lên tiếng của Giáo hội Công giáo Đức đã và đang dành cho những TNLT Việt Nam nói chung và cho bản thân ông nói riêng.   TS Legutke đặt nhiều câu hỏi cụ thể về tình hình nhân quyền từ khi đông đảo nạn nhân của thảm họa môi sinh, do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra, lên tiếng và xuống đường biểu tình đòi hỏi nhà nước Việt Nam chấm dứt hợp đồng với công ty Formosa và phải bồi thường thích đáng. Trong phần cuối khi đón nhận tập hồ sơ về những TNLT TS Legutke đã cảm ơn ông Đặng Xuân Diệu cũng như những người thanh niên công giáo đã can đảm lên tiếng cho chân lý và công lý.  Ông hứa sẽ cố gắng vận động chính quyền Đức lên tiếp tục lên tiếng.   Minh Hoài
......

Melbourne: Tưởng niệm Tiến Sĩ Rupert Neudeck

Tiến Sĩ (TS) Rupert Neudeck đã ra đi nhưng hình ảnh, việc làm, công đức của TS không bao giờ phai mờ trong lòng Người Việt tỵ nạn. Nhân một năm ngày TS Rupert Nudeck vĩnh viễn ra đi (31/05/2016), Mục sư Christoph Dielmann và vị Tổng Lãnh Sự Đức Quốc tại Úc, Michael Pearce SC, đã ngỏ lời mời các vị đại diện CĐNVTD/VIC và Liên Bang Úc Châu cùng một số đồng bào đến tham dự buổi thánh lễ dâng lên TS Rupert Nudeck tại nhà thờ German Trinity Lutheran vào sáng Chủ Nhật 28/05/2017. Mục sư Christoph Dielmann chào đón cộng đồng Người Việt đến tham dự buổi thánh lễ đặc biệt hôm nay - một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh TS Rupert NeuDeck, vị Đại Ân Nhân của Người Việt tỵ nạn. TS Rupert NeuDeck là người sáng lập của tổ chức CAP ANAMUR và đã cứu sống trên 11 000 người vượt biển tìm tự do trên biển Đông trong thập niên 80. Mục sư cho biết buổi lễ đã nhận được những lời cầu an và cảm tạ từ Bà quả phụ Christel Neudeck từ Đức. Vị Tổng Lãnh Sự Đức, ông Michael Pearce SC, sơ lược về cuộc đời của TS Rupert NeuDeck - Ông sinh vào ngày 14/05/1939, ở Danzig, Ba Lan. Vào năm 1945, ông và gia đình trốn khỏi Danzig dưới sự kiểm soát của quân đội Hồng Nga (Red Army), và ra đi trên một con tàu chở người tỵ nạn sang Đức, MV Wilhelm Gustloff. Con tàu đã bị tàu ngầm Nga đánh chìm, hàng ngàn người chết, nhưng may mắn thay gia đình ông sống sót và đã đến được Tây Đức. Ông lớn lên và học hành tại Đức, theo học môn thần học và muốn trở thành mục sư. Nhưng sau đó ông lại chuyển sang làm nhà báo. Những sự bất ổn và bao cảnh khổ đau trên thế giới đã thúc đẩy ông dấn thân vào con đường hoạt động nhân đạo ... Ông Michael Pearce SC, cảm động trước đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của Người Việt tỵ nạn, đã nhắc đến việc di ảnh của TS Rupert Neudeck cùng một tấm bảng đồng vinh danh và ca ngợi công đức của TS được trang trọng treo tại Đền Thờ Quốc Tổ để bày tỏ lòng tri ân đối với TS. Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) chia sẻ kinh nghiệm về chuyến vượt biên của mình, lúc bấy giờ ông mới được 11 tuổi. Có một chi tiết đáng ghi lại, theo lời ông kể, vào ngày thứ tư, máy tàu chết, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện. Đang rơi vào cảnh vô cùng tuyệt vong thì từ xa có 3 ngọn đèn pha đang từ từ tiến tới. Ánh sáng của các ngọn đèn lớn dần, mọi người vui mừng khôn cùng, bổng dựng cả 3 ngọn đèn tắt phụp, bỏ đi. Cả tàu lại rơi vào sự tuyệt vọng cùng cực. Nhưng còn có 1 ngọn đèn khác, nhỏ hơn, cũng đang từ xa tiến lại gần, và quá may mắn cả tàu đã được một chiến hạm cứu vớt. Lúc lên tàu, ông Bon mới được cho biết 3 ngọn đèn sáng ấy chính là của 3 chiếc tàu hải tặc, nhưng đã phải bỏ đi vì bị chiếc chiến hạm dọa bắn chìm. Rồi sau đó mọi người được chuyển sang tàu Cap Anamur để đưa đến những trại tỵ nạn tại các quốc gia Đông Nam Á. Kể câu chuyện này ra, ông Bon muốn cho những người Đức tham dự buổi lễ biết được chút ít về những cuộc hành trình vượt biển đầy hiểm nguy của Người Việt tỵ nạn, hiểu được cảm xúc (không thể diễn tả bằng lời) của những người được cứu sống khi đang cận kề bên cái chết, và cho rằng mọi công dân Đức đều có quyền hãnh diện về TS Rupert Neudeck - một con người giàu lòng bác ái, quảng đại, sống một đời vì tha nhân. Tiếp theo, Mục sư Christoph Dielmann đã mời mọi người bước lên trước di ảnh của TS Rupert Neudeck, để cầu nguyện, để tưởng niệm, để tạ ơn Người. Khi được mời lên để có đôi lời, ông Nguyễn Thế Phong đã bắt đầu bằng một câu chuyện về niềm mơ ước của một đứa bé nghèo khổ khi đứng trước một tiệm giày. Đứa bé chỉ cầu mong một điều huyền diệu đến với em - xin Chúa cho em một đôi giầy. Lời cầu xin của em đã được một vị khách bộ hành, một người phụ nữ, giàu lòng bác ái lắng nghe và điều huyền diệu đã xảy ra, niềm ước mơ của em đã thành sự thật. Với đôi mắt đỏ hoe vì quá xúc động và bất ngờ, em hỏi nhỏ người phụ nữ tốt bụng - "Thưa bà, bà có phải là vợ của Chúa không?" (Excuse me, are you God's wife?) Qua câu chuyện này, ông Phong muốn nhắn gởi đến mọi người, TS Rupert Neudeck chính là một vị cứu tinh đã được Chúa, Phật gởi đến để cứu nhân độ thế, đã ban cho hàng ngàn người Việt tỵ nạn sự sống. Lòng bác ái của TS Rupert Neudeck chính là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy (Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see - Mark Twain). Sau buổi thánh lễ, Đức và Việt có dịp gần gũi, trò chuyện nhiều hơn trong phòng ăn của nhà thờ, là dịp để tạo sự gắn bó và tình cảm thân thiết giữa hai cộng đồng Đức-Việt. Đây là lần đầu tiên cộng đồng người Đức ngỏ lời mời thân hữu đến với cộng đồng người Việt. Và được mời đến tham dự buổi thánh lễ dâng lên TS Rupert Neudeck nhân ngày giổ đầu của TS là một vinh dự lớn lao cho cộng đồng Người Việt. Melbourne 28/05/2017 Một số hình ảnh của buổi lễ - https://goo.gl/photos/Z1XMbcrAXZGvobgw5  
......

Đêm nhạc đấu tranh: Thương Quá Việt Nam

Thương quá Việt Nam, đó là tiếng kêu não lòng của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hải Ngoại nói chung và của những người con Miền Trung nói riêng. Hết thời kỳ nộ lệ giặc Tàu phương Bắc, đến đô hộ giặc Tây và bây giờ lại tiếp tục ở trong gọng kềm của lủ Thái Thú Ba Đình. Dân tộc đang đối diện với một tình huống đầy cam go và nguy hiểm trước sự diệt chủng trong giấc mơ Hán hóa của Tàu cộng qua sự tiếp tay để bán đứng Tổ Quốc bởi đảng Việt cộng.Với câu châm ngôn ´´ còn đảng còn mình ´´, Phạm Văn Đồng đã nhẫn tâm tuyên bố ´´ thà mất nước, còn hơn mất đảng´´và đưa đến hậu quả ngày hôm nay: Dân Tộc đang trên đà diệt vong. Những gì đang mất và sẽ tiếp tục mất, thế hệ này không giử được thì thế hệ kế tiếp. Nhưng điều tồi tệ hơn đang diễn ra hàng ngày trên Quê Hương sẽ đưa đến tình trạng ´´diệt chũng´´: Nguồn sống của Ngư Dân đã bị tận diệt - Môi trường sống của cả dân tộc đã bị ô nhiễm qua chất thải hóa học của nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh, thực phẩm đầy độc tố tràn lan khắp ba miền đất nước; người Tàu, lính Tàu, nhà Tàu, Phố Tàu mọc lên từ thôn quê, từ Phố Thị đến những vị trí chiến lược quan trọng trên khắp lãnh thổ và để tận diệt nguồn sinh lực phản kháng, lòng yêu nước của người dân, nhà cầm quyền Việt cộng đã tàn nhẩn với dã tâm biến nhân dân thành công cụ chỉ biết phục vụ và sự trường tồn của đảng qua những chiêu bài mỵ dân và bằng bạo lực. Dùi cui, súng đạn, chó mghiệp vụ cộng với công an, côn đồ xã hội đen, ngăn sông, cấm chợ hầu khủng bố tinh thần và triệt tiêu thành phần yêu nước để bán đứng Tổ Quốc mặc cho tiếng rên xiết của đồng loại chỉ với mục đích duy nhất: Vinh thân phì da của đám chóp bu lãnh đạo. Trước tình trạng nguy khốn và đau lòng của đất nước, Ông Nguyễn Minh Chính Hội Trưởng Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn cộng sản tại Âu Châu trong lời khai mạc buổi Ca Nhạc Đấu Tranh tại Bochum ngày 13 tháng 05 năm 2017 với Chủ Đề ´´Thương Qúa Việt Nam´´đã khẳng định luôn´´đồng hành cùng Quốc Nội´´ hầu giải thể chế độ phi nhân Việt cộng, trước nguy cơ bị diệt vong. Thượng Đế hởi có thấu cho Việt Nam này! Kêu người, người thờ ơ vô cãm, kêu trời, trời ở tận mấy tầng mây. Chỉ có Thượng Đế, Thượng Đế ở trong tim mỗi một người và Ca Sỹ Bích Phượng đã phải thống thiết kêu Thượng Đế qua ca khúc ´´Đêm Nguyện Cầu´´để đánh tỉnh thức những trái tim còn bị xơ cứng -´´Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình…´´là những gì Bích Phượng muốn gởi đến cho thế hệ trẻ ngày hôm nay tại Hải Ngoại và Quốc Nội trước nguy cơ bị diệt chủng mà đảng Việt cộng nhẫn tâm tiếp tay cho Tàu cộng trong giấc mơ ngàn năm Hán hóa để thôn tính Việt Nam. Ca sĩ Bích Phượng Ca sĩ Thu Sương và Thy Kim Buổi văn nghệ đấu tranh được hai MC Thu Sương và Thy Kim phụ trách. Thu Sương còn có biệt danh Hạt Sương Khuya, cô đến từ Paris - Thủ Đô hoa lệ của Âu Châu. Cô chính là một Chiến Sỹ Ca; trước năm 75, những Chiến Sỹ của lực lượng Tổng Trừ Bị tinh nhuệ như đơn vị Nhảy Dù, Biệt Kích 81 Dù , Thủy Quân Lục Chiến… bước chân của họ in dấu trên bốn vùng Chiến Thuật thì Chiến Sỹ Ca Thu Sương ngày hôm nay cũng đã thường có mặt khắp mọi nơi từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…và MC Thy Kim, người con của Quảng Trị là nhân chứng sống của Đại Lộ Kinh Hoàng vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972; lá cờ Vàng oai hùng trên Cổ Thành Quảng Trị là niềm tự hào của Cô -´´Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…´´ Tất cả đều phải đánh đổi bằng máu, không xin cho, không gập đầu cúi lạy. Miền Nam Việt Nam hơn 20 năm biết bao nhiêu xương máu của những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống thấm vào lòng đất Mẹ để người dân có một cuộc sống an bình, tự do và hạnh phúc. Ngày hôm nay, 90 triệu dân đang bước dần vào cỏi chết, tuy rằng có vẻ phủ phàng nhưng đó là sự thật, sự thật hiển nhiên đang đưa đến từng phút, từng giờ và TUỔI TRẺ VIỆT NAM hãy quyết định lấy tương lai của mình. Buổi Văn Nghệ hôm nay, cũng là một đóng góp nhỏ nhoi để đồng hành cùng những cuộc biểu tình đòi quyền sống và không chấp nhận sự thống trị độc tài, độc đoán và khát máu của đảng Việt cộng tại quê nhà. 22.05.2007 Lê Trung Ưng –Odw, Đức Quốc  
......

Hiệp thông với phái đoàn đại diện các nạn nhân của FORMOSA đang đi vận động quốc tế

Speyer, Đức Quốc, chủ nhật, ngày 7 tháng 5 năm 2017 Hàng năm giáo phận Speyer tổ chức một ngày đặc biệt dành riêng cho các giáo dân ngoại kiều về hành hương tại nhà thờ chánh tòa Speyer dưới sự chủ tế của Đức Giám Mục Dr. Karl-Heinz Wiesemann. Trong thánh lễ các bài trích từ sách Thánh được giáo dân của nhiều sắc tộc khác nhau đọc với tiếng mẹ đẻ của mình. Năm nay bài đọc 1 được giáo dân người Ukraine và bài 2 do một giáo dân người Việt Nam đọc. Các bài hát cũng được giáo dân của nhiều sắc tộc thay nhau trình bầy. Đặc biệt năm nay cộng đoàn công giáo Việt Nam vùng Trung và Tây Nam Đức đóng góp phần „dâng hoa kính Đức Mẹ“ rất đặc sắc và lạ mắt đối với các tín hữu tham dự (www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews[ttnews]=3950... ) Sau thánh lễ người Việt tỵ nạn cộng sản đã có cơ hội trình bầy với Đức Giám Mục Dr. Karl-Heinz Wiesemann, Đức ông Franz Vogelgesang và các sơ thuộc dòng Đa Minh về chuyến đi vận động quốc tế của phái đoàn đại diện các nạn nhân của thảm họa môi sinh Formosa tại giáo phận Vinh (www.thongtinducquoc.de/node/3276) (www.thongtinducquoc.de/node/3275) Để tỏ tình liên đới với những nạn nhân của thảm họa môi sinh do Formosa và chế độ Cộng Sản Việt Nam gây ra Đức Giám Mục và các tu sĩ đã chụp hình chung và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho nước Việt Nam.  
......

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn kêu gọi Tổng Thống Trump nêu vấn đề Nhân Quyền khi gặp Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc

(Garden Grove, CA) - Sau khi biết tin Tổng Thống Donald Trump mời Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California Janet Nguyễn kêu gọi Tổng Thống Trump bảo đảm là vấn đề Nhân Quyền phải được nêu ra trước tiên trong bất cứ cuộc đối thoại nào. Theo tin tức, Tổng Thống Trump đã mời Ông Phúc qua một lá thư do Ông H.R.MaMaster chuyển cho Phó Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Bình Minh hôm Thứ Sáu, Ngày 21, Tháng Tư, 2017. “Trong vai trò lãnh đạo quốc gia, Thủ Tướng Phúc là một nhân vật quan trọng của chế độ Cộng Sản Việt Nam, một quốc gia mạnh tay đàn áp Quyền Tự Do mà chính Hoa Kỳ luôn tôn trọng,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Điều đáng tiếc là, trong suốt 42 năm qua, Việt Nam chưa cho thấy bất cứ tiến bộ nào là họ có một hồ sơ Nhân Quyền trong sạch, xứng đáng là đối tác với Hoa Kỳ.” Và để kêu gọi Tổng Thống Trump nêu ra vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trích dẫn báo cáo hàng năm của Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ (USCIRF), đưa ra Ngày 26, Tháng Tư, 2017, cho thấy “chính quyền Cộng Sản Việt Nam tiếp tục đàn áp bất cứ ai mưu toan chống lại quyền lực của họ, bao gồm các luật sư, blogger, nhà hoạt động, tổ chức xã hội dân sự, và tổ chức tôn giáo” và kết quả là “Việt Nam đủ tiêu chuẩn để bị đưa trở lại danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC).” Việt Nam từng bị USCIRF đưa vào danh sách này năm 2002. Để vạch rõ hơn những vi phạm nhân quyền của  Cộng Sản Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nêu ra trường hợp nhà hoạt động Việt Nam Vương Văn Thả và gia đình chín người của ông, hiện đang bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam quấy nhiễu, chỉ vì Ông đã dám tố cáo tội ác của họ qua Facebook và YouTube. Theo nhiều tin tức, kể từ Ngày 16, Tháng Tư, ông Thả và gia đình ông bị cúp nước, điện, và thực phẩm, và bị Công An địa phương bao vây nhà. Trong khi đó, một số Công An mặc thường phục đập phá nhà của Ông. Đáng tiếc, ông Thả và gia đình không còn cách nào khác là tuyên bố họ sẽ tự thiêu, nếu công an vào bắt Ông. Theo Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, những trường hợp như vậy cho thấy, sự lạm dụng lập đi lập lại của Cộng Sản Việt Nam và kêu gọi sự chú ý của Tổng Thống Trump, nếu Ông Phúc chấp nhận lời mời. “Khi Ông tiếp xúc với các giới chức chính quyền Cộng Sản Việt Nam như Thủ Tướng Phúc trong những tháng năm tới, Ông sẽ có dịp bàn thảo những chính sách thái quá này, trong đó có các vấn đề quan trọng, nhân quyền,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Tôi hy vọng, ông sẽ nhân cơ hội này, nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ sẽ không gia tăng quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng nhân quyền của người dân, và hơn nữa, bất cứ thỏa thuận nào với Hoa Kỳ phải mang tính chất bảo vệ nhân quyền cho người dân Việt Nam. Theo nhiều bài báo, Thủ Tướng Phúc trước đây có nói sẵn sàng đến thăm Hoa Kỳ bất cứ lúc nào, và cho biết gần như chắc chắn chấp nhận lời mời của Tổng Thống Trump. Tổng Thống Trump cũng dự trù sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào Tháng Mười Một, 2017. http://nguyen.cssrc.us/content/170504-viet
......

"CHỐNG TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA" ĐANG PHÁ SẢN?

Chủ trương “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” của Hội nghị trung ương 4 vào tháng 10/2016 đang có nguy cơ chịu cảnh phá sản trước và sau Hội nghị trung ương 5 vào tháng 5/2017. Đặc trưng “sôi nổi” nhất trước Hội nghị trung ương 5 không phải là truyền thông lề đảng rôm rả bàn thảo về “tái cơ cấu kinh tế” hay “hội nhập quốc tế”, mà là vụ kỷ luật Đinh La Thăng - báo hiệu một kỳ hội nghị trung ương sẽ rất “quyết liệt”, có lẽ không mấy kém thua cảnh người cười kẻ khóc tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012. Nhưng Đinh La Thăng chưa phải là tất cả. Càng gần đến Hội nghị trung ương 5, càng nhiều đơn thư tố cáo - bị dư luận cho rằng có xuất xứ từ nội bộ đảng - được bắn tung trên mạng xã hội. Thôi thì đủ cả, từ chính khách đến đại gia, kể cả sĩ quan tình báo công an, có cả công văn mang dấu “TUYỆT MẬT”… Bầu không khí “thi đua tố cáo” này lại giống hệt những gì đã xảy ra ngay trước Đại hội 12. Có điều khôi hài là một lần nữa, các trang mạng của “thế lực thù địch” được tận dụng triệt để. Nếu trước Đại hội 12, trang Ba Sàm là địa chỉ chính nhận được các luồng đơn thư tố cáo lẫn nhau, thì nay do Ba Sàm đã ngừng hoạt động, các đơn thư tố cáo được gửi cho trang Dân Luận, kể cả những trang mà chính quyền đặc biệt thâm thù như Tin Tức Hàng Ngày, Dân Làm Báo… Lý do đơn giản là dù cho uống mật gấu, không một tờ báo nhà nước nào dám đăng loại thư tố cáo như thế. Trong khi đó trên các diễn đàn báo đảng, một số chuyên gia, cán bộ lão thành, tướng lĩnh công an và quân đội vẫn ngày đêm lo lắng khôn nguôi về nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Nghe đâu Thành ủy và chính quyền TP.HCM còn nảy sinh sáng kiến bắt “công chức phải viết cam kết sẽ không tự diễn biến, tự chuyển hóa” - một động tác đang bị giới luật sư lên án là vi phạm chính Hiến pháp. Nhưng bất chấp những cố gắng huấn thị, quán triệt trong nhiều hội nghị cấp trung ương và địa phương từ sau Hội nghị trung ương 4, những kẻ kế thừa Đại tá công an - cựu tổng biên tập Petrotimes Nguyễn Như Phong vẫn đầy triển vọng xuất hiện nhiều hơn, đầy đặn hơn. Việc một số tờ báo chuyển bản tin kỷ luật Đinh La Thăng từ trang nhất vào trang trong có thể mô tả thái độ phản ứng ngấm ngầm đối với kế hoạch của Tổng bí thư Trọng. Từ trước Đại hội 12, đã có dư luận về việc một số nhân vật trong giới chóp bu “phân chia lãnh địa báo chí”, người “nắm” báo này, người “nắm” báo kia… Càng về sau này, dư luận trên càng lớn. Thậm chí người ta đồn đoán đã có cả một kế hoạch bí mật dùng truyền thông nhà nước để triệt hạ lẫn nhau. Những dấu hiệu đang phát ra, những biểu hiện đang hình thành, chỉ còn chờ đến “giờ G”… Một trong những bằng chứng rõ nét nhất cho cuộc chiến truyền thông và do đó là cuộc đấu đá khốc liệt trong nội bộ là hàng loạt trang luôn bị xem là “giả danh lãnh đạo” - nguyenphutrong, trandaiquang, nguyentandung, tolam, nguyenxuanphuc, nguyenthikimngan… - vẫn ung dung tồn tại từ mấy năm qua, bất chấp việc ngay cả một số cán bộ lão thành và tướng lĩnh quân đội đã lên tiếng đòi Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Công an phải xử lý những trang này. Không ai có thể đoan chắc là một số tờ báo chính thống của “đảng và nhà nước ta” sẽ không chính thức tham gia vào mặt trận đơn thư tố cáo lẫn nhau vào một thời điểm nào đó không xa…
......

Ngày Quốc Hận 30.4.2017 của người Việt tị nạn tại Đức

Chương trình sinh hoạt nhân ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 2017 của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức bắt đầu vào lúc 12:00 giờ bằng cuộc biểu tình mít tinh trước đại sứ quán Việt cộng tại thủ đô Berlin. Biểu tình trước đại sứ quán Việt Cộng BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức, Trưởng Ban Tổ Chức đã lên tiếng chào mừng những phái đoàn và đồng bào từ các nơi trên nước Đức về tham dự, đồng thời bà cũng nói lên ý nghĩa và mục đích cuộc biểu tình. Tiếp theo là những phát biểu của Linh mục Phê Rô Nguyễn Văn Khải đang tu học tại Roma, Ý; Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, người vừa bị bạo quyền cộng sản trục xuất sang nước Pháp; Ông Trần Kỉnh Thành, đại diện đảng Việt Tân tại Âu Châu và Ông Phạm Tử Bình, Thư ký Hội Áo-Việt Dân chủ, Văn hóa tại Áo quốc. Đặc biệt lời phát biểu đanh thép của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu về việc không khuất phục trước sự đàn áp, gây sức ép của bạo quyền buộc anh phải nhận tội khiến mọi người cảm phục. Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 13 giờ. Sau đó mọi người di chuyển sang quảng trường Brandenburger Tor để tham dự buổi sinh hoạt thứ 2 trong ngày. Mít tinh tại Brandenburger Tor Hai lá đại kỳ Đức và Việt Nam tự do đã được căng trước cổng thành Brandenburger Tor. Cũng như rừng cờ vàng ba sọc đỏ, các băng rôn biểu ngữ, những hình ảnh các tù nhân lương tâm được mọi người đeo trước ngực đứng quanh quảng trường rộng lớn. Những khẩu hiệu đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tự do cho tôn giáo, nhân quyền cho Việt Nam, dân chủ cho Việt Nam được mọi người biểu tình cùng hô to đã thu hút sự quan tâm của người dân bản xứ cùng những du khách. Tại đây các tờ truyền đơn bằng tiếng Đức, tiếng Anh được gửi đến họ. Có người dừng lại để hỏi han và được giải thích cặn kẽ, nhất là hiện trạng Formosa tại các tỉnh miền Trung, Việt Nam. Một người khách Đức đặc biệt cũng hiện diện trong buổi sinh hoạt này là ông Felix Schwarz, nguyên tham tán chính trị của tòa đại sứ Đức tại Hà Nội, người đã nhiều lần tiếp xúc cũng như ủng hộ giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Theo tiếng nhạc trầm hùng, đoàn biểu tình đã tuần hành nhiều vòng quanh quảng trường Brandenburger Tor rộng lớn. Cuộc biểu tình và tuần hành tại quảng trường cổng Brandenburg kéo dài từ 14 đến 15 giờ. Cầu nguyện và hội thảo, văn nghệ Sau mit tinh tại Brandenburger Tor, mọi người đã di chuyển về Thánh đường St. Aloysius để tham dự lễ cầu nguyện cho tự do tôn giáo, dân chủ công lý và hòa bình cho Việt Nam. Lễ cầu nguyện bắt đầu lúc 16 giờ do LM. Phê Rô Nguyễn Văn Khải làm chủ tế. Trong phần bài giảng, LM. Khải có nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI khuyến khích giáo dân Công Giáo tham gia vào những hoạt động chính trị để làm cho xã hội tươi đẹp hơn. Lời Ngài: "Không ai tham gia chính trị thì sẽ chết", ngụ ý rằng, nếu không ai đoái hoài tới lãnh vực chính trị, đồng nghĩa với việc phó thác vận mệnh quốc gia vào tay những kẻ bất lương. Kết quả ra sao, xem đời sống người dân ở các xứ độc tài như TQ, Bắc Hàn, Việt Nam thì rõ. Sau phần thánh lễ mọi người di chuyển xuống bên dưới hội trường để dùng bữa cơm chiều do một số mạnh thường quân thuộc cộng đồng Người Việt tỵ nạn tại Berlin khoản đãi. Tiếp nối chương trình là phần hội thảo và văn nghệ đấu tranh tại hội trường nhà thờ St. Aloysius với LM. Nguyễn Văn Khải, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu. Sau nghi thức khai mạc và cầu nguyện theo nghi thức Phật Giáo, Công Giáo và lời phát biểu của BTC là đoạn phim ngắn nói về giai đoạn tháng 4 năm 1975; từ cuộc triệt thoái cao nguyên đầy máu và nước mắt cho đến ngày 30.4.1975. Theo BTC cho biết đoạn phim được trích ra từ DVD vừa phát hành của đài truyền hình SBTN với nhan đề "Những đứa con vong quốc". Tiếp theo là lời phát biểu qua videoclip của Giáo sư bác sĩ Stefan Grüne ở Neustadt (*), người trưởng nhóm, đã đứng tên đầu tiên vận động nhân sĩ trí thức Đức lên tiếng ủng hộ cho các tù nhân lương tâm Việt Nam như: Ls. Nguyễn Văn Đài, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hoà, Trần Thị Thúy, Đặng Xuân Diệu, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thu Hà. Trước khi bước qua phần hội thảo, BTC đã trình chiếu một đoạn phim ngắn do Chân Trời Mới Media thực hiện với nhan đề: THẢM HỌA FORMOSA 4/2016-4/2017: Sau một năm vẫn còn sôi động. Đoạn phim tổng kết các diễn biến từ ngày thảm họa Formosa tại Hà Tỉnh bắt đầu cho đến tháng 4. 2017.  Trong phần hội thảo, BS Mỹ Lâm đã nói về hai dự án dựng tượng để tôn vinh Hồ Chí Minh tại Moritzburg (Đức) và thủ đô Vienna (Áo Quốc) của chế độ CSVN đã thất bại thảm hại nhờ sự phản đối quyết liệt và rộng khắp của người Việt trên toàn thế giới, đặc biệt là nhờ Liên Hội ở Đức và Hội Áo-Việt Dân chủ, Văn hóa ở Áo. Trong dịp này, qua những trao đổi trong phần sinh hoạt giửa LM Nguyễn Văn Khải, TNLT Đặng Xuân Diệu, Blogger Người Buôn Gió, mọi người có dịp biết đến những hoạt động hỗ trợ nhau giữa các vị khi còn tại VN. Hội trường đã có những trận cười thoải mái với những phát biểu ví von hóm hỉnh của LM Khải. Xen kẽ giữa cuộc trao đổi là phần văn nghệ đấu tranh. Buổi sinh hoạt hội thảo và văn nghệ đấu tranh chấm dứt vào lúc 23 giờ cùng ngày. NĐL (Hamburg) ------------------------------------- (*) Nội dung (tiếng Việt) bài phát biểu của GS.BS. Stefan Grüne: Neustadt, ngày 24 tháng 4 năm 2017 Kính thưa quý vị, tôi xin chân thành cám ơn quý vị cho tôi có cơ hội được gửi đến quý vị lời chào mừng nhân dịp tưởng niệm 42 năm ngày Quốc Hận. Là Kitô hữu đối với chúng tôi rất quan trọng là làm sao sống liên đới với những người bị tù đày chỉ vì họ đã lên tiếng cho sự thật và công bằng. Do đó, chúng tôi đã cùng với các bạn hữu và người quen phát động chiến dịch đòi trả tự do điển hình cho 7 tù nhân lương tâm như sau: Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà, Phêrô Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, David Nguyễn Văn Đài và Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu. Cho tới giờ đã có trên 160 nhân sĩ tỏ tình liên đới với các tù nhân lương tâm này, chẳng hạn như cựu tổng thống Christian Wulff, cựu chủ tịch quốc hội Đức bà Giáo sư tiến sĩ Rita Süssmuth, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, nữ Thống Đốc tiểu bang Rheinland-Pfalz Malu Dreyer…. Chắc hẳn quý vị biết là ông Đặng Xuân Diệu đã bị trục xuất qua Paris, Pháp quốc vào tháng giêng năm 2017. Chúng tôi mến chúc ông chóng phục hồi để tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam. Ban tổ chức cho tôi biết là có sự hiện diện của ông Đặng Xuân Diệu trong buổi lễ tưởng niệm này ở Berlin để tường trình về số phận của những người còn ở trong tù. Tôi cũng rất muốn có mặt nhưng đáng tiếc vì lý do nghề nghiệp nên không thể đến tham dự được. Kính thưa quý vị, Thể chế độc tài Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam đã kéo dài 42 năm. Quyền tự do tư tưởng, tự do tìm kiếm dữ kiện và tự do báo chí bị cấm cản một cách có hệ thống. Những tổ chức đối lập không được sinh hoạt. Mặc dù vậy, trong những năm qua vẫn có những người can đảm gióng lên tiếng nói chống lại những bất công của chế độ. Những ước mơ có được quyền tự do quyết định, và có được một thể chế chính trị, mà trong đó chính quyền và xã hội biết tôn trọng cũng như biết bảo vệ nhân quyền, đã được quý vị nuôi dưỡng một cách sống động. Một số người đã phải trả một giá rất cao cho những nguyện vọng này. Do đó, những nỗ lực của quý vị từ hải ngoại để giúp đỡ đồng bào quốc nội đang lên tiếng đòi những quyền tự do căn bản, rất là quan trọng. Vào thập niên 1980 chúng tôi đã trải qua kinh nghiệm là cầu nguyện phá tung xiềng xích và dẫn đến tự do, vì Thiên Chúa nghe những tiếng thét lên, van nài và cầu xin của chúng ta. Vì thế, cùng với quý vị, những người Việt ở hải ngoại cũng như quốc nội, chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình, tự do và bất bạo động. Vào ngày 29 tháng tư này chúng tôi đặc biệt nhớ đến quê hương Việt Nam của quý vị và cầu xin ơn chữa lành các vết thương, ơn nhìn nhận ra lẽ phải của nhà cầm quyền và lòng can đảm để đưa đến những thay đổi theo đường hướng dân chủ. Thay mặt những nhân sĩ của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm tôi xin kính chúc tất cả quý vị giữ được lòng can đảm và cùng với các lực lượng yêu chuộng tự do ở Việt Nam cùng tranh đấu cho một sự thay đổi dân chủ trong bất bạo động. Thân ái kính chào Giáo sư tiến sĩ Stefan Grüne ---------------------------------------------------- Một số hình ảnh:  
......

TCBC: Về việc khởi kiện ông Nguyễn Thanh Tú và bà Michelle Dương về việc tiếm danh

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - FB: facebook.com/viettan **** Thông Cáo Báo Chí   Về việc Khởi kiện ông Nguyễn Thanh Tú và bà Michelle Dương về việc tiếm danh Đảng Việt Tân đã chính thức khởi kiện ông Nguyễn Thanh Tú, bà Michelle Dương và tổ chức do họ thành lập với danh xưng Việt Tân – Vietnam Reform Party tại tòa án tiểu bang California vì lý do tiếm danh. Vào ngày 26/8/2016, ông Nguyễn Thanh Tú và những người cộng tác đã đăng ký danh xưng Việt Tân – Vietnam Reform Party tại tiểu bang California nhằm mục đích tiếm danh và tạo hoang mang trong dư luận về tư cách pháp nhân của Đảng Việt Tân. Kể từ đó đến nay, nhóm ông Nguyễn Thanh Tú đã tìm nhiều cách ngụy danh Đảng Việt Tân để cố gắng cản trở các hoạt động đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam của Đảng Việt Tân. Đảng Việt Tân là một thực thể có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới từ năm 2004. Đảng Việt Tân được đồng bào trong và ngoài nước, chính giới, truyền thông và các định chế quốc tế biết đến như một thực thể có quá trình hoạt động cho mục tiêu dân chủ và canh tân đất nước Việt Nam từ nhiều năm qua. Trước hành vi bất chính của nhóm Nguyễn Thanh Tú, chúng tôi bắt buộc phải khởi kiện để làm sáng tỏ trước dư luận mọi nỗ lực xuyên tạc và phá hoại đối với Đảng Việt Tân nói riêng và công cuộc đấu tranh nói chung. Ngày 26 tháng 4 năm 2017 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

BẢN LÊN TIẾNG VỀ QUYỀN TỰ DO INTERNET

BẢN LÊN TIẾNG VỀ QUYỀN TỰ DO INTERNET CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỘC LẬP VÀ CÁC CÔNG DÂN TỰ DO Nhận định rằng: 1- Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, những cuộc tranh giành quyền lực và quyền lợi trong đảng Cộng sản, những vụ việc tham nhũng cướp bóc của quan chức nhà nước, những hành vi bạo lực công khai hay lén lút của lực lượng công an, những âm mưu che giấu các vấn đề nghiêm trọng của đất nước từ chính trị, kinh tế, tài chánh, đến an ninh, môi trường, quốc phòng của nhà cầm quyền, những trò đánh phá đầy vu khống trắng trợn và xuyên tạc vô liêm sỉ của nhiều lãnh đạo CS và bộ máy tuyên truyền nhắm vào phong trào nhân quyền dân chủ… tất cả đều đang được đưa ra ánh sáng công luận, được phơi bày trước nhân dân. 2- Thế nhưng, trong nỗi lo bị mất quyền, với nguyên tắc độc tài toàn trị, nhằm mục tiêu giữ vững một trong ba chân kiềng của chế độ là che giấu những sự thật bất lợi cho việc thống trị nhân dân (hai chân kia là bạo lực và lừa gạt), nhà cầm quyền CSVN ngày càng ra sức củng cố nền pháp chế theo hướng tiêu diệt tự do ngôn luận, như ban hành Bộ luật Hình sự với nhiều điều khoản rất mơ hồ, Luật báo chí vốn bổ rsung liên lục; ban hành Nghị định 72 về internet, Nghị định 174 về tuyên truyền phản động. 3- Gần đây, trước việc nhân dân –nhất là phong trào tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền– ngày càng sử dụng rộng rãi và hữu hiệu internet, bộ Thông tin Truyền thông của chế độ đã ban hành Thông tư 38 về Quản lý thông tin xuyên biên giới, yêu cầu chủ các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Youtube phải hợp tác với Bộ để chặn “thông tin xấu độc”; bằng không sẽ gánh chịu các biện pháp trừng phạt. Hôm 21-03-2017, Bộ trưởng Bộ này còn kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tác động cho các công ty Google (chủ sở hữu Youtube), Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ cùng nhau “xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật”. Trước đó ông ta còn hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook lẫn các trang mạng xã hội khác cho tới khi mọi thông tin “xấu độc” chống nhà cầm quyền và chế độ bị ngăn chặn. 4- Đặc biệt và trên thực tế, trong khoảng một năm gần đây, đảng và nhà cầm quyền CS liên tục vận dụng và tùy tiện giải thích các điều 79 (“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”), 88 (“tuyên truyền chống chế độ”), 258 (“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”) để bỏ tù nhiều công dân trình bày sự thật và tỏ bày chính kiến trên mạng: - Facebooker Trần Minh Lợi ngày 22-03-2016 (xử án 27-03-2017). - Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) ngày 10-10-2016. - Bác sĩ blogger Hồ Văn Hải (bút danh Hồ Hải) ngày 02-11-2016. - Hai nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ ngày 07-11-2016. - Facebooker Nguyễn Danh Dũng ngày 18-12-2016 - Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Hóa ngày 11-01-2017. - Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ngày 19-01-2017. - Blogger kiêm dân oan tranh đấu Trần Thị Nga ngày 21-01-2017. - Hai nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển ngày 03-03-2017. - Facebooker Phan Kim Khánh ngày 13-03-2017. - Facebooker Bùi Hiếu Võ ngày 17-03-2017. - Facebooker Nguyễn Hữu Đăng ngày 24-03-2017. Chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố: 1- Khẳng định tự do ngôn luận (tự do thông tin, tự do quan điểm, tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do biểu tình) là một trong những nhân quyền cơ bản mà các tuyên ngôn, công ước quốc tế lẫn hiến pháp VN đều công nhận. Bởi lẽ thiếu nó thì con người không thể thành người, xã hội không thể tiến bộ, vì sự thật không thể được trình bày và công lý không thể được thực thi. 2- Tố cáo nhà cầm quyền CSVN đang đánh đồng những lợi ích riêng của đảng và chế độ với lợi ích chung của xã hội và đất nước, hoặc để bắt bớ những ai vì lương tâm con người và trách nhiệm công dân mà dám phê phán sai lầm và phanh phui tội ác của cường quyền, trình bày sự thật và bênh vực công lý trước nhân dân; hoặc để đe dọa và cấm cản đồng bào dùng internet và các mạng xã hội là một trong những vũ khí ít ỏi và chính đáng mà người dân hiện đang có được. 3- Vạch trần âm mưu của nhà cầm quyền nương theo việc quốc tế đang lên án các tổ chức khủng bố gieo rắc hận thù và thực thi bạo lực bằng cách lợi dụng các phương tiện truyền thông xã hội, để cũng kết án là khủng bố những tổ chức và cá nhân trong lẫn ngoài nước đang dùng các phương tiện ấy để đấu tranh cho tự do dân chủ, đang khi chế độ thực sự là một tổ chức khủng bố đối với toàn dân. 4- Hợp tiếng với nhiều chính phủ dân chủ năm châu và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế để khẳng định rằng những ai đang bị khởi tố, giam cầm hoặc xét xử vì những điều khoản phản dân chủ nói trên là những công dân yêu nước, đáng được trả tự do lập tức và vô điều kiện, vì họ đã dám đương đầu với một chế độ đang đàn áp nhân quyền và tham nhũng bóc lột, xuyên tạc sự thật và chà đạp công lý. 5- Kêu gọi mọi công dân đang sử dụng internet, các blogger, các facebooker, các chủ trang nhân quyền hãy liên kết thành một mạng lưới, một mặt trận chiến đấu cho quyền tự do internet, tức là cho tự do tư tưởng, cho chân lý và lẽ phải, vô hiệu hóa lực lượng công an mạng và dư luận viên đang gieo rắc xấu xa độc hại trên không gian ảo, tiến tới việc thúc đẩy toàn dân Việt Nam đứng lên giải thể chế độ độc tài toàn trị đang phản bội Tổ quốc, ác với dân và hèn với giặc. Công bố từ Việt Nam và hải ngoại ngày 02 tháng 04 năm 2017. Hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm một năm thảm họa Formosa Vũng Áng (06-04 dl =10-03 âl) Hai tổ chức khởi xướng: 1- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa 2- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế - Lm Phan Văn Lợi Các tổ chức đồng ký tên: 3- Ban Bảo vệ Tự do Tin ngưỡng đạo Cao Đài. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm. 4- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng. 5- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: nhà báo Trần Quang Thành. 6- Báo Viet Nam Infos (Pháp). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang. 7- Báo điện tử Ethongluan.org (Bỉ). Đại diện: Nhà báo Nguyễn Gia Thưởng. 8- BĐ Mê Linh (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Thái Hằng. 9- Câu Lạc Bộ Phan Tây Hồ: Đoàn Nhật Hồng, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Nguyễn Quang Nhàn. 10- Chương trình Hội luận 8406 & Trang mạng LacVietNews.com (Canada). Đại diện: Ông Lạc Việt. 11- Đài và Báo Việt Nam Tự Do New Orleans (HK). Đại diện: Nhà biên khảo Vương Kỳ Sơn. 12- Diên Hồng Thời Đại. Đại diện: Ông Phạm Trần Anh. 13- Diễn đàn Bauxite Việt Nam ký tên. Đại diện GS Phạm Xuân Yêm. 14- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố. 15- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A. 16- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân. 17- Đảng Dân Chủ Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Ô/B Hương Huỳnh. 18- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy. 19- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Văn Sóc, Ông Lê Quang Hiển. 20- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa. 21- Hiệp hội Công nông Đoàn kết. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên. 22- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Cao Xuân Khải. 23- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển. 24- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn. 25- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân. 26- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện; Ông Nguyễn Lê Hùng 27- Hội Dân oan đòi Quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương 28- Hội Dân sinh Tương ái. Đại diện: Mục sư Phạm Ngọc Thạch 29- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Cao. 30- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng. 31- Hội Người Việt Tự Do tại BC Canada (FVA). Đại diện: Ông Phan Mật. 32- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE (Pháp). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang. 33- Hội Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Trần Long. 34- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. 35- Khối 1906 (Úc châu). Đại diện: Ông Trần Hồng Quân. 36- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện: Các Ông Nguyễn Phú và Vũ Hoàng Hải. 37- Khối Tự do Dân chủ 8406 Úc châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song. 38- Liên minh Dân chủ Tự do Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Phạm Trần Anh. 39- Liên minh Dân chủ Việt Nam.Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh. 40- Lương tâm Công giáo (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Cao Thị Tình. 41- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng. 42- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 43- Nhóm Văn Lang (Cộng hòa Séc). Đại diện: Ông Nguyễn Cường. 44- Nhóm Yểm trợ bns Tự Do Ngôn Luận. Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi. 45- Phong trào Dân chủ Việt (Hoa Kỳ): Đại diện: Ông Sơn Nguyễn. 46- Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại. Đại diện: Ông Phạm Hồng Lam. 47- Phong trào Liên Đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh. 48- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Các Ông Hoàng Lê Hy Lai & Trần Quốc Việt. 49- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Vancouver Canada. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính 50- Phong trào Yểm trợ Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN (Hoa Kỳ). Đại diện: Hòa thượng Thích Nguyên Trí. 51- Quỹ Việt Linh. Đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Sương. 52- Sài Gòn Báo. Đại diện: Linh mục. Lê Ngọc Thanh 53- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh. 54- Tập hợp Quốc dân Việt. Hợp nhất nối kết: Linh mục Nguyễn Văn Lý. 55- Tập hợp vì Nền Dân chủ. Đại diện: BS Nguyễn Quốc Quân 56- Trang mạng Hoithanhphucquyen.org. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm 57- Trang mạng www.nganlau.com. Đại diện: Ông Vũ Hoàng Anh Bốn Phương 58- Trang mạng Vietlist (Hoa Kỳ). Đại diện: Bà Hoàng Lan. 59- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa Việt Nam BC Canada. Đại diện: Bà Kim Huyền 60- Ủy ban Liên lạc Cộng đồng Hải ngoại (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Vương Văn Giàu) 61- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 tại New Orleans. Đại diện: Ông Nguyễn Vẻ. Các cá nhân đồng ký tên 1- Bạch Ý, Dân oan, Đức Trọng Lâm Đồng. 2- Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt. 3- Bùi Quang Vơm, Kĩ sư xây dựng, Paris, Pháp. 4- Chu Vĩnh Hải, Nhà báo độc lập, Vũng Tàu. 5- Đặng Hữu Nam, Linh mục, Nghệ An. 6- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội. 7- Đinh Hữu Thoại, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Quảng Nam 8- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn. 9- Hồn Nhiên, Thành viên Mạng lưới Nhân quyền VN, California, Hoa Kỳ. 10- Huỳnh Quốc Phú, Buôn bán, Sài Gòn. 11- Huỳnh Tâm. Nhà báo, Pháp Quốc. 12- Lê Anh Hùng, Nhà báo tự do, Hà Nội. 13- Lê Quang Đạt, PTYT Tự do Tôn giáo và Nhân quyền VN, Cali. Hoa Kỳ. 14- Lư Văn Bảy, Cựu TNLT, Kiên Giang. 15- Lý Đăng Thạnh, Người chép sử, Sài Gòn. 16- Ngô Thị Thúy Vân, Nhân viên xã hội, Praha, Cộng hòa Séc. 17- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng hòa Séc. 18- Nguyễn Đăng Đức, Nhà giáo, Sài Gòn. 19- Nguyễn Đình Nguyên, Bác sĩ, Australia. 20- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội. 21- Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène, Nghệ sĩ, Bruxelles, Bỉ. 22- Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí VN, Đà Nẵng. 23- Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ. 24- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội. 25- Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội. 26- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Paris, Pháp. 27- Phan Tấn Hải, Nhà văn, California, Hoa Kỳ. 28- Triệu Sang, Thương phế binh VNCH, Sóc Trăng. 29- Trương Văn Kim, Cựu tù nhân lương tâm, Bảo Lộc, Lâm Đồng 30- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang. --------------------------------------------------------
......

Berlin - Đức Quốc, Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 42

Thông Cáo Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Từ 42 năm nay Cộng Sản Việt Nam vẫn áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, chà đạp lên mọi quyền căn bản của con người , đàn áp tàn bạo những nhà đấu tranh ôn hòa cho  tự do dân chủ , tự do tôn giáo và vẹn toàn lãnh thổ . Vì hiện tình đất nước ngày càng suy đồi trên mọi mặt từ kinh tế  môi sinh   đến văn hóa đạo đức , người dân càng thêm thống khổ trước cường hào ác bá , cho nên người Việt hải ngoại có trách nhiệm phải đứng lên hành động để tố cáo với công luận  thế giới về những thảm họa này . Như đã loan tin trong  thông báo ngày 17.01.2017 của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức chúng tôi sẽ  trân trọng tổ chức:        Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 42 vào ngày Thứ Bảy  29.04.2017 tại Berlin .            Bao gồm: Biểu tình trước Sứ Quán CSVN và tại Brandenburger Tor Nghi thức tôn giáo  và Hội thảo tại nhà thờ St. Aloysius            Chương trình : Từ 12:00giờ đến 13:00giờ:  Biểu tình trước Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam                         Elsenstr.3 -12435 Berlin-Treptow Từ 13:30giờ đến 15:30giờ: Biểu tình và tuần hành tại Brandenburger Tor                        Pariser Platz , 10117 Berlin  Từ 16:00giờ đến 17:00giờ: Liên Tôn, Thánh Lễ  cầu nguyện Tự Do Tôn Giáo,                        Dân Chủ, Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam                                                  tại Nhà Thờ St. Aloysius Schwyzerstr. 1  - 13349 Berlin Từ 17:00giờ đến 18:30giờ: Liên Hội khoản đãi cơm chiều                        tại Hội Trường Nhà Thờ St. Aloysius Từ 18:30giờ đến 21:00giờ:                     Chào cờ và nghi thức khai mạc buổi Hội Thảo                       Lời chào mừng của Dr.Albert Helmut Weiler và Dr. Hubertus Knabe                     Hội thảo với LM Phêro Nguyễn văn Khải                                                           và cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu                 Từ 21:00giờ đến 23:30giờ   :  Văn nghệ đấu tranh Chúng tôi thành khẩn kêu gọi sự tham dự đông đảo của quý vị. Sự thành công của buổi lễ  là một đóng góp  tinh thần  lớn lao vào công cuộc đấu tranh đòi lại  tự do dân chủ nhân quyền và tự chủ cho  dân tộc Việt Nam . Điện thoại liên lạc : Ông Nguyễn văn Rị ,  Handy 0157-86509266                               Ông Hoàng Kim Thiên ,  Handy 0163-6743097 Berlin, ngày 14.03.2017 TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

GIỚI HOẠT ĐỘNG VN VÀ QUỐC TẾ CÙNG HÀNH ĐỘNG VÌ TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN INTERNET CHO CƯ DÂN MẠNG VN

Một ngày hội thảo về Tự Do Internet tại Việt Nam mang tên “Vietnam Cyber Dialogue” do Việt Tân phối họp cùng tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), và tổ chức Hiến Chương 19 (Article 19) tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Valencia, Tây Ban Nha đã có sự có mặt của đông đảo của các thành phần tham dự viên gồm hơn 30 các tổ chức NGO quốc tế, Liên Hiệp Quốc, các công ty internet như Facebook, Google, và đặc biệt một số người hoạt động đến từ nhiều nơi trên thế giới.   Hình: Các anh chị em trong phái đoàn Việt Nam tại Hội Nghị Tự Do Internet ăn tối sau một ngày làm việc bổ ích. Vietnam Cyber Dialogue là một phần của Hội nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival - IFF 2017), một Hội Nghị Quốc Tế về Tự Do Internet với sự tham dự của hơn 1300 người đến từ 140 quốc gia. Khi lên kế hoạch tổ chức sự kiện này, Ban Tổ Chức mong muốn đây sẽ là một diễn đàn để các đối tác quốc tế và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, và cùng đưa ra những kế hoạch và hướng hoạt động mới nhằm nâng cao quyền tự do ngôn luận trên mạng của người dân Việt.   Tại Việt Nam ngày nay, tất cả các phương tiện truyền thông đều nằm trong sự điều hướng của nhà nước nhằm bưng bít thông tin. Quyền tự do ngôn luận của người dân hoàn toàn bị tước đoạt dưới nền công an trị luôn gieo rắc sợ hãi cho những ai muốn lên tiếng phản biện. Vì vậy, Internet trở thành phương tiện truyền thông duy nhất để người dân thể hiện chính kiến, dù có những người vẫn bị bắt bớ, tù đày khi sử dụng quyền nói lên tiếng nói chính đáng của mình. Không chặn được xu hướng chung của toàn cầu, nhà nước luôn tìm cách để kiểm duyệt và giới hạn quyền tự do internet của người dân, qua một số phương cách như rãi mã độc, hack Facebook, đánh sập và ngăn chặn các trang web và blog, sử dụng dư luận viên để phá rối, hay hành hung, bỏ tù các blogger, facebooker với những điều luật như 258, 88… Trong một ngày hội thảo, các tham dự viên được tìm hiểu sâu hơn về những chiêu trò mà nhà cầm quyền CSVN sử dụng để khống chế, đe dọa cư dân mạng. Trong khi đó, các tổ chức quốc tế được nghe về những câu chuyện đàn áp, khủng bố từ những người hoạt động Việt Nam. Những anh chị em hoạt động đến từ nhiều nơi cũng có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi các kỹ thuật và kỹ năng để bảo vệ an toàn cho bản thân và nâng cao khả năn hoạt động của mình trên môi trường mạng. Chúng tôi chấm dứt một ngày làm việc trong tinh thần phấn khởi với nhiều dự án cho những ngày sắp tới. Một số trong nhiều ý tưởng được các tham dự viên đưa ra để cùng nhau thực hiện - Cùng hai công ty Facebook và Google đối phó với tình trạng dư luận viên trên Facebook và Youtube - Mở rộng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho giới hoạt động Việt Nam (thí dụ khi Facebook bị đánh cấp, blog bị đánh sập) - Thành lập hệ thống để chuyển tải thông tin về Việt Nam đến quốc tế một cách nhanh chóng trong các trường hợp khẩn, khi như có một sự kiện như biểu tình hay có ai bị đánh hay bị bắt - Gia tăng các huấn luyện về kỹ thuật và những phương tiện mới cho những người hoạt động Theo FB Việt Tânhttps://www.facebook.com/viettan/posts/10156082764995620:0  
......

Hãy cùng nhau hướng về các Nữ Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam

50 PHỤ NỮ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN & 20 TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TUYÊN BỐ ĐỨNG CÙNG CÁC NỮ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM Đây là bản lên tiếng chung của các tổ chức và chị em phụ nữ đấu tranh. Trong mốc điểm ngày 8/3 năm nay, một số cá nhân và hội đoàn sẽ liên kết để đến nhà thăm viếng và tặng hoa cho các gia đình nữ TNLT cũng như các bà mẹ và vợ có chồng con đang trong tù. Mong các bạn cùng tham gia chiến dịch và cùng hướng về những người phụ nữ trong tù. +++ Quốc Tế Phụ Nữ 8/3: Cùng hướng về những phụ nữ trong tù Thứ Tư ngày 8 tháng Ba năm 2017 sắp tới, người người khắp nơi trên thế giới sẽ cùng nhau kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Theo một số tài liệu, ngày Phụ Nữ Quốc Tế có được là nhờ một nỗ lực bền bỉ, kéo dài trong 54 năm (1857 đến 1911). Khởi đi từ năm 1857, đúng ngày 8 tháng Ba, tại thành phố New York, các nữ công nhân ngành dệt Hoa Kỳ cùng nhau chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn. Hai năm sau, cũng trong tháng Ba, các nữ công nhân hãng dệt này thành lập công đoàn nhưng cũng chưa dành được quyền lợi gì đáng kể. 50 năm sau, ngày 8 tháng Ba năm 1908, 15,000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York đòi giảm giờ làm việc, đòi lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của những phụ nữ này là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Ba năm sau, một ngày được chọn để ghi nhớ những phụ nữ đã đấu tranh cho nữ quyền trên toàn thế giới, và ngày 8 tháng Ba được chọn làm ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Ngày này được tổ chức long trọng hằng năm cho đến bây giờ. Tại Việt Nam, ngày Phụ Nữ Quốc Tế càng có một ý nghĩa thật trang trọng và đặc biệt khi có nhiều phụ nữ đang phải chịu tù đày vì những việc làm vô cùng bình thường của mình để đóng góp vào xã hội. Chúng ta không thể kỷ niệm ngày Phụ Nữ Quốc Tế mà không nhớ đến họ. Cùng mang ý nghĩa của “Bánh mì và Hoa hồng”, họ là những người vợ muốn bảo vệ miếng cơm manh áo của gia đình, những người mẹ của những đứa con thơ mong muốn cho con mình được lớn lên trong một xã hội tốt đẹp hơn, và là những người công dân muốn làm tròn trách nhiệm của mình trong một đất nước đầy dẫy bất công và thối nát. Họ là những chị Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Thúy, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Minh Thúy, Lê Thu Hà… Dù đã thoát ra khỏi nhà tù nhỏ hay vẫn còn trong ngục tối, họ và nhiều người phụ nữ khác không ngừng gióng lên tiếng nói lương tâm của mình như bao người phụ nữ trên thế giới đã từng làm, cho cuộc sống gia đình, tương lai con cháu và một xã hội nhân bản hơn. Trong thời điểm Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 năm nay chúng ta hãy cùng nhau: • Vinh danh những người phụ nữ kiên cường đang trong tù qua avatar và cover photo trên Facebook • Tổ chức các buổi hội thảo, những buổi tâm tình để tạo sự quan tâm về trường hợp của các chị • Giới thiệu việc làm của các chị qua những bài viết, status, video, hình ảnh • Cùng nhau mang hoa đến nhà hay trại giam để bày tỏ sự quý trọng đối với những đóng góp của các chị Hãy cùng nhau hướng về các nhà tù nơi giam giữ những người phụ nữ đang bị đối xử tàn tệ, bị xa cách với người thân, bè bạn, bị chia cắt tình mẫu tử, và đang đánh đổi hạnh phúc của riêng mình cho một xã hội của chung. * Tiểu sử của một số phụ nữ tiêu biểu hiện đang chịu cảnh tù đày:   Bà Trần Thị Nga năm nay 40 tuổi và mẹ của bốn người con, trong đó có hai người con trai nhỏ. Vì những hoạt động hỗ trợ dân oan, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chống Formosa,... mẹ con bà Nga liên tục bị công an bắt cóc, chặn đánh giữa đường. Sau nhiều ngày bị khủng bố, đe dọa và giam lỏng tại nhà riêng, bà Trần Thị Nga đã bị công an bắt vào ngày 21/1/2017 và bị khởi tố theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự - “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Bà Cấn Thị Thêu có thể được coi là linh hồn trong cuộc đấu tranh chống cướp đất của nhân dân Dương Nội. Sau vụ cưỡng chế đất vào tháng Tư năm 2014 tại Dương Nội, bà từng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù. Sau khi mãn án, bà Thêu tiếp tục đi đòi quyền lợi đất đai cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ. Không chỉ hoạt động cho quyền lợi của những nông dân bị cướp đất, bà Thêu còn tham gia vào những hoạt động đấu tranh cho quyền con người, chống Trung Quốc xâm lược hay phản đối Formosa. Bà bị bắt lại vào ngày 10 tháng 6 năm 2016 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”, và sau đó bị kết án 20 tháng tù. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm, là một blogger viết về các vấn đề xã hội và là mẹ của hai đứa con nhỏ. Từ năm 2009 đến năm 2016, Mẹ Nấm đã bị bắt giữ nhiều lần do tham gia các hoạt động dân sự, đòi nhân quyền và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo. Mẹ Nấm bị bắt ngày 10 tháng Mười năm 2016 tại Nha Trang với tội danh theo điều 88 - “tuyên truyền chống nhà nước”.   Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt giữ vào cuối tháng Bảy năm 2011 vì chụp hình một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bị kết án 8 năm tù với tội danh “lật đổ nhà nước” theo điều 79. Tuy học làm nghề thẩm mỹ, cô gái 26 tuổi này là người nhiệt huyết cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền, thể hiện qua việc làm của một ký giả nhiếp ảnh. Cô đến những nơi nào có bất ổn xã hội, có biểu tình công cộng để chụp hình và tạo chú ý cho các sự kiện này.   Bà Trần Thị Thúy là một Phật tử Hòa Hảo hoạt động cho quyền lợi của dân oan, đang thụ án tù 8 năm sau khi bị kết án “có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Bà bị bắt giữ hồi tháng Tám năm 2010 và đang bị giam giữ tại trại An Phước, tỉnh Bình Dương. Mang bệnh nan y trong người và sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt trong tù, bà Thúy nhiều lần bị giới chức trách khước từ cho đi chữa trị sức khoẻ. Tình trạng của bà hiện đang được quốc tế báo động.   Bà Nguyễn Thị Minh Thúy là một nhân viên kế toán với hai đứa con nhỏ. Bà được biết đến là cộng sự của Blogger Nguyễn Hữu Vinh - Anh Ba Sàm trong việc điều hành trang web Ba Sàm phê phán chính quyền Việt Nam và thông tin về các vấn đề xã hội. Công an bắt giữ bà Minh Thúy vào tháng 5 năm 2014 với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự và sau đó kết án bà 3 năm tù. Cô Lê Thu Hà là thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, đảm trách chức vụ thư ký và ngoại giao cho hội. Cô cũng là một trong những người thực hiện chương trình Lương Tâm TV, một kênh truyền thông được phát trên Youtube nói về các vấn nạn xã hội. Ngày 16 tháng 12 năm 2015, cô Lê Thu Hà bị bắt cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Ngày 3 tháng 3 năm 2017 Những tổ chức tham gia chiến dịch “Hướng Về Các Phụ Nữ Trong Tù” nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 1) Nhóm Dân Oan Dương Nội - Đại diện: Ông Trịnh Bá Phương 2) Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo - Đại diện: Ông Paulus Lê Văn Sơn 3) Phong Trào Lao Động Việt - Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh 4) Nhóm Tuổi Trẻ - Lòng Nhân Ái - Đại diện: Ông JB Thái Văn Dung 5) Hội Anh Em Dân Chủ - Đại Diện: Ms Nguyễn Trung Tôn 6) Vì Tương Lai - Đại diện: Ông Paul Trần Minh Nhật 7) Hội Bầu Bí Tương Thân - Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng 8)Hoàng Sa FC - Đại diện: Ông Từ Anh Tú 9) Hội Giáo Chức Chu Văn An: Đại diện: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng 10) Đảng Việt Tân - Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy 11) Nhóm Vì Môi Trường - Đại diện: Cô Nguyễn Thị Bích Ngà 12) Hội Xã Hội Dân Sự Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Hải 13) Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm - Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế + Lm Phan Văn Lợi 14) Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền - Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải + Lm Nguyễn Văn Lý 15) Phong Trào Con Đường Việt Nam - Anh Quốc - Đại diện: Cô Phạm Thị Ánh Hằng 16) Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng - Đại diện: Nhà báo Sương Quỳnh 17) Mạng Lưới Blogger Việt Nam - Đại diện: Cô Nguyễn Hoàng Vi 18) Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo - Đại diện: Hà Thị Vân 19) Hội Nhà Báo Độc Lập - Đại diện: Ông Nguyễn Tường Thụy 20) Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo - Đại diện: Nguyễn Bắc Truyển Các chị em phụ nữ gồm những người hoạt động, các cựu TNLT, gia đình TNLT cùng tham gia chiến dịch: 1) Cựu TNLT Bùi Thị Minh Hằng (Sài Gòn, VN) 2) Luật sư Lê Thị Công Nhân (Hà Nội, VN) 3) Nghệ sĩ Kim Chi (Sài Gòn, VN) 4) Tiến sĩ Đông Xuyến (Fullerton, Hoa Kỳ) 5) Cựu TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh (Sài Gòn, VN) 6) Anna Huyền Trang (Sài Gòn, VN) 7) Trinity Hồng Thuận (Westminster, Hoa Kỳ) 8) Cựu TNLT Đặng Thị Ngọc Minh (Trà Vinh, VN) 9) Cựu TNLT Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Sài Gòn, VN) 10) Lê Thị Kiều Oanh (Sài Gòn, VN) 11) Hồ Thị Châu (Nghệ An, VN) 12) Nguyễn Thị Kim Liên (Long An, VN) 13) Nguyễn Thị Thái Lai (Nha Trang, VN) 14) Ca sĩ Lâm Thúy Vân (Huntington Beach, Hoa Kỳ) 15) Nguyễn Ánh Tuyết (Hà Nội, VN) 16) Đỗ Thị Vân Anh (Hà Nội, VN) 17) Mã Tiểu Linh (Hampton, Hoa Kỳ) 18) Nguyễn Thúy Hạnh (Hà Nội, VN) 19) Phan Cẩm Hường (Hà Nội, VN) 20) Đặng Bích Phượng (Hà Nội, VN) 21) Nguyễn Hoàng Vi (Sài Gòn, VN) 22) Tôn Vân Anh (Warsaw, Ba Lan) 23) Nguyễn Ngọc Thu (Hamburg, Đức quốc) 24) Nhà văn Bích Huyền (Irvine, Hoa Kỳ) 25) Mai Phương Thảo (Hà Nội, VN) 26) Nguyễn Thị Tuyết (Triêr, Đức quốc) 27) Tăng Duyên Hồng (Hà Nội, VN) 28) Ca sĩ Dạ Thảo (Huế, VN) 29) Tôn Nữ Thùy Nhiên (London, Anh quốc) 30) Nguyễn Cẩm Vân (Echt, Hòa Lan) 31) Mai Tuyết Thanh (Hà Nội, VN) 32) Hà Thị Vân (Bắc Ninh, VN) 33) Nhà giáo Trần Thị Thảo (Hà Nội, VN) 34) Lê Phương Lan (Hà Nội, VN) 35) Nguyễn Hoài Thu (Nghệ An, VN) 36) Nguyễn Thanh Tâm (Portland, Hoa Kỳ) 37) Trần Thị Hồng (Pleiku, VN) 38) Trịnh Kim Tiến (Hà Nội, VN) 39) Đặng Xuân Quỳnh (Hà Nội, VN) 40) Hồ Thị Hoàng Phương (Sài Gòn, VN) 41) Nguyễn Thị Thúy (Hải Phòng, VN) 42) Ca sĩ Bảo Vy (Atlanta, Hoa Kỳ) 43) Lê Thị Phương (Nghệ An, VN) 44) Trần Phương Yến (Phú Thọ, VN) 45) Nguyễn Thị Lâm (Hà Nội, VN) 46) Nguyễn Thị Nhung (Phan Thiết, VN) 47) Trang Lê - Bà Ngoại (Houston, Hoa Kỳ) 48) Nguyễn Thanh Giang (Tokyo, Nhật) 49) Nguyễn Ngọc Nhi (Brisbane, Úc) 50) Angelina Trang Huỳnh (Washington DC, Hoa Kỳ) Theo FB Việt Tânhttps://www.facebook.com/viettan/posts/10156069593660620:0
......

Đêm Nhạc Từ Thiện NỖI ĐAU MIỀN TRUNG

Đêm nhạc từ thiện hỗ trợ đồng bào miền Trung khởi kiện nhà máy Formosa. Thứ bảy 25.02.2017 tại München -  Đức Quốc. Đêm diễn xảy ra trong khoảng thời gian người Việt Nam trong và ngoài nước tổ chức lễ tưởng niệm tri ân những chiến sĩ đã hy sinh vì Hoàng Sa – Trường Sa và đồng bào chiến sĩ tại vùng biên giới phía bắc trước sự xâm lăng và tàn sát của Trung Cộng. Tất cả cùng đứng dậy làm lễ một phút tưởng niệm với lời tri ân cảm động: • Phút tưởng niệm để tri ân đến 74 chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa vào ngày 19.01.1974. Tinh thần chiến đấu của các anh mãi bất diệt. • Phút tưởng niệm để tưởng nhớ đến 50.000 đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trước sự tàn sát của quân Trung Cộng tại sáu tỉnh biên giới phía bắc vào ngày 17.02.1979. Trận chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc. Có những vụ thảm sát rất man rợ, chúng dùng búa và dao chặt phụ nữ và trẻ em ra từng khúc ném xuống giếng hoặc vứt hai bên bờ suối. • Phút tưởng niệm để tưởng nhớ 64 chiến sĩ đã hy sinh tức tưởi khi cấp trên ra lệnh không cho nổ súng trước sự tàn sát dã man của Trung Cộng vào ngày 14.03.1988. Hoàng - Trường Sa đã mất, nhưng tinh thần hy sinh vì dân tộc của các anh mãi mãi trường tồn. Hôm nay, chúng tôi, những người con xa xứ hướng về biển Đông và vùng biên giới, nơi các anh đã chiến đấu và hy sinh, để tưởng nhớ và tri ân. Tiếp nối phút tưởng niệm tất cả đồng thanh hát vang rất khí thế: „Trường Sa là máu của ta. Hoàng Sa là thịt của ta. Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại. Quân bành trướng đừng mong xâm lấn. Kia, còn bao mồ chôn quân Tống. Hỏi quân thù? Hỏi quân thù còn nhớ hay không?...“ Lê Phú dịu dàng trong tà áo dài giới thiệu Video về đồng bào miền Trung biểu tình phản đối công ty thép Formosa và hành trình khởi kiện với hai đoàn của L.m Đặng Hữu Nam và L.m. Nguyễn Đình Thục bị nhà cầm quyền đàn áp, đánh đập tàn bạo. Máu đồng bào miền Trung đã đỗ trên hành trình đi tìm công lý. Formosa vẫn sừng sững, vẫn cứ tiếp tục thải chất độc ra biển dưới sự bao che bưng bít của nhà cầm quyền, bởi chúng đã được ăn ngập đầu nên chỉ còn cách là đàn áp và bắt bỏ tù những ai chống Formosa. „Chúng ăn vuông ăn méo ăn tròn Chúng ăn to ăn bé cỏn con Chúng ăn trên ăn dưới ăn ngang Cho mặc người ai thở ai than.“ Một liên khúc „Biển động“ Tuấn Khanh và „Chúng đi buôn“ Phan Văn Hưng qua tiếng đàn và giọng ca Vũ Phong lột tả phần nào nổi khổ ngư dân và lòng không đáy của quan tham. Quặng đau thêm hai ca khúc „biển chết“ sáng tác Cáp Anh Tài qua tiếng hát Bích Huyền và „Cá chết miền Trung“ của nhạc sĩ Trần Chí Phúc với giọng ca Vĩnh Điệp. Miền Trung đang thanh bình cát trắng trãi bờ êm, thì bỗng đâu đau thương tràn đến, xác cá loang đầy biển miền Trung. Bữa cơm quê nghèo miền Trung lại chan thêm dòng lệ. "Biển xanh nuôi sống bao gia đình người dân. Chiều nay tê tái bao con thuyền nằm im phơi. Hận bọn người thải ra độc chất, Bọn giặc thù làm cho biển chết, Tan nát quê hương, muôn người lầm than." Bọn giặc thù muốn đầu độc nhân dân, bọn Trung Cộng muốn bành trướng biển đông, quân xâm lăng đang tràn đầy nước Việt. Lịch sử dân tộc Việt Nam hơn bốn ngàn năm chưa bao giờ khuất phục ngọai xâm. Trang sử hào hùng dân tộc chống giặc Tàu còn vang dội: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền tại Bạch Đằng Giang... Danh tướng Lý Thường Kiệt và bài thơ thần còn vang vọng: „Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên phận định tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư“ Thế nhưng, những sinh viên, thanh niên, nhân sĩ yêu nước xuống đường phản đối Trung Cộng xâm lược, lên tiếng để bảo vệ quê hương hay người dân trong nước thắp lên nén hương, dâng lên nhành hoa tri ân những chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa – Trường Sa thì bị ngay chính chế độ lảnh đạo đất nước bắt bỏ tù. Việt Nam từ ngàn xưa đến nay chưa có một thể chế chính trị nào mà vô ơn đến như vậy. Trên thế giới chưa có một dân tộc nào bội bạc đến như vậy và cũng chưa có một quốc gia nào phi dân tộc đến như vậy! „Con đường Việt Nam“ một sáng tác của NTLT viết về người tù lương tâm nói chung và viết riêng về cuộc đời của anh Trần Huỳnh Duy Thức đang còn trong ngục tối. „Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội Nhưng trớ trêu tình đời có những người đi tù vì Quê Hương“ được trình bày qua ba tiếng hát Vĩnh Điệp, Quốc Nam, Sĩ Sáng. Trong trại giam, anh hay tin mẫu thân qua đời, anh xin về quấn vành khăn tang, nhưng nhà cầm quyền không chấp nhận, anh đành nén nổi đau thương và nuốt những dòng lệ tủi hờn. Tiếp nối là „Tình mẹ“ cảm động qua tiếng hát dạt dào Thu Hà và ca khúc „mẹ“ tiếng hát sâu lắng thiết tha của bé Đức Minh. Những ca khúc miền Trung tiếp nối „Mưa chiều miền Trung“, „Biển cạn“, „Thương Lắm Miền Trung“, „Quê em mùa nước lũ“, „Bạn Tôi“, „Miền Trung máu chảy ruột mềm“ với những giọng ca: Thiên Thanh, Anh Hữu, Diệu Miền, Nguyễn Hiền, Quang Thắng. „Xót xa“ ca khúc nhạc sĩ Jazzy Dạ Lam sáng tác riêng cho chương trình sau khi đọc bài thơ của Lê Phú viết về cuộc hành trình khởi kiện của Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng hơn 600 giáo dân, ngư dân miền Trung bị đàn áp đánh đập tàn bạo. „Hãy gấp trang báo và tắt TiVi“ một sáng tác mới của nhạc sĩ Tuấn Khanh được thể hiện bởi hai giọng ca sống động Quốc Nam và Vĩnh Điệp. Ca khúc lên án những tin tức mị dân trên báo chí và truyền hình. Đồng thời cũng lên án những ngòi bút bẻ cong viết sai sự thật, trái lương tâm, vô đạo đức. „Trả lại thời gian“, „Sương Lạnh Chiều Đông“, „Riêng một góc trời“ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả. Những tràng pháo tay nồng nhiệt khán giả dành cho ca sĩ trẻ Đức Tiến, lần đầu tiên biểu diễn tại sân khấu München. Giọng ca được nhiều khán giả yêu mến nhất trong đêm với chất giọng đặc sắc qua hai ca khúc „Chị ơi“ và „Tình em xứ Quãng“. „40 năm rồi sao“ 40 năm qua nhanh như cơn gió thoảng, quê hương mình ngày càng đổ nát điêu linh. Ca khúc được thể hiện qua giọng ca lắng đọng Bích Huyền đến từ Nuernberg. „Tôi thấy tôi về“ trong ngày vui lớn của quê hương, nhạc Phan Văn Hưng với tiếng đàn và giọng hát du dương Vũ Phong đến từ Stuttgart. Cuối chương trình với những ca khúc hòa âm vui tươi „thì thầm mùa xuân“, „biển tình“„Đã không yêu thì thôi“, „Hoa cài mái tóc“, „Sẽ hơn bao giờ hết“, „Đêm huyền diệu“ với những tiếng hát vững vàng Tâm Thủy, Tuyết Phương, Julie Kim, Nguyễn Hiền như một lời chúc khán giả ra về vui vẻ, một giấc ngủ ngon với mộng đẹp cho quê hương Việt Nam mau chóng đổi thay. Ban nhạc NTVN gồm: Key Nguyễn Trung Việt, Anh Khoa; Guitar Quỳnh Thuyên; Trống Vĩnh Trinh, Bass Quang Thắng đã chơi một đêm thật tuyệt vời, hầu như không có một sai sót nào cả một chương trình bốn tiếng đồng hồ. Đêm nhạc đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả cho đến người tham gia. Đó là một lời động viên rất lớn để chúng tôi tiếp tục với những chương trình tương tự. Chúng tôi cũng cảm thấy tự hào đã góp một chút công sức cho đồng bào miền Trung ruột thịt thân yêu của chúng ta đang gặp cảnh lầm than. Tổng số tiền thu được sau khi trừ mọi chi phí là 3.905,00 Euro Tất cả số tiền này chúng tôi sẽ gởi về cho hai Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Một lần nữa BTC chân thành cám ơn sự tham gia, sự đóng góp của tất cả anh chị em ban nhạc , ca sĩ, những cô chú anh chị ban ẩm thực, trang trí, trật tự...những mạnh thường quân, đặc biệt đông đủ khán giả yêu mến của chúng tôi. Điều quan trọng hơn sự đóng góp vật chất của chúng ta cho đồng bào miền Trung, đó là sự đóng góp tinh thần của qúy vị giúp cho đồng bào thêm lòng can đảm đi tìm công lý buộc kẻ đầu độc có những bồi thường thỏa đáng và cút khỏi đất nước Việt Nam. “Trả cho tôi đây con sóng chan hòa, Miền Trung đơn sơ nhưng êm ấm những mái nhà. Trả cho tôi cát trắng xóa bàn chân, Xa khơi con thuyền mang về đầy khoang cá tôm“. (Biển chết – Cáp Anh Tài) HỒ SĨ SÁNG Đạo diễn Sân khấu  
......

Lời kêu gọi ủng hộ cuộc Tổng Biểu Tình toàn quốc ngày Chủ Nhật 05.03.2017 tại CHLB Đức

Ngày 28.02. 2017                                                                                     Lời kêu gọi V/v : ủng hộ cuộc Tổng Biểu Tình ngày Chủ Nhật 05.03.2017 trên toàn quốc Việt Nam Huế-Saigon-Hà Nội.  Kính thưa quý vị lãnh đạo Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và  Tổ Chức chống Cộng tại Đức và Âu Châu, Kính thưa quý thân hào nhân sĩ chống Cộng, Để đáp  lời hiệu triệu  của Linh Mục Tađêo Nguyễn Văn Lý với „ Lời kêu gọi 14 điểm của Toàn Dân Việt Nam Cứu Quốc „ và để ủng hộ  cuộc Tổng Biểu Tình trên toàn quốc Việt Nam, Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức  sẽ tổ chức một buổi biểu tình  :                                                      trước  Tòa-Thị-Sảnh Frankfurt,                                            Roemerberg 27 · 60311 Frankfurt am Main                                từ 10.00 giờ đến 13.00 giờ ngày Chủ-Nhật  05.03.2017 Chúng tôi kính mời quý vị tham gia đông đảo cuộc biểu tình này,  hầu ủng hộ tinh thần đồng bào trong nước không quản ngại bạo lực đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để đứng lên biểu tình ôn hòa , đòi hỏi chủ quyền cho dân tộc Việt Nam , chống Hán Hóa và nô lệ Tàu Cộng , bảo vệ môi trường sống cho toàn dân Việt Nam. Kính thư TM Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

Tin mới nhất v/v dựng tượng Ho Chi Minh tại Wien

Kính thưa quý Hội Đoàn và thân hữu , Chúng tôi xin chuyển một tin mới nhất do bà Ute Junker ,là  người viết Petition phản đối vụ dượng tượng HCM tại Wien, đã gửi đến chúng tôi sáng sớm nay  . Theo nội dung E-Mail kèm dưới đây thì bà Heidi Sequenz ( một thành viên đảng Xanh , dự phần trách nhiệm trực tiếp vào việc xây dựng bảo vệ môi trường Xanh tại khu phố Donaustadt = Klubobfrau der Grünen Donaustadt ) rất đỗi ngạc nhiên sau khi nghe tin từ phía chúng ta và đã bỏ công  tìm hiểu tại nhiều cơ quan . Trong Mail bà báo tin rằng dự án  dựng tượng HCM là có thật và âm mưu này đã được ngấm ngầm vận động từ vài năm nay rồi ; dự án này đã được  Tòa Đại Sứ Áo tại VN chính thức chấp thuận. Chúng tôi đã và đang kêu gọi sự hỗ trợ của các chính giới và nhân vật chống Cộng Sản tại Đức và Áo. Xin quý vị tiếp tay chuyển Petition để xin thêm chữ ký  ủng hộ chống dựng  tượng HCM tại Wien . Mục tiêu trước nhất là đạt tối thiểu năm ngàn chữ ký. Petition này sẽ được gửi đến các cơ quan hữu trách tại Wien qua hệ thống Internet và sẽ được in ra trao tận tay các nhân vật có thẩm quyền khi tiếp xúc đối thoại. https://www.change.org/p/dr-michael-haupl-b%C3%BCrgermeister?utm_medium=... Trân trọng cám ơn quý vị BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

Mừng xuân dân tộc 2017 tại thành phố Mönchengladbach

Tết đến đào hồng tươi nghĩa Tết Xuân về mai nở thắm tình Xuân. Vậng! Xuân đang về trên khắp cả muôn nơi nên cái lạnh tàn đông đang phai nhạt dần để đón nhận những làn hơi ấm áp của mùa xuân. Những búp cây đã bắt đầu ươm nụ, và tiếng chim líu lo bắt đầu chào xuân cũng rộn ràng hơn. Gia đình tôi theo thư mời cũng lái xe 2 tiếng đồng hồ về đây để tham dự lễ Tết mừng Xuân của Cộng Đồng NVTNcs. Mönchengladbach và vùng phụ cận. Sau hai giờ lái xe là đã đến nơi đây, những cành hoa mai vàng và đào thắm trang trí đã làm rộn rã cả mùa xuân. Năm nay chúng tôi đến sớm hơn một tiếng đồng hồ trước khi hội xuân khai mạc. Thong dong dạo một vòng để quan sát những quầy hàng ăn thấy có bán đầy đủ các loại bánh tết và các món ăn cũng phong phú. Vào hội trường rộng rãi xem những triển lãm hình ảnh ghi lại từ những ngày vượt biển của người Việt chạy trốn cộng sản trong những thập niên 80, 90 trên những con thuyền mong manh mỏng dòn giữa đai dương mênh mông. Có thể nhấn chìm vào đáy đại dương bất kỳ lúc nào chẳng biết khiến tôi rùng mình và thầm cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng tôi những ân nhân đến cứu vớt kịp thời và còn cho chúng tôi định cư trên đất nước của họ. Không chỉ ở Đức này mà nhiều nước ở trên thế giới Tự Do Dân Chủ nữa. Ơn nghĩa này trả sao cho hết đây? Hội trường khang trang rộng rãi có thể ngồi được cả ngàn ghế, sân khấu trang trí nhìn lên là thấy như cả một mùa xuân. Gặp gỡ, chào thăm một số người, có những người cả hơn mười năm mới gặp lại, tay băt mặt mừng, lời chúc tốt đẹp cho nhau trong năm mới con gà này. - Đúng 18giờ như chương trình ông Chủ tịch CĐNVTNcs đón tiếp và hướng dẫn những quan khách đặc biệt, những chính trị gia cũng như ông Tỉnh Trưởng tiến vào hội trường, chào đón bằng những tiếng pháo tay và cờ vàng hai bên phất phới. - 18g15 xướng ngôn viên mời mọi người đứng dậy và cùng chào đón đoàn rước hai Quốc Kỳ Đức Việt tiến lên sân khấu để khai mạc chương trình chào Quốc Kỳ và hát Quốc Ca VNCH. nghiêm trang và sốt sắng. Tất cả mọi người luôn cảm thấy hãnh diện khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng của tự do dân chủ, của lòng thương yêu giữa 3 miền Đất Nước, của sự cao sang qúy trọng mà tiền nhân chúng ta để lại đến bây giờ. Mỗi khi được đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đò và hát Quốc Ca, tôi cảm thấy một sự cao qúy lạ lùng, như đang sống lại những ngày vàng son hơn 41 năm về trước. Tôi chắc chắn rằng một ngày không xa nữa lá cờ biểu tượng cho tự do dân chủ này sẽ phất phới tung bay trên bầu trời Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Tiếp theo nghi thức chào Quốc Kỳ là một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến tiền nhân anh dũng đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và giang san Việt Nam đã nằm xuống vì một lý tưởng cao qúy cho dân tộc. Cho tất cả những người đả bỏ mình trong rừng sâu nước độc trong chốn lao tù cs., hay trên biển cả đại dương để đánh đổi lấy sự tự do, vì không thể cúi đầu chấp nhận sự kìm kẹp của một chế độ vô lương và độc tài vô thần. - Lm Phaolô Nguyễn Đình Ngát và 3 vị cao niên lên sân khấu để niệm hương, dâng lời nguyện trước bàn thờ Tổ Quốc. Lm. Phaolô cũng có đôi lời ngắn gọn chúc Tết đến mọi người, mọi quan khách Đức - Việt. - Sau phần chào mừng và phát biểu của ông Chủ Tịch CĐVNTNcs Nguyễn Văn Rị trưởng ban tổ chức năm nay đến qúy chức sắc tôn giáo, qúy quan khách, và công bố khai mạc hội mừng xuân Đinh Dậu bắt đầu. - Phát biểu trong ngày Hội Xuân có những quan khách và chính trị gia sau đây: - Ông Dr. Günter Krings CDU Thứ trưởng Bộ nôi vụ CHLB Đức. - Bà Gülistan Yükel SPD Nghị sĩ Dân biểu Quốc hội Berlin Chủ tịch đảng SPD tại TP Mönchengladbach. - Ông Hans Wilheim Reiner Thị trưởng TP MG đảng CDU. - Bà Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm Chủ tịch LHNVTNcs tại CHLB Đức. - Ông Dr. Werner Straht, Chủ tịch Hiệp hội Bác Sĩ cấp cứu Cap Anamur tại Đức. Năm nay tôi thấy có đông sự tham dự của các chính trị gia Đức ngồi hết cả 2 dãy ghế phía trên bên phải nhưng rất tiếc tôi không thể biết hết cũng như nhớ hết những tên tuổi để ghi lại nơi đây. Những quan khách Việt đại diện các cộng đoàn, hội đoàn v.v.. cũng rất là đông đảo mà không thể ghi hết lên đây được. - Tiếp đến là màn múa lân của CĐ và Võ Đường Vovinam Bỉ Quốc thật là vui nhộn, tưng bừng và hào hứng. - Một em bé Việt Nam thay mặt thiếu nhi chúc tết đến tất cả mọi người một bài tiếng Việt thật rõ ràng và đầy đủ. Các em thiếu nhi đều nhận được qùa mừng tuổi đầu năm lấy hên từ Lm, các chức sắc Tôn Giáo, các chính trị gia Đức và các quan khách Đức-Việt. Đây cũng là một trong những phần hào hứng và tưng bừng nhất mà các em vui thích háo hức để nhận được những bao lộc mừng tuổi đầu năm để lấy hên. Đặc biệt là những bao lộc mừng tuổi năm nay có màu vàng ba sọc đỏ mang hồn linh thiêng của dân tộc Lạc Việt trong đó. Có các em chưa hiểu được nhiều những ý nghĩa trong đó nhưng mà dần dần các bé sẽ tìm hiểu thêm nhờ sự giải thích và hướng dẫn cũa chúng ta những người là cha mẹ luôn là những người thầy tốt nhất của con cái mình. Tôi quan sát thấy các em rất vui mừng khoe với nhau những bao lộc mừng tuổi và món qùa trong đó. Bản nhạc bất hủ "Ly Rượu Mừng" của nhạc sỹ Phạm Đình Chương vang lên theo sự điều hợp của MC. Thanh Long, Kim Anh, Công Thành Thúy Vy, MC taị Đức, đặc biệt MC Kim Anh đến từ Hamburg làm vui nhộn lên cả hội trường. Nhất là những quan khách Đức với những ly rượu trên tay lắc lư như con thuyền qua lại làm cho ai cũng rộn rã trong Xuân. - Năm nay văn nghệ rất tưng bừng với ban nhạc trẻ nhạc Biển Xanh MG. Ban Âm Thanh Ánh sáng Asia Sound từ Hòa Lan. và 4 MC. Thanh Long, Kim Anh, Công Thành và Thúy Vy. cùng rất nhiều ca sỹ đến từ khắp mọi nơi v.v... - Màn trình diễn nhạc cảnh mừng xuân của Ông Đồ Già với một số qúy phụ huynh trẻ và các thanh thiếu niên và thiếu nhi làm tưng bừng rộn ràng của không khí mùa xuân an lành, những tràng pháo tay như bất tận. - Những màn vũ của vũ đoàn Düsseldorf, Nhóm Zumba Fitness Michael Lê Mönchengladbach, Ảo thuật Gia tại Bỉ Quốc Ông Hoàng trọng Định v.v... đóng góp tích cực cho ngày hội xuân năm nay đặc biệt Ban Văn Võ Điểm Sáng đến từ Darmstadt với những màn trình diễn Vũ Thuật thật thành thạo, đẹp mắt, thật hay và đúng là văn võ song toàn. Võ Sư Tân Tiến Trung tâm huấn luyện Vovinam Liege Bỉ Quốc đã luôn tích cực không ngừng phát huy truyền bá môn võ Vovinam đi khắp nơi mà còn đem những môn sinh đi đóng góp vào những sinh hoạt văn hóa của những cộng đồng Việt Nam hăng say với đầy nhiệt huyết. Giờ cao điểm của ngày hội xuân năm nay lên cả ngàn người tham dự, BTC cho biết là đông hơn năm trước. - Năm nay Đinh Dậu mong rằng tiếng Kê Vàng Tự Do sẽ gáy vang trên quê hương đất nước Việt Nam chúng ta. Ước mong rằng câu sấm của trạng trình nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ được ứng nghiệm vào năm nay " Thân Dậu niên lai kiến thái bình" Mong rằng vận Nước sẽ đổi thay, dân Việt được thoát cảnh lầm than cơ cực và mở ra cánh cửa Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền, Việt Nam sẽ được hòa bình no ấm và đất nước Dân Tộc thân yêu của chúng ta được "Kiến Thái Bình" . Con dân Việt Nam từ khắp Năm Châu trong những năm sau này sẽ trở về mừng xuân Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền trên mảnh đất Tổ Tiên đã để lại cho chúng ta từ muôn đời nay. Để kết thúc bài phóng sự thay vì ghi lại để giới thiệu với độc giả tôi xin được đăng lại bài Diễn Văn chào mừng của BTC về những thành phần tham dự và cảm ơn như dưới đây. Trầm Hương Thơ
......

Tiệc Tân Niên ‘Vui Xuân không quên các nhà đấu tranh dân chủ Quốc nội’

Tuy đã sang đến Mùng 10 tháng Giêng Âm lịch nhưng cộng đồng người Việt quốc gia khắp nơi tại hải ngoại vẫn còn tiếp tục các buổi sinh hoạt mừng năm mới. Đây là một điểm đặc biệt của người Việt tại hải ngọai, ăn tết Âm lịch kéo dài và linh đình hơn là ăn mừng năm mới Dương lịch. Cũng trong không khí vui nhộn đón mừng năm mới, hôm Chủ nhật ngày 5 tháng 2, 2017, Cơ sở Việt Tân và Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân tại Houston đã tổ chức một buổi tiệc Tân niên Đinh Dậu tại nhà hàng Thiên Phú, trên đường Bellaire lúc 12 giờ 30, với chủ đề “Vui Xuân không quên các nhà đấu tranh dân chủ Quốc nội”. Trong buổi tiệc Tân niên này có sự hiện diện của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đến từ California. Trong hàng quan khách, có sự hiện diện của Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ, ông Trần Quốc Anh, cũng là Chủ tịch của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston và vùng phụ cận cùng với hai thành viên trong Ban Đại Diện cộng đồng. Ngoài ra còn có quý ông Nhất Nguyên và Trịnh Du đại diện Hội Đồng Giám Sát; Ông Bà Lê Phát Minh nguyên Chủ tịch của Liên Minh Dân Chủ; Ông Nguyễn Chính Kết đại diện Khối 8406; Trung Tá Hải Quân Đặng Nhân Khang, Hội trưởng Hội Hoa Biển và nhiều đại diện các hội đòan khác tại Houston. Sau phần nghi thức chào cờ Việt Nam, cô Xuân Phương, đại diện cơ sở trưởng Việt Tân tại Houston đã lên trình bày lý do tổ chức buổi tiệc Tân niên và chia xẻ một số những nỗ lực đấu tranh mà cơ sở Đảng Việt Tân tại Houston đã cùng với Cộng đồng và các đoàn thể thực hiện trong năm 2016. Cô Xuân Phương cũng đặc biệt tri ân các đoàn thể, Cộng đồng và quý thân hữu thuộc Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân đã sát cánh với Đảng Việt Tân trong nhiều công tác trong năm qua. Kế đến là phần nói chuyện của ông Lý Thái Hùng về hiện tình đất nước. Với giọng nói thu hút và mạch lạc, ông đã trình bày về tình hình Việt Nam và bối cảnh thay đổi của cục diện thế giới. Trong phần tình hình Việt Nam, ông Lý Thái Hùng vạch ra ba khó khăn mà CSVN khó có thể giải quyết: 1/ Sự đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam; 2/ Tình hình kinh tế Việt Nam đang bị thiếu tiền trầm trọng; 3/ Sự bất mãn trong dân chúng ngày một gia tăng.   Ông Lý Thái Hùng trình bày về hiện tình đất nước và cục diện thế giới Ông Lý Thái Hùng cho biết, với tình hình trong nước hiện nay, cũng như việc tại Hoa Kỳ có một tân Tổng Thống, một chính phủ mới với chính sách cứng rắn đặc biệt với Trung Cộng, là những điều thuận lợi cho công cuộc đấu tranh của chúng ta. Trong phần phát biểu của đại diện quan khách, Chủ tịch cộng đồng, Trung Tá Trần Quốc Anh đã nêu lên những con số hơn triệu người theo dõi trang Facebook Việt Tân, cũng như những hoạt động của Đảng Việt Tân trong nước, và đặc biệt tại Houston, đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc đấu tranh. Tại Houston, cơ sở Việt Tân luôn sát cánh cùng với cộng đồng trong các công tác đấu tranh và tạo được sự hưởng ứng đông đảo của đồng hương. Ông còn cho biết những tin tức của Việt Tân đưa ra rất là chính xác. Là người trẻ và với phương tiện internet ngày nay ông kiểm chứng được điều này. Sau đó, ông Lý Thái Hùng cũng đã trao đổi và trả lời những câu hỏi của cử tọa tham dự. Tuy đây là buổi sinh hoạt Tân niên nhưng mọi người chăm chú theo dõi phần lượt duyệt tình hình trọng suốt gần một tiếng đồng hồ.   Sau phần sinh hoạt của ông Lý Thái Hùng là phần văn nghệ và tiệc tân niên. Phải nói phần văn nghệ rất hay do những thân hữu của Cơ sở Việt Tân tại Houston đóng góp. Dù đây là buổi tiệc Tân niên nhưng những người tham dự vẫn không quên các nhà đấu tranh dân chủ quốc nội qua sự đóng góp của đồng hương giúp cho công cuộc đấu tranh trong nước có thêm phương tiện đấu tranh. Buổi sinh hoạt Tân niên này chấm dứt lúc 3 giờ cùng ngày. Thanh Lãng
......

Petition chống dự án dựng tuợng HCM tại Wien - Östereich

Berlin, ngày 05 tháng 02 năm 2017 Thông Cáo thứ hai v/v phản kháng dựng tượng HCM tại Wien Kính thưa quý vị lãnh đạo tôn giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng , Như quý vị đã biết về sự thất bại của Cộng Sản VN trong âm mưu tái dựng bảng đồng suy tôn HCM tại Moritzburg ; đó là một thành quả kiên trì đấu tranh vận động  tư tưởng trên 7 tháng trời với chính giới Moritzburg của người Việt tỵ nạn và các thân hữu người bản xứ như ký giả chiến trường  Siemon Netto , bà cựu nghị sĩ Vera Lengsfeld , ông Dr. Matthias Rößler Chủ Tịch Quốc Hội Sachsen , ông Luật Sư Bernhard Bannasch, Dr. Hubertus Knabe , bà Jana Kellersmann , ông  Hans Albrecht Schräpler cựu Tham Tán tòa Đại Sứ VN , ông Alexander W. Bauersfeld , Liên Minh bảo vệ nạn nhân CS tại Đức ( UOKG) và Ban Biên Tập tờ báo Stacheldraht (dây kẽm gai ) .. đặc biệt là sự ủng hộ tuyệt đối của bà Ute Junker ngay từ đầu. Trong công cuộc tranh đấu này bà Ute Junker đã có sáng kiến làm Petition từ tháng 6/2016 kêu gọi toàn thể mọi người ký tên phản đối . Sáng kiến này của bà Ute Junker và sự ủng hộ chữ ký của mọi người đã góp phần không nhỏ trong việc đánh bại âm mưu của CSVN tại Moritzburg. Vụ  Moritzburg vừa tạm lắng vào tháng 12/2016 thì CSVN lại âm thầm mưu mô lập dự án dựng tượng HCM tại Wien từ tháng 8/2016 mà chúng ta mới đây  phát hiện được . Các bạn đồng hành với chúng ta trong trận chiến Moritzburg đã lên tiếng  sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ người Việt tỵ nạn CS để chống lại dự án này tại Wien. Trong chương trình ủng hộ người Việt tỵ nạn bà Ute Junker lần này cũng đã soạn  một Petition chống việc dựng tượng HCM tại Wien để kêu gọi tất cả mọi người ký tên vào. Mục đích tối hậu của Liên Hội NVTN tại CHLB Đức là kêu gọi các chính giới Áo hủy bỏ dự án phi lý này , cho nên sự đóng góp của mỗi cá nhân đoàn thể dưới bất cứ hình thức nào vào công việc chống dự án đều rất trân quý. Chúng tôi kêu gọi quý vị bỏ chút thì giờ quý báu truy cập vào đường Link này để ký tên vào Petition Xin trân trọng cám ơn quý vị. TM Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

Lá Thư Đầu Năm Đinh Dậu của Đảng Việt Tân

Mồng 1 Tết Đinh Dậu - 2017 Kính Gửi Đồng Bào Toàn Quốc, Kính thưa quý vị, Chúng ta vừa trải qua năm 2016 với nhiều biến động phải nói là rất phức tạp có ảnh hưởng sâu sắc lên cục diện thế giới và Việt Nam trong vài năm tới. Về mặt quốc tế, sự kiện người dân Anh Quốc đã bỏ phiếu rút khỏi Liên Âu cùng với làn sóng trổi dậy của khuynh hướng quốc gia cực đoan tại Âu Châu, và nhất là sự kiện tỷ phủ Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ với chủ trương xóa bỏ mọi hiệp ước về kinh tế và thay đổi mối bang giao hiện nay như với Trung Quốc, Nga và NATO, chắc chắn sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới, vốn đã được định hình từ nhiều thập niên qua trong khung cảnh của toàn cầu hóa. Điều đáng nói là chủ trương đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc của ông Trump chắc chắn sẽ không chỉ tạo ra những căng thẳng giữa hai nước, mà có thể dẫn đến những bất ổn khó lường tại Á Châu, đặc biệt là tình hình Biển Đông. Trong khi đó tại Việt Nam, năm 2016 có thể nói là năm mà lãnh đạo CSVN đối phó với rất nhiều vấn nạn, từ suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường cho đến các vấn đề khó khăn xã hội, rối loạn nội bộ, khiến ai cũng nhìn thấy là đảng CSVN đang trên đà cáo chung. Thứ nhất, hiện tượng rối loạn lãnh đạo ở thượng tầng, hệ quả của sự đấu đá quyền lực bất phân thắng bại giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng từ sau đại hội 12 cho đến nay đã làm cho uy tín đảng CSVN xuống dốc thê thảm. Qua vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan đến các vụ buôn bán chức vụ ở Bộ Công Thương, lãnh đạo Quốc Hội tuyên bố rằng chưa có luật nào quy định việc kỷ luật một bộ trưởng đã về hưu, cho thấy là đảng tuy đứng trên tất cả, nhưng đụng đến quyền lợi của từng phe nhóm thì đảng cũng đành bó tay. Khi cán bộ các cấp chỉ còn thấy quyền lợi trước mắt để thủ thân, đảng trở thành nơi duy nhất để tẩu tán tài sản và sẵn sàng tháo chạy khi có biến động. Hiện tượng đào thoát này đã và đang xảy ra khi hàng ngàn cán bộ âm thầm cho vợ con ra nước ngoài mua nhà, du học, xin visa thường trú để chuẩn bị đào thoát. Thứ hai, tình hình thiếu hụt tài chánh tại Việt Nam hiện đang ở mức báo động và đe dọa sự tồn tại của bộ máy bao cấp. Thu ngân sách không đủ chi và trả nợ, khiến nhà cầm quyền CSVN đã phải đi vay, và vì thế tiếp tục tác động đến nợ công vượt trần cũng như thâm hụt ngân sách trầm trọng. Song song, nền kinh tế suy trầm đã khiến Trung ương phải liên tục cắt giảm ngân sách các địa phương, tăng thuế, tăng thu tạo ra những ngòi nổ bất mãn to lớn chực chờ bùng nổ trong xã hội. Nhiều chuyên gia về tài chánh đã lên tiếng cảnh báo rằng: “Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài chánh quốc gia là không thể tránh khỏi trong hai năm tới”. Thứ ba, chưa bao giờ sự bất mãn của người dân trước các biến động xã hội bùng phát mạnh mẽ và lan tỏa một cách rộng rãi như hiện nay. Từ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, công an đánh chết người ở nhiều nơi, vụ cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung cho đến vụ xả lũ của các hồ trữ nước và các đập thủy điện gần đây, đã dẫn đến những cuộc biểu tình rầm rộ trong mấy năm gần đay, nói lên tình trạng không còn sợ hãi của người dân, và sự nối kết, thông tin hữu hiệu của mạng lưới Internet. Trong các biến động nói trên, vụ cá chết hàng loạt do công ty Formosa gây ra đang tạo rất nhiều áp lực lên nhà cầm quyền CSVN về hai mặt: khiếu kiện đòi bồi thường của bà con ngư dân và truy cứu trách nhiệm của những lãnh đạo đã bao che cho công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường. Vì thế mà CSVN muốn trốn chạy khi cố loại bỏ Formosa ra khỏi 10 sự kiện về môi trường Việt Nam năm 2016. Chủ đích của lãnh đạo Hà Nội là dập tắt làn sóng khiếu kiện của bà con ngư dân mà thành phần đa số bị thiệt thòi trong vùng ảnh hưởng chính là bà con giáo dân. Khi cùng nhìn thấy sự bế tắc của chế độ CSVN từ bên trong đảng ra đến bên ngoài xã hội và sự can đảm tranh đấu của bà con giáo dân, chúng ta có nhiệm vụ đóng góp và ủng hộ để ngọn lửa Formosa tiếp tục bùng cháy cho đến ngày chế độ cộng sản độc tài tiêu vong. Kính thưa quý vị, Từ nhiều năm qua, nếu chúng ta mong chờ một ngày nào đó chế độ CSVN suy yếu và dân tộc Việt Nam có điều kiện vùng dậy mạnh mẽ, thì hình ảnh hàng chục ngàn giáo dân tràn ngập trước cổng công ty Formosa hôm mồng 2 tháng 10 năm 2016, chính là niềm hy vọng ngọn sóng thần đang trổi mình quét sạch chế độ độc tài CSVN trong thời gian trước mặt. Tình hình thế giới năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi và biến động, khởi đi từ những ảnh hưởng do chính sách thay đổi của tân Tổng Thống Donald Trump với ít nhiều ảnh hưởng tốt, xấu đến Việt Nam. Dân tộc chúng ta sẽ phải hết sức linh động khai thác triệt để những yếu tố thuận lợi mới từ bối cảnh quốc tế, đặc biệt trong vùng Á Châu Thái Bình Dương và Biển Đông, đến phong trào bất mãn của quần chúng, sức mạnh kết nối của mạng lưới Internet, nội tình đấu đá, rối loạn trong thượng tầng lãnh đạo CSVN hiện nay, và những khó khăn kinh tế trầm trọng của chế độ để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chung. CSVN đã hết thời và đang trong giai đoạn cáo chung. Đây là thời điểm mà hải ngoại cùng với quốc nội phải sát cánh đấu tranh hơn nữa, dồn toàn tâm, toàn lực dứt điểm chế độ độc tài trên quê hương yêu dấu. Nhân dịp đầu năm Đinh Dậu, thay mặt Đảng Việt Tân, chúng tôi xin kính chúc toàn thể quý vị môt năm mới hạnh phúc, an khang, may mắn và đầy nghị lực để cùng nhau đạt tới ước mơ tự do, no ấm cho dân tộc. Trân trọng kính chào đồng bào. Lý Thái Hùng Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân
......

BẢN LÊN TIẾNG VỀ VIỆC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐẶNG XUÂN DIỆU ĐẾN PARIS

Sau gần 6 năm (2011 – 2017) bị bắt giữ tùy tiện, bị kết án phi pháp và bị cô lập không cho gia đình gặp mặt, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã trục xuất tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu từ nhà tù Xuyên Mộc đến thẳng Paris vào sáng ngày Thứ Sáu, 13 tháng 1, trong tình trạng sức khoẻ yếu kém. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức Quốc tế, đặc biệt là phái đoàn ngoại giao của các quốc gia trong khối Liên Âu, nhằm cứu tù nhân Đặng Xuân Diệu bị công an đối xử ngược đãi, do sự đấu tranh kiên cường không nhận tội của anh. Đặng Xuân Diệu là một trong 14 thanh niên Công Giáo bị công an CSVN bắt giữ vào tháng 7 năm 2011 và bị kết án 13 năm tù giam, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” trong phiên tòa sơ thẩm, ngày 9 tháng 1 năm 2013, tại Nghệ An. Trước khi bị bắt, Đặng Xuân Diệu là thành viên nhiệt tâm trong nhóm "Bảo Vệ Sự Sống-Chống Phá Thai", và hoạt động gắn bó thân thiết với trung tâm trẻ khuyết tật 19/3 trong Cộng đồng Công Giáo tại Nghệ An. Vụ án này đã bị Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) chính thức lên tiếng là bắt giữ phi pháp vào năm 2013, qua kiến nghị của Giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương Trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ) đệ nạp vào ngày 25 tháng 7, 2012. Đảng Việt Tân tri ân nỗ lực của các chính phủ, các tổ chức nhân quyền thế giới, các đoàn thể, cá nhân, đặc biệt là Giáo sư Allen Weiner, và các bạn tù như anh Trương Minh Tam Tam Trương Minh đã góp phần đáng kể trong việc tố cáo chính quyền Cộng Sản Việt Nam giam cầm tùy tiện 14 thanh niên Công giáo trước dư luận quốc tế, để có được kết quả hôm nay. Việc Đặng Xuân Diệu rời khỏi nhà tù CSVN chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình mới nhằm góp phần vào nỗ lực tố cáo các hành vi tội ác của CSVN trước dư luận quốc tế, góp phần tranh đấu cho sự tự do của các tù nhân lương tâm còn đang bị giam giữ, đặc biệt là Hồ Đức Hòa và Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng bị kết án nặng nề với Đặng Xuân Diệu. Cùng với việc chính quyền Hoa Kỳ ban hành Đạo Luật Trách Nhiệm Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu (Global Magnitsky Human Rights Responsibility Act) ngày 23 tháng 12 vừa qua, chính phủ Canada và chính phủ Anh, Na Uy trong Khối Liên Âu đang xúc tiến việc ban hành một đạo luật tương tự, nhằm trừng phạt những cá nhân can dự hay vi phạm trầm trọng các quyền con người. Đảng Việt Tân sẽ cùng với các cựu tù nhân lương tâm đẩy mạnh việc thiết lập những hồ sơ cá nhân Việt Nam liên hệ theo tinh thần chế tài của quốc tế. Ngày 13 tháng 1 năm 2017 VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Mọi chi tiết xin liên lạc Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 596-7951
......

VẠCH MẶT NẰM VÙNG

Hôm nay, tôi phải trở lại câu chuyện cũ để xác nhận một điều cay đắng chúng ta đã bị bức hại bởi chính kẻ nội thù ngụy trang trong đội ngũ chúng ta – những tên VC nằm vùng.    I. VỤ THỨ NHẤT Trong nỗi nhục rã rời sau ngày 30 tháng Tư, 1975, khi lâm cảnh tại những trung tâm “đăng ký trình diện hoc tập cải tạo”, chúng tôi còn phải gánh chịu thêm tình trạng bàng hoàng của kẻ bị lừa gạt, khi nhận ra những người hôm qua còn là “huynh đệ, bằng hữu”, nay thoắt trở thành “cán bộ” với những y phục xa lạ thô kệch, chiếc nón cối chùm hụp và đôi dép râu quê mùa.           Lẽ tất nhiên những kẻ nầy không quên đeo trên người khẩu K 54 và chiếc băng đỏ. Tôi và Triệt, người bạn cùng khóa, gặp Lưu Thừa Chí (cũng chung khóa 18 Ðà Lạt) trong tình thế bẽ bàng đáng hổ thẹn nầy. Chí ngồi ghi danh người đến “đăng ký” với lon thượng úy – ba ngôi sao và một vạch ngang, địa điểm trường Trần Hoàng Quân, Chợ Lớn.Thật sự, anh ta cũng có vẻ ngượng khi Triệt hỏi gằn với cách mỉa mai: – Mầy làm cái gì mà kỳ cục như thế nầy ? – Ờ … ờ tại vì kỳ làm ở Phong Dinh, tao có vài liên hệ với họ nên bây giờ họ nói tao giúp trong buổi chuyển tiếp. Tôi đứng xa chỉ nghe Triệt đến kể lại. – Thôi kệ nó, mầy và tao lần nầy lại ở chung với nhau như mười bốn năm trước trên trường Ðà Lạt, chỉ khác bây giờ là trại tù việt cộng, đất trời tính ghê quá, con người không biết đâu mà lường.      Ngày 23 tháng 6, 1975, chúng tôi vào trại Long Giao, Long Khánh, câu chuyện về một người gọi là “thiếu tá an ninh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mang lon thượng úy cộng sản ngồi ghi danh”, anh em không ai muốn nhắc lại, vì hiện tượng phản trắc đã lộ mặt và cùng khắp.       Tồi tệ hơn, những kẻ thay màu áo nầy hãnh diện với “sự nghiệp tráo trở của mình – thành tích “có công với cách mạng”. Chữ nghĩa được dùng với toàn bộ tính đê tiện khinh miệt nhất. Tôi và Triệt mất liên lạc với nhau khi chuyển ra Bắc, sau chuyến đi địa ngục trên tàu Sông Hương, khởi hành từ Tân Cảng, Sàigòn, đúng Ngày Quân Lực 19 tháng Sáu, 1976.       “Mười tám” năm sau, 1994, tôi và Triệt lại gặp nhau ở Houston, đường Beechnut. Hai chúng tôi đã thật sự ở tuổi già sau ba mươi năm “tuổi tù và tuổi lính”, nhưng Triệt vẫn giữ nguyên cách thẳng thắng mạnh mẽ của người miền Nam như đang kỳ trai trẻ.        Lần gặp gỡ bắt đầu với câu hỏi gay gắt như đã chực sẵn từ lâu: – Mầy nhớ vụ thằng Chí khóa mình trình diện năm 1975 không? – Thằng Chí thiếu tá an ninh quân đội, cũng là thượng úy việt cộng chứ gì? Tôi cũng sẵng giọng không kém. – Hắn qua Mỹ rồi đó, HO, đi trước khi mầy ở tù về, bây giờ đang ở DC, kỳ đại hội Võ Bị tháng 7 vừa rồi, nó có mặt trong ban tổ chức!! – Mầy có giỡn không, nó là Việt cộng chính gốc, sao lại đi HO? Câu chuyện được kể lại với những chi tiết bất ngờ, cho dẫu kẻ có trí tưởng tượng phong phú cũng khó lường phần bố cục.    Bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 80, một số ít sĩ quan miền Nam thuộc những đơn vị chuyên môn như hành chánh tài chánh, quân cụ, quân nhu lần lượt được trở về chịu sự quản chế của địa phương sở tại. Khóa chúng tôi do một may mắn hiếm có (chỉ xẩy ra một lần với khóa 18), vào giai đoạn ra trường (cuối năm 1963), khi chiến tranh tăng cường độ, tổ chức quân đội mở rộng nên cần một số sĩ quan về các đơn vị chuyên môn.    Những người may mắn nầy sau 1975 nhận thêm một lần “hên”, họ được thả sớm hơn so với những người bạn ở các đơn vị tác chiến, mà theo đánh giá của cán bộ cộng sản thì món “nợ máu của nhân dân” chia ra bốn cấp: “Nhất Pháo, nhì Phi, tam Rằn Ri, tứ Chính Trị” (ý nói, lính pháo binh, phi công, biệt kích, nhảy dù, biệt động, thủy quân lục chiến và chiến tranh chính trị là những đơn vị đứng hàng đầu tội phạm).    Nhóm sĩ quan may mắn của khóa 18 kia vào ngày 23 tháng 11, 1981 (kỷ niệm ngày mãn khóa học mười tám năm trước, 23 tháng 11, 1963) tập trung tại nhà Nguyễn Ngọc Anh, biệt thự gia đình vợ, đường Pasteur cũ. Mười mấy anh, chị, lôi thôi, tơi tả vì trận đòn thù từ 1975 đến nay vẫn chưa hồi tỉnh, tính sổ lại 198 mạng cùi của ngày mãn khóa nay chỉ còn không tới 20, với 50 người tử trận vĩnh viễn không về, mươi kẻ tỵ nạn, vượt biên, số lớn còn lại hiện sống, chết không nên dạng người nơi các trại tù trong Nam, ngoài Bắc.     Trong giây phút mừng tủi của lần hội ngộ, bỗng nhiên, Lưu Thừa Chí xuất hiện. Mọi người đồng im bặt. Sau cùng, có người gắng gượng hỏi: – Anh còn đến với chúng tôi làm gì? – Tôi cũng đi cải tạo như các bạn, ở trại Cây Trâm! Chí giả lả làm hòa, hắn đưa Giấy Ra Trại để làm bằng, và đề nghị được góp phần tiền lớn để cùng mua thức ăn, đồ uống về chung vui buổi họp mặt. Không khí hóa nặng nề, từng người lặng lẽ rút lui. – Mầy có mặt hôm đó không? Tôi nôn nóng hỏi Triệt, cố tìm nên đầu mối. – Có, năm đó tao mới về, về được một tháng thì Tết Tây. – Thế thì nó cũng đi tù như bọn mình sao? – Tù chỗ nào, sao mầy ngu vậy, thiếu tá an ninh quân đội thì phải đi ra Bắc chứ; với lý lịch an ninh quân đội thì chẳng phải cần đến cấp tá, chỉ thiếu, trung úy hoặc hạ sĩ quan nó còn tìm cớ để bắn chết không cần xét xử như ở trại Xuân Phước, Tiên Lãnh ngoài Trung. Thiếu tá an ninh quân đội nào để lại ở trại Cây Trâm, Bình Dương như thằng nầy?! Triệt gắt cao giọng lộ vẻ bực tức vì tôi vẫn chưa rõ đầu mối câu chuyện. – Trại Cây Trâm ở đâu, ngày ở Long Giao không nghe ai nói đến. – Ðó là trại tụi hình sự, cũng có sĩ quan, nhưng chỉ có cấp thiếu, trung úy, mà là thành phần gây vụ việc sau 1975, chứ không là đám tập trung tháng 5, tháng 6, năm 75 như bọn mình. – Rồi sao nữa? Tao ngao ngán.! – Sao nữa, đ.m. nó đi HO trước hơn ai hết, kỳ đại hội 7 vừa rồi ở DC, nó góp 1000 đô la cho ban tổ chức. – Tiền đâu mà một thằng HO có ngay một ngàn để đóng? – Mầy tìm nó mà hỏi!! Triệt gầm gừ chấm dứt câu chuyện với cách chưởi thề chậm rãi từng tiếng một. Những nhân sự như Lưu Thừa Chí kể trên sẽ mãi mãi ở trong bóng tối với khả năng tầm thường, đối tượng công tác hạn chế riêng của nó, và giá như bị phát hiện (như đã từng bị nhận ra lý lịch), thì người quốc gia cũng chỉ giải quyết bằng biện pháp “đóng cửa dạy nhau”, coi như trường hợp “xử lý nội bộ” (nói theo cách cộng sản), bởi người phe quốc gia vốn dễ tính, không chấp nhứt đối với những kẻ tráo trở, bội phản, cũng do những kẻ nầy lỡ đã một lần là bạn bè cùng khóa, cùng hội, cùng trường. Nói ra sợ “xấu hổ cả đám”, nhưng, vì năm 1994 kia, tôi mới qua Mỹ được mấy tháng, lòng còn đang sôi sục ‘những chuyện cần được kể lại”, với ý hướng “ngây thơ” – người bên ngoài cũng đang muốn nghe về những câu chuyện kia – dẫu những vụ việc nói ra gây nặng lòng, cau mặt.        Ba mươi khóa Ðà Lạt, trước và sau khóa 18 (khóa chúng tôi bao gồm Lưu Thừa Chí), không hề có trường hợp: Thiếu úy tốt nghiệp trường Ðà Lạt được chọn đi ngành An Ninh Quân Ðội ngay lúc mãn khóa. Bởi, sĩ quan ngành tình báo nầy phần đông, nếu không nói hầu hết do ngành an ninh tuyển chọn từ các đơn vị, được huấn luyện ở những trung tâm quân báo, tình báo trong nước và ngoại quốc, sau một quá trình sưu tra an ninh đặc biệt (thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, trách nhiệm sưu tra thuộc một bộ phận của Văn Phòng Nghiên Cứu Chính Trị của cố vấn Ngô Ðình Nhu). Thế nên, sự kiện viên thiếu úy tên gọi Lưu Thừa Chí được tuyển chọn đi ngành an ninh quân đội từ ngày 23 tháng 11, 1963, không thuộc thẩm quyền chỉ định của Ban Tham mưu Trường Võ Bị, cũng không thuộc Phòng Tổng Quản Trị/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH – Nó xuất phát từ cấp độ cao hơn. Cao đến chỗ nào, chúng ta không thể biết, cũng không hề có khả năng được biết những “bí mật quốc gia” từ dinh Tổng thống, dinh Thủ tướng, bộ Quốc phòng – Những bí mật hằng được đám tình báo chiến lược Việt cộng nắm rõ đầu mối, ngọn nguồn. Chúng tôi không hề quan trọng hóa một sự kiện nhỏ nhặt, vì sau nầy, khoảng năm 1972, Chí để lộ cơ sở công tác: Y thả một nữ cán bộ cộng sản bị bắt giam tại Ty An Ninh Quân Ðội Phong Dinh. Âm mưu vỡ lở, Trung Tá Nguyễn Hữu Khiếu, Tiểu Khu Phó thụ lý nội vụ. Chí cầu cứu Trung Tá Khiếu với lý lẽ: “Bị mê hoặc bởi sắc đẹp cô gái, chứ không phải do công tác nội tuyến”. Trung Tá Khiếu nay ở Montréal, kể lại câu chuyện nầy với Hội Võ Bị địa phương ngày 20 tháng 10, 1996, có cá nhân tôi tham dự.        Năm 1960 – 1963, ông Khiếu là Ðại úy dạy vũ khí ở trường Ðà Lạt. Do bản chất trung hậu, và cũng có phần tin, “Chí lỡ dại do dáng dấp quê kệch, xấu trai” nên ông Khiếu che chở Chí vì tình thầy trò ở giai đoạn 1972 kia. II. VỤ THỨ HAI       Năm 1957 – xin nhắc lại, trước năm 1975 mười tám năm trước, trước vụ việc Lưu Thừa Chí như vừa kể trên gần một thập niên – một thanh niên tuổi chưa tới hai mươi, lội qua sông Bến Hải vượt tuyến vào Nam. Anh ta đến khai cùng đồn cảnh sát Gio Linh là em ruột của viên tướng Tư lệnh Quân khu 2, đóng tại Huế. Viên tướng cho người ra đón em, đem về hỏi lý do vượt tuyến. Anh thanh niên tỏ bày, vì có anh là tướng lãnh miền Nam, nên gia đình ngoai Bắc bị vây khổn chính trị ngặt nghèo, bản thân anh ta không được đi học và chịu cảnh sống cơ cực kinh tế, hoặc người anh cả (anh ông tướng) vốn là Trung tá binh chủng phòng không không quân bộ đội Miền Bắc, dẫu có công trận lớn vẫn không được thăng cấp. Ðược anh là ông Tướng nuôi ăn học, người thanh niên sau bậc trung học, tình nguyện đi lính với hoài bão nói ra lời: “cũng muốn được sự nghiệp vinh quang trong quân đội như anh”. Anh ta tốt nghiệp khóa sĩ quan trừ bị Thủ Ðức, đổi về binh chủng hải quân, Bộ Tư Lệnh vùng 4 Sông Ngòi ở Mỹ Tho. Những năm 70, anh lên Thiếu tá, được mệnh danh là “VC killer”, do thành tích, cuối mỗi cuộc hành quân, anh kéo xác Việt cộng sau tàu chạy dọc bến sông để biểu dương ý chí “chống cộng”! Những ngày cuối tháng 4, 1975, viên tướng cho người em út, Phó quận hành chánh quận Tân Bình, Gia Ðịnh về Mỹ Tho, kêu vị Thiếu tá “VC killer” về Sài Gòn để cùng gia đình lớn đi Mỹ. Thiếu tá “VC killer” mạnh mẽ khẳng định với người em:– Tui chỉ là thiếu tá, chú là quốc gia hành chánh, có gì mà phải sợ “cách mạng”, ông ấy là tướng mới cần đi Mỹ, còn chú với tôi thì ở lại “xây dựng đất nước”, hòa bình thống nhất rồi ta còn mong ước gì hơn. Sau 30 tháng Tư, 1975, thiếu tá “VC killer”, người em quốc gia hành chánh đồng “hồ hởi, phấn khởi trình diện học tập cải tạo”. Người em vào trại Long Thành, Biên Hòa; thiếu tá “VC killer” ra trại 1, Ðoàn 776, xã Việt Hồng, Hoàng Liên Sơn. Gặp tôi đi vác nứa giữa đường vào Cốc, thiếu tá “VC killer” đưa tay ngoắc thân ái và hỏi thăm về người em quốc gia hành chánh – cũng là em rể, lấy em gái tôi, Phan Ph. Kh. Một năm sau, khoảng mùa Hè 1977, một cán bộ mặc thường phục từ Hà Nội đến bộ chỉ huy đoàn 776, gặp viên chính ủy đoàn. Thiếu tá “VC killer” được tha ra khỏi trại , về Ban-Mê Thuột hành nghề giữ xe đạp với căn cước mới: “thiếu tá ngụy quân học tập tiến bộ, trở về do chính sách khoan hồng nhân đạo của cách mạng”. Chỉ có một điều không ghi vào lý lịch, ấy là, đối tượng công tác của thiếu tá “hải quân ngụy – VC killer” trong giai đoạn mới là những ai. Hoặc là thành phần “Fulro phản động đang âm mưu nổi loạn ở Tây Nguyên”, cũng có thể là đám cán bộ cộng sản mới được bố trí vào Tây Nguyên mà thành phần chưa đồng nhất, nên cần phải theo dõi, báo cáo công tác theo hệ thống riêng của Cục Bảo Vệ Chính Trị thuộc quyền chỉ huy trực tiếp duy nhất của Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng – Cơ quan bao trùm cả Bộ Nội Vụ, lẫn Cục Tình Báo Hải Ngoại.     Thiếu tá “VC killer” hay người thanh niên vượt tuyến là Thái Quang Chức; – người anh cả là Trung Tá Thái Quang Hồng, binh chủng Phòng Không Không Quân bộ đội miền Bắc; – người anh thứ là Thiếu Tướng Thái Quang Hoàng, Tư Lệnh Quân Khu 2.   Từ năm ấy đến nay, trên đất nước Việt Nam, nơi hải ngoại, hằng vạn, triệu người đã chết. Chỉ một số còn sống, nhưng vẫn ” – giữ nguyên bí số” – Những người như Thái Quang Chức, Lưu Thừa Chí và rất nhiều – rất rất nhiều nữa – những kẻ vô danh, tầm thường, chuyển công tác theo “hệ thống ngang – từ nhân viên Cục Bảo Vệ Chính Trị lên thành nhân viên Cục Tình Báo Hải Ngoại – dưới quyền chỉ đạo nhất quán thuộc “hệ thống dọc bất khả thay thế”: Ban Tổ Chức Trung Ương ÐCSVN. III. VỤ THỨ BA Bắt đầu mùa Hè năm 1990, chương trình ODP được thực hiện với đối tượng cựu tù nhân cải tạo qua kế hoach H (Chỉ danh nầy bị hiểu nhầm một cách có ý nghĩa thành HO), cá nhân tôi cũng nộp hồ sơ theo thủ tục chung tại Trung Tâm Xuất Nhập Cảnh 333, Nguyễn Trải, Sài Gòn (trước Tổng Nha Cảnh Sát đường Võ Tánh cũ). Sau thời gian chờ đợi, trung tâm trả lại hồ sơ với lý do: “trên chưa có quyết định về những trường hợp thuộc diện như cá nhân tôi”. Sau vài lần vượt biên không thành, hơn nữa các trại tỵ nạn cũng đang có kế hoạch đóng cửa, nhạc mẫu tôi thử cố gắng thêm một lần nhân chuyến ra Bắc thăm họ hàng, với đầu mối – Trung Tâm Trung Ương, Cục Xuất Cảnh, Bộ Nội Vụ, 40 A Hàng Bài Hà Nội. Trung tâm ra giá, 500.000 đồng tiền Việt, cụ tặng thêm 100.000 đồng cho nhân viên làm biên lai thâu nhận hồ sơ. Ngày hôm sau, trung tâm Hàng Bài trả lại hồ sơ với lý do tương tự của đường Nguyễn Trãi. Cuối cùng, HÐ Ngoạn và PÐ Vượng, (hai người bạn thân, biết hầu hết nhân sự và vụ việc của Sài Gòn trước lẫn sau năm 1975, do đường giây giang hồ riêng) chỉ cho tôi đến địa chỉ 206 Nguyễn Trãi, cạnh rạp chớp bóng Khải Hoàn, sát cổng xe lửa số 1. Cơ sở không bảng hiệu, nhân viên mặc thường phục đón khách với thái độ “chúng tôi đã biết rõ tất cả”. Mà quả thật như thế, người tiếp tôi bắt đầu với câu chào “anh Nam có mạnh khỏe không?” Anh ta đứng dậy, mở tủ, nói với vẻ tự tin: “Tôi biết anh nhiều lắm!!” Rồi anh cho coi Chứng Chỉ Nhảy Dù do Trung Tâm Huấn Luyện Sư Ðoàn Nhảy Dù cấp, Trung Tá Trần Văn Vinh ấn ký, với lời giới thiệu: “Trung úy Trần Trung Phương, gốc đại đội 33 Tiểu Ðoàn 3 Dù, và đơn vị cuối, Biệt Ðội Quân Báo Ðiện Tử sư đoàn”. Nhưng, Trần Trung Phương không chỉ là “sĩ quan nằm vùng nơi Biệt Ðội Ðiện Tử Sư Ðoàn Dù”, mà còn là “nhân viên đặc vụ của sở phản gián Bộ Nội Vụ cộng sản”, nên anh ta đã có kết luận mau chóng: “Tôi có thể làm hồ sơ để anh ra khỏi nước trong vòng tám tháng là tối đa, gia đình anh tại Mỹ trả 2000 đô la cho người chúng tôi bên đó, và thêm một vài điều kiện khác .v.v… “ Lẽ tất nhiên, tôi không thể thực hiện những đề nghị của Phương, từ 2000 đô la đến “những điều kiện khác”. Sau nầy, năm 1993, để giúp một người quen giải quyết một khó khăn tương tự, tôi đi tìm Trần Trung Phương ở địa chỉ mới, một văn phòng trong khách sạn góc đường Nguyễn Văn Trỗi (Cách Mạng cũ) và Trần Quang Diệu. Nhân viên văn phòng nầy cho biết Phương đã có mặt ở Nam Cali, vùng Westminter với nhiệm sở mới là một văn phòng dịch vụ du lịch. Những bãi đáp đổ quân, vị trí hỏa tập tiên liệu, toa độ dội bom B52 của Sư Ðoàn Nhảy Dù trong chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 đã bị quân báo cộng sản giải mã từ nhiều đầu mối. Một trong những đầu mối hiểm nghèo kia có sự tham dự rất tích cực và hiệu quả từ Biệt Ðội Ðiện Tử và Phòng Hành Quân của sư đoàn. Và tại cơ quan hành quân tối mật nầy đã không cần đến một “sĩ quan nằm vùng” với cấp bậc trung úy như Trần Trung Phương, nhưng chỉ cần một hạ sĩ quan vẽ phóng đồ hành quân – viên Hạ Sĩ Nhất mà tôi đã từng thấy mặt, luôn làm việc im lặng, chăm chỉ của phòng 3 khi đơn vị còn mang phiên hiệu Lữ Ðoàn Nhảy Dù, năm 1963. Ngày 30 tháng 4, 1975 viên hạ sĩ quan nầy hướng dẫn trung tá Nguyễn Văn Tư, Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Sư Ðoàn qua Camp Davis, Tân Sơn Nhất gặp cán bộ cộng sản để bàn giao hồ sơ trận liệt của đơn vị mà y đã lưu giữ, cập nhật từ mười, hai mươi năm qua. LỜI KHẨN CẦU VIẾT VỚI GIÁ MÁU Tôi đã quá tuổi để bắt đầu một dự định mới, cho dẫu kế hoạch dự trù ấy cần thiết, cấp bách đến bao nhiêu, bởi thời gian còn lại không cho phép và việc chưa hoàn tất lại quá nhiều. Nhưng tôi phải có bổn phận chỉ đích danh những cá nhân tác hại điển hình như * Thiếu Tá An Ninh Quân Đội VNCH Lưu Thừa Chí, "kiêm" Thượng Uý Cộng Sản *Trung uý Biệt đội Quân Báo Điện Tử Sư Đoàn Dù VNCH Trần Trung Phương "kiêm" nhân viên đặc vụ sở phản gián Bộ nội vụ Cộng Sản, hiên mở dịch vụ Du Lịch tại CITY WESTMINSTER CALIFORNIA * Thiếu Tá Hải Quân VNCH Thái Quang Chức "kiêm" nhân viên Cục Bảo Vệ Chính Trị VC & Cục Tình Báo Hải Ngoại của tổ chức trung ương đãng * những viên hạ sĩ quan, những công an cộng sản (đi theo diện “ghép” với những gia đình HO hoặc ODP) như vừa kể trên (hiện tràn lan khắp cộng đồng Người Việt hải ngoại). – Một nhiệm vụ không thể trì hoãn và khoan thứ, vì đây không là sự việc “liên hệ giữa những cá nhân”, nhưng là sự tồn vong “sinh mệnh chính trị” của một tổng thể rộng lớn. Không phải chỉ khối Người Việt Miền Nam mà là toàn Việt Nam khổ nạn. Bởi chúng ta, người Việt Không Cộng Sản – không bao giờ là đảng viên cộng sản – đã lần lượt thua những trận quyết định liên quan đến vận mệnh toàn dân tộc, lần tháng 8, 1945, và lần 20 tháng 7, 1954, và lần cuối cùng 30 tháng tư năm 1975. – Và nếu hôm nay, chúng ta không điều chỉnh sách lược để nhìn rõ địch tình thì e rằng khí thế của lần Cali Vùng Dậy Cờ Vàng 1999, những Ðêm Tuổi Trẻ Thắp Nến sẽ trở nên vô ích, gây tàn lụi nguồn hy vọng bức thiết từ Xuân Lộc, Long Khánh, Thái Bình. – Chúng ta sẽ mãi mãi là ” Người Việt xấu xí” trước mắt thế giới do âm mưu từ một kẻ nội thù hiểm độc. Nhưng, cũng phải nói rõ thêm một lần hay bao nhiêu lần mới đủ: – Ðây là lỗi từ chúng ta. Cứ sẵn khắc nghiệt cáo buộc, chụp mũ, tranh chấp cùng nhau để rảnh tay cho kẻ thù, cũng đồng nghĩa vô tình tiếp tay kẻ nghịch, bức hại anh em – với “biện pháp cuối cùng và độc nhất” – cáo buộc người bạn của minh là “cộng sản”, do sau khi đã không tìm ra được nơi bạn mình một lỗi lầm nhỏ nhặt nào. Cuối cùng, chính bản thân ta đơn độc nguy khốn, vì lẽ đã tự tay phá hủy vũ khí đoàn kết của chính mình. Ðau đớn bao nhiêu. Uất hận bao nhiêu! Phan Nhật Nam
......

Pages