Buổi lể trao giải „ERICH FROMM 2016“ cho ông bà Neudeck

Hình ảnh làn sóng người tị nạn đi từ các nước đang bị chiến tranh và khủng hoảng hoành hành trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến quyết định của ban giám khảo, chọn ông bà Neudeck để trao giải „Erich Fromm“ năm 2016, vì ông bà đã dấn thân giúp người tị nan trên ba chục năm nay. Theo lời công bố của tổ chức „International Erich-Fromm-Gesellschaft e.V.“, sự cảm thông của TS Neudeck với người tị nạn bắt nguồn từ thuở ấu thơ, khi ông phải cùng mẹ và bốn anh chị em rời bỏ quê quán Danzig vào tháng giêng năm 1945. Lúc ấy ông vừa mới lên sáu. Erich Fromm cũng trải qua hoàn cảnh tương tự. Năm 1934 ông phải rời bỏ quê hương trốn sang Hoa Kỳ vì ông là người gốc Do Thái và theo xu hướng chủ nghĩa Mác Xít. Kể từ năm 1995, giải Erich Fromm được trao tặng hằng năm cho những nhà hoạt động xuất sắc trong lãnh vực khoa học, xã hội, chính trị và báo chí, đã thể hiện được tư tưởng triết học nhân văn theo tinh thần của Erich Fromm (1900-1980), nhà tâm lý, xã hội, triết gia nhân văn học Đức nổi tiếng trong thế kỷ vừa qua. Giải thưởng trị giá 10.000 Euro. Trong lời chào mừng quan khách khai mạc buổi lễ, ông Helmut A. Müller, đại diện cho tổ chức “Internationale Erich-Fromm-Gesellschaft e.V., cho biết việc chọn cả hai ông bà Neudeck để trao giải thưởng là một việc mới mẻ trong lịch sử giải Erich Fromm. Nhưng xét cho kỹ, ông TS Neudeck không thể thực hiện được chương trình hoạt động rộng lớn nếu không có sự hỗ trợ từ tinh thần, ý kiến lẫn hành động của bà Christel. Tiếp theo lời ông Müller, TS Wolfgang Thierse, cựu chủ tịch Quốc Hội Đức và cũng là người bạn thân của hai ông bà Neudeck, đã nêu cao thành tích hoạt động của hai ông bà trong hơn ba mươi năm qua, khởi đầu bằng con tàu „Cap Anamur“, của tổ chức Đức mang tên „Cap Anamur / Deutsche Not-Ärzte e.V.“ (Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức) do hai ông bà Neudeck và nhà văn Heinrich Böll thành lập năm 1979. Như đã biết, con tàu nầy đã cứu được 11.300 thuyền nhân Việt nam trên đường vượt biển tìm tự do. Sau chương trình Cap Anamur, hai ông bà vẫn tiếp tục dấn thân giúp đỡ cho người tị nạn khắp nơi trên thế giới, nổi bật nhất là tổ chức „Grünhelme“ (Mũ Xanh), thành lập năm 2003, đặt cơ sở tại Köln, có mục đích bảo trợ các công trình xây dựng lại hạ tầng cơ sở, tổ chức xã hội, môi trường văn hóa và tôn giáo trong khu vực đã bị tàn phá vì chiến tranh, khủng hoảng. Sau khi nhận giải thưởng, bà Christel Neudeck đã ngõ lời cám ơn và kể một vài câu chuyện trong những năm dài hoạt động xã hội, giúp người tị nạn hội nhập vào xã hội Đức. Trong bài thuyết trình „Differenzierungen im Begriff Pazifismus“ (Sự khác biệt trong khái niệm hòa bình) ông TS Neudeck đặc biệt nhắc nhỡ đến sự thành công của thuyền nhân Việt Nam trong việc hội nhập vào đời sống Đức. Ông kể câu chuyện, ông được bác sĩ Việt Nam giải phẫu tâm nhĩ bằng tia Laser lúc sức khỏe của ông đang ở trong tình trạng nguy ngập. Sau nầy ông mới biết, người bác sĩ nầy là cựu thuyền nhân đã từng được tàu Cap Anamur vớt trên biển Đông. Bằng giọng dí dỏm ông nói: „Ngày xưa tôi đã cứu ông, nay ông lại cứu tôi, như vậy chúng ta không ai nợ ai hết!“ Xen lẫn với nghi lễ chính thức và các bài thuyết trình là phần văn nghệ do nữ ca sĩ nhạc cổ điển Cornelia Lanz soạn và thực hiện, với sự đóng góp của người tị nạn đến từ Syrien, Irak, Nigeria, Pakistan, Afghanistan.  Được biết trong số quan khách đông đảo, ngồi chật cả hội trường chứa trên 400 người, có 37 người Việt Nam đến từ khắp nơi trên nước Đức , Hamburg, Köln, Mainz, Münster, Saarbrücken, Reutlingen và Stuttgart. Đặc biệt có sự hiện diện của Linh Mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu, cha xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo phận Rottenburg-Stuttgart và Linh Mục Phaolô Dũng đến từ Münster, là cựu thuyền nhân tàu Cap Anamur. 08/04/2016 http://danchua.eu/index.php/theme-features/tin-cong-doan/8013-bu-i-l-tra... BPhuong
......

Phỏng vấn: Đảng Chính Trị ’Khác’ của Việt Nam

Shawn W. Crispin 8/4/2016 The Diplomat trò chuyện với phát ngôn nhân của đảng chính trị nổi bật nhất và hiện đang bị cấm đoán tại Việt Nam về tình hình chính trị của quốc gia này. Ông Hoàng Tứ Duy là phát ngôn nhân từ Hoa Kỳ của Đảng Việt Tân, đảng chính trị nổi bật nhất hiện đang bị cấm đoán tại Việt Nam và cho biết là có hàng ngàn thành viên trong nước và tại hải ngoại. Trong lúc Việt Nam chuẩn bị bầu cử quốc hội vào ngày 22 tháng Năm, ông Duy trò chuyện với ông Shawn Crispin của The Diplomat về sự khác biệt cơ bản giữa Đảng Việt Tân và Đảng Cộng Sản cầm quyền cũng như tại sao cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới không nên được xem ngay cả như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Sau đây là phần biên tập của cuộc phỏng vấn. Việt Nam đã tổ chức bầu cử Quốc Hội từ năm 2002, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn nắm giữ sự ưu thế. Tại sao lại như vậy? Việt Nam là một thể chế cộng sản độc đảng, chứ không phải là một nền dân chủ nghị viện. Đảng Cộng Sản cầm quyền xem quốc hội như một bù nhìn và tiến trình bầu cử không có tự do và bình đẳng. Một cách ngắn gọn, người dân Việt Nam không quan tâm gì lắm đến cuộc bầu cử Quốc Hội và Đảng Cộng Sản cũng vậy. Tin tức báo chí nêu lên con số chưa từng thấy của các ứng viên độc lập tự ra ứng cử trong lần bầu cử này. Lần chuẩn bị bầu cử năm nay khác biệt ở chỗ nào, nếu có? Trên lý thuyết, Quốc Hội đại diện cho người dân và mọi công dân có quyền làm ứng viên. Trong thực tế, phần lớn người dân Việt Nam thờ ơ hoặc xem thường Quốc Hội vì họ biết là Đảng Cộng Sản không tôn trọng những từ ngữ cao cả trong hiến pháp hay luật pháp. Điều khác biệt trong năm nay là nhiều nhà hoạt động sẵn sàng thách đố nguyên trạng bằng cách thực thi quyền hạn của họ theo hiến pháp Việt Nam. Việc này cũng như bất tuân dân sự nhưng thay vì thách thức luật pháp bất công của chế độ, các nhà hoạt động thách thức việc áp dụng bất công luật lệ hiện thời của chế độ. Một số ứng cử viên độc lập tiêu biểu Giới chức của đảng khoe tiến trình bầu cử đến nay như là bằng chứng của “tinh thần dân chủ” của Việt Nam? Đánh giá so sánh của ông thế nào? Để so sánh cho rõ, Đảng Cộng Sản hay khoe là Việt Nam “dân chủ ngàn lần hơn” các quốc gia Tây Phương. Như mọi khi, có khác biệt rất lớn giữa tuyên truyền nhà nước và thực tế ngoài đời. Điều mà chúng tôi thấy hiện nay là sự quyết tâm và sáng tạo trong giới hoạt động để thực thi quyền căn bản của họ và thúc đẩy cho một sân chơi chính trị rộng lớn hơn - bất chấp rủi ro bị nhà cầm quyền xách nhiễu và đàn áp.                                Cuộc bầu cử tới đây có nên được xem như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao nhà cầm quyền cảm thấy buộc phải đưa ra cách nhìn như vậy khi mà Việt Nam nhìn kiểu nào đi nữa vẫn là một thể chế chuyên chính độc đảng? Ngay cả các chính quyền chuyên chính cũng buộc phải giả vờ tính chính danh của họ. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trước đây là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.” Bắc Hàn thì gọi là “Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên” và Đông Đức là “Cộng Hòa Dân Chủ Đức.” Rất là xấu hổ để nhìn nhận rằng bạn vi phạm nhân quyền hay các nguyên tắc dân chủ. Đó là tại sao giới chức Hà Nội giả vờ là Việt Nam không có tù nhân chính trị nào cả và bầu cử thật sự không cần thiết bởi vì Đảng Cộng Sản đã được sự hậu thuẫn của quần chúng. Nhưng tất cả chính quyền cuối cùng đều cần có sự đồng ý của người được cai trị. Trong một quốc gia tự do, sự đồng ý được phát ra qua thùng phiếu. Trong một xã hội chuyên chính, sự đồng ý của quần chúng bị ép buộc bằng nỗi sợ hãi. Tuy thế qua mạng xã hội và sự bất tuân dân sự rộng lớn hơn ngoài đời, người Việt Nam cho thấy là họ không còn dễ bị ép buộc nữa. Xin cho biết ngắn gọn về các thành viên Đảng Việt Tân, chính sách và mối quan hệ hiện nay với Đảng Cộng Sản. Đảng Việt Tân có thành viên từ mọi giai tầng xã hội tại Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy thay đổi chính trị bằng những phương thức ôn hòa. Chúng tôi muốn có một Việt Nam phát triển, hiện đại với nhân quyền được tôn trọng. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi tất cả người dân Việt Nam có tiếng nói quyết định vận mệnh của đất nước họ. Chúng tôi tích cực trong việc hỗ trợ một nền truyền thông tự do trên thực tế - xuyên qua việc cổ xúy cho tự do internet và thúc đẩy dân báo - vì tự do thông tin sẽ tạo sức mạnh. Cũng thế, Đảng Việt Tân tin rằng người dân Việt Nam phải là tác nhân của sự thay đổi. Vì thế, chúng tôi cố gắng trong việc xây lực và hỗ trợ các phong trào quần chúng. Hình Buổi huấn luyện về kỹ năng truyền thông và cách áp dụng công cụ StoryMaker tại Singapore Tháng 5, 2015. Khác biệt cốt lõi trong quan điểm giữa hai đảng là gì? Tại sao nhà cầm quyền đôi khi gọi Đảng Việt Tân là một tổ chức “khủng bố”? Mặc dầu vào trong thời gian đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam thu hút rất nhiều người có lý tưởng, nhiều người đã hy sinh cho những điều mà họ cho là đúng đắn cho quốc gia, Đảng Cộng Sản ngày nay là rào cản lớn nhất cho sự tiến bộ và phát huy trọn vẹn tiềm năng của Việt Nam. Việc khăng khăng nắm giữ độc quyền của Đảng đã đưa đến nhiều vi phạm nhân quyền và bất công xã hội. Giới lãnh đạo đảng cộng sản xem bất cứ ai với quan điểm khác biệt là kẻ thù và thấy bị đe dọa khi quần chúng tham dự vào chuyện nước. Nhiều lần nhà cầm quyền đã bắt giữ các thành viên của Đảng Việt Tân với tội cáo buộc “lật đổ” hoặc “khủng bố”. Nghe thì rất đáng ngại nhưng các hoạt động thật sự của họ là: viết blog, tham dự các khóa huấn luyện về xã hội dân sự, phát truyền đơn, dự các buổi tụ họp công chúng, và tổ chức các nhóm quần chúng bất bình. Đây là những hành vi ôn hòa của việc bày tỏ chính kiến hoàn toàn trong khuôn khổ các quyền căn bản đã được tôn vinh trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và trong nhiều trường hợp cũng có ghi trong hiến pháp Việt Nam. Cũng không riêng gì Đảng Việt Tân. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động đơn lẻ hoặc với các nhóm dân chủ khác, đã bị bắt giữ tùy tiện. Trong những ngày qua, bảy nhà hoạt động bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lạm dụng tự do dân chủ.” Vấn đề cốt lõi là chế độ cộng sản tại Việt Nam không chấp nhận chống đối ôn hòa và vì thế họ thường xem giới chống đối như kẻ thù truyền kiếp và là “kẻ khủng bố.” Bao nhiêu thành viên của Đảng Việt Tân tự ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới và ở mức độ nào họ có thể vận động tranh cử tự do dưới bảng hiệu Đảng Việt Tân? Chúng tôi hỗ trợ mọi nỗ lực để gia tăng không gian chính trị tại Việt Nam và thách thức nhà cầm quyền Hà Nội tuân thủ với cam kết quốc tế cũng như luật lệ trong nước. Tuy thế, chúng tôi không xem đây là một cuộc bầu cử thật sự cũng như Quốc Hội không phải là một thực thể chính trị chính danh, do đó không hợp lý cho Đảng Việt Tân đưa ra các ứng viên. Thành viên Đảng Việt Tân, hay ngay cả những người được xem là thành viên, có bị nhà nước xách nhiễu trong giai đoạn đăng ký bầu cử? Nhiều nhà hoạt động Việt Nam đã gặp sự xách nhiễu từ nhà nước. Đây là điều chúng tôi quan tâm vì bất cứ lúc nào một ai bị trù dập, đó là mối quan tâm cho toàn thể giới dân chủ. Ông có nghĩ là nỗ lực của Đảng Cộng Sản tô vẽ bầu cử quốc hội là tự do và bình đẳng sẽ gây âm vang trong cộng đồng quốc tế, kể cả Washington? Tôi không nghĩ một vài bài báo trên truyền thông nhà nước Việt Nam sẽ làm thay đổi cách nhìn hoặc hiện tình của hệ thống chính trị chuyên chính của Việt Nam. Trước khi Việt Nam có thể giống như Miến Điện [hiện đang dân chủ hóa], giới lãnh đạo cộng sản cần phải thả các tù nhân lương tâm và chấp nhập đối lập chính trị. Anh chị em hoạt động dân chủ trong và ngoài nước học hỏi kinh nghiệm Miến Điện. Tướng Tin Oo trao đổi với phái đoàn về vấn đề đối lập chính trị và chia sẻ nhiều bài học về phong trào. Hoàng Thuyên biên dịch Nguồn: http://thediplomat.com/2016/04/interview-vietnams-other-political-party/
......

Thư mời tham dự 41 năm tưởng niệm Quốc Hận tại Frankfurt

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo,  quý  vị  đại diện Hội Đoàn, Đoàn thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức   Đã 41 năm Cộng Sản Việt Nam thống trị quê hương đất nước của chúng ta. Dưới chế độ độc tài vô lương vô nhân đạo và phản quốc  của nhà cầm quyền CSVN hiện tại một số không ít những người dân Việt Nam trong nước  đã can đảm đứng ra đòi hỏi  bảo vệ nhân quyền, dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho quê hương dân tộc .   Để ủng hộ tinh thần bất khuất của dân chúng trong nước và để nêu cao ngọn cờ tự do dân chủ của dân tộc VN trước  công luận thế giới  Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức sẽ phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn  tại Frankfurt   tổ chức :                   Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 41                   vào ngày thứ Bảy 30.04.2016 tại Frankfurt gồm các Sinh Hoạt : 12:00 giờ-13:00 giờ: Tập trung và chuẩn bị biểu tình trước Tổng Lãnh Sự CSVN                                     Kennedy Allee 46     60596 Frankfurt a.M. 13:00 giờ-14:30 giờ: Biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Việt Nam                                     Kennedy Allee 46     60596 Frankfurt a.M. 14:45 giờ-15:30 giờ: Tuần hành   vào  trung tâm thành phố Frankfurt 15:30 giờ -17:30 giờ: Di chuyển đến Hội Trường  Albin-Göhring-Halle                                      Masenheimer Weg 2    61352 Bad Homburg                                                                                 ( Ober Eschbach )                                  ( có phục vụ miễn phí cơm chiều và nước uống ) 17:30 giờ-24 giờ:    Liên Tôn cầu nguyện Hòa Bình  cho VN                                  Sinh Hoạt Hội Thảo & Văn Nghệ Đấu Tranh                                  tại Hội Trường Albin-Göhring-Halle                                  Masenheimer Weg 2,    61352 Bad Homburg                                                                                ( Ober Eschbach ) Trong cuộc hội thảo  đêm 30.04.2016 dự kiến sẽ có phần tiếp xúc với khách mời : Nhà Văn và Cựu Phóng Viên Chiến Trường VNCH  Phan Nhật Nam. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức  và Hội NVTN tại Frankfurt trân trọng thỉnh cầu toàn thể đồng hương  và các hội đoàn tỵ nạn địa phương, các tổ chức đảng phái chống cộng  trên toàn nước Đức  đồng lòng tham gia đông đảo Berlin, ngày 07 tháng 04 năm 2016 BS Hoàng Thị Mỹ Lâm TM Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. Ban Tổ Chức : Ông Võ Hùng Sơn,    Tel Nr. 0176-39056538 Ông Nguyễn Văn Rị, Tel Nr. 0157-86509266 Với sự hỗ trợ của các Tổ Chức và Hội Đoàn người Việt tỵ nạn tại Nürnberg, Mannheim, Odenwald, Köln, Krefeld,  Koblenz , Mönchengladbach ,Recklinghausen, Reutlingen ,Hamburg, Bremen.,Cộng Đồng NV Tự Do München-Bayern ,Vietnam Haus Berlin , Hội  Cao Niên München , Hội Cao Niên Frankfurt , Hội Phụ NữVăn Hóa  Frankfurt , Hội Tình Nghệ Sĩ Âu Châu , Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Đức Quốc, nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan , Hội Ái Hữu NV miền trung TNCS tại Âu Châu …. ***Chỉ dẫn đường  đến Hội Trường bằng phương tiện giao thông công cộng : Từ  Hauptbahnhof Frankfurt đi S5 khoảng 20 phút xuống trạm Bad Homburg, từ trạm  Bad Homburg đi Bus số 2 hoặc 12 hướng Nieder Eschbach khoảng 10 phút xuống trạm Albin-Göhring-Halle (địa điểm Hội Trường)  
......

Chống công an bạo hành tại Việt Nam

Từ năm 1997, ngày 15/3 hàng năm được các tổ chức xã hội dân sự xem là Ngày Quốc Tế Chống lại Sự Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và Công An (International Day Against Police Brutality). Tại nhiều quốc gia dân chủ Tây Phương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, hội thảo đã được tổ chức nhằm tố cáo sự bạo hành của cơ quan công lực và công an trong ngày này. Những nỗ lực đòi lại công lý, lẽ phải ngày càng được sự hậu thuẫn rộng rãi của quần chúng, các tổ chức Xã Hội Dân Sự tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức chống bạo hành tra tấn, đòi công lý cho các nạn nhân. Nhờ sự phát triển của mạng internet toàn cầu và các mạng xã hội, các hoạt động trên ngày càng trở nên đa dạng. Trong lịch sử nhân loại, nhờ thế lực tiền tài bao che, cũng như sự thờ ơ của dư luận, nhiều cá nhân, tổ chức chủ mưu hay thủ phạm các tội ác diệt chủng (crimes against humanity), tra tấn (torture) giết người tập thể (mass murder), vẫn thoát khỏi vòng pháp lý, ung dung sống hưởng thụ, ngoài vòng pháp luật. Vào cuối thế kỷ thứ 20, bắt đầu có những thay đổi trong việc hình thành các Công Ước Quốc Tế bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm con người. Sự quan tâm của dư luận cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ các tổ chức Phi Chính Phủ quốc gia và quốc tế, nhiều thành phần chủ mưu và tòng phạm đã bị truy lùng, bị đem ra xét xử, trừng phạt với án tù nặng nề, tài sản thụ đắc phi pháp bị tịch thu. Về tội ác diệt chủng, sự tra tấn, giết người có hệ thống trong cuộc tranh chấp tại Bosnia-Herzegovinia (1992-1995) đã khiến hàng chục ngàn người gốc hồi giáo bị quân đội Serbia thảm sát. Thủ phạm của những tội ác này bị đưa ra xét xử đã đánh dấu một bước ngoặc căn bản trong việc duy trì công lý của cộng đồng nhân loại. Đây là lần đầu tiên sau Đệ II Thế Chiến, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) tại The Hague đem ra xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng (bị kết án vào tháng 5/1999, bị bắt và đem ra xử 2002-2005, sau đó mất trong tù). Công pháp quốc tế và chống công an bạo hành Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa Tội ác diệt chủng (hay còn gọi là ’Tội ác chống nhân loại’ - Crimes against Humanity) bao gồm các hành vi bạo hành tra tấn có chủ mưu và có hệ thống (torture, persecution, other inhumane acts of a similar character intentionnally causing great suffering or serious bodily or mental injury). Sau các tội ác chống lại nhân loại trong cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân và vô số các tội ác khác trong chiến tranh; hiện nay tại Việt Nam, Bộ Công An, mà người từng cầm đầu là Trần Đại Quang (sắp là chủ tịch nước) trong nhiều năm qua đã và đang tiến hành một chính sách tiêu diệt đối kháng một cách có hệ thống qua nhiều hình thức tinh vi, kín đáo như bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, bạo hành thể xác. Hậu quả là hàng trăm người đã bị đánh chết, hàng chục ngàn người bị đánh đập dã man, bị thương tật thể xác hay bị nội thương. Bộ máy công an phối hợp với côn đồ cùng toà án toa rập với nhau để đưa những người chế độ muốn trù giệt vào tù, hầu dễ dàng đày đoạ hoặc dùng nhục hình tra tấn. Tội ác chống nhân loại bao gồm một trong các hành vi sau, khi được thực hiện có hệ thống hoặc trên phạm vi lớn hoặc được âm mưu, chỉ đạo do một chính phủ hay tổ chức, tập thể: (a) Giết người; (b) Hủy diệt; (c) Tra tấn; (d) Nô lệ hóa; (e) Khủng bố chính trị hay của, chủng tộc, tôn giáo, bộ lạc; (f) Phân biệt chủng tộc, bộ lạc, tôn giáo liên quan đến sự xâm phạm các quyền cơ bản và tự do của con người dẫn đến sự tổn thất nặng nề về số dân; (g) Tự ý ép buộc, dùng vũ lực trục xuất, lưu đày; (h) Tự ý giam hãm; (i) Ép buộc, dùng vũ lực gây ra sự mất tích; (j) Cưỡng hiếp và các hành vi lạm dụng tình dục khác; (k) Những hành động mất nhân tính gây ra thương tổn nặng nề đến tình trạng thể chất hoặc tinh thần, sức khỏe hay phẩm chất con người, như gây tổn thương, tàn tật hay tổn hại khốc liệt cho thân thể. Với các định nghĩa trên và những quyền hạn được giao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, các thành phần lãnh đạo chủ mưu và các thủ phạm gây tộc ác sẽ bị triệu ra tòa để điều tra, dẫn độ ra trước Tòa án quốc gia hay quốc tế để trả lời cho các hành vi tội ác của họ. Các cơ cấu dân cử như Quốc Hội Hoa Kỳ có thẩm quyền tuyên bố các tội ác của một số cá nhân, tập đoàn thuộc phạm trù các tội ác diệt chủng và cần phải lập ra một Tòa Án đặc biệt để điều tra, truy lùng và bắt giữ những người liên quan. Ngoài ra thẩm quyền thụ lý các tòa án cấp quốc gia, tùy theo hệ thống pháp luật từng nước, có thể được mở rộng để bao gồm việc điều tra, xét xử các hành vi bạo hành tra tấn, diệt chủng xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hay liên hệ đến các công dân các quốc gia khác. Hành vi ra lệnh đàn áp dã man Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã bị toà án Tây Ban Nha chấp nhận thụ lý, điều tra. Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet đã bị bắt giữ tại Anh (1998 trong hơn 500 ngày) vì một trát tòa Tây Ban Nha về tội ra lệnh giết chết, thủ tiêu các thành phần đối lập. Hiện Tòa Hình Sự Quốc Tế đang tiến hành điều tra về các tội ác tra tấn, giết người tại Cộng Hòa Trung Phi, Sudan (Darfour), Mali, Cộng Hòa Congo, Uganda, Cộng Hòa Kenya, Libya, Cộng Hòa Trung Phi, Georgia... Các cuộc điều tra liên quan đến các cá nhân chủ mưu và thủ phạm tiến hành các vụ giết người, bạo hành dã man các thường dân tại các quốc gia trên. Nhiều thành phần tội phạm đã bị trát tòa quốc gia và quốc tế bắt giữ, một số đang lẩn trốn. Với khả năng kiểm định rộng lớn qua các mạng điện tử, các ngân hàng, cơ quan tài chánh; những thành phần tội phạm tại đào này không còn xử dụng được các số tiền khổng lồ, hoặc bất động sản mà họ đã thụ đắc được một cách phi pháp trên thế giới. Vì hiện nay, các cuộc điều tra về mặt hình sự, thường đi song song với các hình thức truy lùng và niêm phong các tài sản phi pháp. Nhằm bảo vệ nhân phẩm, đòi lại công lý ở một bình diện giới hạn hơn tội ác diệt chủng có tính chất phổ quát, Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) đã được thông qua vào tháng 12/1984 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1987. Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn vào ngày 7/11/2013 và chính thức thông qua ngày 5/2/2015. Nhưng lãnh đạo CSVN và chỉ huy lực lượng Công An cố tình coi thường, chà đạp và vẫn chỉ thị đàn áp dã man mọi thành phần dân chủ hay người dân vô tội dám đứng lên chống lại chế độ CSVN. Điều khoản 1 của Công Ước Chống Tra Tấn định nghĩa hành vi tra tấn như sau: “Tra tấn là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tâm thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.” (Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1) Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật bị công an Lâm Đồng ném đá vỡ đầu vào ngày 22/2/2016. Hiện nay tại Việt Nam, công an đã cố tình xử dụng, bao che các thành phần đầu gấu để tiến hành các hành vi bạo hành nhằm vào các nhà dân chủ, gia đình họ, cùng với nhiều người dân vô tội khác (đánh bằng võ khí mềm vào người để gây nội thương, ném đá, tông xe để gây tai nạn giao thông, cho giả dạng tù nhân đánh trong tù). Nhiều người bị tra tấn, đánh chết trong đồn công an (hàng trăm vụ đánh chết người đã xảy ra), cùng lúc hàng ngàn nạn nhân và gia đình bị trù dập, đánh đập dã man. Gần đây nhất là trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và gia đình tại Lâm Đồng. Nhân ngày Quốc Tế Chống Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và công an, với tất cả các thuận lợi hiện nay về mặt dư luận và công pháp quốc tế, người dân Việt Nam và các nạn nhân cần phải đứng lên lập hồ sơ, tố cáo trước dư luận về các hành vi bạo hành dã man có chủ mưu và hệ thống của lãnh đạo CSVN và Bộ Công An. Những vụ điều tra, đưa các thành phần chủ mưu và thủ phạm tại Phi Châu ra trước Tòa sẽ không xảy ra nếu không có sự can đảm, quyết tâm các cá nhân, các NGO tranh đấu cho công lý tại các quốc gia Phi Châu bất chấp các đe dọa để đưa những hành vi tội ác ra trước ánh sáng của công lý. Các nạn nhân, gia đình, các lực lượng dân chủ Việt Nam cần đưa các hành vi tội ác, các thủ phạm trên ra trước công luận thế giới qua việc: 1. Thu thập, lọc lựa, viết lại, lưu trữ tất cả các dữ kiện để có thể trở thành các bằng chứng trước một Tòa Án quốc gia hay quốc tế. 2. Vạch mặt các thành phần chủ mưu và thủ phạm các vụ bạo hành tra tấn, giết người dã man trước công luận thế giới, với danh tánh, hình ảnh, dữ kiện về cá nhân các thành phần này. 3. Lập ra những hồ sơ pháp lý với sự hỗ trợ của các NGO quốc tế để truy tố các thủ phạm ra trước Tòa (về mặt hình sự và phần tài sản phi pháp liên hệ). Người Việt Nam sẽ phải tự mình tiến hành, sẽ không có ai khác làm việc này thay cho chúng ta để đòi công lý, lẽ phải cho các nạn nhân trong các vụ đánh chết người, tra tấn bạo hành của công an và đầu gấu tại Việt Nam. Nguồn: http://www.viettan.org/Chong-Cong-An-bao-hanh-tai-Viet.html
......

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) vừa đột ngột qua đời ngay trên chuyến bay từ thủ đô Washington DC đi Manila, Philippines tối 2 Tháng Ba, 2016. Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, bào huynh của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cho báo Người Việt biết tin này. Giáo sư Linh nói với Người Việt rằng, hiền thê của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là Tiến sĩ Đào Thị Hợi dùng điện thoại trên máy bay gọi về báo tin buồn vào lúc 9 giờ tối 2 Tháng Ba (giờ miền đông Hoa Kỳ). Bà cho biết, Giáo sư Bích vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi. Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE trụ sở tại Manila cũng đã biết tin này và đang có mặt tại phi trường Manila để đón thi hài Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông học  tiểu học ở Vĩnh Yên, sau đó vào trung học ở Chasseloup Laubat, Saigon. Theo lời Giáo sư  Nguyễn Ngọc Linh, Giáo sư Bích du học Hoa Kỳ năm 1954 theo chương trình học-bổng Fulbright, học Đại học Princeton và và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958. Sau đó, ông tiếp tục theo học môn Á Đông học, Văn học cổ điển Nhật tại Columbia University, New York và có thời gian sang Nhật bằng học bổng President's Fellowship để thu thập tài liệu cho luận án cao học. Ngoài ra, ông theo đuổi  một số khóa học ngắn ở Đại học Vienna và Munich (tiếng Đức), Madrid (tiếng Y-pha-nho), USDA Graduate School (tiếng Trung và tiếng Nga). Sau nhiều năm sống, học và làm việc ở ngoại quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về nước năm 1972, cùng với hiền thê là Tiến sĩ Đào Thị Hợi thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn, đồng thời giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi do ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng. Khi cộng sản chiếm miền Nam Tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích rời quê nhà sang Hoa Kỳ sống tại Virginia cho tới khi ông vĩnh viễn ra đi. Trong suốt thời gian hơn 40 năm qua, ông kiên trì đóng góp trong nhiều lãnh vực văn hóa, giáo dục, đấu tranh của người Việt Quốc Gia hải ngoại. Thời Tổng thống George W.H Bush lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, Giáo sư Bích được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Song Ngữ của Bộ Giáo Dục Liên Bang. Ông cũng từng là giám đốc của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ ngày đài phát thanh chương trình đầu tiên về Việt Nam vào tháng hai năm 1997. Kể từ ngày về hưu rời khỏi RFA, ông vẫn giữ chức Chủ tịch ‘Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ’ và tiếp tục các trước tác văn học, dịch thuật. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích Sự nghiệp Dịch-thuật: A Thousand Years of Vietnamese Poetry (Một nghìn năm thi ca VN, Alfred A. Knopf, 1975), War & Exile: A Vietnamese Anthology (chủ biên, Chiến tranh và Lưu đày: Tuyển tập văn thơ VN hiện đại, Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, 1989, để đi dự Đại hội Văn-bút Thế-giới ở Montreal, Canada, tháng 9-1989), Trường Ca Lời Mẹ Ru / A Mother's Lullaby của Trương Anh Thụy (dịch sang tiếng Anh, Cành Nam, 1989), Hoa Địa Ngục / Flowers of Hell và Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (dịch thơ Nguyễn Chí Thiện, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 1996), From Enemy to Friend (dịch "Mây Mù Thế Kỷ" của Bùi Tín, Naval Institute Press, Annapolis, MD, 2004), Cung Oán Ngâm Khúc / Complaints of an Odalisque (dịch và giới-thiệu thơ Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2006), Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories (dịch với người khác 3/7 truyện của Nguyễn Chí Thiện, Yale Southeast Asian Studies, 2007), Zenith (dịch chung với Hòa và Stephen B. Young "Đỉnh Cao Chói Lọi" của Dương Thu Hương, Viking, 2012). Biên khảo North Vietnam: Backtracking on Socialism (Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, 1971), giới-thiệu về thơ VN trong Nguyễn Đình Hòa, chủ-biên, Some Aspects of Vietnamese Culture (Southern Illinois University, Carbondale, IL, 1972), An Annotated Atlas of the Republic of Vietnam (Embassy of Vietnam, Washington DC, 1973), Hồ Xuân Hương: Tác-phẩm (Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2000), Omar Khayyam - Rubaiyat: Thơ và Đời (dịch và giới-thiệu thơ Ba-tư, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2002), Tet, the Vietnamese New Year (East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2004), Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn (1 trong 7 soạn-giả, Viện Việt Học, 2009), Lưu Hương Ký (thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2011). Mỹ thuật – Âm nhạc Vietnamese Architecture (dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Năng Đắc và Nguyễn Quang Nhạc, Embassy of Vietnam, Washington DC, 1970), 15 Ca-khúc mừng Giáng Sinh (National Center for Vietnamese Resettlement, 1975), Ngục Ca / Prison Songs (thơ Nguyễn Chí Thiện do Phạm Duy phổ nhạc, NNB làm lời tiếng Anh hát được, VICANA, 1982), dịch một số bài trong Trần Cao Lĩnh, Vietnam, My Country Forever (nhiếp ảnh nghệ-thuật, Aide à l'Enfance du Viet Nam, Paris, 1984), tác-giả hai bài về huyền-thoại VN và thơ VN trong Vietnam: Essays on History, Culture and Society (New York: The Asia Society, 1985), dịch danh-mục hội-họa VN trong An Ocean Apart: Contemporary Vietnamese Art from the United States and Vietnam (“Nghìn Trùng Xa Cách,” Washington, DC: Smithsonian Institution Traveling Exhibit Service, 1995), dịch các tiểu-luận về mỹ-thuật trong Thái Tuấn: Selected Paintings and Essays (Garden Grove, CA: VAALA, 1996). Góp mục từ điển "Southeast Asian Literature," trong Funk and Wagnalls New International Yearbook 1965, "Southeast Asia," trong The Oxford Companion to Women's Writings in the United States, "Nguyen Chi Thien" trong Mark Wilhardt, Who's Who in Twentieth-century World Poetry (Routledge, London, 2002). Góp mặt trong các tuyển tập Dịch thơ VN trong Dorothy B. Shimers (chủ-biên, Voices of Modern Asia, New York: New American Library, 1973), có gần 40 bài thơ Việt trong Katharine Washburn và John S. Major, World Poetry, An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (Thơ Thế-giới, một tuyển-tập từ thượng-cổ đến ngày nay, New York: Norton, 1998), và có thơ VN dịch trong khoảng 40 sách giáo-khoa Mỹ. Nguồn: Người Việt.com
......

Bác sĩ Đặng Vũ Chấn trả lời, về phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân

VietTimes trò chuyện với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân, về trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân VietTimes: Vào trung tuần tháng 2, 2016, Tuần báo Thương Mại Miền Đông, Virginia, phỏng vấn ông Nguyễn Đình Thắng về hai lá thư: Huỳnh Bá Hải gửi bà Dân Biểu Loretta Sanchez và Nguyễn Thanh Tú gửi Bà Libby Liu đề cập đến đảng Việt Tân.(Độc giả cũng có thể xem cuộc phỏng vấn TS NĐT tại link:  http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=9522      Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên lạc và trao đổi với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, hiện là Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân về sự kiện này. Sau đây là những câu hỏi và phần trả lời của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn. VietTimes: Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Đặng Vũ Chấn đã nhận lời trao đổi với chúng tôi. Để đi thẳng vào vấn đề, xin Bác sĩ cho biết ý kiến về hai lá thư nói trên. BS Chấn: Trước hết tôi thông cảm tâm trạng của anh Nguyễn Thanh Tú, người mang nặng mối thù nhà vì có cha bị giết. Sau khi ký giả AC Thompson, qua 1 cuộc điều tra đầy thiên kiến và thiếu chuyên nghiệp, kết luận với anh ta Mặt Trận là thủ phạm, thì chuyện anh Tú nhất quyết đánh phá triệt hạ MT và tổ chức liên hệ tới MT là đảng VT, là điều có thể hiểu được.  Và tôi không ngạc nhiên nếu anh trở thành 1 đối tượng rất tốt cho những ai vốn thù ghét VT khai thác, đốc đẩy, cố vấn cho những cách đánh VT nặng nhất, dưới lý cớ bề mặt là đi tìm công lý để bắt thủ phạm đền tội. Anh Nguyễn Thanh Tú, vốn là người chưa từng có những sinh hoạt cộng đồng, chính trị hay viết lách, chỉ mới được biết đến sau khi được AC Thompson đưa lên phim đánh MT.  Thế nhưng bức thư nói trên của anh cho thấy tác giả phải là một người nhiều kinh nghiệm lăn lóc trong các sinh hoạt chính trường và thông hiểu cách vận hành của các định chế Hoa Kỳ. Ngay sau đó là cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng, qua đó ông Thắng khai triển rõ hơn nữa những điều trong thư anh Tú, khiến tôi thấy có một sự liền lạc, xuyên suốt, tung hứng nhịp nhàng với nhau. Cùng lúc thư của ông Huỳnh Bá Hải cũng xuất hiện, tấn công VT và được ông Thắng khai thác tận tình trong cuộc phỏng vấn nói trên. Ông Hải là người đã từng được ông Thắng giúp đỡ rất nhiều theo chính ông Thắng cho biết. Nếu như thư của Nguyễn Thanh Tú gửi bà Libby Liu nhắm vào quan hệ của VT với truyền thông gốc Mỹ, thì thư của Huỳnh Bá Hải gửi bà Loretta Sanchez nhắm vào quan hệ của VT với dân cử Hoa Kỳ. Cho nên tôi không khỏi cảm thấy đây là một kế hoạch nhằm cản phá VT về hai mặt quan hệ này, vốn cũng là hai lãnh vực mà ông Thắng bỏ nhiều thì giờ đầu tư hoạt động trong nhiều năm qua. VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng đã cho rằng sự quan hệ giữa RFA với đảng Viêt Tân là vi phạm luật, có hành vi lũng đoạn các định chế chính quyền. Ông nghĩ sao về sự cáo buộc này? BS Chấn: Có lẽ phải cám ơn ông Thắng đã đánh giá khả năng của VT quá cao! Nếu mà VT mạnh như cộng đồng Do Thái ở Mỹ, để có thể ảnh hưởng lên các định chế chính quyền thì cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của chúng ta đỡ vất vả biết mấy! Cả ông Thắng và tôi đều không phải là luật sư hay quan tòa, trọng tài để có thể phán quyết có sự vi phạm luật hay không. Ở đây tôi chỉ xin trình bày theo tính hợp lý thông thường người Mỹ gọi là common sense, cũng như những sự việc thường thấy tại Hoa Kỳ. Việc quan hệ giữa một cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân hay xã hội rất thường tình ở Mỹ, khi mà sự quan hệ đó thuận chiều với chủ trương đường lối của cơ quan chính phủ.  Ví dụ các hội y tế, hay nhà thương tư nhân thường hay có những buổi hội thảo chung với các cơ quan y tế nhà nước, hay mời những diễn giả đại diện cho các cơ quan y tế công đến nói chuyện trong các buổi sinh hoạt do mình tổ chức trong mục tiêu phục vụ cho vấn đề sức khoẻ y tế và ngành nghề chuyên môn. Những sinh hoạt chung đó công khai và thường được thu lại để phổ biến đến các giới y tế ở khắp nơi, có khi trực tuyến trên mạng. Không thấy ai tỵ nạnh tại sao cơ quan y tế công đó lại làm việc chung với hội y tế này hay nhà thương tư nọ, như thế là tăng uy tín của các thành phần tư nhân này sao v.v… Quan hệ giữa RFA và VT cũng như vậy thôi. Các buổi hội thảo hay sinh hoạt có người của RFA và VT cùng tham gia, hoặc do VT tổ chức, đều phù hợp với chủ tương của RFA là giúp lan toả tự do thông tin tại VN, như việc tiếp xúc, đào tạo những hạt nhân làm truyền thông theo tiêu chuẩn quốc tế, và chính những hạt nhân này có thể là tiềm năng phục vụ cho RFA sau này không chừng. Và chắc chắn VT không phải là đối tác duy nhất làm việc chung với RFA trong mục tiêu cổ võ cho tự do ngôn luận và truyền thông này. VietTimes: Nhưng người ta cũng vẫn có thể phản biện rằng cái khác đặc biệt ở đây là VT không phải là tổ chức tư nhân bình thường, mà là tổ chức có liên can đến các tội phạm khủng bố? BS Chấn: Theo tôi thì đây chính là một lập luận sai lầm. VT không hề là một tổ chức dính tới tội phạm khủng bố, mà VT bị vu cáo là tổ chức khủng bố. Trong xã hội văn minh, mọi người đều vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội.  Trong khi đó, VC và những người đánh phá, cáo buộc VT lại không thể đưa ra chứng cớ nào thuyết phục. FBI bỏ ra 15 năm trời để điều tra xem MT có khủng bố giết ký giả không, cũng không tìm thấy một bằng chứng khả dĩ nào đủ để đưa MT ra toà luận tội.  Phim Terror in Little Saigon thì chỉ là bình mới rượu cũ tuyên truyền nói xấu MT. Ngay cả ông Michael Getler, Giám Sát Viên độc lập của PBS sau khi xem phim Terror in Little Saigon đã lên tiếng rằng “Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này.” Tôi sẽ thật là ấu trĩ nếu tôi hắt hủi, tránh bạn như tránh tà chỉ vì nghe ai đó khơi khơi tố rằng bạn là khủng bố mà không có dẫn chứng thuyết phục. VietTimes: Ông Nguyễn Thanh Tú và cả ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng việc ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc đài Á Châu Tự Do, xuất hiện trong một vài sinh hoạt có sự hiện diện của lãnh đạo hay đảng viên đảng Việt Tân cho thấy là RFA đã bị đảng Việt Tân lũng đoạn, và có sự mâu thuẫn lợi ích (conflict of interests). Bác sĩ nghĩ sao về những điều này? BS Chấn: Ông Nguyễn Văn Khanh là một công chức không có nghĩa là ông không thể có cuộc sống tư nhân, tham gia các sinh hoạt hợp pháp như mọi công dân Hoa Kỳ. Ông NVK cũng không chỉ chơi riêng với VT mà chơi với nhiều đoàn thể hội đoàn khác, từng thân mật với nhiều lãnh đạo các tổ chức khác, từng làm MC cho nhiều sinh hoạt trong cộng đồng.  Quen sâu, quen rộng là một trong những yếu tố giúp người làm truyền thông nhạy bén nắm bắt thông tin, dư luân. Tại sao lại chỉ đặt vấn đề ông Khanh với VT ở đây? Nếu xét về mặt mâu thuẫn lợi ích thì chưa chắc giữa ông Khanh và ông Thắng ai vi phạm mâu thuẫn lợi ích hơn ai. Ông Thắng là giám đốc điều hành của BPSOS, một tổ chức từ thiện nhận được fund từ chính phủ, nhận những đóng góp trừ thuế từ thiên hạ, do đó phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của IRS, của các định chế cho fund, và chi thu phải minh bạch không được lạm dụng vào bất cứ việc gì khác ngoài việc từ thiện, và không được làm chính trị. Thế nhưng đồng thời ông Thắng lại là lãnh đạo của một liên minh chính trị mới đây với mục đích tạo sự thay đổi nơi VN (không mấy khác mục đích của VT). Ông Thắng có xử dụng phương tiện, nhân lực, tài lực của BPSOS cho Liên Minh chính trị của ông không? Giữa việc chuyển qua lại mũ công chức và sinh hoạt đời tư của ông Khanh và việc chuyển qua lại cái mũ từ thiện phi chính trị và mũ chính trị nhắm vào nước ngoài Mỹ (mà ông Thắng gọi là yếu tố “ngoại bang”) của ông Thắng thì cái nào là mâu thuẫn lợi ích? VietTimes: Nhưng bên ông Thắng có nêu vấn đề là RFA Việt ngữ của ông Khanh phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tạo cơ hội cho VT lên tiếng 1 chiều để phản biện phim Terror In Little Saigon, và trước đó còn chấm dứt hợp đồng với ông Lê Diễn Đức sau khi ông này chỉ trích VT. Như vậy có phải là thiên vị bênh VT thấy rõ? BS Chấn: Đối tượng chính của RFA Việt ngữ là thính giả tại VN. Ta cũng biết là nhiều giờ đồng hồ trước khi phim Terror in Little Saigon đuợc công chiếu, truyền thông VC trong nước đã có bản dịch transcript của phim và từ đó VC đã phủ sóng báo đài tuyên truyền với dân rằng MT/VT đúng là tổ chức khủng bố như họ từng dán nhãn. Thế thì nếu bạn là 1 cơ quan truyền thông đứng đắn, chủ trương thông tin khách quan đa chiều thì bạn làm gì? Phỏng vấn những người về hùa với thông tin tuyên truyền một chiều nêu trên, hay là phỏng vấn nạn nhân của những cáo buộc trong phim để thính giả có thông tin hai chiều hầu có thể tùy nghi thẩm định? RFA phỏng vấn ông LTH giúp cho thính giả, độc giả có được sự cân bằng thông tin trở lại. Theo dõi RFA, ta thấy họ không chỉ phỏng vấn VT mà họ đã từng phỏng vấn nhiều khuôn mặt khác nhau, từ nhiều tập thể khác nhau, trong từng trường hợp thời sự khác nhau. Về trường hợp của Lê Diễn Đức, ông này không chỉ dùng danh từ thóa mạ VT mà còn thóa mạ cả tập thể VNCH thua trận. Tôi sẽ nghĩ RFA là truyền thông lá cải nếu họ vẫn hợp tác với những người có giọng điệu thóa mạ, xúc phạm một hay nhiều tập thể khác. Ta nên phân biệt giữa bài lý luận phân tích, phê bình lịch sự, xây dựng, và bài với giọng điệu chửi bới, xúc phạm người khác; hai trình độ và tư cách khác nhau xa. Bên Mỹ nhiều ký giả bị sa thải khi viết không đúng chuẩn mực nhà báo, xúc phạm người khác, nên chuyện chấm dứt hợp đồng với Lê Diễn Đức là chuyện không lạ để RFA duy trì được chuẩn mực truyền thông cao. VietTimes: Trong trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Đình Thắng đề cập đến trường hợp ông Huỳnh Bá Hải và xác nhận rằng những điều mà Ông Hải nêu ra trong lá thư gởi Bà Dân Biểu Sanchez là đúng. Xin ông cho biết hư thực về vấn đề này? BS Chấn: Ông Nguyễn Đình Thắng tung hứng với ông Huỳnh Bá Hải nhưng lá thư ông Hải đã nói điều sai sự thật. Ông Hải nói rằng ông ta chạy sang Bangkok xin tỵ nạn vào tháng 1/2010. Thật ra, ông Hải đã lánh nạn tại Thái Lan từ tháng 8/2009 và lúc đó ông là một đảng viên Việt Tân. Với truyền thống đùm bọc của đảng Việt Tân, chúng tôi đã cưu mang ông Hải, lo việc cư trú, ăn ở và kể cả học hành cho ông trong thời gian này. Ông đã được đưa vào một trường đại học tại Chiang Mai, Thái Lan để học, trong khi chờ đợi cơ hội để ông có thể quay về Việt Nam tiếp tục hoạt động theo ý nguyện của ông. Có một câu hỏi có thể bật ra ngay ở đây là ông Hải đang bị khó khăn, tại sao lại muốn quay về VN, có phải VT ép uổng để đẩy ông vào vòng tù tội hay bị thủ tiêu không? Tôi có thể nói ngay rằng đảng Việt Tân không hề ép bất kỳ đảng viên nào làm điều gì trái với ước nguyện của họ, và trên tinh thần tự nguyện dấn thân hy sinh, các đảng viên đã chấp nhận ngay cả việc lao vào chốn hiểm nguy. Mục tiêu đấu tranh của Việt Tân là chấm dứt chế độ độc tài CSVN, mang lại dân chủ, nhân quyền để canh tân đất nước. Không thể đạt được điều này nếu ta chỉ la ó, hay vận động từ hải ngoại mà thôi.  Vì vậy, từ trước đến nay, chúng tôi luôn luôn khuyến khích mọi đảng viên Việt Tân nếu có điều kiện và cơ hội, tiến hành những nỗ lực đấu tranh ngay trên đất nước. Nhiều đảng viên ở hải ngoại đã quay về để đồng cam cộng khổ với anh em và đồng bào trong cuộc đấu tranh chung. Nhiều đảng viên trong nước, khi bị truy lùng phải lánh nạn ra ngoài, cũng tìm cách trở về khi hoàn cảnh cho phép để tiếp tục đấu tranh ngay trên đất nước. Khi ra lánh nạn tại Thái Lan vào tháng 8/2009, ông Hải cho biết ý nguyện của ông là muốn quay về để tiếp tục hoạt động và xin tổ chức hỗ trợ ông được tiếp tục học trong khi chờ đợi cơ hội. Chúng tôi đã giải quyết theo ý nguyện của ông Hải và đã giúp Hải nơi cư trú, tiền học phí trong nhiều tháng tại một trường đại học ở Chiang Mai. Đến cuối tháng 1/2010, ông Huỳnh Bá Hải báo cho tổ chức là ông thay đổi ý định. Ông muốn ra đi tỵ nạn tại Mỹ, và thông báo là ông vừa gửi cho bà Dân biểu Sanchez một lá thư để xin can thiệp. Chính ông Hải đã chuyển lại cho chúng tôi lá thư của ông đề ngày 29/1/2010. Trước ý nguyện mới này, chúng tôi đã bắt đầu một số nỗ lực vận động tỵ nạn cho ông Huỳnh Bá Hải và nói rõ với ông là tiến trình đi tỵ nạn tại Mỹ sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời gian xin đi tỵ nạn tại một số nước Âu Châu sẽ được rút ngắn hơn nhiều. Ông Hải xin một thời gian để suy nghĩ. Nhưng đến đầu tháng 3/2010, ông Hải xin được rời khỏi Việt Tân, và cám ơn những gì tổ chức đã cố gắng giúp cho ông trong nhiều tháng qua. Tham gia vào đảng Việt Tân là sự tự nguyện của tất cả đảng viên. Khi muốn ngưng, mọi đảng viên đều có thể rời khỏi tổ chức. Do đó, kể từ đầu tháng 3/2010, ông Huỳnh Bá Hải không còn là đảng viên Việt Tân. Mối quan hệ giữa ông Hải và Việt Tân chấm dứt từ đó, trên căn bản mà tôi hiểu là tốt đẹp. VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng nói rằng trường hợp ông Huỳnh Bá Hải không phải là trường hợp duy nhất, và cho biết trong thời gian qua, ông Thắng đã âm thầm giúp đỡ nhiều đảng viên Việt Tân bị đảng bỏ rơi tại Thái Lan. Xin bác sĩ cho biết nhận định của ông về cáo buộc này? BS Chấn: Đây là sự cáo buộc mà tất cả đảng viên Việt Tân đều cảm thấy bị xúc phạm, vì ai trong chúng tôi cũng đều hãnh diện với truyền thống đã có từ rất lâu của tổ chức. Đó là tình chiến hữu, đó là tinh thần không bao giờ bỏ rơi anh em. Truyền thống này đã có từ thập niên 80, khi những chiến hữu đầu tiên của chúng tôi vượt những chặng đường đầy hiểm nguy để tìm cách về chiến đấu trên đất mẹ. Nếu không có tình chiến hữu và sự đùm bọc lẫn nhau, có lẽ chúng tôi đã không thể vượt qua những chặng đường khó khăn trong quá khứ, và đảng Việt Tân đã không thể tồn tại cho đến ngày nay. Với tình chiến hữu, chúng tôi đã cưu mang ông Huỳnh Bá Hải trong nhiều tháng, trước khi ông quyết định rời khỏi tổ chức. Với tình chiến hữu, chúng tôi cũng đã cưu mang nhiều đảng viên hay gia đình của họ, khi trên bước đường đấu tranh họ gặp những khó khăn, trở ngại. Đối với chúng tôi, mỗi đảng viên đều là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình Việt Tân. Chúng tôi sống chết có nhau và không bao giờ bỏ nhau trong lúc hoạn nạn. Sự gắn bó chặt chẽ của đảng viên Việt Tân từ trong cho đến ngoài nước minh chứng điều đó. Ngoài việc hỗ trợ cho chiến hữu của mình, các đảng viên VT cũng còn hỗ trợ rất nhiều các nhà đấu tranh trong nước không phải là VT qua nhiều cách và hình thức khác nhau, nhiều khi không minh danh VT vì an toàn cho người được hỗ trợ. Các đảng viên VT trong nước cũng nhận được những hỗ trợ từ bên ngoài VT, và khi ra tù họ đã cám ơn tất cả mọi người. Sự hỗ trợ từ ngoài vào trong nước và cùng làm việc với nhau không phân biệt VT hay tổ chức nào khác là điều tuyệt vời và cần thiết, thể hiện tình liên đới đoàn kết giữa những người cùng chung lý tưởng. VT rất hân hạnh góp phần mình trong việc hỗ trợ này mà không cần kể công vì thấy đó là chuyện nhỏ bình thường VietTimes: Sau khi phim Terror in Little Sài Gòn chiếu hôm 3 tháng 11, ông Nguyễn Đình Thắng đã có hai cuộc phỏng vấn và một số bài viết có mục tiêu ám chỉ, cáo buộc Mặt Trận/ Việt Tân là tổ chức khủng bố nhưng đảng Việt Tân không lên tiếng, tại sao như vậy, liệu Mặt Trận/Việt Tân đã có làm điều gì sai trái chăng? BS Chấn: Từ trước đến nay MT/VT ít khi lên tiếng trả lời các cáo buộc tấn công mình, nếu có lên tiếng thì là chẳng đặng đừng và chỉ chừng mực rồi thôi.  Vì sao? Chúng tôi quan niệm những lời cáo buộc không bằng chứng khả tín thuyết phục thì không đáng để mất thì giờ phản biện vì: a. Chúng ta sống tại xã hội văn minh, nơi mà nguyên tắc của luật pháp luôn là “những người cáo buộc có trách nhiệm phải thuyết phục chứng minh rằng người mình tố cáo phạm tội, chứ không phải người bị cáo buộc phải chứng minh rằng mình vô tội.” Đây là lẽ công bằng và hợp lý. b. Thử tưởng tượng nếu MT/VT phải trả lời tất cả các cáo buộc lớn nhỏ thì chúng tôi làm sao có thể tập trung vào mục đích nhắm tới, đó là đem lại tự do dân chủ, và độc lập chủ quyền cho VN? Trong trường hợp này, CSVN cũng như kẻ xấu chỉ việc dựng chuyện xấu về MT/VT rỉ rả liên tục là có thể cột chân chúng tôi ngay trên bàn phím và dư luận, thế là chúng tôi sẽ không còn thì giờ đấu tranh hữu hiệu tạo áp lực lên chế độ CS nữa. c. Những đôi co qua lại không dứt sẽ dễ đưa đến một tình trạng bát nháo trong cộng đồng khiến bà con dễ chán nản, mất niềm tin vào công cuộc đấu tranh chung. Không có niềm tin, chúng ta sẽ không thể đoàn kết và hợp quần xây sức mạnh, cũng như không thể bật dậy sức đề kháng của toàn dân để chấm dứt bạo quyền và bảo vệ đất nước. Chúng tôi lấy hoạt động thực tế và thái độ ứng xử của những con người VT để soi sáng bản chất của tổ chức, thay vì những lời nói hô hào suông hay tranh cãi rối mù. Chúng tôi tin tưởng rằng với thời gian, bà con đã có thể kiểm nghiệm xem VT thực sự tốt hay xấu. Trong tinh thần lấy dài hạn soi sáng ngắn hạn đó, chúng tôi rất vui khi thấy càng ngày càng nhiều bà con thương và tin tưởng chúng tôi sau một thời gian ban đầu hồ nghi, bị xao động trước những tuyên truyền, đánh phá, chửi bới VT ra rả từ những kẻ đối nghịch. Bà con đã có thời gian dài để tiếp cận, theo dõi, chứng kiến, tham dự và tham gia vào các hoạt động đấu tranh thực sự, vì tình thương chứ không phải vì hận thù của VT Và chính nhờ vào sự ủng hộ và tin tưởng của bà con, phần lớn thầm lặng nhưng tiếp tay cụ thể bằng hành động, mà VT vẫn còn đây sau bao thăng trầm sóng gió, để có những đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung cùng đồng bào trong cũng như ngoài nước, khiến VC phải nỗ lực tìm cách triệt hạ. VietTimes: Trở lại vấn đề giữa TS Nguyễn Đình Thắng và VT, nhiều người không khỏi liên tưởng đến các cuộc vận động tranh cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ hiện nay với các ứng viên tấn công triệt ha nhau và tự đề cao mình để mong hốt phiếu quần chúng. Phải chăng giữa ông Thắng và VT có sự tương tranh để giành lấy ảnh hưởng và sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ lẫn quần chúng VN, để chuẩn bị cho việc hốt phiếu trong cuộc bầu cử tương lai hầu nắm quyền tại VN?  Vì vậy mà ông Thắng mới công khai đánh VT nhân vụ 1 nhóm truyền thông Hoa Kỳ làm phim đánh Mặt Trận? BS Chấn: Câu hỏi khá lý thú. Ông Nguyễn Đình Thắng có tự đề cao mình và tìm cách triệt hạ VT để chuẩn bị tranh cử tại VN hay không thì tôi không thể nói thay ông Thắng được, và xin để bà con nhận xét, suy diễn. Tôi chỉ xin trình bày quan điểm của VT. Việt Tân không chủ trương “tranh giành phiếu” khi chế độ độc tài còn ngự trị trên đất nước. Trước khi tiến tới một cuộc bầu cử công bằng tại VN, chúng ta còn phải qua giai đoạn thiết lập một môi trường sinh hoạt dân chủ đa nguyên trong đó ĐCSVN  không còn khả năng gian lận, chèn ép, khủng bố các ứng cử viên đối lập. Giai đoạn này hiện nay còn cam go và tất cả chúng ta cần tập trung để đạt được điều kiện này càng sớm càng tốt. Vì càng chậm trễ, CSVN sẽ càng có thì giờ để củng cố, chuyển hóa sang một hình thức dân chủ biểu kiến vẫn trong vòng kiểm soát của chế độ để giành được thế chính danh trong màn kịch dân chủ trước quốc tế. Vì tính cam go và cấp bách của giai đoạn đấu tranh hiện nay, VT không hề chủ trương gây sự, cản phá bất cứ thành phần nào đang đồng hành cùng mình.  Ngược lại chúng tôi mong muốn tất cả các nhóm, các cá nhân đấu tranh, từ các XHDS, VOICE, đến BPSOS của ông Thắng v.v... đều đạt được những thành quả tốt, và càng nhiều càng hay, để đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung. Dù tổ chức nào đạt được thì thành quả vẫn là những thắng lợi chung.  Tranh chấp với những người bạn đồng hành rốt cuộc rồi chỉ làm trì trệ chính mình và công cuộc đấu tranh chung. Trong khi đó, chính những thắng lợi và thành quả tốt này của các bạn đồng hành sẽ là nguồn kích thích cho VT và các đảng viên phải làm tốt hơn, cố gắng hơn để khỏi bị quê tụt hậu đằng sau.  Nếu gọi đó là sự cạnh tranh, chuyện khá bình thường trong xã hội đa nguyên, thì đó là sự cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong tinh thần thi đua ai làm tốt hơn, chứ VT không chủ trương cạnh tranh bằng tinh thần của những con cua trong rọ nhược tiểu, con nào mới ngoi lên thì bị đồng loại cản phá, kéo xuống. Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng vô hạn của dân tộc Việt trong đó có đảng viên VT, và tin rằng sự thi đua tích cực sẽ giúp bộc lộ, phát huy được khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Người thắng cuộc sau cùng chính là dân tộc Việt, để chúng ta đều có thể hãnh diện trở thành dân của một cường quốc tiên tiến trên thế giới. Cạnh tranh bằng cách cản phá người khác cho dở hơn mình, đạp người khác xuống để mình ngoi lên, chỉ làm cho dân tộc ta tiếp tục đắm chìm trong vũng lầy nhược tiểu. Bác sĩ muốn chia sẻ gì thêm trước khi chia tay? BS Chấn: Trước hết xin cảm ơn quý báo đã dành cho tôi cuộc trò chuyện này. Đối với quý vị đang theo dõi cuộc trò chuyện này, nếu quý vị là người có suy nghĩ độc lập và tích cực, muốn tìm hiểu trực tiếp những vấn đề cáo buộc VT, xin mời đến gần tiếp cận, và nhất là cùng làm việc với anh chị em VT chúng tôi; và cũng xin tìm đến tiếp cận, theo dõi tìm hiểu kỹ trực tiếp những người cáo buộc, nói xấu VT. Sau một thời gian dài, quý vị sẽ biết được ai thực ai hư, ai xấu ai tốt. Và quý vị sẽ có dịp đóng góp ý kiến cụ thể xây dựng giúp cho VT càng ngày càng hoàn thiện hơn. Cám ơn quý vị. VietTimes: Kính chào Bs. Đặng Vũ Chấn. Cám ơn Bs. về buổi nói chuyện hôm nay. Đăng Quang (VietTimes Atlanta)  
......

Kẻ cướp có lệnh bài

Kính gửi: - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc; - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Hội đồng Châu Âu; - Chính phủ các nước quan tâm tới vấn đề Nhân quyền của Việt Nam; - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; - Các tổ chức Nhân quyền quốc tế; - Quốc hội Việt Nam; - Các cơ quan truyền thông; - Các tổ chức và cá nhân quan tâm Tôi là Lê thị Công Nhân sinh năm 1979, trú tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết bài tường thuật này tố cáo công an thành phố Hà Nội xâm phạm chỗ ở và lấy tài sản của gia đình tôi một cách phi pháp và bạo lực, tại nhà tôi vào ngày 4.2.2016 vừa qua. Sự việc như sau: Hơn 4h chiều ngày 4.2.2016, bà Hà-Tổ phó tổ dân phố gọi “Nhân ơi” tôi vừa mở cửa thì ông đại tá công an Ngô Quang Du - PA24 công an thành phố Hà Nội dẫn theo gần 50 công an mặc sắc phục, thường phục ào ào xông vào nhà tôi. Đi cùng còn có ông Thuyên-Hội Người cao tuổi của tổ dân phố, cùng ở tổ dân phố số 1-phường Phương Mai với nhà tôi. Dưới sân có khoảng 100 công an vây kín 2 lối vào khu chung cư. Tôi hỏi tại sao khám nhà, lệnh đâu thì 1 công an huơ huơ 1 tờ giấy, đọc: khám chỗ ở của Ngô Duy Quyền (chồng tôi) theo lệnh của công an Hà Nội đã được Viện Kiểm sát Hà Nội phê chuẩn, căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án Thư ngỏ Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước quy định tại điều 258 Bộ Luật Hình sự, Thiếu tướng Bạch Thành Định – Thủ trưởng cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an ký ngày 28.1.2016 (cũng là ngày kết thúc đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam). Tôi yêu cầu phải được đưa một bản lệnh khám nhà, họ không đưa mà cất đi ngay. Khi ấy trong nhà có mẹ tôi Trần thị Lệ 63 tuổi-chính chủ căn nhà, bị tai biến não năm 2013, di chứng liệt và câm, nhận thức và giao tiếp hạn chế; con gái tôi là Lucas Ngô Quyền Thiên Ân hơn 4 tuổi; em gái tôi Lê thị Minh Tâm 35 tuổi. Hai chị em tôi đứng chặn không cho công an vào nhà. Tôi nói: Tôi phản đối cái lệnh khởi tố và lệnh khám nhà này, vì kể cả chưa bình luận đúng sai 2 cái lệnh đó thì đây cũng không phải nhà anh Quyền, mà là nhà mẹ vợ anh Quyền. Ngay cả nhà mẹ vợ anh Quyền thì anh Quyền cũng không thường xuyên ở đây. Một tuần anh Quyền chỉ ở đây 1, 2 ngày còn lại là ở quê. Khám thì về nhà người đó khám sao lại khám nhà mẹ vợ người ta. (Đầu năm 2011, ngay khi chúng tôi kết hôn, công an đã ép Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh (nơi anh Quyền làm việc lúc đó) tìm mọi cách đuổi việc anh Quyền. Sau đó anh đi làm vài nơi khác, đi đâu công an cũng đến “hỏi thăm” khiến doanh nghiệp không yên, anh Quyền phải quay về quê làm nông nghiệp cùng em trai là Ngô Quỳnh - một cựu Tù nhân Lương tâm - cùng vụ án với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng năm 2008.) Chị em tôi bám chặt cửa không cho công an vào nhà, nói với họ mẹ tôi bệnh nặng, bác sỹ chỉ định tuyệt đối tránh căng thẳng kích động, nếu không có thể dẫn tới tai biến lần nữa nguy hiểm tính mạng, Lucas còn quá nhỏ có thể vì khiếp đảm mà bấn loạn, mong họ vì lý do nhân đạo đừng dùng vũ lực xông vào nhà tôi. Thậm chí tôi còn nói nếu các anh không biết nhà anh Quyền thì tôi sẽ đi cùng. Mặc kệ chị em tôi nói như gào khóc, đám công an vẫn ào tới xông vào nhà trong. Chúng tôi trì người lại bám vào cửa phòng khách thì bị cả chục nam công an bẻ tay, đè đầu lôi xềnh xệch trên mặt đất ném ra ngoài hành lang. Trong nhà bé Lucas kêu khóc gọi mẹ lạc giọng, mẹ tôi mặt mũi tím tái, kêu ú ớ. Chúng tôi cố vào lại nhà mình thì tiếp tục bị công an bẻ tay, đè đầu, giật áo ném trở ra. Nỗi uất ức và đau đớn khiến tôi xỉu đi trong giây lát. Mở mắt ra tôi kinh hãi tột độ khi nhặt được cái áo len chui đầu của em gái tôi rơi dưới đất, còn em tôi ngồi khóc nức nở cách đó một quãng. Rất may mùa đông chúng tôi đều mặc nhiều quần áo, nếu không thì với trình độ bạo lực thượng thừa của công an cộng sản không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Vì quá lo sợ mẹ tôi lại bị tai biến có thể nguy hiểm tính mạng(mẹ tôi bị tai biến lần 2 cách đây 1 năm) em gái tôi trở nên bấn loạn, kêu khóc không ngừng gọi mẹ tôi. Tôi chỉ còn biết ôm em tôi cầu nguyện để giữ bình tĩnh. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ không biết Ngô Quang Du và đám nhân viên đông lúc nhúc làm gì trong căn nhà 30m của mẹ tôi. Sau đó, công an áp giải anh Quyền về và đưa vào trong nhà luôn. Hai chị em chúng tôi vẫn bị chặn ở ngoài. Hành xử cực kỳ vô lý của công an khiến chị em tôi có thêm sức mạnh. Chúng tôi lại vùng dậy lao vào nhà mình và tiếp tục bị chặn lại bằng bạo lực bởi đám công an. Chúng tôi nguyền rủa chúng “Các người không có bố mẹ, con cái sao mà làm thế này? Các người làm gì trong nhà một bà già liệt và một đứa bé 4 tuổi? Lũ cướp ngày các người sẽ bị trời tru đất diệt! Các người là ác quỷ” Một lúc sau chị em tôi mới chui được (qua cánh tay đám công an) vào nhà mình. Lúc đó có khoảng 30 công an ở phòng khách và phòng ngủ bên trong, 1 số đứng nhìn canh, 1 số vẫn đang lục lọi khắp nơi. Họ cứ đứng áp vào tủ, bàn làm việc, quay lưng lại phía chúng tôi, lấy các thứ ra và ném vào 2 cái thùng cạc tông của họ đem theo. Chúng tôi không thể nhìn thấy công an đã lấy những gì, đồng thời bị 2 công an canh 2 bên. Công an khám cả ngăn đồ lót, đọc từng cái hóa đơn tiền điện, trèo lên gác xép đựng đồ cũ, khám cả vở tô màu tập viết của Lucas. Công an lục lọi quá kỹ, kỹ hơn nhiều so với hồi khám nhà và bắt tôi đi tù hồi tháng 3.2007. Không những thế “Nó còn ngoáy thùng gạo loạn cả lên.”, em tôi kể. Anh Quyền bị công an bắt lúc gần 4h (trước khi khám nhà tôi) tại đường Phạm Ngũ Lão gần Nhà hát Lớn Hà Nội, khi đang đi giao gà, cá cho khách hàng. Chiếc xe máy cũ và thùng hàng 1 công an lái đi đâu không rõ. Anh Quyền bị ốp vào xe ô tô, xe dừng lại ngoài đường 2 lần, mỗi lần 20 phút, rồi mới đưa về nhà (tôi đoán là để phối hợp nhịp nhàng với việc khám nhà, nhằm tránh tối đa việc người nhà đương sự được ở cạnh nhau cùng phản kháng, ở nhà chỉ có 2 phụ nữ đàn áp sẽ dễ hơn). Anh Quyền kể khi vào nhà (lúc ấy chị em tôi vẫn bị chặn ở ngoài hành lang) thấy mẹ tôi nằm vật ra trên ghế dài, còn bé Lucas ngồi khóc dưới đất cạnh đó. Trong lúc ngồi nhìn công an xục xạo khắp nhà mình, tôi hỏi anh Quyền hôm nay bán được bao nhiêu tiền hàng thì đưa tôi. Chồng tôi đưa hết số tiền bán hàng ngày hôm đó, ước tính khoảng 5 triệu. Tôi để hết số tiền lên mặt bàn nhưng công an không hỏi, cũng không động tới số tiền này. Vợ chồng tôi đều nghĩ anh Quyền sẽ bị bắt tạm giam ngay sau khi khám nhà nên tôi tranh thủ chia sẻ vài kinh nghiệm ở tù cho chồng mình, nhất là những ngày tháng đầu tiên khi vào tù là khó khăn nhất. Chồng tôi có vẻ điềm tĩnh lạ lùng, tôi thì vô cùng bối rối, đau lòng. Lúc ấy tôi mới thấu hiểu tâm trạng người thân của những người tù, nhất là Tù nhân Lương tâm. Gần 5h, Tâm-em gái tôi định ra ngoài đón con-bé Tường Minh 6 tuổi, học lớp 1G trường Tiểu học Phương Mai ngõ 4 Phương Mai, cách nhà tôi 400m, thì bị chặn lại không cho đi. Đám công an vênh váo tua điệp khúc “Khám nhà là nội bất xuất ngoại bất nhập.” Chúng tôi điên tiết quát: Các người bị điên à? Con tôi 6 tuổi học lớp 1, hết giờ học là khóa cửa lớp, nhà trường không trông học sinh như ở mầm non. Con tôi có việc gì các người có chịu trách nhiệm nổi không? Đám công an vô cảm thành ra đần độn, cương quyết không cho em tôi ra khỏi nhà. Cuối cùng chính chúng tôi phải bảo “Không cho tôi ra khỏi nhà đón con thì các người phải đi đón con tôi về ngay. Đón muộn con tôi có việc gì thì đừng có trách.” Thế là ai đó trong đám công an đã đến trường đón cháu tôi về nhà. Về nhà, cháu tôi hốt hoảng, mặt mũi thất thần hỏi “Mẹ ơi, sao mẹ không đón con? Các chú ấy là ai thế? Sao lại lấy đồ của nhà mình?” Bỗng dưng, anh nhân viên ngân hàng Đông Á thỉnh thoảng chuyển tiền đến chúng tôi xuất hiện như trên trời rơi xuống. Hóa ra anh này tới chuyển tiền, đám công an thích thú quá như bắt được bằng chứng rõ như ban ngày bọn phản động nhận tiền hải ngoại để bán nước (cho Mỹ hay Trung Quốc?), hí hửng lôi cổ anh này lên tận nhà. Anh Quyền nói “Nhà tôi đang bị khám lấy đồ, tôi không thể nhận tiền lúc này được, nhận xong là bị cướp ngay thôi. Công an nói nội bất xuất ngoại bất nhập sao lại cho người lên nhà tôi lúc này?” Đám công an chưng hửng vì mưu đồ thô thiển! Gần 7h tối, công an ngừng khám nhà, đọc 1 cái thứ gọi là biên bản, nội dung dối trá đến lố bịch “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do- Hạnh phúc”. Trong đó có đoạn “cơ quan điều tra đã đọc lệnh khám nhà, gia đình hoàn toàn chấp hành” Ối giời ơi – chúng tôi thốt lên – ông không biết ngượng là gì à ông Du, ông ngồi cách chúng tôi chưa đến 1m đâu nhé! Mặt Du trơ còn hơn mặt thớt gỗ mõ vàng tâm của Nguyễn Đức Chung! Phần đồ thu giữ ghi đúng 1 dòng “Thu 1 thùng đựng tài liệu và 1 thùng đựng phương tiện làm việc, đã niêm phong”. Xong, hết và nói: anh Quyền ký vào biên bản. Trời! Thế này thì đúng là CƯỚP CÓ LỆNH BÀI rồi còn gì! Chúng tôi quát lên “Cái này gọi là biên bản à? Có bị khùng không? Đây là ăn cướp. Cướp được thì cướp luôn đi. Tịch thu đồ thì phải ghi rõ tịch thu cái gì, của ai, số lượng, chủng loại, hình thức, hiện trạng đồ tịch thu. Còn định giá hoặc miêu tả chi tiết để sau cũng được. Có cần tôi dạy cho lập biên bản không? Có đi học hay không vậy?”. Chúng tôi không ký vì không thể ký vào một thứ vô pháp nhảm nhí như vậy. Chúng tôi hỏi ông bà Thuyên – Hà cùng tổ dân phố xem có chấp nhận được hành động ăn cướp này không. Hai ông bà câm như hến. Lúc này công an mới đem đống đồ “phương tiện liên lạc và làm việc” ra đếm: 2 cái laptop, 12 cái điện thoại và máy tính bảng, 8 cái usb, nhưng nhất quyết không nói rõ tên, hình thức, tình trạng và hoàn toàn không động gì đến thùng tài liệu. Chúng tôi hỏi tại sao lại lấy cả máy tính bảng của trẻ con chơi hoạt hình, thu đồ thì phải hỏi đồ của ai, phải kiểm tra qua xem là đồ của ai thì mới thu chứ, bật lên xem có phải toàn là báo mạng đỏ (báo xanh dân chủ thì bị chặn hết rồi!) và phim hoạt hình bí đỏ búp bê không. Lucas và Tường Minh đều nói “Đấy là pad của cháu, trả lại cho cháu” Bất chấp tất cả, công an sau khi đếm đồ xong lại đóng thùng lại. Tôi nói với Du: Gần 10 năm trước ông khám nhà và bắt tôi đi tù, ông còn ghi là “thu giữ 24 đầu tài liệu, tiêu đề … giờ ông còn tồi tệ và tồi tàn hơn nhiều!” Bỗng nhiên, chồng tôi nhìn thấy trên bàn cái bóp đen bị mở tung, trống rỗng, mới hỏi “Tiền của tôi để trong mấy cái phong bì ở trong bóp đâu rồi? Sao không thấy biên bản nhắc đến? Tiền là một tài sản riêng biệt, không thể đánh đồng với tài liệu hay phương tiện làm việc. Thu tiền thì phải ghi rõ: loại tiền, số lượng, chủng loại, mệnh giá và lấy từ chỗ nào.” Bầu không khí bỗng trầm xuống! Một công an cao giọng “Yên tâm đi, để hết trong thùng đựng tài liệu, niêm phong rồi.” Anh Quyền quát lên “Chúng mày định cướp trắng à? Trả lại ngay tiền của tao. Đây là tiền mồ hôi nước mắt tao kiếm nuôi gia đình.” 1 công an trẻ vô liêm sỉ lên giọng đe dọa “Này, đừng có mày tao nhá, ăn nói phải lịch sự.” Chồng tôi quát lại “Chúng mày đến nhà người ta ăn cướp, phải gọi chúng mày là ông bà thì mới được coi là lịch sự à ? Tao phỉ nhổ vào cái thứ lịch sự ấy” Hai vợ chồng tôi và em gái tôi đồng loạt quát lớn bắt bọn chúng phải trả lại tiền, tình huống rất hỗn loạn khi 3 người chúng tôi đối mặt với 150 tên công an xông vào nhà cướp với cái lệnh bài mang tên Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bé Lucas và Tường Minh ôm nhau khóc “Bố mẹ ơi con sợ lắm! Sao các chú lấy đồ của nhà mình, lấy cả pad của con?” Mẹ tôi cũng khóc trong câm lặng vì không thể nói thành lời. Du không nói gì, mặt vênh lên, đùi rung rinh có vẻ hài lòng nhìn cảnh chúng tôi uất ức khốn đốn. Đám công an trơ tráo ôm 2 thùng đồ đi ra đến cửa, nói: Anh không ký thì thôi, có người dân chứng kiến là đủ, rồi quay sang bảo hai ông bà Thuyên-Hà ký. Lúc này chúng tôi quát lên: Nãy giờ ông bà chứng kiến công an khủng bố đàn áp gia đình chúng tôi, ông bà còn chút lương tâm nào không mà ký vào cái biên bản đó, ông bà mà ký vào là ông bà a dua cho tội ác, chúng tôi sẽ không tha thứ cho ông bà, ông bà không phải là nô lệ của họ, tại sao lại câm nín như vậy. Hai ông bà Thuyên-Hà vẫn im lặng. Tâm-em gái tôi nói “Chúng tôi không biết đám người này là ai, từ đâu tới. Chúng tôi chỉ biết ông bà thôi. Họ xông vào nhà chúng tôi cướp tài sản, cướp tiền trắng trợn như vậy mà ông bà ký vào biên bản thì sáng mai chúng tôi sẽ đẩy mẹ tôi ngồi xe lăn đến trước cửa nhà ông bà đòi tiền, đòi đến khi nào ông bà trả.” Không biết có phải vì câu nói này hay là thêm cả quá trình chứng kiến vụ cướp và sự phản kháng mạnh mẽ của gia đình tôi, bà Hà đã cất lời một cách đầy e dè sợ sệt “Ờ .. ờ .. thì là .. tôi thấy các anh làm thế này là thì .. thì là .. không được.” Ông Thuyên có vẻ chỉ đợi như thế nói ngay vào “Tôi cũng đồng ý với chị Hà, các anh làm như thế là không được. Thu tiền thì phải kiểm đếm chứ, phải ghi rõ lấy ở đâu, loại tiền, mệnh giá, số lượng.” Ôi! Khi nhân dân đồng thanh cất tiếng, dù là ngắn ngủi, yếu ớt nhưng sự đồng lòng sẽ mang đến sức mạnh lớn lao. Tôi chợt nhận ra, ngay lúc này, đám công an cuồng sản coi toàn bộ gia đình tôi là kẻ thù, chỉ hai ông bà Thuyên-Hà được coi là “nhân dân”. Mà đã coi là “nhân dân” thì kiểu gì cũng phải cố mị dân tí ti.Vì nhân dân thật sự có sức mạnh mà bọn độc tài khiếp sợ. Sức mạnh đó có được khi một người dám nói lên suy nghĩ thật của mình – tức là họ đã dám thực hiện quyền Tự do ngôn luận và nhận được sự chia sẻ của người khác dù chỉ có 1 người ủng hộ! Ngay lập tức đám công an đột ngột im lặng như thể vừa nghe sấm truyền. Du buộc phải ra hiệu, đám nhân viên hiểu ý hạ 2 thùng đồ xuống, mở niêm phong thùng đựng tài liệu ra. Ôi chao! Số tiền của chồng tôi để trong 4,5 cái phong bì, cái nào bên ngoài cũng ghi rõ: 100 usd anh X mua gà, 100 usd chị Y mua cá, súp lơ … 100 usd bác Z nhờ gửi cho cựu Tù nhân Lương tâm Trần Đình Cương trong Nghệ An, 100 usd của Facebook Thiêm Võ tài trợ Hội Bầu Bí mà mấy ngày hôm đó chồng tôi đi bán hàng tết (có ngày về quê Hiệp Hòa Bắc Giang 2 lần bằng xe máy để mang hàng ra, quá mệt) quên đưa lại cho tôi giữ … Đám công an hí hửng chĩa 3 cái camera vào đống tiền bán gà, vịt của bố cháu như thể sắp có vụ lật đổ chính quyền bằng 660 usd để mua bom hay thuê sát thủ ám sát lãnh đạo cấp cao vậy! Xin nói thêm, anh em Quyền, Quỳnh may mắn bán được một phần nông sản cho bạn hữu hải ngoại. Người mua ở xa không nhận được hàng, nên thường nhờ Quyền, Quỳnh đem số hàng đã mua biếu lại một số dân oan, người đấu tranh dân chủ quen biết. Thật sự số tiền và số hàng mỗi lần mua không lớn nhưng đó là tấm lòng của bạn hữu mua giúp cho anh em Quỳnh Quyền vì sản xuất nông sản sạch nhưng quy mô nhỏ và mặt hàng không phong phú thì rất khó tìm đầu ra. Dù vậy, công an cũng chỉ mở các phong bì ra rồi ghi lại loại tiền, số tiền, số seri rồi cất đi. Họ lại yêu cầu chúng tôi ký vào biên bản vì cho rằng họ làm thế là tốt lắm rồi. Chúng tôi nói không thể ký vào biên bản được, vì vẫn chưa kiểm đếm, ghi rõ các tài liệu và phương tiện làm việc là cái gì, như thế nào và tiếp tục yêu cầu công an trả lại tiền. Đám công an mặt ráo hoảnh vác 2 cái thùng và nói anh Quyền đi. Tôi hỏi họ định đem anh Quyền đi đâu, làm gì. Họ nói đi thẩm vấn, nhưng không nói đi đâu, cũng không đọc lệnh tạm giam, triệu tập hay áp giải. Anh Quyền vẫn ngồi lại trên ghế, nói “Vào mà khiêng tôi đi, tôi không đi đâu hết, phải trả tôi cái xe máy? Còn cả thùng hàng tôi chưa kịp giao ai chịu trách nhiệm?” Đám công an không ai nói năng gì, kéo nhau đi ra gần hết, còn lại khoảng chục tên trong nhà canh chồng tôi. Tôi đi xuống nhà trước, cố nói thật to đòi lại xe máy. Thấy chồng tôi cương quyết không đứng dậy, công an chỉ còn cách lôi xềnh xệch, họ bàn tính với nhau một lúc, có thể là câu giờ để thưởng thức bữa tiệc khủng bố gia đình tôi, 15 phút sau, chúng mới mang xe máy của anh Quyền trả lại cho tôi. Khoảng 7h20 công an đem chồng tôi đi cùng với những gì đã lấy của nhà tôi mà không để lại một mảnh giấy nào. Dưới đây là những tài sản của chúng tôi bị công an đã lấy một cách bất hợp pháp ngày 4.2.2016 tại nhà mẹ tôi: - Tài liệu, sách, vở, đĩa CD, đựng đầy1 cái thùng cạc tông to bằng 2 cái lò vi sóng. Trong đó có đủ thứ văn, thơ, hồi ký, đơn kiện, sách học thuật, báo chí …. 99% là của tôi mua, được tặng, tự in ra từ trên mạng, tự viết ra. Một vài quyển sách tôi nhớ tên: Ngày long trời Đêm lở đất, Nỗi khổ nhục trong nhà tù cộng sản Rumani, Phùng Cung, Hồi ký Đèn Cù, Đường về Nô lệ, Hồi ký Những lời trăng trối Trần Đức Thảo, Thơ Những Mẩu quặng dọc đường và Hồi ký Nguyễn Thanh Giang, 1 số đơn kiện của dân oan các nơi, thơ của tôi viết, các công ước của Liên Hợp quốc về Nhân quyền … - Công an lấy luôn quyển sách “Quốc hội và quốc nội” của bác Trần Lâm là luật sư đã bào chữa miễn phí cho tôi trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hồi 2007 và là một người đấu tranh nổi tiếng trong phong trào dân chủ của Việt Nam. Ngày 26.11.2007 hôm trước phiên tòa phúc thẩm tôi (ngày 27.11) bác Lâm đang đi xe đạp trên đường Cát Linh – Hà Nội đã bị 1 nam mật vụ đi xe máy tông ngã. Bác bị xây xát trên người và trẹo/bong gân chân nhưng hôm sau vẫn cố gắng hết sức đến phiên tòa để bào chữa cho tôi dù khi đó bác đã 85 tuổi (bác sinh năm 1922). Khi tôi ra tù gặp lại, bác đã kể tôi nghe chuyện này. Tôi nói công an để lại quyển sách vì những bài viết của bác đều công khai trên mạng và quyển sách có dòng viết tay của bác đề tặng tôi. Bác đã mất tháng 11.2014 (Khi Hội Bầu bí Tương thân và bạn đồng hành về dự đám tang đã bị công an mật vụ Hải Phòng giật 2 dải băng tang, ngăn chặn không cho ghi tên, xướng tên khi viếng, ra về bị truy sát rượt đuổi ném đá vào xe ô tô 2 lần làm vỡ toàn bộ gương sau xe và móp thành xe, rất may là không ai bị thương tích. Quý vị có thể tìm đọc trên mạng bài viết RƯỚC SỰ CHẾT VỀ của tôi). Tất nhiên, đám công an trơ lỳ như điếc không trả lại quyển sách. - Phương tiện liên lạc và làm việc, gồm: + 2 máy tính xách tay: 1 cái hiệu Lenovo vỏ nhựa màu đen, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 3 triệu; 1 cái hiệu Asus Prime core i5, vỏ nhôm màu bạc, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 12 triệu ; +12 cái điện thoại, gồm: 1 iphone 4, 1 Samsung, 1 Qmobile vẫn dùng tốt, đều của anh Quyền; 1 Sony Xperia Z Ultra, 1 Gionee, 1 LG Chocolate BL70 vẫn dùng tốt, 1 Panasonic V6 hỏng pin, đều của tôi; 1 Alcatel Idol mini sập nguồn của em gái tôi; 1 máy tính bảng Numy Vega vẫn dùng tốt của Tường Minh cháu tôi; 1 Lenovo S850 vẫn dùng tốt của Lucas; 2 Nokia gập vẫn dùng tốt của mẹ tôi, nhưng từ khi mẹ tôi bị tai biến não thì không dùng nữa. Ước tính giá đồ cũ của số điện thoại này khoảng 15 triệu. + 8 cái usb các loại - Tiền: 660 usd của anh Quyền. Sau này, kiểm tra lại chúng tôi còn phát hiện công an đã lấy toàn bộ sổ điện thoại của chúng tôi, ngay cả sổ điện thoại từ thời trung học tôi giữ làm kỷ niệm cũng bị lấy đi, thư từ cá nhân, giấy biên nhận gửi thư bảo đảm cho cơ quan nhà nước, mấy cái giấy triệu tập của chính Ngô Quang Du ký triệu tập anh Quyền đi làm việc tháng 10.2015, form mở tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, hồ sơ bàn giao công việc ở công ty cũ và bằng tốt nghiệp đại học của anh Quyền cách đây gần 20 năm. Vậy là chúng muốn triệt đường sống của anh Quyền, muốn đi xin việc cũng chẳng còn bằng cấp gì! Tất cả những thứ họ lấy đi của chúng tôi có liên quan gì đến “Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang” - đăng đầy trên mạng? Thư ngỏ này của 19 tổ chức dân sự (thật sự) đứng tên chứ không thu thập chữ ký cá nhân. Anh Quyền thấy hoàn toàn đúng với hiểu biết và lương tâm của mình nên in ra và gửi bưu điện cho ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang vào tháng 5.2015. Thân hữu, bạn bè đến nhà thăm hỏi khi Ngô Duy Quyền đang bị bắt lên đồn Tháng 10.2015 công an Hà Nội liên tục triệu tập anh Quyền đi thẩm vấn nhưng anh Quyền không đi. Sau vụ khám nhà, công an thành phố Hà Nội tiếp tục triệu tập anh Quyền thẩm vấn, sáng thứ hai 29.2.2016 là lần thứ 3. Anh Quyền không đi vì lý do: tại sao công dân gửi thư cho Bộ trưởng mà lại bị công an triệu tập thẩm vấn như tội phạm? Lẽ ra Bộ trưởng phải trực tiếp hoặc (do quá bận rộn) cử nhân viên cấp dưới tiếp dânh, cảm ơn tinh thần xây dựng xã hội của công dân và hứa hẹn sẽ sớm xem xét những nội dung mà người dân nêu, ít ra là đãi bôi. Thế kỷ 21 rồi mà vẫn có chuyện dùng công an, mật vụ triệu tập, bắt người, khám nhà, cướp tài sản chỉ vì cái thư ngỏ? Tin nổi không? Tin quá đi chứ, vì chúng tôi đang sống dưới chế độ độc tài cộng sản! Thành tựu lớn nhất trong vụ việc này là công an và nhà cầm quyền Việt Nam đã khủng bố thành công người dân bằng cách gieo rắt nỗi sợ hãi với một thông điệp sắc nét rằng dưới sự cai trị của độc tài cộng sản thân phận người dân Việt Nam chỉ là cỏ rác. Một người nông dân bán gà, vịt mà còn có thể bị vu cho phạm vào điều luật trứ danh 258 BLHS thì hỏi còn ai trên đất nước này có thể yên thân, trừ bọn hến trong nồi? Đêm hôm khám nhà cả gia đình tôi mất ngủ hoàn toàn vì kinh hãi. Hai chị em tôi bị đau bả vai và cánh tay 10 ngày sau mới đỡ. Tôi vừa tiếc vừa nhớ những đồ dùng cũng là những món quà kỷ niệm đã gắn bó với tôi lâu nay. Đến giờ tôi mới có lại được ,điện thoại và máy tính, nhờ vào sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn hữu trong và ngoài nước, mới viết được bài tường thuật sự việc. Một vài món đồ đắt tiền đã bị lấy đi là quá sức để tôi có thể mua lại lúc này. Chúng ta thường nghĩ kẻ thù có mưu đồ gì cao sâu lắm. Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là khủng bố tinh thần tí ti cho vui, cướp đồ, cướp tiền làm kiệt quệ về kinh tế, lấy hết sạch điện thoại và sổ điện thoại để hết đường liên lạc, lấy bằng đại học để khỏi đi xin việc luôn … Vụ này dù sao cũng chưa sét đánh bằng “Tôi đã xin nghỉ mà đại hội không cho rút! … Đảng ta dân chủ đến thế là cùng!” của Trọng Lú Silicon. Đúng là đại ma đầu thế nào- đám lâu la thế ấy! Cộng sản tử tế mới làm tôi bối rối! Bỗng nhiên tưởng tượng ra trường thiên “Vụ án Thư ngỏ, bầy quỷ đỏ và chàng chăn vịt”. Để xem ở chương cuối, ai sẽ chết và chết thế nào? Hà Nội, 29.2.2016 https://www.facebook.com/alfonsongoduyquyen/posts/1075908485763586
......

Dân biểu Quốc Hội Đức lên tiếng cho LS. Nguyễn Văn Đài

BERLIN (CTM Media) – Hôm 22 Tháng Hai, 2016, trong một thông cáo báo chí, Bà Marie-Luise Dött, Dân Biểu Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức), lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho Luật Sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt hôm 16 Tháng 12, 2015 với cáo buộc gọi là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Bà Dött từng tham gia phái đoàn của khối dân biểu liên minh đảng Dân Chủ – và đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo Đức, do Ông Volker Kauder, làm Trưởng Khối, dẫn đầu thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2015 và từng gặp gỡ LS. Nguyễn Văn Đài. Thông cáo báo chí có nội dung như sau: “Hôm nay tôi đảm nhận việc quốc hội (liên bang Đức) bảo trợ dành cho nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Nguyễn Văn Đài, bị bắt giữ tại Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2015. Đối với tôi, việc đáp ứng lời yêu cầu bảo trợ ông Đài của Mạng Lưới Người Bảo vệ Nhân quyền VETO! là một điều đương nhiên. Mới tháng Tám năm ngoái, tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội trong chương trình viếng thăm của phái đoàn của Khối Nghị sĩ Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo Đức (CDU/CSU). Chúng tôi chủ yếu thảo luận với nhau về tình trạng nhân quyền. Ông Nguyễn Văn Đài là một người dấn thân từ nhiều năm nay cho quyền tự do quan điểm cũng như những quyền dân sự và chính trị tại đất nước ông. Những quyền này của LS Đài được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam còn có bổn phận bảo vệ nhân quyền theo các tiêu chuẩn cao nhất. Tôi đặc biệt xúc động khi nhận được tin ông Nguyễn Văn Đài bị bắt và tôi yêu cầu Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ông. Tôi cũng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tức thì việc biệt giam LS Đài từ suốt hai tháng nay để cho luật sư và vợ của ông có thể vào thăm ông.“ (Thục Quyên dịch từ bản tiếng Đức) Phái đoàn của khối dân biểu liên minh đảng Dân Chủ – và đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo Đức gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền VN. Vào ngày 3 Tháng 12, 2015, Quốc Hội CHLB Đức thông qua Nghị Quyết với tên gọi “Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới”. Vì vậy việc lên tiếng của bà Dött được xem như sự lên tiếng của Quốc Hội CHLB Đức. https://chantroimoimedia.com/2016/02/24/dan-bieu-quoc-hoi-duc-len-tieng-...
......

Thư ngỏ gửi đồng bào người Việt hải ngoại của ông Đặng Xương Hùng

Genève, ngày 14 tháng 2 năm 2016. Tôi là Đặng Xương Hùng, từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và ly khai khỏi chế độ từ 10/2013. Hiện tôi đang tị nạn chính trị tại Thụy sĩ. Tôi muốn viết thư ngỏ này để chia sẻ một vài tâm sự với quý đồng bào, nhất là đối với những ai vẫn còn liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước. Đầu tiên, chúng ta nên cần nhất quyết khẳng định lại với nhau rằng: sự hiện diện của chúng ta, hơn ba triệu người Việt nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, là cuộc trốn chạy chế độ cộng sản, đi tìm tự do và tìm sự khai sáng văn minh cho chính bản thân chúng ta. Các quốc gia đã đón tiếp chúng ta cũng chỉ vì những lý do nêu trên. Tôi dự định viết thư ngỏ này đã lâu, với thắc mắc rằng: tại sao chúng ta đang trốn chạy cộng sản, mà vẫn còn nhiều người tiếp tục liên hệ, hợp tác và giúp đỡ chính quyền cộng sản trong nước ? Một trong những lý giải của tôi, đó là: có thể là họ nghĩ, chế độ cộng sản trong nước đã thay đổi, không còn tính chất cộng sản như trước nữa. Trước đây, tôi phần nào chia sẻ suy nghĩ này. Bản thân tôi cũng luôn hy vọng, một ngày đẹp trời, chế độ cộng sản trong nước thay đổi. Đó là điều đáng mừng cho dân tộc, cho đất nước. Nhưng tới nay, thời điểm sau Đại hội đảng 12, chúng ta đã có thể khẳng định với nhau rằng: đảng cộng sản không thay đổi và họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi. Nội dung các văn kiện đại hội đảng và việc sắp xếp nhân sự vừa qua, đưa đến cho tôi một kết luận rằng: đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn xây dựng một Chế độ đảng trị vững mạnh, chứ họ không nghĩ tới việc xây dựng một Quốc gia Việt Nam hùng mạnh. Đó là những kết luận chính, mà tôi mong muốn được chia sẻ cùng quý đồng bào. Do vậy, chớ nên nhầm lẫn rằng những nỗ lực của tất cả những cá nhân đang liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước, là để góp phần xây dựng đất nước, như đảng cộng sản đang tuyên truyền. Mà đó chính là hành động gián tiếp giúp sức để đảng cộng sản củng cố chế độ đảng trị của mình. Gián tiếp làm phương hại, gây khó khăn cho phong trào đấu tranh của đồng bào trong nước. Gián tiếp gây sự phân hóa không đáng có trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Đẩy xa mọi cố gắng mang lại dân chủ, nhân quyền cho đất nước. Một số đồng bào, còn ngây thơ bỏ tiền mua nhà tại Việt Nam, với tính toán nào đó, cho một ngày mai còn rất xa vời. Mà họ chưa nhìn thấy rằng, người dân trong nước đang bị cướp đất hàng ngày. Lực lượng dân oan đang ngày càng đông đảo. Luật quy định: đất đai là của toàn dân, chỉ để lòe bịp và che dấu thực tế hiển hiện, đất đai là của đảng. Rất dễ một ngày nào đó, sẽ xuất hiện hàng loạt Việt kiều oan !!! Đảng và nhà nước đang dựa vào quỹ đất đai để «cải thiện» sự yếu kém trong phát triển kinh tế. Sự giầu lên kinh khủng của hàng ngũ tư bản đỏ hiện thời cũng phần lớn là từ đất đai. Mở rộng vô tội vạ Hà nội cũng là nhằm để tăng quỹ đất, tăng giá đất ruộng đồng của nông dân, biến thành những dự án béo bở. Nguy cơ mất nước cũng sẽ từ đây mà ra. Thư cũng đã dài, để kết thúc ở đây, tôi xin viết lại một câu chuyện của người Indiens Nam Mỹ. Câu chuyện như sau: « Khu rừng bị cháy. Mọi con vật đều tìm cách để thoát thân. Chỉ riêng có chú chim sâu nhỏ, bay đi, bay lại tìm nước, và mang trong mỏ của mình giọt nước nhỏ bé thả xuống khu rừng. Nhìn thấy như vậy, con Tatou đã hỏi: – Này chim sâu, bạn đang làm gì vậy, bạn tưởng là bạn sẽ dập tắt đám cháy bằng những giọt nước đó ư?  Chim sâu trả lời : – Không, tôi không tin như vậy, nhưng tôi đang làm phần việc của mình. » Từ bỏ đảng, ly khai khỏi chế độ, tôi cũng chẳng hề hy vọng làm yếu đi đảng cộng sản, lại càng không hề nghĩ sẽ làm sụp đổ được chế độ cộng sản, mà chỉ đơn thuần là hành động – hành động theo con tim mình mách bảo. Cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu đồng bào hải ngoại lại mong ngóng một ngày được trở về trên mảnh đất quê hương thanh bình. Bất hợp tác với chế độ hiện thời là « giọt nước nhỏ của chú chim sâu » mà tôi thông qua thư ngỏ này, gửi lời tâm sự chân thành đến tất cả quý đồng bào tị nạn cộng sản Việt Nam ở khắp năm châu. Xin gửi đến quý đồng bào lời chúc an lành cho Xuân Bính Thân 2016. Đặng Xương Hùng https://www.facebook.com/dang.xuonghung/posts/10207277505449413  
......

Đức quốc: Thảo luận bàn tròn về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam

BERLIN –  Hôm 26 tháng 01 năm 2016, một buổi Thảo luận bàn tròn về tình trạng của blogger và tôn giáo Việt Nam được tổ chức trong tòa soạn báo ZEIT Online tại Berlin, Đức quốc. Tham dự buổi Thảo luận bàn tròn này gồm có ông Sven Hansen, Biên Tập Viên Phụ Trách Á Châu của nhật báo taz (Die Tageszeitung), Đức ông Klaus Kramer, Chủ Tịch Tổ Chức Truyền Giáo missio (có trụ sở tại Aachen, Đức quốc: http://www.missio.de/) và blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió). Trong buổi Thảo luận này, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới Đức (Reporter ohne Grenzen ROG) và Tổ Chức Truyền Giáo missio phát động chiến dịch Thỉnh nguyện thư đòi tự do cho Lm. Nguyễn Văn Lý. Đức ông Klaus Kramer, Chủ Tịch missio và Christian Mihr, Giám đốc Phóng Viên Không Biên Giới Đức đã thông báo về chiến dịch truyền thông xã hội #freeLy (Tự do cho cha Lý) với Thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền Đức thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý cũng như hủy bỏ điều 258 luật hình sự, một điều luật vi phạm hiến pháp cho phép sự đàn áp tự do ngôn luận và thông tin. Hai ông Kramer và Mihr đồng ý với nhau rằng tự do thông tin, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời được, điển hình là ở Việt Nam. Theo ông Mihr thì tín đồ công giáo trong số những blogger bị cầm tù tại Việt Nam có tỷ lệ khá cao. Còn theo Đức ông Kramer, mặc dù mối quan hệ giữa nhà thờ và nhà nước Việt Nam đang có dấu hiệu hoà dịu nhưng các giám mục Việt Nam vẫn lo lắng rằng dự luật tôn giáo đang được bàn thảo vẫn còn đặt vấn đề gọi là lạm dụng quyền tự do dân chủ hay tự do tôn giáo sẽ bị trừng trị, và như thế cho phép áp dụng luật một các tùy tiện. Blogger Bùi Thanh Hiếu chỉ ra rằng nhà chức trách CSVN đã thay đổi chiến thuật đối với các blogger, gần đây việc bắt giam blogger ít khi xẩy ra vì sẽ khuấy động dư luận quốc tế, điều mà nhà cầm quyền CSVN muốn tránh. Thay vào đó sai côn đồ đánh đập blogger ngay trên đường phố. Và như vậy nhà cầm quyền và cảnh sát sẽ xem như không can dự gì đến việc này. Blogger Buì Thanh Hiếu cảm ơn Phóng viên Không Biên giới và Missio Aachen về chiến dịch vận động tư do cho LM. Nguyễn Văn Lý và yêu cầu đừng quên các blogger khác, những người ít nổi tiếng hơn nhưng cũng bị đàn áp nặng nề. Nguồn:chantroimoimedia.com
......

Đức Hồng Y Marx nhận xét sự mở cửa của Việt Nam cho các giá trị tự do: „Tiến tới từng bước một“

Cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Reinhard Marx, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Liên Minh Âu Châu và thành viên của Hội Đồng Hồng Y tại Vatican của phóng viên Burkhard Jürgens thuộc Thông Tấn Xã Công Giáo Đức (KNA) có trụ sở tại Bonn-Đức quốc với nội dung được Nguyễn Quang (DĐVN21) chuyễn ngữ như sau: Thông Tấn Xã Công Giáo (KNA): Thưa Đức Hồng Y Marx, chúng ta nói chuyện thoải mái được không ? Hồng Y Reinhard Marx: Lẽ dĩ nhiên, tôi không tin ở đây có cài máy nghe lén, để làm gì cơ chứ...? Tôi đã có buổi thảo luận thẳng thắn với các đại diện nhà nước. Chẳng hạn, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tuyên bố: "Chúng tôi chào mừng sự phát triển của giáo hội". Tôi đã đáp lại: "Nhưng thưa ông chủ tịch, học thuyết Mác phủ nhận điều này, vì ở đâu một xã hội tiến lên xã hội chủ nghĩa, nơi đó tôn giáo xét theo học thuyết sẽ chết dần". KNA: Và ngược lại Ngài có xác tín ông ấy được không ? ĐHY Marx: Cảm tưởng của tôi là : Những người đối tác thảo luận với chúng tôi đã không mấy phấn khởi bảo vệ cho ý thức hệ của họ. Trái lại họ nói rằng, chúng tôi muốn đồng bào có cuộc sống vật chất tốt đẹp hơn. Vì thế chúng tôi muốn phát triển một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đó cũng luôn là điều mà họ không có gì để chống khi Giáo hội hoạt động cho người nghèo. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc rất hãnh diện đã biểu dương 25 vườn trẻ công giáo. Việc này tiếp tục như thế nào, chúng ta cần phải theo dõi. Tôi có nói với các vị Giám mục ở đây: Các Ngài phải tự sửa soạn cho các lãnh vực trường học, đại học và công tác đào tạo. KNA: Như vậy sự giới hạn tự do tôn giáo không đến nỗi tồi tệ ? ĐHY Marx: Các vị Giám mục, linh mục và giáo dân tiếp xúc với chúng tôi cho biết : Từng bước một, người ta có thể tiến tới phía trước. Giáo hội đang phát triển : Dân chúng Việt Nam trẻ trung, và Giáo hội cũng vậy. Đối diện với các Ban nhà nước, như Ủy ban về các vấn đề tôn giáo của quốc hội và Ủy ban đặc trách của bộ nội vụ, chúng tôi đã công khai nêu ra những điểm đang còn gây sức ép nặng nề. Là những đại biểu từ Đức, chúng tôi nhấn mạnh những yêu cầu trong các cuộc nói chuyện : Luật tôn giáo nên tiếp tục triển khai, hủy bỏ các giới hạn trong việc đăng ký cộng đồng tín ngưỡng và tạo điều kiện cho Giáo hội cũng như các tôn giáo khác tham gia hoạt động xã hội trong các lãnh vực như thiện nguyện Caritas, đào tạo và y tế. KNA: Cơ hội cho một sự phát triển tích cực thật sự sẽ có triển vọng tốt như thế nào vào lúc đại hội Đảng CS sắp diễn ra ? ĐHY Marx: chúng tôi để ý thấy là trong nội bộ đảng và ở các cán bộ cũng có nhiều lập trường khác biệt. Điều này tôi không hề thấy ở Cộng hòa dân chủ Đức trước kia. Nơi này đây các cuộc tranh cãi diễn ra công khai với nhiều quan điểm khác nhau như trong cuộc thảo luận về Luật tôn giáo. Chúng tôi đến đây trước đại hội đảng thật đúng lúc. Các đại diện giáo hội cũng xác nhận : trong 10, 15 năm qua đã có nhiều cải thiện. Lẽ dĩ nhiên là chưa có tự do tôn giáo như chúng ta mong muốn. Nhưng sự tự do đi lại của giáo hội ngày càng tốt hơn. Và tôi không có cảm tưởng là đảng muốn đảo ngược chính sách, trái lại còn muốn mở rộng tự do hơn. Tuy nhiên ở đảng cộng sản, người ta không bao giờ biết rõ điều gì có thể xảy ra khi nào và như thế nào. Chúng tôi cũng có nghe một số người nói không tin vào những thay đổi. KNA: Hiện tại Việt Nam và Liên Minh Âu Châu (EU) hoạch định một Hiệp định thương mại tự do. Hiệp định này mở cửa cho phương Tây và tạo nhiều tự do, nhưng cũng gây mối lo là quyền công nhân bị xói mòn. Chúng ta có thể trù liệu về sự xung đột này như thế nào ? ĐHY Marx: Chúng ta đang sống trong những mâu thuẫn. Tuy nhiên Hiệp định thương mại tự do và cả Tổ chức thương mại thế giới WTO mà Việt Nam đã gia nhập là một công cụ nhắc nhở tuân thủ thỏa ước ký kết. Tôi không tin là mọi tiêu chuẩn mong muốn sẽ đạt được trong nay mai. Nhưng đây là con đường phải đi: Có lẽ các công đoàn tự do sẽ được thành lập và một phần lớn định chuẩn lao động chính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng sẽ được chấp nhận - nhưng những việc này sẽ được thực hiện tới đâu lại là một vấn đề khác. Nhưng Việt nam đã đi vào con đường mà Liên Hiệp Quốc hay Chương trình 2030 quy định, điều này cho phép có hy vọng. Tôi không tin Việt Nam sẽ chính thức hay ồn ào rời bỏ tiến trình này, dù rằng còn kéo dài nhiều năm cho đến khi một phong trào công đoàn tự do hay quyền cùng biểu quyết trong các xí nghiệp đạt được hoặc một xã hội dân sự thành hình. Những người khác biệt chính kiến mà tôi đã tiếp chuyện cũng chia sẻ quan điểm này. KNA: Tòa thánh Vatican nỗ lực tiếp cận Việt Nam sau một thời gian băng lạnh ngoại giao. Là thành viên của Hội đồng Hồng y, Ngài đóng vai trò gì trong vấn đề này? ĐHY Marx: Tôi không phải là đại diện của Đức Giáo Hoàng trong quan hệ ngoại giao. Việc này đã có ngài Hồng y thứ trưởng ngoại giao phụ trách, sau này cũng sẽ đến. Những người đối tác thảo luận chính trị với chúng tôi luôn nhấn mạnh là họ rất kính trọng Đức Giáo Hoàng và rất quan tâm đến một mối bang giao tốt. Ở đây có thể kể chính xác : Ai đã đến Vatican và bắt tay Giáo Hoàng Phanxicô. Sự tiếp đón tôi cũng là dấu hiệu họ đánh giá cao sự liên lạc với Giáo hội Công giáo. Họ tin là tôi sẽ tường trình tốt với Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, những gì mà tôi sẽ tường trình dĩ nhiên là tôi nói cho Giáo Hoàng, chứ không phải cho những người cộng sản. Burkhard Jürgens (KNA) Bản dịch của Nguyễn Quang Kardinal Marx über die Öffnung Vietnams für freiheitliche Werte "Schritt für Schritt nach vorn"  
......

Thông cáo báo chí của Hội Đồng Giám Mục Đức-Quốc

“Từ một Giáo Hội bị đàn áp đã đi đến một Giáo Hội mạnh mẽ” Đức Hồng-Y Marx kết thúc chuyến công du tới nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hôm nay, Chủ nhật, 17 tháng Giêng 2016, vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Hồng-Y Reinhard Marx đã trở về lại nước Đức sau 9 ngày thăm viếng Việt Nam (8–17 tháng giêng 2016). Ngài tổng kết rằng đã đạt được thành quả tốt trong những cuộc gặp gỡ với các vị Giám Mục Việt Nam, với những vị đại diện các tôn giáo khác, đại diện chính quyền cũng như kinh tế. Chuyến viếng thăm đã diễn ra ở những khu thuộc phạm vi rộng của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; dự định đến thành phố Vinh, miền Trung Việt Nam, để đàm thoại với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, cũng là Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Việt Nam về Công Lý và Hòa Bình, đã bị các cơ quan nhà nước ngăn cấm. Đức Hồng-Y Marx dùng chuyến viếng thăm này để nói lên tình liên đới giữa Giáo Hội Đức quốc với các tín hữu công giáo tại Việt Nam. Chuyến công du cũng nhấn mạnh sự hỗ trợ quốc tế cho một Giáo Hội đã bị đàn áp trong những thập niên qua và hiện giờ đang được hưởng một mức độ tự do nhất định, để có thể thi hành những trách nhiệm mục vụ. “Những viên chức của giáo hội mà tôi gặp gỡ trao đổi nói rõ là Giáo Hội Việt Nam có thể làm được rất nhiều việc - nhưng bị lệ thuộc vào thời vận chính trị của chính quyền trung ương cũng như lòng hảo tâm của các cơ quan hành chánh địa phương. Đây không phải là tự do tôn giáo được bảo đảm bằng luật pháp như chúng ta mong muốn, nhưng tình hình hiện nay cũng khác xa so với trạng huống giáo hội bị đàn áp trong những thập niên trước.” Đức Hồng-Y Marx tin chắc rằng, là từ một Giáo Hội bị đàn áp đã đi đến một Giáo Hội mạnh mẽ. Ngài nói tiếp: “Tôi không những chỉ cảm nhận được ở các Đức Giám Mục và Linh mục, song ngay cả ở số đông các tín hữu một sức mạnh tinh thần lớn và lòng không sợ hãi. Đây là nền tảng cho một tương lai tốt đẹp của Giáo Hội này.” Trong buổi gặp gỡ với chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc, trong đó bao gồm tất cả mọi tổ chức và đoàn thể xã hội dưới sự chỉ đạo của nhà nước, với ủy ban văn hóa quốc hội cũng như với ủy ban nhà nước cho những vấn đề tôn giáo, vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã thảo luận những bước phát triển kế tiếp cho tự do tôn giáo cũng như mối tương quan giữa nhà nước và Giáo Hội. Đức Hồng-Y Marx đã lên tiếng công nhận những cải tiến của những năm qua, không riêng chỉ việc cho phép Giáo Hội quyết định đào tạo bao nhiêu linh mục để đáp ứng trách nhiệm mục vụ. Ngài cũng nêu lên những phê bình của các vị Giám Mục Việt Nam về dự án đạo luật tôn giáo với những bổn phận phải ghi danh và báo cáo tỉ mỉ, có thể là cái cổng-yết-hầu dẫn đến tình trạng kiểm soát toàn bộ Giáo Hội Việt Nam. Trong những thánh lễ công cộng tại Hà Nội, Tam Đảo, Sở Kiện, thành phố Hồ Chí Minh có hàng mấy ngàn người tham dự, Đức Hồng-Y Marx luôn đề cập đến tự do tôn giáo. Tại nhà thờ chính tòa thành phố Hồ Chí Minh, Đức Hồng-Y Marx đã kêu gọi sống từ lòng thương xót của Thiên Chúa; lòng thương xót này vượt qua mọi ranh giới, tường thành cũng như mọi hận thù và tạo điều kiện cho con người bắt đầu một cuộc sống mới: “Hành động của Chúa Giêsu đánh dấu và tạo điều kiện cho một cách nhìn mới. Cho tới nay nó vẫn có giá trị cho các lãnh vực xã hội, văn hóa và chính trị; là những lãnh vực được kêu gọi vượt qua những ranh giới.” Trước đó Đức Hồng-Y Marx đã gặp gỡ và trao đổi với Đức Tổng-Giám-Mục Sài-Gòn, Phaolô Bùi Văn Đọc. “Việt Nam là một xã hội đang trong tiến trình thay đổi và đang nỗ lực để có một định hướng căn bản cho tương lai. Nhiều thế lực trong và ngoài đảng Cộng Sản tham gia vào cuộc tranh luận xã hội này”, đó là nhận định của Đức Hồng-Y Marx. Ở Hà Nội Ngài đã có cơ hội gặp gỡ các nhà bất đồng chính kiến; và ở thành phố Hồ Chí Minh Ngài đã trao đổi với giới trí thức công giáo. “Về mặt kinh tế Việt Nam là một xã hội tư bản. Xã hội này bị cộng sản cai trị. Mô thức này đưa đến những căng thẳng trầm trọng; nó không đáp ứng được những đòi hỏi tự do ngày càng lớn và rất khó tổ chức được tình liên kết xã hội lâu dài”. Vì thế Đức Hồng-Y Marx luôn nhắc lại trong những buổi gặp gỡ các đại diện chính giới, cũng như với các giám đốc người Đức ở thành phố Hồ Chí Minh và trong buổi gặp gỡ tại một trường huấn nghiệp giúp các thiếu niên nghèo (do những tổ chức giáo hội và xã hội Đức nâng đỡ), về nền tảng giáo huấn xã hội của công giáo đi con đường thứ ba bên kia chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đức Hồng-Y Marx đã thăm viếng các xưởng dệt ở cả miền Bắc cũng như miền Nam, để có được một ấn tượng về điều kiện lao động và sản xuất. Trong dịp này đã sáng tỏ một điều là, cơ chế giám sát của nhà nước bảo đảm một cách tổng quát tình trạng có thể chịu được cho công nhân - trong ngành kỹ nghệ dệt vải nhất là phụ nữ - nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về luật lệ công đoàn. “Nhưng người ta được phép hy vọng rằng, với mức độ gia tăng hợp tác quốc tế này, trong trung hạn sẽ dẫn tới một sự thay đổi”, Đức Hồng-Y Marx nghĩ như thế. Ngày cuối của chuyến viếng thăm đã dành cho nhà dòng Thủ-Thiêm. Nhà dòng này được xây dựng vào năm 1840; có 300 nữ tu; nằm chung với một nhà thờ giáo xứ trong một khu vực thành phố, mà người ta muốn thay đổi hoàn toàn thành một khu kinh tế với những căn nhà cao tầng. Các vị nữ tu cùng với cả Giáo Hội Việt Nam đang chống lại lệnh giải tỏa của nhà nước. Đức Hồng-Y Marx đã nói lên tình liên đới của các vị giám mục Đức-Quốc đối với các nữ tu, cũng như lời cảm ơn chính phủ Đức-Quốc vì thái độ ân cần trong vụ này. “Sự xung đột đang diễn ra ở đây đi ra xa khỏi nguyên nhân cụ thể. Vấn đề đặt ra là chương trình hiện đại hóa kinh tế có được phép (theo nghĩa của từ ngữ) đạp nát cuộc sống xã hội với những hình thức sinh hoạt đa dạng và lịch sử của nó không. Và câu hỏi được đặt ra là: Có hay không những quyền và giá trị, mà người ta không được phép hy sinh cho động cơ lợi nhuận.” Đức Hồng-Y Marx hứa với Giáo Hội Việt Nam rằng, chính trong giai đoạn biến chuyển khó khăn này các vị giám mục Đức-Quốc sẽ đứng sát vai với Giáo Hội Việt Nam. Minh Hoài lược dịch Bản tiếng Đức: http://www.thongtinducquoc.de/node/2617http://www.dbk.de  
......

Biểu tình cho nhân quyền tại Berlin nhân QTNQ 2015

Sinh hoạt của Cộng đồng NVTN tại Đức nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2015 Berlin: Brandenburger Tor Berlin – Đúng 1 giờ trưa ngày 12.12.2015, chương trình kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 2015 đã bắt đầu trên quảng trường Pariser trước cổng Brandenburg của thủ đô Bá Linh. Tuy mùa đông năm nay nhiệt độ ấm hơn mọi năm, nhưng từng cơn gió bấc thổi về cũng đủ buộc người tham dự phải mặc 3, 4 lớp áo.   Sau nghi thức chào cờ Đức, Việt và mặc niệm, bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức, gửi lời chào và cám ơn các đoàn thể, cá nhân đến tham dự buổi sinh hoạt. Vì cùng ngày cũng có buổi sinh hoạt tương tự diễn ra ở Frankfurt nhưng số người tham dự khá đông ngoài dự kiến của Ban tổ chức. Có những người đến từ rất xa như miền Nam, tận Hòa Lan và Đan Mạch. BS Mỹ Lâm nhắc nhở về ý nghĩa của ngày QTNQ và nhấn mạnh rằng mãi tận bây giờ, 67 năm khai sinh ra bản Tuyên Ngôn QTNQ, nhân quyền tại Việt Nam vẫn không hề được nhà cầm quyền CSVN tôn trọng. Muốn có nhân quyền, người Việt phải đứng lên đòi lại những gì đang bị chế độ độc tài cướp mất bấy lâu nay. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh thuộc BCH Liên Hội đã giải thích bằng tiếng Đức và cả Anh cho người đi đường hiểu rõ vì sao người Việt tại Đức xuống đường giữa dòng người nhộn nhịp tại quảng trường vốn là một tụ điểm thu hút du khách bốn phương. Ngoài việc sơ lược bối cảnh hình thành bản TN QTNQ vào ngày 10.12.1948, anh nói về tình hình nhân quyền rất tồi tệ tại Việt Nam. Anh không quên nhắc lại biến cố Bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 và khẳng định rằng như Đông Đức, chế độ độc tài Hà Nội rồi cũng sẽ cáo chung vì lòng dân muốn thế. Anh cám ơn nước Đức đã tạo điều kiện cho người Việt sống ở đây có đầy đủ mọi thứ quyền mà ở Việt Nam mơ cũng không có. Ba vị khác đặc biệt của buổi biểu tình là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đại đức Thích Hạnh Thức và nhà báo Trần Quang Thành cũng đã được Ban tổ chức mời phát biểu. Xen kẽ giữa những diễn văn ngắn, lời phát biểu, các bài hát đấu tranh là tiếng hô vang dậy như „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam", „Đả đảo ĐCSVN“, „Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam“. Đoàn người đã mang theo rất nhiều cờ vàng biểu ngữ đủ loại đủ cỡ bằng song ngữ Đức - Việt với những nội dung như: „Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam“, „Không được dùng bạo lực đàn áp dân“, „Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng“, „Tự do cho Đặng Xuân Diệu“, „Yêu cầu trả tự do lập tức cho tù nhân chính trị", „ĐCSVN hèn với giặc, ác với dân“, „ĐCSVN phải trả lại quyền làm người lại cho nhân dân“, … Sau đó, đoàn đã diễn hành hai vòng quanh Pariser Platz trong tiếng nhạc đấu tranh và lời giải thích của anh Tôn Vinh. Truyền đơn về tình trạng chà đạp nhân quyền đã được BTC phát cho người qua đường. Nhiều du khách và dân địa phương đã biểu lộ sự đồng tình. Trước khi kết thúc phần 1 chương trình kéo dài khoảng 90 phút, đoàn đã đứng chung lại với cờ và biểu ngữ để hát chung 3 bài „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Trả lại cho dân“ và „Việt Nam, Việt Nam“. Bác sĩ Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội NVTN tại CHLB Đức Linh mục Nguyễn Văn Khải Đại Đức Thích Hạnh Thức (Chùa Viên Giác, Hannover) Thánh lễ tại nhà thờ St. Aloysius Rời Brandenburger Tor, mọi người di chuyễn về nhà thờ St. Aloysius để dự Thánh lễ vào lúc 16 giờ. Linh mục Nguyễn Văn Khải đã cùng Cha xứ quản nhiệm nhà thờ Antôn Đỗ Ngọc Hà cùng đồng tế. Buổi Thánh lễ có tính cách đặc biệt của mùa Vọng, đón sinh nhật Chúa Ngôi Hai đã diễn ra trong tiếng nhạc và lời những bài thánh ca mang lại cho người tham dự, dù là không phải Công Giáo, cảm giác an lành, ấm áp. Trong phần dâng lời nguyện, chị Trương Ngọc Hòa đã hướng cử tọa về những người tù nhân lương tâm, đặc biệt là những người còn đang bị đọa đày trong ngục tù vì tội yêu dân, yêu nước như Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Peter Hồ Đức Hòa, Franxicô Đặng Xuân Diệu, Trần Thị Thúy … Thắp nến và hội thảo cho nhân quyền VN trong hội trường nhà thờ Phần cuối chương trình sinh hoạt QTNQ 2015 bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm lúc 18 giờ sau buổi cơm chiều thịnh soạn với đủ loại bánh ngọt, trái cây và thức uống do một số anh chị em thiện nguyện tại Berlin khoản đãi. Sau diễn văn ngắn của BS Mỹ Lâm, ông Nguyễn Văn Rị đã đứng ra điều hợp buổi thắp nến trong tiếng nhạc bài „Kinh hòa bình“ do ca đoàn nhà thờ đảm nhiệm. Từng ngọn nến được mỗi tham dự viên lần lượt mang lên trước sân khấu để nối thành hình bản đồ Việt Nam một cách trang trọng. Đoạn phim „40 năm nhìn lại“ được thực hiện rất công phu và chuyên nghiệp đã đưa mọi người vào cuộc hành trình bằng hình ảnh từ trước ngày 30.4.1975 đến cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ đang diễn ra. Phim được cử tọa tán thưởng nồng nhiệt. . Kế đến là phần nối kết viễn liên với hai thanh niên CG vừa trải qua 4 năm tù vì „tội yêu nước nhưng không yêu XHCN“. Hai anh J.B. Nguyễn Văn Oai và J.B. Thái Văn Dung đã cám ơn BTC và Cha Khải, đồng thời chia sẻ những suy tư của mình về ngày QTNQ. Hai anh cũng sơ lược về sự sách nhiễu và bạo hành liên tục của nhà cầm quyền đối với TNLT và những ai dám đứng lên đòi những quyền làm người căn bản như tự do ngôn luận, lập hội, đi lại. Nhưng dù bao gian khó, các anh cũng quyết tâm đi con đường mình đã chọn là tiếp tục đấu tranh không sờn lòng để đất nước có ngày tươi sáng. Vài hình ảnh của hai anh Oai và Dung được chiếu lên cho mọi người biết mặt. 10 phút chia sẻ từ quốc nội đã được cả hội trường im lặng lắng nghe với nhiều cảm thông. LM Nguyễn Văn Khải được mời lên diễn thuyết và Cha đã chia sẻ về tấm lòng và vai trò của  người Việt hải ngoại đối với cuộc đấu tranh, đối với các TNLT. Cha nhấn mạnh: „Muốn lấy lại quyền làm người thì phải đứng dậy đấu tranh quyết liệt để đòi lại. Cha nhắc lại chiến thuật „lý - lì - liều“ đã từng được Cha chia sẻ ở nhiều nơi. Nhà báo Trần Quang Thành, người từng đấu tranh chống tham nhũng một cách không khoan nhượng và đã bị các quan tham trả thù bằng cách tạt acid vào mặt đã lên cầm mic cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ ông từ khắp nơi. Ông Nguyễn Thanh Văn chia sẻ cảm tưởng của ông về bài giảng của LM Nguyễn Văn Khải trong Thánh lễ và kêu gọi mọi người „bố thí thực“ bằng cách hỗ trợ phương tiện cho những người can đảm đang đứng lên đòi lại quyền sống và quyền bảo vệ lãnh thổ trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm lăm le thôn tính. Vài góp ý từ phía cử tọa và vài tiết mục văn nghệ là phần sau cùng của một ngày sinh hoạt đầy ý nghĩa./. Nguyễn Phan Hình ảnh: Nguyễn Minh Thông Bản tin được cập nhật ngày 14.12.2015. Một số hình ảnh biểu tình tại Frankfurt nhân ngày QTNQ 2015:
......

Vươn Lên Từ Vực Thẳm

Phê bình sách mới Vươn Lên Từ Vực Thẳm Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945 – Giai đoạn 1945-1950 Tác giả:    Tôn Thất Thông Nhà xuất bản:  Hồng Đức &       Phương Nam Book Xuất bản:   Tháng 11.2015 Khổ giấy:    14,5 x 20,5 cm Số trang:    477 trang Phát hành:   Nhà sách Phương Nam Giá ở Việt Nam: 150.000 ĐVN Ở ngoại quốc:    8€ + tiền gửi từ Đức Từ một đất nước bị tàn phá khốc liệt, chủ quyền đã mất, xã hội băng hoại, trầm cảm tập thể, hoang mang và tuyệt vọng, làm thế nào mà dân tộc Đức có thể vươn lên được để trở thành cường quốc số một của châu Âu sau một thời gian ngắn? Tác phẩm Vươn Lên Từ Vực Thẳm sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời. Trước hết trong phần đầu, tác giả cung cấp những tin tức về bối cảnh lịch sử trong lúc chiến tranh còn tiếp diễn. Mặc dù phần này không dài, nhưng giúp người đọc biết khá nhiều đến những hội nghị thượng đỉnh chi phối nền chính trị của Đức, của châu Âu và cả thế giới trong thời hậu chiến. Phần này cũng cho độc giả một cái nhìn rất rõ nét về nước Đức sau 1945: chính sách chiếm đóng hà khắc của các nước đồng minh, 50% hộ gia cư bị tàn phá không sử dụng được, 12 triệu người bị trục xuất từ các vùng phía đông, nạn đói ba năm với khẩu phần ăn không đủ cho con người có sức hoạt động, nhân tài bỏ chạy ra ngoại quốc, kinh tế kiệt quệ chỉ còn 20% so với 1936, lạm phát phi mã v.v… Các chương sau nhằm cung cấp dữ liệu và phân tích để độc giả tự tìm thấy lời giải cho câu hỏi nêu trên. Sách trình bày những kinh nghiệm thực tiễn về một chính sách kinh tế độc đáo chưa từng được thử nghiệm từ trước tại một nước nào trên thế giới, đấy là chính sách Kinh tế Thị trường Xã hội. Sách còn cho độc giả thấy tinh thần sáng tạo của chuyên gia Đức khi trăn trở đi tìm lý thuyết riêng cho phù hợp với xã hội hậu chiến, về sự khôn ngoan của chuyên gia và chính trị gia lúc đưa ra khung luật pháp phù hợp với dân tộc tính, về việc xây dựng tinh thần xã hội nhân ái trong quan hệ giữa con người với nhau trong môi trường kinh tế, về tính thỏa hiệp tự nguyện giữa những thành viên trong kinh tế và xã hội vốn bản chất là đối lập nhau, về nghệ thuật của nhà cầm quyền khi giải quyết xung khắc giữa các thành viên bằng cách thúc đẩy thỏa hiệp thay vì sử dụng quyền lực để o ép v.v… Bàng bạc trong tác phẩm, người đọc tinh ý có thể tự rút ra được những bài học lịch sử bổ ích. Thí dụ, độc giả sẽ ngạc nhiên là những người có công xây dựng nước Đức bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau với những xu hướng chính trị khác nhau. Sau chiến tranh, người chống Hitler thì lên nắm quyền lực, đảng viên trung kiên của Quốc xã thì lo sợ bị thanh trừng. Thế mà như một phép mầu, sự hoà hợp đến một cách bình thản đến độ ngạc nhiên, mặc dù trước đó họ còn là những người thù địch. Người bộ trưởng kinh tế Ludwig Erhard, vốn đã âm thầm chống Hitler trong suốt 12 năm công chức, ông xem như chuyện bình thường khi tuyển dụng chuyên gia thượng thừa Quốc xã Alfred Müller-Armack về làm đổng lý văn phòng. Có lẽ nhờ tinh thần hòa hợp đó mà Müller-Armack đã phát huy trí tuệ để cống hiến những chính sách kinh tế tuyệt vời, làm nền tảng cho Erhard đưa ra quyết định chính trị để tạo nên thần kỳ kinh tế, phồn vinh cho mọi người. Giữa người Đức với nhau trong thời gian đó không ai có cảm nhận kẻ thắng người thua, mà tất cả đều có chung tâm trạng của người dân một nước bị tàn phá, nghèo đói, hoang mang và tuyệt vọng. Đối với họ, đoàn kết để xây dựng quan trọng hơn thanh lọc kẻ khác chính kiến. Có phải chính sự kỳ diệu ấy đã làm cho nước Đức nhanh chóng vươn lên? Giá mà năm 1975, người Việt Nam biết học bài học quí giá này, chắc là Việt Nam hôm nay đã có một bộ mặt khá hơn. Điều rõ nét mà độc giả có thể dễ dàng nhận thấy là, nước Đức hậu chiến bị tàn phá gấp chục lần chúng ta, xã hội băng hoại hơn chúng ta nhiều lần. Thế nhưng họ đã vượt qua được mọi khó khăn để tiến lên vì dân tộc đó có đầy đủ tri thức tập thể, được bồi dưỡng bằng một nền học thuật lâu đời. Điều này thì đâu chỉ có Đức, mà nước nào cũng có thể làm được. Một dân tộc mà người trí thức và giới lãnh đạo có đạo đức, có tự trọng thì dân tộc đó sẽ vươn lên được trong mọi tình huống, không sớm thì muộn. Đấy là bài học lịch sử vô cùng quí báu cho những nước vừa dành được độc lập hoặc vừa thoát khỏi chiến tranh khốc liệt: Xây dựng học thuật cần được xem là nhiệm vụ lớn nhất để vun bồi tri thức tập thể rất cần thiết trong thời gian xây dựng đồng thời tích lũy nội lực để đối kháng lúc lâm nguy. Khi một dân tộc mà người dân có tri thức vững chãi kết hợp với lãnh đạo có đạo đức tài năng, dân tộc đó sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên. Độc giả cũng sẽ hết sức ngạc nhiên về phương pháp đấu tranh rất ôn hoà nhưng hiệu quả để dành lại chủ quyền, về sự chọn lựa khôn ngoan cho một thế đứng chính trị trong bối cảnh lịch sử phức tạp của thế giới đương thời v.v… Nói một cách tổng quát, độc giả sẽ tìm thấy đặc điểm kinh tế Đức là gì, hệ thống lý thuyết và chính sách kinh tế của họ hình thành như thế nào, cũng như nhờ phương pháp nào họ đã ép được các nước đồng minh chiếm đóng làm theo chính sách của họ đã vạch ra, mặc dù trong thời gian đó, họ chỉ có vai trò cố vấn và không có một thẩm quyền quyết định nào hết. Nói đến Đức, chắc mọi người đều biết Angela Merkel, Helmut Schmidt, Willy Brandt nhưng ít ai biết đến tên tuổi của những nhân vật đặc biệt hơn nhiều trong thời hậu chiến. Họ đã đi vào lịch sử Đức như những huyền thoại, và cho đến bây giờ, sau 70 năm họ vẫn còn là những nhân vật huyền thoại sáng giá hơn cả Angela Merkel. Độc giả sẽ làm quen với những nhân vật đó lúc ẩn lúc hiện trong các trang sách. Ngoài nội dung kể trên, sách còn có một chương phụ lục, đặc biệt dành cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu thêm bối cảnh, quá trình hình thành và những móc nối liên hệ giữa các dữ kiện lịch sử được trình bày trong các chương chính. Với tám đề mục độc lập, độc giả có thể đọc hết hoặc đọc một phần và cũng có thể bắt đầu bởi một đề mục nào, vì như đã nói, chương này có tính chất hỗ trợ bổ sung cho những ai muốn nghiên cứu sâu hơn về lịch sử và lịch sử kinh tế trình bày trong phần chính của sách. Tác giả không sa đà vào những vấn đề quá chuyên môn, nhưng vẫn giữ được chiều sâu của vấn đề được trình bày. Độc giả đại chúng có thể say mê theo dõi các dữ kiện lịch sử với những hình ảnh rất ấn tượng và một văn phong thoải mái, đôi lúc ra ngoài khuôn khổ sự nghiêm chỉnh của sách lịch sử. Giới nghiên cứu thì dễ dàng tìm thấy trong sách mối liên hệ giữa các sự kiện. Mỗi chi tiết quan trọng đều được diễn giải thêm bằng chú thích, trích nguồn tham khảo, cho nên nhà nghiên cứu có thể yên tâm sử dụng tư liệu đáng tin cậy cho công trình nghiên cứu của mình.    Tác giả đã du học, làm việc và sinh sống tại CHLB Đức hơn 45 năm. Hàng ngày tiếp cận nguồn tin tức phong phú từ báo chí, truyền thanh, truyền hình, tham khảo gần 100 cuốn sách của các sử gia và kinh tế gia hàng đầu như Werner Abelshauser, Wolfgang Benz, Ludwig Erhard, Walter Eucken, Guido Knopp, Alfred Müller-Armack, Rolf Steininger, Wilhelm Treue v.v… cho nên nhận xét chung, tác phẩm này là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đáng tin cậy và có hàm lượng tri thức phong phú. Sách được Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách trân trọng viết lời giới thiệu, trước đó được nhiều chuyên gia tên tuổi (GSTS Nguyễn Đức Quí, TS Nguyễn Xuân Xanh, Trần Trọng Thức, TS Nguyễn Thanh Hùng v.v…) đọc lại, hiệu đính và bổ sung, cho nên độc giả có thể yên tâm về chất lượng. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm nên có trong tủ sách gia đình cũng như các thư viện phục vụ cho nghiên cứu lịch sử kinh tế. Sách có thể mua tại Phương Nam hoặc tại các nhà sách lớn từ Nam tới Bắc. Độc giả ở ngoại quốc có thể liên lạc với NguoiDiemSach@yahoo.com để nhận thêm thông tin của nhà phân phối tại châu Âu. Xin trân trọng giới thiệu. Người Điểm Sách
......

Các nhà hoạt động dân chủ VN gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

Một số nhà hoạt động dân chủ VN trong và ngoài nước, trong đó có một số đảng viên đảng Việt Tân đã đến Miến Điện từ ngày 7 đến 12.12.2015 để gặp gỡ và học hỏi từ nhiều tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và truyền thông đóng vai trò quan trong trong quá trình dân chủ hoá đất nước này. Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, phái đoàn các nhà hoạt động dân chủ VN đã tiếp xúc với Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Đảng do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.  Tại trụ sở Đảng NLD tại Yangon, phái đoàn đã được phát ngôn nhân Đảng, ông Nyan Win chào đón. Sau đó, Tướng U Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự của Đảng đã trao đổi với đoàn về vấn đề đối lập chính trị, một yếu tố cần thiết trong quá trình dân chủ hóa một đất nước.  Tướng U Tin Oo từng là tổng tư lệnh của quân đội Miến Điện. Ông cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ Miến Điện. Vào năm 1988, ông đã tách ra khỏi chế độ quân phiệt và kết hợp với bà Suu Kyi để thành lập đảng NLD. Sau đó ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Đảng NLD, và bà Suu Kyi là Tổng thư ký Đảng. Ông cũng từng bị nhà cầm quyền phân phiệt bắt giam 15 năm vì những hoạt động đối lập của mình.  Tướng U Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học, đặc biệt là vai trò cũng như đường lối mà Đảng NLD thực hiện để góp phần đưa công cuộc dân chủ hóa của đất nước Miến Điện đến ngày hôm nay. Với kết quả thắng cử của đảng NLD vừa qua, ông U Tin Oo cho rằng đó chỉ là một chặn đường và còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn và thật sự dân chủ. Ông cũng chia sẻ rằng Đảng NLD đã quyết định không bày tỏ sự hân hoan đối với cuộc bầu cử vừa qua. Vì đối với họ, đây vẫn chưa là một cuộc bầu cử tự do thực sự, khi 25% số ghế Quốc hội vẫn do Quân đội chỉ định. Thêm vào đó, vì người dân có quá nhiều sự kỳ vọng vào đảng của ông trong vai trò là Đảng cầm quyền kế tiếp, thử thách đối với Đảng NLD càng to lớn. Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền, ông nói: "Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ." Nói về đường lối đấu tranh của đảng NLD, ông nói: "Phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động, kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi.” Khi được cho biết có một số các anh em hoạt động đã bị chính quyền CSVN ngăn chặn khi sang Miến Điện kỳ này, người đại diện Đảng NLD cho biết họ cũng từng đối mặt với khó khăn tương tự. Đã từng có thời gian, tất cả thành viên của Đảng NLD đã bị chính quyền quân phiệt cấm xuất cảnh và họ cũng phải tìm những phương cách để ra ngoài gặp gỡ quốc tế. Tướng U Tin Oo trong phần trao đổi đã bày tỏ sự cảm kích đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Ông cho biết trong lúc phong trào Miến Điện đang đối đầu với những khó khăn thì các chính phủ trong ASEAN đã không ủng hộ họ. Ngược lại, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các phong trào dân chủ ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ông gởi lời cám ơn đến người dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Miến Điện cho công cuộc đấu tranh vì ước mơ chung: đó là tự do, dân chủ, và nhân quyền. Để có cái nhìn sâu hơn về sự thành công của Miến Điện, các anh chị em đảng Việt Tân cùng với 7 anh em hoạt động từ Quốc Nội sẽ gặp gỡ thêm nhiều tổ chức xã hội dân sự, truyền thông Miến Điện và tổ chức quốc tế trong những ngày sắp tới./.
......

Thư Mời Tham Dự Hội Tết Bính Thân 2016 - Köln

THƯ  MỜI THAM DỰ HỘI TẾT ĐỐNG ĐA – XUÂN DÂN TỘC – BÍNH THÂN 2016 Kính thưa quý vị Đại Diện các Tổ chức, Tôn Giáo, Đoàn thể Kính thưa qúy vị Đại Diện Liên Hội và các Hội đoàn NVTNCS tại CHLB Đức Kính thưa quý Đồng Hương Một lần nữa Tết Nguyên Đán lại đến với chúng ta nơi viễn xứ. Trong dịp này HNVTNCS tại Köln kính mời tòan thể qúy vị đến tham dự Hội Tết Đống Đa Xuân Dân Tộc Bính Thân sẽ được tổ chức vào : Ngày Thứ Bảy, 30 Tháng 1 Năm 2016, lúc 17 giờ 30 tại Hội Trường Heinrich-Heine- Gymnasium Hardtgenbuscher Kirchweg 100 51107 Köln-Ostheim - Hội Tết tại Köln là một Sinh Hoạt Cộng Đồng mục đích gíup giới trẻ thuộc thế hệ thứ 2,thứ 3 hiểu biết thêm về lịch sử, phong tục,tập quán,văn hóa và cội nguồn dân tộc. - Hội Tết cũng là cơ hội để thế hệ thứ 1 gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, tâm tình, ôn lại những kỷ niệm tha hương vui buồn trên những chặng đường lịch sử đã trải qua.. - HNVTNCS tại Köln sẽ cống hiến qúy vị một đêm văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt cuả Ban nhạc trẻ Köln-Bonn thế hệ thứ 2 và các Văn Nghệ Sĩ tên tuổi,quen thuộc đến từ khắp các miền nước  Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan và Bỉ quốc.. - Và đặc biệt để chuẩn bị đón xuân trong gia đình, BTC kính mời qúy vị ghé thăm những gian hàng ẩm thực dồi dào và cùng nhau thưởng thức những món ăn đầy hương vị ngọt ngào quê hương ngày Tết. Sự hiện diện đông đủ của quý vị là một vinh dự, một khích lệ lớn thể hiện tinh thần đồng hương và cũng là một món quà giá trị đầu xuân qúy vị đã dành cho Hội NVTNCS tại Köln. Trân trọng kính mời Köln, ngày 25 tháng 11năm 2015 TM/BCH Hội NVTNCS tại Köln Nguyễn Hữu Dõng TB: Mọi chi tiết & đóng góp Văn Nghệ, Ẩm Thực xin liên lạc địa chỉ:  hnvtnkoeln@gmail.com       chân thành cám ơn qúy vị!
......

Allein gegen Vietnams korrupte Justiz (Một mình chống lại tư pháp tham nhũng ở Việt Nam)

Đó là tựa đề bài báo của ký giả Frederic Spohr, được đăng ngày 25.11.2015 trên tờ Handelsblatt, một tờ báo chuyên ngành kinh tế hàng đầu tại Đức, nhân dịp Trương Tấn Sang được bà thù tướng Angela Merkel tiếp kiến, trình bày về vụ nhiều nhà doanh nghiệp Đức bị lửa tại Việt Nam. Trong số đó có ông Heiko Grimm, một doanh nhân ngành du lịch đã mất sạch 30.000 $ tiền ông ta đầu tư tại Việt Nam. Bài báo được Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Forum VN 21) tóm dịch ra Việt ngữ: Cùng lúc Trương Tấn Sang đang công du Đức quốc, một doanh nhân từ tiểu bang Sachsen, ông Heiko Grimm, yêu cầu chính phủ CHLB Đức giúp bồi thường cho ông số tiền ông bị lừa tại Việt Nam. Ông Heiko Grimm, giám đốc công ty du lịch ITI-Holiday, ngỏ ý với báo Handelsblatt chính phủ CHLB Đức, thay vì mơn trớn, nên nói thẳng với Truong Tấn Sang rằng nạn tham nhũng rất trầm trọng tại Việt Nam. Chính phủ CHLB Đức chỉ hỗ trợ các công ty, tập đoàn lớn mà không giúp cho các doanh nghiệp cấp trung và các doanh nghiệp nhỏ khi họ bị lừa. Những lời phát biểu của ông Grimm là do chính ông rút từ kinh nghiệm bản thân. Ông đã quá tin tưởng vào một bạn hàng đối tác Việt Nam và đầu tư số tiền 30.000 $ (ba mươi ngàn US $) vào một công ty du lịch tại Việt Nam năm 2012. Từ ba năm nay, ông tìm đủ mọi cách lấy lại số tiền đầu tư này. Vài tháng sau khi đầu tư, Heiko Grimm trở lại Việt Nam thì được biết khi đăng ký thay vì tên ông Grimm thì lại là tên bà vợ người đối tác kinh doanh được đăng ký. Người ta còn giả mạo chữ ký của ông cần cho việc đăng ký. Khiếu nại của ông Grimm tại các cơ quan nhà nứớc hoàn toàn vô hiệu quả. Số tiền 30.000 $ không cánh má bay. Trả lời câu hỏi của báo Handelsblatt bộ kinh tế và năng lượng Đức (KTNLĐ) cho hay bộ đã biết đến trường hợp công ty ITI-Holiday bị lừa. Vụ này là một trong nhiều vụ  nhiều doanh nhân Đức đã than phiền và kêu gọi chính phủ CHLB Đức can thiệp. Tuy nhiên bộ KTNLĐ không trả lời chi tiết. Trên nguyên tắc, bộ KTNLĐ rất chú tâm quan sát tình hình của các công ty Đức ở nước ngoài và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn pháp lý hay chính trị với các cơ quan chính quyền sở tại. Một phát ngôn viên cho biết từ năm 2008 chính phủ liên bang Đức thường xuyên trao đồi với chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ cuộc đối thoại được gọi là „Đối thoại về nhà nước pháp quyền“. Heiko Grimm đã mất thêm khoảng 15.000 $ trả cho luật sư cho vụ lừa đảo này tại Việt Nam. Hiệp hội Đức „Thương mại và Đầu tư" cảnh báo về tệ trang tham nhũng tại Việt Nam, về pháp luật không rõ ràng và tính cách quan liêu của các quan chức Việt. Heiko Grimm đã không bỏ cuộc và kiện tiếp. Một tòa án Việt Nam đã lên bản án quyết định tên ông Grimm phải được ghi đồng sở hữu công ty ông đầu tư. Tuy nhiên, bản án này không được thi hành vì  các quan chức trách nhiệm không lưu tâm thi hành án của tòa. Ông Heiko Grimm còn thưa trường hợp này lên đến cấp bộ trưởng và được bộ kinh tế Đức cho biết,  bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh hứa với bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel sẽ xem xét vấn đê. Nhưng mọi chuyện vẫn không đi đến đâu và không được giải quyết. Nhân chuyến thăm của Trương Tấn Sang, ông Grimm lần này còn viết cho bà thù tướng Merkel, yêu cầu bà đặt vần đề với ông Sang về đề tài an ninh pháp lý cho các doanh nghiệp Đức tại Vietnam. Ông Grimm còn đề nghị chính phủ Đức dùng một phần tiển viện trợ cho Việt Nam để giúp cho cac doanh nhân Đức bị lừa tiền tại Việt Nam. Báo Handelsblatt hỏi chính phủ Đức thực sự có đặt vần đề này trong cuộc đàm phán với phái đoàn Việt Nam nhưng đến nay chưa được trả lời./. Nguyên bản tiếng Đức:http://www.handelsblatt.com/unternehmen/mittelstand/reise-unternehmer-al...  
......

Biểu tình chống Trương Tấn Sang tại Frankfurt ngày 26.11.2015

......

40 năm bang giao Đức – Việt: Biểu tình chống Trương Tấn Sang ở Berlin – Đức quốc

TTĐQ cập nhật thêm bản tin Trước Dinh Tổng Thống CHLB Đức: BERLIN – Vào ngày 25.11.2015, đáp lời mời gọi của Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (Liên Hội), biểu tình chống phái đoàn CSVN cấp nhà nước do Trương Tấn Sang cầm đầu đến Berlin nhân dịp 40 năm bang giao Đức – Việt, bà con đã tụ tập trước dinh Tổng thống Bellevue, Berlin. Đúng 10 giờ 45 buổi sinh hoạt đã bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội chào mừng và cám ơn các tham dự viên đã hy sinh một ngày làm việc để về Berlin tham dự một buổi sinh hoạt cần thiết và có ý nghĩa xảy ra trong tuần. Đồng thời bà cũng nói sơ về lý do của cuộc biểu tình. 11 giờ Trương Tấn Sang và đoàn tùy tùng đã được cảnh sát Đức đưa từ phi trường đến dinh tổng thống Bellevue. Với sự điều hợp của Ban tổ chức, ngay lập tức đoàn biểu tình đã giương cao cờ vàng và hô vang trời những khẩu hiệu bằng cả Việt lẫn Đức như „Đả đảo Trương Tấn Sang!“, „Đả đảo bọn buôn dân bán nước!“, „Đả đảo bọn hèn với giặc, ác với dân!“, „Tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam!“ … cho tới khi cả phái đoàn Hà Nội biến mất vào bên trong dinh. Trong lúc đoàn biểu tình tiếp tục hô khẩu hiệu, ông Phạm Công Hoàng đã giải thích cho người qua đường rõ lý do vì sao có cuộc biểu tình này, những tội ác mà ĐCSVN đã và đang mang lại cho dân tộc Việt Nam. Sự việc mới nhất là việc thiếu niên 15 tuổi đã bị tòa án cộng sản tuyên 4 năm tù rưỡi cũng đã được chia xẻ với mọi người khiến ai nấy đều phẫn nộ. Những bài hát đấu tranh như „Dậy mà đi“, „Trả lại cho dân“, „Bầy sâu tham nhũng cộng sản“ … cũng đã có dịp vang lên bầu trời Bá Linh. Trên các biểu ngữ được sử dụng hôm nay, người ta ghi nhận một số nội dung: –         Đả đảo ĐCSVN bán nước hèn với giặc, ác với dân –         Không khủng bố dân –         Tự do, nhân quyền cho mọi người Việt –         Tự do cho Bùi Thị Minh Hằng –         Tự do cho Đặng Xuân Diệu –         Không buôn bán với kẻ độc tài –         #ĐMCS … Khoảng 13 giờ phái đoàn TTSang trở ra và lại một lần nữa được nghe những tiếng hô đả đảo vang dội của những người Việt yêu chuộng tự do, công lý. Đài Deutsche Welle (Làn Sóng Đức) đã thu hình và đưa hình ảnh đoàn biểu tình rực rỡ cờ vàng vào bản tin kéo dài 1phút 24: http://www.dw.com/de/gauck-erwartet-weitere-reformen-in-vietnam/av-18876704 Đi kèm clip Deutsche Welle nhấn mạnh lời tổng thống: „ Ông tổng thống Joachim Gauck mong đợi sẽ tiến bộ về mặt nhân quyền và tự do ngôn luận“. Ngày 15.10.2014 Nguyễn Tấn Dũng đã đến phủ tổng thống và được dàn quân nhạc chào trước phủ. Nơi đó ông Dũng đã nghe rất rõ sự phẫn nộ của đồng bào hải ngoại đối với tội ác của ĐCSVN. Có lẽ rút kinh nghiệm năm trước nên lần này nên ông TTSang không được đứng trước 3 cột cờ trước phủ tổng thống mà phải hưởng nghi thức bên sân trong phủ. Trước Phủ Thủ Tướng CHLB Đức: Chương trình sinh hoạt phần 2 bắt đầu lúc 15 giờ cùng ngày trước phủ thủ tướng, nơi bà Angela Merkel có cuộc gặp ngắn với TTSang. Trong lúc biểu tình, bà BS Mỹ Lâm chia sẻ, đại khái: „Đồng bào trong nước đi biểu tình thì bị công an cấm đoán, đánh đập dã man, thậm chí tống vào tù. Ở đây chúng ta đi biểu tình chống kẻ ác thì chẳng ai dám làm gì chúng ta, chỉ mất chút thì giờ thì tại sao không đi?“ 15 giờ 15 phái đoàn TTSang đến phủ thủ tướng, đoàn biểu tình lại một lần nữa dùng hết sức để thét vang những lời đả đảo những kẻ „hèn với giặc, ác với dân“. Khoảng 16 giờ 30 tiếng hô đòi nhân quyền, dân chủ, tự do cho Việt Nam lại cất lên lần cuối khi phái đoàn TTSang ra về, trước khi mọi người lưu luyến chia tay nhau và hẹn gặp lại nhau cũng tại Berlin vào ngày 12.12.2015 để kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền.  
......

Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim “Terror In Little Saigon”

BBT - Web Việt Tân Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11, 2015. Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1.900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica. Với tư cách là Giám Sát Viên của PBS, độc lập với tổ chức PBS, nhằm giải quyết những khiếu nại về tổ chức này, ông Michael Getler đã cho biết sự nhận định tế nhị nhưng thẳng thắn của ông có thể tóm tắt trong một số điểm sau: 1- Ông có ấn tượng những điều hỗ trợ tổng quát cho cuốn phim thì chính xác. Ấn tượng này đến một phần từ uy tín của chương trình Frontline và ProPublica, nhưng phần lớn đến từ sự phỏng vấn minh danh trong chương trình của nhân vật FBI Tang-Wilcox. Ông viết “Nếu không có bà Tang-Wilcox thì tôi nghĩ rằng trọng tâm của chương trình này về việc sát hại các ký giả – và tất cả các phỏng vấn trình chiếu với những người được cho là bạn, là nghi can, là cựu thành viên Mặt Trận, là những điềm chỉ viên, cộng với những viện dẫn của Thompson từ một cựu lãnh đạo Mặt Trận khác mà tên thì không thể tiết tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” rằng K-9 đã giết ký giả ở San Francisco và Houston – sẽ không thể đứng vững trước sự duyệt xét”. But much more important—in fact, crucially important in terms of credibility—is the on-camera interview and statements of retired FBI Special Agent Katherine Tang-Wilcox. If it were not for Tang-Wilcox, I think this broadcast’s focus on the murders of the journalists—and all the on-air interviews with alleged Vietnamese friends, suspects, former Front members and informers, plus the reference by Thompson to another former top front leader whose name could not be revealed but who is “certain” that K9 killed the journalists in San Francisco and Houston—would not have stood up very well against the scrutiny it is getting. Ông cho biết không thể tiến hành điều tra về một công trình kéo dài 2 năm, và ông chỉ nêu lên cảm giác của mình dựa trên suy nghĩ và sự khả tín của 1 nhân viên điều tra FBI chính trong vụ. Ông không cho biết tại sao quyết định chính thức của bộ phận FBI sau nỗ lực điều tra kéo dài 15 năm lại không có trọng lượng hơn cảm quan của 1 nhân viên FBI. Tuy nhiên bỏ ngoài cảm quan cá nhân, Giám Sát Viên Michael Getler đã kết luận suy nghĩ của ông trực tiếp vào kết cấu của cuốn phim. 2- Giám Sát Viên Michael Getler có quan điểm rằng phim này thiếu sự thuyết phục và chặt chẽ với những điều viện dẫn. Ông viết "Khuyết điểm mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này như sau. Cuộc phỏng vấn với một "người bạn cũ" của chủ báo bị giết có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: "Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi... Tôi không muốn chỉ vào ai... Đó là những điều tôi nghe thấy. "Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói "Có gì đó gần như đồng thuận...có người nghĩ rằng". Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra loại này, nhưng nó đã không đem lại thêm sự khả tín cho một câu chuyện ngay từ đầu đã không có phân giải”. The flaws that I felt weakened the program’s presentation were as follows. A damning interview with an “old friend” of the slain publisher is anonymous. Other former Front leaders say about the killings such things as: “I don’t hear but somebody told me…I don’t want to point the finger…that’s what I heard.” Others denied involvement. A former Los Angeles Times reporter says “there was something close to a consensus…there were people who thought.” All that may seem natural for an investigation such as this, but it doesn’t add much credibility to a story that was inconclusive at the outset. 3- Phần kết của bài viết, Giám Sát Viên Michael Getler của PBS cho biết cảm tưởng sâu đậm hơi thất vọng của ông về 2 chương trình mới đây nhất của Frontline. "Một kết quả là thiếu vắng tiếng nói và vai trò quen thuộc cố hữu của người xướng viên Frontline. Là khán giả lâu năm của Frontline, tôi nghĩ rằng, một người dẫn chuyện khác ký giả Thompson sẽ giúp rõ rệt cho chương trình Việt Nam, đặt mọi chuyện vào đúng bối cảnh của nó, với khoảng cách giữa người phóng viên và chủ đề, nêu rõ được những gì thực sự mới mẻ và có thể kiểm chứng khi (lọc lựa) phát hình và trong những chỗ khác nữa, rằng cuộc chinh phạt và sự chĩa mũi dùi cá nhân sẽ không quá nổi cộm, và một cách nào đó, đã tạo ra lệch lạc”. Both were done in collaboration with another organization. Vietnam was done with ProPublica. The immigration program, a two-hour affair, was done in collaboration with another PBS series, Independent Lens. One result is that the traditional and iconic voice and role of the Frontline narrator was missing. I thought, as a longtime viewer of Frontline, that a narrator other than the reporter, Thompson, would have helped the Vietnam program substantially, putting things in more context and with more distance between reporter and theme so that it would be more clear what was actually new and verifiable on the air and elsewhere, and that the crusade and personal focus aspects would not be so prominent and, in a sense, distracting. Ngoài ra quý vị có thể đọc thêm phần dịch tiếng Việt bài viết của Giám Sát Viên Michael Getler tại đây. http://viettan.org/Giam-Sat-Vien-PBS-Len-Tieng-Ve.html
......

„Terror in little Saigon“, Một Điều Tra Hình Sự Hay Đòn Phép Chính Trị?

Ăn cơm mới nói chuyện cũ             Phim phóng sự “Terror In Little Saigon” xuất hiện mấy tuần nay gây xôn xao dự luận trong các cộng đồng người Việt. Nội dung của nó là chuyện cũ, khơi lại vụ năm nhà báo Việt Nam bị ám sát tại Mỹ vào thập niên 80 thế kỷ trước. Theo tuyên bố, những người làm phim muốn tìm công lý cho những nạn nhân bị ám sát cùng gia đình của họ. Nhưng sau gần một tiếng đồng hồ trình chiếu, cuốn phim không chứng minh được ai là kẻ sát thủ, ai là người ra lệnh mà chỉ nói một cách chung chung rằng năm người bị giết đều là những người chống đối Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”, tiền thân của Đảng Việt Tân hiện nay. Như vậy, nếu cuộc “điều tra” của PBS chỉ có thế thì sẽ không có ai bị truy tố mà chỉ có Đảng Việt Tân là chịu ảnh hưởng chính trị nặng nề nhất.             Sống ở những xứ văn minh, dân chủ không ai chấp nhận những hành vi ám sát man rợ các thành phần đối lập chính trị cả. Nếu, vì công lý, PBS muốn tìm thủ phạm ám sát năm nhà báo Việt Nam, chúng ta nên hoan nghênh và ủng hộ họ. Nhưng khi lật lại một hồ sơ tội ác cũ vừa có tính cách hình sự lẫn chính trị như thế, PBS muốn gì? Có chắc họ chỉ muốn điều tra tội phạm không, hay vì động cơ chính trị?  CSVN có thể chi tiền, vận động để PBS giúp họ đánh người Việt hải ngoại (như họ đã làm để có Việt Nam Thiên Lịch Sử Truyền Hình, cũng do truyền hình Mỹ thực hiện để xuyên tạc cuộc chiến Việt Nam, có lợi cho cộng sản). Hoặc, PBS được chính phủ Mỹ bật đèn xanh thực hiện “Terror In Little Saigon” cho mục tiêu chính trị theo thời của họ?  Mọi chuyện đều có thể, nhưng giả thiết thứ nhất “khó nói” lắm, cho nên bài nầy chỉ bàn nghi vấn thứ hai.             Nếu muốn điều tra hình sự (Criminal Investigation) thì khả năng thành công của họ bao nhiêu? Không bao nhiêu cả! Việc xẩy ra đã trên ba chục năm, những thành phần điều tra tội phạm chuyên nghiệp như FBI và cảnh sát Mỹ đã thất bại, không tìm ra thủ phạm nên đã đóng hồ sơ từ lâu rồi. Bây giờ một cơ quan truyền thông như PBS nhảy ra điều tra lại theo kiểu tài tử?  Chuyện như đùa!  Muốn điều tra có kết quả thì phải có chứng cứ, đặc biệt là chứng cứ tại hiện trường. “Để lâu cứt trâu hoá bùn”, thời gian đã quá lâu rồi làm sao có được những chứng cứ rõ ràng để buộc tội? Làm sao tái dựng hiện trường “nóng”, làm sao có được dấu tay, làm sao có được những nhân chứng khách quan tại chỗ…? Nếu không có những thứ đó mà chỉ căn cứ vào lời khai (của bất cứ ai) thì làm sao đủ yếu tố để buộc tội? Nếu quả thật PBS muốn điều tra để tìm ra những CÁ NHÂN “chủ mưu” và “chủ ác” trong việc ám sát năm ký giả Việt Nam thì thật tiếc công sức cho họ. Đó chỉ là một “MISSION IMPOSSIBLE”!                       Political Scheme Tôi tin là họ cũng biết như vậy. Nhưng tại sao họ lại bỏ công sức và tiền bạc để thực hiện cuốn phim “Terror In Little Saigon”? Rất có thể đó chỉ là một đòn phép chính trị, một “Political Scheme” mà hệ thống PBS thực hiện để đánh Đảng Việt Tân nói riêng, triệt hạ sinh hoạt chống cộng của người Việt tỵ nạn nói chung. Nếu chỉ muốn tìm kẻ đã giết hại năm ký giả Việt Nam, đâu cần đưa hình ảnh sinh hoạt của các hội đoàn cựu quân nhân QL/VNCH với binh phục, súng ống, cờ vàng và với lời bình “Họ vẫn còn dùng quân phục của một quân đội đã biến mất hơn bốn chục năm”, hoặc “Họ muốn mở một cuộc chiến thứ ba”…Nếu muốn tìm ra thủ phạm người Việt Nam đã ám sát năm nhà báo người Việt Nam tại Hoa Kỳ đâu cần qua tận Thái Lan và biên giới Lào để tìm hiểu hoạt động của Tướng Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận QGTNGPVN. Việc ám sát xẩy ra ở Mỹ thì phạm trường phải là trên đất Mỹ, đâu phải đất Thái hoặc Lào mà qua đó để tìm?  Hành động Thái du nầy của ký giả A.C Thompson đã tự tố cáo mục đích của ông ta khi thực hiện “Terror In Little Saigon”. Mục đích đó không phải là “tìm công lý cho các nạn nhân và gia đình của họ” như đã rêu rao mà tìm hiểu về “Mặt Trận” với ý đồ khác. Nếu cho rằng “Mặt Trận” là thủ phạm ám sát năm ký giả ấy nên ông Thompson qua Thái để tìm hiểu thêm cũng vô lý.  Tướng Hoàng Cơ Minh đã hy sinh và “Mặt Trận” đã tiêu tùng từ lâu, còn ai ở đó nữa mà điều tra dò hỏi? Tất cả đã trở thành hồn ma bóng quế rồi, dấu tích tội phạm có ở đó đâu mà tìm? Hơn nữa, tìm hiểu ai là hung thủ người Việt Nam (?), giết năm ký giả cũng người Việt Nam trên đất Mỹ sao lại hỏi các cựu viên chức Thái? Sao lại hỏi những người dân Thái sống dọc biên giới, nơi Tướng Hoàng Cơ Minh và “mặt Trận” đã từng có mặt? Hiểu được điều nầy thì sẽ thấy PBS, qua “Terror In Little Sai gon” không hề có mục địch điều tra để tìm những CÁ NHÂN thủ phạm đã ám sát năm ký giả ấy. Mục đích của họ là hạ bệ Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Mặt trận nầy không còn, đích nhắm thực sự của họ là Đảng Việt Tân hiện nay, hậu thân của Mặt Trận. Dó là một âm mưu chính trị, một “Political scheme” của PBS do A.C Thompson thực hiện.             Hãy nhìn về tình hình Biển Đông, hãy quan sát sự quan hệ chồng chéo giữa Việt Nam, Trung cộng và Mỹ. Với tuyên bố đường Lưỡi Bò, với hành động cơi nới các hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương để làm các căn cứ quân sự, ai cũng thấy Trung cộng muốn độc chiếm Biển Đông, đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong vùng, tước đoạt sự tự do lưu thông đường biển tại vùng nầy. Hoa Kỳ đang công khai chống lại.  Phần nhiều các nước ở Đông Nam Á sẵn sàng đứng bên cạnh Hoa Kỳ, nhưng Việt Nam? Chưa ai biết thái độ của tập đoàn CSVN trước hiểm hoạ nầy như thế nào. Theo lệ thường, nếu đất nước mình bị đe dọa thì mình phải chống lại, chống không nổi thì tìm đồng minh chung sức để chống. Với tình hình Biển Đông, Việt Nam tuy là một nạn nhân trực tiếp nhưng không có hành động chống sự xâm lăng của Trung cộng một cách dứt khoát và mạnh mẽ. Họ lấp lửng giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi đảng. Với quyền lợi dân tộc, họ chỉ lên tiếng phản đối Trung cộng một cách chiếu lệ. Với quyền lợi đảng, họ trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình, lãnh tụ của Trung cộng, kẻ thù số một của dân tộc Việt Nam. Hoa Kỳ là cường quốc số một, với lực lượng quân sự và khoa học kỷ thuật vô địch đang cố gắng lôi kéo Việt Nam để cùng chống Trung cộng. Thế mà tập đoàn CSVN lại làm eo! Lý do của sự làm eo nầy có thể là phía Mỹ chưa thoả mãn được những yêu sách của CSVN. Trong cuộc Mỹ du vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không ai biết chính xác hai bên đã mật hứa điều gì với nhau. Người ta chỉ thấy phía Mỹ đã có những việc làm và tuyên bố lạc quan.  Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius khi viếng các cộng đồng Việt Nam tại Mỹ đã tuyên bố “Việt Nam sẽ sớm có nhân quyền và tự do dân chủ”. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama đã nhận lời thăm viếng Việt Nam vào tháng 11 năm 2015.  Nhưng hiện nay Việt Nam chưa có dấu hiệu nào về nhân quyền và tự do dân chủ như tuyên bố của ông Ted Osius cả. Tổng thống Obama đã huỷ chuyến viếng thăm Việt Nam như đã hứa.  Để có thể theo làm “đồng minh chiến lược”, như mong muốn của Mỹ, CSVN chắc đã có những điều kiện trao đổi/áp lực nào đó đối với Mỹ. CSVN chẳng có thực lực nào để có thể áp lực Mỹ, ngoại trừ TINH THẦN CHỐNG CỘNG của người Việt Nam tại đất nước Hoa Kỳ. CSVN muốn mượn bàn tay Mỹ để tiêu diệt những lực lượng chống cộng tại Mỹ mà họ không làm được. Muốn là “bạn” của nhau, anh không thể dung dưỡng và hổ trợ kẻ thù của tôi ngay trong nhà anh được. Đó là ý đồ, là thâm ý của CSVN.             Mỹ có nghe theo CSVN không? Tôi nghĩ là có.            Chuyện ông Đại sứ Mỹ Ted Osius từ chối không đứng dưới cờ vàng là một dấu hiệu. “Terror In Little Saigon” là dấu hiệu thứ hai. Cờ vàng đã hiện hữu tại Mỹ trên dưới 40 năm nay, đã được nhiều tiểu bang và thành phố công nhận. Bỗng dưng ông đại sứ “trở chứng” không “chơi với cờ vàng” là sao? Thật ra, đứng dưới biểu tượng của của một sắc dân trong cộng đồng dân tộc không đi ngược lại luật pháp và truyền thống của Mỹ. Thế thì tại sao ông đại sứ lại dị ứng với cờ vàng, biểu tượng chung của người tỵ nạn Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ? Không có cách giải thích nào khác ngoại trừ ông ta đã bị áp lực chính trị. Áp lực chính trị đó đến từ đâu? Đến từ chính phủ Mỹ theo yêu cầu của CSVN chứ không đâu cả! “Terror In Little Saigon” lật lại hồ sơ cũ, chỉa mũi dùi vào Đảng Việt Tân với mục đích chính trị gì? Thì nó vẫn thế, có vẻ như người Mỹ đang muốn “thịt” Việt Tân để “tế” VC chứ không có gì khác. Phen nầy Việt Tân sẽ tứ bề thọ địch, khó mà làm ăn suông sẻ được. Trong nước, VC tố Việt Tân là “khủng bố”; ngoài nước Mỹ cũng tố Việt Tân là “khủng bố” (terror), những thành phần người Việt chống Việt Tân nhân cơ hội nầy cũng lên án “Mặt Trận”/Việt Tân một cách gay gắt và đồng loạt thì rõ ràng là Việt Tân đang gặp đại nạn. Việt Tân sẽ chống đỡ như thế nào, hiệu quả của sự chống đỡ đó ra sao tuỳ khả năng của họ, chưa ai nói trước được. Nhưng hiện nay, CSVN là kẻ hoàn toàn hưởng lợi qua cuốn phim “Terror In Little Saigon” mà PBS thực hiện.             Với người Mỹ, quyền lợi của họ là chính, không có ai là bạn muôn đời, chả có ai là kẻ thù truyền kiếp. Một quốc gia “đồng minh” như VNCH khi cần họ cũng “bán” huống gì một “Mặt Trận”/Đảng Việt Tân chưa có thực quyền, chưa có đất dụng võ, cho dù một thời họ đã ngầm ủng hộ (?). Tuy Việt Tân sẽ gặp khó khăn, nhưng liệu Mỹ có thành công trong việc cấm đoán người Việt tỵ nạn chống cộng không?  Không thể được. Mỹ là nước tự do, mọi phát biểu chính trị đều được tôn trọng. Họ có thể cấm Đảng Việt Tân hoạt động chính trị chống nhà nước CSVN tại đất nước họ, nhưng họ không có quyền cấm người Việt Nam bày tỏ lập trường chính trị, kể cả loại chính trị chống cộng, qua hình thức hội họp, hội thảo, biểu tình, meetings…Nói tóm lại, Mỹ chỉ có thể thoả mãn yêu sách của CSVN trong một chừng mực nào đó thôi. Và CSVN có thể vin vào đó để đu giây, vừa tiếp tục mượn tay Mỹ để vô hiệu hoá mọi hoạt động chính trị chống lại họ, vừa che đậy âm mưu theo Tàu, bảo vệ đảng, bảo vệ “thành trì Chủ Nghĩa Xã Hội” của họ. ĐỊNH NGUYÊN Mùa Thanksgiving 2015
......

Việt Tân muốn làm sáng tỏ vụ giết nhà báo

Chủ tịch đảng Việt Tân khẳng định Mặt Trận Hoàng Cơ Minh “không hề chủ trương và cũng không liên quan” đến việc sát hại các ký giả người Việt hồi thập niên 1980. Chủ tịch đảng Việt Tân nói về lý do đảng này phải lên tiếng sau khi có phim tài liệu “Terror in Little Saigon”, cáo buộc Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam – hay còn gọi là Mặt trận Hoàng Cơ Minh, hoặc chịu trách nhiệm hoặc là nghi can của các vụ giết năm nhà báo người Việt hồi thập niên 1980. Trong sự kiện được mô tả là “buổi sinh hoạt tiếp xúc với báo chí, đồng hương” tại Nam California vào ngày 14/11/2015, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân nói: “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ngưng hoạt động từ nhiều năm qua nhưng tại sao ngày hôm nay Đảng Việt Tân lại phải lên tiếng? Lý do đơn giản vì Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, vị Chủ Tịch của Mặt Trận cũng là một trong những người sáng lập ra Đảng Việt Tân; kế đến trong hàng ngũ đảng viên Việt Tân có nhiều người đã từng là đoàn viên của Mặt Trận và hiện nay vẫn còn đang tiếp nối công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam; và sau cùng chúng tôi nhận thấy có nhu cầu phải bảo vệ danh dự của nhiều đoàn viên Mặt Trận đã xả thân và hy sinh vì đất nước đồng thời phải làm sáng tỏ những điều không đúng sự thật đã được trình bày trong phim. “Chúng tôi không chấp nhận việc dùng bất kỳ hình thức bạo lực nào để giải quyết sự khác biệt trong chính kiến, quan niệm hay chủ trương. Bởi lẽ đó, chúng tôi mong muốn công lý sẽ được đem lại cho những người đã bị sát hại và cho gia đình của họ. “Chúng tôi mong rằng những ai có dữ kiện chính xác về những vụ án này hãy mạnh dạn trình với các cơ quan chức trách. “Chúng tôi khẳng định tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam không hề chủ trương và cũng không liên quan đến việc sát hại các ký giả người Việt như AC Thompson và Richard Rowley đã nêu lên trong phim. “Nhiều cơ quan cảnh sát với nhiều kinh nghiệm đã bỏ rất nhiều năm để điều tra và cho đến nay chưa có bất kỳ một người nào của Mặt Trận đã bị truy tố,” Chủ tịch Việt Tân Đỗ Hoàng Điềm phát biểu. http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/11/151119_viet_tan_hop_bao...
......

Tiệc gây quỹ cho Việt Tân quốc nội tại Toronto

TORONTO: Gần 400 đồng bào và các đại diện hội đoàn đã đến tham dự buổi tiệc gây quỹ cho Việt Tân quốc nội vào tối ngày thứ Bảy 14 tháng 11 năm 2015 tại Dim Sum King Seafood Restaurant ở trung tâm Phố Tàu Toronto. Chương trình năm nay tuy không có phần trình bày của đại diện TƯ như mọi năm, nhưng có một chương trình hội luận với một đảng viên trong quốc nội đã làm nhiều người chú ý. Buổi tiệc đặt nặng về chương trình văn nghệ nên có rất nhiều tiết mục đặc sắc được đồng bào tán thưởng nồng nhiệt. Nhiều nghệ sĩ địa phương đã nhiệt tình ủng hộ từ nhiều năm nay và sự tiếp ứng của ban văn nghệ Hát Cho Người Yêu Nước từ Denver với các anh chị Đoàn Tuấn Đức, Quê Hương và Trần Thiện Thanh tạo những cảm hứng khác cho chương trình thêm phong phú. Trong phần hội luận, đồng bào được nghe chia sẻ của Paulus Lê Sơn, một đảng viên Việt Tân vừa được thả sau 4 năm bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù chỉ vì anh là những thanh niên yêu nước với hoài bão đấu tranh cho một Việt Nam tự do và phú cường. Phóng viên Thanh Tâm của đài SBTN Canada đã lần lượt hỏi những câu hỏi và được chia sẻ về những đối xử bạo ngược của cai tù cộng sản. Cô cũng cho trình chiếu đoạn video ngắn khi Paulus vừa được trả về từ nhà tù với tràn đầy cảm xúc khiến nhiều người rơi lệ. Anh cũng cho biết thêm cho dù gặp nhiều khó khăn sau khi ra tù nhưng anh vẫn cương quyết tiếp tục đi theo con đường đấu tranh mà anh đã chọn. Các chương trình xổ số và đấu gía cũng khiến không khí buổi gây quỹ thêm sinh động và tiền gây quỹ càng lúc càng lên cao. Chương trình văn nghệ tiếp diễn đến gần 12 giờ khuya mà đồng bào vẫn còn nán lại cho đến khi Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt và ngỏ lời cảm tạ đến tất mọi người. Tham dự trong buổi tiệc có các đại diện hội đoàn như Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario, Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Toronto, Cộng Đồng Người Việt North York, Hội Người Việt Kitchener-Waterloo-Cambridge-Guelph, Hội Phụ Nữ Toronto, Hội Thân Hữu Quảng Ngãi, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto, Hiệp Hội Võ Thuật Ontario, Cộng Đồng Người Việt Tư Do Buffalo, Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Buffalo, Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân Toronto. Một số hình ảnh từ buổi gây quỹ: Paulus Lê Sơn, một đảng viên Việt Tân tại quốc nội chia sẻ với quý quan khách qua mạng internet.
......

Kháng thư của các tổ chức xã hội chính trị và cá nhân

Kháng thư của các tổ chức xã hội chính trị và cá nhân về việc bạo hành của công an phối hợp với côn đồ Kính gởi – Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước – Quý Chính phủ Dân chủ và Quý Tổ chức Nhân quyền quốc tế Đồng gởi – Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị – Bộ Công an Việt Nam Vụ việc em Đỗ Đăng Dư bị tra tấn trong trại tạm giam rồi chết tức tưởi trong bệnh viện (cùng với sự chà đạp luật pháp trắng trợn và thói bất nhân tàn nhẫn của công an trước, trong và sau đó) chưa hết làm công luận quốc dân lẫn quốc tế bàng hoàng, kinh tởm và phẫn nộ, thì lại liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo hành khác của của công an đội lốt côn đồ (vì chuyên mặc thường phục, giấu che danh tính và hành xử hung bạo) hoặc phối hợp với côn đồ. Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên bên dưới, tố cáo các hành vi sau đây: 1- Từ ngày 15-10 đến hôm nay, ông Trần Đức Thạch, cựu chiến binh, hội viên hội nhà thơ, đồng thời là một cựu tù nhân lương tâm, trú tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã liên tục bị khủng bố. Ngày 15-10-2015, đang đi xe máy trên đường về nhà, ông Thạch đã bị một nhóm người mặc thường phục chặn đường cướp mất ba lô, trong đó có 3 điện thoại di động và một số tư trang, rồi còn đập vỡ đèn xi-nhan xe máy. Nghe ông tri hô: “Cướp! Cướp!” người dân địa phương cho biết đấy là công an đích thị. Tiếp đó, từ ngày 22-10 đến 03-11-2015, khi đêm khi ngày, có một tốp thanh niên kéo đến ném gạch đá ào ào lên mái nhà ông, làm vỡ vụn không biết bao nhiêu viên ngói. Có người dân nhìn thấy lên tiếng can ngăn thì bị bọn chúng hăm dọa: “Im mồm cho chúng tao làm nhiệm vụ” !?! Gia đình ông đã trình báo với nhà cầm quyền địa phương nhưng họ yêu cầu phải bắt được hung thủ thì mới đến lập biên bản. Nay ông bị canh chừng theo dõi nên không thể ra khỏi nhà vì nguy hiểm tới tính mạng. Sự khủng bố kéo dài đã gây thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần, khiến gia đình ông bị đảo lộn cuộc sống và luôn nơm nớp âu lo hãi. 2- Ngày 23-10-2015, khi bà Nguyễn Thị Việt, mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh và ông Nguyễn Trường Chinh, cha của tử tù Nguyễn Văn Chưởng cùng một số thân hữu dân oan đến Tòa án tối cao ở 262 Đội Cấn (cơ sở 2) để kêu oan cho con, thì họ đã bị nhiều công an sắc phục lẫn côn đồ (công an thuê mướn hoặc giả dạng) đến cướp giựt biểu ngữ cách ngang ngược và tống lên xe cách vũ phu rồi đưa về đồn công an số 6 Quang Trung Hà Đông để tra khảo. Ba hôm sau, 26-10, họ cũng lại đến Tòa án tối cao ở 148 Lý Thường Kiệt (cơ sở 1) để đòi xem quyết định hoãn thi hành án tử hình cho Lê Văn Mạnh thì đã bị tấn công đe dọa bởi bọn côn đồ dưới quyền chỉ huy của đại úy công an tên Cao Văn Mạnh. 3- Tối ngày 30-10-2015, Nhóm No-U Hà Nội (một tổ chức xã hội dân sự phản đối Đường lưỡi bò của Trung Quốc) tổ chức lễ kỷ niệm 4 năm thành lập tại nhà hàng Sư Tử, ở số 96 Thái Thịnh, Quận Đống Đa. Nhân dịp này, nhóm cũng bày tỏ quyết tâm tẩy chay cuộc thăm viếng Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 05-11. Cuộc họp mặt đã nhanh chóng bị tấn công bởi một đám côn đồ được lực lượng công an hỗ trợ. Sau khi phá hoại hệ thống điện của nhà hàng, 7-8 tên mang theo hung khí, đèn laze đã xông vào đạp đổ những chiếc bàn ăn, cầm chai cốc bát đĩa ném vào bất cứ đâu, lung tung loạn xạ. Chúng tấn công rồi rút lui rất nhanh, trong khoảng 15 giây, chứng tỏ đã được huấn luyện kỹ lưỡng và được thực tập thuần thục, để lại cảnh tan hoang: bàn ghế đổ ngã, thức ăn tung tóe và đồ thủy tinh vỡ vụn. May mà chẳng có ai bị thương nặng. Đang khi đó thì bên ngoài, công an, an ninh, 113, cảnh sát công nghệ cao quay phim chụp ảnh, sau đó phao tin vu khống: “Trong nhà hàng có đánh nhau vì chuyện thanh toán nợ nần”!?! 4- Chiều ngày 03-11-2015 tại khu vực chợ Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hai luật sư nhân quyền Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã bị nhiều kẻ lạ mặt đánh đổ máu sau buổi làm việc cùng với gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư. Trước đó một hôm, công an đã gửi giấy mời gia đình này đến đồn làm việc. Tại đây, bị ngang ngược yêu cầu phải viết giấy có nội dung từ chối luật sư, họ đã thẳng thắn phản đối. Thành thử hôm sau, hai vị luật sư đã đến để cùng gia đình làm rõ yêu cầu sai trái như trên của cơ quan công an Hà Nội. Thế là lúc ra về, ôtô vừa chạy được khoảng 200m thì một nhóm bịt mặt xuất hiện chặn xe lại. Khi hai vị luật sư bước ra, ít nhất 8 tên côn đồ (trong đó có một công an tên Nguyễn Cửu) đã xông vào đánh đập họ hết sức dã man, áo quần bê bết, máu me đầm đìa. Luật sư Lê Văn Luân còn bị cướp cả điện thoại. Luật sư Trần Thu Nam từ lâu được biết đến như là người bào chữa cho nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Gần đây, ông cũng đã trực tiếp tham gia vào một số vụ án có liên quan đến sai phạm của ngành công an. Vụ khủng bố diễn ra vào đúng thời điểm giám đốc CA Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa trúng cử vào chức phó bí thư thành uỷ và đang được đề cử giữ chức chủ tịch UBND Hà Nội. 5- Ngày 05-11-2015, khi đảng Cộng sản VN nghênh tiếp Tập Cận Bình, kẻ đứng đầu cường quốc Đại Hán đang xâm nhập đất nước dưới mọi phương diện, nhất là đang xâm lấn biển đảo Tổ quốc, hàng ngàn người dân yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn đã xuống đường phản đối tên xâm lược. Thế là nhà cầm quyền – thay vì cổ vũ và yểm trợ lòng ái quốc – lại sai công an, dân phòng, thanh niên xung phong cùng côn đồ đầu gấu đàn áp dữ dội. Lực lượng tay sai mù quáng này đã giựt băng-rôn biểu ngữ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh gục dân tại chỗ đến đổ máu hoặc quẳng lên xe như heo, chở về đồn công an (20 người tại Sài Gòn và 23 người tại Hà Nội) để dằn mặt, tra khảo, giam đói, đánh đập, khiến nhiều người, trong đó có cả phụ nữ, phải ngất xỉu. Hai đoàn dân oan từ Bến Tre và Bình Thuận khi đang trên đường tiến vào lãnh sự quán Trung Cộng biểu tình đã bị công an bao vây, đàn áp. 13 người đã bị bắt lên xe ngay tại khu vực Thảo cầm viên. Đặc biệt, một kẻ khoác áo thanh niên xung phong đã dùng bàn tay gấu (hung khí kim loại) đánh một cựu sĩ quan từng chiến đấu chống quân Trung Cộng năm 1979 là ông Trần Bang đến vỡ đầu, máu tuôn khắp mặt và dính đầy y phục, khiến ông phải nhập viện cấp cứu. Đúng là máu của người dân yêu nước đã đổ ra để thành thảm đỏ đón tên xâm lược Tập Cận Bình. Do đó chúng tôi tuyên bố: 1- Cực lực lên án các màn sách nhiễu bỉ ổi, các đòn trả thù dã man, các cuộc tấn công đê hèn của công an Việt Nam. Đã hành xử bất nhân và vô luật chống lại nhân dân, lại còn tự cho đó là “thi hành nhiệm vụ”! Đã không dám đối thoại pháp lý với người dân, lại còn tấn công các luật sư bằng vũ lực! Đã không bảo vệ và ủng hộ nhân dân bày tỏ lòng yêu nước, lại còn đàn áp dữ dội những ai biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược. Quả là dấu ngày tàn của một chế độ bạo lực, bất công và hèn nhát. Trách nhiệm nghiêm trọng này thuộc về Bộ Chính trị đảng Cộng sản, bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an TPHCM Lê Đông Phong. Các người hãy nhớ lấy bài học bên Đông Âu cựu cộng sản: đối tượng tức thời của lòng phẫn nộ quần chúng chính là những nhân viên thừa hành và đối tượng lâu dài của nền công lý quốc gia chính là những quan chức chỉ đạo! 2- Chân thành hiệp thông với hai vị luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân (cũng như với nhiều vị luật sư trước đây cùng cảnh ngộ) vì đã chấp nhận gian khổ trong cuộc đấu tranh với cường lực và bênh vực cho nhân dân, đấu tranh cho nhân quyền và bênh vực cho lẽ phải. Ước mong quý luật sư, đoàn luật sư nỗ lực hành động cho một nền tư pháp độc lập và hữu hiệu, một bộ luật pháp văn minh và nhân bản, chống lại những vụ phạm pháp của công quyền một cách thành công. 3- Hết lòng chia sẻ tình cảnh đau thương của những đồng bào đang đòi lại công lý, chiến đấu cho nhân quyền hay biểu tỏ lòng yêu nước nói trên (và muôn vạn đồng bào khác cùng chung hoàn cảnh). Tính kiên trì, đức dũng cảm và thái độ ôn hòa của Quý vị trước cường quyền độc tài toàn trị là hạt giống cho công lý, là ánh đuốc cho tự do, là tấm gương cho mọi người và là lời mời gọi toàn thể nhân dân đứng lên xây dựng một xã hội mới, một chế độ tốt, một đất nước công bằng và phát triển. Làm tại Việt Nam ngày 10-11-2015, nhân chuyến kinh lý của tên xâm lược Tập Cận Bình Đồng ý ký vào kháng thư này, xin gửi tên họ, nghề nghiệp, địa danh cư trú về Email : witness2005@gmail.com Các tổ chức xã hội chính trị đồng ký tên 1- Bach Dang Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải 2- Ban Chấp hành Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài. Đại diện: các Chánh Trị sự Võ Văn Quang, Trần Ngọc Sương và Trần Quốc Tiến 3- Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài: Đại diện CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân và CTS Nguyễn Bạch Phụng. 4- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Phó GS-TS Hoàng Dũng 5- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm 6- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ  Nguyễn Quang A 7- Đảng Dân chủ Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Quang. 8- Đảng Việt Tân. Đại diện: Giáo sư Phạm Minh Hoàng. 9- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa 10- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Chánh thư ký Lê Quang Hiển 11- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn Trội. 12- Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân 13- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy 14- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: BS Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi 15- Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Cô Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga 16- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải. 17- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Ts Nguyễn Bá Tùng. 18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải 19- Phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Đinh Hữu Thoại 20- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh 21- Trung tâm Nhân quyền VN. Đại diện Ls Nguyễn Văn Đài Các cá nhân ký tên 1- Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa kỳ 2- Nguyễn Minh Cần, Nhà báo, Liên bang Nga 3- Lê Quang Du, Mục sư, Đồng Nai, VN 4- Nguyễn Đức Dương, Nhà ngữ học. 5- Uông Đình Đức, Kỹ sư, Sài Gòn 6- Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo, Paris, Pháp. 7- Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp 8- Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn, VN 9- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn, VN 10- Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư, Sài Gòn, VN. 11- Phan Tấn Hải, Nhà văn, Hoa Kỳ 12- Đoàn Thanh Liêm, Luật sư, California, Hoa Kỳ 13- Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội 14- Võ Bá Linh, Hưu trí, Sài Gòn, VN 15- Nguyễn Văn Quang, Lập trình viên, VN 16- Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, VN 17- Đỗ Hồng Thành, Nhà nghiên cứu, Hưng Yên, VN 18- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang, VN 19- Phạm Terry The, Kci medical, Canada 20- Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà báo, Paris, Pháp 21- Trương Anh Thụy, Nhà văn, Hoa Kỳ
......

Rút kinh nghiệm gì từ NO-XI 2015?

Chẳng cần phải chờ lâu. Ngay khi rời Việt Nam sang Singapore, những tuyên bố vỗ về của Tập Cận Bình tại Hà Nội đã mất ngay tất cả giá trị. Ý đồ xâm lược và chiếm trọn Biển Đông của Bắc Kinh không hề thay đổi. Chính vì vậy mà những bài học từ tuần lễ "No Xi" vừa qua cần được rút tỉa để dùng trong tương lai. Trước tiên lần phản đối này có rất nhiều cách làm hay, mới lạ, và hiệu quả. Xin được liệt kê từ nhỏ đến lớn như sau: - Việc thanh niên giơ cao tối đa các biểu ngữ rất hay. Khi côn an, an ninh phải nhẩy lên giật bảng, cảnh này trong các bức hình để lại nhiều ý nghĩa và tác động. Nó cho thấy sự xấu hổ muốn che giấu của giới lãnh đạo tới mức nào. Nếu cần, trong tương lai, những tham dự viên không cao lắm có thể gắn thêm 2 que nhỏ để giơ các bản phản đối cao hơn nữa. - Cũng vậy, việc tiếp tục giơ cao những tấm biểu ngữ, những tờ giấy đã bị giật rách một phần cũng tạo ấn tượng đặc biệt trong các bức hình chụp được. Nó vừa nói lên quyết tâm không lùi bước của người dân, vừa cho cả thế giới thấy sự thật về quyền tự do ngôn luận và thực tế côn an bạo hành tại Việt Nam. - Các đoàn biểu tình đi hàng dài đã quan tâm đủ về vận tốc để không ai đi chậm bị rớt lại phía sau. Côn an thường tỉa dần những người đi cuối. - Những anh chị em xướng các câu hô đã luân phiên nhau để dưỡng giọng cho đường dài. Tuy nhiên, nếu đồng ý trước mỗi người xướng đúng 5 lần thôi rồi người khác nối tiếp thì sẽ tránh được hiện tượng "đụng hàng". - Chúng ta cũng đã rất thành công trong sự tự chế, hoãn các tranh cãi do đụng chạm nhỏ để tập trung lo việc lớn trước. Đây là nỗ lực không nhỏ và rất đáng ngưỡng phục nơi các anh chị em liên hệ, những người đã đặt lợi ích chung lên trên cá nhân mình. - Việc phân công chụp hình, quay phim đã trở nên rất chuyên nghiệp từ nhiều góc cạnh và độ cao khác nhau. Tuy nhiên, các hình chụp được mặt mũi (chụp gần) những tên côn an bạo hành người biểu tình còn khá ít. Nếu có được nhiều hình loại này, chúng ta có thể đưa lên mạng để bà con đóng góp dữ kiện lý lịch, số điện thoại, điạ chỉ, tên cha mẹ vợ con, ... của những tên này. Những dữ kiện đó giúp các bước kế tiếp, như kêu gọi tẩy chay những quán ăn, tiệm buôn bán của gia đình các tên ác ôn; hay ngay cả biểu tình trước các nhà đó để kêu gọi gia đình can ngăn những đứa con ác ôn, v.v. - Việc kéo nhau đến các đồn công an đòi người tự nó đã hay rồi, nhưng sáng kiến biến những nơi đó thành địa điểm biểu tình luôn lại càng đặc sắc. - v.v... Nhưng giữa những thành quả đó, vẫn có một số tiếng thở dài: "Sao dân chúng còn ít người tham gia quá. Nhìn đi nhìn lại vẫn chỉ những khuôn mặt kiên cường của mấy năm qua". Đó là sự thật và sự thật đó càng khó hiểu khi rõ ràng dân chúng ai cũng quá chán ngán tình trạng hiện nay rồi. Nếu nhìn kinh nghiệm của những dân tộc đã đi qua giai đoạn tương tự, ta có thể tìm được câu trả lời. Đó là "người dân theo không kịp". Nói cách khác, những nhà hoạt động phải nghĩ cách làm sao để tạo cho được những việc dễ hơn, những bước nhỏ hơn trong mọi lãnh vực thì mới có thể mở rộng được vòng người tham gia. Cụ thể như nỗ lực biểu tình trong tuần lễ No-Xi. Ta đã làm gì và cần cải tiến ra sao để thu hút thêm người tham gia? Cách thức chính hiện nay là: Bất kể bạo quyền dồn quân cỡ nào vào các địa điểm lớn, phía ta nhất định vẫn chọn những nơi đó làm điểm tập trung biểu tình và chấp nhận bị bạo hành. Hiển nhiên cách này có những ưu điểm riêng của nó, như tận dụng được ý nghĩa của địa điểm (phản đối TQ ngay trước sứ quán TQ), tạo tiếng vang lớn nếu thực hiện được, cũng như cho thấy người dân không sợ, sẵn sàng đối đầu với bạo quyền, v.v. Nhưng cùng lúc, cách này có 2 nhược điểm lớn: (1) Ta không tận dụng được ưu thế của phía công đối với phía thủ. Bạo quyền phải rải quân phòng thủ, bị dính chặt vào một số địa điểm, trong khi ta có toàn quyền lựa chọn nơi nào đối phương yếu nhất để tập trung. (2) Ta khó có thể gia tăng số người tham gia, tức không xây dựng được số đông, vì bà con thấy các cảnh bị bạo hành và vì họ không thể bỏ công ăn việc làm gần cả ngày trời để dồn về điểm tập trung biểu tình. Và khi không có số đông, chúng ta KHÔNG THỂ ứng dụng những chiến thuật Đấu tranh Bất bạo động, kể cả các cách dùng số đông chận đứng sự bạo hành của côn an. Đã đến lúc chúng ta thử xem xét một hướng linh động hơn: Bạo quyền tập trung - Ta trải mỏng. Bạo quyền trải mỏng - Ta tập trung. Một số anh chị em tại Hà Nội đã khởi động phần đầu của công thức này bằng kiểu "biểu tình mini", "biểu tình du kích" - từng nhóm từ 10 đến 20 người biểu tình ngay tại khu dân cư. Cách này có những lợi điểm: - Ta không cần phải công bố trước ngày giờ và địa điểm. Chỉ cần báo nhanh cho khoảng chục người ngay trước lúc thực hiện là đủ. Bà con trong cùng khu phố sẽ nhập vào khi thấy đoàn người khởi động chứ không cần biết trước. - Người chung quanh thấy đủ dễ để tham gia vì chỉ biểu tình vài chục phút chứ không mất cả ngày làm ăn kiếm sống, và đủ an toàn để tham gia vì côn an không thể kéo tới kịp. - Khi nhìn đoàn biểu tình đi qua, bà con nói chung bắt đầu biết tới và bàn tới quốc nạn này, một điều mà sự bận rộn hàng ngày không cho phép họ tự tìm hiểu hay đi đến các nơi biểu tình tập trung lớn. - Khi hình ảnh các cuộc biểu tình du kích tưởng như đơn lẻ này được tập trung trên mạng, chúng trở thành một phần của chiến dịch biểu tình trên cả nước. Nơi nào cũng có. - Các cuộc biểu tình nhỏ cũng có tác dụng thăm dò tình hình, để bất kỳ lúc nào có điều kiện, có thể tập trung lại thành cuộc biểu tình lớn. - Loại biểu tình nhiều nơi cũng giúp giải tỏa bớt áp lực cho nhau. Bạo quyền phải đoán đâu là nơi chính, đâu là nhóm chính, v.v. Cùng lúc với sự vui mừng về những thành quả đạt được trong đợt phản đối Tập Cận Bình vừa qua, có lẽ ngay bây giờ là lúc tốt nhất để bắt đầu hoạch định cho các đợt biểu tình kế tiếp vì chủ quyền đất nước và tương lai dân tộc. Nguồn: FB Radio Chân Trời Mới
......

Namhafte Persönlichkeiten setzen ein Zeichen der Verbundenheit und der Solidarität mit den vietnamesischen Gewissensgefangenen (Aktualisiert am 27.07.2018)

Namhafte Persönlichkeiten setzen ein Zeichen der Verbundenheit und der Solidarität mit den vietnamesischen Gewissensgefangenen: Aktualisiert am 17.06.2018   __________________________________________________________ Herr Christian Wulff, ehemaliger Präsident der Bundesrepublik Deutschland Kardinal Dr. Nikola Eterovic, apostolischer Nuntius in Deutschland. Kardinal Reinhard Marx Rainer Maria Kardinal Woelki, Erzbischof von Köln Bischof Dr. Karl-Heinz Wiesemann Kirchenpräsident Christian Schad, Speyer Dr. Irmgard Schwaetzer, Präses der Synode der EKD Herr Martin Schulz Kardinal Peter Turkson Erzbischöfin Dr. Antje Jacken,  Schweden Metropolit Augoustinos und Präsens Annette Kurschus Weihbischof Matthias König Dr. Norbert Röttgen, MdB Ruprecht Polenz, Sondergesandter Christel Neudeck Markus Grübel,  MdB Arthur Wagner, Leitender Militärdekan Frau Jutta Steinruck (SPD) und Frau Malu Dreyer (Ministerpräsidentin von Rheinland-Pfalz) Bischof Dr. Franz-Josef Overbeck, Essen Erzbischof Erwin Josef Ender, Rom Pfr. Mladen Mrakovcic, Rab, Hrvatska Pfr. Petar Kordíc, Rab, Croatia Pfr. Mario Bonomi, Brescia, Italia Sr. M. Marina Skunca, OSB, Rab, Hrvatska Musikerehepaar Christine und Jean-Claude Séférian Oberbürgermeister Dr. Ulrich Maly, Nürnberg Natascha Kohnen, Bayerische SPD-Vorsitzende Michaela Busch, DGB Jugend Markus Ganserer, MdL, Bayern Sylvia Weiler, DGB Ludwigshafen Jutta Steinruck, Oberbürgermeisterin Ludwigshafen Constanze Kraus, CDU Ludwigshafen amnesty international, Nürnberg Dr. Amselm Grün Dr. Andreas Braun, Dr. Peter Hundertmark, Dr. Alois Moos, Domkapitular Dr. Norbert Weis Dr. Orth, Speyer Bischof Dr. Michael Wüstenberg Vinzenz du Bellier, Caritasdirektor, Speyer Dekan Steffen Kühn Herr Pascal Bender Rechtsanwältin Dr. Ute Jausel Dekan Jörg Rubeck Dekan Johannes Pioth Domkapitular Peter Schappert Pfarrer Klaudiusz Okon Hans-Joachim Schulz Sr. M. Roswitha Schmidt Pfarrer Zeljko Staver, Pula, Kroatien Pater Rikardo Lekaj, Pula, Kroatien Primas Erzbischof Wojciech Polak, Gnesen, Polen Bischof Dr Anton Schlembach Bischof Gebhard Fürst Rottenburg-Stuttgart Erzbischof Stephan Burger-Freiburg Christian Baldauf MdL Norbert Schindler- MdB Prof Dr Bernhard Vogel Steiniger Johannes MdB Theo Wider- Bezirkstagsvorsitzender Domkapitular Matthias Bender Pfr. Michael Hergl Dr. Peter Uebel, Oberbürgermeisterkandidat Luisa Fischer, Vorsitzende des Katholikenras im Bistum Speyer; Hermann Lorenz, Synodalpräsident der Evangelischen Kirche der Pfalz. Pastor Dr. Jochen Wagner, ACK-Südwest-Vorsitzender; Pastor Jörg-Michael Grassau, Bund Evangelisch-Freikirchlicher Gemeinden (Baptisten). Erzbischof Jean-Claude Hollerich, Luxemburg Erzbischof Sebastian Francis Shaw, Pakistan Erzbischof Jude Thadaeus Ruwa`ichi, Tansania Bischof Stephan Ackermann Frau Karin Kortmann, Zentralkomitee der deutschen Katholiken Dr. Gerhard Albert, Renovabis und Weihbischof Otto Georgens Weihbischof Dr. Pero Sudar Bischof  Marco Brunetti Bischof  Diego Coletti Frau Malu Dreyer, Ministerpräsidentin von Rheinland-Pfalz Herr Ulrich Kelber, MdB Prof. Dr. Manfred Siebald und Dr. Christine Siebald Sr. Oberin Judith Veltin und Mitschwestern Pfarrer Bernhard Linvers Pater Ulrich Vivell Pater Gerd Hemken, Musiker Fritz Burkhardt, Künstler Erich Knoll, Bezirkskantor Simon Reichert, Unternehmer Stefan Gutting Prof. Dr. Rita Süssmuth, Präsidentin des Bundestags a.D. Regens Markus Magin, Speyer Herr Pfarrer Rolf Stehlin, Hr. Domkapitular Dr. Peter Kohl Dr. Heiner Geißler, Bundesminister a.D. Dr. Peter Tauber MdB, Generalsekretär der CDU Deutschlands Frau Julia Klöckner, stellvertretende Bundesvorsitzende der CDU, MdL-RLP Hr. Tom Koenigs, MdB Hr. Omid Nouripour, MdB Dr. Bernd Fabritius, MdB Dr. h.c. Albert H. Weiler, MdB Pater Romnald Ksznk, ISCHP, Polen + Pfarrer Joseph Lourdusamy, Indien Pater Dr. Sergio Rotasperti, Italien Pater Paco, Spanien Pater Victor B. Fami Lena, Spain Frater Zawas Loup, Nigeria Pater Joan Mahi und Pater Joan Paolo, Brasilien Pater Bernard Rak, Polen Pater Carlos Cabecinhas, Rektor in Fatima, Portugal Anne Spiegel, Ministerin für Familie, Frauen, Jugend, Integration, Verbraucherschutz (Rheinland Pfalz) Bernward Hellmanns, Caritasverband für die Diözese Speyer / Anke Spiegel / Dr. Irina Kreusch, Bischöfliches Ordinariat Speyer Dr. Thomas Stubenrauch, Bischöfliches Ordinariat Speyer Dr. Thomas Kiefer, Bischöfliches Ordinariat Speyer Prof. Dr. theol. em. Johannes Beutler Kaplan Kumar Naveen + Pfr. Anton Böckel i.R. Hr. Pfr. Marcus Wolf u. Hr. Pfr. Johannes Gerhardt Sr. M. Charissa Frenzl, Schönstattzentrum, Herxheim Markus Herr, Pressesprecher des Bistums Speyer /  Domkapitular Josef Damian Szuba Pfarrerin Marianne Wagner, Oberkirchenrätin.               Diakon Gerd Rieger Domkapitular Karl-Ludwig Hundemer Pfr. Roland Spiegel Prof. Dr. Werner Krämer Frau Doris Jansen, CDU/MG und Herr Bernhard Stein, Stadtrat MG; Herr Norbert Post, MdL, NRW Frau Michaela Morschhoven, Integrationsrat MG - Frau Gudrun Freiermuth, Richterin am Landgericht, a.D. - Herr Otmar Freiermuth, Vorsitzender Richter am Landgericht, a.D. Pastoralreferent Thomas Braun Dekan Armin Jung Oberbürgermeister Georg Löffler Anne Ries, Journalistin Trachtenverein Hambach Klaus Göring, Ortsvorsteher a.D. Gerda Bolz, Ortsvorsteherin, Hambach Hambacher Verein Musikkapelle Hambach Hambacher Verein Pastor Ludger Mandelbaum Herr Dietmar Muscheid, Vorsitzender DGB Rheinland-Pfalz / Saarland Dr. Bernhard Braun Vizepräsident des rheinland-pfälzischen Landtags Oberbürgermeister Klaus Herzog, Aschaffenburg Prof. Dr. Klaus Schatz und Prälat Dr. Peter Prassel Pfarrer Johannes van der Vorst, Mönchengladbach Domdekan Dr. Christoph Kohl und Domdekan i.R.  Hubert Schuler    Generalvikar Dr. Franz Jung.                 Oberbürgermeister Hansjörg Eger          Rev.Martin Igboko.                                   Pater Johannes Sesar Sr. Lucia Jöckle Prälat Alfons Henrich Anke Simon, MdL, RLP Dekan Alban Meißner, Ludwigshafen Uli Valnion, Die Roten Raben Bürgermeister Wolfgang van Vliet, Ludwigshafen Dr. Barbara Kohlstruck, ev. Dekanin, Ludwigshafen a.R. Pfarrer Harald-Mathias Maiba Dr. Karl Kuntzmann Herr Theo Wieder, Vorsitzender des Bezirkstages Pfalz, Oberbürgermeister Frankenthal a.D. Domkapitular Franz Vogelgesang                                 Herr Alois Groß, KAB, Speyer Maria Faßnacht, Katholikenrat Speyer, Vorsitzende Herr Hans Kamb, Rechtsanwalt und Frau Dr. med. Helene Kamb (Ohne Bilder): Frau Imke Neumann, Studienrätin Dr. med. Hartwig Neumann Dr. Thomas Dressler Dr. med. Janina Neugebauer Dr. med. Markus Neugebauer Dr. Klaus-Peter Döring Dr. Frauke Volkland Dr. Christian Schöndorff Dr. Margarita Straubinger-Schöndorff Dr. Karl Kuntzmann  Dr. Kornelia Becker.                              Hans-Josef Hohmann, Theologe und Psychotherapeut, Insheim Verena David, Stadtverordnete, CDU, Frankfurt a.M. Herr Paul Habermehl, Hambacher Historiker Frau Jessica Purkhardt, Stadtverordnete, Die Grünen, Frankf. a.M. Bürgermeister Werner Kastner, Edenkoben; Johanna Däuwel, Weinprinzessin, Edenkoben     Frau Sabine Bätzing-Lichtenthäler, rheinland-pfälzische Ministerin für Soziales, Arbeit, Gesundheit und Demografie.      Dr. Eva Lohse, Präsidentin des Deutschen Städtetages Oberbürgermeisterin der Stadt Ludwigshafen a.R.    Dekan Michael Janson                                  Dr. Henning Scherf  Dr. Axel Hartmann, Botschafter a.D.           Ingo Röthlingshöfer, Bürgermeister der Stadt Neustadt-Weinstr. Dr. Philipp Lengsfeld, MdB Herr Diakon Claus Kasper                                    Dr. Hormoz Shariat, Gründer des christlichen Fernsehens Alive Ministries, Iran      Pastor Hammo, Irak                                                  Frau Anneke Companjen (OPEN DOORS) Herr Martin Hauck, stellv. SPD-Neustadt-Hambach,Stadtrat   Herr Rainer Eppelmann, ev. Pfarrer, DDR-Oppositioneller, Minister für Abrüstung und Verteidigung a.D.,Vorstandsvors. der Bundesstiftung für die Aufarbeitung der SED-Diktatur Pfarrer Bernhard Stief, Nikolaikirche Leipzig Friedrich Magirius, Superintendent und Pfarrer i. R. Nikolaikirche, ehem. Stadtpräsident Leipzig
......

Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ

LTS - Để thực hiện cuốn phim “Terror in Little Saigon,” nhóm phóng viên A.C. Thompson đã mở cuộc điều tra kéo dài hai năm, mong tìm thủ phạm đã giết chết một loạt nhà báo gốc Việt, và làm sáng tỏ nghi vấn cho là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (Mặt Trận) là tổ chức đứng sau những cái chết này. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi phỏng vấn với nhóm phóng viên của Frontline khi họ thực hiện phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: www.frontline.org) Trong thời gian điều tra, nhóm làm phim tìm đọc và phân tích hàng ngàn trang tài liệu, gồm: “Silenced: The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States,” do Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) xuất bản năm 1994, công văn của CIA, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, hồ sơ di trú Hoa Kỳ, và quan trọng nhất là hồ sơ cuộc điều tra kéo dài 15 năm của FBI. Đoàn làm phim cũng đi đến hàng chục thành phố ở Mỹ, bay qua Việt Nam và Thái Lan, thực hiện 140 cuộc phỏng vấn, trong đó có hàng chục cựu thám tử và nhân viên tình báo, thân nhân những ký giả bị giết, và nhiều người bị ám sát nhưng thoát chết, chưa bao giờ cho ai phỏng vấn. Tại Đông Nam Á, nhóm làm phim phỏng vấn cựu lãnh đạo tình báo Thái Lan, Prasong Soonsiri, và Chavalit Yongchaiyudh, cựu Tổng Tư Lệnh Quân Đội Hoàng Gia Thái Lan, kiêm Thủ Tướng Thái Lan, và gặp năm cựu thành viên thuộc nhóm du kích chống Cộng Sản Lào, và một thành viên từng tham gia chiến khu của Mặt Trận. Trong thành phần lãnh đạo của Mặt Trận, A.C. Thompson cho biết đã phỏng vấn ba người mà ông gọi sáng lập viên, trong đó có kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, người duy nhất xuất hiện trong phim. Ngoài “Terror in Little Saigon,” kết quả cuộc điều tra còn được đúc kết trong một tài liệu dài 72 trang đi kèm, có tên “Terror in Little Saigon, an Old War comes to a New Country,” do phóng viên A.C. Thompson biên soạn, do trang mạng Frontline công bố hôm 3 tháng 11, trước khi phim được trình chiếu buổi tối cùng ngày. Một đoạn trong tài liệu 72 trang này viết, (trích): “Ông Nguyễn Xuân Nghĩa xưa kia là thành viên của Mặt Trận, và giờ đây ông nói về thập niên đó trong tư thế bào chữa pha lẫn niềm ân hận...” “...Trong loạt phỏng vấn với ProPublica và Frontline, ông Nghĩa đưa ra những nhận định thay đổi về Mặt Trận. Thoạt đầu, ông cả quyết rằng tổ chức này tuyệt đối không dính líu gì đến những vụ ám sát các nhà báo hay ai khác ở Mỹ.” “Trong những lần trò chuyện sau, khi phải đối mặt với những bằng chứng về bạo lực của Mặt Trận, ông đổi giọng. Trong một cuộc phỏng vấn có thu hình, ông Nghĩa nói rằng ‘rất có thể’ là các thành viên Mặt Trận đứng đằng sau vụ ám sát ký giả (Nguyễn) Đạm Phong và có thể đã gây ra những tội ác khác.” “Trong Mặt Trận, ông Nghĩa thừa nhận, có một nhóm rất hung bạo, và khi người quay phim tắt máy, ông Nghĩa thú nhận đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa nói, ông đã thuyết phục được chiến hữu của mình đừng giết người đó.” “Đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi,” ông Nghĩa nói.” (hết trích) Thường thì tập tài liệu đi kèm cuốn phim được dùng để giải thích thêm những gì các nhân vật phát biểu trong phim, để làm rõ hơn câu chuyện, vì thời lượng của phim rất giới hạn. Nhưng trong trường hợp này, phần tường thuật về những gì kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói và phần phát biểu của ông trong phim “Terror in Little Saigon” rất tương phản. Trong phim, ông Nghĩa gọi việc “nói người trong Mặt Trận ám sát các nhà báo là 'phi lý' (nonsense) và khi mọi người cứ nói về những chuyện đại loại như vậy, nó tạo một ấn tượng rất xấu cho cộng đồng của chúng tôi,” trong khi đó, theo tường thuật (trong tài liệu 72 trang) nêu trên của A.C. Thompson, thì “ông Nghĩa thú nhận đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Để làm sáng tỏ mâu thuẫn này, người viết đã có cuộc phỏng vấn với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, đã từng là vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận. Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn. *** Hà Giang (NV): Xin ông cho biết những gì được viết trong tài liệu “Terror in Little Saigon, an Old War comes to a New Country” về những cuộc phỏng vấn ông, trên trang mạng Frontline, công bố hôm 3 tháng 11, có trung thực không? Nguyễn Xuân Nghĩa: Một nhảm nhí của truyền thông Mỹ (US Media bull***) xuyên tạc và không trung thực! NV: Ông có thể giải thích rõ, xuyên tạc và không trung thực như thế nào? Nguyễn Xuân Nghĩa: Họ phỏng vấn tôi tất cả bốn tiếng đồng hồ qua ba lần. Kết quả là họ chỉ lấy được một phút trong phim với lời dẫn giải trước đó trên bản quảng cáo cố tình tạo hiểu lầm. Trước khi có cuốn phim, họ phổ biến một bài quảng cáo dài 12 ngàn chữ trong 72 trang cùng một số hình ảnh có chọn lọc với ác ý, trong đó đoạn văn viết về việc tôi trả lời phỏng vấn là hoàn toàn bịa đặt, vừa thiếu đạo đức vừa thiếu chuyên nghiệp. NV: Xin hỏi lại cho rõ, ông có nói với nhóm làm phim A.C. Thompson, khi họ ngừng quay phim, rằng “ông đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” như họ tường thuật trong tài liệu “Terror in Little Saigon, an Old War comes to a New Country” không? Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi không hề nói câu đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam, cả trong khi quay phim lẫn lúc không quay phim. NV: Tại sao lại có sự kiện như vậy và tại sao họ phải gặp ông đến những ba lần để phỏng vấn? Nguyễn Xuân Nghĩa: Sở dĩ tôi nói họ thiếu đạo đức và thiếu chuyên nghiệp là khi gặp tôi lần đầu, A.C. Thompson nói là muốn làm một cuốn phim về cộng đồng Việt Nam sau 40 năm và PBS sẽ phát hình vào Tháng Chín, 2015. Sau dăm phút nói chuyện, tôi nhận ra là A.C. Thompson không hề muốn hỏi gì về sinh hoạt cộng đồng mình, mà muốn hỏi tôi về nghi vấn Mặt Trận giết những nhà báo. Tôi quạt ngược và nêu nhiều nghi vấn, vì sao họ không điều tra tìm hiểu những chuyện khác, như ai trong Chính quyền JFKennedy quyết định về số phận của Tổng Thống Diệm? Ai thật sự giết Kennedy hay Mục Sư Martin Luther King? Còn vụ thảm sát Mậu Thân 1968 thì sao? Kết quả lần đó, có lẽ không đạt “mục đích yêu cầu,” nói theo người Hà Nội! NV: Rồi sao nữa, thưa ông? Nguyễn Xuân Nghĩa: Vì vậy, lần thứ hai, vào Tháng Chín, A.C. lại muốn xin gặp tôi và lần này nói là thực sự muốn hỏi về việc Mặt Trận. Tôi đồng ý và nghĩ mình không có gì phải giấu. Tôi nói nhiều về cơ cấu của tổ chức khi tôi còn ở trong Mặt Trận, về việc ông Phạm Văn Liễu lo cơ cấu hải ngoại, và ông Hoàng Cơ Minh lo chiến khu. Tôi đã mất cả giờ để giải thích vai trò của Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại là Phạm Văn Liễu, với đơn vị K9 trong Mặt Trận, mà A.C. Thompson không hề dùng tới, không hề nhắc đến tên của ông Liễu. Tôi cũng nói nhiều về ông Hoàng Cơ Minh, mà A.C. Thompson cũng không hề dùng đến, vì những điều tôi nói không hợp với mục đích cuốn phim của ông ta. NV: Ông đã nói những điều gì về ông Hoàng Cơ Minh mà họ không dùng? Nguyễn Xuân Nghĩa: Về con người ông Minh và điều ông nhấn mạnh “hết chiến tranh và quân đội rồi, không được nghĩ theo kiểu chiến tranh và vũ trang, mà phải nghĩ đến đấu tranh.” Tôi còn chia sẻ đoạn đối thoại khi gặp ông Minh lần đầu trong đời, và yêu cầu họ, nếu trích dẫn thì hãy trích đoạn này: “Tôi hỏi ông Minh vào năm 1984: Ông có tin rằng việc ông làm sẽ thành công không và năm năm nữa thì ông ở đâu, làm gì? Ông Minh trả lời: ‘Tôi không nghĩ là tôi sẽ thấy Việt Nam thoát khỏi chế độ Cộng Sản trong cuộc đời của tôi. Nhưng thà tôi chết như một tên thảo khấu trong rừng còn hơn sống kiếp người mất nước, tị nạn tha hương ở quê người. Và đây là câu đáp đã gây ‘nghiệp’ cho tôi: Thế thì không cần nói có 10,000 người trong chiến khu, mà chỉ có ba người, tôi cũng đi theo ông tới cùng.’” NV: Trong lần phỏng vấn thứ ba, ông thảo luận gì với họ? Nguyễn Xuân Nghĩa: Nói thêm cho rõ. Lần gặp thứ hai, ngày 11 Tháng Chín, họ đề nghị phỏng vấn tôi “incognito” hay “anonymous” - che mặt và đổi giọng nói - tôi cũng đồng ý và nói y như trước về ông Minh, ông Liễu, về Hoa Kỳ, trước mặt cả ba người! Sau đó một ngày, A.C. Thompson nói là cấp trên cho là không đạt yêu cầu (!) nên hoãn chuyến bay để ở lại phỏng vấn tôi lần ba, với đầy đủ hình ảnh, vào 13 Tháng Chín. Tôi cũng đồng ý và vẫn trả lời rõ ràng. Họ không xài được hai lần sau, chỉ phổ biến hình ảnh và lời nói của tôi trong lần phỏng vấn đầu tiên, khi thu hình trong nhà tôi ngay sau Tết Ất Mùi, vào cuối Tháng Giêng. Họ không hài lòng vì tôi không làm nhân chứng gian nên nhục mạ tôi! NV: Khi nói câu “Đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi,” ý ông muốn nói gì? Nguyễn Xuân Nghĩa: Câu tôi nói “đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi,” là nói về chuyện mất nước, đời sống tị nạn, tâm tư của mình trong thời gian đó, không đi làm việc mà gia nhập Mặt Trận và về những nỗ lực đấu tranh chống Tàu, chống Pháp của tổ tiên mà thất bại. Nhưng A.C. Thompson bẻ quặt đi, viết cái kiểu cho người đọc hiểu ngầm là tôi xấu hổ về thời gian hoạt động trong Mặt Trận. NV: Ông rút tỉa được kinh nghiệm gì sau khi làm việc với nhóm làm phim “Terror in Little Saigon?” Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau khi nhìn kết quả của bài viết 72 trang và về cuộn phim, tôi kết luận A.C. Thompson không phải là một nhà báo có đạo đức, và có mục đích xấu với cả cộng đồng mình khi làm cuốn phim. Cuộc chiến Việt Nam ngày xưa đã là nạn nhân của truyền thông Mỹ, bây giờ cả cộng đồng người Việt vẫn còn là nạn nhân của truyền thông Mỹ. NV: Xin cảm ơn ông. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Những Bộ trưởng Tiểu bang tại Đức-Quốc ủng hộ tù nhân lương tâm Việt Nam

......

TCBC: Về những cáo buộc trong phim “Terror in Little Saigon”

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - Blog: vnctcmd.blogspot.com - FB: facebook.com/viettan **** Thông Cáo Báo ChíTCBC: Về những cáo buộc trong phim “Terror in Little Saigon”   Vào ngày 3/11/2015, đoạn phim “Terror in Little Saigon” trên hệ thống truyền hình Public Broadcasting Service (PBS) và mạng Internet đã đề cập đến Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và Tướng Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân. Trước sự kiện này, Đảng Việt Tân: 1. Khẳng định Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ gì đến cái chết của những ký giả gốc Việt mà nhóm phóng viên Richard Rowley và A.C. Thompson của ProPublica cáo buộc trong đoạn phim nói trên.   Hai nhân sự này đã đơn phương bác bỏ kết luận điều tra của một phần hành thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) làm việc liên tục trong 15 năm. Đó là không tìm đủ chứng cớ để khởi tố ai. Thay vào đó 2 nhân sự nêu trên dựng lên các cáo buộc dựa vào lời của vài người dấu mặt, vài người thiếu uy tín, và suy diễn chủ quan của HAI cựu nhân viên điều tra. Đây là cách làm việc thiếu đạo đức chuyên môn và cho thấy chủ đích đã có từ trước của người thực hiện đoạn phim. Trong suốt 30 năm qua, không hề có một thành viên Mặt Trận nào bị khởi tố về bất kỳ trường hợp giết người nào mà đoạn phim đề cập. 2. Cực lực phản đối thái độ xúc phạm đến danh dự và hoài bão của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bao gồm cả Tướng Hoàng Cơ Minh và nhiều thành viên Mặt Trận; Cực lực phản đối chủ ý xuyên tạc chính nghĩa và nỗ lực đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Đoạn phim đã cố tình dán nhãn nỗ lực tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại chỉ là để tái diễn chiến tranh và bị xách động bởi những thành phần cực đoan xuất thân từ tập thể cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngay lúc này, đảng Việt Tân đang tập trung vào nỗ lực tham gia cùng đồng bào trên cả nước và khắp thế giới phản đối CSVN trải thảm đỏ tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đại diện tập đoàn xâm lược Bắc Kinh.   Trong những ngày tới, Đảng Việt Tân sẽ có những phản đối chính thức đối với ProPublica và hệ thống PBS, và sẽ kính báo đến các cơ quan truyền thông và đồng bào khắp nơi. Ngày 4 tháng 11 năm 2015 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Tuyên Cáo phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam của các Tổ Chức, Đoàn Thể và Đồng Bào Việt Nam tại Đức

Tuyên Cáo phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam của các Tổ Chức, Đoàn Thể và Đồng Bào Việt Nam tại Đức Chúng tôi, gồm các Tổ Chức, Đoàn Thể và người Việt Nam tại Đức quan niệm rằng bảo vệ đất nước là nhiệm vụ chung của toàn dân. Vì vậy trước sự việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) chính thức mời Tập Cận Bình, Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng, sang viếng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 7 tháng 11 năm 2015 , chúng tôi cực lực phản đối nhà cầm quyền CSVN, cũng như phản đối sự hiện diện của ông Tập Cận Bình tại Việt Nam vì những lý do sau đây : Thứ Nhất: Trung Cộng đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chiếm đoạt ngư trường, tấn công ngư dân Việt Nam, cướp đoạt tài sản, thậm chí bắn giết ngư dân Việt Nam tại Biển Đông . Trung Cộng luôn đe dọa Việt Nam một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Thứ Hai: Tham vọng bành trướng lãnh hải của Trung Cộng tại vùng biển Châu Á Thái Bình Dương và hành động bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên Biển Đông với mục tiêu quân sự bất chấp luật pháp và sự lên án của quốc tế đang là mối đe dọa hòa bình và an ninh của các quốc gia trong vùng. Thứ Ba: Sự có mặt của Tập Cận Bình tại Việt Nam chỉ nhằm khống chế đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam đã đặt quyền lợi của đảng cộng sản Việt Nam lên trên quyền lợi của Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam , đón tiếp kẻ thù của dân tộc như một quốc khách ngay trên đất nước Việt Nam là một quốc nhục . Chúng tôi lên án đảng cộng sản Việt Nam về sự đón tiếp Tập Cận Bình trong bối cảnh tranh chấp pháp lý quốc tế trên Biển Đông là một động thái tiếp tay dâng biển đảo cho Trung Cộng . Với tuyên cáo này chúng tôi , những người Việt Nam tại Đức , khẳng định sự quan tâm đến vận mệnh đất nước và hiệp thông cùng tất cả đồng bào trong và ngoài nước trước hiểm họa bành trướng của bá quyền phương Bắc . Đức Quốc, ngày 31 tháng 10 năm 2015 Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt TỵNạn tại CHLB Đức Trần Văn Tích Hoàng Thị Mỹ Lâm Trịnh Đỗ Tôn Vinh Phạm Công Hoàng Nguyễn Văn Rị Lê Trung Ưng  
......

Paris phản đối chuyến viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình

PARIS - 1/11/2015: Cơ sở đảng Việt Tân tại Pháp đã tổ chức một buổi xuống đường phản đối chuyến viếng thăm của chủ tịch nhà nước Trung Quốc sang Việt Nam vào các ngày 4-6/11/2015 sắp tới. Trước Toà Đại sứ CSVN tại Paris là các khẩu hiệu Anh - Pháp - Việt: "Đảng CSVN hèn với giặc ác với dân", "Tập Cận Bình cút xéo khỏi VN", "La Chine dehors", "Rước Tập Cận Bình, rước cướp vào nhà", "Xi Jinping go away", "NO XI", "Chúng tôi không tiếp kẻ chiếm biển đảo của VN", "Xi Jiping n’est pas le bienvenu au VN",… Mở đầu cuộc biểu tình, Ban tổ chức đã cho biết lý do của cuộc biểu tình cũng như chia sẻ một số thông tin đến đồng bào hiện diện: Hơn 170 người đại diện các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nước đã tham gia ký tên vào bản lên tiếng phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam. Một cuộc thăm dò trên mạng gần đây cho thấy hơn 80% người dân phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đón tiếp Tập Cận Bình trên đất Việt Nam.   Sau đó một số nhà đấu tranh trong nước qua mạng internet đã có những lời chia sẻ đến những người hiện diện, như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Linh mục Phan Văn Lợi, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai… tất cả đều nói lên sự ưu tư về tương lai của tổ quốc Việt Nam qua sự đón tiếp Tập Cận Bình. Bên dưới thảm đỏ CSVN dành cho CSTQ là những ban hành, huấn thị từ Tập Cận Bình mà chắc chắn đảng CSVN phải cúi đầu quỵ luỵ chấp hành với nhiều nhượng bộ thua thiệt về phía Việt Nam. Cụ thể là Việt Nam sẽ mất thêm bao nhiêu đất đai tài nguyên và càng lệ thuộc nhiều hơn nữa về chính trị và kinh tế. Buổi biểu tình tại Paris nhằm đáp ứng lời kêu gọi từ quốc nội: Là con dân VN dù trong hay ngoài hải ngoại, tất cả đều phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc khi đất nước đang rơi vào tay giặc ngoại xâm, do sự cấu kết hèn mạt của đảng CSVN chỉ vì quyền lợi phe nhóm đứng trên quyền lợi của đất nước. (TND-Paris)
......

„1989 - Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động“

Nhân dịp mừng nước Đức 25 năm thống nhất Đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn gặp gỡ bà Vera Lengsfeld tại thành phố Neustadt a.d. Weinstraße, „ Cái nôi của nền dân chủ Đức “ Neustadt-Gimmeldingen, Weingut Peter Stolleis, 05.10.2015 Vera Lengsfeld xuất thân từ Sondershausen / Thüringen (Đông Đức), hiện đang sinh sống tại Berlin-Pankow, là một trong những người đứng đầu trong các cuộc tranh đấu, biểu tình đòi dân chủ vào thời Đông Đức cũ. Bà đã từng ngồi tù, bị cấm hành nghề và bị trục xuất qua nước Anh. Vào ngày 09.11.1989, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, bà trở về lại quê quán. Thoạt đầu bà là thành viên của lưỡng đảng Kết Hợp 90 và đảng Xanh ( Bündnis 90/die Grünen), sau bà đổi qua đảng Thiên Chúa Dân Chủ (CDU). Bà đã từng là dân biểu quốc hội Đức. Trong thời gian này bà được nhận huân chương bội tinh Liên Bang (Bundesverdienstkreuz). Bà đã và đang viết nhiều sách về thời Đông Đức cũ (DDR). (http://www.vera-lengsfeld.de/home.php).   Nhân dịp mừng nước Đức 25 năm thống nhất, Vera Lengsfeld tới thăm thành phố lịch sử Neustadt an der Weinstraße, nơi có tòa lâu đài nổi tiếng Hambacher Schoß, còn được mệnh danh là „cái nôi của nền dân chủ Đức“ (die Wiege der deutschen Demokratie) (www.hambacher-schloss.de ), và giới thiệu cuốn sách bà mới cho xuất bản năm ngoái, có tựa đề: „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“ (1989 - Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động). Trong sách này, là một nhân chứng sống,  bà kể lại những diễn tiến lịch sử từ ngày 01 tháng 01 năm 1989 đến ngày 31 tháng 12 năm 1989 - những biến cố quan trọng đã xảy ra ở Đông Đức trong năm 1989 để tạo nên sức ép lớn đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của một chế độ độc tài 40 năm, và đưa đến thống nhất nước Đức, mà ngày 03.10.2015 vừa qua dân Đức đã cùng với cả thế giới ăn mừng 25 năm tại Frankfurt am Main. Trong trang đầu cuốn sách bà viết là để dành cho „tất cả những nhà cách mạng vô danh“ (Für alle unbekannten Revolutionäre).   Trong phần thuyết trình Vera Lengsfeld nhận định „cuộc cách mạng bất bạo động“ ở Đông Đức được thành công là nhờ ý chí kiên quyết của người dân Đông Đức muốc chấm dứt chế độ Cộng Sản vô luân, song cũng có rất nhiều yếu tố thuận lợi và may mắn từ quốc tế và quốc nội, mà vì tình trạng bưng bít thông tin hồi đó ở Đông Đức cũ, nên ít ai biết đến. Chẳng hạn, người ta nghe nói nhiều về những cuộc biểu tình lớn vào mùa Thu năm 1989, thường là vào ngày thứ hai, sau khi đã tụ tập lại và cầu nguyện ở nhà thờ Nilokaikirche, Leipzig, vào lúc 17 giờ, nên các cuộc biểu tình này còn được gọi là „những cuộc biểu tình vào thứ hai“ (Montagsdemonstrationen), nhưng ít ai biết được là không phải chỉ ở Leipzig, mà ở trên 30 thành phố khác của Đông Đức cũng đã diễn ra những cuộc biểu tình tương tự, song bị chế độ dập tắt và đàn áp một cách dã man. Theo Vera Lengsfeld, yếu tố thuận lợi quốc nội lúc đó là biến cố nhà cầm quyền ra luật mới về xuất ngoại, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 1989, trong đó các trường hợp muốn thăm viếng thân nhân ở Tây Đức cũng như ra nước ngoài không còn gặp nhiều khó khăn như trước. Nhà cầm quyền hy vọng qua đó sẽ „xả bớt xú bắp“ cho người dân, song họ không ngờ rằng luật này đã tạo điều kiện cho một số lớn người Đông Đức qua nước Hung Gia Lợi để xin tỵ nạn vào mùa Hè 1989 và sau đó nó giống như một cơn bão tuyết lao xuống và cuốn trôi đi một chế độ độc tài 40 năm. Vera Lengsfeld kết luận , ngày lịch sử 09.11.1989, ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, là ngày mà bà và có lẽ hầu hết người dân Đông Đức „hạnh phúc không bút mực nào tả nổi“.( „Das Glücksgefühl ist überwältig“.   Sau phần thuyết trình là phần đặt câu hỏi cũng như trao đổi với bà Lengsfeld rất sôi nổi. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó ngoại vụ Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức đã xin bà cho biết về những thiệt hại không những về vật chất, song còn về tâm linh cho thế hệ thời Đông Đức cũ cũng như những thế hệ hậu cộng sản sau 25 năm thống nhất nước Đức. Theo bà thì có người hồi phục mau, song có nhiều người cho tới giờ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm thần, như khi ngủ thường bị ác mộng, thường giật mình hoảng hốt vì tưởng vẫn đang còn ở trong tù và bị tra tấn. Bà cho rằng rất nhiều người, nhất là thế hệ sinh ra sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đã không nhìn thấy tầm mức quan trọng của „cuộc cách mạng bất bạo động“ và cái giá rất cao mà các thế hệ cha anh đã phải trả để có được sự thống nhất nước Đức từ 25 năm nay.  Sách „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“ hy vọng đạt được chức năng mà người viết, bà Vera Lengsfeld, mong muốn „phơi bày sự thật về sự kiện lịch sử“. Bà  nói:„cuộc cách mạng bất bạo động đã đặt nền móng cho một Âu Châu tự do, thống nhất và dân chủ. Sự việc quan trọng này đáng tiếc chưa được quần chúng lưu ý đúng mức. Để thay đổi tình trạng này tôi đã viết sách „Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động“ nhằm phơi bày sự thật về sự kiện lịch sử“ („Die friedliche Revolution hat den Grundstein für ein freies, einiges und demokratisches Europa gelegt. Diese entscheidende Tatsache ist leider keineswegs im öffentlichen Bewusstsein. Um das zu ändern, habe ich dieses Tagebuch der Friedlichen Revolution geschrieben, um den Geschichtslegenden die Fakten entgegen zu halten.“ Trích trong sách „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“, Vera Lengsfeld, trang 9). Nhật báo Rheinpfalz cũng tường trình về buổi giới thiệu sách này trong số báo ngày thứ tư, 07.10.2015.
......

„Nhiều văn hóa - một thành phố“ („Viele Kulturen – eine Stadt“)

Neustadt a.d.Weinstraße, Đức quốc „Nhiều văn hóa - một thành phố“, đó là chủ đề của hội lễ „Multi-Kulti- Fest“ (ngày hội đa văn hóa), do thành phố Neustadt tổ chức vào chủ nhật, 27.09.2015 lần thứ 23 tại bãi chợ lớn nhất (Marktplatz) nằm giữa phố chính, kế nhà thờ chánh tòa và cũng là biểu tượng (Wahrzeichen) của thành phố nổi tiếng về rượu ngon, cũng như được công nhận là nơi nghỉ mát  tốt cho sức khỏe (Erholungsort). Mặc dù nước Đức đang vào Thu, song hôm đó có nắng ấm nên số người đến dự rất đông. Ngày hội được bắt đầu lúc 10 giờ với buổi cầu nguyện liên tôn giáo ngoài trời cho hòa bình thế giới, cho các nạn nhân chiến tranh và cho những tù nhân lương tâm dưới các chế độ độc tài. Sau đó ban nhạc „Allstar-Bigband“, một ban nhạc tổng hợp các học sinh của các trường trung học Neustadt, Edenkoben và Hassloch, trình diễn rất sôi nổi. Chung quanh đó nhiều quầy giới thiệu các món ăn thuần túy Pháp, Châu Phi, Thổ, Ấn Độ, Afghanistan, Nepal…. có quầy thông tin của công đoàn, Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International)…  và có quầy của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở Neustadt. Nơi đây có bàn thông tin về tình trạng đàn áp nhân quyền và đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Ngoài ra, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thuần tuý: „chả giò dân chủ“, „chả giò tự do“, bánh bao, bánh Patisô nhân thịt, bánh đậu xanh, bánh tai heo…. Thị trưởng thành phố Neustadt, ông Ingo Röthlingshöfer đã đến thăm quầy và ủng hộ các tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Xuân Diệu và Hồ Đức Hòa. Vào tháng 11 năm 2013 ông Ingo Röthlingshöfer là một trong những người đầu tiên ký vào danh sách đòi trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân trong chiến dịch do Prof. Dr. Johannes Kals đứng ra khởi xướng (http://www.thongtinducquoc.de/node/1163 ). Trong phần văn nghệ nhóm võ cổ truyền dưỡng sinh Việt Nam  „Thiên Địa“ đã giới thiệu và mời khán giả cùng tập chung một số động tác đơn giản và bổ ích cho sức khỏe. Mọi người đã nhiệt tình hưởng ứng (https://www.youtube.com/watch?v=aOo8NZIU83k ). Báo „Die Rheinpfalz“, tờ báo lớn nhất của tiểu bang Rheinland-Pfalz, vào ngày thứ hai, 28.09.15, đã đăng bài tường trình về ngày hội này với hình chụp lúc nhóm dưỡng sinh „Thiên Địa“ đang trình diễn với những câu: „Bây giờ sân khấu sẽ được nhường lại cho „ THIÊN ĐỊA “, một môn võ đạo dưỡng sinh cổ truyền Việt Nam cho mọi người từ 7 đến 90 tuổi“. (Dann aber Platz frei vor der Bühne für Thiên Địa, eine vietnamesische Art der Gesundheitsförderung durch Bewegung, zum Mitmachen von 7 bis 90 Jahren) và: „Nhóm khởi xướng „Vietnam today“ đã phát „chả giò hòa bình“ để gây sự chú ý đến chế độ độc tài 40 năm“. (Die Initiative „Vietnam today“ verteilte Friedensfrühlingsröllchen und machte damit auf 40 Jahre Diktatur aufmerksam.“ ( Trích trong báo „Die Rheinpfalz“, Montag, 28.September 2015/Jahrgang 71/Nr. 225).  
......

Lễ Tưởng Niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Các Anh Hùng Đông Tiến Năm Thứ 28

Lễ Tưởng Niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Các Anh Hùng Đông Tiến Năm Thứ 28 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ, Nam California, Hoa Kỳ, ngày 13/9/2015.   ***** Lễ Tưởng Niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Các Anh Hùng Đông Tiến Năm Thứ 28 Bùi Xuân Nhã Chiều ngày Chủ Nhật 13/9/2015 vừa qua, Đảng Bộ miền Nam California thuộc đảng Việt Tân đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Các Anh Hùng Đông Tiến đã hy sinh cách đây 28 năm trên con đường tranh đấu cho tự do dân chủ tại Việt Nam. Lễ tưởng niệm năm nay có sự phối hợp tổ chức và yểm trợ của 13 hội đoàn tại miền Nam California gồm Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Los Angeles, Cộng Đồng Việt Nam San Diego, Hội Đền Hùng Hải Ngoại, Hội Đền Hùng San Diego, Việt Nam Quốc Dân Đảng Thống Nhất, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Ủy Ban Phối Hợp Bảo Toàn Đất Tổ, Ủy Ban Đòi Nhân Quyền Cho Việt Nam, Hội Chuyên Gia Việt Nam, Ban Liên Lạc Các Hội Đoàn Giới Trẻ và Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân. Buổi lễ diễn ra đúng 3 giờ 30 chiều tại khu vực Tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, thành phố Westminster, Nam California với sự tham dự của gần 300 đồng bào và quý quan khách. Trong số quan khách có Dân biểu Tiểu bang Young Kim; Dược sĩ Nguyễn Đình Thức, Đại diện Thượng Nghị Sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn; ông Tạ Đức Trí, Thị trưởng thành phố Westminster; Nghị viên Sergio Contreras, phó Thị trưởng và Nghị viên Diana Carey thành phố Westminster; ông Carlos Urquiza, Đại diện Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez; ông Lý Vĩnh Phong, Đại diện Dân Biểu Liên bang Alan Lowenthal; ông Bùi Thế Phát, Nghị viên Thành phố Garden Grove, Chủ tịch Cộng đồng Quốc gia Nam California và quý vị Chủ tịch Cộng đồng San Diego, Los Angeles; Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc đài SBTN và phu nhân; Luật sư Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu Chủ tịch Cộng đồng Quốc gia Nam California; ông Nhan Hữu Mai, Phó Tổng bí thư VNQDĐ Thống Nhất; ông Nguyễn Thiện Truyền, Đại diện Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Nam California; ông Hoa Thế Nhân (Đoàn Kết VNCH) và sự hiện diện của nhiều nhân sĩ trong Cộng đồng Nam California. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các cựu quân nhân VNCH và nhiều thành viên trong Hội Hải Quân Cửu Long tham dự. Đông đảo báo chí Việt ngữ trong vùng đã đến đưa tin, phỏng vấn như báo Việt Báo, Người Việt, Viễn Đông, báo Việt Mỹ, đài SBTN và SET 57.4, Việt Phố TV, Sài Gòn TV và Truyền hình PBS, radio TNT, Radio Chân Trời Mới. Mở đầu buổi lễ là phần rước di ảnh cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và 13 Kháng Chiến Quân do các đảng viên đảng Việt Tân tiến lên bàn thờ giữa hai hàng chào danh dự của các cựu quân nhân Quân lực VNCH. Trong tiếng nhạc trầm hùng, tiểu sử của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân đã được tuyên đọc khiến nhiều người hiện diện bùi ngùi, xúc động. Lễ niệm hương tiên cáo tiếp theo được bốn bô lão Gs. Nguyễn Tư Mô, ông Nguyễn Văn Cừ, ông Đoàn Thế Cường và ông Phan Kỳ Nhơn thực hiện trước bàn thờ các di ảnh. Sau nghi thức khai mạc, ông Trần Trung Dũng đại diện Đảng bộ Nam California và là Trưởng ban Tổ chức lên đọc lời chào mừng quan khách và đồng bào, tuyên bố lý do của buổi Lễ Tưởng Niệm hôm nay. Một vòng hoa trang trọng được đại diên Ban Tổ chức và các hội đoàn cùng mang lên đặt trước bàn thờ. Sau đó, các đảng viên Việt Tân thực hiện nghi thức Tế Lễ Cổ Truyền với sự điều hợp của Hội Đền Hùng Hải Ngoại. Trong ba hồi chiêng trống trầm hùng, mọi người xúc động tưởng nhớ đến các Kháng Chiến Quân và Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh vào 28 năm trước đã rời bỏ gia đình và đời sống tiện nghi ở nước ngoài, lên đường trở về đất nước trong quyết tâm sắt đá góp phần đấu tranh chấm dứt ách độc tài cộng sản và đã hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987. Dân biểu Tiểu bang Young Kim Trong phần phát biểu cảm tưởng của chính giới Hoa Kỳ, Cộng đồng và Đoàn thể, Dân biểu Tiểu bang Young Kim đã nhắc lại và ca ngợi lòng yêu nước của các Kháng Chiến Quân cách đây 28 năm cũng như mục tiêu tranh đấu của Đảng Việt Tân vì một nước Việt Nam dân chủ tự do hiện nay. Ông Tạ Đức Trí (giữa), ông Sergio Contreras (trái) và bà Diana Carey Thị trưởng Tạ Đức Trí cho rằng sử sách sẽ luôn ghi nhớ công ơn của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân và sự hy sinh của các vị mãi mãi là một tấm gương cho các thế hệ mai sau. Dược sĩ Nguyễn Đình Thức và ông Carlos Urquiza Dược sĩ Nguyễn Đình Thức đại diện Thượng nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn và ông Bùi Thế Phát, Chủ tịch Cộng Đồng Quốc gia Nam Cali đã trao tặng 2 bằng Tưởng lục để vinh danh Cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và Kháng Chiến Quân Đông Tiến. Bs. Đông Xuyến chia sẻ về những tấm gương hy sinh của các Anh Hùng Đông Tiến Bác sĩ Đông Xuyến, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân đã lên phát biểu bày tỏ lòng tri ân quan khách và đồng bào đã cùng đảng Việt Tân tưởng niệm sự hy sinh của Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và Các Kháng Chiến Quân Đông Tiến. Bác sĩ Đông Xuyến nói: “Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến là để tri ân những tấm gương của những người hải ngoại như chúng ta đã hy sinh mạng sống và cuộc sống riêng để trở về cứu nước. Tưởng niệm để một lần nữa chúng ta cùng tiếp nhận tinh thần yêu nước bền bỉ từ những tấm gương hy sinh. Tưởng niệm để chúng ta cùng tiếp sức cho nhau bằng những đóng góp, những nỗ lực đấu tranh bền bỉ của mỗi quý vị nơi đây, mỗi cộng đoàn, cộng đồng, đoàn thể, phong trào, chính đảng và mỗi tổ chức cơ quan dân sự tại nơi chúng ta cùng nhau sinh sống.” Bác sĩ Đông Xuyến cũng kêu gọi mọi người “sẽ gắn bó hơn, tin nhau hơn và chia sẻ với nhau nhiều hơn để tạo được một sức mạnh chung trong và ngoài nước mà không một thế lực hay một chế độ độc tài nào có thể đánh phá và quyết tâm vươn lên để tiến đến hình thành một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ và tiến bộ.” Xen kẽ trong buổi lễ là phần văn nghệ đấu tranh của Ban Tù Ca Xuân Điềm cũng như ban đồng ca của Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân với những nhạc phẩm như Bài Ca Đông Tiến, Ta Ra Đi, Thế Kỷ Này Là Thế Kỷ Của Chúng Ta và các bài hát khác. Đặc biệt nhất là phần chia sẻ của 2 cựu Tù nhân lương tâm, đảng viên Đảng Việt Tân từ quốc nội Nguyễn Văn Oai và Nguyễn Văn Duyệt. Hai anh đã bày tỏ quyết tâm tiếp tục đồng hành cùng dân tộc trong cương vị là đảng viên Việt Tân vừa thoát khỏi nhà tù cộng sản. Buổi Lễ Tưởng Niệm chấm dứt lúc 6 giờ sau khi ông Hoàng Tứ Duy đại diện Đảng Việt Tân và ông Hoàng Thế Dân đại diện Ban Tổ Chức cảm ơn quan khách và đồng bào hiện diện. Trước khi ra về, đồng bào và anh chị em đảng viên Việt Tân đã lần lượt lên thắp nhang trước bàn thờ di ảnh các Kháng Chiến Quân trong tiếng hát trầm buồn của Dạ Thảo, bài Trăng Chiến Khu của cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh.
......

Blogger Tạ Phong Tần: 'Mỹ ép buộc CSVN phải trả tự do cho tôi'

WESMINSTER, Calif. (NV) - Blogger Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công Lý và Sự Thật, đồng sáng lập viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, đến phi trường Los Angeles (LAX) tối 19 tháng Chín, 2015,  sau 4 năm bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù. Bà Tạ Phong Tần đến Hoa Kỳ lúc 8 giờ 30 tối trên chuyến bay của hãng hàng không China Airline. Khi đến phi trường, bà Tần phát biểu rằng sẽ không ngưng con đường mà bà đeo đuổi. 'Sau cái tang của mẹ thì tôi càng cương quyết trang đấu và bây giờ thì càng không bao giờ bỏ cuộc.' Blogger Tạ Phong Tần bày tỏ cảm xúc: "Trước khi đến Mỹ, tôi rất hồi hộp không biết bao nhiêu năm anh em mới gặp nhau anh em đối với mình ra sao. Nhưng khi thấy nét mặt xúc động và sự quan tâm đón chào của nhiều người thì cảm thấy an tâm và biết mình đã quyết định đúng." “Tôi cảm thấy như là gia đình của mình. Và tôi rất là xúc động khi gặp lại những người bạn của tôi. Đôi khi vui quá mình cũng xúc động chứ. Chưa bao giờ tôi khóc, ngay cả trước mặt bọn Cộng Kể lại giây phút bị áp giải ra phi trường, bà Tần cho biết: Tôi không biết họ đưa anh Điếu Cày đi như thế nào, nhưng riêng tôi có khoảng 50 công an áp giải. Ở trong nhà tù ra đi ba xe ô tô bảy chỗ ngồi. Khi đến sân bay lại thấy lố nhố khoảng 20 công an mặc thường phục nữa. Có người nhìn như có vẻ bàng quan, không có nhiệm vụ gì, nhưng cứ lẩn quẩn ở đó. Có khoảng một chục người cầm máy quay phim quay tứ tung. Họ đưa tôi vào khu vực phía sau sân bay, chỉ có tôi và công an. Đến khi máy bay sắp cất cánh họ mới đưa tôi ra phía ngoài. Và khi lên máy bay tôi mới gặp nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ đón tôi.” Bà Tần khẳng định mình không phải bị trục xuất: “Tôi nghĩ thân nhân tôi biết tôi đi, nhưng không phải là trục xuất, bởi vì phía Mỹ ép buộc họ phải trả tự do cho tôi. Và họ đã ra một quyết định tạm đình chỉ thi hành án tù, chứ không phải trục xuất.' * Kết quả của sự nỗ lực vận động Blogger Điếu Cày, người từng bị cầm tù và cũng được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ tháng 10 năm ngoái nói rằng: "Tin Tần được trả tự do là món quà lớn nhất cho CLBNBTD trong đúng ngày kỷ niệm sinh nhật 8 năm thành lập của Câu Lạc Bộ. Chúng tôi hết sức vui mừng! Đây cũng là kết quả của bao nỗ lực vận động của nhiều tổ chức đấu tranh khắp nơi. Đặc biệt Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã hết sức tích cực trong việc thúc đẩy đưa Tần ra khỏi nhà tù cộng sản."   Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn có mặt tại LAX đón blogger Tạ Phong Tần phát biểu: ' Đi đón chị Tần tôi có cảm xúc giống như lần đi đón anh Điếu Cày. Có nghĩa là vui mừng giống nhau.' Trả lời cầu hỏi nhà cầm quyền CSVN cứ thả các tù chính trị ra ngoại quốc như Mỹ chẳng hạn thì ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam thế nào. Bà Janet Nguyễn nói: 'Chúng ta, một mặt vui mừng vì những người trong nước ra, qua đó giúp biết rõ phương cách đấu tranh tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta đừng quyền họ có thể bắt người này và thả người khác. Nếu có tiến triển thực sự thì phải thả hết tù chính trị và không bắt thêm một người nào nữa.' * Trong vòng tay bạn bè Ngay từ buổi chiều 19 tháng Chín, đông đảo bạn bè là thành viên của CLBNBTD đã tụ họp để cùng nhau đến phi trường LAX đón Blogger Tạ Phong Tần. Nói về tâm trạng mình, Blogger Điếu Cày bày tỏ: 'Hơn ai hết tôi hiểu  rõ tâm trạng của Tạ Phong Tần khi ấy đến phi trường, và tôi thấy có bổn phận phải giúp đỡ và hướng dẫn cô ấy trong những bước đầu bỡ ngỡ.' Anh Võ Thiêm, một thành viên mới của CLBNBTD, lái xe đến từ San Diego chỉ để ra phi trường đón Tạ Phong Tần cho hay: "Tôi là thành viên mới của CLBNBTD nhưng rất cảm phục sự quả cảm của những blogger như chị Tạ Phong Tần, và hôm nay rất vui sẽ gặp được chị."" 'Hôm nay là một ngày rất vui.' Anh Hàng Tấn Phát đến từ San Jose so sánh 'cũng hồi họp như hôm đến đón anh Điếu Cày.' Anh Phát nói thêm: “ Khi nhà nước CSVN phải thả những tù nhân này, thì chúng ta sẽ gần có ngày về Việt Nam.' Một đồng hương khác, anh Sĩ Lâm, đến từ San Diego, hôm nay đến chung vui trong ngày sinh nhật thứ 8 của CLBNBTD, và rất vui cũng được dịp đi đón Blogger Tạ Phong Tần đang trên đường đến đất tự do. Còn anh Thiện Thành 'nôn nao đón một người cùng chí hướng ra hải ngoại để tiếp tay các anh em trong việc đấu tranh cho dân chủ cho Việt Nam.' Trên các trang mạng xã hội như facebook đã có hàng ngàn chia sẽ, bình luận về sự kiện blogger Tạ Phong Tần được trả tự do sang Mỹ. Từ Hà Nội, facebooker Nguyễn Lân Thắng viết trên trang của mình:  'Mong cộng đồng người Việt hải ngoại đón nhận chị với sự trân trọng và đừng ép chị như anh Điếu Cày...!' Blogger nhà báo Song Chi, một trong những người sát cánh cùng blogger Tạ Phong Tần hiện đang tị nạn tại Na Uy viết: 'Thế là thêm một thành viên của CLBNBTD rời nước và gặp lại nhau trên đất Mỹ. Chúc mừng Tạ Phong Tần. Kiểu này thì "tập hai" của CLBNBTD chuyển từ Sài Gòn sang California rồi.' Tám năm trước khi mới thành lập và sau đó một thời gian ngồi ở công viên Chi Lăng và những nơi khác của Sài Gòn bàn nhau chuyện biểu tình chống Trung Quốc chắc mọi người cũng không ngờ… 8 năm sau lại đi xa nửa vòng trái đất thế này. Hy vọng 8 năm nữa thì lại gặp lại ở Sài Gòn, một Sài Gòn khác trong một đất nước Việt Nam hoàn toàn thay đổi.' *** Blogger Tạ Phong Tần bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giam năm 2011, và bị kết án 10 năm tù vì tội "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo  điều 88 của bộ luật hình sự, được cho là mơ hồ của Việt Nam. Thân mẫu của blogger Tạ Phong Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã vì uất ức thương con mà tự thiêu và qua đời cuối tháng Bảy, năm 2012. Theo http://www.nguoi-viet.com **** DƯ LUẬN VIÊN NGHĨ GÌ KHI CSVN TỰ TÁT VÀO MẶT LIÊN TIẾP 3 LẦN? Không biết rằng với những bằng chứng chân thực nhất này về sự Dối Trá của CSVN có làm cho lực lượng DƯ LUẬN VIÊN tỉnh ngộ hay không? Sau Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần là người thứ ba mà CSVN "trục xuất" sang Mỹ ngay trong thời gian đang ngồi tù với những bản án vô lý và ghán ghép. Hành vi mờ ám của CSVN đã chứng tỏ cho cả công luận trong nước và thế giới thấy rõ AI ĐÚNG AI SAI... chứng tỏ cái "BẢN ÁN ĐÚNG NGƯỜI ĐÚNG TÔI" của CSVN gán ghép thật sự có bản chất là thế nào. Hành vi LIÊN TIẾP 3 LẦN TỰ VẢ VÀO MẶT MÌNH của CSVN sẽ giúp nhiều thanh niên trẻ trong nước nhìn ra được BẢN CHẤT CỦA NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI VÀ LÀM => chắc chắn sẽ có thêm ngày càng nhiều NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ MỚI sẽ xuất hiện.  
......

Pages