Quyền xác quyết giá trị người

Ảnh: biển người tại quận Wan Chai, Hong Kong lúc 15 giờ 30 chiều nay, 16/06/2019. Luân Lê| Ngay cả khi Trưởng đặc khu Hồng Kông đã hối hận và xin hoãn thông qua dự luật dẫn độ tới Trung Quốc, nhân dân Hồng Kông vẫn tiếp tục biểu tình và còn mạnh mẽ hơn trước. Lý do là họ cần phải huỷ bỏ hoàn toàn dự luật này chứ không phải hoãn. Và họ yêu cầu, bằng cách cùng nhau ký vào một tờ giấy, bà Lam phải từ chức ngay lập tức vì đã gây tổn thương cho nhân dân Hồng Kông. Một đứa trẻ 13 tuổi ngày mai có hai môn phải thi, nhưng vẫn tham gia biểu tình và cho rằng “cần phải biểu tình để huỷ bỏ dự luật nguy hại này” và “để giữ an toàn cho Hồng Kông”. Đó chính là hào khí và dân trí của một vùng lãnh thổ có nền dân chủ và văn minh nhất châu Á hiện nay. Họ không thể hiện cái khí chất đó ở trên bàn nhậu và trong các cuộc giành giật lễ, lộc như dòng người ở xứ ta vẫn thường làm. Họ đang đòi dân chủ và tự do, mặc dù đó đã và đang vẫn là một nền chính trị dân chủ và tự do đứng đầu châu lục, tiếp cận với văn minh phương Tây cả trăm năm nay. Những người dân Hồng Kông tiếp tục biểu tình để chống lại hoàn toàn một dự luật đe doạ tới nền dân chủ của họ và họ cũng yêu cầu những kẻ đã thực hiện một chính sách gây đảo lộn xã hội này phải mất chức vì không còn đủ tư cách đứng vào vị trí lãnh đạo hay được ủy nhiệm nữa. Quyền biểu tình là một quyền thiêng liêng và là một giá trị biểu hiện có hay không một nền chính trị dân chủ, tức xác quyết quyền tự quyết và làm chủ của nhân dân một quốc gia hay không. Nó là nền tảng cơ bản của các quyền dân sự và chính trị mà Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 của LHQ đã ấn định, trong đó Việt Nam đã sớm tham gia công ước ngay từ thời gian đầu khi nó có hiệu lực. Nhân dân Hồng Kông là vậy, nhân dân Việt Nam thì còn vảng vất ở nơi nào: còng lưng ki cóp tiền bạc để thanh toán những hoá đơn tiền điện, xăng, ga, nhu yếu phẩm và các loại thuế, phí tăng lên mà cứ hàng tháng đều đặn gõ cửa và sau đó ra bàn nhậu thể hiện dũng khí cũng như sự trung thực của mình? Họ có thể không quan tâm tới chính cuộc đời họ, nhưng ít ra, họ phải biết lo lắng tới cuộc đời của các thế hệ con cháu họ lớn lên chứ, hay là chẳng còn điều gì là quan trọng cả?
......

‘Cá mập’ Tổng Liên Đoàn Lao Động VN sắp phải nhả ‘phí ăn cướp 3%’!

Phạm Chí Dũng – VOA| ‘2%’ là hành vi can thiệp vào tổ chức công đoàn Cuộc đấu tranh gian khổ và khắc nghiệt của báo chí độc lập, người lao động và giới chủ doanh nghiệp rốt cuộc cũng tiệm cận thắng lợi: Tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, chủ đề phí công đoàn 2% mà từ nhiều năm qua các doanh nghiệp phải ‘nộp tô’ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã được nêu ra khá sòng phẳng, không phải từ những đại biểu ‘cấp thấp’, mà bởi những quan chức và cơ quan có vai vế. Một trong những tiếng nói gióng lên chủ đề này là đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ông Lợi đề nghị Chính phủ làm rõ việc khoản 2, điều 26, Luật Công đoàn quy định người sử dụng lao động nộp 2% tiền lương cho quỹ công đoàn có bị coi là hành vi can thiệp vào tổ chức công đoàn, theo quy định tại điều 2, Công ước 98, hay không. Điểm đặc biệt nhất của kỳ họp Quốc hội lần này là lần đầu tiên chính thể độc tài ở Việt Nam phải chấp nhận ký Công ước 98 về quyền thương lượng tập thể – một trong ba công ước quốc tế còn lại của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) mà Việt Nam chây ì không chịu ký từ nhiều năm qua. Ba công ước còn lại của ILO lại chính là đòi hỏi rất dứt khoát của Nghị viện châu Âu – thể hiện trong bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam mà Nghị viện châu Âu đã tung ra với nhiều nội dung cùng từ ngữ mạnh mẽ chưa từng có vào giữa tháng 11 năm 2018. Trong đó, Công ước 87 là văn bản quan trọng nhất về lợi ích người lao động và nhân quyền, đề cập đến quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của người lao động. Nếu không ký tối thiểu là Công ước 98, Việt Nam sẽ mất hẳn cơ hội được tham gia vào EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) – có thể được ký và phê chuẩn vào nửa cuối năm 2019. Theo quan điểm của đại biểu Bùi Sỹ Lợi, việc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thu phí công đoàn 2% đương nhiên là hành vi can thiệp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vào tổ chức công đoàn, vì người sử dụng lao động là người nộp công đoàn phí. Trước đó, khi góp ý thẩm tra dự án Luật Lao động (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng lưu ý, khoản 2, điều 2 của Công ước 98 quy định những hành vi được coi là can thiệp gồm hành vi thúc đẩy thành lập tổ chức của người lao động do người sử dụng lao động hay tổ chức của người sử dụng lao động chi phối, hoặc nhằm hỗ trợ tổ chức của người lao động bằng tài chính, hoặc bằng những biện pháp khác với ý đồ đặt các tổ chức dưới sự kiểm soát của người sử dụng lao động, hay tổ chức của người sử dụng lao động. Do đó, việc người sử dụng lao động đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương cho người lao động có thể coi là hành vi can thiệp và bị chống lại theo quy định của Công ước 98. Đáng chú ý, bản tin tường thuật của các tờ báo theo dõi họp Quốc hội chưa cho thấy có ý kiến nào phản bác nhận định của đại biểu Bùi Sỹ Lợi và Ủy ban Pháp luật Quốc hội, dù đây là nhận định cực kỳ ‘nhạy cảm chính trị’ – mà nếu được nêu ra trong các kỳ họp Quốc hội trước đây thì chắc chắn đã khiến không chỉ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ‘nhảy dựng lên’ mà còn bị đảng nổi giận ‘chặn họng’. Nhưng trong thực tế, phí công đoàn 2% mà đại biểu Bùi Sỹ Lợi nêu ra vẫn chưa thể hiện đầy đủ quy mô ‘ăn cướp có hệ thống và tinh vi’ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. ‘3%’ và một chế độ ‘ăn chơi nhảy múa’ trên xương máu người lao động Được xem là ‘anh em sinh đôi’ với Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn ‘ăn cướp 3%’ là một trong những chân kiềng cho chế độ độc tài và độc quyền cả về bóp hầu bóp cổ công nhân. Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ – đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động). Một quy định mà rất nhiều doanh nghiệp và công nhân đã phẫn nộ: ‘không ăn cướp thì là cái gì!’. Nhưng cho tới nay, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vẫn chưa hề minh bạch tài chính, hay nói thẳng là chưa hề công bố con số thu hàng năm từ ‘phí ăn cướp 3%’ là bao nhiêu và số tiền mà cơ quan này lợi dụng để ‘ăn chơi nhảy múa’ thâm lạm đến mức nào. Một trong nhiều bằng chứng sống động về tinh thần ‘ăn chơi nhảy múa’ như thế là câu chuyện “học hỏi kinh nghiệm từ các nước có chế độ chính sách xã hội tiên tiến hàng đầu như Hà Lan, đồng thời, tìm biện pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả và vai trò của Công đoàn trong đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động”, khi có đến hai chục ‘quan chức trong đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, dẫn đầu bởi quan chức Phó Chủ tịch Ngọ Duy Hiểu, đi du ngoạn ở đất nước hoa tulip vào tháng 12 năm 2018. Trong bức ảnh về chuyến du hí mà báo Thế Giới & Việt Nam đăng, có đến hai chục ‘đại biểu Việt Nam’, trong khi chỉ có mặt duy nhất một người Hà Lan nhưng lại chẳng được báo Việt Nam giới thiệu về tên tuổi và chức danh – điều mà rất dễ khiến người đọc nghi ngờ về tính thực chất của chuyến ‘công tác’ này. Mặt khác, nội dung làm việc quá chung chung và đặc biệt là kết quả làm việc về ‘hợp tác quốc tế’ cũng chung chung không kém của ‘đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam’ đã cung cấp thêm một bằng chứng trần trụi về tổ chức hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’ này đã quen thói xài tiền chùa để du hí nước ngoài trong nhiều năm qua như thế nào. ‘Cá mập’ sẽ phải nhả? Thu tiền và xài tiền phủ phê đến thế, nhưng có một thực tế không thể chối cãi là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm. Nhiều nguồn tin từ giới công nhân cho biết nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ. Rốt cuộc, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn cướp’ 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân. Nhưng sắp tới, việc chính thể Việt Nam phải ký Công ước 98 để vào EVFTA sẽ bắt buộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không những phải chấp nhận cơ chế ‘đa công đoàn’, tức chấp nhận công đoàn độc lập và phi nhà nước do người lao động tự thành lập và cạnh tranh sòng phẳng với ‘cánh tay nối dài của đảng’, mà ‘cá mập’ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam còn phải ‘nhả’ 3% ‘phí ăn cướp’ sau quá nhiều năm ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’. Bởi nếu không chịu nhả ra, chính những doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng lên đòi xóa bỏ cái cơ chế bất công như lối ăn cướp ấy.  
......

Nỗi nhục đảng viên

  Mạc Van Trang Đây là nói về các đảng viên (ĐV) ở làng Vũ La, xã Nam Đồng, TP Hải Dương, quê tôi, trong một vụ chính quyền “thu hồi” ĐẤT hiện nay thôi. (Về chuyện này mà tìm hiểu sâu xa từ những ĐV thường đến ĐV Trần Xuân Bách, Trần Độ, Võ Nguyên Giáp… và xa hơn nữa, thì nhiều cái ly kỳ lắm đấy). Chính quyền TP Hải Dương chắc nghĩ đơn giản, thôn Vũ La, xã Nam Đồng được nhập vào thành một PHƯỜNG của TP là một ân huệ, cho nên muốn thành “thị dân” thì nông dân phải nộp lại hết đất cho Chính quyền TP. Khốn nỗi dẫu “sau một đêm ngủ dậy, trở thành “người thành phố”, thì các ông bà nông dân ở đây quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chẳng biết sống bằng gì, ngoài những mảnh ruộng ngàn đời cha ông để lại. Vậy là họ phản đối việc “thu hồi” đất nông nghiệp. Một số người do hoàn cảnh đau ốm, cần tiền hay sợ hãi… đành nhận tiền “đền bù” cho xong. Nhưng còn hơn 100 hộ, nhất định không giao đất. Họ hỏi chính quyền: 1. Thu hồi đất để làm gì? Nếu để làm trường học, bệnh viện hay công trình gì thì đưa bản vẽ ra, cần đến đâu, lấy đến đó, sao lại thu sạch sành sanh? 2. Nếu lấy đất cho doanh nghiệp, mời chủ doanh nghiệp trực tiếp gặp dân thỏa thuận, cam kết… Nhưng chính quyền không trả lời được, cứ cưỡng chế nhận tiền, giao đất để chính quyền “kiểm đếm”, “quản lý, sử dụng theo mục đích”… Chính quyền giở hết trò. Người dân cũng đơn thư hết cách. Nhưng chính quyền có thua dân bao giờ! Họ đã quyết lấy đất là lấy bằng được, với đủ mưu hèn, kế bẩn. Nhưng cái mưu kế “dùng Đảng” là khốn nạn nhất. Họ nhân danh Đảng CSVN để giở những trò gì? Các vụ cưởng chế đất. – Họ triệu tập ĐV họp rất nhiều lần, họp để nghe phổ biến, “quán triệt chủ trương”, không được có ý kiến trái chiều với “chủ trương lớn của trên, đã quyết”. ĐV nào vắng mặt sẽ nhận “Giấy triệu tập” đến họp kèm theo khiển trách. ĐV không đi thì Chi ủy kéo đến nhà làm “công tác tư tưởng”… – Các ĐV phụ trách Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… phải triệu tập hội viên của mình để “quán triệt”. Không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị xem xét, kỷ luật… – Đặc biệt các ĐV đang là giáo viên của trường tại xã (tức là viên chức, chả liên quan đến ruộng đất) cũng “vinh dự” được Thành ủy triệu tập để “giao nhiệm vụ” làm công tác cho học sinh và trực tiếp “đấu tranh” với bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng, trong “diện ngoan cố” chưa chịu nhận tiền, nộp ruộng. Đây là “bài bản” của CCRĐ 1953 – 56 lặp lại, bắt con cái đấu tố cha mẹ, giao nộp đất cho Đảng. Nếu không làm được sẽ bị đe dọa… Một việc làm trái Đạo lý, trái Pháp luật mà bắt ĐV là giáo viên phải làm. Khốn nạn đến thế là cùng. Đây là bức thư của một cô bé trong làng viết cho tôi: “… Bác ơi, bây giờ Ban lãnh đạo Thôn và Xã, họ thúc ép dân quá Bác ạ. Họ làm đủ mọi cách không được và bây giờ họ quay ra kỉ luật Đảng Viên. Họ bắt các Cụ Đảng Viên 80 – 90 tuổi viết Bản tự kiểm điểm, lí do vì đã kí giấy kiến nghị đợt trước và không bảo được vợ, con đồng ý bán đất ruộng. Các Cụ trong làng bức xúc lắm ạ, Bác Thọ nhăn nhó nói trong bực bội. Mẹ cha chúng nó, mình gần 90 tuổi đầu rồi mà chúng nó còn bắt viết bản kiểm điểm”; các Cụ khác thì nói “Chúng tao già rồi, bao năm chiến tranh, chúng tao đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu vì Đảng, vì Đất nước” vậy mà giờ đây có tí đất nông nghiệp không nằm trong dự án mà chúng mày cướp, cướp chưa được nên chúng mày bắt viết bản tự kiểm điểm à. Họ hành các Cụ Đảng viên, cứ vài hôm lại họp Bác ạ. Trong buổi họp thì họ không cho Đảng viên nói, họ nói xong rồi tuyên bố giải tán luôn không cho Đảng viên nào phát biểu. Mấy ngày hôm nay từng đoàn một họ đến nhà Dân thúc ép và láo lếu hơn nữa là vụ mùa sắp tới dân sẽ không có nước để trồng trọt vì vị Trưởng thôn kiêm Bí thư Đoàn thị Phượng đã cho người đập phá, dỡ bỏ và Chị ta nói phải xây lại trạm bơm và dự kiến xây khoảng 260 ngày mới xong. Có mỗi cái trạm bơm bé xíu mà phải xây gần một năm cơ Bác ạ . Mấy ngày hôm nay họ cho đổ vài xe đất để xem dân thế nào, mọi người đã đem băng zôn và cờ ra cắm Bác ạ.Con thấy rất thương và bức xúc thay các Cụ Đảng viên và con muốn đấu tranh vì quyền lợi của các Cụ. Cả một đời đấu tranh để giải phóng đất nước, bây giờ có tí đất ruộng nông nghiệp để canh tác thì đang bị bọn tham ô, tham nhũng cướp dần đi. Mà các Cụ cũng chỉ có một xuất đất, còn lại là của vợ, của các con. Làm sao các Cụ bắt vợ con các Cụ bán đất cho được, vợ và các con của các Cụ có quyền lợi và tiếng nói riêng của họ. Vậy mà chúng vịn vào lí do đó để bắt các Cụ Đảng viên viết kiểm điểm. Con không có nhiều vốn từ và con cũng không hiểu gì nhiều về đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy con gửi Bác nội dung mấy tờ bản kiểm điểm mà họ bắt Đảng viên viết. Con mong rằng, sau khi Bác đọc xong, Bác hãy dành chút thời gian viết giúp dân làng và Đảng viên một bài đăng lên facebook. Để chúng con chia sẻ và đấu tranh vì quyền lợi của dân Thôn ta Bác nhé”. Cháu viết thế là đủ rồi, bác còn phải viết gì nữa! Nhưng muốn rút ra vài điều: – Đảng đã lợi dụng lòng yêu nước của dân ta để làm mấy cuộc chiến tranh thắng lợi, với biết bao xương máu của dân. Người dân bị tuyên truyền, tin rằng Ý ĐẢNG cũng là LÒNG DÂN. Nghe theo Đảng là có sức mạnh, làm nên “thắng lợi này đến thắng lợi khác”! Đảng là sáng suốt, tài tình, một lòng theo Đảng, “cuộc đời sẽ sáng tươi”!… Sau biết ra thì muộn rồi, nhưng sợ Đảng quá, chẳng dám làm gì! – Đã là ĐV thì không khác gì là tín đồ của một giáo phái: Phải học Kinh Mác – Lê, Tư tưởng HCM (Cấm không được nói khác); phải “trì giới” thực hiện “Cấm những điều ĐV không được làm” (nhưng các cấp trên thì thoải mái). (Trong những điều cấm có “Cấm ĐV ký đơn khiếu kiện tập thể”, “Cấm biểu tình”, “Cấm tự ứng cử”)…; Phải tuyệt đối trung thành, tuân thủ hành động “trên giao”. Trái 3 điều đó là bị kiểm điểm, quy kết; bản thân có thể bị giáng chức, mất việc; con cái bị gây khó khăn, ghi lý lịch “Có vấn đề”… – Khổ nhất là ĐV thường. Cả đời đóng đảng phí, làm gì cũng phải “gương mẫu”, “ĐV đi trước, làng nước theo sau”! Phá đình, phá chùa, đấu tố, đi bộ đội, dân công, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nộp ruộng, đóng thuế…cái gì ĐV cũng phải “đi trước”. Cả một đời như vậy, về hưu 70 – 80 tuổi vẫn cứ sinh hoạt đón đảng phí và đi họp nghe mấy ĐV trẻ lên dạy dỗ, giao nhiệm vụ; không nghe theo thì bị kiểm điểm! Nhục như thế, nhưng không dám rời bỏ, sợ bị mang tiếng “suy thoái”, “diễn biến”; sợ ảnh hưởng đến con cháu; sợ không “theo Đảng trọn đời, như đã thề”! Nỗi sợ hãi của ĐV khiến họ u mê đến nỗi cả làng có mấy chục ĐV, nhiều người là đại tá, trung tá, cán bộ, giáo viên về hưu… nhưng tất cả như LIỆT KHÁNG, chả biết, chả dám đấu tranh với Đảng thế nào, chỉ biết rên rỉ với nhau!… Tóm lại, ĐV thường, chỉ ra sức làm tay sai cho cấp ủy, để “trên” hưởng, còn mình trái ý là bị coi như “phản động”! Nhục thế mà cứ cam chịu cho đến chết. “Đảng ta” tài thật! *** Một số ảnh chụp tài liệu liên quan tới bài viết của tác giả Mạc Văn Trang:  
......

Tâm sự 10 năm

Lê Công Định Hôm nay tròn 10 năm ngày tôi bị bắt giam, thoạt đầu vì "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN", sau đổi thành "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Buổi sáng lịch sử đó của cuộc đời đã vĩnh viễn thay đổi cuộc sống và lẽ sống của tôi. Nếu trước đó dấn thân cho tự do và dân chủ là lý tưởng đơn thuần, mà mưu sinh vẫn chi phối hầu hết mọi hoạt động hàng ngày của tôi, thì giờ đây chuyển hóa dân chủ cho Việt Nam đã trở thành mục tiêu hàng đầu và mưu sinh lui vào thứ yếu. Nghề luật sư từng là toàn bộ cuộc sống của tôi trong nhiều năm, nay nó chỉ còn là phương tiện cho các mục tiêu tôi theo đuổi. Thật may mắn khi không còn là thành viên của đoàn luật sư nào ở Việt Nam, nên không quy tắc hay điều lệ nào có thể ràng buộc tôi trong khuôn khổ của nó. Sự cao quý và nghiệp vụ của nghề luật sư thật ra không phụ thuộc vào tờ giấy phép hành nghề, mà ở kiến thức, kinh nghiệm và uy tín làm nên một luật sư danh giá, nên nhà cầm quyền đã khá sai lầm khi tự đánh mất cơ hội trói buộc tôi vào một khuôn khổ hay định chế luật định. Kỷ niệm 10 năm đến với tôi trong niềm hạnh phúc lớn khi cách đây 2 hôm, vào ngày 11/6/2019, hội Công lý cho Nạn nhân Formosa đã đệ đơn kiện tập đoàn Formosa cùng các công ty và cá nhân có liên quan, ra trước pháp luật Đài Loan. Đây là kết quả của nỗ lực phối hợp và cộng tác chuyên môn chặt chẽ giữa các luật sư Đài Loan, Pháp, Mỹ, Canada và Việt Nam nhiều tháng qua. Hai tuần trước, nhóm luật sư quốc tế này đã mang Formosa ra trước Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và sắp tới đây sẽ rước vong nó đến một tòa án Hoa Kỳ. Thành bại về pháp lý không quan trọng và càng không phải là mục tiêu tối hậu của nhóm các luật sư tranh đấu phi lợi nhuận. Formosa phải trả giá cho những gì nó đã gây ra cho đất nước và người dân Việt Nam. Dù tội ác của nó có thể được bao che tạm thời ở đây, nhưng tên nó sẽ bị phỉ nhổ trên toàn cầu. Một ngày không xa nó sẽ phải chấm dứt hoạt động kinh doanh bẩn thỉu đó trong nhục nhã. Con đường công lý của chúng tôi vẫn thênh thang phía trước ...!  
......

Đừng để nhân dân phải xuống đường cứu Quốc Hội lần thứ 3

Mạc Van Trang| Tôi đã được chứng kiến Nhân dân cứu Quốc hội 2 lần rồi. 1. LẦN THỨ NHẤT, vào năm 2010. Năm đó QH máu làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam lắm. Từ Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đến nhiều ĐBQH đăng đàn diễn thuyết hùng hồn phát sợ. Nào là, không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam, sao hoàn thành CNH- HĐH vào năm 2020? Nào, tôi ra nước ngoài thấy người dân đi chợ, trẻ em đi học với tàu cao tốc vô cùng tiện lợi; nào, những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc, Việt Nam không lý gì không có; rồi, có đường sắt cao tốc ta sẽ, sáng ăn phở Hà Nội, tối uống cà phê ở Sài Gòn; rồi con đường này sẽ đánh thức những “cô gái ngủ say” miền Trung, Tây nguyên bừng tỉnh... Không khí trong QH rất là náo nức, như lên đồng! Nhưng trong Dân thì sôi sục, bức xúc. Ai cũng biết con đường này Trung cộng sẽ thầu tất, với vốn đầu tư lên đến 56 tỉ usd. Nhân sĩ, trí thức kiến nghị tới tấp, dân tình xôn xao, gây áp lực lên các ĐBQH rất căng thẳng. Nhà cháu cũng làm một bài “ẤN NÚT và ĐỘNG CƠ”, phân tích rằng, thao tác ấn nút chỉ xảy ra trong tích tắc, nhưng VÌ CÁI GÌ MÀ ẤN NÚT là sức nặng của cả sinh mệnh ĐBQH đối với nhân dân, với lịch sử... Nhà cháu vội gửi cho nhiều ĐBQH trước ngày ấn nút... Đảng đoàn QH còn chỉ đạo, chơi trò thăm dò ý kiến trước ngày biểu quyết chính thức. Nghe nói kết quả “thăm dò” chắc ăn rồi... Nhưng sau một đêm trằn trọc (và hình như cả yếu tố thiết kế phiếu thăm dò và nút ấn thật trật nhau), nên sau khi ấn nút, báo đưa tin: “Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc. Chỉ với 37% số đại biểu tán thành, 41% không tán thành, chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình đã không được Quốc hội thông qua chiều 19/6/2010”. (https://vnexpress.net/…/quoc-hoi-bac-du-an-duong-sat-cao-to…) Thật hú vía! Nếu lần đó không có các kiến nghị của nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước; không có không khí sục sôi phản ứng của đông đảo nhân dân thì QH đã quyết cho làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam rồi. Và chắc rằng từ 56 tỉ USD các nhà thầu TQ sẽ cho “đội vốn” lên bao nhiêu tỉ nữa, Việt Nam sẽ sa vào “bẫy nợ” và số phận của nó chắc cũng như đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chậm trễ vô thời hạn! Dân thì biết rõ: Trung cộng thâm hiểm, không bao giờ làm cái gì có lợi cho Việt Nam. Chỉ có Đảng và ĐBQH không biết VÌ CÁI GÌ lại u mê đến thế?! May Dân đã cứu Quốc hội thoát khỏi một SAI LẦM LỊCH SỬ! Anh Nguyễn Năng Tĩnh người đứng giữa vừa bị bắt giử cách đây không lâu vì phản đối cho TQ thuê đất.. 2. LẦN THỨ HAI, vào năm 2018. Nhân dân đã cứu QH không thông qua Luật về Đặc khu. Sáng 16/4/2018 trong cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bà Ngân CTQH đã hăm dọa: "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật"... Đó là “Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” cho nước ngoài thuê 99 năm với nhiều ưu đãi như là nhượng địa. Mỗi người dân Việt ở trong nước hay hải ngoại, với sự nhạy cảm yêu nước chống ngoại xâm như bản năng sinh tồn của dân tộc, đã phản ứng dữ dội. Ai cũng biết, đó là sa vào bẫy “bán nước cho Trung cộng”. Thế mà nhiều bộ mặt gớm ghiếc, kinh tởm vẫn lẻo lẻo: Một vốn bỏ vào “đặc khu” cho lãi 7-8 lần; ta phải “dọn ổ cho đại bàng vào đẻ trứng”; Đặc khu là mô hình tối ưu đột phá phát triển kinh tế, như Thâm Quyến là ví dụ; Luật không có từ nào nói cho Trung quốc thuê, chỉ nói “nước có chung biên giới” sẽ đầu tư thuận lợi... Một số kẻ bồi bút vô liêm sỉ cũng rống lên hòa vào bản đồng ca, mà dân gọi là “Luật bán nước”! Trước áp lực của Dân, QH đã phải ra tuyên bố “lùi lại” việc thông qua luật Đặc khu, nhưng nhân dân không tin, cho rằng: “CS nói zậy mà không phải zậy”, họ sẽ âm thầm làm “chui”... Do vậy, những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra ở nhiều nơi trong nước và ở nước ngoài, đặc biệt là biểu tình đã diễn ra dữ dội ở TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận vào ngày 10 và 11/6/2018. Đáng tiếc là một số nơi người biểu tình đã có những hành động quá khích, như ở Bình Thuận, khiến cả chính quyền và người dân đã phải trả giá đắt. Nhưng xét cho cùng, tất cả tại Chính quyền: 1 là, vì không có Luật Biểu tình, nên nhiều người dân chưa hiểu, dẫn đến bạo lực; 2 là, lực lượng an ninh, đáng lẽ giữ trật tự cho dân biểu tình, lại đi đàn áp dã man người biểu tình; 3 là, người dân không còn tin vào lời hứa của Chính quyền cộng với rất nhiều oan ức, phẫn uất dồn nén lâu ngay, nay bùng phát ra trong một không khí cuồng nộ của đám đông, thật khó kiểm soát... Nhưng dù sao Luật về cho thuê 3 đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc 99 năm đã phải đình hoãn vô thời hạn. Nếu như không có phản ứng dữ dội của Dân, cứ nghe bà Ngân mà QH thông qua Luật về 3 đặc khu cho nước ngoài thuê 99 năm, thì bây giờ ra sao rồi? Ai cũng biết, hẳn người Trung quốc đang tràn ngập Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc rồi. Quốc hội sẽ ghi một trọng tội với Nhân dân, Đất nước này, không bao giờ có thể được tha thứ! 3. ĐƯỜNG CAO TỐC NẮC – NAM. Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Nhật cho biết: “Về tiến độ đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông, theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 sẽ đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT”.... “Các nhà đầu tư từ các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật… chưa thấy ai tìm hiểu (các dự án BOT của Việt Nam)”.... “duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất", ông Nhật cho biết... (https://vietnamnet.vn/…/my-nhat-chua-thay-dau-chi-trung-quo…). Hàng loạt câu hỏi đặt ra: -Tại sao cứ phải vội vã gấp gáp làm bằng được, có phải theo nhiệm kỳ? -Tại sao không khai thác năng lực và nguồn vốn nội lực để làm, cứ phải mời nhà thầu nước ngoài làm? -Tại sao chỉ các nhà thầu Trung quốc quan tâm, còn các nước khác không quan tâm? -Tại sao bao nhiêu ý kiến của các chuyên gia và các kiến nghị của các tổ chức và cá nhân “Tuyệt đối không cho nhà thầu Trung quốc làm đường Cao tốc Bắc – Nam”, mà QH, Chính phủ không nghe? Nhất là khi điều trần tại phiên họp QH ngày 5/6/2019 ông Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể, tiết lộ rằng: “"Khi ký hiệp định vay, Trung Quốc chỉ định tổng thầu thực hiện dự án, không phải Việt Nam chọn" khiến dư luận xã hội càng bức xúc, xôn xao... Ai đã ký cái Hiệp định đầy mờ ám này? Tóm lại, về đường Cao tốc Bắc – Nam, Dân đã can ngăn hết lý, hết tình rồi, nếu QH, Chính phủ không nghe, cứ để nhà thầu Trung cộng làm, thì đừng trách Nhân dân. Đừng để Nhân dân bất đắc dĩ, lại phải cuồng nộ xuống đường ầm ầm để “cứu QH” một lần nữa! Sức chịu đựng của Dân có giới hạn. “Quá tam ba bận” là quá thể lắm rồi! Ngày 14/6/2019    
......

Dẫn độ về Trung Quốc là mất tích!

Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các “đồng chí Việt Nam”? Nguyen Ngoc Chu| HongKong: Ít nhất 72 người nhập viện sau các vụ bạo lực với cảnh sát  https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/339361336736207/?t=10 1. 100 năm nền dân chủ phương Tây đã ngấm vào trí não, ăn vào da thịt của người Hong Kong, không dễ để một vài thập kỷ cai trị của chế độ độc tài toàn trị Bắc kinh có thể hủy diệt, dẫu đó là gông cùm, súng đạn. 2. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình đã biết lợi thế vô địch của nền dân chủ, mà từ nó đẻ ra một nền kinh tế thị trường lành mạnh, tất cả hai thứ đó cộng lại đã làm cho Hong Kong giàu có thịnh vượng mà trước khi trở về nền cai trị của Bắc Kinh, Singapore đã phải cạnh tranh vất vả. Vì thế, Đặng Tiểu Bình đã dựng lên con tì hưu Thâm Khuyến để hứng nguồn tài chính và công nghệ từ Hongkong, không cho chảy ra ngoài Trung Quốc cộng sản. 3. Tên cáo già Đặng Tiểu Bình cũng đủ lọc lõi để cho tồn tại chính sách “Một quốc gia hai chế độ” nhằm giữ lại tài chính, chất xám, và công nghệ Hong Kong không di tản ra nước ngoài. Cũng là mô hình để Bắc Kinh cộng sản học hỏi. Và còn nữa là giữ lại Macao cũng trở về với Bắc Kinh hai năm muộn hơn – vào năm 1999. Cho nên Đặng Tiểu Bình chưa thò bàn tay toàn trị vào Hong Kong mà giữ nguyên thể chế bán tự trị Hong Kong. 4. Thế nhưng các hậu duệ của Đặng Tiểu Bình, đại diện hiện thời là “Tần thủy hoàng đế” Tập cận Bình cho rằng đã học hết bài của Hong Kong, lại sợ nền dân chủ vốn là động lực khắc tinh của chế độ toàn trị, nên bắt đầu “vắt chanh bỏ vỏ” - từng bước xiết chặt nền toàn trị lên Hong Kong. 5. Hơn một triệu người Hong Kong, trong đó rất đông sinh viên và luật sư, sáng Chủ Nhật 09/6/2019 đã đổ ra đường để phản đối đạo luật “Dẫn độ” về Bắc Kinh của chế độ toàn trị. “Dẫn độ” về Bắc Kinh là xử ngoài luật pháp Hong Kong - là chiêu thức thủ tiêu mọi sự chống đối. 6. “Dẫn độ về Trung Quốc là mất tích”! Đó là câu khẩu hiệu người Hoa Hong Kong cảnh báo khi rơi vào tay người Hoa cộng sản Trung Quốc. Nó phản ánh sự ghê tởm vô pháp của chế độ cộng sản Trung Quốc. 7. Người Hoa Hong Kong còn sợ hãi mất tích trước người Hoa cộng sản Trung Quốc, thì còn cửa nào sống sót cho các “đồng chí Việt Nam”? 8. Tiến lên Hong Kong! Cả nhân loại tiến bộ bên cạnh các bạn. Các chế độc tài sớm muộn đều sẽ bị loài người đào thải.  
......

Rihanna trở thành nữ ca sĩ giàu nhất thế giới

Rihanna giới thiệu hiệu Fenty với sự hỗ trợ của tập đoàn Pháp LVMH. REUTERS/Charles Platiau Tuy năm nay chỉ mới ngoài 30 tuổi, nhưng Rihanna đã chứng tỏ được một điều : ngoài là một ca sĩ, cô còn là một doanh nhân tài ba. Theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes, vừa được công bố vào hôm 04/06/2019, Rihanna đã soán ngôi nữ hoàng nhạc pop Madonna để giành lấy danh hiệu nữ ca sĩ giàu nhất thế giới. Theo ước tính của tạp chí Forbes, tài sản của Rihanna lên tới khoảng 600 triệu đô la Mỹ, và như vậy vượt trội so với các giọng ca bậc đàn chị là Madonna (570 triệu), Céline Dion (450 triệu) hay là Beyoncé (400 triệu). Tuy nhiên, trên lãnh vực này, hai vợ chồng nghệ sĩ Beyoncé và Jay-Z mới thật sự là cặp đôi giàu nhất trong làng giải trí. Thật vậy, Jay-Z cũng vừa trở thành rapper tỷ phú đầu tiên, chủ yếu là nhờ vào tài mở công ty buôn bán rất nhiều sản phẩm khác, chứ không còn đơn thuần kinh doanh băng đĩa. Trong trường hợp của Robyn Rihanna Fenty, vào năm 31 tuổi, cô đã trở thành giọng ca nữ giàu nhất thế giới, do biết khai thác uy tín và tên tuổi của mình như một thương hiệu. Nếu như trước đây, phần lớn tài sản của Rihanna đến từ các hoạt động âm nhạc, thì giờ đây bên cạnh việc bán đĩa và các chuyến lưu diễn hốt bạc triệu, cô còn lập kỷ lục doanh thu, nhờ kinh doanh thời trang ‘‘nội y’’ (hiệu đồ lót Savage X), cũng như các loại mỹ phẩm hiệu Fenty Beauty. Với sự hậu thuẫn của tập đoàn Pháp LVMH, Rihanna đương nhiên trở thành phụ nữ da màu đầu tiên, điều hành việc kinh doanh một dòng sản phẩm thời trang cao cấp. Trước đây, Rihanna từng hợp tác với nhiều hiệu thời trang lớn như Armani, Dior (LVMH), Puma REUTERS/Brendan McDermid Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong làng nhạc quốc tế vào năm 2003, nữ ca sĩ đến từ quốc đảo Barbados đã thực hiện nhiều cú đột phá ngoạn mục. Thương hiệu mỹ phẩm của cô ‘‘Fenty Beauty’’ chủ yếu là dòng sản phẩm chuyên về trang điểm đã được thành lập vào năm 2017. Trước đây, Rihanna từng hợp tác với nhiều hãng thời trang lớn như Armani, Puma, Dior (cũng thuộc về LVMH) … Kể từ khi Fenty Beauty được đưa vào mạng phân phối rộng rãi toàn cầu của tập đoàn LVMH, đặc biệt là trong chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Sephora (hiệu này được sát nhập vào tập đoàn LVMH kể từ năm 1997), dòng mỹ phẩm của Rihanna bội thu chưa từng thấy. Chỉ sau hơn 15 tháng hoạt động, Fenty Beauty đã lập kỷ lục doanh thu, với tổng cộng 570 triệu đô la trong năm 2018. Rihanna giờ đây thực hiện bước nhảy vọt ''khổng lồ'' khi ký hợp đồng mở rộng hợp tác với tập đoàn Pháp LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) để tạo ra dòng sản phẩm thời trang cao cấp cho thương hiệu Fenty, công ty giờ đây mở cửa hàng tại Paris và chủ yếu kinh doanh quần áo, giầy dép, trang sức và phụ kiện thời trang. Rihanna trở thành phụ nữ đầu tiên có dòng sản phẩm thời trang riêng do Louis Vuitton phát hành. Thương hiệu mới của cô đã bắt đầu hoạt động kể từ cuối tháng 5 (ngày 29/05/2019). Ngoài cuộc phiêu lưu mới này trong lãnh vực thời trang, Rihanna đã gợi ý về việc phát hành một album mới chủ yếu là nhạc reggae sớm lắm là vào cuối năm 2019. Rihanna thuộc vào hàng diva quốc tế, một trong những giọng ca ăn khách nhất hiện thời, với hơn 250 triệu bản ghi âm được bán ra thế giới. Cô từng đoạt 9 giải Grammy, 13 giải American Music, 12 giải Billboard Music và nắm giữ 6 kỷ lục Guinness. Kể từ năm 2016, sau khi phát hành album phòng thu thứ 8 (mang tựa đề Anti), Rihanna đã tạm gác lại sự nghiệp ca hát để tập trung vào chuyện kinh doanh. Thương hiệu Fenty chủ yếu kinh doanh quần áo, giầy dép, trang sức và phụ kiện thời trang. Reuters/Charles Platiau Đối với một giọng ca quốc tế cực kỳ năng động : từ khi mới vào nghề cho tới nay, cô đã phát hành 65 đĩa đơn trong đó có khá nhiều dự án hợp tác song ca. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thu nhập của Rihanna chủ yếu đến từ ngành thời trang và mỹ phẩm. Cô tập trung vào việc kinh doanh các thương hiệu của mình, mà không phát hành bất kỳ ca khúc mới nào. Điều đó đã khiến cho giới hâm mộ trung thành cảm thấy bị hụt hẫng. Ngay cả album gần đây nhất phát hành vào năm 2016 (Anti) đã không ăn khách bằng các album trước một phần cũng vì Rihanna quá bận rộn với nhiều chuyện khác cho nên cô có vẻ lơ là trong việc quảng bá album. Liệu tập nhạc mới (thứ 9) của Rihanna sẽ sớm được ra mắt cuối năm nay như cô từng hứa hẹn hay không, vì nhiều người cho rằng albulm nhạc reggae sớm lắm có khả năng được phát hành vào năm tới. Kẻ được người thua, các fan hâm mộ thời trang càng hài lòng, giới yêu nhạc càng dễ bị thất vọng. http://vi.rfi.fr/phap/20190608-rihanna-tro-thanh-ca-si-giau-nhat-the-gioi
......

Những kẻ hung bạo và bế tắc.

Đồng nghĩa đòn roi với yêu thương và một phương cách hữu hiệu thì đó đúng là tư duy tệ hại nhất của loài người: kẻ mạnh buộc kẻ khác phải phục tùng mình bằng vũ lực - cách của loài vật vẫn làm để sinh tồn.   Hơn nữa, nếu thuyết giáo dục “yêu thương bằng đòn roi” này là tốt, hãy đưa những con người có tư duy này ra thế giới hùng biện và thuyết phục nhân loại chuyển hướng sử dụng đại trà phương cách này để giáo dục những đứa trẻ.   Một đứa trẻ khi mới lớn lên, tâm hồn non nớt của chúng thay vì được yêu thương bằng chia sẻ, khích lệ và tôn trọng, thì lại nhận lấy những “ý niệm” về hành vi bạo lực coi như là một cách để bày tỏ yêu thương và truyền đạt nó. Và những đứa trẻ đã ghi nhớ những sự hành xử đó để coi nó là một phương cách dành cho những người khác.   Chúng ta, mỗi kẻ trưởng thành, đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự, nhân phẩm, không cho phép bất cứ ai nhân danh yêu thương để xâm phạm tới những giá trị này. Vậy mà những kẻ này lại, một cách ngược ngạo và vô lối, cho mình có quyền dành những điều đó cho những đứa trẻ - nguyên tắc và cơ sở nào để chúng hành động như vậy trong khi chính chúng từ chối nó (mọi loại hành xử kiểu tương đương) từ mọi kẻ khác?   Nếu yêu thương là đòn roi, rõ ràng, trong hôn nhân và gia đình, những hành động bạo lực để “yêu thương” là được phép. Hoặc trong công vụ, chúng ta cần chấp nhận việc nhân viên công vụ sử dụng đòn roi và các phương cách bạo lực để đối đãi với chúng ta để “giáo dục và yêu thương” chúng ta.   Không có thứ tư duy nào cổ vũ cho bạo lực và nuôi dưỡng bạo lực ngay từ khi còn là một đứa trẻ được phép tồn tại. Luật pháp phải ngăn chặn và trừng trị nghiêm mọi loại nhận thức và hành động có xu hướng bạo lực như vậy. Trong khi, những kẻ hô hào phải nhân đạo với cả động vật, không đánh đập hay làm đau đớn chúng, thì lại cũng nhiều số kẻ trong đó lại cho phép “hành hạ” những đứa trẻ nhân danh yêu thương.   Đánh đau hoặc chửi bới, miệt thị, hạ nhục kẻ khác là tội phạm, đối với con vật thì có thể lúc nào đó nó sẽ tấn công trả lại kẻ đã ra tay thường xuyên với chúng bằng bạo lực để “dạy dỗ” chúng.   Xã hội này bế tắc tới nỗi, những đứa trẻ sẽ không có cơ hội để trưởng thành và làm người tử tế, ngoại trừ khi phải dùng đến đòn roi và các hành vi bạo lực để huấn dục chúng.   Và như vậy, hành vi bạo lực sẽ là đương nhiên được phép sử dụng, từ người lớn cho tới đứa trẻ. Và chúng ta đang dần tạo ra những chiến binh để xử lý và giải quyết mọi vấn đề bằng nắm đấm, chứ không phải bằng nhân tính và nhận thức của những người có giáo dục.   Fb Luân Lê   Học sinh thời nay không thấy được sự yêu thương trong đòn roi https://vnexpress.net/y-kien/hoc-sinh-thoi-nay-khong-thay-duoc-su-yeu-thuong-trong-don-roi-3935541.html?fbclid=IwAR3chlJwrJx5E4PhSSJWUFKoA5sompX1xN1Gy960UDBTsVLNde_UU8plUZY  
......

Thay vì chỉ định nhà đầu tư, Đà Nẵng sẽ đấu giá khu đất đắt giá nhất thành phố

Nguyen Anh Tuan Tháng 7 năm ngoái, Thành phố Đà Nẵng đề xuất xin Trung Ương cơ chế đặc thù, rằng với đối tác chiến lược nước ngoài thì sẽ áp dụng thủ tục rút gọn, KHÔNG PHẢI THAM GIA ĐẤU GIÁ quyền sử dụng đất. [1] Đến đầu năm nay, Thành phố (Đà Nẵng) đã ký với một công ty chuyên bán sushi của Singapore có tên SAKAE và giao cho công ty này việc lập chiến lược phát triển kinh tế- xã hội dài hạn cho Đà Nẵng. [2] Cùng lúc, Thành phố cũng giao cho liên danh SAKAE, FISSION (Singapore) và NEWTECHCO (Việt Nam) nghiên cứu đầu tư dự án trị giá 2 tỷ USD tại khu đất kim cương của thành phố. Trong số này, đáng chú ý là NEWTECHCO, công ty có trụ sở ở Hà Nội, điều hành một sàn giao dịch bất động sản, là đối tác chiến lược của SAKAE và là cầu nối giữa công ty này với Thành phố. [3] Mọi chuyện có vẻ như được lên kế hoạch để nhóm doanh nghiệp này có được khu đất giá trị bậc nhất thành phố mà không qua đấu giá. Khu đất kim cương trên đường Võ Văn Kiệt, Đà Nẵng (Cầu Rồng thông ra biển) dự kiến sẽ đấu giá thay vì giao cho liên danh Sakae, Fisson (Singapore) và Newtechco – một công ty bất động sản từ Hà Nội. Ảnh: FB Nguyen Anh Tuan Tuy nhiên, dư luận đã lên tiếng phản đối suốt một thời gian dài, nêu lên những lo ngại chẳng những về năng lực của các đơn vị được chọn, mà còn là nguy cơ xung đột lợi ích, cũng như quy trình lựa chọn nhà đầu tư kém minh bạch. [4] Và giờ thì Đà Nẵng đã chính thức tuyên bố là sẽ đấu giá công khai khu đất giá trị này. Đây là một tin rất vui, nhất là khi chúng ta biết rằng nhiều khu đất vàng được Đà Nẵng giao không qua đấu giá trước đây hiện vẫn để hoang hóa, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Nhìn rộng hơn, những sai phạm đất đai của Đà Nẵng vừa qua, mà vụ Vũ Nhôm là một ví dụ, đa số đều liên quan tới việc giao đất không thông qua đấu giá được biện minh bằng vô vàn những lý do khác nhau. Đấu giá đất chẳng những giúp Thành phố tăng thêm được rất nhiều ngân sách để tăng đầu tư phát triển, chăm lo thêm cho giáo dục, y tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng [5], mà quan trọng hơn là giúp Thành phố tìm được những nhà đầu tư thực sự có năng lực thực hiện dự án, chứ không phải là các công ty sân sau chăm chăm xí đất chờ bán sang tay ăn chênh lệch, vừa bỏ hoang đất đai vừa tạo ra một môi trường đầu tư kém hấp dẫn vì cạnh tranh không lành mạnh. Hãy xem những khu đất bị bỏ hoang xung quanh Nhà hát Trưng Vương đày đọa khu trung tâm của thành phố chục năm qua như thế nào. Dĩ nhiên là cũng cần hoan nghênh những ai trong chính quyền Thành phố đã giúp đưa đến quyết định này. Không có sự dũng cảm và thiện chí của họ sẽ không có được tin vui này. Tuy nhiên nên nhớ rằng chỉ sự thiện chí và dũng cảm của họ thôi là chưa đủ (bằng chứng là trước đây các khu đất vẫn được giao không thông qua đấu giá) mà vẫn rất cần áp lực từ dư luận để tạo chỗ dựa cho họ chống lại những nhóm lợi ích chỉ chờ chực chiếm đất đai công sản Thành phố một cách lén lút. Bởi vậy, lên tiếng và chia sẻ thông tin không bao giờ là vô ích cả. Nguyễn Anh Tuấn — Chú thích và loạt bài của tác giả về chủ đề này: [1] https://infonet.vn/da-nang-kien-nghi-tu-cho-ky-hop-tac-voi-doi-tac-chien-luoc-nuoc-ngoai-post267922 [2] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2587797914568419 [3] https://www.facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/2595831640431713 [4] https://viettimes.vn/chinh-thuc-de-xuat-ban-dau-gia-5-lo-dat-cua-du-an-danang [5] https://www.facebook.com/dung.buicong.10/posts/2025997591029037 Fb Nguyen Anh Tuan
......

51 năm sau, đứa trẻ mồ côi thành tướng…

Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được gắn huy hiệu EDO (Sĩ quan Thường vụ Kỹ thuật vận hành) trong một sự kiện ở thủ đô Washington, ngày 8 tháng 1, 2018. Ảnh: NAVSEA Navy Trân Văn - VOA Một số người Việt đang chia sẻ tin Đại tá Nguyễn Từ Huấn của Hải quân Mỹ vừa trở thành Phó Đề đốc (Rear Admiral lower half – RDML) trên mạng xã hội. Một số người khác thì bán tín, bán nghi vì chưa thấy thông tin này trên hệ thống truyền thông Mỹ. Ngày 6 tháng Sáu, trang Facebook dành cho thân hữu và gia đình của Hội Quân nhân Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Uniformed Services Association – VAUSA) đã gửi lời chúc mừng Đại tá Huấn (1). Tìm kiếm kỹ hơn, có thể thấy đề nghị chỉ định Đại tá Huấn làm Phó Đề đốc trên trang web của Quốc Hội Hoa Kỳ. Đề nghị đã được Tổng thống chuyển cho Thượng viện Hoa Kỳ ngày 5 tháng 6 và đang được Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện xem xét (2). Nói cách khác, nếu không có gì thay đổi, cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ có thêm một vị tướng sau những: Lương Xuân Việt (Thiếu tướng Lục quân), William H. Seely III (Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến), Châu Lập Thể Flora (Chuẩn tướng Lục quân). *** Trên Internet không có nhiều thông tin về Đại tá Huấn song ít nhất qua Internet cũng có thể biết, Đại tá Huấn làm việc tại Bộ Tư lệnh Hệ thống Kỹ thuật Hải quân Mỹ – Naval Sea Systems Command – NAVSEA). Năm ngoái, Đại tá Huấn được NAVSEA và Bộ Tư lệnh Hệ thống Hải chiến – Chiến tranh Không gian (Space and Naval Warfare Systems Command – SPAWAR) chọn trao phù hiệu Engineering Duty Officer Qualification (phù hiệu EDO) (3). Tạm dịch EDO là Sĩ quan Thường vụ Kỹ thuật vận hành. Trong Hải quân Mỹ, phù hiệu EDO là bằng chứng, chứng tỏ khả năng đặc biệt của một sĩ quan Hải quân. Theo Wikipedia thì Hải quân Mỹ chỉ có chừng 800 sĩ quan mang phù hiệu này (4). Các EDO là những sĩ quan giữ vai trò trụ cột cả về thiết kế, mua sắm, đóng, bảo trì, sửa chữa, chuyển đổi, thanh lý tất cả các loại tàu của Hải quân Mỹ (chiến hạm, tàu ngầm, hải vận hạm, hàng không mẫu hạm), lẫn trang bị các hệ thống (vũ khí, liên lạc, mạng máy tính, mạng kiểm soát và vận hành) trên những tàu này. Nhìn một cách tổng quát, các EDO của Hải quân Mỹ là những cá nhân thật sự xuất sắc về tri thức, kỹ năng, giàu kinh nghiệm, sau khi trải qua một tiến trình thẩm định kỹ lưỡng, được xác nhận là đủ tư cách nắm giữ vai trò chỉ huy hoặc là cố vấn về tất cả các khía cạnh liên quan đến kỹ thuật của các phương tiện thuộc Hải quân Mỹ (5). Theo hệ thống truyền thông quân đội Mỹ, dịp 30 tháng Tư vừa qua, Captain (cách mà lực lượng hải quân và tuần duyên Mỹ gọi những sĩ quan mang cấp bậc đại tá) Huan Nguyen đến Guam, tham dự lễ khánh thành Đài tưởng niệm “Lone Sailor” (6). Đài tưởng niệm “Lone Sailor” vừa là biểu tượng liên kết giữa Hải quân và Hàng hải, vừa ghi lại sự kiện Guam đã từng là nơi trú thân của hàng chục ngàn người Việt phải bỏ xứ tha hương khi quân đội miền Bắc Việt Nam tràn vào Sài Gòn. Hồi 30 tháng Tư vừa qua, Captain Huan Nguyen đến Guam không chỉ nhằm đại diện Hải quân Mỹ mà còn vì là một trong hàng chục ngàn người Việt từng được Hải quân Mỹ vớt trên biển cách nay 44 năm, rồi đưa đến Guam… Hôm ấy, ông đại tá hải quân này kể rằng, 44 năm trước, khi đến Guam, ông là một thiếu niên 14 tuổi, đơn độc vì cha, mẹ, anh, chị, em đều đã bị giết,… nước Mỹ đã tiếp nhận những kẻ xa lạ như ông, cho ông hy vọng, cơ hội… Trên Internet có một trang web do Daniel Pham lập ra và điều hành với tham vọng chia sẻ những điều tốt để hình thành tính cách tốt, giúp cuộc sống tốt hơn. Daniel Pham còn là tác giả Great Quotes và theo những gì Daniel chia sẻ thì Captain Huan Nguyen từng viết vài dòng, trong đó trích dẫn nguyên văn tâm tình của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” để khuyến khích Daniel tiếp tục theo đuổi ước vọng của chàng trai này (6). *** Bức ảnh Saigon Excution của Eddie Adams một thời gây chấn động dư luận phương Tây được CSVN khai thác triệt để nhưng tuyệt nhiên ém nhẹm những góc khuất phía đằng sau nó mãi đến hôm nay. Ảnh: Eddie Adams/New York Times Cũng tuần này, khi bàn về hòa giải dân tộc, một số người Việt chia sẻ với nhau tấm ảnh Saigon Execution (Hành quyết tại Sài Gòn) do Eddie Adams chụp tại Sài Gòn vào Tết Mậu Thân năm 1968 đã được chỉnh sửa lại. Saigon Execution từng được hệ thống truyền thông phương Tây và hệ thống tuyên truyền của khối Cộng sản sử dụng như một bằng chứng tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, sự “phi nghĩa” của cuộc chiến chống cộng sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Trong Saigon Execution, người ta có thể thấy ông Nguyễn Ngọc Loan, lúc đó là Chuẩn tướng Tư lệnh Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, dùng súng ngắn bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng mặc thường phục và hai tay đang bị trói! Năm 1969, Saigon Execution đã giúp Eddie Adams nhận giải Pulitzer về ảnh báo chí chụp tại hiện trường… Saigon Execution từng làm tướng Loan và chính thể Việt Nam Cộng hòa bị chỉ trích kịch liệt vì… vô nhân đạo – bắn một tù binh đã bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên theo thời gian, sự thật tưởng vậy mà không phải vậy… Một số cựu chiến binh cộng sản bảo “nạn nhân” là Nguyễn Văn Lém, còn được gọi là Bảy Lốp (7), số khác bảo “nạn nhân” là Lê Công Nà (8). Còn chính quyền CSVN chỉ dùng Saigon Execution để tố cáo “tội ác Mỹ Ngụy”, nêu cao “chính nghĩa” của cuộc chiến “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chứ chưa bao giờ chính thức xác định danh tính, thân thế – sự nghiệp của “nạn nhân”. Vì sao? Có thể vì làm như thế sẽ khó giải thích tại sao “nạn nhân” lại tham gia vào việc biến thủ đô của một quốc gia có chủ quyền thành mặt trận, giết nhiều thường dân, trong đó có gia đình một trung tá tên là Nguyễn Tuấn – Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp, tọa lạc tại Gò Vấp, nên mới bị tướng Loan hành quyết ngay tại mặt trận. Năm ngoái – nhân dịp 50 năm xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân, ông Hoàng Tất Thắng đã sưu tầm nhiều tài liệu, nhân chứng, thực hiện bài viết “Một thời điểm: Hai tấm hình – hai số phận và tội ác của truyền thông thiên tả” (9). Chính quyền CSVN chỉ dựa vào “Saigon Execution” của AP mà lờ đi nhiều hình ảnh khác cũng trên AP về Tết Mậu Thân ngay tại Sài Gòn. Chẳng hạn tấm ảnh minh họa cho sự kiện Trung tá Nguyễn Tuấn bị chặt đầu, vợ (Từ Thị Như Tùng) và sáu đứa con bị bắn bằng tiểu liên, chỉ có một bé trai may mắn trốn thoát. Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp hay Lê Công Nà chính là chỉ huy vụ thảm sát đó và nhiều vụ thảm sát khác ở Sài Gòn dịp Tết Mậu Thân… Năm 1998, sau khi tướng Loan qua đời, Eddie Adams viết trên Time số ra ngày 27 tháng 7 về “Saigon Execution”: Tấm ảnh đó có hai người bị giết, tên Việt Cộng bị ông tướng bắn và ông tướng bị tôi giết bằng máy ảnh của tôi. Dù không có ý đồ ngụy tạo nhưng đôi khi một tấm ảnh có thể nói dối. Tôi xin lỗi… Chẳng phải Sài Gòn, những cuộc thảm sát đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Nam trong Tết Mậu Thân 1968. Bé trai con của Trung tá Nguyễn Tuấn, không chỉ đội tang cha, mẹ, anh, chị, em. Đứa bé trai ấy còn đội thêm tang cậu ruột: Thiếu tá Từ Tôn Khán (Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng nông thôn tỉnh Quảng Nam, về Huế ăn Tết với đại gia đình, bị các đồng chí của những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà dùng cha mẹ già uy hiếp buộc ra hàng rồi bị đập đầu bằng búa bửa củi…) và những người thân khác. Hồi đầu tuần, ai đó đã chỉnh sửa “Saigon Execution” – thay khẩu súng trên tay tướng Loan bằng một bông hoa tím. Một số người đã chuyển “Saigon Execution” được chỉnh sửa như một đề nghị xóa bỏ hận thù. Có khá nhiều người không tán thành, không phải vì cố chấp mà vì chính quyền CSVN vừa kêu gọi hòa giải, vừa xem những Nguyễn Văn Lém – Bảy Lốp, Lê Công Nà là anh hùng, hữu công, qua đó phải tri ân đảng (10)… Đứa trẻ may mắn trốn thoát khỏi cuộc thảm sát cách nay 51 năm, may mắn trốn thoát thêm một lần nữa cách nay 44 năm sắp trở thành một vị tướng của Hải quân Mỹ. Ngẫu nhiên cả hai sự kiện chỉnh sửa “Saigon Execution” và Tổng thống Mỹ đề cử Nguyễn Từ Huấn làm Phó Đề đốc Hải quân Mỹ diễn ra trong cùng một tuần. Cuộc đời đúng là đầy bất ngờ! Trân Văn — Chú thích: (1) https://www.facebook.com/VAUSAFAMILY/posts/2344136569190363 (2) https://www.congress.gov/nomination/116th-congress/841/ (3) https://www.navy.mil/submit/display.asp?story_id=104396 (4) https://en.wikipedia.org/wiki/Engineering_duty_officer (5) https://www.dvidshub.net/news/320205/guam-lone-sailor-statue-plaques-dedicated (6) http://www.tinhcachtot.com/vn/news/nhan-xet/a-great-note-from-huan-nguyen-captain-of-us-navy/ (7) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Lém (8) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Công_Nà (9) http://danlambaovn.blogspot.com/2018/08/mot-thoi-iem-hai-tam-hinh-hai-so-phan.html (10) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2124729627638066&set=a.572770479500663&type=3&theater (11) https://nsvietnam.blogspot.com/2018/08/cau-be-song-sot-trong-vu-bay-lop-tan.html Nguồn: VOA
......

Được Gì Sau 10 Năm Khai Thác Bauxite Tây Nguyên?

Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong  đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025. Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn Bauxite, quặng nguyên liệu chính để luyện nhôm, sẽ mang lại thu nhập lớn với trữ lượng bauxite ở Đak Nông được ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn và tại Lâm Đồng là 1 tỷ tấn. Bất chấp mọi tranh cãi, kiến nghị, thỉnh nguyện thư cùng phản ứng gay gắt từ giới khoa học, các chuyên gia môi trường, các nhà địa vật lý cũng như các nhân sĩ trí thức trong nước, cho rằng không thể tiến hành dự án bởi nhiều mối nguy về môi trường, xã hội, quốc phòng, dự án bauxite Tây Nguyên vẫn tiến hành hoạt động. Hai cơ sở khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên là nhà máy Alumin Nhân Cơ tại tỉnh Dak Nông và nhà máy Alumin Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng.  Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 được ước tính tối đa lên 250 ngàn tỷ đồng và nộp ngân sách ước tính khoảng 850 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho khoảng 3.000 lao động. Yếu tố Trung Quốc Một trong những người đầu tiên lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam dừng dự án bauxite Tây Nguyên là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Yếu tố liên doanh khai thác với Trung Quốc là một trong những nguyên nhân phản đối giai đoạn đó. Hình minh họa. Cố Đại tướng Vỗ Nguyên Giáp tại một cuộc họp ở Hà Nội ngày 10/7/2008 AP   Tháng Tư năm 2009, tại Đại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật Đà Nẵng, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, cũng là phó chủ tịch Hội Cơ Học Việt Nam, phát biểu thẳng rằng nếu cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chẳng những môi trường bị phá hủy mà Việt Nam sẽ mất cả chì lẫn chài. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, khi đó còn ở Việt Nam, là người đã đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cáo buộc cho phép Trung Quốc được phép khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Ông cũng là người giúp trang Bauxite Tây nguyên của các nhân sĩ trí thức phản đối dự án. Ông nhớ lại: Ngày 12 tháng Tư năm 2009 thì blog Bauxite Việt Nam ra đời. Nhưng chỉ mấy ngày sau thì blog Bauxite Việt Nam đã chật cứng, vì dung lượng quá nhỏ không thể đăng hết những phản hồi của người ủng hộ trong và ngoài nước, thành ra đến ngày 27 tháng Tư các vị khởi xướng blog Bauxite Việt Nam phải quyết định lập một website Bauxite Việt Nam để có thể đăng đầy đủ ý kiến phản biện và những thông tin cập nhật. Văn phòng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bản thân tôi làm cố vấn pháp luật cho Trang Bauxite Việt Nam. Dai dẳng tác hại về môi trường Mười năm đã qua tính từ đó, câu hỏi được gì và mất gì từ bauxite Tây Nguyên vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Vào tháng Chín năm 2011, báo chí trong nước đã trích dẫn báo cáo kết quả của Đoàn Thanh Tra thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Lâm Đồng độ PH từ nguồn nước thoát ra môi trường gần mức 11 tức là mức vượt qui chuẩn Việt Nam từ 6 đến 9 độ. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết nhiệt độ trong nước cao gấp 20% tiêu chuẩn cho phép. Hình minh họa. Dự án Bauxite ở Lâm Đồng hôm 13/4/2009 AFP Nguyên nhân được chỉ ra là do hóa chất, nghĩa là đã có sự rò rỉ hóa chất trong quá trình hoàn thiện và tập kết vật tư, cộng với khi pha trộn chất hóa học xút (soude) trong chuẩn bị đưa dự án khai thác bauxite đi vào hoạt động. Mức độ độc hại từ việc rò rỉ hóa chất xút ở nhà máy bauxite Tân Rai được giáo sư Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa Học-Công Nghệ và Quản ý Môi Trường, Đại Học Công Nghệ Sài Gòn, giải thích: Xút gây bào mòn da con người và động vật, hầu hết sinh vật không thể sống được trong điều kiện xút cao như thế. Khi xút vào trong nước và vào trong cơ thể sẽ hủy hoại hết, thí dụ vào đường ruột sẽ phá vở các tế bào ruột non, hít thở vào thì làm viêm mũi… Nói chung xút là một chất cực độc, xép vào loại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Sau đó, chủ đầu tư dự án nhà máy Alumin Tân Rai ,Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam, lên tiếng thừa nhận tình trạng hóa chất xút bị rò rỉ ra môi trường như kết luận của thanh tra Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Lâm Đồng. Đến tháng Bảy năm 2016, đường ống từ nhà máy Alumin Nhân Cơ tại Dak Nông, do nhà thầu Chalieco-Trung Quốc phụ trách, bị vỡ khiến gần 9,6 mét khối hóa chất  kiềm tràn ra ngoài. Nhà máy Alumin Tân Rai. Courtesy of www.boxitvn.net Truyền thông trong nước loan tin một số chất kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao. Các cư dân tại xã Dak Dao khi đó cho báo Giao Thông biết khi nước đường ống bị vỡ chảy tràn xuống suối thì dòng nước trở màu đen sẫm, mặt nước nổi váng loang lổ, cá chết nổi lên. Vẫn lời người dân này, tiếp xúc với ước chừng 10 phút thì tay chân ngứa ngày, da khô căng và rộp lên như bị bỏng. Vụ vỡ đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ xảy ra trong giai đoạn nhà thầu Chalieco-Trung Quốc đang tiến hành các bước để chạy thử liên động toàn nhà máy. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một trong những người chủ xướng Trang Bauxite Viêt Nam nhằm gióng tiếng báo động về hệ lụy nguy hại từ những chất hóa học trong quá trình khai thác bauxite, nói rằng không thể coi vụ vỡ đường ống nước ở nhà máy Alumin Nhân Cơ là lần duy nhất, lần đầu hay lần cuối mà trong tương lai qua khai thác bùn tích lũy càng ngày càng nhiều: Tai họa do các đường ống không chịu đủ lực đã vỡ ra, hoặc hồ chứa bùn bị đống đất, hay do nhân tai như chiến tranh, khủng bố. Trước đây tôi đã có nói đó là quả bom lơ lững trên đầu chúng ta. Ngay sau đó Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Dak Nông cho biết phía Công Ty Nhôm Dak Nông đã thu hom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài, phần đất bị kiềm tràn vào được xúc đổ vào hồ chứa bùn đỏ, thêm vào đó là sử dụng hóa chất pha loãng để trung hòa lượng kiềm. Tháng Hai năm 2018, trong báo cáo tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư thí điểm 2 dự án bauxite Tây Nguyên, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam cho hay hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ bị chậm tiến độ và vẫn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm cũng như sự cố môi trường. Hiệu quả đầu tư Theo kế hoạch, nhà máy Alumin Tân Rai sẽ có doanh thu 3 năm đầu bị lỗ và thời gian hoàn vốn là 12 năm, nhà máy Alumin Nhân Cơ thì bị lỗ trong 5 năm đầu và mất 13 năm để hoàn vốn. Tại buổi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội hồi tháng Mười 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng sản phẩm của hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, sản xuất được từ 2016 và 2017, được bao nhiêu là bán bấy nhiêu chứ không đủ cho nhu cầu thị trường và theo kế hoạch cho năm 2018. Nhưng đến đầu tháng Tư 2019, Bộ Công Thương Việt Nam loan tin nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Đồng và nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Dak Nông đã bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên Bộ sẽ đề nghị Chính Phủ và Quốc Hội tăng công suất cho hai nhà máy này, đồng thời mở rộng đầu tư khai thác bauxite là ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên. Cụ thể, Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam, đơn vị phụ trách hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, báo cáo với Bộ Công Thương rằng nhà máy Tân Rai có lãi từ năm 2017 sau 3 năm lỗ theo kế hoạch và riêng 2018 thì đạt lợi nhuận 1.700 tỷ đồng. Về phần nhà máy Nhân Cơ thì năm 2018 sản xuất gần 103% kế hoạch năm, tương đương 655 ngàn tấn Alumin, doanh thu trên 6.400 tỷ đồng. Tuy nhiên từ Na Uy, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số liệu lãi mà Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam đưa ra không chính xác. Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ: “Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên. Theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân... Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời.” Nếu như... Đó là tình hình bauxite Tây Nguyên sau một thập niên hoạt động khai thác. Từ 10 năm trước, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một  trong những trí thức đã góp ý rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, từng nhận định với RFA rằng: Nếu cứ tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay thì cái giá phải trả về lâu về dài là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất nguồn nước ngọt dùng để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Trung Quốc không khai thác trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao thông cũng bị phá nát. - Giáo sư Lê Huy Bá Và đúng 10 năm sau, ngay lúc này, giáo sư tiến sĩ Lê Huy Bá, nay đã về hưu, nói ông vẫn canh cánh nỗi lo về dự án bauxite Tây Nguyên: Nói một cách ngắn gọn là chưa thấy lợi ích gì cả mà chỉ thấy những hiện tượng rò rỉ trong sản xuất rồi thì ô nhiễm về hơi, về khí, về bùn đỏ, về nguồn nước. Còn kinh tế thì phải hạch toán rõ ràng để mọi người biết chứ phải không? Trong lúc nước Úc bỏ ra bạc triệu đô để đầu tư sản xuất bauxite nhưng rồi người ta cũng phải bỏ, Trung Quốc không khai thác trên nước họ mà họ sang mình họ làm, mình thì chúi đầu chúi cổ làm mà rõ ràng kinh tế không đạt, môi trường lại càng nguy hiểm, đường giao thông cũng bị phá nát. Cái mà tôi vẫn lo lắng nhất là trên độ cao 750 đến 800 mét như vậy mà có những hồ chứa bùn đỏ lớn như thế ai dám đảm bảo rằng không có động đất hay vở đập? Khi đập vỡ thì lũ quét mà lũ quét bằng bùn đỏ thì tai hai vô cùng. Ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn cho cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trước đây vẫn giữ nguyên ý kiến của mình rằng không nên có các dự án Bauxite tại Tây Nguyên. Ông nói với đầy tiếc nuối: Tất cả những gì đầu tư vào bauxite Tây Nguyên hoàn toàn đủ để tạo nên một Tây Nguyên có nền kinh tế xanh. Nếu được như vậy thì chắc Tây Nguyên bây giờ đã khác hẳn rồi. Thanh Trúc - RFA https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/10-years-bauxite-mining-what-gain-what-lost-06042019110334.html?fbclid=IwAR1JtFYdOT794WFFK1KfV8BdgtKqNpQ50wwA0H4hKCYc_tTwWh-2_QTd8uw
......

Bùi Quang Huy đào thoát: Thêm một vết đen trên mặt Bộ Công an

Phạm Chí Dũng – VOA| Sau khi bị nghi ngờ về ‘tay trong’ và phải chịu chỉ trích thâm cay không chỉ từ báo chí và dư luận xã hội mà còn từ nhiều đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, Bộ Công an đã phải tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 31/5/2019 để thông tin về “ông Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, không trình diện, cũng không có mặt ở nơi cư trú kể từ lúc khám xét cho đến khi khởi tố vụ án”. “Sao bắt hàng được mà bắt người thì không?” Vẫn là Lương Tam Quang, Chánh văn phòng – Người phát ngôn của Bộ Công an Việt Nam – quan chức đã được phong hàm Trung tướng sau nhiều lần lập thành tích trả lời theo lối ‘chưa có thông tin gì’ trước báo chí về hàng loạt vụ việc mà đến khi đó đã rõ như ban ngày, như Vũ ‘nhôm’ – tức Trần Đại Vũ mà được đồn đoán có họ hàng với Trần Đại Quang – đào thoát sang Singapore, vụ câu lưu và sau đó là bắt giam Trung tướng công an kiêm ‘anh hùng lực lượng vũ trang’ Phan Văn Vĩnh về tội ‘bảo kê đánh bạc công nghệ cao’… Theo Lương Tam Quang, do trong thời gian khám xét, Bộ Công an chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy nên chưa thể áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. “Riêng Bùi Quang Huy, từ lúc khám xét đến lúc khởi tố vụ án, đã không đến trình diện, mặc dù đã vận động gia đình, và cũng không có mặt ở nơi cư trú. Do vậy, ngày 18/5, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy” – tướng Quang giải thích thêm trong cuộc họp báo ngày 31/5. Nhưng Bộ Công an sẽ lẹo lưỡi ra sao trước câu hỏi “Sao bắt hàng được mà bắt người thì không? Nhẽ ra lúc đó anh có thể khởi tố vụ án và bị can cùng lúc” của đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng – một tiếng nói phản biện hiếm hoi trong số gần 500 mái đầu ‘nghị gật’ mà đã bị Bộ Công an gầm ghè vì cái tội ông Nhưỡng lôi tuột ‘thành tích’ tiếp nhận và điều tra quá chậm trễ đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân ra trước mặt báo chí và công luận? Một câu hỏi không hề dễ nuốt. Nhưng vẫn chưa hết… “Khả năng thứ nhất là lộ lọt, qua quá trình triển khai nghiệp vụ để lộ lọt thông tin và bị can biết được nên trốn thoát. Khả năng thứ hai là quy trình không chặt chẽ, quá trình làm việc xác minh chưa chặt chẽ. Khả năng thứ ba là có người nào đó báo tin cho bị can Bùi Quang Huy” – khi kỳ họp Quốc hội mới khai mạc, một đại biểu Quốc hội là ông Lê Thanh vân đã liên tiếp xuất hiện trên mặt một số tờ báo nhà nước với những câu hỏi và nhận định ‘chết người’ dành cho Chung ‘con’ và Bộ Công an. Rốt cuộc, kẻ nào đã mật báo cho Bùi Quang Huy để ông chủ Nhật Cường Mobile bỏ trốn ngay trước mũi Bộ Công an, Nguyễn Xuân Phúc và cả ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng? Có ‘dính’ Chung và Hải? Hàng loạt đồn đoán và ám chỉ trong dư luận, trên mạng xã hội và trên mặt báo quốc doanh từ trước khi Hội nghị trung ương 10 diễn ra vào trung tuần tháng 5 năm 2019 về sân sau Bùi Quang Huy của Chung ‘Con’, tức Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, giờ đây trở nên phức tạp hơn hẳn bởi sự biến mất của Huy. Trong khi đó, lại rộ lên dư luận về vụ khám xét công ty Nhật Cường và truy bắt Bùi Quang Huy là nhằm lôi ra chuyện buôn lậu hàng Tàu mà có người nghi là có thể có các thiết bị gián điệp được Trung Quốc cài vào. Không đề cập trực tiếp về dư luận trên, nhưng báo điện tử Viettimes rút tít một cách hàm ý: “Báo động nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia Việt nam nhìn từ vụ án Công ty Nhật Cường”, mà cụ thể trong bài là những khái niệm “chủ quyền thông tin” hoặc “chủ quyền trong không gian số”. Cùng thời gian này, vụ Huawei của Trung Quốc vẫn đang gây chấn động trong chính giới quốc tế. Nhiều quốc gia đã cắt hợp tác với Huawei vì lo sợ bị thiết bị tình báo Trung Quốc theo dõi. Cũng đang xuất hiện dư luận cho rằng vụ Nhật Cường sẽ ‘đốt’ không chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mà cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải. ‘Đốt’ như thế nào và với nhiệt lượng đến mức độ nào thì chưa rõ, nhưng xác suất Chung và cả Hải ‘vô can’ trong vụ Nhật Cường thì gần như không thể có. Vết đen nhơ nhớp Trong khi đó, Bộ Công an lại phải nhận một vết đen nhơ nhớp bởi cách thông tin cái sau đá cái trước của về vụ Bùi Quang Huy. Bởi vào ngày 14/5/2019, chính Bộ Công an thông báo là đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Bùi Quang Huy và 8 người khác vì tội “Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” – được hiểu rõ ràng là Huy đã phải tra tay vào còng. Nhưng đến ngày 19/5/2019, cũng Bộ Công an lại thông báo Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5. Cho đến nay, vở kịch vẫn được tái công diễn và còn nguyên giá trị lịch sử ‘và giá trị ‘nghệ thuật’ của nó kể từ vụ Dương Chí Dũng vào năm 2012, Trịnh Xuân Thanh năm 2016, Vũ Đình Duy và Vũ ‘Nhôm’ trong năm 2017…Tất cả đều có thời gian để cao bay xa chạy khiến người ta không khỏi nghi ngờ rằng nhờ được mật báo bởi những người ‘trong ngành.’ Đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh đầy kỳ bí. Bởi cho dù Thanh đã ‘tự nguyện về nước đầu thú’ theo cách tuyên truyền của Bộ Công an và đã có quá đủ thời gian để cơ quan điều tra Bộ này bắt Thanh phải mở miệng, cho tới nay vẫn không có bất kỳ công bố nào bởi bất kỳ quan điều tra nào về việc nhóm nào hoặc quan chức cao cấp nào đã bắn tin và mở đường cho Thanh ‘ra đi tìm đường cứu nước’ ở tận Đức. Còn nhớ vào năm 2012 sau khi bị bắt lại ở Campuchia và bị đưa ra tòa, cựu tổng giám đốc Vinalines Dương Chí Dũng đã khai về một ‘ông anh trên Bộ Công an’ đã mật báo để Dũng kịp thời đào thoát chỉ ít tiếng đồng hồ trước khi lực lượng cảnh sát điều tra từ từ bước vào nhà y theo một cung cách rất ‘đúng quy trình’. Khi đó đã ồn ào dư luận về kẻ mật báo chính là Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng rất may cho Ngọ là ông ta đã tránh bị truy tố vì căn bệnh xơ gan cổ trướng trong bụng, nhưng ông ta đã không thể tránh khỏi cửa địa ngục. Những viên tướng nào phải chịu trách nhiệm? Rốt cuộc, vụ Bùi Quang Huy đào thoát ngay trước mũi công an khi vụ việc đã được đưa vào ‘tầm ngắm’ – mà bằng chứng rõ nhất là vụ khám xét cơ sở doanh nghiệp Nhật Cường – phải được ‘giải thích’ như thế nào để đầu xuôi đuôi lọt? Vụ khám xét cơ sở Nhật Cường có phải là động tác đánh động cho Bùi Quang Huy bỏ trốn? Các cơ quan an ninh điều tra, cảnh sát điều tra và quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an đã ‘làm ăn’ đến nông nỗi nào mà khiến lại phát sinh thêm một Bùi Quang Huy đến mức phải ‘truy nã quốc tế’, sau những tiền lệ đậm màu sắc ‘phe cánh chính trị’ như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Phan Văn Anh Vũ? Rốt cuộc và sau tiền lệ Tổng cục 5 tình báo Bộ Công an phải giải thể với hàng loạt tướng lĩnh bị khởi tố và tống giam vì cung cách làm tình báo chỉ toàn mùi ‘hai đê’ (đất và đô), những viên tướng nào trong đội ngũ có đến 200 tướng công an phải chịu trách nhiệm về vụ Bùi Quang Huy đang biến mất và sẽ có thể biến mất mãi mãi? Một chuyên án an ninh quốc gia về ‘gián điệp’ và tội danh ‘phản bội’ nữa chăng? Nếu Bùi Quang Huy bỏ trốn không đơn thuần bởi tội danh ‘buôn lậu’ mà là ‘xâm phạm an ninh quốc gia’, vụ việc sẽ trở nên ghê gớm và sắc máu hơn nhiều. Lẽ đương nhiên là khi đó không chỉ Nguyễn Đức Chung mà cả Hoàng Trung Hải sẽ phải cùng chịu trách nhiệm về vụ này, để Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ có thêm một đầu việc kiểm tra hoặc thêm một đầu vụ án./.  
......

Tinh thần thượng tôn pháp luật

Đỗ Văn Ngà| Vừa rồi trên mạng xã hội đã bùng lên những luồng phản ứng trái chiều từ một status của ông Lý Hiển Long. Trong phát biểu ấy, ông Lý có nói Việt Nam “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia. Phe phản đối thì nói Kmer Đỏ đã thảm sát nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, nên quân tình nguyện Việt Nam đánh sang Campuchia tiêu diệt Kmer Đỏ để bảo vệ nhân dân Việt Nam và cứu nhân dân Campuchia khỏi bị diệt chủng. Đó là lối tư duy rất lạc hậu, với tư duy kiểu đó thì sau này Việt Nam khó có nhà nước pháp quyền. Để làm rõ cần phải đặt ra một số câu hỏi và giải quyết cho rõ ràng vấn đề, tránh nhập nhằng. Câu hỏi thứ nhất là Kmer Đỏ có tàn sát nhân dân Việt Nam không? Câu trả lời là có. Cụ thể là vụ thảm sát ở Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang, thời điểm xảy ra vụ tàn sát là vào tháng 4 năm 1978, lúc đó quân Kmer Đỏ đã giết hơn 3 ngàn thường dân ở đây. Câu hỏi thứ nhì là Kmer Đỏ có diệt chủng nhân dân Campuchia không? Câu trả lời là có. Cụ thể là từ năm 1975 đến 1979, Kmer Đỏ đã tàn sát khoảng từ 2 đến 3 triệu người dân Campuchia chiếm cỡ 25 đến 37,5% dân số Campuchia lúc đó. Câu hỏi thứ 3 là quân tình nguyện Việt Nam có xâm lược Campuchia không? Câu trả lời này tùy theo góc nhìn, để xét sau. Dựa vào chuỗi sự kiện sau đó rồi đưa ra quan điểm. Câu hỏi thứ tư, quân tình nguyện Việt Nam có chiếm đóng Campuchia không? Câu trả lời là có. Thời gian chiếm đóng là 10 năm, điều này là không thể phủ nhận. Như vậy trong 4 câu hỏi đưa ra, thì có đến 3 câu là rõ như ban ngày, câu thứ 3 là còn đang tranh cãi. Việc làm của quân tình nguyện là giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng hay xâm lược? Câu trả lời là 2 trong 1. Nghĩa là hành động đánh Kmer đỏ giải thoát nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng là không thể phủ nhận, nhưng cũng nhân cơ hội này mà chiếm đóng đất nước người ta thì rõ ràng trong hành động giải phóng đó anh có tham vọng xâm lược. Nếu Việt Nam đánh dẹp Kmer đỏ rồi trao lại đất nước này cho Liên Hiệp Quốc giải quyết bằng luật chơi chung của tổ chức này, thì ngày nay Lý Hiển Long đã không nói Việt Nam là xâm lược và chiếm đóng Camphuchia. Thế giới đã có Liên Hiệp Quốc, tổ chức này có Hội Đồng Bảo An là nơi mà những quốc gia lớn là thành viên, trong đó có 5 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc là thành viên thường trực. Họ là những kẻ chơi cờ trên bàn cờ thế giới nên khi hành sự họ có quyền lực của kẻ mạnh, có tiếng nói trong Liên Hiệp Quốc nên họ có thể tác động tạo luật chơi. Còn lại thì nên chơi luật chơi chung, vì nếu tự tách mình ra sẽ bị cô lập. Vấn đề Việt Nam đưa quân sang Campuchia là cách hành xử không theo luật chơi chung đó của chính quyền Hà Nội, nên bị thế giới lên án là xâm lược và chiếm đóng. Nơi thượng tôn pháp luật là nơi có công thì thưởng có tội thì phạt, không nhập nhằng lấy phần công bù phần tội. Nếu bù trừ kiểu đó, luật sẽ bị phá và sự công bằng sẽ bị bẻ gãy. CS họ tự cho rằng “tao có công đánh đuổi 3 đế quốc to, nên tao có quyền cai trị đất nước vĩnh cửu”. Ý đồ đó, đã thể thiện bằng cái điều 4 Hiến Pháp mà ai cũng thấy. Hay tại các tòa án CS, những người mà gia đình có công thì được áp tình tiết giảm nhẹ, thế nên mới có chuyện kẻ tội như núi mà án thì nhẹ như lông hồng. Tương tự như vậy, ngày nay người Việt đã rơi vào lối tư duy ấu trĩ ấy một cách vô thức mà không hề hay biết. Quân Việt Nam có công giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng thì Việt Nam có quyền chiếm đóng đất nước họ à? Với tư duy thượng tôn luật pháp, không ai chấp nhận kiểu lập luận đó cả. Không thể lấy công để hợp thức hóa tội như thế được. Nếu thế giới này quan niệm như thế thì trước khi tôi gây tội ác, tôi chỉ cần lập công trạng nào đó để nó hóa giải tội tôi sẽ thực hiện à? Thế thì xã hội này loạn. Và tại Việt Nam, chuyện công an đánh chết người được hưởng án treo như vụ án công an giết chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên cách đây 7 năm là ví dụ. Không biết công với cán gì mà nó hóa giải được tội ác giết người. Vậy nên, tư duy thượng tôn pháp luật cần phải được thiết lập và phổ quát trên diện rộng. Nó cần có ở người dân và cả chính quyền để làm nền tảng cho một nhà nước pháp quyền. Mà đặc biệt, tư duy thượng tôn pháp luật ở một chính quyền là cần thiết nếu muốn tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới. Hiện nay, chính quyền CS tham gia với thế giới theo kiểu đối phó với luật chơi của họ, CSVN vẫn tư duy “tao là luật”. Chính vì thế mà cho đến hôm nay, sau bao nhiêu năm đứng chung mà CSVN vẫn chưa hội nhập được. Mà một khi không thể hội nhập thì làm sao tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới, cho nên chính quyền lập dị này ngả sang Tàu là điều tất yếu. Vậy nên, muốn thoát tàu thì phải thoát Cộng là vậy. Thoát Cộng để tẩy rửa cho sạch cái tư duy vô pháp vô thiên đã ăn sâu vào máu của dân tộc này./.  
......

Người cộng sản "Tốt"

Luân Lê Ông Đoàn Ngọc Hải có hai điều đáng khen ngợi: một là tinh thần làm việc xông xáo thực tế chứ không chỉ còn chỉ đạo trên giấy; hai là khi thấy không còn phù hợp hay đạt được công việc thì ông ta sẵn sàng từ chức hoặc từ bỏ nó. Điều này có mấy người cộng sản làm được và có mấy người có liêm sỷ để hành động như vậy? Chúng còn tìm mọi cách để luồn lách leo cao lên trong khi trình độ hoặc chuyên môn chỉ là con số không. Chẳng phải là những kẻ không bằng cấp, ngu dốt vẫn làm quan chức và làm tha hoá bộ máy này đến mức mà họ thấy chế độ bị đe doạ đấy sao? Ông ta đã nói đúng: hô hào đủ các khẩu hiệu về thành phố hay đô thị thông minh, cách mạng công nghệ 4.0 nhưng mỗi cái vỉa hè mà không thể dẹp nổi để nó trở nên nhếch nhác và tồi tàn, ảnh hưởng tới giao thông và lề lối sinh hoạt, thì đòi hỏi điều gì lớn lao cho cam? Riêng một kẻ đã không có liêm sỷ và khi còn tại vị là Chủ tịch HĐND suốt hơn cả chục năm mà còn để dân Thủ Thiêm oan khuất gần nửa đời người mà kêu không thấu, lang bạt vất vưởng và khánh kiệt, suy sụp, nhưng nay khi về hưu, mụ ta lại lên báo “dạy dỗ” ông Hải về sự liêm sỷ và “lòng trung thành” đến mức khốn nạn của mụ ta. Mụ ta có đủ tư cách để nói về phẩm chất cán bộ hay quyền lực của nhân dân ư? Mụ ta cho rằng cần phải trung thành tuyệt đối các mệnh lệnh hay sự phân công của tổ chức mới là “điều đúng phải làm”, trong khi chức trách đó có phù hợp hay đúng đắn hay không thì mụ ta lại không bàn đến. Mụ ta “dạy” người khác về sự nô lệ và ngu trung, nhưng không phải là với nhân dân. Đó thực sự là một sự tột cùng khốn nạn. Dù sao, như trước đây tôi đã nhận định dè dặt, ông Hải cũng là người xông xáo thực tế và có chính kiến nhất cũng như có liêm sỷ nhất trong số những người cộng sản hiện nay. Chưa biết ông ta có vướng vào các vấn đề “bê bối” nào khác hay không (đó là chức trách của cơ quan chức năng chứng minh), nhưng lúc này ông ta là một người dám hành động. Đó đã là điều tốt trong vô số những thứ “người ta chỉ nói suốt cả trăm năm qua”. Nếu ai cũng tự nhận thấy sự không phù hợp hay không xứng đáng với quyền lực của dân và đồng tiền mồ hôi xương máu của dân mà từ chức hoặc không nhận những thứ ngoài cái mà mình có thể thì xã hội này cũng sẽ có cơ hội để tốt hơn lên. Đằng này chúng phạm tội tày trời mà chúng còn tìm mọi cách chối bay chối biến và bao biện, chạy tội đủ kiểu để tại vị. Chúng còn kéo bè kết cánh và mang cả họ vào làm quan để đục khoét và tham nhũng. Hãy hành động như ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Quận 1, và chúng ta cần phải khinh bỉ một kẻ vô liêm sỷ như mụ nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM.  
......

Nước mắt người lính vụ Thiên An Môn của 30 năm trước!

Anh tên là Lý Hiểu Minh (Li Xiaoming). THẢM SÁT THIÊN AN MÔN - QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI LÍNH: https://www.youtube.com/watch?v=g21AR5ME7Rk Đỗ Đăng Liêu| Anh Lý Hiểu Minh kể là vào cái đêm kinh hoàng của cuộc thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn 4 Tháng 6, 1989, vừa đúng 25 tuổi. Lúc đó, Lý Hiểu Minh đang là sĩ quan trẻ trong Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Trung Cộng thuộc Sư Đoàn 116, đóng ở Liễu Ninh (Liaoning). Đơn vị của anh được lệnh di chuyển về đóng tại một căn cứ ở phiá Đông, thành phố Bắc Kinh. Sau 10 ngày chờ đợi, tối mồng 3 Tháng 6, họ được lệnh tiến vào quảng trường Thiên An Môn với bất cứ giá nào để thi hành lệnh thiết quân luật, với kết quả mà sau này được gọi là cuộc thảm sát Thiên An Môn. Lý Hiểu Minh kể lại rằng Chỉ huy Sư Đoàn 116 là Tướng Lữ Phong (Feng Xu) nói với binh lính là họ không nhận được lệnh vì trục trặc máy móc. Với lý cớ đó, Sư Đoàn của họ cứ nấn ná chần chừ đóng binh ở ngoại thành Bắc Kinh và chỉ kéo vào Thiên An Môn lúc 9 giờ sáng 5 Tháng 6, một ngày sau khi cuộc thảm sát đã kết thúc. Lý Hiểu Minh còn nói rằng mình đã nhận được huân chương vì đã tham gia vào cuộc thảm sát mặc dù bản thân không trực tiếp tiến vào Thiên An Môn và cũng không bắn một phát đạn nào. Trong khi đó, Tướng Lữ Phong, người đã âm thầm chống lại lệnh tấn công Thiên An Môn thì bị mất chức vài tháng sau đó. Năm 2000, Lý Hiểu Minh đến Úc với chiếu khán sinh viên và hiện đang sống ở Melbourne. Lý Hiểu Minh được coi là người lính đầu tiên đã lên tiếng tố cáo cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi anh kể lại những gì Anh được biết và chứng kiến vào năm 2002. Đã 30 năm trôi qua, Lý Hiểu Minh vẫn tiếp tục nỗ lực lôi kéo sự chú ý của thế giới về cuộc thảm sát Thiên An Môn. Trong đoạn video ngắn, Lý Hiểu Minh đã không ngăn được những giọt nước mắt nhỏ xuống khi kể lại câu chuyện 30 năm trước. Lý Hiểu Minh nói mặc dầu Anh không bắn một viên đạn và không giết một ai nhưng anh vẫn cảm thấy vô cùng tội lỗi và lương tâm Anh chưa bao giờ ngưng cắn rứt. Trong suốt 30 năm qua, cứ đến dịp 4 Tháng 6, những hình ảnh tang thương, khủng khiếp đến rợn người về Thiên An Môn lại nhắc nhở chúng ta về sự tàn bạo hơn dã thú, ngoài mức tưởng tượng, của người cộng sản. Cũng ngay lúc này, khi mà Đảng CSVN đang mang hình ảnh của một con tàu đang lao xuống vực song song với đà đi lên của phong trào dân chủ khiến người ta nghĩ đến viễn ảnh của một cuộc tổng biểu tình chấm dứt chế độ, câu hỏi mà nhiều người Việt Nam đang đặt ra cho nhau là “Liệu Thiên An Môn có sẽ xảy ra ở Việt Nam hay không?” Thiên An Môn có xảy ra hay không ở Việt Nam không tùy thuộc vào những lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và cũng đừng ảo tưởng để chờ đợi là họ sẽ nhân đạo hơn những người lãnh đạo Trung Cộng để không ra lệnh tàn sát người dân như quan thầy Trung Cộng của họ đã làm. Câu trả lời tùy thuộc vào Quân Đội Việt Nam, mà trọng trách là bảo vệ Đất Nước và Người Dân Việt Nam chứ không phải để bảo vệ Đảng CSVN. Chỉ mong rằng trong Quân Đội Việt Nam có thật nhiều những sĩ quan và binh lính hiểu biết rõ trách nhiệm của mình, yêu nước thương dân, như Lữ Phong và Lý Hiểu Minh. Được như vậy thì dù lãnh đạo CSVN có lệnh bắn cũng chẳng ăn nhằm gì vì khi người cầm súng không tuân lệnh, không bấm cò hay chỉ bắn lên trời thì chắc chắn đó là ngày tàn của Đảng CSVN và là bình minh của Dân Tộc. Đỗ Đăng Liêu https://viettan.org/nuoc-mat-nguoi-linh-vu-thien-an-mon-cua-30-nam-truoc/      
......

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng về cao tốc Bắc Nam

TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM Nguyễn Quang Thiều| Tôi là người biết cái thị xã Hà Đông này khi còn rất nhỏ. Tôi sống ở làng Chùa, cách thị xã Hà Đông 30km. Thi thoảng vào dịp nghỉ hè, cha tôi lại cho mấy anh chị em tôi ra Hà Đông chơi đặc biệt vào những dịp mồng 2 tháng 09 có bắn pháo hoa. Một trong những thứ mà tôi nhớ nhất của thị xã Hà Đông là đường tàu điện từ Hà Đông ra bờ hồ. Với mấy xu vé là chúng tôi lên chiếc tàu điện chạy ra tận trung tâm thủ đô để ăn một vài que kem sữa hay uống một cốc si-rô màu đo đỏ rất ngọt bằng những cái cốc thủy tinh sủi đầy tăm do công nghệ thổi thủy tinh gia công rồi lại trở về Hà Đông.   Thế rồi tàu điện biến mất. Cho dù lúc đó đã lớn và đã đi làm nhưng mỗi khi đạp xe dọc đường Nguyễn Trãi tôi lại nhớ những chuyến tàu điện thuở nhỏ. Và đến một ngày, người ta xây dựng tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Thú thực lúc đầu tôi cũng hồi hộp xem cái đường sắt trên cao ấy như thế nào. Nhưng khi những chiếc cọc bê tông khổng lồ dựng lên tôi bắt đầu cảm nhận thấy sự bất ổn. Sự thanh bình đượm chút lãng mạn của những chuyến tàu điện được thay vào bằng một tuyến đường trên cao đầy đe dọa. Vợ tôi dặn tôi sau này nếu đi làm mà tàu chạy qua thì phải tránh xa để nếu nhỡ tàu lao ra khỏi đường ray thì còn tránh được. Nỗi lo đó chỉ là nỗi lo xa rất mơ hồ giữa những nỗi sợ hãi có thật.   Đường tàu trên cao Hà Đông – Cát Linh là một đường tàu xấu nhất về mặt hình thức mà tôi được chứng kiến từ trước đến nay. Tôi không hiểu những người duyệt thiết kế với con mắt thẩm mỹ như thế nào mà lại duyệt cái mẫu đường sắt trên cao ấy. Khi bạn đi dưới ngước nhìn lên, bạn sẽ thấy một khối bê tông nặng nề, u uất và thô thiển như mái trần của một nhà tù đang đè nặng xuống toàn bộ cảm giác của bạn. Đặc biệt là những trạm dừng đỗ ( nhà ga) thì xấu xí và kệch cỡm không sao tả xiết. Cái thị xã nhỏ bé và nhiều thơ mộng bị phá vỡ hoàn toàn bởi con rắn bê tông khổng lồ và ám ảnh này đè nát. Bạn tôi còn ví cái đường tàu ấy như vết dao lớn rạch đôi mặt một cô gái đẹp.   Xấu xí như vậy lại cộng thêm khoản tiền khổng lồ đội giá ngoài trí tưởng tượng của nhiều người. Nếu chúng ta làm dăm ba cái đường tàu với kiểu này thì nó không gạ gục nền kinh tế cùng làm tê liệt một phần quan trọng của nền kinh tế . Một tuyến đường sắt trên cao hơn chục km mà người ta hứa hết tháng này, năm nọ hoàn thành nó mà cho tới tận bây giờ vẫn chưa thấy tăm hơi. Sẽ còn đội giá bao nhiêu nữa ? Sẽ còn trì hoãn đến bao giờ ? Và điều đặc biệt là có lẽ hầu hết những ai quan tâm đến tuyến đường sắt này đều rơi vào tuyệt vọng với nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc không chứng minh được điều gì cho việc xây dựng tuyến đường sắt này. Xấu xí, đội giá, không có thời hạn hoàn thành…Hơn thế nữa những cái vé lên tàu (chạy thử) và tên các trạm đỗ lại in bằng tiếng Tàu lên trên. Tôi cam đoan rằng: không một ai liên quan đến việc thầu và xây dựng tuyến đường sắt này có đủ lý do để biện minh cho sự sai lầm quá trầm trọng của họ.   Thế nên, khi nghe nhà thầu Trung Quốc có thể xây dựng đường cao tốc bắc nam thì một nỗi kinh hãi đổ ụp xuống người dân. Một tuyến đường sắt khá đơn gian dài hơn chục km mà chúng ta phải chịu ‘’đòn’’ nặng như thế thì cái đường cao tốc bắc nam sẽ như thế nào với đất nước này. Không chỉ người Việt Nam mà càng ngày càng nhiều quốc gia không còn tin vào sự đàng hoàng của Trung Quốc nữa. Bởi thế cả những người chân chính nhất, suy nghĩ kỹ lưỡng nhất và công bằng nhất cũng kinh sợ nếu để cho nhà thầu Trung Quốc làm đường cáo tốc bắc nam.   Chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Vậy tại sao chúng ta cứ chìm đắm mãi trong cái tên mỹ miều nhưng cực kỳ nguy hiểm : Trung Hoa. Và khi nghe phong phanh một nhà thầu Hàn Quốc có thể đứng ra xây dựng đường cao tốc bắc nam thì tôi nghe thấy tiếng reo hò dậy trời của người dân. Họ đã đúng về cả hai phía : lương tâm và sự thật, họ đã thấu hiểu Trung Quốc đối với dân tộc mình cả quá khứ và hiện tại…Trung Quốc đã đánh mất trọn vẹn chữ TÍN với người Việt Nam và đang đánh mất chữ TÍN trên toàn thế giới. Nếu bạn có cơ hội đọc những báo cáo của những tổ chức, trung tâm, viện…nghiên cứu về Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong tất cả các báo cáo đó là lời dự báo và cảnh báo về một sự đe dọa chết người mang tên Trung Quốc.   Chúng ta không lấy quá khứ để quyết định hay nhiều việc của tương lai. Quan hệ Việt – Pháp, Việt – Mỹ, Việt – Hàn..là những minh chứng thuyết phục nhất. Nhưng ‘’một sự bất tín vạn sự bất tin’’ mà Trung Quốc lại quá nhiều sự bất tín đối với chúng ta và thế giới. Hãy chứng minh cho người dân về sự đàng hoàng của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam để người dân sẽ từ bỏ những suy nghĩ nào đó của mình còn mang tính mặc cảm và suy diễn….   Thế nhưng, việc này quả là khó như tìm kim đáy bể phải không các bạn.   N.Q.T  
......

'Gian lận điểm thi là hành vi ăn cướp, vô liêm sỉ'

Đại biểu Thái Trường Giang gọi hành vi gian lận kết quả thi THPTQG là ăn cướp Đại biểu Thái Trường Giang khi nói về hành vi gian lận trong thi cử đang khiến dư luận bức xúc, nhấn mạnh: “Tôi gọi hành vi đó là ăn cướp, vô liêm sỉ vì đánh mất cơ hội, cướp tương lai của các cháu học thật, thi thật, làm băng hoại đạo đức xã hội”   Chiều nay, (30.5), Quốc hội tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) đã dành toàn bộ thời gian mình có, để nói về lĩnh vực giáo dục đang gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Ông Giang cho rằng, những gì liên quan tới ngành giáo dục đang diễn ra buộc tất cả chúng ta không thể không lo lắng. Theo ông Giang, đó là chất lượng giáo dục đào tạo không thực chất, căn bệnh thành tích không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng, vì giải pháp của ngành hiệu quả thấp, không mạnh dạn đối diện sự thật để kết quả thực chất hơn, đúng thực trạng hơn. Đại biểu Thái Trường Giang nói: “Thực chất sao được, khi lớp có 43 học sinh thì chỉ 1 học sinh khá. Còn bao nhiêu tường hợp tương tự? Theo tôi là nhiều nếu tiến hành khảo sát. Bây giờ tìm học sinh yếu kém khó như “mò kim đáy biển”. Nói về việc gian lận kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018, ông Giang cho rằng, đó là “giọt nước tràn ly”, buộc ngành giáo dục đào tạo phải xem xét, đánh giá về việc gộp kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ; phải xem xét phương pháp từ coi thi, chấm thi để hạn chế thấp nhất tiêu cực xảy ra. Đại biểu Quốc hội cũng bức xúc khi "trước kia tiêu cực thi cử chỉ diễn ra nhỏ lẻ thì nay thành gian lận có tổ chức, quy mô lớn hơn, tinh vi hơn, diễn ra ở nhiều địa phương, do người có chức, có quyền, có tiền thực hiện", ông Giang nhấn mạnh. “Tôi gọi hành vi đó là ăn cướp, vô liêm sỉ vì đánh mất cơ hội, cướp tương lai của các cháu học thật, thi thật, làm băng hoại đạo đức xã hội” – ông Thái Trường Giang bức xúc. Cần có biện pháp cứu vãn ngành giáo dục Đề cập mối quan hệ thầy - trò, đại biểu Giang cho rằng ngày càng lỏng lẻo. "Dẫu biết một số vụ việc xảy ra ở nơi này nơi khác là hạt sạn trong mối quan hệ cao quý từ bao đời giữa thầy và trò, nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo. Điều đó đòi hỏi người có trách nhiệm phải suy nghĩ, hành động. Nhà trường, gia đình và xã hội phải phối kết hợp chặt chẽ, củng cố mối quan hệ thầy - trò". Nếu như trước kia, thầy cô có thể phạt học sinh quỳ gối, úp mặt vào tường khi vi phạm nội quy, những hình phạt đó giúp cho học trò ngoan hơn, nên người hơn thì ngày nay, làm thầy, làm cô mà không dám cư xử với học trò của mình theo đúng nghĩa thương cho roi cho vọt", ông Giang nói. Đại biểu Thái Trường Giang mong muốn Bộ GD&ĐT và Chính phủ cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá trúng và thực chất tồn tại để có những biện pháp cứng rắn hơn nữa để cứu vãn ngành giáo dục một cách kịp thời. Nam Phong
......

Làm thế nào để loại bỏ nền giáo dục dối trá?

Canh Le Chi bộ đảng nào cũng "trong sạch vững mạnh", đảng viên nào cũng "cần kiệm liêm chính chí công vô tư", thanh tra thì "không phát hiện có tham nhũng", mà chỉ số tham nhũng của Việt Nam xếp hạng 107 trên 180 nước. Vậy thì trong giáo dục, học sinh cả lớp đều đạt hạng "giỏi" 100% cũng đúng quy trình thôi. Hay nói cách khác, cũng theo ngôn ngữ của cộng sản, là có quan hệ biện chứng với nhau. Đảng cử phe cánh của đảng ra cho dân bầu, dân đi bầu cho có lệ, đảng kiểm phiếu, chẳng ai giám sát, muốn có bao nhiêu phiếu mà chẳng được. Vậy thì giáo viên ra đề, giáo viên chấm điểm, chẳng ai giám sát, muốn cho bao nhiêu điểm mà chẳng được. Đảng chủ trương "chính trị hóa giáo dục", nên khi đảng dối trá thì giáo dục cũng dối trá, đó là quan hệ theo cặp phạm trù Nguyên Nhân - Kết Quả trong phép biện chứng Duy Vật. Chẳng lẽ những người cộng sản lại không biết, không hiểu về triết thuyết mà họ vẫn coi là "nền tảng tư tưởng" !?! Muốn loại bỏ Hậu Quả, hãy loại bỏ Nguyên Nhân. Muốn loại bỏ nền giáo dục dối trá, hãy loại bỏ đảng dối trá ! *** Bài báo : Hãy loại bỏ nền giáo dục nói dối ! 31/05/2019 03:00 (NLĐO) - Bao giờ chúng ta có một nền giáo dục lành mạnh, khai phóng và chất lượng, là câu hỏi đau buốt… https://nld.com.vn/…/noi-thang-hay-loai-bo-nen-giao-duc-noi…
......

Bộ Giáo dục biến thành bộ "Thi"?

Mạc Van Trang| Cả một buổi điều trần trước Quốc hội hôm 31/5 BT GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ loay hoay giải trình về xử lý gian lận trong kỳ thi 2018 và nhận trách nhiệm; rồi báo cáo về những biện pháp đảm bảo kỳ thì năm 2019 sẽ diễn ra kỷ cương, không có tiêu cực... nhưng chẳng mấy ai tin. Khổ quá. Ngành giáo dục có biết bao nhiêu việc lớn lao cần đưa ra Quốc hội bàn để “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” thì không bàn, chỉ xoáy vào chuyện cỏn con vô tích sự là thi! Thầy không ra thầy, học không ra học, trò không ra trò... thì thi để làm gì mà quan trọng thế? Bao nhiêu bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ có giúp thay đổi gì? Bao nhiêu cử nhân ra lại đi chăn bò, làm xe ôm, bán hàng rong, cố gắng học làm công nhân, chạy chọt đi xuất khẩu lao động... Vậy mà cứ cắm đầu vào thi cử, bằng cấp! Mãi vẫn chưa mở mắt ra được! Tôi đã mấy lần kiến nghị, giờ xin nhắc lại: 1. Bỏ thi “2 trong 1 đi”! Quanh năm suốt tháng Bộ Giáo dục chỉ loay hoay bàn mưu tính kế, đủ trò, đủ kiểu lo cho kỳ thi; rồi sau đó đi giải quyết hậu quả, mất ăn mất ngủ và nghe chửi từ mọi phía, chả còn đầu óc đâu mà làm chuyện lớn lao. Không những thế mỗi “mùa thi” là làm học sinh (HS), cha mẹ HS, giáo viên (GV) căng thẳng, khốn đốn; cả xã hội nháo nhào, rối loạn giao thông, toàn dân đổ ra đường “tiếp sức mùa thi”! Chả khác gì kiểu truyện Nguyễn Công Hoan: Trái núi đẻ chuột. Kết quả là HS trúng tuyển 95 – 98%, nghĩa là “toàn hệ thống đồng loạt ra quân” chỉ cốt loại vài % HS kém, hoặc chán thi, bỏ dở bài thi. Số đỗ vào thẳng các trường Đại học thì lại chứa đựng nhiều bất minh... Vậy thi có ích gì? 2. GTẢI PHÁP 2.1. HS THPT học môn gì thi môn ấy. Bộ ra đề thi từng môn học theo chương trình và những gợi ý HS cần ôn tập. Nhà trường sẽ tổ chức thi hết môn lần lượt trong cả học kỳ 2 lớp 12, như vậy có thời gian để HS ôn tập cá nhân và nhóm một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Tùy từng môn có thể thi tự luận, trắc nghiệm, thực hành, vấn đáp hay làm tiểu luận... Như vậy phong phú, sinh động biết bao! Thi là dịp để HS tự thể hiện kết quả học tập, khẳng định giá trị của mình; thi là một khâu của quá trình dạy học giúp người GV biết “đầu ra” sản phẩm giáo dục ra sao để rút kinh nghiệm... Thi, như vậy là một hoạt động bình thường, tích cực, vui thích của HS và GV trong quá trình giáo dục. Tại sao Bộ lại biến nó thành một thứ tại họa không chỉ cho ngành giáo dục mà cho cả xã hội? 2.2. Giáo dục không thể có sự bình quân về NHÂN CÁCH, bình đẳng về NĂNG LỰC, nên cả lớp HS giỏi, tiến tiến như nhau là dối trá, láo toét. Tạo hóa đã ban cho mỗi con người là một cá thể độ đáo, không ai giống ai, không lặp lại. Giáo dục là giúp mỗi cá thể “phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” (Hồ Chí Minh, 1945). Cho nên giáo dục HƯỚNG NGHIỆP vô cùng quan trọng. (Thi “2 trong 1” đã hủy hoại hết giáo dục hướng nghiệp). Nhà trương là nơi phát hiện xem mỗi HS có những năng lực và xu hướng nghề nghiệp gì để giúp các em trả lời các câu hỏi: - Trong thế giới nghề nghiệp có hàng vạn nghề, tôi yêu thích nghề gì? Tại sao tôi lại thích nghề ấy? - Tôi có năng khiếu, sở trường hay nói chung là khả năng học và hành nghề đó không? Tại sao? - Cái nghề mà tôi hứng thú và có khả năng để học, khi ra trường sẽ làm việc ở đâu? Triển vọng thế nào? - Tôi học nghề này ở đâu là tốt nhất? Hoàn cảnh cá nhân và gia đình có cho phép tôi theo học ở đó không? - Cuối cùng, sau khi đã tham vấn gia đình, nhà trường, bạn bè... tôi QUYẾT ĐỊNH con đường lập thân, lập nghiệp của mình, có thể là: + Vào đời luôn để thực hiện Dự án của mình; + Học nghề sơ cấp/ngắn hạn và làm nghề luôn; + Học trung cấp nghề; + Học Cao đẳng nghề; + Tự học thêm để “săn” học bổng nước ngoài; + Vào Khoa/trường Đại học nào dễ và hợp với mình; + Thi vào Khoa/trường Đại học mình yêu thích, dù khó; + Thi Đại học vào nghề mình yêu thích và có khả năng. Dù trượt mấy lần, cũng học và thi bằng được vì đó là Lý tưởng nghề nghiệp của tôi... Ý nghĩa của việc “phân luồng” và giáo dục hướng nghiệp đối với cá nhân chính là giúp cho mọi HS hiểu mình, hiểu đời, TRƯỞNG THÀNH lên để tự quyết định con đường “vào đời” của bản thân một cách có lý trí và tình cảm. HS không có khả năng vào Đại học khộng bị mặc cảm thất bại, mà giúp HS tin vào sự lựa chọn là hợp với hoàn cảnh của mình và ngầm thách thức “Chưa biết đứa nào sẽ hơn đứa nào đâu”! Hiểu giáo dục như vậy thì việc thi của Bộ giáo dục hiện nay là rất phản giáo dục! 2.3. Thi hết các môn THPT tại trường, Hiệu trưởng sẽ cấp cho HS GIẤY CHỨNG NHẬN học hết THPT để mỗi HS thực hiện sự lựa chọn như mục 2.2. đã nêu trên. Sao? Giám đốc Trung tâm dạy lái xe cấp Chứng chỉ cho người học được, mà Hiệu trưởng trường THPT không đủ tin cậy cấp Chứng nhận cho HS chăng? Lái xe liên quan đến tính mạng bao nhiêu con người, còn Chứng nhận hết THPT chỉ là “Giấy thông hành” để HS đi tiếp trên đường đời. Hơn nữa dẫu HS tốt nghiệp mũ cao áo dài, bằng Tốt nghiệp do Bộ Trưởng hay Thủ tướng ký đi nữa thì cũng là cho... 98% HS tốt nghiệp thôi mà! Chỉ hình thức cho oai chứ bản chất có gì khác đâu? 2.4. Việc tuyển sinh vào các loại Trường nghề ngắn hạn, trung hạn, Cao đẳng, Đại học sẽ do nhà trường quyết định, thực hiện đúng quyền Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình. Tuyển sinh vào các ngành nghề vô cùng phong phú, phức tạp, sinh động, chứ đâu cứ cầm tờ Giấy báo điểm như kiểu thi “2 trong 1” hiện nay, nghiễm nhiên vào trường. Vào mỗi nghề đâu cứ đủ điểm Tóan, Lý, Hóa, Sinh hay Văn, Sử, Địa, Ngọai ngữ là được? Mỗi nghề, cùng với điểm các môn, còn phải tuyển chọn những người phù hợp về sức khỏe, đặc điểm sinh lý – thần kinh, đặc điểm tâm lý- xã hội, phù hợp với các tiêu chí “MÔ TẢ NGHỀ” mới hy vọng học và hành nghề hiệu quả. Cho nên, tuyển sinh vào mỗi nghề ngoài điểm học các môn, còn phải tuyển chọn những đặc điểm PHÙ HỢP NGHỀ, chẳng hạn: - Tuyển vào học Phi công, Thợ lặn, nhân viên Cơ yếu, Cảnh sát hình sự, các môn thể thao... phải tuyển rất kỹ về sức khỏe, phải dùng các bộ trắc nghiệm về sinh lý – thần kinh, tâm lý rất chi tiết, công phu; - Tuyển vào nghề Sư phạm trước tiên cần phải kiểm tra Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Việt xem có chuẩn không. Người nói ngọng, nói lắp, phát âm không rõ thì phải loại rồi... - Tuyển đào tạo lái xe chuyên nghiệp, người ta phải kiểm tra hàng loạt trắc nghiệm về tập trung chú ý, phân phối chú ý, về phạn xạ, về sự cân bằng thần kinh hưng phấn - ức chế, về tự chủ cảm xúc ... - Vân vân... TÓM LẠI, Bộ Giáo dục phải lo “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, trả thi THPT về các trường THPT; trả việc tuyển sinh học Nghề, Cao đẳng, Đại học cho các trường này. Bộ ở tầm cao về quản lý, phải đứng ngoài để điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá toàn hệ thống. Như vậy Bộ vừa “oai”, vừa “thiêng” chứ đâu lèm nhèm như hiện nay! Đừng ngó thấy nước này, nước nọ, người ta làm thế này, thế kia, mà dao động. Ta thấy cái gì đúng, hợp, hiệu quả với TA thì ta cứ kiên định mà làm. Thực tiễn sẽ trả lời. Việc thi THPT ở trường nếu có tiêu cực cũng không có gì đáng kể, vì 95 – 98 % HS được cấp Giấy chứng nhận để đi tiếp thôi mà. Thi, tuyển sinh ở Cao đẳng, nhất là những Đại học đang “HOT” rất dễ xảy ra tiêu cực. Nhưng Bộ biết khoanh vùng để chỉ đạo, kiểm tra sẽ hạn chế được nhiều. Khi có những vụ gian lận xảy ra, Bộ cũng dễ xử lý, vì ở cấp Khoa, cấp trường rất cụ thể. Khi đã giao quyền Tự chủ, Tự chịu trách nhiệm cho các Hiệu trưởng thì phải tin tưởng vào họ; trường nào cũng muốn mình có uy tín trước HS, SV của mình và trước xã hội. Còn khi xảy ra các tiêu cực thì Bộ trưởng cũng “nhóm Lò” lên, “không có vùng cấm trong giáo dục”... Tạm thế đã, còn khi nào thay đổi thể chế, sẽ hy vọng nhiều hơn! 1/6/2019 Mạc Văn Trang
......

Một chính quyền diễn kịch tạo ra một xả hội diễn kịch

Đỗ Văn Ngà Ở Việt Nam, ở đô thị thì đến con hẻm nào cũng thấy trương tấm bản “Khu phố văn hóa”. Trồi trở về các vùng nông thôn, đầu ấp người ta lại trương bản “Ấp Văn hóa”. Thế nhưng khi va chạm thực tế, thì văn hóa ứng xử của người Việt rất thấp. Một cú va vẹt xe cộ, máu yên hùng nổi lên là lao vào chiến nhau đến bỏ mạng. Rồi trộm cắp tràn lan. Rồi lừa đảo khắp nơi vv… Như vậy cộng hết tất cả các địa phương “đạt chuẩn văn hóa” lại thì kết quả là cả đất nước này thành một xứ có văn hóa lùn. Hiện tượng này cũng đang ngự trị trong ngành giáo dục. Báo vnexpress hôm này 30/05/2019 có đăng bài “Tìm một học sinh yếu kém khó như mò kim đáy bể” đã phản ảnh một thực tế rằng, thành tích học tập của các học sinh chỉ toàn là giỏi, tìm ra học sinh khá đã khó chứ nói gì đến yếu kém? Một lớp 43 học sinh thì có đến 42 học sinh giỏi, duy nhất có một em khá”. Nếu lớp học toàn là bậc trí tuệ thế thì Việt Nam chắc vượt Israel rồi. Thế nhưng, một thực tế ai cũng thấy, giáo dục Việt Nam nát bét. Nền giáo dục tạo ra toàn học sinh giỏi nhưng nền giáo dục đó lại nát bét, mọi người thấy có phi lý không? Thực chất đó là đều hợp lý cả, nó rất hợp lý với cái thể chế “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Có thể kết luận một lời đơn giản, bản chất của thể chế này là xây dựng trên sự dối trá, vậy nên ở đâu cũng mọc lên “khu phố văn hóa” thì đất nước có văn hóa lùn. Trong giáo dục toàn là học sinh giỏi thì nền giáo dục đó nát đến hồi hết chữa được. Và tất nhiên với khẩu hiệu “Độc lập – Tự Do – Hạnh phúc” cũng thế. Rồi đây đất nước ta thế nào cũng mất vào tay Trung Cộng, hiện nay Việt Nam phụ thuộc Trung Cộng cả kinh tế lẫn chính trị, tìm đâu ra độc lập? Còn tự do ư? Việt Nam là một nhà tù lớn, lấy đâu ra tự do? Hạnh phúc ư? Chỉ có kẻ tự hài lòng trong chốn địa ngục trần gian mới cảm thấy hạnh phúc. Trong một chính quyền dối trá thì tất họ dựng lên một quốc hội diễn kịch, những phát biểu trái chiều cũng là nằm trong kịch bản nốt. Trong cái gọi là quốc hội này, có những khuôn mặt cố định được chỉ thị vào vai phản biện, chỉ giới hạn trong số những người đó đóng vai trò “phản biện” thôi, còn lại nếu ai múa mép không theo chỉ thị thì tan tành sự nghiệp ngay. Mục đích là gì? Để lừa gạt dân Việt rằng “Chà Quốc hội nay cũng dân chủ ấy chứ?”. Nhưng kết cục ra sao? Tất cả đều là vỡ diễn dân chủ, với cái “Quốc hội” có đến 96% là đảng viên ĐCS và trong đó những đại biểu toàn là quan chức bên hành pháp và tư pháp thì họ cũng chỉ bỏ phiếu theo chỉ thị của đảng thôi, sẽ không có ý kiến phản biện nào được chấp nhận. Mỗi ngày đảng móc 1 tỷ đồng tiền thuế của dân để dựng nên vở kịch đó, thêm vào đó là một nền giáo dục thối nát và một xã hội tham lam thiển cận xa rời chính trị thì dân Việt còn bị lừa lâu lắm. - Đỗ Ngà -  
......

Cuộc chiến giữ đất chưa bao giờ kết thúc

Sự kiện người dân Đồng Tâm quyết liệt giữ đất khi UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội căng dây khắp khu vực 59ha ở tây Đồng Sênh, san gạt một số mặt bằng và cắm biển với cái gọi là “Vùng cấm – Khu vực quân sự” xảy ra vào tháng 11, 2016 khởi đầu cho cuộc chiến có quá nhiều biến động giữa nhân dân và nhà cầm quyền trong suốt hơn hai năm qua. Vào ngày 25 tháng 4 vừa qua, Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) của Thanh tra Hà Nội là chính xác. Nghĩa là, “Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng” – Thanh tra Hà Nội công bố kết luận vào tháng 7, 2017. Trong buổi công bố của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm không được mời tham dự. Trước kết luận như trên về đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội của Thanh tra Chính phủ thì người dân Đồng Tâm tuyên bố sẽ có ‘cuộc đấu trí mới’ với chính quyền. Trả lời trên BBC hôm 22 tháng 5, ông Lê Đình Công, xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, nói rằng: “ Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu ‘như Gò Đống Đa’. Bởi vì chính quyền Hà Nội đã chèn ép người dân quá đáng.” Ông Lê Đình Kình được coi như một thủ lãnh của dân Đồng Tâm tuyên bố “sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm bước vào một cuộc đấu trí mới.” Guồng quay cướp đất từ nhà cầm quyền và cuộc chiến giữ đất của người dân đã diễn ra trong nhiều thập niên. Tất nhiên chúng ta chưa thấy người thắng, dù họ bị bắt bớ giam cầm, thậm chí bị đổ máu, hoặc có người bị tuyên án tử hình. Tuy nhiên, phần đất đai nơi mà ông cha họ đã cày cấy bao đời nay, phần sản nghiệp của gia đình, dòng họ bỗng chốc tan thành mây khói thì việc người dân quyết hi sinh ngay cả mạng sống để giữ đất vị tất cũng là điều dễ hiểu. Việt Nam ghi lại biết bao sự kiện cướp đất vấy máu và giữ đất thảm thương, điêu tàn trải dài khắp đất nước này. Liệt kê sơ qua những địa danh như Từ Sơn – Bắc Ninh, Tiên Lãng – Hải Phòng, nông dân Dương Nội – Hà Đông, Văn Giang – Hưng Yên, Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, Đặng Văn Hiến ở Đăk Nông, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, v.v. để thấy mức độ khủng khiếp của chính sách cướp đất diệt dân mà chế độ này đang gieo trên dân lành nước Việt. Tại sao người dân quyết tâm giữ đất? Một câu hỏi rất dễ trả lời. Với sự độc quyền lãnh đạo, quyền lực tuyệt đối và không hề bị kiểm soát, giám sát đồng thời giá cả đất đai đã tăng chóng mặt do những cơn sốt đất mà cơ chế tự tạo ra, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương chia nhau thị phần trong những miếng bánh có trị giá hàng chục tỷ, hàng trăm tỉ, ngàn tỷ đồng như vậy. Vẫn là vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm len lỏi và khuynh loát trong mọi hoạt động của xã hội và sự phát triển nền kinh tế. Từ việc đấu tranh để giữ đất, người dân ngộ ra rằng, tham nhũng, lợi ích nhóm, sự độc tài lãnh đạo, quyền lực tuyệt đối của đảng cộng sản chính là cội nguồn của cơn khủng hoảng không chấm dứt này. Người dân Đồng Tâm từng “rất tin tưởng “ vào đảng cộng sản. Thế nhưng, giờ đây họ phải thừa nhận rằng “Nhân dân xã Đồng Tâm đã rất tin tưởng vào đảng, coi đây là chỗ dựa vững chắc, là niềm hy vọng cuối cùng. Nhưng lâu quá, chỗ dựa lại bị lung lay, mối nghi ngờ càng ngày càng lớn, sự tin tưởng của người dân càng ngày càng giảm dần.” Điều đó há chẳng phải đúng quá hay sao? Ai có thể tham nhũng, ai dám lộng quyền, ai tạo ra bi thương, tang tóc, ai ngông cuồng tước đoạt tài sản…? Chỉ có thể là kẻ cầm quyền, mà kẻ cầm quyền độc nhất lại là đảng cộng sản. Cuối cùng chỉ có dân lành vô tội là nạn nhân. Không chỉ có nhân dân Đồng Tâm, không chỉ có dân oan khắp ba miền Bắc Trung Nam đang ngày đêm dầm mưa dải nắng để khiếu kiện tại Hà Nội. Nhưng mà cả dân tộc này đang là nạn nhân của chế độ. Tôi, bạn, trẻ, già, nam, nữ hay bất cứ ai ai cũng có thể bị nhà cầm quyền tước đoạt mọi quyền lợi tự nhiên của mình. Có thể trong trận chiến Đồng Tâm, người dân sẽ giữ được phần mồ mả cha ông, sản nghiệp của tiên tổ, vì họ “đồng tâm” trước cường hào ác bá. Tuy vậy, để chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến cướp đất và giữ đất không hồi kết này, thì chúng ta có thể sẽ tìm thấy được một đường đi không còn bóng dáng của chế độ hiện thân cho bất công, dối trá, tàn độc, tham nhũng. Portland, OR 29/5/2019 Paulus Lê Sơn Dương Nội kết nghĩa Đồng Tâm    
......

Nền kinh tế nào mới thực sự là dưõng khí cho các nền kinh tế lệ thuộc?

Manh Kim Phải có những sự kiện chấn động như vụ Google làm rung chuyển “đế chế” Huawei mới có thể thấy rõ sức mạnh kinh khủng của nền kinh tế sáng tạo Mỹ. Không chỉ Trung Quốc, không chỉ châu Á, mà thậm chí châu Âu, người ta vẫn dùng Amazon, Google, Facebook, iOS, Dropbox, Microsoft, Netflix… để thỏa mãn nhu cầu làm việc lẫn giải trí. Mặt trời không bao giờ lặn trên “đế quốc Mỹ”. Tất cả đều được kết nối chằng chịt và tạo ra cái gọi là “hệ sinh thái” khổng lồ vừa phục vụ vừa ràng buộc người tiêu dùng. Dùng Windows, người ta vào trang Amazon để mua sắm, chia sẻ món hàng mua được trên Facebook, chat với bạn về món hàng mua được trên điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS, lưu lại bức ảnh món hàng kỷ niệm trên iCloud hoặc Dropbox… Mặt trời mọc mỗi ngày, từ nước Mỹ. Chỉ những sự kiện như vụ Google “làm khó” Huawei mới thấy nền kinh tế nào mới thật sự là nguồn dưỡng khí cho các nền kinh tế lệ thuộc. Nó không chỉ cho thấy sức mạnh. Nó còn cho thấy giá trị, giữa một quốc gia mà hàng hóa sản xuất tại nước đó có mặt khắp thế giới, từ cái quẹt gas đến con đinh tán, với một quốc gia đã xóa sổ các nhà máy ống khói với băng chuyền sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thế giới những hệ thống dịch vụ khổng lồ và trói chặt người tiêu dùng bằng các tiện ích miễn phí. Rất dễ dàng để thấy mặt hàng nào giá trị hơn, giữa cái quẹt gas có thể thấy bằng mắt thường, với phiên bản nâng cấp của một ứng dụng mà chẳng ai biết mặt mũi nó như thế nào. Thế giới có thể sống không cần quẹt gas. Thế giới không thể sống thiếu các ứng dụng. Nếu Trung Quốc ngưng sản xuất quẹt gas, nhiều nước khác có thể thay thế. Khi Google ngưng cung cấp dịch vụ, nền kinh tế online hàng loạt quốc gia sẽ “từ chết đến bị thương”. “Đế quốc Mỹ” không phải là một quốc gia. “Đế quốc Mỹ” ngày nay là sự quy tụ của những đế chế phi biên giới, đế chế của Google, của Microsoft, của Facebook. Bất luận thế giới có phẳng hay không, xét về bang giao chính trị và địa chính trị, mặt trời vẫn sẽ mọc từ các “đế chế” đang nằm ở nước Mỹ. Hàng không mẫu hạm là hình ảnh rất kinh điển nhưng thật ra rất cũ khi nói đến sức mạnh “đế quốc Mỹ”. Nước Mỹ ngày nay là quốc gia với các “hàng không mẫu hạm” Google, Microsoft, Apple, Intel... Hình ảnh của chúng không hề có tính đe dọa nhưng sức mạnh của chúng thì kinh khủng gấp nhiều lần. Châu Á vẫn phải để chuông báo thức canh giờ từ nước Mỹ.    
......

Có phải chăng Việt Nam vỡ nợ ....?

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Nguyễn Hiếu | Kinh nghiệm cho thấy khi một quốc gia chuẩn bị sụp đổ về tài chính vì nội tại nền kinh tế yếu kém. Đó là thị trường và giới đầu tư bắt đầu bám sát vào các khoản nợ nước ngoài bởi trong vấn đề nợ công chưa đáng lo ngại bằng nợ nước ngoài hiện tại của Việt nam ,các khoản nợ nước ngoài thì không thể trông cậy vào “công cụ lạm phát” để hóa giải, cũng không thể dễ dàng “đảo nợ” như khi vay trong nước ...gánh nặng nợ nước ngoài này cuối cùng làm hệthống Ngân Hàng Việt nam sẽ sụp đổ ,có thể phải phá sản ,tuyên bố vỡ nợ… Bà Trần Thị Thảo Hiền ,là vợ của ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Ngân Hàng VIB thi nhau bán tháo đổ cổ phiếu của Ngân Hàng VIB điều này cũng đã nói lên sự diễn biến xấu mà bán tháo cổ phiếu để rút vốn đầu tư ,dự trử vàng ,ngoại tệ như USD hay bất động sản cho an toàn ,bất cứ nhà đầu tư nào nếu an toàn có lời ngon lành thì chẳng ai lại đi bán tháo cổ phiếu mà rút vôn….. Nhà nước sẽ làm gì khi vỡ nợ..? Có bốn cách mà các nhà nước sẽ làm ,có thể thực hiện cả 4 cách cùng lúc và hiện tại Chính quyền Việt Nam đã và đang thực hiện 4 điều đó ,Việt Nam sẽ phải vỡ nợ các bạn nên cẩn thận với tài sản của mình khi đầu tư chứng khoán hay gửi Ngân Hàng … 1) In tiền trả nợ ( Việt Nam đã thực hiện điều này trong suốt thời gian qua ,lượng tiền in vô tội vạ được bơm ồ ạt ra thị trường ) 2) Tăng các loại thuế phí ,mức phạt ,vật giá…v..v... ( Việt Nam đang thực hiện điều này ) 3) Cắt giảm ngân sách nhà nước…( Việt Nam đang thực hiện điều này cũng như tư sản quan chức ,người dân trong nhiều mục tiêu để lấy ngân sách ) 4) Vay thêm ( trái phiếu : ở trong hoặc ngoài nước bằng nội hoặc ngoại tệ ) ,( Việt Nam đang thực hiện điều này ,nhưng có phần khó khăn vì nợ quá nhiều không khả năng chi trả ) Vợ con Chủ tịch VIB thi nhau bán cổ phiếu ngân hàng Vợ và con của ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa đăng ký bán tổng cộng 2,4 triệu cổ phiếu từ ngày 27/5 - 21/5/2019, ước tính giá trị giao dịch khoảng 44 tỷ đồng.
......

‘Đa công đoàn’: Một khái niệm trí trá mới của chính thể độc trị

Thường Sơn -  Việt Nam Thời Báo Đà Nẵng – một thành phần vùng quê hương của Thủ Tướng Phúc, dường như đã được quan chức này chọn lựa đặc biệt để làm thí điểm cho cuộc cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa chính thể và Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam với loại hình công đoàn độc lập nằm ngoài nhà nước – theo quy định bắt buộc của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã ký và Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) nhiều khả năng sắp ký. Ngày 25/5, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị chuyên đề giới thiệu “Hiệp định CPTPP – Thời cơ và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam” cho gần 1.000 cán bộ công đoàn. Tại hội nghị, quan chức Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – đã trình bày ba chuyên đề: Cơ hội và thách thức của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Một số vấn đề lớn đặt ra trong lĩnh vực quan hệ lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới công nhân và hoạt động Công đoàn. Ngọ Duy Hiểu đặc biệt nhấn mạnh đến “cơ hội và thách thức của tổ chức Công đoàn khi có CPTPP”, bởi với việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, lần đầu tiên vấn đề “đa Công đoàn” được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng như nhiều quan chức khác, quan chức Ngọ Duy Hiểu đã không một lần đề cập đến thực chất của ‘đa công đoàn’ chính là công đoàn độc lập. Chính thể đã quá quen với não trạng độc trị và vơ vét vẫn còn nằm nguyên trong tư duy bưng bít thông tin và giam cầm người lao động trong cái nhà tù tư tưởng khổng lồ. Nhưng đến giờ này, có lẽ phần lớn trong số hàng chục triệu công nhân Việt Nam đã biết về sự thật mà chính thể độc đảng cố giấu diếm: trong CPTPP và EVFTA có một điều khoản đặc biệt quan trọng và thiết thân đến lợi ích công nhân là người lao động được quyền tự do thành lập công đoàn tự do (còn gọi là công đoàn độc lập) nằm ngoài tổ chức công đoàn quốc doanh mà không thể bị chính quyền công an trị quy chụp là ‘âm mưu lật đổ chế độ’. Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau… CPTPP và EVFTA đang khiến đảo lộn phần lớn não trạng độc trị: Công đoàn độc lập – một thực thể mà trước đây chính quyền Việt Nam luôn xem là ‘thế lực phản động’ và quy cho nó âm mưu lật đổ chế độ, thì nay chính cái chính quyền đó phải âm thầm thừa nhận. Sự biến này đang và sẽ áp đặt một trong những “cánh tay nối dài của đảng” là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam vào cái thế lần đầu tiên trong lịch sử phải từ bỏ vai trò độc quyền “quản lý người lao động” để phải tìm cách cạnh tranh một cách minh bạch và sòng phẳng với các nghiệp đoàn lao động độc lập do công nhân lập ra. Ngay phía trước của chính thể độc trị là một thách thức rất lớn mà nó chưa bao giờ phải đối mặt trong quá khứ không có hội nhập quốc tế: làm thế nào để vẫn tiếp tục duy trì được cái tỷ lệ ‘3% ăn cướp’ – tức mức thu mà Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tự đặt ra để thu từ 2% thu nhập hàng tháng của các doanh nghiệp và 1% thu nhập hàng tháng của hàng chục triệu người lao động – mà không bị mất mát vì người lao động có thể rời bỏ tổ chức công đoàn nhà nước để gia nhập vào các tổ chức công đoàn tự do được thành lập bởi chính bàn tay của họ? Làm thế nào để duy trì ảnh hưởng và quyền lực của đảng, nếu không còn độc tôn như trước thì cũng sẽ là mang tính thao túng và lũng đoạn, đối với các tổ chức công đoàn cơ sở của người lao động? Và quan trọng hơn cả đối với chế độ cầm quyền, làm thế nào để công nhân – cho dù có thành lập được một số tổ chức công đoàn độc lập, cũng không thể tạo thành một lực lượng đủ mạnh để tiến hành đình công và biểu tình khi cần thiết như một sự thách thức đủ lớn đối với ách cai trị nghiệt ngã của chế độ? Thường Sơn - VNTB Bất công đè nặng giới công nhân Vì sao lại ‘trói tay’ công đoàn độc lập? Công nhân bị nợ lương, công đoàn giúp được gì?  
......

Huawei: Thử nhìn ngược lại Luật An Ninh Mạng Việt Nam

An Viên (VNTB) Huawei tiếp tục hứng chịu những tác dụng phụ của lệnh cấm từ Mỹ, khi mới đây nhất, doanh nghiệp này tiếp tục bị gạch tên ra khỏi  Android Enterprise (danh sách thiết bị bảo mật cho doanh nghiệp). Huawei – một tập đoàn tư nhân, nhưng là sân sau của đế chế công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sự kết hợp giữa “quân sự – dân sự” được coi là chiến lược cấp quốc gia của Tập Cận Bình nhằm hiện đại hóa quân đội theo hướng tinh gọn, tiến tới hoàn thành “cơ bản việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035” như tuyên bố của Tập Cận Bình tại Đại hội XIX của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Huawei bị “đánh” toàn diện trên các mặt trận, gián tiếp tác động đến chiến lược của nhà lãnh đạo họ Tập. Trong cuộc chiến lần này, theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, 3/4 trong tổng số 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc dự định sẽ rời nước này để chuyển hướng hoạt động sang Mexico và các nước Đông Nam Á, trong số đó có không ít doanh nghiệp công nghệ. Mặc dù, trong một tweet trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đang chết dần vì bị đánh thuế và các doanh nghiệp sẽ dời sản xuất sang Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác. Nhưng Việt Nam vẫn là một trong số nhiều lựa chọn được đặt ra, không phải là duy nhất. Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến, tuy nhiên, nếu cơ chế của Việt Nam đủ để hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ. Một trong những đối tác lắp ráp sản phẩm lớn của Apple, Pegatron sẽ dời dây chuyền sản xuất sang Indonesia, thay vì Việt Nam. Câu chuyện nhân công, hạ tầng cơ sở được cho là trở ngại lớn trong việc lựa chọn Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất – công nghệ. Tuy nhiên, nếu thuần về công nghệ, thì trở ngại lớn nhất lại đến từ… Luật An Ninh Mạng. Không phải ngẫu nhiên, các doanh nghiệp công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook và Twitter đã bày tỏ mối quan ngại lớn sau khi chính phủ Việt Nam thông qua một đạo luật hứa hẹn sẽ đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn đối với quyền tự do ngôn luận. Các quy định về nội địa hóa dữ liệu, kiểm soát nội dung ảnh hưởng đến tự do ngôn luận và các yêu cầu đặt văn phòng nội địa đã được cho là cản trở tham vọng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của quốc gia nhằm đạt được tăng trưởng GDP và công việc. Nói đúng hơn, những điều khoản mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra trong thời điểm còn là dự luật an ninh mạng được cho là sẽ đưa đến những hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong và ngoài Việt Nam. Giới “tinh hoa Việt Nam” đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo, kể cả cảnh báo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, khi bày tỏ luật này sẽ gây tổn hại kinh tế vì không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam và kìm hãm quyền con người. Giới “tinh hoa Việt Nam” cũng bỏ qua cả lời cảnh báo của Hiệp Hội Truyền Thông Kỹ Thuật Số Việt Nam (VCDA) khi tổ chức này nhấn mạnh, Luật An Ninh Mạng sẽ làm giảm 1,7% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và xóa sạch 3,1% đầu tư nước ngoài nếu nó có hiệu lực. Giới “tinh hoa Việt Nam” nhấn mạnh: Bảo vệ chế độ, và chính giới tinh hoa Việt Nam dường như sai lầm khi nghĩ rằng, Mỹ sẽ giống như thời kỳ Obama, thời kỳ mà Trung Quốc đã loại bỏ Cisco, Apple, IBM ra khỏi doanh sách mua sắm chính phủ, cấm các phần mềm của Mỹ như Symantec, Windows XP, McAfee, Micron,… “Trà Trung Quốc ngon hơn Trà Việt Nam”, và Việt Nam đã tìm cách học hỏi cách pha trà của Trung Quốc, bằng cách bắt chước ra Luật An Ninh Mạng trong đó tìm cách ngăn chặn tiếng nói bất đồng chính kiến trên Internet và “quản lý chặt” doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam đang phải trả giá vì điều này. Khi những doanh nghiệp công nghệ Mỹ đã không tìm đến Việt Nam trong cuộc di tản khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại. Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ (Facebook, Paypal, Microsoft, Google) cũng đang tìm cách rời bỏ quốc gia này khi mà một dự luật tương tự như Việt Nam và Trung Quốc có khả năng tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam, Trung Quốc, hay Ấn Độ ảo tưởng rằng, một thị trường nội địa đủ lớn sẽ đủ hấp dẫn các công ty công nghệ, buộc họ phải tuân thủ thay vì bỏ đi. Nhưng câu chuyện Huawei và sự thiết lập trật tự Mỹ trong thương mại của Tổng thống Donald Trump đã chứng minh ngược lại, bất kỳ một quốc gia gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ đều phải trả giá. Huawei đang cho thấy điều đó, và bản thân Trung Quốc cũng cho thấy, đang trở thành nạn nhân của chính những gì mà quốc gia này (dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình) ảo tưởng có thể khống chế, đe dọa, và chèn ép doanh nghiệp Mỹ. Chiếc bánh Trung Quốc từng bị xâu xé bởi các cường quốc vào thế kỷ XIX, nay lại tái lặp vào thế kỷ XXI qua cuộc chiến tranh thương mại. Và Việt Nam sẽ sớm cũng phải trả giá trong tương lai, nếu tiếp tục nương theo hoặc theo đuổi cách ứng xử giống như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua, trong đó có cả thi hành Luật An Ninh Mạng. An Viên Nguồn: Việt Nam Thời Báo  
......

"Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách"

Phạm Minh Vũ| Hôm nay tôi đọc được 1 stt của một bạn nhắc về Nguyễn Viết Dũng, bạn đó gọi Dũng là người tù CÔ ĐƠN tôi bỗng giật mình, từ giật mình và hoảng hốt vì tôi thấy một tiếng kêu thật đau đớn. Vài hôm trước tôi cũng thấy có người nhắc tới Phúc đang có dấu hiệu bị trại giam đầu độc, Hoá thì hôm nay gia đình bị từ chối thăm nuôi do biệt giam! Không biết sống chết ra sao? Tôi rất lo lắng cho họ. Từ khi nghĩ đến Dũng Phi Hổ, tôi lại nhớ đến Phan Kim Khánh, Nguyễn Văn Hóa, rồi sinh viên Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Hoàng Phúc ...5 cái tên mà mấy hôm nay tôi lại nhớ tới họ mà chẳng biết nói gì,nhớ tới họ và tất cả Tù nhân chính trị đang bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền cộng sản, nhưng tôi nhớ tới 5 cậu Thanh niên này bởi vì họ có tuổi đời rất trẻ, thế hệ 9X. Có phải chăng mình vô tâm mà quên mất họ ? Những ngày tháng qua tôi vốn chẳng quan tâm đến những nhân tình thế thái mà bỗng quên mất tới họ, những Mầm non cho tương lai đất nước. Tôi nhớ không nhầm Nguyễn Viết Dũng (1986) Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba. Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó. Tôi cũng nhớ không nhầm Bạn Huỳnh Đức Thanh Bình (1996) là sinh viên ngành Luật kinh tế, Trường đại học tài chính kinh tế UEF. Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Nguyễn Văn Hóa (1995) là một nhà báo và đưa hình ảnh về cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh trước công ty Gang Thép Hưng Nghiệp (Formosa) và phản đối mạnh mẽ vụ việc gây chấn động thế giới đó. Và Trần Hoàng Phúc sinh năm 1994 đã học hết năm cuối khoa luật, trường đại học luật Tp.HCM. Vì dấn thân hoạt động dân chủ nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ và không trao bằng tốt nghiệp. Phúc là thành viên nhóm sáng kiến lãnh đạo Đông Nam Á (YSEALI) do Obama sáng lập nhằm thúc đẩy tiềm năng lãnh đạo của thanh niên trẻ ở Đông Nam Á để nâng cao kiến thức và kỹ năng giao lưu quốc tế. Nếu không có gì thay đổi, rất có thể VN chúng ta sau này có nhà ngoại giao giỏi như Phan Kim Khánh, sẽ có một kỹ sư giỏi có tâm nhất, sáng chế ra những cái gì thuộc về tư duy VN như Nguyễn Viết Dũng, rất có thể một luật gia đứng về người thấp cổ bé họng bị bốc lột như Huỳnh Đức Thanh Bình, hoặc một nhà báo có tâm đứng về nhân dân để phản đối sai trái của nhà cầm quyền như Hóa, Và một luật sư trẻ bảo vệ cho công lý như Trần Hoàng Phúc, Có thể chứ? Nhưng các bạn đó đã không chọn cho mình một lối đi theo cách chăm lo chải vuốt bộ lông cho bản thân mình, mà các bạn đó, sinh ra khắp mọi đất nước nhưng cùng chung một thái độ trước thời cuộc, các bạn đó dứt khoát, cũng từng sợ hãi, cũng từng run sợ những màn tra tấn trong đồn công an, cũng từng sợ hãi nhà tù... nhưng với nỗi niềm thao thức trước vận mệnh dân tộc đã giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi đó. Tôi không nhớ nỗi mặt của Huỳnh Đức Thanh Bình vì tôi chưa gặp cậu ta, cũng Như Hóa, tôi chưa từng gặp, Phan Kim Khánh cũng thế, duy chỉ một lần gặp Dũng ở Hà Nội và Phúc ở Saigon nhưng tôi không thể nào quên ánh mắt kiên định khi Hóa, khi Dũng, hay Phúc khi họ ra tòa, tôi không thể hiểu lý do giữa những lựa chọn cho tương lai tươi sáng hơn mà họ lại lao vào dấn thân để rồi bây giờ họ ngồi tù, và tôi đã quên họ. Tôi tự vấn bản thân, nếu không có họ, không những hành động quả cảm đó, thì tương lai nào cho VN? Nếu họ vẫn như bao sinh viên khác thì đất nước rồi sẽ về đâu? Cha ông ta từng dạy Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu Hữu Trách, thực hiện lời dạy đó của Cha ông, các bạn trẻ đã lên tiếng, đã dám ném những viên đá xuống hồ mặc dù không thay đổi được nhiều nhưng cũng tạo được một làn sóng lăn tăn, không phải chúng ta chờ đợi ai để giúp chúng ta thì hãy cùng tỏ thái độ ghép nhiều viên đá nhỏ để thành một tảng đá lớn, để ném xuống biển, biển cũng tạo thành con sóng lớn, càng nhiều viên đá ghép lại sẽ tạo thành một con sóng đủ mạnh để quét sạch đi những gì dơ bẩn trên quê hương chúng ta. Hôm nay, tôi nhớ về họ, nhớ về họ mà suy nghĩ đến vận mệnh của đất nước này, mà thầm cảm ơn những viên đá nhỏ đó đã chứng minh cho bạo quyền thấy lớp trẻ của chúng tôi không những là thử thách cho chế độ độc tài mà còn là những mầm non tương lai sẽ kiến tạo đất nước, nhà cầm quyền bỏ tù họ như đã bỏ tù tương lai đất nước. Chính nhà cầm quyền đã tiêu diệt đi tương lai tốt đẹp của dân tộc ta. Cộng sản họ tự khắc vào bảng ghi những tội ác để lưu lại như là vết nhơ trong lịch sử muôn đời. Và họ, các bạn trẻ dám dấn thân ấy sẽ được tôi và nhiều người khác nhớ tới và mãi nhắc về họ. Những người anh em của tôi.#Free #HuỳnhĐứcThanhBình #NguyễnVănHóa #NguyễnViếtDũng #PhanKimKhánh #TrầnHoangPhúc Phạm Minh Vũ./.  
......

Cánh tay thọc túi và con dao găm

Đỗ Văn Ngà| Một anh Tư Doanh hiền lành thân cô thế cô, anh là một nông dân giỏi, vì không qua trung gian nên nông sản của anh tươi sạch và rẻ. Kế bên quày nông sản của anh Tư Doanh là quày rau quả của con một trùm giang hồ tên Sản, hắn có tên là Quốc Doanh. Bố của thằng Quốc Doanh làm nghề đâm thuê chém mướn, chuyên dùng bạo lực đe dọa để làm ăn. Rau quả của thằng Quốc Doanh là loại mua đi bán lại qua trung gian nhiều nên rau không tươi mà giá lại đắt. Một hôm, cha con nhà thằng Quốc Doanh muốn độc chiếm thị trường nên đã bày mưu gây sự thằng Tư Doanh. Theo kế hoạch đã định, khi gây sự, thằng cha giang hồ lao vào khoá tay Tư Doanh để nạn nhân không còn sức kháng cự. Tiếp theo sau đó, Quốc Doanh rút trong người một con dao găm lụi Tư Doanh ngã gục. Sau cú đánh này, Tư Doanh tàn phế suốt đời không còn sức lực để trồng ra những sản phẩm tốt giá rẻ cho khách hàng nữa. Kết quả thành công mĩ mãn, Tư Doanh tàn phế, Quốc Doanh độc chiếm thị trường và tự đó bán rau hư quả thối giá cao để kiếm lời. Vâng! Đó là hình ảnh ví von về sự cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp tư nhân và nhóm doanh nghiệp quốc doanh – doanh nghiệp thân hữu của nhà nước tại Việt Nam hiện nay. Kiểu cạnh tranh này nó được du nhập từ bên Tàu sang Việt Nam cùng với mô hình chính trị CS lai căng với một nền kinh tế quái đản mà CSVN gọi là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Trong mối quan hệ kinh tế – chính trị như thế này, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thân hữu là những đứa con cưng của một chính quyền giang hồ. Nói cho dễ hiểu là chính quyền luôn trao cho doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp thân hữu những con dao găm sắc để ra tay hạ sát những doanh nghiệp chân chính. Chính những con giao găm của chính quyền như thế mà hàng loạt doanh nghiệp chân chính bên trong mảnh đất hình chữ S này hoặc gục ngã chết yểu hoặc bị tàn phế, què quặt không thể lớn mạnh. Có thể nói, với mô hình kinh tế – chính trị made in China như thế này nó đã tàn phá nội lực đất nước khủng khiếp. Cũng tương tự như mô hình kinh tế chính trị của Việt Nam, nhưng Trung Cộng có mức độ nguy hiểm hơn nhiều. Những doanh nghiệp như Huawei hay ZTE vv.. được chính quyền Trung Cộng giao cho những chiếc dao găm sắt nhọn bước ra sân chơi thế giới, lựa thời cơ thích hợp bọn này cắm phập vào lưng những doanh nghiệp tử tế của thế giới văn minh. Mục đích là từng bước hạ gục những ông lớn làm ăn lành mạnh và đưa giá trị Trung Quốc thống trị kinh tế toàn cầu. Hên cho thế giới là khi Huawei và ZTE chìa những con dao găm ra thì bị các nhà nước dân chủ phát hiện và trừng phạt. Kinh tế thế giới có sân chơi lành mạnh và nền chính trị tử tế các nước dân chủ bảo đảm luật chơi nên họ đã ra tay chặt đi cánh tay đang cầm dao của Trung Cộng. Thế giới được bảo vệ giá trị của luật chơi công bằng. Nghĩ thế mà thấy tội cho dân Việt, trong đất nước hình chữ S này, chẳng có ai chặt đi cánh tay đang tọc túi áo thủ dao găm của chính quyền CS để bảo vệ những doanh nghiệp chân chính được. Số phận dân tộc này mãi như thế này sao?  
......

TẠI SAO TRI ÂN TPB VNCH?

Tự bạch (của Lm Anton Lê Ngọc Lm An Thanh , nguyên GĐ Văn phòng Công lý& Hoà bình DCCT Sài Gòn) Tôi nhận thấy mình có bổn phận trình bày cho chính tôi và mọi người về một việc có liên quan đến tôi trong một thời gian dài. Nội dung trình bày này không áp dụng phổ quát cho những ý niệm khác có cùng những hạn từ hoặc tương tự, mà chỉ áp dụng duy nhất cho Chương trình Tri ân TPB VNCH (từ nay gọi tắt là Tri ân) đã được chúng tôi - một số tu sĩ DCCT, giáo dân và anh chị em lương dân - thưc hiện từ 29.07.2013 đến 15.05.2019. Trước đây, tại Chùa Liên Trì, hoạt động chăm sóc TPB VNCH không mang tên Tri ân. Chỉ từ ngày 29.07 nói trên, mới có tên Chương trình Tri ân như đa số đã biết. 1. Tại sao làm việc bác ái hay từ thiện mà lại tri ân (cám ơn)? 1.1. "Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung" (1Cr 12,7). Đây là chỉ thị của Chúa qua thánh Phaolô cho dân thánh, để mọi người không tự cao tự đại mình có nhiều khả năng, nên mình làm gì giúp ai thì người thụ ơn phải biết ơn. Không! "Thần Khí [ơn riêng, khả năng,... - AT] tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung". Thiên Chúa ban ơn cho tôi vì lợi ích của mọi người, không phải nhằm kiến tạo uy tín hay giá trị riêng của tôi. Do đó tôi không có quyền gì để đòi người khác phải chịu ơn tôi. Ngược lại, tôi phải chịu ơn người đón nhận sự phục vụ của tôi, vì nhờ họ, Thiên Chúa mới ban ơn cho tôi, để tôi sống cuộc đời trọn vẹn chứ không nhàm chán hay sợ hãi. Phải tri ân là vậy! 1.2. Tri ân TPB VNCH, ngoài ý nghĩa cốt yếu tâm linh vừa đề cập, chúng tôi biết rằng những ông bà TPB đã đổ máu và đã bỏ lại một phần thân thể để chu toàn trách nhiệm công dân của họ, nơi tôi đã được sinh ra và đang sống. Đa số các vị đáng kính trong các tôn giáo đã được xã hội ủy thác một trách nhiệm khác, nên đã không đổ máu mình ra trong các trận chiến khốc liệt mà quý ông bà TPB phải đối diện và phải trả giá. Có thể vài người sẽ cho rằng mỗi người một trách nhiệm, họ trả giá bằng thân xác, còn tôi thì cũng đã trả giá bằng tâm linh,... Vậy bình đẳng, sao lại phải tri ân? Trọng kính quý vị cao nhân vĩ đại ấy, chúng con nghiệm được máu là sự sống, máu đổ ra là sự sống đổ ra cho những người không đổ tí máu nào được sống an nhiên tự tại. Quý ông bà TPB đã hoàn thành sứ mạng công dân khi quốc gia cần. Phải tri ân là vậy! 2. Tại sao tri ân lại có sự phân biệt đối xử VNCH với CHXHCNVN? 2.1. Trước nhất, nếu bàn đến phân biệt đối xử thì TPB VNCH đang bị phân biệt đối xử. Tất cả các anh chị thương binh của CHXHCNVN đã được hưởng lương hàng tháng, an sinh sức khỏe và an sinh xã hội với chính danh là thương binh. Thậm chí những người là mẹ, cha, con cái của các anh chị thương binh cũng được hưởng một phần nào đó. Mọi chi phí cho các hoạt động này đều được trích từ nguồn tiền thu thuế quốc gia. Trong khi đó, các ông bà TPB VNCH không được hưởng bất cứ thứ gì sau cuộc chiến, mà ngươc lại còn bị miệt thị là "ngụy quân ngụy quyền", "làm tay sai cho giặc",... Như vậy, đúng ra chính phủ phải lo chung cho tất cả thương binh, cả VNCH và CHXHCNVN, vì sau khi thống nhất đất nước, chính thể này thừa hưởng mọi phúc lợi của quốc gia bị sát nhập vào như ngân khố, tài nguyên, và các lợi thế khác. Tuy nhiên, chính phủ CHXHCNVN chỉ chăm lo thương binh của VNDCCH và CHXHCNVM mà thôi, còn TPB VNCH bị bỏ mặc và kỳ thị. 2.2. Với khả năng tài chánh giới hạn của DCCT (mỗi tháng, DCCT Sài Gòn tài trợ cho Phòng công lý hòa bình 5 triệu và các chi phí chung về điện nước, phòng ốc) và các ân nhân, Chương trình Tri ân không thể đủ sức lo cho mọi người thương binh, mà buộc chúng tôi phải biện phân và chọn lựa. Căn cứ Hiến pháp DCCT, điều 4 viết: "Trong những nhóm cần đến sự trợ giúp thiêng liêng hơn cả, chúng ta đặc biệt chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc 4,18), và Chúa Kitô cách nào đó, đã muốn đồng hoá chính mình Người với họ (x.Mt 25,40) - Among groups of people more in need of spiritual help, they will give special attention to the poor, the deprived and the oppressed. The evangelization of these is a sign of messianic activity (cf. Luke 4:18), and Christ, in a certain sense, wished to identify himself with them (cf. Matt. 25:40)". Dựa theo Quy luật chung DCCT, điều 09b viết: "Tu sĩ DCCT không bao giờ được giả điếc làm ngơ trước tiếng kêu của người nghèo và người bị áp bức, nhưng phải có nhiệm vụ tìm kiếm những phương cách giúp đỡ họ, để chính họ có thể lướt thắng những sự ác đang đè nặng họ. Yếu tố chủ đạo của Tin Mừng này phải không bao giờ được thiếu vắng trong việc rao giảng Lời Chúa - Redemptorists can never be deaf to the cry of the poor and the oppressed, but have the duty to search for ways of helping them, so that they themselves will be able to overcome the evils that oppress them. This essential element of the Gospel must never be lacking in the proclamation of the word of God". Chúng tôi chọn thực hiện Chương trình Tri ân TPB VNCH sau khi đã biện phân. Chọn lựa này chỉ là một phân khúc nhỏ trong bối cảnh nước Việt Nam "không chịu phát triển", nên chúng tôi khuyến khích và rất vui mừng, nếu có những cá nhân và tổ chức khác thực hiện việc tri ân cho các anh chị thương binh CHXHCNVN. 3. Chương trình Tri ân TPB VNCH của cá nhân, của nhóm linh mục hay của cả DCCT? Với nguồn kinh phí rất khiêm tốn của DCCT Sài Gòn chi cho Phòng công lý hòa bình (mỗi tháng, DCCT Sài Gòn tài trợ cho Phòng công lý hòa bình 5 triệu và các chi phí chung về điện nước, phòng ốc) và với sự ghi nhận của Giáo hội cũng như xã hội qua cách nói: "DCCT làm", "các cha DCCT thực hiện", "mấy ông DCCT",... cho thấy đây là công cuộc chung, tuy nhiên do một số anh em với những đặc sủng riêng trực tiếp thi hành.  
......

SỐ PHẬN CỦA HUAWEI RỒI SẼ RA SAO?

Chu Vĩnh Hải| Trước thông tin động trời Google, Intel, Qualcomm và Broadcom "nghỉ chơi"- không cung cấp hệ điều hành và các thiết bị cốt lõi cho hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc, một số FBker đã vội vã cho rằng, nếu "nghỉ chơi" thì các hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ sẽ bị thiệt thòi vì không bán được hàng. Có thật thế không? Sự thật là: họ vẫn bán được hàng và có thêm cơ hội để chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động đang ngày càng phát triển. Vì sao lại thế? Thế hệ smart Phone có hai hệ điều hành chính, và đều là của Mỹ: IOS của Apple chỉ giành riêng cho Iphone và Android của Google giành chung cho tất cả.Vì đã bán hệ điều hành Android cho các bạn hàng, trong đó có Huawei, nên Google không sản xuất smartphone thương mại để tránh việc cạnh tranh với chính bạn hàng. Trong thực tế, từ nhiều năm qua, Google đã đặt hàng hãng HTC sản xuất cho mình những mẫu smartphone độc đáo và dị biệt để tặng nhân viên, tri ân khách hàng và làm quà tặng đối ngoại. Nếu Google đã biết tạo ra hệ điều hành Android dĩ nhiên họ cũng biết cách tạo ra các mẫu smartphone độc đáo và vượt trội. Vào năm 2018, Google đã chính thức chấm dứt hợp đồng 1,1 tỷ USD với HTC Corp., và đã thuê thêm 2000 chuyên gia smartphone tại Đài Loan để giúp hãng cạnh tranh được với Apple trên thị thường điện thoại di động. Thoả thuận với HTC cũng là một tin xấu cho các nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android của Google. Đa phần các công ty này đều đang phải vật lộn kiếm tiền từ việc bán các chiếc điện thoại để cạnh tranh với chiếc iPhone, trong khi Google lại sinh lời từ việc phân phối dịch vụ tìm kiếm và các dịch vụ phần mềm sinh lợi khác trên các thiết bị đó. Giờ đây, Google đang tự sản xuất mẫu điện thoại cao cấp cho riêng mình. Smartphone của Google mang tên Pixel và nó đã có phiên bản 3 và 4, 4XL. Trước đó, vào năm 2017, Google đã cho ra mắt smartphone Pixel 2, và đã được trang DxOMark chấm cho Pixel 2 điểm số 98, cao hơn nhiều so với mức 94 điểm của iPhone 8 Plus hay Galaxy Note 8. Thế đó, Google vẫn bán được hàng mà không cần Huawei bằng cách bán cho chính mình. Theo nhận định của tôi, có lẽ từ khoảng 12 đến 18 tháng nữa, smartphone mang nhãn hàng Pixel của Google sẽ được thương mại hóa (bán cho số đông), và sẽ cùng Iphone, Samsung tung hoành ngang dọc trên toàn thế giới. Còn số phận của Huawei khi không còn được mua các công nghệ và thiết bị cốt lõi từ các đại gia cowboys? Kẻ sinh ra từ mồ hôi và trí tuệ sẽ tiếp tục vươn xa, còn kẻ trộm cắp và bất chính sẽ trở về nơi nó thuộc về.
......

Vài nhật xét về Bộ Trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh

Luan Le Quang Liên quan đến đề xuất lên Thủ tướng chính phủ  (CP) về việc kiến nghị đòi xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua của ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vào ngày 20/5/2019 đã gây thêm sự bức xúc vì giận dữ nhân dân. Người viết xin có một vài nhận xét về người đứng đầu Bộ này. Trước hết, việc tăng giá điện lũy tiến vừa qua theo công bố của Bộ CT là 8,36%, nhưng thực chất là cao hơn rất nhiều lần như một số phân tích của một số cư dân mạng. Điều đó đã gây nên đột biến lớn trong tháng 4 vừa qua về chi phí phải trả tăng cao cho việc tiêu thụ điện trong hầu hết các hộ dân. Điều đó cũng đã mang về cho EVN một nguồn thu tăng không nhỏ trên 20.000 tỷ đồng. Chính việc tăng giá điện lập lờ đánh lận con đen đó của EVN đã làm cho dư luận trong dân sôi sục và Thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ CT rà soát lại và điều chỉnh lại giá điện tăng lũy kế bất hợp lý. Tuy nhiên, đáp lại với yêu cầu của TT thì ông BT Bộ CT lại ra văn bản kiến nghị đòi bắt bớ những người kêu ca về việc tăng giá điện bất hợp lý. Đứng về góc độ của một người đứng đầu Bộ CT làm công tác quản lý nhà nước, ông BT Trần Tuấn Anh thay vì lắng nghe tiếng nói của Thủ tướng CP, của 90 triệu dân, đàng này lại quay ngược muốn dùng pháp quyền để đe nẹt, hăm dọa bắt nhốt người dân và xem mệnh lệnh của Thủ tướng không ra gì? Vậy Trần Tuấn Anh, ông là ai, sống dựa vào ai mà dám to gan kiêu binh phạm thượng đến như vậy. Tôi xin được mạn phép có vài nhận xét sau: Thứ nhất, ông BT dám cãi lệnh lại Thủ tướng CP, đó là phạm tội “bất trung”. Thứ hai, ông dùng quyền lực để đe nẹt, hăm dọa đòi bắt nhốt 90 triệu dân, những người phản đối lại giá điện tăng lũy tiến bất hợp lý. Đó là ông đã đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của toàn dân, những người làm lụng vất vả để đóng thuế nuôi ông. Vậy ông đã phạm tội “bất nghĩa”. Ông dùng xe công để đưa rước vợ của mình tại chân cầu thang máy bay. Điều này xâm hại đến thời gian, tiền bạc và tài sản công. Ông đã phạm tội “bất tín”. Ông là con trai của một vị lãnh tụ cách mạng đáng kính là nguyên CT nước Trần Đức Lương, nhưng tiếp nối truyền thống lãnh đạo của cha mình lại hành xử bất trung, bất nghĩa và bất tín. Như vậy ông đã phạm tội “bất hiếu” đối với người cha anh minh của mình. Một người lãnh đạo đứng đầu một Bộ quan trọng ảnh hưởng đến an sinh và kinh tế của đất nước mà lại phạm đúng 4 điều quan trọng liên quan đến đạo đức CM, đó là: Bất trung, bất nghĩa, bất tín và bất hiếu. Vậy ông có còn xứng đáng là một BT hay không? Lẽ ra người đáng được bộ máy pháp quyền thanh tra, theo dõi và xử lý chính là ông chứ không phải là nhân dân nào khác! Cóc Tía https://m.thanhnien.vn/…/bo-cong-thuong-de-nghi-xu-ly-ca-nh… https://m.thanhnien.vn/…/thu-tuong-yeu-cau-sua-bieu-gia-die…  
......

Đi tìm một chỗ đứng chung: Người Âu Châu tranh luận

Lê Phan - Người Việt| Liên Hiệp Âu Châu sắp tổ chức một trong những cuộc bầu cử dân chủ lớn nhất thế giới, cuộc bầu cử Quốc Hội Âu Châu (European Parliament, BBT). Với Anh Quốc đang còn chân trong chân ngoài, những phong trào bài Âu Châu vẫn còn đang gia tăng ủng hộ ở các quốc gia thuộc Đông Âu cũ, trong khi bên kia bờ Đại Tây Dương, lần đầu tiên Âu Châu đối diện với một chính phủ Hoa Kỳ không thân thiện, giấc mơ một Âu Châu thống nhất, hòa bình, dân chủ và tiến bộ, đang lâm nguy. Nhưng một số công dân Âu Châu đang tìm cách tạo đối thoại qua một cuộc tranh luận đối diện ở ngay thủ đô Brussels. Hầu hết trong số khoảng trên 500 người tham dự đã đi xe hay bay hơn 500 mile để đến dự – vài chục người đã đi hơn 1.000 mile – sau khi họ được cặp đôi qua Internet với bạn tranh luận từ các quốc gia khác để tham dự một cuộc bàn luận về tương lai của Âu Châu. Triển lãm tại trung tâm nghệ thuật Bozar ở Brussels, Bỉ, về cuộc khủng hoảng di dân ở Âu Châu. (Hình: John Thys/AFP/Getty Images) Cuộc gặp gỡ này, mang cái tên Europe Talks, là đứa con tinh thần của các chủ bút của tờ nhật báo Die Zeit, một tờ báo bảo thủ trung dung lâu đời ở Đức, vốn đã nảy sinh ý kiến này trong khi đang đánh ping pong ngay trong phòng tin. (Xin mở ngoặc trong cố gắng giúp sức khỏe của các nhà báo, vốn nổi tiếng có cuộc sống thiếu lành mạnh, có cơ hội vận động, tòa soạn đã đặt một cái bàn ping pong ngay trong phòng tin.) Mục đích của họ rất đơn giản nhưng đầy tham vọng: làm sao cho người ta bước ra khỏi cái “bong bóng filter” vốn loại bỏ mọi điều hay mọi người không đồng ý ra khỏi ý thức của mình, và liên lạc – trực diện – với những công dân Âu Châu có một quan điểm chính trị khác mình. Tổng chủ bút của tờ Die Zeit, ông Jochen Wegner, kể lại là cuộc thí nghiệm đầu tiên của họ là trong nội bộ nước Đức, nói tiếp, “Chúng tôi nghĩ chắc chỉ có 100 hay 200 người ghi tên, nhưng 12.000 người ghi tên” và họ đến từ khắp nước Đức. Họ bèn quyết định lập lại cuộc đối thoại này nhưng trên toàn Âu Châu. Ông thêm “Điều đang xảy ra hôm nay chưa từng xảy ra trong lịch sử Âu Châu.” Trong khi họ chờ cho chương trình chính thức bắt đầu, một cặp được chọn làm partner Juhani Tanayama từ Helsinki, Phần Lan đến; và Yavor Ivanov từ Sophia, Bulgaria đến, nói chuyện một cách hăng say. Họ đã được cặp đôi với nhau dựa trên những câu trả lời cho một số câu hỏi kể cả “Liên Hiệp Âu Châu có cải thiện cuộc sống của các công dân của họ không?” (90% đồng ý), “Liệu Liên Hiệp Âu Châu có nên tăng giá xăng để giúp bảo vệ môi trường không?” (72% đồng ý), và “Có phải có quá nhiều di dân ở Âu Châu hay không?” (76% không đồng ý). Ông Wegner nói, “Chúng tôi cố nghĩ ra những câu hỏi gây chia rẽ, nhưng nó có vẻ không làm được điều đó.” Ông Ivanov, một chuyên gia kỹ thuật vốn tự nhận mình là say mê về Hỏa Tinh và đi xe đạp, đã leo lên máy bay đến Brussels vì ông muốn có mặt để nói về những vấn đề chung của Âu Châu. Ông nói, “Tôi rất vui sướng là Bulgaria là một phần của Liên Hiệp Âu Châu.” Bulgaria là một trong những nước nghèo nhất của Liên Hiệp, trong khi quê hương của ông Tanayama, Phần Lan, là một trong những nước giàu nhất. Họ không đồng ý về câu hỏi “Các quốc gia giàu hơn ở Âu Châu có nên giúp đỡ những quốc gia nghèo hơn hay không?” (88% những người đến dự nói nên làm.) Tuy Liên Hiệp Âu Châu nên đầu tư một số tiền vào giáo dục và hạ tầng cơ sở, những ngân khoản đó nên phải có điều kiện, ông Tanayama nói, rồi thêm là phải có hậu quả nếu một quốc gia sử dụng sai tiền của Liên Hiệp, và không tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Liên Hiệp. Ông Ivanov muốn thấy có thêm tài trợ tài chánh cho các quốc gia nghèo hơn trong Liên Hiệp Âu Châu, nhưng công nhận là tài trợ của Liên Hiệp đã gia tăng tham nhũng ở Bulgaria. Ông nói, “Chúng tôi đang xây dựng hạ tầng cơ sở với đồng tiền của Liên Hiệp, nhưng phẩm chất không tốt lắm vì một nửa số tiền đã đổ vào túi của các tay tài phiệt.” Ông Tanayama gật đầu đồng ý – ngay trước khi cuộc thảo luận chính thức bắt đầu họ đã đồng ý với nhau. Ông nói, “Điều quan trọng là tìm một chỗ đứng chung, một mẫu số chung.” Sau chương trình chào đón chính thức, cô Anne Helgers, một kỹ sư, và ông Anno Muhlhoff, một cảnh sát viên, đều từ Köln, Đức đến, bàn luận về cuộc gặp gỡ đầu tiên trong một quán cà phê. Cô Helgers nói, “Chúng tôi cảm thấy là cả hai chúng tôi đều có lập trường rất khác biệt về một số đề tài, thành ra tôi nói ‘Ờ, có một điều tôi bảo vệ rất mạnh mẽ. Tôi sống với một phụ nữ khác.’” Ông Muhlhoff không ủng hộ hôn nhân đồng tính. Nhưng ông Muhlhoff nói, hơi cảm động, vì cuộc thảo luận “đã làm giảm lập trường cứng rắn của tôi về vấn đề này – chính là vì tôi đặt lập luận của tôi theo một cách làm tổn thương Anne. Cô ấy tử tế nhận lời xin lỗi của tôi. Nó làm cho mọi sự trở thành thân cận hơn.” Cô Helgers nói, “Đối với tôi, nay tôi nghĩ nhiều hơn về truyền thông. Tôi muốn thuyết phục toàn thế giới là những người như tôi, chúng tôi tuyệt vời lắm – nhưng ngay cả nghĩ chúng tôi không đến nỗi xấu cũng là một tiến bộ.” Ông Muhlhoff vội chen vào “Tôi không bao giờ nghĩ cô là xấu.” Bên ngoài hành lang, các partner tranh luận đã bắt đầu chui vào những góc của Trung Tâm Mỹ Thuật, được gọi là BOZAR và là nơi được chọn cho cuộc thảo luận. Chủ trì cuộc ăn mừng cho Âu Châu dân chủ hôm nay, trung tâm này được xây dựng nên trong thời thập niên 1920 do những thế lực chắc chắn là không dân chủ: Nó được xây dựng hầu hết dưới hầm, để cho khỏi cản trở tầm nhìn của nhà vua từ tòa lâu đài nhìn xuống thành phố ở dưới chân. Tựa vào quầy nhận quần áo trong một bồ đồ tây may mắc tiền và cặp mắt kiếng mà có lẽ được gọi là “rất Ý,” ông Giulio Anichini của Rome, Ý, nói chuyện với cô Anastasia Weirich, ngồi xếp bằng trên quầy cho thấy đôi giày Doc Martens. Cô Weirich đi xe từ Aachen, Đức, đến vào buổi sáng. Ông Anichini đón xe lửa Eurostar từ Luân Đôn, nơi ông làm việc. Nghề của họ giống nhau – họ đều là bác sĩ – nhưng họ bất đồng về điều được coi như là câu hỏi gây tranh cãi nhất của hội nghị “Liệu Âu Châu có nên có liên hệ thân cận hơn với Nga hay không?” (53% đồng ý, 46% nói không). Ông Ainichini nói, “Tôi không thích cuộc xâm lăng Crimea.” Cô Weirich công nhận, “Và tôi không có một tầm nhìn khách quan.” Công nhận cô từ Nga đến, cô tiếp, “Gia đình tôi vẫn còn sống ở đó – Tôi muốn có nhiều hợp tác hơn.” Khi cuộc tranh luận kết thúc, những người tham dự tiếp tục câu chuyện của họ, tràn ra đường phố để uống ly cà phê hay ly bia ngay bên ngoài nhà hàng BOZAR, vốn đã được một ngôi sao Michelin cho những món ăn rất dân chủ như bánh pie thịt heo và sự bác bỏ “những món ăn phức tạp một cách vô lý.” Ông Christian Schroller từ Hamburg, Đức, và ông Kurt Strand từ Copenhagen, Đan Mạch, đã bàn luận suốt buổi chiều, vừa mới khám phá là họ bất đồng ý kiến về câu hỏi “Liệu bạn có đồng ý từ bỏ passport quốc gia của bạn để có một passport Âu Châu không?” (80% muốn có passport Âu Châu). Ông Schroller nói, “Tôi hết sức muốn bỏ đi cái cá tính Đức và có một công dân Âu Châu.” Ngay cả ở nước Anh Brexit, có nhiều người Anh giờ đây đang ao ước là họ có một passport Âu Châu để họ có thể từ bỏ Anh Quốc. Lê Phan Nguồn: Người Việt Cãi vã có thành dân chủ?  
......

Nước mắt là hồng ân

Linh mục Nguyễn Duy Tân| Minh Châu - VNTB| Nước mắt của đau khổ hay của tình yêu thương, tự nó là ngôn ngữ. Một thứ ngôn ngữ không có văn phạm. Vì nước mắt là ngôn ngữ không có văn phạm nên ai cũng có thể đọc được. Người giàu khóc. Kẻ nghèo cũng thế. Người trí thức, kẻ quê mùa, ai cũng có lúc khóc. Nước mắt và đau khổ hay yêu thương hoặc bi phẫn đều là ngôn ngữ chung. Người từ phương đông cũng có thể gặp kẻ từ phương tây trong ngôn ngữ ấy. Mình có nước mắt và thấy người khác có nước mắt. Tôi muốn nói đến giọt nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân đã chảy không giấu diếm ở sau buổi Thánh Lễ nhận nhiệm sở mới của ngài, là Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, sáng 17-05-2019. Tôi là người ngoại đạo, và cũng ứa lệ vừa yêu thương, vừa bi phẫn khi nghe bè bạn kể lại rằng đây là một Thánh Lễ lạ lùng nhất mà họ đã chứng kiến. Cô MC Lê Nguyễn Phương Trâm của kênh Amen TV, có lời nhận xét thật buồn: “Đây là Thánh lễ nhận nhiệm sở mới nhiều điều ngộ nghĩnh.  Các cha được mời không được đồng tế. Chỉ có người của Trung tâm mới được quay phim, chụp hình. Không cho cha Tân nói lời chia tay. Khách mời không được dùng cơm trưa, ngay cả cơm hộp tại Trung tâm cũng không được”. “Điều tôi thắc mắc là khi vào nhà thờ tôi thấy cha Paulo Lộc Dòng Chúa Cứu Thế ngồi phía dưới. Chút nữa có thêm một cha xách túi đựng áo Lễ cũng ngồi như vậy. Tôi tự hỏi sao các cha không lên đồng tế? Hóa ra là có yêu cầu các cha được cha Tân mời không được đồng tế trong Thánh lễ này. Lễ xong cha con chụp hình lưu niệm trao nhau những lời cầu chúc thì nước mắt cha rơi. Khi ra nhà thờ để lên nhà khách cha đã khóc và khóc thật nhiều... Cha con chúng tôi chia tay nhau trong nước mắt, nước mắt của sự yêu thương, nước mắt của niềm hy vọng nước mắt của sự ủi an... không ai có thể cầm được nước mắt... Có lẽ hôm nay là ngày buồn nhất của cha chăng?”. Một người bạn khác trong đoàn, kể trong nước mắt. “Trong các Tin mừng, Chúa Giêsu cũng khóc. Chúa Giêsu mang lấy thân phận của chúng ta, Ngài trở thành một người trong chúng ta, và vì điều này, nước mắt của chúng ta được kết hợp trong nước mắt của Người. Người thực sự mang lấy những giọt nước mắt. Khi Người khóc, Người thu nhận và cách liên đới, lau đi tất cả nước mắt của thế giới”. Trên trang của Trung tâm mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế có bài viết với đoạn trích như trên khi tường thuật linh mục José Tolentino Mendonça, giảng thuyết viên tuần tĩnh tâm dành cho Đức Thánh Cha và giáo triều Roma, với bài suy niệm thứ 6, tựa đề “Nước mắt nói lên cơn khát” đăng trên Vatican News 21-02-2018 [trungtammucvudcct.com/tinh-tam-giao-trieu-bai-6-chua-giesu-don-nhan-tat-ca-nuoc-mat-cua-the-gioi/?hpag=174]. Nước mắt là ngôn ngữ chung. Nhưng ‘đọc’ được không có nghĩa là ‘hiểu’ được. Từ ‘đọc’ được đến ‘hiểu’ được vẫn còn là chặng đường dài. Dòng nước mắt này không có văn phạm để đọc, nhưng lại có văn phạm để hiểu. Văn phạm để hiểu những dòng nước mắt của đau khổ là con tim. Nhìn một người khóc, tôi biết đó là nước mắt. Tôi đã ‘đọc’ được. Nhưng tôi có hiểu dòng nước mắt đó không lại là một chuyện khác. Ðã bao lần tôi thấy người khóc, nhưng tôi vẫn bình thản. Ðã bao lần tôi thấy nước mắt chảy, nhưng chẳng có nghĩa gì đối với tôi. Cũng có những lần tôi không muốn nhìn nước mắt chảy. Nước mắt đau khổ là ngôn ngữ chẳng cần học cũng thấy, nhưng chẳng bao giờ hiểu nếu không học. Ðể hiểu dòng nước mắt đó phải có con tim của yêu thương và tâm hồn của chia sẻ. Tôi không theo đạo Công giáo. Với tôi, nước mắt của linh mục Nguyễn Duy Tân dường như mang nhiều ẩn ngữ, cả khổ đau, yêu thương, bi phẫn và… bất lực. Bởi lâu nay linh mục Nguyễn Duy Tân, được biết đến là người luôn dấn thân, mạnh mẽ lên tiếng cho những ai bị áp bức bất công, và ngài luôn thẳng thắn đứng về phía sự thật, bất chấp cường quyền, bạo lực. Thế rồi ngài đã nhận được bài Sai của phía bề trên Công giáo để đi về phụ việc ở Núi Cúi, nơi ngài không còn giáo dân như ở giáo xứ Thọ Hòa… Những ngày này có quá nhiều chuyện xảy ra ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn có thể khiến nhiều người rơi nước mắt. Trong buổi tiệc đêm chia tay linh mục Trương Hoàng Vũ nhận nhiệm sở mới, đã có cả giọt nước mắt rơi của vị linh mục duy nhất còn ở lại phòng Công lý và Hòa bình (chỉ một ngày sau đó, vị mục tử ấy cũng không còn ở phòng Công lý và Hòa bình này nữa!) và nhiều tình nguyện viên. Nỗi đau đã nói bằng nước mắt, thì để hiểu, cũng cần trả lời bằng nước mắt. Nhưng người ta chẳng thể trả lời được bằng nước mắt, nếu người ta không học yêu thương và chia sẻ. Tôi tin rằng khi linh mục Lê Quang Uy lúc chia sẻ những dòng sau đây, có lẽ chính ngài cũng phải nuốt nước mắt (trích): “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con” (Ga 13, 18). Kính thưa Thầy Giêsu. Chắc Thầy buồn ghê lắm khi đang giữa bữa Tiệc Vượt Qua với các Môn Đệ, đã thốt lên lời trích dẫn từ câu Thánh Vịnh 41, 10: “Cả người bạn thân con hằng tin cậy, kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh, lại giơ gót đạp con”. Chúng con hôm nay cũng xót xa thấm thía điều ấy khi nhiều lần chúng con cũng bị chính người tin cậy thân tình nhất trong gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm bạn của mình, lại bất ngờ phản bội, lại trở mặt lật lọng, chơi xấu tệ hại, khiến chúng con không đỡ nổi. Chúng con chỉ biết tự an ủi rằng chúng con đã được cùng là nạn nhân với Thầy, chịu chung nỗi đau này với Thầy để học biết phải bao dung tha thứ là thế nào… Amen”. Lời nói thì dễ, quà tặng cũng có thể mua. Khóc thì thật khó, vì nước mắt là mức độ rung cảm sâu xa nhất của con tim, và cũng chính vì chỗ đó, nước mắt là hồng ân. Minh Châu - VNTB Giọt nước mắt của chủ chăn www.viettin.de/node/853
......

Khi chúng ta tuyệt vọng

nhacsituankhanh Một người bạn của tôi kể rằng anh ấy hụt hẩng kinh khủng khi trãi qua đại lễ Vesak 2019 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Việt Nam. Thậm chí, có cái gì đó giống như là tuyệt vọng trỗi lên, khi anh thấy trên truyền hình, trên báo chí trương hình ảnh ông Thích Thanh Quyết cho ra mắt bức tranh cố gắng nối Hồ Chí Minh một bên và Đức Phật Thích Ca một bên. Bên cạnh sự rộn rịp tại một lễ hội, mà Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) khẳng định nói rằng đã thành công tốt đẹp, cuộc tranh luận và bình phẩm về sự kiện nhà nước vô thần đem biểu tượng cao nhất của Phật giáo để đứng cùng lãnh tụ của họ, đang xuất hiện khắp mọi nơi, thậm chí khiến nhiều trang tin tức quốc tế cũng ghi nhận. Tháng 5-2019 tại Việt Nam không chỉ có vậy. Đã có nhiều điều diễn ra quyết liệt ở mọi nơi, tạo nên một bức tranh tổng thể đỏ ngầu và dữ dội hơn cả sự mô tả ông Hồ Chí Minh đứng trong bức tranh Đạo Pháp và Dân Tộc đó. Những bắt bớ liên tục diễn ra, những nhà máy có sự che chở giới lãnh đạo đang phủ đầy ô nhiễm tang tóc trên đất nước này. Những kẻ giàu có, mua chuộc được sự dốt nát và hám lợi của bọn cầm quyền đang bóp nghẽn các dòng sông, đang cày nát núi đồi và rừng xanh… Lễ hội Vesak 2019 đã thành công đến mức nói về hòa bình thế giới, nói về ô nhiễm trên tầng cao khí quyển hành tinh, nói về hòa hợp các dân tộc nhưng lại làm ngơ những người nông dân, những làng xóm từ Nam chí Bắc luôn nơm nớp vì bị cướp đất, bị cưỡng đoạt. Lễ hội Vesak 2019 cũng không nói đến sông Hàn bị bóp nghẹt, nói về những cánh rừng mất dần để thế chỗ bằng sân golf hay biệt phủ của giai cấp mới. Lễ hội Vesak 2019 cũng không nhắc gì đến việc làm sao để Hà Nội ngừng rượt đuổi những người thương phế binh VNCH, làm sao ngừng chặn bắt hay đánh đập những người bất đồng chính kiến. Từ ngày 12-5 đến 14-5, suốt trong đại lễ này không ngớt xuất hiện những cụm từ “từ bi” và “sám hối”, nhưng hàng ngàn tỉ đồng từ mồ hôi nước mắt lao động của người Việt để tạo nên sự hoàng tráng của đại lễ, vẫn không hề giúp giác ngộ được bộ máy lãnh đạo vô thần Hà nội. Trong tuyệt vọng, nhận thức luôn là một lối đi mới, tôi vẫn phải đùa và an ủi người bạn mình. Nụ cười lặng lẽ và đôi mắt nhắm của Đức Thích Ca trước các vở hài kịch nhân gian cũng là một suy niệm đủ cho anh bạn tôi – hay bất kỳ ai – bừng tỉnh. Trong bài diễn văn của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhắc rằng “mỗi người chúng ta chính là sứ giả của đức Phật”. Nhiều năm qua, những sứ giả nhân danh Đức Phật có hơi thở nhà cầm quyền, đã không ngừng dạy con người mũ ni che tai trước hiện thực, bài xích tôn giáo khác, thậm chí tạo sự lạc lối, về lịch sử dân tộc. Trong tiếng vỗ tay và đồng tuyên bố về tình nhân loại và tự do tín ngưỡng từ đại lễ Vesak 2019, cũng đã đồng tình chôn sống sự thật về những ngôi chùa bị san lấp, về những tu sĩ bị sách nhiễu tại Việt Nam. Thậm chí, vị Bồ tát có thật của hành tinh là Đức Đạt Lạt Ma thứ 14 cũng được đại lễ sắp xếp cho lãng quên bằng trò đơn giản như thắp nến hay ca hát. Mỗi lúc thế giới đang mở ra. Những lời nói dối của thế kỷ 21 luôn tinh xảo hơn ở thế kỷ trước. Nhưng bên cạnh đó, nhận thức của con người trước những sự dối trá giờ đây cũng khác biệt và tinh tế hơn. Sau 1975, khi ông Mai Chí Thọ – giám đốc công an thành phố – đối thoại với những bậc trí giả của Giáo hội Phật giáo Thống Nhất đã đặt vào cuộc trò chuyện là xe tăng và nhà tù. Còn 2019, trên bàn đối thoại với Phật giáo và tín đồ, nhà cầm quyền đặt cược bằng cả chùa lớn và đại lễ. Nhưng dẫu vậy, mắt của Đức Phật qua năm tháng ấy vẫn khép, nụ cười vẫn bí ẩn. Những trò vui có thay hình đổi dạng, vẫn vậy, vẫn vô nghĩa cùng những lời nói dối có hệ thống. Nên bạn tôi, đừng tuyệt vọng, đừng từ bỏ. Nhận thức không nhằm để chúng ta tuyệt vọng. Nhận thức để chúng ta có được cái nhìn thông tuệ và xuyên suốt, để luôn mang trong tim mình niềm hy vọng. Nhận thức rõ được sự thật sẽ khiến bạn thấy mình khép mắt lặng im và mỉm cười như Đức Phật. Sự thật ấy sẽ dắt tay anh em qua ngõ tối và sợ hãi. Sự thật rồi cũng sẽ giải thoát dân tộc này qua sự mê muội và muộn phiền. Vì mỗi con người chỉ có một cuộc đời, nên nếu chúng ta tuyệt vọng và từ bỏ, tức đã tự dâng hiến sự sống duy nhất của mình cho kẻ ác, cho bọn vô thần. Trong nhận thức, ta vẫn đang gieo niềm hy vọng, không chỉ riêng mỗi mình, tôi nói với người bạn, và có thể, ta sẽ còn nhìn thấy Đức Phật bí ẩn mỉm cười.  
......

Nước Bẩn Bởi Chính Phủ Bẩn!

Phạm Minh Vũ Trung bình 4 phút trôi đi, ở VN có một người chết bởi ung thư, trung bình khoảng 3 phút có 1 người lại mắc mới căn bệnh này. Con số này được thế giới cảnh báo vì VN đứng cao nhất số người chết vì ung thư và số mắc mới. Và trong năm 2020 và các năm tới, ở VN con số này sẽ tăng lên vì nhiều yếu tố. Dù bạn không quan tâm chính trị thì những con số này nó không buông tha bạn. Tôi tự hỏi, một quốc gia hơn 90 triệu dân, còn thua kém dân số nhiều quốc gia khác mà tại sao số lượng ung thư, và chết vì căn bệnh này nó lại đi đầu thế giới? Phải chăng cái mà sánh ngang cường quốc 5 châu mà ông hồ mong muốn là đây sao? Dù cho các bạn không muốn nói tới chính trị, không muốn quan tâm đến Formosa, đến các nhà máy xả thải hàng ngày toàn chất độc ra môi trường nhưng có một điều bạn phải uống nước của nó thải ra, hít bụi của nó thải ra... suy cho cùng, chúng ta chỉ có nguồn nước và bầu không khí chung mà thôi, không cần biết bạn dân tộc nào, tôn giáo nào, địa vị xã hội, học thức ra sao. Năm 2007 Bộ y tế công bố VN có 51 làng ung thư, nghĩa là nguồn nước các làng đó bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tất nhiên là bây giờ con số đó cao có thể gấp đôi gấp 3 rồi, các bạn yên tâm, bây giờ và vài năm tới khi các nhà máy nhiệt điện, khi các khu công nghiệp nhất là liên quan tới trung quốc đầu tư vào, thì không một ai trên VN này thoát khỏi căn bệnh này đâu. Cho dù các bạn muốn lờ đi chính trị thì nó tự khắc tìm tới bạn thôi. Y tế, hay báo chí nói nhiều về ung thư, có nhiều nguyên nhân, trong đó có thuốc lá, bia rượu, thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính. Nhưng báo chí nhà nước hay bộ y tế phớt lờ đi nguyên nhân khủng khiếp đó là các chất thải của các nhà máy như Formosa, như Nhiệt Điện, Boxit, Như nhà máy giấy, may mặc... và nước sinh hoạt hàng ngày. Vì sao họ không nhắc? Vì một lý do rất đơn giản là nhắc sợ các bạn lại quan tâm chính trị thì nguy to. Các nguồn nước, chất thải đều phải xử lý trước khi cho ra ngoài môi trường, kể các nước sinh hoạt tắm giặt hàng ngày đều thải ra phải qua bể xử lý. Nhưng chế độ cộng sản họ phớt lờ mặc kệ dân mạnh ai nấy thải... các chất thải sinh hoạt hàng ngày đều nguy hại tới môi trường, huống hồ là các dự án hủy diệt như Fomosa, như Boxit... các chất độc nó ngấm vào nguồn nước và chúng ta uống. Nếu thế hệ này không ngăn chặn, phản đối đuổi các dự án gây hủy diệt môi trường sống của con cháu chúng ta thì đồng nghĩa chúng ta là đồng loã với tội ác đó. Nếu chúng ta không bắt chính phủ phải quan tâm tới dân sinh về xử lý nước thải nguy hại ra môi trường thì chúng ta tự nhận cho mình một bản án tử rồi đấy. Theo tôi được biết không chỉ Saigon và HN mới có các kênh đen ngòm hôi thối đâu nhỉ? VN này nơi nào mà không có. Nói tới đây tôi nhớ hồi Tết có thằng bạn ở Manchester về thăm tôi, nó nói: mày muốn biết xem quốc gia nào đó phát triển thịnh vượng và Dân hạnh phúc thì làm sao không? Tôi nói thì có nền dân chủ và chỉ số phát triển con người cao chứ gì! Nó lắc đầu No No No. Mày tới thủ đô quốc gia đó xem những con kênh trong thành phố đó sạch hay đen là biết. Sạch là chính phủ sạch, còn đen thì như chính phủ vậy, chính phủ bẩn kênh rạch cũng bẩn. Tôi trố mắt ngạc nhiên và nó nói tiếp... tao đi nhiều nơi tao biết, các kênh rạch VN mày đen, hôi quá thì suy ra tình hình VN mày thế nào tao biết cả.... nó nói tiếp “Bạn không quan tâm chính trị, bạn đáng nhận môi trường sống như thế, đáng để hít thở không khí khói bụi, và các con kênh đen hôi thối, việc đó đáng ra là của chính phủ làm sạch nó bằng cách xử lý trước khi cho ra môi trường, bạn không đòi hỏi không yêu cầu chính phủ có trách nhiệm, nhưng bạn lờ chính trị thì đáng phải nhận cuộc sống như thế đó”. Nghe nó nói vậy, tôi chỉ cảm thấy ngậm ngùi và xót xa cho bản thân tôi, cho Dân Tộc tôi.
......

Viết Cho Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình

Phạm Minh Hoàng| Thế là sau nhiều ngày thấp thỏm chở đợi, việc gì đến đã phải đến với Văn phòng Công Lý và Hòa Bình (gọi tắt là Văn Phòng). Mọi người chắc sẽ mãi không quên hình ảnh của sáng ngày 15/5/2019, khi linh mục Lê Xuân Lôc đóng cửa VP lần cuối. Cha vẫn giữ trên môi một nụ cười, nhưng ai cũng biết đấy là nụ cười tiễn biệt. Lùi về quá khứ trước đó 6 năm, vào ngày 24/3/2013, trong một buổi tiệc đơn giàn các cha Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Sàigòn tại số 38 Kỳ Đồng đã cho khánh thành VP trong khuôn viên nhà thờ. Cha Đinh Hữu Thoại đã trình bày lý do ra đời của VP :"Nhìn thấy cảnh dân oan đi khiếu kiện lâu năm và họ là những người dân nghèo khổ khắp nơi trên đất nước VN này khiến chúng tôi chạnh lòng, không yên. Vì thế, chúng tôi, các linh mục, tu sĩ DCCT quyết định thành lập “Phòng Công Lý và Hòa Bình” hướng dẫn người dân biết bảo vệ những quyền của mình, mà chúng ta gọi là quyền con người". Kể từ ngày ấy VP là địa điểm nhiều dân oan ở khắp nơi − đặc biệt là các tỉnh miền Tây − đổ về xin giúp đỡ. Họ ngồi la liệt đầy ngoài sân, phần lớn là phụ nữ lớn tuổi. Ngoài việc hướng dẫn pháp luật cho dân oan, thỉnh thoảng chúng tôi còn thấy các tổ chức xã hội dân sự đến phát quà cho họ, mua cơm trưa, chỉ đường ra bến xe… Thú thật, lắm khi tôi có cảm tưởng khó khăn sẽ vượt ra ngoài khả năng của VP. Không phải là vì các Cha không đủ nhân lực, nhưng kẻ ra gây ra những oan khiên này chính là nhà cầm quyền, họ cũng không để yên cho VP ra tay trợ giúp những dân oan này. Tôi còn nhớ, trong những ngày tiếp dân oan, an nình chìm nổi len lỏi vào trong khuôn viên nhà thờ để dò la, theo dõi, nhận diện dân oan cũng như tình nguyện viên. Đó là chưa kể những "ánh mắt mang hình viên đạn" của một số người trong nhà thờ không đồng ý với sự hiện diện của những kẻ khố rách áo ôm trong khuôn viên vốn yên tĩnh và trang nghiêm của giáo xứ. Sau hơn một năm hoạt động, dân oan từ từ thưa vắng. Thưa vắng không phải vì oan khiên đã hết, nhưng bởi vì nhà cầm quyền ra sức ngăn cản họ đến đây xin trợ giúp. Có dạo chính phủ đã ra quyết định địa phương nào có dân oan lên Sàigòn hoặc Hà Nội kiện tụng, phải có trách nhiệm mang xe lên "rước" về. Rước về để làm gì thì có trời mới biết. Cha Thoại kể "sự đánh phá chính yếu của an ninh, công an CSVN là nhắm vào dân oan. Rất nhiều dân oan bị đe dọa, sách nhiễu khi đến nhờ chúng tôi hướng dẫn và lên tiếng cho họ. Có những trường hợp vì sợ nên không dám đến". Song song với việc giúp đỡ dân oan về pháp lý, đến khoảng đầu năm 2014, VP bắt đầu một chương trình còn quy mô hơn rất nhiều lần, đó là trợ giúp cho các ông thương phế binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (TPB). Linh mục Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành cho biết :“Đối với cá nhân tôi, tôi lớn lên trong cùng thế hệ với anh em thương phế binh. Tuổi trẻ của chúng tôi đã đi qua chiến tranh, đi qua mất mát đau khổ và tôi biết anh em là những người chịu thiệt thòi rất nhiều trong những năm qua vì hoàn cảnh. Chúng tôi tổ chức cuộc họp mặt này như gửi đến anh em một sứ điệp là tuy đau khổ còn đó nhưng Chúa phục sinh sẽ mang lại niềm vui bởi tình yêu thương và sự chia sẻ với nhau. Thứ hai nữa là anh em chúng mình những người có điều kiện tốt hơn phải công bằng với những anh em đã bị mất mát quá nhiều. Phải càng ngày càng gần nhau hơn trong tình thương, gần nhau hơn trong sự đoàn kết để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.”. Cụ thể, các ông TPB được mời đến để kiểm tra sức khỏe (chụp hình phổi, xét nghiệm máu, siêu âm…). Sau khi có kết quả, các bác sĩ khám bệnh và cho thuốc. Các Cha DCCT đã huy động hàng chục phòng xét nghiệm trong khu vực, hàng chục bác sĩ, y tá và hàng trăm tình nguyện viên phục vụ cho công tác này. Có những lần gần 500 ông TPB tới trong một buổi, các Cha phải dùng nguyên một tầng của giáo xứ để phục vụ khám bệnh và ăn uống cho các ông. Con số TPB ghi danh từ 500 ban đầu đã lên đến hơn 7000 vào đầu năm 2019. Ngoài việc khám bệnh VP còn đến tận nơi xây nhà cho các ông và lo hậu sự khi các ông nhắm mắt lìa đời. Công việc gian khó nhưng nhờ vào lòng quyết tâm của mọi người, mọi chuyện dần đi vào nề nếp. Ở đây ta cũng không quên đồng bào khắp nơi, trong lẫn ngoài nước đã đồng tâm hiệp lực với VP để tiếp tục nuôi dưỡng việc làm nhân bản này. Linh mục Nguyễn Ngọc Bích, người đã có quyết định khai tử Phòng Công Lý Hòa bình. Năm 2015, DCCT bầu ra một vị Giám tỉnh mới − Cha Nguyễn Ngọc Bích − và kể từ giờ phút này mọi việc đi vào một "nề nếp mới". Những sinh hoạt thường xuyên của nhà thờ hướng về đất nước như các buổi thánh lễ cho Công Lý và Hòa Bình vốn được tổ chức vào mỗi chúa nhật cuối tháng thưa dần, các chương trình phát thanh dần bị xóa sổ, các cha phụ trách VP "được" điều đi các địa phương khác, thường là những nơi xa xôi, hẻo lánh. Có làm việc trong những "điều kiện mới" này, tôi mới cảm nhận được sự bền chí, nhẫn nại và chịu đựng của cả VP, từ các cha đến các tình nguyện viên. Chương trình TPB cũng bắt buộc phải điều chỉnh cho phù hợp và vì thế trong suốt 4 năm sau đó, với chủ trương "liệu cơm gắp mắm", công việc vẫn được tiếp tục trong những điều kiện hạn hẹp hơn. Cuối năm 2018, Cha Bích tái đắc cử, và những "nề nếp mới" được điều chỉnh cho ngày "một mới hơn". Những "ánh mắt mang hình viên đạn" ngày một sắc nét hơn. Và sau nhiều chi tiết không tiện nêu lên đây − chuyện phải đến đã đến. Cha Trương Hoàng Vũ nhận lệnh rời Sàigòn, vài ngày sau VP được lệnh giải tán. Ngày 14/5, các tình nguyện viên thu dọn đồ đạc, sáng 15/5 linh mục độc nhất còn lại, Cha Lộc khép lại cánh cửa sắt của VP lần cuối. Tác giả Phạm Minh Hoàng đang cầm đàn, là một trong những thiện nguyện viên trong những buổi giúp Thương Phế Binh Tôi viết đến đây mà ngỡ như mình đang viết về những ngày cuối cùng của tháng 4/75. Cánh cửa sắt vẫn còn đấy mà tôi có cảm giác như xe tăng quân "giải phóng" đang ủi sập. Nghe nó chua chát làm sao ! Chuyện gì đã đưa đến việc Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình phải đóng cửa trong sự ngỡ ngàng của mọi người ? Tôi xin đưa mọi người đi xa, đi thật xa hàng ngàn cây số để tìm hiểu. Chúng ta đến Vatican. Đối với giáo dân Công giáo, Vatican là một thánh địa, nơi người đứng đầu Giáo hội là Đức Giáo hoàng làm việc. Tuy nhiên dưới khía cạnh pháp lý, Vatican là một quốc gia, và cũng như mọi quốc gia khác, bang giao của Vatican với Việt Nam là bang giao giữa hai quốc gia, cũng có đại sứ, cũng có hợp tác bình thường, Tuy nhiên, cộng sản nói chung vẫn coi tôn giáo như một mối nguy tiềm tàng và họ dùng đủ mọi phương cách để triệt tiêu hay nói đúng hơn là phải quy phục họ. Ủy Ban Đoàn kết Công giáo được nhào nặn lên trong mục đích này, và đối với những phần tử "ngoan cố" không chấp nhận sự quy phục này, nhà nước cộng sản sẽ sử dụng đến "ngón bài ngoại giao". Kể từ năm 1975, bất kỳ một thay đổi nhân sự nào trong Giáo hội Công giáo VN đều phải có sự chấp thuận của nhà nước. Tôi muốn nói đến việc tấn phong các linh mục (các cha). Lên đến hàng giám mục thì lại càng khắt khe hơn. Ở nhiều địa phương, vì nhu cầu truyền giáo, Giáo hội đã phảì "lén" tấn phong nhiều linh mục vì trước đó nhà nước đã không đồng ý. Những linh mục này dĩ nhiên không được phép làm việc một cách công khai. Và điều oái oăm là một trong những vị "tấn phong chui" lại chính là Cha Nguyễn Ngọc Bích, người đang đứng đầu DCCT ! Sự can thiệp vào việc tấn phong chức danh này dĩ nhiên tạo khó khăn cho công việc truyền giáo, và đến lúc này thì "ngón bài ngoại giao" sẽ tác dụng. Nhà nước sẽ cử người xuống các giáo xứ, thuyết phục các linh mục chấp nhận những đòi hỏi của họ, chẳng hạn như không tổ chức xuống đường phản đối Formosa, không trả lời phỏng vấn báo đài, ngược lại nên tham gia và các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, hoặc tích cực hơn, là trở thành thành viên của Mặt trận này. Thậm chí nếu có một cuộc tuyển cử trong nội bộ Giáo hội, nhà nước còn có thể "khuyến cáo" các linh mục dồn phiều cho một ứng viên "dễ bảo" nào đó. Để đổi lại, nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng trong việc truyền đạo cũng như mọi sinh hoạt khác trong đó dĩ nhiên sẽ có việc tấn phong linh mục. Đến đây mọi người có lẽ đã hiểu cụm từ "ngón bài ngoại giao" mà tôi đang dùng. Bởi vì nếu việc tấn phong các chức danh trong giáo hội được dễ dàng thì đó là bang giao giữa VN và Vatican đang tốt đẹp. VN hưởng lợi thì dễ hiểu, nhưng Vatican cũng có lợi vì việc truyền giáo không còn bị khó khăn. "Ngón bài", nói trắng ra là thủ đoạn này đã được sử dụng rộng rãi trong các nước độc tài, đặc biệt là tại Trung quốc, nơi mà Công giáo chiếm con số rất nhỏ. Phóng viên của báo Figaro của Pháp đã lặn lội vào huyện Mân Đông nằm trong tình Phúc Kiến, nơi này có 80.000 giáo dân sinh sống. Đại đa số họ vẫn tuân phục Vatican cũng như các linh mục mà họ yêu mến, đồng thời tẩy chay Giáo hội do nhà nước nặn lên từ năm 1957 (kiểu Ủy Ban Đoàn kết Công giáo ở VN). Nhưng cách đây vài năm, Bắc Kinh đã đồng ý cho Vatican tấn phong một vài giám mục, để đổi lại Vatican phải công nhận 7 giám mục khác do Bắc Kinh…phong lén ! Tệ hơn, các giám mục "phong lậu" này sẽ chiếm chỗ của các giám mục do Vatican tấn phong trước đó. Giáo dân Mân Đông ban đầu cảm thấy bất mãn, nhưng "để lâu cứt trâu hóa bùn", và bây giờ họ tự an ủi rằng "Giáo xứ thuộc cha nào cũng được, miễn là họ được đi lễ". Kể từ đó, mọi chuyện vào "nề nếp mới" ! Nhà nước Trung quốc muốn tung hoành cái gì cũng đưọc, vì những lãnh đạo tinh thần bây giờ đều nằm trong tay họ cả. Thủ đoạn thâm nhập đánh phá Công giáo vốn là ngón sở trường của cộng sản và nó còn xảy ra ngay trong một nước trong đó Công giáo là quốc giáo như Ba Lan với vụ ở Czestochowa hồi thập niên 50. Nếu ai có khả năng ngoại ngữ, có thể tìm đọc lời tự thú của Bella Dodd nguyên là lãnh đạo đảng cộng sản Mỹ hoặc những phóng sự của nhà báo Đan Mạch Iben Thranholm, của các linh mục Mỹ là Michael và Peter Dimond, hay của các nhà báo Pháp là Thierry Wolton và Stéphane Courtois. Trở lại với DCCT, những tin tức sau cùng cho hay VP Công Lý và Hòa Bình sẽ được đồi tên thành Phòng Phát triển Con người Toàn diện, chương trình TPB sẽ được tiếp tục với "phưong cách và nhân sự mới". Tôi ước mong rằng đây sẽ là sự thật. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng, với sự hỗ trợ của nhà nước, "phương cách và nhân sự" của ban lãnh đạo DCCT sẽ dồi dào gấp trăm lần trước đây, nhưng sự khả thi thì không mấy bảo đảm vì để làm được việc này, điều cần thiết hơn cả là tấm lòng yêu thương đối với những người gần 50 năm sống trong cô đơn, nghèo đói, bệnh tật và sự khinh miệt của nhà cầm quyền cộng sản. Và đó lại chính là cái thiếu của những "Con người Toàn diện" ngày hôm nay./. Phạm Minh Hoàng
......

Đổi mới kinh tế – chính trị của cs, con tắc kè hoa đổi màu ra sao ?

Đỗ Văn Ngà| Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế – chính trị mà trong đó thương mại và công nghiệp của một quốc gia được kiểm soát bởi các chủ sở hữu tư nhân. Những gì thuộc về hạ tầng làm nền tảng cho toàn xã hội mà tư nhân không đảm trách nổi thì nhà nước sẽ đảm trách dưới dạng lấy tiền của toàn xã hội (thuế) để đầu tư phục vụ cho nhu cầu chung. Nói ngắn gọn, chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa trả công xứng đáng cho con người. Và rất nhân đạo khi nhà nước có trách nhiệm trích thuế tái phân phối lại cho những kẻ thiếu thốn dưới dạng phúc lợi xã hội. Chủ nhĩa xã hội là một mô hình kinh tế – chính trị mà trong đó mọi con người trong xã hội không sở hữu được gì cả, không sở hữu phương tiện lao động, không sở hữu thành quả lao động,vv… Tất cả đều bị gộp về cho một tổ chức chính trị chiếm dụng tất cả và chính tổ chức này – tổ chức mà không một ai có thể kiểm soát, nó toàn quyền phân phối lại cho người lao động theo ý của nó. Nói cho dễ hiểu thì chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa tước đoạt. Sau khi mô hình XHCN (tức chủ nghĩa tước đoạt) đã thất bại thảm hại vì nó đã xem công dân là nô lệ nên đã triệt tiêu động lực phát triển xã hội, thì mô hình kinh tế – chính trị của XHCN được tập đoàn chính trị ngắt bỏ phần mô hình kinh tế cũ, ăn cắp mô hình kinh tế của tư bản chủ nghĩa rồi lai tạo với bản chất tước đoạt của loại hình kinh tế – chính trị XHCN, và biến nó thành mô hình kinh tế – chính trị kiểu tư bản thân hữu. Vậy kinh tế – chính trị kiểu tư bản thân hữu là gì? Tư bản thân hữu nói môn na là vẫn cho tư nhân sở hữu, nhưng thành phần sở hữu tư nhân đó không được đối xử công bằng như tư bản ở các nước dân chủ, mà nó có phân loại. Trong mô hình kinh tế – chính trị kiểu Tư bản Thân Hữu, kinh tế tư nhân được chia làm 2 loại: – Loại một là những doanh nghiệp tư nhân có mối thân hữu với những kẻ nắm quyền lực chính trị, loại này được hưởng tất cả mọi lợi thế nhờ quyền lực chính trị. Loại này nó là vòi hút máu nền kinh tế đất nước làm nền kinh tế đất nước èo uột không phát triển nổi; – Loại 2 là những doanh nghiệp tư nhân ngoài nhóm thân hữu, loại này luôn chịu thiệt thòi từ thế lực chính trị, vì thế lực chính trị của nhóm thân hữu chỉ xem nhóm này là mồi không xem là đối tượng phục vụ. Như vậy trong mô hình tư bản thân hữu thì buộc mô hình chính trị phải độc tài mới đảm bảo rằng, quyền lực chính trị sẽ ra tay vô cớ với đối tượng này nhưng ưu ái vô lý đối với đối tượng khác. Điều kiện này, chế độ độc tài toàn của ĐCS hoàn toàn đáp ứng được. Xin kể một chuyện câu chuyện rằng. Có một tàu cướp biển có 40 tên, trong đó có 19 tên là bà con thân tộc của tên tướng cướp, và 20 tên còn lại là người không thuộc thân tộc. Một hôm con tàu đang dong buồm trên biển thì thấy 1 tàu lái buôn. Tên tướng cướp cho thuyền đến gần và phát hiện con tàu bị mắc cạn và tất cả thủy thủ đoàn trên tàu buôn đều chết vì khát. 40 tên cướp lên tàu và chúng phát hiện ra con tàu chở rất nhiều châu báu. Bọn cướp khuân hết lên tàu của chúng. Xong việc, tên tướng cướp thu hết súng của 39 người kia và gạt rằng “chuẩn bị chia tài sản”. Không ngờ! Sau khi thu súng, hắn phát lại cho 19 tên thân hữu và 19 tên này cùng hắn dùng súng giết sạch 20 người tay không có vũ khí kia. Giết xong hắn đưa nòng súng còn đang bốc khói lên miệng thổi phù một tiếng và kèm câu nói “Ít thầy đầy đãy!”. Vâng! Chủ nghĩa tư bản thân hữu của Việt Nam hiện nay là vậy, nền kinh tế đất nước chỉ vẻn vẹn nhiêu đó, nếu cạnh tranh công bằng thì đám thân hữu không có cửa để bứt phá, nên họ phải ra tay giết chết những doanh nghiệp ngoài thân hữu để cướp lấy cơ hội trao cho đám doanh nghiệp thân hữu vinh thân phì da, tức theo nguyên tắc “ít thầy đầy đãy” của tên tướng cướp tàn bạo kia. Vụ Chính quyền CS làm chính sách cho Masan giết nước mắm truyền thống và ví dụ. Vì vậy mà CS chuyển từ mô hình kinh tế – chính trị XHCN sang mô hình kinh tế – chính trị dạng tư bản thân hữu về chính trị không đổi, về kinh tế tuy có đổi về mô hình nhưng bên trong bản chất nó vẫn duy trì bản chất tước đoạt của kinh tế XHCN. Con tắc kè hoa XHCN dù có đổi màu thế nào thì nó vẫn là con tắc kè, không khác được./.  
......

Thế Chân Vạc

Chú Tễu| Để tạo thành được những Chùa Bái Đính, Chùa Ba Vàng, Chùa Tam Chúc, Chùa Yên Tử như hiện nay, phải hội đủ ba mặt: Chức sắc Phật giáo + Chính quyền huyện đến tỉnh sở tại + Đại gia. Thiếu một trong ba thì không thể nào vẽ ra được các khu kinh doanh như vậy. Phải có đất để triển khai ở nơi đẹp đẽ, sơn thủy hữu tình, xa trung tâm quyền lực để tránh được kiểm soát. Muốn có đất thì phải có chính quyền. Chủ tịch huyện/quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm công tác giải phóng mặt bằng. Trước khi làm họ phải đút quan tỉnh. Nhưng vì đất lấy hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn héc ta thì động đến thiên đình nên họ phải có bảo kê từ thiên đình. Lại phải đút mới xuôi. Có đất rồi thì phải khởi lên chuyện xây chùa. Bấy giờ sẽ phải mua bằng được các ông sư chức sắc thì mới tạo được uy. Vị chức sắc này phải xuất hiện với các lãnh đạo cao cấp bằng hình thức đến thăm, đến lễ... Chụp ảnh phóng to treo khắp nơi. Có đất, có bảo kê, có thầy thì phải triển khai dự án. TIỀN đâu ra? Không thể lấy ngân sách được. Lúc ấy các đại gia mặt bự xuất hiện, có khi thì lặng lẽ, có khi thì phô trương. Hàng ngàn tỷ rót vào để làm hạ tầng, xây cất, mua sắm, truyền thông, PR, tung tin đồn,xác lập kỷ lục, chèo kéo.... Thế là từ đó sự u mê của người dân trở thành bữa tiệc của Đại gia - Thầy chùa - Quan chức. Và...Không một kẻ nào dám kiểm tra các nguồn thu của các chùa này. Đó là 3 thế lực tạo ra THẾ CHÂN VẠC, quặp chặt con mồi là DÂN. Chúng cứ thế moi tiền và móc tim óc của dân.
......

Thương cho thân phận thương phế binh VNCH

Lê Văn Sơn Cuộc xua đuổi từ sau kết thúc cuộc chiến năm 1975 cho đến ngày hôm nay hầu như vẫn không hề dừng lại đối với những con người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những con người có phẩm giá và nhân vị, thiệt thòi hơn, họ còn bị thương tích, khuyết thiếu một phần thân thể do chiến tranh để lại. Họ thực là những con người yếu thế trong xã hội. Đáng ra họ phải được tôn trọng, bảo vệ, nâng đỡ. Cớ sao lại ra tay truy cùng diệt tận họ? Đầu năm 2019, khi nhà cầm quyền tấn công, đập phá, xóa bỏ vườn rau Lộc Hưng, hàng chục thương phế binh đã bị ném bỏ đồ đạc chăn mùng ra khỏi phòng trọ. Các thương phế binh này được sự nâng đỡ, chở che của các Linh Mục DCCT và người dân vườn rau Lộc Hưng cho thuê trọ một căn nhà. Các ông ban ngày lê lết đi bán vé số ban đêm về có chỗ ngả lưng qua đêm. Mới hôm 28/04/2019, công an tiếp tục đe dọa trấn áp những con người tàn phế này. Đồng thời gây áp lực với chủ nhà trọ, ép chủ nhà phải đuổi các chú thương phế binh ra khỏi nhà. Họ chả biết phải đi đâu, trú ngụ ở đâu, cuộc sống trước mắt như thế nào đây? Trước thông tin văn phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sẽ đổi tên và đổi thay một số nhân sự, người ta lo lắng rất nhiều cho phần cuối cuộc đời của thân phận thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Sự lo lắng cũng là chính đáng, vì phòng Công Lý và Hòa Bình như là mái nhà chung cho hàng chục ngàn thương phế binh tựu về hàng năm, hàng tháng trong chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời”. Quả thật, nơi đây đã tạo nên bầu khí yêu thương, tin tưởng và tôn trọng đối với người thương phế binh Việt Nam. Những con người mà từ sau 1975, họ bị chế độ cộng sản coi là tàn dư của “ngụy quân” tìm mọi cách loại trừ. Thế nên giữa chốn đời khốn khổ đó, họ tìm thấy vùng trời bình yên mỗi khi tề tựu bên nhau. Tác giả cùng những tình nguyện viên trợ giúp các TPB trong chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” do DCCT Sài Gòn tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 12 năm 2017. Tôi có may mắn được dự phần vào những công việc trợ giúp thương phế binh trong các chương trình tri ân tại Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng, và đã đi đến nhiều gia đình của họ. Qua đó tôi thấu hiểu, cảm nhận hết sức rõ ràng tâm hồn, tình cảm và sự mẫn cảm của họ đối với con người, thời cuộc và từng cá nhân cụ thể đến với họ bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Tôi thấy từng giọt lệ rỉ ra trên những khóe mắt nhăn nhúm già nua của họ khi họ được gặp lại chiến hữu từng vào sinh ra tử, khi họ lắng nghe những bài hát đầy trữ tình mang âm hưởng của người lính bảo vệ tự do. Một thương phế binh nói trong sự biết ơn: “Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục DCCT tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi”. Cũng có những ông lo lắng nói rằng: “Nếu một ngày nào đó không còn chương trình bên nhau đi nốt cuộc đời của Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện thì chúng tôi biết trông cậy ở đâu, nương nhờ ai. Chúng tôi đâu còn cơ hội gặp nhau như thế này. Tâm hồn chúng tôi có lẽ sẽ héo úa buồn bã vì cái cuộc sống này đã, đang bạc bẽo, kỳ thị chúng tôi”. Tôi còn nhớ như in câu nói của Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri Ân Thương Phế Binh đã chia sẻ với các cộng tác viên: “Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương”. Linh mục vinh sơn phạm trung thành Vì tình thương đó mà các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã sưởi ấm được hàng ngàn trái tim bị cái xã hội, cái chế độ vây ráp trong sự ghẻ lạnh, ruồng bỏ, truy diệt. Chúng ta sẽ tiếp tục đốt lửa và thêm vào nhiều năng lượng hơn để sưởi ấm cuộc đời, thân phận thương phế binh hay chúng ta sẽ dập tắt nó? Điều này thì tương lai sẽ cho chúng ta câu trả lời. Vui mừng và hi vọng luôn cho con người kết quả tốt đẹp. Trong biến cố thay đổi danh xưng, nhân sự, và cách thức làm việc tại văn phòng Công Lý và Hòa Bình tại Dòng Chúa Cứu Thế. Trên Facebook Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết: “Bề trên nhà Sài Gòn vẫn tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi tạ ơn Chúa và đợi xem”. Thượng đế không loại trừ bất cứ một ai, chỉ có con người loại trừ nhau mà thôi. Người Công giáo xác tín một điều, Thiên Chúa không bỏ rơi một ai, nhất là những con người yếu thế, khổ đau. Thân phận của người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong xã hội này là thân phận của người yếu thế, đau khổ. Họ đáng được chúng ta tôn trọng, bảo vệ và yêu thương. Portland, OR 13/5/2019 Paulus Lê Sơn  
......

Chẳng Còn Bên Nhau - Đi Nốt Cuộc Đời

LM. Giuse Ngô Văn Kha | Từ một sáng kiến, tổ chức thành một chương trình, “Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời” đã cuốn hút những người trong cuộc, những người đã trải qua một giai đoạn lịch sử cực kỳ nghiệt ngã, giữa ranh giới sống – chết, hội tụ lại trong một cách thức đơn sơ cụ thể, để bày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ anh linh những người đã góp công và hy sinh cả sinh mạng mình cho quê hương, cho tự do và quyền làm người của người dân Việt. Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời như một lời tri ân ngập tràn nghĩa tình “huynh đệ chi binh”, như bổn phận phải có của những người may mắn còn sống, và sống lằn lặn sau cuộc chiến; như một bổn phận của những người được thụ hưởng sự tự do, là phải trả cái nghĩa nặng với tình sâu cho những người đã góp một phần thân thể, trở nên “tàn và phế” vì phụng sự quê hương và dân tộc, thì mới hợp với đạo lý làm người. Quê hương mang nặng nghĩa tình, không chạy theo quan niệm, xu thế của bọn cơ hộ điếm đàng vắt chanh bỏ vỏ, nhưng luôn trân trọng sự hy sinh cao cả và thấy đấy là chiến tích của khí phách hào hùng, của những người con dân dâng hiến mình cho vinh quang Đất Việt. Bao lớp những Anh Hùng “vô danh” đã hy sinh tuổi xuân vì lý tưởng dân chủ, tự do và công bằng, lấy thân xác mình để chứng minh giá trị Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, với bầu nhiệt huyết sùng sục, sẵn sàng hoà mình vào lòng Đất Mẹ Quê Hương như một sự trả ơn trả nghĩa trọn vẹn nhất, cho niềm tự hào được làm người Việt Nam, cho tương lai của đất nước. Những Thương Phế Binh còn tồn tại hôm nay, chỉ là bề nổi của hàng hàng lớp lớp những thanh niên Đất Việt, mang trong mình khí phách hào hùng ấy. Bị thanh lọc, bị phân biệt đối xử, bị đầy đọạ và nhục mạ trong muôn vàn nỗi khổ nhục suốt gần nửa thế kỷ. Cố sống để mà sống, không hề oán trách, chẳng than thân trách phận, e rằng xúc phạm đến anh linh những đồng đội đã hy sinh nằm xuống. Lây lất sống qua ngày, nghĩ tưởng những mái nhà ở Vườn Rau Lộc Hưng sẽ là chốn dung thân cùng nhau cho đến hết đời, lúc sức cùng lực kiệt; nghĩ rằng dẫu “bên thắng cuộc” có hắt hủi, kỳ thị và ghét bỏ đến đâu, vẫn còn đó tình người như tia hy vọng cuối cùng, nhưng thói đời hèn hạ... Thế là tan tác những mảnh đời, chằng còn được bên nhau đi nốt cuộc đời. Người chiến sĩ ấy - Những Thương Phế Binh, ai cũng mang trong mình thời trai trẻ oanh liệt, với những ước mơ và lý tưởng cho riêng mình, với những cống hiến và hy sinh, can đảm sống cuộc sống với những giá trị mình theo đuổi, đã từng sống và bảo vệ những giá trị của tự do và độc lập, của văn minh và tiến bộ, đã góp phần làm nên lịch sử của dân tộc, nay phải cố vượt trên nỗi mặc cảm của “bên thua cuộc”, và sự nhục nhằn của “người bị bỏ rơi” Chẳng Còn Được Bên Nhau - Đi Nốt Cuộc Đời, nhưng vẫn còn đấy những sự cảm thông và yêu mến, sự đồng hành và trợ giúp những kiếp sống bị đọa đày với nỗi đau bị ruồng bỏ và sự liên đới luôn dành cho những người nghèo không thể khốn cùng hơn. Tình tương thân tương ái của những người con dân đất Việt cùng chia sẻ những thăng trầm của vận mệnh tổ quốc, sẽ giúp nhau vượt qua khó khăn này để hướng về một tương lai, nhất định sẽ tươi sáng hơn. Dẫu chẳng còn được Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời, nhưng bây giờ chính là lúc phải xác tín và chứng tỏ rằng, chúng ta cần có nhau, như lịch sử luôn phải tôn trọng sự thật về sự đóng góp cao cả của những người đã từng bảo vệ những giá trị làm người, chiến đấu cho tổ quốc hy sinh cho quê hương, và luôn hiên ngang là con dân Đất Việt. Xin tri ân các anh, những anh hùng Đất Việt – Những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà. Bài được đăng trên Fb. Nguyen Khanh  
......

Trí thức & sự ngộ nhận

Đỗ Văn Ngà| Một trí thức là gì? Là một con người tham gia vào tư duy phê phán, nghiên cứu và suy ngẫm về xã hội, đề xuất các giải pháp. Người trí thức phải biết có thái độ chính trị một cách độc lập với chính quyền, dám tố cáo một sự bất công xã hội. Người trí thức là người tìm thấy quyền lợi mình trong cái chung của xã hội. Nghĩa là gì? Nghĩa là họ nhận thấy rằng, xã hội đe dọa họ, nhà nước bất công với nhân dân trong đó có họ. Cho nên họ lên tiếng, lên tiếng cho cái riêng cũng là lên tiếng cho cái chung. Người có học là những người được học hành đến nơi đến chốn. Họ dùng những kiến thức đó để mưu cầu một nghề nghiệp hay địa vị cho riêng mình. Như vậy, giữa người có học và người trí thức còn có một khoảng cách khá xa. Người trí thức đa phần là người có học, nhưng người có học chưa chắc là một trí thức. Ở nền giáo dục Việt Nam, mục đích họ chỉ tạo ra những con người có học. Ở Việt Nam hiện nay người ta nhầm tưởng kẻ có học và trí thức. Đến một ông học cao nhưng vẫn ngang nhiên dẫm đạp lên hiến pháp hứa dẹp biểu tình như ông Nguyễn Thiện Nhân mà nhiều người còn nghĩ ông này là trí thức. Ông ta còn cách rất xa từ trí thức đúng nghĩa. 1.000 chuyên gia, được mệnh danh là trí thức theo một ông thủ tướng ba hoa khoác lác ngồi tụm nhau bàn chuyện hóa rồng trên một nền chính trị độc tài toàn trị nền chính trị mà bên trong nó chỉ toàn là mối mọt gặm nhấm nát tương nền kinh tế. Nếu là trí thức, phải biết xấu hổ vì vác mặt tới ngồi bàn chuyện của thằng cuội trên cung trăng như thế. Thực ra những con người mang mặt đi dự cái hội nghị đó, họ có học nhưng đã ngộ nhận mình là một trí thức. Đến nguyên nhân gây ra sự hoang tàn của đất nước họ còn không nhận ra thì họ là trí thức gì đây? Những con người đó, họ có thể làm việc kiếm cơm nhét miệng mình rất tốt, nhưng họ hoàn toàn không có tầm để bàn chuyện quốc gia đại sự, kể cả ông thủ tướng cũng thế. Cho nên họ mới vác mặt đến dự một cuộc hội thảo nhố nhăng như thế mà họ không hề thấy xấu hổ. Chuyện sát sườn của Việt Nam hiện nay là phải làm cho nhận thức người dân thay đổi. Đất nước Việt Nam hiện nay cần phải lột bỏ cái vỏ Cộng Sản như là một lần cắt bỏ khối u, và đất nước phải trải qua một biến cố rất lớn làm nội lực đất nước suy kiệt để rũ bỏ Cộng Sản thì mới tính đến chuyện phát triển được. Còn theo Cộng Sản bàn chuyện hóa rồng thì cũng giống chuyện ông bộ đội cụ hồ dùng nỏ hạ máy bay của Mỹ thôi, hoang tưởng! Người trí thức ở Việt Nam, rất ít! Không đủ bột để gột nên hồ./.
......

Hội Luận Cà Phê Đá, niềm cảm hứng của truyền thông tự do

nhacsituankhanh| Từ tháng 6/2019, hy vọng rằng dân cư mạng vẫn còn thấy được thường xuyên chương trình Hội luận Cà Phê Đá, với hình ảnh đã trở nên quen thuộc lâu nay. Đây là một trong những chương trình vlog có hàng chục ngàn người Việt trên toàn thế giới đón coi mỗi sáng thứ Hai, xuất hiện tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn. Câu chuyện thời sự hàng tuần của đất nước, được hai linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ dẫn dắt, đã kiên trì mở ra nhiều góc tối của xã hội, lên tiếng cho tù nhân lương tâm và dân oan, trình bày quyền con người và luật pháp hiện hành. Nhìn thoáng qua, Hội luận Cà Phê Đá giống như các cuộc tán gẫu thời sự, thế nhưng trong một thời gian ngắn, chương trình này đã trở thành điểm tựa cho nhiều người đang sống trong một đất nước đầy sự vô pháp, thất nhân tâm… Chương trình làm người xem thương mến, bởi họ vẫn còn tìm thấy những tiếng nói chân thành, kêu gọi sự minh bạch cho đất nước, cho số phận con người. Đã từng có lời bình luận của người xem, nói rằng Hội Luận Cà Phê Đá giống như giờ thời sự định kỳ của đài truyền hình phía tự do ngôn luận, chương trình truyền hình thật sự của nhân dân. Dĩ nhiên, mọi thứ đều có cái giá của nó. Bên cạnh những lời cỗ vũ và chờ đón dành cho chương trình này, cũng có những sự căm ghét và những âm mưu từ kẻ có quyền. Mới đây, có lệnh thuyên chuyển nhiệm sở đối với linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ, cho thấy linh mục Thanh phải về Vĩnh Long, còn linh mục Vũ sẽ phải đến Cần Giờ. Như vậy, từ cuối tháng 5/2019, dù có cố gắng nối tiếp, nhưng vlog Hội Luận Cà Phê Đá ắt sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Công việc mới bận rộn ập đến với từng linh mục, và quan trọng là họ phải rời trung tâm Sài Gòn, nơi tiếp nhận không ngừng hơi thở sự sống, vốn luôn bị bịt chặt các phần sống động nhất trên các trang báo của Nhà nước. Từ năm ngoái, 3 vấn đề lớn mà vlog Hội Luận Cà Phê Đá đặt ra, làm nhức nhối những kẻ muốn bưng bít thông tin tại Việt Nam là vấn đề bắt bớ, giam giữ, kết án, bỏ tù một cách quái dị đối với những người yêu nước đã xuống đường từ ngày 10 tháng 6, năm 2018 để chống luật an ninh mạng, chống luật đặc khu nhượng địa cho Trung Quốc. Kế đến là vấn đề Luật an ninh mạng và tuờng trình các diễn biến quanh vụ cướp đất ở Vườn rau Lộc Hưng. Nhưng đến sự kiện Vườn rau Lộc Hưng, không chỉ vlog Hội luận Cà Phê Đá có vai trò mở đường đưa ra các lời tố cáo, vạch trần sự lừa dối và trắng trợn của chính quyền quận Tân Bình, mà người ta còn thấy chương trình này đã tạo ra niềm cảm hứng cũng như khởi động sức mạnh truyền thông của giáo dân Công giáo. Thậm chí, chương trình này từ khi ra mắt, cũng tạo cảm hứng cho giới tự do tín ngưỡng ở Việt Nam trong việc gầy dựng truyền thông cho mình. Từ đầu năm 2019 đến nay, việc xuất hiện các vlog ngắn tường trình hay livestream của các phái Cao Đài Chơn Truyền, Hòa Hảo Thuần Túy, và kể cả Phật giáo Thống Nhất… đã trở nên nhiều hơn. Thậm chí trong các chứng cứ thu thập cho phúc trình của Ủy ban Tự do tôn giáo của Hoa Kỳ (USCIRF) năm 2019 về Việt Nam, có cả các video về người H’mong theo đạo Tin Lành gửi đến – điều mà trước nay vô cùng hiếm hoi. Đã có nhiều lời đồn đoán về nhà cầm quyền tác động đến việc thuyên chuyển của các linh mục. Nhưng nói trên trang cá nhân của mình, linh mục Lê Ngọc Thanh nói rằng nhiệm kỳ và thuyên chuyển của các linh mục vẫn luôn là nguyên tắc bình thường. Tuy vậy, với cái nhìn từ bên ngoài, rõ là tiếc nuối, khi những các nguyên tắc đó bắt buộc phải thi hành vào những thời điểm mà các linh mục đang cống hiến tốt nhất, mạnh mẽ nhất khả năng của họ. Và thậm chí cũng bất thường, khi liên hệ đến trường hợp linh mục Nguyễn Duy Tân phải rời bỏ giáo xứ Thọ Hòa để về phụ việc ở công trình Đức Mẹ Núi Cúi, lúc này. Công việc truyền thông, phụng sự cho những TPB-VNCH cũng được nhiều người đặt dấu hỏi về việc có thể tồn tại lâu dài hay không ở Dòng Chúa Cứu Thế. Đặc biệt là vào cuối năm ngoái, khi có tin hành lang rằng nhà cầm quyền muốn chấm dứt việc tập hợp các TPB-VNCH như vậy, dù chỉ là giúp đỡ từ thiện. Khi được hỏi về điều này, linh mục Phạm Trung Thành – người từng bị cấm xuất cảnh và nhiều lần bị tra vấn bởi nhà cầm quyền, đã nói rằng ông vẫn làm, và sẽ phải làm cho những con người bị thiệt thòi đó. “Chúng tôi phụng sự Chúa, và đã là việc của Chúa thì không ai có thể cản được”, linh mục Phạm Trung Thành nói, cũng trên một vlog của truyền thông Công giáo. Hội Luận Cà Phê Đá sẽ tiếp tục hay tạm dừng? Khán giả của vlog này nhìn về hiện tại và lo lắng. Nhưng trên thực tế, dù tiếp tục hay tạm dừng, thì chương trình này cũng đã làm được điều tưởng chừng như vô vọng vào những lúc khó khăn nhất: thổi một luồng gió mới đầy cảm hứng về truyền thông tự do, trong một đất nước độc tài kiểm duyệt.
......

Lenin một tay đại xảo trá bịp bợm

Đỗ Văn Ngà| “Centralism is the concentration of power and control in the central authority of an organization (such as a political or educational system)”. Tạm dịch centralism là một thứ chủ chủ nghĩa mà ở đó quyền lực và sự kiểm soát được tập trung về một cơ quan đầu não của một tổ chức nào đấy (chẳng hạn như là một tổ chức chính trị hay tổ chức giáo dục). Tiếng Anh họ định nghĩa thế. Nói cho dễ hiểu thì nó là một thứ chủ nghĩa mà trong đó một nhóm người gom hết quyền lực và nắm quyền điều khiển mọi thứ, hết. Trong nền chính trị độc tài toàn trị của Công Sản, thì nhóm gom hết mọi thứ quyền hành và chiếm trọn quyền điều khiển đất nước đó là Bộ Chính Trị, nhóm này là nhóm nắm siêu quyền lực và dân hoàn toàn không có chút quyền lực gì cả. Chỉ có Cộng Sản mới có kiểu gom hết quyền lực như thế, vì chủ nghĩa này được bịa ra bởi Lenin. Democratic là có tính dân chủ. Thực ra khi dùng từ centralism là thứ chủ nghĩa gom quyền lực nghe nó không khác gì bản chất của một hoàng đế chuyên quyền, nên Lenin đã rất gian xảo khi dùng từ Democratic để thêm vào nhằm làm giảm nhẹ nghĩa tập quyền của nó. Thực chất của rừ Democratic Centralism nó vẫn là một thứ chủ nghĩa tập quyền, và hoàn toàn nó không mang nghĩa dân chủ nào cả. Đã dân chủ thì tiếng nói mọi người phải có giá trị, phải được lắng nghe, nghĩa là để có dân chủ thì phải tản quyền chứ không thể là tập quyền. Bản chất của từ Democratic centralism là thế nhưng CSVN dịch tào lao là “tập trung dân chủ”. Nói ra có vẻ như nó dân chủ lắm, nhưng kỳ thực đó hoàn toàn không phải thế vì từ “tập trung dân chủ” về ngữ nghĩa tiếng Việt nó rất tối nghĩa, khi nói ra chẳng ai hiểu nó là cái thứ mô tê gì cả. Trong Tiếng Việt, CSVN định nghĩa “tập trung dân chủ” như sau: “Tự do thảo luận nhưng, thống nhất hành động”. Đây là một cách định nghĩa mang tính lừa gạt nhân dân. Câu hỏi đặt ta là “tự do thảo luận” thì ai có quyền thảo luận? Nhân dân có quyền không? Không hề. Cấp ở dưới cơ sở có quyền thảo luận không? Không hề. Chỉ duy nhất nhóm rất nhỏ trên cao là có quyền thảo luận và quyết rồi áp đặt xuống tất cả phải thi hành theo. Nói thẳng ra “tập trung dân chủ” là một thứ độc tài đến cực đoan và áo bên ngoài một tự mỹ miều “Democratic – có tính dân chủ”. Lenin, một tay đại xảo trá bịp bợm, CSVN là một nhóm lừa gạt. Chính xác là thế./.
......

Tháng Tư – nhìn người, nhìn lại mình

Nhật Bản vươn lên từ đống tro tàn sau khi bại trận tháng 9/1945 bằng nỗ lực của cả dân tộc, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ cựu thù là Mỹ và phe đồng minh. Song Chi -  RFA! Trên thế giới, có nhiều dân tộc mà tôi nể phục, trong số đó có người Đức, người Nhật và người Do Thái. Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX, người Đức đã từng là một trong những dân tộc bị ghét nhất dưới thời Hitler. Nước Đức dưới thời Hitler là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai, đã giết chết từ 50 đến 85 triệu người bao gồm các vụ thảm sát, diệt chủng của Holocaust, ném bom chiến lược, chết vì đói và bệnh tật, và sử dụng vũ khí hạt nhân. Hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã bị cầm tù, bị sát hại trong các trại tập trung của Đức Quốc Xã và các trại hủy diệt, hoặc bị bắn vì bị nhà nước phát xít Đức xem là không thuần chủng, “không được mong muốn”. Mặt khác, người Đức cũng trải qua hai “kiếp nạn” lớn nhất trong lịch sử nhân loại là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, cũng đã từng chịu cảnh chia đôi đất nước. Nhưng họ đã đi qua cả hai “kiếp nạn” đó, đã thống nhất đất nước trong êm đẹp, đã dũng cảm nhìn lại và không chối bỏ những sai lầm, những tội ác của cha ông trong quá khứ. Người Nhật cũng từng gây nhiều tội ác với các dân tộc khác như Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Miến Điện, Philippines… trong giai đoạn phát xít, và họ đã có rất nhiều hành động chuộc lỗi chẳng hạn thông qua các nguồn viện trợ hào phóng, xét xử những tội phạm chiến tranh… Mặt khác, là nước đại bại trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng họ đã nhanh chóng vươn lên từ đống tro tàn, đã trải qua cuộc cải cách vĩ đại nhất được ghi nhận trong lịch sử hiện đại bằng nỗ lực của cả dân tộc, kể cả chấp nhận sự giúp đỡ từ “kẻ thù” là Mỹ và phe đồng minh. Không có mấy dân tộc nào phải chịu cảnh lưu vong hàng ngàn năm như dân Do Thái, nhưng trải qua hàng ngàn năm lưu vong đó họ vẫn giữ được ngôn ngữ, bản sắc văn hóa, tôn giáo của mình, đoàn kết hỗ trợ nhau ở xứ người, và dù sống ở đâu họ cũng thành đạt, đa phần làm thầy chứ không làm tớ thiên hạ. Đến khi có điều kiện lập quốc, một số lượng lớn người Do Thái đã trở về xây dựng đất nước, những ai không trở về thì cũng gửi tiền hoặc tìm cách này cách khác để đóng góp cho quê hương. Và mặc dù là một quốc gia nhỏ bé lọt thỏm giữa khối Ả Rập chung quanh, đất nước Israel của dân Do Thái đã không bị các nước Ả Rập nuốt chửng mà ngược lại, vững vàng, mạnh mẽ về kinh tế cho tới quân sự, quốc phòng. Đức, Nhật, Do Thái ngày nay đều là những quốc gia giàu mạnh, tự do, dân chủ. Người Đức, người Nhật, người Do Thái đều là những dân tộc thành công. Nếu như số phận của một con người phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của người đó thì số phận của một dân tộc cũng vậy. Cả ba dân tộc Đức, Nhật, Do Thái đều có những điểm chung làm nên số phận của mình. Có thể kể ra khá nhiều nhưng có lẽ 3 điểm chung lớn nhất là: Có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc rất lớn. Biết học những bài học từ những sai lầm trong lịch sử. Có khát vọng xây dựng đất nước thành một quốc gia độc lập, hùng cường, có vị thế, được kính trọng trên thế giới. Nhìn lại Việt Nam, trong thế kỷ XX, chiến thắng của Đảng Cộng Sản vào ngày 30/4/1975 đã mở ra một chương sai lầm nhất, bi kịch nhất, oái ăm nhất trong lịch sử Việt Nam. Không có gì có thể bào chữa cho tội ác của Đảng Cộng Sản đối với đất nước, dân tộc. Song việc một đảng cầm quyền bất tài, bất lực, phản dân hại nước như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay thì điều đó không thể đổ lỗi cho số phận hay chỉ là trách nhiệm của riêng Đảng Cộng Sản nữa, mà chính toàn thể người Việt Nam, trong và ngoài nước, phải cùng gánh trách nhiệm này. Câu trả lời cho việc bao giờ thì người Việt có thể bước qua một trang sử mới và không còn phải dằn vặt khi nhìn lại sự kiện ngày 30/4/1975, nằm trong tay người dân Việt.    
......

44 năm nhìn lại 30 tháng 4 (1975-2019)

Dân sinh xuống cấp – Dân khí suy đồi – Dân phong tan tác Biến cố 30 tháng 4 năm 1975, mỗi ngày đã bị đẩy xa thêm vào quá khứ; nhưng không một ai có thể quên hay có thể xóa trong tâm thức. Cuộc chiến Việt Nam đã ngưng tiếng súng từ 44 năm qua, trên nguyên tắc hòa bình đã vãn hồi và hai miền Nam Bắc đã được thống nhất, nhưng trong thực tế lòng người ở cả hai miền chưa thực sự hàn gắn, vết thương chia cắt quốc – cộng vẫn còn rỉ máu. Đáng lý ra hàng triệu triệu người vui mừng sau cuộc chiến, cùng nhau chung sức xây dựng đất nước; nhưng những người trong cuộc – Bên Thắng lẫn Bên Thua – đã hơn 4 thập niên rồi vẫn còn đắng cay khi nói đến hai chữ giải phóng. 30 tháng 4, thật sự đã khởi đầu một bi kịch mới. Vào năm 1975, dân số cả hai miền Nam và Bắc có vào khoảng non 48 triệu người, trong khi đó dân số Thái Lan có vào khoảng 43 triệu người. Lúc đó GDP của Thái Lan là 7,4 tỷ Mỹ Kim, lợi tức bình quân một đầu người là 175 Mỹ Kim; GDP của Việt Nam ước tính 4,2 tỷ Mỹ Kim, lợi tức bình quân một đầu người bằng Miến Điện khoảng 88 Mỹ Kim. Như vậy cách nay 44 năm, lợi tức bình quân của người Thái và Việt không chênh lệch nhau bao nhiêu. Cả hai cùng xuất phát là những quốc gia nghèo, chậm tiến tại Á Châu. 44 năm sau, nhìn lại tình hình phát triển của Thái Lan và Việt Nam đã có sự chênh lệch đáng suy gẫm. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới vào tháng 12/2018 thì Thái Lan hiện có khoảng 70 triệu dân, GDP 530 tỷ Mỹ Kim và lợi tức bình quân đầu người là 8.190 Mỹ Kim. Trong khi đó dân số Việt Nam là 96 triệu người, nhưng GDP năm 2018 chỉ đạt 230 tỷ Mỹ Kim và lợi tức bình quân đầu người là 2.587 Mỹ Kim. Như vậy 44 năm sau phát triển, không những lợi tức bình quân của Thái Lan hơn Việt Nam 3,1 lần, mà chỉ số hạnh phúc của Thái Lan còn vượt xa Việt Nam. Theo bản Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018 (2018 World Happiness Report) của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững LHQ, Việt Nam đứng thứ 95 trong khi Thái Lan sắp hạng cao hơn hẳn là 46. [Chỉ số hạnh phúc của mỗi quốc gia được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố như GDP đầu người, tuổi thọ, tự do, sự ủng hộ xã hội, nhận thức về tham nhũng…10 quốc gia có chỉ số cao nhất theo thứ tự là 1/ Phần Lan; 2/ Na Uy, 3/ Đan Mạch; 4/ Iceland; 5/ Thụy Sĩ; 6/ Hà Lan; 7/ Canada; 8/ New Zealand; 9/ Thụy Điển; 10/ Úc]. Người dân Thái Lan đang làm chủ thật sự cuộc sống và bước vào ngưỡng cửa của một quốc gia đang phát triển. Trong khi Việt Nam tuy được đánh giá là nền kinh tế đang có sức thu hút đầu tư ngoại quốc rất cao so với khu vực, nhưng thực tế là người Việt Nam đang làm công cho các xí nghiệp ngoại quốc (chiếm 70% xuất khẩu), còn nền kinh tế nước nhà (gồm quốc doanh và tư doanh) thì èo uột. Hàng trăm ngàn thanh niên ra trường với bằng cử nhân, nhưng lại không tìm được công ăn việc làm ổn định trên đất nước của mình và đã phải “tranh nhau” xin đi làm lao động ở nước ngoài. Ảnh minh họa (RFA) Chính đường lối phát triển tạp nhạp của quái thai “kinh tế thị trường” và “xã hội chủ nghĩa” trong 44 năm qua, đã phát sinh ra một giai cấp mới. Đó là giai cấp tài phiệt đỏ, cấu kết nhau tham nhũng, buôn lậu… để giàu lên một cách bất chính; trong khi đó đại đa số dân chúng thì sống trong bần cùng, nghèo đói. Nói cách khác, chính hệ thống chính trị độc tài, độc tôn của đảng CSVN đã tạo ra một xã hội bất công và đầy dẫy những tệ nạn: ấu dâm, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm ăn bất chính như cung cấp thực phẩm độc hại ra thị trường… Những hiện tượng tiêu cực này đã dần dần biến thành nét đặc thù của xã hội Việt Nam qua hình ảnh: Dân sinh xuống cấp, Dân khí suy đồi, Dân phong tan tác ngày nay. DÂN SINH XUỐNG CẤP, được biểu hiện rõ ràng nhất chính là chất lượng cuộc sống của người Việt Nam ngày nay bị đe dọa bởi nạn ung thư gia tăng nhanh chóng và thực phẩm không an toàn tràn lan trong xã hội. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), năm 2018 số ca mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 165.000 ca. Ung thư đang là một trong những thách thức sức khoẻ cộng đồng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Khoảng 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bao gồm cách ăn uống, dinh dưỡng, hoạt động thể chất. Tuy nhiên, do môi trường sống – bao gồm nước uống, khí thở và đất đai canh tác bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá, kiến thức vệ sinh và y tế… khiến cho tỷ lệ mắc ung thư ngày càng cao và đáng báo động. Theo báo cáo của tổ chức IQAir AirVisual, Hà Nội chỉ đứng sau Jakarta ( Indonesia) về mức độ ô nhiễm không khí tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: TheLeader Theo thông tin trên báo Đại Đoàn Kết, vấn đề ô nhiễm các chất độc hại trong quá trình nuôi, trồng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc để bảo quản hoa quả, rau trái được lâu, thuốc tạo nạc, các chất hóa học cho thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, từ rau quả, thực phẩm, thịt đến sữa, đồ dùng, đồ chơi… đều là những nguyên ủy làm gia tăng ung thư, các bệnh lý và cắt giảm tuổi thọ. Những năm gần đây trường hợp một gia đình có đến 3-4 người chết vì ung thư không còn là chuyện hiếm. Nhiều thôn, xóm có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao gấp nhiều lần so với mức trung bình cả nước. Ước tính, cả nước có ít là khoảng 37 làng có nguồn nước sinh hoạt và ăn uống bị ô nhiễm nặng. Trong vòng từ 5 năm đến 20 năm trở lại đây tại các xã của 37 “làng ung thư” này có tới hơn 1.100 người chết vì các bệnh ung thư và 380 người ở các xã lân cận cũng tử vong với cùng nguyên nhân. DÂN KHÍ SUY ĐỒI, được biểu hiện rõ nhất qua lối sống vô cảm, makeno, giả dối, con người không còn có sự gắn bó, cảm nhận được danh dự, lòng tự trọng hay ý thức trách nhiệm để sẵn sàng hy sinh cho nhau. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, xảy ra khoảng 16 vụ học sinh đánh nhau, trong đó có một số vụ có tính chất nghiêm trọng như nam học sinh bóp cổ cô giáo, học sinh đâm trọng thương thầy giáo chủ nhiệm. Năm học 2017-2018, có 23 vụ giáo viên vi phạm đạo đức và 6 vụ giáo viên bị xúc phạm… Mới đây bùng nổ vụ nâng điểm thi trung học phổ thông của con em cán bộ cao cấp tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình đã khiến cho dư luận ngao ngán. Cảnh một nhóm học sinh đánh một nữ sinh. Ảnh: Internet Khi những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục xảy ra liên tục như vậy, cho thấy là nền móng xã hội đã lung lay đến tận gốc vì giáo dục là khuôn thước để tạo dựng lên dân khí. Thật vậy, bạo lực, bạo hành hiện nay không chỉ diễn ra ở học đường mà đã lan tỏa trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội. Bệnh nhân tấn công bác sĩ, y tá vì cho là không chữa trị theo ý mình. Anh chị em đánh nhau, giết nhau chỉ vì cho rằng sự phân chia không công bằng tài sản để lại của cha mẹ… Bạo lực đang hình thành ở không ít gia đình nơi mà lâu nay vẫn được xem là tế bào bình yên nhất của xã hội. DÂN PHONG TAN TÁC, được biểu hiện rõ nhất qua sự biến dạng và suy đồi của các phong cách sinh hoạt cao đẹp mang tính nề nếp, tập quán lâu đời của dân tộc Việt. Xã hội Việt Nam nói chung còn rất nghèo và lạc hậu, vậy mà triền miên những ngày sau Tết toàn là những lễ hội. Đập vào mắt mọi người là những bộ lễ phục diêm dúa, khoa trương hở hang tại những nơi thờ phượng trang nghiêm. Đó là chưa kể những lễ vật và những lời cầu xin của khách thập phương khấn cầu các Thần Thánh, Thần Linh đầy màu sắc vụ lợi và mê tín dị đoan nào là cầu “chạy việc”, “chạy chức”, “chạy án”, “tạ ơn”… tại các Chùa, các Đền. Lợi dụng tâm lý này, nhiều kẻ đã xây rất nhiều chùa giả, điện thờ giả với mục đích thu tiền công đức của du khách. Cảnh chen lấn xô đẩy tại Lễ hội Đền Gióng. Số người đến Chùa, Đền quá đông đã gây nên tình trạng quá tải, làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường, tàn phá di tích và phát sinh các hành vi tiêu cực, phạm pháp như buôn bán, giữ xe theo kiểu móc túi, chặt chém, rồi trộm cắp, giả dạng ăn xin hoành hành. Hậu quả nguy hại nhất là đã làm gia tăng tình trạng mê tín dị đoan, lối suy nghĩ và cách hành xử tiêu cực, chạy theo các giá trị vật chất hiện sinh, cách ứng xử gian dối, phủ nhận khoa học v.v… Nói cách khác là ngày nay, con người ta đến chùa chiền, lễ hội chỉ cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn, cầu thăng quan tiến chức, bán đắt buôn may, trúng dự án, tránh thanh tra… không mấy ai cầu Trí, cầu Nhân, cầu Dũng, cầu Liêm. Giả sử có người cầu thế, không khéo sẽ bị đám đông chê cười là “không bình thường.” Tóm lại, sự hỗn loạn của xã hội Việt Nam như đã mô tả ở trên chính là do mâu thuẫn lợi ích mà đảng CSVN đã đặt ách thống trị lên toàn thể đất nước trong 44 năm qua. Giai cấp lãnh đạo xâm phạm lợi ích chính đáng của dân đen, và lợi ích của dân tộc. Chính cách hành xử duy lợi ích này của đảng độc tài cũng tạo ra một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam sẵn sàng làm mọi chuyện vì những món lợi cỏn con, bất chấp tính mạng người khác, bất chấp luân thường đạo lý… theo đúng ngụ ngôn mai mỉa ngàn xưa “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.” Việt Nam đang mất hướng đi, không biết sẽ tới đâu, tới nơi nào trong bản đồ văn minh của thế giới loài người. Một đất nước mà người ta gọi chính quyền không những tham lam, độc ác mà còn bệnh hoạn, khốn nạn; người dân không chỉ bị xem là dân trí thấp mà còn bị gọi là vô cảm, thờ ơ trước vận mệnh dân tộc và ngay cả vận mệnh của chính mình cũng như con cháu. Một xã hội như thế đúng là Dân sinh xuống cấp – Dân khí suy đồi – Dân phong tan tác Ban Biên Tập Web Việt Tân https://viettan.org/44-nam-nhin-lai-30-thang-4-1975-2019/  
......

Bản sắc dân tộc

Tân Phong Khi “trái tim Paris” Notre Dame bốc cháy, bạn thấy gì? Những người dân Pháp quỳ xuống bên bờ sông Seine cầu nguyện, rất nhiều nước mắt đã rơi. Biểu tượng 850 năm đầy tự hào về văn hóa, tôn giáo, kiến trúc, hội họa, nghệ thuật… mà người Pháp đã xây dựng đang chìm trong khói lửa như lời tiên tri định mệnh của Victor Hugo. Những người yêu Paris hoa lệ, những người mộ đạo, những người yêu thích văn hóa nghệ thuật xót xa, đau đớn. Có ai đó thoảng thốt kêu lên “linh hồn nước Pháp đã ra đi, chẳng còn chốn trở về”… Ngôi thánh đường uy nghi, lộng lẫy soi bóng bên sông Seine thơ mộng, chứng kiến bao dâu bể lịch sử, những triều đại đi qua, chiến tranh và hòa bình, những vị vua được phong thánh, những lễ cưới hoàng gia xa hoa và cả mối tình câm lặng, bi thảm của chàng gù Quasimodo… đều diễn ra dưới mái nhà thánh đường này. Tưởng như kiệt tác vô song của sự sáng tạo và lòng sùng kính Chúa sẽ trường tồn. Vậy mà, vào kỳ lễ Thánh, di sản vô giá của nhân loại và nước Pháp đã bị hủy hoại. Thế mới biết, chẳng có gì là mãi mãi. Chẳng phải một Babylon, một Constantinople hùng vĩ, nguy nga – biểu tượng của những nền văn minh cổ đại cũng đã chịu những số phận bi thảm đó sao? Đền đài có to đẹp tới đâu nhưng thiên tai, nhân họa đều có thể xảy ra bất kỳ và chẳng gì muôn năm với thời gian. Nhưng, có huy hoàng nào hôm nay mà lại chẳng tái sinh từ tro tàn hôm qua? Thánh đường có thể sụp đổ nhưng Đức tin vào Tình Yêu Thiên Chúa còn, sẽ lại có những Notre Dame khác. Người Pháp khóc và cầu nguyện. Những tỷ phú sẵn lòng cung hiến hàng tỷ USD để xây dựng lại nhà thờ mà chưa cần đến lời kêu gọi nào từ chính quyền. Rồi người ta sẽ thấy những mái tháp cao vút của ngôi thánh đường đã trở thành huyền thoại nước Pháp lại vươn lên bầu trời Paris xanh ngắt, như chưa từng có thảm họa. Khi Notre Dame của Paris sụp đổ, tôi thấy những tượng đài tráng lệ trong tâm khảm người dân được dựng lên, Tình Yêu Thiên Chúa đã gắn kết một xã hội Pháp đang chia rẽ, rã rời, Ngọn lửa có thể đốt cháy tòa tháp nhưng không đốt cháy được Đức Tin. Phát biểu trước đông đảo phóng viên và dân chúng sau khi ngọn lửa đã được khống chế, Tổng thống Pháp Macron gọi vụ cháy Nhà Thờ Đức Bà Paris vừa xảy ra là một “thảm kịch khủng khiếp”. Ảnh: Global News Tôi tin rằng, một sớm mai ngày Chúa nhật không xa, tiếng chuông mà Quasimodo gióng lên trên tháp chuông của Notre Dame lại ngân vang khắp nơi, nhắc nhớ mọi người những tuần lễ Thánh, về câu chuyện tình bất hủ, đau khổ, trong sáng của anh. “Trái tim của Paris”, linh hồn của nước Pháp đâu phải trú ngụ ở thánh đường lộng lẫy mà nó hằng nhịp đập trong tâm khảm người dân, trong dòng chảy văn hóa đẹp đẽ, lãng mạn, đầy tự hào như dòng Seine của dân tộc Gaulois – linh hồn đó bất tử. Khi tòa tháp đôi World Trade Center của Mỹ bị tấn công ngày 9/11, bạn thấy gì? Ngày 11 Tháng Chín, 2001 là một ngày đau thương lịch sử của nước Mỹ. Cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay dân sự của nhóm khủng bố Al Qaeda đã giết chết 2996 người và làm bị thương 6000 người, tổn thất hạ tầng 10 tỷ USD và thiệt hại tổng cộng 3000 tỷ USD. Sự kiện này đã làm thay đổi nước Mỹ và thế giới sâu sắc. Không xét về phương diện chính trị, ngoại giao, quân sự… mà ở đây chúng ta nhìn nhận về phản ứng của người dân Mỹ trong hoàn cảnh khi xảy thảm họa đó. Bởi vì, con người cũng như xã hội khi đứng trước một thảm họa to lớn, nguy hiểm đến sự sinh tồn và quyền lợi của bản thân luôn thể hiện được rõ nhất bản tính và khả năng duy lý của con người. Lưu Á Châu – một tướng của quân đội Trung Quốc, cũng đồng thời là một nhà văn, một nhà nghiên cứu cấp cao có ảnh hưởng lớn đến chiến lược “cải tổ” quân đội Trung Quốc, trong một bài phát biểu 3 tiếng đồng hồ ở quân khu Côn Minh đã kể lại sự kiện 11/9 và những nhìn nhận của ông ta như sau: “Sau khi toà nhà Thương Mại Thế Giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy ùng ùng. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau. Khi thấy có phụ nữ, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy . Hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị đập phá, một số thương nhân người A Rập bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.” Khi nói về hành động dũng cảm chống trả đến cùng với bọn khủng bố trên chiếc máy bay 767 rơi ở Pennsylvania, một điểm đáng lưu ý là những người đàn ông ở trên chuyến bay đã bỏ phiếu biểu quyết trước khi hành động. Lưu Á Châu đã biểu lộ sự khâm phục thực sự, ông ta nói: “Dân chủ là gì? đây là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.” Nước Mỹ sau 11/9 hay cũng như sau Trân Châu Cảng không hề gục ngã, sợ hãi mà lại trở nên hùng mạnh hơn, cũng “đáng sợ” hơn bao giờ hết. Đó chính là bản sắc của quốc gia, dân tộc lớn. Nó được tạo lên bởi từng công dân đã được giáo dục và hun đúc một tinh thần dũng cảm, thượng tôn pháp luật và dân chủ đến mức trở thành cốt tủy; những công dân vừa nhân văn, vừa duy lý ở mức phi thường. Còn bản sắc Việt Nam có gì? Người dân Việt Nam luôn được giáo dục từ tấm bé mình là “Con rồng, cháu tiên”, đất nước ngàn năm văn hiến, dân tộc anh dũng, đất nước “rừng vàng, biển bạc”… chúng ta lớn lên với quá nhiều niềm tự hào bởi những “niềm tin” như thế. Nhưng giờ đây, mỗi ngày, hàng chục ngàn người Việt đang cố gắng bỏ xứ ra đi để tìm miếng cơm manh áo ở xứ người. Người dân Việt Nam cầm tấm hộ chiếu CHXHCNVN ra thế giới bị khinh rẻ và kỳ thị. Không phải vô lý khi đã quá nhiều người Việt ra nước ngoài để ăn cắp, bán thân, vi phạm pháp luật khiến cho chính quyền và người dân các nước có sự ác cảm những hậu duệ “con Rồng, cháu Tiên” đang lũ lượt di cư sang đất nước họ. Chúng ta có gì đáng để tự hào? Bằng bóng đá? Bằng lịch sử đánh đuổi Mỹ, Pháp, Nhật? Và để bây giờ, đảng và nhà nước cố gắng “xuất khẩu” càng nhiều càng tốt lao động với giá rẻ mạt sang các quốc gia “đế quốc, thực dân” năm xưa để mong được “bị bóc lột”. Những hậu duệ “con Rồng, cháu Tiên” chưa bao giờ bị khinh rẻ đến thế. Mới đây, khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 diễn ra ở Hà Nội, chính quyền CSVN bỏ nhiều công của để trang hoàng thành phố và những tuyến đường mà quan khách quốc tế sẽ đi qua. Hàng trăm ngàn chậu hoa được trưng bày ở dọc các tuyến phố rất đẹp mắt. Ngay sau khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump rời đi, một cảnh tượng khó thể tin nổi đã diễn ra, những “công dân thủ đô” trông rất sạch sẽ, tươm tất đã thản nhiên bứng những chậu hoa trang trí trên đường phố để mang về nhà một cách tự nhiên như không. Nhiều kẻ đi ô tô sang trọng cũng dừng lại giữa đường và ghé vào “nhặt” vài chậu hoa, chất đầy cốp xe. Không hề có một biểu hiện gì ngại ngùng, suy nghĩ về việc làm của mình đúng hay không? Một xã hội mà việc ăn cắp đã trở thành bình thường, đã nghiễm nhiên được chấp nhận bởi đại đa số dân chúng. Đó là một xã hội hoàn toàn băng hoại. Xã hội Việt Nam hôm nay đang đứng trước một thảm họa thầm lặng là trở thành một dân tộc vong nô ngay trên chính quê hương của mình. Một thảm họa hàng ngày là hơn 350 người Việt bị chết vì ung thư do môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại, khoảng hơn 40 người chết vì tai nạn giao thông… Đời sống đa phần người dân ngày một cùng cực bởi thuế phí tàn bạo bởi một chính quyền vô nhân, tham nhũng và bất tài mà chẳng mấy ai quan tâm, lên tiếng đấu tranh quyền lợi cho chính bản thân mình. Nhưng “đám đông” đó sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để tranh giành một xuất ăn buffet miễn phí. Đó là một xã hội vừa mất cả nhận thức, vừa mất cả nhân phẩm. Vậy, Định Mệnh sẽ dành cho bầy “con Rồng, cháu Tiên” tương lai như thế nào nếu một ngày không xa những thảm họa thực sự sẽ giáng xuống? Hôm 16/4, đọc một bài báo trên mấy tờ lá cải của đảng và nhà nước CSVN “Cháy nhà thờ Đức Bà Paris: Sao Việt bàng hoàng mất ngủ, khóc giữa đêm trước hung tin”, người viết bài này đã thực sự “bàng hoàng” trước mức độ đê mạt của những kẻ cầm bút ở xứ cộng sản. Đừng khóc cho Paris, đừng khóc cho Notre Dame, hãy khóc cho chính chúng ta và tương lai vô định, tối tăm của dân tộc này. Tân Phong https://viettan.org/ban-sac-dan-toc/
......

Cuộc cách mạng thay đổi của Hàn Quốc bắt đầu từ hoa anh đào.

Lưu Trọng Văn! Gã bất ngờ và lặng người khi lang thang dưới tán hoa anh đào nở rực rỡ bên sông Hàn ở Seoul khi biết sự thật này. Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc (HQ) và đem hoa anh đào từ Phú Sĩ trồng khắp HQ để tuyên bố nơi nào có hoa anh đào nơi đó là lãnh thổ của đất nước Mặt trời mọc. Người HQ chống sự xâm lăng của Nhật nên nhiều cây bị lén chặt bỏ. Và khi thoát khỏi ảnh hưởng của Nhật, anh đào nhiều nơi bị chặt bỏ. Nhưng HQ vẫn lạc hậu và đói nghèo trong khi Nhật là cường quốc. Tổng thống Park Chung hee làm cuộc cách mạng thay đổi đất nước bắt đầu từ quyết định: Cấm chặt anh đào, đồng thời trồng anh đào ở khắp đất nước để người HQ nhìn thấy hoa anh đào là thấy cái nhục thua kém người Nhật và khát khao đuổi kịp và vượt người Nhật. Tinh thần ấy chính là tinh thần của người Nhật nuốt thất bại với Mỹ với ý chí vượt Mỹ về kinh tế và công nghệ. Park Chung hee tuyên bố: hãy học và đem về những gì tốt nhất thế giới cho HQ. Ông cử hàng chục ngàn thanh niên ưu tú nhất HQ qua Mỹ, Nhật học. Ông ra lệnh Bộ GD áp dụng nguyên si chương trình và sách giáo khoa của Nhật cho các trường học HQ. Và trong 20 năm HQ đã có các tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới về công nghệ như Samsung, Huyndai... Và hiện nay công dân HQ cùng công dân Nhật và Singapore có tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Điều mà cả thế giới ngả mũ gọi là kỳ tích sông Hàn chính lại bắt đầu từ hoa anh đào để hôm nay dân HQ tự hào về chính loại hoa mà họ coi là biểu tượng của lòng yêu nước này. Người Nhật sửng sốt khi đến HQ thấy anh đào ở khắp HQ nhiều hơn anh đào ở Nhật và người HQ tạo nên truyền thống mới cho mình bằng hàng trăm lễ hội hoa anh đào khắp HQ. Gã chua xót nhận ra đất nước gã tụt hậu ngày hôm nay với tấm hộ chiếu chỉ có 51 nước thuộc hàng lạc hậu và trung bình chấp nhận cho miễn visa trong khi Nhật, HQ, Singapore người dân có thể đi bất cứ đâu trên thế giới như đi trên đất nước mình là do đâu. Rất đau xót rằng có nhiều người lãnh đạo nước gã không thèm nhận ra điều đó mà cứ huênh hoang đến láo xược về những gì họ đã làm ở đất nước VN vô vàn thương yêu của 94 triệu Dân VN này.  
......

Sự trỗi dậy bất ngờ của Huawei

Trong cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Huawei (Hoa Vi) là một công ty bị kẹt giữa hai lằn đạn. Hoa Kỳ cáo buộc Huawei bị nhà nước Trung Quốc khống chế. Sử dụng các thiết bị của Huawei chẳng khác nào giao trứng cho ác. Hoa Kỳ ra lệnh cấm không dùng các thiết bị viễn thông của Huawei trong lãnh vực điện thoại di động, liên lạc viễn thông, công nghệ 5G tại Hoa Kỳ. Huawei là ai, đã làm gì để rơi vào tầm nhắm của chính phủ Hoa Kỳ? Cách đây 10 năm thương hiệu Huawei, vẫn còn là một cái tên xa lạ đối với thế giới. Vào năm 2009, công ty điện thoại Teliasonera của Thụy Điển muốn thiết kế mạng lưới di động 4G tại các thành phố lớn ở Bắc Âu. Thay vì chọn Ericsson hay Nokia, họ quyết định chọn Huawei, một công ty mà ít ai biết đến bên  ngoài Trung Quốc. Cũng trong năm đó, Huawei trúng thầu để thiết kế lại và thay thế mạng di động của Na Uy. Huawei hoàn tất công trình đúng thời hạn và chi phí. Năm đó là năm mà tên tuổi Huawei lên như cồn trong ngành viễn thông. Mười năm sau đó, người ta cho rằng nhờ vào sự hỗ trợ hàng tỉ đô la của chính quyền Trung Quốc, Huawei đã trở thành công ty thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới với số thu hơn 100 tỉ đô la từ các cơ sở hoạt động trên 170 quốc gia. Quan trọng hơn hết, theo đánh giá của nhiều giới, Huawei đang dẫn đầu trong công nghệ 5G – một kỹ thuật đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của thế kỷ 21 khi mà mọi sinh hoạt trong đời sống, ngành nghề đi xuyên qua mạng. Sự kiện đó dẫn đến mối quan tâm lớn về vai trò của Huawei và câu hỏi đặt ra là: Huawei phục vụ cho ai – khách hàng hay nhà nước Trung Quốc? Công ty Huawei được thành lập năm 1987 bởi ông Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), một kỹ sư và cựu chiến binh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông Ren Zhengfei rời quân đội lúc 39 tuổi để làm việc cho xí nghiệp quốc doanh Shenzhen Electronics trong 4 năm. Sau đó ông vay được 8 triệu đô từ ngân hàng nhà nước và lập công ty Huawei với 14 nhân viên. Khởi đầu công ty chỉ nhập các thiết bị chuyển mạch (switches). Đến năm 1990, Huawei bắt đầu tự chế bộ chuyển mạch riêng của mình. Tuy nhiên thay vì hợp tác với một công ty nước ngoài như các doanh nghiệp khác, Huawei đầu tư thật nhiều vào việc nghiên cứu để tự chế biến sản phẩm riêng của mình. Trong thời gian đó, Huawei có khoảng 500 nhân viên làm về nghiên cứu và phát triển, trong khi chỉ có 200 nhân viên trong khâu sản xuất. Đến năm 1993, Huawei tung ra thiết bị chuyển mạch đầu tiên và quân đội là khách hàng đầu tiên ký hợp đồng để Huawei thiết kế mạng viễn thông cho quân đội. Hợp đồng đó giúp Huawei vượt qua các đối thủ cạnh tranh lúc bấy giờ. Huawei cũng vận động chính quyền để ra chính sách ưu đãi cho kỹ nghệ viễn thông nội địa. Đến năm 1996, chính quyền Trung Quốc điều chỉnh chính sách kỹ nghệ, ưu tiên cho các công ty viễn thông nội địa, đẩy lùi các công ty nước ngoài. Những năm sau đó, Huawei được rảnh tay để bành trướng thị trường nội địa. Huawei bán sản phẩm với giá thật rẻ để loại trừ cạnh tranh, đôi khi còn đề nghị phục vụ miễn phí cho các cơ quan nhà nước. Đến năm 1998, Huawei đã chiếm thị trường ngang với công ty Shanghai Bell, một hợp doanh với nước ngoài. Cùng lúc với lấn chiếm thị trường nội địa, Huawei cũng phát triển mạnh trên thị trường thế giới nhờ bán sản phẩm với giá rẻ hơn so với các thương hiệu khác. Cũng nhờ vào khối lượng nhân viên và nhân công rẻ tại Trung Quốc, cũng như hỗ trợ tài chánh từ chính quyền mà Huawei có thể kéo giá thành sản phẩm xuống thấp. Tính đến nay, Huawei chiếm gần 30% thị trường thiết bị viễn thông trên thế giới. Tính riêng trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, con số đó lên 43% và tại châu Mỹ La-tinh là 34%. Huawei đã từng bị cáo buộc là đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ – như trong vụ năm 2000 đánh cắp mã nguồn phần mềm thiết bị định tuyến (router) của Costco. Tuy thế, giới chuyên gia cũng công nhận là Huawei có đầu tư rất nhiều trong lãnh vực nghiên cứu và phát triển từ những ngày đầu. Hiện nay vì là công ty tư không bị bó buộc bởi các cổ đông, Huawei hàng năm đổ khoảng từ 15 đến 20 tỉ đô la vào lại lãnh vực nghiên cứu. Có khoảng 80,000 nhân viên làm việc trong nhánh nghiên cứu của Huawei. Trong thời gian mà Huawei còn đang phải chạy theo để bắt kịp công nghệ 3G và 4G, các đối thủ cạnh tranh như Ericsson và Nokia đang dẫn đầu trong kỹ nghệ và cho rằng phải mất một thời gian lâu Huawei mới có thể cạnh tranh lại, vã lại Ericsson và Nokia cần phải khai thác tối đa công nghệ 3G/4G để lấy lại vốn đầu tư. Vì thế mà họ chủ quan và không đầu tư nhanh chóng vào công nghệ 5G. Đến khi Huawei qua mặt về công nghệ 5G thì đã trễ rồi. Hiện nay Huawei đang dẫn đầu trên thế giới về số lượng bằng phát minh sáng chế liên hệ đến công nghệ 5G. Nhiều kỹ sư của Huawei luôn hiện diện trong các buổi họp mặt để định hình tiêu chuẩn 5G. Huawei đã có những kỹ thuật 5G vừa phát sóng đi xa vừa với tốc độ nhanh. Huawei đang có 30 hợp đồng để thiết kế mạng lưới 5G ở nhiều nơi trên thế giới, và còn nhiều quốc gia đang sắp ký hợp đồng xây dựng. Đó chính là lý do khiến Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc sẽ khai thác mạng 5G trong vấn đề tình báo. Trong nhiều thập niên qua các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã khai dụng tối đa ưu thế của các công ty Hoa Kỳ trong lãnh vực viễn thông toàn cầu để thu thập thông tin. Nay khi ưu thế này bị xói mòn và Huawei đang trong đà lên ngôi vị thống trị công nghệ 5G trên toàn cầu, Hoa Kỳ dùng biện pháp ngăn cấm sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei tại đây. Ngoài ra Hoa Kỳ còn cáo buộc Huawei đã vi phạm luật cấm vận với Iran cũng như đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ. Vào tháng Mười Hai năm ngoái, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ra lệnh bắt giữ bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu), con gái của ông Ren và là giám đốc tài chánh của Huawei. Hoa Kỳ còn áp lực các quốc gia đồng minh như Úc, Nhật để cấm sử dụng thiết bị của Huawei. Nhưng một số quốc gia khác Anh, Đức vẫn còn đắn đo trước vấn đề tẩy chay thiết bị Huawei và hệ lụy của nó. Một số quốc gia như Thái, Nam Hàn vẫn xúc tiến với việc thiết kế mạng 5G dùng công nghệ của Huawei. Ấn Độ thì không đáp ứng lời kêu gọi tẩy chay của Hoa Kỳ. Các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ chưa được thuyết phục hoàn toàn bởi cáo buộc của Hoa Kỳ về vai trò của Huawei trong các hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Hoa Kỳ chưa đưa ra những bằng chứng cụ thể cho thấy Huawei hợp tác với tình báo Trung Quốc. Một số chuyên gia chỉ ra cho thấy có thể các thiết bị của Huawei có lỗi phần mềm và dễ bị hack hơn là Huawei cố tình gài cửa sau cho tin tặc nhà nước vào. Các chuyên gia khác cho rằng nỗi lo sợ đối với thiết bị của Huawei là quá đáng. Vì hầu hết các thiết bị viễn thông của Tây phương ít nhiều đều có cơ phận sản xuất bên Trung Quốc. Ngoài ra dùng hay không dùng thiết bị Huawei trong mạng viễn thông thì cũng không ngăn được việc tin tặc nhà nước tìm cách xâm nhập, như bấy lâu nay. Vai trò đi đầu của Huawei trong công nghệ 5G sẽ giúp cho các công ty Trung Quốc có lợi thế về lợi nhuận, về tầm ảnh hưởng trong các quốc gia đang phát triển tại Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ Latin. Nói cách khác trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc đang quốc tế hóa các tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc. Trong trận đấu 5G sắp tới, liệu Hoa Kỳ và thế giới Tây Phương có bắt kịp Huawei và Trung Quốc không? Hoàng Thuyên Dựa vào bài viết “The improbable rise of Huawei” của Keith Johnson, Elias Groll, tạp chí Foreign Policy, 3 tháng 4, 2019  
......

Tiffany Chung, người nghệ sỹ đưa tiếng nói tị nạn Việt vào lịch sử chiến tranh

Một bức tranh màu nước về người tị nạn chiến tranh Việt Nam tại triển lãm "Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue" (Quá khứ là sự khởi đầu) ở bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian. VOA Tiếng Việt “Chiến tranh Việt Nam đã được lý giải chính thức từ phía Việt Nam, trong đó không có tiếng nói của người miền Nam. Người Mỹ cũng lý giải tương tự về cuộc chiến ấy, vẫn không có câu chuyện của người miền Nam.” Tiffany Chung chia sẻ về nỗ lực giới thiệu góc nhìn về người tị nạn Việt, vốn ít khi được nhắc tới trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam. Là một nghệ sỹ đương đại Mỹ gốc Việt và bản thân là người tị nạn, Tiffany nghiên cứu trong nhiều năm về di sản cuộc chiến cùng những hậu quả để lại, thông qua các di vật, như bản đồ, video và các bức tranh nêu bật tiếng nói và những câu chuyện của những người từng là tị nạn. Tiffany Chung, nghệ sỹ đương đại Mỹ, đang trình bày về các tác phẩm của cô tại triển lãm đầu tiên tại bảo tàng Smithsonian. “Một số người chọn viết sách để nói về cuộc chiến. Đối với tôi tiếng nói của những người miền Nam Việt Nam về chiến tranh sẽ không phải là cái gì mang tính hư cấu hay vật chất,” Tiffany nói trước cuộc triển lãm đầu tiên của cô tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum), Washington D.C. “Do đó tôi chọn cách làm tư liệu trực tiếp – để họ trực tiếp kể câu chuyện của bản thân họ.” Nhưng đó không phải là điều dễ dàng. “Tôi đã mất đến hơn 40 năm để có thể đối mặt với cuộc chiến tranh ở Việt Nam và lịch sử cá nhân, bao gồm cả thân phụ tôi, và cả tôi,” Tiffany nói. Hành trình của bố Cách đây 16 năm, Tiffany bắt đầu về thăm Việt Nam, tìm hiểu câu chuyện bố cô bị bắt làm tù binh chiến tranh và câu chuyện của mẹ cô chờ đợi trong vô vọng cho sự trở về của chồng mình, nơi gần vĩ tuyến 17. Nhưng chỉ đến khi tình cờ thấy một tấm ảnh của bố, Chung Tử Bửu, trong trang phục phi công trước một chiếc trực thăng tại Lộc Ninh năm 1970, cô mới quyết định quay trở lại Việt Nam để tìm hiểu những “chiến trường trên không”, nơi thân phụ từng tham chiến. Những chiến trường này cùng các chiến dịch mà thân phụ cô từng tham gia, trong đó có chiến dịch Lam Sơn 719, và những sự kiện lịch sử khác của chiến tranh Việt Nam, được Tiffany đưa vào một biểu đồ minh họa bằng hình ảnh và chú thích trưng bày tại Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoa Kỳ Smithsonian. Bức tranh mà Tiffany Chung tìm thấy về bố cô, phi công Chung Tử Bửu, được trưng bày tại triển lãm. “Những di vật ấy khiến tôi thực sự đào sâu vào để bắt đầu những gì tôi làm về chiến tranh Việt Nam hôm nay,” Tiffany nói. Qua những tìm hiểu về bố mình, cô biết được nhiều điều về chiến tranh Việt Nam, về Cuộc hành quân Hạ Lào, nơi bố cô tham chiến, và Mùa hè Đỏ lửa 1972. Trực thăng ông Chung Tử Bửu bị bắn hạ; và ông bị quân miền Bắc bắt ở Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719, 1971. Ông bị giam trong tù đến năm 1985, và 5 năm sau khi được trả tự do, cả gia đình đến Mỹ. Tiffany, sinh ra ở Đà Nẵng khi cuộc chiến đang ở cao trào năm 1969, cho biết gia đình cô cũng đã nhiều lần tìm cách vượt biên và bản thân cô từng bị giam trong tù trước khi đến được Mỹ. “Cuộc chinh phục cá nhân tôi đã mở đường đến những ký ức tổng hợp của người miền Nam Việt Nam về cuộc chiến đã để lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhiều người.” Ai cũng có lý do tham gia cuộc chiến. Việt Nam đã có lý giải của họ nhưng tôi quan tâm tới câu chuyện của những người thua cuộc... Trẻ con lớn lên trong trường chỉ được dạy về góc nhìn của chính phủ Việt Nam, còn góc nhìn của người miền Nam Việt Nam thì bị xóa bỏ hoàn toàn. Tiffany Chung, nghệ sỹ đượng đại và cựu tị nạn chiến tranh Việt Nam Trước khi dựng nên các tác phẩm nghệ thuật về chiến tranh Việt Nam, Tiffany từng có các tác phẩm nghệ thuật về cuộc khủng hoảng tị nạn Syria. Việc tìm hiểu những câu chuyện người tị nạn Syria đã giúp Tiffany vượt qua được “chính bản thân để đối diện với chính mình và nói về câu chuyện của mình.” Cô thấy có sự tương đồng của hai cuộc khủng hoảng tị nạn Việt Nam và Syria – đều là nội chiến và có rất nhiều người tị nạn. “Đó là vì sao tôi trở lại (để đối diện chính mình).” Lịch sử bỏ quên Nói về chiến tranh Việt Nam thì phải nói về người Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc, theo Tiffany, người từng có thời gian trở về Việt Nam tham gia thành lập “Sàn Art,” một diễn đàn nghệ thuật cho nghệ sỹ trẻ trong nước. “Ai cũng có lý do tham gia cuộc chiến. Việt Nam đã có lý giải của họ nhưng tôi quan tâm tới câu chuyện của những người thua cuộc. Mình thua trận, thua cuộc chiến. Trẻ con lớn lên trong trường chỉ được dạy về góc nhìn của chính phủ Việt Nam, còn góc nhìn của người miền Nam Việt Nam thì bị xóa bỏ hoàn toàn.” Theo cô, lịch sử người Việt tị nạn bị xóa sạch trong lịch sử chính thống của Việt Nam. Một trong 21 người tị nạn miền Nam Việt Nam đến Mỹ được phỏng vấn trong các video trình chiếu tại triển lãm. Để những câu chuyện của người miền Nam được biết đến, Tiffany phỏng vấn hàng chục người tị nạn Việt tại Mỹ và chọn 21 cuộc phỏng vấn qua video, trong đó có thân phụ cô, để trưng bày tại viện bảo tàng Smithsonian trong triển lãm có tên “Quá khứ là sự khởi đầu” (Tiffany Chung: Vietnam, Past is Prologue), mở cửa cho công chúng từ ngày 15/3 đến 22/9 năm nay. Tiffany gọi đây là nỗ lực “dù chưa hoàn chỉnh để nói lên được một khía cạnh nào đó về chiến tranh Việt Nam.” “Bao nhiêu người tị nạn trải qua những kinh nghiệm giống nhau. Nỗ lực của mình là nhằm nói lên một phần của (chiến tranh) Việt Nam, vốn đã không được đưa vào lịch sử chính thống (của Việt Nam) cũng như không được người Mỹ quan tâm đến nhiều.” Tác phẩm trưng bày tại triển lãm này còn có những bức tranh màu nước được vẽ dựa trên những bức ảnh mà cô tìm được trong quá trình nghiên cứu về di dân Việt Nam sau chiến tranh tại kho lưu trữ của Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) tại Geneva, Thụy Sĩ. Các bức tranh màu nước được chuyển thể từ những bức ảnh về thuyền nhân chiến tranh Việt Nam được Tiffany Chung tìm thấy tại kho dữ liệu của UNHCR. Những bức tranh, được một nhóm họa sỹ trẻ của Việt Nam chuyển thể từ các bức ảnh tư liệu, cho thấy hình ảnh những nạn nhân chiến tranh Việt Nam trên các con thuyền tìm cách vượt biển để đến một nơi nào đó trên thế giới. Trong số khoảng 1,6 triệu người Việt Nam tái định cư từ 1975 đến 1997, hơn 700.000 người là thuyền nhân, theo thống kê của UNHCR. Cơ quan này ước tính khoảng 200.000-400.000 thuyền nhân đã bỏ mạng trên biển. Một thế giới khác Tiffany tới UNHCR hàng năm để làm các nghiên cứu và qua đó cô “mới biết được người Việt Nam đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, gồm châu Phi, Mỹ La tinh và Trung Đông, ngoài những nơi mà mọi người đều biết là Mỹ và châu Âu.” Những tuyến đường người tị nạn Việt Nam vượt qua để tìm đến nơi “an toàn hơn” Việt Nam lúc đó đã được Tiffany đưa vào một tấm bản đồ lớn bằng vải thêu cũng được trưng bày tại triển lãm này. Tấm bản đồ thêu trên vải về các đường di chuyển của người tị nạn rời Việt Nam tới các nơi trên thế giới sau chiến tranh. Mặc dù được đào tạo về nhiếp ảnh và Nghệ thuật Studio ở California, Tiffany lại từng là một người vẽ bản đồ. Chính cô đã vẽ lại những đường di chuyển của người tị nạn chiến tranh Việt Nam trên một tấm bản đồ giấy và sau đó được chuyển thể sang hình thêu trên vải. (Tiffany Chung) chuyển thể chúng vào hình thức tác phẩm nghệ thuật và chúng trở nên rất quan trọng cho tư liệu lịch sử của chúng ta; đưa chúng ta tới một thế giới hoàn toàn khác. Sarah Newman, phụ trách nghệ thuật đượng đại của bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian “Rất nhiều những thứ này không được nói tới trong văn hóa và nghệ thuật của (Mỹ). Nó thậm chí không được nhắc tới trong lịch sử,” Sarah Newman, phụ trách nghệ thuật đương đại của Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, nói. “(Tiffany Chung) đã tới trung tâm lưu trữ của UNHCR và nghiên cứu để tìm ra những người (Việt) đi đâu sau chiến tranh, họ đi con đường nào và họ tới đâu trên thế giới này. Cô ấy chuyển thể chúng vào hình thức tác phẩm nghệ thuật và chúng trở nên rất quan trọng cho tư liệu lịch sử của chúng ta; đưa chúng ta tới một thế giới hoàn toàn khác.” Tiffany gọi sự vắng bóng những tiếng nói của người tị nạn Việt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam là một sự “bỏ quên lịch sử do ảnh hưởng của chính trị.” “Người tị nạn không được nhắc tới trong truyền thông chính thức. Họ không được bàn tới. không được nhớ tới,” Tiffany nói. “Mọi người đều có quyền được biết về lịch sử, ký ức và sự thật.” Theo người nghệ sỹ hiện đang sống ở Houston, Texas, “Nhớ tới nó để hiểu về nó. Để lịch sử không lặp lại lần nữa.”
......

Pages