Trung quốc lại đóng vai “người hùng“!

Manh Kim| Khó có thể biết chính xác Trung Quốc khống chế được dịch bệnh chưa vì những con số của họ đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này để thực hiện một chiến dịch mới nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm họa cho nhân loại trở thành nạn nhân rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới! Khi Mỹ đang tối tăm mặt mũi với việc chống trận dịch và Liên minh châu Âu (EU) hỗn loạn bởi coronavirus, Trung Quốc đã nhanh chân “điền vào chỗ trống”. Chiến dịch truyền thông “Trung Quốc chiến thắng trận dịch” bắt đầu tăng mạnh từ sau chuyến kinh lý của Tập Cận Bình đến Vũ Hán ngày 10-3-2020, được thực hiện cùng lúc với chiến dịch tuyên truyền biến Trung Quốc từ “thủ phạm” thành “nạn nhân”, rằng nguồn gốc trận đại dịch không phải bắt nguồn từ nước họ và “cho dù như vậy đi nữa” thì Trung Quốc vẫn sẵn sàng giúp thế giới. Trong khi không quốc gia nào thuộc EU đáp lại lời khẩn cầu của Rome thì Trung Quốc tuyên bố gửi đến Ý 1.000 máy thở, hai triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng chống độc, 20.000 trang phục bảo hộ và 50.000 bộ xét nghiệm. Cùng ngày loan bố hứa giúp Ý, Trung Quốc gửi 2.000 bộ xét nghiệm nhanh đến Philippines. Đồng thời, Bắc Kinh đưa chuyên gia y tế và gửi 250.000 khẩu trang đến Iran; chuyển hàng viện trợ đến Serbia, nơi Tổng thống nước này, Aleksandar Vučić, nói rằng sự đoàn kết EU chỉ là “một chuyện cổ tích” và rằng “quốc gia duy nhất giúp chúng tôi là Trung Quốc”. Người đồng sáng lập tập đoàn Alibabab, Jack Ma (Mã Vân), cũng hứa gửi nhiều bộ xét nghiệm và khẩu trang tặng Mỹ, và gửi 20.000 bộ xét nghiệm và 100.000 khẩu trang cho mỗi nước trong tất cả 54 quốc gia châu Phi (Foreign Affairs 18-3-2020). Hàng viện trợ y tế Trung Quốc nhập cảng Rome (Italian Red Cross Press Office, via Shutterstock) Chiến dịch “ngoại giao coronavirus” đang tăng tốc dữ dội. Trung Quốc tổ chức liên tục các hội thảo trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với hàng chục quốc gia. Có điều, như chính sách và chiến lược ngoại giao lâu nay của họ, Trung Quốc chỉ “trao đổi” và “chia sẻ” với những quốc gia thuộc “phe ta” - chủ yếu với những nước Trung và Đông Âu qua cơ chế “17+1” (17 quốc gia khu vực trên và Trung Quốc), qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải, và với những nước nằm trên chuỗi “Nhất đới Nhất lộ”. Tin tức và hình ảnh chiến dịch “ngoại giao coronavirus” được phát rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong nước, tạo ra hình ảnh một Trung Quốc đang đứng tuyến đầu với vị trí lãnh đạo toàn cầu, giúp người dân “phấn chấn”, giúp dư luận bớt chỉ trích chính quyền và đặc biệt giúp Tập giữ thăng bằng lại cái ghế quyền lực chao đảo trên thượng tầng Trung Nam Hải kể từ khi vụ dịch bùng nổ. Bởi sự bưng bít thông tin nước ngoài nên người Trung Quốc có thể chỉ thấy được sự hào phóng của Trung Quốc đối với thế giới mà không biết rằng sự “tử tế” trong việc gửi tặng khẩu trang cho nhiều nước đã đến sau một sự láu cá khác: chỉ trong tuần đầu tiên sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang. UPS chuyển hai triệu khẩu trang đến Trung Quốc (UPS) Dân chúng Trung Quốc cũng chỉ thấy sự “hào phóng” và “nhân đạo” từ những gì báo chí tuyên truyền mô tả mà nhiều chi tiết liên quan chiến dịch trợ giúp Trung Quốc trước đó của thế giới đã được cố tình làm mờ nhạt. Chẳng hạn chuyện công ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ - MAP International và MedShare - đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ và 280.000 găng tay. Bây giờ, Trung Quốc “xua” lực lượng dư luận viên trong nước lên các diễn đàn mạng xã hội cười cợt rằng một nước như Mỹ mà không sản xuất được khẩu trang và phải cần Trung Quốc hỗ trợ những thiết bị y tế căn bản. Dĩ nhiên truyền thông Trung Quốc nói chung cũng lờ đi việc hồi tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán (Vũ Hán thị đệ tứ y viện). Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim… Tận dụng cơ hội và khai thác tối đa yếu tố thời điểm để chứng tỏ vị trí xứng đáng lãnh đạo thế giới là điều mà Bắc Kinh luôn khao khát và bằng mọi giá thực hiện. Một thế giới đang phân mảnh và rối ren đã giúp họ dễ dàng thủ đắc điều này. Một thế giới hỗn loạn với việc đối phó dịch bệnh trong nước dường như cũng dễ dàng quên đi nguồn gốc trận dịch đến từ đâu và sự bùng phát của nó là từ Bắc Kinh chứ không phải Vũ Hán, rằng tấm thảm kịch nhân loại đang hứng chịu là hậu quả từ chính sách bưng bít và dối trá của một đảng cai trị chứ không phải từ sai lầm riêng của một quốc gia./.  
......

Cả Trung Quốc lẫn Giám Đốc WHO đều phải chịu trách nhiệm về đại dịch

BY BRADLEY A. THAYER AND LIANCHAO HAN Diễm My dịch (VNTB) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cuối cùng đã tuyên bố đại dịch khi virus corona hay virus Vũ Hán lan tràn nhanh chóng trên toàn thế giới. Giờ đây, với hơn 240.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và trên 10.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu, câu hỏi đặt ra là tại sao phải rất lâu sau WHO mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ đã xác định trước đó. Chúng tôi tin rằng tổng giám đốc của tổ chức WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý liều lĩnh đại dịch chết người này. Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và cả ở khắp Trung Quốc, đồng thời sau cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tháng 1, đã giúp Trung Quốc giảm bớt mức độ nghiêm trọng, mức độ lây nhiễm và phạm vi của dịch cúm Vũ Hán. Ngay từ đầu, Tedros đã bao che cho Trung Quốc mặc dù cho việc xử lý sai lầm dịch bệnh rất dễ lây lan này của Trung Quốc. Khi số ca nhiễm bệnh và số người chết tăng vọt, phải mấy tháng sau WHO mới tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch, mặc dù dịch bệnh trước đó đã đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới. Khi Tổng thống Trump thực hiện một bước quan trọng để ngăn chặn virus corona tại biên giới Hoa Kỳ với việc ban hành lệnh cấm đi lại ngày 31 tháng 1, Tedros tuyên bố rằng các lệnh cấm và hạn chế đi lại rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và “có thể gây thêm sợ hãi và kỳ thị, chẳng có lợi cho sức khỏe cộng đồng”. Tedos cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên làm theo Hoa Kỳ. Khi đáng lẽ phải tập trung vào chống đại dịch toàn cầu, Tedros đã chính trị hóa dịch bệnh và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc xử lý ổ dịch. Tedros đã sử dụng WHO để bảo vệ chính phủ Trung Quốc, vi phạm nhân quyền. Ví dụ, từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 cho đến phong toả Vũ Hán và thậm chí cho đến ngày hôm nay, Trung Quốc đã không trung thực về nguồn gốc và mức độ lây nhiễm của virus corona. Những người cố làm sáng tỏ vụ việc đã bị giam giữ hoặc mất tích, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã đưa thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và Tedros đã thông đồng khi cách công khai ca ngợi sự “minh bạch” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này. Khi Tập Cận Bình ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất thuốc bằng cách “ trộn thuốc bắc với thuốc tây”. Ấn phẩm chính thức của WHO, “Hỏi Đáp về virus corona (COVID-19),” đã được thay đổi nhỏ. Cư dân mạng Trung Quốc đã tìm thấy sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh trong danh sách các biện pháp được cho là không hiệu quả trong việc chống virus COVID-19. Phiên bản tiếng Anh liệt kê bốn điều- hút thuốc, đeo khẩu trang, uống thuốc kháng sinh và thuốc bắc. Mục thứ tư không được đưa vào trong bản tiếng Trung. (Hôm nay bản tiếng Anh cũng đã xóa mục đó.) Trung Quốc gần đây đã cam kết đóng góp 20 triệu đô la để giúp WHO chống dịch COVID-19 lây lan, Tedros đã cảm ơn Tập Cận Bình về điều đó. Nhưng chúng tôi lưu ý các mối liên hệ của Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, nơi được gọi là “Tiểu Trung Quốc” ở Đông Phi vì Ethopia đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tới châu Phi và là điểm quan trọng trong sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia. Tedros đã được bầu vào làm tổng giám đốc WHO năm 2017, mặc dù thực tế rằng ông ta không phải là bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm quản lý sức khỏe toàn cầu. Từng giữ chức bộ trưởng Bộ Y tế và bộ trưởng Bộ ngoại giao Ethiopia, Tedros là thành viên điều hành của đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF), nắm quyền từ vào năm 1991 và đã được coi là thủ phạm Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu . Sau khi Tedos trở thành giám đốc WHO, nhiều nhà phê bình đã đặt câu hỏi về việc Tedros bổ nhiệm nhà độc tài Zimbabwe lúc đó là Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí của WHO. Đại dịch coronavirus đã chứng tỏ rằng Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì sự lãnh đạo của Tedos, thế giới có lẽ đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu độc lực của đại dịch. Thế giới hiện đang vật lộn với dịch bệnh đang ngày càng tăng và nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp cách ly. Là lãnh đạo của WHO, Tedros phải chịu trách nhiệm về vai trò của ông ta trong việc quản lý sai lầm khiến trong việc kiểm soát virus corona lây lan./.   Nguồn: https://thehill.com/opinion/international/487851-china-and-the-whos-chief-hold-them-both-accountable-for-pandemic  
......

Cảm giác thực sự khi bị nhiểm virus Covid-19

Họng của bà Clare Gerada bắt đầu đau đớn khủng khiếp. Cơn đau được nữ bác sĩ người Anh mô tả là như “dao cứa". Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Anh đang tăng lên rất nhanh, thúc đẩy chính phủ nước này thực hiện bước đi quyết liệt trong việc chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới. Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, là bác sĩ gia đình ở Lambeth, Nam Luân Đôn và cựu chủ tịch của Đại học GP Hoàng Gia đã xét nghiệm dương tính với virus corona vào tuần trước. Gần đây, bà đã mô tả chi tiết những gì đã trải qua khi nhiễm Covid-19, và cảm giác khi virus phát triển trong cơ thể. Tiến sĩ Clare Gerada chia sẻ: "Ban đầu, tôi nghĩ đây chỉ là cảm lạnh do đi lại quá nhiều. 3 ngày trước tôi đã bay từ New York trở về, nơi tôi đang tham dự một hội nghị về bệnh tâm thần bên đó". Khi bà Clare Gerada vừa rời khỏi, New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19. 2 ngày sau, nữ bác sĩ bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, ho khan. Ban đầu những triệu chứng ho còn ít nên bà Clare Gerada chủ quan, không nghĩ mình đã bị nhiễm bệnh. Nhưng ngay ngày hôm sau, họng của bà bắt đầu đau đớn khủng khiếp, cơn đau được nữ bác sĩ mô tả là như bị "dao cứa"... "Tôi đã nghĩ đến việc mình bị nhiễm virus corona, họng tôi đau như bị dao cứa vào và thân nhiệt nhanh chóng tăng lên. Tôi biết đó là coronavirus, vì tôi thường không bao giờ bị bệnh và mùa cúm đã kết thúc", bà Clare cho biết. Các triệu chứng này rõ ràng và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm cúm thông thường. Trong vài giờ sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bà Clare Gerada mất cảm giác thèm ăn, trong miệng đắng ngắt khiến việc ăn uống trở nên khó chịu. "Tôi ngã xuống giường và ngủ rất ngon vì bị sốt cao, nhưng tôi buộc mình phải uống nhiều nước và nước chanh. Tôi không thể uống trà vì miệng và cổ họng rất đau". "Trong vài giờ, mũi tôi đầy vết loét và tôi tưởng tượng phía sau miệng mình cũng vậy. Tất cả những gì tôi muốn làm là ngủ; tôi đã xem xét việc ghi nhật ký video, nhưng ngay cả ý nghĩ về việc cầm điện thoại dường như cũng vô cùng cực nhọc". Vào ngày 13/3, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm của bà Clare Gerada bị dương tính với virus corona và cần phải tự cách ly tại nhà. Trong quá trình tự cách ly, bà Clare Gerada đã uống paracetamol 8 giờ một lần. Chồng bà, ông Simon luôn chăm sóc vợ và cả 2 giữ khoảng cách an toàn với nhau. Trong nhiều ngày sau đó, tất cả những gì bà Clara có thể làm là ngủ. "Anh ấy ngủ trong phòng dự phòng, tôi cho tất cả đồ sành sứ vào máy rửa chén và chúng tôi không dùng chung khăn tắm. Cho đến nay anh vẫn không bị ốm, mặc dù anh đã ở cùng tôi trong nhà. Một người hàng xóm đã giúp chăm sóc vật nuôi trong nhà", Clara tiết lộ. Khi biết mình nhiễm Covid-19, Clare Gerada không hề hoảng sợ, nhưng so sánh với triệu chứng cảm cúm thông thường, virus corona là điều tồi tệ nhất mà bà từng trải qua. Tiến sĩ Clare Gerada Sau vài ngày uống thuốc và nghỉ ngơi, sức khỏe bà Clare Gerada dần ổn định. Những cơn đau đầu qua đi, thân nhiệt giảm,... miệng bắt đầu có cảm giác và có thể ăn uống trở lại. Bà bắt đầu từ các món ăn dễ tiêu như súp gà, món hầm,... để tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể có sức lực trở lại, bà ở nhà cách ly thêm và tiến hành xét nghiệm xác nhận bản thân hoàn toàn chiến thắng virus Covid-19. "Cơ thể 60 tuổi của tôi đã chiến đấu bảo vệ chống lại một loại virus mới. Tôi hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ sẽ khiến mọi người bớt sợ hãi trước dịch bệnh và có thể giúp các bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời", bà Clara vui mừng nói./. Theo Dailymail  
......

Thương vụ mua bán vaccine của TT Trump với công ty Đức thất bại

Tổng thống Trump họp với các nhà quản lý (manager) dược phẩm tại Nhà Trắng ngày 2.3.2020. Photo Courtesy Hiếu Bá Linh| Lời người dịch: Vụ ông Trump bỏ cả tỉ Mỹ kim ra đàm phán với công ty CureVac, một công ty tư nhân của Đức, để mua vaccine ngừa virus Vũ Hán, nếu công ty này nghiên cứu thành công và vaccine này chỉ bán riêng cho Mỹ, có thể thấy rõ sự nhạy bén của “con buôn“ trong con người Trump khi nghĩ rằng, cái gì không mua được bằng tiền, thì có thể mua được bằng nhiều tiền. Cũng qua vụ này, có thể nhận ra rằng, có lẽ Trump không quan tâm tới nhân loại, mà chỉ phục vụ mục đích chính trị của cá nhân ông ta, bởi dân Mỹ hay dân Đức, cũng đều là con người, vì sao Trump chỉ muốn vaccine phục vụ cho riêng dân Mỹ (nếu quả thật đúng như vậy), mà không phải dân Đức, nơi có khả năng sản xuất vaccine để ông ta mua? Phải chăng ông ta chỉ quan tâm tới cái ghế của mình ở Nhà Trắng, nếu nhiều người dân Mỹ bị virus Vũ Hán giết chết, thì sự nghiệp chính trị của ông ta cũng tiêu vong? Tin giờ chót: Vụ mua bán của Trump thất bại. Công ty CureVac đã chính thức tuyên bố từ chối bán vaccine chống virus corona cho riêng nước Mỹ. Tổng Giám đốc của CureVac, là người đã gặp gỡ với Trump đầu tháng Ba, đã bị bay chức. Cổ đông lớn nhất, giữ 80% cổ phần của CureVac, là tỉ phú Dietmar Hopp, tuyên bố: “Hy vọng là sắp tới, nếu chúng tôi chế tạo thành công vaccine chống virus corona, thì không phải cho riêng một quốc gia nào, mà để tương ái bảo vệ cho toàn thế giới.” *** Mỹ và Đức đang phải đối mặt với một tranh chấp kinh tế – chính trị, tuy gián tiếp nhưng mãnh liệt, liên quan đến cuộc khủng hoảng dịch bệnh Corona. Lý do: Bằng cách tài trợ một số tiền lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như cố gắng lôi kéo các nhà khoa học Đức đang nghiên cứu một loại vaccine có tiềm năng chống virus corona đi sang Mỹ, mục đích để giữ loại vắc xin này cho riêng nước ông. Báo Welt am Sonntag biết được tin này từ giới chức chính phủ Đức. Tâm điểm của tranh chấp giữa Đức và Mỹ là công ty CureVac có trụ sở tại Tübingen, công ty này đang hợp tác với Viện Paul Ehrlich của Đức, nơi chuyên về vaccine và thuốc y sinh, để sản xuất vaccine chống lại virus corona. Ông Daniel Menichella, người đứng đầu công ty CureVac, cho đến thứ Tư tuần trước đã tham dự một cuộc họp của các nhà quản lý (manager) dược phẩm với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng vào ngày 2 tháng 3 vừa qua. Tổng thống Mỹ hình như đề nghị tài trợ một số tiền lớn cho công ty Đức để bảo đảm công việc của mình. Giới chức Berlin nói là một tỷ đô la. Vấn đề ở chỗ: Trump làm mọi cách để có được vaccine này cho Mỹ. “Nhưng chỉ dành cho Mỹ mà thôi“, một giới chức Chính phủ Đức nói. Chính phủ Đức phản kháng Chính phủ Đức hiện đang cố gắng ngăn chặn hành động của Trump. Nếu đó chỉ là về công việc nghiên cứu của Viện Paul Ehrlich, thì Chính phủ Liên bang Đức sẽ không khó thực hiện. Bởi vì viện này thuộc về nhà nước, cho nên Chính phủ Đức có thể cấm bán bất cứ lúc nào. Nhưng CureVac là một công ty tư nhân. Một lệnh cấm bán công ty chỉ có thể thực hiện trong các điều kiện đặc biệt. Chính phủ liên bang hiện đang đi một con đường khác: đại diện của Bộ Y tế và Bộ Kinh tế đang đàm phán với công ty CureVac. “Chính phủ Liên bang Đức rất quan tâm đến vaccine này và các dược chất chống lại virus corona chủng mới, cũng đang được nghiên cứu ở Đức và châu Âu“, người phát ngôn của Bộ Y tế Đức cho biết. “Về vấn đề này, chính phủ Đức đang trao đổi ráo riết với công ty CureVac“. Theo tin từ giới chức ở Berlin cho biết, Đức đang cố gắng giữ chân công ty với các đề nghị tài chính. Tuy nhiên cho đến chiều thứ Sáu vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Công ty CureVac từ chối trả lời câu hỏi của tờ báo. Đây là một vấn đề an ninh quốc gia Theo quan điểm của các quan chức Chính phủ Đức, tranh chấp trong trường hợp cụ thể này vượt xa hơn mức độ bình thường. Bán một công ty với một loại thuốc quan trọng là một vấn đề an ninh quốc gia, căn cứ theo theo Bộ luật Biên giới Schengen, chương 6 áp dụng cho các trường hợp rất đặc biệt. Trong đó nói có nói: “Kiểm soát biên giới sẽ giúp chống lại việc nhập cư bất hợp pháp và buôn người cũng như ngăn chặn mọi mối đe dọa đối với an ninh nội địa, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia thành viên“. Trên thực tế, tại một số Bộ, một sự di cư của các nhà khoa học hoặc thuyên chuyển kết quả nghiên cứu hiện được đánh giá là một vấn đề thuộc trật tự công cộng. Theo Luật Ngoại thương, cũng không thể loại trừ lệnh cấm bán các công ty một khi có nguy cơ về trật tự công cộng hoặc an ninh. Tuy rằng các công ty khác cũng đang nghiên cứu một loại vaccine chống virus corona, nhưng số lượng người nhiễm bệnh ngày càng tăng, sẽ làm tăng áp lực lên Chính phủ Liên bang Đức trong việc giữ chân công ty CureVac với vaccine ở lại Đức. ____ Nguồn: https://amp.welt.de/wirtschaft/article206555143/Corona-USA-will-Zugriff-auf-deutsche-Impfstoff-Firma.html https://www.curevac.com/de/news/curevac-focuses-on-the-development-of-mrna-based-coronavirus-vaccine-to-protect-people-worldwide?  
......

Mỹ-Trung khẩu chiến vì corona

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải. Reuters| Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/3 triệu đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ để phản đối phát biểu của Bắc Kinh cho rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus corona tới Vũ Hán. David Stillwell, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ phụ trách Đông Á, đã chuyển giao thông điệp hết sức nghiêm khắc của Mỹ tới đại sứ Thôi Thiên Khải và ông Thôi đã ‘rất phòng thủ,’ một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Giới chức ẩn danh nói thêm rằng Trung Quốc đang tìm cách đánh lạc hướng những chỉ trích về vai trò của Bắc Kinh trong việc ‘khởi phát một đại dịch toàn cầu và che giấu không cho thế giới biết.’ “Lan truyền thuyết âm mưu là điều nực cười và nguy hiểm. Chúng tôi muốn lưu ý chính quyền của quý vị rằng chúng tôi không dung chấp điều này vì lợi ích của nhân dân Trung Quốc và thế giới.” Đại sứ quán Trung Quốc không hồi đáp yêu cầu bình luận. Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trong bài diễn văn toàn quốc tuần này đã gọi đợt bùng phát dịch là ‘virus ngoại quốc’ khởi sự từ Trung Quốc, tuyên bố: “Họ biết virus này xuất xứ từ đâu, chúng ta đều biết nó xuất xứ từ đâu.” Căng thẳng dâng cao sau khi phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, lên Twitter hôm 12/3 viết rằng: “Có lẽ quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh tới Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công bố dữ liệu! Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích!” Virus corona chủng mới khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã khiến hơn 127 ngàn người bị nhiễm trong đó gần 81 ngàn người là ở Hoa lục, và hơn 5 ngàn người chết. Bắc Kinh bị chỉ trích vì ban đầu tìm cách bịt miệng một số bác sĩ trong nước muốn gióng lên cảnh báo về virus corona. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói những dữ kiện không đầy đủ từ Bắc Kinh làm cản trở sự đáp ứng của Mỹ trước dịch bệnh. Ngoại trưởng Pompeo và một số chính trị gia Mỹ gọi đây là ‘virus Vũ Hán’ khiến Bắc Kinh nổi giận.  
......

Tại sao Trung quốc bắt đầu vu vạ?

Manh Kim Lối tráo trở của Trung Quốc chẳng ai còn lạ nhưng ở thời Trung Quốc được mặc định trưởng thành hơn cho xứng vị trí “nước lớn” mà Bắc Kinh vẫn không ngưng trò vu vạ “gắp lửa bỏ tay người” thì hội chứng “Đông Á bệnh phu” của họ đã hết thuốc chữa. Cách thức chính trị hóa trận đại dịch lần này nhằm mục đích gì? Ngày 12-3-2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tweet rằng dịch cúm Vũ Hán “có thể bắt nguồn từ quân đội Mỹ”. Trước đó vài tuần, chiến dịch đồn đại với thông tin tương tự đã được bật đèn xanh khắp mạng xã hội Trung Quốc. Bằng cớ cho sự “hoài nghi” là việc 300 vận động viên thuộc quân đội Mỹ tham dự Đại hội thể thao quân đội lần thứ bảy tại Vũ Hán vào tháng 10-2019 có thể đã bí mật mang virus vào phá hoại Trung Quốc – như được thuật từ bài viết của Jane Li trên tờ Quarzt (13-3-2020). Tweet của Triệu xuất hiện sau một video quay buổi tường trình tại Quốc hội Mỹ, trong đó, Giám đốc CDC (Cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Hoa Kỳ) Robert Redfield nói rằng một số bệnh nhân trước đây được chẩn đoán bị cúm nhưng cuối cùng tử vong bởi coronavirus. Chụp ngay phát biểu này, Trung Quốc thực hiện ào ạt chiến dịch tấn công trên Weibo, nhấn mạnh rằng Mỹ che giấu nhiều sự thật liên quan trận dịch. Triệu tiếp tục “củng cố” “giả thuyết” bằng việc dẫn ra hai bài báo trên Global Research, cho biết một nghiên cứu độc lập và một tổ chức truyền thông ở Montreal có những bằng chứng cho thấy coronavirus bắt nguồn từ Mỹ. “Bài báo này rất rất quan trọng cho mỗi chúng ta. Đọc đi, phản hồi bằng tweet đi” – Triệu viết. 5 bản tweet của Triệu về việc “hồ nghi” coronavirus bắt nguồn từ Mỹ đã được xem với gần 4 triệu lượt. Trước đó vài ngày, hôm 27-2, nhà dịch tễ học Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) cũng phát biểu trong cuộc họp báo rằng coronavirus xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc nhưng chưa chắc có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cần nói thêm, người sáng lập Global Research là nhà kinh tế Canada Michel Chossudovsky, giáo sư kinh tế Đại học Ottawa, một trong những “chuyên gia” “hàng đầu thế giới” về thuyết âm mưu. Với cách thức ào ạt gần như cùng thời điểm, có thể thấy đây là một chiến dịch được chuẩn bị và tổ chức có chỉ đạo. “Truyền thông đám đông” là trò quen thuộc mà Trung Quốc thực hiện nhuần nhuyễn. “Tiếp sức” cho phát ngôn viên Triệu, Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, Lâm Tùng Điền (Lin Songtian), cũng tweet rằng coronavirus không hẳn là “made in China”. Trước đó, Tân Hoa Xã đã “bắn mồi” một phát: trận dịch được ghi nhận đầu tiên ở Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa nó bắt nguồn từ Trung Quốc, và “Tổ chức Y tế Thế giới từng nói nhiều lần rằng COVID-19 là một hiện tượng toàn cầu mà nguồn gốc của nó vẫn chưa xác định”. Không phải người Trung Quốc nào cũng tin những giả thuyết được nhào nặn từ “phòng lab Bắc Kinh”. Trong cuộc phỏng vấn tờ China Daily, nhà nghiên cứu Trương Văn Hoành (Zhang Wenhong) nói rằng ông không tin coronavirus được mang từ nước ngoài vào Trung Quốc. “Nếu như thế thì chúng ta phải thấy có những bệnh nhân ở những vùng miền khác nhau cùng thời điểm chứ sao lại tập trung chỉ ở Vũ Hán?”. Phát biểu của ông Trương sau đó bị xóa khỏi bài phỏng vấn trên. Chiến dịch truyền thông bẩn của Trung Quốc càng dễ “thành công” trong bối cảnh tin giả và tin đồn nhảm nhí phát triển như nấm sau mưa. Những tài khoản nổi tiếng trên Weibo, chẳng hạn “Beijing Things”, loan truyền một clip từ truyền hình Đài Loan, cho thấy một nhà nghiên cứu dược nói rằng Mỹ mới là nơi phát sinh coronavirus. Thứ bảy 7-3-2020, “College Daily” (ở New York) – một tài khoản nổi tiếng cho sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ - phát ra hiệu triệu: Nếu nguồn gốc coronavirus thật sự ở Mỹ thì Trung Quốc có nên xin lỗi thế giới không? Tiếp đó, blogger “Heiheig” tổ chức một cuộc “thăm dò ý kiến” (trong cùng ngày), với câu hỏi rằng, dữ liệu về các ca cúm của Chính phủ Mỹ công bố có đáng ngờ không? 91% trong số 116.000 phản hồi đã nói rằng “dĩ nhiên là có (đáng ngờ)”! “Họ (Mỹ) không thể chữa được COVID-19 cho nên họ cố đổ vấy cho Trung Quốc” – một ý kiến nói. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang mở hết công suất để tái dựng hình ảnh tồi tệ Trung Quốc bởi trận dịch. Ngày 5-3-2020, thứ trưởng Ngoại giao Mã Triều Húc (Ma Zhaoxu) khoe rằng có 62 quốc gia đã gửi tặng Trung Quốc khẩu trang và quần áo bảo hộ. Myanmar tặng gạo. Sri Lanka gửi trà. Mông Cổ biếu 30.000 con cừu… Họ Mã không nhắc Việt Nam, nơi đã “tặng thiết bị, vật chất y tế tốt nhất giúp Trung Quốc chống coronavirus” (như tựa bài báo Thanh Niên ngày 9-2-2020). Họ Mã nói thêm, có đến 170 lãnh đạo thế giới đã bày tỏ ủng hộ nhân dân Trung Quốc. Mã đặc biệt trích lại những nhận xét tích cực của giới chức cấp cao WHO… Có thể thấy rõ Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch quốc gia để “rửa mặt” bởi những ảnh hưởng từ dịch cúm Vũ Hán. Chiến dịch được phát động rầm rộ hơn khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, với sự xuất hiện của Tập Cận Bình tại Vũ Hán ngày 10-3-2020. Đây là đòn “nhất tiễn hạ nhị điểu”. Cách thức vu vạ Mỹ vừa “gỡ tội” cho chính quyền Trung Quốc vừa giúp dư luận trong nước “hạ hỏa” với những mối nguy sờ sờ về sự khủng hoảng niềm tin người dân dành cho chính quyền. Trên hết, nó cũng cùng lúc “rửa tội” cho Tập, giúp Tập lấy lại được hình ảnh tối cao và tối thượng, rằng người dân cần biết ơn cá nhân Tập lẫn Đảng và Nhà nước Trung Quốc, trong việc đối phó một trận đại dịch kinh khủng mà nguồn gốc của nó "không do Trung Quốc tạo ra"./.  
......

Kinh hoàng Italia

Xuân Sơn Võ Tình hình ở Ý và bài viết của bác sĩ Daniele Macchini sau khi đăng lên FB đã được Thời báo New York công bố với độc giả. Bài dịch ra tiếng Việt của Trần Thành. Mượn từ nhà bạn @Kim Chi: Sau khi suy nghĩ rất lâu, tôi quyết định viết ra những lời này cho những người không trong giới y khoa biết về kinh nghiệm chiến đấu covid-19 của chúng tôi ở Bergamo. Tôi hiểu là chúng ta không nên lo sợ, nhưng ngày nào sự thật về sự nguy hiểm của covid chưa lọt vào tai của những người phàn nàn về chuyện không được đi tập gym, hay không được xem bóng đá, thì tôi thấy thật run sợ và khốn nạn. Tôi cũng hiểu nhiều người lo lắng cho ảnh hưởng tới nền kinh tế, và tôi cũng thế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chúng ta phải chấp nhận một thực tế là hệ thống y tế Ý đã toang, tôi muốn đề cập đến khía cạnh covid tàn phá hệ thống sức khoẻ của con người như thế nào. Tôi rùng mình khi nghĩ lại, chỉ một tuần trước đây khi dịch vẫn còn chưa đến, chúng tôi đã được lệnh chuẩn bị kĩ càng, sơ tán bệnh nhân, khử trùng bệnh viện, kê thêm giường, dọn dẹp các chướng ngại vật. Tất cả những sự chuẩn bị vội vã này mang tới cho bệnh viện nơi tôi ngày ngày làm việc một sự tĩnh lặng và trống rỗng một cách siêu thực mà tôi chẳng thể hiểu được. Chúng tôi đã chuẩn bị đón đợi một cuộc xâm lăng mà tất cả không thể ngờ lại có sức tàn phá kinh khủng như vậy. Tôi vẫn nhớ ca trực đêm của tôi một tuần trước, tôi lo lắng đến mức không ngủ được để chờ mẫu xét nghiệm đầu tiên của bệnh nhân nhiễm covid được gửi tới để tôi trực tiếp điều tra về con virus này. Lúc đấy tôi bất giác mỉm cười, nghĩ là mình có khi lo lắng thái quá chăng, nhưng bây giờ tôi đã thực sự thấy những gì đang xảy ra. Cuộc chiến đã chính thức bắt đầu và chúng tôi hứng trọn từng đợt tấn công liên miên của kẻ thù ngày và đêm. Từng ngày trôi qua, số lượng những người bệnh khốn khổ lê lết vào phòng cấp cứu ngày càng đông. Họ nói họ có cảm giác như đang bị cúm. XIN HÃY DỪNG NGAY VIỆC NÓI RẰNG ĐÂY LÀ CÚM. Từ khi làm việc ở bệnh viện Bergamo 2 năm nay, tôi chưa từng thấy ai bị cúm mà phải cấp cứu cả. Những người bệnh này đã nghiêm chỉnh chấp hành lời khuyên của chính quyền, tự cách ly ở nhà từ một tuần đến 10 ngày, nhưng bây giờ họ không thể chịu được nữa. Họ không thể thở được, họ thiếu oxy. Hiện tại có rất ít loại thuốc tạm thời để làm chậm con virus này. Bệnh nhân có chiến đấu với con covid hay không chủ yếu là dựa vào sức đề kháng của chính cơ thể họ. Chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ khi họ không thể chịu được nữa. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là chỉ có chính cơ thể chúng ta mới chống chọi lại được con virus. Chúng tôi đang thử nghiệm những liệu pháp kháng khuẩn trên con virus này và từng ngày qua mỗi ngày chúng tôi lại học thêm được một chút về hành vi của chúng. Việc tự cách ly ở nhà không thể thay đổi tình trạng của căn bệnh. Việc thiếu giường trầm trọng và các hoàn cảnh tuyệt vọng bắt đầu kéo tới. Từng khoảng trống trong bệnh viện được lấp đầy bởi người bệnh với tốc độ kinh hoàng. Các bảng hiển thị với tên của bệnh nhân, với các màu khác nhau tùy thuộc vào đơn vị phẫu thuật, giờ đây đều có màu đỏ và thay vì phẫu thuật có chẩn đoán, luôn luôn giống nhau: viêm phổi. Xin hỏi các vị có loại cúm nào mang đến thảm kịch kinh hoàng như vậy??? Tôi sẽ nói sự khác biệt giữa covid và cúm (bây giờ tôi sẽ nói kĩ thuật một chút): với cúm thường, ngoài việc lây lan rất là chậm, những trường hợp biến chứng rất là hiếm. Chỉ có con VIRUS là có thể phá huỷ hệ thống bảo vệ hệ hô hấp trong cơ thể chúng ta, để những VI KHUẨN vẫn thường trú tự nhiên bắt đầu tàn phá cơ thể chúng ta. Người trẻ thì đỡ chứ người già thì xác định là nguy rồi. Covid 19 nguy hiểm hơn SARS ở chỗ nó tấn công thẳng vào các túi phổi, lây nhiễm làm vô hiệu hoá chức năng của túi phổi. Thường thì bệnh nhân nhập viện vài ngày là bắt đầu suy hô hấp nặng, những bình oxy thường được để sẵn trong phòng bệnh không thể đủ. Xin lỗi tôi phải nói thẳng ra là nước chúng ta người trên 65 tuổi rất nhiều, mà ai đến tuổi đấy mà chả có tiền sử bệnh này bệnh kia. Covid rất ưa những người béo phì hoặc huyết áp. Những người trẻ mà có tiền sử bệnh về đường hô hấp cũng là con mồi béo bở. Bệnh viện này ngày xưa trống trải, nhiều chỗ vắng tới mức người ta đồn là có ma, mà bây giờ chật kín người bệnh. Bệnh nhân kiệt quệ. Nhân viên kiệt quệ. Tôi nhìn những gương mặt khốn khổ vì mệt mỏi của đồng nghiệp mà tôi chưa từng thấy ở họ, đến lúc hết ca nhưng bây giờ vẫn tự nguyện ở lại làm thêm, và tôi thấy sự đoàn kết từ tất cả mọi người. Bác sĩ làm cả những việc như thay giường, việc mà hàng ngày giao cho y tá. Rất nhiều y tá vừa làm việc vừa khóc, vì có quá nhiều người chết liên tục, và họ biết rất nhiều bệnh nhân đang cố gắng sinh tồn nhưng số phận của những người đó đã chắc đã an bài. Không còn ca kíp, không còn lịch làm việc. Không còn cuộc sống gia đình. Ngày trước tôi đã từng đi trực cả mấy tháng liền không về nhà. Tôi thề là khi tôi nghỉ trực, tôi đã làm đủ mọi cách để có thêm thời gian ở bên cạnh con trai, và dù đêm đó là đêm tôi được nghỉ trực, tôi đã không ngủ một giây nào cho đến khi tôi lại phải chia tay nó. Nhưng trong vòng 2 tuần nay tôi đã phải tình nguyện không gặp con hay bất cứ người thân nào, vì tôi sợ tôi đã nhiễm covid và sẽ lây nhiễm cho người thân. Tôi không thể kiềm chế nước mắt khi nhìn ảnh con và khi gọi video call với con. Vậy nên bạn ơi, bạn cũng nên học cách kiên nhẫn nếu bạn không được đi xem hát, tham quan bảo tàng, hay đi tập gym. Làm ơn có lòng từ bi nghĩ đến một đống người đang chờ chết. Tôi biết đó không phải lỗi của bạn, nhưng đối với những người vẫn suy nghĩ rằng tình hình hiện nay là làm quá lên và có thể cho rằng những lời tôi nói đây là cường điệu hoá, nhất là những bạn ở những nơi đại dịch chưa kéo đến, làm ơn hãy lắng nghe giới bác sĩ chúng tôi, làm ơn chỉ nên đi ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết, và đừng có đến những đám đông đang tranh giành nhau nhu yếu phẩm trong siêu thị, vì những nơi đó là nơi virus lây lan nhanh nhất. Nếu bạn có khẩu trang, làm ơn hãy đeo nó, thậm chí chỉ là khẩu trang vải chống bụi khi bạn làm vệ sinh hàng tuần. Đừng tìm khẩu trang y tế vì hiện tại chúng tôi đang dần cạn kiệt loại khẩu trang này. Cho đến nay chúng tôi đang phải dè xẻn sử dụng chúng vì WHO dự báo là chắc chắn loại khẩu trang này sẽ hết sạch trong sớm mai. À, mà còn điều này, vì thiết bị y tế thiếu thốn, y bác sĩ chúng tôi rất dễ bị phơi nhiễm mặc dù đã bảo vệ kín toàn thân. Một số người trong số chúng tôi đã bị nhiễm mặc dù làm theo đúng hướng dẫn an toàn. Những đồng nghiệp bị nhiễm đó về nhà và lại lây covid cho người thân của họ. Tôi nói những điều ghê rợn này để làm nỗi sợ của bạn có thể giúp bạn nghiêm túc có những hành động thiết thực để tránh bị nhiễm con covid này. Hãy khuyên nhủ người thân của bạn, nhất là người già, hãy ở yên trong nhà, và đi chợ giúp cho họ. Đây là công việc của chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn. Phương châm của chúng tôi là, cố gắng chữa càng nhiều người càng tốt, hoặc không thì cũng giúp người ta bớt đau phần nào trong khi chờ chết. Tôi không muốn nói nhiều về những gì mọi người nghĩ về chúng tôi, kể cả những người coi chúng tôi là anh hùng lẫn những người vẫn còn nghi ngờ, xúc phạm chúng tôi. Đó đơn giản là trách nhiệm hàng ngày của chúng tôi. Lời cuối, tôi chỉ muốn nói là chúng tôi chỉ muốn làm điều thiện cứu người. Bây giờ hãy làm như chúng tôi: với hành động của chúng tôi, chúng tôi có thể cứu người hoặc giết người. Bạn cũng vậy, lời nói của bạn cũng vậy, thậm chí bạn còn có ảnh hưởng hơn chúng tôi. Làm ơn hãy share những lời này, để giúp những nơi khác không phải rơi vào trường hợp như ở Ý./.  
......

TT Trump đình chỉ du hành từ Châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước toàn quốc trong một bài diễn văn hiếm hoi từ Phòng Bầu dục Nhà Trắng, ngày 11 tháng 3, 2020. Hoa Kỳ| Đưa ra hành động quyết liệt tối ngày thứ Tư, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ đình chỉ du hành từ Châu Âu đến Mỹ và xúc tiến các bước nhằm khắc phục tổn thất kinh tế do đại dịch virus corona gây ra. Ông Trump thông báo rằng ông sẽ đình chỉ tất cả các chuyến du hành từ Châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày bắt đầu lúc 11 giờ 59 phút tối ngày thứ Sáu trong một bài diễn văn hiếm hoi từ Phòng Bầu dục được truyền hình toàn quốc. Sau nhiều ngày hạ giảm mối đe dọa, anh đổ lỗi cho Liên minh Châu Âu đã không hành động đủ nhanh để ứng phó với virus corona chủng mới và tuyên bố các cụm lây nhiễm ở Mỹ “có mầm mống” từ du khách Châu Âu. “Chúng tôi đã thực hiện một bước cứu được mạng người nhờ hành động sớm với Trung Quốc,” ông Trump nói. “Bây giờ chúng ta phải có hành động tương tự với Châu Âu.” Ông Trump cho biết những hạn chế sẽ không áp dụng đối với Vương quốc Anh và sẽ có những miễn trừ đối với “những người Mỹ đã được rà soát thích hợp.” Nó cũng sẽ không áp dụng cho hàng hóa. Ông nói rằng Mỹ sẽ theo dõi tình hình để xác định xem liệu việc du hành có thể được mở lại sớm hơn hay không. Sau khi ông phát biểu, Nhà Trắng hủy bỏ một chuyến đi đã được hoạch định của tổng thống tới bang Nevada và Colorado trong tuần này, “vì sự thận trọng hết mực.” Ông Trump cho biết ông cũng đang chỉ đạo các cơ quan chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính “cho những người lao động bị bệnh, bị cách li hoặc cho việc chăm sóc cho những người khác vì virus corona,” và yêu cầu Quốc hội có hành động để gia hạn hình thức hỗ trợ này. Ông Trump nói Mỹ sẽ lùi thời hạn thanh toán thuế cho một số cá nhân và doanh nghiệp trong ba tháng để giảm bớt tác động của dịch bệnh. Ông cho biết cục Quản trị Doanh nghiệp Nhỏ cũng sẽ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các doanh nghiệp để giúp họ vượt qua cơn khốn đốn. “Đây không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính,” ông nói. “Đây chỉ là một khoảnh khắc tạm thời mà chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua trong tư cách một quốc gia và một thế giới. Ông Trump cũng nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội thông qua luật cắt giảm thuế quỹ lương (payroll tax) để kích thích nền kinh tế, mặc dù đề xuất đó đã bị nhiều nhà lập pháp lưỡng đảng bác bỏ.  
......

WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu

WHO| Ngày 11.03.2020 - Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tình trạng lây nhiễm Virus Covid-19 là một đại dịch Với hơn 118 ngàn người bị nhiễm bệnh hơn 110 quốc gia trên toàn cầu, số người nhiễm bệnh được cho là sẽ còn tiếp tục gia tăng. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một cuộc họp báo ngày hôm nay rằng cơ quan này "quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan nghiêm trọng, và bởi mức độ thiếu hành động đáng báo động...". "Đại dịch virus Covid-19 không chỉ là một khủng hoảng trong ngành y tế mà khủng hỏang này ảnh hưởng đến mọi lãnh vực. Vì vậy mọi lĩnh vực và mọi cá nhân phải tham gia chống dịch." *** WHO bezeichnet Verbreitung als Pandemie Die Weltgesundheitsorganisation stuft die Verbreitung des neuen Coronavirus Sars-CoV-2 nun als Pandemie ein. Das sagte WHO-Generaldirektor Tedros Adhanom Ghebreyesus am Mittwoch in Genf. Das Ausmaß der Erkrankungen und der Todesfälle weltweit habe zu dieser Entscheidung geführt, erklärte WHO-Generaldirektor Tedros Adhanom Ghebreyesus am Mittwoch in Genf. Eine Pandemie ist laut WHO ein weltweiter Ausbruch einer neuen Krankheit. https://www.bild.de/ratgeber/2020/ratgeber/coronavirus-who-bezeichnet-verbreitung-als-pandemie-69340788.bild.html ***** World Health Organization Declares COVID-19 a 'Pandemic.' Here's What That Means The World Health Organization (WHO) on March 11 declared COVID-19 a pandemic, pointing to the over 118,000 cases of the coronavirus illness in over 110 countries and territories around the world and the sustained risk of further global spread. “This is not just a public health crisis, it is a crisis that will touch every sector,” said Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO director-general, at a media briefing. “So every sector and every individual must be involved in the fights.” An epidemic refers to an uptick in the spread of a disease within a specific community. By contrast, the WHO defines a pandemic as global spread of a new disease, though the specific threshold for meeting that criteria is fuzzy. The term is most often applied to new influenza strains, and the CDC says it’s used when viruses “are able to infect people easily and spread from person to person in an efficient and sustained way” in multiple regions. The declaration refers to the spread of a disease, rather than the severity of the illness it causes. https://time.com/5791661/who-coronavirus-pandemic-declaration/?fbclid=IwAR0xlcb0S5qvyPCEa-ghwfSpSerdL4ZE3NZOK9hJjOLjQ_vz39qJb3zwI8s
......

‘Vương miện máu’ dành riêng cho Tập Chủ tịch

Khánh An(VNTB)|  Hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc.   Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Vũ Hán – trung tâm dịch bệnh vừa qua khiến hơn 3.000 người vô tội bị tử vong.   Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhà nước do ngài lãnh đạo đã giành chiến thắng trước virus, với số người lây nhiễm và tử vong đều giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. 19 trường hợp được báo cáo vào ngày 10-03, so với 444 trường hợp ngày 10-02.   Để dọn đường cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo nhân dân, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo trước đó được bật đèn xanh trong đổ lỗi trách nhiệm khủng hoảng cho chính quyền cơ sở (Vũ Hán), trong lúc nhấn mạnh chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Trung ương.   Chủ tịch Tập tìm đến thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, để ‘kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh’ trong khu vực và thăm hỏi các nhân viên y tế tuyến đầu, chỉ huy quân đội, nhân viên cộng đồng, công an cũng như tình nguyện viên, bệnh nhân và người dân, theo Tân Hoa Xã. Thế nhưng không gian thăm hỏi đó lại nămd trong một căn phòng đẹp đẽ, mang khẩu trang, và vẫy tay chào qua màn hình chiếu. Nói cách khác ngài không hề thực địa.   Chủ tịch Tập cẩn thận là đúng, vì ngài là nhà lãnh đạo nhân dân, là quốc hồn quốc tuý, và nếu ngài có mệnh hệ gì, thì đó là tổn thất cực kỳ to lớn cho hàng chục triệu đảng viên ĐCSTQ, những người đang hưởng lợi rất lớn vì bàn tay sắt máu của ngày.   Và nhằm tránh trường hợp dân la ó ‘tất cả là đồ giả’ như lúc Phó Chủ tịch Quốc Hội ghé thăm Vũ Hán. Lực lượng an ninh với áo quần phòng hộ đã được điều động ngồi ghế con canh từng cửa ra vào ở mỗi toà nhà, toà chung cư để ‘khống chế’ mọi biểu cảm của người dân Vũ Hán. Điều đó khiến cho sân khấu Vũ Hán trở thành của Chủ tịch Tập, ngài tha hồ tung tẩy phát ngôn mà không ngại một phản ứng ê mặt nào cả.   Không dừng tại đó, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo nhân dân được đánh giá là hành vi dũng cảm, chân thật, và gần gũi với nhân dân. Hệ thống tuyên giáo vào cuộc, hàng loạt bài viết đề cập đến sự lo lắng và các chỉ đạo của Tập Chủ tịch trong phòng chống dịch bệnh.   Tân bí thư Vũ Hán Vương Trung Lâm thậm chí còn tuyên bố người dân Vũ Hán nên biết ơn ông Tập và đảng Cộng sản vì đã kiểm soát Covid-19.    “Chúng ta phải giáo dục lòng biết ơn cho người dân, đảng viên trên toàn thành phố thông qua nhiều kênh khác nhau để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc, làm theo đường lối, chỉ thị của đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ”, Bí thư thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm phát biểu hôm 7-3.   Hàng nghìn nhân viên y tế, bác sĩ, tình nguyện viên chiến đấu không mệt mỏi ở tuyến đầu, có người phải bỏ mạng giờ đây bị bộ máy quan chức nhà nước giành lấy vinh quang để trao vương miện đó cho Tập Cận Bình, Chủ tịch nước – Tổng bí thư ĐCSTQ, nhà lãnh đạo nhân dân, người yêu thương dân đầy mực thiết.   Và hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc./.  
......

"Cần gọi đúng tên vi khuẩn Vũ Hán"

Việt Tân NGOẠI TRƯỞNG MIKE POMPEO MỞ ĐÒN TẤN CÔNG: "CẦN GỌI CHO ĐÚNG TÊN: vi khuẩn VŨ HÁN (WUHAN virus)" Suốt hơn hai tháng vừa qua, Bắc Kinh và WHO do Tedros làm tổng giám đốc cùng múa may chữ nghĩa, đổi tên xoành xoạch: Wuhan virus qua Corona virus, rồi nCoV-2, COVID-19. Nhưng, cả Washington lẫn Tokyo vẫn im lặng, quan sát, xem xét...Và rồi, NAY ĐÃ TỚI LÚC cần chấm dứt mọi trò múa may mà phải làm cho rõ trắng đen! Bằng cách, trước hết, gọi tên dịch bệnh cho có đầu có ngọn. Ông Hiroshi Yamada bên Quốc hội Nhựt Bổn lên tiếng: "Hãy trở lại với tên gọi ban đầu là VIÊM PHỔI VŨ HÁN (Wuhan pneumonia), không thể để cho Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch làm sai lệch thông tin". Ngày 6/3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC, đã gọi: "Vi khuẩn VŨ HÁN (Wuhan virus)". Và ngay cả khi nói về loại vi khuẩn là loại Corona thì cũng phải rõ ràng nguồn gốc khởi đầu dịch bệnh: "Vi khuẩn corona VŨ HÁN" (Wuhan coronavirus). Ông Mike Pompeo cho biết, "Vi khuẩn Vũ Hán không phải là từ ngữ do tôi đặt, mà chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của vi khuẩn"! Bắc Kinh không thể nói ra rồi nuốt lời, lấp liếm bằng cách thay đổi tên gọi để xóa đi chữ "Vũ Hán"! Mỹ đưa ra gói viện trợ ban đầu 37 triệu USD để trợ giúp một số quốc gia bị nguy hiểm, ông Mike Pompeo nhấn mạnh, bởi "sự lây lan của vi khuẩn Vũ Hán" (Wuhan virus's spread). Bắc Kinh tím mặt, phản pháo bằng cách cho rằng nguồn gốc ban đầu không đến từ Vũ Hán. Vậy, từ đâu? Tàu muốn gì thì cứ làm, Mỹ sẵn sàng tiếp chiêu. Đã qua hai tháng để giới TÌNH BÁO MỸ ĐIỀU TRA ngấm ngầm, nay đến lúc CHÍNH THỨC MỞ ĐÒN "TẤN CÔNG"! Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng mà thấu tâm can của Bắc Kinh, rằng: trong tên gọi của dịch bệnh đang bùng phát hiện nay phải có tên địa danh khởi đầu là "VŨ HÁN" (Wuhan)! Phải rõ ràng, không để cho Bắc Kinh làm mưa làm gió khiến cho thông tin bị nhiễu loạn. Phải nói cho đúng, là: "Viêm phổi VŨ HÁN" (Wuhan pneumonia); "Vi khuẩn VŨ HÁN" (Wuhan virus); "Vi khuẩn corona VŨ HÁN" (Wuhan coronavirus). Nguồn: FB nguyen-Chuong Mt  
......

DB Chris Hayes yêu cầu Ngoại Trưởng Úc áp lực Việt Nam trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Web Việt Tân| Sáng ngày Thứ Sáu, 6 tháng Ba, 2020, Cơ Sở Đảng Việt Tân tại Úc Châu đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Canberra, ACT, Úc Châu để phản đối bản án sai trái, phi nhân của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc gốc Việt, trong phiên xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 2 tháng Ba, 2020 vừa qua. Nhân dịp này, Dân Biểu Liên Bang Úc, ông Chris Hayes, đã gửi thư tới Bộ Trưởng Ngoại Giao Úc, bà Marise Payne, để kêu gọi chính phủ Úc phải tiếp tục áp lực nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Khảm. ____ Dưới đây là bản dịch tiếng Việt lá thư của Dân Biểu Chris Hayes. Chris Hayes MP Dân Biểu Liên Bang đơn vị Fowler Chief Opposition Whip Thượng Nghị Sĩ Marise Payne Bộ Trưởng Ngoại Giao Bộ Trưởng Bộ Phụ Nữ Thượng Viện Quốc Hội Úc PO BOX 6100 CANBERRA ACT 2600 Ref: RH Ngày 6 tháng Ba, 2020 Gửi qua bưu điện và email: Senator.Payne@aph.gov.au Thưa Bộ Trưởng, Tôi muốn bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của tôi liên quan đến việc kháng án 12 năm tù mới đây của công dân Úc Châu Văn Khảm tại Việt Nam, bị cáo buộc tội danh khủng bố theo Điều 113, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Ông Khảm bị bắt tại TP. HCM vào tháng Giêng 2019 khi gặp một nhà hoạt động dân chủ liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông Khảm là đảng viên Đảng Việt Tân, được Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) xem là một tổ chức kêu gọi cải tổ dân chủ một cách ôn hoà. Nhà cầm quyền Việt Nam biết ông Khảm là đảng viên Đảng Việt Tân mà họ coi là một tổ chức khủng bố. Trường hợp của ông Khảm đặc biệt đáng quan ngại vì Ông đã 70 tuổi, sức khoẻ suy thoái và đã bị nhập viện 2 lần từ khi bị bắt giam tại Việt Nam. Như tôi được biết, trong thời gian bị giam, ông Khảm đã bị từ chối không được gặp luật sư biện hộ cho đến khi việc điều tra chấm dứt gần như ngay trước phiên xử. Việc liên lạc chỉ giới hạn vỏn vẹn trong một vài cuộc phỏng vấn ngắn ngủi với luật sư của Ông. Với bản chất nghiêm trọng của tội danh mà ông Khảm bị cáo buộc, chúng tôi nghĩ rằng điều đó có ảnh hưởng bất lợi cho việc bào chữa trong suốt tiến trình xét xử cũng như kháng cáo và vì vậy đã làm mất đi khả năng có được sự xét xử công bằng trong cả hai phiên xử. Ông Khảm, 70 tuổi, là một cựu chủ tiệm bánh đã về hưu, sống ở vùng phía Tây thành phố Sydney, đã có một quá trình dài trong việc bênh vực nhân quyền. Cùng với vợ và gia đình, ông Khảm đã sống ở Úc trên 30 năm và được biết đến qua những việc làm từ thiện trong cộng đồng. Theo sự hiểu biết của tôi, ông Khảm chưa từng bị cáo buộc bất cứ việc làm sai trái nào theo luật pháp hay bởi cơ quan nào ở Úc. Tôi biết là Bộ Ngoại Giao & Thương Mại đã trợ giúp lãnh sự cho ông Khảm và đã nỗ lực giữ liên lạc với gia đình Ông. Đây là những việc làm mà Đảng Lao Động hoàn toàn hỗ trợ và được gia đình ông Khảm rất tri ân. Tuy nhiên, kết cuộc của phiên xử kháng án ở Việt Nam đã làm gia tăng nỗi khổ đau của vợ và gia đình ông Khảm vì không còn biết cách nào khác nữa để ông Khảm được trả tự do. Vì những điều trình bày ở trên, chúng ta tuyệt đối cần phải tiếp tục áp lực chính phủ Việt Nam, buộc họ tuân thủ pháp luật và thực hiện những gì họ đã cam kết, như chúng ta chờ đợi ở bất cứ đối tác thương mại nào. Thay mặt cho cả cộng đồng người Úc gốc Việt, tôi trân trọng yêu cầu Chính Phủ làm tất cả những gì có thể làm được để ông Khảm được trả tự do và an toàn. Kính thư.
......

Tình báo Mỹ điều tra về Covid-19 tiết lộ, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp

Ngày 21/2, Yahoo News đưa tin, nguồn tin từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho biết một số quan chức Trung Quốc có dấu hiệu lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp. Hình ảnh tại Trung Nam Hải. (Mark Schiefelbein-Pool / Getty Images) Minh Thanh (theo Epoch Times)| Covid-19 tại Trung Quốc hiện gần như không thể kiểm soát được. Hôm thứ Sáu (21/2), Yahoo News đưa tin rằng theo nguồn tin từ cơ quan tình báo Hoa Kỳ tiết lộ, một số quan chức Trung Quốc có dấu hiệu lên kế hoạch thoát hiểm khẩn cấp. Tác giả bài viết là Jenna Mclaughlin, một phóng viên điều tra an ninh quốc gia tại Yahoo News. Bà nói rằng do nghi ngờ các quan chức Trung Quốc hạn chế đưa ra các thông tin về Covid-19, nên cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã và đang giúp chính phủ thu thập thông tin về Covid-19 trên toàn cầu, bao gồm cả các công bố của Trung Quốc. Bài viết trích dẫn lời của hai người đưa tin, cho biết một trong những nguồn thông tin tốt nhất về tình hình Covid-19 và phản ứng đối phó từ phía chính phủ Trung Quốc, chính là các kênh quân sự. Một trong hai người đưa tin là cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ cho biết,chủ đề theo dõi quan trọng nhất là kế hoạch của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - "triển khai hoạt động có tính liên tục" - chỉ khả năng duy trì các chức năng cơ bản của chính phủ trong các cuộc khủng hoảng chưa từng có như chiến tranh hạt nhân hay thiên tai. Người đưa tin này nói, chủ đề theo dõi này có thể liên quan đến động thái an ninh của các nhà lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, như rời khỏi Trung Quốc hoặc tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài, "tương tự như nơi trú ẩn ngày tận thế của Hoa Kỳ". Nguồn tin cũng nói rằng khi phát hiện dấu hiệu các quan chức Trung Quốc đang lên kế hoạch ứng phó khẩn cấp như vậy, giới tình báo Hoa Kỳ nhận định điều này chứng tỏ trong nội bộ Bắc Kinh có sự lo ngại tiềm tàng về dịch bệnh. Yahoo News cũng trích dẫn ba nguồn tin tình báo Hoa Kỳ, cho biết Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, Trung tâm về các vấn đề Toàn cầu của Cục tình báo Trung ương (CIA) và Trung tâm tình báo y tế quốc gia thuộc Cục tình báo Quốc phòng (DIA) đang hỗ trợ nhóm công tác về Covid-19 của Nhà Trắng. Nhóm công tác này do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lãnh đạo. Trung tâm Tình báo Y tế Quốc gia, nằm ở Maryland, theo dõi các nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh và sự bùng phát dịch bệnh đối với quân đội Hoa Kỳ, đồng thời đánh giá các biện pháp đối phó liên quan trước đại dịch của lãnh đạo nước ngoài. Một phát ngôn viên của quân đội Hoa Kỳ nói với Yahoo News rằng cơ quan này "đang theo dõi chặt chẽ sự bùng phát của Covid-19 và các biện pháp phản ứng của toàn cầu". Bài viết cho biết trước tình hình thông tin được công bố về Covid-19 trên toàn cầu, giới tình báo Hoa Kỳ phải tìm cách nhanh chóng thu thập thông tin tiềm ẩn về đại dịch đang phát triển nhanh chóng này, đồng thời tránh mối nguy hiểm tính mạng cho họ trước những uy hiếp hoặc cản trở công việc của CDC và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dịch bệnh toàn cầu từ lâu đã là một chủ đề được các quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ rất quan tâm. Trong thời kỳ chính quyền Obama, để đối phó với dịch Ebola, đã từng có hợp tác liên chính phủ. Nhưng dù là trong quá khứ hay hiện tại, điều thách thức vẫn là các chính phủ nước ngoài đều rất khó có được thông tin đầy đủ về khủng hoảng y tế cộng đồng từ chính quyền Trung Quốc. Một quan chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ nói rằng mặc dù luôn có các kênh liên lạc với Trung Quốc, nhưng bạn không chắc liệu các quan chức Trung Quốc có trả lời điện thoại hay không. "ĐCSTQ và bộ máy quan liêu lo ngại về việc báo cáo tin xấu cho Chủ tịch Tập Cận Bình, gồm cả ảnh hưởng tiềm tàng của dịch bệnh đối với nền kinh tế toàn cầu", bài báo viết. "Đây là những vấn đề nghiêm trọng vẫn đang tồn tại dai dẳng", Greg Treverton, Giáo sư tại Đại học Nam California và là Cựu chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia, nói với Yahoo News. Ông nói: "Y tế là một vấn đề an ninh quốc gia rất lớn, đặc biệt là đối với các đối tượng tình báo như Trung Quốc, họ sẽ không cung cấp sự trợ giúp cần thiết". Ông Trevorton từng nghiên cứu các hoạt động nội bộ của chính phủ Hoa Kỳ trong vụ dịch SARS Trung Quốc năm 2003 và đối phó với dịch Ebola ở Tây Phi từ 2014-2016. Ông nói với Yahoo News rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều vốn để theo dõi sự phát triển của virus Ebola ở Châu Phi, điều này được tiến hành trước khi tình trạng dịch Ebola được công bố tại Hoa Kỳ. Ông cho rằng tình hình quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ "chắc chắn sẽ khiến Hoa Kỳ gặp khó khăn hơn trong việc có được thông tin tình báo đáng tin cậy", nhưng cũng nói rõ Hoa Kỳ "nhất thiết" có được tin tình báo Trung Quốc đáng tin cậy. Minh Thanh (theo Epoch Times) https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tinh-bao-my-dieu-tra-ve-covid-19-tiet-lo-lanh-dao-cap-cao-trung-quoc-len-ke-hoach-thoat-hiem-khan-cap-16008.html  
......

Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm

Hôm nay, 25 tháng Hai, 2020, nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế cùng đứng tên trong một thư chung yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị qui kết trách nhiệm đối với các viên chức nhúng tay vào tội ác vi phạm nhân quyền thô bạo nầy. Trong lá thư gởi bà Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức cũng yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả 27 cư dân Đồng Tâm bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công trên. Dưới đây là nguyên văn bức thư. — Ngày 25 tháng Hai, 2020 Kính gửi Bà Đại Sứ Elisabeth Tichy-Fisslberger Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Geneva, Thụy Sĩ Thỉnh cầu điều tra việc vi phạm nhân quyền thô bạo tại Đồng Tâm, Việt Nam Bà Đại Sứ kính, Chúng tôi, các tổ chức nhân quyền đồng ký tên dưới đây, viết thư này để trình bày với bà về vụ đàn áp gần đây tại Đồng Tâm, gần Hà Nội. Vào ngày 9 tháng Giêng, 2020 chính quyền Việt Nam huy động 3 nghìn cảnh sát cơ động để tấn công Làng Hoành, Xã Đồng Tâm, giết chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, người lãnh đạo trong làng và bắt giữ ít nhất 27 cư dân (danh sách đính kèm dưới đây). Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp đất đai nơi đây khi chính quyền Hà Nội muốn tịch thu đất của dân làng để quy hoạch ‒ đe dọa nguồn sống và nơi ăn chốn ở của gần 10 nghìn cư dân. Trước khi tấn công, cảnh sát bao vây khu vực và cắt đứt dịch vụ điện thoại và internet. Các ký giả độc lập cũng như báo giới quốc tế bị cấm không được lai vãng đến Đồng Tâm để thu thập tin tức. Ông Trịnh Bá Phương, một ký giả dân báo, cách đó 25 dặm ở Hà Nội đã bị bắt giữ và quản thúc tại gia vì phát sóng trực tiếp trên Facebook, tường thuật diễn tiến trong khi cảnh sát ập vào Đồng Tâm. Kể từ đó, cả ông Trịnh Bá Phương và người em là Trịnh Bá Tư, cũng như một số nhà hoạt động khác, tiếp tục bị xách nhiễu và bị hăm dọa bắt giam nếu tiếp tục đưa thông tin về hành vi của cảnh sát. Chính quyền Việt Nam áp lực Facebook phải tháo gỡ nội dung về Đồng Tâm và đoàn quân dư luận viên liên tục tấn công tài khoản của giới hoạt động nhân quyền. Một tháng sau cuộc tấn công, có ít nhất là 27 cư dân vẫn còn bị biệt giam và không ai có tin tức gì về số phận của họ. Họ không được luật sư tiếp cận để bảo vệ pháp lý. Lấy danh nghĩa là ngăn chận “tài trợ cho khủng bố”, Bộ Công An ra lệnh cho Vietcombank đông lạnh tài khoản nhận tiền đóng góp của hàng trăm cá nhân để hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình ông Lê Đình Kình. Người chủ tài khoản là nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thúy Hạnh, không thể lấy ra số tiền đóng góp là 528 triệu đồng VN ($23.000 USD). Hành vi hung ác khôn lường của cảnh sát tại Đồng Tâm và đợt trấn áp sau đó đã phơi bày tình trạng leo thang vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chính quyền Việt Nam tiếp tục cho thấy họ bất chấp các quy ước quốc tế về chống tra tấn và Công Uớc Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Vì thế chúng tôi khẩn khoản kêu gọi Bà và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hãy: – Chỉ định Báo Cáo Viên Đặc Biệt để điều tra sự kiện Đồng Tâm và đưa ra khuyến nghị quy trách nhiệm cho những viên chức nào vi phạm nhân quyền thô bạo; – Kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ tùy tiện trong cuộc tấn công vào Đồng Tâm đêm 9 tháng Giêng và dừng ngay những biện pháp trả đũa đối với dân làng Đồng Tâm và những người ủng hộ họ; – Thúc đẩy chính quyền Việt Nam cho phép giới báo chí độc lập và xã hội dân sự di chuyển tự do đến Đồng Tâm để tiếp xúc với người dân địa phương mà không lo sợ bị trả đũa. Đồng ký tên, Nathalie Seff Giám Đốc Điều Hành Tổ chức Hành Động Công Giáo nhằm Loại Trừ Tra Tấn, (ACAT) Pháp Nguyễn Lê Hùng Hội Bầu Bí Tương Thân Nguyễn Văn Đài Hội Anh Em Dân Chủ Vũ Mạnh Hùng Hội Giáo Chức Chu Văn An Rodolphe Prom Destination Justice Nguyễn Tường Thụy Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam Nhà Xuất Bản Tự Do (Liberal Publishing House) Linh mục Đặng Hữu Nam Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh Christophe Deloire Tổng Thư Ký Ký Giả Không Biên Giới (Reporters Without Borders) Safeguard Defenders Linh mục JB Nguyễn Đình Thục Giáo xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh Rolin Wavre Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM) Đỗ Hoàng Điềm Việt Tân Dương Thị Phương Hằng Nghiệp Đoàn Báo Chí Việt Nam Trịnh Thị Ngọc Kim Nghiệp Đoàn Sinh Viên Việt Nam Watchdogs Unleashed ** Danh sách những người bị bắt giữ trong vụ Đồng Tâm: https://viettan.org/cac-to-chuc-goi-thu-yeu-cau-hoi-dong-nhan-quyen-lhq-dieu-tra-vu-tham-sat-dong-tam/
......

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội chia buồn về việc Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch

Bà Marie C. Damour (giữa), tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, cùng hai nhân viên tổng lãnh sự viếng cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại chùa Từ Hiếu. (Hình: Facebook tòa đại sứ Mỹ)  HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, hôm Thứ Hai, 24 Tháng Hai, đưa ra tuyên bố chia buồn về việc Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch. Trong tuyên bố đăng trên trang Facebook của tòa đại sứ Mỹ, ông Kritenbrink viết: “Thay mặt phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất qua đời.” “Hoà Thượng Thích Quảng Độ là người ủng hộ không mệt mỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền, và ông luôn tận tâm theo đuổi công lý bằng các hình thức phi bạo lực. Những nỗ lực hoà bình này đã mang lại cho ông nhiều giải thưởng quốc tế và ông đã nhiều lần được đề cử giải Nobel Hoà Bình,” nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Việt Nam viết tiếp. Ông cũng cho biết ông có vinh hạnh được gặp Hoà Thượng Thích Quảng Độ vào năm 2018 và “tôi rất ấn tượng với lòng trắc ẩn và sự tận tâm của ông đối với vấn đề đa nguyên tôn giáo.” Đại Sứ Daniel Kritenbrink (trái) và Tổng Lãnh Sự Mary Tarnowka thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ hồi năm 2018. (Hình: Facebook tòa đại sứ Mỹ) Ngoài ra, trang Facebook của tòa đại sứ Mỹ cũng đăng lại tấm hình ông Kritenbrink và bà Mary Tarnowka gặp Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Thanh Minh Thiền Viện, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, hồi Tháng Sáu, 2018, khi bà là tổng lãnh sự tại thành phố này. Trên trang Facebook này còn đăng hình bà Marie C. Damour, tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn hiện nay, cùng hai nhân viên tổng lãnh sự đến viếng cố đại lão hòa thượng tại chùa Từ Hiếu, quận 8, hôm 24 Tháng Hai. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch lúc 9 giờ 30 phút tối (giờ địa phương) Thứ Bảy, 22 Tháng Hai, tại chùa Từ Hiếu, hưởng đại thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp. Theo Wikipedia.org, Hòa Thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 Tháng Mười Một, 1928, là tăng thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ ngày 17 Tháng Tám, 2008, và từng là tổng thư ký rồi viện trưởng Viện Hóa Đạo. Ông là người được trao Giải Tưởng Niệm Thorolf Rafto năm 2006 và nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Đức Đệ Ngũ Tăng Thống sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ, tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Theo di huấn của Hòa Thượng Thích Quảng Độ ký ngày 5 Tháng Tư, 2019, được dẫn trên bản “Cáo Bạch” thì “Sau này khi tôi về cõi Phật, tôi hoàn toàn ủy quyền cho Hòa Thượng Thích Nguyên Lý cùng một số Tăng, Ni, và Phật tử có tâm với Giáo Hội lo toàn bộ tang sự cho tôi. Tang lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày. Sau khi hỏa thiêu thì đem tro cốt của tôi rải xuống biển.” Chương trình tang lễ được trụ trì chùa Từ Hiếu thông báo là lễ nhập quan lúc 2 giờ trưa ngày 23 Tháng Hai và lúc 8 giờ sáng ngày 25 Tháng Hai “cung tiễn kim quan đi hỏa thiêu,” rồi sau đó rải tro cốt xuống biển theo di chúc. Bản “Cáo Bạch” còn dặn rằng, mọi người tới viếng “Không có điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức thông thường khác, chỉ đến lễ bái, thọ tang mà thôi,” và “Xin miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn…” (Đ.D.)  
......

Ý: Virus lan mạnh. Âu châu lo ngại

Từ Thức| Codogno trở thành một Vũ Hán nhỏ. Hai vùng quan trọng của Ý, Venise và Milan, trở thành trung tâm conoravirus của Âu Châu . Những biện pháp khó tưởng tượng cách đây vài ngày đã được thi hành: ngưng khẩn cấp carnaval Venise, những trận đá banh và tất cả những sinh hoạt văn hoá, thể thao tượng trưng cho nước Ý, nguồn ngoại tệ lớn nhờ du lịch. Các check-points đã được thiết lập như một xứ có chiến tranh. KINH TẾ Ý NGUY NGẬP Khi tôi bắt đầu gõ bài này, Ý có 3 người chết. BBC đang loan tin vừa có thêm nạn nhân thứ tư, và khi viết xong bài, thêm người thứ 5 tử nạn.Trong 3 ngày, dịch conora đã bộc phát và lan nhanh ngoài sức tưởng tượng: 160 người bị nhiễm dịch, hàng ngàn người bị tình nghi, trong đó có hàng trăm bác sĩ, y tá đang bị cách ly. Những nơi bị đe doạ nhất là Lombardie (vùng Milan) và Vénétie (vùng Venise). Hai ổ virus chính là Codogno ở Lombardie và Vo’Euganeo ở Vénétie đã trở thành những thành phố chết. Ngay từ khi có nạn nhân đầu tiên cách đây 3 ngày, chính phủ Ý đã ban hành những biện pháp khẩn cấp: cô lập 11 thành phố. Tại các thành phố này, trường học, chợ búa, rạp hát, thư viện, bảo tàng viện và các khu thương mại được lệnh đóng cửa. Những sinh hoạt văn hoá, xã hội, chính trị, thể thao đều bị hủy bỏ Tại Venise, carnaval bị ngưng nửa chừng, những cuộc diễn hành thời trang nổi tiếng như Armeni diễn ra không 1 người được phép tham dự, chỉ trực tiếp truyền hình trên TV, YouTube. Nhiều xe lửa đã bị cấm ra vào. Nước Áo hủy bỏ các chuyến xe lửa tới Ý. Chung quanh 11 thành phố bị cô lập, những check-points đã thiết lập để kiểm soát, chỉ để ra vào những người có nhiệm vụ y tế hay tiếp tế lương thực. Trong những giờ tới, có thể quân đội sẽ tiếp tay với cảnh sát. Conora sẽ có hậu quả trầm trọng tới kinh tế Ý, đã gặp khó khăn từ những năm gần đây. Venise và Milan là trung tâm du lịch và kỹ nghệ của miền Bắc Ý. Cũng chính vì kinh tế khó khăn, Ý, cùng với Hy lạp là hai nước Tây Âu Châu đã cộng tác với kế hoạch ‘’Nhất đái, nhất lộ’’ của Tàu, với số người Tàu tới định cư, làm việc đáng kể. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chính phủ vẫn duy trì các chuyến bay trực tiếp với Tàu khi coronavirus bắt đầu bùng nổ. Tại Pháp, bộ Y tế cho hay chính phủ đã dự trù các kế hoạch để nước Pháp không rơi vào thảm trạng của Ý, trong khi phe đối lập đòi đóng cửa biên giới với Ý. TÀU: THÊM 150 NGƯỜI CHẾT Tại Tàu, thông cáo chính thức cho hay có thêm 150 người chết, nâng tổ số lên gần 2600 nạn nhân. Ngoài nước Tàu, Nam Hàn là nơi dịch hoành hành dữ dội nhất, với 161 trường hợp nhiễm dịch mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên gần 800 với 7 người chết. Conora không yếu đi như người ta mong đợi, trái lại đang lan tràn mạnh. Ngoài Iran, với 12 người chết, virus đã lan sang Do thái, Ai Cập, Koweit, Barheim, Afghanistan vv. Tại Phi Châu, tới nay con số người bị nhiễm conora không được công bố, vì y tế quá yếu, Phi Châu không có phương tiện chẩn bệnh, nhưng WHO cho hay nhiều nước đang trang bị phương tiện chẩn bệnh, nhất là những nước có đông người Tàu tới lập nghiệp, khai thác hầm mỏ, dầu lửa, nông nghiệp. VN: LẠC QUAN HAY VÔ TRÁCH NHIỆM ? Khi người ta thấy cả thế giới báo động, lo ngại, thi hành những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn virus, người ta kinh ngạc thấy VN, nơi người Tàu ra vào như đi chợ, vẫn tiếp tục giấu giếm, đóng vai lạc quan. Chính phủ Nam Hàn, một quốc gia tiến bộ gấp trăm VN, kiểm soát di dân, du khách chặt chẽ, đã công khai nhìn nhận thất bại trước virus. Các nước Âu Châu, với phương tiện và hệ thống y tế hoàn hảo nhất thế giới, vẫn có người chết và số người nhiễm độc càng ngày càng cao. Một thí dụ về cách phòng ngừa của thiên hạ: Hong Kong báo cho London biết một người Anh bị nhiễm dịch đã về nước. London điều tra, báo cho Paris biết người đó đã sang Pháp. Cảnh sát Pháp kiếm được đương sự, và hai nước Anh, Pháp đã tìm ra tất cả những người ông ta đã tiếp xúc để chẩn bệnh, quan sát, theo dõi. Mặc dầu vậy, con số nhiễm dịch ở Âu châu vẫn cao hơn ở VN, và ở VN chỉ có một người chết vì bệnh…não, khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về sự chính xác của thống kê, và mức độ lương thiện, tinh thần trách nhiệm của tập đoàn cầm quyền đối với đại hoạ trước mắt./.
......

7 Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ cùng lộ diện, tiết lộ 8 thông tin quan trọng

7 Thường ủy Bộ chính trị ĐCSTQ có mặt trong phiên họp ngày 23/2 nhưng không đeo khẩu trang đã gây sự chú ý. (Ảnh: Xinhua) tinhhoa.net| Trong thời điểm dịch bệnh Vũ Hán bùng phát, cuộc chiến nội bộ ĐCSTQ diễn ra vô cùng gay gắt, tuy nhiên để giữ vững được hình ảnh “thái bình ổn định”, 7 Thường ủy Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cùng nhau xuất hiện vào ngày 23/2, toàn văn bài phát biểu của Tập Cận Bình cũng được truyền thông Trung Quốc tiếp dẫn. Ngày 23/2, ĐCSTQ tại Bắc Kinh tổ chức hội nghị “Triển khai công tác thúc đẩy phòng chống dịch bệnh viêm phổi corona virus mới cùng phát triển kinh tế xã hội”, Tập Cận Bình đã có mặt cùng 6 Thường ủy Bộ Chính trị khác. Đây là lần đầu tiên từ sau khi dịch viêm phổi tại Vũ Hán bùng phát, hình ảnh 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ cùng nhau xuất hiện. Một điểm đáng chú ý trong sự xuất hiện lần này là 7 vị thường ủy đều không mang khẩu trang, trong khi tất cả các quan chức còn lại đều đeo khẩu trang. Các quan chức khác của ĐCSTQ đều mang khẩu trang trong cuộc họp Thường ủy ĐCSTQ ngày 23/2. (Ảnh chụp màn hình) Theo Hạ Tiểu Cường, chuyên gia bình luận chính trị của Epoch Times, bài phát biểu theo thông lệ của Tập Cận Bình mang tính chung chung nhưng đã tiết lộ 8 thông tin quan trọng: Thứ nhất, tình hình dịch bệnh đã toàn diện không thể khống chế, tình hình lan rộng của dịch bệnh sẽ quyết định sự sống còn của ĐCSTQ. Thứ hai, các cấp đảng ủy cùng chính quyền trung ương đều có tâm thái “mệt mỏi vì phải chiến đấu”, “tâm lý cầu may”, và “muốn nghỉ ngơi”. Trong khi đó, chính quyền địa phương bề mặt là phục tùng mệnh lệnh từ lãnh đạo trung ương, nhưng kỳ thực đều là làm theo ý mình, thiết lập trạng thái tự vệ, chính lệnh khó ra khỏi Trung Nam Hải.  Thứ ba, đặc biệt tình hình dịch bệnh ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã ở vào tình cảnh không cách nào khống chế, việc chủ yếu là làm tốt công tác phong tỏa thông tin, duy trì ổn định. Thứ tư, dịch bệnh ở Bắc Kinh đã ở giai đoạn đầu của quá trình bộc phát, ĐCSTQ tập trung ứng phó. Thứ năm, huy động toàn bộ tài nguyên, vật lực mà ĐCSTQ trong nhiều năm qua đã mua chuộc và thẩm thấu, cùng lên tiếng ủng hộ và duy trì sự ổn định của chính quyền ĐCSTQ. Thứ sáu, kiên trì nắm giữ mạng lưới truyền thông và hệ thống tuyên truyền, kiểm soát dư luận, phong sát hết thảy tin tức bất lợi đối với sự ổn định của ĐCSTQ. Thứ bảy, khởi động cơ chế và thủ đoạn duy trì ổn định vào thời chiến và thời điểm nhiều nguy cơ, không tiếc bất kỳ giá nào để giữ gìn sự ổn định của chính quyền ĐCSTQ, nghiền nát và áp chế tất cả phản kháng và khả năng dân biến. Thứ tám, tình hình dịch bệnh nguy cấp là lưỡi dao chí mạng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gặp nhiều khó khăn khi hoạt động trở lại, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, việc đảm bảo sinh hoạt cơ bản của dân chúng gặp khốn khó, giao thương nước ngoài và các khoản đầu tư ngoại quốc cơ bản rất hạn hẹp. Hạ Tiểu Cường nhận định, tình thế của ĐCSTQ đang rất vô vọng, không ai đủ khả năng để xoay chuyển ý trời, tất cả lối thoát đều bị khép kín. Người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với thời khắc gian nan nhất, nhưng cũng lại là đêm đen trước bình minh.  
......

Virus Vũ Hán: tại Ý hai người chết, 11 thành phố tê liệt

Từ Thức| Hai người Ý vừa từ trần vì conoravirus gây hoang mang trong dư luận, khiến chính phủ Ý đã đóng cửa tất cả những nơi công cộng tại 11 thành phố . Điều đáng lo ngại là nạn nhân đầu, 78 tuổi, chưa bao giờ sang Tàu và không tiếp xúc với những người bị nhiễm dịch, nghĩa là virus đã truyền nhiễm khác hơn là tiếp xúc trực tiếp. Nạn nhân thứ hai là một phụ nữ, cũng ở vùng Lombardie, được đưa vào nhà thương từ 10 ngày trước. Chính phủ Ý đã lập tức đóng cửa các siêu thị, trường học, nhà thờ, sân vận động, rạp hát, thư viện tại 11 thành phố vùng Lombardie, thực hiện 4200 tests. Trên 50.000 dân tại thành phố Codogne được yêu cầu đóng cửa, ở trong nhà. Nhiều xe lửa đã bị chặn ngoài thành phố; 250 người, trong đó có 70 bác sĩ, y tá đã bị cách ly để khám nghiệm. Chính phủ Ý sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp khác trong những giờ tới Tổ chức Y tế quốc tế WHO báo động về hình thức lây lan không rõ ràng của virus trên khắp thế giới, khiến việc phòng ngừa phức tạp hơn. Tại Trung Đông, sau Ai Cập, Arabie Saoudite, tới lượt Liban, Do Thái và các nước lân cận. Tại Trung Hoa, thông cáo chính thức cho hay đã có 2345 người chết, trong số trên 76.000 người bị nhiễm virus. Marie Holzman, chuyên viên về Trung Hoa, viết trên báo Le Monde là ngày nay, không còn ai ở bên Tàu tin những thông cáo, thống kê của nhà nước. Tại các quốc gia khác, trên 1100 người bị nhiễm virus. Con số này tăng nhanh chóng, như ở Nam Hàn, số người nhiễm virus đã tăng gấp đôi trong 48 giờ (tổng cộng 346, 2 người chết), Ý có thêm 17 người bệnh mới, Iran thêm 2 người chết (tổng cộng 4 người chết, trong khi chỉ có 18 trường hợp nhiễm dịch) Tại Ukraine, dân chúng sợ virus, gây hỗn loạn, bạo động để phản đối việc tập trung 72 người được chở về từ Trung Hoa, khiến bà bộ trưởng y tế phải tình nguyện vào sống với những người mới về trong 24 giờ, để chứng tỏ họ không nguy hiểm. WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia đóng góp để ngăn chặn dịch lan tràn, nhưng lời kêu gọi giúp 675 triệu dollars trước đây ít được hưởng ứng, có lẽ vì uy tín của WHO suy giảm. Sự thực, con số 675 triệu không có nghĩa gì với ngân sách thế giới. Lấy một thí dụ : Trung Cộng đã dành 1000 tỉ dollars cho kế hoạch ‘’Nhất đái, nhất lộ’’ nhằm chinh phục thế giới. VIỆT NAM ? Trong khi thế giới điên đầu, chỉ có một nơi bình an: Việt Nam. Tỷ số người nhiễm trùng vẫn thấp nhất thế giới, trong khi người Tàu ra vào như chỗ không người. Chỉ riêng dịp Tết, theo thông cáo chính thức, trên 26.000 người Tàu về quê ăn Tết, trên 15.000 người trở lại làm việc, chỉ một nửa (7000) bị cách ly. Chưa nói tới du khách hay những người ồ ạt xâm nhập bất hợp pháp. Hai cách giải thích: hoặc virus tế nhị, không muốn làm tổn thương tình hữu nghị Hoa Việt; hoặc VN đứng đầu thế giới về nghệ thuật làm thống kê, qua mặt cả đàn anh Tàu./.
......

Dịch bệnh Covid - 19 đang lan tràn khắp nơi

Le Anh| Mới thoạt nhìn các bức ảnh, người ta tưởng đây là thành phố Vũ Hán. Nhưng không, đó là thành phố Daegu, Hàn Quốc, nơi mà ổ dịch đã giết chết 2 người. Các hình ảnh này được các hãng tin lớn trên thế giới như Yonhap, AFP, Reuters...loan tin. Đường xá vắng hoe, tàu điện co cụm, bệnh nhân được di chuyển trong lồng khiêng, hàng quán đóng cửa, thành phố phun thuốc khử trùng khắp nơi. Hình ảnh như một thành phố chết. Theo truyền thông cho biết, Hàn Quốc đã xét nghiệm nCoV hơn 14.800 người từ ngày 3/1, trong đó có 11.953 người âm tính với virus và 16 người đã xuất viện sau khi hồi phục hoàn toàn. Số người đang xét nghiệm nCoV và cách ly là hơn 2.700, trong đó có 156 người mắc bệnh. Hàn Quốc hiện được đặt ở tình trạng báo động cấp 3, trong hệ thống 4 cấp. Các thành phố Daegu, Cheongdo được đưa vào diện "quản lý đặc biệt". Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực sẵn có đến Daegu để đối phó với dịch Covid-19. Sự lây lan dịch bệnh Covid-19 đã đến mức báo động, mặc dầu nhiều chính phủ ở nhiều quốc gia tiên tiến đã có những phương cách để ngăn chặn. Tuy nhiên, mức độ lây lan vẫn chưa thấy hạ nhiệt. Việt Nam là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc nhất so với các quốc gia Á châu, trong đó có rất nhiều người từ Vũ Hán. Nhưng Bộ Y tế thông báo chỉ có 16 ca nhiễm và đã chữa khỏi 15 ca, còn chuẩn bị tuyên bố Khánh Hòa, Thanh Hóa hết dịch. Cửa khẩu của đất nước vẫn còn mở toang. Người Trung Quốc vẫn tiếp tục tràn vào để tránh nạn dịch bệnh. Không biết khi nào đất nước Việt Nam mới có được một chính quyền minh bạch, biết lo cho dân, biết quan tâm đến tính mạng của người dân?    
......

Hội Nghị Geneva 2020 – Diễn đàn cho nhân quyền và dân chủ

Hội Nghị Geneva cho Nhân Quyền và Dân Chủ lần thứ 12 đã khai mạc vào sáng ngày 17 tháng Hai, 2020 bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Geneva Summit – Hội Nghị Geneva được tổ chức hàng năm kể từ năm 2009. Hội nghị kéo dài hai ngày và luôn được tổ chức vào đúng một tuần trước kỳ họp thường niên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva. Mục đích là đặt ra các vấn đề và các ưu tư liên quan đến dân chủ và nhân quyền cho Liên Hiệp Quốc. Diễn đàn Geneva Summit được khởi xướng bởi tổ chức UNWatch, và ngày càng có nhiều tổ chức trên thế giới tham dự. Các diễn giả được mời nói chuyện tại diễn đàn là những nạn nhân hay những nhân chứng về các vi phạm nhân quyền. Sau lần tham dự đầu tiên thành công vào năm 2010, Đảng Việt Tân đã được tổ chức UNWatch mời vào Ban Tổ chức hội nghị. Nhờ vậy, Việt Tân đã có thể mang tiếng nói của những người đấu tranh dân chủ Việt Nam đến trình bày vì tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến các ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Geneva, các tù nhân lương tâm như anh Đặng Xuân Diệu, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa – con trai Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, người bị cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 12 năm tù giam. Anh Michel Tran Duc (trái) - anh Dennis Châu (phải) Tại Hội Nghị Geneva năm nay, 2020, người nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sự hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm là anh Dennis Châu. Anh là con trai của tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm. Ông Châu Văn Khảm là một nhà hoạt động nhân quyền cho Việt Nam và là một đảng viên Việt Tân. Ông đã bị bắt tại Sài Gòn vào tháng Giêng năm 2019, trong một chuyến đi gặp gỡ một nhà hoạt động tại đây để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2019, ông đã bị CSVN kết án 12 năm tù giam. Sau phiên khai mạc hội nghị ngày 17 tháng Hai, các diễn giả đi gặp các chuyên gia ngoại giao để trình bày cụ thể về tình hình nhân quyền của nước mình. Trong phiên Hội Nghị Khoáng Đại ngày 18 tháng Hai, anh Dennis Châu sẽ chia sẻ câu chuyện của cha mình với Thế giới, tại diễn đàn Hội Nghị Geneva, để kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng yêu cầu nhà nước CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. Kính mời quý vị đón xem livestream trên trang Facebook Việt Tân (https://facebook.com/viettan), phần phát biểu của anh Dennis Châu cũng như những hình ảnh trực tiếp từ Hội Nghị Geneva vào Thứ Ba ngày 18 tháng Hai, 2020 vào lúc 14:00 giờ Thuỵ Sĩ tức 20:00 giờ Việt Nam. https://viettan.org/hoi-nghi-geneva-2020-dien-dan-cho-nhan-quyen-va-dan-chu/  
......

Sự thay đổi chính trị đang đến với Trung Quốc?

  Yuen Yuen Ang – Nguyễn Quang A dịch – Yuen Yuen Ang là một Phó giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học Michigan, Ann Arbor. Bà là tác giả của cuốn How China Escaped the Poverty Trap và China’s Gilded Age sắp ra – Nguồn bản gốc: Is Political Change Coming to China? *** Ann Arbor – Ở Trung Quốc đương đại, sự biến đổi chính trị sâu sắc có thể – và đã – xảy ra mà không có sự thay đổi chế độ hay dân chủ hoá kiểu Tây phương. Thí dụ nổi bật nhất là giai đoạn “cải cách và mở cửa” bắt đầu trong năm 1978 dưới sự trông coi của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng đã bác bỏ các cuộc bầu cử đa đảng, ông đã làm thay đổi căn bản đường hướng của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực bên trong nó. Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán trong tháng Mười Hai 2019 có thể báo trước một điểm ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của cái bây giờ được gọi là COVID-19 là nhiều hơn chỉ một thời khắc căng thẳng thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế giới phải chuẩn bị cho những gì có thể đến tiếp theo. Bình thường, một dịch bệnh duy nhất, cho dù được xử lý tồi, sẽ không phá vỡ chế độ Trung Quốc. Trong hơn bốn thập niên qua, ĐCSTQ đã vượt qua nhiều khủng hoảng, từ thảm hoạ Thiên An Môn 1989 và bệnh dịch SARS 2002-03 đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Một số nhà phê phán chế độ từ lâu đã tiên đoán cái chết tức thì của nó, đều chứng tỏ đã sai. Trước Chủ tịch Tập Cận Bình, phong cách quản trị Trung Hoa đã là thích ứng (adaptive) và phi tập trung, hay là cái tôi gọi là “ngẫu hứng có định hướng (directed improvisation).” Ngoài ra, xã hội dân sự, kể cả nghề báo bới móc (muckraking journalism), đã mở rộng nhanh chóng. Lần này là khác. Kể từ khi lên nắm quyền trong năm 2012, Tập đã siết chặt sự kiểm soát chính trị ở trong nước và phóng chiếu các tham vọng siêu cường ra nước ngoài. Các chính sách này đã làm mất nhuệ khí của các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc, đã báo động các cường quốc Tây phương, và đã làm trầm trọng thêm các mối căng thẳng với Hoa Kỳ, tất cả những thứ đó đã góp phần cho một sự chậm lại kinh tế rộng hơn. Sự bùng nổ COVID-19 đã thêm một nguồn của sự căng thẳng và tính không tiên đoán được cho các thách thức tăng lên của chế độ. Khi dịch bệnh vẫn còn, Trung Quốc sẽ vật lộn để mở cửa lại cho việc kinh doanh, gây ra các làn gió ngược kinh tế thậm chí mạnh hơn vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, các công nhân mất việc làm, và lạm phát tăng lên. Trong khi ban lãnh đạo Trung Quốc hết sức gói trong việc giải quyết một khủng hoảng mỗi lần một, nó đã hiếm khi phải đối mặt với nhiều khủng hoảng gần-sống còn như vậy cùng một lúc. Trong một bình luận gần đây, Kevin Rudd, cựu Thủ tướng Australia người bây giờ là Chủ tịch của Asia Society, đã cho rằng “cuộc khủng hoảng, một khi được giải quyết, sẽ không làm thay đổi cách Trung Quốc được cai quản trong tương lai.” Nhưng dự đoán đó là quá lạc quan. Quả thực, đang xuất hiện các rạn nứt trong ban lãnh đạo tối cao của Tập rồi. Thí dụ, vào đỉnh điểm của sự tức giận của công chúng đối với sự che giấu ban đầu của Chính phủ về sự bùng nổ dịch, Tập đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng. Sau cuộc gặp của ông với Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, vào ngày 28-1-2020, ông đã không nổi lên cho đến cuộc gặp cấp nhà nước của ông với Thủ tướng Cambodia Hun Sen vào ngày 5-2-2020. Đối với một lãnh tụ mà bình thường chi phối chuỗi tin tức Trung Quốc mỗi ngày, sự vắng mặt của Tập giữa sự hoảng loạn quốc gia đã là đáng chú ý, và đã dẫn một số nhà quan sát Trung Quốc tới suy đoán rằng sự nắm chặt quyền lực của ông có thể bị hiểm nguy. Nếu điều đó có vẻ không thể tưởng tượng được, là đáng nhớ rằng những năm qua đã tạo ra các sự kiện mà ít người tiên liệu được trước. Ai đã tiên đoán, chẳng hạn, rằng một trùm tư bản địa ốc Mỹ lại đối đầu với một thái tử đảng Trung Quốc trong một cuộc tranh đua siêu cường gây rung động trái đất, hay rằng Trung Quốc có thể thay thế Hoa Kỳ như một quán quân cho toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa? Thời khắc bấp bênh hiện thời rất có thể dọn đường cho sự thay đổi chính trị sâu sắc hơn. Ba khả năng nổi bật lên. Cực đoan nhất, kịch bản xấu nhất là sự sụp đổ chế độ. Những người đánh Trung Quốc mà đọc đâu đó không được hể hả, bởi vì một sự tan rã đột ngột của một chế độ độc đoán không nhất thiết dẫn tới dân chủ hoá; trong nhiều trường hợp, nó dẫn đến nội chiến, như chúng ta đã thấy ở Iraq sau khi Hoa Kỳ loại bỏ Saddam Hussein bằng vũ lực và như chúng ta thấy ngày nay ở Libya hậu-Qaddafi. Một cuộc đấu tranh quyền lực bên trong Trung Quốc sẽ là tai hoạ cho toàn thế giới. May thay, kịch bản này là không chắc. Mặc dù Trung Quốc dưới sự căng thẳng chưa từng thấy, nền kinh tế của nó đã không ngưng trệ. Như Shang-Jin Wei của Đại học Columbia đã chỉ ra, ngành thương mại điện tử hết sức phát triển của Trung Quốc cho phép dân cư tiếp tục mua sắm từ nhà mình. Và trong khi hàng chục ngàn người Trung Quốc bị nhiễm virus và còn nhiều hơn thế nhiều sự tức giận Chính phủ, tuyệt đại đa số dân cư chẳng hề gần tuyệt vọng. Kịch bản thứ hai là một sự thay đổi trong ban lãnh đạo ở mức cao nhất. Tập không thể tránh trách nhiệm vì sự phản ứng dữ dội chống lại các chính sách đối nội hạn chế và các hành động quyết đoán ở nước ngoài của ông, mà đã bắt đầu xén bớt sự ủng hộ cho ông rồi ngay cả trước dịch COVID-19. Với cái chết của Lí Văn Lượng (Li Wenliang), một Bác sĩ đã bị các nhà chức trách hành hạ vì đã cảnh báo những người khác về virus, những thất bại của cách tiếp cận từ trên xuống của Tập đã lộ rõ. Tin về cái chết của Lí đã thổi bùng cơn bão phê phán trực tuyến đối với Chính phủ, và việc Tập không xuất hiện trên tuyến đầu của cuộc chiến (chống dịch) đã làm giảm thêm sự tín nhiệm của ông như một lãnh tụ dân tuý. Về nguyên tắc, việc Tập bãi bỏ các hạn chế nhiệm kỳ cho phép ông tiếp tục ở lại như Chủ tịch suốt đời. Nhưng liệu ông sẽ thực sự vẫn tại vị sau nhiệm kỳ hiện thời của ông kết thúc vào năm 2022 bây giờ là một câu hỏi bỏ ngỏ. Do sự tập trung quyền lực trong hệ thống Trung Quốc, lãnh tụ tối cao có một tác động quá khổ lên mọi lĩnh vực xã hội cũng như lên chính sách đối ngoại. Nếu giả như một lãnh tụ mới tiếp quản trong 2022 – hay thậm chí trước đó – kết cục có khả năng nhất sẽ là một sự đặt lại tất cả các ưu tiên chính sách của Tập, buộc phần còn lại của thế giới để xét lại suy nghĩ của mình về Trung Quốc và vai trò toàn cầu của nó. Trong kịch bản thứ ba, Tập bám lấy chức của ông ta, nhưng nó bị khoét rỗng và quyền lực chuyển cho các phái cạnh tranh khác nhau. Một sự dàn xếp như vậy sẽ không phải là không có tiền lệ. Sau Đại Nhảy Vọt, cuộc vận động cuồng tín của Mao Trạch Đông trong 1958-62 để “đuổi kịp nước Anh trong mười năm,” đã giết 30 triệu nông dân, Mao đã buộc về nghỉ hưu nhưng vẫn là lãnh tụ tối cao trên danh nghĩa. (Muộn hơn, ông dàn xếp một sự quay lại, mở ra một tai hoạ dài một thập niên khác: Cách mạng Văn hoá). Là rõ rồi rằng chính trị và sự cai quản Trung Quốc sẽ không còn như cũ sau sự bùng nổ COVID-19. Huyền thoại rằng Tập và những người ủng hộ của ông giữ vững được các đức hạnh của sự kiểm soát tập trung đã bị phá huỷ. Các lời từ biệt của Lí – “Một xã hội lành mạnh không được chỉ có một tiếng nói” – sẽ vẫn được khắc vào tâm trí của hàng trăm triệu người Trung Quốc, những người đã tự mình thấy rằng sự kiểm duyệt có thể gây nguy hiểm cho mạng sống của họ. Nguyễn Quang A dịch Yuen Yuen Ang là một Phó giáo sư về Khoa học Chính trị tại Đại học Michigan, Ann Arbor. Bà là tác giả của cuốn How China Escaped the Poverty Trap và China’s Gilded Age sắp ra. Nguồn bản gốc: Is Political Change Coming to China? Dịch giả gửi BVN  
......

Đại Sứ Quán Mỹ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN minh bạch vụ Đồng Tâm

Ngô Đồng - Việt Tân|   Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đang có những bước thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về vụ CSCĐ tấn công vũ trang vào Đồng Tâm rạng sáng 9 Tháng Một, 2020. Phúc đáp Đài Á Châu Tự Do hôm 14 Tháng Hai, 2020, đại diện Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, cho biết cơ quan này đang theo dõi diễn biến và thu thập các thông tin của các bên liên quan để hiểu rõ hơn về biến cố Đồng Tâm. "Chúng tôi đặc biệt quan ngại về việc tổn thất nhân mạng từ cả hai phía qua đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên cần tìm cách giải quyết tranh chấp theo phương cách công khai, ôn hòa và minh bạch," Đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh với Đài Á Châu Tự Do. Căng thẳng tại Đồng Tâm là tâm điểm chú ý của dư luận trong suốt hơn một tháng qua. Cụ thể, hôm 9 Tháng Một, 2020, hơn 3.000 CSCĐ đã bất ngờ tấn công vào thôn Hoành, Xã Đồng Tâm, bắn chết cụ Lê Đình Kình và bắt giam 27 người dân. Trong khi đó, phía công an cũng thiệt mạng 3 người. Vụ đụng độ bắt nguồn từ tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh. Phía người dân khẳng định họ có đầy đủ giấy tờ chứng minh là đất nông nghiệp. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội cho rằng số đất trên thuộc đất quốc phòng Sân bay Miếu Môn. Tranh chấp đã diễn ra căng thẳng suốt nhiều năm qua, tuy nhiên, đã không có cuộc đối thoại nào đúng nghĩa giữa người dân và chính quyền. Ngoài ra, toà án cũng không được sử dụng để phân xử, từ đầu đến cuối chính quyền luôn ưu tiên dùng lực lượng CSCĐ để cưỡng chế và trấn áp người dân.    
......

Phòng thí nghiệm San Diego chỉ trong 3 giờ, tìm ra vắc xin trị COVID-19

Bác Sĩ Trevor Smith thuộc phòng thí nghiệm Inovio Pharmaceuticals. (Hình: CBS 8 San Diego) SAN DIEGO, California (NV)  Trong cuộc chạy đua với thời gian để tìm thuốc vắc xin chống virus COVID-19, một phòng thí nghiệm tại San Diego, có tên Inovio Pharmaceuticals, đang tiến gần đến việc thử nghiệm loại thuốc mà họ tìm ra trên một số bệnh nhân ở Trung Quốc. Inovio Pharmaceuticals, có trụ sở đặt tại Sorrento Valley, nằm sát cạnh thành phố San Diego, trước đây đã từng chế ra thuốc vắc xin chống virus Zika, virus gây bệnh viêm phổi Middle East Respiratory Syndrome (MERS), và vắc xin chống dịch Ebola, theo bản tin của đài truyền hình địa phương CBS 8 hôm Thứ Tư, 12 Tháng Hai. Bác Sĩ Trevor Smith, giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Inovio, nói: “Đây là điều chúng tôi được huấn luyện để thực hiện và có đầy đủ trang bị căn bản cho việc này và cũng có các hiểu biết cần thiết cho việc chế tạo vắc xin này.” Khi các khoa học gia Trung Quốc công bố kết quả của việc giải trình tự gene (gene sequencing) của virus COVID-19 hôm 9 Tháng Giêng, các nhà nghiên cứu ở Inovio bắt tay vào việc ngay tức thời, và chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, họ có được mẫu vắc xin đầu tiên. “Chúng tôi có thuật toán (algorithm) đã được chính chúng tôi soạn ra trước và chúng tôi trình tự này vào thuật toán của mình, để sau đó có được kết quả là mẫu vắc xin, chỉ trong thời gian ngắn,” theo lời Bác Sĩ Smith. Vắc xin này đã được thử trên chuột và các con vật khác. Kế tới đây, vắc xin sẽ được thử trên một nhóm bệnh nhân ở Trung Quốc. Vắc xin này sẽ cho cơ thể con người các chỉ thị cần thiết để tạo ra phương cách phản ứng chống virus, qua việc hình thành các T-cell và tạo kháng thể chống COVID-19. Nếu mọi sự diễn tiến như dự liệu, vắc xin sẽ được đưa ra thị trường vào đầu mùa Hè năm nay, một điều sẽ là thời gian kỷ lục cho Inovio Pharmaceuticals. Ngay lúc này, một nhà nghiên cứu của Inovio Pharmaceuticals cũng đang ở Thụy Điển để cộng tác với tổ chức WHO nhằm có được kế hoạch tốt nhất đối phó với COVID-19. (V.Giang) https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/phong-thi-nghiem-san-diego-chi-trong-3-gio-tim-ra-vac-xin-tri-covid-19/  
......

EVFTA: Nghị viện EU gay go thông qua

Sau 8 năm đàm phán, hôm 12/02/2020 tại Strasbourg, các nghị sĩ Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư, với 401 phiếu thuận, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng. Phía chống đối phần lớn là đảng Xanh và đảng cánh tả cho rằng vì tình hình nhân quyền không được cải thiện và sự thiếu vắng một số tiêu chí xã hội, môi trường. Bà Manon Aubry, thuộc nhóm Cánh tả châu Âu thống nhất (GUE) cho biết: Việt Nam chưa phê chuẩn các công ước chủ chốt của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), như công ước về lao động cưỡng bức. Nhà nước VN cũng bắt giam một số nhà đối lập chính trị, hiện nay có 128 người đang bị tù. EVFTA gồm hai Hiệp định, một là Hiệp Định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA). Đi kèm với EVFTA là Nghị quyết của Nghị viện EU cũng được thông qua với tỉ lệ 416 ủng hộ, 187 chống, 44 trắng. Với Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA), Nghị viện châu Âu bỏ phiếu, 407 ủng hộ, 188 chống, 53 trắng và Nghị quyết đi kèm Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA) được thông qua với tỉ lệ 406 ủng hộ, 184 chống, 58 trắng. Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA), bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Tuy nhiên trước khi Hiệp Định EVIPA có hiệu lực, quốc hội của từng quốc gia trong EU còn phải bỏ phiếu thông qua. Nghị viện châu Âu tuyên bố rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam "có thể bị tạm ngừng nếu có vi phạm nhân quyền" trong tương lai. Theo thông báo của phía EU, "Việt Nam cam kết sẽ phê chuẩn hai luật mà Nghị viện EU yêu cầu, một là luật xóa bỏ lao động cưỡng bức (năm 2020), và hai là về tự do lập hội (freedom of association, 2023)." ---------- Theo LS. Lê Công Định thì tin Nghị viện Âu châu phê chuẩn EVFTA và EVIPA thực sự là điểm sáng mang đến niềm hy vọng cho đất nước giữa nỗi lo lắng về nạn dịch virus Corona đang hoành hành ở Trung Quốc và trên thế giới. Hy vọng bởi những lẽ sau: 1) EVFTA buộc nhà nước Việt Nam phải thừa nhận quyền thành lập các công đoàn độc lập của người lao động, nhờ đó họ không còn là công cụ của đảng cầm quyền nhân danh "đội quân tiên phong của giai cấp vô sản". Giai cấp vô sản thực sự ở Việt Nam rồi đây sẽ có tổ chức đại diện đúng nghĩa cho quyền lợi của mình, chứ không phải là công đoàn giả hiệu của nhà nước. 2) Các cam kết quốc tế của nhà nước Việt Nam sẽ là cơ sở pháp lý để các nước Âu châu dựa vào yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền con người và quyền công dân nếu không muốn đánh mất các lợi ích kinh tế mà sự hợp tác thương mại và đầu tư quốc tế mang lại. 3) EVIPA sẽ buộc nhà nước Việt Nam cải cách hệ thống pháp luật theo hướng hiện đại hóa và tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền quốc tế hơn, nếu không muốn bị các nhà đầu tư Âu châu khởi kiện tại các cơ quan phân xử tranh chấp đầu tư quốc tế. 4) EVFTA và EVIPA sẽ giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhờ đó từng bước giải thoát vận mệnh dân tộc khỏi chiếc vòng kim cô mà Trung Cộng đang gắn trên đầu đảng cầm quyền hiện nay. Hy vọng thoát Trung vì vậy có tiền đề quan trọng để thực hiện. 5) Nhờ thương mại và đầu tư các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng cường nội lực, qua đó ngoài việc giúp gia tăng tiềm lực quốc gia trong bang giao với các lân quốc, còn tạo điều kiện để doanh nghiệp trở thành một đối trọng quyền lực đáng kể với đảng cầm quyền trong khuôn khổ thể chế toàn trị về chính trị và kinh tế hiện nay. Năm niềm hy vọng nêu trên đủ để chúng ta dứt khoát ủng hộ việc phê chuẩn EVFTA và EVIPA. Nhà nước Việt Nam hiện cũng không còn con đường nào khác ngoài việc phải nhanh chóng chuyển cho Quốc hội phê chuẩn, về thủ tục, hai bản hiệp định quan trọng này trong phiên họp gần nhất. Cần phải thấy tương lai của quốc gia và nền dân chủ đang ở trong tay các doanh nghiệp Việt Nam. Đất nước có tiềm lực chống chọi các thách thức quốc tế trong tương lai hay không, câu trả lời sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi ủng hộ các bạn!  
......

Dân biểu Mỹ yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm

Hình minh hoạ. Nhà hoạt động Lê Đình Lượng trước phiên toà ở Nghệ An hôm 16/8/2018  RFA| Tám Dân biểu Mỹ hôm 7/2 đã gửi một bức thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền bằng cách trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm bao gồm 12 trường hợp đặc biệt được nêu tên trong bức thư. Những trường hợp được nêu tên cụ thể trong bức thư bao gồm: Việt kiều Michael Phuong Minh Nguyen Lê Đình Lượng Trần Huỳnh Duy Thức Việt kiều Australia Châu Văn Khảm Hoàng Đức Bình Nguyễn Bắc Truyển Nguyễn Văn Viễn Trần Văn Quyền Nguyễn Văn Hoá Nguyễn Văn Oai Hồ Văn Hải Huỳnh Thị Tố Nga Theo các Dân biểu Mỹ, những tù nhân lương tâm này đã bị bắt giữ tuỳ tiện, bị truy tố và chịu các án tù nặng nề vì thực hiện các quyền cơ bản là bày tỏ ý kiến. “Việc tiếp tục cầm tù những người này là sự cản đường tới một mối quan hệ gần hơn giữa Mỹ và Việt Nam”, bức thư có đoạn viết. Theo Ân Xá Quốc Tế, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 118 tù nhân lương tâm. Trong bức thư mới, các Dân biểu Mỹ cũng đề cập đến Hiệp định tự do thương mại Việt Nam EU (EVFTA) sắp được Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu vào ngày 11/2 tới. Các Dân biểu nhắc lại một bức thư chung của các tổ chức phi chính phủ, Dân biểu Châu Âu hồi tháng 11 năm ngoái đã thúc giục Châu Âu hoãn việc đồng ý thông qua EVFTA cho đến khi có những cải thiện đáng kể trong tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tám Dân biểu Mỹ đồng ký tên bức thư gửi Chính phủ Việt Nam bao gồm: Alan Lowenthal, J. Lúi Correa, Zoe Lofgren, Harley Rouda, Katie Porter, Steve Cohen, Gilbert Cisneros, Ro Khanna. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-congressmen-urge-vn-release-prisoners-of-conscience-02082020100727.html  
......

Tin vui: Khẩu trang có thể giết chết Virus Corona trong vòng 5 phút

......

Làn sóng tiếc thương cùng phẫn nỗ trước cái chết của vị bác sĩ đưa cảnh báo sớm về viêm phổi Vũ Hán

Trịnh Bá Tư| Người dân Hong Kong đã tổ chức truy điệu cho bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) tại vườn hoa Chater, Hương Cảng. Vị bác sĩ tại Vũ Hán này trở thành người hùng của ngành y khi đã cố đưa cảnh báo đầu tiên về dịch viêm phổi do virus Corona. Bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, đã qua đời hôm 07/02/2020 vì bị lây nhiễm virus từ một bệnh nhân anh điều trị. Sau khi nhận thấy sự bất thường ở các bệnh nhân đầu tiên nhập viện, bác sĩ Lý đã cố cảnh báo các bạn bè học cùng trường y: "Họ đang bị cách ly trong khoa cấp cứu" và "Thật kinh khủng. Liệu có phải SARS đang trở lại?". Đây là dòng trao đổi của họ trên group chat ngày 30-12. Ngay trong đêm, các quan chức y tế Vũ Hán triệu tập bác sĩ Li, yêu cầu ông giải trình tại sao lại chia sẻ thông tin đó. Ba ngày sau, cảnh sát tiếp tục bắt ông ký biên bản thú nhận hành động cảnh báo đó là "bất hợp pháp". Trong khi số người chết vì bệnh viêm phổi cấp do virus corona không ngừng gia tăng, tại Trung Quốc, một làn sóng tiếc thương và phẫn nộ cũng đang bùng lên trên các mạng xã hội trước cái chết của bác sĩ Lý, với thông điệp “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận”, nhấn mạnh rằng nếu không có tự do ngôn luận, thì Vũ Hán ngày hôm nay chính là ngày mai của tất cả chúng ta, “Không có tự do, con người cũng không có tôn nghiêm”. Tuy nhiên, chủ đề này đã lập tức bị xóa bỏ trên mạng xã hội Weibo. Nguồn: Stand News  
......

Sự thật ở Vũ Hán

Nguyễn Quốc Kiên| Dưới áp lực dữ dội từ cộng đồng, nhà cầm quyền Trung Quốc đã buộc phải tăng nhanh số lượng ca nhiễm virus Corona được xác nhận và số ca tử vong ở Vũ Hán. Nhưng tình hình thực sự của đại dịch và tình trạng các bệnh nhân ở Vũ Hán còn tội tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức. Response Time tờ Nhật báo có trụ sở ở New York đã tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn và điều tra với các bệnh nhân và gia đình trong trận đại dịch hiện đang tàn phá Trung Quốc. Kết quả cho thấy các bệnh nhân ở Vũ Hán và gia đình họ, hiện đang lâm vào tình cảnh tuyệt vọng do tình trạng lây nhiễm chéo vi rút của Corona chuẩn mới, cùng với sự khủng hoảng do tình trạng phong tỏa thành phố gây ra. Ngày 26/1, nhà cầm quyền Trung Quốc bắt đầu 1 vòng kiểm duyệt mới thêm 1 chiến dịch kéo dài 2 tháng, hòng che giấu tình hình dịch bệnh và bắt giữ các cư dân mạng dám tiết lộ nội tình thực tế bên trong vùng dịch, chính quyền đã đe dọa bắt giữ và kết án những người phát tán các tin đồn về bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới, theo 1 tuyên bố trên mạng xã hội Wechat là 1 thông báo lưu hành nội bộ của Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc và Sở An ninh công cộng. Wechat nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc, đã ngăn chặn bất kỳ thông tin nào về virus Corona không tương thích với các báo cáo chính thức từ phía chính quyền. Wechat thậm chí còn yêu cầu tất cả cư dân mạng đang thông báo kêu gọi sự hỗ trợ trên mạng xã hội này phải xác thực bằng tên thật, nếu không các tin nhắn sẽ bị xóa, đối với đại đa số những người dựa vào các phương tiện truyền thông như Wechat, để có được thông tin ngoài luồng tuyên truyền chính thức của Chính phủ, điều này chẳng khác nào việc tước đi quyền được tiếp cận cuối cùng đối với tình huống trần thuật của dịch bệnh đang hoành hành. Động thái kiểm duyệt này thậm chí còn nguy hiểm hơn cả việc phong tỏa thành phố Vũ Hán, bởi điều đó có nghĩa là nhiều người Trung Quốc đã bị nhiễm virus của Corona chuẩn mới sẽ không chỉ buộc phải ngồi ở nhà chờ chết trong tình cảnh thiếu chăm sóc y tế và thuốc men. Mà thậm chí những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của họ để tự cứu mình cũng có thể bị chính quyền dập tắt. Ngày 28/1 thời điểm trước khi chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh, các nỗ lực dập tắt tự do ngôn luận và Response Time đã phỏng vấn và ghi lại các yêu cầu được trợ giúp của người dân Vũ Hán trên mạng xã hội. Chúng tôi không có lối thoát, trao đổi với Response Time cô Lâm kể về tình huống người mẹ 50 tuổi của cô mắc bệnh viêm phổi do chủng virus Corona mới, cô đã gọi điện cho trung tâm dịch vụ cộng đồng và Ủy ban y tế địa phương nhưng không được trợ giúp, gia đình cô buộc phải trả 1 mức giá khá cao để thuê taxi lậu và phải trải qua rất nhiều khó khăn do thành phố bị phong tỏa và giao thông bị cắt đứt để đưa mẹ cô đến bệnh viện, nhưng hầu hết các bệnh viện mà mẹ cô được đưa đến đều không còn giường bệnh và họ đành phải chở về nhà. Nhiều người đã bị nhiễm bệnh xe cứu thương đã quá tải, cô Lâm nói cho biết, nhiều người chỉ có thể lên mạng cầu cứu hy vọng các phương tiện truyền thông sẽ can thiệp và thu hút sự chú ý của chính quyền. Tôi đã đăng 1 tin nhắn cầu cứu trên Wechat. Tôi đã để lại số điện thoại của mình cô Lâm nói trong sự bất lực chúng tôi không có lối thoát. Tôi cầu xin chính phủ hãy đến bắt tôi nếu điều đó có thể cứu sống cha mẹ. “Tôi cầu xin mọi người hãy bảo ai đó báo cảnh sát cho rằng tôi đang phát tán tin đồn có như thế thì cảnh sát mới đến bắt tôi và chính phủ sẽ lùng sục tìm tôi và như vậy cha mẹ tôi mới có thể được cứu sống, xin hãy cứu cha mẹ tôi” - đây là đoạn chat trên Wechat của cô Lâm người mang bí danh “cây giống ở Taihe 18” hôm 28/1. Ngày 27/1 một cư dân mạng đã sử dụng tên thật để đăng trên Wechat dòng tin như sau: “Sau khi ngủ thiếp đi một lúc tôi cảm thấy hơi sốt trong người có người hàng xóm nào sẵn lòng chia sẻ một ít thuốc men, túi thở oxy và nhiệt kế không, tôi đã gọi 110 số cảnh sát địa phương và họ bảo tôi hãy gọi đến trung tâm dịch vụ cộng đồng. Tôi gọi 120 số khẩn cấp để kết nối đến 1 bệnh viện, trung tâm dịch vụ cộng đồng cũng đã báo cáo tình hình của tôi tôi không còn lối thoát. Tôi chỉ có thể chờ bệnh viện đến đưa tôi đi, chứ tôi không thể ra khỏi giường bây giờ. Hy vọng bất cứ ai nghĩ rằng tôi đang phát tán tin đồn có thể nhanh chóng báo cảnh sát để chính quyền trung ương đến bắt tôi”. Hồi 4h11 phút chiều ngày 27/1, tại Vũ Hán một cư dân mạng khác đang xếp hàng chờ khám tại bệnh viện, đã đăng trên mạng dòng trạng thái như sau: “Sau khi xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện, cha tôi chỉ được đặt nằm trên mặt đất ông sắp chết. Tôi không biết giờ ai có thể cứu ông” 3 tiếng rưỡi sau anh này tiếp tục đăng dòng trạng thái “2 chiếc xe mà tôi nhìn thấy nhiều nhất hôm nay 1 chiếc màu đen còn chiếc kia màu trắng, cha tôi đang ngồi ở lối đi, tôi không biết ông có thể cầm cự được bao lâu”. Sau đó anh đã viết dòng chữ này trong nỗi tuyệt vọng: “Tôi cầu xin mọi người bảo ai đó hãy báo cảnh sát cho rằng tôi đang phát tán tin đồn, tôi cầu xin cảnh sát và chính quyền đến lùng bắt tôi, chỉ khi đó cha tôi mới có thể được cứu, tôi có cung cấp chi tiết địa chỉ của tôi trên Wechat. Mọi người xin hãy cứu cha tôi. Chúng tôi chỉ có thể ngồi nhà chờ chết”. Cô Hồ một giáo viên tại thành phố Hàng Châu đã trở về Vũ Hán năm này để ăn Tết với cha mẹ, tuy nhiên cô không bao giờ ngờ được rằng diệt virus Vũ Hán mà Chính phủ đã mô tả là có thể phòng ngừa được, có thể kiểm soát được và có thể chữa trị được lại biến thành một thảm họa tử thần tước đoạt đi tính mạng của rất nhiều người chỉ trong nháy mắt như vậy. Xát muối thêm vào nỗi tuyệt vọng của cô, cha cô đã bị nhiễm virus Corona trong bệnh viện nhưng không có nơi nào để điều trị và hầu hết những người trưởng thành trong gia đình cô hiện đang bị nghi nhiễm. Gia đình cô không thể làm gì hơn ngoài việc ngồi nhà chờ chết. Cô đã viết trong một bài đăng yêu cầu sự trợ giúp trên tài khoản Weibo của mình “Chiều ngày 27/1, cha tôi được chẩn đoán mắc chủng virus Corona chuẩn mới, nhưng bây giờ cha tôi ở nhà và không có ai chăm sóc ông. Hiện tôi đã bị sốt trong 3 ngày, mẹ tôi cũng bị sốt và chị dâu của tôi cũng vậy. Chúng tôi không có ai chăm sóc, chúng tôi không thể ra ngoài vì lệnh giới nghiêm, chúng tôi chỉ có thể ngồi ở nhà chờ chết mà thôi”. Trên thực tế gia đình cô Hồ không phải là trường hợp cá biệt, rất nhiều gia đình ở Vũ Hán cũng đang lâm vào tình cảnh tuyệt vọng tương tự về cơ bản được chính quyền yêu cầu ngồi ở nhà và chờ chết. Theo Đại Kỷ Nguyên  
......

"Không ai được đứng trên luật pháp" (Nobody Is Above The Law)

Hình ảnh: Dân biểu Matt Gaetz (thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện) & bà Nancy Pelosi xé bản Thông điệp liên bang; Lá đơn gởi tới Ủy ban Đạo đức Hạ viện yêu cầu có hình thức kỷ luật đối với Nancy Pelosi! Tiến hành "điều tra đạo đức" (an ethics investigation) đối với bà Nancy Pelosi! Ngoài ra, cần khám nghiệm về "rối loạn thần kinh" nơi Pelosi. 1/ Ngay sau khi bà Nancy Pelosi xé bản Thông điệp liên bang, lập tức Dân biểu Matt Gaetz (bang Florida) thuộc Ủy ban Tư pháp Hạ viện, cùng với Dân biểu Lee Zeldin (bang New York) và Dân biểu Kay Granger (bang Texas) đã gởi một lá đơn tới Ủy ban Đạo đức Hạ viện. "Bà Pelosi đã làm ô nhục Hạ viện Mỹ, làm xấu hổ đất nước của chúng ta! Luật pháp không cho phép Chủ tịch Hạ viện phá hủy những hồ sơ quốc gia (như xé bỏ bản Thông điệp), và các quy tắc của Hạ viện không cho phép một nhà lập pháp giận dữ chỉ vì không thích lời lẽ của Tổng thống Mỹ" - ông Matt Gaetz nói. 2/ Dân biểu Lee Zeldin (bang New York) cho biết: "Bà Nancy Pelosi đang đầu độc Hạ viện và đất nước chúng ta. Bà Pelosi bắt đầu với việc lôi kéo đảng Dân chủ đi theo tả phái...". Và cho rằng, bà Dân biểu 79 tuổi này đang có "vấn đề rối loạn kiểm soát xung lực" thuộc về tâm thần học. 3/ "Không ai được đứng trên luật pháp" (Nobody is above the law). Thiết chế dân chủ của nước Mỹ đã tạo ra tam quyền phân lập: cả ba ngành Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp là "ngang bằng", và giám sát lẫn nhau. Nhưng bà Nancy Pelosi đã lộng quyền, nuôi ảo tưởng đặt Hạ viện (Lập pháp) đứng lên trên Hành pháp (Tổng thống), phá vỡ nền tảng cân bằng (balance) giữa các thiết chế chánh trị. Lá đơn của 3 Dân biểu (nêu tên ở trên) yêu cầu phải tiến hành "CUỘC ĐIỀU TRA VỀ ĐẠO ĐỨC", khiển trách Nancy Pelosi trước toàn thể Hạ viện! Việc này đã từng có tiền lệ. Thời Obama làm tổng thống, khi ông tuyên truyền về Obamacare năm 2009, bấy giờ Dân biểu Joe Wilson thuộc đảng Cộng hòa đã nói thẳng vào mặt Obama: "Ông nói láo". Sau đó, Joe Wilson bị khiển trách trước Hạ viện. Xúc phạm tới tổng thống bên đảng DC (Obama) thì bị khiển trách, còn xúc phạm tới Tổng thống bên đảng CH (Trump) thì ... bình chân như vại, không sao hết? "Không thể chấp nhận có tiêu chuẩn kép như vậy ở nước Mỹ", ông Matt Gaetz phân tích. Vậy nên, việc bà Nancy Pelosi xé bản Thông điệp liên bang cần phải áp dụng hình thức kỷ luật "khiển trách" - chưa kể có thể phải kỷ luật ở mức nặng hơn vì đây là hành động phá hoại một hồ sơ quốc gia. https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1314494 ***** Hạ viện gạt bỏ nghị quyết lên án Pelosi xé bỏ bản sao Thông điệp Liên bang NBC News Photo   Các Dân biểu Dân chủ Hạ viện hôm thứ Năm bỏ phiếu gạt bỏ nghị quyết lên án việc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi xé bỏ bản sao bài diễn văn Thông điệp Liên bang vào tối thứ Ba.     Dân biểu Texas GOP, Kay Granger , người đang phải chạy đua trong cuộc bầu cử năm nay, đã đưa ra nghị quyết đặc quyền chỉ trích bà Pelosi công khai xé bỏ bài diễn văn là hành động “vi phạm nghi lễ” và “làm mất uy tín Hạ viện.”   Nghị quyết đã bị gạt bỏ với, 224-193. Dân biểu độc lập Justin Amash của Michigan đã bỏ phiếu với đảng Dân chủ để gạt bỏ nghị quyết.   Nghị quyết của Grang cho biết rằng, Pelosi đã xé một bản sao bài diễn văn Thông điệp Liên bang của TT Trump, trong đó bao gồm tên và câu chuyện về các anh hùng người Mỹ và gia đình của họ, người đã hy sinh thay cho đất nước.   Đầu thứ năm, Pelosi đã bảo vệ hành vi của mình mà không đề cập cụ thể đến nghị quyết của Granger.   Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong một cuộc họp kín với các đồng nghiệp Dân chủ vào thứ Tư đã chỉ trích gay gắt Tổng thống Donald Trump, chỉ vài giờ sau khi hai bên thầm lặng đấu đá trong suốt thời gian bài Thông điệp Liên bang diễn ra trước lưỡng viện.   Trước đồng nghiệp, Pelosi cho biết, bà cảm thấy “được giải thoát” sau khi xé đôi bản sao bài phát biểu của ông Trump để cả thế giới trông thấy, xé mỗi trang một khi đứng sau lưng Tổng thống sau khi ông kết thúc bài diễn văn hàng năm.   “Ông ta xé nát sự thật, thì tôi xé nát bài diễn văn của ông ta,” Pelosi cho đồng nghiệp hay, theo nhiều nguồn tin trong phòng họp. “Những gì chúng ta nghe tối hôm qua thực sự ô nhục.”   Dân chủ dành cho Pelosi sự hoan nghênh nồng nhiệt sau khi bà đưa ra ý kiến của mình, chỉ vài giờ trước khi Thượng viện bỏ phiếu tha bổng Trump sau phiên xét xử luận tội chóng vánh.   TH https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1314433        
......

Đừng để bất cứ điều gì rò rỉ ra ngoài

Kiểm soát và bệnh tật trong thời virus corona: một trạm kiểm soát ở ngoại ô Bắc Kinh (trái). Trong bệnh viện trung tâm ở Vũ Hán, nhân viên y tế đang chăm sóc một người bệnh (phải) – bức ảnh được bệnh viện đăng tải vào ngày 25 tháng 1 năm 2020 trên Weibo. © Carlos Garcia Rawlins; Bệnh viện Vũ Hán / Reuters Franka Lu (Zeit Online) - Phan Ba dịch| Franka Lu là một nhà báo và doanh nhân người Trung Quốc. Cô làm việc ở Trung Quốc và ở Đức. Trong loạt bài trên ZEIT-ONLINE này, cô tường thuật một cách phản biện về cuộc sống, văn hóa và đời sống hàng ngày ở Trung Quốc. Cô viết dưới một bút danh để bảo vệ môi trường chuyên nghiệp và riêng tư của mình. ***** Trên cái dường như là đỉnh cao của quyền lực của nó, chế độ độc tài mạnh nhất thế giới bị rung chuyển bởi một loại virus. Đất nước này, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới thời Tập Cận Bình, đang trên đường trở thành nhà dẫn đầu thế giới về phát triển máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo, nó có công nghệ viễn thông tuyệt vời, những con tàu chạy nhanh nhất thế giới, các quan chức được đào tạo bài bản và một nhóm nghiên cứu virus được kính trọng. Nhưng virus corona mới ít quan tâm đến tất cả những điều này. Sự lây lan không thương tiếc của nó làm lộ ra những điểm yếu của hệ thống. Hệ thống y tế quan liêu của Trung Quốc rõ ràng là đã không chuẩn bị trước cho một trường hợp như vậy.  Các bệnh viện quá tải đã từ chối bệnh nhân, các bác sĩ và y tá được bảo vệ kém vào lúc đầu đã bị nhiễm virus corona. Và từ lâu, câu hỏi đã được là: thật ra thì chính quyền trung ương Trung Quốc đã thực sự hiệu quả hơn ở điều gì trong vài tuần qua: trong việc kiểm soát ổ dịch – hay kiểm soát người dân và luồng thông tin? Trong thời đại của truyền thông xã hội, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi WeChat và Weibo là nền tảng lớn thay cho Facebook và Twitter, thì giờ đây đã có thể thấy rõ: Thông tin được chia sẻ bởi người dùng trong truyền thông xã hội chỉ có thể bị kiểm soát và xóa đi ở một mức độ hạn chế bằng những biện pháp kiểm duyệt. Những người dùng này xuất phát đặc biệt từ thế hệ trẻ, sinh ra trong những năm tám mươi hoặc sau đó, mà thành viên của nó chưa bao giờ trải qua một sự hỗn loạn như vậy. Những thanh niên này lớn lên trong các thập kỷ kinh tế hạnh phúc nhất trong lịch sử Trung Quốc và được hưởng lợi từ sự giàu có ngày càng tăng mà trước hết là do cha mẹ họ tạo ra, phần lớn nhờ vào toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã được hưởng lợi chưa từng có vào đó như là một địa điểm sản xuất. Cho đến nay, những người Trung Quốc trẻ tuổi này phần lớn đã tin vào chính quyền cộng sản. Phản ứng mang nhiều thiếu sót của chính quyền đối với mối đe dọa từ virus corona mới bây giờ đang làm lung lay niềm tin này. Lỗ hổng từ cách hành xử khiếm khuyết của chính quyền  Trong cuộc khủng hoảng, những người trẻ tuổi này huy động một nguồn năng lượng chưa từng có để tự giúp đỡ – và họ cũng thường tổ chức nó thông qua phương tiện truyền thông xã hội.  Họ tìm khẩu trang và mang chúng đến bệnh viện;  họ cung cấp xe cho nhân viên y tế;  họ giúp đỡ người già và người bệnh đang bị mắc kẹt tại nhà và cố gắng hỗ trợ những người tị nạn từ Hồ Bắc. Xã hội dân sự đang nỗ lực hết sức để lấp đầy khoảng trống bị để lại từ các hành động không thỏa đáng của chính quyền và sự yếu kém khả năng của họ khi đối mặt với sự bùng phát của virus. Đồng thời, sự tồn tại của các nền tảng truyền thông xã hội cho phép một thứ hoàn toàn khác: chính là nhờ vào chúng mà người ta mới có thể tiến hành một nỗ lực tái tạo lại các sự kiện kể từ khi xuất hiện virus corona mới ở Trung Quốc, những gì hầu như không được tường thuật trên các phương tiện truyền thông nhà nước;  một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát hành vào ngày 30 tháng 1 hỗ trợ cho hoạt động điều tra này. Chúng cho thấy sự bất cập hoặc thậm chí che đậy của chính quyền ở cấp địa phương và trung ương đã diễn ra cho đến ít nhất là giữa tháng một. Câu chuyện về sự lây lan của virus này đã bắt đầu gần một tháng rưỡi trước như một tin đồn, giống như nhiều thảm họa ở Trung Quốc. Vào giữa và cuối tháng 12 tại thành phố 14 triệu người Vũ Hán, khi có một bệnh viên ngày càng tiếp nhận những bệnh nhân có triệu chứng giống hệt nhau, các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp đến trung tâm phòng bệnh địa phương, một cơ quan bán chính thức. Theo các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, các quan chức của trung tâm này đã tỏ ra “rất thiếu kiên nhẫn” trong bệnh viện đó vào ngày 27 tháng 12 và chỉ lắng nghe những lo lắng của các bác sĩ với sự miễn cưỡng rất lớn. Ba ngày sau, vào ngày 30 tháng 12 năm 2019, cơ quan phòng ngừa này đã thông báo nội bộ rằng tất cả các bệnh viện nên chuẩn bị cho một “bệnh phổi không rõ” và “tuyệt đối nghiêm cấm” các bác sĩ tiết lộ thông tin ra cho công chúng. Cả chính quyền cũng đã không thông báo cho công chúng. Các bác sĩ không làm việc trực tiếp trong các khoa điều trị sốt và bệnh phổi đã bị bỏ mặc trong bóng tối về mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra của tình huống – do đó họ không được bảo vệ khi tiếp xúc với các bệnh nhân có thể đã bị lây nhiễm corona. Tình hình nghiêm trọng cho tới đâu, nhiều người trong số họ sau đó đã trải nghiệm trực tiếp điều này trên thân thể của mình. Vào buổi chiều và tối ngày hôm đó, một số bác sĩ từ nhiều bệnh viện đã đăng tải chẩn đoán bệnh nhân của họ trong các nhóm trò chuyện và trên WeChat, bày tỏ lo ngại về sự bất động của cơ quan phòng ngừa.  Họ cảnh báo các đồng nghiệp về những mối nguy hiểm từ chợ cá và động vật hoang dã địa phương, nơi đã sớm bị nghi ngờ là điểm xảy ra vụ dịch. Các bác sĩ cũng nói rằng các triệu chứng của bệnh phổi đang lan rộng khiến cho người ta nhớ đến Sars, một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng, đã lan truyền đi từ miền nam Trung Quốc vào cuối năm 2002 và đầu năm 2003. Thông tin này và thông tin nội bộ của chính quyền đã đến với công chúng, ảnh chụp màn hình từ các cuộc trò chuyện lan truyền đi. Trên Weibo, người dùng bắt đầu sử dụng hashtag WuhanSARS.  Những bài viết của họ đã nhanh chóng bị xóa bởi kiểm duyệt. Đến một lúc nào đó, “tin đồn” không còn có thể bị bác bỏ như là tin đồn được nữa  Vào sáng ngày 31 tháng 12, một trong những bác sĩ đã cung cấp thông tin về loại virus corona mới được Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, cơ quan y tế của thành phố, gọi tắt là WMCH, triệu tập. Ông đã phải tiết lộ các nguồn tin của mình. Ngày hôm sau, văn phòng bí thư đảng ủy yêu cầu bác sĩ xin lỗi vì đã “lan truyền tin đồn” và đảm bảo rằng từ bây giờ sẽ không có gì bị “rò rỉ” nữa. Sau đó, người này phải nhận một cảnh cáo từ cảnh sát và phải ký tên vào đó. Cùng ngày, đại diện truyền thông chính thức đã tiếp cận WMHC lần đầu tiên để xin xác nhận về những  “tin đồn” đang được lưu hành từ vài ngày qua.  Dưới áp lực ngày càng tăng, WMHC buộc phải đưa ra tuyên bố công khai;  con số 27 trường hợp nhiễm corona đã được xác nhận chính thức. Do đó, cơ quan y tế hàng đầu Trung Quốc, NHC tại Bắc Kinh, đã gửi một nhóm chuyên gia đến Vũ Hán. Chậm nhất thì đến lúc này, tin tức về một căn bệnh có thể lan rộng đã về đến thủ đô Trung Quốc. Trong lúc đó, chợ cá và động vật hoang dã Vũ Hán vẫn tiếp tục hoạt động náo nhiệt.  Một nhà báo đã phỏng vấn các đại lý – không ai nghe nói về virus ở đây trước đó.  Động vật hoang dã tiếp tục được bán.  Chỉ sau khi báo cáo này xuất hiện trên trang mạng tin tức thân chính phủ First Finance ở Thượng Hải, chợ này mới bị đóng cửa vào ngày 01 tháng 01 năm 2020. Khi những người  sắp chết không biết họ bị bệnh gì Vào thời điểm đó, đã có tám người bị cảnh sát điều tra vì “tung tin đồn” về căn bệnh virus.  Những người đọc tin tức trên các kênh của chính quyền địa phương và trung ương như China Central TV đã nói về những vụ bắt bớ với một nét mặt nghiêm khắc: “Internet không phải là một không gian không có luật pháp!” Không có lời nào nói về việc các nhân vật bị cáo buộc này đã lan truyền những tin đồn nào. Vào ngày 11 tháng 1, bác sĩ, người lúc đầu bị khiển trách, ngã bệnh.  Chẩn đoán: viêm phổi.  Virus corona?  Thậm chí hơn hai tuần sau – bác sĩ vẫn suy yếu nghiêm trọng về thể chất – ông được cho là đã không nhận được bất kỳ thông tin nào về kết quả kiểm tra y tế trên cơ thể của chính mình. Nhiều  bệnh nhân bị nhiễm bệnh cũng gặp tình trạng tương tự.  Trong số hơn 200 người đã được xác nhận chết vì hậu quả của virus coronavirus ở Trung Quốc, ít nhất là vào lúc đầu, rõ ràng là nhiều người thậm chí không biết họ đang mắc bệnh gì. Chính phủ Trung Quốc đã cản trở việc tìm kiếm sự thật cả một thời gian dài bằng các chiến thuật che đậy mới.  Các quan chức chỉ ném từng mẩu thông tin nhỏ vào công chúng, những số liệu thống kê đáng ngờ, xen lẫn với những tuyên bố quyết tâm thắng “cuộc chiến chống dịch bệnh” càng lúc càng giận dữ hơn. Một ví dụ về sự che đậy rõ ràng là việc chính quyền thành phố Vũ Hán không báo cáo bất kỳ trường hợp lây nhiễm mới nào từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 1, như thể virus đã bị ngăn chận bởi một bàn tay có phép màu.  Những nhà quan sát có kinh nghiệm có thể nhìn xuyên qua phép thuật: đó tình cờ lại đúng là những ngày mà Đại hội Nhân dân của tỉnh Hồ Bắc được tổ chức trong thành phố (Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc).  Đó là trò chơi tương tự như khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Sars năm 2002/2003: vào thời điểm đó, chính phủ ở Bắc Kinh đã kiên quyết phủ nhận dịch bệnh trong nhiều tháng, vì “sự ổn định” xung quanh Đại hội Nhân dân Quốc gia Bắc Kinh vào mùa xuân. Đã 17 năm kể từ lúc đó, nhưng chúng không thực sự đã trôi qua. Hãy tin tưởng vào chính phủ! Vào ngày 24 tháng 1, một bài báo của tạp chí chuyên khoa The Lancet đã xác nhận ngược dòng thời gian rằng vào ngày 2 tháng 1, tại 41 bệnh nhân trong bệnh viện tại Vũ Hán đã có xác nhận của phòng thí nghiệm rằng họ bị nhiễm virus mà hiện giờ được gọi là 2019-nCoV. Năm ngày trước công bố này, người đứng đầu cơ quan phòng bệnh Vũ Hán Wang Guangfa nói với các nhà báo rằng virus corona mới “không dễ lây lan” và nguy cơ lây truyền “từ người sang người” là “thấp”. Bệnh có thể được “phòng ngừa và kiểm soát”. Không thể nói Wang Guangfa lấy những thông tin này từ đâu ra và liệu bản thân anh ta đã biết rõ hơn chưa. Thế nào đi chăng nữa thì hai ngày sau buổi họp báo, chính anh ta cũng mắc căn bệnh không lây nhiễm nhiều này. Và People Daily đã đăng tin trên trang mạng rằng nguyên nhân của các căn bệnh vẫn chưa được xác định, rằng vẫn còn chưa rõ đó là Sars hay, nhiều khả năng hơn, là một căn bệnh ít nguy hiểm hơn. “Nhưng ngay cả khi đó là Sars thì chúng ta có một hệ thống phòng ngừa và kiểm soát tinh vi. Người dân Vũ Hán không có lý do gì để hoảng sợ.” Người dân thành phố đã yên tâm và tiếp tục chuẩn bị kỳ nghỉ. Trong những tuần tới, năm triệu người trong số họ đã tỏa ra ngoài để đón năm mới bắt đầu vào cuối tháng Giêng với gia đình. Hàng ngàn người đi du lịch nước ngoài. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bài xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội mà trong đó người ta tường thuật những căn bệnh lạ lùng ấy cho người thân hoặc người quen của họ ở Bắc Kinh, Trường Sa, Thâm Quyến, Ôn Châu – trên khắp Trung Quốc, và không lâu sau đó là cả ở Nhật Bản và Thái Lan. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tê liệt. Không ai dám điều tra những trường hợp mới này. Một giọng điệu bình thường thống trị trên các phương tiện truyền thông nhà nước, và trong các tường thuật ngắn về căn bệnh này, năng lực của chính phủ được nêu bật lên, và sự lạc quan được lan truyền đi. “Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!” Chỉ ở Hồng Kông người ta mới xem tình hình là nghiêm trọng từ rất sớm. Vào ngày 4 tháng 1, bảy trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đã được báo cáo. Chính phủ ở đó ngay lập tức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt, với sự minh bạch lớn trong chính sách thông tin. Báo chí tương đối độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Các kênh truyền hình tường thuật suốt ngày đêm. Các nhà báo đã được phái đến Trung Quốc đại lục để điều tra; tuy nhiên, một số trong số họ đã bị ném ra khỏi đó hoặc bị cảnh sát thẩm vấn. Vào ngày 7 tháng 1, Starry Lee, lãnh đạo của Liên minh Dân chủ vì sự cải tiến và tiến bộ của Hồng Kông, đảng trung thành với Bắc Kinh, đã tới thủ đô Trung Quốc và yêu cầu chính quyền trung ương cải thiện luồng thông tin về dịch bệnh. Theo các báo cáo có liên quan trên các phương tiện truyền thông trực tuyến, những kẻ khiêu khích của chính phủ và những ngưởi yêu nước sau đó đã tấn công họ: “Vậy thì đừng đi biểu tình! Người Hồng Kông các anh gây ô nhiễm nhiều như thế!” Bữa đại tiệc ở Vũ Hán Khi hầu như không thể còn che giấu và tô hồng bất cứ điều gì, chính quyền của tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức tất cả các loại dạ tiệc và sự kiện để chào mừng năm mới của Trung Quốc. Vào ngày 18 tháng 1, thành phố đã tổ chức một bữa tiệc cho 40.000 gia đình để họ nấu và ăn cùng nhau. Những người tham gia dường như tin tưởng chắc chắn vào các câu khẩu hiệu chính thức: Hãy tin vào chính phủ! Dường như không ai biết rằng virus corona cũng có thể có một bữa tiệc cả ở đây. Vào ngày 19 tháng 1, truyền thông nhà nước bất ngờ tuyên bố rất ồn ào sự trở lại của một anh hùng 84 tuổi từ cuộc chiến chống lại Sars năm 2003: Bất thình lình, Zhong Nanshan, chuyên gia về phổi và cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, được điều động ra chiến trường y tế-tuyên truyền. Ông đã cố chen vào được trong một toa tàu ăn uống của một chuyến tàu hỏa tốc trong Quảng Châu ở phía nam. Ở Vũ Hán, ông ấy nghe báo cáo tình hình và ngay lập tức đi đến Bắc Kinh vào ngày hôm sau để báo cáo cho sở y tế. Vào ngày 20 tháng 1, ông thừa nhận với các nhà báo rằng virus có thể truyền từ người sang người và 14 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh. Sau cuộc phỏng vấn nhạy cảm này, ông đã lặn mất. Họ Tập, nhà lãnh đạo quốc gia, người sáng tạo “Giấc mơ Trung Hoa” ở đâu? Mãi đến bây giờ, các phương tiện truyền thông mới quyết định phớt lờ cái rọ mõm đang hiện hữu của chính phủ. Các nhà báo can đảm của một vài phương tiện truyền thông còn sót lại đã đến Vũ Hán để điều tra ngay tại địa phương. Nhiều tin đồn trực tuyến đã được xác nhận: các bệnh viện thực sự quá tải và phải từ chối rất nhiều bệnh nhân, bác sĩ và y tá mắc bệnh, các quan chức đã nói dối và che đậy, dường như không có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm để kiểm tra tất cả bệnh nhân về virus. Các tin tức chính thức đã nói rằng có ít nhất 100.000 bộ dụng cụ xét nghiệm này đã được chuyển đến các bệnh viện và có 4.000 giường sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, trong khi số ca nhiễm trùng được xác nhận và các trường hợp nghi ngờ vẫn nằm trong phạm vi ba con số. Nhưng những bộ dụng cụ xét nghiệm và giường bệnh ở đâu? Và đâu là “đủ số lượng” mặt nạ, găng tay và quần áo bảo hộ? Làm thế nào để giải thích những cuộc gọi điện khẩn cầu từ các bệnh viện nhiều uy tín trên khắp Trung Quốc nhằm xin quyên tặng tất cả những thứ này cho họ? Còn những yêu cầu đau lòng của các trẻ em trên phương tiện truyền thông xã hội, những em đang tuyệt vọng tìm kiếm các khả năng điều trị cho cha mẹ, ông bà và cho chính họ thì sao? Ai là những người trong các video lan truyền trực tuyến đã ngã xuống trên đường phố hay trong lúc xếp hàng chờ trong bệnh viện? Thế còn người phụ nữ trẻ hoài công cố gắng thuyết phục hết cơ quan này tới cơ quan khác để mang xác người bà của cô ấy về nhà thì sao? Thế còn người bác sĩ ngã quỵ xuống và hét lên: “Mang những người đang nằm ở hành lang đi nơi khác đi! Ngay lập tức!”? Còn video lan truyền trên mạng xã hội của một cô y tá khóc nấc hoảng loạn trong giờ nghỉ trưa thì sao? Giám sát – việc này dường như đang tiếp tục làm việc Đối với những thứ khác, các cơ quan chính phủ rõ ràng đã có thời gian và tiền bạc: Công nghệ viễn thông tốt nhất trên thế giới được cho là đã được sử dụng để giám sát tất cả người dùng điện thoại di động ở tỉnh Hồ Bắc và báo cáo số lượng du khách từ khu vực nguy cấp đến các tỉnh khác. Một số chính quyền địa phương được cho là đã chia sẻ tên, địa chỉ và số thẻ căn cước của họ. Khách du lịch từ Hồ Bắc đã bị từ chối trong khách sạn. Một số đi quanh quẩn trên đường phố đã bị xúc phạm hoặc thậm chí bị đánh đập, việc này đã được tường thuật lại. Chính quyền địa phương đã chuẩn bị nơi tạm trú cho những người tị nạn không được chào đón này, nhưng sau đó không nói cho những người này biết là những nơi đó ở đâu. Người dân bây giờ đã nhận ra logic (hay phi logic) của “cuộc chiến chống lại virus”: Tại các bệnh viện, ngay cả những bệnh nhân đã được tiếp nhận cũng chỉ có một phần là được thử nghiệm về virus. Con số dường như ít ỏi của những ca nhiễm được xác nhận, khi đối diện với những biện pháp biện pháp phong tỏa diện rộng ở Vũ Hán (hiện giờ, con số này đã chính thức tăng lên hơn 17.000 người ở Trung Quốc) có thể được giải thích ít nhất là một phần từ việc rõ ràng là nhiều người bệnh đã bị từ chối và không được điều trị. Chỉ nên tin tưởng có mức độ vào những dữ liệu và số liệu thống kê về virus corona được Trung Quốc thông báo. Trong mạng Trung Quốc, những người bệnh và người thân của họ, khi họ bày tỏ trên các phương tiện truyền thông xã hội, hiện đang bị dư luận viên quấy rối. Họ buộc tội người bệnh là người giả vờ hay là gián điệp của kẻ thù, và yêu cầu bằng chứng về hoàn cảnh của họ, để rồi sau đó làm mất tín khả tin của bằng chứng này. Một ví dụ là trường hợp của một phụ nữ trẻ, người bị nhiễm mệnh giống như cha và bà của cô, được cho là đã bị một bệnh viện từ chối. Cô đã nhờ giúp đỡ trên Weibo. Tụ tập dưới bài viết của cô ấy là hàng ngàn bình luận mang tính  căm thù ghétboỏ. Cô nài nỉ và tức giận, rồi chỉ có từ “đã chết” xuất hiện trên tài khoản của cô. Chính phủ duy trì một đạo quân zombie gồm các dư luận viên được trả tiền để chuyên đưa ra những lời bình luận căm thù. Không phải tất cả những tên khiêu khích của chính phủ đều nằm trong số đó, nhưng cái văn hóa ấy là nguồn nuôi dưỡng sự căm thù của chúng. Nhà lãnh đạo quốc gia và người tạo ra “Giấc mơ Trung Hoa”, Chủ tịch Tập Cận Bình, cho tới nay chưa bao giờ đến thăm Vũ Hán hay bất kỳ bệnh viện nào của đất nước đang điều trị cho người nhiễm coronavirus. Thay vào đó, ông đã có một bài phát biểu mơ hồ và hùng hồn mà trong đó ông ta biểu hiện ý chí chiến đấu của mình, nhưng cũng nhấn mạnh “sự ổn định và tầm nhìn vĩ đại” của chính phủ của ông. Ngay cả “Đội phòng chống dịch bệnh”, được ra mắt vào cuối ngày 27 tháng 1, ban đầu cũng không do họ Tập chủ trì, mà là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Chỉ sau khi gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, họ Tập mới đứng đầu. Đối với nhiều người Trung Quốc, đây là thời điểm “đòi hỏi quá mức từ sự thật”. Không thể liệt kê tất cả mọi thứ họ phải trải qua trong vài tuần qua. Nhưng có một điều chắc chắn: hình ảnh của chính phủ Trung Quốc như là hình ảnh thu nhỏ của hiệu quả, nguồn lực vô hạn và quyền lực không thể chối cãi, mà chính phủ đã bồi đắp cho nó hàng thập kỷ, đã bị tổn hại nghiêm trọng. Trong khi đó, một số người lo ngại rằng dịch bệnh sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ hoàn toàn. Dù khả năng chống đỡ của giới lãnh đạo Trung Quốc có lớn cho tới đâu – nó đã biểu lộ những vết nứt lần đầu tiên sau một thời gian dài. Những thứ này có thể trở nên lớn hơn. Vì vốn cơ bản của chính phủ, dù nó có được thu thập một cách gian tà cho tới đâu, đang gặp nguy cơ: Do mối đe dọa của virus, nhiều người hiện đang nhận ra rằng tuyên truyền không phải là thuốc chữa bệnh. Franka Lu (Zeit Online) Nguồn: zeit.de/kultur/2020-01/coronavirus-china-regierung-vertuschung-social-media/komplettansicht Phan Ba dịch - Phan Ba's Blog      
......

Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020

Nguyễn Quang Dy - viet-studies.net| Có người nói trong cơn sốc Corona, “biến cố Đồng Tâm gần như chìm vào quên lãng” và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Nghị viện Âu châu quyết định vào 11/02/2020, “chỉ như chuyện của một hành tinh khác”. Đó là nói theo logic hình thức để thấy Coronavirus cấp bách hơn, nhưng thực ra đó là “quan hệ nhân quả”.  Năm mới, sự bùng phát của Coronavirus (hay nCoV) là một tai họa cho Trung Quốc năm 2020. Nó không chỉ là khủng hoảng về vi sinh học và y học, mà còn là khủng hoảng hệ thống chính trị Trung Quốc, làm bộc lộ những tử huyệt của họ. Việt Nam cũng bị vạ lây vì “cùng chung vận mệnh”, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì hệ lụy “hội chứng Đồng Tâm”. Tính đến 3/2/2020, ở Trung Quốc đã có 17.488 người mắc dịch (kể cả Đài Loan, Hongkong, Macao) và 361 người chết. Theo Bộ y tế, ở Việt Nam đã có thêm 3 trường hợp mắc dịch, nâng tổng số lên 8 trường hợp. Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế, và ngừng tất cả các chuyến bay đến/từ Trung Quốc (nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới). Phúc bất trùng lai Sau ba thập kỷ phát triển nóng, Trung Quốc như người khổng lồ trỗi dậy thành siêu cường kinh tế, vượt Nhật và chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng Trung Quốc không “trỗi dậy hòa bình” như Mỹ và Phương Tây mong đợi, mà con rồng Trung Quốc phủ bóng đen của nó lên Biển Đông, bắt nạt các nước láng giềng và độc chiếm Biển Đông như cái ao của họ. Tập Cận Bình thấy cơ hội đã đến nên từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, và củng cố quyền lực độc tài cá nhân (như thời Mao). Trong nước, Tập bóp nghẹt tự do dân chủ và triển khai “hệ thống cho điểm xã hội” (social credit system). Ngoài nước, Tập triển khai kế hoạch “Vành đai Con đường” để thao túng các nước bằng “bẫy nợ”.   Để đối phó với Trung Quốc trỗi dậy, Chính quyền Trump đã điều chỉnh chiến lược, từ bỏ chính sách cộng tác (engagement) của các chính quyền trước, chuyển sang ngăn chặn (containment) và đối đầu như “chiến tranh lạnh kiểu mới”. Mỹ phát động chiến tranh thương mại và dùng thuế quan như vũ khí kinh tế làm suy yếu Trung Quốc tại vùng Indo-Pacific. Trong khi Trung Quốc phân hóa và thao túng ASEAN (như Philippines và Campuchia) thì các nước khác bắt đầu phản ứng (pushback) với kế hoạch “Vành đai Con đường” và “bẫy nợ”. Đối thoại Mỹ-Triều và thay đổi chính phủ ở Malaysia phản ánh xu thế thoát Trung. Những biến động gần đây tại Hong Kong và Đài Loan đang cảnh báo Trung Quốc. Đó là bối cảnh những thách thức to lớn mà Trung Quốc phải đối mặt như “phúc bất trùng lai”, khi xảy ra dịch Corona thì như “họa vô đơn chí”.  Trong thế giới bất ổn đó, những biến số khó lường đe dọa làm bộc lộ những tử huyệt của hệ thống chính trị. Sự bùng phát và lây lan của Coronavirus làm người dân nhiều nước tẩy chay Trung Quốc như tội đồ. Cơ hội vàng bị mất Theo Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) và Nicholas Kristof, Trung Quốc không rút được kinh nghiệm SARS (2002-2003) và không đối phó kịp thời với Corona (2019-2020). (The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy, Project Syndicate, January 25, 2020; Coronavirus Spreads and the World Pays for China’s Dictatorship, New York Times, January 29, 2020). Khi dịch Coronavirus bùng phát tại Vũ Hán, chính quyền địa phương đã bất lực và lãnh đạo thành phố phải trốn ra đảo, trong khi 5 triệu dân đã sơ tán khỏi thành phố. Theo Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), Bắc Kinh không có khả năng xử lý một đại dịch như vậy. Kể từ thời có dịch SARS (2003), Bắc Kinh vẫn chưa có sự đổi mới cơ bản nào về năng lực xử lý khủng hoảng. Trong vòng một tháng (từ giữa 12/2019 đến giữa 1/2020) là giai đoạn sống còn mà Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) gọi là “cửa sổ cơ hội vàng” đã bị mất, khi chính quyền tra hỏi và kỷ luật 8 bác sỹ ở Vũ Hán vì “tung tin đồn nhảm” về virus lạ. Trong mấy tuần đó (đến 20/1/2020), số người bị mắc dịch đã nhanh chóng tăng lên gấp đôi, làm cho chính quyền giật mình. Nguyên nhân chính là “lỗi hệ thống” do thể chế độc tài bưng bít thông tin để thao túng và che giấu sự thật. Khi phát hiện dịch mới tại Vũ Hán (8/12) chính quyền kiểm duyệt báo chí và các trang mạng (WeChat, Weibo), trấn áp các bác sỹ và nhà báo đưa tin. Khi có người chết (11/1) chính quyền vẫn phủ nhận dịch có thể lây lan từ người sang người. Vì vậy, dịch Corona đã bùng phát và đến nay đã lan ra 27 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau khi 5 triệu người dân đã rời khỏi Vũ Hán, sẽ rất khó kiểm soát. Khi thấy tình hình đã nguy cấp, với hàng ngàn người mắc dịch và nhiều người chết (20/1), chính quyền buộc phải thay đổi thái độ và “chỉ đạo quyết liệt” thì đã quá muộn (too little too late). Thường mỗi khi các quan chức chính quyền gặp một vấn đề, họ thường phân ra là “kỹ thuật” hay “chính trị”. Nếu là chính trị, họ sẽ “đá vấn đề lên trên để chờ quyết định”. Vì vậy, trong hệ thống tập trung cao đó, quá trình ra quyết định rất lâu. Nhưng khi đã quyết thì họ lại hành xử như thời chiến, mà Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) gọi là “quân sự hóa chính quyền”. Hệ quả kinh tế của Coronavirus sẽ rất nặng nề đối với Trung Quốc, cũng như các nước phụ thuộc vào họ. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, Shanghai composite giảm 7,7%, và Shenzhen Component Index giảm 8,5%. Khi không thể bưng bít được nữa, chắc nội bộ sẽ bị phân hóa. Lần đầu tiên, dịch Corona dám thách thức quyền lực của Tập Cận Bình.    Trong kinh tế có môn “kinh tế chính trị học”. Nhưng nếu người ta lạm dụng để chính trị hóa một cách toàn diện và triệt để các lĩnh vực dân sự (kể cả dịch vụ y tế) nhằm duy trì độc quyền thì sẽ tạo ra ách tắc, như các khối u trong cơ chế quốc gia. Khi phải đối phó với tình thế khủng hoảng như dịch SARS hay Corona, cơ chế đó sẽ bộc lộ những tử huyệt. Liên hệ tới Việt Nam Tuy nói chuyện Trung Quốc, nhưng cần liên hệ tới Việt Nam, vì đó là “quan hệ nhân quả”. Coronavirus càng làm bộc lộ những yếu kém của một hệ thống chính trị bất cập và lỗi thời. Vì vậy, ông Trần Quốc Vượng có lý khi phát biểu (25/12/2019) “Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình… chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. Trong bối cảnh hiện nay, khả năng kiểm soát và xử lý khủng hoảng của Việt Nam còn yếu kém vì thể chế lạc hậu và dân trí thấp. Việt Nam đã bỏ visa đối với người Trung Quốc, nên biên giới hai nước hầu như bỏ ngỏ. Tuy dịch Corona đã bùng phát và WHO đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, Việt Nam vẫn chưa đóng cửa biên giới vì sợ Trung Quốc. Trong cuộc họp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì (30/1/2020), Phó Thủ tướng/Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lý giải chưa đóng cửa biên giới là do “Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương”. Nhưng theo trang Thư viện Pháp luật, trong điều 5, khoản 3 của hiệp định biên giới có ghi: “Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ”. Nay chính phủ chỉ đạo quyết liệt thì đã muộn (như chém gió). Sau Tết có nhiều lễ hội đông người, ngành du lịch và các địa phương không thấy hết nguy cơ, nên “trên bảo dưới không nghe”.  Hệ thống y tế Việt Nam yếu kém vì quá tải nên khó đối phó với dịch đã bùng phát. Câu chuyện khẩu trang khan hiếm vì “cháy hàng” là một ví dụ đáng buồn không chỉ với dịch Corona mà còn đối với nạn ô nhiễm không khí đang ở mức báo động. *** Tại Việt Nam, dịch Coronavirus (hay nCoV) xảy ra gần đồng thời với biến cố Đồng Tâm, như “khủng hoảng kép”. Tuy hai sự kiện có những biến số (variables) khác nhau nhưng lại có hằng số (constants) về cơ bản giống nhau. Đó là hai trường hợp điển hình (case studies) chứa đựng nhiều ẩn số (implications) cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ. Có người nói trong cơn sốc Corona, “biến cố Đồng Tâm gần như chìm vào quên lãng” và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Nghị viện Âu châu quyết định vào 11/02/2020, “chỉ như chuyện của một hành tinh khác”. Đó là nói theo logic hình thức để thấy Coronavirus cấp bách hơn, nhưng thực ra đó là “quan hệ nhân quả”.  3/2/2020 Nguyễn Quang Dy Tham khảo: 1. The Wuhan Virus: How to Stay Safe, Laurie Garrett, Foreign Policy, January 25, 2020 2. The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy, Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), Project Syndicate, January 28, 2020 3. Coronavirus Spreads and the World Pays for China’s Dictatorship, Nicholas Kristof, the New York Times, January 29, 2020 4. Xi’s one-man Rule Hamstrings Coronavirus Response, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asian Review, January 30, 2020 5. Coronavirus Outbreak Highlights Cracks in Beijing’s Control, Lenora Chu, The Christian Science Monitor, January 31, 2020  
......

Corona đánh bạt cả chuyện quá khứ lẫn tương lai

Thục Quyên (VNTB)| Trong cơn sốc Corona, Đồng Tâm đã gần như chìm vào quên lãng và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do) sẽ được Nghị viện Âu châu quyết định vào ngày 11/02 tới đây, chỉ như là chuyện của một hành tinh khác. Mọi lo nghĩ chú ý của người Việt trong và ngoài nước đều dồn về đại dịch do virus Corona gây ra hiện nay, là điều đúng và là lẽ tự nhiên. Người Việt trong nước lo cho mạng sống của chính mình và gia đình, người Việt hải ngoại lo cho người thân ở nhà và e ngại những hủy hoại tàn khốc có thể đến với dân tộc. Trong cơn sốc Corona, Đồng Tâm đã gần như chìm vào quên lãng và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do) sẽ được Nghị viện Âu châu quyết định vào ngày 11/02 tới đây, chỉ như là chuyện của một hành tinh khác. Hàng ngày người dân trong nước có thể tự bảo vệ ra sao? 1/ Hiểu rằng bảo vệ những người chung quanh chính là bảo vệ mình và ngược lại, bảo vệ mình là bảo vệ người chung quanh. 2/ Vì:   cho đến giờ phút này Tổ chức Y tế thế giới WHO vẫn chưa biết rõ tất cả khả năng lan truyền của virus Corona virus Corona có thể sống ngoài không khí (và giữ khả năng lây bệnh) bao nhiêu lâu     Vì: chưa có thuốc chữa và thuốc chủng ngừa những người mang virus có thể truyền nhiễm mà không có triệu chứng bệnh     Nên:  điều duy nhất có thể làm là có những biện pháp ngăn chận virus xâm nhập cơ thể  của mình. 3/ những phương cách : không có phương cách nào tuyệt đối nhưng nên cố gắng – giảm thiểu hiểm nguy như tránh đám đông (dĩ nhiên phải thay đổi những hoạt động thường ngày). – Khi ra đường , đeo khẩu trang đúng (kín từ mũi đến cằm), mắt kính, tránh đưa tay chạm vào miệng, mũi, mắt trước khi rửa tay bằng xà bông và nước, hoặc thuốc khử virus “khô” không cần rửa lại nước. Rửa tay (bằng xà bông hay thuốc rửa khô) phải xòe tay ra để rửa cả giữa những ngón tay, kẽ tay. Mỗi lần mở khẩu trang ra phải vứt đi (gói lại trước khi vứt), thay cái mới, kính thì phải rửa xà bông. Và lại rửa tay! – ăn uống những món nấu chín tại nhà. Đọc những phương cách phòng bệnh trên có lẽ ai trong chúng ta cũng nản vì làm sao theo được trong cuộc sống bình thường? Do đó sự hiểu biết và thái độ đối phó bệnh dịch của chính phủ là điểm chính. Trong trường hợp hiện nay, người từ Trung Hoa (bất kể quốc tịch nào nhưng dĩ nhiên người Trung Hoa là đông hơn cả) đã ào ạt vào VN từ trước và sau khi có tin bệnh dịch xuất phát. Là một nước nghèo không có một hệ thống y tế cần thiết để đối phó hữu hiệu nạn dịch, lại giáp ranh với Trung Hoa, thì thời điểm trễ nhất để VN phải ngưng nhận người từ Trung Hoa vào Việt Nam đúng ra phải là khi Tập cận Bình tuyên bố cách ly hoàn toàn Vũ Hán và một số thành phố khác. Chính Trung Hoa đã cách ly người của họ thì Việt Nam dù có lệ thuộc Trung Hoa tới đâu cũng phải đủ thông minh và trách nhiệm để ngăn làn sóng người từ Trung Hoa qua Việt Nam bằng nhiều phương tiện, ngõ ngách. Điều này đã không xảy ra. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố tình trạng Y tế khẩn cấp toàn cầu và đã nói rõ, đó là vì nhắm đến những nước không có một hệ thống y tế cần thiết để đối phó (như Việt Nam), những nước nghèo đông dân, không đủ vệ sinh trong cuộc sống hàng ngày (như nhiều nơi tại Việt Nam) và người dân không có sức khỏe đủ để chống đỡ (như số đông dân Việt Nam). Toàn thế giới đang quan sát bệnh dịch và sửa soạn tối đa để đối phó. Người Việt Nam trong và ngoài nước đang hết sức lo ngại nhưng hoảng loạn lúc này là điều tệ nhất. Không phải cứ nhiễm virus Corona là chết Khỏi bệnh là nhờ sức đề kháng của cơ thể. Chưa có thuốc chữa. Những phương pháp y tế hiện nay chỉ để hỗ trợ sức đề kháng của người bệnh. Do đó loan báo “chữa trị” được chỉ là một tuyên truyền trấn an. Người nào tự tin có thể “chữa trị” được người nhiễm virus Corona bằng một thần dược nào đó là người mắc bệnh ngu xuẩn. Và tuy y tế có những biện pháp để hỗ trợ người bệnh nhưng bao nhiêu người Việt sẽ có một chỗ nằm trong bệnh viện, và bao nhiêu bệnh viện ở Việt Nam được trang bị những tiêu chuẩn cần thiết? Ngay chính Trung Hoa cũng không có, ngoại trừ vài nhà thương chính ở những thành phố lớn nhất. Tại Đức hiện nay cũng chỉ có phương tiện đủ cho tới vài chục bệnh nhân, do đó những người Đức đưa từ Wu Han về, tuy không có triệu chứng bệnh cũng phải sống cách ly tại khu riêng trong vòng 14 ngày, để đề phòng dịch lan tỏa. Tình trạng tại VN rất đáng lo. Nhưng không nên quẫn trí, bỏ mặc. Không có khẩu trang, thuốc rửa sát virus, thì cứ dùng mọi cách và mọi thứ để ngăn tiếp xúc. Nhiều người cười những người Trung Hoa nghèo cắt những thùng nhựa hay vải may để đeo thay khẩu trang. Tôi nghĩ rằng có còn hơn không. (Nhớ rửa xà bông và giặt những vật này) Còn hơn những người đeo khẩu trang mà kéo xuống dưới mũi hay để hở miệng để nói. Điều quan trọng hiện nay là hiểu rằng bảo vệ lẫn nhau là bảo vệ chính mình. Các phụ huynh học sinh cần giúp ý kiến nhà trường và các thầy cô để tổ chức cách giữ vệ sinh trong trường và lớp học. Những đồng nghiệp tại các công xưởng nên cộng tác, giúp đỡ nhau. Nếu có dịch phát xuất ở vùng của mình thì cho con em ở nhà. Nên nghĩ tới những người nghèo cần giúp đỡ để sống trong trường hợp dịch làm ngưng trệ các hoạt động xã hội. Những đồn đãi cần ăn uống những hoa quả tươi để tăng sức khỏe (sức đề kháng) là đúng. Nhưng nên nhớ không phải là thần dược trị bịnh. Và hoa quả cũng cần được rửa trước khi ăn. Những điều không trực tiếp liên quan đến Corona, nhưng tất cả đều liên quan gián tiếp, nhiều hay ít, với nhau Nếu không có sự đe dọa của đại dịch Corona thì đã đến thời điểm cần phải ngưng khóc lóc để phân tích những thiếu sót của giới hoạt động XHDS VN trong và ngoài nước, để vụ giết người cướp của tại Đồng Tâm đã xảy ra tới mức độ dã man đó, mà quốc tế và nhất là Liên minh Âu châu (đang muốn ký Hiệp định Thương mại Tự do với VN) không có một hành động can thiệp nào. Với tình trạng bệnh dịch hiện nay, đành phải gác lại. Liên quan đến EVFTA/IPA thì Nghị viện Liên minh Âu châu vẫn tiếp tục chương trình nhóm họp ngày 10/02/2020 và sẽ biểu quyết có phê chuẩn 2 hiệp định hay không vào ngày 11/02. Ngày mai, thứ hai 3/02/2020, một số tổ chức nhân quyền quốc tế, sẽ cùng ký gửi một bức thư đến tất cả 705 nghị viên để nêu rõ những sai lầm và thiếu trách nhiệm của Ủy ban Thương mại INTA, và yêu cầu hoãn phê chuẩn EVFTA để Việt Nam có đủ thời giờ thực thi một số điều các tổ chức này đòi hỏi, hầu tạo điều kiện cho người dân Việt Nam được thực sự tham dự và hưởng quyền lợi cũng như chịu trách nhiệm. Những nghị viên LMÂC có thể đồng ý hay không với những tổ chức Nhân Quyền, nhưng không ai trong tương lai có  thể viện cớ hiểu lầm hay bị chính phủ VN lừa bịp. Những nghị viên sẽ bỏ phiếu và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nhân quyền phải được bênh vực bằng hành động./.  
......

Nhân loại sẽ được cứu chữa khi Úc điều chế thành công nguyên mẫu virus Corona

Tiến sĩ Julian Druce đang chỉ ra kết quả về nguyên mẫu corona trong phòng thí nghiệm Trong những nỗ lực tạo ra vắc-xin, chúng ta đã có một bước đột phá lớn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại coronavirus khi các nhà khoa học ở Úc đã phát triển thành công một phiên bản phòng thí nghiệm của virus này. Điều này làm cho Úc trở thành quốc gia đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tái tạo lại coronavirus thành công. Khám phá này sẽ cho phép các nhà khoa học phát triển một thử nghiệm để xác định những người có thể bị nhiễm bệnh, ngay cả trước khi họ có bất kỳ triệu chứng nào. Nó cũng sẽ giúp đẩy nhanh công việc bào chế vắc-xin phòng bệnh mà đã cướp đi hơn 100 mạng sống ở Trung Quốc và năm người Úc bị nhiễm bệnh Mẫu thí nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học xác định liệu vắc-xin trong tương lai có hiệu quả hay không, các chuyên gia tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty của Melbourne hôm thứ ba đã trở thành phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của thế giới bên ngoài Trung Quốc để tái tạo virus. Bây giờ họ sẽ chia sẻ nó với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Châu Âu, nơi sẽ lần lượt phát nó đến với các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Mẫu thí nghiệm đã được nhóm các nhà khoa học phát triển virus từ một bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ thứ Sáu. Báo ABC đã ở trong phòng thí nghiệm ngay lúc các nhà khoa học phát hiện ra rằng họ đã phát triển thành công virus, cùng với Mike Catton, phó giám đốc của Viện Doherty, xác nhận nó bằng một câu ngắn gọn "Chúng ta đã thành công, thật tuyệt diệu", ông nói. Bác sĩ Catton nói với ABC rằng phát hiện này là "cực kỳ quan trọng" và sẽ trở thành một bước đệm của bộ công cụ để thử tất cả các loại vắc xin, từ đó có thể cho ra một loại thuốc giải tiềm năng cho virus corona. Hiện tại ở Úc, những bệnh nhân có triệu chứng coronavirus sẽ được trải qua chẩn đoán tại bệnh viện, với các mẫu được gửi đến Viện Doherty, phòng thí nghiệm duy nhất ở Úc có thể kiểm tra mẫu lần thứ hai và trả lời chính xác về việc ai đó có bị nhiễm hay không. Nhưng điều này có thể thay đổi khi giờ đây họ có thể tạo ra một loại vắc xin đặc thù để trị căn bệnh này. Giám đốc viện Doherty Mike Catton Nhà khoa học hàng đầu của Viện Doherty, Julian Druce, người đã ở đó cùng với Tiến sĩ Catton tại thời điểm tìm ra nguyên mẫu của corona, đã mô tả nó như một sự phát triển đáng kể trong sự hiểu biết toàn cầu về virus và cách thức chống lại nó. Tuy nhiên viện Doherty không phải là viện đầu tiên tìm ra nguyên mẫu virus corona mà là một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Đáng buồn thay, phòng thí nghiệm ở Trung Quốc lại không chia sẻ khám phá của mình đối với WHO, nhằm giúp ngăn chặn căn bệnh một cách dễ dàng hơn. Tiến sĩ Druce cho biết các nhà khoa học tại viện đã làm việc chăm chỉ để hiểu thêm về căn bệnh này, hiện nó đã cướp đi ít nhất 106 mạng sống ở Trung Quốc và lây nhiễm cho 4.200 người khác trên toàn thế giới. "Đó là khoảng thời gian làm việc 10-12 giờ một ngày, và nhân bản virus được tìm thấy lúc 2 giờ sáng; vì vậy nó đã khá là bận bịu", ông nói. "Chúng tôi đã thiết kế và lên kế hoạch cho một sự kiện như thế này trong nhiều năm. Đây là những gì Viện Doherty được xây dựng nên." https://vietstarusa.com/nhan-loai-se-duoc-cuu-chua-khi-uc-dieu-che-thanh-cong-nguyen-mau-virus-corona-d26100.html?fbclid=IwAR0_drn2Y6PU23Ybjopf8uil4M-mFYTETuwSPRJNHyQFI5NALMvW-b_5JQc https://www.abc.net.au/news/2020-01-29/wuhan-coronavirus-created-in-australian-lab-outside-of-china/11906390?pfmredir=sm&fbclid=IwAR0WTCH9EENdgSqf1ywri8gAA6seBYNnDrVyR7pc1jY3SKDIWoKHOWKtahM
......

Quân đội Đức sẽ đưa người Đức ra khỏi khu vực Vũ Hán TQ

Hoa Mai Nguyen| Chính phủ Đức muốn dùng máy quân sự để đưa tất cả người Đức trở về nước, họ đang ở khu vực Vũ Hán tại Trung Quốc, nếu có thể đưa được về càng sớm thì càng tốt. Đó là thông tin của tờ báo SPIEGEL tại Đức. Hôm qua chính phủ Liên bang Đức lên kế hoạch sẽ đưa quân đội để di chuyển tất cả người Đức khỏi khu vực Vũ Hán bị ảnh hưởng bởi sự bùng dịch phát coronavirus. Theo thông tin của SPIEGEL Không quân sẽ sẽ bay đến Trung Quốc vào thứ Tư hoặc thứ Năm để di chuyển khoảng 90 người Đức trở về nước, số người này đã đăng ký với Bộ Ngoại giao Liên bang (AA). Đó là kế hoạch của chính phủ Đức, còn nhà cầm quyền VN không biết đã có kế hoạch để di dời người dân VN đang sinh sống và làm việc ở khu vực Vũ Hán, xung quanh cách Tỉnh Hồ Bắc chưa nhỉ? Người Việt bên đó cũng là Việt kiều đấy chứ?, hàng năm gửi tiền về VN để giúp đỡ thân nhân và đất nước như một khúc ruột ngàn dặm và không thể tách rới được quê hương và đất nước như những gì mà nhà cầm quyền VN vẫn rêu rao. Vẫn theo thông tin trên tờ báo cho biết là. Nhà cầm quyền TQ chưa đồng ý cho máy bay quân sự Đức đến tiếp cận nơi đó, bởi vì TQ lo ngại các hình ảnh máy bay quân sự xuất hiện nơi đó gây hoang mang đến người dân trong đợt đại dịch virus làn tràn. Chính phủ Trung Quốc khẳng định rằng chỉ có công dân Đức được bay ra khỏi nơi đó. Nhưng điều này cho thấy rất buồn cho nhiều gia đình chồng Đức vợ là người Trung Quốc, sẽ có cuộc chia tay. Vợ chồng, con cái có thể không bao giờ gặp lại, đó là một chế độ CS độc tài. Khoảng 90 người Đức ở khu vực Vũ Hán hiện đã đăng ký trên trang web điện tử cho người Đức ở nước ngoài ("Elefand") và đã liên lạc được với đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh. Vào hôm qua ngày thứ hai, đại sứ quán đã cử một nhóm nhỏ các nhà ngoại giao bằng ô tô đến khu vực kín để tiếp cận được tình hình. Trong danh sách những người đăng ký có một cặp vợ chồng người Đức bay đến Vũ Hán du lịch vào ngày 14 tháng 1 đã mô tả tình huống tại nơi đó trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với trụ sở báo SPIEGEL là rất căng thẳng, cả hai đã bị mắc kẹt trong một khách sạn ở trung tâm thành phố trong nhiều ngày. Kể từ thứ hai, không có bữa sáng trong khách sạn, người chồng liên lạc qua điện thoại nhưng nhân viên dọn dẹp không còn xuất hiện nữa. Thay vào đó, 200 bác sĩ chuyển đến đó vào ngày thứ bảy tuần qua, Cặp vơ chồng người Đức chia sẻ rằng, họ đã may mắn. khi đi du lịch mang theo một số dụng cụ như khẩu trang để bảo vệ chất thải trong không khí . Họ cho biết rằng các trường hợp mắc bệnh phổi đã bùng phát ở Vũ Hán rất nhiều "Những thông tin ở đó hầu như là không được truyền tải ra thế giới bên ngoài vì do mạng internet yếu, đôi khi bị ngắt sóng. Mầm bệnh và nỗi hoang mang lo sợ Các triệu chứng gây nên nguyên nhân gây bệnh vẫn đang là một điều mang cho cộng đồng y tế. Chính phủ Trung Quốc chỉ thông báo rất ít về về những trường hợp tử vong và những bệnh nhân mang nhiễm bệnh với (WHO). Điều đáng nói ở đây là, WHO vẫn đánh giá nguy cơ lây lan mầm bệnh trên toàn thế giới là mức độ "vừa phải", chắc có lẽ đã tin vào những thông tin từ chính phủ Trung Quốc cung cấp chưa chính xác và đầy đủ về nguồn lây nhiễm, lây truyền và mức độ nghiêm trọng với con số những người tử vong hoặc con số bệnh nhân. Chính phủ TQ đang làm cho công việc trở nên phức tạp và rủi ro cho nhiều người dân khó có thể lường trước. Qua những sự việc trên, nhân dân VN nên rút ra một điều rằng (Đừng bao giờ tin vào chế độ CS độc tài, Một chế độ luôn dối trá, lừa gạt nhân dân, lừa gạt cộng đồng Quốc tế) và họ chẳng bao giờ quan tâm đến cuộc sống của nhân dân chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau tranh đấu để xóa bỏ thể chế độc tài và xây dựng một đất nước với một thể chế dân chủ và đa nguyên, như nước Đức mà họ đã và đang thực sự quan tâm đến đời sống của công dân của, chỉ một cử chỉ nhó bé như thế nó cũng khác xa với một chế độc CS độc tài như Trung Quốc và Việt Nam.   *Tham khảo bài viết của tác giả Matthias Gebauer und Christoph Schult đăng trên báo:  https://www.spiegel.de/politik/deutschland/corona-virus-bundeswehr-soll-deutsche-aus-krisengebiet-wuhan-ausfliegen-a-9037588f-517f-4916-8609-e633bac1b614  
......

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn gốc của coronavirus chủng mới từ Trung Quốc

Sputniknews| Thì ra coronavirus chủng mới của Trung Quốc là một loại lai giữa virus rắn và dơi. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy tổ tiên gần nhất của coronavirus chủng mới. Thì ra đó là virus của dơi và rắn. Rõ ràng, trong cơ thể của rắn, chúng đã hình thành một giống lai có protein bề mặt mới, và chính vì thế có thể lây nhiễm tế bào người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Medical Virology. Đâu là nguồn lây nhiễm? Các nhà chức trách cho rằng nguồn lây nhiễm là chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi xác định những ca nhiễm bệnh đầu tiên. Ngoài hải sản, cừu, thỏ và rắn cũng được bán trong những khu chợ này. Do nhiều loại virus trước đây (bao gồm cả ebolavirus và virus SARS) đến từ dơi, các nhà khoa học cho rằng một trong những động vật được bán trên thị trường Vũ Hán đã trở thành một bước trung gian cho một loại coronavirus giữa dơi và người. Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do ông Xingguang Li từ Đại học Sinh học Vũ Hán dẫn đầu đã cố gắng làm rõ nguồn gốc của coronavirus chủng mới. Họ đã thu thập năm bộ gen 2019-nCoV và so sánh chúng với 271 chuỗi coronavirus đã được biết đến từ các vật chủ khác nhau (người và động vật) từ khắp nơi trên thế giới. Sau khi xây dựng một cây phát sinh gen coronavirus, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại virus mới này là đơn loài, nghĩa là chúng đến từ một tổ tiên chung và điều này đã xảy ra khoảng hai năm trước.   Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 2019-nCoV đặc biệt khác với họ hàng của nó ở một nơi trong bộ gen - có lẽ, sự tái tổ hợp đã diễn ra giữa coronavirus của dơi và một loại virus nào đó khác. Phần này của bộ gen mã hóa một glycoprotein bề mặt, loại protein có các gốc carbohydrate, nhờ đó virus bám vào một thụ thể trên bề mặt tế bào trước khi xâm nhập vào trong. Để xác định xem virus dơi có thể mượn một phần của bộ gen từ đâu, các nhà khoa học đã so sánh tần suất sử dụng các codon đồng nghĩa trong các loại coronavirus khác nhau gây nhiễm cho marmots, nhím, chim, dơi, người và các vật chủ khác. Vì mã di truyền là dư thừa, hầu hết các axit amin có thể được mã hóa theo nhiều cách, và theo quy luật, cơ thể có một phương pháp ưu tiên. Mảnh lạ trong bộ gen 2019-nCoV xét về mức “ưu tiên” của mình là gần nhất với coronavirus của rắn Trung Quốc. Như vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra kịch bản như sau: dơi lây coronavirus cho rắn, và trong cơ thể chúng hai loại virus này trao đổi các phần cho nhau. Kết quả là, khoảng hai năm trước đã xuất hiện virus lai 2019-nCoV, vào tháng 12 năm 2019 loại virus này xâm nhập vào cơ thể người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vật chủ là hai loại rắn: rắn cạp nia Bắc và rắn hổ mang Trung Quốc. Giả thuyết này xem ra có cơ sở vì cả hai loại rắn này đều được bán trên thị trường thủy sản Vũ Hán.  Bùng phát bệnh coronavirus ở Trung Quốc 2019-2020 Vào cuối tháng 12, tại Trung Quốc đã xảy ra đợt bùng phát bệnh viêm phổi mà theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là coronavirus chủng mới. Theo thông tin mới nhất, 17 người chết vì căn bệnh này. Các ca nhiễm bệnh khác cũng đã được ghi nhận ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thái Lan.   
......

Tập Cận Bình đang sợ ‘Thiên Nga Đen’

Ngô Nhân Dụng - Người Việt| Trong quý thứ ba năm 2019, tỷ số tăng trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc 6% là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Và sẽ còn xuống thấp hơn. Chiến tranh mậu dịch với Mỹ là một nguyên nhân, nhưng còn nhiều yếu tố khác khiến kinh tế tiến chậm lại. Thí dụ, sức tiêu thụ của người dân giảm sụt, vì giá cả nhà cửa và thịt heo lên cao khiến họ không còn dư tiền mua những thứ xa xỉ như xe hơi hay điện thoại mới. Số tiền nợ của chính phủ địa phương và các xí nghiệp vẫn tăng cao, lo không trả được. Để đối phó với quả bom nợ, năm ngoái Cộng Sản Trung Quốc đã tảo thanh hệ thống “ngân hàng đen;” tức là những quỹ cho vay mà Ngân Hàng Trung Ương không kiểm soát. Hành động này khiến các xí nghiệp tư doanh thiếu tiền vì xưa nay không thể vay được từ các ngân hàng chính phủ họ phải quay sang các “ngân hàng đen” với lãi suất có khi lên tới 20%. Các xí nghiệp tư giúp kinh tế Trung Quốc phát triển gấp bội hơn các doanh nghiệp nhà nước. Khi họ giảm bớt tiền đầu tư thì GDP không tăng trưởng như trước nữa. Lâu nay, khi lo kinh tế trì trệ, Bắc Kinh vẫn dùng món võ cũ: In tiền! Rồi đem tiền xây dựng hạ tầng cơ sở, để dân có việc làm. Bộ Giao Thông lại mới đưa ra một kế hoạch chi khoảng $400 tỷ cho đường xe lửa, xa lộ và dẫn thủy. Trong cuộc chiến tranh thương mại, Trung Quốc và Mỹ chưa bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng hầu hết các nước khác đã lãnh đạn. Vì họ đứng giữa, cung cấp nguyên liệu hoặc các món tạo thành những sản  phẩm đang bị hai nước đánh thuế. Nền kinh tế của các nước này nhỏ hơn nên sức chịu đựng thấp hơn. Khi dân các nước đó nghèo hơn thì họ cũng không nhập cảng hàng hóa từ hai nước lớn. Vì chiến tranh mậu dịch, ngành công nghiệp chế tạo (manufacturing sector) ở Mỹ và Trung Quốc đang giảm. Cả hai nước xuất cảng ít hơn. Nhưng Trung Quốc lo sợ hơn Mỹ. Vì khác với nước Tàu, công nghiệp chế tạo ở Mỹ chiếm một vị trí nhỏ, ngành dịch vụ mới quan trọng. Không những thế, nhiều công ty chế tạo đang bỏ Trung Quốc qua nước khác để khỏi bị Mỹ đánh thuế. Dù không bị Mỹ gây chiến các công ty sản xuất ở bên Tàu cũng tìm địa bàn hoạt động mới, vì lương bổng ở Trung Quốc đã lên cao, luật lệ vẫn phức tạp, nạn tham nhũng chưa giảm. Hàng xuất cảng của Trung Quốc lãnh đòn nặng nhất. Tới Tháng Mười Một, 2019, số hàng Trung Quốc bán sang Mỹ đã giảm 20%, xuống mức thấp nhất kể từ Tháng Ba, 2013. Mỹ đã tăng số nhập cảng từ các món sản xuất tại Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan và Mexico; vì nhiều nhà sản xuất đã đổi cơ xưởng từ Trung Quốc sang các nước này. Lâu nay, thương vụ Mỹ mua bán với Tàu cao nhất (và Tàu được lợi nhất vì bán nhiều và mua ít). Bây giờ Trung Quốc đứng hàng thứ ba, sau Mexico và Canada. Thỏa hiệp “Hưu Chiến Đợt 1” cho cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ với Trung Quốc sẽ ký kết trong mấy ngày sắp tới (đã được ký ngày 15.1.2020) cũng không giúp được cho công nghiệp sản xuất bao nhiêu vì phạm vi ảnh hưởng rất giới hạn. Nhưng đó không phải là mối lo lớn nhất của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Đầu năm ngoái Trung Cộng đặt ưu tiên là kiềm chế số nợ khổng lồ. Nhưng năm nay, mục tiêu ngăn không cho quả bom nợ căng phồng đã trở thành thứ yếu! Các địa phương sẽ được phép bảo ngân hàng đưa tiền để họ làm những gì họ muốn, miễn là dân có công việc làm. Mối lo lớn nhất của Bắc Kinh bây giờ là xã hội bất ổn nếu quá nhiều người mất việc. Tháng trước, Quốc Vụ Viện, tức chính phủ Trung Quốc, ra lệnh chính quyền các địa phương phải “làm hết sức” trong năm 2020 để không xảy ra cảnh thất nghiệp nặng nề – họ nói rõ đây là ưu tiên số một. Họ loan báo chỉ tiêu mỗi năm phải tạo ra 11 triệu công việc mới. Trên giấy tờ, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc chỉ từ 4% tới 5%. Nhưng ai cũng nghi ngờ các con số đó. Một cuộc nghiên cứu (NBER Working Paper No. 21460) đã ước tính từ năm 2002 đến 2009 tỷ số thất nghiệp bình quân của nước Tàu là 10.9%; trong khi nhà nước đưa ra con số 4.2%. So với các quốc gia cùng trình độ phát triển thì 11% thuộc hàng rất cao. Vị trưởng quan Hành Chánh còn báo động rằng nước Tàu có thể phải đối đầu với “các biến động quần chúng bất ngờ” nếu thất nghiệp gia tăng. Những chữ này ít khi được dùng trong các văn kiện nhà nước, ám chỉ các vụ dân tụ tập phản đối bằng bạo lực. Ông Tập Cận Bình cũng đã cảnh báo điều này một cách văn vẻ. Năm ngoái ông khuyến cáo các đảng viên phải coi chừng hiện tượng “Thiên Nga Đen” (black swan), tức là những chuyện không ai tưởng tượng được nhưng bất ngờ xuất hiện. Gần như ai cũng chỉ thấy những con thiên nga màu trắng! Dân nổi lên bạo loạn là một thứ “black swan.” Để số người mất việc không tăng nhanh quá, nhà nước đã giảm thuế nhập cảng, để hàng hóa đỡ tăng giá. Họ báo cho chính phủ Mỹ là họ đang nhượng bộ về thuế quan, nhưng mục đích chính là kích thích tiêu thụ. Họ lại cắt lãi suất, để nhiều người vay tiền tiêu thụ và đầu tư hơn. Bắc Kinh còn nới lỏng chính sách hộ khẩu, cho nông dân được lên thành phố kiếm việc dễ dàng hơn. Năm nay kết thúc kế hoạch 5 năm thứ 13 của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Năm 2015, họ đã ấn định chỉ tiêu là chấm dứt cảnh nghèo và thiết lập một “xã hội phồn vinh.” Cuối năm 2020, khi Tập Cận Bình tuyên bố kế hoạch năm năm đã thành công mỹ mãn mà quá nhiều người thất nghiệp kéo nhau đi biểu tình, thì sẽ rất bẽ bàng! Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối phó với bốn vấn đề hóc búa: Quả bom nợ toàn quốc phồng lên, dân bớt tiêu thụ, chiến tranh mậu dịch với Mỹ; và đáng lo nhất là sẽ rất nhiều xí nghiệp sa thải công nhân./.  
......

Dân Biểu Úc lên tiếng về vụ tấn công xã Đồng Tâm 9/1

Chris Hayes Dân Biểu Liên Bang – Đơn vị Fowler Chief Opposition Whip V/V: Ông Lê Đình Kình Thứ Năm, 16 Tháng Giêng, 2020 Tôi được biết là vào ngày Thứ Năm, 9 Tháng Giêng, 2020 đã diễn ra một cuộc xung đột về đất đai giữa cảnh sát và những nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất đai tại xã Đồng Tâm, Việt Nam, với khoảng 3.000 cảnh sát cơ động đã hùng hổ xông vào làng. Hậu quả mà tôi được biết là người lãnh đạo của làng là Cụ Lê Đình Kình và 3 viên cảnh sát đã thiệt mạng. Ngoài ra, sau cuộc đụng độ đã có hơn 30 dân làng bị bắt giữ. Tôi được biết là Cụ Kình đã bị giết trong cuộc tấn công nhắm thẳng vào nhà Cụ. Cụ Kình, 84 tuổi, là một nhà hoạt động nổi tiếng, là người đại diện của làng trong các cuộc tranh cãi về việc cưỡng chiếm đất bởi nhà nước. Tôi được cho biết là Cụ Kình đã chết một cái chết thảm khốc, và nhiều người con và cháu của Cụ đã bị bắt giữ và hiện không rõ tông tích. Tôi được biết là xã Đồng Tâm đang bị cô lập hoàn toàn, không có truyền thông độc lập nào được phép tiếp cận. Vấn đề tịch thu đất để thủ lợi ở Đồng Tâm diễn ra đã từ lâu và việc chiếm hữu đất bất công và tùy tiện là một nan đề lớn tại Việt Nam. Như ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Phụ Trách Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HWR) nêu bật là: “Việt Nam phải tức khắc cho phép các ký giả địa phương và quốc tế, các nhân viên ngoại giao, các nhân viên của Liên Hiệp Quốc cũng như những quan sát viên khách quan tự do tiếp cận để thẩm định chuyện gì đã xảy ra và theo dõi cuộc điều tra biến cố này của chính phủ.” Thật đáng thất vọng, nếu không muốn nói là đáng giận, khi thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ với việc trấn áp quyền tự do và các quyền căn bản của con người ngày cành mạnh bạo hơn. Chúng ta thường thấy những người lên tiếng chống đối chính phủ Việt Nam bị cáo buộc bởi những điều luật hình sự mơ hồ và bị giam cầm mà không được xét xử công bằng, và trong nhiều trường hợp, không được tiếp xúc với luật sư. Ngoài ra, những người bị giam cầm phải đối đầu với tình trạng tồi tệ trong nhà giam và sự đối xử tàn tệ của nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ là họ không muốn tuân thủ luật pháp và rất sẵn sàng đàn áp, bỏ tù và trục xuất ra khỏi nước những người bênh vực nhân quyền, bao gồm quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng và quan trọng nhất là quyền được bình đẳng trước pháp luật. Tôi kêu gọi Chính Phủ Úc sử dụng vai trò của mình trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để đòi hỏi một cuộc điều tra khẩn cấp và minh bạch về biến cố nói trên. Cộng đồng thế giới cần phải tiếp tục áp lực Việt Nam để bảo đảm là nhà cầm quyền phải bị lên án và những người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt. Chris Hayes Dân Biểu Liên Bang Đơn Vị Fowler Chief Opposition Whip www.facebook.com/chrishayesmp 16 Tháng Giêng, 2020 Nguyên bản Bản Lên Tiếng của Dân Biểu Chris Hayes: DB Chris Hayes 1579229307710_Message-Mr Le Dinh Kinh
......

Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an

VOA Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam. Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh". “Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm. “Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”. Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong. Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”. Hiện chưa rõ là phía Việt Nam hồi đáp như thế nào về yêu cầu này, cũng như thứ trưởng nào của Bộ Công an sẽ gặp đại diện của Liên minh châu Âu. Hôm 14/1, 5 ngày sau cuộc đụng độ gây tranh cãi, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có buổi họp báo mà truyền thông trong nước đăng tải chi tiết, trong đó cáo buộc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, “cầm lựu đạn”, nhưng không trích dẫn ý kiến của thân nhân người được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của làng Đồng Tâm. Trong một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây, đúng ngày gia đình tổ chức lễ tang cho ông Kình, bà Dư Thị Thành, vợ ông, kể lại chuyện bà bị "bắt phải khai cầm lựu đạn" lúc bị công an tạm giữ: “Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”. VOA tiếng Việt chưa rõ bà Thành bị thẩm vấn ở đồn công an nào. Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng “EU cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới”. “EU và Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”. Tin cho hay, các hiệp định này cần phải được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU thông qua trước khi có hiệu lực. Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.   Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách thức toàn cầu, thương mại và phát triển”, thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có đoạn. “Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế”./.  
......

Dân biểu Nghị viện Châu Âu lên tiếng về vụ Đồng Tâm

Hai vị Dân biểu Quốc hội Âu Châu: Bà Saskia Bricmont và ông Iuliu Winkle Ỷ Lan – RFA| Trong giai đoạn Nghị viện Châu Âu họp bàn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) ký kết từ năm ngoái, thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng xuống dốc. Sau vụ bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng vì lên tiếng kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định cho đến khi nhân quyền được tôn trọng, hay các vụ xử các nhà hoạt động nhân quyền gần đây, mới nhất, sáng ngày 9 tháng Giêng vừa qua, công an thành phố Hà nội bao vây và tấn công thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Lực lượng công an đã bắn vào dân gây thương tích một số người và giết chết ít nhất một người dân. Đây là vụ tranh giành đất giữa chính quyền và nhân dân kéo dài từ năm 2017. Để tìm hiểu về ảnh hưởng của vụ việc ở Đồng Tâm và những vụ tương tự trong việc Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA, chúng tôi tìm gặp và phỏng vấn hai vị Dân biểu: Bà Saskia Bricmont, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Xanh, và ông Iuliu Winkler, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Nhân dân Châu Âu. Xin mời quý thính giả theo dõi sau đây. Ỷ Lan : Thưa Dân biểu Saskia Bricmont, tin từ Việt Nam cho biết công an thành phố Hà Nội tấn công xã Đồng Tâm sáng ngày 9 tháng giêng vừa qua, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Vào lúc Quốc hội Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn hiệp định EVFTA, qua đó, chứa đựng những điều khoản nhân quyền. Bà nghĩ sao về cuộc bạo hành này? Dân biểu Saskia Bricmont : Hiển nhiên đây là điều quan ngại, vì nó góp thêm vào các vụ khác mà chúng tôi được báo động thông qua các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sự kiện tranh cãi đất đai, hiển nhiên cần mở ngay cuộc điều tra – độc lập và minh bạch – trên hiện trường để xem sự thực xẩy ra như thế nào. Điều cần thiết là nhà cầm quyền cần ôn tồn đối thoại thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết trong hoàn cảnh như thế. Sự vụ này cho thấy chính sách thực hiện đang áp đặt lên đầu người dân, không thích ứng cho việc giảm thiểu căng thẳng, giữa chế độ và dân chúng. Ỷ Lan : Nhất là sự kiện Đồng Tâm xẩy ra vào lúc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, đặc biệt quan điểm của bà rất cương quyết trong việc bảo đảm các điều khoản nhân quyền ghi trong Hiệp định. Bà có nghĩ rằng những gì xẩy ra ở Đồng Tâm sẽ tác động lên việc phê chuẩn không ? Dân biểu Saskia Bricmont : Đối với chúng tôi ở Đảng Xanh, vụ Đồng Tâm chắc chắn là yếu tố bổ sung cho những chi đã xẩy ra gây vấn nạn cho tình trạng nhân quyền Việt Nam. Trong hoàn cảnh như thế, đối với chúng tôi, Liên Âu không nên thắt chặt quan hệ với Việt Nam. Để kết thúc Hiệp định EVFTA với Việt Nam, theo chúng tôi, chính quyền Việt Nam cần minh chứng ý chí cộng tác trên một loạt tham số, như tình trạng nhân quyền chẳng hạn ; bởi vì chúng tôi nhận quá nhiều những thông tin bắt bớ có tính tuỳ tiện, trái ngược với sự tự do biểu đạt và hội họp. Ỷ Lan : Được biết Nghị viện Châu Âu vừa đề xuất Việt Nam một lộ trình (Roadmap) thực hiện các điều kiện nhân quyền trước khi Nghị viện có thể phê chuẩn Hiệp định. Xin bà cho biết Việt Nam hồi âm ra sao ? Dân biểu Saskia Bricmont : Hồi âm của chính quyền Việt Nam mà chúng tôi nhận được chẳng thoả mãn chúng tôi tí nào. Đối với chúng tôi, thư hồi âm của Thủ tướng Việt Nam về lộ trình Nghị viện Châu Âu đề nghị [giải quyết vấn đề nhân quyền] quá thiếu sót, vì chẳng đề cập đến viễn ảnh sửa đổi bộ Luật Hình sự, là điểm chính yếu để Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn. Chúng tôi vừa có cuộc họp với toàn thể các nhóm chính trị trong Quốc hội Châu Âu. Phần chúng tôi, chúng tôi nhận thấy cần trì hoãn cuộc phê chuẩn hiệp ước và liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự – đặc biệt là giới Công đoàn – để cùng nhau tham cứu làm thế nào khi chúng tôi khởi động đầu tư và mậu dịch với Việt Nam, các xí nghiệp Châu Âu không đồng loã với những vi phạm nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam. Ỷ Lan : Xin cám ơn Dân biểu Saskia Bricmont. Dân biểu Iuliu Winkler phản ứng về vụ Đồng Tâm như sau: Dân biểu Iuliu Winkler : Đúng là chúng tôi vẫn theo dõi các diễn biến tại Việt Nam, đặc biệt vào giai đoạn sắp có cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội Châu Âu (INTA) vào ngày 21 tháng giêng này. Chúng tôi rất lo ngại trước tin tức bất hạnh này. Cùng lúc, chúng tôi có những liên hệ thể chế cấp cao với chính quyền và Quốc hội Việt Nam liên quan đến hiệp ước EVFTA và IPA. Như ta đã biết, có hai hiệp ước được ký năm ngoái, nay chờ Nghị viện Châu Âu phê chuẩn. Việc phê chuẩn được kèm theo một số điều kiện, nên khối dân biểu chúng tôi theo dõi chặt chẽ sự cam kết của Việt Nam. Chúng tôi đã vạch ra một lộ trình với thời biểu thực hiện. Ví dụ như cam kết phê chuẩn 2 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam chưa thực hiện. Về Bộ luật Lao động, chúng tôi bằng lòng với một số sửa đổi, nhưng chúng tôi muốn thấy các sửa đổi này thực hiện như thế nào. Chúng tôi cũng quan tâm về quyền người lao động. Tại Quốc hội Châu Âu, chúng tôi muốn chứng kiến quyền người lao động được thực hiện tại Việt Nam, cũng như sự thực hiện những tôn trọng nhân quyền nói chung tại Việt Nam. Ỷ Lan : Được biết trong thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 6 tháng giêng 2020 gửi Chủ tịch và các Dân  biểu trong Uỷ ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) có một số điều quan trọng không được đề cập hay chấp nhận. Đó là việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự, điểm chính yếu để Hiệp định được phê chuẩn, như bà Dân biểu Saskia Bricmont trả lời phỏng vấn trên đây. Bởi vì Nghị viện Châu Âu đòi hỏi pháp lý phải bảo đảm cho Công đoàn được hoạt động độc lập, nhưng Hà Nội thối thoát chữ Công đoàn độc lập để thay bằng danh xưng « Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở » trong Bộ Luật Lao động sửa đổi. Nghị viện Châu âu cũng đòi hỏi nhằm triển khai các cam kết nhân quyền của Việt Nam ghi trong Hiệp định EVFTA, cần có sự liên hệ cộng tác giữa Nghị viện Châu Âu với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự độc lập – đặc biệt là giới Công đoàn. Nhưng ông Phúc thối thoát khi hồi âm, biến « xã hội dân sự độc lập, đặc biệt là giới Công đoàn » thành « Nhóm tư vấn trong nước ». Nhóm tư vấn này ông Phúc cho biết « Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương hoàn tất ». Những chi độc lập và tư nhân đều bị ra rìa. Mọi sự nằm trong vòng tay kiểm soát của Đảng và Chính quyền, là nội dung thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc./.  
......

Iran không nguy hiểm bằng Trung Quốc và Nga!

Trân Văn| Đó là kết quả cuộc khảo sát do Military Times (tập đoàn truyền thông chuyên phục vụ độc giả là quân nhân và những người quan tâm đến hoạt động quốc phòng của Mỹ) phối hợp với Viện Nghiên cứu về Cựu chiến binh và Gia đình quân nhân của Đại học Syracus (New York), phối hợp thực hiện cách nay hơn một tháng, vừa công bố ngày mùng 7 (1). Có 1.630 quân nhân hiện dịch (phục vụ toàn thời gian) là độc giả thường xuyên của Military Times tham gia khảo sát, trong đó có 92% là đàn ông, 8% là phụ nữ. Nếu tính theo chủng tộc, 78% là da trắng, 14% là công dân Mỹ gốc Hispanic, 13% là công dân Mỹ gốc châu Phi, 5% là công dân Mỹ gốc châu Á, 5% còn lại thuộc các chủng tộc khác. Mẫu khảo sát bao gồm 28 câu hỏi nhằm tìm hiểu quan điểm của các quân nhân hiện dịch cả về bối cảnh chính trị hiện nay tại Mỹ lẫn chính sách và những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của Mỹ. Vào thời điểm cuối tháng 11 năm 2019, chỉ có 28% tham gia khảo sát tán thành chính sách hiện nay đối với Iran. Tỉ lệ không tán thành khoảng 45%. Theo nhận định của những người tham gia khảo sát, mức độ nguy hiểm đối với an ninh và lợi ích của Mỹ xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là Iraq (chỉ 8%), Afghanistan (khoảng 9%), Syria (khoảng 20%), Bắc Hàn (khoảng 35%), kế đó là Iran (50%). Nguy hiểm hơn cả là Nga (khoảng 68%) và nguy hiểm nhất là Trung Quốc (khoảng 76%). So sánh kết quả các cuộc khảo sát trước đây và hiện nay, Military Times cho biết, ngày càng nhiều quân nhân hiện dịch cảm thấy không hài lòng về chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ. Tỉ lệ ủng hộ về chính sách đối với Bắc Hàn là ngoại lệ - tăng thêm 1% (từ 33% lên 34%), tương hợp với khuynh hướng chung: Mong muốn chính sách của chính phủ Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á, hành xử mạnh mẽ hơn tại đây. Có một điểm đáng chú ý là ở cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2018, khoảng 68% quân nhân hiện dịch tin rằng, nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự lớn, Mỹ đủ khả năng kết thúc trong vòng 12 tháng, tuy nhiên ở cuộc khảo sát vừa thực hiện cách nay hơn một tháng, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 51%. Military Times nhấn mạnh lưu ý, khảo sát được thực hiện trước khi mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng vì cuộc không kích giết Qassem Soleimani, chính phủ Iraq có ý định đầy quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ Iraq vì cuộc tấn công này và hàng ngàn quân nhân Mỹ được điều động đến Trung Đông để bảo vệ các cơ sở ngoại giao, các căn cứ của Mỹ. Hôm 6 tháng 1, Stars And Strips – cơ quan truyền thông của quân đội Mỹ - cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định điều động Lữ đoàn Dù 193 đến Trung Đông. Lữ đoàn này là một trong những đơn vị thuộc lực lượng phản ứng nhanh, trước nay vẫn trú đóng tại Vicenza (Ý) để ứng phó với các biến cố tại châu Âu, châu Phi (2). Ngày 7 tháng 1, Stars And Strips cho biết, “Defender - Europe 20” (cuộc tập trận được xem là lớn nhất giữa Mỹ và các đồng minh ở châu Âu trong năm nay) có thể sẽ bị xáo trộn đáng kể vì một số đơn vị mà theo dự kiến sẽ góp mặt cho đủ 20.000 quân nhân Mỹ tham gia tập trận cùng các đồng minh tại Georgia (một quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết trước khi tan rã) đã hoặc sẽ được điều động đến Trung Đông (3). Cũng theo Stars And Strips, do mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, quân đôi Mỹ đã hủy kế hoạch có tên Hải sư châu Phi (African Sea Lion) - tập trận với các đồng minh châu Phi tại Morocco vào cuối tháng này vì một số đơn vị hải quân và Thủy quân lục chiến mà theo dự kiến sẽ tham gia tập trận đã lên đường sang Trung Đông. Stars And Strips nhận định, mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng đang tác động đáng kể đến ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ: Giảm hoạt động tại Trung Đông, thông qua các cuộc tập trận thắt chặt quan hệ với các quốc gia ở châu Âu và Thái Bình Dương để kiềm chế, răn đe cả Nga lẫn Trung Quốc. Chú thích (1) https://www.militarytimes.com/news/pentagon-congress/2020/01/06/in-november-military-times-poll-troops-viewed-iran-as-less-of-a-threat-than-russia-china/ (2) https://www.stripes.com/news/europe/173rd-airborne-brigade-troops-to-deploy-to-middle-east-1.613712 (3) https://www.stripes.com/news/europe/middle-east-crisis-could-mean-adjustments-to-europe-s-largest-military-exercise-in-decades-1.613678
......

Chiến tranh và sự đổi thay

Đỗ Ngà| Ngày 28 tháng 07 năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra bởi một sự kiện là Hoàng Thái tử đế quốc Áo – Hung bị ám sát. Thực ra sự kiện Hoàng Thái Tử Franz Ferdinand của Áo – Hung bị 1 phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Sự mâu thuẫn giữa các phe tham chiến đã có từ trước đó, Chiến Tranh Thế Giới nổ ra là để giải quyết mâu thuẫn. Cuộc chiến nổ ra ở Âu Châu, nhưng có Mỹ và Brazil tham gia nên người ta gọi nó là cuộc chiến tranh thế giới. Kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tham chiến dù thắng hay bại thì cấu trúc chính trị kiểu cũ – quân chủ chuyên chế đều phải sụp đổ và nhường chỗ cho xu thế chính trị khác thay thế. Ở Nga, chết độ quân chủ Sa Hoàng bị thay thế bởi chế độ dân chủ tư sản vào tháng 2 năm 1917. Chế độ dân chủ kiểu Tây Âu này chưa kịp củng cố nội tình nước Nga thì ngay tháng 11 năm 1917 nó bị thay thế bởi chế độ độc tài CS của nhóm Bolsevik. Tương tự vậy, Áo – Hung tan rã và khai tử chế độ quân chủ, Đức và đế quốc Ottoman cũng thế. 9 năm sau, Chiến tranh Thế gới thứ 2 xảy ra khi mà thế lực chính trị mới nổi lên gồm Fasis ở Ý, Nazi ở Đức, và Quân chủ Quân phiệt ở Nhật Bản gây nên để đòi chia lại thế giới với thế lực cũ. Cuộc chiến lần 2 này đã kết thúc sau 6 năm và phạm vi nó đã lan tỏa khắp toàn cầu. Kết thúc cuộc chiến, tất nhiên bên thế lực độc tài ở Ý – Đức- Nhật bại trận và bị khai tử, nhưng kéo theo đó là hàng loạt chế độ phong kiến tập quyền trên khắp các thuộc địa trên toàn thế giới cũng bị khai tử sau đó và phong trào chính trị mới hoặc theo Phương Tây, hoặc theo CS cũng nổi lên. Lúc này Cộng Sản chưa bộc lộ cái lỗi thời của nó. Như vậy chúng ta thấy, sau mỗi cuộc chiến tranh có quy mô lớn luôn dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt những thể chế chính trị độc tài và thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Thực ra 2 cuộc chiến tranh thế giới là khó tránh khỏi, vì nguyên nhân chính của nó là sự mâu thuẫn giữa các quyền lực chính trị lớn trên thế giới. Nếu ngày 28 tháng 6 năm 1914 thái tử Áo – Hung không bị ám sát thì cuộc chiến vẫn nổ ra vì mâu thuẫn đã đẩy lên cao và chực chờ giải quyết bằng chiến tranh mà thôi. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất thổi bay các chế độ quân chủ chuyên chế ở các đế quốc, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 thổi bay độc tài hiếu chiến cở Ý – Đức – Nhật, đồng thời thổi bay các chế độ thuộc địa và làm ngã nhào hàng loạt chế độ phong kiến trên khắp thế giới. Nói chung, những thể chế chính trị lỗi thời hầu hết bị xóa sổ. Nhiều khi chúng ta đặt câu hỏi, nếu không có 2 cuộc chiến tranh thế giới thì liệu với trật tự cũ của thế kỷ 19, thế giới có tiến bộ như ngày hôm nay không? Cho nên, nếu nói ở một thời kỳ ngắn nào đó, chiến tranh thế giới là tàn phá, là đau thương, nhưng xét đến một thời kỳ lịch sử dài sau đó, chiến tranh thế giới đã mang lại sự tiến bộ là điều không thể phủ nhận. Đến cuối thập niên 90, hàng loạt chế độ Cộng Sản trên khắp thế giới đến hồi tự sụp vì sự lỗi thời của nó mà không phải là một cuộc chiến tranh nào cả. Thực ra chế độ độc tài ở Ý – Đức Nhật chưa đủ lâu để nó tự đổ. Vào thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, lúc đó những nước này đang cực thịnh nên nó không thể tự đổ mà chỉ có chiến tranh mới kết thúc nó được. Còn các nước CS Đông Âu thì khác, nó đã tồn tại đủ lâu để tiến đến thời kỳ suy thoái và tự bản thân nó mục rữa và ngã bệnh mà chết. Có thể nói, thế kỷ 20 là một thế kỷ đầy biến động, thế kỷ này đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh khủng khiếp, trong đó có 2 cuộc chiến tranh nóng và một cuộc chiến tranh lạnh. Tuy là những cuộc chiến lớn nhưng nó đã khai tử hầu hết những thể chế chính trị lỗi thời hoặc các thể chế chính trị nguy hiểm. Chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa là những thể chế lỗi thời, còn Fasis, Nazi, Quân Phiệt Nhật và Cộng Sản là những chế độ vừa lỗi thời vừa nguy hiểm. Như ta biết, phong kiến và thuộc địa đều đã bị khai tử hoàn toàn, còn Cộng Sản thì chưa thể khai tử hết vì có một số đã đổi màu để tồn tại sang thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, thế giới sẽ phải làm công tác quét dọn độc tài cực đoan và những chế độ CS tàn dư, đó là điều chắc chắn. Những chế độ độc tài cực đoan đang tỏ ra nguy hiểm và thù địch với phần dân chủ tiến bộ. Năm 2002, tổng thống Mỹ George W. Bush liệt kê Iran, Iraq và Bắc Hàn là Trục Ác Quỷ “Axis of evil”. Và đến nay, Mỹ đã cho chế độ độc tài Saddam Hussen ở Iraq đã sụp đổ nên hiện tại chỉ còn lại 2 đối tượng nắm hạt nhân là Iran và Bắc Hàn là vẫn còn tồn tại. Nếu mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran hiện nay tiếp tục leo thang, thì rất có thể chiến tranh sẽ nổ ra và khi đó, Mỹ sẽ giải quyết thêm một kẻ nữa trong Trục Ác Quỷ này. Trục Ác Quỷ như này tựa như nhóm bộ 3 gồm Ý – Đức – Nhật đã từng gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 vậy, nhóm này chỉ có thể sụp đổ bằng chiến tranh chứ bản thân nó rất khó tự sụp. Trong thế kỷ 21 này, chắc chắn Cộng Sản tàn dư phải sụp đổ nhưng chưa biết khi nào mà thôi. Vì sao? Vì những chế độ CS là một chế độ lỗi thời. Hiện nay CS Việt Nam vẫn còn mang gene của thể chế chính trị đã đổ nhào hàng loạt ở thế kỷ 20. Và không lý gì một thể chế chính trị đã lỗi thời ở thế kỷ 20 mà lại hợp thời ở thế kỷ 21 nên nó phải đổ trong thế kỷ này là vậy. Chỉ có điều, CS Việt Nam sẽ không sụp vì chiến tranh bởi vì nó đã biết đổi màu để chơi với thế giới tiến bộ nên sẽ không có cuộc chiến nào từ phía thế giới văn minh để giải quyết nó được. Đó là bài học cho dân Việt, hãy giải quyết vấn đề của đất nước mình và đừng có tư tưởng cậy nhờ. Sẽ không có sự hỗ trợ lớn lao nào từ thế lực bên ngoài cả, thế kỷ 21 rồi, thế lực Liên Xô đã sụp đổ và Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, Mỹ chẳng cần một Việt Nam mới khi mà CS đã bắt tay với Mỹ và chiều rất nhiều yêu sách từ Mỹ để hóa giải những ủng hộ từ phía bên ngoài với lực lượng đối lập. Chính vì thế, trách nhiệm giải quyết chế độ CS Việt Nam là dân Việt phải tự làm lấy, nếu thế hệ này tránh né thì đẩy gánh nặng cho con cháu thì con cháu phải hy sinh thôi không cách nào khác. Dù sớm hay muộn, CS phải sụp là tất yếu vì lịch sử đã chứng minh, không một thể chế lỗi thời nào trụ được với lịch sử. /.  
......

Di sản tử thần của Qasem Soleimani

Bong Lau| Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết từ khoảng năm 2005 đến 2011 các loại mìn đơn giản (IED hay Improvised Explosive Device) của Iran đã giết chết 196 binh sỹ Mỹ và làm bị thương 900 người. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước tính có khoảng 17% tử vong của quân đội Mỹ ở Iraq (khoảng 603 người) là do bàn tay sát thủ của Quân Đoàn Bảo Vệ Cách Mạng Hồi Giáo (Islamic Revolutionary Guard Corps). Tờ Washington Post thứ Bảy 04/01 trong phần An Ninh Quốc Gia có bài viết rất chi tiết về loại mìn đặc biệt IED tối tân này, còn gọi là “mìn dạng xuyên thủng” (explosively formed penetrator hay EFP) mà Lực Lượng Quds của Tướng Qasem Soleimani tiếp vận, huấn luyện cách chế tạo và sử dụng. Loại mìn này có nguồn gốc từ Thế Chiến Thứ Hai nhưng được biến cải nhiều. Về sau được khủng bố Hezbollah sử dụng để chống lại quân đội Do Thái. Cuối cùng du nhập vào Iraq năm 2004, một năm sau khi quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng nước này. Mìn xuyên thủng này có hình dạng nhỏ hơn lon cà phê một chút. Làm bằng ống thép, một đầu bịt kín bằng thép. Phía trong chứa chất nổ plastic rồi đậy lại bằng một cái nắp đồng lõm vào như cái muỗng. Phiến quân Shiite ngụy trang các mìn xuyên thủng này trong những khối xốp như những tảng đá hoặc lề đường. Hệ thống kích hỏa chất nổ gồm có bộ phận nhắm chiếu tia sáng laser ngang qua đường. Khi đoàn xe của quân đội Mỹ đi ngang qua cắt tia sáng laser thì mìn tự động nổ. Binh sỹ Mỹ gọi tia sáng tử thần này là “Con mắt của thượng đế” (Eye of Allah). Khi mìn nổ thì ống thép trở thành họng súng bắn nắp đồng đi tới mục tiêu đã định trước. Sức ép và hơi nóng làm cái nắp đồng nóng chảy biến dạng từ hình dạng lõm, xuôi ra sau như con nòng nọc. Con “nòng nọc” này được bắn đi với vận tốc 2000 mét một giây, gấp hai lần vận tốc của một viên đạn súng bắn tỉa 12.7mm. Viên đạn “nòng nọc” này có thể xuyên thủng lớp thép dày khoảng 4 inches hay 10 cm. Khi xuyên thủng xe bọc thép như Humvee thì khối đồng nóng chảy này bể vụn ra thành một cột mảnh vụn đồng lõng đi xuyên qua thân thể những người lính ngồi bên trong. Ngày 3 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, đoàn xe của Qasem Soleimani đã bị mắt thần của máy bay không người lái Drone của Hoa Kỳ chiếu tia laser - tương tự mắt thượng đế Eye of Allah của mìn EFP do Iran thiết kế. Hai trái hỏa tiễn có thể là Hellfire diệt tăng theo tia laser rồi kích hoạt hệ thống ra đa tự động khóa mục tiêu lao vào xe của Soleimani. Nợ đời đã trả xong./.  
......

Vài thông tin về thế giới hồi giáo

Ảnh: Khu vực phân bố của người Sunni (xanh nhạt) và Shiite (xanh đậm)| Thuan Van Bui| Nhân tiện Mỹ đang thịt mấy con lợn rậm râu đầu quấn chuyên khủng bố, thằng cha già viết vài dòng về thế giới Hồi giáo với khẳng định là: Không phải cứ Hồi giáo là xấu. Và tại sao khối các nước Arab lại không thích hay thân thiết với Iran, Iraq?   1. Năm 632 sau cái chết của Nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo, tôn giáo này bắt đầu chia thành hai dòng Sunni và Shiite dựa theo cách các tín đồ chọn người lãnh đạo mới. Nôm na như sau: - Phần lớn các tín đồ ủng hộ vị trí caliph (lãnh đạo) nên dành cho Abu Bakr, tín hữu và là một trong những trợ lý đáng tin cậy của Nhà tiên tri Mohammed. Ông còn là cha của Aisha, vợ nhà tiên tri. Những tín đồ này sau đó trở thành người Hồi giáo dòng Sunni. - Nhóm khác cho rằng Ali, người anh em họ và là con rể của nhà tiên tri, từng được ông xức dầu thánh mới xứng làm caliph. Những người này sau này được gọi là Shia, hay Shiite, rút gọn từ "shiaat Ali", tức "những người theo Ali".   2. Hiện nay người Sunni chiếm 85%, người Shiite chiếm chưa đến 15% trong tổng số khoảng 1,6 tỷ người Hồi giáo trên toàn thế giới. - Người Sunni sinh sống chủ yếu tại các quốc gia Arab và Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia. - Người Shiite chiếm phần lớn dân số tại các nước như Iran, Iraq và một số nhỏ ở Bahrain Oman, Lebanon, Azerbaijan. - Người Sunni chỉ tôn thờ thánh Allah là Đấng tối cao duy nhất và Mohammed là sứ giả của ngài. Người Shiite thì 2 ông Allah và Mohamed chỉ là "bình phong" cho các lãnh tụ tối cao (ayatollah). Tức là đối với người Shiite thì các lãnh tụ ăn đứt và thực tế hơn Allah và Mohamed. Chính vì tôn thờ ayatollah hơn Allah và Mohamed nên người Shiite bị người Sunni gọi là "dị giáo". - Thường các quốc gia theo dòng Sunni và Shiite không mặn mà thân thiết gì với nhau: Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và khối Arab, Iraq và khối Arab... Thậm chí xu hướng chung là thù nghịch nhau.   3. Chính vì người Shiite tôn thờ, thành thánh hóa ayatollah nên ở Iran, tay đại giáo chủ Khomeini (là một ayatollah) mới có quyền lực vô hạn, đứng trên mọi luật pháp, có quyền sinh sát theo ý thích và luôn lên giọng bố đời như vậy. Vị thế và quyền lực của tay ayatollah Khomeini chả khác gì của thằng Ủn ở Bắc Hàn hiện nay và cỡ bác hồ, bác mao thời trước ở Việt Nam và Trung Quốc.   4. Vậy các nhóm khủng bố Hồi giáo sinh ra từ nhánh nào? - Đa số các quốc gia đông dân Sunni đều có mối quan hệ khá ổn với Mỹ và Tây Phương. (Các quốc gia khối Arab, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia...). - Các quốc gia đa số là dân Shiite như Iran, Iraq trước đây đều chống Mỹ và phương Tây điên cuồng. Dĩ nhiên nhóm này thân thiết với Liên Xô, Nga, Bắc Hàn, Trung Quốc. - Rất đáng ngạc nhiên là, các tổ chức khủng bố khét tiếng tàn ác như al-Qaeda, ISIS, Hamas đều sinh ra từ những người dòng Sunni. - Các tổ chức khủng bố tấn công liên tục vào Israel và làm loạn ở Trung Đông hiện nay đều là các tổ chức có dấu răng của Iran và dòng Shiite. Các tổ chức, nhóm khủng bố như: Houthi, Hezbollah và nhiều nhóm phiến quân ở Trung Đông đều của người Shiite và được nuôi dưỡng, huấn luyện bởi nhà nước thần quyền Iran.    Khomeini và Arafat
......

Nét Tương Đồng

Van Nga DO| Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là một nhà nước có tổ chức khá giống với nhà nước CS Việt Nam. Nếu nói giới cai trị nước này đã dùng Ý thức hệ Hồi Giáo để cai trị nhân dân nước họ thì ĐCS Việt Nam cũng dùng một thứ ý thức hệ để cai trị dân Việt – Ý thức hệ Cộng Sản. Vị lãnh đạo tối của Iran không phải là tổng thống Hassan Rouhani mà là đại giáo chủ Ali Khamenei, cũng tương tự ở Việt Nam tổng bí thư đứng trên chủ tịch nước vậy. Giáo chủ Ali Khamenei là người đứng đầu cả 3 nhánh quyền lực nhà nước gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Không những thế vị lãnh đạo tinh thần này còn nắm luôn tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, nắm tình báo quân đội và các hoạt động an ninh. Tương tự vậy, tổng bí thư CS Việt Nam cũng chỉ đạo cả 3 nhánh này, đồng thời ông ta cũng đứng đầu quân đội về mặt đảng, tức là giữ chức Chủ tịch quân ủy Trung ương. Lực Lượng Vệ Binh Hồi Giáo IRGC là một tổ chức khủng bố thật sự, chính khủng bố đã giúp cho lực lượng này chống lại thế lực thù địch của nó và giành chính quyền vào năm 1979. Năm 1996 tổ chức này đánh bom hobar Towers năm tại Saudi Arabia khiến 19 người Mỹ thiệt mạng và lên kế hoạch tấn công Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ, ngoài ra họ còn tài trợ các tổ chức khủng bố ở Iraq, Syria vv.. Tương tự như vậy, trước năm 1975, chính quyền Cộng Sản Hà Nội cũng cử người vào Nam lập ra tổ chức khủng bố có tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức này luôn mặc áo như dân thường, dùng nhà dân làm nơi ẩn náu với mục đích lấy mạng thường dân đỡ đạn cho mình khi bị tấn công. Cũng giống như IRGC, tổ chức Mặt Trận Giải Phóng cũng cho đám lính khủng bố ôm bom đánh vô tội vạ vào các địa điểm dân sự như: khách sạn, nhà hát, trường học để khủng bố chính quyền VNCH thời đó. Việc thọc cánh tay ngầm nuôi các tổ chức khủng bố bắn giết một cách bừa bãi của nhà nước hồi giáo Iran thực ra là một bản sao của Cộng Sản. Cho nên những phản ứng của Iran hiện nay nó cũng na ná như thời “chống Mỹ cứu nước” trước kia mà CS Bắc Việt đã gieo rắc cho đồng bào miền Nam vậy đó. Ngày nay quân khủng bố Iran thù địch Mỹ thì không những họ tấn công vào tổ chức chính trị và quân sự của Mỹ mà họ còn tấn công vào cả thường dân mang quốc tịch Mỹ nữa, hành động này nếu hôm nay nhìn lại thì không thể nào chấp nhận được. Việc thù địch giữa Iran và Mỹ đáng lẽ ra nên giải quyết bằng ngoại giao, chính trị hoặc căng thẳng lắm là bằng quân sự, thế nhưng ngày 27/12/2019 Iran hậu thuẫn nhóm khủng bố Kataib Hezbollah đã tấn công giết nhà thầu dân sự người Mỹ tại Miền Bắc Iraq. Vụ việc này nói thật nó chẳng khác nào các vụ đánh bom của tổ chức khủng bố mang tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhằm vào khách sạn Carravell và Nhà Hàng Mỹ Cảnh ở Sài Gòn trước năm 1975 cả. Với những kẻ đã giết thường dân như thế đáng bị lên án nhưng với CS họ lại xem đó là “chiến công oanh liệt”. Hôm nay Mỹ và Iran đang đứng bên bờ vực chiến tranh, không biết phía CS Việt Nam sẽ lên tiếng như thế nào? Với Iran, ĐCS Việt Nam đang nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, còn với Mỹ, thì dù CS ghét cay ghét đắng vì “thằng đế quốc đầu xỏ” này hay nói chuyện nhân quyền nhưng khổ nỗi, Mỹ lại đang là nguồn hái đô la cho ĐCS với hơn 50 tỷ đô mỗi năm. Không biết chiến tranh Mỹ và Iran nổ ra, CS Việt Nam sẽ cho phía nào là “chính nghĩa” đây?    
......

Trung Đông, vũng lầy của người Mỹ

Jackhammer Nguyễn - Báo Tiếng Dân| Hơn 20 năm trước, tôi có dịp sống một thời gian ở vùng Cận Đông. Một anh bạn làm việc trong chính phủ một nước châu Phi nói với tôi: Cả vùng này chỉ có một tay chơi có thể chống lại được Do Thái, đó là Iran. Một anh bạn khác người gốc Ý lai Ả Rập, hay đùa bằng cách trích lời Saddam Hussein: Thượng đế có ba sai lầm là tạo ra: Do Thái, Iran, và … ruồi. Anh bạn này vốn theo đạo Hồi phái Sunni, hay chỉ trích là giáo luật của nhóm Shiite bên Iran là khắc khe. Khi những mẩu đối thoại với bạn bè này xảy ra thì cuộc chiến Iraq-Iran đã tàn, và hai bên đều bại, vì tổn thất nhân mạng, vật chất. Cuộc chiến là một hồi của bi kịch kéo dài hơn ngàn năm nay, bi kịch Hồi giáo Sunni-Shiite. Ba cực vùng Trung Đông Xung đột giữa hai giáo phái này, cộng với xung đột Do Thái – Ả Rập, càng làm cho bức tranh vùng Cận Đông trở nên rất phức tạp, và chưa hề yên tĩnh từ thế chiến thứ hai đến nay. Và hiện nay nổi lên ba cực rất rõ. Thứ nhất là Do Thái bị vây bọc bởi các quốc gia Ả Rập thù địch, nhưng họ có đằng sau lưng mình sự ủng hộ tài chính và tinh thần hầu như vô điều kiện từ phương Tây, do mối quan hệ tài chính, tôn giáo trong các quốc gia này. Thứ hai là Arab Saudi. Nước này xuất phát từ một bộ lạc nghèo khổ giữa sa mạc, nhờ lớp dầu hỏa dưới chân, trở thành thân cận với các thế lực dầu mỏ và tài chính phương Tây. Vương quốc này cổ súy một nhánh khác rất cực đoan của Hồi giáo Sunni là nhóm Wahhabi, với hình ảnh những phụ nữ cam chịu vận quần áo đen kín mít toàn thân. Điều quan trọng hơn là cả Mỹ và phương Tây đều lệ thuộc vào dầu mỏ của Saudi kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Thứ ba là Iran, quốc gia có lịch sử ngàn năm, giàu có về dầu mỏ và nhân lực. Song Iran cũng trải qua những thời kỳ cầm quyền chểnh mảng của triều đại Pahlavi. Rồi sau đó là thế lực thần quyền của Giáo chủ Khomeini. Tình trạng xã hội Iran được dễ thở hơn sau khi phái ôn hòa của Tổng thống Ruhani lên cầm quyền. Mỹ đi hay ở? Khi kỹ thuật ép đá phiến dầu được hoàn thiện ở Mỹ, và thật là may mắn rằng nước Mỹ sở hữu những dự trữ đá phiến dầu mênh mông, Mỹ bắt đầu không còn lệ thuộc vào dầu mỏ Saudi nữa. Cộng thêm với thái độ lá mặt lá trái của các hoàng tử Saudi, và nhất là sau vụ 11/9 với đại đa số các tay khủng bố là người Saudi, chính quyền Obama bắt đầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Saudi, nhìn nhận Tehran như là một đối trọng quyền lực bên kia vùng Vịnh Ba Tư. Tất cả đã dẫn đến thỏa hiệp hạt nhân giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu một bên, còn bên kia là Iran. Thỏa hiệp này giúp bỏ cấm vận cho Iran, và nước này từ bỏ tham vọng quân sự hạt nhân. Thỏa thuận này không làm hài lòng hai đồng minh của Mỹ là Do Thái và Saudi. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, Hoàng tử Salman của Saudi tận dụng mọi quan hệ để giúp đỡ con rể của ứng cử viên Trump là Jared Kushner, một người gốc Do Thái. Mong chờ của Saudi và Do Thái trở thành sự thật khi Trump thắng cử với đường lối dân túy ve vuốt những bực dọc của giới thợ thuyền Mỹ. Jared Kushner trở thành người chỉ huy chính sách Trung Đông của Mỹ. Một người Do Thái bạn thân của Saudi. Ngay tức khắc thỏa thuận hạt nhân 2015 bị xóa bỏ, mặc dù Tehran rất tuân thủ những qui định của hiệp định này. Đối đầu leo thang dần cho đến đỉnh điểm là cuộc tấn công bằng máy bay tàng hình hạ sát tướng Soleimani, nhân vật quyền lực thứ hai của Iran, khi ông này đang ở trên đất Iraq. Thừa hưởng một gia sản can thiệp Iraq chưa ổn định của người Mỹ, Tổng thống Trump thường xuyên tuyên bố là Mỹ sẽ rút ra khỏi vùng Trung Đông đầy phiền toái. Nhưng mặt khác ông ta lại có những tuyên bố tréo ngoe, như là phải đến Iraq vì dầu mỏ, rồi quân đội Mỹ phải bảo vệ Saudi vì được trả tiền,… Có lẽ là vì những trái khoáy đó, nên nhà phân tích David E. Sanger trong một bài viết đăng trên New York Times, ngay sau vụ không kích, đặt câu hỏi: Quyết định hạ sát tướng Soleimani có phải là một “quyết định” hay không. Ngay trước vụ không kích, Tòa Đại sứ Mỹ đã bị một nhóm dân quân Shiite tấn công, mặc dù không vào tòa nhà chính. Trước đó ít lâu, Tòa Đại sứ Iran tại Iraq cũng bị nhóm Sunni tấn công. Chính quyền Iraq hiện nay là một chính quyền rất dễ đổ vỡ, kết nối lõng lẻo giữa một đa số Shiite và thiểu số Sunni, mặc dù cấu trúc của chính quyền này phản ánh khá đúng cấu trúc tôn giáo của đất nước này. Trên thực tế khi ông Trump ra lệnh hạ sát tướng Soleimani, nước Mỹ đã tuyên chiến với Iran. Tướng Soleimani: Người ngồi giửa hàng đầu Dĩ nhiên Tehran sẽ trả đũa, nhưng bằng cách nào? Điều chắc chắn không phải là một cuộc đối đầu các quân binh chủng, mà là một cuộc chiến toàn diện, với một mạng lưới mà Soleiman đã dày công xây dựng trong mấy năm qua trên khắp vùng Trung Đông. Và đó cũng là lý do mà Bộ quốc phòng Mỹ đưa ra để biện minh cho cuộc không kích, cho rằng, mạng lưới đó chống lại người Mỹ. Các giới chức Iraq đã lên tiếng chỉ trích Mỹ. Khả năng Mỹ phải rút ra khỏi Iraq là hoàn toàn có thể. Sinh mạng của mấy ngàn người Mỹ hy sinh cho việc lật đổ Saddam Hussein trở nên con số Không. Và Trung Đông trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Nước Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Trung Đông? Hay rút đi? Ở lại với ai? Vũng lầy Trung Đông chưa bao giờ lớn như thế. Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco  
......

2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu

Ngô Nhân Dụng – Người Việt| Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu. Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.” Nhưng Tổng Thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự. Hai bên sắp ký một thỏa hiệp hưu chiến, một hành động gỡ thể diện cho cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình. Theo những lời hứa hẹn, trong hai năm tới Trung Quốc sẽ nhập cảng hàng hóa của Mỹ lên con số cao gấp đôi số thương vụ $188 tỷ năm 2017. Cũng trong năm 2017, nước Tàu nhập cảng $1,840 tỷ và nay còn nhiều hơn, cho nên nếu tăng lên cũng không khó gì. Nhưng cuộc chiến đã thay đổi từ căn bản, không chỉ là vấn đề mua bán hàng hóa nữa. Khi ông Trump tuyên chiến bằng thuế quan đánh trên hàng hóa Trung Quốc, mục tiêu của ông là muốn giảm bớt khiếm hụt thương mại với nước Tàu. Lúc đó không ai nói đến tên công ty Huawei. Nhưng trong hơn một năm qua Huawei trở thành một biểu tượng của cuộc tranh chấp. Chính phủ Mỹ đã đặt công ty viễn thông này và 100 công ty nhỏ phụ thuộc vào sổ đen, với lý do an ninh quốc gia. Cuộc chiến mậu dịch đổi thành cuộc chiến xem nước nào chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua công nghiệp tương lai. Trong khi cuộc khẩu chiến giữa Whashington và Bắc Kinh về mậu dịch có lúc nóng lúc lạnh, dân chúng Mỹ càng ngày càng mất cảm tình với chính quyền Trung Cộng. Trong Tháng Mười Hai, 2019, Pew Research Centre ghi nhận tỷ số người Mỹ mất thiện cảm với nước Tàu đã tăng lên tới 60% so với 47% vào năm ngoái. Người dân nghi ngờ và chính phủ đã hạn chế hoạt động của sinh viên và giáo sư Trung Quốc vì lo rằng, cũng như Huawei, họ đều phải theo lệnh đảng Công Nhân Trung Quốc. Trong năm 2019 đã có 8 Viện Khổng Tử đóng cửa, ba viện khác sắp chấm dứt trong tháng đầu năm 2020. Năm 2017 có 103 Viện Khổng Tử hoạt động trong các đại học ở Mỹ, sẽ chỉ còn 85 viện. Bang giao Trung-Mỹ đã thay đổi trên nhiều bình diện. Những mặt trận mới mở ra ngoài phạm vi kinh tế khi các đại biểu Quốc Hội Mỹ thông qua các đạo luật về Hồng Kông và quyền làm người của dân thiểu số Uygur Hồi Giáo ở Tân Cương. Các vấn đề Đài Loan, Biển Đông trong vùng Đông Nam Á cũng được giới tướng lãnh Mỹ và Ngũ Giác Đài làm cho nóng hơn. Cuộc chiến thương mại đã lan qua các lãnh vực có tính cách căn bản như cuộc chạy đua tiến bộ công nghiệp khi Mỹ ngưng hoặc đe dọa ngưng cung cấp hàng hóa thuộc loại kỹ thuật cao mà nước Tàu đang rất cần. Sau đó các vấn đề an ninh và chính trị toàn cầu đã nổi lên. Và cuối cùng, phải công nhận hai nước Mỹ và Trung Quốc khác nhau trên căn bản chính trị, một nước theo chế độ tự do dân chủ và một nước độc tài độc đảng. Do đó, cuộc ganh đua sẽ không phải chỉ để coi nước nào mạnh hơn mà trở thành một cuộc chạy đua để quyết định ý thức hệ nào sẽ ảnh hưởng trong thế giới trong tương lai. Trong năm 2019, người ta thấy những xung đột cơ bản đó hiện rõ trong những cuộc thảo luận về mậu dịch, khi các thỏa thuận được hai bên đồng ý đã phải rút lại vì phía Trung Quốc nhìn ra rằng chịu nhượng bộ tức là chấp nhận thay đổi nền tảng chính trị của chế độ cộng sản. Tổng Thống Donald Trump không phải một mình gây ra cuộc chiến này, ông chỉ là người đến đúng lúc nước Mỹ phải thay đổi cách ứng đối với Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì chính họ đã thay đổi trước. Từ năm 1979, trong cuộc bang giao Trung-Mỹ, giới chính trị Mỹ giả thiết rằng quan hệ thương mại sẽ giúp nước Tàu giàu mạnh hơn mà hậu quả là, khi giới trung lưu khá giả hơn, đông hơn, chiếm đa số, thì chế độ cộng sản sẽ phải thay đổi. Trung Quốc sẽ hội nhập vào một thế giới một cách hòa bình mà không làm thay đổi trật tự có sẵn, với kinh tế thị trường và chế độ tự do dân chủ lan rộng khắp nơi. Nhưng Chủ Tịch Tập Cận Bình đã buộc người Mỹ phải thay đổi. Trong nước, ông Tập Cận Bình đã nắm giữ tất cả các chức quan trọng nhất trong đảng và nhà nước, nhiệm kỳ không còn bị giới hạn để ông ta có thể trị vì suốt đời với các danh hiệu không kém gì ông Mao Trạch Đông. Mới cuối Tháng Mười Hai, Trung Ương Đảng họp còn tặng cho ông ta thêm danh hiệu “Lãnh Tụ Nhân Dân.” Từ khi lên nắm quyền, mục tiêu của ông Tập Cận Bình là bảo vệ quyền hành của đảng và do đó vẫn củng cố các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách của Trung Cộng đối với những người có ý kiến độc lập, hô hào dân chủ, nhân quyền đã khắc nghiệt hơn. Dân thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng bị đàn áp tàn bạo hơn. Bên ngoài, họ Tập bành trướng thế lực nước Tàu ra khắp thế giới, không phải bằng giao thương bình đẳng mà bằng cách đe dọa, mua chuộc, lũng đoạn, theo lối các đế quốc những thế kỷ trước. Cả thế giới nhìn thấy không có hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một phần tử bình thường trong cộng đồng thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh không thể nào tránh khỏi. Đúng vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu trì trệ, lý do chính là cơ cấu chỉ huy đến lúc hết khả năng, không thể nào kích thích phát triển được nữa. Tuy sản lượng kinh tế có sẽ vượt qua nước Mỹ nhưng Trung Quốc còn đi sau nước Mỹ rất xa về nhiều mặt, quan trọng nhất là lợi tức bình quân mà mỗi người dân được hưởng. Nước Tàu còn chưa có một hệ thống an sinh xã hội như các nước tiên tiến. Trong khi Trung Quốc càng ngày càng nhiều già hơn và dân số bắt đầu giảm. Trung Cộng cuối cùng sẽ đuối sức trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Đảng Cộng Sản sẽ phải thay đổi chính sách kinh tế và chế độ chính trị. Đó là một điều may cho dân chúng Trung Hoa./.  
......

2019: Năm của những cuộc xuống đường

Lê Mạnh Hùng -  Người Việt| Có một số năm trong lịch sử như 1848, 1917, 1968, 1989, mà khi nhắc đến gợi cho người ta hình ảnh của những cuộc xuống đuờng, biểu tình phản đối và nổi dậy cách mạng. Khi các sử gia nhìn lại năm 2019 này, có thể rằng họ cũng công nhận năm nay cũng là một năm của những cuộc xuống đường. Trên phương diện bao quát về địa lý, khó có thể tìm ra một năm nào có thể so sánh với năm nay. Xuống đường phản đối lớn đủ để làm xáo trộn đời sống hàng ngày và tạo ra hốt hoảng trong các chính quyền đã xảy ra tại Hong Kong, Ấn độ, Chile, Ecuador, Colombia, Pháp, Cộng Hòa Czech, Nga, Malta, Algeria, Iraq, Iran, Lebanon và Sudan. Và danh sách này còn chưa đầy đủ. Thế nhưng tất cả những xáo trộn này cho đến nay vẫn không có được một giải thích nào bao quát đủ. Một trong những lý do của sự thiếu sót này là các cuộc nổi dậy của năm 2019 xảy ra tại quá nhiều nơi khác nhau, từ các thành phố giàu có toàn cầu hóa như Hong Kong và Barcelona đến các quốc gia nghèo đói và cô lập như Sudan hay Venezuela. Điều đó làm cho người ta khó tìm ra môt mẫu số chung và để tạo ra phản ứng hoài nghi về một lý do toàn cầu. Ngoài ra cũng không có một giây phút biểu tượng đập vào ký ức như sự sụp đổ của bức tường Berlin ở Đức hay là việc tiến chiếm Cung Điện Mùa Đông ở Nga để làm đánh dấu cho nó. Nhưng tuy rằng các cuộc nổi dậy của năm 2019 chưa tạo ra một sự sụp đổ vang dội cả thế giới, nó chắc chắn đã làm cho một số lãnh tụ mất việc. Các cuộc xuống đường biểu tình đã khiến ông Evo Morales, tổng thống Bolivia phải từ chức hồi Tháng Mười Một, sau 13 năm nắm chính quyền. Các lãnh tụ chính trị khác bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình phản đối bao gồm Abdelaziz Bouteflika của Algeria và Omar al-Bashir của Sudan, cả hai đều bị lật đổ vào Tháng Tư sau nhiều chục năm nắm quyền. Thủ Tướng Saad al-Hariri của Lebanon bị buộc phải từ chức vào Tháng Mười sau hai tuần biểu tình phản đối. Tháng sau thì đến lượt Adel Abdul Mahdi, thủ tuớng Iraq, sau nhiều tháng xáo trộn. Tại cả Iraq và Iran các cuộc xuống đường đều đã bị đàn áp tàn bạo với hàng trăm người bị giết ở cả hai nước. Sự kiện là một số các quốc gia tại Bắc Phi và Trung Đông đồng thời bị xáo trộn bởi các cuộc xuống đường cho thấy rằng có một quan hệ nào đó giữa chúng với nhau. Điều này cũng đúng với Châu Mỹ La Tinh. Tại cả hai vùng này các cuộc nổi dậy bao gồm nhiều nước đủ để có thể coi như là một hiện tượng vùng trong đó những sự xảy ra tại một nước rõ ràng đã kích động một sự bắt chước tại các nước láng giềng. Một ngôn ngữ chung tại Châu Mỹ La Tinh cũng cho phép các tin tức và hình ảnh của những cuộc xuống đường lan truyền dễ dàng băng qua biên giới. Ngoài ra trong thế giới hiện nay nối liền bởi mạng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng, các tư tưởng và ngay cả khẩu hiệu có thể lan truyền một cách tự nhân đi đến tận đầu kia của thế giới qua các điện thọai thông minh (smartphone). Những người xuống đường tại Barcelona chẳng hạn được thấy là mang cờ Hong Kong và sử dụng cùng môt chiến thuật, chẳng hạn như là đánh chiếm phi cảng. Tia lửa tạo ra vụ nổ bùng các vụ xuống đường thì khác nhau tùy theo từng nước một. Nó có thể là một kích động kinh tế, tỷ như việc tăng giá xe điện ngầm tại Chile hay là một khoản thuế đánh trên việc sử dụng WhatsApp tại Lebanon. Nó có thể là chính trị như tại Hong Kong với đạo luật về dẫn độ hay là luật về công dân và tỵ nạn chính trị tại Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có một số chủ đề chung cho hầu hết các cuộc phản đối này: phản đối chống lại những khó khăn của cuộc sống hàng ngày, bất mãn trước tình trạng tham nhũng và sự cai trị của môt nhóm nhỏ bè phái, tố cáo là tầng lớp thượng lưu kinh tế chính trị đã xa rời và không biết gì đến quần chúng. Các môi trường truyền thông xã hội là những công cụ rất mạnh cho việc tổ chức các cuộc xuống đường, giúp phối hợp hành động của những người phản đối. Thế nhưng tuy rằng các cuộc biểu tình khổng lồ có thể xảy ra dễ dàng qua các môi trường truyền thông xã hội, nó lại có một khuyết điểm lớn là dẫn đến việc thiếu tổ chức và thiếu một chiến lược nhất quán. Có lẽ chính vì vậy mà không có bao nhiêu cuộc xuống đường này thành công trong việc lật đổ một chế độ. Và một số tuy là thành công, như ở Algeria, nhưng vẫn còn tiếp tục xáo trộn ngay cả sau một cuộc thay đổi chính quyền trên hình thức. Vào những ngày cuối năm này những cuộc phản đối chính của năm 2019 chưa cho thấy dấu hiệu nào chấm dứt. Ngược lại chúng còn có vẻ đang tập trung lực lượng để thách thức các chính quyền. Tại Ấn Độ, phản ứng của chính quyền Modi đã vừa vụng về vừa tàn bạo với những nhà trí thức nổi tiếng bị bắt trước ống kính truyền hình và cảnh sát dùng các phương tiện tàn bạo chống lại các sinh viên học sinh. Tất cả những điều đó có thể dễ dàng kích động một đợt leo thang phản đối mới tại Ấn Độ trong năm tới. Các cuộc xuống đường tại Hong Kong trông cũng có vẻ sẽ tiếp tục trong năm tới trong lúc các cuộc đối đầu tại Tây Ban Nha và Chile cũng sẽ gia tăng. Trên tất cả, như trong năm qua cho thấy, các cuộc bùng nổ bất mãn xã hội nay có thể nổ ra tại những nơi bất ngờ và vì những lý do không ai biết trước. Thành ra tuy rằng 2019 có thể có một chỗ đứng trong lịch sử như là môt năm của xuống đường, nhưng có khả năng, năm mà tạo ra những thay đổi làm rung chuyển thế giới sẽ là năm 2020.    
......

Điểm lại vài công trình Trung quốc trên đất nước Việt Nam

Trinh Trang|   Thường tình cuối năm người ta thường hay TỔNG KẾT. Đó cũng là thời quen hoặc lề lối làm việc hay để đúc kết những cái tốt và vạch ra cái dở ngõ hầu tránh xa những cái dở ấy.   Cuối năm Kỷ Hợi này cũng xin Điểm mặt vài công trình của Trung Quốc tại VN để chúng ta nhận thức rõ ràng NHỮNG KẾT TINH CỦA TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT- TRUNG ĐÃ VÀ ĐANG NỞ HOA KẾT TRÁI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM của chúng ta. Nhiều người cho rằng NHỮNG TRÁI ĐẮNG ĐÓ LÀ NHỮNG TỔN THẤT KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG BAO GIỜ BÙ ĐẮP ĐƯỢC.   1. Trước hết xin nói về dự án đường sắt nội đô Cát linh - Hà đông. Công trình này đã 11 năm nằm chình ình giữa Thủ đô Hã nội, gây nhức nhối cho không chỉ 9 triệu dân thủ đô mà cho cả 93 triệu con dân Việt. Theo thống kê của cơ quan Nhà nước dự toán vốn đầu tư ban đầu là hơn 8 ngàn tỷ nhưng đến nay đã đội vốn lên đến hơn 18 ngàn tỷ mà tiến độ thì kéo dài vô thời hạn đã 6 năm nay (2013- 2019), gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Theo đánh giá của một cơ quan tư vấn của Pháp thì hệ thống đường sắt này không an toàn nên không ai dám nghiệm thu để đưa cáo khai thác. Vậy mà riêng tiền lãi phải trả cho Trung quốc hơn 30 tỷ đồng mỗi tháng, vị chi gần 400 tỷ đồng mỗi năm.   2. Khu gang thép Thái Nguyên: chỉ làm ra gang, không làm ra thép. Đã vận hành thử nhưng lỗ vốn hàng ngàn tỷ mỗi năm, đành phải đắp chiếu, để đấy.   3. Phân đạm Hà Bắc: ra đạm nước không ra đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt.   4. Cầu Thăng Long: do T.Q thi công lấy thiết kế cầu Trường Giang do Nga làm, làm từ 1976 đến 1978 được 9 trụ cầu thì bỏ, rút công nhân về nước. Công việc thi công tiếp do các chuyên gia Liên xô phối hợp với công nhân Việt Nam thực hiện.   5. Nhà máy điện Ninh Bình chạy bằng than, bụi mù trùm lên cả khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.   6. Nhà máy đạm Ninh Bình khi đưa vào vận hành mỗi năm thua lỗ khoảng 100 tỷ VNĐ   7. Khu liên hiệp công nghiệp giấy Việt Trì: chỉ làm được giấy bổi bao bì, không làm được giấy kẻ ca rô học sinh, càng không làm được giấy báo.   8. Nhà máy mì chính-miến Việt Trì: chỉ lên được mầm đậu xanh, không ra được miến dong, không sản xuất được mì chính.   9. Nhà máy sơ sợi Đình Vũ (T.Q thực hiện) nay đã đặp chiếu, không có công nghệ xơ sợi tiên tiến nào được thực chuyển giao. Gần 8000 tỷ đồng đã bay theo mưa gió (tương đương khoảng 400 triệu đô).   10. Dự án Nhôm Boxit Tây Nguyên: mặc dù đã được nhân sĩ trí thức, các nhà khoa khuyên răn, nhưng Chính phủ đều bỏ ngoài tai. Và, đến nay mọi hệ lụy đã thấy rõ ràng: về kinh tế thì lỗ vốn 3.700 tỷ, sập bẫy “thuyết âm mưu” T.Q, hại họa nhiều bề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.   11. Cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận (5 nhà máy dùng than) chủ thầu T.Q, sử dụng công nghệ lạc hậu của T.Q mà chính thế giới và T.Q đã không sử dụng. Vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường biển hết sức NGHIÊM TRỌNG, có nguy cơ đe dọa khu bảo tồn sinh thái Hòn Cau. Ngoài ra núi xỉ than do cụm điện than này xả ra cũng là một nạn giải.   12. Trụ sở Tổng cục Cảnh sát Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng do nhà thầu TQ thi công gắn bị rệp nghe trộm trên từng mét vuông tường, từng viên gạch lát, bỏ thì thương, vương thì tội. Làm sao đây?   13. Dự án liên hợp Gang thép và cảng nước sâu Formosa (đăng ký dự án trên danh nghĩa là là chi nhánh của Tập đoàn nhựa For mosa, Đài Loan mà Trung quốc nắm giữ 60% cổ phần, nắm quyền chi phối, đã gây thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung. Cho đến nay nó vẫn là khối ung nhọt cả về môi trường lẫn an ninh, quốc phòng.   Còn rất nhiều dự án Trung quốc nữa và hệ quả nặng nề của chúng không thể kể hết được. Qua đó ta thất Ở ĐÂU CÓ BÀN TAY TQ CHẠM VÀO LÀ Ở ĐÓ LỤI BẠI. Liệu kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu nếu không thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung quốc?  
......

Trung Quốc muốn biến Campuchia thành tiền đồn quân sự chống Việt Nam

Ngô Đồng  - web viettan| Nhiều chuyên gia quân sự đang nghi ngờ Trung Quốc muốn sử dụng Campuchia như là một tiền đồn quân sự quan trọng, khi đổ tiền xây dựng ở khu rừng rậm nhiệt đới xa xôi của Campuchia một sân bay quốc tế và một cảng nước sâu đủ để chứa tàu chiến. Sân bay Dara Sakor đang được nhà thầu Trung Quốc xây tại một khu rừng rậm hoang sơ ở tây nam Campuchia theo hướng ra biển. Khi được hoàn thành, sân bay quốc tế Dara Sakor ở tỉnh Koh Kong sẽ có đường băng dài nhất Campuchia. Cách đó không xa, theo tin từ các quan chức quân đội Mỹ, cũng trên bờ biển Dara Sakor, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng căn cứ hải quân Ream trong vòng 30 năm. Các công ty Trung Quốc phụ trách xây cảng và sân bay kể trên lẫn chính quyền Bắc Kinh khẳng định chúng chỉ phục vụ mục đích dân sự. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ hoài nghi và quan ngại rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch biến quốc gia Đông Nam Á nầy thành một tiền đồn quân sự riêng mình, cũng giống như cách họ dựng căn cứ đầu tiên ở châu Phi. “Tại sao Trung Quốc lại muốn xây đường băng giữa rừng rậm? Công trình này sẽ giúp Trung Quốc phát huy sức mạnh không quân ra toàn khu vực, làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi,” Prof. Sophal Ear, nhà khoa học chính trị tại Đại Học Phương Tây (Occidental College) ở Los Angeles, Mỹ, nhận định với tờ New York Times. Trong khi đó, ông Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết: “Chúng tôi lo ngại rằng đường băng và các cơ sở hạ tầng bến cảng ở Dara Sakor đang được xây dựng nhằm phục vụ mục đích quân sự bởi quy mô của nó vượt xa nhu cầu hạ tầng cho hoạt động thương mại cả ở hiện tại và tương lai.” Thủ Tướng Campuchia Hun Sen luôn phủ nhận sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia. Tuy nhiên, những thông tin mà tình báo Mỹ đang nắm giữ dường như trái ngược với điều đó. Theo dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc được sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, và sau đó mỗi 10 năm, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn. Trong thời gian này, Trung Quốc có toàn quyền đưa binh sĩ, trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này. Những động thái này tương ứng với mối quan hệ quân sự ngày càng khăng khít giữa Campuchia và Trung Quốc. Hai năm trước, quân đội Campuchia hủy các cuộc tập trận chung với Mỹ và bắt đầu các cuộc tập trận chung với Trung Quốc. Gần đây, Thủ Tướng Hun Sen cũng tuyên bố ông đã chi 240 triệu USD mua vũ khí Trung Quốc. Nếu những thông tin về mật ước cho Trung Quốc duy trì khí tài trên đất Campuchia là đúng, đây sẽ là căn cứ đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Và vị trí chiến lược quan trọng này sẽ củng cố tham vọng bành trướng ở Biển Đông của Bắc Kinh. Trước những động thái trên của Trung Quốc, Giáo Sư Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị, chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao và các vấn đề quốc tế, nhận định: “Việt Nam và Đài Loan nên lo lắng là đúng, bởi vì với những bước hành động mới nhất, Trung Quốc rõ ràng đã vươn ra và phóng sức mạnh quân sự của mình sâu vào lãnh thổ Campuchia, sát với Việt Nam, và đồng thời Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ ý định thâu tóm Đài Loan, kể cả bằng vũ lực. Mà không những chỉ có Việt Nam và Đài Loan phải lo, mà tất cả các nước khác cũng nên lo ngại, kể cả và nhất là người Campuchia.” Ngô Đồng Hèn hạ và khiếp nhược Trung Quốc tuyên bố quân sự hóa Biển Đông để ‘tự vệ’  
......

Pages