Có phải sức khỏe của TBT Nguyễn Phú Trọng khiến lễ tang ông Lê Đức Anh giản dị?

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ảnh minh họa chụp năm 1995 Trung Khang, RFA! Ông Lê Mạnh Hà, con trai của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, hôm 26 tháng 4 năm 2019 có chia sẻ với báo chí trong nước, nguyện vọng của gia đình tổ chức tang lễ cho đại tướng Lê Đức Anh đơn giản, chỉ gói gọn trong một ngày, không ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, sau thời gian lâm bệnh, đã từ trần hồi 20 giờ 10 phút ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại Hà Nội. Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1 tháng 12 năm 1920 ở Thừa Thiên – Huế, Ông giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1992 đến 1997. Trước đó Ông cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh quân đội.v.v…   Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/4, từ Sài Gòn, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định: “Như vậy là tốt, tổ chức rình rang làm gián đoạn nhiều việc lắm, mà quốc tang ở Việt Nam không phải là hiếm, một năm có thể có 2 hay 3 quốc tang, mỗi quốc tang diễn ra 3, 4 ngày, có thể đình đốn lại sản xuất, vui chơi giản trí của người dân và nói chung là không cần thiết. Cho nên cũng có đề nghị là quốc tang nên làm hết sức giản dị để tiết kiệm cho ngân sách, mà ngân sách cũng là tiền của dân, không việc gì phải xài lãng phí vào quốc tang.”   Từ Nha Trang, Nhà báo Võ Văn Tạo cũng đồng quan điểm, ông cho rằng theo tập quán hiện nay của Việt Nam thì nhiều quốc tang quá. Ngoài ra theo ông, nên dùng chữ quốc tang cho những vụ việc cần thiết hơn, đó là những vụ tai nạn, thiên tai, mà có nhiều đồng bào thiệt mạng. Những sự kiện như thế nhà nước nên tuyên bố quốc tang hợp lý hơn khi cả nước rất buồn. Ông nói tiếp: “Chứ còn mấy ông tứ trụ, mấy ông lãnh đạo chết, thì ít người buồn lắm, chỉ có gia đình họ buồn, người dân chả ai buồn, bản thân tôi chả buồn gì cả.” Còn Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, gia đình ông Lê Đức Anh ngỏ ý muốn tổ chức lễ tang giản dị khiến công chúng chưng hửng: “Nó không thuận với tính cách không hề giản dị của ông ấy khi còn sinh thời. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng bản thân ông Lê Đức Anh vẫn được cấp sở hữu một dinh cơ to ngất ngưởng ở đấy. Chưa đủ, ở Hà Nội, ông vẫn chiếm một ngôi biệt thự công vụ làm nhà ở cho đến tận cuối đời. Các con ông đều được cấp nhà đất khang trang.   Trả lời chúng tôi từ Đà Nẵng, Chị Huỳnh Hằng đưa ra nhận xét liên quan tang lễ của ông Lê Đức Anh: “Tôi nghĩ, các con của Ông ấy có lẽ biết điều rồi, trong khi cách đây mấy ngày bị chửi te tua, khi đăng tin Ông mất… Nhưng hãy chờ xem lễ tang giản dị như thế nào đã. Tổ chức quốc tang vào ngày 3 tháng 5 tránh ngày lễ, để khỏi ảnh hưởng đến các ngày nghỉ của người dân, là họ hiểu Ông Lê Đức Anh không có chỗ đứng trong lòng dân, có lẽ khi Ông Lê Đức Anh ra đi thì các hạt giống đỏ của Ông ấy mới biết Ông ta là tội đồ.”   Sau khi nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh qua đời, dù được hàng loạt báo chí do nhà nước kiểm soát đăng bài ca ngợi công lao và sự nghiệp của ông, nhưng các Bloggers và các trang mạng không thuộc nhà nước đã chỉ trích ông Lê Đức Anh là người khiến 64 chiến sĩ hải quân phải hy sinh khi bảo vệ Gạc Ma trong trận hải chiến với Trung Quốc hồi năm 1988. Một số nhân chứng nói rằng ông Lê Đức Anh là người đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng khi quân Trung Quốc chiếm đảo do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa năm đó.   Nghệ sĩ Kim Chi cho biết, bà gần như không quan tâm đến ông Lê Đức Anh, vì những việc ông ấy làm trong quá khứ khiến cho bà không kính trọng: “Tôi nghe người ta nói nhiều về những chuyện ổng đã làm, một trong những chuyện mà tôi bức xúc nhất là ổng ra lệnh không được chống trả trong vụ Gạc Ma. Cho đến nay, chuyện đó vẫn làm cho tôi đau lòng. Ông ấy không bình thường, kẻ thù đến thì phải chống trả, chứ sao lại để yên để người ta giết mình. Từ chuyện đó tôi coi ổng là người có tội đối với đất nước.” Ngoài ra, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, lời ngỏ ý làm lễ tang giản dị của gia đình ông Lê Đức Anh không đơn giản, mà có vẻ như một sự phản ứng của gia đình ông đối với sự chậm trễ công bố lễ tang cho ông Lê Đức Anh, do đang gặp khó khăn về việc cử trưởng ban lễ tang mà theo quy định, nhiệm vụ nghi thức ấy thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, người đang gặp vấn đề về sức khỏe.   Từ ngày 14/4/2019, trên mạng xã hội lan truyền thông tin ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện khẩn cấp khi đang làm việc ở Kiên Giang. Các thông tin từ các facebook chuyên đưa tin về chính trường Việt Nam cho biết ông bị chảy máu não. Tuy nhiên, báo chí nhà nước khi đó không có bất cứ thông tin gì khẳng định hay phản bác tin này. Mãi đến ngày 25 tháng 4, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới chính thức thừa nhận Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không được khỏe. Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhận định: “Có thể hiểu ngầm với nhau như thế này, tổ chức tang lễ một cách giản dị cũng có nghĩa là không nhất thiết phải có một ban lễ tang hoành tráng theo nghị định của chính phủ. Cũng không nhất thiết là trưởng ban lễ tang phải là tổng bí thư, chủ tịch nước, mà có thể là một người khác. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay là tổng bí thư chủ tịch nước đang có rất nhiều thông tin là không chỉ bệnh một cách bình thường mà có thể bị tai biến, bị đột quỵ và có thể đang nằm liệt tại chỗ, không thể làm trưởng ban lễ tang được.   Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng, việc tổ chức tang lễ một cách giản dị để tránh cho ông Nguyễn Phú Trọng khỏi phải chường mặt ra, để cho người dân biết bệnh tình của ông ấy như thế nào.
......

Không nên im lặng trước việc tăng giá điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN lại tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3/2019. Quỳnh Hương – Web Việt Tân! Sau quyết định tăng giá điện lên 8,36% từ ngày 26 Tháng Ba, nhiều người đã bị “sốc” vì số tiền điện phải trả đã tăng vọt so với tháng trước, nhiều hộ gia đình bị tăng gấp 3 – 5 lần. Ngày 20 tháng Ba, Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864đồng/kWh, tăng 8,36% so với mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.720,65 đồng/kWh). Đây cũng chính là lý do mà tiền điện của người dân tăng cao trong thời gian này. Không chỉ vì giá điện tăng 8,36%, mà có một nguyên nhân khác là việc phân giá điện thành 6 bậc, hoàn toàn không hợp lý, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo nguyên tắc, giá bán lẻ điện bình quân thì ngành điện sẽ phân thành nhiều bậc. Phân cụ thể để khi tính toán toàn bộ sản lượng điện với tổng tiền thu được bằng mức quy định riêng cho từng bậc thang. Nếu theo cách tính 6 bậc, tổng số tiền thu được, chia cho giá điện lớn hơn giá niêm yết cho từng bậc. Việc này chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà thôi. Thật vậy, nếu tính 1 kWh điện tăng 8,36%/kWh (số điện) tức giá cơ sở thì việc tăng giá đó mới đúng với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) tuyên bố. Khi đó giá cơ sở của 1 kWh điện có giá 1.549 đồng thì: 1549 + (1.549 x 8,36/100)= 1.678 đồng (chỉ tăng 129đ/kWh – một trăm hai mươi chín đồng/số điện). Sau đó các mức tiếp theo lấy 129 đồng cộng vào các mức cao hơn, nếu thử với mức 2.701 đồng sẽ tăng thành 2.701+129 = 2.830 đồng. Còn thực tế đang tăng theo cách tính như sau: Tăng 8,36% của 1.549 đồng thành 1.678 đồng Tăng 8,36% của 1.600 đồng thành 1734 đồng Tăng 8,36% của 2.701 đồng thành 2.970 đồng lớn hơn 2.830 đồng tận 140đ nữa. Vậy chi chỉ riêng ở mức này người tiêu thụ đang bị mất 129+140 = 269đồng/kWh điện. Nghĩa là nó không tăng giá 1 kWh điện mà nó tăng % của chính cái bậc giá khi sử dụng tăng cao kWh điện. Kiểu tăng này khiến thực tế giá điện đang tăng 74,43%(tăng bậc) + 8,63% (tăng cơ sở) Đáng chú ý là lý do EVN phải bù lỗ cho việc chênh lệch tỷ giá từ 2017 đến nay lên đến hơn 6,5 nghìn tỷ đồng. Đây là con số rất hồ nghi do đầu vào của ngành điện hiện tại gần 40% là nhiệt điện than, còn lại là thủy điện và các năng lượng khác. Đây cũng là nhân tố dẫn đến việc tăng giá điện. Tại sao tăng giá điện? Có những nguyên nhân được nêu ra như sau: 1/ Đầu tư vào các dự án ngoài ngành bị thua lỗ triền miên. Tăng giá điện để bù lỗ là não trạng của các doanh nghiệp nhà nước. 2/ Vốn cố định của ngành điện không đủ đầu tư vào các dự án như: sân golf, hồ bơi, chung cư, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… Vì đầu tư tràn lan như vậy, buộc EVN phải vay, mà vay thì phải trả lãi. Cho nên EVN phải tăng giá điện để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng. 3/ Mỗi năm EVN bỏ ra từ 300-400 tỷ để in ấn khẩu hiệu, dựng áp phích, in tờ rơi… Tuyên truyền toàn dân ý thức tiết kiệm điện. Toàn bộ chi phí này được tính vào giá điện, do đó giá điện phải tăng. 4/ Giá điện tăng là do giá than đá tăng. Sau nhiều năm khai thác bán đổ, bán tháo than và quặng cho Trung Quốc. Nay ta phải nhập khẩu lại chính than của mình đã bán cho Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần (nghĩa là, cũng số tiền này, trước kia ta bán đi 3 tấn thì bây giờ chỉ mua được 1 tấn. 5/ Giá điện, giá gaz, giá xăng, giá thuốc… tăng liên tu bất tận là do dân mình im lặng ngậm miệng chấp nhận. Nếu toàn dân xuống đường phản đối như dân Pháp vào ngày 1/12/2018, thì chắc không có chuyện tăng giá bừa bãi nữa. Đương nhiên phía EVN đưa ra nhiều nguyên nhân để biện minh cho việc tăng giá; nhưng phải nói đến nguyên nhân căn bản chính là sự thụ động và im lặng của người tiêu thụ như những con bò sữa để cho các doanh nghiệp mặc tình thao túng. Đã đến lúc những nguời tiêu thụ phải lên tiếng để buộc các công ty quốc doanh không thể khỏa lấp những lỗ lã do sai lầm quản lý bằng cách tăng giá điện, giá xăng một cách phi lý như hiện nay. Độc quyền bán Độc quyền tăng giá Khác nào thực dân   https://youtu.be/7XQNjokMMR4
......

Di sản VNCH: Khi nền văn minh đã thắng ‘chế độ man rợ’

Những ai sống ở miền Nam giai đoạn sau 30-4-1975 không thể nào quên những gì từng trải qua. Đó là những chuỗi ngày không chỉ khốn khổ về vật chất. Biết bao người không thể cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh hàng đống sách vở và băng đĩa nhạc bị đốt. Một cuộc thảm sát văn hóa đã xảy ra. Không chỉ sản phẩm văn hóa, con người của văn hóa cũng bị tận diệt. Nhà văn bị bỏ tù. Nhà báo bị “học tập cải tạo”. Nhà thơ đi đạp xích lô… Bất luận bị “tra tấn” và “truy diệt” tàn bạo như vậy, văn hóa VNCH vẫn không chết! Trong Hồi ký dang dở, cựu đại tá VNCH Dương Hiếu Nghĩa (từ trần ngày 14-4-2019) kể: “Ngày mồng 3 tháng 5/1975. Không có chuyện gì làm, tôi lang thang tản bộ quanh khu chợ Sài Gòn, và đi lần về Thư Viện Quốc Gia, trong thâm tâm chỉ muốn gặp lại một người bạn của tôi là anh Hữu, quản thủ Thư viện Quốc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích của MK). Có đến nơi mới thấy được cảnh mà cộng sản Bắc Việt gọi là bài trừ “văn hóa đồi trụy”: Sau ngày 30/4/75, một ủy ban gọi là “Ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Đảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”)… “Văn hóa đồi trụy” được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v… đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30/4/1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga). Mục tiêu mà các “ông cọp 30” nhắm vào trước tiên là Thư viện Quốc gia (National Library) ở đường Gia Long. Tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành công pháp quốc tế, khoa học kỹ thuật, hàng không và cả khoa học không gian v.v… mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của đất nước, trong phút chốc bị “cọp 30” xơi tái hết! Chúng tôi đến gần lượm từng tờ của bộ encyclopédia lên xem mà ứa nước mắt nhưng không dám hỏi thêm vì bị ngay một “cọp 30” khoảng 16 tuổi tới đuổi: “Đi đi, tiếc gì mà coi, xé bỏ hết, đốt bỏ hết, nó là tiếng nước ngoài, của thực dân, của đế quốc đồi trụy, ru ngủ đầu độc dân tộc. Ta độc lập rồi thì ta cần gì ba cái thứ nầy nữa!”… “Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại “nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai”, cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v… cũng phải được duyệt xếp loại lại. Nói tóm lại Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàng tích của “Mỹ Ngụy” từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng… Có nghĩa là thay vì đẩy miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau”… Câu chuyện của ông Dương Hiếu Nghĩa là một chi tiết rất nhỏ trên bức tranh kinh khủng mà miền Nam chứng kiến giai đoạn sau 30-4-1975. Hàng ngàn câu chuyện khác đã dệt nên tấm thảm kịch mà ngày nay vẫn gây nhức nhối mỗi khi được nhắc lại. Nhà văn Dương Thu Hương từng thốt lên trong uất nghẹn: “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải” (trích từ Ký 2, Đinh Quang Anh Thái, trang 178). Tuy nhiên, văn hóa VNCH đã không chết. Di sản văn hóa của một nền văn minh đã không hoàn toàn thua “chế độ man rợ”. Sự kéo lùi lại “sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau” đã không thành công! Sau 44 năm, người ta có thể thấy rõ điều này hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ mà văn hóa VNCH – sản phẩm của nền giáo dục khai phóng, của tinh thần sáng tạo tự do, của những tinh hoa kết tụ từ ba miền Bắc-Trung-Nam – lại trỗi dậy mạnh mẽ đến như vậy. Những nhà sách lớn giờ đây đầy tác phẩm trước 1975 được in lại (dù không ít quyển bị cắt xén kiểm duyệt). Những quyển sách về miền Nam được ghi chép lại một cách tỉ mỉ và công phu cũng xuất hiện liên tục. Nhạc “ngụy” đã chẳng còn được hát và nghe lén lút. Nó được hát trên truyền hình và phát thanh, trong các cuộc thi “bolero đi cùng năm tháng”. Phải! Văn hóa VNCH chưa bao giờ ngưng “đi cùng năm tháng” với dân tộc. Nó cho thấy dân tộc luôn lớn hơn cái gọi là “Đảng”. Nó cho thấy kiểm duyệt chẳng có chút giá trị nào đối với tâm hồn và cảm thụ của người dân. Nó, cuối cùng, cho thấy một điều lớn nhất mà muốn hay không cũng phải thừa nhận: nền văn hóa nào có tính vượt trội hơn thì nó thắng! Internet và mạng xã hội đã hỗ trợ rất nhiều trong làn sóng hồi sinh văn hóa VNCH. Nhiều trang web sách cũ đã mọc ra. Các “fan page” sách VNCH, nhạc vàng, Sài Gòn xưa… cũng xuất hiện nhan nhản. Một khảo sát nhỏ cho thấy cụ thể hơn. Trong khi trang “Nhạc Đỏ chọn lọc” (facebook.com/nhacdochonloc/) có 72 người like và 81 follow thì trang “Nhạc Vàng” (facebook.com/nhacvang/) có 188.737 like và 209.515 follow (khảo sát được truy cập lúc 8 am giờ VN, ngày 26-4-2019). Việt Nam sau “ngày thống nhất 1975” đã không thể giống miền Bắc sau 1945. Người ta đã hoàn toàn thất bại trong việc “chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người”, ít nhất về văn hóa. Một Việt Nam cộng sản, dù rập khuôn mô hình chính trị Trung Quốc, đã không thể giống Trung Quốc. Chế độ cộng sản Việt Nam không thể biến người dân Việt Nam thành một “đám ngu dân” như cách cộng sản Trung Quốc muốn. Khi thống nhất đất nước, Trung Quốc chẳng có một “miền Nam dân chủ” nào cả. Nỗ lực bắt chước Trung Quốc, đối với cộng sản Việt Nam, là bất khả thi. Nền dân chủ non trẻ mà miền Nam thụ hưởng, sau “ngày thống nhất”, đã trở thành một thứ “kháng thể” giúp chống lại, bằng cách này cách kia, những áp đặt phi dân chủ và phi tự do, đặc biệt trong văn hóa. Yếu tố kháng thể này đã âm thầm lan rộng. Nó tạo ra những ảnh hưởng nhất định. Nó ngấm ngầm nhưng nó mạnh mẽ. Nó hồi sinh và nó phát triển tự nhiên. Không ai có thể chặn nổi luồng gió trong lành này. Nó tạo ảnh hưởng ngay cả trong hệ thống của chế độ toàn trị. Đã có lúc người ta “kiếm chuyện” bằng cách “đặt vấn đề” rằng “chiến trường anh bước đi là chiến trường nào” (trong ca khúc “Con đường xưa em đi” của nhạc sĩ Châu Kỳ) nhưng rồi cũng bất thành. Khi tuyên bố “cấp phép” cho ca khúc “Ly rượu mừng”, người ta chắc hẳn đã uống một ly cồn đắng nghét bởi phải đầu hàng trước sự tồn tại hiển nhiên không chỉ của một ca khúc mà cả một nền văn hóa. Ánh sáng văn minh luôn lấn át bóng tối mọi rợ. Và bản năng tự nhiên của con người là luôn tìm đến ánh sáng. Mạnh Kim Nguồn: VOA  
......

Ông Lê Đức Anh và những đi đêm với Trung Cộng

Lý Thái Hùng | Ông Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước (1991-1997) vừa mới qua đời vào tối ngày 22 tháng 4 tại Hà Nội, thọ 99 tuổi (1920-2019). So với nhiều nhân vật lão thành ở trong đảng CSVN cùng thời như các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, ông Lê Đức Anh có một số dấu ấn lịch sử đặc biệt liên hệ đến vụ “không nổ súng trước” ở Gạc Ma vào năm 1988 và là người “tiền trạm” chuẩn bị Hội Nghị Thành Đô năm 1990, đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Cộng từ thập niên 90 kéo dài đến nay. Ra lệnh không nổ súng ở Gạc Ma Khi Đặng Tiểu Bình xua hơn 300 ngàn quân và đại pháo tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, ông Lê Đức Anh đang là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Nghĩa là ông Anh lúc đó đang đóng quân ở Campuchia. Từ năm 1981 đến năm 1986, ông Lê Đức Anh được cử làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Năm 1982, được bầu vào Bộ Chính Trị khóa 5; được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986. Sau Đại hội VI vào cuối năm 1986, ông Lê Đức Anh được đề cử giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng vào tháng 2/1987. Chính từ thời gian này sự nghiệp chính trị của ông Lê Đức Anh đã thay đổi khi ông trực tiếp nhúng tay vào các quan hệ với Bắc Kinh. Dựa theo lời kể của Lê Đức Anh do Đại Tá Khuất Duy Hòa ghi lại, sau khi nhận chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, ông Lê Đức Anh đã nhiều lần đi thị sát biên giới phía Bắc và thường xuyên nói với thuộc cấp rằng: “Anh em thôi không bắn, không chửi lại nữa”. Ông Anh còn nói: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Một cán bộ hỏi ông Anh rằng nếu không bắn, không chửi lại thì làm gì để giải quyết được tình hình. Ông Lê Đức Anh bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta “bắn lại” bằng tình hữu nghị! Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988. Quan điểm của ông Lê Đức Anh là chủ trương không bắn lại “quân xâm lược” Trung Quốc vào lúc đó, đủ để giải thích cho lý do vì sao ông Lê Đức Anh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đã ra lệnh “không nổ súng” trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo Gạc Ma của Trung Cộng vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, khiến cho 64 bộ đội công binh, thuộc hạ của ông Anh đã bị tàn sát dã man. Sự kiện nói trên đã bị giấu kín. Thay vào đó, quân sử của CSVN lại viết rằng ngay sau khi Trung Quốc gây ra vụ thảm sát Gạc Ma (tháng 3/1988), Đại tướng Lê Đức Anh đã có chuyến thị sát đảo Trường Sa. Tại đây, ông có bài phát biểu tôn vinh chiến công của hải quân Việt Nam và khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau này, trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung Tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2015, Thiếu Tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang đã kể lại rằng trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào năm 1988, ông Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói ai ra lệnh cho bộ đội không đuợc nổ súng. Tuy không ai trả lời cho ông Thạch, nhưng lúc đó ai cũng biết là Lê Đức Anh, trong vai trò không chỉ là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng mà còn là Ủy viên Bộ Chính Trị, đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng vì đang muốn lấy lòng Trung Cộng. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Trung Quốc đã cho rằng chỉ thị không nổ súng của Bộ Trưởng Lê Đức Anh là hành động phản động, phản quốc. Đi đêm với Trung Cộng vụ Thành Đô Cũng theo lời kể của ông Lê Đức Anh với Đại Tá Khuất Duy Hòa, sau Đại Hội VI vào cuối năm 1986, Bộ chính trị có buổi họp thu hẹp tại Nhà con Rồng, tức tổng hành dinh Bộ Quốc Phòng, vào đầu năm 1987. Tại cuộc họp này, ông Lê Đức Anh sau hai chuyến thị sát mặt trận biên giới phía Bắc đã cho rằng, Trung Cộng tấn công các tỉnh biên giới không có tham vọng xâm lược mà với một mục tiêu khác. Vì lý do đó, ông Anh đề nghị là đã đến lúc nên lôi kéo khối ASEAN và “làm lành” với Bắc Kinh để chấm dứt thù địch. Ông Anh cũng cho biết là ý kiến của ông đã được Trường Chinh và Bộ Chính Trị chấp thuận và giao cho ông Lê Đức Anh làm đoạn “mở đầu”. Để tiếp cận với lãnh đạo Bắc Kinh, ông Lê Đức Anh đã kể rằng việc thăm dò được thực hiện qua hai kênh. Một là qua cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn vốn có những quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền Trung Cộng. Hai là qua Tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội. Thái độ của ông Lê Đức Anh là tìm mọi cách “xuống nước” với phía Bắc Kinh để chứng tỏ thiện chí và sự biết ơn của CSVN đối với những giúp đỡ của Trung Cộng. Cuộc gặp ông Trương Đức Duy, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, tại nhà khách Bộ Quốc Phòng trong một buổi ăn tối cuối tháng 10 năm 1988 do ông Lê Đức Anh thiết đãi, được ông Anh đánh giá là bước ngoặc quan trọng, vì chính Bắc Kinh “không ngờ” phía lãnh đạo CSVN muốn nối lại quan hệ một cách “chân thành” như vậy, theo báo cáo của đại sứ Trương Đức Duy. Ông Lê Đức Anh kể lại rằng sau cuộc gặp nói trên, hai phía đã xúc tiến các cuộc đàm phán để cùng nhau giải quyết vấn đề hòa bình tại Campuchia và bình thường hóa quan hệ giữa CSVN và Trung Quốc. Tuy những cuộc đàm phán có lúc gay gắt, nhưng theo ông Lê Đức Anh thì chủ trương của ông Nguyễn Văn Linh và của ông là cố nhượng bộ để vận động về “giải pháp đỏ”, tức là Trung Quốc chấp nhận lãnh đạo khối xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tan rã của khối Đông Âu và Liên Xô. Lúc này trong nội bộ Bộ Chính Trị CSVN chia làm hai phe: Phe chủ trương nhượng bộ Trung Cộng với “giải pháp đỏ” gồm có Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đỗ Mười. Phe dè chừng và cảnh giác thái độ ngạo mạn của Trung Cộng là Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt. Do sự phân hóa này mà trong tập Hồi Ức và Suy Nghĩ, ông Trần Quang Cơ đã tiết lộ là suốt nửa cuối năm 1990, sau khi Hội Nghị Thành Đô diễn ra (hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990) đến hết năm 1991, Trung Cộng không coi Bộ Ngoại Giao CSVN ra gì, kể cả việc đưa ra áp lực đòi CSVN phải thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch. Ông Trần Quang Cơ cũng nói thêm là vào thời điểm trước và sau Hội Nghị Thành Đô, Trung Cộng chỉ làm việc với ông Lê Đức Anh và Ban Đối Ngoại, do ông Hồng Hà đứng đầu. Hội nghị Thành Đô ngày 3-9-1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Internet Tháng 7/1991 cũng theo lời kể của Lê Đức Anh, sau khi được đề cử làm Thường vụ Bộ Chính Trị, ông Anh được cử làm Phát ngôn viên của Bộ Chính Trị đi cùng với Hồng Hà sang Bắc Kinh bàn bạc những vấn đề cụ thể về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Ông Lê Đức Anh cho biết là sau khi đến Bắc Kinh, ông làm việc với Kiều Thạch, Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị của Trung Cộng, chuẩn bị cho những văn kiện căn bản sẽ được dùng cho cuộc Hội đàm chính thức giữa Giang Trạch Dân với ông Lê Đức Anh vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 1991. Ông Lê Đức Anh không kể chi tiết những vấn đề cụ thể hai phía đã đồng ý, mà chỉ nói chung chung là Trung Quốc đã rất “phấn chấn” về thái độ hợp tác của phía CSVN đưa ra vì đáp ứng nhu cầu cải cách, mở cửa của Bắc Kinh. Sau chuyến đi “đàm phán” của Lê Đức Anh, ông Nguyễn Cơ Thạch thôi không làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, thay thế bởi ông Nguyễn Mạnh Cầm, cựu đại sứ CSVN tại Liên Xô, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Trung Quốc của hai ông Đỗ Mười (Tổng Bí Thư) và Võ Văn Kiệt (Thủ Tướng) từ ngày 5 đến 10 tháng 11 năm 1991. Với công lao này, Lê Đức Anh được nâng vào hàng tứ trụ, trở thành Chủ tịch nước từ tháng 9 năm 1992. Lê Đức Anh được coi là nhân vật bảo thủ nhất và gần với Trung Quốc. Ông Anh thường xuyên phản đối tham vọng cải cách kinh tế của ông Võ Văn Kiệt và luôn luôn đứng về phía Đỗ Mười để xây dựng hạt nhân thân Trung Quốc trong nội bộ đảng CSVN. Mặc dù về hưu năm 1997, nhưng tiếng nói của Lê Đức Anh và Đỗ Mười có những ảnh hưởng rất lớn trong nội bộ, đặc biệt là đối với Nông Đức Mạnh (Tổng Bí Thư) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng) từ năm 2000 đến năm 2011. Ông Lê Đức Anh. Ảnh: VietNam Finance Sự kiện ông Lê Đức Anh qua đời hôm 22 tháng 4 cho thấy là những nhân vật liên hệ trong vụ mật ước Thành Đô của phía CSVN đã không còn ai. Cho đến nay, nội dung mật ước chưa được tiết lộ, nhưng Giang Trạch Dân và Lý Bằng bên Tàu còn sống. Điều này cho thấy là những nội dung đàm phán hai bên, được thi hành vào năm 2020 như dư luận tố cáo từ nhiều năm qua, thì Trung Quốc sẽ nắm dao đằng chuôi. Rất bất lợi cho Việt Nam. https://viettan.org/ong-le-duc-anh-va-nhung-di-dem-voi-trung-cong/
......

Tin thật mới đánh bật được tin đồn

   Thiện Tùng!   Chỉ trong vòng nữa tháng từ cuối tháng 3 đến 14/4/2019, 2 sự kiện nối tiếp xảy ra gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, đó là vụ “buôn thần bán thánh” ở chùa Ba Vàng và vụ Tổng Bí thư+Chủ tịch nước bị tai biến khi đi công vụ ở tỉnh Kiên Giang.    Nếu ghi nhận vụ “Buôn thần bán hánh” ở chùa Ba Vàng do Báo Lao động phát giác đầu tiên thì vụ ông Trọng bị tai biến do Lê Nguyễn Hương Trà (cô gái Đồ Long) đưa tin sớm nhứt.    Cho đến giờ nầy, với những gì đã diễn ra cho phép chúng ta kết luận: Cô gái Đồ Long đưa tin ông Trọng bịnh không ngoài sự thật.  Qua theo dõi, ngay từ đầu, thông tin về ông Trọng bị tai biến của Hương Trà bị phía Quốc doanh chụp mũ là xuyên tạc, bịa đặt. Giờ thì “ngô khai” đã rõ, phía Quốc doanh chuyển hướng lên án Hương trà nói riêng, dư luận xã hội nói chung xâm phạm đời tư, bịnh tật … lãnh đạo là vi phạm “Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước”.   Luật gì kỳ vậy! Người viết tìm gặp và đọc kỹ 2 văn bản:    -  Luật  số 29/2018 về  “Bảo vệ Bí mật Nhà nước” được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 (đầu quí 3/2020), do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân ký ngày 15/11/2018.   -  Quyết  định số 199/QĐ TTg về kế hoạch thi hành luật  số 19/2018 “Bảo vệ Bí mật Nhà nước”, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 19/02/2019.   Cả hai Luật và Quyết định đều không thấy điều khoản nào cấm người dân tìm hiểu đời tư và bịnh tật… của quan chức nói chung.   Cũng phải thôi: Muốn cấm người dân không được tìm hiểu đời tư, bịnh tật… của mình thì đừng làm quan chức Nhà nước. Trừ những quan chức làm nhiệm vụ đặc biệt phải giữ kín hành tung, về pháp lý và đạo lý, người dân có quyền biết 2 đối tượng:   1/ Dù chính danh hay không, quan chức trong hệ thống Nhà nước từ thấp đến cao là người của công chúng, do công chúng trả lương… Vì sự tồn vong quốc gia, dân tộc và bản thân thân của mình, người dân có nghĩa vụ theo dõi, giám sát hành tung của quan chức để  bảo vệ, trọng dụng những hiền tài; lên án, bãi miễn những kẻ cơ hội, thất đức, vô lương.    2/ Người đân còn có quyền biết hành tung những cá nhân, băng nhóm tội phạm để tham gia truy quét chúng, góp phần bảo vệ an nguy cho  xã hội, gia đình và bản thân mình.   Thực tế cho thấy,  khi Tổng Bí thư+Chủ tịch nước bị tai biến là dịp mọi người Việt Nam bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình đối với ông Trọng:   -  Nếu Ông không làm việc được nữa hoặc qua đời sẽ không còn ai “đốt lò” diệt trừ tham nhũng. Bọn quan tham sẽ ngóc đầu dậy.   - Nếu không có/còn ông Trọng, đám tham quan sẽ hí hửng, coi như mình tạm thời thoát nạn. Nếu không moi móc được gì thêm, cũng có thời gian tính chuyện bảo vệ người và tiền của đã dày công thu vén.    -  Đã lâu rồi, đa số người dân, có cả đảng viên, không còn tin khả năng ông Trọng. Hết làm Chủ tịch Quốc hội đến làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước (1), ông Trọng  không làm nổi chức trách của mình: Để đảng viên tham nhũng lan tràn / Để  đất nước ngày một phụ/lệ thuộc ngoại bang / Để tài nguyên, môi trường bị tàn phá thảm hại / Để nợ nần chồng chất / Để xã hội ngày một rối loạn ..v.v…Nhìn chung, người dân chưa đủ gan nói: “Ông Trọng cút đi” nhưng thâm tâm của họ muốn ông Trọng rời quan trường càng sớm càng tốt để may ra đất nước, dân tộc    thoát  khỏi những hiểm họa đáng nguyền rủa như vừa kể.    Người ta thường nói “Cha sinh mẹ đẻ”. Đúng vậy, có quan hệ tình dục giữa nam nữ, người nữ mới mang thai và sinh con. Hoặc người nữ không chồng muốn có con phải thụ tinh (nam) mới may ra sinh được con.   Trong cộng đồng dân tộc lắm người không chồng mà “cải thiện” bằng cách nào đó vẫn có con. Trường hợp nầy, khi đứa nhỏ ra đời thường lấy họ mẹ .   Ai mà chẳng có cha và mẹ? Nếu trong lý lịch (tiểu sử) một ai đó mà ghi thiếu cha hoặc mẹ là thiếu thành thật. Thiếu thành thật  thì tránh sao khỏi dư luận bàn tán lung tung.   Quan chức, nhứt là quan chức cấp cao,  thuộc người của công chúng, người ta đặc biệt quan tâm về lai lịch, nếu có gì đó không rõ ràng người ta đồn đoán dữ đội hơn.   Nghe thấy thiên hạ bàn ra tán vào nhiều đối với một số quan chức cấp cao đã và đang tiến thân như diều gặp gió, người viết vào “Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia” xem thật hư thế nào. Đúng là “có lửa mới có khói”. Mời tham khảo:   1/ Trích nguyên văn tiểu sử Nguyễn thị Kim Ngân   Ảnh minh họa   <<Bà Ngân sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.   Mẹ của bà tên là Nguyễn Thị Sang (mất năm 2006), tên thường gọi là Má Sáu, là cơ sở bí mật của cách mạng tỉnh Bến Tre.[2] Trước năm 1975, song thân của bà đều hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do cha bà thoát ly hoạt động, bà do mẹ nuôi dưỡng và cho ăn học trong vùng kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.   Bà đang là Chủ tịch Quốc hội, hiện cư trú ở Nhà A3, Ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nôi >>.[3]   2/ Trích nguyên văn tiểu sử Võ văn Thưởng(*)   <<Ông Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương,[2] nguyên quán ở xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (không nói cha mẹ ông là ai).   Năm 1992, ông Thưởng tốt nghiệp Cử nhân Triết học Mác - Lênin tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, học vị Cử nhân. Năm 1999, ông tốt nghiệp thạc sĩ[5] triết học cũng tại trường trên với luận văn về đạo đức trong sinh viên học sinh thành phố Hồ Chí Minh.[4]   Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Ông hiện là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụː Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh,[1] Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Quảng NgãI >>.     (*) Ban Biên Tập: Không nói ông Thưởng là con cái nhà ai, nhưng theo nguồn tin của chúng tôi: Ông Thưởng là con rơi của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.    3/ Trích Nguyên văn tiểu sử Hoàng Trung Hải     Ảnh minh họa   << Ông Hải (sinh 27tháng 9 năm 1959),quê quán tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, đại diện cho thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Thạch Thất.  Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa VIII, XI và XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2007-2016), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam (2002-2007). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Bí thư Thành ủy Hà Nội >> .    4/ Trích nguyên văn tiểu sử Nông Đức Mạnh   << Ông Nông Đức mạnh là một người Dân tộc Tày, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940 ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn,[1][2][3] xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày, tham gia hoạt động cách mạng năm 1958, rồi vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 7 năm 1963.   Cha mẹ ông là ông Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nhị, hàng năm tháng ba âm lịch (tết thanh minh) luôn về quê để tảo mộ cha mẹ (hai người đều mất sớm), và ông còn có em trai, em gái ở quê.[4][5] Ông luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của Hồ Chí Minh, và đã trả lời "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó >>.[5][6]   5/ Trích nguyên văn tiểu sử Lê Thanh Hải  (Hai Nhựt)       << Thanh Hải sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950, tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).   Năm 1966, ông lên Sài Gòn làm thợ hàn và tham gia vào Đội Võ trang Tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định với bí danh Hai Nhựt.[4]   Ngày 17 tháng 4 năm 1968, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức ngày 17 tháng 1 năm 1969.[5]   Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, ông là Phó Bí thư Đoàn ủy Liên phường, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học sinh, Phó Văn phòng Thành Đoàn, Phó Ban thường trực Ban Thanh niên Công nhân Thành Đoàn, Ủy viên Ban cán sự quận Phú Tân Sơn[6].    Ông Lê Thanh Hải nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam  khóa X, XI, nguyên  Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Ông có bằng Cao cấp Lý luận Chính trị, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Văn chương[3].   Vợ ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trương Thị Hiền,  Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP. HCM, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.[10] Trương Thị Hiền là em út của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam.[11][12]   Con trai đầu là Lê Trương Hải Hiếu (sinh 1981) - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 12, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016.[13] bị kỷ luật khiển trách tại hội nghị Thành ủy TP.HCM ngày 17/4/2018 vì "có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức".[14]   Con trai thứ là Lê Trương Hiền Hòa - Hiện là một doanh nhân, Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản.   Em trai của ông Hải là Lê Tấn Hùng, hiện đang là Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Trong tháng 3 năm 2018, bị kỷ luật khiển trách vì liên quan hàng loạt sai phạm ở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (NNSG). Sai phạm của ông Hùng liên quan việc ký khống, chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động học tập nước ngoài.[14]   Hiện nay, ông Thanh Hải cư trú tại 48A đường Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP.HCM. Huy hiệu 50 tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam (được trao ngày 15 tháng 5 năm 2018) >>.    6/ Trích Nguyên văn tiểu sử Nguyễn Tấn Dũng   Ông Dũng quê ở Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Cha ông là Nguyễn Tấn Thử (tên khác: Nguyễn Tấn Minh, Mười Minh)[6] chính trị viên phó Tỉnh đội Rạch Giá, chết ngày 16 tháng 4 năm 1969, khi một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá, được truy phong liệt sĩ.[7][8].   Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Hường (1924-2017).[9][10]   Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng >>.   Vậy là ông Dũng có ghi họ tên cha mẹ rõ ràng. Tin đồn ông là con của ông họ Nguyễn nào đó là tin “vịt”. Cũng có thể có ông họ Nguyễn nào đó kết nghĩa làm cha nuôi của ông Dũng chăng ?.              .v..v..   Theo người viết,  quan chức nói chung, những quan chức vừa kể trên nói riêng nên bổ sung lý lịch của mình và buộc  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi cho đầy đủ để tranh miệng đời dèm pha, chẳng lợi gì cho thanh thế, sự nghiệp của mình ?.    *   Từ Úc, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu phân tích chính trị VN và Ban giao quốc tế, bình luận với BBC Tiếng Việt quanh vụ tin đồn đoán về căn bịnh của ông Trọng. Ông nói: “Việt Nam có truyền thống che giấu thông tin về lãnh đạo, nhứt là khi vị lãnh đạo đó ốm bệnh, hoặc là ở trong tình thế cần giữ kín hành tung để làm nhiệm vụ bí mật”.   Qua nhận xét của ông Thayer, người viết xin nói vui, góp phần làm sáng tỏ chủ đề: Con người xuất thân từ loài Vượn hay Khỉ gì đó, có thuộc tín tò mò, thích xem/biết cái che hơn cái khoe – Che là giấu sự thật, Khoe là trương sự thật ra. Riết rồi cái gì cũng giữ bí mật! Hệ quả: Càng giữ bí mật càng có nhiều tin đồn, tin đồn độ chính xác không cao , độ chính xác không cao nên thiên hạ xúm nhau bình luận…, đó là lẽ thường tình và cũng là sự lãng phí thời gian, công sức?.   “Sinh, bịnh, lão, tử” là quy luật muôn thuở. “Bịnh, lão, tử” là nỗi khổ của kiếp con người chớ có tội tình chi, hà cớ gì phải giấu, phải giữ bí mật?!   Ông Trọng là Chủ tịch nước, người của công chúng. Nếu ông Trọng lâm trọng bịnh phải  thông báo cho dân chúng biết. Chính vì giấu (giữ bí mật) dư luận xã hội mới bàn tán lung tung, lâm vào cảnh “kẻ che người vạch”, cái lỗi ấy không phải do dân chúng mà do hệ thống truyền thông đại chúng không thông tin hoặc thông tin theo chỉ đạo?.    Tin thật mới đánh bật được tin đồn và ngược lại. Nếu hệ thống truyền thông đại chúng của Nhà nước cứ tiếp tục bưng bít, thông tin không kịp thời, thiếu tôn trọng sự thật… như vừa qua thì đừng mong bịt mồm dư luận xã hôi. Nếu không tin tiếp tục thử xem.   25/04/2019         T.T   Chú thích   (1)  Ông Trọng không chấp nhận chữ “kiêm”. Ông nói:“Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước là 2 chức vị khác nhau”. Có nghĩa là phải dành cho Ông cả 2 ghế ?
......

“Niềm vui trong ngày đại tang”

An Viên (VNTB) Tang lễ một người, dù ghét hay yêu, thì thương tiếc vẫn là điều nên làm (nghĩa tử là nghĩa tận). Đó là cái chủ nghĩa nhân đạo hình thức mà truyền từ đời này sang đời kia, vì sao, cũng kết thúc một kiếp người. Nhưng nếu đặt trong một xã hội, mà sự “đồng thuận”, “tiếc thương”, và hàng loạt những mỹ từ khác được dựng nên để làm nên cái chết vĩ đại của một cá nhân thì “niềm vui trong ngày đại tang” lại phản ánh một trạng thái trái ngược và chứa đựng những điều đáng suy nghĩ. Ông Lê Mạnh Hà, nguyên Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM, con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã có một sự “trải nghiệm” đầy bi đát đó. Khi thông báo cái chết của cha ông, một người trải qua 3 cuộc chiến, một người kiêm những chức vụ cao nhất về mặt quân sự lẫn dân sự thì số người phản hồi (comment) chửi rủa, công kích và số lượt phản hồi bằng cảm xúc vui mừng (biểu tượng cười) cao nhất trong số các phản hồi. Con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã miệt mài xóa các phản hồi chửi rủa, công kích, và nó nhiều đến mức ông buộc phải xóa bài đăng. Điều này cho thấy gì?. Nếu xã hội Việt Nam thực sự bày tỏ được sự tự do thì những cái chết của “lãnh tụ ĐCSVN” sẽ không phải là niềm tiếc thương, mà là sự vui mừng – hoan hỉ. Nó là sự phá vỡ cảm xúc và quan điểm vốn bị đè nén, bị đóng khuôn mẫu bởi các luật lệ từ chính ĐCSVN. Nó cho thấy, bất kỳ một “lãnh tụ ĐCSVN” đều mang trong mình những tội ác, mà nhân dân sẽ là người phán xử bằng cách này hay cách khác. Những màn “nước mắt, tiếc thương lãnh tụ” chỉ là những chiêu trò hình thức, bơm đặt không hơn không kém trong một xã hội thiếu thông tin, và sau khi được cởi mở, không ít người đã rùng mình, phản tỉnh. Thậm chí, giật mình khi nhìn thấy bóng dáng mình ngày xưa ở những màn trò “tiếc thương, khóc lóc” như cách dân Bắc Triều Tiên hạ mình dưới lãnh tụ Kim Jong-Un. Cái chết của Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, và phản ứng sau đó như một sự thu nhỏ những gì đã và đang tiếp tục diễn ra ở Đông Âu. Đó là hàng tá tượng đài bị giật đổ, chủ nghĩa cộng sản bị cấm phổ biến, những tên lãnh tụ ở các thành phố, con đường bị thay thế, và người dân tiếp tục cảnh giác trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản dưới tên gọi mỹ miều – “phong trào cánh tả”. Nói cách khác, đó là sự bày tỏ rõ ràng với những gì mà một cá nhân cộng sản từng làm với đất nước, một tổ chức cộng sản từng làm với quốc gia. Màn “khóc lóc, tiếc thương” sẽ ngày càng ít đi, và thực sự là như vậy, nó là quy luật bất biến của xã hội buộc phải đi lên. Những cá nhân lãnh đạo, những lão thành cách mạnh sẽ tiếp tục bị thế hệ sau phán xét, về việc làm đúng-sai của họ. Đó không phải là chủ trương “xét lại lịch sử”, mà là xu hướng “trả lại cho lịch sự giá trị sự thật” sau hàng thế hệ bị bưng bít bằng hệ thống tuyên truyền dày đặc. Và thực tế này đã làm nên những niềm vui trong ngày “đại tang”. Tất nhiên, không phải hầu hết là như thế, vẫn còn không ít người – trong đó có những thanh niên tiếp tục thần tượng hóa những “lãnh tụ”. Và khi một Facebooker là Bạch Cúc lên tiếng về cái chết của Cố chủ tịch nước Lê Đức Anh, lập tức trăm phản hồi đã tấn công, nhục mạ bà, thậm chí là phá hoại công việc làm ăn – kinh doanh của bà trên Facebook. Nhưng những con số này sẽ ít đi, khi những “đứa trẻ” đó lớn lên về nhận thức, và đến một thời điểm trải qua những hậu quả do chính quyết sách và chủ trương “lãnh tụ” để lại. Và khi là nạn nhân, họ sẽ hiểu, “lãnh tụ” vì dân là ít, nhưng tư lợi lại là nhiều. Câu chuyện “niềm vui trong ngày đại tang” cũng nhắc nhở chính các lãnh đạo hiện thời rằng, có thể bằng quyền lực, họ được phúng viếng nhiều hoa, tổ chức đám tang thật lớn, và khu “lăng mộ” rộng đến ngàn m2. Nhưng họ sẽ sớm bị quên lãng, và bị công kích trong các bài học lịch sử về sau. Do đó, thực tâm vì dân hơn, thực tâm là lãnh đạo, và hướng tầm nhìn đến một cánh cửa mà tương lai dân tộc này hòa vào sự “phổ quát của nhân loại”, hơn là “một mình một chợ”. Khi đó, một lãnh đạo sẽ không trở thành một lãnh tụ, nhưng lại trở thành một vĩ nhân. Và trong ngày họ mất đi, thì khi đó mới là ngày đại tang thực sự trong lòng dân tộc.
......

Bí mật nào khiến ngân sách quý 1/2019 ‘có thặng dư’?

Từ năm tài khóa 2016, Chính phủ và Bộ Tài Chính đã quyết định “ém” mà không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo. Thành tích mới thời ‘cướp đường đoạt ghế’ Chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ và ‘mỗi tỉnh là một đầu tàu kinh tế’ lại vừa đạt được một thắng lợi chính trị trong nội bộ đảng đang cướp đường đoạt ghế đến đại hội 13: Kết thúc quý 1, chi ngân sách quốc gia thấp hơn thu ngân sách quốc gia 6.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD. Nếu những con số trên được phản ánh trung thực và có thể tin cậy được, đây là quý hiếm hoi mà ngân sách Việt Nam không những không bị bội chi mà còn có được một chút dôi dư – điều trở nên kỳ diệu khi so sánh với mức bội chi ngân sách thời sếp của Nguyễn Xuân Phúc là Nguyễn Tấn Dũng, bình quân 5 – 6% GDP, tức luôn vượt hơn mức 5% mà Liên Hiệp Quốc quy định là ‘mức nguy hiểm’. Nạn tham nhũng và chi xài lãng phí vô giới hạn là hai đặc trưng trên bản mặt của thủ tướng thời đó. Nguyễn Xuân Phúc có những quyết tâm riêng của ông ta. Sau khi chính thức thay thế ‘anh Ba X’ bị rớt đài với một trong những nguyên do chính là thành tích điều hành kinh tế vừa yếu kém vừa ‘chẳng biết gì’ về tài chính khiến bội chi ngân sách năm nào cũng như năm nào đều đội mồ sống dậy, thời của Phúc đã siết lại được phần nào kỷ luật thu chi ngân sách bằng chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên (phần chi lương và phụ cấp cho đội ngũ công chức gần 3 triệu người), tiết giảm chi đầu tư phát triển, giảm biên chế… Mức bội chi ngân sách được ‘quyết tâm’ kéo giảm’ xuống còn dưới 5% GDP, thậm chí lạc quan hơn thì dưới 3% GDP, tức vào khoảng 200.000 tỷ đồng. Nhưng làm thế nào để kéo giảm tỷ lệ bội chi trong khi tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách vẫn chiếm đến 70 – 80 % mà không hề thuyên giảm, bất kể số thu ngân sách đang có chiều hướng đụng trần và sụt giảm mà đã khiến đảng cầm quyền lẫn chính phủ cuống quýt tìm cách đè đầu dân tăng nhiều loại thuế như VAT (giá trị gia tăng), thuế sử dụng đất và đủ các sắc thuế mang tính ‘kiến tạo’ khác mà bị người dân chửi rủa ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’…? Trong khi đó, đội ngũ công chức không những không giảm mà còn phình to hơn đến gần 100 ngàn người từ thời ông Phúc trở thành thủ tướng. Còn phần chi đầu tư phát triển, mà về thực chất là chi cho các công trình hạ tầng cơ sở như giao thông, xây dựng cơ bản, trụ sở hành chính, bảo tàng, tượng đài… có bị cắt giảm phần nào, nhưng không phải là do “thành ý” của chính phủ mà bởi ngân sách đã khốn đốn đến mức chính giới quan chức chính phủ và quốc hội đã phải thừa nhận không còn biết tìm đâu ra tiền cho đầu tư phát triển nữa, hoặc do thực tế chậm giải ngân vốn đầu tư phát triển. Vậy là như dân gian đương đại truyền khẩu ‘trong cái khó ló cái… khôn vặt’. Một trong những đặc trưng nổi bật của Thủ Tướng Phúc mà đã không có ở Thủ Tướng Dũng là thiên bẩm về… số học. Thủ thuật mới: ‘đá’ nợ gốc khỏi cơ cấu bội chi Từ năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu quan tâm đến GDP và cách làm sao để chỉ số giá trị tổng sản lượng quốc gia này chỉ có tăng khá đến tăng mạnh mà không thể tụt dốc. Hẳn đó là nguồn cơn vì sao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, theo nhiều đánh giá độc lập, vẫn ậm ạch và thực chất đã lao vào chu kỳ suy thoái kinh tế năm thứ 11 liên tiếp kể từ năm 2008, GDP vẫn được báo cáo quá sức hồng hào với tỷ lệ gần 7% và trên cả 7%. Tổng Cục Thống Kê đã trở thành một công cụ đầu sai ‘ngoan hiền dễ bảo’ cho những tính toán số học quá khó tin như thế. Sau đó, thậm chí Thủ Tướng Phúc còn manh dạn yêu cầu Tổng Cục Thống Kê ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’. Nguyên tắc là quá đơn giản của học sinh cấp 1: Chỉ cần ước tính ‘kinh tế ngầm’ (nền kinh tế phi chính thức, bao gồm cả buôn lậu) khoảng 20- 30% GDP hiện hữu là sẽ có GDP tương lai vọt đến gần 300 tỷ USD, thừa sức đưa Việt Nam trở thành ‘một trong những trung tâm kinh tế mới nổi trên thế giới’. Cũng từ năm 2016, Thủ Tướng Phúc đã quan tâm và chỉ đạo một vấn đề mà có lẽ vào thời Nguyễn Tấn Dũng đã chẳng nghĩ ra: Không tính chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách nhà nước từ năm tài khóa 2016. Đó là lý do tại sao từ năm tài khóa 2016, Chính Phủ và Bộ Tài Chính đã quyết định “ém” mà không đưa phần chi trả nợ gốc vào mục bội chi ngân sách, cố ép tỷ lệ bội chi/GDP giảm xuống để làm đẹp báo cáo, cùng với sự toa rập của một quốc hội mà chắc chắn thừa biết cái nguyên tắc đương nhiên phải tính nợ gốc vào cơ cấu bội chi, nhưng chỉ biết ‘gật’. Đó cũng là một bí mật riêng có của một chính thể độc đảng và độc quyền về công bố báo cáo thu chi ngân sách, bất chấp yêu cầu về minh bạch tài chính ngân sách của Liên Hiệp Quốc và các tiêu chuẩn hướng tới một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa – điều mà chính thể này đang rất thèm muốn có được để được vay các nguồn tài chính ưu đãi từ quốc tế. Đến năm tiếp theo – 2017, tỷ lệ bội chi ngân sách lập tức được kéo giảm đầy bất ngờ và kỳ lạ. Cần nhắc lại, kế hoạch của chính phủ chi trả nợ gốc và lãi năm 2017 là khoảng 260 ngàn tỷ đồng, trong đó phần nợ gốc có thể chiếm khoảng 2/3 trong số đó, tức khoảng 170 ngàn tỷ đồng. Với dự toán bội chi ngân sách năm 2017 là khoảng 250 ngàn tỷ đồng, nếu tính cả phần chi trả nợ gốc vào bội chi ngân sách năm 2017, con số bội chi thực sự sẽ lên đến khoảng 420 ngàn tỷ đồng, chiếm đến khoảng 8-9% GDP(so với GDP năm 2017 khoảng 210 – 220 tỷ USD) tức còn cao hơn hẳn mức bội chi kỷ lục “thời Nguyễn Tấn Dũng” vào năm 2013 là 6,6% GDP. Cũng với thủ thuật ‘ém nợ gốc’như thế, năm 2018 đã được hệ thống tuyên giáo và báo đảng tung hô ‘lần đầu tiên sau 13 năm, ngân sách thặng dư 400 tỷ đồng’. Còn năm 2019 thì sao? Vẫn trên 5%? 2019 lại là năm ‘bản lề’ của công cuộc ‘xác định cán bộ cấp chiến lược cho đại hội 13’ – một đại hội của đảng cầm quyền mà nếu còn xảy ra thì sẽ vào năm 2021. Cuộc đua đến đại hội này ngày càng trở nên quyết liệt và sắc máu, mà ngoài truyền thống tung hê đơn thư tố cáo nội bộ trên mạng xã hội cùng hiệu ứng đáng sợ của chiến dịch ‘đốt lò’, thì bất cứ kết quả nào được xem là khả quan về thành tích điều hành kinh tế – ngân sách cũng ghi điểm cho quan chức cao nhất trong Bộ Chính Trị có cơ hội điều hành kinh tế là Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng vào quý 1 năm 2019, ngân sách Việt Nam phải trả nợ 4 tỷ USD, tương đương khoảng hơn 90.000 tỷ đồng. Nếu tỷ lệ nợ gốc/tổng nợ phải trả vẫn khoảng 2/3, con số nợ gốc mà ngân sách Việt Nam phải trả vào quý 1 năm 2019 là 60.000 tỷ đồng. Mà như vậy, không thể có chuyện ngân sách ‘có thặng dư 6.000 tỷ đồng’, mà đã bội chi gấp 10 lần con số đó trong quý 1 năm 2019, biến ‘thành tích’ của Thủ Tướng Phúc thành nỗi bất hạnh cho cá nhân ông ta, nhưng trên hết là cả một dân tộc bị đè đầu bóp họng để có tiền trả nợ. Để nếu mức bội chi ngân sách 60.000 tỷ đồng của quý 1 được mặc định cho nguyên năm 2019, tỷ lệ bội chi ngân sách 2019 sẽ vẫn là một bản sao trung thành của thời Nguyễn Tấn Dũng: trên 5%. Phạm Chí Dũng Nguồn: VOA 2018: Tử huyệt nợ xấu vẫn không thay hình đổi lốt Những con số biết nói
......

Đảng còn tình người không khi vẫn bắt Nguyễn Phú Trọng ‘đối ngoại’?

Thảo Vy - (VNTB)   Bất chấp các đồn đoán về tình trạng sức khỏe, liên tiếp trong các ngày từ 18 đến 21/04, Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin về các hoạt động ngoại giao của ông Nguyễn Phú Trọng.   “Ngày 18/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Choe Ryong Hae”. Bản tin ngày 18/04/2019 lúc 20:37 [http://bit.ly/2ZidFpY].   “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng đến Tổng thống Indonesia Joko Widodo sau khi Indonesia tổ chức thành công cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội”. Bản tin ngày 19/04/2019 lúc 20:57 [http://bit.ly/2UNRNEh]   “Được tin các vụ đánh bom tại Sri Lanka ngày 21/4 làm nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 21/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Sri Lanka”. Bản tin ngày 21/04/2019 lúc 19:47 [http://bit.ly/2GkwOig]   Tuy nhiên cũng trong lãnh vực đối ngoại, ở sự kiện quan trọng hơn rất nhiều về quan hệ Việt – Mỹ, thì lại không thấy tin tức liên quan đến ông Nguyễn Phú Trọng. “Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ. Thường trực Ban Bí thư bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh hai bên hướng tới kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ”. Bản tin trên Thông tấn xã Việt Nam lúc 19:04 ngày 18/04/2019, viết tiếp: “Chiều 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã tiếp Đoàn Thượng viện Hoa Kỳ gồm 9 Thượng nghị sỹ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đại diện cho nhiều tiểu bang khác nhau của Hoa Kỳ do Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi làm Trưởng Đoàn đang thăm, làm việc tại Việt Nam”. [http://bit.ly/2vhR7b2]   Xét về mặt ngoại giao thì nội dung bản tin ở trên đã trái ngược nội dung ở thông cáo của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy công bố vào ngày 12 tháng 4, cho biết phái đoàn chín thượng nghị sĩ lưỡng đảng do ông dẫn đầu đến Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước “sẽ hội kiến Chủ tịch và Tổng bí thư, Bộ trưởng Quốc phòng cùng các quan chức Việt Nam khác và sẽ thăm Quốc hội” [http://bit.ly/2KUp7VP]   Câu hỏi đặt ra: phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại vẫn nằm điều trị trên giường bệnh, và bước đầu đã có sự tỉnh táo để xử lý những công việc mang tính nghi thức của quan hệ ngoại giao? Hoặc, tất cả 3 bức điện như nói ở trên đều do bộ phận văn phòng tổng bí thư thực hiện theo quy định, mà không cần đến sự hiện diện, hoặc thông qua ý kiến của tổng bí thư?   Dù ở lý do nào thì vẫn cho thấy “Đảng và Nhà nước” dường như đã không cho ông Nguyễn Phú Trọng quyền được nghỉ ngơi khi sức khỏe đang được đồn đoán là có vấn đề. Kịch bản này tương tự như xảy ra trước đó với ông Trần Đại Quang, cố chủ tịch nước.   Theo tin tức trên báo chí, ông Trần Đại Quang phải nhập viện để cấp cứu vào chiều 20/09/2018, và ông qua đời lúc 9:05 ngày 21/09/2018.   Trước đó, bản tin trên Thông tấn xã cho biết lịch làm việc của ông Trần Đại Quang dầy đặc: Ngày 13/09/2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, cố vấn Nhà nước Myanmar – Trưởng đoàn Myanmar tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) tổ chức tại Hà Nội ngày 11 đến 13/09/2018.   Sáng 15/09/2018, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổ chức Phiên họp thứ 6. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp. Ngày 18/09/2018, sau khi nhận được tin siêu bão Măng Cụt (Mangkhut) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh miền Đông Bắc Philippines, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống nước Cộng hòa Philippines Rodrigo Duterte.   Chiều ngày 19/09/2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ngày 20/09/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng trên cả nước.   Tính đến thời điểm này thì không thể viện dẫn Luật bảo vệ bí mật nhà nước để làm rào chắn tin tức liên quan đến sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, vì phải đến ngày 01 tháng 7 năm 2020, luật này mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, chỉ có thể nói rằng “Đảng – Nhà nước” đã không có một chút tình người khi đối xử một người già 75 tuổi đang lâm trọng bệnh, vẫn buộc ông phải làm những công việc đối ngoại ‘vô thưởng – vô phạt’ ở trên. http://www.vietnamthoibao.org/2019/04/vntb-ang-con-tinh-nguoi-khong-khi-van.html
......

Nếu ông Trọng thoi thóp trên giường bệnh, chuyện tiếp theo là gì?

David Hutt, cây viết chuyên về chính trị Việt Nam đã có những nhận định xoay quanh sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng trên Asiatimes. “Và nếu như vậy (ông Trọng chết) thì điều đó có ý nghĩa gì đối với chính trị bí mật và chia rẽ của Việt Nam, trước thềm 2021 (nhóm lãnh đạo kế thừa chưa được quyết định vào năm)?. Phương tiện mạng xã hội xôn xao về bệnh tình của người đứng đầu ĐCSVN – ông Nguyễn Phú Trọng. Họ đồn đoán rằng, ông bị cúm, xuất huyết não, hoặc thậm chí là đột quỵ và đang nằm trên giường bệnh. Họ đồn đoán rằng, ông Trọng bị “ám sát”, xuất phát từ việc ông bệnh khi đến thăm vùng đất Kiên Giang. Một số khác lại đồn đoán rằng, đây có thể là “một cuộc đảo chính quyền lực”, với sự hiện diện của ông Trần Quốc Vượng. Carl Thayer, một chuyên gia nhận định chính trị Việt Nam, trong một nhận định ngắn, đã dẫn lại nguồn tin tư cho biết, ông Trọng đã hồi phục một phần, nhưng bị liệt ở một cánh tay, và nguyên nhân rất có thể là bị đột quỵ. Và việc ông Trọng có tham dự được Hội nghị tiếp theo của Ủy ban T.Ư ĐCSVN trong tháng 5 này hay không sẽ cho biết “mức độ nghiêm trọng của tình trạng sức khỏe”. Trọng, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016, đã thành công thành lập một liên minh để nỗ lực chống tham nhũng và loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng cùng những “đồng chí” của ông ta ra khỏi các chức vụ của Đảng và Nhà nước. Vào tháng 2, khi Hà Nội tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã mời ông Trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington vào khoảng cuối năm. Và với tư cách là chủ tịch nhà nước, ông hiện là người đứng đầu nhà nước của Việt Nam, cho phép Đảng có tiếng nói lớn hơn đối với các vấn đề đối ngoại. Giờ đây, với “căn bệnh” của mình, về lâu dài, có thể khiến ông Trọng mất mát nhiều thứ. Ông Trọng không thể đi công du nước ngoài, điều đó đồng nghĩa ông phải từ chức. Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu chính sách và kinh tế Việt Nam, trong bài viết trên The Diplomat đã chỉ ra rằng, vào đầu năm 2018, dưới sự lãnh đạo của Trọng, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 90 quy định các quan chức chính trị cấp cao phải vượt qua các bài kiểm tra sức khỏe để tiếp tục tại chức. Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm cắt ảnh hưởng của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trớ trêu thay, giờ đây nó lại quay lại “cắn” ông Trọng. Và điều này sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn về người kế nhiệm ông làm Chủ tịch nhà nước, và càng đáng chú ý hơn là vào thời điểm Đảng bắt đầu tranh luận ai sẽ nắm quyền lãnh đạo vào năm 2021. Thành quả chính trị là một tập hợp đầy xáo trộn và bất ổn, nơi mà mạng lưới bảo trợ, quan hệ địa phương và bè phái cùng nhau hợp lực để đưa chân vào trong các ủy ban quan trọng và được bầu vào Bộ Chính trị. Và cuộc đấu tranh chính trị này thường diễn ra ít nhất 2 năm, trước bất kỳ ĐH Đảng nào. Với Trọng, ông ta đang nỗ lực để đảm bảo Đảng không bị rạn nứt và sức mạnh của nó sẽ suy yếu khi đất nước trải qua những thay đổi kinh tế xã hội quan trọng. Và theo Trọng, “cải tổ Đảng” dù chỉ một chút có thể dẫn đến sự sụp đổ. Đó là lý do tại sao ông ta đã cố gắng để loại bỏ các yếu tố tham nhũng, suy thoái đạo đức và tư tưởng ra khỏi Đảng. Ba năm trôi qua, và giờ sức khỏe của Trọng đã yếu kém, và có thể Trọng cùng “đồng chí” của mình sẽ sớm bị tấn công để làm suy yếu sự kiểm soát của ông Trọng đối với Đảng và có khả năng định hướng kinh tế và chính trị của đất nước. David Hutt Nguồn: https://www.asiatimes.com/2019/04/article/is-vietnams-leader-trong-on-his-deathbed/  
......

Tháng Tư, cười hay khóc?

Trần Mai Trung - Báo Tiếng Dân Tháng Tư năm 1975, người Việt Nam phía Bắc chiến thắng người Việt Nam phía Nam. Người phương Bắc vui vẻ. Người phương Nam buồn rầu, nhưng tự an ủi là từ nay có hòa bình, anh em Việt Nam không còn bắn giết nhau. Trong chiến tranh 1954-1975, phía Bắc không nói nhiều về hòa bình, hô hào “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cũng tiếp tục chiến tranh ở miền Nam. Phía Nam thì nói nhiều về hòa bình, có lẽ vì chiến tranh diễn ra tại miền Nam, tàn phá chết chóc nhiều quá. Một số thanh niên “lý tưởng” ở miền Nam còn mơ mộng “nối vòng tay lớn” với người anh em phía bên kia, họ đâu biết là người CS sẽ không bắt tay với tình anh em bạn bè, đảng CS chỉ muốn lãnh đạo và ra lệnh. Hòa bình đến khi một bên thắng và một bên thua, cuộc sum họp không có tình anh em chút nào. Hai tháng sau, hơn 200 ngàn người anh em miền Nam bị người anh em miền Bắc đưa vào các trại cải tạo tập trung, tức là tù lao động khổ sai. Nhiều người bị giam từ 5 đến 10 năm, nhiều người đã chết ở đó, có người bị giam đến 17 năm. Cuộc chiến đã chấm dứt, người CS vẫn đi theo đánh người ngã ngựa. Hòa bình là điều mong ước của người dân miền Nam, nhưng với “bên thắng cuộc” thì nó chỉ là một chặng đường. Cuộc chiến Bắc-Nam vừa xong, họ nhìn sang Kampuchea, Thái Lan, họ muốn các nước xung quanh là cộng sản giống họ, đảng CS muốn nhân dân VN tiếp tục làm người lính tiên phong đi đánh nhau cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. ĐCSVN sẵn sàng đi vào cuộc chiến mới. Đảng CS xem nhân dân là vật sở hữu của mình, phải làm những gì đảng muốn. Đảng CS áp đặt chế độ độc tài đảng trị, độc quyền tuyên truyền, âm mưu biến người dân thành người máy, chỉ biết có đảng và bác, quên đi cha mẹ, ông bà, tổ tiên Việt Nam. Không chịu nổi sự cai trị độc tài của đảng CS, hơn 2 triệu người VN đã đau lòng rời quê hương đi tị nạn ở các nước khác, hàng trăm ngàn người đã chết trên biển, nhiều người bị hải tặc Thái Lan tấn công, thật kinh hoàng. Trong lúc hiểm nguy đó, những người da trắng không quen biết, khác màu da tiếng nói, đã đến cứu giúp người tị nạn. Còn lãnh đạo đảng CSVN, Thủ tướng Phạm văn Đồng thì đi nói xấu người tị nạn VN là trộm cướp, đĩ điếm. Ông ta là hình ảnh tiêu biểu của người cộng sản nhỏ nhen.   Cảnh diễn ra ở Đà Nẵng ngày 24/3/1975, người dân trốn chạy Cộng sản. Nguồn: Bettmann/ CORBIS Tháng Tư lại về, bạn cười hay bạn khóc? Có người “bên thắng cuộc” đang cười vì họ đã chiến thắng, mặc dù cái giá phải trả là hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc phải đi đánh nhau và chết ở miền Nam. Bạn bè, đồng chí, đồng bào bị chết rất nhiều mà lại cười, đó là cái cười vô liêm sỉ. Có người “bên thắng cuộc” đang khóc, 100 ngàn thiếu nữ miền Bắc đi Thanh niên xung phong, ở trong rừng mấy năm dài, 10 ngàn TNXP đã chết trong rừng, người trở về được thì mang bệnh tật và sống cô đơn vì tuổi xuân thì đã qua. Bên thua cuộc thì buồn hơn, ngày “giải phóng” cũng là ngày 200 ngàn người đi vào tù, người Việt Nam bị phân biệt làm nhiều hạng khác nhau. Đang sống bình thường thì bây giờ thiếu ăn, đang có tự do thì bây giờ phải nói theo ý đảng. Nếp sống đạo đức bị phá tan hoang, thay thế bằng giáo điều cộng sản. Người tị nạn VN thì mang nỗi buồn xa xứ, ngày 30 tháng Tư là lý do phải rời quê hương, là một ngày buồn. Trại tù cải tạo VC Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương Cả nước đã quy về một mối Một mối hận thù, một mối đau thương! Hạnh phúc, niềm mơ, nhân phẩm, luân thường Đảng tới là tan nát cả! (Thơ Nguyễn Chí Thiện) Người phương Nam đã không chiến đấu đến cùng để bảo vệ tự do, nhân phẩm, cơm áo của mình và nếp sống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Cái giá của hòa bình quá đắt.
......

Những răn đe lạc quẻ quanh vụ ông Trọng bị đột quỵ

Phạm Nhật Bình! Ông Trọng bị “choáng” nắng ở Kiên Giang hôm cuối tuần 13-14 tháng 4, tính đến nay đã kéo dài hơn một tuần. Cái nóng ở Kiên Giang khủng khiếp thật. Tổng bí thư/Chủ tịch nước đi kinh lý chắc chắn là phải có người hầu đàng hoàng, vậy mà để cho ông Trọng choáng nắng đến đột quỵ là điều không thể tha thứ. Ngoài ra, sự kiện ông Trọng bị “choáng nắng” dẫn đến đột quỵ cũng là lỗi rất lớn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương, vì những người như ông Trọng trong tứ trụ được khám sức khoẻ mỗi ngày mà lại không phát hiện ra sớm… để cứu ông Trọng. Trong khi bệnh tình ông Trọng xảy ra với những điều khó hiểu nói trên, báo chí đảng và nhà nước hoàn toàn im lặng. Chỉ có mạng xã hội là tưng bừng với những tin tức và bình luận… rất sát với thời cuộc, khiến cho cả nước đổ xô đi tìm khiến cho ba chữ “Trọng đột quỵ” trở thành top tìm kiếm trong mấy ngày qua. Không một ai trong chính quyền hé môi lên tiếng khiến cho dư luận lại càng có dịp bàn ra tán vào, nghi ngờ có chuyện gì rất hệ trọng đang diễn ra mà bị nhà nước giấu kín. Chuyện giấu giếm quanh co này dư luận cũng không lạ gì vì nó từng diễn ra trước đây với Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Đinh Thế Huynh và gần nhất là Trần Đại Quang và Đỗ Mười. Sự đồn đại càng lúc càng lan rộng vì thời nay mọi thông tin rất thoáng, lại nhờ có internet nên đi rất nhanh. Chỉ có báo chí quốc doanh vẫn cố thủ trong pháo đài tự do báo chí hàng triệu lần, ngoan ngoãn chờ lệnh Ban tuyên giáo vì tôn trọng điều luật “sức khoẻ của lãnh đạo là bí mật quốc gia”. Bỗng ngày 18/4 vừa qua, báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND), cơ quan của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng trong chuyên mục phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hoá” đã vội vàng lên tiếng. Tờ báo này lu loa rằng trong những ngày gần đây nhiều tin tức xuyên tạc, bịa đặt lan tràn trên các trang mạng xã hội nhằm nói xấu tình trạng sức khoẻ lãnh đạo. Tác giả bài báo còn cường điệu về một “thuyết âm mưu đen tối” của một số “đối tượng” như Lê Nguyễn Hương Trà (Cô gái Đồ Long), Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) là hai blogger có số lượng người theo dõi đông đảo. Ngoài ra báo QĐND còn cáo buộc các trang mạng của đảng Việt Tân, đài RFA, BBC, thoibao.de…thường xuyên phát tán tin tức “xấu độc” về lãnh đạo đảng, cụ thể là bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng. Để rồi báo này mở loa kêu gọi phải kiên quyết đấu tranh với “nấm độc thông tin” và các “thuyết âm mưu” đen tối và phải “xử lý nghiêm” bọn người này! Không thể nói gì khác hơn khi ngậm miệng trước sự kiện đang diễn ra thì đây là lỗi của chính quyền, khinh miệt quyền được thông tin của quần chúng. Vì không phải vô cớ mà dư luận thêu dệt, đơm đặt chuyện chết sống của người đứng đầu đảng và nhà nước. Nếu đảng biết tôn trọng dân và tỏ ra minh bạch với dân như đã hứa, thì mọi chuyện sẽ không còn gì phải bàn tán. Đảng chỉ cần công bố cho người dân biết: ông Tổng Tịch vì tuổi già sức yếu, làm việc quá độ nên cần phải tịnh dưỡng một thời gian và không có chuyện đột quỵ, đột tử như tin đồn. Kèm theo là hình chụp Tổng Trọng ăn cháo bào ngư, ngồi xe lăn hay đang tập vật lý trị liệu với các hộ lý vậy là đủ. Đàng này đảng và chính phủ cương quyết không chịu lên tiếng dù chỉ vài giòng tin ngắn. Trong khi phát ngôn viên chính phủ cũng bỗng dưng trở thành người câm thì trong bóng tối các cơ quan tuyên giáo cho một số ngòi bút bình luận sặc mùi dư luận viên đua nhau chụp mũ, đánh phá các cá nhân và các trang thông tin muốn tìm hiểu sự thật. Luận điệu bọn dư luận viên này cũng cùng một lò với báo QĐND, cho rằng các thế lực thù địch đã loan truyền tin thất thiệt, bịa đặt về sức khoẻ của ông Trọng để kích động gây hoang mang dư luận, làm giảm lòng tin quần chúng. Chính quyền không thấy được cái lỗi của mình nên đi từ cái sai này đến cái sai khác. Khi ông Trọng đã là nhân vật số 1 của Việt Nam, bây giờ tự nhiên không thấy xuất hiện mà cũng không có lời giải thích chính thức nào thì ai cũng phải đặt câu hỏi băn khoăn. Báo chí quốc doanh lo khai thác tin ấu dâm, sửa điểm cũng đồng tình bỏ quên số phận ông Tổng Tịch. Trong khi lẽ ra nhiệm vụ của báo chí và các cơ quan truyền thông là phải loan tải và phân tích tin tức cho rộng đường dư luận. Ở Việt Nam, truyền thông lề đảng không làm được nhiệm vụ của mình thì người dân có quyền suy nghĩ và nói ra những gì họ biết để mọi người cùng biết. Chuyện này ở các xứ tự do người ta đã quá quen thuộc vì khi chính quyền không kịp lên tiếng thì truyền thông tư nhân nói ngay và hỏi ngay. Nếu chính quyền cố tình quanh co không trả lời thì báo chí lập tức đưa ra hàng loạt nghi vấn để hướng dẫn dư luận. Ngày nay tưởng đã đến lúc đảng cộng sản phải biết rằng đã hết rồi thời kỳ bưng bít dư luận. Càng bưng bít càng cho thấy chính quyền đang sợ hải sự thật bị phơi bày. Mỗi người dân trong khả năng của mình đã trở thành một ký giả, một nhà báo đồng thời cũng là một người chủ báo. Vì một sự thật đơn giản, họ có Facebook trong tay. Cho dù có Luật an ninh mạng làm lá bùa đàn áp, cho dù có lực lượng hàng chục ngàn dư luận viên, thì lãnh đạo CSVN nên nhớ hiện có gần 50 triệu người Việt Nam có Facebook, tức có 50 triệu tờ báo điện tử trong tay. Cho nên dùng một tờ báo Quân Đội Nhân Dân bằng những luận điệu ngậm máu phun người để răn đe dư luận thì thật là ấu trĩ và tốn công vô ích! https://viettan.org/nhung-ran-de-lac-que-quanh-vu-ong-trong-bi-dot-quy/
......

Tổng Trọng "hết pin"

VÀO HANG Ổ CỦA BA DŨNG, TỔNG TRỌNG HẾT PIN VÀ LIỆU CÓ AI ĐỦ TẦM ĐỂ THAY THẾ ÔNG TA? Tác giả: Quê Hương Sau khi Tổng Trọng đột quỵ tại Kiên Giang vào ngày 14/4 nghi do xuất huyết não, dư luận trong và ngoài nước thán phục cha con Nguyễn Tấn Dũng với mưu cao kế hiểm. Thực ra, sau đại hội 12 diễn ra vào tháng 1/2016 với rất nhiều mặc cả về vấn đề nhân sự, Nguyễn Tấn Dũng đành về nghỉ. Trong cuộc họp chính phủ vào cuối tháng 3/2016 trước khi về hưu, đồng chí X đã nói là “ráng làm người tử tế”, ý ông ta muốn nhắc Trọng là hãy là người tử tế. Thế nhưng, những gì diễn ra sau đó cho tới nay, thì với ông Dũng, Trọng chưa bao giờ là người tử tế. Suốt chặng đường hơn 3 năm qua, các tay chân của đồng chí X đều bị kỷ luật, dính vòng lao lý và thậm chí là thủ tiêu. Nhẹ bị kỷ luật thì có Vũ Huy Hoàng, Bùi Quang Vinh, Nguyễn Xuân Anh…. Dính vòng lao lý thì có Đinh La Thăng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Trần Bắc Hà, Hà Văn Thắm, Trịnh Xuân Thanh …. Bị thủ tiêu thì có Chủ tịch nước Trần Đại Quang…. Và với tốc độ đốt lò như hiện nay, chưa biết chừng cô công chúa của ông Dũng là Nguyễn Thanh Phượng cũng có thể trở thành củi lúc nào không hay. Và khi tình hình đã bắt đầu ngoài tầm kiểm soát thì cũng là lúc đồng chí X ra tay. Sau cú nhìn đầy hằn học của Dũng nhắm vào Trọng bị cánh phóng viên ảnh bắt được tại đám tang Trần Đại Quang diễn ra vào cuối tháng 10/2018. Trong thời gian gần đây, người ta thấy Dũng quay ngoắt làm lành với Trọng. Đặc biệt là sáng 29/3, Thường trực Ban Bí thư tổ chức hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu qua các thời kỳ. Báo chí trong nước đồng loạt cho đăng bức ảnh Nguyễn Phú Trọng bắt tay Nông Đức Mạnh trong khi Nguyễn Tấn Dũng ngước nhìn lên cười tươi, mặc dù Trọng không thèm nhìn mặt Dũng. Động thái trên khiến Trọng nghĩ rằng Dũng đã thực sự qui hàng và Trọng có phần sơ hở. Trước đó, chưa kể việc đã vài lần con trai Dũng - Nguyễn Thanh Nghị đã lấy lòng Tổng Trọng ví dụ như việc tuyên bố Phú Quốc cần có luật đặc khu, trong bối cảnh, làn sóng phản đối dâng cao cả trong và ngoài nước vào tháng 6/2018 đối với kế hoạch do Tổng Trọng đạo diễn. Việc quay ngoắt sang làm lành như thế đã khiến Tổng Trọng mất cảnh giác và tự dẫn mình vào hang cọp. Với một lịch trình làm việc bận rộn tại Kiên Giang giữa trời nắng 40 độ C không mũ nón, rồi lại vào phòng đông lạnh với nhiệt độ dưới 0 độ C, lúc thì họp hành với các sở ngành trong phòng điều hòa. Lịch trình làm việc bận rộn, di chuyển nhiều trong thời gian ngắn, nhiệt độ thay đổi liên tục, trong khi đã 75 tuổi khiến Trọng bị xuất huyết não và đột quỵ. Cần phải nói thêm rằng, khi đi công tác ở bất cứ đâu, lực lượng cận vệ của Trọng đều tính toán rất cẩn thận để tránh cho ông ta nguy cơ bị đầu độc hay ám sát. Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên khách quan như lần này thì lực lượng cận vệ của Trọng không thể tính toán được. Cho đến hôm nay, báo chí vẫn chưa dám đưa bất cứ thông tin nào liên quan đến bệnh tình Tổng Trọng nhưng khả năng cao là … hết pin! Khi mà Tổng Trọng rơi vào tình thế này, nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ có đấu đá nội bộ để tranh giành chức TBT kiêm CTN. Nhưng điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi lẽ khi Hồ Chí Minh (vừa là Chủ tịch nước vừa là lãnh đạo tối cao của Đảng) chết vào năm 1969 thì sau đó chưa ai kể cả Lê Duẩn dám ngồi vào chiếc ghế đúp của ông ta. Điều đơn giản là ông Hồ tạo ra cái ghế đúp ấy cho riêng ông ta chứ không phải là người nào khác. Chỉ có đến đời Nguyễn Phú Trọng - con rơi thứ 2 của ông Hồ sau Nông Đức Mạnh (cả 2 Tổng Bí Thư đều không có bố, tức là mẹ chửa hoang) mới dám làm điều mà cha ông ta đặt ra, sau khi đã loại tất cả các đối thủ chính trị ngang cơ để trở thành đàn anh của lớp lãnh đạo hiện tại. Và khi Trọng không làm nữa thì sẽ không ai được phép ngồi vào chiếc ghế đó, giống như trường hợp Hồ Chí Minh. Hơn nữa hiện nay Vượng, Phúc, Ngân, Nhân đều sàn sàn ngang cơ nhau thế này. Nếu 1 ai đó nắm cả 2 ghế thì những người còn lại sẽ không chịu và thượng tầng ắt sẽ đánh nhau tơi bời. Dù cho thế sự có như thế nào đi chăng nữa thì người ta vẫn tiếc và cười vào mặt Trọng. Giá như cái tên của ông ta không phải là Trọng (tức là nặng) thì giờ có khi đã giống cha mình, ngồi ngất ngưởng trên ngôi cao vài năm nữa. Nhưng người tính không bằng Giời tính đâu. Đau quá Trọng ơi!!!
......

Điểm khởi nguồn của phong trào bất tuân

Đỗ Văn Ngà| Thời buổi sơ khai, mới biết tới lửa, lúc ấy, để lấy được lửa, con người rất vất vả cực nhọc. Phải chuẩn bị đủ thứ nào là nhúm cỏ mịn loại dễ bắt lửa, rồi những thân cây khô để xoay cho chúng cọ sát tạo thành ma sát chuyển hóa thành nhiệt và bắt lửa. Quá trình của nó cực kỳ gian nan, có khi người ta phải làm đi làm lại nhiều lần đến nỗi da tay bỏng dộp vì ma sát, thì mới nhóm được một ngọn lửa le lói. Có một nguyên tắc ai cũng hiểu, nếu nến trước gió nến tắt nhưng rừng cháy gặp gió lửa bùng mạnh. Cho nên, khi nhóm được ngọn lửa leo lét thì nâng niu duy trì, nhưng khi lửa đã bùng thì muốn dập cũng khó. Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tương tự vậy, phong trào bất tuân dân sự là một phong trào rất khó hình thành. Lòng căm phẫn của nhân dân với chính quyền Cộng Sản như là những thanh củi khô. Những con người đấu tranh cho dân chủ nếu có phương pháp, nếu tập hợp được nhân lực, hình thành tổ chức tốt sẽ là tác nhân tạo lửa cho những thanh củi ấy. Trong những năm qua, biểu tình cũng nổ ra đâu đó rồi lại tắt lịm. Đó là điều tất nhiên, nến trước gió thì nến bị thổi tắt, thế thôi. Nhưng cũng có lúc gió sẽ không thể làm tắt lửa. Hiện nay đã gần 1 tháng, Nguyễn Hữu Linh dâm ô bé gái trong thang máy một chung cư ở Q4 sài Gòn, chính quyền vẫn không có dấu hiệu gì gọi là khởi tố. Đây là một sự thách thức của chính quyền Cộng Sản với nhân dân rằng “tao không khởi tố thì chúng mầy làm gì được tao?”. Và sự phẫn uất trong dân là có thật, nhiều người đã dùng hết mọi khả năng kêu gọi của mình như đứng giữa đường phố đông đúc mang một tấm bản tự viết “ấu dâm là tội ác”, hay đây đó có những chiếc ô tô có in hình tên ấu dâm Nguyễn Hữu Linh. Đây là một sự khởi dầu le lói của một phong trào bất tuân dân sự. Ở Trung Ương, đám lãnh đạo cấp cao chỉ lo chém giết nhau tranh giành. Bên ngoài biên giới quân cướp nước cứ lăm le từng ngày lấn tới, nhưng chính quyền này cứ lùi bước mãi. Với nhân dân, chính quyền này nó không còn bảo vệ họ nữa mà vứt cho bọn quan chức thứ tính muốn làm gì thì làm: tăng thuế tăng phí tùy tiện, rồi tội ác của bọn quan chức lại được bảo kê vv… Với tình hình như vậy, nếu cường độ mỗi lúc một mạnh dần sẽ ép sức chịu đựng của người dân đến đến lúc không thể chịu đựng được nữa. Điều đó phải đến, đó chính là miếng bùi nhùi rất dễ bắt lửa nếu có tổ chức đủ sức thổi bùng nó lên thành đám cháy lớn. Cộng sản sẽ phải đổ thôi, có điều là nhanh hay chậm là tùy thuộc vào chất lượng của các tổ chức chính trị đối lập với CS./.
......

Ngu hết phần thiên hạ

Ngô Trường An| Nhiều người cùng thế hệ với tôi hoặc anh chị tôi hiện nay đã ngoài 60 cả rồi. Nhưng chẳng hiểu họ giả vờ ngu hay là ngu bẩm sinh, mà không phân biệt được mốc thời gian của các giai đoạn lịch sử. Họ cứ đem chuyện HỒI XƯA để so sánh với giai đoạn hôm nay, rồi chửi rủa tôi là thằng phản động! Họ nói với nhau rằng, thì, là, mà … Ngày xưa nghèo khổ, bây giờ được như ri là quá phát triển rồi. Rằng xưa đói, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, giờ vầy còn đòi gì nữa? Rằng xưa trên bom dưới đạn, bây giờ hòa bình dù có vất vả ngủ cũng ngon giấc, chả sợ chết chóc vì bom rơi, đạn lạc. Bla..bla …!! Cái ngu của các người là không phân định được hồi xưa là hồi xưa nào. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ ra cái mà các người thường gọi là “hồi xưa” ấy. Nó có 2 giai đoạn: trước 30.4.1975 và sau 30.4.1975. Là vầy: rước 30.4.75 một người lao động bình thường có thể nuôi sống vợ và 7-8 đứa con. Công chức làm cho các hãng xưởng tư nhân hoặc công chức nhà nước đều được trả lương cả vợ lẫn con, thì làm sao mà đói? Người già cả không nơi nương tựa, được chính phủ đưa vào viện DƯỠNG LÃO chăm sóc. Trẻ em mồ côi được chính phủ đưa vào viện CÔ NHI nuôi nấng. Kẻ tha phương cầu thực (chạy giặc) thì có trại TỊ NẠN nương thân. Người nghèo khổ thì có trại TẾ BẦN giúp đỡ. Kẻ lữ hành lỡ độ đường thì có QUÁN CƠM XÃ HỘI ăn uống hoàn toàn miễn phí. Vậy, đói khổ nó ở đâu ra? Trong một đất nước đang chiến tranh thì làm sao mà phát triển cơ sở hạ tầng mà so bì với thời bình? Nhưng dù sao thời đó cũng đủ trường học khang trang để học sinh ngồi học chứ không như các trường vùng cao ngày nay. Dù không phát triển, nhưng bệnh viện mỗi người một giường, chứ đéo có cảnh chen chúc dưới gầm giường như ngày nay. Dù kinh tế không bằng hôm nay, nhưng người dân chẳng gánh nợ công, mà lại được nhà nước chữa bệnh hoàn toàn miễn phí và học sinh đi học cũng chẳng tốn của cha mẹ đồng bạc học phí nào. Như vậy thì thử hỏi, hồi nào phát triển hơn? Nói bây giờ hòa bình sướng hơn hồi xưa vì không sợ tiếng súng, tiếng bom? Vậy thử hỏi các người, cuộc chiến này do ai gây ra? Ai đem bom đạn Nga Tàu vào tàn sát Miền Nam? Ngu thật hay giả ngu vậy mấy người? Còn nói về “hồi xưa” của giai đoạn sau 1975 mấy người bị đói là đúng rồi. Không đói sao được khi vừa im tiếng súng là họ đến nhà bắt nộp lúa nuôi quân hết đợt này sang đợt khác. Không đói sao được khi nhà ông có 500 đồng, họ chỉ đổi ông được 1 đồng. Không đói sao được khi ông thu hoạch mùa vụ xong đều phải gánh hết lên HTX. Không đói sao được khi nhà ông nuôi được con bò hay con heo cũng không được bán hoặc làm thịt, mà phải giao cho HTX… Không rách sao được, khi gia đình ông 3-4 người mới được xét duyệt cho mua 1m vải quần. Không te tua sao được, khi ông cần 1 cái nồi để nấu cháo, lúc đến cửa hàng mậu dịch quốc doanh thì họ đưa cho ông 1 chiếc lốp xe đạp??? Các ông phải biết cái hồi xưa đói khổ đó do ai gây ra chứ. Từ một đất nước tự do muốn đi đâu thì đi, muốn mua cái gì thì mua, muốn ăn cái gì cũng có… Tự nhiên quay sang muốn đi đâu phải xin giấy tạm trú, tạm vắng. Muốn mua cái quần, cái áo, đôi dép cũng phải chờ xét duyệt mà chưa chắc đã được. Muốn ăn thì phải xếp hàng mua phiếu nơi cửa hàng quốc doanh, mà chưa chắc đã được ăn món mình ưa thích…. Những điều đó chế độ nào gây ra cho các người vậy? Già hết rồi, có ngu thì chừa lại cho đời một ít. Sao cứ giành hết phần ngu của thiên hạ vậy mấy cha?
......

Người dân chặn xe rác vào bãi Phan Lìn

  Hơn 100 người dân bản Nà Bỏ, huyện Tam Đường, Lai Châu đã căng lều bạt chặn xe chở rác vào bãi rác Phan Lìn để phản đối tình trạng ô nhiễm tại đây. Truyền thông trong nước loan tin ngày 19/4. Theo đó, chỉ có một nguồn nước duy nhất tại bản Nà Bỏ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây. Tuy nhiên, bãi rác Phan Lìn tại đầu nguồn nước với quy trình xử lý rác không đúng đã gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương. Tin cho biết, theo đúng quy trình, lẽ ra rác thải tại bãi Phan Lìn phải được xịt hóa chất rồi bị lấp kín, nhưng thực tế thì rác thải lộ thiên tràn ngập bãi với mùi hôi nồng nặc và ruồi nhặng bâu kín. Người dân trong nhiều ngày qua phải đi mua nước sạch để sử dụng, còn những gia đình không có điều kiện phải chịu cảnh dùng nước ô nhiễm để ăn uống, tắm giặt. Cơ quan tiếp dân tỉnh Lai Châu và các ban ngành huyện Tam Đường cũng đã gặp gỡ, đối thoại với người dân về tình trạng này, cho biết thêm đang khảo sát nguồn nước mới cho người dân Nà Bỏ trong thời gian tới. Trong những ngày qua, người dân tại một số địa phương trên cả nước cũng phản đối tình trạng nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường gây hại cho họ. Trường hợp nhà máy của Công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Bao Bì Vĩnh Khang ở huyện Củ Chi, TP.HCM bị dân chúng địa phương phản ánh suốt 3 năm qua thải ra môi trường lượng chất ô nhiễm khiến nhiều người bị bệnh mắt và đường hô hấp. Người dân cho biết họ nhiều lần liên hệ với chính quyền địa phương và công ty yêu cầu giải quyết nhưng thực tế tồi tệ vẫn tiếp diễn. Cũng trong tuần này, nhà máy sản xuất quặng thuộc Công ty TNHH TM AMV-166 tại quận Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng bị đình chỉ sản xuất do dân chúng phản đối hoạt động của nhà máy gây ô nhiễm môi trường. Nguồn: RFA
......

Các hội đoàn dân sự phải có quyền chính trị Hiến định

Nguyễn Hồng Phúc - VNTB Dự thảo luật về hội do Bộ Nội Vụ soạn thảo, ở Điều 2.2 ghi: “Luật này không áp dụng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam”. Như vậy, phải chăng sẽ có sự phân biệt về “quyền chính trị” giữa các hội đoàn dân sự thành lập trong tương lai theo Luật về hội? Không áp dụng nhưng vẫn bảo đảm quyền tự do chính trị? Ở bản dự thảo luật về hội đã trình Quốc hội (khóa XIII, tải bản dự thảo tại http://bit.ly/2IjWMG4), quy định luật này không áp dụng đối với: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam”. Về vấn đề này có hai loại ý kiến, loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định của dự thảo luật là không áp dụng luật này đối với các tổ chức chính trị – xã hội được quy định tại Điều 9 của Hiến pháp. Loại ý kiến thứ hai đề nghị, Luật về hội cần điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức hội, trong đó bao gồm cả các tổ chức chính trị – xã hội. Phía Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đưa ra quan điểm việc không áp dụng luật này đối với 6 tổ chức chính trị – xã hội là phù hợp với lịch sử phát triển và vai trò đặc biệt quan trọng của các tổ chức đó, phù hợp với thể chế chính trị của nước ta. “Hơn nữa, một số tổ chức này đã có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn, Pháp lệnh cựu chiến binh. Vì vậy, dự thảo luật được tiếp thu chỉnh lý theo loại ý kiến thứ nhất, quy định rõ trong luật như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội và đây cũng là việc luật hóa quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP nhằm bảo đảm sự minh bạch và tránh gây hiểu lầm trong quá trình thi hành luật”. [trích Báo cáo số 39/BC-UBTVQH14, tải toàn văn báo cáo tại http://bit.ly/2DbaUNS] Như vậy, về các quyền chính trị của Công Ước về các Quyền Dân Sự và Chính Trị 1966 (ICCPR), mà Việt Nam gia nhập vào ngày 24/9/1982, có được thực thi với các hội đoàn dân sự thành lập theo Luật về hội? Vì sao lại phân biệt hội đoàn dân sự có hay không sự hiện diện của Đảng? Theo dự thảo luật về hội đã trình Quốc hội trước đây, thì trong “Việc công nhận điều lệ hội”, được chia theo cấp như sau: Bộ trưởng Bộ Nội Vụ công nhận điều lệ hội hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh, Thủ tướng Chính phủ công nhận điều lệ hội có Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện công nhận điều lệ hội hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện. Về vấn đề này có ý kiến cho rằng, cần phải làm rõ hội có Đảng đoàn và hội không có Đảng đoàn, đồng thời phải thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng tại Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính Trị. Tiếp thu ý kiến này, dự thảo luật được tiếp thu chỉnh lý như sau: Thủ tướng Chính phủ công nhận điều lệ hội của các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 15 của dự thảo luật. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ công nhận điều lệ hội hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh (khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 15). Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận điều lệ hội hoạt động trong tỉnh; căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận điều lệ hội hoạt động trong phạm vi huyện (khoản 2 Điều 12 và khoản 1 Điều 15). [*] Một báo cáo nội bộ của Bộ Nội Vụ viết: Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị – xã hội: Căn cứ Điều 9 Hiến pháp năm 2013 (quy định về Mặt trận Tổ quốc và 5 tổ chức chính trị – xã hội); Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí Thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể (các đoàn thể gồm 05 tổ chức chính trị – xã hội nêu trên) và các luật, điều lệ hiện hành của các tổ chức này, do đó việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 05 tổ chức chính trị – xã hội nêu trên không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của các văn bản quy phạm pháp luật về hội là phù hợp. Đối với hội có đảng đoàn, các hội được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp và hội được thành lập, hoạt động theo Luật chuyên ngành: Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính Trị về hội quần chúng đã ghi “Không xây dựng văn bản riêng đối với một số hội đã được công nhận là tổ chức chính trị – xã hội, hội có đảng đoàn và không quy định hội có tính chất đặc thù”. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, quy định pháp luật về hội áp dụng chung cho tất cả các hội (trừ Mặt trận Tổ quốc và 5 tổ chức chính trị – xã hội nêu trên). [tải báo cáo tại http://bit.ly/2IjWMG4] Như vậy, trong nội dung dự thảo luật về hội sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5/2019, cần làm rõ liệu có phân biệt về các quyền lợi chính trị giữa các hội đoàn dân sự có “đảng đoàn” với “không đảng đoàn”? Bởi Hiến pháp 2013 đã bảo hộ quyền tự do chính trị của công dân: “Điều 14.1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nguyễn Hồng Phúc * Chú thích: “Điều 12. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hội 1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hội hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hội hoạt động trong phạm vi địa phương. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hội hoạt động trong phạm vi huyện”. “Điều 15. Thẩm quyền công nhận điều lệ hội và người đứng đầu hội, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hội, đình chỉ hoạt động có thời hạn, giải thể, giải tán hội 1. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này có thẩm quyền công nhận điều lệ hội và người đứng đầu hội, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hội, đình chỉ hoạt động có thời hạn, giải thể, giải tán hội, trừ trường hợp công nhận điều lệ hội quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thủ tướng Chính phủ công nhận điều lệ hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam và Hội chữ thập đỏ Việt Nam”. Nguồn: Việt Nam Thời Báo Ông Đỗ Hoàng Điềm: Xã hội dân sự là nền tảng của quốc gia https://www.youtube.com/watch?time_continue=17&v=DNj-RGGsceg  
......

Tình hình là phang thẳng nhau rồi.

Người ngồi với Tư Sang là tên là Phan Trí Đỉnh. Người Buôn Gió! Nếu tính trong xếp hạng chức tước quân dụng bút của Tư Sang có 5 bậc , thì Đỉnh xếp tầm hạng 3. Cao nhất loại 1 là Nguyễn Công Khế, Trương Huy San... loại 2 là Hoàng Hải Vân, Lưu Trọng Văn... Hôm nay mập mờ Phan Trí Đỉnh nói tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp chết, nguyên nhân Đỉnh cũng nói ám chỉ Nguyễn Thanh Nghị ám sát Nguyễn Phú Trọng, Đỉnh nói thêm hàng hoa Ngọc Hà sắp đắt hàng. Thực sự thì hôm nay ông Trọng có tập đi, nhưng còn yếu nên ông không đi được lâu, bác sĩ nói ông cần phải vật lý trị liệu, châm cứu, có nghĩa ông phải nằm điều trị thêm thời gian. Tư Sang nham hiểm định chơi trò gạo đã thành cơm, cho quân tung tin ông Trọng chết, có nghĩa muốn phế truất ông, đẩy ông Trọng vào thế khó, nếu đang đi không nổi vậy mà xuất hiện công chúng thì khác nào tự hại mình vì mạch máu chưa ổn. Còn xuất hiện trong tình cảnh như thế hay không xuất hiện đều bất lợi, có thể dẫn dến việc đòi hỏi thay thế ông vì bằng chứng sức khoẻ ông đã quá yếu. Người thay thế sẽ là đàn em của Tư Sang là Xuân Phúc và phó Xuân Phúc. Nguyễn Thanh Nghị nhà 3x thì nhiều người biết là loại thư sinh trói gà không chặt, sức mấy mà có hạ độc thủ người như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng cũng thừa khôn ngoan để đánh giá ai nguy hiểm mà cần bảo vệ mình, chính vậy khi biết Tư Sang đi nghỉ mát Phan Thiết sắp về, ông phải vội về Hà Nội nằm để tránh phải gặp, mặc dù bác sĩ bảo không đi máy bay được. Tư Sang cay cú xúi mấy tờ báo viết việc người xuất huyết não đi máy bay là nguy hiểm để làm mất uy tín tổng Trọng rằng khó bảo đảm sức khoẻ. Việc đổ dồn vào Nghị một công đôi việc, vừa hướng dư luận không dể ý đến phe mình, vừa trả thù riêng, vừa đánh tiếng cho dư luận biết ông Trọng yếu, cần thay ( thay nười của Tư Sang ) Nhà 3x lúc này mà không chiến lại, thật là quá dở, để Tư Sang xúi người phao tin trục lợi, mà cứ khoanh tay nhìn thì chẳng nên tí nào. Tầm này nếu nhà 3x chỉ phang lại cánh Tư Sang chỉ vì trả đũa cá nhân, hẳn phe ngoài Bắc họ sẽ ủng hộ cho hai bên đánh nhau cân bằng, họ cũng không muốn bọn Tư Sang nhân cơ hội đục nước béo cò. Bên ông Trọng lúc này chỉ có nước bịt tin và cho người viết rằng ông vẫn khoẻ này nọ, như mới hôm qua nhà báo đi theo ông Trọng nói rằng ông chỉ cảm nhẹ. Tầm đã đến này rồi, các bên ngửa bài mà phang nhau đi thôi, bên nào không phang sau phe kia nó thắng thì chuốc hoạ. Người Buôn Gió| Nguồn: facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/2283278645063749 Bài của Đỉnh đây. ------------------------- Không hiểu sao đang nghĩ về anh tôi chợt nhớ cuốn " Làm thế nào để giết một tổng thống '' của Linh mục Cao văn Luận. Về vụ án của cháu Đoàn thị Hương làm chết ông Kim Jong-nam, hình ảnh trích xuất camera chỉ cho thấy một mình bị cáo Việt Nam vòng tay qua người ông Kim Jong-nam từ đằng sau, còn Siti Aisyah – cô gái Indonesia vội vã chạy đi từ đằng sau. Nhưng thực ra, nhiều nhân chứng khác vẫn có thể chứng tỏ vai trò của Siti Aisyah trong cái chết của Kim Jong-nam. Trước khi chết, ông Kim vẫn có thể đi được vài bước và nói với một tiếp tân tại sân bay, "ai đó đã tạt chất gì vào mặt tôi và một người phụ nữ đã chụp vào mặt tôi với một chiếc khăn tẩm dung dịch". Phóng viên Thùy Linh phân tích, từ Selangor, Malaysia. “ Đây chính là hình thức vũ khí hoá học nhị phân, theo nhiều chuyên gia phân tích. Trong đó sẽ có hai hoặc nhiều sát thủ, mỗi người có thể đã tẩm hai hoặc nhiều tiền chất của chất độc lên mặt nạn nhân. Phương pháp này sẽ đảm bảo rằng những kẻ tấn công không bị giết chết bởi chất độc và sẽ ít bị phát hiện hơn khi đem các thành phần hoá học riêng biệt của chất độc này vào Malaysia.” Thưa các bọ mạ bạn hữu. Những ai đã đọc cuốn “ Làm thế nào để giết một tổng thống” của linh mục Cao văn Luận ??? Những ai đã băn khoăn về cái chết của Ông Kennedi ??? Thời đó xưa rồi, thời bây giờ là cái chết của ngài anh trai chủ tịch Ủn, nên tôi ngẫm nghĩ về khái niện vũ khí hóa học nhị phân thời nay. Sáng ăn trứng opla ( có ai bỏ một chút gì đó vô hại - 1 ). Khát thì chút nước cam ( có ai bỏ chút gì đó cũng vô hại - 2 ) Trưa có cái khăn lạnh để lau ( có ai bỏ chút gì đó vô hại - 3 ) Ba thứ này đơn lẻ thì vô hại. Nhưng ba thứ này đổ vào cùng một đối tượng thì chết là cái chắc. Mấy năm nay nhỡ anh gieo rắc bao ân oán, nhỡ anh đã tạo cho mình biết bao kẻ thù. Vậy mà anh lại phó hội kiểu ấy. Mấy năm qua anh dồn bao thằng đến khuynh gia bại sản, đến chết trong tủi hổ. Anh đang định ra đòn quyết định cho cuộc chiến của anh. Anh lại ngồi cạnh con trai của kẻ một mất một còn với anh. Anh tự tin quá, anh ngạo nghễ quá. Anh mất cảnh giác đã đành nhưng bè lũ bảo vệ anh cũng ngờ nghệch vậy ư ??? Tôi âm thầm uống rượu một mình, lo cho anh quá, thương anh quá. Xót xa quá anh ơi. Suốt ngày hôm nay buồn. Bọn hàng hoa Ngọc hà đang lao xao…      
......

Mua, rồi mua tiếp, chạy rồi, chạy tiếp chứ sao

J.B Nguyễn Hữu Vinh – RFA| Thi cử ngày nay có khác xưa Vụ gian lận điểm thi, dù quan chức địa phương, Bộ Giáo dục, Bộ Công an bằng mọi cách che giấu bằng cách viện ra đủ những ngôn từ mỹ miều như để bảo đảm “tính nhân văn”, “sự riêng tư”, “vì tương lai các cháu…” thì rồi cuối cùng vẫn cứ “lộ sáng” những quan chức có con cái đã gian lận điểm thi. Sở dĩ các địa phương bằng mọi cách giấu diếm tên tuổi những kẻ tham gia đường dây gian lận này, chỉ bởi một điều đơn giản: Các đối tượng gian lận điểm thi đó, toàn là con cái quan chức lãnh đạo cộng sản. Ở đó có sự tham gia của đầy đủ lãnh đạo các ban ngành, chính quyền cho đến các cơ quan chuyên môn, Từ lãnh đạo Tỉnh, bí thư Tỉnh ủy, công an, giáo dục, kiểm lâm, thuế vụ… Nghĩa là không trừ một bộ phận nào, ngành nào dù đó là những cơ quan lãnh đạo về chính trị, chính quyền, luật pháp, hành pháp… đủ cả. Và nếu như một vài đại biểu Quốc hội, nhiều người có tiếng tăm cũng như sự phẫn uất của người dân đòi ngay lập tức đình chỉ công việc, đuổi khỏi ngành, kỷ luật những người đã tham gia vụ gian lận thi cử thì hệ thống đảng và chính quyền sẽ lập tức đóng cửa. Bởi: “Cứ vi phạm mà kỷ luật hết thì lấy đâu ra cán bộ mà làm việc”.  – Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội. Điều mà người ta nhìn thấy ở đây, là những điều không thể tin nổi vẫn có thể xảy ra với những kỳ thi quốc gia vốn yêu cầu sự nghiêm ngặt đến mức cao nhất. Khủng khiếp hơn nữa, bởi điều này xảy ra không chỉ ở một, mà là rất nhiều địa phương, không phải chỉ một kỳ thi, người ta biết rằng đã có nhiều năm, nhiều kỳ thi như vậy. Việt Nam, với ngàn năm văn hiến, kể từ kỳ thi đầu tiên năm Ất Mão 1075 đời Lý  đến nay, đã gần 1000 năm trôi qua có lẽ chưa có thời kỳ nào có những kỳ thi hỗn loạn, khủng khiếp như hiện nay. Nếu như ngày xưa, trong suốt 143 năm tồn tại, triều Nguyễn tổ chức 39 khoa thi hội, lấy đỗ 293 vị tiến sĩ, chỉ có duy nhất một người trong hoàng tộc đỗ đại khoa, đó là ông Tôn Thất Lĩnh, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1889) triều Thành Thái. Trên các bia tiến sĩ chỉ thấy lác đác vài người xuất thân là ấm sinh, ấm tử, còn lại đại đa số là con em giới bình dân. Thì ngày nay, không chỉ con mà cháu chắt, họ hàng quan chức cán bộ Tỉnh, huyện đều lũ lượt xếp hàng làm thủ khoa vào các trường Đại học do được gian lận điểm thi, còn con em nông dân, dù có “nhà nghèo học giỏi” đến mấy, cũng phải nhường chỗ cho con quan nhởn nhơ não phẳng. Nếu như ngày xưa, mà bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi sẽ bị đóng gông một tháng, sau đó bị đánh 100 roi. Thì ngày nay, thí sinh không cần mang tài liệu vào phòng thi đã đành, mà cũng chẳng cần làm bài thi, cứ để trắng giấy thi rồi sẽ có người lo đánh dấu làm bài chấm thi cho chúng. Điển hình là những bài thi trắc nghiệm đến 80 câu hỏi mà thí sinh vẫn được 0 điểm, để rồi sau đó nâng lên 9 điểm đỗ Thủ khoa vào đại học. Nếu ngày xưa, đã vi phạm quy chế thi cử, thì bất cứ ai cũng đều bị trị tội, như trong kỳ đệ tứ khoa thi Hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Khi sự việc bị phát giác, Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông. Thì ngày nay, quan chức Cộng sản nổi tiếng “nhân văn” nên không thông báo tên tuổi thí sinh gian lận và không muốn công khai tên tuổi những cha mẹ thí sinh gian lận bởi “tính nhân văn”, “quyền riêng tư, nhạy cảm” – Cái “nhân văn” cộng sản đến thế là cùng. Có lẽ, tự hào về thành tựu giáo dục với những cái khác xưa như vậy mà Nguyễn Phú Trọng đã mạnh mồn tuyên bố: “Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”. Những câu hỏi khó trả lời Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, báo chí phân tích đủ mọi khía cạnh của những tác hại, hậu quả của những sự gian lận này đến công bằng xã hội, đến nhân tài đất nước, đến tương lai dân tộc… Trong đó, có câu hỏi nhiều người đặt ra: Với những thí sinh mà bài thi bị điểm 0, được nâng lên tới 26.55 điểm với chỉ 3 môn thi. Nghĩa là kiến thức những học sinh này gần như bằng không. Vậy thì khi được nâng điểm để đưa vào các trường Đại học, dù với danh nghĩa là Thủ khoa đơn, thủ khoa kép nhưng cái đầu rỗng thì làm sao học tập để có thể hoàn thành tốt  nghiệp, ra trường? Câu hỏi đặt ra khá thực tế. Bởi chuyện học đâu phải chuyện đùa hay chỉ vì “tình hữu nghị cộng sản” theo cách nói của dân gian thời kỳ trước đây rằng: Cứ mang một con lợn sang Liên Xô, mấy năm sau Việt Nam sẽ được một Phó tiến sĩ. Sẽ rất nhiều người không thể hiểu được, những học sinh trắng về nhận thức và học lực như vậy, chúng vào trường Đại học để làm gì? Bởi làm sao với những bộ não đó có thể nhồi nhét được kiến thức để có thể tốt nghiệp ra trường. Nhưng, những người đặt câu hỏi đó chỉ là những người chưa hiểu biết về hệ thống giáo dục XHCN ở Việt Nam, một nền giáo dục “Hoàn toàn Việt Nam” mà Hồ Chí Minh đã tuyên bố từ 2/9/1945. Những người đặt ra câu hỏi đó, chỉ là những người suy nghĩ về việc học và dạy trong môi trường xã hội bình thường. Ở môi trường chính trị, xã hội bình thường, thì những việc đưa cái đầu rỗng hoàn toàn vào đào tạo đại học là chuyện không bình thường. Thế nhưng, ở đất nước Việt Nam hôm nay, với một hệ thống chính trị cộng sản do đảng lãnh đạo tuyệt đối”, thì việc đó đã trở nên bình thường, bởi xã hội Việt Nam đã là một xã hội không còn bình thường. Trả lời câu hỏi: Giải pháp “Kiến tạo Việt Nam” Ngày nay, Giáo dục đã trở thành một nghề khá sôi nổi và kiếm tiền làm giàu khá thành công. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Số tiền đó không nhỏ, nhưng các cơ quan Bộ, ngành, sở, phòng ban và các cơ quan cấp ủy, công đoàn, công sở… chiếm một tỷ lệ lớn trong việc chi tiêu cho những nhu cầu “đổi mới giáo dục”, “tham quan nước ngoài” “Cải cách giáo dục”, cử người đi đào tạo ở nước ngoài… là chính. Còn đồng lương cho giáo viên công chức, vẫn là đồng lương chết đói. Nhưng điều đó không hề gì. Bởi xã hội đã buộc phải quan tâm và chi tiền. Từ chỗ một số trường đại học có thể đếm trên đầu ngón tay, ngày nay, hàng trăm trường đại học đua nhau ra đời để kinh doanh. Cả đất nước được lập đại học, các tỉnh, thành, công ty… đua nhau mở trường. Thế rồi trường nhiều thì đua nhau cạnh tranh, hạ giá đầu vào bằng điểm chuẩn. Thậm chí, có những trường Đại học chỉ có thể tuyển sinh vào trường khi thí sinh mỗi môn chỉ cần đạt… 4 điểm. Bởi những trường này, từ cách tổ chức cơ sở vật chất cho đến đội ngũ giáo viên, quy mô và chất lượng hẳn nhiên là điều không cần phải bàn. Bởi có bàn cũng thừa biết là nó không có lối thoát khỏi sự chắp vá và không chất lượng. Thế nhưng cũng chẳng sao, bởi đầu vào của những trường này là con cái quan chức, học hành thì ít mà ăn chơi đập phá thì nhiều. Còn đầu ra đã có hệ thống chính trị lấy “hồng hơn chuyên” sử dụng bất chấp chất lượng, kết quả học tập. Nó đã phình to đến 11 triệu người ăn lương thì có phình to hơn nữa, cũng chẳng sao, tiền dân cứ trả. Còn con cái thuộc giai cấp “Công nông” ư? Cứ chờ đó, kiếm tiền mà mua chỗ làm việc, nếu không thì cứ thủ khoa cũng về chăn bò. Nói đến những điều đó, nhằm để nói lên rằng, việc đầu vào là những học sinh gian lận, không có kiến thức là không đáng lo. Với cái đầu rỗng tuếch và tư duy con nhà giàu, con quan chức làm vua một cõi, mà những học sinh này sẵn sàng theo gương bố mẹ chúng làm bất cứ điều gì để có kết quả, thành tích như ý muốn. Bởi cái đầu nó nhẹ, nhưng cái túi bố mẹ nó rất nặng, có thể chi phối cả hệ thống chính trị thì sá gì vài ông thầy, vài kỳ thi ở trong bậc Đại học. Thậm chí, với bước trưởng thành mở đầu bằng sự gian dối, thì sự gian dối đó sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở theo cuộ đời của các thí sinh này. Cũng chính vì thế, mà ở Việt Nam thời gian gần đây mới xuất hiện nhiều và ngày càng công khai, bình thường những nhà giáo đủ mọi gương xấu như ấu dâm, làm tiền sinh viên, những thầy giáo, cô giáo đổi tình lấy điểm… Tất cả những gian lận ấy, bắt nguồn từ sự gian lận trong mỗi gia đình quan chức, trong tổ chức, cơ quan và cả bộ máy chính trị hiện nay mà hình thành và phát triển. Thế rồi đám sinh viên, học sinh ấy lại ra trường với tấm giấy chứng nhận làm hành trang và tạo vỏ bọc để  bước lên làm lãnh đạo, được xác định là “Hồng phúc của dân tộc”- Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp Sài Gòn. Thế rồi cái đám ấy đua nhau thành lập những cơ quan nhà nước mà ở đó cả gia đình, cả họ hàng làng xóm đua nhau làm quan. Thế rồi người ta thấy càng ngày càng nhiều những quan chức mà nói một câu không nên, viết vài dòng không ổn. Đó là hiện tượng quan chức luôn trong tình trạng “ngáo đá” để rồi phát biểu những câu đại loại như “Phê tê bốc”, “Không nhận hối lộ để làm nhanh giấy tờ hộ chiếu là thiếu nhân văn”, “CSGT nhận dăm ba chục ngàn ngoài đường không thể gọi là hối lộ”… hay những Bộ trưởng, Thủ tướng mà phát biểu câu nào, thì chỉ làm khổ người dân cười đến đứt ruột vì quá hài hước bởi sự ngô nghê về nội dung và hình thức. Bởi vì: Ma đưa lối, quỷ dẫn đường Cứ lần theo bước đoạn trường mà đi Tạm kết Những hiện tượng nói trên đây, chỉ là một phần rất nhỏ trong hàng loạt vấn đề lớn lao rữa nát mà ngành giáo dục nói riêng, cả hệ thống nói chung đang phải đối mặt. Dù luôn trên môi miệng người cộng sản thì vẫn “Giáo dục là quốc sách”. Chỉ có điều cái gọi là Quốc sách đó đang là một vũng lầy lội những nguy cơ. Việc gian lận trong thi cử, là một điểm trong hàng vạn điểm đen của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, đó là điểm được xã hội quan tâm gìn giữ xưa nay, mà mỗi khi phạm đến nó, nghĩa là cả hệ thống đã đến mức không còn phương nào cứu chữa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta quan niệm giáo dục chính là “bách niên chi kế”, là quá trình “trồng người”. Nếu xảy ra gian lận trong quá trình học tập sẽ tạo ra những con người hư hỏng, không thể sử dụng được. Còn ngày nay, khi mà sự gian lận không chỉ trong xã hội, trong cả hệ thống chính trị đã ngấm sâu, len lỏi và mọc mầm, bắt rễ vào nền giáo dục, thì đất nước chỉ có một con đường đi đến chỗ suy vong. Gần đây, trên mạng Internet lan truyền một câu nói được cho là của Nelson Mandela. Dù có phải là của ông hay không, thì câu nói vẫn rất có ý nghĩa rằng: “Để phá huỷ bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân sẽ chết dưới tay của các bác sĩ trong nền giáo dục đấy. Các toà nhà sẽ sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư trong nền giáo dục ấy. Tiền sẽ bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy. Công lý sẽ bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.” Và cái thứ có sức công phá mạnh hơm bom nguyên tử, hơn cả đại bác tầm xa đã và đang sừng sững xuất hiện một cách vững chắc ở Việt Nam trong “thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ nhất”: Nền giáo dục băng hoại./.
......

Bản chất không đổi

Đỗ Văn Ngà| Hiệp định Geneva 1954 là một hiệp định quyết định lấy vĩ tuyến 17 chia làm 2, vùng tự do phía Nam và cộng sản phía Bắc. VNDCCH phía Bắc đã ký vào hiệp định. Để gây nội chiến, ông Hồ Chí Minh và ĐCS cho người của mình cài cắm lại phía nam lấy danh nghĩa là quân nổi dậy miền Nam chống Mỹ – Diệm hoặc Mỹ – Thiệu (theo cách gọi của CS) sau này. Thực chất là để tuyển quân tại chỗ và tiếp nhận quân chính quy từ miền Bắc vượt Trường Sơn nhập vào gây ra nội chiến đẫm máu trên toàn miền Nam. Lực lượng mặt trận giải phóng Miền Nam chỉ có nhiệm vụ là nấp trong dân giết lính VNCH. Họ là quân du kích, ngày giả dạng nông dân, đêm cầm súng bắn giết. Tổ chức mặt trận này là tổ chức kháng chiến chứ không phải là tổ chức nhà nước. Nó chỉ có tuyển người để bắn và giết và chết chứ nó không hề bỏ tiền ra xây một trường học hay bệnh viện nào trên toàn cõi Miền Nam này cả. Đó là bản chất của tổ chức kháng chiến mang tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Thế nhưng khi xem tiểu sử của ông Nguyễn Tấn Dũng thì từ năm 1961 khi mới 12 tuổi theo kháng chiến. Vậy trình độ học vấn của ông cao lắm là lớp 6. Từ năm 1961 đến 1975 là 14 năm ông trốn chui trốn nhủi theo kháng chiến – một tổ chức chỉ giết và giết không hề xây dựng và quản lý 1 trường nào trên toàn Miền Nam, thế mà ông ta có bằng Y tá – một bằng cấp đòi hỏi phải học đến 12 mới đủ kiến thức nền học chuyên môn. Vậy mà Đảng phù phép cho ông được làm y tá. Nói thẳng ra, phong cho ông Dũng làm y tá là trò của Tổ chức CS. Chỉ cần anh nào đó khoát áo y tá để lừa cho những người cầm súng chiến đấu cho đảng tin rằng, mình bị thương sẽ được đảng cứu. Chứ thực chất, họ chỉ thấy đảng cũng cử y tá cứu họ và họ tin chứ họ đâu biết trong chục thằng y tá của đảng thì hết 9 thằng y tá dỏm. Những người bị thương, chết cũng chả sao, chết thằng này tuyển thằng khác. Chính vì thế nên loại anh học lớp 6 khoác áo y tá như Ba Dũng được trọng dụng, chứ ông Dũng đào đâu ra chuyên môn đúng cho một y tá? Ngày nay thì nói tới 3 Dũng ai cũng biết vì ông quá nổi tiếng. Sau này trên con đường quan lộ ông cũng học bổ túc rồi tại chức như ngồi máy bay ngắm hoa mặt đất và cuối cùng cũng có được bằng cử nhân để ngồi vào ghế thủ tướng. Theo tiêu chuẩn của Đảng thì ông Ba Dũng ngồi vào được, vì đảng cần người cho ghế thủ tướng không phải để quản trị đất nước mà để trừng trị nhân dân. Nên hoạn lợn hay bằng cử nhân dỏm thì được hết. Bằng chỉ là làm cho ra vẻ lãnh đạo có chữ chứ bọn họ làm lãnh đạọ cần gì chữ? Những anh tây học có chữ nếu muốn vào chính trường thì phải vứt hết những gì giáo dục đã cho họ, và học lại toàn bộ những thủ đoạn thâm độc nhất, những chiêu nịnh hót giỏi nhất, những chiêu trở cờ bất ngờ nhất để trụ lại chiến đấu trong chính trường ĐCS. Nguyễn Thiện Nhân tây học thì ông cũng vứt hết để hòa vào tính lưu manh chung trong ĐCS mà tiến thân. Nguyễn Thanh Nghị con trai ông Nguyễn Tấn Dũng cũng tây học, rồi khi theo cha bước vào chính trường cũng vứt đi hết những giá trị giáo dục công phu đó. Về Kiên Giang, kết hợp với kinh nghiệm chính trường của tía cậu – ông Ba Dũng, nay Nguyễn Thanh Nghị trở thành tay làm chính trị rất đúng chất Nguyễn Tấn Dũng. Cú ngã bệnh của ông Nguyễn Phú Trọng ở Kiên Giang làm cho giới chính trị gia CS phải nhìn Nghị dưới con mắt khác. Nói thế để chúng ta thấy, dù cho quan chức CS có cho con cái tây học thực sự, thì khi trở về tiếp quản quyền lực, nó vẫn lưu manh hoàn lưu manh. Cho nên, việc các quan chức cho nâng điểm con cái của mình để thành những thí sinh đậu điểm cao vào học ngành cảnh sát rồi cơ cấu, ấy cũng là chủ trương của Đảng từ lâu. Chẳng qua người ta khui vì muốn đánh ai đó mà thôi. Những cậu ấm cô chiêu học dốt đậu cao đó là chính sách. Lưu manh hóa hạt giống đỏ để thành lãnh đạo chứ họ không cần phải kiếm chữ hay luyện chuyên môn gì cả. Chỉ đơn giản là vậy. Nó là bảng chất của đảng từ bao đời rồi./.
......

Thu phí người nuôi bệnh là sự tàn nhẫn không tình người

Quỳnh Hương! Mới đây, trên báo Pháp Luật ra hôm Thứ Năm ngày 11 tháng 4 có một bài viết: “Bộ Y Tế: Thu phí người nuôi bệnh là hợp lý”, trong khi đó trên báo điện tử của VOV thì có một bài viết ký tên Vũ Hanh, cho rằng việc thu phí người nuôi bệnh đã nói lên tình trạng quản lý yếu kém của bệnh viện. Lý do mà các bệnh viện đưa ra khi thu khoản phí này là do có quá nhiều người vào bệnh viện, sử dụng điện nước… nên phải thu tiền để cân đối. Đa số dư luận đều cho rằng chủ trương thu phí người nuôi bệnh của Bộ Y Tế là tùy tiện, bất kể nơi đâu, lúc nào của nhà nước đã thực sự gây mối bất an trong người dân, khi ai cũng sẽ là người phải nuôi bệnh ở một lúc nào đó trong suốt cuộc đời mình. Đặc biệt hơn là vấn nạn ung thư đang trở thành một đe dọa rất lớn cho tình hình sức khỏe của người Việt hiện nay. Vấn đề không phải ở vài chục ngàn trả cho bệnh viện (các bệnh viện ở TP.HCM thu 30.000 đồng/người), mà nằm ở chỗ cách thức nhà nước đối xử với người dân của mình. Bệnh nhân nằm tại các bệnh viện công đại đa số là người lao động nghèo tại thành phố hoặc ngoại tỉnh kéo về. Không ai trong số họ mong muốn “được” nằm lăn lóc dọc lối đi hay chen nhau chui xuống gầm giường để nghỉ mệt trong thoáng chốc. Vệ sinh cơ thể chắc chắn là thiếu thốn vì không được tắm rửa hay giặt giũ, chỉ vài lít nước phông tênh giải quyết cái khát hay dùng để nấu mì gói qua ngày không thể gọi là tiện ích công cộng được. Ở Việt Nam ngày nay, vào bệnh viện đã là một sự khốn khổ. Đồng tiền phải đi trước, dù cấp cứu gần chết thì phải đóng tiền mới có người hỏi tới, không thì nằm đó chờ. Một người bệnh ít nhất phải có một người đi theo nuôi bệnh bởi lực lượng y tá, điều dưỡng không thể chăm sóc người bệnh. Con nuôi cha mẹ, vợ nuôi chồng, chồng theo nuôi vợ, con cháu nuôi ông bà… Không thể không có mặt được. Không chỉ để rót miếng nước, đút miếng cháo, đưa viên thuốc mà còn phải có mặt thường trực để khi bác sĩ, y tá cần thì đáp ứng ngay. Tại các bệnh viện công đa số bệnh nhân đều là người nghèo đến từ các tỉnh, có người không đủ tiền mua thuốc, và người đi nuôi bệnh thường là sống nhờ cơm từ thiện. Chồng vừa nuôi vợ bệnh vừa chạy xe ôm là chuyện thường tình. Họ nghèo lắm, nghèo đến xác xơ. Nhà có người bệnh, nhất là những bệnh nan y kéo dài ngày chữa trị thì từ gia đình kha khá biến thành hộ nghèo và người nghèo trở thành tàn mạt điêu đứng cũng là… chuyện thường tình! Bán trâu, bán ruộng, bán vườn rồi bán nhà khăn gói lên thành phố chữa bệnh cho người thân, trắng tay cũng là… chuyện thường tình! Còn cán bộ lãnh đạo các cấp khi bệnh là có phòng riêng, có bác sĩ riêng, có y tá, điều dưỡng riêng, có chế độ chăm sóc cũng riêng. Không chỉ bản thân cán bộ mà cả gia đình của họ cũng được những ưu đãi khi đưa đến bệnh viện. Một số cán bộ giàu có khác, không chữa trị ở trong nước mà tìm cách vận động để được đưa sang chữa trị ở nước ngoài như Singapore, Nhật Bản, Hoa Kỳ v.v… với những cặp đô la, hột soàn mang theo để chi tiêu, chưa kể đến ngân sách nhà nước dành cho họ. Lãnh đạo các cấp đâu thấm cảnh chạy vay từng đồng để mua thuốc, mua nước biển. Người thân của họ đâu phải nằm ở hành lang, ở sân bệnh viện để nuôi bệnh, họ đâu phải xếp hàng để kiếm miếng cơm từ thiện qua ngày. Cho nên họ mạnh miệng cho rằng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý. Tuyên bố như thế là chưa thấm được nỗi đau của dân, chưa đồng cảm với nỗi khổ của dân. Tất cả các bệnh viện ở Việt Nam đều quá tải, khiến bệnh nhân phải nằm ghép từ 2, đến 3-4 người/giường. Nhưng điều đáng nói là khi thanh toán thì bệnh nhân vẫn phải chịu đầy đủ theo công thức 1 người/giường/ngày nhân đơn giá thu phí. Vì thế mà dân đã nghèo tận đáy khi trở thành người bệnh mà còn bị tận thu như thế là một việc làm tàn nhẫn, huống chi bây giờ lại thu thêm tiền của người nuôi bệnh. Hầu hết các quốc gia trên thế giới và cả chế độ Miền Nam cũ, các bệnh viện công còn gọi là nhà thương thí, ở đó bệnh nhân được chữa trị không mất tiền, còn được nuôi ăn. Người nuôi bệnh có chỗ còn được cung cấp các bữa ăn do các tổ chức xã hội phân phát. Họ không hô hào vì dân nhưng họ đồng cảm với hoàn cảnh với người bệnh. Đó là cách đối xử nhân văn, nhân đạo giữa con người với nhau. Còn bây giờ nhà cầm quyền CSVN luôn tuyên truyền, hô hào là một chế độ vì dân, do dân và lo cho dân mà hành xử với nhau như thế nào? Người ta cứ nghĩ việc tận thu, càng nhiều càng tốt, sống chết mặc bay với những lý lẽ nghe qua tưởng chừng rất hợp lý. Qua chính sách thu phí đối với người nuôi bệnh của Bộ Y Tế, càng cho thấy là sau hơn 40 năm cầm quyền, đảng CSVN tìm mọi cách để tận thu và bóc lột từ người dân hơn là khắc phục những yếu kém để phục vụ người dân. Rốt cuộc chủ trương “dân giàu nước mạnh” của chế độ CSVN chỉ là khẩu hiệu để chăm chăm móc túi của dân. https://viettan.org/thu-phi-nguoi-nuoi-benh-la-su-tan-nhan-khong-tinh-nguoi/  
......

Lần đầu tiên báo chí quốc tế đề cập đến tin đồn về tình trạng sức khỏe của Nguyễn Phú Trọng

Hiếu Bá Linh – Dân Luận| Không kể đến những tin đồn về tình trạng sức khỏe, câu hỏi lớn vẫn là ai sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng hay ông Phạm Minh Chính? Vì không có ứng cử viên nào có triển vọng chiến thắng rõ ràng, cho nên sự tương quan quyền lực giữa ba ứng cử viên trội nhất này – không kể đến những ứng cử viên khác – có thể dẫn đến một cuộc đấu đá khốc liệt trước năm 2021. ——————– Hôm qua ngày 19/04/2019 tạp chí The Diplomat (Nhà Ngoại giao) đăng bài báo với hàng tít „Việt Nam đang sa vào một cuộc khủng hoảng kế nhiệm?“. Ngay phía dưới tựa đề là hàng tít „Không kể đến những tin đồn về tình trạng sức khỏe, câu hỏi lớn vẫn là ai sẽ kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng“. Sau đây là bản dịch bài báo trên: Một tin đồn về sức khỏe của nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đã gây bão khắp đất nước trên các phương tiện truyền thông xã hội sôi động trong những ngày gần đây. Ông Trọng, 75 tuổi, được cho là đã bị đột quỵ trong chuyến thăm tỉnh Kiên Giang ở miền Nam vào ngày sinh nhật của ông ta. Sự im lặng vụng về của truyền thông nhà nước chỉ làm đổ thêm dầu vào lửa, làm phát sinh các thuyết âm mưu về một vụ ám sát của Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ trước đây của ông Trọng (tỉnh Kiên Giang được coi là thành trì của ông Dũng và con trai ông hiện đang tiếp tục nhiệm kỳ Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang). Chúng ta đã chứng kiến vụ việc tương tự xảy ra trước đây. Năm ngoái, cư dân mạng Việt Nam đã chia sẻ những tin đồn liên quan đến sức khỏe của Chủ tịch nước lúc đó là Trần Đại Quang, trong khi chính quyền cũng một mực im lặng. Cuối cùng truyền thông nhà nước đưa ra thông báo chính thức, khi ông Quang qua đời vào tháng Chín. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là con đường của ông Trọng sẽ đi theo con đường của ông Quang. Rốt cuộc, hầu như không thể xác minh thông tin đó trong một chế độ độc đoán được kiểm soát chặt chẽ như Việt Nam, nơi sự nhận biết của một chuyên gia có thể không đáng tin hơn những tin đồn được nghe trong vô số quán cà phê ở Việt Nam. Bất kể những tin đồn đó là đúng hay sai, mối quan tâm của công chúng về tình trạng sức khỏe của ông Trọng có tác động đáng kể đến chính trị Việt Nam, khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 vào năm 2021. Ông Trọng – khi đó 77 tuổi – sẽ quá già để lãnh đạo, đó là chưa kể đến quy định không chính thức: giới hạn không được làm quá 2 nhiệm kỳ. Vấn đề sức khỏe – nếu thật sự có – sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực để ông ta có thể ở lại lâu hơn. Đầu năm 2018, Bộ Chính trị theo hướng dẫn của ông ta đã ban hành Quy định số 90, đặt „sức khỏe“ thành một điều kiện để được giữ các chức vụ chủ chốt. Động thái này được coi là một nỗ lực nhằm loại bỏ ông Quang, nhưng trớ trêu giờ đây quy định này quay lại „cắn“ ông Trọng sớm như vậy. Câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ kế nhiệm ông Trọng nắm giữ chức vụ kép: Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước, nếu sự „nhất thể hóa“ này vẫn còn được tiếp tục duy trì. Hiện tại, thực tế không có ứng cử viên nào phù hợp với các quy định và chuẩn mực của Đảng. Những dự đoán của các chuyên gia phân biệt sự khác nhau giữa ông Trần Quốc Vượng – Sa Hoàng chống tham nhũng – ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Minh Chính, một cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã trở thành người đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương Đảng đầy quyền lực. Nhưng cả 3 ứng cử viên này đều không hoàn hảo. Để đủ điều kiện cho chức vụ này, một ứng cử viên phải có ít nhất một nhiệm kỳ thành viên Bộ Chính trị (lý tưởng là hai nhiệm kỳ), dưới 65 tuổi, có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ và thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin (thuật ngữ này được định nghĩa mơ hồ, mặc dù nó có thể liên hệ với vùng miền: tất cả các Tổng bí thư đều là người miền Bắc bảo thủ). Phạm Minh Chính & Trần Quốc Vượng Trần Quốc Vượng chưa bao giờ giữ một chức vụ lãnh đạo, chẳng hạn Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ứng cử viên duy nhất được giữ chức vụ đứng đầu mà không có kinh nghiệm như vậy là Lê Khả Phiêu vào năm 1997. Tuy nhiên, ông Phiêu lúc đó đã nằm trong số năm thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị (hiện đã giải tán), và giữ một vị trí chủ chốt trong quân đội. Ông Vượng không có nền tảng đó, và tuổi của ông ta – vào năm 2021 sẽ vượt quá giới hạn của Đảng là 65 tuổi – sẽ càng làm suy yếu vị thế của ông ta. Là một nhà kỹ trị giàu kinh nghiệm và là thành viên Bộ chính trị 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Xuân Phúc là một ứng cử viên dẫn đầu rõ ràng, nhưng không phải không có sự gièm pha. Ông ta sẽ đạt 66 tuổi vào năm 2021, và quan trọng hơn, ông ta đến từ miền Nam (bên dưới vĩ tuyến 17, làn ranh chia cắt đất nước trong Chiến tranh Việt Nam). Cho đến nay chưa có một Tổng bí thư nào là người miền Nam. Những tin đồn kéo dài về cáo buộc tham nhũng của ông kể từ Đại hội vừa qua cũng có thể làm suy giảm khả năng ứng cử của ông. Ông Phạm Minh Chính là một ứng cử viên trẻ tuổi với thành tích mạnh mẽ trong lãnh vực cải cách kinh tế và hành chính, ông đạt được thành tích này khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, một trong những tỉnh giàu nhất đất nước Quảng Ninh. Mặc dù thế, ông sẽ chỉ hoàn thành một nhiệm kỳ thành viên Bộ Chính trị vào năm 2021. Chức vụ hiện tại của ông cũng có thể là một điểm yếu: Chưa bao giờ có một Tổng bí thư mà trước đây từng làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Có một lô – gíc rõ ràng cho điều đó, vì một người như vậy sẽ được coi là có quá nhiều quyền lực khi giữ chức vụ cao nhất và đồng thời nắm giữ tất cả các hồ sơ nhân sự cấp cao của Đảng. Đó là trường hợp gần giống như một nhân vật Liên Xô khét tiếng Lavrentiy Beria. Bên cạnh đó, việc ông Chính không thể thuyết phục và đưa ra Dự luật Đặc khu Kinh tế mà đã gây ra cuộc biểu tình bạo lực ở Việt Nam hồi năm ngoái, sẽ làm giảm uy tín của ông. Như vậy, việc đề bạt bất kỳ ai trong số ba ứng cử viên đó sẽ dẫn đến việc Đảng vi phạm các quy định chính thức và không chính thức trong việc lựa chọn người lãnh đạo. Hơn nữa, vì không có ứng cử viên nào có triển vọng chiến thắng rõ ràng, cho nên sự tương quan quyền lực giữa ba ứng cử viên trội nhất này – không kể đến những ứng cử viên khác – có thể dẫn đến một cuộc đấu đá khốc liệt trước năm 2021. Nếu điều đó xảy ra, thì một trong bốn trụ cột của „khả năng hồi phục của chế độ chuyên chế“ (Authoritarian Resilience) được đề xuất bởi Andrew Nathan là „chính sách kế nhiệm dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực“ sẽ sụp đổ. Trong quá trình chuyển giao quyền lực, Việt Nam giống như các chế độ chuyên chế khác sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kế nhiệm. Để tránh một kịch bản hỗn loạn như vậy đòi hỏi lãnh đạo đảng CSVN phải thể chế hóa hơn nữa quá trình kế nhiệm. Đầu tiên, họ phải tránh mọi cám dỗ để củng cố quyền lực như Trung Quốc đã thực hiện dưới sự cai trị của Tập Cận Bình, và có lẽ Việt Nam đã cố gắng làm điều đó trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trọng. Lãnh đạo tập thể và dân chủ trong nội bộ là những đặc điểm đặc biệt góp phần vào sự bền vững của đảng CSVN, và ở một mức độ nào đó, làm cho Hà Nội trở thành một chế độ nhân từ hơn Bắc Kinh. Frank Brandenburg giải thích, như thế nào đảng PRI của Mexico „tránh được chế độ độc tài cá nhân bằng cách cho các nhà độc tài của họ nghĩ hưu cứ sau sáu năm“. Đảng CSVN chắc chắn có thể đi theo con đường đó. Một số cơ chế kiểm tra và cân bằng – như bỏ phiếu tín nhiệm cho lãnh đạo đảng, được đưa ra hồi năm ngoái – cần được thúc đẩy và mở rộng. Thứ hai, đã đến lúc đảng CSVN xem xét phương thức các Đại biểu tham gia Đại hội Đảng bỏ phiếu trực tiếp bầu ra Tổng bí thư. Một bước như vậy đã được áp dụng ở cấp cơ sở Đảng từ năm 2009, nhưng chưa được thực hiện ở cấp cao hơn (huyện, tỉnh và quốc hội). Cách thực hành dân chủ khiêm tốn này, mặc dù hiển nhiên có những hạn chế, nhưng nó có thể giúp thiết lập một quy tắc kế nhiệm rõ ràng cho các ứng cử viên, và tạo ra xác suất cao hơn để lựa chọn những người lãnh đạo giỏi trong thành phần tinh hoa của Đảng. Bất kể cuối cùng quá trình kế vị diễn tiến như thế nào, chính trị Việt Nam sau thời ông Trọng sẽ không giống như trước đó. Sự không xác định rõ về thế hệ lãnh đạo tiếp theo sẽ đặt ra sự hoài nghi về một loạt các vấn đề, từ chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, cũng như chính sách đối ngoại của nó trong kỷ nguyên giằng co giữa các siêu cường ngày càng tăng ở châu Á. Quá trình kế nhiệm kéo dài càng lâu, thì đảng CSVN càng có nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng bất ổn, tại một thời điểm mà nó cần ổn định và tập trung nhiều hơn. Hiếu Bá Linh (Biên dịch) Nguồn: https://thediplomat.com/2019/04/is-vietnam-creeping-into-a-succession-crisis/ http://nghiencuuquocte.org/2013/05/25/authoritarian-resilience/  
......

Phiên tòa xử cựu Thượng tá công an hiếp dâm nữ sinh lớp 9

Việt Tân Hôm 19 Tháng 4 năm 2019 vừa qua, TAND TP Thái Bình đưa ra xét xử kín vụ án cựu Thượng tá công an cùng 3 đồng phạm hiếp dâm nữ sinh lớp 9 vào năm 2018 gây xôn xao dư luận. TAND TP Thái Bình tuyên án như sau: Bị cáo Phạm Như Hiển, 44 tuổi bị tuyên 5 năm tù tội "Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi". 3 bị cáo còn lại bị tuyên án cùng về tội "Giao cấu với người đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" gồm: Phạm Văn Lam, 46 tuổi, nguyên thượng tá, Phó phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Thái Bình bị tuyên phạt 3 năm tù. Từ Minh Tuyên, 47 tuổi bị tuyên phạt 2 năm tù và Phạm Đức Việt, 48 tuổi 2 năm 6 tháng tù. Xin đươc nhắc lại, vào đầu tháng 9/2018, công an thành phố Thái Bình nhận đơn trình báo của gia đình nữ sinh lớp 9 về việc nữ sinh này theo bạn đi chơi đã nhiều ngày không về, điện thoại không liên lạc được. Sau nhều ngày tìm kiếm nữ sinh lớp 9 bất ngờ trở về nhà trong tình trạng khác thường, sức khỏe suy yếu và tinh thần bấn loạn và cho biết đã bị nhóm người đàn ông xâm hại tập thể tại khách sạn trên đường Trần Nhân Tông, thành phố Thái Bình. Nhóm đàn ông đó là 4 bị cáo bị đưa ra tòa xét xử trên. Điều làm dư luận càng thêm phẫn nộ khi biết được 1 trong những kẻ xâm hại tình dục nữ sinh lớp 9 này là một đảng viên đảng CS và là một cựu thượng tá công an. Gần đây những vụ xâm hại tình dục trẻ em gây ra bởi đảng viên CSVN khá phổ biến. Như vụ ấu dâm ở chung cư Lakeside, Vũng Tàu, đã bị công luận gây áp lực đến mức thủ phạm bị xử 3 năm tù giam. Và giờ là sự kiện đình đám của vụ ông Nguyễn Hữu Linh, Viện phó Viện kiểm sát TP Đà Nẵng. Ông này chỉ mới bị truy tố khi cộng đồng mạng lên tiếng thường xuyên để không bị chìm xuống. Nói chung những bản án dành cho quan chức CSVN hay những kẻ mang thẻ đảng luôn quá nhẹ. Trong luật có qui định rõ hành vi giao cấu với trẻ em vị thành niên lên đến 15 năm tù tuy nhiên bản án này chỉ dành cho dân còn quan chức thì rất nhẹ hoặc tù treo. Gây án, làm ảnh hưởng nặng nề suốt cuộc đời trẻ vị thành niên mà chỉ bị tù 3 năm. Thật là nhờ tấm thẻ đảng nên được giơ cao đánh khẽ. [T] - FB Việt Tân
......

Khủng hoảng lãnh đạo ở Việt Nam

Phạm Trần Cuộc khủng hoảng lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam đã bắt đầu từ khi có tin Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị tai biến mạch máu não, tuy nhẹ, nhưng phải cấp cứu tại bệnh viện trong chuyến thăm Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019. Đảng và chính phủ Việt Nam không chính thức xác nhận mà cũng không phủ nhận tin ông Trọng bất ngờ ngã bệnh lúc đang chỉ đạo các lãnh đạo và cán bộ Tỉnh Kiên Giang, nhưng các mạng xã hội ở Việt Nam đã mau chóng vào cuộc đưa tin chi tiết chưa bao giờ nhanh như thế. Các Nhà báo tự do đã kể chuyện các Bác sỹ chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn được triệu hồi khẩn cấp xuống Kiên Giang chẩn bệnh, trước khi đồng ý để chiếc trực thăng đặc biệt chở ông về bệnh viện Chỡ Rẫy chữa tiếp qua đêm 15/04/2019. Sau đó, với sự đồng ý của đội Bác sỹ của Ban Bảo vệ sức khỏe lãnh đạo từ Hà Nội vào chăm sóc, ông Trọng đã được máy bay chở về Hà Nội ngày 16/4 (2019) để các Bác sỹ theo dõi tiếp. Lý do tin lớn này bị Ban Tuyên giáo che kín vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14), ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.” Vì vậy, nhiều người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã đổ xô đi tìm “tin ông Trọng bệnh thật hay không bệnh” trên các báo “lề Dân” nên không khí hoang mang đã lên cao trong dự luận. Tuy nhiên, đứng trước “tin sét đánh” này, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng (người con cưng ngoại vi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), có tin nói, đã khẩn cấp bay vào Sài Gòn thăm sức khỏe ông Trọng, đồng thời chỉ thị kiểm soát thông tin để không bị lộ ra ngoài. GIẤU MÀ HỞ Tuy nhiên, trong khi ông Trọng đã kết thúc bất ngờ chuyến thăm và làm việc tại Kiên Giang, và đang nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 15/4 (2019) thì báo- đài nhà nước, quan trọng nhất là báo điện tử của Trung ương đảng, báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, VietNamNet, VNExpress, TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam), Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV (Voice of Vietnam), Thanh Niên v.v… tiếp tục đăng lại bản tin của các phóng viên tường thuật các hoạt động trong hai ngày (13 và 14/04/2019) của ông Trọng tai Kiên Giang. Tỷ dụ như TTXVN viết:”Trong hai ngày (13- 14/4), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và ba tháng đầu năm 2019; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ. Sáng 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang; nghe Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020 đến nay….” Thống tấn xã của Chính phủ viết tiếp:” Trước đó, chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang như Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Kiên Giang (thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành; Công ty Trung Sơn (thuộc Công ty cổ phần thực phẩm Trung Sơn), tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lương. Tiếp đó, sau khi thăm thực địa khu nuôi tôm công nghiệp quy mô lớn, thăm nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty Trung Sơn tại xã Trung Hóa, huyện Kiên Lượng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với ban lãnh đạo, nghe báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. (Tường thuật của Nguyễn Sự- Huy Hải (TTXVN/Vietnam) Như vậy là đã có một “khoảng trống thông tin” giữa cuộc họp “làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang” của ông Trọng vào buổi sáng ngày 14/04 cho đến sáng ngày 16/04 (2019) là khi chuyên cơ chở ông Trọng, được nói rời Sài Gòn về Hà Nội. Điều này cho thấy, nếu ông Trọng vẫn mạnh khỏe sau buổi làm việc với cán bộ Tỉnh Kiên Giang thì ông đã về Hà Nội từ chiều 14/4 (2019), hay thăm đâu đó chứ không có chuyện báo chí nhà nước lại im hơi lặng tiếng như thế. Ngoài ra, cũng ngạc nhiên như “đổ thêm dầu vào lửa” cho truyện ông Nguyễn Phú Trọng cháy to lên khi báo đài nhà nước được lệnh, từ ngày 15/4 (2019) đồng loạt đăng toàn bộ chùm ảnh “Tổng bí thư, Chủ tịch nước làm việc tại Kiên Giang”. Càng thấy lạ khi việc đăng ảnh này kéo dài cho đến ít nhất ngày 16/04 trên một số báo, hai ngày sau khi ông Trọng đã rời khỏi Kiên Giang. Đây là một việc làm “rất không bình thường”, so với các chuyến đi thăm các cơ sở và địa phương của người đứng đầu đảng và nhà nước. Vì vậy việc làm này không ngoài mục đích “cải chính” tin của “báo lề dân” nói rằng ông Trọng ngã bệnh bất ngờ khi thăm Kiên Giang, nhưng ngược lại cũng không khỏi gây nghi ngờ “nếu không có lửa thì làm sao có khói”? CHUYỆN TRƯỚC MẮT Dù đúng hay chưa được xác nhận sức khỏe ông Trọng 75 tuổi có vấn đề, nhưng nó xẩy ra vào lúc ông tập trung trí tuệ làm hai việc quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị cuối đời của ông. Đó là: chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ lịch sử của ông đã được dự trù trong năm nay, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. Có nhiều đồn đoán ông Trọng muốn hoàn tất 3 việc với ông Trump: – Đạt thỏa thuận “Hợp tác chiến lược” với Mỹ để bảo đảm an ninh và sự thịnh vượng bền vững cho Việt Nam, tăng lên từ “Hợp tác toàn diện”, phần lớn đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế- thương mại. – Muốn Mỹ nhìn nhận Việt Nam có “nền kinh tế thị trường” để được hưởng ưu tiên thuế nhẹ cho các mặt hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ. – Mua vũ khí, máy bay và tầu chiến của Mỹ với những ưu đãi đặc biệt đối với vị trí chiến lược ở Biển Đông của Việt Nam và bàn cờ chiến lược Quốc phòng của Mỹ ở Á Châu và Ấn Độ Dương. Nhưng quan trọng hơn, đối với ông Trọng là làm sao tổ chức thành công Đại hội đảng XIII, dự trù tháng 01/2021, trong đó có việc tìm người kế nhiệm, nếu thật sự ông không muốn thay Điều lệ đảng để được ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 như đang có tin truyền miệng trong đảng. Sở dĩ có lời đồn đoán này vì Điều lệ đảng không cho phép một Tổng Bí thư giữ ghế hơn hai nhiệm kỳ (10 năm), nhưng lại rục rịch có chuyện sửa đổi Điều lệ đảng được bàn tán nơi này nơi kia từ một năm qua. CÓ AI KHÁC SÁNG GIÁ? Nhưng liệu với số tuổi 75 và mới có “tin đồn bị tai biến mạch máu não” ở Kiên Giang ngày 14/04/2019, ông Trọng có khả năng hồi phục để ra ứng cử hay nhận đề cử? Vì theo Quy định 89- QĐ/TW ngày 04/08/2017 thì ông Trọng phải có “đủ sức khỏe”. Như vậy, sau ông Trọng có ai sáng giá để thay ông, khi ông quyết định nghỉ hưu? Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời và ông Đinh La Thăng vào tù, Bộ Chính trị khóa XII còn lại 17 người, nhưng lại có thêm ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư bị ốm dài hạn, dù vẫn giữ ghế nhưng đã thôi làm việc từ vài năm qua, nên chỉ còn lại 16 người. Trong số này, nổi trội nhất có 3 Ủy viên gồm: – Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng, sinh ngày 20/07/1954 tại Quảng Nam. – Phạm Minh Chính, sinh ngày 10/02/1958 tại Thanh Hóa, Trung tướng Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. – Trần Quốc Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Thái Bình, Thường trực Ban Bí thư (người thay Đinh Thế Huynh) Người thứ tư, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sinh ngày 12/06/1953 tại Trà Vinh, là người ôn hòa, được nói là hiền lành nhưng thiếu cương quyết và được coi như thân Tây phương, và là người “của mọi người” nên khó được chọn. Vậy liệu thành phần nhận sự 4 người đang được xầm xì to nhỏ, sau tin ông Trọng lâm bệnh, có cơ may gỡ rối cho bàn cờ chính trị khỏi bị rơi vào khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, vì Ủy ban Văn kiện Đảng khóa XIII vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ lấy ý kiến các địa phương. Tuy nhiên gánh nặng lo cho Đại hội đảng XIII vẫn thuộc về ông Trọng, dù ông có muốn hay không. Nhưng tương lai Việt Nam lại không thuộc về ông mà của người dân đang muốn thoát khỏi gông kìm Cộng sản. Vì vậy, căn bệnh hiểm nghèo nếu có của ông Trọng mà gây ra cuộc khủng hoảng chính trị để làm lợi cho âm mưu đánh chiếm Việt Nam của Trung Quốc thì ông sẽ là người bị lên án trước toàn dân.  
......

Có không - Tổng Bí thư+Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong bị tai biến mạch máu não?

Cần phải tống giam Lê Nguyễn Hương Trà vì tội dùng mạng xã hội fb tung tin nhảm xúc phạm lãnh đạo Đảng nhà nước. Thiện Tùng Từ chiều ngày 14/4/2019, trên Internet, nhiều trang mạng Xã hôi dồn dập đưa tin: Tổng bí thư+Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong  bị tai biến mạch máu não khi đi công vụ ở tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/4/2019. Truyền thông Quốc doanh im hơi lặng tiếng, truyền thông Tư doanh thì rộ lên về ông Trọng bị tai biến mạch máu não chiều 14/4 tại Kiên Giang, sau bức sơ cứu, máy bay chuyển khẩn cấp Ông đến bịnh Viện Chợ Rẫy TP HCM. Dầu không muốn cũng phải tin truyền thông Tư doanh vì họ thông tin có chứng cứ với những hình ảnh được ghi tại bịnh viện Chợ Rẫy khi chuyển ông Trọng đến đó. Nếu ông Trọng không bịnh đột xuất  thì mắc mớ gì đoàn lãnh đạo cấp cao và bà Ngô thị Mận, vợ ông Trọng, vội vã bay vào Nam, hộc tốc đến bịnh viện Chợ Rẫy trước bàn dân thiên hạ? Và, nếu ông trọng không bịnh sao Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ TW “Bàn thảo phương án chuyển ông Trọng ra Hà Nội”?. Cốt để rõ thêm, người viết vào các trang mạng mang danh tứ trụ trếu đình, biết được: -  Trang nguyenphutrong.org  không hề nói gì về sức khỏe của ông Trọng, chỉ thấy 2 bài viết có tựa đề: “TBT+CTN Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Kiên Giang” /  “TBT+CTN  Nuyễn Phú Trọng chỉ đạo ‘Kiên Giang hãy phát huy mạnh mẽ và hiệu quả tiềm năng thế mạnh’ …”.   - Trang nguyenxuanphuc.org  chỉ thông tin lộ trình ông Phúc thăm Rumania và Séc ở Châu Âu.   - Trang nguyenthikimngan.org  có bài  “Cần xử lý nghiêm kẻ tung tin nhảm về sức khỏe của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng” của ẩn danh, chi ghi “theo Ngọn cờ” được đăng ở chuyên trang “An ninh – Chính trị - Xã hôi”. Bài viết nầy, tác giả lên án mạnh mẽ (có video clip) Lê Nguyễn Hương Trà, người “phát pháo” đẩu tiên về ông Trọng bị tai biến mạch máu não. Trích đẫn nội dung chính yếu về bài viết nầy: Trích: << Chủ nhật, 14/04/2019, 21:09 (GMT+7) “(An Ninh – Chính Trị – Xã Hội) - Chiều nay, trên mạng xã hội Facebook và internet xuất hiện thông tin tiêu cực về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được cung cấp bởi Facebook Lê Nguyễn Hương Trà. Thông tin trên mau chóng được loan tải mạnh trên mạng xã hội kèm theo đó là những bình luận, suy diễn đầy ác ý, làm hoang mang dư luận”. “Việc lợi dụng sự quan tâm của người dân về sức khỏe của lãnh đạo để bịa ra những chuyện kinh thiên động địa, rồi phe phái đấu đá dường như đã trở thành chiêu thức quen thuộc của nhiều đối tượng hòng gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong quần chúng”  “Mặt khác, những hành vi bịa đặt như trên đã xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự của cá nhân người khác mà trực tiếp ở đây là các đồng chí lãnh đạo cấp cao, gây mất uy tín của Đảng, Nhà nước; đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật”.  “Thiết nghĩ với những hành vi như trên cần phải được xử lý nghiêm minh, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc nhằm đảm bảo cho không gian mạng được lành mạnh, không gây mất uy tín cho các cá nhân có liên quan và cả Nhà nước. Đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Người dân hoàn toàn có thể bày tỏ tự do chính kiến, quan điểm của cá nhân nhưng không được lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước, kích động lôi kéo gây rối, bôi nhọ xúc phạm danh dự người khác” >>. (Theo Ngọn Cờ)  Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về  banbientap@nguyenthikimngan.org.                                               (hết trich)   Trong việc nầy, người viết có mấy thắc mắc:  -  Sao lâu nay không nói ông Trọng bị tai biến mạch máu não mà đợi đến khi ông Trọng đi Kiên Giang mới nói? – Nếu không có lửa làm sao có khói?  -  Nói lãnh đạo đau yếu là “xúc phạm lãnh đạo Đảng và Nhà nước” sao? – “Khó” vừa vừa thôi chớ?!  -  Sao cơ quan ngôn luận, truyền Thông đại chúng do dân trả lương mà trốn đâu hết, không làm tốt trách nhiệm công khai minh bạch chuyện  ông Trọng có bịnh hay không với dân? Khiến cho người ta hiểu “Nguyên tắc Việt Minh làm thinh là đồng ý”. -  Người ta nói không đúng về mình, tại sao ông Trọng không lên tiếng phản bác? – Chỉ cần ông Trọng ra mặt phản bác là xóa bỏ mọi tin đồn nhãm? -  Những chuyện bịnh hoạn của Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang….dư luận cũng đồn ầm lên. Hệ thống truyền thông Quốc doanh cho rằng xuyên tạc, bịa đặt… rồi mạt sát, truy chụp người ta đủ điều. Rốt cuộc thì sao?.   .v.v… “Rút kinh nghiệm” các lần trước, lần nầy, người viết đề nghị với Nhà cầm quyền: Nếu có “xử lý nghiêm trước pháp luật”  đối với Lê Nguyễn Hương Trà nói riêng, những trang báo mạng Xã hội nói chung về “tội” tung tin “xuyên tạc, bịa đặt”  về ông Trọng bị tai biến thì hãy nhẹ tay, biết đâu họ nói đúng sự thật như mấy lần trước thì sao?! – Vừa phải thôi để người ta còn tin, còn tôn trọng?. 17/04/2019       T.T  
......

Là một người Việt, tôi mang ơn các bạn

Cách đây hai năm, có 3 người phụ nữ đến trước cửa trường Lương Thế Vinh, Quận Thủ Đức tìm cách giơ khẩu hiệu để yêu cầu nhà trường phải có tiếng nói với vụ ấu dâm xảy ra một bé gái học lớp 1, mà nơi đó có những dấu hiệu bao che tội phạm. Đó là ngày 16 tháng 3, năm 2017. Một ngày thật khó quên đối với 3 người phụ nữ là Nguyễn Thị Bích Ngà, Lê Thúy Bảo Nhi và Nguyễn Thanh Loan. Những người phụ nữ này không bao giờ tưởng tượng được rằng việc đòi hỏi sự thật và thực thi công lý cho một bé gái bị xâm hại, đã khiến công an phường Linh Đông – Quận Thủ Đức dùng hàng chục an ninh thường phục, dân phòng và cả cảnh sát địa phương và giao thông chặn bắt và hành hung dã man. Một trong ba người phụ nữ đó phải đi cấp cứu vi chấn thương đầu. Trong cuộc bắt bớ và điều tra rầm rộ đến man rợ đó, công an đã chất vấn những người phụ nữ này rằng “Đâu phải người thân của mày đâu mà mày phản ứng”. Loại câu hỏi như vậy vẫn thường được thấy trong các vụ bắt giữ và điều tra khi người dân vì ý chí muốn lên tiếng cho cộng đồng, vì những giá trị chung. Giống như kiểu nhà cầm quyền muốn tách từng chiếc đũa ra khỏi bó đũa nguyên khí Việt. Những chiếc đũa bị tách ra và âm mưu bẽ gãy, là những chiếc đũa đạo đức cá nhân, tình đồng bào và ý chí công dân trong một quốc gia. Những người phụ nữ ấy bị đàn áp bởi loại chủ trương muốn con người Việt co cụm và hèn nhát. Chủ trương âm mưu muốn con người Việt Nam sống chết mặc bây, dễ bảo. Và như vậy, đất nước và con người Việt Nam thật dễ kiểm soát. Có thể âm mưu đó thành công trong một giai đoạn, vì có không ít người đã cảm thấy sợ hãi, và tự dặn mình rằng chuyện xã hội không còn là chuyện của mình. “Lo làm ăn đi”, lời đe dọa quen thuộc này vang lên ở rất nhiều nơi. Người Việt được gợi ý rằng phần tự do nhất của họ hôm nay là “làm” và “ăn”. Còn suy nghĩ là chuyện của người có quyền. Năm 2018, một vụ ấu dâm điển hình khác ở chung cư Lakeside, Vũng Tàu, đã bị công luận gây áp lực đến mức thủ phạm bị xử 3 năm tù giam. Sự kiện này là một nấc thang mới về mặt dân quyền, khi dân chúng quá tức giận, sau vụ tình nghi bao che thủ phạm là người nhà “ai đó” ở Thủ Đức, thì đến nhân vật NKT ở Vũng Tàu bị tố cáo, là đảng viên lão thành và là cựu quan chức của bộ máy chính quyền. Vấn đề được liên tục bàn tán trên các trang mạng, là chính quyền sẽ bao che đảng viên của mình như thế nào đây? Vụ án xử NKT thật nhọc nhằn, dằng dai đến mức luật sư đại diện cho gia đình nạn nhân phải gửi thư kêu cứu lên thủ tướng và tổ chức Unicef tại Việt Nam. Cuối cùng khi có kết quả giơ cao đánh khẽ, thủ phạm đã tức giận đến mức đốt thẻ đảng của mình, như một lời trách cứ rằng vì sao có hồng bài ấy, mà đảng vẫn không cứu nỗi ông ta. Có thể cũng có người muốn cứu ông ta, nhưng ý chí khát khao công lý của đám đông không chịu khuất phục trước mờ ám và công lý lụn bại đã dẫn đường đến một happy-end. Người mẹ trong vụ án đó cũng có một ý chí kiên cường, khi chấp nhận mọi thứ, để sau mình, không còn mây đen trên những mái đầu trẻ thơ, nơi bà đang sống. Năm 2019, sự kiện đình đám là vụ ông Nguyễn Hữu Linh, Viện phó Viện kiểm sát TP Đà Nẵng không chối được chứng cứ sàm sỡ bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy 9, quận 4, Sài Gòn. Nhưng có vẻ như một lần nữa, việc xử tội một đảng viên cao cấp – một giai cấp đặc biệt ở Việt Nam – là điều thật khó. Lần này, những việc thô bỉ như chặn bắt, điều tra đánh đập người phản ứng với nạn ấu dâm đã không thể diễn ra như hai năm trước được nữa. Nhưng việc lần lữa, tìm phương cách “tốt nhất” cho vụ án này diễn ra không chỉ ở các tin tức giả được tổ chức trên mạng, bao gồm cả hành động trong giới cầm quyền và tư pháp. Mới đây, một thẩm phán hiện đang làm việc cho nhà nước, đã từng khẳng định với tôi rằng “sẽ không thể bắt tội được Nguyễn Hữu Linh. Vì dù có hành động nhưng không có cách nào chứng minh được ý chí của Linh là ấu dâm, và đó chỉ là âu yếm trẻ em”. Thậm chí ông ta còn nói rằng đã có những luật sư liên hệ với gia đình của ông Linh, tự tin rằng họ nắm chắc phần thắng trong vụ bảo vệ ông Linh, thậm chí sẽ kiện ngược gia đình nạn nhân. Ý chí – phần mà khoa học A.I ở các quốc gia tiên tiến nhất vẫn chưa dám áp dụng để đưa vào nền tư pháp, nhưng ở Việt Nam, các tội danh “tuyên truyền để chống chế độ”, “âm mưu lật đổ” vẫn sàm sỡ kết tội con người hàng ngày. Thậm chí, 12 bạn trẻ ở Biên Hòa bị 10 tháng tù do biểu tình chống Luật đặc khu, bởi bị xét về ý chí là họ muốn “gây rối trật tự công cộng”. Và trong vụ án của ông Linh, ý chí đã được nhắc đến như giải pháp có thể cứu nguy, giới thiệu sự trong trắng của một đảng viên cao cấp. Sự va chạm ý chí vẫn đang diễn ra từng ngày. Sự va chạm nảy lửa giữa người dân Việt Nam khát khao một đất nước tốt đẹp hơn, ít đồi bại hơn, ít quyền lực bao che… như đang chất vấn nhà cầm quyền – một dấu hỏi về khả năng có còn xứng cho việc cầm quyền hay không. Người ta vẫn nhắc nhau từng ngày về việc trì hoãn khởi tố thủ phạm Nguyễn Hữu Linh. Dân chúng có đủ mọi cách để nhắc: bằng các lời bình trên mạng, bằng cách đến trước cửa nhà thủ phạm để selfie và căng biểu ngữ tố cáo. Những cây bút của nhà nước được chỉ đạo phản ứng bằng cách lên giọng chỉ trích những hành động như vậy, là vô đạo đức. Nhưng ngay cả trong hành động bị gọi là “vô đạo đức” ấy để nhằm nhắc về một thủ phạm ấu dâm đang bình yên bất thường trước các chứng cứ, những con người ấy đang chịu hy sinh phần mình, để bày tỏ một ý chí phế truất bộ mặt đạo đức giả của nhà cầm quyền, đang tỏ ra không quyết liệt trước tội ác. Đó là ý chí của một dân tộc, đầy thông minh và không cam chịu trước bất công và cường quyền. Hãy nhớ, khi những công dân dám hy sinh những vấn đề cá nhân của mình cho ý nghĩa chung của xã hội, thì đó cũng là lúc một xã hội mới khỏe mạnh đang hình thành, vận động vì ý nghĩa của từng cá nhân. Từ những người phụ nữ bị đánh đập hôm qua ở Thủ Đức, cho đến những bạn trẻ vô danh hôm nay hành động trước căn nhà số 30 ở Đà Nẳng, cho đến những chiếc áo lẻ loi phản đối, xuất hiện trên đường phố. Tất cả, tôi thấy mình mang ơn ý chí của các bạn.
......

Tội ác đã phơi bày

Luân Lê Những bậc cha mẹ không giáo dục con và không đủ tin tưởng vào năng lực của con, đương quyền chức, ăn lương của dân, lại phản bội dân và dùng mọi thủ đoạn đê tiện, bỉ ổi nhất để làm những điều tội lỗi đến cùng. Cách nuông chiều và sắp đặt cuộc đời con cái ở xứ này và cách vận hành xã hội theo lối chạy chọt, mua bán đã trở thành một dòng xoáy không thể kiểm soát hay bứt thoát ra được. Nó huỷ hoại cả kẻ xấu lẫn người tốt. Chúng đang tâm huỷ hoại hết thảy mọi thứ. Vậy sao chúng vẫn có thể ngồi trên đầu nhân dân và ăn lương của dân, và rồi vẫn có kẻ mặc sắc phục công an, kẻ khoác chiếc áo nhà giáo hay kẻ làm lãnh đạo, công chức một tổ chức công nào đó, vẫn nghiễm nhiên sống ngạo nghễ trước những tán tụng của những người khác trong xã hội. Nhìn vào bảng danh sách này, có thấy con cái ai là người dân thường lam lũ không? Chẳng lẽ ngẫu nhiên bao nhiêu kẻ sẵn sàng đánh đổi việc bị bắt vào tù mà không có những cuộc mặc cả hay ngã giá giữa kẻ bán và người mua hay kẻ dùng quyền uy ra lệnh? Xã hội bị suy đồi vì những kẻ như dưới đây lại đang quá đông đảo và thậm chí chúng có quyền hành để thực hiện tội ác đến cùng mà người tốt thì không còn chốn dung thân. Qua chấm thẩm định lại, có 114 thí sinh đã được nâng tổng điểm các môn từ 26,8 đến  29,95 điểm. Trong danh sách các thí sinh được nâng điểm thi tốt nghiệp THPT của Hà Giang có tên con em nhiều lãnh đạo tỉnh. Thậm chí có tên cả con Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh. Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang: 114 thí sinh nâng điểm, không ít người nâng hơn 20 điểm https://vi.sott.net/article/3765-Vu-gian-lan-diem-thi-o-Ha-Giang-114-thi-sinh-nang-diem-khong-it-nguoi-nang-hon-20-diem
......

Chó cắn áo rách

canhco's blog Báo Pháp luật hôm Thứ Năm ngày 11/4 có bài viết: “Bộ y tế, Thu phí người nuôi bệnh là hợp lý” thật sự làm dư luận trở nên bất an. Không thể gọi là shock hay quan tâm, vì vấn đề thu tiền của dân ngày một tùy tiện, bất kể nơi đâu, lúc nào của nhà nước đã thức sự gây mối bất an trong quần chúng khi ai cũng sẽ là người nuôi bệnh trong một lúc nào đó suốt cuộc đời mình. Vấn đề không phải ở vài trăm ngàn phải trả cho bệnh viện, nó nằm ở chỗ cách thức nhà nước đối xử với người dân của mình. Từ nhiều năm qua bệnh viện Việt Nam đã được Bộ y tế cho phép tự cân đối thu chi nên mọi quyết định về tiền nong đối với bệnh nhân điều được Ban giám đốc bệnh viện nghĩ ra và duyệt xét. Tuy nhiên sau bao năm, cách thức đầu voi đuôi chuột này tỏ ra không mấy hiệu quả, bệnh viện ngày một quá tải, bệnh nhân 4 người thậm chí có nơi 6 người một giường là hình ảnh chung rất điển hình của bệnh viện công ngày nay. Bộ Y tế gần như bất lực trước thảm trạng này và các bệnh viện tự chòi đạp trong sự thiếu thốn ngân sách để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi nhân đạo. Túng quá hóa liều, mặc dù biết rằng đưa ra quyết định thu tiền người nhà của bệnh nhân là một giải pháp thiếu nhân văn nhưng thừa phản cảm vẫn được nhiều bệnh viện bàn đến. Bài báo nêu ý kiến của BS Võ Đức Chiến, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, theo ông thì hiện nay do giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ nên BV gặp không ít khó khăn và giải pháp thu tiền người nhà bệnh nhân có thể sẽ được nghĩ tới. Còn BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ Tại khu dịch vụ BV Từ Dũ, người nuôi bệnh thứ nhất không phải đóng phí, người thứ hai phải đóng phí 100.000 đồng/ngày. Bệnh nhân nằm tại các bệnh viện công đại đa số là người lao động nghèo tại thành phố hoặc ngoại tỉnh kéo về. Không ai trong số họ mong muốn “được” nằm lăn lóc dọc lối đi hay chen nhau chui xuống gầm giường để nghỉ mệt trong thoáng chốc. Vệ sinh cơ thể chắc chắn là thiếu thốn vì không được tắm rửa hay giặt giũ, chỉ vài lít nước phông tên giải quyết cái khát hay dùng để nấu mì gói qua ngày không thể gọi là tiện ích công cộng được. Không chỉ các bệnh viện công có suy nghĩ thu tiền người nhà bệnh nhân mà giới chức y tế cao cấp nhất cũng đồng tình. Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các BV đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì BV vẫn được quyền thu. Dĩ nhiên là pháp luật không cấm những cái được gọi là “quyền” đó nhưng thử hỏi, tiền thuế mà người dân đóng cho nhà nước là gì? Người dân có “quyền” hưởng lợi ích về an sinh xã hội trong đó có quyền được dùng những phương tiện tối thiểu tại các cơ quan nhà nước hay không? Nếu bệnh viện công nào cũng có chính sách thu tiền người nhà của bệnh nhân thì những nơi này có gì để cung cấp cho người dân mà đòi thu tiền như một thứ lệ phí. Nước ư? Bao nhiêu lít nước cho mỗi người một ngày để phải đóng tới 3 trăm ngàn cho mỗi người ở lại? Hành lang bệnh viện ư? Bao nhiêu mét vuông cho một chỗ nằm đáng được gọi là nơi nghỉ ngơi cho một con người? Nhà cầu, quạt trần, điện đóm nếu tính ra thì mỗi đầu người như vậy tiêu tốn hết bao nhiêu? Cứ tính cho chính xác và hạch toán như một công ty tư doanh làm bất cứ điều gì cũng phải có lợi rồi công khai trước dư luận xem người dân ứng phó ra sao rồi hẵng thu tiền của họ. Tuy nhiên cho dù có hợp lý thế nào trong tính toán vẫn không che được cái bất hợp lý lớn nhất trong hệ thống y tế của Việt Nam. Đó là tính chất nhân đạo đúng nghĩa mà một bệnh viện dù tư nhân hay công lập cũng đều phải thấu hiểu. Đã hơn 40 năm người dân Miền Nam trải qua cuộc đổi đời lớn nhất của dân tộc. Cái mà họ hy vọng nhất là cuộc sống thoải mái, xã hội bình đẳng và chính phủ biết lo lắng cho người dân. Cả ba ước ao ấy vẫn chưa bao giờ ló dạng mặc dù cây kim chỉ thời gian đã sắp chạm ngưỡng nửa thế kỷ sau ngày giải phóng. Cuộc sống của người dân có thoải mái theo nghĩa đen lẫn bóng vẫn chưa định dạng, xã hội không hề có khái niệm bình đẳng vì các hố sâu ngăn cách giàu-nghèo, cán bộ-nhân dân vẫn hàng ngày hiển hiện khắp nơi. Chính phủ đẩy nỗi lo cho nhân dân vào cụm từ xã hội hóa nhưng thình thoảng châm vào vài ba ý tưởng nghịch lý đến khó hiều về mọi vấn đề quốc kế dân sinh. Tất cả đang đẩy người dân vào con đường không những cùng khổ mà còn bị khinh miệt đến đau lòng. Bệnh viện là nơi cứu người và bệnh nhân có bổn phận phải thanh toán viện phí là điều không ai chối cãi, tuy nhiên nếu vì chân lý này lại rắp tâm leo thêm một bậc nữa thì trở thành trấn lột hợp pháp không khác gì các BOT bẩn tràn ngập trên các quốc lộ hiện nay. Ngành y từ nhiều năm qua vốn dĩ không được người dân xem trọng vì cả hai mặt: Bác sĩ, nhân viên thi nhau hành hạ bệnh nhân qua các hình thức đòi quà mới nhận được dịch vụ tốt nhất. Cạnh đó là tâm lý con nhà quan, xem bác sĩ như người phục dịch đã khiến cho quan hệ hai bên ngày một cách xa và cả hai nhìn nhau với đôi mắt ngờ vực thay vì thân thiện. Nay, nếu thu thêm lệ phí của người nuôi bệnh thì khác nào châm thêm xăng vào nhúm lửa đang âm ỉ cháy trong các nơi được gọi là nhà thương. Hình ảnh không mấy đẹp đẽ của các bệnh viện công rồi đây sẽ tăng thêm lời nhiếc móc, sỉ vả mà giới áo trắng là người lãnh đủ hậu quả của vài đồng tiến lẻ từ người dân nghèo khó. Chính phủ có thể chi vài ngàn tỷ cho một dự án có vấn đề nhưng lại rất “tiết kiệm” vài trăm tỷ cho sự an lòng của người cùng khổ. Nói theo dân gian, chó chỉ thích cắn người áo rách./.
......

Toàn cảnh diễn biến vụ AVG liên quan đến anh em Vượng Vin, Thanh Phượng

(tài liệu kham khảo của Tiến Thịnh) Lê Quốc Quân! Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương quê Hà Tĩnh, lấy vợ ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972). Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ), gọi là mafia Nga. Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào khai thác “tư bản thân hữu”, kinh doanh bất động sản, truyền thông, khoáng sản với chính quyền. *** Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng đám mafia Nga, “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh (chủ Techcombank, rể tướng Hưởng) âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám để thâu tóm 49% còn lại của mobifone (nhà nước 51%) trong phi vụ sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người, để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm. Sau khi sát nhập thành công Gtel với Mobifone (mobifone được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới. Thông qua việc tăng vốn góp bằng “mồm” để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần đã đầu tư 4G này cho các nhà đầu tư nước ngoài (lúc này Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng 10 tỷ USD). KẾ HOẠCH ĐỔ BỂ PHÚT THỨ 89 Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối. Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm, phút chốc đổ xuống sông, xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel. Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó. Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp. Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin – Truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông Son/ Tuấn để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại. KẾ HOẠCH THÂU TÓM LẦN 2 Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là Trà/ Son/ Tuấn gạt bỏ Credit Suisse và chỉ định thầu tư vấn cổ phấn hóa Mobifone phải là Công ty chứng khoán Bản Việt. Kịch bản cũ đã bị lộ! không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel, nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng. Vượng là một doanh nhân thân cận và thọ ơn 3X và cũng trung thành của gia đình 3x. Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát chuẩn bị phá sản với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng. Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt. 3X BỊ HẤT CẲNG Ở HỘI NGHỊ TW13 Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại HNTW 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều: không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ êkip được hạ cánh an toàn. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể. Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất kế hoạch việc Mobifone phải mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015). SAI PHẠM KHỔNG LỒ CỦA KẾ HOẠCH “ĂN NON” Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được Vin Group (PHẠM NHẬT VƯỢNG) giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin – Truyền thông thay vì bằng tiền thì bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%. Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước HNTW 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ. Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào (BCA đóng dấu mật là vậy). Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo “Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone” được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính: “Chúng tôi đang tiếp quản AVG” trên các báo lề phải. Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phẩn hóa Mobifone và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD). Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và công ty bất động sản Bản Việt (VCRE). Tháng 09 năm 2015, Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì? THÂU TÓM NGÂN HÀNG GIA ĐỊNH Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Bản Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu, nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội Ðồng Quản Trị, đổi tên ngân hàng này thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt”. Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt? Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS “tư vấn” Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ. CỤ TỔNG/ AVG/ AMAX CỦA THANH PHƯỢNG? Những chi tiết về gia đình, học vấn, tiền bạc, các công ty hay những lời đồn đại về Nguyễn Thanh Phượng người ta đã nói rất nhiều. Nào là Nguyễn Thanh Phượng thâu tóm các ngân hàng, mỏ quặng hay những chiến lược lobby, vận động hành lang cho cha mình và vạch kế hoạch tương lai cho 2 người anh em trai bất tài ham chơi của mình. Và gần đây, thương vụ Mobifone mua AVG đã làm nổi sóng dư luận. Người ta đồn đoán rằng, người lên kế hoạch cho thương vụ mua bán, ăn tiền nhà nước lên đến vài trăm triệu đô la này chính là Nguyễn Thanh Phượng. TBT Nguyễn Phú Trọng muốn tiến tới nhà của đồng chí X thì buộc phải diệt được thành trì Nguyễn Thanh Phượng và cũng là godfather (godmother) gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang. Nguyễn Thanh Phượng thực sự có phải là chủ mưu thương vụ làm thất thoát ít nhất 7000 tỷ này hay không? Và nếu có thì tại sao trong bản kết luận thanh tra vừa rồi đưa ra, gần như không lục tìm thấy dấu vết liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng có dính líu đến đại án chấn động này. Ngoài việc, có một sự nhầm lẫn về ¼ công ty định giá AVG là VCBS (thuộc Ngân hàng VietComBank) và VCSC (thuộc Tập đoàn Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng). Từ cuối tháng 8/2017, khi lời đồn thổi trở nên râm ran thì TGĐ VCSC (Bản Việt) khẳng định rằng, công ty họ không khải là đơn vị định giá, mà là công ty thuộc VietCombank. Có những nguồn tin nội bộ thì cho rằng công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng cũng tham gia vào việc này nhưng bị loại từ vòng gửi xe. Con đường đến với Bản Việt và Nguyễn Thanh Phượng của TBT Nguyễn Phú Trọng đến đây là vào ngõ cụt. Quay lại, có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá thương vụ AVG là AASC, VCBS, Hanoi Value và AMAX. AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất bé, vốn điều lệ chỉ là 1 và 3,8 tỷ đồng. Với khả năng như vậy, thì việc được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là quá kì lạ. Đặc biệt, giá trị thẩm định được 4 công ty tư vấn này đưa ra đều khác nhau và chênh nhau rất nhiều. Hai công ty đầu đưa ra những con số không tưởng, từ 1-1,5 tỷ đô la . Hai công ty bé kia đưa ra những con số thấp hơn khá nhiều, và thấp nhất là AMAX là hơn 16 ngàn tỷ. Tất nhiên, như chúng ta đều biết, con số quá bé so với giá trị thực của AVG mà TTCP vừa đưa ra. Giá trị mà TTCP đưa ra là 1900 tỷ, chưa tính lỗ lũy kế đến 2017 cỡ 1 ngàn tỷ và thua lỗ tại 2 dự án mà Phạm Nhật Vũ đã mua với giá rất cao nhằm mục đích rút ruột AVG trước khi bán. Một năm sau khi thương vụ hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright. Như vậy, manh mối liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng gần như không tồn tại trên bản KLTT. Tuy vậy, trong bản KLTT cũng như gần đây những bài báo được chỉ thị liên tục tấn công vào AMAX, 1 trong 4 đơn vị tư vấn, dù rằng AMAX là đơn vị cho giá thấp nhất. Trong khi 3 đơn vị kia cho giá cao hơn rất nhiều và gần như không tưởng. Ngay cả kết quả thấp nhất của AMAX cũng bị KLTT nói rõ là “không có cơ sở”. Nhưng tại sao báo chí lại xoáy vào AMAX mà bỏ quên đơn vị kia? Và manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả. Tuổi Trẻ và Thanh niên, 2 tờ báo mạnh mẽ nhất và có vẻ như được cờ lệnh từ trên đều đưa những thông tin kĩ lưỡng về AMAX và những người trong nghề báo điều tra đều nhận ra là “đánh có bài bản”. Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Phượng không hề có cổ phần hay dính líu mặt pháp lý gì đến AMAX. Vậy, làm cách nào để nắm được đuôi của một con cáo vô cùng ma mãnh, quỷ quyệt và khôn ngoan vô cùng đó? Chỉ có một cách, là khởi tố vụ án thật nhanh KHỞI TỐ AVG VÀ CHÂN TƯỚNG AMAX TTCP đã đề nghị khởi tố vụ án để điều tra. Và muốn túm được đuôi công chúa, đó là con đường duy nhất trước khi manh mối bị hủy hoặc các đối tượng quan trọng trốn ra nước ngoài. Sau khi khởi tố vụ án, vì có dấu hiệu của tội lừa đảo của 4 đơn vị tư vấn (vì đưa ra kết quả sai và dựa vào những điều không đúng như việc kinh doanh tăng trưởng hay giá trị thương hiệu,…) nên có thể triệu tập 4 đơn vị tư vấn kia lên. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ (biện pháp gì không biết, hi hi), để 3 công ty kia khai nhận là được Phượng sắp xếp làm chân gỗ và cố tình hét giá cao lên. Đồng thời, tìm ra bằng chứng chính AMAX là cò mồi của Nguyễn Thanh Phượng câu con cá Mobifone gần 7000 tỷ kia. Tuy nhiên, tiến trình này phải tiến hành nhanh chóng và sử dụng những điều tra viên có trình độ nhất; nếu không, rất khó tìm ra được bằng chứng hoặc để các đối tượng quan trọng đào thoát thì cả chiến dịch vây bắt trở thành công cốc. Tướng Lý Anh Dũng, cục trưởng A92, người được Nguyễn Phú Trọng tin cẩn, nhanh chóng giải quyết hoặc chuyển người khác phụ trách vụ đánh bạc liên quan đến Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và có thể cả Phạm Quang Nghị, để dồn hết tâm sức phi vụ này, lập đại công để nhận chức Thứ trưởng và Bộ trưởng trong tương lai. P/S: Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, và AVG… đang ra sức chạy tội. Với số tiền khủng sau những phi vụ như thế này, họ thừa tiền để thuê luật sư hay đội ngũ dư luận viên, định hướng viên,…cũng như nhiều cách khác để chạy tội. Nhưng có lẽ Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son,… và đội quân chạy tội đang dày công vô ích. Chuyện mặc áo Juvetus, ăn cơm tù, ra vành móng ngựa gần như không thay đổi được. Con mồi mà TBT Nguyễn Phú Trọng săn ở đây to hơn rất nhiều so với họ. Con mồi này chính là công chúa Nguyễn Thanh Phượng, là người nắm giữ tương lai của gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang và đối thủ từng làm ông bật khóc ngay trước ống kính truyền hình khi không kỷ luật thành công đồng chí X vào năm 2012. Khi vào thế cờ, thì người ta sẵn sàng thí hết cả bàn cờ để bắt tướng, chứ không riêng gì vài con tốt lụt đâu.  
......

“Những sự thật bên trong” Vụ Án Trịnh Vĩnh Bình.

Nguyễn Quang Duy! Đài VOA vừa đưa tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện, Hà Nội phải bồi thường 37,5 triệu Mỹ Kim thiệt hại và 7,9 triệu án phí. Ông Bình rời phiên tòa với khuôn mặt tươi cười hai tay giơ cao ra dấu chiến thắng (V=Victoria) nên không cần phải bàn tới. Lạ là Bộ Tư pháp Việt Nam ngay lập tức xác nhận thông tin, nhưng cho biết theo quy định Tòa “các bên có trách nhiệm phải giữ bí mật”. Việc chi trả bồi thường “phải giữ bí mật” là Hà Nội chính thức xác nhận không theo tiêu chuẩn hạch toán ngân sách quốc tế và không muốn cho dân biết vụ việc. Tại sao Hà Nội phải che dấu kỹ vụ án này? … “những sự thật bên trong”… Trên Facebook, ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, cho biết từng cung cấp “những sự thật bên trong” cho bà Phó Chủ Tịch nước Nguyễn thị Bình để phát biểu tại Quốc hội: “…bắt nguồn từ việc một cán bộ an ninh kinh tế có tên Ngô chí Đan ở Vũng Tàu. Ngô chí Đan là em rể của Phương Vicarent. Họ cùng nhau áp lực với Trịnh Vĩnh Bình để đòi chia chát. Những người này có thế lực rất mạnh ở địa phương và cả một số cán bộ then chốt ở Trung ương.” Ông Khế cho biết: “Thủ tướng Phan văn Khải biết hết vụ việc và cũng rất xót xa nhưng khi tôi hỏi việc này, ông cũng lắc đầu bất lực.” Ông cho biết thêm: “…bạn tôi, anh Nguyễn Trọng Minh lúc đó bức xúc quá viết một tâm thư gởi Bộ Chính trị. Sau đó, anh cũng bị kỷ luật, tôi cũng không nắm rõ, việc kỷ luật anh có dính dáng gì đến nội dung bức thư này hay không?” Ông Khế kết luận: “Trường hợp Trịnh Vĩnh Bình là vì, có những người ở cấp trên đã nghe báo cáo không trung thực từ những người cấp dưới không minh bạch và tham nhũng…” Ông Khế không cho biết cấp trên là ai? Cấp dưới là ai? Và tại sao chỉ vì một cán bộ an ninh cấp địa phương mà ông Phan văn Khải và bà Nguyễn Thị Bình đành phải lắc đầu bất lực? Ngô Chí Đan và Phương Vicarent là ai? Trong một vụ án khác xử đầu tháng 12/2003, Trung tá công an Ngô Chí Đan bị kỷ luật và bị cách chức Trưởng phòng an ninh điều tra công an Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), còn Phạm Văn Phương thì chịu bản án 27 năm tù giam. VnExpress ngày 4/12/2003 đưa tin, Nguyễn Minh Hoàng khai trước tòa Phương Vicarrent đã nhận 200 triệu đồng để đưa vào "tổ chức" ở Vũng Tàu: “Bây giờ chủ trương của lãnh đạo ta thoáng lắm, sắp tới sẽ thí điểm cơ cấu phó chủ tịch tỉnh không cần đảng viên. Nếu chú thích anh sẽ tác động để cơ cấu chú làm phó chủ tịch”. Cũng VnExpress ngày 3/12/2003 đưa tin, Nguyễn Minh Hoàng khai trong một lần đi nhậu có mặt Trung tá công an Ngô Chí Đan, Phương Vicarrent nói: "Nguyễn Trọng Minh không nghe lời tao nên bị trị, còn Tuấn Minh nếu không nghe cũng giống như Trọng Minh vậy". Nguyễn Trọng Minh nguyên Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT người được Nguyễn Công Khế nhắc tới bên trên, còn Tuấn Minh đương kim Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT thời ấy, mà Phương Vicarrent còn coi không ra gì. Nhưng có thật thế lực đằng sau Phương Vicarrent mạnh như vậy? Trịnh Vĩnh Bình bị bắt. Năm 1987, Vua chả giò Hòa Lan Trịnh Vĩnh Bình sang công ty chả giò, đem 2,3 triệu Mỹ kim tiền mặt và 96 ký vàng về Việt Nam đầu tư, chỉ sau 8 năm tài sản ông tăng lên 30 triệu Mỹ kim gấp gần 8 lần tiền vốn. Làm giàu mau chóng nhưng ông Bình không đút lót Phương Vicarent nên ngày 5/12/1996 ông Bình bị Ngô Chí Đan, khi ấy là Thiếu tá công an, ra lệnh bắt, điều tra và đưa ra tòa xét xử. Trước sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ Hòa Lan, ngày 13/5/1998, Thủ tướng Phan Văn Khải gửi thư cho Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương đề nghị xem xét trường hợp vì ông Bình “không có lỗi đến mức phải xử”. Nhưng chỉ thị Thủ Tướng Khải không được thi hành, tháng 8/1998 ông Bình bị Toà án Nhân Dân tỉnh BR-VT kết án 13 năm tù, đóng phạt 400 triệu đồng và tịch thu toàn bộ tài sản về tội sang nhượng bất hợp pháp để trốn thuế và tội hối lộ. 3 văn bản vụ án… Đài VOA có phổ biến 3 văn bản liên quan đến vụ án: Văn bản thứ 1 về cuộc họp ngày 3/5/1998 với sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ công an Nguyễn Khánh Toàn và nhiều viên chức cao cấp. Theo văn bản này “hoạt động của ông Trịnh Vĩnh Bình từ năm 1990 đến khi bị bắt là vi phạm pháp luật Việt Nam rất nghiêm trọng” và việc “xử lý Trịnh Vĩnh Bình đúng pháp luật vừa đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật, vừa bảo vệ chủ quyền Việt Nam và giải quyết được vấn đề đối ngoại”. Văn bản thứ 2 ký ngày 12/6/1998, Ban Thường vụ Đảng tỉnh BR-VT gửi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải để xin ý kiến chỉ đạo. Theo văn bản này Ban Thường vụ tỉnh đề nghị tòa án xét xử ngay vì “... đã có kết luận tội của Bình. Sau khi có bản án thi hành, sẽ thực hiện chính sách khoan hồng của ta. Như vậy Bình sẽ không nói xấu ta được vì đã tuyên án. (Phương án này ta nắm đằng chuôi).” Văn bản thứ 3 được đóng dấu “Mật” do Trưởng ban Thường vụ tỉnh BR-VT, Trần Đình Hoan, gửi Trung ương Đảng và các cơ quan thuộc Đảng ủy BR-VT ký ngày 23/6/1998. Văn bản này chỉ đạo “việc tổ chức xét xử cần được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ,… giải quyết vụ án theo ý kiến chỉ đạo trên và báo cáo kết quả với Thường vụ Bộ Chính trị… có thể cho [ông Bình được] tại ngoại theo yêu cầu của Đại sứ quán Hà Lan và sau khi Bình được xét xử thì trục xuất khỏi nước ta.” Đài VOA cho biết đã liên lạc với giới chức có thẩm quyền để xác minh 3 văn bản nói trên nhưng đều bị từ chối cộng tác. Ông Trịnh Vĩnh Bình kháng án, được giảm còn 11 năm tù, xong “trốn” về Hòa Lan. Ông Bình chưa cho biết cách thức ông rời khỏi Việt Nam. Có tin đồn Thủ Tướng Phan văn Khải đã âm thầm thu xếp để ông đi, nhưng theo hai văn bản Đài VOA có được thì ông có thể đã bị trục xuất. Vụ án kinh tế? Đại tá, Luật sư Lê Mai Anh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng Hội Luật gia Việt Nam, cho Đài VOA biết qua 1 cuộc phỏng vấn là “hồ sơ không có chứng cứ cụ thể, chính xác”, bản án chỉ dựa vào lời cung của các nhân chứng: “[Họ] trọng cung hơn là trọng chứng. Mà cung cũng là ép cung, mớm cung hoặc dọa cung là có. [Họ] sử dụng cung nhiều quá mà chứng lại không có”. Theo ông Anh: “Ông ấy đứng tên người khác là theo đúng hướng dẫn của chính phủ Việt Nam. Vì lúc ấy, họ không cho người có quốc tịch nước ngoài mua (đất đai, nhà xưởng…) nên ông ấy phải nhờ người khác đứng tên. Ông đã thực hiện đúng như ý của họ. Sau đấy họ lại cho là ông ấy mua đất đai, nhà xưởng… là không hợp pháp. Thì chẳng hiểu thế nào là hợp pháp nữa. Bảo ông ấy thế nào thì ông ấy làm đúng như thế. Chứ ông ấy có làm sai đâu”. Chủ tịch Bà rịa - Vũng tàu ăn hối lộ? Theo thông tin đưa lên trên mạng vào tháng 5 và 6/2005 của một người tự xưng là người trong cuộc ký tên Trần Quốc Hoàn, Tổng cục II có chứng cứ Trịnh Vĩnh Bình đã hối lộ Nguyễn Trọng Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh BR – VT để được giới thiệu với Thủ Tướng Phan Văn Khải. Nguyễn Trọng Minh đã phải làm bản tường trình với thường vụ Bộ chính trị về việc nhận tiền Trịnh Vĩnh Bình "biếu". Ông Minh bị mất chức Chủ tịch vì vụ việc này. Ông Minh chính là bạn và là người được Nguyễn Công Khế nhắc tới bên trên. Còn ông Trịnh Vĩnh Bình luôn phủ nhận ông đã dùng tiền mua chuộc giới chức cộng sản. Vụ án chính trị? Cũng theo Trần Quốc Hoàn thì mọi công dân nước ngoài khi vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều bị các cơ quan an ninh âm thầm giám sát. Trường hợp của ông Trịnh Vĩnh Bình, một thành viên của Ðảng dân chủ tự do Hòa Lan, nên bị cả Bộ công an và Tổng cục II, Bộ quốc phòng theo dõi. Khi Trịnh Vĩnh Bình bị Thiếu tá công an Ngô Chí Đan bắt, Tổng cục II ra mặt, vụ án vượt khỏi tầm kiểm soát Bộ Công An, Bộ Công An buộc phải cộng tác với Tổng cục II. Bị truy tố trước tòa có ông Lê (Tạ?) Quang Luyện bị tội nhận hối lộ của Trịnh Vĩnh Bình 510 triệu đồng. Ông Luyện từng là thư ký riêng của Chủ tịch tỉnh BR-VT Nguyễn Trọng Minh. Ông Luyện giới thiệu ông Bình với ông Nguyễn Trọng Minh, để ông Bình mua chuộc ông Minh giới thiệu với Thủ Tướng Phan Văn Khải, lũng đoạn tầng lớp lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Gia đình vợ ông Luyện, có quan hệ với Phó chủ tịch nước bà Nguyễn Thị Bình và ông Nguyễn Mạnh Cầm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lúc đó. Bộ Chính Trị trực tiếp chỉ đạo Cũng theo Trần Quốc Hoàn Thường vụ Bộ chính trị đã phải họp mở rộng về vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị đình chỉ vụ án và giải oan cho Trịnh Vĩnh Bình. Tổng cục II công bố tội trạng của ông Luyện và mối quan hệ giữa gia đình ông Luyện với bà Bình và ông Cầm. Ông Khải và bà Bình đành bất lực. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Bộ Trưởng Công An Lê Minh Hương, Bí thư Trung ương Đảng Phạm Thế Duyệt, Giám đốc công an tỉnh BR-VT Châu Văn Mẫn và bí thư tỉnh ủy BR-VT Lê Văn Dỹ cho ý kiến là phải kiên quyết xử lý vụ án. Nhưng từng ý kiến của các vị Ủy viên Bộ chính trị đều không có tính quyết định bằng các chứng cứ của Tổng cục II đưa ra, khẳng định rằng Trịnh Vĩnh Bình vào Việt Nam là để hoạt động gián điệp, núp dưới cái "vỏ" doanh nhân. Từ một âm mưu tống tiền do Thiếu tá công an Ngô Chí Đan và Phương Vicarent dàn dựng, chuyển thành một vụ án kinh tế, rồi biến ra thành một vụ án chính trị và Bộ chính trị phải trực tiếp chỉ đạo vụ án. Cả phía an ninh quân đội và công an đều cho rằng họ đã "bắt non" Trịnh Vĩnh Bình, nên phải xử theo một vụ án kinh tế. Phá vỡ vụ án “gián điệp”, Thiếu tá Ngô Chí Đan, nguyên Trưởng phòng PA 24 Công an BR-VT được thăng thưởng cấp Trung tá. Trung tá Ngô Chí Đan bị kỷ luật và cách chức Trưởng phòng trong vụ án khác nói đến bên trên và hiện ông đang là luật sư, thành viên Đoàn Luật sư tỉnh BR-VT, cho thấy hệ thống pháp quyền của đảng Cộng sản Việt Nam. Các thông tin bên trên có thể chưa hoàn hảo nhưng phần nào giúp chúng ta thấy rõ hơn vụ án Trịnh Vĩnh Bình không đơn giản như “những sự thật bên trong” ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, đã báo cho bà Phó Chủ Tịch nước Nguyễn thị Bình để phát biểu tại Quốc hội. Trịnh Vĩnh Bình Kiện Hà Nội… Bộ Chính Trị không ngờ ông Trịnh Vĩnh Bình khi về được Hòa Lan đã đâm đơn kiện Hà Nội trước Tòa Án Quốc Tế. Vụ kiện trước tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Stockholm, Hà Nội đã phải âm thầm bồi thường cho ông Bình 15 triệu Mỹ Kim, lần này lại thua kiện phải bồi thường lên đến 45,4 triệu Mỹ Kim. Đáng nói là ông Bình kỳ vọng tiền bồi thường lên tới 1,2 tỷ Mỹ Kim vì thế biết đâu ông Bình sẽ tiếp tục kiện Hà Nội đòi thêm. Phán quyết lịch sử… Tháng Tư Đen 1975, Hà Nội xé Hiệp Định Đình Chiến Paris ký với sự chứng kiến của Liên Hiệp Quốc để “giải phóng” miền Nam. Binh sỹ và công chức miền Nam bị bắt tù, không hề được đối xử theo luật “tù nhân chiến tranh”, nhiều người chết trong tù. Dân miền Nam bị cướp nhà, cướp đất, cướp tài sản, bị đuổi đi kinh tế mới, phải bỏ nước ra đi, nhiều người chết trên đường tìm tự do. Hà Nội coi thường Luật Pháp Quốc Tế đến độ vừa rồi cho gián điệp sang tận Đức bắt Trịnh Xuân Thanh và có thể đã bắt Trương Duy Nhất tại Thái Lan. Tháng Tư Đen 2019, Hà Nội phải chính thức nhìn nhận thua kiện ông Trịnh Vĩnh Bình, một công dân Hòa Lan gốc Việt, thì quả thật phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế là một phán quyết lịch sử đối với người Việt Nam. Hà Nội tìm mọi cách “giữ bí mật” nhưng càng muốn “giữ bí mật” thì người Việt càng mong tìm ra sự thật, để từ từ lộ ra những thâm cung bí sử của đảng Cộng sản Việt Nam. Bài liên quan Trần Quốc Hoàn, Tổng Cục II - Vai Quyết Định Trong Vụ Án Trịnh Vĩnh Bình https://vietbao.com/a12991/tong-cuc-ii-vai-quyet-dinh-trong-vu-an-trinh-vinh-binh Trần Quốc Hoàn, Sự Thật Về "vụ Án Phương Vicarrent" https://vietbao.com/a14177/su-that-ve-vu-an-phuong-vicarrent  
......

Xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu khi mà rất nhiều người dân đã mất luôn cảm giác tội lỗi?

Duy Lê Tôi xin nhắc lại, tôi đưa hình ảnh của em lên không phải để lên án cá nhân em, nhưng để minh chứng cho một hiện trạng đen tối của một phần lớn xã hội. Chúng ta chỉ được biết đến sự gian dối trong việc mua điểm ở Hoà Bình, Sơn La ... qua việc phanh phui của báo chí. Vậy những tỉnh khác có tệ nạn này không? Cá nhân tôi tin rằng không chỉ Hoà Bình hay Sơn La mà hầu như tỉnh nào cũng có, không chỉ mua điểm thi tốt nghiệp mà còn mua điểm ở tất cả các lớp qua việc biếu xén giáo viên với mục đích không trong sáng, qua việc cho con đi học thêm tối mặt tối mũi. Và không chỉ việc mua điểm, việc gian dối hầu như đã diễn ra trong tất cả các vấn đề của xã hội. Nhân viên lừa tiền công ty, giám đốc lừa tiền công nhân, người trồng cây bơm hoá chất, người bán hàng tẩy rửa thực phẩm thúi, người sản xuất dùng hoá chất công nghiệp, công viên chức gây khó dễ để nhận tiền bôi trơn, bác sĩ kê toa để nhận tiền hoa hồng ... Hầu như không nơi nào không có sự gian dối nhưng gian dối nhiều như lá mùa thu thì e rằng chỉ có ở Việt Nam. Và cái đáng sợ hơn cả sự gian dối đó chính là con người ta mất luôn cảm giác tội lỗi khi gian dối mà xem đó là sự khôn ngoan và tự hào về nó. Người mua điểm lên báo để kể về sự cố gắng học tập của mình, người bán hàng giả lên báo kể về khả năng kinh doanh thiên phú, kẻ cướp đất thì dạy kinh doanh bất động sản ... Khi con người ta còn biết đúng sai, còn có mặc cảm tội lỗi thì người ta còn hạn chế hay ít nhất là lén lút thực hiện. Khi người ta không còn cảm giác tội lỗi mà ngược lại tự hào về nó thì quả thực rất kinh khủng. Họ có thể làm nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ việc gì và dạy cho con cháu mình cùng thực hiện. Gian dối chồng gian dối, gian dối dạy gian dối, gian dối khuyến khích gian dối - Đó chính là bi kịch của dân tộc. ___ Ở một đất nước văn minh không phải không có người tham, không phải không có sự gian dối, nhưng ở đó có một hệ thống pháp luật và pháp luật được thực hiện nghiêm minh để ngăn chặn, răn đe và hạn chế những hành động sai trái này. Ở Việt Nam thì khác hẳn, ở Việt Nam không có đúng sai mà chỉ có tiền và không có tiền, có nhiều tiền hay ít tiền, có đảng và không có đảng. Trước thực trạng như vậy chúng ta không thể chỉ hy vọng người dân tự hoán cải mà phải nhờ tới hệ thống pháp luật tác động thêm vào. Tuy nhiên, một hệ thống pháp luật công bằng, nghiêm minh chỉ có thể xảy ra khi người dân tham gia giám sát người thực thi pháp luật, phẩn nộ trước các hành động sai trái của công chức. Và mấu chốt vấn đề là tính cạnh tranh quyền lãnh đạo và thực thi pháp luật. Đó là lý do vì sao đa số những nước dân chủ thì văn minh và công bằng.
......

Giải mã việc Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh, cả nước ăn mừng

nguyenvandai’s blog – RFA Tôi còn nhớ lúc nhỏ, khi nghe tin ông Tôn Đức Thắng qua đời vào năm 1980, vẫn còn nhiều người dân sụt sùi thương nhớ và luyến tiếc. Nhưng tới năm 1986, khi ông Lê Duẩn qua đời thì người dân thở phào nhẹ nhõm. Còn các nguyên thủ nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam sau này qua đời thì đa phần người dân đều phấn khởi, họ thường nói với nhau “may quá, đỡ tốn cơm của dân”. Gần đây nhất khi Trần Đại Quang, Đỗ Mười qua đời thì đa số người dân ăn mừng thực sự. Trước đó, khi hay tin những vị này lâm bệnh, người dân còn mong cho chết sớm. Còn Nguyễn Phú Trọng thì sao? Ngay từ trưa ngày 14.04.2019 giờ Việt Nam, khi tin Nguyễn Phú Trọng bị đột quị được tung lên mạng xã hội, thì một không khí vui mừng và chờ đợi tin xấu hơn với Phú Trọng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, tới mức khi search trên google bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì cái tên Nguyễn Phú Trọng đứng đầu tiên trong danh sách tìm kiếm. Nhiều người còn tuyên bố nếu Phú Trọng chết thì họ mời gia đình, bạn bè ăn mừng,… Tại sao như vậy? Điều này là trái với truyền thống thương yêu, cảm thông, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng cảm xúc yêu thương hay ghét bỏ vốn là rất tự nhiên của con người. Như vậy, rất rõ ràng và hiển nhiên là các quan chức cộng sản đã làm cho đa số Nhân dân chán ghét và căm phẫn tới mức họ không còn giữ được truyền thống yêu thương, cảm thông khi hay tin một người ngã bệnh hay qua đời. Và họ chỉ mong người đó bệnh nặng, gặp tai họa, hay chết sớm,…. Ngày nay với internet và mạng xã hội, các yếu kém, xấu xa, tội ác,… của đảng cộng sản và các quan chức cộng sản được phơi bày cho tất cả mọi người dân được biết. Tại sao đa số Nhân dân ghét bỏ Nguyễn Phú Trọng? Thứ nhất, Nguyễn Phú Trọng với biệt danh Trọng Lú, là kẻ cuồng đảng và Chủ nghĩa xã hội, cực kỳ bảo thủ. Luôn luôn muốn duy trì sự cai trị tuyệt đối và hà khắc của đảng cộng sản với đất nước và dân tộc Việt Nam. Còn Phú Trọng thì giấc mơ về một nước Việt Nam tự do, dân chủ mãi mãi vẫn chỉ là mơ ước; Thứ hai, Phú Trọng càng già càng tham lam quyền lực, tham quyền cố vị, nói một đằng, làm một nẻo; Phú Trọng nói phải kiểm soát quyền lực nhưng tự mình lại ôm trọn quyền lực; Thứ ba, Phú Trọng nham hiểm và độc ác trong việc dùng quyền lực và nhân danh chống tham nhũng để triệt hạ các đồng chí trong đảng nhưng đối lập với quyền và lợi ích của phe nhóm mình; Trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, chưa bao cuộc chiến tranh giành quyền lực và sát phạt lẫn nhau quyết liệt như lúc này; Thư tư, trong não trạng của Phú Trọng thà làm tay sai, bán nước, nô lệ cho Trung Cộng còn hơn là kết đồng minh với Hoa Kỳ và Phương Tây để đem lại an ninh cho quốc gia và tự do dân chủ cho Nhân dân. Bởi các lý do trên và chắc chắn là còn rất nhiều điều khác mà đa số Nhân dân Việt Nam không hài lòng và căm ghét Nguyễn Phú Trọng. Mong các bạn bổ sung thêm. nguyenvandai’s blog  
......

Cãi vã có thành dân chủ?

Chắc chắn là có, ngoại trừ cãi vã vì lợi ích riêng mình bất cần lợi ích chung của người khác, đặc biệt sự cãi vã xảy ra giữa cộng đồng cùng quan tâm đến một vấn đề chung. Sự cãi vã hay nói văn chương hơn là “tranh luận” là phương pháp tốt nhất mài giũa tư duy về dân chủ trong khi một trong hai phía, bênh hay chống một vấn đề nào đó, có cơ hội nhìn ra vấn đề mà trước đó do thói quen không nhìn thấy. Chấp nhận mình nhìn thấy cái sai là tốt nhưng không dám công khai chấp nhận mình sai trong khi trong thâm tâm công nhận lập luận của đối thủ sắc bén hơn mình cũng không phải là điều gì xấu xa vì từ bây giờ trở về sau ý tưởng đạt được từ đối phương sẽ giúp bản thân nhạy bén hơn khi nhìn nhận một vấn đề có tầm xã hội, và vì vậy tranh cãi là cục đá mài tư duy sắc bén cần thiết nếu sự tranh cãi không đi quá đà đến nỗi sứt mẻ hay khinh thường người phản biện. Trường hợp của ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó Viện Kiểm Sát Nhân Dân  TP. Đà Nẵng sau khi sàm sỡ với bé gái trong thang máy đã làm cộng đồng dậy sóng, không những giữa cộng đồng với ông ta mà còn giữa những thành viên trong cộng đồng vì cách hành xử của họ đối với trường hợp hiếm có này. Sau khi vụ tai tiếng xảy ra căn nhà của ông Linh tại Đà Nẵng đã bị một nhóm người tới xịt sơn lên cửa hàng rào với hai chữ Ấu dâm. Một chiếc quần lót được treo lên và chất bẩn cũng được ném vào bên trong căn nhà. Cùng lúc là phong trào đem vợ con ông Linh ra đàm tiếu với những lời lẽ khiếm nhã, những câu hài hước liên quan đến ông ta và gia đình được loan tải trên mạng xã hội trở thành một khuynh hướng. Tuy nhiên cùng lúc là những chống đối từ phía khác, những người không đồng tình với cách ứng xử “thô lậu” đối với gia đình ông Linh. Nhóm người chống đối thường có tiếng tốt và luôn chống lại sự gian trá của chính quyền trên mạng Facebook của mình. Họ cho rằng tuy ông Linh dơ bẩn nhưng gia đình ông ta không dính gì tới hành vi dâm ô của ông ta vì vậy lăng nhục vợ con, gia đình của ông ta là hành vi của “đám đông”, đáng xấu hổ và mang tính chất bầy đàn rất rõ. Nhóm này lấy Gustave Le Bon, trong cuốn ”Tâm lý học đám đông”, dẫn chứng rằng những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa. “Thủ lĩnh” của đám đông ấy chưa ai dám đứng ra chấp nhận đã bị một làn sóng phản ứng dữ dội đè bẹp. Nhóm chống ông Linh và gia đình cho rằng hành vi của việc xịt sơn, ném chất bẩn vào nhà của một Viện phó Viện Kiểm sát là cách ăn miếng trả miếng của nhân dân. Bởi người dân không có gì làm vũ khí thì họ có quyền xử dụng những gì họ cảm thấy khiến cho đối phương tủi hổ, mất mặt mới xứng đáng với lòng căm thù tiềm ẩn quá lâu trong dân chúng. Đám đông ấy không tin vào luật pháp. Đối với họ luật pháp luôn đứng về kẻ mạnh mà ông Linh là một điển hình. Hãy nhìn xem chung quanh đời sống hàng ngày của những người đấu tranh dân chủ. Nhà họ bị an ninh canh chừng như giam giữ phạm nhân, cửa ngõ của họ bị xịt sơn hai chữ “phản động”, ổ khóa nhà họ bị trét keo dán sắt không thể mở được… tất cả những thứ ấy có phải là “tâm lý đám đông” hay không? Tại sao chính quyền Đà Nẵng nhanh chóng yêu cầu trích suất Video tìm thủ phạm trong khi cán bộ, an ninh canh giữ nhà của dân lại bị làm ngơ như không hề có? Nhìn xa hơn nữa, có bao nhiêu người chung quanh một nhà hoạt động dân chủ bị công an mời lên hăm dọa, phù phép đến nỗi không dám nhìn mặt người mình từng ủng hộ. Có bao nhiêu thân nhân của tù nhân lương tâm không được đối xử công bằng theo luật pháp hiện hành vậy tại sao lại đối xử công bằng với gia đình của một Viện phó Viện kiểm sát như Nguyễn Hữu Linh khi chính ông ta là người từng ký tá biết bao nhiêu lệnh truy tố bất nhân đối với người vô tội? Hãy nhìn lại hành động của những người mất đất, họ không còn gì cả, khi bị cưỡng chế chỉ còn bộ quần áo cơ hàn dính da nhưng uất ức khiến họ cởi phăng ra hết, truồng như nhộng để phản đối bọn người cưỡng chế mảnh đất nhỏ bé của họ. Hành vi cởi truồng ấy có đáng bị các nhà “đạo đức” phê phán hay không khi cùng một cách phản ứng với bất công, hà khắc? Hai khuynh hướng xảy ra trong cùng một sự kiện đáng là một niềm vui cho người quan sát. Ít nhất cả hai phía đã tham gia cật lực dùng tâm trí mình biện luận cho một hành vi. Những luận điểm của cả hai phía đều mang hình ảnh lưỡng diện, vừa đúng lại vừa sai, cái đúng và sai ấy tuy nhiên không đáng phê phán vì nó chứa đụng sự quan tâm cần thiết cho một xã hội dân chủ. Lá phiếu nào cũng có sự lợi và hại của nó. Bầu cho người thành toàn, có tâm trí dành cho đất nước thì lá phiếu ấy hữu dụng, ngược lại bầu cho một kẻ độc tài thì lá phiếu ấy trở nên có hại cho tiến trình dân chủ. Tuy nhiên nếu không có những lá phiếu có hại ấy thì xã hội có đáng nhận hai chữ dân chủ làm mục tiêu chung hay không? Dân chủ luôn luôn cần sự cọ sát, đôi khi rất đau đớn. Thiếu đau đớn, hy sinh, tranh luận thậm chí chửi mắng nhau không thể có một nền dân chủ thực sự, có chăng chỉ là dân chủ phải đạo, dân chủ trung thành hay dân chủ định hướng, những cái mà dân tộc Việt Nam thừa mứa từ hơn 70 năm qua. Cánh Cò Nguồn: RFA  
......

Bàn cờ thế sự: Ai thủ lợi trong vụ ông Trọng bị đột quỵ?

Trung Điền! Tin đại gia Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị công ty AVG bị bắt giam về tội hối lộ vào trưa ngày 13 tháng 4, ngay sau đó tin ông Nguyễn Phú Trọng đi công cán ở Kiên Giang và bị đột quỵ vào chiều ngày 14 tháng 4, đã dấy lên nhiều sự đồn đoán về cuộc đụng độ sắp diễn ra gay gắt giữa phe ông Nguyễn Phú Trọng và phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Một trong những đồn đoán là nếu Phạm Nhật Vũ bị bắt thì trước sau gì Nguyễn Thanh Phượng con gái trưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị “xộ khám” do sự cấu kết giữa Phượng và Vũ trong việc nâng khống tài sản của AVG gấp 14 lần, để bán cho Mobifone, một doanh nghiệp nhà nước do Bộ 4T quản trị, chiếm đoạt nhà nước gần 7.000 tỷ đồng. Báo chí nhà nước không nói rõ ông Phạm Nhật Vũ đã hối lộ cho hai nguyên và cựu Bộ trưởng Bộ 4 T là các ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn là bao nhiêu; trong khi cơ quan điều tra thì hoàn toàn im lặng. Người ta cho đây là chiến dịch tung hỏa mù của phe “đốt lò vĩ đại” để chuẩn bị dư luận trước khi tấn công vào sào huyệt của đồng chí X. Phe ông Nguyễn Tấn Dũng tuy bị tan tác rất nhiều qua chiến dịch đốt lò của ông Trọng, nhưng vẫn còn nhiều nhân sự nằm trong bộ máy chính phủ và các doanh nghiệp mà ông Dũng đã cài cắm trong 10 năm làm Thủ tướng (2006-2016). Nhưng sự mâu thuẫn ở đây là nếu chủ mưu tấn công vào sào huyệt đồng chí X thì ông Trọng đã không dại gì mang cái mạng của mình đi vào vùng địch là đất Kiên Giang, quê hương của ông Nguyễn Tấn Dũng để gặp những hiểm nguy. Phải chăng ông Trọng đã quá tự tin về thế lực của mình nên mới vào hang cọp, nhưng rồi bị “ai đó” ra tay ngầm hoặc vận xui đã tới hồi… khó thoát? Việc ông Nguyễn Phú Trọng chọn đi công cán tại Kiên Giang không phải là không có chủ ý. Đây không những là chuyến đến Kiên Giang lần đầu mà còn là chuyến viếng thăm các tỉnh miền Nam đầu tiên trong lịch trình của ông Trọng, trong tư cách là Trưởng ban nhân sự đại hội để thảo luận và hướng dẫn các ban chấp hành Tỉnh ủy chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 (2021-2026) – một đại hội vô cùng quan trọng, vì nếu kiểm soát toàn bộ nhân sự “tân trung ương đảng”, thì chắc chắn ông Trọng sẽ tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư và Chủ tịch nước cho năm năm tới. Trước khi đến Kiên Giang, ông Trọng đã cho Bộ công an khởi tố đại gia Phạm Nhật Vũ về tội hối lộ, nằm trong vụ án Mobifone mua AVG. Qua việc bắt giữ này, phải chăng ông Trọng muốn tung ra một tín hiệu cho gia tộc Nguyễn Tấn Dũng? Đó là sẽ bắt Nguyễn Thanh Phượng về tội đã đồng lõa với Phạm Nhật Vũ nếu gia đình Nguyễn Tấn Dũng, kể cả Bí Thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị, không thành khẩn hợp tác với ông Trọng trong việc tổ chức suông sẻ đại hội 13. Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng phải vào bệnh viện cấp tốc vì lý do sức khỏe, và với lứa tuổi đã “ngoài giới hạn”, sẽ khó cho ông Trọng có thể giữ những trách vụ cao như hiện nay. Nói cách khác là ông Trọng sẽ không thể làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước sau đại hội 13. Vậy ai sẽ thủ lợi qua tai nạn này của ông Trọng? Kẻ thủ lợi đầu tiên là Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư. Tùy theo sự hồi phục sức khỏe của ông Trọng trong thời gian tới, Trần Quốc Vượng sẽ trở thành nhân tố nổi trội trong việc chuẩn bị đại hội 13. Trần Quốc Vượng sinh năm 1953, tuổi sẽ về hưu vào tháng 1/2021. Do đó, nếu ông Trọng tiếp tục được chọn là Tổng bí thư và Chủ tịch nước thì ông Vượng sẽ phải ra đi. Ông Vượng được coi là nhân vật bảo thủ và thân Trung Quốc, nên nhiều phần sẽ được Bắc Kinh hậu thuẫn để thay ông Trọng nếu ông Trọng có mệnh hệ gì. Kẻ thủ lợi kế tiếp chính là Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng một mặt hợp tác với ông Trọng để ngăn chận việc truy tố Nguyễn Thanh Phượng tội hối lộ cùng với Phạm Nhật Vũ; nhưng quan trọng hơn, ông Dũng sẽ liên kết những phe nhóm khác đã từng là nạn nhân của ông Trọng và ông Vượng trong hai năm qua, để gây áp lực và làm cho phe nhóm của ông Vượng không đủ sức độc chiếm quyền lực như phe ông Trọng trong thời gian qua. Khi ông Vượng lên thay ông Trọng mà ở thế chênh vênh, cá mè một lứa như trước đây thì ông Nguyễn Tấn Dũng mới có cơ hội gầy dựng lại thế lực, chuẩn bị cho người kế thừa chính là con trai trưởng Nguyễn Thanh Nghị. Phải chăng chuyến công cán tại Kiên Giang hôm 13-14 tháng 4 là một đòn “cân não” của Nguyễn Phú Trọng để buộc gia tộc của đồng chí X phải cộng tác, nếu không thì Nguyễn Thanh Phượng sẽ bị bầm dập tù tội? Nhưng số phận đã an bài là ông Trọng không thể tiếp tục làm Thái thượng hoàng vĩnh viễn, nên kẻ thủ lợi chính là Trần Quốc Vượng và Nguyễn Tấn Dũng. Bàn cờ thế sự có ai học được chữ ngờ! Các đột biến chắc chắn sẽ không lành cho đảng CSVN nếu chẳng may Tổng Tịch qua đời.  
......

Từ chuyện ông Trọng bị đột quỵ

Trung Điền! Mặc dù nhà cầm quyền CSVN chưa chính thức lên tiếng về việc ông Nguyễn Phú Trọng bị “đột quỵ” khi đang đi công cán tại Kiên Giang vào chiều ngày 14 tháng 4 ngay sau khi họp với cán bộ đảng ủy Tỉnh Kiên Giang, nhưng thông tin và những lời bình luận đã tràn ngập trên cộng đồng mạng. Trong thời đại mạng hiện nay, những loại tin nóng như vụ ông Trọng bị đột quỵ, đi rất nhanh và rất xa vì thu hút sự quan tâm và chia xẻ của công dân mạng. Trước áp lực quan tâm của số đông, tại những quốc gia dân chủ, đại diện phía chính quyền thường lên tiếng ngay để trấn an dư luận; nhưng tại Việt Nam, tin tức liên quan đến sức khoẻ lãnh đạo thuộc dạng “bí mật” quốc gia, nên thông tin chính thức việc ông Trọng bị đột quỵ sẽ không bao giờ có. Sự kiện ông Trọng bị đột quỵ và xảy ra tại Kiên Giang, một tỉnh cực Nam, nơi ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai của ông Nguyễn Tấn Dũng làm bí thư đã dấy lên nhiều đồn đoán, khi mà phe ông Dũng và ông phe Trọng đang đối đầu nhau trong trận chiến “đốt lò chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng. Sau khi có tin ông Trọng bị đột quỵ, báo lề đảng đã đồng loạt đăng tải những hình ảnh và các chi tiết liên quan đến chuyến công cán của ông Trọng tại Kiên Giang, không hề nhắc gì đến câu chuyện ông bị đưa vào nhà thương cấp cứu. Ông Nguyễn Phú Trọng đến Kiên Giang vào chiều ngày 13 tháng 4, tại đây ông được đưa đi thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang để quan sát dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp, Công ty cổ phần Trung Sơn về nuôi tôm công nghiệp xuất khẩu và sau đó dự tiệc khoản đãi của Tỉnh ủy. Sáng ngày 14 tháng 4, ông Nguyễn Phú Trọng làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang và nghe báo cáo của ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Phát biểu trong buổi làm việc, ông Trọng đánh giá rằng sự phát triển của Kiên Giang ví như một Việt Nam thu nhỏ. Ngay sau cuộc họp, ông Trọng bị choáng váng và nhức đầu nên được đưa đến bệnh viện Tỉnh để khám nghiệm. Ngay sau đó, ông Trọng được đưa thẳng đến Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn bằng trực thăng. Việc ông Nguyễn Phú Trọng ở tuổi 75 đảm nhận hai trách vụ quan trọng là Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước khiến ông chịu rất nhiều áp xuất của công việc. Trong mấy năm qua, ngoài một vài chuyến công du đi ngoại quốc, ông Trọng xuất hiện tại nhiều cuộc họp ở Hà Nội và thỉnh thoảng đi công tác một vài tỉnh ở phía Bắc còn phía Nam thì mới chỉ đến Đà Nẵng mà thôi. Chuyến công cán của ông Nguyễn Phú Trọng tại Tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14 tháng 4 vừa qua không những đây là lần đầu tiên ông đến đất Kiên Giang từ khi nhận chức Tổng Bí Thư vào năm 2011, mà cũng là chuyến công cán đầu tiên ở vùng đất phía Nam từ năm 2016 sau khi đánh bại ông Nguyễn Tấn Dũng trong Đại Hội 12 vào tháng 1 năm 2016. Sau những thành công trấn áp các phe nhóm qua chiến dịch đốt lò, ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật có quyền lực nhất ở trong đảng và nắm chặt hai bộ máy công an (Ủy viên thường trực Đảng bộ công an) và bộ máy quân đội (Bí thư đảng ủy quân đội). Ông Nguyễn Phú Trọng hiện được mô tả là Tổng bí thư có nhiều quyền lực nhất trong lịch sử đảng CSVN. Vì thế mà nhiều phần, ông Trọng sẽ được “tân trung ương đảng” do ông Trọng sắp xếp và tiến cử vào trong đại hội 13 (2021-2026) tới đây, tiếp tục giữ ông Trọng ở lại vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước cho 5 năm tới. Nói cách khác, ông Trọng không cần phải thay đổi nội quy đảng hay hiến pháp như Tập Cận Bình đã làm mà âm thầm thay máu hàng loạt cán bộ của những phe nhóm khác, để đưa nhân sự của phe ông Trọng vào trong Trung ương khóa 13. Năm nhân sự được coi là những cận thần, giúp xây dựng đế chế Nguyễn Phú Trọng gồm Trần Quốc Vượng (Thường trực Ban bí thư), Phạm Minh Chính (Cựu thứ trưởng công an, hiện là Trưởng Ban Tổ Chức Trung ương đảng phụ trách về nhân sự), Võ Văn Thưởng (Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương), Phan Đình Trạc (Trưởng Ban Nội Chính Trung Uơng), và Trần Cẩm Tú (Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng). Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ – dù nặng hay nhẹ – sẽ làm ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự và phân bố lại quyền lực trong nội bộ đảng CSVN trong kỳ đại hội 13. Nhiều phần là ông Trọng sẽ cố cầm cự để tiếp tục giữ vai trò Tổng bí thư và Chủ tịch nước cho đến tháng 1 năm 2021 nhằm tránh những xáo trộn nội bộ, nhất là ảnh hưởng vào tiến trình “thay máu” 600 cán bộ chiến lược mà phe ông Trọng đang chủ trương. Nhưng đến đại hội 13, các vị trí tứ trụ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội) sẽ phải thay đổi. Nhiều phần các ông Trọng, Phúc và bà Ngân sẽ ra đi sau tháng 1/2021. Trong những thành viên Bộ chính trị hiện nay, cũng sẽ ra đi sau tháng 1/2021 là ông Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh, Trương Hòa Bình, Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, bà Trương Thị Mai và bà Tòng Thị Phóng. Những nhân sự có nhiều tiềm năng trụ lại ở Đại hội 13 gồm các ông Phạm Bình Minh, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải. Riêng ông Trần Quốc Vượng sinh năm 1953, là tuổi phải về hưu khi đến tháng 1/2021 nhưng có thể được ông Trọng yêu cầu giữ lại trong Trung ương và Bộ chính trị khóa 13, để đảm nhận trách vụ Tổng bí thư. Lý do là trong hàng ngũ nhân sự ở lại Bộ chính trị của khóa 13, ông Trần Quốc Vượng là nhân vật có nhiều ảnh hưởng ở trong đảng sau ông Trọng và là nhân vật bảo thủ, thân Trung Quốc. Nếu ghế Tổng bí thư rơi vào tay ông Trần Quốc Vượng thì các chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội sẽ sắp xếp cho các ông Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình hay là ông Phạm Minh Chính. Ông Hoàng Trung Hải sẽ tiếp tục trụ ở ghế Bí thư Thành phố Hà Nội, trong khi ông Võ Văn Thưởng sẽ rời Ban Tuyên Giáo về nắm Bí Thư Thành Ủy HCM thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân về hưu. Đảng CSVN đã có quá nhiều kinh nghiệm về những nhân sự bất khiển dụng do phát bệnh bất ngờ sau khi đưa ra nắm giữ những trách vụ trong Bộ chính trị. Dù bị đột quỵ – nhẹ hay nặng – viễn cảnh cho thấy là ông Trọng khó có thể giữ những trách vụ quá cao ở trong đảng và nhà nước như hiện nay. Biết đâu, sự đột quỵ này của ông Trọng sẽ là tiếng chuông cảnh báo “đêm trước của cuộc cách mạng Việt Nam.”  
......

Phạm Nhật Vũ bị bắt: 4 vấn đề đặt ra?

  Nguyễn Hiền - (VNTB)   Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu Bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng).   Phạm Nhật Vũ bị bắt vì “đưa hối lộ”.   Ông là em trai của Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD (7,6 tỷ USD) tại Việt Nam.   AFP nhận định, động thái này diễn ra khi “nhà nước cộng sản mở rộng trấn áp tham nhũng”, với người đứng đầu bảo thủ - Nguyễn Phú Trọng.   Động thái này bẻ gãy nguyên lý “cái gì không mua được bằng tiền sẽ được mua bằng rất nhiều tiền”. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang tăng tốc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông cho là tồn vong đến chế độ trước khi về hưu vào năm 2021.   Một loạt người bị bỏ tù, chủ yếu là nhóm lợi ích liên quan đến nguồn tài nguyên quốc gia, trong đó nổi bật là dầu khí, và sau là viễn thông.   Có 4 nhóm vấn đề được đặt ra.   Một, tại sao bắt Phạm Nhật Vũ là nước cờ quan trọng? Đó là vì, trước đó vào tháng 2.2019, hai vị cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông bị khởi tố về tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Và từ tháng Hai đến tháng Tư, là thời điểm mà chính quyền do ông Nguyễn Phú Trọng tiến hành “đối chất” quan trọng đối với ông Phạm Nhật Vượng, người hiện đang thao túng ngành bất động sản, và là biểu tượng ngành công nghiệp oto Việt Nam. Trong hai tháng đó, ông Vượng phải tiến hành các hoạt động “vận động” người em về đầu thú, bởi nếu Phạm Nhật Vũ không bị bắt, thì tội danh của 2 Cựu Bộ trưởng Bộ thông tin & truyền thông mãi chỉ là vi phạm quy định nhà nước. Nếu ví mô hình này như một bàn cờ tướng, thì Phạm Nhật Vũ chính là Xe, hạ được Xe thì tới Tượng (hai cựu Bộ trưởng), hạ được Tượng sẽ tới Sĩ (con gái ông Nguyễn Tấn Dũng), và cuối cùng là Tướng (ông Nguyễn Tấn Dũng). Đó là lý do vì sao, Facebooker Phạm Việt Thắng – “người đưa tin” sớm các sự kiện “bắt – giữ - truy tố” các chính trị gia trung và cao cấp Việt Nam đã buông thõng một quan điểm: “Xướng tên “người tử tế”. Trong chia sẻ cá nhân này, ông Thắng không ngần ngại nhắc đến người con gái của ông Dũng (Phượng Hồng), ông Nguyễn Tấn Dũng (người tử tế), và quy trình “khai báo” của nhóm quan chức bị bắt. Nhưng phải mất 2 tháng để chuyển đổi tội danh và bắt Phạm Nhật Vũ được cho là “muộn”, nó phản ánh sự đấu tranh gay gắt trong nội bộ ĐCSVN hiện tại.   Hai là, động thái nhấn mạnh yếu tố “nhân sự” và liên tục bắt giữ các quan chức cao cấp, đến mức truy tố của ông Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bản thân hai cựu ra sức “vận động”, chứng tỏ hai quan điểm: 1/ Việc dọn dẹp nhóm lợi ích mà ông Trọng đang cho là nguy cơ chế độ đang được ông đẩy lên cao nhất, và các lần kỷ luật thậm chí nhà tù được tiến hành như một phương diện “răn đe – nêu gương” như nhiều lần ông Trọng nêu ra; 2/ Cho thấy, ông Trọng đang dọn dẹp nhóm lợi ích trước khi hoàn toàn về hưu vào năm 2021, một tin đồn len lỏi.   Trong thực tế, trấn áp và xử lý rốt ráo các đường dây tham nhũng, làm hao tổn lợi ích ngân sách, làm sụp đổ uy tín đảng cầm quyền là minh chứng cho khả năng ông Nguyễn Phú Trọng thôi chức vụ trong kỳ đại hội sắp tới. Nhưng nếu như vậy, nó cũng đặt ra một khả năng là ai có thể thay thế ông để nối tiếp con đường “chống tham nhũng” này? Trong khi luật pháp quốc gia vẫn chưa thực sự nghiêm trị tội tham nhũng và nguồn gốc tham nhũng (kê khai thu nhập), và bản thân “luật đảng” đến nay vẫn thuần túy “ai sai thì sửa, ai cứng đầu thì nghiêm trị” một cách mơ hồ và dễ dàng bị lách qua.   Thứ ba, việc bắt giữ Phạm Nhật Vũ và truy tố về tội “đưa hối lộ”, gián tiếp truy tố Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn về tội “nhận hối lộ” đã cho thấy quyết tâm truy đến cùng những ai đã lợi dụng quyền lực để thâm thủng ngân sách nhà nước. Có lẽ, câu chuyện 30 tỷ USD di sản thời ông Phan Văn Khải để lại, cùng hàng loạt các yếu tố thiên thời địa lợi đã bị “người tử tế” phá nát trong 2 nhiệm kỳ là điều không chỉ đau với bản thân ông Nguyễn Phú Trọng, mà cả những ai thực sự khách quan nhìn nhận về “cơ hội” phát triển quốc gia bị bỏ qua. Và thực tế, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa lần lượt những kẻ phá hoại ngân sách quốc gia ra ngoài ánh sáng, đưa các tội trạng phù hợp với luật định đối với những chính trị gia này, thì cần phải công nhận vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, và tái lập lại kỷ cương luật pháp ở các chính trị gia. Và có nên cho rằng không thể mải miết gắn nhãn “thanh trừng phe phái” để phủ nhận vai trò và nỗ lực của ông Trọng trong phòng chống tham nhũng? Việc ông Trọng dọn dẹp phe nhóm lợi ích, tạo khuôn cho sự phát triển kinh tế trong 2 nhiệm kỳ sắp tới là điều không thể bỏ qua, nhưng tạo khuôn này có tính chất ngắn hạn hay dài hạn sẽ bàn ở bài viết sau.   Thứ tư, câu chuyện “nhận hối lộ” được cho là đang lan đến ông Bùi Quang Vinh, Lê Mạnh Hà,… Riêng ông Bùi Quang Vinh là người có những phát ngôn “để đời” về con đường lên CNXH và các phát biểu liên quan đến đầu tư và cải cách thể chế. Việc dính dáng đến tội “nhận hối lộ” lần này cũng làm vỡ đi “thần tượng” của không ít người, nhưng nó cũng cho thấy, trong hệ thể chế hiện nay, số người “không nhận hối lộ” là số hiếm. Chức vụ càng cao, có dính dáng đến “gia đình cách mạng” thuộc cán bộ trung và cao cấp thì khả năng ‘ăn’ còn nhiều. Chính yếu tố này đã cho thấy, việc ông Nguyễn Phú Trọng mở đường đánh tham nhũng, nhưng hiệu quả tham nhũng có kéo dài hay không cần phải được đánh giá lại. Bởi nếu không cải cách thể chế mạnh mẽ, thì các quan chức sau ông – những người mà ông “quy hoạch” và kỳ vọng, sẽ rất dễ dàng nhúng chàm. Và bản thân tội nhận “hối lộ” được phát lộ trong thời gian qua gần như là một đường dây, thay vì tính chủ thể riêng lẻ, do đó, khi chưa có một khuôn pháp lý hoàn chỉnh. Thì việc chống tham nhũng thời kỳ cuối của ông Nguyễn Phú Trọng chủ yếu dựa vào địa vị kiêm hai chức vụ và sự nguy cấp của chế độ. Nếu “sự nguy cấp chế độ” trôi qua, thì tham nhũng sẽ trỗi dậy, trong bối cảnh kỳ đại hội tiếp theo “sự kiêm nhiệm” sẽ không còn tồn tại.   
......

‘Tị nạn chính trị,’ phương cách đào tẩu mới của quan chức CSVN?

Phạm Chí Dũng – Người Việt| Trong nhiều năm qua, giới quan chức Cộng Sản ở Việt Nam không chỉ khai thác tối đa những điều kiện thuận lợi trong chương trình EB-5 (đầu tư tối thiểu $500.000 để có thẻ xanh) của Mỹ, mà gần đây còn bắt đầu xuất hiện hiện tượng một số quan chức tham nhũng “nhảy xổ” vào một phương thức đào thoát mới khỏi chế độ. Tị nạn chính trị! Rất có thể, vụ Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức vào nửa cuối năm 2016 và sau đó làm hồ sơ xin tị nạn chính trị ở Đức khá “thành công,” cùng một số vụ việc khác như Đỗ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Phan Văn Anh Vũ… đã khơi nguồn cảm hứng lớn để nhiều quan chức tham nhũng khác đi theo con đường đó, thậm chí còn có thể tự biến thành… “nhà hoạt động nhân quyền bị đàn áp.” Tình hình trên diễn ra trong bối cảnh “lò” của Nguyễn Phú Trọng đang rừng rực cháy ở Việt Nam, đầy triển vọng biến năm 2019 và cả vài năm sau đó thành một chiến trường “truy sát tham nhũng” mà sẽ khiến không chỉ quan chức cấp trung ương mà cả nhiều quan chức cấp địa phương bị tống vào “lò.” Gần đây nhất vào Tháng Ba, năm 2019, một thiếu tá quân đội Việt Nam là Lê Quang Hiếu Hùng đã gọi cho đài VOA Việt Ngữ, cho biết ông ta hiện đang có quốc tịch Grenada ở vùng Caribe, nhưng bị chính phủ Việt Nam yêu cầu cảnh sát Cuba bắt và đang bị giam ở nhà tù La Condesa. Trước đó, Lê Quang Hiếu Hùng là trưởng phòng kinh doanh của chi nhánh Đầu tư Xây dựng Miền Nam, thuộc Tổng Công Ty Lũng Lô, dưới trướng của Đại Tá Trần Văn Đồng, cựu phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Lũng Lô. Vào Tháng Sáu, 2018, Đại Tá Đồng bị Bộ Quốc Phòng tiến hành thanh tra về những sai phạm với vai trò phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Lũng Lô. Sau đó, Lê Quang Hiếu Hùng đã bị Cơ Quan Điều Tra Hình Sự Các Tổ Chức Sự Nghiệp, Bộ Quốc Phòng, ra lệnh truy nã theo một quyết định đề ngày 22 Tháng Mười, 2018, với tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả, quy định tại Điều 192 Bộ Luật Hình Sự.” Nhưng trong cuộc gọi điện cho đài VOA, Thiếu Tá Lê Quang Hiếu Hùng đã không hề chứng minh rằng vụ việc của anh ta là “việc chính trị,” trong khi lại có khá nhiều dấu hiệu cho thấy Hùng dính vào một vụ làm ăn phi pháp vốn đầy rẫy ở Việt Nam. Chỉ 5 ngày sau cuộc điện đàm trên, Thiếu Tá Lê Quang Hiếu Hùng đã bị phía Cu Ba cho dẫn độ về Việt Nam để bàn giao cho Cơ Quan Điều Tra Hình Sự thuộc Bộ Quốc Phòng. Chi tiết đáng chú ý là vụ việc được coi là “dẫn độ thành công” trên đã được công bố trên mặt báo chí nhà nước Việt Nam, trở thành một trong số hiếm hoi vụ dẫn độ được công khai, nhưng khác hẳn vụ “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” khi vụ này đã bị nhà nước Đức thẳng thừng tố cáo là do mật vụ Việt Nam bắt cóc Thanh ngay tại Berlin vào Tháng Bảy, năm 2017. Lê Quang Hiếu Hùng đang biến thành một trong những vật thí nghiệm đầu tiên cho chiến dịch “Săn Cáo” của “Tổng chủ” Nguyễn Phú Trọng – nếu có thể tạm gọi cái tên của chiến dịch này là như thế. Vậy “Săn Cáo” của ông Trọng đã được ấp ủ và hình thành như thế nào? Rập khuôn Trung Quốc Có lẽ từ Tháng Sáu, năm 2016, khi lần đầu tiên phát lệnh “việc cần làm ngay” – như một động tác nhái lại “Những việc cần làm ngay” của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh ba chục năm trước đó, Nguyễn Phú Trọng (khi đó còn là tổng bí thư) đã ấp ủ một mưu đồ lớn: bắt đám quan chức tham nhũng phải “ói ra” để thu hồi tài sản tham nhũng mà do đó có thể giúp bù trám phần nào cho ngân sách đảng đang bị hội chứng hộc rỗng do nạn tham nhũng vô giới hạn và chi tiêu hoang tàng quá độ. Khi đó, báo đảng đặc biệt mô tả chủ trương “thu hồi tài sản tham nhũng,” bởi thực tế là cho đến nay tỷ lệ thu hồi tài sản qua các vụ án tham nhũng mới chỉ đạt được từ 8-10%, quá thấp so với mức mà Trọng cần có để duy trì chế độ đảng trị của ông ta. Một năm sau đó, Trọng khởi xướng chủ trương “kiểm tra tài sản quan chức,” với số lượng quan chức bị kiểm tra lên tới 1.000 người, bao gồm các ủy viên Bộ Chính Trị, 200 ủy viên Trung Ương và khoảng 800 ủy viên thường vụ cấp tỉnh và thành phố. Khi đó, chủ trương này đã khiến rất nhiều biệt thự, tài khoản ngân hàng và vàng bạc kim cương chôn giấu của giới quan chức giàu nứt đố đổ vách ở Việt Nam phải chịu cảnh mất ngủ. Tuy nhiên sau một thời gian thử nghiệm, chủ trương trên có nguy cơ lặng lẽ chết yểu vì vấp phải phản ứng của quá nhiều quan chức nổi chìm tài sản đang trụ vững ngay trong bộ máy đảng của Trọng. Một năm tiếp theo, Tổng Bí Thư Trọng dò dẫm thêm một bước: “Trung ương dự kiến tăng thẩm quyền cho ủy ban kiểm tra các cấp, nhất là cấp huyện trở lên, có thể đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong tỏa tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản.” “Cơ quan chức năng được quyền cấm xuất cảnh, phong tỏa tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán tài sản” lại là một thẩm quyền quan trọng của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc, được Tập Cập Bình giao cho Vương Kỳ Sơn mà do đó đã đưa cơ quan kiểm tra kỷ luật này vượt mặt Bộ Công an để trở thành cơ quan có quyền uy thuộc loại ghê gớm nhất Trung Hoa đương đại. Thậm chí, một số nguồn tin của báo chí quốc tế cho biết Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương còn có nhà tù riêng. Đến lúc đó, Nguyễn Phú Trọng và nhân vật quyền lực thứ hai sau ông ta là Trần Quốc Vượng có vẻ muốn “làm thật,” muốn triển khai một chiến dịch “nhốt cáo” thực sự, thay cho chiến dịch “săn cáo” vẫn chẳng có kết quả gì đáng tự hào cho tới khi đó. “Săn Cáo” là biệt danh của chiến dịch truy tìm và dẫn độ quan chức tham nhũng Trung Quốc lẩn trốn ở nước ngoài, do Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn trực tiếp phụ trách. Một đội chuyên gia săn lùng hàng trăm người hoặc hơn có kinh nghiệm điều tra, am hiểu luật pháp cơ bản của quốc tế, giỏi võ thuật và ngoại ngữ đã được tổ chức để hoạt động tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc,… Cho tới nay, Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương của Trung Quốc đã tổ chức khá thành công chiến dịch “Săn Cáo” và lôi về hàng trăm quan chức, đại gia tham nhũng lẩn trốn ở nước ngoài. Đầu năm 2017, Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương lần đầu tiên công bố danh sách khoảng 1.000 quan chức mà trong đó chính quyền Trung Quốc biết rõ 30% trong số đó đang ở nước nào và làm gì. Triển khai chủ trương “Săn Cáo” với độ trễ sau Trung Quốc khoảng 5 năm, cho tới nay Việt Nam mới chỉ đạt được thành tích “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú” (trong khi nhà nước Đức thẳng thừng cáo buộc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, và hiện nay Đức đang mở một phiên tòa lớn xử vụ bắt cóc này). Trong khi đó, những nhân vật cùng Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam với Trịnh Xuân Thanh là Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy đều đã “ra đi tìm đường cứu nước” nhưng cho tới nay “công an Việt Nam giỏi nhất thế giới” vẫn không làm sao tìm ra và lôi về được. Thậm chí cả một quan chức phụ trách một chi nhánh Ngân Hàng EximBank (Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam) chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của khách hàng và trốn ra nước ngoài, bị công an Việt Nam truy nã quốc tế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tung tích nào. Giới quan tham có dám… “bất đồng chính kiến”? Sau khi Hoa Kỳ thông báo tạm ngừng cấp thị thực EB-5 cho người Việt Nam từ Tháng Ba, năm 2018, đã xuất hiện thông tin nhiều quan chức giàu sụ ở Việt Nam phải tính toán một phương cách khác: thay vì tìm mọi cách “nhập khẩu” vào Mỹ như trước đây, họ chuyển sang “địa bàn Tây Âu,” cho dù số phận của họ ở Châu Âu sẽ rủi ro hơn ở Mỹ nếu “tổng tịch” của họ quyết định mở một chiến dịch “Săn Cáo” như Tập Cận Bình đã tổ chức để lôi cổ những kẻ tham nhũng về nước quy án. Dự liệu là sau trường hợp của đào tẩu và xin tị nạn chính trị không thành công của thiếu tá quân đội Lê Quang Hiếu Hùng, sẽ có thêm những quan chức Việt “ra đi tìm đường cứu nước” ở xứ “tư bản giãy chết,” mà nếu phương thức lo thẻ xanh không thật an toàn thì chắc chắn họ sẽ không ngần ngại đào bới một lý do chính trị nào đó để tị nạn chính trị. Nhưng muốn được các quốc gia phương Tây hoặc Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc chấp nhận tư cách tị nạn chính trị, những quan chức Việt này lại phải chứng minh được là họ có những hoạt động bất đồng hoặc đối lập với chính quyền Cộng Sản ở Việt Nam và đã bị đàn áp. Làm thế nào để họ có thể “kiến tạo” được một hồ sơ đắt giá đến thế? Đó là điều quá khó đối với giới quan chức đã quen phá tàn, ăn mạt. Hoặc nếu không thể làm giả được hồ sơ “bất đồng chính kiến,” liệu những quan chức tham nhũng có dám đứng lên đối kháng với chính quyền như giới đấu tranh dân chủ nhân quyền vẫn cương cường?
......

Nhân bất đả, tắc thiên đả.

JB. Nguyễn Hữu Vinh Nhiều người lo lắng khi nghe tin anh Lú sắp vào lò. Rằng thì là nếu lú vào lò, thì ai làm việc lú đang làm... là đất nước loạn, là sẽ nghèo nàn, lạc hậu... Thật ra, Lú có thể chưa chết, nhưng chắc chắn con đường mà Tập đã bày ra, Lú cứ bám gót bước theo là làm Hoàng thượng suốt đời chắc chắn không thể thành hiện thực qua vụ này khi mà "Chưa chết thì cũng là lết lăn dưa". Nếu Lú chết, thì điều đó là hợp lý, bởi con người nói ra 1000 điều dối trá, thì cũng cần một điều nói thật. Nói 1000 điều không làm thì cũng cân một điều được thực hiện. Vì thế, nếu Nguyễn Phú Trọng chết, thì đó là đang thực hiện lời nói của ông rằng: "Kiên quyết loại bỏ những người có tham vọng quyền lực vào trung ương". Hẳn nhiên là thằng nào có tham vọng nhất thì phải loại bỏ, "Nhân bất đả, tắc thiên đả - Người không đánh, thì trời đánh", đó là quy luật. Còn cái đám bảo rằng: Ông ấy chết thì không có ai thay, đó là đám tự ngu dân. Xin lỗi là trên thế giới này bao người vĩ đại thật, tử tế thật, tài giỏi thật mà chết đi còn có người thay ngay nữa là một thằng tâm thần đến nay vẫn còn tin vào Chủ Nghĩ Cộng sản. Chúng cứ làm như có Lú sống lù lù ra đó thì đất nước đang không loạn, không nghèo nàn, không lạc hậu và không có tham nhũng không bằng. Nhiều thằng ngu không còn có khả năng đào tạo. Đó mới là mối nguy cho đất nước, dân tộc.
......

Lại đụng đến con anh Ba!

Cuối thế kỷ 18, cuộc tranh hùng giữa Tây Sơn và các chúa Nguyễn khiến Nguyễn Ánh phải bôn đào đến tận Phú Quốc để tránh sự truy kích của Nguyễn Huệ. Từ hòn đảo cực Nam này, sau đó ông quay về đất liền tập trung lực lượng và đánh bại nhà Tây Sơn lập ra triều Nguyễn kéo dài 13 đời vua. Ngày nay đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang được biết đến như một vùng đất không chỉ có những làng chài nghèo, quanh năm chỉ sống bằng nghề đi biển. Mà Phú Quốc của thời kinh tế thị trường có định hướng còn là hình ảnh của một thiên đàng du lịch với sòng bạc quốc tế, những khách sạn năm sao, những khu resort cao cấp dành chiêu dụ khách đại gia đến tiêu tiền. Kiên Giang cũng chính là giang sơn hùng cứ của “anh Ba” từ sau năm 1975, trước khi ra Bắc nhận chức thủ tướng cho tới khi ngậm ngùi lui bước về làm người “tử tế”. Nơi đây từ năm 2015, thái tử đảng Nguyễn Thanh Nghị đã từ Thứ trưởng của một bộ lên nắm chức bí thư tỉnh ủy, như một cuộc nối tiếp cho thấy quyền lực của gia đình anh Ba luôn hùng mạnh nơi mảnh đất cuối cùng này. Nhưng bão tố như có vẻ đang kéo về Kiên Giang với những tín hiệu khá rõ ràng. Đó là bản tin hôm 2 Tháng 4 của báo chí trong nước cho biết, Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra “việc chấp hành pháp luật” về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tỉnh Kiên Giang. Khi nói đến việc điều tra quản lý và sử dụng đất ở Kiên Giang thì phải nói đến Phú Quốc, là giang sơn riêng của anh Ba và đứa con bí thư thành ủy. Sau chuyến công du Pháp và Cuba trở về mang theo được mấy trang báo quảng cáo và một mảnh bằng tiến sĩ danh dự, kỳ này ông Trọng quyết không cho anh Ba và con anh Ba yên thân. Cho thanh tra đất đai Kiên Giang của đứa con chính là một mẻ lưới lớn mà ông Trọng quyết tóm gọn và triệt hạ thế lực của gia đình viên thủ tướng cũ. Thật ra vụ điều tra này đã được ông Trọng và phe cánh nhắm đến từ lâu, tính từ năm 2011 đến 2016 tức là giai đoạn mà anh Ba giữ chức thủ tướng ở nhiệm kỳ 2. Trong giai đoạn này, dự án phát triển Phú Quốc với những công trình “tầm cỡ thế giới” được rầm rộ tung ra mà lãnh đạo Kiên Giang lúc ấy đã khoe tiền đổ vào Phú Quốc cả chục tỷ đô-la, và trên 5.000 ha đất vàng được xử dụng cho các công trình lớn nhỏ trên hòn đảo này. Đó cũng là thời gian cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị được bầu vào ủy viên dự khuyết Trung Ương đảng trong Đại hội XI mà không thông qua đề cử của cơ sở. Để rồi “hạt giống đỏ” ấy đương nhiên bước  lên ghế là ủy viên chính thức sau khi được “cơ cấu”về làm bí thư tỉnh ủy Kiên Giang. Ông Nguyễn Thanh Nghị – con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – đương kim Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.   Điều gì đã xảy ra ở Phú Quốc đến nổi ông Trọng phải đưa thanh tra chính phủ về Kiên Giang làm việc? Thật ra trên đất nước Việt Nam, hiện tượng các lãnh tụ đảng địa phương ra sức khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên để làm giàu cho bản thân là một hiện tượng rất phổ biến. Từ khi các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam khai thác giá nhân công rẻ mạt để kiếm lợi nhuận, các địa phương cũng đua nhau biến đất thành đô-la để bỏ túi riêng. Kiểu vun bồi tài sản bất hợp pháp của cán bộ đảng bằng cách móc ngoặc với các nhà đầu tư trong ngoài nước luôn luôn dẫn tới tình trạng: chỗ nào cũng có chuyện dẫm chân lên pháp luật. Hay nói khác đi xử dụng, quản lý đất đai sai pháp luật là sự cố ý của các địa phương nhằm hưởng những mối lợi kếch sù. Vì chính quyền cộng sản từ khi chiếm được quyền hành chỉ có mảnh đất dưới chân chia chác nhau, họ vô tư coi như của riêng mang đi bán hay cho các nhà đầu tư thuê mướn dài hạn để lấy tiền. Kinh doanh, sản xuất làm ra tiền hầu như là công việc của người dân và chính phủ chỉ có mỗi việc ngồi vẽ vời các loại thuế phí để tận thu cho ngân sách. Mặc dù chính phủ có khai thác độc quyền một số ngành “quốc doanh là chủ đạo” nhưng tình trạng kinh doanh lời giả lỗ thật rốt cuộc chỉ nắm tay nhau đi tới phá sản. Vậy các địa phương nhân cơ hội đầu tư nở rộ, nếu không móc ngoặc để bán đất công hay đất cướp của dân làm sao cán bộ có tiền tỷ chia nhau bỏ túi? Nay ông Trọng cho Thanh tra Chính phủ đến Kiên Giang điều tra đất đai, khiến dư luận không thể không nhớ đến đòn đánh vào bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh năm ngoái. Những vụ lem nhem phân lô bán đất ở Đà Nẵng thật ra đã diễn ra từ thời Nguyễn Bá Thanh và tiếp diễn rầm rộ, công khai đến thời Nguyễn Xuân Anh. Không chạy được tội trước đòn hiểm của cặp bài trùng Trọng – Vượng, cuối cùng Xuân Anh bị lột sạch mọi chức vụ trong đảng trước sự bất lực của người cha, nguyên là một ủy viên Bộ Chính Trị trước đây. Dự án phát triển Phú Quốc của Kiên Giang dĩ nhiên cũng có những mánh mung mờ ám mà lãnh đạo nào đã tốt nghiệp trong nghề tham ô của trường đảng cao cấp không thể nào không biết. Nghĩa là vấn đề đất đai của Phú Quốc sẽ không khác Đà Nẵng bao nhiêu và số phận Nguyễn Thanh Nghị cũng sẽ không khác Nguyễn Xuân Anh. Không phải mới đây mà từ năm 2017, Phú Quốc đã xuất hiện sự vi phạm pháp luật trong vụ xây dựng khách sạn 5 sao Seashells, còn gọi là Hương Biển xây vượt tầng và lấn chiếm hành lang biển được giải quyết một cách xuê xoa. Chủ nhân của Seashells được cho là người trong gia đình Nguyễn Tấn Dũng và không loại trừ nguồn vốn rút ra từ ngân sách nhà nước và tiền kiếm được do tham ô. Kỳ này Nguyễn Thanh Nghị nguy to khi vụ buôn bán, xử dụng đất đai ở Phú Quốc bị thanh tra chính phủ phanh phui. Dù cho Nghị là bí thư tỉnh ủy nhưng anh Ba cũng hết đường chạy. Rõ là nếu anh Ba thoát vụ trả lời trước tòa trách nhiệm mất 800 tỷ theo lời khai Đinh La Thăng, thì vụ điều tra quản lý đất đai ở Kiên Giang đang tiến hành anh Ba khó thoát. Liệu hai cha con bí thư Thanh Nghị có lọt được mẻ lưới mà ông Trọng đang giăng ra hay không? https://viettan.org/lai-dung-den-con-anh-ba/?fbclid=IwAR1jbpbtrPmNDdjPb8QIDiiiGZsJWlMfAZqmFoaHcwIoX-xS9s5sgAdBpP4
......

Tin Nguyễn Phú Trọng đột quỵ.

“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14 Tháng Tư, 2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái.” Hiện tại Bộ Công An CSVN đang phong toả toàn bộ khu vực này. Khi mà truyền thông nhà nước không có bẩt cứ thông tin nào về sức khoẻ của ngài chủ tịch nước đang công cán ở Kiên Giang nơi Nguyễn Thanh Nghị con trai đồng chí X là chúa tỉnh thì dân chúng phải chộp thông tin lề... mạng thôi. Đừng trách dân chúng đổ xô lùng thông tin mạng mà khởi đầu từ fb của cô em xinh đẹp Lê Nguyễn Hương Trà. Chuyện bà con quan tâm sức khoẻ ngài chủ tịch trong lúc lò của ngài đang cháy chưa rực là chuyện cần ghi nhận lòng dân muốn quá rồi, sốt ruột quá rồi cần tống hết bọn quan tham vào lò cho đỏ rực. Nếu ngài mệnh hệ gì thì ai sẽ thay ngài đốt lò đây? Câu hỏi ấy liên quan vận nước vì phụ thuộc một cá nhân rủi ro toàn phần. Cần sớm một thể chế một bộ máy luật pháp mà mỗi người dân đều có quyền tống bất cứ quan tham, quan đểu nào vào lò. Lò không phải của riêng ai mà Lò của Nhân Dân. Trở lại chuyện sk của ngài chủ tịch điều mà cả người cảm tình với ngài và người không ưa ngài đang rất quan tâm theo cảm xúc của mình, rất tiếc vẫn chỉ toàn thông tin chưa chính thống. Tuy vậy qua ba kênh có nguồn thông tin có uy tín mà gã dò hỏi thì cả ba đều nói: - Việc ngài nhập viện là có thật. - Hiện tại sức khoẻ  của ngài đã ổn. Một nguồn tin thân cận với ngài khẳng định là rất ổn. Khi gã viết những dòng kết này thì nhận một tin nhắn của người rất thạo tin cung đình báo là VTV sẽ có thông tin chính thức. He he, nhà gã không nối mạng TV từ hai năm nay rồi. Chờ hóng mạng đưa tin lại vậy.
......

Vì sao Phạm Nhật Vũ bị bắt?

Phạm Nhật Vũ. Ảnh: Minh Quang. Lưu Trọng Văn! Vụ AVG hai ngài bộ trưởng TTTT bị tóm vì tội vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nhưng ông chủ của AVG là Nhật Vũ vẫn bình yên. Lý do? Vũ, một phật tử chỉ là kẻ bị lôi kéo vào một cuộc tùng xẻo tiền Dân, đồng thời tỷ phú Nhật Vượng anh của Vũ đã gồng mình trả hết tiền lại cho Dân để Dân không còn mất xu nào nữa. Vụ này, tổng thiệt hại là anh em Vượng Vũ chịu. Xong. Nhưng sao bây giờ lại bắt Vũ? Vì vụ án đã được đẩy đến nấc thang thứ hai. Tội của hai tên bộ trưởng TTTT Son và Tuấn được chuyển qua bước ngoặt mới: Nhận hối lộ tức ăn cướp tiền Dân - khung hình chung thân và tử hình. Tại sao lúc đầu là tội vô trách nhiệm khung phạt vài năm tù, thậm chí treo lại đẩy lên nhận hối lộ để án cao hơn? Đó là lớp lang thôi để dọn đường mũi tên nhắm tới đích cuối cùng khi lên đến nấc ba sau cái nấc hai này. Nếu muốn khép Son và Tuấn tội nhận hối lộ thì cần phải lòi mặt kẻ đưa hối lộ. Vũ à, chú mày chịu khó vào tù nhé mặc dù chú mày đã chịu mất quá nhiều tiền về vụ mua bán này, để tụi anh cho bọn Son, Tuấn biết thế nào là lễ độ, rồi sẽ tính lại cho anh em nhà chú mày cho đâu đó. 9.000 tỷ Vũ có được cầm xu nào không? Tất nhiên bán AVG giá chừng 500 tỷ thì Vũ cũng có lời chán rồi. Vậy còn lại cả hơn 8000 tỷ đi đâu? Một phần được đầu tư các dự án ở Phú Quốc. Cái một phần này chính lại là nguyên nhân dẫn đến vụ mua bán của Mobilfone với AVG. Vì muốn làm đẹp mặt những thế lực ai đó ở Kiên Giang, Phú Quốc rồi tạo bệ phóng cho ai đó vào bộ máy quyền lực sau này. Mưu là vậy. Từ trái quá: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Hoàng Duy Quang, Võ Văn Mạnh và Phạm Nhật Vũ. Ảnh: Bộ Công an. (Ảnh news.zing.vn) Nếu chỉ mưu vậy thì tổn thất của Dân chả bao. Khổ nỗi, kẻ ủ mưu bao giờ cũng xuất phát từ lòng tham và quyền lực luôn đồng nghĩa với lòng tham. Thế là trên hành trình dòng tiền đổ đầu tư cho Phú Quốc nó đã lọt chảy vào chiếc hố tham nhũng. Những kẻ nào trơ tráo vục mặt tới tấp đua nhau chia chác và múc ào ào những dòng tiền - dòng mồ hôi nước mắt của Dân? Son, Tuấn, Trà chỉ múc hớt. Nấc ba sẽ lộ bản mặt kẻ nào chủ mưu và múc đẫm nhất. Hy vọng cung đã giương lên nhắm trúng hướng nhưng mũi tên không phải là cây lau. Lưu Trọng Văn
......

Vai trò của xã hội dân sự

Đỗ Văn Ngà| Tổ chức dân sự hiệp hội liên kết với nhau vì quyền lợi chung. Mục đích là để tương trợ nhau mà tồn tại, họ bảo vệ nhau và cùng lên tiếng cho một quyền lợi chung. Một cá nhân nói không ai nghe, một hội đưa ra yêu sách thì nhà nước phải nghe. Tổ chức này là tự phát, là độc lập với nhà nước và tự góp quỹ mà duy trì hoạt động. Một xã hội gồm nhiều tổ chức như vậy thì người ta đó là xã hội dân sự độc lập. Nước Mỹ, nước Pháp, nước Anh vv.. họ có được một hệ thống luật pháp tốt là nhờ các tổ chức dân sự này. Một ông kỹ sư xây dựng thì không thấy luật pháp cản trở gì nhiều, nhưng hiệp hội của những người này ngồi lại đưa ra những vướng mắc mà từng người vướng phải thì lúc đó, vấn đề hạn chế của luật pháp nó hiện lên rất rõ. Từ đó họ có những kiến nghị với những nhà lập pháp yêu cầu sửa luật. Một ông nông dân không thấy vướng mắc lớn, nhưng hiệp hội nông dân thì sẽ thấy vấn đề của luật pháp. Nhờ những tổ chức dân sự độc lập đó mà luật pháp được hoàn chỉnh hơn và xã hội được quy củ hơn. Nhìn một đồn điền nho, chúng ta thấy người ta hay trồng nho theo từng luống chạy dài. Trên những luống ấy, người ta xây cho nó một bộ khung vững chải để những cây nho dựa vào đó mà phát triển. Nhờ những luống đó mà từng cây nho được chăm sóc tốt hơn, được nhận ánh sáng mặt trời nhiều hơn, được nhận dinh dưỡng tối ưu và nhờ thế mà cho hoa quả được bội thu. Các tổ chức dân sự độc lập như là những luống nho đỏ. Trong mỗi hiệp hội, người ta sẽ xây dựng quy tắc ứng xử chung mang tính tương trợ. Bộ quy tắc này tương tự như bộ khung trong luống nho. Và cũng nhờ hiệp hội mà những thành viên được hỗ trợ để được phát triển tối ưu hơn là đứng một mình. Chính những hiệp hội như thế đã góp phần sửa đổi những sự hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Nhờ đó mà nhà nước sẽ có một bộ luật tốt cho lĩnh vực đó. Cho xã hội dân sự phát triển thì nhà nước mới phát triển. Nếu nói tổ chức dân sự là luống nho thì xã hội dân sự là một cánh đồng nho. Nếu đồng nho mà trồng lộn xộn không theo luống thì điều gì xảy ra? Thì từng cây nho đó sẽ không có sự hỗ trợ hay chăm sóc nào cả, tự bơi. Khi không trồng nho thành luống thì người chủ vườn rất khó thu hoạch, và thu hoạch chẳng bao nhiêu. Với Cộng Sản, họ loại bỏ xã hội dân sự thì cũng đồng nghĩa rằng, họ đã góp phần tạo nên một xã hội Việt Nam vô cùng bát nháo. Từng con người trong xã hội này sẽ cảm thấy rất khó sống, sự vươn lên trong xã hội Việt Nam rất khó khăn vì chỉ gặp sự cản trở chứ không gặp sự hỗ trợ. Xã hội Việt Nam hiện nay như một vườn nho lộn xộn không luống. Mỗi cây nho luôn là mồi ngon cho bọn sâu bọ phá hoại mà thôi./.
......

Một phản ứng kiệt sức

canhco’s blog – RFA+ Kết quả phán quyết của tòa án Quốc tế buộc Việt Nam phải trả cho ông Trịnh Vĩnh Bình tổng cộng hơn 45 triệu đô la không những là tiếng chuông công lý cảnh báo hệ thống tư pháp Việt Nam mà còn mở mắt cho đại bộ phận người dân Việt Nam biết rằng họ không phải sống trong ốc đảo thông tin và mọi diễn biến trên thế giới sẽ gây tác động tới từng gia đình Việt Nam mặt này hay mặt khác. Là một Việt kiều Hà Lan, Trịnh Vĩnh Bình đã nổi tiếng từ thập niên 90 của thế kỷ trước vì đã về Việt Nam rất sớm để đầu tư vào bất động sản và sản xuất thủy sản tại Vũng Tàu. Trong một thời gian chưa tới 10 năm ông đã tạo dòng vốn của mình hơn 8 lần lúc ban đầu đã làm lòng tham của chính quyền địa phương để ý và kiếm cách chiếm đoạt. Trong một vụ kiện do ông Bình là nguyên đơn kiện người thân và nhân viên đã sai trái trong vấn đề thu chi khi đại diện cho ông vận hành những cơ sở sản xuất bề thế. Công an Bà Rịa Vũng Tàu đã vào cuộc và bị cáo biến thành người vô tội còn ông Bình trở thành người gian lận thuế và “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”. Tòa án tuyên phạt ông 13 năm tù giam sau đó “ân xá” xuống còn 11 năm. Công an đã cố tình thả ông bằng cách cho ông tại ngoại 7 ngày và làm ngơ để ông trốn về Hà Lan, nơi ông vốn mang quốc tịch thứ hai sau khi vượt biên vào năm 1976. Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam nhằm lấy lại tài sản hợp pháp còn vướng lại Việt Nam cũng như những mất mát tù đày bất công đối với ông. Trong khi chờ đợi, Việt Nam đã thỏa thuận trả cho ông 15 triệu đô la và hứa sẽ giao lại tài sản của ông tại Việt Nam cũng như cho phép ông kinh doanh trở lại. Tuy nhiên hai năm sau ông Trịnh Vĩnh Bình lại tái khởi kiện vì Việt Nam thất tín không giữ lời hứa. Tòa án Quốc tế tiếp tục thụ lý và kết quả được tuyên vào ngày 10 tháng 4 buộc chính phủ Việt Nam phải trả cho ông Bình 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí. Báo chí trong nước tuy tiếp cận được thông tin này từ các hãng thông tấn nước ngoài nhưng hoàn toàn không có lấy một dòng nào trên báo giấy hay báo mạng. Hai ngày sau Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo về bản án này trong đó có nội dung: “Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận. Bộ Tư pháp đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và Công ty Luật đại diện cho Chính phủ Việt Nam nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam.” Người dân biết rõ vụ việc hơn Bộ Tư pháp vì thông tin của vụ án tràn ngập mạng xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông Việt Ngữ nước ngoài. Người dân không bất ngờ khi bản thông báo nhấn mạnh tới điểm “Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết” như một lời cáo buộc, một phản hồi bản án và có vẻ đây là tiền đề để chính phủ không tuân thủ phán quyết của Tóa án Quốc tế. Văn bản này rơi vào sự dửng dưng của người đọc vì nó không mang một thông tin nào khả dĩ làm cho dân chúng tin rằng phán quyết này đi ngược lại công lý hay ít ra Việt Nam sẽ còn có cơ hội yêu cầu một phiên xử khác. Trách nhiệm giữ bí mật nếu có sẽ được tòa cho phép trong khi phiên tòa còn đang diễn tiến vì tránh những thông tin bất lợi cho bị cáo. Hai nữa các bên có trách nhiệm giữ bí mật phán quyết nếu có sự đồng thuận của nguyên đơn, mà trường hợp Việt Nam gặp gỡ với ông Trịnh Vĩnh Bình tại Singapore là một ví dụ, thì phán quyết ấy mới có giá trị. Ông Trịnh Vĩnh Bình đã công khai việc khởi tố chính phủ Việt Nam trên các báo đài ngoại quốc từ nhiều năm trước, ông không chịu trách nhiệm gì về việc giữ bí mật như Bộ Tư pháp Việt Nam cố tình gán ghép như một sự bất cẩn của tòa án đối với kết quả phiên tòa. Trong thông báo này Bộ Tư pháp đã trình bày ngắn gọn nguyên nhân xảy ra vụ kiện nhưng lờ đi vụ chi trả 15 triệu đô la cho ông Trịnh Vĩnh Bình vào năm 2006 tại Singapore. Sự giấu giếm này cho thấy chính phủ Việt Nam vẫn còn có tư duy không chịu thua cuộc đối với người dân, kể cả thỏa thuận rồi nuốt lời đối với người thắng cuộc. Tâm lý xem thường trọng tài quốc tế vẫn đè nặng lên đầu các quan lại cộng sản và họ chỉ chịu thua khi thông tin chính thức tung ra trên các cơ quan thông tấn nước ngoài. Người ta từng có nghi ngờ các quan chức trong guồng máy chính trị hiếm có người nào biết facebook là gì, nếu các quan chức Bộ Tư pháp biết rằng ngay sau khi phán quyết được công bố, chỉ 15 phút sau chính ông Trịnh Vĩnh Bình đã vui mừng công bố cho toàn thế giới mà mạng Facebook tại Việt Nam tràn đầy hình ảnh lẩn thông tin của vụ án. Xem thường sự hiểu biết của dân chúng là lề thói của cán bộ các cấp và đổi lại chính người dân tủm tỉm cười trước sự ngây ngô và “tự hào” của hệ thống thông tin Việt Nam. Bài học về sự tráo trở đối với giới kinh doanh trong lẫn ngoài nước vẫn không làm Việt Nam sáng mắt, bởi họ tin như đinh đóng cột rằng “cứ lập lại nhiều lần một lời giả trá thì cuối cùng dân sẽ tin đó là sự thật” Câu nói kinh điển này chỉ đúng đối với Bắc Triều Tiên, nơi được xem là ốc đảo thông tin, còn với Việt Nam, không những điện thoại, internet và bây giờ lại có thêm facebook thì e rằng câu nói ấy chỉ dành cho cán bộ với nhau mà thôi.  
......

30/4: Tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết!

Ngày 30 tháng 4 (1975-2019) cách đây đúng 44 năm, đã đi vào lịch sử với nhiều tên gọi, bởi những người đã trực diện khi biến cố này đổ ập đến. Người Miền Nam, Việt Nam Cộng Hoà, gọi 30/4 là Ngày Quốc Hận. Nỗi uất hận của người dân cả nước đã bị bức tử, bị thua, bị chết oan uổng mà đáng lý không thể xảy ra. Lúc đó 30/4 cũng được gọi là ngày Quốc Kháng. Không chấp nhận lệnh đầu hàng, tiếp tục chiến đấu, quyết tâm giành lại những gì tốt lành đã bị cướp mất cho dân tộc và đất nước. Hẳn nhiên, đối với những người lãnh đạo cộng sản thì 30/4 là ngày chiến thắng, và một phần nào đó, một phần thôi, người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng vui mừng. Có lẽ họ mừng đơn giản chỉ vì chiến tranh chấm dứt, chồng con bớt chết, và đồng bào sẽ bớt chết và họ bớt khổ. Sau này, khi nói về ngày 30/4 lúc không còn là Thủ tướng chính phủ, ông Võ Văn Kiệt có dùng đến một nhóm từ: “Có triệu người vui và triệu người buồn!” Câu nói không có gì sai nhưng thật là vô nghĩa để nói về một biến cố đã kéo cả dân tộc vào trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. Nếu nói theo giọng Nam bộ thì có thể gọi là “trớt qướt”. Thật vậy, triệu người vui có hay không thì không biết (cứ nghĩ đến hình ảnh bà Dương Thu Hương ngồi gục đầu bên đường khóc nức nở vì nhận ra là mình bị lừa khi nhìn thấy sự phồn thịnh của Miền Nam thì phải tự hỏi là có bao nhiêu người dân Miền Bắc cũng cùng tâm trạng đó), nhưng chắc chắn là có hàng mấy chục triệu người buồn! Người vui thì ngày một ít đi, người buồn thì lên hàng trăm triệu! Chiến thắng vinh quang, mừng vui hạnh phúc ở chỗ nào khi vài triệu người hoảng hốt nhẩy lên tàu vượt biên, bản thân, gia đình, vợ con,… hàng triệu người bỏ mình trên biển, trong rừng sâu, và những trại tù mang tên “cải tạo”. Và 44 năm sau họ vẫn không ngừng chạy, để mong thoát khỏi cái “chiến thắng vinh quang” đó? Bánh vẽ của thiên đường xã hội chủ nghiã mà người cộng sản đem ra làm mồi nhử người dân ở đâu khi mỗi ngày đất nước càng tụt hậu và bại hoại về mọi phương diện và xuống tận đáy vực sau 44 năm họ cầm quyền? Thống nhất ở đâu khi sự chia rẽ cùng cực biểu hiện ở khắp mọi nơi, ở trong mọi lãnh vực, trong mọi giai tầng xã hội, trong dân chúng, trong chính quyền và nhất là ngày càng trầm trọng hơn ngay trong nội bộ Đảng. Cái giá phải trả cho hai chữ “thống nhất” đất nước vào ngày 30/4 thật là khủng khiếp. Ác mộng của người dân Việt bây giờ là “thống nhất, giai đoạn cuối” mà Đảng CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến nay, đã rắp tâm thực hiện, đó là “thống nhất nước Việt vào nước Tàu” đang diễn ra trước mắt. Bởi vì còn gì đáng sợ hơn là “mất nước”! Đó mới thật sự là “mất nước”! Và sẽ là “mất nước” đối với tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những kẻ bán nước, chứ không chỉ đối với một số người Miền Nam Việt Nam vào năm 1975. Quả thật chúng ta còn rất ít thời giờ để ác mộng không trở thành sự thật. Nhiều người oán hận và mong những người lãnh đạo CSVN chết sớm! Tôi thì không, tôi mong họ sống mãi, không bao giờ chết. Sống mãi, để một ngày “hậu cộng sản” đã gần kề họ có cơ hội ngồi bó gối đâu đó gặm nhấm lại những gì họ đã làm với đất nước và dân tộc! https://viettan.org/30-4-toi-mong-ho-song-mai-khong-bao-gio-chet/
......

Ông Trọng đang lú

Từ ngày dựng lò chống tham nhũng đốt được một vài khúc củi tượng trưng, ông Nguyễn Phú Trọng mải mê trong những lời tán tụng của các cận thần, nghĩ rằng mình thực sự là một bậc minh quân được trời sai xuống để cứu nhân độ thế. Hôm 10 tháng Tư vừa qua trong cuộc tiếp xúc với Mặt Trận Tổ Quốc, sau khi tự hào một cách lố bịch “chưa bao giờ đất nước có cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày hôm nay”, ông Trọng bỗng đổi giọng. Ông đau buồn bày tỏ rằng “cảm thấy rất xót ruột” trước quá nhiều tiêu cực trong xã hội khiến đạo đức xuống cấp. Ông Trọng cho rằng càng áp dụng kinh tế thị trường, người ta càng cần giữ gìn văn hoá vì đó là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Hiểu theo ý của Tổng Bí Thư, chủ nghĩa xã hội tốt đẹp đang ngày càng tha hoá, vô đạo đức là do áp dụng kinh tế thị trường và do người dân không biết giữ gìn văn hoá! Tự dưng ông Trọng đổi từ họ Nguyễn sang họ Đổ. Những gì gọi là tiêu cực diễn ra trong xã hội hay những vấn đề nảy sinh nêu ra trên mạng hiện nay đâu phải do kinh tế thị trường hay do mạng xã hội. Thủ phạm chính của những tiêu cực ấy là do cái thể chế đầu voi đuôi chuột mang danh “xã hội chủ nghĩa” tạo ra. Người ta có thể kể ra những câu chuyện gần đây nhất để thấy bản chất xã hội chủ nghĩa của ông Trọng tốt đẹp đến mức nào. Một viện phó Viện Kiểm Sát cấp thành phố biến thành một kẻ sách nhiễu tình dục trong thang máy, đến nay vẫn bình chân như vại. Anh này đã ở trong ngành luật pháp của chế độ nhưng tỏ ra vô pháp luật hơn ai hết. Thế nhưng luật pháp xã hội chủ nghĩa vẫn như đang loay hoay trong một cái rọ của vô vàn luật rừng. Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất xảy ra trong giới cán bộ nhà nước có chức có quyền. Ngoài cựu viện phó, người ta còn phải nhớ tới một cựu giám đốc ngân hàng nhà nước ở Vũng Tàu trong tội trạng tương tự. Đảng của ông Trọng đã rèn luyện đạo đức cán bộ như thế nào mà để xảy ra những chuyện suy đồi đến thế? Ông Trọng là tổng bí thư nên phải là người biết rõ hơn ai hết. Hay như trong lãnh vực giáo dục, nơi mà đảng nói là môi trường đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Các nhà cầm đầu ngành này, bên ngoài thì trang bị đầy những lý thuyết cao xa, nhưng bên trong thì nát bét. Tai tiếng đủ loại diễn ra trong ngành giáo dục không khác như cảnh chợ chiều. Mặc dù đa số thầy cô giáo còn giữ được nề nếp của đạo làm thầy, nhưng vẫn có không ít con sâu trong ngành làm rầu nồi canh. Như sửa điểm thi, làm trò vô đạo đức với học trò. Cảnh nữ sinh trung học ẩu đả nhau, xé quần áo nhau trong sân trường là một hiện tượng đau lòng gần như bất trị. Mặc dầu cảnh cấu xé nhau không diễn ra hàng ngày nhưng không phải là hiếm. Chắc tổng bí thư cũng phải được nghe báo cáo hàng ngày về những con người mới của chế độ đang được đào tạo trong bạo lực. Riêng sự tha hoá trong giới cán bộ cầm quyền ngày nay không còn là chuyện phải giấu giếm mà vẫn được nhắc đi nhắc lại trong các nghị quyết của hội nghị trung ương. Nhưng làm trong sạch bộ máy đảng tưởng chừng như một chuyện đùa vì các bộ phận của bộ máy ấy càng ngày càng gắn kết nhau chặt chẽ để đục khoét đất nước không nương tay. Thử hỏi có thế lực nào, xã hội nào có thể khiến cán bộ cộng sản suy đồi ngoài chính cơ chế lạc hậu mà đảng cố tình duy trì? Những tội phạm như Đinh La Thăng, Tất Thành Cang, Nguyễn Xuân Anh, Vũ “Nhôm” ngày nay đảng không thể dùng câu “tàn dư Mỹ Ngụy để lại” hay do kinh tế thị trường làm cho họ suy thoái đạo đức của người lãnh đạo mà phải nói do từ đảng đào tạo, huấn luyện họ từ chiếc lò cộng sản dối trá. Ông Trọng làm đến tổng bí thư và chủ tịch nước quyền uy tột bậc mà lâu nay tỏ ra không biết rõ nguyên nhân vì sao xã hội xuống cấp trầm trọng như thế. Nay ông ta lại tỏ ra sốt ruột và đổ thừa cho xã hội, cho văn hoá là một cách chối bỏ trách nhiệm của người cầm quyền… Sự vô trách nhiệm ấy càng cho thấy mặc dù Đảng Cộng Sản cầm quyền một mình một chợ suốt thời gian dài nhưng những lãnh đạo của nó tỏ ra ngu dốt và vô liêm sỉ một cách đáng ngạc nhiên. Mặt khác khi ông Trọng và Đảng CSVN cố bám vào kinh tế “quốc doanh là chủ đạo”, bóp méo cơ chế để thủ lợi riêng thì đó chính là nguyên nhân gây ra những hỗn loạn của tài chánh và xã hội. Không ai quên những đại công ty, những dự án nghìn tỷ con đẻ của kinh tế quốc doanh đã ngốn hàng trăm tỷ đô-la vay mượn nước ngoài để cuối cùng thua lỗ phá sản hay trở thành đống sắt vụn chờ đấu giá. Gánh nợ công chẳng những không giảm mà ngày càng tăng cao, thế nhưng chính phủ năm nào cũng có kế hoạch vay nợ cao hơn năm trước để chi tiêu. Đảng Cộng Sản cũng đã có hàng loạt quy định cán bộ phải nêu gương đạo đức, chống chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp… nhưng cán bộ của đảng coi đó như những tờ giấy lộn thì ông Trọng còn đổ thừa cho ai. Tổng Bí Thư Trọng ngồi trên cao chót vót, chưa hề nghe ông ta nói về chủ quyền đất nước hay những đề tài thiết yếu về dân chủ, nhân quyền dù chỉ với lời hứa suông. Nay ông bỗng than thở “xót ruột khi đạo đức xuống cấp” nhưng không biết tại sao và cũng không đưa ra được cách ngăn ngừa hay giải quyết. Rõ ràng sự vô trách nhiệm của tổng bí thư cũng là nguồn gốc của tình trạng xã hội hỗn loạn hết thuốc chữa hiện nay. Phạm Nhật Bình
......

Hệ quả cấm xe máy vào phố Hà Nội

Ngô Đồng Đứng trước tình trạng tắc đường và ô nhiễm nghiêm trọng, mới đây, chính quyền thành phố Hà Nội lại đưa ra đề xuất cấm xe máy tại 2 phố Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi, nhằm tiến tới việc cấm xe máy tại các quận vào năm 2030. Mặc dù nói rằng biện pháp trên là “học từ Bắc Kinh”, đề xuất này đang gây nhiều tranh cãi. Phải thừa nhận, sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta sống trong một thành phố ít phương tiện di chuyển cá nhân, không khí trong lành và không phải đối mặt với vấn nạn tắc đường như tình trạng xe máy hiện nay. Nhưng để giải bài toán trên cần phải tính đến rất nhiều yếu tố, phương án, chứ không phải chỉ là một mệnh lệnh hành chính là xong. Một biện pháp khó khả thi Dù sắp tới đây hai đường Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi sẽ có cả xe bus nhanh và đường sắt đô thị; nhưng hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội không tạo ra sự liền mạch, tính kết nối để có thể giúp người dân đi từ điểm đầu đến điểm cuối, và như vậy có nghĩa là không thể thay thế hoàn toàn xe máy. Vậy đi hết tuyến xe bus, đường sắt thì sẽ phải đi bộ hay sao? Trong khi, hai tuyến đường trên đều là tuyến đường xương sống, đây là trục giao thông chính từ Hà Đông vào trung tâm Hà Nội. Hàng ngày có rất nhiều phương tiện xe máy qua lại. Người dân không chỉ đi đến các địa điểm trên hai đường đó. Việc cấm thì sẽ gây xung đột rất lớn đến việc di chuyển của người dân. Cấm xe máy thì người dân ở Hà Đông và các tỉnh vào Hà Nội sẽ đi bằng gì? Và liệu khi hết giờ xe bus, tàu điện thì dân về bằng gì? Đẩy ùn tắc từ nơi này sang nơi khác Nếu muốn cấm xe máy thì Hà Nội cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Như phương tiện công cộng thay thế, cơ sở hạ tầng bao gồm bãi gửi xe, trạm trung chuyển… Nhưng hiện giờ giao thông công cộng tại Hà Nội quá ít ỏi, chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu của người dân, còn cơ sở hạ tầng thì đang ở con số không. Có thể thấy là ở đây đang xuất hiện mâu thuẫn, cấm xe máy trong khi giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, nếu cấm xe máy ở những đường đó, thì người dân không có cách nào khác là phải luồn lách qua đường khác, chắc chắn sẽ gây ra ách tắc cục bộ. Đó là chưa kể, khi cấm xe máy, nguy cơ bùng nổ xe ô tô là rất cao. Khi đó Hà Nội có thể rơi vào vòng luẩn quẩn, xe cá nhân ngày càng phát triển, vận tải công cộng càng ít người sử dụng, áp lực lên hạ tầng giao thông còn khủng khiếp hơn. Biết đâu, sau này tắc đường, ô nhiễm nghiêm trọng hơn, người ta lại đổ lỗi là do người dân sở hữu quá nhiều xe ô-tô! Cấm xe máy có phải là giải pháp? Quay trở lại với bài học “từ Bắc Kinh” về chuyện cấm xe máy, người ta thấy Bắc Kinh thành công là vì sau khi đã xây dựng hệ thống vận tải công cộng đáp ứng đến 60% nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng sau đó, lượng ô-tô gia tăng chóng mặt. Hệ quả là Bắc Kinh vẫn tắc đường, và ô nhiễm đôi khi còn khủng khiếp hơn. Một trường hợp khác là tại Jakarta, thành phố này vốn kẹt xe nhất châu Á, chính phủ Indonesia từng quy định cấm xe máy ở vài con phố trung tâm. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông công cộng không đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân, khiến quy định này đã phải bãi bỏ. Tại sao chúng ta phải đi xe máy? Jakarta hay Bắc Kinh là những tấm gương cho Hà Nội phải nghiên cứu thật kỹ trước khi đề xuất. Bởi vì để giảm ùn tắc, ô nhiễm hay loại bỏ số lượng phương tiện khổng lồ không đơn thuần chỉ là ra lệnh cấm xe máy. Ai cũng biết xe máy là phương tiện phổ biến tại Việt Nam bởi không chỉ tính linh hoạt, mà giá thành còn phù hợp với thu nhập của người dân. Nếu không tính toán kỹ, việc cấm xe máy không những không có hiệu quả, mà còn tạo ra khó khăn và bất lợi lớn cho người dân, nhất là dân nghèo. Đâu là giải pháp cho Hà Nội? Thực tế hiện nay trên thế giới số quốc gia xử dụng xe máy còn rất ít. Có thể kể đến như Đài Loan, Thái Lan… Việt Nam nên học cách giảm phương tiện cá nhân của Đài Loan, mặc dù đây là nơi có mật độ xe máy cao nhất thế giới, nhưng không có kẹt xe, tắc đường. Nguyên nhân chính là nhờ có hệ thống giao thông công cộng và hạ tầng hiện đại. Để làm được điều này, thay vì đặt nặng việc cấm đoán, Hà Nội nên thực hiện tuần tự các bước: nâng cao chất lượng vận tải công cộng, sau đó nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng, cuối cùng mới tính đến việc quản lý phương tiện cá nhân. Trong đó, để nâng cao năng lực chuyên chở, cần phải tổ chức không gian ưu tiên cho xe bus, và cho người đi bộ tiếp cận xe bus. Và có thể dùng xe bus hai tầng để vận chuyển như ở Singapore, Malaysia, Ấn Độ… Đồng thời phổ biến các loại hình giao thông hiện đại như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư hạ tầng như mở rộng đường sá, và cần có giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể hạ tầng theo xu hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng, thay vì quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, nhằm thu hút người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng và không khuyến khích sử dụng xe cá nhân. Tóm lại, việc cấm xe máy không phải là một giải pháp hiệu quả cho giao thông Hà Nội. Chính quyền cần phải đưa ra nhiều giải pháp hợp lý để người dân lựa chọn, chứ không thể ép buộc. Đi lại, và lựa chọn phương tiện là quyền của công dân. Bởi thế, việc chuyển từ phương tiện cá nhân sang công cộng phải là một quá trình tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu chứ không phải bằng mệnh lệnh của chính quyền.    
......

Nền giáo dục dối trá tại Việt Nam

Quỳnh Hương! Vụ bê bối nâng điểm thi ở Hà Giang và nghi vấn ở một số địa phương khác như Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình… đang làm dư luận cực kỳ quan tâm với nỗi đau tột cùng, vì đây không phải là sự kiện xảy ra lần đầu. Trong nỗi đau đó, có sự nghẹn ngào của rất nhiều thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến tương lai vận mệnh đất nước. Thời gian vừa qua, vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang được coi như là sự kiện gây bức xúc và xôn xao dư luận nhất vì nó có liên hệ đến cấp lãnh đạo Tỉnh. Sau khi kiểm tra lại hàng loạt những bài thi bị nghi ngờ gian lận điểm, đoàn công tác thẩm định của Bộ GD&ĐT đã công bố có tới 114 thí sinh với 330 bài thi đã được thay đổi kết quả, nâng lên nhiều nhất tới 28 điểm so với điểm thực. Với việc công nhận kết quả chấm thẩm định thay thế cho kết quả công bố trước đó, có ít nhất hơn 100 thí sinh không chỉ trượt đại học mà còn trượt cả kỳ thi THPT vì bị điểm liệt, bởi có 102 bài thi môn toán còn 1 điểm, 56 bài thi môn hóa chỉ được 0,75 điểm. Điều đáng nói là trong số những học sinh được nâng điểm, đa số là những em thuộc diện “con ông cháu cha”, tức có bố mẹ hay người thân làm lãnh đạo tỉnh hoặc có chức vụ cao trong ngành giáo dục ở tỉnh. Một phần khác được nâng điểm là các thí sinh con của nhà giàu có, địa vị. Việc gian lận, nâng điểm các bài thi thường xảy ra ở những xã hội bưng bít thông tin, độc tài đảng trị vì chính nó đã giúp cho những người thích đi đường tắt cấu kết, che giấu người khác…  để làm bậy! Giáo dục trước hết phải là môi trường trong sạch để đào tạo, dạy dỗ con người. Với tình trạng sửa điểm, dối trá, thay trắng đổi đen như hiện nay thì ai cũng bị khủng hoảng niềm tin vào các giá trị của học đường. Thật vậy, trước những vụ gian lận, sửa điểm sẽ khiến cho xã hội đặt ra những câu hỏi, nghi vấn không biết trong những công an, bác sĩ bây giờ… bao nhiêu người đã từng được nâng điểm để “đặt” vào vị trí này. Đây phải chăng chính là nguyên nhân gây ra bao nhiêu cái chết vô lý khi bác sĩ tiêm nhầm thuốc, phẫu thuật nhầm bộ phận, v.v… Ở một nhà nước thượng tôn pháp luật, người dân phải được luật pháp bảo vệ. Trẻ con thì được 3 tầng bảo vệ gồm: thứ nhất là pháp luật; thứ nhì là gia đình; thứ 3 là xã hội luôn ưu tiên bảo vệ. Còn ở đất nước vô luật pháp như Việt Nam, người dân chỉ được bảo vệ khi có tiền hoặc có quyền, còn lại đều không được sự bảo vệ của luật pháp. Vì thế mà đại đa số những người nghèo khổ ở Việt Nam sống giữa xã hội như sống giữa rừng sâu đầy thú dữ. Dù trưởng thành mà nghèo thì bất lực. Còn với trẻ con, không những không được luật pháp bảo vệ, mà luôn luôn bị rình rập tấn công. Việc nâng điểm vừa qua ở Hà Giang không chỉ gây ra những hậu quả đơn thuần cho một địa phương mà còn tác động rất lớn đến dư luận của cả nước. Nếu sự việc này không được phát hiện, thì ít nhất khoảng hơn 300 bài thi lệch điểm ấy đã làm thay đổi “kết quả thực” trong kỳ tuyển sinh của nhiều trường có các thí sinh ấy đăng ký đầu vào. Nó gây ra sự xáo trộn giữa việc đậu thành rớt, rớt thành đậu trong tuyển sinh tại không ít trường. Mặt khác, chính điều này còn tô đậm thêm nền giáo dục xuống cấp thê thảm của Việt Nam. Xa hơn nữa, ít nhất vài trăm thí sinh ấy, với “thực chất” con đường đi lên của mình bằng sự dối trá có ai sẽ xấu hổ, thấy tội lỗi hay sẽ tiếp tục để lại những “di căn” xấu hơn nữa cho cộng đồng, xã hội? Rồi đây, thầy cô không biết phải nói với các học trò thế nào về động lực học tập, về nỗ lực vượt qua những kỳ thi, về sự trung thực, về sự tử tế… khi mà việc nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia lại diễn ra một cách trắng trợn khó tin đến tàn nhẫn như vậy?
......

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Một bài học đắt giá

Lê Nguyễn Hương Trà| Chiều tối 11.4, nhiều báo nước ngoài đồng loạt đưa tin v/v triệu phú Trịnh Vĩnh Bình vừa nhận được thông báo của Tòa án Quốc tế dài gần 200 trang. Đi kèm là phán quyết thắng kiện, chính phủ Việt Nam buộc phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí. Đây là vụ kiện quốc tế chưa từng có đối với chính phủ Việt Nam, với số tiền bồi thường khủng. —- Trịnh Vĩnh Bình (1947) là một doanh nhân người Hà Lan gốc Sóc Trăng. Từ năm 1981 – 1996, ông Bình về nước 63 lần mang theo tổng cộng hơn 2,3 triệu USD và gần 100 kg vàng. Năm 1999, ông Bình bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù, bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại ông đã trốn thoát khỏi Việt Nam. Năm 2003 ông Bình bắt đầu nhờ tổ hợp luật sư Covington Burling ở Washington, Hoa Kỳ đại diện kiện chính phủ Việt Nam. Ông Việt Nam cũng thuê một hãng luật của Pháp đại diện. Vụ kiện dự kiến xử ở Trung Tâm Trọng Tài Quốc tế Stockholm tháng 12. 2006, nhưng Việt Nam đã thương lượng với ông Bình ngoài tòa để ký một thỏa thuận tại Singapore. Trong đó Việt Nam sẽ xóa án và bồi thường 15 triệu. Tháng 1.2015, Trịnh Vĩnh Bình tiếp tục đâm đơn kiện lần 2, lý do là ông Việt Nam không thực hiện đúng cam kết trả tiền và tài sản cho ông Bình trong lần thỏa thuận tại Singapore. Và vì liên quan đến tài sản bị phát mãi và tính trị giá 11 năm bị tuyên án tù. Phiên tòa lần 2 diễn ra tại Tòa án Trọng tài Quốc tế Paris, Pháp gây ồn ào hồi 8.2017. – Rất ít báo đảng trong nước đưa tin về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, đọc sơ đây nè: https://vnexpress.net/…/vi-sao-ong-trinh-vinh-binh-kien-chi… ========= Thực tế là gần đây có khá nhiều vụ như Trịnh Vĩnh Bình! Mới nhất là vụ ồn ào lô hàng 700 chiếc BMW 15 triệu Euro nhập khẩu không được thông quan hồi 2016 – liên quan đến Euro Auto và nhiều người bị bắt hình sự; đã bị tập đoàn Sime Darby, Malaysia khởi kiện và giành thắng lợi ngoài nước. Phía Việt Nam đã phải trả lại xe, tái xuất và hoàn lại thuế. Hồi 2014 là vụ nhà đầu tư Pháp DialAsie kiện Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện quốc tế Thận và Lọc thận tại Tp.HCM. Năm 2017 có hai vụ kiện của 2 nhà đầu tư nước ngoài là Saigon Metropolitan và Recofi. Vụ Metropolitan ông Bộ Tư pháp cùng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương họp báo bảo giải quyết xong. Nhưng theo dõi sẽ thấy vụ này rất là…gân gà khó nuốt, cũng có khả năng lại bị kiện tiếp. ——- Một vụ nữa khá giống vụ Trịnh Vĩnh Bình là VK Housing và DWS Star Bridge Co., Hàn Quốc với Dự án Khu nhà ở cao tầng The Mark (Quận 7, Tp.HCM) diện tích 29.310m2, có tổng mức đầu tư ban đầu là 79 triệu USD. Sau hơn 10 năm được UBND Tp.HCM chấp thuận đầu tư, hiện The Mark vẫn là bãi đất trống. Doanh nghiệp nước ngoài này đã bị Tòa án Nhân dân Tp.HCM lạm dụng quyền lực diễn dịch luật tùy tiện và đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu với UBND Tp.HCM và văn phòng chính phủ. Vụ án dính tới đại gia Đinh Trường Chinh, Google ra một đống nha ;v Với thủ tục ISDS, WTO và FTA giữa Vietnam – Korea thì chính phủ nên quan tâm và xem xét chỉ đạo Bộ Công An và những cơ quan thuộc quyền, VKS, Tòa án…vv.. cần giải quyết sớm và không được làm ẩu; nếu không muốn phải đi hầu kiện quốc tế! Theo luật sư Phùng Anh Tuấn – trưởng Công ty luật VCI LEGAL, người có nhiều kinh nghiệm trong các vụ hòa giải đầu tư và Giải quyết tranh chấp quốc tế; Thì các công ty đầu tư nước ngoài có thể bị ăn hiếp ở Việt Nam, nhưng ra nước ngoài họ kiện theo thủ tục investor-state-dispute settlement thì nhiều phần là thắng chắc trong những vụ lạm dụng quyền lực & diễn dịch luật pháp vô nguyên tắc. – Và vụ Trịnh Vĩnh Bình là một bài học đắt giá. Mà tính ra so với con số ông Bình đòi ($1,25 tỉ) thì hơn $37,5 triệu vẫn còn…ít chán./.
......

Pages