Dân trí, xã hội dân sự, và văn hóa ứng xử trên mạng

Nguyễn Quang Dy   Đợt bùng phát thứ tư của Coronavirus chủng mới không chỉ buộc người dân phải dãn cách mà còn làm thay đổi tư duy và văn hóa ứng xử. Coronavirus không chỉ đẩy lùi các chỉ tiêu kinh tế lạc quan đưa ra đầu năm, mà còn làm xã hội phân hóa khó lường. Sau bài Thánh chửi, thần y, danh hài, và các ngôi sao đang lặn (27/5/2021), bài này đề cập không chỉ thực trạng về dân trí, mà còn về các nhân tố mới làm thay đổi cuộc chơi (game changers).   Thực trạng xã hội Trong mọi xã hội, dù đã phát triển (như Mỹ) hay đang phát triển (như Việt Nam), quá trình phân hóa đang diễn ra với các biến động khó lường, như một quy luật trước bước ngoặt của lịch sử. Tại các xã hội đang chuyển đổi (transitional) như Việt Nam, quá trình đó càng quyết liệt. Muốn tránh rủi ro và đổ vỡ thì dân trí phải cao, và xã hội dân sự phải mạnh. Nhưng đáng tiếc là đúng lúc này thì cả hai yếu tố cơ bản đó còn yếu và thiếu ở Việt Nam. Cách đây hơn một thế kỷ, cụ Phan Châu Trinh đã nhận ra điều đó và kêu gọi “khai dân trí”. Nhưng đáng tiếc là trong khi người Nhật đã khai dân trí để canh tân Nhật Bản thành cường quốc, thì Việt Nam vẫn còn dậm chân tại chỗ ở ngã ba đường “không chịu phát triển”. Thời trước, các trí thức Việt thường kiêu ngạo vì “hủ nho” chỉ “ngâm thơ uống rượu”. Ngày nay, họ thường tự hào vì “truyền thống”, chỉ ham cãi nhau và “chém gió”.   Trong khi đổi mới “vòng một” (chủ yếu về thể chế kinh tế) đã hết đà và nghẽn mạch, thì đổi mới “vòng hai” (chủ yếu về thể chế chính trị) chưa diễn ra, chậm chân hơn các nước khác, làm cho quá trình dân chủ hóa (democratization) và xã hội dân sự (civil society) bị kìm hãm. Trong khi “sức mạnh cứng” (hard power) của đất nước còn yếu trước sự trỗi dậy và đe dọa của Trung Quốc, thì “sức mạnh mềm” (soft power) của dân tộc bị suy yếu. Thời xưa, Việt Nam tuy nhỏ bé và yếu hơn Trung Quốc, nhưng người Việt (thời Lý và Trần) đã đoàn kết một lòng (national consensus) đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Lý Thường Kiệt đã chủ động ra tay trước (forward defense), đem quân đánh Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu (1075-1076) tiêu diệt quân Tống trước khi rút về phòng tuyến Như Nguyệt. Trần Hưng Đạo đã  lãnh đạo người Viêt ba lần đánh thắng quân Nguyên (1258-1288).  Thời chống Pháp và chống Mỹ, người Việt đoàn kết một lòng đã chiến thắng ở Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Sài Gòn (30/4/1975). Đến thời hậu chiến, tuy đất nước thống nhất, nhưng dân tộc vẫn chưa hòa giải để lòng người quy về một mối, vì hận thù còn dai dẳng giữa “bên thắng cuộc” và “bên thua cuộc”. Sau khi Việt Nam đem quân sang Campuchia để “giúp bạn” đánh Khmer Đỏ (12/1978), thì chiến tranh biên giới Việt-Trung đã nổ ra (2/1979). Chiến tranh biên giới Việt-Trung là xung đột “bạn thù” (brother enemy). Trong bối cảnh chiến tranh lạnh Mỹ-Xô, Trung Quốc đã vận động Mỹ, các nước phương Tây và ASEAN cô lập Việt Nam, làm cho chúng ta “chảy máu kiệt quệ” (bleeding white) như một bài học. Sau Thành Đô, bạn thù lẫn lộn, biến đổi khó lường, nên chỉ có “lợi ích dân tộc là vĩnh viễn”. Nhưng dân tộc không thể mạnh nếu dân trí còn thấp và xã hội dân sự chưa đủ mạnh.     Các nhân tố mới Vụ dàn khoan HD 891 (5/2014) đã làm cho Biển Đông trở thành “thùng thuốc súng” (tinder box), và “không gian sinh tồn” của Việt Nam bị đe dọa. Lịch sử có thể lặp lại, như lời của cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch “một thời kỳ Bắc Thuộc mới bắt đầu”.  Bức tranh địa chính trị tại khu vực đã biến đổi mạnh, với những biến động khó lường của bàn cờ nước lớn (Mỹ-Trung), trong đó các nước nhỏ yếu hơn như Việt Nam đang bị mắc kẹt. Trong bối cảnh đó, truyền thông mạng (4.0) rất quan trọng, có thể nâng cao dân trí và xã hội dân sự. Vai trò phản biện trên mạng xã hội (như facebook và youtube) đang lấn sân, làm mờ nhạt vai trò phản biện của báo chí “chủ lưu” (mainstream). Nó phản ánh quá trình phát triển và phân hóa sâu rộng trong xã hội, giữa “phe chính nghĩa” (là nạn nhân) muốn vạch trần bộ mặt lừa bịp ẩn danh của “phe phi nghĩa” (như bầy kiến lửa) đang lũng đoạn xã hội.    Nhưng quá trình nâng cao dân trí (thật) trên không gian mạng (ảo) đang bị tác động tiêu cực bởi các nhóm lợi ích. Tuy đuờng dây “đánh bạc ngàn tỷ” được bảo kê bởi cựu cục trưởng C50 và phò mã cựu bí thư thành ủy Hà Nội đã bị “vào lò”, nhưng các đường dây lừa bịp ẩn danh như “thần y” và “danh hài” chưa bị xử lý. Trong một thế giới mạng khó kiểm soát, đã xuất hiện hàng ngàn youtubers khác nhau, đang cạnh tranh và phân hóa sâu sắc.    Trong khi người Việt dễ ngộ nhận và dễ bị lừa, thì họ còn nổi tiếng vì vô cảm (theo Gallup Poll 2012). Nhưng trong bối cảnh đó, hiện tượng truyền thông như livestreams của Nguyễn Phương Hằng (CEO của Đại Nam) thu hút tới nửa triệu người xem trên mạng youtube. Điều đó không phải do sắc đẹp, tiền tài, danh vọng của một ngôi sao, mà là sự thật. Trong một thế giới có quá nhiều giả dối và vô cảm, công chúng đang cần sự thật và cảm xúc. Phương Hằng dám bóc trần các mặt nạ giả dối và bày tỏ cảm xúc thật của mình. Trong khi có nhiều “ngôi sao” showbitz làm từ thiện bằng tiền của người khác thì Phương Hằng làm từ thiện bằng tiền của mình. Xung đột lợi ích nhóm là một hiện tượng tất yếu khó tránh, đang đẩy nhanh quá trình phân hóa xã hội sâu sắc, trong đó Phương Hằng đang nổi lên như một nhân tố mới làm thay đổi cuộc chơi. Đó chính là “sức mạnh mềm” tạo ra sự khác biệt. Cộng đồng mạng đã hai lần chứng kiến Phương Hằng khóc nức nở vì bị báo chí đối xử bất công, muốn bỏ đất nước ra đi, thậm chí dọa “tự thiêu”.  Đó là quá trình đấu tranh trên không gian mạng về thông tin báo chí để trưởng thành (growing pains). Đó không phải là những giọt nước mắt “tràn ly” vì “khổ nhục kế”, mà là hình ảnh thật về “người giàu cũng khóc”. Phương Hằng là một nhân tố mới tích cự góp phần nâng cao dân trí và xã hội dân sự.   Không gian sinh tồn Trong khi những người tử tế bỏ tiền túi của mình làm từ thiện, thì những kẻ tiểu nhân lấy tiền làm từ thiện của người khác bỏ vào túi của mình. Ai dám đảm bảo “thần y” không phải là “thần điêu đại bịp”, “danh hài” không lạm dụng “quỹ từ thiện”, “nghệ sĩ ” không lạm dụng “con nuôi” để kiếm tiền bất minh. Nói cách khác, họ có thể lạm dụng chốn tu hành, việc chữa bệnh, làm thiện nguyện, cũng như showbiz thành miếng đất béo bở để làm giàu. Nếu không phải dân trí thấp dễ bị lừa và cơ chế hiện nay có nhiều lỗ hổng dễ bị thao túng do thiếu phản biện, thì làm sao một lang băm có thể trở thành “thần y” và một danh hài biến thái có thể trở thành “nghệ sỹ nhân dân”, ngang nhiên tung hoành hàng thập kỷ. Tuy các nhân tố mới còn là thiểu số và còn nhiều bất cập, nhưng họ dám dũng cảm vạch mặt các nhóm lợi ích bất minh, làm cho chính quyền phải đối phó với những rủi ro tiềm ẩn.   Cả nước “chống dịch như chống giặc”, tạo ra “sự đồng thuận quốc gia” (national consensus), như một yếu tố tích cực và quý hiếm. Xung đột lợi ích quyết liệt, không chỉ diễn ra giữa phe “chính nghĩa” (là nạn nhân) và phe “phi nghĩa” (ẩn danh trục lợi), mà còn giữa những người  cùng phe nhưng khác nhau về xuất thân và bản chất. Tuy đa dạng (diversity) là sức mạnh nếu biết quy tụ (inclusive) nhưng là điểm yếu nếu phân ly (exclusive). Muốn quy tụ thì dân trí cần phải cao để phân biệt đúng sai và cần phản biện để tránh nhầm lẫn phải trái, vì trong thế giới mạng thật giả thường lẫn lộn khó lường, dễ “đánh tráo khái niệm”.  Điều đó lý giải kết cục câu chuyện CEO của Đại Nam gặp “Ma Sơ Vui vẻ” trên mạng như một đôi “song kiếm hợp bích” (do ngộ nhận). Nhưng sau đó sự thật diễn ra hoàn toàn ngược lại như một bi kịch (drama), khi Phương Hằng nhận ra sự thật (do may mắn).            Nay “xa lộ thông tin” trên không gian mạng đã trở thành một phần của cách mạng truyền thông (4.0), tuy còn hạn chế. Vì vậy, nhà nước và người dân phải coi không gian mạng là “không gian sinh tồn” của mình. Cũng như Biển Đông, không gian sinh tồn trên mạng có ý nghĩa sống còn, nên xung đột lợi ích là rất khó tránh. Người dân phải cùng nhà nước thẩm định và giám sát không gian mạng, không để các nhóm lợi ích và ngoại bang thao túng. NQD. 21/6/2021  
......

Về hình ảnh lá cờ đỏ tại bóng đá Châu Âu

Phạm Minh Vũ Trong mùa giải Euro năm nay, nhiều người thấy trận bóng giữa TBN và TS trên nhiều góc khán đài có lá cờ đỏ sao vàng được căng ra, việc này cũng nhận được nhiều ý kiến bình luận khá hài hước. Một cô nhà báo Mỹ quan sát trận đấu và đặt một câu hỏi: "Có ai có thể giải thích cho tôi tại sao một số cổ động viên lại phất cờ Việt Nam trong trận đấu giữa Tây Ba Nha và Thụy Sỹ lúc này không ?" Câu hỏi này thật sự khó mà có câu trả lời. Vì ngay cả những quốc gia đang tham gia trực tiếp vào trận đấu túc cầu đó, cổ động viên họ cũng không ai cầm cờ căng ra như thế, thì tự dưng Việt Nam căng ra, hành động này thật vô liêm sỉ. Treo cờ khẳng định điều gì vậy? Cá nhân tôi cho rằng đây là một điều không hay và không nên làm. Vì trong mắt quốc tế, họ thật sự cảm thấy không mấy thích thú lá cờ đầy máu này. Tôi không biết những người Việt Nam căng lá cờ đó lên để làm gì trên giải đấu Châu Âu? Nhưng sự kiện này sẽ để lại không ít ánh mắt nhìn không mấy thiện cảm đối với người Việt Nam. Nếu như ai từng đi tới Singapore thì mới thấy, trong mắt người Sin xem những cô gái Việt Nam qua đó như là để hành nghề mại dâm chứ không phải là học tập hay làm việc cộng đồng. Nếu ai đến Nhật hay Hàn, thì họ xem người Việt Nam qua đó như những kẻ ăn cắp hay ăn trộm. Và qua tận Châu Âu, họ rất ái ngại với người Việt Nam vì vượt biên lậu qua đó để gây áp lực quốc gia họ. Hình ảnh người Việt Nam chưa bao giờ lại xấu đi như vậy, nó chỉ diễn ra sau năm 75, trước đó, Quốc tế rất ngưỡng mộ Việt Nam một đất nước thông minh, hiền hoà và dễ thương. Hành động căng cờ đỏ VN lên, thật hành động quá phản cảm. Hình ảnh lá cờ này thật sự không nên đem ra căng giữa lúc giải Châu Âu đang đá. Làm như thế, người Thụy Điển sẽ nhớ lại năm 2001, Kiều Trinh con của ủy viên trung ương đảng Vũ Văn Hiến đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị, và sau đó được chạy giấy tâm thần mới cứu thoát. Làm như thế, người Anh sẽ nhớ lại Kiều Trinh lại một lần nữa bị bắt vì đã ăn cắp chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop ở London. Trong mùa giải này, cả Thụy Điện và Anh Quốc đều tham dự và theo dõi, nếu nhìn vào lá cờ đỏ căng lên lạc lõng giữa khán đài sân vận động bóng đá ấy, họ nhìn Việt Nam là một quốc gia vĩ đại, đầy vẻ ngưỡng mộ không? Hay là nhếch môi và cười với nhau mà mỉa mai rằng: ôi lá cờ Kiều Trinh kìa? Lá cờ đại diện cho trộm cắp cho sự bại hoại mà đem ra khoe làm gì? Nếu muốn hơn người ta, thì ít ra - đất nước phải có tự do - phải để nhân dân có quyền lựa chọn lãnh đạo. Để họ nói lên tiếng nói của mình mà không bị quy chụp là phản động hay vi phạm pháp luật. Chứ hay ho gì treo ba cái cờ kiểu dây máu ăn phần, không khác chi mặt trận tổ quốc treo bảng tự nhận là đơn vị phát quà ở Thành hồ. Giá trị của mỗi quốc gia nằm ở cái tấm Hộ chiếu khi đi ra nước ngoài, có được chào đón bằng ánh mắt thiện cảm hay là ngờ vực. Nghi ngờ tới quốc gia họ làm điều gì tệ hại không? Trong khi đó hộ chiếu Việt Nam đi đâu họ cũng bị soi mói, dòm ngó. Vậy mà ...mang cờ ra khoe khoang rồi hô tự hào, ngạo nghễ với ai? Nếu có hình ảnh nào mà làm nhục Việt Nam khủng khiếp nhất, thì chính là hình ảnh cờ đỏ được treo trên các trận bóng đá ở Châu Âu./.  
......

'‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19

Ảnh: ThanhNien. Phạm Minh Vũ| '‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Bác bảo vệ gạt lòng tự trọng đi… ăn xin'' là một tựa đề của một số tờ báo đảng, hôm qua và nay đăng ,để kể về một câu chuyện, một bác bảo vệ bị mất việc do dịch, cần tiền chi trả cho cuộc sống phải... ăn xin. Cũng viện dẫn câu chuyện của bác bảo vệ ấy, một cô giáo có tên là N.T.P.U đã lấy đó làm tiền đề để phát động chiến dịch cứu giúp các cô giáo mầm non tư thục. Cô Uyên kể ra một câu hỏi của một cô giáo khác, hỏi cô rằng “Các chị ơi, giáo viên mà đi xin thì có mất hình ảnh không?” Câu hỏi này nghe sao mà cay đắng. Những ngày qua, hình ảnh giữa Saigon Hoa Lệ, người nghèo gần như lâm vào cảnh khốn cùng được phô bày thêm, cho chúng ta thấy một góc nhìn về toàn cảnh xã hội. Một bác bảo vệ phải ngồi đi ăn xin, các cô giáo (những người trồng cây) cũng phải lo lắng nếu đi ăn xin thì có mất hình ảnh hay không. Là những câu chuyện có thật, của những người thật, đã làm ta không thể không bàng hoàng. Một sự thật, ngay cả những người đi làm mấy chục năm như Bác bảo vệ này, hay các giáo viên là những người lao động, họ là những thành tố quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế, nhưng dịch bệnh này đã lộ ra một điều, hầu như họ không tiền để tích lũy. Họ không có tiền tích lũy, vậy tiền họ làm ra đã ở đâu? Nếu như ở Mỹ, Châu Âu hay bất cứ quốc gia nào khác kể cả như Thái Lan hay Mã Lai, thì sự lo âu của Bác bảo vệ này hay cô giáo kia sẽ không thể có. Vì phúc lợi xã hội được trải đều bởi thiết chế chính trị Dân chủ, và định chế xã hội cân bằng. Khi dịch bệnh xảy ra, việc đầu tiên phải lo cho người dân bằng những hành động thiết thực. Chứ không phải là những lời nói suông, nay nói chống dịch như chống giặc, mai lại nói sống chung với ''giặc'' như thế. Thứ nhân dân cần là hành động giúp đỡ những con người yếu thế như Bác vệ, hay các cô giáo Mầm non kia... Những mảnh đời lây lất, vất vưởng giữa một thiên đường, nơi mà ưu tiên xây dựng tượng đài, cổng chào hơn xây dựng trường học hay bệnh viện, thật đáng làm ta chạnh lòng. Ta không thể làm ngơ, bỏ rơi vì họ là đồng bào ta. Khi tôi đặt câu hỏi tại sao họ là những người lao động trong xã hội mà không có tiền tích lũy, phòng khi ốm đau hay để sống qua cơn dịch bệnh này? Thì chúng ta không cần tìm câu trả lời, cứ chạy thẳng ra nhà chủ tịch phường, bí thư xã, cao hơn ta lên huyện lên tỉnh và nhìn ra trung ương xem, cán bộ đảng viên nào nhà cũng vài căn, đất vài chục héc để xem sự vĩ đại, sự uy nghi và cuộc sống của quan chức họ xây dựng thiên đường ngay trong căn nhà của họ. Xe thì toàn xế hộp, con cái du học bên Mỹ bên Âu, có khi các bác ấy có sẵn quốc tịch Síp. Tiền đáng lẽ ra bác bảo vệ này hay cô giáo kia tích lũy đều bị các quan cướp bằng cách tăng xăng, tăng giá điện, hay một quả trứng gà cũng mang hàng chục loại thuế phí. Chưa kể bị cướp bằng in tiền, bằng cách vay để đẩy nợ công lên, bóc lột dân tận cùng. Đó là cướp bằng chính sách, chưa kể cướp bằng cách xua quân đi cướp đất, dựng BOT lên bắt dân phải nộp tiền ra cho bọn chúng. Và muôn kiểu cướp khác nhau. Bằng các thái độ quen kiểu cách cướp như thế, đáng lý ra dịch bệnh này, cô giáo mầm non tư thục hay bác bảo vệ này sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền và nhiều quyền lợi khác thì...họ phải ra đường ăn xin. Nhìn Dân ta thoi thóp giữa đại dịch, thật căm phẫn bọn tàu cộng đã gây ra đại dịch này. Và càng căm phẫn hơn những kẻ còn ôm mộng xây tượng đài để khi khánh thành họ lại reo hò, vui sướng trên sự khốn cùng của Nhân dân. Xây tượng đài họ không chỉ ăn mày dĩ vãng mà còn ăn hết cả tương lai con em chúng ta. Miệng họ hô hào xây dựng thiên đường, nhưng thiên đường ấy không phải cho dân mà cho chính những kẻ đầy lý luận kia. Một sự thật phơi bày quá trần trụi ở đất nước này!  
......

Trung Quốc có thể tiếp tục đà trỗi dậy hay không?

Lý Thái Hùng| Nhân đánh dấu sự kiện đảng Cộng Sản Trung Quốc tròn 100 tuổi (1921-2021), Tạp chí Foreign Affairs của Hoa Kỳ số ra tháng 7 & 8, 2021 đã thực hiện một chủ đề gồm 7 bài viết của nhiều tác giả nhằm trả lời câu hỏi: Trung Quốc có thể tiếp tục đà trỗi dậy hay không (Can China Keep Rising?) Bảy bài viết gồm: 1) Canh bạc của họ Tập (Xi’s Gamble) của Jude Blanchette; 2) Xem xét về nền kinh tế Trung Quốc (China’s Economic Reckoning) của Daniel H. Rosen; 3) Những tên cướp ở Bắc Kinh (The Robber Barons of Beijing) của Yuen Yuen Ang; 4) Trở nên mạnh mẽ (Becoming Strong) của Yan Xuetong; 5) Âm mưu chống lại Trung Quốc (The Plot Against China?) của Wang Jisi; 6) Sự cám dỗ của Đài Loan (The Taiwan Temptation) của Oriana Skylar Mastro; 7) Tuổi thọ của đảng (Life of the Party) của Orville Schelle. Vì khuôn khổ của bài tiểu luận này, người viết sẽ tập trung tóm lược một số ý chính vào bốn bài viết: 1) Canh bạc của họ Tập (Jude Blanchette); 2) Xem xét về nền kinh tế Trung Quốc (Daniel H. Rosen); 3/Những tên cướp ở Bắc Kinh (Yuen Yuen Ang) và Tuổi thọ của đảng (Orville Schell). Ba bài viết khác của tác giả Yan Xuetong (Becoming Strong) là cái nhìn chủ quan từ một trí thức Hoa Lục đề cập về những nỗ lực của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh để sẵn sàng đối đầu với Hoa Kỳ. Tác giả Wang Jisi (The Plot Against China) cũng là một trí thức của Hoa Lục giải thích lý do vì sao “hầu hết các nhà quan sát Trung Quốc hiện nay tin rằng Hoa Kỳ bị thúc đẩy bởi sự sợ hãi và đố kỵ để kiềm chế Trung Quốc bằng mọi cách có thể.” Tác giả Oriana Skylar Mastro (The Taiwan Temptation) đưa ra lập luận rằng trong bối cảnh mất lòng tin lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã đến lúc phải nghiêm túc xem xét khả năng Bắc Kinh có thể sớm dùng vũ lực thống nhất Đài Loan hay không? *** Tập Cận Bình tại Rome, tháng Ba, 2019. Ảnh: Foreign Affairs Bài 1: Canh Bạc của Họ Tập (Xi’s Gamble), tác giả Jude Blanchette – chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS). Tác giả bắt đầu bằng hai ý kiến trái ngược nhau của giới nghiên cứu về lý do vì sao Tập Cận Bình, sau khi được đưa lên nắm quyền từ cuối năm 2012, đã có những hành động vội vã như triệt hạ các phe đối lập để củng cố quyền lực chính trị, chế ngự các tập đoàn tài chính và công nghệ cao và nhất là tiến hành chính sách ngoại giao chiến lang, gây chiến với nhiều nước láng giềng và các cường quốc ở xa hơn — đặc biệt là Hoa Kỳ? Ý kiến ​​thứ nhất cho rằng họ Tập nhìn thấy rõ sự suy thoái của Hoa Kỳ và Phương Tây sau cuộc khủng hoảng tài chánh 2008-2009 nên cố thúc đẩy một loạt các ​​chính sách mạnh mẽ để nhanh chóng thiết lập lại trật tự toàn cầu theo những điều kiện có lợi cho Trung Cộng. Ý kiến thứ hai cho rằng, họ Tập nhìn ra những bệ rạc, lỗi thời của hệ thống chính trị chuyên chế cộng sản nên phải củng cố sức mạnh cá nhân để thống trị Trung Quốc như một hoàng đế. Cả hai ý kiến đều dựa trên những sự thật đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc, nhưng chưa giải thích thỏa đáng lý do vì sao họ Tập đã hành động cấp bách như vậy. Theo Jude Blanchette, các tính toán của Tập Cận Bình không xác định bởi nguyện vọng hay nỗi sợ hãi mà bởi quá trình củng cố quyền lực của ông ta đã diễn ra quá nhanh và suôn sẻ, khiến họ Tập thấy phải tận dụng những tiến bộ của công nghệ cao và bành trướng ảnh hưởng địa chính trị trong khung thời gian từ 10 đến 15 năm tới, để vượt qua những thách đố nội bộ và thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu so với Hoa Kỳ. Tập Cận Bình tin rằng ông ta có thể tạo ra một tương lai mới cho Trung Quốc như các hoàng đế trong quá khứ. Nếu họ Tập thành công, Trung Quốc sẽ tự định vị là một cường quốc của kỷ nguyên đa cực mới nổi, nền kinh tế sẽ thoát khỏi cái gọi là bẫy thu nhập trung bình, và với sự phát triển công nghệ trong hai lãnh vực sản xuất và quân sự, chắc chắn Trung Quốc sẽ sánh ngang ngang hàng với các nước phát triển. Tuy nhiên, tham vọng và sự thực tế không giống nhau, và họ Tập hiện đặt Trung Quốc vào một quỹ đạo đầy rủi ro, một quỹ đạo đe dọa những thành tựu mà những người tiền nhiệm của ông ta đã đạt được trong thời kỳ hậu Mao. Thứ nhất, Bắc Kinh dựa trên quan điểm cho rằng Hoa Kỳ sa lầy ở Afghanistan và Iraq, và nhất là qua cuộc  khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, để đánh giá rằng sức mạnh và ảnh hưởng của phương Tây đã bước vào giai đoạn suy giảm nhanh chóng. Từ đó, họ Tập kết luận:  Một kỷ nguyên đa cực mới đã bắt đầu, một kỷ nguyên mà Trung Quốc có thể định hình nhiều hơn theo ý thích của mình. Nhưng Bắc Kinh đã không tính đến khả năng phục hồi của xã hội dân chủ phương Tây, đặc biệt là sức mạnh tiềm tàng của Hoa Kỳ để chịu khó kiên nhẫn chờ đợi như Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo. Thứ hai, tuy Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong vòng ba thập niên qua, nhưng triển vọng kinh tế và nhân khẩu học đang xấu đi. Vào thời điểm họ Tập nhậm chức, dân số Trung Quốc bắt đầu già đi, xã hội bắt đầu đối mặt với sự gia tăng của người nghỉ hưu. Góp phần gây ra những tai họa này là lực lượng lao động đang thu hẹp và mức lương lại gia tăng, khiến các nhà sản xuất toàn cầu phải chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc và đến những nước có chi phí thấp hơn. Hệ quả là một số lượng lớn lao động không có tay nghề bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Lực lượng lao động có trình độ đại học tại Trung Quốc chỉ chiếm 12,5% (trong khi Hoa Kỳ là 24%) cho nên huy động một số lớn lao động vào những công việc có kỹ năng cao là một cuộc chiến mới của họ Tập. Thứ ba, họ Tập nghĩ rằng nếu đẩy mạnh những tiến bộ trong công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, người máy, kỹ thuật về y học – sinh hóa sẽ giúp Trung Quốc tránh những tác động tiêu cực của lực lượng lao động ngày càng thu hẹp và lão hóa. Đồng thời, với sự phát triển công nghệ cao sẽ giúp cho họ Tập giải quyết hai nhu cầu: Một là các công cụ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo giúp cho các cơ quan an ninh những phương thức kiểm soát người dân và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Hai là “kết hợp quân sự-dân sự,” cố gắng khai thác những công nghệ mới để tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội. Nhưng để thực hiện, Trung Quốc sẽ phải chi những khoản tiền khổng lồ nhằm nghiên cứu và phát triển (R&D) trong một thời gian dài (dù Trung Quốc đã đi đường tắt  bằng cách ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và các quốc gia Tây phương khác). Liệu họ Tập có đủ sức để chạy đua với Hoa Kỳ và thế giới trong cuộc chiến mà năm 2014, họ Tập đã nói với Trung Ương Đảng Trung Cộng: Lợi thế của người đi đầu sẽ thuộc về “bất kỳ ai nắm giữ mũi nhọn đổi mới khoa học và công nghệ.” Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã thể hiện sự kiên nhẫn chiến lược trong việc khẳng định lợi ích của Trung Quốc trên toàn cầu vì có ý thức sâu sắc về sức mạnh mong manh tương đối của Trung Quốc và tầm quan trọng của thái độ cẩn trọng và chờ thời. Trong khi đó, Tập Cận Bình không chia sẻ sự bình tĩnh của họ Đặng, hoặc sự tin tưởng của họ Mao vào các giải pháp đường dài. Vì thế, đa số lo ngại rằng họ Tập cố gắng thực hiện một trò chơi cực kỳ mạo hiểm, đó là đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc. Giả dụ họ Tập có thành công trong việc chiếm Đài Loan đi chăng nữa, nhưng về đường dài thì Bắc Kinh sẽ kiệt sức vì những chống đối của người dân tại Đài Loan và sự cô lập của thế giới, đứng đầu là Mỹ và Nhật. Nhìn qua những gì Tập Cận Bình ứng xử hiện nay, khiến người ta nhớ đến nhà kinh tế học Adam Smith mô tả về “con người của hệ thống”: Đó là nhà lãnh đạo “tự mê với những kế hoạch lý tưởng của riêng mình, và không thể chịu đựng được những gì khác với ý mình.” Nói cách khác, để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn của mình, họ Tập đã từ bỏ “bàn tay vô hình của thị trường” và xây dựng một hệ thống kinh tế dựa vào các doanh nghiệp nhà nước để đạt được các mục tiêu đã định trước. Thông qua chủ trương này từ năm 2015 đến nay, họ Tập đã cho chuyển hàng chục nghìn tỷ nhân dân tệ vào các công ty, công nghệ và lĩnh vực mà ông ta coi là quan trọng về mặt chiến lược thông qua trợ cấp trực tiếp, giảm thuế và “quỹ hỗ trợ đặc biệt của chính phủ,” giống như các công ty đầu tư mạo hiểm do nhà nước kiểm soát. Cho đến nay, thành tích của Bắc Kinh trong lĩnh vực này hoàn toàn bị trộn lẫn: Trong nhiều trường hợp, những khoản đầu tư khổng lồ đã tạo ra lợi nhuận ít ỏi. Nhưng như nhà kinh tế học Barry Naughton đã cảnh báo: “Các chính sách công nghiệp của Trung Quốc quá lớn và quá mới, nên chúng tôi chưa có đủ tư cách để đánh giá chúng. Họ có thể thành công, nhưng cũng có thể thành thảm họa.” Vì thế, họ Tập đang đặt Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh với chính mình, trong một cuộc chạy đua để xác định xem liệu nhiều điểm mạnh của nước này có thể vượt xa những căn bệnh hiểm nghèo mà chính ông Tập đã đưa vào hệ thống hay không. Thông thường vào mùa thu năm tới (2022) tại đại hội đảng lần thứ 20, ông Tập sẽ về hưu sau hai nhiệm kỳ như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, cho đến nay, không có kỳ vọng rằng ông Tập sẽ làm như vậy, nhất là khi đảng Cộng Sản Trung Quốc đã hủy giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và phó chủ tịch nước vào đầu năm 2018, mở đường cho Tập trở thành hoàng đế suốt đời của Trung Quốc. Đây là một động thái cực kỳ mạo hiểm, không chỉ đối với bản thân đảng Cộng Sản Trung Quốc mà còn đối với tương lai của Hoa Lục. Không có người kế vị được chuẩn bị, nếu họ Tập đột ngột qua đời trong thập kỷ tới, Hoa lục có thể rơi vào hỗn loạn. Ngay cả khi giả định rằng họ Tập vẫn khỏe mạnh tiếp tục cầm quyền, thì nhiệm kỳ càng kéo dài, Trung Quốc sẽ càng giống như thời phong kiến kiểu Mao. Các yếu tố biểu hiện cho hiện tượng này đã quá rõ khi cả nước đang lên đồng về cái gọi là “tư tưởng Tập Cận Bình” vĩ đại. Thật là mỉa mai và bi thảm, nếu họ Tập, một nhà lãnh đạo với sứ mệnh cứu đảng và đất nước, thay vào đó lại ra tay với cả hai. Đường lối hiện tại của Tập Cận Bình có nguy cơ làm mất tác dụng của những tiến bộ lớn mà Trung Quốc đã đạt được trong bốn thập kỷ qua. Cuối cùng, họ Tập có thể đúng khi nói rằng thập kỷ tới sẽ quyết định thành công lâu dài của Trung Quốc. Nhưng điều mà Tập Cận Bình không hiểu là chính bản thân ông ta có thể là trở ngại lớn nhất cho sự thành công này. *** Đồng Nhân Dân Tệ. Ảnh: Foreign Affairs Bài 2: Xem Xét Về Nền Kinh Tế Trung Quốc (China’s Economic Reckoning) – tác giả Daniel H. Rose – thành viên sáng lập Tổ Hợp Rhodium, có 26 năm kinh nghiệm về phân tích kinh tế Trung Quốc và quan hệ kinh tế Trung – Mỹ. Daniel H. Rose bắt đầu bằng việc đánh giá Trung Quốc không những cứng đầu đi theo lối riêng, mà trong thực tế đã nhiều lần cố gắng cải cách dưới thời Tập Cận Bình, nhưng hầu như lần nào cũng bị phá vỡ và phải quay lại với những cách làm cũ – vốn không thành công. Cả số lượng và chất lượng tăng trưởng của Trung Quốc (nhìn qua những bất thường của thời kỳ đại dịch) đều xấu đi. Và trừ khi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc quay trở lại con đường tự do hóa kinh tế, tương lai của Trung Quốc sẽ rất khác so với bức tranh màu hồng mà Bắc Kinh đã vẽ ra. Khi họ Tập lên cầm quyền ở Hoa Lục vào cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại ở mức một con số và lợi tức đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng đang giảm xuống. Sau khi củng cố quyền lực vào trong tay với Ủy Ban Thường Trực Bộ Chính Trị từ 9 giảm xuống thành 7 người, họ Tập đích thân chỉ huy toàn bộ các nhóm liên quan đến soạn thảo chính sách. Liên quan đến nhóm cải cách kinh tế, Tập Cận Bình chọn Lưu Hạc (Liu He) làm người phụ tá và nhóm đã đề nghị họ Tập phải có những hành động cải cách táo bạo nếu không sẽ phải đối mặt với bẫy nợ nội bộ của chính mình. Bắt đầu vào mùa xuân năm 2013, các nhà hoạch định chính sách đã đặt mục tiêu “giải phẩu” hệ thống tài chính vốn đang căng thẳng với các khoản nợ quá lớn đầy rủi ro. Các ngân hàng thì cho vay thế chấp tài sản ngắn hạn với lãi suất cao, nhưng lại sử dụng số tiền thu được đầu tư vào các tài sản dài hạn nhưng cũng  nhiều rủi ro hơn. Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc ra biện pháp cắt đứt khả năng tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn của họ. Động thái này đã tạo ra hậu quả: Các ngân hàng đột ngột ngừng cho vay ngay, khiến lãi suất vay ngắn hạn tăng từ 2% – 3% vọt lên 20% – 30% và thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh hơn 10% khi các nhà giao dịch cố gắng tiếp cận tiền mặt thông qua bất kỳ tài sản thanh khoản nào có sẵn. Từ năm 2013 đến năm 2016, vay qua thị trường tiền tệ ngắn hạn đã tăng lên gấp bội, và bùng nổ cái gọi là cho vay trong bóng tối, với việc các ngân hàng Trung Quốc cung cấp tiền cho các tổ chức bên thứ ba, từ đó tìm kiếm lợi nhuận cao hơn bằng cách thông qua các kênh không được kiểm soát. Cuộc khủng hoảng thị trường liên ngân hàng này chỉ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những tác hại của nỗ lực cải cách táo bạo, sau đó là thoái lui khi những nỗ lực đó gây ra bất ổn và biến động. Sự kiện này tái diễn vào năm 2014, khi Bắc Kinh thực hiện các bước để giúp công ty Trung Quốc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Từ vốn đầu khoảng 73 tỷ USD (2013) đã tăng lên 216 tỷ USA (2016). Sự bùng nổ đầu tư ra nước ngoài đã mang lại cho Trung Quốc quyền tự hào với tư cách là một công ty toàn cầu – ví dụ như việc mua lại Anbang Insurance của Waldorf Astoria và tài trợ cho liên doanh Carnival Cruise Lines của China Investment Corporation. Nhưng khi các tài sản nước ngoài này chất đống, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc – được tích lũy trong nhiều năm nhờ thặng dư thương mại, đã giảm gần một phần tư (từ gần 4 ngàn tỷ USD xuống dưới 3 ngàn tỷ USD) khi các nhà đầu tư Trung Quốc tìm kiếm Mỹ Kim để đầu tư ra nước ngoài. Nhưng chỉ hai năm sau, 2016, Tập Cận Bình lo lắng về dòng tiền chảy ra quá nhanh nên đã quyết định ngưng hỗ trợ, và áp dụng lại các biện pháp kiểm soát vốn. Đầu tư ra nước ngoài đã bị đình trệ kể từ đó. Họ Tập cũng cố gắng mở cửa thị trường chứng khoán để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các ngân hàng nhà nước. Mức nợ của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhà nước là một nỗi lo thường trực, và viễn cảnh sử dụng danh sách thị trường chứng khoán để xóa nợ là không thể cưỡng lại. Vào năm 2013, Bắc Kinh đã đơn giản hóa các yêu cầu đối với những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và trong vòng một năm, 48 đợt IPO đã được hoàn thành và 28 đợt khác đã được các cơ quan quản lý xóa. Các quan chức cũng dỡ bỏ các hạn chế đối với ký quỹ giao dịch và chỉ thị cho các tờ báo viết một loạt bài khuyến khích người dân mua cổ phiếu. Nhưng những sôi động về cổ phiếu kéo dài chẳng bao lâu, đến tháng Sáu, 2015 thị trường chứng khoán đã mất một phần ba giá trị.  Ngày nay, bất chấp sự mở rộng đáng kể của nền kinh tế nói chung, thị trường vẫn thấp hơn 25% so với mức cao nhất năm 2015. Ngân hàng là một lĩnh vực khác mà ông Tập hy vọng sẽ đạt được những bước tiến. Vào tháng Mười, 2015, ngân hàng Trung Quốc đã công bố một cột mốc được mong đợi từ lâu: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất tiền gửi ngân hàng và các khoản cho vay. Các tỷ giá này trước đây do ngân hàng trung ương quy định với sự hướng dẫn của chính phủ trung ương thường thấp hơn so với điều kiện thị trường. Hệ thống đó đã ngăn cản các ngân hàng cạnh tranh với nhau giữa người gửi tiền và người đi vay. Người gửi tiền lẽ ra phải nhận được lãi suất tiết kiệm cao hơn và người đi vay đáng lẽ phải trả lãi suất cho vay cao hơn. Điều đó có tác dụng khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước vào những ngành vốn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng dư thừa hiệu suất và giảm sức tiêu dùng của các hộ gia đình. Để giải quyết những vấn đề này, ngân hàng trung ương cho phép các ngân hàng cạnh tranh bằng cách cung cấp cho người gửi tiền lãi suất cao hơn 50% so với lãi suất chuẩn chính thức; mức trần trước đó chỉ là 10%. Ngay sau đó, mức trần lãi suất huy động đã được loại bỏ hoàn toàn. Nhưng, trên thực tế, các quan chức ngân hàng lo ngại rằng các ngân hàng nhỏ sẽ tạo ra sự bất ổn nếu họ cạnh tranh dựa trên các lực lượng thị trường, và vì vậy họ duy trì một số quy tắc không chính thức rằng lãi suất huy động không được cao hơn 50% so với lãi suất chuẩn. Sự kiện này cho thấy là lãi suất trên danh nghĩa đã được tự do hóa, nhưng thực chất vẫn bị kiểm soát và các ngân hàng vẫn bị hạn chế trong cách họ có thể cạnh tranh để giành được khách hàng. Một mục tiêu khác trong chiến lược tự do hóa tài chính của họ Tập là bảo đảm việc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) công nhận đồng nhân dân tệ như đồng tiền dự trữ xứng đáng được đưa vào rổ tiền tệ mà IMF căn cứ vào quyền rút vốn đặc biệt (SDRs), một đơn vị tài khoản mà các ngân hàng trung ương sử dụng để thực hiện các giao dịch. Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc hy vọng rằng nếu đồng nhân dân tệ được quy chế này, sẽ khuyến khích các ngân hàng trung ương khác mua tài sản bằng đồng nhân dân tệ, làm cho thị trường của Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, rắc rối là các loại tiền tệ trong rổ SDR được cho là có thể sử dụng tự do trong các giao dịch quốc tế và được giao dịch thường xuyên.  Nhưng chính các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc khiến cho việc đáp ứng các tiêu chí đó trở nên khó khăn. Mô hình khôi phục quyền kiểm soát trung ương sau những nỗ lực tự do hóa thất bại có thể đạt đến đỉnh điểm trong cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ tài chính. Dưới danh nghĩa chống độc quyền, họ Tập đã chỉ đạo cuộc tấn công vào hai công ty công nghệ khổng lồ: Alibaba và Tencent, nhất là ngăn chặn đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant Group, một công ty con của Alibaba. Bắc Kinh giải thích những hành động này là để bảo vệ người tiêu dùng, điều này có vẻ hợp lý trong một thế giới mà nhiều quốc gia khác đang tìm cách kiềm chế những gã công nghệ khổng lồ công nghệ; nhưng đối với Bắc Kinh, các động thái này đánh dấu sự kết thúc của một quá trình mở cửa tài chính quan trọng. Bởi vì sau vụ kiểm soát này tuy có giảm thiểu rủi ro tài chính, nhưng nó cũng làm đảo ngược lợi ích của cải cách, vì nhiều người tiêu dùng có thu nhập thấp hiện có ít lựa chọn hơn trong việc tiếp cận tín dụng. Rốt cuộc là từ năm 2013 cho đến nay, những nỗ lực cải cách kinh tế vĩ mô của họ Tập có thể nói là đều tạo ra những cuộc khủng hoảng nhỏ với đe dọa trở thành một cuộc khủng hoảng lớn hơn, khiến Bắc Kinh quay lại với những gì họ biết rõ nhất – chỉ huy và kiểm soát. Tất nhiên, đường lối chính thức là không có thất bại nào và Trung Quốc đang tiến về phía trước một cách chắc chắn với chương trình nghị sự “cải cách và mở cửa” theo dấu ấn của Đặng Tiểu Bình. Trong một bài phát biểu vào tháng Mười Hai, 2020, Tập Cận Bình tự hào là đã đưa ra 2.485 kế hoạch cải cách, đạt được các mục tiêu của đảng theo đúng tiến độ. Tháng sau, tờ báo chính thức People’s Daily cũng đồng tình khi nói rằng 336 mục tiêu cải cách ưu tiên cao đã “hoàn thành về cơ bản” và ca ngợi “những bước đột phá đáng kể trong việc cải cách sâu rộng toàn diện.” Nhưng câu chuyện thực tế không phải là thành công cải cách của Trung Quốc cũng như sự chần chừ trong cải cách của họ. Họ Tập đã cố gắng nhưng phần lớn không thành công trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà những người tiền nhiệm của ông Tập đều cố gắng duy trì.  Kể từ khi họ Tập lên nắm quyền, tổng nợ đã tăng từ 225% GDP lên ít nhất 276%. Trong năm 2012, phải mất sáu nhân dân tệ tín dụng mới để tạo ra một nhân dân tệ tăng trưởng; vào năm 2020, nó mất gần mười. Tăng trưởng GDP đã chậm lại từ khoảng 9,6% trong những năm trước ông Tập xuống dưới 6% trong những tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tăng trưởng tiền lương và tăng thu nhập hộ gia đình cũng chậm lại. Và trong khi tăng trưởng năng suất – khả năng tăng trưởng mà không cần sử dụng thêm lao động hoặc tài nguyên – chiếm tới một nửa khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào năm 1990 thì nay ước tính chỉ đóng góp khoảng một phần trăm vào mức tăng trưởng 6% của Trung Quốc. Những dữ liệu này đang báo hiệu sự mất năng động của nền kinh tế Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là họ Tập đã không chống lại cải cách, nhưng tại sao lại thất bại? Nếu các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chính phủ khác tin rằng ông Tập đã từ chối cải cách nhưng Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt, thì họ sẽ tán thành và đầu tư vào mô hình của Bắc Kinh. Nhưng nếu họ hiểu rằng họ Tập trên thực tế đã cố gắng tự do hóa nhưng cuối cùng phải rút lui để quay về nền kinh tế chỉ huy và kiểm soát với năng suất thấp, thì họ sẽ tính toán và rời khỏi thị trường Hoa Lục. Chắc chắn Tập Cận Bình đã nhìn thấy: Nếu không cải cách thì Trung Quốc sẽ đi vào ngõ cụt. Câu hỏi đặt ra là khi nào nó sẽ đến và liệu Bắc Kinh có thực hiện những bước đi táo bạo mà mọi quốc gia đã thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình đã buộc phải thực hiện hay không. Trung Quốc hiện không còn ở vào thời điểm hấp dẫn như thập niên 1980. Thứ nhất, trong những năm gần đây, chỉ tính riêng lãi vay (không tính đến nợ gốc) đã tăng gấp đôi giá trị tăng trưởng GDP hàng năm: Tình trạng này đang gây ra sự thất bại của các ngân hàng, tái cơ cấu và các vụ vỡ nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra thảm họa Đại Nhảy Vọt dưới thời Mao, dân số lao động đang thu hẹp lại, dẫn đến lực lượng lao động ít hơn và ít người mua bất động sản so với mức cung quá thừa mứa hiện nay. Thứ ba, so với thời gian 1978 – 2015, Hoa Kỳ và các cường quốc khác đã không còn chính sách “can dự” với Trung Quốc trên con đường hợp tác toàn cầu. Theo nhiều cách, những luồng gió mà Trung Quốc thừa hưởng được từ sự nhiệt tình của toàn cầu về sự trỗi dậy của họ trước đây thì nay đã trở thành những luồng gió ngược. Nếu Bắc Kinh không thể lôi kéo các công ty tư nhân gia tăng đầu tư và không thuyết phục được các nền kinh tế lớn tiếp tục gắn bó với Trung Quốc, thì triển vọng kinh tế của Trung Quốc rõ ràng là u ám và bị đẩy ra phía sau. Tại một số thời điểm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối đầu với sự đánh đổi: Hiệu quả kinh tế bền vững và sự độc tôn trong quyền lực chính trị không đi đôi với nhau. Trong suốt lịch sử, các nhà lãnh đạo đã phải đối mặt với vấn đề hóc búa này ở Trung Quốc và các nơi khác đã cố gắng che giấu năng suất lao động giảm để câu giờ và tiếp tục tìm cách duy trì sự tồn tại. Thực sự, một số thống kê gần đây đã không được công bố ở Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ chỉ ra kỷ lục của mình về chủ nghĩa ngoại lệ, nhưng nếu họ tìm ra cách để duy trì sự ổn định, kiểm soát nhà nước và sự năng động kinh tế cùng một lúc, thì đây sẽ là quốc gia đầu tiên trong lịch sử làm được như vậy. Nhưng dựa trên thành tích cải cách hỗn độn trong những năm vừa qua dưới thời họ Tập cầm quyền, sự hoài nghi dường như là chính đáng. Nếu Trung Quốc gặp phải số phận của các quốc gia có thu nhập trung bình khác không cải cách được cách thức của họ để thoát khỏi tình trạng giảm năng suất, bức tranh sẽ trở nên u ám. Giá tài sản bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể, gây ra sự bất ổn chính trị khi mọi người thấy của cải bốc hơi. Với sự tự tin chùn bước và quá dựa vào những hứa hẹn của chính phủ sẽ đảm bảo ổn định, đầu tư mới sẽ giảm, tạo việc làm sẽ chậm lại, cơ sở thuế và doanh thu sẽ thu hẹp. Tất cả những điều này đã bắt đầu xảy ra, Bắc Kinh buộc phải đưa ra những lựa chọn khó khăn hơn nhiều trong tương lai. Điều đó có nghĩa là một thời kỳ thắt lưng buộc bụng đau đớn đối với Trung Quốc sẽ đến và làm ảnh hưởng đến cả những đối tác của nước này ở nước ngoài – những người đã tin tưởng vào Trung Quốc như một người mua quặng sắt, một nhà cung cấp hỗ trợ phát triển, và một nhà đầu tư trực tiếp vào các công ty khởi nghiệp và nhiều doanh nghiệp khác. Điều này sẽ gây ra một hậu quả địa chính trị to lớn, vì sẽ dẫn đến sự điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Bắc Kinh có thể trở nên hiếu chiến để tìm kiếm các giải pháp che dấu sự khó khăn bên trong. Nhưng ngược lại, biết đâu Bắc Kinh có thể quay trở lại trọng tâm phát triển trong nước như những năm trước theo đúng lời khuyên “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình và hạn chế sự tập trung của đảng. Các kinh tế gia không có khả năng dự đoán về những chọn lựa chiến lược của những nhà lãnh đạo chính trị, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng mọi quốc gia thành công để có thu nhập cao đều đã trải qua những cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Những người chấp nhận sự cần thiết của điều chỉnh và loại bỏ ảo tưởng về hiệu quả mà không cần cải cách sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Trung Quốc có một di sản đáng ca ngợi là chấp nhận cải cách và điều chỉnh, điều này đã tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ. Cải cách không phải là một chương trình nghị sự của phương Tây thúc đẩy Trung Quốc mà chính là từ nỗ lực của Trung Quốc. Sau một thập kỷ cải cách không thành công, Bắc Kinh dường như đang tìm kiếm một con đường dễ dàng hơn. Nhưng họ Tập cần khám phá rằng cải cách là con đường khó nhất, ngoại trừ tất cả những con đường khác. *** Ảnh: Dan Bejar/ Foreign Affairs   Bài 3: Những tên cướp ở Bắc Kinh (The Robber Barons of Beijing) – tác giả Yuen Yuen Ang – Phó Giáo Sư Khoa Chính Trị tại Đại Học Michigan và là tác giả cuốn “Thời đại vàng son của Trung Quốc: Nghịch lý của sự bùng nổ kinh tế và tham nhũng lớn” (China’s Gilded Age: The Paradox of Economic Boom and Vast Corruption.) Trung Quốc hiện đang ở giữa Thời Đại Vàng Son của riêng mình. Các doanh nghiệp tư nhân đang trở nên giàu có đáng kinh ngạc nhờ được tiếp cận đặc biệt với các đặc quyền của nhà nước, cũng như sự cấu kết thủ lợi của quan chức nhà nước các cấp. Nhận thức được sự nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản thân hữu, Tập Cận Bình đang cố thực hiện một “kỷ nguyên tiến bộ” của chính Trung Quốc — kỷ nguyên ít tham nhũng hơn và bình đẳng hơn — thông qua trấn áp bạo lực. Tuy nhiên, cách làm của họ Tập không thực sự cải cách mà là đang triệt tiêu nguồn năng lượng từ dưới lên – lực lượng nắm giữ chìa khóa để giải quyết các vấn đề nan giải hiện nay của Trung Quốc — và khi làm như vậy, họ Tập có thể sẽ khiến cho tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn. Thông thường, các quốc gia tham nhũng đều nghèo và giữ nguyên trạng. Nghiên cứu cho thấy có sự quan hệ chặt chẽ giữa tham nhũng và nghèo đói. Nhưng Trung Quốc đã cố gắng duy trì bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế bất chấp mức độ tham nhũng mà ngay cả ông Tập đã mô tả là “nghiêm trọng” và “gây sốc.” Tại sao Trung Quốc đã đi ngược được xu hướng? Câu trả lời nằm ở loại hình tham nhũng đang thịnh hành ở Trung Quốc. Theo Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế về chỉ số nhận thức về tham nhũng từ 0 đến 100 thì vào năm 2020, chỉ số này ở Trung Quốc là 42 điểm, vượt qua Cuba, Namibia và Nam Phi. Nhưng cách tính này không phù hợp mà nhiều khi còn sai lầm đối với các hiểu biết về tình hình tham nhũng tại Trung Quốc. Có ba loại hình tham nhũng: 1/ Trấn lột vặt chẳng hạn như cảnh sát bắt và làm tiền đối với những người đi đường; 2/ Trộm cắp lớn như cán bộ bòn rút tiền của công rồi chuyển ra nước ngoài; 3/ Hối lộ nhằm bôi trơn bộ máy hành chánh quan liêu. Tham nhũng ở Trung Quốc theo một kiểu khác, khó nắm bắt hơn: Tiếp cận tiền (access money). Trong loại tham nhũng này, các nhà tư bản đưa phần thưởng cổ phần cao cho các quan chức quyền lực không chỉ để đổi lấy sự ưu đãi, mà còn để được tiếp cận các đặc quyền sinh lợi bao gồm tín dụng giá rẻ, cấp đất, quyền độc quyền, hợp đồng mua sắm, giảm thuế, và những thứ tương tự. Trong bốn thập kỷ qua, tham nhũng ở Trung Quốc đã trải qua một quá trình phát triển chuyển từ hành vi côn đồ và trộm cắp tiến tới tiếp cận tiền (access money). Do nhu cầu trục lợi để làm giàu, các nhà tư bản đã tìm cách đút lót tiền cho các cán bộ đảng và nhà nước để dành lấy những dự án, các đặc quyền, đặc lợi. Hình  thức tham nhũng này đang chiếm ưu thế hiện nay và đã kích thích thương mại, xây dựng và đầu tư, tất cả đều đóng góp vào tăng trưởng GDP. Nhưng nó cũng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và gây ra những rủi ro cho cả hệ thống. Ví dụ, các khoản vay ngân hàng chuyển sang các công ty có liên hệ chính trị một cách không cân xứng, buộc các doanh nhân thiếu tiền phải vay từ các ngân hàng bóng tối với lãi suất cao ngất ngưởng. Các công ty có liên kết, tràn ngập tín dụng dư thừa, sau đó có thể đủ khả năng chi tiêu một cách vô trách nhiệm và đầu cơ vào bất động sản. Hơn nữa, các cán bộ nhà nước được hưởng lợi cá nhân từ các khoản đầu tư mà họ được chia, bị thúc đẩy đi vay và xây dựng một cách sốt sắng, bất kể hiệu quả của các dự án có bền vững hay không. Kết quả là nền kinh tế Trung Quốc không chỉ là một nền kinh tế tăng trưởng cao, mà còn là một nền kinh tế có rủi ro cao và mất cân bằng. Sự phát triển mạnh mẽ của tham nhũng và chủ nghĩa tư bản này bắt đầu từ thời Đặng Tiểu Bình, người đã lèo lái Trung Quốc theo một hướng mới sau ba thập kỷ thảm họa dưới thời Mao. Với chủ nghĩa thực dụng, họ Đặng nhận ra rằng tự do hóa kinh tế và chính trị đồng thời sẽ gây ra bất ổn cho Trung Quốc. Đối với một quốc gia đang bị lung lay bởi sự hỗn loạn, theo họ Đặng thì “sự ổn định và thống nhất là điều quan trọng hàng đầu.” Vì vậy, họ Đặng đã chọn con đường tự do hóa kinh tế từng phần. Thay vì lao thẳng vào chủ nghĩa tư bản, ông đã đưa ra các cải cách thị trường bên lề của nền kinh tế kế hoạch và giao quyền kiểm soát cho các chính quyền địa phương. Làm như vậy, Đặng Tiểu Bình đã đặt ra các nguyên tắc cơ bản cho việc chia sẻ lợi nhuận trong bộ máy hành chính: Các bộ máy sẽ được hưởng lợi cá nhân từ chủ nghĩa tư bản miễn là họ trung thành với đảng. Không có gì ngạc nhiên khi quan chức các cấp đều nhiệt tình ủng hộ vì qua cải cách, nhiều quan chức đã trở thành doanh nhân đại diện – điều hành các doanh nghiệp tập thể, tuyển dụng các nhà đầu tư thông qua mạng lưới cá nhân và điều hành doanh nghiệp. Khi thị trường bắt đầu mở cửa vào năm 1980, tham nhũng phát triển mạnh mẽ. Nó xuất hiện dưới những hình thức đặc biệt đối với một quốc gia còn lạc hậu với nền kinh tế hỗn hợp và một chính phủ ít có khả năng giám sát hàng triệu quan chức. Ví dụ, chính quyền địa phương nắm giữ cái được gọi là “kho bạc nhỏ,” các quỹ chuyển nhượng chứa đầy các khoản phí, tiền phạt và tiền trái phép được trích từ người dân và doanh nghiệp. Khi biến cố Thiên An Môn xảy ra năm 1989 đã giáng một đòn khá nặng vào phong trào cải cách. Lúc đó Trung Quốc có thể dễ dàng quay trở lại thời kỳ Mao; nhưng họ Đặng sau chuyến “công du phía Nam” vào năm 1992, tiếp tục chính sách mở cửa theo triết lý “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc tính Trung Quốc.” Qua chủ trương này, Bắc Kinh đã loại bỏ các yếu tố chính của kế hoạch hóa tập trung (ví dụ, kiểm soát giá cả và hạn ngạch sản xuất) và giảm mạnh sở hữu nhà nước trong nền kinh tế. Từ năm 1998 đến năm 2004, khoảng 60% công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước đã bị sa thải. Đồng thời, chính quyền trung ương theo đuổi những cải cách mạnh mẽ về ngân hàng, hành chính công, tài chính công và quy định. Những nỗ lực này đã đặt nền tảng cho một giai đoạn tăng trưởng nhanh – nhưng không có tự do hóa chính trị. Chu Dung Cơ, Thủ Tướng Trung Quốc từ năm 1998 đến năm 2003 là người kiến trúc sư đảm trách công cuộc cải cách vào lúc này. Nổi tiếng với những bài phát biểu nảy lửa, Chu Dung Cơ đã mắng các quan chức địa phương là tham lam, kém cỏi nên triệt để thực hiện một loạt cải cách hành chính. Bắc Kinh đã cho hợp nhất các tài khoản ngân hàng công để loại bỏ những quỹ chuyển nhượng bất hợp pháp và theo dõi chặt chẽ hơn các giao dịch tài chính. Các cuộc cải cách đã có kết quả. Bắt đầu từ năm 2000, số vụ án tham nhũng liên quan đến tham ô và lạm dụng công quỹ giảm dần. Các phương tiện truyền thông đề cập đến “lệ phí tùy tiện” và “tống tiền quan liêu,” một chỉ số cho thấy mối quan tâm của công chúng về những vấn đề này đã giảm đáng kể. Do đó, không có gì ngạc nhiên là năm 2011, khi Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế mở cuộc thăm dò về tình hình tham nhũng thì chỉ có 9% người dân Trung Quốc nhận là có trả hối lộ để tiếp cận các dịch vụ công, trong khi so với 54% người Ấn Độ và 84% người Campuchia. Ở Trung Quốc, ít nhất là ở các khu vực ven biển phát triển hơn nên các hình thức tham nhũng cản trở tăng trưởng ở khu vực này được kiểm soát. Tuy nhiên sau năm 2010 thì các vụ hối lộ qua hình thức “tiếp cận tiền” tăng vọt, liên quan đến số tiền ngày càng lớn và toàn là những quan chức cao cấp. Báo chí đăng những câu chuyện trên trang nhất về các vụ bê bối tham nhũng, với đầy rẫy những chi tiết tồi tệ về sự suy đồi và tham lam. Một cựu bộ trưởng đường sắt bị buộc tội nhận hối lộ 140 triệu USD, chưa kể hơn 350 căn hộ mà ông ta được tặng. Người đứng đầu một công ty cho vay thuộc sở hữu nhà nước bị cáo buộc có hậu cung với hơn 100 nhân tình và bị bắt với ba tấn tiền mặt được giấu trong nhà. Một cảnh sát trưởng ở Trùng Khánh đã tích lũy một bộ sưu tập bảo tàng tư nhân bao gồm các tác phẩm nghệ thuật quý giá và những quả trứng khủng long hóa thạch. Tại sao những vụ hối lộ bùng nổ? Bởi vì những cải cách mà Trung Quốc thực hiện không làm giảm quyền lực của nhà nước đối với nền kinh tế nhiều như thay đổi nó. Vào những năm 1980, vai trò chủ yếu của các quan chức nhà nước là lập kế hoạch và chỉ huy, thì nay trong nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa của những năm 1990, họ có thêm các chức năng mới – thu hút các dự án đầu tư có tỷ trọng cao, vay và cho vay vốn, cho thuê đất, phá dỡ và xây dựng lại ở một tốc độ điên cuồng. Tất cả những hoạt động này đã mang lại cho các quan chức những nguồn quyền lực mới mà trước đây không thể tưởng tượng được trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi có thể bắt nguồn từ một vấn đề dường như ít người biết đến: Sự mất cân bằng tài khóa giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Năm 1994, như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa, Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ đã tập trung hóa thuế doanh thu, quy định phần gửi về trung ương luôn luôn cao và giảm đáng kể phần do các địa phương giữ lại. Vì thế, các chính quyền địa phương bị hạn chế về tài chính ngay cả khi họ phải đối mặt với áp lực liên tục thúc đẩy tăng trưởng và cung cấp các dịch vụ công. Vì vậy, một nguồn thu nhập thay thế đã được tìm thấy: Đất đai. Tất cả đất đai ở Trung Quốc đều thuộc sở hữu nhà nước và do đó không thể bán được, nhưng Bắc Kinh cho phép chính quyền địa phương được quyền cho các công ty thuê để tăng doanh thu. Từ thời điểm đó trở đi, các quan chức địa phương đã chuyển từ công nghiệp hóa sang hướng đô thị hóa. Tức là thay vì dựa vào sản xuất làm động lực tăng trưởng chính, các chính quyền địa phương đã chuyển hướng sang việc cho các nhà bất động sản thuê đất nông nghiệp để làm khu dân cư và thương mại. Trong hai thập kỷ sau năm 1999, doanh thu từ việc cho thuê quyền sử dụng đất đã tăng hơn 120 lần. Các chủ đầu tư đã thu lợi rất lớn từ sự sắp xếp này, thu về giá thuê cắt cổ sau khi trả tiền thuê đất nông nghiệp với giá hời và biến nó thành những dự án bất động sản phù phiếm. Qua chủ trương này, đương nhiên các quan chức địa phương cũng được “lại quả” bằng những khoản tiền rất lớn nhằm hỗ trợ bạn bè, người thân của mình trong việc chiếm giữ những lô đất quý giá. Họ đã giúp các nhà phát triển tổ chức đấu giá để mua các lô đất với giá rẻ, và họ triển khai sức mạnh của nhà nước để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa một cách giả tạo. Các cơ quan địa phương đã dồn nông dân vào các căn hộ ngoại ô để giải phóng đất đai ở nông thôn, và họ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đô thị, chẳng hạn như lưới điện, tiện ích công cộng, công viên và giao thông, để tăng giá trị của những phát triển mới. Tất cả cơ sở hạ tầng mới này không chỉ được tài trợ thông qua việc bán quyền sử dụng đất mà còn thông qua các khoản vay. Luật cấm các chính quyền địa phương thực hiện thâm hụt ngân sách, nhưng các quan chức đã vượt qua quy định đó bằng cách thành lập các công ty con được gọi là “phương tiện tài trợ của chính phủ.” Các thực thể này đã vay tiền để huy động tiền, số tiền mà các quan chức sau đó sử dụng để tài trợ cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng của riêng họ. Chính nguồn tín dụng kép này – cho thuê đất và vay tiền – đã tài trợ cho sự bùng nổ cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc. Từ giữa năm 2007 đến năm 2017, Trung Quốc tăng hơn gấp đôi chiều dài đường cao tốc, từ 34.000 dặm đến 81.000 dặm- “đủ để đi vòng quanh thế giới hơn ba lần” như sự tự hào của một trang web của chính phủ. Việc xây dựng tàu điện ngầm cũng điên cuồng như vậy. Trung Quốc hiện tự hào có 8 trong số 12 hệ thống tàu điện ngầm dài nhất thế giới. Mặc dù nó đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa của Trung Quốc, nhưng sự bùng nổ cơ sở hạ tầng đã tạo ra những rủi ro mới. Chính quyền địa phương và các phương tiện tài chính của họ đã tích lũy các khoản nợ ngày càng lớn. Ngay cả các cơ quan quản lý trung ương cũng không biết quy mô của các khoản nợ này cho đến năm 2011, khi họ tiến hành cuộc kiểm toán đầu tiên, kết quả cho thấy chính quyền địa phương đã vay khoảng 1,7 ngàn tỷ USD. Bất chấp các sắc lệnh liên tục từ Bắc Kinh chống lại việc vay nợ, các khoản nợ địa phương vẫn tiếp tục tăng, đạt 4 ngàn tỷ USD vào năm 2020, gần tương đương với tổng thu nhập mà các chính quyền địa phương kiếm được trong năm đó. Đây là bong bóng mà sự đe dọa bùng nổ đang rình rập từng ngày. Do quyền lực của các quan chức đối với đất đai, sự thông đồng giữa các doanh nghiệp và nhà nước đã dẫn đến việc đầu tư quá mức vào một lĩnh vực cụ thể — bất động sản, mang lại lợi nhuận chưa từng có cho những người liên quan đến chính trị. Kết quả là, các doanh nghiệp Trung Quốc phải đối mặt với những động lực tiêu cực để chuyển nỗ lực của họ ra khỏi các hoạt động sản xuất để hướng tới đầu cơ. Ví dụ, một số công ty đường sắt quốc doanh và các nhà thầu quốc phòng hiện nhận thấy các hoạt động đầu tư bất động sản của họ có lợi hơn hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.  Trong thế giới kinh doanh, các nhà tư bản có liên hệ chính trị có thể dễ dàng bảo đảm các hợp đồng chính phủ, các khoản vay giá rẻ và đất đai chiết khấu, mang lại cho họ lợi thế to lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong xã hội nói chung, giới siêu giàu chọn những căn hộ sang trọng làm tài sản đầu tư, trong khi nhà ở đô thị vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người Trung Quốc bình thường. Kết quả là một tình trạng tồi tệ trong đó thiểu số người Trung Quốc sở hữu nhà thường không sống ở đó và phần lớn những người cần nhà không thể mua được. Bây giờ rõ ràng là Trung Quốc đầy rẫy tham nhũng, bất bình đẳng, suy đồi đạo đức và rủi ro tài chính. Kể từ khi các cải cách của Đặng bắt đầu, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thành công trong việc đưa khoảng 850 triệu người thoát khỏi đói nghèo nhờ tăng trưởng kinh tế, nhưng một thiểu số nhỏ đã được hưởng lợi một cách không cân xứng, đặc biệt là những người đủ may mắn để kiểm soát tài sản. Năm 2012, hệ số Gini của Trung Quốc (thước đo bất bình đẳng thu nhập, với số 0 đại diện cho bình đẳng hoàn hảo và 1 đại diện cho bất bình đẳng hoàn hảo) đạt 0,55, vượt quá con số 0,45 của Hoa Kỳ. Đây là một sự khác biệt đặc biệt chói tai đối với một quốc gia mang danh nghĩa là cộng sản. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi họ Tập xác định di sản của mình bằng cách tiến hành hai cuộc chiến then chốt: Chống tham nhũng và nghèo đói. Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trước Bộ Chính Trị, họ Tập tuyên bố: “Tham nhũng sẽ hủy diệt đảng và nhà nước.” Từ đó, họ Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng dài nhất và rộng nhất trong lịch sử của đảng. Tính đến năm 2018, có hơn 1,5 triệu quan chức đã bị kỷ luật. Không giống như các chiến dịch chống tham nhũng trước đây, chiến dịch này không chỉ thanh trừng các quan chức cấp thấp mà còn cả những quan chức cấp cao – “đả hổ diệt ruồi” – theo cách nói của ông Tập. Cuộc đàn áp của họ Tập chỉ là một cái cớ để thanh trừng nội bộ hay là để giảm thiểu tham nhũng? Câu trả lời là cả hai. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu ông Tập sử dụng chiến dịch để loại bỏ tận gốc những kẻ đe dọa cá nhân, bao gồm cả các quan chức bị cho là có liên quan đến âm mưu lật đổ sự cai trị của ông. Tuy nhiên, Tập Cận Bình cũng muốn đặt ra mục tiêu tăng cường đạo đức cán bộ – ví dụ, ban hành một danh sách 8 quy định cấm “thói quen làm việc xa hoa và không mong muốn,” chẳng hạn như uống rượu khi làm việc. Tuy nhiên, nhận thức của người dân Trung Quốc còn trái ngược nhau. Trong khi nhiều người bị ấn tượng bởi cuộc đàn áp mạnh mẽ, những người khác bị vỡ mộng bởi những chi tiết kỳ quái về lòng tham của cán bộ qua các cuộc điều tra tham nhũng đã tiết lộ. Còn quá sớm để nói liệu chiến dịch của ông Tập có làm giảm đáng kể mức độ hối lộ hay không; nhưng có hai điều rõ ràng. Một là chiến dịch của họ Tập đã khiến các quan chức phải cảnh giác cao độ. Hai là liệu những quan chức bị kỷ luật có còn sống sót hay không. Nói cách khác, chiến dịch của họ Tập tuy thành công trong việc đánh vào nỗi sợ hãi của các quan chức tham nhũng, nhưng nó không loại bỏ được gốc rễ tạo ra tham nhũng – cụ thể là quyền lực to lớn của đảng vẫn đè nặng lên nền kinh tế và hệ thống bao che trong bộ máy hành chính. Ngoài việc bắt giữ một số lượng lớn các quan chức tham nhũng, họ Tập vì muốn củng cố quyền lực đã buộc các quan chức cán bộ phải thể hiện lòng trung thành đối với mình. Những biện pháp này đã dẫn đến sự bất lực và tê liệt của bộ máy hành chính – “quản trị lười biếng,” như người Trung Quốc thường nói – với các quan chức lo lắng chọn không làm gì để tránh bị đổ lỗi, thay vì đưa ra các sáng kiến ​​có thể gây tranh cãi. Sự khăng khăng chủ quan của họ Tập cũng đã dập tắt những phản hồi trung thực từ trong bộ máy hành chính. Ví dụ, lúc đầu Bắc Kinh đã do dự và trì hoãn các phản ứng cần có đối với đại dịch Covid-19; nhưng vì hệ thống hành chánh quan liêu và e ngại tin xấu,  nên một số địa phương không dám báo cáo thật. Tóm lại, trong nỗ lực chấm dứt chủ nghĩa tư bản thân hữu để ngăn chặn tham nhũng, Tập Cận Bình đang hồi sinh hệ thống chỉ huy, chính cách lãnh đạo này đã thất bại thảm hại dưới thời Mao. Nhưng sau khi kiểm soát thành công đợt bùng phát Covid-19, họ Tập lại càng tỏ ra tự tin vào sự quyết đoán của mình, với các mệnh lệnh từ trên xuống dưới là cách duy nhất để tiến tới. Nhưng bằng cách từ chối cách tiếp cận từ dưới lên, họ Tập đang kìm hãm khả năng thích ứng và tinh thần kinh doanh của Trung Quốc — chính những phẩm chất này đã từng giúp nước này vượt qua rất nhiều trở ngại trong nhiều năm. Một quan chức Trung Quốc đã nói với tác giả: “Nó giống như đi xe đạp vậy – Bạn càng nắm chặt tay cầm, càng khó giữ thăng bằng.” *** Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, tháng 11/2012. Ảnh: David Gray/ Reuters Bài 4: Tuổi Thọ của Đảng (Life of the Party) – tác giả Orville Schell – Giám Đốc Trung Tâm Quan Hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc thuộc Tổ Chức Asia Society, New York. Ngày 23 tháng Bảy, 2021 đánh dấu 100 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Thượng Hải năm 1921. Đại hội đảng đầu tiên có sự tham dự của Mao Trạch Đông, 27 tuổi, người đã thực hiện một cuộc hành trình gian khổ đến từ tỉnh Hồ Nam. Mùa hè năm nay, Trung Quốc sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm thật hoành tráng để tuyên truyền trong dịp này. Mặc dù đảng hủy bỏ cuộc duyệt binh ở Quảng Trường Thiên An Môn (vì sợ tạo ấn tượng hiếu chiến trong lúc này), nhưng  tờ Hoàn Cầu Thời Báo lại tiết lộ rằng “các cuộc triển lãm quy mô lớn sẽ được tổ chức để trưng bày quá trình vinh quang, những thành tựu to lớn và kinh nghiệm quý báu của đảng Cộng Sản Trung Quốc thay đổi trong 100  năm qua.” Khi Trung Cộng đánh dấu 100 năm thành lập bằng việc công bố một loạt lịch sử đảng, chính thức miêu tả Trung Quốc như một siêu cường, có ba cuốn sách phát hành gần đây đóng vai trò nhắc nhở rằng chủ nghĩa cộng sản nảy mầm ở Trung Quốc đã làm phát sinh tính đa dạng đáng ngạc nhiên về quan điểm và phong cách của các nhà lãnh đạo. Mặc dù các nhà lãnh đạo đều có chung cam kết xây dựng nhà nước theo chủ nghĩa Mác-Lenin, nhưng thực tế này đã bị ám ảnh liên tục về khả năng kiểm soát tình hình của cấp lãnh đạo, cho thấy sự thiếu tự tin vào hệ thống mà họ đã hình thành. Quyển thứ nhất: Đảng Cộng Sản Trung Quốc: Một Thế Kỷ Trong 10 Cuộc Đời (The Chinese Communist Party: A Century in Ten Lives) được viết bởi 3 tác giả: Timothy Cheek, Klaus Mühlhahn và Hans van de Ven (Editor) mô tả về cuộc đời của 10 nhân vật từng đóng những vai trò quan trọng trong sự phát triển đầy mâu thuẫn của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ bao gồm những chính trị gia cộng sản như Henk Sneevliet (người Hà Lan) có bí danh là Maring, đã giúp tổ chức đảng Cộng Sản Trung Quốc trong những năm 1920; nhà trí thức cánh tả Vương Đấu Vị, bị chặt đầu năm 1947 và Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương có tư tưởng cải cách và đã bị thanh trừng năm 1989 vì ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ hóa của sinh viên. Quyển thứ hai: China’s Leaders (Những nhà lãnh đạo Trung Quốc) được viết bởi David Shambaugh, với  năm bài luận về Mao và những người kế nhiệm Mao gồm: Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Theo Shambaugh, họ Tập đã đánh dấu sự khác biệt mạnh mẽ với những nhà lãnh đạo khác thời hậu Mao. Họ Tập đã chấm dứt lề lối lãnh đạo tập thể, tự phong cho mình là nhà lãnh đạo duy nhất, biến Trung Quốc thành một nền công nghệ tập trung cao độ, chuyên chế theo chủ nghĩa tân Mao. Với “Trung Hoa Mộng,” họ Tập đã tập trung tăng cường cạnh tranh thương mại, công nghệ và ngoại giao nhằm thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ — đẩy quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc vào vòng xoáy tử thần. Quyển thứ ba: Đảng và Nhân Dân (The Party and the People)  được viết bởi Bruce Dickson, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu của đảng Cộng Sản Trung Quốc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về những sự linh hoạt của đảng này để có thể cầm quyền lâu nhất trong lịch sử. Những cải cách được đánh giá cao dưới thời Đặng Tiểu Bình là nhờ “giảm thiểu” sức tác động của chủ nghĩa Lênin, nhưng dưới thời của Tập Cận Bình, Trung Quốc lại quay trở lại hình dạng chủ nghĩa Mao. Điều mới nhất, như Dickson lưu ý trong sự nghiên cứu là tính hợp pháp của đảng “không dựa trên sự đồng ý với chính quyền mà dựa trên khả năng hiện đại hóa đất nước.” Rõ ràng là trong suốt những câu chuyện kể về lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc, những tiếng nói bất đồng chính kiến ​​bên ngoài đảng đã nhiều lần được lắng nghe và giúp thay đổi hướng đi của đảng. Truyền thống đa dạng này vẫn được mã hóa trong DNA chính trị của Trung Quốc, và sẵn sàng bộc phát bất cứ lúc nào. Do đó, những thay đổi này sẽ giúp cho các nhà quan sát phải nhớ rằng: Tại bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh và vị trí của Trung Quốc chỉ đóng khung trong thời điểm đó mà thôi, đừng bao giờ nghĩ là nó bất biến. Nói cách khác, nhìn lại 100 năm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cả ba quyển sách đều cho thấy là nội tình của Trung Cộng liên tục bị xáo trộn bởi các yếu tố: Xung đột về ý thức hệ, tranh chấp phe phái và nhất là xung khắc về tầm nhìn, hướng đi tới của đảng. Mặc dù hệ thống độc đảng mà Stalin để lại cho Bắc Kinh về cơ bản vẫn không thay đổi kể từ năm 1921, nhưng những chuyển biến của xã hội và phong cách lãnh đạo mà ba cuốn sách này mô tả cho thấy là tình hình chính trị của Trung Quốc đang xoay chuyển giữa các cực kể từ khi hệ thống đế quốc Liên Xô cũ kết thúc. Chính tình trạng luôn biến động và chưa được giải quyết này khiến những bước đi của Bắc Kinh trở nên khó đoán. Đối với Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo này luôn có cảm giác rằng Trung Quốc liên tục bị bao vây bởi kẻ thù bên trong và bên ngoài; vì thế mà họ cố giữ bí mật và mong muốn điều chỉnh mọi thứ qua các chiến dịch “cải tạo” và “cải cách” bất tận để “đảng phải kiểm soát” mọi lúc. Thay vì chấp nhận quan điểm rằng con người, giống như thị trường, cần được trao quyền tự do nhiều nhất có thể để điều chỉnh và phát triển, họ Tập lại cho rằng hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống con người đều cần đến sự giám sát và can thiệp. Sự tăng cường kiểm soát và hạn chế ở trong nước, cũng đồng thời được áp dụng đối với thế giới bên ngoài. Trong khi phương Tây coi “quyền lực mềm” là thứ một sản phẩm phụ tự nhiên, độc lập trong các hoạt động văn hóa và xã hội, Tập Cận Bình lại coi đó là thứ cần được quản lý cẩn thận – thậm chí là kiềm chế và thao túng. Ngay cả chính sách thương mại quốc tế, thay vì tuân theo các quy luật thị trường, lợi nhuận và không kiềm chế, ngoại trừ khi chịu sự giám sát của WTO, Tập Cận Bình lại coi thương mại như một vũ khí, có thể sử dụng để đạt được ảnh hưởng và lợi thế địa chiến lược. Các chính sách thương mại gần đây của Trung Quốc lặp lại chiến lược kinh tế mà Đức theo đuổi trước Thế Chiến Thứ Hai. Nước Đức của Hitler vào năm 1941 đã sử dụng thương mại toàn cầu “như một công cụ chính để đạt được lợi thế thương mại và quân sự trước kẻ thù của mình,” biến “ngoại thương thành công cụ quyền lực, sức ép và thậm chí là chinh phục” để “làm suy giảm nền kinh tế của đối thủ, ngay cả khi điều đó gây ra chi phí cho nền kinh tế của chính mình.” Trung Quốc đã trở thành một nhà kinh doanh quyền lực, tìm cách biến mình thành thị trường nhập khẩu nguyên liệu thô quan trọng đến mức biến những nước khác “thành các nước chư hầu phụ thuộc, luôn luôn lo sợ Trung Quốc có thể cắt đứt xuất khẩu của họ bất cứ lúc nào.” Bắc Kinh đã trả đũa và trừng phạt nếu nước nào không tuân theo quy luật của họ. Sự kiện Bắc Kinh cắt giảm xuất khẩu cá hồi của Na Uy sau khi nhà bất đồng chính kiến ​​Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình; đóng cửa hàng loạt những cửa hàng của chuỗi Lotte Hàn Quốc điều hành, ngừng du lịch và ngừng trao đổi K-pop sau khi Seoul chấp nhận xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa THAD của Hoa Kỳ; cấm vận xuất khẩu của Canada sau khi giám đốc tài chính của Huawei bị bắt giữ ở Vancouver; áp thuế lên rượu vang, bông và lúa mạch xuất khẩu của Úc khi Canberra thúc giục WHO điều tra về nguồn gốc virus của đại dịch COVID-19; và trừng phạt một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Berlin và các thành viên trong Nghị Viện Châu Âu sau khi họ chỉ trích cách đối xử tồi tệ của Bắc Kinh đối với người dân Uyghur tại Tân Cương. Nói chung, Trung Quốc không chỉ tìm kiếm thị trường lớn hơn và nhiều lợi nhuận hơn mà còn tạo cho chính mình thành một thế lực độc tài để trở thành bá chủ toàn cầu. Chính Tập Cận Bình đã tuyên bố: “Trách nhiệm của chúng ta là đoàn kết… làm việc để hiện thực hóa sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Quốc nhằm đưa đất nước Trung Quốc đứng vững hơn và hùng mạnh hơn giữa tất cả các quốc gia trên thế giới.” Thế giới không chỉ đối đầu với một cường quốc thương mại, công nghệ, công nghiệp, kinh tế và quân sự đáng gờm, mà còn là một nhà nước sẵn sàng khai thác tất cả những lực lượng này để biến thế giới trở thành một nơi an toàn hơn cho hình thức chuyên quyền của nó. Ngày nay, các biện pháp kiểm soát xã hội chặt chẽ, cơ sở hạ tầng ấn tượng, nền kinh tế năng động và quân đội hiện đại hóa của Trung Quốc có thể tạo nên diện mạo của một quốc gia trật tự, tự tin và bất khả chiến bại, xoay chung quanh một nhà lãnh đạo không có đối thủ và một đảng thống nhất. Không nên bác bỏ những thành công này của Bắc Kinh. Nhưng những vấn đề xảy ra bên trong của Trung Quốc lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn và không an toàn. Một bài viết gần đây trên trang Foreign Affairs của nữ giáo sư Thái Hà (Cai Xia) thuộc Trường Đảng Trung Ương đã thẳng thắn cho rằng: “Tập không phải là nhà cải cách.” Bà viết: “Trong suốt nhiệm kỳ của họ Tập, chế độ đã liên tục thoái hóa và trở thành một chế độ cực quyền, cố gắng nắm giữ quyền lực thông qua sự hung bạo và tàn nhẫn.” Sau bài viết này bà xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun), giáo sư luật Đại Học Thanh Hoa cũng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về những sai lầm của họ Tập trong vụ xử lý đại dịch Covid-19 và việc quay trở lại lề lối cai trị sùng bái cá nhân như dưới thời Mao Trạch Đông. Ông viết: “Đủ rồi, những lời nói dối quái đản và những đau khổ vô tận; Đủ rồi, triều đại đỏ hút máu và nhà nước tham lam. Đủ rồi, các chính sách và cai trị phi lý trong việc cố gắng đưa đồng hồ trở lại trong bảy năm qua; Đủ rồi, những xác chết chất thành núi, máu  chảy thành biển là kết quả của chế độ độc tài đỏ trong 70 năm qua.” Giáo Sư Hứa Chương Nhuận đang bị họ Tập quản chế tại nhà và cấm không được giảng dạy. Mùa xuân năm nay, ngay cả cựu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo cũng đã lên tiếng nhân cái chết của mẹ ông trên tờ Macau Herald, mô tả về cuộc đàn áp đối với thân phụ của ông trong Cách Mạng Văn Hóa. Họ Ôn viết: “Cha tôi thường xuyên bị‘ tra khảo’ và đánh đập dã man. Theo suy nghĩ của tôi, Trung Quốc không nên đi theo lối mòn cũ mà nên là một quốc gia vận hành trên nền tảng công bằng và công lý. Cần phải luôn tôn trọng ý chí của con người, tính nhân văn và bản chất của con người.” Bài viết của Ôn Gia Bảo đã bị kiểm duyệt và không được phổ biến trên mạng xã hội. Sự xuất hiện liên tục của những tiếng nói phản kháng trong suốt lịch sử hình thành chế độ cộng sản tại Trung Quốc cho thấy rằng việc kiểm soát chặt chẽ về chính trị, và chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế và cơ sở hạ tầng đã không tạo nên một quốc gia bền vững lâu dài. Vậy nó thiếu cái gì? Thiếu cái mà nhà kinh tế học Adam Smith gọi là “tình cảm đạo đức – moral sentiments.” Đây chính là điều đang bị bỏ quên, chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình cải cách của Trung Quốc. Thật ra, Trung Quốc có một truyền thống lịch sử lâu đời về chủ nghĩa nhân văn và cải cách, nhưng nó đang bị bỏ quên và chỉ làm theo mệnh lệnh của họ Tập như cảnh báo mới đây nhất: “Tất cả công việc của các phương tiện truyền thông của đảng phải phản ánh ý chí của đảng, bảo vệ quyền lực của đảng và bảo vệ sự đoàn kết của đảng. Họ phải yêu đảng, bảo vệ đảng, gắn bó chặt chẽ với sự lãnh đạo của đảng về tư tưởng, chính trị và hành động.” Tác giả Shambaugh nhận xét: “Tập Cận Bình đã mở ra một triều đại trấn áp thô bạo và kiểm soát toàn diện đối với xã hội Trung Quốc như chưa từng thấy kể từ thời Mao.” Tác giả Dickson thì đề nghị các nhà quan sát không nên để sự đàn áp của Bắc Kinh làm mờ cách thức phản ứng của chế độ. Dickson viết: “Không nghi ngờ gì về việc Bắc Kinh sử dụng trấn áp để ngăn chặn làn sóng phản kháng, nhưng nó cũng sử dụng các công cụ khác để tác động lên sự ủng hộ của người dân: Sự thịnh vượng gia tăng, lòng tự hào dân tộc, thậm chí cả những phản ứng chống đối từ bên ngoài nhắm vào Bắc Kinh.” Rõ ràng là sau nhiều năm cải cách, Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ vật chất. Tuy nhiên, phần lớn người ta sẽ có cảm giác báo động sâu sắc về việc Tập Cận Bình đang dùng bàn tay sắt để chuyển hướng đất nước của mình. Một câu hỏi được đặt ra cho công trình đế quốc mà họ Tập đang cố xây dựng: Liệu Trung Quốc có thể tiếp tục tồn tại và tiến bộ mà không cần cốt lõi đạo đức nhân văn? Thiếu thành phần quan trọng đó, Trung Quốc sẽ trở thành một thí nghiệm khoa học xã hội khổng lồ. Có lẽ Trung Cộng đã cố gắng hoàn thiện một mô hình phát triển hoàn toàn mới không đòi hỏi những giá trị lâu đời như tự do, công lý và dân chủ. Nhưng lịch sử hiện đại cho thấy rằng sự vắng mặt của những yếu tố này sẽ khiến một số quốc gia bị ảnh hưởng. Hãy nghĩ về phát xít Ý và Đức, đế quốc quân phiệt Nhật Bản, chế độ độc tài Francoist Tây Ban Nha, chế độ thần quyền Iran và Liên Xô. Tuy nhiên, ngay cả khi nó thiếu những điều nhân văn tốt đẹp như vậy, Trung Cộng hiện đang kỷ niệm một trăm năm thành lập. Liệu người Trung Quốc có thể khác với những dân tộc khác, đặc biệt là những người ở phương Tây? Có lẽ, một số ý kiến ​​cho rằng, công dân Trung Quốc sẽ chỉ bằng lòng để đạt được sự giàu có và quyền lực, mà không có những khía cạnh của cuộc sống mà các xã hội khác thường coi là cơ bản để trở thành con người. Một giả định như vậy có vẻ không thực tế chứ đừng nói là trịch thượng. Cuối cùng, người Trung Quốc có thể sẽ chứng tỏ sự khao khát của họ ít khác biệt so với người Canada, người Séc, người Nhật Bản hoặc người Hàn Quốc. Chỉ vì những người bên ngoài Trung Quốc không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy một biểu hiện đầy đủ hơn về các giá trị phổ quát ngay bây giờ, không có nghĩa là những mong muốn như vậy không tồn tại. Bị đóng băng trong thời điểm này, chúng đã xuất hiện lặp đi lặp lại trong quá khứ và chắc chắn sẽ xuất hiện lại trong tương lai. *** Tóm lại, qua nội dung phân tích của bốn bài viết được tóm lược ở trên, chúng ta có thể đúc kết hai điểm nhìn lại 100 năm lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc: 1/ Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc không chỉ là cường quốc về kinh tế mà đang là một siêu cường cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ về các mặt thương mại, công nghệ, y học, quân sự sau 40 thập niên cải cách. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng cùng với tham vọng bá quyền của giới lãnh đạo, đặc biệt là dưới Tập Cận Bình, cho thấy là Trung Quốc đang có quá nhiều mầm mâu thuẫn trầm trọng từ trong nội bộ và nó có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. 2/ Tuy Trung Quốc lớn mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế và sự kiểm soát chặt chẽ của giai cấp thống trị ở trong đảng; nhưng xã hội Trung Quốc hoàn toàn thiếu vắng tính Nhân Văn để giúp cho xã hôi luôn luôn phát triển bền vững, gắn kết mọi người với nhau. Chính sự thiếu vắng này sẽ khiến cho Trung Quốc không đi ra ngoài số phận của những đế quốc đã từng phát triển và sụp đổ: Phát xít Ý và Đức, đế quốc quân phiệt Nhật Bản, chế độ độc tài Francoist Tây Ban Nha, chế độ thần quyền Iran và Liên Xô. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Anh Lord Acton vào thế kỷ thứ 19 “Absolute power corrupts absolutely” – “Quyền lực tuyệt đối sẽ đưa đến tình trạng tham nhũng tuyệt đối,” có thể chuyển thành “Absolute power collaps absolutely” – Quyền lực tuyệt đối sẽ tuyệt đối không thể đứng vững và sẽ sụp đổ – theo kinh nghiệm đã qua của nhiều quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 20 và 21.  Trung Cộng khó mà cưỡng lại nguyên lý hiển nhiên này. 1 tháng Bảy, 2021 Lý Thái Hùng https://viettan.org/trung-quoc-co-the-tiep-tuc-da-troi-day-hay-khong/  
......

Quân đội hay một lò sát nhân?

  Hình ảnh: Đại tá Thìn, trưởng phòng tuyên huấn QK1. Kẻ đã cáo buộc họ hàng làng xóm Đô là “những kẻ xấu, lạ mặt” kích động gây rối trong đám tang của Đô. Hắn ta còn cho rằng, có thế lực xấu đang đứng đằng sau để lái dư luận về cái chết của Đô nhằm chống phá chính quyền. Phạm Minh Vũ| Việc quân nhân Trần Đức Đô đem theo công lý và sự thật xuống mồ ngày hôm qua là một sự việc gây uất ức, phẫn nộ cho cả toàn xã hội. Nhìn lại sự việc diễn ra chỉ trong 3 ngày, nhưng đã để lại cho toàn thể những ai có lương tri đều kinh sợ cách xử lý của nhà cầm quyền VN. Họ Sau khi đánh đập tàn bạo, tra tấn Đô cho tới c.hết, để trấn áp dư luận, xoa dịu sự tang thương nhưng đầy tội ác ấy, cả thể chế chính trị đã vào cuộc. Ngay từ đầu họ đã lập lờ cái chết của Đô, đưa ra nhiều lý do mâu thuẫn, nào là đột quỵ, nào là tự tử. Tưởng rằng là thuyết phục được gia đình, nhưng không, gia đình đã sử dụng mạng xã hội như công cụ đòi lại công bằng cho Em Đô nên đưa vụ việc ra trước công chúng. Và nhận được sự đồng cảm của dư luận. Những livestream của gia đình nhận được cả hàng triệu người xem, từ đó Quân khu 1 kết hợp bộ công an tính tới phương án trấn áp gia đình cũng như dư luận. “Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao...” Khi dư luận quan tâm và lên án sự việc, gia đình cũng muốn làm sáng tỏ cái chết của Đô, nên cần bảo quản thi thể em Đô. Liên minh quyền lực Công an- Quân đội đã ép tất cả các bệnh viện từ Bắc Ninh lên Hà Nội cấm nhận bảo quản thi thể của em. Sau đó gia đình phải đem về mua tủ đông bảo quản thì đã dùng địa phương yêu cầu gia đình mau chống mai táng Đô. Gia đình muốn đưa ra công luận sự việc thì bị công an, quân đội cắt sóng điện thoại, cắt internet, cắt điện để không ai thấy diễn biến sự việc. Một mặt họ ngăn chặn từ xa như thế, mặt khác đe doạ, khủng bố gia đình Đô cấm đưa thông tin ra ngoài. Mặt khác lập các chốt kiểm soát ai ra vào Đa Hội. Ngừa báo chí độc lập đưa các diễn biến trong đó. Khi ngăn chặn được truyền thông độc lập, thì là lúc tuyên giáo bật đèn xanh tất cả các page lâu nay hay đăng chó mèo, yêu đương, ngôn tình chẳng liên quan gì chính trị- xã hội cũng vào cuộc lên bài khẳng định “đang chờ kết luận điều tra nên chưa vội kết luận vội, hãy tin vào Pháp luật, đảng nhà nước”. Và tuyên giáo tung dư luận viên tấn công những ai muốn làm sáng tỏ về cái chết của Đô, dán cho nhãn là “phản động”. Lúc này tuyên giáo được lệnh kéo hướng dư luận là cái chết của Đô do thế lực phản động xuyên tạc, làm cho người thiếu hiểu biết tập trung chửi bới “phản động” mà không ai nghĩ tới vì sao Đô chết. Ngay lúc “chiến tranh mạng nổ ra” thì gia đình Đô bị lọt thỏm vào bầy sói dữ. Một mặt quân đội công an ép gia đình phải mau chôn cất Đô. Và một mặt khác dụ gia đình với 2 cam kết: Một là xem xét cho Đô được phong liệt sỹ, 2 là sẽ tiếp tục điều tra làm sáng tỏ mọi việc bằng cách cho 5 cơ quan điều tra nguyên nhân cái chết của Đô. Nghe vậy gia đình Đô đã đồng ý nhanh chóng chôn cất Đô. Và tất nhiên, 2 cam kết kia sẽ không bao giờ xảy ra. Vì ai lại phong liệt sỹ cho người mà họ kết luận là tự tử. Thứ 2, chỉ một bác sỹ cấp huyện cũng thừa khả năng tìm ra nguyên nhân vì sao Đô chết, cần gì tới 5 cơ quan nghe không khác gì một bánh vẽ. Ai đó nói rằng: đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Vậy tại sao cả hệ thống chính trị không đem kẻ thủ ác ra trước toà án binh đền tội mà lại bao che nhau? Như vậy cả hệ thống chính trị này đều là sâu cả rồi còn gì? Nhìn cách cả hệ thống chính trị bao che cho nhau về cái chết của một quân nhân, quyết nhấn chìm sự thật xuống mồ, ta có thể khẳng định chắc nịch một câu rằng: Quân đội chẳng khác nào một lò sát nhân với quy trình khép kín. Họ giết người nhưng lại không cho gia đình kêu gào đòi công lý. Dẫu biết rằng, công lý chỉ là một diễn viên hài, nhưng sâu xa tận đáy lòng tôi vẫn muốn Đô được giải oan. Biết là sẽ không thể, vì những cái chết của các quân nhân trước đây cũng đều diễn Y một kịch bản như vậy. Cũng là hứa hẹn đủ điều, và tới giờ không còn ai biết về cái chết oan ức của họ nữa. Đô, cũng không khác là mấy. Vì lò sát sinh ấy, và cả hệ thống chính trị này chỉ là một. Thật rùng mình kinh hãi cái lò sát nhân. ———  
......

Tài Sản Tham Nhũng Biến Đâu Mất?

Phạm Trần Đảng Công sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đã thất bại ê chề trong công tác thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng, nhưng không ai chịu trách nhiệm vì lãnh đạo vô cảm và luật pháp lung tung. Chuyện này, đối với đất nước là đảng nợ dân, nhưng lãnh đạo lại kiếm cớ buông tay, vì hàng ngàn tỉ đồng mất vào các dự án kinh tế vô tổ chức đã sập bẫy “hy sinh đời bố để củng cố đời con”. Trước hết, ở Việt Nam có khoảng 1 triệu người phải khai báo tài sản, thu nhập, theo Điều 34 của Luật chống Tham nhũng năm 2018, gồm: 1. Cán bộ, công chức. 2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp. 3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Điều 35 của Luật này quy định tài sản, thu nhập phải kê khai gồm: a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Tuy nhiên, đối với tài sản do Tham nhũng mà có đã bị phân tán và đầu tư ra nước ngoài dưới nhiều hình thức nên khi những kẻ gây thất thoát nghiêm trọng đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân bị tòa án bắt đền bù thì tài sản thật của họ chẳng còn bao nhiêu. Do đó, vào ngày 02/06/2021, Ban Bí thư Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã ra Chỉ thị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.” Trước đó 7 năm, Bộ Chín trị cũng đả có Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”. Nhưng lý do thu hồi tài sản vẫn còn trong tình trạng “nói nhiều làm ít”, sau hàng chục năm thi hành lệnh đảng vì luật pháp chồng chéo đã gây khó khăn cho công tác điều tra, thẩm định và chế tài. Thêm vào rào cản này là thái độ vô cảm của cấp lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu đảng bộ từ trung ương xuống cơ sở. Nhều người đã “cha chung không ai khóc”, xuê xoa, nể nang hay “nay anh mai tôi” dĩ hòa vi quý để làm cho có hình thức. Quốc hội, Mặt trân Tổ Quốc, Hội Cựu Chiến binh và báo chí nhà nước cũng đứng ngoài nhìn xem nhà cháy. Do đó, Chỉ thị ngày 02/06/2021 đã viết:”Nhận thức và trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn hạn chế. Cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan thi hành án có lúc, có việc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài còn khó khăn, vướng mắc; tỉ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt còn thấp...” Nhân sự đảng Đó là vấn đề “nhân sự” của đảng mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nói “then chốt của then chốt” nên kết luận của Ban Bí thư , một lần nữa chứng minh cái đầu của ông già 77 tuổi Nguyễn Phú Trọng có thể cũng đã có vấn đề. Lý do thứ hai, theo lời Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao Lê Minh Trí và một số Đại biểu Quốc hội vì Việt Nam chưa có luật bắt “đăng ký tài sản” của các viên chức và cán bộ lãnh đạo nên việc kiểm soát coi như vô phương. Do đó, theo Tiến sỹ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cho rằng nếu kiểm soát được nguồn tiền, thì không chỉ ngăn chặn mà tài sản tham nhũng cũng lộ ra. (theo báo Tiền Phong, ngày 18/01/2021). Ông Minh nói: “Thực ra không phải chúng ta chưa có cơ chế về việc này. Qua tổng kết, hiện có tới hơn 60 đạo luật quy định liên quan đến đăng ký tài sản. Tuy nhiên, người ta thấy hiện các quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, lại thiếu rõ ràng, chưa đặt vấn đề nguồn gốc tài sản, vì thế mới phải đề xuất có hẳn một đạo luật riêng.” Trong khi chờ có luât “đăng ký tài sản” thì quốc nạn tham nhũng cứ tiếp tục thăng hoa vì chiến dịch gọi là “đốt lò” của ông Trọng, bắt đầu từ khóa đảng XII xem ra đã hương tàn khói lạnh. Bằng chứng Ban Nội Chính Trung ương (Ban NCTW) đã thừa nhận:”Bên cạnh số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng là rất lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của nhân dân; việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, tham nhũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ tiền, tài sản thu hồi được rất nhỏ so với tổng số thiệt hại do các đối tượng chiếm đoạt. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trên tổng số tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng gây ra chỉ khoảng dưới 10%.” (Ban NCTW, ngày 02/05/2014) Theo báo Tài chính online của Việt Nam thì: “Cũng vì điều này (thu tài sản ít) mà còn nhiều cán bộ sẵn sàng “nhúng chàm”, bởi nếu có bị phát hiện, thì “hy sinh đời bố, củng cố đời con” - tài sản tham nhũng tẩu tán được cũng giúp cho đời con, cháu được “ngồi mát, ăn bát vàng”. (theo Tài chính online (TCO), ngày 14/06/2021) Báo này cũng đưa tin:”Theo thông tin từ Hội thảo chuyên đề “Thu hồi tài sản tham nhũng” do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao tổ chức năm 2020, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát của thời gian trước năm 2013 ở mức rất thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 10% trên tổng số phải thu hồi. Đến nay, kết quả này đã được nâng lên, bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt hơn 32%.” Đảng bất lực Theo báo TCO, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu: “Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chính đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng". Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, nhưng tài sản do tham nhũng mà có của những kẻ bị bắt và phạt tù vẫn “không cánh mà bay”. Đảng giải thích: “Nguyên nhân đầu tiên là do nhận thức và trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách, pháp luật trong công tác này còn bất cập. Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án dân sự chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan thi hành án có lúc, có việc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài còn khó khăn, vướng mắc...”. Như vậy là do đảng và hệ thống cai trị của nhà nước bất lực, không chịu sửa đổi các văn kiện, cải cách lề lối làm việc và không dám thi hành luật pháp chặt chẽ để thu hồi tài sản bị ăn cắp. Theo báo Đầu Tư online (ĐTO), ngày 29/06/2018, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), ông Phạm Trọng Đạt nhận định, công tác chống tham nhũng trong 10 năm qua, đặc biệt trong 3 - 4 năm gần đây, đã có chuyển biến rõ nét, được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thực sự hài lòng khi tài sản do tham nhũng gây ra thu hồi được rất ít. Báo ĐTO viết: “Trong 10 năm qua, thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng đã gây ra được phát hiện là 59.750 tỷ đồng và trên 400 ha đất, nhưng mới thu hồi cho Nhà nước 4.676,6 tỷ đồng và trên 219 ha đất. Số tài sản thu hồi được vô cùng ít so với số tài sản bị mất do tham nhũng.” Ông Đạt nói: “Khác với ở nhiều nước, bị can không chứng minh được số tài sản mình sở hữu là hợp pháp đều bị thu hồi, còn ở nước ta thì ngược lại, cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng phải đi chứng minh số tài sản bị can sở hữu là bất hợp pháp mới có thể thu hồi được. Việc chứng minh tài sản bất hợp pháp vô cùng khó khăn, phức tạp, mất rất nhiều thời gian, công sức, vì một phần tài sản tham nhũng đã được bị can chuyển cho người thân đứng tên sở hữu.” Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, nguyên Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu từng tố cáo tại diễn đàn Quốc hội rằng: “Nhiều cán bộ lúc đương chức thì chưa thấy, nhưng về hưu lại xuất hiện biệt phủ nguy nga". Đại biểu, bác sĩ Nguyễn Anh Trí đã nêu ra trường hợp có biệt phủ “bất thường” của ông Nguyễn Phước Thanh nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (PHCM). Ông Trí bình luận: "Biệt phủ đứng tên sở hữu của con gái cán bộ. Nhưng con gái mới 19 tuổi đã có biệt phủ nguy nga như vậy thì thật là kỳ lạ.” (Báo Đầu Tư online, ngày 29/06/2018) Trong khi đó, Thiếu tướng Sùng Thìn Cò, Phó tư lệnh Quân khu 2 từng than phiền tại Quốc hội ngày 09/11/2017 rằng: “Nhiều cán bộ khi bổ nhiệm thì kê khai tài sản chẳng có gì nhưng về quê xây cái nhà thờ họ từ vài tỷ đến vài chục tỷ.” Ông nói: “Đất nước ta chỉ có một đảng lãnh đạo, mà để đội ngũ cán bộ tha hoá, quan liêu như vậy thì sẽ đi về đâu. Có những cán bộ mà đi làm thì xe dí vào sát cổng bước lên xe, về thì xe cũng dí vào cổng xuống xe, chẳng biết đến bà con xung quanh nữa". "Nhiều ông lãnh đạo cứ nói thế thôi, nhưng có sân sau, có doanh nghiệp cả đấy. Có dự án nào mà tiêu không hết tiền đâu, chỉ thấy dự án phát sinh tiền". (Theo báo Tuổi Trẻ online, ngày 09/11/2017) Chuyển tiền cách nào? Lạ thật, nếu không có những “móc ngoặc hay tay trong” giúp thì làm sao kẻ gian có thể phân tán tài sản tham nhũng cho người khác và ra nước ngoài ? Nhưng chuyển bằng cách nào thì các chuyên gia từ Việt Nam đã tiết lộ:”Họ tìm cách chuyển tiền bằng việc đầu tư, mua cổ phiếu, đưa con cháu đi du học ở nước dự tính định cư... Khi đó, đối tượng cũng đã có nền tảng, có vỏ bọc nhà đầu tư và được pháp luật bảo vệ tài sản của họ...” (theo báo Tuổi Trẻ online (TTO), ngày 21/09/2016) Báo TTO viết: “Một nguyên cán bộ Interpol VN cho biết những đối tượng này tẩu tán tài sản dưới danh nghĩa lập các công ty, ký các hợp đồng làm ăn với nước ngoài (rửa tiền). Các đối tượng tiếp tục sử dụng để đầu tư vào các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, Canada, Đức...) để hưởng quy chế định cư dài hạn và hợp pháp. Trong một số trường hợp, việc thu hồi tài sản tẩu tán hết sức khó khăn nếu đối tượng bị truy nã và tài sản tẩu tán đang ở một nước mà VN không ký hiệp định tương trợ tư pháp.” Vẫn theo báo TTO thì có rất nhiều ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài không kiểm sóat được. Báo này cho biết: “Theo các chuyên gia kinh tế, hiện có một cách chuyển tiền chính thức ra nước ngoài mà nhiều người đang sử dụng là lập công ty ở trong nước và câu kết với nhà xuất khẩu ở nước ngoài - thường là công ty liên kết qua việc nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Đơn cử công ty trong nước nhập lô hàng của công ty liên kết ở nước ngoài có trị giá thực chỉ là 100 USD. Nhưng công ty trong nước yêu cầu ngân hàng phát hành tín dụng thư tới 1.000 USD để thanh toán lô hàng. Tình huống này khó ai có thể kiểm soát được vì đơn hàng thanh toán là 1.000 USD mà người mua trả đúng 1.000 USD nên ngân hàng không có lý do gì để từ chối cả. Lợi dụng việc này, nhiều công ty trong nước đã chuyển số lượng rất lớn ngoại tệ ra nước ngoài một cách hợp lệ.” Bằng chứng trước mắt Để chứng minh sự chênh lệch giữa khoản tiền mất vào đầu tư kinh tế, mua bán thương mại của những kẻ tham nhũng và trị giá bằng tiền của tài sản họ phải bồi thường sau khi lãnh án, chúng ta hãy cùng đọc: “Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ.” (theo VTV.vn-Đài Truyền hình Quốc gia, ngày 24/6/2021) Chi tiết hơn, VTV.vn cho biết: “Trong vụ án Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, và đồng phạm, các bị cáo phải bồi thường 110 tỷ đồng nhưng đến nay chỉ thi hành được trên 21 tỷ đồng, tức là chưa đến 1/5.” - “Vụ "đại án" kinh tế Huỳnh Thị Huyền Như, tòa tuyên án bị cáo phải sung công 9.000 tỷ đồng, nhưng qua thẩm tra, thẩm định chỉ thu về cho Nhà nước được hơn 5% số tiền này là 500 tỷ đồng.” - “Trong vụ án kinh tế Hứa Thị Phấn, tòa tuyên kê biên thu hồi tài sản là quyền sử dụng hàng chục lô đất nông nghiệp mà bà Phấn đã thế chấp để chiếm đoạt tiền. Tuy nhiên, hơn 50 quyền sử dụng đất, ước tính giá trị hàng nghìn tỷ đồng, nay đều đã hết hạn sử dụng. Theo luật, chỉ khi bà Phấn làm thủ tục gia hạn, cơ quan thi hành án mới có thể bán đấu giá để hoàn tiền về cho Nhà nước.” Vụ bà Phấn đã chứng minh chính Luật của nhà nước là hàng rào cản trong công tác thu hồi tài sản kẻ phạm tội. Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Văn Sơn cho biết: “Tổng số tiền bị cáo này phải bồi thường là 122 tỷ đồng. Hiện ông Thanh mới chỉ thi hành án được 31 tỷ đồng, bằng 1/4 tổng số tiền phải thi hành án.” - Trong vụ “Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin”, theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội thì:” Cựu Chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm bị xác định cố tình mua tàu, bán vỏ tàu và nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu khi không được phê duyệt, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng. Các bị cáo phải bồi thường hơn 1.100 tỷ đồng, riêng ông Bình phải thi hành án hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thi hành án dân sự tính đến đầu năm 2016, số tiền thu được mới chỉ 2,4 tỷ đồng. “Ngoài tài sản cơ quan thi hành án đã kê biên, hiện nhà chức trách chưa tìm thấy tài sản nào khác của đương sự. Tổng cục cho rằng nguyên nhân của sự “bất lực” là do trong quá trình điều tra, xét xử vụ án các cơ quan chức năng đã không phong tỏa và kê biên hết tài sản theo đúng quy định. Vì thế đến giai đoạn thi hành án, việc xác minh, xác định tài sản gặp rất nhiều khó khăn.” (theo báo VietNamExpress, ngày 29/3/2016) Với những con số khác biệt của các vụ đại án tham nhũng, tổng cộng gây thiệt hại là 59,750 tỷ đồng, nhưng nhà nước chỉ thu hồi được 4,676,6 tỷ, còn lại 55,083,4 tỷ biến đâu mất thì ai trong đảng phải chịu trách nhiệm? Chẳng lẽ các ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính không biết “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay sao? Hay là họ biết cả đấy nhưng đành bó tay như những người tiền nhiệm gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, 2 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ai cũng “no nê” cả rồi? (06/021) Phạm Trần https://vietbao.com/a308611/tai-san-tham-nhung-bien-dau-mat-  
......

Khi Trung Quốc mất vai trò công xưởng của thế giới

Một xưởng lắp ráp điện tử tại thị xã Trương Dịch (Zhangye), tây bắc tỉnh Cam Túc (Gansu), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/04/2021. AP « Từ một vài năm nay, Trung Quốc không còn là nhà máy của thế giới (…) Xu hướng chung là sản  xuất tại chỗ để phục vụ thị trường địa phương ». Cyrille Coutansais, tác giả cuốn La (re)localisation du Monde ghi nhận như trên qua nghiên cứu nói về hiện tượng tái dịch chuyển các hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Trong cuốn sách vừa cho ra mắt độc giả tháng 5/2021, Cyrille Coutansais, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hàng Hải (CESM), chuyên gia về kinh tế hàng hải, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris – Sciences Po, ghi nhận hai điểm then chốt.  Rút khỏi Trung Quốc, một làn sóng ngầm Trước hết hiện tượng tái dịch chuyển các hoạt động công nghiệp, từ Trung Quốc đã được ghi nhận từ đầu những năm 2000. Đợt sóng ngầm đó đã dâng cao vào quãng 2012-2013 khi xung đột tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Tokyo bùng lên. Trung Quốc một mặt kích động quần chúng tẩy chay hàng Nhật, mặt khác ngưng cung cấp kim loại hiếm gây xáo trộn không ít trong các dây chuyền sản xuất từ trên xứ Hoa Anh Đào đến cả tại những nhà máy của Nhật ở Hoa Lục.  Kế tới là chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump từ 2017 kêu gọi và khuyến khích các hãng Mỹ « quay lại Hoa Kỳ » tạo công việc làm « trên đất Mỹ cho người Mỹ ». Riêng tại Pháp, từ 2012 dưới thời tổng thống François Hollande, bộ trưởng đặc trách Công Nghiệp, Arnaud Montebourg, đã đưa ra khẩu hiệu « Made in France ». Từ đó tới nay, hiệu kim hoàn nổi tiếng Mauboussin chia tay với châu Á, đưa trở lại về châu Âu toàn bộ các hoạt động của mình, 70 % các sản phẩm làm ra được thực hiện trên đất Pháp. Một thí dụ tiêu biểu khác là hãng xe Solex của Pháp năm 1988 đóng cửa nhà máy tại Saint Quentin – vùng Aisne, miền đông bắc nước Pháp, để định cư tại Quảng Đông, tận dụng nhân công rẻ Trung Quốc. Gần 30 năm sau cũng tập đoàn nổi tiếng với những chiếc xe đạp này trở về lại Pháp, mở nhà máy ở Saint Lo, nhưng những chiếc xe đạp cổ điển được thay thế bằng xe đạp điện. Nhà máy ở Saint Lo vùng Manche (tây bắc nước Pháp) tuyển dụng 55 công nhân, sản xuất ba kiểu xe Solex khác nhau. Năm 2016, doanh thu của tập đoàn lên tới 11 triệu euro.  Đại dịch Covid-19 chỉ là yếu tố gần đây nhất, rõ rệt nhất, thôi thúc các nước công nghiệp pháp triển đẩy mạnh chiến lược « hồi hương » một số các hoạt động công nghiệp, hoặc đi tìm những bãi đáp mới, tránh để tất cả trứng vào « một giỏ » là Trung Quốc. Điểm nổi bật thứ hai trong cuốn La (re)localisation du Monde là tiến trình « tái dịch chuyển » các hoạt động kinh tế cả trong lĩnh vực công nghiệp lẫn dịch vụ không chỉ là một khẩu hiệu suông.  Trên đài RFI Pháp ngữ, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hàng Hải Pháp, Cyrille Coutansais giải thích: Cyrille Coutansais : « Giờ đây có thể tính đến khả năng tái dịch chuyển các cơ sở trở lại về các nước công nghiệp phát triển nhờ có những phát minh, những công nghệ mới. Những công nghệ mới đó đã bước vào giai đoạn chín muồi, hoạt động có hiệu quả. Ở đây tôi muốn nói đến công nghệ robot, đến trí thông minh nhân tạo càng lúc càng tiến bộ và tinh vi, hay đến máy in 3 chiều.   Một thí dụ cụ thể là nhờ có máy in ba chiều mà tại Pháp chúng ta có thể sản xuất cánh quạt của các tàu chiến dò mìn với giá thành tương đương với giá sản xuất từ một nước có nhân công rẻ. Mười năm trước, đây là điều không tưởng. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn một số lĩnh vực các nước chậm phát triển chiếm lợi thế, bởi vì công nghệ robot chưa thay thế được hết tất cả những công việc của công nhân trong mọi ngành nghề. Điển hình là trong ngành dệt may. Ngược lại công nghiệp xe hơi hay máy bay, phụ tùng sản xuất tại châu Âu hay tại một nước chậm phát triển, giá cả như nhau thôi ».   Nói cách khác, tại sao phải di dời sang đến tận Trung Quốc hay một quốc gia xa xôi nào khác khi mà trong một số lĩnh vực, các doanh nghiệp có điều kiện để « sản xuất bằng giá » ? Phải chăng vì vậy mà Trung Quốc nói riêng, châu Á nói chung, trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư ? Theo thăm dò do quỹ đầu tư Capital Export và viện Opinion Way công bố hôm 28/06/2021, « xuất khẩu » không còn là một giấc mơ tuyệt đối trong mắt nhiều nhà sản xuất của Pháp. Châu Á không còn sức hấp dẫn lớn : 40 % những chủ doanh nghiệp được hỏi cho biết « không có ý định » đầu tư vào châu Á vì ba lý do : rủi ro khách hàng không thanh toán đúng hạn, mức độ kém tin tưởng vào thị trường cũng như các đối tác Á châu. Sau cùng là những biện pháp bảo hộ trá hình khiến các doanh nghiệp ngoại quốc bị giới hạn trên những thị trường địa phương và hàng loạt những rào cản từ về văn hóa, ngôn ngữ đến cung cách làm ăn của nhiều nước Á châu. Sản xuất và tiêu thụ tại chỗ nhờ một cuộc « cách mạng kép » Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế hàng hải Cyrille Coutansais, việc đưa các công xưởng trở lại về nguyên quán hay chuyển từ thị trường to lớn là Trung Quốc đến một nơi khác đã trở thành một điều cấp bách, do thái độ của người tiêu dùng. Cyrille Coutansais : « Chẳng những là giá thành như nhau, bất luận đó là một nước công nghiệp phát triển hay một nền kinh tế còn chậm tiến, quan trọng hơn nữa là điều đó đã trở thành thiết yếu. Bởi vì internet đã làm thay đổi toàn bộ cung cách của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có rất nhiều thông tin về mặt hàng mà họ muốn mua vào. Thí dụ như người ta muốn biết, sản phẩm được sản xuất từ đâu, món hàng đó có tôn trọng các chuẩn mực về lao động, về an toàn, về môi trường hay không… Tại châu Âu, những đòi hỏi về những tiêu chí nói trên ngày càng cao. Mua hàng giá rẻ không nhất thiết là một ưu tiên đối với tất cả mọi người.   Điểm thứ hai là người ta có thể mua hàng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và thời gian giao hàng cho người mua càng lúc càng được thu hẹp lại. Nói một cách dễ hiểu khi đặt mua hàng, không mấy ai còn kiên nhẫn đợi chờ. Điều đó có nghĩa là nếu khách hàng phải đợi lâu quá thì họ sẽ chuyển sang một nhà cung cấp khác, và nhà cung cấp mà không đáp ứng được tức thời, thì sẽ bị mất khách. Do vậy tốt hơn hết là sản xuất tại chỗ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng tại chỗ ».    Vẫn tác giả cuốn La (re)localisation du Monde giải thích thêm vì sao Trung Quốc không còn hấp dẫn như 10, 15 năm về trước khi mà nhờ các phương tiện vận chuyển đường biển, Trung Quốc trở thành xưởng lắp ráp của thế giới trong mô hình mà Cyrille Coutansais gọi là một nền « kinh tế lego » :   Cyrille Coutansais : « Mô hình đó từng rất có lợi. Chẳng hạn như đặt mua một số phụ tùng của Trung Quốc, số khác của Brazil hay Hàn Quốc rồi chở tất cả về Trung Quốc để lắp ráp vì Trung Quốc có nhân công rẻ. Nhờ thế mà Trung Quốc mới được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Thế rồi những thành phẩm đó sẽ được đóng thùng, xuất khẩu ra khắp năm châu. Nhưng giờ đây, nhân công tại Trung Quốc không còn rẻ nữa để tiếp tục thu hút các hãng nước ngoài mở thêm chi nhánh tại đây. Thêm vào đó Trung Quốc nói riêng, châu Á nói chung ngày nay đã tập trung quá nhiều một số lĩnh vực, mà tiêu biểu nhất là trong ngành công nghệ chip điện tử. Hơn một chục năm trước người ta còn thấy một vài tập đoàn của Âu Mỹ, nhưng giờ đây cả thế giới trông cậy vào môt vài đại tập đoàn như TSMC của Đài Loan, hay Samsung của Hàn Quốc. Với cái thế gần như độc quyền như vậy, giá chip điện tử tự động phải tăng lên. Câu hỏi đặt ra là tại sao không tái dịch chuyển những mảng công nghệ này về trở lại Âu-Mỹ ? Châu Âu hay Hoa Kỳ có thể làm được điều đó nhờ công nghệ 5G. Đây chính là một công cụ rất lợi hại cho phép sản xuất một khi đã có đơn đặt hàng. Đây mới chính là tâm điểm của sự đối đầu Mỹ-Trung. Làm chủ được mạng 5G tức là làm chủ được toàn bộ các hoạt động của nhà máy, làm chủ được quá trình sản xuất. Do vậy không thể giao phó cho bất kỳ ai thiết kế mạng 5G quốc gia ».   Điều này giải thích vì sao Mỹ rồi châu Âu muốn bảo vệ mạng internet thế hệ 5. Cyrille Coutansais phân tích tiếp : Cyrille Coutansais : « Đúng là bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng có lý do chính đáng để cản đường Hoa Vi. Vả lại chúng ta thấy là bản thân Trung Quốc cũng chỉ tin vào tập đoàn quốc gia là Hoa Vi trong việc thiết lập mạng internet thế hệ mới. Bắc Kinh biết rõ hơn ai hết đây là một khâu nhậy cảm với những tác động kèm theo quan trọng tới mức độ nào. Châu Âu may mắn có hai nhà cung cấp là Nokia và Ericsson và bản thân hai nhà cung cấp mạng 5G này có nhiều đối tác đáng tin cậy. Tôi nghĩ nên tin vào Nokia và Ericson thì hơn ».   Thời kỳ Trung Quốc là nhà máy của thế giới đã qua Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đánh mất lá chủ bài quan trọng nhất để thu hút đầu tư nước ngoài. Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Hàng Hải của Pháp không vòng vo « thời kỳ Trung Quốc là nhà xưởng của thế giới đã chấm dứt ». Cyrille Coutansais : « Từ một vài năm trở lại đây, Trung Quốc đã không còn là công xưởng của thế giới. Khá nhiều lĩnh vực giảm bớt hoạt động tại Trung Quốc để phát triển ở những nơi khác. Thí dụ trong ngành dệt may, điểm đến giờ đây là Bangladesh hay Pakistan chứ người ta không còn tiếp tục mở thêm nhà máy tại Trung Quốc nữa.   Bên cạnh đó, từ sau căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo đã mạnh mẽ khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp dời cơ sở sang Việt Nam, Ấn Độ … Các quốc gia này có nhân công rẻ hơn đồng thời Nhật Bản bớt bị lệ thuộc vào một nước lớn như là Trung Quốc. Hiện tượng này có trở nên rõ rệt hơn nữa sau đại dịch Covid-19 hay không ? Theo tôi, thế giới đang có khuynh hướng ‘sản xuất nơi nào để phục vụ thị trường nơi đó’. Các nhà máy ở châu Á để phục vụ người tiêu thụ Á châu, hãng xưởng ở Mỹ để đáp ứng nhu cầu của thị trường của châu Mỹ. Các nhà máy tại châu Âu, và chung quanh Địa Trung Hải thì để phục vụ khách hàng của châu Âu. Đưa các nhà máy đến gần với người tiêu thụ là xu hướng chung ». Thanh Hà Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kinh-t%E1%BA  
......

Ông Phạm Minh Chính áp lực WHO

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân Khi khám phá ra khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” chỉ là một tràng pháo chuột, chính phủ Việt Nam mới nhận ra rằng chỉ có vaccine, chứ không phải biện pháp khoanh vùng cách ly, mới ngăn chặn được Covid-19 lan tràn. Nhưng do thiếu chuẩn bị, không nhìn xa trông rộng mà chỉ đắc chí tự mãn với những thành công ban đầu, Việt Nam đang lâm vào tình trạng thiếu vaccine trầm trọng. Cho tới hiện nay chưa tới 2% dân số chích ngừa, được mô tả là thấp nhất rong 10 nước ASEAN. Vì lý do đó, Thủ Tướng Phạm Minh Chính đã từ chạy vái tứ phương tìm xin và mua vaccine, đến bây giờ quay ra níu áo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) với lời yêu cầu “ưu tiên cho Việt Nam sớm nhận vaccine Covid-19.” Theo báo Dân Trí số ra ngày 24 tháng Sáu, ông Chính đã có cuộc điện đàm với ông Tedros A. Ghebreyesus, Tổng Giám Đốc Tổ Chức WHO. Có 2 điểm đáng chú ý  trong nội dung cuộc nói chuyện này: 1/ Việt Nam đã khẩn khoản yêu cầu WHO hỗ trợ và ưu tiên để Việt Nam sớm nhận được lô vaccine tiếp theo trong chương trình COVAX để thực hiện “mục tiêu kép” là vừa phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển tốt nền kinh tế. Đúng là nghèo mà tham. Nhắm vào một mục tiêu chưa biết có kết quả hay không mà đòi tới hai mục tiêu. Việt Nam chỉ là 1 trong 193 thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ những nước giàu và nước có thu nhập trung bình cao, những quốc gia còn lại đều nghèo và cũng đang trông chờ được phân phối vaccine. Thiếu vaccine nhưng thừa sự khôn lỏi, Hà Nội một mặt chạy xin, một mặt tích cực kêu gọi dân đóng góp lấy tiền mua vaccine và gọi đó là chích miễn phí. Không riêng gì Việt Nam, hiện nay cả thế giới đang thiếu vaccine trầm trọng. Thế mà ông ng Chính lại chơi trò xé lẻ lên tiếng trực tiếp với WHO để yêu cầu ưu tiên cung cấp vaccine để cứu nền kinh tế, hầu khoe khoang với thiên hạ là chính phủ Việt Nam chống dịch tốt và giữ vững được nền kinh tế. Đó là mục tiêu kép mà chính phủ Việt Nam tự hào trước thế giới lâu nay. 2/ Ông Chính còn khẩn khoản nhờ WHO ủng hộ và giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine cho khu vực Tây Thái Bình Dương. Ông Chính cũng thừa nhận tuy doanh nghiệp Việt Nam có năng lực về sản xuất vaccine nhưng cần sự hỗ trợ của WHO để Việt Nam sớm thành lập các nhà máy sản xuất. Yêu cầu này của thủ tướng Việt Nam không chỉ khôn lỏi mà còn cho thấy bản chất tham lam quá đáng. Đã đi xin vaccine miễn phí mà còn nhận làm nơi trung tâm sản xuất lớn trong khu vực nhằm mục đích thủ lợi về lâu về dài. Cũng nằm trong tham vọng ấy, khi đến thăm một số cơ sở sản xuất vaccine, ông Chính mạnh mẽ tuyên bố: “Chậm nhất tháng Sáu, 2022, phải có vaccine Covid-19 sản xuất trong nước.” XEM THÊM: Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”? Trong thời gian vừa qua, ông Phạm Minh Chính cũng không ngừng van nài các người đứng đầu chính phủ các nước như bà Thủ Tướng Đức Angela  Merkel, Phó Thủ Tướng Anh Dominic Raab đề nghị hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Hóa ra câu chuyện Công ty Công Nghệ Sinh Học Nanogen kiến nghị xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine NANO COVAX hiệu quả 99,4% chỉ là trò mua vui nhằm trấn an dư luận! Để có vaccine chích ngừa cho dân chúng, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu điều đình mua vaccine của các hãng bào chế từ tháng Năm, 2020. Việt Nam chỉ mới bắt đầu đặt vấn đề từ tháng Tám và giao kèo 30 triệu liều được ký với Astra Zeneca vào tháng Ba, 2021 qua Công ty VNVC (Công ty Cổ phần Vắc Xin Việt Nam). Chỉ có một lý do duy nhất có thể giải thích cho việc chậm chạp mua vaccine: Các nhà lãnh đạo cộng sản nghĩ rằng họ đã chống dịch tốt trong năm 2020, nên không cần vội vã gì phải mua vaccine, chẳng những tốn tiền mà có thể làm lu mờ thành tích chống dịch đã được thế giới ca ngợi! Đến khi đợt dịch thứ 4 bùng phát từ cuối tháng Tư vừa qua, lúc đó Hà Nội mới chới với, dẫn đến một phát ngôn của Thủ Tướng Phạm Minh Chính trong một cuộc họp về phòng chống dịch Covid-19: “Không chờ đợi, không lựa chọn vaccine, có loại nào phải dùng ngay loại đó.” Câu nói này mang 2 ý nghĩa: 1/ Chết đến nơi rồi, nhà nước đang chạy cuống cuồng lên và không còn thì giờ để chọn lựa. Đây là một sự thật mà nay không thể giấu nhẹm được nữa. 2/ Viễn cảnh Việt Nam có đủ vaccine chích ngừa cho ít nhất 70% dân số để có miễn dịch cộng đồng rất khó đạt kết quả trong năm 2021, so với vài triệu liều vaccine mà Việt Nam đã nhận được. Chuyện miễn dịch cộng đồng có thể kéo dài qua năm 2022, nên mới có chỉ thị “có loại nào phải dùng ngay loại đó,” dù biết không hiệu quả cũng xài luôn… Theo dõi những phát biểu và chỉ đạo của Phạm Minh Chính, người ta thấy rõ sự lúng túng trong cách đối phó của Hà Nội trong đợt dịch lần này. Rõ ràng là ông Chính được đưa lên làm thủ tướng chưa đầy 1 tháng liền bị sao quả tạ đè (đợt dịch thứ tư với biến chủng Delta) khiến nội các của tân thủ tướng “mất ăn mất ngủ” khi số ca nhiễm lan quá nhanh, hiện đã lên hơn 16 ngàn ca nhiễm tại 48/63 tỉnh thành. Đúng là ông Phúc có phúc hơn ông Chính! Phạm Nhật Bình XEM THÊM: Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn  
......

Hai lần tiễn con đi hai lần Mẹ...ngồi khóc!

Ảnh Mẹ quân nhân Trần Đức Đô. Phạm Minh Vũ Ngay lúc này, có lẽ người phụ nữ này là người đau đớn nhất, nỗi đau vô cùng tận. Bỡi lẽ, chị cảm nhận được sự đau thương của con trai chị phải chịu trước khi chết, bị kẻ thủ ác ra tay hành hạ tra tấn con chị tới chết. Đau đớn nhất không phải vì người Mẹ mất con, mà vì con chị bị người ta gán cho cái mác chết vì tự tử. Chị đau vì con chị chết mà bị những kẻ từng gọi nhau là “đồng chí” chà đạp lên thân xác Đô một lần nữa, chúng che giấu không trả lại sự thật về cái chết của Đô, không khác nào là sự phỉ báng danh dự, nhân phẩm của một con người. Quân nhân Trần Đức Đô Nhìn chị ôm quan tài khóc, mà lòng tôi quặn thắt. Có lẽ, không có gì có thể diễn tả được tận cùng đau khổ của chị ngay lúc này. Chị đã khóc hai lần. Cách đây 6 tháng chị đã khóc vì đứa con bé bỏng của chị còn bế trên tay với lời ru ầu ơ ngày nào đó, thế mà nay chị tự hào vì tiễn đứa con trai lên đường nhập ngũ để thực thi sứ mạng bảo vệ tổ quốc, chị khóc lần một. Và chị cũng không ngờ rằng, cái ngày đưa con đi chị dặn là “sớm hoàn thành sứ mệnh để về bên Mẹ nghe con” cũng là lúc con chị đã lao vào chỗ chết. Người lính chiến, hôm nay không chết vì bom đạn kẻ thù mà lại chết vì đòn roi của đồng chí. Đau, chị phải khóc lần thứ hai để tiễn con đi theo cổ quan tài oan nghiệt. Trên cổ quan tài của người lính ấy vẫn còn khoảng trống, vì tới giờ chưa biết khắc dòng chữ gì cho đúng, chết vì tổ quốc thì không phải, chết vì tự tử thì càng lại không...phải khắc dòng gì đây? Cái chết Con trai của chị cả xã hội đều phẫn nộ vì cái cách bao che của quân đội, vẫn còn treo trên đầu mỗi người lương tri nhiều câu hỏi, trong đó những điều cần làm sáng tỏ là: (1) Tại sao lúc gọi về báo với gia đình lại nói đột quỵ ở thao trường. Sau đó lại bảo tự tử? (2) Những vết thương ở trên người của em ở đâu ra? Vì sao toàn cơ thể vẫn bị bầm dập mà kết luận cho là tự tử? (3)Nguyên nhân gì dẫn đến tử vong là gì? Em là đồng chí chứ phải quân thù đâu mà nỡ lòng nào ra tay với em tàn nhẫn như thế? Việc một tướng chính ủy Quân khu 1 trả lời em chết là do tự tử như một can dầu dội vào đám cháy mà cả xã hội đang phẫn nộ. Thay vì trả lời sẽ tìm ra đầu đuôi vụ việc, điều này đã cho thấy cả hệ thống chính trị, quân đội đang tìm cách bao che cho nhau, họ quyết đóng trên nắp quan tài của Đô với hàng chữ chết vì tự tử, một dòng chữ tàn bạo vì đó là sự sỉ nhục vào thân xác của em. Như thế, càng làm cho nước mắt của người Mẹ kia sẽ chảy hoài khóc mãi, âm ĩ trong từng hơi thở cho tới lúc lìa đời. Vì, trên đời này làm gì nỗi đau nào hơn nỗi đau của người Mẹ mất con, kẻ giết người lại có quyền phỉ báng con chị? Dù thế nào đi nữa, tôi cũng cầu mong chị sẽ sớm tìm được công lý cho em Đô, để linh hồn Đô sớm được siêu thoát. “Ai, ai giết con tôi Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau... Giờ mẹ con đành cách nhau” *** Trong clip quay đám tang ngày hôm qua, người dì ruột của em Đô nói rằng: "Ngày 25/06 Đô có điện cho tôi, bảo là bị đại đội trưởng/chỉ huy hay đánh đập cháu, cháu rất sợ...”   Đại đội trưởng trong quân đội Việt Nam thường mang quân hàm Đại uý. Như vậy quân khu 1 còn lập lờ bao biện tự tử gì nữa? Tại sao lại bao che nhau trong môi trường quân đội? Điều tra đem tên đại đội trưởng chỉ huy của Đô ra mà xử lý.   Trên mạng xã hội tiktok đang có phong trào 2k3 từ chối đi nghĩa vụ quân sự.   Nếu không làm cho ra lẽ, làn sóng tẩy chay luật nghĩa vụ quân sự đang lan rộng và tuyên bố sang năm không có ai dám đi lính nữa.   Không một gia đình nào chấp nhận cho con em mình đi nghĩa vụ mà chết không có lý do, không rõ ràng. Nếu hy sinh vì đất nước họ sẵn sàng đem mạng sống ra để bảo vệ. Nếu không làm sáng tỏ thì lòng tin vào quân đội bị xói mòn hoàn toàn. không ai chịu đi nữa, đó là một điều bất thường của một đất nước. Không làm sáng tỏ, cố tình bao che trước mắt đã thấy một điều nguy hiểm vô cùng.   Quân đội VN Hãy đem tên đại uý (đại đội trưởng) ra trước toà án binh xử nghiêm minh để cho anh em 2k3 còn niềm tin mà nhập ngũ.      
......

Thế giới nên đặt lại Đài Loan vào đúng vị trí

Ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nhật Yasuhide Nakayama Lưu Trọng Văn Tháng tư vừa qua gã viết bài về hội nghị bàn về Senkaku do Diễn đàn Toàn cầu Boston chi nhánh Nhật tổ chức. Diễn giả chính là ông Yasuhide Nakayama - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc gây hấn ở quần đảo Senkaku. Bất ngờ gã nhận được tin nhắn và đường dẫn facebook của chính ông Yasuhide Nakayama chia sẻ bài viết từ VN của gã cùng lời giới thiệu được dịch qua tiếng Việt. Và mới đây theo báo Tuổi trẻ: "Phát biểu tại một hội thảo của Viện Hudson (Mỹ) ngày 27-6, ông Nakayama đã đặt câu hỏi về tính đúng sai của việc các nước, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, công nhận CHND Trung Hoa thay vì Đài Loan. Bài phát biểu của ông đánh dấu một trong những lần hiếm hoi một quan chức đương nhiệm của Tokyo công khai chất vấn nguyên tắc "Một Trung Quốc". "Chúng ta phải thức tỉnh, phải bảo vệ Đài Loan như một quốc gia dân chủ", thứ trưởng Nakayama kêu gọi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã dùng những từ như "nham hiểm", "vô trách nhiệm" và "nguy hiểm" khi nhắc đến phát ngôn của ông Nakayama. "Đây là những phát ngôn sai lầm khủng khiếp. Chính trị gia kia đã công khai gọi Đài Loan là một quốc gia, vi phạm nghiêm trọng tuyên bố chung Trung - Nhật", ông Uông nêu quan điểm trong họp báo ngày 29-6." Việc ông Nakayama đặt lại vấn đề khi năm 1979 Mỹ và nhiều quốc gia khác trong đó có cả Nhật đã công nhận Trung Quốc thay cho Đài Loan đồng thời cho Trung Quốc chiếm ghế uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của Đài Loan và đuổi Đài Loan khỏi LHQ. Ông Nakayama là chính khách nổi tiếng của Nhật lần đầu tiên đặt lại vấn đề này và coi việc công nhận một Trung Quốc là sai lầm của lịch sử, trong khi LHQ cùng lúc vẫn công nhận hai nước Đức là Đông Đức và Tây Đức, hai nước Triều Tiên là Hàn Quốc và Triều Tiên. Phát biểu của ông Nakayama có thể là bước khởi động của Nhật cùng Mỹ khắc phục lại sai lầm của mình để dọn đường cho việc công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập như sau năm 1949. Với cách nhìn tầm chiến lược toàn cầu của ông Nakayama thì: Một Đài Loan độc lập, tự do, dân chủ phát triển hùng mạnh sẽ là đối trọng đối với Trung Quốc cộng sản và góp phần ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên toàn cầu. Một Đài Loan độc lập, tự do, dân chủ sẽ tác động vào lục địa Trung Hoa tạo sức mạnh cho phong trào đòi độc lập, tự do dân chủ của các vùng dân tộc Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Hong Kong phá vỡ nhà nước Đại Hán muốn thống trị Thiên hạ, dẫn tới bảo vệ cho nhân loại thoát khỏi nguy cơ chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. *** lời tựa đặt thêm
......

Cấp phép khẩn cấp Nano Covax – vấn đề không chỉ ở thủ tướng

Nguyen Ngoc Chu THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU Trước hết, xin có lờì nhiệt liệt thán phục những nỗ lực của các nhà miễn dịch học công ty Nanogen và cá nhân ông Tổng giám đốc Hồ Nhân đã đưa đến thành quả là vaccine Nano Covax thử nghiệm lâm sàng xong giai đoạn 1,2, và bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho quy mô 13 000 người. Nếu được thực tế chứng minh: Nano Covax không có tác dụng phụ nghiêm trọng, hiệu quả đến 99,4% thuộc loại cao nhất thế giới, và giá bán thuộc loại thấp nhất thế giới chỉ 120 000 đồng/ liều – như Nanogen tuyên bố, thì đó là thắng lợi kép của Nanogen và của ngành miễn dịch Việt Nam. Giá thành 120 000 đồng /liều thì có thể tin là đạt được. Nhưng còn do dự về chỉ số hiệu quả 99,4% của Nano Covax. Nếu quả thật Nano Covax đạt hiệu quả đến 99,4% sau giai đoạn thử nghiệm cuối cùng mà không để lại tác dụng phụ nghiêm trọng – thì đó là một thành tựu “địa chấn”. BA ĐIỀU KHẨN TRƯƠNG Ngày 08/12/2020 Anh đã tổ chức tiêm chủng Pfizer/BioNtech. Sau đó Pfizer/BioNtech được tiêm chủng ở Mỹ, Canada và các nước châu Âu. Và ngày 01/01/2021 Pfizer/BioNtech là vaccine đầu tiên được WHO phê duyệt đưa vào sử dụng. Việc đưa vaccine ngừa Covid -19 vào sử dụng phụ thuộc rất quan trọng vào sự phê duyệt của WHO, chứ không chỉ cứ chính phủ cấp phép là xong. Mà để WHO phê duyệt thì phụ thuộc vào nhiều thành tố, trong số đó rất quan trọng là chứng lý khoa học và kiểm nghiệm lâm sàng. Chứng lý khoa học chính là sự thừa nhận của các nhà khoa học miễn dịch, thông qua minh bạch thông tin được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín về miễn dịch. Muốn công bố được trên các tạp chí khoa học này thì phải vượt qua các phản biện kín khắt khe từ các nhà khoa học miễn dịch hàng đầu. Cho nên, điều thứ nhất là công ty Nanogen nên khẩn trương minh bạch các kết quả nghiên cứu về Nano Covax trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín về miễn dịch. Thiếu điều này, rất khó để được WHO phê duyệt sớm. Hãy nhìn đến trường hợp vaccine Sputnik V của Nga để tham chiếu. Tháng 8/2020 TT Nga Putin phê chuẩn khẩn cấp vaccine Sputnik V đưa vào sử dụng dù mới qua giai đoạn 1,2 thử nghiệm lâm sàng, chưa tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bỏ qua ý kiến của một bộ phận các nhà khoa học miễn dịch Nga về tuân thủ quy trình sản xuất vaccine. Ông Putin tuyên bố Nga là nước đầu tiên sản xuất được vaccine ngừa Covid – 19. Nhưng không mấy nước quan tâm. Ý nghĩa của từ Sputnik (vệ tinh) phải chăng nhắc lại thành tựu Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo trái đất vào ngày 04/10/1957? (Còn chữ V? – theo hãng tin Nga РИА ngày 24/12/2020 thì V là Victory của tiếng Anh, có nghĩa là chiến thắng, mang hàm ý là vaccine Sputnik chiến thắng trước Corona virus). Nga là nước có nhiều nhà khoa học giỏi. Nên có thể dự đoán vaccine Sputnik V có thể có hiệu quả tốt. Nhưng sử dụng vaccine liên quan đến sinh mạng, nên phải công khai kết quả nghiên cứu để các nhà khoa học đối chứng, và phải trải qua thử nghiệm lâm sàng để thực tế chứng minh. Cả 2 điều đó, vào tháng 8/2020 khi ông Putin phê duyệt khẩn cấp, thì Sputnik V chưa đủ đáp ứng. Hệ quả là tháng 10/2020 Nga nộp đơn đề nghị WHO phê duyệt Sputnik V, nhưng đến nay sau 8 tháng WHO vẫn chưa phê duyệt, dù WHO đã phê duyệt nhiều vaccine trong đó có 2 loại của Trung Quốc. Hệ quả khác nữa, là chính người Nga chưa hồ hởi trong tiêm Sputnik V, nên dù phê duyệt sử dụng sớm nhất, nhưng tỷ lệ tiêm vaccine của Nga chưa cao. Chỉ trong vài ngày qua, tình trạng lây nhiễm Covid – 19 ở Nga tăng mạnh, dưới áp lực của chính quyền bắt buộc tiêm, thì dòng người tiêm vaccine Sputnik V của Nga mới đông lên. Điều thứ 2 công ty Nanogen cần làm để nhận được sự phê duyệt của WHO, và quan trọng nữa là sự tin cậy của người tiêu dùng – chính là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên số đông hàng chục vạn người. Theo số liệu Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thì vaccine BNT162b2 của Pfizer/BioNtech có độ an toàn cao khi chỉ có 1/100 000 người bị phản ứng thái quá, và các ca dị ứng ứng sau khi tiêm là cực kỳ hiếm. Giai đoạn 3 của Nano Covax cần phải được thử nghiệm cho nhiều chục vạn người. Theo ông Hồ Nhân thì “Trong 10 ngày tới, đơn vị sẽ hoàn thành tiêm 13.000 người. Trong tháng 7 sẽ chuyển sang giai đoạn 3c với 1 triệu người, ở cả miền Nam và miền Bắc” (https://tuoitre.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-cong-ty-kien…). Ở đây xuất hiện câu hỏi là liệu trong bao lâu thì có thể tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax cho 1 triệu người? Nếu lấy tốc độ 13 000 người/10 ngày thì để tiêm 1 triệu người cẫn đến khoảng 769 ngày? Như vậy phải thúc đẩy tăng tốc độ. Nhưng thúc đẩy tốc độ tiêm cũng phải tuân thủ quy trình. Việc hàng ngàn người tập trung tiêm vaccine như ở TP HCM vừa qua đặt ra những những vấn đề nghiêm túc phải suy nghĩ (https://thanhnien.vn/…/lo-lang-khi-hang-ngan-nguoi-tap…). Ở mặt này, nên tham khảo cách tiêm chủng của các nước châu Âu, chẳng hạn là CHLB Đức. Họ có quy trình tiêm rất khoa học, đảm bảo an toàn. Cách tiêm của Việt Nam qua thực tiễn của TP HCM cho thấy rất lộn xộn, gây mỏi mệt, mất thời gian chờ đợi, chưa khoa học, và tạo nên sự hoài nghi về độ an toàn. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tiêm và quy trình bảo quản vaccine thì rõ ràng kế hoạch 1 ngày tiêm 200 000 liều vaccine của Hà Nội gần đây khó thành hiện thực (https://vietnamnet.vn/…/du-kien-200-nghin-nguoi-ha-noi…). Với tốc độ tiêm 200 000 liều/ngày của Hà Nội, thì 3 trên 4 triệu dân nội đô chỉ cần có 15 ngày là tiêm xong mũi đầu tiên. Một kỷ lục? Vì chưa thấy thành phố nào của châu Âu tiêm 200 000 mũi/ngày? Xin nhắc lại tầm quan trọng của các thành tố: 1/bảo quản an toàn chất lượng vaccine, 2/trình độ tiêm vaccine, 3/ tuân thủ quy trình tiêm vaccine, 4/ phòng chống dị ứng sau tiêm vaccine. Tiêm vaccine ngừa Covid -19 không giống như bỏ phiếu, cũng không giống như xếp hàng mua đồ vật. Sự vội vã về số lượng mà không tuân thủ quy trình thì sẽ đưa đến các hậu quả nghiêm trọng. Các nước nghèo quen coi thường mọi thứ. Kể cả tính mạng. Vượt qua tường ngăn cách đường cao tốc giữa dòng xe ô tô vùn vụt. Bỏ con vào túi nilon để bơi qua sông trong lũ. Cưa bom nổ chậm. Trộn các hoá chất độc hại vào thực phẩm…Thói quen xem nhẹ tính mạng đã trở thành phổ cập thì nói chi đến các đòi hỏi về an sinh và nhân quyền. Nhưng không thể vì thói quen coi thường tính mạng mà dễ dàng áp dụng cẩu thả trong việc tiêm vaccine phòng ngừa Covid – 19. Chính phủ Việt Nam không nên phê duyệt khẩn cấp Nano Covax nếu WHO chưa có những đánh giá tích cực ủng hộ việc phê duyệt Nano Covax. Việt Nam lại không có vị thế để có thể gây ảnh hưởng lên WHO như Trung Quốc. Cho dù được WHO phê duyệt như vaccine của Trung Quốc mà nhiều người còn e ngại, huống hồ chi chưa được WHO phê duyệt – nếu chính phủ cấp phép thì liệu có mấy ai dám tiêm? “Nhu cầu khẩn cấp” tồn tại, nhưng không tồn tại tình trạng “ phê duyệt khẩn cấp”, vì đã có nhiều chủng loại vaccine được WHO cấp phép như AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna…Cho nên con đường duy nhất của Nano Covax là đợi cho được sự cấp phép của WHO. Trên phương diện này, thì sự hiển diện của WHO ở Việt Nam trong giúp đỡ sản xuất vaccine ngừa Covid -19 là rất quan trọng. WHO có thể hiểu sâu về Nano Covax, hỗ trợ những điều cần thiết và thúc đẩy nhanh tiến trình phê duyệt Nano Covax. Trong lúc đợi chờ sự phê duyệt của WHO, điều thứ 3 mà công ty Nanogen nên làm là âm thầm sản xuất vaccine Nano Covax – nếu tự tin rằng Nano Covax không có tác dụng phụ nghiêm trọng và đảm bảo chất lượng đúng như số liệu 99,4% đã công bố. Như vậy đến khi được cấp phép thì có ngay một số lượng khổng lồ Nano Covax đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn. Điều này Pfizer/BioNtech đã làm trước khi được chính phủ Mỹ và WHO phê duyệt. Nhưng ở mặt khác, không phải là vấn đề phê duyệt khẩn cấp, mà Bộ Y tế phải gạt bỏ truyền thống “xin – cho” đến mức ông Tổng giám đốc Công ty Nanogen đã phải bật ra: “Tôi mong mỏi Thủ tướng và bộ trưởng Bộ Y tế sâu sát hơn nữa, cử một đội chuyên hành động lo về vấn đề sản xuất vắc xin để tháo gỡ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Thực tế hiện nay quy trình thủ tục rất nhiều khâu và gần như là xin – cho, phải chịu áp lực, chờ đợi”(https://tuoitre.vn/thu-tuong-lam-viec-voi-cong-ty-kien…). Tình trạng “xin-cho” không chỉ có trong Bộ Y tế. Tình trạng “xin-cho” tồn tại khắp mọi nơi. Đây là bài toán không thể không giải của Tân Thủ tướng. Ý CHÍ CHÍNH TRỊ Ngày 16/7/1945 Mỹ thử thành công bom nguyên tử ở sa mạc Alamagordo bang New Mexico. Tại hội nghị Postdam (17/7-02/8/1945), ngày 25/7/1945, trong một lúc ngồi tay ba trên ghế gồm Truman, Stalin, Churchill, Truman đã bóng gió nói cho Stalin biết về sức công phá huỷ diệt của vũ khí mới mà Mỹ vừa có. Nhưng gương mặt Stalin không hề có phản ứng. Truman và Churchill cho rằng Stalin không hiểu ý nghĩa của vũ khí mới. Nhưng vừa ngồi vào xe, Stalin đã ra lệnh hối thúc Kurchatov về chế tạo bom nguyên tử. Ngày 6 và 8/8/1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaky. Ai mà không biết sự hối thúc Stalin có giá như thế nào. Sự hối thúc đến mất mạng chứ không phải tù ngục. Dự án bom nguyên tử của Liên Xô đã manh nha từ năm 1939, đẩy mạnh trong chế chiến II, gấp rút sau khi Mỹ thử thành công, có sự trợ giúp to lớn của tình báo về lấy cắp tài liệu do các nhà khoa học cung cấp, mà mãi đến ngày 29/8/1949 Liên Xô mới thử thành công bom nguyên tử. Các nhà độc tài rất yêu thích áp đặt ý chí chính trị. Ý chí chính trị không “ép đẻ non” được các kết quả nghiên cứu khoa học./. #VNvaccine #NanoCovax
......

Người thực thi pháp luật vi phạm pháp luật

Nguyễn Thông Theo lịch tây dương, hôm nay 29.6. Tháng này có 30 ngày, còn 2 ngày nữa mới chuyển sang tháng 7. Thời gian là thứ dòng chảy vô hình trôi miết, đều đều, không thay đổi, tuy nhiên có những người cảm thấy khi nhanh khi chậm. Người lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chẳng hạn, than sao cái tháng 6 dài quá là dài, thêm ngày 30 làm chi cho dầy tâm trạng ngóng đợi tiền còm. Năm tháng trôi trong cơn dịch bệnh, nỗi lo “mắc dịch” khiến con người ta thờ ơ với nhiều thứ quan trọng. Chả hạn kể từ ngày 1.7 nhà nước chính thức bỏ sổ hộ khẩu. Còn chưa đầy 3 ngày, sổ hộ khẩu sẽ chính thức bị khai tử, chấm dứt sứ mệnh đầy tai tiếng của nó. Kể ra tới giờ mới bỏ là khí muộn, nhẽ ra phải chôn vùi nó lâu rồi, thổi cho nó điệu kèn đám ma tiễn vong lâu rồi. Năm 2016, khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố rất đáng lưu ý, đóng cửa rừng và bỏ sổ hộ khẩu. Hai điều ấy ông đều không thực hiện được trong ngôi vị cầm đầu cơ quan hành pháp. Rừng tiếp tục bị phá, sổ hộ khẩu vẫn còn. Giờ ổng làm chủ tịch nước, nợ xấu giao cho người kế nhiệm, không chỉ rừng và sổ đinh, mà còn rất nhiều thứ, chẳng hạn BOT Cai Lậy, sân gôn Tân Sơn Nhất, đường tàu Cát Linh-Hà Đông… cứ trơ trơ thách thức cùng tuế nguyệt. Ông Chính dọn đám rác này cũng đủ mệt. Bỏ sổ hộ khẩu, dân đỡ được cái cùm cái ách, tháo được của tội của nợ đeo đẳng cuộc sống suốt mấy chục năm, chính xác là 2/3 thế kỷ. Cái sổ cùm ấy như thứ chứng tích về sự quản lý hành chính cực kỳ lạc hậu, bảo thủ, phi lý, dã man. Tuy nhiên, có điều cần nói. Theo quy định của nhà nước, cụ thể của công an, từ ngày 1.7, công an sẽ thu hồi sổ hộ khẩu khi người dân làm các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ, xóa tên…). Nhà chức việc giải thích rằng từ nay chỉ quản lý bằng mã số định danh cá nhân qua căn cước công dân gắn chip, không cần sổ hộ khẩu nữa. Vấn đề ở chỗ, không cấp sổ mới là hợp lý, bởi xóa bỏ sổ hộ khẩu thì cấp mới làm gì, nhưng tại sao lại thu, được quyền tự ý thu hồi sổ hộ khẩu của công dân? Sổ hộ khẩu là thứ tài sản của dân. Khi dân làm thủ tục đăng ký thường trú đã phải nộp phí, lệ phí. Công an thay mặt nhà nước cấp cho dân sổ hộ khẩu theo chức trách được giao, và thu tiền, chứ đâu phải cho không, miễn phí. Nói tóm lại, dân phải bỏ tiền ra mua, nên nó là tài sản chính đáng của dân. Công an lấy quyền gì mà thu hồi. Đừng nghĩ mình là người cấp, mình có liên quan thì mình muốn sao cũng được. Khi nó là tài sản chính đáng, trừ trường hợp dân đồng ý hiến, tặng, cho, biếu, thì hành động “thu hồi” là vi phạm pháp luật, chiếm đoạt tài sản của công dân. Công an muốn thu hồi, hãy chứng minh nó là tài sản của công an đi. Sổ hộ khẩu khi còn hiệu lực thì là cái cùm cái ách, nhưng sau ngày 1.7 thì lại là thứ kỷ vật, kỷ niệm, chứng tích về một thời. Dân chúng sẽ giữ nó, bảo quản nó, truyền cho con cháu, để các thế hệ sau biết được tiền nhân đã chịu cuộc sống đè nén như thế nào. Nó có thể sẽ là vật quý hiếm, cũng như bây giờ ai giữ được chiếc biển số xe đạp hoặc tấm phiếu phân phối hàng tết vậy. Đòi thu hồi là rất vớ vẩn. Đề nghị ông bộ trưởng công an ban ngay cái lệnh bãi bỏ thứ quy định ấy đi. Tới khi cuốn sổ hộ khẩu hoàn toàn mất tác dụng (ngày 31.12.2022) thì tự nó hoàn thành nhiệm vụ, còn nếu các vị cẩn thận, sợ thế lực thù địch lợi dụng, thì cứ cộp vào nó con dấu rõ to “hết tác dụng”. Thế là xong. (còn tiếp) Kỳ sau: Đòi cắt góc CMND. Nguyễn Thông
......

Ý nghĩa thật sự của 500.000 liều vaccine Trung Quốc gửi đến Việt Nam

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Tuấn Khanh Lời chỉ trích từ đại sứ quán Trung Cộng tại Việt Nam, hé mở cho thấy, việc Bắc Kinh gửi đến số lượng 500.000 liều sinopharm để chủng ngừa covid-19, mục đích lớn nhất là tuyệt đối dành riêng cho người Trung Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam, và đặc biệt là những người Trung Quốc sống gần các đường biên giới Trung-Việt. Nếu có người Việt Nam nào được thụ hưởng phần vaccine này, như trong thư được đại sứ quán Trung Quốc gửi đến chính quyền Việt Nam, chỉ là  “người Việt Nam sống trong các cộng đồng lân cận Trung Quốc, những người tham gia trao đổi thương mại và dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc đang ở và làm việc tại Việt Nam”. Tờ SMCP đưa tin hôm 25-6-2021. Điều này, khác với ngôn luận của nhiều tờ báo Việt Nam trong nước, vẫn tuyên bố rằng số lượng nửa triệu liều vaccine của Trung Quốc là “gửi tặng” cho Việt Nam. Thực chất đây là một thỏa thuận ngoại giao, với tính chất ưu tiên tuyệt đối cho người của Trung Quốc, còn phần khác phụ thêm ở Việt Nam là do có liên quan đến các yếu tố Trung Quốc. Có lẽ trong giai đọan gấp rút và thiếu thốn vaccine nên Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định dùng ngay và trước cho người Việt Nam không nằm trong khung thỏa thuận đó. Nên lập tức, đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội đã lên tiếng phản đối, và nói là chính quyền Việt Nam đã “thất hứa” trong các cam kết. Theo cam kết ban đầu, Việt Nam khi nhận được 500.000 liều sinopharm, sẽ phải gửi ngay đến 9 tỉnh phía Bắc, và chỉ tiêm cho “người Việt Nam sống trong các cộng đồng lân cận Trung Quốc, những người tham gia trao đổi thương mại và dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc đang ở và làm việc tại Việt Nam”. Trong thư phản đối của mình, tờ SCMP cho trích rằng Trung Quốc bất mãn vì Việt Nam đã thất hứa ưu tiên vaccine cho công dân Trung Quốc, và phải dứt khoát tiêm phòng trước các nhóm người khác. “Theo sự nhất trí của Trung Quốc và Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần cam kết rằng vaccine do Trung Quốc cung cấp trước tiên sẽ đến tay người Trung Quốc ở Việt Nam, và sau đó là người Việt Nam có kế hoạch làm việc tại Trung Quốc và người Việt Nam sống gần biên giới Trung Quốc”. Đại sứ quán Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố, “Nhưng các nhà chức trách Việt Nam đã không liên lạc với Trung Quốc theo sự thỏa thuận trên, trước khi công bố kế hoạch phân phối”. Tờ SCMP không bình luận gì thêm, nhưng tin tức cho thấy, rõ ràng là Trung Quốc đã theo dõi rất kỹ – với tâm trạng đã nhiều phần không vui – khi chính sách ngoại giao, chào mời mua vaccine của Trung Quốc thất bại ngay từ đầu ở Việt Nam. Cuối cùng, vaccine Trung Quốc chỉ chính thức được Bộ Y tế Việt Nam miễn cưỡng chấp nhận khi có sự cho phép kèm theo của WHO – nhưng là lại gắn thêm ghi chú rất nhạy cảm “phê duyệt có điều kiện”. Chính vì vậy khi lô 500.000 liều vaccine đến sân bay Nội Bài, nhất cử nhất động đều được Trung Quốc theo dõi rất kỹ để bắt bẻ, ngay khi Việt Nam bộc lộ sự cần thiết, xé rào chích trước cho người Việt Nam không liên quan. Được biết, sau khi có lời phản đối, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đồng ý ngừng ngay mọi hoạt động chích ngừa bằng sinopharm ngoài thỏa thuận, nhưng chưa có kế hoạch mới, cụ thể về việc phân phối vaccine cho người Trung Quốc tại Việt Nam. Tin cũng cho hay rằng, đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố nếu Việt Nam làm đúng thỏa thuận, thì nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình “Spring Sprout” (Chồi xuân) của Trung Quốc tại Việt Nam. Chương trình này theo quảng bá, là một chiến dịch toàn cầu nhằm chích vaccine cho công dân Trung Quốc đang sống và làm việc ở nước ngoài – bao gồm 120 quốc gia, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước. Theo quan điểm của Bắc Kinh, khi một người Trung Quốc sống ở bất cứ đâu được hưởng phúc lợi thì một số cư dân có liên quan đến người Trung Quốc cũng sẽ được như vậy. Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn đã căng thẳng trong những năm gần đây do các hành động của Bắc Kinh nhằm độc chiếm vùng Biển Đông giàu tài nguyên, mà Việt Nam là một trong quốc gia bị ảnh hưởng trực diện và thường xuyên. Bên cạnh đó, khi được Trung Quốc chào mời mua sinopharm trong chiến dịch ngoại giao vaccine của mình, Việt Nam đã im lặng, nhưng lại phê duyệt ngay việc sử dụng vaccine astra zeneca của Anh, và sputnik V của Nga. Vào giữa tháng 6-2021, Nhật Bản gửi tặng thêm 1 triệu liều vaccine AstraZeneca, bên cạnh 1 triệu liều, mà nước này đã gửi đến, như vỗ mặt Trung Quốc, khiến tình hình lại căng thẳng hơn. Trên tờ Bloomberg ghi nhận rằng người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã bày tỏ sự tức giận về việc Việt Nam không làm đúng thỏa thuận, dùng sai mục đích trong hành động và cả về mặt truyền thông trong vụ 500.000 liều sinopharm ưu tiên cho người Trung Quốc. “Việt Nam đã không thực hiện cam kết ưu tiên với Trung Quốc” là chủ đề – và cả hashtag – được tìm kiếm nhiều nhất ở twitter và weibo, vào giữa tháng 6, với hơn 230 triệu lượt xem và bình luận. Tuấn Khanh Tham khảo: - https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-06-25/vietnam-to-vaccinate-chinese-nationals-soon-after-complaints  
......

Ẩn đằng sau thứ “văn hóa chen lấn” đầy ô nhục kia là gì?

Đỗ Ngà Khi ra khỏi biên giới Việt Nam, cứ hễ thấy có người chen ngang hàng người đang xếp hàng trật tự thì y rằng, đó là người Việt Nam. Nếu là người có lòng tự trọng, ắt phải thấy điều đó nhục nhã vô cùng. Nói về vấn đề này người ta dùng một từ đơn giản “ý thức kém”. Thực chất, “ý thức kém” ấy chỉ là vẻ bề ngoài, ẩn bên trong đó là nhân cách con người bị thối rữa và trí tuệ bị chọc cho mù lòa. Hội tụ 2 yếu tố này lên một dân tộc trăm triệu dân là cả một kế hoạch lâu dài vô cùng thâm hiểm. Không thể xếp hàng, không đủ kiên trì để chờ đèn đỏ, hay văn hóa giành ăn nơi công cộng vv... nó đều cùng chung một bản chất. Bản chất của thứ văn hóa này được cấu thành thừ 2 phần: phần thứ nhất là cái tâm xấu; và phần thứ hai là trí tuệ lùn. Cái tâm xấu nó sinh ra tính ích kỷ, tính háo thắng, tính đố kỵ, và tính tham lam vv... Trí tuệ lùn là nó thể hiện ở tầm nhìn ngắn, thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái lợi lâu dài, thấy cái lợi cá nhân mà không thấy cái lợi cho cộng đồng. Nền giáo dục CS nó tạo ra đủ hai đặc tính tai hại đó cho đa số người dân Việt. Vụ người dân chen lấn tranh nhau để được chính ngừa thì trong đầu họ đã nghĩ gì? Điều họ nghĩ trước tiên là họ được sở hữu thứ người khác không được (tức tâm nặng tính hơn thua), tuy nhiên điều họ nghĩ tới đó là chính việc chen lấn ấy làm cho họ gặp nguy hiểm hơn cả việc họ không được chích ngừa (tức trí tuệ thì quá u mê). Tạo tâm xấu và triệt đi trí tuệ trên cho một con người thì đó là hại người, còn nếu làm điều đó với cả xã hội thì đó là chính sách ngu dân, hại cả dân tộc. Một nền giáo dục độc hại là hại cả dân tộc. Khi thông báo chích ngừa, một rừng người chen lấn tranh chích. Nếu nhìn từ trên cao nó chẳng khác nào đàn gà thả vườn, khi chủ nhà quẳng cho vài hạt thóc là chúng cắm đầu vào giành nhau. Tập tính đó của đàn gà thả vườn sẽ giúp cho chủ vườn dễ dàng trong vấn đề “bắt gà mần thịt” nếu họ muốn. Tương tự vậy, với một dân tộc mà chấu đầu tranh giành lợi ích trước mắt như đàn gà kia, thì ắt hẳn đám lãnh đạo CS rất hài lòng. Đàn gà thả vườn mà nếu xổng chuồng, nó chạy sang vườn khác thì nó vẫn giữ nguyên tập tính như vậy. Quẳng vài hạt thóc thì nó sẽ có đấu nhau chí tử tranh ăn mà quên rằng kẻ thù trên cao đang xem con nào ngon để bắt mần thịt. Dù đi đến đâu, nếu hình thành được cộng đồng người Việt (dù chỉ vài chục người) thì đặc tính tranh ăn vì vài hạt thóc vẫn xuất hiện. Và đó là yếu tố dẫn đến mọi phong trào đều có kết cục “tự hoại” mà không cần CS ra tay. Đó là nỗi đau, nhưng không thể không nói. Thật đáng buồn! -Đỗ Ngà-  
......

Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Lý Thái Hùng Nhật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua. Nhật Báo Apple Daily do Tỷ phủ Hong Kong Jimmy Lai sáng lập và chính thức phát hành số đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu, 1995 – hai năm trước khi Hong Kong được Anh Quốc trao trả lại cho chính quyền Trung Cộng vào ngày 1 tháng Bảy, 1997. Vì thế, trong bài Xã Luận số ra mắt, Jimmy Lai đã viết “chúng tôi sợ hãi, nhưng chúng tôi không muốn bị đe dọa bởi nỗi sợ hãi hoặc bị mờ mắt bởi sự bi quan” và trên trang nhất của số ra mắt, tờ báo đã đi hàng tít lớn: “Hong Kong tin tưởng vào tương lai của mình,” trở thành diễn đàn cổ võ cho nền dân chủ Hong Kong trong suốt 26 năm (1995-2021) qua. Niềm tin đó hiện đang bị thách đố khi Hong Kong bị Bắc Kinh phong tỏa bằng Luật An Ninh Quốc Gia, phiên bản Hong Kong, kể từ ngày 30 tháng Sáu, 2020, cách nay đúng 1 năm. Luật này nhằm trả thù những nhà hoạt động dân chủ Hong Kong và nhất là để ngăn chặn những cuộc biểu tình chống chính quyền, Bắc Kinh đã triệt để áp dụng bốn tội danh Ly khai, Lật đổ, Khủng bố, Thông đồng với các thế lực bên ngoài nhằm đe dọa an ninh quốc gia trong Luật An Ninh Quốc Gia để triệt hạ các nhóm đối lập. Bắc Kinh bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động như Agnes Chow, Ivan Lam, Joshua Wong cùng với 23 người khác trong phong trào Demosisto, quy kết họ về tội tổ chức biểu tình năm 2019 với những cáo buộc bạo động và thông đồng với các thế lực bên ngoài. Song song, Bắc Kinh nhắm đến các cơ quan truyền thông, các đảng phái chính trị đối lập. Tỷ phú Jimmy Lai, sáng lập viên của tờ Apple Daily đã bị bắt hai lần. Lần thứ nhất vào trung tuần tháng Tám, 2020 vì tội thông đồng với các thế lực bên ngoài theo Luật An Ninh Quốc Gia; nhưng ngay sau đó được tại ngoại. Nhưng đến đầu tháng Mười Hai, 2020, Jimmy Lai bị bắt trở lại, lần này với tội danh “gian lận,” vì bị cáo buộc là sử dụng bất hợp pháp trụ sở công ty Next Digital, công ty mẹ của tờ Apple Daily và lần này tòa án đã từ chối việc bảo lãnh tại ngoại. Đầu tháng Tư, 2021 tòa án Hong Kong đã đưa ông Jimmy Lai ra xét xử với hai vụ án nói trên, tổng cộng là 20 tháng tù giam và ra lệnh đóng băng tài sản của ông, cũng như đe dọa các tổ chức tài chánh rằng ai giao dịch với nhà hoạt động này sẽ đối diện với án tù từ 7 năm trở lên. Việc bắt giữ và đóng băng tài sản của ông Jimmy Lai vào tháng Tư, 2021 đã khởi đầu một chuỗi những áp lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh lên số phận của hơn 2.000 nhân viên đang làm việc trong hai công ty Next Digital và Apple Daily. Ngày 17 tháng Sáu, 2021 hơn 200 cảnh sát Hong Kong đã đột nhập vào tòa soạn Apple Daily và văn phòng công ty mẹ Next Digital bắt giữ Ryan Law (Tổng biên tập Apple Daily), Cheng Kim Hung (Tổng giám đốc điều hành) và 3 cán bộ khác của công ty. Cả 5 người này đã bị cáo buộc tội “thông đồng với lực lượng nước ngoài” qua 30 bài viết có nội dung kêu gọi các chính phủ và tổ chức nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt Hong Kong. Ngay sau khi 5 nhân vật cao cấp của công ty bị bắt giữ thì cổ phiếu của công ty Next Digital trên sàn giao dịch chứng khoán của Hong Kong bị đóng vĩnh viễn. Ngày 21 tháng Sáu, Hong Kong ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của ba công ty Apple Daily, Apple Daily Printing và AD Internet, tổng cộng là 18 triệu đồng Hong Kong (tương đương 2,32 triệu USD). Ban quản trị Next Digital đã yêu cầu Cục An Ninh Hong Kong tháo gỡ lệnh phong tỏa toàn phần hoặc một phần để công ty có tiền trả lương nhân viên, nhưng giới chức Hong Kong đã im lặng không phản hồi. Cuối cùng, Ban quản trị Next Digital đã quyết định ngưng phát hành tờ Apple Daily và thu  gọn nội dung hoạt động công ty mẹ là Next Digital để chờ ngày ra tù của Tỷ phú Jimmy Lai vào mùa Hè, 2023. Ngay sau khi tin tờ Apple Daily ra số cuối cùng vào ngày 24 tháng Sáu, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức tranh biếm họa và được chia xẻ rộng rãi với cảm xúc: “Họ nghĩ đã giết một quả táo (apple) nhưng họ không biết rằng hạt của nó đã ăn sâu vào trái tim của chúng tôi và một ngày nào đó cây táo sẽ được trồng lại.” Trong khi đó, cả thế giới đều lên án nhà cầm quyền Hong Kong và Bắc Kinh về những thủ đoạn triệt hạ tờ Apple Daily. EU đã lên tiếng: “Việc đóng cửa Apple Daily cho thấy rõ Luật An Ninh Quốc Gia do Bắc Kinh áp đặt đang được sử dụng như thế nào để kìm hãm quyền tự do báo chí và quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Hong Kong.” Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng đã lên tiếng: “Sự áp bức gia tăng của Bắc Kinh đến mức Apple Daily, một pháo đài rất cần thiết của nền báo chí độc lập tại Hong Kong phải đóng cửa – Đây là ngày đáng buồn cho tự do báo chí ở Hong Kong và trên toàn thế giới.” Sự kiện Apple Daily chấm dứt phát hành ngay trước khi Bắc Kinh tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc và kỷ niệm 1 năm ngày ban hành Luật An Ninh Quốc Gia vào đầu tháng Bảy tới, cho thấy là Tập Cận Bình muốn răn đe dư luận Hong Kong rằng cái gọi là “Một quốc gia – Hai thể chế” không còn nữa. Tuy nhiên, trong bài xã luận số ra đầu tiên cách nay 26 năm, Tỷ phú Jimmy Lai, nhà kinh doanh thành công với chuỗi quần áo Giordano, đã mạnh dạn xây dựng tờ Apple Daily với cam kết “bất chấp nỗi sợ hãi,” thì những hạt mầm của trái táo đã gieo trồng trong thời gian qua, chắc chắn sẽ đơm bông kết trái để làm sống lại Hong Kong bằng những cuộc biểu tình hàng triệu người vì tương lai của nền dân chủ Hong Kong và Châu Á. Lý Thái Hùng  
......

Câu chuyện cách ly mùa dịch tại Việt Nam

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân Số ca lây nhiễm Covid-19 vào ngày 26 tháng Sáu, 2021, tức đúng hai tháng sau khi đợt dịch thứ tư bộc phát từ ngày 27 tháng Tư, cả nước lần đầu tiên đạt kỷ lục 845 ca trong đó riêng tại TP.HCM lên đến 724 ca. Những biện pháp cách ly hay giãn cách dường như không còn mấy hiệu quả vì mầm dịch đã lan đầy trong xã hội. Tuy cách ly trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành là biện pháp gần như bắt buộc mà quốc gia nào cũng phải áp dụng để chống lại sự lây lan trong cộng đồng, nhất là trong thời gian đầu. Tuy nhiên tại Việt Nam gần đây, biện pháp cách ly lại gây ra nhiều phiền toái không đáng có cho người bệnh lẫn người cần theo dõi. Câu chuyện cách ly của anh Thành Nguyễn về Cần Thơ từ Manila (Phi Luật Tân) ngày 28 tháng Tư được kể lại trên Đài Á Châu Tự Do, đã phơi bày cho người ta thấy tất cả sự thật không có gì tốt đẹp như lời khoa trương của nhà cầm quyền Việt Nam. Theo lời kể lại của anh Thành Nguyễn, người trong cuộc cũng là nạn nhân, cho dù anh không bị dính Covid-19 nhưng theo đúng luật anh phải đi cách ly 21 ngày thay vì 14 ngày như trước đây. Điều này được mọi người trên chuyến bay chấp nhận; nhưng thật khó hiểu khi thời gian cách ly bị đẩy dần lên đến 49 ngày. Trong một xã hội bình thường, kiểu cách ly tùy tiện áp đặt này sẽ đưa kinh tế đến chỗ sụp đổ. Khi đọc hết qua những điều chia xẻ của anh Thành, người ta thấy việc nhà nước Việt Nam chống dịch theo mục tiêu kép “diệt dịch bệnh đồng thời phát triển kinh tế” hoàn toàn chỉ là hô hào khẩu hiệu. Tới thời của Thủ Tướng Phạm Minh Chính lại cho thấy nỗ lực chống dịch của CSVN đúng là như chống giặc. Tưởng cũng nên nhắc lại trong buổi họp chính phủ tháng Tư vừa qua, ông Phạm Minh Chính tuyên bố như một tư lệnh chiến trường: “Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công.” Trong những ngày nóng bỏng của tháng Sáu, ông Phạm Minh Chính chưa cho thấy ông chủ động tấn công ra sao, bằng vũ khí gì mà người ta chỉ thấy lệnh phong tỏa tung ra hàng loạt khắp nơi. Có thể thấy gì qua lời kể lại của anh Thành? 1/ Biện pháp cách ly rất máy móc thay vì phải uyển chuyển trong mục đích phục vụ người dân và bảo vệ cộng đồng. Anh Thành và những người đi cùng chuyến bay từ Manila về cứ nghĩ là mình sẽ cách ly 21 ngày theo quy định mới nhất là coi như xong. Nhưng chuyện không đơn giản như vậy. Mà họ phải trải qua ít nhất vài lần di chuyển từ nơi này đến nơi khác với tổng cộng 49 ngày trong trại cách ly của quân đội trong tỉnh Sóc Trăng. 2/ Dùng ngáo ộp công an để bịt miệng người dân. Với số ngày cách ly gần gấp 3 lần theo quy định, tâm lý con người bị ảnh hưởng nặng nề vì thấy mình bị đối xử không như một công dân bình thường. Khi có người gọi điện thoại cho Sở Y Tế Sóc Trăng và cả Bộ Y Tế để phàn nàn thì không được giải quyết hợp lý; gọi nhiều lần còn bị cán bộ đe dọa sẽ cho công an vào cuộc để điều tra. 3/ Không có tình người và không quan tâm gì đến đời sống gia đình người bị cách ly. Thời gian cách ly càng dài gia đình họ càng điêu đứng, vì vừa phải lo nuôi thân nhân trong trại vừa lo cho mình. Bản thân người trở về cũng bị mất việc hoặc khó kiếm việc làm để phụ giúp gia đình. 4/ Làm tiền người dân. Trại cách ly của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Sóc Trăng tính tiền ăn mỗi ngày 80.000 đồng, phí sinh hoạt 40.000 đồng/ngày cộng với 700.000 đồng một lần xét nghiệm (7 lần). Tính ra anh Thành đã mất gần 10 triệu đồng cho thời gian cách ly. Đây là một lối moi móc tiền hợp pháp mà chỉ có cán bộ cộng sản mới làm được, ngay trong thời gian người dân chống chỏi một cách khó khăn với dịch bệnh khi chưa biết đến bao giờ mới được chích ngừa. Trái với những lời khoe khoang của nhà cầm quyền cộng sản được khuếch đại từ Ban Tuyên Giáo, kiểu chống dịch này chỉ có hiệu quả khi mức độ lây lan còn ít và chưa lan tỏa trong cộng đồng. Vì thế trong các đợt lây nhiễm lần 1,2 và 3 trước đây, áp dụng kiểu cách ly này đã mang lại thành công. Nay với đợt thứ 4, mầm bệnh lan rộng trong xã hội, cách ly kiểu này không còn hạn chế được dịch mà còn tạo cơ hội cho cán bộ kéo dài thời gian để chấm mút. Mặt khác, tình trạng này cũng làm cho cán bộ lãnh đạo lúng túng vì đã quen với hào quang thành công và thói quan liêu chống dịch trong những đợt trước. Điều này cũng cho thấy khả năng quản lý hành chính, quản lý y tế phòng ngừa của chính phủ là con số 0. Khả năng ấy ngày càng tệ hại và phát triển theo biến chứng của con virus! Với tình hình hiện nay, để nhanh chóng diệt dịch và miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần phải thay đổi cách chống dịch và cách ly xã hội. Một là chấm dứt những tuyên truyền mị dân như kiểu nói “về cơ bản, tỉnh A đã kiểm soát được dịch” hay “khoảng 10 ngày nữa thành phố B sẽ đẩy lùi dịch.” Những kiểu nói này chỉ phô diễn thành tích chống dịch “bằng cửa miệng” trong khi thực chất người dân muốn biết rõ là chính quyền đã lo vaccine tới đâu, hay cứu giúp những bà con nghèo như thế nào là điều quan trọng. Hai là nên thay đổi cách cô lập những khu vực khi có một người bị tình nghi lây nhiễm vì chỉ làm cho đời sống của người dân trong khu vực gặp quá nhiều điều khó khăn. Việc kêu gọi người dân “giãn cách” để tránh lây lan nhưng nên đẩy mạnh việc thử nghiệm Covid-19 một cách đại trà như các quốc gia Phương Tây đã làm, để ngăn chặn trước những mầm bệnh trong xã hội. Ba là chính quyền trung ương nên công bố gói cứu trợ đợt II đối với những người dân nghèo hay lao động bị mất việc như đã từng bỏ ra 65.000 tỷ đồng cứu trợ trong đợt I vào tháng Sáu, 2020. Đợt dịch của năm 2020 chỉ lây lan khoảng hơn 30 tỉnh thành, nay đã lên đến gần 50 tỉnh thành mà viễn cảnh kiểm soát được dịch vẫn còn quá khó khăn. Nói tóm lại, lãnh đạo Hà Nội hãy chấm dứt những tuyên bố mang tính tuyên truyền mị dân. Hãy nói thật về sự kiêu ngạo “đã kiểm soát được dịch” dẫn đến sự chậm trễ trong việc đàm phán mua vaccine so với các nước khiến cho Việt Nam không thể nào đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021. Có nói thật và sám hối những sai lầm như vậy, người dân mới có thể hợp tác để cùng nhau vừa chống dịch, vừa tự khắc phục những khó khăn chung của xã hội. Chính phủ của ông Phạm Minh Chính thiếu một lời xin lỗi đối với người dân về thảm trạng Covid-1 19 hiện nay. Phạm Nhật Bình — Tham khảo: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/53-day-quarantine-journey-of-a-returnee-during-covid-19-06222021184706.html XEM THÊM: Việt Nam có nên tiếp tục “chống dịch như chống giặc”? Việt Nam đã mất khả năng kiểm soát lây lan Covid-19 trong cộng đồng? Làm sao cứu đói bà con nghèo trong thời gian cách ly?  
......

Trường đại học không phải là một nồi lẩu thập cẩm

Nguyen Ngoc Chu Tin ông Lê Quân, Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, vừa được bổ nhiệm là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – là một tin không vui cho nền đại học Việt Nam. Được biết ông Lê Quân có học vị tiến sĩ khoa học quản trị, trước đây đã từng kinh qua các vị trí liên quan đến giáo dục đại học như Trưởng Bộ môn Quản trị nguồn nhân lực (Trường Đại học Thương mại), Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội), Trưởng Ban Tổ chức cán bộ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhưng từ khi giữ chức Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, rồi Phó bí thư tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, thì thực chất ông Quân đã rời xa “cánh đồng” giáo dục đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội giữ một vị thế rất quan trọng, vì bao gồm 8 đại học thành viên, trong đó có Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây – là một đại học danh tiếng của miền Bắc Việt Nam. Nếu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là một nhà khoa học đêm ngày lo nghiên cứu khoa học, thì sẽ dẫn dắt cả Đại học Quốc gia Hà Nội đêm ngày lo nghiên cứu khoa học. Nếu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là một nhà buôn, thì sẽ dẫn dắt cả Đại học Quốc gia Hà Nội đêm ngày đi buôn. Nếu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là một người đêm ngày đam mê chức tước thì sẽ dẫn dắt cả Đại học Quốc gia Hà Nội đêm ngày lo chức tước. Các đại học danh tiếng, Hiệu trưởng là những nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng. Đại học Quốc gia Hà Nội đã gần 10 năm không có Giám đốc là một nhà khoa học tự nhiên, càng không phải là các nhà khoa học dẫn đường. Nhìn vào các Giám đốc và Hiệu trưởng của các trường đại học Việt nam đều là “chính khách” và “á chính khách” – thì biết rằng Việt Nam sẽ không có giải thưởng Nobel, không sản xuất được vũ khí hiện đại, không có được những phát minh nguồn xuất sắc. Thôi thì, có thể biến bộ trưởng thành bí thư tỉnh, biến bí thư tỉnh thành bộ trưởng, nhưng xin hãy tha cho ngành đại học. Đã theo nghiệp chính trị, thì không còn khả năng dẫn dắt nghiên cứu khoa học. Trường đại học không phải là một nồi lẩu thập cẩm mà ai cũng có thể tham gia, càng không thể tuỳ tiện ngồi vào vị trí Hiệu trưởng. Biến trường đại học thành chiếu nghỉ chân của chính khách là giết chết nền khoa học và giáo dục Việt Nam./.
......

Vắc-xin made in Vietnam, giữa các nghi vấn không lời đáp

Tuấn Khanh   Tin từ báo chí nhà nước Việt Nam loan đi, nói rằng vào ngày 15-6-2021, công ty Thông tin Công ty Nanogen có công văn “Xin cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Nanocovax”. Nghe có vẻ như công ty đăng ký sản xuất vaccine có thương hiệu made in Vietnam đã sẳn sàng để ra mắt. Tin này đang gây chú ý khắp nơi vì có lẽ trong nguy nan, dường như nguồn cứu viện đã xuất hiện kịp thời. Thế nhưng nhiều chi tiết lộ ra, khiến dân chúng hoang mang. Trong công văn gửi đích danh cho thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ sinh học dược Nanogen nói rằng “Dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vắc – xin Nanocovax đạt 99,4%. So sánh với các loại vắc-xin khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn. Dù vậy, giá bán dự kiến hiện đang thấp nhất thế giới, chỉ với 120.000 đồng/liều”. Bên cạnh việc vui mừng của một số người, vẫn có nhiều ý kiến – đặc biệt là giới chuyên gia y tế, sinh học, miễn dịch… thắc mắc vì sao công ty Nanogen công bố rõ – theo nguyên tắc bằng y văn – thành quả thử nghiệm của mình để dân chúng yên tâm hơn. Trước đó, một số báo nhà nước đã nhanh tay ca ngợi theo lời của công ty Nanogen, và khẳng định rằng vắc xin này sẽ là thứ tốt nhất, đáng tin tưởng với người Việt Nam. Thậm chí giới dư luận viên cũng rộ lên lời ca ngợi sớm thành quả này như một Việt Nam xuất chúng đáng tự hào. Có nhiều ý kiến bình luận trên mạng xã hội rằng, công ty Nanogen gửi công văn lên chính phủ, vì quá nóng lòng khi thấy tập đoàn Vingroup cũng nhảy vào thương vụ lớn này, khi gấp rút thành lập công ty Vinbiocare vào đầu tháng 6-2021, để tiến vào lãnh vực sản xuất vắc xin. Có thể sợ bị mất thị phần, nên Nanogen đã liều lĩnh đòi đi trước, khi khả năng chưa đủ. Một ngày sau khi nhận thư đòi cho sản xuất vắc xin made in Vietnam, phản hồi từ Bộ y tế như gáo nước lạnh, dập tắt ước mơ này của công ty Nanogen. Trả lời báo chí, tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang – Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) bác bỏ và khẳng định phía Bộ Y tế không thể nóng vội, vì không nhận được từ công ty Nanogen bất kỳ dữ liệu chi tiết và cụ thể nào về tính an toàn, tính sinh miễn dịch và đặc biệt là hiệu lực bảo vệ của vắc xin nói trên. Ông Quang còn nói rằng nếu cho phép, sau này Bộ Y tế không biết phải giải trình như thế nào với xã hội. Tức mọi thứ, cho tới nay chỉ như chỉ là nghe thấy từ phát ngôn của công ty Nanogen, không ai biết gì, ít nhất qua bản công bố báo cáo khoa học. Thậm chí bản ghi âm phỏng vấn nhanh của báo Người Lao Động với ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty Nanogen khiến nhiều người càng nghi ngờ, khi thấy cách trình bày của ông Nhân rất lờ mờ. Dư luận trong nước cũng bùng lên trên các trang mạng, sau lời từ chối nhanh và công khai bất ngờ này của Bộ Y tế. Nhiều người nói rằng Bộ Y tế thận trọng là đúng, nhưng cũng có người bình luận hóm hỉnh rằng“muốn bứt phá với anh Vượng à (chủ tập đoàn Vingroup), không dễ đâu”. Tuy nhiên, đáng nói, vào ngày 24-6-2021, trên mạng facebook bỗng xuất hiện tuyên bố của bà Hồ Thị Hồng Nhung, có chức danh tiến sĩ ngành Vi sinh Miễn dịch, Đại Học Huế, khẳng định vắc xin Made in Vietnam của công ty Nanogen chỉ là một cú lừa. Nguyên văn, bà Nhung viết như sau: “Cty Nanogen chưa bao giờ sản xuất vaccine. Việc sản xuất vaccine yêu cầu cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP sản xuất thuốc tiêm. Đội ngũ sản xuất vaccine là đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp, kinh nghiệm về sản xuất, kiểm định, đảm bảo chất lượng, bảo quản, động vật thí nghiệm… vô cùng tốn kém. Nhân sự là điều kiện khó nhất và ở Việt Nam nhân viên đẳng cấp này vô cùng hiếm. Tôi không tin vào thông tin Nanogen đã nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine ngừa Covid 19 cũng như không tin vào bất kỳ thông tin nào Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất vaccine ngừa Covid 19 thành công “. Không chỉ vậy, trong cách nói của mình, tiến sĩ Hồ Thị Hồng Nhung như khẳng định rằng cái gọi là công ty Nanogen này luôn nói dối, lừa đảo. Bà dẫn chứng rằng khi dịch H5N1 vừa xảy ra trên thế giới, công ty này từng tuyên bố đã giải mã được virus. Nói về vụ sản xuất vắc xin, bà nhắc rằng từ lúc tuyên bố sản xuất vắc xin cho đến giờ, công ty Nanogen chưa bao giờ giới thiệu đội ngũ khoa học của họ là gồm những ai, và ai là đang đứng đầu công trình nghiên cứu này. Đó là chưa nói việc công ty Nanogen bị coi là tự thông tin lập lờ là vắc xin của họ được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) chấp nhận. Mọi thứ như đang mở ra nhiều suy nghĩ, cùng với các câu hỏi đơn giản, và có vẻ như chính các quan chức cũng bị một phen bất ngờ khi lâu nay, biểu lộ vui mừng đến khắp nơi. Thậm chí, người ta cũng từng chuyền tay nhau xuýt xoa hình ảnh phó thủ tướng Vũ Đức Đam trật vai áo cho chích thử nghiệm hàng“made in Vietnam”. Câu hỏi được đặt ra, thật sự nếu mọi thứ là dối trá, thì sao họ liều lĩnh bất ngờ vậy? Chỉ có một đáp án duy nhất có thể: Đó là một thương vụ, đem lại lợi nhuận khổng lồ và một lời nói dối tỏa sáng, nhanh tay đặt trên sinh mạng dân tộc Việt Nam. Theo lời tự quảng cáo của công ty Nanogen, thì công ty này có tên đủ là Công ty CP công nghệ sinh học dược NANOGEN, hoạt động từ năm 1998; chuyên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công các tiến bộ của ngành công nghệ sinh học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong việc sản xuất nguyên liệu dược và thành phẩm thuốc tiêm đặc trị từ công nghệ DNA/protein tái tổ hợp hàng đầu trong khu vực Châu á Thái Bình Dương. Nhà máy sản xuất của doanh nghiệp này nằm trong Khu công nghệ cao TPHCM. Tuấn Khanh    
......

NanoCovax – Những câu hỏi chưa tìm ra lời đáp!

Vu Hong Nguyen Trong thời gian qua mình nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn xoay quanh một sản phẩm vaccine Việt Nam tên là NanoCovax của công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen. Các câu hỏi thường xoay quanh vấn đề là vaccine NanoCovax có tốt không? Có an toàn không? Và so với các vaccine khác trên thế giới hiện nay thì thế nào? v.v… Thực sự những câu hỏi này đối với mình khó như “lên trời” vì cho đến giờ này mình chưa nhìn thấy bất cứ số liệu khoa học nào công bố từ nhóm nghiên cứu này! Vài tuần trước mình thấy báo chí đưa tin là vaccine đã thành công vang dội ở thử nghiệm lâm sàng pha 2 và chuẩn bị sang pha 3. Nhưng cũng vậy, tất cả những thông tin về vaccine này đều vẫn đến từ các trang báo “phổ thông,” và vẫn không có một thông tin khoa học chi tiết nào để một người làm trong ngành nghiên cứu vaccine hoặc một tổ chức y tế nào đó có thể đánh giá một cách khách quan. Đến hôm nay, mình khá bất ngờ khi đọc tin thấy rằng công ty Nanogen trình “Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc xin Việt Nano Covax” chỉ sau hơn 10 ngày bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng! Có bạn cho rằng do nhóm nghiên cứu sợ bị “đánh cắp công nghệ” nên họ đã không để bất cứ thông tin nào của vaccine “lộ” ra ngoài. Đối với mình lời giải thích này là không hợp lý vì trong thời đại khoa học hiện đại ngày nay nếu bạn phát minh ra một cái gì đó mới mẻ thì bạn có thể đăng ký bản quyền (patent) để được luật pháp bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn hoặc của công ty bạn mà người khác hoặc công ty khác không thể “copy” được. Tất cả các vaccine thông dụng hiện nay trên thế giới, trước khi được chấp thuận sử dụng ra cộng đồng, đều có những công bố khoa học với những kết quả nghiên cứu rất chi tiết về các thử nghiệm tiền lâm sàng (trong phòng thí nghiệm hoặc trên động vật) và các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 1,2,3 trên người. Các nhà khoa học trên thế giới đều có điều kiện tiếp cận với các thông tin nghiên cứu này, họ có quyền khen, chê, góp ý cho cách thiết kế thí nghiệm, cách thu nhận số liệu, cách phân tích đánh giá, cách đưa ra kết luận dựa trên số liệu hiện có, v.v… hoặc thậm chí nếu họ nghi ngờ về cách phân tích, đánh giá của nhóm tác giả thì họ có thể liên hệ trực tiếp để xin truy cập số liệu gốc để tính toán lại. Việc minh bạch số liệu như thế này là rất cần thiết trong nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu đã tới giai đoạn ứng dụng lên người vì khi những nghiên cứu vẫn còn trụ vững được qua các đánh giá, phê bình, phản biện bởi các nhà khoa học có chuyên môn thì giá trị của nó sẽ hơn hẳn và ngay chính nhóm tác giả nghiên cứu cũng sẽ học hỏi được nhiều thứ từ những sự “gay gắt” đó để tối ưu hóa sản phẩm, nâng cao tính an toàn và hiệu quả cho chính sản phẩm của họ. Các vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới như PfizerBioNTech, Moderna, AstraZeneca, Johnson&Johnson, v.v… đều phải “lên thớt” nhiều lần trước khi có thể được một tổ chức y tế như FDA của Mỹ hoặc EMA của châu Âu chấp thuận cho phép sử dụng khẩn cấp. Do vậy, khi chỉ dựa lên thông tin công bố trên báo “phổ thông” là “Nanogen cho biết dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vắc xin Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vắc xin khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn.” mà có thể “đặt niềm tin” ở NanoCovax thì thật là “ngây thơ”… Để đánh giá được vaccine này có thể “sử dụng được an toàn và hiệu quả” hay không dưới mắt các nhà khoa học còn cần biết nhiều thứ khác nữa như: khả năng sinh miễn dịch này có đặc hiệu không? Kháng thể được tạo ra bởi phản ứng miễn dịch này có “nhận ra” được virus (và các biến thể mới của nó) hay không? Kháng thể có thể bám và “trung hòa” được virus để ngăn chúng nhiễm vào tế bào hay không? Kháng thể có thể duy trì trong người được chích vaccine là bao lâu? Người chích vaccine có những triệu chứng phụ nào, tỉ lệ ra sao? So sánh với nhóm đối chứng thì hiệu quả vaccine là bao nhiêu phần trăm? v.v… Những số liệu này cho đến nay của Nanocovax hoàn toàn không được tìm thấy ở bất cứ công bố khoa học nào cho các thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng pha 1,2. Ngoài ra, chỉ sau hơn 10 ngày bắt đầu pha 3 thử nghiệm lâm sàng thì lời đáp cho các câu hỏi trên cho kết quả pha 3 là hoàn toàn không thể biết được! Do vậy, theo mình nhận xét thì việc “Kiến nghị cấp phép khẩn cho vắc xin Việt Nano Covax” trong lúc này là một việc làm rất “hời hợt” của công ty Nanogen khi chưa chứng minh được một cách rõ ràng tính “an toàn” và “hiệu quả” của vaccine. Mình hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Ngô Quang, phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, cho rằng “để quyết định có cấp phép khẩn cấp hay không, Bộ Y tế cần có các dữ liệu khoa học.” Bạn có thấy lạ khi người ta tìm ra tình trạng đông máu hiếm gặp của vaccine AstraZeneca hồi tháng 4 vừa qua và hiện nay người ta đang đặt nghi vấn lên những ca viêm tim (myocarditis) gặp phải của người trẻ khi chích vaccine dạng mRNA (của PfizerBioNTech hoặc Moderna)? Nhưng hầu như chúng ta không nghe gì về các triệu chứng phụ của các vaccine Trung Quốc hoặc Nga dù rằng chúng đã được sử dụng rất nhiều. Sự “minh bạch thông tin” đã tạo những khác biệt này đó các bạn. Không có một thứ nào trên thế gian này là hoàn hảo, nhất là được tạo ra bởi bàn tay con người, nhưng nếu bạn không dám đem nó ra ánh sáng để bạn (hoặc người khác chỉ cho bạn) thấy được những vết rạn nứt thì bạn sẽ mãi không thấy thiếu sót của nó. Có bạn nói với mình là do đề tài nghiên cứu NanoCovax kết hợp với bên quân đội nên số liệu nghiên cứu thuộc dạng “bí mật quốc gia”! Thế thì… đừng kêu mình làm “thầy bói mù sờ voi” nhé! Đối với các nhà khoa học thì việc đánh giá này không thể dựa vào những lời hoa mỹ trên báo phổ thông đâu các bạn! Bảo trọng nhe bà con! TS Nguyễn Hồng Vũ — tham khảo: – https://nanogenpharma.com/products/nanocovax-141.html – https://clinicaltrials.gov/ct2/show/study/NCT04683484? (Thử nghiệm lâm sàng pha 1,2 của NanoCovax) – https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04922788? (Thử nghiệm lâm sàng pha 3 của NanoCovax) – https://tuoitre.vn/vac-xin-trong-nuoc-an-toan-khong-co-bien-co-bat-loi-nghiem-trong-20210219212338551.htm? – https://thanhnien.vn/doi-song/vac-xin-covid-19-nanocovax-co-the-dat-hieu-qua-90-1402299.html? – https://tuoitre.vn/kien-nghi-cap-phep-khan-cho-vac-xin-viet-nano-covax-20210622142418776.htm? – https://tuoitre.vn/dai-dien-bo-y-te-kien-nghi-cap-phep-vac-xin-nano-covax-la-nong-voi-chua-day-du-du-lieu-khoa-hoc-20210622190950296.htm?
......

Vaccine Việt, một niềm ngạo nghễ mới

Cánh Cò – RFA Trong đại dịch Covid-19 niềm hy vọng ngăn chặn bước tiến của con virus duy nhất là trông cậy vào vaccine. Nước Mỹ vẫn là người đi đầu vì có quá nhiều nhà khoa học trong hệ thống y khoa, các công ty dược phẩm nổi tiếng đa số đến từ Mỹ và lần này nước Mỹ may mắn tìm và sản xuất vaccine nhanh hơn dự kiến rất nhiều nhờ vào sự tận tụy của các cơ quan chống dịch như CDC / FDA hay ACIP. Các công ty dược phẩm đã nhanh chóng được phê duyệt sau khi chứng minh những quy trình nghiêm ngặt. 5 quy trình không thể thiếu đối với việc sản xuất vaccine tại Mỹ cũng như hầu hết các nước EU đó là: 1. Nghiên Cứu. Được xây dựng dựa trên các nghiên cứu về virus Corona khác. 2. Nhóm làm việc Đánh giá an toàn khoa học từ các Tiểu bang / đánh giá độ an toàn và hiệu quả. (Oregon, Washington, California, Nevada) 3. Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1: Vaccine có an toàn không? Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2: Vaccine có tác dụng không? Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3: Vaccine có an toàn VÀ có tác dụng không? Các giai đoạn nghiên cứu lâm sàng được thực hiện gối đầu lên nhau. 4. Đánh giá của FDA đã xem xét các dữ liệu và cấp Giấy Phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA) để sử dụng vaccine này. – Đồng thời còn có Đánh Giá của Ủy Ban Cố Vấn về Thực Hành Tiêm Chủng (ACIP) khuyến cáo những ai nên tiêm vaccine này. 5. Pfizer và Moderna sau khi tiến hành các bước và được chấp thuận mới tiến hành việc chế tạo vaccine. Biết qua những thủ tục an toàn tuy rườm rà nhưng cần thiết này chúng ta mới có khái niệm về một liều lượng vaccine khi tiêm vào cơ thể sẽ có tác dụng nhất định như thế nào và tác dụng ấy được các nhóm nhà khoa học chuyên nghiệp tiến hành ra sao. Vaccine là loại thuốc chủng luôn có hai mặt: tích cực và tiêu cực bởi nó được lấy từ chính con virus gây bệnh mà thí nghiệm cũng như làm giảm độc lực của chúng trước khi tiến hành chế tạo vaccine nên những biến chứng nguy hiểm của nó nếu không nghiên cứu lâm sàng một cách nghiêm túc sẽ cho ra những hệ quả nguy hiểm và khó đoán định. Việt Nam vừa công bố đã thành công trước một loại vaccine mới và yêu cầu Thủ tướng nhanh chóng cấp phép để tiến hành việc tiêm chủng. Vấn đề được đặt ra: Thủ tướng biết gì về vaccine mà cấp phép? Người dân tuy kiến thức về tiêm chủng còn sơ sài vẫn mang máng biết được sự sai trái trong tờ đơn gửi Thủ tướng này. Đáng ra Công ty Nanogen phải tiến hành các bước trước những hội đồng uy tín do Bộ Y Tế chịu trách nhiệm đề cử thì công ty lại giao cho một hội đồng có tên “Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học” Liệu cái “Hội đồng đạo đức” tuy phẩm hạnh cấp quốc gia này có trang bị đủ kiến thức để đánh giá các bước nghiên cứu hay chỉ là một dạng “hồng hơn chuyên” hay “ngạo nghễ” mà Việt Nam hiện rất thích sử dụng trong các biến cố, kể cả biến cố y tế dịch bệnh. Người dân đã thấm đòn sản phẩm Made in China và không ai chịu chấp nhận vaccine Sinopharm. Dù nghi ngờ nhưng chúng ta phải thừa nhận Trung Quốc thừa nhân tài hơn Việt Nam rất nhiều nhưng cái mà họ thiếu là uy tín. Từ chính trị tới kinh tế và bây giờ là y tế, cái thiếu thốn nghiêm trọng ấy làm cho bất cứ sản phẩm nào của tàu cũng bị săm soi huống chi là Việt Nam, vốn nổi tiếng có một hệ thống y tế tiêm chủng toàn những điều tệ hại và cũng là nơi có con số Giáo sư Tiến sĩ chợ trời cao ngất ngưỡng thì hỏi sao người dân không tin tưởng vào tín nhiệm mà một công ty cố tâm dàn xếp. Ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ sinh học dược Nanogen, trong đơn “Xin cấp phép khẩn cấp cho vắc-xin Nanocovax, gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, khả năng sinh miễn dịch của vaccine Nano Covax đạt 99,4%. Nếu so sánh với các loại vaccine khác trên thế giới là không hề thua kém và có phần cao hơn. Dù vậy, giá bán dự kiến hiện thấp nhất thế giới, chỉ với 120.000 đồng/liều. Nghe kết quả nghiên cứu này người có một chút kiến thức cũng phải che miệng cười về quả “tạc đạn” mà ông Hồ Nhân mang từ Mỹ về. Con số 120 ngàn đồng /liều mà ông đưa ra dụ chính phủ khiến người ta nhớ lại vụ kiện của tập đoàn đa quốc gia Roche tố cáo Nanogen vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ với thuốc điều trị viêm gan siêu vi B và siêu vi C năm 2010. Thời điểm đó, ông Nhân khẳng định mình không vi phạm quyền được bảo hộ trí tuệ sản phẩm của Roche. Trong khi đó, với cùng chức năng điều trị nhưng thuốc tiêm Pegnano của Nanogen có giá bán chỉ bằng 1/3 giá thuốc nhập. Có lẽ công ty Nanogen nóng lòng muốn mang vaccine ra thị trường sau khi có tin Chủ tịch hạ viện Nhật, ông Ashima Tadamori khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ để tất cả người dân được tiêm vaccine Covid-19. Nếu ra muộn thì vốn liếng kể cả tiếng tăm mà công ty nóng lòng muốn có sẽ cuốn theo chiếu gió, nhất là cái Hội đồng Đạo Đức rồi đây sẽ không biết làm gì cho hết thời gian nhàn rỗi. Dù sao thì cũng nên cho Nanogen một điểm A về nỗ lực tìm ra vaccine chống Covid-19, chỉ một lỗi nho nhỏ nhưng sơ đẳng làm cho công ty này rơi tự do: đánh giá sự hiểu biết của người dân quá thấp và vì vậy không ai chấp nhận một hành vi đặt cái cày trước con trâu. canhco’s blog  
......

Quân Bất Lương!

Phạm Minh Vũ Nguyễn Thế Dũng, phó bí thư đảng ủy Chủ tịch phường 14-Gò Vấp- Thành hồ.   Ngày hôm qua 23/06 Dũng ký một thông báo rằng: nghiêm cấm các hoạt động thiện nguyện, phát cơm, phát quà và tiền cho những người nghèo, người vô gia cư , khó khăn ngoài đường hay tại nhà.   Dũng lên cót rằng: nếu ai muốn phát tiền phát cơm thì hãy tới xin hướng dẫn từ Mặt trận tổ quốc. Và chốt lại thông báo Dũng đe dọa nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật (phạt tiền hay ở tù).   Nguyễn Thế Dũng, một đảng viên cộng sản, một tay có bằng cao cấp lý luận chính trị, một chủ tịch phường ra một quyết định thật bất lương và vô nhân đạo.   Dũng có biết rằng, gần 1 tháng qua, ở ngay Gò Vấp có hàng vạn người sống nhờ bằng những phần quà, những hộp cơm ăn vội của Mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cứu trợ cho người nghèo không?   Dũng có biết rằng, đã có hàng ngàn người kể cả thanh niên phụ nữ gần một tháng qua liên tục đăng trên các group facebook, zalo để xin cơm, xin sữa cho bé sơ sinh vì dịch bệnh họ gần như đã kiệt quệ, tiền trọ không có mà đóng, không có cơm mà ăn phải đi xin vậy mà Dũng lại chặn đường sống của những người đó, lương tâm ở đâu?   Dũng có bao giờ lượn một vòng quanh phố, có bặt gặp Bà cụ phải bái lạy người đã cho Bà hộp cơm, tay cụ không còn sức để mở hộp cơm mà ăn, miệng ríu rít cám ơn và xin thêm hộp nữa vì mấy ngày chưa có gì ăn chưa?   Dũng có chứng kiến cảnh những người vô gia cư, co ro vì lạnh và đói khi cơn mưa bất chợt ùa về, họ phải nép tạm vào mái hiên của cửa hàng tạp hóa, phải tựng lưng vào nhau vì chật, đã mấy hôm họ đi nhặt ve chai mà không đủ 10.000 để bán vì ve chai cũng ‘’ế’’ quá chừng, Dũng có từng thấy?   Anh là một chủ tịch phường anh ra một quyết định, mà không hề nghĩ tới những thân phận lây lất đang chới với, cuộc sống đang dần tàn quanh phường của anh sao nhẫn tâm đến thế? Anh có biệt thự để ở, có xe oto để đi, có cơm ngon để ăn chẳng lo lắng gì.   Anh nhân danh chống dịch, nhưng anh có biết để dịch bùng phát lần này nghiêm trọng như thế là do sự quản lý yếu kém của đảng các anh không? Các anh xúi dân  đi tụ tập chơi bời ngày 30/04, các anh ép dân đi bầu cử, để rồi dịch bênh lây lan, phong tỏa, và dân chết kệ dân, như thế là quá tàn ác.   Cho tới bây giờ, tôi chưa từng thấy phường các anh vung tiền ra lo cho những người nghèo, người bán vé số, nhặt ve chai dù một hộp cơm, hay một ổ bánh mì. Bao nhiêu năm qua, thu ngân sách bao nhiêu mà sao lại làm ngơ với dân một cách bất nhẫn đến thế?   Các ông không giúp được gì cho người nghèo thì thôi, sao lại hất đổ hộp cơm của họ để nuôi sống họ qua ngày?   Dù là nhân danh gì đi chăng nữa, mà không giúp cho họ được gì trong lúc này cũng đã là tội ác, lại còn cấm người dân giúp nhau thì không khác nào bắn dân rồi thêm một phát ân huệ.   Mà đưa tiền cho Mặt dày tổ quốc làm gì? Để các ông đem gửi ngân hàng lấy lãi chứ gì? Dân đang chới với giữa đại dịch, mà các ông lại đòi dây máu ăn phần thì thật đúng là QUÂN BẤT LƯƠNG.
......

Thừa trong nhà mới ra người ngoài

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM bị phong tỏa, chiều 12/6. Ảnh: Hữu Khoa Thiện Tùng Dịch mỗi lúc một lan tràn, bị phong toả không làm ăn gì được, còn nhà cầm quyền thì cứ tiếp tục vận động đóng góp tiền mua vaccine. Nhưng vaccine đâu chưa thấy, đó là cốt lõi nỗi băn khoăn chung của nhiều người mà tôi nghe được trong đợt đại dịch COVID lần thứ 4 nầy. Thiết nghĩ, không lây lan thì ai gọi đó là dịch?  Đã là dịch, không cách ly, phong toả… tránh sao khỏi lây nhiễm lan tràn? Muốn tránh lây nhiễm lan tràn, giải pháp tạm thời là khoanh vùng cách ly, giải pháp tối ưu là chích vaccine kháng virus độc hại nầy cho từng người, nếu không nó sẽ đột nhập bất cứ nơi nào, chẳng tha thứ cho ai dù đó là bác sĩ. Việt Nam ta đang cố gắng nhưng chưa sản xuất được vaccine ngừa chủng loại virus nầy, phải mua, tiền đâu mua, mua ở đâu, ai chịu bán cho mình ?… Đó là hàng lô câu hỏi mà nhà cầm quyền  phải có trách nhiệm giải đáp và giải quyết ? Lãnh đạo mà để dân chúng lâm vào cảnh khốn cùng nầy, đó là lỗi của nhà cầm quyền, nhưng vaccine kháng COVID 19 là mặt hàng “cứu nhân độ thế”, đang khang hiếm, dầu có tiền chưa chắc mua được. Bởi “thừa trong nhà mới ra người ngoài”- hầu như tất cả các nước sản xuất được vaccine vẫn chưa chích xong đủ liều lượng cho dân họ. Gần như họ đều hứa “sẽ cung cấp” nhưng không nói rõ ngày tháng nào, mang tính chất câu khách để bán thuốc khi khủng hoảng thừa? Như chúng ta đã biết, dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc), nó đã lan truyền khắp thế giới. Thế giới đang có hơn 7 tỷ người, phần lớn vaccine sản xuất được phải chích 2 liều cho một người mới kháng được virus chủng loại nầy. Vậy là thế giới đang cần 14 tỷ liều vaccine chống virus corona? Hiện nay chắc chắn các hãng chưa sản xuất đủ số lượng 14 tỷ liều nầy?  Vì vậy, theo quy luật cung cầu, khi cung không đáp ứng cầu, nó trở thành khang hiếm, giá sẽ đắt tận mây xanh?!. Việt Nam đang bù đầu tiến hành đồng thời 3 việc nên tạm thời ngưng gáy: 1/ Phong toả, cách ly: Dịch COVID đợt 4 nầy phát tán nhanh trên diện rộng, số lượng người bị nhiễm  cao hơn 3 đợt trước cộng lại. Vì vậy, việc bao vây phong toả, cách ly  đang ráo riết, với quy mô ngày một rộng lớn hơn. Trước đây, khi phát hiện dịch, cách ly diện hẹp: khu phố, xóm ấp, phường xã. Nay dịch lan tràn trên diện rộng, Trung ương không kham nổi, giao cho từng Địa phương phòng chống dịch. Từ đó, để an toàn cho địa phương mình, lãnh đạo các địa phương phong toả, cách ly trên địa phận mình phụ trách, tuỳ tiện đóng cửa biên giới, khiến cho giao thông bị ách tắt, người từ địa phương nầy qua địa phương kia bị coi là vi phạm, phải chấp nhận kiểm tra Y tế và cách ly. Chính việc làm tuỳ tiện và quá đáng nầy khiến cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội thêm đình đốn, “mục tiêu kép” đang trong nguy cơ “nghìn cân treo sợi tóc”, cuộc sống của người dân khó khăn hơn, gây ra hoang mang và nỗi bất bình ngày càng sâu rộng hơn. 2/ Lạc quyên tiền mua vaccine: Biết rằng, việc đóng góp tiền mua vaccine là tự nguyện, nhưng người dân vẫn thắc mắc: nhà nước không “tích cóc phòng cơ” chi phí hội hè hoang phí quá lớn / Số tiền cần có để mua vaccine là bao nhiêu sao không nêu rõ / Đã nói là đóng góp tự nguyện nhưng cách làm ào ạt, táo tợn như “hiếp dâm”/ Không công khai số tiền đã vận động được – thiếu minh bạch. Những điều thiên hạ thắc mắc vừa nêu đúng sai thế nào tôi chưa có ý kiến, chỉ nói 2 chuyện nhỏ: - Không biết ai thì sao, chớ tôi mỗi lần mở điện thoại ra đều phải nhận tin nhắn đại khái: “Đề phòng dịch; đóng góp tiền mua vaccine chống COVID 19 theo chủ trương của chính phủ”. Nghe xong đoạn nầy tôi tắt máy ngay để kiểm tra thử - té ra Bưu điện đã trừ trong diện thoại tôi hết 500 đồng. Để cho xác thực, tôi gọi thử thêm 3 lần nữa cũng bị trừ y như vậy. Qua 4 lần gọi nghe thử như vậy, tôi bị trừ trong điện thoại hết 2.000 đồng –  Tôi thầm nghĩ, chẳng lẽ đây là kiểu “góp gió thành bão?”. - Không biết Sứ quán VN ở các nước thì sao, chớ hồi 19 giờ ngày 15/6/2021, con gái tôi từ Italia (Ý) gọi về, nó nói đại ý: Mới hôm qua đây, Sứ quán VN phát giấy vận động Việt kiều ủng hộ tiền để gởi về VN mua vaccine chống dịch COVID 19 trong nước, con có nên góp hay không?. Tôi nói: “Nếu rán nổi đến đâu thì góp đến đó, không nổi thì thôi, đóng góp tự nguyện mà? - Có điều phải phòng lừa đảo”. Nó than: Suốt hơn năm qua, do dịch COVID con thất nghiệp, cuộc sống lận đận lắm!. Mới làm lại non tháng nay, con định tiết kiệm để có tiền về VN thăm ba mẹ khi nào được cho phép. Đã hơn 2 năm rồi con không về được, ba mẹ thông cảm cho con!”.  3/ Mua vaccine:  Dựđịnh mua: theo những nguồn thông tin đáng tin cậy, tính đến ngày 11/6/2021, Việt Nam dự định mua 125 triệu liều vaccine tiêm chủng ngừa COVID 19 gồm các loại: - Moderna  --------------------     5   triệu liều - Sputnik V --------------------   20   triệu liều         - StraZeneca  ----------------    30   triệu liều         - PfiZer  ------------------------   31  triệu liếu         - Nguồn từ  Covax   --------    38, 9  triệu liều.   Đã nhận về: COVAX là danh xưng của tổ chức vận động quyên góp vaccine trợ giúp cho các nước chậm phát triển và đang phát triển (trong đó có VN), nó thuộc Y tế thế giới (WHO). Tính đến ngày 10/6/2021, COVAX quyên góp được  khoảng 150 triệu liều, còn thiếu xa so với yêu cầu cần thiết. Chưa nói lâu dài, theo yêu cầu trước mắt, vào cuối tháng 9/2021, COVAX cần có 1 tỷ liều mơi đáp ứng trợ giúp của các nước (theo Reuters dẫn lời các quan chức  của tổ chức nầy). Trong 150 triệu liều vaccine tổ chức COVAX đã nhận được,  đã chiết ra ( không biết cho hay bán) cho VN 2.493.600 liều (1) VN đang phân bổ hơn 2 triệu liều vaccine nầy cho 63 tỉnh thành để khẩn trương chích cho các đối tượng cần được ưu tiên. Ngoài lượng vaccine do COVAX cung cấp, VN chưa mua được bất cứ loại vaccine nào. Bởi:    Được biết, hiện nay vaccine sản xuất nhiều, chất lượng cao nằm ở các nước “Tư bản giãy chết”. Vì là nước Tư bản, không phải do nhà cầm quyền mà do tư nhân đứng ra nghiên cứu, tổ chức sản xuất. Nếu nhà cầm quyền nào bỏ vốn ra đầu tư thì được ưu tiên mua đủ số theo yêu cầu với giá thành (chỉ tính chi phí mọi mặt trong quá trình sản xuất); ngược bằng nếu nhà cầm quyền không bỏ vốn đầu tư thì vẫn được ưu tiên mua đủ số vaccine theo nhu cầu trong nước, nhưng phải mua  với giá bán buôn (có tính lãi). Nếu nhà cầm quyền sở tại mua tặng cho nước nào khác để hiếu hỉ trong ngoại giao thì phải xin ý kiến Quốc hội, khi được Quốc hội chuẩn thuận mới được xuất tiền ra mua với giá bán buôn. Có nghĩa là nhà cầm quyền sở tại được quyền giữ và mua đủ số lượng vaccine cần cho trong nước với giá thành. Ngoài ra quyền sản xuất và phân phối nơi đâu, bán cho ai với giá nào do chủ tư nhân quyết định. Đến nay 16/6/202, chưa nghe thấy nước nào đã chích vaccine đủ 2 liều cho 100% cho dân số của mình ngoài Singapore. Nhiều nguồn tin chưa được kiểm chứng, ở Singapore khi mới có vài ba người nhiễm COVID, chính phủ Singapore vội vã xuất hàng tỷ đô-la góp cỗ phần với các công ty ngoài nước sản xuất vaccine chống dịch virus Corona. Nhờ chủ động góp vốn cỗ phần sản xuất vaccine, Singapore trở thành chủ gián tiếp, sớm có vaccine và chích đủ 2 liều/người  cho  toàn dân nước họ. Vì vậy, mấy tháng qua, dân Sinhgapore trở lại hoạt động mọi mặt bình thường, không còn buộc phải giãn cách và bị khớp mõ (đeo khẩu trang) như dân Việt Nam chúng ta hiện nay. Nếu nghe không lầm, có vài ba công ty nào đó, mang cả kỹ thuật, đến hùn vốn với Singapore sản xuất vaccine để dễ vận chuyển mua bán trong khu vực ASEAN nói riêng, những vùng lân cận nói chung. Thế giới bắt đầu “ngán” Singapore “âm thầm làm mà không nói”. Ước gì Việt Nam ta sớm được như Singapore ngày nay thì đỡ khổ biết mấy?  Thiện Tùng Nguồn: danquyenvn.blogspot.com/2021/06/thua-trong-nha-moi-ra-nguoi-ngoai.html#more Chú thích: (1) Trung Quốc đã công bố và lưu hành 2 loại vaccine: Sinopharm và Sinovac. Một số nước mua về chích cho dân mình chưa thấy hại nhưng dường như không  có tác dụng ngừa dịch COVID 19 – đã chích 2 liều/người vẫn lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận 1 trong 2 loại vaccine hiện có của Trung Quốc. Trong 2.493.600 liều vaccine do tổ chức  
......

Quyết tâm của G-7 và Khối NATO đối với tham vọng của Trung Quốc

Phạm Nhật Bình – Việt Tân Trên bàn cờ thế giới trong những năm đầu thế kỷ 21, Tây Phương đứng trước những thách thức to lớn xuất phát từ nước Nga hậu cộng sản, đồng thời với tham vọng vô bờ bến của Trung Quốc thời Tập Cận Bình. Trong một khía cạnh khác, ngay trong nội bộ các cường quốc Tây Phương, do lợi ích kinh tế chính trị không đồng đều, sự bất hòa vẫn thường diễn ra có khi khá gay gắt. Ngay từ lúc Tổng Thống Biden bước vào Nhà Trắng, ông đã chủ trương hàn gắn, cùng với đồng minh Âu Châu tạo dựng lại thế giới mới trong sự tin tưởng và hợp tác chân thành. Do đó sau sự củng cố lại Bộ Tứ Úc – Ấn – Mỹ – Nhật trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương với mục tiêu chiến lược, chẳng những kềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông mà còn gởi đi một tín hiệu rằng eo biển Đài Loan sẽ được bảo vệ trước bất cứ sự xâm lăng  nào từ Bắc Kinh. Để thực hiện liên minh chiến lược này, giữa tháng Sáu vừa qua ông Biden đã tham dự Hội nghị G-7 lần thứ 47 tại Anh và sau đó với Khối NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) tại Bỉ. Qua hai cuộc họp này, Hoa Kỳ và Âu Châu đã đưa ra những thông điệp quan trọng sau: 1/ Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị ngày 13 tháng Sáu, G-7 lần đầu tiên lên án tình trạng đàn áp nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương và Hong Kong. Tại Tân Cương, vùng tự trị của dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trầm trọng do việc giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam trá hình, cũng như thi hành kế hoạch hóa gia đình một cách bắt buộc nhằm làm suy yếu dân tộc này về lâu dài. Đặc biệt tại Hong Kong, với việc áp dụng Luật An Ninh Quốc Gia mới ban hành năm 2020, Trung Quốc siết chặt quyền tự do công dân mà đáng lẽ người dân được hưởng theo thỏa  thuận năm 1997 trong thể chế “Một quốc gia Hai chế độ” trong 50 năm. 2/ Lần đầu tiên, vấn đề hòa bình ở eo biển Đài Loan được đưa ra thảo luận và G-7 không còn coi đó là vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Từ năm 1949 là năm Tưởng Giới Thạch thất bại phải rút ra Đài Loan như cứ điểm cuối cùng của Trung Hoa Dân Quốc, các cuộc đối đầu vẫn xảy ra nhưng đôi bên chưa bao giờ có chiến tranh thực sự, ngoài cuộc pháo chiến Kim Môn năm 1958. Trong thời Tập Cận Bình thái độ của Trung Quốc ngày càng hung hăng, coi Đài Loan là phần đất cần phải thu hồi, ngay cả sự đe dọa thu hồi bằng vũ lực. Gần đây nhất Bắc Kinh đưa 28 phi cơ đủ loại xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan như một phần của kịch bản đánh chiếm hòn đảo này. 3/ Chỉ đích danh Nga là nhà nước chứa chấp tội phạm an ninh mạng. Điển hình gần đây nhất, hai cuộc tấn công đòi tiền chuộc nhắm vào một công ty đường ống dẫn dầu quan trọng và một công ty cung cấp thịt của Mỹ. Nhóm tin tặc Darkside được xác định xuất phát từ Nga, nhưng chưa bị trừng phạt. Ngay trong cuộc hội đàm song phương giữa hai lãnh tụ Mỹ – Nga ngày 16 tháng Sáu ông Biden đã đề cập thẳng vấn đề này với Tổng Thống Putin. 4/ Chính thức đưa ra sáng kiến thiết lập một thế giới mới B3W (Build Back Better World Partnership). Sáng kiến này theo ước tính của chính phủ Mỹ, sẽ cần đến 40 ngàn tỷ USD hỗ trợ các nước đang đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng. Không còn gì nghi ngờ kế hoạch của G-7 có khả năng triệt hạ sáng kiến Một vành đai Một con đường của Trung Quốc đang sử dụng như công cụ độc quyền khống chế các nước nhỏ. 5/ Cam kết cung cấp 1 tỷ liều vaccine Covid-19 cho các nước nghèo. Ngoài ra để giúp các quốc gia vượt qua khó khăn do dịch bệnh, G-7 cũng cam kết hỗ trợ ngân sách 100 tỷ USD giúp các các nước vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Trước đó, riêng Hoa Kỳ cũng đã hỗ trợ 500 triệu liều vaccine vô điều kiện cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Điều này cho thấy quan điểm của các cường quốc, ngoài vấn đề nhân đạo thông thường, Tây Phương chỉ có thể an toàn khi phần còn lại của thế giới an toàn, khác với nền ngoại giao vaccine mà Trung Quốc đang thúc đẩy để gây ảnh hưởng. 6/ Sau cùng, lần đầu tiên NATO đã chính thức coi Trung Quốc là một “thách thức có hệ thống.” Nhận định này của NATO xuất phát từ tham vọng lớn lao của Bắc Kinh về đất đai và thị trường kinh tế, với các căn cứ quân sự tiền tiêu thiết lập ở nhiều vùng quan yếu phục vụ chiến tranh. Sáng kiến “Một vành đai Một con đường” của Tập Cận Bình thực chất là chiếc bẫy giăng ra trong chiến lược toàn cầu, tập họp các nước kém phát triển làm vây cánh cho Trung Quốc chống lại thế giới tự do. Những nỗ lực của khối G-7 và NATO nêu trên cho thấy sự đoàn kết của các quốc gia công nghiệp Tây Phương, vốn là xương sống của nền kinh tế thế giới đã đứng vững trở lại sau đại dịch Covid-19. Thời kỳ tung hoành bá đạo của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đã chấm dứt và sự trở lại của Hoa Kỳ trong tư cách người dẫn đầu đã giữ vững thế giới trong tinh thần tái thiết một xã hội phát triển, công bằng đáng sống. Trước sự phản công của G-7 và NATO, phát ngôn viên của sứ quán Trung Quốc ở Luân Đôn (Anh) tuyên bố mỉa mai rằng “thời kỳ mà các quyết định mang tính quốc tế do một nhóm nhỏ quốc gia đã qua lâu rồi.” Bắc Kinh muốn ám chỉ các quyết định của G-7 không có giá trị hay ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc vì cục diện thế giới ngày nay đã thay đổi do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Tuy nhiên phản ứng bằng lời lẽ của Trung Quốc cũng không che giấu được quả thật Bắc Kinh đang lúng túng, lo âu cho tham vọng bá chủ của mình. Vì khi các quốc gia lớn trên thế giới tẩy chay không cộng tác nữa thì Trung Quốc sẽ giao thương và buôn bán với ai? Thông điệp của G-7 và NATO cho thấy là thế giới tự do đã có những phản ứng cần thiết để vừa trừng phạt vừa răn đe hai nước Nga và Trung Quốc, thủ phạm đang tạo ra những cuộc khủng hoảng hiện nay. Phạm Nhật Bình  
......

Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch

Thái Hạo Theo thông tin từ Báo Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau này về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Đặc biệt, công trình còn nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết”. Việc xây dựng tượng đài này có tổng kinh phí phê duyệt ban đầu là 290 tỉ đồng, sau vì khó khăn nên giảm xuống còn 255 tỉ trên một diện tích 32 ha. Dù một phần kinh phí là xã hội hoá nhưng đó vẫn là nguồn lực quốc gia, không thể không trăn trở trước sự kiện này. Nhắc lại bối cảnh lịch sử một chút. Năm 1954, hiệp định Genève được ký kết, theo đó: Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Từ điều khoản này, trong khoảng thời gian 1954-1955, dân của 2 miền đã tiến hành một cuộc di cư “vĩ đại”. Có khoảng 1 triệu người miền Bắc đã vào Nam và (chỉ) có khoảng dưới 200 ngàn người miền Nam tập kết ra Bắc (tức bằng khoảng 1/5 dân Bắc vào Nam). Việc xây dựng tượng đài này, theo lời phó thủ tướng là có ý nghĩa lớn như đã dẫn. Tuy nhiên, xét về quy mô, rõ ràng người Bắc đã vào Nam nhiều hơn gấp khoảng 5 lần chiều ngược lại. Vậy đâu là cơ sở cho tính chính đáng của việc khẳng định ý nghĩa trên? Người Nam ra bắc thì thể hiện tinh thần đoàn kết, còn người Bắc vào Nam thì nói lên điều gì? Ghi nhận ý nghĩa tốt đẹp của cuộc di cư này thì có cần ghi nhận cả những thất bại, nỗi buồn và sự chia rẽ của chiều di cư ngược lại? Thiết nghĩ, đất nước ta đang cần hàn gắn, nhất là hàn gắn lòng người hai miền khi mà sau gần nửa thế kỷ lại vẫn còn ngổn ngang đến thế. Tôn vinh những người từ Nam ra Bắc lúc này có phải là hợp tình hợp lý; hay chỉ gây thêm nỗi bất hòa? Quan điểm cá nhân của tôi là, công trình ấy không có tác dụng trọng việc mang đến việc hòa hợp, hòa giải mà chỉ khiến những người đồng bào thuộc chế độ cũ thêm mặc cảm và cách lòng. Hiện nay, người Thanh Hóa và miền Bắc nói chung vẫn đang tiếp tục di cư vào phía Nam do điều kiện kinh tế địa khó khăn. Việc đầu tư vào tượng đài trăm tỉ này nếu để tạo công ăn việc làm cho người dân hay làm các công trình phúc lợi an sinh để giữ người dân ở lại mảnh đất quê hương mà an cư lạc nghiệp có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Đó là chưa kể, trong bối cảnh đại dịch hoành hành, người dân mất việc, đời sống khó khăn, nỗi lo cơm áo đè nặng mà nhà nước lại quyết định xây một công trình không thật sự cấp thiết như thế thì thử hỏi tính chính đáng của nó là gì? Cần giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt, cứu dân như cứu lửa, sao có thể vô tâm mà làm những việc phi thực tế như vậy trong lúc này. Giữa lúc chính phủ đang kêu gọi dân “đóng góp” xây dựng quỹ vaccine phòng covid vì ngân khố không đáp ứng được, thì việc bỏ tiền xây tượng đài lại càng bất nhẫn và vô lý hơn nữa. Đó là lại chưa kể Thanh hóa vừa trải qua một cơn sốt đất dữ dội. Trong khi quỹ đất ở và đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, thì việc bỏ ra một lúc 32 ha đất thành phố để làm tượng đại lại càng không thể biện minh và hợp lòng dân được. Bằng chứng là, sau khi đăng tải thông tin vài tiếng, Báo Thanh Hóa đã phải gỡ bài vì vấp phải sự phản đối của dư luận. Một công trình nhân danh nhu cầu và ý nghĩa văn hóa cho người dân, nhưng ngay lập tức lại nhận về sự phản ứng tiêu cực của chính nhân dân thì có nghĩa nó đã thất bại trong chính lý do cho sự có mặt của mình. Gỡ bài không phải là biện pháp, cần lắng nghe ý kiến của nhân dân mới là điều nên làm. Động thái gỡ bài này chứng tỏ những người có trách nhiệm đã nghe thấy tiếng nói của dân, và nghe rất rõ; nhưng (có thể) nó lại cũng chứng tỏ người ta đang không thật sự muốn làm theo nguyện vọng của dân. Không có tượng đài nào bằng an sinh của dân chúng, không có ý nghĩa nào bằng việc hàn gắn lòng người, và không có gì cần thiết bằng việc ổn định đời sống cho dân. Đó là chức năng của một nhà nước phụng sự. Xây tượng đài, trước tiên cần nghĩ tới việc người dân cần gì. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về tượng đài, cổng chào rồi: kém chất lượng, xuống cấp nhanh chóng, xấu xí, vô ích, tham nhũng, rút ruột, hoang tàn, lợi ích nhóm v.v.. Dân đang lâm đại nạn giữa cơn dịch dã, và cần một chính quyền phụng sự “vì dân” hơn bao giờ hết. Lúc này là cơ hội tốt nhất để chính quyền gây dựng niềm tin với một dân chúng vốn đã bị xói mòn niềm tin chứ không phải lại gây nên nỗi thất vọng hoàn toàn bằng những quyết sách không hợp nhân tâm như thế. Lòng dân mới là nơi cần đặt tượng đài, tượng đài của niềm tin vào chính quyền. Mà để dựng lên được cái tượng đài ấy thì lại rất cần ngưng lại những tượng đài tiền tỉ bên ngoài kia. Thái Hạo
......

Từ chuyện Fan bong đá Việt tấn công trọng tài, nghĩ về giáo dục

Chu Mộng Long Việc rất nhiều fan bóng đá Việt tấn công, sỉ nhục trọng tài sau trận đấu với UAE cho thấy một bản chất xấu xí không thể bào chữa. Bản chất đó có từ đâu? Chắc chắn những người này biện minh, rằng đó là lòng yêu nước! Tuyên giáo thì vẫn tuyên ngôn; yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng gần đây, đã từng xuất hiện thêm một tuyên ngôn khác: yêu nước gắn liền với yêu bóng đá. Không ngẫu nhiên mà chỉ cần hai trận thắng, đội bóng đá quốc gia đã được trích thưởng 8 tỷ đồng. Trong khi cả triệu người trên tuyến đầu chống dịch chưa chắc đã mơ được số tiền thưởng nóng như vậy, nếu không nói phải vật vã tìm nguồn quyên góp các loại quỹ như quyên góp từ thiện! Trong nhà trường, nội dung “yêu nước gắn liền với căm thù giặc” gần như lặp đi lặp lại trong hầu hết các bài ngữ văn và lịch sử. Nội dung ấy thấm trong máu thịt của các thế hệ từ sau cách mạng. Cho nên, từ khi trỗi dậy phong trào bóng đá như một bình diện của chủ nghĩa yêu nước, hiển nhiên các đối thủ của đội tuyển Việt Nam đều có thể là giặc. Có thể hình dung tuyến đầu là các cầu thủ, đứng sau là các fan với tinh thần chiến đấu đến cùng. Trước trận đấu hừng hực khí thế chiến đấu. Sau trận đấu là đi bão ăn mừng chiến thắng, bất chấp tai nạn chết người. Đến mức năm trước, dân Nghệ An còn hồn nhiên giả trang, đóng vai Bác Hồ với niềm tự hào “Bác cùng chúng cháu… đi bão”! Đúng là bóng đá như… chiến tranh! Trước trận đấu với UAE, có nhà thơ, nhà giáo xứ Nghệ, tên là Thạch Quỳ, còn xem quẻ, như Khổng Minh bói Dịch trước khi đánh trận. Quẻ báo tin thắng trận! Nhiều nhà văn, nhà báo, trong đó có cả giáo sư tiến sỹ, share lại bằng tất cả sự hả hê với chiến thắng ảo ấy. Khi ấy, tôi đã hình dung, nếu tuyển Việt Nam thua, xem chừng UAE là kẻ thù không đội trời chung. Và sự thật là thua. Nhưng máu háo thắng sẽ làm cho các fan không thể chấp nhận thua. Sử gia từng xem thất bại trong chiến tranh là những cuộc tổng diễn tập, nhưng với các fan bây giờ thì nâng lên tầm cao mới: đổ lỗi do trọng tài! Trong cuộc thua này, nhiều fan đã muốn ăn gan uống máu trọng tài! Bóng đá, trong quy ước quốc tế, dẫu thắng thua đều là bạn. Thể thao là hoạt động hội nhập. Nhưng với nhiều người Việt, thể thao là trận đánh với ranh giới địch/ta rõ ràng. Ta tốt/địch xấu, ta thiện/địch ác, đúng như các bài học ngữ văn và lịch sử trong sách giáo khoa. Nếu không có luật quốc tế, dễ chừng nhiều người say máu “giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ…” Tôi tra lại 5 phẩm chất mà Tổng chủ biên Nguyễn Minh Thuyết đưa ra trong Chương trình cải cách, toàn mơ hồ. Chỉ có phẩm chất yêu nước (được đưa lên hàng đầu), coi như đã được định nghĩa từ trước: “yêu nước gắn liền với căm thù giặc”. Đời đời sống trong nỗi căm thù như vậy, không biết rồi người Việt sẽ chơi với ai khi nhìn đâu cũng thấy giặc. Trong khi, về phẩm chất tối thiểu, chỉ cần một từ “Tự trọng”, nghĩa đầy đủ là biết tôn trọng mình để được người khác tôn trọng, thì không bao giờ được nhắc tới. Dạy bọn trẻ cứ dày mặt ra bất chấp tất cả thì sẽ sống được trong mọi hoàn cảnh hay sao? Chu Mộng Long
......

Báo chí cách mạng: “Đi theo đảng là đang theo đĩ”

Trần Minh Nhật Suốt 96 năm qua, lực lượng báo chí cách mạng đã có những thành tích chói lọi. Là đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng, để định hướng dư luận cho đảng. Kỷ niệm 96 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021) thực chất là ngày kỉ niệm cho những người “đi theo đảng”. Thời chiến, chỉ với ngòi bút báo chí cách mạng đã viết nên bao chiến công không ai tưởng tượng nổi. Dễ thấy những máy bay nấp trên mây. Dùng gậy tầm vông diệt sư đoàn. Thậm chí máy bay B52 của Mỹ cũng hạ gục chỉ bằng một bài báo. Những anh hùng dùng súng tiểu liên bắn hạ máy bay ném bom, một mình g.i.ế.t c.h.ế.t hàng chục tên giặc là quá bình thường trên báo.   Khi chiến tranh đã vắng bóng, ngòi bút của các nhà báo được dùng để tô son trét phấn cho mục đích duy trì quyền lực.   Thống kê (2018) có hơn 36.000 người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí, với gần 850 cơ quan báo chí và hơn 18.000 nhà báo được cấp thẻ, nhưng tất cả chỉ phục vụ cho đảng. Với con số ấn tượng như vậy nhưng chỉ cần mua một tờ báo là có thể biết được các báo khác viết cái gì.   Đặc biệt các chủ đề được đảng cho là “nhạy cảm” thì 850 tờ báo thì cũng chỉ có một nội dung, may lắm thì tiêu đề khác mà thôi. Người ta nói cũng chẳng ngoa, hàng trăm tờ báo nhưng chỉ có một tổng biên tập đó là “ban tuyên giáo”.   Trong dân cứ kháo nhau rằng “nhà báo nói láo” chẳng phải ngẫu nhiên. Bởi vì bất kì cái gì báo cũng có thể vẽ hươu vẽ vượn ngoại trừ sự thật thì không ai dám nói nhất là “chuyện chính trị”. Trên các báo từ trung ương tới địa phương, không câu view với các mục cướp giết hiếp thì cũng chỉ khiêu dâm và những thị hiếu thô tục nhất cho dân.   Nói đi cũng phải nói lại, cũng có không ít nhà báo còn tâm huyết, yêu nghề và muốn nói lên thực trạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ đơn cử như câu chuyện người dân biểu tình gần đây. Thì cho dù có tốt có tâm thì cũng không thể lọt qua được cánh cửa kiểm duyệt của ban biên tập. Cũng có không ít các phóng viên đã vướng vòng lao lý chỉ vì thuận lòng dân nhưng trái ý đảng.   Nói ra thì buồn cho các đồng nghiệp đang cầm bút chứ người ta nói “báo chí ẳng theo lệnh chủ” cũng không oan. Càng nói càng buồn thêm mà thôi.   Linh mục Đặng Hữu Nam có câu nói thời danh mà tôi nghĩ các bạn cũng cần suy ngẫm trong ngày kỉ niệm của mình: “Đi theo đảng là đang theo đĩ”.   Liệu các bạn còn giữ được sự trinh trong của mình khi suốt ngày đi với đĩ?   Minh Nhật  
......

Vaccine Trung Quốc

Xuân Sơn Võ Như thường lệ, cứ có cái gì liên quan đến Trung cộng vô Việt nam là bộ máy truyền thông lại tích cực tuyên truyền cho chúng. Kinh nghiệm của chúng ta đã trải qua những nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Formosa, Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông… Bây giờ là vaccine. Đúng là vaccine Trung quốc được công bố là có tỉ lệ tạo kháng thể tốt, đúng là vaccine Trung quốc được WHO cho phép sử dụng, đúng là vaccine Trung quốc có giá cao chót vót so với nhiều loại vaccine khác. Và bộ máy tuyên truyền xoáy mạnh vào những điều đó để bảo vệ cho nguồn vaccine này. Nhưng chúng ta có tin được những công bố về hiệu quả vaccine của Trung cộng không? Chúng ta có tin được tổ chức phê duyệt vaccine Trung cộng là WHO không? Có thể có nhiều bác sĩ tin WHO, nhưng riêng trong vụ dịch cúm Tàu, và bây giờ là vaccine ngừa cúm Tàu, tôi hoàn toàn không tin WHO. Ngoài vấn đề không tin WHO, tôi còn không tin vào loại vaccine bất hoạt. Hồi đó, khi mới ra trường vài năm, tôi bị chó hàng xóm cắn. Tối đến Viện Pasteur xin chích ngừa chó dại. Tình cờ gặp anh bạn khám trước khi chích. Anh ấy khuyên đừng nên chích, mà nên theo dõi con chó, nếu nó có triệu chứng gì thì hãy chích. Lý do mà anh ấy nói, là vì vaccine đó là loại bất hoạt. Vaccine bất hoạt là loại vaccine sử dụng con virus gây bệnh, rồi làm cho nó yếu đi, không thể gây bệnh được. Khi chích con virus đã bị làm yếu đi đó vào cơ thể, nó giúp cơ thể tạo ra miễn dịch, mà lại không gây bệnh. Tuy nhiên, về lí thuyết thì là như vậy, nhưng không ai biết liệu mấy con virus bị làm yếu đi đó có sống lại rồi gây bệnh hay không. Có khi không bị dại vì chó cắn, mà bị dại vì chích ngừa thì oan mạng. Loại vaccine mà Trung cộng đưa qua ta là Sinopharm, đó là vaccine bất hoạt. Tôi tin là Trung cộng có đủ khả năng tạo ra những con virus bất hoạt, nhưng bằng một tín hiệu nào đó, như sóng điện từ, hay sóng siêu âm, hay bất cứ một thứ gì mà công nghệ của bọn Trung cộng có thể chủ động đưa ra, lũ virus mà chúng tiêm vào cơ thể ta sẽ sống dậy và gây bệnh cho chúng ta. Mà có thể không chỉ là cúm Tàu, có thể là những căn bệnh khác ghê gớm hơn nữa. Xét về tư cách và dã tâm, tôi cho rằng Trung cộng hoàn toàn có thể làm như vậy. Tôi không tin Trung cộng, tôi không tin vào những con số mà họ đưa ra. Không những thế, tôi còn không tin là họ tạo ra vaccine để ngừa cúm Tàu. Tôi cũng không tin vào WHO, tôi không tin vào mức độ vô tư của WHO khi phê duyệt vaccine của Trung quốc. Và, tôi không muốn dùng vaccine bất hoạt, đặc biệt là vaccine bất hoạt do Trung cộng nghiên cứu và sản xuất. Do vậy, tôi dứt khoát không dùng vaccine do Trung cộng sản xuất. Tôi cũng sẽ can ngăn gia đình tôi, và những bạn bè thân thiết của tôi, nếu ai có ý định đồng ý dùng nó. Vừa qua, có vụ 500.000 liều vaccine Trung cộng được đưa vào Việt nam. Ban đầu, Bộ Y tế tuyên bố giao cho Hồ Chí Minh, sau đó thì đổi lại, chích cho người Trung quốc ở Việt nam, người Việt nam đi sang Trung quốc làm ăn, và người Việt nam ở biên giới. Tôi không hiểu tại sao lại chích cho người Việt nam ở biên giới? Hai đối tượng đầu thì hợp lí, nhưng người dân ở biên giới thì dính dáng gì đến Trung cộng mà chích vaccine cho họ? Theo tôi, cần chích vaccine Trung cộng cho tất cả những ai đang bảo vệ nó, những ai quyết định nhập nó về, những ai đã từng ra lệnh và thực hiện việc trấn áp những người biểu tình chống Trung cộng, và những KOL trên mạng đang ủng hộ vaccine Trung cộng. Nếu vẫn chưa hết thì chích luôn cho những ai quyết định nhập các nhà máy điện than, duyệt cho Trung cộng thầu đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông, bảo kê cho Formosa… Nói tóm lại, cá nhân tôi không tin, và dứt khoát không chích vaccine do Trung cộng sản xuất. Tôi thấy cần dành vaccine do Trung cộng sản xuất cho những ai liên quan đến Trung cộng, những ai tin tưởng nó, tuyên truyền cho nó, nhập nó về, và những kẻ bảo vệ cho Trung cộng ở Việt Nam. bác sĩ Võ Xuân Sơn, Đại Học Y Dược thành Hồ.  
......

Đàm Vĩnh Hưng "sử dụng tiền cứu trợ sai mục đích"

Thao Ngoc   Su vụ bê bối Hoài Linh “om” tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung hơn 6 tháng không thực hiện, chỉ đến khi bị bà Phương Hằng khui ra mới ỡm ờ viện lý do không chính đáng để biện minh.   Khi Hoài Linh bị bốc mẽ, Trấn Thành mới giật mình thú nhận không chuyển tiền cứu trợ cho Thủy Tiên như đã hứa, mà lại chuyển cho bà Ngọc Hương nào đó, để rồi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người đóng góp chạy loanh quanh, không biết có đến được tay các nạn nhân hay không.   Thì nay một vụ bê bối đình đám khác đã hé lộ. Ấy là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã dùng tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung đem đi sửa chùa.   Báo Người Lao động ra hôm 20/6/2021 có bài: “Đàm Vĩnh Hưng dùng tiền cứu trợ lũ lụt miền Trung để sửa chùa”.   Theo đó: “Mới đây ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã có những chia sẻ với khán giả về tiền từ thiện. Cụ thể, anh cho biết đã trích 140 triệu đồng từ khoản tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ để góp vào tu sửa chùa Xuân Long (Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An)”. (https://nld.com.vn/.../dam-vinh-hung-dung-tien-cuu-tro-lu...)   Đúng là chưa bao giờ bộ mặt lem luốc của một số nghệ sĩ đã bị phơi bày trần trụi như bây giờ. Mà một khi đã bị lột mặt nạ, thì “Zĩ zãng zơ záy zễ zì zấu ziếm” (lời của bà Phương Hằng), mới thấy sự tởm lợm và thối nát ấy được che đậy bởi ánh hào quang lấp lánh để lừa bịp thiên hạ bao năm nay như thế nào.   Nên biết rằng những người gửi tiền cho Đàm Vĩnh Hưng đâu phải là hoàn toàn Phật giáo, mà có thể có nhiều tôn giáo khác. Mà cho dù là của đồng bào Phật giáo đi nữa, thì việc Đàm Vĩnh Hưng tự ý mang những đồng tiền ấy đem đi sửa chùa là hoàn toàn sai.   Sử dụng tiền hỗ trợ từ thiện không đúng mục đích sẽ bị xử lý ra sao?   Pháp luật có quy định cụ thể việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện, thể hiện tại Nghị định Số: 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ.   Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3, về các hành vi bị nghiêm cấm của Nghị định 64/2008 quy định hành vi Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp và hành vi Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi bị nghiêm cấm.   Việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện còn được quy định bởi Điều 10 Nghị định 64/2008/NĐ-CP về “tổ chức phân phối tiền, hàng cứu trợ cho các địa phương”, và Điều 11 Nghị định 64/2008 về “sử dụng nguồn đóng góp tiền, hàng cứu trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng” (được hướng dẫn bởi Điểm 6.3 Thông tư 72/2008/TT-BTC).   Quá trình sử dụng tiền ủng hộ phải được công khai theo Điều 14 Nghị định 64/2008/NĐ-CP (Điều 9 Thông tư 72/2008/TT-BTC hướng dẫn).   Điều 21 Nghị định 64/2008 quy định: “các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật".   Theo Bộ luật dân sự năm 2015, người góp tiền có quyền khởi kiện Đàm Vĩnh Hưng để đòi lại số tiền này và yêu cầu kèm theo lãi suất.   Không chỉ dư luận nói về những bê bối của giới nghệ sỹ, mà ngay trong giới nghệ sỹ, những bê bối ấy đã được chính người trong cuộc phơi bày.   Ngày 9/6/2021, Ca sỹ Duy Mạnh tiết lộ với báo Dân Trí: "Nhiều nghệ sĩ nghiện cờ bạc nặng, quyên góp từ thiện để trả nợ".   Tờ Cafebiz ra ngày 9/6/2021 có bài: “Phi Nhung bị soi lại điểm bất thường trong 2 đợt kêu gọi từ thiện miền Trung, “ngâm” sao kê 1,8 tỷ suốt 5 năm chưa công khai? Theo đó: “Lần 1: Phi Nhung kêu gọi gần 1 tỷ đồng, nhưng chỉ công khai giải ngân 500 triệu và còn gộp với nhãn hàng”? Lần 2: Phi Nhung kêu gọi 800 triệu cứu trợ bà con, đến 9 tháng trôi qua vẫn "ngâm" sao kê”?   Bà Phương Hằng trong một lần Livestream, đã nói anh HL nào đó, mỗi lần đánh bạc thua hàng chục tỷ là bình thường.   Những tiết lộ động trời 28/05/2021, Tạp chí điện tử Saosta của Hội người mẫu Việt Nam, trong hệ thống báo chính thống của VN, có bài: “Một quản lý nghệ sĩ tiết lộ bí mật động trời về từ thiện: Kêu gọi 10 tỷ từ thiện 5 tỷ, lãi ít nhất 50%”. Người này cho biết đã từng làm quản lý của vài nghệ sĩ, bóc trần những sự thật bất ngờ, thối nát của việc người nổi tiếng đi làm từ thiện.   Người nay tiết lộ những mánh khóe để ăn chặn tiền từ thiện được kể ra gồm: "Kêu gọi 10 tỷ thì từ thiện 5 tỷ thôi. Còn đâu đút túi hết, việc minh bạch là quá dễ, thậm chí có hóa đơn đỏ đàng hoàng".   Cuối cùng, người này kết luận:"Vậy nên đừng dại mà đóng góp nhờ người khác làm từ thiện, người ta vừa được tiếng lại vừa được miếng. Còn các bạn đóng vào chắc chẳng được gì. Số tiền nhỏ thì không bõ, chứ hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ lại càng dễ ăn. Ít nhất là lãi 50%". (https://saostar.vn/.../mot-quan-ly-nghe-si-tiet-lo-bi-mat...)   Điều này giải thích tại sao, cứ sau mỗi lần thiên tai hoạn nạn xảy ra, thì giới nghệ sĩ rất tích cực kêu gọi công chúng gửi tiền cứu trợ.   Không phải tất cả những người kêu gọi tiền cứu trợ các nạn nhân khi bị thiên tai đều ăn chặn tiền cứu trợ. Nhưng công chúng cần biết “chọn mặt gửi vàng”. Đứng lóa mắt bởi ánh hào quang của những người nổi tiếng, mà biết gửi gắm niềm tin của mình vào những địa chỉ không đáng tin cậy, để những đồng tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.   Có như vậy mới lan tỏa truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, là nét đẹp ngàn đời của cha ông ta./.   Thao Ngoc 21/6  
......

Quân hồi bông phèng

Tân Phong - Web Việt Tân Sân khấu chính trị Việt Nam đang chứng kiến một tình trạng hỗn loạn trong việc phân vai tuồng kép. Dịch bệnh Covid-19 hoành hành, người ta không bao giờ thấy xuất hiện ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn ông thủ tướng xuất thân ngành công an sau vài câu hô hào “toàn dân đoàn kết chống dịch như chống giặc” cũng biệt vô âm tín. Ông chủ tịch quốc hội xuất hiện trước truyền thông thì phát biểu về lạm phát và lo ngại những diễn biến bất thường ở thị trường chứng khoán. Dàn hợp ca của chóp bu CSVN như gà mắc tóc và dẫm chân nhau loạn xà ngầu. Họ không biết chỉ đạo chống dịch như thế nào cho đúng ngoài việc hô hào “đoàn kết” và đóng tiền ủng hộ quĩ vaccine đầy tai tiếng. Chính phủ thì không biết phản ứng ra sao với các diễn biến của thị trường chứng khoán, giá cả sắt thép, xăng dầu, đồng, chip điện tử… tăng vọt, chuỗi sản xuất đứt gãy, doanh nghiệp chết như rạ, nợ xấu tăng chóng mặt và rủi ro nền kinh tế sụp đổ đang ngày một rõ ràng. Cơn ác mộng đang bắt đầu với những đổ vỡ cục bộ, nhỏ lẻ như ở các ngành hàng không, đường sắt, du lịch, các công ty dịch vụ môi trường… mà tưởng chừng không ảnh hưởng đến hệ thống. Nhưng đó chính là những con domino đầu tiên đã ngã xuống. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có vị trí địa kinh tế chiến lược, nguồn tài nguyên dồi dào, đầu tư nước ngoài và kiều hối tăng mạnh trong những thập niên vừa qua. Điều đó đã giúp một nền kinh tế bao cấp kiệt quệ thay đổi và phát triển. Thành tựu kinh tế là lý do chính danh khả dĩ duy nhất để nhà cầm quyền CSVN bảo vệ chế độ toàn trị sắt máu của họ. Nhìn bề ngoài sẽ khó thấy hết được những vết lở loét, bất công xã hội trầm trọng phía dưới lớp son phấn phù hoa của quá trình đô thị hóa nhanh chóng như Hà Nội, TP.HCM. Nhưng khi có biến cố bất ngờ, tác động đủ lớn đến các cơ cấu nền tảng thì hệ thống vốn đã bị mục ruỗng, một xã hội tràn lan tha hóa, nhũng lạm, đục khoét của công như Việt Nam, thì “tổ kiến nhỏ sụp toang đê vỡ” sẽ diễn ra ở thời điểm rất bất ngờ và nhanh chóng, chỉ sau một vài đổ vỡ tưởng chừng “cục bộ, nhỏ lẻ.” Đối phó với cuộc khủng hoảng toàn diện đang xầm xập kéo tới. Những “thiên tài đảng ta” sau một hồi hô khẩu hiệu, “chém gió thành bão” với những phát ngôn ngớ ngẩn đã lần lượt câm nín, né tránh. Khi kết quả phòng dịch tốt đẹp, thì tất cả nhảy vào tranh công. Nhưng khi mọi chuyện trở nên tồi tệ thì sẽ là màn đổ trách nhiệm, qui trách nhiệm và hạ bệ nhau. Các báo cáo kinh tế vĩ mô, dưới cây đũa thần của Tổng Cục Thống Kê (GSO), vẫn đẹp như mơ. Để bù vào việc thất thu thuế vì doanh nghiệp chết như rạ, nhà cầm quyền CSVN đã nhanh chóng đưa thêm các sắc thuế mới, “truy cùng thu tận” đến cả anh hớt tóc ngoài vỉa hè, chị thợ giặt ủi, cô sơn móng tay dạo, đến những anh chị bán cóc ổi dầm, trà sữa nhà làm trên mạng FB, chotot,.. Bộ Tài Chính còn đưa ra những qui định cho phép cơ quan thuế truy thu cả những nguồn thu “trong tương lai” của doanh nghiệp. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp, bị giảm thu nhập bởi cơn dịch, không những không có một đồng cứu trợ nào giúp dân thì nhà cầm quyền đã nhanh chóng tăng tiền điện, tiền nước, tiền xăng… để đảm bảo nguồn thu ngân sách nuôi một bộ máy ăn hại khổng lồ. Thậm chí, giữa cao đỉnh dịch bệnh, thu ngân sách của một số nơi còn vượt cả chỉ tiêu. Khó khăn của ngân sách thì có thể tăng thuế, bóp cổ dân để lấp đầy ngân sách. Nhưng khó khăn của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh “thóc châu, củi quế” thì không đơn giản. Bởi ngân sách đã như “dòng sông đã cạn,” không thể đem ra để cứu những tập đoàn, công ty này. Thời gian gần đây, truyền thông Việt Nam đăng tải nhiều bài viết về nguy cơ phá sản của hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam nhằm mục đích vận động các chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Tuy vậy, những bài viết này nhận được vô số “gạch đá” công luận. Hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng, hãng này đã ăn quá dày, lãi quá lớn suốt, nhận được quá nhiều ưu đãi trong khi khó khăn là khó khăn chung cho toàn xã hội. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh mang lại nhiều lao động cho xã hội còn cần được hỗ trợ hơn nhiều. Với dư luận bất lợi như thế, dù có sẵn tiền, chính phủ cũng khó lòng “đốt tiền cúng ma” cho Vietnam Airlines hay bất cứ doanh nghiệp nhà nước nào trong bối cảnh hiện tại. Mới đây, được biết trong 3 phiên đấu giá trái phiếu chính phủ (TPCP) đều thất bại. Việc huy động 75 tỷ USD từ việc phát hành TPCP của ông Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ khó lòng đạt được. Dư luận cũng nghi ngờ tính xác thực của những bài viết của truyền thông “lề đảng”  chuyên nghề “đâm thuê, chém mướn” cho các nhóm lợi ích. Theo phân tích của người viết thì khó khăn này là có thực. Tuy rằng, các tập đoàn như hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam (Vietnam Airlines) được gọi là “con gà đẻ trứng kim cương” cho các nhóm lợi ích của đảng. Nhưng thói quen lãng phí đã ngấm vào máu, việc phát triển nóng cùng với tham vọng lớn của giới lãnh đạo đã khiến cho các đơn vị này sử dụng đòn bẩy tài chính quá dài. Ngoài ra, ngành hàng không cũng là ngành phải nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu đầu vào cũng như sử dụng các dịch vụ hậu cần quốc tế. Do đó, nhu cầu ngoại tệ là rất lớn để thanh khoản các khoản lãi tới hạn và chi phí thường xuyên. Khi thị trường thay đổi quá nhanh, doanh thu “rơi” tự do, đặc biệt doanh thu từ bay quốc tế giảm hơn 90% khiến cho Vietnam Airlines nhanh chóng cạn kiệt các nguồn tài chính, đặc biệt thiếu ngoại tệ. Đây là khó khăn mang tính sống còn thực sự. Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn cả là tại thời điểm này, nhà cầm quyền CSVN “lực bất tòng tâm,” không thể tìm đầu nguồn để giúp Vietnam Airlines vượt qua cửa tử này. Định luật “quá lớn để sụp đổ” đã biến thành “càng lớn càng mong manh” ở thời Covid-19. Xem ra, câu chuyện phá sản đã không còn là câu chuyện “cào mặt ăn vạ” đòi tiền hỗ trợ của Vietnam Airlines nữa. Nguy cơ phá sản và sụp đổ là thực sự. Câu chuyện Vietnam Airlines chỉ là một trong số hàng trăm các “quả đấm thép” của nền kinh tế thị trường định hướng XNCH có cùng thảm trạng này. Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng khi biết được hàng ngàn tỷ đồng huy động được người dân và doanh nghiệp ủng hộ cho quĩ vaccine sẽ được gửi vào ngân hàng để lấy lãi trong lúc “nhàn rỗi” trong khi nhà cầm quyền đang chuẩn bị ban hành qui định về tiêm vaccine dịch vụ thu tiền, bên canh việc tiêm chủng mở rộng. Kể ra, dân chúng căm phẫn chửi rủa đám quan chức thừa hành này cũng có phần “oan.” Căn nguyên là ngay từ đầu, nhà cầm quyền CSVN hoàn toàn không xây dựng kế hoạch tài chính cũng như các kế hoạch phải bỏ tiền nhập khẩu vaccine khi dịch bệnh bùng phát “quá nhanh, quá nguy hiểm.” Tiền đi “xin đểu” nhân dân, nếu có thì cũng là tiền Hồ, không thể trả tiền vaccine nhập khẩu phải thanh toán bằng Mỹ Kim. Nên mớ tiền đó, nếu được sử dụng thì cũng chỉ để chi trả cho việc mua vaccine nội địa, chi cho đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên y tế, đội ngũ phòng dịch khác. Kế hoạch chi cũng phải có kế hoạch, rà soát, thẩm định. Câu chuyện này, bất quá dân tình có chửi thì chửi đám quan chức chóp bu đã quá coi thường sinh mạng người dân và quá ngu dốt trong việc đối phó và dự liệu các vấn đề quốc gia đại sự. Tiêm chủng toàn dân miễn phí là trách nhiệm của chính phủ và kinh phí phải được dự trù phân bổ từ nguồn thuế của dân. Trong bối cảnh như hiện nay, việc nhà cầm quyền CSVN vừa đi “xin đểu” tiền dân vừa bắt dân đóng tiền để được tiêm “dịch vụ” thì đúng là quá mức vô nhân tính. Chưa hề ló diện một giải pháp nào thực sự khả dĩ cho bối cảnh dịch bệnh đang lan nhiều tỉnh thành và những “thiên tài đảng ta” vẫn ngồi phòng lạnh lên cơn say, phát biểu văng mạng kiểu như ông chủ tịch tỉnh Bắc Giang. Ở trên các tầm “vĩ mô” hơn về các vấn đề kinh tế xã hội khác thì tuyệt nhiên không thấy một cá nhân lãnh đạo nào của “đảng và nhà nước” dám đề cập chứ đừng nói là đưa ra các quyết sách. Tất cả các vấn đề liên quan quốc kế dân sinh hoàn toàn bị thả nổi giống như lãnh đạo đang “lạy tứ phương” tìm cho đủ 170 triệu liều vaccine để “miễn dịch cộng đồng” vào cuối năm 2021. Tân Phong XEM THÊM: CSVN thấm đòn đợt Covid-19 lần thứ tư Kinh tế Việt Nam 2021: Phía trước là vực thẳm!  
......

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Nguyễn Vũ Bình - RFA Trong quá trình đối phó với đại dịch Covid-19, các nước trên thế giới đã có chiến lược rõ ràng đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc xin bằng ứng dụng công nghệ mới, từ đó có thành cộng vượt bậc tạo ra vắc xin trong thời gian kỷ lục (8 tháng). Ngay sau đó họ đã khởi động một chiến lược tiêm chủng đại trà vắc xin nhằm tạo ra miễn dịch cộng đồng. Hiện nay có một vài nước đã và đang hoàn thành chương trình tiêm chủng, một số nước đang gấp rút hoàn thành chương trình tiêm chủng, trên cơ sở đó, tháo bỏ những quy định phong tỏa, giãn cách để người dân của họ trở lại sinh hoạt bình thường. Số liệu về tiêm chủng của Việt Nam hiện nay, theo số liệu mới nhất, số lượng vắc xin được cung cấp là 1.552.651 liều, số người đã hoàn thành việc tiêm cả hai mũi vắc xin theo quy định là 59.608, đạt tỷ lệ 0,06% dân số cả nước. Trong khi đó, số liệu tiêm chủng vắc xin của thế giới cách đây một tuần, số vắc xin được cung cấp là 2,26 tỷ liều, số lượng tiêm đủ hai liều là 480 triệu người đạt 6,2% dân số. Như vậy, con số của Việt Nam đã tiêm đủ hai liều có tỷ lệ 0,06% so với thế giới là 6,2% là quá thấp. Quan trọng hơn, việc tiêm vắc xin là điều kiện để miễn dịch cộng đồng, điều kiện để gỡ bỏ các phong tỏa, giãn cách giúp cho xã hội trở lại bình thường đồng thời là giấy thông hành để hội nhập với thế giới thì với tốc độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của Việt Nam hiện nay vô cùng khó khăn trì trệ và nhiêu khê. Vậy nên, có thể nói, chiến dịch vắc xin của Việt Nam đã thất bại. Nhưng sự thất bại này không chỉ ở việc chậm tiêm chủng vắc xin mà còn trên nhiều phương diện khác. Đó là việc thất bại trên các phương diện: Tuyên truyền, chiến lược tổng thể, chuẩn bị nguồn lực, triển khai thực hiện (tiêm vắc xin). Vấn đề tuyên truyền: Lật lại các bài báo cũ trên hệ thống báo chí quốc doanh, chúng ta thấy nhan nhản các bài viết với tiêu đề “Việt Nam thành công trong việc sản xuất vắc xin Covid-19; Việt Nam sẽ trở thành cường quốc xuất khẩu vắc xin…” Đây là thói quen của báo chí quốc doanh, chuyên bịp bợm và phét lác. Nếu như việc dập dịch thành công, và việc tiêm chủng vắc xin chưa trở thành điều kiện bắt buộc cho việc miễn dịch cộng đồng thì cũng không ai chú ý tới những bài báo của bọn bút nô này. Nhưng khi Việt Nam cần vắc xin để tiêm chủng thì những bài báo được lôi ra để tố cáo sự yếu kém của nhà cầm quyền và sự khinh bỉ đối với các tác giả và hệ thống báo chí quốc doanh. Điều trớ trêu là các nhà lãnh đạo Việt Nam mới đây đã yêu cầu các nước chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam, nhưng các công ty tư nhân mới là chủ thể nghiên cứu và sản xuất vắc xin thì làm sao có chuyện họ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Chiến lược tổng thể: Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch. Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/21) này. XEM THÊM: Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn Chuẩn bị nguồn lực: Do không cóm,n lược tổng thể về vắc xin, nên Việt Nam cũng không chuẩn bị nguồn lực. Vả lại, giới lãnh đạo có thể vẫn suy nghĩ rằng, đại dịch lớn lần này như vậy, thế giới có thể sẽ cho không tất cả vắc xin các nước nghèo, đang phát triển. Nhưng các nước lớn trên thế giới cũng vẫn cho không, nhưng nhắm đến các nước nghèo, dịch bùng phát mạnh trước nên Việt Nam chưa xét đến. Chính vì vậy mà Việt Nam bị hụt hẫng. Sau này lãnh đạo phải Việt Nam đã phải viết thư, xin và kêu gọi các nước viện trợ vắc xin… Về việc này thì Việt Nam rất lão luyện và cũng có kết quả. Nhưng việc kêu gọi và xin tiền người dân đóng góp vào quỹ vắc xin trong khi đại dịch xảy ra hơn một năm trời người dân điêu đứng chính phủ đã không giúp được gì nhiều khiến người dân trong nước rất phẫn nộ. Việc xin tiền người dân và doanh nghiệp đóng góp vào quỹ vắc xin đã được cả thế giới biết đến, vì hầu như không có một chính phủ, một quốc gia nào trên thế giới làm như vậy. Triển khai thực hiện: Việc triển khai thực hiện như số liệu ở trên đã nêu rõ, một tỷ lệ tiêm đủ hai liều theo quy định của Việt Nam quá thấp so với bình quân chung của thế giới. Trong điều kiện cần phải thực hiện tiêm chủng nhiều người, tiêm chúng nhanh thì quá trình chuẩn bị là yêu cầu số một. Việc chuẩn bị triển khai trên quy mô cả nước cần một kế hoạch lớn và chu đáo, liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, cần sự phối kết hợp của rất nhiều cơ quan địa phương và ban ngành. Nhưng với việc thiếu chuẩn bị tổng thể, không có nguồn lực nhập khẩu vắc xin, không có kế hoạch triển khai tổng thể tiêm chủng trong thời gian ngắn… thì kết quả tiêm chủng của Việt Nam hiện nay chính là phản ánh hệ quả tất yếu của tất cả các khâu trong chiến lược vắc xin của chính phủ. Và đó là một thất bại toàn diện, rất ê chề. Hà Nội, ngày 16/6/2021 Nguyễn Vũ Bình - nguyenvubinh's blog    
......

Thông tin và sự thật.

Nền báo chí Khuyết Tật Việt Nam  Lưu Trọng Văn Trước thông tin ông Trần Văn Nam bí thư Bình Dương tuyên bố rút lui Quốc hội (QH) do sức khoẻ không tốt, tay viết có nghề phải đặt ngay câu hỏi sự thật vì sao? Vì ở thể chế này leo lên làm lãnh đạo bằng mọi giá thì sẽ bằng mọi giá bám ghế đến cùng.   Chỉ khi người viết báo dám tìm ra sự thật và đi đến cùng sự thật một loạt thông tin và vấn đề mới được mở ra. -Ông Nam biết mình đang bị thanh tra về các tiêu cực nên xin rút khỏi QH, như vậy lý do sức khoẻ là dối trá vì ông biết sức khoẻ không tốt thì sao không từ hết các chức vụ đi và cố đấm ăn xôi ứng cử QH làm gì?   -Vì sao ông Nam đã dính tiêu cực từ 10 năm trước về đất đai mà vẫn lên chức vù vù, phó chủ tịch tỉnh lên chủ tịch tỉnh, phó bí thư lên bí thư?   -Hệ thống kiểm tra giám sát ở đâu mà ông Nam dễ dàng lọt qua các quy trình được ca ngợi là "chặt chẽ" để thành Đại biểu quốc hội nhiều khoá và để được cử, được bầu là uỷ viên trung ương đảng đầy quyền lực?   -Với việc ông Nam cuối cùng cũng bị kỷ luật chắc chắn phải nhờ có những đảng viên tử tế, trung thực dũng cảm, kiên trì nhiều năm đấu tranh mới dẫn đến kết quả này. Vậy họ là ai? Quá trình họ đấu tranh và bị bầm dập ra sao?   -Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ra quyết định kỷ luật không chỉ ông bí thư Nam mà hàng loạt lãnh đạo hàng đầu của Bình Dương, chứng tỏ đây là tiêu cực cả bè lũ. Làm sao cả một tập thể lãnh đạo tiêu cực lại tồn tại thời gian dài được? Tuy vậy người viết báo ở VN hiện nay hầu như bị buộc phải bằng lòng với giới hạn một thông tin nào đó rồi cho qua mà không thể, đúng hơn là không được phép đào xới đến tận cùng thông tin ấy, dẫn đến trên các mặt báo nhiều thông tin nhưng không có chiều sâu và sự thật cuối cùng. Với bạn đọc sự thật là điều họ cần biết sau mỗi thông tin.   Với một quốc gia  muốn phát triển tiến bộ thì không có vùng đệm, không có vùng cấm lên án cái xấu xa dù của bất cứ ai.   Sự kiện ông Nam cùng hàng loạt lãnh đạo Bình Dương bị khép lại sau quyết định kỷ luật của Uỷ ban kiểm tra trung ương. Có nghĩa là mới giải quyết phần ngọn của thông tin và phần váng của sự thật.   Bởi đi đến tận cùng của sự thật phải vượt qua tường lửa vùng cấm, đó là trách nhiệm của hệ thống chính trị cùng quy trình tuyển chọn nhân sự lãnh đạo các cấp kể cả cấp cao nhất cùng trách nhiệm của những người tạo ra và dung túng hệ thống cũng như quy trình ấy.   Hôm nay ngày Nhà báo Cách mạng VN. Hai chữ "Cách mạng"sẽ trở nên hài hước, khi báo chí chỉ là công cụ của hệ thống nhà nước chi phối thông tin và điều tiết sự thật, chứ không phải là quyền lực thứ tư bên cạnh hành pháp, tư pháp, lập pháp.   Chỉ khi báo chí thật sự chi phối thông tin, sự thật trên nền tảng hiến pháp, pháp luật thì mới có tính Cách mạng mà thôi.  
......

Vô đạo đức đến thế là cùng...!

Ảnh: Thái Hoà Phạm Minh Vũ Sáng trưa chiều tối, gần một năm nay, nhất là dịch bệnh Vũ Hán lần thứ tư xảy đến, bếp ăn từ thiện có tên là Gieo Duyên ở Tân Bình- Saigon do gia đình chị Thái Hoà thực hiện đã giúp rất nhiều người có hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn, cụ bán vé số, em bé nhặt ve chai. Nhất là Saigon phong tỏa lần 2 liên tiếp trong lần thứ 4 này, và nâng mức độ gắt hơn, thì cần lắm những bếp ấm áp tình người như vậy. Vì một lẽ, chính phủ, nhà nước bỏ rơi người nghèo bên lề xã hội, nhà nước không hề đoái hoài đến họ.   Bao hoàn cảnh cơ nhỡ, không nơi nương tựa cứ thế mà được ấm lòng nhờ bếp ăn này ra đời. Bếp hoạt động hoàn toàn miễn phí, bởi nhiều tấm lòng hảo tâm gửi gắm tình cảm qua đây để chia sẻ tới những người yếu thế trong xã hội. Không chỉ nấu cơm miễn phí, mà bếp còn mở cửa hàng rau 0 đồng để hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch.   Bếp ra đời có hành động ý nghĩa là thế, vậy mà chị Thái Hoà ngày hôm qua đã thông báo bếp phải dừng lại do “chính quyền đã lên tiếng và cưỡng chế, yêu cầu dừng hoạt động bếp vì hành vi tụ tập đông người”. Sao lại vô đạo đức và bất nhẫn đến thế?   Bếp chỉ hoạt động gia đình, có được mấy mống người mà lại cấm? Trong khi đó chợ và siêu thị, các cửa hàng cơm bán vẫn đầy người đứng mua vậy sao không cấm?   Sao các ông vô đạo đức thế? Có phải vì các quán cơm hay chợ hoặc siêu thị vẫn hoạt động là do họ đóng tiền bảo kê cho các ông nên các ông không cấm. Còn bếp cơm gia đình là tự phát, các ông không chấm mút được gì nên bắt đóng phải không? Chắc là thế rồi.   Hàng ngày, chứng kiến những gì đang diễn ra trên đất nước hôm nay, không ai có thể mà cầm lòng được khi xã hội phân hoá thành nhiều cực rõ rệt. Xã hội phân chia giai cấp rất sâu sắc, một xã hội vô cùng bất công. Không ai thấy mà lại im lặng được.   Sao các ông vô đạo đức thế?   Trong khi Âu Châu người dân thoải mái tụ tập xem bóng đá cúp, thì Việt Nam lại phong tỏa, dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi Châu Âu người dân được chính phủ hỗ trợ giúp đỡ bằng mọi cách thì ở Việt Nam các ông quyết để cho dân sống chết mặc kệ, hơn thế nữa là tìm mọi cách để kiếm ăn, bóc lột tới tận cùng.   Xứ người ta được như thế là do chính phủ họ có trách nhiệm với nhân dân của họ. Còn tại VN, dịch bệnh bùng phát lần này chắc chắn không phải do lỗi người dân VN, bằng chứng hơn 1 năm qua, trải qua 3 lần dịch các ông đã rút ra nhiều kinh nghiệm chống dịch và làm sao để khống chế dịch. Vì vậy, để xảy ra dịch lần này nghiêm trọng là lỗi thuộc về các ông:   Thứ nhất không ngăn chặn sớm hơn, biết dịch nghiêm trọng vẫn để dân ăn chơi ngày “giải phóng”. Thứ 2 là bắt dân đi làm căn cước công dân, thứ 3 là ép dân tụ tập đi bầu cử và sau đó là bung.   Điều quan trọng nhất, người dân Châu Âu tụ tập trong sân bóng đá không đeo khẩu trang gì hết là do họ đã tiêm vaccine. Nhờ chính phủ họ vì dân, nên không kỳ kèo lập Quỹ quyên góp, không bắt em bé 5 tuổi đập heo nộp 100 triệu, càng không cần bắt cụ già 97 tuổi đưa tiền đám ma cho chính phủ họ. Họ đã dự liệu xong cả rồi và giờ được như thế.   Hơn một năm qua các ông đủ mọi ngành chém gió rất ghê gớm, nào dịch ra đi nắng hè rực rỡ, nào cam kết 10 ngày là hết dịch, giờ thì sao? Bung và toang cả rồi. Tất cả là sự yếu kém cả một hệ thống chính trị bất tài, thích nổ mà lại cầu may tới đâu hay tới đó.   Dịch bệnh do các ông yếu kém mới ra như thế. Đã không giúp dân, lại còn trơ trẽn xin đểu dân, lại đểu cáng hơn lại bắt dân mua vaccine, và điều lưu manh nhất là bỏ rơi Người nghèo trong trân dịch đang càn quét những người yếu thế này. Để dân tự lo cho nhau tưởng là ổn, ai ngờ các ông vô đạo đức tới nổi cắt luôn mạch máu của người nghèo, người yếu thế trong xã hội thì mai họ ra sao?   Hôm nay hàng ngàn người sống lây lất chờ vào bếp cơm từ thiện như thế, các ông yêu cầu dừng rồi người nghèo họ sẽ sống sao. Đến ngay rới rác cũng ế thì họ sống sao đây?   Các ông ra một quyết định thiếu tình người, duy ý chí, chỉ vì sợ trách nhiệm mà không định lượng sự việc sẽ ảnh hưởng như thế nào.   Các ông có bếp thay thế để giúp người nghèo đang sống dựa vào bếp cơm như thế không?   Một chính quyền vô đạo đức.    
......

Startup Thành công

Phạm Minh Vũ   Hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang rộ lên phong trào Start-up (khởi nghiệp), hy vọng có một sự nghiệp vững bằng năng lực thật sự.   99% đều thất bại, trong đó 70% vì không có kinh nghiệm,29% vì không có một chính sách dài hạn, bền vững. Trong đó bán mỹ phẩm, nông trại, hay mở quán càphê, hay homestay.V.v. khi dịch bệnh bùng phát thì ngày càng thất bại nặng nề.   Hiện nay, trong xã hội Việt Nam đang có mô hình làm giàu không khó như làm từ thiện, cũng là nghề đang được sự quan tâm nhiều người, Hoài Linh hay Đàm Vĩnh Hưng cũng đang theo đuổi, nhưng không may có lẽ khi gặp chị Đại Nam, mô hình làm giàu kiểu đó nó gần như không còn hiệu quả vì đã bão hoà. Trong môn học chủ nghĩa Mác, phương pháp biện chứng khoa học lấy Nguy biến Thành cơ là một phương pháp hiệu quả nhất, áp dụng trong kinh tế lẫn xã hội.   Áp dụng phương pháp này vào chương trình Startup hôm nay, thì tôi xin khẳng định thất bại gần như bằng 0.   Nó có quy trình 5 bước sau để làm giàu:   Bước một là: Tuyên bố tiêm miễn phí (cái này thường kèm theo tuyên bố nhân đạo, gây sự chú ý)   Bước 2: vận động gây quỹ ( kéo cả chủ tịch nước, thủ tướng, lên truyền hình khóc khóc để nghẹn ngào xúc động) cái này gọi là tác động tâm lý khách hàng.   Bước 3: Lấy tiền bỏ ngân hàng rồi mai mốt lắng xuống chia nhau, to ăn to nhỏ ăn nhỏ.   Bước 4: xin Vaccine Mỹ, Nhật, Úc...   Bước 5: bán lại cho Dân.   Khởi nghiệp Kiểu này muốn thất bại thì khó hơn lên trời.   Ảnh: RFA Cái này trong kinh doanh gọi là đỉnh cao của sale, nghệ thuật chốt đơn.    
......

Mời hổ vào nhà rồi thuê người canh nó đừng ăn thịt mình!

Nguyen Ngoc Chu  · Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ.   MỜI HỔ VÀO NHÀ RỒI THUÊ NGƯỜI CANH NÓ ĐỪNG ĂN THỊT MÌNH!    Chỉ trích cá nhân là điều nên tránh. Nhưng khi đã động chạm đến lợi ích quốc gia thì không thể nể nang.   Vietnam Finances ngày 18/6/2019 có đăng ý kiến của ông Huỳnh Thế Du “Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc - Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát”: “Việt Nam có thể áp dụng giải pháp: để các nhà thầu Trung Quốc xây dựng và mời tư vấn Nhật Bản giám sát. Khả năng hai anh này bắt tay với nhau là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn.” “Khi đó, Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao và Nhật Bản giám sát thì con muỗi cũng không thể chui lọt. Việt Nam sẽ là ngư ông đắc lợi”.   1. Thứ nhất, ông Huỳnh Thế Du không hiểu thành ngữ “Ngư ông đắc lợi”. Việt Nam trả tiền xây đương cao tốc cho cả nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát thì làm sao gọi là “Ngư ông đắc lợi” được. Có phải hai nhà thầu tranh nhau làm đường và giám sát miễn phí cho Việt Nam đâu mà “Ngư ông đắc lợi”.   2. Hai là, ông Du vận dụng quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc không đúng chỗ. Một nhà thầu thi công, một nhà thầu giám sát, cả hai phía nhận tiền của chủ đầu tư Việt Nam, họ phải làm tốt công việc của mình, nếu không chủ đầu tư Việt Nam “đuổi cổ” họ đi. Có gì mà họ phải “cạnh tranh một mất một còn” ở đây?   3. Ba là, nhận xét của ông Du: “Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao” là mê muội.   Xin hỏi ông Du: Công trình nào của Trung Quốc trên đất Việt Nam có giá thành thấp và chất lượng cao? Có phải đó là đường sắt Cát Linh – Hà Đông không?   4. Bốn là, không ai ngu si mà rước hổ vào nhà rồi lại thuê người canh để nó khỏi ăn thịt mình cả!   Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ.   Xin ông Huỳnh Thế Du đừng hiến kế nữa. Đất nước rồi sẽ bị tan nát nếu nghe theo mưu kế rước họa vào nhà của ông Huỳnh Thế Du.  
......

Cộng Sản và lịch sử

Hiếu Chân - Người Việt Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập vào ngày 1 tháng Bảy sắp tới. Trong nhiều công việc chuẩn bị, có một lĩnh vực mà Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi trọng nhất: Viết lại lịch sử của đảng và đất nước Trung Quốc nhằm đề cao những thắng lợi – nhiều phần tưởng tượng hoặc phóng đại – và che giấu những tội ác ghê tởm mà đảng đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc suốt 100 năm qua. Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cũng như các đồng đảng ở Liên Xô cũ, ở Việt Nam và một số nước khác, có truyền thống xuyên tạc lịch sử để phục vụ các mục đích chính trị trong từng thời kỳ. Những văn kiện được sửa đổi, hình ảnh bị bôi xóa, sách giáo khoa lịch sử và viện bảo tàng được chỉnh lý để ghi dấu cho đời sau những chiến công “hiển hách” chống thực dân đế quốc giành độc lập, những nhân vật anh hùng tưởng tượng sống giản dị khiêm tốn, một lòng một dạ hy sinh cho đất nước quê hương. Nhưng như nhận định của tạp chí Foreign Policy, nghiên cứu lịch sử dưới chế độ Cộng Sản là “xóa bỏ lịch sử – xóa bỏ mọi dữ kiện trái với câu chuyện về thắng lợi hoàn toàn của đảng.” Không ở đâu thể hiện rõ chân lý đó hơn là công cuộc chỉnh sửa lịch sử đang thực hiện ở Trung Quốc hiện nay. Cho đến thế kỷ 21, đảng Cộng Sản Trung Quốc tập trung chủ yếu vào lịch sử ô nhục của đất nước Trung Hoa dưới sự chèn ép của các cường quốc phương Tây và Nhật trong cái gọi là “Một Trăm Năm Nhục Nhã” từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, nhằm khơi dậy trong dân chúng nỗi căm thù thực dân đế quốc và ghi ơn công cuộc giải phóng của đảng Cộng Sản Trung Quốc, lập ra đời nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đài tưởng niệm, bảo tàng mọc lên như nấm sau mưa trên toàn đất nước Trung Quốc, ghi khắc bằng bê tông cốt thép câu chuyện hào hùng của đảng Cộng Sản Trung Quốc; sách giáo khoa và toàn bộ các phương tiện truyền thông đều tập trung quảng bá câu chuyện này mà không được đề cập đến những thảm cảnh mà người dân phải chịu đựng dưới sự cai trị độc tài toàn trị của đảng, dưới những chính sách “cách mạng” đầy hoang tưởng của các “lãnh tụ anh minh.” Chương trình Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) năm 1958-1962 dẫn tới thảm họa hàng chục triệu người chết đói; nhiều nơi người dân phải ăn thịt lẫn nhau để sống; hay cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-1967 phá hủy toàn bộ nền tảng tinh thần và đạo đức của người dân Trung Hoa và thủ tiêu hàng triệu sinh mạng… đều không được đề cập công khai; nếu giới nghiên cứu thỉnh thoảng có bàn tới những biến cố lịch sử khủng khiếp này thì đều cho rằng đó chỉ là những sai lầm, khuyết điểm trên con đường cách mạng và đã được sửa chữa; người khởi xướng ra chúng, ông Mao Trạch Đông, vẫn được đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh giá là “bảy phần công, ba phần tội.” Nhà lãnh đạo có quan điểm cải cách của Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, từng cố gắng diễn dịch lại lịch sử hiện đại Trung Quốc, không ngại phê phán một số sai lầm của cố Chủ Tịch Mao Trạch Đông trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa đầy thảm họa những năm 1966-1967. Nhưng Đặng không chủ tâm lật đổ Mao; hình ảnh của Mao vẫn ngự trị chính trường và xã hội Trung Quốc; chân dung của ông ta vẫn treo cao trên quảng trường Thiên An Môn. Vạch ra những sai lầm của Mao là cách để Đặng lên án chủ nghĩa sùng bái cá nhân và chế độ cai trị độc tài của một “hoàng đế đỏ;” từ đó đưa ra một mô hình cai trị tập thể và thu hẹp dần sự thống trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong đời sống kinh tế-xã hội Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn năm 1989 – hàng ngàn sinh viên biểu tình ôn hòa đòi cải cách chính trị dân chủ, đã dập tắt ý định cải tổ của Đặng về phương diện chính trị và lịch sử dù ông ta vẫn nỗ lực cải cách về kinh tế và thương mại để đưa Trung Quốc khỏi tình trạng nghèo đói kinh niên dưới thời Mao. Ông Tập Cận Bình đi xa hơn trong công cuộc củng cố chế độ độc tài toàn trị bằng cách tập trung quyền lực vào tay cá nhân ông và tái lập sự kiểm soát toàn diện của đảng Cộng Sản Trung Quốc, kể cả viết lại câu chuyện lịch sử Trung Quốc để thúc đẩy dân chúng ủng hộ đảng của ông. Tháng Giêng, 2013, tức là chỉ vài tuần sau khi lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập đã chỉ thị cho các cán bộ cao cấp của đảng phải cảnh giác với các thế lực thù địch đang tìm cách lật đổ đảng Cộng Sản Trung Quốc bằng cách bôi nhọ lịch sử của đảng. Nhờ kinh tế phát triển mạnh dưới thời Đặng và những thập niên sau đó, Tập có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một thứ chủ nghĩa dân tộc toàn trị, lấy đảng Cộng Sản Trung Quốc làm trung tâm, để chống lại trào lưu dân chủ hóa đang dâng trào như thác lũ trong thế kỷ 21. Tháng Tư, 2013, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng này đã cho lưu hành một tài liệu mật có tên “Thông cáo về tình trạng hiện hành của ảnh hưởng ý thức hệ” (Communique on the Current State of the Ideological Sphere), gọi tắt là tài liệu số 9. Cũng như mọi văn kiện quan trọng của đảng, toàn bộ đảng viên, cán bộ phải học tập và áp dụng vào công việc của mình. Văn kiện nhấn mạnh tới việc khẳng định sự đúng đắn của đảng về ý thức hệ, yêu cầu giới truyền thông và mọi cơ quan phải tuân thủ đúng đường lối; ngăn chặn việc “đặt vấn đề sự thật lịch sử” mà phải tin vào quyết định của đảng đối với các sự thật đó. Lần đầu tiên, văn kiện này đưa ra khái niệm “chủ nghĩa hư vô lịch sử (historical nihilism): “Mục tiêu của chủ nghĩa hư vô lịch sử là núp bóng cái gọi là đánh giá lại lịch sử để bóp méo lịch sử đảng và lịch sử nước Trung Quốc mới,” văn kiện viết. Từ đó lịch sử Trung Quốc hiện đại là câu chuyện do đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, trong đó đảng Cộng Sản Trung Quốc là vị cứu tinh đưa dân tộc Trung Hoa thoát khỏi nỗi ô nhục trăm năm, xây dựng nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và đang trên đường thực hiện “giấc mộng Trung Hoa,” trở thành cường quốc thống trị thế giới. Những tội ác của đảng này cơ hồ đã được gột sạch khỏi sách vở, truyền thông, sâu xa hơn là loại ra khỏi ký ức của người dân Trung Quốc. Sách vở không nói tới, và việc tìm kiếm thông tin trên mạng trực tuyến về những biến cố gắn liền với tội ác của đảng Cộng Sản Trung Quốc đều bị ngăn chặn triệt để đã làm cho những thảm họa đó phai tàn dần trong trí nhớ của người dân, nhất là khi các thế hệ chứng kiến hoặc nạn nhân của thảm họa đã qua đời mà không thể truyền lại ký ức cho con cháu. Vụ thảm sát Thiên An Môn chấn động địa cầu mới xảy ra chưa lâu (Tháng Sáu, 1989) chẳng hạn, gần như không người trẻ nào của Trung Quốc lục địa còn biết tới, đến nỗi nhà nghiên cứu Lousia Lim phải đặt tên cho công trình khảo cứu về vụ Thiên An Môn của mình là “Nước Cộng Hòa Nhân Dân Quên Lãng” (The People’s Republic of Amnesia) – cuốn sách được tuần báo The Economist bình chọn là xuất sắc nhất năm 2014. Hai năm trước, ông Tập cho thành lập Viện Hàn Lâm Lịch Sử với nhiệm vụ “chỉnh đốn quan điểm về lịch sử,” chuẩn bị cho đại lễ 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một trong những công việc chính của viện là chỉnh sửa bộ sách “Lịch sử tóm tắt đảng Cộng Sản Trung Quốc,” xuất bản hồi Tháng Hai, 2021, dùng làm tài liệu học tập trong đảng và trong hệ thống trường học Trung Quốc. Trong bản sửa đổi này, các chương sách “những bài học lịch sử không nên quên” dưới thời Mao như cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa – hàng loạt vụ thanh trừng “các phần tử phản cách mạng” tàn phá xã hội Trung Quốc và hàng triệu người chết đều bị cắt bỏ. Thay vào đó các tác giả chỉ tập trung vào những thành tích công nghiệp, công nghệ và ngoại giao dưới thời Mao. Ngay cả những châm ngôn của Đặng Tiểu Bình về cuộc đổi mới Trung Quốc cũng đã bị loại bỏ, kể cả lời dạy của ông Đặng rằng Trung Quốc phải “thao quang dưỡng hối,” ẩn mình chờ thời. Một phát biểu đáng chú ý của Đặng năm 1989 về cải cách cơ chế chính trị Trung Quốc, từ bỏ sự chuyên chế cá nhân để chuyển sang tập thể lãnh đạo: “Xây dựng số phận của một dân tộc trên danh tiếng của một hoặc hai người là chuyện rất không lành mạnh, rất nguy hiểm,” cũng đã bị ông Tập cho cắt bỏ. Cuốn sách 531 trang còn dành một phần tư nội dung cho tám năm cầm quyền của ông Tập trong khi chỉ dành một nửa số trang như vậy cho Đặng Tiểu Bình, vị cứu tinh thực sự của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc, đích thân ông Tập đã có nhiều bài phát biểu, bài đăng báo, đòi hỏi người dân Trung Quốc “đóng gói lại quá khứ” (repackage the past) để hướng tới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tạp chí Cầu Thị – tạp chí lý luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc – số 12-2021 ra ngày Thứ Tư, 16 Tháng Sáu, đã đăng trang trọng bài viết của ông Tập “nhấn mạnh nhu cầu hiểu biết lịch sử Trung Quốc, rút kinh nghiệm từ quá khứ, có cái nhìn đúng đắn về các sự kiện lớn, các nhân vật quan trọng trong lịch sử của đảng và của đất nước,” theo tường thuật của hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã. “[Bài viết của ông Tập] kêu gọi các đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc, công chúng Trung Quốc nói chung, hãy học tập kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc lịch sử của đảng và của nước Trung Hoa mới để tiến hành lý tưởng vĩ đại của chủ nghĩa xã hội,” Tân Hoa Xã ca tụng. Ngày nay Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức bên ngoài như áp lực của Hoa Kỳ và những bất đồng nội bộ chung quanh cách thức xử lý đại dịch COVID-19. Trong hoàn cảnh đó đảng Cộng Sản Trung Quốc phải ra sức dập tắt mọi ý định xét lại những tội lỗi của đảng trong quá khứ và cổ vũ cho ý tưởng rằng đảng là một lực lượng “bất khả chiến bại” đã đi qua chiến tranh và hỗn loạn để lèo lái sự trỗi dậy của Trung Quốc. “Thông qua việc học tập lịch sử, sẽ không khó nhận ra rằng, không có sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đất nước và dân tộc Trung Hoa sẽ không thể có được những thành quả ngày hôm nay, không có được vị thế quốc tế ngày hôm nay,” ông Tập viết và khẳng định “Sẽ không được mơ hồ, dao động về nguyên tắc căn bản là duy trì sự lãnh đạo của đảng.” Trước thời điểm bài viết của ông Tập đăng trên tạp chí Cầu Thị, báo The South China Morning Post đưa tin các cơ quan quản lý mạng Internet của nước này đã xóa bỏ hai triệu bài đăng trên mạng có nội dung thảo luận “nguy hại” về lịch sử, “đầu độc môi trường mạng” hoặc tấn công vào các nhà lãnh đạo và trái với câu chuyện chính thức của đảng về lịch sử Trung Quốc. Cơ quan quản lý mạng Trung Quốc còn thiết lập “đường dây nóng” để công chúng tố giác những trường hợp “chủ nghĩa hư vô lịch sử,” tức là những bài viết, phát biểu phê phán các nhà lãnh đạo đảng, các chính sách của đảng hoặc phủ nhận “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến.” Những người vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng theo một đạo luật an ninh mạng năm 2018. Trong khi đó, cả xã hội Trung Quốc được huy động vào một chiến dịch học tập lịch sử quy mô chưa từng có từ sau thời Mao, thực chất là chiến dịch tuyên truyền về “công ơn” của đảng Cộng Sản. Các nhà hát dàn dựng những chương trình ca nhạc theo chủ đề “Không có đảng Cộng Sản, không có nước Trung Hoa Mới.” Cán bộ đảng viên và sinh viên tranh nhau trong những cuộc thi tìm hiểu lịch sử đảng. Cơ quan kiểm duyệt soát lại sách báo sắp xuất bản để loại bỏ những câu chữ nói về tội ác độc tài của Mao. Bộ Giáo Dục đưa vào đề thi tuyển sinh đại học những câu hỏi về lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc để “hướng dẫn học sinh kế thừa mạch máu đỏ”…. Ngay cả các công ty tư nhân, văn phòng luật sư, thậm chí một đền thờ Thần Tài ở Thượng Hải cũng tổ chức các lớp học về lịch sử đảng cho nhân viên; các viện bảo tàng và đài tưởng niệm tổ chức các tour du lịch đỏ (red tourism); còn các hãng hàng không tổ chức hát tập thể và đọc thơ trên các chuyến bay về đề tài lịch sử đảng… Các quan sát viên Trung Quốc và nước ngoài đều bình luận sự phục hồi các quan điểm cộng sản về lịch sử, phục hồi cung cách tuyên truyền thời Mao Trạch Đông hiện nay là nhằm giúp ông Tập Cận Bình biện minh cho chính sách độc tài cá nhân của ông ta và hợp pháp hóa tham vọng làm lãnh đạo trọn đời thay vì hai nhiệm kỳ trong cuộc đại hội sắp tới của đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm sau 2022. Ông Cao Văn Sảnh (Gao Wenqian), nhà sử học của đảng Cộng Sản Trung Quốc, người viết tiểu sử Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai trước khi đào thoát sang Hoa Kỳ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, nhận xét: “Mục đích [của việc viết lại lịch sử] là nhằm bảo đảm sự tồn tại của đảng Cộng Sản Trung Quốc và củng cố sự cai trị cá nhân vào thời điểm đang có những sự thay đổi chóng mặt trong tình hình quốc tế.” Một số nhà sử học Trung Quốc phản đối việc viết lại lịch sử để phục vụ mưu đồ chính trị. Một giáo sư nổi tiếng ở Bắc Kinh đã từ chối lời mời của Viện Hàn Lâm Lịch Sử mời cộng tác trong dự án viết lại “Lịch sử tóm tắt của đảng Cộng Sản Trung Quốc” vì cho rằng “Họ đã không theo con đường nghiên cứu học thuật. Những người này làm chuyện này [sửa đổi lịch sử] chỉ để kiếm tiền và thăng quan tiến chức,” ông nói. Nhưng cho đến nay chưa có gương mặt nổi bật nào công khai phản đối việc xuyên tạc lịch sử mà đảng Cộng Sản Trung Quốc đang ráo riết thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm thành lập. Những chuyện đang xảy ra ở Trung Quốc cũng có ở Việt Nam, do hai nước theo cùng một ý thức hệ Cộng Sản. Ở Việt Nam lịch sử là do “bên thắng cuộc” nhào nặn theo ý đồ chính trị của họ. Trong cái lịch sử giả tạo ấy, những tội ác của đảng Cộng Sản Việt Nam với đất nước, với dân tộc đều bị bôi xóa và các thế hệ sau sẽ không bao giờ còn biết tới. Vụ “cướp chính quyền” từ tay chính phủ Trần Trọng Kim hồi Tháng Tám, 1945, cuộc thanh trừng các đảng phái quốc gia năm 1946, cải cách ruộng đất làm hàng trăm ngàn người chết và hủy diệt nền tảng văn hóa của xã hội miền Bắc những năm 1953-1955, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm 1958-1960, vụ “Xét lại chống đảng” năm 1956 và cao điểm là cuộc xua quân xâm lược miền Nam 1959-1975… hoặc đều bị xóa khỏi ký ức hoặc được biện minh bằng những lời lẽ hoa mỹ “giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.” Trong cả nước sau ngày hòa bình, những tội ác đày đọa hàng triệu quân dân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, cải cách công thương nghiệp và cướp tài sản qua ba lần đổi tiền, chính sách đưa dân thành thị đi ra vùng kinh tế mới, đối xử kỳ thị bằng chủ nghĩa lý lịch, ép buộc hàng triệu người phải vượt biển tìm đường sống… đều không được đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức thừa nhận dù họ luôn rêu rao hòa hợp hòa giải. Bị nhồi sọ trong một thứ lịch sử giả tạo đó, thế hệ trẻ trong nước đang mất phương hướng, trở thành những con thiêu thân cho ý đồ của đảng. Tương lai của dân tộc thật là mờ mịt. Ở hải ngoại, một số học giả và nhà nghiên cứu tâm huyết, như các ông bà Trần Gia Phụng ở Canada, Lê Mạnh Hùng ở Anh, Lê Xuân Khoa, Vũ Tường, Liên Hằng ở Hoa Kỳ vẫn nỗ lực tìm hiểu và viết lại lịch sử Việt Nam theo tinh thần khoa học, khách quan hơn. Công trình nghiên cứu lịch sử của họ, cùng với những trước tác đã xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 như hồi ký của các cụ Trần Trọng Kim, Cao Văn Luận, Hoàng Văn Chí, biên khảo của Tạ Chí Đại Trường và nghiên cứu của nhiều học giả Mỹ, Pháp, Đức có thể giúp “đính chính” lại những sự bóp méo, xuyên tạc của đảng Cộng Sản ở trong nước. Đây là những học giả tư nhân, kiến giải của họ có chỗ đúng có chỗ cần thảo luận thêm nhưng dứt khoát không phải là việc bóp méo lịch sử theo những yêu cầu chính trị của kẻ cầm quyền. Những nỗ lực như vậy cần được ủng hộ và nhân rộng. Hiếu Chân    
......

Còn chần chừ gì nữa

Nguyễn Thông  Nhiều, rất nhiều người, khi thế giới diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh G7 đã đưa lên 2 cái ảnh, một cái là ảnh cuộc gặp ấy, một cái là ảnh đại hội ngập tràn hoa hoét ở xứ này. Kèm theo đó là sự chê cười, tất nhiên chê mấy ông bà hoa hoét. Nhưng tôi nói thật, tới thời đại bây giờ thì không phải chỉ chê cười nữa rồi xong mà phải tự xử, phải thay đổi, không thể bỏ ngoài tai mặc kệ như lâu nay, kiểu chúng mày chê gì thì chê, nói gì thì nói, tao cứ thế thì làm gì tao tốt. Phải dẹp ngay những trò màu mè, hoa hòe hoa sói, hình thức rởm đời, cực kỳ tốn kém… đã ăn sâu vào thứ tư duy cổ lỗ của kẻ có quyền. Bệnh lãng phí, không thực chất, ném tiền dân qua cửa sổ phải bị chôn vùi ngay, không thể dây dưa ù xọe thêm ngày nào nữa. Thay đổi ấy, trước hết phải từ cấp cao nhất, từ bộ chính trị, chính phủ, quốc hội. Mấy ông bà tuyên giáo, ban tổ chức trung ương, tài chính quản trị trung ương cần phải xấu hổ, thấy nhục khi nhìn vào tấm ảnh G7 này. Tôi chỉ hỏi các ông bà, họ có VIP (nhân vật quan trọng) hơn các ông bà không, họ có đòi hỏi màu mè hách dịch như các ông bà không. Hãy nhìn xem, ngay cả cái cặp táp, cái túi mà họ đem theo dự cuộc họp quan trọng nhất thế giới, họ cũng phải để dưới sàn kia kìa. Cái bàn cái ghế cũng rất thường. Hãy xem chỗ thượng đỉnh này có bông hoa nào không, có thảm xanh thảm đỏ, tua rua, ren lụa, chữ nghĩa khẩu hiệu gì không… Con người ta, cũng như một tổ chức, đoàn thể nào đó, mở rộng ra là quốc gia, danh tiếng là ở thực chất, ở sự giản dị, chứ không phải ở màu mè xanh đỏ, cờ xí rợp trời. Thương dân thương nước phải bằng việc làm cụ thể, chứ ai lại chỉ dẻo mồm lý luận. Tiền bạc do dân đóng góp không thể là vỏ hến mãi được. Đừng cổ hủ, u mê, ngoan cố mãi, chỉ rước lấy sự khinh bỉ, chê cười./. Thông cào
......

Vô tích sự

Vô tích sự Nguyen Ngoc Chu  Cơ chế này đã sinh ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cấp cao. Đặc quyền đặc lợi ngay cả lúc đã nghỉ hưu. Đặc quyền đặc lợi đến cả lúc chết. Muốn hùng cường không thể không xóa bỏ. Hãy để cho các quan chức tại vị đi dự lễ hội bằng chính đồng lương của mình. Hãy để cho các quan chức đã nghỉ hưu tự chi trả chi phí đi dự sự kiện của mình. Lúc đó số lượng các “chính khách” và “cựu chính khách” tham dự lễ hội sẽ đột ngột tụt giảm.   LỄ HỘI VÀ CÁC QUAN CHỨC   Đất nước ta có quá nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội lại có quá nhiều quan chức Chính phủ và địa phương tham dự. Đã thế lại còn quá nhiều các quan chức về hưu nhưng vẫn thường xuyên hiển diện. Vậy nên không thể không hiến kế.   I. PHẢI RẠCH RÒI VỀ TÀI CHÍNH Tài chính luôn là vấn đề số 1. Bất cứ điều gì cũng phải rõ ràng về tài chính. Nơi nào là công? Nơi nào là tư? Nhân lễ hội Vesak 2019 đang diễn ra, xin có mấy điều lưu ý để làm thí dụ cho các lễ hội khác.   1. Tự do tôn giáo đã được ghi trong Hiến pháp của nước ta. Việt Nam không có quốc giáo. Ở Việt Nam mọi tôn giáo đều bình đẳng.   2. Bởi lẽ đó mọi đại lễ riêng của các tôn giáo thì nhà nước sẽ không chi tiền. Đại lễ Vesak 2019 không là ngoại lệ.   3. Nhưng ở Việt Nam, nhiều khi quy định một đường, thực thi lại một nẻo. Sự vi phạm quy chế tài chính có mặt khắp mọi nơi. Cho nên người dân có quyền được biết biết: Trong Đại lễ Vesak 2019 nhà nước có bị tổn thất đồng bạc nào không?   4. Theo chỗ hiểu biết của chúng tôi, thì chùa Tam Chúc là của doanh nghiệp Xuân Trường, cho nên Xuân Trường là chủ nhà sự kiện. Từ đó suy ra, Xuân Trường là người chủ chi. Bởi thế cũng cần rạch ròi để tránh tiếng cho Chính Phủ trong chi tiêu tiền công. Chẳng hạn như: – Tiền đi lại ăn ở cho khách quốc tế ai chịu? – Tiền đi lại cho các quan chức Việt Nam lấy từ đâu? – Ai cấp tiền cho chương trình ca nhạc? – Nguồn kinh phí nào cho VTV truyền hình trực tiếp?   Đại lễ Vesak là của tôn giáo, nên không thể dùng tiền thuế của dân để bao phủ chi phí. Xuân Trường có chủ chi thì cũng phải rạch ròi.   5. Quan sát mức độ “hoành tráng” của Đại lễ Vesak 2019 thì biết được việc tổ chức Đại lễ Vesak là tốn kém. Nhưng lợi ích của Vesak 2019 đưa lại cho quốc gia thì không nhiều. Cho nên, mong muốn được công khai tài chính cũng là điều dễ hiểu. Mọi nguồn kinh phí, suy cho cùng, đều lấy từ túi dân. Doanh nghiệp Xuân Trường không in được ra tiền.   6. Tiếng là quốc tế, nhưng đăng cai tổ chức và giá trị rất khác nhau. Với một số sự kiện quốc tế, cứ chi tiền nhiều cho ban tổ chức là được đăng cai. Chẳng hạn như các cuộc thi sắc đẹp quốc tế…Nhưng World Cup, Olympic – thì có chi bao nhiêu tiền cho ban tổ chức cũng không được. Không phải cứ có các từ “quốc tế” “thế giới” là quan trọng, là hãnh diện. Có nhiều sự kiện “quốc tế”, “thế giới” mời mà không nước nào tổ chức. Việt Nam đang là nước nghèo, nên phải chắt chiu tài chính cho người dân trong nước, trước khi chi tiêu cho các sự kiện quốc tế. Điều này không có nghĩa là chúng ta không đăng cai các sự kiện quốc tế, mà là đăng cai có chọn lọc, rất chọn lọc.   II. QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ NÊN BỚT ĐI DỰ LỄ HỘI   1. Việt Nam có qúa nhiều lễ hội. Dường như ngày nào cũng có lễ hội. Đơn cử mấy ngày gần đây: 26/4/2018 Lễ hội Cửa Lò. 26/4/2019 Lễ hội Huế. 28/4/2019 Lễ hội Hạ Long. 6/5/2019 Điện Biên kỷ niệm chiến thắng. 7/5/2019 Lễ hội Sơn La. 8/5/2019 Lễ hội 990 năm thành lập Thanh Hóa. 10/5/2019 Lễ hội Hải Phòng. 11/5/2019 Lễ hội Nha Trang. 12/5/2019 Lễ hội Vesak…Còn có thể kéo dài danh sách lễ hội quanh năm.   2. Có quá nhiều quan chức chính phủ đi dự lễ hội. Không có lễ hội nào là không có quan chức chính phủ và UVTƯ Đảng đến dự. Có lễ hội có đến hàng chục UVTƯ Đảng, bộ Trưởng cùng tham dự. Kéo theo là hàng chục, hàng trăm quan chức địa phương. Chỉ tính riêng tiền nghỉ khách sạn, tiền xe cộ, máy bay, thì không biết cơ man nào là tiền thuế của dân đã phải bỏ ra.   3. Đi dự sự kiện liên tục như vậy, từ ngày này qua tháng khác, thì còn đâu thời gian giải quyết công việc? Cho nên đến bài phát biểu cũng phải có người viết trước.   4. Đã đến lúc Chính phủ phải thắt chặt quy định chi phí cho quan chức chính phủ và địa phương đi dự các sự kiện. Vô cùng tốn kém tiền thuế của dân.   III. QUAN CHỨC ĐÃ VỀ HƯU NÊN THOÁI LUI HOÀN TOÀN   Ở Việt Nam hiện nay có chứng bệnh nan giải cần phải chữa trị dứt điểm. Đó là các lãnh đạo đã về hưu nhưng vẫn thường xuyên có mặt tại các sự kiện Nhà nước.   Các ông cựu tổng bí thư, cựu chủ tịch nước, cựu thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội đến dự thì mang lại được những lợi ích gì? Ngoài sự tốn kém tài chính lại còn làm khó cho người đương chức phải thưa gửi. Nếu không tin, thì đặt câu hỏi khác: Nếu các quan chức đã về hưu không đến dự thì sự kiện có bị tổn thất gì không?   Đã thôi chức thì thôi hẳn. Thời các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh đã qua rồi. Nay cần phải thiết lập một lần và vĩnh viễn. Các cựu TBT như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh … nên làm gương, từ chối mọi sự hiển diện, dù cho được “mời mọc ân cần”. Còn các người đương chức thì dứt khoát – cờ đến tay ai người đấy phất. Đây là một đề nghị rất xây dựng. Có lợi cho nhà nước. Có lợi cho những người đương lãnh đạo. Và có lợi cho chính cả những lãnh đạo đã về hưu.   Thời phong kiến vua cha nhường ngôi cho con khi còn sống rồi lui hẳn để cho con toàn quyền quyết định. Mới đây, Nhật hoàng Akihito cũng vừa trao lại ngôi cho con là thái tử Naruhito. Khác hẳn với ở ta hiện nay, thôi chức còn cố bấu víu quyền lực. Bệnh này cũng là do cơ chế này đẻ ra.   Cơ chế này đã sinh ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cấp cao. Đặc quyền đặc lợi ngay cả lúc đã nghỉ hưu. Đặc quyền đặc lợi đến cả lúc chết. Muốn hùng cường không thể không xóa bỏ.   Những người cộng sản đề cao sự liêm khiết, sự vô tư, sự không màng đến tiền bạc chức tước. Trong thực tế hiện nay, phần nhiều không phải như vậy.   Hãy để cho các quan chức tại vị đi dự lễ hội bằng chính đồng lương của mình. Hãy để cho các quan chức đã nghỉ hưu tự chi trả chi phí đi dự sự kiện của mình. Lúc đó số lượng các “chính khách” và “cựu chính khách” tham dự lễ hội sẽ đột ngột tụt giảm.   Muốn tiến bộ không thể chối bỏ sự thật.  
......

Lập Qũy Vac-xin là thể hiện tầm nhìn mới

Võ Trí Hảo, Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định. Phạm Minh Vũ| ‘’Lập Qũy Vac-xin là thể hiện tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả phúc lợi của dân làm đầu’’, đó là khẳng định trong bài viết trên báo Chính phủ của Võ Trí Hảo, Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định.   Hảo nói trong bối cảnh xã hội VN đang hết sức ngặt nghèo, Nhân dân lầm than khắp nơi, như cậu bé 19 ngày phải ăn mì tôm ở Bắc Giang, nhiều người dân ở Saigon nhảy cầu tự tử vì túng quẫn bởi dịch bệnh, và ngay lúc này, tôi viết những dòng này, tại Saigon chỉ người dân tự giúp nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau để cùng chống chọi qua cơn đại dịch bệnh Vũ Hán. Người dân tự giải cứu nông sản cho nông dân Bắc Giang, nông dân Lâm Đồng. Mà những việc đó đúng ra là việc của chính phủ, của nhà nước VN có nghĩa vụ phải làm.   Và đương nhiên, cái phụng sự lấy nhân dân làm đầu mà Hảo nói ấy, là Qũy mua vac-xin do chính phủ phát động là một sự đê tiện và hèn hạ, trơ trẽn vô cùng tận, của một nhà nước thất bại, nhà nước ăn mày. Hảo nói rằng việc lập quỹ là nghĩ cho dân, tôi nghĩ rằng Hảo có thể có những chứng bệnh hoang tưởng. Xin hỏi Hảo rằng có nhà nước nào trên thế giới này, ngay cả Lào và Cam mà xin tiền Dân để mua Vac-xin không Hảo? không hề có, thậm chí một số nước còn dụ dân bằng quay số trúng thưởng, mua hàng miễn phí, rồi uống bia miễn phí nếu tiêm loại vac-xin tốt nhất thế giới bây giờ.   Chính phủ Canada, Úc, Âu Châu, Mỹ hơn một năm qua tất cả nhân dân đều được hỗ trợ cách này hay cách khác, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân bằng một nguồn quỹ rất lớn, ngay cả việc tiệm giặt ủi tại Vương Quốc Anh cũng hỗ trợ số tiền hơn 1 tỷ vnđ, mới đây Chính phủ Thái Lan chi cho dân 4,7 tỷ đô, chính phủ Mã Lai chi cho dân 9,7 tỷ đô là đợt bung gói cứu trợ gần nhất để giúp nhân dân ổn định cuộc sống, doanh nghiệp có tiền chi trả công nhân, lãi suất ngân hàng… hỗ trợ người nghèo, người vô gia cư, ngay cả nước Đức hay các nước Châu Âu đã tiêm free 2 mũi cho những người di dân lậu, đi bất hợp pháp qua để lao động chui, trong đó có người Việt Nam.   Họ như vậy cũng bị nhân dân chỉ trích đủ điều. Còn nhà nước VN đã làm gì hỗ trợ nhân dân hơn một năm qua? Hơn 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, bắt dân lên tivi nhận tiền hỗ trợ. Rồi trơ trẽn đến nổi xin tiền dân mua vacx-xin, nhắn tin gọi điện quấy rầy phiền hà hết sức. Bây giờ, lấy tiền đó đi bỏ ngân hàng, và vac-xin thì lên kế hoạch bán cho dân, vậy là phúc lợi cho dân ư Hảo?   Có nước nào, Vac-xin được tặng mà chính phủ lại tiêm cho dân trả tiền không?    Có chính phủ nào được Nhật bản tài trợ cầu đường cho thuận lợi giao thương hàng hóa, mà chính phủ VN lại dựng BOT lên để cướp không? Và chưa kể, ai phản đối lập bắt người dân bỏ tù, có chính phủ nào nhà nước nào vì dân lại man rợ thế không hảo?   Có nhà nước vì dân nào để nhân dân phải ăn ve sầu, cơm chan nước lã, còn quan chức thì ở biệt phủ, một thẻ Gofl hơn 3 tỷ không Hảo?   Có nhà nước nào vì dân mà để dân thì kiệt quệ, mà suốt ngày đẻ ra hàng trăm thứ thuế, bệnh viện công cho quan chức ở như 5 sao, còn dân đen nằm chen chúc dưới gầm giường, rồi lan ra ngoài sân nằm chờ chết như VN không?   Có nhà nước nào vì dân, quan chức khi chết đi chiếm cả 5ha đất, còn dân đen phải nằm đường xá, nhà nước nào cướp đất đẩy dân ra đường sống như ở VN không?   Nhà nước vì dân nào mà lại để học sinh nhà nghèo không có tiền đóng quỹ thì giam học bạ, còn con cháu quan chức thì qua hết xứ Tư bản không Hảo? Phúc lợi xã hội VN hiện tại có gì ngoài những lâu đài nguy nga trên nóc lâu đài người ta thấy lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, bay song song có khi là cờ búa liềm, nó như là lệnh bài vững chắc để cho quan tham tiếp tục cướp tài nguyên đất nước, tài sản của dân nghèo, mà chạy qua Síp qua Pháp.   Võ Trí Hảo hay còn gọi là Hảo gù, vì khi Hảo gặp quan chức trung ương cứ khom lưng, cắm đầu xuống đất để báo cáo thành tích, chỉ thiếu đường quỳ rạp xuống thôi, Hảo đừng đem cái gù của mình mà nói những điều bậy bạ như thế, là hiệu trưởng là người thầy mà chỉ bợ đỡ như vậy thì Hảo dạy được ai?  
......

Việt Nam trước cuộc cạnh tranh cung cấp vắc-xin giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Hình minh hoạ. Tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 ở Hà Nội hôm 8/3/2021 Trung Quốc và Nhật Bản đang tạo ra một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á, và vũ khí được sử dụng là những liều vắc-xin. Việt Nam tuy đang có nhu cầu rất lớn và cấp bách nhưng lại tỏ ra thận trọng trước nguồn cung vắc-xin tới từ Trung Quốc. Trường Sơn - RFA| Việc Nhật Bản chuyển gần một triệu liều vắc-xin cho Việt Nam hôm 16 tháng 6 là động thái mới nhất trong cuộc đua với Trung Quốc trong việc cung cấp vắc-xin cho khu vực Đông Nam Á. Bộ ngoại giao Nhật Bản thông báo rằng nước này cũng có kế hoạch gửi vắc-xin đến một loạt các nước Đông Nam Á khác như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vào đầu tháng Bảy. Các nỗ lực kể trên của Nhật Bản nhằm bắt kịp với Trung Quốc, nước vốn đã đi trước trong việc cung cấp vắc-xin cho khu vực. Cụ thể, Trung Quốc cho đến nay đã chuyển cho Cambodia tám triệu liều vắc-xin, giúp nước này trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao thứ hai ở Đông Nam Á, sau Singapore. Ngoài ra, hầu hết các quốc gia khác trong vùng cũng đã nhận viện trợ hoặc mua vắc-xin từ Trung Quốc. Hôm 8 tháng 6, Ngoại trưởng Vương Nghị thông báo Trung Quốc đã cung cấp 100 triệu liều vắc-xin cho các quốc gia Đông Nam Á, và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực này chống chọi với đại dịch Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio chuyển thông điệp của Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide cho Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 15/6/2021. TTXVN Việt Nam, quốc gia đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiệm trọng, và có nhu cầu về vắc-xin rất lớn bởi dân số đông và tỷ lệ tiêm chủng thấp, hôm 4/6 cho biết đã duyệt khẩn cấp có điều kiện các loại vắc-xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy có thông tin về việc sử dụng bất cứ loại vắc-xin nào của Trung Quốc. Bình luận về hiện tượng Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á chưa sử dụng vắc-xin cung cấp bởi Trung Quốc, thạc sĩ Hoàng Việt từ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh cho biết vấn đề có thể nằm ở cả hai phía. Ông nói: “Gần đây lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận và mua vắc-xin từ bất cứ quốc gia nào, thế nhưng vấn đề là dù Trung Quốc đã tuyên bố viện trợ vắc-xin cho nhiều quốc gia, nhưng Việt Nam lại không nằm trong danh sách đó”. Điều này, theo thạc sĩ Hoàng Việt là có hai khả năng. “Khả năng thứ nhất là mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn nồng ấm như trước, khả năng thứ hai là có thể Trung Quốc đòi hỏi một số điều kiện để viện trợ hoặc bán vắc-xin nhưng Việt Nam không chấp nhận”. Về phần mình, Chính phủ Việt Nam cũng phải tính tới làn sóng phản đối của người dân trong nước nếu việc sử dụng vắc-xin Trung Quốc xảy ra. Vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm của Trung Quốc. Reuters Thạc sĩ Hoàng Việt tiếp tục bình luận về khía cạnh này, ông cho biết: “Khi Chính phủ nói về khả năng mua vắc-xin từ Trung Quốc thì rất nhiều người dân đã lên tiếng phản đối, tạo ra sức ép và khiến chính phủ phải hết sức thận trọng”. Cùng nhận định với thạc sĩ Hoàng Việt, Giáo sư Carl Thayer của trường Đại học New South Wales cho RFA biết rằng: “Chính phủ Việt Nam đang lùng sục nguồn cung vắc-xin từ rất nhiều quốc gia khác nhau, nhưng Trung Quốc lại không xuất hiện trong danh sách này vì sự phản đối của dư luận trong nước đối với vắc-xin Trung Quốc”. Ngoài ra, Giáo sư Thayer cũng bình luận thêm về cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn trong việc cung cấp vắc-xin cho khu vực. Ông cho biết câu hỏi lớn bây giờ đó là liệu Phương Tây và đồng minh của họ là Nhật Bản có thể cung cấp vắc-xin nhanh hơn và nhiều hơn so với Trung Quốc. Việt Nam cho đến nay đã tiêm chủng cho khoảng 1,7 triệu người trong tổng số 97 triệu dân, tất cả các liều vắc-xin được sử dụng cho đến nay đều được sản xuất bởi công ty Oxford-AstraZeneca của Anh Quốc. Bộ Y Tế Việt Nam hồi tháng 6 công bố về việc đặt mua hơn 120 triệu liều vắc-xin từ các công ty khác nhau, bao gồm năm triệu liều từ Moderna, 20 triệu liều từ Sputnik V, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer, và 38.9 triệu liều từ chương trình COVAX Faciliity của WHO.   bài liên quan Ba tâm dịch COVID-19 được  phân phối một triệu liều vắc-xin do Nhật hỗ trợ   .  
......

Hoài Linh cũng chào thua...

Phạm Minh Vũ|   Mới đây, Đỗ Văn Chiến, chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ đã cho biết, số tiền mà người dân ủng hộ quỹ Vac-xin phòng chống Cúm Vũ Hán sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine hàng tuần, tuy nhiên Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, để bảo đảm hiệu quả tối đa, tiền ủng hộ tạm thời nhàn rỗi sẽ được gửi ngân hàng để lấy lãi theo đúng quy định.   Nghĩa là sao?   Các ông lên đồng tập thể kêu gọi nhân dân khắp nơi đổ tiền về, ăn mày từ trong nước ra hải ngoại, trẻ không tha già cũng không thương ngửa tay lấy cả tiền mua sách vở của các em, lấy luôn cả tiền lo ma chay của các cụ, tưởng là các ông gấp lắm, cần lắm mới vội vàng xin, ai ngờ tiền gửi về mà lại nhàn rỗi nghĩa là sao các ông?   “Nhàn rỗi” trong tiền tệ hiểu theo nghĩa là số tiền chưa biết sử dụng mục đích gì. Trong khi đó các ông xin người dân với mục đích là tiền đóng quỹ ủng hộ mua vac-xin. Ơ thế là dân bị đảng các ông lừa à?   Ô hay, lâu nay nghe Hoài Linh ém tiền cứu trợ có 14 tỷ, mà bị dân chửi lên chửi xuống cả tháng nay. Mà các ông lại ém mấy ngàn tỷ mua vac-xin mà các ông cho là nhàn rỗi để lấy lãi, các ông đểu quá, lưu manh quá vậy?   Nói thẳng là các ông tính mai mốt im im không ai nhắc nữa thì cùng nhau xà xẻo mấy ngàn tỷ đó đi chứ gì? Tôi biết rõ các ông quá mà.   Chỉ tội mấy cụ già cả tin, phải dồn hết tiền lo ma chay của mình cho đảng, các em bé giờ năm mới không biết tiền đâu mua sách vở áo mới cho bằng bạn bằng bè.   Vậy là dân tôi bị lừa cú này đau đấy! Sao đảng suốt ngày lừa dân tôi hoài vậy? Đảng đểu quá.   Lừa mà có Môn bài, lừa mà cả hệ thống tuyên giáo vào cuộc tung hô như thế, lừa mà có truyền hình quay vồn vã thế thì Hoài Linh cũng chào thua.  
......

Bán Thân & Bán Miệng

Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn Nguyễn Duy Về chiều, tôi mới để ý đến một hiện tượng khá lạ lùng về trí nhớ của chúng ta vào lúc cuối đời. Tôi quên ngay danh tính của một người vừa được giới thiệu, và không thể nhớ được tên cái khách sạn mà mình vừa rời khỏi chỉ vài hôm trước. Ấy thế mà những chuyện cũ mèm – nghe bên bàn nhậu, hổng biết tự năm nào – tôi lại vẫn nhớ như in: Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa. Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi. Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa. Sau đó, bà Phan Thúy Thanh phải bán con két để lấy tiền bù đắp vào số lương hưu ít ỏi. Mua xong, chủ nhân mới hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đến sở làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay: - Con vẹt đâu rồi? - Ở trong lò chứ đâu. - Ối Giời, vẹt mua cả ngàn đô la mà đem nướng à! - Vẹt gì mà giá cả ngàn Mỹ Kim? - Chứ bộ tôi nói đùa chắc. Nó nói được 29 thứ tiếng cơ đấy. - Thế mà ban nẫy gạn hỏi mãi nó vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết! Người kế nhiệm bà Phan Thúy Thanh là ông Lê Dũng. Khi bị chất vấn về con số thương vong của người Thượng tại Tây Nguyên – sau cuộc nổi dậy, vào hôm Lễ Phục Sinh 10 tháng 4 năm 2004 – Tân Phát Ngôn Viên của Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN chối liền: “Hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột như tin của Human Rights Watch. Chúng tôi cực lực bác bỏ tin này.” Cứ theo truyền thống “tác nghiệp của người phát ngôn bộ ngoại giao ta” thì cứ chối (bà nó đi) là xong chuyện, và hết chuyện. Khỏi phải nói nhiều. Truyền thống này, tiếc thay, khó mà giữ mãi. Vào Thời Đại Thông Tin, thế giới mỗi lúc một thêm bằng phẳng (và sòng phẳng) nên cứ cực lực bác bỏ – chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt – không còn là chuyện dễ nuốt như trước nữa.  Bởi vậy, mấy bữa sau, trong một cuộc phỏng vấn dành cho vietnamnet.vn – vào ngày 17 tháng 4 năm 2004 ông Phạm Thế Duyệt (Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc)–  đành phải nhận rằng: “Chỉ có hai người trong số những người cố ý gây rối trật tự công cộng bị chết do chính họ ném đá vào nhau. Ngoài ra, còn có vài chục người bị thương trong các cuộc ẩu đả lẫn nhau thôi!” Yàng ơi, coi kìa: Sao khi khổng khi không cái hàng chục ngàn người Thượng, bỏ buôn làng, lũ lượt kéo vô thành phố, chia làm hai phe, dàn hàng ngang, rồi “ném đá vào nhau” và ” ẩu đả lẫn nhau” cho … tới chết luôn –  vậy cà? Nói (đại) như vậy mà nói được sao? Thằng chả, rõ ràng, nói láo! Con két của bà Thanh đã lìa đời. Bà ấy đã hết thời. Ông Phạm Thế Duyệt và ông Lê Dũng cũng thế. Kẻ kế nhiệm, bà Nguyễn Phương Nga, làm ăn ra sao tôi không rảnh lắm nên không để ý nhưng chỉ nghe qua dư luận thì cũng có (dăm/ba) lời tiếng eo sèo: - Trịnh Hội: “Tôi đã từng có lần gặp bà Phương Nga ...  Bà là người vẫn còn khá trẻ, có những cử chỉ nhẹ nhàng, từ tốn và dĩ nhiên tôi đoán là một người có học thức cao, nói tiếng Anh lưu loát. Nhưng kể từ khi tôi nghe chính lời bà tuyên bố những câu quá trơ trẽn thì tất cả những tình cảm thiện chí của tôi dành cho bà lúc ban đầu bỗng nhiên biến mất.” -Tạ Phong Tần: “Bà là một kẻ dối trá, dối trá một cách trơ trẽn, mặt dạn mày dày không biết ngượng. Tôi thật xấu hổ thay cho bà, nếu bà còn biết xấu hổ và còn có lương tâm con người, thì bà đã không quanh năm suốt tháng lặp đi lặp lại cái câu ‘Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền.” -  Nguyễn Hưng Quốc: “Ở Việt Nam, người ta hay nói đến chữ ‘nhà nước pháp quyền’. Người sử dùng chữ này nhiều nhất không chừng là bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao. Hình như bất cứ khi nào bị phóng viên ngoại quốc hạch hỏi về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam là bà lại xào lại món ăn cũ: ‘Việt Nam là một nhà nước pháp quyền!’ Tôi đã có dịp chuyện trò với một số phóng viên ngoại quốc từng làm việc ở Việt Nam. Hỏi cảm tưởng của họ khi nghe những câu trả lời như thế, ai cũng cười. Và người Việt Nam chúng ta cũng cười …” Có lẽ sợ thiên hạ cười quá rồi lỡ có kẻ bị bể bụng chết lại gây ra chuyện kiện tụng (lôi thôi) nên nhà đương cuộc Hà Nội đã “điều” bà Nga đi làm công tác khác. Bà ấy làm công tác gì (khác) ở đâu – thưa thiệt – là tôi hoàn toàn không biết, và cũng không muốn biết làm chi. Loại quan chức vớ vẩn ở ta, cỡ như bà Nga, đông lắm nên tôi (mém) quên luôn y thị cho mãi tới tháng rồi. Tháng rồi, vào ngày 27 tháng 9, phóng viên của AFP chớp được hình của một thành viên trong phái đoàn Việt Nam đang ngủ giữa phiên họp tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (Khóa 73) ở New York. Chuyện nhỏ (như con thỏ) thôi nhưng bức ảnh này được lan truyền rộng rãi, với không ít lời châm chọc hay chỉ trích. Blogger Hiếu Bá Linh cho biết thêm: “Nhân vật ‘gây bão’ trên mạng đang phụ tá cho Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga." Ảnh: vnmission-newyork.mofa.gov.vn    Oh, cố nhân! Mừng là bà Nga đã tiến khá xa trong sự nghiệp ngoại giao. Báo Tiền Phong – số ra ngày 29 tháng 9 năm 2018 – liền có ngay một cuộc phỏng vấn dành cho Trưởng Phái Đoàn Thường Trực Việt Nam tại LHQ. Thứ Trưởng Nguyễn Phương Nga khẳng định: “Chuyến công tác của Thủ Tướng tại LHQ  đã thành công tốt đẹp, cả trên bình diện song phương và đa phương.” Ai cũng có thể thấy là ông Nguyễn Xuân Phúc đã cắm cúi đọc một bài diễn văn viết sẵn (huyênh hoang, khoác lác, dốt nát, dối trá, và chắn ngắt) giữa một hội trường trống lốc –  chả có ma nào nghe ráo.  Ngay cả thành viên Việt Nam cũng phải lăn ra ngủ mà bà Phương Nga vẫn nói (lấy được) là “chuyến công tác đã thành công tốt đẹp, cả trên bình diện song phương và đa phương.” Cứ với cái kiểu nói không ngượng miệng này thì bà Nga, chắc chắn, sẽ còn có nhiều cơ hội  tiến thân xa hơn nữa trong cái hệ thống ngoại giao (mặt dầy mày dạn) của nước CHXHCNVN. Dù chức vụ có mỗi lúc một cao nhưng trách nhiệm của bà Nga (chắc) vẫn giản đơn y như cũ thôi: chối hay nói dối, hoặc cả hai. Công việc này rất đơn giản, chả cần đến đầu óc và suy nghĩ gì cả, chỉ cần mấp máy mỗi có cái mồm. Ấy thế những người chỉ chuyên dùng mồm như Phan Thúy Thanh, Nguyễn Phương Nga, Lê Thị Thu Hằng ... đều được Wikipedia (tiếng Việt) mệnh danh là chính khách hết trơn. Bằng vào tinh thần cởi mở này thì giới quan chức xứ Việt còn do dự gì nữa mà chưa hợp pháp hoá cái nghề mãi dâm đi cho xong. Dùng mồm, hay dùng l... (để mưu sinh) thì có khác gì nhau đâu, đúng không? tuongnangtien's blog    
......

Ai chịu trách nhiệm?

Nguyễn Thông Cào Ủy ban Kiểm tra trung ương và tivi mậu dịch tối nay 16.6 đã lôi một lô xích xông tội lỗi sai phạm của đương sự Trần Văn Nam ra cho thiên hạ tỏ. Thằng cha Nam (cách dân kêu), đồng chí Nam (kiểu đảng gọi) là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, xếp ngôi thứ theo hệ thống chính trị đang còn hiệu lực bây giờ thì là nhân vật số 1, bố già của tỉnh Bình Dương. Nam còn đang chức ủy viên trung ương đảng khóa 13 chứ không phải đùa. Chỉ có điều, tất cả những “tội” của y không phải vừa xảy ra, mà đã có từ hồi nảo hồi nào, tính tới nay hơn chục năm, kể từ khi y là thành viên triều đình tiểu công quốc Bình Dương, nhất là khi đã làm phó chủ tịch tỉnh (từ năm 2010). Giờ mới điều tra, mới biết, mới lôi ra, mới sắp xử lý, kể đã khí muộn, khí muộn. Vậy xin hỏi, Ủy ban kiểm tra trung ương khóa 12, rồi cái Ban kiểm tra tư cách đại biểu đại hội 13 đã làm gì với đương sự Nam, để cuối cùng y vẫn trúng cử, vẫn ủy viên trung ương, vẫn có điều kiện làm… xấu đảng. Sao thấy bảo nghiêm, chặt, kỹ lưỡng lắm, con ruồi không lọt. Lôi mấy ông bà liên quan vụ tư cách Nam ra mà trị, chứ lơ đi còn ra thể thống gì. Vừa rồi, đương sự Nam cũng trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15 (sau khi “phẩm chất” phát lộ thì người ta mới vội không công nhận). Vậy xin hỏi, ai đã giới thiệu y vào danh sách ứng cử viên, ai đã duyệt? Ủy ban mặt trận tổ quốc đã làm gì, có chịu trách nhiệm không, hay lại bảo chúng tôi chỉ làm vì, đếch có quyền gì. Ủy ban bầu cử quốc hội khóa 15 trung ương đâu, giả nhời xem nào, hay cũng chỉ lập ra cho có, cho vui. Còn dân chúng đã bầu tay Nam, đừng trách họ, bởi có bảo họ bầu con mèo họ cũng “sáng suốt lựa chọn”, còn nếu trách dân, hóa ra bảo dân Bình Dương ngu à. Xứ này, dân chỗ nào chả như dân Bình Dương. Công tác cán bộ, tổ chức như thế, giờ chả dám tin bố con thằng nào. Nhân sự nào cũng chứa sẵn sự gian dối bên trong. Tiện đây cũng nói thêm với các ông bà báo chí. Đăng tin khởi tố và bắt giam (mới bắt chiều nay 16.6) tay cộm cán Nguyễn Duy Linh nhưng lại chỉ đăng ảnh Vũ nhôm là sao. Linh phạm tội, cứ công bố rõ ràng, con nhà ai, làm gì, chức gì, tội gì, chường cái mặt ra, chứ giấu giấu diếm diếm như mèo giấu cứt. Pháp luật công minh không có vùng cấm mà như thế thì ai còn tin vào pháp luật. Mà tôi nói thật, năm 2017 y giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục 5 (tình báo) thì không phải dạng vừa đâu. Phó tổng cục trưởng, chứ không phải phó cục trưởng đâu nhé, bét cũng thiếu tướng, thậm chí có nhiều ông phó còn trung tướng, thế mà cứ như thằng hạ sĩ gác cổng cơ quan không bằng. Rất vớ vẩn. Ở cái xứ mà tất cả mọi điều đều bị ám bởi kết luận "thành công tốt đẹp" thì xử cho vui thôi. Thông cào
......

Cơ chế gì vậy Long?

Ảnh Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long Phạm Minh Vũ Trong lúc cả thế giới đang ráo riết tiêm Vac-xin và tìm mọi cách để có Vac-xin đẩy mạnh việc tiêm chủng để ngăn chặn dịch Virus Vũ Hán vì vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhất là một số quốc gia chưa tiêm vac-xin.   VN là quốc gia chưa tiêm quá 2% dân số nên dịch bệnh liên tục bùng phát, phong toả mấy ngày qua vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Thì có liều vac-xin được tiêm cũng là quý vô cùng.   Trong khi Mỹ chính phủ phải tìm mọi cách để “dụ dỗ” dân đi tiêm bằng cách tặng quà, phát tiền hay cho uống bia free để dân đi tiêm.   Thì tại VN, dịch bệnh bùng phát nguyên nhân do sự yếu kém của ngành y tế VN. Do những kẻ điều hành ra quyết sách không có chuyên môn nên để dịch bệnh bùng phát mạnh, gây hậu quả kinh tế cũng khá lớn. Ngay trong cách phòng hay chống dịch cũng cực đoan ví dụ cách ly tập trung F1 để lây chéo rất nhiều, không đồng nhất, nay ra văn bản mốt thu hồi... sự yếu kém về mặt chuyên môn cùng xử lý thiếu khoa học đã góp phần dịch bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Giữa lúc VN đang “khát” Vac-xin hơn bao giờ hết vì phải ngửa tay đi xin từng liều, thì liên quan lô vắc xin 288.000 liều thuộc hợp đồng mua trước giữa Hệ thống tiêm chủng VNVC với Công ty AstraZeneca (Anh) về nước vào tối 25-5. Cho tới bây giờ ( tức 21 ngày) nó vẫn nằm trong kho do chưa có cơ chế chuyển giao.   Đại diện VNVC cho biết đơn vị sẵn sàng chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế, tuy nhiên đến nay đang "mắc kẹt" do chưa có cơ chế chính sách chuyển giao.   Toàn bộ lô vắc xin này, theo VNVC, vẫn còn ở trong kho, điều lo ngại nhất là thời hạn sử dụng của vắc xin đang dần thu hẹp.   VNVC cho hay nếu được chấp thuận từ Bộ Y tế, đơn vị sẵn sàng phân phối số vắc xin này cho Thành hồ với nguyên tắc phi lợi nhuận.   Cơ chế là cái quái gì vậy Long?   Là một bộ trưởng y tế mà dân thì đang cần tiêm Vac-xin còn ông ngồi phòng lạnh dựng lên một hàng rào cơ chế, đến lúc cần cơ chế chuyển giao thì các ông lại không có, trong khi dân đang cần kíp thế là thế nào?   Có phải bức tường cơ chế đó nó được làm bằng Polime không? Do tiêm miễn phí nên ông không muốn bung ra, đợi đem đi rao bán cho địa phương hay công ty nào đặt mua và mua giá cao thì ông mới cho xuất kho đúng không? Phải dùng từ Long khốn nạn cũng chưa đủ, dốt vậy đi về mà chăn gà đi. Càng làm càng khổ dân.   Xã hội VN đúng là người có quyền quyết định thì ngu dốt, thiếu chuyên môn còn người có chuyên môn lại không có quyền quyết định.   Khổ vẫn lại là dân!  
......

Gánh cả thiên đường...!

Phạm Minh Vũ Trong hành trình thiên lý của mình, tôi tâm đắc nhất với tấm hình này của Anh Hải. Một tấm hình đã lột tả tất cả sự thật mà xã hội Việt Nam đang tồn tại. Một tấm hình mà bất cứ ai nhìn vào cũng chẳng thể nào cười nổi, làm cho người ta một cảm giác buồn tênh, hụt hẫng và day dứt. Một tấm hình lột tả hiện thực đến bất nhẫn, đập vào mặt những kẻ luôn mồm khoe khoang Việt Nam không thua kém ai, ném vỡ mặt những Kẻ tự cho rằng mặt trời đáng chói loá trên đầu Việt Nam! Những kẻ vĩ cuồng, mị dân vẫn được tôn sùng là lãnh đạo, luôn cho cột điện Mỹ có chân sẽ chạy về VN. Tấm hình lột truồng sự dối trá đất nước Việt Nam là hạnh phúc nhất thế giới. Chúng ta tự hỏi thắng bóng đá để làm gì? Ngạo nghễ, đạp cả Châu Á dưới chân làm chi? Trong khi đó, một đất nước lụn bại, một hệ thống cầm quyền mà nơi đó quan chức chỉ biết vun vén cho mình, tại nơi đó ai ai cũng lấy lý tưởng vinh thân phì gia làm động lực cống hiến cách mạng. Ai, trong chúng ta tự hỏi, làm thế nào một đất nước được gọi là thiên đường mà để cho các em bé phải gồng gánh từng bó củi, cõng từng viên gạch để kiếm sống. Còn quan chức thì chỉ biết ngồi phòng lạnh, xung quanh đầy hoa hoè vẽ dự án, rồi bòn rút, chỉ biết toan tính nghĩ cách tận thu thuế, rồi cướp đất của dân, ăn không chừa thứ gì. Còn nhân dân, từ người già tới em bé dăm ba tuổi phải còng lưng làm quần quật không ngơi nghỉ mà vẫn không đủ miếng ăn. Thay vì xây dựng phúc lợi xã hội, miễn phí học phí viện phí thì lại lấy tiền đi mua quốc tịch Síp. Một đất nước mà đẩy các em xuống vũng bùn tri thức, hố sâu của kiếp lầm than thì chế độ đó tự hào gì? Vinh quang gì? Ngạo nghễ cái gì? Một đất nước giàu tài nguyên, lắm điều kiện tự nhiên để phát triển, mà lại lụn bại như thế thì phải hỏi rằng vì sao chứ? Các ông ăn cả tương lai các em, miệng nói xây dựng thiên đường nhưng thiên đường đó chỉ có ở nhà quan, còn dân đen thì được đảng cho hẳn xuống địa ngục. U tối, không lối thoát...! Một tấm hình thể hiện cho cả thế giới biết “Chưa bao giờ Việt nam có được cơ đồ như hôm nay”.    
......

Một cổ 3 tròng: Câu chuyện hòm công đức của các sư quốc doanh

Tân Phong - Web Việt Tân Vừa qua, sư quốc doanh Thích Thanh Quyết với danh nghĩa trưởng ban trị sự giáohội tỉnh Quảng Ninh có văn bản phản đối dự thảo thông tư của Bộ Tài Chính về việc bộ này đòi “quản lý” hòm công đức của các chùa trong Giáo Hội Phật Giáo. Ông Thanh Quyết nói dự thảo thông tư này của nhà cầm quyền là trái hiến pháp, pháp luật vì tiền công đức thuộc tài sản của Giáo Hội. Thông tin này làm cho khá nhiều người bất ngờ vì trước nay ông sư quốc doanh này là người luôn luôn ca ngợi các chính sách của “đảng và nhà nước” là đúng đắn, khen ngợi sự chỉ đạo sáng suốt của đảng và ví von ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như bồ tát. Ông Thanh Quyết học tiếng Tàu ở Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội và lấy bằng tiến sĩ Phật học ở Trung Quốc. Sau khi trở về từ Trung Quốc năm 2001, con đường quan lộ của ông Quyết lên như diều gặp gió. Sau đây là những vị trí mà ông Quyết đã và đang đương nhiệm theo Wikipedia cho biết. – Đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh. – Ủy viên Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội. – Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. – Quyền trưởng Ban Giáo Dục Phật Giáo (04/01/2017). – Ủy viên Hội Đồng Khoa Học Trần Nhân Tông Academy. – Phó viện trưởng thường trực Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội (2012 – 2017). – Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội (tháng 12/2017 đến nay). – Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh. – Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Hà Nam. – Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Bắc Kạn. – Trụ trì khu di tích Yên Tử – Quảng Ninh. – Trụ trì chùa Phúc Khánh – Ngã tư sở, Đống Đa, Hà Nội. – Trụ trì chùa Non Nước – xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. – Trưởng ban chỉ đạo nhiều dự án xây dựng lớn như dự án chùa Đồng (Yên Tử), tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Non Nước… Nếu nhìn vào những chức danh và vị trí mà sư quốc doanh Thích Thanh Quyết đảm nhận thực sự là rất gây sốc với tất cả mọi người. Vì chỉ một trong số mười mấy chức danh và chức vụ này thì một người tài giỏi đảm nhận được trọn vẹn cũng đã là quí hiếm. Vậy mà sư Quyết một mình ngồi mười mấy cái “ghế” thì hẳn ông Thanh Quyết đúng là người …Giời. Thế nhưng, chỉ nghe vài lời phát biểu của ông sư quốc doanh này ở diễn đàn Quốc Hội khóa 14 thì người dân té ngửa ra với trình độ “tiến sĩ phật học” của thượng tọa, đại tá Thích Thanh Quyết. Ông Quyết kêu gọi xây dựng quân đội mạnh, trang bị vũ khí hạt nhân như Triều Tiên. Ông Quyết nói về kinh tế ngây ngô như trẻ lên ba “kinh tế thị trường là tốt, đặc biệt khi ta gắn với định hướng chủ nghĩa xã hội.” Ông có những lời tâng bốc tới mức thô bỉ việc ông Nguyễn Phú Trọng “một đít hai ghế” là “…cơ Trời, vận nước, mệnh Trời giao phó, là quyết sách hợp với ý đảng, lòng dân, tâm phật…” Ông Quyết còn nói “Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết” khi nói về tỷ lệ oan sai trong tư pháp và hành pháp là rất rất nhỏ và chưa nói đến “thành tích phá án gian nan của các cơ quan tố tụng.” Ông Quyết lẫn lộn giữa sự tích dân gian không có thực với lịch sử và xuyên tạc các Phật tích khi đưa ra ví dụ nhằm chứng minh biện hộ cho tình trạng lạm quyền, gây oan sai thảm khốc ở Việt Nam. Một người tu hành nhưng những phát ngôn của sư quốc doanh Thanh Quyết trong tất cả các vấn đề kinh tế, quân sự, Phật Giáo, chính trị đều rất ngớ ngẩn, lẫn lộn, sặc mùi hiếu chiến và sắt máu… không hề biểu hiện tinh thần Bi Trí Dũng của nhà Phật. Trở lại căn nguyên đang gây tranh cãi kịch liệt giữa Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh và nhà cầm quyền CSVN là cái “thùng công đức.” Tiền công đức của những ngôi chùa, các di tích Phật Giáo nổi tiếng ở Việt Nam vô cùng lớn. Hàng năm số tiền công đức thập phương cho các di tích như Yên Tử có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng và trước nay thì nhà cầm quyền không hề quản lý nguồn tiền này. Trụ trì chùa và Giáo Hội hoàn toàn tự quyết định về nguồn tiền công đức khổng lồ đó. Nhưng vì các ngôi chùa, các di tích Phật Giáo lớn ở Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây đều nhận được nguồn kinh phí lớn của nhà nước để trùng tu, xây dựng mới. Phật Giáo quốc doanh là tổ chức tôn giáo duy nhất ở Việt Nam được nhà cầm quyền hỗ trợ với tất cả các điều kiện ưu đãi nhất từ đất đai, cơ sở vật chất, nguồn kinh tài hoạt động… Các chức sắc của Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh đều được nhà cầm quyền gửi đi đào tạo ở Tàu, đều là đảng viên đảng Cộng Sản, phần lớn đều mang cấp hàm của an ninh tôn giáo của Bộ Công An Việt Nam. Có thể nói Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh từ lâu là một đảng bộ của đảng CSVN và đều được cung cấp nguồn kinh phí, ngân sách do người dân è cổ đóng góp. Thế cho nên, giờ nhà cầm quyền muốn “quản” hòm công đức của các cơ sở tôn giáo của họ đầu tư, thì cũng có cái lý chính đáng. Thế nhưng, chủ trương này đụng đến quyền lợi của các vị chức sắc trong Giáo hội và nhất là các sư quốc doanh trụ trì ờ những cơ sở tôn giáo lớn. Khi còn làm đại biểu Quốc Hội khóa 14, ông Quyết đã phản đối việc này quyết liệt “…chính quyền thích tham gia quản lý tiền công đức của nhà chùa. Tiền công đức là do các chức sắc Phật Giáo tu tâm dưỡng tính thanh tịnh mà tín đồ cảm kích dâng tam bảo, dùng để xây dựng cơ sở tôn giáo, đào tạo chức sắc, từ thiện xã hội, phát triển tôn giáo, để nuôi sống bản thân. Tại sao chính quyền không quản lý tài chính cho các tôn giáo khác cho bình đẳng mà chỉ quản lý tài chính của Phật Giáo.” Rõ là ông Thanh Quyết ám chỉ Bộ Tài Chính là bọn “kẻ xấu,” định cướp cái hòm công đức mà ông có rất nhiều phần trong đó. Nhưng có lẽ ông Quyết cố tình quên rằng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cầm quyền. Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh được nhà cầm quyền nuôi dưỡng… để khếch trương nhằm mục đích mị dân. Nhưng giờ, “đảng và nhà nước” cần tiền thì các cơ sở tôn giáo cũng bị coi là “dâu tằm” hết. Mà “nuôi tằm để nhả tơ,” nếu không có tơ thì nuôi tằm làm gì? Giờ không cần mị dân nữa, vì “đảng và nhà nước” đã có rất nhiều súng và nhà tù rồi nên càng không có nhiều nhu cầu để ban phát lợi lộc cho các sư quốc doanh. Ông Quyết một mình làm trưởng ban trị sự của 3 tỉnh, trụ trì 3 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Tính ra, mỗi năm, ông Quyết thu hàng ngàn tỷ đồng mà chẳng chia cho ai, thì không được rồi. Người cộng sản có câu “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của… bản thân là vĩnh viễn,” nên giờ cái hòm công đức phải được chia phần cho đều. “Của đồng chia ba, của nhà chia đôi,” ít nhất thì cũng phải chia làm ba. Một phần nộp về Bộ Tài Chính, một phần nộp về Giáo Hội quốc doanh và phần còn lại chia cho các sư quốc doanh trụ trì …thì có thế mới yên được. Tân Phong XEM THÊM: Chùa Ba Vàng cũng chỉ là một doanh nghiệp được ‘chống lưng’! Đảng Cộng Sản buôn thần bán thánh Làn sóng cán bộ khao khát tâm linh Đụng độ truyền thông và quyền lực xã hội nhân chuyện chùa Ba Vàng  
......

‘Nước Mỹ trở lại’ và những thách thức mới

Hiếu Chân - Người Việt Sau hơn bốn tháng cầm quyền, Tổng Thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du ngoại quốc đầu tiên tới Châu Âu dự hội nghị thượng đỉnh nhóm G7, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU, Mỹ-NATO và gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Chuyến đi tám ngày của ông được cho là đặt nền tảng cho việc củng cố mối quan hệ liên minh giữa các nền dân chủ xuyên Đại Tây Dương, đáp ứng những thách thức của thời đại mới mà trọng tâm là ảnh hưởng của các chế độ độc tài Nga và Trung Quốc. Ý định là như vậy song theo nhiều nhà quan sát và bình luận quốc tế, chuyến “du thuyết” của ông Biden sẽ gặp không ít khó khăn do niềm tin của các đồng minh đối với thực tế chính trị Hoa Kỳ đã không còn vững mạnh như trước. Ngay trước khi lên đường sang Châu Âu, ông Biden đã giãi bày ý tưởng của mình trong một bài ý kiến trên báo The Washington Post, trong đó ông nhấn mạnh “chuyến đi này nhằm thực hiện cam kết mới của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác, và chứng minh năng lực của các nền dân chủ vừa đối phó, vừa ngăn chặn những mối đe dọa của kỷ nguyên mới.” G-7 và cái bóng Trung Quốc Dù nghị trình của ông Biden bao gồm nhiều lĩnh vực, từ bàn việc chấm dứt đại dịch COVID-19 ở mọi nơi, ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu đang tăng tốc, hoặc đương đầu với những hành động nguy hại của các thể chế độc tài toàn trị, thì đề tài bao trùm vẫn là cuộc bành trướng của Trung Quốc trên mọi mặt trận, từ kinh tế, công nghệ tới quân sự ngoại giao. Đài CNN bình luận: “Trung Quốc không phải là thành viên G7 nhưng thống trị nghị trình.” Tạp chí chính trị và văn hóa của Anh The New Statesman cũng bình luận: “Cái bóng của Trung Quốc hiện ra bao trùm hội nghị cấp cao mặt đối mặt đầu tiên của nhóm G7 sau gần hai năm qua.” Sự trỗi dậy của Trung Quốc – một nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong chế độ độc tài đảng trị – đặt ra một thách thức gay gắt về ý thức hệ mà các nhà lãnh đạo G7 phải đối mặt. Thách thức ý thức hệ đó là nội dung cốt lõi trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, là vấn đề xuyên suốt chính sách đối ngoại của chính quyền Biden. Trong bài ý kiến trên The Washington Post [có thể đọc ở đây, BBT], ông Biden viết: “Đây là câu hỏi dứt khoát của thời đại chúng ta: Các nền dân chủ có thể hợp tác với nhau để mang lại kết quả thật sự cho nhân dân trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hay không? Các liên minh và các định chế dân chủ đã định hình phần lớn thế kỷ qua có sẽ chứng tỏ năng lực chống lại những mối đe dọa và đối thủ của thời hiện đại hay không? Tôi tin câu trả lời là có. Và tuần này ở Châu Âu chúng ta có cơ hội chứng tỏ điều đó.” Cụ thể, trong chuyến du thuyết đầu tiên trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ, ông Biden sẽ cố thuyết phục các đồng minh Châu Âu chung tay với Washington, đưa ra một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh, phản bác những hành động xâm lấn, áp bức, đe nẹt của Trung Quốc ở Tân Cương, Hong Kong và Biển Đông, cùng nhiều vấn đề khác. Thành công bước đầu của liên minh Mỹ-EU Ở một số lĩnh vực, ông Biden đã có thành công bước đầu. Trong nỗ lực chủng ngừa COVID-19 cho toàn thế giới, cam kết chia sẻ vaccine của Hoa Kỳ, tặng 500 triệu liều vaccine Pfizer-BioNtech cho tổ chức COVAX của Liên Hiệp Quốc sau khi đã cam kết chia sẻ 80 triệu liều gồm vaccine AstraZeneca và các hãng khác, đã nêu một tấm gương tốt cho các nước giàu khác. Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã cam kết đóng góp 100 triệu liều và cho biết các nước G7 có thể chia sẻ tới 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho các nước nghèo. Trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh “ngoại giao vaccine,” dùng vaccine làm công cụ thu phục nhân tâm và mở rộng ảnh hưởng chính trị thì cam kết chia sẻ vaccine không vụ lợi của Hoa Kỳ và nhóm G7 là liều thuốc giải độc hữu hiệu và kịp thời. Trong thông cáo chung hôm Thứ Năm, 10 Tháng Sáu, Tổng Thống Biden và Thủ Tướng Johnson cũng cam kết ủng hộ cuộc điều tra sâu rộng hơn về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Cho đến nay, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát con virus có sẵn trong con dơi rồi truyền sang con người hay từ phòng thí nghiệm sổng ra ngoài như dư luận rộ lên gần đây nhưng hành động che đậy, giấu giếm thông tin của Trung Quốc cũng như lối hành xử từ những ngày đầu dịch đã khiến vấn đề nguồn gốc đại dịch trở thành câu hỏi lớn nhất của thời đại. Tổng Thống Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ phải tìm ra câu trả lời trong vòng 90 ngày; nhưng ai cũng biết sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác nếu không có sự hợp tác của chính quyền Trung Quốc. Để buộc Trung Quốc phải minh bạch trong vấn đề này, cần có sự đồng lòng của toàn thế giới, trước mắt là sự đồng lòng của EU và các nước phát triển; một mình Hoa Kỳ không làm được. Dự thảo tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7 cho biết các nhà lãnh đạo G7 kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) phải có cái nhìn “mới mẻ và minh mạch” hơn, đồng ý thúc đẩy một cuộc thăm dò mới về nguồn gốc của COVID-19. Tuyên bố của G7 sẽ thêm sức nặng đáng kể vào quyết định của chính quyền Biden về điều tra nguồn gốc COVID-19 trong lúc Bắc Kinh giãy nảy lên tố cáo Hoa Kỳ “thao túng chính trị để tìm cách đổ lỗi.” EU-Mỹ có liên minh được hay không? Nhưng quan hệ giữa Hoa Kỳ và EU đã nguội lạnh trong bốn năm cầm quyền vừa qua của cựu Tổng Thống Donald Trump nên những nỗ lực “hàn gắn” của Tổng Thống Biden trong cuộc hội ngộ đầu tiên với khẩu hiệu “Nước Mỹ trở lại” khó mà làm cho “gương vỡ lại lành.” Nói cách khác, một liên minh chặt chẽ giữa đôi bờ Đại Tây Dương còn phải vượt qua rất nhiều thách thức trước khi trở thành một đối trọng thực tế chống lại liên minh Trung Quốc-Nga và các thể chế độc tài khác. Một số nhà bình luận nhận định chính quyền Biden vẫn chưa thực tâm gắn bó với đồng minh, vẫn tập trung vào quyền lợi của nước Mỹ. Họ cho rằng các khẩu hiệu “mua hàng Mỹ,” “chính sách ngoại giao cho tầng lớp trung lưu” mà ông Biden cổ xúy là những dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ hiện thời vẫn nằm trong cái bóng “Nước Mỹ trước tiên” (American First) của cựu Tổng Thống Trump. Và như vậy, một sự liên kết với Hoa Kỳ sẽ không thực chất, thậm chí có hại. Ông Alexander De Croo, thủ tướng Bỉ, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông Trump đã làm cho Châu Âu “hết ngây thơ,” hết tin vào ý tưởng lúc nào cũng có thể trông cậy người Mỹ mà phải chuẩn bị cho thực tế “Hoa Kỳ không phải luôn luôn là một đối tác.” Những nhận định này về cơ bản là sai. Hoa Kỳ cũng như mọi quốc gia khác, đều chú trọng vào quyền lợi quốc gia của mình, nhưng điều đó không cản trở sự hợp tác với các đồng minh cùng chí hướng, nếu như sự hợp tác đó không loại trừ mà còn thúc đẩy lợi ích quốc gia. Hoa Kỳ và EU đã hợp tác chặt chẽ từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, cùng hỗ trợ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ với các định chế dân chủ vững vàng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của tất cả các dân tộc, không chỉ có lợi cho Hoa Kỳ hay Châu Âu mà cho cả các nước mới thoát ra khỏi bóng đêm cộng sản như Trung Quốc, Nga và các nước Đông Âu. Một sự hợp tác Mỹ-EU như vậy vẫn có thể, thậm chí cần thiết, tiếp tục duy trì trong thế kỷ 21. Nỗi hoài nghi của Châu Âu và cái bóng Donald Trump Trở ngại chính cho mối liên kết Hoa Kỳ-EU nằm ở niềm tin cậy của Châu Âu đối với thực tế chính trị Hoa Kỳ đã suy giảm, với tình trạng “sớm nắng chiều mưa” trong đường lối của các chính đảng cầm quyền. Mới bốn năm trước, khi ông Donald Trump của đảng Cộng Hòa lên nắm quyền, quan hệ Hoa Kỳ-EU đã nhanh chóng chuyển từ nóng sang lạnh khi ông Trump, cũng trong chuyến công du đầu tiên tới Châu Âu, đã mắng nhiếc các nước EU không chịu đóng góp “phần công bằng” vào chi phí duy trì phòng thủ của châu lục, lên án NATO là lỗi thời và không cam kết áp dụng Điều 5 (Article) của hiệp định an ninh hỗ tương Mỹ-EU… Mối giao tình cá nhân giữa Trump và Putin – đối thủ số một của EU – càng làm cho Châu Âu thêm xa lánh Hoa Kỳ và tiến gần tới mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc. Khi ông Biden của đảng Dân Chủ lên, con lắc chính trị Mỹ đã ngay lập tức chuyển từ bên phải sang bên trái. Những lời lẽ khiêm tốn của ông Biden về tình hữu nghị, về cam kết “nước Mỹ trở lại” được các nhà lãnh đạo Châu Âu chào đón, nhưng thế vẫn chưa đủ để họ đặt trọn vẹn niềm tin vào Washington như là nhà lãnh đạo toàn cầu. Phát biểu trong chốn riêng tư, nhiều quan chức Châu Âu tỏ ra hoài nghi về độ tin cậy của Hoa Kỳ, về tình trạng chuyển từ cực này sang cực kia của chính trị Mỹ. Giới phân tích lo ngại, trong vài năm nữa ông Biden có thể bị thay thế bởi một tổng thống khác, người luôn tìm mọi cơ hội để sỉ vả Châu Âu như ông Trump đã thể hiện trước đây. David O’Sullivan, cựu đại sứ EU tại Washington, đặt câu hỏi khi nói với Reuters: “Có phải đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp giữa Trump 1.0 và Trump 2.0 hay không? Không ai biết. Tôi cho rằng đa số đều có quan điểm rằng chúng ta nên nắm lấy cơ hội củng cố quan hệ với chính quyền Biden và hy vọng quan hệ đó có thể bền vững sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 và bầu cử tổng thống 2024.” Ông Trump đã về vườn nhưng ảnh hưởng của ông ta lên chính trường Mỹ vẫn còn làm cho các đối tác Châu Âu e ngại. Báo The New York Times đăng trang nhất: “Biden đang quyến rũ Châu Âu, nhưng sau đó là gì?” Báo Politico chạy tít: “Châu Âu thắc mắc: Biden có thể làm như lời nói không?” – bộc lộ nỗi hoài nghi của giới quan sát quốc tế về cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh Châu Âu. Nỗi hoài nghi của giới chính trị Châu Âu với thực tế tại Hoa Kỳ càng được củng cố bằng những sự kiện gần đây như vụ bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội – một cú đánh vào nguyên tắc căn bản của nền dân chủ; tình trạng phân cực và đối kháng sâu sắc giữa Dân Chủ và Cộng Hòa làm cho tiến trình lập pháp bị đình trệ, nhiều dự luật quan trọng cho quốc kế dân sinh bị bế tắc trên sàn Quốc Hội, nhiều sáng kiến đối nội đối ngoại của chính quyền Biden không đi đến đâu vì vấp phải sự kháng cự của đảng Cộng Hòa. Sau thời kỳ 100 ngày “trăng mật” chính quyền Biden lại rơi vào tình trạng bị trói tay trói chân giống như chính quyền Obama thời kỳ cuối, làm cho niềm tin vào năng lực xoay chuyển tình thế của Tổng Thống Biden thêm cạn kiệt. Một ví dụ, sau nhiều công sức đàm phán, Bộ Trưởng Tài Chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã thuyết phục được những người đồng cấp nhóm G7 ấn định mức thuế tối thiểu toàn cầu lên các tập đoàn đa quốc gia là 15%, chấm dứt xu thế “chạy đua xuống đáy” – các nước đua nhau hạ mức thuế xuống thấp nhất để thu hút đầu tư của các tập đoàn. Nhưng kết quả đàm phán của bà Yellen đã nhanh chóng bị các nghị sĩ Cộng Hòa trong Quốc Hội phản đối, lý do đơn giản là đảng này không bao giờ chấp nhận tăng thuế lên các doanh nghiệp. Vậy thì liệu trong tương lai, các đồng minh EU hoặc G7 còn có thể tin vào những cam kết của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán hay không? Tổng Thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ Tướng Anh Boris Johnson tại một cuộc gặp trước thềm Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 hôm Thứ Năm, 10/6/2021, tại Carbis Bay, Anh .Ảnh: AP/ Patrick Semansky Châu Âu giữa ngã ba đường Bản thân Châu Âu là một khối đa dạng 27 quốc gia có trình độ kinh tế và chính trị khác nhau; và cái nhìn của họ về Trung Quốc không đồng nhất, cũng không hoàn toàn thống nhất với cách nhìn của Hoa Kỳ. Các thành viên mới của EU – các nước cựu cộng sản ở Đông Âu như Hungary, Ba Lan, Slovakia – tỏ ra dễ thân thiện với Trung Quốc do có thời gian dài sống trong chế độ đảng trị, trình độ kinh tế và dân chủ hóa chưa theo kịp các nước Tây Âu. Những nước này nhanh chóng tham gia các định chế do Trung Quốc lãnh đạo như sáng kiến Vành Đai và Con Đường (BRI), nhóm 17+1 [17 nước Đông và Trung Âu + Trung Quốc], nhận những dự án xây dựng hạ tầng bằng tiền vay của Trung Quốc và thường bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh trước sự lên án của EU. Các nước Tây Âu, tuy có truyền thống lâu dài về dân chủ, tự do nhưng lợi ích kinh tế trong cuộc giao thương với thị trường rộng lớn của Hoa Lục nhiều lúc làm cho họ khó có được sự lựa chọn hợp lý giữa đề cao dân chủ, nhân quyền và duy trì quan hệ thương mại với Trung Quốc. Sự kiện EU vội vã ký kết hiệp định đầu tư toàn diện với Trung Quốc trong ngày cuối năm 2020 bất chấp sự can ngăn của Hoa Kỳ là một ví dụ. Bước sang thời kỳ khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhiều nước phương Tây sẽ phụ thuộc nặng nề hơn nữa vào nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc – điều đó làm cho khả năng của EU chống lại Bắc Kinh, cùng với Hoa Kỳ bảo vệ hệ giá trị của mình càng thêm khó khăn và phức tạp. Nếu cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc là chiến lược được cả hai đảng chính trị của Hoa Kỳ đồng thuận cao độ thì EU vẫn chưa có được một chiến lược nhất quán như vậy, do đó liên minh EU-Hoa Kỳ ứng phó với Bắc Kinh vẫn là kỳ vọng của tương lai chứ chưa phải là một thực tế trong thời điểm hiện nay. Dự thảo thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-EU sẽ diễn ra sau hội nghị G7 cho biết: “Chúng tôi dự định sẽ tham vấn chặt chẽ với nhau và hợp tác về toàn bộ các vấn đề trong khuôn khổ các cách tiếp cận nhiều mặt tương tự của chúng tôi đối với Trung Quốc, bao gồm các yếu tố hợp tác, cạnh tranh và đối đầu mang tính hệ thống.” Nói như thế nhưng vẫn chưa có gì bảo đảm các nước EU sẽ chấp nhận rủi ro và thiệt hại trong quan hệ song phương với Trung Quốc để đứng cùng với Hoa Kỳ trong một mặt trận thống nhất “hợp tác, cạnh tranh và đối đầu mang tính hệ thống” với Bắc Kinh. Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng đánh giá các nước G7 có những “bất đồng căn bản” về cách ứng xử với Trung Quốc và điều đó “sẽ làm cho họ khó có được những hành động có thực chất.” Thách thức ngay trong chính trị Hoa Kỳ Cạnh tranh giữa liên minh Hoa Kỳ-EU với Trung Quốc, theo quan điểm của Tổng Thống Biden, là cuộc cạnh tranh ý thức hệ. Để chiến thắng, các nền dân chủ EU và Hoa Kỳ phải chứng tỏ chế độ dân chủ tự do là “ưu việt hơn” chế độ độc tài đảng trị, là “điểm tận cùng của lịch sử” như nhận định của nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama. Nhưng thực tế chính trị ở Hoa Kỳ và EU lại cho thấy một bức tranh khác: Chế độ dân chủ dường như đang thoái trào và bị rối loạn chức năng trầm trọng. Ở Châu Âu, các phong trào dân túy cực hữu nổi lên ở Hungary, Ba Lan và cả ở những thành trì của chủ nghĩa tự do như Đức và Pháp. Ở Hoa Kỳ, cái bóng của ông Trump vẫn trùm lên đảng Cộng Hòa và duy trì một thế lực chống đối các nguyên tắc của nền dân chủ, từ việc ra luật hạn chế quyền bầu cử của các cộng đồng da màu thiểu số đến ngăn trở cuộc điều tra vụ bạo loạn ở tòa nhà Quốc Hội… Có rất nhiều vấn đề chính sách các nước khác giải quyết không mấy khó khăn nhưng ở Hoa Kỳ lại bị “chính trị hóa” thành một vụ tranh chấp dai dẳng giữa Dân Chủ và Cộng Hòa rồi rơi vào ngõ cụt, không bên nào nhượng bên nào, trái hẳn với nguyên tắc “thỏa hiệp” (compromise) của sinh hoạt dân chủ; vụ bắt buộc mang khẩu trang nơi công cộng, bắt buộc tiêm chủng ngừa COVID-19 hay không là một ví dụ. Trung Quốc những năm gần đây càng ngày càng quyết đoán trong giao tiếp với Hoa Kỳ và phương Tây vì Bắc Kinh tin rằng phương Đông đang nổi lên, phương Tây đang suy tàn, không thể cưỡng lại được. Trước lúc hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc tại Anh, báo chí Trung Quốc bình luận rằng G7 là một sản phẩm của quá khứ, không còn hợp thời nữa. “Ảnh hưởng và sức mạnh của G7 không còn đáng được trông đợi nữa. Lý do căn bản là trọng tâm chính trị và kinh tế đã dịch chuyển về phương Đông,” báo Global Times của Trung Quốc đăng bài xã luận nhận định và khẳng định rằng bây giờ Trung Quốc mới là người vạch ra nghị trình cho thế giới. Ngoài G7, thế giới còn có hàng trăm quốc gia đang nhìn vào Mỹ, EU và Trung Quốc để tìm hướng phát triển cho đất nước của họ. Làm thế nào để chứng tỏ chế độ dân chủ là tốt đẹp để thu hút, tránh cho họ khỏi đi vào con đường độc tài phi nhân mà Trung Quốc và Nga đang cổ xúy là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn khi Hoa Kỳ, nền dân chủ vững mạnh nhất thế giới, vẫn còn loay hoay với những mâu thuẫn nội bộ của mình. “Chúng ta sẽ tập trung bảo đảm rằng các nền dân chủ thị trường, chứ không phải Trung Quốc hay ai khác, sẽ là người đặt ra luật lệ của thế kỷ 21 trong lĩnh vực thương mại và công nghệ,” Tổng Thống Biden viết trong bài đăng trên Washington Post. Ông cũng khẳng định, “Hoa Kỳ phải dẫn dắt thế giới từ vị thế của sức mạnh.” Nhưng mục tiêu đó hiện còn gặp nhiều trở ngại. Hiếu Chân Nguồn: Người Việt  
......

Phương Tây đoàn kết để đối đầu với Trung Quốc, liệu Bắc Kinh có lo ngại?

VOA Tiếng Việt Trong dịp cuối tuần vừa qua, Hoa Kỳ cùng với Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Italy và Canada đưa ra lời lên án mạnh mẽ nhất của khối G-7 trong mấy thập kỷ gần đây đối với Trung Quốc, đài CNN tường thuật hôm 14/6. CNN cho biết khối G-7 đối đầu với Trung Quốc về mọi vấn đề nhức nhối, từ cáo buộc về vi phạm nhân quyền và cưỡng bức lao động ở Tân Cương cho đến các mâu thuẫn, tranh chấp về Hong Kong, Đài Loan và Biển Đông. Các nền dân chủ giàu có nhất thế giới cũng thúc đẩy việc cần phải có cuộc điều tra mới về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 và cần có một chương trình xanh thay thế cho Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. CNN nhận xét rằng những tuyên bố nêu trên ít nhất cũng là một bước tiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã và đang cố gắng tập hợp các đối tác ngoại giao của mình lại với nhau để đối đầu với Trung Quốc, nước bị Washington xem là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ về thương mại, công nghệ và các vấn đề chiến lược quan trọng khác. Đài CNN cũng đưa ra quan sát rằng Tổng thống Donald Trump, người nắm quyền trong nhiệm kỳ trước, từng phát biểu cứng rắn về Trung Quốc và trừng phạt nước này, song ông Trump chưa bao giờ thực sự lập ra một mặt trận thống nhất với các đồng minh của Mỹ. Ông “thường đốt các cây cầu thay vì xây chúng,” CNN bình luận. Tuy nhiên, về những gì G-7 vừa tuyên bố, CNN chỉ ra rằng khối này vẫn chưa có những bước đi cụ thể. Ví dụ, G-7 sẽ lập một tổ chuyên trách để nghiên cứu về “sáng kiến Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” – là kế hoạch mà khối tư nhân sẽ có vai trò hàng đầu để giúp về hạ tầng cơ sở cho các nước đang phát triển, được xem là để cạnh tranh với Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Nhưng khối G-7 chưa phác thảo ra liệu chương trình này sẽ cần ngân khoản là bao nhiêu. Tương tự, vẫn theo CNN, tuyên bố chung của khối kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Tân Cương và Hong Kong nhưng không kèm theo nhiều chi tiết về các hành động liên quan. Tuyên bố cũng không đưa ra các biện pháp thiết thực để bảo đảm sự ổn định ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông. Như thường lệ, Trung Quốc đã phản đối bản tuyên bố. Mặc dù vậy, CNN cho rằng có một số lý do để Trung Quốc phải dè chừng. Đó là từ thời ông Trump đã có những lệnh trừng phạt rất có tác dụng ngăn chặn sự trỗi dậy về công nghệ của Trung Quốc, chẳng hạn như chiến dịch đánh vào Huawei. Dưới thời ông Biden, Mỹ gần đây mở rộng lệnh cấm người Mỹ đầu tư vào hàng chục công ty Trung Quốc. Và hiện các nhà lập pháp Mỹ đang thúc đẩy dự luật đổ hàng trăm tỉ đô la vào khoa học, công nghệ và nghiên cứu của Mỹ, là một thách thức nữa đối với Trung Quốc. Song sẽ không dễ để các nước G-7 kiềm chế Trung Quốc, bản tin của CNN viết. Trong dịp cuối tuần vừa qua, các lãnh đạo của các nền dân chủ cho thấy họ có những sự khác biệt to lớn về cách thức tiếp cận đối với vấn đề Trung Quốc. Mỹ, Anh và Canada thúc giục những hành động chống Trung Quốc ở mức độ mạnh mẽ hơn so với các đồng minh khác. Có lẽ việc các nước châu Âu thấy miễn cưỡng phải cứng rắn với Trung Quốc có nguyên do phần nào là sự lệ thuộc kinh tế to lớn: Từ 2010 đến 2019, Đức nhận 27,5 tỉ đô la tiền đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Italy nhận 19,2 tỉ đô la và Pháp nhận 17,4 tỉ đô la, theo con số của Viện Mecrator về Nghiên cứu Trung Quốc. Ngay cả Anh, dù trong mấy năm nay có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, cũng nhận đầu tư từ nước này lên đến 60,9 tỉ đô la. Phần lớn các nước kể trên, chẳng hạn như Đức, cũng phụ thuộc vào quan hệ đối tác với Trung Quốc để thúc đẩy các ngành công nghiệp, ví dụ như ngành ô tô, để có thị trường xuất khẩu khổng lồ. Riêng về việc G-7 đồng ý lên kế hoạch về hạ tầng cơ sở, một chuyên gia về quản trị kinh tế toàn cầu nói với CNBC hôm 14/6 rằng kế hoạch đó sẽ không chặn đứng Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Ông Matthew Goodman, phó chủ tịch kỳ cựu chuyên trách kinh tế học của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở ở thủ đô Washington của Mỹ, nói với CNBC: “Điều này thực ra không nhắm đến chặn đứng Vành đai-Con đường. Tôi nghĩ rằng G-7 phát đi tín hiệu rằng họ muốn đưa ra một sự thay thế xoay quanh 2 vấn đề lớn.” Vành đai-Con đường là chương trình tham vọng của Trung Quốc nhằm xây dựng hạ tầng cứng và hạ tầng kỹ thuật số để kết nối hàng trăm nước từ châu Á tới Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Ông Goodman thuộc CSIS nói với CNBC rằng khối G-7 có thể đóng góp to lớn cho việc thu hẹp khoảng trống về hạ tầng trên thế giới bằng cách chuyển các khoản đầu tư đến các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, 7 nền dân chủ giàu có sẽ mang lại sự bảo đảm tốt hơn cho các dự án hạ tầng, bao gồm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình cũng như các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. “Tôi nghĩ đó là những gì họ muốn đánh tín hiệu. Còn liệu họ có thực hiện được không là chuyện khác, đây là việc rất khó,” ông Goodman nói, được CNBC dẫn lại. Theo CNBC, lâu nay, Mỹ và nhiều nước vẫn chỉ trích Sáng kiến Vành đai-Con đường, cáo buộc rằng Bắc Kinh làm cho các nước tham gia bị rơi vào gánh nặng nợ nần không thể biện hộ được, trong khi đó, các công ty Trung Quốc được hưởng lợi, đa phần trong số đó là các hãng quốc doanh. Những người chỉ trích lên án rằng chương trình này gây hại cho môi trường, đồng thời chất vấn về tính minh bạch của các hợp đồng liên quan. XEM THÊM: ‘Nước Mỹ trở lại’ và những thách thức mới Bộ Tứ họp bàn về trật tự thế giới hậu Covid và chiến lược đối phó Bắc Kinh  
......

“Công nghiệp văn hóa”

Phạm Nhật Bình - Việt Tân  Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20, nhược điểm của nền sản xuất dựa trên lao động chân tay không còn đáp ứng được sự phát triển trong giao thương hàng hóa giữa các nước Tây phương với nhau và giữa Tây phương với phần còn lại của thế giới. Phương thức sản xuất thay đổi và cuộc cách mạng công nghiệp ra đời đưa kinh tế thế giới lên một mức phát triển mới. Từ đó khi nghe đến hai chữ công nghiệp, người ta lập tức liên tưởng đến tư bản, máy móc, dây chuyền sản xuất tự động hóa, năng suất lao động và các phát minh khoa học, kỹ thuật do sáng tạo của con người. Những năm gần đây, khi thế giới tiến tới trình độ công nghệ cao, kỹ thuật số, hai chữ công nghiệp hay công nghiệp hóa thông thường được đề cập tới như mục tiêu phát triển của tất cả các nước. Tuy nhiên, ít ai nghe nói đến công nghiệp văn hóa như con đường mà những người cầm quyền tại Việt Nam sử dụng như một công cụ phát triển đất nước. Đề cương chính trị của đại hội XIII đề cập đến công nghiệp văn hóa như một phát kiến mới mẽ từ “trí tuệ” của đảng CSVN. Mới đây tại một cuộc tọa đàm do thành ủy Hà Nội tổ chức, lần đầu tiên nghị quyết phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025 đã được sáng chế, bàn thảo trong giới lãnh đạo địa phương. Mục đích là để biến thành phố Hà Nội thành một trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa mà thủ đô Hà Nội là “thành phố sáng tạo” trong thời gian trước mắt. Công nghiệp văn hóa ở đây được thành ủy định nghĩa là phát triển 13 lãnh vực bao gồm: Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, Quảng cáo, Thủ công Mỹ nghệ, Phần mềm các trò chơi giải trí, Truyền hình và Phát thanh, Thời trang, Du lịch văn hóa, Thiết kế, Xuất bản, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Không gian sáng tạo của 13 lãnh vực này theo những gì mà buổi tọa đàm thảo luận là nhằm biến nó trở thành những ngành nghề mũi nhọn trong chiến lược phát triển thủ đô Hà Nội trong 5 năm tới. Không ai không ngạc nhiên trước sự bao la hiếm có của 13 đề mục quan trọng được nhốt trong một cái túi thần mang tên cũng mới mẻ không kém: Công nghiệp văn hóa. Các thành viên của cuộc tọa đàm hào hứng tin tưởng rằng nếu thành ủy Hà Nội mở được cái túi thần này, chắc chắn thủ đô Việt Nam sẽ là một trong những thành phố hàng đầu trên thế giới. Và con đường đi lên xã hội chủ nghĩa không còn là con đường chẳng biết “đã hoàn thiện ở cuối thế kỷ này hay chưa,” như nhận định của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cách đây nhiều năm. Trong thực tế, khi nhìn qua 13 lãnh vực nêu trên hầu hết liên quan đến nghệ thuật và sáng tạo, tức đặt nặng trên sự phát triển tư duy của con người. Hay nói khác đi nó thuộc lãnh vực tinh thần và trí tuệ con người quyết định sự thành công. Như thế phải chú trọng đến việc khuyến khích tài năng của từng con người tham gia sáng tạo mà tư tưởng không bị gò bó, mới có thể tạo ra những nét độc đáo thu hút sự chú ý của cộng đồng. Đó là trường hợp những nhạc  sĩ hay nhà văn sáng tác một ca khúc hay tác phẩm văn chương giá trị vượt thời gian. Chế độ hiện nay được đánh giá là kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê, do đó tư duy sáng tạo của con người chỉ được quyền phát triển trong khuôn khổ một chiếc lồng hẹp mà thôi. Nay người cầm quyền muốn biến văn hóa thành một ngành công nghiệp sản xuất theo kiểu dây chuyền máy móc, theo một khuôn mẫu định sẵn. Chính điều này đã giết chết sự sáng tạo toàn thiện của con người và khi ấy nghệ thuật tạo ra chỉ nhằm phục vụ cho guồng máy đảng thay vì cho con người và xã hội. Ba đặc tính tạo nên bộ máy hành chánh quan liêu dưới chế độ độc tài là “xin-cho”, “bệnh thành tích” và “cát cứ theo từng lãnh chúa” đã làm cho sinh hoạt chung của xã hội bị thui chột nhất là trong lãnh vực tư tưởng nghệ thuật. Sẽ không có ai dám phá rào theo những sáng tạo đột phá của nghệ thuật, do đó sự đóng góp cho xã hội sẽ rất ít và đối với thế giới lại càng ít hơn. Chính Ban Tuyên Giáo các cấp là nơi siết chặt các gọng kềm tư tưởng, hủy diệt tư duy sáng tạo của con người trong các bộ môn nghệ thuật, khoa học để cuối cùng chỉ là làm theo đơn đặt hàng của đảng. Sự kiện Ban Tuyên Giáo thành ủy Hà Nội đề xướng và thảo luận nghị quyết xây dựng nền công nghiệp văn hóa thủ đô, chẳng khác nào biến các lãnh vực liên quan đến văn hóa tư tưởng thành những công xưởng nghệ thuật, trong đó con người ngang hàng với cổ máy vô tri. Đây là nơi sẽ sản xuất theo kiểu đầu ra đầu vào như các dây chuyền của một đại xí nghiệp công nghiệp theo kiểu “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa,” nhưng đã từng thất bại nặng nề. Nếu thực tâm xây dựng đất nước, Hà Nội nên dẹp bỏ ngay ý tưởng “công nghiệp văn hóa” kỳ quái này! Phạm Nhật Bình XEM THÊM: Nguyễn Phú Trọng và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa  
......

Tự Do Xã Hội

Thái Hạo Tháng 6, nhớ ngày sinh của một người: Edward Snowden. Nhiều người không hiểu thế nào là tự do theo nghĩa xã hội. Xin lấy một ví dụ cho dễ hình dung. Năm 2015, giải thưởng Oscar trong thể loại phim tài liệu đã được trao cho bộ phim Citizenfour nói về cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden. Edward Snowden (chắc hầu hết chúng ta chưa quên nhân vật này) bị chính phủ Mỹ truy nã và bị coi là kẻ thù quốc gia của nước này do những tiết lộ động trời về các hoạt động mờ ám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA vào năm 2013. Anh phải trốn chạy và sống lưu vong ở Nga sau đó. Một bộ phim tài liệu về anh được một nhà báo đồng thời là đạo diễn thực hiện. Bộ phim ca ngợi một kẻ thù của chính phủ lại được chính Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ trao cho giải thưởng danh giá nhất! Chính phủ Mỹ bất lực đứng nhìn giải thưởng được trao. Nghĩa là gì? Là điện ảnh của Mỹ độc lập với chính phủ; chính phủ không thể chi phối nó với bất cứ lý do chính trị nào. Bộ phim ấy, dù bất lợi cho chính phủ Mỹ, nhưng nó vẫn được sản xuất, công chiếu và trao giải vì nó tôn vinh sự thật; và tôn vinh tự do báo chí – tức tôn vinh tự do ngôn luận, loại “quyền lực thứ tư” giúp làm trong sạch xã hội. Hãy hình dung, một bộ phim tương tự như thế ở VN. Đừng nói đến chuyện nó sẽ được trao giải bởi Hội điện ảnh VN, mà thậm chí còn không thể được phép dựng; mà nếu có dựng cũng không bao giờ có thể ra mắt khán giả. Chính trị hóa nghệ thuật có nghĩa là như vậy. Người ta kiểm soát tất cả, mọi thứ trái tai nghịch nhãn đều trở thành cấm kỵ hoặc bị kết tội. Và vì sao chúng ta hiểu nước Mỹ trở thành “Kinh đô điện ảnh” của thế giới. Vì nó tự do. Chỉ cần bị kiểm duyệt thì lập tức nó trở thành một cái chuồng gà ngay. Tất cả, khoa học, công nghệ, nghệ thuật, giáo dục, kinh tế...của Mỹ đều phát triển ở tầm đỉnh cao của nhân loại vì chúng được tự do. Nước Mỹ giàu vì có cái tự do này. Nước Mỹ văn minh và hiện đại cũng vì có cái tự do này. Nước Mỹ là siêu cường cũng vì cái tự do ấy. Và bây giờ, nước Mỹ đã được "cởi trói" khỏi covid cũng vì cái tự do này. Hãy nhìn lại. Và chúng ta sẽ hiểu vì sao xứ sở của ta lại ra thế này. Tôi ấn tượng với nhận định này của Edward Snowden khi giải thưởng vừa được công bố: Nếu sát cánh bên nhau, người dân bình thường có thể thay đổi thế giới. Thái Hạo  
......

Xin cho mây che đủ phận người..!

  Saigon lại bị phong tỏa , Ảnh: Nguyễn Huyền Trang. Phạm Minh Vũ Vậy là Saigon lại bị phong tỏa thêm 14 ngày nữa, 14 ngày, có người cho đó là những ngày nghỉ ngơi do nghỉ dịch, có thể họ chơi với con, hâm nóng thêm tình cảm vợ chồng, làm những việc cho Cha mẹ mà những ngày qua bận rộn không làm được, nay bù lại. Thì bên cạnh đó, có những con người tồn tại trong xã hội này, yếu đuối và có khi là bất lực, chuỗi ngày phong tỏa tiếp theo lại thật sự là một chuỗi ngày khủng khiếp. Đó là những cô buôn ve chai, em bé bán vé số, những chú thợ hồ, gánh hàng rong...   Như năm ngoái, Saigon mới lúc đầu phong tỏa, cũng được nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầy nghĩa tình vung tấm lòng son ra hỗ trợ mua ATM, mua lương thực thực phẩm phát cho những người nghèo đó, cũng nhờ đó cứu được bao mảnh đời yếu đuối, mong manh qua mùa dịch.   Nhưng năm nay, thì lại khác. Theo thống kê trung bình 1 tháng có 12.000 doanh nghiệp tại VN phải đóng cửa, nhà máy, xí nghiệp tiêu điều. Công nhân thất nghiệp tràn lan, hơn một năm qua bao nhiêu doanh nghiệp phá sản? Thì năm nay, dịch bệnh nghiêm trọng doanh nghiệp không tự cứu nổi mình nên không mấy ai cứu trợ như năm ngoái nữa.   Đã thế, đảng lại tăng cường bòn rút, khoán mỗi doanh nghiệp phải đóng tiền mua Vac-xin, không giúp thì chớ, và cũng thế người nghèo bị bỏ rơi lại đằng sau, họ đi giữa đường trần đầy vô định.   Sáng nay, một nhóm thiện nguyện công giáo ở Saigon phát đồ ăn sáng cho người nghèo, họ bắt gặp một Chú bới trong đống rác tìm kiếm thứ gì đó? Ve chai, đồ ăn hay có thể Chú ấy đang tìm kiếm tương lai của chính mình trong đó. Đứng trước khó khăn gian nan, những ngày qua tôi tự hỏi nhà cầm quyền ở đâu? Họ đang làm gì?   Kinh phí nuôi các hội đoàn đảng một năm Không dưới 150.000 tỷ, nhà nước bỏ ra nuôi hội nông dân thì nông dân năm nào cũng kêu giải cứu, nhà nước nuôi hội phụ nữ, hội này chuyên cung cấp phụ nữ cho các quan, chứ không hề giúp đỡ phụ nữ nào. Rồi trẻ em, đoàn thanh niên... Bao nhiêu đó nuôi một đám báo cô rất sẵn chi, nhưng khi dịch bệnh, nhân dân tới bới móc rác mà ăn, mà tìm ve chai cũng không có mà tìm, mà vẫn phải đóng tiền cho nhà nước mua Vac-xin, sự đểu cáng của những kẻ cầm quyền đến táng tận lương tâm.   Nghĩ về những bữa tiệc tùng của quan chức lấy thuế dân; nâng ly rượu miệng lý luận cách mạng mà đau xót quá, mai rồi và mai nữa, giãn cách rồi hàng quán đâu có mở mà có ve chai, đến lúc bới rác mà cũng “ế” thì không có gì diễn tả xiết, xã hội ta đang sống sao bất công quá. Phong tỏa lần 1, lần thứ 2 rồi bao nhiêu lần nữa?   Mai rồi, rác mà không có để kiếm, thì tương lai họ sẽ ra sao? Giữa ban ngày mà trời tối đen như mực!   “Xin cho mây che đủ phận người Xin cho tôi một sáng trời vui Xin cho tôi đến tận nụ cười Cho tôi quên một nấm mộ tươi...”    
......

Pages