Phẩm giá người Việt bị vấy bẩn

  Phạm Minh Vũ  ·     Viettel, tập đoàn viễn thông lớn nhất của Việt Nam và là doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viettel là cổ đông lớn nhất với 49% cổ phần trong công ty viễn thông Mytel do quân đội Miến Điện điều hành.   Tổ chức Justice for Myanmar (Công lý cho Miến Điện) vào cuối tháng 12 công bố kết luận trong một phóng sự điều tra, cáo buộc Viettel đồng lõa với những vị phạm nhân quyền tàn bạo tại Miến Điện qua việc đầu tư vào doanh nghiệp của quân đội Miến Điện.   Hôm nay, một chi nhánh Mytel tại Ragoon bị đấp phá. Người biểu tình dùng gạch đá, gỗ... ném vào chi nhánh này. Rất may là không có thiệt hại về người khi các nhân viên Mytel đã được cho nghỉ từ trước đó.   Gần đây bị giới đấu tranh cho dân chủ tại Miến Điện cáo buộc Mytel đã hỗ trợ quân đội Miến Điện trong việc đàn áp đẫm máu ở đây.   Trong mắt người Miến Điện bây giờ, nhân dân Việt Nam đã bị đánh đồng chung với tập đoàn quân đội là có tiếp tay cho việc gây tội ác ở đây.   Vì có đầu tư vào đây, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia giữ quan điểm ủng hộ chính quyền quân sự và liên tục chặn nghị quyết lên án tình hình Myanmar của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Trung cộng và Nga.   Nhiều quốc gia dân chủ đã nhanh chóng lên án quân đội Miến Điện về những hành vi vi phạm nhân quyền, phi dân chủ như thế. Nhưng Việt Nam là một quốc gia tự nhận là yêu hoà bình, nhưng cho tới giờ lại im lặng đến lạnh người, vì sao vậy?   Phẩm giá con người Việt Nam đã bị đảng cầm quyền làm ô uế, khi bản tánh yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh, một đất nước có 4 ngàn năm văn hiến đã bị bôi lên những điểm mờ là đứng sau các tội ác ở Miến Điện. Cái này liệu có nên tự hào quá Việt Nam ơi không?
......

Chủ đầu tư dự án chùa Tam Chúc không tuân thủ pháp luật?

  Hàng vạn du khách thập phương đổ về chùa Tam Chúc ở Hà Nam vào 2 ngày cuối tuần 13 và 14-3 trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đe dọa ở một số tỉnh miền Bắc. Loan Thảo - VNTB| Gác qua mọi chuyện về nhu cầu tâm linh của người dân, ở đây là trách nhiệm tuân thủ pháp luật của ban quản lý chùa Tam Chúc – một khu du lịch tâm linh tân tạo với chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường, của ông Nguyễn Văn Trường ở tỉnh Ninh Bình. Tin tức từ báo chí cho biết, theo đại diện của Ban trụ trì chùa Tam Chúc, trong 2 cuối tuần (ngày 13 và 14-3), chùa Tam Chúc đã đón khoảng 70.000 du khách, trong đó ngày cuối tuần 14-3 có tới khoảng 50.000 người đã về Tam Chúc chiêm bãi, du lịch. Câu hỏi đặt ra là có phải vì chạy theo lợi nhuận thu về từ bán vé, cùng các dịch vụ tâm linh khác nên chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đã cố tình vi phạm Chỉ thị số 19/CT-TTg, “Về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới”. Với trường hợp như xảy ra ở chùa Tam Chúc, có thể thấy đã vi phạm Chỉ thị số 19/CT-TTg ở yêu cầu sau: “Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp: Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc”. Liên quan vấn đề trên, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 2740/VPCP-PL về việc xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cụ thể, “Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khẩn trương xác minh, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm”. Như vậy, cần thiết xử lý về việc có dấu hiệu chủ đầu tư dự án chùa Tam Chúc đã cố tình không tuân thủ Chỉ thị số 19/CT-TTg, “Về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong tình hình mới” của Thủ tướng Chính phủ. Giả dụ, việc vi phạm dẫn đến hệ lụy làm lây lan dịch Covid-19 ở cộng đồng từ nguồn F0 nào đó nằm trong số du khách như nói ở phần đầu bài viết này, cần thiết khởi tố hình sự để mang tính răn đe trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành trên toàn cầu. Nói thêm, hồi đầu năm nay Tân Sửu 2021, Bộ Nội vụ có ban hành Công văn số 416/BNV-TGCP gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, trong đó có đoạn như sau: “Đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo tại các tỉnh, thành phố, Bộ Nội vụ đề nghị thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, khuyến cáo của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương. Yêu cầu chức sắc, chức việc và tín đồ chủ động, tự giác thực hiện nghiêm túc khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) trong phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ đề cao cảnh giác, không tuyên truyền, phổ biến các thông tin tiêu cực, không đúng về tình hình dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang trong Nhân dân. Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, người đại diện các cơ sở tín ngưỡng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về phòng dịch. Hạn chế tổ chức các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung đông người và giữ khoảng cách nơi công cộng; thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông, nơi công cộng và tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo”. Như vậy, sự việc xảy ra vào 2 ngày cuối tuần 13 và 14-3, còn cho thấy trách nhiệm không thể thoái thác của lãnh đạo tôn giáo tỉnh Hà Nam. Loan Thảo  
......

Một đứa trẻ kêu khóc ở Myanmar … và Trung Quốc giả vờ không nghe thấy

Simon Tisdall – Khánh An dịch – (VNTB) – Vị thế toàn cầu của Trung Quốc đang sụt giảm khi Tập Cận Bình cố gắng minh oan cho những hành động tàn ác dưới danh nghĩa thâu tóm quyền lực Tiếng kêu khóc đau đớn khủng khiếp hiện trên khuôn mặt của một cô bé và kể về câu chuyện tàn bạo của quân đội đàn áp ở Myanmar. Shwe Yote Hlwar, năm tuổi, đang đứng bên cạnh một chiếc quan tài mở nắp, chứa thi thể của cha cô, Ko Zwe Htet Soe, bị lực lượng an ninh bắn chết. Khuôn mặt của cô bé đau buồn vô tận. Những người phụ nữ cố gắng an ủi cô nhưng không được. Ai có thể giải thích cái chết của cha cô là không cần thiết? Ai có thể nói tại sao những người mặc quân phục lại nghĩ rằng họ có thể làm những việc như vậy? Tiếng kêu khóc đau đớn của Shwe là tiếng kêu khóc của cả một quốc gia. Tiếng khóc vang vọng khắp thế giới. Có người nghe thấy, nhiều người lại không. Tại hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tuần trước, Trung Quốc, với sự hậu thuẫn của Nga, Ấn Độ và Việt Nam, một lần nữa đã ngăn cản việc lên án thẳng thừng về cuộc đảo chính quân sự hồi tháng trước và ngăn cản động thái hướng tới các biện pháp trừng phạt do Vương quốc Anh soạn thảo. Lá phiếu của Trung Quốc là quan trọng nhất. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ vào Myanmar theo kế hoạch Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình. Điều này, chứ không phải là sự phẫn nộ đối với “trận giết chóc”, theo lời của Tổ chức Ân xá Quốc tế, của quân đội xác định chính sách của Tập Cận Bình. Đúng là Trung Quốc không trực tiếp có lỗi cho hàng chục cái chết và hàng ngàn vụ bắt giữ và đánh đập của thường dân. Có thể ông Tập sẽ thích nhà lãnh đạo dân cử, thân thiện với Bắc Kinh của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tiếp tục nắm quyền. Lãnh đạo đảo chính, Tướng Min Aung Hlaing, trước đây đã cáo buộc Trung Quốc âm mưu với các phần tử nổi dậy sắc tộc. Ông ấy không phải là bạn lớn. Nhưng Tập Cận Bình thà gắn bó với Min Aung Hlaing hơn là rủi ro bất ổn. Và thà đối mặt với sự phản đối của quốc tế hơn là giúp khôi phục các quyền dân chủ vốn là điều đáng ghét đối với ĐCSTQ. Nói tóm lại, ở Myanmar và các nơi khác, ĐCSTQ đang biết rằng việc xây dựng đế chế là mơ hồ và có thể phải chịu nhiều tai tiếng. Những thiết kế vĩ đại quyền bá chủ toàn cầu mời gọi sự phản kháng ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Các đặc điểm kiêu ngạo và hung hăng của Tập Cận Bình hiện đang được thể hiện trên nhiều mặt trận. Tinh thần chống Trung Quốc chưa bao giờ lộ rõ hơn thế ở Myanmar. Người dân ở đó coi người hàng xóm khổng lồ giống như người Ba Lan hoặc người Estonia cảm nhận đối với nước Nga. Nhưng với việc Bắc Kinh bảo vệ các tướng lĩnh sát nhân, sự thù địch tiềm ẩn đó đang được công khai bày tỏ. Những cuộc tẩy chay các doanh nghiệp Trung Quốc đã diễn ra. Các quan chức Trung Quốc lo lắng trước những lời đe dọa trên mạng xã hội về việc làm nổ tung một dự án đường dẫn dầu quan trọng nối Trung Quốc với Vịnh Bengal trong dự án Vành đai và Con đường, trang web độc lập Irrawaddy tường trình. Tuy nhiên, vì Trung Quốc coi cuộc đảo chính là “vấn đề nội bộ”, những người biểu tình nói một cách mỉa mai, việc phá hoại tài sản của người Trung Quốc cũng sẽ là một vấn đề nội bộ thuần túy. Đã quen với việc điều khiển tin tức theo ý muốn, các lãnh đạo Trung Quốc giả vờ rằng cuộc khủng hoảng này không xảy ra, rằng những tội ác khủng khiếp không xảy ra hàng ngày. Họ dường như không nhận ra rằng trong thế giới nằm ngoài sự kiểm duyệt của họ, cơ hội che giấu hoặc từ chối vĩnh viễn những hành động tàn bạo như vậy ngày càng giảm dần, dù chúng xảy ra ở đâu. Đó là một bài học mà Tập Cận Bình đã không thể tiếp thu được ở Tân Cương. Một báo cáo chi tiết, độc lập của Hoa Kỳ vào tuần trước đã xác nhận rằng chế độ của Tập Cận Bình đã liên tục vi phạm công ước của LHQ về tội ác diệt chủng với việc ngược đãi kinh khủng người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn kiên trì đưa ra những tuyên bố kỳ cục, từ chối thẳng thừng bằng chứng được quay và ghi lại sự lạm dụng thô bạo. Những lời nói dối của họ sẽ thật buồn cười nếu chúng không quá nghiêm trọng. Đồng thời, họ phỉ báng báo chí độc lập, thực tế – và than phiền quá mức khi đại sứ của Anh nhấn mạnh tầm quan trọng đó. Những kẻ mù quáng và lạc hậu vì mục tiêu chính trị đáng thương này nên thức tỉnh lại. Các cuộc thăm dò cho thấy vị thế quốc tế của Trung Quốc đang giảm mạnh. Cảm giác ác cảm và thù hận ngày càng gia tăng.  Khán giả toàn cầu ngày càng tinh vi hơn, được kết nối hơn đang xem xét kỹ lưỡng các hành động hàng ngày của Trung Quốc, họ không dễ dàng bị lừa bịp như quần chúng nông thôn Trung Quốc, bị đồng lương chết đói, tuyên truyền và sự sợ hãi kiểm soát. Nếu Tập Cận Bình muốn có được sự tôn trọng thường dành cho một cường quốc, ông ta phải hành động có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng như Myanmar, thành thật về Tân Cương và Tây Tạng, hãy ngừng bắt nạt những quốc gia láng giềng, và ngừng những lời nói dối ngớ ngẩn như là có thể tạo ra một thực tế thay thế bằng cách nào đó. Hồng Kông là một sân khấu miễn cưỡng khác trong cái nhà hát giả dối đen tối của Tập Cận Bình – và một tâm điểm khác của phản ứng dữ dội chống Trung Quốc. Tuần một luật mới từ chối chức vụ dân cử đối với các ứng cử viên được coi là “không yêu nước” đã được thông qua. Để khẳng định rằng Hồng Kông vẫn có thể được coi là một nền dân chủ dưới một hệ thống như vậy là sự xúc phạm trí thông minh của mọi người. Có lẽ các cán bộ cộng sự của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tin điều đó. Họ tin bất cứ điều gì Tập Cận Bình nói. Sự ác cảm quốc tế đang gia tăng. Anh Quốc và các đối tác cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới. Lực lượng đối lập nhanh nhạy của Hồng Kông đang tập hợp bên ngoài. Áp lực đang gia tăng khi  Mỹ đảm bảo rõ ràng khả năng phòng thủ của Đài Loan. Một đô đốc hàng đầu của Mỹ thúc giục triển khai tên lửa mới dọc theo “quần đảo đầu tiên ”. Các công ty công nghệ cao như Huawei là những công ty bị ghẻ lạnh. Các quốc gia đang phát triển tỏ ra khó chịu trước chính sách ngoại giao nợ của Bắc Kinh. Liên minh ngăn chặn được gọi là Bộ Tứ – Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản – đang hồi sinh. Các nhà ngoại giao “chiến binh sói” mồm to hàng ngày đã gây hại cho danh tiếng của Trung Quốc. Các tác nhân có ảnh hưởng ở nước ngoài, bám vào đảng để lấy tiền và ưu đãi, phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn. Mọi thứ có thể đang thay đổi. Tuy nhiên, Trung Quốc của Tập Cận Bình giống như một đoàn tàu tháo chạy, với một đoàn xe “Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại”, có thể có động cơ rất lớn nhưng lại thiếu phanh. Các nhà phân tích khu vực cho rằng Tập Cận Bình là một , “Mao Trạch Đông mới”,  vượt quá mức khi đặt bản thân và di sản cá nhân lên trên lợi ích quốc gia. Những người khác cảnh báo rằng thời kỳ Tập Cận Bình đang nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc-dân tuý điên cuồng mà cuối cùng lại không thể kiểm soát được. Họ nói rằng thời kỳ đó sẽ không kết thúc có hậu. Những cái đầu lạnh, khôn ngoan hơn ở Bắc Kinh nên bình tĩnh lại khi có thể – hoặc có nguy cơ trật đường ray hoàn toàn. Tuần này sẽ diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao đầu tiên với chính quyền Biden. Đó là một thời điểm tốt để giới lãnh đạo Trung Quốc trở nên thực tế, từ bỏ tinh thần bá chủ về địa chính trị và thay vào đó tập trung vào việc thúc đẩy các mục tiêu chung và các giá trị phổ quát. Bắt những kẻ đã sát hại cha của Shwe Yote Hlwar sẽ là một khởi đầu tốt. Nguồn: The Guardian  
......

3 nhà nước, 3 gọng cùm, dân thoát đằng trời!

Đỗ Ngà| Cơ chế song trùng là từ mà xã hội ám chỉ cách tổ chức bộ máy nhà nước của ĐCS Việt Nam. Song trùng nói đơn giản là 2 nhà nước tồn tại song song. Vậy ĐCS tổ chức 2 nhà nước như thế nào? Nhà nước thứ nhất là Ban Bí Thư với người đứng đầu là tổng bí thư, phụ tá cho tổng bí thư là thường trực ban bí thư, dưới quyền tổng bí thư gồm các bí thư trung ương đảng nắm các ban như: Ban tổ chức trung ương, ban tuyên giáo trung ương; ban kinh tế trung ương; ban nội chính trung ương; ban dân vận trung ương; quân ủy trung ương; tòa án tối cao; và văn phòng trung ương đảng. Các địa phương từ tỉnh đến huyện, đến xã cũng có bộ máy y hệt như vậy với người đứng đầu là bí thư. Nhà nước này được gọi là nhà nước dùng để cai trị 5,1 triệu đảng viên. Nhà nước thứ nhì là Chính phủ với người đứng đầu là thủ tướng, phụ tá cho thủ tướng là 5 phó thủ tướng. Dưới quyền thủ tướng là 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan trực thuộc. Nó là bộ máy bao trùm và quản lí toàn bộ nền kinh tế đất nước. Các địa phương từ tỉnh đến huyện, đến xã cũng có bộ máy y hệt như vậy với người đứng đầu là chủ tịch. Nhà nước này dùng để cai trị 100 triệu dân. Ở các quốc gia ngoài khối cộng sản, chỉ một nhà nước duy nhất. Ở những quốc gia này, đảng không được tổ chức như nhà nước, mà nó chỉ được tổ chức như một hiệp hội, có điều hiệp hội này hoạt động vì mục đích chính trị. Nhiệm vụ của nó là đào tạo con người nhằm cung cấp nhân sự ứng tuyển vào các vị trí dân cử trong nhà nước, hết. Mà như ta biết, đã là hiệp hội thì tự gây quỹ mà hoạt động chứ không có chuyện lấy tiền thuế của dân chi tiêu như ĐCS Việt Nam. Thực tế nhà nước CS Việt Nam nó không phải là cơ chế “song trùng” mà là cơ chế “tam trùng”. Vậy còn một nhà nước nữa là nhà nước nào? Xin thưa, đó là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Cũng giống như 2 nước kia, người đứng đầu danh nghĩa của “nhà nước mặt trận tổ quốc Việt Nam” là chủ tịch nước, người trực tiếp điều hành nhà nước này là Chủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc. Cũng tương tự 2 nhà nước kia, chủ tịch mặt trận tổ quốc cũng nắm rất nhiều cơ quan trực thuộc gồm: Thứ nhất là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản. Người đứng đầu là ủy viên trung ương đảng. Đây là một tổ chức mà ĐCS dùng thanh niên được nhồi sọ để giám sát, chỉ điểm, sau đó báo cáo lên để 2 nhà nước kia điều công an đến bắt và chỉ đạo tòa án kết án họ rồi bỏ tù họ để triệt tiêu tổ chức hiệp hội thanh niên độc lập của dân; Thứ nhì là tổng liên đoàn lao động. Người đứng đầu là ủy viên trung ương đảng. Nơi đây chỉ đạo các doanh nghiệp phải trừ lương những công nhân nghèo khổ bổ sung vào túi tiền của hội. Đồng thời cơ quan này là con mắt giám sát công nhân trên toàn quốc. Nếu thấy công nhân tự lập hội cho riêng mình thì báo cho 2 nhà nước kia cử công an đến bắt người, chỉ đạo tòa án kết án họ rồi bỏ tù họ để triệt tiêu công đoàn độc lập của riêng người dân; Thứ ba là Hội Sinh Viên Việt Nam. Người đứng đầu là ủy viên trung ương đảng, tổ chức này lập ra không phải không phải mục đích chính là giúp đỡ sinh viên mà mục đích chính là để giám sát tầng lớp sinh viên trên toàn quốc. Nếu có động tĩnh báo cáo để 2 nhà nước cho công an bắt, cho tòa án xử tội và bỏ tù để triệt tiêu tổ chức độc lập tự phát của giới sinh viên;   Thứ tư là Hội Nông Dân. Người đứng đầu là ủy viên trung ương đảng. Cũng tựa các hội kia, hội này không được gì cho nông dân mà nhiệm vụ chính của họ là giám sát tử tưởng nông dân. Nếu thấy nông dân có manh nha tự tổ chức hiệp hội độc lập thì báo để 2 nhà nước kia cho công an bắt, sai tòa án kết tội rồi bỏ tù để triệt mầm móng xã hội dân sự chớm nở trong giới nông dân; Thứ năm là Hội Cựu Chiến Binh. Hội này cũng tựa các hội kia, việc chăm sóc cựu chiến binh là phụ, việc quan trong nhất là chống “tự diễn biến” trong giới cựu chiến binh. Thứ sáu là Hội Liên Hiệp Phụ Nữ. Hội này chẳng giúp gì cho phụ nữ cả. Phụ nữ bị bạo hành, thường là họ ngó lơ. Công việc của họ là giám sát giới phụ nữ, nếu manh nha lập hội phụ nữ độc lập thì báo cho 2 nhà nước kia lùa công an đến bắt, xua tòa án đến xử và bỏ tù để triệt tiêu xã hội dân sự trong giới phụ nữ. Nhà nước “mặt trận trổ quốc Việt Nam” quản lý 6 cơ quan trá hình. 6 cơ quan này tạo thành một bộ máy giám sát khổng lồ phủ kín Việt Nam từ trung ương đến địa phương. Nó chính là thành trì, là bộ lọc để loại bỏ tất cả mọi tổ chức dân sự trong mọi lĩnh vực trên toàn bộ đất nước này. Đó là với nhân dân, còn với thế giới, mặt trận tổ quốc có nhiệm vụ dùng các hội trực thuốc để lừa gạt thế giới rằng “Việt Nam có tổ chức dân sự”. Ngoài 6 hội lớn đó ra còn rất nhiều hội lóc nhóc rất nhiều như: hội nhà văn, hội nhiếp ảnh, hội nhà báo, hội luật sư vv… Nói chung, đã là hội thì hoặc thuộc sự quản lí của mặt trận tổ quốc hoặc bị tiêu diệt. Như vậy nhà nước thứ nhất cai trị đảng viên, nhà nước thứ nhì cai trị nhân dân, nhà nước thứ ba kiểm soát tư tưởng toàn dân. Hầu hết nhà nước nào cũng nhắm đến nhân dân cả. Nhà nước thứ nhất mang tiếng cai trị đảng viên nhưng hầu hết đảng viên là phục tùng đảng vô điều kiện, nên nhà nước thứ nhất chủ yếu là ra chủ trương cho nhà nước thứ nhì thi hành. Khi nhà nước thì nhì thi hành thì nhà nước thứ 3 có nhiệm giám sát để phát hiện và loại bỏ sự bất phục tùng của người dân. Nói tóm lại, dân Việt Nam bị cùm rất chặt bởi 3 nhà nước này. Và với 3 cái cùm đó thì ĐCS kéo cổ dân tộc này đi đâu cũng được, thậm chí họ kéo cổ dân tộc giao cho ông Trung Cộng là hoàn toàn trong tầm tay. Ba cái cùm kinh khủng như thế bập vào cổ thì dân tộc này thoát đằng nào? Có lẽ là “thoát đằng trời”! -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/…/M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_T…  
......

Sự mông muội của người Việt

Chen chúc dự lễ hội đầu năm tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, trong thời đại dịch Covid-19 mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo nào từ phía chính quyền. Tân Phong – Việt Tân| Trong khi cơn dịch bệnh chết người Covid-19 vẫn còn rình rập ngoài cộng đồng, thì những ngôi chùa thương mại ngàn tỷ như Bái Đính, Tam Chúc mở cửa đón hàng vạn du khách trong những ngày lễ đầu năm mà không có sự ngăn cản hay khuyến cáo của chính quyền. Đám đông chúng sinh trần tục có niềm tin mãnh liệt rằng chỉ cần “lễ hậu, khấn hay” thì thần linh sẽ che chở bảo vệ họ miễn nhiễm trước dịch bệnh, ban phước lành, tài lộc. Họ thành kính khấn vái, dâng lễ cúng dường, công đức tiền triệu, tiền tỷ để mong nhận được phần lợi ích lớn hơn từ thần thánh. Một cuộc đổi trao mua bán rất sòng phẳng giữa đám người mắt thịt với giới siêu hình. Cứ bảo “trần sao âm vậy,” khi tham nhũng đã là “văn hóa” thì chốn gọi là Cửa Không cũng tràn ngập tiền tài, sắc dục, tham – sân – si. Người dương đút lót thánh thần mong được danh vọng, phước báu mà chẳng cần cố công tu tạo cái gốc Nhân Đức, sau khi đã gây bao nhiêu tội lỗi ở chốn nhân gian. Chẳng biết thần thánh nào có ghi nhận “công đức” của đám chúng sinh đó không? Nhưng tiền cúng dường thì đương nhiên sẽ gửi vào tài khoản của sư chủ trì và doanh nghiệp, chủ đầu tư những ngôi chùa thương mại hoành tráng đó mà chẳng bao giờ phải đóng một xu tiền thuế. Thời buổi Covid, doanh nghiệp “9 phần chết, một phần ngắc ngoải” nhưng chùa chiền thì lúc nào cũng thu trăm tỷ, ngàn tỷ mỗi năm. Xã hội càng bại hoại, lòng người càng đổ nát, thì thần thánh và cả ma quỉ lại càng thịnh vượng, đám sư sãi quốc doanh càng giàu có. Chúng sinh phàm trần thì ngụp lặn mòn mỏi trong vòng danh lợi, gào xin quỉ thần vô hình hầu mong được ban phát ân huệ, cúc cung dâng tiền vàng của cho đám thày chùa mặt lọng thịt mỡ. Thật là một vòng luẩn quẩn, biếm nhạo kiếp nhân sinh đọa đầy, mông muội, dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa ưu việt.” Người Việt có một đời sống tâm linh và tín ngưỡng đa dạng nhiều khi đi đến chỗ… hỗn tạp. Họ thờ phượng bất cứ ai, bất cứ thứ gì mà họ tin rằng sẽ đem lại lợi lộc cho họ. Là quốc gia mà hầu hết mọi người đều ghi trong lý lịch tôn giáo là Phật Giáo nhưng kỳ thực số người tu tập, học hiểu cội nguồn tín ngưỡng của mình là thiểu số vô cùng ít ỏi. Theo dòng lịch sử, sự giao thoa văn hóa  giữa các chủng người, quá trình phong thần, phong thánh từ những huyền sử và thần tích mờ phai trong suốt mấy ngàn năm chồng chất khiến cho thế giới vô hình ngập tràn những quỉ thần hư ảo. Cả Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Balamon, Đạo Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, đa thần giáo, các totem từ thủa hồng hoang cũng đều song hành cùng tồn tại cho đến tận ngày nay với sức mạnh được vun đắp bởi đám đông vô minh ngày một đông đúc. Có một xu hướng méo mó và quái thai đáng chú ý về đời sống tâm linh và tín ngưỡng ở Việt Nam ngày nay. Khoảng 20 năm trở lại đây, đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng các hệ thống tôn giáo quốc doanh như một cỗ máy tuyên truyền quan trọng trong việc lừa mị dân, phổ biến những thứ tín ngưỡng lai tạp giữa giáo lý của nhà Phật với chủ nghĩa vô thần cộng sản như kiểu tuyên truyền hình tượng “bồ tát hồ chí minh” mà mục đích cuối cùng là ghi khắc vào đầu óc mê muội của đám chúng sinh phải luôn ghi nhớ công ơn của “bác và đảng,” tuân phục những gông ách được luật hóa, và tôn sùng những lãnh tụ cộng sản như Phật Thánh. Những người được đảng đưa sang đào tạo ở Trung Quốc trở về nước thành “nhà sư”  và được cho về trụ trì ở những ngôi chùa lớn, ngày đêm rao giảng thuyết pháp những lý lẽ trái ngược với lịch sử, đạo lý nhà Phật, dần dần biến đổi tính chất nguyên thủy của những tôn giáo có lịch sử hàng ngàn năm nay bằng giáo lý cộng sản. Đáng thương thay người Việt đã chịu bao nhiêu gông cùm trong xã hội toàn trị, tuyệt vọng với nhân sinh, họ tìm đến nơi chùa chiền để hầu mong có được chút chở che từ cõi vô hình thì lại rơi vào tay bọn “thầy chùa” mang thẻ ngành an ninh tôn giáo. Thật châm biếm, khi chỉ trước đây không lâu, chủ nghĩa vô thần cộng sản cũng đã từng nỗ lực không kém trong việc xóa bỏ, hủy hoại các tôn giáo cổ xưa bằng bạo lực. Những ngôi chùa hàng trăm năm lưu giữ linh khí đất trời bị đập phá không thương tiếc. Giờ đây, họ lại phục dựng lại những hình hài Thần Thánh bằng việc xây cất lên những ngôi chùa thương mại ngàn tỷ, những bức tượng ngọc lớn nhất thế giới nhưng thay vào đó bằng một hệ thống giáo lý ngày một tiệm tiến đến môt thứ tôn giáo chính trị mà ở đó giáo chủ duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam! Có những tôn giáo như Phật Giáo Hòa Hảo thì bị nhà cầm quyền trắng trợn cướp mất giáo đường, lập ra chi nhánh quốc doanh, dùng truyền thông và áp lực nhà nước để đánh tráo nguồn gốc lịch sử giáo phái… Có bao nhiêu nhà thờ Công Giáo bị chính thể CSVN cướp bóc, thu giữ, phá hủy trên đất nước này?  Nhiều không kể xiết. Hồ Chí Minh – kẻ đã rước thứ chủ thuyết cộng sản tàn hại đất nước này, gây ra cuộc binh đao Nam – Bắc cướp đi hàng triệu sinh mạng, giết hại hàng trăm ngàn người dân vô tội trong những cuộc cải cách ruộng đất, lúc sống thì vô thần, khi chết lại muốn cướp luôn cả niết bàn, tòa sen. Đám con rơi (Nông Đức Mạnh), cháu nhặt (Thích Chân Quang) không chỉ cắt đất nhượng biển cho Trung Quốc mà còn rao giảng những tuyên truyền lừa mị, bóp méo lịch sử, gây dựng tà đạo, mê muội dân chúng để phá hoại lâu dài gốc rễ văn hóa và lịch sử, cũng như nhận thức của người dân. Thật là một mối nguy hại to lớn cho đất nước Việt Nam. Nhìn đám dân chúng ùn ùn đi lễ chùa, xì sụp khấn vái những bức tượng vô tri sơn son thếp vàng những ngày đầu năm mới mà thấy ngao ngán thay cho cho sự mông muội vô hạn của người Việt. Tương lai nào dành cho một quốc gia như thế? Chợt nhớ đến lời khuyên gan ruột của Lương Khải Siêu với Phan Bội Châu về con đường thay đổi vận mệnh quốc gia. “Quý quốc không lo không có ngày độc lập, mà chỉ lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập…” mà lại thở dài, đau nỗi đau của Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu năm xưa: “Dân chín lăm triệu ai người lớn? Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.” Tân Phong https://viettan.org/su-mong-muoi-cua-nguoi-viet/
......

Ai tiếp tay làm cho dân ngu, chùa giả?

  Nguyễn Đình Bổn     Một cái... hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Trung Quốc. Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng "bảng ghi danh công trạng" của bà.   Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần túy đi chơi thì cũng không... thông minh lắm, chen nhau toát mồ hôi như vậy thì du lịch cái chi đây?   Chỉ một người khôn, đó là ông Nguyễn Văn Trường, giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường – chủ đầu tư dự án khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc này. Cần biết khu vực này được cấp đến 5.100 ha đất!   Ngoài ra ông này còn thực hiện nhiều nơi, nơi nào cũng được cấp cả ngàn ha đất có phong cảnh cực đẹp tại các tỉnh như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên... mà khu du lịch Tràng An - Bái Đính tại Ninh Bình hay quần thể chùa Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới, nằm trong khu "du lịch tâm linh" Tam Chúc - Ba Sao tỉnh Hà Nam là tiêu biểu.   Ai tiếp tay để ông này thu tóm đất đai, danh lam thắng cảnh của quốc gia thành của riêng? Tất nhiên là kẻ cầm quyền các cấp từ trung ương, tỉnh thành mới dám làm điều đó.   Còn ai tiếp tay để ngu dân? Đó là GHPGVN khi chọn nơi đăng cai đại lễ Vesak 2019 (Lễ Phật đản 2019) tại Tam Chúc.   Việt Nam đâu có thiếu chùa xưa, chùa thật, tại sao các ông chọn một cái chùa giả? Mục đích không phải làm ngu dân thì là gì? ***** NGU DÂN VỪA DỄ CAI TRỊ LẠI DỄ MOI TIỀN   - Nguyễn Lê Khánh Vy -   Ở VN đạo phật là tôn giáo chính. Nhưng giờ nó đã bị thoái hoá, biến dạng và dị hợm hơn mức tưởng tượng của người công chính trên đata nước VN nói riêng và trên thế giới nói chung.   Ngôi chùa Tam Chúc nổi tiếng, được toạ lạc trên Thị Trấn Ba Sao - Huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam. Là ngôi chùa lớn nhất VN, diện tích chùa là 4000ha, với nhiều cung điện, lăng tẩm và tượng phật rất lớn.   Ở VN có bao nhiêu ngọn núi bị xẻ xéo, để xây dựng lên những ngôi chùa như vậy?   Có bao nhiêu ông to bà lớn núp sau cánh cửa chùa để rửa tiền làm ăn phi pháp?   Có bao nhiêu tăng ni, phật tử bị bỏ bùa mê thuốc lú, tán gia bại sản vì những thứ sáo rỗng này?   Ai là người phê duyệt xây dựng những lăng tẩm trá hình để đưa dân tộc VN lầm đường lạc lối vào “mê tín dị đoan” không lối thoát?   Mỗi ngôi chùa ở VN mọc lên, chùa sau to lớn, đẹp hơn chùa trước. Thì chi phí và diện tích nó bỏ ra cũng lớn hơn. Doanh nghiệp phá rừng cướp đất của dân làm chùa thế mà người dân VN cứ hì hục cúi lạy. Hì hục khấn vái nhưng không biết rằng cái khổ cái nhục do mình gây ra và cũng tự do mình xoá bỏ, chứ không phải khấn vái nó sẽ biến mất.   Thay vì xây dựng những ngôi chùa lớn để làm dân VN u mê, mu muội. Chúng đầu tư xây dựng vào những công trình phúc lợi, dân sinh (điện, đường, trường, trạm) thì dân sẽ ủng hộ, và sẵn sàng nhường đất đai để công trình hoàn thiện nhanh nhất có thể ở khâu giải phóng mặt bằng.   Chùa Tam Chúc chủ thầu thuộc doanh nghiệp XUÂN TRƯỜNG địa chỉ Số 16, đường Xuân Thành, Phường Tân Thành, Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình.   Chùa Tam Chúc là sân sau của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang.   Tham khảo: https://nucuoimekong.com/chua-tam-chuc-ha-nam https://halotravel.vn/review-chua-tam-chuc/ Nguyễn Lê Khánh Vy (Biển Nắng)
......

Nguyên nhân lệnh cấm chiến sĩ Gạc Ma nổ súng:

Bị dí đến tình thế khó và sự đổi chác khốn nạn.   Đỗ Ngà   Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam vốn chọn Liên Xô làm chỗ dựa chứ không phải chọn Trung Cộng, điều đó dẫn tới thái độ cứng với Trung Cộng và họ đã có một lần mạnh mẽ đối đầu với Trung Cộng năm 1979. Tuy nhiên chỗ dựa số một ấy đã bị lung lay khi mà Năm 1985 Gorbachev lên làm Tổng Bí Thư. Khi đó Liên Xô lo cải tổ kinh tế và cởi mở chính trị để vực đậy sự kiệt quệ kinh tế do thể chế cũ gây ra và cũng do nhiều năm mải mê chạy đua vũ trang với Mỹ và đến hồi đuối sức. Điều đó kéo theo sự bảo trợ về mặt quân sự của Liên Xô với các nước Đông Âu khác không còn như trước nữa.   Chế độ độc lài toàn trị của CS nó như một gọng cùm kìm chế sự trỗi dậy của người dân, nếu nhả gọng cùm ấy ra thì sức dân bật dậy. Và năm 1988, phong trào biểu tình nổi lên mạnh hơn ở Ba lan rồi lan sang các nước khác. Ở Việt Nam, thì tập đoàn chính trị Nguyễn Văn Linh - Đỗ Mười - Phạm Văn Đồng - Lê Đức Anh ắt nhìn thấy viễn cảnh đó. Liên Xô đã nhả dần gọng kìm bảo trợ ở các nước gần gũi Liên Xô thì không lý gì họ hết mình với Hà Nội. Như vậy là chỗ dựa lớn nhất của Hà Nội có nguy cơ không còn.   Chuyển chỗ dựa là nhu cầu cấp bách mà Nguyễn Văn Linh và 3 người còn lại phải tìm kiếm. Lịch sử ĐCS từ năm 1945 đến thời điểm đó cho thấy, chưa bao giờ ĐCS dám đứng độc lập. Khổ nỗi chỗ dựa thay thế Liên Xô chỉ có thể là ĐCS Tàu, mà Tàu lúc đó đang còn thù địch với với ĐCS Việt Nam nên việc làm hòa giải rất khó. Biết cái mà Tàu tham nhất là chủ quyền nên ĐCS đã chọn món hàng này để nhử Trung Cộng.   Để được thuần phục thì trước tiên phải biết tỏ thái độ thiện chí. Từ năm 1987 thì tình hình cho thấy, nội tình các nước CS Đông Âu đang xảy ra mâu thuẫn khó giải quyết và đến năm 1988 là biểu tình xảy ra rất nghiêm trọng ở Ba Lan. Trong khi đó người đứng đầu ĐCS Liên Xô đang có chiều hướng “tự diễn biến” nên bỏ rơi hàng loạt các chính quyền CS đàn em. Điều đó cũng có nghĩa là thành trì mà ĐCS Việt Nam tựa sắp mất, dù Liên Xô có sụp đổ hay không thì Gorbachev vẫn không muốn làm thế tựa lưng cho ai hết. Đó là tình hình chung.    Trong lúc chỗ dựa vững chắc sắp mất mà tình hình Biển Đông khá căng thẳng, sau khi lấy trọn Hoàng Sa năm 1974 thì bây giờ Trung Cộng đang cho cướp đảo ở Trường Sa. Đây là mối nguy cho đất nước, tuy nhiên nhóm Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng – Lê Đức Anh lại nhìn thấy cơ hội cho đảng. Thay vì dựa vào sức dân thì ĐCS lại không chọn vì sợ mất đảng, vậy nên nhóm này mới đi tới quyết định quy phục kẻ thù để mua lấy sự an toàn cho đảng.   Ai cũng biết cái mà Trung Cộng thèm thuồng nhất là chủ quyền Việt Nam. Ngoài món hàng này thì không có món hàng nào đáng giá để Bắc Kinh chấp nhận đổi lấy “tình hữu nghị” cả. Và kết quả là có một lệnh từ trung ương ban xuống cấm chiến sĩ đang giữ đảo Gạc Ma nổ súng, đó là thái độ chịu nhường để đổi lấy sự chú ý của Bắc Kinh. Và cũng từ thái độ đó, cộng thêm hàng loạt động thái mưa móc của nhóm bộ tứ Linh – Mười – Đồng – Anh thì đến năm 1990, Linh – Mười – Đồng được Bắc Kinh chấp thuận và sắp xếp cuộc gặp cấp cao chính thức tại Thành Đô.   Hội Nghị Thành Đô 1990 Sau hội nghị Thành Đô thì Việt Nam ngày một lệ thuộc hơn vào Bắc Kinh. Và phía Bắc Kinh cũng hiểu rằng, khi đẩy Hà Nội ở vào thế khó xử thì phía Hà Nội sẵn sàng đổi giang sơn lấy “hòa bình”. Đó là lý do tại sao hiện nay Trung Cộng lại dùng “chiến thuật vùng xám” để ứng xử với Việt Nam. Chiến thuật này là, vùng đất nào của Việt Nam thì Bắc Kinh biến nó thành vùng tranh chấp, vùng đang tranh chấp thì biến nó thành hiển nhiên của Bắc Kinh. Qua thời gian, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để ép Hà Nội vào thế khó để nhượng bộ thì Bắc Kinh cứ lấn tới. Và cứ như thế Trung Cộng gặm dần chủ quyền Việt Nam nhờ biết khai thác nhược điểm “thà mất chủ quyền chứ không bao giờ để mất đảng” của ĐCS.   Với bản chất như vậy, nếu có hàng ngàn chiến sĩ giữ đảo thì Hà Nội cũng thí mạng luôn chứ đừng nói chi 64 chiến sĩ giữ Gạc Ma?! Tuy ĐCS luôn hô hào những cái chết đó là “anh dũng hy sinh” nhưng thực chất những sinh mạng đó cùng với chủ quyền biển đảo là những món hàng rẻ rúng để đảng đổi lấy “tình hữu nghị” có giá trị to lớn hơn đảng mà thôi. Đó thực sự là nỗi đau quặn thắt mà dân tộc này đã gặp phải.   -Đỗ Ngà-   Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=gjQ22CbxtHI  
......

Tàu góp phần làm cho kinh tế Mỹ phục hồi

“…có thể nói, sức mạnh đồng đô la Mỹ giúp cho nước Mỹ không kém gì những chính sách trừng phạt Tàu. Sức mạnh đồng đô la cũng là một công cụ lợi hại mà Tàu khó mà vượt Mỹ…” Đỗ Ngà Sau 2 tháng có vaccine giờ đây số người nhiễm Covid ở Mỹ giảm mạnh. Khi Covid giảm thì nền sản xuất, thương mại và dịch vụ của nước này cũng bắt đầu hồi phục. Các doanh nghiệp thì đang cần tiền để hồi phục, người dân cần tiền để mua sắm. Nói chung là nước Mỹ đang khát tiền. Trong cơn khát nước Mỹ thông qua gói cứu trợ bơm 1.900 tỷ USD giải khát thì chẳng khác nào nắng hạn lâu ngày gặp mưa rào. Nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh thôi. Đấy là những mặt lợi của gói 19.000 tỷ, còn mặt hại thì tất nhiên là nguy cơ lạm phát của đồng USD. Nền kinh tế hàng hóa chưa hồi phục kịp mà tiền thì thừa thãi kéo theo chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ tăng. Chính sách nào nó cũng có tính 2 mặt nên khi tung gói kích cầu phải cân nhắc. Việc nước Mỹ tung gói kích cầu đến gần 10% GDP là một khoản tiền rất lớn, nếu không phải là nước Mỹ mà là nước khác thì họ không có dư địa nhiều để kìm chế lạm phát. Theo Viện nghiên cứu về chính sách công Brookings tại Washington DC cho biết, ước tính gói kích thích này sẽ đẩy GDP của Mỹ tăng 4% vào cuối năm 2021, với 2% vào cuối năm 2022 và ở mức không đáng kể vào năm 2023 so với kịch bản nếu không có gói kích thích này. Đến năm 2023, nền kinh tế Mỹ về cơ bản là trở lại quỹ đạo tăng trưởng dự báo đạt được trước khi xảy ra đại dịch. Nói tóm lại là gói kích cầu này nó sẽ ảnh hưởng nền kinh tế Mỹ trong vòng 2 năm. Vì thế nhiều nước trên thế giới đã và đang lên chính sách để kiếm đô la từ gói 1.900 tỷ này. Tại Trung Quốc, nơi mà Tập Cận Bình đang lên kế hoạch vượt Mỹ trong 10 năm tới thì họ cũng đang muốn kiếm đô cho nền kinh tế Tàu từ gói 1.900 tỷ này. Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho biết, dự định trong năm 2021 này Trung Cộng sẽ đẩy xuất khẩu sang Mỹ tăng 20%, một tỷ lệ tăng trưởng quá lớn bất chấp chính sách thuế của Donald Trump vẫn được Joe Biden giữ nguyên. Như vậy thì nước Tàu đang muốn mang hàng sang Mỹ giải quyết vấn đề khán hiếm hàng hóa cho nền kinh tế Mỹ và rút đô la về Tàu để giải quyết nạn thừa tiền của nền kinh tế Mỹ. Vậy rõ ràng là Trung Cộng vô tình giúp Mỹ kìm chế lạm phát mặc dù họ rất ghét Mỹ. Tương tự như Trung Cộng, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ để kiếm đô la từ gói 1.900 tỷ đấy. Theo số liệu thương mại của Việt Nam thì xuất khẩu sang Mỹ tháng 1/2021 đã tăng vọt 70,3% so cùng kỳ năm trước và 6,2% so với tháng 12/2020, đạt 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã chiếm tới 28,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam trong cùng tháng. Như vậy Việt Nam cũng góp phần làm giảm tình trạng thừa tiền thiếu hàng hóa cho nền kinh tế Mỹ, và chính họ cũng góp phần làm cho nền kinh tế Mỹ kìm hãm lạm phát. Và không những Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng đang muốn như vậy. Vô tình chung, các nền kinh tế trên thế giúp Mỹ có dư địa rộng để tung gói kích cầu hồi phục kinh tế. Vào tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED là Jerome Powell đã nói rằng, ngay cả khi giá hàng hóa tăng vào mùa xuân năm nay như dự đoán, thì ông cũng hy vọng thị trường sẽ từ từ tiến triển. Đồng thời, Chủ tịch Powell của FED nói là FED sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ cho đến khi nền kinh tế Mỹ phục hồi. Như vậy khi gói kích thích bơm ra, thì giá cả có tăng, tuy nhiên sau đó những nước khác nhập hàng vào Mỹ và rút USD đi thì giá cả thị trường bình ổn trở lại. Đó là lý do chủ tịch của FED tuyên bố chính sách tiền tệ sẽ không đổi. Hiện nay sức mạnh vô đối của đồng đô la đã giúp nước Mỹ thực hiện nhiều chính sách kích thích kinh tế dễ dàng hơn những nước khác. Và với sức mạnh đồng đô la Mỹ thì nó cũng gián tiếp buộc nước Tàu phải giải quyết một phần bài toán khó của Mỹ dù muốn hay không. Vì vậy có thể nói, sức mạnh đồng đô la Mỹ giúp cho nước Mỹ không kém gì những chính sách trừng phạt Tàu. Sức mạnh đồng đô la cũng là một công cụ lợi hại mà Tàu khó mà vượt Mỹ. Đỗ Ngà   Tham khảo: https://covidusa.net/ https://www.globaltimes.cn/page/202103/1217612.shtml https://vietnambiz.vn/su-kien-thi-truong-ngoai-hoi-tuan... https://cafef.vn/goi-kich-thich-19-nghin-ty-usd-cua-my-se...  
......

Nguyễn Phú Trọng, gã “phù thủy” chơi “cờ người”

Nguyễn Văn Đài|     Những ai theo dõi con đường thăng quan tiến chức của Nguyễn Phú Trọng thì sẽ thấy Trọng từ một cậu bé ngây thơ đã trở thành một gã “phù thủy” như thế nào.   Trước tiên, tôi xin nói một chút về tuổi thơ và học hành của Nguyễn Phú Trọng, sau đó là con đường quan lộ và cuối cùng là Nguyễn Phú Trọng trở thành “Phù thủy” chơi “cờ người” từ khi nào.   Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Ông hiện cư trú nhà công vụ Số 5, Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.   Gia đình Nguyễn Phú Trọng là gia đình thuần nông. Thân phụ của Nguyễn Phú Trọng tên là Nguyễn Phú Nội. Nguyễn Phú Trọng là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Ngoài nghề làm nông, gia đình Nguyễn Phú Trọng còn làm thêm nghề bỏng mật. Theo những cụ già cùng trang lứa với Nguyễn Phú Trọng kể lại: lúc nhỏ, vì là nhà nghèo và là em út nên Nguyễn Phú Trọng thường hay phải mặc lại quần áo của các anh chị trong nhà và thường hay đi chân đất. Nên thường hay bị các bạn cùng trang lứa cười chê, khinh bỉ. Nguyễn Phú Trọng rất uất ức những không làm gì được. Nhưng trong sâu thẳm trong trí não của Nguyễn Phú Trọng đã có một quyết tâm rất lớn là phải dành được quyền lực, sự giàu có để trả thù cách êm dịu đám bạn dám coi thường và khinh miệt mình.   Năm 1963, Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp PTTH. Thời kỳ đó hầu hết thanh niên miền Bắc đều xung phong vào bộ đội, nhiều người viết đơn bằng máu.   Những người vào học đại học thì chủ yếu là lớp con em cán bộ tập kết miền Nam, các bạn nữ và những người học về kỹ thuật với mong muốn góp phần xây dựng đất nước khi kết thúc chiến tranh. Nguyễn Phú Trọng không dám nhập ngũ vì ông ta sợ chết thì không thể thực hiện được giấc mơ, tham vọng của mình.   Nguyễn Phú Trọng chọn ngành ngữ văn, để trau dồi kiến thức ăn nói, lý luận chuẩn bị cho con đường sự nghiệp của mình.   Tháng 12 năm 1967, tốt nghiệp đại học, Nguyễn Phú Trọng xin vào làm tại tập chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản, một trong ba cơ quan tuyên truyền chính của đảng CSVN.   Thời kỳ lúc đó, chiến tranh rất khốc liệt, đảng CSVN đang dốc toàn lực để cưỡng chiếm miền Nam.   Gần như 100% thanh niên miền Bắc đều tham gia bộ đội, chỉ có tầng lớp con ông cháu cha thì mới trốn lính và những người khuyết tật. Nhưng Nguyễn Phú Trọng lại rất khỏe mạnh và không phải con ông cháu cha.   Nguyễn Phú Trọng lựa chọn rất khôn ngoan khi xin vào cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN, vừa không sợ gọi lính vùa làm bàn đạp vững chắc để tiến thân. Một điều chắc chắn là Nguyễn Phú Trọng đọc hầu hết các sách lịch sử Trung Quốc cổ đại, nên Nguyễn Phú Trọng rất thâm hiểm trong mỗi mưu kế của ông ta.   Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng giỏi ăn nói và nịnh hót nên được chọn đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện chính trị Quốc gia HCM. Trọng kết thúc khóa học vào tháng 4 năm 1976. Tháng 9 năm 1981, như có phù thủy dẫn đường, Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ. Nhưng chỉ sau 2 năm, Nguyễn Phú Trọng vừa bảo vệ thành công luận án Phó TS Khoa học lịch sử lại còn viết thành công luận án tiến sĩ xây dựng đảng tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên xô.   Dư luận cho rằng với 2 năm, học tiếng Nga chưa xong, chứ nói gì tới việc bảo vệ thành công luận Phó TS và viết luận văn Tiến sĩ bằng tiếng Nga??? Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng về nước và tiếp tục làm việc tại Tạp chí Cộng sản.   Con đường quan lộ của Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ đây với chức vụ đầu tiên là Phó Ban biên tập vào tháng 10 năm 1983, Trưởng ban vào tháng 9 năm 1987. Nguyễn Phú Trọng không phải là con ông cháu cha, không phải hạt giống đỏ. Nhưng Nguyễn Phú Trọng là “con lươn”, “con trạch” luồn lách giữa các phe nhóm, phe phái để từng bước đoạt tới những nấc thang quyền lực mà ông ta đã sắp xếp trong kế hoạch của mình.   Tới tháng 1 năm 1994, Nguyễn Phú Trọng đã vào được trung ương. Tới tháng 8 năm 1999, Nguyễn Phú Trọng đã tham gia thường trực Bộ chính trị. Tới tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng nắm được ghế Bí thư Hà Nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ.   Năm 2006, được sự nâng đỡ của Nguyễn Văn An, Nguyễn Phú Trọng nắm ghế Chủ tịch Quốc hội.   Dư luận lúc đó rất bi quan, bởi dưới thời ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch QH, thì QH lúc đó đã có rất nhiều cải cách đem lại chút phấn khởi cho người dân. Lúc đó biệt danh “Trọng lú” đã phát tán ra dư luận xã hội. Mọi người nghĩ chủ nghĩa bảo thủ Nguyễn Phú Trọng quay trở lại. Đồng thời trong nhiệm kỳ 2006-2011 là cuộc đấu rất quyết liệt giữa hai phe Hồ Đức Việt và Nguyễn Tấn Dũng.   Hồ Đức Việt lúc đó là Trưởng ban tổ chức Trung ương với tham vọng chiếm ghế Tổng bí thư và hạ Nguyễn Tấn Dũng.   Nguyễn Phú Trọng rất ranh ma, thủ đoạn. Nằm trong tứ trụ, trên cương vị Chủ tịch QH, Trọng như “con lươn”, “con trạch” luồn lách, né tránh hai phe, không ra mặt ủng hộ bên nào. Trọng giả làm người tử tế. Nhưng trong lòng ấp ủ đầy những mưu mô, thủ đoạn, và Trọng quan sát những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ.   Kết quả, cuối cùng tại Đại hội 11 năm 2011, Hồ Đức Việt bị phe Nguyễn Tấn Dũng hạ nốc ao, phải ôm hận về vườn. Sau đó ít lâu thì Hồ Đức Việt ngã bệnh mà chết khi còn trẻ, nhưng dư luận cho rằng Việt bị phe Nguyễn Tấn Dũng đầu độc sau các chuyến Việt đi công tác tại miền Nam.   Đây cũng là lý do mà Nguyễn Phú Trọng sợ Nguyễn Tấn Dũng tới mức trong nhiệm kỳ đầu Tổng BT, Trọng không dám bén mảng tới miền Nam. Và rồi, “ngư ông đắc lợi”, Nguyễn Phú Trọng được các phe phái thống nhất lựa chọn ngồi vào ghế Tổng BT tại đại hội 11, tháng 1 năm 2011. Vì các phe phái cho rằng Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ là phiên bản bù nhìn của Nông Đức Mạnh, ngồi đó làm bình che cho cả một chế độ tham nhũng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng là kẻ cuồng đảng, cuồng chế độ độc tài CSVN.   Sau nhiều năm ngồi quan sát thế sự, Trọng nhận ra rằng nếu cứ để các phe phái đánh nhau, tranh đoạt quyền chức, tranh đoạt lợi ích, tham nhũng thì sớm muộn chế độ này cũng sẽ sụp đổ. Trọng vẫn biết, tham nhũng là bản chất của chế độ, không có tham nhũng thì chẳng có ai bảo vệ chế độ cả.   Nhưng Trọng muốn tham nhũng phải trong trật tự, bảo nhau mà tham nhũng, đừng đánh nhau vì miếng ăn bẩn thỉu mà người dân biết được.   Nguyễn Phú Trọng quyết định ra tay hạ phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012. Nhưng Nguyễn Phú Trọng còn thiếu kinh nghiệm, chưa tập hợp đủ lực lượng nên Trọng đã bị Nguyễn Tấn Dũng và Tô Lâm sỉ nhục tại Hội nghị.   Thất bại ê chề, ai cũng nghĩ Nguyễn Phú Trọng sẽ bị phe Nguyễn Tấn Dũng hạ bệ tại Đại hội 12 năm 2016. Và Nguyễn Tấn Dũng sẽ đoạt ghế Tổng bí thư, còn Trọng về vườn làm người tử tế. Nhưng với những kiến thức uyên thâm của sử Tàu được Nguyễn Phú Trọng áp dụng. Nguyễn Phú Trọng đã trở thành “Phù thủy” chơi “cờ người” từ Đại hội 12. Nguyễn Phú Trọng hạ “knock out” Nguyễn Tấn Dũng, sau đó “đốt lò” hạ hầu hết đàn em của Nguyễn Tấn Dũng.   Tại các Hội nghị trung ương 13, 14, 15 và tại Đại hội 13, mặc dù Nguyễn Xuân Phúc luôn luôn giành được số phiếu tín nhiệm cao hơn Nguyễn Phú Trọng.   Nhưng Phúc không thể hạ được Trọng để giành ghế Tổng bí thư mà còn mất luôn ghế Thủ tướng và đành ngậm ngùi chấp nhận ghế Chủ tịch nước theo sự sắp xếp của Trọng.   “Phù thủy” chơi “cờ người” Nguyễn Phú Trọng tuy già, bệnh hoạn, chân tay run rẩy, nhưng vẫn là một cao thủ xuất sắc khi sắp xếp cho Phạm Minh Chính ngồi ghế Thủ tướng để chuẩn bị cho sự thay thế chính ông ta.   Một mình “Phù thủy” Nguyễn Phú Trọng chấp cả 200 ủy viên Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và chấp luôn 5,2 triệu đảng viên cùng với gần 100 triệu dân Việt Nam để mình ông ta chơi “cờ người” trên bàn cờ chính trị độc tài CSVN.  
......

Về cuộc chiến giang hồ "xã hội vàng"

bà Nguyễn Phương Hằng vợ ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại Nam) cho biết đã nộp đơn tố cáo ông Võ Hoàng Yên Thao Ngoc|     Hiện nay có ba cuộc chiến đang làm náo loạn xã hội VN. Đó là cuộc chiến giữa giang hồ xã hội đỏ, giang hồ xã hội vàng và giang hồ xã hội đen.   Dù được nấp bóng dưới những cụm từ mỹ miều nào, thì thực chất đây chỉ là những băng đảng xã hội. Chỉ khác nhau ở cách tổ chức, quy mô và phương thức hoạt động mà thôi.   Về cuộc chiến giữa giang hồ xã hội đỏ: Đây là cuộc chiến tranh giành quyền lực, giành ghế rất khốc liệt. Nạn nhân thường “kết thúc sự nghiệp” bởi những cái chết bi thảm, như virus lạ, té lầu, hay bị đột quỵ ngay nơi làm việc.. v.v..   Về cuộc chiến của giang hồ xã hội đen thường là những vụ chém giết đầy máu me không nương tay để tranh giành địa bàn, tranh giành quyền lợi.   Về cuộc chiến của giang hồ xã hội vàng lại mang một màu sắc khác. Cũng là tranh giành lãnh thổ, tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng. Nhưng được ngụy trang bởi màu sắc tâm linh và từ thiện. Không ngoài mục đích là thu lợi từ các hoạt động buôn thần bán thánh và mê tín dị đoan. Thời gian gần đây, báo chí và mạng xã hội tràn ngập thông tin vợ chồng ông Dũng lò vôi tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yến lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.   Báo Pháp Luật TP.HCM ra ngày 05/3/2021có bài: “Vợ ông Dũng 'lò vôi' tố cáo 'thần y' Võ Hoàng Yên lừa đảo”. Trong đơn tố cáo bà Hằng nêu rõ, lợi dụng lòng tin của vợ chồng ông Dũng lò vôi, lương y Võ Hoàng Yên đã lừa đảo số tiền152 tỉ đồng. (https://plo.vn/.../vo-ong-dung-lo-voi-to-cao-than-y-vo...)   Vậy Dũng lò vôi là ai?   Huỳnh Uy Dũng tên thật là Huỳnh Phi Dũng, có biệt danh là Dũng lò vô Huỳnh Uy Dũng tên thật là Huỳnh Phi Dũng, có biệt danh là Dũng lò vôi, vì đã từng làm nghề đốt vôi, sinh năm 1961, quê Bình Định, trước đây theo nghiệp lính. Sau khi xuất ngũ, Dũng vào sinh sống ở Bình Dương và kết hôn với bà Trần Thị Tuyết lớn hơn ông ta 6 tuổi, là con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé(cũ), .   Sau đám cưới, ông Ba Thu xin cho con rề vào làm nhân viên Phòng tổ chức Sở công an, sau đó Huỳnh Phi Dũng chuyển sang phòng hậu cần. Tài sản duy nhất cùa hai vợ chồng Dũng sau khi cưới là chiếc xe Honda đam trị giá ba cây vàng. Huỳnh Uy Dũng từng là Đại biểu Quốc hội khóa X(1996-2001).   Dũng lò vôi giàu cỡ nào? Nhờ uy thế của bố vợ, cùng với cách vận dụng các mối quan hệ và khéo luồn lách, từ một người bần hàn, nay Dũng lò vôi là một trong những người giàu nhất VN. Theo nhiều thộng tin, tài sản của Dũng khoảng 50.000 tỉ đồng(hơn hai tỷ đô).   Cụ thể: Tại các khu công nghiệp Sóng Thần 1,Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3 có tổng diện tích là 533,846 ha. Khu du lịch Đại Nam được xây dựng tại phường Hiệp An, Thành phố Thủ Dầu Một có tổng diện tích hơn 700ha, với quy mô đầu tư 6.000 tỉ đồng được khởi công xây dựng từ năm 1999, đến năm 2008 mới chính thức mở cửa đón khách.   Ngoài ra, vợ chồng Dũng lò vôi còn sở hữu nhiều quỹ đất lớn, phát triển các dự án như triển Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…   Nhưng đất đai không phải là sản phẩm của Huỳnh Phi Dũng làm ra. Đó là mồ hôi, nước mắt và xương máu cùa người dân Bình Dương khai khẩn, gìn giữ, là phương tiện để bà con kiếm miếng cơm manh áo tự ngàn đời.   Huỳnh Phi Dũng, từ một kẻ không một tấc đất cắm dùi, trở thành chủ của bạt ngàn đồng xôi ruộng mật, xây núi non, thành quách đền đài trên xương cốt cùa dân lành. Sau khi có sự nghiệp lừng lẫy, Dũng li dị vợ già để kết hôn với Nguyễn Phương Hằng   Nguyễn Phương Hằng là ai? Nguyễn Phương Hằng   Nguyễn Phương Hằng tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh “Hằng Canada”,vốn là Việt kiều Canada, có chồng là Trần Văn Thìn.   Trong quá trình chung vốn làm ăn và “sang tên đổi chủ”, kết quả cuối cùng ai cũng biết: Là Nguyễn Phương Hằng cướp chồng của Trần Thị Tuyết, Huỳnh Uy Dũng cướp vợ của Trần Văn Thìn. “Thần y” Võ Hoàng Yên là ai?   Võ Hoàng Yên(VHY) sinh năm 1975, quê ở Ấp Cái Nước, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, trong một gia đình rất nghèo. Khi còn nhỏ, vì nhà rất nghèo nên gia đình đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước). Ở đó, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.   Từ một thầy thuốc Đông ý vô danh tiểu tốt không có bằng cấp chuyên môn, nhưng bằng các thủ đoạn lừa bịp siêu hạng của mình, cùng với sự “chống lưng” của một số kẻ có tiếng tăm, nên VHY đã được phong là “Thần y”, nhờ đó Yên đã lừa gạt được rất nhiều người.   Trong số những người chống lưng cho VHY, đầu tiên phải kể đến Đại đức Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ (Nguyễn Chí Thanh, Q10, Sài Gòn).   Thích Nhật Từ đã dùng mạng truyền thông và những lần thuyết pháp tại chùa Giác Ngộ, để gạt gẫm hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước, và lớn tiếng tuyên bố rằng, các phương pháp chữa bệnh của VHY đã được các Giáo sư Bác sĩ chuyên ngành, các nhà khoa học công nhận là có cơ sở khoa học, và kết quả tốt. Rằng các ý kiến nói VHY lừa đảo là do “ghen ăn tức ở”.v.v.   Nhưng đến nay, khi bị vợ chồng Dũng lò vôi tố cáo VHY lừa đảo, và khi báo chí và mạng xã hội đồng loạt vạch trần những thủ đoạn lừa đảo của VHY và đồng bọn, thì Thích Nhật Từ đã có hành động lưu manh là dùng email chuagiacngovn@gmail.com để báo cáo với bên chủ quản facebook về tác quyền đoạn clip mà Nhật Từ lừa gạt bá tánh, buộc facebook phải gỡ bỏ những clip được xem là bằng chứng tố cáo Thích Nhật Từ lừa gạt.   Nhưng vì không thành công, nên Thích Nhật Từ đã xóa hết các clip cũng như những bài thuyết pháp tuyên truyền cho “Thần y” VHY.   Nói trắng ra là Thích Nhật Từ đã tiếp tay cho những hành động lừa đảo của VHY, nhằm chiếm đoạt tiền, là mồ hôi nước mắt của rất nhiều người nghèo bệnh tật. Hành động này của Thích Nhật Từ phải bị nghiêm trị mới đúng. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao giữa vợ chồng Dũng lò vôi và VHY bỗng nhiên nổi sóng?   Dũng lò vôi đã cùng VHY xây dựng ba trung tâm khám chữa bệnh tại Bình Phước, tại Bình Dương và Bình Thuận. Thực ra 3 dự án bất động sản mà Dũng lò vôi và VHY kết hợp xây dựng, thuần túy là những dự án phân lô bán nền, nhưng được gắn nhãn mác "chùa, hay cứu người giúp đời", kèm thương hiệu "thần y Võ Hoàng Yên".   Nói trắng ra là Dũng lò vôi cũng đã trục lợi ngàn tỷ từ danh tiếng của “Thần y” VHY. Tuy đã lợi dụng nhau để làm giàu bất chính, và khi đụng chạm đến quyền lợi thì những mâu thuẫn âm ỷ đương nhiên bật ra. Và khi 2 bên không đạt được những thỏa thuận nào đó, thế là choảng nhau.   Đó chính là cuộc chiến một mất một còn của giang hồ vàng, hiện đang tồn tại trên mảnh đất hình chữ S này.   Thao Ngoc 13/3  
......

Nước Mỹ kế thừa và phát triển

Đỗ Ngà     Ngày 18.02.2021 Tổng thống Jobiden cho ra soát lại các chuỗi cung ứng công nghệ liên quan với Mỹ mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, thì ngày 24.02 ông ký một sắc lệnh hành pháp nhằm vào việc loại bỏ vai trò Trung Cộng trong các chuỗi cung ứng này. Sắc lệnh ký chưa được 20 ngày là chính phủ Hoa Kỳ đã bắt tay hành động.   Được biết, trong ngành công nghệ bán dẫn, Mỹ là quốc gia cung cấp sản phẩm chip cho các tập đoàn công nghệ lớn của Tàu, ngược lại Trung Quốc đang là nước cung cấp đất hiếm làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đấy là sự ràng buộc qua lại. Ý của Mỹ là muốn cắt đường cung cấp chip để bóp chết các đại gia công nghệ Tàu nhưng vướng đất hiếm. Chỉ cần tìm nguồn cung đất hiếm thay thế thì Mỹ thoải mái bóp cổ Tàu mà không ngại bị Tàu trả đũa. Đó là vấn đề mấu chốt.   Cách làm việc của Tổng thống Biden giống như con người ông vậy, không ồn ào nhưng đi bước nào chắc bước đó. Được biết trước đây, Huawei đã bị Tổng thống Donald Trump tròng thòng lọng vào cổ, thì giờ Tổng thống Joe Biden lại dùng tay siết mạnh hơn. Theo Vneconomy dẫn lời của Reuters thì trong tuần vừa qua, chính quyền Biden đã cho sửa đổi giấy phép cấp cho các doanh nghiệp Mỹ bán hàng cho Tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei. Mục đích là hạn chế hơn nữa nguồn cung chip để sử dụng cho thiết bị 5G của Huawei. Reuters cho rằng quyết định trên của Mỹ có thể làm gián đoạn hoặc phá vỡ các hợp đồng hiện tại với Huawei, vốn được ký kết theo các giấy phép trước đó.   Động thái này của Tổng thống Biden thì trước sau gì phía Trung Cộng cũng siết lại nguồn cung đất hiếm. Tuy nhiên, ông Biden cũng đã chuẩn bị tình huống. Song hành với việc trừng phạt Huawei thì ông cũng đang có động thái chuẩn bị. Được biết, hôm nay ngày 12.03, bộ tứ kim cương gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn họp nhau bàn về kế hoạch giảm phụ thuộc đất hiếm vào Trung Cộng.   Thực ra đất hiếm của Mỹ và Úc vẫn có, tuy nhiên vì công nghệ tinh chế đất hiếm gây ô nhiễm môi trường nặng nên Mỹ chỉ khai thác đất hiếm thô xuất sang Trung Quốc, Trung Quốc dùng nguồn đất hiếm thô nhập và đất hiếm thô khai thác nội địa sản xuất ra đất hiếm tinh chế rồi xuất sang Mỹ phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Nay trong bộ tứ Kim Cương có Ấn Độ là nước nghèo sẵn sàng thay thế Trung Cộng xây dựng ngành công nghiệp khai thác và tinh chế đất hiếm, họ có thể nhập đất hiếm thô từ Mỹ và Úc, sau đó tinh chế rồi xuất sang Mỹ nhằm thay thế dần nguồn cung từ Trung Quốc.   Được biết vào năm 2010, khi mà Trung Quốc với Nhật leo thang tranh chấp quần đảo Senkaku thì phía Trung Quốc chơi trò ngừng xuất đất hiếm sang Nhật. Lúc đó, giá một số kim loại thuộc nhóm này đã tăng vọt gần 9 lần. Nhật cũng cay Trung Cộng về trò ngưng xuất đất hiếm này lắm, tuy nhiên bao năm qua Tokyo vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt phải nhượng Bắc Kinh ít nhiều. Nay có nguyên bộ tứ, và trong bộ tứ này có một thị trường tỷ dân thì về lâu về dài, Nhật có thể rời xa dần sự ràng buộc bất đắc dĩ với Bắc Kinh.   Lần này bộ tứ Kim Cương không chỉ bàn về quân sự mà còn bàn về cả giải pháp kinh tế, một bước tiến lớn để bộ tứ này đi đến hợp tác cả về kinh tế và quân sự nhằm tạo 2 gọng kìm kiểm soát sự lớn mạnh của Trung Cộng. Như vậy, Tổng thống Joe Biden không những không lật chính sách này của người tiền nhiệm Donald Trump mà ông còn phát triển nó lên mức toàn diện hơn.   Phản ứng trước kế hoạch của Tổng thống Joe Biden, tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Cộng Zhao Lijian rằng “Mỹ là một quốc gia không đáng tin" và ông ta kêu gọi Mỹ ngừng gây áp lực vô lý đối với công ty Trung Quốc và đề nghị họ làm nhiều điều có lợi hơn cho trao đổi song phương trong hợp tác công nghệ và thương mại.   Rõ ràng là trước hành động của Tổng thống Joe Biden thì Bắc Kinh đã phản ứng nhưng là phản ứng yếu ớt của kẻ ở chiếu dưới, tức phản ứng trong tư thế không có công cụ gì để trả đũa.   Thực ra mối đe dọa từ Trung Quốc đã được cơ quan FBI nghiên cứu và điều tra rất kỹ để cung cấp dữ liệu cho Tổng thống ra quyết định. Việc làm này được đặt nền tảng dưới thời Tổng thống Barack Obama và sau đó Tổng thống Donald Trump dùng kết quả điều tra này để ra chính sách. Và đến bây giờ là Tổng thống Joe Biden lại phát triển những gì mà Donald Trump đã làm dang dở. Đấy! Tổng thống Cộng Hòa Hay Tổng Thống Dân Chủ đấu nhau ì xèo để tranh ghế, nhưng cuối cùng ông nào lên thì họ cũng biết kế thừa những chính sách lớn có tính sống còn cho nước Mỹ, họ chẳng dại gì thù vặt mà phủ định nó cả. Như thế thì nước Mỹ không mạnh sao được?   -Đỗ Ngà-   Tham khảo: https://vietnamfinance.vn/chinh-quyen-ong-biden-giang-don... https://vietnambiz.vn/bo-tu-kim-cuong-lien-thu-de-pha-the... https://www.globaltimes.cn/page/202103/1218187.shtml https://www.fbi.gov/.../counterintelligence/the-china-threat  
......

Khi phá hoại trở thành bản chất

  Phạm Minh Vũ       Đây là công trình chào mừng thị xã Hoài Nhơn đón nhận danh hiệu "Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới". Công trình được triển khai trước Tết Tân Sửu 2021.   Để thực hiện công trình hợp với danh hiệu anh hùng này, UBND thị xã Hoài Nhơn đã giải tỏa hơn 5.000m2 đất rừng sản xuất (trồng keo) của người dân và đền bù giá trị cây trồng cho người dân. Hiện tại địa phương đang lên phương án đền bù, di dời 1 hộ dân sống dưới chân núi đến địa điểm an toàn để phòng ngừa việc sạt lở vào mùa mưa bão.   Nghĩa là để làm công trình anh hùng này, tỉnh Bình Định bạt núi và bất chấp có nguy cơ sạt lở. Khi hỏi lãnh đạo Thị xã, họ nói rằng: “Đây là công trình phục vụ lợi ích công cộng, làm đẹp cho thị xã Hoài Nhơn, chứ không phải công trình phục vụ lợi ích cá nhân”.   Công cộng thì thiếu gì cách làm, chỉ cần dựng cái bảng lên ghi chữ Thị xã Hoài Nhơn vào là được rồi. Chứ công cộng mà phải bạt núi rồi đền bù tiền cho dân, rồi bù thêm một ngôi nhà số tiền tốn có khi lên tới cả trăm tỷ đồng cho cái gọi là Anh Khùng này liệu có đáng?   Mà cũng phải, nếu dựng cái biển lên thì đâu có tiền để ăn chia, phải vẽ ra dự án thật khủng khiếp tốn hàng trăm tỷ, để có cái mà ăn.   Mà ăn kiểu này thì khốn nạn quá, bất chấp hệ sinh thái rừng, bất chấp tàn phá môi sinh và cả sinh mạng của nhân dân để mà ăn, thì cái ăn này thật tận cùng của khốn nạn.   Mà ăn và phá, thuộc về bản chất người cộng sản, muôn đời không thay đổi được.  
......

Đấu trường Đông Nam Á trong thời đại cạnh tranh giữa các đại cường

Foreign Affairs  -  Bilahari Kausikan Dịch giả: Trần Ngọc Cư Số tháng 3-4/2021 Khi còn là một nhà ngoại giao Singapore, tôi đã từng hỏi một người đồng cấp Việt Nam rằng sự thay đổi lãnh đạo sắp xảy ra ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối với quan hệ của đất nước ông ta với Trung Quốc. Ông trả lời: “Mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải hòa hợp với Trung Quốc, mọi nhà lãnh đạo Việt Nam phải đứng lên chống lại Trung Quốc, và nếu bạn không làm được cả hai điều này cùng một lúc thì bạn không xứng đáng là nhà lãnh đạo”. Khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhóm chuyên gia đối ngoại của ông nên chú ý đến những lời nói đó. Đông Nam Á là tâm điểm của cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ở những mức độ khác nhau và trong những cung cách riêng của mình, mọi quốc gia trong khu vực đã áp dụng đường lối đó đối với Trung Quốc – và đối với cả Hoa Kỳ. Đông Nam Á luôn luôn là ngã tư chiến lược, nơi lợi ích của các đại cường giao nhau và đôi khi va chạm. Nó tự nhiên là một khu vực đa cực, không bao giờ nằm dưới sự kiểm soát của bất cứ một thế lực duy nhất nào từ bên ngoài, ngoại trừ trong thời gian ngắn bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến thứ hai. Sự cạnh tranh ngày nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ là một giai đoạn khác của một động lực đã nằm sẵn hằng thế kỷ trong bản năng sống còn của khu vực này, là cùng một lúc họ vừa phòng ngừa, vừa cân bằng, vừa hùa theo ăn có [hedge, balance, and bandwagon], điều này nằm trong DNA chính trị của khu vực. Người Mỹ dường như thấy khó nắm bắt được điều này. Họ có một xu hướng mạnh mẽ là nhìn khu vực này theo quan niệm nhị phân: nếu khu vực không phải là “tự do”, nó phải là “cộng sản”; nếu dân chủ không tiến tới, ắt hẳn nó đang thụt lùi; nếu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không ôm lấy Hoa Kỳ, tổ chức này có nguy cơ nằm trong túi áo của Trung Quốc. Thái độ giản lược hóa này đã dẫn đến một số thất bại về chính sách, trong đó, thảm hại nhất là Chiến tranh Việt Nam. Ba cuốn sách nổi bật đưa ra những điều chỉnh kịp thời đối với quan điểm sai lầm nói trên thông qua các bài tường thuật về sự hàm hồ và áy náy mà từng mỗi quốc gia Đông Nam Á đang cảm thấy khi họ nhìn về vai trò của Trung Quốc trong khu vực. “Under Beijing’s Shadow” [Dưới bóng Bắc Kinh] của Murray Hiebert là tác phẩm đồ sộ và trình bày khéo léo nhất trong ba tác phẩm. Giống như Hiebert, Sebastian Strangio tập trung vào mối quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực bằng cuốn “In the Dragon’s Shadow” [Dưới bóng con rồng] trong khi đó David Shambaugh đóng khung cuốn “Where Great Powers Meet” [Nơi các đại cường gặp gỡ] xoay quanh chủ đề cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc. Tầm cỡ và sức nặng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn gây lo lắng trong các nước láng giềng Đông Nam Á, những lo lắng đã trở nên ngày càng sâu sắc do chính sách đối ngoại hiếu chiến của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng những quan ngại này phải được cân nhắc so với sự cần thiết của việc duy trì các mối quan hệ chính trị và kinh tế với cường quốc lớn nhất này của châu Á. Không một quốc gia nào ở Đông Nam Á sẽ chấp nhận một mối quan hệ độc quyền với Trung Quốc hoặc với Hoa Kỳ hoặc với bất cứ cường quốc nào khác. Không một quốc gia nào dám chọn đứng về một phía. KHÔNG PHẢI VÌ LỢI ÍCH TẦM THƯỜNG TRƯỚC MẮT Nhiều nhà quan sát bên ngoài thường đinh ninh – có lẽ một cách vô ý thức nhưng vẫn xúc phạm – rằng các quốc gia trong khu vực đều tham nhũng hết thuốc chữa, ngây thơ đến chết người, khiến họ sẽ bán lợi ích quốc gia của mình cho một tô cháo. Tác giả của những cuốn sách này không mắc phải sai lầm đó. Không thể coi nhẹ các mối quan hệ kinh tế, nhưng không một thành viên ASEAN nào cấu trúc quan hệ của mình với Trung Quốc chỉ trên cơ sở thương mại và đầu tư. Chủ nghĩa dân tộc vẫn là một lực tác động chính trị mạnh mẽ. Hiebert đặc biệt thành thạo trong việc phơi bày những dòng chảy ngầm, mà ông mô tả khéo léo là “sự pha chế phức tạp giữa hy vọng và lo lắng”, giữa “dự kiến và bất an”, nằm bên dưới bề mặt quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ hơn ở phía nam. Điều này đúng ngay cả với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, chẳng hạn như Campuchia và Lào. Trong số những phần mạnh nhất trong cuốn sách của Hiebert là những phần mà ông xem xét các quốc gia này, cho thấy sự phức tạp của thái độ đối với Trung Quốc và cách các quốc gia nhỏ vẫn có thể thực hiện quyền tự tung tự tác của mình bất chấp sự phụ thuộc của họ vào Bắc Kinh. Ví dụ, ông lưu ý cách các nhà lãnh đạo của Lào – một quốc gia “dân số thấp và mắc nợ nhiều” – đã dành 5 năm để tranh cãi với Trung Quốc về một dự án đường sắt để đảm bảo các điều khoản “họ có thể chấp nhận”. Tôi tình cờ đến Viêng Chăn, thủ đô của Lào, vào đầu năm 2016, khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Một người bạn – một đảng viên – nói với tôi rằng một số người cao cấp sẽ bị cách chức vì quá thân Trung Quốc. Tôi lấy làm hoài nghi. Nhưng hai Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Choummaly Sayasone và Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, đã thực sự bị cách chức. Lào có các định chế thực sự – quan trọng nhất trong số đó là đảng tiên phong theo kiểu chủ nghĩa Lenin, có quyền lợi là tối quan trọng – và mặc dù bị Trung Quốc chèn ép và không có rộng chỗ để nhúc nhích, nhưng nước này sử dụng các định chế đó trong khả năng tốt nhất. Ngược lại, Campuchia là nơi mà tác giả Shambaugh gọi là “quốc gia chư hầu toàn diện [duy nhất] của Trung Quốc” trong ASEAN, một mô tả mà Hiebert lặp lại. Không giống như ở Lào, sự lãnh đạo ở Campuchia gần như hoàn toàn theo đường lối cá nhân: Thủ tướng Hun Sen đã mô tả sự ủng hộ đối với Trung Quốc là “sự lựa chọn chính trị của Campuchia” và những lựa chọn của ông là những lựa chọn duy nhất quan trọng ở Campuchia. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người ở Campuchia đều tràn đầy nhiệt tình về sự lệ thuộc của Hun Sen đối với Trung Quốc. Vào tháng 1 năm 2018, tỉnh trưởng Preah Sihanouk [còn gọi Kampong Som hay Sihanoukville] đã viết một lá thư cho Bộ Nội vụ phàn nàn về việc đầu tư của Trung Quốc đã dẫn đến gia tăng tội phạm và gây ra “tình trạng mất an ninh trong tỉnh”. Sự lãnh đạo theo chủ nghĩa cá nhân của Hun Sen phải có ngày chấm dứt, đó là một tất yếu sinh học. Vị thế của Campuchia với tư cách là một nước chư hầu của Trung Quốc có thể chỉ là một giai đoạn mà thôi. Những cuốn sách này nói rõ rằng Trung Quốc có những trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng ở Đông Nam Á – mặc dù không nhất thiết phải là những trách nhiệm được các nhà quan sát ở phương Tây xác định. Ví dụ, một số nhà phân tích phương Tây tỏ ra lo ngại về hoạt động kiều vận của Bắc Kinh đối với các cộng đồng gốc Hoa, coi những nhóm thiểu số này như một đội ngũ nội gián tiềm năng. Tập đã rêu rao sự ủng hộ của “tất cả người Trung Hoa” đối với phiên bản “giấc mơ Trung Hoa” của ông, làm dấy lên những nghi ngờ về ý định của Trung Quốc. Nhưng cả ba cuốn sách đều chứng minh rằng ở Đông Nam Á, nơi mà các mối quan hệ giữa người gốc Hoa và người bản địa thường đầy rẫy những căng thẳng tiềm ẩn, thì người Hoa hải ngoại hoàn toàn không phải là một lợi thế rõ ràng cho Bắc Kinh. Các tác giả thừa nhận rằng không có mối tương quan đơn giản giữa sắc tộc và ảnh hưởng. Sự hiện diện đơn thuần của các cộng đồng người gốc Hoa ở các nước Đông Nam Á không nhất thiết phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Vào năm 2018, trong cuộc tổng tuyển cử ở Malaysia, đại sứ Trung Quốc đã công khai vận động cho lãnh đạo đảng dân tộc Trung Hoa của liên minh cầm quyền, phá vỡ một quy tắc cơ bản của ứng xử ngoại giao: không can thiệp vào nội bộ nước khác. Liên minh cầm quyền đã thua, và người kế nhiệm của họ đã nhanh chóng đàm phán lại một số dự án kinh tế do Trung Quốc hậu thuẫn. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào cuối năm đó, Mahathir Mohamad, tân thủ tướng Malaysia (ông từng giữ chức thủ tướng từ năm 1981 đến 2003), đã cảnh báo rõ ràng rằng các hành động của Trung Quốc trong khu vực có thể giống như một “phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân”. Các nhà quan sát phương Tây có xu hướng coi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ đã dần dần xâm phạm biên giới biển của các nước láng giềng, là ví dụ rõ ràng nhất về tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, như Hiebert và Strangio đã nói rõ, ở Đông Nam Á, có nhiều lo lắng về các hoạt động của Trung Quốc ở một vùng nước khác: sông Mekong, con sông chảy qua 5 trong số 10 nước thành viên ASEAN và không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ các chuyên gia quan hệ quốc tế. Strangio nhắc nhở độc giả rằng “ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc chảy xuống sông Mekong rồi đổ vào Đông Nam Á” và “quyền kiểm soát giống như một cái van” của Trung Quốc đối với thượng nguồn của con sông “giúp Bắc Kinh có quyền kiểm soát đáng kể” đối với dòng chảy về phía nam của nó. Các dự án xây dựng đập của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mekong đã và đang làm giảm dòng chảy của hạ lưu. Kinh tế của Campuchia và Lào vẫn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp tay làm hàm nhai [subsistence agriculture]. Các nhà lãnh đạo ở Campuchia và Lào có thể không quan tâm quá nhiều đến những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông, nhưng họ sẽ phải suy nghĩ kỹ về một vấn đề có khả năng gây ra mối đe dọa sống còn đối với sinh kế của chính người dân của họ. Nếu các hành động của Trung Quốc trên sông Mekong không khiến Phnôm Pênh và Viêng Chăn phải suy nghĩ lại về cách họ tiến hành quan hệ với Trung Quốc, thì các thành viên ASEAN khác cũng nên xem xét lại mối quan hệ của tổ chức này với Lào và Campuchia. QUẢN LÝ MỐI NGỜ VỰC  Một số độc giả có thể ngạc nhiên trước ý kiến cho rằng trong một khu vực nằm dưới bóng của một cường quốc lớn mà một tổ chức đa phương khu vực có ảnh hưởng thực sự. Nhưng ASEAN có ảnh hưởng thật đấy. Không tác phẩm nào trong số những cuốn sách nói trên bàn đầy đủ đến tổ chức này. Sách của Shambaugh là cuốn duy nhất dành một chương cho ASEAN. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Rất ít học giả thực sự hiểu cách hoạt động của ASEAN. Mục đích cơ bản của nó không phải là giải quyết các vấn đề mà là quản lý sự ngờ vực và sự khác biệt giữa các thành viên và ổn định một khu vực mà ngay cả sự lịch sự trong các quan hệ cũng không được coi là đương nhiên, nhờ đó giảm thiểu cơ hội can thiệp của các đại cường. Ngay cả một số nhà lãnh đạo ASEAN dường như cũng không hiểu được điều này. Vào tháng 7 năm 2012, khi Campuchia giữ vai trò chủ tịch của tổ chức, ASEAN lần đầu tiên không thống nhất quan điểm về thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao. Hor Namhong, ngoại trưởng Campuchia, từ chối chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào về ngôn ngữ liên quan đến Biển Đông, nhấn mạnh việc hoàn toàn không nên đề cập đến vấn đề này. Rõ ràng là ông ta đã làm như vậy theo lệnh của Trung Quốc; Fu Ying, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, hầu như không thèm che giấu sự hiện diện trùm khắp của mình tại một cuộc họp mà bà ta không có bổn phận tham dự. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, Marty Natalegawa, khi đó là Ngoại trưởng Indonesia, đã thuyết phục Campuchia tham gia đồng thuận của ASEAN về Biển Đông. Nội dung của tuyên bố chủ yếu được lấy từ các văn bản đã được thống nhất ý kiến trước đó, và trong một số trường hợp, ngôn ngữ cuối cùng còn mạnh mẽ hơn các thỏa hiệp mà Campuchia đã bác bỏ chỉ tuần trước. Nỗ lực đi ra ngoài nguyên tắc của Phnom Penh nhằm làm hài lòng Bắc Kinh tỏ ra vụng về và cuối cùng chỉ làm lãng phí thời gian. Các xếp lớn của bà Fu ở Bắc Kinh không thể quá hài lòng khi để bàn tay can thiệp nặng nề của Trung Quốc bị phơi bày một cách trắng trợn mà không đạt được mục đích gì. Và kể từ đó, Campuchia không còn ngoan cố một cách ngu ngốc trong các cuộc thảo luận về Biển Đông. Không quốc gia nào cần đến Bắc Kinh xác định lợi ích quốc gia của mình để duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Ngoại trừ Campuchia, không thành viên ASEAN nào thấy cần phải khôn khéo sắp xếp các lợi ích của mình trên các lĩnh vực khác nhau với bất kỳ một cường quốc lớn duy nhất nào. Ngoại giao của ASEAN và các thành viên đương nhiên là lăng nhăng, không chung thủy một vợ một chồng [promiscuous, not monogamous]. Shambaugh cho rằng “các quốc gia ASEAN đã được điều kiện hoá để không chỉ trích Trung Quốc một cách công khai hoặc một cách trực tiếp”. Nhưng các quốc gia ASEAN cũng không công khai chỉ trích Hoa Kỳ hay bất kỳ cường quốc lớn nào khác. Họ không công khai chỉ trích người khác không phải vì họ bị “điều kiện hóa” bởi bất kỳ ai mà bởi vì những lời chỉ trích công khai ngăn cản các lựa chọn và làm giảm khả năng ngoại giao. Các nước nhỏ chỉ có thể cơ động trong các khe hở [interstices] giữa các mối quan hệ của các cường quốc lớn. Mục đích thiết yếu của các diễn đàn do ASEAN lãnh đạo như Hội nghị cấp cao Đông Á hàng năm, nơi quy tụ các quốc gia thành viên ASEAN với các nước như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, là tối đa hóa các không gian xen kẽ đó, làm sâu sắc thêm tính đa cực tự nhiên của khu vực. ĐỐI TRỌNG MỸ  Tất nhiên, có một số cường quốc từ bên ngoài quan trọng hơn những cường quốc khác. Nếu không có Hoa Kỳ, thì không có sự kết hợp nào của các cường quốc còn lại có thể cân bằng với Trung Quốc. Không phải mọi thành viên ASEAN sẽ nói như vậy một cách công khai, nhưng hầu hết các thành viên dường như đều nhận ra sự thật này. Vào cuối những năm 1980, chính trị trong nước Philippines và một thảm họa thiên nhiên đã buộc các lực lượng Hoa Kỳ phải rời khỏi Vịnh Subic và Căn cứ Không quân Clark. Năm 1990, Singapore, quốc gia từ lâu đã ủng hộ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, đã ký kết một biên bản ghi nhớ (MOU) với Washington cho phép một số lực lượng Hoa Kỳ sử dụng các cơ sở của Singapore. Vào thời điểm đó, một số thành viên ASEAN đã lớn tiếng và chỉ trích kịch liệt thỏa thuận này. Nhưng không có lấy một tiếng xì xào nào khi Singapore ký một thỏa thuận liên quan đến hợp tác quốc phòng và an ninh nhiều hơn với Hoa Kỳ vào năm 2005 hoặc khi Biên bản ghi nhớ 1990 được gia hạn vào năm 2019. Sự thay đổi thái độ đó phản ánh sự bất bình ngày càng tăng của khu vực đối với hành vi của Trung Quốc, mà cả ba cuốn sách đều ghi lại. Chính sách của Trung Quốc thường gây ra sự phản đối. Ví dụ, cả Hiebert và Strangio đều khám phá chi tiết về dự án đập Myitsone ở Myanmar. Như Strangio lưu ý, kể từ thời điểm Myanmar ký thỏa thuận xây dựng con đập với một công ty nhà nước Trung Quốc vào năm 2006, “sự phản đối đã gần như diễn ra đều khắp”. Dự án đã bị đình chỉ vào năm 2011, nhưng, như Hiebert viết, như gần đây vào năm 2019, “hoạt động vận động hành lang vụng về, bất chấp dư luận của đại sứ Trung Quốc [để hồi sinh dự án] đã thúc đẩy các cuộc biểu tình mới chống lại con đập ở các thành phố trên khắp đất nước”. Một ưu điểm to lớn của cuốn sách của Shambaugh là phân tích chi tiết về cách thức Trung Quốc ngày càng gia tăng dấu chân của mình ở Đông Nam Á, nhưng nỗ lực này đã không dẫn đến việc giảm quan hệ kinh tế hoặc an ninh giữa ASEAN với Mỹ. Trong một số trường hợp, quan hệ với Hoa Kỳ thậm chí còn được mở rộng. Không giống như nhiều học giả khác, Shambaugh hiểu rằng các quốc gia Đông Nam Á không xem các lựa chọn mà họ có sẵn phải ở dạng nhị phân, tổng số bằng không [theo phe này thì phải bỏ phe kia]. Tuy nhiên, Shambaugh chỉ đúng một phần khi ông kết luận rằng “Đông Nam Á chưa bao giờ có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, và ngược lại,” như dưới thời Obama. Người ta cảm thấy an ủi khi nghe một tổng thống Mỹ nói về việc đưa châu Á trở thành mối quan tâm trung tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Người ta cảm thấy vui lòng mát dạ khi Tổng thống Barack Obama dành thời gian tham dự các cuộc họp của ASEAN. Chuyến thăm năm 2012 của ông tới Myanmar, nhằm khuyến khích sự tự do hóa ban đầu của chế độ độc tài, là một bước đột phá táo bạo. Việc xây dựng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là một thành tựu quan trọng trong một khu vực mà thương mại là chiến lược. Nhưng quyền lực mềm, thứ mà Obama có rất nhiều, sẽ không đủ [để đối phó với Trung Quốc] nếu không thực hiện quyền lực cứng – và Obama không dám làm điều đó. Năm 2012, chính quyền của ông đã làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Manila liên quan đến bãi cạn Scarborough, ở Biển Đông. Khi Trung Quốc phản bội các điều khoản của thỏa thuận bằng cách từ chối đưa các tàu của họ ra khỏi khu vực tranh chấp, Washington đã không làm gì cả. Năm 2015, Tập đã hứa với Obama rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Nhưng khi Bắc Kinh làm như vậy bằng cách triển khai lực lượng hải quân và tuần duyên để đe dọa các quốc gia tranh chấp thuộc khối ASEAN vào năm 2016, một lần nữa Hoa Kỳ lại không làm gì cả. Sự thất bại của Obama vài năm trước đó, vào năm 2013, trong việc thực thi giới hạn đỏ về việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria đã làm suy yếu uy tín của sức mạnh Hoa Kỳ — và Trung Quốc đã chú ý đến sự kiện này. Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từ chối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khi nhậm chức vào năm 2017 là một cái tát vào mặt bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng không phải tất cả những gì ông ấy làm đều sai. Dù thiếu mạch lạc và thô thiển đến thế nào đi nữa, Trump dường như hiểu theo bản năng tầm quan trọng của việc thể hiện quyền lực cứng. Khi ném bom Syria vào năm 2017 trong khi ăn tối với Tập Cận Bình, ông đã làm nhiều điều để khôi phục uy tín về sức mạnh của Mỹ bằng cách thể hiện sự sẵn sàng sử dụng vũ lực. Trump cũng rõ ràng bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và trao quyền cho Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải để thách thức các đòi hỏi của TQ. Tự do hàng hải là một quyền và các quốc gia khác không cần Trung Quốc cho phép để thực hiện quyền đó. Ngược lại, trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh Quốc gia đã gây gổ ồn ào về sự khôn ngoan của các hoạt động như vậy, làm suy yếu hiệu quả được dự kiến. Vì lúc bấy giờ là phó tổng thống của Obama, Biden không thể dễ dàng tách mình khỏi những gì đã xảy ra trong nhiệm kỳ của Obama. Nhưng ngày nay bạn cũng như thù sẽ xem xét kỹ lưỡng mọi động thái của Biden để tìm bất cứ dấu hiệu yếu kém nào của ông. Ông có thể sẽ rà soát lại chính sách của Hoa Kỳ, nhưng không chuyển hướng về cơ bản, đối với Trung Quốc và thương mại. Chính quyền của ông sẽ đưa ra và truyền đạt chính sách đến với bạn bè và đồng minh bằng một sự cân nhắc và chặt chẽ hơn so với chính quyền Trump. Bầu không khí ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện sau thời kỳ ảm đạm và hỗn loạn trong những năm Trump. Tất cả những điều này sẽ được hoan nghênh. Nhưng tất cả sẽ trở thành vô ích nếu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ rơi trở lại tình trạng miễn cưỡng sử dụng quyền lực cứng của Obama. Biden nên thận trọng về việc thúc đẩy các giá trị của Mỹ nhằm bù lại sự thờ ơ của Trump đối với chúng. Những giá trị này không nhất thiết phải là tài sản chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á, nơi chúng không được tất cả mọi người chia sẻ. “Dân chủ” là một thuật ngữ có ý nghĩa rất uyển chuyển, “nhân quyền” được giải thích theo nhiều cách hiểu khác nhau, và Đông Nam Á nói chung chú trọng nhiều hơn đến quyền của cộng đồng hơn là quyền của cá nhân. Hoa Kỳ đã không triển khai lực lượng trên đất liền Đông Nam Á kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Với tư cách là một lực lượng cân bằng ngoài khơi, Hoa Kỳ sẽ luôn cảm thấy khó quyết định xem mình nên giữ một vị trí như thế nào: một lập trường quá mạnh mẽ chống lại Trung Quốc sẽ gợi lên lo ngại về sự vướng víu trong khu vực; một lập trường quá thụ động sẽ gây ra nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Điều này không thể tránh né. Nhưng Biden phải tránh sai lầm của Obama khi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần giảm bớt sự cạnh tranh để đảm bảo sự hợp tác của Bắc Kinh trong các vấn đề như biến đổi khí hậu. Như bất cứ một sinh viên ngành quan hệ quốc tế nào nên biết, hợp tác không phải là một ân huệ mà một nhà nước ban tặng cho một nhà nước khác. Nếu có lợi cho mình, Bắc Kinh sẽ hợp tác. Các quốc gia có thể cạnh tranh và hợp tác cùng một lúc. Sự hiểu biết đó về cơ bản là những gì Đông Nam Á mong đợi ở Hoa Kỳ. Tác giả:Bilahari Kausikan là cựu Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore. https://baotiengdan.com/2021/03/10/dau-truong-dong-nam-a-trong-thoi-dai-canh-tranh-giua-cac-dai-cuong/  
......

Người biểu tình châu Á và giấc mơ Mỹ

Project Syndicate Ian Buruma - Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ 4-3-2021 Những người biểu tình phản đối vụ đảo chính quân sự ở Myanmar hy vọng có sự can thiệp của Mỹ, cho thấy hình ảnh của nước Mỹ với tư cách là đất nước đấu tranh cho tự do toàn cầu vẫn chưa chết, ngay cả sau 4 năm Donald Trump theo chủ nghĩa cô lập “Nước Mỹ trên hết”. Nhưng Hoa Kỳ luôn là một nước ủng hộ có chọn lọc cho nền dân chủ, và bây giờ nó đang thu hẹp lại. Một tháng trước, những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Yangon để phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. Họ kêu gọi Tổng thống Joe Biden can thiệp để các tướng lãnh rút về doanh trại và bà Aung San Suu Kyi được trả tự do. Đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Đó là lý do tại sao các tướng lãnh, những người sợ mất đặc quyền, đã thu tóm quyền Nhưng Tòa đại sứ Hoa Kỳ có phải là nơi tốt nhất để tập trung phản đối? Tổng thống Mỹ có thể thực sự làm được gì – ngoài việc lên án cuộc đảo chính bằng lời nói? Hy vọng vào sự can thiệp của Mỹ của những người biểu tình cho thấy hình ảnh nước Mỹ như nhà vô địch của tự do toàn cầu vẫn chưa chết, ngay cả sau 4 năm Donald Trump theo chủ nghĩa cô lập “Nước Mỹ trên hết”. Năm ngoái, những người biểu tình ở Hồng Kông thậm chí còn coi Trump như một đồng minh khi họ phản đối Trung Quốc đàn áp tàn bạo quyền tự trị lãnh thổ. Những người biểu tình đã vẫy lá cờ Mỹ với hy vọng Hoa Kỳ sẽ giúp họ thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản độc tài Trung Quốc vì ông ta có lúc chỉ trích Trung Quốc. Sứ mệnh tự phong của Mỹ nhằm truyền bá tự do trên khắp thế giới đã có một lịch sử lâu đời. Hệ quả là nhiều cuộc chiến tranh không cần thiết đã xảy ra. Nhưng chủ nghĩa lý tưởng dân chủ của Mỹ cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Theo lời của John F. Kennedy, nước Mỹ  từ lâu đã coi mình là quốc gia “tham gia vào một cuộc đấu tranh trên toàn thế giới, trong đó chúng tôi nhận trọng trách bảo tồn và phát huy những lý tưởng mà chúng tôi chia sẻ với phần còn lại của nhân loại“. Khi vùng lên chống lại Liên Xô vào năm 1956, người Hungary nhận ra rằng, từ ngữ thường trở thành sáo rỗng. Cách mạng Hungary đã bị dập tắt sau 17 ngày. Hoa Kỳ đã không làm gì để giúp cuộc nổi dậy mà chính mình đã khuyến khích. Nhưng, đôi khi, tự do có thể có được với sự giúp đỡ của Mỹ – chứ không chỉ chống lại chế độ chuyên chế của Hitler ở Tây Âu. Trong thập niên 1980, người dân Philippines và Hàn Quốc đã nổi dậy chống lại chế độ độc tài với các cuộc biểu tình rầm rộ, không khác gì các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, Thái Lan và Myanmar trong hai năm qua. Nhiều người ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng đã làm như vậy. Một “nữ thần dân chủ” cao 10 mét, lấy cảm hứng từ Tượng Nữ thần Tự do của Mỹ, đã được dựng lên tại Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đã kết thúc một cách thảm khốc. Nhưng các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã lật đổ được chế độ độc tài Ferdinand Marcos ở Philippines và chế độ quân phiệt ở Hàn Quốc. Sự hỗ trợ của Mỹ đóng một vai trò quan trọng. Ở Đài Loan, một chính phủ độc tài đã được thay thế bằng nền dân chủ – một lần nữa với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Nhưng điều mang lại hiệu quả ở Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan không chắc sẽ có hiệu quả ở Thái Lan, Hồng Kông và Myanmar. Sự khác biệt chính là 3 quốc gia nêu ra đầu tiên là những nước mà những người cánh tả gọi là “các quốc gia chư hầu” trong Chiến tranh Lạnh. Các nhà độc tài của họ cũng là “những nhà độc tài của chúng tôi”, được Hoa Kỳ bảo vệ như đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Các chế độ này được duy trì nhờ sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ. Do đó, họ có thể tiếp tục đàn áp người dân, miễn là người Mỹ vẫn coi chủ nghĩa cộng sản là một mối đe dọa toàn cầu. Nhưng khi Trung Quốc mở cửa kinh tế và Liên Xô ngày càng suy yếu, các chế độ này nhanh chóng dễ bị tổn thương. Trên truyền hình Mỹ, Marcos buộc phải hứa tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Khi cố gắng đánh cắp kết quả cuộc bầu cử, ông đã bị một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu từ chức mà không hề phản kháng (cut and cut cleanly). Marcos lên trực thăng và cuối cùng phải sống lưu vong ở Hawaii. Tương tự như vậy: Khi sinh viên Hàn Quốc, được phần lớn tầng lớp trung lưu ủng hộ, đổ ra đường để phản đối, Hoa Kỳ cuối cùng đã ủng hộ nền dân chủ. Các sinh viên không chỉ tức giận chế độ quân sự của nước họ, mà còn với cả Hoa Kỳ. Phụ thuộc vào sự bảo vệ của quân đội Mỹ, các tướng lãnh phải nghe theo khi Hoa Kỳ bảo họ rút quân. Các tướng lãnh của Thái Lan và Myanmar không có lý do gì để làm điều tương tự. Biden có thể đe dọa họ bằng các biện pháp trừng phạt và chỉ trích họ bằng những lời lẽ gay gắt. Nhưng, với việc Trung Quốc sẵn sàng tham gia với tư cách là người bảo trợ cho Myanmar, chính quyền quân sự không phải lo lắng nhiều (mặc dù, cho đến nay, họ vẫn e dè phản ứng của Trung Quốc). Giới lãnh đạo chính trị ở Thái Lan cũng có thể dựa vào Trung Quốc. Từ lâu, Thái Lan đã có truyền thống lợi dụng một cường quốc này chống lại một cường quốc khác. Và, bởi vì Hồng Kông chính thức là một phần của Trung Quốc, nên rất ít quyền lực bên ngoài có thể làm gì đó để bảo vệ quyền của người dân – bất kể có bao nhiêu lá cờ Mỹ tung bay trên đường phố. Trong Chiến tranh Lạnh, các chế độ ở châu Âu và châu Á có thể dựa vào Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ do đó có ảnh hưởng lớn đến các nước này. Giờ đây, một cuộc chiến tranh lạnh mới đang diễn ra – lần này là với Trung Quốc. Nhưng vị thế cường quốc của Hoa Kỳ đã suy giảm rất nhiều kể từ khi đạt đến đỉnh đlểm vào thế kỷ 20. Và niềm tin vào nền dân chủ Mỹ đã bị xói mòn do cuộc bầu cử của một kẻ ái kỷ ngu xuẩn đã quấy rối các đồng minh truyền thống. Trung Quốc cũng là một siêu cường đáng gờm hơn so với Liên Xô trước đây. Trung Quốc cũng thịnh vượng hơn nhiều. Các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á vẫn cần sự hỗ trợ về an ninh từ Hoa Kỳ. Chừng nào Nhật Bản không thể đóng vai trò quân sự hàng đầu, do cái quá khứ xấu xa và hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, Hoa Kỳ vẫn sẽ là đối trọng chính đối với một Trung Quốc ngày càng thống trị. Nhưng, cũng như Thái Lan trong trò chơi quyền lực khôn khéo, các đồng minh của Hoa Kỳ có lẽ sẽ không trở thành “chư hầu” như trước đây. Ngay cả người Hàn Quốc cũng cẩn thận để không làm xáo trộn mối quan hệ với Trung Quốc. Hoa Kỳ ở xa; Trung Quốc ở kế bên. Mô hình này đúng như mong đợi. Sự thống trị của Mỹ không thể kéo dài mãi mãi. Các quốc gia châu Á cũng như châu Âu nên tránh phụ thuộc hoàn toàn vào một cường quốc không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ mình. Trở thành “trạng thái chư hầu” có thể là một điều nhục nhã. Tuy nhiên, có thể sẽ đến một ngày, một số người, ở đâu đó, sẽ nhớ đến Pax Americana, khi Hoa Kỳ đủ mạnh để loại bỏ những thành phần không mong muốn. https://baotiengdan.com/2021/03/10/nguoi-bieu-tinh-chau-a-va-giac-mo-my/  
......

Xung đột về quyền sở hữu đất đai sẽ lại tạo những phiên bản Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Lộc Hưng…

Hoài Nguyễn - vietnamthoibao.org Không sửa đổi luật đất đai và các văn bản có liên quan, việc khiếu nại, khiếu kiện và cả bạo lực liên quan đất đai sẽ không chấm dứt Căn nguyên các tranh chấp lớn hiện tại của Việt Nam từ đất đai mà ra, không sửa đổi luật đất đai và các văn bản có liên quan, sẽ không bao giờ chấm dứt được việc khiếu nại, khiếu kiện và xa hơn là các bạo lực liên quan đất đai. Luật sư người Mỹ gốc Việt Hoàng Duy Hùng (cựu nghị viên ở thành phố Houston) có bài viết gửi đăng trên báo Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam, và báo Nhân dân của Cơ quan Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, viết về phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm (*). Trong bài viết ở phần đầu, có đoạn: “Vấn đề cơ bản nhất là lúc đầu số người hùa theo “tổ đồng thuận” đã không hiểu luật một cách đúng đắn. Ở Việt Nam, đất đai là của Nhà nước, người dân được trao quyền sử dụng, khi cần sử dụng cho việc chung (như xây dựng công trình công cộng, công trình quốc phòng,… thì Nhà nước thu hồi, đền bù). Ở Mỹ và châu Âu cũng có luật Eminent Domain tương tự như vậy. Ðất Ðồng Sênh là đất của sân bay Miếu Môn, là đất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng”. Tác giả Hoàng Duy Hùng, viết: “Ở Mỹ, án lệnh của Tối cao Pháp viện trong vụ Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) cho phép Cảnh sát dùng vũ lực bắn chết nghi phạm trong cả các trường hợp dân sự nếu Cảnh sát cảm thấy tính mạng của mình bị đe dọa. Chánh Thẩm phán lúc đó là W.Rehnquist viết án lệnh như sau: “Các cảnh sát viên phải quyết định chỉ trong tích tắc, rất căng thẳng, không chắc chắn tình thế ra sao cho mình, nên áp dụng bạo lực cần thiết là điều có lý (reasoanable)” (…) Nếu ở Mỹ, theo án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) đề cập ở trên, khi tính mạng bị đe dọa, chỉ trong tích tắc Cảnh sát phải quyết định có hay không bóp súng, đâu cần xác định lựu đạn “rởm” hay lựu đạn “thật” mới bắn hạ. Công an Việt Nam quá hiền, như theo luật pháp Mỹ thì Cảnh sát đã bắn cả băng đạn”. Cá nhân người viết bài này cũng là luật sư, có thời gian học tập tại Cộng hòa Dân chủ Đức (thời còn phân chia với Tây Đức), và từng phụ trách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân ngành xăng dầu văn phòng đại diện tại Singapore, xin được trao đổi đôi điều với ông luật sư Hoàng Duy Hùng trước ngày khai mở phiên phúc thẩm vụ án Đồng Tâm. Thứ nhất, sở hữu đất đai từ trước đến nay là một khái niệm phức tạp, vì thực chất sở hữu đất đai chưa bao giờ được coi là một quyền sở hữu tuyệt đối trong bất kỳ hệ thống pháp lý nào. Sở hữu đất đai là một thứ quyền chịu sự điều chỉnh của cái gọi là “eminent domain” như viện dẫn của ông Hoàng Duy Hùng. Eminent domain là một thứ quyền thực hiện tước đoạt quyền sở hữu này của nhà nước, chính quyền địa phương, một cá nhân, hoặc một tổ chức được lệnh thực hiện chức năng của nhà nước, sau khi thực hiện nghĩa vụ đền bù công bằng cho người chủ sở hữu đất đai đó. Thế nhưng ông Hoàng Duy Hùng đã cố tình quên rằng để thực hiện việc trưng thu đất đai, nhà nước phải thực hiện thông qua một quá trình gọi là “due process”. Thí dụ như ở xứ Hoa Kỳ nơi ông Hoàng Duy Hùng đang ở, Tu chính án thứ 5 của Hiến pháp Mỹ quy định việc tước đoạt này chỉ thực hiện được khi có đủ 4 yếu tố: (1) tài sản tư nhân (2) được trưng thu (3) cho mục đích công cộng (4) và với việc đền bù công bằng. Một số dạng “trưng thu từng phần” cũng phải được đền bù công bằng. Thí dụ như nhà nước làm sân bay ở gần khu đất của người dân. Ô nhiễm tiếng ồn do sân bay gây ra cho người dân trong nhiều trường hợp cũng phải được đền bù, vì mặc dù nhà nước không lấy đi đất của dân, nhưng việc xây sân bay đã làm cho miếng đất đó bị mất một phần giá trị, vì thế được coi là bị “trưng thu một phần”. Việt Nam là một đất nước đang phát triển, việc xây dựng các dự án công nghiệp hoặc các khu đô thị lớn là việc vẫn cần phải làm. Vì thế trong nhiều trường hợp việc trưng thu vẫn phải được thực hiện. Thế nhưng quyền lợi của người dân trong các vụ trưng thu này phải được đảm bảo thông qua quá trình tố tụng công khai, minh bạch và công bằng. Nhà nước vẫn có “eminent domain”, nhưng đổi lại người dân phải có “due process” tức ‘quy trình hợp lệ’ – và trong vụ án tranh chấp ở đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lại cho thấy rõ là người dân không hề có “due process”. Thứ hai, ông Hoàng Duy Hùng đã viện dẫn án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) để cho rằng “Công an Việt Nam quá hiền, như theo luật pháp Mỹ thì Cảnh sát đã bắn cả băng đạn”. Bạn đọc có thể tham khảo án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) tại https://supreme.justia.com/cases/federal/us/490/386/. Án lệnh này cho biết vì ngờ vực một người có dấu hiệu hành vi phạm pháp tại một cửa hàng tiện lợi, mà các viên cảnh sát đã sử dụng vũ lực được nạn nhân cho rằng vượt quá mức cần thiết. Vụ án Đồng Tâm được biết đến như sau: Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, khoảng 3.000 cảnh sát cơ động và các lực lượng tại địa phương bắt đầu bao vây và tấn công xã Đồng Tâm. Chính quyền tổ chức cuộc bao vây, tấn công mà không có thông báo trước. Theo truyền thông độc lập và blogger, phía công an đã cắt mạng internet và cắt sóng điện thoại trước, sau đó ồ ạt tiến vào làng với súng ống, hơi cay và lựu đạn, chất nổ. Cuối cùng, công an xông vào nhà riêng của ông Lê Đình Kình và bắn chết ông tại buồng ngủ. Trong cuộc tấn công phía chính quyền có ba người thiệt mạng vì trợt chân khi xâm nhập vào nhà của ông Lê Đình Kình. Phiên xử sơ thẩm, phòng xử án có khoảng 50% là cảnh sát tư pháp, an ninh; không có bất cứ người nhà các bị cáo nào được vào tham dự phiên tòa, và cũng không có người dân thường nào được vào phòng xử án. Lời khai bị cáo tại phiên sở thẩm, bị cáo Bùi Việt Hiếu: “Tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn đã được quân đội xây xong từ trước tết dương lịch nên kế hoạch bảo vệ xây tường rào chỉ là cái cớ để tấn công những người dân Đồng Tâm để xử lý người biết rõ về nguồn gốc đất đồng Sênh”. Bị cáo Lê Đình Công: “47,36ha là đất của dân Đồng Tâm đã được thu hồi và giao cho quân chủng phòng không không quân, phần còn lại là đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm. Đại diện UBND xã Đồng Tâm và đại diện quân chủng phòng không không quân đã ký văn bản thống nhất không tranh chấp giữa quốc phòng và người dân”… Tạm gác qua tình tiết tại phiên tòa, với diễn biến của đêm về sáng ngày 9-1-2020 cho thấy đây là một cuộc tập kích được chuẩn bị trước của lực lượng công an vũ trang, nên nếu mang án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) ra để nói rằng “theo luật pháp Mỹ thì Cảnh sát đã bắn cả băng đạn” là một viện dẫn bất tương xứng pháp lý. Thứ ba, cái này là nói thêm với ông luật sư Hoàng Duy Hùng biết để sau phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm, nếu ông thích viết tiếp bài gửi báo Công an nhân dân và báo Nhân dân, hãy lưu ý đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm ở nông thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Kể cả hiện nay, nhiều lao động nông nghiệp ở các vùng quê đã ra thành phố hay vào các khu công nghiệp làm việc, người nông dân không còn “khát” đất như trước, thậm chí có nơi bỏ ruộng, nhưng hễ động đến đất đai là vấn đề lại hết sức phức tạp. Nhẹ thì kiện cáo, nghiêm trọng có thể tranh chấp dẫn đến xô xát. Đặc biệt, đất đai ở nông thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa từ thời cải cách ruộng đất, đến nay trải qua nhiều biến động, kể cả về công tác quản lý và trên thực địa, nhất là quá trình từ việc góp đất vào hợp tác xã đến việc khoán hộ, giao đất trở lại cho người nông dân đã có sự xáo trộn lớn. Tiếp đến là việc dồn điền đổi thửa, thu hồi đất làm đường giao thông hay các công trình cộng… thực hiện đền bù, giải tỏa hay giãn dân, làm cho lịch sử đất đai ở nông thôn càng trở nên phức tạp… Cá nhân người viết cho rằng ông Hoàng Duy Hùng cần học lại lịch sử, bởi ít nhất cũng là từ khi Lê Thánh Tông vào miền Nam cùng với bao nhiêu người để mở mang bờ cõi, thì đất là đất của nhân dân, nhà vua công nhận những đất khai hoang ra, nghĩa là được nhân dân làm chủ từ hàng trăm năm… Thế nhưng bỗng nhiên năm 1975, nhà nước mới ở Việt Nam ra đạo luật bảo rằng đất thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Những câu chữ đó là những thuật ngữ mà ý kiến cá nhân người viết cho rằng đây là sự chiếm đoạt hoàn toàn quyền sở hữu của nhân dân trên đất đai. Đó là một việc không hợp lý đối với nhân tình, thế thái và đối với cả lịch sử. Hoài Nguyễn    
......

Quân đội – Công an cũng diễn biến

Phạm Trần| Tình trạng  “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra từ thời khóa VII, sau sự tan rã của khối Cộng sản Liên bang Sô Viết năm 1991. Sau 30 năm, cho đến bắt đầu khóa đảng XIII (2021-2026), tình trạng này không những vẫn diễn tiến  mà còn nghiêm trọng hơn bao giờ hết, vì suy thoái tư tưởng đã lan qua Quân đội và Công an. Bằng chứng không viển vông hay suy đoán, vì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảnh giác như thế tại các Hội nghị của Quân đội với  tư cách ông là Bí thư Quân ủy Trung ương. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 28/9/2020, ông chỉ thị toàn quân phải: “Kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; làm thất bại âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "phi chính trị hóa" Quân đội; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội.” Ông nói: “Trước đòi hỏi của tình hình mới, với điều kiện và khả năng của mình, hơn ai hết, Quân đội phải đi đầu đấu tranh phản bác mạnh mẽ hơn nữa đối với những quan điểm sai trái, thù địch, không chỉ trên báo chí, mà ngay trong nội bộ cũng như ngoài xã hội, tuyệt đối không để những quan điểm sai trái xuất hiện, tồn tại trong Quân đội.” (theo báo Nhân Dân, ngày 28/9/2020) Sau đó, tại Hội nghị Quân chính toàn quốc ngày 7/12/2020, ông Trọng lại kêu gọi: “Tiếp tục đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch hòng chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, Quân đội ta. Đấu tranh chống các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.” Ông nói: “Quân đội phải làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Đối với những người lầm đường, lạc lối thì phải kiên trì vận động, cảm hóa, giáo dục, thuyết phục. Đối với những kẻ mượn cớ, nhân danh "góp ý" để chống đối, phá hoại thì phải kiên quyết trừng trị theo pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, kỷ luật của Quân đội.” Lạ chưa, đến Tổ chức chặt chẽ và kỷ luật như Quân đội mà cũng có thành phần “cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ”, hay còn có: “những người lầm đường, lạc lối”  thì lực lượng này cũng đã lung lay không nhỏ. Ở diện rộng hơn, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đảng XIII ( 25/01 - 01/02/2021), đã thừa nhận: - Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, "lợi ích nhóm", bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi.  - Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Do đó, văn kiện quan trọng nhất của Đảng đã hô hào: - Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an ninh. - Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Những cam kết này cũng đã được đưa vào Nghị quyết để buộc đảng viên, kể cả Lực lượng võ trang gồm Quân đội, Công an, Dân quân, phải:”Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.” Thực tế ra sao? Nhưng tại sao Lãnh đạo đảng CSVN lại đang sợ đảng tan như đã xảy ra ở Liên bang Xô viết năm 1991? Bởi vì, theo phân tích của Tạp chí Quốc phòng Toàn dân (QPTD) ngày 21/12/2020 thì: “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là quá trình thay đổi tư duy, nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên. Họ hoài nghi, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dần đánh mất các chuẩn mực đạo đức của người cộng sản; dễ dàng chấp nhận tư tưởng tư bản chủ nghĩa, tin vào các luận điểm sai trái, phản động. Tiếp đến, họ không những không chấp hành mà còn thực hiện sai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí trở thành phần tử chống đối, sẵn sàng ngả theo các thế lực thù địch khi được chúng ve vãn, tung hô.” Từ những biến chứng này, bài viết đã nêu lên hiện tượng “thù trong giặc ngoài” đã phối hợp với nhau đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ: “Như vậy, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có cả nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, trong đó bên trong mang tính quyết định. Những biểu hiện này có thể xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với mọi cá nhân, tổ chức và trong Quân đội cũng không phải là ngoại lệ. Chính sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên đã ươm mầm cho “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chỉ chờ có sự tác động đúng lúc từ bên ngoài sẽ nảy chồi, phát triển.” Vậy cụ thể những việc gì đã xảy ra trong hàng ngũ Quân đội? Tạp chí QPTD cho biết: “Thực tiễn thời gian qua cho thấy, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã xảy ra một vài hiện tượng đơn lẻ, như: có quân nhân sử dụng mạng xã hội bôi nhọ, làm giảm uy tín của các lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang; một vài cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu có bài viết, phát ngôn xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, nói xấu cán bộ lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Đó còn là một số sĩ quan cao cấp bị xử lý kỷ luật cả về Đảng và chính quyền, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự do “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội”, “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc”, hoặc “buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị”, v.v. “ Những vi phạm trong Quân đội như thế là nghiêm trọng, vì nó đã làm lu mờ sức chiến đấu và xói mòn sự tuyệt đối trung thành với Đảng của lực lượng trên 5 triệu người trong Lực lượng Võ trang. Đó là lý do tại sao Tạp chí QPTD đã cảnh giác rằng: ”Thực tế đó, một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nếu muốn phòng, chống một cách triệt để biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội ta.” Những bước cứu nguy Để cứu vãn tình hình, bài báo đề xướng những bước cứu nguy bao gồm: - Loại bỏ căn bệnh chủ nghĩa cá nhân  - Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, lý luận cho cán bộ, chiến sĩ. - Học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. - Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, từ đó ngăn chặn tận gốc biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội. - Tự soi, tự sửa… tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng trong chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng; kịp thời chấn chỉnh, xử lý không để sai phạm dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trên mặt trận truyền thông, Tạp chí QPTD yêu cầu: - Các cơ quan báo chí và lực lượng nòng cốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trong toàn quân. - Ngăn chặn, xử lý đối tượng vi phạm ẩn danh trên mạng xã hội; thậm chí, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (Google, YouTube, Facebook,...) ngăn chặn không cho xuất hiện hoặc gỡ bỏ những thông tin vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Ngăn chặn không cho các hiện tượng tiêu cực từ bên ngoài có điều kiện tiếp xúc và xâm nhập vào nội bộ đơn vị. Cuối cùng: “Bảo đảm trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; có ý chí quyết tâm cao, vượt qua gian khổ, hy sinh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.” Công an có diễn biến không? Quân đội thì như thế, còn lực lượng 1.5 triệu Công an có bị diễn biến phức tạp không? Nếu có thì điều gì sẽ xảy ra đối với đội ngũ an ninh có trọng trách được gọi là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân? Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không nói trực tiếp chuyện nhậy cảm này. Ông chỉ nói up mở rằng: “Với tinh thần của Công an là tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, đã làm tốt rồi thì cần làm mạnh hơn nữa, bài bản hơn nữa, chất lượng, chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa, tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác". (Trích phát biểu tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương, ngày 1/12/2020) Ông Trọng nói rõ: “Cùng với xây phải kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ, phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, những việc làm vi phạm pháp luật, trái với lòng dân, trái với chủ trương, chính sách của Đảng.” Ông Nguyễn Phú Trọng không cho biết liệu có tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong lực lượng Công an không, nhưng một bài viết của Học viện Chính trị Công an Nhân dân (CAND), ngày 17/9/2019 đã cho thấy việc: “Chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ - Một số vấn đề đặt ra đối với lực lượng công an nhân dân giai đoạn hiện nay.” Bài nghiên cứu viết: “Hiện nay, cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với lực lượng công an nhân dân, với trọng trách là “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân….Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên vẫn tồn tại, có mặt diễn biến phức tạp, như tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông trên mạng in-tơ-nét để chống phá ta và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ...” Vì vậy, theo bài viết, “Công an nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.” Vậy Công an phài làm gì? Bài báo quy định các nhiệm vụ cho Công an phải :”Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; tổ chức có hiệu quả công tác đấu tranh trên phương diện tư tưởng, lý luận, nhất là phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quan điểm sai trái, thù địch, vạch trần âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động… tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…” Trước mắt ra sao? Đó là những việc Công an phải thi hành để bảo vệ lực lượng không bị suy thoái, nhưng trong thức tế, Công an đã  bộc lộ những hạn chế không nhỏ trong công tác. Hãy đọc tiếp: “Việc lực lượng công an nhân dân tham gia đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, nhất là công tác quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ còn bộc lộ sơ hở, để xảy ra một số vụ, việc cán bộ, chiến sĩ vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, của ngành, làm giảm niềm tin trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, truyền thống của lực lượng.” Nhưng nghiêm trọng đến mức nào? Bài báo tiết lộ: “Trong công tác và trong chiến đấu, một số cán bộ, chiến sĩ còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu ý chí rèn luyện, phấn đấu vươn lên, thậm chí có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng công an nhân dân cần xác định việc tăng cường đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là một giải pháp quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng lực lượng công an nhân dân giai đoạn hiện nay.” Để bảo đảm cho lực lượng không ngả nghiêng và mất định hướng, Công an được lệnh phải rèn luyện để : - Là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. - Chống đòi “phi chính trị hóa” lực lượng công an nhân dân. - Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân trong lòng nhân dân. - Kịp thời phát hiện những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng. - Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc giải quyết dứt điểm các vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. - Đấu tranh, không để kẻ địch, phần tử xấu xâm nhập, lôi kéo, móc nối, tác động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Như thế là đã rõ như hai nhân 5 là 10. Cả Quân đội và Công an đang phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ, khi nhiệm kỳ XIII của đảng bắt đầu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và hai Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Công an, Đại tướng  Tô Lâm đã cố gắng giảm thiểu hậu quả trong các phát biểu, nhưng họ đều biết rõ đe dọa tan hàng đã đứng trước mắt. Vấn đề còn lại là gần hay xa mà thôi. (03/2021) Phạm Trần Nguồn: https://huynhngocchenh.blogspot.com/2021/03/quan-oi-cong-cung-dien-bien.html  
......

Lợi ích nhóm hoành hành

  Đỗ Ngà     Thảm sát Đồng Tâm nó bắt nguồn từ việc chính quyền thu hồi đất của dân làm sân bay. Sau đó dự án sân bay bị hủy rồi đất thu hồi đó chuyển cho doanh nghiệp, mà cụ thể là Viettel. Vì việc giao đất đó mà xảy ra tranh chấp, khi xảy ra tranh chấp như vậy thì nhà nước lại vác súng đến nhà dân bóp cò để triệt phản kháng. Cướp đất sau đó giết người đều do bàn tay nhà nước làm, doanh nghiệp chỉ có việc nấp sau lưng nhà nước rồi an tâm làm dự án rồi chia lại lợi ích cho những lãnh đạo nhà nước ấy là xong. Sự phối hợp nhà nước – tư nhân rất hoàn hảo. Đất đai là chuyện muôn thuở, nó là nơi tạo ra dân oan khắp mọi miền đất nước.   Đến nay thì vụ án Đồng Tâm đã ngã ngũ, phần thua đã thuộc về nhân dân. Hiện giờ nhà nước dùng 2 chiêu bài để lấy đất dân nghèo với giá rẻ bèo giao cho doanh nghiệp thân hữu, đó là thu hồi đất xây đô thị hoặc thu hồi đất làm sân bay. Thu hồi đất làm đô thị thì Thủ Thiêm là vụ điển hình, còn thu hồi đất làm sân bay thì Đồng Tâm là vụ điển hình.   Được biết, hiện nay có hàng loạt địa phương như Hà Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Cao Bằng và Bắc Giang... đang có đề xuất làm sân bay. Chính vì đề xuất như thế này mà bà Phạm Chi Lan  đã phải lên tiếng cảnh báo rằng, sẽ tránh lãng phí nguồn lực, tốn nhiều tiền của, và sẽ kém hiệu quả.   Vâng! Tại Cam Ranh đã có sân bay từ lâu, vậy mà Ninh Thuận lại đòi có sân bay nữa thì bay kiểu gì? Cam ranh – Ninh Thuận có cự li chỉ có từ 50-60 km đường ô tô thì bay kiểu gì? Vô lý. Nếu xây là gây ra lãng phí kinh khủng. Tuy nhiên nếu nhìn ở khía cạnh khác là họ xin quy hoạch sân bay vì mục đích khác thì sao? Chẳng phải vụ thảm sát Đồng Tâm nó bắt nguồn từ quyết định thu hồi đất xây sân bay Miếu Môn sao? Rồi cuối cùng họ đã hủy dự án sân bay và lấy đất giao doanh nghiệp làm giàu. Nếu họ tính bài đó thì việc họ xin xây các sân bay cách nhau chỉ chừng 100 km cũng được. Vì mục đích của họ là lấy đất chứ có phải là làm sân bay thật đâu? Mà nếu có xây dựng sân bay thật đi nữa thì đất khu vực sân bay được chia chác cho “con cháu các cụ” chiếm hết như sân bay Long Thành.   Ngoài chuyện xin làm sân bay tràn lan thì hiện nay, có 3 thành phố là Bắc Ninh, Huế, Khánh Hòa dự tính tách ra làm thành phố trực thuộc trung ương. Mà như ta biết, khi thành phố được chấp nhận nâng cấp đô thị thì sẽ được trung ương rót kinh phí về để phục vụ công tác quy hoạch chứ? Mà đã có quy hoạch thì ắt có thu hồi đất. Đấy là điều mà chính quyền và doanh nghiệp thân hữu đang cần. Không cách làm giàu nào dễ cho bằng cách nấp sau những chính sách nhà nước để trục lợi. Và nhờ đó các sân sau sẽ ăn trên đầu trên cổ dân oan như Thủ Thiêm thôi. Quan chức sẽ giàu, bọn đầu nậu sân sau sẽ giàu, chỉ có dân nghèo là mất tất cả.   -Đỗ Ngà-   Tham khảo: https://dantri.com.vn/.../ba-pham-chi-lan-khong-the-moc... https://vietnambiz.vn/bac-ninh-thua-thien-hue-khanh-hoa...  
......

Chính biến thành Naypyidaw - Và Bài học phi chính trị hoá lực lượng vũ trang ở Việt Nam

Quân đội Miến Điện Phạm Minh Vũ   Đã có hơn 50 Dân thường bị giết chết và thậm chí có cả lãnh đạo đảng NLD (National League for Democracy) bị sát hại sau khi tướng lãnh quân đội Miến Điện đầu tháng hai vừa qua đã tiến hành cuộc đảo chính lên nắm quyền.   Cuộc xuống đường kéo dài hơn một tháng qua hội tụ đầy đủ mọi tầng lớp người Dân Miến Điện, cùng với nhiều sáng kiến mới mẽ trong cách thức biểu tình, đã làm cho quân đội Miến Điện rúng động, và quân đội điên cuồng nổ súng, xả hàng loạt đạn thật vào những người biểu tình ôn hoà, tay không tấc sắt, mong thực hiện lời dạy của Mao là “quyền lực sinh ra từ họng súng”.   Quân đội Miến Điện đã tiêu diệt nền Dân chủ mong manh, vừa mới ra đời non một thập kỷ bằng thứ sức mạnh bạo quyền.   Hàng triệu người Miến Điện thuộc mọi lứa tuổi và mọi thành phần xã hội xuống đường biểu tình, bất chấp bị đàn áp đẫm máu.Điều đó cũng nói lên rõ ý chí không muốn quay lại với chế độ quân phiệt của người dân Miến Điện hiện nay.   Cuộc xuống đường kéo dài hơn một tháng qua dù máu đã đổ, Kyal Sin một sinh viên đã hi sinh vì bị đạn bắn vào đầu, em nằm xuống cho đất nước của em được đứng lên. Và đó chưa phải là người cuối cùng nằm xuống.   Đây là ý chí người dân là cố gắng thoát khỏi những thòng lọng của những lãnh tụ độc tài đầy quyền lực, luôn dùng bạo lực như là giải pháp thuộc bản năng.   Việc sử dụng bạo lực của những tướng lãnh quân đội để dập tắt những làn sóng của mọi thành phần người dân Miến Điện đòi dân chủ là chống lại loài người, tàn ác, không thể dung thứ. Như lời Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan trong cuộc họp ASEAN mới đây thẳng thừng chỉ trích quân đội Miến Điện rằng: "Cầm súng bắn vào người dân nước mình là đỉnh cao nỗi ô nhục quốc gia".   Thật vậy, không có nỗi ô nhục nào bằng ô nhục cầm súng bắn thẳng vào đồng bào mình.   Ông Balakrishnan nói về điều đó như là một chân lý. Và nếu là chân lý, thì ta suy rộng ra quân đội nào mà bắn vào dân mình đều là tột đỉnh Ô nhục.   Hôm nay, tòa án Việt Nam xét xử phúc thẩm vụ án Đồng Tâm, nhà văn Nguyên Ngọc từng thốt lên là tội ác mà nhà cầm quyền Việt Nam gây ra ở Đồng Tâm thật trời không dung đất cũng không tha. Vì công an Việt Nam nổ súng sát hại một lão già 58 tuổi đảng, rồi tử hình 2 con trai cụ chỉ mục đích cướp miếng đất trị giá hàng tỷ đô ở Đồng Sênh.   Vậy chiếu theo chân lý Ông Balakrishnan nói ra, thì nhà cầm quyền Việt Nam do Nguyễn phú trọng cầm quyền gây ra ở Đồng Tâm cũng là tột đỉnh của sự ô nhục.   Rõ ràng việc nổ súng vào dân là một việc làm của một chế độ tàn bạo, lấy máu dân dựng nên chế độ. Duy trì quyền lực trên họng súng rõ ràng quân đội bị vòng xoáy quyền lực chính trị mê hoặc.   Ở các nước có nền Dân chủ mạnh mẽ, thì quân đội hay Lực lượng vũ trang (LLVT)chỉ giữ đúng vai trò bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân. Không bao giờ tham gia vào cuộc tắm máu dân.   Máu đã đổ ở Miến Điện, hay Đồng Tâm khi lực lượng vũ trang nghe theo lệnh cấp trên, điều đó là quân đội bị chính trị hoá. Nó tạo thứ chính trị bạo tàn vì lợi ích kẻ cầm quyền độc tài luôn đối nghịch với nhân dân.   Quân đội có súng ống, hay vũ khí hiện đại là để chống ngoại xâm, gìn giữ và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Những thứ vũ khí ấy cũng do từ máu và mồ hôi công sức của dân mà ra. Vì thế nó phải phục vụ tổ quốc và người dân, không phải là công cụ trung thành của bất kỳ đảng phái nào hoặc phe nhóm nào.   Không phải chỉ giữ quyền lực, Lực lương vũ trang ở Việt Nam bị nhiều lãnh đạo đảng lợi dụng cho việc đi cướp đất của dân tạo ra một đế chế dân oan mạnh nhất thế giới.   Nhìn qua Myanmar và rõ nhất ở Đồng Tâm, Việc phi chính trị hoá LLVT là cần thiết. Vì chế độ đảng phái chính trị nào cũng nhất thời, do con người điều hành, thì sai xót khi ra quyết sách là không thể tránh, vì vậy quân đội không thể trung thành với họ. Xét theo lịch sử, lãnh tụ độc tài nào cũng luôn rêu rao “còn đảng còn mình”.   Vì vậy, bài học ở Miến điện rút ra ở đây là để tránh một cuộc tắm máu đồng bào do quân đội gây ra trong tương lai, cách tốt nhất là chỉ trung thành với tổ quốc và nhân dân.   Không mệnh lệnh nào bằng mệnh lệnh của đại đa số Nhân dân. Quân đội Việt Nam hãy đứng vê nhân dân trước khi không thể...
......

Đánh dấu 39 năm Ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa (8/3/1982 - 8/3/2021)

Ảnh : Tướng Hoàng Cơ Minh hướng dẫn các thành viên Mặt Trận tại vùng rừng núi Đông Dương, trong dịp lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị 8/3/1982. Ảnh: Tư liệu Đảng Việt Tân Lý Thái Hùng Cách đây 39 năm, trong lúc cả nước chìm đắm trong gông cùm bạo tàn của chế độ độc tài Cộng Sản, hàng triệu người tìm cách vượt biên, vượt biển ra nước ngoài tìm tự do, thì một số người yêu nước từ hải ngoại đã tìm cách trở về để bắt tay với những lực lượng kháng cự tại quốc nội, dựng lại ngọn cờ Chính Nghĩa sau cuộc chính biến Tháng Tư, 1975. Đánh dấu của sự trở về này chính là buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân vào ngày mồng 8 tháng Ba, 1982, nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc dưới sự cai trị của đảng CSVN. Tại miền Nam, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đày ải nơi các trại tù khổ sai chung thân dưới mỹ từ “Trại tập trung cải tạo.” Hàng trăm ngàn gia đình thân nhân của các quân cán chính này đã bị lưu đày đến những vùng rừng sâu nước độc dưới mỹ từ xây dựng “Khu kinh tế mới.” Nền kinh tế trù phú miền Nam hoàn toàn bị phá hủy dưới chủ trương “đánh tư sản mại bản.” Tại miền Bắc, cuộc chiến tranh biên giới do Đặng Tiểu Bình phát động dưới cái gọi là “dạy cho đàn em CSVN một bài học,” đã huy động gần nửa triệu Hồng quân và súng đạn, tổng công kích 6 tỉnh miền Bắc vào đầu năm 1979, đã không chỉ khiến cho hàng vạn người bị hy sinh, hạ tầng cơ sở bị phá hoại nặng nề, mà còn làm cho hàng triệu người dân miền Bắc sống điêu đứng trong nhiều năm dài. Những thảm cảnh không bút mực nào tả xiết này đã hoàn toàn bị bưng bít bằng bức màn sắt của chế độ, bao trùm lên toàn thể đất nước từ 1975 đến 1987, khi chế độ buộc phải mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài để cứu nguy nền kinh tế phá sản. Người Việt Nam lúc đó bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, đè nghẹt dưới gọng kềm chuyên chính, cảm nhận đất nước đang từng ngày biến thành địa ngục trần gian. Chính trong bối cảnh vô vọng đó của dân tộc, và trước sự thờ ơ của thế giới coi số phận Việt Nam như đã an bài, người Việt Nam đã không đầu hàng nghịch cảnh mà cương quyết vùng lên tìm đường cứu nước. Tại buổi lễ trong vùng rừng núi Đông Dương, Tướng Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận đã tuyên xưng chính nghĩa của dân tộc: “Những nguyện vọng nhỏ bé nhất của người dân như cơm đủ ăn, áo đủ mặc, sống cảnh gia đình đoàn viên cũng không còn có thể thực hiện được… Nguy hại hơn nữa, CSVN đã đưa Tổ Quốc chúng ta vào vòng thống trị của đế quốc, đem quân khống chế Lào, xâm chiếm Kampuchia… Vì sự sống còn của dân tộc, vì khát vọng tự do và hòa bình, dân tộc Việt Nam quyết tâm hy sinh và chiến đấu… Trong bầu không khí phấn khởi của Mùa Xuân Khởi Nghĩa, trong niềm căm phẫn tột độ của toàn dân, với tinh thần “Quyết tâm giải phóng Việt Nam,” Mặt Trận công bố Cương Lĩnh Chính Trị để hướng dẫn toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng Quê Hương.” Châm ngôn của Mặt Trận là: “Lấy chính nghĩa để huy động toàn dân. Lấy chính nghĩa để khuất phục kẻ thù. Lấy chính nghĩa để tranh thủ thế giới.” Vì thế ngày 8 tháng Ba, Mặt Trận đã tuyên xưng đây là ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa. XEM THÊM: Bối cảnh xuất hiện “Ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa 8/3/1982” https://viettan.org/boi-canh-xuat-hien-ngay-dung-co.../ Người Việt Nam đã không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của một cá nhân hay dòng họ như thời quân chủ xa xưa. Người Việt Nam cũng không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp, của một đảng độc tôn. Chính nghĩa đấu tranh của người Việt Nam vào thập niên 80 là ở chỗ chiến đấu để giành lấy độc lập và tự do, vì quyền lợi tối thượng của đất nước và vì lẽ sống còn của toàn dân đang bị thiểu số độc tài áp bức. XEM THÊM: Những quan niệm nền tảng của Đảng Việt Tân https://viettan.org/.../phan-hai-nhung-quan-niem-nen-tang/ Nhưng có chính nghĩa không chưa đủ, chúng ta còn phải quảng bá và phát huy chính nghĩa đó bằng những quan niệm và hành động thực tiễn. Hành động thực tiễn biểu hiện qua tinh thần chiến đấu trường kỳ, không chấp nhận thỏa hiệp hay nhượng bộ đối phương cho đến ngày chế độ độc tài hoàn toàn sụp đổ, và đất nước có cơ hội canh tân, xây dựng một nền dân chủ vững chắc, tự do, văn minh và nhân bản. Hành động thực tiễn còn biểu hiện tinh thần sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ấm êm tại hải ngoại, để đồng cam cộng khổ với quốc nội trong từng nỗ lực xây dựng tiềm lực đấu tranh lâu dài. Với tinh thần đó, những thành viên của Mặt Trận, đã nối tiếp nhau xây dựng hành lang phục quốc từ những ngày đầu thành lập khu chiến gian lao với hai bàn tay trắng, tới con đường Đông Tiến hào hùng với những chuyến nhập nội đầy hiểm nguy, trắc trở – bằng chính xương máu và tài lực của mình, dựa trên những quan niệm thực tiễn làm kim chỉ nam hành động: Lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí và đứng trên lập trường dân tộc để đấu tranh toàn diện. Trong chiến lược “Toàn Dân Toàn Diện,” Mặt Trận kêu gọi sự tham gia của mọi thành phần dân tộc, và tấn công chế độ trên mọi bình diện, mọi phương tiện, với phương châm “tiết kiệm xương máu của toàn dân và bảo tồn tài nguyên của đất nước,” nhằm tiến tới một cuộc “vùng dậy của toàn dân” để chấm dứt chế độ độc tài. Với chủ trương “Lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí,” Mặt Trận cũng đã kêu gọi anh em thuộc “hàng ngũ bên kia” quay trở về phục vụ dân tộc thay vì chủ nghĩa “Cộng sản quốc tế.” 39 năm trước, Mặt Trận không chủ trương mở một cuộc chiến tranh mới mà là tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng. Nếu sức mạnh của chiến tranh đến từ nòng súng, đến từ đại pháo xe tăng thì sức mạnh chính yếu của đấu tranh giải phóng đến từ con tim, đến từ quyết tâm của con người. Chính những quyết tâm này, chúng ta đã cùng nhau thắp sáng ngọn lửa tự do và liên tục trao đến tay nhiều thế hệ, kể cả những người từng ở bên này hay bên kia chiến tuyến trước năm 1975. Lúc đó vẫn có một số người nghi ngờ về chủ trương này, liệu có thể đạt được mục tiêu giải phóng đất nước sau những bàng hoàng về sự sụp đổ của miền Nam trong lúc có hơn 1 triệu quân trong tay? Nhưng đến ngày hôm nay, chúng ta càng thấy rõ, như lời tâm huyết của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, đã từng chia sẻ với đồng bào: “Chúng ta không chủ trương chiến đấu đơn độc, nhưng không ngại chiến đấu một mình. Chúng ta luôn lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Không nước nào giúp chúng ta mà không vì quyền lợi của chính họ. Hãy vận động sự hỗ trợ của thế giới trên căn bản tương quan quyền lợi. Có những vấn đề Việt Nam mà người Việt Nam phải giải quyết. Có những vấn đề Việt Nam của thế giới mà thế giới phải chung tay giải quyết. Không ai thương dân tộc Việt Nam bằng chính người Việt Nam.” Do đó, muốn Việt Nam có tự do và dân chủ thật sự, chính người Việt Nam hơn lúc nào hết phải cùng nhau góp phần đấu tranh bằng hết tấm lòng, khả năng và trí tuệ của mỗi người. Nhìn lại 39 năm ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa, mặc dù cuộc đấu tranh chưa thành tựu và còn rất nhiều chông gai phía trước, nhưng chúng ta vững tin là sớm muộn gì chế độ độc tài cộng sản cũng phải cáo chung, với những chỉ dấu rõ rệt trong hiện tình đất nước: Thứ nhất, lòng dân đã chán ngán và nhìn thấy rõ là đảng CSVN không có khả năng mang lại đời sống tự do và hạnh phúc thực sự cho toàn dân. Những chính sách cải cách kinh tế nửa vời, dè chừng, tuy có mang lại một số thay đổi, nhưng về căn bản, đất nước và xã hội Việt Nam đã không phát triển lành mạnh theo đúng tiềm năng của dân tộc. Chính bộ máy độc tài của đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến Việt Nam thành một xứ tư bản hoang dã, cạnh tranh theo quy luật “mạnh được yếu thua.” Thứ hai, đảng CSVN thực chất là một tập đoàn mafia với các phe nhóm “cộng sinh” theo quy luật “dựa vào nhau để tồn tại, dè chừng nhau để thủ thân, đấu đá nhau để thủ lợi.” Dưới chiêu bài “đốt lò,” phe Nguyễn Phú Trọng đang đào xới những vụ án tham ô liên hệ đến cán bộ của những phe nhóm khác để triệt hạ con đường thăng tiến của một số cán bộ hầu giữ chặt quyền lực đảng và nhà nước vào trong tay phe nhóm mình. Sự kiện Nguyễn Phú Trọng dù tuổi cao và sức khoẻ suy yếu những vẫn cố bám chặt ghế tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong đại hội XIII cho thấy là Nguyễn Phú Trọng đi theo đường mòn Tập Cận Bình để thao túng tất cả. Thứ ba, người dân đã không còn quá sợ hãi bộ máy trấn áp của chế độ. Người dân đã biết cách khai thác những biện pháp cải tổ nửa vời và dùng mạng xã hội để tạo những áp lực thay đổi hoặc đẩy bộ máy hành chánh rơi vào tình thế lúng túng đối phó trong nhiều trường hợp. Nhờ vậy mà ngày hôm nay, không gian hoạt động của các đoàn thể xã hội dân sự đã mở rộng trên nhiều lãnh vực và người dân tự liên kết nhau để chống lại những thủ đoạn trấn áp của an ninh, nhằm phát triển tiềm lực trong quần chúng. Tóm lại, gần 4 thập niên sau ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa chưa phải là thời gian quá dài trong dòng lịch sử dân tộc, nhưng đủ cho phong trào dân chủ Việt Nam bắt rễ để chuẩn bị cho thế trận mới trong ngày toàn dân tổng phản công toàn diện, bằng chính sức mạnh của người Việt Nam trong và ngoài nước. Thông điệp nhân bản, xây dựng và chủ trương thực tiễn của Mặt Trận phát xuất từ tấm lòng trong sáng của những người Việt Nam yêu nước, đầy nhiệt tình và can đảm – dù đã hy sinh hay vẫn còn kiên trì chiến đấu, đã thắp sáng ngọn lửa chính nghĩa của dân tộc qua nhiều thế hệ, và đang góp phần xiển dương dòng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lý Thái Hùng https://viettan.org/danh-dau-39-nam-ngay-dung-co-chinh.../  
......

Giải mã vụ Đồng Tâm (Phần 5-6)

  Hoàng Xuân Phú|   5. Thông điệp Đồng Tâm?   Tấn công vào Đồng Tâm, tra tấn và giết hại cụ Kình hết sức dã man, đồng thời thiêu cháy ba sĩ quan cảnh sát, rồi gán tội giết người cho sáu người dân Đồng Tâm, kéo theo hai án tử hình, một án chung thân... Tại sao phải hành xử như vậy? Nhằm phát đi thông điệp gì? Điều đó thì chỉ tác giả kịch bản và đạo diễn mới biết rõ. Nhưng họ không nói ra, và có lẽ đến lúc trút hơi thở cuối cùng cũng không thể nói ra, vì sự thật quá tệ hại. Thành thử, muôn dân chỉ có thể suy đoán. Nhiều người bứt rứt với câu hỏi: Mấy chục hecta đất ở nơi xa vắng ấy có đáng để hành xử như vậy hay không? Không. Mấy chục, chứ mấy trăm hecta cũng không. Vì thế, nếu chỉ quanh quẩn trong phạm vi mấy chục hecta đất đai tranh chấp, thì sẽ không thể lý giải nổi thảm kịch Đồng Tâm.   5.1. Tâm tư thượng giới? Để hiểu phần nào cội nguồn của tội ác Đồng Tâm, hãy lùi ba mươi năm, trở lại những năm tháng chấn động địa cầu, bởi sự sụp đổ đồng loạt của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Ngày ấy, nền chuyên chính hà khắc nhân danh vô sản bỗng trở nên bất lực, khi nhân dân đứng lên lựa chọn chế độ phi cộng sản. Lực lượng vũ trang khổng lồ tỏ ra vô dụng, sau nửa thế kỷ được chăm bẵm, biệt đãi để bảo vệ chế độ. Ở Romania, súng có nổ theo kỳ vọng, nhưng chẳng cứu vãn nổi tình hình, mà chỉ làm cho kết cục của vợ chồng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Romania Nicolae Ceaușescu thêm thê thảm. Ở Moskva, cuộc chính biến trong ba ngày 19-21/8/1991 nhằm cứu vãn chế độ cộng sản ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết thất bại, khi phần lớn lực lượng vũ trang được điều động không tuân lệnh cấp trên, mà lại đứng về phía những người biểu tình. Kể từ đó, giới cầm quyền ở các nước cộng sản còn sót lại thấp thỏm lo âu, sợ đến lượt mình. Vậy là gấp gáp đua nhau vơ vét, từ tài sản mang danh sở hữu toàn dân và tài sản riêng của muôn dân. Đồng thời siết chặt chuyên chính, trấn áp từ xa mọi mầm mống có thể kích hoạt quá trình sụp đổ của chế độ.   Ăn cắp vặt lẻ tẻ trở thành cao trào tham nhũng và cướp bóc có tổ chức. Càng lên cao quy mô tham nhũng càng cao. Khi nhân sự các cấp được xác định bởi đa số phiếu bầu, mà những kẻ tham nhũng ngút trời, ai ai cũng biết, vẫn được bầu vào những vị trí siêu cao, thì chứng tỏ đa số có quyền tham gia bỏ phiếu thuộc thể loại nào. Trong quần thể ấy, chống tham nhũng hay được tận dụng như một phương tiện để thanh trừng đối phương và phân chia lại thị phần tham nhũng. Khi tham nhũng đã trở thành bản chất của chế độ, thì chống tham nhũng (ngoài khuôn khổ của chiến dịch "nhổ cỏ lạ") có thể bị quy kết là chống chế độ. Do đó, có thể nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng.   Vì không đánh giá đúng thực tế trần trụi ấy, cụ Kình nhầm tưởng sẽ an toàn, khi viện dẫn ý ngọc lời vàng của đấng tối cao để giương cao ngọn cờ chống tham nhũng. Tiếc thay, cụ cả tin nhầm thời, như đã từng tâm sự với cháu dâu Nguyễn Thị Duyên. Rằng "bác Trọng chống tham nhũng giỏi, sẽ để mắt đến vụ án dân Đồng Tâm chống tham nhũng". Rằng "họ không thể nào làm trái luật pháp, lương tâm và sự thật". Rằng "con yên tâm, cứ tin vào luật pháp Việt Nam và bộ máy nhà nước này". Và rằng "ông tin vẫn còn những cá nhân cấp cao tôn trọng sự thật". Đó là nhầm lẫn chết người. Vâng, chết người theo đúng nghĩa đen. Vì cụ Kình đã bị giết, bởi đồng chí đồng đảng mà cụ đã gửi trọn niềm tin. Thế lực cầm quyền thừa biết, nhóm nông dân Đồng Tâm chẳng dám, mà cho dù có dám thì cũng chẳng đủ sức để chống phá chế độ. Song nhóm thảo dân lại phạm phải ba điều tối kỵ, mà đấng cầm quyền không thể dung tha. Thứ nhất là hành động có tổ chức và mang bóng dáng của phong trào quần chúng, gắn bó xung quanh cụ Lê Đình Kình. Thứ hai là cả gan khống chế lực lượng vũ trang, lôi kéo các tay súng của đảng buông súng. Thứ ba là buộc Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, người đứng đầu chính quyền Thủ đô Hà Nội, phải cúi đầu ký cam kết. Mấy hành động ấy không chỉ bị coi là thách thức chính quyền và là nỗi nhục không thể nuốt trôi, mà còn bị nhìn nhận là mầm mống chống đối dễ lây lan. Thêm vào đó, những lời ngợi ca và cổ vũ của dư luận bốn phương như đổ thêm dầu vào lửa, có thể gia tăng hưng phấn và ngộ nhận trên đất Đồng Tâm, nhưng đồng thời cũng khuếch đại nỗi căm giận và lo sợ của đấng cầm quyền. Vì vậy họ đã ra tay, đương nhiên không nhằm giải quyết tranh chấp mấy chục hecta đất đai, mà để trả thù và dập lửa từ xa, để đám lửa Đồng Tâm không trở thành tiền lệ, cháy lan ra muôn nơi.   Để hiểu hơn nỗi lo dày vò nơi thượng giới, hãy quan sát lễ xuất quân bảo vệ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Khi đó, 15 ngày trước lúc Đại hội khai mạc, 6.000 người, thiết giáp BTR-60 PB, RAM 2000 MKIII cùng nhiều loại vũ khí tối tân đã rầm rộ xuất quân. Đại hội đảng của cái đảng độc nhất, lại luôn miệng quả quyết rằng "ý đảng hợp lòng dân" và "được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ". Vậy thì hà cớ gì mà phải huy động lực lượng đến mức ấy để bảo vệ "nhiều vòng, nhiều lớp"? Nếu chỉ là biện pháp thận trọng, thì cứ việc tiến hành kín đáo, tại sao phải phô trương đến như thế?   Chưa hết, lại còn hạn chế xe tải, xe khách trên các tuyến đường hướng về Hà Nội, suốt từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối tất cả các ngày diễn ra Đại hội XIII, mặc dù trong thời gian ấy tất thảy 1.587 đại biểu tham dự Đại hội đã yên vị ở trung tâm Thành phố Hà Nội, chứ chẳng còn ai lang thang trên các ngả đường dẫn về Thủ đô. Vậy tại sao lại phải hạn chế giao thông đến tận những vùng xa xôi, cách nơi tổ chức Đại hội đến gần 50 km, như Vực Vòng, Đồng Văn (Hà Nam)? Kết quả là phơi bày nỗi sợ, hơn là biểu dương lực lượng. Mà biểu dương lực lượng cũng nhằm kìm nén nỗi sợ mà thôi. Sợ ai? Hiển nhiên, những loại vũ khí tối tân được huy động, như thiết giáp BTR-60 PB và RAM 2000 MKIII, không phải để "đón" dân oan khiếu kiện, hay "tiếp" mấy vị bất đồng chính kiến...   Hãy đọc Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ công an, quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ. Theo Điều 4 Khoản 1 của Thông tư ấy, thì "công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" cũng "được xem xét trang bị… súng chống tăng, … súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân…". Đương nhiên, không phải để đánh giặc ngoại xâm, vì nhiệm vụ quốc phòng thuộc phạm vi trách nhiệm của Quân đội. Thử hỏi, súng chống tăng, tên lửa chống tăng và súng máy phòng không của lực lượng "công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" sẽ nhắm vào đối tượng nào, trong một đất nước mà chỉ có Quân đội mới có xe tăng và máy bay chiến đấu? Một khi đã lo xa, chuẩn bị đối đầu với cả nguy cơ quân ta tấn công quân mình, thì tất nhiên thế lực cầm quyền không thể bỏ qua biến cố Đồng Tâm. Thật ra, nếu thực tâm mong muốn, thì chính quyền có thể dễ dàng giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm một cách êm thấm. Song ngược lại, sự cố đã được duy trì và kích động gia tăng, để tận dụng nó như một cơ hội hiếm có. Cơ hội để biểu dương sức mạnh của bạo lực chuyên chính, nhằm dằn mặt toàn dân. Cơ hội để thực tập tấn công trấn áp người dân trên quy mô lớn. Vâng, không còn giả vờ diễn như diễn tập, mà tất cả đều hết sức thực khi thực tập. Tấn công thực, đàn áp thực, bắt bớ thực, và giết người cũng thực.   Nếu chỉ muốn trấn áp và bắt bớ ba chục người dân Đồng Tâm, thì chỉ cần điều động vài trăm cảnh sát cơ động đã là quá đủ. Nhưng lại huy động hàng nghìn cảnh sát, hẳn là để thực tập chỉ huy và hiệp đồng tác chiến trên qui mô lớn. Đặc biệt, cuộc thực tập Đồng Tâm là cơ hội để kiểm nghiệm, xem lực lượng "còn đảng còn mình" có triệt để chấp hành mệnh lệnh một cách vô điều kiện hay không, nhất là khi nhận lệnh giết dân và giết cả đồng đội.   Ngày xưa, đầu của quan coi lương Vương Hậu bị Tào Tháo mượn để tránh lòng quân sinh biến. Ngày nay, đầu của đảng viên cộng sản Lê Đình Kình cũng bị mượn để ngăn lòng dân ai oán. Giống nhau ở chỗ, cả hai đều vô tội. Nhưng khác nhau ở chỗ, trước khi bị giết Vương Hậu còn được Tào Tháo thuyết phục một cách trung thực, rằng "Ta muốn mượn cái đầu ngươi để dẹp yên lòng quân", và "Ta cũng biết ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì lòng quân sinh biến, sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta nuôi cho, ngươi đừng lo." Với cụ Kình thì hoàn toàn ngược lại, trước khi bị giết còn bị đồng chí xỉ vả, tra tấn, và chết rồi còn bị bồi thêm hai án tử hình, một án chung thân và 112 năm tù dành cho con cháu, người thân. Âu cũng thể hiện thứ đạo đức đặc trưng, từng giáng họa lên bao đồng bào, đồng chí thời Cải cách ruộng đất 1954, nay được đám đồng chí đồng đảng học tập và làm theo phát huy gấp bội. Vẫn chưa đủ, ba mạng cảnh sát cũng bị hy sinh, để biện hộ cho việc giết hại cụ Kình và lý giải các hình thức chuyên chế sẽ được triển khai trong tương lai. Bốn mạng người chỉ là giá khởi điểm, một khi đã quyết "Bằng bất cứ giá nào phải giữ cho được an ninh chính trị, trật tự xã hội”, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương vào sáng ngày 21 tháng 9 năm 2020. Tất nhiên, cần phải hiểu, cái muốn giữ không phải là giá trị phổ cập của thế giới văn minh, mà chỉ "giữ cho được" thứ "an ninh" và "trật tự xã hội" theo khẩu vị riêng của đấng cầm quyền sở tại.   5.2. Thông điệp bất chấp   Từ cách xử lý vụ Đồng Tâm toát ra thông điệp: Nếu dám làm trái ý đấng cầm quyền, cho dù hành động hợp pháp và chính đáng đến đâu đi nữa, thì cũng bị thẳng tay trừng trị. Và khi ra tay, thế lực cầm quyền bất chấp tất cả. Bất chấp đạo lý. Bất chấp lẽ phải. Bất chấp sự thật. Bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật của chính Nhà nước này.   Lãnh đạo Bộ công an đã bất chấp sự thật khi thông báo về cuộc tấn công vào Đồng Tâm. Cơ quan cảnh sát điều tra đã bất chấp sự thật khi tung ra Kết luận điều tra hoàn toàn sai trái. Viện kiểm sát và Tòa án đã bất chấp sự thật khi bê đống bịa đặt từ Kết luận điều tra vào Cáo trạng và Bản án. Nhiều tình tiết vu khống, bịa đặt đã bị vạch trần. Còn vô số tình tiết sai trái khác chưa bị động tới. Nhưng ở đây, ta chỉ bổ sung thêm một ví dụ hết sức đơn giản, để minh họa cho mức độ sai trái tràn lan của các thông tin được nhồi nhét vào Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án.   Về kích thước phòng khách nhà cụ Lê Đình Kình, Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra viết tại trang 23: "Phòng khách có kích thước (4,5 x 7 x 2)m" (xem nửa trên Ảnh 5.1). Thử hỏi, có phòng khách nào chỉ cao 2 mét hay không? Vậy mà thông tin ấy lại được viết vào Kết luận điều tra, rồi được các thể loại cấp trên kiểm duyệt và phê duyệt. Những tưởng sản phẩm trí tuệ tầm ấy chỉ có đất dung thân ở Bộ công an, ai dè cũng được Viện kiểm sát trân trọng kết nạp. Thật vậy, Cáo trạng viết tại trang 21: "Phòng khách có kích thước (4,5x7x2)m" (xem nửa dưới Ảnh 5.1). Chẳng phải vì lười nên copy & paste, rồi kéo theo cả lỗi, mà đã cần cù đánh máy lại văn bản và sửa đổi những chỗ mà họ không ưng. Cụ thể, trong câu ấy, họ đã bỏ đi khoảng trống ở hai bên dấu nhân, song vẫn giữ lại kích thước của chiều thứ ba là 2 mét. Giả sử, nếu phòng khách nhà cụ Kình đã bị họ phá tan tành, thì bịa tùy ý đã đành. Đằng này, căn phòng ấy vẫn còn đó, với kích thước nền là 4,55 x 7,25 và chiều cao là 3,67 mét, nhưng họ vẫn thản nhiên viết là 2 mét.   Ảnh 5.1: Kích thước phòng khách nhà cụ Lê Đình Kình trong Kết luận điều tra và Cáo trạng.   Một thông tin đơn giản về một căn phòng đang tồn tại, không cần phải viết ra và nếu viết thì không cần phải viết sai, mà vẫn viết và vẫn sai như thế, thì đương nhiên, để vu khống người dân và bào chữa cho tội ác Đồng Tâm, họ chẳng thèm kiềm chế khi bịa đặt về các diễn biến đã qua. Vậy nên bất chấp sự thật, bịa ra chuyện cụ Lê Đình Kình dùng dao phóng lợn và cầm lựu đạn để tấn công cảnh sát. Và bịa ra chuyện ông Lê Đình Chức, giữa vòng vây cảnh sát vẫn điềm nhiên dùng dao phóng lợn chọc xuống cửa sổ, khiến ba sĩ quan cảnh sát cùng rơi xuống hố kỹ thuật, rồi thong thả đổ xăng xuống đó để thiêu...   Nếu tư duy một cách đơn giản, thì chẳng đáng ngạc nhiên, khi họ thể hiện truyền thống vu khống bịa đặt. Song vẫn băn khoăn với câu hỏi: Tại sao lại bịa đặt quá ngớ ngẩn như thế? Nếu chỉ do một đám thiểu năng tùy tiện nhào nặn thì đi một nhẽ. Đằng này, còn mấy tầng biên tập và phê duyệt, ít nhất lên đến lãnh đạo cấp Bộ. Chẳng lẽ cái công nghệ tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình xây dựng đảng đã ngu hóa bộ máy cầm quyền đến mức ấy rồi sao? Phải chăng vì thế mà càng bịa càng ngu, càng ngu càng bịa? Thật xót cho muôn dân, phải tốn tiền nộp thuế, để nuôi bộ máy cầm quyền án ngữ bởi những não trạng tệ hại như vậy. Không chỉ hại cơm, mà còn hại dân, hại nước...   Nhưng nếu tư duy một cách cảnh giác, thì cần đặt thêm câu hỏi: Phải chăng, họ cố tình bịa đặt ngớ ngẩn đến mức cả những người ngu ngơ cũng có thể nhận ra, nhằm gửi đến toàn dân thông điệp, rằng họ bất chấp cả sự thật?   Sự thật là thứ có thể diễn ra ngoài ý muốn của thế lực cầm quyền, nên có thể biện bạch, rằng bất đắc dĩ mới đành phải bất chấp. Nhưng tại sao lại bất chấp cả Hiến pháp và pháp luật, là thứ do chính họ đặt ra và có thể ban hành như ý? Chẳng phải đến vụ Đồng Tâm mới bất chấp pháp luật, mà đã bất chấp từ lâu. (Ví dụ điển hình là ngang ngược chà đạp lên quyền biểu tình của công dân suốt mấy chục năm qua, mặc dù quyền ấy đã được hiến định trong tất cả các Hiến pháp của chế độ này.) Song phận dân đen thì chẳng biết bấu víu vào đâu ngoài pháp luật. Thành thử, người dân vẫn viện dẫn pháp luật để kêu oan, tố cáo quan tham và đòi công lý. Tiếc thay, đối với giới cầm quyền thì thái độ cứng đầu đó hay bị đồng nghĩa với việc lợi dụng Hiến pháp và pháp luật để phá rối "an ninh chính trị và trật tự xã hội". Phải chăng, chính vì vậy mà trong vụ Đồng Tâm, họ đã cố tình hành xử hết sức thô bạo, bất chấp Hiến pháp và pháp luật, nhằm dạy toàn dân bài học: Hiến pháp và pháp luật chỉ là công cụ để bề trên cai trị thần dân, nên đừng ngây thơ tưởng đó là thứ có thể dùng để trói buộc đấng cầm quyền.   Diễn ra trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng có tác dụng tương tự đối với nội bộ đảng cầm quyền. Đó là răn đe đối phương và nhắn nhủ tới toàn đảng: Điều lệ đảng chỉ là công cụ để cấp trên khống chế cấp dưới, nên đừng ngây ngô viện dẫn điều cấm trong Điều lệ đảng để cản trở kế hoạch quyền lực của đấng tối cao. Xét từ góc độ này, phải chăng vụ Đồng Tâm cũng góp phần chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII? Trên thực tế, Đại hội XIII đã nhất trí "không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành". Tức là vẫn giữ nguyên cả Điều 17 của Điều lệ, trong đó quy định "Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp." Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vẫn bầu ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ thứ ba.   Về lý mà nói, điều lệ đảng là văn bản pháp lý tối cao của mọi đảng chính trị, mà tất cả các tổ chức và các đảng viên của đảng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành. Lãnh đạo cấp càng cao thì càng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của điều lệ đảng, đặc biệt là những quy định dành riêng cho các vị trí lãnh đạo, bao gồm cả quy định về nhiệm kỳ của Tổng bí thư. Đây là một đặc điểm nhận dạng cơ bản, để phân biệt một đảng chính trị đích thực với một băng đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tại Điều 48: "Chỉ Đại hội đại biểu toàn quốc mới có quyền sửa đổi Điều lệ Đảng." Hiển nhiên, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền và chỉ có quyền quyết định sửa đổi hay không sửa đổi Điều lệ đảng, chứ Đại hội không hề có quyền quyết định vi phạm hay cho phép ai đó vi phạm Điều lệ đảng. Đó là tư duy pháp lý sơ đẳng, mà mọi người trưởng thành với đầu óc khỏe mạnh đều phải hiểu. Vì thế, khi Đại hội XIII đã quyết định "không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành", thì bản thân Đại hội XIII và cả cái Ban Chấp hành Trung ương do nó bầu ra cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ hiện hành, tất nhiên cả Điều 17, Khoản 1.   Vậy mà, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII lại vi phạm Điều lệ đảng để hiện thực hóa kế hoạch nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư. Hơn nữa, cả Đại hội XIII cũng chấp nhận như vậy.   Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định không mệt mỏi, rằng "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay." Vậy còn đảng của ông thì thế nào? Tuy chẳng nói ra, nhưng chính bản thân Tổng bí thư cùng Đại hội XIII do ông đạo diễn (và cũng diễn ra như ý) đã phơi bày một thực tế trần trụi, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ mất tính đảng, mất tính chiến đấu như ngày nay.   Bài học đọng lại là: Điều lệ đảng, vốn được coi là thiêng liêng, mà dàn lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam còn thản nhiên chà đạp như thế, thì đừng quá ngạc nhiên khi họ chà đạp gấp bội lên Hiến pháp và pháp luật của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   6. Ta phải làm gì?   Khi "chiến công đặc biệt" đã diễn ra như trình bày trong phần 4, thì các bị cáo Đồng Tâm chẳng hề liên can đến cái chết của ba sĩ quan cảnh sát. Nếu bị cáo khai nhận hành vi giết người nào đó, thì là do bị ép cung. Dấu hiệu ép cung thô bạo đã quá rõ ràng, mà Tòa án vẫn bám vào kết quả ép cung để kết án, thì là đồng lõa ép cung để chà đạp công lý. Do đó, việc Tòa án tuyên bố sáu bị cáo Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến và Nguyễn Văn Tuyển phạm tội giết người là cố tình kết án oan sai. Tất nhiên, ai cũng hiểu, trong những phiên xét xử kiểu này, thẩm phán chỉ là diễn viên đóng thế mà thôi.   Bản án số 355/2020/HS-ST có đoạn (trang 43):   "Hành vi của bị cáo Lê Đình Chức là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết 03 người đang thi hành công vụ, thể hiện tính côn đồ, tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo, nên cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất của khung hình phạt, loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung."   Càng tin Lê Đình Chức không giết ba cảnh sát, thì càng rùng mình trước phán quyết "tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo", nên phải "loại bỏ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội". Phải chăng, chính tác giả đích thực của Bản án mới phù hợp với phán quyết ấy? Chẳng lẽ, chỉ vì mục đích "răn đe" và "phòng ngừa", mà họ hành động "tàn ác, mất nhân tính" đến như vậy hay sao? Liệu bản thân họ có "còn khả năng cải tạo" nữa hay không?   Sau phán xử sơ thẩm oan sai, mọi người chỉ còn cách trông chờ vào phiên tòa phúc thẩm. Nhưng ngày 6/11/2020, tức là 53 ngày sau khi kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã long trọng tuyên bố trước Quốc hội: "Chưa phát hiện kết án oan người vô tội." Tức là, ông ta cho rằng phiên xét xử sơ thẩm vụ án Đồng Tâm cũng không hề "kết án oan người vô tội". Nếu thế thì tương tự như vụ án Hồ Duy Hải, hạ màn phúc thẩm hay giám đốc thẩm cũng y án sơ thẩm mà thôi.   Có điều, dù y án, nhưng có lẽ sẽ không dám thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Bởi thế lực cầm quyền biết rõ, ai mới là kẻ giết chết ba sĩ quan cảnh sát Nguyễn Huy Thịnh, Dương Đức Hoàng Quân và Phạm Công Huy. Vì vậy, cũng biết rằng, nếu bất chấp sự thật mà thi hành án tử hình đối với Lê Đình Chức và Lê Đình Công vì tội giết ba cảnh sát, thì cũng khởi động cả bản án kết liễu chế độ, đồng thời kết liễu cả tương lai của bản thân và gia đình mình.   Vậy nên làm gì bây giờ? Thuyết phục đạo lý với thế lực bất chấp đạo lý ư? Hay chỉ ra lẽ phải với thế lực bất chấp lẽ phải? Hay vạch trần sự thật với thế lực bất chấp sự thật? Hay tranh luận pháp luật với thế lực bất chấp pháp luật? Hay tuyên bố phản đối thế lực bất chấp tất cả? Làm như vậy phỏng có ích gì không?   Chắc hẳn trong bộ máy cầm quyền vẫn tồn tại những người không bất chấp tất cả, có lương tri đủ tầm để không thể chấp nhận tội ác Đồng Tâm. Nhưng tại sao họ không lên tiếng phản đối tội ác? Vì không đủ bản lĩnh? Hay vì vị thế không đủ cao, nên có lên tiếng cũng vô ích, giống như lấy trứng chọi đá mà thôi? Hay đơn giản vì chưa biết sự thật?   Tôi đã viết hai bài "Tội ác Đồng Tâm" và "Viết thêm về tội ác Đồng Tâm" để minh oan cho cụ Lê Đình Kình và các bị cáo Đồng Tâm, đồng thời giúp thế lực cầm quyền nhận ra, kịch bản tệ hại đã bị lộ tẩy, để sớm dừng chân, tránh dấn bước phạm thêm sai lầm. Có người trách tôi: "Tại sao lại công bố hai bài ấy trước khi xử án, để chúng nó có cơ hội biến báo?" Tôi đã tính đến nguy cơ ấy, và đã lưỡng lự vì nó. Nhưng rồi vẫn quyết định công bố hai bài ấy rất sớm, hơn nửa năm trước phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ Đồng Tâm. Vì đã biết quá rõ căn bệnh cố hữu của bộ máy cầm quyền lâu nay trên đất nước Việt Nam thấm đẫm đau thương, là mỗi khi phạm phải sai lầm thì thường chẳng chịu dừng lại để thừa nhận sai lầm, mà càng dấn tới để tỏ ra mình vẫn đúng. Cho nên, nếu muốn giúp các nạn nhân Đồng Tâm, thì cần giúp phía cầm quyền nhận ra sai lầm càng sớm càng tốt, để họ chưa kịp phạm thêm sai lầm mới.   Tiếc rằng, thiện chí của tôi đã không lay chuyển nổi bản năng và ý chí dấn tới của họ trên con đường sai lầm và tội lỗi.   Mặc dù vậy, tôi vẫn viết thêm bài này. Không phải để tranh luận với thế lực bất chấp tất cả. Mà viết cho đồng bào tôi đọc, cho đồng bào tôi hiểu. Bởi cái mà đồng bào tôi đang rất cần và rất đói là sự thật.   Đặc biệt, những người có lương tri trong đảng cầm quyền càng cần hiểu đúng cái sự thật phũ phàng của tội ác Đồng Tâm, và giúp các đồng chí của họ cùng hiểu ra sự thật.   Chỉ khi đã hiểu đúng sự thật, thì mỗi người mới có thể tự mình trả lời câu hỏi: Ta phải làm gì? Hà Nội, ngày 7 tháng 3 năm 2021   Nguồn : http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php...  
......

Thán phục phụ nữ Myanmar

Chu Mộng Long Tôi không khỏi thán phục phụ nữ Myanmar. Trên thế giới, phụ nữ từng xuống đường và đổ bao nhiêu xương máu với hình thức biểu tình đối mặt với bạo lực. Phụ nữ Myanmar cũng vậy, đã dũng cảm như bao nhiêu phụ nữ tiền phong trên thế giới, nhưng thêm sự thông minh ngoài tưởng tượng.   Sau sự hứng đạn vào đầu với tâm nguyện cống hiến cả thân xác và tinh thần của mình vì tự do, dân chủ và bình đẳng cho đồng bào Myanmar của nữ vũ công Ma Kya Sin, chị em phụ nữ Myanmar đã sáng tạo ra lá chắn thép để cuộc đấu tranh an toàn hơn nhưng cũng thách thức hơn. Những chiếc váy, những chiếc quần lót được thay cho lá cờ của chế độ quân phiệt độc tài giăng khắp ngả đường đất nước Myanmar.   Họ đã đánh vào điểm yếu của đàn ông theo chủ nghĩa duy dương vật, nôm na là chủ nghĩa thờ con kẹc, với tâm thức sâu nặng rằng những gì thuộc đàn bà đều là xấu xa bẩn thỉu. Váy, quần lót phụ nữ đối mặt với súng đạn của thần kẹc mà bọn quân phiệt tự hào. Hiệu quả, không thằng nào dám chui qua. Một bức hình cho thấy, một thằng lính leo lên nóc ô tô dùng tay bóc bỏ những cái váy và quần lót để chứng tỏ tao không chui. Thật xấu hổ, đã mó vào mà không sợ bẩn tay sao, quân tuyệt tự?   Tôi cứ hình dung, nếu quân tuyệt tự ấy cúi đầu chui qua hàng rào "tàn vàng tàn tía" kia thì cũng không thể còn dũng khí bắn vào người biểu tình. Bởi cái con kẹc và súng đạn ngạo nghễ của chúng coi như đã cúi đầu quy phục phụ nữ, nơi đã sinh ra chúng nó, giúp chúng nó không tuyệt tự.   Chợt nhớ Hồ Xuân Hương của Việt Nam đã từng: "Tàn vàng tàn tía che đầu nhau đỡ khi nắng cực". Nhưng phụ nữ Việt Nam thời nay thì sao? Có còn đủ dũng khí và sự thông minh như nữ sỹ xưa hay đa số đã bị ru ngủ hoàn toàn trong những lời vuốt ve gọi là "tôn vinh sự hy sinh thầm lặng"?   Phụ nữ Myanmar xuống đường vì cả hai mục tiêu: nhân quyền và nữ quyền. Tinh thần phụ nữ Myanmar bất tử!   Chu Mộng Long  
......

Ngày 8 tháng 3: Giải phóng hay tôn vinh sự hy sinh của phụ nữ?

Chu Mộng Long Đang bận đến mức không dám ngó đến FB. Ăn cơm xong, định xem mấy phút thời sự trên truyền hình rồi làm việc ngay. Bất ngờ bật kênh HTV9 thấy một chương trình tôn vinh "sự hy sinh thầm lặng" của phụ nữ nhân ngày 8.3. Bức xúc quá, lại phải gác công việc, viết mấy dòng trên FB.   Chương trình lấy tấm gương Hai Bà Trưng ra làm tiền đề để ngợi ca những phụ nữ thời nay. Nhiều nữ bác sỹ vừa gồng mình trên tuyến đầu chống dịch vừa phải đảm đương việc nhà, dọn dẹp, giặt giũ, cơm nước cho chồng con. Có một nữ bác sĩ trẻ phải hoãn lại ngày cưới nhiều lần vì phải tham gia chống dịch...   Tất nhiên, cá nhân tôi cũng rất tôn trọng những phụ nữ trên. Nhưng tôn vinh "sự hy sinh thầm lặng" nhân ngày 8.3 là phản đề của cái ngày mà quốc tế gọi là "giải phóng phụ nữ"! Cái phản đề ấy làm cho nhiều người hiểu lệch lạc, dẫn đến lạm dụng tối đa về sự hy sinh của phụ nữ.   Sự thật, nói về "sự hy sinh thầm lặng" thì phụ nữ toàn thế giới đã từng hy sinh suốt hàng ngàn năm lịch sử. Chủ nghĩa duy dương vật (phallicism) với thể chế phụ quyền, người phụ nữ bị tước đoạt quyền tự do và bình đẳng, bị đối xử tàn tệ bằng nô lệ tình dục, bằng lao động khổ sai, kể cả bị ném vào chiến tranh hoang dã. Suốt hàng ngàn năm ấy, phụ nữ chấp nhận và chịu đựng làm thân trâu ngựa cho đàn ông hưởng lạc, không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì thuộc về con người, đó đã không phải là sự hy sinh vĩ đại sao?   Theo tôi, ngay cả Bà Trưng, Bà Triệu chống giặc và hy sinh trong chiến tranh cũng không có ý nghĩa gì về giải phóng phụ nữ mà chỉ càng nói lên sự hưởng lạc và bạc nhược của đàn ông khi đất nước rơi vào tay giặc. Không phải vô cớ mà luật pháp của thế giới văn minh cấm lạm dụng đàn bà, con nít trong chiến tranh.   Ngày 8.3 là kỷ niệm ngày giải phóng phụ nữ toàn thế giới sau những cuộc biểu tình bằng máu trên phạm vi lớn ở Âu - Mỹ vào đầu thế kỷ 20 - biểu tình đòi quyền được lao động giới hạn ngày tám tiếng, đòi quyền bình đẳng với nam giới, trong đó có quyền ứng cử và bầu cử. Hiện nay phụ nữ còn được thêm nhiều cái quyền khác trong gia đình, như quyền được giải phóng cả gánh nặng sinh con, dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn... Không có lý do gì giải phóng phụ nữ mà buộc họ gánh nặng cả hai vai, vừa vai xã hội vừa vai gia đình, trong khi đàn ông chỉ có một vai xã hội.   Tôn vinh "sự hy sinh thầm lặng" của phụ nữ là xuyên tạc, làm méo mó ý nghĩa ngày 8.3. Làm như vậy là phục sinh chủ nghĩa duy dương vật, tiếp tục thể chế phụ quyền đã từng lạm dụng triệt để thân xác phụ nữ. Chúng ta hãy thực hiện tinh thần giải phóng phụ nữ bằng hành động thiết thực, từ công việc gia đình đến hoạt động xã hội để chia sẻ với gánh nặng của phụ nữ chứ không phải bằng trò ru ngủ bịp bợm rằng, phụ nữ đã hy sinh cao cả!   Ru ngủ, bịp bợm phụ nữ đã "hy sinh thầm lặng" thì hàng ngàn năm trước chủ nghĩa duy dương vật đã làm rồi và còn làm tốt hơn nhiều. Huyền thoại từng ngợi ca nhiều phụ nữ tự nguyện hiến tế mạng sống của mình cho thần linh. Các tôn giáo độc thần mặc khải phụ nữ sinh ra là "kẻ bất toàn" (imperfectmen), tội lỗi, cho nên phải phụ thuộc đàn ông, phải chấp nhận hy sinh vì đàn ông để cứu chuộc tội lỗi. Chế độ phong kiến còn vinh danh nhiều phụ nữ bị gả bán cho ngoại bang, giữ tiết hạnh để thờ chồng, thậm chí chấp nhận được chết hay bị chôn sống theo chồng. Vinh danh sự hy sinh như vậy chưa đủ sao?   Chu Mộng Long  
......

Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc

Trong hình, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ Tướng Cambodia Hun Sen. (Hình minh họa: Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images) Lê Mạnh Hùng - nguoi-viet.com|  Trong trận chiến tranh lạnh kéo dài 45 năm giữa Mỹ và Liên Xô, hai bên đã đụng độ hoặc nóng (qua những đại diện hoặc trực tiếp) hoặc lạnh trên khắp thế giới. Nhưng chiến trường chính của cuộc chiến tranh lạnh là Châu Âu, nơi mà Liên Xô thường xuyên lo ngại các chư hầu có thể tách ra theo phương Tây, trong lúc Mỹ thì lo rằng các đồng minh của mình có thể tìm một thỏa thuận riêng với Liên Xô. Cuộc cạnh tranh lần này giữa Mỹ và Trung Quốc may mắn là còn ít căng thẳng hơn. Lực lượng quân sự hai bên hãy còn chưa ở trong tình trạng tích cực chuẩn bị chiến đấu qua một đường chiến tuyến vạch sẵn tuy rằng tại Đài Loan và Bắc Hàn hai bên vẫn còn ở trong tình trạng căng thẳng vốn có từ nhiều chục năm nay. Tuy nhiên giống như chiến tranh lạnh, hai bên cũng có một chiến trường chính mà cạnh tranh sẽ gay gắt nhất: Đông Nam Á. Và tuy rằng tại đây không có một chiến tuyến vạch sẵn như Châu Âu thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng điều đó chỉ làm cho cuộc đấu tranh trở thành phức tạp hơn. Các nước Đông Nam Á lúc này đã nhìn Mỹ và Trung Quốc như hai cực của một nam châm kéo đất nước mình đi theo hai chiều đối nghịch. Tỷ dụ như những người chống lại cuộc đảo chính gần đây tại Miến Điện đã giăng các biểu ngữ tấn công Trung Quốc vì đã ủng hộ các ông tướng cũng như kêu gọi Mỹ can thiệp. Các chính phủ vì thế cảm thấy bị áp lực phải chọn bên. Năm 2016, ông Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines, hung hăng tuyên bố nước ông “ly dị nước Mỹ” và cam kết phục tùng Trung Quốc. Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông và việc Mỹ bác bỏ việc đòi chủ quyền này đã tạo ra những tranh cãi gay gắt bên trong tổ chức chính tập hợp các quốc gia này, Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Trung Quốc tìm cách thu phục. Tranh chấp về Đông Nam Á sẽ còn trở nên gay gắt nữa vì hai lý do. Thứ nhất Đông Nam Á càng ngày càng trở nên có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Đông Nam Á nằm ngay phía dưới Trung Quốc, chặn ngang con đường hàng hải huyết mạch chuyên chở dầu hỏa và các nguyên liệu đến cho Trung Quốc và mang hàng hóa Trung Quốc xuất cảng sang các nước khác. Trong lúc Trung Quốc bị chặn ngang ở phía Đông bởi vì Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, thì cả ba đều là những đồng minh trung thành của Mỹ, do vậy Đông Nam Á là trận địa đỡ khó khăn hơn cả về kinh tế và quân sự. Đông Nam Á cũng cung cấp cho Trung Quốc cửa ngõ để có thể đi ra được cả Thái Bình Dương lẫn Ấn Độ Dương. Chỉ trở thành thế lực chi phối tại Đông Nam Á, Trung Quốc mới có thể giải tỏa được mối lo bị bao vây. Nhưng Đông Nam Á không chỉ là một trạm trung chuyển trên đường đi đến các nơi khác. Đông Nam Á tự nó cũng có tầm quan trọng. Đông Nam Á là quê hương của 700 triệu người, đông hơn là Liên Hiệp Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh hay là vùng Trung Đông. Kinh tế vùng, nếu tính như là một quốc gia sẽ đứng thứ tư trên thế giới tính theo chỉ số sinh họat, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Và các nước này còn đang tăng trưởng kinh tế rất mau. Indonesia và Malaysia tăng trưởng với tốc độ 5-6% trong 10 năm qua; Việt Nam và Philippines với tốc độ 6-7%. Các nước nghèo như Miến Điện và Cambodia còn tăng trưởng nhah hơn nữa. Đông Nam Á nay trở thành nơi các công ty quốc tế lựa chọn làm nơi sản xuất, trong lúc dân chúng nay đã giàu đủ để có thể tạo ra một thị trường hấp dẫn. Trên phương diện thương mại cũng như trên phương diện địa chính trị, Đông Nam Á là một phần thưởng đáng quý cho kẻ nào thắng.  Trong hai đối thủ, Mỹ và Trung Quốc, cho đến nay Trung Quốc đang dẫn trước. Trung Quốc trở thành nước bạn hàng lớn nhất, và đầu tư vào Đông Nam Á cao hơn Mỹ nhiều lần. Ít nhất một quốc gia Đông Nam Á, Cambodia nay trở thành hầu như là chư hầu của Trung Quốc. Và hầu như không nước nào dám công khai đứng về phía Mỹ trong các cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc cũng có nhiều nhược điểm lớn. Đầu tư Trung Quốc tuy nhiều, nhưng có nhiều khuyết điểm. Các công ty Trung Quốc bị tố cáo là làm hủ hóa hay phá hủy môi sinh. Nhiều công ty mang công nhân Trung Quốc vào làm thay vì dùng dân bản xứ, tạo ra những tranh chấp với dân chúng bản xứ. Và ngoài ra còn thói của Trung Quốc dùng những biện pháp trừng phạt thương mại hoặc đầu tư để cảnh cáo các quốc gia nào đã làm Trung Quốc không hài lòng. Trung Quốc cũng làm cho các nước láng giềng bất mãn bằng những hành động đe dọa quân sự. Việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng những đảo nhân tạo vũ trang trên các cồn cát và ghềnh đá trên Biển Đông, cũng như quấy rối các tàu đánh cá hoặc các tàu thăm dò của các nước khác, cũng là một nguồn căng thẳng với hầu hết các quốc gia trong vùng từ Việt Nam đến Indonesia. Trung Quốc cũng giữ liên hệ với các đám phiến quân chống lại các chính phủ trong quá khứ. Chính những hành động đó đã làm Trung Quốc mất sự ủng hộ nhiều của dân chúng Đông Nam Á. Các bạo động chống Trung Quốc thường xuyên xảy ra tại Việt Nam và Indonesia. Ngay cả nước Lào nhỏ bé, một nước độc tài Cộng Sản mà dân chúng cũng lên tiếng chống lại sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc. Lãnh tụ các quốc gia Đông Nam Á có thể không dám công khai chỉ trích Trung Quốc vì sợ những ảnh hưởng kinh tế, nhưng họ cũng không dám thân cận quá với Trung Quốc vì sợ phản ứng của chính dân chúng mình. Thành ra việc Trung Quốc tìm cách bá quyền tại Đông Nam Á chưa chắc đã có thể thành công. Các quốc gia Đông Nam Á có thể không muốn từ bỏ buôn bán và đầu tư với nước láng giềng phía Bắc nhưng họ cũng muốn những cái gì mà Mỹ có thể mang lại: hòa bình, ổn định và một trật tự thế giới dựa trên luật pháp trong đó, Trung Quốc không phải cứ cậy sức của mình mà muốn làm gì thì làm. Giống như tất cả những nước nhỏ khác, các quốc gia Đông Nam Á đều muốn né tránh không theo một nước nào và tìm cách lợi dụng cuộc đấu tranh giữa hai bên để kiếm mối lợi cho nước mình. Đó là cơ hội cho Mỹ. Để tránh cho Đông Nam Á rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, Mỹ nên khuyến khích các quốc gia tại đây hãy mở cửa và xây dựng các đối trọng chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Một cơ cầu là xây dựng việc hội nhập vùng cũng như củng cố các quan hệ với các nước Đông Á như Nhật Bản và Nam Hàn. Trên hết Mỹ phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ trật tự quốc tế mỗi khi có những vi phạm về phía Trung Quốc. [qd] Lê Mạnh Hùng    
......

Móc túi người bệnh vỗ béo công an

  Đỗ Ngà   Theo Nghị quyết 129/2020/QH14 của Quốc hội ban hành ngày 13/11/2020 về việc chi ngân sách trung ương năm 2021 như sau: Chi cho bộ Công An là 96.146 tỷ đồng (chính mươi sáu ngàn một trăm bốn mươi sáu tỷ đồng), trong khi đó ngân sách được phân bổ cho Bộ Y Tế là 9.171 tỷ đồng (chín ngàn một trăm bảy mơi mốt tỷ đồng). Tính ra ngân sách chi cho công an gấp 10,5 lần ngân sách cho y tế.   Được biết ngày 4/3, trên báo Lao Động cho biết là giá giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai lên tới 3,3 triệu đồng/ngày, tức khoảng 100 triệu đồng cho mỗi tháng. Giá như vậy thì dân nào chịu nổi? Được biết, từ năm 1990, Chính Quyền CS đã luật hóa việc cho phép bệnh viện nhà nước thu phí dịch vụ từ người bệnh như là một hình thức kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Nói thẳng ra nhà nước thu thuế nhưng phủi trách nhiệm lo an sinh cho người dân. Nói nôm na là thế này, Bộ Y Tế ngụ ý nói với bệnh viện công rằng “Tụi bây tự tìm cách móc túi bệnh nhân mà sống, chính phủ không rót tiền an sinh để lo sức khỏe cho bọn dân đen được”. Kết quả là đến bây giờ, bệnh viện dựa vào tình thế ngặt nghèo của người bệnh để ra giá 100 triệu đồng viện phí/tháng. Được biết hiện nay Bộ Y Tế quản lý 47 bệnh viện cấp trung ương, 419 bệnh viện cấp tỉnh, 684 bệnh viện cấp huyện. Và tất cả các bệnh viện này đều làm như một doanh nghiệp, tức họ phải kinh doanh vụ với bệnh nhân của họ chứ họ không nhận tiền từ quỹ an sinh của nhà nước để cung cấp dịch vụ y tế giá rẻ cho dân nghèo được. Được biết, người khám bằng bảo hiểm y tế tại bệnh viện chỉ được bảo hiểm chi trả theo quy định, còn những dịch vụ phát sinh mà bệnh viện tự vẽ thì phần đó bệnh nhân phải móc hầu bao trả cho bệnh viện. Nói tóm lại dù cho bạn có bảo hiểm y tế thì bệnh viện vẫn thiết kế cho bạn dịch ăn theo để họ móc thêm tiền trong túi bạn. Đó là thực tế đang diễn ra với ngành y Việt Nam.   Không những ở Việt Nam mà cả trên thế giới thì nghề y là một nghề học khó và thu nhập các bác sĩ luôn là thu nhập rất cao so với  các ngành nghề khác trong xã hội. Tuy nhiên, hệ thống bệnh viện công của những quốc gia tử tế, thì dù phải trả lương bác sĩ rất cao thì họ vẫn đảm bảo miễn phí y tế cho dân, hoặc giảm giá điều trị lẫn dịch vụ để mọi thành phần dân chúng khi đau yếu đều an tâm đến bệnh viện. Như vậy, lương bác sĩ cao mà thu tiền của bệnh nhân cực thấp hoặc không thu đồng nào thì bệnh viện lấy đâu ra tiền để hoạt động? Xin thưa tiền đó được quỹ an sinh của chính phủ được trích từ ngân sách hằng năm. Số tiền đó là nhà nước thay mặt bệnh nhân trả cho bệnh viện. Mỗi năm, chính phủ sẽ trích một phần từ ngân sách, số tiền đó gọi là quỹ an sinh được chính phủ trình quốc hội duyệt và cứ thế dân cứ đến bệnh viện nằm còn nhà nước thì chi trả khoản đó cho dân. Riêng Việt Nam, khoản này bị ĐCS quỵt mất để dân tự bơi với bệnh tật.   Ở tại nhiều nước giàu có thì họ lo y tế miễn phí cho dân. Còn tại các nước gần với Việt Nam thì sao? Tại nước có mức sống trung bình như Thái Lan chẳng hạn, thì nhà nước không lo chăm sóc y tế miễn phí cho dân như các nước giàu thì họ cũng hỗ trợ hệ thống bệnh viện để giới bình dân có thể tiếp cận y tế với chi phí vừa phải chứ không thả nổi để bệnh viện tự kinh doanh tự siết cổ bệnh nhân như Bệnh Viện Bạch Mai kia.   Đó là hệ thống y tế công tại các nước khác, còn tại Việt Nam, bệnh viện phải thực hiện chức năng kinh doanh dịch vụ kiếm tiền trên bệnh nhân thì nguyên nhân là do ĐCS. Họ đặt sưu cao thuế nặng với dân chủ yếu là để phục vụ ai? Thứ nhất, đó là phục vụ bọn quan tham vì nhà nước này quan lại tham nhũng trăm tỷ ngàn tỷ là chuyện bình thường; Thứ nhì, đó là phục vụ công an vì nhà nước này là nhà nước công an trị. Hãy xem bảng phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 thì biết, chi cho công an gấp 10,5 lần chi cho y tế. Chỉ cần đảo lại, lấy kinh phí chi cho công an chuyển qua cho bệnh viện để học giảm giá khám chữa bệnh cho dân từ đó giúp mọi thành phần nhân dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế thì tốt biết mấy? Tuy nhiên, điều đó không thể xảy ra trong cái nhà nước công an trị này?!   Qua cách sử dụng ngân sách vô cùng bất công giữa y tế và công an nó phơi bày lên một thực tế rằng, nhà nước này đã gián tiếp móc túi bệnh nhân nghèo để vỗ béo công an. Mà công an làm chuyện gì? Chấp pháp ư? Không! Chấp pháp chỉ là công việc phụ, công việc chính của công an là đánh dân, bắt dân, hành hung dân để bảo vệ chế độ. Chế độ này nó thế đấy, làm gì được nó đâu?!    Đỗ Ngà  
......

Án mạng Đồng Tâm, cảnh sát giết dân và tòa án giết luật pháp

Nhận định về vụ án mạng Đồng Tâm của luật sư Hoàng Ngọc Giao cũng là nỗi nhức nhối của mọi lương tri con người ở Việt Nam cũng như trên thế giới Phạm Đình Trọng NGÀY 8.3.2021 TẠI HÀ NỘI, TƯ PHÁP VIỆT NAM SẼ TRÌNH DIỄN PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM VỤ ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM. GIỮA ĐÊM, CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG BỘ CÔNG AN XÔNG VÀO NHÀ DÂN THÔN HOÀNH, XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI, BẮN CHẾT VÀ PHANH XÁC CỤ GIÀ 84 TUỔI. VỤ TẬP KÍCH KINH HOÀNG CŨNG LÀM CHO BA CẢNH SÁT BỊ NẠN KHI RƠI XUỐNG KHE SÂU GIỮA HAI CĂN NHÀ RỒI ĐƯỢC CHO LÀ CHẾT CHÁY. CÁI CHẾT ĐẦY MƠ HỒ, BÍ ẨN VÀ VÔ LÍ CỦA BA CẢNH SÁT KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRA, KHÔNG THỰC NGHIỆM, KHÔNG CHỨNG MINH KHOA HỌC VÀ NGƯỜI DÂN CHỈ Ở THẾ THỤ ĐỘNG TỰ VỆ THÌ BỊ TOÀ ÁP ĐẶT TỘI GIẾT BA CẢNH SÁT. CẢNH SÁT CHỦ ĐỘNG GIẾT DÂN LẠI KHÔNG ĐƯỢC XÉT XỬ. BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY XIN CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ TỪ CỘI NGUỒN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI DẪN ĐẾN ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM. ***** 59 HA ĐẤT PHÍA TÂY ĐỒNG SÊNH KHÔNG PHẢI ĐẤT QUỐC PHÒNG Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chiến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy. Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng. Trong 208 ha đất của dự án sân bay dã chiến Miếu Môn có 47,3 ha đất cánh Đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm và ngay lập tức chính quyền xã Đồng Tâm đã cắt đủ 47,3 ha đất phía Đông cánh Đồng Sênh giao cho sân bay. 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh còn lại vẫn là đất ngô, đất lúa của người dân Đồng Tâm. Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm. Vậy là đất quân sự sân bay và đất dân sự của dân Đồng Tâm càng được phân định rạch ròi. Bức tường quân đội xây xác định giới hạn đất quốc phòng càng chứng minh thêm 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm. Bất kì pháp nhân nào mang danh nhà nước cấp tỉnh, cấp bộ muốn chiếm, muốn biến 59 ha đất nửa Tây cánh Đồng Sênh ngoài ranh sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng đều phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đó cho đến tận đêm 9.1.2020, đêm xảy ra án mạng Đồng Tâm không hề có. Mãi mãi cũng không bao giờ có quyết định vô lí đó. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng chín, năm 1989 thì tháng chín, năm 1990, lãnh đạo cộng sản Việt Nam liền len lén sang Thành Đô thì thầm xin làm chư hầu để được yên thân làm vương phương Nam. Sân bay dã chiến Miếu Môn chỉ mới qua giai đoạn gom đất cũng dẹp bỏ. Thu hồi mảnh đất làm ra hạt lúa, hạt ngô của dân để làm sân bay quân sự. Không làm sân bay nữa thì phải trả lại đất cho dân để kinh tế đất nước có thêm hạt lúa, hạt ngô. Nhà nước trung ương không có tầm nhìn quốc gia đã biến đất sống của dân thành đất chết của sân bay chỉ có trên giấy, gây lãng phí, mất mát lớn cho nền kinh tế đất nước, gây hao hụt thu nhập của người dân Đồng Tâm. Không làm sân bay nữa nhưng lấy danh nghĩa quốc phòng, quân đội cũng không trả lại 47,3 ha đất cho dân Đồng Tâm. Còn nhà nước địa phương Hà Nội thì xập xí xập ngầu, dùng quyền lực và mệnh lệnh nhà nước địa phương muốn biến 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh ngoài dự án sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng để dấm dúi bán cho doanh nghiệp quân đội Viettel. LỪA DỐI VÀ BẠO LỰC NHÀ NƯỚC TỪ NGOÀI ĐỒNG ĐẾN GIƯỜNG NGỦ NHÀ DÂN Quyết giữ hợp pháp 59 ha đất Đồng Sênh, người dân Đồng Tâm có hai nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh không thế lực nào hành xử hợp pháp khuất phục được. Một. Người dân Đồng Tâm có đầy đủ hồ sơ, văn bản nhà nước, bản đồ pháp lí chứng minh 59 ha đất Tây Đồng Sênh chưa bao giờ là đất quốc phòng. Từ trong lịch sử cho đến hôm nay mảnh đất đó vẫn là mảnh đất hợp pháp, chính đáng của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm. Đó là sự thật, là lẽ phải Đồng Tâm và người nắm giữ đầy đủ hồ sơ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm chính là người con của xóm làng Đồng Tâm, linh hồn của đất đai Đồng Tâm, lão nông 84 tuổi Lê Đình Kình, là người đứng đầu cả tổ chức đảng, cả chính quyền và hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm suốt hơn 40 năm, vị lão thành cách mạng của đảng cộng sản, đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình. Hai. Người dân Đồng Tâm có hạt nhân lãnh đạo, có niềm tin sắt đá và có chất keo kết dính đoàn kết muôn người như một trong ý chí giữ mảnh đất hợp pháp chính đáng Đồng Sênh. Hạt nhân lãnh đạo, niềm tin sắt son và chất keo kết dính làm nên sức mạnh Đồng Tâm chính là con người lương thiện, bình dị và cao cả Lê Đình Kình cả đời nghèo khổ tận tụy với dân làng nghèo khổ, cả đời lo việc làng, việc nước. Không thể chiếm 59 ha đất Tây Đồng Sênh của dân Đồng Tâm bằng hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp. Bằng lừa dối và bạo lực, phải tiêu diệt hạt nhân lãnh đạo Đồng Tâm. Phải tiêu diệt được niềm tin, ý chí giữ đất Đồng Tâm. Phải chiếm và phi tang sự thật Đồng Tâm. Nhà nước cấp huyện Mỹ Đức ra đòn lừa niềm tin Đồng Tâm ra Đồng Sênh vắng rồi viên trung tá Trần Thanh Tùng, phó công an huyện bất ngờ phóng cú đá ngàn cân của thế võ chuyên chính. Niềm tin Đồng Tâm trong thân xác cụ già Lê Đình Kình bay như chiếc lá đập đầu vào đá. Cụ Kình thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm nhưng hông lãnh trọn cú đá thì xương vỡ vụn. Niềm tin của dân Đồng Tâm bị ném lên ô tô chạy thẳng về trại giam của công an Hà Nội. Lập tức lòng dân Đồng Tâm bảo vệ niềm tin Đồng Tâm bằng cách các mẹ, các chị Đồng Tâm bằng tấm lòng của những người mẹ người chị dồn 38 cảnh sát cơ động về Đồng Tâm hỗ trợ cú lừa cấp huyện của Mỹ Đức vào nhà văn hóa thôn Hoành. 38 công cụ bạo lực nhà nước thành con tin trong tay dân Đồng Tâm, đối trọng với niềm tin Đồng Tâm trở thành con tin trong tay công an Hà Nội. Lừa dối và bạo lực cấp huyện Mỹ Đức không hạ gục được lẽ phải và ý chí Đồng Tâm thì lừa dối và bạo lực cấp thành phố vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lừa dân Đồng Tâm bằng cam kết 22.4.2017, hứa hẹn sẽ thanh tra công bằng. Không chứng minh được 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất quốc phòng bằng văn bản pháp luật, Thanh tra Hà Nội liền lấy quyền lực nhà nước áp đặt bằng kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 và được Thanh tra nhà nước bảo kê bằng văn bản số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 trợn trạo xác nhận kết luận phi pháp, áp đặt của Thanh tra Hà Nội là hợp pháp: “kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là chính xác, hợp pháp”! Không chỉ nhà nước cấp huyện Mỹ Đức. Không chỉ nhà nước cấp thành phố thủ đô Hà Nội. Nhà nước trung ương đã vào cuộc dùng quyền lực nhà nước cướp bằng được đất Tây Đồng Sênh của người dân ở chòm xóm nhỏ bé, hiền hoà Đồng Tâm. Nhà nước trung ương lừa dối không xong thì phải ra đòn bạo lực nhà nước cấp trung ương. Và ba ngàn lính thiện chiến trung đoàn cảnh sát cơ động bộ Công an đã gây ra vụ thảm sát ở thôn Hoành rạng sáng 9.1.2020. Ba ngàn cảnh sát cơ động bủa vây sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xông vào tận giường ngủ, xả súng giết hại người nắm giữ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, không những cướp đi văn bản pháp lí làm nên sự thật và lẽ phải Đồng Tâm mà còn vơ vét cả những đồng tiền đầu tắt mặt tối chắt chiu của dân nghèo Đồng Tâm. Trung đoàn cảnh sát cơ động đứng chân ở Hà Nội, trực chiến ở địa bàn chiến lược trọng yếu là thủ đô Hà Nội nên được gọi là trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội nhưng là trung đoàn cơ động chiến lược của bộ Công an. Đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Công an là trung đoàn và đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Quốc phòng là binh đoàn. Đơn vị tác chiến lớn nhất phải đảm nhiệm vị trí quốc gia, hoạt động ở tầm quốc gia, trong đội hình chiến lược cơ động của bộ, không phải đơn vị chiến thuật của địa phương. Trung đoàn cảnh sát kị binh, trung đoàn cảnh sát xe bọc thép và các trung đoàn cảnh sát cơ động dù đứng chân ở đâu cũng đều là lực lượng cơ động của bộ Công an. Lãnh thổ quốc gia rộng lớn mới cần lực lượng cơ động. Tỉnh, thành nhỏ hẹp chỉ có những đội phản ứng nhanh do địa phương điều động. Mưa đạn vãi vào căn nhà nhỏ bé mang sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xả đạn vào ngực cụ Kình, người mang niềm tin và ý chí Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 là sức mạnh bạo lực của lực lưởng cảnh sát cơ động bộ Công an chứ không phải mấy tay súng đội phản ứng nhanh công an Hà Nội. Những thông tin chính thống, những phát ngôn chính thức của cơ quan nhà nước đồng loạt đưa tin sự kiện máu Đồng Tâm 9.1.2020 đều chỉ nhắc đến công an Hà Nội, đều cột sự kiện máu Đồng Tâm vào công an Hà Nội. Cả bản kế hoạnh hành quân 419A đánh úp Đồng Tâm đêm 9.1.2020 cũng đổ cho công an Hà Nội hoạch định, bộ Công an chỉ phê duyệt nhằm làm nhẹ sự kiện, khoanh vùng, giới hạn, hạ thấp sự kiện chỉ ở cấp địa phương, giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện và quan trọng là lấp liếm dấu vết tội ác cấp nhà nước với chòm xóm bé nhỏ Đồng Tâm. Mọi diễn biến trận đánh Đồng Tâm đều do trung tướng, Thứ trưởng bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, mọi phát ngôn về trận đánh Đồng Tâm đều do người phát ngôn bộ Công an, Chánh văn phòng bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô phát ngôn. Điều đó xác định rằng: Bạo lực tấn công dân ở thôn Hoành nhỏ bé đêm 9.1.2020, dìm trong máu ý chí giữ đất chính đáng, ý chí bảo vệ sự thật và lẽ phải, ý chí chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm của người dân Đồng Tâm là trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an chứ không phải công an Hà Nội. Sở chỉ huy trận đánh đặt ở bộ Công an chứ không phải ở sở công an Hà Nội. Tư lệnh trận đánh là Thứ trưởng bộ Công an, trung tướng Lương Tam Quang chứ không phải giám đốc công an Hà Nội. Kế hoạch tác chiến là kịch bản của trận đánh. Cấp nào tác chiến thì cấp đó phải làm kịch bản và Kế hoạch 419A đánh úp dân Đồng Tâm đêm 9.1.2020 do chính bộ Công an vạch ra nhưng được hạ cấp bằng tên gọi Kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm. Vì 419A mang dấu son, chữ kí cấp Bộ, cấp quốc gia chứ không phải cấp địa phương Hà Nội nên khi luật sư bảo vệ người dân Đồng Tâm vô tội đòi hỏi chính đáng và cần thiết công khai bản Kế hoạch 419A để chứng minh rằng cuộc động binh đêm 9.1.2020 ở Đồng Tâm là thi hành công vụ liền bị từ chối. Tòa án không thể và không dám công khai bàn tay vấy máu dân Đồng Tâm của bộ Công an. Người dân và lương tri cả nước chăm chú theo dõi số phận sự thật và lẽ phải của dúm dân bé nhỏ Đồng Tâm đã phải thắt lòng nhận ra cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam từ huyện, thành phố đến trung ương không ứng xử với dân Đồng Tâm không bằng pháp luật mà bằng lừa dối và bạo lực.. Bạo lực là hạ sách, là lấy máu dân đàn áp sự thật và lẽ phải của dân, lấy máu dân răn đe dân, ăn thua đủ với dân. Máu dân lại đổ là nhà nước cộng sản lại chồng chất thêm nợ máu với dân. Dân gian nhân hậu có câu “Lấy máu gà dọa khỉ” Nhà nước độc tài làm gì có nhân hậu. Nhà nước nhân hậu thì không thể độc tài. Nhà nước độc tài lấy chính máu dân răn đe dân chứ không cần lấy máu gà! Như nhà nước độc tài đã vô tư lấy cả biển máu dân để áp đặt ách cai trị độc tài cộng sản lên cả nước thì xá gì máu dúm dân nhỏ bé Đồng Tâm!. LỪA DỐI VÀ BẠO LỰC TỪ TRẠI GIAM ĐẾN PHIÊN HÒA ÁP ĐẶT TỘI CHO NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM VÔ TỘI Chỉ ba ngày sau sự kiện máu ba ngàn cảnh sát chiến đấu trang bị tận răng của trung đoàn cảnh sát cơ động chiến lược bộ Công an đánh úp vài chục người già, phụ nữ, trẻ con dân Đồng Tâm, một số người dân vô tội Đồng Tâm bị bắt sáng 9.1.2020 đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình trong chương trình Thời sự giờ vàng tối 12.1.2020 đài truyền hình quốc gia VTV với khuôn mặt bầm dập, thâm tím, với vẻ mặt thất thần, vô hồn, hoảng loạn nhưng lại nói năng gẫy gọn trơn tru như đọc thuộc lòng, như xả máy ghi âm lời nhận tội không đúng sự thật rằng người dân đã mang lựu đạn và vũ khí tự tạo chống lại công an. Bộ mặt bầm dập và tiếng nói vô hồn nhận tội của người dân vô tội Đồng Tâm chỉ sau ba ngày trong trại giam của công an là sự chứng minh rõ ràng, là lời tố cáo vững chắc mức độ nhục hình ghê rợn và sự bức cung trắng trợn của công an. Lời tố cáo nhục hình và bức cung phạm pháp của cảnh sát điều tra với người dân vô tội Đồng tâm đã vang lên nhức nhối ngay trong phiên tòa sơ thẩm xử dân vô tội Đồng Tâm khi ông Lê Đình Công con trai cả cụ Lê Đình Kình khai rành rọt: “Tôi bị điều tra viên Phạm Việt Anh đánh mười ngày như một”. Một tình tiết có giá trị pháp lí rất cao bác bỏ hoàn toàn bản kết luận điều tra của công an, bác bỏ cả cáo trạng buộc tội dân vô tội Đồng Tâm của viện Kiểm sát nhưng quan tòa với những mức án đã định trước có sẵn trong túi, tòa án đã làm ngơ bỏ qua lời tố cáo nhục hình, ép cung. Bị dẫn giải ra tòa trong phiên toà sơ thẩm, bà Bùi Thị Nối chỉ nói vội được câu ngắn: Vì sao có pháp luật mà các người không thi hành? Bị điểm đúng huyệt pháp chế độc tài, công an làm án bằng nhục hình, ép cung, tòa xử án theo chỉ thị, nghị quyết, theo lệnh chứ không xử theo luật, công an hốt hoảng và ngang nhiên xông vào phiên toà, xô đến, kẹp tay, xốc nách, lôi bà Nối ra khỏi tòa. Bạo lực ngang nhiên diễn ra trong phiên tòa để bịt miệng người đàn bà vô tội trở thành bị cáo Bùi Thị Nối. Không đếm xỉa đến lời khai sự thật của người đàn ông vô tội trở thành bị cáo Lê Đình Công. Xét xử không cần nghe sự thật, không biết đến luật pháp, tòa án lại tiếp tục ra đòn nhục hình tinh thần người dân vô tội Đồng Tâm và ép cung cả pháp luật. Giữa đêm người dân lương thiện đang ngủ trong nhà bỗng bị cảnh sát vũ trang phá cửa xông vào nhà. Đạn xả trong nhà dân như đạn vãi vào đồn giặc trong trận đánh công đồn. Kề súng vào đầu, vào ngực bắn chết lập tức người già 84 tuổi. Đạn xuyên qua tay, đạn rạch bụng dân. Thả cho nghiệp vụ cắn xé dân. Đấm, đá, dùi cui tới tấp vụt xuống đầu dân rồi lùa người dân máu tràn trên đầu, máu ướt đẫm bụng, lùa cà người già, phụ nữ, trẻ em, về trại giam. Mang cả xác người già bị bắn chết đi mổ bụng, phanh thậy. Những kẻ phạm pháp, giết dân man rợ hơn cả thời Trung cổ lại nhân danh pháp luật truy tố dân vô tội. Những kẻ giết người bàn tay ròng ròng máu dân lại viết lệnh truy tố gán tội giết người cho người dân vô tội. Tùy tiện truy tố người dân vô tội vào tội có khung hình phạt cao nhất tử hình là đòn bạo lực tinh thần cực kì nham hiểm, độc ác. Bị gán tội danh có khung hình phạt tử hình, người dân thật thà, chất phác phải mang tâm lí vô cùng hốt hoảng, hoang mang, mất tinh thần, dễ dàng chấp nhận mọi dụ dỗ, lừa phỉnh, mớm cung nhận tội của cảnh sát điều tra. Đó là đòn bạo lực tinh thần vô cùng thâm độc của cảnh sát điều tra và tòa án độc tài biến người dân vô tội thành người có tội. Không phải chỉ ra đòn bạo lực tinh thần đánh người dân Đồng Tâm vô tội trở thành bị cáo trước tòa, tòa án còn dùng quyền lực quan tòa bác bô mọi đòi hỏi của luật sư đòi tòa phải thực thi đúng pháp luật. Những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật không thể thiếu của một phiên tòa là Một. Vật chứng. Cần có văn bản kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm để chứng minh hành động của trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an ở Đồng Tâm đêm 9.1.2020 là thi hành công vụ đúng pháp luật. Hai. Nhân chứng. Những công an đã tham gia sự kiện Đồng Tâm đêm 9.1.2020, những công an đã nổ súng giết dân, người dân chứng kiến sự việc cần được thẩm vấn tại tòa để chứng minh cáo trạng buộc tội người dân giết người, chống người thi hành công vụ là thỏa đáng. Ba. Thực nghiệm. Ba sĩ quan cảnh sát cấp tá và cấp úy tuổi quân dầy dạn, nghiệp vụ tinh thông, thử thách từng trải, thế võ tự vệ thuần thục lại dễ dàng rơi xuống hố và càng dễ dàng khoanh tay cam chịu để người dân đổ xăng đốt cháy thui. Cần thực nghiệm để chứng minh trong tình thế đạn vãi như mưa, không ai có thể ló măt ra khỏi nhà, người dân vẫn có thể hò nhau xúm lại đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác xuống hố và hố nhỏ sâu hút vẫn có đủ ô xy để xăng cháy lâu đến mức thiêu ba cảnh sát thành than. Vật chứng, nhân chứng và thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tội phạm với phiên tòa công minh, làm sáng tỏ công lí. Nhưng phiên tòa sơ thẩm xử người dân vô tội Đồng Tâm chỉ là phiên tòa hình thức, chỉ làm thủ tục xét xử để áp đặt bản án có sẵn cho người dân vô tội Đồng Tâm chứ không cần công lí. Vì vậy mọi đòi hỏi cần thiết, đúng pháp luật của luật sư, mọi đòi hỏi của công lí đều bị tòa độc tài bác bỏ “Không cần thiết”! Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quyền dân là quyền thiêng liêng của con người. Để cướp quyền dân cả nước, đảng cộng sản chỉ cần ghi vào Hiến pháp điều 4: đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để cướp 59 ha đất của người dân xã Đồng Tâm, nhà nước cộng sản đã xả súng giết dân và gõ búa giết cả luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự kiện máu Đồng Tâm một lần nữa chứng minh quyền dân và mạng sống người dân trong nhà nước độc tài rẻ rúng như thế nào và nhà nước độc tài tham lam, tàn bạo như thế nào. Nợ máu Đồng Tâm. Nợ máu cải cách ruộng đất. Nợ máu nội chiến Bắc Nam... Những món nợ máu đảng cộng sản vay của dân sẽ còn mãi trong lịch sử đau thương của giống nòi Việt Nam. Vụ việc Đồng Tâm chỉ là chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương quản lí đất và người dân sử dụng đất, chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Trong xã hội, chuyện tranh chấp quyền lợi, tranh chấp quyền sở hữu là điều quá bình thường, ở đâu và thời nào cũng luôn xảy ra. Nhưng không ở đâu và không thời nào việc tranh chấp mấy chục hecta đất nhỏ nhặt giữa chính quyền và người dân cùng nòi giống, cùng người Việt, cùng con Rồng cháu Lạc lại phải trả giá bằng máu, bằng mạng sống con người quí giá như là giữa quân xâm lược và người dân mất nước vậy. Chỉ đội quân xâm lược, đội quân chiếm đóng mới dùng sức mạnh bạo lực xả súng bắn dân chiếm đất dân. Chính quyền xả súng bắn dân để giành phần thắng trong tranh chấp dân sự đã tạo ra đối kháng xã hội ở qui mô quốc gia rộng lớn, gây rối loạn xã hội, gây thất vọng, li tán lòng dân cả nước. Với sức mạnh bạo lực nhà nước, đương nhiên chính quyền phải thắng dân. Nhưng thắng dân bằng bạo lực và thắng dân bằng toà án bất công là chính quyền đã mất dân. Không chính quyền nào có thể tồn tại khi đã mất dân.  
......

Mỹ mở mặt trận kỹ thuật ngăn Trung Cộng

Ông Biden và ông Tập gặp nhau năm 2012, khi cả hai còn là nhân vật lãnh đạo số 2 của quốc gia mình. Ngô Nhân Dụng| Trong tháng Hai 2021, ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia mới nhậm chức ở Mỹ gọi cho đồng nghiệp Geoffrey van Leeuwen trong chính phủ Hòa Lan. Một vấn đề “an ninh” họ nói với nhau là SMIC, công ty sản xuất chất bán dẫn (semiconductor) lớn nhất của Trung Quốc,. Chính quyền Trung Cộng đã đầu tư nhiều tỷ đô la để chế tạo chất bán dẫn, cần cho tất cả các máy móc điện tử, bì biết họ còn quá lệ thuộc vào hàng nhập cảng. Các doanh nghiệp nhà nước, như SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corp), đã làm hết sức. Nhưng họ vẫn chưa tìm ra được cách làm những chất bán dẫn tối tân nhất. Mỹ, Nhật Bản và Hòa Lan nắm độc quyền các khí cụ sản xuất Theo nhật báo Wall Street Journal ra ngày 28 tháng 2, 2021, ông Sullivan nói chuyện với ông van Leeuwen về vấn đề này.  Bộ Thương mại Mỹ đã cấm các xí nghiệp không được bán cho Trung Cộng những tiến bộ kỹ thuật liên quan đến an ninh quốc gia. Lệnh cấm sẽ được áp dụng trong Tháng Tư năm nay. Nhưng một mình nước Mỹ cấm không đủ. Trung Cộng vẫn có thể dùng áp lực thương mại để mua từ các nước Âu châu, Nhật Bản hay Nam Hàn. Năm ngoái, khối Âu châu đã ký một hiệp ước mậu dịch với Bắc Kinh mà Mỹ không can dự. Chính quyền Joe Biden đang vận động các nước đồng minh đứng chung trong trận tuyến trong cuộc “chiến tranh kỹ thuật cao” giữa “phe dân chủ” và “phe độc tài,” như ông Biden đặt tên. Cuộc chiến tranh này mang tính chất ý thức hệ. Một thành tích Bắc Kinh đang đề cao là đã ngăn chặn được trận đại dịch Covid bắt đầu từ Vũ Hán. Tập Cận Bình muốn các nước khác noi theo mô hình chính trị của Trung Quốc, coi đó là con đường tốt nhất để phát triển và ổn định.   Chính phủ Mỹ chủ trương “phe dân chủ” cần liên kết, không cho “phe độc tài” lợi dụng việc giao thương để cải thiện khả năng kỹ thuật của họ, từ đó sẽ lũng đoạn thế giới. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói, “Các nước dân chủ kỹ thuật cao (techno-democracies) phải liên kết, một cách có hiệu quả, để ấn định các quy luật (cho thế giới kỹ thuật cao)” – khi ông điều trần trước Thượng viện để được phong nhậm. Muốn vậy, “phe dân chủ” phải vượt xa Trung Cộng trong việc sản xuất chất bán dẫn, trí khôn nhân tạo (AI, artificial intelligence) và các lãnh vực tiến bộ nhất, tất cả sẽ quyết định tương lai kinh tế và khả năng quân sự. Hiện nay ngân sách về nghiên cứu (R&D) về kỹ thuật cao của chính quyền Trung Cộng cũng lớn bằng của các công ty và chính phủ Mỹ. Nhưng các nước Âu châu, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan cũng đổ rất nhiều tiền vào R&D. Phe dân chủ sẽ kết hợp theo nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải tạo thành một tổ chức quốc tế mới. Một khái niệm mới thành hình đặt tên là Dân chủ 10 (Democracy 10) hay Kỹ thuật 10 (Tech 10) trong đó các nước G-7 đứng làm trụ. Các quốc gia trong phe dân chủ đang sẵn sàng cộng tác với Mỹ. Họ thấy phải cùng ấn định các quy luật và tiêu chuẩn về kỹ thuật cao, phải theo cùng một số quy tắc hạn chế việc sử dụng trí khôn nhân tạo để kiểm soát dân chúng, như Trung Cộng đang lợi dụng để đàn áp dân thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng. Đứng hàng đầu trong danh sách của chính phủ Mỹ là việc sản xuất chất bán dẫn. Vì đó là sức đẩy quan trọng nhất trong kinh tế hiện đại – không khác gì dầu lửa trong thế kỷ trước. Hiện nay Trung Cộng là nước sử dụng chất bán dẫn nhiều nhất trên thế giới. Nhưng 80 phần trăm phải nhập cảng từ nước ngoài, hoặc do các công ty ngoại quốc sản xuất trong lục địa. Trong trận tuyến chất bán dẫn, Mỹ cần những đồng minh Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan để kiềm tỏa Trung Cộng.  Trên mỗi mặt trận kỹ thuật, Mỹ sẽ mời các quốc gia vào những kết hợp khác nhau. Những liên minh trong phe dân chủ sẽ được chính phủ Mỹ giữ bí mật, để bảo vệ quyền lợi các nước, không cho biết họ đang chống Trung Cộng. Mỹ và các nước đồng minh sẽ cấm bán cho Trung Cộng một số hàng thuộc các lãnh vực trí khôn nhân tạo, vi tính lượng tử (quantum computing), kỹ thuật sinh học (biotechnology), và hệ thống viễn thông 5G.  Về trí khôn nhân tạo, mà hiện nay Tập Cận Bình đang đầu tư nhiều nhất, phe dân chủ cần có được Israel, là nước đang dẫn đầu thế giới trong việc nghiên cứu AI. Mỹ cũng cần liên kết với Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ để cùng cấm bán một số hàng kỹ thuật cao cho Trung Cộng. Trung Cộng có một thứ “vũ khí” để tự vệ và phản công, là các “khoáng chất hiếm” (rare earths) mà họ làm chủ nhiều quặng mỏ nhất, phần lớn ở Nội Mông Cổ. Đó là những chất cần thiết trong tất cả các khí cụ điện tử, từ máy vi tính đến điện thoại di động. Nếu Trung Cộng ngưng cung cấp “khoáng chất hiếm” thì công nghiệp điện tử của các nước đều trì trệ. Bắc Kinh đã nêu vấn đề này với nhiều nước khách hàng. Nhưng hành động đó khó xảy ra; vì các nước sẽ trả đũa mạnh mẽ. Hơn nữa, nếu tiếp tục bị đe dọa, các nước sẽ chịu tốn tiền khai thác quặng mỏ “khoáng chất hiếm” của họ. Chính phủ Biden đã bắt đầu một cuộc nghiên cứu về khả năng tự túc của nước Mỹ, và thảo luận với Australia cùng nhiều nước khác việc chế biến “khoáng chất hiếm nhân tạo.” Trở lại với lệnh cấm bán các món hàng kỹ thuật cao, hiện nay các xí nghiệp ở Mỹ cũng ý thức mối đe dọa của Trung Cộng. Tất cả đều lo Trung Cộng sẽ “ăn trộm” các sáng chế, phát minh của họ, lo đề phòng nạn gián điệp kinh tế. Mối lo lớn nhất là gián điệp Trung Cộng sẽ lấy trộm rồi lợi dụng các thông tin, dữ kiện cá nhân của tất cả dân Mỹ, từ hồ sơ sức khỏe cho đến vị trí, ngày giờ nào ai đang ở đâu, di chuyển tới đâu, giống như Bắc Kinh đang theo dõi người dân của họ. Nhưng giới kinh doanh Mỹ còn đang phản đối vì các lãnh vực bị cấm bán cho Trung Cộng quá rộng lớn, bao trùm nhiều lãnh vực từ viễn thông cho tới tài chánh, và nhiều chỗ mơ hồ. Nhiều tổ chức tập hợp giới kinh doanh ở Mỹ, với những công ty lớn như Amazon, Walmart, Citigroup yêu cầu chính phủ Mỹ duyệt lại văn bản của lệnh cấm này. Hơn nữa, lệnh cấm mua bán với Trung Cộng sẽ khiến các xí nghiệp Mỹ phải chịu rất nhiều tốn kém. Trong năm đầu tiên thi hành lệnh này các công ty Mỹ sẽ thiệt hại hoảng $52 tỷ mỹ kim, và sau đó mỗi năm $20 tỷ. Nhưng một điều có thể biết chắc là dân chúng Mỹ, từ những người bình thường, đến các nhà chính trị và giới kinh doanh, hiện nay đều ý thức rằng việc xuất cảng kỹ thuật cao bán cho Trung Cộng sẽ gây nên mối đe dọa cho cả an ninh quốc gia và nền kinh tế. Khi Thượng viện phỏng vấn các viên chức mới của chính phủ Joe Biden, các ứng viên đều tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh khi nghị sĩ đặt câu hỏi về vấn đề này. Ngô Nhân Dụng    
......

Người Việt tin vào tin giả để nuôi dưỡng ảo tưởng?

Những người tấn công vào Điện Capitol hôm 6/1 được cho là bị dẫn dắt bởi tin giả về gian lận bầu cử VOA Tiếng Việt| Nạn tin giả và thuyết âm mưu hoành hành trong cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ vì họ muốn có chỗ dựa để nuôi dưỡng hy vọng và một phần do ‘dân trí thấp’ nên họ dễ bị các nguồn tin giả thao túng, một chuyên gia theo dõi và nghiên cứu vấn đề này nói với VOA. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, trên các trang mạng xã hội Facebook, Youtube của người Việt và ngay cả trên một số phương tiện truyền thông, báo chí địa phương của người Việt đã tràn ngập những thông tin thất thiệt, những thuyết âm mưu về bầu cử mà tất cả sau đó đều bị chứng tỏ là sai. Những tin giả kiểu như có xe tải chở đến phòng phiếu hàng triệu lá phiếu ma, quân đội Mỹ đột kích thu giữ máy chủ của hãng kiểm phiếu Dominion Voting ở Đức, ông Donald Trump sẽ ban hành thiết quân luật để bắt giữ hết Đảng Dân chủ, Tối cao Pháp viện sẽ phán quyết cho ông Trump thắng, phó Tổng thống Mike Pence sẽ trao chiến thắng cho ông Trump, chiếc laptop bị đánh cắp của bà Nancy Pelosi bị quân đội thu giữ để tìm bằng chứng phản quốc, bà Pelosi bị bắt ở biên giới Canada…thu hút không ít người gốc Việt tin theo. Mới đây nhất, QAnon, tổ chức cực hữu ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump chuyên tung thuyết âm mưu, còn đưa tin Tổng thống Joe Biden hiện chỉ là ‘thế thân’ của ông Trump và ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 4/3. Âm mưu của Nga? Trao đổi với VOA, ông Trần Nhật Bảo, một chuyên gia về tội phạm học từng giảng dạy về hình sự và tội phạm tại các đại học Mỹ, cho biết sở dĩ tin giả hoành hành ở Mỹ ngày nay là ‘kết quả của một hành động chuyên nghiệp chứ không phải ngẫu nhiên’. “Đó là kế hoạch phát tán thông tin giả quy mô có tổ chức, có chủ đích, có sự điều khiển của những người rất có chuyên môn kể từ năm 2015 (tức trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016),” ông Bảo nói với VOA từ thành phố Garden Grove, Quận Cam, bang California. “Họ dùng mạng xã hội định hướng dư luận cho mưu đồ của họ,” ông Bảo, vốn là cộng tác viên cho tạp chí hình sự của Liên Hiệp Quốc, nói thêm và cho rằng rất nhiều người gốc Việt ở Mỹ ‘đã trở thành nạn nhân’ và ‘vẫn tiếp tục bị dắt mũi từ năm 2015 cho đến nay’. Ông chỉ ra thủ phạm là cơ quan tình báo Nga KGB vốn đã bị FBI, Bộ Tư pháp Mỹ chỉ đích danh là ‘đã tìm cách can thiệp vào bầu cử và nội tình nước Mỹ’. Ông Bảo cho biết ông đã theo dõi hoạt động của KGB trên mạng xã hội nhiều năm và ‘thấy sự phá hoại nước Mỹ của họ rất rõ ràng’. “Cách dễ dàng nhất, rẻ tiền nhất để phá rối hay tháo dỡ những định chế về luật pháp và dân chủ của nước Mỹ là thông qua chiến dịch gây nhiễu thông tin,” ông Bảo phân tích. “Mà trên phương diện tuyên truyền thì không ai bằng họ, Mỹ còn thua xa.” “Họ đã tạo ra hơn 300.000 tài khoản giả trên Facebook, ảnh hưởng đến 87 triệu tài khoản, trong số đó có rất nhiều người Việt Nam,” ông nói và cho biết ông đã truy lùng nhiều tài khoản tung tin giả và thấy chúng xuất phát từ thủ đô Sofia của Bulgaria, nơi có rất đông kiều dân Nga. Sau khi cơ quan chức năng Mỹ vào cuộc thì hiện giờ ‘KGB đã rút lui vào hoạt động âm thầm và chỉ còn những cơ sở hạ tầng tung tin giả bên Mỹ vốn tồn tại ngay từ đầu vẫn tiếp tục hoạt động’, cũng theo lời nhà tội phạm học này. Nghe tin giả để nuôi hy vọng? Mặc dù tin giả ảnh hưởng đến một bộ phận người Mỹ nói chung, nhưng tác động của nó đối với cộng đồng người gốc Việt nặng nề hơn ‘một phần là vì nhận thức kém’, ông nói và cho biết chiến dịch ‘disinformation’, tức tung tin giả này, chỉ nhằm vào một số đối tượng đã được chọn trước, chẳng hạn như ‘dân trí thấp’. Giải thích về chứng nghiện và tin tin giả của một bộ phận người gốc Việt ở Mỹ, ông Bảo nói: “Đa số người Việt Nam mất quê hương và ra đi trong hoàn cảnh đau buồn nên họ cần một sự hy vọng để một ngày nào đó họ có thể trở về quê hương trong vinh quang.” Chính những nguồn tin giả đã cho họ hy vọng đó nên họ đã bám vào, cũng theo lời ông Bảo. Theo ông, họ tin rằng ông Donald Trump sẽ giúp họ đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam và rằng ông Trump sẽ ‘tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc’. Cũng theo lời ông thì không nhất thiết họ tin vào tin giả nhưng họ vẫn tiếp tục nghe và xem tin giả ‘để tìm niềm vui’ và ‘riết trở thành một thói quen không dứt ra được’. “Hy vọng đó gần như là nguồn sống duy nhất của họ. Họ tìm kiếm, mong mỏi, chờ đợi những loại tin giả đó để tạo cho họ niềm vui tâm lý,” ông nói. Một thủ đoạn mà những người tung tin giả hay dùng là ‘tạo ra một ngày tháng nào đó để nuôi hy vọng, để hướng mọi sự chú ý của người ta đến ngày đó (chẳng hạn như ông Trump sẽ trở lại làm Tổng thống vào ngày 4/3), để kiểm soát suy nghĩ của người nghe tin giả’. Chừng đến khi sự kiện đó không xảy ra thì họ ‘lại đưa ra một số lý do tại sao và lại tiếp tục đưa ra một ngày tháng khác để người ta tiếp tục hy vọng’. Về lý do tại sao những người bị gạt lại vẫn tiếp tục tin hết lần này đến lần khác, ông Bảo nói: “Khi họ đã tin vào ai đó thì họ sẽ tin vào tất cả những gì người đó nói.” ‘Những kẻ lợi dụng’ Ông Bảo cũng lên án một số người Việt trong cộng đồng đã lợi dụng sự lan tràn của tin giả và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận đồng hương để tiếp tay tung tin giả mà mục đích chỉ là ‘kiếm tiền trên mạng xã hội’. “Một số YouTuber gốc Việt có mưu đồ tiền bạc. Họ sẵn sàng lợi dụng người Việt làm nạn nhân của họ để phát triển lượng khán giả của mình,” ông chỉ ra. Do đó, những người Việt say mê tin giả trở thành nạn nhân cho những YouTuber làm giàu, theo lời ông. “Tự do truyền thông bị lợi dụng, mạng xã hội rất mạnh còn chính quyền thì bất lực trước tin giả,” ông nói và khuyến nghị truyền thông chính thống phải ‘mở rộng, chia sẻ, lan tỏa nhiều hơn để giúp họ thoát ra khỏi sự kiềm kẹp của tin giả’. Theo lời ông thì đại đa số giới trẻ gốc Việt và những người Việt có học hành đàng hoàng, biết tiếng Anh ‘không tin vào tin giả’. Làm sao khắc phục? Về hậu quả của tin giả đối với người tiếp nhận, ông viện dẫn một số người vì quá tin vào tin giả (chẳng hạn như ‘bầu cử có gian lận’) nên khi đối diện với sự thật ‘họ sẽ trở nên quá khích, bạo động như vụ tấn công vào Điện Capitol ngày 6/1’. Để khắc phục tình trạng này, ông Bảo cho rằng ‘một khi họ đã mù quáng nghe tin giả rồi thì chỉ trích họ chỉ càng làm cho họ rời xa thông tin chính thống’. Tuy nhiên, ông dự đoán chỉ trong vòng một năm nữa các tin giả ở Mỹ ‘sẽ không còn đất sống’ vì khi mong mãi vào những điều hoang đường mà vẫn không thấy xảy ra thì đến lúc nào đó ‘họ sẽ phải chấp nhận thực tế’. “Lúc đó những YouTuber kiếm tiền từ tin giả sẽ không còn người xem nữa,” ông nói. Ông cho rằng ‘luật pháp Mỹ cũng rất đau đầu với vấn nạn tin giả’ vì ‘không thể nào có các biện pháp kiểm duyệt hay chế tài’ và nói đó là ‘điểm yếu của xã hội và luật pháp Mỹ’. Nếu không chế tài được thì chỉ có thể hy vọng những biện pháp dân sự như vụ kiện của hãng Dominion Votings nhằm vào Fox News về tin ‘gian lận bầu cử’ có thể giúp hạn chế tin giả, ông Bảo nói thêm. ‘Biết đâu được thời gian tới sẽ sáng tỏ?’ Trao đổi với VOA, ông Vũ Hoàng Hải, một cựu tù nhân chính trị ở Việt Nam hiện lưu vong ở Mỹ và ủng hộ ông Trump nhiệt thành, nói ông ‘có nghe rất nhiều về việc ông Trump sẽ trở lại nắm quyền vào ngày 4/3’ nhưng ông ‘không tin’. Theo lời ông thì nhiều bạn bè ông là nhà tranh đấu ở trong nước ‘gọi điện sang hỏi rất nhiều có phải ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng không?’ “Có anh em ở trên kia (Washington D.C.) cho tôi biết là có dấu hiệu xe cảnh sát ở lại để bảo vệ thủ đô và ngày mai có thể có vấn đề trao quyền lực cho ông Trump,” ông Hải cho biết. Ông Hải cho biết trong kỳ bầu cử vừa qua, ông ‘thu thập tất cả các nguồn tin từ cực hữu, cực tả, trung dung’ và ‘sàng lọc bằng cách kiểm chứng với các nguồn tin nội bộ, tin hành lang…’ Trong khi các đài như Fox News và Newsmax đang đối mặt với các vụ kiện vu khống về gian lận bầu cử, ông Hải nói ông ‘vẫn tin vào sự thật gian lận bầu cử’ và không cho rằng các đài đó đã đưa tin sai. “Bây giờ chưa sáng tỏ được, nhưng biết đâu được thời gian tới sẽ sáng tỏ,” ông nói. Ngay cả thuyết âm mưu về việc máy chủ của Dominion Votings bị lính Mỹ đột kích và tịch thu ở Đức, ông Hải nói ông vẫn ‘theo dõi thông tin này’ chứ không cho rằng đó là tin thất thiệt. “Đến giờ vẫn chưa có đài báo nào nói chính xác việc này cả,” ông lý giải. Ông Hải từng tin vào thuyết âm mưu rằng phó Tổng thống Mike Pence khi đó sẽ quyết định cách đếm phiếu đại cử tri để trao chiến thắng cho ông Donald Trump trong phiên họp Quốc hội ngày 6/1, nhưng sau khi ông Pence bác bỏ thì ông Hải nghĩ việc đó sẽ không xảy ra. Ông Hải cho biết đã bỏ theo dõi tin tức từ truyền thông dòng chính của Mỹ và hiện giờ chỉ xem mỗi kênh Newsmax vì ‘tất cả hãng truyền thông của Mỹ đều có làm ăn và đầu tư ở thị trường Trung Quốc nên họ đều muốn ông Biden thắng để duy trì việc làm ăn này’. Về lý do ông vẫn tin Newsmaxx mặc dù những tin đài này đưa sau đó đều chứng tỏ là không đúng, ông Hải lập luận rằng ông nhìn vào thực tế là ‘ông Biden không có ai ủng hộ’. “Nếu ông Biden thực sự có 81 triệu phiếu bầu thì ông ra đường phải có đông đảo người dân đổ xô ra ủng hộ chứ,” ông lập luận. Về các YouTuber đưa tin gốc Việt, ông Hải nói ông ‘đều nghe hết’ rồi ‘tổng hợp lại’. “Hoa Kỳ là một nước tự do dân chủ. Mỗi người đều có nhận định riêng của mình về vấn đề gì đó. Tôi tôn trọng tất cả ý kiến,” ông nói.
......

Như đỉa phải vôi

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Từ nhiều năm qua, tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam luôn luôn là một đề tài bị đánh giá nghiêm khắc của các tổ chức nhân quyền thế giới. Hôm 13 tháng Giêng, 2021 vừa qua, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) đã công bố “Phúc trình Toàn Cầu 2021” đề cập tình hình nhân quyền của 100 nước trên thế giới. Trong đó Việt Nam bị lên án là 1 trong 83 nước “tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị căn bản của người dân trong năm 2020,” ngay trong mùa đại dịch hoành hành. “Lại thêm một năm đen tối nữa cho nhân quyền ở Việt Nam.” Đó là nhận định của ông John Sifton, Giám Đốc Vận Động Châu Á của HRW trong thông cáo báo chí ngày 13 tháng Giêng. Chỉ tính đến hết tháng Sáu, 2020 Tổ Chức Defend the Defenders (Người Bảo Vệ Nhân Quyền) cho biết CSVN đang giam giữ ít nhất 276 tù nhân lương tâm trong các nhà tù trên cả nước. Lập tức báo Quân Đội Nhân Dân, một trong hai loa tuyên truyền ồn ào nhất của đảng CSVN lồng lộn lên tiếng chống lại nhóm từ “Tù Nhân Lương Tâm.” Theo tờ báo này, ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà những người gần đây bị tống giam như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn đều là những người vi phạm pháp luật. Sự ngụy biện trắng trợn để hình sự hóa những hoạt động của các nhà đấu tranh dân chủ của công an điều tra, dẫn tới những bản án nặng nề cho những người sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình một cách chính đáng. Mặt khác bài báo cũng cho rằng sự lên tiếng của HWR là nhằm củng cố niềm tin để các TNLT tiếp tục đấu tranh. Thật ra đây không phải là lần đầu tiên báo QĐND kể cả Báo CAND lên tiếng không chấp nhận các NGOs gọi những nhà hoạt động cho dân chủ, nhân quyền là Tù Nhân Lương Tâm. Nhưng càng cố chống đối, họ càng vô tình xác nhận trước dư luận rằng CSVN rất sợ vấn đề tù nhân lương tâm được thế giới quan tâm theo dõi và trừng phạt. Những gì xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây cho thấy sự đàn áp của Hà Nội chưa bao giờ dừng lại hay giảm bớt mà ngược lại càng gia tăng một cách đáng lo ngại. Những bản án tù càng ngày càng khắc nghiệt và phi dân chủ nhưng chế độ cũng ngày càng bị lên án mà không thể chối cãi. Điều thật mỉa mai, tại cuộc họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ 46 ngày 22 tháng Hai, 2021 tại Genève, Thụy Sĩ, đại diện CSVN đã tuyên bố sẽ  tranh cử một ghế ở hội đồng này trong nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là chiếc ghế mà CSVN đã đắc cử lần đầu tiên vào nhiệm kỳ 2014-2016. Ngày nay kẻ thủ ác vẫn mong muốn công khai bước vào Hội Đồng Nhân Quyền một lần nữa để “bảo vệ nhân quyền” bằng cách bào chữa cho hành động chà đạp nhân quyền. Nhưng trong thâm tâm, Hà Nội vẫn lo sợ thế giới lên án và chính vì sợ điều này mà họ cố biện minh cho hành động đàn áp để bảo vệ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của đảng. Trước những bằng chứng tội ác, khi báo QĐND càng biện minh càng làm cho họ không thể bào chữa gì hơn cho hành động côn đồ phi pháp của chế độ đối với người yêu nước. Ví dụ sự kiện công an bắt giữ nhà hoạt động Phạm Thị Đoan Trang chỉ vì cô dám nói lên sự thật vụ Đồng Tâm, cũng như vụ ô nhiễm môi trường Formosa Hà Tĩnh. Những điều đó cho thấy là họ cố tình bịt miệng những tiếng nói can đảm xuất phát từ lương tâm yêu chuộng nhân bản, nhân quyền. Những công dân Việt Nam này chịu đựng sự bắt bớ giam cầm không vì một quyền lợi riêng tư nào nên họ xứng đáng là những tù nhân lương tâm vì lợi ích chung của đất nước. Điều kế tiếp, báo QĐND dù không muốn cũng không thể không nói lên một sự thật: Những sự lên tiếng của cơ quan nhân quyền quốc tế như Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền là để củng cố thêm niềm tin cho các nhà dân chủ trong thời gian bị giam cầm. Sự hy sinh cao cả của họ được thế giới biết đến và hậu thuẫn là động lực quý giá để thúc đẩy họ tiếp tục đấu tranh trên con đường chính nghĩa của dân tộc. Nói tóm lại, bài báo ngụy biện vòng vo về tù nhân lương tâm của báo Quân Đội Nhân Dân đúng là như đỉa phải vôi và chỉ cho thấy họ tự tố cáo hành vi đàn áp nhân quyền man rợ của chế độ CSVN mà thôi! Phạm Nhật Bình  
......

Văn Hóa và Thể Chế

Lý Thái Hùng| Trong bài tiểu luận “Để Việt Nam Hóa Rồng” viết đăng trên VNExpress, ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên là chuyên gia tư vấn cho hai đời Thủ Tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi là tại sao sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa phát triển được như Hàn Quốc hay Singapore? Tại sao Việt Nam tiếp nhận mô hình thể chế thị trường từ phương Tây nhưng vẫn chỉ là nước có thu nhập trung bình? Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng thì tuy Việt Nam đã coi “cải cách thể chế là một trong những khâu đột phá quan trọng” nhưng việc áp dụng “mô hình chính phủ kiến tạo” để tạo động lực phát triển phải gắn kết giữa văn hóa và thể chế. Ông Nguyễn Sĩ Dũng đã dùng sự kiện Hoa Kỳ, Úc, Canada đều đã từng là thuộc địa cũ của nước Anh giống như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, và một số nước Phi Châu; nhưng tại sao những nước như Hoa Kỳ, Canada, Úc phát triển nhanh trong khi những quốc gia như Ấn Độ, Pakistan thì không, hay là phát triển rất chậm. Theo ông Dũng thì vì nước Mỹ, Úc… có cùng nền văn hóa tương đồng với người Anh nên người Anh đã không chỉ “xuất khẩu” thể chế dân chủ mà còn “xuất khẩu” văn hóa đến những quốc gia này. Trong khi đó, nước Anh không thể “xuất khẩu” văn hóa của mình đến Ấn Độ, Pakistan và nhiều nước cựu thuộc địa khác. Trong mạch lý luận đó, ông Nguyễn Sĩ Dũng đã cho rằng Việt Nam tuy thuộc về khối Đông Nam Á (ASEAN) nhưng lại có những tương đồng về văn hóa như các nước ở vùng Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan. Cho nên mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển” của Nhật Bản, Nam Hàn, Singpore phù hợp với sự phát triển của Việt Nam hơn. Tuy nhiên, vấn đề là vì sao Việt Nam chưa trở thành “hổ,” thành “rồng” như các nước Đông Bắc Á. Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng đảng và nhà nước CSVN đã: 1) Không thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua doanh nghiệp tư nhân như ở Nhật Bản, Nam Hàn; 2) Không có bộ máy hành chánh, công vụ chuyên nghiệp và tài giỏi để hiện thực hóa chương trình công nghiệp hóa. Vì thế, ông Dũng đã kết luận rằng tuy cùng văn hóa, nhưng khi Việt Nam đổi mới chủ yếu là theo đòi hỏi khách quan của tình hình hơn là trên một nền tảng lý thuyết vững chắc. Tôi cho rằng cách trình bày của ông Nguyễn Sĩ Dũng nói trên đã tránh né và không dám nhìn vào sự thật. Lý do là Việt Nam đã đưa ra chiến lược công nghiệp hóa ở đại hội đảng kỳ IX (2001) và coi cải cách bộ máy hành chánh là một trong ba khâu đột phá mang tính chiến lược để phát triển công nghiệp hóa từ đại hội đảng kỳ XI (2011). Nói cách khác, cả hai điều mà ông Nguyễn Sĩ Dũng chỉ trích đều đã được đảng CSVN thực hiện như các nước Nhật Bản vào thập niên 1950 hay Nam Hàn vào thập niên 1970; nhưng khác ở hai điểm căn bản là Việt Nam ôm cứng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư nhân luôn luôn bị chèn ép bởi các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì bị trói trong vòng kim cô “định hướng xã hội chủ nghĩa” và quy luật “xin-cho” của thể chế độc tài đảng trị, dù người Việt Nam có văn hóa kinh doanh giống như người Nhật Bản hay người Nam Hàn cũng không thể nào được tự do phát huy nội lực để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Thật vậy, Nhật Bản hay Nam Hàn đã phát triển và trở thành nước công nghiệp tiên tiến và người dân có được đời sống sung túc, thu nhập cao không phải do một phép lạ từ trên trời rớt xuống mà chính là thể chế chính trị đã cho người dân thấy họ làm chủ đất nước thật sự chứ không phải sống khép nép theo quy luật “xin-cho” từ mệnh lệnh của đảng cầm quyền. Nói tóm lại, văn hóa chỉ là kết quả của một chuỗi những tiến hóa mà con người trải qua nhiều thời đại, nhưng sự hưng thịnh của một quốc gia nằm ở sự chọn lựa thể chế. Lý Thái Hùng  
......

Tú Xương & Nỗi buồn Miến Điện

Tưởng Năng Tiến| Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh, Người hăm lăm triệu giấc còn say. Tản Đà “Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện... cộng tác...” “Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.” “Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại, người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm báo. Ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi ...” (Vương Trí Nhàn. “Tú Xương Nhà Báo”. Cánh Bướm Và Hoa Hướng Dương. nxb Phụ Nữ: Hà Nội, 2006. 31-33). Bác Vương Trí Nhàn – rõ ràng – là một người (rất) bi quan và (vô cùng) khó tính. Cái nhìn của bác ấy về cuộc đời, cũng như đời người (thường) đen thui như mực. Chớ Tú Xương, nói nào ngay, vẫn may mắn chán. Ông may mắn vì được sinh ra ở  Việt Nam, nơi mà tờ báo đầu tiên (Gia Định Báo) đã có mặt rất sớm – chính xác là vào ngày 15 tháng 4 năm 1865. Mãi gần 150 năm sau, hôm 1 tháng 4 năm 2013, trên đường phố Miến Điện mới có tiếng rao (”Báo mới đây!”) và biến cố bất ngờ này đã khiến cho dân chúng “mừng rơi nước mắt” – theo như tường thuật của ký giả Anh Duy, đọc được trên Tuổi Trẻ On Line vào ngày 10 tháng 4 năm 2013: Theo thống kê của tờ Global Post của Mỹ, trong ngày đầu tiên phát hành tờ Golden Fresh Land (1-4), 80.000 bản đã được bán sạch vào trưa cùng ngày. Trả lời phỏng vấn báo Irrawaddy, ông Maung Lay không giữ nổi cảm xúc:“Chúng tôi đã chờ đợi hơn nửa thế kỷ cho ngày hôm nay.” Tun Win, một tài xế taxi tại Yangon, hào hứng: “Giờ đây người dân có thể tiếp cận thông tin mỗi ngày, không phải mỗi tuần một lần.”   Các Tu sĩ Phật giáo Miến Điện biểu tình chống lại Tổ chức Hội nghị Hồi giáo tại Yangon vào ngày 15 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO / Soe hơn WIN. Thiệt tình: nghe mà thấy (thương) hết sức, muốn ứa nước mắt luôn! Cái Xứ Chùa Vàng (chết tiệt) này thiệt là chậm tiến và lạc hậu về mọi mặt. Ở Việt Nam, dù báo chí đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn luôn luôn được đón nhận tưng bừng và “hào hứng” hơn nhiều. Báo Nhân Dân – số ra ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong mục “bạn đọc góp ý và phê bình” – có ghi lại một ý kiến (đóng góp) vô cùng nồng nhiệt: Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, quí nhất. Riêng đối với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử… Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân… Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng vẫn chưa thấm tháp vào đâu, nếu so với như tường thuật của ông Nghiêm Tiến Quang (Giám đốc Công ty in báo Hà Nội) trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 1 năm 2009: Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi. Tôi hỏi tiếp: “Ở Đức có nhiều người đọc ANTG không? Ông gật đầu: Nhiều đấy. Đọc xong lại cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc. Chắc còn lâu, lâu lắm, người Miến mới tiến tới “trình độ” chỉ mong sáng ra để được đọc báo điện tử (Nhân Dân) hay mua luôn một lượt đến 5 tờ (ANTG) vì ... dân trí họ còn thấp lắm – theo như tường thuật của ký giả Từ Khanh, từ Yangon: Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 “trường” tư. Đúng hơn nên gọi là “trường thí” vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)...  Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon.... Khái niệm “trường” sẽ không đúng khi đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm Yangon vài chục cây số... Giáo dục ở Việt Nam thì hoàn toàn khác hẳn, có truyền thống và “nền nã” hơn thấy rõ: Giáo sư Nguyễn văn Tuấn ở Úc đã đưa ra những con số làm mát mặt người Việt chúng ta. Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn chính phủ Mỹ và Úc! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có bằng thạc sĩ... Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện Hành Chính Quốc Gia, cho biết là tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất. Vậy là ta ăn trùm thiên hạ về học vấn. Đất nước Việt Nam bây giờ ra đường là gặp tiến sĩ. Tiến sĩ lềnh khênh. Đụng tay chỗ nào cũng chạm vào tiến sĩ! Nội các chính phủ đã…tiến sĩ như vậy, tướng tá công an quân đội cũng tiến sĩ, chức quyền địa phương cũng tiến sĩ. (Song Thao. “Dởm.” Thời Báo 05 Apr. 2013). Trần Tế Xương mà sinh sống vào thời buổi (“tiến sĩ lềnh khênh”) như hiện nay thì chắc chết, chết chắc. Cử nhân Nguyễn Đính (tức nhà thơ nổi tiếng Trần Vàng Sao) mà chức vụ, trước khi xin nghỉ hưu, mới chỉ là liên lạc xã thôi thì nói chi đến cái thứ tú tài – cỡ Tú Xương. Nếu vẫn muốn bon chen võng lọng thì nho sĩ họ Trần (e) chỉ còn cách chạy... vô chùa để biến thành tu sĩ: Công đức tu hành sư có lọng! Và cũng phải là chùa ở nước ta à nha, chớ chùa chiền và sư tăng ở Tây Tạng hay Miến Điện thì cũng đừng hòng. Họ hay kiếm chuyện lôi thôi với nhà nước lắm. Cứ biểu tình, chống đối, hay tự thiêu đều đều. Giới tu sĩ ở Việt Nam thì khác hẳn. Rất nhiều vị dễ chịu (và dễ dụ, hay dễ dậy) hơn nhiều nên vẫn được Đảng và Nhà Nước khen thưởng hoặc biểu dương. Có thể vì những nề nếp về báo chí, học đường và tôn giáo (vừa nêu) nên trong một bài viết mới đây (“Việt Nam và Myanmar, Ai Chậm Hơn Ai?”) Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ BBC, đã cho rằng đây là một sự so sánh “khập khiễng” theo nguyên văn cách dùng chữ của ông: Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Doan trao huân chương Hồ Chí Minh cho GHPGVN. Photo courtesy of gdtd.vn So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng. Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa. Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’, theo đánh giá của BBC Monitoring. Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất. Cũng vẫn theo lời của nhà báo Nguyễn Giang, qua bài báo thượng dẫn: “Giải pháp 'chính trị đi trước' ở Miến Điện cũng chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho 'kinh tế theo sau'. Nhận định này – xem ra – có vẻ phù hợp với sự quan sát  của một biên tập viên BBC khác, bà Hồng Nga, người đã có mặt tại Xứ Chùa Vàng vào tháng 3 vừa qua:“Con đường cải cách ở Miến Điện mới chỉ bắt đầu, và còn nhiều chông gai phía trước.” Sự “tròng trành” của Miến Điện khi đối diện với những thử thách trước mặt có thể khiến cho thiên hạ liên tưởng đến mệnh lệnh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông, cách đây chưa lâu, bỗng (buột) miệng hô to: Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn! Dân Việt (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt "ồ" lên tán thưởng: Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi. Quyết định (tưởng như thật) này người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã đáp ứng được sự khát khao bị đè nén từ lâu của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt. Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Riêng Luật sư Lê Công Định đã hăng hái lên tiếng: “Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.” Tuy nhiên, chung cuộc thì Lê Công Định phải vào tù vì đã phát biểu linh tinh, và Miến Điện đã bước ra biển lớn chứ không phải Việt Nam. Người Miến đang đương đầu với sóng gió, chịu đựng mọi thử thách, cũng như những bất ổn, vì sự quyết tâm thay đổi của chính họ. Ta thì vẫn ở lại trên bờ, và vẫn tiếp tục ngủ với những giấc mộng rất an bình – như thường lệ: ở nước ngoài thì kiều bào mỗi đêm đều chờ sáng để đọc báo Nhân Dân điện tử, ở trong nước thì cứ bước ra khỏi cửa là gặp ngay tiến sĩ, và tu sĩ thì đều ngoan và “hiền như ma soeur” ráo trọi. Khỏi ai phải băn khoăn (hoặc “lăn tăn”) gì nữa ráo: “không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội nhập và tính thống nhất.” Thỉnh thoảng, nếu muốn thay đổi không khí thì chỉ cần đổi tên nước cho nó đỡ nhàm là đã đủ rồi. Sau Tú Xương, Tản Đà đã có lúc chép miệng thở dài: Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh, Người hăm lăm triệu giấc còn say. Từ đó đến nay dân số chúng ta đã tăng gần gấp bốn. “Say” mà càng đông thì càng vui thôi, chớ có sao đâu!    
......

Chiến dịch giải cứu dứa

Bà Tổng Thống  Thái Anh Văn (Hình Newsweek) Nguyễn Thị Bích Hậu Nhà Báo     Chiến dịch giải cứu dứa ( trái thơm) 4 ngày của Đài Loan là một kỳ tích đáng kính phục. Khi Tàu tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm dứa từ Đài Loan với cáo buộc loại trái cây nhiệt đới này nhiễm bệnh rệp sáp ngày 26/2, trong khi các trái này đã được kiểm dịch. Lập tức chính quyền xứ Đài đứng lên cứu dân. Bà TT Thái Anh Văn đã đứng đầu và chụp hình quảng bá cho trái dứa. Và người xứ Đài nói là làm, cả Chình phủ, doanh nghiệp và dân cùng lăn vào cứu dứa cho nông dân. Chỉ trong 4 ngày, 41.687 tấn dứa đã được các công ty, sàn giao dịch điện tử và dân xứ Đài mua hết, còn cao hơn cả tổng số lượng dứa xuất khẩu của năm ngoái sang Tàu. 180 doanh nghiệp đặt mua 7.187 tấn dứa tươi, 19 công ty đặt mua 15.000 tấn dứa chế biến, 14 hãng nước giải khát đặt mua 4.500 tấn trái cây, và những người bán buôn và bán lẻ đặt mua khoảng trên 10.000 tấn, còn các nhà xuất khẩu và các tập đoàn nước ngoài đặt mua 5.000 tấn. Đài quyết tâm sẽ mở thị trường bán dứa qua các xứ khác chứ nhất định không chịu phụ thuộc, cũng không chịu bị o ép từ một nơi nữa.   Bà Thái Anh Văn vừa cam kết là chính quyền của bà sẽ bỏ ra 1 tỷ Đài tệ để cải thiện tác động của lệnh cấm nhập khẩu, có kế hoạch xuất 30.000 tấn dứa sang Mỹ, Nhật Bản, Singapore và các xứ khác. Vì tới tháng 6 thì nông dân Đài mới thu hoạch xong các cánh đồng dứa.   Đúng là trang anh thư của xứ Đài, xin mượn câu thơ cũ sửa lại như sau:   " Phấn son tô điểm sơn hà Làm cho rõ mặt đàn bà Đài Loan"   Theo CNA,Newsweek, NNVietnam  
......

Cần chấm dứt lãnh đạo đưa con vào vị trí lãnh đạo

  Nguyen Ngoc Chu   1. Ở nhiều nước, vì bầu cử tự do nên bất cứ ai cũng có thể trở thành thị trưởng, tổng thống- miễn là tài năng, được cử tri cả tỉnh, cả nước nước lựa chọn. Họ có muôn ngàn con đường để trở thành chính khách.   Nhưng ở Việt Nam, chỉ có vài con đường để đi đến đỉnh cao quyền lực. Trong số ít ỏi những con đường đó - là con đường tiến thân qua đoàn thanh niên.   Có lẽ trên thế giới hiện nay, con đường tiến thân qua đoàn thanh niên chỉ còn tồn tại ở 2 nước là Việt Nam và Trung Quốc. Thiết nghĩ ở Cuba và Bắc Triều Tiên, con đường tiến thân qua đoàn thanh niên đã đóng cửa.   Thực tiễn cho thấy, những người tiến thân qua đoàn thanh niên ở Việt Nam được phân thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là con cái, cháu chắt họ hàng của lãnh đaọ. Nhóm thứ 2 là có người nâng đỡ. Không có ai chân đất mà tự mình leo được lên bậc thang quyền lực mà không có người nâng đỡ. Không muốn liệt kê các trường hợp người thực việc thực ra đây, vì chúng quá nhiều và quá nổi tiếng.   Đi qua con đường thanh niên lên lãnh đạo rất ít người có năng lực đạt yêu cầu. Không có người xuất sắc.   2. Mấy hôm nay, truyền thông rộn lên về trường hợp con gái 31 tuổi Trần Huyền Trang của đương kim nữ bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Hoàng Thuý Lan được thăng tiến vượt bậc(https://thanhnien.vn/.../con-gai-bi-thu-tinh-uy-vinh-phuc...). Bà trần Huyền Trang bắt đầu sự nghiệp chính trị qua con đương thanh niên lúc 23 tuổi. Sau đó là thần tốc thăng tiến. Chỉ trong vòng 8 tháng bà Trần Huyền Trang đã được bổ nhiệm 2 chức. Mới 31 tuổi nhưng đã là phó giám đốc một sở rất quan trọng là Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Với đà này, thuận buồm xuôi gió thì chỉ 5-10 năm nữa là uỷ viên trung ương đảng. – đương nhiên giữ chức bộ trưởng hay bí thư tỉnh uỷ hay tương đương.   Bà Trrần Huyền Trang, nếu không phải là con gái của đương kim bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc thì không thể trở thành phó giám đốc Sở KH-ĐT Vĩnh Phúc ở tuổi 31.   Vài chục năm lại đây, xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp lãnh đạo bố trí đưa con vào vị trí lãnh đạo. Đây là một xu hướng có hại cho đất nước.   5. Cần chấm dứt việc dùng con đường đoàn thanh niên để quy hoạch cán bộ. Và hãy chấm dứt tình trạng lãnh đạo đưa con vào vị trí lãnh đạo.       *****   Vì mẹ em đã chọn...   Phạm Minh Vũ Sinh năm 1990, Trần Huyền Trang đã được ông Chú 55 tuổi phải cúi đầu dạ thưa khi phải trình báo cáo.   Mới có 31 tuổi là con gái của Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thuý Lan, Trang đã “bị” bế lên giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư.   Trang trước đây sang Trung quốc du học chuyên ngành đảng-đoàn, về nước được Mẹ quy hoạch vào tỉnh đoàn làm việc. Sau đó đưa sang Sin du học để lấy cái mác sau này, giờ đây Trang ngồi vào một ghế phó sở, một sở cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.   Không có chuyên môn, không bằng cấp, Trang như những “thái tử đảng” khác khi có mác đi du học về như là điều hiển nhiên được ngồi vào ghế lãnh đạo. Xuất thân là một bí thư đoàn, vậy mà bà Lan dám bế con mình lên ghế phó sở quan trọng như vậy quả thật là liều.   Ai cũng biết, công tác ở Đoàn là những bệ phóng để các quan đưa con mình vào đó trước khi qua làm công việc quan trọng hơn như là điểm cộng. Những đứa con bất tài vô dụng Võ Văn Thưởng còn không biết ngày 17-02 là ngày gì? Mặc dù không chuyên môn, không kiến thức về khả năng đưa ra kế hoạch và đầu tư có tầm nhìn kinh tế, nhưng vì Mẹ trang chọn nên Trang phải làm lãnh đạo thôi.   Trang có ông Chú làm ở huyện, giờ gặp Trang phải lúi cúi dạ thưa bà để báo cáo công tác.   Tội cho ông chú đó  
......

Lý do vào đảng

  Phạm Minh Vũ   Bạn có thể chặt một cây, bạn sẽ bóc lịch 9 tháng, vì bạn là dân. Nhưng nếu bạn là quan bạn hạ chặt một khu rừng 22.000 ha thì bạn được đàn em ca ngợi là quan thanh liêm, anh cả vĩ đại.   Bạn là dân, bạn xây chuồng gà không xin phép, bạn sẽ bị bắt tháo dỡ, thậm chí phạt tiền có khi bán cả nhà không chung đủ. Và nếu bạn là quan, bạn san đồi bạt núi, lấp sông lập biển bạn sẽ được ca ngợi người tiên phong, người đi đầu, bạn sẽ được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý của đảng trao.   Bạn là dân, bạn tát cảnh sát giao thông bạn sẽ ở tù 9 tháng, nhưng nếu là quan, cùng lắm bạn sẽ bị thuyên chuyển lên tuyến trên công tác.   Bạn là dân, bạn đi đúng luật, người khác lùi xe không may bạn đâm họ bạn sẽ ở tù. Nhưng nếu là quan, bạn đâm chết người và chỉ cần nói “biết bố mày là ai không” bạn sẽ được đàn em đảng viên khen là liêm khiết, đốt lò vĩ đại , lãnh đạo cứng rắn...   Bạn là dân, bạn trộm con vịt bạn sẽ bị 7 năm tù, nhưng nếu là quan, bạn tham ô ngàn tỷ bạn ở tù như vua chúa, có người cung phụng và vài năm lại ra.   Ở nước dân chủ, bạn là Tổng thống, bạn sẽ bị đem ra toà để luận tội nếu phe đối lập không ưa, có khi ở tù như thường, nhưng ở Việt Nam, chỉ cần có thẻ đảng, coi như bạn là cha thiên hạ. Bạn có thể chì chiết người bán hàng rong là ký sinh trùng, bạn có thể tuyên bố không cần giải cứu hàng nông sản khi nông dân đổ bỏ. Bạn vẫn được đàn em trọng vọng, được xem là đạo đức là văn minh. Nhưng, dân thì khinh ra mặt.   Vì thế, nếu ở Việt Nam, bạn phải có thẻ đảng mới sướng, chứ là dân... thì quên đi.
......

Giáo viên phải có “chứng chỉ chức danh nghề nghiệp”.

......

Áo Bà Ba. Vì Sao Không Là Áo Bà Tư?

Khanh Nguyen - nhacsituankhanh Người Việt ai cũng biết áo bà ba. Đặc biệt là dân Nam bộ thì ai cũng biết bởi đó gần như là trang phục hàng ngày của phụ nữ từ đầu làng đến cuối xóm. Cái tên bà ba, cũng là điều tranh cãi rất nhiều, vì không rõ nguồn từ đâu, và có từ khi nào. Duy từ hai giả thuyết đáng tin cậy nhất, có thể thấy cái tên bà ba xuất phát từ nhà văn Sơn Nam, và hoàn toàn không liên quan gì đến các bà Tư hay bà Năm gì cả… Giả thuyết thứ nhất, với nhiều tài liệu cũ trước năm 1975 ghi rằng áo bà ba xuất hiện đầu tiên ở Nam bộ, vào nửa đầu thế kỷ 19, được học giả Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Pénang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Người ta tin rằng tên gọi chiếc áo bắt đầu từ hai chữ Baba-Nyonya.   Người Baba-Nyonya (峇 峇 娘惹), tiếng địa phương là Peranakan, có nghĩa là hậu duệ của những người nhập cư Trung Quốc đầu tiên đến định cư tại các thuộc địa của Anh trên Eo biển ở Malacca, Pénang và Singapore từ thế kỷ 16 đến 18. Baba (峇 峇) là một từ tiếng Trung Quốc có nghĩa là 'cha' và dùng để chỉ nam giới.   Nyonya xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha donha, 'quý bà', và dùng để chỉ phụ nữ. Có thể học giả Trương Vĩnh Ký đã thích thú trước cái áo rất dễ nhìn, dễ vận dụng trong đời sống làm việc lẫn sinh hoạt hàng ngày và mang về, chỉnh lại đôi chút cho người Việt. Viết trong Văn minh miệt vườn, nhà văn Sơn Nam ghi rằng “Ở miệt vườn, kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu... Áo bà ba gọn gàng, cởi ra mặc vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc”. Điều đáng chú ý, luận điểm của nhà văn Sơn Nam nhắc về việc người dân miền Nam nói trại đi chữ Baba nguyên gốc thành áo bà ba. Tương tự như giả thuyết về học giả Trương Vĩnh Ký, nhà văn Sơn Nam cũng ghi “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba”.   Sau năm 1975, có một vài nhà nghiên cứu từ phía Bắc vào, và phủ nhận quan điểm này, và nói rằng người Mã Lai không có tộc nào tên Baba hay Babas cả. Thậm chí còn bịa ra câu chuyện là có một phụ nữ Nam Bộ nào đó chế ra kiểu áo này từ áo dài, và tệ hơn, có giả thuyết từ giới trí thức ấy, là áo bà ba được khởi đầu may tạo ra ba tà, nên có tên liên quan số 3.   Miền Nam là vùng đất của tất cả những con người lam lũ và khởi đầu cuộc sống mở mang, khai hoang ở thế kỷ 18 và 19. Do đó có thể khẳng định rằng tất cả những hình thái ban đầu của chiếc áo bà ba, từ xưa đó cho đến nay, đã trải qua rất nhiều cải cách, dựa theo tính vận động và nghi thức lễ lạc của người miền Nam Việt Nam. Về sau nhiều tôn giáo và trang phục lễ nghi tôn giáo ở miền Nam cũng chấp nhận dùng áo bà ba, có nơi dùng áo bà ba nhưng khác màu sắc ngày thường.   Vì sao áo bà ba trở nên phổ biến ở miền Nam? Có một giả thuyết khác từ sử liệu nói rằng khi chúa Nguyễn đời thứ 8, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), nắm quyền từ năm 24 tuổi, đã đặt ra nhiều cải cách về hành chính cũng như thay đổi y phục từ quan đến dân. Người dân ở phía Nam đã chọn kiểu áo bà ba với màu tối, dùng chung cho cả đàn ông và đàn bà như một cách ứng xử tiện gọn cho mình. Bên cạnh đó, giai đoạn chúa Nguyễn Phúc Khoát cầm quyền cũng là lúc hiềm khích giữa Đại Việt và Chân Lạp (tức triều đại cổ của người Khmer) ngày càng dâng. Đặc biệt là vua Nặc Nguyên chủ trương tấn công vào biên giới Đại Việt để hà hiếp, cướp bóc những tộc du cư đến Đại Việt như người Chăm, Mã Lai, Che Mạ (gọi chung là Côn Man) nên dân Việt hay mặc áo bà ba để phân biệt người mình.   Về mặt thẩm mỹ mà nói, cho đến hôm nay, áo bà ba là một loại trang phục hết sức đặc biệt của miền Nam: Áo đàn ông thì trang nghiêm, đĩnh đạc. Áo cho đàn bà thì thanh thoát duyên dáng - thậm chí còn rất quyến rũ khi phối dựng với chất liệu vải và kiểu may cổ và xẻ tà.   Nguyên gốc áo bà ba vốn là áo không cổ - đó là sự khác biệt lớn giữa các trang phục có nét tương tự của các dân tộc khác. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống . Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Tương tự như áo dài, áo bà ba có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong tuyệt mỹ của cơ thể người phụ nữ.   Trong bối cảnh Trung Quốc đang lấn và chiếm nhiều giá trị văn hóa của Việt Nam, để mô tả tính chất chịu ảnh hưởng của chư hầu, chiếc áo bà ba cũng đang bị dòm ngó, không khác gì kim chi Hàn Quốc đang bị tiếm danh bởi Trung Quốc. Có tài liệu bậc tiến sĩ ở Hà Nội, gần đây còn chứng minh áo bà ba là trang phục từ người Minh hương di cư đến miền Nam nên được lấy lại. Tài liệu gốc chứng minh thì được dẫn từ sách Trung Quốc.   Lịch sử Việt Nam từ sau 1975 đến nay đang bị nói lại, diễn giải lại hết sức duy ý chí, không thể không gọi làm đau lòng tiền nhân. Nhớ lại, dạy cho con cháu, những thứ đơn giản như tên gọi áo bà ba, cũng là một cách kính trọng tổ tiên Việt đã khai phá, và giữ lòng tự trọng của một người Việt Nam đứng ngoài nạn sính chữ điêu xằng.    
......

Nhà cầm quyền Hà Nội mất dạy!

Ảnh: Bé Bình   Phạm Minh Vũ|   Trong đợt dịch này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rất rõ là một chính phủ yếu kém và thất bại thảm hại. Trên nhiều khía cạnh, vấn đề có thể xử lý đơn giản là phân phối mặt hàng nông sản cho Bà con gặp trở ngại ngay tâm dịch, đem đi tiêu thụ mà cả hệ thống chính phủ không thể làm được.   Trong lúc đó, Nhân dân lại đùm bọc lẫn nhau, tự giúp nhau bằng các chuyến xe giải cứu hay bán giúp cho bà con vùng dịch.   Vừa qua, nông sản của bà con vùng dịch được Nhân dân kêu gọi và phân phối đi các tỉnh thành khác cũng vớt vát được một chút cho bà con nông dân.   Trong khi Nhân dân tự giúp nhau không thấy bóng dáng của chính quyền nào hỗ trợ. Mà ngược lại, Chính quyền phường Mai Dịch đưa công an đến tịch thu hàng nông sản, xé băng rôn tại điểm bán rau cải bẹ trong chương trình kêu gọi giải cứu nông sản giúp bà con xã Liên Mạc, Thanh Hà, Hải Dương, trên đường Trần Vỹ phường Mai Dịch- Hà Nội do nhóm lái xe chị Bé Bình đứng ra nhận bán rau giúp.   Các thành viên trong nhóm tự lập của chị Bé Bình ở Hà Nội đã chuyển nông sản dưới Hải Dương lên 4,5 tấn rau nhận bán giúp, thậm chí anh em chị tỉa từng cây, gọt từng tàu lá cho hết phần thối nhũn. Rồi xếp lại ngay ngắn để mời khách mua giúp.   2,5 tấn chuyển đi nơi khác, và 2 tấn rau chuyển tới đường Trần Vỹ được đóng vào các túi, mỗi túi 10kg. Chúng tôi đã bán hộ theo đúng giá bà con mong muốn là 30k/1 túi.   Trong khi bán hàng, anh chị em không quên việc đảm bảo đúng quy định phòng dịch của Chính phủ.   Vậy mà đoàn cán bộ phường Mai Dịch mắc dịch đã đến bắt cuộn bạt lại, công an giật xé băng rôn, tịch thu các túi rau chất lên xe tải. Cả đoàn kéo nhau đi, bỏ lại một đống rau tan nát, vương vãi trên vỉa hè. Ai chụp hình đều bị công an đập và tịch thu điện thoại.   Chưa bao giờ thấy một chính phủ nào tồi bại tới mức đã không giúp gì cho Dân nghèo lại còn cướp bóc, phá rối của người nghèo như chính phủ Việt Nam hiện nay.   Chính phủ Quản lý yếu kém, thất bại, gây cho dịch bệnh thêm nghiêm trọng, lãnh đạo toàn hứa xuông là 10 ngày hết dịch, dịch không hề thấy bớt mà lại thêm nghiêm trọng.   Nông dân đang mong chờ gỡ được chút nào hay chút đó, vậy mà chính quyền hành xử không khác bọn côn đồ đi cướp bóc, hành dân một cách đê tiện.   Bọn chính quyền Hà Nội là một bọn côn đồ mắc dịch.   Tôi lại nhớ câu nói của ông trọng: “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được như thế này không?”    
......

Dấu ấn Nguyễn Phú Trọng

Phạm Minh Vũ   Theo thông tin từ Luật sư biện hộ cho các nạn nhân Đồng Tâm thông báo, ngày tám tháng ba tới đây, Toà phúc thẩm Hà Nội sẽ đem 6 người kháng cáo ra xét xử.   Hai án tử hình, một chung thân là những bản án được dư luận đánh giá là tru di cả 3 đời nhà Cụ Kình.   Việc lùa quân về Đồng Tâm nổ súng giết hại cụ Kình, một lão thành cách mạng 58 tuổi đảng, bắt sống hàng chục người dân Đồng Tâm trong một vụ tranh chấp đất đai, được cụ Kình nói thẳng là hơn 1 tỷ đô la cho miếng đất Đồng Sênh đều có dấu ấn rất đậm của Nguyễn Phú Trọng. Hành vi đó đã sai cả về Pháp luật cũng như nhân tâm.   Trọng được Tô Lâm báo cáo là dân Đồng Tâm là quân phản loạn, vì sự nghiệp bảo vệ đảng, ông Trọng chấp thuận cho sĩ quan nổ súng sát hại Cụ Kình hòng răn đe những thế lực khác trong đảng đang có ý đồ ly khai. Tô Lâm, Xuân Phúc sẽ phân lô Đồng Sênh ra mà chia chác. Ngày hôm đó, Nguyễn Phú Trọng đem vụ Đồng Tâm ra xét xử, cũng là lúc đem cả cặp đôi Trịnh Xuân Thanh - Đinh La Thăng ra xét xử trong một vụ án sai phạm khác. Cặp đôi Thanh-Thăng được dư luận đánh giá như những con chó bị thằng trộm chó (anh cả 10b) lôi đi xoành xoạch, hết vụ án này sang vụ án khác, âu cũng nặng tính thanh trừng nội bộ đảng.   Có thể ông Trọng sắp xếp cho Thanh-Thăng xử cùng ngày với vụ Đồng Tâm để tản đi sự chú ý của dư luận quan tâm tới Đồng Tâm.   Nhưng, việc ông ta ngồi thêm một nhiệm kỳ bất chấp vi phạm điều lệ cũng như tạo tiền lệ xấu, cùng với việc đưa Nguyễn Hoà Bình, một tay sắt máu với dân vào Bộ chính trị. Đã cho thấy, ông Trọng quyết tâm tắm máu dân Đồng Tâm cho bằng được.   Trong khi đó, Trung cộng đang lăm le xâm chiếm Biển đông quấy phá các lô khai thác dầu khí của VN ông Trọng lại chỉ đạo bộ ngoại giao im tiếng. Vì trước đó Tập đã điện đàm dạy Trọng cách chống lại Mỹ trên biển đông, Trọng đã vâng lời.   Tắm máu đồng bào để xây dựng ngôi vị cho mình, mà lại hèn với giặc thì ông Trọng sống chỉ mang tiếng là hậu duệ Lê Chiêu Thống.   Sống vậy, nhục chứ sống làm chi?   Nên trả tự do cho người dân Đồng Tâm vô tội đi ông Trọng!   Đời người ai cũng sai, biết sửa sai là điều nên làm. Sửa sai, đó là điều tối thiểu của một con người có tư duy phải biết./    
......

Phiên tòa khó

  Đỗ Ngà     Dự kiến từ ngày 8 đến ngày 10/3 phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm sẽ được đưa ra xét xử. Ở Phiên sơ thẩm thì nhóm bị cáo đến 29 người, còn phiên phúc thẩm thì chỉ có 6 người. Vì sao vậy? Vì đơn giản kết thúc phiên sơ thẩm nếu bị cáo không kháng án thì sẽ không có phiên phúc thẩm. Chỉ có 6 bị cáo có án nặng nhất là kháng án còn lại thì có lẽ họ hài lòng với bản án sơ thẩm.   29 người mà 6 người có bản án nặng khác thường, điều đó cho thấy dường như chính quyền CS đã phân 29 bị cáo ra thành 2 nhóm đối tượng: nhóm thứ nhất, đối tượng bị cho là cầm đầu; nhóm thứ nhì là đối tượng làm theo. Theo nguyên tắc “đánh rắn phải đánh cho dập đầu” thì chính quyền CS họ sẽ xử rất nặng những người mà họ cho là “cầm đầu”. Thường thì kẻ tấn công mới bị liệt vào loại cầm đầu nhưng ở vụ án Đồng Tâm này thì kẻ tấn công lại là giám đốc công an thành phố Hà Nội - Nguyễn Hải Trung, ông ta là lưỡi kiếm sắt bén của đảng nên không thể liệt ông ta vào tội cầm đầu được mà tội đó chính quyền đổ lên đầu những người dân bị họ tấn công. Kẻ cầm đầu Nguyễn Hải Trung đã được ông Nguyễn Phú Trọng phong từ thiếu tướng lên trung tướng sau vụ thảm sát Đồng Tâm này. Quy tắc “tao là luật” nó như vậy. Ai bảo làm thường dân chi? Ráng chịu!   Tại các nước pháp quyền, khi nhân viên điều tra bắt bị can họ có nhiệm vụ thông báo “quyền im lặng” cho bị can để đảm bảo quyền lợi cho bị can, đồng thời luật ở xứ đó là cho bị can có quyền có luật sư ngay từ đầu để luật sư đại diện cho thân chủ đối phó với cơ quan điều tra trên cơ sở tôn trọng luật pháp và tránh thiệt thòi cho thân chủ. Đấy là các nước dân chủ, tuy nhiên ở Việt Nam thì khác, luật pháp quy định “quyền im lặng” nhưng không bao giờ cảnh sát điều tra tôn trọng nó. Nếu ai “ngoan cố” mà im lặng thì công an sẽ đem vào phòng kín đánh cho mở miệng khai ra. Tuy nhiên đôi khi họ đánh quá ác nên nạn nhân không những không mở miệng mà còn nhắm mắt vĩnh viễn. Nạn bị can bị giết trong khi bị tạm giam diễn ra rất phổ biến ở cái xứ có cái tên dài lê thê CHXHCNVN này.   Ở tại các nước dân chủ, quyền có luật sư ngay từ đầu là quyền cơ bản để trao cho bị can công cụ đối phó với những trò ép cung nhục hình của cơ quan điều tra. Tuy nhiên ở CHXHCNVN này thì chính quyền CS tước mất quyền đó của bị can. Họ trao cho cảnh sát điều tra cái quyền “cấp giấy phép bào chữa”, và khi nào có giấy phép thì luật sư mới được phép bảo vệ thân chủ. Chính cái trò làm luật gian trá này nó đã tạo ra khoảng trống thiếu vắng luật sư trong quá trình tố tụng theo ý muốn của cơ quan điều tra, chính lúc thiếu luật sư ấy, cảnh sát điều tra ra tay bức cung nhục hình để tạo ra một bản án sai lệch nhưng lại có thành tích phá án nhanh để lập thành tích. Vì vậy ở Việt Nam một khi ai bị công an bắt thì xem như người đó “ốm đòn” với họ. Phải nói với thứ quy định quái đản như thế, rất khó để có án “đúng người đúng tội” được. Đó là lý do tại sao án oan rất phổ biến ở Việt Nam.   Quay trở lại vụ án Đồng Tâm. Đây vốn là vụ án điểm, chính quyền CS muốn xử thật nặng để đè bẹp ý chí dân oan trên toàn quốc như: Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng vv... thì họ khó mà chịu lùi bước trước các luật sư bào chữa. Ngay như kẻ chủ mưu gây tội ác giết người mang xác về phanh thây như Nguyễn Hải Trung mà được thăng quân hàm lên trung tướng thì điều đó cũng có nghĩa cơ hội cho 6 bị cáo kia là rất hẹp. Còn nước còn tát, mong rằng 12 luật sư làm được điều thần kỳ để cứu họ. Mong rằng họ cãi sao cho tòa tuyên hủy án sơ thẩm điều tra lại. Như thế đã là kỳ tích. Mong các luật sư làm nên kỳ tích.   -Đỗ Ngà-   Tham khảo: https://vnexpress.net/sap-xet-xu-phuc-tham-vu-an-giet... https://www.nguoi-viet.com/.../dong-nai-lai-co-nguoi-bi.../  
......

Nỗi sợ hãi là xích xiềng của tự do

  Ls Luân Lê   Có nhiều người, bằng cách này hay cách khác, nói với tôi về một nỗi sợ mà họ thường trực đến mức tự đe doạ mình. Nỗi sợ hãi đến từ phía ngoài do sự mường tượng về các trấn áp bằng đủ cách thức khiến họ luôn do dự trước các vấn đề. Tôi đã nói nhiều lần về điều này. Và để ngắn gọn để giải thoát khỏi nỗi sợ ấy là mỗi người phải tự mình trưởng thành. Nỗi sợ hãi khiến những người trưởng thành trở thành bé mọn và mất đi khả năng tự chủ.   Nỗi sợ hại đã khiến cho các nô lệ không chỉ không cải thiện được chế độ nô lệ, nó còn làm cho họ lún sâu hơn vào các bi kịch ngày càng trầm trọng hơn. Nếu nỗi sợ hãi có thể giải quyết được vấn đề thì những nô lệ đã đứng vững với thân phận nô lệ của mình cho đến ngày nay và thế giới chẳng có thay đổi gì về mặt tổ chức xã hội.   Nói thêm về việc xuất bản những cuốn sách. Có những người tiếp nhận và nói một cách vô thức: cuốn này “nặng” lắm khi ngay chỉ mới đọc đến tiêu đề một cuốn sách được gửi tới bản thảo. Ý muốn nói tới mức độ bàn luận của nó là quá lớn (về phạm vi và hàm lượng) so với sự cấm đoán của chính quyền. Những tri thức nâng cao trí tuệ và phẩm chất con người nếu bị nhấn mạnh bằng trạng từ “nặng”, nó sẽ là thứ đè nặng lên số phận một dân tộc và khiến cho dân tộc ấy bị dìm xuống sâu hơn.   Nỗi sợ hãi đến từ bên trong, mặc dù nó được gây tác động từ phía ngoài vào bởi thực thể/đối tượng khác. Nhưng vì thế chỉ khi bản thân họ muốn và dùng khả năng nội tại của mình thì mới có thể thoát ra khỏi nỗi sợ hãi. Không có ai có thể làm cho họ hết sợ hãi ngoài chính bản thân họ thấy cần phải giải phóng mình khỏi xiềng xích của cảm trạng ấy.   Tự do đầu tiên luôn là tự do về mặt tâm lý của chính bản thân mình về nỗi sợ hãi. Tri thức luôn tự nó tìm thấy sức mạnh để khiến họ có thể chiến đấu với bất cứ thứ áp bức hay bất công nào khác. Nội tâm của chính mỗi chúng ta mới là trung tâm của sức mạnh về tự do. Không có thứ tự do nao được ban hát từ phía ngoài, nên chỉ khi trong chính họ thấu thẩm được tự do, tự họ sẽ thấy tự do là một phẩm chất tự thân nó tồn tại.   Mỗi người sẽ luôn đi vào sự nhận thức rằng, mất mát về những thứ hữu hình mới là mất mát quan trọng và thực tế hơn cả. Nhưng mất tự do mới là mất mát lớn nhất của con người. Tự do chính là nền tảng giá trị để quyết định một con người là con người. Nó chính là thứ để phân biệt chúng ta với các loài sinh vật trong tự nhiên, tự do của tinh thần dựa vào chủ động ý thức mới là phẩm chất của loài người, nơi đó lương tri (đạo đức) được nhận diện để định dạng chúng ta trước toàn thể.   Tự do khỏi nỗi sợ hãi đến từ đức tin nội tâm ngay trong bản thân mỗi người, nó sẽ được khơi dậy từ tính tôn giáo về một Đáng bề trên của từng cá thể. Mặc dù một kẻ không có đức tin về tôn giáo thì thường không biết sợ hãi, mà kẻ không biết sợ hãi thì không thể có tương lai.   Nhưng thoát khỏi nỗi sợ hãi là để làm chủ trước các phẩm chất của chính mình một cách có phạm vi, hoàn toàn không đồng nghĩa với kẻ không biết tới sợ hãi. Kẻ không biết sợ hãi là kẻ coi mình là bậc đứng ở vị trí cao nhất và vì thế sẽ không có điểm dừng về mức độ tàn ác khi hành động. Thoát khỏi nỗi sợ hãi là thoát khỏi sự bức áp từ kẻ tạo ra bất công để giành lấy lẽ công bình cho tất cả mà không ai được xâm phạm vào.  
......

Thấy gì từ hai cuộc bầu cử tại Miến Điện và Hoa Kỳ

BS Đặng Vũ Chấn Cả hai cùng xảy ra vào tháng 11/2020. Tại Miến Điện, bên thua cuộc, đảng của giới quân đội đang nắm thực quyền đằng sau Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi, và muốn được chính danh cầm quyền qua cuộc bầu cử, không chấp nhận kết quả bầu cử, tố cáo đảng NLD gian lận trong bầu cử, và đã đâm đơn kiện khoảng 200 lần theo luật chơi trong Hiến Pháp nhưng không thành. Bên Mỹ, bên thua cuộc, vị tổng thống đương nhiệm, không chấp nhận kết quả bầu cử tại một số tiểu bang, đâm đơn kiện bên thắng gian lận, và tất cả các vụ kiện, trên 60 vụ, đều bị bác bỏ bởi Tòa Án tại các tiểu bang liên hệ cũng như Tối Cao Pháp Viện. Ngày 1 tháng Hai, 20121, rạng sáng trước khi Quốc Hội Miến Điện họp để chính thức xác nhận kết quả bầu cử, quân đội Miến Điện làm cuộc đảo chánh chính phủ dân sự, quản thúc lãnh đạo dân sự của Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi và các thành viên trong Quốc Hội và ban hành thiết quân luật, tái lập chế độ quân phiệt. Tại Mỹ, ngày 6 tháng Giêng, nhiều ngàn người kéo về thủ đô Washington, D.C. theo lời kêu gọi của tổng thống đương nhiệm để biểu tình phản đối kết quả bầu cử và áp lực Quốc Hội không chuẩn nhận kết quả. Trong khi Quốc Hội đang tiến hành thủ tục xác nhận kết quả, một đám đông tấn công xâm nhập vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ gây bạo loan. Sau khoảng 2 tiếng, Tổng Thống Trump kêu gọi người biểu tình không bạo động và ra về, và ngày hôm sau ông lên án hành vi bạo loạn trên và chấp thuận bảo đảm một cuộc chuyển quyền ôn hòa theo Hiến Pháp mặc dù vẫn quả quyết rằng mình thua vì đối phương gian lận. Bài học gì ta rút ra được từ hai nước trên để áp dụng trong việc canh tân nước Việt? ** Miến Điện chưa hoàn toàn là một chế độ dân chủ. Từ chế độ quân phiệt, dưới áp lực quốc tế và của Hoa Kỳ đánh thẳng vào quyền lợi kinh tế trực tiếp của giới cầm quyền quân đội (Đạo Luật Magnitsky sau này lấy ý từ lối đánh trên), phe quân phiệt đã phải nhượng bộ, chấp nhận một tiến trình dân chủ hóa nhưng vẫn chuẩn thuận một Hiến Pháp dành cho mình quyền tối hậu và tối thiểu 25% phe mình trong Quốc Hội. Bề mặt là một chính quyền dân sự do đảng NLD với bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo tối cao, mặc dù không chính danh làm tổng thống vì Hiến Pháp ngăn chặn người có người phối ngẫu là người ngoại quốc làm vai trò này. Trong kỳ bầu cử vừa qua, đảng NLD thắng lớn và có khả năng tu chính Hiến Pháp để làm giảm bớt quyền lực của phe quân đội. Độc tài thì luôn muốn nắm quyền lực bằng mọi giá, nên dẹp cuộc bầu cử bất lợi cho mình. Cho nên nếu một ngày nào đó, khi CSVN dưới nhiều áp lực phải nhượng bộ và muốn thỏa hiệp, chia cho phe quốc gia một số ghế quyền, phe quốc gia dân chủ phải luôn ghi nhớ kinh nghiệm thỏa hiệp với CS để đánh Pháp trong quá khứ để rồi bị đâm sau lưng, bán đứng, thanh toán tiêu trừ dần; và ghi nhớ bài học Miến Điện, rằng dân chủ không thể thực sự có được khi phe cầm quyền độc tài vẫn còn nắm thế thượng phong với đầy đủ công cụ trấn áp bạo lực là quân đội công an trong tay họ. Trong khi đó nước Mỹ có một nền dân chủ bền vững lâu đời, nên biến cố tấn công tòa nhà Quốc Hội mùng 6 tháng Giêng chỉ là cơn bão thoáng qua không làm suy suyển chế độ. Trước đó khi chỉ mới nghe phong phanh rằng bên Tòa Bạch Ốc trong tiến trình phản đối kết quả bầu cử, đang xem xét việc ban hành thiết quân luật hoặc có thể xử dụng quân đội với một tân quyền bộ trưởng quốc phòng rất thân cận với tổng thống, 10 cựu bộ trưởng quốc phòng đã lên tiếng chặn trước, khẳng định bầu cử đã xong, và là điều nguy hiểm nếu quân đội can thiệp vào chuyện bầu cử. Sau biến động 6 tháng Giêng, dư luận khắp nơi ở Mỹ và đại đa số dân cử hai đảng đều lên án việc tấn công vào tòa nhà biểu tượng của nền dân chủ Mỹ và ngay cả Tổng Thống Trump người đang phản đối kết quả bầu cử cũng phải lên án hành động bạo loạn trên. Các tướng lãnh trong bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) cũng khẳng định quân đội chỉ trung thành với Hiến Pháp chứ không với cá nhân hay đảng phái nào. Từ trên, ta thấy rằng một cơ chế dân chủ với tam quyền phân lập và tự do báo chí chưa đủ để duy trì một nền dân chủ bền vững. Mà người dân cần phải có một trình độ ý thức và thói quen hành xử dân chủ cao. Từ đó mới có một quân đội như quân đội Mỹ, tuy rất kỷ luật dưới quyền của tổng tư lệnh tối cao là tổng thống nhưng không thể trung thành với tổng thống đương nhiệm hay đảng phái nào để tuân theo những lệnh có thể vi hiến bắt mình quay súng vào dân. Vì thế ở Mỹ, các quân nhân khi còn tại ngũ có truyền thống không tham gia đảng phái chính trị. Ta đã thấy tại các nước từ dân chủ chuyển sang độc tài  như Nga với Putin, Venezuela với Chavez và Maduro, v.v… những lãnh đạo ban đầu được dân tín nhiệm cao cỡ trên 80-90%, do đó dân cũng bầu cho quốc hội tuyệt đối cùng phe lãnh đạo, thì quốc hội sẽ dễ dàng tu chính Hiến Pháp nhằm củng cố quyền lực người lãnh đạo theo chiều hướng độc tài. Trong lúc dân còn mê hay tôn sùng người lãnh đạo thì chuyện mất dần dân chủ chỉ là chuyện nhỏ dễ dàng chấp nhận, cho đến một thời gian sau, khi tỉnh ngộ thì quá muộn, lại phải tranh đấu đòi dân chủ lại từ đầu! Trong khi đó, tại các nước dân chủ bền vững, hiếm có lãnh đạo nào được quá 60% dân ủng hộ. Luôn có một bộ phận lớn người dân bất đồng, sẵn sàng đối lập làm cái thắng chặn mọi xu hướng manh nha độc tài. Vậy làm thế nào để nâng cao trình độ dân chủ của người dân? 1/ Khi ta nghe một ý kiến trái nghịch với ta và ta giận ghét luôn người có ý kiến đó, ta tấn công chửi bới cá nhân người nghịch ý, thì điều này thể hiện một cái thâm tâm, có thể vô thức hay có ý thức, là ta muốn tiêu trừ người đối lập. Mầm mống độc tài nằm trong ta đó, ấy là ta vẫn chưa có quyền lực gì để mà say men. Cho nên để giảm thiểu cái mầm mống độc tài này, và cho chính ta khỏi tổn thọ mang trong mình cảm xúc tiêu cực giận ghét, ta cần nhắc nhau rằng những ý kiến đối chọi nhau là chuyện tự nhiên bình thường trong cuộc sống, thậm chí còn cần thiết, nhiều khi bổ túc cho nhau cho cuộc sống đa diện cân bằng hơn. Cảm nhận được như thế, ta sẽ có được một tầm nhìn đa nguyên và thấm thía hơn câu “quân tử bất đồng nhưng không bất hòa,” hay “đại nhân bàn cãi trên ý tưởng, tiểu nhân tranh cãi về cá nhân nhau khi có tranh luận.” Từ đó ta cùng nhau xây dựng một văn hóa Hoà Đồng tốt hơn. 2/ Các chế độ độc tài thường tuyên truyền sao cho người dân tôn thờ sùng bái lãnh tụ.  Hồ Chí Minh và ông, cha, con nhà họ Kim tại Triều Tiên là những ví dụ. Khi người dân tôn sùng lãnh tụ, người ta dễ nhắm mắt đặt trọn niềm tin của mình vào lãnh đạo và giao cho họ quyền lực tuyệt đối, hơn cả cha mẹ mình. Với một niềm tin gần như tôn giáo ấy, người ta dễ dàng chối bỏ, không muốn nghe hay thấy những điểm tiêu cực của “giáo chủ” mặc cho những bằng chứng hiển nhiên. Như thế độc tài được thêm củng cố. Cho nên ta cùng nhắc nhau không nên vì quá thích một nhân vật lãnh đạo nào mà thần tượng hóa họ quá mức để chỉ nhìn thấy toàn điểm hay, đẹp nơi họ, quên rằng họ chỉ là những con người, dù xuất chúng, nhưng vẫn luôn luôn có những điểm vừa hay và vừa dở tiêu cực về họ và nếu ta ủng hộ và theo họ, là vì những điểm hay của họ hợp với ta nhiều hơn mà thôi. Tại các xứ dân chủ, thần tượng hóa lãnh tụ sẽ khuyến khích họ độc tài, say quyền lực hơn. Và để giảm nguy cơ thần thánh hóa một người, ta nên giữ ngay từ đầu một tư duy phê phán, theo dõi những thông tin trái chiều nhau thay vì chỉ theo một luồng thông tin một chiều từ người lãnh đạo. 3/ Khuynh hướng tôn sùng lãnh tụ dễ xảy ra khi người ta không tự tin rằng mình có thể làm chủ lấy vận mạng của mình, cần phải nhờ một minh quân, đấng phi thường nào đó lo cho mình. Các chế độ độc tài luôn luôn tìm cách làm cho người dân cảm thấy mình bé nhỏ, cần được bao cấp bởi chính quyền như là cha mẹ dân. Một thời gian sau khi các chế độ CS Đông Âu sụp đổ, người dân vốn quen được nhà nước quyết định hết cho mình, đã hụt hẫng lúng túng thất vọng khi phải đứng trước nhiều chọn lựa do chính mình quyết định cho mình. Nên tại nhiều nước Đông Âu, trong cơ chế dân chủ mới, có một thời các đảng cộng sản hay hậu thân của nó đã được dân chọn trở lại một thời gian. Cho nên xây dựng một niềm tin vào chính nội lực của mình, vào khả năng mình có thể tạo thay đổi, làm chủ vận mạng mình phải là một trong những điểm then chốt trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. 4/ Quyền lực dễ làm người ta say ghiền.  Theo các nghiên cứu khoa học về tâm trí thần kinh, Tình, sex, Tiền, Danh Vọng, Quyền lực, các thuốc gây nghiện v.v… cùng tác động lên một trung khu hạt nhân thần kinh trong não bộ làm gia tăng tiết ra những hợp chất dẫn truyền thần kinh làm cho ta cảm thấy hoan lạc dễ ghiền. Cho nên ai mà ở vị trí quyền lực lâu nếu không có gì kềm chế, dễ say ghiền quyền lực không muốn buông bỏ. và sẽ tìm đủ mọi cách để giữ ghế giữ quyền. Các nhà lập quốc Mỹ đã vô cùng sáng suốt khi soạn Hiến Pháp giới hạn nhiệm kỳ tổng thống. Nhiều nhà độc tài vốn trước đó là những người đầy lý tưởng nhân bản, từng là anh hùng dân tộc, nhưng sau khi thành công nắm chính quyền rồi thì từ từ trở thành độc tài ác nhân là vì đã say quyền lực. Ví dụ nhà độc tài Robert Mugabe. Ông từng được coi là anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng đất nước giờ có tên là Zimbabwe, Phi Châu, khỏi tay thực dân Anh và sự thống trị của người da trắng; sau khi được bầu lên nắm chính quyền năm 1980, ông đã tìm cách ngồi lì luôn ở đó trong bốn thập niên, bằng nhiều thủ đoạn từ bạo lực đến gian lận bầu cử trước khi bị đảo chính năm 2017. Cho nên những người đi đấu tranh cho dân chủ phải luôn nhắc nhở nhau về nguy cơ biến chất thành độc tài khi thành công nắm chính quyền, hành xử ngược lại với lý tưởng mình từng đeo đuổi. 5/ Khuynh hướng lạm dụng và bám chặt quyền lực nơi những người chiến thắng trong những cuộc đấu tranh cách mạng thường phát xuất từ tâm lý rằng mình đã hy sinh công sức chịu khổ sở nhiều nên bây giờ mình phải được hưởng những đền bù, đối xử đặc biệt hơn ngươi thường. Từ đó dễ có khuynh hướng ngồi trên luật pháp.Đây cũn g là tâm lý của người có quyền lực dễ tin rằng mình hơn người thường nên có những đặc ân đặc quyền mà luật pháp không thể áp dụng cho mình. Cho nên để giảm thiểu sự lạm dụng trên, cần phải có một nền tự do báo chí vững chắc để có thể nhạy bén la làng kịp thời những hiện tượng ngồi trên pháp luật và hành vi sai trái mà không sợ bị trù dập. Và rất cần một nền tư pháp thật sự độc lập với chính quyền, phân xử công minh việc có tội hay không, sau đó mới xét đến công và tội trong việc áp dụng hình phạt. Trên đây là những điểm lý thuyết căn bản để dọn đường cho có một nền dân chủ bền vững. Vậy thực hành ra sao?  Ở đây người viết chỉ muốn chia sẻ những gì mà anh chị em trong Đảng Việt Tân cùng người viết đang cố gắng thực tập để áp dụng những điều trên: – Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau về một văn hóa Hoà Đồng của Việt Tân, thực tập tranh luận trong tương kính, tôn trọng những dị biệt của nhau để đồng tâm phục vụ lý tưởng chung. – Chúng tôi không tôn thờ sùng bái thần thánh hóa lãnh tụ. Chúng tôi kính trọng và cảm phục quý chiến hữu lãnh đạo tiên phong, noi theo gương can đảm, dấn thân và hòa mình đồng cam cộng khổ cùng anh em cấp dưới, đi theo truyền thống tốt đẹp mà họ đã đặt nền tảng cho tổ chức, nhưng chúng tôi không ngại khách quan phân tích những điều đã làm họ thất bại. – Chúng tôi đặc biệt chủ trương dựa vào nội lực của dân tộc là chính, không chủ trương chiến đấu đơn độc nhưng không ngại phải chiến đấu đơn độc và luôn nhắc nhở nhau lấy sức mình là chính, xây dựng niềm tin vào chính mình để tạo thay đổi thay vì chờ đợi trông cậy vào người ngoài. – Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau rằng mục đích của cuộc đấu tranh không phải là nắm chính quyền bằng mọi giá, mà Việt Tân luôn luôn phục vụ đất nước và dân tộc dù ở trong hay ngoài chính quyền. – Chúng tôi nhắc nhở nhau ta đi vào đấu tranh không phải để hy sinh. Nghĩ mình đang hy sinh tức chịu thiệt, thì khó mà đi đường dài, vì sẽ dễ mỏi mệt và trở nên cay đắng bỏ cuộc hoặc khi thành công thì tự cho mình quyền được đền bù. Đi vào đấu tranh là để tìm hạnh phúc cho người và cho chính mình. Cái hạnh phúc mình có được là tình chiến hữu, là được bao bọc chung quanh với những người cùng lý tưởng, là thấy cuộc sống mình có ý nghĩa hơn, là thấy rằng mình đã càng ngày càng thăng tiến khi làm được những điều mà mình không ngờ mình có thể làm được khi đứng ngoài tổ chức, là một người bình thường như mình khi chung tay cùng nhiều người bình thường khác, những chiến hữu của mình, lại có thể làm điều phi thường, v.v… – Chúng tôi đã quen dần với những chỉ trích, đánh phá từ một số dư luận từ trước đến nay, nên không cảm thấy thôi thúc phải loại trừ những dư luận trái chiều với mình, mà coi đó là cơ hội để mình rà soát lại chính mình xem các dư luận đó có xây dựng gì cho mình hay không. Tóm lại từ những bài học rút tỉa từ hai cuộc bầu cử tại Miến Điện và Hoa Kỳ, ta thấy rằng dân chủ không phải là tự nhiên mà có. Đây là một tiến trình sinh động đòi hỏi nhiều công sức và chuẩn bị, vì ngoài việc gỡ bỏ độc tài, ta cần xây dựng và duy trì một nền dân chủ bền vững. Dân chủ không phải là một chế độ toàn hảo bất biến, nó bền vững vì cho người dân có thể linh động điều chỉnh theo thời thế để vượt qua mọi thăng trầm ngả nghiêng chính sự. Đó là điều kiện cho một tiến trình canh tân miên viễn. BS Đặng Vũ Chấn https://viettan.org/thay-gi-tu-hai-cuoc-bau-cu-tai-mien-dien-va-hoa-ky/  
......

Đụng nhầm thế hệ rồi

  Luân Lê|   Đất nước Myanmar đang diễn ra những ngày cách mạng thực sự, giữa hai thực thể - nhân dân và chính quyền quân đội.   Người dân, có nhiều thành phần và lên tới hàng trăm nghìn, đã xuống đường biểu tình ngày 22/2/2021, đặc biệt là sau cái chết của một cô gái mới chỉ 20 tuổi bị bắn vào đầu.   Làn sóng phẫn nộ tiếp tục dâng cao và nó cho thấy sức mạnh của họ không phải để đàn áp, mà là để trả lại quyền lực cho họ. Càng sử dụng bạo lực, nó càng thách thức sự căm phẫn của người dân.   Một bạn trẻ trong số những thanh niên xuống đường đã viết tấm bảng với dòng chữ: đụng nhầm thế hệ rồi. Trong dòng người khổng lồ cuồn cuộn ấy là đông đảo các thành phần của dân chúng: sinh viên, công nhân, trí thức và những quần chúng khác. Đây là thời điểm đã khó có thể đạt được mục đích chiếm lĩnh chính quyền bằng bạo lực như vào những năm 1980 của thế kỷ trước.   Bà Aung San Suu Kyi vẫn là một lãnh tụ tinh thần quan trọng đối với hầu hết người dân nơi đây. Họ yêu cầu phải thả bà ra ngay lập tức. Một số quốc gia và thiết chế quốc tế khác cũng đã lên án hành động đảo chính của quân đội Myanmar và cũng yêu cầu phải thả bà Aung ra như một đòi hỏi bắt buộc.   Điều quan trọng khác không kém đó là người dân Myanmar tập trung biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối “sự can thiệp và hậu thuẫn” của chế độ này với quân đội đang nắm quyền sau cuộc đảo chính.   Đụng nhầm thế hệ rồi. Dòng chữ được trưng lên giữa lòng đất nước Myanmar. Nó cho thấy họ quá xứng đáng với vị thế làm chủ của mình và nền dân chủ sẽ sớm quay trở lại với nhân dân xứ này. Và đúng là họ thực sự xứng đáng với những giá trị ấy, vì họ hành động với bổn phận và sự quả cảm quyết liệt của mình trước bạo quyền đang hoành hành.   Nach Militärputsch EU beschließt Sanktionen gegen Myanmar https://www.tagesschau.de/ausland/asien/myanmar-proteste-137.html?fbclid=IwAR3GjLbzTjOgoNg3P1Vz15UnDstrvqhaJW3oZYn0yZ1QBQBRiJZF3RM0ji8
......

Khoảnh khắc "hốt hoảng" duy nhất của bà Merkel

Vu Kim Hanh   Hãng tin Reuters ngày 20-2 đưa lên Twitter một đoạn video ghi lại khoảnh khắc Thủ tướng Đức Angela Merkel "hốt hoảng" khi bà nhận ra đã bỏ quên khẩu trang trên bục phát biểu của Quốc hội.   Sau bài phát biểu dài 22 phút tại đây, bà quay lại ghế ngồi, được một lát thì nhớ ra rằng đã bỏ quên khẩu trang trên bục. Bà Merkel liền giơ hai tay lên cho thấy sự "hốt hoảng" để “xin” quay lại bục phát biểu lấy chiếc khẩu trang.   Bài phát biểu của bà nhằm bảo vệ việc kéo dài lệnh phong tỏa khắt khe tại Đức tới ngày 7-3. Thủ tướng Merkel thừa nhận những khó khăn do lệnh phong tỏa mang lại, nhưng cương quyết kiểm soát dịch: "Chúng ta không được để làn sóng dịch mới thắng thế. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để kiểm soát. Chúng ta phải kiên nhẫn và bền bỉ".   Vì sao bà hoảng hốt? Đơn giản là bà biết sợ dân, biết sợ làm ngược những gì chính phủ buộc dân phải làm.   Bà Merkel không phải là không cứng rắn trong những lúc cần "đối đầu" với những lãnh tụ các nước mạnh. Nhớ lại, bà từng có bài phát biểu cứng rắn tại Quốc hội Đức vào ngày 29/6/2017. Trong bài phát biểu này, bà đã phê phán đối với cách làm “nước Mỹ trước hết” (America First) của ông Donald Trump, cho rằng: “Nếu có ai cho rằng các vấn đề của thế giới này có thể thông qua chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa cô lập để giải quyết thì người đó rõ ràng có một sự hiểu lầm to lớn”.   Dư luận khen ngợi bà về thái độ có trách nhiệm và “thương tôn pháp luật” khi tỏ ra hốt hoảng vì bỏ quên khẩu trang (sẽ không có để sử dụng những phút kế tiếp). Một nghị sĩ Nghị viện châu Âu Sean Kelly viết trên Twitter: "Có thể đây là lần duy nhất bà ấy hốt hoảng trong thời gian làm thủ tướng Đức!".   Phản xạ tự nhiên, biết hoảng sợ khi mình (có thể) vi phạm qui định chung dành cho toàn dân, ví dụ phải đeo khẩu trang, cho thấy nhận thức và hành động có trách nhiệm của lãnh tụ.   Đáng tiếc là vẫn còn có những lãnh đạo coi thường các qui định, luật pháp, hiến pháp, ngay những việc thông thường nhất. Luật pháp không có những "biệt lệ" dành cho người đặc biệt, nhất là các qui định chống dịch Covid. Xem thường các qui định không chỉ làm xấu hình ảnh của riêng mình, mà còn tổn hại uy tín lãnh đạo và đất nước.   #AngelaMerkel #nguyễnphútrọng https://www.facebook.com/ijavn.org/videos/1320450284985052  
......

Đôi lời về Ô Tô Vinfast

  Nhím Xinh   Tôi không rõ anh Vượng định làm gì khi một lúc anh tham gia vào 2 thị trường kinh doanh khủng khiếp nhất thế giới là Điện thoại di động và Ô tô.   Tôi nói luôn, quan điểm của tôi đó là anh Vượng rất giỏi trong việc thâu tóm đất đai, xây lô, bán nền xây chung cư nhờ tài đi đêm của mình. Trong lĩnh vực BĐS VN anh là số 1 bởi đơn giản anh độc quyền. Còn điện thoại hay ô tô là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bởi tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng: “Thế giới họ ko làm được, thì VN một đất nước zero về công nghệ và khoa học càng không bao giờ làm được”.   Thị trường ô tô hay điện thoại di động giờ đây đã trở nên quá bão hoà và là sự độc chiếm của những ông lớn trên thế giới chia miếng bánh với nhau. Trong lĩnh vực ô tô từ phân khúc thấp cấp, trung cấp, cao cấp đều đã có sự xuất hiện của Toyota, Huyndai, hay BMW và Mer; điện thoại di động thì Xiaomi, Huawei rồi SamSung, Apple.   Giầu có, vĩ đại như Microsoft ti toe nhảy vào làm điện thoại chết sặc máu. Một anh đại cỡ lớn như Sony cũng vừa tuyên bố không làm điện thoại nữa (vì ko cạnh tranh lại nổi với TQ, HQ). Vậy anh Vượng nghĩ mình nhiều tiền hơn Microsoft và VN có trình độ công nghệ cao hơn Mỹ??   Ngành ô tô còn khủng khiếp hơn, GM là công ty ô tô trong lịch sử đã từng đứng hạng top thế giới của Mỹ; nhưng giờ đây do không chịu cải tiến đã ko thể cạnh tranh nổi với ô tô của Nhật hay Hàn Quốc. Hậu quả chính phủ Mỹ tung hàng chục tỷ USD ra để cứu nhưng đến giờ vẫn không ăn thua, GM vẫn sống ngắc ngoải trông chờ bầu sữa của chính phủ.   Malaysia cách đây mấy chục năm tự hào tuyên bố về thương hiệu ô tô Proton với tỉ lệ nội địa hoá gần 70% (tức Made in Malaysia tới 70%) mà giờ đây chính phủ đang mỗi năm bỏ tới 3,4 tỉ USD để nuôi báo cô. Nên nhớ nền công nghiệp Malaysia phát triển gấp vài chục lần VN thì họ mới có khả năng tự nội địa hoá sản phẩm của mình tới tỉ lệ 70%. Không phải như cái xe của anh Vượng đặt hàng nguyên con của nước ngoài rồi gắn cái mác của mình vào rồi hô hào tự hào Việt Nam.   Nếu sản xuất ô tô chỉ là đi đặt hàng, rồi mua công nghệ thì quá đơn giản chắc ô tô TQ bá chủ thế giới từ lâu rồi (vì ai nhiều tiền bằng TQ???). Nhưng vấn đề đơn giản không chỉ là mua công nghệ, bởi nếu chỉ đặt hàng mua công nghệ thì họ chỉ bán cho anh cái sản phẩm đã hoàn thiện, chứ đâu có bán cho anh cách sản xuất cái công nghệ đó? Giống như bạn bỏ tiền mua phần mềm Windows, chứ có mua được mã nguồn của Windows để viết ra một cái Windows mới đâu?   Nhà sản xuất tư bản nước ngoài nó không ngu để bán công nghệ cho người khác (nếu có bán, chỉ là bán những công nghệ lỗi thời lạc hậu mà thôi). Dĩ nhiên, khi đã không tự sản xuất được mà phải nhập ngoại thì giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy cao lên, dẫn đến đắt hơn giá trị thật và không có tính cạnh tranh. Bởi thế, muốn phát triển ô tô các nước như Nhật, Hàn, TQ đều phải phát triển từ cái gốc đi lên ấy là từ công nghệ luyện kim, cơ khí để tạo ra được khung, gầm, ô tô đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau đó dần dần mới tiến đến những thứ xa hơn như thiết kế và chế tạo động cơ.   Chả có quốc gia nào không làm nổi cái xe đạp lại có khả năng chế tạo ra cái ô tô cả? Mọi người liệu có biết rằng trước khi trở thành cường quốc ô tô của thế giới thì Hàn với Nhật Bản là cường quốc luyện kim, chế tạo máy của thế giới không? Có biết rằng trước khi thành công với ô tô họ đã trải qua một thời gian dài làm những vật dụng gia đình như ti vi, máy lạnh, tủ giặt (để có kinh nghiệm và trình độ về công nghiệp chế tạo máy).   Không những chỉ là chế tạo và nội địa hoá mà muốn thành công thì anh phải tối ưu dây chuyền sản xuất của mình làm sao để tạo ra sản phẩm mà giá thành lại phải rẻ hơn hẳn các hãng khác. Đây chính là lí do vì sao mà nhiều nước có nền công nghiệp nặng trình độ cao như Nga mà ngành công nghiệp ô tô của họ chết ngỏm củ tỏi. Người Nga thừa sức tạo ra những miếng thép, cái ốc vít, động cơ để lắp vào phi thuyền, phóng lên trên vũ trụ khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Nhưng do không có kinh nghiệm tối ưu hoá cho nên sản phẩm họ làm ra không có tính kinh tế để cạnh tranh với xe Nhật, Hàn.   Anh Vượng nếu tuyên bố mở nhà máy chế tạo luyện kim, gang thép chất lượng cao để cung cấp phụ kiện ô tô đạt chuẩn quốc tế cho Toyota hay BMW thì tôi tin. Chứ anh chém gió bảo sản xuất ô tô để cạnh tranh ngang hàng với Toyota hay BMW thì không bao giờ. Bởi nên nhớ để duy trì được một dây chuyền sản xuất ô tô hoạt động có lãi thì mỗi năm dây chuyền đó phải sản xuất ra khoảng 300.000 chiếc ô tô. Nếu sản xuất thấp hơn con số này thì càng hoạt động càng duy trì sẽ càng lỗ. Anh Vượng liệu có đủ khả năng đá đít Toyota ra khỏi thị trường VN để đạt được con số này không? Anh Vượng nhiều tiền thì cũng chỉ 4,5 tỉ USD nhất Việt Nam này thôi, chứ so với thế giới là cái deck gì?, liệu anh đủ tiền duy trì bù lỗ như chính phủ Mỹ bơm cho GM không?   Tất nhiên, cái mà tôi lo lắng không phải việc anh Vượng có thành công với cái ô tô của mình hay không? Mà vấn đề ở đây đó là có nhiều kẻ bơm thổi cái ô tô đồ chơi của anh Vượng trở thành thương hiệu quốc gia, rồi khi nó làm ăn thua lỗ (như các quốc gia khác) lúc đó chính phủ sẽ phải bỏ tiền thuế của dân ra để duy trì và nuôi báo cô (có thể không phải dưới dạng tiền mặt, mà bằng các hình thức khác như: ưu đãi thuế, rót vốn, thu hồi thêm đất vàng để bán...). À mà quên, kể cả trường hợp dự án ô tô này bết bát, thì anh Vượng vẫn còn trong tay hơn 300 ha đất tại Cát Hải - Hải Phòng, chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ là cả một đống của. Nên nhớ, Vinashin diễn ra gần chục năm mới mất 4 tỉ USD, còn mỗi năm để duy trì một cái “thương hiệu quốc gia” như của anh Vượng cũng tốn hàng tỉ USD. Các bạn hô tự hào Việt Nam lúc đó liệu xem có sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để nuôi cái của nợ ấy không?    
......

Tự bạch của cựu đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang.

Đinh Văn Hải   Đôi điều bộc bạch khi nhận “Quyết định xoá tên”   Đăng bởi: đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, ngày 3 tháng 2, 2020 trên trang cá nhân.   Thằng con trai 46 tuổi của tôi hồ hởi báo tin: “Nhà mình hôm nay có tin vui. Bố phải thông báo cho tất cả anh chị em nội ngoại và bạn bè thân thiết biết để mọi người mừng cho bố. Có lẽ bố phải mở tiệc chiêu đãi cả nhà để đánh dấu sự kiện này”. Nói đoạn, nó mở bì thư, trịnh trọng đọc quyết định của Quận ủy Cầu Giấy v/v xóa tên tôi khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) “do đã vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng”.   Tôi quyết định “thoái Đảng” (tức lẳng lặng bỏ Đảng, không chuyển sinh hoạt Đảng) từ giữa năm 2003 ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu. Ngày 3/2/2020 này, tôi đã “thoái Đảng” được suýt soát 17 năm. Còn trong thực tế, xin tiết lộ điều “bí mật” sau đây:   Ngay khi còn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, tôi đã âm thầm “khai trừ Đảng khỏi lòng tôi” rồi. Tôi đã thực hiện điều này trong lặng lẽ, tức chỉ có tôi biết. Chính xác việc trên là từ khi nào, tôi không nhớ rõ, chỉ biết nó bắt đầu ngay sau khi nhận ra mình đặt lòng tin nhầm chỗ. Mãi sau này, khi chính thức “thoái Đảng”, tôi mới biết là đã có rất nhiều đảng viên ĐCSVN cũng hành động giống tôi, nghĩa là âm thầm “khai trừ Đảng trong lòng” khi còn tại chức, không đợi sau khi nghỉ hưu mới “thoái Đảng”. Công bằng mà nói, lý tưởng cộng sản đã từng một thời là khao khát và ước vọng của biết bao thế hệ trẻ. Trong thập kỷ 1960’s và 1970’s, lý tưởng cộng sản đã thôi thúc hàng triệu thanh niên trai tráng, trong đó có tôi, tự nguyện viết đơn xin đứng trong hàng ngũ ĐCSVN. Hồi tưởng lại, niềm tin vào lý tưởng cộng sản thật là trong sáng, nó đã không chỉ lay động trái tim tôi, mà còn sưởi ấm tâm hồn tôi. Chẳng thế mà Milovan Djilas (1911-1995) cố Chủ tịch Quốc Hội Liên bang Nam Tư, cố Uỷ viên BCT Đảng Cộng sản Liên bang Nam Tư, đã để lại một câu bất hủ cho hậu thế: “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim. 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu”.   Vì thế, lòng tin vào lý tưởng cộng sản trong tôi phai nhạt dần, cho đến đầu thập niên 1990’s thì nguội lạnh và lịm tắt hẳn. Tôi thực sự đã mất hết lòng tin vào ĐCSVN, vào chủ thuyết Marx-Lenine, vào CNXH và CNCS, và cả vào cái gọi là “Đỉnh cao trí tuệ” nữa.   Tôi “thoái Đảng” vào thời điểm hiện tượng trên còn hãn hữu, nhưng đến nay nó đã trở nên phổ biến. Các đảng viên ĐCSVN, khi nhận quyết định nghỉ hưu, thường họ không chuyển giấy sinh hoạt cho các đảng bộ địa phương, mà lặng lẽ cất kỹ dưới đáy tủ như kỷ niệm của “một thời đáng quên”. Họ lặng lẽ, âm thầm thực hiện hành động đó, không ồn ào và công khai với bất cứ ai, trừ khi là bạn rất thân của nhau. Đến nay, đã bao nhiêu đảng viên cộng sản chọn cách này để “tạm biệt” Đảng, không một ai có thể biết chính xác, bởi Đảng giấu rất kỹ. Nhưng theo nhiều người dự đoán, con số này ước khoảng 45%! Số còn lại, mang tiếng là “vẫn yêu Đảng”, nhưng thực tế đa số họ đã “chán Đảng”, họ miễn cưỡng phải tiếp tục ở lại sinh hoạt vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến lý do hàng đầu là sợ liên lụy đến con cháu, tiếp đến là sợ ảnh hưởng đến “sổ hưu”, tức kế sinh nhai hàng ngày của họ.   Vậy phong trào “thoái Đảng” do đâu mà có? Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi có thể khẳng định nó bắt đầu từ lòng tin (vào ĐCSVN) bị giảm sút, đến chỗ hồ nghi sự lãnh đạo của Đảng, và cuối cùng là mất sạch lòng tin vào Đảng. Thế là bệnh “chán Đảng”, như một hệ lụy tất yếu, nó xuất hiện trong sâu thẳm tâm can rất nhiều đảng viên. Bệnh “chán Đảng” nhanh chóng trở thành phong trào “thoái Đảng”. Căn bệnh này lây lan rất nhanh, song nó không gây nguy hiểm cho đất nước và xã hội, nhưng lại rất nguy hiểm cho đảng cầm quyền. Xét về khía cạnh luật pháp hay đạo đức, nó không vi phạm điều khoản nào trong mọi văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy nó không thể bị quy kết là “có tội”. Lượng tích tụ lâu dần, từ ngày này qua tháng khác, sẽ biến thành chất. Đây là một quy luật tất yếu, không một ai có thể ngăn cản nổi.   ***   Đến đây có thể có người đặt câu hỏi: Do đâu mà tôi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách logic và biện chứng như vậy? Vâng, đơn giản từ chỗ giảm sút niềm tin, tới chỗ mất hết lòng tin vào ĐCSVN, rồi sớm vướng phải căn bệnh “chán Đảng” để cuối cùng đi đến quyết định “thoái Đảng”, trong vòng có vài năm! Trước khi trả lời câu hỏi trên, xin khẳng định ngay tôi chưa một lần bị kỷ luật về Đảng hoặc về chính quyền. Hà Nội, ngày 3/2/2020. N.Đ.Q      
......

Ông Trương Vĩnh Trọng và những kẻ… khóc mướn

Ông Trương Vĩnh Trọng phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây nguyên. Ảnh: Ca Hảo/ báo Hà Tĩnh Thu Hà | Như thành thông lệ, ở đất nước Việt Nam XHCN này, mỗi khi có một cựu lãnh đạo hay quan chức cấp cao chết, những tay bồi bút sẽ tha hồ đăng đàn thương vay khóc mướn. Báo Đảng, với những cây bút “quốc doanh” sẽ cố tìm ra những tiểu tiết mang biểu hiện một chút tốt của người chết để ngợi ca. Nào là ông nọ là một quan thanh liêm, ông kia là một ông quan hiền lành, sống khép kín, không phô trương, không tham nhũng (hoặc tham nhũng kín đáo), ít để lại điều tiếng thị phi. Rồi nào là “tận trung với đảng, tận hiếu với dân”, “một đời vì dân, vì nước”… Mọi chuyện có thật như thế không? Xin nói ngay là không bao giờ. Trong nhà nước cộng sản, tìm ra một vị quan “yêu nước, thương dân” khác gì hái sao trên trời. Bởi vì thể chế độc tài đảng trị, với guồng máy “tập trung dân chủ”, kiên định với chủ nghĩa Mác Lê, nên không ai dám làm ngược lại, mà làm đúng ý đảng thì làm gì “vì dân, vì nước” cho được? Có thể có quan chức này kia, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhưng cũng chỉ dừng lại ở “đổi mới tư duy” trong điều hành kinh tế mà thôi. Còn dám đề xuất thay đổi những trật tự cũ, làm điều gì to tát cho tương lai dân tộc, dám chống lại những thế lực cường quyền, hiếp đáp dân lành (đang hiện hữu hay trong bóng tối) bất kể sự nguy hiểm tính mạng của mình, thì không hề có. Trong chốn quan trường Việt Nam hiện nay, chỉ tồn tại những phe nhóm “dây mơ rễ má”, nhóm lợi ích câu kết với nhau, rút ruột ngân sách, o ép và cưỡng chế dân để vơ vét làm giàu, sống phè phởn như ông hoàng, bà chúa. Họ im lặng trước bất công xã hội hoặc đồng lõa với tội ác, hèn nhát co cụm, hoặc núp trong bóng tối chờ về hưu, chứ chẳng có gì xứng đáng để ngợi ca. Nguyễn Bá Thanh (1953-2015), được xem là “lưu manh chính trị”, kẻ gây ra vụ đàn áp Cồn Dầu đẫm máu, câu kết với Vũ “nhôm” lấp sông, lấp biển, phân lô cả bán đảo Sơn Trà, thu tóm đất đai của dân, bán sạch công sản để làm giàu, đẩy mấy chục “đồ đệ” cán bộ chủ chốt Đà Nẵng vào vòng lao lý… Tội lỗi ngút trời như thế, vậy mà ngày 16/2/2015, Tô Huy Rứa đọc điếu văn truy điệu Nguyễn Bá Thanh, có đoạn: “Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tham gia cách mạng từ nhỏ, là một người tài năng, trí tuệ, dám nghĩ dám làm. Đồng chí đã dành trọn cả cuộc đời mình cống hiến cho cách mạng và sự phát triển đất nước…(sic) trên bất kỳ cương vị nào, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, đồng chí cũng luôn thể hiện ý chí kiên trung của người Đảng viên, không ngại khó, không ngại khổ, hết lòng vì dân, vì nước”. Tô Huy Rứa tại tang lễ Nguyễn Bá Thanh (trên) và Nguyễn Phú Trọng tại tang lễ Trần Đại Quang (dưới). Ảnh: Zing/ internet Trần Đại Quang, trùm “bảo kê thượng tầng” khi chết vẫn hưởng quy chế quốc tang. Sáng 27/9/2018, ông Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tại lễ truy điệu Trần Đại Quang có đoạn: “Đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, gương mẫu và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, thương yêu đồng chí, đồng bào; thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi, trân trọng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp; luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, được đồng chí, đồng bào quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng“. Ông Trương Vĩnh Trọng, người mà nắp quan tài vừa đóng lại trưa nay 22/2/2021 cũng không ngoại lệ. Ông Vĩnh Trọng từng kinh qua các chức vụ: Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trưởng ban Nội chính Trung ương, vào Bộ Chính trị khoá X, được bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và về hưu năm 2011. Suốt nhiều ngày qua, báo chí “lề đảng” đã hát bài tụng ca, ca ngợi công đức và nhân cách ông lên tận mây xanh. Ông là người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo giải quyết những đại án “nổi đình nổi đám” một thời như Eco – Minh Phụng, PMU 18… Dư luận cho rằng, có thể ông còn chút tư cách, thanh liêm và bình dị. Nhưng nếu cho rằng ông là quan chức có “bàn tay sạch”, một ông quan anh minh, sao ông không can thiệp để xem xét đơn kêu cứu của Minh Phụng và anh ta đã phải bị tử hình oan ức vì cơ chế kinh tế mập mờ sinh ra tội danh hư ảo. Trong khi đó, cùng phạm tội như nhau, nhưng “hạt giống đỏ” Lê Văn Kiểm thì được “khoanh nợ” và được giải cứu. Trong vụ án PMU 18, khi báo chí phanh phui, dám đụng đến con rể Nông Đức Mạnh và nhiều quan chức cao cấp, cùng thế lực bảo kê cường quyền, đã phải trả một cái giá rất đắt. Nhiều nhà báo bị khởi tố bắt giam, lãnh án, bị thu hồi thẻ nhà báo, thậm chí những Tổng Biên tập “vua biết mặt, chúa biết tên” như Nguyễn Công Khế, Lê Hoàng… đều bị mất chức. Lúc ấy ông Trương Vĩnh Trọng có đủ dũng khí ra mặt để bảo vệ công bằng và lẽ phải không? Còn một câu chuyện nữa. Năm 2009, dư luận cả nước rầm rộ phản đối dự án bô xít Tây Nguyên. Cựu Uỷ viên BCT, tướng Đồng Sỹ Nguyên cũng phản đối, tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết 3 bức thư can gián, gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ Chỉ riêng trang mạng Bauxite Việt Nam, đã thu thập được hàng ngàn chữ ký phản đối của trí thức trong và ngoài nước. Sự phản đối đồng loạt, rầm rộ, cuốn hút, quyết liệt, căng thẳng đến mức buộc Quốc hội và Bộ Chính trị “lắng nghe, tiếp thu”… Vậy mà trong chuyến viếng thăm Ban Mê Thuột, Đắk Lắk vào ngày 5/9/2009, ở một diễn đàn, ông Trương Vĩnh Trọng đã khẳng định rằng việc “Khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là đúng đắn và đang gặp thuận lợi”. Thói đời là vậy. Nếu như Đinh La Thăng hay Nguyễn Bắc Son, Bùi Văn Thành, Nguyễn Văn Hiến, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình… “may mắn” từ trần trước khi bị khởi tố, bị kỷ luật, chắc chắn cũng sẽ được hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN dành cho những lời ngợi ca có cánh, về tinh thần “tận trung với đảng, yêu nước, thương dân, một đời thanh bạch…” Nhiều trí thức viết trên trang cá nhân của mình, bóng gió cho rằng, báo chí và truyền thông của Đảng đã đánh lừa dân chúng. Những cây bút “nâng bi” đã mài đi, mài lại chi tiết con trai ông Trương Vĩnh Trọng không làm quan, còn cô con gái chỉ có tiệm… bánh xèo! Xin “bật mí” một sự thật: Con trai cả của Trương Vĩnh Trọng là Trương Vĩnh Tùng, sinh năm 1975, từng là công an, hải quan, trước khi nhảy sang Tổng cty Du lịch và Thương mại Saigon với chức danh Hội đồng thành viên. Rồi anh ta giữ chức Tổng giám đốc Tổng công ty bia Saigon, TGĐ cty bia Saigon Sông Tiền và năm 2020 là Phó bí thư đảng uỷ, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (Satra). Satra được xem là công ty nhà nước, “con cưng” của thành uỷ thành Hồ, nắm giữ số vốn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Cô con gái út Trương Thị Thanh Trúc, sinh năm 1979, là bà chủ của các công ty Đăng Trường, công ty Pood-House với các chuỗi nhà hàng mặt tiền, các đại lộ đắt đỏ trải hầu hết các quận ở thành Hồ. Trương Vĩnh Tùng có khác gì Lê Kiên Thành con trai Lê Duẩn, hay Phan Hoàn Ty con trai Phan Văn Khải, Phạm Hoàng Hà con trai Phạm Hùng, Phan Thanh Nam con trai Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng…? Các thái tử đảng, công chúa đảng không thèm làm quan, chỉ vì họ “rửa tiền” hoặc kiếm ngàn tỷ bên ngoài dễ dàng hơn. Người chết thì cũng đã nằm sâu trong lòng đất, nhưng cách mà Đảng “lên đồng” và hàng trăm “con nhang đệ tử” nhảy múa, khóc than, tựa dàn đồng ca, xem ra thật lố bịch. Thủ bút của Phan Thanh Bình và Nguyễn Thị Kim Ngân trong sổ tang Trương Vĩnh Trọng. Nhìn những đoạn văn viết vào sổ tang, kiểu “đất nước Bến Tre” và “cõi Bác Hồ” của ông PGS-TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm UBVH-GD của Quốc hội, hay lối viết chữ “hầm chông” của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mà thấy buồn cho văn hoá của lãnh đạo cấp cao và nền văn hoá XHCN. Thu Hà https://baotiengdan.com/2021/02/22/ong-truong-vinh-trong-va-nhung-ke-khoc-muon/
......

Khi nào sự độc tài phải chùn bước?

Tuan Ngo   Sau khi chính quyền quân sự của Myanmar đảo chính, giành quyền kiểm soát đất nước, bắt giam nhiều lãnh đạo hợp hiến thông qua bầu cử tự do, rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn hơn. Bất chấp việc cảnh báo sẽ có thương vong khi đối đầu với lực lượng an ninh (mà thực tế đã có một số người đã bị thiệt mạng), số lượng người tham gia biểu tình ngày một đông đảo hơn. Điều này sẽ là một áp lực thực sự với chính quyền quân sự hiện tại vì vốn dĩ, lâu nay họ lấy sức mạnh của súng ống để áp đảo mọi thứ chứ không đi thu phục nhân tâm. Chính quyền non trẻ do bà Aung San Suu Ky cấu trúc nên dù còn nhiều khiếm khuyết nhưng đã cho người dân Myanmar được sống trong môi trường dân chủ mà lâu nay họ chưa có được - Đó là niềm hạnh phúc, niềm mơ ước cháy bỏng của họ mà không dễ dàng để họ để vuột mất.   Hôm nay, hàng trăm nghìn người gồm lao động ở các ngành nghề khác nhau như nhân viên ngân hàng, nhân viên siêu thị ở nhiều thành phố, thị trấn trên khắp Myanmar đã hưởng ứng lời kêu gọi đình công nhằm phản đối chính quyền quân sự. Hàng loạt doanh nghiệp, nhà hàng thông báo đóng cửa vào ngày hôm nay.   Tại nhiều thành phố như Yangon, Hpa-an, thủ phủ bang Kayin, các cửa hàng tiện lợi, chợ, và các cơ sở kinh doanh thiết yếu khác đều đóng cửa. Người lao động mang theo các biểu ngữ phản đối đảo chính và yêu cầu quân đội trả tự do cho các quan chức của chính quyền dân sự.   Một số địa phương khác người dân địa phương đình công đi biểu tình, các doanh nghiệp cũng đóng cửa hưởng ứng đình công; nhiều ngân hàng cũng đóng cửa...   Như vậy, nếu các cuộc đình công xảy ra nhiều nơi hơn, quy mô lớn hơn nữa thì khả năng chính quyền quân sự sẽ rơi vào tê liệt vì như đã nêu trên, kinh nghiệm của những người lãnh đạo quân đội chỉ giỏi chỉ đạo theo cách áp đặt bằng mệnh lệnh quyền uy chứ không thể gỡ rối bằng cách thương lượng. Hoặc là họ sẽ dùng bạo lực mạnh hơn để áp chế, đe nẹt hoặc là tiến tới họ sẽ phải nhượng bộ mà khả năng thứ 2 dễ xảy ra hơn vì mạnh tay với những người dân đang căm phẫn lúc này không khác nào đổ dầu vào lửa; thậm chí là có thể gây mâu thuẫn trong chính nội bộ quân đội khi lực lượng cấp tiến sẵn sàng quay về phía người dân.   Như vậy, khi đông đảo người dân Myanmar tỉnh thức và cùng tạo thành ngọn lửa đấu tranh thì lực lượng quân đội độc tài đến lúc phải lùi bước, phân hoá. Bà Aung San Suu Ky đã thắp lên cho người dân nước này nhuệ khí đấu tranh và đang được người dân duy trì. Lúc này thậm chí bà chưa được phóng thích cũng một phương pháp tốt để duy trì áp lực lên chính quyền quân đội hiện tại chứ khi áp lực chưa đủ cho lãnh đạo quân đội lung lay ý chí thì bà Aung San Suu Ky được trả tự do với một thỏa thuận nữa vời có thể lại là một bước thụt lùi với phong trào mà mà người dân đang thực hiện khi không có mặt bà.   Hy vọng sẽ có một kết cục tốt đẹp sẽ tới với người dân và đất nước Myanmar. Nếu người dân và đất nước Myanmar thành công thì đó cũng là một tấm gương để một số nước trong khu vực noi theo, trong đó có chúng ta. Dẫu biết rằng để thay đổi một hệ tư tưởng đã bám rễ, ăn sâu vào bao thế hệ là điều không dễ dàng gì; để từ bỏ danh vị, quyền lợi càng không dễ dàng gì nhưng vì sự tồn vong của quốc gia và tương lai của con cháu mai sau, chắc chắn rằng những người lãnh đạo đất nước không thể không suy ngẫm, và chính chúng ta cũng vậy. Cứ tiếp thu, học hỏi, lâu dần rồi tự chúng ta phải thay đổi bản thân, nếu không muốn mình bị bỏ lại sau lưng...  
......

Dương Tự Trọng và câu chuyện nhân quả

Thao Ngoc   Dương Tự Trọng là Đại tá công an, cựu Phó giám đốc công an Hải Phòng bị bắt vào ngày 22/2/2013 sau khi tổ chức cho anh trai mình là Dương Chí Dũng đào thoát khỏi Việt Nam. Sau đó Dương Tự Trọng(DTT) bị xử tù 16 năm về tội “tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài”.   DTT xuất thân trong gia đình có truyền thống công an. Cha là Dương Khắc Thụ, Đại tá, nguyên Giám đốc CA Hải Phòng. Ngoài DTT ra, ông Thụ có Dương Chí Dũng liên quan đến vụ án Vinalines năm 2014, và người con gái là Thượng tá Băng Tâm, công tác tại PC25 CA Hải Phòng. Chồng Băng Tâm là Nguyễn Bình Khiên, cựu Đại tá, Phó GĐCA Hải Phòng. Sau này Khiên bị cách chức và đuổi về vì tội “dám mò dái ngựa”.   Hồi còn làm công an Hải Phòng, DTT nổi tiếng với hai vụ án đình đám. Đó là vụ Nguyễn Văn Chưởng và vụ Đoàn Văn Vươn.   1/Vụ án Nguyễn Văn Chưởng can tội giết người , xảy ra vào lúc 21h ngày 14/07/2007 tại Cảng Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng. Nạn nhân là thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, cán bộ CAP Đông Hải 2.   Vào tối ngày 01/08/2007, CA TP Hải Phòng đã bắt Nguyễn Văn Chưởng, Vũ Toàn Trung và Nguyễn Văn Hoàng, được cho là hung thủ của vụ án này.   Qua 3 phiên xét xử, sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tòa án đã tuyên Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân , Vũ Toàn Trung 23 năm tù giam vì các tội danh giết người và cướp tài sản; Nguyễn Trọng Đoàn (em trai Chưởng) 2 năm tù giam vì che dấu tội phạm; Nguyễn Thị Lan Phương 1 năm tù treo vì không tố giác tội phạm.   Tuy nhiên, bản án có nhiều điều cần đặt nghi vấn:   -Lời khai của các bị cáo trong vụ án có nhiều điều mẫu thuẫn với nhau và không đúng với bản khám nghiệm hiện trường, có rất nhiều bản khai đi khai lại nhiều lần.   Điều đáng nói là nhiều người làm chứng rằng tối hôm xảy ra vụ án, họ thấy Chưởng ở quê, cách địa điểm xảy ra vụ án đến 35km. Những người này được gọi lên và nhận những lời hăm dọa. Công an HP còn dọa sẽ bắt cả làng, nếu cả làng làm chứng. Người dân Bình Dân còn kể rằng, DTT lúc đó là Thượng tá, Phó thủ trưởng cơ quan CSĐT, cầm ve áo và tuyên bố: “Tao, thượng tá Dương Tự Trọng, thề sẽ làm cho thằng chủ tịch xã Bình Dân mất chức!”, vì ông chủ tịch xã lỡ xác nhận rằng những người nhân chứng đó là người thuộc địa phương ông.   Ngày lên tòa nhận bản án tử hình, Chưởng gửi lại một chiếc áo đông xuân cũ cho gia đình. Chiếc áo ấy Chưởng đã rút từng sợ chỉ rồi dùng tăm thêu. Dòng chữ trên chiếc áo kể về nỗi oan khuất của mình:   “Án oan ôm hận nhờ Chính phủ /Giải oan hận này cho dân đen /Tấm lòng trong sạch thiên địa biết /Trả lại công bằng cho dân thường /Sao để quan sai hành hạ dân /Luật pháp Việt Nam là rất đúng /Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành”. Đến nay (2021)vụ án đã qua 14 năm. Nguyễn Văn Chưởng chưa bị từ hình và cũng chưa được tha.   Dư luận cho rằng, Nguyễn Văn Chưởng phải chết vì chức Đại tá, PGĐ CA TP Hải Phòng của Dương Tự Trọng?   Hai là vụ án Đoàn Văn Vươn năm 2012 ở Hải Phòng. Vụ cưỡng chế đất này là “một trận đánh đẹp”, do Đại tá PGĐ Dương Tự Trọng chỉ huy. Kết quả là hai án oan Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị kết án mỗi người 5 năm tù. Sau này khi DTT còn trong nhà giam, Đoàn Văn Vươn đã từ Hải Phòng lên trại giam Vinh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, đem theo 4 con vịt biển được nuôi từ Đầm Vươn thăm Dương Tự Trọng. Hai người ngồi uống rượu với nhau trong chan hòa nước mắt ân hận của DTT.   “Chuyện thế này, mở đầu, ông DTT nhìn thấy ông Vươn thì hơi e sợ. Sau đó cảm nhận chuyến thăm của ông Vươn là rất tử tế, tình cảm. Từ phút đó, DTT ân hận và khóc, hối lỗi và nói với ông Vươn những lời sám hối. Sau thấy Trọng khóc nhiều, ông Vươn dỗ dành, nói rất chân thành: “Anh Trọng ơi, anh không có lỗi anh ạ. Lỗi là lỗi hệ thống thôi. Anh đừng dằn vặt nữa”(Chuyện này được TS Nguyễn Xuân Diện nghe Đoàn Văn Vươn kể lại trong một bữa cơn do gia đình Đoàn Văn Vươn mời).   Giấc mơ máu của Dương Tự Trọng.   Tờ Tâm Sự Gia Đình số báo Xuân 2017, nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài “Những chuyện kỳ bí bây giờ mới kể về Dương Tự Trọng”, kể về giấc mơ máu như sau: “Anh có tin vào tâm linh không, Là vì có những việc em không thể lý giải được. Chỉ có thể khẳng định rằng, có một thế giới vừa hiện thực vừa huyền bí bao phủ quanh mình. Đó là thế giới tâm linh. Đấy là cuộc gặp gỡ với bố em. Ông cụ đến thăm em. Em thấy ông cụ đứng nhìn em trân trân... Em bảo bố nói gì với con đi chứ... Rồi ông khóc, nước mắt lại có máu. Máu nhỏ xuống cả mặt em. Thế là em khóc ầm lên và bừng tỉnh... Lúc ấy là 4giờ 15 phút ngày 25 tháng Giêng năm 2016. Sau này người nhà vào thăm, em biết sự thật. Đúng là lúc ấy bố em đang hấp hối...”.   Nay có tin nói sau 8 năm thụ án, DTT đã được thả về trước tết Nguyên Đán 2021.   Không nên chờ đến lúc phải ngồi sau chấn song sắt nhà tù mới ngộ ra rằng con người chết chưa phải là hết, có thế giới tâm linh như DTT. Đừng gây thêm tội ác thì sẽ chịu sự phán xét của luật nhân quả ngay khi còn sống. Những kẻ tù oan đang chờ ngày chịu chết như Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải v.v... phải được trả tự do ngay tức.   (https://tuoitre.vn/duong-tu-trong-duoc-giam-an-con-16-nam...)   Thao Ngoc 22/2
......

Trung Quốc có đáng sợ không?

Nguyễn Hải Hoành| Trung Quốc trỗi dậy là sự kiện quan trọng nhất thế giới kể từ cuối thế kỷ 20 và sự kiện đó đang khiến người ta e sợ hoặc ít nhất là e ngại. Tờ Washington Post ngày 14/9/2011 viết: Điều chúng ta thực sự cần lo sợ là Trung Quốc. Lịch sử loài người cho thấy khi một cường quốc toàn cầu ra đời thì tình hình thế giới sẽ khác trước, vì cường quốc đó sẽ đòi hỏi thay đổi trật tự quốc tế hiện hành về phía có lợi cho mình. Khi ấy, các nước lớn và các láng giềng của tân cường quốc cần có cách ứng xử khéo léo để tránh xảy ra xung đột quân sự. Hai cuộc Thế chiến đã qua là minh chứng không ai quên được. Từ ngày trở thành siêu cường, nước Mỹ nhạy cảm hơn hết với bất kỳ cường quốc nào mới xuất hiện và luôn tìm cách “cân bằng” quyền lực của tân cường quốc đó. Sách “Giấc mơ Trung Quốc” của Lưu Minh Phúc cho biết: ngay từ năm 1942, Mỹ đã chủ trương cân bằng [kiềm chế] quyền lực của Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo, dù Tưởng thân Mỹ. Có nhiều cách “cân bằng” tân cường quốc. Nhà báo Mitchell Reiss viết trên trên tạp chí Foreign Policy:  Nhiều năm nay những người Mỹ hiểu Trung Quốc đều hy vọng: Buôn bán với Trung Quốc sẽ đem lại lợi ích cho Mỹ; Sẽ truyền được đạo Ki Tô vào Trung Quốc; Trung Quốc sẽ trở thành một nước phồn vinh. Sang thế kỷ 21 Mỹ lại có thêm hy vọng thứ 4: Trung Quốc trở thành một bên có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế. Một đại sứ Mỹ nói: Chúng ta cứ nghĩ rằng Trung Quốc giàu lên sẽ càng dân chủ, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng dù nước họ giàu lên thì đảng này vẫn thống trị Trung Quốc. Chỉ có thể xảy ra một trong hai kết quả đó –– dân chủ hoặc chuyên chế; nhưng Mỹ không thể dự đoán kết quả, chỉ có thể trình bày nguyện vọng. Reiss nói Mỹ có 5 nguyện vọng với Trung Quốc: không cố ý ép tỷ giá đồng Nhân dân tệ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển; cùng Mỹ đề xuất chính sách năng lượng sạch; giải quyết hoà bình tranh chấp biên giới và trên biển; hợp tác trên vấn đề cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Reiss không cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện 5 nguyện vọng này. Mỹ đang đứng trước thách thức lớn: cần phân biệt nỗ lực nào của Trung Quốc là qua bàn bạc để điều chỉnh hợp lý trật tự thế giới hiện có, và nỗ lực nào muốn lật đổ trật tự ấy. Tức phải làm rõ hành vi nào của Trung Quốc mà Mỹ có thể và không thể dung thứ được –– Reiss kết luận. Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông và đảo Senkaku/Điếu Ngư và việc Mỹ tham dự cả hai vấn đề này đang làm tình hình châu Á-Thái Bình Dương nóng lên. Trung Quốc đã không thành công trong việc chống lại xu thế quốc tế hóa giải quyết vấn đề Biển Đông, nay lại phải chịu nhiều sức ép quốc tế mới. Từ chối bàn bạc tay ba vấn đề chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư, từ chối yêu cầu nâng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ –– tất cả chỉ làm cộng đồng quốc tế tăng sức ép lên Trung Quốc và họ cảm thấy lời cam kết Trung Quốc lớn mạnh sẽ không xưng bá, sẽ hòa hợp với mọi quốc gia ngày một trở nên vô nghĩa. Giờ đây các nước liên quan e ngại nhất là chẳng thể dự đoán Trung Quốc sẽ hành động ra sao. Nước này luôn khó hiểu, không minh bạch, họ nghĩ rằng hành xử kiểu mưu lược Tôn Tử: “trá 诈” (lừa dối, ngược với minh bạch) là hay nhất; trong khi thế giới đang cần minh bạch hơn bao giờ hết. Rõ ràng, Trung Quốc chỉ càng thiệt thòi khi mọi người, nhất là những người hàng xóm, e sợ mình; vì khi ấy họ sẽ ngả theo một cường quốc khác –– dĩ nhiên là Mỹ. Trung Quốc đã nhận ra gần đây họ bị cô lập, thêm thù bớt bạn. Song thực ra thế giới có cần phải e sợ Trung Quốc đến thế không? Nhiều chuyên gia sừng sỏ đã lên tiếng trấn an mọi người. Gần đây có bài Cái nhãn siêu cường được gán quá sớm cho Trung Quốc của Malcolm Rifkind, đương kim chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo của Quốc hội Anh. Sớm hơn, có sách 100 năm tới: một dự đoán thế kỷ 21 của George Friedman, Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược Stratfor, một think tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Ông dự đoán Nhật, chứ không phải Trung Quốc, mới là đối thủ của Mỹ ở châu Á –– điều trùng hợp kỳ lạ là từ năm 2005 tướng Lưu Á Châu chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc cũng nhận định như vậy. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) hôm 1/11/2010 đưa tin John Howard cựu Thủ tướng Australia dự đoán: Trước cuối thế kỷ 21, Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia chiếm địa vị chi phối ở châu Á. Đúng là sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đang vươn lên theo hướng đuổi kịp Mỹ. Song nên nhớ rằng, trong thời đại hạt nhân, chỉ có kẻ điên mới gây ra chiến tranh giữa các cường quốc, vì khi ấy cả hai bên, thậm chí cả thế giới đều bị hủy diệt. Bởi vậy chớ nên đánh giá quá cao sức mạnh cứng, trong khi sức mạnh mềm mới là cái đáng quan tâm hơn. Mà về mặt này thì Trung Quốc còn rất yếu, mặc dù mới đây họ đã vung hàng tỷ Nhân dân tệ để tăng cường hệ thống truyền thông cũng như mua chuộc một số nước Á, Phi, đã mở hàng nghìn Học viện và Lớp học Khổng Tử trên toàn cầu để dạy chữ Hán và truyền bá Khổng học, một học thuyết về chính trị chuyên chế. Đã nhiều lần Bắc Kinh kêu gọi dân nước họ cần có niềm tự hào về văn hóa của mình –– từ đó suy ra văn hóa nước này còn chưa mạnh đến mức đủ để tự hào. Sức mạnh cứng của Trung Quốc cũng chưa theo kịp Mỹ. Hiện nay GDP đầu người của Trung Quốc còn kém xa Mỹ. Họ chưa có nhiều các công ty toàn cầu xuất sắc như Mỹ, chưa có hệ thống sáng tạo mới hùng hậu về kinh tế, khoa học kỹ thuật như Mỹ. Quân đội Mỹ thực sự có tính toàn cầu, đang tiến tới thực hiện trong vòng 120 phút có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất. Mỹ đã thử thành công máy bay vũ trụ không người lái X-37B: sau 244 ngày bay trên quỹ đạo Trái Đất, hôm 3/12/2010, X-37B đã tự động hạ cánh xuống sân bay xuất phát. Quân đội Trung Quốc thì mới bắt đầu học cách tác chiến tầm xa. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá sức mạnh quân sự của họ chỉ bằng 1/8-1/5 của Mỹ. Cách thực thi sức mạnh cứng là cưỡng bức và mua chuộc (cây gậy và củ cà-rốt). Cách thực hiện sức mạnh mềm là thu hút. Sức mạnh cứng dựa trên cơ sở vật chất, sức mạnh mềm dựa trên cơ sở tư tưởng, quan niệm về giá trị. Tác giả sách Giấc mơ Trung Quốc nhận xét: Mỹ giỏi chiếm các đỉnh cao đạo đức trên thế giới, họ xuất khẩu các giá trị quan tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng có sức thu hút toàn cầu. Trung Quốc chỉ mới đề xuất giá trị quan “thế giới dân chủ” và “thế giới hài hòa” (nhưng chưa ai biết nó thế nào). Truyền thông Trung Quốc cho biết: mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình có đưa ra thuyết “Xây dựng một Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại” 1/- Nhà bình luận chính trị Trung Quốc Trịnh Vĩnh Niên (Giám đốc Viện Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore) nhận định đại ý: Mỹ được thế giới chấp nhận [làm bá chủ thế giới] là do họ có ưu thế chiến lược về nhiều mặt, như chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá. Nhưng Trung Quốc ngày nay ngoài sự trỗi dậy về kinh tế ra thì chưa có ưu thế chiến lược nào có thể được các quốc gia khác chấp nhận. Trong “Bài nói tại cuộc tọa đàm về công tác triết học khoa học xã hội” (Nhà xuất bản Nhân dân, 2016), Chủ tịch Tập Cận Bình nhận xét: “Trên các lĩnh vực mệnh đề học thuật, tư tưởng học thuật, quan điểm học thuật, tiêu chuẩn học thuật và lời lẽ học thuật, năng lực và trình độ của ta còn chưa tương xứng lắm với quốc lực tổng hợp và địa vị quốc tế của ta.” Cuối thập niên 1990, để làm yên lòng những người lo ngại Anh Quốc trả lại Hong Kong cho Trung Quốc thì nước này sẽ mạnh lên và đe dọa thế giới, Thủ tướng Thatcher nói: “Các bạn chẳng cần e ngại Trung Quốc, vì trong vài chục năm tới, thậm chí cả trăm năm, nước này không thể mang lại cho thế giới bất kỳ một tư tưởng mới nào cả.” Tư tưởng, học thuyết là sản phẩm của giới triết gia, học giả. Tướng Lưu Á Châu nói: “Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel nói Trung Quốc không có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào.” Dưới thể chế chính trị hiện nay nước này lại càng khó sinh ra được những nhà chính trị học như Huntington, Paul Kennedy, Nye … cha đẻ các học thuyết hiện đang làm cả thế giới quan tâm. Thái độ của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông và đảo Senkaku/Điếu Ngư cho thấy họ chưa có được cách tư duy và ứng xử của một cường quốc toàn cầu lão luyện như Mỹ. Đòi hỏi quá đáng và thiếu khôn ngoan coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” ngang với Tây Tạng, Đài Loan khiến Trung Quốc bị rơi vào cái bẫy của Mỹ: càng cứng rắn thì càng đẩy ASEAN về phía Mỹ. Người đầu tiên “mời” Mỹ trở lại Đông Nam Á là chính khách lão luyện Singapore, ông Lý Quang Diệu quê gốc Quảng Đông, vốn rất thân Trung Quốc. Giờ đây Singapore nói họ giữ khoảng cách như nhau với Mỹ và Trung Quốc, tuy rằng từ lâu họ đã cho Mỹ tiếp cận căn cứ quân sự tại Singapore. Ông Lý “mời” Mỹ từ cuối năm 2009, Mỹ chưa trả lời. Nhưng sau vụ Trung Quốc gây gổ ở biển Đông và đảo Senkaku/Điếu Ngư thì tháng 7 năm 2010 tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 ở Hà Nội, bà Hillary tuyên bố Mỹ trở lại châu Á. Cú ra đòn bất ngờ này khiến Ngoại trưởng Dương Khiết Trì giận dữ bỏ cuộc họp ra ngoài lau mồ hôi trán, và hơn một giờ sau, khi trở lại phòng họp, ông hướng về phía Ngoại trưởng Singapore lớn tiếng nói một câu gây sốc: “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ, đó là một thực tế”. Xem ra ông ta có ý nhắc nhở ASEAN nên biết sợ Trung Quốc, một nước lớn. Cũng cần lưu ý rằng nỗi e sợ Trung Quốc còn bắt nguồn từ những hiểu nhầm. Ví dụ, thấy Mỹ là con nợ của Trung Quốc, người ta nghĩ rằng Mỹ sẽ phải nghe theo cây gậy chỉ huy của chủ nợ. Thực ra số công trái Mỹ do Trung Quốc sở hữu chỉ chiếm có 7% tổng số công trái Mỹ đã phát hành, chẳng thể gây sức ép với Mỹ được. Chính vì thế Trung Quốc vẫn tiếp tục mua thêm công trái Mỹ chứ chẳng hề bán đi để làm cho đồng USD mất giá, như “hiến kế” của một số tướng tá nước này muốn ép Mỹ bớt cứng rắn với Bắc Kinh. Đô la Mỹ mất giá thì mấy nghìn tỷ USD công trái Mỹ mà Trung Quốc nắm sẽ thành đống giấy vụn.  2 Gần đây Trung Quốc phản đối Fed in tiền mua 600 tỷ USD công trái Mỹ là một ví dụ cho thấy họ đang lo đồng USD mất giá. Một hiểu nhầm nữa là cho rằng mô hình Trung Quốc ưu việt nên kinh tế mới tăng trưởng nhanh lâu dài và vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, mô hình dựa trên nhân công rẻ và xuất khẩu đang đi tới hồi kết; sự phát triển kiểu tàn phá môi sinh và cướp bóc tài nguyên cũng không thể tiếp tục. Nên chú ý là trong một tương lai gần, cơ cấu dân số Trung Quốc bắt đầu đảo ngược: già hóa và thiếu nhân công nghiêm trọng, trong khi Mỹ luôn hưởng lợi từ dòng người nhập cư bất tận. Một nhà báo Singapore viết: Có thể ví Trung Quốc như một quần đảo gồm một số hòn đảo hiện đại có 450 triệu dân bị bao bọc bởi một dãy đảo chưa hiện đại có hơn 800 triệu dân [ý nói Trung Quốc vùng ven biển trù phú có 450 triệu dân, vùng phía Tây lạc hậu có 800 triệu dân]. Phần lớn du khách nước ngoài thăm Trung Quốc đều chưa đến “dãy đảo” này. Vì thế họ hiểu nhầm Trung Quốc. Ít nhất nước này cần vài chục năm nữa mới trở thành một nước hoàn toàn phát triển. Nhưng từ nay đến lúc ấy chưa biết sẽ xảy ra điều gì. Nhiều người nói Trung Quốc có quá nhiều biến số: đang biến động về giá trị quan, tình cảm xã hội, các sự kiện cực đoan, vấn đề dân tộc, phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp v.v… Chính người Trung Quốc cũng lo về tương lai nước họ. Một blogger viết: Không ai có thể đánh bại Trung Quốc, trừ chính người Trung Quốc chúng ta. Quả thật “Nội tranh” [đấu đá trong nước] là nguyên nhân chủ yếu từng làm các vương triều nước này sụp đổ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo từng cảnh báo: Không tiến hành cải cách thế chế chính trị thì Trung Quốc có thể mất những gì đã đạt được trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và các mục tiêu hiện đại hóa cũng có thể không thành công. Nếu Trung Quốc cải cách chính trị theo hướng của Thủ tướng Ôn thì thế giới sẽ hoan nghênh. Nhưng xem ra hy vọng đó rất mong manh, và điều ấy sẽ làm giảm sức mạnh của cường quốc này. ■ [1] Trung văn: 构建人类命运共同体; tiếng Anh: Building a Community of Shared Future for Mankind. Do Tập Cận Bình đưa ra ngày 23/3/2013 trong chuyến thăm Nga, đã được viết vào Điều lệ ĐCSTQ và Hiến pháp TQ. [2] Theo báo TQ, năm 2012 TQ đã mua 1244 tỷ USD (hoặc 25%) công trái Mỹ và thường xuyên được trả lãi đúng hạn (hơn 30 tỷ USD/năm), nhưng TQ không có kênh đầu tư ngoại tệ nào an toàn hơn là tiếp tục mua công trái Mỹ.    
......

Tư Bản Đỏ

xe Vinfast bị gãy moay-ơ Phạm Minh Vũ   Liên tiếp 4 vụ xe Vinfast bị gãy moay-ơ, cùng một lỗi nhưng liên tiếp các vụ việc xảy ra mà không một tờ báo nào dám đưa thông tin này ra. xe Vinfast   Vingroup hình thành trên một trục quyền lực tương tự như chế độ độc tài. Vượng Vin một mặt dùng mối quan hệ với các quan tứ trụ triều đình để bịt mồm cả tuyên giáo, bắt báo chí im lặng mỗi khi có sự việc liên quan tới Vin, mặt khác tung lực lượng dư luận viên từ cấp cao tới cấp thấp để tung ra những luận điệu có lợi cho Vin, mục đích dập tắt những vụ gây ồn ào trên truyền thông. xe Vinfast.   Cũng như không một cơ quan nào liên quan đến an toàn giao thông kiểm định về độ an toàn của xe Vinfast.   Chúng ta thấy, mới đây Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết, Ford phải thu hồi 3 triệu xe có trang bị túi khí Takata phía người lái do bị lỗi.   Ngày 18/2/21, hãng xe Ford đã triệu hồi 154.000 xe do lỗi túi khí trong đợt 2.   Người Nhật cho thu hồi ngay lập tức toàn bộ số xe khoảng 4 triệu xe trên toàn thế giới năm 2020 mặc dù đã phân phối hoặc đã bán cho khách hàng khi có sai sót về lỗi kỹ thuật.   Mặc dù chưa có vấn đề gây nguy hiểm đến mất an toàn như Vinfast nhưng các hãng xe uy tín trên thế giới lập tức nhận sai và sửa sai, ít nhất là khắc phục sự cố bằng cách triệu hồi xe lỗi về.   Còn Vượng vin thì lại khác, ngoài dùng quan hệ và tiền bạc để xử lý cái sai nhằm che giấu nó, mặc kệ sự an nguy của tính mạng người sử dụng, không may xảy ra trên cao tốc thì thiệt hại dân vẫn chịu. Đó là biểu hiện của sự lưu manh và nói thẳng là mất dạy của bọn tư bản đỏ, làm ăn bất chính kết hợp với sự bảo kê của tầng lớp cầm quyền.   Vin nổi tiếng là xây dựng đế chế huy hoàng trên xương máu nhân dân. Kinh doanh chính của Vin là đất đai, Vin vươn vòi ra tất cả các ngành nghề khác, nếu thua lỗ thì về cướp đất rồi bán giá cao để bù vào.   Thay vì xin lỗi nhận sai và sửa sai, bản tính Mafia của Vượng chỉ thành công trong chế độ độc tài khi quan chức toàn bọn hủ bại, mê tiền mà phớt lờ những sai trái của Vin. Điều đó đồng nghĩa với tính mạng nhân dân như những con chốt thí, để giúp Vin đạt được sự hào quang gọi là doanh nhân thành đạt.   Tư bản đỏ giàu nhờ thẻ đảng, giàu nhờ cướp đất và đem sinh mạng nhân dân ra để đổi chác, có gì mà tự hào?   Ăn cắp trí tuệ, đầu lắp cái này đuôi lắp cái khác, rồi tự nhận là của mình.   Thế giới có một tỷ phú xuất hiện thì cả nhân loại được thụ hưởng. VN xuất hiện một tỷ phú như Vượng thì đất nước càng cạn kiệt tài nguyên, người dân thêm nghèo mạt, bao cảnh gia đình tan nát bởi mất đất.   Góp ý với Vượng là nên đổi thành xe Vin-phét đi cho đúng bản chất.  
......

Pages