TNLT Nguyễn Văn Oai mãn hạn tù: "Dù gì nhà tù lớn cũng đỡ hơn!"

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai tươi cười khi trở về với gia đình RFA Tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Văn Oai hôm 19/1/2022 trở về nhà ở tỉnh Nghệ An sau khi hết thời gian thi hành bản án tù thứ hai.  Ông bị kết án năm năm tù giam hồi tháng 9 năm 2017 với cáo buộc "chống người thi hành công vụ" và "không chấp hành án", sau các cuộc biểu tình lớn của người dân đòi đóng cửa công ty Formosa. Ông Oai cho chúng tôi biết cảm nhận khi mới đặt chân về đến nhà:  “Thực ra mà nói thì vui và buồn lẫn lộn, vui vì được ra khỏi nhà tù nhỏ về nhà tù lớn, nhưng mà buồn thì đợt này về thấy anh em có vẻ như bệ rạc, thấy cô đơn lắm. Không biết là vì dịch hay là vì cái gì, nhưng mà nó cho mình cái cảm giác hơi buồn buồn. Còn vui thì ít nhất về nhà tù lớn nó cũng đỡ hơn là nhà tù nhỏ.” Nói về bản án năm năm tù mà ông phải chịu, ông Oai cho biết: “Thực sự mà nói lần tù này là lần tù bất công, thực sự quá bất công với tôi, đó là cái cảm giác tạo cho tôi thấy rất là bức bách.  Từ hai cái án mà họ xử tôi đó là không chấp hành án và chống người thi hành công vụ, thì thực ra mà nói hai cái sự việc này khi ra toà tôi cũng đã nói, và kể cả luật sư của tôi cũng đã làm việc trước tòa.  Thành ra tôi thấy họ áp đặt rất là nhiều, từ hồ sơ khống, từ chữ ký khống rồi tất cả những cái họ làm để vu cáo cho tôi phạm vào hai cái tội đó, làm cho tôi bức bách.” Nói về nguyên do mình bị bắt, ông Oai cho biết phía công an khi đó cho rằng ông đóng vai trò trong việc kêu gọi người dân biểu tình chống Formosa, nên tiến hành bắt giữ để ngăn chặn các cuộc biểu tình tiếp theo.  Nhà hoạt động người Công giáo này cũng cho biết trong thời gian tới sẽ ưu tiên ổn định lại cuộc sống, nhưng sau đó vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi các kế hoạch cá nhân trong thời hạn quản chế bốn năm tới.  Thông qua RFA, ông Nguyễn Văn Oai cũng muốn gửi lời cảm ơn đến với những tổ chức và cá nhân đã quan tâm đến trường hợp của ông trong những năm qua. Đồng thời kêu gọi tiếp tục chú ý tới những người tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị khác ở Việt Nam.  Bà Trần Thị Liệu cũng bày tỏ cảm xúc của bà trong ngày con trai được trả tự do, bà nói: “Con đi thì mẹ cũng buồn, mà vì một thân một mình ở nhà cũng lo âu nhưng mà cũng nghĩ rằng là thôi thì việc con hắn làm ra rứa cũng là vì mọi người, vì là việc chung mà con mình phải lao mình, phải chịu khổ như vậy thì mẹ khi thì thấy lo âu, khi thì cũng phó thác mọi sự cho Chúa thì cũng phải chịu cảnh như vậy.  Thôi thì bây giờ đến ngày con nó về là cũng mừng rồi, gia đình cũng nghĩ rằng con nó làm cái điều đúng cả, chứ không làm điều gì sai.” Bị bắt vào hồi tháng Giêng năm 2017, ông Nguyễn Văn Oai là một trong số hàng chục người bị bắt giam trong một đợt trấn áp trên diện rộng, sau làn sóng biểu tình chống nhà máy Formosa hồi năm 2016.  Các cuộc biểu tình đòi đóng cửa nhà máy này kéo dài đến năm 2017 đỉnh điểm là các vụ bao vây trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, hay các cuộc tuần hành đông người của người dân Nghệ An đến Hà Tĩnh để nộp đơn kiện.  Phía chính quyền phản ứng lại làn sóng biểu tình bằng hàng loạt vụ bắt giữ, trong đó có ông Nguyễn Văn Hoá, phóng viên của Đài Á Châu Tự Do, người đã tham gia đưa tin trực tiếp từ hiện trường các cuộc biểu tình. Nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai lần đầu bị kết án hồi năm 2011, khi ông phải chịu bản án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế cho tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" trong vụ 14 thanh niên Công giáo, Tin lành.  https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-conscience-nguyen-van-oai-completed-his-sentence-01192022071758.html  
......

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ra tù

TNLT Nguyễn Văn Oai   Huy Jos   Ngày 19/01/2022 Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Nguyễn Văn Oai, trở về nhà sau 5 năm tù với cáo buộc: “Không chấp hành án” và “Chống người thi hành công vụ”   Anh Nguyễn Văn Oai là người con của giáo xứ Yên Hòa, giáo phận Vinh (Xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An)   Vào ngày hồi tháng giêng năm năm 2017 Anh bị một nhóm người thường phục bắt khi đang di chuyển trên đường thuộc địa bàn xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Đến hôm sau, Công an Xã Quỳnh Vinh mới thông báo cho gia đình anh Nguyễn Văn Oai về việc bắt giữ này.   Anh bị kết án năm năm tù vì vi phạm điều kiện quản chế, theo điều 304 của bộ luật hình sự và chống người thi hành công vụ, theo điều 257 của bộ luật hình sự trong phiên xử hồi tháng Chín năm 2017. Lệnh quản chế đối với anh, có nội dung buộc phải trình báo theo định kỳ với Ủy ban Nhân dân sở tại và hạn chế đi lại, được căn cứ trên một bản cáo trạng và bản án không thỏa đáng về việc anh có liên quan tới một tổ chức chính trị bị cấm ở Việt Nam, là một sự vi phạm quyền tự do nhóm họp và tự do ngôn luận đối với Nguyễn Văn Oai.   TNLT Nguyễn Văn Oai là một người trong nhóm 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt vào năm 2011 và bị đưa ra tòa xét xử vào năm 2013 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.   Bản thân anh Nguyễn Văn Oai bị tuyên án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế. Tuy nhiên anh cho rằng không hề phạm tội mà chỉ lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho người dân theo đúng qui định của Hiến Pháp và Pháp Luật Việt Nam.
......

Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

Nhà báo vừa bị chính quyền kết án nay lại được quốc tế tôn vinh. 19/01/2022 By Luật Khoa tạp chí Ngày 19/1/2022, từ Geneva, Thụy Sĩ, ban tổ chức Giải thưởng Martin Ennals dành cho Nhà hoạt động Nhân quyền đã xướng tên Phạm Đoan Trang – nhà báo, nhà hoạt động người Việt Nam vừa bị chính quyền kết án chín năm tù hồi tháng trước. Phạm Đoan Trang được vinh danh vì các nỗ lực từ những năm 2000 trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ban tổ chức giải thưởng đặc biệt nhắc đến những sáng kiến truyền thông độc lập của cô, bao gồm Luật Khoa tạp chí và Nhà xuất bản Tự Do. Theo họ, trong một quốc gia chuyên chế như Việt Nam, những tổ chức độc lập này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khác cùng lên tiếng vì nhân quyền, và chúng cũng là lý do khiến Đoan Trang trở thành mục tiêu truy đuổi của chính quyền. Nhà báo Phạm Đoan Trang đã liên tục bị quấy nhiễu trong suốt thời gian hoạt động. Cô bị đánh nhiều lần, dẫn đến những chấn thương lâu dài. Đoan Trang bị bắt vào ngày 7/10/2020, bị giam giữ biệt lập suốt hơn một năm, sau đó bị kết án chín năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [1] Bản án này bị các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ. [2] Hiện tại, Đoan Trang bị giam tại Hà Nội. Cô vẫn không được phép gặp gia đình và không được điều trị y tế trong khi sức khỏe ngày càng giảm sút. Phạm Đoan Trang bị giải đi sau phiên tòa ngày 14/12/2021. Ảnh: Lê Kiên/ TTXVN. Thay mặt Phạm Đoan Trang phát biểu tại buổi họp báo công bố giải thưởng chiều nay, ông Trịnh Hữu Long, người đồng sáng lập, tổng biên tập Luật Khoa tạp chí nói rằng giải thưởng này khẳng định những việc làm của người cộng sự của mình là đúng đắn. “Giải thưởng Martin Ennals mà Đoan Trang được nhận hôm nay gửi đi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng đến chính quyền chuyên chế của Việt Nam, và quan trọng hơn là đến người dân Việt Nam, rằng những gì Trang đã làm là đúng đắn, và cộng đồng quốc tế đứng về phía cô ấy”, Trịnh Hữu Long nói. “Câu chuyện của Phạm Đoan Trang chính là minh họa cho tình hình nhân quyền tại Việt Nam”, ông nhấn mạnh. Giải thưởng Martin Ennals được tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền trên thế giới và vận động cho việc bảo vệ họ. Giải thưởng này được thành lập từ năm 1992, đặt tên theo Martin Ennals, nhà hoạt động nhân quyền người Anh từng là Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế từ năm 1968 đến năm 1980. Hội đồng chấm giải là một ủy ban độc lập bao gồm đại diện của mười tổ chức nhân quyền uy tín trên thế giới. Tiến sĩ Daouda Diallo (trái) và Abdul-Hadi Al-Khawaja – hai nhà hoạt động nhân quyền cùng được vinh danh trong giải thưởng Martin Ennals năm 2022. Ảnh: iBurkina.com, Bahrain Center for Human Rights. Cùng nhận giải thưởng năm 2022 với Phạm Đoan Trang là hai nhà lãnh đạo phong trào nhân quyền khác: Tiến sĩ Daouda Diallo đến từ Burkina Faso (một quốc gia ở khu vực Tây Phi) và ông Abdul-Hadi Al-Khawaja đến từ Bahrain (một đảo quốc theo chế độ quân chủ thuộc Vịnh Ba Tư). Cả ba người này đều hoạt động tích cực trong việc thu thập bằng chứng và tư liệu hóa các vụ việc vi phạm nhân quyền. Theo ban tổ chức, Phạm Đoan Trang, Abdul-Hadi Al-Khawaja và Tiến sĩ Daouda Diallo được nhận giải vì họ đã can đảm đấu tranh bảo vệ các giá trị nhân quyền với chủ trương phi bạo lực, bất chấp rủi ro đến tính mạng. Họ đã lãnh đạo và truyền cảm hứng cho nhiều người, và đều đang ở trong tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp. Ở Bahrain, ông Al-Khawaja bị kết án chung thân và đã phải ngồi tù đến năm thứ mười, còn Tiến sĩ Diallo thì là mục tiêu của rất nhiều lời đe dọa trong bối cảnh xung đột vũ trang tại Burkina Faso. Lễ trao giải thưởng dự kiến được tổ chức vào ngày 2/6/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ. Mỗi người được giải sẽ nhận số tiền thưởng từ 20.000-30.000 Francs Thụy Sĩ (tương đương khoảng 500–750 triệu đồng). Mạng lưới của giải thưởng Martin Ennals cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và vận động ở tầm quốc tế cho những nhà hoạt động nhân quyền được vinh danh. https://www.luatkhoa.org/2022/01/pham-doan-trang-duoc-trao-giai-thuong-nhan-quyen-quoc-te-martin-ennals/    
......

Khi công an đứng lên...

  Phạm Minh Vũ Lê Chí Thành, sáng nay ra toà Thành phố Thủ Đức và bị tuyên bản án 2 năm tù vì tội chống người thi hành công vụ.   Thành được biết đến là một sỹ quan công an với quân hàm đại uý đã đấu tranh với những sai phạm trong cơ quan Thành làm việc, lãnh đạo của Thành với quyền lực có được đã trù dập Thành khi Thành tố cáo sai phạm của y, mặc dù sự việc đã đánh động ra tới bộ công an, nhưng đều bị bao che. Trước khi bị bắt vài ngày về tội chống người thi hành công vụ, “công cụ gây án” của Thành để chống đối là chiếc điện thoại với tính năng phát Livestream trên Facebook và một chai nước suối để uống.   Trước đó, khi đấu tranh với những sai phạm lãnh đạo trại giam Thủ Đức, Thành bị lột áo lẫn quân hàm. Từ một sỹ quan công an, từ khi bị lột áo về vườn Thành bỗng nhiên trở thành một con người khác. Biết đi đến với những mảnh đời bất hạnh để sẻ chia những món quà dù giá trị không lớn những chứa chan tình người. Lê Chí Thành trao quà từ thiện cứu trợ đồng bào miền trung bị lũ lụt   Là những bữa cơm vội trên xe, xuyên đêm cho kịp giờ để ra cứu trợ đồng bào miền trung bị lũ lụt, là gói mì ven đường khuya, để kịp chia sẻ món quà với chị lao công dọn đường phố...   Thành đích thị là một con người cam đảm, dám dấn thân hy sinh để nghĩ cho những người khác, từ khi thoát vũng lầy nhân danh công an, Thành đã thật sự sống đúng với bản chất thiện lương trong con người mình.   Chưa một lần gặp, nhưng cảm thấy thật sự yêu mến người thanh niên này. Trước Khi bị bắt, Thành là một người thanh niên cường tráng, nhưng giờ ra toà phải có 2 công an đỡ vào toà, đôi chân anh bị những đòn thù tra tấn tới nổi teo cả chân. Mỉa mai thay, không ai tra tấn anh ngoài chính những người trước đây luôn mồm gọi nhau bằng đồng chí.   Khi một người đứng lên đấu tranh cái sai cho xã hội tốt hơn đó là một điều dũng cảm, nhưng từ một công an mà đứng lên dám đấu tranh cho xã hội tốt hơn... đó là điều phi thường.
......

Thêm một nhà báo trực ngôn nhận án nhiều năm tù tội ‘trốn thuế’

Cựu nhà báo Mai Phan Lợi tại phiên toà xét xử hôm 11/1 ở Hà Nội. Người từng đại diện cho xã hội dân sự gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Hà Nội năm 2016 bị kết án 4 năm tù tội "trốn thuế." VOA Tiếng Việt Việt Nam vừa kết án thêm một nhà báo với tội danh “trốn thuế” khi Toà án Nhân dân Hà Nội tuyên 4 năm tù cho ông Mai Phan Lợi, cựu phó tổng thư ký toà soạn báo Pháp Luật và là một trong những đại diện xã hội dân sự từng gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội. Phiên toà xét xử ông Lợi, nguyên chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC), diễn ra trong một ngày hôm 11/1, theo truyền thông nhà nước. Cựu nhà báo 51 tuổi bị toà ở Hà Nội tuyên phạt 48 tháng tù với cáo buộc là người “chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền không thực hiện kê khai nộp thuế”. Ông Lợi, người sáng lập MEC – một tổ chức phi lợi nhuận có kênh tuyền thông GTV chuyên sản xuất các chương trình giáo dục cho công chúng về các kỹ năng và kỹ thuật giao tiếp, bị bắt giữ vào cuối tháng 6 năm ngoái vì cáo buộc “trốn thuế”. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới lúc đó đã kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho nhà báo này vì cho rằng cáo buộc “trốn thuế” theo điều 200 của Bộ luật Hình sự rất mơ hồ và không không nêu rõ bản chất của tội danh bị cáo buộc. Theo cáo trạng được Tuổi Trẻ trích dẫn, ông Lợi đã “chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền không thực hiện kê khai, nộp thuế” và sau đó “chiếm hưởng toàn bộ số tiền trốn thuế”. Ông Bạch Hùng Dương, giám đốc của MEC và là người cùng bị đưa ra xét xử hôm 11/1, bị Viện kiểm sát cho là đã “thực hiện chỉ đạo” của ông Lợi “không kê khai nộp thuế” và hưởng lợi gần 2 tỷ đồng từ các khoản tài trợ trị giá hơn 19 tỷ đồng mà MEC nhận được từ các tổ chức trong và ngoài nước kể từ khi thành lập vào năm 2012 đến tháng 3/2021, theo Thanh Niên. Ông Dương bị kết án 2 năm rưỡi tù với cùng tội danh. Cả ông Lợi và ông Dương đều là thành viên điều hành của Mạng lưới VNGO-EVFTA, một nhóm gồm 7 tổ chức dịch vụ cộng đồng được thành lập vào tháng 11 năm ngoái để phối hợp các hoạt động liên quan đến Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Cả hai người được biết tiếng trong việc chủ động khởi xướng các hoạt động tập trung vào quyền môi trường trong nước. Một tiền án tương tự đã xảy ra với ông Lê Quốc Quân, một luật sư nhân quyền vì người nghèo có tiếng ở Việt Nam, khi ông cũng bị kết án 2 năm rưỡi tù vì tội “trốn thuế” vào năm 2013. “Chúng tôi không bị lừa bởi cáo buộc gian lận thuế chống lại ông Mai Phan Lợi”, ông Daniel Bastard, trưởng Ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói khi kêu gọi trả tự do cho ông Lợi không lâu sau khi nhà báo này bị bắt giữa năm ngoái. “Mọi thứ chỉ ra rằng đó chỉ là cái cớ để bịt miệng một nhà báo đã cố gắng làm công việc của mình để đưa tin đến cho đồng bào của mình một cách chính đáng”. Ông Lợi bị từ chối gia hạn thẻ nhà báo vào năm 2016 sau khi điều tra các trường hợp bí ẩn trong đó có CASA-212, một máy bay tuần thám của cảnh sát biển Việt Nam rơi khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Ông Lợi lúc đó đưa ra một cuộc khảo sát mở trên Diễn đàn Nhà báo trẻ về nguyên nhân “Vì sao CASA-212 tan xác”, trong đó có một phương án trả lời là “Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật”. Theo Báo Pháp Luật cho biết lúc đó, Bộ TTTT thu hồi thẻ của ông Lợi vì cho rằng ông đã “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam.” Ông Lợi, một trong 6 đại diện các tổ chức dân sự gặp mặt Tổng thống Obama khi người đứng đầu Nhà Trắng lúc đó tới thăm Hà Nội vào tháng 5/2016, gia nhập danh sách ngày càng nhiều các nhà báo Việt Nam từng làm việc cho cơ quan truyền thông nhà nước và sau đó bị bắt cũng như bị kết án khi chọn làm việc tự do và độc lập, trong đó có Phạm Đoan Trang, Phan Bùi Bảo Thy và nhóm Báo Sạch. Việt Nam được xem là không có tự do báo chí khi bị RSF xếp hạng 175/180 trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2021.  
......

Hà Nội, hơn 40 bác sĩ xuống đường đòi nợ lương

Việt Tân  Mặc dù đã được lãnh đạo Học viện hứa hẹn tìm cách trả lương đầy đủ, thế nhưng gần 2 tháng qua 160 y bác sĩ tại BV Tuệ Tĩnh vẫn mòn mỏi chờ đợi.   Kết thúc giờ làm việc của mình, 16h30 phút, hơn 40 nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam) người cầm giấy, người cầm băng rôn ra trước cổng bệnh viện “cầu cứu” người đi đường lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ. Lý do là vì hơn 8 tháng qua, họ bị nợ 50% số lương cơ bản. Thậm chí, tháng 12, 50% số lương được xem là cố định sẽ trả hàng tháng họ vẫn chưa được nhận. Số tiền lương ít ỏi họ nhận hàng tháng quả thật không thể đủ cho cuộc sống mưu sinh.   Chị Lê Thanh Bình (kế toán viên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho biết, sau nhiều lần kêu cứu, gửi đơn, cuối tháng 11 vừa qua, mặc dù lãnh đạo Học viện đã làm việc với Bộ Y tế và các ban ngành để giải quyết quyền lợi cho hơn 160 y bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phía bệnh viện chưa nhận được một động thái nào từ các lãnh đạo. Thậm chí, tiền lương tháng 12 vẫn còn nợ 100%.   “Gần 2 tháng qua, sau khi Bộ Y tế và các ban ngành vào cuộc, chúng tôi nhận được thông tin qua báo chí, rằng lãnh đạo Học viện hứa sẽ trả đủ số lương từ tháng 5 đến nay. Tuy nhiên kể từ đó, chúng tôi vẫn chưa nhận được một lời giải thích chính thức nào từ họ. Hiện tại, đã cận Tết anh chị em chúng tôi vẫn chưa có một đồng nào xoay sở”, chị Bình tâm sự.   Theo chị Bình, trong 8 tháng qua, cuộc sống của hơn 160 cán bộ, nhân viên của bệnh viện quá khổ sở với mức lương chỉ từ 1-3 triệu đồng như vậy. Đã có những người phải bỏ việc để mưu sinh bằng nghề khác. Lý giải về nguyên nhân, theo chị Bình, trong một cuộc họp giao ban gần đây, Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông báo thời điểm hiện tại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chưa tìm được nguồn thu, vì vậy chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động.   Một phần là do dịch, bệnh viện không có nguồn thu, phần khác là do từ năm 2019, Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự ý xin chủ trương từ bệnh viện công sang tự chủ. Chính vì thế, 100% nguồn thu và hỗ trợ của bệnh viện đều đến từ lượng bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên, nếu xét về năng lực thì bệnh viện Tuệ Tĩnh không đáp ứng đủ điều kiện để tự chủ, nếu tình trạng dịch bệnh này vẫn tiếp diễn, lượng bệnh nhân không có thì cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ sống như thế nào với đồng lương ít ỏi này.   “Nửa tháng trước, chúng tôi đã làm đơn xin nghỉ phép để ra ngoài kiếm thêm thu nhập phụ gia đình lo Tết chu toàn. Thế nhưng, lãnh đạo bệnh viện không đồng ý vì Bệnh viện không có người làm”, chị Bình cho hay.   Theo chị Bình, hàng ngày các anh chị em mặc dù rất bức xúc nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Những ngày qua, khi bệnh viện tiến hành tiêm chủng vắc-xin cho thân nhân cán bộ của Học viện, các y bác sĩ vẫn không hề lơ là nhiệm vụ.   Lương chỉ đủ tiền xăng xe đi lại Hô to cầu cứu người đi đường: “Xin mọi người hãy cứu lấy chúng tôi!”, chị Đỗ Thị Duyên (điều dưỡng khoa Tâm thần kinh) bức xúc vì 8 tháng qua, mỗi tháng chị chỉ nhận được hơn 3 triệu đồng. Trong khi đó chị phải nuôi 3 con nhỏ đang tuổi ăn học, tiền sinh hoạt phải dựa vào chồng và 2 bên gia đình nội ngoại.   “Hàng ngày tôi vượt 30km từ Hưng Yên sang đây để làm việc, mỗi ngày tốn 50 nghìn tiền xăng, 20 nghìn đò qua sông. Số tiền ít ỏi kia chỉ đủ cho tôi đi đường, nếu xe trục trặc giữa đường không biết lấy tiền đâu để sửa”, chị Duyên tâm sự. Được biết, chị Duyên đã làm việc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh hơn 14 năm nay. Làm nghề đã lâu nên chị muốn cống hiến và vì yêu nghề nên chị mới gắn bó lâu với bệnh viện như vậy. Hơn nữa, nếu nghỉ việc chị cũng không biết mình sẽ làm gì. Nhà xa, sáng đi rất sớm và tối về rất muộn nên chị không thể làm thêm công việc nào khác để kiếm thu nhập. Tình trạng nợ lương kéo dài hơn 8 tháng qua khiến chị và nhiều người vô cùng khổ sở.   Đứng gần chị Duyên, chị Nguyễn Thị Vân (điều dưỡng Khoa Khám bệnh) bức xúc vì rất nhiều lần khi đòi quyền lợi, chị và các đồng nghiệp khác đã bị lãnh đạo Học viện phê bình vì bãi công trong giờ làm. Tuy nhiên, là một y bác sĩ, chị cho biết, bản thân luôn tuân thủ và có trách nhiệm trong công việc, mặc dù chậm lương nhưng chưa một phút giây nào chị lơ là với bệnh nhân. Những lần biểu tình hay viết đơn cầu cứu, các cán bộ y bác sĩ đều đợi hết giờ làm mới tiến hành vì sợ ảnh hưởng đến bệnh nhân.   “8 tháng qua thực sự khổ sở với không chỉ riêng tôi, dịch bệnh tràn lan, chúng tôi cong lưng làm việc, thế nhưng số tiền nhận về không xứng đáng. Cùng một hệ thống, thế nhưng những người tại Học viện, thậm chí là lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thì được nhận lương thưởng đầy đủ, vậy mà nhân viên chúng tôi lao lực cống hiến thì bị nợ lương và chậm lương rất nhiều tháng qua. Điều này khiến chúng tôi vô cùng bức xúc. Tôi chỉ hy vọng, Bộ, ban ngành sớm xử lý dứt điểm việc này để chúng tôi có thể an tâm làm đúng bổn phận của mình”, chị Vân cho hay.   Trước đó, chiều ngày 19/11/2021, tại cuộc họp với lãnh Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam, Học viện và Ban lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã đề xuất xin tạm dừng tự chủ để có nguồn cấp ngân sách chi trả cho cán bộ công nhân viên (CB CNV).   Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết thêm Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự chủ từ năm 2019 -2020, khi thực hiện chi thường xuyên chủ động tăng nguồn thu, tuy nhiên bệnh viện đã không đạt được kế hoạch như dự kiến. Do không đạt được kế hoạch nên nguồn thu của bệnh viện chỉ dành ưu tiên trả lương một số khoản chi nhất định, các chi thường xuyên khác phải tạm ứng từ bệnh viện và vay từ các nguồn khác để chi trả.   Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, số lượng bệnh nhân tới khám giảm khiến nguồn thu sụt giảm. Tình hình tài chính của bệnh viện đã khó khăn nay lại càng thêm khó hơn. Bệnh viện tiếp tục phải vay từ học viện để chi trả. Tính tới 31/12/2020, số tiền bệnh viên chi vượt quá là hơn 9 tỷ đồng.   Năm 2021, dịch bệnh bùng phát, bệnh viện thực hiện giãn cách và số lượng bệnh nhân giảm, tăng chi phí đảm bảo phòng chống dịch. Bệnh viện đã thực hiện nhiều cắt giảm, xin bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ từ công đoàn y tế, tuy nhiên, tình trạng nợ lương vẫn xảy ra trong 6 tháng vừa qua.   Theo ông Tuấn, với những khó khăn mà bệnh viện đang gặp phải, học viện đề xuất xin tạm dừng loại hình là đơn vị chi thường xuyên (tự chủ) sang tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.   Việc tạm dừng tự chủ sẽ giúp cho bệnh viện giải quyết được những khó khăn trước mắt, ổn định đời sống cho nhân viên y tế tập trung phát triển chuyên môn, phục vụ người bệnh.   Trước buổi biểu tình chiều 11/1 của các cán bộ nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một vị lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam có ra chứng kiến và từ chối trả lời vấn đề khi phóng viên đề cập đến. “Việc này, chúng tôi cần bàn bạc và xin chỉ đạo của cấp trên nên sẽ cung cấp thông tin sau”, vị lãnh đạo nói.   (Tổng Hợp)  
......

khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích” chiến sĩ Nguyễn Văn Thiên tử vong

Phạm Minh Vũ| Không như vụ Trần Đức Đô, hôm nay cơ quan điều tra Hình sự Khu vực 5 (Quân khu 5) đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về tội “Cố ý gây thương tích” liên quan đến vụ chiến sĩ Nguyễn Văn Thiên. (SN 1998, trú xã Nghĩa An, huyện Kbang) - thuộc Tiểu đoàn BB50, Trung đoàn BB991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai tử vong. Liên quan đến cái chết của Thiên, vụ án này đã khởi tố 3 bị can (không cho biết thông tin 3 đối tượng là ai) về tội cố ý gây thương tích. Không như nhận định ban đầu là Thiên tự té ngã, mà là bị đánh dẫn tới tử vong. Việc cơ quan điều tra hình sự QK5 khởi tố vụ án cố ý gây thương tích rõ ràng là đang có sự bao che cho kẻ thủ ác, đánh chết người mà tại sao lại khởi tố cố ý gây thương tích? Với những thương tích những phần như ở đầu bằng hung khí, thì đây rõ ràng là vụ g.iết người. Như các bài viết về Thiên trước đây, tôi có nhắc tới việc Thiên có chạy ra ngoài nhậu vì sắp ra quân, thì bị trung đội trưởng lôi về đánh, có nhân chứng báo ra ngoài. Việc có nhân chứng tiết lộ thông tin Thiên bị đánh có lẽ không giống như sự im lặng ở vụ của Đô nên vụ này phải khởi tố vụ án vì không bưng bít được. Mặc dù, đang có dấu hiệu “chạy án” trong vụ này từ tội danh đúng là giết người xuống cố ý gây thương tích, nhưng khởi tố 3 bị can cho thấy, Thiên có thể nhắm mắt mà ra đi, vì chắc chắn cho tới giờ phút này, ta có thể khẳng định rằng em không bị “té ngã” như ai đó nói. Mà em bị đồng chí đánh tới chết. Fb Phạm Minh Vũ
......

Diễn biến phiên tòa sơ thẩm nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng

Tử Đinh Hương|   DIỄN BIẾN PHIÊN TÒA   Phiên toà sơ thẩm ông Lê Trọng Hùng, ngày 31/12/2021 với bản án  5  năm tù giam và 5 năm quản chế   8h30 Chủ tọa thay mặt Hội đồng xét xử (HĐXX) đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Thư ký kiểm tra những người có mặt tại phiên tòa và báo cáo cho Chủ tọa (CT): Vắng mặt: Bà Nguyễn Thị Mai Hương là Giám định viên được Tòa triệu tập tham dự phiên tòa nhưng bà Hương có đơn xin vắng mặt với lý do: bà Hương đang được phân công nhiệm vụ vào ngày 31/12/2021 theo kế hoạch của Thành phố. Sau khi đọc xong QĐXX, Chủ tọa hỏi các luật sư (LS): CT: Các luật sư có ý kiến gì không? LS Lê Văn Luân: Chúng tôi đã có các đề nghị gửi tới HĐXX và VKS những nội dung sau: Đề nghị ngày 20/12/2021, về việc triệu tập Đại diện Tổ Giám định tư pháp của Sở TTTT Hà Nội, triệu tập các điều tra viên cụ thể là ông Vũ Văn Bính, Phan Quốc Uy, triệu tập người chứng kiến là ông Nguyễn Hữu Hà; đồng thời có đề nghị được sao chụp hồ sơ là dữ liệu điện tử trong vụ án; đề nghị HĐXX chuẩn bị phương tiện trình chiếu video. Nhưng các luật sư chưa được tiếp cận nguồn chứng cứ điện tử này. Theo tôi, Chủ tọa vừa công bố vắng mặt của Giám định viên, ông Tuấn đại diện VKS là người tham gia nhiều vụ án thì đã biết, chúng tôi đã có những đề nghị như vậy và tại phiên tòa ngày hôm nay chúng tôi tiếp tục đề nghị HĐXX. LS Hà Huy Sơn: đồng ý các đề nghị trên của luật sư đồng nghiệp. LS Luân: đề nghị mở còng, đề nghị được cung cấp giấy bút cho ông Lê Trọng Hùng để ông Hùng thực hiện quyền tự bào chữa của mình. LS Luân cũng đề cập thêm: triệu tập thêm bà Đỗ Lê Na - người có liên quan trực tiếp đến vụ án và bà Na đang đứng bên ngoài trụ sở TAND TP.Hà Nội. Ông Hùng: tôi cũng có ý nguyện như vậy. CT: Đại diện VKS có ý kiến gì về các đề nghị của các luật sư hay không? Đại diện Viện kiểm soát (VKS): Giám định viên thì Hội đồng xét xử (HĐXX) đã triệu tập và hôm nay vắng có lý do chính đáng và đã có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; các điều tra viên trong quá trình điều tra, anh Nguyễn Hữu Hà có mặt ghi lời khai đồng thời có mặt của VKS, buổi làm việc có ghi âm ghi hình nên việc có mặt của người làm chứng Nguyễn Hữu Hà là không cần thiết. HĐXX không vào hội ý về các đề nghị của luật sư HĐXX: sau khi tham khảo ý kiến của các luật sư và VKS thì Tòa có ý kiến như sau: Giám định viên đã triệu tập nhưng sở TTTT đã nói rồi, hiện nay bà Hương vắng mặt theo cuộc họp và có đơn xin vắng mặt, các kết luận giám định đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; người chứng kiến, chứng kiến việc lập biên bản, trong quá trình đó có ghi âm ghi hình, xét thấy không cần thiết nên không cần triệu tập; yêu cầu cung cấp phương tiện trình chiếu: các clip này đã được dịch ra văn bản, trong quá trình xét xử xét thấy thì cần sẽ trình chiếu. Về ý kiến của bị cáo Hùng thì HĐXX xét thấy: liên quan vấn đề sao chụp tài liệu hình ảnh: vấn đề này được dịch ra văn bản nên xét thấy là không cần thiết. Ông Hùng có ý kiến: loa nhỏ quá, tôi nghe không rõ, đề nghị HĐXX nói lại cho tôi được nghe rõ. CT: Ông dừng lại đi. Ông Hùng: Tôi chỉ có ý kiến nhỏ như vậy. CT: yêu cầu tiếp cận hồ sơ, bị cáo không có quyền tiếp cận hồ sơ trong quá trình đang điều tra. CT: đề nghị Thư ký cung cấp giấy bút cho bị cáo Hùng. PHẦN THỦ BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA Chủ tọa hỏi bị cáo LÊ TRỌNG HÙNG CT: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, bị cáo khai rõ họ tên? Đ: Tôi là Lê Trọng Hùng, tên thân mật là Hùng Gàn, sinh năm 1979 tại Yên Bái Trú tại: Số 9A ngách 325/59 Kim Ngưu, P.Thanh Lương, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. H: Dân tộc gì? Đ: bị cáo dân tộc Kinh H: bị cáo có tham gia tôn giáo nào không? Đ: Có tham gia tất cả tôn giáo chính thống H: Trình độ học vấn của bị cáo? Đ: Trình độ học vấn 12/12, nghề nghiệp: Sư phạm, cử nhân Luật H: Bố mẹ tên gì? Đ:…. H: Vợ tên gì? Đ:…. H: Có mấy con? Đ: Có 2 cậu con trai, tên…..con lớn sinh năm 2011, con nhỏ sinh năm 2017 H: Bị cáo bị bắt tạm giam khi nào? Đ: Bị cáo bị bắt giam ngày 27/3/2021 CT: Tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo: (CT đọc các quyền và nghĩa vụ của bị cáo) H: Bị cáo có nhất trí các luật sư bào chữa cho mình không? Đ: Tôi không những tôi nhất trí mà tôi….. CT: Trả lời thẳng vào câu hỏi Đ: Có Ông Hùng trong quá trình trả lời các câu hỏi của vị chủ tọa thì luôn gật đầu, và hai bàn tay đan vào nhau, chắp tay trước ngực như đang cầu nguyện. CT đọc tên thành phần xét xử gồm: Một bên là bà Bùi Thị Thu Giang, Công Thị Minh lợi, Hội thẩm nhân dân Đại diện VKS là ông Lê Xuân Trường và ông Đỗ Minh Tuấn - KSV Thư ký: bà Hoàng Thị Thu Thủy CT: Sau khi nghe xong thành phần HĐXX thì bị cáo có đề nghị được thay đổi ai không? Đ: Tôi xin được xác nhận nhân thân của những người này; Hai Hội thẩm nhân dân có là thành viên Đảng Cộng sản không? CT: bị cáo có ý kiến gì không? Đ: Tôi xin ủy quyền cho các luật sư của tôi CT: bị cáo lưu ý thái độ Đ: Tôi rất xin lỗi, tôi rất nghiêm túc CT: Bị cáo tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa Ông Hùng: tôi muốn có lời giải thích thôi CT: Các luật sư có ý kiến gì không? Các luật sư: cả ba luật sư đều không có ý kiến về thành phần HĐXX CT: Về phần thủ tục, đại diện VKS có ý kiến gì không? VKS: phần thủ tục đúng quy định và chúng tôi không có ý kiến CT: Kết thúc thủ tục phiên tòa chuyển sang xét hỏi Mời đại diện VKS công bố bản cáo trạng: 08h47 Đại diện VKS là ông Lê Xuân Trường đọc bản Cáo trạng 9h00 VKS đã đọc xong bản Cáo trạng HĐXX tiếp tục hỏi BC Lê Trọng Hùng: CT: Diễn biến nội dung sự việc, đại diện VKS nêu có đúng không? Đ: tôi không phản bác nội dung nhưng cáo buộc không đúng CT: Bị cáo trả lời đúng nội dung câu hỏi Đ: Tôi xin lỗi, tôi bị phân tán H: Có phải năm 2017 bị cáo lập tài khoản Facebook CHTV? Đ: Tôi lập H: Bị cáo giữ quyền quản trị? Đ: Tôi H: Có ai khác không? Đ: Là tài khoản của tôi H: Sau khi tạo lập tài khoản Facebook trên, bị cáo sử dụng như nào? Đ: Đó là ý nguyện của tôi H: Bị cáo có đăng 07 video như:.... (CT liệt kê 07 video như trong Cáo trạng) Đ: Vâng, chính là tôi H: Quá trình điều tra, cơ quan điều tra có cho bị cáo xem 07 video không? Nội dung video bị cắt ghép, chỉnh sửa không? Đ: Tôi không được xem video nhưng được xem văn bản dịch lời. Họ chỉ cho xem bản dịch, không được xem nội dung các video. H: Nội dung đúng không? Đ: Cơ bản đúng nhưng quá trình đánh máy sai, và phá hủy tính chỉnh thể của tác phẩm báo chí của tôi CT: đã giám định 07 video, và cơ quan điều tra thông báo cho bị cáo Kết luận giám định đúng không? Đ: Đúng, tôi đã xác nhận CT: Sở TTTT có kết luận giám định, và cơ quan điều tra có buổi làm việc về Kết luận như trên đúng không? Đ: có nghĩa là sau khi tôi bị bắt, vậy tôi không nhớ ngày CT: theo Kết luận giám định nêu trên, gồm 4 video: 4 video chứa đựng nội dung Tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên tryền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, có đúng thế không? Đ: không CT: bị cáo nghe câu hỏi và tập trung vào Đ: tôi xin lỗi chưa hiểu trình tự CT cao giọng và hỏi lại câu hỏi trên. Đ: 4 clip tôi làm và nội dung khách quan thì có CT: Tòa đang hỏi trong buổi làm việc, thì có nội dung KLGĐ như đó không? Đ: Tôi hiểu rồi, kết luận đó đây CT: Mục đích đăng tải các video trên là gì? Đ: như tôi trình bày, tôi là một nhà báo, tôi vẫn đang mặc sắc phục của nhà báo (ông Hùng vừa trình bày vừa có những cử chỉ của đôi tay như một nhà diễn thuyết) CT: bị cáo nghiêm chỉnh lại, không vung tay như vậy Đ: Tôi xin lỗi vì quen nghề diễn thuyết. Tôi phổ biến Hiến pháp và pháp luật cho người dân cả nước, hướng dẫn người dân vận dụng cho đúng, gọi một cách ngạo mạn là khai dân trí CT: bị cáo dừng lại, theo như bị cáo nói là khai dân trí, mục đích chủ yếu như vậy đúng không? Đ: Vâng CT: bị cáo tập trung câu hỏi và trả lời cho đúng nội dung, tránh lan man Đ: quan điểm của bị cáo thực hiện quyền tự do báo chí CT: nhưng Kết luận giám định thì bị cáo suy nghĩ gì? Nội dung Kết luận giám định 04 video là: Tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên tryền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, có đúng như vậy không? Đ: tôi không được tiếp cận hồ sơ là KLGĐ, tôi không được đọc nó, tôi không được tiếp cận, đọc hồ sơ, tôi không được trại giam cung cấp giấy bút để tôi làm đề nghị trên. CT: tòa nhắc lại câu hỏi, về ngày 13/05 điều tra viên đã làm việc với bị cáo về nội dung KLGĐ, vậy bị cáo trả lời tiếp, trong quá trình điều tra, thu giữ một số tài liệu đồ vật: 02 chân đế máy quay đã qua sử dụng; 02 micro đã sử dụng; 01 máy tính Lenovo; 01 máy tính HP; 01 máy tính Asus, có đúng như vậy không? Đ: Đúng CT: Thu giữ 14 tập tài liệu (có chữ ký của Lê Trọng Hùng) có đúng không? Đ: vâng, đúng nhưng có một chút không đảm bảo tính khách quan CT: bị cáo chú ý nghe, hỏi đâu trả lời đấy Đ: Tôi xin lỗi, mục 1… Hiến pháp gồm 71 tờ CT: thôi bị cáo dừng lại, các tài liệu này cơ quan điều tra tách ra để làm rõ sau Đ: các đồ vật thì đúng, tài liệu là A, B, C là của anh Lã Khánh Tùng CT: HĐXX đã kết thúc việc hỏi đối với bị cáo Lê Trọng Hùng, xin mời đại diện VKS tham gia hỏi. Đại diện VKS ông Trường tham gia xét hỏi: H: các thiết bị dùng để livestream các video? Đ: tôi chỉ sử dụng máy tính HP H: 02 micro bị cáo sử dụng vào việc gì? Đ: 2 micro tôi dùng để tranh cử H: Các thông tin trên các bài đăng, có được kiểm chứng không? Đ: tôi xin phép được nghe lại? H: Các thông tin mà ông đăng ở video thì ông đã kiểm chứng những thông tin này chưa? Đ: tôi không có cơ hội để kiếm chứng, tôi chỉ đọc bản dịch nên tôi không biết nó là như thế nào, tôi xem bản dịch thì từ “sắc lạnh” chứ không phải “Sắc lệnh” và còn nhiều lỗi nhỏ nữa, chắc lỗi người đánh máy. Như vậy không đảm bảo tính chỉnh thể của tác phẩm báo chí mà tôi đã làm ra. Đại diện VKS kết thúc phần xét hỏi CÁC LUẬT SƯ THAM GIA XÉT HỎI Luật sư Hà Huy Sơn hỏi bị cáo Lê Trọng Hùng Theo cáo trạng, VKS truy tố 04 video, theo luật chỉ xét xử 04 video nên bị cáo tập trung 04 video. H: việc làm 04 video, theo nhận thức của bị cáo về pháp luật hay ai yêu cầu, ai xúi giục? Đ: đó là do tính chủ quan của cá nhân trên tình thần là một công dân trưởng thành, tinh thần là một nhà báo độc lập H: về nhận thức pháp luật thì bị cáo có bằng cấp gì? Đ: tôi học cử nhân luật ở Khoa luật – Viện ĐH mở HN H: trong giai đoạn điều tra, sau khi có KLGĐ về 04 video, kết luận nội dung Tuyên truyền… , vi phạm Khoản 1, Điều 117 BLHS, bị cáo đồng ý kết luận này không? Đ: tôi không đồng ý, tôi viết ý kiến của mình vào biên bản giao nhận H: trước khi bị băt bì bị cáo mua Hiến pháp tặng ai? số lượng? Tiền ở đâu ra? Đ: tôi có mua Hiến pháp tặng nhiều người, tôi đã làm điều này 5 năm, số lượng thực tế tôi mua 10 ngàn cuốn, tôi đã ký Hợp đồng mua ở NXB Chính trị Quốc gia 8 ngàn cuốn. LS Sơn ngắt: ông trả lời ngắn gọn thôi Ông Hùng tiếp tục: Có một câu chuyện ngoài lề như này, các bạn bán sách phong tôi là đại gia Hiến pháp H: ông đã tặng được bao nhiêu cuốn? Đ: tôi tặng gần hết CT ngắt lời: Đề nghị luật sư hỏi vào nội dung vụ án Đ: tôi tặng được hơn 9 ngàn cuốn LS Sơn trả lời CT: tôi hỏi để làm rõ về động cơ, mục đích và hoàn cảnh nhân thân H: ông có hiến máu nhân đạo? Đ: Có, khoảng 6 đến 8 lần H: ông có thẻ hiến tạng? Đ: tôi có Luật sư Phạm Lệ Quyên hỏi ông Lê Trọng Hùng H: Theo như ông trả lời HĐXX, ông lập kênh CHTV từ năm 2017, vậy mục đích của ông khi lập kênh này là gì? Đ: Mục đích của tôi là do sự nhờ vả của Ngài Nguyễn Phú Trọng, tôi có bằng chứng, có nhân chứng. Việc đó thực hiện quyền tự do, giúp chống tham nhũng; ngoài ra tôi tôi thực hiện quyền tự do báo chí chuyên nghiệp hơn. H: Những đối tượng ông tiếp cận qua kênh CHTV? Đ: tất cả công dân trên đất nước Việt Nam và bạn bè quốc tế. H: Ông có tham khảo các nguồn báo chí hay các nguồn thông tin khác? Đ: tôi học hỏi họ nhiều và kết bạn với nhiều bạn, nhiều nhà báo để tăng tính chuyên nghiệp, tôi là nhà báo độc lập. H: Trong quá trình hoạt động kênh CHTV, những lần thay đổi về ý tưởng nội dung là vào thời điểm nào? Nguyên nhân sự thay đổi trên? Đ: Tôi chưa hiểu rõ câu hỏi H: Trong tài liệu hồ sơ, lời khai của ông thể hiện, thời gian đầu ông làm kênh CHTV để giúp dân oan, giúp dân khởi kiện, sau này thì ông tập trung hơn về phổ biến Hiến Pháp, vậy nguyên nhân về sự thay đổi trên? Đ: Không có ranh giới, không có sự thay đổi, tôi làm song song 2 vấn đề trên, mục đích là chống tham nhũng theo sự tin yêu đối với ông Trọng. H: Ông có thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hay không? Nếu có thì ông thực hiện bằng phương cách nào? Đ: Tôi rất thường xuyên làm việc này, quan điểm của tôi là tôi cống hiến cho cuộc đời, giúp người, giúp đời bằng khả năng của mình. Thời gian trước tôi đã tặng điện thoại thông minh, tặng khoảng trên 20 cái cho những người cần. Tôi giúp đỡ và giải thích cho người dân oan, rất nhiều vụ tôi còn giúp ngành Tư pháp. LS Sơn ngắt lời: hỏi và trả lời vào nội dung, ngắn gọn thôi. Là nhà báo, nói dài dòng thì ai người ta nghe, nội dung ngắn gọn, trả lời có hay là không. LS Quyên: ông Hùng cứ trình bày các vấn đề rõ ràng và theo cách hiểu của ông. LS Quyên tiếp tục: H: Những người dân tìm đến ông nhờ sự giúp đỡ, thường họ là những đối tượng như nào (hoàn cảnh gia đình, các vấn đề gặp phải), và vấn đề họ nhờ ông giúp đỡ nhiều nhất liên quan đến vấn đề gì? Đ: những người dân oan, chủ yếu là oan sai về quyền sử dụng đất và quá trình thu hồi đất. H: Theo như ông chia sẻ, ông làm kênh CHTV đã lâu, và đây là kênh truyền thông 2 chiều, nếu có sai sót thì có thể chỉnh sửa nội dung, điều này có đúng không? Và nếu đúng thì ông có thể chia sẻ rõ hơn để cho HĐXX, Đại diện VKS và những người có mặt trong phiên tòa ngày hôm nay được biết không? CT ngắt lời: đề nghị luật sư hỏi vào trọng tâm vụ án, không hỏi lan man LS Luân đứng lên giải thích với CT: Thưa HĐXX, luật sư đang hỏi đúng vào nội dung của vụ án, và các cáo buộc đều liên quan trực tiếp đến kênh CHTV CT: đề nghị ls Luân ngồi xuống Ông Hùng trả lời: Đ: Tôi luôn lắng nghe và thấu hiểu, kênh của tôi là kênh truyền thông đa chiều, kênh không phải tuyên truyền, tôi làm có phần bình luận, tôi nhắc lại là tôi làm truyền thông đa chiều. H: Ông có những đề xuất gì với Quốc hội chưa? Đ: Tôi làm rất nhiều lần, tôi viết thành văn bản, tôi gửi thư đến bà Chủ tịch QH Kim Ngân và gửi nhiều Đại biểu QH khác, trong đó có Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng. H: Ông có những nghiên cứu hoặc dự án nào liên quan đến pháp luật không? Nếu có thì mục đích là gì? Đ: Tôi có một dự án – Công dân hóa xã hội, làm cho nhân dân trở thành những công dân chuẩn mực, kể cả trong Trại tạm giam tôi luôn hiên ngang với quyền của tôi được Hiến pháp bảo hộ, tuy nhiên có những thứ tôi không thực hiện được. Tôi đã tự ứng cử ĐBQH CT ngắt lời Ông Hùng tiếp: tôi là ứng cử viên… H: HĐXX đã hỏi về phần nội dung KLGĐ, tuy nhiên câu hỏi của tôi hoàn toàn khác, tôi hỏi ông Hùng như sau: Nội dung KLGĐ, có trích ra một trong những đoạn của 04 video và kết luận là vi phạm… Chủ tọa ngắt lời: đề nghị luật sư Quyên hỏi câu khác, nội dung này HĐXX đã hỏi và làm rõ LS Quyên: thưa HĐXX, nội dung câu hỏi của LS là hoàn toàn khác và không trùng với nội dung HĐXX đã hỏi, kính mong HĐXX để luật sư tiếp tục câu hỏi LS Quyên tiếp: Nội dung KLGĐ, có trích ra mộ trong những đoạn của 04 video và kết luận là vi phạm, vậy theo ông: những đoạn trích đó có thể hiện rõ hoặc chính xác nội dung ông muốn đề cập trong từng video đó không? Nếu không thì ông có thể trình bày lại nội dung những video này và mục đích làm những video? Nếu ông không thể nhớ từng nội dung các video bị cáo buộc, thì tại phiên tòa này ông có đề nghị được trình chiếu các video này không? Và việc trình chiếu theo ông là quan trọng không? Đ: Thời gian tôi làm video này lâu và trong các đoạn trích này thì họ trích ra đoạn ngắn không mang theo tính chỉnh thể, không rõ mục đích, và tôi chưa được xem lại nó và tôi khao khát được xem lại video báo chí của mình. H: Ông có cần HĐXX trình chiếu? Đ: Tôi cần CT giải thích: Đề nghị trình chiếu video đã trả lời luật sư ở phần thủ tục, các video đã được dịch nội dung ra văn bản nên xét thấy không cần thiết trình chiếu. LS Quyên tiếp tục: H: Ông bị cáo buộc theo Điều 117 BLHS, vậy ông có hiểu nội dung điều luật này không? Và nếu hiểu thì ông có kiến nghị như thế nào về điều luật này? Đ: Đây là điều luật mơ hồ, khó hiểu. So sánh Hiến pháp thì tôi tìm đến chủ thuyết lập hiến Chủ tọa ngắt, ông Hùng trả lời vào câu hỏi của luật sư, trả lời ngắn gọn thôi Ông Hùng tiếp: tôi phát hiện vị hiến và vi phạm. Kiến nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ Điều 117 H: Trong biên bản ghi lời khai, có sự việc ông bị cản trở khi đi tham dự phiên phúc thẩm Đồng Tâm ngày 08/03/2021, vậy cụ thể sự việc hôm đó diễn ra như thế nào? Có người làm chứng hay không? Chủ tọa ngắt lời: đề nghị luật sư hỏi câu hỏi khác, hỏi phải đúng nội dung cáo buộc LS Quyên: Thưa Chủ tọa, vấn đề đặt câu hỏi của tôi là đã nằm trong kế hoạch bào chữa và đồng thời nội dung câu hỏi này liên quan trực tiếp đến video ông Hùng bị cáo buộc trong vụ Đồng Tâm, kính mong HĐXX xem xét, chúng tôi hỏi để làm rõ nguyên nhân cũng như bối cảnh thực hiện các hành vi của bị cáo Ông Hùng đáp: Hôm đó, tôi quyết định khoác chiếc áo này (ông Hùng chỉ vào chiếc áo ký giả đang mặc trên người) và thực hiện sứ mệnh nhà báo thì có nhiều người mặc thường phục đứng trước cửa nhà tôi ngăn cản tôi, chúng tôi đã tranh luận, tôi buộc phải gọi cho ông Dương Trung Quốc để yêu cầu ông ấy đại diện bảo vệ tự do đi lại cho tôi, ông Dương Trung Quốc không thực hiện sứ mệnh của mình. Chứng kiến hôm đó có bà Nguyên là hàng xóm nhà tôi(chủ tiệm thuốc bắc) và ông Hùng (nhà đối diện nhà bà Nguyên). Vậy ngày hôm nay, tôi đề nghị được triệu tập bà Nguyên, ông Hùng đến phiên tòa làm chứng cho tôi. H: Ông đã được tiếp cận/đọc hồ sơ vụ án từ khi kết thúc giai đoạn điều tra không? Đ: Tôi thực hiện bằng cách yêu cầu Trại tạm giam cung cấp giấy bút để tôi làm các đề nghị thực hiện quyền tiếp cận/đọc hồ sơ, 4 lần đã tranh cãi với Trại tạm giam nhưng đều không có kết quả? H: Vậy tại phiên tòa, ông có tiếp tục được đề nghị thực hiện quyền này của mình không? Đ: Tôi luôn muốn thực hiện, tôi chưa bao giờ từ bỏ quyền của mình và luôn muốn Hiến pháp được thực thi. LS Hà Huy Sơn hỏi bổ sung: Tôi muốn chia sẻ với bị cáo, bị cáo quan tâm xã hội, tuy nhiên bị cáo nên có tư duy mạch lạc, trình bày vào nội dung pháp lý, không nói lý thuyết suông, không nói lan man, ở đây cần nhất thời gian. H: bị cáo quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng lại bị truy tố tội Tuyên truyền, vậy có thể giải thích sự mâu thuẫn này không? Đ: tôi có thể giải thích một cách mạch lạc, nó liên quan nhận thức Nhà nước và tôi khác biệt, liên quan giá trị của chúng ta LS Sơn ngắt lời: chỉ cần thế thôi, trả lời ngắn gọn có hay là không, còn ý nào nữa không? Đáp: Tôi nhận thấy cáo buộc vi phạm Hiến pháp, tôi kiên trì hủy bỏ điều luật này. Về nguyên tắc cái gì hợp lý tồn tại. H: trong kết luận có 4 nội dung: tôi muốn hỏi, giả dụ nếu bị cáo có lời lẽ xúc phạm cá nhân, Nhà nước, tại phiên tòa hôm nay thì có lời xin lỗi không? Đ: Tôi là người tu hành LS Sơn ngắt lời: Ngắn gọn thôi, bị cáo trả lời là có xin lỗi hay không? Đ: ông Hùng tiếp tục, tất nhiên là một nhà báo thì tôi có nhiệm vụ đính chính. Tôi có, nhưng tôi xin nhắc lại, chủ thể không phải ở Điều 117 mà Điều 331 Ls ngắt lời: nói rõ, ý bị cáo như nào Đ: tôi xin mạch lạc trong 2 câu LS Sơn ngắt lời, tôi hỏi thì ông trả lời có hay không là được, dài dòng làm gì mất thời gian. Đ: câu thứ 2, tôi bị nhổ nước bọt trong Trại tạm giam số 1 nhưng chính tôi là người xin lỗi trước để thấy rằng tinh thần cầu thị của tôi Chủ tọa ngắt lời: bị cáo trả lời vào câu hỏi LS Sơn: tôi tôn trọng sự chỉ đạo của Chủ tọa LS tiếp tục hỏi: Khi làm những video này ông có mục đích chống Nhà nước hay không? Trả lời có hoặc không? Đ: Không, tôi bảo vệ tính chính danh của Nhà nước Các luật sư kết thúc phần hỏi đối với ông Hùng CT: Không còn ai có câu hỏi dành bị cáo Lê Trọng Hùng, HĐXX kết thúc phần xét hỏi chuyển sang phần tranh luận VKS TRANH LUẬN: 09h55 VKS đề nghị 6 đến 7 năm tù và 3 năm quản chế HĐXX hỏi luật sư nào tham gia bào chữa trước Luật sư Quyên có ý kiến: đề nghị HĐXX cho ông Lê Trọng Hùng được quyền tự bào chữa, để ông Hùng có thể trình bày rõ các nội dung cần bào chữa, tránh tình trạng bị gián đoạn, sau đó các luật sư sẽ bổ sung. Luật sư Sơn có ý kiến: bị cáo cứ để luật sư bào chữa trước, sau đó bị cáo bổ sung cho dễ làm việc. Nhưng cũng không ép, việc đó bị cáo cứ quyết định. Ông Hùng: tôi đồng ý với quan điểm của luật sư Quyên, tôi đề nghị HĐXX cho tôi trình bày trước và các luật sư bổ sung sau. PHẦN TỰ BÀO CHỮA CỦA ÔNG LÊ TRỌNG HÙNG Có một điều đáng tiếc, tôi không được tiếp cận, đọc hồ sơ vụ án, bản Cáo trạng thì quá đơn sơ, tôi không có bản dịch lời những nội dung video bị cáo buộc (04 video với nội dung rất dài, có nội dung gần một tiếng đồng hồ) nên bị xáo trộn, linh tinh. Tôi không có giấy bút, không được trại tạm giam cấp giấy bút để tôi có thể gửi các đề nghị của mình. Tuy vậy, tôi mạo muội được bảo vệ mình trước như sau: VKS cáo buộc tôi Điều 117 BLHS, khách thể của hành vi, nhà nước chống phá thì liên quan an ninh quốc gia CT ngắt lời: Lưu ý bị cáo không giải thích pháp luật Ông Hùng tiếp tục bài bào chữa: Khách thể, hành vi bị cáo buộc là an ninh quốc gia. Tôi xin phép được sự trả lời của đại diện VKS? (ông Hùng hướng câu hỏi về phía đại diện VKS) CT: bị cáo tiếp tục trình bày đi Ông Hùng tiếp tục: thứ 2, chủ thể - Nhà nước, hành vi của tôi đến được từ 2 điều, tư duy chủ quan của tôi, thực tế tôi đã làm và tôi tự hào đứa con tinh thần là những ấn phẩm báo chí, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện để đứa con tin thần của tôi tốt hơn, lớn hơn về mọi mặt. Tôi không xâm phạm an ninh quốc gia, không có bằng chứng nào nêu lên điều đó. Về chủ thể: tôi bảo vệ mạnh mẽ CT ngắt lời: Bị cáo không vung tay Ông Hùng: quay xuống phía cảnh sát tư pháp và nói: tôi đề nghị được còng tay. Sau đó tiếp tục: tôi tham gia bầu cử, tôi ở trại giam tôi vẫn gào ra, tôi buộc các anh quản giáo cắt tóc thật đẹp để hôm sau tôi đi bầu cử, thể hiện tôi đang bảo vệ tính chính danh của Nhà nước. Tôi chủ quan với nhận thức của tôi khi đọc Hiến pháp và chủ nghĩa hợp hiến Chủ tọa ngắt lời: Tòa lưu ý trả lời thẳng, không vòng vo Ông Hùng tiếp tục: Vâng, với nhận thức chủ nghĩa hợp hiến mà chúng ta đang sở hữu, chủ tịch HCM đã soạn ra, soạn thảo và đứng ra diễn thuyết. Chính những clip, chính tôi đã làm đó, tôi không phản đối, khách quan là khi phát ra mọi người đều xem, thậm chí Sở TTTT xem, đương nhiên là khách quan không có gì tranh cãi. Tôi chỉ ra 2 yếu tố, chủ thể điều luật tôi không hề xâm phạm, theo nguyên tắc loại trừ, có 2 điểm thì tôi phải được tuyên là vô tội, nên tôi yêu tôi phải được xin lỗi và được bồi thường ngay bây giờ số tiền 10 tỷ, các anh bắt tôi đã tước đi cơ hội chính trị, đó là tôi trở thành Đại biểu Quốc hội, ngăn cản sứ mệnh của tôi trong 5 đến 10 năm CT ngắt lời: tóm lại nội dung bào chữa không phạm tôi, tuyên vô tội… đó là nội dung đúng không, còn trình bày gì không? Ông Hùng tiếp: trong việc thô sơ nghề báo, có thể tạo ra hiểu lầm là tôi xúc phạm, thì tôi lấy làm tiếc (cúi đầu) và những người cảm thấy bị tổn thương thì tôi mong rằng Ngài Nguyễn Phú Trọng và Ngài Nguyễn Hòa Bình sẽ có mặt trong phiên tòa này hoặc phiên tòa tới đây vì tôi đã làm tổn thương đến tâm hồn. Tôi xin dừng bài bào chữa. CT: cho bị cáo về chỗ Ông Hùng: tôi xin phép được đứng PHẦN BÀO CHỮA CỦA CÁC LUẬT SƯ 10h10p, luật sư Hà Huy Sơn bào chữa cho ông Lê Trọng Hùng Bài bào chữa của tôi đề cập các vấn đề: khách quan, khách thể, yếu tố nhân thân CT thấy ông Hùng vẫn đứng thì tiếp tục nói: cho bị cáo ngồi Ông Hùng: tôi xin được đứng LS Sơn tiếp tục: Cáo trạng tuy tố 04 video: (liệt kê các video) Nguyên tắc bào chữa của tôi, Cáo trạng trói đâu thì chữa đấy không đề cập vấn đề khác. Cáo trạng trang 2 và trang 3, truy tố Khoản 1 Điều 117 BLHS, trong đó 3 nội dung a, b, c và Kết luận của Sở TTTT, 4 video này có 3 nội dung chính: Tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối…. Tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý Xuyên tạc vu khống Tôi dùng phương pháp loại trừ, nội dung thứ 3, không thuộc nội hàm Khoản 1 Điều 117 nên chỉ còn 2 nội dung 1 và 2 là có thể liên quan Khoản 1 Điều 117. Tôi cho rằng các hành vi của bị cáo thực hiện quyền tự do ngôn luận, ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp, Khoản 2 Công ước quốc tế. Tất nhiên Hiến pháp và tại Điều 19 Công ước có quyền hạn chế tự do ngôn luận ở 2 điểm: quyền tự do ngôn luận và Hiến pháp phải tuân theo quy định pháp luật, khoản 2 Công ước tôn trọng uy tín, bảo vệ an ninh quốc gia, tất nhiên pháp luật có những loại trừ vấn đề như thế, như tôi trình bày nội dung ở trên, nội hàm uy tín cá nhân không nằm trong Điều 117 của bị cáo bị truy tố, loại trừ ra thì còn liên quan an ninh quốc gia là khách thể của Điều 117 ANQG được quy định tại K4 Điều 3 Luật ANQG, quy định rõ ngăn cấm .... Điều luật quy định nội hàm như thế, đối chiếu với 4 video tôi cho rằng có chăng liên quan đề cập đến chế độ chính trị, Tại Hiến pháp 2013, có hẳn một Chương về chế độ chính trị, có nêu khái niệm về chế độ chính trị thì có nhiều vấn đề, đối chiếu với 4 video thì bị cáo đề cập Quốc Hội, Đảng lãnh đạo, bị cáo không có hành vi nào chống lại sự lãnh đạo của Đảng, hay nói cách khác bị cáo không phản đối Điều 4 Hiến pháp, bị cáo không chống lại Điều 6, Điều 7 của Hiến pháp về Đại biểu QH, có thể bị cáo có quan điểm khác nhưng không đồng nhất là chống. Khách thể không có hành vi vi phạm, chủ thể cũng không có hành vi vi phạm. Kết luận của Sở mang tính chủ quan, không đưa ra căn cứ pháp luật xác định hành vi nào là chống, trong bản KLGĐ không căn cứ vào an ninh quốc gia nên tôi cho rằng mang tính chất chủ quan. Về nhân thân: bị cáo có công trong việc phổ biến pháp luật, chủ quan không ai chống một chủ thể mà lại bỏ ra nhiều công sức, không ai thuê mướn mình mà tự bỏ ra để tuyên tuyền. Tôi nghĩ khác biệt về nhận thức, nên HĐXX xem xét động cơ, mục đích của bị cáo, giai đoạn điều tra bị cáo thành khẩn và hồn nhiên thừa nhận những hành vi của mình và luôn cho rằng bị cáo vẫn đang làm tốt những việc bảo vệ pháp luật. Gia đình bị cáo khó khăn, vợ bị cáo khiếm thị, 2 con còn nhỏ, tình tiết này đề nghị HĐXX xem xét. Về bản thân, bị cáo tích cực tham gia hoạt động xã hội, hiến máu nhiều lần, đăng ký hiến mô tạng. Tăng nặng: không có tình tiết tăng nặng như Cáo trạng đã nêu Bị cáo có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Chủ quan tội phạm, bị cáo không có mục đích chống Nhà nước, có thể nhận thức hơi khác biệt, thực tế bị cáo nhận mình là Hùng Gàn Với những lý lẽ nêu trên, căn cứ Điều 13 về suy đoán vô tội, đề nghị xem xét không phạm tội theo Điều 117, ghi nhận sự thành khẩn của bị cáo, tại phiên tòa hôm nay thì bị cáo thể hiện sự cầu thị, có thể xin lỗi những người nếu có xúc phạm, Luật sư Lê Văn Luân bào chữa cho ông Lê Trọng Hùng Tôi: luật sư Lê Văn Luân Với các quan điểm luật sư Sơn đưa ra, nội dung tôi tán thành mặt đánh giá, tôi sẽ nêu thêm mặt nội dung mang tính bổ sung. Đảm bảo nguyên tắc BLTTHS, có người giám định nhưng tất cả các phiên tòa đều vắng mặt. Các KLGĐ này tôi cho rằng là chứng cứ về nội dung liên quan đến mặt cấu thành, việc vắng Đại diện Giám định tư pháp để làm rõ nội dung giám định là không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng theo Điều 26 Nguyên tắc về quyền tự bào chữa, tiếp cận, đọc hồ sơ tài liệu tại Điều 60 BLTTHS, đây là điều đương nhiên, tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện đầy đủ các quyền này. Cụ thể chúng tôi đề nghị Tòa, đề nghị VKS, đề nghị Trại tạm giam, và chúng tôi đề nghị liên tục bằng văn bản. Các cơ quan tố tụng đang nhầm lẫn về quyền tự bào chữa và quyền nhờ người bào chữa. Tuy nhiên quyền tự bào chữa là quyền liên tục, việc không được tiếp cận, đọc hồ sơ nên không đảm bảo quyền tự bào chữa. Đó là 2 nguyên tắc và cơ bản nhất các phiên tòa như này không được đảm bảo. Về mặt nội dung: Về Cáo trạng, tôi rất thất vọng, Cáo trạng có 4 trang và không có nội dung gì hết, vậy Cáo trạng dựa vào nội dung gì? Đây là thiếu sót, thể hiện sự sơ sài và cần được thay đổi để đảm bảo việc cáo buộc. Nội dung thứ nhất: ông Hùng có nêu, trong Quốc hội: Trình tự lập pháp; trình độ: thiếu chuyên nghiệp; vai trò: không nắm rõ; ứng cử để tham gia; thứ 4 là đề nghị, khuyến nghị công dân tự ứng cử Nội dung thứ hai, liên quan vụ án Hồ Duy Hải: đưa ra vấn đề tư pháp sai, tư pháp có vấn đề, đưa ra những chuẩn mực chưa được của ông Nguyễn Hòa Bình Nội dung thứ ba, cải cách tư pháp Nội dung thứ tư, liên quan Đồng Tâm, liên quan Hiến pháp là việc bảo hiến Nội dung thứ năm, là cần cơ chế bảo hiến Nhóm lại các hành vi để thấy như sau: Thứ nhất: đọc vào các nội dung được giám định, luật sư Sơn nêu ra các cá nhân không nằm trong nội hàm Điều 117 Thứ hai, mục đích có chống Nhà nước hay không? Ông Hùng không có mục đích chống như sau: ông phát gần 1 vạn cuốn Hiến pháp, tức là mục đích muốn tất cả đối tượng, những người dân tiếp cận Hiến pháp, ông làm trong một thời gian dài, ông tự ứng cử vào ĐBQH Chủ tọa ngắt lời: luật sư nói tránh trùng lặp, mất thời gian LS Luân nêu quan điểm: tôi trình bày khác và không trùng lặp LS Luân tiếp tục: Vụ Hồ Duy Hải, Đồng Tâm và cơ chế bảo hiến, tôi có mang theo những bài báo chính thống (tôi xin phép được gửi cho HĐXX qua Thư ký), thông qua 2 vụ án, và quan điểm của Nhà nước ta là đây: các quan điểm chính thống của Nhà nước là quan tâm đến cơ chế bảo hiến, nhiều điều được nêu ra và các công dân thì có quyền ngang nhau, đó là ý kiến chính chống của các chuyên gia. Mặc dù chuyên môn của ông Hùng có thể không bằng một chuyên gia, trong khi đó Nhà nước ta đang ủng hộ cơ chế bảo hiến. (Ô Hùng đồng tình với Ls Luân bằng cách đưa tay cúi người) Việc lập pháp của chúng ta đang rất có vấn đề và được đưa ra các kênh báo chí chính thống, vậy các nội dung ông đưa ra: đòi hỏi Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn Quốc hội tốt hơn.. Trong khi đó, báo chí cũng đưa về vị trí của Đại biểu QH là mờ nhạt.... việc này đang được bản thảo, vậy ông Hùng với tư cách một công dân tại sao không có quyền. Điều 119 Hiến pháp, việc thực hiện các quyền này, ô Hùng có thể chưa hoàn toàn hoàn chỉnh nhưng trong các giáo trình về tư tưởng chính thống của HCM... những điều đó tôi trích báo chính thống, quan điểm của Nhà nước được đưa ra thì ông Hùng với tư cách một công dân cũng có thể đưa ra Ls Sơn cũng đưa ra Điều 19 Công ước, tuy nhiên để đầy đủ hơn thì vấn đề này còn được thể hiện ở các Khuyến nghị, đề nghị. Đó là quan điểm chính thức của Liên Hợp Quốc, Việt Nam tuyên bố với Quốc tế: Việt Nam không trừng phạt người bày tỏ quan điểm. Mỗi nhận thức đúng hay sai,,, Mặc dù có những lời lẽ chưa chuẩn mực tuy nhiên chưa thể vi phạm quy định tại Điều 117. Vậy vấn đề bàn thảo, có ý kiến đúng, sai, chưa chính xác thì với vai trò một công dân, ông Hùng đã thực hiện những vấn đề trên Không có mục đích chống, mà xây dựng Nhà nước pháp quyền, không có một lời nào tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Thứ hai, những việc này có thể trở thành thói quen và rủi ro cho các công dân, nên cần sửa đổi hoặc hủy bỏ Điều 117 Thứ ba, về KLGĐ Ông Hùng: xin được thực hiện quyền tự do tôn giáo là tôi đang cầu nguyện, ông Hùng quỳ gối cầu nguyện LS Luân đề nghị ông Hùng đứng lên và tránh làm ảnh hưởng đến phần bào chữa của luật sư CT ngắt: luật sư đi vào vấn đề chính LS Luân tiếp: Về mặt thẩm quyền: Sở TTTT không có thẩm quyền, nhầm lẫn khái niệm An toàn thông tin và An ninh thông tin (Điều 3 Luật ATTTM; Điều 52-K2; Nghị định 72/2013; Nghị định 17/2017; TTLT 06/2016; QĐ 42/2016/QĐ-UBND) CT: Không cần nêu điều luật, chỉ cần trích điều luật Ls Luân: tôi đang trích Đối chiếu TTLT 06/2016, liên quan Sở TTTT, tham khảo Quyết định 42/2016/QĐ-UBND, trực tiếp liên quan Sở TTTT, không có thẩm quyền liên quan ANTT hoặc ATTT Như vậy KLGĐ không đúng và trái thẩm quyền Mục hai: Giám định, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, chức năng giám định đưa ra về định mức.... nó là giám định định mức để làm căn cứ truy tố, nên giám định Điều 117 là giám định tư tưởng. Nên nhầm lẫn về chức năng nghiêm trọng, thay vì giám định định mức thì họ lại giám định cấu thành. Thứ ba, một điều nữa dẫn đến tuyệt đối hóa thẩm quyền,... các giám định viên toàn quyền kết luận một hành vi có cấu thành tội phạm hay không? Chỉ cần tổ chức và có quyền đưa ra kết luận về điều đó. Thứ tư, Kết luận giám định, ông Tuấn trích ra Điều 20 của Luật giám định Tư pháp, là luật về cơ sở chung nhưng giám định tính chuyên môn và đặc thù thì phải dựa trên các văn bản chuyên môn để tham chiếu. Theo Điều 10, đưa ra quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia. Nhưng trong các KLGĐ chỉ có đưa ra dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá... họ nhận thức và đánh giá tùy vào ý chí cảm xúc của họ. Tôi cũng muốn nhắc lại rằng, chính ông Tuấn đã ngồi ở vụ Phạm Thị Đoan Trang thì tôi đã nêu, các giám định viên ở vụ Phạm Thị Đoan Trang và Trịnh Bá Tư đưa ra nội dung kết luận khác nhau đối với cùng một đối tượng giám định (cuốn sách Cẩm Nang Nuôi Tù). Đề nghị HĐXX cân nhắc xem xét, về hậu quả hành vi: Gây chiến tranh tâm lý thì định nghĩa chiến tranh tâm lý là gì? Gây hoang mang trong nhân dân thì như nào? Ý chí khách quan không cấu thành Điều 117. Chứng cứ vi phạm nghiêm trọng. Vi phạm hai nguyên tắc cơ bản. Đề nghị tuyên không phạm Điều 117, nếu có thì phù hợp xu hướng quốc tế, công dân đó xúc phạm khi có cơ sở thì chuyển sang hình thức là kiện Dân sự, đó là cơ chế đề nghị HĐXX cân nhắc. ĐỐI ĐÁP Đại diện VKS: Tóm gọn lại có một số ý kiến liên quan triệu tập, HĐXX xem xét nên VKS không có ý kiến. Đọc hồ sơ vụ án, quá trình điều tra, truy tố, VKS không nhận được yêu cầu của bị can nên cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện được theo quy định Kết luận về Giám định nội dung: Điều 20 Luật Giám định tư pháp quy định rõ Ls Sơn đối đáp: xâm phạm khoản 3 Điều 3 thì xâm phạm gì? Ls Luân: Đề nghị đối đáp rõ từng nội dung. Điều 20 Luật Giám định tư pháp tôi trích trước rồi Bị cáo tại phiên tòa đã trình bày rõ, khi có đề nghị thì Tòa án vẫn phải giải quyết vấn đề đó. Thứ hai, bị can không thực hiện được, chúng tôi trực tiếp đề nghị, không thể thực hiện nổi, để hôm nay chúng tôi đưa ra sự vi phạm là không đảm bảo quyền của bị can bị cáo, phiên tòa vi phạm nghiêm trọng. Ông Hùng đối đáp: Tôi ở trong tù nhận được báo Hà Nội mới, tôi thấy Quốc hội trong quá trình cải tổ CT: Bị cáo dừng lại, đây là phần đối đáp BC Hùng: Vâng, tôi Ls Sơn nói vào cắt lời ông Hùng: đối đáp vào vấn đề trọng tâm, cứ lan man giải quyết được vấn đề gì Đề nghị luật sư trật tự, Chủ tọa nói luật sư Sơn Ô Hùng tiếp: trong quá trình tôi bị bắt thì không có mặt VKS, vậy VKS ở đâu? Chủ tọa: Bị cáo dừng lại. BC Hùng: Tôi sẽ được nói vấn đề này vào lúc nào khác? CT: Thôi bị cáo dừng lại đi Viện kiểm sát đối đáp: có 2 vấn đề: - LS Luân cho rằng quyền tự bào chữa không được thực hiện, trong Điều 60 quy định khi vụ án đã kết thúc điều tra và bị can có quyền yêu cầu tiếp cận tài liệu lúc này cơ quan tố tụng mới có quyền, khẳng định quá trình tố tụng VKS chưa nhận được yêu cầu của bị cáo do vậy việc xác định chưa tiếp cận hồ sơ là do bị cáo. Bị cáo cho rằng khi bị cáo bị bắt, KSV ở đâu, luật không quy định nên không có mặt KSV là đúng quy định. - LS Sơn cho rằng: xâm phạm về vấn đề nào? Có 4 nội dung phá hủy nền tư pháp, phá hủy pháp luật, đưa vụ việc Đồng Tâm, bị cáo xác nhận thông tin chưa kiểm chứng. Nhưng quy định thông tin mạng đưa lên phải kiểm chứng, do vậy khẳng định rằng hành vi đưa thông tin chưa kiểm chứng là vi phạm. VKS truy tố đề nghị mức án là hoàn toàn phù hợp Ô Hùng muốn đối đáp và định nói thì LS Sơn ngắt lời ông Hùng. LS Sơn đề nghị tiếp: đại diện VKS đối đáp xâm phạm cái gì, kinh tế hay chính trị? Luật đã quy định như vậy thì có đối đáp như vậy mới tiếp tục được LS Luân: Ở đây ông Tuấn nghe nhầm, từ giai đoạn điều tra, danh từ bị can, các nội dung bị cáo không thể thực hiện các quyền thì ông làm gì có văn bản. Việc VKS phải đối đáp từng đề nghị, từng yêu cầu, nếu không đối đáp được thì phải rút. Đấy là chức năng của VKS. LS Sơn cũng yêu cầu đối đáp từng vấn đề cụ thể VKS: những vấn đề luật sư đưa ra, những vấn đề rất nghiều, rất dài, chúng tôi chỉ tổng hợp và đối đáp nhóm vấn đề. Đối đáp của chúng tôi là hoàn toàn đầy đủ, chúng tôi không bỏ qua vấn đề gì luật sư đưa ra. LS Sơn: vị Đại diện VKS chưa đối đáp hành vi của bị cáo xâm phạm gì vào chế độ kinh tế hay chính trị, theo quy định Khoản 1 Điều 117, tại sao Cáo trạng lại truy tố điều không quy định trong nội hàm Điều 117 CT: luật sư đưa ra yêu cầu đề nghị VKS đối đáp VKS: quá trình này, VKS nói to, rõ ràng, công khai, Luật An ninh mạng đưa ra và đưa vào điều cấm, nội dung các clip Cáo trạng nêu rõ rồi, luật sư chưa nghe rõ, nên ý kiến luật sư Sơn đưa ra không có vấn đề gì mới. LS Sơn: ở đây là VKS có sự hiểu nhầm hoặc áp dụng sai, an ninh quốc gia là nằm trong Luật An ninh quốc gia, bản thân Luật An ninh mạng có nêu lên nội hàm đâu, nên nói vậy không đúng thì sao đối đáp được, bên cạnh đó việc xúc phạm danh dự uy tín không nằm trong nội hàm. CT: bị cáo còn đối đáp gì không? Ô Hùng: các KSV nói rằng tôi không đề nghị thực hiện tiếp cận hồ sơ nhưng tôi bị cán bộ trại giam ngăn cấm tôi CT ngắt lời ông Hùng Ông Hùng: Quyền công dân của tôi phải được thực thi CT: bị cáo dừng lại LS Sơn: thôi bị cáo không nói nữa, để luật sư nói cho tập trung Ông Hùng: Tôi phản đối ý kiến HĐXX: kết thúc phần tranh luận BC Hùng nói lời sau cùng: LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA BỊ CÁO LÊ TRỌNG HÙNG Tôi xin phép Quý tòa, các vị Hội thẩm Trước tiên, tôi rất vui có mặt ở đây hôm nay để sòng phẳng Cảm ơn Quý tòa thực hiện phiên tòa tương đối tốt, mặc dù còn một số điều tôi vẫn còn chưa hài lòng Tôi cảm ơn những người bắt giam, đặc biệt cảm ơn Chủ tọa và Thư ký Cảm ơn đến hai vị Hội thẩm nhân dân Cảm ơn ba vị luật sư Phiên tòa rất trang trọng Quyền của tôi đang bị xâm phạm vì không có Tòa bảo hiến Thế nhưng tôi chưa có cơ hội để làm điều đó và tôi sẽ tìm cách sau Bản Hiến pháp bản chất là bản Hợp đồng của chúng ta (CT: bị cáo trình bày ngắn gọn) Tôi cảm ơn các Kiểm sát viên và những người đã bắt và đưa tôi đến đây Tôi cảm ơn ngài HCM đã đưa chủ nghĩa hợp hiến về (Khóc - cúi người, hùng biện, hai tay diễn thuyết) Và chỉ đến ngày 9/11/1946 chúng ta có bản Hiến pháp đầu tiên, và bản Hiến pháp giải được thân phận của chúng ta, nâng chúng ta lên làm người. Nhưng hơn 75 năm chưa có Tòa bảo vệ Hiến pháp. Tôi là người duy nhất trên đất nước VN thuộc lòng bản Hiến pháp này. (Bị cáo dừng lại, đây là nói lời sau cùng). Điều 331, 117 là xung đột, mâu thuẫn lớn với bản Hiến pháp này thì nó phải được tuyên là vô hiệu, thì tôi phải được tuyên vô tội tại đây và phóng thích ngay bây giờ. Không có cơ chế bảo hiến thì người dân sẽ không biết áp dụng hiến pháp thế nào và không biết sẽ được bảo vệ ra sao. LS Sơn ngắt lời: phần nói lời sau cùng là nói các đề nghị để HĐXX xem xét, nói các tình tiết giảm nhẹ, không đi vào tiểu tiết. Ông Hùng tiếp tục: Quý vị phải cáo buộc tôi vào tội 331, khi đó tôi vui lòng nhận tội này, tôi xin lỗi ngài Tổng bí thư, ngài Chánh án Hòa Bình. Tại phiên tòa này tôi không gửi lời xin lỗi đến các cá nhân vì tôi đang bị oan Tôi xin gửi những lời xin lỗi đến những người bị liên quan, nếu có, đến hành vi của tôi. Tôi mà bị xử 331, tôi còn tặng hoa kèm lời xin lỗi ngài TBT Nguyễn Phú Trọng Tôi rất vui và vinh dự được bắt tay... Ngày hôm nay tôi không xin lỗi Nhưng tôi xin lỗi hai người, đương kim CT Nguyễn Xuân Phúc, tôi xin lỗi ngài, trước tiên. Tôi thường xuyên gọi điện và nhắn tin trao đổi với Thủ tướng, và tin nhắn vẫn còn treo trên không gian mạng... tôi hứa tặng ngài quà khi ngài đăng quang CT nước khi đó là Thủ tướng, nhưng hôm nay tôi chưa tặng được món quà đó. (CT: xin ngắt lời của bị cáo) Tôi xin tặng 2 người là CT nước và CT QH Tôi chỉ còn một ý nhỏ nữa thôi. Tôi xin tạ ơn Chúa! Nghị án và tuyên án: VKS đề nghị 6-7 năm và 3 năm quản chế. Tòa án tuyên: 5 năm tù giam – 5 năm quản chế. Tịch thu các chân đế máy quay, máy tính. Hoàn trả 2 iphon, 1 máy tính asus.
......

Những gương mặt Việt Nam 2021

Khanh Nguyen| Con đường mà nhà tiên tri Moses đưa người Do Thái đến miền đất bình an chỉ có duy nhất một nguy nan rượt đuổi, đó là đạo quân điên cuồng của Ai Cập muốn sở hữu con người làm nô lệ; nhưng hành trình về lại quê nhà của hàng trăm ngàn người lao động nghèo khổ, những giọng nói khác nhau từ mọi miền đất Việt Nam thì gian nan hơn rất nhiều.   Ba lần chịu không nổi sự khó khăn, người lao động nghèo, lưu dân… đã phải rời bỏ Sài Gòn. Mỗi một lần ra đi, họ đều phải chịu đựng sự chỉ trích đầy ác ý của chính quyền. Mà thật ra, mục đích cuối cùng của những kẻ cầm quyền cũng không khác các lãnh đạo Pharaoh Ai Cập cách đây 1500 năm trước Công nguyên: Muốn duy trì một lực lượng lao động nô lệ để mọi thứ không suy sụp.   LẦN THỨ NHẤT, NGÀY 15 THÁNG TÁM   Bị giam lỏng trong các ngôi nhà chật hẹp, mọi thứ bế tắc vì không thấy một hứa hẹn thực thi nào về an sinh, trong khi tình hình dịch bệnh lan nhanh theo cách hô hoán của nhà nước, họ khăn gói lên đường. Các nhân vật như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hay Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đều có những cảnh báo xám xịt về đại dịch, nhưng không đưa ra lời giải cụ thể nào. Hàng ngàn người khăn gói về quê, và bị luận điệu truyền thông gọi một cách khinh miệt là đám người “tự phát”, với sự mô tả như thể chuyện di chuyển về quê nhà của họ là một thú vui và một hành động lạc loài trong một xã hội tuyệt đối “sống và làm việc theo pháp luật”, chấp nhận sống và chết ở Sài Gòn, theo lệnh Đảng, Nhà nước. Báo chí truyền hình và lực lượng tuyên truyền viên đã đấu tố họ không ngừng.   LẦN THỨ HAI, NGÀY 15 THÁNG CHÍN   Trong vòng vây kẽm gai, quân đội rầm rập và chính sách phong tỏa như thiết quân luật, khiến người dân bị lùa vào các chốt chặn phạt tiền vô tội vạ, tịch thu tài sản, hàng đoàn người lại kéo nhau lên đường. Tiếng kêu khóc và uất ức của người dân xuất hiện khắp nơi trên YouTube, TikTok, Facebook… Đến đầu Tháng Mười, theo thống kê của báo chí Nhà nước, các cuộc chặn bắt, cố phạt cho được như để tạo ngân sách nuôi chính trùng trùng lớp lớp lực lượng kiểm tra – bắt đầu trở thành kiêu binh, dẫn đến chuyện chèn ép, lùng bắt, đánh đập người dân ở khắp nơi – đạt được con số 20 tỷ đồng (khoảng $880.530).   Ở Sài Gòn, con số thu đó không lớn. Nhưng nếu đối chiếu với cảnh những người lao động nghèo quỳ lạy và khóc cảm ơn khi được giảm tiền nhà, được cho thêm ít tiền trợ giúp, thì có thể hiểu trong tình cảnh khốn cùng đó, số thu tiền trên nước mắt và nỗi đau con người phải được tính bằng chỉ số của sự man rợ. Và người khốn khó bị dồn đẩy đến tận bùn đen, một lần nữa, vẫn bị chỉ trích bằng giọng điệu khinh miệt, bị gọi “những kẻ thiếu ý thức” trong đại dịch. Các gói hỗ trợ được tuyên bố ầm ĩ mà không có. Những người đói khổ vẫn mệt mỏi chờ đợi với những tiêu chuẩn xét duyệt đưa ra vào giờ cuối. Và khi phản ứng lại thì họ bị ghép tội phản động hoặc quấy rối trật tự công cộng.   LẦN THỨ BA, NGÀY 30 THÁNG CHÍN   Lúc này con số người đổ về quê còn nhiều hơn hai đợt trước, bởi họ đã có đủ kinh nghiệm đau đớn và tươi mới về sự thật. Không đơn giản là những người đi tìm đường sống, họ giống như những kẻ vượt thoát khỏi nơi bị cầm tù, không chỉ bằng hàng rào kẽm gai phong tỏa mà còn bằng những ngôn ngữ mị dân, bằng tình thương đồng loại được tô hồng rực rỡ nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Đó là lý do vì sao mà những cuộc xung đột ở các chốt chặn đã xảy ra.   Đoàn người rùng rùng ra đi không khác gì như một cuộc xuống đường vì sự sống. Bất tín và phẫn nộ, vì không chỉ bấp bênh nơi đô thị, những kẻ khốn cùng tội nghiệp còn bị rượt đuổi và bị phạt vạ vô lý lẽ. Cạnh đó, họ còn phải bỏ tiền túi ra để phục vụ cho một chiến dịch xét nghiệm vô nghĩa, bị nạo tận đáy túi tiền vốn đã cạn thủng của mình.   Dĩ nhiên, như luôn luôn, sự uyển chuyển của ngành tuyên giáo và của những người lãnh đạo thật đáng nể. Lúc này họ dừng mọi ngôn ngữ xúc xiểm, miệt thị để đổi thành một tấm biểu ngữ nền đỏ chữ vàng “Trân trọng mời người lao động ở lại để giúp sức cho thành phố”. Đáp trả cho sự trân trọng muộn màng đó, 1,3 triệu người lao động đã tháo chạy về quê – nơi cùng cực nhất mà từ đó họ ra đi, nhưng thà quay về, còn hơn nán lại để nuôi một niềm tin vô vọng.   Họ, những con người vô danh đó, là phác họa rõ nét đến vô cực về một đất nước đầy những quảng bá phồn vinh và sự kiêu hãnh của kẻ cầm quyền. Họ là những sinh mệnh Việt Nam với nỗi cô quạnh của hiện tại lẫn tương lai. Họ mang hình dáng của một đất nước Việt Nam lặng đứng trong mưa tầm tã chịu đựng trước một thực tế hàng rào kẽm gai và trước một tương lai gai kẽm đâm vào mắt. Họ mang nỗi niềm của một đất nước với cảnh quỳ lạy những kẻ nô bộc mặc sắc phục hiển hiện gương mặt lạnh lùng tuân thủ răm rắp theo chỉ thị. Họ chỉ ra viễn cảnh quê hương Việt Nam với tương lai u uất mang bóng tối của phận mình: Sống không đủ no, đời không đủ đẹp nhưng phải tiếp tục cống hiến cho sự sống của Đảng cai trị.   Hãy tưởng tượng, nếu đoàn quân Ai Cập của những pharaoh chạy đến sát bờ Biển Đỏ, chỉ nhằm kêu gọi người Do Thái hãy “quay trở lại với sự trân trọng” để cùng phục hồi và xây dựng nền kinh tế của vương quyền Ai Cập, thì lịch sử nhân loại có thay đổi không, một khi những người Do Thái của nhà tiên tri Moses chọn quay đầu? Tư thế của những người Do Thái lúc đó là một lực lượng lao động thấp hèn. Nếu chọn quay trở lại, họ chỉ nhận được miếng cơm với đòn roi và chấp nhận cuộc đời không thể hoán cải giai cấp của mình. Trong một chế độ độc tài, mọi lời vuốt ve đẹp đẽ nhất, tha thiết nhất cũng chỉ ẩn chứa thông điệp như vậy mà thôi. Giả như Biển Đỏ không tách làm đôi, những người Do Thái chắc cũng sẽ lao mình về hướng tự do để chứng minh phẩm giá của họ.   Trải qua đại dịch, những con người cần lao Việt Nam mới thực sự thấy được số phận và tương lai ở đâu, trong một đất nước đầy pháo hoa rực rỡ và tượng đài kiêu hãnh. Hành trình của những con người vô danh Việt Nam cùng nhau chạy về quê nhà là tiếng sấm chớp trong màn đêm u tối, là những đường vạch sáng lòa soi rõ con người Việt Nam đang cần sự thật, và đất nước ngàn năm này đang khao khát tận cùng một tương lai cho dân tộc chứ không phải riêng cho một chế độ cầm quyền. Những gương mặt vô danh ấy đã giúp mở ra một bài học đắt giá cho con người Việt Nam hôm nay – những bài học được chứng thực bằng nước mắt, cái chết, đói nghèo và vô vọng.   Những con người ấy – tương tự người Do Thái – đã không chọn niềm tin viển vông hay thỏa hiệp và dễ dàng quay trở lại. Họ – những con người vô danh ấy – mang theo sự khắc khoải trên vạn trùng nẻo đường quê hương. Họ là những gương mặt đáng nhớ nhất của năm./.   #coronavirus #csvnchốngdịch #cuộctháochạykhỏisàigòn  
......

Thông tin phiên tòa xét xử bà Cấn Thị Thêu & ông Trịnh Bá Tư (Hòa Bình)

Manh Dang| Sáng ngày 24/12/2021, đúng ngày Giáng Sinh, tòa án cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ ra xét xử theo thủ tục hình sự phúc thẩm tại trụ sở tòa án tỉnh Hòa Bình với tội danh bị truy tố gọi tắt là "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự. Có 4 luật sư tham gia bào chữa, gồm LS Đặng Đình Mạnh, Ngô Anh Tuấn, Lê Văn Luân và Phạm Lệ Quyên. Gia đình bà CẤN THỊ THÊU đến trụ sở tòa án, nhưng được lực lượng bảo vệ đưa đến trung tâm y tế phường Thị Lang chờ kết thúc phiên tòa. Bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ trông sức khỏe rất ổn tại phiên tòa. Trong quá trình điều tra và trong cả 2 phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thâm, bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ vẫn nhất quán bác bỏ quan điểm truy tố cho rằng mình có tội. Trong phần nêu quan điểm, vị công tố đã đề nghị y án sơ thẩm với mức hình phạt từ 8 năm tù giam + 3 năm quản chế. Các luật sư nhường cho hai thân chủ tự bào chữa trước. Theo đó, bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ đã có phần tự bào chữa mạnh mẽ, nêu tranh luận một loạt vấn đề một cách trực diện, thẳng thắn với những từ ngữ ít được nghe từ trong nước. Chia sẻ quan điểm với thân chủ của mình, các luật sư đã trình bày hàng loạt phân tích về sự vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cùng với việc đánh giá chứng cứ theo hồ sơ vụ án. Theo đó, thống nhất quan điểm kết luận cho rằng thân chủ của mình không phạm tội, yêu cầu trả tự do cho thân chủ ngay tại tòa. Đồng thời, đề nghị tòa án kiến nghị với tổ chức đảng và cơ quan lập pháp xem xét về sự tồn tại của điều 117 trong Bộ luật Hình sự và điều chỉnh lại chính sách giải tỏa nhà đất vốn là nguyên nhân của mọi nguyên nhân phát sinh nên vụ án. Kết thúc buổi làm việc sáng, hội đồng xét xử thông báo trở lại làm việc vào lúc 14h00 chiều để bắt đầu phần đối đáp. 14h00 chiều, mở đầu buổi làm việc, vị đại diện VKS đối đáp ngắn ngủi trong vài câu, gồm : Các vấn đề về thủ tục tố tụng do hội đồng xét xử xem xét, về nội dung, VKS cho rằng việc truy tố và xét xử sơ thẩm là có cơ sở. Trong đó, đại diện VKS ghi nhận một phần nguyên nhân phát sinh vụ án là do sự bức xúc của bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ trong vấn đề khiếu kiện nhà đất bị đền bù giải tỏa chưa thỏa đáng, nhưng đã chọn phương pháp đấu tranh vi phạm pháp luật. Tiếp lời, chủ tọa phiên tòa thông báo kết thúc phần tranh luận trong sự ngỡ ngàng của các luật sư và giải thích rằng không cần thiết phải cho đối đáp, tranh luận nữa. LS Đặng Đình Mạnh và kế tiếp, LS Ngô Anh Tuấn đứng lên phản đối vì bị cắt bỏ phần đối đáp của các luật sư và bị cáo. Chủ tọa buộc các luật sư ngồi xuống và tuyên bố chuyển sang phần bị cáo nói lời sau cùng. Sau khi nghị án, hội đồng xét xử công bố bản án tuyên y án sơ thẩm với mức hình phạt từ 8 năm tù giam + 3 năm quản chế cho bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ. Những lời tuyên sau cùng của chủ tọa phiên tòa chìm đi trong tiếng hô "Đả đảo..." liên tục của cả bà CẤN THỊ THÊU & ông TRỊNH BÁ TƯ. Phiên tòa kết thúc vào lúc 16h05' cùng ngày. Hòa Bình, ngày 24/12 LS Đặng Đình Mạnh -------//------- Mọi người lưu ý không chửi bới, nhận xét tiêu cực thái quá đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan... Tôi xóa hông có nổi  
......

Tập đoàn tội ác

Bui Huy Hoi Bui   1. Năm 2020.   - Ngày 23.1, VN có ca nhiễm virus t.àu đầu tiên. Tại thời điểm này, tên gọi còn mỗi nơi một kiểu, nCoV, corona, virus vuhan, covid-19… Ngay lập tức, Bộ KH & CN giao HVQY & Cty Việt Á phối hợp nghiên cứu sản xuất kit test covid.   - Ngày 3.2. Thế giới có hơn 17.000 người nhiễm nCoV (con số này chỉ cao hơn số người mắc covid tại VN trong ngày 21.12.2021). Mới có 362 người chết, trong đó TQ 361 và 1 Philippines. Cả thế giới đã hoảng loạn. (VN thời điểm này, hình như đâu mới có 8,10 ca nhiễm).   - Ngày 1.4, TTCP ra chỉ thị 16 về cách ly toàn xã hội 15 ngày trên phạm vi toàn quốc chống dịch covid-19. Đây là lần đầu tiên TT ban bố lệnh cách ly toàn quốc.   - Rất khẩn trương, ngày 3.3, bộ Khoa học & Công nghệ thông qua kết quả nghiên cứu, sản xuất kit test của Hội đồng quản trị ( HVQY) & CTy Việt Anh (chủ nhân Phạm Quốc Việt)   - Theo đề nghị của Bộ KH & CN, ngày 4.3 Bộ Y Tế (BYT) đồng ý cấp phép cho kit test này.   Nhắc lại mốc thời gian vậy thôi.   2. Câu hỏi đặt ra.   - Liên doanh Học viện quân y (HVQY) & VA nghiên cứu lúc nào, đội ngũ các chuyên gia gồm những ai, dựa trên cơ sở thực tế gì, thử nghiệm ở đâu mà lại ra được cái kết quả kit test một cách thần tốc thế?   - Tại sao Bộ KH & CN lại ngay lập tức xác nhận kết quả nghiên cứu?   - Các cơ quan quản lý NN có kiểm tra cơ sở nghiên cứu, nhà máy sản xuất kit test của Cty VA không?   - Tại sao Bộ KH & CN nhanh nhảu đề nghị BYT cấp phép?   - Và tại sao, tại sao chỉ 1 ngày sau khi nhận được đề nghị, BYT lại cấp phép cho kit test ngay?   Đừng trả lời, vì yêu cầu cấp bách chống dịch như chống giặc…   Con nít cũng đéo nghe được! Lạ là, không cơ quan quản lý NN nào đặt câu hỏi bắt buộc, nhà máy, dây chuyền công nghệ sản xuất kit test VA ở đéo đâu mà công suất lại cao, lại ị ra được nhiều kit test thế? 3. Dịch bệnh càng bùng phát, kit test càng được tuyên truyền, được đưa vào chương trình phòng chống dịch bệnh.   Test bắt buộc. Test diện rộng. Nay test. Mai mốt test lại. Test thần tốc… Việc các tỉnh đấu thầu mua kit test có công khai, minh bạch, sòng phẳng, khách quan không? Trong khi giá thì cao, nhưng 62/63 tỉnh thành vẫn đoàn kết, thống nhất mua kit test của VA? Rồi truyền thông - anh bạn này toàn loại tinh vi tinh tướng khó qua mặt, thậm chí còn xoa dịu được cả nỗi đau - tại sao mắc lỡm VA một cách dễ dàng đến khó hiểu như vậy?   4. Giờ thì CDC 62 tỉnh thành, các bệnh viện lớn nhỏ, quan lon quan bé bộ ngành cá nhân nào có liên quan VA đều đang cong đít chạy nước rút.   Những thằng nhận tiền của VA, nhận bao nhiêu, công đoạn nào chắc chắn đã được đưa vào tầm ngắm của CQĐT.   - 80% cổ phần còn lại của Cty VA ai đã và đang sở hữu? - Có thoái kịp không? - Có giấu được không? - Thoái xong có xoá hết dấu vết không?   Ung thư giai đoạn cuối cả đám đến nơi rồi. Tiền có nhiều bao nhiêu cũng vô nghĩa.   Tiền bẩn không trị được bệnh hiểm nghèo.   5. Anh bảo cu Việt này.   Trông cái tướng chú, nhất là nụ cười, lọng cọng, hãm lắm.   Để “Biến dịch bệnh thành cơ hội”, nó ở tầm khác.   Chú tuổi kak gì mà xơi nổi 30% lợi nhuận? Mới gặp thằng quan nhí CDC HD, đã phải nôn 20% trên tổng giá trị hợp đồng.   Thằng to, nó đớp khỏe, thủ đoạn nó điệu nghệ hơn mấy thằng quan nhí kia nhiều.   Khôn hồn, thành khẩn biu ti phun mẹ hết, may ra còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ.   Khuyên thiệt tình!   Truyền thống các chú khi chưa lộ lươn lẹo trí trá, vào trại tạm giam, thằng đéo nào cũng hèn, cũng khai vượt chỉ tiêu.   Thế nhé.   Nên nhớ, chú chỉ là con tép riu trong ván bài, là công cụ trong trò chơi “biến dịch covid-19 thành cơ hội” của tập đoàn tội ác trong liên minh ma quỉ. Phải gọi đích danh là Tập đoàn tội ác. Tập đoàn tội ác nào cũng có những mắt xích. Chú là mắt xích đầu tiên, từ đó sẽ bóc ra lần lượt…   Vậy đi!   6. Hà Nội  nơi một số bộ có liên quan và cả 62 tỉnh thành, những ngày cuối năm, rộn ràng giá bỉm lên vùn vụt.   CDC, sở y tế, tài chính, văn phòng UB, các bệnh viện lớn nhỏ lao đao, tối mắt tối mũi lo vá víu đối phó.   Đống hồ sơ tài liệu mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc men, sinh phẩm, đặc biệt là kit test rởm liên quan đến VA sẽ là bằng chứng không dễ gì tẩy xoá. Muộn mẹ rồi.   7. Bao nhiêu chục ngàn người chết vì dịch bệnh trong gần 2 năm qua?   Bao gia đình tan nát, ly tán, con mất cha, vợ mất chồng? Bao đứa trẻ mồ côi vì dịch bệnh? Hàng vạn vạn người đang phải chịu đựng những di chứng, hậu quả thảm khốc do dịch bệnh để lại? Bao giờ vết thương mới lành? Bao giờ nỗi đau mới dịu? Bao giờ?   Hàng vạn người xấu số đã chết đau đớn, tức tưởi. Linh hồn của họ vẫn loanh quanh Bình Hưng Hòa, quanh các lò thiêu.   Bước chân vào tập đoàn tội ác, tham lam, độc ác, mất hết tính người, trước sau cũng sẽ phải trả giá. Đời này có tạm thoát, đời sau phải gánh.   Nhân quả sẽ không trừ ai!   8. Ăn cho lắm vào.   Ăn tàn ăn bạo, ăn cả của những người dân yếu thế nhất, nghèo khổ nhất ngay giữa lúc đại dịch tàn phá đất nước tan hoang, tang tóc, chỉ có lũ súc sinh chúng mày!   Bộ KH và CN đã nhận lỗi, rằng sơ xuất khi thông tin bố láo bố toét về sản phẩm kit test của VA được WHO cấp phép. Bộ y cũng đã nhận lỗi, rằng do mải mê tập trung chống dịch quá, hơi quên… Các tỉnh thành thì đang khẩn trương rà soát lại việc mua kit test, sinh phẩm, thiết bị y tế của VA. Cty VA bịp này bắt tay với đám tham quan hình thành tập đoàn tội ác cung cấp ra thị trường đâu chỉ kit test…   9. Chỉ tội nhất là các y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ LLVT, tình nguyện viên đã căng mình chống dịch gần 2 năm qua. Các bác sĩ chưa bỏ việc, vẫn nghiến răng chịu đựng vì yêu nghề, vì lời thề Hyppocrates, đều đáng được tôn vinh Anh hùng.   Họ và những người dân đóng thuế đã bị chính Tập đoàn tội ác phản bội.   Đèo mẹ. Khó hơn, tinh vi gấp vạn lần loại thằng Việt VA còn tìm ra rất nhanh. Nữa là.   Chưa kể, nhiệm trước, lần họp Chính phủ, Anh 8 bảo, những ai có sân sau, Thủ tướng biết hết. Vụ này vỡ lở rồi, A8 chỉ đi, VA là sân sau của ai để bế mẹ hết cả tập đoàn cho gọn.   P/S. Lâu mới bia hơi dái gà phố cổ. Vui phết. Xung quanh cãi nhau um sùm. Bàn phải, việt á việt á. Bàn trái, khoa học khoa học, công nghệ công nghệ, việt á việt việt á. Bàn trước y tế y tế việt á việt việt á. Bàn nào cũng địt mẹ bọn cờ bạc bịp, địt mẹ thằng biến dịch bệnh thành cơ hội…   Vừa buồn cười. Vừa căm phẫn. Vừa xót xa… Có tiếng chửi thề rất to, địt cụ bọn Sơn Đông Mãi Võ! Pằng pằng. Pằng chíu . Pằng pằng, chíu chíu…!   21.12.’21
......

Thông tin phiên tòa xét xữ ông Đỗ Nam Trung (Nam Định)

Manh Dang Sáng ngày 16/12/2021, tòa án tỉnh Nam Định đưa vụ án ông ĐỖ NAM TRUNG ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh bị truy tố gọi tắt là "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.   Có 2 luật sư tham gia bào chữa, gồm LS Hà Huy Sơn và Đặng Đình Mạnh.   Gia đình ông ĐỖ NAM TRUNG đến trụ sở tòa án, cha mẹ và em gái ruột đều được vào dự khán phiên tòa.   Ông ĐỖ NAM TRUNG được áp giải đến tòa án từ sớm. Trông có vẻ như sức khỏe của ông ấy ổn và ông đã giữ thái độ bình thản trong suốt phiên tòa diễn ra từ sáng cho đến tận lúc 11h40, kết thúc phiên tòa.   Trong quá trình điều tra và trong phiên tòa xét xử mình, ông ĐỖ NAM TRUNG vẫn nhất quán bác bỏ quan điểm truy tố cho rằng mình có tội và từ chối khai báo về các hành vi bị cáo buộc. Đồng thời, tại phần xét hỏi, ông cũng từ chối trả lời một số câu hỏi của hội đồng xét xử và vị công tố viên.   Trong phần luận tội, vị công tố đã đề nghị mức hình phạt từ 9 năm 6 tháng tù đến 10 năm 6 tháng tù và từ 4 đến 5 năm quản chế.   Chia sẻ quan điểm với thân chủ của mình, các luật sư đã trình bày hàng loạt phân tích về sự vi phạm thủ tục tố tụng hình sự, cùng với việc đánh giá chứng cứ theo hồ sơ vụ án. Theo đó, thống nhất quan điểm kết luận cho rằng thân chủ của mình không phạm tội, yêu cầu trả tự do cho thân chủ ngay tại tòa.   Đáng chú ý nhất, các luật sư cho rằng việc Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản tố giác tội phạm đến Cơ quan An ninh, đồng thời, sau đó lại cử giám định viên tham gia giám định tư pháp trong vụ án là xung đột quyền lợi, không bảo đảm khách quan, vi phạm điều 63 quy định về Giám định viên đã không từ chối thực hiện giám định khi đã tham gia vụ án với vai trò tố tụng khác.   Sau khi nghị án, hội đồng xét xử công bố bản án, trong đó, tuyên ông ĐỖ NAM TRUNG có tội và phải chịu mức hình phạt 10 năm tù giam và 4 năm quản chế.   Liên tiếp trong các ngày 14, 15 và 16/12/2021, pháp đình xứ này đã tuyên 3 bản án cho 4 người mà theo những người bị buộc tội, họ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận.   * 8 ngày sau, ngày 24/12/2021, tòa án cấp cao tại Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm đối với các ông bà CẤN THỊ THÊU và TRỊNH BÁ TƯ.   * 14 ngày sau, ngày 31/12/2021, tòa án Hà Nội xét xử đối với ông LÊ TRỌNG HÙNG, một trong những ứng viên tự ứng cử vào quốc hội.   Tất cả các vị có danh tính nêu trong stt này đều bị truy tố và xét xử cùng tội danh viết tắt là "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.   Hà Nội, Nam Định và Hòa Bình ...những ngày thật buồn.   LS Đặng Đình Mạnh
......

Phiên tòa nào kết án được những con người tự do?

Kiến trúc sư Howard Roark (ảnh minh họa) và nhà báo Phạm Đoan Trang trong phiên tòa xét xử mình. Ảnh: TTXVN, Warner Bros Từ phiên tòa kết tội Đoan Trang, nghĩ về một phiên tòa kinh điển trong văn học. Published 14/12/2021 By Y Chan - Luật khoa tạp chí Phiên tòa xét xử nhà báo Phạm Đoan Trang vừa diễn ra và kết thúc cùng ngày. Viện kiểm soát đề nghị xử 7 - 8 năm tù, tòa lại kết án Cô  9 năm tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999. [1] Thứ được chờ đợi nhất trong phiên tòa không phải là cáo trạng và lập luận định tội của bên truy tố – vốn chỉ là những lời văn mẫu rập khuôn vô hồn cùng các “bằng chứng” hời hợt cẩu thả; cũng không phải là phần tranh luận trước tòa giữa hai bên luật sư và công tố – một việc chỉ mang ý nghĩa thủ tục trong các phiên tòa chính trị khi phía công tố không có năng lực lẫn sự dũng cảm để đối đáp; người ta thậm chí cũng không tò mò về mức án – một thứ đã được định sẵn từ trước, vì thế mới có tên gọi “án bỏ túi”. [2] Phần được chờ đợi nhất trong những phiên tòa như thế này luôn là lời nói sau cùng của những người bị kết tội, và họ thường không khiến người khác thất vọng. Lời nói sau cùng của Phạm Đoan Trang cũng như vậy. [3] Nó chỉ ra sự phi lý và xuẩn ngốc trong tư duy của những kẻ nắm quyền – muốn áp đặt một khuôn thức y sệt trong một thế giới mà tự nhiên vốn dĩ đã luôn đa dạng, đồng thời bác bỏ thứ tư cách phán xét mà họ dùng bạo lực để tạo ra – “con thú mãi mãi là con thú, nó không bao giờ có thể trở thành người được”. *** Những lời sau cùng của Đoan Trang trước tòa khiến tôi liên tưởng đến diễn văn của nhân vật Howard Roark trong tiểu thuyết nổi tiếng “The Fountainhead” (Suối Nguồn). [4] Roark là một kiến trúc sư. Khác với nhiều người, anh không chấp nhận, hay nói chính xác là không có ý niệm về việc sống lệ thuộc, phục vụ người khác hay bắt người khác phục vụ mình. Những công trình Roark làm ra có giá trị riêng theo tiêu chuẩn của bản thân, ai trầm trồ khen ngợi hay chê bai sỉ vả đều không khiến anh bận tâm. Không khó hiểu khi Roark không thể tiến thân trong một xã hội coi trọng các mối quan hệ và sự phục tùng. Nhưng với tài năng nổi bật, anh vẫn tồn tại được theo cách riêng của mình, cho đến khi các mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm. Đỉnh điểm là một công trình mà Howard Roark đồng ý thiết kế với điều kiện người khác không được tự tiện biến đổi – anh không muốn những sản phẩm mình làm ra trở thành thứ méo mó giả cầy đầy rẫy khắp nơi. Người ta gật đầu với nguyên tắc của anh, để rồi ngay sau đó lật lọng. Roark quyết định phá nổ công trình trước khi nó được hoàn tất, và bình thản chờ đợi chính quyền đến bắt giữ. Anh bị đưa ra xét xử. Trong lời nói sau cùng tại phiên tòa, Roark chỉ ra sự phi lý khi xã hội áp đặt những người sống trong đó phải tồn tại vì người khác, đồng thời bác bỏ thẩm quyền của những ai muốn kết tội kẻ khác chỉ vì họ sống đúng theo thứ động lực tự nhiên nhất (primary goal) của mình. *** So sánh trường hợp của Đoan Trang và Howard Roark chắc chắn sẽ khiến không ít người lắc đầu chau mày. Tác phẩm “Suối Nguồn”, bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Ảnh: Spiderum.   “Suối Nguồn” là một trong những tiểu thuyết đặt nền móng cho “chủ nghĩa vị kỷ” (egoism) thời hiện đại, và Howard Roark là nhân vật trung tâm đại diện cho nó. Trong khi đó, những nhà hoạt động xã hội như Phạm Đoan Trang lại thường được xem là những người “vị tha” nhất – họ hành động với ý muốn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khác, đặc biệt là những người yếu thế. Tạm để dành những tranh luận triết học rất cần được khơi gợi cho dịp khác, tôi tin rằng chỉ cần đọc hết “Suối Nguồn”, bạn sẽ nhận ra phiên tòa kết tội những người như Đoan Trang và phiên xét xử Howard Roark giống nhau nhiều hơn chúng ta tưởng. Trong lời nói sau cùng trước tòa, Roark dành cho những kẻ độc tài một vị trí đặc biệt: ngồi cùng mâm với bọn ăn cướp lưu manh và những người lợi dụng nhân đạo. Theo Roark, trái với suy nghĩ thông thường, những kẻ độc tài muốn thống trị người khác không hề vị kỷ. “Họ không sáng tạo ra thứ gì. Họ tồn tại hoàn toàn thông qua những người khác. Mục đích sống của họ nằm trong các đối tượng mà họ nhắm tới, ở trong hành động biến những người khác thành nô lệ cho mình. Họ phụ thuộc vào người khác cũng giống như những kẻ ăn xin và phường trộm cướp.” Giống như quân ăn cướp, họ là những kẻ “thất kỷ” – không thể tồn tại độc lập, luôn sống phụ thuộc người khác, và thăng hoa bằng cách tạo ra nạn nhân để mình áp đặt sự thống trị. Bằng cách độc tôn các giá trị tập thể – lợi ích tập thể, trách nhiệm tập thể, tư duy tập thể – những người thất kỷ có thể giấu mình trong đám đông để ký sinh trong đó. Và có loại ký sinh nào nguy hiểm hơn những nhà cầm quyền độc tài, khi họ nắm bạo lực trong tay, sẵn sàng xóa bỏ mọi dấu hiệu sinh tồn độc lập khác với guồng quay của tập thể? Ráp ngữ cảnh của “Suối Nguồn” vào hiện trạng của Việt Nam, có thể thấy từ tương đương với “vị kỷ” chính là “tự do” và “độc lập” – những người tồn tại một mình, không phụ thuộc vào kẻ khác, và tạo ra những giá trị độc lập với đám đông. Trong lời sau cùng trước tòa, Đoan Trang khẳng định một chân lý mà rất nhiều người đã từng nói: bản chất của thế giới, của sự sống là đa nguyên, và bản chất của con người là hướng tới sự đa nguyên. Howard Roark trong khi đó khẳng định thứ động lực tự nhiên và chính đáng nhất tồn tại trong mỗi cá nhân chứ không phải ở bất kỳ chủ nghĩa tập thể nào. Nói cách khác, “ta có thể chia thức ăn cho nhiều người, nhưng không thể tiêu hóa nó bằng cái bao tử tập thể, không ai có thể dùng phổi của mình để thở giùm người khác, không ai có thể dùng não của mình để nghĩ thay kẻ khác”. Chính thứ động lực này là cơ sở tạo nên những con người sáng tạo (creators), đối lập với loài sống ký sinh (parasites), và là thứ phân biệt giữa con người và động vật. Những ai dùng bạo quyền để dập tắt những động lực tự nhiên đó, phủ nhận bản chất đa dạng của sự sống, có khác chi từ bỏ tư cách làm người? *** “Suối Nguồn” của tác giả Ayn Rand được xuất bản vào năm 1943. Đó là thời điểm cao trào của Thế chiến II, một cuộc xung đột mà chủ nghĩa tập thể mù quáng của các phe đã dẫn tới các hậu quả thảm khốc chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Gần 80 năm đã trôi qua, điều đáng buồn là đến nay, những biến thái cực đoan nhất của chủ nghĩa tập thể vẫn còn tác oai tác quái. Những cuộc bắt bớ, những trò tra tấn, và những phiên tòa kết tội những người tự do vẫn còn diễn ra. Nhưng không ai có thể chối bỏ sự thật: những phiên tòa như vậy chỉ có tác dụng kết tội chính những kẻ áp đặt người khác. Không phiên tòa nào có thể kết án những con người tự do.  
......

Bắt giam Thứ trưởng Y tế và cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn (trái) và Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường RFA Hai lãnh đạo thuộc ngành y tế của Việt Nam vừa bị bắt giam vào ngày 10/12 với những cáo buộc liên quan đến tham nhũng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, sau nhiều tuần bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 10/12. Hai người bị bắt là Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường và nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn. Ông Cường bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, với cáo buộc để bảy loại thuốc giả nhập về Việt Nam để bán cho dân, gây thiệt hại hơn 50 tỷ đồng. Đây là diễn biến mới trong quá trình điều tra vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, có liên quan đến nhiều quan chức cấp cao của ngành y tế. Liên quan đến vụ án này, có 14 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có chín bị can bị đề nghị truy tố về tội buôn bán hàng giả, ba bị can là các quan chức ngành y tế bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, hai bị can bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cũng trong ngày 10/12, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú, ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, người trước đó đã bị khởi tố để điều tra về tội "Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 222 Bộ Luật Hình sự 2015. Ông Tuấn bị cáo buộc đã có sai phạm trong việc nâng giá thiết bị y tế, hợp thức hoá giá gói thầu cao hơn giá thực tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội vào thời gian ông này là Giám đốc Bệnh viện, trước khi chuyển về làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Bộ Công an xác định, những sai phạm của ông Tuấn và một số lãnh đạo khác thuộc Bệnh viện Tim Hà Nội là Uỷ viên Hội đồng mua sắm, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên tổ thẩm định đấu thầu đã làm tăng chi phí vật tư, hoá chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội, gây thiệt hại hơn 40 tỷ đồng cho tài sản Nhà nước và người dân, gây ảnh hưởng đến hoạt động của công tác khám chữa bệnh, gây bức xúc trong dư luận. Thời gian qua, hàng loạt các quan chức của ngành y tế đã bị khởi tố với các cáo buộc liên quan đến những sai phạm trong đấu thầu, hoặc thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng vừa bị Đảng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, miễn nhiệm chức vụ là Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, vì những sai phạm của Bộ Y tế trong giai đoạn 2016 -2021. RFA *** Khởi tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường https://www.viettin.de/content/kh%E1%BB%9Fi-t%E1%BB%91-th%E1%BB%A9-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BB%99-y-t%E1%BA%BF-tr%C6%B0%C6%A1ng-qu%E1%BB%91c-c%C6%B0%E1%BB%9Dng  
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021 được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam

Đảng Việt Tân|   Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021 – với chủ đề “Nghĩa Đồng Bào Trong Mùa Đại Dịch” – được trao cho Linh Mục Đặng Hữu Nam. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho dân sinh, nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao Giải Thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng Mười Hai, 2021 tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Linh Mục Đặng Hữu Nam: Linh Mục Đặng Hữu Nam quê ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và được thụ phong linh mục vào năm 2008. Giữa đại dịch Covid-19 bùng nổ, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã khởi động “bếp ăn cho người nghèo,” “rau 0 đồng” để hỗ trợ nhu yếu phẩm và tiếp tế cho những vùng bị cách ly. Hàng ngàn người bất kể tôn giáo đã được chia sẻ khó khăn qua những sáng kiến đó. Cả chục tấn rau muống được vận chuyển từ miền Trung vào tới miền Nam tiếp tế cho dân nghèo, vừa giải cứu người bán vừa cứu trợ cho người cần. Những nỗ lực từ thiện giữa đại dịch không chỉ dừng lại ở chiều kích cá nhân mà xung quanh Linh Mục Nam còn nhiều người cộng tác và nhân rộng những mô hình từ thiện phù hợp với hoàn cảnh từng vùng đã làm ấm lòng biết bao người dân. Khi những cơn lũ ập về do các nhà máy xả lũ vô tội vạ, Linh Mục Nam đã tham gia vào công tác cứu trợ khẩn cấp cũng như hỗ trợ tái thiết cuộc sống hậu lũ qua các chương trình “chăn ấm mùa đông,” “gà 0 đồng” và cấp giống cây trồng cho vùng lũ. Khi thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh gây ra vào tháng Tư năm 2016 khiến hàng trăm ngàn gia đình ngư dân tại miền Trung mất nguồn sinh sống, Linh Mục Đặng Hữu Nam đã cùng người dân biểu tình phản đối để đòi quyền lợi cho dân. Vào ngày 26 tháng Chín, 2016, ông đã dẫn đầu một phái đoàn hơn 600 người đến tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khởi tố công ty Formosa và yêu cầu đền bù thiệt hại cho người dân. Vì những hành động can đảm mà Linh Mục Nam từ lâu đã trở thành cái gai trong mắt của nhà cầm quyền CSVN. Nhà cầm quyền đã mở một loạt chiến dịch bôi nhọ ông. Công an giả dạng côn đồ đã nhiều lần đánh đập, bắt cóc và hăm dọa ông. Tuy thế, những thủ đoạn này đã không làm lung lay ý chí của ông. Từ tháng Sáu, 2020 Linh Mục Đặng Hữu Nam phải về nhà hưu dưỡng để gọi là “tạm nghỉ mục vụ.” Ông vẫn tiếp tục hướng về những người khốn khó, mở chương trình “xe lăn 0 đồng” cung cấp gần 200 xe lăn cho những người bị tàn tật để họ có thể đi lại dễ dàng hơn. Bên cạnh những cống hiến bền bỉ và nhân ái giúp đỡ cuộc sống hàng ngày của đồng bào địa phương, Linh Mục Đặng Hữu Nam còn miệt mài tranh đấu cho quyền con người và nền dân chủ pháp quyền, cho công bằng xã hội và quyền tự do tôn giáo. Linh Mục Đặng Hữu Nam chính là hiện thân của tinh thần dấn thân phục vụ mà Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng xiển dương. Chúng tôi xin chúc mừng Linh Mục Đặng Hữu Nam. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, Nhà hoạt động Libby Liu, Nhà báo Nancy Bùi, Giáo sư Allen Weiner, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2021. Ngày 9 tháng 12 năm 2021 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 https://viettan.org/giai-thuong-nhan-quyen-le-dinh-luong-2021-duoc-trao-cho-linh-muc-dang-huu-nam/  
......

Ba phiên tòa xử bốn nhà bất đồng chính kiến diễn ra liên tiếp trong tháng 12

Từ trái qua: bà Phạm Đoan Trang, bà Nguyễn Thị Tâm, ông Trịnh Bá Phương và ông Đỗ Nam Trung RFA Bốn nhà bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam sẽ bị đem ra xét xử ở ba phiên toà riêng biệt diễn ra liên tiếp vào các ngày 14, 15, và 16 tháng 12 năm 2021.  Theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, bốn người bao gồm các ông/bà Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Bá Phương và Đỗ Nam Trung sẽ bị xét xử trong ba ngày từ 14 đến 16 tháng 12.  Nhà báo Phạm Đoan Trang, người bị cáo buộc dưới tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ năm 1999, sẽ là người ra tòa án Hà Nội đầu tiên hôm 14 tháng 12 sau hơn một năm bị giam giữ.  Tòa án nhân dân Hà Nội cũng xét xử hai nhà hoạt động quyền đất đai từ làng Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương, cùng theo điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015, với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước” vào ngày hôm sau 15 tháng 12.  Cuối cùng, nhà hoạt động trong phong trào chống “BOT bẩn” Đỗ Nam Trung, sẽ bị toà án tỉnh Nam Định xét xử vào ngày 16, ông cũng bị khởi tố theo điều 117 của luật hình sự.  Đối với cả bốn nhà hoạt động trên thì đây đều sẽ là các phiên tòa sơ thẩm, tức là lần xét xử đầu tiên kể từ khi họ bị bắt.  Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết ảnh hưởng của việc ba phiên toà mà ông tham gia bào chữa xảy ra nối tiếp nhau: “Thực ra thì công việc nó dồn dập hơn, áp lực hơn. Nhưng mà chúng tôi cũng có sự chuẩn bị từ trước rồi cho nên nó vẫn ở trong cái vùng mà mình kiểm soát công việc được, chứ không bị động lắm.” Cũng theo vị luật sư từ Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh này thì việc ba phiên toà có yếu tố chính trị xảy ra liên tiếp là chưa có tiền lệ, ông nói: “Thật ra cũng khá là hiếm hoi, hai phiên tòa liên tiếp thì có nhưng mà ba phiên toà thì đúng là hiếm hoi thật. Nhưng mà tôi nghĩ có thể nó chỉ là sự ngẫu nhiên thôi, tại v  chính là ba phiên toà, nhưng mà hai phiên tòa thì ở Hà Nội, còn phiên toà thứ ba xét xử ông Đỗ Nam Trung thì ở tỉnh Nam Định, cho nên tôi nghĩ có thể nó là sự ngẫu nhiên chứ không hẳn là một sự sắp xếp.” Một chi tiết đáng chú ý khác được luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ ra đó là mặc dù bà Nguyễn Thị Tâm và ông Trịnh Bá Phương bị bắt cùng ngày, cáo buộc chung tội danh, và sẽ bị xử cùng một phiên toà. Nhưng giữa hai nhà hoạt động này lại hoàn toàn không có sự liên hệ nào về mặt hành vi. Do vậy, theo luật sư thì đáng nhẽ ra hai người cần phải được xét xử riêng biệt.  Hồi đầu tháng 10, phía luật sư bào chữa thông báo tình hình sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang có những diễn biến đáng lo ngại. Trước việc chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa thì phiên toà xét xử nhà báo này sẽ diễn ra, luật sư Đặng Đình Mạnh cung cấp thông tin cập nhật về tình hình sức khoẻ của bà: “Sau khi mà chúng tôi có những bước tác động tới trại giam để họ chăm sóc sức khoẻ cho cô ấy, thì chúng tôi được biết là cô Trang phản ánh lại rằng trại giam đã có những sự chăm nom, rồi thường xuyên vào thăm khám cho cô ấy. Chỉ có cái điều là cái việc điều trị thì chúng tôi e rằng là không chu đáo. Tại vì họ vào thăm khám nhưng mà lại không có cái sự điều trị thích đáng. Điều này chúng tôi nghĩ là khá đáng lo.” Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây được dùng để buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” với mức án tù có thể lên đến 20 năm tù giam.  Với việc Bộ luật Hình sự năm 2015 được đưa vào sử dụng, thay thế cho bộ luật năm 1999, điều 88 được thay thế bằng điều 117, với nội dung quy định tội “làm, tàng trữ, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Tuy tên gọi có sự thay đổi nhưng các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế đều cho rằng bản chất của điều 117 tương tự với điều 88, là để buộc tội những người có tiếng nói bất đồng với nhà nước Việt Nam và đảng Cộng Sản. Theo thống kê của Đài Á Châu Tự Do thì chỉ trong năm 2021, có ít nhất 40 người bị chính quyền Việt Nam bắt giam theo các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa. Trong số này, có hơn 10 người bị khởi tố theo điều 117.   
......

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy đã bị bắt giữ

Amy Truc Tran Nhà hoạt động, blogger Huỳnh Thục Vy đã bị công an bắt đi vào lúc 4 giờ chiều ngày 1/12/2021 để thi hành bản án 2 năm 9 tháng tù cho cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ”.   Huỳnh Thục Vy bị xét xử vào ngày 30/11/2018 sau khi cô xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng của CSVN vào ngày quốc khánh 2/9. Cô bị kết án 2 năm 9 tháng tù giam nhưng được hoãn thi hành án tù do sinh con và nuôi con nhỏ.   Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985 là một blogger và là một trong những thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyền.   Năm 2012, cô cùng với cha mình là cựu tù nhân lương tâm - nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải Hellman/Hammett để “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị”.   Huỳnh Trọng Hiếu, em trai của cô sau đó bị công an từ chối cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ để nhận giải.   Tháng 6 năm 2015, Huỳnh Thục Vy cho xuất bản sách “Huỳnh Thục Vy - Nhận định sự thật tự do và nhân quyền” tổng hợp những bài viết phê bình những chính sách của chính phủ, đảng cộng sản Việt Nam do nhà xuất bản Việt Thức in tại Hoa Kỳ.   Nói về hành động xịt sơn lên lá cờ đỏ sao vàng, cô thừa nhận mình là người xịt sơn lên lá cờ “để biểu đạt quan điểm của bản thân chống lại lá cờ của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chống lại mọi biểu tượng, mọi ý nghĩa của biểu tượng đó, và chống lại việc những người cộng sản đã cai trị người dân một cách độc đoán.   Mong cộng đồng lên tiếng, đồng hành cùng nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy.  
......

Giáo dục nên bắt đầu từ đâu?

Thái Hạo | “Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”. Đó là một đề bài kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ; và tất nhiên, nó rất lạ lùng với học sinh Việt Nam.   Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình [1].   Và, chắc chúng ta còn nhớ, mới đây cậu bé Yamato Tanooka, 7 tuổi thoát chết sau 6 ngày mất tích trong khu rừng đầy gấu tại Nhật Bản đã khiến mọi người không khỏi ngạc nhiên.   Yamato được phát hiện và không có những vết thương nặng ngoài cơ thể, tinh thần thoải mái và không tỏ ra sợ hãi hay lo lắng gì nhiều. Bé vẫn bình tĩnh trả lời từng câu hỏi của cảnh sát, thi thoảng cái bụng chỉ khẽ réo nhẹ vì cơn đói sau nhiều ngày lạc bố lạc mẹ [2].   Chính GD Nhật Bản đã dạy cho trẻ con kỹ năng sinh tồn và tính tự lập từ mẫu giáo đã mang tới kỳ tích như của cậu bé Yamato Tanooka. Trẻ em Nhật Bản được dạy để tự đi học, tự ăn uống, dọn dẹp, tự vệ sinh cá nhân.   Dạy cách “cãi” người khác như giáo dục Mỹ, hay cách bảo vệ, chăm sóc và tự phục vụ cho bản thân như giáo dục Nhật Bản là “tiên” (trước); nó khác với nền giáo dục tôn ti, nghe lời, kính nhường, dĩ hòa vi quý của chúng ta.   Nền giáo dục nào mà chẳng chú trọng đạo đức, vấn đề là cái đạo đức ấy là gì, có nội dung ra sao thì lại là một chuyện rất khác nhau. Đạo đức của học sinh Nhật Bản là xếp hàng, là vệ sinh...; đạo đức của học sinh Mỹ là trung thực nói ra suy nghĩ của mình...; còn đạo đức của chúng ta là “ngoan”.   Con người có những mối quan hệ cơ bản sau: với thiên nhiên, với xã hội (người khác), với quỷ thần (tôn giáo, tín ngưỡng), và với chính mình. Thiết nghĩ, dạy cho con người hiểu được chính mình, dám là chính mình, sống được với chính mình phải là điều đầu tiên và quan trọng nhất, nếu muốn nó có thể thiết lập sự tốt đẹp với những mối quan hệ còn lại.   Vì thế, giúp con người thể mưu cầu hạnh phúc và dám mưu cầu hạnh phúc cá nhân có lẽ nên là những điều đầu tiên cần tiến hành; chứ không phải dạy cho người ta đánh mất mình trong việc lo xử lý mối quan hệ với người khác sao cho “vừa lòng nhau” khi chưa kịp hiểu bản thân. Điều ấy giống như một cái cây non trong bóng rợp của khu rừng âm u, làm sao mà lớn lên được.   Tôi nghĩ, nhiều nước đã giàu có, văn minh, tiến bộ cũng bởi đã bắt đầu (tiên) với việc phát triển những tiềm năng, cá tính, và phẩm chất cá nhân vô tận trong mỗi người bằng cách như thế; chứ không phải bắt đầu với cái bên ngoài (người khác) như chúng ta./.   [1] https://giasutamtaiduc.com/so-sanh-giao-duc-viet-nam-va... [2] https://kenh14.vn/ky-tich-song-sot-sau-6-ngay-trong-rung...   (Stt cuối cùng về vấn đề này. Trước hết, tôi tôn trọng quan điểm của tất cả mọi người, và chỉ nói quan điểm của tôi mà không có ý phủ nhận, công kích ngươì khác).   Thái Hạo  
......

Bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, rồi làm gì?!

VietTuSaiGon's blog   Mấy bữa nay trên các trang mạng xã hội râm rang câu chuyện Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Hiệu trưởng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã nêu trong một tham luận bàn về văn hóa, giáo dục, rằng nên bỏ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cá nhân (độc sáng). Điều này tạo ra hai luồng dư luận trái chiều, một bên đồng thuận bỏ, một bên phản đối bỏ. Như vậy, rốt cuộc, bỏ là tốt hay không bỏ là tốt? Và nếu bỏ thì bỏ hẳn hay thay thế? Trước nhất, muốn bỏ hay không bỏ, có lẽ phải đặt ra câu hỏi: Mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là gì? Nó có từ bao giờ? Mức độ chi phối, ảnh hưởng của nó với giáo dục Việt ra sao? Thực ra, cho đến lúc này, không ai dám khẳng định câu này là của Khống Tử mặc dù trong trước tác của ông đặt nặng vấn đề Lễ, bởi Lễ giúp cho con người thấu cảm được lẽ huyền vi Trời Đất, thấy được ý nghĩa tồn tại, định vị được chỗ đứng của mình trong gia đình, trước xã hội và có cách đối nhân xử thế phải mực. Ngoài ra, vì lý do chính trị, Khổng Tử đã nâng Lễ lên thành một loại nghi thức cúng kính, tôn thờ trời đất quỉ thần, các bậc tiên vương, vua chúa, quan lại… Nghĩa là một phần, Lễ giúp cho con người biết khiêm nhường, khoan hòa. Nhưng phần khác, Lễ khiến cho con người trở nên mê tín và tôi đòi chính trị. Hậu học văn, thời Khổng Tử thì không có các môn hình học, đại số, sinh học, vật lý, hóa học, kĩ thuật nông nghiệp, địa lý… Nhìn chung, các môn tự nhiên trên không có trong nền giáo dục Nho Giáo, ngoại trừ môn Số (trong Nho, Y, Lý, Số nhằm dạy người ta hiểu về bói toán, hiểu về chữa bệnh nhưng cũng chỉ là kinh nghiệm thô sơ, Dịch số thời đó là phương toán Hà Đồ, Lạc Thư na ná tích hợp thô sơ, nó không được dạy trong các trường Khổng Nho mà lại dạy ở các thầy chiêm tinh, địa lý, nó là môn nghiên cứu riêng của các nhà thuật sĩ…) và ngay cả các môn xã hội thời đó cũng còn ở mức tầm chương trích cú như học viết chữ, học thuộc lòng các bản kinh của người xưa, xem đó là kinh điển bất di bất dịch. Nhìn chung, cái sự học lấy Tiên Học Lễ Hậu Học Văn của thời xưa chỉ dừng ở mức biết Lễ để mà sợ Trời Đất, sợ quân vương, thờ nhà vua, vua bảo chết thì chết. Biết văn để tranh tài ra làm quan, cũng để thờ vua, để ca tụng nhà vua. Trong ý nghĩa và công dụng này, thì đương nhiên biết Lễ trước sẽ tốt hơn là biết Văn trước. Biết Lễ trước sẽ dễ thăng tiến và có cơ hội tồn tại trong chốn quan trường cao hơn biết văn trước. Biết lễ trước khỏi lo chết, thấu hiểu vị trí và mạng sống của mình trước nhà vua. Thời đó, với học thuật như vậy, chính trị như vậy, cái câu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn là một chân lý, là mệnh đề có tính thức thời của kẻ làm quan. Nhưng, đến thời hiện đại, tại sao người ta vẫn dùng mệnh đề này trong triết lý giáo dục? Bởi chữ Lễ và chữ Văn của thời đại tân học, tức chữ quốc ngữ đã thịnh hành lại mang nội hàm rộng hơn, chữ Lễ của thời này vừa mang ý nghĩa tôn thờ trời đất, nhà vua, tiền nhân, lại vừa mang ý nghĩa tôn thờ thầy cô, cha mẹ và đặt trọng tâm gia đình, cha mẹ lên cao nhất. Nghĩa là chữ Lễ của tân học đã có một bước cách mạng, nó đi từ kiếp nô lệ dưới thời phong kiến sang kiếp tự thân vận động của thời hậu phong kiến. Và nó cũng là phần dạy người ta cách đối nhân xử thế trong xã hội mới. Chữ Văn của thời tân học bao gồm những môn học mới như toán học phương tây, sinh học, hóa học, vật lý, địa lý… Trên tình thần này, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn phải được hiểu là trước nhất phải học cách ứng xử của xã hội loài người, học nghi thức làm người, học đạo đức, hiểu phẩm hạnh, nhân cách là thế nào và trau dồi đạo đức để làm người, thứ đến mới học tri thức nhân loại để tạo cho mình kĩ năng làm việc, khả năng cống hiến… Đó là tinh thần của Lễ và Văn thời đại mới, nhìn chung hoàn toàn hợp lý, không có dáng dấp của Khổng Tử chi phối trong tinh thần này mặc dù nó có căn nguyên Khổng Nho. Đến giáo dục xã hội chủ nghĩa, chữ Lễ và chữ Văn lại được hiểu theo nghĩa khác và định theo hướng khác. Tuy nhiên, một đất nước có ngàn năm nô lệ giặc Tàu, muốn bứt thoát ra khỏi căn phận nô lệ, người ta buộc phải bứt thoát từ căn gốc, cội nguồn. Đây là vấn đề đáng bàn mà Giáo sư Trần Ngọc Thêm đang bỏ ngõ (thiết nghĩ lý do bỏ ngõ này rất nhạy cảm và dễ hiểu trong tình thế của ông – một đảng viên Cộng sản, một lãnh đạo trong ngành giáo dục, và đương nhiên là một chân trong hội đồng nhân dân thành phố). Chính sự bỏ ngõ, không nêu được mệnh đề mới, mệnh đề thay thế mà còn nhấn mạnh yếu tố độc sáng của mỗi trí thức, điều này cũng đồng nghĩa với bỏ hẳn mệnh đề cũ và không cần mệnh đề tương đương. Như vậy, nghĩa là khuynh hướng bỏ hẳn cao hơn khuynh hướng thay thế, không có dấu hiệu thay thế. Về phần mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn, cho đến lúc này, Việt Nam hầu như không có triết lý giáo dục, mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn đã bị biến thành câu cổ động, thành phương châm, hoặc giả là khẩu hiệu, nó trở nên trống rỗng, khô khan nên việc bỏ đi hay giữ lại, không phải là chuyện đáng nói. Mà chuyện đáng nói ở đây là điều gì đã khiến một mệnh đề triết học trong giáo dục đã bị biến tướng thành câu khẩu hiệu? Và hơn hết, giả sử nó còn sức chi phối, trong cái giá trị cổ động của nó, thì Lễ ở đây như thế nào, Văn ở đây như thế nào? Xin thưa, trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, Lễ, phải hiểu rằng ngay từ trứng nước, chập chững bước vào mẫu giáo, người ta đã dạy cái Lễ kính Bác, yêu Bác, tôn thờ Bác. Cụ thể Bác ở đây là Hồ Chí Minh. Ngoài ra, thì yêu Đảng, ghi nhớ công ơn Đảng, tôn thờ Đảng… Lớn lên, cái Lễ này còn nặng nề hơn, nó nặng nề đến độ một người có chữ, làm giáo viên, đôi khi phải phó thác phẩm hạnh, thân xác của mình cho người của Đảng. Nói như vậy để hiểu rằng chữ Lễ trong giáo dục xã hội chủ nghĩa nhắm đến cái gì. Và chữ Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì sao? Đó là một thứ sản phẩm được mua đi bán lại giữa các thế hệ, thế hệ trước mua được cái chữ, bán lại cho thế hệ sau, người khôn ranh thì bán được nhiều tiền, kẻ hiền ngu thì bán không được hoặc bán được ít tiền. Luật chơi giáo dục, (có lẽ phải dùng chữ “luật chơi” ở đây mới đúng!) là con mạnh được con yếu thua. Và người nào càng biết Lễ thì càng lên cao. Chính vì chữ Lễ đã bị đánh tráo ngay từ trứng nước nên nền giáo dục trở nên thối nát, u ám, bệ rạc và mục rã. Nếu như bỏ câu khẩu hiệu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong giáo dục xã hội chủ nghĩa thì cũng nên lắm. Nhưng, trong nền giáo dục này, số đông dụng câu khẩu hiệu theo hướng trên, cũng có một số không nhiều sử dụng theo hướng mệnh đề triết học và hướng con người đến chỗ nhân bản, tôn trọng phẩm hạnh và đạo đức… Nhưng, đây chỉ là con số nhỏ và mức độ ảnh hưởng của họ, như đã thấy, hiếm hoi, rất hiếm hoi tín hiệu xã hội bình an, thiện lương. Và một xã hội mà người ta luôn nắm chớp cơ hội, sẵn sàng đạp lên nhau mà sống, sẵn sàng lên giường với quan chức để tiến thân, sẵn sàng đấu tố đồng môn, đồng liêu, sẵn sàng đoạt mạng của người thân vì một thứ tham vọng nào đó… có tất, thì có nên giữ câu khẩu hiệu này lại?! Khi một thứ khẩu hiệu trở nên khô cứng và rỗng tuếch, một phương châm giáo dục vừa hình thức vừa không thật, thì liệu nó có nên tồn tại? Hơn nữa, sự tồn tại của nó lại mang dáng dấp Khổng Nho?! Nhưng, điều này càng nguy hiểm gấp bội lần nếu như bỏ nó đi mà không có mệnh đề thay thế. Bởi khi trong một xã hội có nền nếp, có căn cơ, thì tính độc sáng sẽ phát huy được khía cạnh thiện lương của nó. Ngược lại, trong một xã hội mà nền giáo dục giống như một cái lẩu hầm bà lằng các loại xôi thịt, rau cải, xương xẩu, gia vị và độc dược… loạn cào cào, nếu phát huy tính độc sáng, chắc chắn cơ hội cho cái ác sẽ rất cao, và khi cái ác có cơ hội độc sáng, sẽ khó mà lường được chuyện gì! Giá như ngay từ đầu, ông Trần Ngọc Thêm đề xuất thay đổi mệnh đề hoặc Việt hóa mệnh đề Tiên Học Lễ Hậu Học Văn bằng một mệnh đề mới, có tính Việt (Ví dụ: Học Làm Người Trước, Học Làm Trí Thức Sau hoặc Học Người Rồi Học Khoa Học… chẳng hạn!) thì câu chuyện lại khác. Bởi chí ít, nền giáo dục vốn dĩ không có cái lõi triết lý (đừng xem các nguyên tắc, tôn chỉ và định hướng giáo dục xã hội chủ nghĩa là triết lý giáo dục, vì nó không phải vậy!) thì rất cần một hệ thống triết lý giáo dục hẳn hoi, sau đó là hành động giáo dục thích ứng. Chưa bao giờ nền giáo dục này cần cứu như bây giờ, và khi cái xấu, điều tệ hại đã ngấm vào cơ địa giáo dục, thì việc để nó độc sáng là một tai họa!  VietTuSaiGon
......

Đồng Tâm: Thân nhân báo động về sức khỏe của hai người bị tuyên án tử

RFA   Thân nhân đang hết sức lo ngại cho tình trạng sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của những người dân Đồng Tâm đang chịu cảnh tù đày, đặc biệt là hai người bị tuyên án tử hình.   Hôm 19 tháng 11, bà Nguyễn Thị Duyên loan báo trên trang Facebook cá nhân thông tin về sức khoẻ của hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức.   Theo bà Duyên thì hiện bố chồng là ông Lê Đình Công đang “rất yếu” và thậm chí là “sẽ sớm chết trong tù”. Tuy thực trạng bệnh tình và nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng theo bà thì nhiều khả năng, sức khoẻ của ông Công bị ảnh hưởng rất lớn từ những màn “tra tấn” trong quá trình điều tra.   Về phần ông Lê Đình Chức, thì theo thông tin của người thân hiện sức khoẻ tâm thần của ông đang bị sa sút nghiêm trọng. Ông Chức bỏ ăn nhiều ngày, đang trong trại thái vô thức, và có những hành động như người bị bệnh tâm thần.   Gia đình hai người con trai của cụ Lê Đình Kình không tiết lộ bằng cách nào mà họ biết được thông tin của thân nhân, phóng viên của Đài Á Châu Tự Do cũng không thể liên lạc được với Trại tạm giam số 2 để xác minh vụ việc.   Cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho biết, gia đình đã hai lần vào trại giam thăm gặp hai ông kể từ khi kết thúc phiên toà phúc thẩm, và tận mắt nhìn thấy sức khoẻ của hai ông sa sút ghê gớm, bà Duyên nói:   “Khi xử xong thì gia đình tôi vào gặp, thì thấy bố và chú yếu hơn ngày thường rất nhiều nhưng mà cái tinh thần thì vẫn mạnh mẽ. Còn cái vẻ bề ngoài thì đã tàn tạ đi rất là nhiều so với khi ở nhà.”   Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong số các luật sư bào chữa của người dân trong các phiên xét xử, thì có đến 19 trên 29 người dân Đồng Tâm cho biết là đã bị tra tấn trong quá trình điều tra.   Còn riêng ông Lê Đình Công nói trước tòa là đã bị đánh bằng dùi cùi cao su “mười ngày như một”, bài tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn thể hiện.   Bà Nguyễn Thị Duyên cho biết gia đình đã mất liên lạc với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ nhiều tháng qua. Vì lý do dịch bệnh nên phía trại giam đã chấm dứt các hoạt động thăm gặp, thậm chí, việc gọi điện về nhà cũng đã bị cắt đứt từ hồi tháng 7 năm 2021. Hiện gia đình không có cách nào khác hơn nguồn tin trên để tìm hiểu tình trạng của người thân.   Phía gia đình cho biết ngay hôm nhận được tin đã đến Trại tạm giam số 2 ở huyện Thường Tín, tuy nhiên không thể hỏi thăm thông tin gì về tình trạng của hai ông. Thậm chí, phía trại giam đã từ chối nhận thuốc do người nhà gửi vào, và cắt giảm một nửa khẩu phần thực phẩm do gia đình tiếp tế.   “Lần trước, cô của tôi gửi thuốc thì họ nói là phải có hoá đơn, rồi tất cả chữ ký của bệnh viện thì mới nhận thuốc, nhưng mà lần này có đầy đủ rồi thì họ lại không nhận thuốc nữa nên là cô của tôi vô cùng bức xúc, thì có nói là người nhà tôi sắp chết rồi các người định để người nhà tôi chết ở trong trại này sao?”, bà Duyên kể lại.   Theo gia đình thì họ sẽ làm đơn yêu cầu phía trại giam cho phép người thân được gọi điện về, và phải cung cấp thông tin về tình hình sức khoẻ của hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ngoài ra họ cũng yêu cầu phía trại giam mở lại hoạt động thăm gặp để có thể trực tiếp nhìn thấy người thân.   Cả hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức đều bị tuyên án tử hình trong hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tuy nhiên hai ông đã từ chối viết đơn xin ân xá án tử hình vì cho rằng bản thân không phạm tội giết người.   Như chúng tôi đã thông tin, vào rạng sáng ngày 9-1-2020 khoảng 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bắn chết ông Lê Đình Kình ngay trong phòng ngủ và bắn bị thương nhiều người khác.   Trong vụ việc có 3 công an chết trong giếng trời nằm giữa hai ngôi nhà, và bị cho là đã bị các bị cáo thiêu sống bằng xăng.   Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Hà nội sau phiên tòa ra tuyên bố lên án việc Tòa án Hà Nội kết án tử hình hai người dân Đồng Tâm, đồng thời bày tỏ quan ngại về tính minh bạch và công bằng của phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm./.   #LêĐìnhCông #LêĐìnhChức #ĐồngTâm  
......

Tôi ủng hộ Trần Ngọc Thêm

Chu Mộng Long   Nguyên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có lần đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn", nhưng nhiều trí thức và dư luận kêu làng. Ông Nhạ không đủ kiến thức và bản lĩnh để bảo vệ quan điểm.   Lỗi cũng bởi một phần ông Nhạ có nhiều phát ngôn tuỳ tiện, như chuyện giáo viên hầu rượu quan "chỉ là vui vẻ tí", sinh viên không được bán dâm quá bốn lần, học phí thấp thì khó đòi hỏi chất lượng cao... Đến khi ông nói đúng thì bị phản ứng như khi ông nói sai.   Còn ông Trần Ngọc Thêm do ba phải trong vụ án đạo văn của Nguyễn Đức Tồn nên mất uy tín, chứ tôi thì vẫn cho ông là người thông minh, hiểu biết và rất tiến bộ. Nhất là các quan điểm về giáo dục. Tôi từng thích ông khi dám phản biện cái gọi là "con ngoan, trò giỏi".   Ngoan để dễ dạy bảo, dễ sai khiến, biến trẻ em thành công cụ? Tôi từng đặt câu hỏi, rằng mỗi cháu ở mầm non bị cô giáo "đặt đâu ngồi đó" rồi phát cho cái phiếu "bé ngoan Bác Hồ", vậy Bác Hồ có thuộc loại ngoan như vậy không? Nếu ngoan kiểu đó thì sao Bác lại phải đi làm cách mạng giải phóng dân tộc và đòi hỏi tự do?   Xem giáo dục là "trồng người" như 'trồng cây", đúng là tư duy lợi ích của nông nghiệp. Quản Trọng khi dùng khái niệm này để khuyên vua Tề sử dụng nhân tài như một thứ công cụ phục tùng cho lợi ích bá quyền của nước Tề. Còn "Lễ" thì rõ ràng là tư duy đặc sệt của Nho giáo. Gốc Khổng Tử lấy phép tắc nhà Chu làm khuôn mẫu để quy tất cả các chư hầu về phục tùng vô điều kiện Thiên triều; từ đó thiết lập quan hệ tôn ti, kẻ dưới hầu hạ bề trên như những kẻ nô lệ.   Đó là chưa nói Lễ hiện nay còn biến thái sang điếu đóm, quà cáp - một thứ nhân cách đê tiện: luồn cúi, nịnh bợ, hối lộ.   Ai cũng thấy khẩu hiệu "Tiên học lễ hậu học văn" hoàn toàn mâu thuẫn đến đá lộn với khẩu hiệu: "Lấy học sinh làm trung tâm", "Tất cả vì tương lai con em chúng ta", "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhưng vẫn giả câm giả điếc, thậm chí ủng hộ cái thứ Lễ đặc sệt Nho giáo. Vì sao? Vì cái thứ Lễ ấy mang lại lợi ích ích kỷ của người lớn hơn là lợi ích của trẻ em. Tâm lý người Việt cố hữu đến mức ai cũng muốn có kẻ hầu hạ, điếu đóm cho mình, nên nói đến Lễ là yêu như yêu vàng và khư khư giữ lấy như bảo vật quốc gia.   Đổi mới giáo dục mà không triệt để, nửa dơi nửa chuột, đổi mới một hồi vẫn quay về thời trung cổ thì là nền giáo dục phản động!   Nhiều người ném gạch đá vào đầu Trần Ngọc Thêm dữ dội. Bài này tôi hứng một phần cho ông Thêm. Hoan hô ông Thêm!   Chu Mộng Long Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả.
......

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2021

Vietnam Human Rights Network| Ba người cùng một gia đình đấu tranh cho dân oan gồm bà Cấn Thị Thêu và hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, và hai người hoạt động nhân quyền khác là cô Đinh Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Văn Túc đã được bầu chọn để nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2021. Cả 5 vị hiện đang bị giam giữ trong nhà tù cộng sản Việt Nam. Little Saigon, CA. USA – Cũng như năm ngoái, năm nay vì tình hình dịch Covid chưa chấm dứt, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố kết quả GNQVN năm 2021 qua một buổi sinh hoạt trên Internet vào hồi 9 giờ sáng (ET) ngày 20 tháng 11 năm 2021. Tham dự sinh hoạt nầy có một số thành viên của MLNQVN gồm TS Nguyễn Bá Tùng, Bà Tâm An, Bà Lê Thị Kim Thu, Bà Quản Mỹ Lan, và GS Nguyễn Chính Kết. Ngoài ra buổi sinh hoạt cũng có sự tham dự của ba vị khách từ giới truyền thông là Ông Nguyễn văn Khanh, nguyên Giám đốc Chương trình Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, nhà hoạt động truyền thông Ca Dao, và nhà báo truyền thanh Hải Sơn, Phó Giám đốc Đài Phát thanh Đáp Lời Sông Núi. Giải NQVN do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập vào năm 2002, và cho đến nay đã có 54 cá nhân và 5 tổ chức nhận giải vì những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho công lý và nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân quyền VN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam. Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Nhà Sinh hoạt Cộng đồng TP Westminster, Bang California, Hoa Kỳ vào ngày 12-12-2021, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 73. Sau đây là đôi dòng tóm lược về những người nhận giải năm 2021. Gia Đình Bà Cấn Thị Thêu Là nạn nhân của chính sách cướp đất của nhà cầm quyền CSVN, gia đình bà Cấn Thị Thêu đã trở thành những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người. Vào năm 2007 – 2008 chính quyền tỉnh Hà Tây bắt đầu kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thi mới. Nông dân bị cướp mất đất đai là phương tiện sinh sống duy nhất mà không được đền bù thỏa đáng. Là một cư dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, bà Cấn Thị Thêu đã đứng lên tập hợp những nạn nhân của quyết định thu hồi đất trái phép nầy để đòi hỏi quyền lợi chính đáng và yêu cầu chính quyền phải đối thoại với người dân. Nhưng chính quyền đã bất chấp công lý và luật pháp từ chối những đòi hỏi chính đáng của họ Trong những năm 2010 và 2014, chính quyền tiến hành việc cướp đất phường Dương Nội với hàng nghìn công an, binh lính và côn đồ. Nhiều dân oan bị đánh đập dã man và bắt giam, trong đó có Bà Cấn Thị Thêu và chồng là Ông Trịnh Bá Khiêm. Tháng 9, 2014, bà Thêu bị kết án 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với cáo buộc “chống người thi hành công vụ.” (điều 330 luật Hình Sự) Ra tù vào tháng 7, 2015, bà Thêu vẫn không từ bỏ con đường đấu tranh cho dân oan trước áp bức của cường quyền. Cùng với đồng bào dân oan và những người đấu tranh cho nhân quyền, bà tham gia các vụ khiếu kiện và biểu tình chống cướp đất, chống các phiên tòa bất công, và chống việc chính quyền dung dưỡng nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm môi trường sống của nhân dân các tỉnh Miền Trung. Vì thế bà luôn bị công an truy lùng, hành hung và bắt giữ nhiều lần. Ngày 10-6-2016, bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố với cáo buộc “gây rối an ninh trật tự.” (điều 318 luật Hình Sự) và bị kết án 20 tháng tù giam. Ngày 10-2-2018, ra khỏi tù lần thứ hai, Bà Cấn Thị Thêu, lại tiếp tục lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội, đặc biệt bà và hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, đã năng nổ trong việc vận động cho người dân Đồng Tâm sau cuộc đột kích chết người của lực lượng an ninh vào tháng 1 năm 2019. Bà Thêu cùng hai con trai bị bắt ngày 24-6-2020. Ngày 5-5-2021 tòa án tỉnh Hòa Bình tuyên xử Bà Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước”. Trước phiên tòa nầy, cả hai mẹ con đều tỏ thái độ kiên cường bất khuất và khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc phi lý của tòa. Để xác định lý lịch của mình trước tòa án, cả hai đều tuyên bố: “Tên tôi là “nạn nhân cộng sản.” Ngày 15-6-2021, chính quyền CSVN cho hay họ đã kết thúc hồ sơ điều tra Ông Trịnh Bá Phương và cô Nguyễn Thị Tâm, một người đấu tranh cho dân oan khác, và sẽ truy tố họ với cáo buộc ”tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 luật Hình Sự 2015, với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam. Trong thời gian bị giam cầm, bà Thêu cũng như hai con trai của bà bị hăm dọa, ngược đãi và tra tấn để ép họ phải nhận tội. Các điều tra viên công an Hà Nội còn đe dọa bắt người thân trong gia đình để buộc ông Trịnh Bá Phương phải nhận tội. Ngoài bản thân bà và 2 người con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, các thành viên khác trong gia đình gồm chồng của bà là ông Trịnh Bá Khiêm, cô con dâu Đỗ Thị Thu, con gái Trịnh Thị Thảo cũng đều là những chiến sĩ nhân quyền dũng cảm và là chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất cho ba mẹ con bà Thêu đang ở trong tù. Chính tình yêu thương người đồng cảnh ngộ, căm phẫn trước những bất công xã hội và ý thức về những quyền căn bản mà mọi người phải được hưởng đã khiến cả gia đình bà Cấn Thị Thêu sẵn sàng hy sinh và can đảm đứng lên thách thức với bạo lực và chuốc lấy những án phạt bất công và khắc nghiệt.   Người Hoạt Động Môi Trường Đinh Thị Thu Thủy Cô Đinh Thị Thu Thủy sinh năm 1982 tại Sóc Trăng, cư ngụ tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Là một thạc sĩ chuyên ngành bệnh học thuỷ sản, cô đã từng cộng tác với các tổ chức phi chính phủ, khởi xướng nhiều hoạt động bảo vệ và nâng cấp môi trường sống cho bà con nông dân trong một số địa phương thuộc đồng bằng song Cửu Long. Cô tham gia nhóm facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh, là những nhóm bảo vệ môi trường, để kêu gọi hạn chế sử dụng túi nhựa nilon, hạn chế thuốc trừ sâu phân bón trong sản xuất nông nghiệp, hưởng ứng trồng rau, chăn nuôi gia súc sạch tự cung cấp. Bên cạnh đó cô còn lên tiếng phản đối những vi phạm y tế công cộng của chính quyền địa phương như việc hàng trăm học sinh tiểu học tại thị xã Ngã Bảy ngộ độc sữa MILO năm 2017, và việc học sinh đến trường khi chưa có biện pháp bảo vệ an toàn trong đại dịch Covid-19 năm 2019. Ngoài những hoạt động bảo vệ môi trường sống, Đinh Thị Thu Thủy còn dấn thân trong lý tưởng đấu tranh cho những quyền căn bản trong lãnh vực chính trị và chủ quyền quốc gia trước hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Cô đã biểu đạt quan điểm đó qua trang Facebook cá nhân và tham gia các buổi biểu tình ôn hòa tại Sài Gòn vào tháng 6 năm 2018 nhằm phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, và phản đối hành động đàn áp và đối xử tàn nhẫn với các tù nhân. Ngày 17 tháng 6, trong cuộc biểu tình tại công viên Tao Đàn cô bị đánh đập, giam giữ, thẩm vấn và xử phạt hành chính bởi Công an Phường Bến Nghé, quận 1. Cô Thủy đã bị chính quyền địa phương đến nhà riêng sách nhiễu liên tục, thường triệu tập đến cơ quan địa phương để thẩm vấn về các bài viết, và các bình luận trên trang facebook cá nhân. Ngày 18-4-2020, hơn 50 công an tỉnh Hậu Giang vây quanh nhà riêng của cô và bắt cô đi trước sự hoảng sợ của đứa con trai chưa đầy 10 tuổi và cả gia đình. Sau 9 tháng bị giam giữ, trong phiên tòa ngày 20-1- 2021, cô bị xử 7 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Theo cáo trạng của công an tỉnh Hậu Giang, cô Thủy đã có nhiều bài viết trên Facebook được nhiều bình luận và lượt chia sẻ, mang nội dung “chế nhạo, châm biếm, xúc phạm lãnh đạo đảng, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc ý nghĩa lịch sử, phỉ báng đất nước…” Trước tòa, cô Thủy khẳng định hoạt động của cô chỉ mình nhằm mục đích chia sẻ để mọi người cùng nhận thức về các vấn đề môi trường, xã hội. Cô nói: “Tất cả việc tôi làm đều xuất phát từ con tim của một người yêu nước, từ một tấm lòng của người mẹ. Tôi yêu quê hương, đất nước, từ lúc có con tôi yêu con tôi, càng thêm yêu đồng bào và quê hương, đất nước mình. Tôi chỉ muốn cho đất nước được tốt lên, môi trường xã hội và môi trường giáo dục được minh bạch, lành mạnh, các dòng sông quê tôi không bị đầu độc, bức tử, người dân không phải dùng thực phẩm bẩn…” Ngày 3-2-2021 gia đình nhận được tin cô Thủy ngất xỉu trong trại giam, sau đó phải đem đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tỉnh Hậu Giang. Vì hoàn cảnh khắc nghiệt của trại giam, và vì gia đình không được thăm nuôi kể từ ngày có đại dịch Covid 19, tình trạng sức khỏe của cô càng ngày càng suy giảm. Tuy nhiên, qua cuộc điện đàm với gia đình từ trại giam vào tháng 11 năm nay, cô tỏ ra vẫn lạc quan và cho rằng hoàn cảnh hiện tại chỉ là một thử thách trong cuộc đời.   Ngườ​i Đấu Tranh Nhân Quyền Nguyễn văn Túc Ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1964, quê quán tại thôn Cổ Dũng, Đông La, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Năm 18 tuổi ông đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, và sau đó về lại quê nhà sinh sống bằng nghề tự do. Từ năm 2003, ông bắt đầu tiếp xúc với nhiều người có quan điểm bất đồng chính kiến, và nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính sách trưng thu đất đai của chính quyền. Trong năm 2017 và 2018, cùng với những người trong nhóm, ông tổ chức nhiều hình thức vận động quần chúng ôn hòa tại Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương để chống tham vọng bành trướng của Trung cộng và thái độ nhu nhược của chính quyền Việt Nam, chống quan chức tham nhũng, và yêu cầu đa nguyên đa đảng. Ngày 10-9-2008, ông bị Công an Việt Nam bị bắt khẩn cấp và khởi tố với cáo buộc đã treo khẩu hiệu, rải truyền đơn, làm, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ông bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Tháng 9 năm 2012, sau khi ra khỏi tù, ông trở về địa phương và tiếp tục các hoạt động đấu tranh nhân quyền, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ qua Internet và tham gia biểu tình ở Hà Nội. Tháng 2 năm 2014, ông tham gia Hội Anh Em Dân Chủ. Ít lâu sau ông được đề cử làm phó ban đại diện Hội Anh Em Dân Chủ Miền Bắc, nhiệm kỳ 2017-2019, rồi phó chủ tịch thứ nhất của Hội Anh Em Dân Chủ. Ngày 01-09-2017, Công an tỉnh Thái Bình quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Túc với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự. Ngày 10-4-2018, Tòa án tỉnh Thái Bình xử sơ thẩm và tuyên án ông 13 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Tòa phúc thẩm Hà Nội sau đó giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm. Trong cả hai phiên tòa, dù bị áp lực và hù dọa, ông vẫn khẳng khái không nhận tội, và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội, tôi mong muốn xã hội vận động theo hướng tích cực. Tôi không muốn lặp lại những sai lầm mà Đảng Cộng sản đã mắc phải để gây nên hận thù dân tộc kéo dài và nhiều mâu thuẫn không giải quyết được…” “Tôi đấu tranh và tôi chấp nhận hậu quả để mong rằng lớp con cháu sau này nhận ra sai lầm của Đảng Cộng sản để thay đổi. Tôi không vô cảm.” Mặc dù có một số tình tiết có thể giúp làm nhẹ bản án như việc ông từng đi bộ đội, thân nhân, và bệnh tật, nhưng ông Túc đã dặn luật sư “không xin xỏ hay nhắc đến gia cảnh.” Hiện ông Nguyễn Văn Túc đang bị giam tại trại giam số 6, Tỉnh Ngệ An. Trong tù ông đã nhiều lần cùng một số TNLT khác tổ chức tuyệt thực để phản đối việc đối xử vô nhân đạo của cai tù đối với TNLT. Hiện nay sức khỏe của Nguyễn Văn Túc suy yếu do biến chứng bệnh tim mach cố hữu và các bệnh khác do tình trạng giam cầm như bệnh trĩ, bệnh biến thoái cột sống. Vietnam Human Rights Network http://vietnamhumanrights.net/website/211120_VNHRN.htm  
......

Dự án 88 và GHRC báo cáo lên LHQ: Việt Nam ‘đàn áp có hệ thống’ tự do ngôn luận

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran) VOA Tiếng Việt   Một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ tự do ngôn luận cho Việt Nam vừa cùng với một phòng thực hành nhân quyền toàn cầu ở Mỹ đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bản báo cáo về sự đàn áp có hệ thống của chính phủ Việt Nam nhắm vào quyền tự do ngôn luận trên mạng. Bản báo cáo, dựa trên ghi nhận từ các nhân chứng trực tiếp, sẽ được sử dụng như một phần của bản Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) giữa kỳ của Hội đồng về việc Việt Nam bất tuân các ràng buộc của công ước nhân quyền, theo Dự án 88, nơi cùng với Phòng thực hành Nhân quyền Toàn cầu (GHRC) thuộc trường luật của Đại học Chicago đệ trình báo cáo này lên LHQ hôm 1/11. Báo cáo gồm những ghi nhận từ các nhà hoạt động, những người bảo vệ nhân quyền và những học giả từng bị kiểm duyệt, bắt giữ và, trong một số trường hợp, bị buộc phải rời Việt Nam vì chính phủ không chấp nhận sự biểu đạt của họ trên mạng, theo Dự án 88 cho biết trong một thông cáo về việc đệ trình lên Hội đồng của LHQ. Ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị được biết tiếng là blogger Điếu Cày hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, là một trong những người nộp lời khai cho bản báo cáo. Theo ông Hải, người từng gặp Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng và tham dự một số buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Mỹ, các công dân Việt Nam phải trả giá cho ngôn luận của mình bằng “tù tội và máu của chính họ.” Dự án 88, lấy tên theo điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 - thường được dùng để bắt giữ những người chỉ trích chính phủ với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", thống kê được hơn 111 vụ bắt giữ các nhà hoạt động và 226 trường hợp ngược đãi khác từ năm 2019. Báo cáo của Dự án 88 và GHRC ghi lại việc Việt Nam dùng việc giám sát, sách nhiễu và giam giữ tuỳ tiện để hạn chế quyền tự do ngôn luận. Ca sỹ bất đồng chính kiến Mai Khôi, hiện đang sống lưu vong ở Mỹ, đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao của cảnh sát và sự kiểm duyệt trực tuyến cũng như bị đuổi khỏi nhà và nhiều lần bị cảnh sát giam giữ khi cô từ chối kiểm duyệt âm nhạc của mình và khuyến khích tham gia chính trị trên Facebook. Tương tự, cũng theo báo cáo, ông Hải, từng là một nhà báo ở Việt Nam, đã nhiều lần bị lực lượng an ninh bắt cóc và giam giữ vì đưa tin về các sự kiện thời sự và tham dự các cuộc biểu tình ôn hoà. Báo cáo còn ghi nhận việc các nhà hoạt động như Trịnh Bá Phương, người đưa tin về vụ bố ráp gây chết chóc ở làng Đồng Tâm, và Đinh Thị Thu Thuỷ, người đăng tải các bài về giáo dục và quyền hạn về môi trường trên Facebook, đã phải đối mặt với sự quấy rối và đe doạ thường xuyên của cơ quan thực thi pháp luật trước khi bị bắt và bỏ tù. “Việc Việt nam tiếp tục vi phạm nhân quyền và thất hứa cho thấy quốc gia này coi cơ chế UPR chỉ là một hình thức bất tiện,” bà Trang Nguyễn, một viên chức cấp cao của Dự án 88 cho biết. “Chúng tôi tin rằng điều kiện nhân quyền ở Việt Nam sẽ không được cải thiện trừ phi có một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ hơn từ Hội đồng Nhân quyền và các quốc gia khác về việc Việt Nam không thực hiện các khuyến nghị UPR đã được chấp thuận.” Báo cáo còn cho thấy việc Việt Nam thường xuyên “vi phạm nhân quyền quyền” chiếu theo công ước quốc tế mà quốc gia Đông Nam Á đã đồng ý tuân thủ. Nội dung báo cáo cũng nhấn mạnh sự “đồng loã” của các công ty mạng xã hội toàn cầu trong việc kiểm duyệt nội dung các đăng tải của người dùng ở Việt Nam. “Luật nhân quyền quốc tế cho thấy rõ rằng Việt Nam không thể bịt miệng hoặc nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị, ngay cả khi những gì họ nói ra không được chính phủ đồng ý,” bà Mariana Olaizola, chuyên viên tại GHRC, nói và cho rằng lẽ ra Facebook phải tích cực phản kháng các yêu cầu kiểm duyệt của nhà cầm quyền và đứng về phía các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) hồi năm ngoái cáo buộc Facebook và YouTube “đồng loã” với chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt các đăng tải của người dùng. Những tiết lộ gần đây của Washington Post cho biết chính người đứng đầu Facebook, Mark Zuckerberg, đã tuân theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam trong việc chặn và xoá bỏ các nội dung bị cho là “chống phá nhà nước” vì lợi nhuận. Dự án 88 và GHRC kiến nghị với Hội đồng Nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động đe doạ và sách nhiễu các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và các học giả, cũng như bảo đảm thực hiện đúng thủ tục pháp lý đối với những người bị cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia, bao gồm quyền được tư vấn và đối xử nhân đạo. Báo cáo này cũng kiến nghị bãi bỏ Luật An ninh mạng và các quy định khác trong Bộ luật Hình sự 2015, bộ luật mà Dự án 88 và GHRC nhận định là đã trao cho Đảng Cộng sản cầm quyền quyền lực vô hạn để hạn chế các biểu đạt chỉ trích chính quyền. Báo cáo cũng kêu gọi Việt Nam thả các tù nhân chính trị vô điều kiện. Trong phiên điều trần UPR lần thứ 3 tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva vào tháng 1/2019, Việt Nam nói đã thực hiện đầy đủ 159 nội dung và luôn “tiến bộ trong mọi quyền con người” cũng như cam kết nhiều hơn về nhân quyền. Tuy nhiên tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) ngay sau đó bác bỏ các tuyên bố của Việt Nam là không đúng và rằng Việt Nam đã không làm gì để cải thiện nhân quyền. Các phiên điều trần theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát diễn ra mỗi 5 năm một lần và đây là một cơ chế đối thoại tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhằm mục đích cuối cùng là cải thiện tình hình nhân quyền trong thực tế ở các quốc gia. Cơ chế này đem đến một cơ hội đặc biệt để các tổ chức và cá nhân trong xã hội dân sự tham gia vào việc thúc đẩy tình hình nhân quyền ở cấp quốc gia và quốc tế.  
......

Ai là lãnh tụ, vĩ nhân???

Amy Truc Tran Vẫn chưa rõ cái khái niệm “lãnh tụ, vĩ nhân” ở xứ Đông Lào nó được định nghĩa ra làm sao?   Theo tôi biết thì trong cuộc bầu cử Mỹ vừa qua, một nửa dân số đã chỉ trích ông Joe Biden và nửa còn lại cũng chỉ trích ông Donald Trump. Thế nhưng chưa có ai trong số đó phải ngồi tù vì những lời chỉ trích của mình. Chẳng biết “vị cao nhân đắc đạo” nào ở xứ sở thiên đường lại được phong “vĩ nhân” mà anh Đỗ Nam Trung lỡ “xúc phạm” đến nỗi anh phải vướng vòng lao lý.   Nhà hoạt động và cũng là cựu TNLT Đỗ Nam Trung bị bắt hồi tháng 07 năm nay. Anh là người tích cực tham gia các phong trào xã hội như phản đối các trạm BOT đặt sai vị trí, đồng thời thông qua mạng xã hội anh cũng phanh phui nhiều vụ tham nhũng của quan chức nhà nước. Ang từng bị bắt vào năm 2014 và bị kết án 14 tháng tù giam do tham gia biểu tình chống giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.   Mới đây anh bị Viện Kiểm Sát cáo buộc tội “xúc phạm lãnh tụ, vĩ nhân” dựa trên các video trên trang facebook cá nhân của anh. Theo tôi, đây cũng là một cáo buộc mơ hồ bởi chẳng có chuẩn mực nào có thể cân – đo – đong – đếm để xác định ai “đủ tiêu chuẩn” là “lãnh tụ vĩ nhân”. Chẳng qua đó chỉ là những danh xưng tự phong của nhà cầm quyền CS rồi dựa vào đó làm cái cớ để dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến. Quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam đã và đang tiếp tục bị vi phạm nghiêm trọng.      
......

Vợ nhà báo công dân Lê Trọng Hùng viết thư cầu cứu quốc tế

Ông Lê Trọng Hùng là người chủ trương phổ biến các quyển sách Hiến Pháp RFA Hôm 8 tháng 11, vợ của nhà báo công dân Lê Trọng Hùng là bà Đỗ Lê Na gửi một bức thư đến các tổ chức nhân quyền quốc tế và các đại sứ quán, nhằm kêu cứu về trường hợp của chồng bà. Trong thư, bà kêu cầu cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp cần thiết để yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Hùng, người bị bắt giữ sau khi tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 ở Hà Nội. Ngoài ra, bà cũng kêu gọi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), Hội đồng Nhân quyền LHQ, các tố chức phi chính phủ và các Tòa đại sứ nước ngoài tại Hà Nội cử người tới giám sát phiên tòa sơ thẩm một khi phiên tòa diễn ra. Trả lời phỏng vấn của RFA, bà Đỗ Lê Na cho biết việc gửi thư cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài là “quyền lên tiếng để chống lại áp bức bất công”, và hy vọng hành động của mình sẽ truyền cảm hứng cho các gia đình của tù nhân chính trị khác. Bà Na nói qua điện thoại như sau: “Tôi gửi cho họ, thứ nhất vì họ là các cơ quan có chức năng bảo vệ nhân quyền, thứ hai nữa là tôi mong muốn vụ việc của gia đình mình sẽ được nhiều người quan tâm đến. Và thông qua cái việc quan tấm đến đó thì tôi cũng muốn cho người dân ở trong nước, đặc biệt là những gia đình đấu tranh, một số gia đình thì cũng còn e ngại trong việc người thân của mình bị bắt bớ, có những gia đình không dám thẳng thắn lên tiếng, thì tôi muốn qua cái câu chuyện của gia đình mình để cho mọi người biết rằng là cái quyền lên tiếng để chống lại áp bức bất công - đó là quyền của mỗi người, và nếu chúng ta làm đúng thì chúng ta sẽ không có gì phải sợ hãi họ cả.” Bà Đỗ Lê Na và chồng là ông Lê Trọng Hùng. Ảnh: FB Tử Đinh Hương Hôm 5 tháng 11, luật sư bào chữa và gia đình được tiếp cận với cáo trạng do Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội ban hành, theo đó thì nhà báo công dân này bị truy tố theo khoản 1 của điều 117 của Bộ Luật Hình Sự, với cáo buộc tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Điểm đáng chú ý nữa trong bản cáo trạng này là phía cơ quan tố tụng đã sử dụng bốn video được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông Hùng để làm bằng chứng buộc tội. Các video trên bàn về các vấn đề như thành lập toà án bảo hiến, vụ việc ở xã Đồng Tâm, tranh cử Đại biểu Quốc hội, hay vai trò của nền tư pháp. Về việc này, bà Đỗ Lê Na cho biết: “Yêu cầu cái nhóm thẩm định các video của chồng tôi và kết luận rằng những video đó là có ý định chống phá nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo gì đó thì hãy ra trước toà để đối chất với luật sư và chồng tôi. Như thế thì mới thể hiện được cái sự công khai, cái sự công bằng và cái tính nghiêm minh của pháp luật.” Hiện phiên toà xét xử ông Hùng vẫn chưa được lên lịch, tuy nhiên với việc bị truy tố theo khoản 1 điều 117 của Bộ luật Hình sự thì nhà báo công dân này sẽ phải đối diện với mức án tù từ năm đến 12 năm. Ông Lê Trọng Hùng, sinh năm 1979, là một cựu giáo viên và là một trong những người sáng lập "đài truyền hình CHTV", chuyên phát trực tiếp các bài phân tích tình hình chính trị xã hội trên mạng xã hội Facebook và Youtube. Ông đồng thời là một trong hai người ra ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Hà Nội bị bắt giữ, trước cuộc bầu cử bị chỉ trích là không minh bạch không lâu. Tuy nhiên, báo điện tử đảng Cộng sản sau đó có bài viết phủ nhận điều này và cho rằng hai ông Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng bị khởi tố và bắt tạm giam vì "đã có những hình vi vi phạm pháp luật", chứ không phải do phổ biến Hiến pháp hay tự ra ứng cử Đại biểu Quốc hội.  
......

Xét xử cựu Phó tổng cục trưởng tình báo Nguyễn Duy Linh: “bệnh đặc biệt hiểm nghèo” và tình huống “hiểm nghèo”

Ba Sàm Việc khởi tố, bắt, kết luận điều tra để đưa ra xét xử với nhân vật này đã đầy những tình tiết bất ngờ hiếm có. “Câu giờ”? Nguyễn Duy Linh Thế rồi trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay, lại xảy ra một tình tiết đặc biệt hiếm có nữa: hóa ra Nguyễn Duy Linh bị “bệnh đặc biệt hiểm nghèo”. Đó cũng là khởi nguồn cho lý do luật sư của bị cáo đề nghị triệu tập … vợ bị cáo đến tòa để … xét nghiệm, xác minh căn bệnh đó. Sao mấy tháng nằm viện lại không xét nghiệm, nay xét nghiệm tại tòa thì giải quyết được gì? Không rõ. Không những vậy, luật sư còn đề nghị hoãn phiên tòa, vì trước đó chưa có đủ thời gian làm việc với bị cáo, đồng thời tình trạng bệnh tật đến mức “có thể  tử vong”. Nhưng cả Viện và Tòa đều không đồng ý với các đề nghị đó. Đáng chú ý, theo báo đưa, phía Viện Kiểm sát còn nhấn mạnh tình tiết bị cáo hiện đang điều trị tại bệnh viện của … Bộ Công an. Thế nhưng, trước ngày xét xử, phía bệnh viện cũng đã có văn bản thể hiện “có đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa”. Kết quả, tòa vẫn tiếp tục, trong hai ngày. Có điều lạ là mới chỉ buổi sáng, khi tới phần khai của Nguyễn Duy Linh, âm thanh lại bị trục trặc. 2588. Nguyên Tổng cục phó tình báo Nguyễn Duy Linh đối mặt tội danh với khung hình phạt tới mức tử hình: chứng cứ liệu có thuyết phục? Nhận xét Với những gì bản Cáo trạng nêu, nhận hối lộ đến 5 tỷ đồng, khả năng bị cáo bị tuyên án tử là rất có thể. Vấn đề sinh tử lúc này hầu như chỉ còn là: Nhận tội+khắc phục => chung thân. Không nhận tội (đương nhiên không khắc phục hậu quả) => tử hình. Trong thời gian hỏi cung, bị cáo đã không nhận tội. Vậy việc ra tòa lại nhận tội không phải là điều dễ dàng. Diễn biến phiên tòa ngay buổi sáng đã cho thấy, Linh vẫn chỉ công nhận là có nhận quà lặt vặt thôi, phủ nhận việc nhận hối lộ 5 tỷ. Kinh nghiệm vụ Nguyễn Bắc Son, theo luật sư cho biết, việc phủ nhận tội nhận hối lộ, rồi cuối cùng lại phải nhận tội, gia đình nộp tiền, thoát án tử, đã diễn ra khá kịch tính. Từ đó đối chiếu với vụ Nguyễn Duy Linh này, tuy cấp chức thấp hơn Nguyễn Bắc Son, nhưng thế lực lại lớn hơn rất nhiều, thì diễn biến phiên tòa như nói trên là điều dễ hiểu. Nếu không nhận tội, phải lĩnh án tử, để rồi hy vọng có những diễn biến nào đó trước phiên phúc thẩm sẽ là cách mạo hiểm, và trước mắt phải trả giá không nhỏ cho “uy tín” gia đình bị cáo. Thêm nữa, cũng lại phải xem đến kinh nghiệm với vụ Dương Chí Dũng – Phạm Quý Ngọ. Liệu Nguyễn Duy Linh sẽ khai ra những gì nữa để “lập công chuộc tội”, tránh khỏi án tử? Và sẽ phải đề phòng những “sự cố” gì tương tự như với Phạm Quý Ngọ? Bởi cái “bệnh đặc biệt” kia có phải từ lâu, hay là (thực sự) mới bị? Có vẻ như đây là một cú “đột phá khẩu” cho công cuộc “đốt lò”. – Bổ sung, hồi 15h30′: Cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo bất ngờ khai nhận 5 tỉ từ Vũ ‘nhôm’ (Tuổi trẻ, 05/11/2021 15:18 GMT+7). “Phiên tòa xét xử cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo chiều 5-11 có diễn biến bất ngờ khi ông Nguyễn Duy Linh bất ngờ khai đã nhận 5 tỉ từ Vũ “nhôm”. Trước đó bị cáo Linh liên tục phủ nhận tội nhận hối lộ như cáo trạng quy kết.” Như vậy, khả năng Linh sẽ lĩnh án chung thân. Đến khi thi hành án, nếu “cải tạo tốt”, không vi phạm gì, nộp lại đủ tiền, sẽ được giảm, có thể chỉ phải chịu thời gian giam giữ khoảng 15 năm. Nhưng theo một luật sư từng làm việc trong ngành nội chính, có thể Linh còn phải chịu thêm ít nhất một tội danh nữa, là “tiết lộ bí mật công tác” khi khuyên Vũ bỏ trốn. Ba Sàm https://basam.vet/2021/11/05/2920-xet-xu-cuu-pho-tong-cuc-truong-tinh-bao-nguyen-duy-linh-benh-dac-biet-hiem-ngheo-va-tinh-huong-hiem-ngheo/?fbclid=IwAR32_WHKBSANJ_DA-IAvz-acyGPA2lZB3T9_WZMEWaYu6tulcIwhKkFs6BQ  
......

Khởi tố Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường

Phạm Minh Vũ| Trương Quốc Cường thứ trưởng bộ y tế, kẻ vừa bị Bộ công an khởi tố vì liên quan đến vụ buôn bán thuốc trị ung thư giả (Health 2000 Canada). Trong thời gian Cường làm cục trưởng cục quản lý dược, đã phê duyệt hàng loạt thuốc giả, trong đó có trị ung thư bởi công ty Pharma. Đương nhiên, không chỉ mình Cường, mà vai trò lúc đó lớn nhất phải kể đến Mụ phù thủy Kim Tiến, nhưng vì đàn em của ông trọng nên Kim tiến không thấy nhắc tới trong vụ án và không biết kim Tiến tốn bao tiền để mình thành vô can?   Phải nói rằng, hành vi buôn thuốc giả để trục lợi từ người khốn khổ là hành vi cực kỳ đốn mạt và đe hèn, chỉ những người cộng sản mới đủ can đảm để làm việc trời bất nhân đó thôi. Đã có nhiều người bệnh tin tưởng vào loại thuốc giả đó đã bán cả gi nghiệp hầu mua thuốc để trị bệnh, đâu ai ngờ...   Khi khám xét nhà của Cường, nghe đâu Cường sở hữu mười mấy căn biệt thự, mỗi căn không dưới 700m2. Tiền đâu lắm thế nếu không phải là ăn trên xương máu người bệnh?   Trong một lần Cường than: "Nếu có kiếp sau, tôi không làm ngành y nữa mà làm nhà báo". Tôi không nghĩ làm nhà báo là tốt đâu Cường, bản chất lưu manh ác độc như Cường mà làm nhà báo thì đầu quân cho tuyên giáo nói láo thì Dân cũng chết kiểu khác nữa.   Tôi khuyên cường, nếu có kiếp sau, đừng theo cộng sản nữa cường à. Theo cs anh làm gì cũng không giống con người một chút nào cả, cho dù nhà báo, vì cơ chế nó thế!   Kiếp này coi như bỏ đi Cường./.   Fb Phạm Minh Vũ  
......

Xác suất nhiễm (‘nhiễm đột phá’) sau khi tiêm vaccine là bao nhiêu?

GS Nguyễn Văn Tuấn - FB Nguyễn Tuấn| Báo chí (như Vietnamnet) chạy những cái tít có vẻ như cho thấy xác suất đó là khá cao (và có thể gây hoang mang), nhưng trong thực tế thì rất thấp, chỉ chừng 1-3 trên 5000 người. Ví dụ tiêu biểu của những cái tít có thể xem là ‘misleading’ là “31 người đã tiêm 2 liều vaccine Covid-19 về Hà Nội xét nghiệm dương tính.” [1] Tại sao misleading? Tại vì bản tin chỉ cung cấp không đầy đủ thông tin. Cái thông tin quan trọng nhưng bài báo không cung cấp là: Bao nhiêu người đã được tiêm 2 liều? Không có con số đó, thì con số 31 ca là gần như vô nghĩa. Nếu tôi nói với các bạn rằng Hà Nội phát hiện có 1000 ca dương tính và tất cả đều đã tiêm đủ 2 liều vaccine (tức là ‘nhiễm đột phá’), các bạn có vẻ quan tâm vì con số một ngàn là khá cao. Nhưng nếu tôi nói ở Hà Nội đã có 10.000.000 người được tiêm đủ 2 liều, thì con số 1000 ca đó không phải là quá ngạc nhiên khi mô tả dưới dạng xác suất. Vậy câu hỏi đặt ra là xác suất nhiễm đột phá là bao nhiêu? Bởi vì Việt Nam không có ai làm nghiên cứu trả lời câu hỏi này, nên chúng ta phải dùng nghiên cứu nước ngoài. Hôm qua tôi có đề cập đến một báo cáo của CDC ở Mỹ cho thấy xác suất là 1 trên 5000. Hôm nay tôi tìm thấy một nghiên cứu khác [2], cũng từ Mỹ (ở Hạt Los Angeles, CA), cho thấy xác suất chừng 3 trên 5000 người. Nhóm nghiên cứu theo dõi 10.895 người đã được tiêm chủng 2 liều vaccine và 30.801 người chưa/không tiêm vaccine từ 1/5 đến 25/7 (tức gần 3 tháng), và ghi nhận: – Nhóm tiêm 2 liều vaccine có xác suất nhiễm (tính theo trung bình 7 ngày) là 64 trên 100.000 người; – Nhóm chưa/không tiêm vaccine có xác suất nhiễm là 315 trên 100.000 người. Nhưng nhiễm không hẳn là con số quan trọng, mà nhiễm và cần nhập viện mới là con số quan trọng. Câu hỏi đặt ra là ở những người đã tiêm 2 liều vaccine thì xác suất bị nhiễm nặng cần nhập viện là bao nhiêu? Nghiên cứu trên [2] cung cấp câu trả lời là 1 trên 100.000 người. Cần nói thêm là ở người chưa tiêm vaccine thì xác suất nhiễm nặng cần nhập viện là 29 trên 100.000 người. Hiệu quả của vaccine quá rõ ràng. Đúng là tiêm 2 liều vẫn có thể bị nhiễm, nhưng đó mới là 1 câu chuyện. Câu chuyện khác là nếu không tiêm thì xác suất bị nhiễm sẽ cao gấp 5 lần người đã tiêm. Thật ra, khi đọc thông tin “XX người đã tiêm 2 liều vaccine Covid-19 có xét nghiệm dương tính,” người đọc sẽ hỏi câu đầu tiên: Có phải tiêm vaccine làm cho họ có kết quả xét nghiệm dương tính? Câu trả lời là không. Tất cả các vaccine không có ảnh hưởng gì đến kết quả xét nghiệm Covid. Phương pháp chuẩn vàng xét nghiệm Covid hiện nay là PCR được thiết kế để tìm những mảng mRNA của con virus nCoV, chớ không tìm vaccine. Câu hỏi thứ hai là xác suất dương tính giả của PCR là bao nhiêu? Đây là câu hỏi liên quan đến kỹ thuật và ngưỡng Ct để xác định thế nào là ‘dương tính.’ Theo nhiều nghiên cứu thì xác suất dương tính giả là khoảng 5% (tức trong số 100 người không bị nhiễm nhưng đi làm xét nghiệm thì sẽ có 5 người có kết quả dương tính). Câu hỏi thứ ba là đã có bao nhiêu người được xét nghiệm? Không có con số này thì con số XX hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì cả. Tóm lại, xác suất bị nhiễm [còn gọi là ‘nhiễm đột phá’] ở người tiêm đầy đủ 2 liều vaccine Tây là chỉ chừng 1-3 trên 5000 người, và xác suất nhập viện chỉ 1 trên 100.000 người. Báo chí chỉ đưa con số ca nhiễm mà không cung cấp số người trong quần thể tiêm chủng thì chẳng khác gì đánh lừa độc giả. GS Nguyễn Văn Tuấn -  FB Nguyễn Tuấn _____ [1] https://vietnamnet.vn/…/31-nguoi-da-tiem-2-lieu-vac-xin… [2] https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/wr/mm7034e5.htm#F1_down  
......

Facebooker Trần Quốc Khánh bị án sáu năm sáu tháng tù với cáo buộc ‘chống Nhà nước’

Ông Trần Quốc Khánh RFA| Ông Trần Quốc Khánh, 61 tuổi, vào ngày 28/10 bị Tòa án tỉnh Ninh Bình tuyên sáu năm sáu tháng tù giam và hai năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam’ Mạng báo Công Lý, cơ quan ngôn luận của Tòa Án Tối Cao Việt Nam, loan tin trong cùng ngày về phiên sơ thẩm và bản án tòa tuyên đối với ông Trần Quốc Khánh như vừa nêu. Tin cho biết ông Khánh quê quán tại xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, và thường trú tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook ‘Trần Quốc Khánh’ và trang Fanpage ‘Tiếng Nói Công Dân’ để đưa ra các thông tin mà cơ quan chức năng quy kết là ‘sai lệch khiến dư luận hoang mang’. Cụ thể, theo cáo trạng buộc tội ông Khánh thì đó là 22 video phát trực tiếp trong khoảng thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2021. Nội dung những video này bị cơ quan chức năng Việt Nam cho là ‘xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, bịa đặt gây hoang mang trong dư luận; quy chụp chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nói xấu, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập’. Tin thừa nhận những video của ông Trần Quốc Khánh được nhiều người xem, bấm nút thích và chia sẻ cho người khác. Vào ngày 10 tháng 3, Công an tỉnh Ninh Bình thông báo Cơ quan An Ninh Điều Tra tỉnh Ninh Bình một ngày trước đó đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quốc Khánh, quê Ninh Bình, ngụ tại Hà Nội. Những biện pháp vừa nêu nhằm điều tra ông Khánh về tội ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ông Trần Quốc Khánh trước khi bị bắt có tuyên bố tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV nhiệm kỳ 2021 - 2026. Một người khác cũng tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội và bị bắt là ông Lê Trọng Hùng.  
......

Việt Tân lên án vụ tấn công mạng truyền thông đối lập

Việt Tân  VIỆT TÂN LÊN ÁN VỤ TẤN CÔNG MẠNG NHẰM VÀO CÁC TRANG TRUYỀN THÔNG KHÔNG CHỊU SỰ KIỂM DUYỆT CỦA NHÀ NƯỚC   Khoảng 8 giờ sáng ngày 30 Tháng Mười, 2021, hàng loạt các trang Facebook của các kênh truyền thông thường lên tiếng về các vấn đề Việt Nam đã bị tấn công dưới hình thức đổi tên trang Fanpage.   Trong đó, các kênh truyền thông bị đổi tên gồm: Đài Á Châu Tự Do, BBC tiếng Việt, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Hội Anh Em Dân Chủ. Những kẻ tấn công đã khai thác lỗi hệ thống của Facebook để đổi tên mà không cần quyền quản trị nên đội ngũ admin vẫn nắm quyền kiểm soát Fanpage. Sự cố này là lời cảnh báo về nguy cơ an ninh mạng cho tất cả người dùng Facebook.   Khi cuộc tấn công mạng nhằm vào các trang truyền thông không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước đang diễn ra, các diễn đàn của lực lượng dư luận viên, AK47,... liên tục thực hiện các động thái cổ vũ, đăng bài kích động. Điều này cho thấy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong lực lượng trấn áp mạng của nhà nước cộng sản Việt Nam.   Việt Tân cho rằng hành động tấn công có chủ đích nhắm vào các cơ quan truyền thông là để ngăn chặn những nội dung bị Đảng Cộng sản quy chụp là chỉ trích chính quyền. Chúng tôi lên án cuộc tấn công này vì nó đang xâm phạm quyền tự do ngôn luận của báo chí.   Đã từ lâu, Đảng Cộng sản Việt Nam cấm báo chí tư nhân hoạt động và thực hiện việc kiểm duyệt gắt gao đối với hệ thống báo chí thông qua Ban Tuyên Giáo. Tuy nhiên, từ khi mạng xã hội ra đời đã đe doạ đến khả năng bưng bít thông tin của chính phủ, cho nên nhà nước tìm cách bịt miệng người dân bằng nhiều biện pháp khác nhau, như gây sức ép với các nhà cung cấp và bỏ tù các nhà báo công dân.   Hãng tin The Washington Post hôm 25 Tháng Mười, 2021, cho biết ông chủ của Facebook là Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với "chính phủ độc tài của Việt Nam" để hạn chế những bài viết trên Facebook được gọi là "chống nhà nước".   Hôm 29 Tháng Mười, 2021, toà án tại Cần Thơ đã tuyên án tù với nhà báo Trương Châu Hữu Danh và bốn cộng sự vì các bài viết về thực trạng xã hội của Việt Nam trên nền tảng Facebook.   "Việc bỏ tù thêm nhiều nhà báo công dân sẽ không ngăn được người dân lên tiếng, hoặc yêu cầu cải cách ở Việt Nam," Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), chia sẻ về phiên tòa xét xử ông Danh và các cộng sự. Ban Biên Tập Facebook Việt Tân  
......

Thăm gặp bà Phạm Đoan Trang

Luân Lê Hôm nay, 19/10/2021, tôi vào Trại tạm giam số 1 Hà Nội để gặp bà Phạm Đoan Trang với tư cách luật sư của bà . Về tình hình chung, bà Trang vẫn giữ tinh thần lạc quan và tỏ ra minh mẫn đến các chi tiết. Bà nhớ từng ngày hỏi cung và một số sự việc điển hình mà bà phải đối mặt trong các buổi hỏi cung này. Bà luôn nói: “Tôi sẽ không khai gì cho đến khi có mặt của luật sư”. Và vì thế các cuộc làm việc không có gì khác ngoài sự im lặng của bà. Về sức khoẻ, bà Trang cho biết, hai chân bà vẫn bị đau vì thời tiết lạnh làm cho xương khớp đau nhức hơn, do vài năm trước đó bà bị tấn công đến cả gãy xương ống chân. Bà nói, từ khi bị bắt giam, và đến lúc này, bà bị chảy máu (phụ nữ) nhiều, liên tục tới 15 ngày mỗi tháng, cộng thêm với tình trạng huyết áp thấp nên khá mệt và rõ ràng bà cho biết là có dấu hiệu của khối u (trước đó bà khám đã được bác sỹ nói có u nang), và với tình trạng này kéo dài bà đã sụt 10 cân, từ 58kg xuống còn 48kg). Bà Trang bị cáo buộc bởi một số tập tài liệu bằng tiếng Anh, hai bài phỏng vấn trên đài RFA và BBC; bà không bị cáo buộc về các cuốn sách và các bài viết trên Facebok Pham Doan Trang vì bà không xác nhận rằng đó là tài khoản của mình (do đó không có cơ sở để xử lý). Một số thủ tục và quyền tố tụng của bà đã được tôi trao đổi với tư cách luật sư để bà thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước phiên toà sắp tới. Về cơ bản, bà tỏ ra quan tâm tới mọi người hơn là cá nhân bà, mặc dù bà đang bị giam giữ mà bà cho biết rằng “nằm nền bê tông thật khó chịu và lạnh”. Bà Trang vẫn giữ ánh mắt và giọng nói mạnh mẽ và thỉnh thoảng vẫn bật cười khi nói tới các sự kiện của bản thân, có vẻ như với bà, không có sự giam cầm và những vấn đề của các cáo buộc luôn là một thứ nằm ngoài các suy tư của bà. Sau suốt hơn một năm bị giam, hôm nay là lần đầu tiên bà gặp mặt luật sư của mình và trao đổi các vấn đề liên quan tới vụ án. Và theo hướng dẫn của luật sư, bà đã hiểu rõ các vấn đề tố tụng và một số quyền liên quan để thực hiện việc bào chữa cho phiên toà sắp tới./.  
......

Tóm tắt cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang (Ảnh: Adam Bemma/Al Jazeera). Đồ họa: Luật Khoa    By Trịnh Hữu Long Luật Khoa đã thu thập được toàn văn cáo trạng vụ án Phạm Đoan Trang – đồng sáng lập viên và biên tập viên của chúng tôi. Đây là hồ sơ đầu tiên của vụ án mà các luật sư và gia đình nhận được, cung cấp nhiều thông tin chưa từng được biết đến trước đây của vụ án. Một số điểm đáng chú ý của cáo trạng: Các chứng cứ mà cơ quan điều tra trình bày trong cáo trạng được thu thập từ ngày 22/9/2016 tới 7/10/2020. Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) hai lần gửi công văn cho cơ quan điều tra đề nghị “xử lý” đối với Đoan Trang, vào các ngày 4/5/2020 và 7/10/2020, kèm theo một số tài liệu. Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội hai lần gửi công văn lên Bộ Công an đề nghị “xử lý” đối với Đoan Trang, vào các ngày 26/12/2017 và 7/1/2019, kèm theo một số tài liệu. Cơ quan An ninh Điều tra (Công an TP. Hà Nội) khởi tố vụ án của Đoan Trang ngày 10/9/2020. Quyết định khởi tố bị can đối với Đoan Trang đề ngày 28/9/2020. Đoan Trang bị “bắt truy nã” ngày 7/10/2020 tại TP. Hồ Chí Minh. Đoan Trang không cung cấp mật khẩu máy tính cho công an nên công an không khai thác được dữ liệu từ đây. Đoan Trang không khai nhận tài khoản Facebook “Pham Doan Trang” là của mình nên cơ quan điều tra không xử lý các hành vi phát ngôn trên tài khoản Facebook này. Đoan Trang khai nhận là tác giả của tài liệu “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” (cả bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh), được đăng trên Luật Khoa tạp chí. Ngày 19/2/2021, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin – Truyền thông) có công văn gửi cơ quan điều tra nói rõ “chưa thể xác định được chủ sở hữu tên miền, nên không có căn cứ xác minh đối tượng thành lập và duy trì hoạt động của trang mạng http://luatkhoa.org để xử lý theo quy định pháp luật”. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Phạm tội nhiều lần. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Không. Bản Kết luận Điều tra đề ngày 26/8/2021. Cáo trạng cho biết Đoan Trang phạm tội liên tục, kéo dài từ 2017 tới 2019, nghĩa là cả Bộ luật Hình sự cũ và Bộ luật Hình sự mới (có hiệu lực từ 1/1/2018) đều có thể được áp dụng cùng lúc cho vụ án này. Tuy nhiên, cáo trạng cho biết do Đoan Trang không khai nhận hành vi phạm tội, hơn nữa Bộ luật Hình sự cũ có lợi cho Đoan Trang hơn do quy định mức khởi điểm của khung hình phạt thấp hơn Bộ luật Hình sự mới (3 năm ở luật cũ thay vì 5 năm ở luật mới), nên ngày 12/7/2021, cơ quan điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, bỏ khởi tố theo Điều 117 của luật mới mà chỉ khởi tố theo Điều 88 của luật cũ. Các chứng cứ được sử dụng để buộc tội Đoan Trang trong phần “Kết luận” của cáo trạng gồm có: Tài liệu tiếng Anh “Brief report on the marine life disaster in Vietnam”; Tài liệu tiếng Anh “General Assessments on human rights situation in Vietnam”; Tài liệu tiếng Anh “Report Assessment of the 2016 Law on Belief and Religion in relation to the exercise of the right to Freedom of Religion and Belief in Vietnam”; Tài liệu tiếng Việt: “Báo cáo – nghiên cứu: Đánh giá luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và tình hình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”; Hai bài trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt và Đài Á châu Tự do (RFA) năm 2018. Cáo buộc sau cùng: Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội truy tố Đoan Trang với cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự năm 1999. Mức hình phạt của Khoản 1 là từ 3-12 năm tù giam. *** Toàn văn cáo trạng *** Trong một năm bị bắt giam (10/2020) có rất ít thông tin về Phạm Đoan Trang. Đây là cập nhật mới nhất tình hình sức khỏe của Trang từ luật sư Luân Lê ngày 19/10. @https://www.facebook.com/HienTheVoHinh/posts/3071738169736614
......

Tổng thầu Trung Quốc từ chối hợp tác hoàn thiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông. RFA| Tổng thầu EPC của Trung Quốc trong dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông cho rằng họ không có nghĩa vụ phải thực hiện các kết luận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Thông tin về thông báo của EPC được công bố vào khi dự án đang được Hội đồng nghiệm thu nhà nước tiến hành việc kiểm tra cuối cùng và dự kiến có báo cáo kết quả trong tháng 10 này. Báo chí Nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 11 tháng 10, dẫn nguồn Bộ Giao Thông-Vận Tải. Tin cho hay, Bộ GTVT sẽ bàn giao dự án cho TP Hà Nội sau khi được Hội đồng Kiểm toán chấp thuận. Tuy nhiên, Bộ cho biết việc thanh toán và thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước gặp trở ngại. Lý do vì Tổng thầu Trung Quốc, EPC, từ chối thực hiện nội dung liên quan đến chi phí bổ sung, phát sinh, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, Bộ GTVT liệt kê những lý do đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa có thể khai thác được, bao gồm việc giải phóng mặt bằng chậm, quy định của Việt Nam về thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công không rõ ràng nên hợp đồng ký kết với Tổng thầu EPC không phù hợp với thực trạng tại hiện trường, phía Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ.  Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông kéo dài hơn mười năm với hơn chục lần trễ hẹn vận hành thương mại. Dự án dự kiến đi vào vận hành năm 2017 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, dự án đã đội vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng.  
......

Trở về với máu, nước mắt và buồn tủi

Do Duy Ngoc   Cho đến hôm nay, từ khi cơn đại dịch bùng phát mạnh ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, người ta ước tính có khoảng gần triệu người đã rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để trở về quê. Họ từ Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Bạc Liêu, Cà Mau. Nghĩa là từ muôn phương tụ lại và rồi quay đầu về cố hương trong cơn đại dịch. Họ đến với đôi tay trắng, mong có một cuộc sống khá hơn nhưng rồi trở về cũng trắng đôi bàn tay. Có người đã đến hơn chục năm, lấy vợ, sinh con đẻ cái ở đất này. Nhưng cũng có người vừa đến chưa đầy đôi ba tháng. Họ có nhiều hoàn cảnh nhưng cùng giống nhau ở một điểm là trải qua cơn dịch, họ không còn phương tiện sống, không còn công việc để kiếm cơm, không còn lối thoát và chọn giải pháp cuối cùng là trở về. Có người về trên chiếc xe gắn máy chở cả gia đình vợ chồng con cái với chút gia sản ít ỏi cột theo xe. Cũng có người trở về với chiếc xe đạp với con đường diệu vợi hàng trăm, hàng ngàn cây số. Cũng có người trở về bằng đôi chân trần, lếch thếch trên con đường cái quan với hành trang chỉ là chiếc ba lô nhỏ. Cũng có ba cha con trở về bằng chiếc xe kéo tự chế, con ngồi, cha kéo như một trò chơi để mong về mảnh đất còn xa hơn trăm cây số. Cũng có gia đình ba thế hệ cùng đi bộ về, bước chân không còn vững nhưng cố gắng rời rạc bước khi cơn giông và bầu trời đen kịt kéo về báo hiệu cơn mưa lớn. Trong đoàn người về quê tối 6.10, tại chốt kiểm soát của thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, đoạn giáp ranh với địa phận tỉnh Long An. Trạm CSGT thị trấn Tân Túc phát hiện bà Trần Thị Ớt 76 tuổi đi bộ đẩy chiếc xe nôi từ thành phố về Thoại Sơn, An Giang vì chồng tai biến trở nặng. Hình ảnh cụ bà lưng đã còng, chậm rãi đẩy chiếc xe chất đầy đồ đạc đi hàng trăm cây số khiến ai nhìn thấy cũng lặng người.   Tất cả đều chung hoàn cảnh là trong túi chẳng còn bao nhiêu tiền nữa. Bởi nếu còn khá tiền, họ sẽ cố ở lại để đợi chờ cơn dịch đi qua. Cả đoàn người về miền Trung, miền Bắc đi trong cơn mưa, những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác, những đôi mắt người lớn mệt mỏi, u buồn. Những chiếc áo mưa mỏng manh không che được cơn mưa lớn, tất cả ướt sũng vì nước mưa và khuôn mặt họ đầy nước mắt. Họ được dân địa phương tặng cho chén súp, chén cháo nóng giữa đêm, họ được chăm sóc như người thân và họ khóc vì cảm động.   Cặp vợ chồng chở nhau trên chiếc xe đạp, người vợ mang bầu đã đến tháng thứ tám, chỉ còn 100.000 đồng cho cuộc hành trình. Cả gia đình hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ sau khi trả những đồng tiền cuối cùng của mình cho việc xét nghiệm kiếm cái giấy đi đường chỉ còn lại 50.000 đồng. Cặp vợ chồng trẻ đi bộ về quê khi chẳng còn một đồng trong túi sau hai tháng ở gầm cầu vì bị đuổi ra khỏi nhà trọ do không còn tiền để đóng, người vợ đang mang thai, mấy hôm đi bộ nhiều nên có lẽ động thai, ra huyết. Chị mong đi đến được nhà cô chị để nhận được 200.000 đồng như lời hứa của cô chị, đi khám thai rồi tiếp tục đi bộ trên con đường quy hương. Không biết cặp vợ chồng trẻ này bao giờ mới được về nhà. Xem clip mà nước mắt cứ trào ra thương biết bao thân phận, thương quá cho nỗi đau, nỗi khổ của đồng bào mình. Cũng may trên con đường trở về, họ đã được nhiều người dân đùm bọc, giúp đỡ. Chỉ có dân giúp dân, lá lành đùm lá rách và cũng có cảnh lá rách đùm lá nát. Cặp vợ chồng đi xe đạp nhận 5 triệu đồng của một người qua đường mà cứ ngỡ trong mơ. Cặp vợ chồng trẻ được anh Khương Dừa trao tặng 5 triệu đồng với lời nhắn nhủ phải đi khám thai rồi tính gì thì tính. Cô gái mừng rơi nước mắt, khóc vì cảm xúc, khóc vì được giúp trong bế tắc và có lẽ cũng là giọt nước mắt tri ân vì đời vẫn còn người tốt.   Cuộc trở về không chỉ có giọt nước mắt mừng vì được có người giúp miếng ăn, chai nước, ít tiền hay phương tiện để đi được thêm một chặng đường. Mà còn những giọt nước mắt nghẹn ngào đau xót trước cơn hấp hối của con như nước mắt của người mẹ trên đỉnh đèo Hải Vân trong đêm mưa khi thấy con mình đã gần như ngưng thở vì đói, rét và gió gụi đường trường. "Trong tiếng động cơ khởi động ồn ào, một bà mẹ bất ngờ khóc thét khiến cả đoàn xe máy sắp xuất phát phải dừng lại. Đứa trẻ đã ngất xỉu trong lớp áo mưa. Bà mẹ trẻ bồng con sơ sinh lao thẳng về phía có các tình nguyện viên, cầu cứu.   Nhanh chóng bế đứa nhỏ khỏi vòng tay mẹ, một tình nguyện viên cũng là y tá của bệnh viện ôm đứa nhỏ chạy vào một quán nước trên đỉnh đèo. Các y tá, bác sĩ khẩn cấp sơ cứu. Qua kiểm tra, nhóm tình nguyện nhận định cháu bé ngất xỉu do tụt đường huyết vì quá đói và mệt sau chặng đường dài.   Người mẹ quê tỉnh Nghệ An khóc kể lại rằng, trên đường đi cháu bé nôn ói, không ăn được gì. Khi đến đỉnh đèo Hải Vân thì hết nôn ói, chị mở chiếc áo mưa ra xem thì đứa trẻ đã lịm…"(trích báo)   Tiếng kêu "cứu con tôi với" đầy nước mắt vang lên trong cảnh nhộn nhạo của cuộc di tản chứa nỗi tuyệt vọng và bi thương. Cũng may đứa bé được cứu sống kịp thời, nếu không cuộc trở về sẽ là cơn ác mộng theo mãi người mẹ trẻ. Nhưng cũng có người đã phải chết trước khi về được ngôi nhà, làng xóm thân yêu của mình. Hai mẹ con chết vì bị tai nạn giao thông khi vừa đến Quảng Nam. Một cặp vợ chồng bị xe cán khi đã đến ranh giới quê nhà. Người chồng chết ngay dưới bánh xe tải và người vợ đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện. Và còn nhiều trường hợp nữa phải dừng lại giữa đường không được về với quê hương. Cuộc trở về không chỉ có nước mắt mà còn có cả máu, còn có cả sinh mạng của một số người. Nỗi đau này ai là người chịu trách nhiệm? Nếu đủ điều kiện để ở lại, chắc họ sẽ không làm cuộc phiêu lưu đầy giông bão để trở về. Và chắc họ sẽ không phải chết.   Vượt bao nhiêu khó khăn để trở về quê, có người phải bỏ mình trên con đường về. Nhưng buồn thay, họ lại bị lãnh đạo quê nhà từ chối. Ngay từ đầu khi có dịch ở trên thế giới, chính phủ đã thực hiện nhiều chuyến bay để chở những người con xa xứ ở Châu Âu, ở Nhật Bản, ở Ấn Độ trở về. Thế sao những người lao động nghèo ở trong nước lại không được trở về quê như họ mong ước. Họ bị rào kẽm gai, chốt chận chặn lại. Họ rớt nước mắt trong mưa, họ hò hét đến khản cổ, họ thắp nhang quỳ lạy giữa lộ. Rồi họ được về, nhưng lãnh đạo địa phương không muốn nhận. Họ lo giữ cái ghế của mình hơn là nỗi đau của đồng bào. Những người trở về không chỉ có nước mắt, máu mà còn có buồn tủi. Buồn vì họ trở thành kẻ xa lạ trên quê nhà của mình. Tủi vì họ không được chấp nhận. Khi người anh không nhận đứa em trong cơn nguy khốn của mình trở về thì là bất nghĩa. Khi lãnh đạo không nhận đồng bào của mình trong lúc khó khăn thì gọi là bất nhân. Làm lãnh đạo, làm con người mà bất nghĩa, bất nhân thì làm sao tạo được lòng tin. Lãnh đạo bất nhân, bất lực, bất tài chỉ khiến cho dân đã khổ càng thêm khổ. Dân buồn, dân tủi vì lãnh đạo quê nhà từ chối họ, họ trở thành người lạ ngay trên chính quê hương mình.   Trở về vì không còn chút gì trong tay để sống. Trở về với cái túi đã cạn sau bốn tháng không được làm việc. Trở về vì bế tắc không còn đường thoát. Thế mà lãnh đạo địa phương bắt phải trả tiền cho những xét nghiệm, trả phí cách ly một ngày 80.000 tiền ăn và 40.000 chi phí khác. Tiền đâu dân đóng? Các ông đang nghĩ gì vậy? Nếu còn tiền họ đâu có nghĩ đến chuyện trở về để làm phiền các ông? Các ông tàn nhẫn quá, bóp cổ, vét hết túi tiền của dân chăng? Xét theo luật, xét nghiệm và chữa trị cho người nhiễm virus là miễn phí, sao các ông lại tính chuyện bóp cổ dân nghèo? Bòn rút đến nước ấy thì tệ quá.   Những cuộc trở về với máu nước mắt và buồn tủi như thế vẫn đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này. Bao giờ mới chấm dứt những cuộc di tản đau buồn đó. Và biết đến bao giờ dân nghèo mới bớt khổ đau? Thương quá đồng bào tôi ơi!  
......

Đảng họp trung ương, dân bỏ phiếu bằng chân “về quê tự phát”

Gió Bấc’s blog Trong hội trường máy lạnh, Trung Ương Đảng đang tán tụng nhau bản hùng ca “chống dịch như chống giặc” thì từ khu trọng điểm kinh tế phía Nam, đoàn người dân lũ lượt ngược bắc, xuôi nam “về quê tự phát”. Sau bốn tháng phong thành, đã có ba đợt tháo chạy trong cùng cực tuyệt vọng bất kể ngày đêm, bất kể phương tiện, bất chấp “sự quan tâm”, “hỗ trợ”, chốt chặn của công an, quân đội. Dân tháo chạy bằng xe máy, xe đạp, trốn trong xe đông lạnh, bằng chính đôi chân và xe tự chế. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân bất tín nhiệm với chiến lược chống dịch, an dân, phục hồi kinh tế. Chiến lược “chống dịch như chống giặc” với “mục tiêu kép” của Chính Phủ Phạm Minh Chính đã vận hành với sức mạnh đàn áp ghê gớm nhất, huy động cả “hệ thống chính trị” và tất cả các lực lượng vũ trang từ dân phòng, công an, quân đội xây chiến lũy. Công cuộc an dân cũng được chăm chút cao độ huy động từ bà tổ trưởng dân phố đến quân đội chính quy đủ các binh chủng Bộ Binh, Thiết Giáp đều vào cuộc để “đi chợ hộ”, Hải Quân, Không Quân chở rau cải, thực phẩm đi từng ngõ, gõ từng nhà trao quà cứu trợ, không để ai tụt lại phía sau… Chủ trương đúng, khó là do biến chủng Delta !!! Chiến lược chống dịch đã được vận hành tốn kém có thể nói là cao nhất thế giới về chi phí truy bắt covid trong lỗ mũi người dân. Trung bình mỗi người dân được ngoáy ít nhất mỗi tháng 1 lần, người sống trong vùng đỏ ít nhất trên 10 lần. Chi phí tìm 1 con virus ở Hà Nội lên đến trên 30 tỷ. Chi phí truy quét đại trà ở TP,HCM riêng tháng 8 đã tương đương với Quỷ Vacxin vận động trong cả nước.. Kết quả đã truy bắt hàng chục vạn lượt F0, F1 cho vào các Khu Cách ly, Bệnh viện dã chiến được xây dựng thần tốc. Kết quả như ý, F0 đã giảm song hành với số tử vong cao ngất ngưởng. “Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 4-10 là 19.845 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm. So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ”. (1) Ngày 4-10, trong hội trường máy lạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã long trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4. Trong đó đánh giá công cuộc chống dịch bằng những khẩu hiệu rỗng tuếch “Toàn hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; và bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19 gây ra”. Cùng với não trạng và lập luận muôn thuở thất mùa là bởi thiên tai, ông Trọng cáo buộc những hậu quả xấu lần này là do “biến chủng mới – Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng lớn…” (2) Khổ thay, ông Trọng quên rằng biến chủng Delta này hoành hành trên toàn thế giới chứ đâu chỉ ác cảm với người dân Việt nhưng cả thế giới lấy đâu ra cuộc tháo chạy kinh hoàng của người dân rời khỏi vùng trọng điểm kinh tế Phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An mà mấy chục năm qua họ đã xem là đất lành chim đậu. Chạy vì quá sợ chống dịch như chống giặc Từ tháng bảy đến nay, người dân đã ba lần cuống cuồng đào thoát theo từng đợt tăng cường giãn cách theo chỉ thị 16, 16+ dù phải vượt qua các chốt chặn kẽm gai, dùi cui của lực lượng kiểm soát. Hình ảnh này như tái hiện lại khung cảnh mùa hè đỏ lửa 1972 người dân bỏ nhà, bồng bế nhau tị nạn cộng sản trên đại lộ kinh hoàng (quốc lộ 13), đại lộ máu (quốc lộ 1) dưới tầm pháo 130 ly, súng phòng không 12 ly 8 của Quân Giải Phóng.   Ngày 30-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có công văn chỉ đạo TP. HCM và các tỉnh mở cửa mà vẫn phong thành, dân ở đâu thì vẫn ở đó nhưng thép gai, rào chắn không còn đủ sức ngăn cơn cuồng nộ, bản năng tìm chốn sinh tồn của hàng vạn người dân. Ngày 02-10, khi những pháo đài không còn đủ sức cầm tù người dân nhập cư, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên tiếng trên truyền thông. lưu ý các địa phương tuyên truyền vận động người dân ổn định cuộc sống, không di chuyển tự phát. Trường hợp người lao động quyết tâm về quê thì tổ chức đưa đón có trật tự, an toàn, không gây ách tắc… (3) Nhưng cũng theo kịch bản muôn thuở của nhà sản, mọi chỉ đạo đều mang tính nước đôi. Chính quyền luôn ưu ái ban ơn trên báo đài. dân thì cắn răng thọ hưởng đói nghèo bị hành hạ. Trên mạng xã hội lan truyền clip hình hàng chục người dân cầm nhang quỳ lạy công an như tế sao để được thông chốt về quê. Ngay báo chí lề phải cũng đăng thông tin dân phòng dùng gậy đánh dân dã man vì muốn vượt chốt về quê (4). Cách thức “tổ chức đưa đón có trật tự, an toàn, không gây ách tắc” của ông Thủ Tướng là như vậy đó. Đặc biệt cuộc tháo chạy “về quê tự phát” lần này bắt đầu từ đêm 30-9 hạn cuối của đợt giãn cách, TP. HCM và các tỉnh đang rục rịch mở cửa bình thường mới, cơ hội việc làm, thu nhập đang hé mở. Truyền thông nhà nước TP.HCM cũng rầm rộ hô hào về gói cứu trợ mới tới 7,2 triệu người dân mỗi người 1 triệu đồng không phân biệt tạm trú hay thường trú… Sức chịu đựng sự hỗ trợ, sự quan tâm, sự giúp đỡ của quân đội, của chính quyền đã tới giới hạn cuối cùng, người dân đã tuôn chạy đến ngày 4-10 vẫn chưa ngơi bớt. Đi liều lĩnh bất cần sống chết Cuộc tháo chạy miệt mài của trên 100.000 người dân khắp bắc, trung, nam diễn ra trước, ngay và sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nhả ngọc phun châu là tiếng nói phản kháng tuyệt vọng với quyết sách chống dịch bằng bạo lực tàn khốc, dồn người dân đến mức nghèo khó cùng cực, sự túng quẫn tinh thần không còn ý thức về sự an toàn thân thể tính mạng. Cách đi phổ biến của người dân là cả gia đình gồm con người và tài sản chất lên chiếc xe máy chạy hàng trăm, hàng ngàn cây số từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về chót mũi Cà Mau, hay ngược ra Huế, Cao Bằng, Lạng Sơn đã là sự đánh liều. Thế nhưng có những cuộc hành trình còn cơ cực, nghiệt ngã hơn. Hàng trăm người đã đi bộ về Trà Vinh hay ra Nghệ An. Ngay trên báo chí lề phải chuyên bưng bô xưng tụng các chủ trương đúng đắn của đảng, nhà nước vẫn không thiếu những câu chuyện khó tin có thể xảy ra trong xã hội văn minh hiện đại của xứ thiên đường. Tối 3-10, tiếng cót két phát ra từ chiếc xe đẩy vang lên dọc quốc lộ 1, huyện Bình Chánh TP.HCM khiến nhiều người chú ý tìm hiểu, Hóa ra, một người cha đẩy 2 con trai trên xe tự chế đi bộ từ Đồng Nai về Trà Vinh sau nhiều tháng mắc kẹt vì phong tỏa. (5) Đoạn đường này ngót nghét 400 km, phải qua ranh giới của 6 tỉnh thành tức là 6 ải chốt chặn. Anh sẽ đi trong bao lâu? Sẽ phải quỳ lạy bao nhiêu lần và hứng chịu bao nhiêu đòn roi? Chắc hẳn đây là người cha nghị lực và thương con nhất trên gian. Hai đứa trẻ nếu sống sót khi lớn lên sẽ hiểu sâu sắc hơn ai hết thế nào là thiên đường xã hội chủ nghĩa và sự quan tâm của Đảng với dân. Sinh nở xưa nay là chuyện vượt cạn, thai phụ sắp sinh là giai đoạn sức khỏe mong manh nhất của đời người cần được nâng niu bảo vệ với điều kiện tiện nghi an toàn cao nhất. Ấy vậy mà người ta gặp trên đường quốc lộ đoạn Tiền Giang, anh chồng Võ Tấn Lộc (30 tuổi) đeo balo trước ngực, đạp xe đạp chở vợ là Ong Thị Bé Kiều (28 tuổi) từ TP.HCM về Sóc Trăng chờ sinh con. Không chỉ vậy, chằng theo phía sau còn một giỏ đồ. (6) Anh Lộc chắc hẳn không muốn giành danh hiệu kiện tướng xe thồ đường dài, cũng không muốn đưa người vợ trẻ du hành về nguồn bằng phương tiện thô sơ, nguy hiểm này. Nhưng vì đâu nên nỗi? Cuộc hồi hương sinh tử của thai phụ sắp sinh như chị Bé không phải là cá biệt.    . Trên đường về quê khi Long An nới lỏng giãn cách, sản phụ K.H bị đau bụng dữ dội, chảy nhiều máu… ngay tại chốt kiểm dịch. Khi không được “thông chốt” Long An về Đồng Tháp, chị K.H đã bị thai lưu (thai chết lưu khi còn trong bụng mẹ). Sáng 3/10, đại diện UBND huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) cho biết: “Tổng có 21 thai phụ gần đến ngày sinh được huyện hỗ trợ về quê những ngày qua. Trong đó, một sản phụ đã sinh nở thành công, một sản phụ bị lưu thai tại Trung tâm y tế huyện”.(7) Người già, người nghèo chết vì thiếu vacxin, thiếu thuốc, thiếu máy thở. Trẻ con chưa kịp chào đời chết trong bụng mẹ ngay tại chốt kiểm dịch vì không được thông chốt. Sự quan tâm và hổ trợ, chủ trương chống dịch đúng đắn của đảng và chính phủ Việt Nam sao quá đỗi phũ phàng! Quê hương đón người về bằng súng đạn? Sự khốn cùng của những người dân hồi hương, hồi gia không chỉ xảy ra trên phần đất ngụ cư, trên con đường về quê nhọc nhằn mà còn tiếp tục chờ đón họ ờ chính tại quê nhà cũng do chính sách bạo lực khắc nghiệt “chống dịch như chống giặc”. Dù người dân về quê không là dịch, cũng không là giặc nhưng trong cách nhìn phân loại ứng xử đầy hoài nghi và phi nhân tính của chính quyền. họ bị tiếp nhận như là những tội phạm. Trên mạng xã hội mấy ngày qua lan truyền clip audio ghi lại cuộc trò chuyện điện thoại giữa đại tá Đinh Văn Nơi Giám đôc Công An tỉnh An Giang với một người được cho là bí thư tỉnh ủy tiền nhiệm. Nội dung câu chuyện cho thấy, Đại tá Nơi đã chống lại chủ trương của lãnh đạo tỉnh An Giang không tiếp nhận người dân hồi hương, thậm chí yêu cầu Công An dùng súng đạn đàn áp. Trong clip có đoạn ông Nơi tức giận văng tục phản ứng như sau: ”…ổng cứ phát biểu ổng đòi kêu công an với quân đội đi ga (ra), đó là xách súng xách đạn ga (ra). Tui không làm đó làm gì tui? Tui nói với anh đó, đem súng đạn ga (ra) này kia kia nọ, tui ga (ra) lịnh đó, đm tui không cho thằng nào được quyền, u mẹ, trấn áp dân, đm!” (8) Báo chí lề phải đăng đính chính cho rằng đây là clip lắp ghép. Tuy nhiên không nói rõ là lắp ghép chỗ nào trong khi câu chuyện trong clip liên tục và logich. Đặc biệt đối chiếu với thông tin báo chí công khai thì chủ trương An Giang không tiếp nhận người dân trở về là có thật, Ngày 1-10 Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó, An Giang sẽ không tiếp nhận các trường hợp người dân ở các tỉnh, thành tự phát trở về địa phương. (9) Chủ trương không tiếp nhận này đã thất bại, ngày 4-10, ông Nguyễn Thanh Bình – cho biết từ ngày 1 đến 4-10, số lượng người dân An Giang từ ngoài tỉnh tự phát trở về địa phương gần 30.000 người. (10) Bị cầm tù ngay trước cửa nhà Không tiếp nhận người dân quay về là khuynh hướng chung của hầu hết các địa phương. Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê. (11) Với não trạng coi dân là dịch, dù có về đến quê nhà sau 4 tháng tù đày trong pháo đài ở xứ người, người dân lại tiếp tục được chính quyền địa phương quan tâm cho ngoáy mũi và đưa đi cách ly tập trung. Ông Thủ Tướng đã đổi khẩu hiệu “sống chung với dịch”, TP.HCM đã cho F0 được cách ly tại nhà ấy vậy mà người hồi hương tự phát lại phải bị cầm tù ngay trước cửa nhà mình chỉ vì lý do là họ ở xa về. Ôi tình cảm quê hương, nghĩa đồng bào, ý đảng lòng dân sao mà thê thiết thế! Trong diễn văn khai mạc kỳ họp trung ương 4 này, ông Trọng nhắc nhở “tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” thì việc người dân tháo chạy về quê không chỉ là việc bỏ phiếu bằng chân bất tín nhiệm đến kinh sợ chính sách chống dịch tàn bạo của đảng, chính phủ Việt Nam. Nếu muốn mượn cớ chống dịch để đàn áp người dân thì đảng đã thành công, Nhưng xin nhắc với ông một quy luật cơ bản của Marx là “lượng đổi thì chất đổi”. Nỗi đau khổ chồng chất sẽ biến thành căm thù. Người dân không thể trốn chạy mãi, khi cùng đường sẽ đứng lên, nổi dậy. 1-https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-18h00-ngay-04102… 2-http://daidoanket.vn/toan-van-phat-bieu-khai-mac-hoi-nghi-trung-uong-4-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-5668135.html 3-https://tuoitre.vn/hang-chuc-ngan-nguoi-tiep-tuc-ve-que-cac-tinh-loay-ho… 4-https://plo.vn/an-ninh-trat-tu/lam-ro-clip-dan-quan-dan-phong-danh-dap-n… 5-https://tuoitre.vn/cha-day-2-con-trai-tren-xe-tu-che-tinh-di-bo-tu-dong-… 6-https://thanhnien.vn/chong-dap-xe-cho-vo-bau-8-thang-tu-tp-hcm-ve-soc-tr… 7-https://dantri.com.vn/xa-hoi/khong-duoc-thong-chot-san-phu-o-long-an-bi-… 8- https://www.youtube.com/watch?v=tWtYcxThljc 9-https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-giang-khong-tiep-nhan-nguoi-dan-tu-p… 11-https://tuoitre.vn/13-tinh-mien-tay-kien-nghi-tam-ngung-cho-nguoi-dan-ve…  
......

Báo Công An đòi "xử lý nghiêm" linh mục Đinh Hữu Thoại vì các bài đăng trên Facebook

RFA Ngày 3 tháng 10, Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an cho đăng tải bài viết với nội dung kêu gọi "xử lý" linh mục Công giáo Đinh Hữu Thoại vì các bài đăng mà ông thực hiện trên Facebook. Nội dung bài báo trên cho rằng vị linh mục Công giáo đã "vi phạm luật An Ninh Mạng" thông qua các bài đăng trên Facebook về việc Chính phủ Việt Nam lập Quỹ vắc-xin và kêu gọi người dân đóng góp. Trước đó, hôm 2 tháng 10, Đài truyền hình tỉnh Quảng Nam cũng cho phát sóng bản tin về linh mục Đinh Hữu Thoại, trong đó chỉ trích ông là "bôi nhọ, xuyên tạc công tác chống dịch" của Đảng và Nhà nước. Trả lời phỏng vấn của RFA, linh mục Đinh Hữu Thoại cho biết quan điểm của ông về vấn đề này: "Việc các cơ quan truyền thông chính thống của Việt Nam mà đăng tin như vậy, tức là quy kết tôi vi phạm luật này luật kia, rồi yêu cầu xử lý vân vân. Tất cả những điều đó là vu khống! Bởi vì chưa có một cái biên bản vi phạm nào được lập, chưa có một cơ quan nào khẳng định là tôi vi phạm cả, mà tại sao các cơ quan truyền thông của Việt Nam lại dám đưa tin như vậy? Cái đó hoàn toàn là vu khống." Linh mục Đinh Hữu Thoại cũng cho biết, ông đã bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam gửi thư mời làm việc về các bài đăng trên Facebook ba lần, nhưng ông đều từ chối tới làm việc. Lý do được vị linh mục đưa ra là trong giấy mời tới làm việc, cơ quan công quyền đã quy kết ông vi phạm pháp luật trước cả khi buổi làm việc diễn ra, nên ông cho rằng như vậy là sai nên từ chối. Ngoài ra, gần đây, trang Facebook cá nhân của linh mục Đinh Hữu Thoại cũng đã bị đóng không rõ lý do, ông không còn có thể truy cập, nên việc làm việc về tài khoản Facebook này theo ông là không còn khả thi. Trả lời về việc chính quyền gây khó dễ vì các bài đăng trên Facebook, linh mục Đinh Hữu Thoại nói: "Tôi hay là bất cứ người dân nào lên tiếng về vấn đề minh bạch của Quỹ vắc-xin, thì hoàn toàn chính đáng, không có gì là vi phạm cả. Những ai mà tấn công vào những người lên tiếng thì mới là những người vi phạm, xâm phạm vào quyền biểu đạt, xâm phạm tự do ngôn luận của người dân. Bây giờ, ai, người dân nào lên tiếng đều bị xử lý như tôi trong thời gian vừa qua thì cái đó phải gọi thế nào? Là một đất nước không có tự do ngôn luận, người dân bị bịt miệng. Chỉ có truyền thông nhà nước muốn nói gì thì nói, thậm chí là vu khống cho người khác thoải mái không có ai chế tài, muốn bịa đặt thế nào thì bịa đặt. Trong khi đó người dân người ta nói sự thật, chẳng qua là mất lòng thôi, không có vừa ý mình thì mình đem ra để xử lý, đấu tố, đó là cái cách mà họ đang làm đối với trường hợp của tôi" Quỹ vắc-xin được Chính phủ Việt Nam thành lập từ tháng 5/2021 với mục đích để mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước để tiêm chủng cho người dân. Theo số liệu cập nhật của Chính phủ, hiện Quỹ này có số dư hơn tám ngàn tỷ đồng.
......

Một thanh niên bị công an còng tay vào cửa, dí roi điện liên tục vào khắp người, bất chấp van xin: Phó Chủ tịch thị xã cho là chỉ “dọa” thôi

Công an thị xã Điện Bàn liên tục dùng roi điện dí vào nam thanh niên như con vật. Ba Sàm Hôm nay, nhiều báo loan tải thông tin và đoạn clip dài 40 giây, ghi lại cảnh một nam thanh niên bị còng một tay vào cửa sổ. Trong khi đó, một người mặc sắc phục cảnh sát liên tục dí roi điện vào khắp người thanh niên này, mặc cho la hét, van xin “con lạy chú”, cũng vẫn không tha. Sau khi công luận bày tỏ sự phẫn nộ về một clip cho thấy công an xã dí roi điện vào một thanh niên ở Thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, báo đảng dẫn phát ngôn của giới chức Phó chủ tịch Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam nói sự việc “chỉ là đùa giỡn chứ chưa xảy ra thương tích”. Dù cán bộ công an nói trên được biết đã bị tạm đình chỉ, tuy nhiên, dấu hiệu bao che cho hành động tàn ác, phạm pháp “kép” này là rất rõ (bắt giữ người, dùng nhục hình). Nếu không được công luận mạnh mẽ lên tiếng, lãnh đạo cấp trên chỉ đạo nghiêm túc, thì hành động này cũng như những hiện tượng tương tự vẫn sẽ tiếp tục diễn ra và không bị pháp luật trừng trị. “Dùng nhục hình thì gọi là biện pháp nghiệp vụ” Theo báo Zing, ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, đang chỉ đạo làm rõ vụ việc. Báo này cũng dẫn phản hồi của ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Điện Bàn: “Theo báo cáo sơ bộ của anh em, vụ việc này xảy ra khoảng ngày 8/9 tại phường Vĩnh Điện. Nam thanh niên tụ tập chuẩn bị kéo đi đánh nhau nên công an mời lên làm việc. Thời điểm này Điện Bàn đang thực hiện Chỉ thị 16. Vụ việc chỉ là đùa giỡn chứ chưa xảy ra thương tích.” Tờ Tuổi Trẻ dẫn giải thích của ông Hà: “Vào rồi răng đó, anh em cũng dọa tới dọa lui vậy thôi. Hiện công an tỉnh Quảng Nam đã làm việc rồi, tạm đình chỉ vị cán bộ công an trên để tiếp tục xác minh.”  Facebooker Hung Nguyen bình luận: “Đây là một trong các “biện pháp nghiệp vụ” của bọn “côn ăn vịt nôm” mà dân mình thường hay nghe cụm từ “bằng các biện pháp nghiệp vụ” chứ đâu. Toàn nhục hình, bức cung thế này bao sao không đầy các án oan và đầy các trường hợp “đi bán muối” khi bị “côn ăn” mời đến trụ sở làm việc.”
......

VN thừa nhận bắt giữ người cổ xúy cho Tuyên Ngôn LHQ về Quyền của Các Dân tộc Bản địa

Anh Dương Khải Chính phủ Việt Nam thừa nhận có bắt giữ nhà hoạt động cho quyền người bản địa, anh Dương Khải. Trang mạng của tổ chức Unrepresented Nations & Peoples Organization  (Nhân dân & Quốc gia chưa được đại điện-UNPO) loan tin vào ngày 30/9 như vừa nêu. Tin cho biết, trong văn thư gửi cho Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm 20/9, Chính phủ Việt Nam giải trình việc bắt giữ anh Dương Khải, một người gốc Khmer Krom, là cần thiết để duy trì sự đoàn kết dân tộc.  Vụ việc liên quan anh Dương Khải được UNPO công khai với quốc tế vào tháng tư năm nay. Theo đó, nhà hoạt động cổ xúy cho việc công nhận vị thế của người Khmer Krom tại Việt Nam bị bắt giữ chỉ vì sở hữu bản dịch Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Quyền của Các Dân tộc Bản địa. Vào tháng sáu vừa qua, một nhóm chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc đã gửi thư chung cho Chính phủ Việt Nam yêu cầu trả lời về việc bắt giữ anh Dương Khải . Thư của các chuyên gia độc lập Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ quan ngại về những đe dọa liên quan đến nỗ lực của anh Dương Khải trong việc phổ biến các tài liệu của Liên Hiệp Quốc; đặc biệt bản dịch Tuyên Ngôn LHQ về Quyền của Các Dân tộc Bản địa. Việc bắt giữ anh Dương Khải, 27 tuổi, được Liên đoàn Khmer Krom Campuchia cho biết diễn ra vào ngày 13/4 vừa qua. Anh này cùng gia đình lúc đó đang lao động kiếm sống việc tại Huyện Trảng Bon, tỉnh Đồng Nai. Quê quán của họ tại xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.  
......

Tin nóng: đảng viên Thẩm phán quận Hoàng Mai Tạ Văn Khương treo cổ tự tử

Le Anh   Theo thông tin từ Báo Công An Tp HCM, cụ thể là khi cơ quan chức năng phá cửa vào phòng làm việc, “phát hiện ông K. tử vong trong tư thế treo cổ”.   “Nhận định ban đầu, nguyên nhân ông Khương  tử vong do treo cổ tử tự”, theo BVPL, cơ quan của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết.   Theo thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 28.9, cán bộ tòa án thấy cửa phòng làm việc của ông Khương đóng nhiều ngày và có mùi hôi bốc ra, đã báo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra.   Sau khi phá cửa vào bên trong, lực lượng chức năng phát hiện ông Khương đã tử vong nhiều ngày trước đó, thi thể đang phân hủy.   Điểm đáng chú ý, trước đó, báo chí từng phản ánh việc thẩm phán Tạ Văn Khương bị 4 thanh niên lạ mặt dàn cảnh một vụ tai nạn giao thông, sau đó dùng hung khí hành hung, tấn công một cách “dã man” gây đa chấn thương vụ việc xảy ra vào ngày 2.10.2019.   Vợ thẩm phán Khương đã làm đơn đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ động cơ, mục đích đánh ông Khương của nhóm thanh niên. Điều làm cho dư luận ngạc nhiên không hiểu lý do gì mà ông Khương đã làm đơn bãi nại cho nhóm thanh niên hành hung mình.   Tại Việt Nam, nghề Thẩm phán là một trong những loại nghề kiếm tiền rất nhiều qua những công việc “chạy án”.   Thẩm phán là một nghề bị nhiều người dân lên án rất nhiều, nhất là qua các vụ xử đối với các nhà hoạt động bất đồng chính kiến theo chỉ thị của Đảng.   Không biết việc ông Thẩm Phán Khương treo cổ tự tử hay bị đầu độc rồi tạo dựng hiện trường giả có liên quan gì đến việc chạy án, ăn chia không đồng đều không?   Phải chờ các cơ quan chức năng điều tra rõ vụ việc.   Lê Ánh
......

Việt Nam đặt hàng ‘quan tài giấy’ từ Sri Lanka giữa lúc tử vong vì COVID-19 tăng cao

Quan tài giấy được sản xuất tại Colombo, Sri Lanka. VOA Tiếng Việt Truyền thông Sri Lanka hôm 24/9 cho biết hai container chứa 1.200 quan tài bằng giấy carton mà Việt Nam đặt hàng vừa được vận chuyển về Việt Nam, giữa bối cảnh làn sóng dịch thứ 4 bùng phát kiến cho số ca tử vong tại Việt Nam tăng đột biến và cao hơn cả tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên thế giới. Hợp đồng mua quan tài giấy là kết quả của cuộc thảo luận giữa các quan chức của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, công ty Sangnayake Thero của Sri Lanka tại Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng thành phố Dehiwala-Mt.Lavinia của Sri Lanka, tờ Daily Mirror cho hay. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đặt hàng mua quan tài giấy của Sri Lanka. Hợp đồng diễn ra giữa bối cảnh số ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam tăng cao kể từ đợt dịch bắt đầu từ cuối tháng 4. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, cho tới nay, đã có hơn 18.200 người tử vong tại Việt Nam vì COVID-19, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%). Nếu tính từ đầu dịch cho đến ngày 24/9, Việt Nam có 736.972 ca nhiễm, đứng thứ 46/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng nếu xét về tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, với bình quân cứ 1 triệu người có 7.489 ca nhiễm. Truyền thông Sri Lanka dẫn lời người sáng lập dự án, Ủy viên Hội đồng thành phố Priyantha Sahabandu, cho biết dự án làm quan tài giấy được thực hiện trên danh nghĩa những bệnh nhân đã tử vong vì đại dịch Corona, nhằm cung ứng quan tài giá rẻ và để bảo vệ môi trường. “Dự án này nhằm mục đích cứu trợ những người không có khả năng mua những chiếc quan tài bằng gỗ thông thường, có giá dao động từ 30.000 đến 40.000 Rupee (406 – 542 USD), để chôn cất hoặc hỏa táng những người thân yêu của họ đã chết vì COVID-19”, Daily Mirror dẫn lời ông Priyantha Sahabandu cho biết. Những chiếc quan tài giấy có giá khoảng 5.000 Rupee đã giúp cho thân nhân các nạn nhân COVID-19 tiết kiệm 5-7 lần chi phí. Ngoài ra, theo người sáng lập dự án của Sri Lanka, để làm một chiếc quan tài bằng gỗ, cần phải chặt đi 2 cây xanh. Do đó, việc sử dụng quan tài giấy ngày càng phổ biến ở Sri Lanka đã giúp nước này cứu hàng ngàn cây xanh và góp phần bảo vệ môi trường.
......

Tù chính trị/RFA blogger Trương Duy Nhất được gặp thân nhân lần đầu sau chín tháng

Blogger Trương Duy Nhất tại phiên toà ở Hà Nội hôm 9/3/2020 RFA| Tù chính trị và RFA blogger Trương Duy Nhất vào tuần rồi được gặp vợ lần đầu sau chín tháng qua. Tổ chức Dự án 88 đưa tin ngày 20/9, dẫn nguồn từ con gái ông Trương Duy Nhất cho biết như vừa nêu. Cuộc thăm gặp lần gần nhất trước đó được nói diễn ra vào ngày 3/12 năm ngoái. Thời điểm ấy không bao lâu sau khi tù chính trị Trương Duy Nhất bị chuyển đến Trại giam số Ba ở tỉnh Nghệ An. Lý do suốt thời gian qua ông Nhất bị mất quyền gặp thân nhân được gia đình cho biết vì dịch COVID-19. Tuy nhiên lý do này bị cho không phù hợp bởi đợt dịch thứ tư tại Việt Nam mới bùng phát vào cuối tháng tư vừa qua. Theo trình bày của con gái tù  chính trị Trương Duy Nhất qua lời kể của bà mẹ sau chuyến thăm thì ông vẫn bị giam ở Trại số Ba trong một căn phòng với 49 tù nhân khác. Họ phải ngủ trên sàn nhà cạnh nhau và mỗi người chỉ có khoảng hai mét vuông. Hằng ngày ông Nhất phải lao động chân tay từ bảy giờ sáng đến năm giờ chiều, năm ngày mỗi tuần. Giữa ngày được nghỉ một tiếng để ăn trưa. Tình trạng sức khỏe của ông không được tốt vì phải ngồi nhiều giờ để làm việc. Ông bị thoát vị đĩa đệm, bị dị ứng, đau lưng… Ông Trương Duy Nhất bị bắt lần đầu vào năm 2013. Ông từng là một phóng viên báo Nhà nước nhưng bỏ ra ngoài và lập một trang blog của riêng ông có tên “Góc Nhìn Khác’. Cáo buộc mà cơ quan chức năng ghép cho ông lúc đó là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân’ theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Ông bị tuyên án hai năm tù. Sau khi ra tù vào năm 2015, ông tiếp tục viết blog và đóng góp bài cho mục Blog của Đài Á Châu Tự Do. Vào tháng một năm 2019, khi đang có mặt tại Bangkok, Thái Lan để xin quy chế tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc, ông bị mật vụ Việt Nam bắt cóc đưa về trong nước. Hai tháng sau gia đình ông mới được thông báo về việc bắt giữ đó. Lần này ông bị cáo buộc tội ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ theo Điều 356, Bộ Luật Hình sự năm 2015, và bị tuyên án 10 năm tù.  
......

Báo giấy Việt Nam Thời Báo ra mắt bạn đọc

Quang Nguyên - VNTB| Ngày 11 tháng 9/2021 tờ báo giấy Việt Nam Thời Báo, thuộc Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam chính thức phát hành tại Hoa Kỳ, bản in sẽ được chuyển đến một số quốc gia trên thế giới. Báo giấy VNTB ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt khi Chủ Tịch Hội NBĐLVN Phạm Chí Dũng, Phó Chủ Tịch Hội Nguyễn Tường Thụy và cộng tác viên Lê Hữu Minh Tuấn bị nhà cầm quyền  Việt Nam bắt giam với những bản án bất công, nặng nề. Hai ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy đồng thời là ban biên tập tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo (www.Vietnamthoibao.org) Trang mạng VNTB đã bị chính quyền Việt Nam đánh sập hai lần, lần gần nhất khi chủ tịch Phạm Chí Dũng bị bắt tuy nhiên VNTB  đã nhanh chóng lấy lại được quyền kiểm soát. Đến nay chính quyền Việt Nam vẫn không bỏ ý đồ xấu, dựng tường lửa chặn độc giả trong nước, tấn công liên tục trang nhà của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ trước khi bị bắt và bị kết án tới 15 năm tù, Chủ Tịch  Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng đã có ý định xuất bản tờ báo giấy VNTB tại hải ngoại trong bối cảnh báo chí tư nhân vẫn chưa được phép hoạt động tại Việt Nam. Tờ báo giấy Việt Nam Thời Báo sẽ được xuất bản 3 tháng một lần tại Hoa Kỳ. Số đầu tiên nhằm ngày 11 tháng 9, kỷ niệm đúng 20 năm ngày nước Mỹ bị bọn khủng bố cực đoan Hồi Giáo tấn công, là một ngày đen tối, tang thương trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng đó cũng là ngày toàn dân đồng lòng, đoàn kết chống lại kẻ thù. Trong hoàn cảnh những thành viên chính của hội đang chịu bản án khắc nghiệt của nhà cầm quyền Việt Nam, đường đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vẫn còn dài, và còn nhiều gian khó. Việc xuất bản tờ báo giấy Việt Nam Thời Báo là một bước trưởng thành vượt khó khăn của hội cũng như khẳng định rằng Việt Nam Thời Báo và Hội NBĐLVN vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển không ngừng. Thành viên của hội vẫn không buông bút đầu hàng, việc bắt giữ các thành viên nòng cốt không thể bóp chết được Việt Nam Thời Báo cũng như không thể bóp nghẹt được khát vọng tự do báo chí, tự do ngôn luận. Nhân dịp này chân thành ghi ơn biên tập viên Tường Vân, nhà tài trợ Ngô Thái Văn, và người hoàn chỉnh bản layout, Ông Lê Châu An Thuận cựu sĩ quan hải quân – Quân Lực VNCH. Xin cảm ơn quý  cộng tác  viên và hội viên Hội NBĐLVN đã đóng  góp  bài vở  cho tờ báo giấy số 1 của  Việt Nam Thời Báo. https://vietnamthoibao.org/vntb-bao-giay-viet-nam-thoi-bao-ra-mat-ban-doc/  
......

Tổng Công ty 319 và cha con Phùng Quang Thanh

Thế là xong một kiếp ngươi. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có công góp phần tích cực giữ vừng tình hữu nghị giữa 2 nước Việt - Trung. Cũng nhờ sự tiếp tay của ông Thanh mà biển đảo bị mất, lãnh hải Việt Nam bị xâm phạm, tàu ngư dân bị đâm chìm ngay chính trong thềm lục địa của Việt Nam. Ở đời có những người khi chết để lại tiếng thơm, sự tiếc nuối khi ra đi, cũng có người khi mất đi để lại sự nguyền rủa của người đời. Fb Le Anh ***   Nhân về cái chết của tướng phò tàu, lược sơ bộ về thủ đoạn thâu tóm nền kinh tế do Cha con họ Phùng đối với tài sản quốc gia. Phạm Minh Vũ Đây chỉ là một con sâu trong bộ sậu, dùng quyền lực chi phối phá nát kinh tế quốc gia. Bài và ảnh lược từ trang chân dung quyền lực.   Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân như thế nào?   Nhân dân cả nước đều biết, Bộ Quốc phòng được xem như một quốc gia trong một quốc gia, tất cả thông tin liên quan đều nằm trong vùng cấm, cách ly hoàn toàn khỏi sự quản lý của Nhà nước. Về kinh tế quốc phòng cũng vậy, không một ai biết có bao nhiêu doanh nghiệp quốc phòng? tổ chức thực hiện kinh tế ra sao? Có ích gì cho đất nước hay không? Trong phóng sự này, chúng tôi hé mở một phần rất nhỏ trong muôn nghìn bí ẩn còn dấu kín sau cánh cổng mang tên Đại tướng Phùng Quang Thanh, nơi ông đã lũng đoạn quân đội, biến Tổng công ty 319 thành nơi danh chính ngôn thuận chuyển hóa tài sản của quân đội, của nhân dân thành tài sản riêng của dòng họ Phùng.   1- Vài nét về Tổng Công ty 319 và sự thăng tiến của Phùng Quang Hải   Sư đoàn 319 thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 7/3/1979 với nhiệm vụ huấn luyện bộ đội dự bị và tân binh. Ngày 03/4/1989, Bộ Quốc phòng chuyển Sư đoàn 319 thành Công ty Xây dựng 319. Năm 2006, ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2007 được trao quân hàm Đại tướng. Dưới thời ông, Công ty Xây dựng 319 có nhiều chuyển biến cùng với sự thăng tiến chóng mặt của cậu con trai Phùng Quang Hải.   Đầu năm 2009, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty 319; Ngày 04/3/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký Quyết định số 606/QĐ-BQP, chuyển Công ty Xây dựng 319 thành Công ty TNHH MTV 319, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc;   Ngày 15/12/2010, Phùng Quang Hải được Quân khu 3 phong hàm sĩ quan với Chứng minh Sĩ quan số 06031201; Ngày 23/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 3037/QĐ-BQP, thành lập Tổng Công ty 319 và bổ nhiệm Phùng Quang Hải làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên; Ngày 10/12/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 4799/QĐ-BQP, điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Nửa tháng sau, ngày 26/12/2011, ông Phùng Quang Thanh tiếp tục ban hành Quyết định số 561-QĐ/QUTW điều chuyển Đảng bộ Tổng công ty 319 về trực thuộc Quân uỷ Trung ương. Lúc này, Tổng Công ty 319 với 100% vốn nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp đã nghiễm nhiên trở thành sân sau của gia đình ông Đại tướng Phùng Quang Thanh. Mục đích đưa Tổng Công ty 319 về trực thuộc Bộ quốc phòng còn nhằm mục đích khác là để Chủ tịch HĐTV, Đại tá Phùng Quang Hải đủ tiêu chuẩn lên Tướng vào năm sau.   Hiện nay, Tổng Công ty 319 có tổng quân số trên 2.500 người và duy trì thường xuyên 5.000-7.000 lao động hợp đồng. HĐTV Tổng công ty gồm 5 người do Đại tá Phùng Quang Hải làm Chủ tịch; gồm 19 Phòng, Ban chức năng trực thuộc Tổng công ty; 1 Lữ đoàn Dự bị động viên (Lữ đoàn 379); Các Văn phòng đại diện tại TPHCM, Đồng bằng Sông Cửu Long và 25 công ty con:   7 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV 29; Công ty TNHH MTV 319.1; Công ty TNHH MTV 319.2; Công ty TNHH MTV 319.3; Công ty TNHH MTV 319.5; Công ty TNHH MTV xử lý Bom, Mìn Vật nổ 319; Công ty TNHHMTV 319 miền Trung;   7 Công ty Cổ phần (Tổng Công ty 319 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ): Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319; Công ty Cổ phần Xây lắp 319; Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng 319; Công ty Cổ phần Xây dựng thiết kế và Trang trí 319; Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản - Than Đông Bắc; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nha Trang;   11 Chi nhánh Xí nghiệp (hạch toán phụ thuộc): Xí nghiệp 9; Xí nghiệp xây lắp 10; Xí nghiệp 11; Xí nghiệp 296; Xí nghiệp xây dựng công trình 319.6; Xí nghiệp 319.7; Xí nghiệp 319.8; Xí nghiệp 319.9; Chi nhánh Miền Nam; Chi nhánh BOT 319 Sông Phan; Chi nhánh Hưng Yên;   2 Công ty liên kết: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội; Công ty TNHH 2TV BOT Quốc lộ 1A;   Và theo đề án “Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp quân đội giai đoạn 2014-2016” của Ban Chỉ đạo Đổi mới & Phát triển Doanh nghiệp Quân đội, sắp tới, Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11) sẽ được sát nhập vào Tổng Công ty 319.   2- Một số dự án lớn điển hình của Tổng Công ty 319   Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 đi tới đâu lấy dự án cũng đưa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh ra dọa, không một nơi nào từ TW xuống địa phương dám từ chối các dự án mà Tổng Công ty 319 đề nghị tham gia. Ngoài việc lũng đoạn các dự án quốc phòng, 319 còn lấn sân qua nhiều dự án dân sinh khác. Điểm qua một số dự án cộm cán của công ty 319 trong 3 năm 2012-2014:   (1) Các dự án BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) và BT (Xây dựng-Chuyển giao) Dự án đầu tư (BOT) mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn, Thanh Hóa-Cầu Giát , Nghệ An (3.700 tỷ); Dự án đầu tư (BOT) nâng cấp mặt đường QL1A đoạn Phan Thiết-Đồng Nai (2.200 tỷ); Dự án đầu tư (BOT) mở rộng nâng cấp QL20 từ Bảo Lộc đi Đà Lạt (4.600 tỷ); Dự án đầu tư (BOT) cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang liên danh cùng tập đoàn Đại Dương, Vinaconex (4.213 tỷ); Dự án đầu tư (BT) đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (11.300 tỷ); Dự án đầu tư (BT) xây dựng cầu đường Bình Tiên nối Q6, Q8, Bình Chánh, TP.HCM (2.382 tỷ); Dự án đầu tư (BT) xây dựng Trường trung học Phòng không Không quân, Trung tâm huấn luyện F371 và dự án hoàn vốn khai thác khu đất tại Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội; Dự án đầu tư (BT) xây dựng sân bay phục vụ mục tiêu huấn luyện của Trung đoàn không quân 920, Quân chủng Phòng không Không quân và dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa; V.v...   (2) Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản Dự án ĐTXD công trình nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Dự án Trung tâm Thương mại và khách sạn 4 sao tại lô đất 62 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa; Dự án khu đô thị mới Lạch Tray Village tại P. Thành Tô, Q. Hải An, Hải Phòng; Dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội; Dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội; Dự án khai thác vị trí hiện hữu của Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tại Đà Nẵng; Dự án di chuyển trận địa pháo C73/E280/F361 và triển khai dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ Quân đội trên khu đất trận địa pháo cũ tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội; Dự án nhà ở cán bộ Quân chủng Phòng không Không quân tại số 40, ngõ 183, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội; Dự án ĐTXD, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Minh Khai mở rộng tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên; Dự án khu nhà ở cán bộ Viettel tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; V.v... Các dự án trên chủ yếu là chuyển đất quốc phòng thành đất dự án rồi giao cho Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư, mà ai cũng biết, đất quốc phòng thì bao la bát ngát và lại thuộc vùng cấm chỉ riêng Bộ Quốc phòng quản lý, nên chẳng ai dám thanh tra, xét hỏi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải, mục đích trong văn bản thì rất hợp lý như “xây nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”. Thực tế, cán bộ chiến sĩ đa số là không có tiền nên hầu hết đều phải vào doanh trại mà ở, chỉ những người có tiền mới được vào ở nhà TCT 319 xây cho “cán bộ chiến sĩ”. Khoản lớn chênh lệch khổng lồ bán căn hộ đó sẽ vào túi ai? Nhắm mắt cũng có thể đoán ra.   Mời quý độc giả xem qua một số văn bản “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng”, cướp tài sản quân đội và nhân dân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh - Về dự án Xây dựng khu nhà ở cán bộ của Quân chủng Phòng không Không quân, ngày 20/9/2013, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã ra văn bản về việc “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ…”, đề xuất Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư! Thế là 3.000m2 tại trung tâm Hà Nội nghiễm nhiên thuộc về Tổng công ty 319, không biết bao nhiêu cán bộ Phòng không Không quân được cấp nhà, bao nhiêu bán ra ngoài?   - Về dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa:   • Ngày 12/4/2012, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký văn bản số 1035/BQP-TM gửi UBND Tỉnh Khánh Hòa về việc quy hoạch đất quốc phòng và đưa phần đất 1.861.936m2 và việc xây dựng Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ, Tài chính-Du lịch Nha Trang. • Ngày 30/6/2014, UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra thông báo số 330/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trên và giao cho Liên danh Tổng công ty 319 và Công ty CP Đầu tư BĐS Thành Đông thực hiện:   - Với chỉ thị miệng của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngày 2/7/2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi 60.000m2 tại bán đảo Tuần Châu (do Bộ đội Biên phòng quản lý) về giao cho Tổng công ty 319 với “mục đích quốc phòng”! theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất!?   - Về dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, Tổng công ty 319 cũng trở thành nhà đầu tư chỉ bằng một văn bản “chỉ định”: Không lạ, mới chỉ 3 năm kể từ khi Tổng Công ty 319 trực thuộc Quân ủy Trung ương, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, thì Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải với chiêu bài quen thuộc: “mục đích quốc phòng”, “nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”… đã cùng nhau vơ vét được khối tài sản khổng lồ, ăn trên đầu trên cổ trên xương máu các quân nhân chân chính, lừa dối cả Dân tộc này.   Tài sản gia tộc họ Phùng   Về bất động sản   Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang sở hữu 06 biệt thự, căn hộ hạng sang với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng, chưa tính chi phí xây dựng, cải tạo, nội thất sẽ còn lớn hơn nhiều:   (1) Căn biệt thự số BL07-01 tại đường Bằng Lăng 07, Khu đô thị Sinh thái Vinhomes Riverside (Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội) được mua với giá 31,7 tỷ đồng ngày 19/10/2011. (2) Căn biệt thự số BL07-02 sát bên cạnh căn BL07-01 được mua cùng thời điểm 19/10/2011 với giá 30,2 tỷ đồng. Hai căn biệt thự trên đã được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với tổng trị giá 61,9 tỷ đã được đập bỏ sau đó sát nhập, xây dựng lại thành một căn biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside (3) Căn biệt thự số BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, cũng thuộc Vinhomes Riverside được mua cùng thời điểm ngày 19/10/2011 với giá 31 tỷ đồng, căn này do Phùng Thị Thu Huyền (sinh năm 1982, con gái ông Phùng Quang Thanh) đứng tên. Căn biệt thự BL04-07 được Phùng Quang Hải mua với giá 31 tỷ đồng cùng ngày 19/10/2011 và cho em gái là Phùng Thị Thu Huyền đứng tên (4) Căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) được mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ tương đượng khoảng 35 tỷ đồng. (5) Căn biệt thự rộng 1.000m2 tại Khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) được mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng. Vị trí căn biệt thự tại khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng (6) Căn hộ hạng sang A2, tầng 20 tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, Nha Trang (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.   Về siêu xe, du thuyền   Bỏ qua nhiều loại xe hạng sang trọng mà Phùng Quang Hải đang sở hữu, gần đây Phùng Quang Hải đã đặt mua thêm chiếc siêu xe và du thuyền với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng:   - Ngày 10/10/2014, Phùng Quang Hải đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản đặc biệt có tên Đông Sơn (chỉ có 6 chiếc trên toàn thế giới) với giá 46 tỷ đồng.   - Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, dùng danh nghĩa công ty công ty TNHH Tràng An để ký hợp đồng với công ty TNHH Sài Gòn Xây dựng Du thuyền (địa chỉ số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM) đặt mua chiếc du thuyền Manhattan 63 có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng.   Đấy là chưa kể những tài sản giá trị khác mà Phùng Quang Hải đang sở hữu hàng loạt, chẳng hạn như bộ sưu tập điện thoại, đồng hồ đang để trong căn biệt thự Bằng Lăng.   Đại tá Phùng Quang Hải có sở thích quái đản chinh phục các người đẹp, đặc biệt thích gái đã có chồng.
......

Giãn cách dính chùm, hết Sài Gòn đến Hà Nội

Hoàng Hải Vân Nếu cho rằng phải chấp nhận tình trạng đói khổ do mất sinh kế của một bộ phận đông đảo người dân và chấp nhận thiệt hại về kinh tế để áp dụng giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, thì những cảnh như thế này, diễn ra sáng nay 6-9 ở Hà Nội, như đã từng diễn ra ở Sài Gòn gần đây, đã và đang làm vô hiệu hoá những nỗ lực giãn cách. Hiệu quả của giãn cách đang trở về con số không, trong khi chi phí thực hiện giãn cách thì đè nặng chưa từng thấy đối với nền kinh tế và hàng triệu người dân phải nhận đồ cứu trợ nhưng vẫn khó mà thoát khỏi điêu đứng do bị giãn cách kéo dài. Sài Gòn sai, Sài Gòn đang sửa. Hà Nội lặp lại cái sai của Sài Gòn theo một cách khác. Sự dính chùm như thế này hoàn toàn không phải do người dân thiếu ý thức mà do chính quyền điều khiển. Nó thể hiện năng lực yếu kém không thể chấp nhận được của chính quyền địa phương, Sài Gòn trước đây và Hà Nội hôm nay. Nói “chống dịch như chống giặc” thì cần có chỉ huy thống nhất trên toàn quốc. Chính phủ đã sửa sai bằng việc thay Chủ tịch TP.HCM và thay luôn Trưởng ban chỉ đạo chống dịch của quốc gia với vai trò mờ nhạt bằng đích thân Thủ tướng. Nhưng chưa đủ. Chính quyền địa phương mỗi nơi vẫn đang làm mỗi phách. Dân tuân thủ giãn cách là dân ủng hộ các biện pháp chống dịch của Chính phủ. Nhưng dân không phải là những đàn cừu. Chính phủ không nên để chính quyền địa phương coi dân là đàn cừu, lúc thì bảo ai ở đâu ở yên đó, lúc thì điều khiển dính chùm lại với nhau, biến những nỗ lực của Chính phủ thành công cốc, chỉ có sự điêu đứng của dân là còn lại ! HOÀNG HẢI VÂN (Hình dân chúng tuân thủ sự kiểm soát của chính quyền nên dính chùm lại với nhau tại Hà Nội, sáng 6-9. Ảnh: Báo Tin tức của Chính phủ) P/s : Hãy nhìn bàn tay anh công an không đeo găng mà cầm hết giấy tờ của người này đến người khác, chỉ cần 1 trong những người đưa giấy bị nhiễm Covid-19 thì sẽ có bao nhiêu người lây nhiễm, chính quyền Hà Nội có biết không ?
......

Nguyên nhân chính của sự việc tranh giành đồ ăn là đem F0 vô đây rồi bỏ họ đói

Bệnh viện dã chiến Thới Hoà-Bình Dương 13.000 giường. Võ Khánh Tuyên khó và dễ...   Bây giờ mà vào các Bệnh viện điều trị Covid-có thể trừ Bệnh viện tư-thì có tiền bạn không chắc đã mua được đồ ăn thức uống, vật dụng cần thiết. Bởi không một ai bán cả. Còn đem từ ngoài vào, ngoài việc khó khăn trong việc mua cho được, thông chốt đến tận nơi... thì việc thực hiện quy trình đưa vào cũng không phải dễ.   Vậy mà dường như mọi chuyện cung cấp thiết yếu cho đội ngũ nhân viên y tế, cho toàn bộ bệnh nhân với số lượng khủng vẫn cứ nhịp nhàng và điều độ. Và tiếc thay... không hề có bóng dáng của "nhà nước " nào trong đó. Toàn bộ các suất ăn ngày 3 bữa, tã bỉm, khăn lau, nước uống, cháo sữa... đều do từ thiện đảm nhiệm. Nhiều khi cắc cớ nghĩ: nếu bị trục trặc một chút gì đó, thì cả ngàn con người đang điều trị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng không... mọi thứ vẫn đều đặn, nhịp nhàng, chu đáo không kể công, chường mặt... dù nhiều bệnh nhân vẫn cứ tưởng bệnh viện chu cấp...   Thành ra đọc bài báo này với cái thứ lý luận vô trách nhiệm của quan chức mà không khỏi giận dữ. Rằng:Vì các F0 được đưa về bệnh viện dã chiến chưa được lập danh sách nên KHÓ mà nhận được các suất ăn... dẫn đến sự kiện các F0 tấn công để giành các suất ăn.   Chỉ việc thống kê số lượng tương đối, phối hợp báo với các đơn vị từ thiện, bảo đảm cung cấp suất ăn cơ bản... mà không làm được, thì chúng làm được cái gì? Nghĩ mà tội nghiệp cho những hệ thống những nhà tài trợ: từ huy động tiền bạc, nhân lực vật lực, duy trì việc nấu suất ăn, vận chuyển cung cấp tận giường.... mà thua cái bọn than vãn chuyện thống kê giấy tờ...   ***** Bệnh viện dã chiến Thới Hoà-Bình Dương 13.000 giường. Nguyên nhân chính của sự việc tranh giành đồ ăn là đem F0 vô đây rồi bỏ họ đói, theo lời giải thích của lãnh đạo quản lý Bệnh viện dã chiến cơ sở Thới Hoà-Bình Dương là do chưa kịp lập danh sách.   Việc nhốt F0 không có triệu chứng trong khu cách ly mà thiếu tất cả, thậm chí đồ ăn không có thì làm sao họ đủ khỏe để chống chọi với dịch? Tại sao không để cho F0 tự ở nhà chăm sóc, điều cả thế giới đã làm từ rất lâu?   Nhốt không cho ăn, thuốc men không có, nếu trở nặng thì chỉ xác định chết là cái chắc, tại sao lại áp dụng bóc tách F0 một cách man rợ như vậy?   Đây là biện pháp chống dịch ngu dốt, cực đoan vì thế Việt Nam mới có nhiều ca tử vong như thế, hơn 12k ca tử. Hơn cả Thái Lan mặc dù Thái số ca nhiễm cao gấp 3 lần, nhưng tử vong Việt Nam vẫn cao hơn.   Chưa hết, xảy ra vụ việc này tuyên giáo đồng loạt lên bài nhắm mũi dùi vào Dân, cho rằng “Dân thiếu ý thức”? Dân nào thiếu ý thức? Các ông thử bị nhốt vô cớ và bị bỏ đói như họ thử xem ý thức có cao hơn họ Không?   Rồi tuyên giáo dùng những cáo buộc như muốn tống tù người Dân để mình thoát trách nhiệm vì đã bỏ đói Dân như: “thậm chí có người còn hô hoán kích động khiến đám đông xô đổ cả hàng rào, giành giật suất ăn” “Nhiều người không chỉ lấy một phần mà còn giật lấy 5 - 10 phần ăn...” Đó là những cáo buộc cực kỳ mất dạy của đám quan chức kém trí tuệ thừa lưu manh, để đổ trách nhiệm hoàn toàn lên đầu người Dân, để dư luận chỉ trích họ mà chẳng ai xét tới tính khoa học trong việc cách ly như thế là đúng hay sai, và việc bỏ đói họ là một việc không có gì to tát. Fb Phạm Minh Vũ    
......

Mạo danh nhân viên y tế chống dịch COVID-19 để bắt người bất đồng chính kiến

Ông Bùi Văn Thuận bị công an bắt giữ tại nhà riêng ở Thanh Hoá hôm 29/8/2021 Giang Nguyễn - RFA   “Số lượng công an đông khủng khiếp’ “Trước khi họ đến, họ ngắt điện và họ điều quân khắp các nẻo đường và em nghe dân kể lại nói là số lượng công an đông khủng khiếp mà họ chưa bao giờ được nhìn thấy luôn, kể cả những cuộc cưỡng chế họ cũng chưa bao giờ thấy quân đông như thế.” Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của tiếng nói bất đồng chính kiến Bùi Văn Thuận (40 tuổi), kể lại với Đài Á Châu Tự Do về buổi sáng ngày 30 tháng 8, khi chồng chị bị bắt vì những bài viết trên Facebook. Sự việc xảy ra vào tầm 8 giờ sáng tại thôn Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa. Lực lượng công an mặc đồng phục cũng như nhiều người mặc thường phục, bao vây nhà ông Thuận, được nói lên đến hàng trăm người. Một người nông dân làm ruộng và là hàng xóm, bà con với ông Bùi Văn Thuận đã chứng kiến vụ việc, kể lại: “Em mới đi ngoài đồng về, trước nhà em có cánh đồng mà em đang làm ở ngoài đồng thì em thấy trong nhà anh Thuận thì có 3-4  xe ô tô. Ô tô rất nhiều, đậu dọc đường, mấy chục cái. Người xung quanh của nhà anh Thuận thì cũng phải gần 100 người, và vòng ngoài, vòng xa đứng thì người ta không mặc quần áo của công an, họ đi xe máy, nói chung là vài ba trăm mét là có hai, ba người đứng bao vây.” Mạo danh nhân viên y tế, xông vào phòng ngủ Đại dịch COVID-19 đang bùng phát tại Việt Nam, Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc nhân viên y tế đến gõ cửa, có lẽ cũng dễ hiểu. Bà Trịnh Thị Nhung cho biết biện pháp mà Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Thanh Hoá đã áp dụng khi bắt giam ông Thuận: “Lúc tầm 8:15 thì em thấy bị mất điện. Toàn khu vực bị ngắt điện. Thì em mới dậy, em thấy có ba người mặc đồ của nhân viên y tế đứng sẵn ở trước cổng. Họ kêu mở cửa cho họ vào để khai báo y tế. Bọn em là người ở vùng khác đến đăng ký tạm trú ở đây thôi nên họ muốn bọn em khai báo y tế. Họ nói là họ đang gấp, muốn em mở cửa ngay để cho họ làm việc nhanh, họ còn đi đến nhà khác. Em mới mời họ vào cửa trước, vào phòng khách. Họ hỏi gia đình em hiện tại đang có mấy người? Em nói có hai vợ chồng với bé. Họ kêu em vào gọi chồng ra. Lúc đó ảnh đang ngủ. Em gọi ảnh, ảnh cũng đang mệt chưa có dậy ngay. Thì anh nhân viên y tế hỏi nhà vệ sinh ở đâu, cho ảnh đi nhờ một chút. Em chỉ ra phía sau thì lúc đó anh ta xông vào phòng. Anh Thuận cũng đang vừa dậy chuẩn bị đi ra thì anh ta khống chế và còng tay anh Thuận lại”. Công an đã đọc lệnh bắt, nói rõ ông Thuận đã có hành vi “sử dụng tài khoản Facebook ‘Thuan Van Bui’ tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông bị bắt căn cứ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự. Cả chồng lẫn vợ đều bị còng tay. Công an cũng đã thi hành lệnh khám xét, chị Nhung nói, lúc đó bé gái 5 tuổi thức dậy khóc vì không thấy cha mẹ. Ông Thuận đã có một yêu cầu với cán bộ rằng không để cho bé ra ngoài phòng chứng kiến cảnh ông bị bắt. Họ đã đáp ứng yêu cầu và cử người vào phòng cho bé nín khóc. ‘Sai với nhà cầm quyền, không sai với dân’ Riêng ông Thuận và bà Nhung giữ bình tình không sợ hãi, vì vợ chồng đã chuẩn bị tinh thần rồi. Bà Nhung nói bà biết sẽ có ngày chồng mình bị nhà cầm quyền bắt giữ. “Thường những người đấu tranh lên tiếng về cái xấu thì bao giờ cũng nằm trong cái nguy hiểm có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Em biết anh hay lên tiếng để bảo vệ quyền của con người nên em cũng chuẩn bị tinh thần, cũng không run sợ. Tại vì em biết anh ấy không sai, không làm sai. Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cả nên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩn cao đầu với họ chứ em không hề sợ.” "Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cả nên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩn cao đầu với họ chứ em không hề sợ.” -Chị Trịnh Thị Nhung Một người bạn của ông Bùi Văn Thuận, xin phép giấu tên vì lý do an ninh, chia sẻ ông Thuận đã trong trạng thái có thể bị bắt bất cứ lúc nào từ năm 2016. “Theo mình biết thì lần đầu tiên Thuận nghĩ rằng mình bị bắt là năm 2016 và Thuận cũng đã chuẩn bị tâm lý rồi, và chia sẻ với rất nhiều bạn bè, chứ không có giấu giếm gì hết. Cậu ấy xưa nay không có đảng phái, phe nhóm gì hết. Nhiều người thấy mức độ lên tiếng của Thuận khá là cứng rắn, thì có khuyên là tạm lặn đi một thời gian hay là trốn đi nước ngoài. Nhưng Thuận thì luôn luôn từ chối. Anh trả lời rằng, nếu đã đi như vậy thì anh đã đi từ năm 2016 và nếu đi thì nó sẽ mất đi tính chính danh của mình để mà đối diện với lại nhà cầm quyền hay an ninh khi làm việc. Thuận nói “thà để cho nó ghét chứ không để cho nó khinh’”. Ông Bùi Văn Thuận có trang Facebook Thuan Van Bui – “Cha dà (Cha già) Dân tộc”, nhiều lần bị khóa tài khoản Facebook cá nhân, như khi ông phê bình thương hiệu xe hơi VinFast hồi tháng 2/2021. Facebook lúc đó trả lời với Đài Á Châu Tự Do rằng họ không bình luận trên những tài khoản cá nhân vì lý do quyền riêng tư và an ninh. Người bạn ẩn danh của ông Thuận nhấn mạnh, ông không phải là nhà hoạt động vì nhân quyền hay tự do dân chủ, mà chỉ là một tiếng nói bất đồng chính kiến. “Thuận cũng chỉ là một nhà bất đồng chính kiến. Nhưng ở Việt Nam, việc bắt các Facebooker bất đồng chính kiến cũng không phải là hiếm. Nhưng trong số những người bất đồng chính kiến, có lẽ Thuận là người nói thẳng, nói thật, nói sâu vào vấn đề và dùng những ngôn từ rất sắc lẹm. Điều đó làm cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản cảm thấy có chịu. Bạn ấy buôn bán mật ong để kiếm sống, nhưng bạn bức xúc trước những bất công của xã hội, thì lên tiếng thôi. Nhưng nó đặc biệt hơn một cái là về mức độ lên tiếng, cũng có nhiều mức độ và nhiều cách để nói. Thuận nổi tiếng về những bản tin gọi là ‘bản tin chọi chó’. Trong đó cũng tiết lọ nhiều đến chuyện thâm cung bí sử”. Thu cả mật ong Trong lúc công an khám xét nhà ông Thuận, bà Nhung cho biết họ đã thu giữ quyển sách “Cẩm nang nuôi tù” của tác giả Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền Hà Nội bắt hồi tháng 10 năm 2020. Ngoài ra, không rõ vì lý do gì, công an cũng đã thu giữ một hũ mật ong chanh đào. Chị Nhung nói: “Hôm qua, lúc thu đồ đạc, những vật dụng trong nhà của anh ấy thì họ có thu một lọ mật ong chanh đào của gia đình. Họ thu một quyển sách tên là ‘Cẩm nang nuôi tù’. Họ bắt anh ấy ký vào quyển sách đấy và họ thu giữ. Còn cái lọ mật ong chanh đào, thì gia đình phản đối vì cái đó không có liên quan gì đến cuộc điều tra cả. Gia đình có phản đối là không được giữ lọ mật ong thì bên điều tra nói là họ sẽ thu giữ và họ không nói thêm gì cả”. Người bạn ẩn danh của ông Bùi Văn Thuận cũng ngạc nhiên, bật cười buồn bã: “Chắc nhiều khi mật ong chanh đào của “Cha dà Dân tộc” rất là nổi tiếng, rất ngon, chất lượng, thượng hạng tốt. Chắc là họ cũng muốn nghiên cứu cái gì đó về việc làm mật ong chanh đào, họ mới đem về để phục vụ công tác điều tra...”   Hoa Kỳ có tác động gì được lên nhân quyền tại VN? Facebooker Bùi Văn Thuận bị khởi tố chỉ vài ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong những cuộc đàm phán tại Hà Nội có lên tiếng thúc giục Việt Nam thả tù nhân lương tâm. Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), nhận định rằng người Việt Nam không nên trông chờ vào Hoa Kỳ, EU hay bất kỳ quốc gia nào khác đòi quyền công dân và con người của mình:  “Cộng sản Việt Nam phớt lờ đi các khuyến cáo của các quốc gia văn minh trên thế giới như EU, bây giờ là Hoa Kỳ. Vì lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng, nên họ không làm áp lực đủ mạnh hoặc họ sợ áp lực mạnh quá thì Việt Nam ngã về phía Trung cộng.  Thế nhưng theo tôi nghĩ người dân Việt Nam và giới đấu tranh Việt Nam phái tiếp tục đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để đòi lại quyền của mình thì khi đó cộng đồng quốc tế chú ý hơn, và có thể có những biện pháp tương ứng để trợ giúp. Nhưng trước hết, chúng ta người dânViệt Nam, giới đấu tranh phải cố gắng hơn nữa”. Theo tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ trên dưới 270 tù nhân lương tâm. Trước khi bị bắt, được biết ông Bùi Văn Thuận đã khẳng định và nhắn với bạn bè người thân rằng: 1. Ông không thuộc bất kỳ hội nhóm, phe phái, tổ chức nào, 2. Ông không nhận tội, không xin ân xá để hưởng khoan hồng hay trao đổi với nhà cầm quyền và 3. Ông không có nhu cầu đi tỵ nạn chính trị hay ra nước ngoài bằng việc trao đổi tù nhân lương tâm.  Bà Trịnh Thị Nhung, vợ ông cũng nhấn mạnh, trước khi bị bắt, ông hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm gì, có dấu hiệu muốn tự tử hay mắc bệnh COVID-19 gì cả. Báo Công An Nhân Dân của Bộ Công an và một số báo trong nước khác vào ngày 1/9 đưa tin Công an đã thu giữ tại nhà ông Thuận "6 máy tính, 3 iPad, 3 điện thoại di động và nhiều tài liệu, hiện vật có liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng".  Báo Công An Nhân dân trích dẫn tài liệu của  Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc ông Bùi Văn Thuận là đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải bài viết, hình ảnh có nội dung xâm phạm An ninh quốc gia. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-impersonate-medical-worker-fighting-covid-to-arrest-a-dissident-08312021204256.html?fbclid=IwAR1wCvVr6gzub851tWkM4S2RonHuCCCyNpGhwWFSwg883UN43lu2ujUcmrw  
......

Thầy giáo Bùi Văn Thuận bị bắt

Phạm Minh Vũ Ngày 29.08.2021 vào lúc 8 giờ  sáng, An Ninh điều tra Thanh Hoá đã ập vào nhà anh Bùi Văn Thuận đọc lệnh bắt và đưa đi. Anh Thuận bị bắt giữ và khởi tố theo điều 117 BLHS.   Anh là một nhà giáo dạy Hoá, sau này càng chứng kiến sự bất công trong xã hội Anh lên tiếng.   Thời gian gần đây, Anh Thuận không chỉ lên tiếng những vấn đề tham nhũng của quan chức mà anh ấy bán mật ong để góp một chút kinh phí hỗ trợ các quỹ TNLT, và khi dịch bệnh xảy ra, Anh cùng bạn bè dùng hết tiền lãi bán được, cùng với số tiền kêu gọi bạn bè để mua quà hỗ trợ cho người Dân nghèo yếu thế bị CP bỏ rơi.   Cá nhân tôi cho rằng, việc bắt giữ nhà giáo Bùi Văn Thuận là một hành động đàn áp những tiếng nói tri thức.   Thay vì bắt những quan tham đang hạnh hoẹ Dân thì lại bắt người luôn nói lên tiếng nói cho Dân yếu thế, oan ức.   Một thể chế quá bất nhân. Fb Phạm Minh Vũ *** Ông Bùi Văn Thuận, một trong những cây bút chỉ trích chế độ mạnh mẽ được nhiều người biết đến vừa bị bắt sáng nay 30/8/2021. Cơ quan An ninh Điều tra, công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định khởi tố ông Thuận ngày 29/8 và được Viện Kiểm Sát phê chuẩn ngày 30/8/2021.   Ông Bùi Văn Thuận sinh năm 1981, bị cáo buộc vi phạm điều 117-BLHS năm 2015 “Tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Đây là một điều luật bị giới luật sư, các nhà hoạt động cũng như các tổ chức nhân quyền trên thế giới chỉ trích là được nhà nước sử dụng và áp đặt tùy tiện nhằm bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến, đàn áp quyền tự do biểu đạt. Tội danh mơ hồ này có mức hình phạt từ 05 đến 20 năm tù giam, chưa kể hình thức quản chế sau án tù.   Trong một diễn biến khác, công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã gửi giấy mời thầy Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu đến trụ sở cơ quan này vào sáng 30/8/2021. Nội dung được ghi trong giấy mời là “để làm rõ hành vi đăng tải, chia sẻ, phát tán thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh covid-19 có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên không gian mạng”.   Vụ bắt bớ và sách nhiễu nhằm vào những người bất đồng chính kiến được thực hiện chỉ 4 ngày sau khi chuyến viếng thăm của bà Phó Tổng thống Hoa Kỳ K. Harris tới Việt Nam kết thúc.   Một số người nói rằng họ không ngạc nhiên về vụ bắt bớ, thậm chí đã chuẩn bị tư thế để bước chân vào “nhiệm sở bất đắc dĩ”. Fb Phạm Thanh Nghiên  
......

Pages