VỊ THẾ QUỐC GIA

Chỉ cần so sánh hai vấn đề đơn giản thế này là chúng ta sẽ thấy rõ chúng ta đang ở đâu so với thế giới về trình độ con người. Chúng ta xuất khẩu một lượng lớn các lao động sang các quốc gia khác tìm kiếm việc làm chủ yếu là bằng công việc chân tay, rất ít có được công việc bằng học thuật hay làm quản lý cho nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, chứ chưa nói tới các quốc gia với trình độ phát triển cao ở châu Âu. Nhưng ngược lại, những người nước ngoài đổ xô sang đất nước chúng ta làm ăn thì hoặc với cương vị đầu tư làm chủ, làm quản lý, hoặc với tư cách chuyên gia, lao động chất xám ở trình độ cao. Gần như chỉ có lực lượng lao động chân tay của Trung Quốc là đa số, nhưng họ đi theo diện đầu tư cùng các ông chủ của chính quốc gia này. Hơn thế, chúng ta còn đang phải xuất khẩu lao động ngay sang nước Lào và Campuchia để làm thuê cho họ với mức lương khá cao, gấp đôi hoặc gấp ba mức lương trung bình trong nước đang trả với công việc tương ứng. Và tình trạng thất nghiệp trong nước đối với lượng lớn cử nhân, thạc sỹ đang là gánh nặng đối với xã hội hiện thời. Nhìn vào đó để biết trình độ con người, bao gồm cả trình độ nhận thức và năng lực chất xám, của lao động trên đất nước ta yếu kém đến mức nào so với thế giới. Và đại đa số người dân kiếm đủ miếng ăn thì đã vỗ đùi mà ru nhau ngủ bằng một luận điệu nhỏ mọn rằng đất nước được như hôm nay là tốt rồi, ngày xưa còn không có cả củ sắn mà ăn. Tư duy như thế thì xứng đáng đi làm thuê và làm nô lệ cho các quốc gia khác đè đầu cưỡi cổ, hoặc mặc cả đủ các điều kiện trong làm ăn để bóc lột chúng ta chứ làm sao mà họ có thể làm chủ và phát triển được đất nước với tầm thức nô lệ như vậy. Quốc gia nào cũng chỉ nghĩ chỉ cần đủ miếng ăn qua ngày là hạnh phúc thì lấy đâu ra những sản phẩm khoa học cho những quốc gia với tư duy nhỏ mọn và trì độn như thế hưởng thụ? Nếu chỉ nghĩ đến củ sắn, củ mài được thay thế bằng cơm trắng, từ nhà tranh vách nứa thay bằng nhà chung cư hay nhà tầng bê tông cốt thép, mà không suy xét xem chúng ta có làm ra cái gì cho xã hội sử dụng hay không thì con người chúng ta tồn tại chỉ có phá hoại thêm chứ không có đóng góp gì được cho sự phát triển của loài người cả. Khác gì loài vật chỉ cần trao đổi chất và thay lớp da bọc bên ngoài trong suốt vòng đời ngắn ngủi của mình đâu. Muốn phát triển và xây dựng quốc gia phú cường, ít ra những người có nhận thức trong xã hội phải là những người biết tủi nhục đầu tiên trước sự tụt hậu, nghèo nàn và suy thoái của đất nước, từ đó tìm ra phương cách giải quyết cùng chính phủ và buộc chính phủ phải thực hiện, lúc đó dân tộc ta mới mong có cơ hội mà ngẩng đầu lên với thế giới bằng sự tôn trọng trong con mắt của bạn bè quốc tế trước trình độ của người dân chúng ta. FB Luân Lê
......

VÌ SAO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI

Tôi đã thực sự hiểu thêm vì sao nước Mỹ vĩ đại như vốn có ngay từ khi nó được khởi sinh hơn hai thế kỷ trước. Một cô bé 11 tuổi, nói về chuyện bầu cử tổng thống, chuyện của nước Mỹ, chuyện ủng hộ ứng cử viên nào, tranh luận ra sao với cha, mẹ và khuyên họ nên chọn ai vào nhà trắng từ vòng bầu cử sơ bộ. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Ước mơ của cô bé là sau này sẽ tranh cử tổng thống hoặc làm Thẩm phán toà án tối cao Mỹ. Cô bé 11 tuổi, học lớp 5, nói một cách trôi chảy và rành rọt về đất nước Mỹ, về bức tường Trump nói sẽ xây dựng ngăn giữa Mexico và Hoa Kỳ, và người Mễ phải trả khoản tiền cho việc xây dựng nó mà không phải Mỹ. Cô bé nói đến vấn đề di cư, nhập cư, vấn đề giáo dục và truyền thông. Cô bé 11 tuổi say mê nói về chính trị và không hề nao núng trước bất kỳ con mắt hay sự phán xét nào từ nhóm bạn cùng trường lớp. Cô bé thẳng thắn nói về nước Mỹ và nền chính trị Mỹ, một cách hào hứng và tường tận. Tôi đã hiểu vì sao nước Mỹ vĩ đại, và vì sao họ sẽ luôn vĩ đại, vì mỗi công dân Hiệp chủng quốc ngay từ khi còn bé đã được giáo dục về nhận thức chính trị, về trách nhiệm một người quốc dân, rằng mỗi người dân Hoa Kỳ là một người chủ đất nước và vì thế phải quan tâm đến nó, phải biết tìm hiểu và đấu tranh trên chính đất nước mình mỗi ngày. Chính trị, chính là cuộc sống của mỗi người dân. Và trên đất nước Việt Nam này có mấy người xứng đáng để đứng nói chuyện với một cô bé 11 tuổi trong video này? Chúng ta, đa phần là những đứa trẻ to xác mà chưa bao giờ lớn. Hãy biết xấu hổ với cô bé đang học tiểu học đó để trở thành một quốc dân thực sự. Lúc đó dân tộc này mới có cơ hội mở mày mở mặt và gây dựng nên một quốc gia cường thịnh, văn minh, và sẽ có những đứa trẻ như tôi đang cảm thấy thán phục thực sự về tư duy của cô bé ấy. https://www.facebook.com/hoctienganh/videos/10156037270726110/ FB Luân Lê NHỮNG ĐỨA TRẺ LÀM NÊN NƯỚC MỸ Những đứa trẻ chưa đầy 06 tuổi và chưa đi học lớp 1. Nhưng hãy quan tâm xem tại sao lại có hẳn một chương trình (dài kỳ) dành cho những đứa trẻ như vậy lên truyền hình bàn thảo về cuộc tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống nước Mỹ? Tại sao chúng được ngồi nói chuyện một cách thoải mái nhất khi đối diện với người lớn, và trực tiếp trên truyền hình Hoa Kỳ? Tại sao một cậu bé 06 tuổi lại biết 44 vị tổng thống Mỹ trước đây đều là nam giới và đến lúc này là lúc dành ghế tổng thống cho phụ nữ đầu tiên? Và các cô bé bên cạnh cũng đồng quan điểm này? Hãy nhìn những đứa trẻ là tương lai của một đất nước được quan tâm, giáo dục và bảo vệ như thế nào, chúng ta sẽ thấy được vị thế và tầm vóc của quốc gia đó ra sao. Những đứa trẻ ở Mỹ được giáo dục và bảo vệ như thế nào về mặt luật pháp và đào tạo? Nếu bất kỳ ai đó bạo hành, chửi mắng, hay đánh đập trẻ, dù là cha mẹ hay người thân hoặc bất kỳ ai thực hiện hành vi bạo lực, bức hại hoặc chỉ là xúc phạm trẻ bằng những ngôn từ không được phép, nặng nề mang tính phân biệt, ngược đãi hoặc thô tục, những người này sẽ bị tước quyền nuôi con hoặc phải bị cách ly, xử phạt tiền hoặc thậm chí tù giam. Chúng được giáo dục rằng không ai được xâm phạm vào thân thể, sức khỏe hay tinh thần của nó, nếu ai đó tỏ ra cử chỉ âu yếm thì hãy đề phòng bởi có thể đó là hành vi ấu dâm và những hành vi đó là tội ác phải bị trừng trị theo luật pháp. Chúng được giáo dục rằng dù là cha mẹ, người lớn, thày cô hay bất kỳ người nổi tiếng nào cũng chẳng có gì đáng sợ hay phải tự ti khi tiếp xúc với họ. Hãy luôn nói lên quan điểm và bày tỏ chính kiến của mình, không ai được ngăn cản hay đe dọa hoặc bắt chúng phải im lặng. Những đứa trẻ luôn được động viên, khích lệ lên tiếng và nói lên ước mơ của mình, dù là trở thành bất kỳ ai, bất cứ thứ gì hoặc làm bất kể công việc nào, hãy tự do với chúng và hãy sãn sàng cho những ước mơ đó. Chúng không bị tước đoạt bởi những người lớn với suy nghĩ hạn hẹp, thiếu tri thức sẵn sàng gạt bỏ lời chia sẻ và mưu cầu của những đứa bé hoặc không cho tranh luận, không cho bày tỏ hoặc cố tình coi thường ước mơ của chúng bằng cách "đừng mơ mộng viển vông hão huyền, lo sống để ổn định và an thân đi" như ở xứ ta các bậc cha mẹ hoặc những ngôi trường giáo điều xã hội chủ nghĩa này hay mắc phải và phá nát tâm hồn, tư duy và trí tuệ các em. Giáo dục và luật pháp, sẽ quyết định nên những mầm cây hoặc là khỏe mạnh và có giá trị, hoặc tạo ra cả một bầy cừu trên một mảnh đất tan hoang với những chủ thuyết và ngôn từ sáo mòn đầy bức ép tư tưởng và thân phận con người.  
......

Giáo phận Vinh kêu gọi ký tên thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm họa Formosa

Giáo Phận Vinh vừa đưa ra một bản thỉnh nguyện thư trên mạng, kêu gọi người dân ký tên, với yêu cầu 75,000 chữ ký, để gửi tới chính phủ Đài Loan, các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhằm tạo áp lực yêu cầu Formosa Hà Tĩnh giải quyết thảm hoạ môi trường,  đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân Miền Trung. https://thamhoaformosa.com/ Đây là sáng kiến của Ban hỗ trợ môi trường của Giáo phận Vinh. Thỉnh nguyện thư gửi tới: Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Đài Loan; Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP); Liên Hiệp Âu Châu; Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu; các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế và những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường. Thỉnh nguyện thư kêu gọi sự ủng hộ để giúp giải quyết thảm họa Formosa. Một năm kể từ sau ngày xảy ra thảm hoạ môi trường biển tại các tỉnh Miền Trung. Hậu quả trước mắt và lâu dài của nó gây ra vẫn chưa hề được giải quyết. Dù chính quyền CSVN nói công ty Formosa đã đền bù 500 triệu Mỹ Kim, nhưng chỉ có khoảng 30% số tiền này được giải ngân. Với số tiền ít ỏi như vậy, cuộc sống ngư dân ở bốn tỉnh Miền Trung bị Formosa đầu độc đang ở cảnh khốn cùng. Mọi cuộc khởi kiện của ngư dân Formosa của các Linh Mục và giáo dân tại Nghệ An đều bị chính quyền ngăn chặn, đàn áp. Được biết, sau hai ngày kêu gọi ký trực tuyến, đã có hơn 61,000 chữ ký. Người đầu tiên ký vào bản thỉnh nguyện thư là Đức cha Paul Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh với lời nhắn: “…con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con…”. Trong bản thỉnh nguyện thư cho biết: “…chúng tôi rất cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quốc tế, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tiếng bênh vực, và có những hoạt động thiết thực để trợ giúp chúng tôi trong thảm họa này. Chúng tôi rất mong quí vị hữu trách trong chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước chúng tôi, tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Sau cùng, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án, và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân…” Tháng 4/2017 sắp tới sẽ đánh dấu 1 năm xảy ra thảm họa Formosa. Dưới đây là toàn văn thỉnh nguyện thư Kiến Nghị về việc Giải Quyết Thảm Họa Formosa Kính gửi: * Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Đài Loan * Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) * Liên Hiệp Âu Châu * Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu * Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế * Những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa môi sinh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một chi nhánh của Tập Đoàn Formosa Đài Loan – gây ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, điều mà người dân Việt Nam chúng tôi gọi là “Thảm họa Formosa”. Trước hết, chúng tôi tin tưởng các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các ngân hàng quốc tế, Liên Hiệp Âu Châu, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chính phủ và nhân dân Đài Loan là những người quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường sống và hệ quả của nó lên con người. Vì thế, chúng tôi gửi thư này đến quý vị với mong muốn nhận được sự trợ giúp để giải quyết thảm họa Formosa. Tháng 4/2016, Công ty Formosa đã thải một lượng lớn chất thải độc hại ra biển miền Trung Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hơn 250 km bờ biển làm sinh vật chết hàng loạt. Cá, tôm, san hô và nhiều loại thủy sản chết làm hệ sinh thái thềm lục địa miền Trung Việt Nam bị phá hủy, theo đánh giá phải mất hàng chục năm mới có thể khắc phục hậu quả này. Ngoài ra, độc tố từ chất thải công nghiệp đang tích tụ vào trầm tích đáy biển là hiểm họa có thể gây bệnh tật nguy hại cho tương lai lâu dài của người dân Việt Nam. Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, dị tật, quái thai, thần kinh… do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố kim loại nặng do Formosa thải ra tồn lưu trong biển. Kinh hoàng hơn nữa khi báo chí đã tiết lộ nhiều thông tin cho rằng, Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn chất thải rắn nhiều nơi trên đất liền và cả nguồn khí thải cũng chứa nhiều độc tố. Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi. Chính vì thế, chúng tôi rất cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quốc tế, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tiếng bênh vực và có những hoạt động thiết thực để trợ giúp chúng tôi trong thảm họa này. Cách riêng, chúng tôi rất mong quí vị hữu trách trong Chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước chúng tôi, tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Sau cùng, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân. Chúng tôi rất mong được sự trợ giúp từ quý vị. Chân thành cảm ơn! Các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp đồng ký tên. https://thamhoaformosa.com/
......

Nhìn lại EVN và Hố Hô từ ‘tạm ngừng cấp phép thủy điện’ của Thủ tướng Phúc

Mãi cho đến lúc này, thủ tướng đã nhậm chức được một năm là ông Nguyễn Xuân Phúc mới phát ra yêu cầu Bộ Công Thương tạm ngưng cấp giấy phép đầu tư cho những dự án thủy điện có thể “tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái”. Động tác này ngay lập tức đã nhận được sự ca ngợi của vài nhà báo bị xem là quá thiếu liêm sỉ vì chỉ biết “nâng bi” lãnh đạo. Cuối năm 2016, đã xảy ra vụ xả nước của Thủy điện Hố Hô ở Quảng Bình và Hà Tĩnh giết sống gần hai chục mạng người - một "quy trình tất yếu" vì đã không một tội phạm nào bị pháp luật xử lý vào năm 2013. Nhưng tất cả đều đã quá chậm. Hàng trăm dự án thủy điện đã quét đi hơn hàng trăm ngàn hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề và khốn đốn trong sinh hoạt. Tây Nguyên là một cái túi khốn quẫn như thế. Ngoài chuyện nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng rất cẩu thả, dẫn đến xảy ra hàng loạt tai nạn nghiêm trọng như vỡ đập, nứt đập… khiến người chết, nhà cửa, ruộng vườn bị hư hại, các công trình, dự án thủy điện đã làm Tây Nguyên mất 80.000 héc ta đất, gây xáo trộn sinh hoạt, sinh kế của 26.000 gia đình, phần lớn là người thiểu số. Một báo cáo của Ủy Ban Khoa Học-Công Nghệ-Môi Trường của Quốc Hội Việt Nam vào năm 2013 cho thấy có đến 30% đập chắn nước của các công trình thủy điện nhỏ chưa được kiểm định, 66% đập chắn nước chưa được duyệt phương án bảo vệ, 55% chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão… Cũng vào năm 2013, một tội ác ghê gớm đã được thi hành. Tháng Mười Một năm đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết tang thương của hơn 50 mạng người. Tuy nhiên sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.” Nhân quả là đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du “ ở nước ngoài. Được cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương “bảo kê,” hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá khổ, không chỉ vì quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền cùng kiệt của dân nghèo, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn là xả lũ lên đầu dân nghèo. Từ Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng trở xuống, đã không một kẻ nào phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những cái chết trên. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ, từ năm 2013 đến tận giờ này. Để đến cuối năm 2016, đã xảy ra vụ xả nước của Thủy điện Hố Hô ở Quảng Bình và Hà Tĩnh giết sống gần hai chục mạng người - một "quy trình tất yếu" vì đã không một tội phạm nào bị pháp luật xử lý vào năm 2013. Nếu vụ xả lũ của EVN ở miền Trung vào năm 2013 đã hoàn toàn bị chìm xuồng, thì vụ Hố Hô cũng mất tích trách nhiệm. Sau động tác “báo cáo xin ý kiến” của giới chóp bu Bộ Công thương với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Phúc đã hoàn toàn im lặng trước oan hồn hai chục dân nghèo ở Hương Khê. Thái độ cực kỳ tắc trách, vô cảm và đậm chất bao che đó đã khiến người ta liên tưởng lại thái độ hầu như giấu mặt của ông để có được một thỏa thuận nhận 500 triệu USD gọi là “tiền bồi thường” của Formosa.    Còn giờ đây, Thủ tướng Phúc ban bố yêu cầu “tạm ngưng cấp phép thủy điện” để làm gì? Hay chỉ nhằm xoa dịu dư luận và hợp thức hóa toàn bộ hậu quả của các dự án thủy điện mà trong đó ông Phúc cũng phải chịu một phần trách nhiệm? Nhiều người dân đã trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ cầm quyền. Theo  ijavn.org
......

Tiến trình bạo lực hóa xã hội

Trong vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò bạo hành của công an thường phục đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v.; bên cạnh hình ảnh công an cùng các lực lượng lạ - mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế thép - đánh đập những bà con phản đối Formosa. Khá rõ công an nay đã được phép, hay được lệnh, nâng cấp bạo hành lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp luật pháp xuống một tầng thấp mới. Có lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy "bạo lực cách mạng" của Lênin, hay lời dạy "sức mạnh từ nòng súng" của Mao Trạch Đông đã là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa Xã Hội Hiện thực từ ngày ra đời. Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn nhân của bạo lực hóa xã hội? Để trả lời câu hỏi này, một số đặc tính về vòng xoáy bạo lực hóa xã hội cần được nhận dạng: Trước hết, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, sẽ rất khó có thể dừng nó lại, vì nhiều lý do: (1) Đã có "thù" thì phải có "trả thù" và phải có "trả trả thù"... Hơn thế nữa, mỗi mức trả thù đều đòi hỏi phải làm đối phương đau đớn hơn mình nữa thì mới "đã tức", "đã hận". Và cứ thế mà nhân lên. (2) Càng có nhiều oán hận tràn ngập, càng có nhiều người vứt bỏ sự ràng buộc của luân lý, của đạo đức tôn giáo. Đơn giản vì "đạo đức chỉ làm thiệt hại chính mình". Sức tự chế và khuyên can ngày càng vô nghĩa. (3) Sản sinh ngày càng nhiều những người theo nghề trả thù thuê, đúng với tên hiệu "đâm thuê chém mướn". Loại người này đang ngày càng "chuyên môn" hơn nhờ các công nghệ mới và đặc biệt các móc nối với công an. Kế đến, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, nó sẽ lan tỏa vào mọi mặt đời sống, mọi ngõ ngách xã hội, mọi người, mọi giới. Hiện nay, bạo hành không chỉ thấy tại các đồn công an hay các quán nhậu, mà nay đã nhan nhản ở cả các gia đình, các trường mầm non, các nơi thờ tự... Lý do đơn giản là khi đã thấm vào con người, tức khi bạo hành đã trở thành một phần "bình thường" trong cá tính, thì nơi nào có mặt con người nơi đó có bạo hành. Rồi khi bạo hành đã tràn lan mọi mặt xã hội, thì TẤT CẢ đều là nạn nhân dự bị, không chừa một ai. Nhưng đặc biệt, vòng xoáy bạo hành luôn tìm về những kẻ khởi động và có khả năng bạo lực lớn nhất, tức chính các quan chức đảng, và gia đình họ. Lý do khá hiển nhiên là vì các kẻ bạo hành nhiều nhất sẽ có nhiều kẻ thù nhất và trở thành tiêu điểm chờ trả thù lớn nhất. Và nếu không trả thù trực tiếp lên họ được, kẻ thù sẽ nhắm vào gia đình họ làm đích trả thù kế tiếp. Hơn thế nữa, các quan chức thường đưa những tài sản mà họ thu tóm được cho gia đình đứng tên hay tẩu tán, nên gia đình họ đương nhiên trở thành tâm điểm oán hận của những nạn nhân bị mất tài sản. Trong lúc các quan chức đang nắm quyền có thể có lực lượng bảo vệ hữu hiệu, thì gia đình họ không thể núp mãi trong nhà, vẫn phải đi học, đi làm, đi chợ, giữa dòng xã hội và vì thế KHÔNG THỂ được bảo vệ 24/7, đặc biệt đối với các dịch vụ "trả thù thuê" chuyên nghiệp. Điều này không còn là một cảnh báo mà đã đang diễn ra rồi. Hiện nay, không chỉ những cán bộ như Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, các cán bộ tại UBND tỉnh Thái Bình, các cán bộ kiểm lâm ở Đắk Nông, cán bộ UBND phường 3, quận 11, TP. HCM, v.v. mới bị bắn chết; mà cả vợ chánh án tòa hình sự tỉnh Gia Lai, vợ và con cán bộ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, v.v. cũng bị giết theo kiểu hành quyết để trả thù. Cơn lốc bạo lực hóa xã hội quả thật đã trở thành một "lỗi hệ thống" nữa trong định nghĩa của ông Nguyễn Văn An. Và ngày nào "hệ thống" còn, ngày đó cơn lốc bạo lực này còn nghiến thêm vô số các nạn nhân ĐỦ LOẠI. Vũ Thạchhttp://www.viettan.org/Tien-trinh-bao-luc-hoa-xa-hoi.html
......

Công an Hà Nam tổ chức ‘học tập Việt Tân’

Cuối năm 2016, Bộ công an cộng sản Việt Nam đã tung ra cáo buộc Đảng Việt Tân là “tổ chức khủng bố” nhưng không có bất cứ bằng chứng nào, đồng thời hăm dọa rằng sẵn sàng bắt giữ những ai liên lạc hay cộng tác với Việt Tân. Cáo buộc này nhằm cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân nói riêng, và các hoạt động đấu tranh dân chủ nói chung, xem ra đã không mấy hiệu quả. Trước khí thế đấu tranh không khoan nhượng của người dân, công an tỉnh Hà Nam mới đây lại phải tổ chức một hội nghị “học tập về Việt Tân” nhắm vào đối tượng là cán bộ, giáo viên, sinh viên thuộc các trường Đại học và Cao đẳng trong địa bàn tỉnh Hà Nam vào ngày 18 Tháng 3 vừa qua. Buổi học tập được tổ chức tại Đại học Công nghiệp Hà Nội cơ sở tại Hà Nam, quy tụ 700 người tham dự. Cán bộ giảng huấn là những nhân sự thuộc phòng An ninh chính trị Bộ Công an và trụ sở công an tỉnh Hà Nam. Nội dung trình bày không ra ngoài những cáo buộc mang tính chất quy chụp từ nhiều năm qua về “thủ đoạn, âm mưu và các hoạt động chống phá đảng và nhà nước của Việt Tân.” TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Ảnh: Báo Hà Nam. Điều đáng chú ý trong kỳ học tập này là Bộ công an đã cho trình bày những dạng hoạt động của đảng Việt Tân trong giới trẻ, với mục đích cảnh giác và kêu gọi thành phần giáo viên và sinh viên phải “xa lánh” Việt Tân. Cứ mỗi lần có những biến động lớn, lực lượng an ninh CSVN lại mang đảng Việt Tân ra cáo buộc như là thủ phạm gây rối cho chế độ qua vụ biểu tình chống Giàn Khoan HD 981 của Trung Cộng, chống vụ ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa gây ra vân, vân… Và không chỉ cáo buộc suông hay đem đảng Việt Tân ra “khai tử” nhiều lần trên mặt báo, đài, bộ máy an ninh CSVN còn có nhu cầu răn đe qua những buổi tập dợt phòng chống các thế lực thù địch và lực lượng phản động lưu vong - rất khẩn trương và bạo lực. Tuy nhiên những thủ đoạn này chẳng đe dọa được ai, vì người dân chẳng thấy khẩu hiệu hay hành động “khủng bố” nào của Việt Tân mà chỉ thấy kẻ hung dữ và khủng bố tinh thần của đồng bào hàng ngày chính là những công an phường khóm đe nẹt người bán hàng rong kiếm sống, là những công an giao thông chặn bắt người để lấy tiền mãi lộ, hay những chiếc loa phường choe chóe bên tai... Nguyên nhân gì khiến công an lại tổ chức học tập về Việt Tân vào lúc này? Phải chăng chế độ đang cảm nhận và sợ hãi một thứ “quyền lực mềm” đang lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước, thu hút và kết tụ những tấm lòng, sưởi ấm trái tim, hồi sinh niềm hy vọng và thúc đẩy những bước chân cùng đi tới bứt tung xích xiềng của độc tài, chuyên chế. Sức mạnh này không phải là của Việt Tân, mà là sức mạnh của chính nghĩa. Cái “tội” của Việt Tân – trong cái nhìn của CSVN – là đã góp phần nhóm lên ngọn lửa hồi sinh và giới thiệu tới toàn dân một phương thức đấu tranh hữu hiệu, vừa thực dụng vừa nhân bản, đáp ứng đúng nguyện vọng của toàn dân – đó là đấu tranh Bất Bạo Động. Từ năm 2007 cho đến nay, đảng Việt Tân đã nỗ lực quảng bá những ý niệm cũng như kỹ năng của đấu tranh bất bạo động mà các phong trào dân chủ trên thế giới từng áp dụng để lật đổ những chế độ độc tài độc đảng tại Đông Âu (1989), Trung Á (2003) và nhất là tại Bắc Phi (2011). Chính phương pháp đấu tranh bất bạo động đã giúp cho giới trẻ tích cực nối kết và tham gia vào các sinh hoạt xã hội qua mạng lưới chống bất công, bảo vệ môi trường, quyền lao động, giúp đỡ người tàn tật... mà ai cũng có thể tham gia trong tinh thần “toàn dân, toàn diện” để “góp gió thành bão.” Các buổi tập huấn đấu tranh bất bạo động đã giúp cho nhiều người, đặc biệt là các bạn thanh niên, sinh viên học sinh, ý thức được sức mạnh của cá nhân và tập thể; thấy rõ cấu trúc chính trị trong xã hội độc tài, hiểu rõ nguồn lực nào quan trọng nhất phải vận động để có số đông tham gia, cách thức tăng cường sức mạnh của người dân chống lại guồng máy bạo lực của công an một cách quyết liệt không khoan nhượng. Để ngăn chận những hoạt động nói trên, công an CSVN đã dùng nhiều từ ngữ thô bạo gán ghép Việt Tân là thế lực thù địch, bọn lưu vong phản động, tổ chức khủng bố... để vẽ ra hình ảnh xấu, ác, đáng sợ của Việt Tân khiến người dân e ngại mà xa lánh. Nhưng những gán ghép này của Công an đã bị phản ứng ngược, vì chỉ khiến cho người dân càng thấy rõ hơn bản chất lạc hậu và gian manh của một chế độ cần phải đào thải. Người dân không lạ gì bản chất của chế độ, và họ hiểu ai là người thực sự vì quyền lợi của dân tộc. Buổi học tập "phòng chống Việt Tân" được tổ chức tại Đại Học Công Nghiệp Hà Nội cơ sở tại Hà Nam hôm 18-3-2017. Nói tóm lại, qua sự kiện công an Hà Nam phải bắt cán bộ, sinh viên tham dự buổi học tập “phòng chống” Việt Tân cho thấy là các biện pháp ngăn chận những hoạt động của phong trào dân chủ của bộ máy an ninh CSVN không còn hiệu quả. Mục tiêu đấu tranh rõ ràng và công khai của đảng Việt Tân từ nhiều thập niên qua là chấm dứt tình trạng cai trị độc tài của Cộng sản Việt Nam, hầu đất nước có điều kiện tiến hành công cuộc canh tân, trở thành một quốc gia văn minh, tự do và nhân bản. Dù liên tục bị lực lượng an ninh CSVN tìm cách cô lập và xuyên tạc; nhưng mục tiêu đấu tranh của đảng Việt Tân đã là khát vọng chung của dân tộc và vì thế nó đã lan tỏa khắp nơi trên toàn quốc. Nói cách khác, chính nghĩa đấu tranh của đảng Việt Tân đã khơi dậy ý thức dấn thân của người dân nói chung, và thành phần thanh niên sinh viên nói riêng, bất chấp mọi hiểm nguy và đã tích cực tham gia vào công cuộc chung. Ngày hôm nay, những người Việt quan tâm đều thấy rõ đảng CSVN không những không có khả năng đưa đất nước đi lên mà còn là một cản trở rất lớn cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Hơn lúc nào hết muốn thực hiện công cuộc đổi mới thực sự và toàn diện, Việt Nam phải có tự do dân chủ và đảng CSVN phải bị thay thế.
......

Bản chất của biểu tình tại Việt Nam

Tất cả các cuộc biểu tình ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và trong tương lai gần về bản chất chỉ là CUỘC CHIẾN VỀ TRUYỀN THÔNG. Đã đến lúc đặt vấn đề để nhìn nhận đúng bản chất, đúng thực tế, nhằm hiểu rõ mục tiêu và mục đích, từ đó tìm ra giải pháp và phương thức đúng cho các cuộc biểu tình. Để trình bày một cách cặn kẽ về vấn đề này, tôi sẽ viết khá dài. Bạn nào lười nên ngừng tại đây. Biểu tình là gì? Có nhiều hình thức biểu tình và mỗi một hình thức mang một bản chất khác nhau tùy theo mục tiêu, mục đích mà nhóm biểu tình đề ra. Lấy ví dụ về cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong. Mục đích của cuộc biểu tình đó là: đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, cụ thể là được quyền đề cử Đặc khu trưởng mà không phải thông qua quyết định của ủy ban bầu cử. Mục tiêu đề ra là: Phải đạt được mục đích hoặc đạt được các thỏa thuận tương đối. Và ta thấy, khi đã xác định rõ mục đích và mục tiêu cụ thể, sinh viên Hong Kong làm tất cả những gì có thể: Truyền thông, gây thiện cảm, lôi cuốn nhiều người nhiều thành phần từ khắp nơi trên thế giới quan tâm, kiên trì ngày qua ngày đêm qua đêm, chiếm trung tâm, giữ ôn hòa… Tất cả mọi việc đều vì một mục đích duy nhất. Cuối cùng, tuy mục tiêu đề ra chưa đạt được nhưng các bạn ấy đã cố gắng hết sức và gây được tiếng vang rất lớn trên thế giới, làm cho giới lãnh đạo phải dè chừng. Ba Lan: Công Đoàn Đoàn Kết ra đời từ tháng 8/1980 và tổ chức đình công. Mục đích: đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Mục tiêu: Cho đến khi đạt được mục đích hoặc thỏa thuận tương đối. Và họ đã tổ chức đình công lan rông cả nước kiên trì với mục tiêu đề ra để đạt được mục đích. Ngày 31 tháng 08 năm 1980, chính phủ đã phải ký kết với Ủy ban Đình Công Toàn Quốc đồng ý tăng lương, thả những người bị bắt trong các cuộc đình công, v.v… Và phong trào lớn mạnh cho đến tháng 04 năm 1989, đảng cầm quyền buộc phải chấp nhận “Hội nghị bàn tròn” với Công Đoàn Đoàn kết và đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ vào quốc hội và thượng viện. Tháng 06 năm 1989, trong cuộc bầu cử dân chủ, Công Đoàn Đoàn kết thắng lớn. Công Đoàn Đoàn kết cùng các lực lượng đối lập là Đảng Nhân dân Thống Nhất và Đảng Dân chủ đứng ra lập chính phủ liên hiệp. Qua hai ví dụ trên, ta thấy, các cuộc biểu tình, đình công của Ba Lan, Hong Kong (và nhiều nơi khác) đề ra mục đích và mục tiêu cụ thể, rõ ràng và họ làm bằng được mới thôi. Việt Nam: Đã có nhiều cuộc biểu tình của nhân dân diễn ra theo rất nhiều mục đích với từng sự vụ cụ thể: Năm 2007 một loạt các đợt biểu tình đã diễn ra chống lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông, kêu gọi lòng yêu nước. Rất nhiều cuộc biểu tình của người dân phản đối chính sách đền bù đất đai của nhà nước. Phản đối giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. Phản đối Trung Quốc tôn tạo xây cất trái phép trên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Biểu tình phản đối công ty Formosa xả thải ra biển làm ô nhiễm vùng biển bốn tỉnh miền Trung, đòi công ty Formosa phải đền bù thiệt hại, cải tạo biển và đòi chính phủ phải minh bạch thông tin, đòi chính phủ phải đuổi công ty Formosa ra khỏi Việt Nam do các vi phạm môi trường… Và mới đây là các cuộc biểu tình theo lời kêu gọi của Cha Lý. Điểm lại các cuộc biểu tình tại Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy, các cuộc biểu tình có đặt ra mục đích. Nhưng không hề đặt ra mục tiêu. Ví dụ: Dân oan phản đối chính sách đền bù đất đai của nhà nước. Mục đích là gì? Phải chăng là phải đạt được mức đền bù theo thỏa thuận với giá trị thực hiện hành? Vậy mục tiêu là gì? Phải chăng là cho đến khi nào đạt được mục đích? Nhưng, ta thấy, dân oan không hề kiên trì với mục tiêu nhằm đạt được mục đích. Dân oan sáng đi biểu tình, chiều về làm đồng. Ở miền Nam thì còn theo thời vụ, rảnh việc đồng mới đi biểu tình. Ví dụ: Biểu tình phản đối giàn khoan 981, đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam. Chủ nhật cuối tuần, rảnh công việc thì người dân xuống đường biểu tình phản đối, đến trưa về nhà còn đón con, chăm gia đình hoặc đi đá bóng. Trung Quốc nó rút giàn khoan hay không thì… mình còn phải đi làm nuôi gia đình. Tuần sau chủ nhật biểu tình tiếp. Biểu tình đòi chính phủ minh bạch về Formosa và đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Cũng một hình thức: Cuối tuần xuống đường biểu tình hai, ba tiếng buổi sáng, về nghỉ, sang ngày đi làm, tuần sau biểu tình tiếp. Không hề kiên trì mục tiêu và làm mọi thứ để thực hiện mục tiêu. Các cuộc biểu tình kể trên không đặt ra mục tiêu cụ thể là khi nào đạt được mục đích hoặc đạt được thỏa thuận thì mới thôi. Không có tính liên tục, không có tính áp lực, không đạt được mục đích đặt ra. Do đó, về bản chất, các cuộc biểu tình đó chỉ là hình thức tuần hành nêu lên tiếng nói của người dân đối với chính phủ. Và khi đã là tuần hành nêu lên tiếng nói thì đó chỉ là CUỘC CHIẾN VỀ TRUYỀN THÔNG. Chính phủ chỉ gặp áp lực về truyền thông. Chính phủ dập tắt các cuộc biểu tình, đàn áp, bắt bớ, đánh đập… cũng chỉ là vì không muốn phe biểu tình thắng về truyền thông khi biểu tình tự do. Cho đến giờ, họ có gặp áp lực với một mục đích cụ thể nào để phải thỏa thuận nhằm đáp ứng mục đích của người dân biểu tình chưa? Chưa. Trong bối cảnh phần lớn người dân Việt Nam còn chưa biết quyền hiến định của mình, còn nghe tuyên truyền biểu tình là xấu, là gây mất ổn định, là phản động, là bị xúi giục… thì chưa thể có được các cuộc biểu tình kiên trì với mục tiêu đề ra để đạt được mục đích cụ thể, bởi không có được số đông, không có sự đồng thuận, không có sự đồng lòng để tổ chức chặt chẽ. Từ những phân tích trên, đã rõ, khi chưa thể có được điều kiện cần và đủ để có được các cuộc biểu tình với mục đích và mục tiêu cụ thể thì các cuộc biểu tình diễn ra theo sự vụ chỉ là cuộc chiến về truyền thông. Trong cuộc chiến đó, ai biết cách làm truyền thông sẽ thắng. Đừng hô hào to tát, đừng đặt ra mục đích cao xa khi chưa đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu, thậm chí không dám đề ra mục tiêu và thực hiện cho kỳ được. Nhìn nhận đúng thực tế tình hình để suy nghĩ cách làm truyền thông cho tốt khi tổ chức biểu tình trong thời điểm hiện tại là bước đi nhỏ nhưng chắc và thực tế. “Chiếm trung tâm?!” Vâng, rất kêu, nhưng trước hết hãy nhìn xung quanh mình đi đã ạ. Bài này, tôi biết sẽ vấp phải những ý kiến tranh cãi rất dữ, và tôi sẽ nhận rất nhiều lời chụp mũ hoặc thái độ thù ghét từ cả ba bên bốn phía. Nhưng, đã đến lúc chúng ta hãy thôi ảo tưởng mà nhìn lại cho đúng để học. Có nóng lòng, có sốt ruột thì cũng phải chịu. Phải chấp nhận học đi trước khi chạy, không thể khác. FB Nga Thi Bich Nguyen (Ngà Voi)
......

BỨC TƯỜNG TĂM TỐI

Đọc tới những dòng chữ đầy ám ảnh về bức tường Berlin được dựng lên để ngăn cách Đông Đức và Tây Đức từ những năm 1961 đến 1989, một bên do Liên Xô chiếm đóng, một bên do Mỹ kiểm soát. Và dường như sau bức tường ấy tôi thấy hiện lên một cách rõ ràng và trung thực là hai thế giới hoàn toàn trái ngược, nơi dành cho ánh sáng của tự do, và nơi của những trói buộc cưỡng bức của một chế độ độc tài đầy kinh hãi. Bà thủ tướng Đức cũng đã từng là công dân của Đông Đức và là một nhà vật lý nghiên cứu trong viện Hàn lâm khoa học. Bà và những người dân nơi đây đã phải sống trong những nỗi sợ hãi bởi sự độc tài chuyên chế của chính quyền, khi họ ra lệnh sẵn sàng bắn bỏ bất cứ kẻ nào muốn vượt qua bức tường Berlin để sang phía bên kia bờ Tây. Họ sống trong nỗi sợ hãi dưới bàn tay cai trị của đảng cộng sản Đông Đức. Họ sợ hãi sự bắt bớ và giết chóc vô cớ mà chẳng cần lý do, họ sợ hãi lên tiếng vì có thể ngồi tù vì bất đồng chính kiến với chính quyền. Họ câm lặng vì chính quyền không muốn lắng nghe, mà chỉ muốn đàn áp dân chúng. Và đến giờ tôi hiểu, không chỉ bà Angela Merkel mới chỉ mơ về một nước Mỹ xa xôi với những tinh thần sục sôi và bầu không khí tự do tràn ngập, mà tôi cũng hiểu thêm vì sao nhà văn thiên tài Kafka đã chỉ ngồi ở Đức mà có thể mô tả về một nước Mỹ đẹp đẽ và huyền diệu đến thế. Tôi cũng hiểu vì sao nước Mỹ lại trở thành một niềm mơ ước của một thủ tướng Đức đương thời khi bà còn nằm trong vòng kiềm toả của cộng sản Đông Đức. Khi ngay chỉ một chiếc quần jean cũng là nỗi thèm muốn đến tột cùng trong khi phía bên kia bức tường Berlin lại sẵn có như một mặt hàng thông dụng cho bất cứ ai. Nơi đó người Mỹ đóng quân và duy trì nền hoà bình hậu thế chiến thứ hai đầy khốc liệt. Nhìn sang phía Á châu. Nơi mà Bắc Hàn dưới bàn tay của Liên Xô đã trở thành một quốc gia nghèo đói và độc tài đến mức tàn nhẫn nhất lịch sử còn đọng lại dưới trướng đảng cộng sản Triều Tiên, mà đại diện là ba thế hệ gia đình trị, Kim Nhật Thành, Kim Jong Il và giờ là Kim Jong Un. Còn Nam Hàn do Hoa Kỳ kiểm soát và chi phối, và đến nay Hàn Quốc trở thành một cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Họ có dân chủ và tự do, dù đã từng phải đổ máu cho một nền cộng hoà tổng thống có bóng dáng độc tài quân sự hiện diện hơn một thập kỷ thời Park Chung Hee, nhưng đó lại chính là khoảng thời gian để Hàn Quốc trở mình và phát triển vượt bậc mà làm nên Hàn Quốc như bây giờ. Hôm qua, tại Quốc hội Mỹ, bà Thủ tướng Đức, đứng trước hàng trăm con người đại diện cho chính quyền Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump, đã có lời tri ân đối với nước Mỹ, vì đã có công đập bỏ bức tường Berlin tăm tối ngăn cách và chia đôi nước Đức vào mùa đông năm 1989. Bà cũng tri ân tới chính người đứng đầu đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev, người đã nhận ra sự dối trá và bạo tàn của chính đảng cộng sản mà ông suốt đời tận tuỵ phục vụ để rồi phải cay đắng tự mình lật đổ nhằm xoá bỏ sự độc tài trên đất nước Nga Xô Viết. Để từ đó cũng đã đem đến sự văn minh và bầu không khí tự do cho hàng chục triệu người dân Đông Đức vẫn từng ngày phải sống khổ cực dưới sự cai trị độc tài của cộng sản sau bức tường Berlin. Và ngồi cạnh bà hôm qua, cũng là một nghị sĩ đã từng là một nạn nhân của chính quyền cộng sản Đông Đức khi bị bắt bớ và tù đày chỉ vì "bất đồng chính kiến". Nơi mà nước Mỹ, như bà nói, sẽ không bao giờ có một tù nhân chính trị nào có mặt trong bất kỳ sự phán xử nào của toà án. Nước Mỹ, không chỉ đơn giản là niềm mơ ước của một con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong cái nôi cộng sản độc tài như bà Merkel, mà nó là niềm mơ ước và cũng là cảm hứng cho tất cả những con người trên toàn thế giới với một trái tim tràn đầy nhiệt huyết cho tự do và dân chủ. Nhưng cũng như bà đã nhấn mạnh, tự do không bao giờ là thứ tự có, mà luôn phải đấu tranh và phải gìn giữ từng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đọc những lời phát biểu của một người đàn bà đang dẫn dắt nước Đức thống nhất luôn đứng vững trước các sóng gió của thời cuộc và vươn mình lên mỗi ngày để đứng đầu châu Âu, tôi thấy cảm xúc tràn ngập và trái tim mình như vừa thắt lại rồi lại bung nở ra mạnh mẽ một niềm tin mãnh liệt vào ánh sáng tự do sau bức tường tăm tối mà họ đã từng trải qua sẽ hiện diện trên đất nước này. FB Lê Luân
......

Cuộc chiến Formosa...

Formosa là một cuộc chiến đầy gây cấn và cam go cho cả hai phía; nhân dân và nhà cầm quyền. Những ngày vừa qua nhà cầm quyền Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục lún sâu vào những sai lầm chết người khi họ chống lại, đối đầu với nhân dân và các Linh mục Giáo phận Vinh trên mặt trận truyền thông hay những văn bản phi pháp được tung ra. Những cuộc tấn công nhắm vào Linh mục và nhân dân Nghệ An của nhà cầm quyền đang bị tác dụng ngược trước chân lý và sự thật của nhân dân miền Trung. Làm lãnh đạo mà không hiểu tính cách, nhân khẩu học, văn hóa của người miền Trung thì không thể có được tư duy lớn để làm lòng dân yên ổn và sự khả tín vào giới lãnh đạo. Hãy xem những gì mà các Linh mục và người dân miền Trung đáp trả, nhà cầm quyền càng quyết tâm triệt tiêu tinh thần đấu tranh của nhân dân thì nhân dân lại càng quyết liệt hơn trong việc đấu tranh để thoát khỏi Formosa. Kế sách "luân xa chiến" của các Linh mục và người dân miền Trung đang được thực hiện một cách hết sức khuôn mẫu và hiệu quả. Các Linh mục thì thay nhau ra trận, đoàn dân thì kế tiếp nhau để dưỡng quân và xung trận. Ở Giáo phận Vinh không phải chỉ có một mình Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, hay Trần Đình Lai là người sẵn sàng hy sinh vì người dân mà còn rất nhiều Linh mục khác đã chuẩn bị tâm thế để tiếp bước. Người dân miền Trung có sợ bị đàn áp, đánh đập, thậm chí bị bỏ tù, giết hại? Rõ ràng là không, mỗi ngày lại có thêm những Giáo xứ lên tiếng và đồng hành với công cuộc đánh đuổi Formosa. Cứ nhìn mà xem, cha Nam đã nói: " Tôi sẽ trói mình dẫn đầu ngư dân Phú Yên đi khiếu kiện Formosa", và Giáo xứ Dũ Yên: “hãy bắt tất cả những người dân nơi đây" đã trả lời cho chúng ta thấy được quyết tâm khiếu kiện Formosa trong tâm thế của chân lý và sự thật. Vì vậy, họ không sợ bất cứ thế lực nào dù vẫn biết tứ vi thọ địch vây quanh, gầm thét và vồ mồi bất cứ lúc nào. FB Sơn Văn Lê
......

SỰ THẤT BẠI

Sinh viên luật hãy nên đọc bài viết này, một cựu sinh viên luật vừa ra trường trước nỗi hoang mang và cơn giận dữ từ những năm trước dành cho chính những thầy cô của mình. Để hành nghề và muốn làm một luật sư, hãy trút bỏ tất cả những thứ lý thuyết suông của những thầy cô trong ngôi trường xã hội chủ nghĩa này xuống khỏi đôi vai và trí não mình. Như thế bạn mới có thể trở thành một người hiểu luật, giỏi luật và có đủ bản lĩnh đứng vững trước cuộc đời khi bước chân ra ngoài xã hội. Cuộc đời hiểm trắc ngoài kia hoàn toàn ngược lại thứ lý thuyết được truyền đạt từ những thầy cô lo đi làm chính trị và tiến thân, ngược lại những thứ luật pháp họ rao giảng suốt ngày trên ghế nhà trường vì trong thâm tâm họ chỉ có sự thần phục trong im lặng chứ không có giáo lý, trí tuệ và cả sự trung thực để dẫn dạy các bạn . Tôi sẽ không thể hiểu được những bạn học luật ra khỏi trường sẽ ngỡ ngàng và trở nên bất mãn thế nào, khi họ học thì bằng mớ lý thuyết cổ lỗ, lệch chuẩn so với văn minh, còn khi ra đời thì chẳng có thứ gì áp dụng được cả. Và họ cũng đã không hề dạy sinh viên phải có lương tri, phải lên tiếng bằng sự dũng cảm, phải đấu tranh với cái sai trái và vi phạm pháp luật. Ngược lại, họ dạy những thế hệ phải câm miệng, phải biết nghe lời và trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi theo cái chuẩn là hãy im lặng để được an thân. Quả là đau đớn cho những thế hệ được giáo dục như thế, mà đặc biệt đó lại là những sinh viên theo học ngành luật. Học luật và hành nghề luật, không thể lên tiếng trước cái sai trái, đó luôn là sự sỉ nhục của những người làm nghề được người ta trao cho chức trách là bảo vệ công lý, luật sư. Những thế hệ sinh viên lại tiếp tục đầy sợ hãi trước chính thứ luật pháp mình đang học. Thật đau khổ cho các bạn. Nếu ngay từ ngôi trường bạn học đã đầy rẫy những bất công và sự bức ép tư tưởng, các bạn đã không thể đấu tranh, vậy ra cuộc đời lớn bạn sẽ sẵn sàng thoả hiệp để sống chung với cái ác, cái sai trái và sẽ cúi đầu quay đi trong thinh lặng trước sự bất lực của chính mình với cái đầu văng vẳng lời răn dạy của những thày cô và ngôi trường thiếu phẩm chất. Dạy luật mà coi thường pháp luật và lương tri. Nghề luật thực sự cần những bạn trẻ với nhận thức và bản lĩnh như này. Đó thực sự là một tố chất hiếm có trong xã hội hiện thời. Ls. Luân Lê ***** SỰ THẤT BẠI Có lẽ điều hạnh phúc nhất của con là được học tại trường đại học Luật Hà Nội. Năm nhất, năm hai rồi năm ba trôi qua, con luôn là một đứa sinh viên ngoan, được thầy cô và bạn bè quý mến. Tuy con lười đọc Giáo trình nhưng con rất chăm chỉ đi tham gia các sự kiện và các buổi xem án tại Tòa án. Có lẽ chẳng mấy đứa sinh viên luật đi xem án tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhiều bằng con tại thời điểm đó. Thầy cô đã dạy con những gì? Môn Hiến pháp, môn Tố tụng dân sự, môn Tố tụng hình sự và môn Tố tụng hành chính, thầy cô đều dạy con về "nguyên tắc Tòa án xét xử công khai" mà, con nhớ mãi những bài giảng đó. Tuy nhiên, mỗi lần con dẫn bạn con đến xem án, Tòa án lại không cho bọn con vào xem. Và chính mắt con trông thấy, nhiều Luật sư, Nhà báo và các đương sự không được tham gia các phiên xử án. Con khéo léo nên cũng không khó để xin vào, nhưng việc Tòa án nhân dân Hà Nội ngăn cản một số người vào tham dự một số phiên tòa công khai là vi hiến và vi phạm pháp luật. Con thấy Tòa án Hà Nội làm vậy là khác với những gì thầy cô dạy con. Con vô cùng búc xúc, không biết Tòa án sai hay thầy cô dạy con sai về nguyên tắc Tòa án xét xử công khai? Ngày 31/03/2016, con đến tận trụ sở Tòa án để gửi Thư yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấm dứt ngăn cản người dân dự các phiên tòa công khai và đề nghị Ông Chánh án tiếp công dân. Con chỉ muốn Ông Chánh án giải thích rõ tại sao, nhưng đến giờ ông ta vẫn im lặng. Sau vài hôm, khi sự việc đó được nhiều người biết đến, thầy cô đã mời con lên trường làm việc. Con nhớ hôm đó có cô chủ nhiệm Loan, cô Tuyết dạy tiếng Nga, thầy Hiếu dạy môn Tố tụng hình sự và một số thầy cô nữa mà con không biết tên. Thầy cô nhắc đi nhắc lại câu hỏi: “Thế em đã biết em làm sai chưa?”. Con thấy thầy cô lo lắng cho con, thầy cô khuyên răn con hơn là trách mắng. Nhưng hồi đó, con giận thầy cô lắm. Con giận vì thầy cô không chỉ ra được con sai ở đâu, nhưng luôn bắt con nhận lỗi sai. Ông Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội mới là người vi hiến, vi phạm pháp luật, còn con là người giúp Ông ấy sửa lỗi sai, nhưng thầy cô vẫn nói rằng con sai. Và hệ quả về sau là con được mời lên Phòng đào tạo mỗi tuần. Có hôm con ở cách trường 20km, thầy cô gọi lên chỉ hỏi con một câu: “Dạo này em đang làm gì? Em đang ở đâu? “. Có lần số điện thoại lạ gọi con lên trường, con cũng phải lên. Con đoán không nhầm thì anh ta chỉ là một tạp vụ ở Phòng đào tạo. Con hỏi anh ta là ai, anh ta gọi con lên làm gì. Anh ta chỉ nói là gọi con lên trường để khuyên con đừng tham gia hoạt động gì liên quan đến cây xanh, biểu tình. Hồi đó, vừa ra trường là tháng 7 năm 2016, con đi xin thực tập tại một văn phòng Luật sư ở Hà Nội. Sau một tháng, họ nói với con là văn phòng họ không cần con đến làm nữa, khi nào cần sẽ gọi. Con biết họ không muốn con làm vì họ có lý do, chứ con tin, dù con chưa có kinh nghiệm, cũng không ai có thể từ chối một đứa sinh viên chăm chỉ như con. Nhưng đến bây giờ, con vẫn biết ơn chú Luật sư đó, đó là một Luật sư giỏi, tuyệt vời, làm việc có giới hạn và biết điểm dừng. Làm với Luật sư đó, có lẽ con sẽ không bao giờ gặp hiểm nguy, vì chú ấy biết dung hòa giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm đối với xã hội của một người Luật sư. Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác lại mở ra. Con nói với mẹ con là: “Mẹ ơi! Con vào miền Nam làm nhé vì con thích đi xa để học hỏi”. Nhưng thực tế, thầy cô có biết không, con chẳng con lựa chọn nào khác, con phải đi xa, chứ người ta có phải bố mẹ con đâu mà bao bọc, bảo vệ con mãi được. Có lẽ con sẽ biết ơn sếp con suốt đời, vì cho con một công việc mà ít người có thể mang lại cho con. Cả đời này con sẽ chẳng bao giờ quên thầy cô, con biết ơn thầy cô nhiều vì đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho con để con có được một công việc tốt như ngày hôm nay. Biết ơn thì biết ơn, nhưng con vẫn giận thầy cô lắm. Giá ngày đó, thầy cô nói với con và sinh viên cả trường Luật là việc con viết thư cho Ông Chánh án là hợp pháp nhưng rất nguy hiểm, vì có thể ảnh hưởng đến sự bình yên của con và Nhà trường thì ngày hôm nay con đâu có bị các em sinh viên chưa gặp con bao giờ, nhưng lại trách con ngày xưa lợi dụng danh nghĩa sinh viện Luật để trục lợi và tạo danh tiếng (thực ra cũng chỉ một số sinh viên trách con thôi, đa số là người xấu, không học Luật lợi dụng việc đó để bôi nhọ danh tiếng của con). Giá ngày đó, thầy cô đừng dọa các sinh viên đã ký vào đơn, thì ngày hôm nay, con đâu mất đi những người bạn đã tin tưởng con. Thầy cô có biết không? Các bạn ký tên vào lá thư đó, đã nói với con rằng: “Hà ơi! Tớ xin lỗi cậu. Tớ ủng hộ việc làm của cậu. Tớ biết việc đó là đúng nhưng Nhà trường gọi điện cho tớ. Tớ hối hận vì ký vào lá thư đó lắm. 12 năm ăn học của tớ. Tớ sắp chuẩn bị vào Đảng. Tớ sợ bị ảnh hưởng lắm. Tớ xin lỗi Hà”. Và con cũng chỉ biết khuyên bạn ấy rằng: “Nếu hậu quả xảy ra thì tớ là người gánh đầu tiên. Cậu không phải sợ. Nếu trường mình xử lý tớ và mọi người thì đúng là luật rừng, vì mình có sai đâu mà phải sợ. Ông Chánh án mới là người phải sợ kia kìa.” Bạn bè con nhiều đứa ủng hộ con lắm. Hồi đó con xin tầm vài trăm chữ ký cũng được, chứ đừng nói đến chỉ xin hơn 50 chữ ký. Thầy cô có thể vào các group của sinh viên Luật, thư bản mềm của con vẫn lưu trên đó đấy. Con biết mọi chuyện khó giải thích, ngày đó, thầy cô làm tất cả mọi thứ để bảo vệ sự an toàn cho con. Thầy cô muốn mọi thứ được chìm vào im lặng, thay vì lên tiếng ủng hộ con. Nhưng thầy cô thấy chưa, an toàn để làm gì, để rồi kẻ xấu vẫn dùng quyền lực Nhà nước để vi hiến và vi phạm pháp Luật. Để rồi một cái Thông tư vi hiến lại ra đời. Để rồi sinh viên Luật, những người sẽ hành nghề luật, sẽ đòi lại công lý cho người yếu thế. Nhưng sau khi bị Nhà trường nhắc nhở, họ sẽ chẳng bao giờ dám lên tiếng trước những cái sai của Nhà trường và trước những cái sai của Cơ quan Nhà nước. Vì họ nghĩ rằng, bị Nhà trường nhắc nhở, tức việc họ làm là sai. Họ sẽ chỉ là những sinh viên ngoan, chứ không thể trở thành những người hành nghề Luật có tâm thật sự “hết mình đấu tranh vì công bằng xã hội”… Nếu cho con chọn lại, con vẫn làm việc đó. Nếu cho thầy cô chọn lại, thầy cô có chọn cách giải quyết khác không? Dù thầy cô chọn cách nào thì con biết thầy cô vẫn vì sinh viên Luật, dù điều đó có thể sai. Con yêu HLU, con yêu thầy cô. Mãi là niềm tự hào của thầy cô
......

Quan niệm Việt Tân về Hoà và Đồng

Ý nghĩa của Hoà và Đồng được gói ghém trong lá cờ Việt Tân   HOÀ Hoà được thể hiện qua màu trắng của đoá hoa: ánh sáng trắng là ánh sáng thiên nhiên được cấu tạo bởi các gam màu trong cầu vòng. Mỗi màu có sắc thái riêng biệt nhưng khi nhập chung lại thành ánh sáng trắng. Hoà nhập nhưng không hoà tan vì vẫn giữ được bản sắc của mình khi đứng riêng. Nhưng khi nhập lại với nhau thì cái riêng hoà hợp theo cái chung, làm cho cái chung có bản chất phong phú đa dạng, đa nguyên, gồm những sự khác biệt nhau trong hài hoà trông như là một.   Đảng viên Việt Tân gồm mọi thành phần, mọi giới khác nhau, mỗi người có cá tính riêng, có sở trường sở đoản khác nhau, nhưng khi gia nhập chung vào một tập thể, cùng hòa hợp bổ túc cho nhau trong đảng Việt Tân mà không bị hoà tan bản sắc thành một khuôn duy nhất. Từ đó, khác biệt bất đồng không có nghĩa là phải bất hoà. Đây chính là thái độ ứng xử của những con người biết trân quý giá trị nhau: Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà: người quân tử bất đồng với nhau nhưng vẫn hoà khí với nhau, kẻ tiểu nhân dù có lúc đồng ý với nhau nhưng vẫn hay hục hặc bất hoà với nhau chuyện đâu đâu. Ví dụ lịch sử: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh mỗi người có hai đường hướng cứu nước trái nhau nhưng đối xử với nhau rất hoà và tương kính trong khi đó ta thấy có hiện tượng trong cộng đồng tỵ nạn hải ngoại là tuy cùng đồng ý chống cộng nhưng người ta chửi bới nhau hà rầm rồi than thở cộng đồng không đoàn kết. Làm sao giữ được hoà khí trước những dị biệt? Trước hết tự mình mở cái tâm và trí của chính mình ra. Để thấy và thực sự cảm được rằng những dị biệt là điều tự nhiên bình thường trong cuộc sống, không những thế mà còn là sự cần thiết cho cuộc sống. Một vườn hoa đẹp không thể chỉ có 1 thứ hoa mà không có loài hoa khác kể cả cỏ dại. Không thể có ban ngày nếu không có đêm. Không thể có sự sống nếu chỉ có 1 loài, 1 chất duy nhất Làm sao vẫn hoà được và không ghét kẻ nghịch ý mình? Tâm lý tự nhiên là không thích nghe hay đọc những ý trái nghịch với mình. Và đã không thích ý thì thường ghét luôn chủ nhân của ý nghịch đó. Một khi đồng hoá ý và người là một thì dễ sa vào vũng lầy tấn công cá nhân nhau khi tranh luận thay vì tập trung mổ xẻ bàn cãi trên cái ý. Người Mỹ có câu: Great minds discuss ideas, medium minds discuss events, small minds discuss persons, dịch thoát ý: đại nhân (tâm hồn lớn) bàn cãi về các ý tưởng, trung nhân bàn cãi về những sự cố, tiểu nhân bàn cãi về các cá nhân. Cho nên để khỏi làm tiểu nhân, ta tách bạch ý và người riêng ra và nhớ rằng một người có thể có nhiều ý khác nhau (trong hiện tại và theo thời gian), trong đó có những ý hợp với ta cũng như có ý trái nghịch. Khi định ghét người vì ý nghịch thì ráng nhớ lại những lúc đã, đang hay sẽ có những ý hợp với nhau để mà hết ghét. Nắm được những điều trên ta sẽ thấy thoải mái tranh luận bàn cãi với nhau một cách rốt ráo nhiều vấn đề nhạy cảm hay chia sẻ ngay những bất bình của mình. Vì khi nghĩ rằng bất đồng đưa đến bất hoà, tranh cãi trên một vấn đề hăng quá đưa đến giận ghét, tấn công cá nhân nhau, ta sẽ cảm thấy rất ngại bày tỏ bất đồng với nhau, nên thường nhịn không cãi theo tinh thần 10 điều nhịn chín sự lành để mong duy trì đoàn kết hoà khí. Nhưng kết quả thường trái ngược vì nhịn thì thường ấm ức, lâu ngày tích tụ không nói ra cho đến khi chịu hết nổi nổ bùng mất kiểm soát trước giọt nước nhỏ làm tràn ly đầy. Lúc này là lúc đưa đến đổ vỡ làm tổn thương nhau thật, nhất là khi người khác không thể hiểu sao chuyện nhỏ như giọt nước lại thành lớn chuyện. Chia sẻ với nhau những bất bình của mình sớm lúc sự bất đồng vẫn còn nhỏ có khi chỉ mới nhen nhúm thường giúp nhau dễ giải quyết sự khác biệt hơn là im lặng để bụng khiến người khác không hiểu mình nghĩ gì, khó tạo cảm thông với nhau. Sự im nhịn thường nung nấu thêm sự bực dọc, từ đó sinh ra những suy diễn chủ quan tiêu cực về nhau và cứ thế vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn. Giữ được tâm thoải mái, không giận ghét sẽ làm cách thức chia sẻ, lời lẽ của ta hiền hoà tròn trịa hơn, ít làm đối tượng khó chịu, mà tâm cũng sẽ mở ra theo mình để lắng nghe mình mà không dựng nên hàng rào phòng thủ, chực chờ phản công. Ngay cả khi sự bất đồng không giải quyết được, ít nhất hai bên sẽ hiểu nhau hơn, hiểu được lập luận, cảm nghĩ của nhau để tôn trọng nhau mà đồng ý trên sự không đồng ý (agree to disagree), và như thế vẫn hoà được với nhau. Nhưng thực hành được những điều trên, giữ được hoà khí với nhau rồi thì sao nữa? ĐỒNG Nếu hoà chỉ để mà hoà thì sẽ chẳng ngồi với nhau được lâu. Vì tuy tôi hoà với anh, tôi tôn trọng các ý khác biệt của anh, tôi vẫn thích chơi với những người cùng chung ý, hợp với tôi hơn là ngồi chơi với anh. Nhưng nếu chúng ta cùng đồng lòng làm chung một việc gì đó, cùng có mục đích chung, thì hoà và ngồi lại đoàn kết với nhau là một nhu cầu cần thiết cho cả hai bên. Đoàn kết không phải là cứu cánh, đoàn kết để mà đoàn kết. Mà đoàn kết để đồng tâm cùng làm, cùng đeo đuổi một chuyện chung. Chữ Đồng cũng được biểu hiện trong lá cờ Việt Tân với đoá hoa sáu cánh. Đây là hình ảnh của ba trái tim, mỗi hai cánh hoa là phần gốc trên của tim, ba trái tim tượng trưng cho ba miền đất nước hội tụ lại ở tâm điểm của hoa. Đồng Tâm đeo đuổi làm chuyện lớn. Và chính cái mục đích lớn đó, chuyện chung, lý tưởng chung đó, lại trở thành chất keo củng cố, tạo điều kiện cho cái Hoà. Ví dụ lịch sử : Trần Hưng Đạo có cha là Trần Liễu có chuyện hiềm khích tư thù với em mình là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông). Nhưng trước nguy cơ xâm lược của nhà Nguyên bên Tàu, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã dẹp thù nhà mà sát cánh dưới trướng vua Trần Thái Tông dẹp giặc chung. Rồi tuy quyền bính trong tay, công lao trùm đời, ông vẫn chung thuỷ với 4 đời vua Trần liên tục vì trước chuyện đất nước chung, chuyện thù nhà trở nên cỏn con vô nghĩa.   Lấy ví dụ gần đây trong cộng đồng người Việt lưu vong. Trong bao chục năm trời, ta nghe những lời than thở sao thiếu đoàn kết, và có biết bao lời kêu gọi phải đoàn kết, phải ngồi lại với nhau trước rồi mới tính được chuyện lớn, phải làm gì. Khi xem đoàn kết là điều kiện cần phải có trước thì mới tính chuyện chung, người ta dễ lẫn lộn xem đoàn kết, hoà với nhau là cứu cánh ưu tiên vì không cảm thấy cái gì là chuyện lớn một cách cụ thể. Nên không ngồi với nhau được lâu. Nhưng khi có chuyện lớn cụ thể chung trước mặt, v.d những lần chống đánh các lãnh đạo VC đến Mỹ, thì chẳng cần ai kêu gào đoàn kết, các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể tự nhiên đồng tâm cùng làm việc, chung tay nhắm vào mục tiêu chung. Như thế HOÀ để ĐỒNG làm Chuyện Lớn Chung. Và khi nhìn nhắm tới chuyện lớn chung phía trước, thì những hục hặc cá nhân sẽ trở nên chuyện nhỏ, không đáng kể, ta dễ cảm nhận được cái Tôi của mình không quá lớn, cái tâm của ta sẽ mở ra để thấy rằng những dị biệt khác ý nhau nhiều khi là điều rất có ích, giúp vấn đề chung được phân tích mổ xẻ rốt ráo khách quan từ nhiều góc độ khác nhau để từ đó rút ra những giải pháp tốt nhất. Như thế ĐỒNG phát triển cái HOÀ. Hoà và Đồng có quan hệ hữu cơ với nhau là vì thế. Thực hành tốt quan niệm Hoà Và Đồng trên giúp cho ta nâng tâm trí mình lên cao, dễ thoải mái tinh thần trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.  
......

Gặp gỡ một số gương mặt trẻ gốc Việt tại Đại Hội Tự Do Internet 2017

Đại Hội Tự Do Internet 2017 (Internet Freedom Festival- IFF) được tổ chức vào đầu tháng Ba tại Valencia, Tây Ban Nha là một sự kiện lớn của các nhà hoạt động trên toàn thế giới, với khoảng 1,300 người đến từ hơn 100 quốc gia. Trong đại hội này có khoảng 50 người Việt Nam đến từ Âu, Á, Mỹ, Úc. Và điều đáng tự hào cho người Việt Nam là nhiều gương mặt trẻ đã tham gia vào việc tổ chức, điều hành sự kiện mang tầm vóc quốc tế này. Sau đây là một vài gương mặt trẻ tiêu biểu đó:   Trinh Nguyễn tại đại hội IFF       Trinh Nguyễn: đến từ Vancouver, Canada. Những người tham gia IFF thấy Trinh đứng trên sân khấu cùng nhóm chính của ban tổ chức trong ngày khai mạc đại hội. Họ còn thấy Trinh ở khắp nơi trong suốt thời gian đại hội diễn ra. Cô gái Việt 29 tuổi này, rời Gò Công-Việt Nam để sang Mỹ định cư cùng gia đình vào năm cô chỉ mới 6 tuổi. Trinh lớn lên ở Texas, tốt nghiệp đại học ngành Quan Hệ Quốc Tế ở Washington D.C & Boston. Hiện nay Trinh đang làm việc cho Rhize, một tổ chức NGO chuyên huấn luyện cho các phong trào đấu tranh xã hội, chính trị theo phương pháp bất bạo động trên toàn thế giới. Trinh là một chuyên viên huấn luyện của Rhize trong lĩnh vực hoạt động trên mạng internet, chống lại bạo hành giới tính… Chỉ mới đây thôi, Trinh có mặt ở Uganda, Keyna để huấn luyện cho các nhà tranh đấu phụ nữ tại những quốc gia Châu Phi này. Là một trong những cố vấn của đại hội IFF, Trinh Nguyễn cho rằng IFF là một cơ hội rất tốt cho những nhà hoạt động Việt Nam trong và ngoài nước học hỏi, phát triển kỹ năng hoạt động trên mạng internet. Những chuyên gia kỹ thuật, những nhà hoạt động khắp nơi đổ về đây để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Trinh Nguyễn nói tiếng Anh như một người Mỹ, mặc dù cô nói và hiểu tiếng Việt khá tốt. Lớn lên ở Mỹ, những tâm cô lúc nào cũng hướng về Việt Nam. Cô cho là mình phải có bổn phận để phục vụ cho tổ quốc Việt Nam, và cảm thấy mình đang có những tố chất để làm việc này. Việt Nam cần phải thay đổi. Và Trinh tin là những người cùng một lý tưởng bất bạo động với cô đang đi đúng hướng trong sứ mệnh làm thay đổi Việt Nam bằng những hình thức đấu tranh ôn hòa, tránh gây thêm căm thù, chia rẽ cho một nước Việt Nam trong tương lai. Lê Xuân Đôn tại đại hội IFF     Lê Xuân Đôn: đến từ Sydney, Úc. Đôn là người điều hợp buổi hội thảo “Ask Me Anything About Vietnam” tại đại hội IFF, với sự tham gia của hơn 30 nhà họat động đến từ Pháp, Brazil, Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á… Chàng thanh niên gốc VIệt 26 tuổi này sinh ra ở Úc, nhưng nói tiếng Việt thật rành. Đôn cho biết tiếng Việt của mình mới được cải thiện nhiều chỉ mới những năm gần đây, khi Đôn quyết tâm dấn thân vì Việt Nam. Đôn đang theo học về ngành Truyền Thông tại Anh, và lấy vài ngày nghỉ để sang dự đại hội IFF.   Khi được hỏi tại sao lại chọn con đường đấu tranh cho Việt Nam, trong khi bản thân có thể có một cuộc sống bình yên ở ÚC, Đôn tâm sự rằng trước đây thời còn học trung học, Đôn thường xuyên theo gia đình về thăm Việt Nam.  Đôn nhận ra rằng quê hương mình đang bị lạc hướng, với quá nhiều bất công xã hội, với tình trạng bất cân xứng giữa tiềm năng và thực trạng đáng buồn. Một quê hương gấm vóc, với những người dân cần cù, chịu khó, mà đang bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Khi đi học đại học, Đôn tham gia vào Tổng Hội Sinh Viên tại ÚC. Đôn có dịp đi dự Đại Hội Sinh Viên ở Phi Luật Tân, nơi đó anh gặp một số bạn sinh viên đến từ Việt Nam. Thấy những người đồng trang lứa với mình tại quê nhà trăn trở vì vận mệnh hiểm nghèo của đất nước, Đôn nghĩ mình phải làm một cái gì đó để thay đổi Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu các tổ chức đấu tranh trong và ngoài nước, Đôn quyết định tham gia tổ chức Việt Tân, vì thấy đường lối đấu tranh bất bạo động, canh tân Việt Nam của tổ chức này phù hợp với mình. Phong trào đấu tranh của giới trẻ trong nước Việt Nam chỉ mới hình thành, còn non trẻ. Đôn tin là những người Việt trẻ như mình ở hải ngoại sẽ là một cầu nối thích hợp với giới trẻ trong nước, để truyền lửa về cho phong trào của giới trẻ tại Việt Nam.   Còn nhiều gương mặt trẻ gốc Việt nữa tại đại hội. Đó là Giang đến từ Nhật, Jenny đến từ Washington D.c, Tiffany đến từ Đức… Những người trẻ tuổi này đã là nguồn cảm hứng của những người thuộc thế hệ đi trước. Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Văn Khanh- Trưởng Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do- đã tâm sự rằng những khuôn mặt trẻ trung, rạng rỡ, với tài năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau này chính là tương lai của cộng đồng hải ngoại, và của đất nước Việt Nam. Một nhà hoạt động trong nước đã nói rằng chẳng cần chính quyền CSVN làm điều chi to tát trong chính sách đối ngoại với Tàu, với Mỹ. Chỉ cần họ tạo điều kiện để những tài năng trẻ gốc VIệt, có lòng với quê hương có cơ hội đóng góp công sức của mình để xây dựng tổ quốc. Làm được như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với bây giờ. Khi cả nước đang than van là không có người tài điều hành đất nước, thì những người trẻ có khả năng lại bị chính quyền xếp vào nhóm “phản động”, ngăn cản họ về giúp cho dân tộc. Biến những tài năng này từ “thù” thành “bạn” chính là cách đổi mới cần thiết nhất, mà chính quyền CSVN có thể thực hiện trong lúc sơn hà nguy biến hiện nay. Đoàn Hưng / SBTNhttp://www.sbtn.tv/gap-go-mot-so-guong-mat-tre-goc-viet-tai-dai-hoi-tu-d...  
......

Khi con người giữ lại

Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm. Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975. Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?” Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào. Như một đứa trẻ to lớn nhưng gồng gánh tâm hồn tự kỷ, hệ thống văn hóa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay loay hoay với một nỗi ám ảnh mơ hồ, và không thể hội nhập cùng cuộc sống bình thường. Đứa trẻ đó lo sợ mọi thứ – từ quá khứ đến tương lai. Đứa trẻ cố vươn vai đứng thẳng oai vệ trong đời sống, nhưng nhột nhạt thầm kín vì đêm đêm còn mắc tật đái trộm trên giường. Đứa trẻ tự cáu gắt vì chứng không thể trưởng thành của mình. Nhạc sĩ Thanh Sơn, lúc còn sinh thời, từng ngồi buồn hiu, kể rằng một nhân viên kiểm duyệt của Sở, trẻ bằng tuổi con út của ông, ra lệnh cho ông về phải bỏ chữ “phu quân” trong một ca khúc tình yêu đồng quê của ông, chỉ vì chữ “quân” có thể ám chỉ đến quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Năm ngoái, một đôi bạn trẻ viết tạp bút về Sài Gòn, chạy xin giấy phép in với một nhà xuất bản. Khi bản thảo đưa lên duyệt, một đoạn văn liên quan đến bài hát Chiếc lá cuối cùng (tác giả Tuấn Khanh sinh năm 1933) bị lưu ý là phải bỏ đi vì liên quan văn hóa trước 1975. Khi các bạn trẻ này kêu nài rằng bài hát đã được duyệt, tác giả được lưu hành… thì biên tập viên – kiểm duyệt viên bối rối, chuyển sang ý khác là “cũng phải bỏ, vì gợi ý đến nhạc sĩ Tuấn Khanh hiện nay, người đang có vấn đề”. Trãi qua rất nhiều năm. Kể từ lúc những bánh xích xe tăng chiến thắng của những người Cộng sản lăn trên các đường phố ở miền Nam. Có không ít những khung thước văn hóa thật mới mẻ được kẻ ra cho người dân. Từ chiếc quần ống loe bị chận cắt giữa đường, mái tóc dài nam giới bị giữ lại và buộc xén đi vô tội vạ… cho đến hôm nay, quả là một chặng đường rất dài để con người Việt Nam thấy rằng mình đang phải chạy hồng hộc trên một vòng tròn thật lớn, để cố về điểm xuất phát văn minh ban đầu của mình. Đầu năm 2017, có tin bài hát Ly rượu mừng được trả tự do. Rất nhiều người vui mừng vì nghĩ rằng “rồi cuối cùng những điều tốt đẹp nhất cũng đã trở lại”. Có không ít những bài viết, sự hân hoan xuất hiện trên các trang mạng. Có bóp, thì phải có mở chứ! Cảm giác này có thể so sánh với năm 1977, khi nạn đói tràn lan ở Việt Nam, bệnh ghẻ ngứa rừng hành hạ mọi gia đình. Rồi đến năm 1990, khi nhiều người bắt đầu được ăn cơm có thịt và sử dụng xà bông Hoa Kỳ gửi về từ các thùng đồ của kiều bào –  thì người Việt nam cũng đã hân hoan và hạnh phúc như vậy. Quả là có bóp, rồi phải có mở! Và rồi, khi một ca khúc được trả tự do, thì cũng không lâu sau, có đến 5 ca khúc khác bị giam lại. Cái được và mất có vẻ đã rõ trong đời sống văn hóa bình thường của con người. Mở và bóp! Cấm và cho / Bóp và mở trong kiểm duyệt văn hóa tại Việt Nam chưa bao giờ có một câu trả lời quang minh, hay có một thái độ chính đáng. Năm 2012, khi được hỏi về cách thức cho phép lưu hành những bài hát trước năm 1975, ông Lê Ngọc Cường – nguyên cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn từng xác nhận rằng thay vì lên danh sách những bài cần cấm, thì Cục chỉ có danh sách những bài được cho phép (khoảng hơn 1500 bài, trong số hàng chục ngàn bài hát trước 1975). Và việc bóp xiết các bài hát cũ, được khoán lớn cho Sở ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nơi này được coi là có khả năng “biết rõ nội tình”. Nội tình ấy, Trịnh Công Sơn, đến khi qua đời nhiều năm, vẫn chưa bao giờ được phép ấn hành chính thức và đầy đủ bộ Ca khúc Da Vàng, tập tác phẩm được coi là làm nên tên tuổi của ông. Nội tình ấy, Nhạc sĩ Phạm Duy, từ khi giao cho công ty Phương Nam quản lý và xin phép các ca khúc của ông từ năm 2005 đến nay, chỉ khoảng 200 bài hát được cho phép. Thậm chí có những bài cấp phép rồi, lại cấm như Trường ca Con đường Cái quan và Còn chút gì để nhớ. Không biết dựa vào luật nào, Cục chỉ cho phép một năm làm đơn xin từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 7 đến 13 bài. Và nếu chiếu theo trình tự đó, di sản hơn 1000 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy có thể phải đến năm 2050 mới được cấp phép hoàn toàn. Dĩ nhiên, đó là trong tình trạng các nhà “làm” văn hóa không trở chứng tự kỷ kinh niên. Cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước đang lo lắng vì không cản nổi tình trạng văn hóa trước 1975 bùng phát lại ở miền Nam và nhiều nơi khác. Khởi đầu là âm nhạc, sau đến là sách vở, lịch sử… nên đang tìm cách kìm hãm bằng cách cắt nhanh nguồn cảm hứng của dân chúng. Khởi đầu là không ít nghệ sĩ của Nhà nước được hậu thuẫn lên tiếng bài bác bolero, rồi kế đến kêu đòi một nền văn minh gameshow không có bolero… Hôm nay là thả một và nhốt năm, như tín hiệu của một mùa xuân không còn nghe tiếng pháo. Nếu lưu ý, sẽ không ít người ngạc nhiên rằng năm 2017, khi bài hát Ly rượu mừng được trả tự do một cách hữu ý trước Tết Nguyên Đán, nhưng lại không vang lên rộn rã bằng những năm mà người dân phải tự vượt rào để hát, để nghe nó. Có lẽ người dân đã bằng lòng với sự bình thường và giá trị được trả lại, nên không ra sức níu kéo như nhiều thập niên qua. Nhưng ngay khi danh sách 5 bài hát bị cấm được tung ra, lạ thay, đâu đâu cũng nghe người dân hát, mở lại những ca khúc này. Chuyện “cấm”, trở thành một thái độ vô vọng trước đời sống tự nhiên trong phút chốc. Và như thế, những bài hát cấm đó, chắc chắn lại sẽ vang lên – không khác gì những ngày tháng Ly rượu mừng bị giam nhốt. Kẻ có quyền có thể phất tay phế bỏ, nhưng nhân dân sẽ mãi mãi âm thầm giữ lại trong trí nhớ và từng lời hát khe khẽ của mình, bởi lẽ năm bài hát ấy – hay hàng chục ngàn bài hát khác – không có tội tình gì. Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở – tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.
......

Ngày đau của giống nòi Việt Nam, 14 tháng Ba

  14.3.1988. Tàu Cộng giết 64 người lính Việt Nam, cướp núm cát san hô Gac Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 14.3.2017. Công an mật vụ nhà nước cộng sản Việt Nam giăng quân bủa vây giam hãm những người Việt Nam mang nỗi đau Gac Ma, không cho họ được làm lễ tưởng niệm 64 hồn thiêng Gac Ma. Từ đêm thứ bảy 11.3.2017, an ninh mật vụ của nhà nước cộng sản Việt Nam như những bóng đêm của một thời lịch sử đau buồn tăm tối đã kéo đến vây hãm quanh nhà tôi. Ngày 13.3.2017, trong vây hãm của những bóng đêm tăm tối đó, tôi xin post lại bài viết về sự kiện Gac Ma 14.3.1988, về 64 hồn thiêng Gac Ma. Bài viết xin được chia sẻ rộng rãi để mọi người Việt Nam ghi nhớ núm cát san hô ruột thịt của đất Mẹ Việt Nam, Gac Ma, ghi nhớ sự kiện lịch sử Gac Ma – Trường Sa 14.3.1988. Trường Sa 14.3.1988 Phạm Đình Trọng Sau khi đánh chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, ngày 19.1.1974, thuộc chủ quyền Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, Tàu Cộng lại ráo riết đưa tàu chiến đến rình rập, uy hiếp quần đảo Trường Sa đã thuộc sự quản lí của nhà nước cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1988 hoạt động quân sự của Tàu Cộng ở Trường Sa càng dồn dập, hung hăng hơn. Trước tình thế đó, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã lên kế hoạch đưa quân lên giữ một số bãi cát san hô chưa nổi hẳn khỏi mặt nước biển nhưng giữ vị trí tạo thế liên hoàn, khép kín cụm quần đảo và trấn giữ hành lang từ đất liền ra Trường Sa. Chiến dịch CQ88, chủ quyền 88 được lặng lẽ và gấp gáp triển khai. Ngày 26 tháng một,1988, Việt Nam đưa quân lên giữ bãi cát Tiên Nữ. Lập tức ngày 31 tháng một, 1988, Tàu Cộng đổ quân lên chiếm bãi cát Chữ Thập của Việt Nam.. Liên tiếp các ngày 5 tháng hai, ngày 6 tháng hai và ngày 18 tháng hai, Việt Nam lần lượt đưa quân lên giữ các bãi đá Lát, đá Lớn, đá Đông. Tức thì ngày 18 tháng hai, Tàu Cộng liền đổ quân chiếm bãi Châu Viên và ngày 26 tháng hai, Tàu Cộng chiếm bãi Ga Ven của Việt Nam. Ngày 27 tháng hai, hải quân Việt Nam lên giữ bãi cát Tốc Tan thì ngày 28 tháng hai Tàu Cộng đổ quân chiếm bãi Huy Gơ. Đầu tháng ba năm 1988, Tàu Cộng đưa hạm đội mạnh với 16 tàu uy lực nhất của Tàu Cộng lúc đó đến Trường Sa gồm một khu trục lên lửa, bảy tàu hộ vệ tên lửa, hai tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ, ba tàu vận tải, một tàu kéo theo một pông tông (cầu cảng nổi) lớn. Ý đồ gây hấn xâm lược Trường Sa, cướp đảo Việt Nam của Tàu Cộng đã không cần giấu diếm. Và cụm cát san hô đang nổi lên Gac Ma, Cô Lin, Len Đao ở chính giữa quần đảo Trường Sa sẽ là mục tiêu tiếp theo của họ. Chiếm được cụm Gac Ma, Cô Lin, Len Đao họ sẽ tạo được sự liên kết liền mạch với các đảo đã chiếm được từ trước, tạo thế đứng chân vững chắc ở Trường Sa, uy hiếp cả quần đảo và không chế hành lang nối đất liền Việt Nam với Trường Sa. Đọc được tình thế, diễn biến trận đấu cân não, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam liền gấp gáp đưa quân ra trấn giữ cụm bãi san hô trọng yếu Gac Ma, Cô Lin, Len Đao còn lập lờ khi nổi khi chìm trên biển. Chấp hành mật lệnh không được nổ súng từ cấp cao nhất trong quân đội, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ tung hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và tàu đổ bộ cổ lỗ HQ 505 chở hàng hậu cần, vật liệu xây dựng hầm hào, lương thực, thực phẩm cùng một lực lượng nhỏ, 70 lính công binh của trung đoàn công binh hải quân 83, 4 cán bộ đo đạc thuộc cục bản đồ bộ Tổng Tham mưu và một đơn vị tác chiến nhỏ nhoi, 22 lính chiến đấu thuộc lữ đoàn 146 chỉ có súng cá nhân AK với cơ số đạn ít ỏi do lữ đoàn phó Trần Đức Thông chỉ huy.   Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó ra lệnh không được nổ súng Tàu vận tải HQ 605 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy tiến đến đảo Len Đao. Tàu đổ bộ HQ 505 theo sự dẫn dắt của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chốt giữ Cô Lin. Tàu vận tải HQ 604 với thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đến giữ Gac Ma. Chiều ngày 13 tháng ba, tàu HQ 604 vừa thả neo cạnh Gac Ma thì hai tàu hộ vệ của Tàu Cộng áp sát gọi loa đòi Việt Nam rút quân khỏi Gạc Ma rồi hai tàu giặc nối nhau chạy vòng quanh doi cát san hô Gac Ma mong manh như dúm bọt sóng trên biển. Trong đêm 13 tháng ba, tốp lính công binh thuộc trung đoàn 83 lặng lẽ và gấp gáp chuyển vật liệu xây dựng lên Gạc Ma. Lực lượng chiến đấu nhỏ bé của lữ đoàn 146 cũng triển khai trên đảo. Mờ sáng ngày 14 tháng ba, bốn tàu chiến của Tàu Cộng lừng lững tiến đến Gạc Ma. Bốn xuồng nhôm chở đầy lính Tàu Cộng súng lăm lăm trong tay, đè sóng tiến vào đảo. Nếu được trang bị vũ khí phòng thủ cần thiết và được nổ súng, bốn xuồng nhôm trần trụi và mỏng manh cùng lũ lính Tàu Cộng như những tấm bia ở trường bắn đã bị chặn đứng và nhấn chìm xuống đáy biển. Nhưng lính cuốc sẻng công binh trung đoàn 83 Việt Nam gần như tay không phải lùi dần và co cụm giữa đảo. Nhóm nhỏ lính lữ đoàn 146 có AK trong tay nhưng không được bắn cũng trở thành tay không! Thấy hải quân Việt Nam không phản ứng, chỉ thúc thủ, lính Tàu Cộng liền ào đến cướp lá cờ Việt Nam. Lá cờ bị giằng đi, giật lại, thiếu úy Trần Văn Phương liền quấn lá cờ quanh người, lấy tính mạng ra giữ lá cờ, giữ chủ quyền hòn đảo. Tiếng súng chát chúa bỗng đột ngột quất lên. Những chớp lửa lóe lên từ nòng súng trong tay lính Tàu Cộng. Thiếu úy Trần Văn Phương và hàng loạt chiến sĩ Việt Nam đổ gục. Gac Ma bị Tàu Cộng cướp mau lẹ chỉ sau loạt súng bắn thẳng đầu tiên rộ lên của lính Tàu Cộng. Từ những chiến hạm Tàu Cộng, hàng trăm tên lính xâm lược tràn lên Gạc Ma cùng lúc với những loạt đạn pháo các cỡ từ chiến hạm Tàu Cộng xối xả dập xuống tàu HQ 604. Tàu vận tải HQ 604 không có pháo chống trả, như tấm bia tập bắn của lính Tàu Cộng, bị xé nát và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng, đại úy Vũ Phi Trừ, lữ đoàn phó 146, trung tá Trần Đức Thông, thiếu úy Trần Văn Phương cùng hàng chục chiến sĩ Việt Nam chết gục dưới làn đạn của lính Tàu Cộng. Máu của họ thấm đỏ cát san hộ Gac Ma, loang đỏ nước biển Trường Sa. Đó là ngày 14 tháng ba, năm 1988, ngày đau buồn của lịch sử Việt Nam, ngày núm cát san hô Gac Ma của Tổ quốc Việt Nam rơi vào tay Tàu Cộng, ngày những người Việt Nam chân chính khắc ghi vào lòng cái tên Gac Ma ruột thịt của đất Mẹ Việt Nam. Trên tàu HQ 505 ở đảo Cô Lin cách Gạc Ma hơn ba hải lí, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ theo dõi thấy tương quan lực lượng quá chênh lệch và Tàu Cộng đã bắn chìm tàu HQ 604. Rồi HQ 505 cũng không tránh khỏi số phận như HQ 604. Thuyền trưởng Vũ Huy Lê (hàng đầu thứ 2 từ trái ) cùng các thủy thủ tàu HQ-505. HQ 505 chìm, người lính giữ đảo vùi xác dưới đáy biển, Cô Lin không còn bóng người lính Việt Nam cũng sẽ rơi vào tay Tàu Cộng. Nhận ra tình thế tất yếu đó, thuyền trưởng Lễ liền lệnh nhổ neo rồi phóng hết tộc độ, lao tàu lên đảo. Con tàu cùng với toàn bộ thủy thủ sẽ quyết ở lại với đảo. HQ 505 trườn được hai phần ba thân tàu lên thềm san hộ bao quanh đảo thì tàu bị bắn cháy. Con tàu tiếp tục hứng đạn của Tàu Cộng nhưng tàu đã trườn lên, ôm ghì được núm cát san hô của Tổ quốc Việt Nam, không bao giờ chìm. Con tàu không chìm cùng những người lính sống sót trên tàu đã giữ vững được núm cát nhỏ nhoi mà thiêng liêng Cô Lin và những người lính quả cảm trên đảo Cô Lin còn đưa xuồng ra biển vớt những người lính bị thương từ tàu HQ 604, từ Gạc Ma đang trôi dạt trên biển. Tàu HQ 605 giữ núm cát Len Đao cũng bị quân Tàu Cộng bắn cháy và chìm rạng sáng 15 tháng ba. Nhưng dường như Tàu Cộng chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma nên không đổ quân lên Cô Lin và Len Đao. Giặc Tàu Cộng tràn lên cướp đảo. Những người lính Việt Nam giữ đảo có mấy khẩu súng cá nhận trong tay mà không được bắn, họ chỉ còn cách lấy sức người giành giật lá cờ chủ quyền với giặc rồi giơ ngực hứng đạn của giặc, nhận lấy cái chết tan xác, bỏ lại đảo cho giặc làm chủ. Quân chết, đảo mất vì cái lệnh không cho người lính giữ đảo nổ súng vào kẻ xâm lược cướp đảo. Ngày nay người dân nói tiếng nói của lịch sử Việt Nam, nói tiếng nói của trái tim Việt Nam yêu nước: “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, người dân biểu tình lên án Tàu Cộng xâm lược, người dân tập hợp tưởng niệm, ghi ơn những người lính đã chết trong cuộc chiến đấu giữ Gac Ma, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa đều bị công an nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ, tù đày, bị ngăn cản, phá đám, bị công an chặn cửa không cho ra khỏi nhà! Ôi lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam có bao giờ đau thế này chăng! Phạm Đình Trọng
......

Gạc Ma, trận chiến bị lãng quên

Đã 29 năm trôi qua kể từ ngày xẩy ra trận Gạc Ma ngày 14 Tháng 3 Năm 1988. Câu chuyện về sự hy sinh tức tưởi của 64 binh sĩ công binh tại Gạc Ma ngày ấy vẫn nằm im trong những trang sử của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Từ đó đến nay chưa hề có một sự xác nhận chính thức nào của giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam về sự kiện này, ngoại trừ một lần ông cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh bảo rằng, cứ để xác của 64 người lính ấy nằm yên dưới đáy biển Gạc Ma một cách rất vô tâm. Các tài liệu về trận Gạc Ma của Việt Nam rất ít ỏi và đơn điệu. Có lẽ bài viết vào năm 2008 của tác giả Phạm Trung Trực (1) về trận đánh này là đầy đủ nhất về cả bối cảnh lẫn diễn tiến. Phạm Trung Trực là bút danh của một sĩ quan hải quân Việt Nam can hệ trực tiếp trong suốt chiến dịch CQ 88, một chiến dịch của quân đội nhân dân Việt Nam đưa bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây, nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này. Điểm nổi bật được bài viết này ghi lại là thái độ lửng lơ và buông xuôi của giới lãnh đạo Việt Nam trong quyết định giữ hay bỏ những phần lãnh thổ, lãnh hải đó của Việt Nam. Tác giả Phạm Trung Trực kể lại rằng, khi tình hình đã trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo, và cần được giải đáp ngay là:     Trung Quốc là bạn hay thù?     Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời KHÔNG rõ ràng.   Một trong ba tàu tham dự trận Gac Ma, HQ 505 Không những thế, tuy biết trước ý đồ Trung Quốc sẽ xâm chiếm vùng đảo này qua việc họ đưa một lực lượng hải quân hùng hậu đến vùng trận chiến, nhưng Việt Nam chỉ đưa ra đó 3 tàu vận tải vũ khí yếu kém, bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí thích hợp để chiến đấu. Quan trọng hơn là họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân, còn nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Trả lời phỏng vấn của đài RFA (2), anh Nguyễn Văn Thống, một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do về lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng. Anh Thống nói: “Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng, bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.” Tàu chiến Trung Quốc trực xạ bắn vào tàu vận tải công binh của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Hải quân VN đã hy sinh cùng với lệnh không được nổ súng... Ảnh: RFA Lời thuật vừa nêu của anh Nguyễn Văn Thống cũng trùng hợp với tiết lộ của tướng Lê Mã Lương trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung Tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2014. Tướng Lê Mã Lương là Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tướng Lê Mã Lương cho biết: (3) “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Có nhiều lời truyền miệng khác xác định chi tiết được tướng Lê Mã Lương tiết lộ ở trên. Người được cho là đã ra lệnh không được chống trả hồi đó đó là Đại Tướng Lê Đức Anh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Với nguyên tắc sinh hoạt “dân chủ tập trung” của đảng CSVN, người ta có thể cho rằng, hoặc đó là quyết định chung của Bộ Chính Trị Đảng CSVN, hoặc nếu không phải là quyết định chung thì cũng không một ai trong Bộ Chính Trị phản đối lệnh đó. Có lẽ vì sự kiện đáng xấu hổ đó, trận chiến Gạc Ma có vẻ như đã bị lãnh đạo đảng CSVN cố tình không cho đề cập đến trong sử sách. Bộ Sử Biên Niên của Viện Sử Học Việt Nam đã không có một giòng chữ nào cho trận chiến này. Bên cạnh đó, có thể cũng vì lý do đó mà các buổi tưởng niệm 64 chiến sĩ vị quốc vong thân trong trận Gạc Ma của dân chúng trong mấy năm gần đây đã luôn bị cấm cản, hoặc bị các lực lượng an ninh giả côn đồ quấy phá. Mới ngày 9 và 10 Tháng 3 vừa qua, một số người trong Câu Lac Bộ Lê Hiếu Đằng đã bị công an bắt khi họ chuẩn bị tổ chức buổi tưởng niệm ở Vũng Tàu. Một nhóm dân chúng khác đã phải tổ chức tưởng niệm một cách lén lút. ******** Nếu các tài liệu về trận chiến Gac Ma của Việt Nam ít ỏi thì các tài liệu tương tự bằng ngoại ngữ về loại này cũng chẳng nhiều nhặn gì. Dưới đây là tóm lược một vài điều đáng chú ý trong các tài liệu liên quan đến trận Gạc Ma bằng Anh Ngữ. Tìm kiếm trên Google tài liệu bằng tiếng Anh người ta thấy khá nhiều bài báo của các cơ quan truyền thông Việt Nam viết về trận Gạc Ma, cùng một số lượng nhiều không kém những bài báo ngoại quốc tường thuật về sự cấm đoán tưởng niệm và bắt bớ dân chúng tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma của lực luợng an ninh Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có một vài tài liệu khác đề cập sơ sài về trận Gạc Ma. Một bài thuyết trình của Trường Đại Học Oslo, Na Uy viết cho buổi hội thảo về an ninh của vùng Đông Á vào Tháng 7 Năm 2015 cho rằng, Trận Gạc Ma là một biến cố trong diễn trình tranh chấp các hòn đảo nhỏ ở vùng Biển Đông (4). Tài liệu giải mật của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) viết khá nhiều về bối cảnh chính trị trong vùng Đông Nam Á trong khoảng 2 năm 1987 và 1988. Cơ quan tình báo này đưa ra nhận định rằng, Trung Quốc cướp Hoàng Sa và một vài đảo của Trường Sa vào lúc các chính phủ của Việt Nam (Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là đồng minh của một trong hai siêu cường của thế kỷ 20. Cả hai siêu cường đó, vào mỗi thời điểm tương ứng, đều bắt tay với Trung Quốc để nước này “làm thịt” Việt Nam. (5) Cuối cùng, một bài viết trên trang mạng Nghiên Cứu Chiến Luợc của Ấn Độ (được đăng lại trên trang mạng National Interest và War is Boring), đề cập sơ sài về Trận Gạc Ma, nhưng lại nhấn mạnh đến trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Bài viết có tựa đề “One of the Last Things South Vietnam Did Was Fight China” (Một trong những điều cuối cùng Việt Nam Cộng Hoà làm là chiến đấu chống Trung Cộng). Một tựa đề như hàm ý về truyền thống chống đế quốc phương bắc của người Việt Nam.(6) - - - Ghi chú: 1. Một Trang Sử Anh Hùng - Một Thời Kỳ Nhục Nhã, Phạm Trung Trực, https://radiochantroimoi.wordpress.com/2009/03/15/ky-s%E1%BB%B1-h%E1%BA%... 2. Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?, RFA, http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-031220150... 3. https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg 4. East Asia’s Last Interstate Battle, Stein Tønnesson, https://blogs.prio.org/2015/07/14-march-1988-east-asias-last-interstate-... 5. China’s ambition and the lessons from Gac Ma, http://asiamaritime.net/chinas-ambition-and-the-lessons-from-gac-ma/ 6. One of the Last Things South Vietnam Did Was Fight China, Indian Strategic Studies, http://strategicstudyindia.blogspot.ca/2014/05/one-of-last-things-south-... Viettan.org
......

TIN KHẨN - TNLT NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN BỊ HÀNH HẠ TRONG TÙ

......

Tin bịa đặt

Tác giả Ngô Nhân Dụng đã viết một bài giá trị để nói lên nguy cơ của "tin bịa đặt" hay "tin giả/bịa - fake news". Một điểm đáng nói thêm của vấn đề tin giả mà mục tiêu không phải là để kiếm tiền hay mộ quân (Những tổ chức khủng bố như ISIS, al Qaeda đều dùng mạng xã hội để chiêu mộ và củng cố lòng tin của các thanh niên bất mãn với đời), và những khuynh hướng mị dân, cực đoan của một số đảng phái, như tác giả đã đề cập, mà bên cạnh đó còn là sự lũng đoạn của những thế lực đen như gián điệp Nga, Tàu ...BBT ***** “Giáo Sư Kim Andre Gosling Jr., đại học Harvard, tuyên bố trên báo The Boston Daily Inquirer rằng: Sinh viên Việt Nam thông minh nhất thế giới.” Ông bạn tôi ở Pháp gửi cho mẩu tin trên qua email. Ông đoán rằng nếu đưa tin này công khai trên báo thì chỉ 5 phút sau sẽ được chuyển đi cùng khắp các mạng Internet. Nhưng đó là một tin bịa đặt (fake news, một chữ bây giờ nghe rất quen thuộc). Thứ nhất, Giáo Sư Gosling Jr. không hề tuyên bố như vậy! Thứ Hai, thành phố Boston không có báo nào mang tên Daily Inquirer. Hơn nữa, không có giáo sư nào tên Kim Andre Gosling Jr. ở đại học Havard! Tại sao bản tin bịa đặt này có thể sẽ lan truyền nhanh chóng trên mạng? Vì người Việt Nam đọc thấy thích, nó đáp ứng rất nhiều nhu cầu tâm lý của mình. Cũng giống như nhiều tin bịa khác đã được truyền đi rất nhanh trên mạng, khi người đọc thấy những tình tự yêu hay ghét của mình được thỏa mãn. Tin bịa không phải một hiện tượng mới mẻ. Tháng Tư, 1975, dân Sài Gòn kháo nhau những tin đồn rất nhanh, vì ai cũng muốn bám lấy một niềm hy vọng trong cơn hoảng hốt. Nhiều khi người ta chuyển tin cho người khác chỉ để chứng tỏ mình “thạo tin.” Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ vẫn là cơ hội cho nhiều tin bịa đặt ra đời. Năm 1800, Tổng Thống Adams tranh cử với Phó Tổng Thống Jefferson. Phe ông Adams loan truyền tin nói rằng ông Jefferson là con lai, của một cô da đỏ với một ông lai da đen ở Virginia, và theo chủ nghĩa vô thần. Tin bịa này đi xa và đi nhanh, đến nỗi bà Martha Washington, vợ cựu tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, cũng tin là thật. Đáp lại, phe Jefferson đồn rằng Adams có ý định sẽ đánh nhau với nước Pháp, nhiều người cũng tin. Nhưng hiện tượng tin bịa nổ bùng trong năm 2016, không phải chỉ vì bầu cử, mà vì những kỹ thuật thông tin mới. Những người không dính dáng đến các ứng cử viên cũng có thể tham gia vào phong trào tung tin bịa! Những tin bịa đặt đưa lên mạng được truyền đi nhanh hơn, rộng hơn, và có thể “sinh lợi” cho người bịa tin, bằng tiền mặt! Những kỹ thuật của Facebook, Google, Twitter được giới bịa tin tận dụng vì họ vô tình vừa giúp “kẻ gian” tạo ra dư luận vừa cung cấp cơ hội cho người ta kiếm tiền. Thí dụ, Google theo dõi hàng ngày các mạng tin tức. Nếu thấy số người mở, rồi “click” và đọc những bài và tin trên mạng nào đó tăng lên, Google sẽ đưa các quảng cáo thương mại vào, hay kèm vô bài của tác giả nào “ăn khách.” Hai bên sẽ chia nhau tiền quảng cáo. Vì thế, năm ngoái một nhóm bạn trẻ ở nước Macedonia đã có sáng hiến lập một mạng thông tin với những tin bịa đặt nóng hổi về cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhiều người Mỹ thích quá, kêu nhau vào coi và đóng góp thêm ý kiến và tin tức cho mạng này. Với số lượng “lưu thông” tăng vọt, tự nhiên những công ty như Google đem quảng cáo tới! Thế là mấy thanh niên chưa đầy 20 tuổi ở tận bên Đông Âu đã kiếm tiền nhờ dân Mỹ hăng say tranh cử! Tại sao đám thanh niên này thành công được? Vì các mạng xã hội tạo ra những “không gian kín” cho những người cùng khuynh hướng chính trị tụ họp với nhau. Người ta chỉ thích đọc những ý kiến giống mình và các tin tức thỏa mãn sở thích của mình. Một người chú ý đến tin chính trị nước Pháp chẳng hạn, ngày nào cũng mở các tin đó coi. Đến một ngày, khi họ mở trang “tin tức” của các công ty Yahoo, hay Google ra, sẽ thấy rất nhiều tin về chính trị Pháp. Nếu đi tìm tin điện ảnh Hàn Quốc nhiều lần, mở ra sẽ được đọc rất nhiều tin sao Hàn! Nếu bạn thích đọc tin xấu về nước Tàu hay nước Anh, các công ty “gom tin” sẽ chiều ý, có cái gì xấu về hai nước đó sẽ đem gửi hết cho bạn đọc! Vì vậy, trên Facebook, bạn sẽ gặp toàn những người bạn cùng sở thích, cùng yêu và cùng ghét những thứ như nhau! Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nghĩa là những con chim hót giống nhau sẽ đối đáp nhau, những con thú có mùi giống nhau sẽ tìm đến gặp nhau. Loài người cũng vậy! Rốt cục bạn sẽ chỉ được cung cấp những thông tin một chiều, được đọc những lời vừa ý, lâu dần sẽ hoàn toàn không hiểu được các quan điểm khác mình. Trong khung cảnh như vậy các tin bịa, fake news, lan ra nhanh chóng như vi trùng bệnh truyền nhiễm. Một khi bản tin được đưa lên Facebook rồi, ai thích nó sẽ dùng Twitter chuyển cho người khác coi. Người ta đã coi trên Twitter, lấy 20 tin bịa được nhiều người bấm (click) nhất so sánh với 20 tin thật được đọc nhiều nhất, và thấy rằng tin bịa ăn khách hơn tin thật rất nhiều! Trước khi một tin bịa có thể bị phanh phui và tố giác thì nó đã được hàng trăm ngàn người đọc. Và những “tín đồ” đã tin vào một tin bịa rồi thì có khi họ không bao giờ chấp nhận rằng mình sai lầm! Có ai vui vẻ thú thật rằng mình bị đánh lừa hay không? Hiện tượng trên nổi bật ở nước Mỹ vì 62% dân Mỹ đọc tin trên mạng, theo nghiên cứu của Pew Research, và 44% qua Facebook. Đọc tin trên mạng khác đọc báo, nghe đài. Những người đọc báo có thể lật trang, nhìn thấy những tin tức hay bài vở khác nhau. Có tin tốt, tin xấu, có mặt trái và mặt phải của cùng một vấn đề. Người ta có cơ hội đọc những ý kiến với lập trường đối nghịch. Nhưng khi chỉ đọc tin trong “không gian kín” trên mạng, người ta sẽ không có cơ hội đó. Người ta gọi đó là những “phòng dội âm” (echo chamber). Dùng mạng xã hội để đọc tin càng nhiều thì người ta càng dễ trở thành thiên lệch, quá khích. Họ không tin vào những tin tức hay ý kiến trái với sở thích và niềm tin của mình. Sau khi đã ghiền mạng, đọc báo, nghe đài thấy những gì trái với ý mình là người ta không tin. Trong năm 2016 có 15% người Mỹ vào Twitter ít nhất một lần mỗi tháng. Cùng năm đó, số người tin tưởng vào báo chí giảm xuống chỉ còn 33%. Ở Châu Âu, số người đọc tin từ các mạng xã hội thấp hơn. Chỉ có 6% người Ý, 5% người Pháp và 4% người Đức vào Twitter mỗi tháng một lần. Ngược lại, có 52% người Đức vẫn tin tưởng vào tin tức trên báo chí, 70% tin tưởng vào các đài radio và ti-vi; chỉ có 8% tin vào những gì họ đọc trên Facebook hay Twitter. Ở Pháp và Ý, lòng tin vào báo chí thấp hơn, chỉ có 32% và 42%. Một mối nguy hiểm cho xã hội là những tin bịa trên các mạng xã hội nuôi dưỡng những tâm địa thấp trong lòng người; yêu thích mù quáng, thù hận và kỳ thị chủng tộc, thành kiến tôn giáo. Các phong trào cực đoan quá khích dùng Facebook để khích động người theo họ qua những “không gian kín,” trong đó hoàn toàn không có một ý kiến hay thông tin trái ngược nào. Những tổ chức khủng bố như ISIS, al Qaeda đều dùng mạng xã hội để chiêu mộ và củng cố lòng tin của các thanh niên bất mãn với đời Những đảng chính trị cực đoan ở các nước Tây phương cũng biết tận dụng các mạng xã hội. Lãnh Tụ Heinz Christian Strache của đảng “Tự Do” ở nước Áo làm một video với bản nhạc “Osterreich Zuerst” (Nước Áo Số Một) không được đài nào cho lên. Strache bèn đưa lên Facebook. Thế là ai cũng biết đến. Lãnh tụ dân tộc cực đoan Geert Wilders ở Hòa Lan, Marine Le Pen ở Pháp đều dùng mạng xã hội để thổi lửa cho các “tín đồ” của họ. Phong trào chống Hồi Giáo PEGIDA ở Đức khởi lên khi dùng Facebook quy tụ đồng đảng. Từ khi hai chữ fake news, tin bịa, được nhắc đi nhắc lại hàng ngày, ai cũng có thể tự biện hộ bằng cách gán cho những người nói ngược với mình là “fake news!” Ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới tố cáo chính quyền Nga đang tung ra những “fausse nouvelle” để gây ảnh hưởng trên cuộc bỏ phiếu vào Tháng Tư này. Khi tổ chức Ân Xá Quốc Tế báo cáo chính quyền Bashar al-Assad ở Syria đã treo cổ 13,000 tù nhân dù không xét xử, nhà độc tài này đã nói nay rằng đó chỉ là tin bịa! Một nhà chính trị phải đối diện với những thông tin bất lợi, sau khi bôi nhọ đó là tin bịa, còn một cách trốn tránh là tung ra những tin bịa lớn hơn để lái đám đông sang chiều hướng khác! Sau khi nạn tin bịa tràn lan có vẻ nguy hiểm cho nền tảng đạo lý và chính trị của xã hội, các công ty Google và Facebook đã quyết định không cộng tác về quảng cáo với những trang mạng chuyên loan tin bịa đặt nữa. Sẽ ít người kiếm được tiền bằng tin bịa như những thanh niên ở Macedonia. Nhưng không phải ai bịa tin và tung tin bịa đặt cũng nhằm mục đích kiếm tiền! Facebook còn đi xa hơn một bước, khi thấy một thông tin nào bị người khác tỏ ý nghi ngờ thì học đánh dấu báo động cho các độc giả khác biết! Những chữ fake news, tin bịa, được nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, theo quy luật ngôn ngữ thì chúng sẽ mất hết ý nghĩa. Đối với nhiều người, hai chữ fake news, trở thành một tiếng chửi thề, không hơn không kém. Nhiều người nghe vẫn thích nhưng chẳng cần biết lời tố giác đúng hay sai. Nó cũng trở thành một tiếng hài hước cho những người tỉnh táo. Nghe xong rồi thì cười, nhưng không ai quan tâm đến ý nghĩa nữa. Hy vọng trong một thời gian, cơn bệnh dịch tin bịa sẽ tàn dần, như một trận dịch cúm đã qua chu kỳ của nó! Nhưng tin bịa đã gây nên một hậu quả tai hại; một niềm tin tưởng chung đang đi xuống! Khi nghe đâu cũng chỉ thấy toàn tin bịa thì biết tin gì bây giờ? Chế độ tự do dân chủ đặt trên căn bản là người dân thu thập thông tin trước khi bỏ phiếu. Và khi báo chí được tự do, các nguồn tin tức nói chung có thể được độc giả khán giả gạn lọc, để biết sự thật. Nhờ đa số người dân tỉnh táo, những báo, đài nói dối, bịa đặt sẽ thua, các báo đài nói thật sẽ sống mạnh. Nếu mất niềm tin này, loài người có thể sống dân chủ hay không? nguoi-viet.com
......

"....BIỂU TÌNH

Biểu tình là quyền của công dân được hiến pháp ghi nhận, nhằm biểu lộ tình cảm ủng hộ hay phản đối một sự việc nào đó đang diễn ra trong xã hội. Khi có những vấn đề bức xúc mà nhà cầm quyền không giải quyết hoặc không trả lời thỏa đáng thì công dân có quyền biểu tình để nói lên yêu cầu của mình. Hiện nay xã hội chúng ta có quá nhiều chuyện bức xúc: Nhà đất bị giải tỏa nhưng đền bù không thỏa đáng, môi trường bị ô nhiễm, Formosa xả thải gây ra thảm họa nhưng không bị xử lý thỏa đáng, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm, nhân quyền bị chà đạp... Rất nhiều công dân đã bức xúc về các vấn đề trên nên từ lâu đã đi biểu tình, rộ lên nhất là từ những năm 2011 đến nay. Năm 2016, 2017 đã liên tục nổ ra rất nhiều cuộc biểu tình dù cho nhà cầm quyền ra sức đàn áp ngăn chặn. Ngoài Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm có truyền thống, khu vực bắc miền Trung xuất hiện thành một trung tâm biểu tình mới kể từ khi Formosa gây ra thảm họa làm điêu đứng cuộc sống hàng triệu dân nơi đây. Từ trước đến nay, phần lớn các cuộc biểu tình do những tổ chức xã hội dân sự như No U, CLB Lê Hiếu Đằng, các nhóm vì môi trường, các tổ chức tôn giáo...đứng ra kêu gọi. Dân oan thì không cần ai kêu gọi vẫn liên tục biểu tình. Hiện nay có nhiều lời kêu gọi đi biểu tình vào các ngày chủ nhật. Những lời kêu gọi đó chính thức phát ra từ LM Nguyễn Văn Lý, đại diện cho một tổ chức chưa ra công khai. Bên cạnh đó cũng có những lời kêu gọi ăn theo của một vài tổ chức hoặc cá nhân mù mờ khác. Tuy tổ chức kêu gọi chưa rõ ràng, nhưng vì bức xúc trước thảm họa môi trường, trước nhân quyền bị chà đạp, trước mưu đồ xâm lược của Tàu cộng...nhiều người dân ở Sài Gòn và ở Nghệ Tĩnh đã đi biểu tình vào ngày chủ nhật vừa rồi. Ngày mai, chủ nhật 13/2 lại có lời kêu gọi biểu tình. Ai muốn đi hay không đi là quyền của mỗi người, mình có bức xúc muốn thể hiện ra cho nhà cầm quyền biết, cho xã hội biết thì cứ đi. Ai chưa từng đi biểu tình lần nào cũng nên đi một lần để biết cảm giác mạnh, nhất là giới trẻ, chưa đáo biểu tình bất thành nam nhi. Nhưng khi đi biểu tình thì phải biết trước rằng sẽ có đàn áp, đánh đập, bắt bớ. Tuy nhiên bắt rồi cũng thả trong ngày. Chưa ai đi biểu tình một vài lần mà bị bắt tù. Nhưng chắc chắn hậu biểu tình là có bị đưa vào danh sách đen, bị sách nhiễu, bị hù dọa, bị áp lực thôi việc, bị chủ nhà mời ra khỏi nhà trọ nếu như đang ở thuê... Tuy nhiên một khi đã trải qua một vài lần, người biểu tình mới sẽ quen, sẽ trở thành gương mặt dày dặn trên mặt trận đấu tranh và có khả năng trở thành những người hoạt động giàu kinh nghiệm. Còn chuyện ai đó lợi dụng thì cũng chẳng lo lắm, không dễ gì lợi dụng được nhau. Ta đi vì quyền lợi của bản thân ta và của gia đình ta, vì ta thấy có trách nhiệm với xã hội với đất nước. Tổ chức hay cá nhân nào lừa đảo và cơ hội trong thời đại thông tin nầy sẽ nhanh chóng bị lộ ra ngay. Phải hiểu rằng môt vài cuộc biểu tình chưa giải quyết được gì, nhưng rất nhiều cuộc biểu tình sẽ góp dần các nhân tố mới vào lực ượng những người vượt qua sợ hãi. Một khi lực lượng ấy đông lên thì "lượng sẽ biến thành chất". Chúc các bạn tham gia biểu tình ngày mai chân cứng đá mềm! FB Huỳnh Ngọc Chênh
......

"....BIỂU TÌNH

Mục tiêu của việc biểu tình cần đặt ra từng bước, đó là điều kiện cần thiết để nhân dân thấy được quyền hành chính trị của mình và nhà cầm quyền cảm nhận sức nóng từ dân mà phải chấp nhận các yêu sách của dân cùng các tổ chức đối lập đưa ra. Không hẳn cứ xuống đường biểu tình là xóa bỏ được độc tài đảng trị cộng sản ngay tức thì. Để tiến đến thành lập một thể chế dân chủ cần có quá trình thời gian; một là sự đoàn kết của các nhóm xã hội dân sự, đảng phái đối lập, các cá nhân nổi bật có chiến lược chung và mục tiêu trong từng giai đoạn, mục đích cho công cuộc. Hai là nâng cao dân trí, đánh thức lương tri, khơi dậy sự thức tỉnh trong người dân bằng các kỹ năng, biện pháp từ hàn lâm đến đơn giản, từ sách lược đến hành động. Việc tổ chức biểu tình, hay kêu gọi biểu tình cho từng giá tri, mục tiêu xa, gần là một hình thức của hành động thực tiễn giúp cho người dân cảm nhận thấy dần quyền lợi của mình là do chính mình đứng lên đấu tranh mà có được. Mục tiêu gần nhất, cụ thể nhất biểu tình Formosa là bước tiến lớn đến quyền của mỗi người dân Việt Nam, của xã hội dân sự, của thể chế dân chủ, tự do. Ở Việt Nam, việc biểu tình còn đang mơ hồ trong nhận thức của người dân cộng thêm việc cố tình trì trệ đưa ra luật biểu tình của cộng sản chính là một hố sâu ngăn cản lớn cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, việc biểu tình là quyền lợi tự nhiên, chính đáng, hợp pháp, đúng luân lý cần được người dân tự quyết và hành động bất chấp việc cộng sản không đưa ra luật biểu tình cùng sự đàn áp, đánh đập, bắt bớ, bỏ tù có tính hệ thống vô nhân tính. Hiểu sòng phẳng hơn, muốn đạt được giá trị phổ quát tự do, dân chủ thì chính con người phải hành động và "phải bị ném vào thử thách" giống như chiên giữa bầy sói vậy. FB Sơn Văn Lê
......

AI SẼ NGĂN CHIẾC XE ĐANG LAO XUỐNG VỰC?

Không phải ngẫu nhiên mà trước khi xảy ra vụ bắn giết ở Yên Bái chỉ vài ngày, nhiều đại biểu QH đề nghị xem xét tăng cường cảnh vệ bảo đảm an ninh cho lãnh đạo cao cấp. Họ đang sợ ai? Thế lực thù địch hay nhân dân đang ngày càng bất mãn? Không, họ đang sợ chính các đồng chí của mình. Đó là nỗi ám ảnh của những kẻ lúc nào cũng ngoái lại phía sau canh chừng những người tưởng như đang “đồng cam cộng khổ” với mình. Vụ Yên Bái dù bất cứ lý do gì: tiền, tình, địa vị hay thanh toán đối thủ chính trị… đều thể hiện sự tha hóa đến tận cùng trong nội bộ chính quyền. Kinh tế ngày càng khó khăn, doanh nghiệp không còn động lực để phát triển khi bị bòn rút tận lực, chỉ một số ít làm giàu được nhờ là sân sau và quan hệ. Tài nguyên cạn kiệt, rừng đã hết và biển thì đang chết, nợ quốc gia ngày càng chồng chất, không thể đi vay thêm đc nữa nhưng mức độ ăn chia không hề giảm mà ngược lại, càng tăng lên. Càng khó khăn, càng nhiều cạnh tranh thì(mà) tài lực đem ra chạy chức, chạy quyền, chạy dự án ngày càng phải cao hơn nên họ càng phải ăn nhiều hơn, bòn rút xà xẻo nhiều hơn để mới có thể thu hồi những gì đã bỏ ra. Đó chính là gia tốc và động lượng của chiếc xe thể chế đang mất thắng lao xuống vực với một vận tốc rất lớn như một quy luật tất yếu. Khi nguyên tắc cộng sinh trong chế độ độc tài bị phá vỡ vì không còn vui vẻ, thõa mãn ăn chia như trước, họ sẽ quay lại xâu xé lẫn nhau để tranh giành miếng bánh đã teo tóp gần hết dẫn đến sự sụp đổ không sớm thì muộn. Trước kia đấu đá hầu như chỉ ở thượng tầng còn bây giờ thì ở mọi cấp như tỉnh, huyện, phường xã.... Cái vụ người TQ xây cơ sở to đùng ở Đà Nẵng thật ra cũng là vì các quan đấu đá nhau mới lòi ra cho dân biết. Chứ với cái đám trật tự đô thị phường xã này người dân xây cái chuồng gà bọn nó còn biết mà mò tới chứ đừng nói cái công trình có chiều dài đến 500m (gấp 5 lần chiều dài một sân bóng đá). Điều này cũng nói lên một điều là Trung Cộng đã gần như kiểm soát nhiều lĩnh vực quan trọng của VN mà không cần tốn một viên đạn hay mạng người nào với sự tiếp tay của rất nhiều Việt gian bán nước. Ngày càng nhiều những video về các vụ đàn áp công giáo, cưỡng chế đất đai, chùa chiền, san ủi nghĩa địa mà không cần di dời … những hình ảnh CA, dân phòng quật cật lực vào những người dân phản kháng vì bị dồn đến đường cùng. Những tiếng súng vang lên, những người dân vô tội, những quan chức phải bỏ mạng diễn ra như cơm bữa phản ánh hiện thực xã hội đã đến hồi không thể kiểm soát. Những người CS mang tiếng vô thần nhưng lại là hầu hết các lãnh đạo CS lại là những người mê tín nhất khi ông nào cũng tìm cho mình một hoặc vài ông thầy địa lý, phong thủy có số có má. Họ vẫn biết động đến mồ mả, chùa chiền là điều tối kỵ. Nhưng tại sao họ vẫn làm? Như tôi đã nói, họ không thể dừng lại khi tiền chạy dự án đã bỏ ra từ trước. Cũng như vì cái ghế đã mua với giá cao chưa kịp thu hồi vốn thì không thể ngừng vơ vét mà bất chất tất cả. Như ông đảng trưởng, dù tuyên bố không biết 100 năm nữa có đến được CNXH hay không, cũng chính ông vừa mới nói đánh tham nhũng là ta tự đánh ta, trong khi ông biết chắc tham nhũng là đặc thù của chế độ và kg thể nào giải quyết được nhưng vẫn bắt hơn 90 triệu dân phải đi theo con đường mịt mù tăm tối dẫn xuống địa ngục này. Ông lú lẫn như biệt danh của ông, hay ông là kẻ khốn nạn? Theo tôi thì còn một lý do nữa, dù muốn ông cũng không thể dừng lại được vì cái vòng kim cô mà ông và đồng đảng tự gắn lên đầu không thể gỡ ra được. Bảy mươi ba tuổi, gần xuống lỗ rồi, chỉ cần một quyết định sáng suốt có lợi cho dân, cho nước ông sẽ được vinh danh, ngược lại, ông sẽ mang tiếng thối cho đến ngàn đời sau. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ, ông không thể tự quyết được: thật đáng thương cho ông và cho dân tộc này! Chủ nghĩa Mac - Lê - Mao đã tạo nên một hệ thống mà trong đó các đồng chí vừa bóc lột lẫn nhau vừa là con tin của nhau. Cái vòng lẩn quẩn đó không bao giờ dừng quay cho đến khi tự nó vỡ nát. Chỉ có điều để càng lâu thì dân đen và đất nước này chịu khổ nạn càng lớn. Khi chiếc xe xuống gần đáy vực thẳm, một số ít những kẻ sẽ nhanh chân sắm được cho mình và người thân đôi cánh để bay đến “xứ giãy chết” mà hưởng thụ, còn lại một đống đổ nát hoang tàn cùng với đám dân đen trắng tay, mình đầy thương tích. Thời khắc đó đang đến gần và đáng buồn là rất nhiều người chưa thể sắm cho mình đôi cánh nhưng lại giả mù câm điếc: không biết, không nghe, không thấy hoặc đáng buồn hơn, nhiều kẻ còn nhiệt tình hô hào cổ vũ cho tài xế đạp hết ga, hết số cho chiếc xe mau tới vực. Trở lại với câu hỏi: AI SẼ NGĂN CHIẾC XE ĐANG LAO XUỐNG VỰC? Có lẽ chỉ một câu trả lời duy nhất: TOÀN DÂN THỨC TỈNH và THOÁT KHỎI SỢ HÃI MÀ ĐỨNG LÊN. FB Ngoc Thanh Nguyen
......

Thông Điệp của Nhật Hoàng Akihito

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28/2-5/3, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã có 1 chuyến viếng thăm đặc biệt mang thật nhiều ý nghĩa đối với người Việt nam, khi ông thăm viếng cố đô Huế và đặc biệt là khu tưởng niệm chí sĩ Phan bội Châu, là người mà Nhật hoàng đã tôn kính với tuyên bố là người VN bỏ một đời đấu tranh độc lập cho đất nước. Ảnh: Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko Thăm cố đô Huế và thăm viếng lăng mộ của 1 chí sĩ đã đấu tranh cho độc lập của VN bắt buộc phải có một ý nghĩa nào đó vì đó là hành động của một nguyên thủ quốc gia khi thăm viếng một quốc gia khác, vậy thì thật ra Nhật hoàng muốn nói gì với người VN? Nhật hoàng và hoàng hậu được chào đón bởi chủ tịch nước Trần đại Quang và bí thư đảng CSVN Nguyễn phú Trọng, nhưng không hề có lời về Hồ chí Minh chứ không nói tới ca tụng như ông nói về chí sĩ Phan bội Châu, vậy thì phải chăng Hồ chí Minh không là rơm rác gì trong con mắt của Nhật hoàng và nước Nhật, và với họ đảng CSVN vẫn không là 1 đảng phái chính danh, chỉ là 1 phường gì đó.   Nhật hoàng còn nhắn nhủ người Việt là "Lịch sử rất cần thiết, nhìn lại lịch sử mới có thể nhìn về hiện tại và tương lai." Vậy thì cái lịch sử nào Nhật hoàng muốn nói tới kể từ đời Phan bội Châu, khi Hồ chí Minh đã bán Phan bội Châu cho người Pháp, là nước đang đô hộ Việt nam lúc bấy giờ và chí sĩ Phan bội Châu đã bị người Pháp giam cầm, quản lý cho tới chết, là khu tưởng niệm mà Nhật hoàng thăm viếng.   Nếu Nhật hoàng sợ đảng CSVN thì ông đã không đến Huế thăm viếng khu tưởng niệm Phan bội Châu và có những lời nhắn nhủ dân Việt như vậy, nên với việc làm này, xem ra Nhật hoàng đã vuốt mặt mà không nể mũi, tức người CSVN, nhất là khi ông nhắc nhở người Việt nam, hãy nhìn cho kỹ lịch sử để phân biệt trắng đen, tốt xấu, để từ đó mà ủng hộ hay đấu tranh cho đất nước của mình.   Từ trước tới giờ người Nhật, nhất là ông vua của họ, nổi tiếng có một lối sống mà mọi dân tộc khác trên thế giới đều nể vì, họ sáng suốt, cứng rắn và thẳng thắn, không hèn hạ sợ hãi bất kể ai. FB Paris Lu
......

Đánh dấu 35 năm Dựng Cờ Chính Nghĩa

Ngày 8 tháng 3 năm nay, đánh dấu đúng 35 năm (1982-2017) ngày Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân, công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, sau 7 năm thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Tuyên ngôn cứu nước đã diễn ra trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối tháng 4, 1975. Tại miền Nam, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đày ải nơi các trại tù khổ sai chung thân dưới mỹ từ “Trại tập trung cải tạo”. Hàng trăm ngàn gia đình thân nhân của các quân cán chính này đã bị lưu đày đến những vùng rừng sâu nước độc dưới mỹ từ xây dựng “Khu kinh tế mới”. Hàng triệu người khác liều mình tìm đường vượt biên, vượt biển lánh nạn cộng sản và gần 2/3 trong số họ bỏ mình trên đại dương hoặc những vùng biên giới Đông Dương. Nền kinh tế trù phú miền Nam hoàn toàn bị phá hủy dưới chủ trương “đánh tư bản mại sản.” Tại miền Bắc, cuộc chiến tranh biên giới do Đặng Tiểu Bình phát động dưới cái gọi là “dạy cho đàn em CSVN một bài học”, đã huy động gần nửa triệu Hồng quân và súng đạn, tổng công kích 6 tỉnh miền Bắc vào đầu năm 1979, đã không chỉ khiến cho hàng vạn người bị hy sinh, hạ tầng cơ sở bị phá hoại nặng nề, mà còn làm cho hàng triệu người dân miền Bắc sống điêu đứng trong nhiều năm dài. Những thảm cảnh không bút mực nào tả xiết này đã hoàn toàn bị bưng bít bằng bức màn sắt của chế độ, bao trùm lên toàn thể đất nước từ 1975 đến 1986, khi chế độ buộc phải mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài để cứu nguy nền kinh tế phá sản. Người Việt Nam lúc đó bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, đè nghẹt dưới gọng kềm chuyên chính, cảm nhận đất nước đang từng ngày biến thành địa ngục trần gian. Chính trong bối cảnh vô vọng đó của dân tộc, và trước sự thờ ơ của thế giới coi số phận Việt Nam như đã an bài, người Việt Nam đã không đầu hàng nghịch cảnh mà cương quyết vùng lên tìm đường cứu nước. Tại buổi lễ trong vùng rừng núi Đông Dương, Tướng Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận đã tuyên xưng chính nghĩa của dân tộc:     Những nguyện vọng nhỏ bé nhất của người dân như cơm đủ ăn, áo đủ mặc, sống cảnh gia đình đoàn viên cũng không còn có thể thực hiện được ... Nguy hại hơn nữa, CSVN đã đưa Tổ Quốc chúng ta vào vòng thống trị của đế quốc, đem quân khống chế Lào, xâm chiếm Kampuchia... Vì sự sống còn của dân tộc, vì khát vọng tự do và hòa bình, dân tộc Việt Nam quyết tâm hy sinh và chiến đấu ...     Trong bầu không khí phấn khởi của Mùa Xuân Khởi Nghĩa, trong niềm căm phẫn tột độ của toàn dân, với tinh thần “Quyết tâm giải phóng Việt Nam”, Mặt Trận công bố Cương Lĩnh Chính Trị để hướng dẫn toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng Quê Hương. Châm ngôn của Mặt Trận là: “Lấy chính nghĩa để huy động toàn dân. Lấy chính nghĩa để khuất phục kẻ thù. Lấy chính nghĩa để tranh thủ thế giới.”    Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị ngày 8-3-1982⁠⁠⁠⁠   Vì thế ngày 8 tháng 3, Mặt Trận đã tuyên xưng đây là ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa. Người Việt Nam đã không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của một cá nhân hay dòng họ như thời quân chủ xa xưa. Người Việt Nam cũng không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp, của một đảng độc tôn. Chính nghĩa đấu tranh của người Việt Nam vào thập niên 80 là ở chỗ chúng ta chiến đấu để giành lấy độc lập và tự do, vì quyền lợi tối thượng của đất nước và vì lẽ sống còn của toàn dân đang bị thiểu số độc tài áp bức. Nhưng có chính nghĩa không chưa đủ, chúng ta còn phải quảng bá và phát huy chính nghĩa đó bằng những quan niệm và hành động thực tiễn. Hành động thực tiễn biểu hiện qua tinh thần chiến đấu trường kỳ, không chấp nhận thỏa hiệp hay nhượng bộ đối phương cho đến ngày chế độ độc tài hoàn toàn sụp đổ, và đất nước có cơ hội canh tân, xây dựng một nền dân chủ vững chắc, tự do, văn minh và nhân bản. Hành động thực tiễn còn biểu hiện tinh thần sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ấm êm tại hải ngoại, để đồng cam cộng khổ với quốc nội trong từng nỗ lực xây dựng tiềm lực đấu tranh lâu dài. Với tinh thần đó, những thành viên của Mặt Trận, đã nối tiếp nhau xây dựng hành lang phục quốc từ những ngày đầu thành lập khu chiến gian lao với hai bàn tay trắng, tới con đường Đông Tiến hào hùng với những chuyến nhập nội đầy hiểm nguy, trắc trở - bằng chính xương máu và tài lực của mình, dựa trên những quan niệm thực tiễn làm kim chỉ nam hành động: lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí và đứng trên lập trường dân tộc để đấu tranh toàn diện. Trong chiến lược “Toàn Dân Toàn Diện”, Mặt Trận kêu gọi sự tham gia của mọi thành phần dân tộc, và tấn công chế độ trên mọi bình diện, mọi phương tiện, với phương châm “tiết kiệm xương máu của toàn dân và bảo tồn tài nguyên của đất nước”, nhằm tiến tới một cuộc “vùng dậy của toàn dân” để chấm dứt chế độ độc tài. Với chủ trương “Lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí,” Mặt Trận cũng đã kêu gọi anh em thuộc “hàng ngũ bên kia” quay trở về phục vụ dân tộc thay vì chủ nghĩa “Cộng sản quốc tế”. 35 năm trước, Mặt Trận không chủ trương mở một cuộc chiến tranh mới mà là tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng. Nếu sức mạnh của chiến tranh đến từ nòng súng, đến từ đại pháo xe tăng thì sức mạnh chính yếu của đấu tranh giải phóng đến từ con tim, đến từ quyết tâm của con người. Chính những quyết tâm này, chúng ta đã cùng nhau thắp sáng ngọn lửa tự do và liên tục trao đến tay nhiều thế hệ, kể cả những người từng ở bên này hay bên kia chiến tuyến trước năm 1975. Lúc đó vẫn có một số người nghi ngờ về chủ trương này, liệu có thể đạt được mục tiêu giải phóng đất nước sau những bàng hoàng về sự sụp đổ của miền Nam trong lúc có hơn 1 triệu quân trong tay? Nhưng đến ngày hôm nay, chúng ta càng thấy rõ, như lời tâm huyết của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, đã từng chia sẻ với đồng bào:     Chúng ta không chủ trương chiến đấu đơn độc, nhưng không ngại chiến đấu một mình. Chúng ta luôn lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Không nước nào giúp chúng ta mà không vì quyền lợi của chính họ. Hãy vận động sự hỗ trợ của thế giới trên căn bản tương quan quyền lợi. Có những vấn đề Việt Nam mà người Việt Nam phải giải quyết. Có những vấn đề Việt Nam của thế giới mà thế giới phải chung tay giải quyết. Không ai thương dân tộc Việt Nam bằng chính người Việt Nam. Do đó, muốn Việt Nam có tự do và dân chủ thật sự, chính người Việt Nam hơn lúc nào hết phải cùng nhau góp phần đấu tranh bằng hết tấm lòng, khả năng và trí tuệ của mỗi người. Sự tham gia biểu tình vào ngày 5 tháng 3 vừa qua ở trong và ngoài nước, qua lời kêu gọi tâm huyết của Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã là một minh chứng cho tinh thần “lấy sức mạnh dân tộc làm chính” qua sự hiệp lực của mọi người vì đại cuộc. Nhìn lại 35 năm ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa, mặc dù cuộc đấu tranh chưa thành tựu và còn rất nhiều chông gai phía trước, nhưng chúng ta vững tin là sớm muộn gì chế độ độc tài cộng sản cũng phải cáo chung, với những chỉ dấu rõ rệt trong hiện tình đất nước: Thứ nhất, lòng dân đã chán ngán và nhìn thấy rõ đảng CSVN chỉ là một tập đoàn say mê quyền lực, không có khả năng mang lại đời sống tự do và hạnh phúc thực sự cho toàn dân. Hai vấn đề ô nhiễm môi trường tại miền Trung và tình trạng lạm thu, cướp đất ở các địa phương đang là ngòi nổ của bất ổn xã hội. Thứ hai, nội tình đảng CSVN đang trong tiến trình phân rã vì những cấu xé và thanh toán nhau giữa các phe nhóm. Cái gọi là phòng chống “tự diễn biến” hay “tự chuyển hóa” chỉ là tiếng vọng từ đáy vực của đảng cầm quyền, đang trong thời kỳ tẩu tán để tháo chạy. Thứ ba, phong trào dân chủ đang trưởng thành với sự xuất hiện đa dạng của nhiều thành phần đấu tranh và đã lan rộng ở nhiều nơi cùng với Sài Gòn và Hà Nội. Điều quan trọng là lực lượng dân chủ đã có thể tự điều chỉnh và khắc phục những đòn trấn áp của an ninh, để phát triển tiềm lực trong quần chúng. Tóm lại, 3 thập niên sau ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa chưa phải là thời gian quá dài trong dòng lịch sử dân tộc, nhưng đủ cho phong trào dân chủ Việt Nam bắt rễ để chuẩn bị cho thế trận mới trong ngày toàn dân tổng phản công toàn diện, bằng chính sức mạnh của người Việt Nam trong và ngoài nước. Thông điệp nhân bản, xây dựng và chủ trương thực tiễn của Mặt Trận phát xuất từ tấm lòng trong sáng của những người Việt Nam yêu nước, đầy nhiệt tình và can đảm - dù đã hy sinh hay vẫn còn kiên trì chiến đấu, đã thắp sáng ngọn lửa chính nghĩa của dân tộc qua nhiều thế hệ, và đang góp phần xiển dương dòng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lý Thái Hùng 8/3/2017 Theo viettan.org
......

HS-BG-TS: Mang Bàn Thờ vào Thái Độ và Hành Động

Việt Sử Là Tranh Đấu Sử - phần lớn công sức ngàn năm của cha ông ta là các nỗ lực đánh đuổi quân ngoại xâm phương Bắc và chuẩn bị cho đợt xâm lăng kế tiếp. Nhưng trong giòng sử oai hùng đó, khái niệm "anh hùng dân tộc" của chúng ta còn nhiều điểm mù mờ - mỗi người quan niệm mỗi khác – đôi khi vô tình làm phai nhạt đi một số nét cốt lõi cần trân trọng. Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ảnh: Internet Thật vậy, khi nói đến anh hùng dân tộc, đa số chúng ta lập tức nghĩ đến những vị tướng chỉ huy tuyệt vời như Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Quang Trung Hoàng Đế Nguyễn Huệ,... Hình ảnh của các vị anh hùng dân tộc ấy đã ghi đậm bằng ánh mắt uy nghi, râu tóc bạc phơ, oai phong lẫm liệt hoặc được thêm thắt thành những huyền thoại như Thánh Gióng được người dân dùng các lễ nghi trang trọng tôn vinh thờ cúng khiến vô tình nâng các ngài lên cao đến độ tưởng chừng như không liên hệ gì với những “người dân nhỏ bé” như chúng ta. Vì thế, chúng ta không rút ra được những bài học lịch sử hữu ích từ tổ tiên. Xin liệt kê vài điểm “mù mờ” tác động đến mỗi cá nhân nhỏ bé mà tôi từng ngộ nhận: Thứ nhất, anh hùng dân tộc KHÔNG là một người mà chỉ mang tính đại diện. Đại diện cho các thế hệ “quan/quân/đồng đội” trong đoàn binh của các ngài thời đó. Trong hàng vạn người đã hy sinh để bảo vệ đất nước, chắc hẳn tinh thần hiến dâng trong những trái tim nóng bỏng lòng yêu nước này có lẽ không hề ít hơn các chủ tướng của mình. Những binh sĩ trong mọi thời kỳ lịch sử đó, kéo dài đến những chiến sĩ tại Hoàng Sa, Biên Giới, Trường Sa (HS-BG-TS) trong thời đại chúng ta, có là những Anh Hùng Dân Tộc không? Thứ hai, anh hùng dân tộc KHÔNG nhất thiết tuổi phải cao với dạn dày kinh nghiệm sống. Nếu tìm hiểu sâu vào chi tiết, chúng ta mới giật mình không chỉ về anh hùng Trần Quốc Toản mới 16 tuổi, mà ngay cả Đức Trần Hưng Đạo cùng hầu hết các tướng của ngài như Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu lúc xả thân chỉ huy cứu nước đều ở độ tuổi dưới 30. Sang đến đời nhà Lê, anh hùng nông dân Lê Lợi và các tướng của ông cũng vậy. Dài đến thời Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và các tướng của ông cũng thế. Và gần chúng ta nhất, trong suốt thời kỳ bị thực dân đô hộ, anh hùng Nguyễn Thái Học nhận lãnh vai trò đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng ở tuổi 25; Cao Thắng đi đúc súng cho Cụ Đề Thám lúc vừa tròn 25 tuổi; v.v… Thứ ba, anh hùng dân tộc KHÔNG từ trên Trời rơi xuống hoặc bất ngờ xuất hiện và lớn lên một mình. Tư chất và tài năng tiềm ẩn của các vị ấy là điều không ai phủ nhận, nhưng các ưu điểm ấy chỉ được phát hiện và phát triển xuyên qua quá trình gần gũi các gương sáng, học hỏi và trưởng thành với những đồng đội khác. Đẹp như ý tưởng “có những loài cây sống gần nhau thân mới thẳng” trong bài “Một Đời Người - Một Rừng Cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Tóm lại, hầu hết các anh hùng dân tộc vào thời đại ấy, các ngài chỉ ở độ tuổi của chúng ta hoặc trẻ hơn. Và hiển nhiên, trình độ được giáo dục, huấn luyện vào thời đó khó có thể chuyên sâu và đa dạng như chúng ta ngày nay. Vậy, sự khác biệt, nếu có, giữa các vị anh hùng dân tộc - dù là chủ tướng hay binh sĩ - so với chúng ta là gì? - Đây không phải là những con người "bất chợt nổi hứng yêu nước". Các vị này đều là những người có truyền thống yêu nước từ ngày lọt lòng, từ trong gia đình chan hòa ra cùng cả nước. Cuộc sống của họ luôn đi liền với vận mạng của nước non, đặc biệt trong những năm tháng đen tối sống dưới gông cùm ngoại bang. - Đây là những con người biết rất rõ các hiểm nguy cho chính mình và gia đình mình khi nhìn giặc kéo đến biên ải đông như kiến, mạnh như nước vỡ bờ. Nhưng lòng lo lắng về sự diệt vong của dân tộc - tiếng Việt không còn, đất Việt bị xóa tên vĩnh viễn - đã đốt cháy mọi sợ hãi. Nên dù biết yếu hơn giặc, cha ông ta đã lừng lững đứng lên. - Đây là những con người dám đặt sự sinh tồn của dân tộc lên trên tất cả, lên trên các mối thù cá nhân, lên trên các quan hệ gia tộc (nếu người thân của mình phản bội đất nước), và đặc biệt lên trên các món quà dụ dỗ của kẻ thù phương Bắc. Nhưng tất cả các đặc tính nêu trên, nghĩ cho cùng, có ngoài tầm tay với của chúng ta không? Cốt lõi bên trong mọi đặc tính đó đều là lòng yêu nước thiết tha và ý thức "trách nhiệm con dân" mãnh liệt. Nói cách khác, các Anh hùng Dân tộc thật ra chỉ đơn giản SỐNG ĐÚNG VỚI DANH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT CON DÂN VIỆT. Hiện nay, sở dĩ chúng ta cảm thấy các ngài quá cao, quá ngoài tầm với, thật ra chỉ vì cả dân tộc ta đang sống trong một môi trường mà lòng yêu nước không những không được khuyến khích, mà còn bị coi là “tội phạm”, là "có vấn đề", là "dại dột nghe theo phản động",... Để rồi, chỉ còn loại "yêu nước hình thức" mà nhà cầm quyền tùy nghi tắt/mở theo nhu cầu từng lúc của lãnh đạo đảng. Trong hoàn cảnh đó, ta chỉ có 2 chọn lựa. Một là tiếp tục để các Anh hùng Dân tộc xa vời trên bàn thờ, trong lúc tiếp tục phó mặc cho những người đã bóp chết lòng yêu nước, nay đang bán từng phần xương máu của các ngài. Hai là nhất quyết làm sống lại lòng yêu nước ngút ngàn của cha ông, đưa các Anh hùng Dân tộc xuống khỏi bàn thờ, đưa tấm gương của các ngài vào thái độ và hành động của từng người chúng ta. Nếu bạn chọn con đường trường tồn cho dân tộc, xin hãy bắt đầu sống mạnh mẽ với chọn lựa đó trong ngày tưởng niệm HS-BG-TS, 14 tháng 3, sắp đến. Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

Đà Nẵng vừa lòi ra công trình phố Trung Quốc 1.500m2 được cho là xây dựng không phép.

Anh bạn rất thân hôm trước inbox với tôi bảo rằng, ở Đà Nẵng các quan to đang đánh nhau ghê lắm, vài ngày nữa sẽ có khối chuyện hay cho mà xem. Tôi cười và chờ đợi, bởi tôi biết, trên cái đất nước này, đến con kiến mà có tư tưởng chống đối nó cũng bị kiểm soát chứ đừng nói đến một công trình đồ sộ như vậy mà không ai biết gì, nhất là khi nó được xây ở ngay thành phố trung tâm được ví như Singapore của Việt Nam. Việc quốc gia đại sự, từ lâu nó đã trở thành chuyện của một nhóm người và dân chúng chẳng là gì ngoài việc làm một công cụ để khi có xích mích hay muốn triệt hạ ai, các ông ấy lại lôi ra làm vũ khí để chiến đấu với nhau. Nhân dân có biết công trình biệt phủ xây không phép trên đèo Hải Vân, có biết các vụ doanh nghiệp tặng xe sang, có biết ông bí thư Thanh Hoá nuôi bồ nhí, có biết người Trung Quốc mua đất tràn lan khắp Việt Nam...? Không, nhân dân sẽ chẳng thể biết được gì nếu như các ông ấy không xích mích nhau trong việc ăn chia, các phe nhóm lợi ích không triệt hạ nhau để tranh giành miếng bánh quyền lực và mấy bác hám danh không tranh thủ gom phiếu cho các kỳ đại hội. Và sắp tới, nhân dân sẽ còn chứng kiến rất nhiều điều bất ngờ đến từ việc đấu đá này nếu như nó vẫn chưa được sắp xếp ổn thoả. Suy cho cùng, ở đất nước này cái gì người ta cũng bảo là của toàn dân, do toàn dân làm chủ, nhưng toàn dân là thằng nào, mặt mũi nó ra sao thì chẳng ai biết được. Chỉ biết cái thằng có tên là toàn dân ấy luôn bị xỏ mũi dắt đi và hứng chịu mọi hậu quả khi sự việc đã rồi. Đến như cái việc bầu cử, thằng toàn dân chưa bao giờ bầu ai, nhưng lại bị gán cho cái trách nhiệm, "dân quyết sai dân lo mà chịu" thì đủ hiểu rằng sau này nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra, kể cả việc Việt Nam có nằm gọn trong lòng đất mẹ Trung Quốc đi nữa thì trách nhiệm này trước hết vẫn thuộc về toàn dân. Ôi cái thằng toàn dân, mày mới chính là tội đồ lớn nhất của dân tộc này! FB Nhân Thế Hoàng
......

Vũng Tàu: khởi động tuần lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma Trường Sa

VŨNG TÀU (CTM Media) – Bắt đầu Tuần lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh giữ đảo Gạc Ma – Trường Sa, sáng ngày 10 Tháng 3, một đoàn CLB Lê Hiếu Đằng từ Sài Gòn ra Vũng Tàu kết hợp cùng anh chị em địa phương, đại diện các tổ chức, xã hội dân sự đã làm lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ bị Trung Quốc thảm sát ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988. Phái đoàn từ Sài Gòn gồm 6 thành viên CLB Lê Hiếu Đằng như Nghệ sĩ Kim Chi, Nhà báo blogger Sương Quỳnh, Nhà báo Kha Lương Ngãi, Nhà thơ Hoàng Hưng, Nghệ sĩ Ánh Hồng… cùng anh Trần Hoàng Hận (Con Đường Việt Nam), anh Vinh Lê (No-U SG) đã thả vòng hoa tưởng niệm xuồng biển Vũng Tàu hướng về Trường Sa biển Đông, tỏ tấm lòng tri ân đến các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Theo anh Lê Thân, chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, để tưởng nhớ 64 chiến sĩ quân đội NDVN đã bị thảm sát tại đảo Gạc Ma – Trường Sa, tuần lễ 7 ngày bắt đầu từ ngày 10/3 đến ngày 17/3/2017, đồng bào, chiến sĩ và lãnh đạo bất cứ giờ nào, bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào hãy đến những đài tưởng niệm khắp nơi trên cả nước thắp một nén nhang, đặt một bó hoa để tỏ tấm lòng tri ân đến các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ biển đảo Tổ Quốc. Nhà cầm quyền tiếp tục ra sức ngăn chận tưởng niệm Biên Giới 17-2 Ngay khi kết thúc buổi lễ, lực lượng công an, dân phòng Vũng Tàu đã kéo đến rất đông và vớt bỏ vòng hoa. Sau đó đã chận bắt giữ trái phép nhà báo blogger Sương Quỳnh cùng anh Vinh Lê và một thanh niên khác. Tin cho biết, những người còn lại trong đoàn gồm Nghệ sĩ Kim Chi, nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà thơ Hoàng Hưng và NS Ánh Hồng đã kéo đến đồn công an Tp Vũng Tàu đòi thả người bị bắt trái phép. Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

KỶ LỤC ĐÙA GIỠN, KỶ LỤC NHỐ NHĂNG

Cụ ông Nguyễn Đường 82 tuổi ở Hội An vừa được Tổ chức Kỷ lục VN trao kỷ lục “Người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất tại Việt Nam”. Những người thực hiện hành vi phản cảm này giải thích quanh co và láo lếu rằng “ghi nhận kiên trì, bền bỉ”, “gánh nước thuê được xem là một nghề ở Hội An và là nét văn hóa đặc sắc của người dân phố cổ” và “người gánh nước thuê là một sản phẩm du lịch”. Lâu nay mình thấy cái Tổ chức Kỷ lục VN rất vớ vẩn. Hết trao kỷ lục “chiếc bánh dài nhất” đến “cái bình lớn nhất” và cả “tập thơ nặng nhất”. Đó là một kiểu kinh doanh nhằm phục vụ thói háo danh hết sức ngây ngô. Sau kỷ lục “Người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất tại Việt Nam” thì sẽ đến kỷ lục “Người móc cống mướn trong không gian rộng nhất tại Việt Nam” chăng? Xác lập kỷ lục như một cách đem sự nhọc nhằn và sự lam lũ của cá nhân ra để bỡn cợt, phải không ông Thang Văn Phúc lừng lẫy chức danh Chủ tịch trung ương Hội kỷ lục Việt Nam? Các thứ kỷ lục đùa giỡn và kỷ lục nhố nhăng còn tồn tại đến bao giờ? Chắc chắn, đến lúc không còn kỷ lục gì để trao, thì sẽ trao cái kỷ lục cuối cùng là “kỷ lục dành cho người không đạt kỷ lục nào”! P/S: Nếu mình là người Hội An quen biết với cụ ông Nguyễn Đường, thì mình sẽ tát vỡ mồm thằng nào ( hoặc con nào) đến đề nghị trao kỷ lục! FB Lê Thiếu Nhơn ***** Tôi thấy đất nước mình thật lạ. Dân đóng thuế nuôi đảng, đảng làm sai dân góp ý thì đảng bảo dân là phản động, là nếu không thích thì ra nước ngoài mà sống. Cũng lại là dân, mua vé để giúp nghệ sỹ có nhà lầu, xe hơi; thế mà khi nghệ sỹ diễn quá lố, dân lên tiếng thì bảo, nếu thấy nhảm quá thì hãy tắt tivi. Thân phận người dân nước tôi quả thật quá đáng thương. Đến như việc để có được miếng ăn ngon, mà họ vẫn chấp nhận làm kẻ chầu chực như văn hoá bún mắng cháo chửi ở xứ đàng ngoài. Buồn hơn nữa là dân tôi hình như họ không thấy nhục vì điều đó, họ không hiểu được rằng khi họ bỏ tiền ra để được phục vụ là họ đang ở vị trí của thượng đế chứ không phải là thân phận của kẻ ăn xin. Ở một đất nước mà chỉ một đảng phái độc quyền dẫn dắt, đảng phái ấy lại nắm trong tay toàn bộ truyền thông và nhồi nhét vào đầu người dân những điều dối trá từ năm này qua năm khác thì người dân nước đó luôn mặc định rằng, mình chính là kẻ chịu ơn. Và khi mang trong mình sự biết ơn thì họ sẽ luôn bằng lòng với sự ban phát mà kẻ có ơn kia bố thí cho họ. Đến như ông già gánh nước thuê dù đã đến tuổi nghỉ ngơi mà vẫn ơn đảng, ơn bác khi nhận kỷ lục thì đủ hiểu dân tộc này thèm khát sự ban phát từ những người cai trị đến nhường nào. FB Nhân Thế Hoàng
......

Internet: Quyền lực đối trọng với chế độ CSVN

Đầu thập niên 90, sau khi cộng sản Việt Nam buộc phải “mở cửa, đổi mới” để cứu vãn nguy cơ kiệt quệ kinh tế, có thể đưa đến sụp đổ chính trị, Internet đã tràn vào Việt Nam như nước chảy vào chỗ trũng, trước sự lo âu xen lẫn mong đợi đầy mâu thuẫn của nhà nước CSVN. Nhờ vào Internet, CSVN đã tạo dựng các tương quan chính trị, kinh tế với thế giới. Nhưng cùng lúc, Internet đã nhanh chóng tạo ra một không gian mở rộng khắp, mọi người được cuốn hút vào và điều này cũng đã nhanh chóng trở thành mối lo thường trực của chế độ. Năm 2016, có 50 triệu trong số 95 triệu người Việt Nam tham gia mạng xã hội. Năm nay có khoảng 37 triệu người muốn xử dụng Facebook, là trang truyền thông xã hội phổ biến nhất. Mạng xã hội vốn là ảo, chỉ cần một vỏ bọc nào đó có thể che giấu nhân thân, người ta dễ dàng chia xẻ những riêng tư hay bộc lộ những bức xúc trong đời sống, những đối kháng chống lại bất công trong xã hội hay sẵn sàng tố cáo những hành vi nhũng lạm, vi phạm dân quyền, nhân quyền của chế độ. Trong bối cảnh này, sự hướng dẫn và bảo vệ của các tổ chức nhân quyền trên thế giới, đã giúp hình thành các tổ chức độc lập trong không gian chính trị hạn hẹp của Việt Nam. Các tổ chức này tùy từng thời điểm, đã liên kết thành một cộng đồng mạng và có tiếng nói nhất định. Trước sự kiện này, mối lo đã vượt ngưỡng, và CSVN ra sức ngăn cản. Họ theo dõi và thường xuyên chặn một số các trang web nhất định trong các giai đoạn hoạt động chính trị. Họ trấn áp và bắt tù các nhà hoạt động mạng bằng điều luật 258, 88, với các tội danh cáo buộc và những bản án phi lý. Từ năm 2008, Đảng Việt Tân đã thường xuyên làm việc với những nhà hoạt động trong nước và cộng đồng mạng trên thế giới nhằm: – Chống đối sự ngăn chặn tự do ngôn luận qua mạng. – Trang bị cho cư dân mạng những kiến thức và những ứng dụng kỹ thuật để có thể hoạt động bí mật và an toàn. – Hỗ trợ dân báo và những nhà hoạt động mạng bị bắt giữ, cầm tù Những nỗ lực này đã được đưa ra thảo luận lần đầu tiên tại Hội Nghị Tự Do Internet (Internet Freedom Festival) năm nay 2017 tại Valencia từ ngày Sáu tháng Ba đến ngày 10 tháng Ba. Hội Nghị Tự Do Internet là sự phối hợp tổ chức của nhiều cộng đồng mạng, đa dạng trên thế giới, nhằm hỗ trợ tự do ngôn luận trên mạng, bảo vệ khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số, và mở rộng quyền truy cập vào mạng. Đây là Hội Nghị Tự Do Internet lần thứ ba. Đã có hơn một ngàn tham dự viên đến từ 140 quốc gia, và được sự bảo trợ của các tổ chức như Ủy Ban Nhân Quyền LHQ (UN), Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ), Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Article 19, Đảng Việt Tân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) khắp nơi, những công ty kỹ thuật trên thế giới như Google, FB, IMS,Twitter. Một ngày trước Hội Nghị, Đảng Việt Tân đã phối hợp với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19 đồng tổ chức buổi thảo luận về Tự Do Internet tại Việt Nam (Vietnam Cyber Dialogue). Từ trái sang phải: Cô Angelina Trang Huỳnh; Bà Libby Liu, Chủ Tịch Đài Á Châu Tư Do; cô Judy Taing từ tổ chức Article 19; cô Phạm Hồng Thuận; anh Benjamin Ismal từ Phóng Viên Không Biên Giới và anh Trần Đức Tuấn Sơn. Được sắp xếp và điều hợp dưới hình thức thảo luận của nhiều nhóm nhỏ với nhiều đề tài khác nhau liên quan đến tự do Internet tại Việt Nam, buổi thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí cảm thông, cởi mở và sáng tạo. Các tham dự viên đến từ Việt Nam đã trình bày về những thủ đoạn ngăn chặn Internet, sách nhiễu cư dân mạng, và cầm tù những nhà hoạt động mạng của CSVN, đã giúp mọi người hiểu rõ thêm tình trạng Tự Do Ngôn Luận qua mạng tại Việt Nam hiện nay. Các tổ chức phi chính phủ, những công ty kỹ thuật trên thế giới thường quan tâm và tranh đấu cho quyền tự do Internet tại Việt Nam, đã có cơ hội tìm hiểu, chia xẻ, thảo luận và cống hiến những sáng kiến thực tế và khả thi như: – Giúp nâng cao trình độ xử dụng Internet, gia tăng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho những người hoạt động tại Việt Nam trong trường hợp tài khoản Facebook bị đánh cắp, trang Blog bị xâm nhập. – Giúp những phương pháp bảo vệ an toàn kỹ thuật số, và giúp thành lập hệ thống chuyển tin nhanh từ Việt Nam đến quốc tế khi có biến sự, biểu tình hay người dân bị công an hành hung. – Giúp đối phó với tệ nạn dư luận viên trên các trang web và Facebook. Trong thời gian Hội Nghị, các chủ đề sau đây liên quan đến Việt Nam cũng đã được thảo luận: 1- “Tạo ứng dụng smartphone để bày tỏ chính kiến (Creating Apps for Political Expression) 2- “Những Thách thức và cơ hội cho Việt Nam: Trò chuyện với giới hoạt động Việt Nam” (Vietnam’s Challenges and Opportunities: An AMA with Vietnamese activists) 3- “Huấn luyện về podcasting và chuyện kể cho giới hoạt động” (Tell it to the World! Podcasting and Storytelling for Activists) Với sự cộng tác của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nhân quyền trên thế giới và những bạn hữu yêu chuộng Dân chủ tại Hội Nghị Tự Do Internet 2017, thiết nghĩ tự do Internet tại Việt Nam chắc chắn sẽ được quan tâm nhiều hơn; những nhà hoạt động mạng tại Việt Nam sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn và CSVN sẽ bị buộc phải cải thiện sự tiếp cận thông tin, tôn trọng tự do Internet và tôn trọng tự do ngôn luận. Xem thế, trong một chừng mực nào đó, Internet đã trở thành quyền lực đối trọng với chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Quyền lực này được thế giới hỗ trợ và bảo vệ. Nguyễn thị Xuân Lộc  
......

Ân Xá Quốc Tế vinh danh bà Trần Thị Nga

Nhà hoạt động Trần Thị Nga của Việt Nam được Ân Xá Quốc tế- Amnesty International, đưa vào danh sách 6 nhà hoạt động nhân quyền nữ trong khu vực Đông Nam Á được vinh danh nhân dịp ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 năm nay. Thông cáo báo chí của Ân Xá Quốc tế phát đi hôm 7 tháng 3 nêu rõ bà Trần Thị Nga, quê ở Hà Nam, là một nhà hoạt động vì quyền đất đai cũng như cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam. Vào tháng giêng vừa qua, bà bị bắt theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước". Đây là một điều luật thường xuyên được nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù dài hạn những nhà bất đồng chính kiến. Hiện bà Trần Thị Nga là một trong số hơn 90 tù nhân chính trị đang phải ở tù tại Việt Nam. Ân Xá Quốc Tế nhắc lại quá trình bà Trần Thị Nga từng bị tai nạn giao thông khi đi lao động ở Đài Loan. Đó cũng là nơi mà bà bị lạm dụng tương tự như những công nhân xuất khẩu khác của Việt Nam. Qua những trải nghiệm của bản thân, bà Trần Thị Nga tự tìm hiểu về quyền con người. Khi trở về Việt Nam, bà hoạt động không ngưng nghỉ để phổ biến những điều học hỏi được về quyền con người. Bà tham gia vào tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Mạng lưới Phụ nữ Nhân quyền. Bản thân bà là đối tượng bị những thành phần mặc thường phục, cũng như công an, tấn công nhiều lần. Những vụ tấn công diễn ra ngay trước mặt các con của bà. Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ân Xá Quốc tế, bà Champa Patel, đưa ra nhận định rằng tại khu vực Đông Nam Á, chỉ ít chính quyền có thể tự hào về thành tích nhân quyền mà thôi; tuy nhiên có vô số những phụ nữ trong khu vực vẫn can đảm bất chấp hiểm nguy đứng lên chống lại bất công. Sáu phụ nữ được Ân Xá Quốc tế vinh danh nhân dịp 8 tháng 3 năm nay, ngoài bà Trần thị Nga của Việt Nam còn có luật sư Sirikan Charoensiri của Thái Lan, Maria Chin Abdullah của Malaysia, Tep Vanny của Kampuchia, Wai Wai Nu của Myanmar, nữ thượng nghị sĩ Leila de Lima của Philippines. http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/south-asia-gov-fail-on-human-r...
......

SUY NGHĨ NHÂN NGÀY 8 THÁNG 3

Đã từ lâu rồi, chúng ta coi ngày 8/3 như “NGÀY LỄ TÔN VINH PHỤ NỮ” (dân dã gọi là ngày nịnh chị em). Chúng ta mải tặng quà, hú hí… mà quên dần đi tinh thần ngày 8/3, là ngày đấu tranh cho những người phụ nữ bị áp bức, bị ngược đãi, để giành lấy quyền sống, quyền làm người… Trên đất nước chúng ta còn biết bao nhiêu chị em nông dân mất đất thành dân oan tội nghiệp; hàng vạn chị em công nhân lao động trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu nhà trọ, thường ngộ độ thức ăn, không nơi gửi con, khô héo đời sống văn hóa, tinh thần; bao nhiêu phụ nữ và em gái bị bạo hành, buôn bán… Những cái tồi tệ đó đáng là dịp được nêu lên trong ngày 8/3 để đòi được cải thiện, thì lại bị che lấp đi bởi những lời hào nhoáng tán tụng chị em… Đặc biệt một số chị em dấn thân đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, Tiến bộ xã hội đang bị bắt bớ, giam cầm càng cần được quan tâm. Ngày 8/3 này đúng ra phải là ngày đấu tranh đòi tự do cho những chị em, như: Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga … được trở về với những đứa con thơ của các chị, đang khắc khoải ngày đêm khát khao mong ngóng mẹ. LỊCH SỬ đây: Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại TP New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để đấu tranh cho quyền lợi công nhân... 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ biểu tình trên đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn…Khẩu hiệu của họ là "BÁNH MÌ và HOA HỒNG" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. (Wikipedia). Tinh thần ngày 8/3 là để đấu tranh cải thiện đời sống của những phụ nữ yếu thế trong xã hội, đã bị lu mờ dần, trở thành “ngày hội” của những người phụ nữ ưu thế, may mắn! Vì vậy tôi xin lỗi, ngày 8/3 năm nay không chúc mừng và tặng hoa cho các bạn nữ, mà gửi lời cầu mong cho các chị em đang gặp bất hạnh, đủ sức lực và can đảm vượt qua nghịch cảnh! 6/3/2017 MVT FB Mac Văn Trang
......

NHỮNG THÂN PHẬN BỊ CẦM TÙ

Những người phụ nữ kiên cường và mạnh mẽ, đang bị cầm tù vì đòi hỏi điều gì đó cho chính mình hoặc cho người khác trong xã hội từ phía chính quyền, mới là những người cần được nhắc đến và tưởng nhớ họ. Những thân phận phụ nữ nhỏ nhoi và khổ hạnh. Người vì mất đất mất nhà đi kêu kiện 10 năm không được rồi bị bắt tù đày bởi cáo buộc "gây rối trật tự công cộng", bà Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội. Người vì cố gắng đi tìm những sự thật, muốn đấu tranh và tổng hợp những trường hợp cụ thể để mong có thể giảm đi tình trạng những người bị chết trong đồn công an, người mẹ trẻ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở Nha Trang đã bị bắt giam mà tôi là luật sư bảo vệ nhưng chưa được tiếp cận từ ngày đó cho đến nay. Một bạn trẻ tuổi hơn nữa là Lê Thị Thu Hà, cũng bị bắt giam hơn một năm trước cho đến lúc này cùng với ông Nguyễn Văn Đài cũng chưa có tin tức gì vì chưa hết giai đoạn điều tra. Chị Trần Thị Nga ở Hà Nam, vừa mới bị bắt giam vào hai tháng trước cũng vì những bức xúc cuộc sống mà phải lên tiếng về những tiêu cực của xã hội. Và rồi cũng không thể không nhắc tới Nguyễn Thị Minh Thuý, người bị buộc tội và với vai trò đồng phạm với Anh Ba Sàm trong vụ án mới xét xử phúc thẩm gần đây. Người đàn bà này cũng sắp hết hạn tù để trở lại cuộc sống ngoài trại giam. Viết đến đây, bỗng tôi lại nghĩ đến bà Aung San Suu Kyi, người đàn bà xứ Myanmar, bản lĩnh, nhân hậu và kiên cường đến đáng kinh ngạc. Người đàn bà đánh đổi 20 năm ngục tù để đấu tranh cho cánh cửa tự do của cả dân tộc được mở ra nhằm phá bỏ ách cai trị độc tài của một nhà nước chuyên quyền duy trì xã hội bằng quân đội và súng ống, bằng bạo lực và nô dịch thân phận con người. Và chính quyền độc tài đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi người đàn bà đó. Hai mươi năm trước khi bà bị bắt vào tù, bà là kẻ thù của chính quyền độc tài. Hai mươi năm sau, bà trở thành nhà lãnh đạo của nhân dân và là bạn của cũng cái chính quyền đã từng cai trị và cầm tù bà ấy. Nếu không có tình yêu thương vô bờ bến đối với dân tộc, nếu không có nhuệ khí của một con người dũng cảm, nếu không có sự kiên trì bền bỉ của một con người có ý chí mãnh liệt, nếu không có trí tuệ để cất lên tiếng nói của những giá trị khai minh, thì có lẽ dân tộc Myanmar cũng sẽ chưa thể thoát khỏi ách nô dịch của một chính quyền độc tài cai trị tới 50 năm trên một đất nước bị cấm vận ngặt nghèo từ thế giới. Nhưng cần phải nói thêm rằng, Myanmar không hề thua kém chúng ta về mặt lịch sử dân tộc đánh nhau với Tàu trong hàng trăm năm trong quá khứ. Họ lần nào cũng đánh thắng giặc xâm lược Trung Quốc khỏi bờ cõi và gìn giữ được độc lập dân tộc một cách trọn vẹn. Và sau đó họ cũng bị đô hộ bởi đế quốc Anh. Và có lẽ đây là thời điểm họ tiếp thu được văn minh của Tây phương, nên dù gì người dân nơi đây cũng có nhận thức cao về mặt chính trị và xã hội hơn so với người dân chúng ta hiện nay. Cứ nhìn tiếp sang Hồng Kông, Đài Loan thì sẽ rõ kết quả của những quốc gia, vùng lãnh thổ được nước Anh "thuộc địa" phát triển và văn minh như thế nào. Còn chúng ta tự hào 4.000 năm lịch sử, nhưng 1.000 năm thì bị đô hộ bởi giặc Tàu phương Bắc. Tự hào đánh đuổi hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là Mỹ và Pháp, đánh đổ chế độ Nguỵ quân, Nguỵ quyền. Nhưng người Thái thì lại đơn giản cho rằng, đất nước tôi thật may mắn vì không phải đánh nhau với đế quốc nào. Ngày của những người phụ nữ, tôi chỉ muốn nói về những người đàn bà trên đất nước này. Rằng đừng mãi chỉ quẩn quanh với mấy ngày kỷ niệm để coi rằng mình được tôn vinh và có vị thế trong xã hội, khi ngay cái tư tưởng đàn bà phải lo toan bếp núc, chịu nhẫn nhục dẫu bị xỉ vả, chửi bới từ chồng con, bị quấy rối tình dục hay kể cả bị đối xử tệ bạc từ những người đàn ông xung quanh rồi cũng nín nặng cho qua để coi đó là điều tốt đẹp. Văn minh, sẽ không bao giờ tìm tới cho những thân phận chỉ biết cúi đầu và tự bịt miệng mình mà nín lặng trước những sự xâm phạm đến giá trị của mình. Bản thân còn không biết tôn trọng thì làm sao có thể tìm thấy được thân phận của một con người đáng được trân trọng đúng nghĩa? Họ đa phần đã bị cầm tù bởi chính những thứ tư duy tầm mọn và hèn nhược của họ mỗi ngày rồi. Thì sao có thể ngẩng mặt lên nhìn thấy ánh sáng của văn minh thực sự mà họ còn đang dè bỉu vì nó là thứ hão huyền hay vô bổ nào đó? FB Luân Lê
......

Dư luận viên thời mạt pháp: Đọ không lại với tiến bộ xã hội

Theo một khảo sát bỏ túi, vào thời điểm ngư dân miền Trung lâm vào bước đường cùng thì dư luận viên đã được tăng lương từ 3 triệu lên khoảng 4 triệu, trưởng các nhóm đã lên khoảng 6 triệu. Lương cứng chi cho dư luận viên gia tăng nhiều hơn cứu trợ đói nghèo, cho thấy đã có một sức ép rất lớn đến từ xã hội và các tòa soạn báo tự do. Ảnh: Một nhóm dư luận viên của nhà cầm quyền Đặc điểm nhận dạng dư luận viên Khi thông tin về một cá nhân hay cả đảng phái được phơi bày, chỉ cần là thông tin bất lợi cho mình, bất kể có thật hay không, hệ thống sẽ huy động dập tắt tin đó. Nay giai đoạn dập tắt thông tin đã qua, nhà cầm quyền Hà Nội chuyển sang giai đoạn trung hòa thông tin. Hễ quan chức mở miệng ra là bị phi nhân văn và vong bản, càng ngày con số tin tức bất lợi do đó là quá cao, sản sinh đều đặn, khiến hình thành nên đội quân dư luận viên chữa cháy đông vô kể. Công việc chính của đội quân dư luận viên trong bối cảnh hiện tại là bêu xấu các hội đoàn xã hội dân sự độc lập. Hằng ngày họ xăm xoi tìm cho ra dù chỉ một chi tiết nhầm lẫn nhỏ của các tòa soạn báo tự do, rồi từ đó chuyện bé xé ra to, dùng nó để chửi nguyên cả tòa soạn, và với tinh thần AQ, họ nói với nhau rằng mình đã thắng, đã làm giảm uy tín của tòa soạn độc lập kia. Nhưng người dân thời nay không dễ bị lừa nữa, dân bây giờ phân biệt các tòa soạn báo có trách nhiệm với các tòa soạn báo mị dân cũng không có gì là khó: Những tòa soạn độc lập, có trách nhiệm xã hội thì khi đưa tin sai họ sẽ xin lỗi, đính chính và rút kinh nghiệm. Ngược lại, các tòa soạn mị dân đăng sai cũng không sửa, nhiều lần giấu nhẹm tin tức các vụ biểu tình mà cả nước ai cũng biết, đảng mà nói thì phải đúng trở lên, việc gì phải sửa? Tâm lý học cho thấy ai cũng ghét kẻ lừa dối mình, các tờ báo quốc doanh bị tẩy chay trên diện rộng đến nỗi đài truyền hình quốc gia phải nhường tiết mục vu khống cho đài tỉnh.  Về phần các tòa soạn độc lập, mỗi lần như vậy họ càng được dân chúng yêu mến hơn. Theo quy luật, những tờ báo có trách nhiệm, đưa tin chân thực và đầy đủ thì sẽ tiến hóa và sống được lâu bền. Nhưng cũng do đó, tổng biên tập và các nhà báo thành viên của họ là cái gai trong mắt của những kẻ chặn tự do dòng chảy thông tin. Cánh tay nối dài của những kẻ ngăn chặn tự do thông tin - những dư luận viên, mang trên mình những dấu hiệu nhận dạng sau đây:            Thứ nhất, nick Facebook, Youtube họ dùng là nick giả, tường Facebook không bao giờ đăng ảnh, nếu có thì đăng ảnh giả hoặc ảnh cá nhân, không bao giờ biết được gia đình và bạn bè của họ là ai bởi họ sợ bị bạn bè và gia đình biết mình làm công việc đó.           Thứ hai, lời lẽ của các dư luận viên, với nhu cầu comments nhanh để ghi công nhanh, rất hạ cấp và phản khoa học, cũng như lý sự cùn của những ông sếp của họ.           Thứ ba, do nguyên nhân thứ hai, dư luận viên ưa sử dụng những nick mới tạo, thời gian sống chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Dư luận viên hay chửi comment thiếu văn hóa nên bị admin các trang tin tức đa chiều chặn người dùng, cho nên phải dùng thay nick thì mới comment được.            Thứ tư, chiêu trò của những dư luận viên nhẫn nại nhất: đăng bài nặc danh vu khống các nhà bất đồng chính kiến là an ninh nằm vùng nhằm gây chia rẽ giới đấu tranh. Nạn nhân thường là những nhân vật nhà báo, nhà đấu tranh đầu bảng. Bởi lẽ, tầm ảnh hưởng của các nhà báo đấu tranh cho tự do dòng chảy thông tin, đặc biệt nếu nhà báo đó sống trong nước. Áp lực từ dòng chảy tự do thông tin Ở các chế độ độc tài còn sót lại, ngân khố bị rút để nuôi một đội quân dư luận viên khổng lồ. Giai tầng chóp bu độc tài nhóm chủ trước  tin chắc rằng có công an mật vụ dày đặc, có dư luận viên đông như côn trùng thì sợ gì vài ba tiếng nói trong xã hội. Liên Xô thời báo giấy và Trung Quốc chỉ cho dùng mạng nhà nước, Việt Nam “đỉnh cao trí tuệ” hơn nên cho dùng mạng quốc tế Internet. Đây cũng chính là tử huyệt của họ. Dân Việt Nam buổi này gần như ai ai cũng biết lên Facebook, ai cũng biết lên Youtube. Một thông tin bị rò rỉ bị đưa lên trên mạng xã hội, chưa đầy một giờ sau đã đến được với cả dân tộc-thậm chí cả địa cầu. Dư luận viên vội vã theo lệnh vào comment vu khống người đưa tin. Khó ở chỗ, video clip truyền hình như thế, ảnh chụp nguyên bản như thế, làm sao giả được? Nhất là, số tài khoản người dùng dám lên tiếng trước cái xấu đã quá nhiều so với nhóm dư luận viên, tỉ lệ khoảng 6:1. Cho nên áp lực thông tin trở nên có lợi cho dân chúng và bất lợi cho quan chức. Bộ chính trị, cùng với công an tư tưởng, cũng đành nhìn nhau bất lực trông xem thông tin bị rò rỉ, áp lực dòng chảy thông tin quá lớn, bịt chỗ này nó trào chỗ khác. Những nhân vật chóp bu này thực lòng cũng cầu mong sao cho dân chúng đừng chửi đến tên mình, còn lại cha chung không ai khóc, dân có chửi cả hệ thống cũng mặc dân. Ai là người vui mừng nhất khi thông tin rò rỉ ra quá nhiều và lượng người đấu tranh gia tăng như ngày hôm nay? Đó chính là dư luận viên. Đừng tưởng dư luận viên cuồng đảng. Dư luận viên cũng là nạn nhân của ô nhiễm môi trường, thực phẩm nhiễm độc, và hơn hết, họ là nạn nhân của chính sách phân công nghề nghiệp xã hội bất bình đẳng: không làm nghề dư luận viên thì họ không biết làm nghề gì nữa. Cũng đừng tưởng dư luận viên ghét các nhà báo độc lập, bởi nếu không có các nhà báo độc lập thì dư luận viên lấy đâu ra nghề, lấy đâu ra tiền để sống? Những dư luận viên thức tỉnh, ngoài mặt thì chửi cao trào dân chủ, nhưng trong lòng thì khéo léo làm sao kích thích dân khí, bằng cách giúp dân nhận ra bộ mặt thật của những trùm tư bản đỏ tự xưng là vô sản.  Thậm chí có những dư luận viên tếu hơn thì lập một nick cuồng cộng sản, một nick chống cộng, nick này chửi nick kia, vừa vòi với sếp được thêm tiền, vừa góp phần tố cáo sự mục rữa của hệ thống. Thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay, một thời đại gia tăng về tri thức nhưng suy đồi về tâm linh. Đây là một thời đại đã được dự báo, cho nên nhiều người không mấy ngạc nhiên. Bất đồng chính kiến, do đó, cũng là tất yếu lịch sử, có muốn ngăn cũng không được. Công an tư tưởng đi bắt người, dư luận viên đi chửi người, cũng là những diễn viên tất nhiên đang đóng cho tròn những vai diễn cuối cùng. Kiều Phong
......

Người sinh viên ơi, hãy đứng lên

Mới đây, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết: "Chúng ta đang có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Do đó, xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định." Ảnh: minh họa Đã từ lâu, thị trường việc làm ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng vừa thiếu, vừa thừa. Phần lớn sinh viên đại học mới ra trường đều không được trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm. 200.000 cử nhân thất nghiệp là con số quá lớn cho nguồn nhân lực. Nhưng, theo ông quan chức cấp cao Bộ Lao động, thì số lực lượng lao động "dôi dư" này hướng sẽ cho đi xuất khẩu lao động. Nếu ở các quốc gia khác thì quả thật đây là sự lãng phí công sức đào tạo đại học cho số sinh viên này. Nhưng ở tại Việt Nam, chả quan chức nào lại quan tâm đến sự lãng phí, hầu như đều chỉ chăm chăm đến lợi ích của riêng họ qua "tiền cò xuất khẩu". Miễn làm sao cho "trôi" câu chuyện, rồi họ phủi tay hết trách nhiệm. Đầu tiên, việc có tới 200.000 cử nhân thất nghiệp là do tệ nạn học và đào tạo chỉ là để có bằng cấp. Cả xã hội Việt Nam hiện nay là một thị trường dịch vụ và giáo dục không nằm ngoài tình trạng đó. Giáo dục từ lâu đã trở thành một dịch vụ: giảng viên là người bán, sinh viên là người mua. Ở rất nhiều trường đại học, giảng viên gian dối trong việc dạy, còn sinh viên gian dối trong việc học. Do vậy, rất đông trong số 200.000 cử nhân thất nghiệp, họ mang danh và có cái bằng cử nhân, chứ thực chất kiến thức của họ học được rất ít. Bộ Giáo dục và đào tạo có biết tình trạng này không? Tại sao họ lại để tình trạng này kéo dài thành bệnh dịch? Phải chăng trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng mạnh ai người ấy chạy, các Bộ, Ngành cũng phải tự lo lấy mình. Nhà nước không đủ lo cho giáo viên, bác sĩ thì họ phải nhắm mắt làm ngơ cho những tệ nạn mua bán, vòi vĩnh của nhân viên ngành mình. Tệ nạn này kéo theo tệ nạn khác: giáo viên, bác sĩ sẽ phải hối lộ lãnh đạo để bỏ qua cho những tệ hại mà họ gây ra. Trong khi đó lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản cũng bỏ qua những tệ nạn ở các Bộ, các ngành để duy trì sự trung thành cần thiết để bảo vệ chế độ. Thí dụ: tình trạng cảnh sát giao thông - CSGT (con sâu gặm tiền), lãnh đạo Bộ Công an có biết không? Họ biết thừa, nhưng vẫn để cửa để số này kiếm thêm "bánh mỳ" lo cho cuộc sống của họ và hơn nữa để có thứ để mà hối lộ cấp trên. Tiếp theo, việc để cho nhiều sinh viên mới ra trường thất nghiệp sẽ dễ dẫn đến tình trạng, họ phải làm trái ngành, trái nghề. Lại phải trải qua một thời gian đào tạo lại thì họ mới đáp ứng được công việc mới. Gây lãng phí lớn trong xã hội. Thậm chí, tình trạng này sẽ kéo theo tệ nạn họ phải mua chỗ làm việc. Có thông tin tiết lộ rằng, mua một chỗ để lái xe taxi cũng có giá khoảng 5 ngàn đô la Mỹ. Tóm lại, mọi thua thiệt cuối cùng lại rơi xuống người dân nghèo. Họ đã phải gồng lên để cố theo học được cái bằng cấp. Nhưng sau đó, họ lại phải đối mặt với bài toán kiếm việc làm. Cái gì cũng cần phải có tiền. Câu chuyện đầu tiên - tiền đâu, đã gây thêm những tiêu cực đau lòng trong xã hội. Nhiều sinh viên đã trở thành gái bao, trai bao để lo chi phí học hành và cuộc mưu sinh đầy khó khăn của họ. Trong khi đó, những con ông cháu cha thì vô cũng thuận lợi. Họ đã được sắp đặt vị trí ngay cả khi họ còn ngồi trong ghế nhà trường. Một giai cấp thống trị thực tế đã hình thành ở Việt Nam. Một giới tư bản đỏ đang bòn rút mọi tài nguyên và nguồn lợi của đất nước, của dân tộc. Cuối cùng, là câu chuyện sinh viên không tìm được việc làm thì cho đi xuất khẩu lao động. Một nền kinh tế mà chỉ chăm chăm xuất khẩu nguồn nhân lực ra nước ngoài thì đúng là nó đang ở trong tình trạng què quặt. Cách đây độ chục năm, không ai có thể nghĩ rằng Việt Nam hiện nay đã "phát triển" đến mức phải xuất khẩu lao động cả sang Lào và Campuchia. Rõ ràng, nếu cứ để đảng cộng sản lãnh đạo thì đất nước Việt Nam chúng ta sẽ ngày càng lụi bại. Người dân Việt Nam sẽ phải tha hương cầu thực khắp nơi trên thế giới này. Do vậy, câu chuyện 200.000 cử nhân mới ra trường thất nghiệp không chỉ đơn thuần là câu chuyện kiếm công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, mà nó là câu chuyện quản lý và điều hành đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã cướp chính quyền và họ đã thống trị đất nước này gần một thế kỷ qua. Họ chỉ biết bòn rút cho lòng tham không đáy của họ. Họ không hề có một kiến thức cần thiết để lãnh đạo và điều hành đất nước. Cách mà họ làm chỉ là hình thức cai trị của một lực lượng nội xâm. Họ đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới văn minh bên ngoài. Rồi đây, từng người trong số 200.000 sinh viên thất nghiệp sẽ phải tự lo lấy tương lai của mình, kể cả khi muốn xuất khẩu lao động thì họ cũng phải lo tiền đút lót thì may ra mới thoát được. Đừng tiếp tục im lặng nữa, đừng chịu kiếp làm chuột bạch cho một lũ lãnh đạo cộng sản bất tài nữa. Hãy đứng lên để làm chủ vận mệnh và tương lai của mình. Người sinh viên ơi, hãy đứng lên đòi đảng cộng sản: "trả lại đây cho nhân dân tôi. Quyền tự do, quyền con người. Quyền được nhìn, được nghe, được nói. Quyền được chọn chân lý tự do, quyền xóa bỏ độc tài, độc tôn. Trả lại đây quyền chính đáng của người dân. Dân biết chọn gì cho mình, cho thái bình non nước Việt Nam.” 27/2/2017 Bằng Tâm http://www.viettan.org/Nguoi-sinh-vien-oi-hay-dung-len.html  
......

Khó khăn của phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay

Sau một thời gian phát triển tương đối mạnh, thời gian gần đây, phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đang có chiều hướng chững lại. Các sự kiện ít được tổ chức, ít người tham gia; các hội nhóm chậm phát triển thành viên, sự kết nối giữa các thành viên lỏng lẻo; mối liên kết giữa các hội nhóm rời rạc… Từ nhận thức khiêm tốn của mình, chúng tôi xin mạo muội chỉ ra một số nguyên nhân của thực trạng vừa nêu. Thiếu thủ lĩnh Nguyên nhân đầu tiên là việc cho đến nay phong trào dân chủ ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thủ lĩnh đủ tâm và tầm, có khả năng quy tụ cả lực lượng đấu tranh dân chủ lẫn quần chúng nhân dân. Đây là điều mà có lẽ ai cũng dễ nhận thấy. Những thành phần bất đồng chính kiến tiền bối có địa vị và uy tín trong bộ máy như Hoàng Minh Chính, Trần Độ… thì đã thành người thiên cổ từ lâu. Trong số những người còn sống, cả già lẫn trẻ, hầu như không ai sánh được với những tên tuổi vừa nêu, chưa nói đến những lãnh tụ tầm cỡ như Nelson Mandela của Nam Phi hay Aung San Suu Kyi của Myanmar. Phần lớn thành phần tinh hoa chính trị của dân tộc vẫn nằm trong guồng máy chế độ. Đây là một thực tế, dù không dễ chấp nhận. Bất kỳ người Việt Nam nào trong nước cũng đều sinh ra, lớn lên, học tập và trưởng thành trong hệ thống hiện hành. Và hầu như bất kỳ ai được trời phú cho chút tư chất chính trị cũng đều tham gia vào bộ máy, nơi tốt nhất giúp họ phát huy được năng lực chính trị của mình. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, như tôi đã nêu trong bài “Vì sao Trần Xuân Bách mới chưa xuất hiện ở Việt Nam?”, mà đến nay những Hoàng Minh Chính, Trần Độ, hay Trần Xuân Bách, v.v. vẫn chưa xuất hiện trở lại. (Thành phần có tư chất chính trị nhưng vẫn giữ được phẩm giá thì khó leo cao trong bộ máy; những kẻ leo cao được thì hầu hết đều bị quyền lực tha hóa, hoặc tệ hơn nữa là bị Trung Quốc khống chế, thao túng.) Số ít nằm ngoài hệ thống thì không có nhiều cơ hội để bộc lộ và thi triển tài năng hầu quy tụ lực lượng, trong khi họ phải chịu sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ “đảng trị” và “công an trị”, còn nhà tù thì luôn sẵn sàng mở cửa chào đón họ. Thiếu sự hậu thuẫn của lực lượng cấp tiến trong bộ máy Trong bài “Phe cấp tiến trong Đảng CSVN từng trỗi dậy ngoạn mục như thế nào?” và bài “Xu thế chính trị trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay”, tôi đã chỉ ra một thực tế: sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ từ đầu thập niên 2000 cho đến giữa năm 2013 nhận được sự hậu thuẫn hết sức ý nghĩa từ lực lượng cấp tiến trong đảng; và sự chững lại hay thậm chí thoái trào của phong trào từ cuối năm 2013 cho đến nay cũng có một nguyên nhân hết sức quan trọng: các thành phần cấp tiến trong đảng thiếu vắng một thủ lĩnh đủ tầm để thúc đẩy công cuộc dân chủ hoá xã hội, hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh dân chủ (dĩ nhiên là chỉ ở một mức độ nhất định). Thực tế này cho phép chúng ta rút ra một kết luận: phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam một vài thập niên qua không chỉ thiếu vắng những thủ lĩnh đủ tâm đủ tầm, mà quan trọng là còn thiếu chiều sâu và mang nhiều tính tự phát. Sự đàn áp khốc liệt và chống phá tinh vi của lực lượng an ninh Có lẽ chưa bao giờ phong trào đấu tranh dân chủ lại phải đối mặt với một lực lượng an ninh cộng sản vừa tinh vi, quỷ quyệt, vừa hung hãn, tàn ác như hiện nay. Những vụ bắt bớ nhằm vào giới đấu tranh liên tục xảy ra trong mấy năm qua, mới đây nhất là cô Trần Thị Nga, một người đấu tranh cho nhân quyền và quyền lợi của dân oan, đồng thời là mẹ của 2 đứa con thơ, và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, người mới mãn án tù giam 4 năm vào tháng 8/2015 và đang chịu án quản chế 4 năm. Sau các vụ bắt bớ là những bản án khắc nghiệt dành cho những người đã dũng cảm lên tiếng vì cộng đồng, xã hội và đất nước. Anh Ba Sàm/Nguyễn Hữu Vinh bị tuyên án 5 năm tù; cô Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù; bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù; cựu Trung tá Trần Anh Kim 13 năm tù, nhà tranh đấu Nguyễn Thanh Tùng 12 năm tù, v.v. Bên cạnh đó là nhiều nhà đấu tranh bị bắt nhưng chưa được đưa ra xét xử như luật sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự Lê Thị Thu Hà, bác sỹ Hồ Văn Hải, ông Lưu Văn Vịnh, ông Nguyễn Văn Đức Độ, v.v. Chưa hết, lực lượng an ninh còn hành xử như những tên cướp bạo ngược khi thẳng tay hành hung dã man và cướp đoạt tài sản của hàng loạt nhà hoạt động như Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Công Huân, Trương Minh Hưởng, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, v.v. Ở Hà Nội, nơi phong trào đấu tranh phát triển mạnh nhất, lực lượng an ninh ngang ngược đến độ, các cầu thủ No-U FC có khi phải cởi trần để đá bóng, chứ không được khoác áo có biểu tượng phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc nữa. An ninh Hà Nội cấm các cầu thủ giăng tấm biểu ngữ khổ nhỏ “Xoá đường lưỡi bò – BẢO VỆ TỔ QUỐC” và thường xuyên xua đuổi họ từ sân bóng này sang sân bóng khác. (No-U FC là một câu lạc bộ bóng đá nghiệp dư với thành phần là những những người phản đối đường lưỡi bò mà nhà cầm quyền Trung Quốc vạch ra hòng chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông.) Tuy thiếu bằng chứng xác thực, nhưng thực trạng một số hội nhóm xuất hiện hiện tượng mâu thuẫn nội bộ, thiếu đoàn kết, rò rỉ thông tin nhạy cảm, hay việc một số nhân vật đấu tranh nổi bật bị công kích, bôi nhọ, v.v… là những dấu hiệu cho thấy đằng sau đó có bàn tay “đạo diễn” của an ninh cộng sản”. Thiếu áp lực quốc tế, đặc biệt là từ Hoa Kỳ Trong thời đại của hội nhập và can dự toàn cầu, áp lực từ cộng đồng quốc tế là một thứ vũ khí hữu hiệu buộc các chế độ độc tài nói chung và cộng sản Việt Nam nói riêng phải tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền mà họ đã ký kết cũng như thứ “pháp luật” do chính họ bày ra. Tuy nhiên, do có một lịch sử tế nhị với Mỹ và phương Tây, đặc biệt là trong bối cảnh gã khổng lồ láng giềng Trung Quốc không thèm che giấu cuồng vọng bá chủ khu vực, trước khi tiến tới thách thức ngôi vị bá chủ toàn cầu của Hoa Kỳ, nhà cầm quyền Việt Nam đã nhận được sự nhân nhượng, thậm chí là sự ưu ái đáng kể, từ những quốc gia vẫn thiết lập luật chơi dân chủ trên thế giới. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama. Với bản chất gian ngoan, xảo trá cố hữu, ban lãnh đạo CSVN đã triệt để lợi dụng điều này, ra sức đàn áp những người con dũng cảm và trách nhiệm dám cất lên tiếng nói của lương tri, của lý trí vì tương lai đất nước. Phong trào dân chủ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; lực lượng cấp tiến trong Đảng CSVN thiếu một thủ lĩnh xứng tầm; lực lượng bảo thủ, phò Trung Quốc và các phần tử cơ hội càng được thể tác oai tác quái… Đó là những thực tế khiến viễn cảnh về một cuộc chuyển tiếp êm thấm sang chính thể dân chủ ngày càng xa vời, sự sụp đổ mang tính định mệnh trong cơn cuồng loạn bạo lực của chế độ cộng sản – kèm theo hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc, không chỉ trên Biển Đông mà cả trên đất liền – ngày càng đến gần. *** *Bài liên quan: “Cách mạng dân chủ ở Việt Nam: từ dưới lên hay từ trên xuống” – Bauxite Việt Nam. Lê Anh Hùng – Blog Lê Anh Hùng – VOA: http://www.voatiengviet.com/a/nhung-kho-khan-cua-phong-trao-dan-chu-o-vn...
......

Võ Kim Cự: "khôn" và "ngoan"

Với việc lãnh đạo cho rò rỉ tin kỷ luật ông Võ Kim Cự cả vài ngày trước khi chính thức cho chú "dê tế thần" chạy lên mặt báo, nhiều người cho rằng số ông Cự đã tận. Các ô dù mà ông ôm chặt bao năm nay không chỉ quay ngoắt mặt lại buộc tội mà còn đang ngắm nghía cái núi tài sản của ông. Hiện tượng này làm bật lên câu hỏi cắc cớ: ông Võ Kim Cự "khôn" và "ngoan", nhưng liệu ông có đủ "khôn ngoan" không? Rõ ràng ông Cự rất "khôn". Ông xét đúng cửa để đầu quân, rồi ông xét đúng người để đưa đúng quà, và đu liên tục từ cửa nhỏ qua cửa to hơn, từ cửa tỉnh về cửa trung ương. Vào năm 2007, ông Cự chỉ mới làm giám đốc một công ty khoáng sản ở tỉnh, nhưng đến năm 2017 ông đã đi qua các chức vụ Trưởng Ban Quản lý các Khu Kinh tế Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc Hội, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Có thể nói đại đa số cán bộ phải mất 20 năm chưa đi nổi một nửa đoạn đường của ông. Nhưng để tiến thân thần tốc như thế, ông Cự chuyên dùng con đường "ngoan ngoãn", sẵn sàng làm cò cho cấp trên, mà rõ nhất là làm "mặt tiền" cho cựu Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình (2007 - 2015). Ông Bình nay là phó Ban Tổ Chức Trung ương. Vào năm 2008, cả Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch UBND đều không đau ốm hay vắng mặt, nhưng vẫn núp phía sau để Phó chủ tịch UBND Võ Kim Cự làm chuyện "bút sa gà chết" ký giấy cho phép Formosa vào Việt Nam. Rồi qua cánh cửa Nguyễn Thanh Bình, ông Cự tiến xa hơn, tình nguyện đứng thu tiền cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, TBT Nông Đức Mạnh, TBT Nguyễn Phú Trọng và chịu trách nhiệm đặt bút ký cho Formosa thuê 70 năm với nhiều khoản đối xử đặc biệt khác. Với những gì các cán bộ Hà Tĩnh biết về khả năng điều hành lẫn kiến thức của ông Cự thì không những ông không dám ký mà còn chẳng thực sự biết mình đã ký gì nữa. Điều mà ông Cự tin tưởng là nếu phục vụ hết mình và đưa đủ, đưa đúng quà cho các xếp thì họ không bỏ rơi mình được. Thí dụ gần nhất là việc ông Cự chỉ vẽ cho Formosa đúc gấp bức tượng vàng ròng Hồ Chí Minh tặng TBT Nguyễn Phú Trọng. (Được mô tả rất chi tiết trong bức thư của ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23-2-2017). Kết quả là trong Lễ khởi công, Lễ khánh thành, và đến tận ngày đi vào hoạt động, xả thải cỡ lớn đầu tiên đều có các lãnh đạo tối cao đến tham dự, bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, và vô số các bộ trưởng, phó thủ tướng, tướng tá quân khu và quan chức tỉnh. Ai cũng bảo Formosa là sáng kiến tuyệt vời và ai cũng tìm cách "kiếm lộc". Chính vì thế mà 3 chữ "dê tế thần" quá chính xác trong trường hợp ông Cự. Rõ ràng thầy pháp còn đó, thần thánh cũng còn đó, chỉ có con dê chết toi. Các lãnh đạo ăn nhiều hơn ông Cự chẳng ai nhả ra đồng nào mà còn nhận thêm trọn gói 500 triệu USD tiền phạt sau thảm họa Formosa. Tư cách "dê tế thần" của ông Cự cũng rất rõ qua việc: Nếu thực sự xem việc làm của ông Cự là cực kỳ sai trái và nguy hại, lãnh đạo đảng đã phải lập tức khẳng định các ký kết với Formosa vô giá trị vì vi phạm luật pháp VN và được ký kết bởi người KHÔNG có thẩm quyền, rồi đóng cửa Formosa vĩnh viễn. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, Formosa đang nhận thêm đất, xây thêm khu vực hoạt động. Rõ ràng cái "khôn" và "ngoan" của ông Võ Kim Cự không đủ thành mức "khôn ngoan" như ông Trịnh Xuân Thanh - người đoán biết gió đã đổi chiều và lập tức biến mất khi nghe tiếng mài dao. Câu hỏi còn lại là liệu ông Cự có ít là "khôn ngoan" được như ông Vũ Huy Hoàng - người biết thủ trước và cất chỗ chắc chắn các bằng chứng nhận tiền của cấp trên, của toàn ban lãnh đạo? Nếu trong thời gian tới, con dê Võ Kim Cự chỉ bị cháy xém một ít lông "danh dự" thì công luận có câu trả lời. http://www.viettan.org/Vo-Kim-Cu-khon-va-ngoan.html
......

Tố cáo tội bán nước của 5 đời Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam

38 năm đã qua, kể từ ngày cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm ác liệt kéo dài gần 10 năm, cho đến nay vẫn chưa thật sự chấm dứt. Chính quyền “hèn với giặc, ác với dân” không muốn nhắc đến, còn ngăn cản việc nhân dân tưởng niệm các liệt sĩ và nạn nhân bỏ mình hồi ấy. Mấy ngày qua các cuộc lễ tưởng niệm trước tượng Lý Thái Tổ (Hà Nội) và trước tượng Trần Hưng Đạo (Sài Gòn) đều bị cản phá bởi lực lượng Công an theo lệnh chính quyền. Mọi tấm lòng yêu nước thương dân lại càng phải cùng nhau tưởng niệm sâu rộng các liệt sĩ, rút ra cho mình những bài học thiết thực về cuộc chiến tranh này. Qua bài này tôi xin góp vài ý kiến riêng về nguồn gốc của cuộc chiến tranh, diễn biến, hậu quả của nó và lối thoát để giành lại độc lập trọn vẹn và xây dựng dân chủ, tự do cho đất nước ta. Trước hết là sự khác biệt giữa lý luận, học thuyết chính trị của 2 đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Cả 2 đảng đều tự nhận là theo học thuyết Mác – Lênin, nhưng thật ra sự tiếp thu các luận điểm của học thuyết ấy ngay từ khởi đầu có những khác biệt khá rõ. Karl Marx đề ra học thuyết của mình sau khi tổng kết phong trào công nhân trong các nước Âu Mỹ phát triển rất cao trong các trung tâm có hàng triệu dân vô sản công nghiệp. Ở Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn chưa có các trung tâm công nghiệp; giai cấp vô sản công nghiệp chưa thành hình, chỉ có giai cấp nông dân đông đảo với tầng lớp vô sản bần cố nông thất học mù chữ, bên cạnh một tầng lớp tiểu tư sản trung lưu ở thành thị. Do đó sự trục trặc không ăn khớp xảy ra. Ở Trung Quốc các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra và những nhà lãnh đạo nông dân trong thế kỷ 18 đã học được từ phương Tây công nghiệp một số quan điểm về đấu tranh giai cấp, gắn bó nông dân vào với cỗ xe của công nhân. Do đó nó vẫn mang bản chất vô sản nông thôn, tự phát, rất nghèo nàn về tri thức, về lập luận khoa học. Bản chất gia trưởng, phong kiến còn khá nặng. Bản chất hung dữ, trả thù, có khi khát máu, mông muội, hỗn loạn là phổ biến. Ở Việt Nam, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là phong trào nông dân do đảng cộng sản lãnh đạo cũng mang bản chất nông dân vô học quá khích cực đoan, với các khẩu hiệu tiêu biểu “diệt trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, kiểu gần như “chu di tam tộc” thời phong kiến. Chính vì vậy mà Mao luôn tự nhận là thay mặt cho nông dân, cho bần cố nông của châu Á, với cuộc “cách mạng văn hóa vô sản” tàn bạo, truy lùng trí thức. Chính vì vậy mà trong vài chục năm nay đảng Cộng Sản Trung Quốc không còn rêu rao nhiều về chủ nghĩa Mác – Lênin, không còn trưng ảnh 2 ông này trước Đại hội đảng, cũng không nêu Chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít, thay bằng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Cũng chính do bản chất nông dân sâu đậm mà Mao đã ra sức ủng hộ bọn Khơ-me Đỏ (đảng Cộng sản Campuchia), một quái thai khác của chủ nghĩa Mác – Lênin, mang đậm bản chất vô sản nông dân, còn hơn chủ nghĩa xã hội Mao-ít, khi chúng chủ trương giết hết dân loại 2 bao gồm tư bản, tiểu tư sản, trí thức, dân thành thị có học, địa chủ, phú nông, trung nông. Việt Nam tiến quân vào Campuchia giữa cơn diệt chủng là một hành động nhân đạo cao quý, nhưng đã chạm nọc bọn bành trướng Trung Quốc coi Khơ-me Đỏ là bọn đồ đệ cực kỳ hiếm hoi, cùng chung một học thuyết nông dân thuần túy đội lốt vô sản và cộng sản. Thế là Đặng Tiểu Bình công khai bênh bọn diệt chủng, ra lệnh động binh để “dạy cho Việt Nam một bài học” là không được hiếp đáp một nước láng giềng nhỏ bé. Đặng Tiểu Bình sang Hoa Kỳ đầu năm 1979, đến bang Texas, cưỡi ngựa đội mũ da bò, tuyên bố sẽ mang quân vào Việt Nam trong một cuộc “hành quân sư phạm” có hạn chế trong không gian và thời gian. Vì thiếu quân, Trung Quốc huy động cả lực lượng ở Đông Bắc xuống. Đây là một âm mưu rất thâm độc của Đặng, kẻ nổi tiếng là đánh bài tây bridge rất sành sõi, giỏi lừa gạt đối phương. Ở Washington nhiều người bị mắc bẫy. Cả Tổng thống Jimmy Carter, và Henry Kissinger (cựu ngoại trưởng thời Tổng thống Richard Nixon) đều khuyến khích Đặng vì vẫn còn cay là Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, coi việc Trung Quốc đánh Việt Nam còn là một hành động rửa hận giúp cho Hoa Kỳ. Ngay sau đó Bắc Kinh được Hoa Kỳ ủng hộ vào Liên Hiệp Quốc cuối năm 1979, thay thế Đài Loan theo quan điểm “một Trung Quốc”. Cái giảo hoạt của Đặng còn ở chỗ lớn tiếng phê phán Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc về sự kém cỏi, lạc hậu, thất bại trong cuộc chiến tranh biên giới, đánh trận thường tập trung số quân gấp 3, 4 lần, nhưng thương vong thường gấp 2, gấp 3 đối phương, đến mức không kịp tải thương theo. Đặng Tiểu Bình đã tận dụng các báo cáo trung thực ấy để nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về hiện đại hóa quân đội và quốc phòng, tăng mạnh ngân sách quân sự và tranh thủ đến mức cao nhất sự tiếp sức của Hoa Kỳ. Một điều không thể không nhấn mạnh là Đặng Tiểu Bình, do thất bại nặng nề, nên tỏ ra cay cú và tàn bạo không kém gì bọn phát-xít Hitler, khi đích thân ra nghiêm lệnh ngày 5/3/1979 là trước khi rút lui, quân lính chúng phải tàn phá cho tan nát để dân Việt Nam trở lại vùng chúng từng chiếm đóng không sao sống nổi. Chúng bắn chết hết trâu bò, lừa ngựa, dê, lợn, gà vịt, tàn phá các chuồng trại, đồng ruộng, phá nát các cầu cống, chặt đứt đường xe lửa, đốt hết các nhà ga, trường học, thư viện. Tôi từng dự một số cuộc tổng kết chiến tranh biên giới tại Quân khu I ở Thái Nguyên, nghe tướng Nguyễn Hữu An và tướng Hoàng Đan báo cáo trước hội trường và tâm sự riêng. Được biết ngay từ quý 4 năm 1978 Bộ Quốc phòng đã phân phối rộng rãi vũ khí mới đồng lọat cho các sư đoàn và bộ đội địa phương 6 tỉnh biên giới phía Bắc, chuyển vài chục vạn khẩu súng cho dân quân giữ tại nhà, kiểm tra các kho đạn dược. Phần lớn chiến công diệt bành trướng Trung Quốc là thuộc về 3 sư đoàn chính quy, các bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, quận, các dân quân xã, trong khi gần 10 sư đoàn chính quy – là phần lớn quân chủ lực của Quân đội Nhân dân – vẫn còn đang chiến đấu trên đất Campuchia. Trên đây tôi thuật lại để toàn dân ta ghi nhớ, coi như một thẻ hương thiêng thắp lên tưởng niệm hơn 20 vạn liệt sĩ và nạn nhân đồng bào ta đã nằm xuống, để tố cáo thêm tội bán nước của 5 đời Tổng Bí thư ĐCSViệt Nam, cụ thể là Nguyễn Văn Linh, đã khiếp sợ bạc nhược sau khi phe xã hội chủ nghĩa và Liên Xô sụp đổ; là Lê Đức Anh, người đã ra lệnh cho hải quân dù bị tấn công cũng không được nổ súng kháng cự; là Nông Đức Mạnh, người đã ém nhẹm bản báo cáo đầu tiên của Ban điều tra liên ngành do Đại hội X cử ra về Vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục II do các Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân, Nguyễn Quyết, các Thượng tướng Hoàng Minh Thảo và Phùng Thế Tài, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương… cùng vài chục đại tá, thượng tá nêu ra, đến nay vẫn còn là vấn đề thời sự nóng hổi trong đảng và trong xã hội, không thể nào chôn vùi mãi được. Mong rằng anh linh các liệt sĩ chống bành trướng linh thiêng phù hộ cho nhân dân ta giành lại được công lý, trừng phạt thật đích đáng, công minh mọi tội ác bán nước cầu vinh, giúp nhân dân ta giành lại tự do và quyền sống làm người trong phồn vinh và hạnh phúc. Bùi Tín http://www.voatiengviet.com/a/tuong-niem-liet-sy-va-nan-nhan-cuoc-chien-...
......

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp giáo dân đi khiếu kiện Formosa

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TUYÊN BỐ VỀ VỤ ĐÀN ÁP GIÁO DÂN SONG NGỌC NGÀY 14-02-2017 TẠI NGHỆ AN. Kính gởi: - Quý Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, - Quý Chính phủ dân chủ, Quý Tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới. - Quý Anh Chị Em giáo dân Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Vụ đầu độc biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra cách đây gần một năm, sẽ lưu lại trong lịch sử Việt Nam vì vô vàn hậu quả tai hại gây ra cho đất nước và dân tộc. Nó được đánh giá như một thảm họa môi trường, tai họa kinh tế, đại họa sức khỏe và hiểm họa quốc phòng. Quả thế, vụ việc đó làm lộ nhiều sự thật ghê gớm mà công luận ngày càng biết rõ và hết sức lo âu. Đó là Formosa trên danh nghĩa thuộc nhà đầu tư Đài Loan, doanh nghiệp Đài Loan, nhưng vốn chủ yếu của nó là từ Trung cộng, với nhà thầu gian trá Trung cộng, công nghệ lỗi thời Trung cộng, hàng vạn binh lính trá hình công nhân Trung cộng! Formosa chính là mưu đồ Trung cộng tàn phá đất nước Việt, hủy diệt giống nòi Việt, tấn công quốc gia Việt trên phương diện chính trị, kinh tế, quân sự. Nó đã và đang làm hư hỏng nhân sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, biến nhiều quan chức cấp chóp bu trong bộ máy cai trị thành những kẻ phản dân hại nước. Nó là mũi gươm thọc vào sườn cơ thể VN, dễ dàng cắt đôi đất nước VN. Nó làm chảy máu nền kinh tế VN, gây lụn bại cho môi trường VN! Chính vì thế, từ gần một năm qua, mọi tầng lớp nhân dân đã lên tiếng bằng nhiều cách thức: viết bài trên mạng, xuống đường biểu tình, thu thập chữ ký, vận động quốc tế, tiến hành khởi kiện thủ phạm tai ác đó cùng các đồng phạm. Thế nhưng, bất chấp các sự thật động trời và các tiếng kêu dậy đất, nhà cầm quyền CSVN vẫn cứ bình chân như vại. Một đàng họ tìm cách bao che và tiếp tục dung túng cho Formosa; đàng khác dùng mọi thủ đoạn để dập tắt tiếng nói và cản trở hành động đòi công lý và sự thật của người dân. Gần nhất, ngày 14-02-2017, nhà cầm quyền đã ra tay đàn áp đoàn giáo dân Giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An hành trình vào Hà Tĩnh dưới sự hướng dẫn của linh mục Nguyễn Đình Thục, đến tòa án thị xã Kỳ Anh để đòi Formosa bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho họ. Tin tức cho hay giới chức tỉnh Nghệ An trước hết đã cấm các chủ phương tiện vận tải công cộng chở đoàn người khởi kiện. Khi người dân quyết tâm đến toà án bằng cách đi bộ và xe máy được chừng khoảng 20km, lực lượng công an đã gài bẫy bằng cách dồn dân vào một chỗ, trà trộn giữa họ rồi thình lình ném đá vào cảnh sát cơ động, để lực lượng này có cớ đánh đập đến đổ máu, làm bị thương gần 50 giáo dân, cướp đoạt và phá nát các phương tiện ghi hình. Chưa hết, công an còn bắt các phóng viên báo chí tự do, và nghiêm trọng hơn, đã tấn công gây thương tích cho Linh mục Nguyễn Đình Thục ngay trước mặt các viên chức cao cấp sở tại. Song song đó, nhà cầm quyền còn dàn dựng màn phá hoại xe giám đốc công an tỉnh để có cớ vu khống và kết tội đoàn người, chụp mũ Linh mục Nguyễn Đình Thục “kích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh, tổ chức bạo loạn, gây thương tích cho nhiều cán bộ và nhân viên công lực”. Mãi tới hôm nay, họ còn trâng tráo làm việc đó trên các phương triện truyền thông đại chúng do nhà nước quản lý. Cùng với Giáo phận Vinh, nhiều Chính phủ dân chủ năm châu, nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế, nhiều tổ chức xã hội dân sự, nhiều cộng đồng Người Việt khắp nơi, Hội đồng Liên tôn Việt Nam long trọng tuyên bố: 1- Tố cáo trước quốc dân và quốc tế nhà cầm quyền CSVN vi phạm nghiêm trọng các quyền con người đã được Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị khẳng định và Việt Nam cam kết tuân giữ; đặc biệt là vi phạm trắng trợn quyền khởi kiện của công dân đã được điều 30 Hiến pháp công nhận. Hành vi đàn áp ấy biểu hiện sự đối đầu của lãnh đạo chính trị với nguyện vọng và sức mạnh của lòng dân. 2- Phản đối viên chức nhà nước và lực lượng công an cảnh sát Nghệ An đã tạo ra bẫy sập cách nham hiểm, dàn dựng màn vu khống cách vô liêm sỉ, sử dụng vũ lực cách thô bạo đối với nhân dân, khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách đúng luật và ôn hoà; đặc biệt là tấn công gây thương tích cho vị lãnh đạo tinh thần của giáo dân. 3- Lên án các phương tiện truyền thông đại chúng do nhà nước quản lý, cụ thể là Báo Nghệ An, đã và còn đang trơ trẽn vu khống đoàn người khiếu kiện, hầu tiếp tay cho âm mưu bắt bớ và xử tòa các nạn nhân vô tội trong tương lai. Cũng đáng bị lên án là dàn báo chí công cụ đã hoàn toàn im lặng trước vụ đàn áp đẫm máu cuộc đấu tranh cho công lý và quyền lợi chung này. 4- Cảnh báo rằng việc tiếp tục đàn áp người dân, nhất là các nạn nhân của thảm họa đi đòi công lý và quyền lợi, chẳng những không giải quyết được những vấn đề do Formosa gây ra có liên quan đến môi trường, kinh tế, sức khỏe và quốc phòng, trái lại còn đẩy đất nước vào khủng hoảng mọi mặt và nguy cơ ngoại xâm, cũng như làm dày thêm hồ sơ tội ác của đảng Cộng sản. 5- Ủng hộ tinh thần, hoan nghênh hành động và chia sẻ thảm nạn của bà con giáo dân Song Ngọc và Linh mục Nguyễn Đình Thục mới rồi, của bà con giáo dân Phú Yên và Linh mục Đặng Hữu Nam trước đây, cũng như của những đoàn người sẽ quyết tâm theo đuổi trận chiến pháp lý nhằm đưa ra tòa và tống xuất hẳn tên tội phạm Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Tuyên bố tại Việt Nam ngày 21 tháng 02 năm 2017 Các Thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên. Cao đài: - Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719) Công giáo: - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438) - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371) - Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205) - Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820) - Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335) - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463) Phật giáo: - Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312) - Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591) - Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087) - Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276) Phật giáo Hoà hảo: - Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160) - Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234) - Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039) - Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082) - Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430) - Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094) - Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29). - Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77) Tin lành: - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045) - Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464) - Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
......

Sai phạm trong vụ Formosa: vạch trần trách nhiệm lãnh đạo Bộ TN&MT và Tỉnh Hà Tĩnh

Lê Dũng Vova tường trình trực tiếp trên FB hôm nay, 22/2/2017, ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN có thông cáo về “dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cá nhân liên quan. Theo thông cáo kết luận của UBKTU thì “Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2008-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát; để xảy ra các vi phạm trong công tác thẩm định, phê duyệt, chấp thuận thay đổi đánh giá tác động môi trường, điều chỉnh địa điểm xả thải và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh” Ngoài ra, đối với “dấu hiệu vi phạm của ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan, kết luận của UBKTTU cũng nêu rõ: “Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh. Các nhân sự bị nêu tên ở cấp Bộ TN&MT gồm có ông Nguyễn Minh Quang – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Bùi Cách Tuyến – nguyên Thứ trưởng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; và ông Nguyễn Thái Lai- nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cấp tỉnh ủy Hà Tĩnh, “trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Kim Cự nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010); cùng ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (2010-2016)…” Nhưng xử lý thế nào thì chưa ai biết! Chờ xem. Nguồn video: FB Lê Dũng Vova
......

LUẬT PHÁP LUÔN RÕ RÀNG

  Nếu bất cứ ai hoặc người của chính quyền nói với bạn, khi bạn đi biểu tình, rằng các bạn đang vi phạm pháp luật vì "tập trung đông người gây rối trật tự công cộng", thì hãy nói với họ, tôi đi biểu tình chứ không tập trung đông người và cũng không gây rối trật tự công cộng. Biểu tình là hành vi chính trị của mọi công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp hiện hành. Và thuật ngữ pháp luật là đơn nghĩa, rõ ràng, nên biểu tình là biểu tình, không phải tập trung đông người, và càng không phải gây rối trật tự công cộng. Vì biểu tình là hành vi nhằm biểu đạt chính kiến và phản đối nhà nước về một vấn đề gì đó mà họ chưa giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng hay chưa đến nơi đến chốn mà nó lại xâm hại tới Hiến pháp, quyền của công dân hoặc lợi ích của cộng đồng. Biểu tình là biểu tình, tập trung đông người là tập trung đông người, hai thuật ngữ pháp lý hoàn toàn khác nhau và mục đích cũng hoàn toàn không có chút gì đồng nhất. Nên nếu ai đó vin vào Nghị định 38/2005/NĐ-CP để ngăn cản bạn hoặc cho rằng bạn vi phạm pháp luật thì đó là họ đang cố tình bóp méo luật pháp và Hiến pháp, bởi lẽ: 1. Biểu tình là hành vi chính trị của công dân nhằm bày tỏ chính kiến trước nhà nước và nó hoàn toàn hợp pháp; không ai được ngăn cản quyền đó, nhất là nhà nước càng phải thực thi nghiêm túc cho người dân thứ quyền năng tối cao này của dân chúng. Mới đây, ở Hồng Kông, cảnh sát đánh một người tham gia biểu tình lập tức đã bị bắt giam và xử phạt tới 7 năm tù; 2. Nghị định (của Chính phủ) là một văn bản có giá trị thấp dưới luật, mà Hiến pháp có giá trị cao nhất và cao hơn luật, nên không thể lấy một nghị định ra để áp vào một quyền năng chính trị được ấn định trong Hiến pháp. Việc nhà nước thiếu luật biểu tình (không ban hành) là việc của nhà nước, không phải lỗi của người dân, và người dân được làm tất cả những gì pháp luật cho phép, đặc biệt là Hiến pháp đã quy định - thì tất cả những văn bản luật hay dưới luật không được hạn chế hay ngăn cản người dân thực hiện. Hãy nói với họ, những người thực thi trong chính quyền một câu rõ ràng rằng: Biểu tình là biểu tình, không phải là tập trung đông người và càng không phải để gây rối trật tự công cộng. FB Luân Lê
......

Việt Nam : Chính quyền trước thách thức Formosa và ô nhiễm

Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 18/02/2017, trang Châu Á đã nêu bật một vấn đề đang nhức nhối tại Việt Nam : Chính quyền bị vấn đề ô nhiễm môi trường thách thức nặng nề. Bài nhận định mang tựa đề rất tượng hình « Red versus Green in Vietnam – Đỏ đối lập với Xanh ở Việt Nam » – Đỏ dĩ nhiên là đảng Cộng Sản, còn Xanh là biểu tượng của môi trường – ghi nhận : « Sự bất lực của trong việc kiểm soát ô nhiễm đang làm sói mòn quyền lực của đảng Cộng Sản (Việt Nam) ». Ảnh minh họa - Cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 01/05/2016, đòi bảo vệ môi trường sau vụ cá chết hàng loạt tại Vũng Án, Hà Tĩnh. Reuters Bài báo mở đầu bằng một loạt nỗi bất hạnh đã đổ ập xuống đầu người dân chài ở Đồng Hới, miền Trung Việt Nam từ mùa xuân năm ngoái. Vào tháng Tư, thủy triều đã đẩy hàng ngàn con cá chết vào bờ biển thị xã này. Chính quyền đã chần chờ hàng tháng trời trước khi nêu tên thủ phạm : một nhà máy thép mới xây dựng ở bờ biển phía trên – nhà máy Formosa - đã thải chất độc hại ra biển. Formosa chỉ là bề nổi của tảng băng ô nhiễm Gần một năm sau, Đồng Hới cũng như các thị xã ven biển trải dài trên 125 dặm đều bị ảnh hưởng, và giờ đây vẫn đang gánh chịu hậu quả của tai họa môi trường đó. Bị tác hại năng nề nhất là ngư dân, vì một số người dân địa phương từ chối không ăn cá nữa do sợ độc tố, người khác thì chỉ ăn cá đánh bắt thật xa ngoài biển khơi, hoặc ở độ sâu được cho là đã thoát khỏi chất độc. Tủ đông lạnh trong nhiều nhà hàng hải sản giờ đây chỉ toàn là thịt gà hay thịt heo mà thôi. Thảm họa cũng làm cho ngành du lịch suy sụp. Dù ở đây có động Sơn Đoòng, được cho là lớn nhất thế giới, chỉ mới mở cửa cho du khách trong năm 2013, vào mùa hè vừa qua, biết bao du khách đã hủy chuyến du lịch vì sợ cát độc. Hàng loạt khách sạn và căn hộ đang xây ở vùng ngoại ô thị trấn, đã bị bỏ dở vì nhà đầu tư không dám tiếp tục bỏ vốn nữa. Theo The Economist nạn ô nhiễm nói chung đã phá hoại nhiều cảnh quan tuyệt đẹp của Việt Nam. Từ đập thủy điện, giếng đào cho đến nạn thâm canh đang phá dần phá mòn đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất gần một nửa lượng gạo của cả nước. Mỗi năm diện tích đất phèn không trồng trọt được mỗi tăng vì bị nước biển xâm nhập. Khói cay đã lan tràn thủ đô Hà Nội. Theo một số nguồn thì gần hai phần ba nước thải công nghiệp của Việt Nam bị đổ ra sông hồ. Năm 2015, chính quyền xác định được hàng loạt thôn xã có tỷ lệ ung thư cao bất thường, có lẽ vì nước được cung cấp có nhiễm chất chì. Thêm vào đó là một thảm họa môi trường không hoàn toàn do Việt Nam làm ra : Với 2.000 dặm bờ biển, Việt Nam là nước đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Một số ước tính cho thấy một phần năm của Thành phố Hồ Chí Minh, có thể chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt có thể đánh vào cư dân dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Tác hại chính trị: Chính phủ bị nghi là bênh vực lợi ích Trung Quốc Các tai họa kể trên đang ngày càng thấm vào nền chính trị của Việt Nam, đặt ra thách thức đối với chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một báo cáo của chính phủ nói rằng có ít nhất 200.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường vào năm ngoái. Nhiều người trong số này đã dám biểu tình phản đối tại nhà máy chịu trách nhiệm thuộc sở hữu của Formosa, một công ty Đài Loan, hay trước một tòa án địa phương. Họ nói rằng 500 triệu đô la mà công ty đã són ra để bồi thường chẳng thấm vào đâu, và họ đòi quyền được khiếu kiện. Điều đáng nói, theo The Economist, là thái độ công phẫn của những người không bị thiệt hại. Ngay sau thảm họa, một phát ngôn viên của Formosa đã hàm ý rằng hai ngành công nghiệp và đánh bắt cá không tương thích với nhau. Những người biểu tình tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã trả lời « Tôi chọn cá. » Tạp chí Anh nhận thấy là chủ nghĩa dân tộc đã khuếch đại nỗi giận dữ về môi trường. Trong năm 2014, nhà máy thép của Formosa đã từng bị người biểu tình chống Trung Quốc đem một giàn khoan dầu vào vùng biển không xa bờ biển của Việt Nam, đốt phá. Hầu hết người Việt nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của họ quá mềm mỏng với Trung Quốc, đối tác kinh doanh lớn nhất, nhưng lại là kẻ thù cũ và đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo nhỏ (của Việt Nam) ở Biển Đông. Người dân đặc biệt tức giận trước điều mà họ cho là đảng đã cho phép một (loại) công ty Trung Quốc đầu độc bờ biển Việt Nam. Phong trào môi trường khó trấn áp Đối với The Economist, tất cả các điều trên rất đáng ngại cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, vốn đã thấy các phong trào bảo vệ môi trường chôn vùi phe cộng sản Đông Âu như thế nào. Và chính quyền đã trấn áp thô bạo giới lãnh đạo các cuộc biểu tình. Tuy nhiên, theo tuần báo Anh Quốc, chụp mũ giới vận động dân quyền là tay sai cho các chính phủ nước ngoài đã trở thành phức tạp hơn khi chính chế độ bị cáo buộc là bảo vệ các thành phần ngoại quốc gây ô nhiễm. Ngoài ra, trong công cuộc tìm kiếm thêm bạn mới để giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, các quan chức ở Hà Nội cũng phải băn khoăn về danh tiếng của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn người nước ngoài nhìn thấy đất nước mình là một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chứ không phải là một nước lạc hậu tôn thờ một lãnh đạo quá cố trong một hộp kính. Luật lệ môi trường chặt chẽ nhưng việc thực thi kém cỏi Và như vậy là các nhà lập pháp Việt Nam đang trở nên ‘xanh’ hơn. Theo Stephan Ortmann, tác giả một quyển sách mới về đề tài này, Việt Nam có luật lệ về môi trường tương đối toàn diện, còn nghiêm ngặt hơn các luật lệ nguệch ngoạc của Trung Quốc, và được thông qua với tốc độ nhanh.... Tuy nhiên, đối với The Economist, ở Việt Nam có dấu hiệu là nói thì nhiều nhưng làm thì ít, và việc thiếu ngân sách chỉ là một trong những nguyên nhân (...) Các quan chức đầy quyền lực tại các tỉnh thì bỏ ngoài tai các luật lệ được soạn thảo tại Hà Nội, còn các tập đoàn nhà nước dầy uy thế thì hầu như không ai dám chạm tới. Một hệ thống tư pháp rất lẹ làng và tàn nhẫn với những ai bất đồng chính kiến, nhưng lại thất bại một cách đáng ngạc nhiên trong việc thực thi các quy tắc thường ngày. Trong khi ở Bắc Kinh để chống khói mù, người ta bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế sử dụng xe hơi, thì ở Hà Nội người ta vẫn còn đấu tranh để ngăn chặn không cho xe gắn máy đậu trên vỉa hè. Theo The Economist, cơn giận âm ỉ về ô nhiễm sẽ làm cho đảng Cộng Sản khó khăn hơn trong việc đối phó với những cú sốc chính trị hoặc kinh tế. Trở lại với Đồng Hới, tuần báo Anh cho rằng triển vọng hồi phục đang dặt vào sự trở lại của khách du lịch vào mùa hè này. Chính quyền địa phương nói rằng biển đã có thể bơi lại được rồi, nhưng không phải là ai cũng tin. Một ngư dân cho biết là ông đã hoạt động lại được một thời gian rồi, nhưng sẽ không cho con mình ăn cá mình đánh bắt được trong vòng từ năm đến 10 năm tới đây. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170218-viet-nam-chinh-quyen-truoc-thach-thuc...
......

Đảng CSVN sẽ rã từ vụ Vũ Huy Hoàng!

Trong hệ thống cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam, mọi trách vụ trong bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương đều do đảng phân công. Những cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân Tỉnh, Thành, Quận Huyện và Quốc hội đều chỉ là hình thức. Do đó việc kỷ luật một cán bộ tham ô không thể cách chức bên hệ thống nhà nước là xong vì những chức vụ này chỉ là do sự phân công từ đảng. Muốn làm rốt ráo và trong sạch đảng phải đi từ gốc của vấn đề. Đó chính là khai trừ và cắt đứt mọi quyền lợi mà họ có được từ những vị trí ở trong đảng. Nếu không làm như vậy mà chỉ dùng hình thức “kỷ luật hành chánh”, chỉ là bôi thuốc đỏ ngoài da để che đậy con bệnh nan y hết thuốc chữa. Đây chính là mấu chốt dẫn đến nguy cơ tan rã của đảng Cộng sản Việt Nam trong vòng vài năm tới, mà vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đang mở đầu. Sau khi để cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát, ông Nguyễn Phú Trọng đã dồn mọi công lực tấn công ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ công thương… để răn đe. Ngày 3 tháng 11, 2016, dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, Ban bí thư đã kết án ông Vũ Huy Hoàng 3 tội: Thứ nhất là lợi dụng trách vụ bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm phó Tổng giám đốc tổng công ty bia, ruợu (Sabeco). Thứ hai là đã đề nghị khen thưởng huân chương lao động hạng ba cho ông Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng trường đại học công nghiệp thực phẩm TP Sài Gòn. Thứ ba là không chỉ đạo tốt công việc tuyển dụng, tiếp nhận, đánh giá, bổ xung, quy hoạch cán bộ ở Bộ công thương. Nói một cách ngắn gọn là ông Trọng muốn kết tội ông Vũ Huy Hoàng đã dính đến các vụ buôn bán chức vụ ở Bộ công thương. Vì thế, Ban bí thư đã ra quyết định cách chức nguyên Bí thư ban cán sự đảng Bộ công thương của ông Hoàng và nghĩ rằng việc triệt tiêu ông Hoàng như vậy là xong. Thế nhưng, trước khi được phân công ra làm Bộ trưởng Bộ công thương từ năm 2007 đến 2016, ông Vũ Huy Hoàng đã từng là Ủy viên trung ương đảng khóa X (2006-2011) và khóa XI (2011 – 2016). Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng không cho THU HỒI chức Trung ương đảng của ông Vũ Huy Hoàng để “xử lý nội bộ” mà lại tránh né giao cho Quốc hội, rồi Chính phủ loay hoay tìm biện pháp “xử lý hành chánh” để trở thành chuyện bầy nhầy. Trung ương đảng là bộ phận đã PHÂN CÔNG cho ông Vũ Huy Hoàng ra làm Bộ trưởng Bộ công thương (2007-2016). Do đó nếu ông Hoàng đã có những việc làm sai trái ở Bộ công thương như Ban bí thư nhận định, tức là ông Hoàng đã không làm đúng trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo do Trung ương đảng giao phó, thì đảng chỉ việc truất phế ông ta ra khỏi vị trị trong trung ương đảng. Như vậy, có nghĩa là mọi áo mũ trong đảng bị lột hết, và tất nhiên những trách vụ được phân công trong bộ máy quốc hội, chính phủ đều trở thành vô giá trị. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Trọng không dùng Trung ương đảng để kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng? Có thể ông Trọng cho rằng ông Vũ Huy Hoàng không còn là ủy viên Trung ương đảng của khóa XII (2016-2021) nên không thể đưa ra cho Trung ương đảng hiện nay biểu quyết kỷ luật. Nhưng nếu theo lý luận này thì việc để cho Ủy ban thường vụ quốc hội hay Thủ tướng chính phủ ra quyết định thu hồi chức nguyên Bộ trưởng của ông Hoàng cũng là vi phạm hiến pháp 2013, khi ông Hoàng chưa bị xét xử là có tội. Sở dĩ ông Trọng tránh né không dùng cơ chế trung ương đảng để “xử lý” ông Vũ Huy Hoàng vì ông Trọng sợ lập lại điều mà Trung ương đảng khóa XI (2006-2011) đã làm là không biểu quyết kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương đảng, khiến ông Trọng phải bật khóc… vì không “trừng trị” được ông Dũng. Rõ ràng là qua vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, người ta thấy là ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng như đã hô hào, ngược lại chính cách làm của ông Trọng đã cho thấy quyền lực của các phe nhóm đứng lên trên quyền lực của đảng. Nói cách khác, phe ông Nguyễn Tấn Dũng còn quá mạnh. Họ đã dùng tiền bạc để khóa tay những ủy viên trung ương đảng khác và hạn chế quyền lực của ông Trọng. Sự đấu đá giữa hai phe Trọng – Dũng không còn là những tranh giành về quyền lực chính trị, mà tất cả đang tập trung vào những lợi ích kinh tế và sẽ dẫn đến bối cảnh thanh toán nhau để thủ lợi, không khác gì vụ thanh toán giữa 3 cán bộ ở tỉnh Yên Bái hôm 18 tháng 8, 2016. Nói tóm lại, vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đã cho thấy là càng đánh tham nhũng, đảng CSVN càng rơi vào những bế tắc tự thân do chính guồng máy độc tài gây nên, và chính nó sẽ dẫn đến những rệu rã trong nội bộ vì các phe chỉ còn biết tranh nhau quyền lợi và sẵn sàng tháo chạy khi có biến động.
......

CHỈ VÌ KHÁC QUỐC TỊCH

Trong hình là hai nghi phạm chính của vụ ám sát Kim Jong Nam. Người bên trái mang quốc tịch Indonesia. Ngay khi cô này bị cảnh sát Malaysia bắt giữ, giới chức Indonesia ngay lập tức đã lên tiếng xác nhận sự việc. Ảnh: National Post Phó Tổng thống Indonesia liền sau đó đã trả lời báo giới theo hướng bênh vực một cách thận trọng đối với cô này và cho biết họ đang cố gắng liên lạc với giới chức Malaysia để đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của công dân nước họ. Bộ Ngoại giao Indonesia còn tiết lộ một "đội bảo vệ công dân" đã được gửi sang Malaysia để tham dự vào vụ việc, gặp gỡ cảnh sát, quản ngục. . Người bên phải mang quốc tịch Việt Nam. Nhiều ngày sau khi cô này bị bắt giữ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ động thái nào xác nhận hay phủ nhận sự việc. Ngay cả người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về vụ ám sát, cũng chỉ lên tiếng về hành vi giết người, song lại hoàn toàn lờ đi chi tiết một trong hai nghi phạm chính "mang hộ chiếu Việt Nam", như muốn tỏ ra không liên quan. Tệ hơn nữa, hàng trăm tờ báo trong nước cũng theo hướng chỉ đạo đó mà cắt bỏ hoàn toàn chi tiết này, tạo ra cảm giác rằng "quốc tịch Việt Nam" sẽ gánh chịu thân phận vô thừa nhận mỗi khi người mang nó có dính líu đến một việc không tốt đẹp ở nước ngoài. Quả thực, cách hành xử của chính quyền Indonesia trung thực, đường hoàng, minh bạch bao nhiêu thì của nhà nước Việt Nam lại lấp liếm, quanh co, tù mù bấy nhiêu. Hơn thế nữa, vấn đề không phải đúng/sai hay bản chất vụ án thế nào, mà là: một chính phủ luôn cần bảo vệ công dân của nó khi người này đối mặt với một nhà nước khác hoặc một hệ thống pháp luật khác, vì đây là lý do mà công dân chúng ta đóng thuế nuôi nó. Ngay cả khi công dân này là thủ phạm thực sự, cô ấy vẫn có những quyền chính đáng hợp pháp cần được nhà nước của cô ấy bảo vệ, chứ chưa nói đến trong trường hợp này chỉ mới là nghi phạm mà đã bị ruồng rẫy thế kia thì thật là không thể chấp nhận được. . Tóm lại, nếu coi quốc tịch là một bản hợp đồng giữa công dân với nhà nước thì người Việt đang có một bản hợp đồng tồi, cần đàm phán lại.  
......

CÁI BẪY ODA

Thường khi thua, các con bạc đánh rất to, thậm chí xuống tất tay để gỡ gạc lại. Trong các sới chuyên nghiệp, khi các con bạc đã trắng tay thì chủ sới luôn sẵn sàng bơm thêm tiền để con bạc đánh tiếp. Biết là vay với lãi suất cắt cổ nhưng vì đã "khát nước" và cần vốn để chơi, tìm cơ hội gỡ nên các con bạc vẫn phải vay, càng vay đánh càng "khát nước" và càng "khát nước" thì đánh càng thua. Phần lớn tiền vay cuối cùng cũng ở lại sới và các con bạc thường trắng tay khi ra về. Giới "xã hội" có một quy luật riêng. Tuy chỉ cần ký vào tờ giấy vay theo kiểu tín chấp nhưng không thể không trả, chỉ có 2 cách, một là bán sạch cửa nhà để trả, hai là tự tử. Các nước tham nhũng và nghèo đói cũng cần tiền hệt như những con bạc đang cơn "khát nước" cần vốn để tìm cơ hội gỡ trong sới bạc. Họ cần tiền để chi tiêu, để trả nợ, để đầu tư hạ tầng và trả lương cho bộ máy. Trong trường hợp này, những nước tư bản giàu có lại sắm vai chủ sới bạc. Họ sẵn sàng bơm tiền cho vay với những cái tên gọi mỹ miều như "viện trợ" hay "hỗ trợ phát triển".... ODA (Official Development Assistance) dịch ra là Hỗ trợ phát triển chính thức. Nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực chất những khoản vốn ODA đều như một cục xương với đủ mọi thứ điều kiện ràng buộc. Tiền cuối cùng lại chảy ngược lại các nước cho vay giống hệt bọn chủ sới cho con bạc vay tiền. Trước đây người Nhật đã phải vay ODA của Mỹ và các nước Châu Âu nên họ hiểu thấu đến tận tâm can cái vị đắng của khoản vay này. Người Nhật đủ khôn nên họ thoát ODA rất nhanh và giờ họ sắm vai kẻ cho vay cũng vì thế. (Khi nước Nhật còn đi vay ODA, các quan chức đi công tác không được phép ngủ khách sạn quá 3 sao và bắt buộc phải đi máy bay giá rẻ hoặc hạng phổ thông. Đơn giản họ nghĩ rằng đất nước đang phải đi vay thì dù quan chức cỡ nào cũng cần phải tiết kiệm). Hiện nay, nhiều nước tuy còn khó khăn nhưng đã kiên quyết không vay ODA, họ chấp nhận vay các khoản vay thương mại, tuy lãi suất cao hơn nhưng họ lại được tự quyết và không bị ràng buộc bởi các điều kiện bất lợi. Việt Nam có vẻ vẫn "máu" ODA và hình như càng vay được nhiều ODA càng tốt. Trong các chuyến thăm viếng của lãnh đạo cấp cao tới các nước phát triển, bao giờ cũng "đề nghị tiếp tục ưu tiên vốn vay ODA cho VN...". Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là một minh chứng rõ nét nhất cho sự tởm lợm mang tên ODA. Vì thế nhận thức đúng và đánh giá toàn diện về ODA để có một quyết sách đúng đắn là điều rất cần thiết lúc này. Chính phủ không hiểu đã có lộ trình để giảm dần và tiến tới nói không với ODA chưa? Chưa thấy bất cứ động thái nào nói lên điều đó. Nếu chúng ta không muốn làm những con bạc khát nước, phải bán sạch cửa nhà trả nợ khiến con cháu đứng đường thì cần phải lên tiếng. Cần một chính phủ không những "kiến tạo, hành động" mà còn cần một chính phủ "thông minh" nữa!
......

CUỘC TRẤN ÁP SONG NGỌC BỊ NÊU ĐÍCH DANH TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC

DÂN BIỂU CHRIS HAYES: “Chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền hợp pháp và sự tự do của người dân.” Vào 12 giờ trưa Thứ Năm 16.2.2017, giờ địa phương, Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes đã có bài diễn văn trước Quốc Hội Úc tại thủ đô Canberra lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam đã có hành động trấn áp giáo dân Song Ngọc trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 14.2 vừa qua. Một cuộc biểu tình ôn hoà “do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ”, ông nói. Trong bài phát biểu ông cũng đã lưu ý Quốc Hội Úc về tình trạng bắt người tuỳ tiện liên quan đến các trường hợp như anh Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và chị Trần Thị Nga bị bắt giữ trong những tuần lễ vừa qua. “Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. “ Và ông kết luận “Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ.” Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes trước Quốc Hội Liên Bang Úc: ——   “Tháng Tư năm ngoái, cá chết đã trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam, từ Hà Tĩnh kéo dài xuống Huế và xuống gần cả thành phố Đà Nẵng. Các bằng chứng cho thấy đây là hậu quả của việc xả chất độc từ công ty sản xuất thép Formosa tại Hà Tĩnh, một công ty Đài Loan hoạt động trong khu công nghiệp Vũng Áng. Điều này đã tàn phá cuộc sống của ngư dân địa phương và tất cả những cộng đồng dựa vào nghề cá ở miền Trung Việt Nam. Với kích thước và tác động của thảm họa môi trường này, [tôi] thật sự lo lắng về mức độ đàn áp đang diễn ra với người dân. Họ biểu tình ôn hòa, nhằm kêu gọi sự quan tâm về thảm họa môi trường này. Tôi đã được các thành viên của cộng đồng người Việt cho biết thông tin về công an đã sử dụng vũ lực chống lại đoàn người biểu tình hết sức nghiêm trọng vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, khi người dân thực hiện cuộc biểu tình do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ.   Hơn 500 người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường này đã tụ họp, và họ có ý định tuần hành tới một toà án để đòi bồi thường. Tôi được cho biết đoàn biều tình ôn hoà này dự trù tuần hành một đoạn đường dài 200 km để hành xử các quyền hợp pháp của mình, nhằm kiện công ty thép Formosa phải bồi thường. Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã can thiệp và ngăn chặn những người tổ chức biểu tình từ việc thuê xe buýt để đi Hà Tĩnh. Hơn nữa, tôi được cho biết một số người biểu tình đã đến được Hà Tĩnh nhưng đã bị công an ngăn chặn không cho vào toà án và họ đã bị đối xử hết sức khắc nghiệt dưới bàn tay của nhà chức trách. Đây là cuộc biểu tình mới nhất tiến hành bởi các tập thể bị ảnh hưởng tại miền Trung Việt Nam trong tiến trình tiếp tục đi tìm công lý cho thảm họa môi trường này. Trong vài tháng qua, tôi đã được thông báo rằng người dân đã có nhiều cuộc tụ tập đông đảo để kêu gọi sự quan tâm về các vấn đề môi trường, và họ thường xuyên bị xách nhiểu, đe doạ bởi chính quyền địa phương. Đáng quan tâm hơn nữa, như tôi được cho hay, một số người hoạt động đã bị bắt giữ. Họ là những người thông tin và lên tiếng về các vấn đề liên quan đến thảm hoạ môi trường này. Điển hình là anh Nguyễn Văn Hoá, một nhà báo công dân 20 tuổi, anh đã loan tải nhiều thông tin về các cuộc biểu tình năm ngoái và đã bị bắt giữ một cách tuỳ tiện trong tháng Một và hiện đang bị biệt giam. Anh ấy đã bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam Tôi cũng đã được thông báo có thêm hai nhà hoạt động khác, những người đã nói về thảm họa môi trường cũng bị bắt giữ vào cuối tháng Một. Anh Nguyễn Văn Oai, một cựu tù nhân lương tâm và là người đồng sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo, đã bị bắt giữ ngày 19 tháng Một và bị buộc tội "chống người thi hành công vụ”. Bà Trần Thị Nga, một blogger và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, là người đã thường xuyên chia sẻ các thông tin về tham nhũng của công an và tường thuật nhiều về thảm họa môi trường Formosa, đã bị bắt giam ngay tại nhà của mình. Đoạn video ghi lại cảnh bà bị công an bắt đã được phát tán rộng rãi trên các mạng xã hội. Bà Nga từng đi lao động tại Đài Loan, bà bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Bà là mẹ của hai đứa con trai. Bà Nga đã từng phải nhập viện sau nhiều lần bị hành hung. Tôi đề cập đến những sự việc này vì chúng đang xảy ra tại Việt Nam ngay trong lúc chúng ta đang nhóm họp. Chúng xãy ra chỉ nội trong tháng vừa qua. Đáng báo động là những người này, họ chỉ đòi hỏi sự thật và công lý, lại bị đánh đập, bị sách nhiễu, đe dọa và thậm chí còn bị bắt giam một cách tùy tiện. Nhà chức trách Việt Nam dường như có ý định trấn áp các nhà hoạt động, không cần biết lý do của các cuộc biểu tình là gì. Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ. [Bản dịch do Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm chuyển ngữ.] —— Nguyên bản tiếng Anh: —— Last April, dead fish began to be washed up on the shores of central Vietnam, from the Ha Tinh province down the Hue province and spreading down almost to Da Nang city. The evidence suggested that this was the result of a toxic discharge from the Formosa Ha Tinh steel factory, a Taiwanese-owned company operating in the Vung Ang industrial zone. This has devastated the lives of local fishermen and all those communities that rely on fishing in central Vietnam. Given the size and impact of this environmental disaster, it is most concerning now to see the level of crackdown being shown to those who, through peaceful protest, are trying to advance their concerns about this environmental disaster. I have been advised by members of the Vietnamese community that police used harsh physical force against protesters on 14 February this year when people at a rally led by Catholic priest Father Nguyen Dinh Thuc were determined to exercise itheir legal rights. More than 500 people who were directly affected by this environmental disaster gathered, and they were intent on proceeding to a court in order to seek compensation. I am advised that the peaceful protesters intended to travel more than 200 kilometres to exercise their legal rights, and effectively sue the Formosa steel company for compensation. However, the Vietnamese authorities intervened and prevented the marchers organisers from hiring buses to travel to Ha Tinh. Further, I am advised, that a number of protesters who made their way to Ha Tinh were prevented by the police from entering the court and, as also reported, they received extreme and harsh treatment at the hands of the authorities. This protest march is the latest by affected communities in central Vietnam as they continue to seek justice for this environmental disaster. Over the past few months, I have been advised, people have held mass gatherings to raise awareness about ongoing environmental issues, and they are frequently harassed and threatened by local authorities. Even more concerning is that, I have been advised, a number of detentions of activists who have reported and spoken on issues regarding this environmental disaster. For instance, Nguyen Van Hoa, a 20-year-old citizen journalist, who was covering the protests last year was arbitrarily detained in January and is currently being held incommunicado. He has been charged under article 258 of the Vietnamese Criminal Code for 'abusing the democratic freedoms'. I have been advised also that another two activists who have spoken about the environmental disaster were arrested in late January. Nguyen Van Oai, a former prisoner of conscience and founder of Catholic Former Prisoners of Conscience, was arrested on 19 January and charged with 'resisting persons on duty'. Ms Tran Thi Nga, a prominent blogger and social activist who has frequently discussed issues of police corruption and who reported also on the incident of the Formosa environmental disaster, was detained in her home. She recorded her arrest by police and distributed the recordings on social media. A former Taiwanese migrant worker, she was charged with 'conducting propaganda against the state'. She is the mother of two sons. Ms Nga was hospitalised following her treatment. I mention these incidents because they are occurring in Vietnam as we speak. They have all occurred over the past month. It is alarming that these people, who are after all seeking truth and justice, are being physically beaten, harassed, threatened and even arbitrarily detained. The Vietnamese authorities seem intent on cracking down on activists, regardless of the object of their protest. The Vietnamese authorities continue to target those who advocate for justice rather than, as in this case, prosecuting those who have caused long-term harm to the environment and local communities. I fear that these incidents and arbitrary arrests are indicative of Vietnam's government clamping down on the rights and liberties of its people. (Nguồn: Trang Thông Tin Quốc Hội Liên Bang Úc - aph.gov.au)
......

HÀNH TRÌNH CÔNG LÝ- HAY LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA

Vậy là những lá đơn khởi kiện Formosa của người dân vùng biển Quỳnh Lưu đã không thể gửi được. Thay vì gửi được đơn, họ đã nhận được những màn dùi cui, đấm đá, đòn thù tàn bạo từ phía chính quyền của những người cộng sản. Máu, nước mắt, những giọt mồ hôi mặt chát đã tuôn xuống. Thật khó thể kìm nén nỗi xót xa, căm giận cho sự kiện đẫm máu ngày hôm qua. Hành trình công lý (Justice March) đã không thể đi đến cuối, và đã trở thành hành trình máu. Quãng đường 180km đã dừng lại con số 20. Đêm trước ngày đi kiện, tôi đã ngồi với người hướng dẫn gần 1000 người dân khởi kiện là linh mục Nguyễn Đình Thục. Khi nghe tin tất cả những nhà xe được thuê chở dân đi kiện đều bị đến nhà doạ dẫm, ngăn chặn và không thể thực hiện được hợp đồng, cha Thục đã nghĩ đến chuyện phải đi bộ nếu người dân quyết tâm đi kiện. Và tôi đã kể cho cha Thục nghe về Hành trình muối (Salt March) của Gandhi năm 1930 khi chống lại đạo luật về muối cho người Ấn Độ, về Hành trình Selma của Martin Luther King năm 1965 đòi quyền tự do bầu cử cho người da đen Mỹ , về hành trình đòi đất đai năm 2005 của người dân bị mất đất ở Philippines. Tôi nghĩ rằng nếu cuộc hành trình diễn ra với sự ôn hoà, đẹp đẽ thì dẫu vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền của những người cộng sản không có lý do để sử dụng bạo lực với những người dân đang thực hiện cái quyền tối thiểu nhất mà những chế độ cổ xưa nhất cũng phải công nhận, đó là quyền thưa kiện khi bị người khác gây thiệt hại cho mình. Nhưng tôi đã lầm. Suốt cuộc hành trình diễn ra, tôi ngồi trên chiếc xe ô tô của cha Thục đi phía sau đoàn do một người khác lái. Cha Thục đã xuống đi cùng đám đông đi kiện. Vì sợ người dân đi không đúng luật, gây ách tắc giao thông, cha Thục đã phải cầm loa; lúc thì đi bộ, lúc thì đi xe máy để hướng dẫn đoàn đi. Theo quan sát của tôi, đoàn người đi hết sức ôn hoà, cố gắng hết mức để không gây tắc nghẽn giao thông. Điều làm tôi hết sức cảm động là cứ đi khoảng một vài km thì lại có một nhóm người dân đứng hai bên đường mang nước, bánh kẹo, đồ ăn ra tiếp sức cho đoàn. Những tấm lòng đó khiến đoàn người đi bộ trong giá lạnh, mưa phùn cảm thấy hết sức ấm lòng và vững tin vào việc làm của họ. Vậy mà con đường đi lại trở thành một cuộc chuyến đi đầy máu và nước mắt. Buổi chiều sau khi nghỉ trưa, tôi ngồi cạnh cha Nguyễn Đình Thục bên hông nhà thờ Yên Lý nơi đoàn người dừng lại nghỉ tạm. Tôi đưa cho cha đọc bài viết của Luật sư Lê Công Định về hành trình đi kiện hôm nay. Luật sư Định cũng nói về hành trình muối của Gandhi và so sánh Gandhi với cha Thục. Cha cười và nói: "Như thế, cha bất đắc dĩ trở thành người nổi tiếng rồi!". Tôi bảo cha: "Có lẽ đó là sứ mệnh của cha rồi". Cha nói với tôi: " Chắc rằng mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh của mình". Và lớn hơn, dân tộc nào cũng như thế. Dân tộc nào sinh ra đều có sứ mệnh của nào đó. Và quan trọng, họ phải thực hiện sứ mệnh của mình. Lịch sử đất nước này là một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một dân tộc đông đúc, thường xuyên muốn thôn tính mình. Những thế hệ cha ông đã làm xong sứ mệnh của họ. Sứ mệnh của chúng ta bây giờ là phải chịu đựng một chế độ cầm quyền dung dưỡng đầy tội ác, bất công và tàn bạo. Một nhóm người đứng đầu quốc gia luôn đặt lợi ích của cá nhân, của đảng phái của họ hơn lợi ích của đất nước, của người dân. Vì tình anh em của họ, họ sẵn sàng bỏ đi những sinh mạng của ngư dân ngày đêm bám biển đảo quê hương. Vì 16 chữ vàng, họ đục bỏ khỏi sách giáo khoa cuộc xâm lăng của giặc làm 6 vạn sinh mạng đồng bào mình nằm xuống. Vì lợi ích, họ đã để mấy trăm ngàn ngư dân chết mòn trong một vùng biển chết, và của cả thế hệ tương lai. Và có lẽ, đó là sứ mệnh của chúng ta. Thực hiện sứ mệnh đó hay không, là lựa chọn của dân tộc này; hoặc là lụi tàn như loài cỏ dại. 15.2.2017 FB Trịnh Anh Tuấn ***** Tuần hành vì dân quyền Lê Công Định Mahatma Gandhi được coi là vị cha lập quốc của Ấn Độ, nổi tiếng nhất với cuộc tuần hành ra bãi biển nhằm phản đối luật muối của chính quyền thực dân Anh và vui vẻ vào tù trong suốt thời gian dài. Ngày 12/3/1930 ông cùng 78 người khởi hành đi bộ từ quê nhà đến bãi biển Dandi trên bờ Ấn Độ Dương. Ngày 5/4/1930, tức sau 23 ngày, vượt qua 386 km, Ganghi cùng hơn 50.000 người tham gia đoàn tuần hành dọc đường, đã đến nơi được chọn để làm hành động tượng trưng chống đạo luật muối bất công của chính quyền thực dân Anh lúc đó. Hôm nay, 14/2/2017, gần 87 năm sau Gandhi, linh mục Nguyễn Đình Thục đã dẫn đầu đoàn tuần hành gồm hơn 600 đồng bào Nghệ An, dự định đi qua 173 km đến huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nộp đơn khởi kiện Formosa. Nếu trước đây Thánh Gandhi tuần hành để chống một đạo luật bất công, thì hôm nay Cha Thục tuần hành để thực thi một quyền công dân hợp pháp của các nạn nhân Formosa là quyền khởi kiện theo luật định. 87 năm trước Thánh Gandhi vượt qua 386 km đạt được mục tiêu của mình, vì ông không bị công an của thực dân Anh phá rối dọc đường. Còn Cha Thục khó có thể vượt qua 173 km dù ngài rất sẵn sàng, vì chắc chắn công an cộng sản sẽ bằng mọi cách ngăn chặn. Dù đến được hay không toà án Kỳ Anh, cuộc tuần hành vì dân quyền (civil rights) của linh mục Nguyễn Đình Thục ngày 14/2/2017 sẽ đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam như ngọn lửa khởi đầu phong trào dân quyền chống chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Cuộc tuần hành của Cha Thục cũng vĩ đại không kém cuộc tuần hành của Thánh Gandhi 87 năm trước.  
......

MYANMAR VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NỀN DÂN CHỦ VĂN MINH

Chỉ sau vài năm xoá bỏ chế độ độc tài được duy trì bằng quân sự và chuyển sang thể chế dân chủ đa đảng, Myanmar đã trở mình phát huy sức mạnh của người dân để bắt đầu phát triển kinh tế cho đất nước mà trước đó về nhiều mặt họ tụt hậu hơn chúng ta. Nhưng may thay, đất nước ấy sản sinh ra một người đàn bà đẹp đẽ, trí tuệ và bản lĩnh đến kiên cường, song song với đó là bộ máy độc tài nhưng vẫn còn lương tri và biết chia sẻ quyền lực để vực dậy đất nước đang nghèo nàn của họ, đó là ông Thein Sein - cũng vĩ đại không kém bà Aung San Suu Kyi, vì dám từ bỏ quyền lực độc tài chuyên chế suốt bao năm trị vì để bắt tay với bà Kyi (đảng đối lập xuất phát từ nhân dân, sau hàng chục năm kiên trì đấu tranh và tù đày) nhằm chuyển hoá thể chế chính trị (từ độc tài sang dân chủ) một cách ôn hoà tránh một cuộc bạo động đổ máu và bạo loạn xã hội có thể xảy đến trong nay mai nếu mâu thuẫn dân tộc đến điểm cùng cực. Chỉ khi có một chế độ dân chủ, không có đảng độc tài lãnh đạo toàn diện và xã hội mà đảng đó lại không hoạt động bằng luật pháp, khi đó người dân của một đất nước mới có cơ hội để làm ăn và phát triển đi lên, trong tư duy của họ lúc đó mới có tâm thế một người chủ của quốc gia thực sự. Chứ không phải choán hết tâm trí từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ là nỗi sợ hãi bao trùm và những lời răn dạy được tiêm truyền vào trong đầu những lớp người là phải dối trá và quỳ gối, nịnh nọt mà thăng tiến hay tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Đó quả là nhục nhã và bất hạnh cho một dân tộc. Myanmar đã có thể chế dân chủ và đa đảng, được dẫn dắt bởi những người trí thức thực sự vì dân, vì nước, biết buông bỏ quyền lực độc tài để trả lại cho những người có tài khác cùng gánh vác trọng trách xây dựng đất nước. Vì tổ quốc không phải là cái nhà của một ông chủ độc tài, không phải của riêng chính quyền hay đảng phái nào, mà là di sản của dân tộc được dành lại từ đời này qua đời khác. Chúng ta cũng chỉ là một phần chuyển tiếp của lịch sử dân tộc. Chẳng có lý gì để chiếm trọn quyền lực và bắt buộc nhân dân của mình phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Mà nếu chỉ là một người hay một đảng lãnh đạo nhà nước thì nó đã phá vỡ hai nguyên tắc tối cao: Một là, phá vỡ sự tối cao của nhân dân về vị thế làm chủ quyền lực nhà nước, từ đó là tước bỏ đi hiệu lực tối cao của Hiến pháp; và, Hai là, tước bỏ đi hoàn toàn các học thuyết về nhà nước khi đảng không bao giờ là chủ thể thuộc về hệ thống cấu thành nhà nước. Nhà nước, hay chính quyền chỉ bao gồm ba nhánh, lập háp, hành pháp và tư pháp. Thế nên duy nhất một đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước (mà không hoạt động theo luật pháp) là đang chà đạp lên Hiến pháp và mọi học thuyết về chính trị, tước bỏ vị thế tối cao của nhân dân. Vì trên nhà nước thì chỉ còn nhân dân, chứ không ai hay tổ chức, đảng phái nào được đứng trên (lãnh đạo) cái nhà nước đó nữa. Chúc mừng Myanmar và người dân của họ. Họ đã được hưởng nền dân chủ và có cơ hội để sửa chữa những sai lầm nếu bộ máy đó không vì họ mà phục vụ. Còn trong chế độ độc tài thì không có cơ hội để làm lại, nó sẽ nghiền nát và giết chết bất cứ ai phản kháng lại ý chí của nhà cầm quyền và nó sẽ quyết giữ lợi ích của nó cho đến khi nhân dân nổi giận và muốn tìm lại vị thế làm chủ đất nước của mình. Nhưng tự do, dân chủ, không bao giờ là miễn phí, nếu không phải đánh đổi bằng tự do của một vài người, thậm chí là cả một dân tộc bị cùm kẹp. Nếu cam chịu, dân chủ là giấc mơ của muôn vàn triệu người nô lệ, thấp hèn chấp nhận sống lay lắt trên chính quê hương mình. Luân Lê ------http://plo.vn/…/myanmar-su-chuyen-minh-dang-kinh-ngac-68192…  
......

Chúc mừng bà Bùi Hằng ra tù.

Hôm nay 11.02.2017  bà Bùi Hằng, một người rất nổi tiếng trong giới đấu tranh dân chủ đã mãn hạn tù sau 3 năm thụ án với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Cũng như rất nhiều tù nhân khác, khi bước chân ra cổng trại bà đã được rất nhiều người đón rước với hoa và biểu ngữ. Hình phạt tù không chỉ mang mục đích trừng trị người phạm tội mà còn có mục đích giáo dục để người phạm tội nhận ra sai lầm đã mắc phải, ngăn ngừa phạm tội trong tương lai. Thế nhưng có một trớ trêu là những người như bà Bùi Hằng khi mãn hạn tù họ đều thể hiện thái độ không run sợ (mục đích trừng trị không đạt được), họ không thấy ăn năn và vẫn kiên quyết sẽ tiếp tục làm những việc trước đây họ vẫn làm (mục đích giáo dục và ngăn ngừa tội phạm không đạt được). Đi tù là một nỗi nhục nhã với nhiều người nhưng với những người như bà Hằng, bà Cấn Thị Thêu... thì họ lại nói họ thấy rất tự hào khi đã từng nằm trong chốn lao tù cộng sản, đặc biệt ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng còn phóng to bức ảnh mình đứng trước vành móng ngựa treo trang trọng trong nhà ông. Bỏ tù đày những người phụ nữ như bà Hằng hay bà Thêu cuối cùng đã đạt được mục đích gì hay chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Đời người ngắn ngủi nhưng họ không sợ chốn tù đày thì Nhà nước và cụ thể những người có trách nhiệm cũng cần phải nghiêm túc soi xét lại mình. Chúc mừng bà Bùi Hằng đã tự do và cá nhân tôi luôn cảm phục bà với tinh thần bất khuất trong việc đấu tranh chống giặc Tàu. FB LS Nguyễn Danh Huế
......

Minh định về con đường đấu tranh!

Gần đây trên trang facebook của tôi sau loạt bài phân tích về chế độ hiện tại, có nhiều comment vào hô hào cách thức lật đổ chính quyền bằng bạo lực. Đại loại những ý kiến này tập trung vào ý tưởng chờ đợi hoặc thúc đẩy khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam, trông đợi nền kinh tế rơi vào đáy khủng hoảng và đói nghèo, trên cơ sở đó thúc đẩy sự bức xúc và tiến tới lật đổ chính quyền hoặc bằng áp lực hoặc bằng bạo lực. Tôi muốn nói rõ rằng, đó là sự ảo tưởng và ngu đần. Đó là một dạng khác của cực đoan và nó cũng xấu xa không kém độc tài cộng sản. Martin Luther King Jr. - một nhà hoạt động xã hội - đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân quyền tại Mỹ từ giữa thập niên 1950 cho đến khi bí ám sát chết năm 1968. Ảnh: Biography Hầu hết những người hô hào lật đổi chính quyền một cách cực đoan có lẽ chưa bao giờ tự hỏi: Trong 50 năm qua, các cuộc cách mạng đã diễn ra ở nhiều nước độc tài, vậy còn tại các nước tư bản có nền chính trị tự do thì sao? Thực tế mà ít người nhận ra, số cuộc cách mạng tại các nước tư bản nhiều gấp đôi nếu không muốn nói là nhiều gấp ba các nước độc tài. Có điều rất cả các cuộc cách mạng này đều diễn ra trong hoà bình và dựa trên một nền tảng căn bản: “Sự tiến bộ về dân trí và nhận thức”. Lấy ví dụ từ chính nước Mỹ, dù lập quốc với một bản hiến pháp về căn bản là bất biến cho đến tận ngày nay, và có một nền chính trị tự do ngay từ ngày đầu lập quốc, nhưng phải mất gần 200 năm, phụ nữ Mỹ mới có quyền bầu cử (năm 1920). Thời điểm kết thúc thế chiến thứ hai năm 1945, Mỹ vẫn là một quốc gia phân biệt chủng tộc nặng nề dù Abraham Lincon đã tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ trước đó 81 năm (1861). Và phải đến khi Martin LutherKing phát động cuộc đấu tranh bất bạo động trong nhiều năm trời, xã hội Mỹ mới bắt đầu biến chuyển. Sau khi Luther King bị ám sát năm 1968, nước Mỹ vẫn còn phải đi một chặng đường dài trong cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng, thậm chí chính Michael Jackson, một tượng đài âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Mỹ và thế giới, cũng từng là một nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc. Cho đến tận năm 2008 khi Obama thắng cử, nước Mỹ đã mất 63 năm để đạt được những tiến bộ về căn bản trong cuộc cách mạng cho sự bình đẳng của nó. Cũng trong cùng thời kỳ, có 3 cuộc cách mạng công nghệ nối tiếp nhau diễn ra trong lòng nước Mỹ. Tất cả đều dựa trên nền tảng của tiến bộ nhận thức và hoà bình. Nó mang lại những thành quả văn minh bền vững. Nhìn vào lịch sử thế kỷ 20, có thể thấy tất cả các cuộc cách mạng về chính trị dựa trên bạo lực đều để lại hậu quả vô cùng nặng nề, phần lớn trường hợp đều không đạt được mục đích cho sự thịnh vượng, vốn là mục đích tối hậu của mọi sự tiến bộ xã hội. Có lẽ ít ai còn nhớ rằng Iraq, Syria, Lybia đều từng là những quốc gia thịnh vượng, với mức thu nhập bình quân đầu người xếp trên mức bình quân thế giới (cao gấp hàng chục lần Việt Nam trong quá khứ). Vậy mà hiện nay, sau hàng thập kỷ tính từ cái chết của Saddam Hussein, Iraq vẫn đang trong tình trạng chiến tranh và chỉ còn là cái bóng của chính mình. Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Syria, Lybia. Những cuộc cách mạng dựa trên bạo lực và hoang tàn, nó không những dễ dàng thúc đẩy mà còn bị chi phối bởi những xu hướng cực đoan. Kể cả trong tình huống may mắn nhất nếu có một nền chính trị dân chủ được thành lập thì nền văn minh vốn đã từng có cũng đã bị tàn phá và kéo lùi nhiều thập kỷ bởi chiến tranh. Đây là một con đường sai lầm. Đấu tranh cho tiến bộ xã hội trước hết và bao giờ cũng phải dựa trên sự thịnh vượng và thúc đẩy thịnh vượng, bởi nếu không mang lại thịnh vượng cho người dân thì cuộc đấu tranh có ý nghĩa gì? Có lẽ cũng rất nhiều người từng quên rằng Hàn Quốc cũng từng bị cai trị bởi những chế độ độc tài liên tiếp nhau. Trước khi có nền chính trị dân chủ như hiện nay, người Hàn Quốc cũng từng phải đấu tranh bất bạo động trong nhiều thập niên. Dù rằng nền chính trị tự do ở Hàn Quốc đã được thúc đẩy sau cái chết của tổng thống Park Chung Hee khi ông ta bị ám sát vào năm 1979, tuy nhiên về cơ bản đất nước ấy đã lật đổ được chế độ độc tài trong hoà bình. Tất cả đều dựa trên nền tảng tiến bộ kinh tế và nhận thức. Cũng là một sự chuyển hoá hoàn toàn hoà bình, người Đài Loan sau nhiều thập kỷ nằm dưới quyền cai trị độc tài của gia tộc Tưởng Giới Thạch, cuối cùng cũng đạt được một nền chính trị tự do. Cũng chẳng hề có cuộc đấu tranh bạo lực nào diễn ra ở Đài Loan. Người dân đất nước ấy cần mẫn xây dựng nền kinh tế và đấu tranh đòi tự do chính trị trong ôn hoà. Khi thấy không thể kìm kẹp một cộng đồng đã có trình độ rất cao về tư duy, Tưởng Kinh Quốc chịu nhượng bộ và chấm dứt nền cai trị độc tài. Có nhiều ý kiến tranh cãi, đại loại chính những khó khăn kinh tế nghiêm trọng đã dẫn tới sự sụp đổ các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Điều đó đúng, nhưng chỉ một phần. Xét về mặt kinh tế, dù gặp khó khăn lớn vào cuối những năm 1980 nhưng mức sống, nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của các nước Đông Âu vẫn cao hơn mức bình quân thế giới và vượt xa Trung Quốc lẫn Việt Nam. Vậy tại sao cộng sản lại trụ được ở Việt Nam, khi cả nước đói ăn vào năm 1985, dân phải ăn bo bo và ngửa tay xin viện trợ lương thực, lạm phát 3 con số liên tiếp đến tận năm 1991, trong khi đó cộng sản lại sụp ở Liên Xô khi chẳng ai ở đó đói vì đất quá rộng, tài nguyên quá nhiều và mật độ dân thì quá ít? Lý do đơn giản: Dân trí của họ cao hơn nhiều ở đây. Ba Lan có khoảng 30 triệu dân mà có tới 10 triệu người xuống đường tham gia phong trào công đoàn đoàn kết, người Nga nắm tay nhau làm hàng rào sống chặn xe tăng tiến về dinh tổng thống Boris Enxin… Trong khi đó dù đói vàng mắt nhưng ở TQ lẫn Việt Nam chẳng có gì ngoài một đám sinh viên lẻ loi bị tàn sát tại Thiên An Môn, số còn lại vẫn rất thần tượng bác Mao với lại bác Hồ. Dân trí, do đó là gốc rễ cho mọi sự tiến bộ xã hội. Những cuộc cách mạng ấy có nhiều điểm không hoàn toàn giống nhau, diễn ra trong những bối cảnh lịch sử và văn hoá khác nhau, nhưng đều có điểm chung: Dựa trên nền tảng tiến bộ về nhận thức của con người. Đây cũng chính là điều tôi muốn nhìn thấy ở Việt Nam. Với một đất nước có nền văn hoá tiểu nông như ở Việt Nam, đồng thời có sự chia rẽ hết sức nặng nề về chính trị và văn hoá, mọi cuộc đấu tranh dựa trên nền tảng đói nghèo và bạo lực đều sẽ chỉ dẫn đến hai hậu quả cơ bản: Trước hết là tất cả những thành quả người Việt Nam đã đạt được trong ba thập niên chuyển hướng sang kinh tế thị trường đều có nguy cơ bị xoá sổ. Thứ hai là trong tình huống bạo lực lan tràn, đất nước rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thế lực cực đoan, nhất là khi các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam can thiệp phá hoại bằng cách này hay cách khác (mà chúng chắc chắn sẽ làm). Đó sẽ là một tình huống không thấy ngày mai, nó chỉ thay thế một ác mộng bằng một cơn ác mộng kế tiếp. Mọi cuộc cách mạng hướng tới văn minh ở Việt Nam, nhất định phải được xây dựng trên nền tảng của sự tiến bộ về tư duy và bằng phương thức hoà bình. Để thúc đẩy sự tiến bộ về nhận thức, nền tảng bền vững của nó chính là sự phát triển về kinh tế, văn hoá và đặc biệt là sự giao lưu hội nhập với thế giới văn minh. Cùng với nó là sự kiên trì nhưng bền bỉ của những công dân tiến bộ trong việc phổ biến những tư tưởng tiến bộ một cách hoà bình, thổi luồng khao khát tự do vào xã hội. Đi kèm theo đó là việc thúc đẩy các phong trào xã hội dân sự, đòi hỏi về nhân quyền, đòi chống tham nhũng, đòi chống bất công, đòi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và cuối cùng tiến tới đòi quyền bầu cử tự do, quyền lập chính đảng và quyền tự do chính trị. Đó chắc chắn là con đường đấu tranh đạt được thành quả bền vững nhất và cũng chỉ có nó mới là cách giúp đất nước này hướng tới sự thịnh vượng và văn minh, tránh được vũng lầy chiến tranh luôn gắn liền tàn phá và luôn là mảnh đất hứa nuôi dưỡng sự cực đoan. Trong nhiều năm, tôi có sự chiêm nghiệm rất rõ về tiến trình thức tỉnh tư duy ở Việt Nam. Cùng với sự hội nhập với quốc tế và đặc biệt là cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các nhà đấu tranh ôn hoà, số người Việt Nam giác ngộ về nhận thức ngày một tăng theo thời gian. Chiều hướng mà người Việt Nam từ bỏ việc công nhận tính chính danh của nền cai tri độc tài và hướng về các khao khát tự do là một chiều hướng không có sự đảo ngược. Đó là những tiến bộ xã hội bền vững. Tôi tin rằng khi số người Việt thức tỉnh đủ lớn và sẵn sàng xuống đường tuần hành đòi quyền tự do bầu cử, đó sẽ là lúc bình minh lên ở đất nước này. Cách đây ít lâu thôi, phong trào “Một lá phiếu, một cái tên” trong cuộc bầu cử quốc hội khoá XIV đã có được sự hưởng ứng không hề nhỏ, điều vốn chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Con đường đấu tranh cho Việt Nam, do đó luôn luôn phải dựa trên nền tảng thúc đẩy sự thức tỉnh về tư duy, bảo tồn và thúc đẩy sự thịnh vượng vì chẳng thể có trình độ nhận thức cao trên một nền tảng vô giáo dục và đói nghèo. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi nhất của nhà tư tưởng Phan Chu Trinh, một trí tuệ vượt thời gian của người Việt. Đó cũng là con đường mà tôi đã và sẽ luôn theo đuổi. P/S Dù luôn khuyến khích sự tự do trao đổi, nhưng trang nhà tôi nhất định và luôn luôn từ chối mọi quan điểm khuyến khích bạo lực và cực đoan. Mọi ý tưởng cơ hội và đê tiện về việc kéo lùi hoặc cô lập nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là thứ được hoan nghênh ở đây. Tất cả những ai có quan điểm này đều sẽ bị block không thương tiếc. Tất nhiên facebook là một xã hội tự do, những người đó cũng hoàn toàn có quyền bình đẳng giống như tôi để chia sẻ bất cứ gì họ muốn trên trang nhà của họ. FB Lang Anh (Lãng)
......

Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước

Trên trang facebook của mình, luật sư Lê Ngọc Luân có viết rằng ông đột nhiên nhận được rất nhiều câu hỏi, xin ý kiến, về việc phải làm sao khi bị công an bắt về đồn. Tóm tắt các thư và tin nhắn hỏi về vấn đề pháp lý, ông Luân nói mối quan tâm lớn của dân chúng chỉ là “Nếu bị bắt, phải làm thế nào để tự bảo vệ bản thân và không bị chết?”. Tranh "The Scream" của Edvard Munch. Nguồn: www.EdvardMunch.org Không phải vô cớ mà ngày 8/2/2017, luật sư Lê Ngọc Luân phải giải đáp ngay các thắc mắc ấy. Vì chỉ mới trước đó một ngày, tin tức trên nước Việt Nam lại loan đi chuyện một người đàn ông bị giải về đồn công an (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) và bất ngờ tìm thấy đã chết treo cổ bằng sợi dây giày của chính ông. Nguyên nhân được công an Nghệ An đưa ra, giống như là, do đã tấn công vợ nên người đàn ông này hối hận và tự tử.   Có thể đó là một vụ tự tử thật. Nhưng ai ai khi đọc bản tin này cũng cảm thấy gờn gợn. Bởi ở Việt Nam, tình trạng tự chết trong đồn công an đã hết sức phổ biến. Chính báo chí nhà nước cũng tiết lộ rằng trong ba năm (từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014) đã có đến 226 thường dân chết trong các trại tạm giam, tạm giữ. Và phần lớn tin tức đưa trên báo chí, đều có phần định hướng dư luận là tự tìm đến cái chết. Trong những vụ tự chết này, cũng có không ít vụ bị khám phá rằng thường dân bị các nhân viên công an tra tấn đến vong thân. Hình như có chút bất an trong đất nước có chỉ số hạnh phúc cao ngất thì phải. Trong lời tư vấn của một luật sư tên tuổi như ông Lê Ngọc Luân, có hai chi tiết đáng nhớ. Đó là ông căn dặn mọi người đừng để bị ai gài bẫy về việc “nhận tội để được khoan hồng”, cùng với việc “may mắn” thì được các nhân viên công an hợp tác trong việc tiếp cận vụ án, còn không thì chết dở.   Lời nhắc của ông Luân khiến người ta nhớ rằng trên mọi con đường đô thị hay làng quê Việt Nam, bất kỳ ở đâu người ta có thể nhìn thấy tấm bảng đỏ chói với hàng chữ vàng “sống và làm việc theo pháp luật”. Những tuyên ngôn đó, đôi khi có kích cỡ lớn đến mức không khác gì phông màn của một sân khấu rẻ tiền.   Trong bộ phim Red Corner (1997), khi Jack Moore (diễn viên Richard Gere) là một doanh nhân Mỹ bắt oan vì tội danh giết người tại Trung Quốc, luật sư bào chữa của nhà nước cử đến, xuất hiện với câu nói đầu tiên là “anh nhận tội chưa, nhận tội thì sẽ được khoan hồng”. Khi Jack phản đối và kêu oan, nữ luật sư này (diễn viên Bai Ling) giải thích rằng một khi đã bị bắt, tự khắc là có tội, bởi công an không thể sai. Và nếu nhận tội thì hình phạt sẽ là được chết nhanh chóng và êm ái hơn. Dĩ nhiên, đó là chuyện phim ảnh. Nhưng so với những gì đã diễn ra, đặc biệt với những vụ án oan như của ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… tình tiết ấy xem ra cũng thật gần gũi. Tháng 4/2015, khi còn là chủ tịch Quốc Hội, ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí dẫn lời là ông xúc động khi hay tin số thường dân chết trong đồn công an, theo tổng kết là nhiều đến đơn vị hàng trăm. Nhưng xúc động thôi thì không đủ. Người lãnh đạo có nhân cách cần phải biết nhục nhã khi hiện trạng đất nước bất an và vô pháp như vậy. Một khi đất nước luôn cờ phất trống gióng về chỉ số hạnh phúc, về dự báo phát triển kinh tế như sấm giật… nhưng thủy điện vẫn mỗi năm thản nhiên nhấn chìm làng mạc và con người, người bệnh còn chen chúc nhau nằm ở hành lang, ở gầm giường… thì lãnh đạo phải biết tự sám hối về khả năng của mình. Khi cá vẫn còn chết nằm dạt trên bãi biển, người dân cùng cực và nhà máy thủ phạm Formosa vẫn được các lực lượng tinh nhuệ của nhà cầm quyền bảo vệ, bằng chính tiền thuế của người dân, thì các nhà lãnh đạo đã tạo dựng nên con quái vật đó phải biết cúi mặt, nhận thấy sự đồi bại của mình. Người lãnh đạo lừa dối dân chúng, tổ chức trình diễn việc ăn những con cá đem về từ vùng biển an toàn, để chứng minh biển không nhiễm độc, thì chính họ cũng cần phải soi gương để nhận ra sự ghê tởm tràn ra từ chính bộ mặt mình. Quan trọng là họ cần sớm nhận ra quyền lực đang có chỉ là áp đặt trong sự khinh bỉ của nhân dân. Thật lố bịch. Khi nhà cầm quyền yểm trợ cho quan điểm bỏ Tết cổ truyền vì cho rằng ngày lễ cổ hủ, ăn chơi dài ngày. Nhưng chính các nhà lãnh đạo nơi nơi là người vẽ ra các lễ hội man rợ và phi dân tộc tính. Không đâu như đất nước này, một năm có hơn 8000 lễ hội, trung bình một ngày có 22 lễ hội diễn ra. Thật khó tìm một người lãnh đạo tử tế trong số đó, vì nếu có thì ắt họ đã phải biết xấu hổ vì sự suy đồi của họ đang trây trét khắp đất nước, từ chuyện treo cổ trâu đến phanh thây lợn. Liệu năm 2017 này, còn có người dân nào tự chết trong đồn công an nữa không? Đó là một câu hỏi đầy tính dự đoán u ám, nhất là trong bối cảnh báo chí đưa tin việc thượng cẳng hạ tay của ngành công an nói chung với dân chúng vẫn nhan nhản xảy ra trên đường phố. Cũng từng chứng kiến cảnh vô pháp và tàn bạo của công an trên đất nước mình, Michael Bassey Johnson, nhà thơ và là nhà triết học xã hội ở Nigeria từng kêu lên rằng “Chính sách khủng bố sẽ không bao giờ ngừng ở một quốc gia, khi người-được-gọi-là-lãnh-đạo chính là bọn tội phạm và khủng bố giả danh” (Terrorism will never cease in a country where the so-called leaders are criminals and terrorists in disguise). Quả vậy, trừ phi những nhà lãnh đạo là người tốt và biết xấu hổ về hiện trạng trên đất nước, nhân dân mới có thể hy vọng về sự đổi thay từ chính nhà cầm quyền. - - - Tham khảo *** "Công an chịu trách nhiệm vì 3 năm có 260 người chết khi tạm giam, tạm giữ" http://giaoduc.net.vn/…/Cong-an-chiu-trach-nhiem-vi-3-nam-c… *** Với 8.000 lễ hội mỗi năm, trung bình mỗi ngày người Việt có 22 lễ hội, mỗi giờ có 1 lễ hội http://kenh14.vn/voi-8000-le-hoi-moi-nam-trung-binh-moi-nga…  
......

Khi tuổi trẻ không hèn

Trong lịch sử nước Mỹ, việc các sinh viên khởi kiện tổng thống Trump quả là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Vụ kiện diễn ra nhanh chóng, kể từ lúc nộp đơn (ngày 28/1) cho đến lúc có phán quyết của Tòa với phần thắng thuộc về những người trẻ tuổi, chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Đứng trước bối cảnh hỗn loạn và trái ngang của hàng ngàn người bị chận tại các sân bay, bị xé bỏ giấy nhập cư, đuổi trả về nước… những sinh viên luật của Đại học Yale đã nhanh chóng cùng nhau soạn thảo một đơn kiện quyết định hành pháp (executive order) của tổng thống Donald Trump, về sắc lệnh cấm nhập cảnh dành cho 7 nước và cho nhiều trường hợp bị coi là kỳ thị. Quan trọng là đơn kiện nhận định rằng tân tổng thống đã vi hiến, cũng như đã phế bỏ quyền tự do và bình đẳng nhập cư vào đất Mỹ, được tổng thống Lyndon Johnson ký vào năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act). Tòa liên bang tại Brooklyn, New York đã nhanh chóng ra quyết định phần thắng bước đầu thuộc về các sinh viên Đại học Yale. Tác động từ vụ kiện cùng với tình hình nước Mỹ đang lâm vào khung cảnh bất thường khiến hàng loạt các bang của Mỹ cũng kháng lệnh của ông Trump, thậm chí bang Washington và Minnesota đã khởi kiện như các sinh viên Yale. Dẫn đến ngày 3 tháng 2/2017, Thẩm phán liên bang James Robart đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Donald Trump. Hãy đặt qua một bên những cuộc tranh cãi về chính sách của ông Trump sai hay đúng. Điều có thể thấy rằng sự có mặt của giới sinh viên Mỹ, ở hàng đầu trong các phong trào về nhân quyền và dân quyền, là hết sức rõ ràng và đáng ngưỡng mộ. Ngay từ trước khi ông Donald Trump nhậm chức, ý thức chính trị của sinh viên Mỹ hiện rõ ở các cuộc biểu tình phản đối, rầm rộ tại nhiều học khu. Hình ảnh những người rất trẻ xông vào tranh đấu bằng luật, xuống đường ở Boston, Seattle, New York… cho thấy một nước Mỹ với thế hệ trẻ ý thức rõ mình cần phải làm gì cho đất nước và con người chung quanh mình. Thậm chí, họ thẳng thắn từ chối sự cầm quyền của những người mà họ không đồng ý trên các khẩu hiệu, thậm chí ngay trên gương mặt mình: “Not my president” (không hề là tổng thống của tôi). Đồng loạt như vậy, nhiều người rất trẻ ở rất xa nước Mỹ như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển… cũng xuống đường phản đối sắc lệnh của ông Donald Trump, ngay cả khi bản thân họ không liên can đến lệnh cấm đó. Nền văn minh địa cầu đã tôn vinh vị thế của loài ngoài qua nhiều ngàn năm, rằng nếu phớt lờ sự nguy nan của người khác, thản nhiên tận hưởng chỉ là lối sống của loài động vật thấp hèn. Con người cao quý hơn loài vật, chính là biết đứng lên vì công bằng của cuộc đời và biết nuôi dưỡng nhân cách cao quý hướng đến tha nhân. Khác biệt chính kiến với người lãnh đạo, phản ứng lại hệ thống cầm quyền – ở đâu cũng vậy – đều là một giá trị của khát vọng đổi thay và sự biểu đạt của nhân quyền. Nhưng nhiều nơi trên thế giới, điều đó có nghĩa là phải đối diện với trấn áp, với bạo lực và âm mưu khủng bố của chế độ toàn trị. Tuổi trẻ chính là những ngọn lửa thanh cao nhất, nồng nhiệt và tiên phong của lẽ phải và sự thật, để thắp lên những ánh sáng cho cuộc đời chung quanh họ. Ngay tại Châu Á, nơi các giá trị dân chủ đến muộn, so với phương Tây thì còn son trẻ hơn rất nhiều, nhưng vẫn có những câu chuyện về sinh viên Miến Điện, sinh viên Hồng Kông, Đài Loan… bước xuống đường, vận động thay đổi bằng luật pháp, và có thể bằng cả máu xương cho tương lai của quê hương mình. Lịch sử đã ghi lại để có một Miến Điện hôm nay, đã có không ít sinh viên, những người trẻ tuổi đã hy sinh đời mình để nhân dân được thoát ách độc tài. Lịch sử cũng dõi theo những chuyển biến lạ thường khi thủ lĩnh chính trị trẻ tuổi Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) thành lập đảng Demosisto – Đảng vì dân – ở Hồng Kông để đòi quyền tự quyết cho nơi này sau năm 2047. Đây là một cái tát lớn vào mặt bộ máy cầm quyền cộng sản kiểu mẫu, sau nhiều năm tự tin dùng súng đạn và dùi cui để xây lâu đài cai trị của mình. Có lần trong diễn biến cuộc cách mạng dù vàng ở Hồng Kông vào tháng 9/2014, nhiều người quan sát từ Việt Nam đã có chung bình luận rằng “Liệu Việt Nam có được một thế hệ tuổi trẻ như vậy không?”. Câu hỏi này đã tạo nên nhiều diễn đàn tranh cãi, và không ít bình luận nói rằng thế hệ sinh viên, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã hết, đã hèn. Chắc cũng cần nhắc lại, cuối tháng 4/2016, có 44 sinh viên Việt Nam ở Hà Nội, đã làm đơn gửi đến văn phòng Chánh án tòa án Hà Nội, yêu cầu phải thực thi quyền của công dân và luật pháp đã hiến định. Thư ngỏ này yêu cầu chấm dứt tình trạng xử phạm nhân (phần lớn là tù chính trị) trong sự bao vây, khép kín đầy tính thù địch của công an, mật vụ. Thậm chí người nhà của bị cáo, luật sư của bị cáo cũng bị ngăn chận vào phiên xử một cách thô bỉ. Thư ngỏ này được ký bởi những sinh viên luật, mà người được nêu tên với chữ ký đầu tiên là nữ sinh viên Trương Thị Hà (sinh năm 1994). Đây cũng là một sự kiện bất ngờ, vì kể từ vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lý (năm 2007), hình ảnh bị cáo bị bịt miệng không cho nói, cho đến rất nhiều vụ xử chính trị khác ngăn cản người đi dự – dù tòa tuyên bố “xử công khai” – phản ứng của những sinh viên luật yêu công lý và sự thật này, được coi là đại diện cho suy nghĩ của người dân Việt Nam đã quá mệt mỏi trước một hệ thống tư pháp quốc gia bị nhồi nặn cho vừa bàn tay lông lá của kẻ có quyền. Không có tin tức gì về những sinh viên này, kể từ sau sự kiện đó. Cũng không có tờ báo nhà nước nào dám đề cập đến sự kiện độc đáo này. Và dù những sinh viên này chỉ yêu cầu tòa án hành động đúng với luật pháp, với hiến pháp nhưng không có hệ thống truyền thông “chính thống” nào dám nhắc đến, dù chỉ là một con chữ hèn mọn nhất. Ở đâu đó trên thế giới, có người trẻ tuổi dám công khai viết lên trán, từ chối quyền lãnh đạo của một tân tổng thống, thì ở đất Việt Nam nhỏ bé, cũng có những sinh viên đứng lên từ chối cách hành động vô pháp ở tòa án, và đòi xác lập những nguyên tắc đã được hiến pháp quy định. Tuổi trẻ không ương hèn. Dù nơi nào cũng vậy. Chỉ khác là ở các quốc gia tôn trọng nguyên khí của dân tộc thì tuổi trẻ như vậy được vinh danh, còn ở những quốc gia có những kẻ lãnh đạo hèn hạ và vô minh, thì sẽ tìm cách tiêu diệt họ. Có vô vàn những ví dụ như vậy với sinh viên Cuba và Trung Quốc. Tuổi trẻ không có sự khác biệt về màu da và tổ quốc trong hành động yêu nước, yêu con người. Chỉ khác là ở các bản tin thời sự, người ta hay tấm tắc khen những người trẻ ở rất xa, và lãng quên những người trẻ ở ngay quê hương mình. Có thể vì thờ ơ, cũng có thể vì hèn. Nhưng dù được nhớ hay không, được vinh danh hay bị lãng quên… tuổi trẻ Việt Nam cũng như Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Anh… vẫn luôn âm ỉ trong trái tim mình ngọn lửa của lẽ phải và sự thật, chờ một ngày tỏa sáng – tôi tin như vậy. Và chắc chắn, Việt Nam cũng phải có một thế hệ tuổi trẻ không ương hèn. Blog Tuấn Khanh
......

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh – Phần 4 (kết thúc)

Cuộc phỏng vấn cuối cùng được diễn ra vào ngày hôm sau, đến chiều tôi phải trở về nhà, quãng đường rất xa. Chỉ một số người thân mới hiểu được hoàn cảnh của tôi lúc này rất khó khăn về công việc trong gia đình. Đi khỏi nhà hai ngày lúc này là một điều quá cố gắng với tôi. Cuộc phỏng vấn bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh phần kết. NBG: Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế…” đối với ông? TXT: Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi “cố ý làm trái các quy định…” là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước. NBG: Có một điều này tôi nghĩ là cần thiết: Từ khi ông rời bỏ Việt Nam đến nay và với lệnh truy nã quốc tế phía Việt Nam đã phát đi, ông chưa có lần nào xuất hiện chính thức, ngoài vài tấm hình . Điều đó khiến dư luận hoài nghi rằng ông đang phải ấn trốn trong sợ hãi, hoặc ông chưa rời khỏi Việt Nam, mọi thứ chỉ là đánh lạc hướng cuộc truy nã. Vậy ông có thể sẵn sàng xuất hiện trước công chúng trên một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Ông có thể trả lời bạn đọc trực tiếp qua mạng viễn thông được không? TXT: Bạn đọc thì có muôn vạn kiểu người, tôi không muốn trả lời những người hỏi những câu không đáng hỏi. Ví dụ có người đồn trên mạng rằng tôi có mấy vợ, tôi có người này người kia đưa ra khỏi Việt Nam vân vân và vân, tôi không thể trả lời hết những câu hỏi vô căn cứ như vậy. NBG:Cám ơn câu trả lời thẳng thắng của ông. Tôi sẽ chọn những câu hỏi của bạn đọc trong blog, facebook của tôi. Đó là những người như nhà báo Nguyễn Thông, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà văn Phạm Thành, các cơ quan truyền thông như tờ thoibao.de, danluan.org , đài truyền hìnhVIETV network. Có thể họ có những câu hỏi muốn rõ ràng hơn về câu chuyện thua lỗ và thuyên chuyển công tác của ông, ông đồng ý chứ ? TXT:Tôi nhận lời, chúng ta có thể tính thời gian để có một cuộc phỏng vấn như vậy. NBG: Tôi tạm thời kết thúc các câu hỏi ở đây. Về phía mình, ông có muốn nói thêm điều gì không? TXT: Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng trong cơ chế hiện nay ở Việt Nam, con số lỗ hay lãi ở các doanh nghiệp nhà nước là hết sức mờ ảo. Điều dễ thấy là rất nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, và tất nhiên, các quan chức phụ trách các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm, ngoài ra, chuyện tham nhũng của đa số quan chức, kể cả quan chức chính trị lẫn quan chức kinh tế, hầu như là chuyện hiển nhiên. Nhưng theo tôi, nguyên nhân chính yếu không nằm ở các quan chức này, mà nằm ở hệ thống, ở cơ chế. Tôi cũng đã từng là một cái “đinh ốc” trong hệ thống này, do đó, nếu trong thời gian tôi làm lãnh đạo, nếu PVC đã làm ăn thua lỗ thì tôi phải có phần trách nhiệm. Nhưng thực tế là trong thời gian đó, tôi không hề hà lạm của công, và dứt khoát tôi không hề phạm tội “Cố ý làm sai các quy định của nhà nước…” như lời cáo buộc của ông Trọng. Cuộc truy nã tôi do ông Trọng khởi xướng hoàn toàn nằm trong mưu đồ chính trị muốn củng cố thế lực của ông Trọng. NBG: Xin cảm ơn ông Trịnh Xuân Thanh về cuộc phỏng vấn, và hẹn gặp ông vào những dịp sau. Tôi cũng xin nói rằng để những cuộc phỏng vấn này có tính chính thức. Chúng sẽ được in ra và ông ký xác nhận  giúp tôi. Khi cần tôi có thể gửi bản hỏi đáp này đến một số tờ báo, hãng thông tấn. Nó cũng là một cách phòng ngừa, lỡ chẳng may gia đình ông hoặc ai đó tố cáo tôi đã dựng nên cuộc phỏng vấn này. Lúc đó tôi còn có bằng chứng rằng chính ông đã trực tiếp trả lời và xác nhận. TXT: Tôi sẵn sàng. – Hết- Lúc chờ Trịnh Xuân Thanh xem lại hết các câu hỏi và câu trả lời, tôi xếp hành lý lại. Xong xuôi pha ấm trà mới đợi giờ đi. Tôi nói. – Có một câu hỏi này, em không muốn hỏi vì nếu có thì anh phải ký xác nhận luôn. Nhưng thế nào khi ra phỏng vấn trước công luận, truyền thông , sẽ có người hỏi. Đó là anh không có dấu hiệu tham nhũng như trong bản truy nã, cũng giải trình được không tham nhũng trong các câu trả lời. Vậy tiền đâu anh mua nhà, xe với đồng lương của cán bộ bình thường. Em không muốn hỏi vì không muốn nghe những câu trả lời như tôi lao động thối móng tay, tôi nuôi lợn, tiền của cô em nuôi bà bác họ những những quan chức khác đã trả lời. Vì nếu để nghe những câu trả lời như thế, em đã khước từ luôn các anh ở những ngày đầu tiên. Anh đã đọc những bài em viết về các vụ việc khác không phải vụ của anh. Là người làm đến chức phó chủ tỉnh tịch, đọc những bài chắc anh cũng hiểu rằng em có thể tham khảo tin từ những nguồn khác nhau. Thanh cười. – Chú buồn cười, trong các tố cáo anh có tố cáo nào tham nhũng đâu. Tôi. – Những câu hỏi mà em đặt ra và anh  trảl lời cùng xác nhận kia, như một biên bản. Nó dựa trên những tố cáo có như làm thua lỗ, làm sai quy định. Tất nhiên vì ở hình thức biên bản chính thức thì không đưa những chuyện ngoài lề vào, nên câu hỏi này ở ngoài lề thôi, vì nó cũng là dấu hỏi lớn của dư luận. Thanh vẫn cười. – Chú nghĩ xem, đầy những đại gia có phải quan chức đâu, có tham nhũng đâu mà vẫn có hơn anh hàng nghìn lần. Dưới cái chế độ này, chỉ cần một thông tin về con đường sắp khởi công,  một dự án ở đâu sắp triển khai là đủ cho một mụ bán xi măng, vôi cát trong thời gian ngắn trở thành đại gia và vẫn minh bạch đàng hoàng. Tôi đứng dậy, người đàn ông kia đã đánh xe đến trước cửa. Tôi khoác balo lên vai và bắt tay chào Thanh, chợt nhớ ra chuyện bổ nhiệm, luân chuyển Thanh. Tôi hỏi. – Nếu cần thiết phải làm một cuộc phỏng vấn bổ nhiệm được không anh. Báo chí cũng để cập nhiều đến chuyện này, trong kết luận của Bộ chính trị, ban bí thư cũng nói đến chuyện này. Thanh cười xuê xoa. – Ôi cái này cứ để đấy, lúc nào rảnh em mình tính sau. Tôi ngồi vào xe, đóng cửa và hạ kính xuống nói khi thấy người đàn ông đã đánh tay lái. – Theo em được biết thì việc bổ nhiệm anh có liên quan đến ông Tô Huy Rứa và vợ ông ta. Thanh đứng nhìn theo, vẫn cười nhưng không nói gì.
......

Pages