Về chuyện quyên góp

Phạm Minh Vũ| Hôm nay mình có ngồi cùng 2 tay giám đốc doanh nghiệp tư nhân, họ đều thành đạt trong lĩnh vực kinh tế. Bề ngoài sống rất căn bản, nhìn giản dị, tuy có điều kiện nhưng sống rất dễ gần, không chơi Golf như đám quan chức lương 3 cọc 3 đồng, ở nhà tầm trung mặc dù đủ sức mua biệt phủ, khác với bọn lý luận lương chục triệu tháng mà nhà mấy căn liền kề, mua chung cư cao cấp cho vợ bé. Nhìn bên ngoài ít ai nghĩ họ có điều kiện, nhưng họ dành phần nhiều tiền bạc kiếm ra để làm từ thiện. Trong đợt dịch Virus Trung cộng này, chính phủ VN do thủ tướng Phúc mở lời kêu gọi “ai có tiền góp tiền, ai có hiện vật thì góp hiện vật”. Thiết nghĩ, với doanh nghiệp thành công trong làm ăn, doanh nhân chuyên làm thiện nguyện như thế thì sẽ hưởng lời kêu gọi của thủ tướng. Nhưng không! Hai tay giám đốc này họ trao đổi thẳng thắn cùng tôi, không phải họ không muốn quyên góp cho chính phủ, vì họ tin số tiền và hiện vật quyên góp ấy sẽ chẳng đến được người cần đến nó. Họ sẽ ra sức ủng hộ cho chính phủ, nhưng không phải là chính phủ độc tài hiện nay. Lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, đã gợi lại cho người ta một ký ức khủng khiếp trong lịch sử, các nhà tư sản cách bảy thập niên trước đã tin vào lời kêu gọi góp tài sản góp hiện vật của hồ chí minh, họ tin vào ông hồ và sau đó phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi những người mình từng tin và nuôi nấng họ. Hàng loạt đạn tiểu liên bắn sau lưng Bà Cát Hanh Long và đạp bà xuống cái quan tài nhỏ hơn thân thể bà, hay Đảng nhà nước mượn căn nhà của nhà tư sản Trịnh Văn Bô rồi cướp luôn là những bằng chứng cho thấy sự đốn mạt của nhà cầm quyền cộng sản VN không thể nào khác, chẳng thể nào thay đổi bản chất lưu manh ấy. Nếu không có công cụ tìm kiếm (google), thế hệ tôi sẽ chẳng hiểu Ông Cộng sản Ba-son Nguyễn Hộ, cả nhà và cả đời làm Cộng sản, đã từng sát cánh với ông Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt, lại kiên quyết ly khai đảng vì đã "chọn nhầm lý tưởng". Cũng sẽ chẳng hiểu vì sao ông Cộng sản trí thức Ba-Lê Nguyễn Khắc Viện , người đã rời nước Pháp hoa lệ để theo cụ Hồ về nước kháng chiến, bỗng dưng lại kêu lên "Hãy bước vào cuộc kháng chiến mới"! Cuộc kháng chiến ấy là kháng chiến nào? Rõ ràng, từ lời kêu gọi xây dựng đất nước của hồ chí minh đến lời kêu gọi chống Virus Vũ Hán tuy 2 thời điểm, nhưng tất cả chúng ta đều biết chỉ là một mục đích. Mục đích của các lời kêu gọi ấy là lợi dụng lòng yêu nước, thương dân của các nhà tư sản, trong các đợt thảm họa của đất nước để quan chức cộng sản, thời HCM cũng như thời Nguyễn Phú Trọng chỉ để mà ăn chia, mà đục khoét để làm giàu, vinh thân cho phì gia thôi chứ họ đâu có thực tâm lo cho Nhân dân. Cuộc kháng chiến Nguyễn Xuân Phúc phát động quyên góp ấy không chỉ là chống dịch bệnh, mà đó là phép thử, liệu Nhân dân có thật sự tin vào đảng như tuyên giáo ra rả hàng ngày không. Lẽ dĩ nhiên, Nhân dân VN hiện nay chẳng còn ai tin vào chính phủ VN mà ủng hộ như cái thời 45 ấy đâu. Họ trải qua, họ chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của đất nước họ đủ hiểu, tất cả những gì cộng sản các ông nói ra chỉ là dối trá, chỉ là mị dân. Vì thế, người cộng sản hầu như cô độc, tiếng kêu Nguyễn xuân phúc vừa qua chẳng có mấy ai thật sự quyên góp và ủng hộ. Các doanh nhân chẳng ai ủng hộ lời kêu gọi ấy, thậm chí quan chức đảng giàu nứt vách cũng chẳng mấy ai đem tiền, tài sản ra cho chính phủ. Lời kêu gọi của Phúc, như tiếng kêu chìm nghỉm của tiếng sỏi rơi xuống ao tù lạnh tanh! Đơn giản, chẳng ai tin cộng sản. Thế thôi!  
......

Nhận diện cuộc chiến chống Virus Vũ Hán

Bài hát truyền cảm hứng chống Virus Vũ Hán Thiện Tùng - huynhngocchenh.blogspot| Bịnh dịch đã trở thành kẻ thù của nhân loại. Nó tấn công không phân biệt đẳng cấp, nghèo giàu, màu da, sắc tộc… Người hùng chống lại nó không phải binh lực Quân đội mặc áo rằn ri, với “súng đồng đại bác” mà là đội quân Thầy thuốc “bạch giáp bạch bào”, với kim chích và vác-xin.   Hoán vị: Cuộc chiến giữa người và người, Quân đội thủ vai tiên  phuông tiến ra phía trước ngăn giặc; kế đến là ngành Y nằm trong nhóm trợ chiến (Hậu cần); dân thủ vai hậu phương cung cấp người và của cho tiền phương. Cuộc chiến chống vi trùng, ngành Y tiến ra phía trước, tiếp đến là Quân đội thủ vai trợ chiến, dân vẫn thủ vai hậu phương.   Trận chiến với virus Vũ Hán (Wuhan): Không đơn giản chút nào, cuộc chiến với Covid Vũ Hán là cuộc chiến chống vi trùng, không có chiến tuyến, nó tàng hình, không công khai nghinh chiến, len lõi theo gió bụi như ma quỷ, tấn công vào con người không phân biệt như đã nói ở trên.    Dịch Covid Vũ Hán, mới hơn 2 tháng, đã lan rộng khắp các châu lục. Theo BBC, đến ngày 23/3/2020, nó xâm nhập 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nhiễm 336.000 ca, gây tử vong 14.600 ca. Một số nước áp dụng chiến thuật ‘sống chung với dịch” đang chuốc lấy thảm họa. Việt Nam ta áp dụng chiến thuật “đối đầu với dịch” – chúng xuất hiện nơi đâu bao vây khống chế chúng lại, chờ vũ khí vác-xin. Vậy là cuộc chiến với Covid Vũ hán nầy phải theo phương châm: “dài hơi, khộng cụt hơi và không được hụt hơi?.     Việt Nam dàn trận: Những người hùng “bạch giáp bạch bào”  thuộc ngành Y đang xung trận / Quân đội thủ vai trợ chiến đắc lực/ Nhân dân sống cách ly phòng lây nhiễm bịnh / tam trụ triều đình: Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bận lo kiện toàn Đảng cầm quyền, tối mặt tối mũi chuẩn bị Nhân sự và Văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 13 vào năm tới; Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân bận việc gì đó cả mấy tháng nay không thấy xuất hiện; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thường xuyên bám quan trường chỉ đạo chống dich Vũ Hán từ xa, nói riết không rõ tiếng. Quan chức cấp cao phần lớn lặn.   Thử nghĩ: Cứ lo củng cố đội ngũ lãnh đạo (Đảng) mà không quan tâm đến những người bị lãnh đạo (Dân), trong nạn đại dịch Corna quái ác nầy, nếu dân có “mệnh hệ nào” thì Đảng lãnh đạo ai, chẳng lẽ mình lãnh đạo mình?! Nếu vậy có khác nào làm tướng mà không có quân. Từ lâu, Đảng sống và phát triển được nhờ Nhân dân bao cấp?. “Không dân Đảng tính làm sao?” – rã bành tô.    Chiến thuật nào phải phương pháp ấy: Đối phó với  virus Vũ Hán:Tác chiến (ngành Y) và trợ chiến (Quân đội) như thế là tốt rồi. Trong khi cầm cự chờ vũ khí vác-xin  để kết liễu lũ Covid Vũ Hán khốn nạn nầy, người viết thấy cần chú ý 3 điểm:    + Cách ly là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân: Người ta đang ngày đêm đối phó với Virus trong khó khăn, thậm chí nguy hiễm đến tính mạng, phận là người dân, chỉ có việc cách ly yên nghĩ tại nhà nhầm tránh lây nhiễm làm nặng gánh thêm cho ngành Y, thế mà còn có một số người bất tuân, “xé rào”, chẳng những vô trách nhiệm với bản thân còn làm phương hại cộng đồng?    Áp dụng triệt để hai hình thức cách ly: Cách ly tập trung dành cho người VN từ nước ngoài về hoặc khách đến / Cách ly tại nhà - hạn chế đến mức thấp nhứt giao/ngao du. Khi có triệu chứng “mắc dịch”, cử người thân hay dùng điện thoại báo với ngành Y đến xét nghiệm, nếu dương tính thì vào nơi tập trung điều trị, âm tính thì ở tại nhà dùng thuốc theo ngành Y chỉ dẫn.   Cấp cứu virus Corona - ảnh Vũ Đức Liêm/Facebook + Nhìn hình ảnh xem, ai mà không xúc động khi thấy những người thuộc ngành Y “bạch giáp bạch bào” trùm đầu, trùm mặt tù túng, nực nội, chật chội, khó thở,  ngày đêm đương đầu với Virus bảo vệ bịnh nhân!. Đối với những người hùng nầy, thiết nghĩ, nhà cầm quyền ngoài phải đảm bảo đầy đủ cho họ thuốc ngừa và phương tiện phòng lây nhiễm (như trang bị vũ khí cho Quân độii), ngoài tiền lương nên trợ cấp thêm tiền cho họ để bồi bổ cơ thể trong thời gian làm nhiệm vụ đặc biệt nầy – ưu tiên cho tiền tuyến.   + Chống dịch như chống giặc, sự xuất hiện của lãnh đạo tối cao ở những điểm “nóng” sẽ tiếp thêm sức mạnh, lòng tin … cho những người lính chiến nói riêng, nhân dân nói chung.   Uy tín của lãnh đạo sẽ sụp đổ nếu xuất hiện không đúng lúc, không kịp thời. Trong đại dịch Vũ Hán nầy, có 2 nhân vật uy tín bị sụp đổ thê thảm:   1/ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình: Ngoài tội giấu dịch, nhân dân Vũ Hán nói riêng, Hồ bắc nói chung chết lên chết xuống thì ông đóng cửa thủ đô Bắc Kinh, ẩn mình trong đó. Đến khi  Vũ hán vừa thoát nạn thì Ông đến Vũ Hán nhơn danh gì có thể nhơn danh, lợi dụng gì có thể lợi dụng để “kiếm phiếu”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Vũ Hán ngày 10/3. Ảnh: Xinhua. 2/ Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Y tế thế giới (WHO), trong khi dịch Covid Vũ Hán gây chết người như rạ, lan truyền chẳng những ở Trung Quốc mà còn vượt biên, thế mà Ông bình chân như vại, luôn miệng trấn an. Đến khi, riêng Vũ Hán  lan tràn hết Á, Âu, sang Mỹ, riêng ở Vũ Hán  nhiễm 41.533 ca, chết 910 ca, ông mới chịu  rời ghế sang  gặp riêng Tập Cận Bình  tại “Đại Lễ đường Nhân dân Bắc Kinh” để “nắm tình hình”. Trông bộ dạng ưa không nổi. Khi về, ông hốt hoảng báo động toàn cầu về virus Crona. Rồi Ông ngồi đó chứng kiến người người lớp lớp  phải ngã gục do đạo quân virus Vũ Hán - vô trách nhiệm như thế là cùng. Bởi vậy mới có 350.000 người ký kiến nghị kêu gọi Ông từ chức Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình bắt tay trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 28/1. Ảnh: Reuters. – sao kỳ không đứng ngay lên?! Nhìn qua hình ảnh người ta có cảm giác ông Bình là khách? Không biết rồi đây, ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung còn có thêm bao nhiêu vị lãnh tụ hoặc quan chức cấp cao  bị nhân loại chê cười , mai mỉa về thái độ, hành xử lạnh nhạt trước đại dịch Virus Vũ Hán nầy – Chắc có thêm, số lượng là bao  làm sao nói trước được? . -/-  
......

Trung quốc lại đóng vai "người hùng"?

Manh Kim| Khó có thể biết chính xác Trung Quốc khống chế được dịch bệnh chưa vì những con số của họ đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này để thực hiện một chiến dịch mới nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm họa cho nhân loại trở thành nạn nhân rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới! Khi Mỹ đang tối tăm mặt mũi với việc chống trận dịch và Liên minh châu Âu (EU) hỗn loạn bởi coronavirus, Trung Quốc đã nhanh chân “điền vào chỗ trống”. Chiến dịch truyền thông “Trung Quốc chiến thắng trận dịch” bắt đầu tăng mạnh từ sau chuyến kinh lý của Tập Cận Bình đến Vũ Hán ngày 10-3-2020, được thực hiện cùng lúc với chiến dịch tuyên truyền biến Trung Quốc từ “thủ phạm” thành “nạn nhân”, rằng nguồn gốc trận đại dịch không phải bắt nguồn từ nước họ và “cho dù như vậy đi nữa” thì Trung Quốc vẫn sẵn sàng giúp thế giới. Trong khi không quốc gia nào thuộc EU đáp lại lời khẩn cầu của Rome thì Trung Quốc tuyên bố gửi đến Ý 1.000 máy thở, hai triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng chống độc, 20.000 trang phục bảo hộ và 50.000 bộ xét nghiệm. Cùng ngày loan bố hứa giúp Ý, Trung Quốc gửi 2.000 bộ xét nghiệm nhanh đến Philippines. Đồng thời, Bắc Kinh đưa chuyên gia y tế và gửi 250.000 khẩu trang đến Iran; chuyển hàng viện trợ đến Serbia, nơi Tổng thống nước này, Aleksandar Vučić, nói rằng sự đoàn kết EU chỉ là “một chuyện cổ tích” và rằng “quốc gia duy nhất giúp chúng tôi là Trung Quốc”. Người đồng sáng lập tập đoàn Alibaba, Jack Ma (Mã Vân), cũng hứa gửi nhiều bộ xét nghiệm và khẩu trang tặng Mỹ, và gửi 20.000 bộ xét nghiệm và 100.000 khẩu trang cho mỗi nước trong tất cả 54 quốc gia châu Phi (Foreign Affairs 18-3-2020). Chiến dịch “ngoại giao coronavirus” đang tăng tốc dữ dội. Trung Quốc tổ chức liên tục các hội thảo trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với hàng chục quốc gia. Có điều, như chính sách và chiến lược ngoại giao lâu nay của họ, Trung Quốc chỉ “trao đổi” và “chia sẻ” với những quốc gia thuộc “phe ta” - chủ yếu với những nước Trung và Đông Âu qua cơ chế “17+1” (17 quốc gia khu vực trên và Trung Quốc), qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải, và với những nước nằm trên chuỗi “Nhất đới Nhất lộ”. Tin tức và hình ảnh chiến dịch “ngoại giao coronavirus” được phát rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong nước, tạo ra hình ảnh một Trung Quốc đang đứng tuyến đầu với vị trí lãnh đạo toàn cầu, giúp người dân “phấn chấn”, giúp dư luận bớt chỉ trích chính quyền và đặc biệt giúp Tập giữ thăng bằng lại cái ghế quyền lực chao đảo trên thượng tầng Trung Nam Hải kể từ khi vụ dịch bùng nổ. Bởi sự bưng bít thông tin nước ngoài nên người Trung Quốc có thể chỉ thấy được sự hào phóng của Trung Quốc đối với thế giới mà không biết rằng sự “tử tế” trong việc gửi tặng khẩu trang cho nhiều nước đã đến sau một sự láu cá khác: chỉ trong tuần đầu tiên sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang. Dân chúng Trung Quốc cũng chỉ thấy sự “hào phóng” và “nhân đạo” từ những gì báo chí tuyên truyền mô tả mà nhiều chi tiết liên quan chiến dịch trợ giúp Trung Quốc trước đó của thế giới đã được cố tình làm mờ nhạt. Chẳng hạn chuyện công ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ - MAP International và MedShare - đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ và 280.000 găng tay. Bây giờ, Trung Quốc “xua” lực lượng dư luận viên trong nước lên các diễn đàn mạng xã hội cười cợt rằng một nước như Mỹ mà không sản xuất được khẩu trang và phải cần Trung Quốc hỗ trợ những thiết bị y tế căn bản. Dĩ nhiên truyền thông Trung Quốc nói chung cũng lờ đi việc hồi tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán (Vũ Hán thị đệ tứ y viện). Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim… Tận dụng cơ hội và khai thác tối đa yếu tố thời điểm để chứng tỏ vị trí xứng đáng lãnh đạo thế giới là điều mà Bắc Kinh luôn khao khát và bằng mọi giá thực hiện. Một thế giới đang phân mảnh và rối ren đã giúp họ dễ dàng thủ đắc điều này. Một thế giới hỗn loạn với việc đối phó dịch bệnh trong nước dường như cũng dễ dàng quên đi nguồn gốc trận dịch đến từ đâu và sự bùng phát của nó là từ Bắc Kinh chứ không phải Vũ Hán, rằng tấm thảm kịch nhân loại đang hứng chịu là hậu quả từ chính sách bưng bít và dối trá của một đảng cai trị chứ không phải từ sai lầm riêng của một quốc gia.    
......

Thuốc cúm Nhật hiệu quả rõ rệt trị Covid-19

Thuốc trị cúm Avigan của Nhật Bản với thành phần chính là Favipiravir. Ảnh: Fujifilm Holsings Corp/ AP Lê Cầm| Các nhà khoa học cho biết thuốc chống cúm Avigan do Nhật Bản phát triển phát huy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nCoV. Ông Zhang Xinmin, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc, trong họp báo hôm qua, cho biết loại thuốc này có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng của hai tổ chức y tế Trung Quốc. Thuốc phát huy tác dụng đối với các triệu chứng liên quan đến nCoV, kể cả viêm phổi, và không có tác dụng phụ đáng kể. Các thử nghiệm được tiến hành với 240 bệnh nhân của thành phố Vũ Hán và 80 bệnh nhân ở Thâm Quyến. Những bệnh nhân dương tính nCoV ở Thâm Quyến sau khi dùng thuốc 4 ngày đã chuyển sang âm tính, trong khi phải mất trung bình 11 ngày cho những người không dùng thuốc. Thử nghiệm cũng cho thấy hình ảnh X-quang phổi cải thiện 91% sau khi dùng thuốc. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ điều trị thông thường, không dùng Avigan, chỉ cải thiện được 62%. Thành phần chính của Avigan là Favipiravir, có khả năng ngăn chặn các gene của virus nhân lên trong các tế bào nhiễm bệnh.  Ông Zhang cho biết loại thuốc này rất an toàn và hiệu quả, do đó họ quyết định sử dụng và khuyến cáo dùng Avigan trong điều trị bệnh nhân nCoV tại Trung Quốc. Một công ty Trung Quốc đã được chính phủ phê duyệt vào tháng trước để sản xuất hàng loạt loại thuốc này theo cấp phép từ Nhật Bản. Đại diện nhà sản xuất Avigan tại Nhật Bản, ông Junji Okada, chủ tịch của Fujifilm Toyama Chemical, cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì nếu Avigan có thể góp phần chấm dứt dịch bệnh." Chính phủ đang dự trữ thuốc cho khoảng 2 triệu người, nhưng ông Okada cho biết công ty đã chuẩn bị nhân lực khẩn cấp, huy động hơn 100 người để có thể thúc đẩy sản xuất khi được yêu cầu. Các nhà quản lý Nhật Bản đã phê duyệt Avigan vào năm 2014, nhưng nó chỉ có thể được sản xuất và phân phối theo yêu cầu của chính phủ để sử dụng trong sự bùng phát của một loại virus cúm mới. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý không sử dụng Avigan cho phụ nữ có thai để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị đối với nCoV, các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm một số loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân nCoV như thuốc trị HIV- Kaletra, thuốc chống virus Remdesivir. Song song đó, các nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đang chạy đua để tìm ra vaccine và các loại thuốc điều trị đặc hiệu với nCoV. Ngày 16/3, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty Công nghệ Sinh học Moderna bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19. Viện Công nghệ Sinh học Flemish và Đại học Gent, Bỉ, phát triển thành công kháng thể chống lại quá trình nCoV xâm nhập tế bào người, một bước tiến tới phương thức điều trị Covid-19 đầy hứa hẹn. Tính đến 19/3, Covid-19 tiếp tục lan rộng tại 173 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số người nhiễm và chết vì nCoV toàn cầu tăng lên lần lượt 218.389 và 8.937, số ca tử vong ở châu Âu cao hơn châu Á. Dịch cũng có dấu hiệu bắt đầu lây lan mạnh ở Đông Nam Á. Indonesia ghi nhận 55 ca nhiễm mới, mức tăng trong ngày lớn nhất. Tổng cộng 227 người nhiễm và 19 người chết ở Indonesia. Malaysia là vùng dịch lớn nhất ở Đông Nam Á với 790 người nhiễm, hai ca tử vong.    
......

Lời thống thiết của một bác sĩ giữa ổ dịch khủng khiếp của Ý: “Hãy hành động ngay: Phong tỏa!”

Ảnh các nhân viên y tế Ý ở trung tâm điều trị đặc biệt BV Lombardy Vu Kim Hanh| Bạn tôi sống ở Lombardy và vài chuyện kể… Tôi có người bạn quí (TL) đang ở Lombardy (Ý). Chúng tôi quen nhau khi cùng dự một khóa huấn luyện về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Turino (Ý) trong 3 tháng. Về nước, bạn ấy sáng lập một tổ chức thiện nguyện hoạt động ở Đà Nẵng cùng người chồng Ý. Họ đi về VN-Ý 50/50 thời gian. Lần này thì họ đang ở Ý mà nhà họ ngay ở Lombardy, cách Milan 40km. Đôi khi sốt ruột cho bạn, tôi nghĩ (hơi sai sai?): Quá nhọ! Lựa cửa tử thần mà về! Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng đêm. Cô bạn tôi không thở than. Chỉ kể chuyện, giọng nhắn tin khá trầm tĩnh: Người đeo khẩu trang hiếm hoi trên đường Người Ý khác mình lắm chị, đứng trên lầu nhìn xuống sân, đang phong tỏa mà họ vẫn ôm nhau, hôn má nhau, thấy thương mà khiếp. Ba má bạn và cả bạn bè chết, tin dồn dập mỗi ngày, đọc thấy cáo phó thì điện thoại chia buồn vì chôn chân trong nhà rồi. Ngày nào cũng nghe tiếng còi cấp cứu hụ to chạy ngang, biết xe đi “lượm” xác chết… Chiều nay, TL gửi cho tôi đường link bài báo mới nhất và một trang mạng cảm động. Bài báo đây, có những thông tin quan trọng. BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BV LOMBARDY: “ĐỪNG NGHĨ CHỈ CÓ NGƯỜI GIÀ MỚI NHIỄM. 50% BỊNH NHÂN Ở ĐÂY LÀ NGƯỜI TRẺ”. Ở một bệnh viện mà người chết như rạ, bác sĩ Emanuela Catenacci, khu chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Cremona – Lombardy, nói với đài truyền hình Sky News của Anh: “Chúng tôi biết chuyện gì xảy ra. Các nước hãy hành động ngay, phong tỏa thật chặt nếu muốn cứu người!” Còn bác sĩ Leonor Tamayo thì nói: Tất cả nhân viên y tế chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi “cơn sóng thần” bệnh nhân ập đến. Bệnh viện đã hết chỗ để cất giữ thi thể và buộc phải gửi trong một nhà thờ gần đó. Rồi ông kể về công việc: “Chúng tôi ở đây 12 giờ một ngày. Chỉ về nhà trong vài giờ và quay lại đây để làm việc, bởi vì quá đông bênh nhân chờ”. Điều khó khăn nhất hiện nay của chúng tôi là: “Phải vật lộn để tiếp nhận bệnh nhân một cách thân thiện, bình tĩnh nhất. Và cố gắng xua tan huyền thoại sai lầm rằng chỉ có người già mới nhiễm và chết vì dịch bệnh này…” “Đúng vậy đó. Năm mươi phần trăm bệnh nhân ở phòng chăm sóc đặc biệt, là những bệnh nhân nặng nhất, trên 65 tuổi. Nhưng điều đó có nghĩa là 50% bệnh nhân khác của chúng tôi là người trẻ hơn. Có ‘khá nhiều’ bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi, cũng bịnh ‘nặng’ như bệnh nhân lớn tuổi, nhưng họ thường ‘sống sót’ nhiều hơn do có tổng trạng khỏe mạnh hơn“. NHỮNG GƯƠNG MẶT HẰN SÂU DẤU TÍCH CỦA MỘT TÌNH YÊU LỚN. Chiều nay, TL gửi cho tôi một trang Facebook tên Tra Luce & Oscurità. Một cô gái này và các bạn bè dành trọn trang để cám ơn các y tá và nhân viên phục vụ ở bệnh viện. Họ ghép các bức ảnh các “nhân vật” chính (xem ảnh ở dưới) mà gương mặt bị lõm sâu các vết hằn vì đeo lâu ngày khẩu trang, kính bảo hộ… Maria Russo viết: “Thật cao cả những bạn trẻ như chúng tôi mà dám đặt cuộc sống mình vào nơi nguy hiểm nhất“. Các bạn của cô tiếp tục viết: – Tôi biết trái tim bạn khó xóa đi những gì mà bạn nhìn thấy trong đôi mắt những bệnh nhân nhìn bạn khi họ lìa đời. – Cuộc sống chúng tôi trong tay bạn. Và tất cả các bạn trong trái tim chúng tôi. – Tôi khóc khi nhìn những vết hằn trên gương mặt mệt mỏi mà cương nghị của các bạn. Chưa ai biết rằng họ trang điểm thế nào cũng không đẹp bằng nhưng vết hằn ngang dọc tự nhiên đó… CÓ LẼ CHÚNG TA CHƯA NGHE CÁC THÔNG TIN NÀY… TL cũng gửi cho tôi một stt của chị Lê Thúy Anh, từng làm bác sĩ ở VN và nay đang là BS ở Ý, cho rằng, về tình hình bùng phát ở Ý, đã có nhiều thông tin bị thiên kiến và bị thiếu. Thúy Anh kể một số điều mà chị cho là nhiều người chưa biết: – Chính phủ Ý đổ hàng trăm tỷ cho dịch vụ phòng trị dịch, sử dụng Trung tâm hội chợ quốc tế ở Milan làm thêm một bệnh viện dã chiến với các phương tiện máy móc hiện đại. + Cho những máy bay chuyên cơ quân đội để cấp cứu các vùng xa. + Thu nhận hàng trăm tình nguyện viên làm đường dây nóng tư vấn và cấp thông tin cho dân. + Trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ mướn cô nuôi trẻ. + Giảm thuế cho các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay gặp khó khăn. Hiện đã có 8.000 bác sĩ về hưu tình nguyện quay lại làm việc trong cao điểm dịch. 10.000 bác sĩ, nhân viên y tế tư nhân, và lực lượng quân y hỗ trợ các phòng cấp cứu, điều trị đặc biệt. Bar rượu “đông vui” hết hồn cuối tháng 2 ở Rome Vì sao nước Ý lâm vào tình trạng bi thảm? Tôi đọc nhiều tài liệu thấy phải giải trình nhiều mới đủ, nhưng tựu trung, tôi thấy, chính quyền chủ quan, ứng biến quá chậm trễ. Người dân thì tỉ lệ già hóa khá cao và quen sống vô tư, tự do… Cảnh sát kiểm tra lệnh phong tỏa.    
......

“Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” – Một vài ngộ nhận

Boristo Nguyễn| Covid-19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn. Mấy ngày nay báo chí liên tục đưa tin về việc “Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch” rồi rộ lên clip một phụ nữ từ châu Âu về tránh dịch to tiếng, làm loạn ở sân bay Nội Bài. Tiếp theo là bài thơ “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” của cô giáo Lê Thị Thúy được truyền thông trong nước đăng tải, mạng xã hội tung hứng. Trước khi có đôi lời về bài thơ tôi cũng xin nói luôn quan điểm của mình. – Với những vụ việc khác không biết nhưng trong vụ Covid-19 nhà nước Việt Nam đã nỗ lực hết mình và đã có những thành công bước đầu rất đáng khích lệ. Đại dịch có thể còn kéo dài với những diễn biến khó lường, kết quả cuối cùng ra sao khó đoán nhưng những gì nhà nước đã làm được xứng đáng được ghi nhận. – Tôi không đồng tình với cách hành xử thiếu suy nghĩ và không văn hóa của người phụ nữ trong clip. Quay lại bài thơ “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” của cô giáo Lê Thị Thúy. Bài thơ đọc khá mùi mẫn, bắt được trend và được nhiều người tung hứng ca ngợi. Cảm xúc của tác giả có thể là chân thành, cũng có thể trong một phút ngẫu hứng thiếu thận trọng hay vì mục đích câu likes, tôi không biết nên không phát biểu. Tuy nhiên tôi thấy cần nói lại về một vài ngộ nhận trong bài: 1. Ngộ nhận thứ nhất – ngộ nhận chung. Cùng với “định hướng” của truyền thông trong nước, bài thơ đã làm dấy lên cái không khí kì thị, tạo ra cái cách nghĩ rất không đúng về Việt kiều, coi họ là cái đám người vô ơn bội nghĩa. Lúc bình thường thì chê đất nước, cha mẹ nghèo, bỏ đi đến những “chân trời hoa lệ” đến lúc có chuyện mới quay về, cha mẹ đã giang tay ra đón lại còn lên giọng đòi hỏi này nọ. Cách nghĩ, cách hiểu này có thể thấy qua khá nhiều bình luận, comments trên mạng xã hội. Cảm xúc chủ đạo này của bài thơ rất không hay và quan trọng hơn là không đúng! Hành xử không phù hợp của người phụ nữ, hay thậm chí một nhóm người nào đó không thể là đại diện cho toàn bộ Việt kiều, những người Việt đang sống xa tổ quốc. Về hình thức, tuy tác giả bài thơ chỉ dùng đại từ “Em” nhưng với ngôn từ của thơ ca, với bối cảnh đại dịch đang hoành hành, ngữ nghĩa của đại từ không còn bó hẹp về một con người cụ thể mà đã thành biểu trưng cho Việt kiều nói chung. 2. Ngộ nhận thứ 2: sang châu Âu nghiễm nhiên sẽ có cuộc sống sang giàu. “Châu Âu bao la cuộc sống sang giàu hiện đại” không có nghĩa là người Việt sang đấy cũng sẽ được như vậy. Người Việt bên trời Âu cũng đủ loại, cũng có một số thành công, khá giả nhưng số người phải bươn trải, lam lũ, cảnh đời “chị Dậu” cũng không thiếu. Sống đất khách quê người, tự thân vận động, không ai giúp đỡ, không ai bảo vệ thì để có được một cuộc sống sang giàu chắc cũng không phải dễ dàng. Tỉ lệ thành công không lớn. Nhiều người tan gia bại sản, nợ chất chồng, kiếm được đồng tiền phải đổ mồ hôi, đôi khi phải trả giá bằng cả máu. Có khá nhiều bài viết về những cảnh đời trớ trêu của người Việt ở nước ngoài. So sánh sẽ là khập khiễng, ở đâu cũng có người giàu, kẻ nghèo nhưng nhiều người sống ở nước ngoài về thăm nhà đều có nhận xét chung là Việt Nam giờ có rất nhiều người giàu, mang tiếng đi tây mà không bằng một phần người ở nhà. 3. Ngộ nhận thứ 3: người Việt cứ ra nước ngoài là sẽ “Em tự hào, em được học rộng hiểu cao”. Không tính du học sinh (sau một vài năm học đa phần quay về nước) một tỉ lệ rất lớn người Việt ở nước ngoài sống bằng nghề tiểu thương, làm việc chân tay, cửu vạn, osin … lấy đâu ra mà học rộng, hiểu cao? 4. Ngộ nhận thứ 4: có phải vì được sang châu Âu sang giàu hiện đại mà “Chê đất nước mình nghèo dân trí thấp, em ơi?” hay “Nói về Việt Nam, em thẹn thùng e ngại”. Người phụ nữ trong clip có những phát ngôn, hành xử phản cảm nhưng nguyên nhân nằm ở chỗ khác – văn hóa thấp, chợ búa. Người Việt ở nước ngoài là một xã hội Việt Nam thu nhỏ, có đủ hết mọi tầng lớp. Trí thức có học cũng có nhưng chợ búa cũng nhiều, lưu manh đĩ điếm cũng không thiếu. Những hành động vô văn hóa ở trong nước xảy ra như cơm bữa thì trong cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài những hiện tượng này tại sao lại không có? Xem clip, tôi nghĩ cách hành xử người phụ nữ nguyên nhân là bởi trình độ văn hóa chứ không phải vì sang “thế giới văn minh” rồi hợm mình chê đất nước. Càng không đúng khi khái quát hóa lên cho tập hợp người Việt sống ở nước ngoài. 5. Ngộ nhận thứ 5: có phải người Việt ra đi vì “Chê đất nước mình nghèo…”? Số phận, hoàn cảnh mỗi người một khác, chuyện ra đi sang đất nước người cũng rất khác nhau. Đúng là vì hoàn cảnh nghèo khó mà một số rất đông đã phải vay nợ, bỏ nhà bỏ cửa, xa lìa người thân để ra nước ngoài với hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Với rất nhiều người, cái tương lai đang chờ đón là mờ mịt, đầy bất an nhưng vì muốn thoát khỏi đói nghèo mà họ chấp nhận đánh bạc với đời. 39 người chết trong xe đông lạnh, những vụ chết cháy trong các xưởng may ở Nga, những cô gái trẻ làm vợ cho những ông già Đài Loan hay những cô gái bán thân nơi xứ người … là những ví dụ buồn minh chứng. Nhiều người ra đi vì đói nghèo nhưng chắc chắn với hầu hết mọi người quê hương đất nước là nỗi nhớ, là chỗ dựa tinh thần của họ. Cũng là cùng bất đắc dĩ chứ chắc chắn không có chuyện vì chê đất nước nghèo! 6. Ngộ nhận thứ 6: “Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa?” được lấy làm tiêu đề rồi lặp lại 2 lần trong bài thơ. Câu này và cả bài thơ đã đưa ra cái thông điệp: Việt kiều đã làm được gì cho đất nước mà có quyền đòi hỏi? Có rất nhiều phát biểu tạo nên cảm nghĩ là chỉ những người ở nhà mới đóng góp cho Tổ quốc còn Việt kiều thì không. Tổ quốc là của chung, chẳng phụ thuộc anh sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Người sống trong nước đóng góp kiểu trong nước, đóng thuế cho nhà nước. Người sống ở nước ngoài cũng đóng góp theo cách của họ. Họ vất vả làm ăn, com cóp gửi tiền về giúp đỡ gia đình, đầu tư về nước… Dòng ngoại hối (1) mỗi năm vẫn đổ về mười mấy tỉ usd chẳng là đóng góp cho đất nước đó sao? Cũng là mồ hôi nước mắt cả đấy, thưa cô giáo! Câu hỏi “Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa?” có lẽ là câu hỏi rất hay nếu mỗi người con đất Việt tự đặt cho mình chứ không phải dùng nó để tạo nên những hình ảnh không đúng về người Việt sống ở nước ngoài. Và ai là người có tư cách, có quyền thay mặt Tổ quốc để hỏi người khác? Cô giáo với tư cách gì để đặt câu hỏi đó? Tôi đã nói xong về những ngộ nhận trong bài thơ của cô giáo Lê Thị Thúy. Bây giờ xin có đôi lời về việc “Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch”. Một mặt, như đã nói ở trên, Việt Nam đã có những thành công nhất định, tuy mới chỉ là tạm thời. Đó là điều đáng mừng. Mặt khác, tâm lí con người khi gặp hoạn nạn thường có tâm lí chạy nạn, nhất là chạy về nhà, sướng khổ có nhau. Nếu có chuyện Việt Kiều lũ lượt kéo nhau về thì cũng là bình thường, cũng là đồng bào ruột thịt của mình, đừng vội vã có tâm lí hay cách nghĩ phân biệt không đúng. Cũng cần làm rõ 2 vấn đề: – Những người nhập cảnh Việt Nam những ngày qua đa phần có phải là Việt kiều hay không? Việt kiều là khái niệm tương đối mờ nhưng phải hiểu là những người định cư lâu dài và ổn định, có quốc tịch nước ngoài hay giấy phép định cư lâu dài. Tôi có khá nhiều người quen thuộc diện này, sống ở các nước các khác nhau nhưng chưa thấy ai “đổ bộ về Việt Nam trốn dịch”. Tôi nghĩ, số Việt kiều về trốn dịch nếu có thì cũng chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ. Đơn giản vì họ đều có bảo hiểm y tế và thành công bước đầu của Việt Nam chưa đủ thay đổi niềm tin về sự ưu việt của y tế Việt Nam so với các nước tiền tiến châu Âu, khi mà trong nhiều năm đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Những người nhập cảnh Việt Nam trong những ngày qua chắc đa phần là du học sinh, người xuất khẩu lao động, người sang làm ăn tạm thời chưa có giấy tờ cư trú ổn định, … Họ là người Việt Nam thì khi gặp khó khăn họ trở về nhà là chuyện bình thường và nhà nước có tránh nhiệm đón họ. – Không biết những ngày qua có bao nhiêu người Việt quay về, nhiều chắc cũng vài nghìn. Cứ cho toàn bộ họ là Việt kiều thì trên tổng số 4-5 triệu Việt kiều cũng chỉ là một tỉ lệ vô cùng nhỏ. Cách truyền thông tạo nên cảm nghĩ về việc Việt kiều đổ xô kéo nhau về nước trốn dịch vừa bậy bạ, vừa không đúng. Nhìn ảnh những người bộ đội, công an nhường lán trại để làm khu cách li, sống trong rừng rất vất vả tôi cũng thấy thương và trân quí sự hi sinh của họ. Tôi cũng hiểu nước mình còn nghèo, nhà nước và người dân đã phải gồng mình lên để chống đỡ đại dịch. Thiếu thốn rất nhiều, khó khăn còn lắm. Nhưng tự dưng tôi lại có cảm nghĩ, giá mà nhiều vị công bộc của dân cùng tham gia đóng góp, thay vì sống trong rừng, ngủ bờ ngủ bụi những người lính có thể sống tạm trong các khu biệt phủ rộng lớn của họ (nghe nói có nhiều vô kể) thì sẽ tốt biết bao. Moscow, 21-03-2020 Boristo Nguyen 1. Theo Forbes Việt Nam, ngày 17-12-2019, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2019 là 16,7 tỉ usd.    
......

Trả lời dư luận viên

Phạm Đình Trọng| ‘…Đông như vậy nhưng họ chỉ là đám đâm thuê chém mướn về ngôn từ và ngôn từ họ sử dụng là những ngôn từ bẩn thỉu nhất, vô văn hóa nhất…’ 1. ẢO TƯỞNG CỦA DƯ LUẬN VIÊN, SẢN PHẨM NHỒI SỌ CỦA TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN (Hai đoạn lý sự của dư luận viên dẫn dưới đây, lỗi câu cú và lỗi chính tả được giữ nguyên để thấy nền tảng văn hóa cũng dương đương với nhân cách của họ) Gia Đao: Đảng cộng sản là trong sáng, là Liêm khiết, không có gì quý hơn bởi giá trị mà Đảng cộng sản đã mang lại cho dân tộc Việt Nam bởi đường lối đúng đắn nhờ Đảng đã mang lại là tự do Hạnh phúc mà trải qua nhiều năm mới dành được.... trái qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam đã phải chịu đựng hy sinh gian khổ hy sinh cho tổ quốc được hòa bình tự do và độc lập, xây dựng đất nước Việt Nam đã làm nên điều kỳ diệu là do đảng cộng sản lãnh đạo.. chiến tranh đã kết thúc nhưng tham nhũng đã làm ảnh hưởng bởi những kẻ sâu xa đã lợi dụng chức quyền làm những việc trái với lương tâm và đạo đức.. gây ra hậu quả đáng tiếc làm mất đi lòng tin vào Đảng và chính phủ, ảnh hưởng đến kính tế, chính trị xã hội, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng đó là điều đáng buồn cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Không thể sem nhẹ vì đây cũng chính là ý nguyện của người dân.vi việc làm sai trái của những kẻ tham nhũng thu trong giac ngoài đã làm ảnh hưởng đến công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã day công vun đắp xây dựng Đảng và chính phủ để đất Nước có được như ngày nay không thể để con sâu bo giàu nồi canh mà làm mất đi lòng tin vào Đảng! Quang Dang Nguyen: Đường lối của đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước, đã biết bao nhiêu xương máu của các chiến sĩ đảng viên đã đổ xuống để đất nước ta có được ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC như bây giờ . Nguyễn chí dũng chỉ là một trong những CON SÂU cơ hội chui vào hàng ngũ của đảng , xin mọi người đừng nói xấu Đảng , những con sâu trong đảng sớm muộn cũng sẽ bị tiêu hủy. 2. LÝ LẼ CỦA DƯ LUẬN VIÊN: “ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CS VIỆT NAM RẤT SÁNG SUỐT ĐỀU VÌ DÂN VÌ NƯỚC” VÀ SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ Cải cách ruộng đất đã giết oan ức, tức tưởi, man rợ hơn 170 ngàn người dân phần lớn là tinh hoa của làng quê, những người biết tổ chức làm ăn, biết làm giầu chính đáng mang lại no ấm cho gia đình, yên vui cho làng quê và bền vững cho cả đất nước. Những người làm ra nguồn lương thực dồi dào nuôi cả xã hội. Những người đã đổ của cải và cả xương máu vô cùng lớn cho chiến thắng của chính quyền cộng sản. Giết hơn 170 ngàn người dân ưu tú của làng quê Việt Nam rồi đưa những người hèn kém, nuôi bản thân không nổi, chỉ biết bán sức làm thuê, đưa lóp người ở dưới đáy xã hội lên diều hành xã hội, làm chủ xã hội. Chia những người dân tối lửa tắt đèn có nhau thành giai cấp đối kháng đấu tố, tiêu diệt nhau. Đưa văn hóa của bạo lực đấu tranh giai cấp về hủy diệt văn hóa thương yêu, thương người như thể thương thân của đạo lí ngàn đời Việt Nam. Những tội ác tày trời đó của cải cách ruộng đất là đường lối của đáng phản dân hại nước nào vậy? Cải tạo công thương nghiệp đã đánh phá tan tành, đánh phá trắng cơ sở sản xuất công nghiệp vừa hình thành nhưng đầy triển vọng của ý chí tự cường Việt Nam. Xóa bỏ nền công nghiệp tự cường của dân rồi rước những nhà máy phế thải, lỗi thời của Tàu cộng về, tạo ra nền công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào Tàu cộng. Công nghệ lạc hậu, càng sản xuất càng thua lỗ. Tội ác đánh tan nền công nghiệp tự cường của dân, dựng lên nền công nghiệp phụ thuộc và bệnh hoạn là đường lối của đảng chính trị khốn nạn nào vậy? Ngụy tạo ra những vụ án chính trị Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng để truy cùng diệt tận đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ chân chính, có tài năng kiệt xuất, có nhân cách cao đẹp rồi đôn đám trí thức giả cầy, gọi dạ bảo vâng Vũ Khiêu, Nguyễn Quang Thuấn trở thành bộ mặt văn hóa của đất nước, làm hèn hạ hóa, lưu manh hóa cả đội ngũ trí thức, làm bại hoại cả nền văn hóa của đất nước văn hiến, làm thương mại hóa, nô lệ hóa cả nền giáo dục. Trí thức là tâm hồn, khí phách của một dân tộc. Hèn hạ hóa, lưu manh hóa trí thức là hèn hạ hóa, lưu manh hóa cả dân tộc. Tội ác với nền văn minh sông Hồng, với đất nước văn hiến Việt Nam là đường lối của đảng chính trị lưu manh nào vậy? Hợp tác hóa nông nghiệp tước quyền làm chủ ruộng đất của người nông dân, biến người nông dân sáng tạo, cần cù thành người làm thuê vật vờ trên chính mảnh đất của mình. Nông nghiệp thất bát, nan đói diễn ra trên cả nước. Dân đói thất thểu lê bước ăn mày khắp nước. Chính phủ nghèo lê la ngửa tay ăn mày khắp thế giới. Hợp tác hóa nông nghiệp đã biến đất nước vẻ vang của nền văn minh lúa nước thành đất nước nhục nhã đi ăn mày, đó là đường lối của đảng đốn mạt nào vậy? Từ triều đại nhà Nguyễn, thế kỷ 19, đất nước Việt Nam đã liền một dải từ Lũng Cú, Hà Giang đến Hà Tiên, Phú Quốc, Thổ Chu, Kiên Giang, từ Trường Sơn đến Trường Sa, Hoàng Sa. Người dân Việt Nam sống ở Hà Giang hay Kiên Giang đều là đồng bào, đều cùng một mẹ Âu Cơ, đều có tình cảm đồng bào thương yêu nhau như ruột thịt. Đảng hèn hạ nào đã nhục nhã vâng dạ theo lệnh Tàu cộng cắm mặt kí hiệp định Genève 1954 cắt đội đất nước Việt Nam thống nhất thành hai trận tuyến đối kháng, chia đôi giống nòi Việt Nam ruột thịt thành hai thế lực thù địch bắn giết nhau? Đảng khát máu nào từ năm 1960 đã phát động cuộc nội chiến tương tàn Nam – Bắc bằng nghị quyết 15, bằng cuộc đồng khởi ở Bến Tre ngày 17.1.1960 nổ súng tấn công chính quyền hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa được lá phiếu của người dân bầu lên. Năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào Nam Việt Nam không nhằm mục đích xâm lược, chỉ làm sứ mệnh cao cả của văn minh, của dân chủ là cứu Nam Việt Nam, cứu Đông Nam Á khỏi nguy cơ độc tài cộng sản. Trước đó 5 năm, tiếng súng nội chiến đã nổ ra từ 1960. Nhưng để kích động lòng yêu nước của người dân, đảng khát máu đã đánh tráo, đã đổi tên cuộc nội chiến Nam Bắc thành cuộc kháng chiến cống Mỹ cứu nước. Bốn ngàn năm dựng nước phải liên tục chống trả những đội quân xâm lược hùng mạnh của vương triều phương Bắc khổng lồ, các triều đại nhà nước Việt Nam, dù là phong kiến thối nát, dù lẻ loi đơn độc cũng không để mất một tấc đất bờ cõi Việt Nam. Đảng tội đồ nào chỉ mấy chục năm cầm quyền đã để mất hơn ngàn cây số vuông đất biên cương, mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, mất một phần quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt? “đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước” Vậy đảng nào độc ác, hèn hạ, nhỏ nhen đã lùa hàng triệu đồng bào ruột thịt sống ở mền Nam vào những nhà tù khắc nghiệt núp dưới tên trại cải tạo. Các bang nông nghiệp miền Nam nước Mỹ không chấp nhận chủ trương giải phóng nô lệ của các bang công nghiệp Bắc Mỹ đã dẫn đến cuộc nội chiến Nam – Bắc Mỹ. Cuộc nội chiến đẫm máu 1861 - 1865 kết thúc, tất cả những người lính miền Nam thua trận, từ tướng tổng tư lệnh đến người lính trơn đều được mang theo súng cá nhân trở về nhà làm ăn, cùng người miền Bắc thắng trận tái thiết nước Mỹ. Người dân Nam Việt yêu nước thương nòi chỉ vì không chập nhận sộng sản phản dân hại nước mà trở thành người tù của nhà nước cộng sản. Hàng chục ngàn người tù không án đã chết dần chết mòn trong đói khát, bệnh tật. Trong số những tinh hoa, những trí tuệ lớn của giống nòi Việt Nam bị đày đọa đến chết trong ngục tù nhà nước cộng sản có vị giáo sư uyên bác, cả đời chỉ làm nghề giáo, giáo sư Nguyễn Duy Xuân, bộ trưởng, bộ giáo dục Việt Nam Cộng Hòa chết thảm ở nhà tù Ba Sao, Hà Nam sau 12 năm tù không án. “đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước”. Vậy đảng nào đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác làm cho đất nước tan hoang, người dân nghèo đói. Đảng nào đã đi từ tội ác này đến tội ác khác, tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân, coi người dân chỉ là công cụ, chỉ như nô lệ. Đói khổ và tủi nhục, dòng người lũ lượt bỏ nước ra đi, tìm cơm ăn, tìm tự do, tìm cả giá trị làm người. Dòng người chạy trốn cộng sản dài như năm tháng suốt hơn nửa thế kỉ qua. Đến nay dù âm thầm nhưng người dân vẫn mạnh mẽ, quyết chí tìm mọi con đường trốn chạy cộng sản. Chín người núp bóng doanh nhân đi theo chuyến bay của Chủ tịch Quốc hội rồi trốn ở lại Hàn Quốc. Ba mươi chín người trốn vào nước Anh chết ngạt trong xe đông lạnh. Mỗi năm có hàng ngàn tuổi trẻ Việt Nam chạy trốn cộng sản bằng con đường du học rồi ở lại nước ngoài. Đàn bà chấp nhận ê chề, chấp nhận thí bỏ hạnh phúc riêng, mang thân xác ra nước ngoài làm nô lệ tình dục. Đàn ông chấp nhận bị bóc lột mang cơ bắp đi làm thuê khắp thế giới. Có thời nào con người Việt Nam phải chịu đau đớn, tủi nhục và bị khinh rẻ như thời cộng sàn này không? Những kẻ tối tăm, mê muội rước học thuyết tội ác Mác Lê nin về hủy hoại đất nước, dìm nhiều thế hệ người Việt vào máu và nước mắt. Gia đình Việt Nam nào cũng có người thân chết mất xác trong cuộc chiến tranh do đảng cộng sản gây ra. Những kẻ lú lẫn, tham lam và ích kỉ, vì lợi ích cá nhân cố duy trì học thuyết Mác Lê để duy trì sự cướp đoạt quyền lực của dân, cưỡi đầu, cưỡi cổ dân. Những thế hệ lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngu dốt và độc ác đã gây vô vàn tội ác với người dân, với đất nước Việt Nam, đã để lại những trang đen tối nhất trong pho sử vàng Việt Nam. Nhân dân bao dung nhưng công bằng sẽ tính sổ với họ. Lịch sử nghiêm khắc và sòng phẳng sẽ khắc ghi tội ác của họ. Mọi bao biện, trí trá của đội quân dư luận viên dù đông đúc nhưng hời hợt, nông cạn về nhận thức, thấp kém về nhân cách và văn hóa không xí xóa được những tội ác của nhà nước cộng sản đã gây ra cho giống nòi Việt Nam, sẽ để lại muôn đời trong lịch sử Việt Nam. 3. ĐÂM THUÊ CHÉM MƯỚN BẰNG NGÔN TỪ Khi con vẹt giáo điều Nguyễn Phú Trọng còn ê a: Chưa có thời nào rực rỡ như hôm nay. Khi cái loa tuyên giáo Võ Văn Thưởng còn nỉ non không biết ngượng mồm: Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Thì đám dư luận viên vô danh hát đồng ca: đảng c s việt nam rất sáng suốt đều vì dân vì nước, cũng là lẽ đương nhiên. Điều đó cho thấy Một. Đảng cộng sản Việt Nam đã quá lạc lõng với thời đại, với nhân dân, đất nước. Là đảng cầm quyền, nắm giữ mọi vị trí lãnh đạo đất nước nhưng đảng không biết đến những đau đớn, vật vã của dân, không thấy những nguy cơ, khốn cùng của nước. Đến nhận thức đúng về đảng của họ, họ cũng không nhận thức được. Đó là bằng chứng về mặt bằng tri thức của đảng cộng sản quá thấp so với mặt bằng tri thức xã hội Mang sức mạnh nhà nước đi cướp đất của dân ở Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Lộc Hưng, cướp rừng của nước ở Bà Nà, ở Tam Đảo. Sử dụng bạo lực nhà nước giết dân man rợ ở Đồng Tâm. Đảng cộng sản Việt Nam đã thực sự là băng đảng Mafia. Nhà nước cộng sản Việt Nam đã thực sự là nhà nước khủng bố. Thời của tổ chức Mafia hoành hành. Thời của nhà nước khủng bố cai trị. Thời máu hòa nước mắt dân loang đỏ trang sách sử. Thời nguồn sống của người dân bị cướp đoạt, số phận người dân bị chà đạp mà là thời rực rỡ ư, thưa ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng? Ông hàm hồ, gian lận, lú lẫn như vậy nên dân gian đã réo gọi ông là Trọng Lú. Dân nhạy cảm, tinh tường như vậy làm sao ông đảng trưởng có tên Trọng Lú lừa được dân. Có thể ông đảng trưởng giáo điều xa dân, xa thực tế cuộc sống, không biết đến cái tên Trọng Lú của ông nhưng đám dư luận viên thì phải biết. Làm dư luận viên cãi chày cãi cối lấp liếm cho những tội ác của cái đảng với ông đảng trưởng lú lẫn thì không thể là người tử tế. Hai. Từ những phát ngôn ngớ ngẩn, những bài viết sáo rỗng của lãnh đạo cộng sản, những văn bản chính trị mòn cũ muôn thuở của đảng cộng sản đến khẩu khí, ngôn từ của đám dư luận viên cho thấy lí tưởng cộng sản đã chết, đã sụp đổ, nền tảng tư tưởng, lí luận của đảng đang khủng hoảng trong bơ vơ, vô định và tri thức văn hóa loài người của đảng quá thấp kém. Lý tưởng cộng sản đã sụp đổ nên hàng lãnh đạo đảng cũng chỉ biết chép đi chép lại những điều hoang tưởng trong các sách giáo khoa trường đảng. Nghị quyết của đảng sáng tác ra mô hình Kinh tế Thị Trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đã hơn 20 năm nhưng những nhà lý luận của đảng vẫn như những thấy bói xem voi, không minh định được định hướng Xã hội Chủ nghĩa của kinh tế thị trường là chân voi hay vòi voi. Những ngài chỉ có mớ lý thuyết giáo điều chính trị kinh tế Mác Lê nin phản khoa học sỗ sàng ngồi tót ghế trên ở viện Hàn lâm khoa học, ở hội đồng lý luận thì những viện sĩ, những nhà lý luận đó còn biết làm gì khác ngoài việc nhai kẹo cao su mớ lý luận phản khoa học, phản con người từ thế kỷ trước. Lý tưởng cộng sản sụp đổ, lý luận cộng sản khủng hoảng, bơ vơ cùng với mặt bằng văn hóa của đảng quá thấp so với mặt bằng văn hóa xã hội, tuyên giáo cộng sản mới dùng đến hạng dư luận viên chỉ biết mang những thứ bẩn thỉu, tục tĩu ra bảo vệ đảng. Từ khi công an nhà nước cộng sản gây ra tội ác rùng rợn ở Đồng Tâm, 9.1.2020, lực lượng dư luận viên tràn ngập trên mạng xã hội như thác lũ mùa mưa. Đông như vậy nhưng họ chỉ là đám đâm thuê chém mướn về ngôn từ và ngôn từ họ sử dụng là những ngôn từ bẩn thỉu nhất, vô văn hóa nhất. Hai đoạn lí sự của dư luận viên tôi dẫn ở đầu bài này là hai đoạn đỡ bẩn thỉu hiếm hoi. Công an phải dùng đến xã hội đen, đảng cộng sản cầm quyên phải dùng đến hạng côn đồ đâm thuê chém mướn bằng ngôn từ, thấp kém nhân cách và văn hóa làm dư luận viên bảo vệ đáng là đảng đã tư bôi nhọ lên mặt đảng, đảng đã tự phủ nhận phương diện quốc gia của đảng cầm quyền. Đảng chỉ còn là một băng nhóm xã hội đen. PHẠM ĐÌNH TRỌNG|  
......

Nước Mỹ không ngủ

Ảnh: NYT Manh Kim| Trong khi trường học, quán xá, sòng bài, khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ giấc. Email của các học khu vẫn liên tục được gửi đến phụ huynh hàng ngày, nhắc rằng việc cung cấp bữa trưa của nhà trường dành cho học sinh nghèo vẫn không gián đoạn, chỉ việc đến các điểm xe bus đưa đón học trò thường lệ để nhận phần ăn mang về. Những con số lây nhiễm càng nhảy múa thì những quy định được soạn từ những người không ngủ tiếp tục tung ra. Thứ tư 18-3-2020, Tòa Bạch Ốc công bố bản phác thảo gói cứu trợ một ngàn tỷ USD, gồm 500 tỷ USD tiền mặt chi cho các công dân Mỹ; 300 tỷ USD giúp doanh nghiệp nhỏ; 50 tỷ USD cho công nghiệp hàng không; và 150 tỷ USD cho các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cũng thứ tư 18-3-2020, gói giải cứu khẩn cấp 100 tỷ USD được Lưỡng viện thông qua đã được Tổng thống ký thành luật. Nội dung gói giải cứu gồm: 1/ Xét nghiệm coronavirus miễn phí; 2/ Tạm nghỉ việc được hưởng lương (yêu cầu cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư ít hơn 500 nhân viên phải trả hai tuần lương cho người nghỉ do không thể đi làm bởi tình hình dịch bệnh hoặc do phải ở nhà chăm sóc người thân bị nhiễm bệnh); 3/ Tăng trợ cấp thất nghiệp; 4/ Hỗ trợ thực phẩm cho người có thu nhập thấp (chi 250 triệu USD trong việc giao thức ăn tận nơi cho người lớn tuổi; 400 triệu USD cho các ngân hàng thực phẩm; 500 triệu USD cho các bà mẹ có con nhỏ; hỗ trợ hệ thống nhà trường việc cung cấp các bữa ăn sáng lẫn trưa cho học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp); 5/ Tăng quỹ liên bang cho chương trình Medicaid giúp người nghèo. Coronavirus đã tấn công tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Lệnh “phong tỏa” được ban hành khắp nơi. Ở cấp liên bang, đã có ba tuyên bố khẩn cấp liên quan dịch bệnh. Bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Alex Azar công bố tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” ngày 31-1; Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng “khẩn cấp quốc gia” và “Đạo luật khẩn cấp Stafford” ngày 13-3-2020. Khu thương mại vắng hoe tại San Francisco (Getty Images) Tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh tung ra kho dự trữ chiến lược quốc gia nhằm cung cấp thiết bị và vật dụng y tế cho hệ thống y tế toàn quốc. Tình trạng “khẩn cấp quốc gia” cho phép tổng thống quyền hạn rộng hơn để thực thi những hành động vốn cần được Quốc hội chuẩn y (chẳng hạn tái phối trí 37.000 người thuộc lực lượng Công binh giúp dựng các bệnh viện dã chiến mà lực lượng này vốn thuộc quản lý của các chính quyền địa phương); và Đạo luật về Ứng phó Thảm họa và Hỗ trợ Khẩn cấp Robert T. Stafford cho phép tổng thống sử dụng nguồn lực liên bang lẫn tiểu bang để hỗ trợ các phản hồi khẩn cấp ở các địa phương và tiểu bang… Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã giúp cho thấy rõ cơ chế tự chủ và tự quyết của bộ máy chính trị Mỹ. Trách nhiệm đối với người dân được đặt lên hàng đầu đối với toàn bộ hệ thống tiểu bang Hoa Kỳ. Các thống đốc hành động không khác gì “tổng thống” của tiểu bang mình. Mỗi tiểu bang đều có luật riêng qui định quyền hạn thống đốc; và các thống đốc dựa vào đó để thể hiện trách nhiệm của họ. Maryland chẳng hạn. Luật bang này cho phép thống đốc ban hành những quyết định “hợp lý” mà ông cho rằng cần thiết “để bảo vệ đời sống và tài sản” trong tình huống khẩn cấp. Đại lộ 7th ở Quảng trường Times vắng lặng bất thường (New York Times) Trước khi Tòa Bạch Ốc loan bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 13-3, Thống đốc Maryland, Larry Hogan, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang (ngày 5-3), khi ra lệnh cấm tất cả đám đông hơn 250 người; đóng cửa toàn bộ trường học cho đến ít nhất ngày 27-3; “khóa cửa” cảng Baltimore; yêu cầu tất cả nhân viên chính quyền thuộc các bộ phận không cần thiết phải làm việc ở nhà. Thống đốc Ohio, Mike DeWine; Thống đốc Illinois, J.B. Pritzker; và Thống đốc Massachusetts, Charlie Baker yêu cầu không chỉ đóng cửa trường, hạn chế tập trung đông người mà còn ra lệnh đóng tất cả quán bar lẫn nhà hàng. Trong khi đó, Thống đốc New York, Andrew M. Cuomo; và Thống đốc California, Gavin Newsom, giao quyết định đóng cửa trường cho giới chức địa phương. Các thống đốc hành động theo tinh thần “không chờ nước đến chân”. Khi Tòa Bạch Ốc còn chưa ban bố gì, trong 11 ngày đầu tiên của tháng 3-2020, các thống đốc Arizona, Arkansas, Florida, Indiana, Iowa, Maryland, Ohio và Utah (đều thuộc đảng Cộng hòa) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang. Không chỉ chính quyền tiểu bang được tự quyết, chính quyền cấp nhỏ hơn cũng ra những quyết định riêng tùy diễn biến địa phương. Quan điểm rằng chỉ địa phương mới hiểu rõ tình hình địa phương và có những quyết định đúng đắn phù hợp thực tế vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hóa chính trị Mỹ. Thống đốc California Gavin Newsom (ảnh: California Governor’s Office) Giới chức địa phương sẽ cho thấy vấn đề nào đang đối mặt và cần làm gì, thay vì chờ chính quyền tiểu bang suy nghĩ thay cho họ làm thế nào để xử lý vấn đề. Những qui định của các địa hạt và thành phố – từ Los Angeles, Orange, San Bernardino, Ventura, đến San Diego…; hoặc qui định cụ thể của một chính quyền địa phương nằm trong một địa hạt, như thành phố Palm Springs ở hạt Riverside – đã cho thấy rõ điều đó. “Quan hệ” giữa chính quyền tiểu bang với chính quyền liên bang cũng tương tự. Nói cách khác, làm thế nào để không có “khoảng trống” trong điều hành là chi tiết đáng chú ý để có thể thấy sự khác biệt trong vận hành bộ máy chính quyền của Mỹ so với nhiều nước khác. Luật là yếu tố căn bản để bộ máy chính quyền trung ương lẫn địa phương làm việc. Mọi cánh cửa mở ra hay đóng lại đều được gắn với “bản lề” luật. California chẳng hạn, theo Luật hỗ trợ khẩn cấp, thống đốc có thẩm quyền yêu cầu các cơ sở tư nhân, trong đó có bệnh viện, phòng nghiên cứu y học, khách sạn, nhà nghỉ nằm dưới quyền điều hành của ông. Luật California cũng cho phép giới chức y tế tiểu bang, dù phải báo cáo thống đốc, được quyền “phong tỏa, cách ly, kiểm tra và khử trùng đối với người, động vật, nhà cửa, phòng ốc, các địa điểm, thành phố hoặc địa phương – bất cứ khi nào họ xét thấy đó là hành động cần thiết để bảo vệ hoặc giữ gìn sức khỏe cộng đồng”. Luật còn cho phép giới chức y tế tiểu bang được quyền “tịch thu hoặc nắm quyền kiểm soát (control) cơ thể của bất kỳ người sống nào, hoặc thi thể bất kỳ người chết nào” để phòng ngừa sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Giới chức y tế tiểu bang, không cần ý kiến thống đốc, thậm chí có thể yêu cầu cảnh sát trưởng địa hạt phải thi hành những yêu cầu cấp thiết của họ. Phát thức ăn cho người nghèo tại Dream Theatre (Los Angeles) ngày 18-3-2020 (Los Angeles Times) Vấn đề ở chỗ luật được áp dụng thực tế rất nhanh. Tất cả dựa trên tinh thần trách nhiệm của những người thuộc bộ máy chính quyền, từ địa phương nhỏ nhất đến cấp liên bang; nỗ lực giải quyết từ những vấn đề lớn chẳng hạn bơm tiền cứu công nghiệp hàng không đến việc “rất nhỏ” chẳng hạn không quên các bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Trường học đóng cửa không có nghĩa những đứa trẻ gia đình nghèo vốn được cung cấp các bữa ăn sáng và ăn trưa không mất tiền bây giờ phải nhịn đói. Nước Mỹ không ngủ. Những người nấu thức ăn cho người nghèo không ngủ. Chỉ riêng sáng thứ tư 18-3-2020, hơn 400.000 khẩu phần “grab-and-go” đã được giao cho các học sinh nghèo ở Los Angeles. Các học khu San Francisco, Fresno, San Diego… cũng thực hiện tương tự. Sau những nhốn nháo hoảng loạn mua sắm, nước Mỹ bắt đầu ít nhiều bình tĩnh hơn. Toàn bộ hệ thống công quyền, toàn bộ hệ thống y tế, toàn bộ hệ thống giáo dục, toàn bộ hệ thống phân phối và cung ứng nói chung… đang làm việc với cường độ khốc liệt. Người dân được khuyên “shelter in place” (yên vị trong nhà) nhưng không cơ quan công quyền nào “yên vị”. Nhiều đường phố bắt đầu lặng như tờ. Nhưng nước Mỹ không ngủ. Không người có trách nhiệm nào có thời giờ để ngủ. Toàn bộ vật lực, tài lực và nhân lực nước Mỹ đang dồn vào cuộc chiến này. Mạnh Kim  
......

Thủ tướng ta và Thủ tướng… Đức

Trân Văn - VOA Ngày 18 tháng 3, tại Hội nghị toàn quốc để “Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta đang đối diện với một “thử thách lớn” vì phải “nuôi ăn 104 triệu người”. Tuyên bố vừa kể làm nhiều người giận dữ vì đó là bằng chứng cho thấy sự trịch thượng tới mức vô lối trong nhận thức của ông Phúc – đại diện những cá nhân đang đảm nhận vai trò lãnh đạo quốc gia. Thời nào, ở đâu các hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cũng chỉ được ủy nhiệm quản trị, điều hành và dân chính là đối tượng phải nuôi tất cả. Có thể vì vậy, tờ Dân Trí đã sửa lại tựa bài tường thuật hội nghị vừa kể, từ “Thủ tướng: Thử thách lớn ‘nuôi ăn’ 104 triệu người” thành “Thủ tướng: Phải đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống” (1). Tuy nhiên một số người đã chụp lại tựa gốc, bài gốc và ảnh chụp vẫn còn được lưu trên ở nhiều nơi trên mạng xã hội (2). Đó là chưa kể đã có một số người chỉ cho những người khác cách tìm lại dấu vết phát ngôn khuấy động dư luận của ông Phúc: Tuy đã sửa tựa, sửa bài để bảo vệ Thủ tướng nhưng Ban Biên tập tờ Dân Trí quên chỉ đạo sửa thẻ định vị bài tường thuật vừa kể trên website của Dân Trí, thành ra thẻ định vị vẫn còn tên “nuôi ăn 104 triệu người. *** Cũng vào ngày 18 tháng 3, một người đồng nhiệm với ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đã mượn Đài Truyền hình Quốc gia để tâm tình với người Đức về dịch viêm phổi Vũ Hán. Tuyen Nguyen – một người Việt cư trú tại Đức đã dịch, giới thiệu những tâm tình này trên facebook, đồng cảm với tâm trạng, tán thành các suy nghĩ, đề nghị của Thủ tướng Đức, nhiều facebooker, diễn đàn điện tử đã giới thiệu bản dịch của Tuyen Nguyen và kẻ viết bài này tin rằng mọi người nên xem qua… Thưa toàn thể đồng bào, Hiện tại virus Corona đã làm thay đổi cuộc sống trên đất nước chúng ta đến mức kịch tính. Khái niệm về sự bình thường, về cuộc sống nơi công cộng, về quan hệ xã hội – tất cả đều bị thách thức, một sự kiện chưa từng có trước đây. Trong số các bạn, hàng triệu người không thể đi làm, trẻ em không thể đến trường hoặc nhà trẻ, rạp hát, rạp phim, cửa hàng phải đóng cửa và có lẽ điều khó khăn nhất là chúng ta không còn những cuộc gặp gỡ vốn dĩ là lẽ đương nhiên. Tất nhiên trong tình hình này mỗi người trong chúng ta đều đặt ra rất nhiều câu hỏi đầy lo âu, cuộc sống rồi sẽ tiếp tục như thế nào? Hôm nay tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp bất thường vì tôi muốn nói với các bạn: Trên cương vị là Thủ tướng, tôi và các đồng nghiệp trong chính phủ liên bang ra chỉ thị gì trong tình huống này. Đó là một việc đương nhiên của một nền dân chủ công khai: Chúng tôi phải có những quyết định chính trị thật rõ ràng minh bạch và giải thích chúng. Chúng tôi phải biện luận cho quyết định của mình để tất cả có thể hiểu và đồng cảm. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chúng ta sẽ vượt qua thử thách này, nếu tất cả mọi công dân thực sự tuân thủ nghĩa vụ của họ. Xin các bạn hãy để tôi trình bày: Tình hình rất nghiêm trọng! Các bạn cũng nên nghiêm túc nhìn nhận sự việc này. Kể từ ngày nước Đức thống nhất, không, từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai, chưa hề có thách thức lớn như thế này đối với đất nước chúng ta, nó bắt tất cả phải cùng nhau hành động. Tôi muốn giải thích cho các bạn, chúng ta đang ở đâu trong đại dịch này, chính phủ liên bang và nhà nước phải làm gì để bảo vệ cộng đồng để giới hạn những thiệt hại về kinh tế, xã hội cũng như văn hóa. Nhưng tôi cũng muốn chuyển đến các bạn sứ mệnh, tại sao lại cần đến sự giúp đỡ của các bạn và mỗi một cá nhân riêng lẻ có thể đóng góp được gì. Trước hết về đại dịch – tất cả những gì tôi nói với các bạn đều là kết quả của những cuộc họp thường trực giữa chính phủ liên bang với các chuyên gia của Viện Robert Koch, các nhà khoa học và những nhà vi trùng học khác: Toàn thế giới đang tập trung cao độ nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể cũng như vaccine. Chừng nào chưa có kết quả cụ thể thì chỉ có một phương án duy nhất và đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành động của chúng ta: Phải kìm hãm bớt sự lây lan của virus, kéo dài nhiều tháng để câu giờ. Đó là thời gian đợi để có thể bào chế ra thuốc kháng và vaccine. Nhưng đó cũng là thời gian để những người đã nhiễm bệnh được chăm sóc tốt nhất. Nước Đức có hệ thống y tế tuyệt vời, có lẽ là một trong những nước có hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Điều đó có thể cho chúng ta niềm tin. Nhưng các bệnh viện của chúng ta sẽ hoàn toàn quá tải nếu trong một thời gian rất ngắn nhiều người bị nhiễm nặng virus Corona. Đó không chỉ đơn thuần là những con số trừu tượng theo thống kê, mà đó chính là ông bà, cha mẹ hoặc bạn đời của bạn. Họ đều là những người cùng chúng ta sống trong một quần thể, mỗi con người, mỗi sinh mạng đều quý giá. Nhân đây, trước hết, tôi muốn gửi đến tất cả các y bác sĩ, lực lượng chăm sóc hoặc bất cứ ai phục vụ và làm việc trong các bệnh viện, trong hệ thống y tế của chúng ta. Các bạn đang ở tuyến đầu của cuộc chiến. Các bạn là những người đầu tiên thấy bệnh nhân và những điều phức tạp trong việc lây nhiễm. Ngày nào các bạn cũng gặp những ca bệnh mới, các bạn luôn có mặt vì mạng sống của người khác. Công việc các bạn đang làm thật to lớn, tôi cám ơn các bạn bằng cả trái tim mình. Tóm lại: Làm sao để con virus chậm lại trên con đường mà nó đang hoành hành ở nước Đức. Và như vậy chúng ta phải hạn chế đến mức tối đa giao tiếp xã hội cũng như cuộc sống nơi công cộng, coi đó như yếu tố sống còn. Tất nhiên với tất cả sự nghiêm túc và khả năng định lượng, bởi vì nhà nước vẫn hoạt động, hoạt động cung ứng đương nhiên vẫn tiếp tục bảo đảm và chúng ta cố gắng bảo đảm các hoạt động kinh tế càng nhiều càng tốt. Tất cả những điều gây nguy hại cho con người, làm tổn hại đến cá nhân cũng như tập thể chúng ta phải giảm thiểu. Chúng ta phải hạn chế người này lây cho người khác ở mức quyết liệt nhất như có thể. Tôi biết rõ việc hạn chế này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào: Không hội họp, không hội chợ trưng bày, không có các sự kiện văn hóa và trước hết đóng cửa trường học, trường đại học, nhà trẻ, không được chơi trên sân chơi. Tôi biết rõ việc đóng cửa này đã được liên bang và các tiểu bang đã thống nhất, làm tổn thương đến cuộc sống cũng như những điều đáng lẽ là đương nhiên của nền dân chủ trên đất nước chúng ta. Đó là những ngăn cấm chưa từng có ở Đức. Các bạn hãy cho tôi được nhấn mạnh: Đối với những người như tôi, những người đã từng đấu tranh không mệt mỏi cho tự do đi lại thì những quy định hạn chế này chỉ có thể biện luận là điều bất đắc dĩ, không còn cách nào khác. Trong một thể chế dân chủ những quyết định như thế này không hề dễ dàng và chỉ có tính tạm thời. Hiện tại không thể bỏ được, chỉ vì mục đích cứu người. Chính vì thế từ đầu tuần đến giờ việc kiểm soát biên giới và hạn chế nhập cảnh đối với một số nước láng giềng quan trọng đã có hiệu lực. Đối với nền kinh tế, các hãng lớn cũng như các xí nghiệp nhỏ, các cửa hàng, quán ăn, người làm nghề tự do thì đây là thời kỳ rất khó khăn. Những tuần tiếp theo còn khó khăn hơn. Tôi hứa với các bạn: Chính phủ liên bang sẽ làm tất cả những gì trong khả năng cho phép để giảm bớt hậu quả về kinh tế và trước hết là giữ được chỗ làm việc. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao động vượt qua thử thách to lớn này. Tất cả các bạn có thể tin rằng, việc cung cấp lương thực thực phẩm sẽ được bảo đảm mọi lúc mọi nơi. Nếu một ngày trên kệ bày hàng không còn hàng thì sẽ được cung cấp ngay để bù lại. Tôi muốn nói với những người đi siêu thị một điều: Dự trữ là điều dễ hiểu như từ trước đến giờ vẫn xảy ra nhưng phải có chừng mực. Tồn trữ cứ như không bao giờ có lại nữa thật vô nghĩa và còn có nghĩa là ích kỷ không nghĩ đến người khác. Các bạn hãy để cho tôi cám ơn những người mà từ trước đến giờ hiếm khi được nhận lời cảm tạ. Trong những ngày này, ai thu ngân hoặc bầy hàng lên kệ trong các siêu thị là những người thực sự vất vả. Cám ơn vì các bạn luôn làm việc vì đồng bào và đúng nghĩa là để giữ cho cửa hàng hoạt động. Bây giờ tôi xin nói đến vấn đề mà tôi cho là khẩn cấp nhất: Tất cả các biện pháp nhà nước đưa ra sẽ thất bại nếu chúng ta không có một phương thức hiệu quả chống lại sự lây lan rất nhanh của virus: Đó chính là chúng ta! Virus tấn công không phân biệt ai nên tất cả mỗi cá nhân đều phải góp sức. Điều đầu tiên chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc rằng vấn đề chính hiện nay là gì. Không hoảng loạn, nhưng cũng đừng nghĩ rằng, anh này hay chị kia làm sao bị được. Không ai được đứng ngoài cuộc. Tất cả phải cố gắng hết mình. Đại dịch đã cho chúng ta thấy: Chúng ta tuyệt vời như thế nào nếu ứng xử đầy trách nhiệm với người khác và qua đó hành động chung của chúng ta sẽ bảo vệ sinh mạng của chính mình, chúng ta sẽ mạnh lên. Trách nhiệm là của tất cả mọi người. Chúng ta không thụ động chấp nhận sự lây lan của virus. Chúng ta có một cách chống: Chúng ta phải giữ khoảng cách với nhau. Lời khuyên của các nhà vi trùng học rất rõ ràng: Không bắt tay nhau, rửa tay thường xuyên và kỹ càng, đứng cách nhau ít nhất một mét rưỡi và tốt nhất không nên gặp những người lớn tuổi, vì đây là nhóm người nguy cơ bị nhiễm rất cao. Tôi biết những đòi hỏi của chúng tôi gây phiền nhiễu. Chúng tôi muốn rằng đáng lẽ trong thời điểm khốn khó này con người phải gần gũi nhau hơn. Chúng tôi cũng biết sự ấm cúng giữa người với người là gần nhau hay được tiếp xúc với nhau. Nhưng hiện tại, làm ngược lại mới đúng. Tất cả phải thực sự hiểu điều này: Trong lúc này giữ khoảng cách với nhau là trách nhiệm giữ gìn cho nhau. Thăm nhau với ý tốt, những chuyến đi không phải quá cần thiết đều có thể là những tác nhân lây bệnh và như vậy đừng để xảy ra. Có lý khi các chuyên gia nói: Ông bà và cháu trong thời điểm hiện nay không nên gần nhau. Ai tránh được những cuộc gặp mặt không cần thiết lúc này, tức là đã giúp những người hàng ngày đang phải chăm sóc các ca nhiễm trong các bệnh viện. Như vậy chúng ta đã cứu mạng sống của người khác. Đó là điều thực sự khó đối với nhiều người, và không nên sợ: Không ai sẽ bị bỏ mặc một mình, họ là những người có sự tin tưởng và đòi hỏi chính đáng được chăm sóc. Như một gia đình, với trách nhiệm xã hội, chúng ta sẽ tìm hình thức khác để giúp nhau. Ngay từ bây giờ đã có nhiều hình thức sáng tạo để kháng lại virus và hậu quả xã hội của nó. Bây giờ đã có những cháu thu Podcast (hình và âm thanh) gửi cho ông bà để họ không cảm thấy cô đơn. Tất cả chúng ta phải tìm cách để thể hiện cảm xúc và tình cảm: Dùng Skype, điên thoại, thư điện tử và có thể lại viết thư. Bưu điện cũng sẵn sàng chuyển thư. Bây giờ người ta đã nghe đến những ví dụ tuyệt vời về giúp đỡ những người lớn tuổi không thể tự đi mua sắm được. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ còn nhiều những việc đáng nói khác. Là một cộng đồng xã hội, chúng ta sẽ thể hiện việc không bỏ rơi một ai, không để ai cô độc. Tôi kêu gọi các bạn: Hãy giữ nghiêm những quy định có hiệu lực trong thời gian này. Chính phủ sẽ liên tục kiểm tra để hiệu chỉnh kịp thời và bổ sung những gì cần thiết. Tình hình thay đổi liên tục, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và ứng xử phù hợp bằng những hình thức khác. Trong trường hợp đó, chúng tôi cũng sẽ lý giải rõ ràng. Chính vì thế tôi cũng xin các bạn: Đừng tin những lời đồn đoán mà hãy tin vào những thông tin chính thức, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Chúng ta là một thể chế dân chủ, không sống trong sự bắt buộc mà dùng sự chia sẻ kiến thức cũng như tôn trọng cộng tác. Đây là một nhiệm vụ lịch sử mà chỉ khi sát cánh cùng nhau chúng ta mới có thể vượt qua. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, chúng ta sẽ vượt qua cơn khủng hoảng này. Nhưng con số nạn nhân mất mát như thế nào? Chúng ta phải mất bao nhiêu con người yêu quý? Câu trả lời phần lớn nằm trong tay chúng ta. Chúng ta quyết tâm cùng nhau hành động. Chúng ta chấp nhận những hạn chế về tự do vừa đưa ra và đoàn kết bên nhau. Tình hình rất căng thẳng và chưa biết thế nào. Điều đó có nghĩa là: Nó phụ thuộc vào tính kỷ cương của mỗi con người, tuân thủ các quy định và thực hiện nó trong thực tế. Chúng ta phải thể hiện, dù việc như thế này chưa từng có tiền lệ, chúng ta hành động bằng trái tim và sự nghiêm túc để cứu người. Tất cả chúng ta đều phải có nghĩa vụ thực hiện, không có ngoại lệ, không trừ một ai. Hãy chú ý đến sức khỏe của bạn và người thân. Cám ơn các bạn! *** So với Đức, thời gian Việt Nam đối diện với dịch viêm phổi Vũ Hán dài hơn. Tuy số lượng người lây nhiễm, phải cách ly và tổn thất nhân mạng ít hơn nhưng tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam có lẽ không kém trầm trọng hơn. Tuy nhiên đã có viên chức hữu trách nào của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta thưa chuyện với đồng bào ta thẳng thắn, chân thành và tạo được sự tin cậy, đồng tình sâu rộng như thế? Tin mới nhất: Sau một thời gian dài biệt tăm và vì vậy mà tạo ra đủ loại đồn đoán, chê trách, cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội vừa… tái xuất giang hồ. Giữa lúc virus gây dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng, kinh tế - xã hội chao đảo, dân chúng hoang mang về tương lai, hoạt động chính thức ngay sau khi… tái xuất giang hồ của Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là… chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13, cảnh báo việc lựa chọn, sắp đặt các cá nhân lãnh đạo đảng để lãnh đạo quốc gia, dân tộc trong nhiệm kỳ tới là “hết sức nặng nề” và yêu cầu “hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao”. Đó cũng là hoạt động chính thức ngay sau khi… tái xuất giang hồ của… Chủ tịch Quốc hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (4). Trước giờ, dân Đức vẫn dùng lá phiếu của chính họ để lựa chọn những người lãnh đạo quốc gia như bà Angela Merkel, hoặc loại bỏ những cá nhân bất xứng mà dịch viêm phổi Vũ Hán chính là một loại thước để đo tâm lực, trí lực, năng lực. Dân ta xem lá phiếu của chính mình như thế nào để đảng ta có thể nhận… ủy nhiệm mang tính vĩnh viễn, chủ động sắp đặt nhân sự lãnh đạo quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta và do vậy mà trở thành chủ quan đến mức có thể thản nhiên bảo rằng phải “nuôi ăn 104 triệu người”? Chú thích (1) https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-trong-moi-tinh-huong-20200318173437304.htm (2) https://www.facebook.com/nguyenhuuvinh.basam/posts/212609069987996 (3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1069890673396217&id=100011258821919 (4) https://vov.vn/chinh-tri/dang/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-chu-tri-hop-tieu-ban-nhan-su-dai-hoi-xiii-1024064.vov
......

Sự "sáng suốt" của quan thầy ĐCS Việt Nam

Van Nga Do| Hiện nay Italia đã vượt rất xa Trung Quốc về số người chết vì dịch Cúm Tàu, 4125 so với 3144. Trong khi đó người nhiễm ở Italia chỉ bằng 68% số người nhiễm tại Trung Quốc, điều này làm cho rất nhiều người nghi ngờ con số ca nhiễm và tử vong mà phía chính quyền Trung Cộng thông báo. Người ta nghi ngờ Trung Quốc cũng hoàn toàn hợp lý, bởi vì như ta biết, chính quyền Trung cộng đã phơi bày hành động chống lại những thông tin trung thực từ rất sơm khi mà họ đã bắt bỏ tù bác sỹ báo động dịch cúm. Và sau đó thực tế đã cho thấy, vị bác sỹ kia đã đúng còn chính quyền Trung cộng đã lộ rõ bản chất một chính quyền cố tình bưng bít thông tin. Thêm vào đó là mới đây, 3 nhà mạng điện thoại di động của Trung quốc bị sụt giảm gần 15 triệu thuê bao. Một sự sụt giảm bất thường qua 2 tháng mùa dịch đã cho thấy, con số mà chính quyền Trung cộng đưa ra là không đáng tin cậy. Như tôi đã phân tích trong bài “Bí Ẩn Trong Sự Thành Công Của Việc Kiểm Soát Dịch Bệnh” rằng, nỗ lực chống dịch của chính quyền chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, điều kiện đủ là ý thức của toàn dân trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Mà để cho dân không chủ quan thì trước hết chính quyền phải trung thực và minh bạch thông tin. Ở đây chính quyền Trung cộng đã giấu diếm thông tin vì họ xem bản thân ĐCS Trung quốc hoàn toàn có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tự chống dịch của nhân dân và họ đã sai. Họ sai phần vì thiếu tầm nhìn, phần thì thói kiêu ngạo CS. Điều mà chúng ta thấy ở chính quyền CS Trung quốc là họ cứ luôn luôn bưng bít thông tin, chỉ thừa nhận sai không còn đường chối cãi. Hành động này của quan thầy ĐCS Việt Nam xuất phát từ tư tưởng là phải tạo ổn định chính trị bằng mọi giá, cứ có tin tức xấu là tự động ém hoặc chế số liệu dù đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Chính vì cách làm kiểu con vẹt như vậy mà đã đưa đến những hệ lụy không thể nào lường hết được. Nếu thừa nhận sự cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng sớm thì rất có thể lúc đó cả chính quyền và nhân Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn rồi. Để đến khi dịch bùng phát làm chính quyền mất kiểm soát thì mới thừa nhận thì lúc này đã quá muộn. Dịch đã nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và lan ra toàn thế giới. Nếu thừa nhận dich cúm đúng với thực tế xảy ra thì chính quyền Trung Cộng có 2 cái lợi: thứ nhất là không bị lộ chân tướng dối trá trước dân; thứ nhì là có thể khống chế được dịch bệnh tốt hơn để tránh thiệt hại lớn về sau. Được biết, khi cơn dịch bùng phát, chính quyền Trung Cộng đã vất vả đối phó. Họ đã cho phong tỏa tất cả 14 tỉnh và thành phố. Chỉ tính trong phạm vi 14 tỉnh và thành phố này thôi thì nó đã đóng góp đến 69% GDP cũng và chiếm đến 78% xuất khẩu của Trung Quốc. Và thêm vào đó là 5 tỉnh thành lớn khác chiếm 50% tổng số việc làm và 48% tổng doanh thu bán lẻ của nền kinh tế Trung Quốc là Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh, Sơn Đông cũng nhận hậu quả nặng nề. Hậu quả là có đến gần 90% các doanh nghiệp nằm ở khu vực này gặp khó khăn. Ước tính có đến một nửa số lao động trên toàn Trung Quốc hiện không ở trong các nhà máy. Đấy chỉ là mới thiệt hại kinh tế bên trong nội địa Trung Quốc, ngoài ra khi mà để dịch bệnh lan ra thế giới, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nữa khi bị thế giới mà đặc biệt là các thị trường lớn tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc. Như ta biết, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc xuất khẩu rất nhiều. Hiện nay tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có đầu tư rất lớn vào nước đông dân này. Nhờ đó mà Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, là nơi khởi đầu của rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Như ta biết, chuỗi cung ứng toàn cầu là một chuỗi liên tục có điểm xuất phát là nơi nguyên liệu thô ở nước này nhưng điểm tiêu thụ cuối cùng là ở nước khác. Được biết năm 2019, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch là 2.500 tỷ USD vượt xa nước thứ nhì là Mỹ chỉ có 1.700 tỷ USD. Điều này cho thấy, Trung Quốc quốc gia xuất phát rất nhiều chuỗi cung ứng nhất. Khi mà Mỹ và EU bùng phát dịch thì điều đó kéo theo các đơn đặt hàng từ các thị trường này sẽ bị cắt giảm hoặc bị hoãn. Chính điều này nó sẽ làm cho nền sản xuất Trung Quốc đình trệ một thời gian dài sau khi Trung Quốc đã kiểm soát dịch và lực lượng lao động của đất nước này đã hoàn toàn để sẵn sàng làm việc trở lại. Đây chính cách mà thế giới tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc khi mà chính cách xử lý vô cùng yếu kém của ĐCS Trung Quốc khi đã để con virus Corona xuất khẩu sang Mỹ và EU. Sự tác động ngược này được xem là cú hồi mã thương do Trung Quốc đã để virus dịch bệnh bắn vào người ta. Không phải cứ xuất khẩu những thứ xấu xa mà không nhận hậu quả đâu, mà ngược lại có nhân thì ắt có quả. Nếu cộng với những thiệt hại trực tiếp bởi dịch cúm gây ra nữa thì có phải Trung Quốc phải chịu thiệt hại kép không? Năm 2019 được biết là năm tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua của nền kinh tế Trung Quốc, nên rất có thể thiệt hại kép này sẽ kết thúc luôn giai đoạn tăng trưởng cao của Trung Quốc và đưa đất nước này vào quỹ đạo trì trệ lâu dài. Có người cho rằng, khi dịch cúm bùng phát thì cả Âu Châu và Mỹ chỉ đóng cửa biên giới là để kiểm soát dịch bệnh lây lan do sự di chuyển của các cá nhân, chứ họ hoàn toàn không phải đóng cửa giao thương hàng hóa hay ngừng nhập khẩu hàng từ các nước này. Vâng! Lập luận này mới nghe có vẻ như đúng nhưng thực ra đây là cái nhìn hạn hẹp chỉ thấy 1 mà không thấy 2. Biết rằng Mỹ và EU không cấm giao thương buôn bán với Trung Quốc, nhưng nên nhớ, trong chuỗi cung ứng toàn cầu tính từ khâu làm ra nguyên liệu thô ở Trung Quốc cho đến điểm cuối cùng là khách hàng tiêu thụ ở Mỹ và EU, thì khi mà điểm cuối bị nghẽn thì ắt điểm đầu cũng ứ. Như ta biết, một khi Mỹ và EU có dịch người dân xứ này sẽ bị cách ly, điều đó kéo theo nhu cầu của họ cũng bị cắt giảm đi rất nhiều. Mà ta biết điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng là người tiêu dùng. Như vậy, giả sử như, nếu chính quyền Trung Quốc ủng hộ cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng thì rất có thể đã tránh được sự thiệt hại kép này. Sự cứng đầu, hành động máy móc như con vẹt, tự cho mình làm trái quy luật tự nhiên đã đưa Trung Quốc đến với khủng hoảng lâu dài. Cái gì cũng có cái giá của nó. Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, ĐCS Tàu cũng vô minh làm bừa và phải trả giá đắt chứ nó có phải là sáng suốt đâu? Có chăng nó chỉ sáng suốt hơn ĐCS Việt Nam mà thôi. Thật bất hạnh khi mà nhất cử nhất động của ĐCS Tàu đều được ĐCS Việt Nam bê nguyên si về áp trên đầu nhân dân mà không biết chọn lọc. Quang thầy đã vô minh thì kẻ bắt chước nó có thể “chí minh” được sao? Dân tộc Việt Nam đúng là một dân tộc bất hạnh! -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/…/con-duong-nao-de-doanh-nghi… https://ndh.vn/…/quoc-gia-lanh-tho-nao-xuat-khau-nhieu-nhat…  
......

Covid-19 nước Ý có còn là nước Ý?

Việt Tân Theo hãng tin AFP, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn Châu Âu vào thời điểm hôm 20 Tháng Ba 2020 đã tăng hơn 100.000 ca. Tuy nhiên một diễn tiến không ai ngờ được là Ý trở thành quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc (ca 80.928). Và với 3.405 ca tử vong Ý đã qua mặt Trung Quốc theo tổng số ca tử vong được báo cáo mà Bắc Kinh đưa ra. Vì sao Ý thiệt hại nặng trong dịch viêm phổi Vũ Hán hơn các nước khác tại Châu Âu? Ý là quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 tham gia dự án "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Mối liên hệ chặt chẽ giữa miền Bắc nước Ý và Vũ Hán chính là nguyên nhân giúp cho quan hệ giữa Ý và Trung Quốc mặn mà hơn và qua đó sự đi lại giữ 2 nước nhộn nhịp hơn. Theo thông tin của trang AltNewsMedia nhiều công ty dệt may của Ý đã bị Trung Quốc mua. Sau đó Ý đã cho phép 100.000 công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán và Ôn Châu chuyển đến Ý làm việc trong các nhà máy này. Nhiều đường bay trực tiếp nối liền Vũ Hán và Bắc Ý được hình thành giúp cho sự di chuyển qua lại giữa 2 quốc gia càng nhanh chóng hơn xưa. Đó là lý do chính khiến Ý trở thành điểm nóng của Châu Âu liên quan đến việc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Qua đó cộng đồng Châu Âu cũng như thế giới mới chợt phát giác ra những gì đã và đang xảy ra tại miền Bắc nước Ý. Hàng Ý không phải của Ý và câu chuyện về mafia Trung Quốc Số người Trung Quốc sinh sống tại vùng đất này gia tăng đáng kể, kể cả người sống bất hợp pháp. Thành phố Prato từ lâu đã là nơi sản xuất của các đơn vị dệt may thuộc sở hữu của Ý, nơi quần áo được sản xuất với giá rẻ. Tuy nhiên, sau khi những công ty may dệt của Ý lọt vào tay Bắc Kinh thì Trung Quốc điều hành các nhà máy theo cách riêng của mình. Sử dụng các loại vải rẻ hơn được nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như sử dụng lực lượng lao động đến từ Trung Quốc, kể cả người nhập cư bất hợp pháp. Với kiểu kinh doanh này lợi nhuận thu về khủng khiếp vì đầu ra và vào chênh lệch quá lớn. Vào thời điểm ông Marco Landi, chủ tịch của chi nhánh thương mại CNA của Tuscany trả lời phỏng vấn BBC (năm 2013), ông cho biết có 4.000 nhà máy sản xuất quần áo do người Trung Quốc điều hành tại Prato sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ bao gồm Primark, H & M và Topshop. Việc tìm hiểu tại sao dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát đặc biệt dữ dội tại Ý có lẽ nhiều người mới chạm đến sự mất mát vô cùng to lớn của đất nước Ý. Mất một thương hiệu thời trang mà cả thế giới đều yêu chuộng. “Made in Italy” giờ đây không còn là hàng Ý thực sự nữa, bởi phần lớn nó được làm từ nguyên liệu và nhân công Trung Quốc sinh sống tại Ý. Xin được nhắc lại: Dịch COVID-19 được báo cáo đầu tiên ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc hồi cuối năm 2019 và từ đó lan ra toàn thế giới với tỉ lệ đáng báo động. Virus corona đã lây nhiễm cho hơn 236.000 người và khiến hơn 9.800 người tử vong. Trong đó, Trung Quốc chiếm 3.245 ca tử vong. Quan hệ Ý- Trung Quốc còn rất non trẻ nhưng Ý đã mất đi một thương hiệu thời trang quý báu. Còn Việt Nam thì sao? Việt Nam đã mất những gì từ khi giới lãnh đạo CSVN đến Thành Đô trong tư thế quỳ gối để nối lại mối bang giao với Bắc Kinh? Ngọc Thu    
......

Trung quốc lại đóng vai “người hùng“!

Manh Kim| Khó có thể biết chính xác Trung Quốc khống chế được dịch bệnh chưa vì những con số của họ đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này để thực hiện một chiến dịch mới nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm họa cho nhân loại trở thành nạn nhân rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới! Khi Mỹ đang tối tăm mặt mũi với việc chống trận dịch và Liên minh châu Âu (EU) hỗn loạn bởi coronavirus, Trung Quốc đã nhanh chân “điền vào chỗ trống”. Chiến dịch truyền thông “Trung Quốc chiến thắng trận dịch” bắt đầu tăng mạnh từ sau chuyến kinh lý của Tập Cận Bình đến Vũ Hán ngày 10-3-2020, được thực hiện cùng lúc với chiến dịch tuyên truyền biến Trung Quốc từ “thủ phạm” thành “nạn nhân”, rằng nguồn gốc trận đại dịch không phải bắt nguồn từ nước họ và “cho dù như vậy đi nữa” thì Trung Quốc vẫn sẵn sàng giúp thế giới. Trong khi không quốc gia nào thuộc EU đáp lại lời khẩn cầu của Rome thì Trung Quốc tuyên bố gửi đến Ý 1.000 máy thở, hai triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng chống độc, 20.000 trang phục bảo hộ và 50.000 bộ xét nghiệm. Cùng ngày loan bố hứa giúp Ý, Trung Quốc gửi 2.000 bộ xét nghiệm nhanh đến Philippines. Đồng thời, Bắc Kinh đưa chuyên gia y tế và gửi 250.000 khẩu trang đến Iran; chuyển hàng viện trợ đến Serbia, nơi Tổng thống nước này, Aleksandar Vučić, nói rằng sự đoàn kết EU chỉ là “một chuyện cổ tích” và rằng “quốc gia duy nhất giúp chúng tôi là Trung Quốc”. Người đồng sáng lập tập đoàn Alibabab, Jack Ma (Mã Vân), cũng hứa gửi nhiều bộ xét nghiệm và khẩu trang tặng Mỹ, và gửi 20.000 bộ xét nghiệm và 100.000 khẩu trang cho mỗi nước trong tất cả 54 quốc gia châu Phi (Foreign Affairs 18-3-2020). Hàng viện trợ y tế Trung Quốc nhập cảng Rome (Italian Red Cross Press Office, via Shutterstock) Chiến dịch “ngoại giao coronavirus” đang tăng tốc dữ dội. Trung Quốc tổ chức liên tục các hội thảo trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với hàng chục quốc gia. Có điều, như chính sách và chiến lược ngoại giao lâu nay của họ, Trung Quốc chỉ “trao đổi” và “chia sẻ” với những quốc gia thuộc “phe ta” - chủ yếu với những nước Trung và Đông Âu qua cơ chế “17+1” (17 quốc gia khu vực trên và Trung Quốc), qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải, và với những nước nằm trên chuỗi “Nhất đới Nhất lộ”. Tin tức và hình ảnh chiến dịch “ngoại giao coronavirus” được phát rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong nước, tạo ra hình ảnh một Trung Quốc đang đứng tuyến đầu với vị trí lãnh đạo toàn cầu, giúp người dân “phấn chấn”, giúp dư luận bớt chỉ trích chính quyền và đặc biệt giúp Tập giữ thăng bằng lại cái ghế quyền lực chao đảo trên thượng tầng Trung Nam Hải kể từ khi vụ dịch bùng nổ. Bởi sự bưng bít thông tin nước ngoài nên người Trung Quốc có thể chỉ thấy được sự hào phóng của Trung Quốc đối với thế giới mà không biết rằng sự “tử tế” trong việc gửi tặng khẩu trang cho nhiều nước đã đến sau một sự láu cá khác: chỉ trong tuần đầu tiên sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang. UPS chuyển hai triệu khẩu trang đến Trung Quốc (UPS) Dân chúng Trung Quốc cũng chỉ thấy sự “hào phóng” và “nhân đạo” từ những gì báo chí tuyên truyền mô tả mà nhiều chi tiết liên quan chiến dịch trợ giúp Trung Quốc trước đó của thế giới đã được cố tình làm mờ nhạt. Chẳng hạn chuyện công ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ - MAP International và MedShare - đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ và 280.000 găng tay. Bây giờ, Trung Quốc “xua” lực lượng dư luận viên trong nước lên các diễn đàn mạng xã hội cười cợt rằng một nước như Mỹ mà không sản xuất được khẩu trang và phải cần Trung Quốc hỗ trợ những thiết bị y tế căn bản. Dĩ nhiên truyền thông Trung Quốc nói chung cũng lờ đi việc hồi tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán (Vũ Hán thị đệ tứ y viện). Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim… Tận dụng cơ hội và khai thác tối đa yếu tố thời điểm để chứng tỏ vị trí xứng đáng lãnh đạo thế giới là điều mà Bắc Kinh luôn khao khát và bằng mọi giá thực hiện. Một thế giới đang phân mảnh và rối ren đã giúp họ dễ dàng thủ đắc điều này. Một thế giới hỗn loạn với việc đối phó dịch bệnh trong nước dường như cũng dễ dàng quên đi nguồn gốc trận dịch đến từ đâu và sự bùng phát của nó là từ Bắc Kinh chứ không phải Vũ Hán, rằng tấm thảm kịch nhân loại đang hứng chịu là hậu quả từ chính sách bưng bít và dối trá của một đảng cai trị chứ không phải từ sai lầm riêng của một quốc gia./.  
......

Tại sao Nguyễn Phú Trọng không dám đụng đến Lê Thanh Hải?

Trung Điền - Web Việt Tân| Biện pháp kỷ luật mà Bộ Chính Trị vừa quyết định trong phiên họp ngày 20 tháng Ba vừa qua dưới sự chủ tọa của ông Nguyễn Phú Trọng đối với hai ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân về những sai phạm liên quan đến dự án Thủ Thiêm là quá nhẹ. Ông Lê Thanh Hải (trái) -  ông Lê Hoàng Quân (phải) Ông Lê Thanh Hải chỉ bị phe ông Nguyễn Phú Trọng cách chức nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn nhiệm kỳ 2010-2015, trong khi vẫn được cho tiếp tục giữ chức nguyên Ủy viên Bộ chính trị ở hai nhiệm kỳ 2006-2010 và 2011 – 2016. Còn ông Lê Hoàng Quân thì chỉ bị cảnh cáo, vẫn giữ chức vụ nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy Sài Gòn, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Sài Gòn. Trong đảng quy, đảng Cộng sản Việt Nam quy định biện pháp kỷ luật đối với một đảng viên gồm có 4 bậc từ thấp lên cao: Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức và Khai trừ. Dựa theo 4 bậc này thì việc ông Lê Thanh Hải chỉ bị cách chức – mà lại là cái chức đã bị thu hồi ông Hải không còn làm nữa, đó là nguyên bí thư thành ủy Sài gòn nhiệm kỳ 2010 – 2016, trong khi ông Hải vẫn còn giữ hàm ủy viên bộ chính trị, thì biện pháp kỷ luật này rõ ràng chỉ là làm cho lấy có mà thôi. Trong các đảng Cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng, khi một đảng viên leo lên hàng trung ương đảng, thì mơ ước của họ là ngồi vào ghế ủy viên bộ chính trị và nếu phe nhóm của mình mạnh thì leo lên hàng Tứ trụ. Khi leo lên hàng Tứ trụ (Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội) thì ngoài những ưu đãi về quyền lực, khi qua đời còn được đảng tổ chức quốc táng và được cấp cho một số đất đai để làm “đền thờ” như đền thờ Trần Đại Quang ở Ninh Bình, đền thờ Phan Văn Khải ở Củ Chi, v.v. Còn đối với những người thuộc hàng ủy viên bộ chính trị thì khi về hưu, mọi bổng lộc không có gì thay đổi. Nghĩa là khi còn làm việc hay khi đã nghỉ hưu vẫn được ở nhà của chính phủ nếu muốn, và mọi di chuyển, đi lại kể cả chăm sóc sức khoẻ đều được những ưu đãi đặc biệt. Chính những bậc thang được quy định bổng lộc như vậy trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN, người ta không ngạc nhiên về kết quả kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải và trước đó là ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, chỉ bị mức kỷ luật khiển trách trong vụ làm thất thoát 3000 tỷ đồng trong dự án đầu tư mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên do Trung Cộng đầu tư xây dựng. Nhưng việc ông Lê Thanh Hải  và Lê Hoàng Quân chỉ bị kỷ luật nhẹ còn có một nguyên do khác, quan trọng hơn, đó là nhờ bóng của ông Trương Tấn Sang. Trước khi được đưa vào hàng Tứ trụ trong vai trò Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016, ông Trương Tấn Sang giữ vai trò Thường trực ban bí thư, phụ tá cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, vì thế mà có nhiều triển vọng trở thành Tổng bí thư khi Nông Đức Mạnh về hưu trong nhiệm kỳ 2011-2016. Nhưng ông Sang bị rơi vào cuộc đấu đá quyết liệt với phe ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là Thủ tướng về việc tranh nhau ghế Tổng bí thư. Cuộc chiến bất phân thắng bại, rốt cuộc ông Trương Tấn Sang đã ủng hộ để cho ông Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Chủ Tịch Quốc Hội, lên làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 2011-2016 như là trái độn. Khi lên làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng rất cô thế và gặp rất nhiều áp lực từ phe Nguyễn Tấn Dũng nên đã phải hợp tác với phe Trương Tấn Sang và phe ông Đinh Thế Huynh – đang là Thường trực Ban bí thư, để chống lại phe ông Nguyễn Tấn Dũng bằng chủ trương chống tham nhũng. Cuộc chiến chống phe Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu bùng nổ từ năm 2012, khi ông Trọng lấy lại chức Chủ tịch phòng chống tham nhũng từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng, thành lập lại Ban Nội chính Trung ương và Ban Kinh tế Trung ương để giảm bớt quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng. Những thay đổi quyền lực nói trên, nếu không có sự hỗ trợ tích cực của ông Trương Tấn Sang vào lúc dó, một mình ông Nguyễn Phú Trọng khó thành công vì phe Nguyễn Tấn Dũng không những chiếm hầu hết ở các Bộ, trong Trung ương đảng mà còn có rất nhiều tiền để khuynh loát trong nội bộ. Lê Thanh Hải vốn là đàn em của Trương Tấn Sang từ lúc ông Sang làm Bí thư Thành Ủy Sài Gòn nhiệm kỳ 1996-2000, nên nhờ đó mà Lê Thanh Hải đã không những xây dựng quyền lực của mình trong Thành ủy, mà còn trở thành lãnh chúa Sài Gòn từ năm 2006 khi bước lên ghế Ủy viên Bộ chính trị nhiệm kỳ XI (2006 – 2011) và nhiệm kỳ XII (2011-2016). Một điều dị thường khác đối với ông Nguyễn Phú Trọng là từ lúc lên làm Tổng bí thư khóa XI và khóa XII, hầu như không lần nào ông đặt chân đến sinh hoạt các đảng bộ tại Sài Gòn nói riêng và ở miền Nam nói chung. Ông Trọng chỉ đến Sài Gòn vài lần để dự ngày lễ kỷ niệm 30 tháng Tư, và một lần sau cùng là đến Kiên Giang – nơi ông đã bị đột quỵ vào ngày 17 tháng Tư, 2019. Với một Tổng bí thư không hề đặt chân đến miền Nam, nhất là Sài Gòn, thì làm sao ông Trọng có thể hiểu rõ được những sai trái của cán bộ đối với các dự án phát triển Thủ Thiêm, cùng những tai họa mà hàng ngàn dân oan tại vùng đất này phải gánh chịu. Mà nếu ông Nguyễn Phú Trọng có muốn thọc tay vào giải quyết rốt ráo cũng không được vì sẽ phải đối đầu lại những người đã từng giúp ông Trọng dành lấy quyền lực trong cuộc chiến với phe Nguyễn Tấn Dũng. Kết cuộc Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân đã không trở thành củi vì phe Nguyễn Phú Trọng không dám đụng đến băng đảng Lê Thanh Hải – Trương Tấn Sang, trong lúc chuẩn bị nhân sự đại hội 13. Trung Điền https://viettan.org/tai-sao-nguyen-phu-trong-khong-dam-dung-den-le-thanh-hai/
......

Việt Nam có đi theo con đường Corona của nước Ý hay không?

Timothy Trinh| Tính đến hôm nay, nhiều người đã chết bởi vì viêm phổi cấp Vũ Hán ở Ý hơn là ở Trung Quốc – tâm chấn ban đầu của đại dịch. Số người chết ở Ý đã tăng thêm vào ngày hôm qua, và hiện tại là 3.405 tử vong. Trong cùng lúc, Trung Quốc, với tổng số 3.245 người chết, cũng là ngày đầu tiên báo cáo không có ca nhiễm mới nào tại địa phương. Ông Giorgio Gori, thị trưởng thành phố Bergamo của Ý, cho biết hôm thứ Tư rằng số ca tử vong do vi-rút corona trong thị trấn có thể cao hơn nhiều so với báo cáo. “Có một số lượng đáng kể những người đã chết nhưng cái chết của họ không được quy cho vi-rút corona, bởi vì họ chết tại nhà hoặc trong một viện dưỡng lão”, ông Gori nói với phóng viên Reuters. “Có một số trường hợp chưa kịp lấy mẫu dịch bệnh để xét nghiệm”. Ít nhất các quan chức Ý thành thật nhìn nhận những thiếu sót có thể xảy ra trong các báo cáo của họ. Ngược lại, các con số của Trung Quốc không thể tin tưởng được, nếu không muốn nói là những báo cáo láo. Điển hình, sau khi Bắc Kinh tuyên bố Vũ Hán không có ca nhiễm mới trong ngày 18/3, thì cơ sở truyền thông NTD đã có bằng chứng cho thấy chỉ riêng một Cộng đồng Wangdian, ở Phố Jiufeng tại vùng phát triển Hồ Đông của Vũ Hán đã có 5 trường hợp được xác nhận vào lúc 5:00 chiều, ngày 18 tháng 3. Bản tin địa phương thông báo 5 ca nhiễm mới, trong khi trung ương báo cáo với quốc tế “không có ca nhiễm mới nào cả”. Đây là bản tin của Cộng đồng Wangdian, ở Phố Jiufeng tại vùng phát triển Hồ Đông của Vũ Hán báo cáo đã có 5 trường hợp được xác nhận vào lúc 5:00 chiều, ngày 18 tháng 3. Nhà nước Bắc Kinh báo cáo với quốc tế là không có ca nhiễm mới nào cả ở địa phương. Các bạn thử nhìn vào báo cáo tổng kết hôm nay. Nếu so sánh giữa tổng số 41.035 ca nhiễm (Ý) với 80.967 ca nhiễm (Trung Quốc), các bạn có thể đặt câu hỏi tại sao con số tử vong ở Ý lại cao hơn Trung Quốc (trong khi Trung Quốc có gần gấp đôi tổng số ca nhiễm). Có lẽ nào nước Ý có dân số nhiều người lớn tuổi đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản, nên số tử vong cao hơn. Hoặc có thể nhà nước Trung Quốc đã không đếm con số hàng ngàn người chết trong nhà và ngoài phố Vũ Hán trong thời gian qua. Hoặc có thể là cả hai. Việt Nam thì sao? Một quốc gia mở toanh cửa khẩu cho hàng chục ngàn khách Trung Quốc nhập vào từ Tết Nguyên Đán, nhưng báo cáo chỉ có 16 trường hợp kéo dài cả tháng trời. Tất nhiên là Việt Nam đã báo cáo thiếu sót, có lẽ vì không đủ năng lực để xét nghiệm con số người bệnh. Không xét nghiệm, sẽ không có kết quả. Không có kết quả, sẽ không có báo cáo. Việt Nam như người mù đang lần mò trong cơn đại dịch, không biết cả nước đã thật sự có bao nhiêu người nhiễm bệnh. Việt Nam có đi theo con đường corona của nước Ý hay không? Tất cả hậu quả từ hành động của một nhà nước mở toanh cửa khẩu sẽ dồn gánh nặng lên người dân trong nước. Hôm nay, mỗi người dân trong nước sẽ không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc phải hạn chế mọi sinh hoạt, đi lại, làm việc, học hành và tiếp xúc trong xã hội. Nếu không tạo được sự xa cách xã hội (social distancing) trong những tuần lễ tới đây, thì Việt Nam sẽ không thoát được tai họa hiện nay của nước Ý. Người Đà Lạt Xưa March 20, 2020.
......

Cách tính toán "khôn nạn" giúp dân trong mùa đại dịch của đảng

Le Anh| Nhà cầm quyền CSVN tuyên truyền rằng, để giúp dân trong mùa dịch là “giảm giá xăng”. Song song với việc “giảm giá xăng” thì họ lại “tăng giá điện”. Thử xem cách tính toán của đảng tại sao? Khi cả nước đang sốt vó lên về tình trạng lây lan dịch bệnh thì dĩ nhiên mọi người đều hạn chế ra đường và mỗi gia đình sẽ tự bảo vệ cho mình bằng cách tự cách ly. Khi cách ly thì người dân sẽ hạn chế xử dụng các phương tiện xe máy, xe ô tô và ngay cả những phương tiện khác trong giao thông và việc sử dụng xăng dầu sẽ giảm. Điều này dẫn đến việc giảm doanh thu cho đảng là chuyện đương nhiên. Nhất là thời điểm giá dầu trên thế giới đều giảm mạnh. Tuy nhiên, Đảng chọn thời điểm này tuyên truyền “giảm giá xăng” để tạo ấn tượng rằng nhà nước đang quan tâm đến đời sống khó khăn của người dân trong mùa Đại dịch như đang ban một ân huệ cho dân. Cùng lúc đó, thì lại “tăng giá điện” để trục lợi vì Đảng biết, một khi dân không ra đường thì phải ở nhà, chắc chắn việc sử dụng điện phải gia tăng. Cho nên tăng giá điện trong thời điểm này là “hợp lý” nhất theo tính toán của Đảng. Đúng là một đảng rất “khốn nạn”, tìm mọi cách tính toán để “móc hầu bao” người dân. Trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới tìm mọi cách giúp dân trong thời điểm khó khăn nhất như: - Mỹ chi 100 tỷ USD hỗ trợ dân chống dịch đồng thời giảm thuế. - Canada đã chi 82 tỷ CAD để giúp dân chống dịch. - Úc chi 17.6 tỷ AUD giúp các cơ sở thương mại nhỏ và vừa... đồng thời phát 750 đô cho những người thất nghiệp và hưu trí. Ngoài ra còn giúp đỡ cho những doanh nghiệp từ 2000 đến 25.000 Úc kim để giảm việc sa thải công nhân… Lê Ánh  
......

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo vị Tướng bất tử

Nguyễn Quang Duy|   Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vừa qua đời ở Connecticut, Hoa Kỳ, ngày 19/3/2020, hưởng thọ 87 tuổi. Xin chia sẻ suy nghĩ về một vị tướng lừng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lãnh 17 năm tù cộng sản vẫn không ngừng vận động để dân Việt thoát ách cộng sản.   Vị tướng gần dân… Gần 6 năm, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện và sau đó là tỉnh Định Tường, ông nổi tiếng là người thương lính và gần dân. Năm 1979, tôi sống trong vùng Đồng Tiến, An Giang, một hôm chủ nhà nhắc chuyện cũ, ông chỉ về chỗ tôi đang ngồi rồi nói: “Hồi đó ông Tướng Đảo có ghé thăm nhà mình, ỗng mặc áo thung, quần đùi ngồi (nhậu) ở chỗ Bảy nó đang ngồi đó (tôi thứ bảy trong gia đình nên ông chủ nhà gọi tôi là Bảy), ỗng thương dân lắm, ỗng nói bà con kêu ỗng bằng anh Tư, giờ nghe nói ỗng bị tù ở tận miền Bắc, thương ỗng lắm, bà con mình thương ỗng lắm…”   Vị Tướng và tôi… Cuối năm 2004, Tướng Đảo cùng phái đoàn Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa sang thăm Úc, có ghé Canberra, vào Quốc Hội Úc vận động nhân quyền, sau đó có gặp bà con trong Cộng Đồng tại Canberra, ở một quán ăn, để chia sẻ tâm sự. Tôi đến quán đúng lúc Tướng Đảo tới, tôi gặp ông ngay cửa quán ăn, ông đứng thẳng chào tôi theo Quân Cách rồi hỏi: “Chiến hữu thuộc đơn vị nào?” Tôi hơi bỡ ngỡ trả lời ông “Thưa Thiếu Tướng thế hệ tiếp nối”, xong tôi đưa tay ra xin bắt tay ông và mời ông vào quán ăn. Hôm đó, ông nhắc nhở mọi người đừng quên những tội ác cộng sản đã gây ra, đừng quên nhưng không thù, vì thù oán không giải quyết được vấn đề, đừng quên để nhớ trách nhiệm của tập thể chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa hoàn tất đó là bảo vệ người dân khỏi ách cộng sản.   Vị Tướng và 9 người con… Tướng Đảo có chín người con, hai trai và bảy gái, khi cộng sản chiếm miền Nam tất cả đều ở lại Việt Nam, đều chịu chung số phận tù đày với đồng bào, cho đến năm 1979 mới vượt biên sang đến Mỹ. Cô Lê Bích Phượng, con gái thứ sáu trong gia đình Tướng Đảo, hiện làm phóng viên cho đài SBTN, có phỏng vấn Tướng Đảo tại sao ngày 30/4/1975 có điều kiện cho gia đình di tản sang Mỹ nhưng ông không thực hiện. Ông trả lời chiến hữu của ông cũng có con cái, họ đều phải ở lại Việt Nam, nếu ông cho các con di tản, giờ con cái chiến hữu của ông sẽ chỉ vào mặt các con ông mà nói: “Ba mày không chạy trốn, nhưng cho chúng mày chạy trốn.”, biết vậy, để giữ danh dự cho cả gia đình nên ông không cho các con di tản. Tướng Đảo còn nói, mà cũng nhờ mấy năm sống với cộng sản các con mới hiểu, vì sao ba chiến đấu bảo vệ miền Nam, các con mới hiểu, mà thương cho đồng bào vẫn chưa thoát được ách cộng sản như các con.   Vị Tướng thương dân… Được BBC tiếng Việt phỏng vấn Tướng Đảo cho biết: "Vợ tôi có hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam. Tôi cho bà ấy biết, dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn mình, họ đau khổ nhiều hơn mình, hơn 20 năm trong chế độ cộng sản.” Tướng Đảo cho biết một người cộng sản đã nói với ông rằng: “Các anh có biết, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ đâu, là tại các anh không dám cầm súng các anh bắn vô dân. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn...”   Vị Tướng thương cả “địch quân” Tướng Đảo cũng từng chia sẻ, bộ đội miền Bắc nhiều người còn rất trẻ chỉ 16 hay 17 tuổi, họ được mang thẳng từ miền Bắc vào, họ thiếu kinh nghiệm chiến trường, nên chết rất nhiều, tội nghiệp họ lắm, họ cũng là nạn nhân cộng sản. Ông cho biết Đức, Đại Hàn, Tàu cũng chia thành 2 miền, nhưng chỉ có cộng sản miền Bắc là mang quân đánh miền Nam. Miền Bắc hy sinh 2 hay 3 triệu những đứa con ưu tú của Việt Nam, miền Nam cũng hy sinh hằng triệu người, lỗi cũng tại những người cầm quyền miền Bắc quá tin vào chủ nghĩa cộng sản và quyết đánh chiếm miền Nam.   Vị Tướng anh hùng… Đầu tháng 4/1975, khi quân đội miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 tràn xuống miền Nam, Tướng Đảo chỉ huy Sư Đoàn 18 Bộ Binh tại mặt trận Xuân Lộc, Long Khánh. Lực lượng Bắc Việt do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy đông gấp 3 đến 5 lần hơn lực lượng của Tướng Đảo, có nơi hơn gấp 10 lần, nhưng đã bị chặn lại 12 ngày tổn thất nặng nề, cộng sản cho Tướng Trần Văn Trà lên thay và cho đổi hướng tiến quân. Xuân Lộc không còn là địa thế chặn quân miền Bắc, Tướng Đảo được lệnh rút quân, vào tối ngày 20/4/1975 ông rút khỏi Xuân Lộc mang theo được mọi vũ khí, cả pháo, cả đến thương binh và tử sĩ. Tướng Đảo đi bộ theo đoàn quân, ông đốc thúc binh sĩ hàng ngũ trật tự và nhanh chóng rút quân, đến sáng hôm sau phía cộng sản mới biết. Trận Xuân Lộc và cuộc rút quân tạo cho Tướng Đảo biệt danh “người hùng Xuân Lộc”, một biệt danh ông không muốn nhận. Ông cho biết trong suốt 25 năm, chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vừa phải chiến đấu để bảo vệ an ninh cho dân, vừa phải xây đường xá, xây cầu cống, xây trường học, xây nhà thương, xây nhà ở, xây làng xóm cho dân. Không một Quân Đội nước nào mà các binh sĩ đã có những đóng góp tích cực như vậy, vì thế theo ông mỗi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều là một anh hùng.   Vị Tướng với thế hệ tiếp nối… Trong lần hội luận do SBTN Úc châu tổ chức, được đồng hương hỏi ông nghĩ sao về một Chính Phủ ở hải ngoại, Tướng Đảo trả lời, sau biến cố 30/4/1975, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại, nhưng tinh thần Việt Nam Cộng Hòa theo ông thì bất diệt. Tinh thần Việt Nam Cộng Hòa không chỉ được lưu truyền ở hải ngoại cho các thế hệ thứ hai, thứ ba, mà còn được lưu truyền trong nước khi các thế hệ tiếp nối biết được quá trình giữ nước và dựng nước của ông cha. Bởi vậy chúng ta phải nói, nói cho con em chúng ta hiểu rõ.   Những vị Tướng bất tử… Ở tiểu học, tôi được dạy tấm gương của 2 vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu tuẩn tiết khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873. Biến cố 30/4/1975 tôi biết thêm 5 vị Tướng tuẫn tiết là Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê văn Hưng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, và Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ. Sau gần 45 năm, có thêm Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, với 17 năm tù cộng sản, không ngừng hy sinh vận động cho một Việt Nam không cộng sản. Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.   Nguyễn Quang Duy Melbourne, Úc Đại Lợi 21/3/2020
......

Vì sao Ý chịu thiệt hại nặng nề trong dịch viêm phổi Vũ Hán?

Có một suy luận về nguyên do nước Ý phải chịu thiệt hại nặng nề trong đại dịch viêm phổi mới, đáng tiếc rằng nó có thể sẽ mau chóng bị bỏ qua.  Khi tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán tiếp tục gia tăng, không nơi nào ở châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề hơn Ý và đặc biệt là miền Bắc nước này. Sau khi chính phủ Ý công bố phong tỏa toàn quốc, cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây đã bị đình trệ trong khi các trường hợp nhiễm bệnh vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này đã đặt ra câu hỏi tại sao Ý lại phải chịu đựng nhiều hơn các nước khác cho đến thời điểm này? Mối liên hệ giữa miền Bắc nước Ý và Vũ Hán Mới đây trang AltNewsMedia đã đưa ra một giả thuyết về những gì có thể ẩn sau điều này. Theo đó, nhiều người Ý ở miền Bắc nước này đã bán các công ty dệt may của họ cho Trung Quốc. Chính phủ nước này sau đó đã cho phép 100.000 công nhân Trung Quốc từ Vũ Hán và Ôn Châu chuyển đến Ý làm việc trong các nhà máy này, họ di chuyển trên các chuyến bay trực tiếp giữa Vũ Hán và Bắc Ý. Vậy có phải chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên khi miền Bắc nước Ý hiện là điểm nóng của châu Âu về việc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán hay không? “Có một thực tế mờ ám là Liên minh châu Âu đã nhắm mắt làm ngơ trước số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc tới làm việc trong các nhà máy của Ý”, AltNewsMedia tuyên bố. Với chính sách “Biên giới mở” giữa các nước trong Liên minh châu Âu, EU chắc hẳn đang cố gắng giữ bí mật này, nhưng thực tế là, Mafia Trung Quốc vận hành các nhà máy dệt của Ý với hàng chục ngàn người nhập cư bất hợp pháp đang chuyển hàng hóa sản xuất tại Ý vào Trung Quốc và các nơi khác, AltNewsMedia cho hay. Đây là một cách tiếp cận hợp lý khi điều tra về cách thức virus lan sang châu Âu, nhưng AltNewsMedia cho rằng nó sẽ bị bỏ qua. Hàng Ý không phải của Ý và câu chuyện về mafia Trung Quốc Thành phố Prato liền kề Florence từ lâu đã là nơi sản xuất của các đơn vị dệt may thuộc sở hữu của Ý, nơi quần áo được sản xuất với giá rẻ. Tuy nhiên, người Trung Quốc đã “đánh bại người Ý trong trò chơi của riêng họ”, như cách BBC nói, bằng việc thành lập các nhà máy của mình và sử dụng các loại vải rẻ hơn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Vào thời điểm ông Marco Landi, chủ tịch của chi nhánh thương mại CNA của Tuscany trả lời phỏng vấn BBC (năm 2013), ông cho biết có 4.000 nhà máy sản xuất quần áo do người Trung Quốc điều hành tại Prato sản xuất hàng may mặc cho các nhà bán lẻ bao gồm Primark, H & M và Topshop. “Hiện nay có nhiều nhà sản xuất hàng may mặc của Trung Quốc hơn so với các nhà sản xuất dệt may của Ý”, ông Marco Landi cho biết. Một xưởng may Trung Quốc ở Milan, Ý, tháng 5/2019  Chủ đề “made in Italy” (sản xuất ở Ý) đã được nhiều người yêu thích thời trang đề cập tới với nỗi niềm hoài cổ, rằng hàng “made in Italy” giờ đây không còn là hàng Ý thực sự nữa, bởi phần lớn nó được làm bởi người Trung Quốc ở Ý. Tác giả Sam Louie đã viết trên Psychology Today rằng: “…tôi cũng học được rằng, ‘made in Italy’ vẫn có thể đánh đồng với điều kiện làm việc gớm ghiếc ở Ý bằng cách thuê một nhóm lao động Trung Quốc. Một số người nhập cư hợp pháp, một số nhập cư bất hợp pháp, trong khi những người khác bị buôn bán (tức là họ không có lựa chọn nào trong vấn đề này) phải làm việc trong ngành may mặc hoặc mại dâm. Một phần lý do khiến các nhà sản xuất quần áo bao gồm Gucci, Prada và các thương hiệu xa xỉ khác có thể sử dụng nhãn hiệu ‘Made in Italy’ thông qua lao động Trung Quốc là do ‘luật xuất xứ’”. Theo Luật thời trang của Liên minh châu Âu, nước ghi xuất xứ sản phẩm là nơi cuối cùng sản phẩm được sản xuất mà không quan tâm tới quốc tịch của các thợ thủ công. Ông cho biết thêm, “ban đầu, các nhà máy may mặc thuộc sở hữu của Ý đã phát hiện ra lợi ích từ lực lượng lao động làm việc nhiều giờ (đôi khi từ 24-36 giờ không ngừng), không thể hiểu văn hóa bản địa (nghĩa là không biết cách nộp đơn khiếu nại), và đã sẵn sàng làm việc với mức lương thấp (chủ yếu là trốn thuế). Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Ý và trở thành chủ sở hữu điều hành các nhà máy của riêng họ, phụ trách việc thầu phụ từ các thương hiệu lớn của Ý và sử dụng hàng ngàn người Trung Quốc thông qua một mạng lưới buôn người phức tạp, gắn liền với Mafia Trung Quốc”. Sam Louie trích lại thông tin từ The New Yorker, năm 2014, một nghệ nhân người Ý đã nói chuyện với phóng viên điều tra Sabrina Giannini. Hãng thời trang Gucci đã đưa cho anh ta một hợp đồng lớn, nhưng giá rất thấp, 24 euro một cho một chiếc túi và anh ta đã ký hợp đồng với một nhà máy Trung Quốc, nơi các nhân viên làm việc 14 giờ một ngày và được trả một nửa số tiền anh ta kiếm được. Khi những chiếc túi được đưa đến các cửa hàng, chúng có giá từ 800 đến 2.000 đô la. Tại Prato, một trong những trung tâm sản xuất thương mại của Tuscany, hơn 50.000 người Trung Quốc được ước tính làm việc trong ngành dệt may và nhiều người trong số đó là lao động bất hợp pháp tới Ý qua những kẻ buôn người, họ phải làm việc như nô lệ trong ngành may mặc. Theo The Daily Beast, vào tháng 3/2013, thành phố Prato đã mở một cuộc điều tra rộng rãi về điều kiện làm việc trong các nhà máy sau khi một công nhân trẻ người Trung Quốc, được cho là khoảng 16 tuổi, đến phòng cấp cứu trong tình trạng suy dinh dưỡng và bị thương nặng khi máy móc bị trục trặc. Cậu nói với các nhà chức trách rằng mình phải làm việc 7 ngày một tuần với giá khoảng 1 euro/giờ. Ca làm việc của cậu thường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc nửa đêm. Cậu ngủ trong nhà máy, và một phần tiền lương của cậu được trả cho tiền phòng. Tháng 1/2018, SCMP đưa tin, “Ý đã ra lệnh bắt giữ 33 người vì nghi ngờ điều hành một nhóm mafia Trung Quốc liên quan đến cờ bạc, mại dâm, ma túy, và thống trị việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc trên khắp châu Âu”. Cơ sở của nhóm ở tại Prato, gần Florence, một trung tâm của ngành dệt may nơi có nhiều nhà máy thuộc sở hữu của người Trung Quốc, cảnh sát Ý cho biết. Ý có một lịch sử lâu dài về tội phạm có tổ chức và việc nhập cư vào châu Âu đã mở đường cho các nhóm tội phạm nước ngoài bắt rễ, bao gồm cả mafia Nigeria và Trung Quốc. Ông Fed Federico Cafiero De Raho, công tố viên chống mafia của Ý, nói trong một cuộc họp báo liên quan tới vụ việc rằng: “Có khó khăn để có thể xác định được một tổ chức mafia Trung Quốc vốn phức tạp”. Như vậy, lập luận của AltNewsMedia hoàn toàn có cơ sở, và cuối cùng, bài báo đã đặt ra câu hỏi: “Vì sao Liên minh châu Âu không hành động để ngăn chặn những người Ý tham nhũng kiếm lời từ mafia Trung Quốc?”  
......

Cả Trung Quốc lẫn Giám Đốc WHO đều phải chịu trách nhiệm về đại dịch

By Bradley A. Thayer and Lianchao Han Diễm My dịch (VNTB) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước cuối cùng đã tuyên bố đại dịch khi virus corona hay virus Vũ Hán lan tràn nhanh chóng trên toàn thế giới. Giờ đây, với hơn 240.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và trên 10.000 trường hợp tử vong trên toàn cầu, câu hỏi đặt ra là tại sao phải rất lâu sau WHO mới nhận ra điều mà nhiều quan chức y tế và chính phủ đã xác định trước đó. Chúng tôi tin rằng tổng giám đốc của tổ chức WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải chịu trách nhiệm trong việc xử lý liều lĩnh đại dịch chết người này. Tedros rõ ràng đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì đã xảy ra ở Vũ Hán và cả ở khắp Trung Quốc, đồng thời sau cuộc gặp với Tập Cận Bình vào tháng 1, đã giúp Trung Quốc giảm bớt mức độ nghiêm trọng, mức độ lây nhiễm và phạm vi của dịch cúm Vũ Hán. Ngay từ đầu, Tedros đã bao che cho Trung Quốc mặc dù cho việc xử lý sai lầm dịch bệnh rất dễ lây lan này của Trung Quốc. Khi số ca nhiễm bệnh và số người chết tăng vọt, phải mấy tháng sau WHO mới tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch, mặc dù dịch bệnh trước đó đã đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới. Khi Tổng thống Trump thực hiện một bước quan trọng để ngăn chặn virus corona tại biên giới Hoa Kỳ với việc ban hành lệnh cấm đi lại ngày 31 tháng 1, Tedros tuyên bố rằng các lệnh cấm và hạn chế đi lại rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và “có thể gây thêm sợ hãi và kỳ thị, chẳng có lợi cho sức khỏe cộng đồng”. Tedos cảnh báo rằng việc can thiệp vào giao thông vận tải và thương mại có thể gây tổn hại cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng và khuyên các nước khác không nên làm theo Hoa Kỳ. Khi đáng lẽ phải tập trung vào chống đại dịch toàn cầu, Tedros đã chính trị hóa dịch bệnh và giúp Tập Cận Bình trốn tránh trách nhiệm đối với một loạt các hành động sai trái trong việc xử lý ổ dịch. Tedros đã sử dụng WHO để bảo vệ chính phủ Trung Quốc, vi phạm nhân quyền. Ví dụ, từ trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 11 cho đến phong toả Vũ Hán và thậm chí cho đến ngày hôm nay, Trung Quốc đã không trung thực về nguồn gốc và mức độ lây nhiễm của virus corona. Những người cố làm sáng tỏ vụ việc đã bị giam giữ hoặc mất tích, các báo cáo và bài đăng trực tuyến của họ đã bị xóa. Trung Quốc đã đưa thông tin sai lệch và đánh lừa thế giới, và Tedros đã thông đồng khi cách công khai ca ngợi sự “minh bạch” của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của căn bệnh này. Khi Tập Cận Bình ra lệnh cho các quan chức y tế Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất thuốc bằng cách “ trộn thuốc bắc với thuốc tây”. Ấn phẩm chính thức của WHO, “Hỏi Đáp về virus corona (COVID-19),” đã được thay đổi nhỏ. Cư dân mạng Trung Quốc đã tìm thấy sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh trong danh sách các biện pháp được cho là không hiệu quả trong việc chống virus COVID-19. Phiên bản tiếng Anh liệt kê bốn điều- hút thuốc, đeo khẩu trang, uống thuốc kháng sinh và thuốc bắc. Mục thứ tư không được đưa vào trong bản tiếng Trung. (Hôm nay bản tiếng Anh cũng đã xóa mục đó.) Trung Quốc gần đây đã cam kết đóng góp 20 triệu đô la để giúp WHO chống dịch COVID-19 lây lan, Tedros đã cảm ơn Tập Cận Bình về điều đó. Nhưng chúng tôi lưu ý các mối liên hệ của Trung Quốc với quê hương của Tedros, Ethiopia, nơi được gọi là “Tiểu Trung Quốc” ở Đông Phi vì Ethopia đã trở thành đầu cầu của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng tới châu Phi và là điểm quan trọng trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Ethiopia. Tedros đã được bầu vào làm tổng giám đốc WHO năm 2017, mặc dù thực tế rằng ông ta không phải là bác sĩ y khoa và không có kinh nghiệm quản lý sức khỏe toàn cầu. Từng giữ chức bộ trưởng Bộ Y tế và bộ trưởng Bộ ngoại giao Ethiopia, Tedros là thành viên điều hành của đảng Mặt trận giải phóng nhân dân Tigray (TPLF), nắm quyền từ vào năm 1991 và đã được coi là thủ phạm Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu . Sau khi Tedos trở thànhgiám đốc WHO, nhiều nhà phê bình đã đặt câu hỏi về việc Tedros bổ nhiệm nhà độc tài Zimbabwe lúc đó là Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí của WHO. Đại dịch coronavirus đã chứng tỏ rằng Tedros không phù hợp để lãnh đạo WHO. Vì sự lãnh đạo của Tedos, thế giới có lẽ đã bỏ lỡ thời điểm quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu độc lực của đại dịch. Thế giới hiện đang vật lộn với dịch bệnh đang ngày càng tăng và nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp cách ly. Là lãnh đạo của WHO, Tedros phải chịu trách nhiệm về vai trò của ông ta trong việc quản lý sai lầm khiến trong việc kiểm soát virus corona lây lan./. Nguồn: https://thehill.com/…/487851-china-and-the-whos-chief-hold-…
......

Thất phu thời tao loạn

Phạm Minh Vũ| Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng bởi kẻ thù vô hình chung của nhân loại đó là Virus Vũ Hán gây ra, số người chết và bị nhiễm được báo từng ngày từng giờ thật khủng khiếp. Trước giờ khoá sổ, VN cũng kịp báo cáo số người nhiễm và đã có tên trong danh sách những quốc gia nhận viện trợ từ Chính phủ Mỹ để hỗ trợ thuốc men y tế. Người ta tự hỏi Tổng thống Trump ở tận nữa địa cầu bên kia mà lại quan tâm và hỗ trợ cho VN, còn Nguyễn Phú Trọng, là tổng bí thư là chủ tịch nước, là đảng là nhà nước, ổng đi đâu cũng nói đảng là lãnh đạo tuyệt đối toàn diện, trong thời đại dịch đảng ở đâu? Nhà nước ở đâu cả rồi? Thà ổng lặn luôn thì không nói, nhưng không, sáng qua, Nguyễn Phú Trọng lại xuất hiện trên báo chí bằng cuộc họp với tiểu ban nhân sự đại hội đảng 13, Nhân dân lại đặt câu hỏi trong lúc dịch bệnh dân tình đang hoảng loạn thế này, việc họp hành bầu bán chia ghế quan trọng hơn là hàng triệu mạng sống của nhân dân ngoài kia ư? Tôi không muốn so sánh ông Trọng với các vị nguyên thủ quốc gia khác, nhưng làm sao mà bãng đi cho được? Thấy Ông Trump, thấy tổng thống Pháp, Tổng thống Hàn... họ lo lắng đến mất cả ngủ làm sao cho Nhân dân ổn định trong cơn đại dịch, còn ông Trọng thế thì sao không cảm thấy xấu hổ cho được. Nguyễn Phú Trọng xuất hiện chỉ để lo việc chia ghế, nếu ông Trọng giả vờ quan tâm lo lắng cho Dân thì cũng nói một câu thôi, một lời thôi cũng được, tuyên giáo, báo đài ca ngợi ông vẫn anh minh, vẫn lo cho dân đó, nhưng không hề. Trong mắt ông Nhân dân là một công cụ để bóc lột, để vơ vét, là dinh dưỡng để cho đảng ông ta bám vào hút mà sống và tồn tại. Chứ không hề coi Nhân dân là đồng bào để phục vụ. Một kẻ thất phu như thế mà được ca ngợi là bậc sĩ phu Bắc hà ư? Trưa nay, một cán bộ lãnh đạo một phòng ở Uỷ ban nọ nhắn tin cho tôi hỏi “Sao ông ta không chết quách đi cho rồi”. Đến đảng viên của ông trọng mà mong ông trọng như thế thì hiểu con người này như thế nào rồi. Mình phải như thế nào thì người ta mới mong như vậy chứ? Lịch sử VN chưa thấy một vị Vua nào mà lại thờ ơ với dân chúng trong cơn đại dịch chết người này như ông trọng cả. Cũng chưa thấy vị Vua nào lại làm ngơ trước cơn hạn hán gây ra cho Dân chúng, dân phải gào thét vì chết khát cả tháng nay, nhưng ông Trọng không một chỉ đạo rõ ràng nào để giúp họ. Phải chăng, những tên hôn quân thì có như vậy, chứ minh quân không ai mặc kệ như thế cả. “Sao ông ta không chết quách đi cho rồi” cái câu cứ văng vẳng bên tai tôi mỗi khi nhìn thấy gương mặt của ông- ông Trọng ạ!  
......

Vì sao chúng ta nên dùng tên “virus Vũ Hán”

Nguyễn Quốc Tấn Trung| Khi mà các chế độ độc tài muốn sửa đổi lịch sử bằng cách thay đổi tên gọi của một loại dịch bệnh, nghĩa vụ của các ngòi bút là dùng chúng nhiều nhất có thể. Không gọi “virus Vũ Hán” để tránh kỳ thị? Thứ hiện nay được gọi là COVID-19, hay đôi khi là coronavirus, là một dịch bệnh bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Vậy nên không có gì lạ khi Trung Quốc là nước đầu tiên phản đối việc sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán”. Hồi đầu tháng Ba, khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo dùng từ “virus Vũ Hán” trong một buổi họp báo, chính quyền Bắc Kinh đùng đùng nổi giận. Họ gọi đây là một “hành vi đê hèn” (despicable practice). Cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ đi ngược lại khoa học và những khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phía Trung Quốc cho rằng cách gọi này sẽ khiến thế giới có cái nhìn “kỳ thị” với 12 triệu cư dân Vũ Hán và hơn một tỷ người Trung Quốc.  WHO rất năng nổ trong chiến dịch phản đối cách gọi nói trên. Một hướng dẫn đặt tên dịch bệnh của tổ chức này hồi năm 2015 ghi nhận rằng cần hạn chế gây ra những tác động tiêu cực không cần thiết lên thương mại, dịch vụ, phúc lợi của một địa phương hay một loại động vật nào đó. Hướng dẫn này cũng nhắc nhở cách đặt tên cần tránh xúc phạm đến bất kỳ sắc tộc, quốc gia, nghề nghiệp hay vùng địa lý nào. Ở mặt nào đó, có thể thừa nhận rằng đây là cách tiếp cận nhân văn. Không ai, hay không cộng đồng nào muốn tên mình gắn liền với một dịch bệnh chết người.  Không chỉ vậy, cách gọi cũng có thể được sử dụng để chống lại các cộng động thiểu số châu Á ở phương Tây, theo Giáo sư Marietta Vazquezthuộc Khoa Nhi và bệnh truyền nhiễm của trường Đại học Yale. Luật Khoa cũng đã từng phân tích về hiện tượng nói trên.  Song liệu cách gọi “virus Vũ Hán” có thật sự nhằm đẩy mạnh phong trào bài ngoại và phân biệt chủng tộc? Hay nó nhằm đáp trả các toan tính chính trị khác?  Nhân ái hay kiểm duyệt ngầm? Thông thường mà nói, việc tên gọi của một loại dịch bệnh được lấy theo nguồn gốc xuất phát của nó không phải là mới, và nó cũng không bao hàm ẩn ý gì đặc biệt cả. Chúng thường được báo chí và người dân bình thường sử dụng khi nói đến một loại bệnh nào đó, bởi ngôn ngữ khoa học quá phức tạp và không mang lại lợi ích gì. Bạn không tin ư? Dù chủng cúm hoành hành thế giới 1918 – 1919 là chủng influenza, cho đến nay người ta vẫn còn gọi chúng là cúm Tây Ban Nha (Spainish flu), vì dịch bùng phát lần đầu tiên tại vùng đất này. Đây cũng là nơi dịch bệnh hoành hành mạnh mẽ nhất. Cũng có người sẽ nói rằng dịch bệnh này đã diễn ra cách đây 100 năm, và tại thời điểm đó nhân quyền và các giá trị nhân văn chưa được xem trọng như ngày nay.  Tốt thôi. Vậy hãy nói về dịch cúm Ebola kinh khủng từng đe dọa đến an ninh toàn cầu hồi năm 2014 mới đây. Dịch này có tỷ lệ giết chết nạn nhân nguy hiểm đến mức Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) cũng phải can thiệp và ra nghị quyết chung để đảm bảo an toàn cho thế giới. Hầu hết báo chí thế giới và địa phương đều dùng tên gọi Ebola trên đầu các trang báo như một lẽ thường tình. Trong các văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc, và kể cả nghị quyết UNSC vừa nhắc trên, từ “Ebola” xuất hiện như một danh từ chỉ bệnh đương nhiên.  Tất cả đều có vẻ rất hợp tình hợp lý cho đến khi bạn biết rằng Ebola là tên của một con sông nhánh thuộc hạ lưu sông Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo ở châu Phi.  Vậy chẳng lẽ nhân phẩm và nhân quyền của cư dân đang sinh sống tại vùng sông này lại không đáng để kể đến?  Mỉa mai hơn nữa, chính trong trang đầu tìm kiếm của Google khi bạn search thuật ngữ “Ebola”, website của WHO hiện lên ở trang đầu, khẳng định rõ Ebola là cách gọi tắt của “virus Ebola Tây Phi” (West African Ebola Virus). Không chỉ dùng tên con sông Ebola, WHO mang hẳn cả châu lục châu Phi để gắn với chứng bệnh quái gở chết người ấy. Vẫn chưa đủ thuyết phục? Vậy bạn nghĩ thế nào về tên gọi của chủng virus hô hấp MERs. Tên gọi này nghe có vẻ thật khoa học và công bằng, cho đến khi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn và biết rằng: MERs là viết tắt của Middle East Respiratory Syndrome – Triệu chứng Hô hấp Trung Đông. Hiển nhiên, cách gọi này vẫn đang chễm chệ trên trang chủ của WHO liên quan đến chứng bệnh.  Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, có lẽ bài viết cũng nên giới thiệu hẳn cả dịch cúm lợn Châu Phi (African Swine Fever – ASF), nơi mà tên cả một châu lục và một loài gia súc bị gắn liền với nhau (dù thật sự thì bệnh này chỉ lây truyền và gây thiệt hại trên gia súc). Tên gọi “cúm lợn Châu Phi” hiện được hầu hết các cơ quan y tế quốc gia sử dụng phổ biến, và chắc chắn cả WHO.  Với tất cả những ví dụ nói trên, chúng ta hãy nghĩ xem các tên gọi được nêu trên có thật sự khiến cho người ta lo sợ người Congo và các sản phẩm thủy sản của dòng Ebola? Có khiến chúng ta xa lánh người Trung Đông? Có khiến chung ta xa lánh gà, heo, gia súc, gia cầm nói chung?… Hay tên gọi mang chỉ dấu địa lý đơn giản chỉ gợi mở cho người dân thông tin về nguồn gốc và nơi bắt đầu của chứng bệnh?  Vì sao đột nhiên, với một chủng cúm đến từ Trung Quốc, thông lệ này lại phải thay đổi? Vì sao chúng ta phải cẩn thận và nhạy cảm đến vậy chỉ để không làm mích lòng một kẻ “bắt nạt” như chính quyền Bắc Kinh?  Sự cẩn thận thái quá và đột ngột đó, dù có thiện ý đi chăng nữa, cũng đang tiếp tay cho chính quyền Trung Quốc trong một nỗ lực lảng tránh trách nhiệm của mình. Bắc Kinh đang cố gắng vẽ lại lịch sử dịch bệnh  Trong một bài viết đình đám của Foreign Policy có tiêu đề “Sự kém cỏi của Trung Quốc đang đe dọa thế giới như thế nào?” của tác giả Laurie Garrett – nhà báo lừng danh đoạt giải Pulitzer vào năm 1996 – cô thực hiện một cuộc điều tra và phân tích rõ vì sao chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm lớn nhất trong việc khiến cho dịch bệnh bùng phát không thể kiểm soát trên toàn thế giới, thể hiện đúng bản chất của vấn đề. Đó là vào giữa tháng Hai, khi mà WHO chính thức “ra mắt” tên gọi mới COVID-19. Bắc Kinh rõ ràng không muốn những từ khóa “virus Vũ Hán” hay “coronavirus từ Trung Quốc” xuất hiện trên các hệ thống tìm kiếm. Vậy còn gì tiện lợi hơn là thay đổi cả tên bệnh dịch?  Thành công trong việc vận động loại bỏ các thành tố mang tính Trung Quốc ra khỏi tên gọi của dịch bệnh, chiến dịch “đổ thừa” của Bắc Kinh cũng bắt đầu.  Nửa cuối tháng Hai, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nói rằng dù dịch “COVID-19” bùng phát tại Trung Quốc, không có căn cứ để nói chúng xuất phát từ Trung Quốc. Thế ra lỗi phải là của một ai đó khác. Hiển nhiên, lập luận này là hoàn toàn vô lý vì chưa từng có ca nhiễm bệnh nào liên quan đến loại virus này được ghi nhận trước đó bên ngoài Trung Quốc.  Đầu tháng Ba, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tự hào rằng mình là tuyến đầu chống dịch bệnh corona. Họ ca ngợi sự minh bạch và nỗ lực chống dịch của Trung Quốc đã giúp cho thế giới có được thời gian cần thiết để chuẩn bị cho dịch bệnh. Hài hước thay, việc kiểm duyệt và giấu giếm thông tin của bệnh dịch tại Vũ Hán là lý do chủ yếu khiến cho năm triệu dân thành phố Vũ Hán có thể tỏa về quê hoặc ra nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán, khiến cho tốc độ lan truyền bệnh trên thế giới rơi vào tình trạng mất kiểm soát.  Cũng trong thời gian này, Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền yêu cầu thế giới phải “cảm ơn” họ vì đã dẫn đầu các biện pháp chống dịch. Họ ba hoa rằng chỉ có mình mới có thể thực hiện những biện pháp mạnh tay để kiểm soát tình trạng dịch, còn các nền dân chủ cấp tiến không thể, rằng chính quyền Trung Quốc đã “lãnh đạo thế giới” chống dịch thành công. Giữa tháng Ba, trong công cuộc “phi Hoa hóa” virus Vũ Hán, sách vở ca ngợi công lao trời biển của Chủ tịch Tập Cận Bình đã định ngày xuất bản.  Riêng quan chức Trung Quốc bắt đầu chính thức lên tiếng cáo buộc Hoa Kỳ phát tán virus dịch bệnh vào quốc gia này với ý đồ xấu. Cụ thể, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên) cho rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang chủng virus này vào Trung Quốc. Thuyết âm mưu này còn chi tiết đến mức đổ lỗi cho 300 vận động viên người Mỹ tham gia vào Thế vận hội Quân đội lần thứ bảy tổ chức tại Vũ Hán hồi tháng 10 năm 2019.  Nhờ vào sự khuyến khích của nhà nước, người Trung Quốc đang dần tin rằng chính Hoa Kỳ mang virus vào quốc gia này. Nếu chúng ta không có những hành động đúng đắn, sớm muộn niềm tin này cũng sẽ lan tỏa đi nhiều nơi trên thế giới nhờ vào những đồng nhân dân tệ.  *** Nếu dùng một tên gọi khác, chúng ta đang khuất phục trước chiến dịch truyền thông “phi Hoa hóa” dịch bệnh quái ác này.  Nếu dùng một tên gọi khác và chịu thua trước chiến dịch truyền thông của Bắc Kinh, chúng ta ăn nói sao trước bác sĩ Lý Văn Lượng, người phát hiện và điều trị những ca đầu tiên? Người phải viết cam kết và xin lỗi công an Trung Quốc, phủ nhận những thông tin của mình đưa ra trong một đoạn chat cá nhân? Người mà bản thân ông (cùng hàng loạt y tá, bác sĩ khác) đã đánh đổi mạng sống của mình để chiến đấu với chính dịch bệnh này? Nếu dùng một tên gọi khác và chịu thua trước chiến dịch truyền thông của Bắc Kinh, chúng ta ăn nói sao trước những người chỉ trích chính quyền Bắc Kinh về cách tiếp cận và xử lý dịch bệnh đã đột ngột “biến mất”? Nếu dùng một tên gọi khác và chịu thua trước chiến dịch truyền thông của Bắc Kinh, chúng ta ăn nói sao với các cộng đồng khắp thế giới đang gồng mình chống dịch? Với sự kiểm duyệt và ngăn chặn thông tin từ phía chính quyền ngay tại thời điểm loại virus bắt đầu lây lan từ người sang người, chính quyền Trung Quốc khiến cho dịch bệnh đi đến chỗ vượt xa khỏi biên giới nước họ và gây ra hàng loạt tình cảnh đau thương ở nước ngoài. Tên gọi “virus Vũ Hán”, trong tình cảnh này, không hàm chứa sự kỳ thị của bất kỳ ai dành cho bất kỳ công dân Trung Quốc hay Vũ Hán nào cả. Thay vào đó, nó là một phản ứng chính trị cấp thiết, nhắc nhở chúng ta về những gì Bắc Kinh đã làm và đang cố gắng làm để tô hồng những điều tệ hại mà họ gây ra./.   Nguồn: luatkhoa.org/2020/03/vi-sao-chung-ta-nen-dung-ten-virus-vu-han/  
......

Phản biện ông Trần Quốc Vượng

  Nguyễn Đình Cống| Vừa qua, tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư khẳng định vấn đề thành hay bại chính là nằm ở công tác cán bộ cho cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới. Ông nói rằng: “Sự sụp đổ của Thành trì XHCN có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là nguyên nhân công tác cán bộ… chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta.” Phát biểu của ông Vượng phạm phải nhầm lẫn về triết học, tuy vậy được nhiều báo tường thuật và có ý ca ngợi. Tôi định cho qua, nhưng gần đây, trong bài “Sức mạnh của chúng ta là dám đối mặt với sự thật (Viet-Studies ngày 13/3), Nguyễn Trung có nhắc lại ý trên của ông Vượng nên tôi đành viết vài lời phản biện về 3 ý. Thứ nhất, ông Vượng cho rằng “vấn đề thành hay bại chính là nằm ở công tác cán bộ”. Hình như ý của câu này được Stalin nói lần đầu tiên: “Cán bộ quyết định tất cả”, sau đó HCM có nhắc lại, còn Nguyễn Phú Trọng cho rằng: Cán bộ là vấn đề quyết định, là then chốt của then chốt.. Phải chăng cứ Stalin và HCM nói là chân lý tuyệt đối. Không phải, đó chỉ là một nhận xét có điều kiện khi một đảng cách mạng đang lãnh đạo phong trào. Khi đảng đã trở thành thống trị, độc quyền, nắm giữ toàn bộ công tác cán bộ thì tình hình có khác. Lúc này tuy năng lực, phẩm chất cán bộ có tác động lớn đến công việc của đất nước, nhưng sự quyết định nằm ở đường lối của những cá nhân ở vị trí chóp bu. Với tình hình VN hiện tại, khi ĐCS vẫn kiên trì Mác Lê và chuyên chính vô sản, vẫn dùng đường lối cán bộ có những điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học thì không có cách gì tạo lập được đội ngũ cán bộ có năng lực và liêm khiết, xứng đáng là Nguyên khí của Quốc gia. Với đường lối như hiện tại ĐCS chỉ tạo ra được đội ngũ cán bộ mà phần lớn là bọn cơ hội, kém trí tuệ, thiếu trung thực, nhưng lắm mưu mô. Nói rằng cán bộ có tác dụng thành hay bại của vấn đề là khi mà họ có phẩm chất tốt thì sự việc thành, còn khi họ có phẩm chất kém thì sẽ bại. Để sự việc thành thì ngoài phẩm chất cán bộ còn cần có tự do tư tưởng. Thế mà phần lớn cán bộ của ĐCSVN đã bị nhồi sọ, bị tẩy não theo Mác Lê hoặc chúng là bọn cơ hội. Như vậy có thể khẳng định luôn rằng, với chủ thuyết ấy, với cán bộ ấy thì chỉ chuốc lấy thất bại. Có một vài thành công đạt được là nhờ những nguyên nhân khác chứ cơ bản không nhờ Mác Lê, không nhờ bọn cơ hội. Thứ hai, nguyên nhân sụp đổ của thành trì XHCN có nhiều, có gần, có xa, có chính, có phụ. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì “phẩm chất cán bộ” là một trong những nguyên nhân phụ còn nguyên nhân chính nằm ở bản chất của chủ thuyết Mác Lê với đấu tranh giai cấp, vô sản chuyên chính, độc tài đảng trị, kinh tế nhà nước. Khi nhận định vừa rồi là đúng thì ông Vượng đã lấy phụ làm chính, phạm lỗi ngụy biện đánh tráo. Nếu chủ thuyết là đúng, đường lối là sáng suốt, tổ chức vững mạnh thì từ đâu sinh ra một số rất đông cán bộ làm sụp đổ chế độ. Thứ ba, cho rằng “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta”. Nghe qua thì thấy có lý, nhưng sai về bản chất. Có việc Tự phê bình, Tự đấu tranh bản thân, Tự ta thắng ta (để trở nên tốt hơn). Tự ta lật đổ ta nghe không hợp lý, không thuận. Phải chăng là nếu ta không làm tốt thì sẽ tạo tiền đề, tạo cơ hội để ta bị lật đổ, cũng như có ý cho rằng chống tham nhũng là ta chống ta. Ở đây có sự đánh tráo khái niệm TA. Có ta làm lật đổ và ta bị lật đổ, có ta tham nhũng và ta chống tham nhũng. Hai ta ấy cùng ở trong đảng nhưng không đồng nhất. Có nhận xét rằng ĐCS không thể bị thế lực bên ngoài làm sụp đổ mà bị lực lượng từ bên trong. Nếu gọi những kẻ không làm tốt để bị lật đổ là TA, thì những người lật đổ TA không phải là TA nữa. Họ là một lực lượng khác, về hình thức họ đang ở trong đảng, nhưng thực chất họ chống đối lại đường lối độc tài đảng trị, chống lại những việc làm phản dân hại nước. Khi những kẻ thống trị tự xưng là TA thì những người lật đổ nó không phải là TA. Một người có trí tuệ, am hiểu triết học nên thay “Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta” bằng câu “Ta không làm tốt thì ta sẽ tự sụp đổ” hoặc câu “Ta không làm tốt thì tự tạo điều kiện để bị người khác lật đổ, người đó có thể từ trong nội bộ của Đảng”. GS Nguyễn Đình Cống    
......

Tại sao chính phủ Việt Nam lại đi xin tiền dân trong khi chính phủ Mỹ cho tiền dân?

Phạm Minh Vũ| Mới đây, Chính phủ của tổng thống Donald Trump vừa đề xuất sẽ biếu mỗi người dân Mỹ $1,000 để hỗ trợ họ trong giai đoạn khủng hoảng này, bước đầu cứu vãn nền kinh tế. Tiền đó thực chất là tiền thuế trong tương lai mà Chính phủ Mỹ tạm ứng trước, trích ra để giúp Nhân dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED mua trái phiếu của chính phủ Mỹ cộng thêm tỷ tài sản thế chấp Chính phủ Trump có khoảng một 1000 tỷ, nên mới có tiền cho dân của họ. Làm được việc đó bởi lẽ Cục dự trữ liên bang là cơ quan hoàn toàn độc lập với Chính phủ, không chịu sự chi phối hay điều hành bởi chính phủ, khác với Việt Nam là Ngân hàng nhà nước TW thuộc sự quản lý chịu sự chi phối của chính phủ. Chính phủ bảo sao thì nghe vậy. Mỹ thì khác, Quốc hội cho phép nâng trần nợ công lên mức đảm bảo an toàn, ví dụ chính phủ Mỹ nợ 20.000 tỷ, nay nâng lên 21.000 tỷ, Trump sẽ lấy 1000 tỷ đó phát hành trái phiếu có lãi, lúc này Cục dự trữ liên bang mua về và in bằng tiền mặt để đưa cho Trump phát cho dân. Sở dĩ FED không sợ lạm phát là vì có tiền 90.000 tỷ của các nhà tư bản Mỹ làm bảo chứng. Tiền này nằm trong các tài khoản ngân hàng dưới dạng credit tín dụng và nằm trong các bất động sản hoặc giá trị của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, 1000 tỷ chẳng thấm gì so với 90.000 tỷ nên không sợ lạm phát. Tài sản ấy nằm trong tay 1% dân Mỹ, khi đất nước lâm vào cảnh nguy khó, các nhà tư bản sẵn sàng chung tay với Chính phủ để giải quyết khó khăn. Tất nhiên, sau này Chính phủ thâu thuế rồi trả lại. Câu hỏi đặt ra tại sao trong giai đoạn khó khăn của đất nước đang tiêu điều, Dân Việt Nam đều khó khăn mà Chính phủ Việt Nam không phát tiền cho Dân 5 triệu hay 10 triệu đồng như các nước làm, để khi đó Tuyên giáo đảng mới có cớ tung hô đảng, chính phủ vạn tuế, muôn năm? Mà ngược lại còn mặt dày đi xin đểu tiền của dân “ai có tiền góp tiền, ai có của góp của” là sao? Bởi lẽ, hết tiền thì in tiền ra thì tha hồ phát cho Dân, sao không làm thế? Ngân hàng nhà nước VN muốn in tiền lắm, nhưng không có ai đứng ra bảo chứng. Sợ lạm phát dẫn đến sụp đổ thể chế. Vấn đề ở chổ Chính phủ VN biết thừa 1% “nhà tư bản” đang có tài sản lớn nhất Việt Nam đều nằm trong tay quan chức VN, các tập đoàn kinh tế lớn đều sân sau của các quan. Mà lâu nay chỉ nghe là quan chức chỉ tham ô tham nhũng, moi tiền dân, đục khoét ngân khố, các tập đoàn thì ăn đất của dân chứ chưa bao giờ thấy đám đó đem tài sản ra Bảo chứng cho Ngân hàng nhà nước in tiền phát cho Dân trong lúc khó khăn dịch bệnh cả. Bởi thế, trong lúc dịch bệnh mà chính phủ VN vẫn dở thói xin tiền đểu cáng để đục khoét làm giàu, bản chất hèn hạ không bao giờ thay đổi, trong khi các nước cho không dân tiền, Phúc đi xin đểu dân, không còn gì để nói.  
......

Vĩnh Biệt Thái Thanh

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - TuanKhanh Blog| "Trong nửa sau của thế kỷ 20, tiếng hát Thái Thanh đã là di sản không thể mất của rất nhiều người Việt. Nó nổi trôi theo mệnh nước, thấm vào tâm tư chúng ta để thành tiếng hát tiêu biểu nhất từ thời phôi thai của tân nhạc cải cách, trải qua thời chiến tranh cho đến thời lưu vong và tàn tạ. Nếu chúng ta có thể thấy hạnh phúc và hãnh diện với tân nhạc Việt Nam thì thời kỳ nhiễu nhương nhất của lịch sử, từ những năm 1950 đến 1970, là thời kỳ đẹp nhất và trong giai đoạn ấy, Thái Thanh là một tiếng hát không thể quên được." (Quỳnh Giao) Mời mọi người cùng xem lại một bài viết hay về cô. TẠ ƠN TIẾNG HÁT KHAI TÂM Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau. Dịu dàng và kín đáo thu hút như trang sách hay còn phía trước, bức ảnh mừng thọ bà năm 80 tuổi bật lên vẻ đẹp như một điều không có thật. Đẹp như ngàn bài hát mà bà đã ghi âm lại, đủ vẽ nên một chương lịch sử âm nhạc của quê hương qua bao cuộc nổi trôi, qua bao phận người Việt với yêu thương và khốn khó. Nhưng nghe và cảm nhận được tiếng hát Thái Thanh không dễ dàng, cũng tương tự như để sống là một người Việt đủ nghĩa chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Ngay cả trong giới sinh viên Nhạc viện, thậm chí là sinh viên thanh nhạc, cũng không phải ai cũng tiếp nhận được tiếng hát Thái Thanh. Để thưởng thức nhanh, những người học nhạc chúng tôi thường chia nhau giọng hát của những người thuộc hàng con cháu của bà như Thái Hiền, Duy Quang, Khánh Hà hoặc Ý Lan… chứ không thể bước ngay vào thánh đường âm nhạc của bà. Giọng hát của Thái Thanh kiêu hãnh như vậy đó. Hoặc để người tìm tới và chiêm ngưỡng, hoặc là cứ bước qua vô tình chứ không thể nhận mình tiếng hát giải trí đơn giản. Nhiều lần ở Mỹ, tôi tìm cách xin gặp bà để trò chuyện cho một bài viết, cũng nhằm vào ngày kỷ niệm 80 năm đại thọ này, nhưng đều chưa đủ duyên để diện kiến, vì bà đang trong thời gian chữa căn bệnh alzheimer, lúc thì làm hao mòn sức khoẻ, lúc thì nhớ nhớ quên quên những vui buồn đã qua trong một đời người. Trong một thế kỷ phai tàn cùng ký ức đẹp nhất mà người Việt từng có, nụ cười của bà còn xuất hiện với khán giả là điều trân quý. Thái Thanh là một trong những ca sĩ kín đáo và làm thất vọng không ít giới báo chí săn tìm tin tức giật gân, vì ngoài ngợi ca tiếng hát, người ta không thể biết viết gì thêm. Thế nhưng đời của bà đã trãi qua không ít thăng trầm. Vì sự hâm mộ mà nhà văn Mai Thảo đã tạc nên tên gọi lừng danh cho bà, là một “tiếng hát vượt thời gian”. Nhưng cũng vì lời yêu dấu đó mà chồng bà, diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh đã không dằn được buồn giận mà xảy đến chuyện bà phải chia tay chồng sau 10 năm chung sống, có với nhau 5 người con, 3 gái và 2 trai. Duyên nghiệp của bà Phạm Thị Băng Thanh, tên thật của ca sĩ Thái Thanh, với nghiệp ca hát như được ơn trên sắp đặt. Từ năm 13 tuổi, khi vừa vỡ giọng theo tuổi học thanh nhạc, bà đã hát nhuần nhuyễn các thể loại dân ca Bắc Bộ, trình diễn ở nhiều nơi như một người ca hát nghiệp dư nhưng đủ sức làm sửng sốt những ai nghe được. Thật khó mà tưởng tượng được một cô gái nhỏ xuống tàu vào Nam sau hiệp định Genève 1954, lại bí mật mang theo mình một kho tàng dân nhạc vĩ đại trong máu, trong hơi thở rồi viết thành lịch sử qua từng câu hát. Sau 1975, nhiều ca sĩ được đào tạo theo trường phái thanh nhạc của Bulgaria và Liên Xô cũ hay nói rằng ca sĩ Thái Thanh trình diễn nhiều kỹ thuật, nhưng sự thật là người ca sĩ này chưa bao giờ qua bất kỳ trường lớp nào, kể cả ở Việt Nam. Những gì bà biết được là thiên phú và bản năng hoà hợp những làn điệu của tổ tiên, cộng vào một chút hiểu biết mà bà tự mua sách âm nhạc của người Pháp để học hỏi. Những thanh âm cao vút như opera cộng với lối luyến láy, nhả chữ độc đáo của bà trở thành bộ sách giáo khoa tự nhiên cho thanh nhạc Việt Nam hiện đại, thậm chí mở ra một trường phái riêng của bà và cho âm nhạc Việt. “Ai lướt đi ngoài sương gió…”, tìm được người có thể diễn tả được chữ “lướt” đi ai oán như một hồn ma, lướt đi mong manh vô định… như tiếng hát Thái Thanh trong Buồn Tàn Thu của Văn Cao có lẽ không dễ trong thế kỷ này. Hoặc lời hát làm thắt tim người trong Phượng Yêu của Phạm Duy, có thể chỉ còn là nuối tiếc trong nửa thế kỷ về sau. Thái Thanh chỉ có một, và tâm tình như Thái Thanh cũng chỉ có một. “Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau”, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói về bà như vậy. Đây có lẽ là một nhận xét đủ để thấy tiếng hát của bà trở thành nhiệm ý phi không gian trong cảm nhận của con người, ngoại trừ những kẻ ganh tị, hoặc kẻ không đủ sức để dung nhận giọng ca Thái Thanh trong âm nhạc Việt Nam. Thái Thanh không làm chính trị, không tuyên xưng, nhưng luôn có một thái độ rất rõ, một cách đáng trân trọng, so với nhiều người coi mình là một nhân vật chính trị. Năm 1975, khi không kịp di tản và kẹt lại Sài Gòn. Có những ngày bà dọn ghế bàn, bán cà phê cóc vỉa hè để sinh sống. Chính quyền miền Bắc nhiều lần nhờ các nhạc sĩ nằm vùng từng quen biết cũng như các quan chức văn hoá đến kêu gọi bà tham gia hát các bài hát tuyên truyền cho chính quyền Cộng sản, nhưng bà nhất quyết thoái thác. Chính vì vậy, mà bà bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền hình, phát thanh… trong suốt 10 năm liền. Năm 1985 Thái Thanh rời Việt Nam, định cư ở Hoa Kỳ, bà nối lại sự nghiệp trình diễn cho đến năm 2002 thì tuyên bố chính thức từ giã sân khấu, tương ứng với cột mốc 55 năm của một đời nghệ sĩ trình diễn. Mặc dù thỉnh thoảng bà cũng xuất hiện theo yêu cầu của khán giả nhưng không nhiều, và mỗi lần như vậy đều làm khán phòng nín lặng. Ca sĩ Tuấn Anh, người lừng danh với bài hát Trái Tim Ngục Tù của nhạc sĩ Đức Huy, cũng lừng danh vì luôn khắt khe trong mọi nhận xét về âm nhạc, đã từng phải thốt lên rằng “ngay khi bà cất tiếng giới thiệu, đó đã là một bài hát”. Cũng như bao người Việt Nam khác. Tôi lớn lên với hình ảnh Việt Nam ngổn ngang các ý thức Quốc – Cộng. Hận thù và thương đau không đủ vẽ nên trong tôi hình ảnh một Việt Nam mến thương để sống, để nói vì. Nhưng trong run rủi, tôi nghe được Thái Thanh, khi bà hát về thân phận từ Trịnh Công Sơn hay bao la và vĩ đại từ Phạm Duy. Tiếng hát của bà vang vọng trong chia ly, mất mát, mà cũng quyện quanh trong hạnh phúc, sum vầy. Tiếng hát của bà là phần không nhỏ, dạy cho tôi biết yêu đất nước này, dù cùng quẩn trong khổ đau hay hạnh phúc trong giả tạo lăng trì. Thỉnh thoảng, tôi cũng cũng giả định rằng liệu một nghệ sĩ xuất sắc như bà để có thể sống thật trong từng bài hát hay không, hay chỉ nức nở giả tạo như những bài hát tôi vẫn nghe mỗi ngày trên truyền hình, trên băng đĩa hiện tại? Nhưng khi nghe được chuyện bà vất vả thu hàng chục lần bài hát Bà Mẹ Gio Linh chỉ vì cứ ngừng vì khóc giữa bài, tôi hiểu được rằng tiếng hát của Thái Thanh không hát chỉ cho hôm nay, mà hát cho hôm qua và cả mai sau. Bà Mẹ Gio Linh của nhạc sĩ Phạm Duy là một trong những ca khúc mà Thái Thanh trình bày xuất sắc nhất, nhưng bà cũng ít khi trình bày bài hát này nhất vì quá đau thương khi phải gánh những hình ảnh khốn khổ của quê hương một thời đến với công chúng. “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời”… Nhạc sĩ Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh in trong trí nhớ tôi hơn ngàn bài học hay sáo ngữ tuyên truyền. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến đất nước mình nhiều từ khi mẹ cho ra đời đến khi cắp sách đến trường, nhưng lời hát đó dìu tôi vào ý thức hệ dân tộc máu đỏ da vàng. Nếu không có nó, biết đâu có thể hôm nay tôi có thể là một tên khủng bố của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu hoặc là một tín đồ cộng sản quốc tế không quê hương. Tôi chỉ có thể viết những lời vặt như vậy, nhân dịp mừng thọ 80 tuổi của người nữ danh ca này, như một lời cảm tạ một người nghệ sĩ đã thầm lặng cho tôi – và rất nhiều người như mình – những điều làm tôi thương mình là người Việt, thương giống nòi mình là người Việt. Đời người nghe thì rất gần ở đó nhưng là rất xa, tiếng hát hôm nay, mai có thể kỷ vật. Mến yêu một nghệ sĩ, không gì hơn ngồi lại để ngắm những gì họ đã góp nhặt cho đời. Và để nói một lời cảm tạ khi người còn có thể nghe thấy. Tuấn Khanh  
......

Trăm năm trồng người và kết quả

Đỗ Ngà - Van Nga Do| Cũng trồng một loại cây như nhau, nhưng nếu người nông dân có lương tâm, có trách nhiệm với xã hội thì tất trái ngọt kia là những thứ hoa quả sạch. Lợi người lợi ta là bản chất của người lương thiện. Còn nếu là người nông dân bất lương, tham lam, chỉ biết lợi về mình thì họ sẽ dùng những loại thuốc độc hại cốt để làm cho cây trái có bề ngoài tốt tươi nhưng bên trong đầy độc tố để bán được tiền. Hại người lợi ta là bản chất của kẻ bất lương. Tương tự như vậy, chính quyền là người nông dân còn xã hội là hoa quả. Cho nên người ta nói chính quyền nào thì người dân đó là vậy. Để đối phó với những lời chỉ trích chế độ, chính quyền CS đã dùng tiền thuế của dân để nuôi một lực lượng 10 ngàn người được gọi là Lực Lượng 47. Chủ trương của chính quyền là dùng bọn này phá hoại facebook những người phản biện. Thêm vào đó là họ cũng nuôi hàng vạn Dư Luận Viên với mục đích chuyên chửi bới những người phản biện chính quyền bằng những lời lẽ tục tĩu nhất, mất dạy nhất. Và trên thực tế, nếu chính quyền cộng sản biết địa chỉ những người có tiếng nói ảnh hưởng họ sẽ cho công an sắc phục cùng với côn đồ đe dọa hoặc hành hung những người này mà không dựa trên một cơ sở luật pháp nào. Hay như việc công an bắt bớ phạt tiền, cưỡng bức người dân viết cam kết không được phát ngôn trên facbook như thế này như thế kia là những hành động không theo một chuẩn mực luật pháp nào cả. Hay như việc đài truyền hình quốc gia VTV đưa một cuộc thú tội được làm theo kịch bản lên truyền hình cũng là cách làm không theo chuẩn mực của pháp luật. Hay nửa đêm khuya bộ công an dùng lực lượng hùng hậu ập vào nhà người nông dân giữ đất giết người mang đi và phanh thây nạn nhân như vụ Đồng Tâm thì họ đã dựa vào cơ sở luật pháp nào? Không dựa vào cơ sở pháp luật nào cả. Mà một khi chính quyền có thói quen hành động không dựa vào chuẩn mực của luật pháp thì đó chính là một chính quyền bất lương. Chính quyền bất lương thì không thể tạo ra một xã hội tử tế được. Thực tế trong xã hội Việt Nam, con người ta phải vừa sống vừa phòng ngừa mọi lúc mọi nơi. Để sống lương thiện thì người ta phải chiến đấu rất nhiều với lương tâm và với xã hội xung quanh. Sống lương thiện ở Việt Nam phải nói là một kỳ công chứ không hề đơn giản. Người sống lương thiện ở xứ này như phải luôn lội dòng nước ngược vậy. Đó là một thực tế. Thử hỏi, cả một bộ máy nhà nước cứ è cổ dân mà ăn cướp thì làm sao họ có thể tạo ra một xã hội không trộm cướp được? Chính vì thế dân Việt nhìn đâu cũng muốn sở hữu dù cho những thứ đó không phải của mình. “Đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” là một câu nói lừa dân. Thằng “toàn dân” là thằng nào, nó có tư cách pháp nhân gì không mà có quyền sở hữu? Không có! Đấy là lừa còn gì? Một chính quyền mà dùng đủ thứ trò lừa gạt để làm nên luật pháp phục vụ mục đích cai trị, cướp đoạt thì nhà nước ấy lương thiện được sao? Khi bạn bước một bước chân ra khỏi đất nước và quan sát, thì bạn sẽ thấy rất rõ. Ngay sát nách ta, những nơi mà thế giới xem là vùng trũng thì chúng ta đã thấy khác. Ngay tại đất nước Campuchia hay Thái Lan, nếu có trải nghiệm bạn sẽ thấy những nơi này trộm cắp vẫn ít hơn Việt Nam rất nhiều. Mà xã hội mà ít trộm cắp hơn thì rõ ràng xã hội đó lương thiện hơn. Đến Sihanoukville- Campuchia bạn có thể mang xe máy quẳng đâu đó rồi tắm biển vô tư mà không sợ mất xe. Đến Thái Lan, bạn có thể quẳng xe máy ngay dưới chân cầu đi bộ rồi đón phương tiện khác đi chơi cả ngày mà không sợ mất xe. Đấy là chỉ mới lấy ví dụ những quốc gia quanh ta, nơi mà những chính quyền còn rất nhiều vấn đề đáng lên án chứ họ chưa thực sự là một chính tử tế như những chính quyền ở xứ văn minh như Âu Mỹ. Ấy vậy mà họ cũng đã tạo được một xã hội tử tế gấp bội lần xã hội Việt Nam. Chính quyền nào thì nhân dân đó. Chính quyền hèn với ngoại bang và ác với dân mình thì dân cũng vậy. Dân thì hèn với chính quyền nhưng rất ác với nhau, đặc biệt là với những người yếu thế hơn mình. Một chính quyền mà bỏ tiền ra nuôi bọn Dư Luân Viên để chúng dùng những thứ ngôn từ hung hăng, mất dạy để tấn công người khác thì rõ ràng xã hội này cũng đầy rẫy những loại người như thế. Ngoài lĩnh vực chính trị, trên không gian mạng hay ngoài đời thực thì người Việt cũng thường tỏ ra hung hăng, chửi bới người ta bằng những thứ ngôn từ ngữ tục tĩu. Đó chẳng phải là xã hội đã sao lại bản chất đó từ thượng tầng chính trị hay sao? Nhân Ngày Quốc tế An toàn Internet 11 tháng 2 (Tiếng Anh Safer Internet Day) của Microsoft, thì Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có chỉ số mức độ kém văn minh trên không gian mạng (DCI, Digital Civility Index) cao nhất. Ra đường thì cứ chằm chằm vào thiên hạ để tìm xem ai có dấu hiệu “láo” trên mặt là tìm cách gây sự đánh người, loại này ở Việt Nam rất nhiều. Hay ra đường vênh váo thường tự cho mình là ông trời để hiếp đáp kẻ cô thế hơn mình như kiểu “mầy biết tao là ai không?” rồi gây sự, loại này thì ở Việt Nam cũng không ít. Hung hăng với kẻ yếu thế, hèn nhát với kẻ mạnh hơn mình đấy là đặc trưng của xã hội Việt Nam. Xã hội tập hợp những loại người như vậy là xã hội nát, vì với những con người như thế thì không bao giờ tạo thành sức mạnh để thổi bay cái xấu ở thượng tầng được. Nhưng may thay, ở Việt Nam cũng còn một số nhỏ gần mực mà không đen. Mong rằng số nhỏ này sẽ là nhân tố đổi thay để cứu lấy một đất nước nát bét về đạo đức và nhân cách. Người Việt Nam rất hung hăng nhưng cũng rất hèn nhát, âu cũng có cái lí của nó. Một chính quyền bất lương không thể tạo ra một xã hội khá hơn được. “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trăm năm trồng người”. Nói trồng cây thì phá cây, nói trồng người thì tàn phá nhân cách con người tan nát. Đấy là “thành quả” mà chính ông Hồ và đảng ông ta đã ra tay “chăm bón”. Một kết quả rất rất đắng cho dân tộc! -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/…/thua-hung-du-thieu-van-minh…  
......

Khi Cửu Long Trong Cơn Giẫy Chết

Phạm Minh Vũ| 1. Sáng 10-12-2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi đối thoại với người nông dân ở các tỉnh thuộc Châu thổ sông Cửu Long, kết thúc cuộc đối thoại ấy, thủ tướng buông một câu kết rất thấm, cho đến hôm nay, không ai khác chính người dân ở đó mới ngẫm ra nhiều điều: Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình. Lo cho Nhân dân là nhiệm vụ tối quan trọng mà bất kể nhà nước, và chính phủ nào cũng phải làm. Khi không lo được thì chính phủ nên cảm thấy xấu hổ mà giải tán trong danh dự. Một câu kết của một vị đứng đầu chính phủ không những thiếu trách nhiệm với nhân dân, mang con bỏ chợ khi ông ta kêu gọi nông dân thay đổi cơ cấu sản xuất và mô hình để nâng tầm cao mới, mà còn thể hiện sự lừa lọc, phản bội. Giờ đây, thứ quan trọng nhất mà Nông dân ở Châu thổ sông Cửu Long cần ngay lúc này là nước, nhìn cái cảnh hàng ngàn người dân phải xếp hàng dài chờ để mua được từng can nước thì lương tâm của các nhà lãnh đạo ở đâu? Các ông nghĩ gì? 2. Nằm giữa khu vực Trung Đông khô cằn, Israel có diện tích hơn 22.000 km2, trong đó 60% diện tích là sa mạc và thường xuyên đối mặt với nguy cơ hạn hán. Bất chấp thực tế khắc nghiệt này, Israel hiện là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu, không những đáp ứng đủ cho 95% nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác. Israel đã phát triển một hệ thống tái chế, tinh lọc, tích trữ và chuyển nước thải đã qua xử lý nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước thải từ các hộ gia đình ở khu vực đô thị được xử lý tại các nhà máy, rồi đưa vào tưới cho những cánh đồng kế bên, thậm chí cho cả những vùng sa mạc không hề có giọt mưa nào. Chính phủ Israel đã đầu tư hơn 500 triệu USD để xây dựng các nhà máy xử lí nước thải trên toàn quốc. Với bước đi chưa từng có tiền lệ này cùng các điều kiện, quy định thích hợp, Israel đã tái sử dụng được tới 86% nước thải cho mục đích tưới tiêu, từ đó duy trì và thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Trong vòng 10 năm, Israel đã xây dựng 5 nhà máy khử mặn dọc theo bờ Địa Trung Hải tại các thành phố Ashkelon, Ashdod, Sorek, Palmachim và Hadera. Những nhà máy này do tư nhân sở hữu nhưng được nhà nước bảo đảm bằng việc mua nước và bán cho người dân. Israel hiện sản xuất được hơn 300 triệu m3 nước ngọt từ công nghệ này, cung cấp tới 50% nhu cầu về nước uống, nước sinh hoạt và dự kiến tăng lên 70% vào năm 2050. Nhờ đáp ứng được nhu cầu về nước, Israel có thể tập trung vào việc lên kế hoạch dài hạn hơn về nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. 3. Khó có ai có thể tưởng trong chương trình Dư Đồ ở các sách giáo khoa các cấp dạy rằng, VN là một quốc gia sông ngòi dày đặc, Nam Kỳ có hai mùa mưa và mùa khô như VN lại xảy ra tình trạng dân xách can đi mua nước về để ăn uống, tắm giặt. Mà nước ăn uống không có thì lấy gì mà tắm giặt mà tưới tiêu cho cây trồng, vẽ các kế hoạch nông sản 10 năm, 20 năm làm gì xa vời quá, trong khi cây cối chết vì thiếu nước? Để dân khát nước, dù nổ lực của chính phủ bao nhiêu đi chăng nữa thì đó là lỗi hoàn toàn thuộc về các ông. Đừng ngụy biện các lý do để biện minh cho việc bỏ rơi Nhân dân, thờ ơ và mặc kệ họ bao lâu nay. Cho dù chính phủ đã hoạch định các kế hoạch dài hạn, các chính sách tốt trong tương lai ra sao mà để Dân chết vì khát thế này thì cũng chỉ là ảo ánh, bánh vẽ chạy theo thời đại. Đừng nói những dự án vĩ đại, viễn vong phi thực tế nữa, hãy làm gì thiết thực cho Dân Miền Tây ngay đi Nguyễn Xuân Phúc, ít nhất là một can nước để nấu cơm. Phạm Minh Vũ  
......

Di sản Nguyễn Phú Trọng

Phạm Minh Vũ| Có lẽ, sự xuất hiện ít đi trong thời gian vừa qua cho chúng ta thấy, người đốt lò vĩ đại đã không đủ sức khỏe để trình diện trước quốc dân. Mặc dù, nguyên thủ quốc gia của các nước khác gần như xuất hiện ít nhất một tuần trước quốc dân phải một lần. Dù gì, họ ăn lương của Dân, cảm thấy làm việc được thì làm không được thì phải có tự trọng xin nghỉ, chứ chẳng ai giống lãnh đạo nhà mình. Có thể, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của mình cho tới kỳ đại hội sắp tới, Trong hai nhiệm kỳ nắm thực quyền, Nguyễn Phú Trọng đã dám làm những việc mà liệu đó là bài học cho các đảng viên noi theo? Điểm qua một số di sản của ông Trọng để lại, chúng ta sẽ thấy bên trong của con người với đạo mạo bề ngoài rất ư là “sĩ phu Bắc hà” này đã tin ông ta là một kẻ yêu nước thương dân, có thật thế? ĐẢO CHÍNH MỀM Trong lịch sử các vị tổng bí thư cộng sản, Nguyễn Phú Trọng mới dám sử dụng quyền để sát hại vị chủ tịch nước để “thống nhất ngôi vị” đường đường chính lên nắm quyền. Vụ việc “đảo chính mềm” lật đổ Trần Đại Quang là một quyết định cứng rắn cho thấy sự hung bạo của lão già tóc trắng này. Trong lịch sử, người ta chỉ thấy Lê Duẫn cô lập hồ chí minh, định đưa Võ Nguyên Giáp đi cách ly ở đảo chứ không dám sát hại họ, nhưng ông Trọng làm được. BẮN, PHÂN THÂY ĐẢNG VIÊN TRUNG KIÊN 58 TUỔI ĐẢNG Vụ việc tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm rạng sáng 9-01-2020 trước dịp tết Nguyên Đán nữa tháng, và bắn Cụ Kình trước sự chứng kiến của cả nước làm cho lòng người thật phẫn nộ. Giết một đảng viên 58 tuổi đảng và phân thây ra một mặt là để đe doạ cho các đảng viên khác đang có ý định dám chống lại đường lối tham nhũng của đảng, một mặt doạ cho nhân dân thấy đừng tưởng có Internet mà đảng của ông ấy sẽ “chùn tay” với những ai chống lại đảng của ông Trọng... chưa có ai dám làm, bác Trọng lại làm được. BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức là một sự kiện chấn động thế giới và là một dấu ấn lớn trong công cuộc đốt lò của ông Trọng. Ông Trọng tung điệp viên đi bắt Thanh, cùng với Tô Lâm thuê máy bay của Slovakia (đến giờ vẫn chưa trả tiền) để chở Thanh về là một thảm họa về ngoại giao của VN với Âu Châu, nhất là với Đức. Quốc tế đã dè chừng khi bang giao với chính phủ VN, cách hành xử man rợ đó đã làm Đức rất tức giận, VN phải giàn xếp thả Luật Sư Nguyễn Văn Đài cùng cộng sự để làm dịu đi căng thẳng đó... chưa có ai dám làm, nhưng vị tóc trắng làm được. NHƯỢNG 3 ĐẶC KHU Chúng ta phải thừa nhận, tiêu chuẩn của ngai vị Tổng bí thư duy nhất phải “phục Tàu”, Nguyễn Phú Trọng là cái tên mà ngàn đời sau sẽ nhớ vì thần phục vô điều kiện với Trung cộng. Dự luật 3 Đặc khu mà Nguyễn phú trọng và đàn em đã cố gắng tìm cách nhượng cho trung cộng, nhưng cũng may, vì lòng yêu nước con Dân Việt đã kịp thời ngăn chặn hành vi bán nước của ông ta trong suốt nữa năm còn lại năm 2018. Chúng ta thấy, có thể các bậc tiền bối của ông Trọng âm thầm ký kết các hiệp ước với Trung cộng mang tính chất nhượng địa, bán chủ quyền. Nhưng, không ai công khai mặt dày đem ra quốc hội để biểu quyết, đẩy trách nhiệm cho quốc hội thay ông ta bán nước, không ai làm được việc đó, thế mà ông trọng lại làm được. Một vài điều nói ra, có lẽ chưa đủ lột tả hết bản chất thực của cái gọi là “sỹ phu Bắc Hà”. Nhưng, cũng đủ thấy, để biến Anh hùng thành kẻ hèn nhát thì rất dễ, nhưng để biến kẻ hèn nhát trốn chui trốn lủi trước vận mệnh quốc gia lâm nguy thành anh hùng thì điều đó là không thể.  
......

Làm người Việt không dễ

— Chào 45 năm, sự biến mất của một nước Cộng hòa miền Nam — Nhạc sĩ Tuấn Khanh - nhacsituankhanh| Tôi là ai, giữa dòng định mệnh mang tên Việt Nam? Câu hỏi đó vẫn theo đuổi tôi, buộc tôi phải luôn nhìn lại mình, nhìn những khát vọng co rút lại như miếng da lừa, và đếm lại tuổi trẻ hoang phí, ngu ngơ trước cối xay gió thời cuộc bên đường. Ký ức lớn nhất của những ngày thơ ấu mà tôi luôn bị ám ảnh, đó là một buổi sáng nắng gắt, trên mặt đường đầy quân trang vứt la liệt khắp nơi. Tiếng người gọi nhau. Tiếng xe hỗn loạn. Tay mẹ nắm chặt tôi như sợ tôi vụt mất đi, y như một quốc gia miền nam Việt Nam đã tan biến kỳ lạ sau cuộc chiến tranh dai dẳng hai mươi năm. Từ lúc đó, tôi lớn lên, loay hoay nhiều năm với việc lựa chọn mình phải là gì, phải như thế nào để được chấp nhận là một sinh linh hợp pháp trong một quốc gia mới, có tên Cộng sản. Cuộc sống của một người Việt Nam không đơn giản đâu bạn ạ. Nếu mười năm hay hai mươi năm nữa, khi được hỏi, tôi cũng sẽ nhắc lại, y như vậy không khác gì. Nhưng chúng ta vẫn có thể vẽ lại nó. Năm lớp ba, tôi học ở ngôi trường cách không xa trung tâm Sài Gòn, nhưng hẻo lánh và nghèo nàn như một ngoại ô. Thằng bạn cùng tuổi có cuốn truyện tranh của chế độ mới, kể về anh bộ đội chiến đấu giỏi, mà tôi mượn mãi không được. Cuối cùng thì nó đồng ý cho mượn xem, nếu như tôi mang đồ ăn cho nó. Ấy vậy mà sau khi ngồm ngoàm hết món tôi đưa, nó vẫn không cho mượn. Giận quá, tôi gào lên với nó bằng một câu nói mà thời đó, tôi hay nghe người lớn chỉ vào mặt nhau: “Đồ bợ đít cộng sản”. Thằng bạn cũng nổi giận- dường như câu nói đó vào cuối những năm 1970 là rất nặng nề thì phải. Nó lập tức chạy vào lớp và kể với cô chủ nhiệm rằng tôi đã gọi nó là “cộng sản”. Bà cô nghiêm mặt, trầm giọng nói tôi ở lại cuối giờ để nhận mức trừng phạt. Tôi sợ hãi, co ro ở cuối lớp và chờ sự trừng phạt vào chiều hôm ấy. Thế nhưng kỳ lạ thay, cô chủ nhiệm nhìn quanh khi không còn ai, bước tới nắm tay tôi, nói dịu dàng và lo lắng: “Con không được nói như vậy nữa, rất nguy hiểm biết không?”. Sau này, tôi mới biết cô có người em trai là sĩ quan của chế độ cũ phải đi tù- mà nhà nước mới gọi là học tập cải tạo. Nhà trường vẫn là nơi đổ đầy vào đầu trẻ con miền Nam những câu chuyện thú vị về những con người mới đến từ miền Bắc, về một ông cụ có râu dài, da mặt hồng hào được gọi là Bác Hồ. Là trẻ con, tôi cũng bị hút theo những điều mới lạ như vậy. Một ngày kia, tôi đeo khăn quàng đỏ chạy về nhà ăn cơm với mẹ và các chị. Tôi khoe học được rất nhiều điều, và kể cho mẹ tôi “Bác Hồ biết nói đến sáu mươi thứ tiếng, trong khi Đức Giáo Hoàng chỉ biết có năm thứ tiếng thôi, thầy con nói vậy”. Cả nhà tôi im lặng ăn, không ai nói với ai tiếng nào. Nhà tôi lúc đó vắng người. Các anh rể thì đi học tập cải tạo, còn các chị thì đang ngồi tù vì vượt biên không thành. Sau các câu chuyện kể từ bài học mới của tôi, mang từ nhà trường xã hội chủ nghĩa về, ở nhà có thêm những tiếng thở dài. Dù chỉ là trẻ con, tôi vẫn nhận ra có những điều gì đó mâu thuẫn, rách nát trên một bề mặt cuộc sống được đậy kín, ca vang những bài ngợi ca đời mới tươi đẹp. Nó là tiền đề để tôi nhìn, nhận thức của mình bị cào cấu, và cuối cùng nát vụn mọi thứ trong tôi qua từng niên kỷ, khiến tôi phải tự khâu vá đời mình cho đến hôm nay. Cuộc sống niên thiếu trôi qua lãng đãng trong thống khổ. Tôi nhớ những chén bo bo dành cho ngựa ăn với đường chảy mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam vào những mùa miền Nam đói quặn. Tôi nhớ những ngày xếp hàng rã rượi để lãnh được mấy ổ bánh mì theo nhân khẩu, vác vội về nhà rồi ăn ngấu nghiến như ngày mai là tận thế. Tôi nhớ những đêm bọn trẻ đua xe đạp điên cuồng, gào thét trong những đêm cúp điện triền miên để giải trí. Nhà trường, các anh chị cán bộ dạy dỗ nói rằng tội ác xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh khiến người Việt Nam phải chịu khổ như vậy. Mọi người nghe, và hò hét vỗ tay như trò giải trí của bọn trẻ chúng tôi vào những đêm cúp điện, nóng hực. Rồi mọi thứ dần đổi thay, tôi cũng đổi thay. Thật cám ơn những thùng sách vở từ chế độ cũ mà gia đình tôi, mẹ tôi quyết tâm giấu giữ lại, bất chấp việc truy lùng, bắt, đốt của chính quyền như thời chống dị giáo. Như đứa trẻ may mắn tìm được lối đi bí mật đến được vùng đất phép thuật Narnia, tôi tìm thấy một thế giới khác cho mình, chìm đắm vào đó. Thậm chí có những ngày tôi trốn học về nhà chỉ để ôm sách ra vườn đọc. Sách giúp tôi vượt qua những bữa ăn cơm độn khoai lẫn cát. Sách giúp tôi chỉ hô vang một lần ở những buổi mít-ting bắt buộc, rồi dành thời gian để quan sát đám đông đỏ mặt, hổn hển vô nghĩa. Từ sách, tôi biết nước Việt mình rõ hơn. Biết số phận dân tộc mình nhiều hơn, và ý thức được về bản thân mình trong một nhà nước cộng sản là như thế nào. Và tôi cũng biết nhiều hơn về ông cụ có bộ râu dài, da mặt hồng hào, mà mọi người gọi là Bác Hồ. Không biết từ khi nào, tôi đã bị ám ảnh về sự thật. Và thật may mắn- hay xui rủi, tôi cũng không biết- tôi lại khao khát muốn được sống cuộc đời cống hiến cho hiện thực. Tôi muốn làm một công dân Việt nói lên sự thật và trình bày những gì tôi thấy, bất chấp điều đó có thể tước quyền, không cho tôi làm thần dân trong vương quốc Cộng sản. Tôi là ai vậy? Có lúc tôi tự hỏi. Mang trong đầu đầy những điều khác lạ so với các bài giảng, với nhà trường, với các buổi học chính trị, và âm thầm khác biệt ngay cả trong thời kỳ tôi được ưu ái, bầu chọn là phó bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản, được coi là “hạt giống quốc gia”. Những ngày tháng đó, tôi cũng đã tự hỏi mình: phải ra sao? Và khi nào thì có thể sống nguyên vẹn là mình mà không cần tung hô, là một người Việt Nam thuần túy với danh dự, trách nhiệm và duy chỉ tổ quốc mà thôi? Nhiều năm trước, khi được gọi là nhà báo và là nghệ sĩ, tôi thấy mình quá mệt mỏi với trò hai vai trong một vở kịch đời, nên tôi tự quyết định rút lui và chỉ chọn một bộ mặt để sống. Một trong số rất đông học trò của tôi lúc ấy, dũng cảm nói thẳng vào mặt tôi rằng “Tội nghiệp thầy, nếu thầy không phản động, thầy đã có hết mọi thứ”. Thật là một nhận xét đáng nhớ và cần thiết. Tôi có hèn yếu không, khi không gánh nổi cái trò một đời-hai vai mà hàng triệu người già trẻ Việt Nam vẫn đang làm, hay bị buộc phải vào vai? Chọn một bộ mặt đúng như mình muốn, tôi đã nếm thất bại rất nhiều, từ chuyện bị đuổi việc liên tục hết nơi này đến nơi khác, bị hành hạ tinh thần bởi các cơ quan văn hóa lẫn an ninh… Hóa ra, đôi khi không nhận hai vai, mọi thứ lại còn phức tạp hơn, nhất là trong cuộc sống phải được cho phép từ một nhà nước độc tài. Có những lần nghĩ ngợi như vậy, tôi thường tự đặt câu hỏi rằng, một trí tuệ như đại công thần Nguyễn Trãi, khi đón Lê Thái Tông ở Chùa Côn Sơn, ắt đã biết lành ít dữ nhiều. Vậy sao Nguyễn Trãi không cúi đầu van xin, không quỳ xin sống? Người có thể viết một bản văn, đã xua được cả một đạo quân phương Bắc lại không cất lời thuyết phục vua? Chắc chắn vì Nguyễn Trãi không thể sống hai vai. Kẻ sĩ có thể mang nhiều giai đoạn của thời thế trong đời mình, nhưng chỉ có một bộ mặt để ngẩng lên và cất tiếng cười ngạo nghễ với đời. Thầy Thích Tuệ Sỹ cũng ghi lại những câu chuyện như vậy, và trong bài Trí Thức Phải Nói, thầy viết: “Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược”. May mắn thay, tôi biết viết, biết đọc, và hơn nữa, tôi là người Việt Nam. Giờ thì tôi chỉ còn phải cố gắng tập để mình không khiếp nhược, và giới thiệu sự không khiếp nhược đó cho những người chung quanh, đặc biệt trước thời đại cái ác ngày càng lộ nguyên hình. Ai đó đã gửi đến một câu hỏi cho tôi “Người Việt hiện nay cần nhất là điều gì?”. Đó là câu hỏi rất lớn, mà cũng rất nhỏ. Người Việt hôm nay đã có đủ tất cả, và thậm chí dư thừa hơn ngày trước rất nhiều. Từng bữa ăn của đầu thập niên 1980, gia đình tôi phải dành miếng thịt ít ỏi có được cho bà ngoại, đau yếu quanh năm. Nhưng những đưa trẻ hôm nay đang phát ốm vì được ép ăn quá nhiều thịt. Không những vậy, hãnh tiến nhiều hơn, chia rẽ nhiều hơn và thù hận vì lý tưởng cũng được tổ chức công phu hơn ở cấp nhà nước. Người Việt cần nhất điều gì? Tôi chỉ xin chọn một điều, đó là người Việt trở về là người Việt, biết chọn lẽ phải và sự thật, biết nổi giận trước cái ác và biết nhục khi còn bao biện trong việc quỳ gối trước cường quyền. George Orwell kể rằng khi những con lợn con được nuôi dạy và quay lại trang trại, chúng chỉ còn biết máng ăn và tuân lệnh. Người Việt phải là người Việt thì mới có thể chọn những thứ khác hơn là máng ăn và thuần phục. Người Việt phải là người Việt mới có thể nhìn vào núi sông, tổ tiên ngàn năm đã đổ máu để gìn giữ sự tự do cho con cháu hôm nay. Vì sao đó là điều cần nhất? Vì bởi một tương lai sẽ tới của một dân tộc Việt tự do và trường tồn với lòng kiêu hãnh, không cần những kẻ đã quen làm nô lệ, không cần những kẻ hai vai, hai mặt. Đất nước phát triển lộng lẫy làm gì khi con dân Việt trở thành bầy đàn đớn hèn và chỉ còn biết máng ăn của mình? Khi đọc đến đây, ai đó sẽ nói rằng tôi đang chống cộng? Nhưng đúng nhất, là tôi chống sự mất mát của người Việt, mất mát màu da, tiếng nói mà tôi đã nhận mình là một phần trong đó. Sinh ra làm người Việt là điều không thể chọn, tôi thấy mình đã đứng trong đời Việt như một định mệnh đầy biến động và trắc trở. Nhưng dù định mệnh như thế nào, thì chúng ta vẫn có thể chọn không làm kẻ hèn, không làm nô lệ cho bất kỳ ai, cho triều đại nào. Cộng sản cũng là những người đã chọn hai vai: giả vờ yêu nước và mưu mô cầm giữ quyền cai trị mãi mãi với dân tộc. Nhưng rồi cũng đến lúc họ phải chọn một, và một đó thuộc về sự thật. Không có gì không thể thay đổi- lịch sử đã cho thấy như vậy- và mỗi người Việt đều có thể thay đổi bản thân mình từ một kẻ vong quốc, vô dân tộc ngay trên quê nhà, trở lại là một người Việt đúng nghĩa. Từng niên kỷ, tôi đã đập vỡ sự hào nhoáng ngu muội của mình, bật máu, rồi khâu vá lại mình. Một buối sáng mùa xuân, tôi soi lại mình trong gương. Tôi là tôi tầm thường, tôi dại dột giữa khó khăn, tôi không thể nhận ơn huệ từ kẻ khác, nhưng tôi đã trên con đường trở về nơi chốn của mình: Tôi là người Việt. ———– (tựa khác: TỪNG THIÊN NIÊN KỶ, KHÂU VÁ LẠI MÌNH)  
......

32 năm thảm sát Gạc Ma - sự vô ơn và phản bội vẫn tiếp diễn

Ngọc Thu - Việt Tân| Ngày mai, 14 Tháng Ba 2020 là đúng 32 năm VN mất chủ quyền tại cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa, với 64 liệt sĩ ngã xuống giữa làn đạn của quân Trung Quốc xâm lược. Đây là một biến cố lớn trong lịch sử Việt Nam nhưng không phải người dân Việt nào cũng được biết đến để ghi nhớ sự hy sinh của những người đã bỏ mình bảo vệ biển đảo VN cũng như nhìn xuyên suốt mưu đồ xâm lược của Trung cộng. Làm sao người dân biết được, khi trong một thời gian dài sự thật lịch sử này không được nhà cầm quyền công khai cho toàn dân biết? Mãi đến sau này, thông tin về vụ thảm sát đẫm máu đó mới được truyền thông chính thống nhà nước loan đi một cách dè dặt. Làm sao người dân biết được, khi sách báo, phim ảnh như “Gạc Ma - vòng tròn bất tử”, “Gạc Ma - Trận hải chiến bị lãng quên”, “Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988”.v.v... bị đình bản hay cấm phát hành? Làm sao người dân biết được khi một số nhân sĩ trí thức và những người dân biết rõ về vụ thảm sát này bị ngăn cản, sách nhiễu và đánh đập khi họ tìm cách cùng nhau tưởng niệm những chiến sĩ đã khuất? Thảm sát Gạc Ma là nỗi đau đớn của giống nòi Việt Nam vì người lính đã trở thành bia tập bắn của quân cướp đảo Trung cộng. Thế nhưng kẻ đã ra lệnh không được nổ súng chống trả lại quân xâm lược sau 32 năm vẫn chưa bị truy cứu trách nhiệm và khi chết đi vẫn được hưởng quốc tang trọng vọng. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, vào năm 2018 đã đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trong trận Gạc Ma như sau: “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.” Càng phẫn nộ hơn nữa khi người dân bị ngăn cản, cấm đoán tưởng niệm những chiến sĩ đã bị sát hại tại Trường Sa. Sự vô ơn và phản bội xương máu những người đã ngã xuống của nhà cầm quyền ngày nay nhờ mạng Internet không gì có thể che giấu được nữa. Nhà cầm quyền CSVN phải tổ chức lễ tưởng niệm ngày 14 Tháng Ba một cách trang trọng trên bình diện quốc gia, phải gọi đúng tên kẻ đã sát hại 64 chiến sĩ Trường Sa để 64 linh hồn có thể siêu thoát và trả lại công bằng cho 64 gia đình liên quan! Ngọc Thu
......

14.03.2020 nhớ Hải Chiến Trường Sa, nhớ 10 Năm Thê Húc

ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc Ngoc Duc Nguyen| Hôm nay 14/3, ngày kỷ niệm trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Một trận chiến mà trước khi nổ súng, cả hai bên đều biết trước kết quả. Phía Trung Quốc tàu lớn, súng lớn, trang bị đầy đủ. Phía Việt Nam tàu nhỏ không võ trang. Binh lính chỉ có súng cá nhân để tự vệ. Gần như toàn bộ binh sĩ trên Gạc Ma đều gục ngã ở những giờ phút đầu tiên. Ba chiếc tàu bị loại khỏi vòng chiến. 64 chiến sĩ hy sinh. Những người nằm xuống tại Trường Sa năm 1988, hay ở Hoàng Sa năm 1974, là lính của ai, thuộc chế độ nào, không là điều quan trọng. Quan trọng là họ đã kiên cường chiến đấu, không hèn nhát cầu hòa và anh dũng hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Họ cần được mọi thế hệ Việt Nam biết đến và vinh danh. Nhưng sau mật ước Thành Đô năm 1990, những ngày như 19/1 hay 14/3 cần được quên lãng. Mọi hình thức nhắc nhở, vinh danh bị cho là "nhạy cảm" và thường bị cấm đoán. Vậy mà cách đây 10 năm, ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc, trên Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để vinh danh những người đã hy sinh để bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Lần đầu tiên người Việt Nam biết đến 6 chữ "HS.TS.VN". Sau đó vài tháng, 6 chữ này được vẽ ở khắp nơi, trở thành một phong trào bày tỏ lòng yêu nước, khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Anh Nguyễn Khanh của đài Á Châu Tự Do (RFA) hay anh Vũ Quí Hạo Nhiên của báo Người Việt đều bày tỏ sự thán phục việc làm này, nhưng có chung một nhận định là "vô cùng táo bạo và nguy hiểm". Khi anh Nguyễn Khanh phỏng vấn trực tiếp một người đang làm chuyện "táo bạo và nguy hiểm" vào trưa ngày 14/3/2010, người này trả lời "chúng tôi là vài anh em Việt Tân, đang làm một việc rất bình thường và đơn giản, trong ôn hòa và trật tự. Đó là biếu tặng đồng bào một số mũ và áo có in hàng chữ HS-TS-VN, có nghĩa là Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Có nhiều người trong nước còn làm những chuyện gian nan, nguy khó hơn chúng tôi nhiều ". Anh Nguyễn Khanh lo lắng cho anh em, hỏi "Lúc phân phát mũ và áo cho đồng bào, các bạn có thấy công an ở gần đó không ?". Người này trả lời " Có chứ anh. Có nhiều công an mặc đồng phục và thường phục xuất hiện ở đây. Nhưng tôi nghĩ công việc chúng tôi làm rất trật tự, không vi phạm luật pháp của Việt Nam. Chúng tôi gặp những người bảo vệ trật tự ở đây và giải thích chúng tôi muốn vinh danh 64 chiến sĩ đã hy sinh tại Trường Sa năm 1988, vinh danh tất cả những người con ưu tú đã nằm xuống, vì bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam". ngày 14 tháng 3 năm 2010, một số người đã công khai xuất hiện tại cầu Thê Húc Người trả lời anh Nguyễn Khanh là Vũ, một Việt Tân trẻ ở Thụy Sĩ. Vũ là người rất bình thường và đơn giản. Hành trang về Việt Nam chỉ vỏn vẹn có một bộ trên người, một bộ để thay và ít đồ dùng cá nhân. Tất cả nằm gọn trong một túi nhỏ. Nhưng về đến Hà Nội, Vũ được anh em trong nước "bàn giao" một cái túi rất lớn. Đó là áo mũ mà Vũ sẽ biếu tặng bà con trên cầu Thê Húc. Không chỉ Vũ, những anh em khác đều được giao cả trăm áo mũ làm hành trang cho cuộc xuất hành sáng ngày 14/3/2010. 10 năm trước, Vũ còn trẻ lắm, đang thời kỳ yêu đương thắm thiết. Khi được hỏi ý về vụ cầu Thê Húc, Vũ nói tôi chờ 24 tiếng để Vũ thuyết phục người yêu. Ai ngờ vài tiếng sau, Vũ gọi tôi, giọng hớn hở "Trang gật đầu cái rụp". Tôi ấm lòng hỏi "Vậy em và Trang có muốn anh "đền đáp" gì không ?". Vũ nói đùa "Em chưa từng nếm thịt cầy. Kỳ này đi Hà Nội chắc không có cơ hội. Nếu em về bình an, phải đãi em ăn thịt cầy đó!". Lời nói đùa này thành sự thật. Trong một lần đi làm thiện nguyện chung ở Á Châu, tôi cho Vũ và Trang nếm thịt cầy. Báo hại Trang phải móc miệng cho ói ra, vì lúc ăn tưởng là thịt thỏ rừng. Ngày nay, hai người đã là vợ chồng, thành bố mẹ, nhưng khi gặp nhau nhắc lại những kỷ niệm này, tôi vẫn tiếp tục bị Trang cho ăn đòn về vụ bị lừa ăn thịt cầy. Trong số người tham gia, anh Hoàng lớn tuổi nhất. Khi anh em đề nghị anh Hoàng, tôi lưỡng lự vô cùng. Ngoài vấn đề tuổi tác, anh là người đang chèo chống công việc làm ăn của gia đình, nuôi sống cả nhà. Nhưng anh Hoàng đã thuyết phục tôi cho anh tham gia. Anh nói "Ông Thày, ông Võ Hoàng còn dám bỏ hết để dấn thân. Chuyện làm ăn của tôi nhỏ như hột mè. Có gì lo". Nhiều năm gặp lại, hai anh em ngồi trên triền núi ngắm cảnh, nhắc lại kỷ niệm xưa. Tôi chưng hửng khi anh năn nỉ tôi "Có việc làm nào như vụ cầu Thê Húc không ? Nếu có, ông đừng quên tôi nha". Nhìn mái tóc bạc lưa thưa còn vài cọng và gương mặt già theo thời gian của anh, tôi bổng thấy thương anh em mình quá. Tất cả chỉ nghĩ đến chuyện chung. Bất kể tuổi tác, sức khỏe. 10 năm trước, công việc cầu Thế Húc không thể tiến hành nếu không có mũ áo trên đó có in "Hoàng Sa - Trường Sa – Việt Nam" và 6 chữ "HS.TS.VN". Ngày nay, việc in hay phổ biến những khẩu hiệu này không là vấn đề. Nhiều người không những dám in, dám mặc, mà còn có những biểu hiện lòng yêu nước táo bạo hơn. Đây là một sự tiến triển rất tích cực. Nhưng vào năm 2010, sự sợ hãi còn rất lớn, không ai dám in các mũ áo này vì sợ liên lụy. Hẳn nhiên, làm mũ áo ở ngoài thì không thành vấn đề, nhưng làm sao chuyển đến Hà Nội với số lượng lớn, làm sao chuyển giao cho anh em làm công tác mà không bị bại lộ. Nhắc đến vấn đề này, tôi không thể không nhớ đến "thằng cháu cửu vạn" của tôi. Tôi quen nó cũng vào một ngày tháng 3 và cũng nhờ nó mà phần lớn mũ áo đã được tải đến Hà Nôi. **** Campuchia, tháng 3 năm 2008, tại một bến đò, tôi ngồi uống cà phê và thả khói, chờ thuyền đến. Bạn tôi ở Việt Nam sang bỏ hàng ở chợ Ô Xây, rồi mua dừa thốt nốt mang về bán. Mùa khô, từ bờ xuống nơi thuyền cặp bến là một con dốc dài. Tôi thấy bạn tôi từ dưới thuyền đi lên, theo sau là 2,3 thanh niên. Chung quanh người họ đầy kín hàng hóa. Tôi không hiểu sao họ có thể mang được một số lượng cồng kềnh, nặng nề như vậy để leo lên con dốc cao. Tôi thán phục nhìn họ lên xuống vác đồ chất đầy hai xe tuk tuk. Khi xong, ai nấy mồ hôi như tắm, ngồi bên đường nghỉ mệt. Một cậu trai đen như cột nhà cháy thấy tôi hút thuốc, đến hỏi "Chú cho con một điếu được không ?". Tôi lấy bao thuốc ra "Đây ! Anh đưa luôn cho mấy anh kia hút cho vui". Cả đám cùng nhau thả khói mịt trời. Cậu trai hỏi tôi "Chú ở nước ngoài về chơi lâu không ?". Tôi ngạc nhiên "Sao anh biết tôi ở nước ngoài ?". Anh ta cười "Thuốc của chú lạ quá, ở đây không thấy. Nên con đoán vậy". Tôi học thêm một bài học. Không chỉ cách ăn mặc, cử chỉ, diện mạo mà người khác có thể đoán ra gốc gác của mình, mà còn cả thuốc lá, dầu bôi tóc,... Tôi cười gật đầu "Anh đoán đúng. Đây là thuốc Stuyvesant, dân Âu Châu thích loại này". Bạn tôi đến "Bộ hai chú cháu quen nhau sao ?". Tôi cười "Mới quen qua điếu thuốc này". Bạn giới thiệu "Cậu này là Sóc Khum. Dân xóm cầu Sài Gòn. Nó thứ hai, nên tôi thường gọi nó thằng hai cho dễ. Còn đây là anh Đức, từ Âu Châu về chơi". Tôi chìa tay ra "Rất vui làm quen với anh". Sóc Khum bắt tay tôi "Chú gọi con là thằng Hai đi. Con mới 20. Đáng tuổi con chú mà". Bạn tôi gật đầu "Ông coi nó như con cháu đi. Tôi biết ba nó mà. Tội nghiệp lắm. Nhà nó nghèo. Nó lưu lạc trên xứ Chùa Tháp này từ năm 10 tuổi. Sống một mình, làm nghề cửu vạn để nuôi thân". Qua lời kể của bạn, tôi biết thêm về Sóc Khum. Nó là người Khơ-me Krom, sinh đẻ ở Việt Nam. Nhà nghèo, đông anh em, ba má nó lo không nổi. Nên khi nó 10 tuổi, ba nó dẫn qua Campuchia giao cho một người chú. Ông chú nó cũng nghèo, sống bằng nghề cửu vạn. Đây là nghề bốc vác hàng hóa ở các bến cảng, bến đò. Nói nôm na là dùng sức nuôi miệng trong công việc khiêng thuê, vác mướn. Từ năm 10 tuổi, Sóc Khum đã cùng chú khiêng vác ở bến đò. Hai chú cháu làm đến tối mịt mới về. Họ ở trong cái chòi dựng tạm trong khu ổ chuột dưới chân cầu Sài Gòn. Năm 16 tuổi, chú nó bệnh chết. Nó trở thành "chủ" cái chòi ọp ẹp và tiếp tục "khuếch trương nghề cửu vạn" do ông chú để lại. Chúng tôi trở thành chú cháu từ đó. Trong vụ cầu Thê Húc, Sóc Khum đã chứng tỏ tài "cửu vạn" của mình, giúp tôi tải phần lớn áo mũ in từ ngoài chuyển đến Hà Nội. Ngày nay giống như Vũ, Sóc Khum có vợ, sinh con và một mái gia đình hạnh phúc. *** Người xưa nói đúng. Thời gian như vó câu qua cửa sổ. "10 năm Thê Húc" chỉ là một cái chớp mắt. Hôm nay nhớ lại, tôi phải ca ngợi tất cả anh em đã tham gia công việc này. Vũ, Trinh, Hoàng, Tự, Khởi, Hải, Tùy, Ti, Sóc Khum và những anh em mà tôi không thể kể tên đều là những "anh hùng của tôi". Vì lúc đó, nhiều người vẫn cho rằng hành động của họ là "táo bạo và nguy hiểm". Tuy nhiên, táo bạo và nguy hiểm vẫn còn tùy theo góc nhìn của mỗi người. Quan trọng là người làm chuyện đó biết rõ tại sao phải làm, đâu là những rủi ro và sau khi lượng định kỹ lưỡng, đã làm bằng sự tự nguyện của mình. Qua lời Vũ, anh em tham gia công việc tại cầu Thê Húc cho đây chỉ là những công việc bình thường và đơn giản để biểu hiện lòng yêu nước. Theo tôi, dân tộc nào có nhiều người làm những việc bình thường và đơn giản như Vũ, Trinh, Hoàng, Tự, Khởi, Hải, Tùy, Ti, Sóc Khum,... đã làm, dân tộc đó sẽ có một dòng lịch sử kéo dài bất tận. 14 tháng 3 năm 2020 Nguyễn Ngọc Đức Các bạn có thể xem lại đoạn video tóm lược vụ phát áo mũ HS-TS-VN tại cầu Thê Húc trên Hồ Hoàn Kiếm ngày 14/3/2010 : https://youtu.be/wU9otU6iFM4  
......

Hiểu thế nào về Hội Đồng Lý Luận TW?

Phạm Minh Vũ| Mấy ngày qua, nhà lý luận vĩ đại Quang Thuấn thở oxy vì dương tính Virus Vũ Hán sau khi thực hiện chuyến “công tác xác thịt” nước ngoài về, tôi cứ đặt câu hỏi cái hội đồng lý luận do Thuấn làm phó ấy thực chất nó làm việc gì? Tình cờ, chiều nay mới đi nhậu với ông Anh đang là giảng viên trường Chính Trị Lê Duẫn, đang có chuyến công tác thực tế ở địa phương khác. Hai anh em tay bắt mặt mừng. Chén chú chén anh, trong lúc men nồng mình chợt hỏi cái Hội đồng lý luận ấy làm những việc gì mà lập hẳn cả cơ quan ghê gớm vậy? Ảnh cũng chia sẻ, “đm đám ăn hại ấy nhìn vậy chứ cũng được việc lắm đấy”. Tất cả những phát ngôn của đảng đều do hội đồng ấy đưa ra. Chúng nghiên cứu các câu, từ sao cho phù hợp mà lái được dư luận. Nghe nói đến đó mình thấy dài dòng kêu ảnh nói rõ ra hơn cho dễ hiểu. Hiểu nôm na là như này nhé: khi tàu Trung quốc đâm chìm tàu ngư dân VN thì hội đồng lý luận nó lý luận là “tàu lạ”. Người TQ thì lý luận là “người nước ngoài”. TQ thì lý luận là “nước có chung đường biên giới”. Liệt sỹ chống Mỹ chống Pháp, nhưng không có liệt sỹ chống Trung quốc cũng do lý luận là “liệt sỹ biên giới”. Hoặc Lê Đức Anh ra lệnh không được nổ súng, thì Hội đồng Lý luận Tw lý luận lại là không nổ súng trước. Đại khái những chính sách, những nghị quyết đều do Hội đồng lý luận sao cho Dân nghe lọt lỗ tai. Vậy đó. Cho nên, Thuấn làm phó đương nhiên đóng góp nhiều cho các chính sách quốc gia thay biến đổi ngôn ngữ cho Dân nghe, thế mới có nhà 3 căn, thẻ Golf 3 tỷ cung tần mỹ nữ hầu hạ. Còn 47, dlv chỉ chửi đổng lên thì ăn mì tôm là đúng rồi còn đòi hỏi gì ở đây nữa?  
......

Những con virus đỏ

‘…đảng cộng sản đã là con bệnh nhiễm virus Đỏ quá nặng. Những con virus Đỏ lúc nhúc đã thâm nhập vào nội tạng cơ thể đảng. Làm sao đảng cộng sản có thể chống đỡ...' Phạm Đình Trọng| 1. Nhờ có con virus Vũ Hán tấn công thẳng vào đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ngồi ghế hạng đắt tiền vi vu trên máy bay thăm thú nước Ấn, nước Anh, dân đen Việt Nam mới biết rằng đoàn quan chức đó là ban soạn thảo văn kiện về kinh tế xã hội của đại hội 13 đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu năm sau, 2021. Dẫn đầu ban soạn thảo văn kiện kinh tế xã hội đại hội đảng 13 đi Ấn, đi Anh là ông Ủy viên trung ương đảng mang hàm Bộ trưởng.trong Chính phủ, ông Nguyễn Chí Dũng. Cũng nhờ lần theo dấu vết con virus Vũ Hán đột nhập bằng đường hàng không vào Việt Nam, dân đen nước Việt mới được biết đoàn soạn thảo văn kiện kinh tế xã hội đại hội đảng 13 sau những ngày ở khách sạn bốn sao, năm sao New Delhi, London, sau những bữa tiệc ở Ấn, ở Anh, về đến Hà Nội lại tiếp tục mở tiệc, mời cả ca sĩ hạng đình đám đến ca hát mua vui. Và cô ca sĩ trẻ trung, xinh đẹp được ưu ái ngồi cạnh ông quan triều đình mặt sắt đen sì, Ủy viên trung ương đảng, trưởng tiểu ban văn kiện kinh tế xã hội của đảng, Nguyễn Chí Dũng. Như Thúy Kiều ngồi cạnh Hồ Tôn Hiến trong bữa tiệc Hồ Tôn Hiến mừng chiến công diệt Từ Hải. Câu Kiều của cụ Nguyễn Du viết về ông quan triều phong kiến Hồ Tôn Hiến mà như viết về ông quan mặt sắt triều cộng sản Nguyễn Chí Dũng vậy: Nghe càng đắm, ngắm càng say / Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình (Nguyễn Du. Truyện Kiều) Đảng cộng sản Việt Nam cắn rơm cắn cỏ đi theo chủ nghĩa Mác Lê, đi theo Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải đến những nước cũng từng rập đầu thề thốt một lòng một dạ với Mác Lê, với CNXH là Trung Quốc, là Triều Tiên mà tham khảo, đối chiếu chứ sao lại vét ngân sách còm, mang cả bịch lớn tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân nghèo Việt Nam đến chi tiêu ở chốn ăn chơi xa hoa, đắt đỏ, mang đồng tiền xã hội chủ nghĩa của giai ấp công nhân Việt Nam đến nuôi chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, tiếp thêm sức sống cho chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa xã hội có sứ mệnh lịch sử phải đào mồ chôn nó. Nói rằng ban Biên soạn văn kiện đại hội đảng 13 về kinh tế xã hội đến Ấn để mời gọi đầu tư, đến Anh để học hỏi chương trình khởi nghiệp là sự nhập nhằng, lẫn lộn. Mời gọi đầu tư, học hỏi khởi nghiệp là việc của Chính phủ, là việc đang triển khai, đang diễn ra của đời sống kinh tế xã hội. Ban biên soạn văn kiện đại hội đảng làm công việc tổng kết, đánh giá đời sống kinh tế xã hội đã diễn ra chứ không phải làm công việc triển khai đời sống kinh tế xã hội đang diễn ra. Đang gấp gáp làm công việc của đảng, Ban Biên soạn văn kiện đại hội đảng 13 không có tư cách và thời gian làm công việc của Chính phủ. Cô Nhung con ông chủ lò nấu thép đi đây đi đó bằng tiền bán thép của bố cô ta thì cô Nhung có đi tàu vũ trụ cũng là chuyện riêng của bố con cô Nhung, không ai có quyền xía vào. Nhưng khi phải xài tiền thuế của dân đi công cán xa, đi làm việc ở nước ngoài thì Tổng thống, Thủ tướng nhiều nước giầu có cũng phải chắt chiu tiền dân, quí trọng đồng tiền của dân bằng cách đi máy bay hạng phổ thông cùng người dân thường. Thể hiện bình dị nhưng rõ nhất và bằng chứng xác thực nhất của lòng yêu nước là thương dân. Số đông người dân Việt Nam còn nghèo đến mức nhiều vùng quê trên cả nước trẻ con phải nhịn đói đi học và bé gái 10 tuổi học lớp ba ở xã Đức Bồng huyện Vụ Quang, Hà Tĩnh buổi trưa đi học về đói lả đã rơi xuống sông chết đuối. Mấy ông, mấy bà cấp bộ, cấp vụ của đảng cộng sản Việt Nam vô tư vung tay ném đồng tiền chắt chiu của dân nghèo ra mua vé máy bay hạng sang đắt gấp hai, gấp ba lần vé bay phổ thông để quí ông bà quan chức đỏ vênh váo ngồi cùng khoang máy bay với những đại gia tư bản thì quí ông, quí bà quan cộng sản có còn chút xíu lòng yêu nước, có còn mảy may chút thương dân không nhỉ. Đại hội 13 đảng cộng sản Việt Nam chưa diễn ra nhưng chỉ từ một ban soạn thảo văn kiện đại hội đảng đã cho thấy những người đang ráo riết, đôn đáo chuẩn bị đại hội của đảng lãnh đạo đất nước nhưng họ chẳng một chút vì dân, vì nước. Trong khi nước còn rất nghèo, dân còn đói khổ, thiếu thốn trăm bề. Ngân sách nghèo nên bệnh viện thiếu giường, vùng sâu vùng xa thiếu con đường, thiếu cây cầu. Ba, bốn người đau ốm rên rỉ chen chúc trên một giường bệnh. Trẻ con bản xa phải treo mạng sống trên sợi cáp mỏng manh trượt qua sông cuồn cuộn nước lũ, đi học. Vậy mà mấy quan chức cộng sản trong ban biên tập kinh tế xã hội văn kiện đại hội đảng bình thản rút tiền của dân cho những chuyến dong chơi xuyên quốc gia, cho những bữa đại tiệc thừa mứa nối tiếp nhau, cho những thẻ chơi golf hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng. Từ đó cho thấy đảng cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng đã quá cách xa với người dân Việt Nam, đã hoàn toàn đối lập với người công nhân, nông dân Việt Nam về lối sống, về khát vọng, về lí tưởng sống. 2. Cũng nhờ con virus Vũ Hán mà đến nay tôi mới được biết tên, biết mặt ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn, nguyên Chủ tịch viện Hàn Lâm Khoa Học Xã hội Việt Nam, đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng Lí luận trung ương. Ngoài hai ngai vàng khoa học đó, ông Thuấn còn chiếm rất nhiều chỗ trên các chiếu tiên chỉ làng khoa học Việt Nam. Viện Hàn Lâm là cung đình khoa học, nơi hội tụ những trí tuệ lớn của đất nước. Lí luận là tư tưởng, là triết học. Tên Hội Đồng Lí Luận trung ương nhắc cho tôi nhớ đến triết học Ánh sáng của Charles de Secondat Montesquieu, François-Marie Voltaire, Jean-Jacques Rousseau đã đưa cả châu Âu đang chìm đắm trong đêm dài trung cổ trì trệ vươn vai đứng dậy bước vào bình minh tư bản công nghiệp phát triển. Tôi nhớ đến những gương mặt sáng bừng trí tuệ và những bài viết nếu không ăm ắp hàm lượng tri thức thì cũng lấp lánh những phát hiện mới mẻ, hoặc mang vẻ độc đáo cá tính sáng tạo của Phan Đình Diệu, Nguyễn Hồng Phong, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Phan Huy Lê, Nguyễn Khắc Viện, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi, Lương Kim Định, Nguyễn Hiến Lê, Lê Đăng Doanh . . . nhiều lắm không thể kể hết. Chỉ cái tên người viết đã làm tôi hứng thú, háo hức, mê mải đọc. Nhưng những gương mặt sáng bừng trí tuệ, viết ra những trang sách ròng ròng ánh sáng văn hóa đó đều chưa từng là viện sĩ hàn lâm, chưa từng mon men đến hội đồng lí luận quốc gia. Thế mà ông Nguyễn Quang Thuấn ở hàng chủ soái của những lâu đài khoa học đất nước, sao tôi lại chưa biết gì, chưa đọc gì nhỉ. Nhìn ảnh ông Thuấn đang tràn ngập trên mạng xã hội, tôi thật sự kinh ngạc. Một người lao động trí tuệ sao lại có bản mặt đen đúa, tối tăm, mặt nậc lên từng múi cơ, múi thịt của người lao động cơ bắp, người phải tối mắt, tối mũi sấp mặt vào đất. Một khuôn mặt nông dân đồng bằng Bắc Bộ nhưng không phải khuôn mặt người nông dân hôm nay mà là người nông dân đầu thế kỉ trước. Khuôn mặt nông dân thời anh Pha, chị Dậu, thời Trạch Văn Đoành, những người chỉ thấy con người thể xác, con người sinh vật, không thấy con người văn hóa. Loài người khác loài vật ở chỗ, loài vật chỉ có hình hài thể xác, không có hình hài văn hóa. Con người ngoài hình hài thể xác do cha mẹ sinh ra còn có hình hài con người văn hóa do mỗi người tiếp nhận nền văn hóa nhân loại rồi tự hình thành nên con người văn hóa của mình. Con người thể xác cũng chỉ như con vật, chỉ chăm chút cho bộ lông, chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu sinh vật tầm thường. Con người sinh vật luôn muốn giành giật, sở hữu, chiếm đoạt, thu về giá trị vật chất và chỉ có nỗi thèm khát, hưởng thụ vật chất. Ngược lại, nỗi khát khao thường trực ở con người văn hóa là được thể hiện mình, được làm việc, đóng góp hết mình cho phát triển, cho sự tốt đẹp của xã hội. Những danh vị tiến sĩ giáo sư là tầm vóc, là thước đo con người văn hóa. Hỏi Google về con người văn hóa của ông giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn tôi càng kinh ngạc hơn. Ông Thuấn học đại học kinh tế chính trị ở Hà Nội rồi sang Liên Xô học cao học và làm tiến sĩ. Cả ở Việt Nam và Liên Xô ông Thuấn chỉ học kinh tế học Mác Lê nin. Kinh tế học đích thực nghiên cứu những diễn biến của thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra để phát hiện những qui luật của đời sống kinh tế và tìm giải pháp vận dung, ứng phó với những qui luật đó. Còn kinh tế học Mác Lê nin là những mong muốn, những kì vọng của những ông tổ khai sinh ra chủ nghĩa cộng sản áp đặt đối với nền kinh tế. Những mong muốn, áp đặt là cái không có thật như chủ nghĩa xã hội là xã hội không có thật trong lịch sử phát triển của loài người. Học cái không có thật là học cái giả, học vẹt, giáo điều, không những không phải khoa học mà còn phản khoa học. Học vẹt, giáo điều kinh tế học Mac Lê nin thì không thể có kiến thức khoa học, chỉ học để lấy bằng cấp và ông Thuấn dù không có kiến thức khoa học nhưng đã có tất cả những bằng, những học vị khoa học sang trọng nhất. Chỉ đọc tên ba cái gọi là “tác phẩm” của ông giáo sư, tiến sĩ Thuấn mà Google liệt kê cũng thấy sự sáo mòn, giáo điều, trống rống như “tác phẩm” của những nhà khoa bảng Mac Lê khác và “tác phẩm” của tất cả những nhà lãnh đạo cộng sản xuất thân công nông, hụt hẫng nền tảng văn hóa nhưng đứng tên người viết trong hàng loạt “tác phẩm” lí luận được nhà xuất bản Sự Thật của cung đình cộng sản ấn hành. Học chính trị kinh tế Mác Lê chỉ để lấy bằng cấp thì viết sách chính trị kinh tế Mác Lê cũng chỉ để có đủ tiêu chuẩn cho những chức danh học hàm, học vị mà thôi. Những “tác phẩm” đó chỉ có trong lí lịch, trong bảng thành tích của người viết, hoàn toàn không có bóng dáng trong đời sống kinh tế, càng không thể có mặt trong sinh hoạt văn hóa đất nước. Vì vậy cả những người ham đọc, mọt sách, những chuyên gia kinh tế đích thực cũng không ai biết đến thứ sách giáo điều của ông giáo sư tiến sĩ kinh tế Mác Lê Nguyễn Quang Thuấn. Loại sách đó không có chút giá tri với đời sống kinh tế đất nước, càng không có mảy may giá trị trong đời sống văn hóa đất nước. Dù có những học hàm, học vị cao ngất về trí tuệ, dù có những chức danh chót vót trong hệ thống quyền lực nhà nước về văn hóa khoa học nhưng trong cuộc sống thực hàng ngày, con người văn hóa Nguyễn Quang Thuấn hoàn toàn vắng bóng, chỉ thấy lồ lộ một Nguyễn Quang Thuấn ở con người sinh vật, hối hả hưởng thụ, mê mải chiếm đoạt, tham lam sở hữu. Con người sinh vật Nguyễn Quang Thuấn chen chân trong đoàn dong chơi hưởng thụ xuyên quốc gia, hả hê trong tiệc tùng nối tiếp tiệc tùng. Con người sinh vật Nguyễn Quang Thuấn sung sướng sở hữu nhà lớn nhà nhỏ giữa trung tâm kinh kì đất vàng, đất kim cương, hãnh diện ném ra cả trăm triệu, cả tỉ tiền để chiều chiều thong dong đánh golf cùng những ông chủ giầu lên nhờ cướp đất của dân, giàu lên nhờ chiếm đoạt tài sản của nước trong cổ phần hóa. Con người bon chen giành những chuyến đi hưởng thụ, ham hố với những bữa tiệc, đua đòi với những trò chơi quí tộc không thể là con người của khoa học chân chính. Chân tướng ông Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Chí Dũng đã lộ ra từ vụ ông Dũng tổ chức đoàn doanh nghiệp đi theo đoàn Quốc hội sang Hàn Quốc rồi chín “doanh nhân” của ông Dũng trốn ở lại Hàn, bôi lên danh dự đất nước một vết nhơ. Lần này con virus Vũ Hán lại làm lộ ra con người phàm phu hối hả hưởng thụ của ông Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Chí Dũng. Con virus Vũ Hán cũng phơi bày ra con người văn hóa còi cọc và con người sinh vật vâm váp, hùng hục ở ông giáo sư tiến sĩ kinh tế Mac Lê Nguyễn Quang Thuấn. Ghê tởm về sự giả dối, vô liêm sỉ của ông quan đảng Nguyễn Chí Dũng, người dân càng phẫn nộ khi đồng tiền thuế của người dân nghèo phải nuôi, phải chăm bẵm những giá trị giả quá đông đúc trong những lâu đài được coi là văn hóa, là khoa học của đất nước văn hiến. Những giá trị giả đó đang đánh phá đời sống kinh tế xã hội, làm kiệt quệ đất nước, làm lụn bại cả đạo đức xã hội. 3. Chủ nghĩa Mác Lê nin, chủ nghĩa Xã Hội cũng là những giá trị giả. Đảng cộng sản cầm quyền đang tôn thờ giá trị giả Mác Lê, Chủ Nghĩa Xã Hội. Vì vậy những giá trị giả Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quang Thuấn là đồng dạng với đảng, phù hợp với đảng, còn cần thiết cho đảng, còn được đảng trọng dụng. Dù đảng không dùng giá trị giả Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quang Thuấn thì lại có những giá trị giả khác thay thế. Nhưng giá trị giả thì không thể bền vững. Ba ngày sau khi chuyến bay của Vietnam Airlines chở con virus Vũ Hán quá giang trong cơ thể ngọc ngà của hot girls Hồng Nhung và núp trong thân xác đẫy đà nhà lí luận đỏ Nguyễn Quang Thuấn đáp xuống sân bay Nội Bài, cả hệ thống chính trị nhà nước Việt Nam mới hốt hoảng vào cuộc truy tìm con virus Vũ Hán đổ bộ xuống Nội Bài. Dù nguy hiểm đến đâu, con virus Vũ Hán tấn công con người Việt Nam, sức sống Việt Nam sẽ tiêu diệt nó như dận tộc Việt Nm đã tiêu diệt giặc Đông Hán, giặc Nam Hán, giặc Tống, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Mãn Thanh, giặc Tàu cộng Đặng Tiểu Bình. Những loại đảng viên cộng sản như Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quang Thuấn cũng là một chủng virus Đỏ. Chỉ kể tên những con virus Đỏ đã hiện hình như Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Quang Thuấn, Đinh La Thăng. Trịnh Xuân Thanh. Hoàng Trung Hải. Triệu Tài Vinh. Nguyễn Văn Sơn. Vũ Văn Ninh. Vũ Huy Hoàng. Võ Kim Cự. Phương Minh Hòa. Nguyễn Văn Hiến. Nguyễn Văn Tình. Trần Việt Tân. Bùi Văn Thành. Trần Quốc Cường. Nguyễn Hồng Trường. Nguyễn Xuân Anh. Trần Văn Minh. Văn Hữu Chiến. Nguyễn Bắc Son. Trương Minh Tuấn. Lê Thanh Hải. Lê Hoàng Quân. Tất Thành Cang. Nguyễn Văn Đua. Nguyễn Hữu Tín. . . . cũng thấy đảng cộng sản đã là con bệnh nhiễm virus Đỏ quá nặng. Những con virus Đỏ lúc nhúc đã thâm nhập vào nội tạng cơ thể đảng. Làm sao đảng cộng sản có thể chống đỡ.    
......

Viết nhân Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3

Lý Sơn| Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet (World Day Against Cyber Censorship) được Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Intarnational) khởi xướng vào ngày 12/3/2008. Kể từ đó hàng năm thế giới chính thức công nhận vào ngày 12/3/2009 trong bối cảnh mạng Internet bị kiểm soát gắt gao tại một số quốc gia và nhiều blogger, nhà báo, phóng viên bị cầm tù vì đã biểu lộ ý kiến của mình về tự do, dân chủ, nhân quyền trên Internet. Kiểm duyệt Internet là điều mà trong thực tế tại các quốc gia trên thế giới ít nhiều tiến hành vì nhiều lý do. Nó không chỉ riêng ở các quốc gia độc tài, mà cả ở những quốc gia dân chủ. Tuy nhiên tại những quốc gia dân chủ, việc kiểm soát mạng Internet có mục tiêu ngăn chặn việc kích động bạo lực, kỳ thị, phát tán hình ảnh khiêu dâm, khủng bố. Trong khi những quốc gia độc tài, chú trọng việc kiểm soát nhằm ngăn chặn, phong tỏa và thậm chí còn hình sự hóa những thông tin bất lợi cho nhà nước và nhất là những phản biện của các nhà đối kháng. Để thực hiện Kiểm duyệt Internet, nhà cầm quyền CSVN đã cho thành lập một lực lượng hùng hậu với số nhân viên lên đến 10.000 người có tên là Lực lượng 47 (công an Internet) để sàng lọc những nội dung bị xem là “phản động”, gây nguy hại cho chế độ và đàn áp những ai dám mạnh dạn lên tiếng cổ võ cho tự do, dân chủ. Vào tháng 7 năm 2006, Tổ Chức RSF đã phát động chiến dịch bình chọn trên mạng về “Kẻ thù của Internet”, liệt kê một số quốc gia từ chủ trương kiểm soát, theo dõi, hạn chế, ngăn cấm sự truy cập Internet đến bắt bớ, giam cầm, kết án những nhà báo, nhà đấu tranh và những người thường dân đang dùng Internet bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà vì mục tiêu tự do, dân chủ, nhân quyền, công lý và hoà bình… Kết quả có 13 quốc gia bị xem là “kẻ thù của Internet”, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Việt Nam mới bắt đầu trở thành kẻ thù Internet từ năm 2006 mà kể từ khi gia nhập vào làng internet vào năm 1997 chế độ CSVN đã là kẻ thù của Internet. Theo RSF, danh sách các quốc gia được mệnh danh “kẻ thù của Internet” từ đó đến nay có nhiều thay đổi. Có những nước trước đây có tên trong danh sách nhưng nay được lấy ra khỏi như Ai Cập, Tunesia, Myanmar,… Nhưng riêng Việt Nam là một trong số nước vẫn bám trụ trong danh sách này. Và để nâng cấp kiểm soát an ninh mạng, vào tháng 6 năm 2018, CSVN còn tu sửa Luật An ninh mạng (ANM) của Trung cộng để đem về áp dụng cho Việt Nam. Các thiết bị kỹ thuật và hạ tầng an ninh mạng của Việt Nam được Trung cộng thiết kế giúp, sĩ quan an ninh mạng CSVN cũng được Trung cộng đào tạo. Luật ANM được Quốc hội CSVN thông qua vào sáng ngày 12 tháng 6 năm 2018 với hơn 86% đại biểu đồng ý và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Phần lớn nội dung của Luật An ninh mạng đều rập khuôn theo Trung Cộng. Nó nhằm bảo vệ chế độ, chứ không nhằm bảo vệ người dân. Những điều ghi ra trong luật này hoàn toàn đi ngược lại những quy định chung của bàn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nó trực tiếp bịt miệng, ngăn chặn các ý kiến chống đối của người dân. Luật ANM trao cho Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông quyền ngăn chặn, xoá bỏ các thông tin được cho là “tuyên tuyền chống nhà nước” và quyền yêu cầu các nhà mạng ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet cho người có các bài viết đó. Buộc người xử dụng Internet cung cấp thông tin cá nhân thực; buộc người xử dụng Internet phải làm theo hướng dẫn về an ninh mạng cũng như để nhà cầm quyền tiến hành các biện pháp an ninh; buộc các hãng Internet nước ngoài đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. Cùng thời điểm tháng 6 năm 2018, nhà cầm quyền CSVN còn muốn thông qua dự thảo Luật Đặc khu kinh tế, với âm mưu cho Trung cộng thuê 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đến 99 năm, khiến hàng ngàn người dân tại một số tỉnh thành như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… xuống đường biểu tình phản đối hết sức mạnh mẽ Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng. Theo một thống kê mới đây cho biết số lượng người sử dung Internet tại Việt Nam vào năm 2018 đã đạt khoảng 64 triệu người. Riêng chỉ ở mạng xã hội Facebook, Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng cao nhất với 55 triệu người dùng vào tháng 7/2018 và Việt Nam lọt vào danh sách 10 quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet cao nhất. Và theo dự báo đến trước năm 2020, số lượng người dùng mạng Internet Việt Nam sẽ khoảng 76 triệu người, đạt mốc 80% dân số tính đến thời điểm năm 2018. Vì vậy những cố gắng kiểm soát, ngăn cản, hạn chế của nhà cầm quyền độc tài CSVN đối với Internet chẳng những sẽ không thành công mà còn làm cho sự đối kháng từ những “cư dân mạng” trở nên mãnh liệt hơn. “Cư dân mạng” đã và sẽ sáng tạo cách thức làm thế nào để chống đỡ hữu hiệu việc ngăn chặn, cấm đoán, phong tỏa Internet, và sẵn sàng hướng dẫn người khác cùng vượt qua được hàng rào kiểm soát. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Châu Á của Human Rights Watch ở Bangkok từng cho biết: “Chính phủ [các nước độc tài] đang dành ra khá nhiều nguồn lực và thời gian để ngăn chặn các trang web và tôi nghĩ rằng đó là một phản ứng hoảng loạn. Họ có một số cách ngăn chặn tạm thời, nhưng về lâu dài, sẽ không có hiệu quả, bởi vì người ta vẫn sẽ tìm cách này hay cách khác để có được những tin tức mà họ muốn nghe, muốn biết. Một khi người dân đã được tiếp xúc với Internet và nhận ra rằng sức mạnh thông tin miễn phí hiển hiện ngay trước mắt, thì đó là một cảm giác đặc biệt về sức mạnh trong tay mình.” Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg trong một thông báo đầy bất ngờ vào ngày 7/3/2019 đã tuyên bố: “Chúng tôi không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có truyền thống vi phạm nhân quyền như quyền riêng tư và quyền tự do biểu đạt.“ Mark Zuckerberg khẳng định “chúng tôi sẵn sàng đánh đổi” các thị trường này để “giữ vững nguyên tắc” tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, bất kể “dịch vụ của chúng tôi sẽ bị chặn ở một số nước hoặc chúng tôi sẽ không thể tiếp cận được một số nước khác trong thời gian trước mắt”. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Facebook có thể có máy chủ đóng vai trò là bộ nhớ đệm ở Việt Nam để lưu dữ liệu không nhạy cảm của người dùng. Đây là kỹ thuật nhằm tăng tốc độ xử lý dữ liệu của Facebook. Theo VTC, vào thời điểm tháng 12/2017, Facebook đã có khoảng 300 máy chủ đặt tại Việt Nam để “quản lý thông tin”. Dẫn lời một chuyên gia công nghệ, VTC cho biết đây là loại máy chủ “hầu như quốc gia nào cũng có”, nhằm quản lý mọi thao tác hàng ngày của người sử dụng như lịch sử truy cập. Loại máy chủ quan trọng hơn là “máy chủ quản lý dữ liệu cá nhân” thì chỉ có một vài quốc gia trên thế giới có và không có ở Việt Nam. Đây là loại máy chủ có tính bảo mật rất cao. Trong phiên điều trần tại Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ ngày 5/9/2018, bà Sheryl Sandberg, Phó Chủ tịch Facebook, /khẳng định “chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe dọa nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị.” Internet đã làm thay đổi tư duy con người và bộ mặt thế giới. Nó đã được nhân loại mặc nhiên công nhận như một phương tiện để con người thực hiện quyền tự do ngôn luận mà Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã minh định là một quyền cơ bản của con người và được lặp lại trong Ðiều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngày hôm nay Internet đối với hầu hết nhân loại là một phần không thể thiếu. Vì vậy tự do Internet là một Quyền mà nhân loại cần bảo vệ. Nhân Ngày Thế Giới Chống Kiểm Duyệt Internet 12 tháng 3 hàng năm, chúng ta hãy cùng tham gia lên tiếng với thế giới. Những việc làm cụ thể rất đa dạng và có thể rất đơn giản, như gởi cho người chung quanh địa chỉ những nơi hướng dẫn cách vượt tường lửa, cách xóa dấu chân khi lướt mạng; cùng nhau đăng một hình tượng chung về Tự Do Internet (hình ảnh một con chuột máy tính được giải thoát khỏi móc khóa); đăng tại trang mạng, trang blog của mình một câu về quyền tự do thông tin của con người, v.v… Cần lắm từng bàn tay của chúng ta góp phần đẩy tới.    
......

Virus Vũ Hán là khắc tinh của cổ phần hóa?

Tiên Nguyễn - con gái đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn Nguyen Ngoc Chu| Jonathan Hạnh Nguyễn đã chi hàng trăm ngàn USD để thuê mấy bay riêng chở con gái bị nhiễm Virus Vũ Hán (bệnh nhân Covid-19 thứ 32) từ Anh quốc về Việt Nam. Chiếc máy bay mang số hiệu DAGBB. Ảnh: Dutch/Jetphoto. "Dữ liệu quốc tế cho thấy máy bay này thuộc dòng Falcon 8X. Giá thuê một chuyến di chuyển từ Anh về khu vực Đông Nam Á thường vào khoảng 360.000 USD/chuyến, tương đương khoảng 8,3 tỷ đồng, theo nguồn tin Privatefly và nhiều bên môi giới." https://news.zing.vn/may-bay-dua-benh-nhan-32-ve-viet-nam-co-gia-thue-khoang-360000-usd-post1057577.html?fbclid=IwAR1_aSSilcLNh4Ld409cMHDGhf1s9zL3tY4TAbR1TRFIxs4vVI1fhaNfx7s Ngạo nghễ hơn, máy bay riêng do Jonathan Hạnh Nguyễn thuê chở người nhiễm Virus Vũ Hán đáp xuống Tân Sơn Nhất TP HCM, dù rằng lệnh của Chính Phủ chỉ được đậu xuống 3 phi trường Vân Đồn, Phù Cát, Cần Thơ. Bà Hồ Kim Thoa, chỉ vì nắm giữ 5,3% cổ phần ở công ty “tép riu” Bóng đèn Điện quang mà mất chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. So với những người lao động ở xí nghiệp Bóng đèn Điện quang, phải bán giá trị “ép xilon cổ phần” của mình cho những người thu gom như bà Hồ Thị Thoa, thì sự mất chức của bà Hồ Thị Thoa hoàn toàn không oan. Nhưng nếu so với hàng trăm con cá mập đang nuốt gọn cả ngàn tỷ USD tài sản của Nhà nước trong quá trình CỔ PHẦN HOÁ, thì tài sản và tội của bà Hồ Thị Thoa chỉ là “con muỗi”. Chỉ ngay trong Bộ Công Thương thì Bóng Đèn Điện quang chả đáng bao nhiêu so với tài sản của Intimex. Nhưng Intimex đã bị thâu tóm bởi những nhà Tư Bản Cộng Sản với giá mà chỉ vài miếng đất vàng trên bờ Hồ Gươm gần trung tâm của Intimex đã toàn phần hoàn vốn. Có cả hàng trăm ví dụ lớn hơn Intimex. CỔ PHẦN HÓA là bắt buộc. Nhưng CỔ PHẦN HÓA phải đúng thời điểm để tài sản bán ra được đúng giá trị. Để làm được điều này, người đứng đầu CỔ PHẦN HÓA của Chính Phủ phải sở hữu đủ 3 tư chất: Thông minh, Vô tư và Bản lĩnh. Thông minh để xác định đúng thời điểm CỔ PHẦN HÓA, bán đúng giá cổ phần. Vô tư để không bị mua chuộc và thiên vị. Bản lĩnh để không bị các nhóm lợi ích đe dọa lôi kéo. Tiếc thay, không có một người như thế trong Chính Phủ hiện nay. Vì thực tế không ai lên được nơi quyền cao chức trọng mà không nhờ nhóm lợi ích. Chính bởi thế, quá trình CỔ PHẦN HÓA hiện nay đang bị các nhóm lợi ích điều khiển chứ không chỉ thao túng. TÀI SẢN SỞ HỮU TOÀN DÂN đang hàng ngày hàng giờ biến thành SỞ HỮU TƯ NHÂN của những nhà Tư bản Cộng sản. Trong số những con cá mập nhai sống nuốt tươi TÀI SẢN SỞ HỮU TOÀN DÂN có Jonathan Hạnh Nguyễn, người sở hữu 47,04% cổ phần SASCO – Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) đã bán 23% cổ phần của SASCO chỉ với giá 310 tỷ đồng. Bộ GTVT gần đây đã đề nghị Chính phủ mua lại cổ phần của ACV đã bán ra vì lý do an ninh quốc gia. Được biết khi Nhà nước CỔ PHẦN HÓA ACV, nhóm cổ đông có Jonathan Hạnh Nguyễn sở hữu 4,6% cổ phần vào năm 2015 chỉ trả cho Nhà nước 1400 tỷ đồng. Nhưng bây giờ muốn mua lại 4,6% cổ phần đó, dự kiến Nhà nước phải trả đến 8000 tỷ đồng. Để thấy sự lợi hại của chiến dịch CỔ PHẦN HÓA thần tốc. Việt Nam, sẽ không có một Putin để thu lại tài sản của Khodorkovsky và tống vào tù vì mục tiêu chính trị. Khodorkovsky đã mua cổ phần của công ty đầu khí Siberie trị giá nhiều tỷ USD chỉ với 160 triệu USD. Tương tự như thế, hàng ngàn tỷ USD TÀI SẢN TOÀN DÂN tiếp tục bị CỔ PHẦN HÓA mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam sẽ không thu về được 20%. Con Virus Vũ Hán đã bóc trần bản chất chiếm đoạt SỞ HỮU TOÀN DÂN ở ACV qua chiến dịch CỔ PHẦN HÓA thần tốc. Chính Jonathan Hạnh Nguyễn đã chi hàng trăm ngàn USD để thuê mấy bay riêng chở con gái bị nhiễm Virus Vũ Hán (bệnh nhân N32) từ Anh quốc về Việt Nam. Ngạo nghễ hơn, máy bay riêng do Jonathan Hạnh Nguyễn thuê chở người nhiễm Virus Vũ Hán đáp xuống Tân Sơn Nhất TP HCM, dù rằng lệnh của Chính Phủ chỉ được đậu xuống 3 phi trường Vân Đồn, Phù Cát, Cần Thơ. Giá thuê chuyên cơ chở bệnh nhân N32 chưa được tiết lộ. Nhưng nguồn tin của báo Tuổi Trẻ dự đoán khoảng 8,3 tỷ đồng, tương đương với 360 000 USD (https://tuoitre.vn/gia-thue-chuyen-bay-rieng-dua-benh-nhan-…). Trong khi hàng ngàn bệnh nhân nghèo khó cận kề thần chết, khản cổ kêu gọi từ thiện cũng chỉ được vài mươi triệu đồng để sống sót, thì CỔ PHẦN HÓA ACV đã giúp cho gia đình Jonathan Hạnh Nguyễn thản nhiên chi đến hơn 8 tỷ đồng để thuê chuyên cơ riêng, chỉ vì không muốn để người Anh chữa trị con Virus Vũ Hán cho con gái. Con Virus Vũ Hán không ngờ lại là khắc tinh của CỔ PHẦN HÓA. Virus Vũ Hán đã bắt hiện hình một phần quá trình CỔ PHẦN HÓA ở ACV. Từ đó, thêm một lần minh chứng, rằng QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA hiện nay đồng thời cũng là QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAI CẤP TƯ BẢN CỘNG SẢN, SONG SONG VỚI QUÁ TRÌNH MẤT TÀI SẢN, BAO GỒM CẢ ĐẤT ĐAI, CỦA ĐẠI ĐA SỐ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG. Viết những điều trên không phải chống lại CỔ PHẦN HÓA, mà phải biết CỔ PHẦN HÓA cho đúng. Muốn CỔ PHẦN HÓA đúng thì phải có một Chính Phủ khác – hoàn toàn không bị khống chế bởi các nhóm lợi ích. —————- P/S Để biết rõ thêm về CỔ PHẦN HÓA ở ACV xin mời tham khảo bài viết của HOÀI LINH NGỌC DƯƠNG CŨNG TỪ DÂN VIỆT MÀ RA. Ở Việt Nam, có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền tới 21 cảng hàng không, 1 năm doanh thu 16.000 tỷ nhưng lãi tới 7.500 – 8.000 tỷ đồng, tức là làm ra 2 đồng lãi 1 đồng. Một mức siêu lãi mà kể cả buôn ma tuý cũng không bằng. Độc quyền cảng hàng không từ dịch vụ cất hạ cánh, chỗ đậu máy bay, thang máy bay đến bát mì, chai nước… với giá cắt cổ nhưng chất lượng phục vụ cực kì tồi tàn. Đó là Tổng công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV), một tập đoàn kinh tế “nửa nạc, nửa mỡ”. Mang tiếng là tập đoàn nhà nước, sở hữu một lượng tiền khủng khiếp, lại được độc quyền “một mình, một ngựa” chiếm đoạt toàn bộ các sân bay lớn, nhỏ trên khắp cả nước, nhưng lại cấu kết với tập đoàn tư nhân để trục lợi, biến tài sản nhà nước, tài sản nhân dân, kể cả an nguy an ninh quốc gia thành của riêng. Tiền thì cứ thu vào, nhưng đường băng sân bay và cơ sở hạ tầng sân bay trên khắp cả nước cứ liên tục xuống cấp đáng báo động. Câu hỏi đặt ra là, tiền đã đi đâu và thế lực nào đứng sau cùng lãnh đạo ACV làm những việc này?. Đó là bố già mafia kinh tế Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương IPPG, thường được biết đến với cái tên ông vua hàng hiệu Việt Nam, bố chồng Tăng Thanh Hà. Trong khi ACV độc quyền các cảng hàng không, thì Jonathan Hạnh Nguyễn cũng độc chiếm toàn bộ hệ thống bán hàng và dịch vụ hàng không ở các sân bay lớn nhỏ, đặc biệt là Tân Sơn Nhất. Ngay sau khi Công ty cổ phần dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) vừa cổ phần hóa, thì Jonathan Hạnh Nguyễn cấu kết với lãnh đạo tập đoàn mẹ của SASCO là ACV đã bưng bít thông tin, để Jonathan chiếm đoạt cổ phần và biến thành cổ đông chiến lược. Đổi lại lãnh đạo ACV cũng nhét vô vàn con cháu, người thân chiếm giữ các chức danh quản lý tại SASCO. Đây là 1 cú bắt tay ngầm đầy bẩn thỉu, cho thấy sự lũng đoạn của Johnathan Hạnh Nguyễn trong lĩnh vực kinh doanh hàng không là ghê gớm như thế nào. Vậy Jonathan Hạnh Nguyễn đã dùng thủ đoạn nào để thâu tóm SASCO, “mỏ vàng lộ thiên” của Tập đoàn ACV? Năm 2014 khi SASCO tiến hành cổ phẩn hóa, nếu cạnh tranh công bằng, công khai, thì có hàng chục doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra cả nghìn tỷ đồng để sở hữu cổ phần, thế nhưng Jonathan Hạnh Nguyễn đã ma mãnh lợi dụng sự tiếp tay của quan chức Bộ GTVT thời kì đó cùng sức ép của một vị quan lớn khiến cho chỉ 1 mình Johnathan Hạnh Nguyễn và Tập đoàn IPPG được mua toàn bộ cổ phần bán ra, với mức giá rẻ mạt 310 tỷ đồng cho hơn 23% cổ phần. Ngay sau đó 1 năm, các ông lớn của Bộ GTVT lại tiếp tục cho phép Johnathan Hạnh Nguyễn mua thêm toàn bộ cổ phần SASCO sau khi ACV tiếp tục thực hiện chủ trương thoái vốn. Đến tháng 4/2017, Jonathan Hạnh Nguyễn đã chiếm đoạt tổng cộng 45.44% cổ phần và leo lên làm Chủ tịch HĐQT SASCO, đáng nói là vợ y, Lê Hồng Thủy Tiên, cũng có 1 chân trong HĐQT, mặc sức mà chi phối con gà đẻ trứng vàng này. Đầu năm 2019, Đỗ Hữu Nghĩa, một người nhà của Johnathan Hạnh Nguyễn đã được Johnathan hậu thuẫn để tiếp tục mua thêm cổ phần tại SASCO từ các cổ đông khác. Như vậy với 3 công ty gia đình (IPPG, DAFC, ACFC), cùng 3 cá nhân trong gia đình (Johnathan Hạnh Nguyễn, Lê Hồng Thủy Tiên, Đỗ Hữu Nghĩa), Johnathan Hạnh Nguyễn đã chiếm 47,04% giá trị SASCO. Chỉ cần đợi ACV tiếp tục thoái vốn, thì con gà đẻ trứng vàng SASCO chính thức lọt vào tay trùm mafia Johnathan Hạnh Nguyễn, biến y trở thành ông vua của sân bay Tân Sơn Nhất. SASCO ngoài độc quyền kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng chờ, bán lẻ và ăn uống, dịch vụ quảng cáo, và cả những dịch vụ quái đản ở sân bay Tân Sơn Nhất, có giá trị kinh tế vô cùng lớn không thể đong đếm được. Ai từng đi máy bay sẽ biết 1 tô mì tôm ở Tân Sơn Nhất bán gấp 10, 20 lần giá thị trường thế nào và chỉ cần nhân với con số hàng triệu lượt khách ghé qua đây mỗi ngày thì sẽ biết số tiền khủng khiếp ra sao. Chưa kể còn có cả cái cổng sân bay đặt cái BOT to tổ chảng thu tiền ngày đêm của hàng triệu lượt xe ra vào mà giới lái xe vô cùng bức xúc, chỉ vào đón khách, không gửi xe cộ gì cũng bị cái BOT đó thu phí. Đó là chưa kể, SASCO còn sở hữu 20 dự án đất vàng màu mỡ, nằm ở những vị trí chiến lược, có giá trị thị trường rất lớn rộng 7 triệu m2 trải khắp cả nước. Mà mới năm ngoái, trong kết luận thanh tra tại ACV, Thanh tra Chính phủ chỉ đích danh hàng loạt sai phạm khủng khiếp trong hoạt động đầu tư bất động sản của SASCO khi cố tình “quên” định giá đất vàng, quên không nộp thuế đất, quên luôn định giá 1 khu đất rộng lớn tới 10 ngàn m2 tại Hóc Môn. Tuy nhiên mọi việc nhanh chóng đâu lại vào đấy, sau khi dùng một đống tiền và thế lực chính trị để bịt miệng, Jonathan Hạnh Nguyễn đã lên truyền thông chối đây đẩy như 1 kẻ vô can không hề có tội lỗi gì. Đã thế sau Sân bay Tân Sơn Nhất, thì Jonathan lại âm mưu thâu tóm tiếp dự án nhà ga ở Cảng hàng không Cam Ranh và hàng loạt các cảng hàng không khác. Mới đây nhất, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất Thủ tướng xem xét mua lại cổ phần nhà nước đã bán ra tại ACV vì lý do an ninh quốc phòng, một lí do rất trời ơi đất hỡi, thế hóa ra lâu nay ACV cùng Johnathan Hạnh Nguyễn đã to gan chiếm luôn cả an ninh quốc phòng của đất nước hay sao?. Đã thế bây giờ muốn mua lại cũng không dễ, khi nhà nước phải bỏ ra 8.000 tỷ đồng cho 4,6% cổ phần mà các cổ đông trong đó có Johnathan Hạnh Nguyễn đang nắm giữ, thế nhưng thời điểm cổ phần hóa năm 2015, số cổ phần này nhà nước bán ra chỉ thu về hơn 1.400 tỷ đồng. Nghĩa là nhà nước đã bị “lỗ nặng”, ngân sách quốc gia, tiền của nhân dân cứ thể mà chảy vào túi bè lũ Johnathan Hạnh Nguyễn cùng nhóm lợi ích ACV. Lợi dụng kẽ hở trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để thao túng giá cổ phiếu, cố ý định giá sai, móc nối ăn chia với nhóm lợi ích hòng chiếm đoạt tài sản nhà nước, tài sản nhân dân bao gồm cả các quỹ đất đai khổng lồ, cũng là cái cách mà Vũ Nhôm, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ, Phạm Công Danh, Trần Phương Bình, hay nhiều kẻ khác đã từng sử dụng để đút vào túi riêng, làm thất thoát của nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng ở đẳng cấp cao hơn của 1 ông trùm mafia kinh tế lão luyện, sự móc ngoặc giữa ACV và Jonhathan Hạnh Nguyễn, cùng với sự tiếp tay của quan chức đã biến nhóm lợi ích trở nên khổng lồ, mạnh lên thành những bè lũ mafia tư bản đỏ, lũng đoạn nền kinh tế đất nước, tước đoạt tài sản, tư liệu sản xuất và đời sống của nhân dân, để lại trên mảnh đất nghèo này biết bao tiếng oán than./.  
......

Cựu Bí thư thành Hồ: “Vô sản lưu manh” (Kỳ 1)

“Vô sản lưu manh” Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy thành Hồ. Ảnh: Zing Thu Hà - baotiengdan Lê Thanh Hải sinh năm 1950, xuất thân từ ấp Điều Hoà, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Năm 13 tuổi, một chữ bẻ đôi không có, cậu bé gốc Hoa tên Lê Thanh Hải lang thang, lần mò lên Sài Gòn kiếm sống. Một lão hàn gò người Tàu ở quận 5 thương tình, cho phụ việc và dạy cho Lê Thanh Hải nghề thợ hàn. Khi quân lực Hoa Kỳ đổ bộ vào miền Nam để kìm chân Trung Cộng và ngăn chặn Cộng sản Bắc Việt nam tiến, những thằng bé vô học, du thủ du thực, như Lê Thanh Hải được lực lượng cộng sản nằm vùng lôi kéo vào đội quân có tên “Biệt Động thành”. Nhiệm vụ chính được giao là ném lựu đạn giết lính Mỹ và binh sĩ VNCH, ám sát các thành phần trí thức viên, chức phục vụ nền Đệ Nhị Cộng hoà. Cứ giết được nhiều người thì sẽ được phong là “dũng sĩ”. Tàn sát càng nhiều người, gây kinh hoàng, ghê sợ, vang dội khắp miền Nam, những người lập được “chiến công” đó sẽ được phong “anh hùng”. Máu của dân miền Nam và lính Sài Gòn đã được những kẻ như Lê Thanh Hải đổi thành những tấm huy chương đỏ rực, gắn trên ngực áo sau này. Khái niệm “vô sản lưu manh” do Karl Marx và Friedrich Engels đặt ra đầu tiên trong quyển “Ý thức hệ Đức”, xuất bản năm 1845. Hai ông Mác và Ăng-ghen dùng nguyên văn là “Lumpenproletariat”, trong đó “Lumpen” có nghĩa là “giẻ lau; giẻ rách” còn “Proletariat” là “[giai cấp] vô sản”. “Lumpenproletariat” có nghĩa là “vô sản khố rách áo ôm”, gọi tắt là “vô sản khố rách”, mà Trung Quốc cũng dịch “Lumpenproletariat” thành 流氓无产阶级 (lưu manh vô sản giai cấp). Và Lê Thanh Hải đã sớm ghi tên mình vào danh sách “vô sản lưu manh” như thế. Là một con người cơ hội, năm 1980, Lê Thanh Hải cậy người mai mối, tiếp cận, tán tỉnh Trương Thị Hiền, em gái của Trương Mỹ Lệ, khi đó là Bí thư Thành đoàn. Hiền là con gái của bà Sáu Hòa, là một trùm biệt động thành. Trương Thị Hiền đươc cả Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt nhận làm con nuôi, vì thế từ khi cưới được Trương Thị Hiền, Lê Thanh Hải lên như diều gặp gió. Tháng 5/2001, dựa vào thế lực của chị vợ Trương Mỹ Hoa, Ủy viên Trung ương đảng, Phó Chủ tịch nước, Lê Thanh Hải ép được Võ Viết Thanh về hưu sớm và giành chiếc ghế Chủ tịch UBND TP HCM. Từ đây, Lê Thanh Hải, tức Hai Nhựt, đã từ từ leo lên đỉnh cao quyền lực. Ngồi ghế chủ tịch thành phố, Lê Thanh Hải ép các cấp phó như Nguyễn Thiện Nhân, Mai Quốc Bình phải chuyển đi, đưa  vây cánh của mình như Nguyễn Thành Tài, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua về bên mình. Cướp đất, công khai mua chức, bán chức, trù dập đối thủ, hình thành phe nhóm chính trị, đưa bà con họ hàng vào nắm hết những vị trí chủ chốt, hái ra tiền… Lê Thanh Hải trở thành “lãnh chúa thành Hồ”, một “trùm mafia” du côn và máu lạnh số 1 miền Nam. Dưới thời Lê Thanh Hải, ai đối đầu với ông ta, sẽ phải trả giá vô cùng đắt. Quan chức, công thần của chế độ, gia đình thương binh, liệt sĩ…, một khi bị chính quyền Lê Thanh Hải cướp đất, chèn ép, chỉ có chấp nhận cúi đầu, nếu không muốn tán gia bại sản, thân bại danh liệt. Còn đối với dân đen, khỏi phải nói, tù tội, tra khảo, bức tử, chết “đúng quy trình” trong nhà tù. Dư luận xã hội chỉ biết các con của Hai Nhựt là Lê Trương Hải Hiếu và Lê Trương Hiền Hoà ăn chơi phóng đãng, bắt phụ nữ đẻ con mà không cần cưới, cướp vợ người ta, phá nát hạnh phúc gia đình họ… chứ không biết rằng, cha chúng cũng là tay háo sắc bậc thầy. Người đẹp Đào Thị Hương Lan. Ảnh: Sở Nội vụ TPHCM Lê Thanh Hải từng cặp bồ với Đào Thị Hương Lan, sinh ngày 20/10/1960, quê xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (nay là phường 8, TP Mỹ Tho). Sắc đẹp đã đưa Lan lọt vào mắt xanh và khi đã là chủ tịch UBND TP HCM, Lê Thanh Hải đã đưa Lan về làm chuyên viên Văn phòng UBND TPHCM từ năm 2002 đến 2004. Tháng 8/2004, Hai Nhựt cho Lan về lại Sở Tài chính TPHCM và nhanh chóng nắm giữ các chức vụ: Trưởng phòng ngân sách, Phó Giám đốc. Chưa hết, Hai Nhựt cơ cấu Lan vào Thành uỷ viên, đại biểu HĐND, rồi Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM đến hai nhiệm kỳ. Năm 2007, khi đã là Bí thư Thành ủy thành Hồ, Lê Thanh Hải chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn TPHCM (gọi tắt là Ban chỉ đạo 09. Ban Chỉ đạo 09 gồm do ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo 09 gồm 2 tiểu ban: 10 thành viên, Tiểu ban xử lý, sắp xếp nhà, đất các cơ quan, đơn vị Trung ương và Tiểu ban xử lý, sắp xếp nhà, đất các cơ quan, đơn vị thành phố, quận – huyện, phường – xã. Tất nhiên, người tình Đào Thị Hương Lan ngồi ghế Phó ban 09. Suốt những năm Lan làm Giám đốc Sở Tài chính TPHCM kiêm Phó ban Chỉ đạo 09, nhiều công sản đã bốc hơi một cách ngoạn mục. Trong vụ án Vũ “nhôm” phù phép chiếm hữu khu đất vàng 15 Thi Sách mà cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín bị khởi tố, Lan cũng là đối tượng có liên quan. Với chức trách được giao, Lan đã tiếp tay để khu đất vàng 15 Thi Sách lọt vào túi Vũ “nhôm” một cách dễ dàng. Lan cũng dính líu trực tiếp đến vụ khu đất vàng 185 Hai Bà Trưng, do Dương Thị Bạch Diệp thu tóm. Nắm tài chính toàn bộ thành phố, Đào Thị Hương Lan là “tay hòm chìa khoá” giúp Lê Thanh Hải yên tâm hút máu nhân dân và rút ruột hết ngân sách. Hàng trăm công sản, dự án lọt vào tay các “nhóm lợi ích” trong nước, dòng họ Lê Thanh Hải và cả đại gia nước ngoài như Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan, tỷ phú Trung Quốc. Hai Nhựt “bật đèn xanh” cho Lan góp vốn với Lê Thị Thanh Thuý, tức Hà ‘Sen’ (Chủ đầu tư khu đất 8 -12 Lê Duẩn, Quận 1, TP HCM) để thu tóm khu đất số 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1. Cứ vậy, hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ tiền công sản đã “cuốn theo chiều gió” cùng đôi tình nhân Hai Nhựt – Hương Lan. Năm 2018, Vũ “nhôm”, Út “trọc” bị bắt giam, Nguyễn Thành Tài bị khởi tố. Thấy động, Lê Thanh Hải “vẽ” cho Đào Thị Hương Lan sang Mỹ… chữa bệnh, nhưng thật ra là cao chạy, xa bay. Từ Mỹ, Lan đào thoát sang Canada. Ngày 18/1/2019, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố Lan về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, đến khi cơ quan điều tra ra quyết định bắt tạm giam 4 tháng, thì Lan đã không có mặt tại nhà riêng ở số 601I, đường 15, phường An Phú, quận 2, TP HCM, từ lâu rồi. Đào Thị Hương Lan và Vũ Nhôm. Photo Courtesy Riêng bản thân Hải, dấu ấn lớn nhất, cũng là tội ác “trời không dung, đất không tha” đó là ông ta tùy tiện hô biến 160 hecta đất tái định cư, không thực hiện đúng chỉ đạo “tái định cư phải sát hoặc liền kề khu trung tâm” của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 367, năm 1996. Điều này đã gây phẫn nộ cho người dân bị giải tỏa, bởi họ phải hy sinh nhà và đất để làm dự án, trong khi không được hưởng bất kỳ lợi ích nào mà dự án mang lại như chủ trương nhân văn ban đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua quyết định 367. Nghiêm trọng hơn, chỉ đạo của Lê Thanh Hải còn dẫn đến việc thu hồi đất tràn lan của người dân ở các nơi khác như khu Nam Rạch Chiếc, khu Thạnh Mỹ Lợi, để phục vụ tái định cư cho dự án khu Đô Thị Mới (ĐTM) Thủ Thiêm dù chẳng có quy định nào từ Chính phủ cho phép TP HCM làm việc này. Máu dân đã đổ, oan khiên ngút trời xanh, nỗi đau thương chất chồng ở Thủ Thiêm là bản cáo trạng đanh thép dành cho tay “vô sản lưu manh” Lê Thanh Hải. Từ một khu tái định cư 160 hecta tập trung ở cạnh khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt, UBND TPHCM đã “hô biến” thành 6 địa điểm, đẩy người dân bị giải tỏa đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Khu ĐTM Thủ Thiêm gần 15 km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái. Tại ba phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh gần trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, UBND TPHCM không giải quyết tái định cư bằng nền đất mà cho xây hàng loạt chung cư cao tầng với quy mô 12.500 căn hộ. Như vậy, 160 hecta đất tiếp giáp khu trung tâm ĐTM Thủ Thiêm, lẽ ra bố trí tái định cư cho người dân, băng nhóm Lê Thanh Hải đã “xẻ thịt” phân lô, giao cho con em mình kinh doanh bất động sản trục lợi, giao cho các đại gia làm dự án thương mại, đổi đất lấy hạ tầng kiểu “cho không biếu không” dành cho các đệ tử của Trần Đại Quang như, Khoa “khàn” Trần Đăng Khoa, Vũ “nhôm”, Trần Bá Dương… (Còn tiếp) Cựu Bí thư thành Hồ: “Vô sản lưu manh” (Kỳ 2) https://baotiengdan.com/2020/03/10/cuu-bi-thu-thanh-ho-vo-san-luu-manh-ky-2/  
......

‘Vương miện máu’ dành riêng cho Tập Chủ tịch

Khánh An(VNTB)|  Hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc.   Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Vũ Hán – trung tâm dịch bệnh vừa qua khiến hơn 3.000 người vô tội bị tử vong.   Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhà nước do ngài lãnh đạo đã giành chiến thắng trước virus, với số người lây nhiễm và tử vong đều giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. 19 trường hợp được báo cáo vào ngày 10-03, so với 444 trường hợp ngày 10-02.   Để dọn đường cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo nhân dân, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo trước đó được bật đèn xanh trong đổ lỗi trách nhiệm khủng hoảng cho chính quyền cơ sở (Vũ Hán), trong lúc nhấn mạnh chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Trung ương.   Chủ tịch Tập tìm đến thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, để ‘kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh’ trong khu vực và thăm hỏi các nhân viên y tế tuyến đầu, chỉ huy quân đội, nhân viên cộng đồng, công an cũng như tình nguyện viên, bệnh nhân và người dân, theo Tân Hoa Xã. Thế nhưng không gian thăm hỏi đó lại nămd trong một căn phòng đẹp đẽ, mang khẩu trang, và vẫy tay chào qua màn hình chiếu. Nói cách khác ngài không hề thực địa.   Chủ tịch Tập cẩn thận là đúng, vì ngài là nhà lãnh đạo nhân dân, là quốc hồn quốc tuý, và nếu ngài có mệnh hệ gì, thì đó là tổn thất cực kỳ to lớn cho hàng chục triệu đảng viên ĐCSTQ, những người đang hưởng lợi rất lớn vì bàn tay sắt máu của ngày.   Và nhằm tránh trường hợp dân la ó ‘tất cả là đồ giả’ như lúc Phó Chủ tịch Quốc Hội ghé thăm Vũ Hán. Lực lượng an ninh với áo quần phòng hộ đã được điều động ngồi ghế con canh từng cửa ra vào ở mỗi toà nhà, toà chung cư để ‘khống chế’ mọi biểu cảm của người dân Vũ Hán. Điều đó khiến cho sân khấu Vũ Hán trở thành của Chủ tịch Tập, ngài tha hồ tung tẩy phát ngôn mà không ngại một phản ứng ê mặt nào cả.   Không dừng tại đó, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo nhân dân được đánh giá là hành vi dũng cảm, chân thật, và gần gũi với nhân dân. Hệ thống tuyên giáo vào cuộc, hàng loạt bài viết đề cập đến sự lo lắng và các chỉ đạo của Tập Chủ tịch trong phòng chống dịch bệnh.   Tân bí thư Vũ Hán Vương Trung Lâm thậm chí còn tuyên bố người dân Vũ Hán nên biết ơn ông Tập và đảng Cộng sản vì đã kiểm soát Covid-19.    “Chúng ta phải giáo dục lòng biết ơn cho người dân, đảng viên trên toàn thành phố thông qua nhiều kênh khác nhau để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc, làm theo đường lối, chỉ thị của đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ”, Bí thư thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm phát biểu hôm 7-3.   Hàng nghìn nhân viên y tế, bác sĩ, tình nguyện viên chiến đấu không mệt mỏi ở tuyến đầu, có người phải bỏ mạng giờ đây bị bộ máy quan chức nhà nước giành lấy vinh quang để trao vương miện đó cho Tập Cận Bình, Chủ tịch nước – Tổng bí thư ĐCSTQ, nhà lãnh đạo nhân dân, người yêu thương dân đầy mực thiết.   Và hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc./.  
......

Phát thảo chân dung tâm lý một nhà lý luận cao

Mạc Van Trang| Viện Tâm lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội mà GS-TS Nguyễn Quang Thuấn từng làm Chủ tịch, rất hay sử dụng phương pháp nghiên cứu “Phân tích chân dung tâm lý”. Đó là phương pháp định tính, bổ sung cho phương pháp định lượng đo đạc đặc điểm tâm lý của nhóm khách thể mà “chân dung” này là một đại diên tiêu biểu. Cũng có thể gọi đó là “nghiên cứu trường hợp” điển hình (case study)… Nhân chuyện GS TS Nguyễn Quang Thuấn, người thứ 21 ở Việt Nam dương tính với Covid-19, dư luận xôn xao và có nhiều đồn thổi, tôi thử vận dụng phương pháp của Viện Tâm lý học, PHÁC THẢO CHÂN DUNG TÂM LÝ MỘT NHÀ LÝ LUẬN CAO CẤP của ĐẢNG CSVN xem sao. 1. GSTS Nguyễn Quang Thuấn sinh năm 1959 tại Bắc Ninh, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành Kinh tế chính trị vào năm 1983. Sau một thời gian làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Ủy Ban Khoa học xã Hội Việt Nam, năm 1990 ông sang Nga làm luận án Tiến sỹ tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga và có bằng tiến sĩ kinh tế năm 1993…. Giai đoạn 1990 – 1993 là lúc Liên Xô rối loạn và tan rã, vậy mà ông vẫn nghiên cứu, bảo vệ được LA TS. Như vậy chứng tỏ ông là người RẤT KHÔN KHÉO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC ĐÍCH CỦA MÌNH trong hoàn cảnh đất nước Liên xô hỗn loạn! 2. Về nước, ông thăng tiến rất nhanh. Năm 2010 ông được phong thẳng lên GS (không qua PGS) – đây là trường hợp hiếm có, nhất là đối với người nghiên cứu Khoa học xã hội. CHỨNG TỎ ÔNG CÓ BIỆT TÀI! (1). 3. Sau đó, ông là Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Rồi năm 2016, ông là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ông cũng là thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản VN… Chứng tỏ ông là loại trí thức được ĐẢNG CS, ĐÁNH GIÁ RẤT CAO, TIN TƯỞNG, TRỌNG DỤNG… 4. Ông làm luận án TS ở Liên xô thời kinh tế XHCN theo mô hình nhà nước chỉ huy, kế hoạch hóa tập trung, bao cấp… Thứ lý luận mà chính Liên xô đã vứt bỏ. Nhưng ông đem lý luận đó về nhà “đổi mới” và chuyên đi tham quan học kinh nghiệm của các nước tư bản, rồi vận dụng thành lý luận “kinh tế thị trường định hướng XHCN” của VN. Chứng tỏ ông CHẾ BIẾN LÝ LUẬN RẤT TÀI TÌNH! 5. Ông là nhà khoa học xã hội, thời gian ngồi đọc, nghiên cứu tài liệu và đi “điền dã” là chính; nhưng từ ngày 3/3 đến ngày 6/3, ông có đến 4 cuộc họp, 2 cuộc liên hoan ăn uống, nghe ca nhạc và 1 buổi đi đánh golf… Chứng tỏ ông rất HAM NHỮNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI KHOA HỌC! 6. Ông là nhà lý luận của Đảng CS, đại diện cho giai cấp “Búa và Liềm”, nhưng ông rất quan tâm đi thực tế ở các nước tư bản; chứ chắc ông chưa đến Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Vườn rau lộc Hưng, Vũ La quê tôi … và nhất là Đồng Tâm gặp những dân oan mất đất, bị đánh đập, tù đày; hay gặp những công nhân ngộ độc thức ăn, biểu tình, mất việc … Vậy thì hẳn ông chẳng động lòng trắc ẩn đến giai cấp công – nông, mà lý luận của ông hẳn là làm sao lợi cho các nhà tư bản đầu tư vào Việt Nam và bảo vệ các nhóm lợi ích ngày càng giàu có… Nói cách khác, ông là nhà lý luận bảo vệ thể chế hiện hành, thuộc loại “CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH”! 7. Ông nhân danh là nhà lý luận của Đảng CS, đại diện của giai cấp vô sản, luôn hô hào “Học tập làm theo Hồ Chí Minh”, nhưng ăn chơi của ông thì hơn cả tỉ phú tư sản, vì ông ăn, ở phải là khách sạn 5 sao, tiền vé chơi golf đã 3 tỉ đồng 1 năm; đi máy bay hạng Thương gia (nên mới ngồi bên nữ đại gia mang virus Vũ Hán thứ 17)… Vậy ra ông NHÂN DANH CỘNG SẢN NHƯNG LỐI SỐNG TRÊN CẢ TƯ SẢN! 8. Tiền lương của ông có ngang Thủ tướng, cũng chừng 20 triệu 1 tháng, vậy tiền đâu, ông xài sang như vậy? Lại nghe nói nhà cửa, tài sản của ông cũng khá rủng rỉnh…Vậy chắc ông cũng được HƯỞNG LỢI TỪ CÁC NHÓM LỢI ÍCH bởi lý luận của ông giúp bảo vệ và đem lại những món lợi nhuận khổng lồ cho họ. 9. Từ phác thảo, chấm phá vài nét chân dung tâm lý của một nhà lý luận cấp cao của Đảng CS cũng có thể suy ra đặc điểm chung của những thành viên khác của nhóm, chắc cũng tương tự như vậy… Họ không phải là trí thức theo nghĩa vốn có, mà là các nhà LÝ LUẬN CỦA GIAI CẤP MỚI thuộc về chế độ độc tài, toàn trị. 10. Hiểu biết của tôi về GS TS Thuấn rất hạn hẹp. Mong các bạn biết rõ về GS, bổ sung những mặt ưu điểm của nhà lý luận cấp cao của Đảng “ta” cho hoàn chỉnh hơn, để bà con mình có nhận thức đầy đủ, toàn diện. 10/3/2020 MVT  
......

Có những buổi tiệc tanh mùi máu

Phạm Minh Vũ| Giữa lúc cả nước đang khốn đốn vì dịch Virus Vũ Hán bùng phát mạnh, khẩu trang thiếu thốn, trường học đóng cửa thì quan chức đảng ta tổ chức đi du hí trời Tây bằng vé máy bay hạng sang, ăn nhà hàng năm sao. Chơi Golf bằng thẻ VIP trên tiền thuế của nhân dân. Giữa lúc Đồng Bằng Sông Cửu Long trời nắng hạn, đất thì nẻ tung nông dân khóc cả tháng nay vì hạn hán, quan chức đảng ta đi du hí cho đã, xong về mở tiệc tùng linh đình, gọi hàng loạt cung tần mỹ nữ vào phục vụ các quan, hát hò đàn đúm trong khách sạn 5 sao đẳng cấp nhất Việt Nam. Các vị biết, khi những quả Golf bay lên trời ấy, để nó bay lên, nó tước đi bao nhiêu công sức của Nhân dân không? Có thể bằng mồ hôi của bác trồng dưa hấu, cô trồng lúa, của Anh ngư dân ngày đêm canh gác chủ quyền trên biển, thậm chí là sinh mạng của họ. Để bắt được vài con cá, một tạ thóc, một tấn dưa ấy họ đã khổ cực trải qua gian khổ như thế nào các vị biết chứ? Có thể cú đâm chìm tàu, phát súng của tàu Trung cộng, hay lưỡi dao lưỡi liềm cứa vào thân xác họ mới có chút tiền để đóng thuế đó. Hình ảnh dưới đây nụ cười của bộ sậu Hà Nội uống rượu chúc mừng nhau sau chiến thắng Đồng Tâm thật ghê rợn. Làm cho người ta không khỏi khinh bỉ tột đỉnh. Ly rượu các vị cầm trên tay đã được làm nên bằng máu của Cụ Kình, một đảng viên 58 tuổi đảng, trung kiên sắt son với đảng. Thế mà cướp được đất, giết được người, bắt bỏ tù hàng chục người dân để đổi lại 1 tỷ đô la cướp được. Các vị có biết, ly rượu vang đỏ hoét kia các vị chúc tụng rồi ngậm vào mồm nó được làm ra bằng máu bằng nước mắt của dân không? Khi chìm trong men rượu các vị nghĩ gì? Có nghĩ về tương lai đất nước hay một chút gì còn lại cho quê hương? Tôi không biết các vị sẽ nghĩ gì nữa, nhưng chắc chắn, khi tỉnh dậy các vị vẫn đầy toan tính để làm sao cho vinh thân phì gia. Làm sao nghĩ cách tăng thuế, cướp bóc mọi thứ của Nhân dân. Và còn có thể, quý vị vẫn sẵn sàng đem chủ quyền quốc gia ra mặc cả để đổi lại sự ổn định cho sinh mệnh chính trị và tương lai của quý vị. Mặc kệ ngàn đời sau nguyền rủa. Bữa tiệc tàn, rượu cũng đã cạn ly, nó tanh chứ các vị?  
......

Bài không tên

  Dang Xuong Hung| Facebook thường xuyên hỏi bạn đang nghĩ gì? Thế nên có điều đang nghĩ chẳng nhẽ lại không viết ra. 1. Chả thể bênh vực cô Nhung nào đó, nhưng mà cách dư luận đang xúm vào quy tội cô ta, cũng thấy hơi là lạ. Đành rằng cô ta con nhà giàu thì rất dễ ích kỷ và trách nhiệm cộng đồng sẽ không cao. Nhưng cách mà người ta đang muốn đẩy dư luận quy kết cho cô là thủ phạm reo rắc corona vào Việt Nam thì đúng là "cao thủ". Cô ta chỉ là một công dân, cô ta cũng chỉ là nạn nhân trong hàng vạn nạn nhân corona toàn cầu. Cô ta chỉ có tội khi chính cô ta làm ra con virus corona. 2. Định hướng dư luận thì phải nói Việt Nam là giáo sư hàng đầu thế giới. Việc tổ chức công khai rầm rộ cuộc họp Hà nội trong đêm 6/3 nằm trong mục tiêu đó. Thông điệp là: "Chúng ta" đã tìm ra thủ phạm. Đây nhé: cô ta tên là Hồng Nhung, tuổi tác, địa chỉ, hành trình đi lại tiếp xúc đều minh bạch. Thật ra cô Nhung bị trở thành người "chọn mặt gửi vàng", vì đối tượng có đủ yếu tố cần thiết cho việc định hướng dư luận mà thôi. Con nhà giàu nhé dư luận sẽ rất ghét, đi từ Anh Pháp Ý về nhé (có nghĩa là không phải từ phương bắc). Cô là người số 17 nhưng trở thành tội phạm số 1. (Con số 16 hay nhiều hơn, có mà giời biết được). Tại sao phải cách ly hẳn một xã rồi mà VN vẫn muốn tạo hình ảnh đứng ngoài dịch bệnh, mà chỉ với cô Nhung thì lại là một bắt đầu. 3. Cô Nhung có thể vô trách nhiệm với cộng đồng, nhưng cô không phải là người bắt buộc phải có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng. Trách nhiệm đó thuộc về chính quyền, được nuôi bằng tiền thuế của dân. Ở một khía cạnh nào đó, để cô Nhung bị nhiễm virus lây lan ra cộng đồng một phần có lỗi của chính quyền. Không làm đủ biện pháp phòng ngừa tại sân bay. Kể cả cô gì đó ở phía nam, khoe là đã trốn cách ly, trốn là "ý định" của cô ta, để cô ta trốn thành công là trách nhiệm của người hữu trách. 4. Đánh lạc hướng dư luận? Cách đây đúng một tháng, chính quyền phải ra sức đối phó với dư luận chính đáng của dân là đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Có người hơi ác ý nói với tôi rằng thà để dân chết còn hơn là sụp đổ kinh tế khi đóng của biên giới với phía bắc. Rỏ ràng trong một tháng qua, truyền thông Việt Nam đang muốn làm chìm câu chuyện dịch bệnh. Ông Vũ Đức Đam còn xanh rờn: một tuần nữa VN sẽ tuyên bố hết dịch. Con virus corona vào VN không phải là qua biên giới với Trung Quốc mà là do cô Nhung mang từ Anh Pháp Ý về !!!!!!!!!!!! 5. Thông thường thì người cộng sản VN phải bị lùi đến chân tường thì họ mới chịu. Nếu cứ bưng bít thông tin để VN đứng ngoài dịch bệnh toàn cầu thì quá phi lý. Hình như VN vừa phải đứng ngoài rìa của cố gắng toàn cầu 5 tỷ đô la chống lại dịch bệnh. Kiểu như là trong nhà có bệnh nhân mà không muốn cho bên ngoài biết để vào cứu trợ thì cũng thiệt. Muốn huênh hoang thì tuyên bố mình giàu, muốn trợ giúp thì lại tuyên bố mình nghèo. 6.Một vài câu chia sẻ với người trong nước: đừng quá lo lắng, tự mình gây hoảng loạn cho chính mình. Cái cô cô rô na này không quá kinh khủng lắm đâu. Miễn là mình tuân thủ mọi biện pháp phòng ngừa như hướng dẫn. Hãy nên đòi hỏi chính quyền có trách nhiệm bảo vệ mình. Kể bonus cho mọi người trong nước một chuyện: Cách đây chục năm, EU khám phá trong tôm xuất khẩu từ VN có chất kháng sinh, họ đòi hủy, « chúng tôi » xin mang về lại VN, và « chúng ta » lại bán tôm đó cho dân mình ăn, có ai làm sao đâu. Cô rô na là cô nào mà làm ta phải sợ như vậy ??? Genève, 7/3/2020 Đặng Xương Hùng Đọc thêm: Có một số ý kiến về bài viết về corona của tôi. Những ý kiến chửi bới tiêu cực, tôi xóa ngay. Các ý kiến có phần giảm tội cho cô Nhung là người đáng trách, nhưng vẫn quy kết cô không khai báo trung thực, gian dối, biết mình có bệnh mà vẫn đi lung tung. Tôi xin được trao đổi thêm như sau: - Như vậy là tội không khai báo trung thực và gian dối xuất phát từ nguyên nhân là cô Nhung "biết mình có bệnh". Tôi có thể "bào chữa" cho cô Nhung là cô Nhung không thể có khả năng tự biết mình dính hay không dính virus được. Chỉ có sau khi xét nghiệm cô Nhung và mọi người mới biết cô bị dính bệnh. Nếu sau khi cô biết mình dính bệnh mà cô vẫn ngang nhiên đi lung tung gây bệnh cho người khác, hoặc cô không khai báo là cô bị dính bệnh thì lúc đó ta mới có đủ điều kiện để kết tội cô ác độc hoặc gian dối được. Lúc đó ta có thể kết tội cô gây TOANG cho người dân VN. - Tương tự như vậy, ông Hun Sen không thể quy kết cho người đàn bà trên con tầu du lịch mà Hun Sen đã ôm hôn đón tiếp ở Sihanouk Ville được vì toàn bộ những người trên tầu không biết họ có dính bệnh hay không. Chỉ sau này có thể ông Hun Sen hơi lo ngại vì bà ta bị dính bệnh thật, nhưng ông Hun Sen có thể trách bà ấy được đâu. - Và hãy so sánh: VN cho phép người TQ vào VN, mở cửa biên giới dù đã biết chắc khả năng dính bệnh của họ rất cao - cô Nhung chưa biết mình có dính bệnh hay không mà vẫn đi lung tung. Ai đáng trách hơn ai??? - Hoặc giữa việc cô Nhung chần chừ trong việc đi khám bệnh (từ mồng 2 đến mồng 5) và việc cô và những người dân VN chưa được có đủ kiến thức đề xử lý tình huống do chưa được hướng dẫn đầy đủ, thì lỗi thuộc về ai, ai đáng trách hơn ai??? - Gần đây tôi có nghe thấy ông thủ tướng ra lệnh: các tổ dân phố phải nắm chắc tình hình của bà con dân phố. Tôi cũng nghe nói bên Úc người ta thông báo đến toàn dân là hễ ai cảm thấy có dấu hiệu thì gọi điện để họ cử người đến tận nhà xét nghiệm (chứ không phải đến bệnh viện, giảm thiểu khả năng cách ly). Nếu người đó bị thì chỉ người đó đi cách ly, còn người nhà cách ly tại nhà. Các bạn thấy giữa ta và Úc cái nào hay hơn cái nào, nếu cảm thấy họ hay hơn thì học họ đi. Thế nhé, cảm ơn các bạn đã nghe thêm chia sẻ. Đặng Xương Hùng, 8/3/2020  
......

Công tác nước ngoài một hình thức tham nhũng hưởng thụ

Nguyen Ngoc Chu| 1. Bệnh nhân Virus Vũ Hán N21 đi hạng thương gia khứ hồi Hà Nội – London (không dưới 3000 USD) trị giá trên 70 triệu đồng. Giá trị này mua được 7 tấn gạo, nuôi sống một cán bộ thời bao cấp trong 44 năm 8 tháng, hay là nuôi sống 538 cán bộ trong một tháng (13kg/người/tháng). Nếu tính thời gian công tác 25/2 -1/3/2020 như trong lịch trình, trong đó 25-26 ở Ấn Độ, 27 -1/3 thì tối thiểu phải có 4 đêm ở khách sạn. Bao gồm 1 đêm ở Ấn Độ và ít nhất là 3 đêm ở Anh. Nếu tính giá khách sạn 5 sao 300 USD tức là 7 triệu đồng đêm thì tiền khách sạn là 28 triệu VND. Cộng chi phí ăn uống đi lại địa phương tổng chi phí cho chuyến đi không dưới 120 triệu đồng. Mua được 12 tấn gạo. Tính cả đoàn công tác trong chuyến đi gồm 12 người thì đã mất đi không dưới 100 tấn gạo. Không phải ôn nghèo kể khổ, bắt sống lại thời bao cấp, mà tính ra để biết nâng niu. 2. Theo trang Web của Bộ KH-ĐT ngày 02/3/2020 thì: “Từ ngày 25/02 - 01/3/2020, Đoàn công tác của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIII của Đảng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã có chuyến làm việc và nghiên cứu thực tế tại Ấn Độ và Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và học hỏi kinh nghiệm về hoạt động đổi mới, sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp. Đồng thời, khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 để trình Đại hội XIII của Đảng” (http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45466&idcm=188). Xuất hiện hai câu hỏi hiển nhiên sau đây. - Tại sao lại chỉ thấy đoàn của nước ta đi học hỏi các nước TBCN để trình Đại Hội Đảng làm kế hoạch xây đựng CNXH, mà không thấy đoàn các nước TBCN sang nước ta là CNXH để học hỏi kinh nghiệm về xây dựng CNTB ở nước họ, trong khi ”CNXH ưu việt hơn”? - Những người chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng XIII không đi chuyến công tác này thì có ảnh hưởng gì đến văn kiện Đại hội Đảng XIII không? Trước đây thời bao cấp, khi chưa biết CNTB là gì, thì phải đi cho biết. Nay mở cửa đã 30 năm, CNTB đã tràn ngập vào nước ta, lại vào thời đại Internet, ngồi ở nhà cũng thấy được mọi mặt trên thế giới, thì không nhất thiết điều gì cũng phải đi đến tận nơi. Nên nhớ cho, từ nhiều trăm năm trước, các nhà thiên văn học đã tính được quỹ đạo chính xác của các vì sao cách xa hàng triệu km mà chẳng thể đặt chân đến tận nơi. 3. Công tác nước ngoài là một hình thức tham nhũng hưởng thụ. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người đã núp trong vỏ bọc công tác nước ngoài để dùng tiền ngân sách tiêu xài cho sự xa hoa thịnh vượng cá nhân. Nổi trội là tầng lớp lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn và tầng lớp có quyền chức từ tỉnh thành cho đến trung ương. Ở mặt khác, chính sách bảo kê đặc quyền đặc lợi đã với rộng cánh tay sang cả lĩnh vực đi công tác nước ngoài. Đó là các quy định cho cấp nào thì được đi hạng thương gia và ở khách sạn 5 sao, cùng với các mức chi tiêu cho mỗi giai tầng. Đó là sự phân biệt đẳng cấp, đi ngược với mục đích công bằng và bình đẳng của CNXH. Hàng năm, Chính Phủ và và các chính quyền địa phương trong cả nước đã chi cho bao nhiêu chuyến đi nước ngoài? Tổng kinh phí trên toàn quốc là bao nhiêu? Không phải hàng trăm tỷ mà là hàng ngàn tỷ! Viện dẫn thí dụ vài năm trước, chỉ riêng cựu bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trong một năm đã đi công tác nước ngoài lên đến 163 ngày. Đó là những chuyến bay hạng thương gia cùng ăn ngủ ở khách sạn 5 sao. Cớ đi nước ngoài thật vô vàn. Chăm sóc cây trên phố cũng phải học nước ngoài, cán bộ đảng cũng phải nhờ bồi dưỡng... “Thượng vàng hạ cám” đều phải tìm cho được lý do để đi “công tác nước ngoài”. Từ cách nhìn của người quản lý túi tiền riêng, thì không dưới 50% chuyến đi nước ngoài của Nhà nước là không cần thiết; Và có thể rút gọn 50% thời gian, số lượng người, và chi phí. Từ đó để thấy, chí ít thì 75% trong tổng số toàn bộ tiền chi cho công tác nước ngoài của Nhà nước đã lãng phí. Đừng nói rằng đó là dự báo hồ đồ. Nếu áp dụng theo chính sách của các nước phát triển hàng đầu, thì chi phí đi công tác nước ngoài từ ngân sách ở nước ta sẽ dứt khoát bị cắt giảm không chỉ 75%. cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, 4. Để thấy sự khác biệt, xin nhắc lại trường hợp cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, rất oai phong tại lễ nhận chức của TT Donald Trump ngày 20/1/2016, nhưng sau đó chỉ được xe công vụ chở đến ga tàu, còn về nhà bằng tiền túi của mình trên chiếc ghế xe lửa bình bình thường. Có thể dẫn chứng nhiều trường hợp tương tự, chẳng hạn như Thủ tướng Đức Angela Merkel ngồi hạng ghế phổ thông, và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đi vế máy bay giá rẻ. 5. Việt Nam đang là nước rất nghèo, nhưng cách xài tiền của quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam khi đi công tác làm cho nhiều người nước ngoài ngạc nhiên. Sự cần kiệm của lãnh đạo bây giờ thua xa lớp lãnh đạo trước năm 1975. Không chỉ vì thời đó nghèo khó, mà do cốt cách rất khác biệt. Đừng viện dẫn các nước cũng có tiêu chuẩn phân biệt. Bởi luật pháp họ nghiêm minh và số lượng cán bộ Nhà nước của họ rất ít. Trong khi Nhà nước chúng ta có đến 12 triệu cán bộ dùng tiền ngân sách. Đây là một tỷ lệ rất lớn trên dân số so với các nước khác. Vì thế, trừ một số trường hợp, còn lại thì chỉ có xóa bỏ các tiêu chuẩn bảo kê đặc quyền đặc lợi các giai tầng, ngõ hầu mới ngăn chặn được sự tiêu xài hoang phí - núp trong vỏ bọc tiêu chuẩn. Biết rằng rất khó, bởi khi ngồi vào ghế quyền lực, chẳng ai dại gì lại tự cắt bỏ đặc quyền đặc lợi của chính mình. Ngân sách Nhà nước vì thế còn mãi bị phung phí.  
......

Loài thượng đẵng

Phạm Minh Vũ| Trong lúc dịch bệnh đang có nguy cơ nghiêm trọng toàn cầu, Nội các Iran tử vong do Virus Vũ Hán, không giúp được cho dân thì thôi, Nguyễn Quang Thuấn một nhà “lý luận vĩ đại” của đảng đã đem mầm bệnh về và phát tán với mức độ mất kiểm soát. Thuấn Lý Luận, người mà trước kia được Nguyễn Phú Trọng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược lại ở 3 căn nhà liền kề mặt phố( số 5,7,9 Nguyễn Khắc Nhu- Ba Đình- Hà Nội) Đi công tác bằng máy bay hạng thương gia, Ăn trưa tại khách sạn 5 sao, thẻ Golf 3 tỷ/ năm. Đãi tiệc mời ca sĩ nổi tiếng, tất nhiên, tiền mà Thuấn lý luận có được là do máu và nước mắt mồ hôi từ thuế của dân mà ra. Mỗi khi đại hội đảng sắp diễn ra, bộ chính trị đảng cộng sản thường hay quan tâm chú ý tới là “công tác nhân sự”. Nhưng rồi, sau mỗi biến cố xảy ra, chúng ta thấy, tất cả cán bộ được cấp chiến lược được đào tạo lên giữ các chức vị hầu như tất cả chỉ biết vun vén, vơ vét tài sản quốc gia của Nhân dân đút túi riêng cho mình, không ngoại lệ ai. Chúng ta thấy, qua đợt dịch Vũ Hán này cỡ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có đoái hoài gì cho dân không? Bặt vô âm tính nhưng lương vẫn nhận đều đều? Ông Trọng có làm được nữa không thì chọn người khác? Chúng ta thấy Vũ Đức Đam phụ trách chống dịch đã làm gì để dập dịch hay chỉ khua môi múa mép, miệng nói lời hoa mỹ mà ai biết, rồi chính Đam phải hốt hoảng do cái mồm bô bô của mình phát ra. Chúng ta thấy, đám quan chức Hải Phòng không? Dịch bệnh nghiêm trọng, chúng chi 269 tỷ để mua ấm chén, cờ quạt, trong khi đó dân đâu cần? Thứ dân cần là niềm tin vào tính trung thực vốn dĩ nó là trách nhiệm các ông phải làm. Trong khi đó, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị hạn hán thì cấp cho cả tỉnh 70 tỷ đồng, nó thấm vào đâu với số tiền 269 tỷ mua ấm chén? Và chúng ta thấy, trong khi dịch bệnh bùng phát, quan chức lấy tiền thuế dân đi vé bay hạng sang, ăn khách sạn 5*, chơi Gofl 3 tỷ một năm, thuê ca sỹ đàn đúm hát hò, tiệc tùng linh đình, trong khi đó người Dân đến một cái khẩu trang để bảo vệ bản thân còn không có mà xài. Không những phá hoại của dân, ăn chơi phè phỡn trên nỗi đau của Nhân dân trong mùa dịch, mà quan chức cộng sản còn ác độc đến mức gieo rắc mầm bệnh khắp nơi, để bây giờ cả nước phải nín thở chờ xem Cô Vy có ghé thăm mình chưa? Tự xưng mình là đạo đức, là nhân văn, là văn hoá là học hành tử tế, là tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Vì thế, tôi xếp đám quan chức đảng viên cộng sản vào một loài cá biệt. Tôi gọi đó là Loài Thượng Đẳng. Cộng sản thượng đẳng ác ghê!  
......

Phát hiện mới: Covid-19 chẳng những nguy hiểm mà còn vô cùng láo, không hề sợ lý luận, không sợ đảng viên.

Ảnh ông Thuấn đang hồn nhiên phát tán vi rút cho các đồng chí của mình. Chau Doan| Tôi đã viết về người bệnh thứ 17, cô Hồng Nhung nên không thể không viết về người bệnh số 21, ông Nguyễn Quang Thuấn, phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương. Theo thông tin từ chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thì ông Thuấn trên chuyến bay từ Ấn Độ về Anh đã ngồi cạnh một người Anh, người này đã sốt và ho liên tục. Do vậy, chúng ta không thể kết luận chắc chắn cô Hồng Nhung đã thân ái truyền covid-19 cho ông Thuấn hay không hay ngược lại, hay cả hai đều lây trước khi gặp nhau. Muốn biết chắc chắn thì chỉ có cách hỏi chính con vi rút mà tôi e rằng điều ấy hơi khó. Câu chuyện cần nói tới ở đây là tại sao ông Thuấn, đường đường là một giáo sư, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trình độ đầy mình như vậy lại có thể chủ quan không đi khám sau khi ngồi cạnh hành khách người Anh như vậy. Chẳng những thế mà khi về Việt Nam, ông Thuấn đã tham gia họp Hội đồng Lý luận Trung Ương, chơi golf, ăn uống, dự liên hoan với nhiều người. Theo chủ tịch Hà Nội thì trường hợp của ông Thuấn là nguy hiểm khó lường nhất cho việc phát tán dịch bởi lượng người ông tiếp xúc khá nhiều. Ở đây chỉ có thể có mấy khả năng: 1. Ông Thuấn thiếu hiểu biết, ông không biết gì về cái dịch chết người đang diễn ra. Điều này là không thể. Có khả năng ông Thuấn chỉ quan tâm tới những lý luận cao siêu mà không thèm quan tâm tới những thứ "vớ vẩn" như covid-19, nhưng tôi không nghĩ ông không thể chủ quan đến vậy. Bệnh kiêu ngạo cộng sản của ông không thể nặng đến thế. 2. Có thể là ông Thuấn đã vô trách nhiệm với cộng đồng mà coi nhẹ khả năng mình có thể phát tán vi rút cho người khác, không tự cách ly mà cứ hồn nhiên phun vi rút trong cuộc họp. Điều này cũng khó bởi với địa vị, học vấn cao vòi vọi như vậy thì chẳng lẽ ông lại không biết tới điều sơ đẳng về phòng chống dịch bệnh. 3. Ông Thuấn có một niềm tin là với tư cách một người đảng viên trung kiên, một nhà lý luận cộng sản xuất sắc thì covid-19 sẽ sợ hãi mà phải tránh xa ông ra. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng cũng không nên loại trừ, bởi niềm tin ấy cũng na ná tồn tại ở một nhà sư đang trụ trì ở chùa Ba Vàng, người đã kêu gọi chúng sinh tụ tập để làm lễ giải nghiệp, tránh kẻ thù từ tiền kiếp đội lốt covid-19 để đòi các tội phạm trả nghiệp. Khả năng nào thì chỉ có thể phỏng vấn ông Thuấn chúng ta mới biết thêm được. Chỉ biết rằng một số đồng nghiệp của ông Thuấn như Chủ tịch Hội đồng LLTW: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và 6 giáo sư, tiến sỹ, Phó Chủ tịch Hội đồng, ông Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Thường trực Hội đồng, các uỷ viên gồm nhiều uỷ viên trung ương đảng và nhiều thành viên tổ tư vấn của thủ tướng sẽ rất lấy làm phiền lòng khi vì ông Thuấn mà bị cách ly. Mà rồi đây, vợ con, cháu chắt của họ cũng sẽ rất phiền lòng với ông Thuấn khi mà tự nhiên phải ngồi một chỗ.    
......

Nạn nhân thứ 17 của Corona virus

Nhạc sĩ Tuấn Khanh - nhacsituankhanh| Câu hỏi hiện nay là tại sao rất nhiều người Việt Nam trong nước rất đồng lòng cùng truyền thông nhà nước xác định cô Nhung là đối tượng lây lan nguy hiểm nhất từ khi có dịch đến nay. Và mọi thông tin về cô ấy đều do nhà nước tiết lộ là chính. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khi facebook và các trang mạng khác dẫn hình riêng tư của cô Nhung, người được báo chí nhà nước, các KOLs (Key Opinion Leader) tung ra, mô tả cuộc sống giàu có, đi nhiều nước trên thế giới, một làn sóng chỉ trích và nguyền rủa nạn nhân Coronavirus này tăng đến không thể ngờ. Điều quan trọng, là cô Nhung về từ Ý, cùng chuyến bay với các quan chức cấp cao, mà tin tức nhiễm bệnh của họ được sắp xếp đưa ra, sau khi công bố mang tính áp đặt là cô ta đã lây cho tất cả. Giáo Sư - Tiến Sĩ Nguyễn Quang Thuấn, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mắc viêm phổi Vũ Hán do đi từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 rạng sáng ngày 2-3, trên máy bay ông Thuấn ngồi ghế 5A, tương đối gần bệnh nhân số 17 Nguyễn Hồng Nhung (ghế 5K). Hãy thử nhìn lại, trong chuyến bay đó vào VN, có thể chính các quan chức là nguồn lây lan nhưng không thể tiết lộ. Họ cũng là những người được ra vào một cách tự do không cần bị cách ly, và virus Corona thì phát bệnh ở mỗi người với số thời gian khác nhau là diễn biến có thật. Việc đòi hỏi một người thường dân có ý thức là đúng, nhưng cũng cần đặt vấn đề lớn hơn nữa về ý thức của các quan chức chính quyền. Không có nghĩa một quan chức vô ý thức lây bệnh là tội nhẹ hơn một dân thường. Đáng chú ý, trên các diễn đàn tập trung giới DLV, cách tập trung miệt thị, tạo cảm giác tức giận chung cho đám đông, khẳng định như hoàn toàn mọi thứ tội ác là từ người phụ nữ này. Không thể không nhận thấy sự thành công của làn sóng công kích, mà mọi chứng hay hình ảnh về nạn nhân được tung ra từ từ rất chủ ý. Áp lực lớn đến nỗi nạn nhân thứ 17 tại Việt Nam phải viết trên trang facebook cá nhân của mình, xin lỗi tất cả mọi người.   Một ví dụ về cuộc tấn công trên không gian mạng Trong khi đó, các quan chức cùng nhiễm bệnh – công bố chậm hơn – thì hoàn toàn im lặng. Với Coronavirus, từ tháng qua, các nhà khoa học đã chứng minh sự phức tạp của lây lan. Thời gian nhiễm bệnh, ủ bệnh và phát bệnh đều có những sai biệt khác nhau ở mỗi người. Nên ở đây, các tạo truyền thông định hướng và lập luận một chiều là chỉ có cô Nhung lây cho các quan chức – chứ không ngược lại, khó đứng vững trong trường hợp này. Lại những thông tin từ nhà nước phát đi nói rằng cô Nhung đã đi lại và tiếp xúc rất nhiều người. Nhưng cũng không có nghĩa là các quan chức và những người khác thì ở một mình. Để củng cố cho việc kết tội. Đã có nguồn tin tung ra, nói chị cô Nhung ở nước ngoài cũng đã mắc bệnh. Truyền thông nhà nước và những KOLs có chủ đích đã làm rất tốt công việc của mình trong việc che đi hình ảnh các quan chức và những nhân vật khác trong chuyến bay về Việt Nam. Điều không ai nhắc đến, và phải đặt thành vấn đề hình sự, là vì sao tất cả những người mắc bệnh chung một chuyến bay, đi vào Việt Nam, lại không có ai bị xét nghiệm, cách ly như những người dân thường. Chính các quan chức được ưu tiên đó, đang lây nhiễm trầm trọng hơn hết, sau khi vừa đáp xuống đã đi chào hỏi, dự hội nghị, bắt tay nhau… truyền thông của nhà nước cũng thú nhận như vậy. Rất rõ, cô Nhung có thể là tác nhân, những cũng có thể một nạn nhân được chọn, trong bài tính có nhiều mục đích của truyền thông nhà nước. Mọi thứ đều có thể – trong một thế giới thông tin vừa đầy đủ vừa thiếu thốn – và điều cần thiết là phải soi chiếu sự kiện trên một bàn cân độc lập, nhìn thấy nó, và đứng ngoài những trò chơi thao túng quen thuộc.
......

Ca nhiễm thứ 17 phát hiện, Vũ Đức Đam khó tranh ghế Bộ Chính Trị Đại hội 13

Trung Điền - Việt Tân| Người buồn và thất vọng nhất khi ca nhiễm thứ 17 được bệnh viên nhiệt đới Trung ương Hà Nội, xác định từ một phụ nữ mới trở về nước sau chuyến đi Ý và Pháp, với kết quả dương tính Covid – 19 lúc 9 giờ 30 tối ngày 6 Tháng Ba là ông Vũ Đức Đam. Vũ Đức Đam hiện là Phó Thủ tướng. Nhưng do những bê bối quá mức trong Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến bị giải nhiệm vào tháng 10 năm 2019, bỗng chốc cuộc đời chính trị của ông Đam thăng tiến bất ngờ. Ông Đam được đảng cử sang làm Bí thư ban cán sự đảng tại Bộ Y tế, kiêm luôn việc xử lý vai trò Bộ trưởng Bộ Y Tế và làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid – 19. Một người như ông Đam đang ở tuổi 57 (sinh năm 1963) được đề cử kiêm nhiệm nhiều trách vụ, trong đó đảm trách việc cải tổ và trong sạch hóa bộ máy Y tế và nhất là chỉ đạo chống dịch Covid-19 đang gây hoang mang toàn cầu, cho thấy là sau trận dịch Covid-19, con đường hoạn lộ của ông Vũ Đức Đam rất thênh thang. Cuối năm nay, khi sắp xếp lại nhân sự Bộ chính trị cho Đại hội 13, tên ông Vũ Đức Đam chắc chắn sẽ nằm trong danh sách ứng viên Bộ chính trị. Và để tạo thành tích cho cái ghế Bộ chính trị sẽ được tân trung ương đảng đại hội 13 bầu ra vào tháng 1 năm 2021, việc nhanh chóng tuyên bố Việt Nam đi đầu thế giới trong việc khống chế dịch Covid -19, như đã từng ghi thành tích đi đầu trong việc khống chế dịch SARS vào năm 2003, cách nay 17 năm, là mơ ước của ông Vũ Đức Đam. Vì thế mà sau khi phát hiện ca nhiễm thứ 16 ở Vĩnh Phúc vào ngày 13 Tháng Hai và được chữa khỏi, xuất viện hôm 25 tháng Hai , ông Vũ Đức Đam luôn luôn canh cánh trong lòng là chờ đúng 3 tuần mà không có ca nhiễm thứ 17, dự trù tuyên bố Việt Nam hết dịch vào ngày 11 Tháng Ba, 2020. Thật xui cho ông Đam. Chỉ còn mấy ngày nữa Việt Nam sẽ trở thành đỉnh điểm của nhân loại, tuyên bố khống chế xong cơn dịch Covid – 19, trong khi gần 100 quốc gia và khu vực vẫn còn đang phải đối phó vất vả. Nào ngờ người phụ nữ 27 tuổi không chỉ nâng ca nhiễm lên thứ 17 làm tiêu tan thành tích đi đầu của ông Đam mà người phụ nữ này còn ảnh hưởng lên đến 200 người trên đoạn đường từ Paris về lại Hà Nội và những ngày sống ở Hà Nội trước khi vào bệnh viện. Truy tìm 200 người này và cách ly họ không phải là chuyện dễ làm. Ước mơ leo lên ghế Bộ chính trị của ông Đam đã trở thành ác mộng khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện bất ngờ. Âu đó là số phận của những kẻ suốt đời bưng bít, che dấu vì bệnh thành tích!    
......

Điểm tan vỡ từ những khác biệt

TuanKhanh Blog - nhacsituankhanh| Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay. Ngay trong đêm, khi người dân Hà Nội xao xuyến hỏi nhau về tin tức, đang lan đi đến mức chóng mặt, thì cũng lúc đó, các siêu thị, hàng buôn cũng bắt đầu đón làn sóng khách hàng mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những gia đình chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi thành phố với dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới hình thành. Và cũng trong thời khắc ấy, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã nhóm họp khẩn cấp vào lúc 10g tối, chuyện thật hiếm hoi từ hàng chục năm nay. Sáng hôm sau, lại họp. Việc hối hả ấy bộc lộ thấy rõ, phía chính quyền dường như đã có nhiều thông tin hay kịch bản nguy nan hơn những gì dân chúng biết.  Ấy vậy mà, mới tuần trước, phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn mạnh dạn tuyên bố không có ai nhiễm nữa, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới đã ngăn chận được nạn dịch. Dĩ nhiên, bất kỳ ai tỉnh táo, cũng sẽ nhìn thấy tuyên bố lạc quan như ông phó thủ tướng Đam, hay nói quấy quá như ông thủ tướng Phúc về việc nguồn yểm trợ 50 tỷ USD cho các nước khó khăn chống dịch nhưng không có tên Việt Nam, là Việt Nam đã thành công chặn dịch trước thế giới, là những chủ trương và thái độ chính trị nhiều hơn là nhằm thành quả bảo vệ người dân. Ngay cả một quốc gia đóng kín cửa với thế giới như Bắc Hàn, hay tuyên bố thẳng thừng là bắn bỏ bất cứ người Trung Quốc nào xâm nhập bất hợp pháp vào Nga lúc này – không ai có đủ can đảm tuyên bố như vậy. Dĩ nhiên, đủ hiểu biết, và đủ lo ngại cho xã hội, họ mới không thể mạnh miệng. Đã có lời bàn, bối cảnh xã hội Việt Nam trước đại hội 13, thời điểm mà giới lãnh đạo cấp cao, ai cũng muốn chứng minh mình là người tốt nhất cho vị trí, luôn dẫn đến sự bất nhất tuyên bố và gây hỗn loạn trong suy nghĩ của người dân. Cũng cần nhắc lại. Tháng 1-2020, khi thủ tướng Phúc khẩn cấp tuyên bố có thể sẽ áp dụng phương thức toàn dân đeo khẩu trang. Chỉ một tuần sau đó – hàng loạt các ngôn luận, mà cao nhất là từ Bộ Y tế, đã phản bác chuyện đeo khẩu trang. Thậm chí vào ngày 3-2, báo Thanh Niên còn có một bài như tạt nước “Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona”. Ngày 24/2, thủ thướng Phúc tuyên bố rằng chưa thể chốt việc cho học sinh- sinh viên đi học lại vào tháng Ba, vì lo lắng thời điểm đỉnh dịch bùng phát. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, xuất hiện lời tuyên bố của phó thủ tướng Đam rằng có thể Việt Nam sẽ tuyên bố là nước không có dịch, nếu trong 7 ngày không còn ai nhiễm nữa. Rõ ràng, mọi thứ đối chọi nhau chan chát, giữa lúc hàng chục triệu người Việt ngay ngáy dõi theo truyền thông “chính thống” để lựa chọn cách bảo vệ mình. Những khác biệt trong phát ngôn đó,  cũng cho thấy, chính quyền đang nắm nhiều thông tin đáng lo hơn những gì người dân quyết, nhưng cũng từ đó suy đoán các tranh cãi mang tính chủ trương ổn định và chính trị đã luôn gay gắt với ý kiến khoa học và thực tế trong nội bộ của giới lãnh đạo cấp cao. Dĩ nhiên, điều nhìn thấy là các suy đoán lạc quan cố hữu cùng sự cấp bách của kinh tế, thường giành vị trí ưu tiên của các quyết sách. Nhưng chuyện người phụ nữ từ Ý về, được ưu tiên không qua kiểm dịch, để rồi trở thành điểm tan vỡ của không gian mơ hồ của tin tức về dịch bệnh ở Việt Nam, cũng cho thấy các giai tầng của xã hội Việt Nam đã hình thành ổn định, theo một đường lối phản bội lại chủ thuyết của một quốc gia vốn có tuyên ngôn đấu tranh giai cấp. Đây không phải là lần đầu tiên, và duy nhất, đã diễn ra những điều ưu tiên bất cần luật pháp và giá trị tôn nghiêm của một quốc gia – nếu như được gọi là một quốc gia. Tháng 9/2019, câu chuyện 9 người nào đó – rất đặc biệt – đi chuyên cơ cùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội dã trốn ở lại Hàn Quốc, nhưng có lẽ mãi mãi người dân không bao giờ biết tên. Thô bỉ hơn, Tổng thư ký Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc còn khẳng định là không thể tiết lộ thân phận của những người đó. Cả hệ thống Viện Kiểm sát, đại biểu quốc hội, báo chí “chính thống”… đều tê liệt. Sự nắm tay nhau im lặng trong cả nước, cho thấy xã hội Việt Nam đang có một giai cấp đỏ hàng ưu tiên tuyệt đối, được bảo vệ, được đứng trên luật pháp và đứng trên cả danh dự của một dân tộc. Người phụ nữ về từ Ý, không phải là thủ phạm tội ác. Có thể chính cô ta cũng không biết mình đã nhiễm bệnh. Nhưng quyền lực ngầm ấy đã thành lệ, ban phát im lặng cho giai cấp đỏ ưu tiên ấy, cũng tiếp sức giúp cô ấy mang mầm bệnh vào cộng đồng. Đừng nguyền rủa người phụ nữ đang đau yếu, mà hãy tự hỏi vì sao cô ấy có thể ung dung đi qua mọi thứ từ máy bay đáp xuống Việt Nam chỉ bằng nụ cười và sự dễ dãi của cả hệ thống chính trị. Hãy tìm trên các trang mạng, nụ cười trên gương mặt của hơn 10.000 dân ở Vĩnh Phúc sau khi hết bị cách ly 20 ngày, bạn sẽ thấy đó là những nụ cười khác. Ai đã tạo ra những sự khác biệt. Và ai phải chịu đựng những sự khác biệt trong xã hội Việt Nam? Điểm tan vỡ, có thể chỉ là khởi đầu. Những mạch máu trong xã hội Việt Nam vẫn chảy, vẫn căng phồng cùng những áp lực chịu đựng của các bất cập, chờ đến ngày bùng phát, tan vỡ, mà câu chuyện diễn ra trong một ngày 6/3/2020 ở Việt Nam, đang giới thiệu cho việc phải nhìn lại mọi thứ, để thay đổi, trước khi quá muộn.  
......

“Bí mật quốc gia”

Cựu Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, người đứng đầu Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương. Ảnh: Internet Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Ở Việt Nam, sức khoẻ của giai cấp lãnh đạo cấp trung ương được quy định là “bí mật quốc gia”. Đây không phải chỉ là quy định trên giấy tờ mà đã được biến thành luật. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc Hội CSVN thông qua năm 2018, sẽ có hiệu lực từ tháng Bảy, 2020. Như vậy kể từ khi có luật, sức khoẻ lãnh đạo được đặt ngang hàng với vấn đề an ninh, quốc phòng của đất nước. Tất cả đều là những thông tin bí mật không thể tiết lộ, vì gây nguy hại đến “lợi ích quốc gia, dân tộc”. Nói khác đi, đây là khu vực cấm, người dân không được quyền biết hay bàn ra tán vào. Hiểu cách khác, lợi ích quốc gia chính là sức khoẻ lãnh đạo. Điều này cho thấy đảng rất chú trọng đến vấn đề sức khoẻ của cán bộ, có thể còn chú trọng hơn việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bằng chứng là từ lâu, bên cạnh những ban bệ trong trung ương đầy quyền lực, đảng đã thành lập một ban rất đặc biệt gọi là “Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương”. Hiện nay cơ quan này được đặt dưới quyền của cựu Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, một bác sĩ giàu tài năng đóng kịch trong vụ Formosa. Mới đây, đích thân ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí Thư đã ký một quyết định bao gồm tất cả nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Ban này. Theo đó, nó được giao đến 9 nhiệm vụ cụ thể, nhằm thực hiện một cách tổng quát chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ những cán bộ do Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư quản lý. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang lan tràn khắp thế giới và không chừa một ai như hiện nay, Ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ này sẽ tỏ ra đắc dụng một khi trung ương đảng ngã bệnh hàng loạt như bên Iran. Trước đây thời ông Nguyễn Quốc Triệu, người tiền nhiệm của bà Kim Tiến, nhiều phen cơ quan này đã chứng tỏ năng lực xuất chúng của mình. Như trong trường hợp ủy viên Bộ Chính Trị hụt Nguyễn Bá Thanh, rồi tiếp theo Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang đã được cơ quan ông Triệu bảo vệ và chăm sóc cho tới ngày qua đời. Năm ngoái, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đột quỵ trong chuyến đi Kiên Giang, nếu không có Ban Bà Kim Tiến lo toan, không chắc gì ông Trọng có thể đi đứng lựng chựng như hiện nay. Tuy nhiên luật là luật, nên tin tức về sức khoẻ lãnh đạo vẫn là bí mật quốc gia chìm trong bóng tối. Nghĩa là sẽ không ai biết các quan chức cao cấp ấy vì sao mà qua đời và qua đời vì chứng bệnh gì. Ông Trọng đã từng nói: “hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với đảng CSVN”, cũng bởi lòng yêu thương đó mà người ta càng chú ý đến sức khoẻ lãnh đạo, muốn biết lãnh đạo sống chết, bệnh hoạn ra sao. Nhưng tiếc thay, người dân lâu nay chỉ nhận được sự im lặng bởi bức trường thành “bí mật quốc gia”. Do đó tin tức trên mạng xã hội trở thành những nguồn tin chính xác không ngờ, nhưng bị nhà nước liệt vào tin bịa đặt của thế lực thù địch nhằm bêu xấu lãnh đạo. Vậy thử hỏi thực chất của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương là gì? Thứ nhất, đây là một loại bệnh viện cao cấp trá hình, đặc biệt dành riêng cho một giai cấp đặc quyền đặc lợi. Đây cũng là nơi tập trung máy móc, dụng cụ kỹ thuật y tế tối tân nhất cũng như những loại thuốc men đặc trị đắt tiền nhất mà các bệnh viên thông thường cho nhân dân không có. Sự phân biệt ấy cho thấy một cách rõ ràng quan điểm giai cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam: Không có giai cấp nào khác ngoài giai cấp lãnh đạo mới xứng đáng hưởng quyền lợi tối ưu ấy, thành phần bị trị bên dưới chỉ là thứ yếu. Thế mà trước đây, từ những ngày đầu chen chân vào cuộc đấu tranh chống ách đô hộ thực dân Pháp, những người cộng sản đã cổ xúy cho một cuộc đấu tranh giai cấp xoá bỏ người bóc lột người, bên cạnh việc đề cao chủ nghĩa yêu nước để quy tụ nhân dân dưới lá cờ Việt Minh. Người dân lúc ấy chưa hề biết cộng sản là gì, cũng như giai cấp công nhân là gì, có hay không có giai cấp công nhân, và tại sao nó đột nhiên trở thành giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng. Để thực hiện những giáo điều căn bản của chủ nghĩa quốc tế vô sản, cuộc cải cách ruộng đất ở Miền Bắc từ 1953 đến 1956 đã cào bằng nông thôn, đưa nông dân lên địa vị làm chủ trong nước mắt và máu của địa chủ ác ôn trong các cuộc đấu tố dưới sự hướng dẫn của cố vấn Trung Cộng. Còn công nhân, cũng làm chủ xí nghiệp, nhà máy tức là làm chủ tập thể mà theo ông Lê Duẩn nói đó là một trong ba phát minh vĩ đại của loài người! Đó là sự lường gạt lịch sử của đảng CSVN. Sự lường gạt này, trong vai trò người dẫn đường để làm thay đổi một xã hội thuộc địa, rốt cuộc đảng đã thành công trong việc tạo ra một thành phần rất thiểu số, rất chuyên chính, rất hùng biện và nguỵ biện nhưng chiếm hết đặc quyền và thu gom đặc lợi về mình. Đó là giai cấp cán bộ đảng mà ngay trong việc chữa bệnh cũng hoàn toàn đứng riêng ở một vị trí rất cách biệt với nhân dân, thông qua một Ban Đảng mà chính là một bệnh viện trá hình cao cấp. Trong khi đó, nhân dân là những người được kêu gọi đóng góp to lớn với danh nghĩa đóng góp cho sự phát triển đất nước thì trả tiền cho sự săn sóc sức khoẻ ở bệnh viện công. Đó là sự thất bại sâu sắc nhất không cách gì che giấu được của đảng CSVN ngày nay, khi tự hào là một thể chế do dân, vì dân. Thứ hai, tự mình đặt ra luật lệ coi sinh mệnh cá nhân là bí mật quốc gia không khác sinh mệnh các đế vương thời xưa. Điều này cũng chẳng làm ai ngạc nhiên vì một cán bộ cao cấp trong bộ máy tuyên truyền của đảng đã nói “đảng Cộng Sản tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc”. Đồng hoá đảng và dân tộc trước sau cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc vị trí mà đảng Cộng Sản cho rằng không ai có thể thay thế mình. Lòng kiêu hãnh và sự tự tôn cao độ ấy đẩy những người cộng sản vào tình trạng hôn mê chủ nghĩa ngày càng xa rời dân tộc. Nói sức khoẻ lãnh đạo là bí mật quốc gia chẳng những là sự nguỵ biện trơ trẽn mà còn để che giấu những điều mà đảng cho là bất lợi cho chế độ. Sự mập mờ ấy tưởng chừng như xây được một pháo đài bưng bít dư luận, nhưng xem ra càng bưng bít chế độ độc tài càng nhận nhiều phản ứng ngược lại. Thật sự đảng CSVN trong những năm gần đây, ngày càng lo sợ diễn biến tư tưởng trong một số lớn đảng viên, do đó không có thứ bí mật nào của đảng không bị tiết lộ dưới ánh sáng mặt trời. Tóm lại khi đảng CSVN ra luật quy định sức khoẻ lãnh đạo là bí mật quốc gia, chính là lúc sức khoẻ của đảng đã đến lúc mỏi mòn trên giường bệnh mà Ban Bảo Vệ của bà Kim Tiến cũng đành bó tay. Phạm Nhật Bình    
......

Hội nhà báo độc lập Việt Nam là một tổ chức hội ‘bên lề pháp luật’?

Chi Mai – (VNTB) – “Họ nói Hội nhà báo độc lập không được pháp luật công nhận” – Ông Nguyễn Thiện Nhân, hội viên Hội nhà báo độc lập Việt Nam, kể lại như vậy về buổi ‘làm việc’ với 4 người sắc phục lẫn không sắc phục an ninh của Công an tỉnh Bình Dương hôm sáng 5-3 (1) *** Hội nhà báo độc lập không được pháp luật công nhận” có nghĩa là gì? Có lẽ ở đây là các vị an ninh của Công an tỉnh Bình Dương muốn nói đến việc tổ chức Hội nhà báo độc lập Việt Nam đã không được thành lập theo trình tự hành chính về việc lập hội. Ở Việt Nam tính cho đến hiện tại vẫn chưa có luật về hội. Việc tự do hội họp, biểu tình được ghi tại Điều 25, Hiến pháp 2013, với ‘câu thòng’: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Pháp luật quy định về thủ tục lập hội như sau: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội” (2), và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội” (3). Điều 40 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có nội dung: “1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ do điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, từ Hiến định ở Điều 25 cùng các quy định tại hai nghị định kể trên, cho thấy đúng như lời các nhân viên an ninh của tỉnh Bình Dương, “Hội nhà báo độc lập không được pháp luật công nhận”. “Không được công nhận” ở đây có nghĩa là tổ chức có tên Hội nhà báo độc lập Việt Nam, sẽ không có các quyền lợi cụ thể được chính sách nhà nước hỗ trợ được ghi trong hai nghị định số 45 và số 33 như đã dẫn. Cách hiểu “không được pháp luật công nhận” như đề cập, cũng tương tự như khi người dân thực hiện các cuộc biểu tình, chẳng hạn ở vụ hàng chục người mặc cảnh phục công an căng băng rôn đòi quyền lợi đất, nhà ở tại huyện Đông Anh, Hà Nội hồi trung tuần tháng 11-2019 (4), tuy là phù hợp với các quyền dân sự được Hiến định, song đây lại là một ‘tụ tập đông người’ chưa thực hiện các bước thủ tục hành chính theo Quy định về tập trung đông người ở nơi công cộng, được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 38/2005/NĐ-CP (5). Tương tự, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ở Điều 1.2 ghi rằng không áp dụng với các tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Các tổ chức giáo hội. Lý do, một số tổ chức kể tên nói trên chịu sự điều chỉnh của pháp luật bằng các văn bản luật tương ứng như Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, ba tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hiện chưa xác định được việc thành lập từ căn cứ pháp lý nào. Điều này cũng tương tự với nội dung Hiến định tại Điều 4 về Đảng Cộng sản Việt Nam, song ở Việt Nam lại chưa có luật về đảng phái chính trị. Với các phân tích mang tính tổng thể như trên, cho thấy Hội nhà báo độc lập Việt Nam được sự bảo hộ ở Điều 25 của Hiến pháp, tương tự như Đảng Cộng sản Việt Nam được bảo hộ ở Điều 4, Hiến pháp. Mặt khác, tương đồng cách nhìn nhận vấn đề của tác giả Nguyễn Nam trong bài viết “Lập quỹ thiện nguyện có cần giấy phép?” trên trang Việt Nam Thời Báo (6), cần thiết những cơ quan hữu trách thực hiện các hướng dẫn về thủ tục hành chính theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP cùng các văn bản tương ứng (7), để Hội nhà báo độc lập Việt Nam có thể nhận được những hỗ trợ trong chính sách nhà nước về việc phát triển các tổ chức hội đoàn dân sự, đúng như cam kết của Việt Nam khi ký kết các thỏa thuận FTA, mà gần đây nhất là EVFTA. + Chú thích: (1) https://www.facebook.com/nguyen.t.nhan.923/posts/2708025165899360 (2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/quyen-dan-su/Nghi-dinh-45-2010-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-quan-ly-hoi-104561.aspx (3) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-33-2012-ND-CP-sua-doi-Nghi-dinh-45-2010-ND-CP-138019.aspx (4) https://thanhnien.vn/thoi-su/cong-an-huyen-dong-anh-noi-gi-ve-nhom-nguoi-mac-canh-phuc-cang-bang-ron-doi-dat-1147970.html (5) https://thukyluat.vn/vb/nghi-dinh-38-2005-nd-cp-bien-phap-bao-dam-trat-tu-cong-cong-cec8.html#dieu_7 (6) https://vietnamthoibao.org/vntb-lap-quy-thien-nguyen-co-can-giay-phep/ (7) Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16-4-2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP; Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19-6-2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16-4- 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP.  
......

Đạo luật chống “Tội phạm hận thù“.

Tho Nguyen| Chỉ vài ngày sau khi tôi trở về Đức, tối 19.2.20 một kẻ say máu cực hữu, phân biệt chủng tộc đã nổ súng ở Hanau, giết chết 9 người. Sau đó y về nhà giết chết mẹ đẻ rồi tự sát. Trước đó vài ngày, công an Đức mở đợt truy quét diện rộng tại 6 bang để phá kế hoạch bạo động của tổ chức cực hữu „Gruppe S“. Cuối năm 2019, vụ xả súng ở vào nhà thờ Do Thái ở Halle và vụ giết ông thị trưởng Lubke vì quá thân thiện với người tỵ nạn đã khiến nước Đức rung động. Các vụ bạo hành này là kết quả của tư tưởng chủng tộc đang trỗi dậy mà sự thăng tiến của đảng cực hữu AfD là một minh chứng. Bất chấp sự tẩy chay của các lực lượng tiến bộ, của toàn bộ truyền thông Đức, cái bóng ma AfD đang lừ lừ tiến tới. Đầu tháng 2, Nghị viện bang Thueringen lâm vào khủng hoảng: Đảng theo chủ nghĩa neo-liberal FDP và đảng trung hữu CDU đã dựa vào phiếu của đảng cực hữu AfD để lật liên minh trung tả gồm đảng Cánh Tả (Linke), đảng Xã hội dân chủ (SPD) và đảng Xanh. Điều tồi tệ ở đây là: Trước ngày bầu cử, tất cả các đảng phái chính trị đều cam kết sẽ không hợp tác với đảng cưc hữu AfD. Sự trở mặt này của FDP và CDU đã làm cả nước Đức phẫn nộ. Ban lãnh đạo đảng FDP liên bang đã đề nghị ông Kemmerich, lãnh đạo FDP của bang Thueringen, mới được Afd bầu làm thủ tướng phải từ nhiệm. Thủ tướng Đức Merkel cũng lên án kết quả bầu cử và đề nghị bầu cử lại. Hiên nay Bang Thueringen đang là con thuyền không có lái và AfD đang muốn chơi trò cướp biển nổi loạn trên tàu. Tới đây, nếu bầu cử lại, phe tả dù có đủ phiếu bầu thủ tướng thì rất có khả năng các nghị sỹ AfD sẽ chơi trò bỏ phiếu cho chính thủ tướng cánh tả để bôi nhọ ông ta. Sở dĩ AfD có khả năng phá rối nền chính trị Đức như vậy không đơn giản vì họ giỏi, mà chính vì một bộ phận xã hội Đức đang bị chi phối bởi truyền thông bóp méo. Những thông tin của lực lượng dư luận viên chuyên nghiệp cực hữu đưa ra khiến một bộ phận dân chúng lo sợ sự lấn át của người nhập cư, lo sợ sự hủy diệt của văn hóa Đức. Họ rơi vào cái bẫy của tư tưởng „Nước Đức trên hết“. Từ lâu chính phủ Đức và EU đã ra những sắc luật để chống lại các tư tưởng độc hại trên mạng xã hội. Ngoài việc chống lại các Fake News, khái niệm „Tội phạm hận thù“ (Tiếng Đức = Hasskriminalität, tiếng Anh = Hate Crime) đã được đưa vào luật hình sự của khoảng gần 40 nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. https://en.wikipedia.org/wiki/Hate_crime Một trong các hành vi bị ghép vào "tội phạm hận thù" là các lời nói, bài viết mang nặng các định kiến, kỳ thị về chủng tộc, giới tính, tôn giáo…. Ủy ban EU đã yêu cầu các nhà mạng Facebook, Google, Twitter v.v phải có trách nhiệm xóa những lời nói, bàn viết bao hàm các tội phạm trên đây, thậm chí cấm cửa những kẻ phát biểu. Nhưng chính phủ Đức đã tiến thêm một bước nữa. Ngày 19.2.2020 trước khi vụ thảm sát Hanau xảy ra „Đạo luật chống tội phạm hận thù trên mạng“ đã được thông qua https://rsw.beck.de/…/bundeskabinett-beschliesst-schaerfere… Bundesjustizministerin Christine Lambrecht Theo đạo luật này, các nhà mạng phải cung cấp cho Cục hình sự liên bang Đức BKA địa chỉ, tên tuổi, thông qua IP của những kẻ có các phát ngôn gây hận thù, đe dọa người khác hoặc truyền bác các tư tưởng phát xít, chủ nghĩa khủng bố hồi giáo.... Vì EU là một không gian mạng thống nhất nên đạo luật chống tội phạm hận thù trên mạng chắc chắn sẽ không nằm trong biên giới Đức. Chủ nghĩa phát xít mới và các tổ chức cực đoan hồi giáo hoạt động xuyên biên giới sẽ khiến đạo luật này mau chóng được EU hóa. Tư pháp Đức coi đây sẽ là một cách hạn chế hữu hiệu hoạt động của bọn dư luận viên cực đoan. Khi tôi viết về cuộc viếng thăm gia đình bà Thành ở Đồng Tâm, có rất nhiều kẻ nhảy vào FB của tôi, chửi bới tục tĩu và không ít những lời đe dọa có thể khép vào tội phạm hận thù. Sự vô văn hóa của đa số các lời bình đó không thể coi là của các „dư luận viên“, vì chúng không thể tạo ra dư luận, mà chỉ tạo ra sự tởm lợm. Trong vũng bùn ghê tởm đó thỉnh thoảng cũng chen vào những câu sạch sẽ hơn [1]. Nhưng tất cả chúng đều có một đặc điểm chung: các lời bình đó đều tránh được hệ thống báo tin của FB. Ví dụ nếu ai đó bình luận bài viết, FB sẽ nhắn tác giả để tác giả vào xem mà trả lời. Nhưng các câu thóa mạ. đe dọa của đám chửi thuê thì được lập trình đến mức hệ thống thông báo của FB không nhận ra. Như vậy tác giả không biết là chúng đang vào nhà mình bôi bẩn. Chỉ đến khi có lời bình của người tử tế thì tác giả mới được FB nhắc để vào tương tác. Lúc đó mới ôi thôi… Thế là xóa, block mỏi tay. Chỉ đơn cử việc đó cho thấy đám chửi thuê được tổ chức và trang bị các công cụ gây hận thù mà vẫn lọt lưới nhà mạng. Bọn cực hữu và khủng bố Islam ở Châu Âu chắc phải cắp sách sang Việt Nam học cách gây án trên mạng. [1] Ví dụ như họ bảo tôi nói dối là Phấn và tôi cùng học lớp 8 ở Bình Đà, rằng hôi đó ở Bình Đà chỉ có cấp 2 không có lớp 8. Họ không biết rằng từ 1966-1970, trường cấp III Hà nội A2 đã sơ tán về Bình Đà.)
......

Cơ hội cuối cùng

Nhật Phong – Web Việt Tân| Bye-bye Manila Sau nhiều lần bóng gió về việc Philippines sẽ hủy bỏ liên minh quân sự với Hoa Kỳ kể từ khi Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, vị tổng thống xuất thân từ giới xã hội và hộp đêm cuối cùng đã chính thức nói lời chia tay với đồng minh chiến lược Hoa Kỳ bằng việc chấm dứt hiệp ước Thăm Viếng Quân Sự VFA (Visiting Force Agreement) có từ năm 1998 vào ngày 10 tháng Hai, 2020 vừa qua. Đồng thời, Manila xúc tiến các thủ tục tiếp theo nhằm gỡ bỏ mối quan hệ liên minh quân sự có lịch sử từ năm 1951. Tất nhiên đây là một quá trình không hề đơn giản vì liên quan đến rất nhiều tài sản quân sự đắt giá của Mỹ tại quốc gia này cũng như các hiệp ước đã có trong quá khứ giữa hai bên. Song điều đó cho thấy mối quan hệ giữa Manila và Washington đang tan rã và điều này ảnh hưởng lớn tới chiến lược của Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á vốn được coi là một trong những đồng minh có tầm quan trọng ngày càng lớn trên bàn cờ địa chính trị, quân sự với Trung Quốc tại vùng biển trọng yếu của thế giới. Mặc dù Tổng Thống Donald Trump tỏ một thái độ bất cần với dòng tweet “Tôi thực sự không quan tâm nếu đó là điều họ (Philippines) muốn. Chúng ta sẽ tiết kiệm được thêm nhiều tiền.” Song rõ ràng, quyết định của Manila thực sự gây khó cho Washington. Là một chiến lược gia toàn diện, có toan tính cực kỳ thực dụng và khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, Donald Trump cân nhắc mọi chính sách quân sự ở nước ngoài trên khía cạnh kinh tế chính trị. Việc liên tục hối thúc các đồng minh trong khối NATO phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, công kích trực diện các nguyên thủ Pháp, Đức lợi dụng sự bảo vệ của Hoa Kỳ để bắt tay trục lợi với Nga và thẳng thừng “mặc cả” với các đồng minh việc hỗ trợ an ninh như đối với Hàn Quốc… là những việc làm chưa từng có tiền lệ. Nhưng riêng với Philippines, Hoa Kỳ liên tục hỗ trợ Manila trang thiết bị quân sự, đào tạo binh sĩ và tiến hành thường xuyên các cuộc tập trận chung, viếng thăm quân sự trong khuôn khổ các hiệp ước mà không có đòi hỏi gì. Ngay cả khi Manila mua vũ khí của Nga và Trung Cộng, Hoa Kỳ cũng “nhắm mắt cho qua”. Sự ưu ái đó cũng dễ hiểu với tình thế hiện tại, khi Bắc Kinh theo đuổi tham vọng to lớn, liên tục quân sự hóa biển Đông, xây dựng căn cứ viễn chinh khổng lồ tại Koh Kong, Cambodia và xúc tiến dự án kênh đào Kra tại miền Nam Thái Lan. Mỹ cần một đồng minh thực sự tại Đông Nam Á. Sau việc làm dũng cảm đệ đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế năm 2013, Philippines đã có một ưu thế chính nghĩa quan trọng. Song những nỗ lực đó đã “nước chảy bèo trôi” khi Duterte trở thành tổng thống Philippines năm 2016 cũng như hình ảnh mờ nhạt của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á trong giai đoạn đảng Dân chủ cầm quyền, Duterte ngả theo Bắc Kinh dễ dàng. Cuộc chia tay với Manila là một tổn thất, đồng thời khiến cho Hoa Kỳ phải điều chỉnh chiến lược của mình tại khu vực được coi là “Vạc dầu Châu Á” này. Không phải ngẫu nhiên mà ngay lập tức, Washington đồng ý chi 1,5 tỷ Mỹ Kim cho Ngân sách vì tương lai Hoa Kỳ “Budget for American’s Future” trong chương trình tài khóa năm 2021 với mục đích rất rõ ràng “ngân sách 1,5 tỉ đô la dành cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thể hiện rõ cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo khu vực luôn tự do, mở và độc lập trước ảnh hưởng thâm hiểm của Trung Quốc.” Khoản tiền trên được tài trợ cho các chương trình thúc đẩy dân chủ, tăng cường hợp tác an ninh, cải thiện quản trị kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của lĩnh vực tư nhân. Trong đó, 30 triệu Mỹ kim được đưa vào ngân sách của Trung Tâm Cam Kết Toàn Cầu (Global Engagement Center, GEC) nhằm mục đích phản tuyên truyền và thông tin sai lệch xuất phát từ Trung Quốc. Chuyến đi thăm mang tính biểu tượng cùng những thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự đắt giá vừa qua của Donald Trump tới Ấn Độ là một minh chứng chiến lược mới của Washington. Hàng trăm ngàn người dân Ấn Độ chào đón tổng thống Hoa Kỳ trong một khung cảnh choáng ngợp, đầy cảm xúc. Cộng đồng di dân người Ấn tại Hoa Kỳ là một cộng đồng lớn, cung cấp nguồn lao động tay nghề cao được chào đón. Đây cũng là đội ngũ cử tri hùng hậu ủng hộ Donald Trump tái cử 2020. Quốc gia có dân số khổng lồ 1,4 tỷ dân bên bờ Ấn Độ Dương này có mối hận thù dai dẳng với Trung Quốc. Người Ấn chưa quên nỗi nhục từ cuộc chiến Trung – Ấn 1962. Tuy vậy, Ấn Độ có những vấn đề của Ấn Độ. Nền dân chủ non yếu, những mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc, tình trạng tham nhũng tồi tệ và khoảng cách giàu nghèo khủng khiếp trong một xã hội mà sức ỳ của văn hóa, tôn giáo khiến cho quốc gia này luẩn quẩn trong vòng đói nghèo suốt nhiều thế kỷ. GDP tính trên đầu người chỉ vào khoảng 2171 USD năm 2019 và Ấn Độ vẫn còn phải đối phó với tình trạng kém phát triển ở các vùng nông thôn rộng lớn của mình. Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nổi lên như một nhà lãnh đạo có khuynh hướng dân tộc mạnh mẽ. Mang tư tưởng và chính sách ôn hòa với các vấn đề sắc tộc, đồng thời ủng hộ nhiệt thành các chính sách địa chiến lược của Donald Trump, Narendra Modi đang mong muốn thúc đẩy Ấn Độ trở thành đồng minh lớn nhất của Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương. Song trước khi có thể vươn ảnh hưởng tới Đông Nam Á và vịnh Thái Lan, Ấn Độ còn phải giữ chắc phên dậu của mình ở phía Bắc và tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ lãnh hải rộng lớn của mình trước móng vuốt của “rồng Trung Hoa” tại Ấn Độ Dương. Đó là một chặng đường rất dài và vấn đề của Đông Nam Á vẫn phải do chính các quốc gia Đông Nam Á tự giải quyết. USS Theodore Roosevelt (CVN-71) tới Đà Nẵng Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương, sẽ ghé thăm Đà Nẵng vào từ ngày 4 đến ngày 9 tháng Ba, 2020. Đây là lần thứ 2, hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ ghé thăm Đà Nẵng kể từ sau chiến tranh Việt Nam kết thúc. Lần thăm viếng đầu tiên của biểu tượng sức mạnh Mỹ cũng tại thành phố Đà Nẵng vào tháng Ba, 2018. Trong khoảng thời gian đó, Washington đã tỏ không ít “thiện chí” đối với Hà Nội trên nhiều lĩnh vực. Về mặt thương mại, dù bị chỉ mặt đích danh là “kẻ lợi dụng tồi tệ”, song Hoa Kỳ vẫn để Việt Nam kiếm tới 35 tỷ Mỹ Kim thặng dư thương mại trong năm 2019. Những động thái trừng phạt ở một số mặt hàng sắt thép, tôn mạ màu, thép uốn… dù có thể làm cho những doanh nghiệp thép “hồn Trung, xác Việt” chịu nhiều thiệt hại. Song về cơ bản, Việt Nam vẫn được rất nhiều ưu ái thương mại từ Hoa Kỳ. Thị trường Mỹ hiện là thị trường đem lạị thặng dư lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với các ngành sản xuất của Việt Nam. Về mặt quân sự, Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ đào tạo phi công Việt Nam sử dụng các máy bay F5 nhằm tiến tới có thể sử dụng được các thế hệ máy bay chiến đấu thế hệ cao cấp hơn của quân đội Mỹ, cung cấp tàu tuần tra cao tốc Metal Shark và tuần dương hạm lớp Hamilton cho cảnh sát biển Việt Nam… đồng thời chia xẻ nhiều thông tin quân sự giá trị. Các đời bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ liên tục đến thăm Hà Nội và khẳng định lập trường của Washington sẽ hỗ trợ bảo vệ quyền tự do hàng hải và chủ quyền lãnh hải của các quốc gia trong khu vực và đặc biệt khuyến khích, khơi gợi ý thức dân tộc, nhắc nhớ các bài học lịch sử giữ nước đáng tự hào của Việt Nam với chính giới chức chóp bu CSVN. Một thông tin đáng chú ý khác là cuối tháng Hai, 2020, CDC Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh) sẽ thành lập văn phòng tại Việt Nam. Đây là một kết quả đàm phán quan trọng giữa Hà Nội và Washington trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus 2019-nCoV có xuất phát từ Hồ Bắc, Trung Quốc đang phát triển thành một đại dịch toàn cầu. Đối với Hà Nội, đó là một cái phao cứu sinh có ý nghĩa lớn hơn những hỗ trợ y tế và tài chính có giá trị nhiều triệu Mỹ Kim trong thời điểm hiện nay. Về phía Việt Nam, “kẻ lợi dụng tồi tệ” tiếp tục chứng tỏ mình là một “evil state” trong rất nhiều các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, môi trường tới nhân quyền, tự do tôn giáo… Bằng mọi cách thức thủ đoạn, Hà Nội cố gắng kéo dài thời gian phải tuân thủ các luật pháp quốc tế khi tham gia các sân chơi như EVFTA trong khi gia tăng đàn áp các tiếng nói phản đối chính sách sai lầm của nhà cầm quyền. Đỉnh điểm của những xung đột giữa người dân và giới cầm quyền gần đây nhất được đánh dấu bằng một sự kiện bi thảm, tàn ác khi 3000 cảnh sát vũ trang đã đàn áp một nhóm dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội và giết chết người được coi là lãnh đạo tinh thần của cộng đồng dân cư, đồng thời là một cựu viên chức cấp xã, đảng viên kỳ cựu của đảng cộng sản – cụ Lê Đình Kình. Mối quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đặc biệt phức tạp. Là cựu thù trong quá khứ, song giới chức CSVN giờ đây mong muốn có được mối quan hệ với Mỹ như một đối trọng trước những đòi hỏi ngày một quá đáng của Bắc Kinh. Hà Nội chơi một chiến thuật cũ rích là cố gắng đi thăng bằng trên sợi dây mà một đầu do Bắc Kinh nắm giữ còn đầu kia là nhu cầu địa chiến lược của Hoa Kỳ. Tuy vậy, giới chức CSVN không hề muốn Bắc Kinh mếch lòng. Quyền lợi của đảng CSVN từ lâu đã gắn chặt với Trung Quốc Cộng Sản Đảng và giới chóp bu hiểu rõ phải luôn tụng niệm câu bùa chú hộ mạng “16 chữ vàng, 4 Tốt”. Lớp lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh hoàn toàn nhận thức được rằng nếu theo Bắc Kinh thì mất nước nhưng không theo thì mất Đảng. Cái giá phải trả cho sự “trường tồn” của đảng Cộng Sản Việt Nam là sự nô dịch của dân tộc và chủ quyền quốc gia. Song giờ đây, có thể có một nhận thức khác của lớp thế hệ lãnh đạo kế cận. Họ nhận ra rằng nếu tiếp tục đi theo Bắc Kinh, thì tính chính danh của đảng cũng không còn và chủ quyền cũng đã và đang tiếp tục mất. Thật là mâu thuẫn và ấu trĩ khi vẫn tiếp tục hô hào “chống Mỹ” trong khi con cái và tài sản đều ở Mỹ nhưng đồng thời họ chẳng muốn mất đồng Nhân dân tệ nào cả. Hà Nội chẳng muốn mất cái gì. Họ vừa muốn giữ được cả tính chính danh trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như lợi quyền của đảng. Đó là điều Bắc Kinh khó chấp thuận. Thật ra, vấn đề ở đây cũng giản dị. Đối với giới chức CSVN, việc ngả theo ai hoàn toàn phụ thuộc vào phía nào mang lại nhiều lợi ích cho đảng CSVN hơn trong khi không bị đụng chạm gì đến quyền lực cai trị của họ. Người Mỹ nên hiểu rằng nàng Kiều Việt Nam sẵn sàng bán mình (cho gã Khách Tàu hôi thối) để mua… iPhone và túi Vertu và thật dại dột nếu anh ta định làm Thúc Sinh hay Từ Hải. Nhưng một kịch bản như ở Syria hay Iraq xảy ra thì lại còn tồi tệ hơn và có vẻ như cuộc chia tay giữa Manila và Washington trong bối cảnh hiện nay (khi Trung Quốc đang suy yếu và sự trở lại mạnh mẽ của Mỹ tại Đông Nam Á) đang đem lại cho Hà Nội một cơ hội lớn cuối cùng để thoát khỏi vòng tay lông lá của Bắc Kinh. Nhưng có nắm được cơ hội ngàn năm có một này hay không thì là câu chuyện khác. Sự e ngại cố hữu của giới chóp bu như Nguyễn Phú Trọng, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thị Kim Ngân… cũng như vòng kim cô oan nghiệt là những bí mật giữa hai đảng cộng sản cầm quyền trong quá khứ khiến cho Hà Nội khó lòng thoát được quán tính của lịch sử. Sự yếu hèn và bạc nhược một cách kỳ lạ của một chính đảng và đội quân suốt 45 năm chỉ biết buôn lậu, làm kinh tế và tham nhũng mà chính sách quốc phòng được “nâng cấp” từ mức độ 3 KHÔNG thành 4 KHÔNG vừa qua đã có thể cho chúng ta câu trả lời. 3/3/2020 Nhật Phong  
......

Lại chuyện Vũ La quê mình

Bà con họ Mạc đang họp bên trong Đình Mạc Van Trang| Hôm qua tôi về quê (Vũ La, Nam Đồng, Nam Sách, Hải Dương) Giỗ Tổ họ Mạc. Vừa bước vào nhà ông anh, bà chị dâu hớt hải bảo: - Chú ơi, ở quê nó đồn ầm lên chú là phản động đấy; chú viết báo bêu xấu quê hương, lấy tiền của nước ngoài… Chú bị khai trừ đảng rồi!... - Những đứa nào nói? - Công an ở trên tỉnh người ta về phổ biến cho chi bộ, cho cán bộ. Người ta vào mấy nhà họ hàng, điều tra về chú đấy. Người ta hỏi hôm nay Giỗ Tổ chú có về không? Khéo hôm nay họ kéo về bắt chú đấy!... Có chuyện rồi đây. May quá, nghệ sĩ Kim Chi- tác giả phim “NỖI ĐAU MẤT ĐẤT”- đọc mấy bài của tôi về Vũ La bị cướp đất, liền liên hệ để hôm nay cùng về tìm hiểu thực tế. Thế là tôi đi gặp Bí thư chi bộ thôn, gặp mấy đảng viên cựu chiến binh, mấy đảng viên lão thành hỏi cho ra nhẽ. Nghệ sĩ Kim Chi đang hỏi chuyện mấy đảng viên Cựu chiến binh, cả Bí thư chi bộ tham dự Ối Giời ơi! Ai cũng bảo cảm ơn bác nói lên sự thật. Chúng em đi kiện lên Tỉnh, không ăn thua, vì họ quyết định tập thể, bênh che nhau; kiện lên ông Tô Lâm, lên Thanh tra Chính phủ, họ lại đưa trả về tỉnh… Trong khi dân phản đối thu hồi đất, vì KHÔNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, KHÔNG ĐÚNG PHÁP LUẬT, CÒN ĐANG ĐI KIỆN, THÌ HỌ KÉO MẤY TRĂM QUÂN, MẤY CHỤC XE ỦI, Ô TÔ VỀ CƯỠNG CHẾ, SAN ỦI CƯỚP CẢ CÁNH ĐỒNG và ĐÀN ÁP NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH… . Hai CA đang đi xe máy, mình dừng lại rẽ vào nhà dân, 2 cậu cũng vội dừng lại Thương nhất là ông Bạch, ngoài 80 tuổi, già yếu, có thửa ruộng trồng hoa sắp đến Tết là bán, vậy mà nó cho xe ủi hết. Ông ấy lăn ra ruộng, nó khiêng vứt lên bờ. Mấy người xuống nhổ giúp ông ấy ít cây hoa cũng không kịp. Nó tập trung mấy ô tô đổ đất vào đấy và san ủi ngay, xóa hết mọi dấu tích… Có cô giơ điện thoại lên ghi hình, nó cho mấy thằng xã hội đen đuổi cướp điện thoại… Đất Ba Hàng bỏ hoang hơn 10 năm (cỏ xanh) - Sao ở chỗ Ba Hàng, mấy chục ha đất thu hồi, bỏ hoang hơn 10 năm nay, họ không làm gì, lại đi thu hồi đất đang canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu của làng ta? Mấy đảng viên trả lời tự nhiên: Đất ấy là của mấy ông nhiệm kỳ trước bán cho doanh nghiệp rồi. Nhiệm kỳ này, mấy ông mới lên, phải bán nốt bên này… - Thế sao làng không mua mấy sào theo giá 97 triệu 1 sào để mở rộng nghĩa trang ra? - Nó bảo nghĩa trang sẽ được quy hoạch chung của tỉnh, chứ không tùy tiện được… - Thế nó quy hoạch mãi trên núi Chí Linh, thì làng cũng đem người chết lên tận đó chôn à? Mỗi làng là một cộng đồng dân cư, phải có đình, chùa, trường học, nghĩa trang… mới thành cộng đồng chứ. Rồi ra thăm viếng mồ mả ông bà làm sao? . Đất Vũ La mới cướp, đất còn loang lổ... Mấy đảng viên già rồi cứ ngơ ngác, bức xúc, ấm ức, mà chẳng biết làm sao. Lại còn chuyện: “Trên” ép về phải kiểm điểm kỷ luật 16 đảng viên “không gương mẫu giao đất”, có người còn “theo đuôi quần chúng” ký đơn khiếu kiện, vi phạm vào “Những điều đảng viên không được làm”(?) Nhưng họp chi bộ đến 5 lần bỏ phiếu kín để ký luật, cũng không xong!... Hóa ra “Đảng” bây giờ như cái vòng kim cô trên đầu đảng viên! Đảng viên không được tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt, tự do hành động… theo ý mình hay ý dân nữa! Phục tùng “trên” thì vô lý, ấm ức; thoát ra thì không dám, cứ như con chim trong lồng, con cá trong chậu, vùng vẫy thì mang thương tích, vô vọng; yên phận, phục tùng thì sống kiếp “cá chậu, chim lồng”; cam phận mà lại biết “hót hay, bơi đẹp” thì nó còn cho tí mồi ngon, béo bở… Nghệ sĩ Kim Chi vớ bẫm, ghi hình được bao nhiêu chuyện người thật, việc thật để làm tiếp phim về vấn đề NÔNG DÂN - ĐẢNG - ĐẤT… Định dừng câu chuyện ở đây, nhưng qua chuyện quê mình, có thể rút ra vài điều: Gọi chính quyền ở Việt Nam hiện nay là “Cộng sản” là không chính xác, vì nó đã tha hóa, xa rời bản chất cộng sản, vứt bỏ từ lâu những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do các ông Tổ cộng sản đề xướng. Người ta gọi chính quyền hiện nay là chế độ “độc tài toàn trị” (ĐTTT) là chính xác; nó vứt bỏ hết những mơ mộng tốt đẹp của những người cộng sản tiền bối, chỉ còn giữ lại và phát huy triệt để những thủ đoạn thâm hiểm của cộng sản. Có thể nêu vài ví dụ. 1. Tuyên truyền dối trá. Vì chính quyền ĐTTT, không có lực lượng đối lập, không tự do báo chí, nên một mình nó muốn nói gì thì nói; nó che giấu những việc làm xấu xa tầy đình, bằng những lời lẽ lừa bịp. Phổ biến áp đặt ý muốn của nó cho đảng viên, cựu chiến binh, nhân dân, không trả lời được những câu hỏi của dân, nó vẫn tuyên truyền là đã nhiều lần “đối thoại với dân”… Nó đem lực lượng áp đảo từ đâu về làng người ta cưỡng chế, cướp đất, nó gọi là là đã “THU HỒI đất diễn ra tốt đẹp”(?). Mình viết bài tố cáo đúng sự thật, nó cho người về quê vu khống, bôi đen là “phản động”, “kích động” dân, “lấy tiền của thế lực thù địch nước ngoài”… 2. Chia rẽ, cô lập. Một số người cần tiền, nhẹ dạ đồng ý bán ruộng rẻ, nhận tiền đền bù, nó ầm ĩ tuyên dương “gương mẫu chấp hành chính sách”; ai hăng hái đấu tranh, nó gọi là “những phần tử kích động, phá rối”; ở Vũ La, nó nói thôn Đồng Ngo nhận tiền hết rồi; ở Đồng Ngọ, nó nói Vũ La nhận tiền rồi… Nó gây chia rẽ trong xóm làng; cô em dâu tôi nói, bác ơi dân làng chia rẽ lắm: Bây giờ “đỉa cắn chân ai người đó giẫy” thôi! Ngay bản thân tôi, nó cũng gieo rắc trong họ rằng, ông Trang “phản động”. Thế nên hôm nay đông đủ cả họ, tôi phải phát biểu, lên án, vạch mặt luận điệu phản động của bọn tuyên truyền xuyên tạc. Cả họ vui mừng, hết lo sợ. Lại càng vui khi thấy mình được Hội đồng Mạc tộc Việt Nam tặng “Huy chương” “Mạc tộc Tinh hoa”, cả họ vỗ tay đôm đốp! 3. Đe dọa khủng bố. Các cán bộ, giáo viên ở Vũ La bị lập danh sách, trên tỉnh gọi lên “quán triệt”, phải về vận động gia đình, người thân giao đất, nêu không sẽ bị xem xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách… Mấy cháu chia sẻ bài viết về cướp đất Vũ La, bị công an triệu tập, cơ quan chủ quản gọi lên kiểm điểm… Đảng viên lão thành bao nhiêu năm tuổi đảng, mặc kệ, không “gương mẫu chấp hành”, không “giáo dục” được vợ con giao đất, đều phải kiểm điểm. Nên khi tôi hỏi: anh khỏe không? Ông anh lại trả lới: Nhục lắm chú ạ! Hôm qua cũng vậy, 5 -7 công an mặc thường phụ đi 1 ô tô, 2 xe máy về làng. Chúng gọi bí thư chi bộ ra làm việc. Chúng cứ lượn lờ quanh chỗ họ Mạc cúng lễ, họp hành và ăn cỗ. Lúc tôi ra gọi cậu lái xe vào ăn cỗ, mấy CA ngồi trơ khấc, chầu trực, nghĩ vừa thương vừa giận, vừa buồn cười… Mình đi thăm nhà ai trong làng, mấy CA cũng lấp ló đi theo, nhưng mục đích của chúng không phải để khống chế tôi và nghệ sĩ Kim Chi mà để cho dân làng thấy sợ hãi là chính… Công an rất giỏi sử dụng bạo lực tinh thần bằng mọi thủ đoạn, nhất là những mưu hèn, kế bẩn. 4. Dùng “tập thể lãnh đạo” và số đông quần chúng u mê để khỏa lấp tội lỗi. Bà con bảo, họ tuyên truyền, đây là quyết định của tập thể tỉnh ủy, Hội đồng Nhân thành phố… Đúng rồi, đến Nguyễn Tấn Dũng còn nói trước Quốc hội: Tôi chỉ thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, làm gì cũng báo cáo Bộ Chính trị… Nó cứ đổ cho “tập thể” là thoát tội. Thứ nữa là số đông đảng viên và người dân chỉ xem Tivi, nghe đài, đọc báo của chính quyền ĐTTT, nên đa số u mê, tin theo. Rồi nó lấy số đông đó áp đảo những ý kiến đúng đắn, những thiểu số… 5. Dùng bạo lực để khuất phục. Dùng hết các thủ đoạn trên không đạt được mục đích thì nó sẽ dùng bạo lực để cưỡng chế, gọi trắng ra là cướp đoạt. Như ở Vũ La, đó là dùng bạo lực, mấy trăm quân, mấy chục ô tô, xe ủi về cướp đất trắng trợn, chứ còn gì nữa! Mà nếu kiên quyết kháng cự, giữ đất một cách có tổ chức thì nó sẽ tấn công tàn bạo như vào thôn Hoành, xã Đông Tâm, Hà Nội, sát hại dã man cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 nông dân, vu cho tội “khủng bố, giết người”!... Mục đích là gây khiếp đảm cho muôn dân, trăm họ! Tóm lại, dùng BẠO LỰC để đạt mục đích, rồi dùng TUYÊN TRUYỀN dối trá để che giấu những hành động bất minh, vô pháp, vô đạo là phương thức tồn tại của chính quyền ĐTTT hiện nay. 4/3/2020 MVT  
......

Pages