Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

(Phạm Thanh Nghiên): Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người được công chúng yêu mến không chỉ bởi những ca khúc mà anh sáng tác. Khán giả Việt Nam luôn hào hứng với sự góp mặt của anh trong vai trò Ban giám khảo của nhiều chương trình truyền hình đình đám như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, hay Commander trong “Trò chơi âm nhạc”. Đối với nhiều nghệ sĩ trong nước, được tham gia vào các game- shows truyền hình quốc gia là mơ ước và cơ hội để quảng bá tên tuổi, hình ảnh. Nhạc sĩ Tuấn Khanh Tuấn Khanh không chỉ là một nhạc sĩ, anh là một nhà báo chuyên nghiệp và từng là phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo Người lao động. Những năm trở lại đây, trên cả lĩnh vực báo chí lẫn âm nhạc, Tuấn Khanh chủ yếu viết về các đề tài xã hội, phản ánh hiện thực đất nước, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Các ca khúc, bài viết của Tuấn Khanh thu hút một lượng không nhỏ khán- thính giả trong cũng như ngoài nước. Một bài viết, thậm chí chỉ một đoạn viết ngắn bày tỏ quan điểm của anh trên Facebook cá nhân có thể lên tới hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và bình luận đồng tình. Hai ca khúc mới nhất anh sáng tác. “Hãy gấp trang báo và tắt ti vi”, “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” được công luận đánh giá là hai trong số những ca khúc giá trị nhất trong dòng nhạc tranh đấu. Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh. Phạm Thanh Nghiên: Trước tiên xin cảm ơn nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. Thưa nhạc sĩ, nếu cần một câu trả lời nhanh thì nhạc sĩ sẽ nói gì khi được hỏi: Cá chết hàng loạt, thảm họa môi trường trong hơn 3 tháng qua, ai là thủ phạm? Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có nguồn cơn của nó. Cá chết hay biển nhiễm độc hôm nay, đó là một thảm họa cần phải được lường trước. Cũng như về việc khai thác bauxite, cả thế giới đều biết hậu quả sẽ lớn hơn kết quả, nhưng dường như những người có trách nhiệm luôn bỏ ngoài tai những cảnh báo. Thủ phạm trực tiếp của thảm họa, có thể thấy là Formosa Hà Tĩnh. Nhưng không thể không gọi tên là thủ phạm cho những ai đã tiếp tay cho Formosa dựng nên một hệ thống lộng hành như vậy, coi thường luật pháp và con người. Tôi thích quan điểm của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về việc kêu gọi thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông ta có vẻ như chìm vào một màn sương mù, không lời đáp. Nói theo quan điểm của Nhà nước, “nhóm lợi ích” đang bao phủ khắp nơi trên đất nước này. Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ  https://www.youtube.com/watch?v=G0Hbf2JBI20 Phạm Thanh Nghiên: Hiện chính phủ cũng chưa đưa ra những số liệu chính thức nhằm đánh giá về hậu quả của thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Vậy thưa nhạc sĩ, dưới cái nhìn của một nhà hoạt động xã hội, anh nhận định thế nào về thảm họa này đối với Việt Nam? Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi không phải là một nhà khoa học nên không thể nói hết được cái gì đang tàn phá, cái gì đang hấp hối, và cái gì đang bị làm lơ. Tôi chỉ biết hàng triệu người xáo động, từ bỏ đất nhà mà tìm đường khác sinh sống. Tôi thương đất quê mình giờ đây bỏ hoang, nghề nghiệp cha ông truyền đời từ ngàn năm, nay người ta buộc phải phủi tay, chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ. Không thể so sánh biển miền Trung với Chernobyl ở Nga hay Minamata ở Nhật. Cũng không thể so sánh nỗi đau nào giống nỗi đau nào, nhưng bên cạnh đó còn sự sợ hãi về tồn vong của giống nòi và tổ quốc. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc như con thú dữ, luôn lăm le chiếm từng tấc đất, từng hải lý của Việt Nam, mà giờ thì trên biển, mọi thứ hoang vắng đó sớm trở thành là phần ăn vội của chúng. Ở một quốc gia, khi thảm họa xảy ra. Con người và chính phủ phải cùng là một phía để tái tạo, để cứu nhau. Nhưng trong lúc này, dường như mọi thứ không phải như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng Formosa hay những gì đang xâm hại đất nước này đều có bóng dáng của bọn trục lợi và phản bội. Phạm Thanh Nghiên: Anh đánh giá thế nào về khả năng của “chính phủ” khi giải quyết vấn đề Formosa? Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bản thân tôi nhìn thấy sự kiện Formosa được chính phủ Việt Nam giải quyết như một bài tính nhanh, chứ không phải là một chương trình hành động. Tôi muốn nói rằng ở một thảm họa tầm mức thế giới như vậy, cho đến giờ này vẫn chưa có chính sách miễn thuế cho toàn bộ ngư dân trong khu vực bị hại. Cho đến nay, vẫn chưa có một chương trình điều tra xã hội nào để tìm xem thu nhập và hoàn cảnh của những người dân ở đó cần được đền bù như thế nào? Chính phủ nhanh vội công bố việc sẽ dạy nghề khác để giúp người dân tìm đường sinh sống – nhưng nếu có những gia đình vẫn không thể thích nghi được thì sao? Và chính phủ không thể cưỡng bức người dân hành động theo ý mình để làm yên bề mặt sự kiện, như kiểu dồn lớp hay chuyển trường cho trẻ em mẫu giáo. Năm 1473, vua Lê Thánh Tông gửi thư cho Thượng thư bộ Binh Lê Cảnh Huy khi xuất hiện tranh chấp biên giới với nhà Minh, ghi rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”. Chiếu theo lời của tiền nhân, việc rước vào nhà những kẻ hủy hoại đất đai của tổ tiên, nay lại dồn dân bỏ đất hủy nghiệp ra đi, có phải là cách đang vứt bỏ, núi, vứt bỏ biển, để lại lợi thế cho giặc Tàu hay không? Phạm Thanh Nghiên: Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, nhạc sĩ muốn dành những lời nào cho các ngư dân, các nạn nhân và cả anh thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày? Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Cái chết của anh Lê Văn Ngày không đơn giản là một số phận. Đó là một thông điệp cảnh báo cho mọi người rằng hôm nay anh gánh vác đế báo tin, ngày mai sẽ là phần tự quyết của mỗi người.  Tôi cảm thương cho anh Ngày và những người dân miền Trung vẫn ngày đêm với biển, rồi chết nơi biển với trái tim công dân trong sáng. Không hiểu nổi vì sao, cho đến hôm nay, hồ sơ kết quả khám nghiệm tử thi của anh Ngày vẫn bị công an tỉnh Quảng Bình giữ lại, không giao cho gia đình. Điều đó thật là dã man. Tôi muốn dành những lời chia sẻ cao quý nhất có được đến những người dân Cồn Sẻ, Quảng Bình đã xuống đường đòi Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Máu của họ đã đổ. Máu của cuộc sống được trải trên đường đi đến công lý của họ như dự báo một ngày mới. Có những người trách họ về việc đã để xảy ra những xung đột với phía chính quyền, nhưng với kinh nghiệm của một người sống gần nửa thế kỷ trên đất nước này, tôi tin rằng chính quyền đừng nên quen cách dùng bạo lực dồn ép người dân trước những điều đơn giản. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói “Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác”. Hãy gấp trang báo, và tắt TV https://www.youtube.com/watch?v=wsEhrOg0TgM Phạm Thanh Nghiên: Đây có lẽ là một trong những vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của công luận. Nhưng dường như chưa đủ để tạo ra một sức ép để đẩy lùi sự lộng quyền, mang lại chút hy vọng cho công lý được thực thi? Chúng ta thiếu những gì thưa nhạc sĩ? Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Chúng ta đang thiếu tiếng nói chung. Thiếu một thái độ chung, một chương trình hành động đủ rõ để chính phủ Việt Nam cảm nhận một cách sâu sắc rằng người dân đang muốn gì. Có thể bạn đang nghĩ tôi nói đến một cuộc cách mạng? Dạ, không, tôi đang nghĩ đến những đổi thay cần thiết của một quốc gia vẫn còn nhiều người tin vào giá trị của bản hiến pháp. Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc, chẳng hạn, hãy nhiệt liệt cỗ võ và nhắc lại liên tục lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc lôi những kẻ có trách nhiệm về việc tạo dựng Formosa trên đất nước này ra công luận. Hãy kêu gọi sức mạnh luật pháp thật sự với tiếng hô tán thưởng của nhân dân. Đừng nói hy vọng công lý sẽ được thực thi, mà hãy nói phải hành động để công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người dân Việt Nam vào tương lai mới. Phạm Thanh Nghiên: Vâng, “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”. Cảm ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc phỏng vấn này. Đây có thể nói là cuộc phỏng vấn “liều lĩnh” nhất mà tôi từng thực hiện. Nó là cuộc phỏng vấn của một “phóng viên bất đắc dĩ” dành cho vị khách mời là một nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp. Hy vọng sẽ có nhiều dịp khác được trò chuyện với nhạc sĩ về những đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ. Nguồn: phamthanhnghien.blogspot.com/2016/07/phong-van-nhac-si-tuan-khanh-hay-chon_9.html
......

Brexit và Liên Âu – Sau Anh Tới Ý

Người ta ngạc nhiên vì nhìn sự thể qua viễn vọng kính, và ngược đầu. Sau vụ khủng hoảng chính trị rồi kinh tế của Anh Quốc – đang diễn ra trước mắt chúng ta - thời sự sẽ nói đến vụ khủng hoảng ngân hàng, rồi kinh tế và sau cùng chính trị của nước Ý. Cả hai vụ khủng hoảng đều liên quan đến số phận của Liên hiệp Âu châu. * Thủ tướng Ý Đại Lợi Matteo Renzi - Ngôi sao rụng sắp tới * Quyết định ra đi của Anh Quốc, gọi là Brexit, chỉ là triệu chứng nổi của nhiều vấn đề sâu xa hơn trong cơ chế Liên Âu, và thật ra là chuyện chẳng đáng ngạc nhiên. Hồ Sơ Người-Việt tiếp tục tìm hiểu hiện tượng ấy, sau quá nhiều bài phân tách trên cột báo này…. Chẳng Đáng Ngạc Nhiên Ngày 23 Tháng Sáu, 52% cử tri Anh Quốc quyết định ra khỏi Liên Âu và gây bàng hoàng cho thế giới lẫn những người chủ trương ra đi, gọi là “Brexiters”. Họ bị bất ngờ vì không ngờ phản ứng khá quyết liệt của dân Anh khi được trực tiếp bày tỏ ý kiến. Sau đó, trong hai tuần liền, thiên hạ mổ xẻ quyết định này từ nhiều giác độ khác nhau mà tiếp tục nói sai về các nguyên nhân căn bản, làm thế giới sẽ lại bị bất ngờ nữa khi sóng gió lại nổi lên tại Âu Châu. Cơ chế Liên Âu có nhiều vấn đề sâu xa mà lãnh đạo không giải quyết nổi từ nhiều năm nay. Khởi đầu là vụ khủng hoảng tài chánh rồi kinh tế từ năm 2008, lan rộng thành khủng hoảng trong khối Euro gồm có 18 thành viên, với biến cố nổi cộm từ đầu năm ngoái, là có nên cứu Hy Lạp nữa hay đành để xứ này ra đi, là chuyện “Grexit” của năm ngoái. Vấn đề sâu xa là cơ chế Liên Âu có tham vọng lớn hơn thẩm quyền. Lãnh đạo Liên Âu tại thủ đô Bruxelles muốn các nước tuân thủ một số quy định chung, nhưng lại không thể bắt từng thành viên tôn trọng các quy định ấy. Vụ khủng hoảng Euro bùng nổ từ năm 2011 lại bị nhồi trong cuộc khủng hoảng di dân từ miền Nam tràn lên vào năm 2014 càng gây khó khăn cho một giải pháp đồng hạng cho từng thành viên chỉ vì mỗi quốc gia thành viên lại có khó khăn riêng về kinh tế và chính trị. Trong nội bộ từng nước, lãnh đạo quốc gia mất dần uy tín, các đảng phái chính trị truyền thống thuộc hai cánh tả hữu đều theo nhau thất cử và đây đó nổi lên phán ứng cực tả về kinh tế hay cực hữu về an ninh, với một mẫu số chung là tinh thần hoài nghi lý tưởng thống nhất của Âu Châu. Các thành phần đang nổi loạn đề cao một lý tưởng bị lãng quên là quyền dân, là chủ nghĩa quốc gia dân tộc thể hiện một cách dân chủ. Họ cho rằng lý tưởng này có giá trị hơn và không muốn chính quyền của họ ủy thác nhiều quyết định quan trọng cho một cơ chế siêu quốc gia, và cho các công chức quốc tế trong bộ máy thư lại ở Bruxelles. Đáng lẽ, trước khi bùng nổ vụ khủng hoảng tài chánh vào các năm 2008-2010, người ta đã phải sớm thấy ra vấn đề từ ba đợt di dân nối tiếp. Ba Làn Sóng Tiên Báo Hồng Thủy Khi phê phán dân Anh là thiển cận, bảo thủ hay vô học nên mới bỏ phiếu Brexit, các bình luận gia hay giới có học đã chẳng nhìn ra sự thật, hoặc cố tình xuyên tạc. Họ quên mất sự lúng túng của Liên Âu trước ba làn sóng tiên báo. Họ bị loạn thị vì chóa mắt với quầng ánh sáng trước mặt, nhãn khoa gọi là “halo effect”. Thứ nhất là trong đà thống nhất Âu Châu sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào cuối năm 1991, làn sóng di dân từ các nước Đông Âu (nhìn theo trục Đông-Tây) hay Trung Âu (nhìn theo trục Bắc-Nam) tràn qua Tây Âu để kiếm việc trong một Âu Châu từ nay thống nhất. Làn sóng ấy gây phản ứng khó chịu cho dân Tây Âu. Họ có cảm tưởng là dân Ba Lan, Hung Gia Lợi hay Tiệp từ các nước cộng sản cũ cướp mất việc làm của họ. Trong khi đó, các nước Đông Âu lo ngại là thành phần tinh hoa có học của họ lại ra đi tìm việc có lương cao hơn tại miền Tây. Đợt di dân thứ hai là từ miền Nam tràn lên miền Bắc. Các nền kinh tế miền Nam, từ nước Pháp xuống đến Ý, Hy Lạp, v.v… đều sa sút trong chế độ bao cấp và có mức thất nghiệp quá cao, nhất là trong giới trẻ. Vì vậy, thành phần có học và năng động nhất tại đây đều muốn kiếm việc ở miền Bắc và  hưởng quyền tự do di chuyển và cư trú trong các nước thành viên của Liên Âu đã ký kết Hiệp ước Tự do Di trú Schengen. Từ những năm 2010, đợt di dân này thực sự đe dọa lý tưởng tự do và liên đới của một tập thể duy ý chí và gây ra bài toán cho từng chính quyền địa phương, hoặc bị mất lao động, hoặc phái đón nhận “kẻ xa lạ” từ nơi khác tràn vào để ăn trợ cấp hoặc được huấn nghệ để có việc làm. Đợt sóng thứ ba từ vụ khủng hoảng Trung Đông là lớp di dân và nạn dân đến từ Iraq, Syria qua Địa Trung Hải vào các nước miền Nam, vốn dĩ đang gặp khó khăn kinh tế. Nhồi trong làn sóng nạn dân này là mối nguy khủng bố Hồi giáo khiến nỗi quan tâm về nhân đạo và kinh tế lại chìm vào bài toán an ninh. Nhiều quốc gia phải quyết định đóng cửa biên giới hay thanh lọc di dân và bị lãnh đạo Liên Âu khiển trách, trường hợp Hung và Áo sau trường hợp của Ý và Hy Lạp. Nhưng các quốc gia này phàn nàn ngược rằng Liên Âu chẳng thông cảm hay yểm trợ họ để giải quyết những bài toán sinh tử về kinh tế ở bên trong và về an ninh ở biên giới. Chính là hồ sơ di dân và yêu cầu của Liên Âu về chánh sách tiếp nhận di dân mới làm dân Anh lo ngại và đa số quyết định ra đi dù việc đó sẽ gây khó cho kinh tế. Đâm ra thay vì quyết định lấy, lãnh đạo Anh Quốc đánh một canh bạc, là để người dân quyết định qua trưng cầu dân ý và thua nặng vì ý dân là Brexit. Trong Tháng 10 tới đây, nước Ý cũng sẽ có cuộc trưng cầu dân ý về việc tu chỉnh hiến pháp và sau lãnh đạo Anh Quốc, lãnh đạo Ý Đại Lợi có khi cũng bị bất ngờ vì cuộc khủng hoảng tài chánh đang nổ ra rất chậm với sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và các món nợ xấu, khó đòi và sẽ mất! Quả bom tài chánh này trị giá gần 400 tỷ Euro…. Liên Âu Thoái Bộ Sau cơn chấn động vì Brexit, Ngoại trưởng của sáu nước sáng lập Liên Âu từ khởi thủy là Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hòa Lan và Luxembourg đã ra tối hậu thư cho Chính quyền Anh của Thủ tướng từ nhiệm David Cameron, rằng nếu đã muốn đi thì nên đi cho sớm! Chính trường Anh không thể tìm ra hệ thống lãnh đạo trong cơn khủng hoảng hiện nay và ít ra sẽ mất vài tháng rồi mới khởi sự đàm phán theo quy định của Hiệp ước Lisbone năm 2007, ở điều 50. Nhưng giới bình luận sáng giá mà tối dạ quên mất là ngay hôm sau, Thứ Bảy 25, sáu cột trụ của Liên Âu đã bảo nhau thoái bộ. Trong bản thông cáo chung ít được giới bình luận chú ý, sáu nước công nhận rằng từng quốc gia lại nhìn tham vọng thống nhất một khác và từ nay Liên Âu sẽ tập trung nỗ lực giải quyết những thách đố cho tập thể và nhường lại cho các cơ chế quốc gia hay cấp vùng giải quyết các bài toán kia. Tức là sau vụ Brexit, Liên Âu chấp nhận thu hẹp thẩm quyền của mình, tập trung vào các vấn đề kinh tế, chứ không đòi các thành viên phải tuân thủ những yêu cầu khác, thí dụ như về di dân…. Liên Âu đang lui về đối diện với tình hình thực tế, trong đó có vụ khủng hoảng tài chánh tại Ý, nếu bùng nổ thì còn dữ dội hơn chuyện Brexit. Tổng trưởng Tài chánh Đức Wolfgang Schäuble, nhân vật cột trụ của quốc gia cột trụ, tóm lược sự thật ấy ở lời phát biểu hôm mùng ba, rằng “Âu Châu phải đối diện với cái hẹn của thực tế”, rằng đã đến lúc phải có tinh thần thực tiễn, và nếu Hội đồng Âu châu (cơ quan Hành pháp tối cao của tập thể, hiện do Jean-Claude Juncker làm Chủ tịch) không thể thống nhất ý kiến của các thành viên về một số giải pháp nào đó thì các chính quyền của chúng ta phải trực tiếp giải quyết lấy vấn đề. Về bối cảnh, Tổng trưởng Tài chánh Đức muốn đề cập đến vụ khủng hoảng của Ý, khi quốc gia này không thể tuân thủ những quy định của tập thể Liên Âu, trong đó có chủ trương của Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB. Nếu tuân thủ thì Chính quyền Ý sẽ thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới và sau Brexit, khủng hoảng tại Ý sẽ là khủng hoảng của Liên Âu, tiếp theo là sự tan rã chậm rãi mà khó tránh. Hồ Sơ Người-Việt sẽ có dịp trình bày vụ khủng hoảng tại Ý, để độc giả bình luận cho vui, hoặc theo dõi các bài bình luận khác hầu biết lẽ đúng sai. Trở Về Với Quyền Lực Quốc Gia Trong hai tuần tao loạn vừa qua, có một khái niệm ít được chú ý, đó là “quốc gia dân tộc”. Đấy cũng là yếu tố giải thích vì sao dư luận lại ngạc nhiên về chuyện không đáng ngạc nhiên là Brexit. Không chỉ dân Anh mà người dân của nhiều quốc gia khác không chấp nhận việc quyền lợi của quốc gia dân tộc lại được lãnh đạo của họ phó thác cho một cơ chế siêu quốc gia là Liên Âu, mà cơ chế này chẳng giải quyết được các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh chồng chất. Khi được hỏi ý thì dân Anh đã có câu trả lời rất dân chủ rồi bị suy diễn sai. Nếu người dân các xứ khác cũng được hỏi ý thì Liên Âu sẽ tiêu vong. Vì vậy, Liên Âu mới nhượng bộ, và nhường thẩm quyền giải quyết cho các quốc gia. Vì hiện tượng hoa mắt, thời sự và truyền thông quốc tế đã không nhìn ra một biến cố minh diễn chiều hướng ấy. Hôm mùng năm, Hội đồng Âu châu lặng lẽ lùi bước trong viêc thương thuyết hồ sơ CETA – Comprehensive Economic and Trade Agreement, Thỏa ước Toàn diện về Kinh tế và Thương mại giữa Liên Âu và Gia Nã Đại. Đây là lần đầu tiên mà tập thể Liên Âu đàm phán với một quốc gia khác về quy chế hợp tác toàn diện, không chỉ giới hạn về tự do mậu dịch mà mở rộng qua lãnh vực đầu tư song phương. Trong việc đàm phán, Hội đồng Âu châu là đại diện chính thức và duy nhất của cả tập thể. Bây giờ, Hội đồng Âu châu cho biết là sẽ xin Quốc hội của từng thành viên Âu châu phê chuẩn thỏa ước. Tức là từ nay, cơ chế đại diện cho người dân trong từng nước là Quốc hội sẽ biểu quyết để phê chuẩn các hiệp định do tập thể Liên Âu đàm phán. Quyết định ấy cho thấy Liên Âu đang nhượng bộ và thẩm quyền của quốc gia dân tộc sẽ được tăng cường. Nhưng có đủ hay không thì chưa ai biết! ---- Kết luận ở đây là gì? Brexit mới chỉ là tảng băng nổi. Chìm sâu bên dưới là cái gì đó còn lớn lao và nguy hiểm hơn. Khi nói rằng nền dân chủ Anh bị phá sản với quyết định Brexit, có lẽ người ta đã chỉ nhìn qua viễn vọng kính. Mà nhìn ngược đầu.
......

MỆNH NƯỚC

Tôi chưa biết ngư dân rồi sẽ nhận được bao nhiêu tiền trong số tiền ít ỏi mà Formosa hứa là sẽ bồi thường cho người dân vùng biển miền Trung thông qua Chính phủ, và với lời hứa của chính quyền nước sở tại, họ nói, sẽ hỗ trợ các chi phí để đào tạo chuyển đổi nghề cho các ngư dân, nhưng hôm nay đọc báo mới thấy đau xót, khi chính họ lại lên kế hoạch "ưu tiên cho các ngư dân vùng biển đi xuất khẩu lao động". Phụ nữ nước mình đi bán trôn nuôi miệng bao nhiêu người ở nước ngoài rồi? Bao người bị bán sang bên kia đường biên giới không có cơ hội quay lại quê hương rồi? Bao người đi xuất khẩu để hàng tháng gửi về những đồng đô la đầy cực nhọc mà người ta gọi là kiều hối rồi? Và giờ, sẽ bao nhiêu ngư dân thất học, không thạo biết nghề gì - ngoài bám biển để vừa đánh bắt hải sản mưu sinh, vừa bảo vệ chủ quyền cho đất nước, vừa trợ giúp tìm kiếm cứu nạn khi có sự kiện như đã thấy - được ưu tiên bỏ xứ mà đi (?). Cay đắng làm sao khi mảnh đất của mình mà không thể sinh tồn và dung chứa được chính mình nữa. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, giờ đến sức người cũng phải "bán tháo" thì đất nước không nghèo mới là điều khó hiểu. Trung Quốc, nó cho người vào thẳng trong lãnh thổ của Việt Nam để xuyên tạc lịch sử, cướp bóc, hành xử côn đồ, đánh đập người dân một cách trắng trợn, vậy mà không bắt bỏ tù những kẻ đó và xét xử theo luật pháp rồi trục xuất chúng khỏi lãnh thổ của mình. Mà người dân mình vì đâu lại còn sợ cả bọn chúng nên không cả dám làm nhân chứng hay lên tiếng tố cáo những hành vi côn đồ đó của chúng. Phải chăng, chúng ta đã bị giáo dục và tuyên truyền để trở nên nhu nhược, cam chịu chứ không được khơi dậy hay giáo dục đúng nghĩa về lòng yêu nước, sự tự tôn dân tộc cũng như lòng dũng cảm nên bây giờ mới thành kẻ hèn mạt ngay trên đất của mình? Chúng đánh đập dân ta, là để kiếm cớ mà triển khai thi hành điều luật về đưa quân tham chiến ở nước ngoài mà chúng vừa mới thông qua cách đây không lâu. Chỉ cần một hành động bạo lực không theo pháp luật của chúng ta đối với công dân của chúng thì rất có thể chúng sẽ có cớ đem "quân lính" sang để thực thi nghĩa vụ quốc tế hoặc với lý do bảo vệ công dân của mình mà can thiệp vào các hành động của nước khác. Biển đảo thì chúng trắng trợn chiếm, không chỉ diễn tập quân sự công khai đầy thách thức mà bây giờ là các tuyên bố sẽ hành động ngay tức khắc nếu có bất kỳ sự phản ứng nào của nước khác về hành vi mang tính không đồng thuận với chúng trong các khẳng định ý chí đơn phương về vấn đề biển đông. Quan chức, hết chê dân trí thấp (lý do của một số đại biểu quốc hội, Bộ trưởng nêu ra để trì hoãn chính sách hay giải thích có lợi cho mình khi bị chất vấn), rồi lại chửi người dân thiếu kiến thức (lời của một vài ông Thứ trưởng các các bộ khác nhau), nhưng đến khi cần thì người ta lại ra sức huy động hàng trăm tấn vàng trong dân để cứu nền kinh tế đang trên bờ vực nguy cấp, hay để gìn giữ độc lập dân tộc, chủ quyền, lãnh thổ thì quan chức lại vỗ về bằng một lệnh thức tuyên ngôn: "nhân dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc" (Nguyễn Chí Vịnh), rồi ông Thủ tướng cũng kêu gọi: người dân hãy cùng chung tay để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng khi người dân đi biểu tình vì cuộc sống, thể hiện lòng yêu nước, lên tiếng bảo vệ tổ quốc, thì bị bắt bớ, đánh đập, trù dập, nên đã tạo ra những nỗi sợ hãi vô hình cho những người khác, dần dà rồi người ta trở nên vô cảm với những sự kiện của xã hội bởi những nỗi sợ hãi luôn thường trực đè nén họ khi đã chứng kiến những cảnh bạo lực hoặc hành xử bất chấp ấy. Vậy là, khi người ta muốn làm điều gì đó có lợi cho mình thì họ lại hạn chế và cố gắng đổ lỗi cho người dân, còn khi cần dân để cứu mình (sức người, trí tuệ hoặc tài sản) thì họ lại cạy nhờ đến dân với những ngôn từ hết sức mỹ miều đầy cám dỗ, thông qua tình yêu quê hương, đồng loại và lòng khoan dung, độ lượng. Còn một nghịch lý nữa, không thể không nói đến vì nó hiển hiện sừng sững quá, như một cú giáng quá mạnh vào tâm thức của những người có tự trọng, liêm sỷ và yêu nước. Đó là chuyện, người ta tham nhũng, vơ vét, đục khoét bằng mọi cách có thể, ăn không từ thứ gì của dân, như nhà máy giấy 3.000 tỷ xây xong mà không sản xuất được giấy rồi phải xóa sổ bỏ đi. Tượng đài tướng sỹ Trần Quốc Tuấn với 150 tỷ xây xong rồi bỏ hoang. Miếu thờ dựng lên gần 300 tỷ xong không biết thờ ai mà lúc trước đã dự tính đó là ông Khổng Khâu của người Tàu. Rồi chuyện đường trăm tỷ xây xong sạt lở mới vỡ ra là bên trong dùng hàng tá "xốp" để lót ở giữa, mà người ta giải thích là để sau này "sửa đường cho tiện". Hay hàng loạt các tin đã đưa về việc rất nhiều tỉnh, thành nâng cấp hệ thống toilet công cộng, xây công trình tượng đài, đền chùa cả trăm, ngàn tỷ, nhưng khi nói về khoa học và cần sự tham gia của công nghệ đối với và để giải quyết các sự kiện quốc gia nào đó quan trọng thì họ lại thản nhiên rằng, không có kinh phí hay vượt quá khả năng của nước nhà. Vì nơi nào mà những thứ dành cho người chết to lớn nhất, thì nơi đó người sống sẽ thiếu thốn và khổ sở nhất. Có đất nước nào lại lạ lùng và nhiều nỗi xót xa đến thế không? Khi người dân trở thành những đối tượng mà dễ cả tin, dễ bị mù quáng và cũng dễ bị đổ lỗi nhất không? Một dự án tầm cỡ quốc gia, mà hơn thế là quy mô quốc tế như Formosa (với hơn 10 tỷ usd đầu tư), thì theo Luật Đầu tư dự án này phải được sự chấp thuận, phê duyệt của chính Thủ tướng chính phủ với sự tham gia thẩm tra của 08 bộ, ngành liên quan, trong vòng gần 1 năm, nếu có đảm bảo đủ các điều kiện đầu tư thì mới được chấp thuận và triển khai. Nhưng đến nay, khi xảy ra sự kiện thảm họa cá chết ở miền Trung, Thanh tra chính phủ mới vào cuộc và người ta mới ngỡ ngàng với các kết luật rằng "việc cho thuê đất là vượt quá thẩm quyền của tỉnh". Và Bộ tài nguyên môi trường lại sửng sốt khi thừa nhận: bộ mình không được thẩm tra dự án này (!?). Quả thực là một sự vô pháp, lạm quyền, hoặc dung túng trong lúc đương thời của người tiền nhiệm trước. Quả là kinh hoàng, khi một nhánh quyền lực lớn nhất được gọi là hành pháp của một đất nước, ở cấp trung ương, người ta lại bị qua mặt một cách dễ dàng đến thế. Và với thảm họa đặc biệt nghiêm trọng đe dọa an ninh, kinh tế quốc gia mà Formosa đã vừa gây ra, có lẽ cần - mà chính xác là phải, vào cuộc một cách toàn diện, mạnh mẽ và tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan từ đầu khi chấp thuận dự án, đến giám sát, quản lý và cả khi xảy ra hành vi gây hậu quả đầu độc biển miền Trung với hiểm họa khôn lường và lâu dài này. Pháp luật, nếu được thượng tôn và duy trì một cách minh bạch, thì quốc gia mới ổn định, thịnh vượng và được tôn trọng trong con mắt người dân cũng như cả những bạn bè quốc tế nữa. Còn nếu diễn tiến theo chiều ngược lại, thì đó chính là lý do của câu nói nổi tiếng mà ông Thomas Jefferson đã nói cách đây gần hai thế kỷ trước: Khi bất công trở thành luật pháp, chống đối trở thành nghĩa vụ. Theo FB Luân Lê
......

Ai tiếp tay cho người Trung Quốc xâm lược mềm Việt Nam?

Thực trạng hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động ngang nhiên kéo dài ở Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành và cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam như thế nào? Đàng sau những thủ đoạn của người Trung Quốc là một âm mưu ra sao? Xâm lược nước khác bằng văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế cũng là phương thức hay được Trung Quốc sử dụng từ cổ chí kim. “Họ rất lộng hành, từ Đà Nẵng đến Hội An hay cố đô Huế. Họ thường xuyên tạc về lịch sử, văn hóa. Bạn em là hướng dẫn viên dẫn khách đến Đại nội Huế thì nghe một người Trung Quốc dẫn đoàn bên cạnh bảo Đại nội có kiến trúc giống Trung Quốc bởi trước đây nơi này thuộc Trung Quốc”, một bạn trẻ người Việt Nam làm hướng dẫn viên nói trên tờ Vietnamnet. “Điều nguy hiểm là họ không chỉ sang đây cướp việc của chúng ta, mà còn mạo danh là người Việt để đón đoàn Trung Quốc. Khi trên xe hay đến các địa điểm, danh thắng, họ xuyên tạc hoặc bịa đặt”, một hướng dẫn viên lâu năm cho biết. Không chỉ về cách hành xử thô kịch về văn hóa của người Trung Quốc tại Nha Trang – Khánh Hòa mà bài phóng sự trước tôi đã nói đến. Nguy hại hơn cả là Trung Quốc đang dùng người của họ để xuyên tạc lịch sử như là “đánh rấm” vào liệt tổ liệt tông nước Đại Việt chúng ta. Tại sao cộng sản Hà Nội lại để thực thực trạng “xâm lược mềm” diễn ra trong thời gian kéo dài và âm ỉ đến như vậy? Đổ lỗi cho hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam ư? Họ thuộc công ty du lịch, đổ lỗi cho công ty du lịch ư? Vậy cơ quan, bộ ngành nào quản lý du lịch đây? Một hướng dân viên tự do người Việt Nam giàu kinh nghiệm cho biết “Cơ quan chức năng cần phải xử lý dứt điểm phần gốc, đó là các công ty lữ hành Trung Quốc hoạt động chui, có sự chống lưng của người Việt”. “Hàng loạt công ty lữ hành chui như Q.Đ, T.L… tồn tại bao nhiêu năm sờ sờ ra đó sao cơ quan chức năng không biết để xử lý. Tôi đảm bảo 100% các công ty này đều trốn thuế, Đà Nẵng không có 1 xu ngân sách từ họ. Tôi đề nghị các sở ngành phải phối hợp và quyết liệt xử lý tận gốc rễ”. Chưa một thời kỳ nào mà Việt Nam lại đen tối, nước non mạt vận như mối “Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này”. – Lời của Nguyễn Phú Trọng – TBT đảng cộng sản Việt Nam. Vấn đề hướng dẫn viên Trung Quốc trà trộn chui rúc và xuyên tạc lịch sử đất nước Việt Nam là một vấn đề an ninh lớn của Quốc gia, tại sao an ninh cộng sản không hề hay biết, không có động thái gì trong khi đó thì từ Nam chí Bắc an ninh luôn rình rập, bố ráp và trấn áp những người đang đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược? Lại nhớ đến lời bài hát Việt Nam Tôi Đâu của nhạc sĩ Việt Khang đầy thổn thức trước thực trạng xâm lăng của Trung Quốc “…Việt Nam giờ còn hay đã mất mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta…” mà lòng lại thấy quặn thắt đớn đau cho tương lai quốc gia dân tộc. Tôi xin mượn hành động và ý tứ của Trạng Quỳnh khi sứ nước Tàu sang Việt Nam với thái độ xấc xược mà đái lên mặt bọn Bắc Triều và bọn lại tặc thờ ơ, dửng dưng với vận mệnh dân tộc để từng phần, từng miếng, từ từ cho Trung Quốc xâm lược mềm Việt Nam. Theo FB Paulus Lê Sơn
......

Học sinh và phụ huynh Hà Tĩnh biểu tình đòi quyền được đến trường

......

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam kỷ niệm 2 năm thành lập

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, một tổ chức của các nhà báo tự do không chấp nhận bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam kiểm soát, kỷ niệm 2 năm thành lập, vốn trùng với ngày Độc Lập của Hoa Kỳ 4 tháng 7. Theo tường thuật của Việt Nam Thời Báo- trang mạng chính thức của hội- thì đông đảo hội viên và khách mời đã tụ tập tại quán cà phê Sỏi Đá trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3, Sài Gòn. Từ Hà Nội, Phó chủ tịch hội Nguyễn Tường Thụy và nhà báo Công Giáo JB Nguyễn Hữu Vinh đã vào Sài Gòn để gặp gỡ các hội viên khu vực miền Nam và các vùng lân cận. Một khách mời đặc biệt là ông Charles Sellers, Tham Tán Chính Trị của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ông Sellers đã có bài phát biểu ngắn nhân ngày Độc Lập Hoa Kỳ, và cũng đánh dấu lần thứ hai ông tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trên cương vị một nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Hội Nhà Báo Độc Lập giới thiệu hai trong số những thành viên nổi tiếng mà hội vừa mới thu nhận trong năm qua, là dịch giả Phạm Nguyên Trường và Luật sư Lê Công Định. Một khách mời đặc biệt khác là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu cho dân chủ vừa được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Gwangju năm 2016 của Nam Hàn. Bác sĩ Quế bày tỏ mong muốn Hội Nhà Báo Độc Lập dấn thân hơn nữa vào tiến trình đấu tranh cho tự do báo chí, tự do ngôn luận, và các quyền chính đáng của người dân Việt Nam. Huy Lam / SBTNhttp://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/hoi-nha-bao-doc-lap-viet-nam-ky-niem-...
......

Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự và chính trị Việt Nam về thái độ của nhà cầm quyền trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển

Kính thưa - Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước - Các chính phủ dân chủ năm châu, các cơ quan nhân quyền quốc tế.           Cho tới hôm nay, đã gần ba tháng kể từ vụ cá chết ở Vũng Áng rồi khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Đất nước Việt Nam lần đầu tiên gánh chịu một thảm họa nghiêm trọng bất ngờ ập xuống, tàn phá môi trường, gây ảnh hưởng lên hàng triệu đồng bào làm những nghề liên quan tới biển, cũng như đang từ từ giáng xuống toàn thể Dân tộc với những di hại khôn lường trên bao thế hệ. Thảm họa này cũng kéo theo những mối nguy cho chủ quyền đất nước trên lãnh hải và lãnh thổ, trong tình hình Trung Quốc đang tìm mọi cách thôn tính Biển Đông.           Thế mà tới tận lúc này, người dân thay vì thấy một chính quyền luôn tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” nỗ lực chu toàn trách nhiệm, thì lại chỉ chứng kiến những hành động gieo hoang mang và gây công phẫn từ giới lãnh đạo chính trị mà có vẻ nằm trong một chiến dịch tổng lực nhằm dẹp yên vụ cá chết, nhất là sau cuộc họp báo công bố thủ phạm và nguyên nhân của thảm họa chiều ngày 30-06-2016 tại Hà Nội. Chiến dịch tổng lực đó đã biểu hiện cụ thể như sau:           1- Cung cách bưng bít vô lương tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tin nhắn điện thoại nay bị chặn những từ khoá như “Formosa”, “Vũng Áng”, “cá chết”… Báo chí nhà nước đã không đưa một dòng nào về hai cuộc biểu tình lớn vì môi trường đầu tháng 05, trái lại cáo buộc một số người tội “kích động” dân chúng xuống đường “gây rối loạn”. Ngày 13-05, báo Nông Thôn Ngày Nay bị phạt 140 triệu đồng vì in trên ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị bài “Nhân dân mãi mãi là người đến sau”, và “Lời than của các loài cá”. Ngày 30-05, VTV 6 phát chương trình “60 phút mở - Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” nhằm khẳng định video clip “Hai con cá chết trong nước biển Vũng Áng?" của VTC là ngụy tạo, đồng thời đấu tố MC Phan Anh vì đã đưa nó lên trang FB của mình. Hôm 06-06, tờ Giáo Dục và Thời Đại Online phải rút xuống bài viết “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” sau khi nó lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Ngày 10-06, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng trị đã phát hiện 30 tấn cá đông lạnh có chứa chất độc phenol với nồng độ nguy hiểm, truyền thông nhà nước lại tiếp tục đăng tải các nội dung phi khoa học, đưa ra các nhận định theo hướng trấn an dối gạt người dân từ các quan chức và trí thức của chế độ.           2- Hành vi đàn áp vô pháp luật của Bộ Công an. Cuối tháng 04-2016, hai phóng viên tự do đi làm phóng sự về cá chết tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị công an bắt nhốt, tra khảo, hành hạ trong nhiều ngày. Trong các cuộc xuống đường vì môi trường tháng 05 và đầu tháng 06 tại Hà Nội và Sài Gòn, rất nhiều công an bịt mặt, vận thường phục hoặc côn đồ đầu gấu được thuê mướn đã xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, kể cả trẻ thơ và phụ nữ. Chưa hết, an ninh, dân phòng, thanh niên xung phong còn bắt một số biểu tình viên về đồn đánh cho nhừ tử; thậm chí còn nhốt họ vào trại hỗ trợ xã hội nhiều ngày, bỏ đói, hành hạ, làm nhục. Ngoài ra, công an mật vụ còn bao vây các bãi biển miền Trung không cho bất cứ ai chụp ảnh, quay phim hay nói chuyện với ngư dân lâm nạn. Nhiều phóng viên đi lấy tin ở vùng biển này đã bị tấn công đến đổ máu. Quan chức bộ Công an còn cho rằng những người biểu tình là theo sự xúi giục của “các lực lượng thù địch”, và đã chuẩn bị phương án đàn áp trong ngày công bố 30-06 cũng như trong thời gian tới đây.           3- Biện pháp ngăn chặn vô nhân đạo của Bộ Y tế. Đó là cấm xét nghiệm hay thông báo kết quả xét nghiệm cho những ai bị ngộ độc biển hay ngộ độc cá. Nạn nhân đầu tiên là thợ lặn Lê Văn Ngày, chết hôm 24-04-2016, sau khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương. Hàng loạt thợ lặn ở khu công nghiệp này cũng có biểu hiện bị nhiễm độc nước biển. Tuy vậy, sau gần một tháng kiểm tra sức khỏe, họ chẳng những không nhận được kết quả mà còn bị đe dọa chấm dứt hợp đồng lao động. Gia đình một thợ lặn còn tiết lộ có người “muốn đưa mấy anh em thợ lặn đi khám, nhưng bác sĩ trong Sài Gòn nói rằng trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm… và rằng bây giờ đi khắp VN, cả Hà Nội, Huế, SG cũng không có ai dám cho kết quả xét nghiệm.” (theo RFA 27-05-2016).           Nhưng mặt khác, kể từ đầu tháng 5-2016 đến nay, Bộ Y tế lên tiếng phụ họa chủ trương tuyên truyền của nhà nước “Biển cơ bản là sạch”, bất chấp nhiều hiểm họa tiềm tàng ở khu vực ven bờ. Ngày 10-05, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia của Bộ đã nhanh chóng xác nhận 139 mẫu hải sản “an toàn” của bốn tỉnh miền Trung được đánh bắt xa bờ, nhưng lại bỏ mặc việc xét nghiệm độ nhiễm độc của hải sản gần bờ (theo RFI 01-06-2016).           4- Hoạt động trấn an nực cười và hỗ trợ lấy có của viên chức nhà nước.Chiều 25-05, tại bãi biển Nhật Lệ, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã làm Lễ phát động “Tuần làm sạch môi trường và tắm biển” nhằm truyền tải thông điệp biển an toàn, hải sản sạch để nhân dân và du khách yên tâm tắm táp, sử dụng hải sản rõ nguồn gốc, tham gia làm sạch bãi biển… Từ ngày 01 đến 08-06, Bộ Tài nguyên &Môi trường tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo VN mà chẳng hề nhắc đến thảm họa sinh thái. Tối 14-06, tại quảng trường Ba Đình, Đoàn Thanh niên CS đã phát động chương trình “Góp cờ cùng ngư dân bám biển”, tặng cho họ 2,5 triệu lá cờ đỏ như một thông điệp hãy thôi bám bờ khóc than mà ra khơi bám biển để "giữ chủ quyền" cho đảng…           Mặt khác, tại một số địa phương đã xuất hiện tình trạng thôn, xóm tổ chức thu tiền của các hộ gia đình được cấp gạo hỗ trợ với lý do trả phí vận chuyển, hoặc cấp gạo nhưng không đủ số lượng quy định. (Báo Mới 18-05). Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được giải ngân 2,023 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân thiệt hại, nhưng đến nay Ủy ban xã vẫn chưa chịu cấp phát cho họ và số tiền này có nguy cơ bị thất thoát. (FB Thanh Niên Công Giáo 07-06). Chính phủ hứa sẽ hỗ trợ tiêu thụ số thủy sản đánh bắt xa bờ, nhưng một tàu đánh cá thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đánh bắt được gần 30 tấn cá mu ở ngoài 30 hải lý rồi cập cảng Vũng Áng ngày 30-05 thì chẳng có cơ quan nào chịu thu mua. Rốt cuộc số cá bị thối rữa. Nói chung, chương trình hỗ trợ của nhà cầm quyền đối với ngư dân lâm nạn nơi có nơi không, chỗ nhiều chỗ ít.           5- Thái độ lấp liếm và dung túng vô trách nhiệm của Chính phủ. Sau sứ điệp ngầm “Hãy an tâm” mà TBT Nguyễn Phú Trọng nhanh chóng trao cho tập đoàn Formosa Hà Tĩnh ngày 22-04-2016, các quan chức liên tục có những tuyên bố kiểu câu giờ và đánh lạc hướng. Như ngày 02-06, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo: “Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện” !?! Bên cạnh đó, Chính phủ còn từ khước sự giúp đỡ của Hoa Kỳ (theo tiết lộ của Đại sứ Ted Osius ngày 08-06 tại Washington DC) và của Đài Loan (theo tiết lộ của một viên chức nước này trong một cuộc họp báo ở Đài Bắc hôm 16-06).           Đúng ngày họp báo 30-06, bộ trưởng Trương Minh Tuấn hùng hồn tuyên bố: “Ngay từ đầu những người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra, đánh giá hậu quả gây ra, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng…”. Thế nhưng, chẳng có “quan” nào phải từ chức, bị truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự vì đã để xảy ra thảm hoạ. Thậm chí chẳng có “quan” nào đứng lên xin lỗi toàn dân và các nạn nhân, vì đã phát biểu lừa gạt công luận hoặc từng ra tay đàn áp người bảo vệ môi trường.           Trước ngày họp báo, đã xuất hiện bức thư nhận lỗi của Formosa. Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi công ty nhận lỗi về mình. Vậy mà ngược lại. Điều đó cho thấy Chính phủ chờ thuyết phục Formosa thừa nhận trước mới dám công bố nguyên nhân sau. Như thế là có sự phối hợp nhịp nhàng giữa đôi bên trong sự kiện nghiêm trọng này để đối phó công luận!           Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho hay: Vì Formosa đã nhận lỗi trước người dân VN, đưa ra 5 cam kết về bồi thường hỗ trợ, nên Chính phủ cũng có “chính sách độ lượng” mà không truy tố!?! Điều này phải chăng có liên hệ với việc hoãn thi hành Bộ luật Hình sự sửa đổi vốn phải có hiệu lực ngày 01-07. Vì với Điều 235, khoản 5, điểm (d) trong Bộ luật này, Formosa phải bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.           Ngoài việc chấp nhận sự “đổ thừa” của Formosa là do mất điện trong vài ngày đầu tháng 4-2016, nên các chất kịch độc phenol và cyanur chảy tràn ra biển, chấp nhận để Formosa tiếp tục hoạt động như một ổ độc chất lâu dài cho môi trường đất nước và một nguy cơ tiềm tàng cho an ninh tổ quốc, nhà cầm quyền lại tự ý chấp nhận 500 triệu đôla bồi thường mà không thông qua sự đánh giá tường tận của chuyên gia và phán quyết nghiêm túc của tòa án về tác hại khủng khiếp do Formosa gây ra trong hiện tại và tương lai. Như thế là vi phạm Hiến pháp lẫn pháp luật. Ngoài ra, đó là số tiền bèo bọt, vô nghĩa, mang tính cách lăng nhục, một hình thức đấm mõm quan chức và bố thí cho nạn nhân, kết quả sự thỏa thuận trên lưng nhân dân của một nhà nước vô trách nhiệm với một tội phạm môi trường khét tiếng. Với cái giá đó, đảng Cộng sản đang bán rẻ hiện tại và tương lai dân tộc!           Tất cả vụ việc này đang gây phản ứng mạnh mẽ trong công luận nhân dân và thậm chí trên báo giới “lề đảng”                 Trước tình hình đó, các tổ chức xã hội dân sự và chính trị ký tên dưới đây tuyên bố:           1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng sản, cụ thể là Bộ Chính trị, sau thời gian dài của thảm họa quốc gia, đã chẳng có một phán quyết nghiêm chỉnh nào về thủ phạm tội ác, một biện pháp hữu hiệu nào để khôi phục môi trường, một hỗ trợ đúng nghĩa nào cho các nạn nhân thảm họa. Ngược lại, sau khi để cho Formosa chiếm giữ một khu vực quan trọng về an ninh quốc phòng, với những điều kiện ưu đãi cách kỳ lạ, để rồi tuôn ra độc chất hủy hoại môi trường chưa từng có, nay nhà cầm quyền vẫn cho nó ung dung tồn tại và hoạt động để tiếp tục gieo tai ương, thay vì đưa nó ra truy tố trước pháp luật và đóng cửa nó vĩnh viễn.           2- Kịch liệt phê phán chính phủ VN thay vì cúi đầu nhận lỗi trước nhân dân, bãi nhiệm và truy tố những quan chức dính líu tới tiến trình cho phép một tác nhân nước ngoài vào gây hiểm họa cho chính Tổ quốc và Đồng bào, thì lại bày ra màn trình diễn “nhận lỗi” của một tội phạm được ngay đặc xá, như khúc dạo đầu để đảng CS tiếp tục trục lợi trên lưng nhân dân VN, những người sẽ tiếp tục hứng chịu thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng. Cung cách này dựa trên điều 4 Hiến pháp hết sức ngang ngược và sự hỗ trợ của một Quốc hội chỉ biết im lặng.           3- Tha thiết kêu gọi toàn thể Đồng bào, các lực lượng quần chúng (sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân), các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiếp tục xuống đường thường xuyên và đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân, tạo sức mạnh quần chúng để đòi đảng và nhà cầm quyền cộng sản phải trả lẽ trước công lý. Bởi lẽ cái chết của biển cũng như của cá chỉ là ngọn của vấn đề, gốc chính là cái chết của lương tâm, của đạo đức, của lý trí và của chính trị nơi hàng lãnh đạo mà ngày càng lộ rõ là vô Tổ quốc và vô Dân tộc.           4- Cụ thể đề nghị với toàn thể Đồng bào "Một Tháng Hành Động Vì Môi Trường Việt Nam", kể từ ngày 6/7/2016 đến 6/8/2016. Trong tháng này, chúng ta sẽ kêu gọi nhau thực hiện những hành động sau : - mặc áo trắng có biểu tượng cá chết khi ra đường; - biểu tình cá nhân hay tập thể để đòi đóng cửa Formosa; - tổ chức các đoàn đi hỗ trợ ngư dân, đặc biệt hỗ trợ pháp lý để kiện Formosa ra tòa; - và mọi sáng kiến cần thiết khác.           Riêng Đồng bào hải ngoại, xin hãy tổ chức triển lãm hình ảnh toàn bộ vụ Formosa cũng như có những hoạt động lên án tội ác phá hủy môi trường của thủ phạm lẫn đồng lõa để vận động quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam.           Làm tại Việt Nam ngày 04 tháng 07 năm 2016           Các tổ chức xã hội dân sự độc lập: 1- Báo Sài Gòn. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh 2- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm. 3- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A 4- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa 5- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Các ông Lê Văn Sóc, Lê Quang Hiển 6- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn. 7- Hội Bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Bà Hà Thị Vân 8- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng 9- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi 10- Hội cựu Tù nhân LT thanh niên Công giáo. Đại Diện: Anh Nguyễn văn Oai. 11- Hội Người dân Đòi quyền sống: Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương 12- Khối Nhơn sanh đạo Cao Đài. Đại diện: các Chánh trị sự Hứa Phi, Nguyễn Kim Lân, Nguyễn Bạch Phụng. 13- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải. 14- Mạng lưới Các Tổ chức XHDS Độc lập. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ 15- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ 16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải. 17- Phong trào liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh. 18- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.           Một số tổ chức chính trị và dân sự khác: 1- Đảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam. Đại diện: Bác sĩ Lê Nguyên Sang 2- Đảng Việt Tân. Đại diện : ông Hoàng Tứ Duy 3- Họp Mặt Dân Chủ. Đại diện: Ông Lâm Đăng Châu 4- Tổ chức Tranh đấu đòi Nhân quyền tại VN của Người Việt Hải ngoại (MRVN). Đại diện: Ts. Nguyễn Tiến Thành 5- Trung tâm Việt Nam Hannover (CHLB Đức) Đại diện: Ông Lê Nam Sơn
......

Sự kiện nổi bật 6 tháng đầu năm 2016

1. Đại hội Đảng 12 diễn ra với quy mô lớn chưa từng có về số lượng đại biểu (1.510 đảng viên), sự tốn kém về tổ chức (bao gồm cả việc huy động đông đảo công an, quân đội và an ninh để bảo vệ sự thành công tốt đẹp của đại hội). Chúc thích của tác giả: Khi có một điều gì đó để biểu lộ, người ta không cần đến trang điểm (Angela Merkel). 2. Bầu cử đại biểu quốc hội khoá 14 với lượng người tự ứng cử đông đảo nhất từ trước cho đến nay và cũng bị loại với những cách thức và lý do chưa từng có trong tiền lệ đối với những người này. Sau kỳ bầu cử, tỷ lệ đảng viên trúng cử đại biểu quốc hội là 96% - một con số "vô địch" so với tất cả các tỷ lệ người trong đảng trúng cử các kỳ trước vốn luôn từ 90% trở lên theo cơ cấu ấn định sẵn bởi cơ chế "đảng cử dân bầu". Chuyện đăng nhầm tỷ lệ trúng cử 68.32% đối với ông Tổng bí thư đảng cộng sản lần đầu tiên xảy ra, sau đó được sửa lại là 86.32%. Số tiền chi cho một kỳ bầu cử này là 3.600 tỷ đồng. 3. Bầu lại 4 chức danh cao nhất của nhà nước trước khi quốc hội khoá 13 chỉ còn vài tháng nữa là hết nhiệm kỳ: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch Uỷ ban thường vụ quốc hội. Để rồi đến tháng 07.2016 quốc hội mới (khoá 14 vừa thành công tốt đẹp và rực rỡ, hoàn thành sứ mệnh lớn lao chỉ có đảng thực hiện toàn bộ các công đoạn từ đầu đến cuối) lại tiếp tục bầu lại 4 chức danh chủ chốt này. 4. Tổng thống Mỹ Barrack Obama sang thăm chính thức Việt Nam để thiết lập quan hệ toàn diện với chúng ta. Hoa Kỳ đã xoá bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Hiện tượng Obama đã tạo nên một cơn sốt hay chuẩn xác hơn là làn sóng về việc nhận thức của người dân đối với người Mỹ, đất nước Mỹ và cả các giá trị Mỹ. Thay vì 21 phát đại bác bắn rền vang để đón tiếp vị tổng thống da màu "hay khóc" nhưng giỏi hùng biện này là hàng triệu người dân trắng đêm đợi ông trên các đường phố ở Hà Nội và ít ngày sau đó là Sài Gòn. 5. Thảm hoạ cá chết diện rộng tại các tỉnh miền Trung khiến dân chúng cả nước choáng váng và kinh hoàng. Đặc biệt là những thông tin trái chiều liên tục sau đó được các ban ngành, cán bộ chính quyền từ trung ương đến địa phương đưa ra mâu thuẫn, phủ định lại nhau khiến dân chúng không biết tin vào đâu. Người dân khắp nơi biểu tình đòi hỏi "cá cần nước sạch và dân cần minh bạch". Thảm hoạ này chưa từng có trong tiền lệ kể cả về mức độ, tính chất nghiêm trọng và cách xử lý sự cố của nhà cầm quyền. Người dân biểu tình được coi là trái luật và có tình trạng bị đánh đập, bắt giữ tuỳ tiện. Đến nay đã công bố chính thức thủ phạm là Formosa gây ra thảm hoạ này sau 03 tháng kéo dài "điều tra". Việc cứu trợ ngư dân mặc dù đã ít ỏi, chưa đến tay đã bị ăn chặn, ăn bớt bởi các quan tham và đê tiện. 6. Chuyện Bob Kerry được bà Tôn Nữ Thị Ninh xới lên và đả kích bằng việc moi móc quá khứ của ông đối với thảm sát Thạnh Phong năm 1969 trong khi hay tin ông Bob sẽ được làm Chủ tịch Hội đồng tín thác trường Fulbright Việt Nam (FUV). Tuy nhiên, một lần nữa việc người dân bày tỏ quan điểm mở cửa cho một nền văn minh hiện diện tại Việt Nam lại chiến thắng những quan điểm bảo thủ, cổ hủ và lạc hậu, ôm mãi quá khứ để giải quyết những chuyện tương lai. Song song với đó là việc VTV sau khi đưa tin dựng chuyện về "cây chổi quét rau" thì đã mở một chương trình 60 phút để đấu tố người dùng facebook về động cơ chia sẻ để rằn mặt người dân, đặc biệt liên quan đến thảm hoạ cá chết ở miền Trung, và sau đó là truy tìm mục đích "xấu xa" của những người làm từ thiện. Tuy nhiên họ đã thất bại một cách toàn diện xét về khía cạnh dân chúng. 7. Chuyện Bố làm Bộ trưởng đương thời bổ nhiệm con trai mới 25 tuổi đảm nhận các chức danh mà tương đương phó vụ trưởng một bộ được phanh phui khi ông này hết nhiệm kỳ, và người dân được một phen bàng hoàng khi biết việc làm ăn thua lỗ tới hàng trăm tỷ của các công ty do cậu này quản lý trong khi lại lãnh lương bỏ túi hàng tỷ đồng. Trước đó, tương tự, một ông Phó chủ tịch một tỉnh lại ngang nhiên được lãnh chức vị này kiêm đại biểu quốc hội khoá 14 trong khi vào năm trước còn làm lỗ tới 3.200 tỷ đồng ngân sách. Khi tại vị Phó chủ tịch tỉnh, ông này sử dụng xe siêu sang biển xanh làm xe tư và nói đó là xe của tài xế lương ba triệu đồng còi cọc. 8. Hai chiếc máy bay quân sự là Su-30 và Casa-212 thuộc hàng hiện đại nhất hiện nay liên tiếp bị "rơi" trên vùng biển nước nhà mà "không rõ nguyên nhân" khiến 10 phi công thiệt mạng. Trong khi cả nước còn đang đau xót thì VTV phát động và diễn chương trình tưng bừng "đêm đại nhạc hội làm sạch biển". Một nhà báo dùng từ "tan xác" với chiếc máy bay thì bị tước thẻ tức thì. Trong khi đó một nhà báo khác ví "nghề báo như con chó" thì lại tiếp tục được làm nhà báo đàng hoàng. 9. Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tạm giữ, tạm giam, Luật Tổ chức điều tra hình sự cùng có hiệu lực vào ngày 01.07.2016 đã xảy ra các sai sót nghiêm trọng chỉ trước thời điểm có hiệu lực ít ngày và có nguy cơ phải tạm đình chỉ thi hành các đạo luật quan trọng bậc nhất này của một quốc gia. Đây là một sự khủng hoảng đối với công cuộc lập pháp nước nhà. Nó báo động tình trạng về trình độ của đại biểu quốc hội, trách nhiệm khi thẩm tra, biểu quyết và thông qua luật của các nghị sỹ. 10. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ đã xảy ra hiện tượng hạn hán và bị xâm lấn ngập mặn (thảm hoạ kép) khiến hàng triệu người dân khốn đốn vì thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân của hạn hán là do Trung Quốc đã xây 12 con đập trên vùng thượng nguồn sông Mê Kông và đã không xả nước nên dẫn đến Việt Nam bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, trước đây có một báo cáo rằng việc Trung Quốc xây các con đập ở vùng thượng nguồn sông Mê Kông là gần như không gây tác động gì đến chúng ta. 11. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng bằng việc phát tờ rơi tại hội nghị quốc tế Shang-ri-la. Đồng thời với đó là các hành vi gây hấn rõ rệt trên biển đông bằng các động thái quân sự như mang vũ khí ra đảo, tôn tạo các bãi đá nhân tạo, diễn tập tấn công chiến đấu, tự xác lập vùng nhận diện phòng không trên biển (ADIZ). Tuy nhiên, Việt Nam và Trung Quốc lại tiếp tục đi đến ký kết một thoả thuận được gọi là "hợp tác an ninh trên biển" với nội dung là gì chưa được công bố. 12. Thiên hạ được một phen rúng động khi chứng kiến một người lớn tuổi hơn cõng một ông quan nhỏ khi tới nhiệm sở họp mà nước ngập chưa tới đầu gối và bậc thềm cách xe ô tô đỗ chỉ vài bước chân. Trong khi đó, người ta cũng phát hiện ra có tới 11 triệu người đang "ăn" lương nhà nước, tức tiền thuế của dân, với mức Nợ công đã lên tới con số kỷ lục, vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người, hơn 30 triệu đồng một nhân khẩu. Và con số tham nhũng rơi vào khoảng 20 - 30 tỷ đô la (USD), hơn nữa World Bank đã chính thức cắt hỗ trợ vay ODA cho Việt Nam từ năm 2017. Nhưng rất may, Chính phủ đã phát hiện ra trong dẫn vẫn còn 500 tấn vàng chưa sử dụng mà đang tìm mọi cách huy động cho "nền kinh tế". 13. Sự việc cô bé bị cưa chân do sự "tắc trách" của bệnh viện đến câu chuyện "đúng quy trình và rút kinh nghiệm" trở thành một nỗi ám ảnh của dân chúng. Chuyện đặc cách hay hứa hẹn tương lai sau một tai nạn luôn được sử dụng như là một cách xử lý "chữa cháy" và "cảm tính" mà không để tâm đến việc giải quyết theo luật pháp khiến cho quan hệ xã hội bị méo mó, lệch lạc và dẫn tới việc coi thường pháp luật trong đời sống. Ảnh: zing.vn 14. Chuyện ba ông Tây yêu môi trường tự nguyện lội xuống sông Tô Lịch vớt rác đã bật ra câu chuyện khôi hài khi chính quyền địa phương phải yêu cầu họ xin phép thì mới được làm. Tương tự như vậy, việc một quán cafe mở cửa kinh doanh mang tên "Xin chào" mà không "xin phép" nên đã bị cưỡng tố hình sự một cách quyết liệt đến cùng để đưa người làm ăn vào vòng tù tội phi lý. Cũng vì thế, chuyện một người dân xây chuồng gà để chăn nuôi cũng "bắt buộc" phải xin phép chính quyền sở tại. Những chuyện bi hài về thủ tục hành chính và sự áp đặt vô lối đã khiến xã hội trở nên ngột ngạt, bị xâm hại đến mức nghiêm trọng, khiến người dân không còn tin vào pháp luật. Nguồn: FB Luân Lê
......

Bản chất của tiền bồi thường

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chúng ta đã giành từng bước, đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này. Cần tính sao để số tiền 11.500 tỷ Formosa bồi thường cho Việt Nam được sử dụng, đạt hiệu quả tốt nhất.” Tiền bồi thường xét về phương diện pháp lý thuộc quyền sở hữu của nạn nhân, bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật hoặc vi phạm cam kết của thủ phạm, trong đó thiệt hại của nạn nhân và lỗi của thủ phạm có mối liên hệ nhân quả. Trong tuyên bố trên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tôi thấy có nhiều vấn đề cần phân tích và mong ông giải đáp rõ: 1. Ông nói đã “đấu tranh đầy cơ sở, chứng lý đầy đủ, thuyết phục mới đạt được kết quả này”. Vậy cơ sở và chứng lý đó là gì, có dựa vào thiệt hại tính mạng và tài sản cụ thể của ngư dân, thợ lặn, người ngộ độc hải sản, các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển, cùng các thiệt hại môi trường cần khắc phục trong hàng chục năm tới hay không? 2. Bên cạnh thiệt hại về môi trường mà đất nước gánh chịu, những nạn nhân nêu trên là bên chịu ảnh hưởng bất lợi về tinh thần, thể xác và kinh tế dưới tác động của hành vi vi phạm luật của Formosa. Vậy tiền bồi thường đương nhiên dành cho họ và thuộc quyền sở hữu của họ. Họ, chứ không phải Chính phủ, được quyền hưởng dụng tiền của mình. Sao lại có chuyện dùng tiền của nạn nhân để “hỗ trợ” chính nạn nhân, thậm chí hỗ trợ lãi suất cho nạn nhân vay? 3. Các nạn nhân đó đã uỷ quyền hoặc trao quyền cho Chính phủ khi nào và giấy tờ đâu trong việc thương lượng bồi thường và sử dụng tiền bồi thường đó, mà ông đã vội vã lên kế hoạch sử dụng số tiền còn trên miệng của Formosa như một chiến lợi phẩm của Chính phủ? Ông xem đó là tiền của ai vậy? 4. Ông nói “Formosa bồi thường cho Việt Nam”. Về phương diện pháp lý, trong mối quan hệ dân sự – cụ thể là tương quan giữa bên gây thiệt hại và bên nhận bồi thường – Việt Nam không phải là một chủ thể pháp lý đương nhiên như trong mối quan hệ thuộc công pháp. Vậy Formosa bồi thường 500 triệu USD cho ai, chẳng lẽ cho Chính phủ của ông do công sức đã “giành từng bước” như ông kể lể? 5. Đến đây tôi có thể hiểu được bản chất của số tiền 500 triệu USD. Thực ra đó chính là kết quả thương lượng được mô tả như “cuộc đấu tranh” giữa Formosa và Chính phủ hầu giải quyết êm xuôi thảm hoạ môi trường, với mục tiêu vừa duy trì hoạt động kinh doanh của công ty đầy tai tiếng gây ô nhiễm này, vừa trấn an dư luận căm phẫn của toàn dân mà hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn xã hội bất ngờ. Kết luận: Có thể khẳng định số tiền bồi thường của Formosa về bản chất thuộc loại “có năm trăm triệu vụ này mới xong” mà thôi! Nguồn: FB Lê Công Định
......

Quê hương này không để bán

Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa. Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi. Hình Nguyễn Xuân Phúc Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì? Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị…  đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn? Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai? Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình. Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền. Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền! Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”? 84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm gai nhưng tê liệt trước thực tế. Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này. 84 ngày để có kết quả của Chính phủ – chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai. Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Như chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen. Có một thông điệp đáng kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động: Quê hương này không để bán. Theo  https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2016/07/02/que-huong-nay-khong-de-...
......

Chủ quyền Quốc gia và vấn đề ngoại giao với Trung Quốc

Hôm thứ hai, ngày 27.06.2016, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam với mục đích chính được công bố là đồng chủ trì Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Hình: Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 18.06.2016 tại Hà Nội Tình hình Biển Đông hết sức cấp bách trước những động thái của các cường quốc như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Một số quốc gia tại Đông Nam như Indonesia hay Philippine đang phòng vệ cứng rắn hơn về vấn đề chủ quyền Quốc gia của mình với người láng giềng Bắc Kinh có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh tại Biển Đông tưởng chừng như gay gắt đến đụng trần như vậy thì hai nhân vật chính lại có một cuộc gặp gỡ nhau. Chúng ta biết rằng Việt Nam là một trong những nạn nhân chính của sự bành trướng Bắc Kinh tại Biển Đông. Hoàng – Trường Sa đã rơi vào tay Trung Quốc gần hết. Ở thế đáng ra phải đối đầu và cần phải liên minh với các Quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực để phòng vệ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nhưng Hà Nội đã tiếp đón Bắc Kinh và kết thúc với ba văn kiện; hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển, về khoản tín dụng 129 triệu USD Trung Quốc cấp cho Việt Nam để xây cung văn hoá hữu nghị Việt – Trung tại Hà Nội và văn kiện về mở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng. Trong các diễn biến có liên quan trong thời điểm căng thẳng vì những tranh chấp trên Biển Đông, giới quan sát cho rằng một trong những chủ đề chính sẽ là phán quyết mà tòa Trọng tài quốc tế sắp đưa ra về vụ Philippines kiện Trung Quốc. Ông Dương Khiết Trì nói rằng có ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của họ về phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Con số này bị nhiều người hoài nghi. Nó được diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường tuyên truyền trước phán quyết của tòa án quốc tế. Lần này đến Hà Nội có thể với mục đích tìm kiếm đồng minh để phủ nhận phán quyết trên của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippine kiện Trung Quốc và cũng có thể ngăn chặn Hà Nội tiếp bước Philippine kiện Trung Quốc nếu như Philippine thắng cuộc. Chưa biết động thái của Hà Nội như thế nào về sự kiện trên nhưng với món quà 129 triệu USD, Hà Nội dễ dàng chấp thuận cho Bắc Kinh mở Lãnh sự quán tại Đà Nẵng và hợp tác lực lượng cảnh sát biển của hai nước trên Biển Đông. Cuộc chiến vòi rồng của Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014 đối với cảnh sát biển vẫn còn đó. Trung Quốc đâm rách tàu Việt, gây thương tích cho nhân viên kiểm ngư Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đả kích lẫn nhau về vụ đối đầu giữa tàu bè hai bên gần giàn khoan Hải Dương 981. Trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, lãnh đạo Hà Nội cho rằng mối quan hệ Việt Trung trong 6 chữ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị. Theo báo chí chính thống của Việt Nam nói có quan hệ mật thiết “môi hở răng lạnh” với Trung Quốc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày 10/04/2007 trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng khi đó là Chủ Tịch Quốc Hội của CSVN cam kết: Việt Nam luôn luôn cam kết tuân theo “Phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt” của Trung Quốc và tuyên bố “Quan hệ Trung-Việt chưa lúc nào tốt đẹp như lúc này”. Và từ khi có mối quan hệ Việt Trung như vậy, Việt Nam đã dần dần hội nhập thật sự “về với Trung Quốc” trong mọi chiều kích của quốc gia từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến chủ quyền Quốc gia dưới sự lãnh đạo và ngoại giao tài tình của cộng sản Hà Nội. Paulus Lê Sơn
......

TIN NÓNG: FORMOSA NHẬN TỘI GÂY RA VỤ CÁ CHẾT

Sáng nay một NGO bên Đài Loan mà tôi đang làm việc cùng trong vụ cá chết đã chuyển cho tôi lá thư này. NGO này cho biết họ nhận được lá thư từ một nguồn tin nội bộ từ trong nước muốn giữ kín tên. Sau hơn 2 tháng im lặng, Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư đến Nguyễn Xuân Phúc chính thức thừa nhận là đã gây ra thảm kịch cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Trong thư, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Formosa, ông Trần Nguyên Thành viết: “Sự việc này là một sự cố ngoài ý muốn, nguyên nhân chính của sự cố trong hệ thống xử lý môi trường của chúng tôi là do có một số ngày bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4 năm 2016, trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soạt được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết”. Formosa nhận tội và khẳng định họ gây ra tai họa cá chết, nhưng cái lý do cúp điện thì nghe có vẻ sỉ nhục trí tuệ của dân ta quá nhỉ?! Nếu lá thư có thật, một là Formosa đã quá non nớt trong việc kinh doanh và nhận tội trên giấy trắng mực đen một cách tự nguyện. Nhưng kinh nghiệm ô nhiễm môi trường trên thế giới của Formosa cho thấy họ đã vi phạm nhiều lần và không lương thiện đến thế. Hai là nhà nước CSVN đang dọn đường dư luận trước ngày công bố nguyên nhân cá chết. Rất có thể những bộ phận trách nhiệm đã thỏa thuận với công ty Formosa là Formosa nhận hết tội đế tránh bị dư luận vạch trần các sai trái của nhà nước trong sự việc, đặc biệt là việc tham nhũng của các quan chức. Và không chừng ngược lại, Formosa sẽ được những lợi ích khác từ nhà nước. Tình huống này xác suất cao. Dù là tình huống nào, người dân Việt Nam có quyền biết rõ sự thật. Không những thế, chúng ta phải đòi hỏi nhà nước có những biện pháp như truy cứu thủ phạm Formosa và đồng lõa ra tòa, đòi hỏi Formosa đóng cửa nhà máy, bồi thường và lãnh trách nhiêm làm sạch biển Việt Nam! Theo FB Trinity Hồng Thuận
......

Brexit và Hậu Quả

Hơn bốn năm qua, mục “Kinh tế cũng là Chính trị” đã nhiều lần nói về vụ khủng hoảng của khối tiền tệ Euro nằm trong sự phân rã chậm rãi mà khó tránh của Liên hiệp Âu châu. Vì vậy, biến cố “Brexit” tuần qua không thể là chuyện lạ. Bất ngờ ở đây là vì sao người ta lại ngạc nhiên, và tại sao các thị trường tài chánh lại bàng hoàng rớt giá và mất cả ngàn tỷ đô la? Đâm ra, sự ngạc nhiên ấy mới là điều đáng ngạc nhiên! Tại sao vậy? Từ nhiều năm rồi, Liên Âu trôi vào giai đoạn đình trệ kinh tế, với tốc độ tăng trưởng ngày một thấp hơn. Chiều hướng ấy thật ra khởi sự từ 1970, với đà tăng trưởng sản xuất của cả Âu Châu cứ giảm dần, từ 3,2% một năm xuống 2,5 rồi 2,2 và chỉ còn 1,2% một năm khi thế giới bước vào Thế kỷ 21. Tình hình trở thành nguy kịch hơn sau vụ khủng hỏang tài chánh năm 2008, nhưng người ta cứ cho là tại nước Mỹ mà không thấy ra những yếu kém tương tự tại Âu Châu trong các thị trường gia cư và ngân hàng. Trong khu vực Liên Âu có 28 nước và khối Euro có 18 thành viên, tình trạng khủng hoảng kinh tế đặc biệt nổi bật tại các quốc gia ở miền Nam, từ Pháp trở xuống, với số thất nghiệp thường xuyên mấp mé 10%. Hệ thống Liên Âu không thể vận hành hoàn hảo. Vậy mà một số người cho rằng về dài thì cũng sẽ giải quyết được bài toán ấy và còn nói rằng Vương quốc Anh Thống nhất United Kingdom có thể là góp phần là giải pháp nên cũng có lợi. Họ là những ai? Là những người chủ trương việc Anh Quốc vẫn nên ở trong Liên Âu. Dẫn đầu trường phái lạc quan đó là các thành phần có tiền, có quyền, và có tiếng. Có tiền là giới đầu tư tài chánh; có quyền là các chính khách; và có tiếng là truyền thông thuộc dòng chính, những người thừa chữ nghĩa và lý luận để hướng dẫn dư luận. Giới đầu tư thì đầy khả năng kiếm tiền, dù thị trường lên hay xuống giá, khi kinh tế suy trầm hay tăng trưởng. Họ chỉ e ngại một điều là sự bất trắc khó lường. Vì vậy, có thể là từ trong tiềm thức họ đã thiên về giải pháp lạc quan là duy trì hiện trạng, là Anh Quốc không đi. Và họ tự củng cố niềm tin ấy qua việc tiếp xúc hay vận động các thành phần có quyền và có tiếng. Vì vậy, nhận định chung của giới ưu tú này đã có sự thiên lệch – mà họ không biết. Sở dĩ không biết vì khi kiểm chứng với các cơ quan thăm dò ý kiến thì ai cũng thấy trào lưu “Ở” vẫn chiếm đa số nếu so với trào lưu “Đi” (Remain vẫn đông hơn Brexit). Có một lý do khác giải thích hiện tượng này. Các ccơ quan khảo sát đều dùng phương trình khoa học tinh vi để xác định dân số mẫu và tiến hành việc thăm dò chủ yếu qua điện thoại với mã số địa phương là cách định vị đối tượng. Nhưng thế giới đã đổi thay, điện thoại cố định ở nhà là sản phẩm bị điện thoại di động thay thế trên thị trường. Dân nghèo và cao niên còn dùng điện thoại cố định, chứ giới trẻ, thành phần có học và có tiền thì dùng điện thoại thông minh, dù giữ mã số địa phương thì người chủ đã bay bổng làm việc ở nơi khác. Vì vậy kết quả khảo sát bị sai lệch. Chưa kể là nhiều cơ quan thăm dò ý kiến lại thực hiện việc thăm dò cho các thân chủ, là giới có tiền, có quyền hay có tiếng. Một thí dụ kiểm nghiệm tại “hiện trường” Anh Quốc vào đêm 23 rạng 24 là dự báo tỷ lệ Đi/Ở là 48/52 ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa. Nhưng kết quả sau đó là hoàn toàn trái ngược! Kết quả ấy cũng khác hẳn nhiều cuộc thăm dò về tâm lý chống hay thuận với Âu Châu tại từng địa phương trong Vương quốc Anh Thống nhất. Nói vắn tắt thì những người lạc quan không kịp thấy nhiều đổi thay sâu xa và cứ nghĩ như nhau, rằng ngày mai trời lại sáng. Chưa kể là họ còn có thói khinh thường đối lập. Với họ, thành phần đòi rũ áo ra đi chẳng biết gì về sự tinh vi của trung tâm tài chánh City, chỉ có tinh thần dân tộc bảo thủ, già nua, hoặc thất thế vì không theo kịp sự tiến hóa của nhân loại. Các lãnh tụ chủ trương ra đi như Nigel Farage của đảng UK Independence Party hay cựu Đô trưởng Boris Johnson của đảng Bảo Thủ Anh cũng cực đoan dị hợm chẳng khác gì nhân vật Donald Trump của Hoa Kỳ! Hiện tượng ấy không là đặc thù của Anh Quốc mà là một sự phổ biến. Thành phần ưu tú của một thế giới toàn cầu hóa, là doanh gia, chính khách, trí thức hay bình luận gia quốc tế không thèm để ý rằng thế giới ở dưới chân họ đã có sự chuyển dịch đáng ngại. Thành phần bình dân và giới trung lưu đang thất thế từ nhiều năm nay có cái nhìn khác về tương lai và muốn thay đổi bằng lá phiếu. Họ không tin vào đẳng cấp ngồi trên và đòi một trật tự khác. Giới ưu tú thì cho rằng mình thừa sức vượt qua làn sóng bất mãn này mà không ngờ là bị quét vào bờ. Còn trật tự mới là gì thì chưa ai biết! Vấn đề không chỉ là kỷ cương ngân sách, biện pháp giảm chi để trả nợ, hoặc chánh sách kinh tế tự do hay thiên tả. Liên Âu mất tám năm tranh luận về các giải pháp ấy mà chẳng hiệu quả. Vấn đề không chỉ là quyền quyết định của các quốc gia khi tung tiền chuộc nợ cho ngân hàng, có quyền bội chi ngân sách quá một tỷ lệ nào đó, hay phân phối hạn ngạch tiếp nhận di dân, v.v… Vấn đề không là tình trạng mặc nhiên xé rào của nhiều thành viên, như Pháp, Ba Lan hay Hung, mà chẳng chịu hậu quả. Vấn đề cũng chẳng thu hẹp vào sự đối lập của 52% dân Anh với các công chức nặc danh mà có đầy quyền hạn tại thủ đô Bruxelles của Liên Âu hay quyền tự quyết của người Anh trước các hồ sơ an ninh hay kinh tế. Nhìn từ Hoa Kỳ, vấn đề cũng không chỉ là phản ứng bực bội của dân Anh sau khi Tổng thống Barack Obama qua tận London để răn đe rằng nếu Anh Quốc ra khỏi Liên Âu thì sẽ nối đuôi đứng ở cuối hàng để xin làm ăn với nước Mỹ! Chẳng những Obama can thiệp vào cuộc tranh luận nội bộ của Anh mà còn lời hăm dọa, không chỉ xếp hàng mà còn đứng ở dưới đuôi. Ông là tiêu biểu cho thành phần ưu tú. Vấn đề thuộc về lãnh vực chính trị hơn kinh tế, là trong các xã hội dân chủ, phân nửa dân số lại không biết và chẳng thèm đối thoại với phân nửa kia. Và những kẻ quyền thế nhất lại thiếu trí tưởng tượng để tìm ra sự thật ở ngoài vòng quen biết cố hữu của họ. Vì vậy, họ cứ tưởng rằng hiện trạng có thể tiếp tục, cho tới khi hiện trạng chấm dứt với biến cố Brexit. Sau khi Ngoại trưởng của sáu quốc gia sáng lập Âu Châu thống nhất là Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hòa Lan và Luxembourg, lên giọng răn đe Anh Quốc hôm Thứ Sáu, rằng nếu đã muốn đi thì hãy đi cho sớm, hôm Thứ Bảy 25 họ phải xuống giọng xề trong bản thông cáo chung. Rằng Liên Âu công nhận nhiều cấp tham vọng khác biệt của các thành viên trong tiến trình hội nhập Âu Châu, sẽ tập trung nỗ lực giải quyết những thách đố này bằng đáp án chung, để lại cho các cấp quốc gia và địa phương thẩm quyền giải quyết những vấn đề kia. Tức là sau khi dân Anh rũ áo, giới lãnh đạo trôi vào khủng hoảng, nhiều nước khác thì vùng vằng do dự, Liên Âu đang lui về tư thế của một câu lạc bộ kinh tế. Nói văn hoa là một khu vực tự do thương mại hơn là một tập thể thống nhất về chính trị. Sau 70 năm có tham vọng hội nhập thành một Liên bang Âu châu, Liên hiệp Âu châu vừa tuột xích và đang tìm một trật tự khiêm nhường hơn mà chẳng thỏa mãn một ai. Thực tế trước mắt thì ác ôn hơn vậy vì thị trường và chính trường cứ chao đảo như chảo rang. Các đại gia đầu tư mất tiền, các chính đảng truyền thống bị đảo chánh hợp pháp ngay trước mắt thiên hạ. Nhiều người muốn nhảy ra khỏi cái chảo nóng, và có khi rơi xuống lửa. Đó là thời sự của mấy ngày tới, trong khi thế giới Hồi giáo hực lửa và nhiều nơi khác tự bảo nhau, rằng đừng học theo phương thức hội nhập trong hòa bình của Âu Châu!.... Bắc Kinh vừa mất đầu cầu London để chinh phục thị trường Liên Âu nhưng lại được một lợi thế tuyên truyền: đừng theo Tây phương mà dại. Dễ sợ biết mấy. Theo dainamaxtribune.blogspot.de/
......

Liêm sỉ lãnh đạo Việt Nam rất xa xỉ ?

14g30 ngày 24 tháng 6 ( giờ Việt Nam ) Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử hôm qua kết thúc với kết quả người dân chọn rời khỏi EU. Ông nói: “Tôi nghĩ thật không đúng nếu tôi tiếp tục đứng đầu dẫn dắt đất nước đến bến bờ mới. Đây là quyết định khó khăn nhưng tôi tin rằng đất nước đòi hỏi một thời kỳ ổn định và rồi sẽ có lãnh đạo mới. Tôi nghĩ vị tân Thủ tướng sẽ quyết định khi nào kích hoạt Điều 50 trong Nghị định thư Lisbon và bắt đầu quy trình rời EU”. Ông Cameron khẳng định: “Người dân Anh đã quyết định rõ ràng chọn một lối đi khác và vì vậy tôi nghĩ đất nước cần một lãnh đạo mới để dẫn dắt người dân đi theo con đường mới”. Đó là liêm sỉ của người có trách nhiệm chính trị của đất nước nước Anh xa xôi bên tận trời Âu. Với liêm sỉ của lãnh đạo Việt Nam như thế nào ? Không đề cập nhiều đến quá trình lãnh đạo đất nước Việt Nam từ khi khởi thủy cộng sản trên đất nước Việt Nam đến nay. Chúng ta chỉ cần nhìn thẳng vào thảm họa cá chết tại Vũng Áng, Hà Tĩnh sẽ thấy liêm sỉ của người có trách nhiệm như thế nào? Đã gần 3 tháng thảm họa môi trường tại Miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng về an toàn môi trường sống, về kinh tế đất nước, về thảm họa thực phẩm ấy vậy nhưng lãnh đạo cộng sản có trả lời cho nhân dân được biết nguyên nhân gây ra thảm họa đó chưa ? Luân lý trong việc đại diện chính trị: Những người có trách nhiệm chính trị không được bỏ qua hoặc coi nhẹ chiều kích luân lý của việc đại điện là phải tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội; hành sử quyền bính trong tinh thần phục vụ; nhằm tới công ích, chứ không phải danh vọng hoặc ích lợi cá nhân. Nền tảng và mục tiêu của cộng đồng chính trị là tôn trọng phẩm giá con người, nhân quyền có trước chính trị. Có tư tưởng chính trị hiện đại như vậy thì liêm sỉ luân lý của người có trách nhiệm chính trị mới thực sự là phục vụ nhân dân và công ích quốc gia. Ông Obama, Tổng Thống của Hoa Kỳ phát biểu tại Hà Nội rằng “Tôi bị chỉ trích hàng ngày và nhờ đó nước Mỹ lớn mạnh”. Đó là bộ óc tư duy của lãnh đạo phục vụ và đem lại công ích cho nhân dân, họ tôn trọng nhân vị phẩm giá của nhân dân và vui sướng trong sự liên đới giữa bản thân mình với chủ thể nhân dân đó. Vì sao ông Thủ tướng nước Anh, David Cameron từ chức khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được thông qua là người dân rời khỏ EU. Vì sao ông Obama lại can đảm dám nói rằng nước Mỹ lớn lên vì bản than ông bị nhân dân chỉ trích hàng ngày ? Vì họ hiểu “Nhân dân chuyển giao việc thi hành chủ quyền cho những người mà họ lựa chọn làm đại biểu, và nhân dân giữ quyền kiểm soát”. Trong bài viết này đem sự lãnh đạo của các nước phương Tây so với cái lãnh đạo Việt Nam thì xem ra có khập khiễng. Nhưng cũng cần phải cân nhắc về mục tiêu và quyền hành của hệ thống chính trị có thực sự phục vụ người dân hay không ? để rồi chúng ta tự biết chúng ta đang bị tước đoạt quyền hành chính trị như thế nào ? Chúng ta không thể cứ mãi đặt câu hỏi phải chăng liêm sĩ và luân lý trong sự lãnh đạo của người có trách nhiệm chính trị tại Việt Nam là một thứ xa sỉ đối với họ và vì thế mà họ cứ trơ ỳ như khúc gỗ trước những biến cố bị tàn phá tan hoang của đất nước. Người dân Việt Nam có thể thay đổi được thói quen, tư duy, hành động, và cả hệ thống chính trị nếu như người dân biết được chủ thể quyền hành chính trị đang nằm trong tay của mình. Theo FB Paulus Lê Sơn
......

Giải pháp lạ lùng cho từng quốc nạn

Có thể nói những tia hy vọng cuối cùng về tứ trụ mới sẽ đổi thay đất nước đã hoàn toàn tắt lịm dù họ chỉ mới lên ngôi được vài tháng. Thay vào đó là nỗi thất vọng mông mênh khi người dân nhìn thấy thái độ cố sức chạy trốn, cố sức bịt tai của tam trụ Trọng - Quang - Ngân. Trước hàng loạt các vấn nạn nghiêm trọng xảy ra liên tục, họ chỉ "tươi vui" đi thăm cán bộ ở vài tỉnh xa; không dám bén mảng các khu ngư dân, các khu ngập lụt, các buổi viếng tang phi công rớt máy bay,... Người dân Sài Gòn khổ sở với giải pháp nâng lòng đường. Ảnh: Báo Mới Tất cả trách nhiệm được đùn hết cho thủ tướng - một người mà nay đã lộ rõ khả năng chỉ ở mức "ma dzê inh VN", và một ban phụ tá còn kém ông hơn nữa, như phó thủ tướng Vương Đình Huệ chứng minh khả năng cạnh tranh kinh tế vượt trội của VN là có "gà đi bộ và vịt trời". Và đó là nguyên nhân dẫn đến các giải pháp cực kỳ lạ lùng đến sửng sờ người nghe. Sau đây là một vài thí dụ điển hình: - Cách chữa nạn ngập lụt: Sau mấy thập niên lấn, lấp dần các mương, rạch, ao, hồ giữa các thành phố lớn để chia lô bán mặt bằng béo bở, nay các quan chức không dám lấy lại các phần đất đó và cũng chẳng biết kiếm chỗ đâu cho đường thoát nước. Thế là họ đưa ra giải pháp nâng lòng đường, và chỉ lòng đường mà thôi. Nhà cửa chung quanh ngang nhiên trở thành các "hầm chứa nước". Chắc chắn mực nước lụt tại các thành phố, đặc biệt tại TP/HCM, bao gồm từ nhà dân đến trường học, bệnh viện, công sở, đều sẽ dâng cao hơn nữa trong các năm tới. Tình trạng tê liệt thành phố sẽ trầm trọng hơn nữa, nhưng... đường lớn thì khô ráo. - Cách chữa thảm họa môi trường: Sau khi đã đồng ý để Formosa vào mở một khu vực gần như hoàn toàn biệt lập tại Vũng Áng và tuông ra chất thải độc hại như họ đã từng làm ở nhiều nước, các quan chức nay ra sức bảo vệ thủ phạm vì không dám để Formosa chứng minh đã "xin phép" đàng hoàng và đã làm gì để được các giấy phép đó. Thế là lãnh đạo đưa ra giải pháp tuyên bố phép lạ: * Họ không làm bất kỳ chuyện gì nhằm tẩy độc dưới lòng biển, nhưng tổ chức rầm rộ các vụ lượm lon, lượm rác trên bờ biển rồi tuyên bố "biển sạch", "biển an toàn". * Họ không công bố kết quả tìm kiếm các chất độc trong cá, nhưng tung ra hình chụp cảnh vài cán bộ ăn cá rồi tuyên bố "cá sạch", "cá an toàn". Trong lúc đó, dòng nước độc cứ lan sang các tỉnh khác; khối cá nhiễm độc chết trên bờ được con buôn chuyển ra khắp nước ngay trước mũi các quan chức địa phương. - Cách chữa nạn hóa chất trong thực phẩm: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ăn hải sản Hà Tĩnh hôm 3-5-2016 để khẳng định hải sản vùng này an tòan. Ảnh: Giao Thông Bên cạnh những thống kê mới nhất cho thấy VN đang có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới, ai cũng biết nguồn gốc xuất phát của các hóa chất đang tràn lan trên cả nước ta. Hầu hết các thùng, hộp, hũ, gói đều còn ghi công khai chữ Tàu. Đây cũng không phải là chuyện vượt ngoài khả năng kiểm soát vì thiếu nhân sự. Đại đa số hóa chất đều đi qua các cửa khẩu. Tuy nhiên lãnh đạo đảng ta vẫn không dám làm bực mình Bắc Kinh; cứ để hàng ngàn tấn hóa chất từ Trung Quốc tràn qua biên giới hàng năm; cứ để các đường dây phân phối đến mọi ngõ ngách trên cả nước; rồi thỉnh thoảng tung tin công an khám phá vài địa điểm đã bày bán hóa chất công khai hàng nhiều năm qua. Sau khi công an rút đi, cửa hàng lại bán tiếp. - Cách chữa nạn thiếu hụt ngân sách: Sau khi phung phí suốt 10 năm trời dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhờ các nguồn tiền vay mượn và viện trợ từ ngoại quốc, vận tốc phung phí đó vẫn giữ nguyên trong tình trạng ngân sách cạn kiệt hiện nay: từ thặng dư vài ngàn cấp phó trong mọi ban ngành, đến thặng dư 7000 xe công, đến thặng dư các khu tượng đài nghìn tỷ đang và sắp xây,... Lãnh đạo ta ra chính sách không cắt giảm các phung phí vì lý do duy trì "lòng trung thành cách mạng" và "bình ổn nội bộ". Họ tiếp tục nuôi bạch tuộc bằng việc tăng hoặc đẻ thêm hàng trăm thứ lệ phí, có loại tăng 300%. Nhưng đáng kinh ngạc hơn cả, lãnh đạo nay nói thẳng thừng rằng họ xem tất cả vàng và đô la tại VN là thuộc về nhà nước mà bị dân chúng "kìm giữ". Các thủ thuật nạo vàng, nạo đô la của dân, rất gian manh, đã bắt đầu. - Cách chữa các hiểm họa từ Trung Quốc: Điều không lạ đối với người Việt là hiện tượng Bắc Kinh cứ bạt tai Hà Nội. Nhưng điều làm mọi người kinh ngạc là thái độ của giới lãnh đạo Hà Nội. Cứ sau mỗi cú tát, cú đạp, lãnh đạo ta lại càng cố chứng tỏ lòng trung thành và sự thần phục sâu hơn nữa để nài nỉ Bắc Kinh ngừng tay. Cụ thể như sau việc rớt 2 máy bay trong Vịnh Bắc Bộ vào giữa tháng 6-2016. Hà Nội từ chối lời ngỏ ý giúp của Hoa Kỳ, nhưng lại nhờ chính kẻ có xác suất là thủ phạm cao nhất tìm kiếm giùm các nạn nhân. Chắc chắn đến giờ này thì các lãnh đạo Hà Nội đã dư sức nhận ra Bắc kinh càng thấy đã nắm chắc, càng đánh nhiều và đánh mạnh hơn thôi. Vậy điều gì khiến lãnh đạo Hà Nội cứ ôm chặt lấy cái "thú đau thương" hiện nay? Và còn nhiều các giải pháp "cười ra nước mắt" khác nữa. Có lẽ điều đáng mừng duy nhất trong hàng loạt những chuyện nêu trên là: Mọi chế độ độc tài trên thế giới vào giai đoạn cuối đều có biểu hiện rối loạn như vậy. Giới quan chức không ai còn nghĩ đến chuyện gì mang tính công ích hay dài hạn nữa. Tất cả chỉ sơn phết vừa phải cho có, còn trọng tâm là làm sao cào vét tối đa trước khi bỏ chạy sang với gia đình đang chờ sẵn ở nước ngoài. Nguồn: http://www.viettan.org/Giai-phap-la-lung-cho-tung-quoc.html
......

Chuyện gì sẽ xảy ra sau phán quyết của PCA?

Theo dự tính, ngày 7 tháng 7 tới đây, Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc (PCA) sẽ đưa ra phán quyết về việc Phi Luật Tân kiện Trung Quốc về 15 hồ sơ liên quan đến chủ trương và các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Mặc dù Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc chỉ xét xử dựa trên 7 hồ sơ mà tòa có thẩm quyền, nhưng phán quyết về chủ trương đường chín khúc bao trùm 80% diện tích Biển Đông của Trung Quốc có vi phạm Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hay không, sẽ là mấu chốt chính của vụ kiện. Nhiều xác xuất cho thấy là Phi Luật Tân sẽ thắng kiện, tức là Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc sẽ bác bỏ chủ trương nói trên của Bắc Kinh. Tuy phán quyết không có tính cưỡng chế thi hành, nhưng nếu Bắc Kinh vẫn ngoan cố, tiếp tục dựa vào chủ trương đường chín khúc để bành trướng trên Biển Đông thì tình hình sẽ có nhiều chuyển biến nghiêm trọng hơn hiện nay. Những gì Bắc Kinh đã và đang làm Sau thủ đoạn làm ngơ, rồi bác bỏ thẩm quyền của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc để không tham dự vào vụ kiện, từ năm 2014 cho đến nay, Bắc Kinh đã tiến hành hai chính sách: Thứ nhất là cho bồi đắp các bãi đá chìm đã chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa vào năm 1988, thành những căn cứ quân sự với quy mô lớn. Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng Trung Quốc gấp rút xây dựng những căn cứ quân sự tại Trường Sa nhằm đặt các quốc gia ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản vào thế đã rồi, và phải công nhận quyền lực của Trung Quốc trên vùng biển đang có tranh chấp. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tham vọng “bành trướng ra biển” của lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ năm 1950, việc bồi đắp các đảo nhân tạo là để hiện thực hóa chủ trương đường chín đoạn mà Bắc Kinh muốn tiến hành mà thôi. Thứ hai là lũng đoạn nội bộ khối ASEAN để Hoa Kỳ, Nhật Bản không thể lôi kéo một số nước nhằm thành lập vòng đai cô lập Trung Quốc vói tay ra Biển Đông. Những gì đã xảy ra ở Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN với Trung Quốc tại Thành Phố Côn Minh hôm 14 tháng 6 vừa qua, cho thấy là Bắc Kinh tiếp tục khuynh loát (như tại Phnom Penh năm 2012) nhằm ngăn chận ASEAN ra tuyên bố công kích Trung Quốc có những hành động bá quyền trên Biển Đông. Sự khuynh loát của Trung Quốc không chỉ ngăn chận sự đoàn kết của ASEAN, mà còn cố tình không thông qua Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông để tiếp tục chủ trương đàm phán song phương về những tranh chấp nếu có. Song song với hai chính sách nói trên, Trung Quốc đã bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức để thực hiện những tài liệu giả nhằm chứng minh chủ quyền trên Biển Đông đã có từ lâu đời và chiêu dụ một số quốc gia bằng quyền lợi kinh tế để đứng về phía Bắc Kinh. Trung Quốc tuyên bố là có 60 quốc gia ủng hộ lập trường của mình trên biển Đông; nhưng trong thực tế chỉ có khoảng 8 quốc gia theo Bắc Kinh là Afghanistan, Gambia, Kenya, Nigeria, Sudan, Togo, Vanuatu, Lesotho mà thôi. Những gì Bắc Kinh sẽ làm sau phán quyết PCA? Dù biết là thua kiện, nhưng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên mà đang chuẩn bị một số ý đồ sau đây. Ý đồ đầu tiên là dịu giọng với Phi Luật Tân để không làm lớn chuyện thắng kiện. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã mở kênh đối thoại với tân Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte nhằm dùng viện trợ kinh tế để dụ ông Rodrigo Duterte không tiếp tục đẩy vụ kiện. Trong ý đồ này, Bắc Kinh cũng sẽ tạm ngưng việc xây dựng trong một thời gian hạ tầng quân sự tại bãi đá Scarborough Shoal chiếm của Phi Luật Tân năm 2012. Ý đồ thứ hai là để dằn mặt Hoa Kỳ và khối ASEAN, Bắc Kinh sẽ đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Cơ quan CSIS của Hoa Kỳ cho rằng việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian vì Bắc Kinh không có lý do gì không làm khi bị thua kiện và đã xây dựng xong các căn cứ quân sự ở Hoàng sa và Trường sa. Ý đồ thứ ba là tuyên bố rút ra khỏi Luật Biển UNCLOC 1982 để dễ bề thao túng trên Biển Đông mà không chịu những phán quyết của PCA. Ý đồ thứ tư là trấn áp lãnh đạo CSVN để không cho “thoát Trung”. Ý đồ này sẽ được Bắc Kinh thực hiện một cách tinh vi, buộc lãnh đạo Hà Nội không dám vượt qua “đèn đỏ” để xoay trục về phía Hoa Kỳ như chờ đợi của Hoa Thịnh Đốn sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama. Việc máy bay cứu hộ CASA-212 nhận tín hiệu bay ra vùng biển gần Bạch Long Hải (Hải Phòng) để tìm kiếm phi công của chiếc SU-30MK2 bị nạn, khiến cho 9 người bị tử thương, trong khi chiếc SU-30MK2 lại rơi ở vùng biển gần đảo Hòn Mê (Hà Tĩnh), cách vùng biển cứu hộ hơn 200 cây số cho thấy có điều gì đó bất thường trong vụ 2 máy bay cùng bị rớt. Càng bất thường hơn nữa khi lãnh đạo CSVN từ chối lời đề nghị cứu giúp của Hoa Kỳ trong khi Thứ trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh lại chính thức yêu cầu Trung Quốc cứu giúp. Xung đột biển Đông khó tránh Trong khi Trung Quốc có những hành động coi thường dư luận và hung hăng trên Biển Đông, khối ASEAN hoàn toàn bất lực trước những đòn khuynh loát của phương Bắc. Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh như Nhật, Úc Châu, Ấn Độ chỉ phản ứng mang tính ngăn chận, nếu không nói là tránh né đối đầu. Mới đây trong Thượng Đỉnh G7 tại Nhật, các nhà lãnh đạo G7 đã ra tuyên bố về an ninh Biển Đông và Biển Hoa Đông, xác định tự do do hàng hải và giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình; đồng thời mời Thủ Tướng CSVN tham dự để nâng vai trò Việt Nam trong bài toán Biển Đông. Nhưng các hành động này cũng chỉ mang tính hình thức chứ không có một hành động nào thật sự răn đe nếu Bắc Kinh tiếp tục leo thang quân sự hóa Biển Đông. Ngay cả việc Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng hải quân và không quân cho khu vực này như điều một phần Hạm đội 3 tới Biển Đông và một phi đội 4 máy bay tác chiến điện tử E/A 18G Growler tới căn cứ Clark (Philippines) cũng cho thấy các phản ứng của Hoa Kỳ chỉ mang tính phòng thủ. Rõ ràng là Bắc Kinh tìm cách mọi cách để bành trướng và chuẩn bị chiến tranh đối đầu qua việc xây dựng các căn cứ quân sự. Trong khi đó, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ thì tìm cách kiềm chế sự trổi dậy bằng các áp lực ngoại giao và “phòng hờ” với một vài chiến hạm tuần tra trên Biển Đông. Kết quả cho thấy là những chỉ trích của Hoa Kỳ, Nhật Bản không làm cho Trung Quốc chùn bước vì thấy rõ là Phương Tây ngại xung đột dẫn đến chiến tranh. Tình hình này nếu tiếp tục kéo dài sẽ vô cùng bất lợi cho khu vực Biển Đông, nhất là sau phán quyết PCA. Vì Trung Quốc sẽ thực hiện những ý đồ như đã phân tích nói trên để không chỉ coi thường phán quyết của PCA mà còn nhằm vô hiệu hóa tất cả những chỉ trích hay cô lập ngoại giao nếu có của cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, xung đột Biển Đông khó tránh vì đó là quy luật “cùng tất biến” khi mà Trung Quốc càng ngày càng hung hăng bành trướng và coi thường các chỉ trích của quốc tế. Hiện khó có thể dự kiến về những hình thái xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông; nhưng khi căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước liên hệ lên cao điểm, việc bùng phát các hành động quân sự là điều khó tránh. Việt Nam sẽ ra sao nếu xảy ra xung đột? Sự kiện hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ cùng với 140 máy bay và 12.000 thủy thủ bắt đầu cuộc tập trận ở ngoài khơi Philippines vào ngày 18 tháng 6 vừa qua, tuy mục tiêu là để các đơn vị tác chiến phối hợp hành quân trong một vùng biển có tranh chấp, nhưng rõ ràng đây là hành động chuẩn bị đối phó nếu xảy ra xung đột vì chưa bao giờ Hoa Kỳ huy động cùng một lúc 2 hàng không mẫu hạm tiến vào Biển Đông như hiện nay. Hai tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan tham gia cuộc tập trận trên Biển Philippines ngày 18-6 vừa qua. Ảnh: US Navy. Nếu xung đột xảy ra, cục diện sẽ dẫn đến hai tình huống. Thứ nhất là thế giới chia làm 2 phe: Phe Trung Quốc có Nga hậu thuẫn đối đầu với Phe Hoa Kỳ có Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu và G7 hậu thuẫn. Thứ hai là khối ASEAN bị tê liệt với ba khuynh hướng gồm những quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ, ủng hộ Trung Quốc và đứng giữa không theo bất cứ ai. Nhưng điểm đáng nói là Trung Quốc sẽ khai thác sự xung đột này để chiếm thêm những đảo, bãi đá chìm trong quần đảo Trường sa, mà các vùng biển đảo của Việt Nam sẽ là “đối tượng” xâm chiếm đầu tiên của Bắc Kinh. Nói cách khác, khi xảy ra xung đột, Việt Nam sẽ là quốc gia bị thiệt hại nặng nhất, tiếp tục mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, nếu CSVN tiếp tục duy trì chính sách ba không đầy phi lý hiện nay. Sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và mong muốn xây dựng niềm tin lẫn nhau với lãnh đạo CSVN nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua, đã mở ra cơ hội cho Việt Nam đi gần với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh. Có như vậy mới có thể ngăn chận được nguy cơ tiếp tục mất biển, đảo vào tay Trung Quốc. Đây là thời điểm quan trọng để CSVN mạnh dạn tiến gần hơn với Hoa Kỳ, không những để bảo vệ biển đảo mà còn là cơ hội thoát khỏi những nanh vuốt của Bắc Kinh. * Tóm lại, những diễn biến ngày một căng thẳng trên Biển Đông trong 6 tháng qua và với phán quyết của PCA vào ngày 7 tháng 7 tới đây, chắc chắn sẽ đẩy những tranh chấp không có lối thoát hiện nay bùng nổ thành xung đột quân sự. Viễn cảnh này đặt cho lãnh đạo CSVN phải duyệt lại chính sách ba không, không phải để đối đầu với Trung Quốc, mà là tăng cường quan hệ đồng minh với các quốc gia cùng chia sẻ quan tâm về chính sách bành trướng của Bắc Kinh, hầu có thể bảo vệ quyền lợi của tổ quốc. Trung Điền Ngày 23 Tháng 6, 2016  
......

Đời làm chó, người làm báo

Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội. Kỷ niệm nền báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận. Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô thanh. Một bức ảnh nghệ thuật quá hay đã phản ảnh nền báo chí tại Việt Nam của họa sỹ Tiến Văn Miếu. Nghề báo bị ví với chó. Thậm chí được khuyên là đừng buồn nếu bị coi là chó, vì bởi dù sao cũng có sự cao quý của nó, do biết vâng lời và trung thành. Chuyện làm báo biết vâng lời, gợi nhớ về vụ án Slansky (1952) tại Prague, thủ đô Tiệp Khắc cũ, bây giờ là Cộng hòa Czech. Đó là vụ án các nhà lãnh đạo CS Tiệp xử nhau, mà có đến 11 người bị xử treo cổ, 3 người tù chung thân. Trong số đó, Rudolf Slansky (1901-1952) là nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản đồng Phó chủ tịch Quốc hội. Một trong những lý do ngầm của việc thanh trừng, do ông Slanksy là một người gốc Do thái. Cũng từ phiên tòa này, “phát minh” có một không hai của tòa án Cộng sản Tiệp đã trở thành sách giáo khoa về truyền thông thú tội trong thế giới tòa án và báo chí của Cộng sản. Tội nhân được cho thu sẳn lời thú tội vào băng nhựa, sau đó, khi ra tòa, thì băng được mở rì rì thay cho phần tội nhân tự nói (tội nhân mặt đối với quan tòa, quay lưng lại người đến dự phiên tòa với một khoảng cách xa). Nếu tội nhận có ý muốn phản cung, băng sẽ bị ngắt, tội nhân sẽ bị cho ngồi xuống với 2 công an kề bên cặp nách, kiểu như vì mệt quá hay do bị tạm ngất đi. Nhiều thập niên liền, phương thức “nhận tội” hiện đại ấy lan rộng các phiên xử của chế độ cộng sản, được bổ sung bằng bản viết tay, video cắt xén qua thẩm vấn. Các buổi xử “công khai” ấy chỉ truyền thanh hay truyền hình qua phòng bên cạnh, chứ không cho vào xem trực tiếp, dù chỉ nhau cách một cánh cửa. Sau khi Liên Xô và cộng sản Đông âu sụp đổ, hiện còn một vài quốc gia áp dụng hình thức thô bỉ này. Nói về chuyện này, để nhắc cho các bạn tôi nhớ rằng nhiều thập niên trước, không ít “con chó” của các triều đại cộng sản vẫn chép lại trên báo các nội dung ghi âm đẫm máu và nước mắt đó, chép lại các bản tin do công an gửi đến, và gọi đó là nghề làm báo thời sự – tường thuật. Họ vẫn được vinh danh, được thưởng không khác gì đã khó nhọc đi săn tin. Quả là không có gì so sánh sống động hơn nghề làm báo trong các triều đại cộng sản như vậy, là thời huy hoàng những loài chó săn tin và báo tin, trung thành và cao quý. Thế còn những người làm báo tự do?  Tôi nghĩ có bổng lộc đến mấy, chắc họ cũng không nhận mình là chó. Vì chó thì phải có chủ và được cho ăn. Còn người làm báo tự làm chủ tư duy của mình, họ kiếm sống lương thiện để phục vụ cho sự thật, cho con người nói chung. Trong Luận ngữ viết vào năm 2015 của ông Lưu Hiểu Ba: “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa”, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010 này có nói về những loại chó học đòi một lý tưởng nhưng lại không có nổi một quê hương tinh thần trong đời mình, vì vậy chỉ còn cách chọn chủ để sủa hay cắn xé một ai đó theo lệnh. Nếu xui rủi mất chủ thì cũng chỉ là một loài chó lang thang hèn hạ, chứ không thể nào có được sự tự do kiêu hãnh của một con chó sói trên đồng hoang hay núi cao. Nói chuyện chó, chợt thấy ngạc nhiên vì trùng hợp đến lễ ăn thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng vào cuối tháng Sáu hàng năm. Nơi đó, chó trung thành hay cao quý cũng đều bị đem làm thịt. Vì bản chất nuôi và tuyển chọn chó ở một số nơi, rốt cuộc chỉ là để mua vui và kiếm lợi cho kẻ làm chủ. Chó có được tuyển chọn và huấn luyện tốt như nào, cũng là phần để hy sinh cho mục đích cuối cùng của lễ hội. Phần ăn hôm qua, luôn bị trả giá cho hôm nay. Chắc chắn chó thì không thể có nỗi đau như của con người, nên trong vụ án Slansky 1952, người ta chỉ thấy giá trị phục vụ chứ không thấy giá trị đạo đức truyền thông của ngành báo chí. Nói đến đây, tôi lại muốn kể với bạn rằng những ngày biểu tình của người dân đòi minh bạch lý do cá chết, có những nhà báo âm thầm xuống đường ghi nhận mọi thứ dù không được tòa soạn phái đi. Những con người đó bị thúc đẩy bởi tính đạo đức nghề nghiệp nên xông vào chỗ mà họ cũng không có quyền được đến. Họ cũng bị bắt, bị đánh, bị nhốt vào sân Hoa Lư đến tận đêm, chỉ vì muốn chia sẻ mọi hiện trạng khốn cùng của người dân. Có những nhà báo bị đuổi việc, mất chỗ làm khi cùng đứng với nhân dân. Dù có bị ví hay răn đe là phải sống như “chó”, họ cũng không thể là vậy. 21 tháng 6 năm nay, chẳng có ai vinh danh các nhà báo không ăn lương nhà nước. Nhưng nếu nhiều năm nay, không có họ, những con người làm báo tự nguyện ấy, không biết người dân sẽ sống sao với đất nước đang dẫy đầy chuyện mù mờ. Chính họ là người đã điều chỉnh mọi thứ về cái đúng. Từ chuyện giải dịch đúng “tàu lạ” thành “tàu Trung Quốc” cho đến “sai quy trình” thành “vấn nạn.” Bóc trần từ ngữ “công trình thế kỷ” thành “bê-tông cốt tre” hay “ra văn bản” rõ thành “lạm quyền.” Những nhà báo đó góp phần tố cáo những kẻ đạp trên luật pháp, minh bạch những án oan và giải cứu cả tử tù. Biển nhiễm độc, cá chết, các loại quan tham giấu mặt bằng ngôn từ mị dân… kể cả các loại quan lớn luôn thích tuyên ngôn mà không giữ được lời đều bị đưa ra trước ánh sáng và nhân dân. Video về biển miền Trung của Nguyễn Lân Thắng có lẽ là tường trình duy nhất minh bạch hiện trạng môi trường và con người khốn cùng lúc này, trong buổi truyền thông chung bị khép chặt mọi thứ, cùng tiếng sỉ vả “với động cơ nào?.” Nhờ truyền thông tự do của con người – dành cho con người – như trang Ba Sàm hay trang Nguyễn Xuân Diện…, mà nhân dân mới biết được kẻ mang lon tướng như Phạm Xuân Thệ, cướp công đồng đội Bùi Văn Tùng, đã đạo đức giả như thế nào khi lên giọng về tình chiến hữu. Và âu cũng là dịp để người người được biết về đức phục vụ và trung thành như thế nào của ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi mau mắn rút thẻ của nhiều nhà báo như Đỗ Hùng, Mai Phan Lợi… giúp chứng minh rõ hơn những gì người ta ví von về đời làm báo ở Việt Nam. Ngày kỷ niệm nhà báo cách mạng nghe mỗi lúc càng nhạt. Chính làng báo chí nhà nước cũng cảm thấy ngại ngùng khi tự ca hát về mình trong ngày này. Không còn cách mạng trong truyền thông. Mà chỉ còn nẹp lưng vào tường, lần mò theo định hướng, lần mò tự kiểm duyệt để không ốm đau từ các con chữ mang dấu sắc cho đến lúc tan xác. Thật buồn cho một nền báo chí mà từ thời khai sinh, đã luôn xiển dương ý thức tự do. Buồn cho một nền truyền thông chỉ còn sứ mạng xô đẩy các phong trào cảm xúc đời sống, để tiện che chắn cho những điều mà nhân dân cần được biết, cần được nói tới. Buồn cho những nhà báo dẫu có ăn lương nhà nước nhưng trái tim trong sáng, vẫn phải lặng nghe miệng kẻ ví von mình là chó. Hãy mơ đến một ngày mới. Tôi và bạn nhất định phải ước mơ đến, nhé. Ngày của người làm báo bình thường và chân chính chỉ muốn tận hiến cho sự thật và cho quê hương. Ngày đó chẳng có ai sẽ phải bị gọi tên là “chó”. Và dù có bị khoác áp lên mình bộ lông sặc sỡ đến đâu, họ cũng sẽ rũ sạch và đứng lên, bắt đầu lại với một sứ mạng duy nhất: chuyển tải sự thật và lẽ phải. Ngày đó, mới thật sự là của những con người làm báo. Theo nhacsituankhanh.wordpress.com
......

Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?

“Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc, ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội”. Hình: Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Trung Quốc không còn lựa chọn Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện. Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc. Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội. Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng của Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại. Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành. Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Cămpuchia,Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lơị. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế. Bất kể bà Hillary hay ông Trump trúng cử, sau bầu cử tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà cũng không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực. Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đọat biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt. Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học”năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964. Thủ phạm là Trung Quốc? Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật. Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng. Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn. 3h30’ sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ xước tay do dây dù. 9h30’ ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12h30’”. Trên máy bay có 9 người, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212. “Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”. Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt. Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”. Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin:“Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”. Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng. Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 ‘chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh’ khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam. Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, «có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra». “Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), không loại trừ nguyên nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam”. Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?!“Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc. Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định điạ điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục vớt, và bố trí hàng chục tầu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”. Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì? Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý. Theo báo Thanh Niên, “Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý“. Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?! Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hưũ Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biệt tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu. Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm nưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai. Thái độ của Việt Nam Tối ngày 16/06/2016, lúc 17h30′, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21h30′, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân uỷ bao gồm: – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư Quân uỷ Trung ương – Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia – Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia – Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ Trung ương – Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Thượng tướng Lương Cường. – Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Phan Văn Giang – Thứ trưởng thứ nhất Bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh. Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình của đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột, tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc. Lúc 21h30′, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn. Gặp đại sứ vào lúc 21h30′ tại Trụ sở Bộ Quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không? Nếu chỉ do tại nạn, có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân uỷ, vào lúc cuối buổi chiều không? Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo “Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể” . Nhưng chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợ̣i ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”. Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng. Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”. Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận. – Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam. – Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế, tưụ kế”. – Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa. – Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn hạ thì lỗi do phía Việt Nam. – Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đóan của chúng ta, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên. – Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Việt Nam Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ, sẽ có binh lính hải quân Trung Quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v…. Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thóat những biến cố tới đây. – Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa. Giải pháp nào? Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc. Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ, Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quôć. Và một khi đã lọt vào tay Trung quốc, thì Trường Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v… sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma, thành Vành khăn, thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc. Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật bản đang mạnh hơn Trung quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ. Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong. Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nưã. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất. Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong bộ chính trị, ngay trong bộ quốc phòng, bộ công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không. Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một Hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam. Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội. Paris ngày 21/06/2016 Theo https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/21/8837-chien-tranh-bien-dong-da-...
......

Chiến Dịch Trưng Cầu Dân Ý năm 2020: Chính người dân phải tự nói lên nguyện vọng của mình

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2016, Hội Cựu Cựu Tù Nhân Lương Tâm vừa phát động một chiến dịch mang tên “CHIẾN DỊCH TRƯNG CẦU DÂN Ý NĂM 2020”, kéo dài 3 năm, cho đến ngày 7 tháng 6 năm 2019, với danh sách tiên khởi gồm 50 trí thức và các nhà hoạt động nhân quyền trên các miền đất nước. Để tìm hiểu thêm về những bước cụ thể của chiến dịch cũng như những ý niệm trong tuyên bố, xin mới quý vị theo dõi phần trao đổi sau đây của phóng viên Paulus Lê Sơn với Linh Mục Phan Văn Lợi. Chân Trời Mới Media (Paulus Lê Sơn): Kính chào cha. Trước hết xin cha cho biết là tại sao phải kéo dài đến năm 2020, khi mà chính bản nhận định của chiến dịch này cũng nhấn mạnh rằng: “Vấn đề tồn vong của dân tộc Việt Nam trở nên bức thiết hơn bao giờ hết trước nghịch cảnh chế độ độc tài Cộng sản ngày càng hèn với giặc, ác với dân, gây ra bao khủng hoảng, thảm trạng và tệ nạn”? Lm. Phan Văn Lợi: Trước hết, đây là một trong nhiều biện pháp để gây ý thức cho quần chúng về bản chất của chế độ, một chế độ đã tự áp đặt lên đất nước mà không có sự đồng ý của nhân dân. Và tiếp theo việc gây ý thức là vận dụng sức mạnh của quần chúng, quyền lực nhân dân để tạo nên một biến đổi thật sự về mặt chính trị. Vì thế, đây là một chiến dịch dài hơi. Như trong lời tuyên bố, nó có 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là phát động chiến dịch, do Ban phát động Chiến dịch Trưng Cầu Dân Ý xuất phát từ Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Hội sẽ liên lạc, nối kết, cộng tác với các tổ chức xã hội dân sự khác trong thời gian tới để hình thành Ủy Ban Vận Động Trưng Cầu Dân Ý. Ban phát động sẽ chấm dứt nhiệm vụ sau khi thành lập ủy ban vận động này. Theo dự tính, Ủy Ban Vận Động Trưng Cầu Dân Ý sẽ ra mắt ngày 7-9-2016, bao gồm đại diện từ các tỉnh thành và các thành phần xã hội. Ủy Ban Vận Động Trưng Cầu Dân Ý sẽ chuyển giao công việc và giải tán sau khi thành lập Hội Đồng Tổ Chức Trưng Cầu Dân Ý, bao gồm nhiều đại diện cử tri, đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế vào ngày 7 tháng 6 năm 2019. Nói tóm, phải kéo dài cho đến năm 2020, vì cần phải có được sự tham gia không phải là vài ngàn, vài chục ngàn hay vài trăm ngàn người mà chúng tôi gọi là cử tri, nhưng là vài triệu người. Đây là công việc không đơn giản, vì phải phá tan sự vô tri, sự dửng dưng, sự ù lì và sự sợ hãi của quần chúng, để lôi kéo mọi người dân trong nước bày tỏ thái độ trước chế độ Cộng sản. Paulus Lê Sơn: Thưa cha, trong bài phát động chiến dịch này, sau phần một nhận định về thực tại lụn bại của đất nước cũng như về quyền con người bị chà đạp khốc liệt tại Việt Nam và sự tranh đấu không ngừng nghỉ để đòi lại những quyền đó; sang phần hai bài phát động chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020 đã kêu gọi mọi người ý thức về quyền dân tộc tự quyết của mình, và tin tưởng vào sức mạnh dân tộc trong việc lựa chọn thể chế chính trị cai quản đất nước. Nói một cách khác, đây cũng là lời kêu gọi hãy lấy sức mạnh của dân tộc làm nền tảng để giải quyết vấn nạn độc tài của đất nước. Ý niệm “Lấy sức mạnh của dân tộc làm nền tảng” trong cuộc đấu tranh này không phải là ý niệm mới, mà đã được đưa ra từ những năm đầu thập niên 1980, khi mà cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài còn phôi thai, và ý niệm đó cũng bàng bạc trong kêu gọi của Cao Trào Nhân Bản từ năm 1990, rồi trong Tuyên Ngôn Dân Chủ của Khối 8406, v.v… như bài phát động chiến dịch đã nhận định. Nay chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020 cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Câu hỏi đặt ra là, phải chăng nay đã đến lúc mà ý niệm nền tảng đó có cơ hội nảy nở và thăng hoa trong đại khối dân tộc? Liệu đã có bằng chứng nào về những cơ hội như vậy? Lm. Phan Văn Lợi: Trước hết, chúng ta đang có nhiều cơ hội thuận lợi. Về phía nhà cầm quyền cộng sản, đó là sự thất bại toàn diện trong đối nội và đối ngoại. Đối nội, đó là sự hỗn loạn và nghẹt thở ngày càng dâng cao về chính trị. Người dân càng lúc càng thấy rõ chế độ cộng sản chỉ làm cho bầu khí xã hội ngày một thêm ngột ngạt. Nhiều người vẫn tiếp tục rời bỏ hay muốn rời bỏ đất nước, mà lý do chính không phải vì kinh tế. Trong đảng CS thì có sự chia rẽ sâu sắc, tranh giành sống mái mà ngày càng lộ liễu. Về kinh tế thì bộ máy quản lý đất nước, do tham nhũng và bất tài, gian dối và tàn bạo, đã làm cho đất nước ngày càng chồng chất nợ nần, nợ công lên tới 100 % GDP theo tin mới nhất (29tr/đầu người), làm cho đồng tiền ngày càng mất giá, cuộc sống người dân mỗi ngày thêm điêu linh khốn khổ. Về văn hóa, cộng sản đã khiến cho gian trá và bạo lực ngày càng hoành hành, con người trong xã hội chỉ biết giành giật nhau mà sống, nhất là những kẻ có quyền lực càng lúc càng hành xử một cách vô lương tâm đối với dân lành. Giáo dục thì xuống cấp, đạo đức thì lụn bại, những giá trị văn hóa mai một dần và những tác phẩm văn hóa ngày càng hiếm hoi, mà đây chính là hồn sống của xã hội. Về môi trường sống và an sinh xã hội, cộng sản đã gây ra hoặc để cho xảy ra những thảm họa như rừng bị tàn phá, sông ngòi ô nhiễm, và nay thì biển chết, cá chết và rồi dân sẽ chết. Đối ngoại, một mặt nhà cầm quyền CS ngày càng mất uy tín trước cộng đồng các quốc gia dân chủ vì chuyện vi phạm nhân quyền, luôn luôn bị xếp vào hạng cuối của thế giới về thái độ tôn trọng con người và công dân; ngày càng mất uy tín trước các tổ chức tài chánh quốc tế vì chuyện tham nhũng các khoản cho vay, các tiền viện trợ, đi mượn tiền của thiên hạ mà về bỏ túi chia nhau nhiều hơn là xây dựng đất nước, để lại những núi nợ khổng lồ bắt người dân nhiều thế hệ phải nai lưng ra trả. Mặt khác, nhà cầm quyền CSVN càng lúc càng tỏ ra khiếp nhược trước Tàu cộng, do bị Tàu cộng trói buộc bằng nhiều sợi dây: dây ý thức hệ cộng sản và tình đồng chí vô sản, dây nợ nần chiến phí quá khứ từ cuộc xâm lăng VNCH, dây nợ nần tài chánh hiện tại do quản lý ngu dốt và tham nhũng táo tợn, và nhất là dây hồ sơ tội ác của các đảng viên cao cấp của Hà Nội mà Bắc Kinh đang nắm giữ, và cuối cùng là sợi dây “ôm nhau mà sống kẻo chết chùm cả đám”. Thứ đến, loạt cơ hội thuận lợi thứ hai, đó là ngày càng xuất hiện các lực lượng quần chúng đòi thay đổi chế độ. – Đầu tiên là phong trào đấu tranh dân chủ, biểu hiện qua các xã hội dân sự độc lập mà ngày càng nhiều và qua nhiều nhóm trí thức, kể cả những trí thức từng phục vụ chế độ hay đang là quan chức nhà nước. – Thứ đến là các lực lượng quần chúng đông đảo với con số hàng triệu: (1) nông dân mất đất mất nhà đang đi khiếu kiện từ nam chí bắc; (2) công nhân bị bóc lột sức lao động đang đòi phải được trả lương xứng công sức, sinh sống xứng nhân phẩm, đang rục rịch thành lập công đoàn riêng cho mình; (3) tín đồ bị cướp đoạt tài sản vật chất và tinh thần, bị đàn áp niềm tin không được tự do hành đạo và truyền đạo; (4) và nay là lực lượng ngư dân đang thất nghiệp, đói khổ, thậm chí bị đàn áp sau khi xảy ra thảm họa cá chết và biển nhiễm độc. Tất cả như là những con sóng có thể dâng cao bất ngờ để cuốn trôi tất cả. Paulus Lê Sơn: Thưa cha, trong lời tuyên bố khẳng định rằng (xin trích) “quyền tự quyết của một dân tộc trong việc lựa chọn thể chế chính trị mà không có sự can thiệp của nước ngoài cũng chính là quyền tự quyết của công dân trong việc lựa chọn thể chế chính trị cai quản đất nước của chính họ.” (hết trích). Thưa cha, quyền của một dân tộc lựa chọn thể chế chính trị cho mình mà không có sự can thiệp của nước ngoài vốn đã được quy định trong các công ước quốc tế liên hệ mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết. Nay chiến dịch trưng cầu dân ý năm 2020 khẳng định lại điều này phải chăng là sự phủ nhận tính chính đáng của chính thể hiện nay bên cạnh những bản chất phi chính đáng mà họ đã thể hiện từ trước đến nay? Đặc biệt là trong định nghĩa một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” thì ngoài việc nhà nước đó phải được người dân lựa chọn qua những cuộc bầu cử tự do và công bằng còn có thêm điều kiện là nhà nước đó không được trù dập những người đối lập? Lm. Phan Văn Lợi: Cuộc trưng cầu dân ý này tự nó đã nói lên tính bất chính đáng của chế độ cộng sản hiện hành tại Việt Nam. Nếu nó chính đáng thì ai đòi trưng cầu dân ý làm gì. Tính bất chính đáng này, xưa nay ai cũng thấy. Nhưng qua cuộc trưng cầu dân ý, với sự minh danh tên tuổi, người dân công khai khẳng định đảng và chế độ CS không hề có căn bản pháp lý và sự chính danh, không phải là kết quả sự chọn lựa của dân chúng qua những cuộc bầu cử đúng nghĩa. Và nếu cuộc trưng cầu dân ý này, vào năm 2020, được tổ chức đúng đắn, người dân chắc chắn sẽ chọn lựa chế độ dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Việc hân hoan chào đón Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, lãnh đạo cường quốc dân chủ số một của thế giới, cách đây mấy tuần là một bằng chứng. Mọi sự tuyên truyền của cộng sản rằng chế độ tư bản là bóc lột, chế độ xã hội chủ nghĩa là nhân đạo ưu việt đã vỡ tan như bong bóng. Bằng chứng thứ hai là bầu khí ảm đạm của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và thái độ dửng dưng, thậm chí tẩy chay chống bầu cử của rất nhiều cử tri. Dĩ nhiên, ngoài tính chất là “của dân, do dân và vì dân”, một tính chất thể hiện trên thực tế chứ không chỉ nói ra trên môi miệng, nhà nước chính danh phải luôn tôn trọng các ý kiến đối lập, lực lượng đối lập, chứ không được trù dập những ai nói khác, nói ngược với mình. Nói theo kiểu ví von tượng hình, mọi cuộc đối đầu trong quốc gia phải giải quyết bằng mực chứ không phải bằng máu, nghĩa là bằng tranh luận cách công minh để cùng nhau rút ra sự thật và lẽ phải. Đó là điều chúng ta thấy tại các nước dân chủ văn minh. Nhưng Cộng sản từ xưa đến nay đã tỏ ra bất chính, đầu tiên là bằng cách cướp chính quyền với vũ khí, bạo lực, thứ đến bằng cách giữ chính quyền cũng với bạo lực, vũ khí, nghĩa là đàn áp đối lập, tất cả chỉ để thực hiện mục tiêu nhà nước “của đảng, do đảng và vì đảng”. Paulus Lê Sơn: Thưa cha, trong các điều khoản về cách thức tham gia, ở điểm thứ 6 có đề cập đến cụm từ “Công dân đã đăng ký cử tri trưng cầu dân ý”. Theo khoảng 10 định nghĩa của từ ngữ “công dân” thì ít nhiều đều có liên quan hoặc ràng buộc với chính quyền sở tại. Như vậy những công dân gốc Việt ở nước ngoài, tức là những người không bị ràng buộc với thể chế CSVN, có quyền tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý này không? Lm. Phan Văn Lợi: Đây là cuộc trưng cầu dân ý của những ai đang sống dưới ách độc tài, đang phải chịu đựng sự cai trị bất nhân và bất lực, hà khắc và thất bại của cộng sản. Chính họ phải tự nói lên nguyện vọng của mình và nỗ lực thực hiện nguyện vọng đó qua sự liên kết cùng nhau. Những đồng bào ở ngoài nước có thể hỗ trợ cho cuộc trưng cầu dân ý này bằng nhiều cách: phổ biến thông tin cho nhau và cho quốc tế, vận động thân nhân của mình ở quê nhà tích cực tham gia chiến dịch, lên tiếng bênh vực cho những cá nhân, tổ chức tham gia chiến dịch mà bị nhà cầm quyền sách nhiễu, bách hại. Đó là những gì mà đồng bào hải ngoại có thể làm đối với đồng bào quốc nội trong cuộc Trưng Cầu Dân Ý quan trọng này. Paulus Lê Sơn: Xin cám ơn cha đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
......

Công an, Tuyên giáo hãy chấm dứt đe dọa ông Mai Phan Lợi và khủng bố báo chí

Ngày 17/6, nhà báo Mai Phan Lợi, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội, có đưa lên Diễn đàn Nhà báo trẻ một khảo sát (poll) nho nhỏ về nguyên nhân “vì sao CASA tan xác?”. Ngay sau đó, tờ báo kền kền của “nhà báo cách mạng” Nguyễn Như Phong đã liên tiếp ra đòn chỉ điểm, tố cáo ông Mai Phan Lợi, thậm chí hô hào thanh tra toàn diện Diễn đàn Nhà báo trẻ. Nối gót Petro Times là tờ Người Đưa tin, và đến tối nay, 20/6, là chương trình thời sự “giờ vàng” 19h của VTV. Quan báo Hoàng Hữu Lượng, nhà báo Lê Quang Vinh, và một loạt đồng nghiệp của ông Lợi ở các kênh truyền hình quốc doanh đồng loạt lên sóng chỉ trích ông không giữ đạo đức nghề nghiệp, đưa tin “sai sự thật”, nhưng sai sự thật chỗ nào thì chẳng thấy ai chỉ ra được một từ. Ông Mai Phan Lợi đã bị tước thẻ nhà báo, đình chỉ chức vụ ở tòa soạn, đồng thời, vài hôm nay, ông LIÊN TỤC BỊ CƠ QUAN CÔNG AN THẨM VẤN; cả gia đình sống trong tâm trạng lo sợ. Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, Bộ Công an Việt Nam, các người nên hiểu rằng: 1. Những gì ông Mai Phan Lợi làm trên tư cách nhà báo, cũng như admin của Diễn đàn Nhà báo trẻ, hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm vi quyền tự do ngôn luận của công dân, quyền tự do báo chí của nhà báo, không vi phạm đạo đức báo chí (Ở đây, đạo đức báo chí là những nguyên tắc nghề nghiệp phổ quát của nhà báo trên toàn thế giới, tất nhiên nhà báo cách mạng thì khác, nhà báo cách mạng là “phải như con chó ấy” – theo tiêu chí do Nguyễn Như Phong tự đặt ra). 2. Việc các cơ quan truyền thông quốc doanh đồng loạt, phồng mang trợn mắt tấn công cá nhân ông Mai Phan Lợi, chính là vi phạm quyền tự do báo chí. Ngoài ra, lợi dụng địa vị, lợi thế nghề nghiệp để tấn công một cá nhân, là hành vi chà đạp nhân quyền của công dân. 3. Trên giác độ nghề báo, các nhà báo vu khống ông Mai Phan Lợi “nói sai sự thật”, cùng một loạt đồng nghiệp của ông theo đóm ăn tàn, xúm vào đấu tố ông, mới đúng là những kẻ vô đạo đức. Nên nhớ, đạo đức nhà báo nghiêm cấm việc vu khống, bôi nhọ người khác. 4. Ai cũng biết Petro Times và Người Đưa tin vốn là hai cơ quan báo chí nhận giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo trẻ thường xuyên nhất, vì các sản phẩm báo chí vô bổ, độc hại, xấu và ác của họ. Việc họ lớn tiếng đấu tố ông Mai Phan Lợi và kích động công an vào cuộc “thanh tra toàn diện” Diễn đàn Nhà báo trẻ, chẳng qua là một hành vi trả thù bẩn thỉu. ------------- Nhà báo Mai Phan Lợi, sinh năm 1971, chính là blogger Bút Lông nổi tiếng với nhiều bạn đọc từ thời Yahoo! 360. Ông là sáng lập viên Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển RED Communication, sáng lập viên và Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng MEC, và cũng là một trong những người hoạt động xã hội dân sự gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24/5 vừa qua tại Hà Nội. Một số nhà báo lo sợ, không hiểu ông Mai Phan Lợi có bị bắt không. Xin nhắc để Tuyên giáo và an ninh nhớ, nhà báo Mai Phan Lợi là đảng viên - và Chỉ thị 15 ra ngày 7/7/2007 của Bộ Chính trị hẳn vẫn có tác dụng. Ngoài ra, các người không định bắt một nhà báo lề phải chỉ vì... một cái poll trên facebook đấy chứ? Không hiểu các người đang thẩm vấn nhà báo Mai Phan Lợi về chủ đề gì nữa. Thôi, hãy bỏ cái giọng dậm dọa, nghiêm trọng hóa vấn đề khi "khai thác đối tượng" đi. Đừng hình sự hóa cả việc đưa poll lên facebook, nó ngớ ngẩn và lố bịch lắm. Khủng bố là những hành vi có chủ đích, bạo lực hoặc không bạo lực, nhằm gây nỗi sợ hãi trên diện rộng. Nhưng nếu người ta không sợ hãi, thì khủng bố thất bại. Này các bạn nhà báo Việt Nam còn lương tâm, các bạn hãy tin rằng khi chúng ta không sai thì không có gì phải sợ cả. Những kẻ đang cam tâm hại người, chấp nhận làm "chó" để phò chính thể độc tài, những kẻ đó chắc chắn sẽ phải trả giá. Đ.T.P. Theo FB Phạm Đoan Trang
......

Các ông đại tá mà lại còn là nhà thơ nữa thì bỏ mẹ…

Hình - đại tá, nhà thơ Hồng Thanh Quang đang thổi kèn Tàu Chỉ có ở Việt Nam thời này mới sinh ra lắm những anh đang làm quan chức đương quyền rồi rửng mỡ lên đi làm nhà thơ và gây họa cho cả nhân dân lẫn cho thơ thẩn. Từ hồi còn mồ ma của các ông quan to gắn mác nhà thơ như Sóng Hồng (Trường Trinh), Tố Hữu...cho đến thời nay với các ông chức nhỏ hơn nhưng vẫn lây căn bệnh sính thơ như trung tướng Hữu Ước, Hữu Thỉnh, Nguyễn Như Phong, Hồng Thanh Quang, Hồng Quang Thuận...Mỗi ông một vẻ, mười ông vẹn mười trong việc phá tung phá tác cả việc quan lẫn việc thơ ca. Việc kết hợp hai chức danh này khiến cho họ trở thành dở dở ương ương, nửa nạc, nửa mỡ, nửa ông nửa thằng. Thơ cóc nhái, hò vè cùng với các tác giả đại tá thi sĩ lên ngôi, độc chiếm văn đàn, tivi...để rồi ngày càng xuất hiện nhiều những anh hề = đai tá + nhà thơ.. Vừa mới đây thì đại tá, TBT báo Đại Đoàn Kết Hồng Thanh Quang vừa làm dư luận dậy sóng về việc lên Fây đăng đàn nói bóng gió về việc sang hàng, ăn ốc đổ vỏ của một người đẹp biểu tình. Một hành động phi quân tử của một ông đại tá, lẫn một hành động không có tính thơ văn nghệ sĩ chút nào khi ông chui gầm giường nói chuyện giường chiếu thiên hạ của đại tá, thi sĩ Hồng Quang Thanh. Bị chửi quá, ngài đại tá lặn sâu cho tới cuộc đấu tố truyền hình MC Phan Anh, để lại xuất hiện trở lại. Lại vẫn là giọng gà mái, nói nhăng nói cuộc, nói ngu si để rồi thiên hạ đè đầu đè cổ ra chửi nữa. Đại tá, thi sĩ Hồng Thanh Quang lặn mất tăm, nhưng cũng kịp trở thành một kẻ bị chúng chửi nhiều nhất, ăn nhiều gạch đá của dư luận nhất. Qua vụ này thì ông đại tá nhà thơ có giọng gà mái do di truyền chứ không phải do biến thái cũng đã nổi danh là một người mà :”Mỗi lần xuất hiện là một lần bị chửi” vì sự ngô nghê, ngớ ngẩn của mình. Vụ con gà mái trên chưa qua thì lại đến vụ con chó để có cái cho thiên hạ cười. Lần này thì cũng một ông đại tá, TBT báo mạng Petromes, nhà thơ Nguyễn Như Phong...làm trò cười cho thiên hạ khi oai phong lẫm liệt tự nhận vơ vào mình rằng, những nhà báo phóng viên là những con chó. Chả biết ông đại tá nọ nói vậy để báo hiếu cha mẹ, hay để vinh danh cho hoạn lộ của mình mà bỗng nhiên thấy tội cho những chú cẩu khi bị ngài đại tá nhận nhầm làm họ hàng. Không nói ra thì không ai biết, nhưng nói ra như thế thì người ta biết ông vừa ngu, vừa không nguy hiểm. Chó và Nguyễn Như Phong Chuyện ông đại tá Nguyễn Như Phong này bỗng lại nhớ đến một ông đại tá khác. Viện trưởng viên máy tính, thi sĩ Hồng Quang Thuận với kỷ lục làm 126 bài thơ chỉ trong một đêm. Buổi làm thơ có một không hai này mà ông quan chức kiêm thi sĩ HQT gọi là : “Đêm tiền nhân mượn bút làm thơ” đã diễn ra, lại được sự kiểm chứng và chấp nhận của nhà thơ Dương Kỳ Anh ,một tên trong bè lũ bốn tên ở Hội Nhà Văn VN là Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa… Hồng thi sĩ này cũng đã được trao tặng giải về việc in thơ trên một cuốn thơ đúc đồng to tổ bố, và chàng đại tá kiêm thi sĩ dựa hơi Tam Bản này còn đang chờ lãnh giải Nobel Thơ con cóc cho mình. Với chủ trương phải trở thành thi sĩ bằng mọi giá để tự sướng với mình, và sướng với đời nên các quan bác đã làm hết sức mình để có được chức danh nhà thơ nói trên để vang danh thiên hạ. “Nếu không mua được chức danh nhà thơ bằng tiền, thì sẽ mua được chức ấy bằng rất nhiều tiền” Nhưng tại sao lại phải là nhà thơ mà không phải là nhà khác như nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ..v..v...Xin thưa rằng các đại tá cũng muốn làm nhà khác cho oai nhưng khó lắm. Làm nhà văn thì căng đầu mà nghĩ, viết phải nhiều, phải dài, phải dai chịu không nổi. Làm nhạc sĩ, họa sĩ thì phải đầu đít vịt, quần áo te tua rồi cả ngày ngồi suy tưởng tìm kiếm đề tài, khó vạn lần. Còn làm nhà thơ thì dễ ợt. Chỉ cần ghi chép cẩn thận những ý tưởng của ta thì đã có được vài mươi bài văn vè, mà được gọi khéo là những bài thơ đậm tính dân tộc thì ta đã trở thành nhà thơ chính cống, rồi kêu bọn Hữu Thỉnh làm sổ Hội thì bảng vàng có tên rồi. Vừa là quan chức nhà nước, đai tá an ninh kiêm nhà thơ, chức danh kêu oai oái như thế thì thử hỏi bọn nào dám không phục, không sợ. Vẫn biết rằng, chức vụ chính quyền kết hợp với thơ ca là phá hoại, đại tá nhà thơ thì giống như uống rượu với pha nước mắm. Vẫn biết rằng quan chức nhà nước mà cứ đứng lâu ở chức trung cao cấp như chức đại tá thì hiểu rằng mộng quan quyền đã tận, có cố leo lên thì cũng bằng có cố cũng như không. Các ông vốn nước nhất không tới, nước nhì không xong. Thôi thì nên kiếm lấy cái mác dễ thấy, dễ lấy và dễ đi xưng với thiên hạ là chức nhà thơ tỉnh, nhà thơ địa phương hay nhà thơ trung ương vào trong bộ sưu tập để có được cả đực, cả cái mà ngửa mặt với đời. Mặc dù biết chức đại tá của mình mà kết hợp với việc làm thơ của mình nữa thì bỏ mẹ cả làng xóm thằng nào ngửi thấy mùi :”Đại tá nhà thơ” của mình rồi... Theo FB Mai Tú Ân
......

Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên, Vũng Áng, Hà Tĩnh

Sáng ngày 16/6, bất ngờ Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Đông Yên. Khi Ngài vừa xuất hiện nhiều người đã không kìm nén được cảm xúc của mình, họ khóc lớn. Những giọt nước trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra; những đứa con cô đơn, đau khổ nay vui sướng như được gặp lại chính cha mẹ của mình. Đức Tổng đã cùng bà con vào nhà thờ. Ngài cùng giáo dân cầu nguyện, đọc kinh. Ngài ân cần hỏi thăm, động viên và chúc lành cho bà con giáo dân. Ngài căn dặn, trong đau khổ những người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Chỉ trong một buổi sáng 16/6, người dân Đông Yên đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ căm giận, nhẫn nhịn, kìm nén, thất vọng đến cảm xúc vỡ òa, sung sướng, tin tưởng, tín thác và tràn đầy hi vọng.   Huyền Trang, GNsP: Con kính chào Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Kính thưa Đức Tổng, sức khỏe của Ngài dạo này thế nào ạ? Và, công việc chính của Đức Tổng ở Đan viện là gì ạ? Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Chúa ban cho sức khỏe dạo này cũng khá. Công việc chính là nghỉ (Ngài cười), những giờ khác có thể đi làm vườn, giảng tĩnh tâm. HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, con được tin vào ngày 16.06.2016, phái đoàn của Đức Tổng đến thăm bà con ngư dân ở Vũng Áng, xin Đức Tổng có thể kể lại cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này ạ? Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ. Tuy nhiên, trong vụ biển bị ô nhiễm, cá chết, tôi càng đau xót hơn, cho nên trong ngày Ngân khánh vừa qua có người tặng quà cho tôi thì tôi để dành tất cả những quà tặng đó cho người Vũng Áng. Hôm chuyến đi đến Vũng Áng, tôi đã đến thăm họ vì họ đã đến viếng thăm tôi nhiều lần. Tôi cũng đến tận nơi để nhìn thấy những cảnh đau khổ của những người bị ảnh hưởng trực tiếp của Formosa và cũng gửi cho họ ít quà như là dịp Lễ mừng 25 năm Linh mục của tôi. HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, khi Ngài đến Giáo xứ Đông Yên thì Ngài nhận xét như thế nào về tình cảnh của bà con Giáo dân ạ? Và, Đức Tổng nhận định như thế nào về thảm họa môi trường biển lần này ạ? Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tình cảnh của bà con Giáo dân quá đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân. Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy. Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán. HuyềnTrang, GNsP: Dạ vâng, kính thưa Đức Tổng Giuse, Ngài có lời khuyên nào cho những người có trách nhiệm cũng như đồng bào VN đặc biệt là bà con ngư dân ạ? Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị. Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi. Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa. Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao. Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết. Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này. Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này. Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được. Huyền Trang, GNsP: Dạ thưa con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giuse. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Đức Tổng và xin Đức Tổng thêm lời cầu nguyện cho người dân chúng con ạ. Huyền Trang, GNsP
......

Khi ông Trọng tuốt gươm!

Trong tuần qua, việc một viên chức cấp tỉnh đi xe “mượn” nhưng gắn biển xanh của xe nhà nước bỗng rộ lên trên báo chí trong nước. Sự kiện này đã khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ra tay chỉ đạo một lúc 9 cơ quan phải vào cuộc, do Ban Kiểm Tra Trung Ương đứng đầu phối hợp mở cuộc điều tra… để quyết làm tới nơi tới chốn. Cá chết thì chìm, xe Lexus bỗng nổi lên ồn ào như lần đầu tiên khám phá được một cán bộ đảng nhám nhúa. Kể từ ngày lên ngồi ghế tổng bí thư đảng thêm một nhiệm kỳ, đây là lần chỉ đạo có vẻ quyết liệt của ông Trọng không khác một võ sĩ tuốt gươm cương quyết hạ gục đối thủ. Ý kiến của ông Trọng còn nói rõ đây là “việc cần làm ngay”, một nhóm từ của Nguyễn Văn Linh phổ biến trước đây mà không lâu sau từ từ biến thành những “việc cần làm ngơ” trong giới cán bộ đang bắt đầu ngửi thấy mùi tiền. Lý do nào khiến ông Trọng chỉ thị một lúc 9 cơ quan vào cuộc điều tra vụ xe Lexus gắn biển xanh? Vụ Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang chạy xe Lexus gắn biển số xanh để đi làm, nếu nhìn theo một hướng tích cực cũng chỉ nhằm giảm bớt chi phí công. Thế nhưng ông Trọng lại ra lệnh đến 9 cơ quan trung ương và địa phương "vào cuộc" điều tra quả là chuyện lạ. Chuyện lạ thứ nhất, ông Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh không sử dụng xe nhà nước mà là “mượn” xe người khác gắn bảng xanh xử dụng vào công vụ, thực ra cũng đỡ tốn hao công quỹ. Chuyện đó xét ra cũng bình thường nếu không muốn nói là một việc tốt. Thử hỏi nếu trong trên 2 triệu công chức hiện nay, chỉ cần 50% người như ông Thanh thì nhà nước đỡ phải tốn hàng trăm triệu đô-la để nhập xe sang trọng cho cán bộ đi lại phục vụ dân, chưa kể tiền xăng nhớt bảo trì hàng năm. Những xe đắt tiền ấy, ngoài việc công còn xử dụng để đi chùa, đi chợ, đưa đón quý tử đi học cùng là tiệc cưới, tang ma. Chuyện công tư phối hợp ấy cũng quá tiện lợi cho lãnh đạo cùng gia đình, nhưng đau xót cho túi tiền người dân. Đáng lý ra nhà nước phải cám ơn ông Thanh, tuyên dương ông thành một tấm gương “người tốt việc tốt”, chứ sao lại dùng tới 9 cơ quan đầy quyền uy để điều tra? Chuyện lạ kế tiếp, giả dụ việc điều tra là cần thiết để chấn chỉnh 4 nguy cơ đang làm cho đảng suy yếu thì người ta chỉ cần giao cho Ủy Ban Kiểm Tra hay Tỉnh Uỷ Hậu Giang họp xét đưa ra biện pháp gọi là “khắc phục” rồi báo cáo lên trên là quá đủ. Thế tại sao ông Tổng lại phải hô hoán lên như đảng đang sụp đổ đến nơi và lập tức ra chỉ đạo cho 9 cơ quan nhảy vào cuộc cùng một lúc? Phải chăng ông Trọng định ra tay xé xác ông Thanh hay những người đứng sau ông Thanh? Được biết, dưới trào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trịnh Xuân Thanh đã từng là người đứng đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam suốt một thời gian dài, từ năm 2009 đến 2013. Cũng như hầu hết tổng công ty ồn ào lập ra trong hoang tưởng về một thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa đến năm 2020, công ty của ông Thanh làm ăn thua lỗ đến trên 3.000 tỷ đồng. Nhưng ông có phép mầu nào đó như ông Nguyễn Tấn Dũng, nên không chịu bất cứ một thứ trách nhiệm nào và cuối cùng được hạ cánh an toàn với chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Nhưng nay thì có vẻ ông Trịnh Xuân Thanh không còn an toàn nữa vì bỗng dưng bị moi ra từ chiếc Lexus 5 tỷ bạc mang biển số đánh tráo. Chiếc Lexus tư nhân của ông Trịnh Xuân Thanh. Từ những chuyện lạ này, người ta nghĩ sở dĩ ông Trọng muốn tuốt gươm xử ông Thanh là vì 3 điều: - Hiện nay đảng và nhà nước của đảng đang lâm vào tình trạng không lối thoát trong vụ cá chết ở bờ biển Miền Trung. Trước sự đòi hỏi chính đáng của người dân là mọi nguyên nhân vì sao cá chết phải được công bố minh bạch, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh bài câu giờ, giải thích lấp liếm để bảo vệ thủ phạm. Với câu chuyện chiếc xe Lexus của Phó chủ tịch Thanh đang được làm rùm beng trên báo chí quốc doanh, trung ương đảng muốn hướng dư luận quên đi chuyện cá chết để theo dõi một vụ tham nhũng đang hứa hẹn được phanh phui. Đây là lá bài đánh tráo kiểu “Lê Lai cứu Chúa” nhưng không qua được mắt ai cho dù đích thân ông Trọng vung gươm. - Một suy đoán có căn cứ khác cho rằng kỳ này ông Trọng muốn dùng ông Thanh như là chuyện rất hy hữu để chứng tỏ ông Trọng thuộc giống ăn ở sạch, không hốt tiền bỏ chạy như đa số cán bộ “suy thoái, biến chất” hiện nay. Điều này sẽ cho thiên hạ thấy trong đại hội 12, ông đắc cử 100% là xứng đáng, là đúng quy trình cho dù ông có tự tô vẽ “tuy tuổi già sức yếu”… - Với hành động ra vẻ quyết liệt này, ông Trọng muốn răn đe giới đảng viên qua hình ảnh Trịnh Xuân Thanh để mong phục hồi “danh dự” của đảng đang bị vùi dập quá mạnh hiện nay. Nhưng tham nhũng chỉ là một trong 4 nguy cơ mà ông Trọng phải ra sức đối phó. Với 3 nguy cơ còn lại - tình trạng tụt hậu, chệch hướng và diễn biến hòa bình – không ai chắc một tổng bí thư già nua tuổi tác có thể chèo chống con thuyền đảng qua cơn bão tố. Tóm lại, không ít dư luận cho rằng Trịnh Xuân Thanh không phải là nhân vật cuối cùng mà chỉ là con ruồi nho nhỏ đầu tiên của một chiến dịch in bóng “đả hổ diệt ruồi” của Bắc Kinh. Rồi đây sau Trịnh Xuân Thanh và cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng người con trai, cuộc truy kích các thành phần vây cánh chung quanh cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là màn sôi động của vở tuồng. Nguồn: http://www.viettan.org/Khi-ong-Trong-tuot-guom.html
......

BÌNH THUẬN: VỠ ĐÊ BAO - BÙN ĐỎ QUẶNG TITAN CỰC ĐỘC TRÀN RA BIỂN !!!

Khu vực gây ra sự cố này thuộc mỏ quặng khai thác Titan do Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) làm chủ đầu tư. Từ 4h-00 sáng đến giờ, khu vực biển Thuận Quý (thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) bị nhuộm ĐỎ cả một khu vực rộng lớn, chưa thể ngăn chặn được sự cố lan rộng. Một số khu du lịch (resort ven biển) và nhiều hộ dân trong khu vực bị lượng bùn đỏ cưc lớn tràn vào; gây thiệt hại lớn. Có nơi đo được lượng bùn đỏ ngập khỏi mặt đường cao hơn nửa mét... Hồi tháng 11 năm 2011, Bình Thuận từng xảy ra một thảm họa tràn bùn ĐỎ tương tự. Thậm chí bùn đã phá một phần rừng phòng hộ, đường Quốc lộ, nhà cửa công trình vườn cây ao cá dân sinh và các khu du lịch cao cấp... Nhưng chẳng ai bị xử ý trách nhiệm sau sự cố đó. Bùn đỏ sản sinh từ quá trình khai thác quặng kim loại (Titan, Bo-xit...) là chất thải chứa nhiều kim loại nặng, cực độc với môi trường và sức khỏe con người. Anh chị em hãy loan tin và đề cao cảnh giác. === Xem tin tức tại đây:http://kienthuc.net.vn/…/binh-thuan-vo-bo-bao-chat-thai-kha… Xem thêm chi tiết về Cty này:http://www.hosocongty.vn/cong-ty-cp-dau-tu-tan-quang-cuong-… ‪#‎haylentieng‬ ‪#‎dungimlang‬ ‪#‎bienchet‬ ‪#‎cachet‬ ‪#‎savefish‬ ‪#‎saveocean‬ ‪#‎chosefish‬ ‪#‎fuckoffformaso‬ ‪#‎nochina‬ ‪#‎dmcs‬ Tổng hợp : Huỳnh Quốc Huy FB Khanh Lam Nguyen
......

Đài Loan: Dân biểu và các tổ chức NGO chỉ trích Formosa gây ô nhiễm môi trường

Tại Đài Loan, các Dân biểu Đài Loan, cùng với 4 NGO tổ chức họp báo liên quan đến vụ cá biển chết dầy đặc ở các tỉnh Miền Trung vào tháng 4.2016, do công ty Formosa xả thải độc tốc ra biển, làm ô nhiễm môi trường. 4-5 người Việt Nam, trong đó có Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô dâu Việt ở Đài Loan, tham dự cuộc họp báo này vào sáng ngày 16.06.2016. Để hiểu rõ nội dung cuộc họp báo, xin mời quý vị dõi theo cuộc phỏng vấn của chúng tôi giữa phóng viên GNsP với Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng. Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, xin cha tường thuật lại cho chúng con được biết nội dung chính của cuộc họp báo liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh tại Đài Loan là như thế nào ạ? Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Ngày hôm nay, tại Quốc hội Đài Loan có ba Dân biểu Quốc hội, 4 tổ chức NGO cùng hợp tác với nhau để tổ chức buổi họp báo này. 3 Dân biểu Đài Loan cùng với 4 tổ chức NGO tổ chức họp báo với khoảng 4-5 người Việt Nam làm việc tại Đài Loan, liên quan đến công ty Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển Miền Trung, gây ra hậu quả cá biển chết trắng và ngư dân mất nghiệp. Về hình thức, đây là cuộc họp báo quy tụ số lượng truyền thông báo chí Đài Loan lớn nhất từ trước đến giờ. Nội dung của cuộc họp báo nêu lên mối quan hệ giữa công ty Formosa Hà Tĩnh đã gây ô nhiễm môi trường sống và hiện nay [nhà cầm quyền VN] chưa công bố nguyên nhân cá chết. Cho đến giờ phút này, ngư dân ở các tỉnh Miền Trung chưa có công ăn việc làm. Ngoài ra, có một Dân biểu quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở VN. Vị này đặt vấn đề [nhà chức trách] đã cưỡng ép, di dời người dân để xây dựng công ty Formosa ở Hà Tĩnh. Một Dân biểu khác nhắc đến biến cố công ty Formosa Đài Loan khi xây dựng công ty đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của một loài cá heo đặc biệt ở Đài Loan. Tôi trình bày thông điệp [môi trường] trong tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan đến ngôi nhà chung của chúng ta. Ngài nói rằng, tội lỗi chống lại thiên nhiên cũng là tội lỗi chống lại chúng ta và là tội lỗi chống lại Thiên Chúa. Do đó, chúng ta có trách nhiệm và bổn phận phải lên tiếng… Một người VN sống tại Vũng Áng thuộc xứ Đông Yên, Hà Tĩnh – là ngư dân – đã phải qua Đài Loan đi làm, nuôi cả gia đình vì không còn cá để đánh bắt. Anh cho báo chí Đài Loan biết, gia đình anh có người lặn xuống vùng biển gần công ty Formosa, khám phá ra được ống dẫn phế thải. Điều này làm các phóng viên báo chí quan tâm nhiều hơn. Formosa Khi được hỏi, công ty Formosa có trách nhiệm gì liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường thì họ nói rằng họ làm đúng theo luật pháp của Việt Nam, họ làm đúng theo tiêu chuẩn về an toàn môi sinh của VN, nhưng họ không đưa ra được một bằng chứng cụ thể chi tiết nào để chứng minh cho lời nói của họ là thật. Huyền Trang, GNsP: Kính thưa cha, cha đã yêu cầu những gì trong cuộc họp báo này? Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Tôi yêu cầu, chính phủ Đài Loan cần xem lại chính sách kinh tế xuôi Nam của chính phủ mới khi cho các công ty Đài Loan đi đầu tư ở nước ngoài, cần có sự kiểm soát, theo dõi và đôn đốc của chính phủ Đài Loan. Công ty Formosa là một trong những ví dụ điển hình. Theo tôi được biết, một công ty có số vốn đầu tư hơn 150 triệu mỹ kim phải xin phép chính phủ Đài Loan để có những bộ ngành phê duyệt. Nhưng không biết lý do tại sao chỉ cần có 12 ngày mà công ty Formosa xin phép xây công ty tại VN, rồi vận hành công ty. Trong khi đó theo thông tin tôi được biết do các tổ chức NGO cho hay thì công ty Formosa xin chính phủ Đài Loan xây dựng công ty này ở Đài Loan, nhưng khi chính phủ Đài Loan xem xét kế hoạch đầu tư cũng như sự vận hành thì họ đã yêu cầu công ty này phải bổ sung thêm hồ sơ, nhưng sau đó chính phủ Đài Loan đã hủy bỏ đơn xin này. Công ty này đã đi tìm nơi khác và VN là nơi họ đã chọn. Yêu cầu thứ hai của tôi là, công ty Formosa cần giải trình thật chi tiết về cách xử lý của họ về 384 tấn hóa chất mà họ đã nhập vào VN trong đó có nhiều hóa chất độc hại, họ đã làm gì với số lượng hóa chất này trong quá trình rửa các ống xả thải. Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, qua sự quan sát của cha thì nhà chức trách Đài Loan quan tâm ra sao về vụ cá biển chết hàng loạt tại các tỉnh Miền Trung VN khi khu công nghiệp Formosa xả thải, và dự định họ sẽ giúp đỡ VN ra sao về thảm họa này ạ? Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Hy vọng qua cuộc họp báo này dư luận Đài Loan sẽ quan tâm đến vụ việc này nhiều hơn. Tôi vẫn chưa thấy chính phủ Đài Loan có một động tĩnh gì cụ thể để xem xét một cách nghiêm túc liên quan đến việc ô nhiễm môi trường sống của người dân VN. Một đại diện liên quan đến vấn đề môi trường ở Đài Loan cho biết, sau biến cố cá chết ở VN thì chính phủ Đài Loan có liên lạc với chính Phủ Việt Nam để muốn điều tra [nguyên nhân dẫn đến cá chết] nhưng quan chức này cho biết, chính phủ VN đã từ chối sự hợp tác của chính phủ Đài Loan. Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, như cha trình bày, nhà cầm quyền VN đã khước từ sự hỗ trợ của chính phủ Đài Loan để tìm ra nguyên nhân cá biển chết tại các tỉnh Miền Trung. Sự khước từ này cũng lập lại khi ông Đại sứ Hoa Kỳ đề nghị. Vậy thưa cha, cha nhận định như thế nào về thái độ này của nhà cầm quyền VN? Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Theo tôi đây là cách hành xử của những người độc đoán, họ không muốn người khác can dự vô vì sẽ làm mất uy tín của họ. Sự từ chối đến từ sự tự ti không phải đến từ lòng tự trọng. Vì thế nó gây tác hại lớn cho tập thể, cụ thể là người dân. Một câu hỏi rất lớn đặt ra là nhà cầm quyền cs tồn tại trên đất nước VN là phục vụ cho đảng cs hay cho người dân VN, cho đất nước VN, hay cho dân tộc VN? Nếu nhà cầm quyền sớm để cho các quốc gia tiên tiến can thiệp tìm ra được nguyên nhân cá biển chết, thì họ sẽ phải giải quyết các cán bộ đã tiếp tay đốt giai đoạn cho phép các cơ sở kinh doanh gây ra tác hại môi trường ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây cũng là một động cơ chính trị. Huyền Trang, GNsP: Thưa cha, nếu như nhà cầm quyền xác định Fomosa có lỗi xả thải, thì công ty Formosa sẽ phải bồi thường cho ngư dân những hậu quả họ gây ra. Đây cũng là bài học của Vedan khi bị xác định xả thải gây ô nhiễm và phải bồi thường, phải chăng đây cũng là “động cơ” khiến nhà cầm quyền chưa thể “minh bạch” nguyên nhân cá chết? Lm Phêrô Nguyễn Văn Hùng: Họ không dám giải quyết chuyện này một cách rốt ráo vì nó đụng chạm đến uy tín của đcs VN rất lớn vì nó liên quan đến yếu tố chính trị. Nếu xác định Formosa xả thải thì buộc họ phải bồi thường và phải có trách nhiệm lên những kế hoạch làm sạch môi trường biển bị ô nhiễm của các tỉnh Miền Trung. Huyền Trang, GNsP: Con xin cám ơn cha và con kính chúc sức khỏe cha. Nguồn: GNsP  
......

Con đường ắt phải đi, mục tiêu ắt phải đến

Cá chết hàng triệu con trải dài 200 km ngậm miệng. Con người có trách nhiệm ngậm tăm. Cá câm, người cũng câm. Lạ thế! Đây là tình hình kỳ quặc, quái dị hiện nay. Hai tháng trời trôi qua, đảng CS và chính phủ mới vẫn ngậm tăm, mặc cho lòng dân cháy bỏng muốn tìm ra nguyên nhân sớm nhất. Cho đến nay vẫn chỉ là lời hứa suông, rằng sẽ cho điều tra thêm, sẽ huy động các chuyên viên trí thức ngành bảo vệ môi trường vào cuộc, mời chuyên gia quốc tế giúp sức, công khai kết quả và từ đó sẽ truy ra tội phạm và sẽ áp dụng luật pháp truy cứu trách nhiệm bất cứ ai phạm pháp trong vụ án lớn tác động đến cuộc sống hàng ngày của hàng chục triệu dân cư. Thế rồi các báo lề phải báo tin: 'đã tìm ra đích danh thủ phạm'. ‘Khả năng tai họa do con người tạo ra, chứ không phải do thiên tai,không phải do tự nhiên của thủy triều đỏ..’ Rồi có báo hé ra rằng: 'trách nhiệm chính đã rõ là từ Công ty Formosa, đã tự thiết kế đường ống chưa hề được thông qua trong dự án, đã nhập số độc tố rất lớn tùy ý dùng, không được duyệt trước, rồi tự ý xử dụng theo lượng rất cao hàng trăm, ngàn tấn mà phía VN không hề biết gì, nghĩa là họ không coi chủ quyền VN ra gì cả’’, ‘’Công ty tuy mang danh hiệu của Đài Loan nhưng đằng sau đó là người của Bắc Kinh, cán bộ kỹ thuật Bắc Kinh, công nhân kỹ thuật và công nhân phổ thông đều người của Bắc Kinh đông nhất’’, và: ‘’ Đi cùng với ống xả chất độc rất nặng xuống đáy biển Kỳ Anh, nhiều tàu đánh cá biển TQ đã bị thấy đổ tháo xuống biển Đông rất nhiều lần đồ phế thải, trong đó có thể có nhiểu chất có độc tố cao, làm cho cá và các rặng san hô dưới đáy biển bị chết trắng hàng loạt’’. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 2-6-2016 cho biết “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” Rồi còn những nhân chứng sống. Các thợ lặn ở Hà Tĩnh và Nghệ An chết sau khi lặn xuống đáy biển lên,có người bị ốm nặng kéo dài và tả lại sự nhiễm độc ra sao, các gia đình bị nhiễm độc vì ăn cá nục và tôm tép biển trong vùng, lên đến vài ngàn người... Tất cả đều hoàn toàn đầy đủ cấu thành thành một vụ án cực lớn; 'Cố tình hủy hoại môi trường biển trên quy mô rộng lớn, gây hậu quả nặng nề và lâu dài cho hàng chục triệu ngư dân ven biển miền Trung'. Cơ quan điều tra của Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, Thanh tra chính phủ lẽ ra đã phải vào cuộc sớm, cùng với các phái viên các Bộ Nông nghiệp, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch đầu tư đã có mặt từ hai tháng nay rồi. Thế nhưng các cơ quan chấp pháp ấy vẫn bất động một cách bí hiểm. Họ bận chống các chiến sỹ Dân chủ. Khôn nhà dại chợ, hèn với giặc, ác với dân là thế. Đồng thời phải truy tố các quan chức VN vì tham lam thông đồng với tư bản Tàu làm hại cho đất nước ta về mọi mặt. Một điều bí hiểm không kém là một số bài báo trên Pháp Luật và Tuổi trẻ khi ẩn khi hiện như ma trơi, úp úp mở mở, lúc công khai khi bí mật , một kiểu không dám che dấu, im bặt thông tin như cũ, mà dở trò ẩm ương, vừa nể công luận vừa sợ chính quyền toàn trị, cho lên, rút xuống như trò đùa. Thế nhưng thử hỏi họ chơi trò ú tim như thế được bao lâu nữa? Rồi Chính phủ phải họp thường kỳ đầu tháng sáu này, Quốc hội mới phải ra mắt và họp phiên đầu có diễn văn Khai mạc và Chương trình công việc trước mắt, lại còn Chính phủ mới được bàu lại và sẽ ra mắt quốc dân, tất cả với các cuộc họp báo đã thành nếp. Họ phải mở mồm. Trốn và tránh mãi sao được. Trong tình hình một nước đàng hoàng có đầy đủ chủ quyền, gặp trường hợp trên đây, họ sẽ giải quyết ra sao? Các Công ty Formosa sẽ bị truy rố ra tòa, các Dự án hóa chất, sắt thép, cầu cảng trong vùng sẽ bị chấm dứt, các cán bộ và công nhân TQ sẽ bị yêu cầu rời VN về nước, các tổn thất mọi mặt phía TQ phải đền bù cho Nhà nước và nhân dân VN. Rồi sao nữa. Nhân dân qua vụ án lớn này sẽ yêu cầu đảng CS và Nhà nước xem xét kỹ lại mọi dự án do phía TQ nhận thầu , và yêu cầu chấm dứt các dự án làm hại Môi trường như Bô xít, Thủy điện, Hóa chất, Gang thép, Cầu đường..., vì tất cả các dự án đó đều bị áp đặt, với những thiệt thòi nặng nề cho phía VN, như kéo dài thi công, thiết bị quá cũ, giá thành quá đắt, năng xuất quá thấp, lại không an toàn cho cư dân địa phương, hại nhiều hơn lợi. Theo hướng đó lực lượng Công an có nhiều việc phải làm mới mẻ cần thiết, thật sự vì nước vì dân. Hãy đến các hộ người Tàu, kiểm tra giấy tờ của họ xem có hợp pháp hay không, họ có buôn gian bán lậu, nhập hàng giả hàng xấu độc không, trốn thuế , thông đồng với quan chức cướp đất của nông dân không ? có những ổ cờ bạc bịp, xì ke ma túy không.Công an hãy chuyển hẳn các lực lượng chuyên rình mò các anh chị em Dân chủ, bao vây, canh gác, bám sát họ sang lực lượng làm các việc trên đây, vừa có ý nghĩa chính trị, chính nghĩa, có lợi cho dân cho nước. Làm gì mà phải dùng đến 70 nhân viên Công an để bám chị Cấn Thị Thêu từ Hà Nội lên Hòa Bình. Vừa hèn vừa vô ích. Mà không dám đụng đến bọn Tàu phạm pháp. Đó là khởi đầu của quá trình Thoát Trung tất yếu vì kết bạn tốt với ai là quyền của nhân dân ta, quan hệ kinh tế chặt chẽ với ai là quyền của dân ta, huống chi tất cả trục trặc, trở ngại, xấu xa xảy ra đều do phía TQ cậy thế nước lớn gây nên. Cứ như ông trời có mắt thương dân ta nên đã làm cho TQ lộ rõ bộ mằt tàn bạo thâm hiểm ở Hà Tĩnh, để rồi dun dủi cho ông Obama sang tận VN chìa bàn tay thân thiện ấm cúng đúng vào dịp này. Dân mê tơi là phải lắm. Ông trùm Công an, trùm trại giam lớn là Chủ tịch nước mặt đưa tang khi tiếp khách miễn cưỡng những ngày qua là phải đạo lắm. Ông Tổng Trọng như thất thần mất sổ gạo hồi nào. Tư thế lãnh đạo của đảng CS lung lay tận gốc. Đường lối thoát Trung ắt phải là con đường tất yếu để thoát hiểm, và mục tiêu ắt phải đến là kết thân toàn diện, mặn mà không lưỡng lự với Hoa Kỳ và thế giới Dân chủ Nhân quyền càng sớm, càng chặt càng tốt cho nhân dân VN ta. Nguồn: VOA
......

Hỗn loạn vô chủ

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã công bố thành phần các đại biểu mới, gồm 496 người. Trong đó có đến 100 người là uỷ viên trung ương Đảng. Quốc hội Việt Nam lần này là quốc hội có ít số người ngoài đảng nhất so với quốc hội trước. Tổng số đảng viên CSVN chiếm đến 96% trong quốc hội. Có đến 19 uỷ viên BCT cộng sản Việt Nam trúng cử quốc hội kỳ này. Sau kết qủa này của quốc hội, cho thấy đảng CSVN đã thực hiện hoàn tất chủ trương tăng cường quyền lãnh đạo của đảng trên đất nước, chủ trương do giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Với việc trụ lại thành công chức tổng bí thư khi đã quá tuổi ở đại hội 12, sau đó sắp xếp nhân sự như ý vào bộ máy ban ngành trong đảng, tiếp tới đưa đại đa số đảng viên vào chiếm lĩnh quốc hội là thành công mà Nguyễn Phú Trọng theo đuổi bấy lâu. Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra được sự thống nhất tương đối quyền lực, không còn cảnh anh Ba, anh Tư cầm đầu những nhóm lợi ích thao túng chính trường như trước đây. Trọng có thể thoải mái đi thăm các vùng đất Nam Bộ, như một nhà vua ngạo nghễ đi dạo trên những vùng đất mới bình định được, điều mà trước kia Trọng ít khi làm. Tưởng rằng với sự thống nhất quyền lực như vậy, đất nước sẽ không còn cảnh đấu đá, phe phái. Đảng cộng sản chỉ việc dốc sức theo đuổi đường lối CNXH, toàn đảng nhìn về một hướng. Thế nhưng, đất nước lại rơi vào cảnh hỗn loạn một cách vô chủ. Hai tháng trời sau thảm hoạ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, những người ngư dân hầu như đã không còn ra biển, những chợ hải sản, nhà hàng hải sải, du lịch biển chết dần mòn trong cảnh tiêu điều, hiu hắt. Chính phủ Việt Nam không đưa ra nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoạ này. Chỉ vài biện pháp qua loa đối phó dư luận như kiểu cho cán bộ tắm biển, cán bộ ăn hải sản không biết có phải thứ hải sản lấy từ trung tâm phát độc Vũng Áng hay có khi loại hải sản được phi cơ chở từ Tân Gia Ba về. Những biện pháp mà dân chúng thường gọi là dán bùa đít mèo, không thể nào trấn an được dư luận. Không có một nhân vật cao cấp nào trong bộ chính trị có phát ngôn thẳng thắn và trách nhiệm để dân chúng thấy rằng Đảng CSVN còn có mặt trên đất nước. Trong vụ cá chết, người dân cảm giác đất nước này đang vô chủ. Các lãnh đạo cao cấp ở Bộ chính trị thực hiện phương châm, ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi. Từ Tổng bí thư đến chủ tịch nước đều tảng lờ như không biết chuyện cá chết. Thế nhưng chỉ chuyện nhỏ về bài báo nào đó nói về phó chủ tịch tỉnh có xe đẹp, ông tổng bí thư đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ vấn đề bài báo nêu ra. Chứng tỏ ông ta có đọc, nhưng chỉ lên tiếng những gì cảm thấy mang lại uy tín cho mình mà thôi. Ông tân thủ tướng thì chỉ đạo theo kiểu cần khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhưng kèm theo câu thận trọng. Có nghĩa là khẩn trương tìm nguyên nhân nhưng nếu nguyên nhân không phải là do thiên nhiên như thủy triều đỏ, tảo nở hoa thì cần thận trọng khi công bố. Vì thế sau hơn hai tháng, một ông bộ trưởng họp báo tuyên bố nguyên nhân cá chết là tại liên quan đến nguyên nhân gây ra cá chết. Nhiều cuộc biểu tình của người dân nổ ra để đòi hỏi chính phủ minh bạch thông tin cá chết. Những cuộc biểu tình này bị đàn áp khốc liệt bằng đòn vọt, nhà tù trá hình dưới mác trung tâm phục hồi nhân phẩm, nhiều người bị an ninh gây áp lực mất việc làm, mất nơi thuê nhà. Chế độ quy kết động cơ biểu tình của người dân là ý đồ xấu. Đài truyền hình Việt Nam cũng lập tức phụ hoạ hỗ trợ ra ngay một chương trình, nhằm quy kết động cơ những người đòi minh bạch thông tin cá chết là có ý đồ xấu bằng một cuộc thảo luận mang đậm cách đấu tố hồi cải cách ruộng đất. Nhưng có một ý đồ mà ngay cả những người biểu tình đòi minh bạch thông tin cá chết và cả bộ máy an ninh, cơ quan tuyên giáo, đài truyền hình quốc gia đều không biết. Bởi tuy ý đồ đó xuất phát từ tâm thức, mơ hồ nhưng thực ra nó hiện hữu ai cũng thấy nhưng không diễn tả được. Đó là ý đồ muốn hỏi ai là chủ đất nước này? Cơ quan nào có trách nhiệm với đất nước này, đảng, chính phủ, quốc hội hay nhà nước hay thế lực nào? Vì không rõ ai là chủ, cơ quan nào chịu trách nhiệm, nên thông tin trả lời thảm hoạ cá chết vẫn lửng lơ. Đất nước này đang vô chủ, thực sự là như vậy. Nếu có chủ nhân thực sự, đã có người phải đứng ra trả lời rõ ràng và sẵn sàng chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình. Người trách nhiệm trả lời để an lòng dân không thấy. Nhưng người đi đàn áp, để trấn áp, hăm doạ bưng bít thông tin thì lại nhiều vô vàn. Mỗi phường có đến trăm người cả công an, dân phòng, cán bộ để đi trấn áp những người đòi thông tin về cá chết. Tuyệt nhiên cả trăm mạng đó ở một phường cũng không ai biết gì về nguyên nhân cá chết cả. Đấy là dấu hiệụ của sự hỗn loạn, nếu như ở biểu tình chống Trung Quốc, các con vẹt dư luận còn hót ra rả có luận điệu như vì tình hữu nghị, vì yên ổn làm ăn, vì quan hệ đa phương, song phương. Đến vụ cá chết thì không có luận điệu nào ra hồn ngoài giọng qua loa đang tìm nguyên nhân. Nhưng sự vô chủ và mất đoàn kết không chỉ ở trong vụ cá chết, bầy đàn Nguyễn Phú Trọng không phải là gắn bó thống nhất như bên ngoài chúng ta thấy. Hãy nhìn vụ ầm ĩ về trường hợp thượng nghĩ sĩ Bob Kerry. Thông thường những việc thế này ĐCSVN thường nhất quán trong tuyên truyền vì tính chất nhạy cảm, đảng thường định hướng khắt khe để lèo lái dư luận theo một cái nhìn đóng khung sẵn. Thế nhưng vụ việc lại nổi sóng đến mức đáng sợ, người ta khơi lại máu me, chém giết cách đây nửa thập kỷ để lên án, đòi trừng phạt. Mặc dù bộ ngoại giao, bộ quốc phòng trước đó đã có bài định hướng êm xuôi, mặc dù uỷ viên bộ chính trị Đinh La Thăng, người phụ trách địa bàn nơi mà Bob Kerry có công việc liên quan đã phải lên tiếng ủng hộ Bob. Nhưng bài báo viết về sự ủng hộ của Đinh La Thăng ngay lập tức bị gỡ bỏ. Thay vào đó là những bài lên án của đủ các loại người khác nhau. Không có ông chủ nào đứng ra để ngăn phân định vụ cá chết cũng như vụ Bob Kerry. Thiên hạ chửi nhau loạn xạ trên mọi phương tiện về Bob Kerry kéo theo là cả những hệ tư tưởng, quan điểm khác nhau. Đấy có phải là một chứng minh của sự hỗn loạn vô chủ hay không? Sắp tới khi Trung Quốc hoàn tất khẳng định chủ quyền biển Đông. Lúc đó những người dân Việt Nam mới chợt nhận ra rằng đất nước của họ đang vô chủ. Tuy nhiên khái niệm vô chủ ở đây là những người chủ có trách nhiệm, có lương tâm. Chỉ có sự bóc lột, tham nhũng, bất công, đàn áp luôn luôn là có chủ. Nguồn: Blog Người Buôn Gió
......

CÁ NỤC ĐÔNG LẠNH Ở QUẢNG TRỊ CÓ CHẤT CỰC ĐỘC?

PHẦN DẪN NHẬP H1Ngày hôm nay, 10 tháng 6 năm 2016, báo chí trong nước đồng loạt loan tin về vụ 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị có chất cực độc [1-4].  Các bài báo dựa theo lời tuyên bố của ông Hồ Sỹ Biên, Trưởng chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) Quảng Trị [5].  Ông Biên cho biết đơn vị này vừa xác định có chất cực độc phenol trong 30 tấn cá nục đông lạnh ở một cơ sở chế biến cá đông lạnh tại thị trấn Cửa Tùng (Vĩnh Linh), thu mua ngay sau khi có tình trạng cá biển chết hàng loạt ở miền Trung.  Do tâm lý e ngại cá biển nên số cá này được trữ đông đến nay.  Qua xét nghiệm, mẫu cá có nồng độ phenol là 0,037 mg/kg.  “Đây là dẫn xuất nhân thơm dùng trong công nghiệp để tẩy uế, sát khuẩn.   Chất này tuyệt đối không được có trong thực phẩm, kể cả bao bì thực phẩm, thậm chí thức ăn chăn nuôi… chỉ có thể khẳng định có chất độc trong mẫu kiểm nghiệm, chứ không thể xác định nhiễm độc từ đâu.  Với hàm lượng 2-5 gram, chất Phenol gây ngộ độc cấp, và 10 gram gây chết người.  Dù hàm lượng trong mẫu kiểm nghiệm ít, không gây ngộ độc bây giờ nhưng tiềm tàng nguy hiểm về sau.” [4] Việc phát hiên “chất cực độc” trong cá nục đông lạnh ở Quảng Trị làm  xôn xao dư luận trong và ngoài nước và gây sự chú ý của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America (VOA)) [6].  Phenol có phải là “chất cực độc” không được có trong thực phẩm?  Phenol có gây “ngộ độc cấp” ở hàm lượng 2-5 grams và gây “chết người” ở hàm lượng 10 grams?  Phenol không gây ngộ độc bây giờ nhưng tiềm tàng nguy hiểm về sau?  Bài viết nầy có mục đích câu trả lời các câu hỏi đó. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA PHENOL Ông Hồ Sỹ Biên, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị Ảnh: Thanh Lộc/ TN Phenol là một hợp chất hữu cơ – hiện diện tự nhiên hay được chế tạo – ở thể đặc, công thức hóa học là C6H6O, không có màu hoặc hồng nhạt.  Phenol có mùi thơm dù ở nồng độ thấp 0,048 ppm (parts per million (phần triệu)) và có thể hòa tan trong nước [7]. Phenol ở thể lỏng được dùng trong thương mại, phần lớn dùng để sản xuất nhựa có chất phenol và chế tạo nylon hoặc sợi tổng hợp.  Phenol cũng được dùng để giết vi khuẩn hoặc mốc meo, tẩy uế hay khử trùng, và làm thuốc súc miệng hoặc kẹo thông cổ (sore throat lozenges) [8].  Phenol hiện diện tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm như đinh hương (cloves) (có nồng độ cao nhất 151.880 mg/kg), tai hồi (có nồng độ 54.600 mg/kg), dâu tây (có nồng độ 2.350 mg/kg) và rượu vang (có nồng độ thấp nhất 100 mg/kg [9]. Sau khi một lượng nhỏ được phóng thích vào không khí, phenol sẽ được loại trừ một cách nhanh chóng (thường thường, ½ số phenol sẽ được loại trong vòng 1 ngày).  Phenol ở trong đất từ 2 đến 5 ngày và ở trong nước 1 tuần hoặc lâu hơn.  Phenol sẽ ở trong không khí, đất và nước lâu dài nếu việc phóng thích một số lượng lớn được lặp đi lặp lại nhiều lần.  Phenol không tích lũy trong cá, các thú vật khác hay cây cối [8].  Phenol không tích lũy trong cơ thể con người và được loại trừ một cách nhanh chóng qua đường tiểu dưới dạng sulfate và glucuronide.  Phenol hiện diện trong nước tiểu của người không tiếp xúc với phenol hay benzene ở nồng độ thấp hơn 10 mg/L [9]. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency (USEPA)), phenol được xem là một chất khá độc đối với con người qua đường tiêu hóa. Trong ngắn hạn, phenol có thể gây biếng ăn, mất cân liên tục, tiêu chảy, chóng mặt, chảy nước miếng, và nước tiểu có màu đậm.  Tiếp xúc lâu hạn với phenol có thể ảnh hưởng đến gan và máu.  USEPA không ấn định mức cho phép (maximun contaminant level (MCL)) cho phenol, nhưng đưa ra liều lượng tham khảo (reference dose (RfD)) là 0,6 mg/kg/day.  Liều lượng tham khảo là số lượng ước tính mà một người có thể tiếp nhận mỗi ngày qua đường tiêu hóa mà không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trong suốt cuộc đời [10]. Một trẻ em có thể uống nước có nồng độ phenol lên đến 6 mg/L mà không có ảnh hưởng đến sức khỏe.  Phenol cũng không gây ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe nếu một người uống nước có nồng độ lên đến 2 mg/L trong suốt cuộc đời.  Cơ quan Quản trị Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Administration (OSHA)) ấn định nồng độ dưới 5 ppm để bảo vệ công nhân trong suốt 8 tiếng làm việc của họ [8].  Phenol có thể gây chết người qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc với một vùng rộng của da.  Liều lượng giết người tối thiểu qua đường miệng (minimal lethal oral dose) được ước tính là 70 mg/kg cho người lớn.  Một số nghiên cứu cho thấy chỉ cần một liều lượng qua đường miệng là 1.000 mg cũng đủ làm chết người, nhưng thỉnh thoảng, bệnh nhân vẫn sống với liều lượng lên đến 65.000 mg [11]. Về thực phẩm, ATSDR ấn định Mức Rủi ro Tối thiểu (Minimal Risk Level (MRL) cho việc tiêu thụ thực phẩm ngắn hạn (14 ngày hoặc ngắn hơn) là 1 mg/kg/day.  MRLs cho việc tiêu thụ thực phẩm trung hạn và dài hạn không được ấn định [12].  Như vậy, nếu một người căn nặng 40 kg, thì người đó có thể tiếp thu thực phẩm có chứa 40 mg phenol trong một ngày mà không gặp rủi ro nào cho sức khỏe. CÁ ĐÔNG LẠNH Ở QUẢNG TRỊ CÓ CHẤT CỰC ĐỘC? Qua những đặc tính được trình bày ở trên, phenol hoàn toàn không phải là một “chất cực độc” vì nó hiện diện tự nhiên trong môi trường và ngay trong cơ thể con người.  Có thể ông Hồ Sỹ Biên dựa vào tiêu chuẩn ATVSTP của Việt Nam để khẳng định rằng phenol “… tuyệt đối không được có trong thực phẩm, kể cả bao bì thực phẩm, thậm chí thức ăn chăn nuôi,” nhưng tiêu chuẩn nầy, nếu có, không phù hợp với đặc tính khoa học của phenol vì phenol hiện diện tự nhiên ở nồng độ khá cao trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Ông Hồ Sỹ Biên dường như trích dẫn tiêu chuẩn ATVSTP của Việt Nam khi cho biết rằng: “Với hàm lượng 2-5 gram, chất Phenol gây ngộ độc cấp, và 10 gram gây chết người.” Nếu đây là tiêu chuẩn ATVSTP của Việt Nam thì tiêu chuẩn nầy, một lần nữa, không phù hợp với những đặc tính của phenol.  Như đã nêu trên, trong nhiều trường hợp, bênh nhân vẫn sống sau khi tiếp nhận qua đường miệng một lượng phenol lên đến 65.000 mg hay 65 grams. Ông Hồ Sỹ Biên kết luận rằng: “Dù hàm lượng trong mẫu kiểm nghiệm ít, không gây ngộ độc bây giờ nhưng tiềm tàng nguy hiểm về sau.”  Một lần nữa, tuyên bố của ông Hồ Sỹ Biên không phù hợp với đặc tính của phenol, vì nó không tích lũy trong cơ thể con người và được loại trừ ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng qua đường tiểu. Dựa trên những đặc tính của phenol và nồng độ rất thấp phát hiện trong cá nục đông lạnh ở Quảng Trị (0,037 mg/kg) so với rượu vang, là thực phẩm có nồng độ phenol thấp nhất (100 mg/kg), chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn và khoa học rằng cá nục động lạnh ở Quảng Trị không có “chất cực độc” mà ngược lại rất an toàn để ăn theo tiêu chẩn của ATSDR và USEPA. KẾT LUẬN Vào ngày 10 tháng 6 năm 2016, báo chí trong nước đồng loạt loan tin về vụ 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị có chất cực độc.  Các bài báo dựa theo lời tuyên bố của ông Hồ Sỹ Biên, Trưởng chi cục ATVSTP Quảng Trị, cho biết đơn vị này vừa xác định có chất cực độc phenol trong 30 tấn cá nục đông lạnh ở Cửa Tùng (Vĩnh Linh) được thu mua ngay sau khi có tình trạng cá biển chết hàng loạt ở miền Trung.  Theo ông Biên, mẫu cá có nồng độ phenol là 0,037 mg/kg, một chất tuyệt đối không được có trong thực phẩm, gây ngộ độc cấp ở hàm lượng 2-5 grams và gây chết người ở 10 grams, và không gây ngộ độc bây giờ nhưng tiềm tàng nguy hiểm về sau.  Việc phát hiện “chất cực độc” trong cá nục đông lạnh làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước và gây sự chú ý của Đài VOA. Dựa theo những đặc tính của phenol và tiêu chuẩn của ATSDR và USEPA ở Hoa Kỳ, phenol không phải là một chất cực độc đối với con người vì nó hiện diện tự nhiên trong môi trường và cơ thể con người.  Nó khá độc ở nồng độ cao nhưng không có ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở nồng độ thấp và không có ảnh hưởng lâu dài vì không tích lũy trong động thực vật, kể cả cá và người.  Với một nồng độ phenol rất thấp phát hiện được, cá nục đông lạnh ở Quảng Trị được xem là rất an toàn để ăn theo tiêu chuẩn của ATSDR và USEPA ở Hoa Kỳ. Nếu những lời tuyên bố của ông Hồ Sỹ Biên dựa trên tiêu chuẩn ATVSTP của Việt Nam thì bộ tiêu chuẩn nầy cần phải được duyệt xét lại và sửa đổi ngay lập tức để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là của Hoa Kỳ.  Nó rất cần thiết để tránh những ảnh hưởng tâm lý tai hại, chẳng những cho người tiêu thụ trong nước mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam vì những khó khăn trong việc xuất cảng thủy hải sản. SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của Tiểu bang California.  Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975.  Tốt nghiệp Cao học Thủy lợi tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học (Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm 1989.  Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles. _______ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]       Quốc Nam. 10 tháng 6 năm 2016. “Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị.”  Tuổi Trẻ. http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/thi-truong/20160610/phat-hien-chat-cuc-doc... [2]        Đ. Đức. 10 tháng 6 năm 2016. “Phát hiện chất Phenol cực độc trong cá nục thu mua ngay sau thời điểm cá chết.” Dân Trí. http://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-chat-phenol-cuc-doc-trong-ca-nuc... [3]        H. Lợi. 10 tháng 6 năm 2016. “Phát hiện chất cực độc trong lô hàng cá nục đông lạnh tại Quảng Trị.” Người Lao Động. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phat-hien-chat-cuc-doc-trong-lo-han... [4]        Hoàng Táo. 10 tháng 6 năm 2016. “30 tấn cá nục đông lạnh chứa chất cực độc ở Quảng Trị.” VNExpress. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/30-tan-ca-nuc-dong-lanh-chua-chat-c... [5]        Nguyễn Phúc – Linh Châu. 10 tháng 6 năm 2016.  “Chất cực độc có trong 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị là gì?” Thanh Niên Online. [6]        Trà Mi. 10 tháng 6 năm 2016. “Quảng Trị phát hiện 30 tấn cá cực độc.” VOA Tiếng Việt. http://www.voatiengviet.com/content/quang-tri-phat-hien-30-tan-ca-dong-l... [7]        ScienceLab. May 21, 2013. “Material Safety Data Sheet – Phenol MSDS.” http://www.sciencelab.com/msds.php?msdsId=9926463 [8]        Division of Toxicology and Human Health Sciences. September 2008. “Phenol – ToxFAQs.” Agency for Toxic Substances and Disease Registry (ATSDR). http://www.atsdr.cdc.gov/toxfaqs/tfacts115.pdf [9]        J Perez Jimenez, V Neveu, F Vos and A Scalbert. No date. “Table 1 from Identification of the 100 richest dietary sources of polyphenols: an application of the Phenol-Explorer database.” EJCN. http://www.nature.com/ejcn/journal/v64/n3s/fig_tab/ejcn2010221t1.html [10]      Air Toxics Web Site. January 2000. “Phenol – Hazard Summary.” U.S. Environmental Protection Agency (USEPA). https://www3.epa.gov/airtoxics/hlthef/phenol.html [11]      ATSDR. January 21, 2015. “Toxic Substances Portal – Phenol – 2. Relevance to Public Health.” Centers for Disease Control and Prevention. https://www.atsdr.cdc.gov/toxprofiles/tp115-c2.pdf [12]      ATSDR. 2008. ”Toxicological Profile for Phenol.”  U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Services.  Atlanta, GA.  http://www.atsdr.cdc.gov/toxguides/toxguide-115.pdf Theo https://anhbasam.wordpress.com
......

Cá chết, tội phạm và giải pháp

Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung không phải là một tai họa xảy ra đồng loạt trong vài ngày mà là một diễn biến kéo cả tháng trời. Bắt đầu cá chết hàng loạt được phát hiện vào ngày 6 tháng 4 tại khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó lần lượt phát hiện ở Quảng Bình vào ngày 10 tháng 4, Thừa Thiên Huế ngày 15 tháng 4, Quảng Trị vào ngày 16 tháng 4 và kéo dài cho đến đầu tháng 5. Trong suốt tháng 4, lãnh đạo CSVN đã phản ứng vô cùng chậm chạp, nếu không nói là phó mặc các sở môi trường ở địa phương tung người đi xem cá chết, còn trung ương chỉ kiểm tra qua loa. Ngay cả khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng đến tham quan nhà máy Formosa ở Vũng Áng hôm 22 tháng 4, cũng đã hoàn toàn vô tư… trước hiện tượng cá chết hàng loạt. Người đứng đầu đảng đã không quan tâm thì làm sao đòi hỏi các ban ngành nhập cuộc nhanh chóng. Mãi cho đến khi hiện tượng hải sản chết hàng loạt tái xuất hiện tại Hà Tĩnh vào tuần lễ 24 đến 26 tháng 4, cùng với sự nhập cuộc của các cơ quan truyền thông và nhất là phát biểu gây sốc của ông Chu Xuân Phàm đại diện của công ty Formosa là “Chọn Cá hay Thép”, thì làn sóng phẫn nộ trong dư luận đã bùng lên khắp nước, chen lẫn sự lo lâu của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhà nước vô trách nhiệm Trước những đòi hỏi dồn dập của dư luận về nguyên nhân cá chết và phương thức giải quyết của nhà nước, CSVN đã có những phản ứng nêu rõ hơn sự bất lực và vô lương tâm của chế độ. Thay vì để cho người dân bày tỏ sự quan tâm và mối ưu tư trước thảm họa khôn lường qua những cuộc biểu tình tuần hành ôn hòa - một hình thức phản đối rất phổ thông trong những xã hội văn minh và tôn trọng quyền con người - nhà cầm quyền CSVN lại coi đó là những kích động gây rối. Thậm chí bộ máy an ninh còn cho người dàn cảnh để đánh đập những người đi biểu tình, kể cả phụ nữ và trẻ em, rồi vu cho những người biểu tình ôn hòa là bạo động với âm mưu làm “cuộc cách mạng cá.” CSVN đã đi từ lúng túng này sang lúng túng khác trong việc điều tra và xác minh về nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra tai họa cá chết hàng loạt. Trong khi dư luận chung đều nhìn thấy rõ nguyên nhân và thủ phạm không ai khác hơn chính là sự xả thải chất độc của nhà máy gang thép Formosa. Sau hai tháng “điều tra” với sự nhập cuộc của hơn 30 cơ quan và 100 nhà khoa học theo thông báo của Bộ công nghiệp, vậy mà trong cuộc họp của chính phủ hôm 2 tháng 6, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng bộ Truyền thông và thông tin lại gây sốc cho dư luận thêm một lần nữa rằng: chưa có thể đưa ra kết luận vì cần phải có thêm phản biện về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết. Sự bất lực của chế độ CSVN đến từ những yếu kém của hệ thống Thứ nhất, sự tham nhũng hàng ngang, hàng dọc tràn lan do một hệ thống độc tài không điều hành đất nước bằng luật pháp, bằng người có thực tài, bằng sự trong sáng, minh bạch, bằng sự chấp nhận phản biện ... nên đã đưa đất nước đến tình trạng lạc hậu và tràn ngập nguy cơ hiện nay. Sự cấu kết giữa những kẻ có quyền lực độc tôn với giới tài phiệt chỉ biết đến tiền thì những khủng hoảng và nguy cơ hủy hoại trầm trọng là điều không thể tránh khỏ. Tai họa cá chết chỉ là một báo động đầu tiên của những hệ quả khôn lường này. Thứ hai, quen với lối điều hành bằng nghị quyết, nhà cầm quyền CSVN đã hoàn toàn mất khả năng giải quyết nhanh chóng một vấn nạn ở diện rộng. Bộ máy đảng trị đã trở thành rào cản cho những phản ứng cần thiết của các cấp hành chánh chuyên môn khi có khủng hoảng lớn bất ngờ bùng nổ. Nhìn vào các phát ngôn tùy tiện của phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh lẫn ông Võ Thiếu Nhân, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường sau khi đi khảo sát ở Vũng Áng hôm trung tuần tháng 5, người ta thấy rõ sự khuất tất, cố tình biện bạch bao che các hành động của Formosa. Thứ ba, càng bất lực, chế độ lại càng tìm cách khỏa lấp sự yếu kém của mình. Thay vì tìm cách đối thoại và giải thích cho người dân an tâm trước vấn nạn cá chết như cách làm của nhiều chính quyền văn minh, nhà cầm quyền CSVN từ Tổng bí thư, Thủ tướng cho đến bộ máy an ninh đều coi các phản ứng bất bình của người dân là nguy cơ đe dọa, để cố tình bưng bít mọi sự cố. Với não trạng đó, bộ máy an ninh kết hợp với tuyên giáo sản xuất ra những bài viết mang luận điệu quy chụp Việt Tân đứng đằng sau giật dây để làm cuộc cách mạng cá, loan tải trên các báo đài lề phải. Rốt cuộc là bộ máy tuyên giáo đã hướng dư luận sang một chiều hướng sai lệch qua những dựng chuyện phi lý, nhằm kéo dài thời gian bôi xóa những tội ác mà chế độ đã gây ra. Sự vô trách nhiệm và vô lương tâm của CSVN còn biểu hiện rõ nhất trong việc ngăn chận, truy bức những cá nhân, tổ chức từ thiện đang muốn trực tiếp cứu giúp hàng chục ngàn ngư dân bỗng chốc rơi vào hoàn cảnh trắng tay. Ngư dân không chỉ mất công ăn việc làm mà còn mang một số nợ lớn vay từ ngân hàng để đầu tư nuôi cá bè hoặc những dụng cụ đánh bắt hải sản. Chính quyền Nguyễn Xuân Phúc tuy có ban hành Quyết Định 772 để hỗ trợ ngư dân như cấp cho mỗi gia đình 10 ký gạo, 50,000 đồng, hay giúp thu mua hải sản; nhưng những giúp đỡ quá nhỏ nhoi này chỉ là một chính sách xoa dịu, mị dân, như bôi thuốc đỏ cho một bệnh nhân bị nội thương trầm trọng. Chính sách bưng bít, ngăn chận các tổ chức từ thiện đã minh chứng là nhà cầm quyền CSVN không quan tâm gì đến đời sống hiện tại và cả tương lai của người dân. Họ chỉ lo bảo vệ sự an toàn cho chế độ. Thêm một minh chứng nữa của sự ích kỷ, mặc cảm yếu kém và nhất là sợ sự thật được phơi bày, CSVN đã từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ khi Đại sứ Ted Osius chính thức ngỏ lời ngay sau khi cá chết hàng loạt xảy ra vào tháng 4. Sự kiện này được ông Đại sứ Ted Osius tiết lô trong buổi nói chuyến tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC vàp ngày 8 tháng 6 vừa qua. Người dân cần minh bạch Thảm kịch Vũng Áng không chỉ đơn thuần là tai họa về môi trường mà quan trọng hơn là nằm ở chính sách phát triển của nhà cầm quyền CSVN. Nói cách khác, cá chết hàng loạt kéo dài hơn 200 cây số dọc bãi biển của 4 tỉnh miền Trung chỉ là hệ quả. Tai họa, hay đại họa chính của đất nước là nằm ở chính sách phát triển và khả năng quản trị của lãnh đạo CSVN. Qua thảm kịch Vũng Áng, người ta thấy rõ bốn yếu tố sau đây: 1/Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN chấp nhận một dự án đầu tư lớn vượt quá khả năng hiểu biết mà lại cẩu thả trong việc cứu xét phê duyệt dự án. 2/ Những cán bộ trực tiếp quản trị dự án không những không có khả năng mà là còn cấu kết tham nhũng nên đã bị nhóm tài phiệt dùng tiền bạc khống chế. 3/Hệ thống chính trị độc tài, bưng bít thông tin đã không chỉ tạo ra những quan chức làm việc và phát ngôn tắc trách mà còn cố tình câu giờ, bóp méo sự thật để bao che thủ phạm. 4/Luôn luôn dùng bộ máy công an và tuyên giáo nhằm đánh phủ đầu dư luận về cái gọi là âm mưu phá hoại, gây rối để cố tình ngăn chận mọi nỗ lực tìm hiểu sự thật của người dân. Vì thế, sự loay hoay câu giờ của nhà cầm quyền CSVN hiện nay cho thấy là dù có công bố về nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm kịch Vũng Ánh trong những ngày tới, không những không giải đáp được gì cho sự chờ đợi của dư luận vì sẽ chỉ là những điều gian dối, mà còn tiếp tục bao che cho sự thao túng của nhóm tài phiệt Formosa. Thảm kịch Vũng Áng sẽ không ngừng và còn nối tiếp với nhiều thảm kịch khác nếu tình trạng quản lý đất nước theo lối bưng bít thông tin và tráo đổi sự thật như hiện nay vẫn tiếp tục được duy trì . Đừng nên khoe khoang về con số 30 cơ quan trung ương và địa phương, cùng với hơn 100 chuyên gia, trí thức đã vào cuộc, cũng như đừng khoe mời một số chuyên gia quốc tế Mỹ, Đức, Do Thái góp phần điều tra vì dân không tin. Những kết quả điều tra từ trước đến nay luôn luôn bị nhà cầm quyền CSVN bóp méo theo đúng nhu cầu bảo vệ chế độ, hơn là để phục vụ sự an toàn cho người dân. Hơn lúc nào hết, để ngăn chận những thảm kịch to lớn hơn, nhất là sau khi nhà máy gang thép Formosa chính thức hoạt động trong thời gian tới, nhà cầm quyền CSVN phải minh bạch những chương trình phát triển và để cho các tổ chức dân sự chuyên môn đóng góp phần phản biện về những dự án công nghiệp có quy mô lớn, cụ thể là dự án gang thép Formosa. Đây là lúc mà sự liên kết của các tổ chức xã hội dân sự rất cần thiết để mở tung không gian chính trị, đưa làn gió đa nguyên vào trong xã hội. Có như vậy, sự minh bạch hóa các thông tin, các diễn biến sẽ giúp việc truy tìm những tại họa xảy ra đuợc nhanh chóng và giảm thiểu thiệt hại, cũng như ngăn chặn những kế hoạch phát triển tai hại cho đất nước. Khi sự minh bạch được tồn tại, xã hội sẽ được vận hành hiệu quả trên nền tảng pháp quyền. Đó là lúc ngọn gió dân chủ hóa sẽ xóa tan nạn tham ô nhũng lạm, nạn bạo lực phi pháp của độc tài chuyên chế. * Thảm kịch Vũng Áng đã cho thấy sự bất lực của lãnh đạo Hà Nội và bộ máy độc quyền chính là chướng ngại cho việc giải quyết thảm kịch này. Hơn lúc nào hết, sự minh bạch thông tin và chấp nhận phản biện là cái phao quan trọng để cứu đất nước thoát ra khỏi thảm kịch môi trường. Không chỉ cá chết mà còn cứu Tây nguyên đang hạn hán khô cằn và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang ngập chìm trong biển mặn. Nguồn: http://www.viettan.org/Ca-chet-toi-pham-va-giai-phap.html
......

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ. Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”. Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách kiểm duyệt – hay nói đúng hơn là sự sợ hãi dẫn đến điểm trung thành hèn hạ của rất nhiều người có chức vụ, khiến đời sống luôn trở thành những diễn tiến thô bỉ qua lưỡi hái kiểm duyệt. Nhà thơ lừng danh người Nga Yevgeny Yevtushenko, từng cay đắng nói rằng “Khi sự thật bị thay bằng im lặng, sự im lặng đó chính là lừa dối” (When truth is replaced by silence, the silence is a lie). Dù là một tài năng vượt bậc của nước Nga thời Cộng sản, nhưng kể từ khi có ý kiến minh bạch về cuộc đời, về bạn bè mình, ông bị trục xuất khỏi Viện văn học Liên bang Xô Viết vì tư tưởng “chủ nghĩa cá nhân” vào năm 1956. Trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1965, Yevtushenko bị cấm xuất cảnh vì dám mở lời khen ngợi Boris Pasternak, cũng như vì quan điểm chính trị của ông. Tên ông cũng bị đục khỏi báo chí Nga Sô, kiểm duyệt không khác gì những con cá vô danh của Việt Nam. Quả thật, khi người ta im lặng, hay sự im lặng được diễn đạt bằng cách nói vòng vo, hăm dọa… đó cũng chính là dấu hiệu của sự lừa dối. Cũng như những lời cấm kỵ về nhiều thứ mà trước nay không hề có văn bản chính thức nào, con cá Việt Nam trở thành tội phạm. Mọi ngày trong thành phố, những ai mặc những chiếc áo có hình cá, vẽ lên mặt một con cá hoặc diễn đạt một hình thức nào đó, có khái niệm cá, đều bị các thành phần an ninh chìm, lực lượng áo xanh, áo cứt ngựa nhìn ngó như kẻ thù. Không ít những người trong đó bị bắt giữ, đánh đập, ép nhận tội nào đó vu vơ cho thích hợp hoàn cảnh. Năm 2014, trong tình hình giàn khoan HD981 của Trung Quốc kéo đặt gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Thế Thanh, cựu giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn, cho in một loạt áo thun có in chữ Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam để kêu gọi sự quan tâm của mọi người. Công an văn hóa đã đến gặp và yêu cầu bà nếu đã lỡ in rồi, thì không được phát tán rộng rãi nữa. Hôm sau, Anh H., một người làm việc trong báo Sài Gòn Tiếp Thị, vui mừng mặc chiếc áo đó đi làm. Vừa đi được một đoạn, anh bị 2 thanh niên to khỏe, ép xe chặn lại giữa đường và buộc phải cởi chiếc áo đó ra. Giằng co được một lúc, anh H. sợ trễ giờ làm nên phải quay về thay chiếc áo khác. Một chương trình ca nhạc được dự định tổ chức để gom quỹ cho các gia đình các liệt sĩ Gạc Ma, với các bài hát đã cố làm làm nhạt nhẽo, bởi chỉ hát loanh quanh về biển, cũng bị người phụ trách kiểm duyệt ở Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn là Võ Trọng Nam từ chối, với lý do “nhạy cảm lắm”. Trong suốt 74 ngày giàn khoan HD981 ngạo nghễ trụ trên biển, những người tức giận với cách ngang ngược của Trung Quốc đã xuống đường phản đối. Kết quả là họ bị bắt, bị đánh, bị công an đến nhà sách nhiễu, triệu tập… với mục đích để làm giảm sự nhạy cảm – mà cần hiểu ở đây là nhạy cảm phiền lòng cho Bắc Kinh. Trớ trêu thay, lòng yêu nước, chủ nghĩa dân tộc lại phải nhận những lằn roi. Trong lịch sử Việt Nam, đi qua mọi thời kỳ, việc vẫn tồn tại được quốc gia hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương suốt hàng ngàn năm dù vô vàn lần bị xâm lược từ nhiều phía, cũng chỉ bởi người Việt có được một tài sản trân quý vô giá, đó là chủ nghĩa dân tộc. Thật đau lòng khi hôm nay, mỗi ngày lại nhìn thấy lòng yêu nước, con người với chủ nghĩa dân tộc sôi sục từ ngàn năm trước truyền lại, vẫn không từ nan để dấn thân, mỗi ngày lại nhận những lằn roi càng nặng nề thú tính hơn. Chủ nghĩa dân tộc là hành trang không ai bị bắt phải mang vác. Nhưng nếu là người của một quốc gia, nếu không có chủ nghĩa dân tộc chảy trong dòng máu,  ắt phận người chỉ là kẻ ăn bám, trục lợi, vong bản hoặc lưu cư cho một âm mưu. Đâu ai buộc Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. Nguyễn Thái Học… phải chọn hy sinh thân mình vì những người không quen biết, vì những bờ cõi của tổ quốc mà họ chưa hề đặt chân đến. Thậm chí, Trương Công Định còn quyết liệt tuyên bố vào năm 1862, về một chế độ đã chấp nhận đầu hàng và thuận làm kẻ dưới của ngoại bang, rằng “Triều đình không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”. Chủ nghĩa dân tộc cuộn trào trong dòng máu, khiến mỗi con người chỉ cần biết yêu cuộc sống và đất nước này thôi, cũng đã lẫm liệt, vượt lên mọi thứ quan lại với bổng lộc và những lời xảo trá. Tháng 4/2016, tôi có nhận lời thiết kế giúp cho một chiếc áo thun, giúp cho một phong trào kêu gọi ý thức tiết kiệm nước ở nông thôn miền Tây. Áo sẽ phát cho nhiều sinh viên tham gia mặc trong ngày vận động về bảo vệ nguồn nước trong tình trạng hạn, mặn. Bản logo thiết kế in áo, tôi viết khẩu hiệu “Giữ nước như người miền Tây”, sau khi đưa đi cho ban giám đốc một trường đại học duyệt, đã bị đổi lại vô cùng đơn điệu là “Hãy tiết kiệm nước”. Khi dò hỏi, tôi ngẩn người khi biết được một vị trí thức, có chức có quyền, nói rằng “nghe giữ nước có vẻ nhạy cảm quá”. Từ Hoàng sa, Trường sa rồi đến con cá, đến nguồn nước… những gì của quê hương này cứ như đang tuột dần ra khỏi bàn tay nắm tuyệt vọng của ý thức dân tộc. Hôm nay, đến “giữ nước” mà đã là nỗi sợ hãi của người có học thuộc chính quyền, thì mai sau, dân tộc này sẽ về đâu? Tháng 5/2016, tôi nhìn thấy trên mạng xã hội, những thanh niên khỏe mạnh được chính quyền nuôi dạy, bịt mặt, giấu mình trong đám đông và xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, chỉ vì họ đòi minh bạch một môi trường sống của những người cách xa họ cả ngàn cây số. Những người bịt mặt đó, nghiến răng, hét vào bộ đàm “ĐM, đập chết mẹ tụi nó”. “ĐM, đập chết mẹ tụi nó”. Mẹ của ai? Mẹ của những người yêu nước? Mẹ của những người đã thề không phản bội quê hương này cần phải bị đập chết? Trong các lý luận về sự hình thành các nhà nước. Chủ nghĩa dân tộc là đối trọng gay gắt với chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx đề ra. Bản chất của thuyết Karl Marx là dựng một nhà nước từ sự phân hóa giai cấp và cai trị, không cần phân biệt gì khác. Còn Chủ nghĩa dân tộc dựa trên tinh thần quốc gia và giống nòi để hình thành nhà nước phục vụ. Hôm nay, những lằn roi đang giáng xuống ở Việt Nam, có phải là chỉ dấu của sự xung đột đến hồi khốc liệt giữa Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa dân tộc? Có thể những thanh niên yêu nước xuống đường hôm qua và hôm nay rồi cũng sẽ chết một ngày nào đó trong cuộc sống rất đỗi phù du này. Nhưng trước họ, những người mẹ miền Trung cũng mòn mỏi chết với bờ biển đầy chất độc ngoại bang. Cá giẫy chết. Người thoi thóp. Những lằn roi hận thù tự dàn dựng vào cá-vào đảo-vào biên giới-vào ý thức-vào người cứ quất vào lịch sử đất nước này, có phải là những cú tát như cơ hội để người người cùng sực tỉnh, rằng, nếu không có ý thức về đất nước, tổ tiên, dân tộc, như những con cá vô danh vô định, mai này rồi chúng ta sẽ trôi dạt về đâu? Nguồn: https://nhacsituankhanh.wordpress.com
......

T1: Hợp tác tình báo Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu?

40,1 triệu USD và ‘tình báo hàng hải’ Cuối tháng 5/2016, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời Việt Nam với món quà gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một tờ báo nhà nước là VietTimes dẫn lại bài của hai tác giả - giáo sư Zachary Abuza thuộc Trường Hải chiến Mỹ và Nguyen Nhat Anh thuộc khoa Kinh tế chính trị Đại học Texas, cho biết chính quyền Mỹ đã cam kết cấp cho Việt Nam 40,1 triệu USD trong niên khóa 2015-2016 trong khuôn khổ Sáng kiến an ninh hàng hải nhằm hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải, giám sát và trinh sát, chỉ huy và kiểm soát trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn ngân sách này cũng sẽ giúp mua các thiết bị phòng thủ hàng hải và hỗ trợ huấn luyện cũng như tập luyện chung để nâng cao năng lực phối hợp tác chiến. Gần đây, VietTimes thuộc một nhóm báo nhà nước rất sốt sắng với những tín hiệu mới Việt - Mỹ. Tựa đề mới nhất của báo này là “Cam Ranh ‘vừa’ tàu sân bay Mỹ, sĩ quan Việt Nam cưỡi ‘sát thủ’ P-3 ở Hawaii”. Những tin tức về “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” cần được đặc biệt lưu ý - xét trên phương diện chiều sâu của mối quan hệ Việt - Mỹ và “làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện” - một cách nói như trả bài của giới lãnh đạo Việt Nam. Nếu thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” và con số 40,1 triệu USD như VietTimes dẫn lại là đúng, có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ sau cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang tại Washington vào năm 2013 với bản tuyên bố 9 điểm về đối tác toàn diện, và sau Hội nghị đối thoại về an ninh quốc phòng Shangri-La tổ chức tại Singapore cũng vào năm 2013, Mỹ bắt đầu ra mặt tài trợ cho hoạt động tình báo quân đội của Việt Nam. T1 có nhiệm vụ gì? Có một sự kiện có vẻ liên quan đến thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” trên: vào ngày 21/5/2016, chỉ 24 tiếng trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập một đơn vị tình báo mới mang bí số T1. Sự kiện này đã được công bố trên báo chí nhà nước, tuy không hề đề cập đến chức năng nhiệm vụ, đối tượng tình báo và phạm vi hoạt động của cơ quan tình báo T1. Gần đây nhất, giới lãnh đạo chính trị Việt Nam thường nêu ra một yêu cầu đối với Tổng cục 2: “Tình báo Quốc phòng phải phục vụ đắc lực, hiệu quả hơn nữa cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội kịp thời phát hiện, đánh giá đúng tình hình để xác định chủ trương, sách lược và biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược”. Đặc biệt, “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược” là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trong chỉ đạo chính trị sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như vào chốn không người trong năm 2014. Có dư luận là sau đó, vai trò của Tổng cục 2 được “nâng cấp” hơn. Nhưng phải sau khi vai trò của “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh thật sự chấm dứt trong thời gian Hội nghị trung ương 14 vào tháng Giêng năm 2016 và tại kết quả công bố của Đại hội XII của đảng cầm quyền trong cùng tháng đó, Tổng cục 2 mới có những biểu lộ “giãn Trung” hơn. Một chi tiết khác cần được phân tích là việc công bố trên báo chí về thành lập đơn vị tình báo mới của Bộ Quốc phòng, kể cả bí số T1 của đơn vị này, có thể được xem là bất thường, nếu đối chiếu với truyền thống bảo mật tuyệt đối chứ không phải phô trương về thông tin của những cơ quan đặc biệt, nhất là cơ quan tình báo thuộc tầm “chiến lược”. Hẳn nhiên, có thể xem việc công bố về cơ quan tình báo T1 là hành động có dụng  ý của Bộ Quốc phòng - cơ quan chủ quản của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Trong thời gian khoảng hai năm qua, không biết vô tình hay hữu ý, báo chí nhà nước thỉnh thoảng lại “lộ hàng” một số vũ khí, khí tài quân sự cùng khả năng tác chiến của một số đơn vị được coi là “thiện chiến” của Việt Nam, trong đó có đặc công nước. Còn nhiệm vụ và đối tượng tình báo của T1 là gì? Trước đây nhiều năm, thông thường sự xuất hiện của một cơ quan tình báo là nhằm đối phó với hoặc “kẻ thù truyền kiếp” là Trung Quốc, hoặc “kẻ thù số một” là Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của người Mỹ, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch tập kích Việt Nam, không phải trong tương lai xa mà có thể ngay trong vài năm tới, thậm chí ngay trong một số tháng tới. Vào cuối năm 2015, việc Trung Quốc mang pháo phòng không và tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa mà “không thèm hỏi ý kiến Hà Nội” hẳn đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam hoảng sợ đến mất ngủ. Nếu nỗi sợ của Hà Nội là đủ lớn và khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ là đủ gần, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không loại trừ khả năng cơ quan tình báo T1 mang trên mình nhiệm vụ tình báo hàng hải, với đối tượng nghiệp vụ và phạm vi tình báo là hoạt động của những đơn vị hậu cần kỹ thuật và tác chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Và nếu thông tin về việc người Mỹ đang ra mặt tài trợ cho tình báo hàng hải của Việt Nam trong mối liên hệ trực tiếp với lực lượng Cảnh sát biển của Bộ Quốc phòng, có thể cho rằng T1 cũng nằm trong hoạt động hợp tác hỗ trợ này. Thậm chí T1 còn có thể đóng vai trò là “hạt nhân” của hoạt động hợp tác. Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu? Từ ngữ “hạt nhân” đã từng được vài quan chức và báo chí Việt Nam sử dụng khi nói về mối quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng trong dịp tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng công an - đến Washington vào tháng 3/2015 để chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng hiện tượng mà giới quan sát quốc tế còn quan tâm hơn là bên cạnh những nội dung “chuẩn bị”, tướng Quang đã có hàng loạt các cuộc tiếp xúc với giới chức an ninh Mỹ, từ Cục Điều tra liên bang (FBI) đến Cục Tình báo trung ương (CIA), thậm chí với cả quan chức quốc phòng Mỹ. Có bình luận cho rằng với nhiều cuộc gặp đa dạng, dường như chuyên sâu và hơi lạ lùng ấy, vai trò của tướng Quang không còn đơn thuần là một bộ trưởng. Cũng vào thời gian cuối quý 1 năm 2015, ở Việt Nam đã bắt đầu đồn đoán về sự thay đổi vị trí của ông Trần Đại Quang. Bắt đầu xuất hiện thông tin về việc ông Quang có thể được “cơ cấu” cao hơn, thậm chí vào một trong các vị trí thuộc “tứ trụ”. Sau Đại hội XII, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng hơn: ông Trần Đại Quang trở thành chủ nhân của Văn phòng chủ tịch nước với vai trò “thống lĩnh các lực lượng vụ trang nhân dân”. Một khả năng có thể xảy ra là cơ chế “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác tình báo giữa hai nước” đã được ông Quang bàn với phía Mỹ tại chuyến đi Washington của ông vào tháng 3/2015, để tiếp dẫn đến kết quả “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” ngày hôm nay. Thực ra trên phương diện ngoại giao, “hợp tác toàn diện” rất thường là một thuật ngữ trừu tượng theo kiểu “ngoại giao nhân dân”, và đáng thất vọng là từ năm 2013 đến trước chuyến đi của Obama đến Việt Nam tháng Năm 2016 vẫn chưa có gì được cụ thể hóa cho 9 điểm mà Obama - Sang đã ký. Nhưng sau khi Obama ăn bún chả và uống trà đá ở Hà Nội, tình hình dường như đã xoay chuyển đáng kể: bằng chứng đã nhìn thấy về hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, bằng chứng khó nhìn hơn về “thỏa thuận Cam Ranh”, nhưng bằng chứng sâu đậm và ngoạn mục nhất cho quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ mới chắc chắn phải là cơ chế hợp tác cấp “tình báo chiến thuật” đạt đến phân kỳ giải ngân. Có lẽ tình báo Hoa Nam và cả Tập Cận Bình sẽ lồng lộn lên về câu chuyện “sâu đậm” trên. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Tồn Tại - ước nguyện muôn đời

“Xin lỗi mẹ, con đã dấu vệt máu bầm trên vai Chẳng biết từ dùi cui hay nắm đấm Nhưng mẹ ơi! khi bị kéo lê trên đất Là lúc con nhìn thấy được cả bầu trời xanh Là lúc con cảm nhận nỗi tủi nhục của dân mình Nếu hôm nay con không có mặt”  (Hương Giang) Những câu thơ trên nhắc tôi nhớ đến lời chào tạm biệt vào cuối cuộc phỏng vấn của một nhà hoạt động: “chúc mọi người sáng suốt, vững vàng để chúng ta cùng tồn tại.” Cùng tồn tại là điều mà nhiều nhà hoạt động hôm nay đang vô cùng lo lắng, nhất là khi mỗi ngày phải nhìn thấy hình ảnh xác cá chết trắng dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh đến Huế. Xác cá hay xác của dân mình trên một mảnh đất đã khô kiệt từ tài nguyên đến linh hồn con người! Nhìn quanh, đâu đâu cũng toàn nỗi hoang mang; những câu hỏi cứ treo lơ lửng không tìm thấy câu trả lời. Liệu dân tộc mình còn tồn tại được bao lâu giữa một rừng hóa chất độc hại trong thức ăn, trong nước uống hàng ngày? Liệu dân mình có nhìn thấy hiểm họa trước mắt? Làm thế nào để đánh thức nhau, để vượt qua sợ hãi khi đất nước đang ngắc ngoải từng ngày trong tay những tên thái thú và gã hàng xóm hung bạo?                                  *** Đất không còn lành nên chim không đậu cho dù đó là mảnh đất của ông cha mình. Mốc điểm của những ngày tháng này làm người ta nhớ đến lớp người đã âm thầm rời bỏ đất nước hơn 40 năm trước. Nếu xưa ta đau đớn biết bao thì nay hoàn toàn ngược lại; người Việt đang ước ao, khao khát tìm mọi cách để thoát khỏi Việt Nam. Không ai có thể sống bình yên khi nhìn Cửu Long giang khô hạn, chín con rồng không còn ôm những cánh đồng lúa chín mênh mông; xã hội bất ổn dẫy đầy bất công; chính phủ nhũng lạm, gian dối; người dân đói nghèo sẵn sàng thuốc chết nhau bằng thực phẩm độc hại; lãnh đạo khiếp nhược tiếp tục dập đầu trước mẹ ghẻ Bắc Kinh … Nhiều lúc chúng ta vẫn tự thầm hỏi có hay không những tấm lòng, có hay không những giọt lệ nhỏ xuống trước những tai ương nối tiếp tai ương? Các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta sẽ sống ra sao? Ai đã làm gì đất nước này? Chúng ta đã làm gì đất nước này? Đâu phải ai ai cũng có điều kiện dễ dàng để rời bỏ Việt Nam ngoại trừ thiểu số giàu có, hay các quan chức CS và con cháu của họ. Để tồn tại, để sống còn là chuyện của tất cả chúng ta, của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình vào những ngày cuối tuần của tháng Năm đã cho thấy khá rõ suy tư của nhiều người dân thầm lặng. Với sự kiên cường lạ lùng trước các trấn áp tàn bạo của đội ngũ công an, dân phòng, … đã lần đầu tiên cho thấy khát vọng tồn tại của dân ta. Có rất nhiều những khuôn mặt trẻ, rất nhiều những khuôn mặt lạ lần đầu tiên xuất hiện. Đã có đánh đập, đã có đổ máu nhưng hình ảnh người mẹ trẻ với khuôn mặt sưng húp ôm chặt lấy con chị trong vòng tay đã nói lên thật nhiều điều. Nếu nhìn về mặt tích cực, thái độ hung hãn - bất chấp người dân, đánh cho sợ - của lãnh đạo đảng đã thực sự giúp cho nhiều người thức tỉnh. Im lặng không còn là an toàn. Im lặng là chấp nhận cho chính mình và các thế hệ tương lai chết dần trước những tai hoạ do sự tham lam của lãnh đạo CS đem lại. Điều đáng kể là đã có nhiều bậc cha mẹ đem theo con nhỏ trong các cuộc biểu tình này. Một số người bị bắt ném lên xe buýt đã run rẩy lo sợ khi các con nhỏ của họ bị bỏ lại trên đường phố. Bài học đầu đời cho các bé không êm ái như những trẻ em của các quốc gia khác. Người mẹ trẻ Ubee đã trao cho con gái chị bài học về quê hương có cả dùi cui và nước mắt. Tôi chắc bé Saphie sẽ nhớ mãi ngày hôm ấy. Cách đây không lâu, tôi được xem một đoạn phim ngắn (video clip) của một bé gái Nhật Bản. Em chỉ độ bảy tám tuổi thôi, nhưng hành động của em chắc đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về những giá trị cốt lõi của công dân tí hon này. Em bé mặc một bộ đồng phục áo trắng, váy xanh, đeo ba lô bình thường như bao cô bé tiểu học khác. Em đang trên đường đến trường. Đến một đoạn băng qua đường thì có một chiếc xe đậu lấn vào làn ranh dành cho người đi bộ. Với thái độ rất tự nhiên, bé gái dừng lại trước đầu xe, em chỉ cao hơn mũi xe một cái đầu. Em dơ hai ngón tay ra hiệu cho ngưới tài xế phải lùi lại, khi xe đã lùi một quãng, em lại bước thêm vài bước nữa để buộc xe lùi đúng lằn qui định. Lúc ấy đèn xanh bật lên, nhiều xe khác đã chạy qua nhưng chiếc xe nọ vẫn phải dừng vì em còn đứng đó. Chờ cho đến khi xe đậu vào đúng vị trí cho phép, em từ từ quay lại lằn ranh dành cho người đi bộ rồi lon ton chạy qua đường. Chỉ với sự nhắc nhở của một bé gái, tôi đoan chắc là từ giây phút ấy trở về sau, người tài xế kia sẽ không bao giờ đậu xe lấn vào lằn ranh dành cho người đi bộ. Ý thức của một công dân đã được các bậc cha mẹ phả vào tâm hồn của bé gái ấy ngay khi còn thơ bé. Ý thức và nền tảng ấy quan trọng vô cùng, khi chỉ ra cái sai trái của người tài xế, bé gái ấy đã chứng tỏ sự hiện hữu của mình. Chúng ta có hơn 90 triệu dân nhưng chúng ta đã khước từ sự hiện hữu đó. Khi mất Ải Nam Quan, đa số dân ta không dám lên tiếng. Khi lãnh đạo dâng nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, ta im lặng. Ta cam chịu ngay cả khi Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân ở Thanh Hóa lần đầu tiên. Để rồi kể từ ấy đến nay, trong tay lãnh đạo CS, đất nước phải gánh chịu hết thảm họa này đến thảm họa khác. Kịp đến khi ta nhận ra thì Cửu Long đã khô hạn, cá chết, muối nhiễm độc… kẻ thù và sự diệt vong đã đứng hẳn trong nhà. *** Một điều mà xưa nay dân tộc ta luôn ghi nhớ : để được tồn tại đến ngày hôm nay, bên cạnh một đất nước bá quyền từng chinh phạt và muốn nuốt chửng cả thế giới - chưa hề là một phép lạ. Không phải chỉ ngày hôm nay mà hàng nghìn năm trước, rất nhiều lần Trung Quốc đã mong muốn nô lệ hóa và bóp chết dân tộc ta. Nhưng sự hung hãn của quân xâm lược phương Bắc ngày trước cũng chính là thước đo lòng ái quốc của quân dân Đại Việt. Cũng như vậy, sự đàn áp hung bạo của lãnh đạo cộng sản những ngày qua đang là thước đo sức mạnh trỗi dậy của người dân hôm nay. Chỉ từ hơn một tháng qua, chúng ta mới dám hi vọng về sự tồn tại của dân tộc mình trước sự xuất hiện của Lòng Dân qua những khuôn mặt rất trẻ, rất vững vàng trong đoàn biểu tình. Nhưng muốn tồn tại, chúng ta cần phải có Số Đông một dạ một lòng. Số Đông của những bậc cha mẹ thương yêu con cái và biết cách âu lo cho tương lai của chúng; của thanh niên thiếu nữ biết quên nỗi sợ áo cơm mà nhớ đến nỗi sợ diệt vong; của kẻ sĩ tỉnh thức thấy rõ cái danh hão là nhục, cái khôn lỏi là hèn. Và sau cùng, của tầng lớp công an hung ác đang tiếp sức cho hệ thống bạo lực; sớm biết dừng lại vì hiểu rõ hiểm nguy của chính mình trong tình trạng đất nước chạng vạng sắp tới bình minh. Để thể hiện sức mạnh hiện hữu thực sự, Số Đông ấy cần học cách đứng sát cạnh nhau để bù đắp những khiếm khuyết và bảo vệ nhau trong lúc nguy nan. Hãy sáng suốt và bao dung cất giữ vào quá khứ tất cả những lỗi lầm của nhau hôm qua, để kẻ thù không thể tiếp tục tung hoả mù khiến chúng ta hao tổn sức lực đánh nhầm vào anh em. Số Đông ấy lúc đó mới thực sự là con dân của 4000 năm, của Lý Thường Kiệt, của Trần Hưng Đạo, của Quang Trung Nguyễn Huệ,… tự tin, vững vàng, bước tới giành lại sự tồn tại mà ông cha ta đã gìn giữ suốt bao đời. Những cuộc biểu tình vừa qua đã cho thấy rõ khát vọng tồn tại của dân ta. Nhưng đó chỉ mới là những đốm lửa nhỏ, chúng ta cần kiên trì tiếp lửa cho nhau để tạo thành số đông, đủ sức giải quyết bằng được  những vấn nạn của đất nước. Biển chết, muối nhiễm độc, đất ngập mặn… tổ quốc đang lâm nguy từng ngày. Số phận Việt Nam nằm trong tay của người dân Việt Nam. Hãy chọn lựa chỗ đứng của chính mình. Cùng lúc, lãnh đạo CS cũng muốn tồn tại. Họ muốn trở thành Theinsein hay ra đi như Gaddafi là chọn lựa của họ. Chúng ta muốn duy trì Việt Nam hay trở thành Tây Tạng thứ nhì là chọn lựa của chính chúng ta./.
......

Linh Mục Lý: ‘Sẵn sàng ở tù thêm 10 lần nữa’

Trong buổi sáng khi làm thủ tục để được trả tự do, Linh Mục Nguyễn Văn Lý khẳng định với các giới chức công an trại giam rằng ông sẽ tiếp tục ở tù thêm 10 lần nữa cho đến chết nếu còn ba chữ “cấm truyền đạo” trong nội quy. Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại tòa Tổng Giám Mục Huế. (Hình: Bùi Quân/Người Việt) Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang nghỉ ngơi tại nhà hưu dưỡng của tòa Tổng Giám Mục Huế sau khi được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do hôm 20 Tháng Năm, 2016. Chúng tôi đến thăm ông vào một buổi sáng cuối Tháng Năm, Linh Mục Lý tiếp chuyện khá vui vẻ tại căn phòng nơi ông đang ở, tuy nhiên câu chuyện phải kết thúc sớm vì có nhiều đoàn khách tới thăm ông sau khi ra tù. Người Việt (NV): Chào Linh Mục Nguyễn Văn Lý, từ khi ra tù đến nay không biết sức khỏe và sinh hoạt của ông như thế nào? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Cảm ơn, xin kính chào tất cả. Cảm ơn tất cả mọi người giúp đỡ tôi bao nhiêu năm. Hiện giờ tôi chủ yếu bị khòm lưng không đứng thẳng được. Còn ăn uống bình thường, nằm xuống là ngủ liền. (cười) NV: Nhà cầm quyền có nói lý do vì sao họ trả tự do cho linh mục trước thời hạn? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Họ nói là chủ tịch nước (Trần Đại Quang - NV) mới lên, còn tôi nói đùa đây là dịp lễ Phật đản. Sau đó, tôi nói nhỏ với một vài người ở gần là các ngài sợ phái đoàn Obama có phái đoàn tiểu ban nhân quyền thăm tôi, mà thăm tôi trong dịp này thì bất tiện cho nhà nước lắm do vấn đề cấm truyền đạo đang gay gắt trong trại giam mà tôi phản đối vấn đề này từ năm 1977 tới nay. NV: Công an có ép linh mục nhận tội để được trả tự do? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Họ không thể bắt hay ép và cũng không thể đề cập, vì từ năm 2001 tôi đã không nhận và đến năm 2007 tôi cũng không nhận. NV: Trong trại giam Hà Nam cán bộ quản giáo có tra tấn tinh thần hay ngăn cản không cho ông thực hành tôn giáo? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Ngăn cản thực hành riêng tư tôn giáo thì không được, họ đã nới đỡ cho tôi dâng lễ, có kinh để cầu nguyện rồi. Nhưng mà những năm gay gắt họ cấm không cho tôi giải thích về đạo cho anh em gần gũi, mà đem tôi giam riêng. Còn hai năm vừa rồi nó gay go hơn là những anh em gần tôi mà hỏi về đạo thì bị dọa bị cùm. Hai năm gay gắt này tôi cho anh em mượn các sách về Phật Giáo, về đạo làm người, và về Kitô Giáo nữa. Và từ năm 2013, họ có nới ra được hai năm, trong khoảng hai năm đó tôi có tặng hoặc cho mượn một số sách Kitô Giáo, và tôi có viết được khoảng vài chục kinh để tặng anh em tù, bây giờ những kinh đó tôi có đem về và dự định tổng hợp lại thành một cuốn sách “Kinh Phúc Con Cha Trời - Lời Mời Đón Của Cộng Đoàn Chứng Nhân Phục Sinh.” Vấn đề cấm truyền đạo trong trại giam thì gay gắt từ những năm đầu tiên 1977 khi tôi bị bắt, trong đó có nội quy điều 21 “Cấm làm dấu thánh giá, cấm cầu nguyện.” Bọn tôi phản đối, rồi những năm 80, 90 cấm truyền đạo nhưng vì tôi ở chung nên vẫn truyền đạo được. Nhưng năm 1984, tôi có giúp sáu linh mục (họ gửi vào trong buồng giam tôi) tĩnh tâm một tuần. Sau một tuần đó thì sáu linh mục được phân chia về các đội để lao động, còn tôi bị cùm trong hai năm từ năm 1984. Từ năm 2001, mỗi năm tôi viết cho họ khoảng bốn lần: “Bao giờ còn ba chữ ‘Cấm Truyền Đạo’ trong nội quy thì tôi sẵn sàng bị bắt thêm 10 lần nữa, ở tù cho đến chết. Tôi rất muốn được qua đời, được đoàn tụ nhà Cha Trời trong trại giam.” Còn lần này, họ khắc nghiệt còn hơn thời Stalin vì anh em hỏi về đạo đã bị cùm, ngay cả thời gay gắt nhất trước đây có hỏi và nói chuyện được. Ngay sáng họ làm thủ tục để thả tôi, tôi vẫn còn viết trong giấy cảm tưởng: “Bao giờ còn ba chữ ‘Cấm Truyền Đạo’ trong nội quy, hiện nay là điều số 11/15, tôi sẵn sàng ở tù thêm 10 lần nữa, đoàn tụ với Cha Trời luôn!” NV: Nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho linh mục trước thời hạn ba tháng và trước chuyến thăm của Tổng Thống Obama chỉ vài ngày, có dư luận cho rằng đây là món quà mà Việt Nam dâng cho Mỹ. Ông nghĩ sao về nhận định này? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không bận tâm vì những thủ thuật chính trị đó, họ lấy tôi ra làm lễ vật hay họ lấy tôi ra làm cái bung xung hay lấy tôi ra làm món quà thì mặc họ, chuyện của họ. Nhưng mà tôi biết khi họ có ý định như vậy thì mục đích của họ là không phải là món quà mà thôi. Họ tránh tiểu ban về nhân quyền trong phái đoàn Obama. Thường thì có tiểu ban nhân quyền từ 5-10 người, thế nào tiểu ban đó cũng tìm cách thăm tôi trong trại giam, mà thăm tôi trong trại giam trong bối cảnh này thì vấn đề cấm truyền đạo sẽ nổ to trên dư luận quốc tế. Tôi sẽ nói rõ lắm! Còn bảy phái đoàn quốc tế về nhân quyền từ năm 2011-2015 tôi phải bận tâm để nói hai vấn đề lớn, mà hơn nữa lúc đó họ cũng nới vấn đề truyền giáo nên tôi không tập trung nói vấn đề đó. Tôi tập trung giới thiệu về Cha Trời là cha chung của nhân loại và nhân loại là một gia đình anh chị em ruột. Thứ hai là tôi cổ vũ ‘Thai nhi quyền’ (Fetal rights). Bởi vì hiện giờ nhân loại phạm tội ác quá lớn, mỗi năm như vậy trục giết các thai nhi từ một, hai ngày tuổi đến tám tháng tuổi khoảng 1 tỉ 200 triệu em. Chưa bao giờ loài người phạm tội ác lớn đến thế, đây là tội cha mẹ giết con hoặc là cha mẹ đồng loã với y bác sĩ để giết con mình thì xã hội băng hoại. Khi người nữ, người nam đã giết con mình rồi, thì tất cả tội ác khác họ làm chỉ coi như cái móng tay vì vậy xã hội sẽ băng hoại dây truyền. Tôi coi vấn đề ‘Thai nhi quyền’ quan trọng, khẩn cấp hơn cả chống khủng bố cực đoan, quan trọng hơn vũ khí hạt nhân hay trái đất nóng lên. Vì vậy mà bảy phái đoàn nhân quyền trong suốt năm năm thăm tôi tôi tập trung nói hai vấn đề lớn đó. Mà hơn nữa hoàn cảnh đó chưa căng về tôn giáo, còn bây giờ khi căng lên về vấn đề cấm truyền đạo trong trại giam thì chưa có phái đoàn nào thăm cả. Vì vậy, họ đoán là nếu phái đoàn đó thăm tôi trong bối cảnh này thì vấn đề đó sẽ được nổ to giữa dư luận quốc tế nên họ lo thả trước. Còn bây giờ thả về rồi, phái đoàn của ông Obama phải đi theo hộ chiếu ngoại giao. Nếu đi riêng, có khi không đi theo chuyên cơ tổng thống, thì muốn ghe thăm tôi phải làm thủ tục qua nhà nước rất phức tạp, qua Bộ Ngoại Giao, Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An, qua Ủy Ban Mặt Trận thì những thủ tục rườm rà như vậy chưa chắc tiểu ban đó đã hoàn thành để vào thăm tôi kịp. Có thể họ tiên liệu như vậy và cho tôi về trước, nên tôi chẳng là món quà gì của ai cả. Tôi không đủ trình độ để phân tích về tổng thống, nhưng tôi nghe chính phủ Hoa Kỳ đề nghị thả 80 tù nhân lương tâm nhưng họ chỉ thả một mình tôi thôi. NV: Bức ảnh một viên công an thường phục bịt miệng linh mục trong phiên tòa năm 2007 được lan truyền rộng khắp sau đó, minh chứng cái gọi là tự do dân chủ ở Việt Nam. Ông có thể cho biết một chút về khoảnh khắc này? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đọc thơ, vì tôi biết tôi phát biểu phân tích về những điều phê phán nhà nước Việt Nam lúc đó thì mình chỉ nói được một vài câu thì họ cắt micro không cho nói. Những lần trước cũng như vậy cho nên tôi đọc thơ. Đọc được hai câu thì họ bịt miệng, tôi đọc tiếp thì họ bịt miệng, đọc như thế được sáu lần. Đến lần thứ sáu thì hai tay bị họ kềm chặt rồi, tôi còn hai chân mà đang tuyệt thực ngày thứ tám. Tôi chỉ đá tượng trưng vào vành móng ngựa, tôi đứng xa cách hai mét không thể đá trúng vành móng ngựa được. Nhưng họ đạo diễn cho hình ảnh vành móng ngựa chạy một khúc thì đó là xảo thuật vi tính không phải sự thật. NV: Linh mục có thể cho biết dự định sắp tới của mình? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Hiện giờ tôi về đang chữa bệnh chưa được bình thường, mà khách của tôi đến thăm cũng khá tấp nập hầu hết là các giáo dân nghèo, có những giáo xứ mà tôi ở khi quản chế, hoặc tôi có chăm sóc họ đôi chút. Rồi chung quanh thành phố này họ thăm tôi thì tôi tập trung để giới thiệu Chúa, kinh nghiệm của tôi gặp gỡ Chúa, rồi nhờ họ ngăn ngừa việc phá thai, hoặc ngừa thai trái tự nhiên. Còn những việc khác thì hiện giờ tôi chưa đủ dữ liệu quan tâm để làm gì cả vì vừa mới trong tù ra chưa nắm được tình hình xã hội phức tạp, nghe đâu bây giờ là “trăm hoa đua nở.” Tôi phải có thì giờ thống kê thử xem trăm hoa gì, loại hoa nào nở, hoa nào tàn, cho nên bây giờ tôi chỉ tập trung để giới thiệu Chúa thôi. NV: Thưa linh mục, trong cuộc đời của ông bị tù đày bao nhiêu lần và lý do tại sao? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi bị tù sáu lần, một lần là ở dưới chế độ Sài Gòn, do tôi thực tập làm nghề trong một dòng Triều Đệ, thì cảnh sát kiểm tra giấy tờ. Tôi không có nên họ bắt tôi vào tạm giam ở Quận 8, sau đó đưa tôi vào quân trường Quang Trung, phát quần áo quân phục để làm lính. Tôi đã đi tập một thời gian nhưng chưa cầm súng. Anh tôi đi tìm giấy tờ sổ tu sĩ chủng sinh và đem giấy tờ tới quân trường lãnh tôi về là sáu tháng. Còn dưới chế độ Cộng Sản này là năm lần. Cuộc đời tôi làm tu sĩ hơn 42 năm 1 tháng, tôi chỉ làm việc cho giáo hội bổ nhiệm được sáu năm còn lại tất cả đều ở tù hoặc quản chế, và tôi nói đùa là tôi được giáo hội bổ nhiệm sáu năm còn lại tất cả là do chúa Giê-su trực tiếp bổ nhiệm mà không phải viết bổ nhiệm trên giấy thường mà viết trên giấy vàng chín số chín. Tôi coi thời gian được giam là thời gian nhận nhiệm sở mới, nhiệm sở đặc biệt. Nên tất cả trại giam ba nhiệm kỳ cán bộ, anh em tù nhân là những linh hồn mà tôi cầu nguyện cho họ nên tôi đi tù cũng như đi coi sứ thôi. Bây giờ tôi về lần cuối cùng này, tôi rất tiếc là không đủ sức khoẻ để vô lần thứ bảy nữa. (cười) NV: Cảm ơn linh mục đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chúc ông sức khỏe và bình an. Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Xin kính chào và cảm ơn tất cả đã giúp đỡ tôi cũng như hiệp thông với tôi rồi vận động cho tôi để tôi được sớm về. Tôi cảm ơn và hứa cầu nguyện cho quý vị bà con suốt đời tôi, mà không những thế sau này lên thiên đàng vẫn tiếp tục cầu nguyện cho mọi người. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Các tổ chức xã hội dân sự, chính trị họp mặt tại Nghệ An

Vào ngày 02.06.2016, các tổ chức xã hội dân sự, chính trị đã có cuộc gặp gỡ tại Nghệ An, để thảo luận về thực trạng và tiến trình phát triển xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam   Tham dự buổi gặp gỡ này có khoảng hơn 40 người, trong đó gồm diện Hội Anh Em Dân Chủ, Phong Trào Con Đường Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Thanh Niên Công Giáo, Đảng Việt Tân và các nhà hoạt động dân chủ từ khu vực Nghệ An.   Luật sư Lê Công Định diễn giả chính đã khái quát về tình trạng XHDS tại Việt Nam dưới sự kiểm duyệt của nhà nước CSVN. Ông nhấn mạnh đến yếu tố luật pháp, và sự cần thiết của các tổ chức XHDS độc lập cho sự phát triển và năng động của đất nước. Luật sư Lê Công Định cho rằng người dân cần biết quyền lập hội được quy định trong hiến pháp Việt Nam, để tự tin sử dụng quyền này. Tham gia thảo luận và trả lời các thắc mắc về các yếu tố khác nhau của tiến trình hình thành XHDS còn có sự đóng góp của các cựu tù nhân lương tâm (TNLT) như Phạm Bá Hải, Lê Thăng Long, Thái Văn Dung, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương... Cựu TNLT Thái Văn Dung cho biết: "Cuộc gặp mặt rất cần thiết, vì diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản nắm độc quyền quản lý và điều khiển xã hội ngày càng suy kém, bộc lộ nhiều lỗ hổng. Bên cạnh đó các tổ chức XHDS chưa thực sự độc lập và có đóng góp và tiếng nói đáng kể trong việc xây dựng sự thịnh vượng quốc gia.” Cựu TNLT Đậu Văn Dương cũng chia sẻ thêm: "Mọi người trao đổi rất nhiệt tình. Cuộc họp dù vắn gọn nhưng đã phác họa những ý chính và chuẩn bị cần thiết cho sự tiến triển sinh động của các tổ chức XHDS trong tương lai.” Được biết trước đó Luật sư Lê Công Định đã cùng nhiều bạn bè và gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức có chuyến viếng thăm anh để mang lá thư các trí thức gởi khuyên anh ngưng tuyệt thực. http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/cac-chuc-xa-hoi-dan-su-chinh-tri-hop-...
......

Sau cơn sốt Obama, cần ‘nối vòng tay lớn’

Rời Việt Nam, Tổng thống Obama đã bày tỏ cảm xúc qua câu nói ấm lòng cho bất cứ ai là người Việt: “Sự thân thiện của người Việt chạm tới trái tim tôi.” Và ngược lại, chính Tổng thống Obama đã chạm tới trái tim của biết bao người Việt Nam qua bài diễn văn, những chia sẻ và qua cung cách của ông. Dấu ấn quá mạnh mẽ này đã trở thành “cơn sốt Obama” trong tuần qua. Như bao nhiêu diễn biến khác, cơn sốt Obama rồi cũng phải hạ nhiệt. Và chúng ta có thể nhận ra trong cơn sốt đó có những điều đáng suy gẫm. Xã hội dân sự: Cuộc đối đấu giữa "lề trái" và "lề phải"? Thành phần mà Tổng thống Obama để lại ấn tượng sâu sắc và có lẽ lâu dài nhất chính là giới trẻ đang hoạt động trong xã hội dân sự “lề phải" và các thành phần trẻ thuộc chương trình YSEALI mà Tổng thống Obama đã tiếp xúc. Chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) là chương trình do Tổng thống Obama đề xướng vào năm 2013 nhằm quy tụ giới trẻ có tiềm năng lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á. Riêng Việt Nam, YSEALI có đến 13.000 thành viên. Từ xã hội dân sự “lề phải" được tạm dùng ở đây, vì lâu nay đối với giới hoạt động dường như chỉ có một cách để mô tả xã hội dân sự tại Việt Nam. Xã hội dân sự “lề trái", hay cũng thường gọi là xã hội dân sự độc lập được dùng để nói về phong trào dân chủ với những nhóm, hội được thành lập và tồn tại hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Trong khi đó xã hội dân sự “lề phải" là của nhà nước, bao gồm những đoàn thể, hội nhóm được nhà nước điều động. Một số nhà hoạt động dân sự đã bị chặn, không cho tới dự cuộc họp với Tổng thống Obama tại Hà Nội. JIM WATSON AFP GETTY IMAGES Hình ảnh trắng đen đó được tô đậm khi chúng ta ít quan tâm đến những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự ‘lề phải”, cho đến khi Tổng thống Obama có mặt tại Việt Nam. Theo dõi các tiếp xúc của Tổng thống Obama với những đại diện của các xã hội dân sự hôm 24/5 tại Hà Nội (rất tiếc những đại diện của xã hội dân sự độc lập đã bị nhà nước ngăn chặn) và với giới trẻ YSEALI tại Sài Gòn ngày 25/5, hình ảnh trắng đen đó đã trở nên đầy màu sắc đa dạng. Nếu trên một biểu đồ về loại hình tổ chức, các tổ chức xã hội dân sự độc lập nằm ở một cực. Họ hoạt động độc lập và công khai đối đầu với guồng máy cai trị và vì vậy phải chịu nhiều trù dập. Cũng chính vì thế nên thông điệp nhân quyền của phong trào rõ rệt và được quốc tế, trong đó có chính giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông quan tâm và cổ võ. Họ thành công trong việc khai dụng mạng xã hội để vạch trần những sai trái về chính sách và những vi phạm nhân quyền của lãnh đạo Hà Nội. Ở cực kia là những tổ chức khổng lồ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Đoàn Thành Niên Cộng Sản, Hội Nông Dân Việt Nam v.v. Không thể coi đó là những xã hội dân sự, vì trên thực tế, nó là những công cụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để kiểm soát xã hội. Liệu có thể đi giữa hai lề? Điều đáng chú ý là giữa hai cực đó ước tính có hàng chục ngàn nhóm dân sự và tổ chức hoạt động. "Các câu trả lời của Tổng thống Obama cho các câu hỏi các bạn trẻ đặt ra đều hướng về những giải pháp chính trị". Getty Images Đây là thành phần có nhiều tiềm năng và không luôn luôn là công cụ của nhà nước. Họ hoạt động trong nhiều lãnh vực như xoá giảm đói nghèo, người đồng tính, người khuyết tật, môi trường, lao động trẻ em… và những hoạt động nhằm nâng cao sự tham gia của người dân. Đa số các nhóm đều mang tính cách cung cấp dịch vụ cho người dân ở cấp địa phương hay liên quan đến nghiên cứu, nhưng không mang tính cách ảnh hướng đến chính sách quốc gia. Một số tổ chức hoạt động chặt chẽ và đăng ký theo pháp luật, nhưng cũng có nhiều hội nhóm hoạt động mang tính cách cộng đồng, lỏng lẻo và không đăng ký. Nói chung là sinh hoạt của các nhóm, đoàn thể này đa dạng. Có những nhóm do chính người Việt Nam lập ra với nguồn tài trợ từ các địa phương tự lực đóng góp. Có những nhóm là chi nhánh của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, hoặc những nhóm Việt Nam hoạt động với nguồn tài trợ quốc tế. Một trong những tổ chức gặp Tổng thống Obama là Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG). Đây là một ví dụ tiêu biểu của một tổ chức nằm ở khoảng giữa, chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Theo trang mạng PPWG, tổ chức này là “một mạng lưới bao gồm các tổ chức và giới chuyên môn – ví dụ như các nhà tài trợ, đại diện của các cơ quan chính phủ, đại diện của các tổ chức phi chính phủ (NGO), và các nhà nghiên cứu – cùng trao đổi thông tin và ý tưởng về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của người dân, thể chế dân chủ và xã hội dân sự.” Được thành lập vào năm 1999, PPWG đóng vai trò cung cấp thông tin và tư vấn cho nhà nước Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế. Dù PPWG phải chịu nhiều ràng buộc từ phía nhà nước, họ cũng được ảnh hưởng và ràng buộc không kém bởi các nhà tài trợ quốc tế. Họ được tiếp cận và huấn luyện về những phương cách làm việc từ giới quốc tế. Xem qua các tài liệu được PPWG và những nhóm như iSEE thực hiện, chúng ta thấy rõ khả năng, sự chuyên nghiệp và phần nào đó sự độc lập của giới này. Theo dõi cuộc tiếp xúc của Tổng thống Obama với giới trẻ YSEALI, chúng ta nhìn thấy những người trẻ có khả năng và hơn hết, có tư duy độc lập. Có dư luận chỉ trích những người trẻ này, coi họ chỉ là những “con rối” của chế độ, vì không quan tâm đến nhân quyền hoặc vụ việc đang nóng liên quan đến môi trường biển ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, nếu để ý, những câu hỏi như làm sao tránh bị tình trạng chảy máu chất xám, làm sao để giới trẻ quan tâm và đóng góp cộng đồng, tầm quan trọng của việc một quốc gia khuyến khích sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật, vấn đề cứu Sơn Đoòng v.v. đều cho thấy đây là thành phần có tư duy độc lập và quan tâm. Liên quan đến câu hỏi về hiểm hoạ môi trường tại miền Trung một thành viên YSEALI đã dự định đặt câu hỏi này, nhưng bị an ninh Việt Nam bắt đi khi xếp hàng để vào hội trường tham gia buổi hội luận với Tổng thống Obama. Và hẳn nhiên, các câu trả lời của Tổng thống Obama cho các câu hỏi các bạn trẻ đặt ra đều hướng về những giải pháp chính trị. Những thông điệp mạnh mẽ từ Tổng thống Obama cũng như cung cách của ông đã để lại cho các bạn trẻ này những suy ngẫm đã được họ chia sẻ trên mạng xã hội. Lướt qua các chia sẻ này, người ta sẽ thấy một thế hệ trẻ đang trăn trở với tình hình đất nước và những trăn trở đó đã được Tổng thống Obama tác động qua những trả lời rất tinh tế của ông. Trở lại bức hình tổng thể về các hoạt động dân sự tại Việt Nam, thiết nghĩ ta cần nhìn thấy một số những tiềm năng đa dạng cần khai dụng. Nếu không, thật rất khó để ‘nối vòng tay lớn’ khi những bàn tay đang hết mình đóng góp cho xã hội và đất nước chưa có điều kiện để nắm chặt nhau. Nói cách khác là Phong trào dân chủ cần nhìn xã hội dân sự “lề phải" qua làn kính muôn màu, công nhận những thành quả đáng kể của thành phần này, để nói lên nhu cầu liên kết giữa các thành phần quan tâm. Những nắm tay đó cần phải mở rộng. Ngược lại, xã hội dân sự “lề phải" cũng cần nhìn sự sẵn sàng đối đầu trực diện của phong trào dân chủ như những bước cần thiết để nới rộng không gian chính trị cần thiết cho hoạt động dân sự và gạt bỏ những định kiến “phản động". Tóm lại, Tổng thống Obama và người dân Việt Nam đã đến với nhau một cách thân thiện, không bị bất cứ lằn ranh nào cản trở. Sau cơn sốt Obama, làm sao chính người Việt Nam gạt bỏ định kiến với nhau để có những bước đi dài hơn, nhanh hơn tiến tới một đất nước tự do và tiến bộ. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietn...
......

Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp với thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung

Biển miền Trung bị ô nhiễm nặng. Cá chết hàng loạt từ 2 tháng nay. Liên quan đến sự kiện đau thương này, có 2 văn thư của các Đức Giám mục Việt Nam đã được công bố, chưa kể một văn thư giải thích của Văn phòng Hội đồng Giám mục. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp Hình Văn thư thứ nhất là “Thông báo về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”, do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ấn ký ngày 30/4/2016, trong tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Văn thư thứ hai là “Thư chung về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung”, do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ấn ký ngày 13/5/2016, trong tư cách Giám mục Giáo phận Vinh, là nơi môi trường biển bị ô nhiễm đầu tiên và nặng nề nhất. Tất nhiên hai văn thư này rất khác nhau. Và các cơ quan truyền thông do chính quyền kiểm soát đã “khai thác” một cách không lương thiện sự khác nhau giữa hai văn thư này. Nhiều người, trong đó có không ít tín hữu Công giáo, cảm thấy bối rối và thậm chí hoang mang vì điều đó. Nhưng thực ra, sự tương đồng giữa hai văn thư thì lớn hơn sự khác biệt. Bởi lẽ điểm tương đồng này là điểm quyết định cho thấy sự thống nhất trong nguyên tắc suy tư và trong tiêu chuẩn phán đoán về sự kiện ô nhiễm môi trường biển này, mà các Đức Giám mục, tức là huấn quyền của Hội thánh địa phương, muốn đề nghị với các tín hữu và mọi người thiện chí thuộc về hay không thuộc về chính quyền. Về nền tảng và nguyên tắc suy tư, cả hai Đức Cha đều quy chiếu về giáo huấn của Hội thánh được trình bày một cách hết sức rõ ràng, súc tích và phong phú trong thông điệp Laudato Si’ (về chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) của Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô. Điều đáng quan tâm là nhận định của các Đức Cha về sự kiện ô nhiễm môi trường biển Miền Trung hiện nay. Cả hai Đức Giám mục đều nhận định đây là một THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG. Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nói rõ ràng và khúc chiết: “Đây có thể gọi là một thảm họa môi trường”, cho dù trong tiêu đề văn thư chỉ nói “tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”. Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, trong văn thư vốn được công bố sau đó gần 2 tuần và là văn thư của vị Giám mục đang lãnh đạo Dân Chúa tại vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa, đã triển khai, một cách rõ ràng và chi tiết hơn, chính nhận định đó của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đã đưa ra hàng loạt luận cứ và luận chứng rất có sức thuyết phục, cho thấy quả thực phải gọi đúng tên những gì đang xảy ra là một thảm họa môi trường. Đức Cha đã không ngần ngại nhiều lần nhấn mạnh hạn từ “thảm họa”. Ngay trong câu đầu tiên của “Thư Chung”, ngài còn nói rõ đây là một “thảm họa môi trường biển chưa từng thấy”. Trong triệt thứ hai, ngài nói rõ: “… thảm họa môi trường này có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”… Khi gọi đích danh đây là một thảm họa môi trường, các Đức Giám mục Việt Nam đã tinh tế đưa ra một đề nghị quan trọng cho cách hành xử cần phải có: chính quyền và toàn thể quốc gia phải ứng xử theo cách ứng xử với một thảm họa, chứ không phải với một vụ việc thông thường. Hội thánh không giẫm chân chính quyền và các tổ chức dân sự hay khoa học… để đưa ra những giải pháp kỹ thuật, nhưng Hội thánh có quyền và trách nhiệm góp tiếng nói của mình để lay động lương tâm con người trước thực tế vốn rất đau thương và nghiêm trọng. Chính trong tư cách đó, Hội Thánh đề nghị phải coi đây là một thảm họa môi trường và phải hành động nghiêm túc, khoa học và toàn diện như cần phải hành động trong việc giải quyết một thảm họa. Trong cả hai văn thư, các Đức Cha đều kín đáo đưa ra nhận xét mang tính phê bình khi cho thấy chính quyền vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức về nguyên nhân của thảm họa, cho dù thảm họa đã diễn ra ở mức độ kinh khủng cả gần một tháng, thậm chí cả hơn một tháng, tính tới ngày các Đức Cha viết các văn thư này. Thay vào đó, như “Thư Chung” nói rõ, lại là những cách hành động không phù hợp việc đối phó với một thảm họa môi trường “có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”: “Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, nhưng đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này. Bên cạnh đó một số người còn khuyến khích dân chúng tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học. Trong khi đó, thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân.” Chúng ta, các tín hữu Chúa Kitô và mọi người thiện chí đều mong mỏi chính quyền và các cơ quan chức năng ứng phó với sự kiện ô nhiễm biển Miền Trung đúng với bản chất và tầm mức của nó: một thảm họa môi trường biển rất trầm trọng. Ưu sầu và lo lắng của cả dân tộc chúng ta lúc này là ưu sầu và lo lắng trước một thảm họa môi trường biển, chứ không phải trước một tai nạn thông thường và nhỏ bé. Ưu sầu và lo lắng ấy đã thực sự gây tiếng vọng trong tâm hồn Hội thánh Chúa Kitô đang đi giữa dân tộc này, như được chứng tỏ trong văn thư của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục và văn thư của Đức Giám mục Giáo phận Vinh. Chính các tín hữu giáo dân, theo đúng ơn gọi và trách nhiệm của mình, phải cùng với mọi người thành tâm thiện chí dấn thân vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… để giải quyết thảm họa môi trường biển này. Tân Thanh Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
......

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên. Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại. Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng. Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này. Anh Phan Anh bị chất vấn trên đài truyền hình về “động cơ” chia sẻ thông tin vụ cá chết trên facebook cá nhân của mình. Ảnh: Internet Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình. Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại. Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật. “Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người. Em Huỳnh Tấn Phát bị đánh đập dã man trước cổng đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1, Sài Gòn hôm 10-5-2016. Ảnh: Fb Hoàng Dũng “Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại. Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi. Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999. Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước. Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng. Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả. Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân. Nguồn: Blog Tuấn Khanh
......

Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ ‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’ Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam. Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài  nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”. Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau. Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”. Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng. Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”. Những câu hỏi về Cam Ranh Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý: “Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. “Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào? “Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam. “Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”. Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016. Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần? Vừa chơi vừa sợ Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao. Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice. Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu. Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai. Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa. Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”. Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam. Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận. http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietn...
......

Tổng thống Mỹ, nhân dân Việt Nam và ĐCSVN

Những hình ảnh người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên hè đường vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ cùng với những tiếng reo hò đồng thanh tên của ông tràn ngập trên truyền thông Việt Nam những ngày qua. Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được rằng người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi đó, chế độ Việt Nam tiếp đón tổng thống Obama với một nghi thức nếu so tầm cường quốc như Hoa Kỳ, có thể nói đó là một nghi thức lạnh nhạt , miễn cưỡng cho phải phép xã giao. Dường như Hoa Kỳ hiểu rõ chế độ Việt Nam, hiểu đến chân tơ kẽ tóc những cách đối xử của chế độ Việt Nam như ngắt phần dịch, ngăn chặn những người mà phía Hoa Kỳ cần tiếp xúc....tất cả những điều ấy Hoa Kỳ đều dự định được trước. Hoa Kỳ cũng hiểu tất cả những gì người cộng sản Việt Nam đang làm đều là trò ứng xử tiểu nhân của những kẻ kém thế và mất tư cách. Họ không chấp nhặt điều ấy, cái họ cần là đưa được thông điệp của họ đến với người dân Việt Nam. Sự không chấp nhặt ấy bị suy diễn thành Hoa Kỳ chỉ quan tâm lợi ích của họ, Hoa Kỳ sẵn sàng bắt tay với cộng sản và bỏ qua nhân quyền, hay vị thế của Việt Nam đang lên cao khiến Hoa Kỳ phải vị nể..... Thật ra quan điểm này là của một số người bi quan và bọn dư luận viên tung hứng ra vào để làm nhụt chí khí của làn sóng đấu tranh đòi tư do, nhân quyền ở Việt Nam. Hoa Kỳ chưa lúc nào ngưng nghỉ việc đòi quyền tự do, quyền con người ở Việt Nam. Bằng chứng là bài phát biểu của Obama đến với người dân Việt Nam, sự tha thiết của ông với người dân Việt Nam qua những hành động nhỏ như ăn bún chả, trú mưa, nói chuyện với thanh niên....dường như đấy mới là mục tiêu chính của Hoa Kỳ. Những lễ nghi hay các vị nguyên thủ Việt Nam đối với ông chỉ là đám bù nhìn chặn đường ông đến với nhân dân Việt Nam đưa thông điệp của mình. Hình ảnh hàng ngàn người dân nồng nhiệt chào đón tổng thống Hoa Kỳ cũng như thái độ trọng thị dân chúng Việt Nam của tống thống Hoa Kỳ, đã khiến cho vai trò của đảng cộng sản VN trở nên vô duyên, thành kẻ ngoài lề phá bĩnh. Bất chấp thái độ của cộng sản VN, thông điệp mà Hoa Kỳ muốn chuyển được đến nhân dân Việt Nam đã được chuyển, tình cảm của người dân Việt Nam muốn bày tỏ với Hoa Kỳ đã được bày tỏ. Đó là điều thành công nhất trong chuyến đi của tổng thống Obama. Những cái còn lại hãy để sau, mặc dù chúng rất cần thiết như việc thả tự do cho tù nhân lương tâm. Nhưng đó là việc của nhiều năm trước đó và nhiều năm sau này, những việc như ta gọi là việc thường nhật giữa quan hệ chính phủ hai nước. Không tù nhân này sẽ có tù nhân khác nếu như thể chế cộng sản này vẫn còn, Hoa Kỳ không muốn cuộc chạy theo chân chế độ cộng sản để xin tha người cứ kéo dài từ năm này qua năm khác. Hoa Kỳ vẫn đòi hỏi việc thả tù nhân lương tâm, nhưng thông điệp của tổng thống Hoa Kỳ cũng bày tỏ mong muốn người dân Việt Nam hãy cùng họ chấm dứt nguồn gốc của việc đấy, và Hoa Kỳ hoan nghênh điều ấy. Hãy nhìn sâu xa hơn thông điệp mà tổng thống Obama đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra. Trong thông điệp đó, Hoa Kỳ đã muốn nói nhân dân Việt Nam mới là lực lượng mà Hoa Kỳ coi trọng, quyết định của nhân dân Việt Nam mới thực sự là ý nghĩa trong quan hệ hai nước. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những kẻ ngáng đường trơ tráo ngăn cản, lợi dụng mong muốn của nhân dân Hoa Kỳ, Việt Nam muốn có quan hệ tốt đẹp để đòi phần cho mình. Cộng sản Việt Nam tất nhìn ra thông điệp của Hoa Kỳ cũng như lòng dân Việt Nam. Lẽ ra họ phải nhún mình và nương theo nguyện vọng của hai phía trên để có một kết quả hài hoà. Nhưng với bản chất cố hữu độc tài họ sẽ tìm mọi cách gia tăng bóp nghẹt ước muốn của người dân Việt Nam, cũng như họ hạ nhục và xuyên tạc động cơ của Hoa Kỳ. Điều đó dẫn đến lập luận rằng Hoa Kỳ quan hệ với chế độ Việt Nam không làm thay đổi được gì, chỉ khiến tình trạng tự do ở Việt Nam bị đàn áp gia tăng được củng cố. Rằng chỉ có ĐCSVN mới là người quyết định thay đổi được mọi thứ. Tuy nhiên nếu nhìn khác đi một chút, ta có thể thấy ĐCSVN đang bẽ bàng chầu rìa khi nhìn thấy cảm tình của Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam với nhau. Cần phải hiểu thêm thông điệp của Hoa Kỳ có ẩn ý như - Tại sao chúng ta (Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam) tình cảm như vậy mà không đến được với nhau, đó là tại đảng CSVN ngáng đường, tại sao ĐCSVN ngáng đường chúng ta.? Tại sao lại để họ ngăn cản mong muốn hợp tác tiến bộ này. Thay vì đòi hỏi chúng tôi (Hoa Kỳ) phải ở thế rượt đuổi hết năm này qua năm khác để đòi hỏi Cộng sản VN tha cho hết lớp tù nhân này, đến lớp tù nhân khác. Các bạn hãy chấm dứt điều đó và chúng tôi ủng hộ. Đấy mới là những thông điệp quan trọng mà Hoa Kỳ đã phát đi. Hàng ngàn người Việt Nam hân hoan chào đón tổng thống Mỹ, những bài phát biểu của tổng thống Mỹ nói gì. Nhìn trong đó để thấy những mầm dân chủ đang được hứa hẹn, đừng vội nhìn vào sự đàn áp gia tăng của CS mà trở thành chán chường và thất vọng với Hoa Kỳ. Nếu như họ thực sự không quan tâm đến dân chủ và quyền con người, họ đã chẳng mất công đến vậy. Nếu như họ chỉ là những kẻ thực dụng chỉ quan tâm đến lợi ích của họ, họ đã có nhiều nơi khác để quan tâm tìm kiến lợi ích hơn là ở một quốc gia như Việt Nam. Những cố gắng dẫy giụa đàn áp bằng mọi trò đê tiện của chế độ cộng sản, chỉ chứng minh chúng đang gần đến sự dẫy dụa tuyệt vọng, hơn là chứng minh chúng mạnh mẽ và thế giới tiến bộ không làm gì được chúng. Đừng nên thấy đó là điều bi quan, vì cộng sản cố gắng đàn áp để người dân có cảm giác đó. Như một canh bài, mỗi lá bài rút ra tiền cược được tố vống lên, không phải là lá bài trong tay mạnh, mà chỉ là đòn hù doạ để đối thủ bỏ cuộc chơi. Cộng sản Việt Nam đang cầm những lá bài yếu thế là nợ công cao, ngân sách cạn kiệt, tài nguyên cạn kiệt, môi trường nhiễm độc, lòng dân chán ngán. Những chuyện đánh đập, bắt bớ, những tuyên truyền lên gân lên cốt chỉ là cách tố tiền cược lên cao để doạ những tay chơi non tinh thần. Hãy tiếp tục gia tăng thành lập những nhóm xã hội dân sự, gia tăng hoạt động trên mọi lãnh vực xã hội. Khó khăn trong vài năm tới sẽ cực kỳ lớn bởi sự đàn áp cuối cùng của chế độ đang giãy chết, đừng nản lòng hay sờn chí bởi những luận điệu bi quan của người đấu tranh nào đó hoặc những lời lung lạc của kẻ thù. Với tình cảm của người dân Việt Nam đã thể hiện trong chuyến đến thăm của tổng thống Hoa Kỳ, đó là khát vọng tự do, dân chủ, tiến bộ. Khát vọng ấy trước sau gì cũng sẽ đạt được, càng khó khăn lớn càng chứng tỏ khát vọng ấy càng đã đến gần mục đích. Nếu nói đây là vở diễn của chính khách Hoa Kỳ, thì trong vở diễn đó, vai trò của đảng cộng sản VN chỉ là một diễn viên phụ. Trên sân khấu chỉ có Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam đảm nhiệm hai vai chính của vở diễn, chắc chắn trong tương lay cũng sẽ là vậy. Theo Fb Người Buôn Gióhttps://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng...
......

Hiện tượng hiếm có: Obama vừa rời VN, báo nhà nước ‘gần Mỹ, thoát Trung’

Một hiện tượng hiếm có đang diễn ra trong bầu không khí chính trị hỗn tạp ở Việt Nam: ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama vừa rời Việt Nam để đi Nhật Bản, báo chí nhà nước bất chợt “lên đồng”. Hình - Trung cộng đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 ở đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm - quần đảo Hoàng Sa. “Kiện Trung Quốc: “Chúng ta sẽ đập nát sự tự tin của họ“” – một tựa đề của báo Tuổi Trẻ. So với những tựa đề trước đây chỉ vẻn vẹn “Kiện Trung Quốc”, lần này phát ngôn của báo giới tỏ ra dữ dội hơn nhiều, mà cách nào đó làm người ta liên tưởng việc báo đảng hung hăng “đập nát luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”. “Quân đội Việt Nam có thể được mời sang Mỹ huấn luyện chung” – một tựa đề hút khách khác của báo Thế Giới Trẻ. Khác với thời gian trước khi giới tuyên giáo đảng dấm dúi ngụy trang mối quan hệ quân sự với Mỹ bằng “giao lưu hải quân”, nay sự vụ rõ hơn hẳn. Nhưng đáng chú ý nhất là mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu có lời giải. Nếu trước chuyến đi trên, chỉ có vài tờ báo quốc tế như Nikkey hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”, thì chỉ một ngày sau khi Obama rời Việt Nam, một số báo nhà nước bắt đầu mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận. Sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin: “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”. Nhưng nổi bật nhất là bài viết của James Holmes trên tạp chí Foreign Policy, trong đó có những nội dung rất đáng chú ý: “Điều khiến bất kỳ thuỷ thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí”. “Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự “hiện diện luân phiên”, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?…”. Rõ là đang xảy ra một sự đảo chiều nào đó, ít nhất trên mặt truyền thông và nhiều nhất ở Biển Đông. Một đảo chiều đủ lớn mà được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Và có thể cả Bộ chính trị Việt Nam. Ở một thái cực khác, giới ngoại giao Trung cộng vừa tuyên bố Mỹ “châm lửa ở Biền Đông”. Hiển nhiên, Bắc Kinh đã không giữ nổi bình tĩnh để “lấy làm vui mừng trước việc hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam” nữa. Ngay trước mắt, có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém là việc gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở Cam Ranh. Có cảm giác như chuyến đi Việt Nam của Obama đã tạo ra một bước ngoặt về tương quan quân sự về cơ chế phòng thủ của đất nước này so với Trung cộng.
......

Tại sao Việt Cộng ‘quảng cáo’ Việt Tân?

Trong những ngày qua, truyền thông “lề đảng” đã đồng bộ “lăng xê” Việt Tân một cách bất thường. Những ai quan tâm đều biết Việt Tân là một đảng chủ trương tranh đấu cho tự do, dân chủ của Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua, vì thế đã trở thành cái gai trong mắt cộng sản Việt Nam (CSVN). Tuy nhiên, có lẽ chưa bao giờ mà họ lại dốc toàn bộ nỗ lực của guồng máy tuyên truyền dối trá, đồng loạt gán ghép Việt Tân là đã “xúi giục”, “trả tiền” để người dân xuống đường biểu tình “gây xáo trộn.” Trong khi trên thực tế, các cuộc biểu tình của người dân, liên tục trong các cuối tuần từ mồng 1 tháng 5 tới nay, để đòi môi trường sạch, chính phủ minh bạch đã được thực hiện trong ôn hòa khắp ba miền đất nước. Thay vì tôn trọng quyền biểu tình để nói lên nguyện vọng chính đáng của người dân, CSVN lại chỉ thị cho công an sắc phục và thường phục chen lấn, xô đẩy để gây xáo trộn, cùng lúc xông vào bắt bớ, đánh đập, và đàn áp khốc liệt bằng dùi cui, lựu đạn cay, và những cú đấm đá rực lửa hận thù. Máu đã đổ và hàng trăm người dân đã bị bắt, nhốt nhiều giờ không cho ăn uống, nhất là trong cuộc xuống đường tại Sài Gòn ngày 8 tháng 5. Dựng chuyện và xuyên tạc để khỏa lấp những sai lầm là thủ đoạn bấy lâu nay của chế độ, ai cũng biết! Nhưng tại sao lại vào lúc này, và ở mức độ ráo riết, toàn diện lên án Việt Tân dù chế độ biết làm thế là quảng bá không công cho Việt Tân? Thực vậy, họ đã không chỉ đơn thuần giới thiệu Việt Tân tới người dân mà còn khiến cho những người đang quan tâm về tình trạng môi trường hiện nay – nhưng chưa biết đến Việt Tân – không khỏi tò mò tìm hiểu về Việt Tân. Hiện tượng này đã và đang xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam; người dân, sinh viên và kể cả công chức ở các bộ máy nhà nước, ngân hàng đều hỏi nhau về “Việt Tân”. Trong thời gian qua, từ khóa về ‘việt tân” đã gia tăng rất lớn theo công cụ Google Trends. Điều mà dư luận quan tâm là những cuộc biểu tình mới chớm, vô cùng ôn hòa, nhưng tại sao CSVN lại cuống cuồng đổ lỗi cho Việt Tân? Câu trả lời có lẽ nằm rõ trong nội dung toàn bộ những bài báo hay chương trình truyền hình mà báo “lề đảng” đưa ra để lên án Việt Tân, đó là chế độ đang bị rúng động trước sự kiện cá chết quá lớn. Sự hốt hoảng, lúng túng, loay hoay chống đỡ của chế độ trước làn sóng phẫn nộ của quần chúng đưa đến những phản ứng “ngoài sức tưởng tượng”, như tự ăn cá, tắm biển trong vùng nhiễm độc và tuyên bố an toàn để xúi dân vào chỗ chết; thành phần chóp bu tảng lờ không hề có một tiếng bày tỏ quan ngại với người dân; điều động một lực lượng tôi tớ khổng lồ để đánh các chủ nhân đất nước không khoan nhượng. Thành phần lãnh đạo CSVN giống như những đứa trẻ ăn vụng kẹo bấy lâu nay tưởng bố mẹ không biết, nhưng khi bị bắt gặp quả tang với lọ kẹo rỗng, mà tay, miệng lại dính đầy kẹo … Formosa thì làm sao đây để chạy tội? Chỉ còn cách là tìm một cái cớ, một con dê tế thần để đổ tội. Chính sách “đổ vạ” từ thời cải cách ruộng đất lại được đem ra xào nấu theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là vừa trấn áp thô bạo người biểu tình, vừa đổ tội cho Việt Tân xúi giục, trả tiền. Các cáo buộc đối với VT thì không có bằng cớ, nhưng ngược lại đồng bào đã đưa ra vô số bằng chứng về những gian lận mới nhất của chế độ trong vụ bầu cử hôm 22-5 vừa qua. Nào là CSVN cho người bỏ phiếu dùm, áp lực người dân đi bầu, trả 30.000 đồng cho mỗi người đi bầu khi cuộc bầu cử giả hiệu bị đồng bào tẩy chay … Dùng bạo lực để đe dọa, khống chế; không được thì vu khống và mua chuộc. Đó là chính sách cai trị “côn đồ” của một thể chế ở mức đường cùng. Bầu cử tại huyện Mê Linh, Hà Nội hôm 22-5-2016. Thành viên tổ bầu cử gian lận, bỏ phiếu thay nhiều lần nên người dân phản đối không cho mở hòm phiếu. Hình: Blog Tễu Làm như vậy, lãnh đạo CSVN hy vọng là: 1. Trút tội lỗi lên đầu Việt Tân sẽ làm giảm sự giận dữ của người dân trước những bạo hành của công an, và hướng sự giận dữ này vào Việt Tân thay vì vào chế độ. 2. Cáo buộc Việt Tân “xúi giục”, “trả tiền” và “gây xáo trộn” nhằm bôi đen chính nghĩa của những cuộc xuống đường tự phát bởi lòng dân, với sự nhận thức chín chắn và đúng đắn về thủ phạm và hiểm họa đang trùm xuống đầu dân tộc. 3. Hù dọa nhằm cô lập, tách Việt Tân ra khỏi quần chúng, và ngăn chặn sự hợp tác giữa các tổ chức đấu tranh để phá vỡ thế đoàn kết của toàn dân. 4. Hạ uy tín của Việt Tân sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Tân mà họ nghĩ đang là lực đối đầu mạnh nhất và nguy hiểm nhất cho chế độ hiện nay. Thật ra, sức mạnh tập thể của toàn bộ phong trào dân chủ còn có nhiều nhóm khác bên cạnh Việt Tân như Con Đường Việt Nam, Hội Anh Em Dân Chủ, VOICE, Mạng Lưới Bloggers, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Hội Đồng Liên Tôn … và nhiều nhóm đã hoặc chưa chính thức lên tiếng. Tất cả đang hoạt động rất tích cực và có thành viên tham gia vào các cuộc biểu tình. Thế nhưng họ chỉ nhắm vào Việt Tân và nêu đích danh, vì lãnh đạo CSVN muốn ngăn chận một mối nguy khác, to lớn hơn đang từng bước lớn dần tại Việt Nam. Đó là sau khi Miến Điện có chính quyền dân chủ do người dân bầu lên vào đầu năm 2016, CSVN rất sợ làn sóng dân chủ hóa thổi đến Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều đảng phái hay tổ chức chính trị, đòi hỏi Hà Nội phải chấp nhận đa đảng. Vì thế, CSVN đã tung ra những thủ đoạn gán ghép Việt Tân để cho thấy là chế độ thẳng tay triệt hạ mọi lực lượng chính trị muốn đối lập. Dù CSVN lo sợ mất quyền lực độc tôn qua cách nào đi chăng nữa – bằng một cuộc tổng nổi dậy toàn dân như tại Tunisia hay một cuộc bầu cử đa đảng thực sự tự do như tại Miến Điện, thì rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội đang run sợ, và càng sợ thì lại càng làm bậy như việc xúc phạm đến chính nghĩa, xúc phạm đến nhân cách cũng như trí phán xét của người biểu tình nói riêng, và của những người Việt yêu nước, yêu tự do và yêu lẽ phải nói chung. Mang Việt Tân ra cáo buộc những điều phi lý nhằm che giấu những sai lầm của chế độ và sự hoảng sợ về một cuộc chuyển đổi dân chủ của đất nước, cho thấy là CSVN đang ở thế cùng không lối thoát, và chỉ khiến người dân thêm phẫn nộ, quyết tâm hơn trên con đường tranh đấu. Đặng Tú Mai https://chantroimoimedia.com/2016/05/29/tai-sao-viet-cong-quang-cao-viet...
......

Thế nào là vu khống?

"Nếu bạn không làm một điều gì đó tốt mà có người nói bạn làm điều đó, là nói không đúng, chứ không gọi là vu khống. Đúng không?" Hôm nay có một cuộc trao đổi về một số người (hải ngoại cũng như trong nước) bức xúc bởi họ bị nói là Việt Tân. Tôi trả lời rõ ràng như thế này: - Nếu ai đó bảo bạn là VT khi bạn không phải đảng viên VT thì bạn có thể cải chính, đó là THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG, thế thôi. Bạn không nên cho đó là sự vu khống. Bạn chỉ được coi là bị vu khống khi ai đó gán cho bạn một điều gì xấu. Nếu bạn không làm một điều gì đó tốt hoặc chẳng xấu chẳng tốt mà có người nói bạn làm điều đó, là nói không đúng, chứ không gọi là vu khống. Đúng không? Nếu ai nói bạn là VT trong khi không phải thế mà coi là sự vu khống thì bạn đã cho rằng VT là xấu xa. Điều này bạn phải chứng minh. - Còn những bạn nào, không có ai nói bạn liên quan đến VT thì thiết nghĩ cũng không cần phải nhảy dựng lên thanh minh làm gì. Bạn cũng không nên hô đả đảo hay chửi bới VT vì VT chẳng làm gì hại bạn và bạn cũng không chứng minh được họ làm hại gì cho đất nước. Bạn chỉ hô theo sự tuyên truyền của CS mà thôi. Trong khi đó, những kẻ làm hại cho đất nước có những bằng chứng hiển nhiên nhưng bạn không dám hé nửa lời. Tôi nghĩ những hành vi đó chẳng qua là muốn thanh minh, lấy điểm với nhà cầm quyền, cho đẹp lòng CS mà thôi, Nhưng họ cũng không tha bạn đâu, vì họ biết rất rõ là bạn đang sợ. Bạn đã "không khảo mà xưng". Đó là kiểu hai mặt, không phải là người đấu tranh chân chính. - Với tôi, ai bảo là VT tôi cũng kệ dù đúng hay không, nhưng bảo tôi là CS, tôi sẽ coi đó là sự vu khống. FB Nguyễn Tường Thụy
......

Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?

Kể từ khi có các cuộc biểu tình lớn từ gần cuối tháng 4/2016 đến nay, các chiêu trò mới được nhà cầm quyền tung ra gần như hàng tuần để đối phó với sự uất ức của người dân quanh thảm họa môi trường Formosa, đặc biệt mỗi khi các trò cũ bị người dân vạch trần. Ngược lại, phía người dân chúng ta cũng đã có khá nhiều ứng biến. Trong số này, một số cách đối phó đã chứng tỏ rất hữu hiệu. Chẳng hạn như: - Nguyên tắc "Địch tập trung - Ta phân tán. Địch phân tán - Ta tập trung" đã được xử dụng ở nhiều nơi, với nhiều hình thức "biểu tình du kích" rồi nhập lại lên mạng. Công an không dám rời bỏ những địa điểm lớn, họ rất hậm hực nhưng đành chịu. - Dân cư mạng cũng chỉ vẽ ngay cho nhau cách vượt tường lửa khi Facebook bị ngăn chận. Bà con cũng chỉ ngay cho nhau các phần mềm nối trực tiếp điện thoại di động khi vừa có tin sóng 3G sẽ bị chận. Với đà này, các trò tắt cột phát sóng hay dùng xe phá sóng lưu động của công an sẽ trở nên vô dụng. - Để giảm bớt xác suất công an chia cắt đoàn biểu tình, trước ngày xuất quân, phía ta đã có các nhóm đi chụp hình những nơi để sẵn các hàng rào sắt của công an và đăng lên mạng. Thế là trò này gần như bị vô hiệu hóa. Công an đành ra tay bắt đại những người họ "đoán" là dẫn đường. - "Tai mắt nhân dân" cũng đã tìm rất nhanh và đăng lên mạng mặt mũi của những tên công an chìm ác ôn, với đầy đủ tên họ, địa chỉ nhà, trang FB, số điện thoại.... Công an kinh ngạc về mức độ khám phá nhanh lẹ của người dân nên số tên đeo khẩu trang che mặt bỗng nhiên tăng nhanh. Đây là một "yếu huyệt" mà nhiều người chúng ta cần chung sức xoáy vào. - Và còn nhiều thí dụ khác nữa, nhưng có lẽ chiến thắng rõ ràng nhất là sự biến mất ngay của lực lượng Thanh Niên Xung Phong sau khi được chủ tung ra dùng đúng một lần. Người dân và giới luật sư chỉ ra ngay mức độ phạm pháp nghiêm trọng: Ai và luật nào cho phép nhân viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn được tràn xuống đường đánh dân và bắt dân đem đi giam? "Chiến thắng nhỏ" này cho thấy mặt trận pháp lý cũng là đấu trường phải tận dụng. Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thấy một vài ứng biến thuộc loại "hại nhiều hơn lợi", cụ thể như: - Khi lãnh đạo đảng xuyên tạc rằng người dân đi biểu tình chỉ vì nhận tiền Việt Tân thuê mướn, đại khối dân cư mạng liền biến cáo buộc này thành chuyện diễu. Chính sự diễu cợt đã không những giúp nhiều bà con tham gia lần đầu vượt qua nỗi lo sợ, mà còn gần như vô hiệu hóa luôn thủ thuật dùng Việt Tân để hù dọa xưa nay của công an. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đi quá xa, đó là viết các biểu ngữ "đả đảo" hay văng tục với người cùng phe để xuôi theo các vu cáo từ phía bạo quyền. Làm như vậy chỉ để lộ cho công an thấy nỗi sợ còn quá lớn của người cầm biểu ngữ; và tạo hoang mang trong hàng ngũ bà con biểu tình trước giờ xuất quân, lúc mà đáng lẽ mọi người cần xiết chặt tay nhau hơn lúc nào hết và tạm dẹp mọi bất đồng ý kiến, nếu có. - Một ứng biến "hại nhiều hơn lợi" khác là việc đăng các bài bản dạy làm bom xăng, bom nổ. Những người đăng loại bài này chỉ có thể là DLV trá hình hoặc những người "không dám làm nên xúi người khác". Hiển nhiên, loại bài bản đó vừa cung cấp lý cớ bôi nhọ cho Ban Tuyên giáo, vừa làm sứt mẻ hình ảnh các cuộc biểu tình trong mắt thế giới, vốn đang có rất nhiều thiện cảm với chúng ta. Nếu chúng ta đều đồng ý về các tác hại và nhất định không đăng loại bài vở đó thì trong tương lai, chúng ta có thể khẳng định ngay nơi nào đăng loại bài đó đều là công an trá hình và đề nghị FB đóng các trang đó lại. Lược sơ qua các ứng biến chỉ trong 1 tháng vừa qua, chúng ta có quyền tự hào về một bước tiến đáng kể. Và sau đây là một số đề nghị nhằm đối phó với các chiêu trò mới cũng như khai triển thêm những mặt ta đang làm tốt trong những ngày trước mặt: 1. Cần trân quí duy trì sự tham gia của quần chúng: Nói điều này có vẻ thừa thãi vì ai trong chúng ta lại không muốn có những khuôn mặt mới, đặc biệt như trong lần xuống đường ngày 1-5-2016 vừa qua. Nhưng thực tế chúng ta đang vô tình làm ngược với ước muốn đó. Đã đến lúc chúng ta cần nhận dạng và đồng ý với nhau về một số đặc tính nền tảng, như: quần chúng vì nhiều lý do không thể đi biểu tình liên tục; quần chúng cần thời gian để lành các vết thương, cũng như cần thời gian và cơ hội sinh hoạt với nhau để vượt qua nỗi lo âu sau mỗi lần đối diện với bạo lực; quần chúng cần nhiều thời gian hơn giới hoạt động để học các cách đối phó mới, v.v ... Do đó, nếu ta cứ kêu gọi xuống đường liên tục mỗi cuối tuần, ta đang không biết hoặc làm ngơ các đặc tính nền tảng nêu trên về quần chúng. Hệ quả khá hiển nhiên là số lượng quần chúng tham gia nhỏ dần. Công an khi thấy số người biểu tình giảm lại càng thêm tự tin và bạo tay hơn. Chúng ta đã thấy diễn trình này trong chuỗi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Vậy cần làm gì để duy trì sự tham gia của quần chúng, để xây dựng dần số đông? Sau đây là một vài đề nghị. 2. Cần làm cho đối phương khó tiên đoán các dự tính của ta: Hiển nhiên khó mà giữ kín 100% các dự tính trong chủ trương đấu tranh bất bạo động công khai và khi vũ khí chính của ta là số đông. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm đối phương phải suy đoán, ứng chiến thường trực và trở nên mệt mỏi hơn ta gấp nhiều lần. Chỉ như thế vòng xích kềm kẹp mới lỏng ra dần. Cụ thể như: - Tránh các khuôn mẫu dễ đoán như biểu tình liên tục mỗi cuối tuần hay chỉ biểu tình ngày cuối tuần hay chỉ tập trung vào vài địa điểm. - Thay vì hỏi ý trên mạng "Ai có thể biểu tình cuối tuần này?", đã đến lúc ta nên hỏi những câu thuộc loại: "Ai có thể biểu tình ít là 1 lần trong tháng này nếu được biết trước 12 tiếng?". - Thu nhỏ vòng lấy quyết định chung. Một số nhà hoạt động được nhiều người tin tưởng sẽ lập 1 nhóm bỏ phiếu lấy quyết định có biểu tình không, vào ngày nào. Quyết định đó được giữ kín và chỉ công bố tại một trang blog và/hoặc FB nhất định khoảng từ 12 đến 24 giờ trước khi xuất quân. - Tận dụng loại ứng dụng có mã hóa như Whatsapp để giữ kín các liên lạc trong nhóm nhỏ nêu trên. Phương tiện Google doc, Google form cũng cho ta cách bỏ phiếu rất kín nếu cần. 3. Liên tục mở rộng: - Mở rộng địa dư: Rất cần các vùng như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, v.v. nhập cuộc để chia bớt áp suất cho Sài Gòn, Hà Nội. - Mở rộng số địa điểm chọn làm nơi biểu tình: Rất nên chọn những nơi khó ngăn chận, khó phong tỏa như phi trường, bến xe, nhà ga, quốc lộ. - Mở rộng các thành phần tham gia: Rất cần nhiều lứa tuổi trong gia đình tham gia tùy theo tình hình từng nơi, từng vụ việc. Cần nói rõ khi các thiếu niên bị hành hung thì hành vi phạm pháp nghiêm trọng của công an phải bị lên án, chứ không thể trách ngược về cha mẹ - những người đang muốn dạy con mình về trách nhiệm công dân, về sống không vô cảm. Và sẽ có ngày những bức hình chụp chung gia đình đi biểu tình là niềm tự hào cả đời. - Mở rộng các hình thức tranh đấu: Rất cần sáng kiến để nhiều người tham gia, đặc biệt trong những tuần không xuống đường. Thí dụ như cùng gõ nồi đúng 12 giờ trưa, kéo dài khoảng 3 phút để nói với nhau "nồi không còn cá". Mỗi nhà chỉ cần gõ làm sao để vang được đến 4 nhà hàng xóm gần nhất là đã quá tốt. Nếu ngày hôm sau 4 nhà hàng xóm đó cũng gõ thì sự quan tâm đã lan truyền theo cấp số nhân rồi, và cứ thế đến cả xóm, cả làng, cả huyện, ... Một vài hình thức khác như cùng dán biểu ngữ về cá, môi sinh trước nhà; cùng mặc áo có dấu hiệu cá khi tham dự các nghi thức tôn giáo, các dịp họp mặt chung, v.v... - Mở rộng vòng tay: Rất cần duy trì sự hợp tác và giữ kín tông tích những nhân viên trong guồng máy đã báo cho dân biết các chiêu trò của công an, từ dấu hiệu nhận dạng nhau của công an chìm như nhẫn xanh, nhẫn trắng, đến việc tiết lộ tên tuổi của những khuôn mặt ác ôn. 4. Làm gì khi bị cản không cho đi họp: Trong thời gian gần đây, khá nhiều các nhà hoạt động bị công an kềm giữ không để đi gặp các giới chức quốc tế, kể cả TT Obama. Chúng ta có thể giao hẹn trước những cách sau đây để vượt qua trò ngăn chận: - Nhờ xe của các sứ quán, lãnh sự quán đến đón tận nhà. - Nếu xe đến đón bị chận từ xa, ta vẫn có thể dùng phương tiện Skype hoặc tương tự để nối vào phòng họp. (Cần dùng loại phương tiện nào có mã hóa như Skype.) - Để đề phòng đối phương cắt dây Internet và phá sóng điện thoại vào ngày giờ đó, mỗi nhà hoạt động được mời họp vẫn có thể nhờ trước một sứ giả trong tư thế sẵn sàng với bài phát biểu của mình ở dạng viết, âm thanh, hay video trong tay. Khi gần đến giờ họp mà không nhận được điện thoại từ nhà hoạt động đó thì sứ giả cứ cầm thông điệp đến nơi họp. *** Tiến trình chuyển hóa bằng con đường đấu tranh bất bạo động của nhiều dân tộc nay đang hiện ra ngày càng rõ trên đất nước ta: Nhà cầm quyền càng biết mình sai, càng cuống, và càng chỉ biết cậy dựa vào bạo hành. Người dân càng đứng thẳng lên, càng thêm sáng tạo, đùm bọc nhau, và càng tự hào về chọn lựa của mình.
......

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama đã đem lại những gì?

Trước hết là món quà “to tướng” cho cộng sản Việt Nam (CSVN), đó là quyền mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, mà Tổng Thống Obama đã gần như “dâng không” cho một chế độ bất xứng với một quá trình dày đặc những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Món quà này khiến các nhà dân chủ VN và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới không khỏi thất vọng và tức giận. Nhưng khoan. Hãy cùng nhau tỉnh táo và phân tích xem chuyến thăm VN của TT Obama có lợi hay bất lợi cho nỗ lực đấu tranh dân chủ của dân tộc.   Người dân Sài Gòn tràn ngập các nẻo đường chào đón Tổng Thống Obama ngày 24-5-2016   Món quà “dỡ bỏ cấm vận” trong ngắn hạn, tức là trong chuyến thăm VN 3 ngày của TT Obama, mang âm hưởng ngon lành của sự “được” mà chế độ gần như chẳng phải “nhấc một ngón tay” để cải thiện chính sách bạo hành của mình. Nhưng trên đường dài, món quà này có thực sự miễn phí đối với CSVN hay không, hay luôn có những áp lực nhân quyền đính kèm? Người dân VN trong nước cũng như hải ngoại, và đặc biệt công dân Mỹ gốc Việt, chắc chắn không để cho Hà Nội thoải mái hưởng lợi mà không phải trả giá. Việc cho phép VN mua vũ khí sát thương chắc chắn sẽ làm Trung Cộng (TC) phải nhột mà chùn bước xâm lăng phần nào. Hoa Kỳ đang kéo dần VN vào vòng ảnh hưởng của mình và tách dần ảnh hưởng của TC - vốn gần như tuyệt đối trong 3 thập niên vừa qua đối với VN. Thông điệp khéo léo của TT Obama sẽ giúp cho những thành phần muốn thoát Trung cảm thấy yên tâm hơn để nhích gần tới Hoa Kỳ hơn, và làm teo dần nhóm “bám Trung”. Chưa bao giờ mà thông điệp tự do, dân chủ và nhân quyền lại được phổ biến mạnh mẽ và rộng khắp tại Việt Nam như trong mấy ngày qua. Dù truyền thông “lề đảng” cố gắng che đậy, khỏa lấp, nhưng các bản dịch nguyên văn bài nói chuyện của TT Obama đã được phổ biến tràn lan. Các nhà đấu tranh dân chủ đã không phải vất vả chống đỡ với công an, như đã từng xảy ra, để đưa thông điệp này đến tận tay các gia đình và đồng bào cả nước. Không người dân nào đọc hay lưu trữ bài diễn văn này sẽ bị quy kết là phản động vì đã do chính ông khách mà nhà nước mời tới trình bày công khai trước một cử tọa nhiều nghìn người bao gồm cả các giới chức cao cấp của chế độ. Chưa bao giờ mà người dân được thể hiện lòng mình một cách hồn nhiên và chính thức như vậy, với hàng trăm ngàn người tràn ra đường chào đón TT Obama. Rõ ràng là họ đã ôm lấy những giá trị phổ quát mà Hoa Kỳ là biểu tượng, những giá trị mà chế độ CSVN luôn nỗ lực ngăn cấm và xuyên tạc. Đối nghịch lại, chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ, mà một lãnh đạo của chế độ hiện nay được người dân chào đón, thương quý như ông Obama. Song song với việc đồng loạt tẩy chay cuộc bỏ phiếu Quốc Hội giả hiệu của CSVN ngày 22-5, đồng bào đã có dịp bỏ phiếu bằng chân khi rầm rộ xuống đường chào đón TT Obama tại Sài gòn và Hà nội. Chưa bao giờ mà thế giới chú tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tới như vậy. Hầu hết các cơ quan truyền thông quốc tế đều đi tin về chuyến viếng thăm VN của TT Obama và phê phán hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. Chế độ CSVN đã tự lột mặt nạ mình khi bắt cóc và ngăn cản các nhà hoạt động đến gặp TT Obama, đã vô tình soi sáng chính nghĩa mà các nhà hoạt động đang theo đuổi, và làm sáng danh những người mà chế độ luôn dán nhãn “phản động”, “khủng bố” và đối xử như kẻ thù truyền kiếp. Ông Obama xuất hiện ở VN như làn gió mát giữa trưa hè, đem đến một nguồn hy vọng mới, một nếp sống mới, một con người mới tượng trưng cho những văn minh, tiến bộ, nhân bản và cơ hội mà người dân Việt Nam đang mong vươn tới. Ông là hiện thân của tất cả những gì tốt đẹp và ngược lại với mọi thứ xấu xa, lạc hậu mà đất nước chúng ta đang phải gánh chịu dưới ách thống trị của đảng quyền cộng sản.   Sau không khí tươi vui, hào hứng chào đón TT Obama của mấy ngày qua, trở về với thực tại đau thương trước mặt vẫn là môi trường sống của VN đang bị đầu độc trầm trọng, đời sống của người dân bị đe dọa nặng nề với những khó khăn chồng chất. Và những người VN quan tâm rủ nhau xuống đường vẫn sẽ được “đón tiếp” bằng dùi cui, bắp thịt và đạn cay, vẫn bị lôi kéo, khiêng ném lên xe côn an như những con vật. Nhưng càng trấn áp thì càng làm người dân thêm quyết tâm, nhất là với niềm lạc quan mà TT Obama vừa đem lại. Hãy cùng nhau khai dụng bối cảnh mới, tâm lý mới, niềm hy vọng và nguồn sinh lực mới, với những thuận lợi như đã chia sẻ để dấn bước đem lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước. Hãy nắm vững trong tay vận mệnh của chính mình và tương lai con cháu.
......

Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương là đòn ‘diễn biến hòa bình’ của Hoa Kỳ

Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Trong cuộc họp báo cùng với ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước vào ngày 23 Tháng Năm tại Hà Nội, Tổng thống Obama đã công bố Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với CSVN. Mặc dù Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng việc bán vũ khí phải đi kèm theo các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền, nhưng dư luận cho rằng Hoa Kỳ đã nhượng bộ thay vì trừng phạt Hà Nội do những hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng trong thời gian qua. Phải chăng Hoa Kỳ vì nhu cầu xoay trục về Á Châu nên đã bỏ qua áp lực về nhân quyền để mở ra cơ hội cho CSVN hợp tác với Hoa Kỳ về Biển Đông? Để tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. https://www.spreaker.com/user/ctmoi/d-b-c-m-v-n-vu-khi-sat-th-ng-la-don-... Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Thưa ông đánh giá ra sao về việc Tổng thống Obama bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí trong chuyến viếng thăm Việt Nam 3 ngày, từ 23 đến 25 tháng 5, vừa qua? Lý Thái Hùng: Trước hết, ta cần coi đây là món quà mà Tổng thống Obama đã mang đến cho lãnh đạo CSVN trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này. Nói cách khác, việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ đã giúp cho Hà Nội giải quyết hai sức ép cùng một lúc. Đó là tâm lý bị thế giới phương Tây – cụ thể là Hoa Kỳ – cô lập từ những hệ quả của quá khứ kéo dài hơn 4 thập niên và tâm lý bị lệ thuộc vào qũy đạo Bắc Kinh nếu không chứng tỏ khả năng có thể mua được vũ khí của Hoa Kỳ để gọi là phòng thủ. Vì là món quà, nên việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã đáp ứng được sự mong chờ từ bấy lâu nay của lãnh đạo CSVN. Tuy nhiên, về lâu dài sự kiện này mang lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ. Thứ nhất, CSVN sẽ phải lệ thuộc nhiều hơn vào nước Mỹ khi sử dụng những vũ khí mang tính chiến lược, không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả quan điểm về phòng thủ và tác chiến. Sự kiện này sẽ khiến cho một bộ phận của quân đội CSVN không những phải mở rộng các quan hệ, mà còn chịu ảnh hưởng về chiến thuật lẫn chiến lược của Hoa Kỳ. Thứ hai, Hoa Kỳ vẫn duy trì những điều kiện về nhân quyền và các yêu cầu nghiêm ngặt khác trong những đàm phán mua bán các loại vũ khí chiến lược, nên Hoa Kỳ vẫn tạo được sức ép lên Hà Nội về các hành vi đàn áp nhân quyền. Tuy nhiên, điều đáng nói là Hoa Kỳ đã chọn thời điểm hậu Đại Hội đảng CSVN kỳ 12 để dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí là một đòn “diễn biến hòa bình”, khi nội bộ CSVN đang bị phân hóa giữa hai xu thế thoát Trung và bám Trung hiện nay. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ thay vì dùng đòn “cô lập” đã chuyển sang thế “lôi kéo” qua việc tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí, mục tiêu nhắm vào nội tình quân đội – vốn là xương sống của chế độ CSVN – để tác động. Điều này đã phản ảnh khá rõ trong phần phát biểu của Tổng thống Obama trong lúc họp báo. Đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vào lúc này thể hiện sự mong muốn của Hoa Kỳ giúp Việt Nam tiếp cận các loại thiết bị và vũ khí đang cần để bảo vệ đất nước. Nói tóm lại, việc Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí vào lúc này, trên tổng thể giúp xóa bỏ tâm lý cô lập của Hà Nội, nhưng thực chất là để lôi kéo một thành phần muốn thoát Trung chống lại các áp lực của Trung Cộng. Vì thế đây là đòn “diễn biến hòa bình” theo cách nghĩ nghi ngại của lãnh đạo CSVN trong nhiều năm qua. Thanh Thảo: Ông Obama nói rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là muốn giúp CSVN tiếp cận các loại vũ khí của Hoa Kỳ, nhưng chủ trương của CSVN là duy trì tình hữu nghị với láng giềng phương Bắc. Như vậy thì CSVN mua vũ khí để làm gì, thưa ông? Lý Thái Hùng: Khi công bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí, ông Obama nói rằng đây không phải là động lực nhắm vào Trung Quốc. Bình thường ra, ông Obama không cần phải nói như vậy. Rõ ràng là Trung Quốc rất quan tâm và lo ngại những quan hệ ngày một gần gũi giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Chính trong bối cảnh đó, khi ông Obama nói rằng dỡ bỏ lệnh cấm vận là Hoa Kỳ muốn giúp CSVN tiếp cận các loại vũ khí đang cần để bảo vệ đất nước, nhằm ám chỉ là để bảo vệ trước hành động bá quyền của Bắc Kinh. Từ trước đến nay, CSVN bám vào chủ trương 3 không: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, nhằm tránh né các cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Hiện nay, tuy khuynh hướng bám Trung vẫn còn mạnh trong thượng tầng lãnh đạo; nhưng chính sự bành trướng quân sự ngày một gia tăng mạnh trên Biển Đông của Bắc Kinh gần đây đã đẩy Hà Nội rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan về chủ trương 3 không nói trên. Hoa Kỳ nhìn thấy sự lúng túng nói trên của Hà Nội và cũng đang cần sự hợp tác của CSVN trong việc phòng thủ Biển Đông, nên việc giúp cho quân đội CSVN tiếp cận các loại vũ khí của Hoa Kỳ là một nhu cầu chiến thuật đáp ứng cho cả hai phía. Nói cách khác, việc CSVN mua được vũ khí của Hoa Kỳ sẽ buộc Hà Nội phải có những hành xử tích cực hơn trong việc cộng tác với Hoa Kỳ và các quốc gia Phi Luật Tân, Nhật Bản trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Thanh Thảo: Qua sự kiện Hoa Kỳ bãi bỏ cấm bán vũ khí, ông nhận định ra sao về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN trong những giai đoạn tới? Lý Thái Hùng: Khác với hai vị tổng thống tiền nhiệm là Bill Clinton đến thăm Việt Nam vào năm 2000 và George W. Bush thăm vào năm 2006 đặt nặng tầm quan hệ về kinh tế và tháo gỡ những tồn đọng của quá khứ, Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam vào lúc hai phía có cùng mối quan tâm về phòng thủ Biển Đông trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Trong khi đó thì quan hệ kinh tế đã gia tăng gấp 100 lần. Thông điệp mà ông Obama mang đến cho Hà Nội lần này là hướng đến tương lai. Trong đó Hoa Thịnh Đốn muốn giúp cho CSVN tiếp cận các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ cho nhu cầu phòng thủ; nhưng sẽ tiếp tục lên tiếng về nhân quyền nhằm thúc đẩy xã hội Việt Nam xác định được các quyền phổ cập như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp để phát triển. Qua thông điệp này, ta thấy là ông Obama có mang đến một ngọn gió thay đổi trong việc thách đố lãnh đạo Hà Nội về chính sách Biển Đông và những cải thiện tình trạng tồi tệ về nhân quyền. Hà Nội sẽ mua vũ khí nào của Hoa Kỳ và ứng phó vấn đề Biển Đông ra sao vẫn còn là đề tài thảo luận trong thời gian tới; nhưng về tình trạng vi phạm nhân quyền của Hà Nội, Tổng thống Obama đã chứng kiến tận mắt trong chuyến đi này, khi có bốn nhà hoạt động xã hội mà ông Obama muốn mời đến thảo luận hôm 24/5 đã bị an ninh ngăn chận, gồm Nhà báo Đoan Trang, Luật sư Hà Huy Sơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Blogger Thảo Teresa. Rõ ràng là quan hệ CSVN và Hoa Kỳ khó có thể hướng đến tương lai, khi mà chính CSVN vẫn còn lo ngại “diễn biến hòa bình” từ phía Hoa Kỳ và nhất là tìm cách ngăn chận những hoạt động của các cá nhân đang góp phần vào sự phát triển xã hội tự do, dân chủ và tiến bộ. Do đó, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN sẽ tiến triển ra sao còn tùy vào thái độ và ứng xử của lãnh đạo Hà Nội nhiều hơn là từ phía Hoa Kỳ. Thanh Thảo: Cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
......

Vài suy nghĩ về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama

Mình đang tự hỏi, phải chăng mình vẫn còn hơi nhỏ nhen, phải chăng thói ghen ăn tức ở vẫn còn len lỏi trong con người mình? Bấy lâu nay, mình vẫn thường cổ vũ cho việc tránh xa Trung Quốc, xích lại gần với Mỹ, nhưng hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama qua thăm Việt Nam, mình lại cảm thấy không hồ hởi gì mấy, thậm chí hơi buồn lo, vẩn vơ một điều gì đó chưa thật ổn : như một cuộc mua vui, đánh lừa, ru ngủ một dân tộc chưa dám bừng tỉnh ? Mình phải thật lòng nói thẳng chính kiến của mình rằng : thêm một chiến thắng của đảng cộng sản Việt Nam là thêm một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Người cộng sản hầu như không có khả năng nhân nhượng, ngay cả khi nhân nhượng với chính nhân dân của mình. Chỉ khi nào họ gặp phải khó khăn chồng chất, bị dồn vào chân tường họ mới tìm lối thoát. Vậy là, họ đang đi tìm lối thoát cho đảng cộng sản hay họ mong muốn tìm giải pháp cho dân tộc Việt Nam ? Từ khi Mỹ đồng ý đón ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một tiền lệ chưa từng có, thì người ta đã có thể dễ dàng nhìn thấy, đây là mối quan hệ giữa Mỹ và đảng cộng sản Việt Nam. Mỹ đã công khai tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Trong điều chỉnh chiến lược chuyển hướng sang Châu Á-Thái Bình Dương, người Mỹ đang rất cần Việt Nam, dù ở đó đảng cộng sản đang độc tài. Mỹ vẫn sẵn sàng chiều chuộng đánh đổi uy tín, tiền bạc, miễn làm sao đừng để Việt Nam co cụm vào với Trung Quốc. Đây, vũ khí của Mỹ đây, anh sử dụng đi, đánh ai cũng được. Người Mỹ đang biết sử dụng « tâm lý chống Trung Quốc của người Việt Nam ». Trong chuyến đi, mọi người có thể dễ dàng nhận thấy, bao trùm lên trên tất cả là vấn đề : vũ khí. Ta không nghi ngờ lòng tốt của người Mỹ, nhưng ta hoàn toàn có lý khi lo ngại tính thực dụng của người Mỹ gặp phải thói giả dối của đảng cộng sản Việt Nam. Điều đó sẻ chỉ gây bất lợi cho nhân dân Việt Nam. Cho nên, trong chừng mực nào đó chuyến đi vô tình đã tạo thêm uy tín của đảng cộng sản Việt Nam, làm xì bớt tình trạng căng thẳng của cuộc khủng hoảng về môi trường hiện đang rất nhức nhối tại Việt Nam. Món quà ông Obama mang lại cho người dân thường Việt Nam ít hơn nhiều so với những gì ông mang đến cho chính quyền, một chính quyền vẫn đang đàn áp, o bế người dân ngay cả khi chuyến đi của ông đang diễn ra. Nhân danh Tổng thống nước Mỹ, ông Obama hoàn toàn có thể cương quyết hơn để chính quyền phải cho ông gặp được những nhà bất đồng chính kiến : Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang … như dự kiến của ông trong chuyến đi. Việc những người này không đến được cuộc gặp, không gặp được ông, có thể với ông không quan trọng lắm, nhưng đối với người dân, đối với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam của chúng tôi thì nó lại hết sức quan trọng và bức thiết. Chúng tôi mong đợi ở ông những điểm nhỏ như vậy thôi. Đành rằng, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với ông rằng : dân chủ và nhân quyền trên đất nước chúng tôi là phải do chính chúng tôi gây dựng nên. Tình cảm ông nhận được từ người dân trong chuyến đi vừa là sự trân trọng, nể phục đối với cá nhân ông, nhưng vừa nói lên người dân chúng tôi mong đợi ở nước Mỹ đến ngần nào. Dẫu sao, đây vẫn là bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ. Bước tiến này có dấu ấn rất rõ của Bộ Ngoại giao, nơi tôi đã có 30 năm gắn bó, còn nhiều kỷ niệm. Điều đó cho thấy Bộ Ngoại giao đã dần cải thiện được tiếng nói của mình trong nội bộ. Những ai làm ở Bộ Ngoại giao đều biết rất rõ rằng tầm thế của Bộ Ngoại giao xuống rất thấp sau Thành Đô. Khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không kìm được đã phải nói với Thứ trưởng Trần Quang Cơ rằng : anh là thứ trưởng ngoại giao, anh làm việc theo lệnh của bộ trưởng quốc phòng hay theo lệnh của bộ trưởng ngoại giao ?. Cho dù những tính toán của đảng cộng sản làm sao đi chăng nữa, mà theo họ là rất « khôn ngoan, mềm dẻo », thì những bước tiến mới đây trong quan hệ với Mỹ có công rất lớn của Bộ Ngoại giao. Những ai hiểu nội tình Việt Nam đều biết rằng để thông qua được một đề án nâng tầm quan hệ với « cựu thù » Mỹ, qua được những cái đầu thủ cựu, rặt tính « bạn thù » của bộ chính trị quả là một việc vô cùng khó khăn. Chỉ mới gần đây thôi, giữa Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng cũng còn tranh cãi nhau nhiều về vấn đề vũ khí Mỹ. Tuy vậy, đây cũng mới chỉ là những dấu hiệu đáng mừng đầu tiên. Tôi biết các bạn ở Bộ Ngoại giao không hẳn là dễ chịu khi phải đi giải quyết hậu quả của những vụ việc vi phạm nhân quyền do Bộ Công an gây ra. Gần đây, việc đánh đập, đe dọa và bắt bớ ngày càng nhiều, thậm chí cả với những người dân bình thường bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường. Các bạn chắc không hẳn thoải mái cho lắm khi phải đứng ra thanh minh cho các hành động của Bộ Công an. Thí dụ ta có thể hình dung đại sứ Nguyễn Trung Thành, tại Genève phải miễn cưỡng làm theo lệnh ra sao khi đứng ra để phản đối người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, khi họ lên tiếng về các vụ Việt Nam bắt bớ, đàn áp biểu tình về môi trường biển miền Trung gần đây. Một vài tâm tư chia sẻ cùng bạn đọc nhân chuyến đi của Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Việt Nam. Đặng Xương Hùng Genève, 24/5/2016
......

Phát biểu của Tổng Thống Obama với nhân dân Việt Nam

Thưa quý độc giả, ký giả Gardiner Harris và Jane Perlezmay của báo New York Times, trong một bài viết từ Hà Nội về những sinh hoạt của Tổng Thống Obama, đã viết như sau về cảnh tượng trong hội trường rộng lớn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội, khi ông Obama đọc bài phát biểu tại đó: "Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên bạn," ông Obama nói, và nhận được một tràng vỗ tay lớn. Nhưng hội trường, đầy khán giả gần như chắc chắn được lựa chọn bởi chính quyền, đã lặng im khi ông thúc giục đất nước này cải thiện cách họ thực hành nhân quyền. Những điều ông Obama phát biểu liên quan đến nhân quyền kéo dài gần 6 phút trong bài phát biểu của ông chắc là sẽ không có bất cứ một tờ báo nhà nước nào dám nhắc đến trong các bài tường thuật của họ. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bản dịch bài phát biểu của Tổng Thống Obama sau đây. BBT Toàn văn bài phát biểu của Tổng Thống Obama tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia ngày 24-5-2016 Xin chào! Xin chào Việt Nam! Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Cám ơn chính quyền và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách trong chuyến viếng thăm này. Cám ơn tất cả các bạn có mặt hôm nay. Có sự hiện diện của những người Việt Nam từ trên khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ, đại diện cho sự năng động, tài năng và hy vọng của Việt Nam. Trong chuyến thăm này, tim tôi đã nhiều lần rung động bởi sự thân thiện của người Việt. Qua những người đứng dọc hai bên đường, cười và vẫy chào, tôi cảm được tình bạn giữa nhân dân hai nước chúng ta. Tối qua tôi đã đi thăm khu phố cổ ở Hà Nội, thưởng thức một số món ăn Việt nổi bật, ăn bún chả và uống bia Hà Nội. Tôi phải nói là phố phường Hà Nội thật đông đúc, tôi chưa từng nhìn thấy nhiều xe máy như thế trong đời. Tôi chưa dám thử băng qua đường, nhưng có thể sau này khi tôi quay lại thăm, các bạn sẽ chỉ cách cho tôi. Tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong những năm vừa qua. Nhưng tôi là người đầu tiên, giống như nhiều bạn, lớn lên khi cuộc chiến đã chấm dứt. Khi quân đội Mỹ rời Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tôi biết đến Việt Nam, gặp gỡ người Việt, là khi lớn lên ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt sinh sống. Cùng lúc đó tại Việt Nam có nhiều người trẻ hơn tôi rất nhiều. Cũng như hai cô con gái của tôi, nhiều bạn cả đời chỉ biết một chuyện – đó là hòa bình và quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế tôi đến đây, ý thức về quá khứ, về lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng tập trung vào tương lai, vào sự thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy. Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với di sản cổ xưa của Việt Nam. Hàng thiên niên kỷ qua, nông dân đã trồng cấy trên mảnh đất này. Lịch sử đó được ghi trên Trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã có nghìn năm cạnh sông Hồng. Thế giới quý trọng lụa và tranh Việt Nam, và Văn Miếu sừng sửng đó tượng trưng cho lòng hiếu học của dân Việt Nam. Nhưng qua nhiều thế kỷ, vận mệnh các bạn thường bị ức chế bởi người khác. Mảnh đất thương yêu không phải lúc nào cũng do các bạn tự chủ. Nhưng cũng như tre, tinh thần cương cường của người dân Việt Nam thể hiện qua câu thơ của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời". Hôm nay, chúng ta cũng nhớ lại một lịch sử lâu dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà hai bên thường không để ý. Hơn 200 năm trước, khi một vị khai quốc công thần của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, khi trồng lúa đã tìm đến gạo Việt Nam, nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao. Không lâu sau đó, các tàu buôn của Mỹ đã cập cảng Việt Nam để giao thương. Trong Thế Chiến Thứ Hai, người Mỹ đã đến giúp Việt Nam đấu tranh chống ngoại xâm. Khi phi công Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt đã cứu giúp. Vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, khi người Việt đổ ra những nẻo đường của thành phố này, ông Hồ Chí Minh đã nhắc lại Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông nói, “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo Hóa đã ban cho họ những quyền không thể xâm phạm. Trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Vào một thời điểm khác, những tuyên xưng lý tưởng giống nhau và cùng lịch sử tranh đấu chống thực dân có thể đưa hai nước lại gần nhau sớm hơn. Nhưng thay vào đó, sự đối đầu trong Chiến tranh lạnh và nỗi sợ chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chung ta vào thế xung đột. Như những xung đột trong lịch sử nhân loại, chúng ta lại lần nữa có bài học cay đắng — chiến tranh, dù với mục đích gì, chỉ đem lại đau khổ và bi kịch. Ở đài tưởng niệm liệt sĩ không xa đây, với bàn thờ trong nhiều gia đình khắp nơi trên đất nước, các bạn tưởng nhớ đến 3 triệu người Việt Nam, cả quân và dân, của hai miền đã nằm xuống. Ở bức tường tưởng niệm ở Washington D.C, chúng ta vẫn có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã ra đi trong cuộc chiến đó. Ở cả hai nước, các cựu chiến binh và gia đình của những người gục ngã vẫn còn đau xót cho bạn bè, người thân đã mất. Như ngay ở nước Mỹ, chúng tôi học được rằng dù có ít nhiều sự bất đồng với cuộc chiến, chúng ta vẫn luôn vinh danh những người chiến đấu và chào đón họ trở về với sự tôn trọng mà họ xứng đáng, hôm nay đây, người Việt và Mỹ, chúng ta có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh của cả hai bên. Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu mà các bạn đã đạt được. Với công cuộc đổi mới kinh tế và các hiệp định giao thương, trong đó có với Hoa Kỳ, các bạn đã gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu, buôn bán hàng hóa khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đang thêm vào. Và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến bộ của Việt Nam qua những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, Tp.HCM, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Chúng ta thấy qua các vệ tinh Việt Nam đã phóng vào không gian, và một thế hệ trẻ vào mạng khởi nghiệp và điều hành các dịch vụ kinh doanh. Chúng ta thấy qua hàng chục triệu người Việt Nam có Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh tự sướng — mặc dầu tôi nghe nói là có nhiều — và mấy hôm nay có nhiều người xin chụp selfie với tôi. Các bạn còn lên tiếng về những việc mình quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội. Sự năng động đó đã đem lại tiến bộ cho rất nhiều người. Việt Nam đã giảm nghèo rất nhiều, nâng cao thu nhập các hộ gia đình và nâng hàng triệu người lên tầng lớp trung lưu. Đói khát, bệnh tật, tử vong ở phụ nữ và trẻ em đều đã giảm. Số người có được điện nước, trẻ em trai và gái được học hành, và tỷ lệ biết đọc — tất cả đều gia tăng. Đó là những tiến bộ phi thường, là điều các bạn đã làm được trong một thời gian ngắn. Và trong khi Việt Nam đang chuyển hóa, thì quan hệ giữa hai quốc gia cũng vậy. Chúng ta đã học được bài học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nói rằng, “Trong một cuộc đối thoại thật sự, đôi bên phải sẵn sàng thay đổi.” Với cách đó, cuộc chiến vốn chia rẽ chúng ta nay lại là nguồn gốc của hàn gắn. Nó giúp chúng ta đi tìm những binh sĩ mất tích và đem hài cốt họ về. Nó giúp chúng ta tháo gỡ bom mìn chưa nổ, để không có đứa trẻ nào bị mất chân chỉ vì chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam, trong đó có trẻ em, cũng như giúp tháo bỏ chất độc da cam, để Việt Nam cải tạo lại đất. Chúng ta vui mừng với công việc đã làm ở Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục nỗ lực này tại Biên Hòa. Đừng quên rằng quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu từ những cựu chiến binh, từng đối đầu nhau trên chiến trường. Hãy nghĩ đến Thượng nghị sĩ John McCain, tù nhân chiến tranh nhiều năm, khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nói rằng hai nước nên là bạn không nên là thù nữa. Hãy nghĩ đến tất cả các cựu chiến binh, Việt và Mỹ, đã giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng mối quan hệ mới. Ít có ai có nỗ lực nhiều như cựu sĩ quan Hải quân, và bây giờ là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, có mặt ngày hôm nay. Thay mặt tất cả chúng ta, xin cám ơn ông cho các nỗ lực phi thường này. Vì các cựu chiến binh ấy đã chỉ đường cho chúng ta, vì những người lính đã can đảm đi tìm hòa bình, dân tộc hai nước bây giờ gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Giao thương tăng lên nhiều. Sinh viên và học giả chúng ta cùng nhau học hỏi. Chúng tôi chào đón nhiều sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học hơn bất cứ quốc gia nào khác tại Đông Nam Á. Mỗi năm du khách Mỹ đến Việt Nam lại tăng lên, trong đó có những người du lịch balô, đến Hà Nội 36 phố phường đến Phố cổ Hội An, đến kinh thành Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể cảm được lời bài hát của nhạc sĩ Văn Cao: "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người". Là Tổng thống, tôi tiếp tục xây dựng trên tiến triển đó. Với quan hệ đối tác toàn diện, chính quyền hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Với chuyến viếng thăm này, chúng ta đặt quan hệ hai nước trên nền tảng vững chắc hơn cho các thập niên tới. Lương duyên hai nước bắt đầu từ Tổng thống Thomas Jefferson hai thế kỷ trước đến giờ phút này đã được trọn vẹn. Đã mất nhiều năm và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhưng chúng ta có thể nói một điều không ai ngờ trước đây: Ngày nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là đối tác. Tôi tin rằng kinh nghiệm của hai nước cũng là bài học cho thế giới. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột và đối đầu tưởng như không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ bỏ sự giam hãm của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã cho thấy tiến bộ và phẩm giá con người được thúc đẩy bởi hợp tác chứ không phải xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể cho thế giới thấy. Đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được đặt trên những nguyên tắc căn bản. Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định số phận thay cho Việt Nam. Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự thành công của VN. Tuy thế quan hệ hợp tác của chúng ta vẫn ở giai đoạn tiên khởi. Với thời gian còn lại của tôi, tôi muốn chia sẻ một tầm nhìn mà tôi tin rằng sẽ điều hướng chúng ta trong các thập niên tới. Đầu tiên, hãy cùng làm việc để đem lại cơ hội và thịnh vượng thực sự cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết bí quyết để thành công về kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và giao thương sẽ đến bất cứ nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để mở công ty, họ chỉ muốn bán hàng. Không ai muốn bán hàng hóa hoặc đi học nếu họ không biết họ sẽ bị đối xử ra sao. Trong nền kinh tế tri thức, công ăn việc làm sẽ vào tay những ai có được tu duy độc lập, trao đổi ý kiến và có óc sáng tạo. Đối tác kinh tế thật sự không phải là nước này khai thác tài nguyên nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất, đó là con người với kỹ năng và tài năng, dẫu sống ở thành phố lớn hay ngôi làng nhỏ. Đó là hình thức đối tác mà Hoa Kỳ mong muốn. Như tôi đã tuyên bố hôm qua, Đội Quân Hòa Bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam lần đầu tiên, tập trung vào việc dạy Anh ngữ. Sau một thế hệ của người Mỹ trẻ tuổi đến đây chiến đấu, nay có một thế hệ người Mỹ mới đến đây để dạy tiếng Anh và thắt chặt tình hữu nghị hai nước. Một số công ty công nghệ và đại học hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các đại học Việt Nam để đẩy mạnh huấn luyện về khoa học, công nghệ, công trình toán và y khoa. Vì dù tiếp tục mở rộng cửa đón sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học, chúng tôi tin rằng giới trẻ xứng đáng có được một học vấn với chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam. Đó là một trong những lý do mà chúng tôi rất phấn khởi để thông báo là vào mùa thu này, Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ khai giảng tại Tp.HCM - trường đại học độc lập, bất vụ lợi đầu tiên của Việt Nam – nơi sẽ có hoàn toàn tự do học thuật và học bổng cho sinh viên nghèo. Sinh viên, học giả, nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào các lãnh vực chính sách công, quản trị, kinh doanh, kỹ thuật, tin học, và các ngành nhân văn, mọi thứ từ thơ Nguyễn Duy đến triết lý Phan Chu Trinh đến toán học của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với giới trẻ và các doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và vốn cần thiết, không gì có thể ngăn được bạn — kể cả đối với giới phụ nữ tài năng của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng bình đẳng phái tính là một nguyên lý quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng đến nay, những người phụ nữ giỏi, tự tin luôn góp phần đưa Việt Nam đi lên. Bằng chứng rất rõ ràng – Tôi nói điều này bất cứ nơi nào tôi đến trên thế giới – gia đình, cộng đồng, và quốc gia sẽ thịnh vượng hơn khi phụ nữ và các em gái có cơ hội bình đẳng để thành đạt trong trường học, trong công việc và chính quyền. Điều đó đúng khắp mọi nơi, và cũng đúng ngay tại Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ giúp Việt Nam phát huy tiềm lực của nền kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. TPP sẽ giúp Việt Nam bán nhiều hàng hóa hơn ra thế giới, đồng thời thu hút vốn đầu tư mới. Nhưng TPP đòi hỏi sự cải tổ để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam thực hiện các cam kết. Tôi muốn các bạn biết là trong vai trò Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ TPP mạnh mẽ vì các bạn có thể mua sản phẩm làm tại Hoa Kỳ. Hơn thế, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược của nó. Việt Nam sẽ ít phụ thuộc vào bất cứ một đối tác giao thương nào và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác hơn, kể cả Hoa Kỳ. TPP sẽ tăng cường hợp tác trong khu vực. TPP giúp giải quyết vấn đề cách biệt giàu nghèo, thúc đẩy nhân quyền, với lương bổng cao hơn và điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có quyền thành lập công đoàn độc lập và nghiêm cấm việc cưỡng bức lao động và lao động trẻ em. TPP có những điều khoản bảo vệ môi trường khắt khe nhất và các chuẩn mực chống tham nhũng mạnh mẽ nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP hứa hẹn cho tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam, và các quốc giá ký kết khác — bởi vì tất cả phải tuân theo quy định mà chúng ta đã cùng định ra. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Do đó chúng ta phải hoàn thành cho được – vì mục đích thịnh vượng kinh tế và quốc phòng. Điều này đưa đến lãnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, đó là bảo đảm an ninh hỗ tương. Trong chuyến thăm này, chúng ta đồng ý đẩy mạnh hơn hợp tác và xây dựng niềm tin giữa hai quân đội. Chúng tôi tiếp tục huấn luyện đào tạo và cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam để giúp nâng cao năng lực trên mặt biển. Chúng ta sẽ hợp tác để cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai. Với tuyên bố hôm qua gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí, Việt Nam có thể có được những thiết bị quân sự cần thiết cho quốc phòng. Và Hoa Kỳ cho thấy rõ cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam. Nói rộng ra, thế kỷ 21 đã dạy cho chúng ta - cả Hoa Kỳ và Việt Nam - một điều là trật tự thế giới mà mối an ninh hỗ tương của chúng ta phụ thuộc vào phải đặt nền tảng trên một số nguyên tắc và thông lệ nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, và dù lớn hay nhỏ, chủ quyền quốc gia đó phải được tôn trọng, và lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ. Tranh chấp nên được giải quyết ôn hòa. Và các định chế khu vực, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á, phải được đẩy mạnh. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là hình thức đối tác mà Hoa Kỳ mong muốn cho khu vực. Tôi mong được thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải này khi tôi đến thăm Lào lần đầu tiên vào cuối năm nay. Tại Biển Đông, Hoa Kỳ không phải một trong các nước tranh chấp chủ quyền. Nhưng chúng tôi sẽ sát cánh với các đối tác để duy trì những nguyên tắc cơ bản, như tự do hải hành, tự do không hành, tự do giao thương không bị ngăn cản, và giải quyết ôn hòa các tranh chấp bằng các phương tiện luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, lái tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi ủng hộ quyền của quốc gia khác cũng làm vậy. Và trong khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lãnh vực tôi vừa mô tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có yếu tố thứ ba - giải quyết những vấn đề mà chính quyền hai bên còn bất đồng, trong đó có vấn đề nhân quyền. Tôi không nói riêng về Việt Nam, vì không quốc gia nào hoàn hảo. Hai thế kỷ qua, chính nước Mỹ cũng đang cố gắng đạt được lý tưởng của những người lập quốc. Chúng tôi vẫn đối phó với những thiếu sót của mình – quá nhiều tiền chi phối chính trị, kỳ thị chủng tộc trong hệ thống tư pháp, phụ nữ không được trả lương ngang với người nam cho cùng một công việc. Chúng tôi vẫn có những vấn đề. Và chúng tôi cũng không tránh khỏi bị chỉ trích, tôi xin hứa vậy. Tôi được nghe mỗi ngày. Nhưng việc soi xét đó, tranh luận mở rộng, đối diện với sự bất toàn của chúng tôi, và cho phép mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi mạnh hơn, thịnh vượng hơn, công bằng hơn. Tôi đã nói rồi – Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt thể chế của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi đề cập đến không phải là những giá trị của Hoa Kỳ; tôi tin rằng chúng là những giá trị phổ quát được nêu trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng cũng được nêu trong hiến pháp Việt Nam, có ghi rằng “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền tụ tập và quyền biểu tình.” Những điều này nằm trong hiến pháp Việt Nam. Do đó thật ra, đây là vấn đề mà tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, tìm cách áp dụng những nguyên tắc này để chúng ta tuân theo các lý tưởng đó. Trong những năm gần đây, Việt Nam có một số tiến bộ. Việt Nam có nỗ lực điều chỉnh luật lệ đi sát với hiến pháp và chuẩn mực quốc tế. Theo các luật mới thông qua gần đây, chính quyền sẽ tiết lộ ngân sách và quần chúng có quyền tiếp cập thông tin nhiều hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết cải tổ về kinh tế và lao động theo yêu cầu của TPP. Thành ra đây là những bước tích cực. Và cuối cùng lại, tương lai Việt Nam sẽ được chính người Việt quyết định. Mỗi quốc gia tự chọn lấy con đường minh đi, và hai quốc gia chúng ta có truyền thống, văn khóa, hệ thống chính trị khác nhau. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi được chia sẻ quan điểm của tôi — tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được tôn trọng. Khi có tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người ta có thể chia sẻ tư tưởng và tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị giới hạn, điều đó sẽ thúc đẩy sáng tạo mà kinh tế cần đến. Đó là nơi ý kiến mới nảy ra. Đó là cách mà Facebook khởi đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi khởi đầu — vì có người có một ý kiến mới. Ý kiến đó khác biệt. Và họ có thể chia sẽ ý kiến đó. Khi có tự do báo chí — khi mà ký giả và blogger có thể rọi đèn vào những bất công hay sai phạm — điều đó sẽ buộc giới chức có trách nhiệm và giúp quần chúng có niềm tin vào hệ thống. Khi các ứng viên có thể vận động bầu cử tự do và cử tri có thể chọn người lãnh đạo trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng, điều đó sẽ làm cho quốc gia ổn định, vì công dân biết là tiếng nói của họ có trọng lượng và thay đổi ôn hòa có thể xảy ra. Và điều đó sẽ đem theo người mới vào trong hệ thống. Khi có tự do tôn giáo, sẽ cho phép người ta bày tỏ tình thương và lòng bác ái là trọng tâm của tất cả các tôn giáo lớn, ngoài ra còn cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng qua trường học, bệnh viện, chăm sóc cho người nghèo khó, khốn cùng. Và khi có tự do hội họp — khi công dân được tự do lập hội trong một xã hội dân sự — thì sẽ gúp quốc gia giải quyết những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do đó quan điểm của tôi là tôn trọng các quyền này không phải là mối đe doạ cho sự ổn định, mà thật ra củng cố ổn định và nền tảng cho tiến bộ. Cũng chính vì ước vọng cho những quyền tự do này mà người dân khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, đã đánh đổ chế độ thực dân. Và tôi tin rằng tôn trọng những quyền tự do này sự bày tỏ đầy đủ nhất của tính độc lập mà mọi người trân quý, kể cả tại đây, một quốc gia tuyên bố là “của dân, vì dân, và cho dân”. Việt Nam sẽ thực hiện khác với Hoa Kỳ. Và chúng ta sẽ làm khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta phải nỗ lực thực hiện và cải thiện. Tôi nói điều này trong vị trí của một người sắp sửa rời quyền lực, do đó tôi có được lợi ích của tám năm để nghiền ngẫm cách thức hoạt động của các hệ thống chính trị và tương tác với các quốc gia khắp thế giới mà ngay chính họ cũng nỗ lực cải thiện. Cuối cùng, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào giải quyết được một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm sức khoẻ của người dân và nét đẹp của quả địa cầu thì phát triển phải bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ sau. Mực nước biển tăng dần sẽ đe dọa bờ biển và sông ngòi mà nhiều người đang phụ thuộc. Và trong việc hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện những cam kết đã ký tại Paris, chúng ta cần giúp nông dân, dân làng, và ngư dân thích nghi và đem năng lượng sạch đến đồng bằng sông Cửu Long — một vựa lúa của thế giới cần thiết cho các thế hệ tương lai. Và các quốc gia có thể hợp tác để ngăn ngừa các bệnh dịch lây lan, Hoa Kỳ cũng sẽ giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam để đóng góp cho Liên Hiệp Quốc. Thật là một điều đáng nói khi hai quốc gia từng đánh nhau nay lại cùng đứng chung và giúp nhau gìn giữ hòa bình. Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đối tác sẽ cho phép chúng ta định hình khung cảnh quốc tế một cách tích cực hơn. Tầm nhìn mà tôi mô tả hôm nay sẽ không hình thành qua đêm, và cũng không chắc chắn sẽ xảy ra. Sẽ có vấp váp và thất bại trong tiến trình đó. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần có nỗ lực kéo dài và đối thoại thật sự mà cả đôi bên phải tiếp tục thay đổi. Nhưng nếu xét đến lịch sử và những rào cản mà chúng ta đã vượt qua, tôi rất lạc quan trước các bạn về tương lai chung. Và sự tự tin của tôi bắt nguồn từ tình hữu nghị và ước vọng chung của hai dân tộc. Tôi nghĩ đến những người Mỹ và Việt đã vượt đại dương — một số đoàn tụ với gia đình lần đầu sau nhiều thập niên — và có người, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của mình về nối vòng tay lớn và mở rộng trái tim, nhìn thấy mình trong người khác. Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ gốc Việt thành tựu trong mọi ngành nghề — bác sĩ, ký giả, thẩm phán, công chức. Một trong số đó, sinh đẻ tại Việt Nam, đã viết thư cho tôi bảo rằng, “Tôi đã được sống giấc mơ Hoa Kỳ … Tôi rất hãnh diện làm người Hoa Kỳ nhưng cũng rất hãnh diện làm người Việt.” Và ngày hôm nay, người đó có mặt nơi đây, trở lại quê cha đất tổ, vì ước vọng cá nhân của ông là muốn “cải thiện cuộc sống của tất cả người dân Việt Nam.” Tôi nghĩ đến một thế hệ người Việt mới — rất nhiều bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt nơi đây — sẵn sàng làm rạng danh với đời. Tôi muốn nói với tất cả bạn trẻ đang lắng nghe: Tài năng, động lực, ước mơ của bạn, Việt Nam có đầy đủ để vươn lên. Vận mệnh nằm trong tay bạn. Đây là giây phút của bạn. Khi bạn đeo đuổi tương lai mong muốn, Hoa Kỳ lúc nào cũng có kế bên làm người bạn, làm đối tác của bạn. Nhiều năm sau này, khi càng có nhiều người Việt và Mỹ cùng nhau học tập, sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng bảo vệ an ninh chung, và xiển dương quyền con người, bảo vệ quả địa cầu — tôi mong các bạn nhớ về khoảnh khắc này để tìm nguồn hy vọng từ tầm nhìn tôi đã chia sẻ. Hoặc tôi có thể nói một cách khác, bằng chính thơ Kiều quen thuộc: Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi. Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn.
......

Làn sóng bắt giữ những người hoạt động khi TT Obama viếng thăm

Amnesty International Người dịch: Vũ Quốc Ngữ Ngày 23/5/2016 Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt đàn áp nhằm vào người biểu tình ôn hòa và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng ngày hôm nay. Khi Việt Nam tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm ba ngày, các nhà chức trách đã đàn áp quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa bằng cách bắt giữ sáu nhà hoạt động ôn hòa đồng thời mở chiến dịch đe dọa và quấy rối hàng chục người hoạt động khác. “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý toàn cầu nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, các nhà chức trách Việt Nam tiếp tục những việc làm đáng hổ thẹn như thường lệ,” Rafendi Djamin, Giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết. Sáu nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ trong những ngày gần đây là: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh. “Trước khi rời Việt Nam, Tổng thống Obama phải nhấn mạnh vào việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và cam kết rằng các cuộc biểu tình ôn hòa sẽ được phép”, T. Kumar, Giám đốc vận động quốc tế cho tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. “Quyền con người không thể bị hy sinh cho an ninh và giao dịch thương mại.” Ngoài việc bắt bớ, hàng chục nhà hoạt động đã tố cáo trên phương tiện truyền thông xã hội rằng họ đang bị ngăn chặn tại nhà của mình vì cảnh sát mặc đồng phục và thường phục đứng chặn ngay ngoài cửa. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nói chuyện với một số nhà hoạt động ở nhiều thành phố khác nhau trên khắp đất nước, những người đang bị giám sát và đe dọa. Nhiều nhà hoạt động đã bị tấn công về thể chất trong tuần trước và Tổ chức Ân xá quốc tế không có thông tin gì về việc bắt giữ các thủ phạm trong những vụ tấn công đó. Sự đàn áp của nhà cầm quyền bao gồm việc cấm các nhà báo BBC, và ngăn chặn các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. “Chính quyền Việt Nam phải cho phép các nhà báo làm việc và cá nhân thể hiện chính kiến một cách tự do,” Djamin nói. Thông tin bổ sung: Trong những tháng qua, chính quyền Việt Nam đã thực hiện chiến dịch đàn áp toàn quốc các cuộc biểu tình chống lại sự thất bại của chính phủ trong việc giải quyết các hậu quả của một thảm họa sinh thái đã tàn phá nguồn cá ở các tỉnh ven biển. Trong số những nạn nhân của làn sóng đàn áp là Nancy Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt đã quay trở về Việt Nam hôm 17/5 để tham gia biểu tình. Hai ngày sau đó, cô đã viết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng 20 sỹ quan an ninh bao vây ở bên ngoài khách sạn của cô. Nancy Nguyễn bị bặt tin từ đó và hiện trạng của cô vẫn chưa được biết. Nguyễn Viết Dũng đã bị bắt vào ngày 20/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, và bị bắt quay trở lại quê nhà ở Nghệ An. Dũng bị bắt giữ ngày 23 ngay sau khi trở về từ Sài Gòn. Dũng được tự do vào tháng 4 năm nay sau một án tù một năm vì tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội. Nhà báo Phạm Đoan Trang và blogger Vũ Huy Hoàng đã bị bắt giữ tại Hà Nội vào sáng ngày 23. Các chi tiết của vụ bắt giữ họ là không rõ ràng. Sáng ngày 23/5, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh đã bị bắt tại Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh đã đi đến một bãi biển địa phương vào buổi sáng sớm với một biểu ngữ “Tại sao cá chết?” Ông đã bị tấn công bởi một nhóm người mặc thường phục. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi đến bãi biển để giúp anh ta và cũng bị tấn công. Hai người bị bắt giữ vào khoảng 8h sáng và bị giam giữ cho đến 4 giờ chiều. Không ai trong số những người đàn ông tham gia vào tấn công họ đã bị bắt. Đây là lần thứ hai trong một tuần mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt. Vào ngày 15/5, cô đã bị bắt giữ tại thành phố HCM trong khi cố gắng tham gia biểu tình trong thành phố. -------------------------------------------------------------------------------- Viet Nam: Shameful wave of arrests of activists as Obama visits May 23 www.amnestyusa.org Vietnamese authorities must end their crackdown on peaceful protesters and release all prisoners of conscience, Amnesty International said today. As Viet Nam hosts U.S. President Barack Obama on a three-day visit, the authorities have pressed ahead with their assault on the freedoms of expression and peaceful assembly by arresting six peaceful activists and orchestrating a campaign of intimidation and harassment against dozens more. “Even as it faces the glare of global attention with the US President’s visit, the Vietnamese authorities, shamefully, are carrying out their repressive business as usual,” said Rafendi Djamin, Amnesty International’s Director for South East Asia and the Pacific. The six peaceful activists who have been arrested in recent days are: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh, and Nguyễn Bá Vinh. “Before leaving Vietnam, President Obama must insist on the release of all prisoners of conscience and a commitment that peaceful protests will be allowed,” said T. Kumar, International Advocacy Director for Amnesty International. “Human rights cannot be sacrificed for security and trade deals.” In addition to the arrests, dozens of activists have complained on social media that they are being prevented from leaving their homes by uniformed and plain-clothes police stationed outside. Amnesty International has spoken to several activists in different cities around the country who are subjected surveillance and intimidation. Several activists have been physically attacked in the last week and Amnesty International is unaware of the arrests of any alleged perpetrators. The authorities’ crackdown has included the banning of BBC journalists, and the blocking of social media sites including Facebook and Instagram. “Vietnamese authorities must allow journalists do their job and individuals to express themselves freely,” said Djamin. Background Over the past month, Vietnamese authorities have mounted a countrywide crackdown on protests against the government’s failure to address the fallout from an ecological disaster that has devastated fish stocks in the coastal provinces. Among those who have been swept up by the most recent wave of arrests which took place in the last week is Nancy Nguyễn, a US citizen, who arrived in the country on May 17, 2016 to join the protests. Two days later, she reported on social media that 20 security officials were outside her hotel. Nancy Nguyễn has not been heard from since and her current fate and whereabouts remain unknown. Nguyễn Viết Dũng was arrested on May 20 in HồChí Minh City, having travelled there from his home town in NghệAn province. He was released on May 23 after being flown back to NghệAn. He was only recently released in April 2016, after a one-year jail term for participating in a peaceful protest in Hanoi. Journalist Phạm Đoan Trang and blogger Vũ Huy Hoàng were arrested in Hanoi on the morning of May 23. The details of their arrests are unclear. On the morning of May 23, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh and Nguyễn Bá Vinh were arrested in Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh had travelled to a local beach in the early morning with a banner which read “Why have the fish died?” He was physically attacked by a group of men in plain clothes. Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh went to the beach to help him and was also attacked. The two were arrested at around 8am local time and detained until 4pm. None of the men involved in attacking them were arrested. This is second time in a week that Nguyễn Ngọc Như Quỳnh has been arrested. On 15 May, she was detained in HồChí Minh City while attempting to join demonstrations in the city. For more information, or to arrange an interview,Amnesty International has spokespeople available for interview on human rights violations in the U.S., Vietnam and South East Asia in London and Jakarta. Theo Việt Nam Thời Báo
......

Pages