Lời Kêu Gọi Xuống Đường Ngày 14.03

LỜI KÊU GỌI Kính thưa đồng bào Việt Nam, Cách đây 27 năm vào ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã đưa quân xâm chiếm bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao, bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chúng đã giết hại 64 người lính, bắn chìm 3 tàu vận tải ngay giữa vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Kể từ ngày đó, thân xác các anh cùng những con tàu vận tải mãi mãi nằm lại giữa vùng biển khơi một thời của tổ quốc. Không những vậy, trong những năm gần đây Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông bằng những hành động khiêu khích cả về mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhiều tàu cá bị đánh chìm, nhiều ngư dân bị giết hại, nhiều hoạt động thăm dò khai thác dầu trên vùng biển Việt Nam bị Trung Quốc phá hoại. Trung Quốc gần đây còn liên tục cho cải tạo những vùng đảo chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự khổng lồ với sân bay, cảng nước sâu và nhiều công trình quân sự hòng độc chiếm toàn Biển Đông, thực hiện mưu đồ bành trướng bá quyền nước lớn, đe doạ đến hoà bình và an ninh khu vực. Đó là điều nhân dân Việt Nam không thể chấp nhận! Để tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống vì chủ quyền quốc gia, để khẳng định dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục ngoại bang, anh em No-U Hà Nội kêu gọi bà con Thủ Đô cùng những tỉnh lân cận về Hà Nội cùng xuống đường tưởng niệm sự kiện Gạc Ma. Thời gian: 9h sáng thứ 7 ngày 14/3/2015 Địa điểm: trước tượng đài vua Lý Thái Tổ Đề nghị bà con tham gia xuất hiện đúng giờ, trang phục chỉnh tề. Đề nghị các lực lượng công an bảo vệ người dân, xử lý ngay các hiện tượng côn đồ, móc túi, phá đám nếu có. Anh em No-U Hà Nội./. Nguồn: https://www.facebook.com/pages/No-U-H%C3%A0-N%E1%BB%99i/1435875266676294...
......

Trạng Thái Bình Thường - và Đáng Ngại - của Trung Quốc

Hôm Thứ Năm tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội của Trung Quốc chỉ tiêu 7% cho tăng trưởng kinh tế. Từ chuyện đó, giới quan sát quốc tế cho là Trung Quốc đang đi vào một giai đoạn gọi là "tân thường thái", một trạng thái bình thường mới, với đà tăng trưởng thấp hơn. Sự thật có khi còn đen tối hơn vậy, như chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa sẽ trình bày sau đây. Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Năm vừa qua, Quốc hội khóa 12 của Trung Quốc vừa họp kỳ thứ ba để thông báo các quyết định từ Bộ Chính trị của đảng Cộng sản. Trong báo cáo của Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra chỉ tiêu cho năm nay là tăng trưởng 7% thay vì 7,5% như năm ngoái và gia tăng khối tiền tệ lưu hành là 12%, một con số thấp nhất từ nhiều thập niên. Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang khởi sự một chu kỳ mới, với sức tăng trưởng thấp nhất kể từ mấy chục năm qua. Theo dõi loại tin tức này từ đã lâu, ông nhận xét ra sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng về bối cảnh thì lãnh đạo Trung Quốc đang có hai hội nghị của hai cơ chế chấp hành chính sách do Bộ Chính trị đề ra. Một là cơ chế tư vấn gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị hay Chính Hiệp; hai là Hội nghị Đại biểu Nhân dân hay Nhân Đại, là Quốc hội hay cơ chế lập pháp của Trung Quốc. Hội nghị năm nay quan trọng vì lãnh đạo xứ này đã mất nhiều năm chuẩn bị việc chuyển hướng kinh tế và nay thực hiện kế hoạch cho năm năm sắp tới, từ 2016 đến 2020.     Tình trạng mới của kinh tế Trung Quốc sẽ là một đà tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ 10% xứ này đã đạt được trong ba thập niên kể từ khi khởi sự cải cách. Ít ai ngạc nhiên về sự kiện ấy, dù là chỉ tiêu của Bắc Kinh cứ giảm mỗi năm mà vẫn còn lạc quan hơn kết quả thực tế     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường đưa ra một số chỉ tiêu về kinh tế và ngân sách lẫn chính sách để thi hành, giới quan sát quốc tế đều nói đến trạng thái bình thường mới, hay "tân thường thái", là khái niệm được ông Lý Khắc Cường đưa ra năm ngoái tại thượng đỉnh kinh tế Davos bên Thụy Sĩ. Người ta kết luận là tình trạng mới của kinh tế Trung Quốc sẽ là một đà tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ 10% xứ này đã đạt được trong ba thập niên kể từ khi khởi sự cải cách. Ít ai ngạc nhiên về sự kiện ấy, dù là chỉ tiêu của Bắc Kinh cứ giảm mỗi năm mà vẫn còn lạc quan hơn kết quả thực tế. Tuy nhiên, kỳ này chúng ta cần đi xa hơn vậy để thấy ra sự thật còn đáng ngại hơn những con số biểu kiến nói trên. Việt Long: Xin hỏi ông ngay một câu là kinh tế Trung Quốc đã có triệu chứng sa sút mà ông cho rằng thực tế lại còn đáng ngại hơn vậy, lý do là tại sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ là từ đã lâu người ta quá lạc quan về kinh tế Trung Quốc như đã đánh giá sai kinh tế Liên bang Xô viết trước khi Liên Xô bất ngờ tan rã vì lý do kinh tế. Từ bên trong, lãnh đạo Trung Quốc thì biết rõ nhiều nhược điểm nội tại và rất e ngại kịch bản sụp đổ như Liên Xô hay khủng hoảng như Nhật Bản. Nhưng cho dù biết và thật ra muốn tránh, họ cũng khó xoay trở vì nhiều đặc tính hay thuộc tính của hệ thống chính trị. Vì họ cứ lần lữa mãi mà ngày nay Trung Quốc đang đối mặt với thực tế khắt khe của kinh tế xã hội. - Đấy là về đại thể. Đi vào chi tiết thì các chỉ tiêu vừa ban hành vẫn che giấu nhiều vấn đề nguy kịch mà chương trình chuyên đề của chúng ta phải ghi nhận. Trước hết là về mức tăng trưởng. Từ gần 10 năm trước, lãnh đạo xứ này nói đến nhược điểm bốn không của kinh tế là không cân đối, không phối hợp, không công bình và không bền vững, nhưng vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu là 8% một năm, nếu không là xã hội bị động loạn vì nạn thất nghiệp. Sự thật thì đà tăng trưởng còn sụt mạnh hơn vậy và từ ba năm nay, chỉ tiêu chính thức cứ giảm dần mà vẫn bị thực tế qua mặt. Đây là ta chưa nói đến tính chất mơ hồ khó tin của thống kê chính thức. Việt Long: Đấy là về tốc độ tăng trưởng. Thưa ông, phải chăng vì vậy mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa dự báo mức tăng trưởng năm nay của Trung Quốc là 6,8%, là còn thấp hơn con số 7% do Bắc Kinh đề ra? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Xưa nay, hai định chế tài chính quốc tế là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều có xu hướng lạc quan về Trung Quốc. Ta không quên rằng mới năm ngoái Quỹ IMF còn dự đoán là sản lượng kinh tế Trung Quốc vừa vượt mặt Hoa Kỳ nếu tính theo phương pháp PPP là sức mua thực tế của đồng bạc. Ngày nay, trước những sự thật hiển nhiên thì họ liên tục điều chỉnh lại các dự báo theo hướng thấp hơn. Nhưng sự thật còn đen tối hơn vậy nếu người ta rà soát lại cách đếm một số dữ kiện cơ bản. Việt Long: Như vậy, xin đề nghị ông trình bày lại cách đếm các số liệu đó để thấy ra sự thật. Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vừa rồi, ông nhắc đến tiêu chí do Bắc Kinh đưa ra về khối tiền tệ lưu hành là năm nay chỉ tăng thêm 12%. Nếu nhìn theo viễn cảnh dài thì Trung Quốc đã ráo riết bơm tiền để kích thích kinh tế với một số lượng cực lớn, là tăng hơn 370% kể từ năm 2006 và bình quân thì hơn 21% một năm kể từ ba chục năm qua. So với con số đó thì đà bơm tiền 12% năm nay thực tế là một quyết định ngược, là hãm đà in bạc và bơm tiền. Kết luận cần nhớ ở đây là thay vì bơm tiền để kích thích sản xuất thì Bắc Kinh đang có xu hướng khóa vòi bơm. - Cũng trong mạch đó, chuyện thứ hai đáng nhớ là việc hạ lãi suất. Một ngày trước khi Quốc hội nhóm họp thì Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh đã cắt lãi suất ngắn hạn từ 7% xuống 5,5% tức là hạ 150 điểm cơ bản và là lần thứ ba trong có ba tháng. Người ta tưởng đấy là biện pháp kích thích sản xuất. Thực tế lại trái ngược nếu ta xét tới lãi suất thật mà khách nợ phải trả khi đi vay. Lãi suất thật là sự sai biệt giữa mệnh giá chính thức sau khi giảm trừ tác dụng của vật giá hay lạm phát. Từ năm 2011 đến nay, lãi suất ngắn hạn một năm mà các doanh nghiệp phải thanh toán đã thực tế tăng đến 800 điểm cơ bản, là 8%, làm mức lời kinh doanh bị sa sút. Trong thị trường ảm đạm ấy, so với lãi suất thật đã tăng đến 8% thì quyết định cắt lãi suất cực ngắn hạn tới mức 5,5% có ý nghĩa ngược, là Bắc Kinh đang hãm vòi tín dụng và xiết chặt thanh khoản của các ngân hàng và doanh nghiệp. Đấy là vấn đề thứ hai. Việt Long: Những số liệu thật mà ông vừa nhắc đến xuất phát từ nơi nào để vẽ ra một bức tranh khác về thực tế kinh tế của Trung Quốc? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên thị trường tài chính thế giới, nhiều tổ hợp đầu tư hay ngân hàng vẫn thường theo dõi các biến chuyển thực để cố vấn thân chủ về những nơi chọn mặt gửi vàng. Nếu họ tính sai thì bị lỗ và có khi mất việc chứ không được an toàn như các công chức của các định chế quốc tế.     IMF và WB đều có xu hướng lạc quan về Trung Quốc. Ta không quên rằng mới năm ngoái Quỹ IMF còn dự đoán là sản lượng kinh tế TQ vừa vượt mặt Hoa Kỳ nếu tính theo phương pháp PPP là sức mua thực tế của đồng bạc. Ngày nay, trước những sự thật hiển nhiên thì họ liên tục điều chỉnh lại các dự báo theo hướng thấp hơn     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Theo chiều hướng đó, khi xét về thực tế kinh tế của Trung Quốc, người ta nên theo dõi tin tức, nhận định hay báo cáo của các ngân hàng như Deutsche Bank của Đức, UBS của Thụy Sĩ, Société Générale của Pháp, hay Bank of America-Merrill Lynch của Mỹ v.v... Số liệu thực của các tập đoàn ấy cho thấy một hình ảnh khá ảm đạm của kinh tế Trung Quốc. Việt Long: Trong bối cảnh u ám của kinh tế Trung Quốc, người ta thường nói đến khối dự trữ cực lớn của xứ này, được ước tính là tương đương với gần bốn ngàn tỷ đô la. Nếu có một kho dự trữ như vậy thì liệu Bắc Kinh có thể vượt qua sóng gió hay không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi nói đến dự trữ bốn nghìn tỷ đô la thì ta cũng nên nhìn vào mặt kia của thực tế. Do chính sách ào ạt tăng chi và bơm tín dụng kể từ năm 2008 vì kinh tế thế giới bị Tổng suy trầm, các doanh nghiệp Trung Quốc chất lên một núi nợ mà chính lãnh đạo Bắc Kinh cũng chưa biết là bao nhiêu và bên trong xấu tốt thế nào. Các trung tâm nghiên cứu ở bên ngoài thì ước lượng là trong tám năm qua, tổng số tín dụng lên tới 26 ngàn tỷ đô la, cao bằng 250% của Tổng sản lượng. Tổ hợp tư vấn kinh doanh McKinsey của Mỹ còn đưa ra con số cao hơn vậy, là 282% Tổng sản lượng, tức là có thể hơn 28 ngàn tỷ. So với núi nợ ấy thì dự trữ ngoại tệ gần bốn nghìn tỷ chỉ bằng có 14 hay 15%. Nếu số nợ xấu khó đòi và sẽ mất lên tới 20%, một kịch bản dù lạc quan cũng tương đương với hơn 5.000 tỷ, thì Bắc Kinh vẫn khó xoay trở để ứng phó. Huống hồ khối dự trữ này đã hết tăng mà bắt đầu giảm. Việt Long: Ông vừa đề cập tới một chuyện cũng đáng chú ý là ưu thế tích lũy tài sản vào trong tay nhà nước Trung Quốc đang giảm dần khi mà mức lời của doanh nghiệp lại sa sút và dễ bị vỡ nợ. Sự thế ấy là như thế nào về thực tế? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta không quên là Bắc Kinh vẫn giàng giá đồng bạc của mình vào tiền Mỹ theo một biên độ giao dịch nhất định và vì vậy cũng giàng số phận của mình vào kinh tế Mỹ. Từ năm 2008 đến 2012, đô la sụt giá vì biện pháp bơm tiền của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Khi ấy, lãnh đạo Bắc Kinh rất lo vì sợ tài sản tồn trữ dưới dạng đô la bị mất giá. Vì vậy, họ mua vào ngoại tệ và trả ra bằng đồng Nguyên, tức là cũng đã in bạc bơm tiền chẳng khác gì Hoa Kỳ.     Từ nhiều năm qua, cả chính quyền trung ương lẫn các địa phương đều tăng chi bừa phứa để kích thích kinh tế mà số thu nhờ thuế khóa không tăng lại giảm vì lợi nhuận sa sút của các doanh nghiệp. Hậu quả là Trung Quốc bị bội chi ngân sách, là chi nhiều hơn thu     Nguyễn-Xuân Nghĩa - Bây giờ, khi Mỹ kim lên giá mạnh thì họ bị sức ép vì đồng Nguyên lên giá so với nhiều ngoại tệ khác làm cho việc xuất khẩu bị mất sức cạnh tranh. Để ứng phó, họ đảo ngược chính sách, là bán đô la từ dự trữ ngoại tệ, là lại hút tiền vào. Hậu quả của sự kiện này gồm có hai mặt. Thứ nhất số thanh khoản trên thị trường đang cạn, là chuyện mình vừa nói. Thứ hai, dự trữ ngoại tệ hết tăng mà bắt đầu giảm. Theo Quỹ IMF thì sáu tháng qua đã giảm mất 300 tỷ. Chiều hướng ấy còn tiếp tục, trong khi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng sẽ giảm dần. Sau cùng, ta còn cần thấy ra một sự thật cũng trái ngược về tình hình ngân sách của Trung Quốc. Việt Long: Đấy là vấn đề mà thính giả cũng muốn biết vì Bắc Kinh vừa đưa ra kế hoạch cải cách ruộng đất và giải thích là vì một mục tiêu là ngân sách. Thưa ông, chuyện ấy là gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ nhiều năm qua, cả chính quyền trung ương lẫn các địa phương đều tăng chi bừa phứa để kích thích kinh tế mà số thu nhờ thuế khóa không tăng lại giảm vì lợi nhuận sa sút của các doanh nghiệp. Hậu quả là Trung Quốc bị bội chi ngân sách, là chi nhiều hơn thu. Vì vậy, lãnh đạo xứ này đang ráo riết giảm chi và xiết chặt ngân sách của các địa phương. -  Việc họ tung ra chương trình thí điểm vể cải cách ruộng đất cũng nằm trong xu hướng hạn chế sự lạm dụng của địa phương khi ngang nhiên lấy đất của dân vì nhờ đó thu vào đến 40% ngân sách cho địa phương. Chương trình cải cách này phải mất chục năm mới có kết quả nhưng ngay trước mắt thì biện pháp giảm chi để chấn chỉnh ngân sách có nghĩa là các tỉnh sẽ thắt lưng buộc bụng và gặp cảnh ngộ khắc khổ kinh tế như Âu Châu trong mấy năm qua. Đấy cũng là một chuyện bất thường và đáng ngại của tình trạng gọi là "bình thường mới". Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về việc tổng hợp các dữ kiện thuộc về mặt trái của kinh tế Trung Quốc. Theo rfa.org/vietnamese
......

ĐẢNG tránh né thì DÂN phải làm

Trong Ngày Hoàng Sa, 17 tháng 1, năm nay, ngoài một đoạn phim ngắn chiếu trên đài truyền hình, tất cả các buổi lễ tưởng niệm như mấy năm trước đều biến mất. Nhìn hiện tượng này, người dân có thể hiểu ra nhiều điều:     Các màn tưởng niệm của mấy năm trước chỉ được lãnh đạo đảng ra lệnh thực hiện một cách miễn cưỡng, để "cạnh tranh" với các buổi tưởng niệm do dân tự làm, nghĩa là để tránh bị mang tiếng "lãnh đạo đảng không yêu nước bằng dân thường".     Nhưng năm nào biết công an ngăn chận được các buổi tưởng niệm của dân thì lãnh đạo đảng dẹp luôn các màn kịch tưởng niệm của nhà nước.     Đặc biệt năm nay, khi vừa đón nhận chỉ thị bổ nhiệm nhân sự từ Du Chính Thanh, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc, cho Đại Hội Đảng XII, và bày tỏ lòng thần phục với việc khai trương văn phòng 2 sứ quán Trung Quốc dưới tên Viện Khổng Tử, thì lại càng không có chuyện cho tưởng niệm Hoàng Sa. Nhưng không chỉ các chiến sĩ Hoàng Sa, mà mọi anh hùng dân tộc đều có cùng số phận. Sau bao nhiêu năm gạt tất cả cha ông một cách khinh miệt xuống cùng hạng "giai cấp phong kiến" để chỉ tôn thờ các ông tổ Mác, Lê và các thần thánh cộng sản quốc tế, đến cuối thế kỷ 20 ngày Quốc Tổ Hùng Vương của Việt Nam (10 tháng 3 âm lịch) mới được lãnh đạo đảng miễn cưỡng công nhận là ngày quốc lễ sau khi Liên Xô và thế giới cộng sản sụp đổ. Nhưng vào năm ngoái, lại vừa xuất hiện một nghị định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạ cấp ngày Quốc Tổ cùng với TẤT CẢ các ngày tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Đại Vương, Quang Trung Hoàng Đế,... Ngược lại, từ năm 2015 này trở đi, đảng chỉ cho phép kỷ niệm ở cấp quốc gia những lãnh tụ của đảng CSVN như cố TBT Trần Phú - người bị đổ cho đủ thứ tội lỗi trong suốt thời ông Hồ Chí Minh và Lê Duẫn cầm quyền; hay cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người đứng tên bản công hàm năm 1958 thừa nhận toàn bộ hải phận đường lưỡi bò, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, là của Trung Quốc; hay cố TBT Nguyễn Văn Linh - người dẫn đầu đoàn lãnh đạo CSVN đến hội nghị Thành Đô năm 1990 xin thần phục Bắc Kinh, mà đến nay các điều đã ký kết vẫn tiếp tục phải giữ ở độ tuyệt mật, ... Tóm tắt lại, ai bị cố tình đẩy vào quên lãng và ai được nâng lên bàn thờ đều phụ thuộc vào một tiêu chuẩn chính để xét định, đó là "ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh?". Những người con dân Việt đã hy sinh để bảo vệ đất nước chống ngoại xâm trong lịch sử cận đại cũng bị xét theo cùng tiêu chuẩn đó. Mỗi năm, trong ba tháng đầu năm dương lịch, dân tộc Việt Nam có 3 biến cố không thể quên. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, trận chiến 10 năm biên giới phía bắc nổ ra ngày 17/2/1979, và biến cố đảo Gạc Ma nơi 64 chiến sĩ Việt bị Trung Quốc tàn sát ngày 14/3/1988. Ngày nay, ngay cả trong những năm có các buổi tưởng niệm gượng gạo nêu trên, nghĩa trang của các chiến sĩ Việt Nam dọc theo biên giới phía Bắc vẫn bị cố tình để trong tình trạng hoang phế trong khi các phái đoàn đại diện đảng và nhà nước Việt Nam vẫn khệ nệ mang vòng hoa hàng năm sang bên kia biên giới để "Kính nhớ các liệt sĩ Trung Quốc". Tệ hơn nữa, các tấm bia tưởng niệm tại những khu nghĩa trang binh sĩ Việt Nam còn bị đập phá hoàn toàn hoặc bị đục bỏ các hàng chữ ghi khắc lý do họ đã hy sinh,... chỉ vì sợ lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu. Số phận 64 chiến sĩ Trường Sa - những người bị lính Trung Quốc tàn sát tại đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) chỉ vì Bộ Chính Trị không dám cho lệnh bắn trả mà cũng chẳng cho lệnh rút lui, chỉ hoàn toàn im lặng - cũng bị đối xử tồi tệ không kém. Không những họ đã chết mất xác và không được tưởng niệm, mà ngay cả phần nói về họ trong quân sử Quân Đội Nhân Dân cũng bị xoá nhòa. Các thế hệ mai sau đọc những trang sử này sẽ chẳng thấy có gì đáng nhớ, chẳng biết vì sao họ đã hy sinh, và chẳng học được bài học gì vì những dữ kiện lơ mơ như bị "hải quân nước lạ", "tàu nước ngoài" bắn chết. Hiển nhiên, dân tộc Việt Nam, với truyền thống biết ơn và tôn kính mọi anh hùng dân tộc, mọi con dân đã hy sinh để bảo vệ đất nước, không thể chấp nhận thái độ phản bội hèn kém đó của những người lãnh đạo hiện nay. Vì việc vùi dập những người đã hy sinh cho đất nước vào quên lãng không chỉ là sự uất hận của gia đình những người đã nằm xuống mà còn là sự nhục nhã của cả dân tộc và ngược lại đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Chính vì thế mà trong nhiều năm gần đây, trong làng báo lề dân đã xuất hiện rất nhiều những bài vở do người dân tự nghiên cứu, tự đi phỏng vấn các nhân chứng, tự dịch thuật từ các nguồn nước ngoài, và tự tổng hợp để có bức tranh lịch sử đúng nhất có thể được về 3 biến cố kể trên. Làng báo công cụ, một lần nữa, sau khi cố bẻ cong và che đậy không xong, đành chạy theo với những bài bình luận theo kiểu "vừa viết vừa run" và không dám nhắc đến các tội ác của quân đội Trung Quốc đối với quân và dân Việt Nam. Ngay cả những bài "nửa mùa" đó cũng có lúc bị kéo xuống sau khi vừa xuất hiện trên các trang mạng báo lề đảng. Người dân cũng tự tổ chức những buổi tưởng niệm cho TẤT CẢ các chiến sĩ Việt đã bỏ mình tại Hoàng Sa, Biên Giới, và Trường Sa. Đây là những buổi lễ phát xuất từ đáy lòng của những người trân quí và biết ơn những tấm gương yêu nước. Họ cố hết sức tổ chức bất kể những trò phá phách cực kỳ hèn kém của lãnh đạo đảng như cho công an giả vờ cắt đá cho tung bụi mù, cho các nhóm múa đôi (nhảy đầm) gấp rút tới nhảy nhót để giành chỗ, cho Đoàn Thanh Niên Cộng Sản tổ chức thi hát với âm thanh tối đa để át tất cả, cho công an giả dạng côn đồ xông vào giật các băng vải trên vòng hoa tưởng niệm, hay xông vào giật micrô như tại Đà Nẵng, v.v... Với những hành động phá phách bỉ ổi đó, báo Nhân Dân vẫn trắng trợn phê phán rằng việc tưởng niệm tự phát trước tượng đài Lý Thái Tổ là không nghiêm túc. Nhưng Ban Tuyên Giáo không dám viết tiếp vậy thì tổ chức tưởng niệm những người đã hy sinh chống Tàu bảo vệ tổ quốc ở đâu? Đảng và nhà nước không tổ chức. Dân làm ở nhà riêng thì công an xông đến bắt vì tụ tập đông người bất hợp pháp. Dân làm nơi công cộng và trước tượng đài anh hùng dân tộc thì lãnh đạo tìm mọi cách hạ cấp để làm cho buổi tưởng niệm "không nghiêm túc". Vậy Ban Tuyên Giáo muốn gì? Họ muốn dân cũng theo lãnh đạo đảng đẩy nhanh những người đã hy sinh vào quên lãng để Bắc Kinh cho giữ ghế cai trị? Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa không chấp nhận sống hèn như thế! Nhưng thay vì chỉ tổ chức tại một nơi như công viên Lý Thái Tổ và dễ bị côn an phá hoại, có nên chăng vào ngày Trường Sa 14/3 năm nay tổ chức các buổi cầu nguyện trên khắp nước theo mọi tôn giáo cho TẤT CẢ những chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa, Biên Giới, và Trường Sa? Các nơi tổ chức sẽ thông báo lên mạng Internet để toàn dân cùng biết và hiệp thông. Ngoài ra, các đoàn của dân trong mấy tuần trước ngày 14/3 cũng chia nhau đi đến các khu nghĩa trang để chăm sóc các mộ phần chiến sĩ, thắp hương và cắm những bảng giấy ghi tấm lòng biết ơn của toàn dân. Và những loại hành động tưởng nhớ tương tự mà nhiều người có thể làm vào những thời điểm và không gian khác nhau, rồi cùng nhập lại trên mạng Internet. Hiển nhiên, lãnh đạo đảng trước hết sẽ cố gắng xuyên tạc ý nghĩa những việc làm nêu trên, qua báo đài công cụ và bằng các trò rình rập, bao vây của công an; rồi khi thấy không thể ngăn cản được, họ sẽ cho tổ chức các hình thức tương tự để "cạnh tranh", y như những màn kịch tưởng niệm mấy năm trước. Nhưng đã đến lúc mọi người dân Việt gạt bỏ sang bên các trò hèn kém của lãnh đạo đảng, dù là phá hoại hay chạy theo, và cứ làm những việc đúng với đạo đức và lòng yêu nước từ ngàn đời của cha ông; hãy cứ làm những việc không chỉ cho những người yêu nước đã nằm xuống mà còn vì lòng yêu nước đang mờ nhạt dần nơi các thế hệ tương lai. Theo viettan.org
......

Tào lao thế sự Nguyễn Phú Trong sang Hoa Kỳ.

Trước viễn cảnh gia nhập TPP đem lại nhiều cơ hội hoành tráng, những lãnh đạo cộng sản bảo thủ kiên trì con đường CNXH bắt đầu có những toan tính mới. Một trong những toan tính đó vẫn mang tính bảo thủ, kiêu ngạo. Đó là muốn nhận phần vinh dự là người lãnh đạo sáng suốt đã mang lại lợi ích , phồn vinh cho đất nước, cụ thể là việc làm ăn với TPP, hay Hoa Kỳ. Một nhà máy điện chạy bằng khí đốt ở miền Trung, giá trị hàng tỷ Mỹ Kim sẽ là cứu cánh cho khu công nghiệp Dung Quất hoang hoá hồi sinh, sau khi nó được đầu tư hàng núi đô la trong suốt bao năm trời để quên lãng. Nhà máy  cũng sẽ giải quyết cho lượng khí đốt trong các mỏ khí đốt đang không biết tiêu thụ sản lượng khai thác được , sẽ bán ở đâu khi mà giá dầu thế giới giảm sút. Một nhà máy điện khí đốt do Hoa Kỳ đầu tư trên bờ, ngoài khơi giàn khoan  của những tập đoàn dầu của Hoa Kỳ đảm nhiệm việc khai thác nhiên liệu cho nhà máy. Lợi ích của Hoa Kỳ ở vùng biển Việt Nam tất nhiên sẽ được bảo vệ bằng những chiến hạm Hoa Kỳ hoặc những chiến hạm mà Hoa Kỳ bán '' chịu '' cho quân đội Việt Nam. Viễn cảnh khá đẹp, ai cũng có phần. Chính phủ, quân đội, đảng...đêù sẽ có phần trong những dự án hàng tỷ Mỹ Kim nếu như những dự án này được ký kết sau khi Việt Nam tham gia TPP.  Miếng bánh béo bở do TPP mang tới sẽ nuôi đám sói đói khát định giằng xé  nhau miếng bánh ngày càng ít đi ở quốc nội trong năm 2014 vừa qua. Đám sói đã tạm gác những tranh giành gắt gao khiến hai uỷ viên trung ương phải bỏ mạng, nhiều con cờ sân sau phải rũ tù. Những dự án được ký kết, những nhà máy, công trình, kế hoạch nếu triển khai ,bằng tiền đế quốc thù địch ít nhất sẽ làm lũ sói thoả mãn trong vòng 5 năm tới. Trước mắt sẽ có dự án sân bay Long Thành, dự án đặc khu kinh tế Phú Quốc cho các con sói đầu đàn, lũ sói địa phương tạm thời gặm các dự án hạ tầng cơ sở giao thông. Bởi vậy đại hội của chúng thành công tốt đẹp, nhân sự các tỉnh, các bộ  được sắp đặt êm ru. Chúng sẽ không cần phải đến ban Nội Chính Trung Ương hay Ban phòng chống chỉ đạo tham nhũng trung ương trong lúc này để thanh toán nhau nữa. Trước những cơ hội tương lai như thế, việc đầu tiên chúng phải khẳng định chúng là người mang lại cơ hội đó cho đất nước, chúng sáng suốt tìm ra cơ hội, đổi mới tư duy, đi tắt đón đầu, hội nhập với thế giới.... Khi mà TBT của Đảng Cộng Sản và bộ trưởng công an của một nước cộng sản đi tới Hoa Kỳ, chắc không thể để truyền bá tư tưởng CNXH, con đường cách mạng cao cả cứu vớt nhân loại cho xứ sở này.  Đi trong tư thế nằn nì xin được gặp tổng thống nước người ta thì lấy đâu ra uy thế để mà dạy dỗ nước người ta sự huy hoàng của chủ nghĩa mình tôn thờ, theo đuổi. TBT Nguyễn Phú Trọng đi Hoa Kỳ chỉ nhằm mục đích gỡ thể diện cho ĐCS, tranh lấy phần công lao, để sau này nếu có những ký kết kinh tế thì nhận lấy là do Đảng Cộng Sản sáng suốt nắm bắt, đổi mới tư duy mang về cho đất nước. Đảng vì dân, vì nước...con người của Nguyễn Phú Trọng  xứng đáng đại diện cho ĐCS trong những thói tham lam là đảng háo danh, háo lợi, háo quyền. Trong ba cái háo này ông Trọng thể hiện cho cái háo danh. Y như chuyên ngành lý luận mà ông được nhồi nhét. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đi Hoa Kỳ, thực hiện các lời yêu cầu của Hoa Kỳ về nhân quyền. Đây sẽ là bài toán khó cho vị giáo sư ngành an ninh bảo vệ chính trị nôị bộ này. Nếu tương lai các hợp đồng ký kết với Hoa Kỳ xong, ông ta phải làm sao trấn áp được bọn     dân chủ mà không bị lên án vi phạm những điều cam kết với Hoa Kỳ. Nếu ông Trọng đánh tham nhũng với tiêu chí '' đánh chuột không được vỡ bình '' khó một, thì ông Trần Đại Quang đánh làn sóng đòi tư do, dân chủ, minh bạch khó gấp hai lần. Ông Quang trong 5 năm tới phải đánh làm sao để không bị vỡ hợp đồng kinh tế, không phạm những điều cam kết với Hoa Kỳ về nhân quyền. Có lẽ ông Quang sẽ sử dụng quần chúng tự phát , dư luận viên làm nòng cốt xử lý các đối tượng, thay thế cho việc bắt giữ đưa ra toà án xét xử các đối tượng này với điều 258, 88, 79 như trước kia. Cho dù thế nào, thì đất nước và nhân dân cũng được lợi cùng với Đảng, Chính Phủ trong những hiệp ước kinh tế, nhân quyền được ký kết với Hoa Kỳ. Đó là điều không thể bác bỏ. Nhưng chỉ có một nỗi đớn đau là những thứ mà nhân dân , đất nước này nhận được còn rất xa, xa hơn mươi năm nữa. Khi mà các nhà máy của tư bản xây xong, vận hành theo quản lý mô hình tư bản. Giá thành sản phẩm rẻ cho người tiêu dùng, công nhân được cải thiện chế độ, doanh nghiệp được bớt những khoản giấy tờ nhiêu khê, thuế má minh bạch. Sự tư do ngôn luận sẽ khiến y tế, giáo dục, môi trường tiến bộ hơn. Đó là viễn cảnh hơn 10 năm sau, điều đó còn phải thêm điều kiện Đảng cộng sản không trở mặt với những cam kết với quốc tế khi hội nhập, ví dụ những cam kết trong TPP. Theo FB Người Buôn Gió
......

Đâu chỉ ở lĩnh vực chính trị mới có thủ đoạn…

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/03/20150309-ctm-... Hiện nay vẫn còn không ít người, có cả đảng viện CS, tỏ ra mình là người thức thời, cao thượng…, kiêu hãnh nói đại ý rằng: “Tôi không màng, không bàn về chính trị, vì nó đồng nghĩa với thủ đoạn…, lo làm kinh tế hoặc nghỉ chơi cho sướng thân, va vào chính trị chi cho khổ”. Ba môn khoa học Xã hội, Tự nhiên, Kỹ thuật do con người đúc kết, tạo thành, chúng có mối liên hệ tương tác nhau, chúng đã, đang và sẽ tồn tại mãi với con người. Muốn có xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…, con người phải bám lấy chúng, áp dụng chúng một cách sáng tạo vào cuộc sống hàng ngày – chỉ có thế và phải thế. Trường phái độc tài bảo thủ theo khuynh hướng bạo lực. Họ luôn nghĩ rằng, làm chính trị là phải tranh giành, chèn ép, trấn áp, ám hại, lật đổ đối phương giành quyền lãnh đạo. Từ ý nghĩ ích kỷ, cục bộ, cực đoan ấy, họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Những kẻ tham danh lợi lao vào giành giựt cắn xé, những người cầu an bảo mạng ngán ngại không tham gia như vừa nói ở trên. Trường phái Dân chủ đa nguyên theo khuynh hướng không bạo lực. Họ luôn nghĩ thoáng, cao thượng hơn: tham gia chính trị chỉ vì lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần kiến tạo thượng tầng, cùng bàn thảo chủ yếu 3 khâu: kén chọn thể chế, chọn người lập ra bộ máy điều hành đất nước, đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống pháp luật – tức là lập chế, lập quyền, lập hiến. Đứng góc độ dân tộc, họ không có kẻ thù. Chắc ai cũng hiểu và thừa nhận rằng: chọn chất lượng hiền tài trong cộng đồng dân tộc bao giờ cũng cao hơn chọn trong hạn hẹp. Thử nghĩ xem: ở Việt Nam ta, nếu chọn hiền tài trong 90 triệu dân (cả Đảng CS trong đó) chắc rằng chất hiền tài cao hơn chỉ chọn trong phạm vi 3 triệu đảng viên, Đáng nói hơn, thường xuyên kén chọn lãnh đạo đất nước trong phòng kín, với chỉ phạm vi 200 trung ủy, theo sự lèo lái cửa 16 cái đầu trong Bộ Chính trị thì mong gì có hiền tài xuất chúng? Do vậy, xét về chất, hàng ngũ lãnh đạo ở VN ngày một kém là lẽ tất nhiên, họ chỉ có thể là “gạo cội” của hơn 3 triệu đảng viên chớ không thể “gạo cội” của 90 triệu dân Việt Nam. Năm tháng gần đây, người ta bàn tán nhiều về tư cách, đạo đức, năng lực lãnh đạo đất nước ngày một kém có lẽ bắt nguồn từ đây. Khi thấy khai thác bauxite Tây nguyên không lợi, có thể gây thảm họa nhiều mặt, các cụ Huệ Chi, Phạm Toàn, Thế Hùng góp ý lãnh đạo không nghe, viết bài phản biện báo đài không đăng, không phát. Các cụ tự lực, tự túc lập ra trang Bauxite tiếp tục phản biện. Việc làm vì ích nước lợi dân, không vụ lợi như vậy, nếu không cho là yêu nước thương dân thì gọi là gì cho đúng ? – chẳng lẽ thù địch, phản động? Các cụ lão thành đã từng cùng Đảng vào sinh ra tử, nay sức tàn hơi tận, vì lợi ich quốc dân “trăn trối” với Đảng đôi điều, sao nỡ bạc đãi, xem họ như thù địch. Họ đã già rồi, như cụ Vĩnh chẳng hạn, lật đổ được ai, lật đổ để làm gì khi bản thân mình chưa biết sống nay chết mai? Chẳng biết có phải do quen lối sống bị đè đầu cỡi cổ hay quá mỏi mệt trước những cảnh cấu xé lẫn nhau tranh quyền đoạt lợi, khiến cho không ít người chọn cách sống an phận thủ thường? Từ bỏ chính trị là từ bỏ môn khoa học Xã hội – giao cán cho người ta nắm, đồng nghĩa với thừa nhận áp bức bất công, chấp nhận kiếp sống tôi đòi. Những người không màng đến chính trị dĩ nhiên là những quần chúng tốt, những miếng mồi ngon đối với thể chế độc tài toàn trị. Nhưng, đối với cộng đồng dân tộc, họ là những người nhu nhược, ích kỷ, vô trách nhiệm nhất – chỉ đợi người ta “bươi” mình “mổ”. Họ là những người tầm thường hơn cả tầm thường, có chi cao thượng mà kiêu hãnh?. Đáng nói hơn, đã là đảng viên của một đảng chính trị đương quyền mà nói không màng đến chính trị thật khó nghe, không thể chấp nhận. Đã vào chùa tu, cạo đầu trọc chát, đang mặc áo cà sa, đâu đã hoàn tục, mà nói tôi không phải là phật tử thì ai tin? Bản thân chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội không hề có thủ đoạn… gì cả, chỉ có con người hoạt động ở các lĩnh vực ấy có hay không mang những thói hư tật xấu đó mà thôi. Cạnh tranh là quy luật phát triển, ngược lại là lụn bại. Ở bất kỳ lĩnh vực nào đều lấy cạnh tranh làm động lực phát triển. Cạnh tranh (thi đấu) lành mạnh là dựa vào tài đức, năng lực; cạnh tranh bịnh hoạn dựa vào lừa mị, thủ đoạn gian manh. Cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo ra những “sản phẩm” chính danh, thượng đẳng; cạnh tranh bịnh hoạn sẽ tạo ra những “sản phẩm” ngụy danh, hạ đẳng. Cạnh tranh lành mạnh là thi đua; cạnh tranh bịnh hoạn là ganh đua. Trên sân cỏ cũng có luật chơi: dùng thể lực, kỹ chiến thuật… để giành phần thắng, không ai chấp nhận lối chơi dùng bạo lực xô đẩy, ngán chân, giựt chõ… Hoat động mọi mặt của con người trong xã hội cũng có luật chơi: Cạnh tranh lành mạnh là chính nghĩa, cần được khuyến khích; canh tranh bịnh hoạn là không chính nghĩa, cần phải bài trừ tận gốc. Ở các nước Dân chủ, người ta xây dựng nhà nước pháp quyền, buộc con người phải sống và hành động theo pháp luật. Từ kiến trúc thượng tầng đến hạ tầng cơ sở, dựa theo pháp luật, cạnh tranh sòng phẳng. Nếu không tài đức và năng lực đừng mong thắng cuộc ở bất cứ lĩnh vực nào. Để che mắt thế gian, cho “hợp xu thời”, ở các nước độc tài toàn trị, từ thượng tầng đến hạ tầng, cứ ai làm gì mình làm nấy, ai có gì mình có nấy, thậm chí có nhiều hơn, nhưng tất cả đều là “hàng giả, hàng nhái”. Trước cảnh đầy rẫy gian lận, dối trá …, nhà báo và cũng là nhà bình luận tên tuổi Trần Bạch Đằng ví von: “Đừng rớ đến nó rã, vì tất cả là giả”. Ở Việt Nam ta thì sao: có canh tranh lành mạnh không? Có dân chủ thật sự không? Có nhà nước pháp quyền không? Pháp luật có do dân phúc quyết không? Tất cả có sống và hành động theo pháp luật không? Giới cầm quyền có sống trong vòng pháp luật không? .v.v… “Nhà chế biến” nói có, là hàng thật; còn “người tiêu dùng” nói không, là hàng giả, hàng nhái, kêu than đang bị ngộ độc và đòi công lý. Kẻ nói vầy người nói khác, ai cũng giành phần phải về mình, người viết biết chừng mức nhưng không tiện nói ra, thôi thì giao cho công luận dựa vào thực tế phán xét. Thủ đoạn… chỉ có ở một số người chớ không phải ở mọi người. Nó xuất hiện không chỉ ở lĩnh vực chính trị mà ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, nhưng nhiều nhất, nặng nhất vẫn ở những quốc gia theo thể chế độc tài toàn trị. http://radiochantroimoi.com/binh-luan/dau-chi-o-linh-vuc-chinh-tri-moi-c...
......

Phụ nữ nông thôn trở thành công dân mạng như thế nào?

Hiện ở VN ngày càng có nhiều người sử dụng internet và trở thành công dân mạng, trong đó không ít là những người dân ở vùng nông thôn. Hòa Ái trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Liên ở Long An để nghe chia sẻ vì sao bà trở thành 1 công dân mạng? Đinh Nhật Uy (bên trái) chụp cùng mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Liên trong ngày xử phúc thẩm em trai Đinh Nguyên Kha (Út Kha), 16.8.2013 Courtesy photo (VRNs) Hòa Ái: Xin chào Bà Kim Liên. Thưa bà, là một người mẹ của 2 người con Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy bị buộc tội theo điều 88 và điều 258 Bộ luật hình sự VN, cảm nghĩ đầu tiên của bà khi nghe tuyên án là gì? Bà Kim Liên: Tôi xin được trả lời rằng trước khi hai đứa con tôi bị tù Cộng sản thì tính cách của gia đình tôi đã mạnh mẽ như vậy rồi, tức là gia đình tôi không chịu được sự bất công, không chịu được sự chỉ đạo bắt nghe này nghe kia nên các con tôi cũng có tính cách như vậy. Vì thế,  khi nghe tin các con tôi bị bắt thì tôi hiểu điều các con làm là đúng với truyền thống gia đình, tôi cũng không có gì ngạc nhiên. Hòa Ái: Trước khi 2 người con của bà bị vướng vào vòng lao lý do sử dụng internet để lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống Nhà nước như tòa đã tuyên, bà có biết gì đến internet hay không? Bà Kim Liên: Trước khi cháu Kha bị bắt hồi cuối năm 2012, tôi có lên trang mạng xã hội theo dõi vì tính tôi rất hay muốn tìm hiểu xem có nhiều người có tính cách giống mình không, muốn nói là nói, không sợ ai hết. Nhưng lúc đó vì cơm áo gạo tiền, tôi và gia đình cũng phải lo đi làm nên không để ý đến những người bị bắt. Sau khi cháu Kha bị bắt, tôi mới sực tỉnh lại và tìm những bài báo trước về người bị bắt chỉ vì lên tiếng chống Trung cộng. Kể từ lúc đó tôi tâm niệm rằng mạng Internet như Facebook chính là vũ khí của mình để mình chống với nhà cầm quyền Cộng sản này. Hòa Ái: Và sau khi 2 người con của gặp nạn như vậy thì cộng đồng công dân mạng có cái nhìn như thế nào đối với gia đình của bà? Bà Kim Liên: Bà con trong nước và hải ngoại thương tình gia đình tôi, nói gia đình tôi bị nạn nhưng tôi thực tâm không nghĩ đó là bị nạn cô à. Sống dưới chế độ Cộng sản này thì những người dám nói lên chính kiến của mình thì sẽ bị ở tù. Năm vừa rồi, được qua Mỹ, tôi mới biết những cái tội của con tôi ở xứ tự do không có gì là tội cả. Thành ra tôi tâm niệm con tôi không phải bị nạn mà là bị nhà cầm quyền độc tài ghép vào tội đó để họ bảo vệ chế độ của họ. Hòa Ái: Riêng bản thân bà khi hoàn cảnh đưa đẩy bà trở thành công dân mạng, bà kết nối với thế giới ra sao, thưa bà? Bà Kim Liên: Tôi là một người dân bình thường thôi, trình độ học vấn của tôi chỉ chưa hết lớp 8 nhưng sau khi con mình bị nạn tôi bắt đầu để ý tới mạng xã hội Facebook này. Trong đó ,điều được trước nhất là tôi quen được rất nhiều người bạn, những người bạn rất tốt. Họ chỉ dẫn những cách thức để mình đi kêu cứu cho con mình ở nước ngoài. Tôi nhận rõ là mạng Facebook này rất mạnh mẽ, liên kết rất là nhiều người. Thông qua cái mạng xã hội, mạng Facebook này, tôi biết những nước tự do khác cũng không bắt tù tội những chính kiến mà như các con tôi đưa lên, chỉ có một thiểu số nước thôi, họ vẫn bám vào những điều đó để bảo vệ chế độ của họ. Tôi đã được đi Mỹ, đi tới tất cả các cơ quan để kêu cứu cho tù nhân lương tâm cũng nhờ mạng Facebook này. Hòa Ái: Qua mạng xã hội, bà làm gì khi bà là người mẹ của 2 tù nhân lương tâm và là thành viên của cộng đồng cư dân mạng? Bà Kim Liên: Thưa cô, tôi rất muốn làm cái cầu nối giữa những gia đình tù nhân lương tâm với nhau nhưng do vấn đề sức khỏe, tôi không thể đi thăm và động viên họ. Điều kiện của tôi chỉ có thể lên mạng tìm tòi những địa chỉ gia đình ở đâu, tên tù nhân gì để các bạn bè, các tổ chức nào muốn giúp đỡ, muốn phỏng vấn những cư dân vùng đó, tôi sẽ đưa địa chỉ số điện thoại…Điều kiện của tôi chỉ có thể giúp đỡ như vậy thôi cô à. Trong trại tù K3-Xuyên Mộc có 20 tù nhân, trong đó tôi biết rõ từng địa chỉ từng gia đình. Tôi mong muốn mọi người hãy quan tâm đến những gia đình tù nhân như vậy và có thể liên hệ với tôi, tôi có thể đưa những địa chỉ, chia sẻ thông tin những hoàn cảnh gia đình của những tù nhân này. Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng, thưa bà, bà có sự sợ hãi nào khi bà là công dân mạng ở VN? Bà Kim Liên: Điều đó tôi cũng nghĩ tới thưa cô. Nhưng mình không lên tiếng cho con mình thì ai lên tiếng đây? Phía sau lưng mình còn những gia đình tù nhân lương tâm khác. Tôi cũng ví tôi như viên gạch lót đường. Những chuyện gì mà tôi bị đối xử hay tôi đang đối đầu với trại giam, nói chung là đối đầu, bởi vì khi nào vô trại giam,họ cũng trù dập, họ cũng bắt hại gia đình tôi hết thì những chuyện mà tôi đối đầu với trại giam thì tôi đưa lên trên Facebook. Tôi không bao giờ sợ họ. Họ làm sai, họ phải sợ tôi. Họ vi phạm công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nên họ phải sợ tôi. Thành ra đối với tôi, chuyện mà như cô nói rằng có sợ nguy hiểm hay gì không thì chuyện đó đối với tôi bây giờ là trở nên bình thường rồi cô à. Hòa Ái: Xin được cảm ơn chia sẻ của bà Kim Liên. Qua Facebook, Hòa Ái thường xem được các tin tức cũng như những bức hình bà chia sẻ đi thăm nuôi anh Đinh Nguyên Kha cùng với những giọt nước mắt thương cảm của bà. Hy vọng rằng cộng đồng mạng sẽ sớm nhìn thấy được những giọt nước mắt sum vầy hạnh phúc của bà khi đón nhận ngày anh Kha trở về cùng gia đình. Theo rfa.org/vietnamese
......

Chỉ vì cái “THANG GIÁ TRỊ” của xã hội bị lộn ngược

Thời gian chuẩn bị đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, nhất là quanh dịp Tết Ất Mùi là dịp để xã hội phơi bày rất nhiều những bê bối tồi tệ, nhiều tác giả đã hệ thống lại và tìm nguyên nhân. Thực ra những bê bối ấy vẫn tiềm ẩn thường trực trong xã hội lâu nay, không có gì mới lạ. Trước những quốc nạn tham nhũng, mua quan bán chức, suy thoái đạo đức, du côn xã hội đen, đàn áp nhân quyền và dân quyền, hèn với giặc ác với dân, những lễ hội phản văn hóa, những “quốc sư, quốc phụ” tự phơi bày những điều tồi tệ… người ta thường bào chữa bằng ngụy biện rằng những hiện tượng xấu xa ấy nước nào chẳng có, thế là hòa cả làng chăng? Đúng là không ở đâu có một xã hội lý tưởng, ở đâu cũng có tốt xấu xen kẽ, nhưng nếu xã hội xây dựng được một “thang giá trị” tử tế để phân định tốt xấu, có sức mạnh của chính quyền và dư luận xã hội đủ hiệu lực để diệt ác khuyến thiện thì xã hội sẽ ổn định và tốt dần lên. Nhưng nếu những nạn tiêu cực tiếp diễn triền miên một cách có hệ thống, mặt xấu vẫn “ổn định”, ngày một trầm trọng thêm, mọi biện pháp tỏ ra bất lực, đặc biệt là hiện tượng “lộn ngược giá trị”, những “giá trị đỉnh cao” của chế độ thực chất chỉ tiêu biểu cho những điều thấp kém nhất (như những tư liệu phơi bày về ông “quốc phụ” họ Nông và “quốc sư anh hùng” họ Vũ vừa qua) thì căn nguyên bất thường ắt phải nằm sâu trong nền tảng gốc rễ bất hợp lý của chế độ. Với thể chế Cộng sản, nguyên nhân “lộn ngược giá trị” ấy đâu có khó gì mà chẳng nhận ra?. Trở lại cội nguồn, chủ nghĩa Cộng sản quốc tế có thể ra đời và bành trướng được suốt một thế kỷ trước khi tan rã là dựa trên cơn cuồng nộ và khát vọng tự do của số đông bị áp bức bất công khi nền văn minh Tư bản bắt đầu tăng tốc chưa được chế ngự. Song những người khởi xướng con đường Cộng sản đã xác định nhầm nguyên nhân của áp bức bất công, từ đó dẫn đến những giải pháp ngược, hoàn toàn ngược và hoàn toàn ảo tưởng. Ở những quốc gia mà chủ nghĩa “độc quyền làm ngược” ấy thống trị, xã hội bị lộn ngược, con người bị lộn trái để tất cả những mặt trái của nó nghênh ngang phô diễn và làm chủ xã hội. 1/ Lộn ngược xã hội do vĩ cuồng trong nhận thức. Đáng lẽ phải đón nhận sự bùng nổ của sản xuất đại công nghiệp, sự tập trung đại tư bản, sự bùng nổ của tri thức, khoa học, của tự do cá nhân và sở hữu, của tự do tư tưởng sáng tạo và ngôn luận…, đáng lẽ phải xây dựng một nền dân chủ đa nguyên pháp trị gắn với tinh thần “nhà nước phúc lợi” để dung nạp, chế ngự, điều hòa những tiến bộ văn minh ấy, giúp những giá trị ấy được phát huy để nâng xã hội lên thì trào lưu Cộng sản lại coi tất cả những giá trị tiền phong ấy là kẻ thù phải đạp xuống dưới chân của đám đông cuồng nộ, để khát vọng của cái Búa cái Liềm được quyền xếp đặt lại nhân loại theo sự hiểu biết chủ quan của mình! Bậc thang giá trị theo nguyên mẫu Cộng sản như vậy chính là dựng mô hình “trồng cây chuối” ngược áp đặt lên xã hội, chà đạp lên tất cả những giá trị tinh thần, và cướp trắng tất cả những giá trị vật chất đã có trong xã hội. Vô sản đã lên ngôi chuyên chính thì tất cả những gì là hữu sản, vật chất cũng như tinh thần, chỉ còn là một bọn hạ đẳng, là đối tượng để Vô sản tha hồ tước đoạt. Những lớp Cộng sản đầu tiên đều coi Cách mạng Vô sản tháng Mười Nga là ranh giới phân cách nhân loại, trước đó “Nhân loại chưa thành người”, chỉ từ đó trở đi mới có “Con người” đích thực (thực ra thì ngược lại, dưới sự nhào nặn cộng sản Con người bị mất hẳn tính người truyền thống, chỉ còn là những Công cụ để thực hiện các nghị quyết của đảng Cộng sản, trong đó đảng viên là Công cụ loại 1, quần chúng là Công cụ loại 2). Trong trạng thái vĩ cuồng ấy, ngọn cờ Búa Liềm chẳng cần kế thừa nền văn minh của cái nhân loại mà họ cho là “chưa thành người”, nên đã cả gan tuyên bố “cách mạng Vô sản đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với các giá trị truyền thống”. Kết quả là nhân tính bị thay bằng “phi nhân tính”, và toàn xã hội như một con người lộn ngược, đầu chúc xuống đất để mơ thiên đường. Có hiểu điều căn nguyên ấy mới giải thích được vì sao lại có chủ trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”, mới hiểu vì sao những cử nhân tú tài Triều Nguyễn phải đốt hết sách vở, đem câu đối bào đi làm chuồng lợn cầu ao để xóa nguồn gốc trí thức của mình, mới hiểu vì sao những trí thức cũ khi được kết nạp đảng đã tuyên bố “rất vinh dự được đầu hàng giai cấp cần lao”, mới hiểu vì sao họ đẻ ra “chỉ thị Z30, cứ gia đình nào có nhà 2 tầng trở lên là mặc nhiên tịch thu tài sản”… Trào lưu Cộng sản dấy lên từ ranh giới nghèo khổ và dốt nát nên càng nghèo càng dốt càng được nâng lên cao, vượt cao trên ranh giới của sự nghèo và dốt một chút là phải dập xuống, nên sinh ra những kẻ cơ hội tự “bôi đẹp” cho mình rằng gia đình đã 3 đời làm mõ làng hoặc 3 đời chuyên gánh nước thuê để được đứng trong hàng ngũ cốt cán. Xã hội cộng sản xếp nhân phẩm lộn ngược như người “trồng cây chuối”, nếu nhân loại là dương bản thì nó là âm bản, như thật và giả đối xứng ngược nhau qua mặt nước ao hồ, mọi quy luật của thế giới thông thường đưa vào đây sẽ gây hiệu quả ngược lại hết. 2/ Tiếp tục lộn ngược xã hội để bảo vệ lợi quyền. Một xã hội lộn ngược giá trị tự nhiên như vậy đương nhiên không thể kéo dài sự sống nếu không gắn bó trở lại với thế giới thông thường, khi ấy những phi lý sẽ lộ diện và tự nhiên buộc phải thay đổi, nhưng một số phi lý cơ bản vẫn cứ được bảo tồn, vì quá trình phi lý trước đó đã tạo ra một “lực lượng vật chất”, lực lượng vật chất này chống lại sự thay đổi, vì nếu thay đổi hẳn thì họ sẽ mất lợi quyền đã cướp được. Quá trình vận hành phi lý tuy đã gây thiệt hại cho toàn xã hội nhưng ngược lại nó đã đem lại thành quả “đại thắng lợi” cho một thế lực cầm quyền, đó là một thiểu số chóp bu trong đảng Cộng sản. Thế lực này thừa biết tương lai sẽ thuộc về chân lý phổ quát của nhân loại, gian trá sẽ bị lột trần, nên trong khi còn giữ quyền họ đã nhìn thấy trước nguy cơ nên đã tranh thủ thiết kế thật nhanh những thiết chế để khóa chặt những mầm mống sẽ gây thay đổi trong tương lai, đó là những điều luật, những tổ chức dân sự trá hình và các loại kiêu binh. Cơn ngu dại tập thể, cơn lên đồng tập thể qua đi, đa số đảng viên thường và quần chúng dù mở được mắt, nhưng cũng chậm rồi, “Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy!” như câu thơ tả thực của Bùi Minh Quốc! Vâng, mọi nẻo đường đi đến Tự do đều đã có vệ binh khóa chặt. (Đã đành không có gì tuyệt vọng vì Trời không đóng cửa mãi với ai bao giờ, nhưng không thể không nhìn nhận một sự thật là cái Thiện đã chậm hơn cái Ác một nước cờ sinh tử!). Nhân dân đã đẻ và nuôi dưỡng những đứa con lực lưỡng của mình cho nó lớn lên để bảo vệ mình, chẳng dè nay nó trở mặt nói thẳng không úp mở “Tao chỉ biết còn Đảng thì còn mình, tao đ… cần biết cái gì khác, thế thôi”. Đảng viên tử tế và dân chúng định XÂY DỰNG luật Mẹ là Hiến pháp cho “ngon” để tự cứu, cũng là thiện ý muốn thể hiện vai trò chủ nhân, nhưng ông Đảng trưởng nói thẳng vào mặt cho biết “Hiến pháp chẳng qua cũng là cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng” mà thôi! (Thế mới biết khi đã mất hết quyền thì trước hết ta phải CHỐNG đã rồi mới có quyền XÂY. “Xây” là vai trò người chủ, nhưng câu tuyên bố rất “hiền” kia của ông Đảng trưởng thực chất là lời răn đe “các anh hãy trở về vị trí của những ông chủ hờ, đừng thấy tôi nói dân chủ mà tưởng minh là ông chủ thật là không xong đâu nhé!”). 3/ Vì sao phải sửa tận gốc? Thói quen ăn xổi và thích nghi vặt là nhược điểm gần như cố hữu của người Việt, cả giới cai trị lẫn bị trị. Chỉ cốt sao bỏ tiền bỏ công ít nhất mà “đạt yêu cầu” (thực ra là yêu cầu biểu kiến thôi), sai đâu sửa đấy, chắp vá, nên chạm phải những vấn đề đòi hỏi công phu, phải thiết kế lại từ gốc thì né tránh, trí trá cho qua, bế tắc vẫn còn nguyên hoặc chỉ biến dạng. Cả một chế độ mà nền tảng cơ bản mọc ra từ ngu dốt vô học, vô văn hóa, thực dụng, cướp vội, nhưng chỉ muốn tu sửa ở trên ngọn nên đến khi thấy cần có học thức thì tạo bằng giả, bỗng dưng tiến sĩ giả bạt ngàn. Theo thế giới làm kinh tế thị trường, làm giàu, thì đi tắt thành đại gia bằng cách chiếm đất, bán chữ ký, mua quan bán chức làm giàu, “dùng ngay chuyên chính vô sản để tích lũy tư bản - HSP”, cho nên đại gia (hầu hết có gắn với quyền lực) mọc ra như nấm mà sản xuất vẫn không phát triển (đến mức chưa làm nổi cái đinh ốc hoặc cái vỏ điện thoại cho đúng tiêu chuẩn). Để tỏ ra tôn vinh truyền thống thì các lễ hội văn hóa được khôi phục tràn lan, không có cũng nặn ra là có, thực hiện một cách xô bồ, nhố nhăng, phản văn hóa, thậm chí man rợ…Tóm lại, từ thang giá trị cây chuối lộn ngược nay ra vẻ trở về thang giá trị văn minh nhưng không sửa từ gốc thì tất cả đều là giả hiệu: trí thức rởm, đại gia rởm, lễ hội rởm… Sự lộn ngược giá trị xảy ra ngay trong nội bộ ĐCS. Trong 3-4 triệu đảng viên vẫn có những người tử tế nhưng họ bất lực trong việc quyết định phẩm chất của đảng mình. Sự tuyển lựa lãnh đạo từ thấp lên cao toàn là những công đoạn “lọc ngược”, lọc bỏ những yếu tố tốt, lọc lấy cái xấu để tiếp tục đưa lên. Cứ thế lên trên cùng thì kết quả là gì? Cao nhất là vai Tổng Bí thư, hãy xem những TBT Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng… là kết tinh của những phẩm chất gì thì đủ hiểu kết quả của chuỗi lọc ngược ngay trong Đảng. Sự sàng lọc giá trị trong toàn xã hội cũng theo đó mà diễn ra, cuối cùng là “cả một thời đểu cáng đã lên ngôi” (thơ BMQ). Đểu cáng lên ngôi trị vì mọi tinh hoa biến thành “thù địch” hết. Ăn xổi mãi không được nữa rồi! Xã hội đã mục ruỗng cần được thiết kế lại từ gốc. Gốc là từ đâu? Hãy lấy gốc từ năm 1945. Trước 1945 Việt Nam là một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu, Bắc thuộc hơn 1000 năm, Pháp thuộc 80 năm, chinh chiến liên miên, là một nước chậm tiến so với thế giới. Nhưng đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc là một dấu mốc quyết định. Pháp bị Nhật đánh bại, Nhật lại bị đồng minh đánh bại. Cơ hội độc lập đã nắm trong tay, dù bất cứ biến đổi kiểu nào (thậm chí có tạm nằm trong khối liên hiệp Pháp, liên hiệp Anh Mỹ gì đó chăng nữa) thì trước sau Việt Nam cũng vẫn độc lập. Tấm gương các nước cùng trình độ trong vùng chứng minh điều đó. Nhưng chẳng may, đúng lúc ấy cái hào quang bánh vẽ tẩm chất độc là Chủ nghĩa Cộng sản đang dịp khoa trương và mê hoặc, khiến một bộ phận của thế giới u mê thèm khát. Lòng yêu nước mãnh liệt nhưng thô sơ, cộng với khát vọng đổi đời thiển cận của dân cày, cộng với một “con số không tròn trĩnh” về giác ngộ Dân chủ và Chính trị đã giúp cho cái xu thế bánh vẽ sai lầm thắng thế, là đi vào con đường Cộng sản mà nhân vật Hồ Chí Minh là nhân vật trung tâm. Từ chỗ rẽ ấy ngày càng đi xa khỏi con đường văn minh phổ quát và dẫn đến thảm họa mắc kẹt hôm nay. Vậy sửa từ gốc là từ đâu? 3/ Hồ Chí Minh trong thời khắc “bẻ ghi” của Dân tộc. Từ tình hình như trên, nhiều ý kiến cho rằng: Thế thì ta làm lại “từ đầu” là từ khi Hồ Chí Minh cầm quyền, đánh dấu bằng Cách nạng Tháng 8 và Hiến pháp 1946, từ đó mà đi tiếp, nhưng không (dại dột) đi vào quỹ đạo Cộng sản nữa, không theo Mác-Lê, chỉ theo “Bác Hồ”, chấp nhận dân chủ đa nguyên đa đảng, thế là hòa nhập rất ổn thỏa vào văn minh nhân loại, vẹn cả đôi đường! Nhưng hãy xem lại, phương án Thoát Cộng ấy có tương lai không? Quỹ đạo Cộng sản ở Việt Nam như một tuyến đường sắt đã được “bẻ ghi” tách khỏi con đường văn minh phổ quát chính là từ 1945. Trên con đường đã bẻ ghi đó, trưởng tàu là Hồ Chí Minh. Nay trở về năm 1945-46 nhưng vẫn ngồi trên con tàu HCM thì kết quả quỹ đạo nào có khác chi? ( mặc dù ở chỗ bẻ ghi đó HCM vẫn đứng khá gần với con đường chung, đương nhiên ). Nói một cách hình ảnh, trở về điểm rẽ năm 1945-46 nhưng phải chuyển tàu, chuyển sang con tàu khác - thực sự chạy theo hướng của Dân tộc và Thời đại, chứ không phải con tàu HCM, thì mới trở về được con đường chung. Ở đây cần dừng đôi chút về HCM, vì liên quan đến khúc rẽ quan trọng. Tạm gác những chuyện về nguồn gốc và phẩm chất cá nhân, dù có thể rất quan trọng, nhưng trước hết hãy bàn về việc xác định con đường. Điều nực cười là những người Cộng sản cố bám lấy nhân vật này nhưng một mặt bảo HCM không phải người Cộng sản, chỉ mượn Cộng sản làm con đường để thực hiện mục đích Dân tộc của mình, một mặt lại bảo linh hồn của Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa Yêu nước với chủ nghĩa Xã hội, nghĩa là muốn phát triển đất nước phải đi theo con đường Cộng sản! HCM chẳng những rành rành là Cộng sản mà còn nằm trong danh sách những tên trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20 (dailymail.co.uk/home/moslive/article-2091670). - HCM chẳng những là CS mà còn là CS gắn chặt với Trung Cộng, khiến cho nguy cơ Bắc thuộc mới rất khó gỡ ra, dùng hình tượng HCM để mong Thoát Trung thì thật ngược đời. - HCM chẳng những là CS như Stalin và Mao mà còn “trên tài” Xít và Mao về khả năng độc tài toàn trị (totalitarianist) vì độc tài mà không mấy khi phải dùng đến vũ lực lộ liễu như những kẻ độc tài chuyên chế hay độc tài quyền uy (authoritarianist). Muốn chống Toàn trị mà đứng dưới cờ một ông “vua toàn trị” thì chỉ cầm chắc phần thua. - Viện cớ trong di chúc không nói tới chủ nghĩa Xã hội chứng tỏ HCM không phải CS thật khó thuyết phục khi chính HCM tự nhận là mình có thể sai lầm chứ 2 ông Mao và Xít thì không thể sai. Đến phút lâm chung còn lo cho sự mất đoàn kết giữa 2 đảng CS lớn và mong sẽ gặp các ông trùm CS ở thế giới bên kia, thật không hổ danh là người CS từ năm 1920 và trung thành với chủ nghĩa CS cho đến chết. - Muốn đoàn kết toàn dân 90 triệu để Thoát Cộng và Thoát Trung mà giương ngọn cờ HCM thì e thất sách vì “ông cụ” vừa là nhân tố đoàn kết của một số người, vừa là nhân tố gây chia rẽ, dị ứng cho non nửa dân số, nhất là ở miền Nam và “khúc ruột ngàn dậm” hải ngoại. (Và coi chừng nhân vật HCM có thể là “sinh tử phù” mà Trung Cộng còn để dành để cuối cùng sẽ tung một một chưởng là Việt Nam chết tươi!). Vậy dù có dùng thần tượng HCM như một kế sách, một mẹo để lôi cuốn hoặc tự vệ thì cũng đầy bất trắc. Kết luận Tóm lại, Cách mạng Vô sản đã làm một cuộc lật ngược, trong đó sự lật ngược về chính trị và kinh tế là dễ thấy nhưng chưa nguy hại bằng cuộc lật ngược về văn hóa, làm cho xã hội Việt Nam bị bật gốc, như cây chuối chổng vó lên trời, để những giá trị cặn bã lên ngôi. Trong thang giá trị chính thống ngược ấy những nhân tố thức tỉnh tiến bộ muốn đổi mới khó lòng phát huy, những tấm gương Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Độ, Võ Văn Kiệt… là những ví dụ. Nếu trong cuộc Thoát Trung chủ yếu phải thoát về Chính trị thì trong cuộc Thoát Cộng một cách ôn hòa trước hết phải thoát từ Văn hóa, thứ “Văn hóa Vô sản” ngoại nhập. Cái gọi là “Văn hóa Đảng” vừa mất gốc truyền thống vừa xa lạ với thế giới văn minh nên “chân không đến đất, cật không đến trời” lửng lơ trôi nổi không điểm tựa, như một nền Văn hóa bị mất chuẩn, loạng choạng mất điều khiển như vừa qua là lẽ đương nhiên. Hãy đảo lại thang giá trị hiện hành, trả lại cho đời những giá trị đích thực, mạnh dạn từ bỏ những giá trị giả! Nhà nước cũng đã bắt đầu nhận thấy điều nguy hiểm và muốn sửa, nhưng vấn đề là phải sửa từ gốc như trên đã phân tích, và phải thật thà. Tham vọng cũng tốt thôi, nhưng tham vọng phải đi đôi với thực chất, nên xin nói đôi lời về cái sự “Muốn”: Không có thứ hàng hóa gì lại “nhanh, nhiều, tốt, rẻ”, muốn “đi tắt đón đầu” trước hết phải có cái gốc vững chãi. Muốn có giá trị phải trả giá, trả giá cho những lầm lạc khổng lồ không thể không đau! Muốn ôm ghế Cộng sản lại muốn văn minh? Không được đâu, đơn giản là vì không có nước Cộng sản nào lại văn minh cả! H.S.P. (8/3/2015) Theo boxitvn.blogspot.de
......

Tình đồng chí giữa trời Bắc Kinh

Mặc dù ông Chu Vĩnh Khang, từng là Ủy viên Thường vụ bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung quốc và nắm giữ toàn bộ hệ thống công an - an ninh, đã bị ông Tập Cận Bình ra lịnh bắt giam và tước đảng tịch vào ngày 5 tháng 12 năm 2014 với tội danh tham nhũng hối lộ, lạm dụng quyền hành để làm nhiều điều bất chính, nhưng cho đến giữa tháng 2 năm 2015, tức là mấy ngày trước Tết âm lịch, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc mới chính thức kết ông Chu Vĩnh Khang vào 6 tội danh như sau: 1. Vi phạm trầm trọng kỷ luật của đảng. 2. Lợi dụng đặc quyền để phân phát lợi ích bất chính cho nhiều người. 3. Lạm dụng chức quyền để cho gia đình, thân tộc hoạt động kinh doanh một cách bất chính gây thiệt hại lớn cho tài sản quốc gia. 4. Tiết lộ bí mật đảng và quốc gia. 5. Đương sự và gia đình nhận nhiều hối lộ. 6. Có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc chỉ kể ra 6 tội của ông Chu Vĩnh Khang đã vi phạm chứ không đi vào chi tiết từng tội một. Điều mà người dân Hoa lục muốn biết nhất là số tài sản bất chính của ông Chu và gia đình của ông ta là bao nhiêu thì Ủy ban Kiểm tra lại giữ bí mật. Cho đến nay, khi các quan chức, cán bộ tham nhũng, hối lộ bị bắt và đem ra tòa xử, nếu tội danh tham nhũng từ 100 triệu đồng nguyên trở lên (khó mà thế giới biết được bản án có đúng tội hay không) đều phải chịu án tử hình. Ông Chu Vĩnh Khang là nhân vật lãnh đạo số ba của Trung quốc dưới thời ông Hồ Cẩm Đào nên số tiền tham nhũng, hối lộ của ông ta chắc chắn phải trên 100 triệu đồng nguyên. Theo nhận xét của nhiều nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục, Bắc Kinh không công bố số tài sản bất chính của ông Chu Vĩnh Khang để tránh bị khóa tay vào việc phải tử hình ông ta trong lúc chưa đoán được phản ứng của phe cánh họ Chu sẽ mãnh liệt tới đâu. Ngoài ra, theo các quan sát viên tình hình chính trị, quân sự Trung quốc thì tội danh tiết lộ bí mật quốc gia cũng là một trọng tội nhưng một lần nữa Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương chỉ kết tội mà không nói ông Chu đã tiết lộ những gì, cho ai. Theo giới quan sát thì có lẽ ông Bạc Hy Lai đã khai ra rằng chính ông Chu Vĩnh Khang là người đã tiết lộ số tài sản của ông Ôn Gia Bảo và ông Tập Cận Bình cho truyền thông nước ngoài biết, nên bây giờ ông Chu Vĩnh Khang bị kết vào tội này. Nhưng trên thế giới Internet thì tội danh về việc ông Chu Vĩnh Khang có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ lại là đề tài đã và đang được bàn tán nóng nhất. Tuy báo chí công cụ của đảng đã tung ra đủ loại tình tiết khá hạ cấp (không khác gì mấy kiểu "hai bao cao su đã qua sử dụng" của công an Việt Nam), nhưng dân cư mạng vẫn đưa ra thêm nhiều dữ kiện khác và các suy diễn. Một số cho rằng vợ ông Chu Vĩnh Khang trước đây là xướng ngôn viên hướng dẫn nhiều chương trình của đài truyền hình Trung uơng nên ông Chu sử dụng luôn vai trò của vợ để tìm đến các nữ xướng ngôn viên trẻ đẹp. Ngược lại vợ ông Chu cũng chỉ dùng vị trí của chồng để tham nhũng kiếm tiền mà thôi. Tóm tắt, đó chỉ là quan hệ làm ăn, đôi bên đều có lợi. Một số cư dân mạng khác lại nhất quyết rằng tình nhân của ông Chu là những cô thư ký trẻ đẹp của tập đoàn dầu khí chứ không phải bên các đài truyền hình. Bàn tán, suy đoán chưa đủ, nhiều người còn đưa cả hình những nữ xướng ngôn viên, nữ thư ký và nữ công an trợ lý lên mạng để đoán rằng cô nào là tình nhân, và tình nhân "gần gũi nhất" của ông Chu. Cô nào không đẹp lắm hay hơi già một chút thì có người lại quả quyết rằng ông Chu chỉ chơi qua đường chứ không thể gọi là tình nhân .v.v. Tuy luật pháp Trung Quốc trên nguyên tắc có điều khoản cấm xâm phạm, bôi nhọ đời tư người khác trên mạng như thế, và tuy công an Trung quốc kiểm soát hoàn toàn và rất gắt gao mạng Internet, đặc biệt là chận các "từ khóa" liên quan đến các vụ tai tiếng của con cái lãnh đạo, thế mà những bàn tán đầy tính bôi nhọ nêu trên vẫn được "tự do" lan tràn trên mạng. Không bài nào, trang nào bị công an yêu cầu lấy xuống. Điều này chứng tỏ phe ông Tập Cận Bình muốn bêu xấu thêm ông Chu để đo lường phản ứng của mạng lưới quyền lực còn lại của ông trước khi ra những đòn mạnh hơn như kết án tử hình chính ông và các tay chân thân cận. Một trang mạng thông tin của người Trung quốc ở Hoa Kỳ, có tên Bá Tần, khá nổi tiếng, vào ngày 22/02/2015 đã đăng bài tiết lộ: ông Chu Vĩnh Khang khi biết mình thế nào cũng bị bắt nên đã tìm đường chạy sang Bắc Triều Tiên tị nạn, nhưng kế hoạch đào thoát của ông Khang bất thành. Lý do ông Chu Vĩnh Khang chọn Bắc Triều Tiên là vì ông có công lớn với đương kim lãnh tụ Kim Chính Ân. Theo trang mạng thông tin này, vào ngày 17/08/2012, người dượng của Kim Chính Ân là Trương Thành Trạch (Jang Sung-taek) đã sang Bắc Kinh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào. Ông Trương Thành Trạch khẩn khoản xin Bắc Kinh hạ bệ Kim Chính Ân và đưa Kim Chính Nam đang ở Ma-cau về cai trị Bắc Triều Tiên. Ông Hồ Cẩm Đào đắn đo nhiều về lời yêu cầu đó nhưng không đưa ra quyết định nào cả. Trong cuộc hội kiến kể trên có mặt ông trùm an ninh Chu Vĩnh Khang. Mấy tháng sau, ông Khang mật báo cho Kim Chính Ân biết về chuyến đi của ông Trạch, và vì thế Ân ra lệnh giết người dượng của mình ngày 12/12/2013 cùng với nhiều người thân cận của ông ta. Các tình tiết nêu trên quả thật là gay cấn nhưng không ai kiểm chứng nổi mức độ thật giả, hoặc ông Chu Vĩnh Khang có làm điều đó theo lệnh của Hồ Cẩm Đào hay không. Người ta chỉ thấy từ những chuyện xôn xao về mèo mỡ tầm thường, đến tin tức về các vụ làm ăn tham nhũng ở cấp tỉ mỹ kim, đến những dữ kiện về âm mưu ám sát lãnh tụ nước ngoài để buộc tội tiết lộ bí mật quốc gia, đều đáng nghi có dấu tay của phe cánh Tập Cận Bình. Hiển nhiên, ông Chu Vĩnh Khang đã bị lột trần và đang ngồi giữa song sắt, không có cách gì để tự bào chữa hay cãi lại hệ thống tuyên truyền của họ Tập. Ai còn nghi ngờ gì về tình đồng chí vô sản, về các giá trị cộng sản, về đạo đức cách mạng, đặc biệt những ai còn đang ước mơ sẽ có ngày "Việt Nam được như Trung Quốc", hãy tìm đọc ngay những gì đang xảy ra ở đất nước vô cùng bất hạnh này. Ngô Quảng@S: Theo diendanctm.blogspot.de/
......

Cái chết của Boris Nemtsov nói lên điều gì?

Hơn 70 năm bị nô dịch trong một thể chế toàn trị không có tính người, cuối cùng nước Nga của Lev Tolstoi, Puskin, Levitan, Tchaikovskij... cũng thoát ra khỏi vòng kim cô của ý thức hệ xôviết để nhìn thấy ngọn lửa của Tự do vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngọn lửa nhỏ chưa kịp bừng sáng sau giai đoạn Gorbatchov và Eltsin thì nước Nga lại lâm vào nguy cơ của một thoái trào mới, trở lại vùng tối ngày xưa. Và đến hôm nay khi Boris Nemtsov bị giết hại một cách trắng trợn và dã man thì không còn nghi ngờ gì nữa, nước Nga lại rơi vào xoáy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan được bảo kê bởi chế độ độc tài kiểu mới. Sự kiện Nemtsov có thể sẽ là một bước ngoặt của phong trào dân chủ ở Nga. Chính sách đàn áp tự do và những hành động phản dân chủ hung hãn có thể làm cho nhiều người sợ, nhưng đồng thời cũng làm cho số người dám vượt qua nỗi sợ hãi thực thi quyền tự do biểu đạt chính kiến riêng của mình đông lên gấp bội, và từ đó một xã hội dân sự ôn hoà giác ngộ sẽ hình thành. Ở đâu cũng thế, và ở Nga càng thế! Vì ở Nga, những người hoạt động tích cực cho phong trào dân chủ còn nhiều... mặc cho từ năm 2003 cho đến nay Nemtsov đã là nhà lãnh đạo thứ tám của phong trào dân chủ bất đồng chính kiến bị ám hại. Những lời lên án mạnh mẽ với lời cam kết sẽ tìm được và đưa ra xét xử thủ phạm của những nhà lãnh đạo Nga chỉ làm tăng thêm sự chú ý của dư luận trong nước Nga và trên toàn thế giới vào những sự thật sau đây: - Nemtsov bị hãm hại vì ông là người bất đồng chính kiến nổi tiếng, dũng cảm lên tiếng bảo vệ Quyền Con người và Quyền Công dân ở nước Nga. - Ông lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng của các nhóm lợi ích chi phối nền chính trị Nga. - Ông cực lực phản đối chính sách bạo ngược của chính quyền Nga trong vấn đề Ucraina. - Và do đó, Boris Nemtsov chắc chắn sẽ là một đối thủ đáng gờm trên chính trường Nga. Đáng lẽ ngày hôm nay nhà bất đồng chính kiến năng nổ và trí tuệ đã dẫn đầu đoàn biểu tình phản đối chính sách của chính quyền Nga đối với Ucraina, và có thể đã công bố những bằng chứng hùng hồn về sự can thiệp quân sự của Nga vào nước láng giềng... Nhưng ông đã ngã xuống trước sự bất ngờ, căm phẫn và tiếc thương của những lực lượng tiến bộ trong đồng bào của ông. Sự nghiệp chính nghĩa của ông sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn Nga. Những tấm biểu ngữ “Tôi là Boris”, “Chúng ta là Nemtsov” được giương cao trên đường phố Mạc Tư Khoa hôm nay báo hiệu một tương lai tương tươi sáng cho nước Nga ngày mai. Con đường hoà bình dẫn đến nền dân chủ quả thật hết sức cam go. Và sự hy sinh cả đến tính mạng của những nhà hoạt động dân chủ tiên phong dấn thân như Boris Nemtsov là những đột phá không thể thiếu trong tiến trình thức tỉnh lương tâm và ý thức về Quyền Con Người, Quyền Công Dân của mọi tầng lớp xã hội. Không có ai sẵn sàng cho việc ấy thì chúng ta hoặc là sẽ chẳng có gì, hoặc là chỉ có bạo lực và đổ máu. Chung cư Hoàng Anh Gia Lai Sài Gòn, ngày 1 tháng 3 năm 2015 C. H. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Đảng & Đảng Tính

· Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên.” Hồ Chí Minh .“Đất nước đã mắc phải một giống vi trùng có tên gọi tính đảng nó kháng lại mọi yêu cầu tử tế của con người.” Trần Đĩnh Từ Vọng Các, Mặc Lâm bay tuốt luốt qua Nam Vang rủ nhậu: · Ê, kiếm chỗ nào ngồi uống sương sương vài ly cho nó có chút hương vị đầu Xuân nha. · Tưởng gì chớ uống thì bất kể Xuân, Hạ, Thu, Đông ... gì tui cũng chịu liền. Mặc Lâm đi cùng với Sơn Trung, thông tín viên mới nhất (và chắc cũng nhỏ tuổi nhất) của RFA đang cư trú tại Phnom Penh. Tôi rất hài lòng với người bạn trẻ vừa quen: nhanh nhẹn, thông minh, và (xem chừng) đôn hậu. Ghé quán Ngon Restaurant, chúng tôi gọi “liều” một chai Johnnie Walker Black Label. Thấy cái gíá 40 MK mà gần muốn “đứt ruột” luôn nhưng rồi đành tặc lưỡi: “Thôi chả gì thì cũng mừng tân niên, mỗi năm chỉ có mật lần, và cũng là dịp mừng một tân đồng nghiệp.” Đêm giao thừa vừa rồi, nằm chèo queo mình ên ở nhà trọ buồn gần chết tôi bèn lò dò ra phố, đang đi lơ ngơ thì chợt thấy một chai Ballatine’s bám bụi đứng co ro trong góc một quầy hàng. Ngó “thương” quá mà giá cả cũng nhẹ nhàng thôi (nên) nên tôi “ẵm” liền, sợ chậm. Vừa về tới nhà là lật đật vặn nắp tu liền: rượu giả! Đ...mẹ, cái con bà nó. Khi khổng khi không (cái) mất tiêu 15 U.S.A dollar, lảng xẹc! Bữa nay thì rượu thiệt (và vì “vật vã” đã lâu) nên tôi tợp liền liền. Vừa cạn ly đầy, lại đầy ly cạn. Rượu ngon, bạn hiền nhưng chỉ có mình ên tui là vô cùng hào hứng còn Mặc Lâm – không hiểu sao – bỗng ưu tư quá cỡ về chuyện nhân quần và cứ nói hoài cái cuộc phỏng vấn mới rồi (“Chuyện Tử Tế Ngày Nay”) với đạo diễn Trần Văn Thủy, cùng rất nhiều buồn bực về tình trạng “đạo đức xuống cấp, văn hoá suy đồi” của cả nước Việt Nam. Tôi sốt ruột (“biết rồi khổ quá”) ngắt ngang: - Tôi có nghe hai ông “mạn đàm” trên RFA rồi. Hay lắm. Người hỏi đã hay mà kẻ đáp còn hay hơn nữa nhưng chuyện này toàn thể đồng bào, cũng như toàn thể nhân loại, cũng đều đang rất quan tâm nên xin cứ an lòng mà ... uống vài ly đi đã. Để lâu rượu bốc hơi, nhạt mùi, tội chết. Nói đến vậy mà đương sự (ngó bộ) vẫn còn băn khoăn lắm nên tôi lại phải thêm: · Bữa trước, G.S. Nguyễn Văn Tuấn còn bàn về “thứ hạng tử tế” của Việt Nam nữa kìa. · Có cái vụ đó nữa sao? . Sao không, coi nè. Vừa nói, tôi vừa mở smartphone - mới sắm hồi hôm, cho kịp với trình độ văn minh nhân loại - kiếm tuan's blog chià liền: Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen... Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo. So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "bủn xỉn" đó? Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói "Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vả mới có tiền cho chúng mày". Thật là nhục... Nói nào ngay, bị xỉ vả cỡ đó, cũng chưa “nhục” gì cho lắm. Nhà văn Trần Đĩnh còn trích lời của một thằng cha tham tán thương mại Ba Lan (nào đó) nghe nhục nhã hơn nhiều: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.” Bị thiên hạ liệt vào hạng “đầu trâu mặt ngựa” nên họ muốn xua đuổi ra tuốt “một hòn đảo hẻo lánh” (cứ như bệnh nhân cùi hủi hồi xa xưa vậy) thì cũng không oan uổng gì cho lắm nhưng ăn ở cư xử ra sao mà tai tiếng dữ vậy cà? Muốn biết, xin nghe qua vài câu chuyện (nhỏ) liên quan đến cuộc sống của giới quan chức lãnh đạo nước CHXHCNVN – vẫn theo lời Trần Đĩnh: · “Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014). · “Khi Long đã mệt, tôi đến thế nào anh cũng bắt tôi đưa anh đi dạo một vòng phố. Từng bước nhích rất chậm, kiểu như đi dè cho được ngâm mình lâu trên đường. Một bữa đến đầu Dã Tượng ra Lý Thường Kiệt, anh nhìn vào toà biệt thự bên trái mà có lần anh bảo ông Đồng có người quen, thân thiết ở đây, rồi nói khẽ với tôi: Tôi đến ông Đồng, ông ấy thường kéo tôi ra vườn nói chuyện. Nghe nói mũ của trung uý Dương con ông ấy cũng bị gài rệp nghe trộm ở ngôi sao đằng trước mũ. Tôi sững nhìn Long. Long biết thì ông Đồng tất biết! Sao biết mà cam nhẫn chịu cho đồng chí của mình dò la, nghe trộm mình? Ôi, các lãnh tụ của phong trào giải phóng đất nước và loài người mà không phá nổi vòng kiểm soát của đồng chí. Bữa ấy tôi hiểu cả tại sao Võ Nguyên Giáp chịu đắng cay tủi hổ như thế mà im! Các vị tại sao tự nguyện phục tùng tội ác?” (S.đ.d. trang 194). Coi: ông ông Tổng Bí Thư chỉ ăn uống ở nhà vì sợ các đồng chí của mình đầu độc, còn ông Thủ Tướng thì chỉ dám nói năng ở ngoài vườn vì sợ bị “dò la, nghe trộm.” Vậy mà hai vị vẫn thừa “liêm sỉ” và  “kiên nhẫn” để “lãnh đạo” toàn dân cho gần đến hơi thở cuối cùng. Thiệt là đã đời luôn! Giữa “các anh ở trên” với nhau mà còn xử sự tàn tệ và đốn mạt tới cỡ đó thì đám dân lành, tất nhiên, đều bị hành cho tới bến: “Thí dụ sáu bao diêm (bị móc vơi mất gần nửa vì gian giảo là thuộc tính trời sinh của thứ kinh tế tạo ra bằng những kẻ đói ăn, thiếu mặc nên quay sang tháu trộm lại của Nhà nước). Thí dụ mạt cưa và củi mua về đốt lò nấu cơm thì ướt dề dề vì nhà mậu rẩy nước vào cho nặng cân. Thí dụ nước mắm pha nước lã, đậu phụ trộn thạch cao. Nhà nước độc quyền mọi sản vật, nhất là lương thực... Con người cũng sẽ giống như bao diêm trăm que chỉ cháy một que, sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả.” (S.đ.d. 225 – 226). Buộc phải “sống điêu, sống gian, sống vờ, sống giả” qua vài ba thế hệ thì trách sao mà người dân không bớt dần tấm lòng tử tế: “Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá." (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33). Quả là “tệ” thật nhưng nhưng nói theo Trần Đĩnh (“bao diêm trăm que chỉ cháy một que”) thì e có hơi quá đáng. Coi: · VnExpress: “Sau một tháng mở đợt quyên góp, hàng nghìn độc giả trong và ngoài nước đã hướng về người dân đôi bờ Pôkô, ủng hộ hơn 2,4 tỷ đồng. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công sau 2 tuần tới.” · Dân Trí: “Từ sự ủng hộ của bạn đọc, tính đến nay báo Dân trí đã xây dựng được 8 cây cầu để giúp các em học sinh vượt sông tìm chữ. Những cây cầu được đặt tên Dân trí thực sự đã ‘nối đôi bờ vui’ trên khắp mọi miền đất nước.” Có hàng chục ngàn cây cầu từ thiện như trên đã được dựng xây chỉ nhờ vào lòng tử tế của người dân Việt. Tương tự, có hàng triệu mảnh đời rách nát ở đất nước đang được chia sẻ, đùm bọc bởi tình đồng bào ruột thịt, kể cả những khúc ruột xa ngàn dặm. Đó là chưa kể đến “những chuyện nhỏ” hàng ngày “nhưng lay động lòng người” theo như cách nói của nhà báo Quỳnh Trân: Những ai đi ngang qua đường Huỳnh Văn Bánh, Quận Phú Nhuận đều bị thu hút bởi tấm biển "Sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, ba gác, xích lô, người thu gom rác..." của anh thợ sửa giày Lý Ngọc Bình, 30 tuổi. Ảnh và chú thích: vietnamnet.vn Trà đá miễn phí. Chủ nhân của những bình nước này đều là người dân lao động. Ảnh và chú thích :vietnamnet.vn   Ảnh :vietnamnet.vn “Gần gụi và cảm động nhất,” theo ghi nhận của blogger Đinh Tấn Lực “là những hoạt động âm thầm trợ giúp bà con có nhu cầu thiết thực: Bữa Cơm Có Thịt, Trường Lớp Tình Thương, Quà Trung Thu Cho Trẻ Em Miền Núi, Học Bổng Bước Đầu Vào Đại Học, Tủ Sách Nông Thôn, Bầu Bí Tương Thân, Cứu Lấy Dân Oan, Bữa Cơm Dân Oan… “ Những kẻ bị “chết lòng tử tế” ở đất nước này phần lớn (chắc chắn) đều không phải ... nhân dân. Bởi vậy, khi xếp “thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125)” thì tưởng cũng cần phải nói thêm cho rõ là những con số này chỉ “thể hiện” sự tiểu tâm, ti tiện, bạc ác, và đểu cáng của đám côn đồ đang “lãnh đạo” ở xứ sở này chứ không liên quan dính dáng gì nhiều đến những lương dân đất Việt. Người Việt chỉ chịu một phần trách nhiệm (e cũng không nhỏ lắm) khi cam chịu để cho “bọn đầu trâu mặt ngựa” hoành hành trên quê hương và đất nước của mình mà không có được một sự phản kháng nào đáng kể, hay đáng nể. tuongnangtien's blog
......

Đại Vệ Chí Dị - Tái Ngộ Quỷ Môn Quan

Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 70 Vệ Kính Vương năm thứ tư. Trăm Xanh tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trên con đò, người lái đò mặt xanh như tàu lá, khuôn mặt dường như làm bằng đá, không có một nét cử động nào. Đôi cánh tay chèo mái đò lướt êm trên dòng sông đen thẫm nước chảy cuồn cuộn. Xung quanh là một khoảng âm u, nhờ ánh sáng của những con đom đóm bay quanh đò mà Trăm Xanh nhận ra mình đang ở một chỗ mà ông chưa đến bao giờ. Trấn tĩnh một lúc, ông nghe thấy văng vẳng bờ bên kia tiếng khóc của vợ con mình, nghe kỹ một lúc thấy lời ai oán về cuộc đời nghiệt ngã đã khiến số phận ông kết cục bi thảm. Tiếng khóc của vợ con xa dần, lúc được, lúc mất rồi mất hẳn. Trăm Xanh ngồi dậy, hỏi người lái đò. - Đây là đâu rồi.? Người lái đò không mở miệng, nhưng rõ ràng âm thanh từ phía người đó thoát ra gằn tiếng khô lạnh. - sông Mê. Trăm Xanh giật mình, lâu lắm rồi không ai nói với ông bằng giọng coi thường như vậy, có lẽ phải đến vài chục năm, khi ông mới bắt đầu gia nhập Sản Hội. Buổi kết nạp, tên bí thư chi bộ Sản cũng gằn giọng nhắc nhở ông phải tuyệt đối trung thành với Sản Hội, âm tiết câu nói của hắn cũng y như tên lái đò này. Mỗi điều hắn giỏi hơn tên lái đò là hắn nói tràng giang đại hải mà âm điệu cũng khô lạnh như tiếng đục đá, kém chăng là bọt mép hắn sùi ra, mắt long sòng sọc, chẳng giữ vẻ lanh lùng bất động như gã lái đò. Vỗ trán nghĩ một lúc, Trăm Xanh biết mình đã rời khỏi cõi trần, trên đường đến cõi âm ty, đang bắt đầu đi qua con sông Mê. Qua con sông này là hồn không nhớ đường về nhập xác. Vậy là chết. Ông tự hỏi mình chết rồi mà vẫn ngủ mơ sao.? Mấy chục năm theo nhà Sản, thuyết học tân tiến từ những nhà lý luận cao siêu về chủ nghĩa duy vật, hiện thực. Làm gì có chuyện âm ty, địa ngục nào. Đò kịch một tiếng làm ông thoát khỏi mớ hoài nghi chủ thuyết Sản để về thực tại, người lái đò vẫn giọng lạnh lùng. - Trả tiền đò. Trăm Xanh loay hoay sờ bên mình, từ khi làm quan trấn thủ đất Quảng đến này, rồi theo lệnh Vua ra kinh thành làm đại tướng quân Nội Chính, có bao giờ ông phải dùng đến tiền đâu. Ông đi đâu cũng có tuỳ tùng, trợ lý, ông cần gì tự chúng mang đến cho ông. Tiền nước Vệ thậm chí nhiều năm ông còn chả nhìn thấy. Ông định tháo cái đồng hồ Omega vỏ vàng khối đưa tên lái đò, đang loay hoay tháo thì tên lái đò gắt. - Tiền đò người nhà nhét trong miệng chứ có ở tay đâu mà tìm đó. Trăm Xanh thò tay vào miệng, không thấy đồng nào. Thì ra lúc khâm liệm, tay Đại Thần Nghị Chính Tổng Nhân Sự Tôn Dưa đã chỉ đạo không nhét tiền đò vào miệng ông. Hắn bảo làm thế là mê tín, không đúng tinh thần cách mạng khoa học hiện đại của nhà Sản. Cay đắng, Trăm Xanh đành tháo chiếc đồng hồ quý giá gắn bó nhiều năm đưa cho tên lái đò. Gã lái đò nhìn Trăm Xanh luyến tiếc chiếc đồng hồ, bèn nói. - Không có tiền thì thôi, ta chỉ hỏi vậy, năm ngoái có người qua đây, đã trả luôn cho người rồi.  Người lên bờ, cứ theo hướng đom đóm bay mà đi là đến chỗ của người. Trăm Xanh cúi đầu cảm ơn, lên bờ lững lờ bước như chân dẫm vào mây, theo ánh đom đóm đến một cổng thành có đề ba chữ. Quỷ Môn Quan. Xanh dợm bước, tưởng mình nhầm chỗ, định lùi lại. Lính gác trông thấy chạy tới xốc nách nói. - Đã đến đây rồi thì còn đường nào khác nữa mà đi. Xanh giơ tay khua khua phân trần. - Tôi là mệnh quan triều đình, lẽ nào vào nơi cửa quỷ sống. Lính gác cười nhạt nói. - Quan lại triều đình nhà Sản, chỉ có vài cửa này thôi. Không tin vào trạm tra sổ là biết. Đến trạm gác, lính giở sổ, soi đuốc cho Xanh đọc. Sổ ghi rằng Nguyễn Trăm Xanh, người đất Quảng,  năm 27 tuổi nhập Sản Hội, được làm quan 35 năm. Hơn 30 năm làm quan xứ Quảng, tính tình hà khắc , độc đoán phá mồ mả, làm hại chết giáo dân xứ Gò Dâu. Đính kèm đơn tố cáo của người bị hại. Gia sản do tham nhũng giàu nhất nhì miền Trung. Về công lao có được ghi nhận cải cách chính sách, tiện lợi cho dân, gần gũi bá tính, có nhiều công trạng mở mang đường sá, công trình công cộng, giáo dục, y tế có lợi cho dân. Công tội chưa định nặng nhẹ. Đưa vào phòng đợi, chờ ngày phán xét. Khi chưa đến ngày đó, miễn cho phải đeo gông, đóng cùm. Lính gác mở cổng thành, dẫn Xanh đi xuống những bậc thang ướt đẫm rêu. Đến một khoảng trống thấy bao nhiêu tù nhân đang đeo gông, chân bị xiềng, trên đầu tù nhân nào cũng đội một hòn đá, to nhỏ tuỳ người. Lính gác bảo Xanh cứ đợi đây để tìm quản phòng đợi lấy chìa khoá. Xanh mỏi mệt, thấy đống đá to chất đó, hòn nào cũng ghi tên người, lựa được hòn to nhất không có tên ai mới đặt mình ngồi nghỉ. Xanh xem đồng hồ, tính theo dương gian bấy giờ mới vừa hết Ngọ, đám tù được nghỉ, ngồi quanh sân. Xanh nhác thấy một kẻ quen quen, bèn lại gần chào. Kẻ ấy ngước đầu nhìn lên, Xanh nhận ra đó là Báu Mã. Xanh cứng lưỡi không biết nói gì ú ớ, Báu Mã thở dài. - Rút cục thì cũng gặp ông ở đây, ông chậm mất mấy tháng . Xanh thấy Mã nói giọng lành, nên cũng hết lo, mới cất lời. - Sao ông biết tôi sẽ xuống đây chậm ? Mã cười đau đớn. - Tôi còn biết ông không có tiền đò nữa cơ. Xanh điếng người giây lát, rồi vòng tay tạ Báu Mã. - Tôi vì mệnh Vua, khiến ông thế này, thực là áy náy. Báu Mã đỡ Xanh dậy an ủi. - Tôi cũng vì phò Chúa mà ra nông nỗi này, đâu phải nguyên cớ chỉ do ông cả. Xanh đưa tay sờ cái gông gỗ nghiến nặng trịch trên cổ Báu Mã hỏi. - Sao ông đeo gông nặng thế này. Báu Mã não nề. - Tôi làm quan bộ Hình,  tính chất công việc chỉ làm điều ác , đâu có cơ hội ra những quyết sách làm điều tốt cho dân, ông cứ nhìn đống đá quanh đây mà xem, toàn cho quan bộ Hình nhà Sản hết cả đấy. Hòn đá tôi đội ban nãy mới là tính cái vụ đàn áp nông dân phủ Thiên Trường, cái gông này là tội lừa người lấy gan....còn các tội khác Diêm Vương chưa xét đến, cũng chỉ nay mai là thêm hình phạt nữa thôi. Xanh ngẩn người thốt. - Tội hại đồng môn, giết giáo dân là theo luật lệ nhà Sản, có vua ban. Lẽ nào cũng phải chịu phạt. Báu Mã cười nhếch mép. - Tôi cũng theo chỉ dụ Chúa ban, nào có tự nghĩ ra đâu. Xanh hoài nghi. - Vua, Chúa là thiên mệnh trời ban, lẽ nào xuống chỉ , chúng ta phận quan lại làm theo, lại bị phạt. Mã nghe tiếng kẻng báo, đứng dậy vòng tay cáo từ, lúc nhờ Xanh đặt hộ hòn đá lên đầu, Mã chỉ đống đá nói. - Vua, Chúa tiếm ngôi, bất nhân, bất nghĩa. Trời nào cho thiên mệnh, cái hòn đá to ông ngồi là để Vua và Chúa ai xuống trước thì đội đấy. Trăm Xanh chợt ngộ, hối hận khóc oà, ôm lấy Báu Mã nói. - Chúng ta cả đời lầm lạc, theo phường bá đạo, để đến lúc này không biết kêu ai. Xin ông bỏ qua chuyện ngày xưa. Mã nặng nhọc vì gông, xiềng, đá hổn hển trả lời. - Tôi đã trả tiền đò cho ông rồi đấy thôi. Theo FB Người Buôn Gió
......

Nghệ sĩ Kim Chi đề nghị mặc niệm toàn quốc ngày 14/3

......

ĐẦU NĂM DÊ NÓI CHUYỆN CƯỚP

“Dân cướp lộc – đảng cướp tất” – ĐTL Cướp lộc Hình ảnh lên ngôi đẫm máu đầu năm là lễ hội Chém Lợn ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh. Cao hơn một bậc, ở mức tàn bạo giữa con người với con người chứ không chỉ với con lợn, hẳn phải là hình ảnh nổi loạn và nổi bật đầy màu đỏ quang vinh tụ cả vào lễ hội Đền Gióng ở Sóc Sơn, thuộc Thủ Đô Vì Hoà Bình. Khách du xuân ngoạn đền đã xung phong hỗn chiến đánh cướp những chùm “hoa tre” kết vào thân chuối (giả làm gậy tre như truyền thuyết cậu Gióng nhổ tre làm gậy đánh giặc). Và gọi đó là truyền thống cướp lộc. Hoá ra, cướp lộc là phóng tay thu hoạch bất cứ cái gì của công làm của riêng? Cướp hoa Không cần lễ hội gì, khách đón xuân vẫn từng anh dũng cướp hoa giữa chợ những dịp đón Tết. Mấy năm trước, nhiều chợ hoa đã thành chợ rác ngay sau dịp đưa Táo về trời. Còn những đường hoa thì biến thành những đường mòn Trường Sơn giữa phố. Cướp bia Nhiều người vẫn chưa quên chuyện xe chở bia bị lật, biến bia chai thành bia lộc. Cướp giật Là một trong những quốc nạn, với lượng tin ngày càng khó đếm xuể, và là một trong những trọng tâm đưa tin “chủ đề” của dàn báo chính quy. Đến mức cơ quan “hữu trách” bật ra công văn chính thức kêu gọi du khách phải tự bảo vệ tài sản của họ khi ngoạn cảnh phố phường. Cướp đường Thủ Đô Vì Hoà Bình còn vang danh thế giới về những sư đoàn xe máy cướp đường cắt ngang rẽ tắt, bất kể xuôi chiều hay ngược chiều, bất kể đèn xanh hay đèn đỏ. Lộc đường ở đây biến thành bánh mì và nước lọc cho một lực lượng hùng hậu nhất thành phố. Tất nhiên là bọn cướp đường phải thua bọn cướp cạn và ông thần cướp mạng. Cướp ấn Đây cũng là một thứ lễ hội nức tiếng đông tây kim cổ, với nhiều vạn quan/dân, có năm lên đến hơn 6 vạn người, dẫm đạp tranh nhau cướp ấn, cũng được coi là lộc vinh thân. Lộc được cướp từ đền, và từ những kẻ vừa mới cướp xong. Thu hoạch nhiều lộc ăn theo nhất trong lễ hội này là bọn móc túi, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp. Cướp thơ Đừng ai vội nghĩ tới Ngục Trung Nhật Ký xa xưa. Thời nay, ngay cả hạng GS trăm tuổi vẫn cướp thơ của các thi bá làm của mình. Không phải một lần. Cũng không chỉ để mua danh hay mua vui, mà có khi còn là mua dương tuổi gậy nữa. Lộc già năm dê là đây chăng? Cướp cò Sản phẩm đại trà này là độc quyền sản xuất của lực lượng “hữu trách”. Hầu hết các án mạng có tiếng nổ từ súng công an tất nhiên đều là do cướp cò. May là lãnh đạo ngành này chuyên tâm lo xây biệt thự lưng đèo thay vì mua súng mới cho thuộc cấp. Cướp lý Cẩm nang căn bản của bọn cướp này là quyển “Luật Là Tao!”. Được quán triệt và tận tình áp dụng từ cấp tổng bí thư xuống tới CA phường. Còn trên hiến pháp thì được đánh số 4 cho cả nước xanh mặt. Cướp hàng rong Đây là công tác tận thu của cải của người nghèo. Từ bàn ghế, thúng mủng, quang gánh… cho tới cái cân, nải chuối… Và được coi là Lộc vỉa hè. Cướp lễ đài Vào những ngày tưởng niệm chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa/Biên Giới/Trường Sa, thường được nhân dân tự nguyện kính viếng trước tượng đài Lý Thái Tổ vào mỗi đầu năm, cũng thường được nhà nước huy động côn đồ (CA/dân phòng/lưu manh) đến giật hoa phá bĩnh. Có khi là lấy đá ra cưa gây bụi mù, hoặc tổ chức nhảy đầm lộ thiên và lộ nhiều thứ khác, để ngăn chận lòng thành của nhân dân. Có điều chắn chắn không phải động cơ cướp lễ đài gần Bờ Hồ là để được Lộc vừng! Cướp băng tang Một sản phẩm đại trà và độc quyền khác của bộ côn đồ CHXHCNVN là cướp băng tang trên các vòng hoa phúng. Nhiều phần đây là nhằm mục tiệu Lộc xộc. Cướp đất CHXHCNVN là quốc gia duy nhất trên thế giới có giai cấp Dân Oan, những người bị cướp đất, chiếm một phần trăm không nhỏ của dân số nông nghiệp xứ ta. Những địa danh nổi tiếng ra thế giới về “nhiều trận đánh đẹp” là Cống Rộc, Văn Giang, Dương Nội, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thái Bình… Bà Lê Hiền Đức nhận xét về cảnh cưỡng chế Văn Giang: “Chỉ có súc vật mới không thấy động lòng”. Trong lúc nông dân cắt máu ăn thề quyết tâm giữ đất. Cướp công Đảng không chỉ đẻ ra bộ ăn cướp tên là CA. Chính nó cũng đã từng cướp công của nhân dân và của cả thuộc hạ. “Khoán Hộ” trở thành “đổi mới” chỉ là một điển hình. Xương máu nhân dân, với hàng triệu bia mộ dọc Trường Sơn và trên khắp nước là một bằng chứng khác, to hơn. Cướp chính quyền Đầu têu của mọi thứ bi kịch cướp bóc kể trên là từ đâu? Người ta chỉ có thể quay về cốt lõi của CNXH: đấu tranh giai cấp – cướp chính quyền. Điều này đã được long trọng chứng nhận trong hằng hà văn kiện đảng. Đợt đầu ăn Lộc Liên Xô. Đợt giữa vét Lộc Đất Nước. Đợt cuối là đám nhá Lộc Trung Quốc đây chăng? Cướp lạ Chỉ độc một thứ CƯỚP mà không một lãnh đạo nào dám chạm tới, thậm chí không dám nêu tên, là khi giặc Cướp biển/Cướp đảo/Cướp tàu/Cướp lưới/Cướp cá của ngư dân ta, từ bao năm nay cho tới ngày cận Tết vừa qua (hình 2). Hay đó cũng là thứ chủ trương truyền thống đốn chuối làm gậy tre Thánh Gióng, như trong đời thường lấy tre làm cốt bê tông? Chiến lược quốc phòng là ở chỗ này chăng? 27/02/2015 – Chào mừng ngày thầy thuốc. Ngóng đợi những thầy thuốc chính trị-xã hội cùng ra tay trị bệnh Cướp VN. Blogger Đinh Tấn Lực Nguồn: https://dinhtanluc.wordpress.com/dau-nam-de-noi-chuyen-cuop/
......

Đảng mất mình đi đâu?

Không phải chỉ trong hàng ngũ công an mới có người đang đặt câu hỏi trên. Tất cả những kẻ đang nắm quyền hành và hưởng lợi lộc nhờ chế độ Cộng Sản cũng ôm nỗi băn khoăn này. Đảng mất mình đi đâu? Có người đã chọn rồi: Đi Mỹ! Trên mạng Internet đã thấy hình ngôi nhà một ông phó thủ tướng đương quyền mua ở Anaheim, California, USA. Cả hình bằng lái xe ở California của con trai ông ta. Trong đảng họ phá lẫn nhau cho nên mới tiết lộ cho bà con biết, còn hàng ngàn căn nhà khác vẫn được giữ kín “bảo vệ đảng.” Chắc chắn nhiều cán bộ cao cấp cũng tìm đường chạy từ lâu rồi. Và họ cũng biết một quy tắc của nghề đầu tư là “Không để trứng tất cả vào chung một cái giỏ.” Nếu rớt, trứng bể hết. Cho nên, những kẻ quyền cao nhất, thế mạnh nhất, “đông tiền” nhất, họ đều biết phải “phân tản” (diversify) các món đầu tư cho tương lai. Một căn nhà ở Mỹ, một cái khác ở Đức, vài ba địa chỉ ở Úc, gửi tiền của đi chỗ nào xa xa nước Việt Nam đều tốt cả. Mà phải chọn những nơi an toàn. An toàn nhất là những nước dân chủ tự do. Chọn nơi nào có hệ thống tư pháp công bằng, trong sạch, tài sản của mình được luật pháp bảo vệ, không sợ có đứa nó ỷ quyền chiếm mất - như ở nước Việt Nam. Đem tiền sang các nước đó không những khỏi lo bị cướp mà dùng làm vốn sẽ sinh lợi cao hơn. Những nước có truyền thống dân chủ lâu đời cũng là những nước kinh tế lên cao nhất, nhờ tinh thần trọng pháp và luật lệ bảo vệ quyền tư hữu. Cho nên, các đồng chí chưa chắc đã mua nhà ở Quảng Châu, Côn Minh, Bắc Kinh, mà còn đem tiền sang các nước tư bản chính hiệu. Đó là tín hiệu con tàu sắp chìm, đàn chuột bỏ chạy trước. Đảng mất mình đi đâu? Không phải ai cũng có tiền và có địa vị để chuẩn bị đường rút lai sang Tàu, sang Úc, Canada, Pháp, Đức, hay sang Mỹ. Cho nên, đang lo lắng nhất bây giờ chắc là những người công an. Khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” đã được nêu lên từ thời Trần Quốc Hoàn, Mai Chí Thọ. Công an tự nhận họ đóng vai “chó săn;” nhưng hãnh diện rằng họ “làm chó săn cho cách mạng!” Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tài tình đã dựng hai chữ “cách mạng” như một vị thần hoàng để họ chui vào cung đình chia nhau ăn thủ lợn. Cái gì phục vụ“cách mạng” thì tốt, thì cao quý. Gán cho ai nhãn hiệu “phản cách mạng” thì xúi giục đám “quần chúng” côn đồ chửi bới, chém giết (Cải Cách Ruộng Đất), ám sát (Coi gương Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm) ném phân vô cửa nhà người ta (Coi Hoàng Minh Chính, Trần Khải Thanh Thủy), hoặc đem vùi xuống đất đen (Coi Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần). Núp dưới bóng thần “cách mạng” đó, công an “phục vụ cách mạng” là công an an tốt, đáng tự hào. Họ có thể hãnh diện nhìn nhận công an an gắn bó keo sơn với đảng; họ hô to khẩu hiệu “Đảng còn thì mình còn” mà không thấy xấu hổ về cái vai trò ăn bám như loài ký sinh trùng. Nhưng bây giờ, bức mặt nạ “cách mạng” đã rớt xuống. Đảng lệ thuộc ngoại bang đến mức không dám gọi tên những con tàu ăn cướp dân mình là Tàu Trung Quốc mà bắt các báo đài phải gọi là “tàu lạ.” Dân bèn chế nhạo: Coi chừng Người Lạ, Hàng Lạ! Chế độ gọi là “cách mạng” đã từng “học tập Mao Chủ Tịch” chia rẽ dân tộc, gây đấu tranh giai cấp, gây chiến tranh Nam Bắc, người Việt giết người Việt cho Trung Cộng thừa cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa. Những công an dẫn đám côn đồ đàn áp các cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của dân Sài Gòn, dân Hà Nội, phải tự nhìn thấy họ đang bị Đảng Cộng Sản xua đi phục vụ đế quốc đỏ Trung Hoa. “Mình còn” nhưng “Nước mất” thì ai sẽ trả lời cho con cháu đây? Chính công an cũng thấy rõ chế độ bây giờ chỉ còn là một bộ máy cường quyền liên kết với tư bản đỏ tham nhũng, trục lợi. Đó là hậu quả không thể tránh được ở bất cứ nước nào do một chế độ độc tài đảng trị cầm quyền. Đảng còn ăn cướp được thì mình còn được ăn cướp. Nhưng họ cũng thấy hình ảnh những ngôi biệt thự xa hoa của những bí thư tỉnh ủy to lớn sang trọng hơn nhà mình trăm lần, ngàn lần. Họ đã thấy hình phòng khách trong nhà cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu toàn bảo vật quốc gia. Gần đây là hình trong nhà Nông Đức Mạnh, tường cũng dát vàng với hai cái ngai vàng chạm hình rồng, bắt chước vua chúa đời xưa. Người có học nhìn cảnh đó phải cảm thấy thương hại đám cựu tổng bí thư đua đòi “trưởng giả học làm sang” bày trò khoe khoang nhơ nhuốc! Ngoài những “của nổi” này, các vua chúa đỏ còn bao nhiêu “của chìm” cất giấu trong các ngân hàng, trong thị trường chứng khoán và bao nhiêu ngôi biệt thự đã mua ở ngoại quốc? Công an vẫn phải đóng vai “chó săn,” nhưng bây giờ họ đang làm chó săn cho loài vua chúa nhố nhăng đó chứ chẳng có thứ cách mạng nào cả. “Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình đi đâu?” Đó là câu hỏi đang ám ảnh những người công an biết suy nghĩ. Ở Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Quốc. Một mối lo ám ảnh nặng nề nhất là “ngàn năm bia miệng.” Nhà văn Bùi Ngọc Tấn không phải là người nhỏ mọn. Nhưng trước khi qua đời ông không thể không nhắc đến tên một tay chỉ huy công an ở Hải Phòng, mà nhờ cuốn sách “Hậu Chuyện Kể Năm Hai Ngàn” của ông bây giờ cả nước biết họ biết tên. Họ và tên ông này là Trần Đông, thường vụ thành ủy, giám đốc sở công an Hải Phòng. Trần Đông đã vu cáo, đầy đọa nhiều nhà văn, chỉ để chứng tỏ mình tích cực tham dự chiến dịch vu cáo “nhóm xét lại chống đảng.” Bỏ tù mấy nhà văn làm lễ dâng công với Lê Đức Thọ, nhờ thế Trần Đông được thăng quan, lên làm tới chức thứ trưởng. Con cháu ông Trần Đông có cảm thấy nhục nhã khi biết cha, ông mình đã làm những việc thất đức đó hay không? Trần Đông (X),Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Giám đốc Sở Công an Hải Phòng từ 1963 đến 1976 Bùi Ngọc Tấn không muốn thanh toán mối thù riêng. Ông phải viết ra vì món nợ chung với bao nhiêu bạn tù bị guồng máy độc tài hãm hại. Không kể hết thì những mối oan khiên không bao giờ được cởi. Nhà thơ Hoàng Hưng viết lá thư mở đầu cuốn sách đã thông cảm nỗi lòng Bùi Ngọc Tấn. Cho nên ông đã viết những lời hứa, những lời nguyền: “Còn một ngày cũng sống sao cho ra sống! Vì thế chúng ta phải viết! Họ không muốn ta viết, ta phải viết! Họ sợ ta viết, ta phải viết ! Họ cấm ta viết, ta phải viết !...” Những người không viết, họ có thể quay phim, có thể chụp hình. Vì vậy những bức ảnh ngai vàng trong nhà Nông Đức Mạnh mới được đưa lên mạng. Người phóng viên cầm máy ảnh trong tay chứng kiến cảnh vàng son lố bịch đó tự cảm thấy mình phải giúp tất cả đồng bào trông thấy cuộc sống xa hoa nhố nhăng của các vua chúa đỏ! Người biên tập trong tòa báo cũng đồng ý. Dòng họ Nông sẽ đi vào lịch sử không phải vì ông Nông Đức Mạnh làm lãnh tụ Đảng Cộng Sản một thời. Cả cuộc đời làm tổng bí thư của ông ta không ai nhớ Nông Đức Mạnh đã làm gì, đã nói được câu nào cho ra hồn. Nhưng từ nay ai cũng nhớ hình ảnh hai cái ngai vàng chạm đầu rồng trong nhà Nông Đức Mạnh! “Đảng còn thì mình còn nhưng đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Không ai trốn được ngàn năm bia miệng! Những người công an bây giờ biết nhiều hơn, nhìn lại các thủ lãnh đời trước cũng phải thấy nhục, phải xấu hổ: Cả ngành công an đã thối nát ngay từ thủa ban đầu, không phải chỉ vì những tên như Trần Đông. Trần Quốc Hoàn, trùm công an toàn quốc cũng “phục vụ cách mạng” bằng việc “dẫn gái” và giết người bịt miệng. Hoàn đã đưa cô gái từ miền thượng du về cho Hồ Chí Minh, hai bác cháu dùng xong rồi đem thủ tiêu người phụ nữ xấu số bằng tai nạn ô tô. Vũ Thư Hiên đã kể rõ chuyện trong Đêm Giữa Ban Ngày. Ngàn năm bia miệng, biết trốn đi đâu? Tất cả các chế độ độc tài thối nát đều sẽ tan rã. Những người công an phải đọc được các tín hiệu báo trước chế độ đang tan rã. Một gia đình nông dân ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đứng giữa chợ đả đảo chế độ Cộng Sản. Cậu con trai đã không ngần ngại hô khẩu hiệu “Tiêu diệt Đảng Cộng Sản!” “Tiêu diệt! Tiêu diệt!” Người mẹ còn hô to: “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!” Mà họ không chỉ hô một, hai lần! Lòng người dân phải chứa chất nỗi phẫn uất đến mức nào họ mới dám liều mạng hô to những tiếng “chết người” như vậy! https://www.facebook.com/video.php?v=646709672108109 Chế độ độc tài chuyên chế nào cũng phải tan rã. Dân Việt Nam không ngu, không hèn hơn dân các nước Đông Âu. Công an mật vụ ở các nước này đã ngửi thấy mùi chế độ tan rã trước tháng 11 năm 1989. Cho nên khi chứng kiến cơn thủy triều dân chủ tự do dâng lên chính họ bỏ rơi Đảng Cộng Sản. Cuộc cách mạng ở Đông Đức không thể thành công nếu các công an Stassi đang gườm súng quyết định bắn vào đám biểu tình ngay trong ngày đầu ở thành phố Dresden. Dân thủ đô Praha nước Tiệp không thể tiến chiếm “Lâu Đài” nếu chính các công an không buông súng để ủng hộ. Đảng Cộng Sản Liên Xô tan hàng khi chính các sĩ quan KGB ngoảnh mặt đi, không cứu, dù chỉ bắn một phát súng. Trong cả ba nước đó, không một ai cất một ngón tay lên cứu Đảng Cộng Sản! Không một người nào nhỏ một giọt nước mắt tiếc thương! Tất cả cũng từng thuộc lòng câu: “Đảng còn thì mình còn!” Nhưng chính họ cũng nhiều đêm nằm vắt tay lên trán tự hỏi: “Đảng mất mình biết trốn đi đâu?” Và họ đã lựa chọn: Mình đứng về phía những người dân oan ức! Dân còn thì mình còn! Ngô Dân Dụng http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Quốc Phụ & Quốc Sư

Tuy thất vọng trước chương trình Táo quân Giao thừa 2015, nhưng ngay sáng mùng Một Tết, công chúng đã được đền bù khi nhìn thấy những tấm hình chụp "thâm cung" nhà Cựu TBT Nông Đức Mạnh. Trận cười chưa dứt thì hôm qua, mùng 6 Tết, dân chúng lại mục kích loạt ảnh GS Vũ Khiêu hôn má và cho chữ hoa hậu Kỳ Duyên. Nhưng đừng tưởng truyền thông nhà nước chỉ đóng vai trò mua vui. Các nhà báo lề phải thâm thúy hơn những gì vài facebookers đang chế nhạo. Lâu nay, giới học thật - căn cứ vào những "tác phẩm" từng xuất bản khi ông còn trẻ - không lạ gì vốn chữ nghĩa của học giả Vũ Khiêu. Nhưng với công chúng số đông, nếu truyền thông nhà nước không cho chúng ta đọc câu đối mà Vũ Khiêu tặng Kỳ Duyên - “Trí như bạch tuyết tâm như ngọc - Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” - làm sao biết, GS Vũ Khiêu không những không biết "niêm luật" tối thiểu khi viết câu đối mà còn, phần văn vẻ nhất, lại đạo thơ Lý Bạch (chưa kể về ý, vế đầu tự viết thì tối nghĩa, vế sau của Lý Bạch thì dung tục khi dùng cho tình huống một ông già trăm tuổi tặng cô gái 19 tuổi - Vũ Khiêu cũng đã từng đạo lời Quản Trọng nói về Thúc Nha, thời Đông Chu, khi "khóc" Tướng Giáp). Nhiều người sững sờ khi nhìn thấy Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế tay rồng, trước một hương án "thếp vàng". Không nói về sự xa hoa. Dân chúng không còn kỳ vọng vào sự thanh liêm của những người như ông. Nhưng dân chúng, theo lẽ tư duy thông thường, nghĩ, một người đã ngồi ở vị trí tột đỉnh quyền lực suốt gần hai thập niên, về mức độ trọc phú, lẽ ra phải khá hơn các đại gia buôn đất. Ngoài khía cạnh văn hóa, việc tổng bí thư của một đảng cộng sản khi về hưu tự thửa cho mình một chiếc ghế mô phỏng ngai vàng còn cho thấy, tuy kêu gọi dân chúng làm cách mạng, quét sạch tàn dư phong kiến nhưng trong thẳm sâu, không ai thèm khát tàn dư phong kiến bằng họ - những nông dân có quyền vua chúa. Có lẽ những chức tước đã kinh qua và những danh hiệu "cao quý nhất" mà Chế độ đã gắn cho GS Vũ Khiêu không những làm công chúng mà chính ông cũng choáng ngợp và tưởng thật. Khi ngồi trên cái ngai vàng hàng nhái đó để tiếp khách chính thức, có chụp ảnh (có thể còn quay phim), chắc chắn ông Mạnh không nhận ra thân phận của một "hoàng đế cởi truồng". Nhưng vàng, thau thì không bao giờ lẫn lộn. Khi xuất hiện trước công chúng, những công dân trưởng thành đã chỉ ra sự tồng ngồng của họ. Sau thất bại của "Táo quân" tưởng không có gì vui. Sau những cuộc cười đau bụng tưởng đã có gì vui. Nhưng đời chẳng có gì vui. Văn chương như Vũ Khiêu mà biết bao năm qua vẫn được không ít người tôn là "quốc sư", vẫn được không ít người trông coi đình đền miếu mão mời viết văn bia; Văn hóa như Nông Đức Mạnh mà vẫn có thể làm Chủ tịch Quốc hội tới 9 năm, vẫn làm Tổng bí thư tới 10 năm... thì, đất nước không như thế này mới lạ. Nguồn: https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts
......

Nguyễn Bá Thanh- "Bào thai chết lưu” trong “bầu nước ối” chính trị tráo trở

* Chết vinh khi được người dân “dán nhãn chất lượng” Trong những ngày này, rất nhiều người dân Đà Nẵng và VN chân thành khóc Nguyễn Bá Thanh (NBT). Thông tin trên mạng Internet về việc ông chết tức tưởi do bị đầu độc bởi một số “đồng chí tham nhũng kếch xù giết ông để “diệt khẩu” càng làm cho người VN bất bình thay cho ông và thêm tiếc thương. Hàng ngàn thường dân bỏ việc, xếp hàng chầu chực đợi đến lượt và nức nở khóc khi viếng ông. Những bài hát ngợi ca NBT được người Đà Nẵng sáng tác và ghi âm tung ra kịp khi ông được đưa từ Mỹ về và ngay trước khi ông mất. Nhiều người viết hoa từ Bác, Anh, Ông khi gọi NBT. Điều đó chỉ từng xẩy ra với Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh được đưa lên làm thần tượng của người VN trước đây, được gọi là Bác viết hoa là vì ông đã rất giỏi tự tô vẽ, được tô vẽ, thần thánh hóa bởi bộ máy tuyên truyền và quyền lực bất chấp sự thật với nguồn kinh phí khổng lồ, nhai đi nhai lại về công lao và đạo đức của ông trong gần một thế kỷ thì mới đạt đến độ ấy. Trong khi NBT vốn chỉ đứng đầu một thành phố cỡ nhỏ và chức vụ cuối đời cũng chỉ làm đến Trưởng Ban Nội chính trung ương, đặc trách phòng chống tham nhũng, còn chưa vào được Bộ Chính trị. Thông tin về ông rất nhiều khi bị bưng bít bởi lòng ghen tỵ về uy tín. Ông chỉ là con đại bàng Đà Nẵng bị bẻ cánh và trúng đạn khi bay ra Hà Nội. Với một người chết mà lại cho rằng chết vì bị đầu độc bởi những thủ phạm kếch xù – nếu như thông tin của trang Chân dung quyền lực là đúng, thì ngay cả việc bày tỏ lòng hâm mộ và thương tiếc ông, cũng là điều bất lợi cho chính người bày tỏ. Sự sùng tín Nguyễn Bá Thanh của đông đảo người dân hoàn toàn nằm ngoài “quy hoạch” của hệ thống tuyên truyền và “báo chí lề Đảng”. Theo “Thay đổi ngày tổ chức Lễ tang ông Nguyễn Bá Thanh”- Thứ bảy, 14/02/2015, 09:20 (GMT+7). Nguyentandung.org thì thấy Lễ truy điệu và đưa tang ông bất ngờ thay đổi, được tổ chức sớm hơn hai ngày so với dự định trước đó của Bí thư Thành ủy Đà nẵng. Hẳn rằng phải có lý do đáng ngờ bên trong. Phải chăng có người không muốn nhìn tiếp cảnh hàng ngàn thường dân gập người đau lòng khóc thương NBT thêm hai ngày nữa? Mặc dù vậy, ngay sau lễ truy điệu, hàng ngàn người dân vẫn tiếp tục đổ đến viếng NBT. …“Dù Anh không còn trên đời này, nhưng mỗi người dân VN luôn nhớ đến và mãi mãi ghi công. Người dân sẽ biến đau thương thành hành động quyết tâm đi theo tư tưởng cao đẹp vì nước vì dân của Anh... Nhân dân sẽ đoàn kết lại, tạo nên sức mạnh to lớn đánh bại bọn chủ nghĩa cá nhân, tham ô tham nhũng”.( comment của Nguyễn Hồng Sơn, Vietnamnet.vn). Điều gì khiến cho NBT được tiếc thương như vậy, mặc dù trong quá trình làm việc của ông cũng để lại một số tai tiếng. Không ít người hận ông vì ông cũng đã có lúc “độc tài”, chưa thấu tình đạt lý, thậm chí tỏ ra tàn nhẫn, như trong vụ Giáo dân Cồn Dầu đã tố cáo. Nhưng người yêu thương và cảm phục, biết ơn ông thì nhiều hơn, bởi ông quan tâm đến dân nghèo bằng hành động. Ông đã dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, đối lập với cách hành xử đạo đức giả và tham lam, vô trách nhiệm, đồi bại của quan chức VN. Ông được mệnh danh là Lý Quang Diệu của Đà Nẵng khi đã xây dựng được Đà Nẵng trở thành một “ốc đảo” đặc biệt phát triển và văn minh trong cả nước. Hành động của ông còn bao hàm cả cải cách chính trị và đem lại hiệu quả thực sự. “Dán nhãn chất lượng” cho NBT là những người trí thức nhận ra tính cải cách trong suy nghĩ và hành động của ông, là những nhà báo không thể không viết về ông bởi hứng khởi mà ông tạo ra đã làm nên hy vọng cho họ về một sự đổi mới hệ thống quan chức VN nếu làm theo NBT. Ông cũng được thừa nhận bởi người dân Đà Nẵng đã được thụ hưởng kết quả của sự thay đổi tốt hơn của thành phố này, khi ngay cả những người xe ôm, bán vé số, những bệnh nhân ung thư nghèo được an ủi và chữa trị … • Người lãnh đạo duy nhất mà dân còn có thể thương khóc Người dân VN khao khát điều gì? Họ đã thất vọng quá nhiều về phẩm chất cũng như hành vi của đám quan chức tham nhũng, gỉa dối và được cho là bán nước hại dân. Họ khao khát có được ai đó, dù không hoàn thiện, nhưng khả dĩ còn có đôi chút danh dự để họ có thể ngưỡng mộ và thương khóc để mượn cớ phỉ nhổ đám quan chức bỉ ổi, cũng là để thương khóc cho chính họ. Đó là NBT. Trong một thể chế minh bạch, có cạnh tranh và đa nguyên thì những việc NBT làm là bình thường, đương nhiên, nằm trong trách nhiệm của một lãnh đạo. Bất kỳ ai không đảm trách tốt công việc của mình thì phải bị loại bỏ khỏi hệ thống. Nhưng ở chế độ cộng sản VN thì hoàn toàn ngược lại. Cung cách của NBT không phải là của một người cộng sản. Vì thế ông lạc lõng trong đàn sâu mọt khổng lồ. Nếu quả thực ông bị đầu độc, thì ông đã bị giết chết bởi sự quyết liệt chống tham nhũng và quá nổi bật về uy tín có được trong dân chúng. Chính điều này tạo sự so sánh bất lợi cho những kẻ bất tài, tham lam, đồi bại và đạo đức giả, bị người dân khinh miệt trong hệ thống quan chức. Cách người ta khóc NBT khác khóc Võ Nguyên Giáp. Với Võ Nguyên Giáp, người ta khóc cho một “khai quốc công thần” đã tạo nên những chiến công lớn cho quân đội VN cũng như ông đã không tham gia vào “bầy sâu” tham nhũng và đồi bại. Người ta khóc thương ông như một người tài bị vô hiệu hóa, bị đối xử bất công. Nhưng Võ Nguyên Giáp khác NBT ở chỗ vị Đại tướng này dù có quyền lực lớn nhưng đã bó tay chịu trận, yếm thế, nô lệ cho hoàn cảnh và vẫn trung thành với thứ chủ nghĩa và thể chế xã hội chủ nghĩa lạc hậu mà ngay cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã vứt vào sọt rác. Ngay cả thông tin mà ông có để minh oan cho ông, cho những đồng chí đã hộ vệ ông mà bị oan khuất, ông cũng không tung ra dù dưới thời Internet, chỉ sau một cú click chuột là có thể bay khắp thế giới. Người ta cho rằng ông không tham nhũng nhưng lại quá tham sự an toàn và chấp nhận chôn giấu mình ngay khi đang sống. Còn NBT là con người hành động. Ông trở nên khác biệt vì ông không nô lệ cho hoàn cảnh. Ông thẳng thừng tuyên chiến với tham nhũng. Ông chỉ mượn thể chế cộng sản và quyền lực không đáng kể mà ông có để thực hiện mong muốn của mình về một thành phố đáng sống, cho người dân được hưởng lợi và mang tới sự trong sạch cho bộ máy. Dù ông có là công cụ “chiến đấu” nội bộ trong tay ai, thì ông vấn có thể lựa chọn cách giảo hoạt như những đồng chí của ông vẫn làm là không chống gì cả, tận dụng vị trí đó để làm lợi thế buộc những kẻ khác phải cống nạp cho ông. Nhưng Nguyễn Bá Thanh mang tính cách bộc trực miền Trung và ông lao vào chống tham nhũng thực sự. Tên của NBT đã được nhiều người dân tự động viết hoa, gọi là Ông, là Bác, là Anh.      “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) mới đăng một bài viết gọi ông Nguyễn Bá Thanh là một chính trị gia Việt Nam "nổi bật" và "hết sức được lòng dân". Tổ chức nghiên cứu nằm ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ viết rằng việc ông Thanh qua đời là một "tổn thất" cho Việt Nam.(Theo voa.15/2/2015). Mặc dù có một số người hận ông, nhưng đông đảo người VN tiếc thương ông, nhất là người Đà Nẵng, nhiều người coi ông như thánh sống. Cứ xem cung cách người ta chầu chực trước cổng bệnh viện để chờ tin ông, đón ông về từ Mỹ và số lượng những người tự nguyện hiến tủy để cứu ông thì biết. Điều đó là tấm lòng thành. Dẫu có tiền ngàn bạc vạn hay quyền lực nghiêng thiên hạ, dẫu có dọa dẫm và ép buộc hay dàn dựng thì những vị cầm quyền cao nhất dưới chính thể cộng sản hiện nay cũng không thể mua được. Bình luận về sự ra đi của ông Nguyễn Bá Thanh, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận xét với BBC tiếng Việt vào tối 13/02 giờ Úc: “Mặc dù cá nhân tôi chưa gặp ông Nguyễn Bá Thanh nhưng tôi đã đọc một công trình nghiên cứu không được công bố về dân chủ cơ sở của tác giả là người Việt có nhận xét và bình luận tốt về ông trong sáng kiến cho bầu cử trực tiếp giới chức cấp địa phương với Đà Nẵng là hình mẫu để áp dụng ra toàn quốc. Ông Bá Thanh được người dân ở địa phương quí mến và việc làm trong nỗ lực cải cách chính trị của ông thu hút sự chú ý trên toàn quốc”. • Chết tức tưởi ngay trong “cú đấm” đại án tham nhũng mở màn Người ta có thể không tin NBT về một vài vấn đề, nhưng không thể nghĩ rằng ông đã không thành thật trong ý định và việc làm chống tham nhũng, cho dù việc chống tham nhũng đó bởi ông đang là con tốt, con mã dưới bàn tay của một ai. Mỗi một con sâu tham nhũng được diệt trừ, dẫu thuộc phe nào, người dân và đất nước đều có lợi. "Trong luật Phòng chống tham nhũng đã nghiêm cấm bao che cho đối tượng tham nhũng rồi. Vấn đề là chúng ta phải vừa chống, nhưng cũng phải vừa phòng", ông Thanh trao đổi. (Theo Vietnamnet-2/13/2013) Trả lời cử tri sau kỳ họp QH ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết. (Theo Vietnamnet 8/1/2014) Người ta vẫn truyền tụng những câu nói nổi tiếng của ông, không phải vì ông quá xuất sắc, mà vì cách nói trực diện của ông khác hẳng cái dàn đồng ca lựa chiều và mị dân của hầu hết cán bộ công chức và quan chức hiện nay. - Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ; Đà Nẵng phải đáng sống chứ không phải chán sống. Quân tử nói là phải làm; Thắng lợi thì vỗ tay, sai không ai chịu trách nhiệm; Ăn chặn của người nghèo, phải xử lý nghiêm minh, kỷ luật nặng; Họp nhiều nó mụ mị đi; Nếu làm sai, về hưu, tôi cũng chống gậy đến gây sự!; Không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém! Tôi nói là làm, không chạy làng… (Phát biểu về tham nhũng trong đầu tư xây dựng tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng ngày 10/1/2013, ông nói: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”, “không ít cán bộ vừa ăn vừa phá, phá tàn canh nền kinh tế” – NBT đã trở thành một người hùng Đà Nẵng, biến đổi hoàn toàn diện mạo của thành phố này, từ hình thức đến nội dung, trở nên hiện đại, minh bạch hơn và văn minh hơn. Và từ đó, ông cũng trở thành một người hùng trong thời bình ở VN. Đã có đôi lần, người dân trong nước hồi hộp, hy vọng ông lên Thủ tướng. Người ta hy vọng rằng một người đã có thể thay đổi được diện mạo Đà Nẵng vậy mà lên làm nguyên thủ quốc gia sẽ thay đổi được diện mạo VN. Nếu ở Đà Nẵng, NBT là “chúa sơn lâm”. Mỗi bước đi, mỗi tiếng gầm của ông đều có hiệu ứng, có những người hiểu được ông và làm theo ông, thì việc ông rời khỏi mảnh đất ấy, rơi vào móng vuốt của những kẻ chỉ dùng ông như một con tốt cho những mục đích và quyền lợi sâu xa của họ chứ không thực lòng chống tham nhũng, ông rơi vào bẫy “hùm thiêng sa cơ”. Nếu ông không chết vì bị đầu độc như thông tin mà “Chân dung quyền lực” đã công bố, thì ông cũng đã bị vô hiệu hóa, bị giết chết về quyền lực, khi ông đã không vào được Bộ chính trị mà lại nhận nhiệm vụ lớn đến mức tất cả những lãnh đạo trong “tứ trụ” trên ông đều tuyên bố hùng hồn, đều nhận trách nhiệm làm mà không thực lòng hành động. • Trở thành “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” tráo trở NBT không biết rằng không khí chính trị Hà Nội không là Đà Nẵng. Ngay cả Sài Gòn cũng chẳng giống Hà Nội, dẫu thành phố Sài Gòn đã đổi sang một cái tên dài dặc sặc mùi lập trường là Thành phố Hồ Chí Minh. Chất “nước ối” bao quanh không khí chính trị Hà Nội là gì? Thật khó tả, Có vị lờ lợ tráo trở. Mùi tanh của nước mài búa liềm rỉ. Nước sốt đặc sệt của “nói z…zậy mà không phải zậy” như cách người miền Nam vẫn nói về người miền Bắc… Và đặc biệt, tất nhiên, sặc vị màu chao đen Trung Nam Hải. Cần dừng lại hơn một phút để chú giải vị này. Vị này được chế biến bởi dư vị máu của một nền chính trị cộng sản nước lớn mà đặc sản là luôn tạo ra những phong trào đồng bào đồng chí giết hại lẫn nhau, chỉ riêng dưới thời Mao Trạch Đông cũng đã gần 70 triệu người(theo “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội”), chưa kể vụ Thiên An môn năm 1989 với hàng ngàn sinh viên biểu tình ôn hòa đòi dân chủ đã bị chính quyền cho xe tăng nghiến nát xác chưa kể đến nhũng chiến dịch sau này và Trung Nam Hải đã rất tài tình xuất khẩu, di dời phong cách đó sang Campuchia và Hà Nội. NBT có thể đã ngây thơ, hoặc cố tình không biết thái độ ngầm dung dưỡng cho tham nhũng của những vị lãnh đạo cao nhất và toàn bộ máy? Dưới chính thể cộng sản độc tài VN, chẳng ai thực lòng cải cách chính trị và chống tham nhũng. Bởi vì nếu thực lòng, thì riêng mỗi một cá nhân trong “bộ tứ” đầy quyền lực cũng đã có thể tiêu diệt được tham nhũng và tiến hành cải cách thể chế. “…Cũng trả lời cử tri sau kỳ họp QH nhưng ở Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh, người từng tuyên bố từ tháng 1/2013 là sẽ "hốt hết, hốt liền" những con sâu tham nhũng, khẳng định các vụ đại án xét xử công khai Dương Chí Dũng, bầu Kiên sẽ là “cú đấm” mở màn cho cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng đã khởi xướng. "Chúng ta sẽ không để tham nhũng hoành hành" - ông Bá Thanh quả quyết. (Theo Vietnamnet 8/1/2014) Sao NBT không nhận ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Trước đó, vào Thứ Bảy, 07/12/2013 | 20:54 GMT+7 đã bộc lộ: “Đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."(theo vtc.vn). Một năm sau, ông lại tuyên bố "Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định". (theo Vietnamnet 6/10/2014) . ..Bằng cung cách đó, ông đã gián tiếp “giết” những người thật lòng nghe lời Đảng mà chống tham nhũng. Lời than vãn về “bầy sâu” của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ là để thể hiện sự bất lực và nói để “cho vui”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi nhậm chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào ngày 27 tháng 6 năm 2006 tuyên bố làm dân cảm động phát khóc: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay.”, nhưng tham nhũng tăng khủng khiếp với quy mô ngày càng lớn sau những năm điều hành của ông. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì chối từ trách nhiệm với một câu nói quá nổi tiếng tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 4: "QH tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?"( Vietnamnet.vn, 11/4/2014) !.. Vậy “hùm thiêng” Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội đã biến ngay thành một kẻ sa cơ vì ông không tiêm vào máu ông cái chất lờ lợ tráo trở của bầu nước ối để thủ lợi cá nhân bằng cách dung dưỡng cho tham nhũng. Ông thành một “cái thai chết lưu” trong “bầu nước ối chính trị” Hà Nội. Danlambao blogspost.vn, bài “Từ cái chết của Phạm Quý Ngọ đến cái sắp chết của Nguyễn Bá Thanh” có đoạn phân tích: “Nghi vấn đặt ra rằng liệu vào ngày 16.12.2013 bên cạnh bản án tử hình dành cho Dương Chí Dũng còn có một bản án tử hình kiểu khác dành cho Nguyễn Bá Thanh ở Bắc Kinh mà Bá Thanh không biết? Để có thể chiếu phần nào ánh sáng vào bức tranh âm u có nhiều tử khí này, chúng ta thử nhìn lại những gì đã xảy ra sau chuyến đi Bắc Kinh đột ngột của Nguyễn Bá Thanh vào 16.12.2013? Tại phiên tòa ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD. Hơn một tháng sau đó, khi cuộc điều tra đối với những nhân sự liên quan đang tiến hành thì Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư" vào ngày 18.2.2014. Nhiều đầu mối lãnh đạo đảng liên quan khác, trong đó nhân vật chính là bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đã theo ông Ngọ chôn sâu vào lòng đất với quyết định đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" vì Quý Ngọ đã không còn. Phạm Quý Ngọ chết 2 tháng sau khi Nguyễn Bá Thanh có mặt ở Bắc Kinh. 3 tháng sau khi Ngọ chết vì "ung thư gan", vào tháng 5 năm 2014 Nguyễn Bá Thanh đối diện với tử thần với cái gọi là bệnh rối loạn sinh tủy theo lời của Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ Trung ương là Nguyễn Quốc Triệu. Cũng vào tháng 5, 2014 này, vào ngày 7.5.2014 tòa phúc thẩm y án tử hình Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, điều lạ là đối diện với bản án này người ta chỉ thấy Dương Chí Dũng cười rất tươi và dặn dò người thân rằng: “Cứ bình tĩnh, yên tâm. Giữ gìn sức khỏe!”. Tình trạng của Nguyễn Bá Thanh không khác gì lắm so với Phạm Quý Ngọ trước khi chết. Sau khi Phạm Quý Ngọ chết người ta mới biết là ông ta được đưa vào Bệnh viện Quân đội 108 để điều trị. Tương tự như vậy, Nguyễn Bá Thanh cũng được điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Sau đó sang Singapore điều trị vào tháng 6 và tháng 7, cuối cùng là sang Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 8/2014. Những tin tức về tình trạng sức khỏe của Bá Thanh đều bị dấu nhẹm hay được xào nấu, giàn dựng và chỉ thông báo nửa vời sau khi đã tràn ngập những thông tin không chính thức trên mạng xã hội. Tất cả "hình như" nằm trong cuốn phim diệt chuột giữ bình mà trong đó những "siêu sao" coi bộ dễ mắc bệnh ung thư vào giai đoạn cuối…”. Phân tích của Dân làm báo dù chưa được minh định nhưng được sự chú ý và đồng tình của nhiều người. * Một linh hồn gia nhập hàng dân oan Bây giờ thì cái chết của NBT đã chấm dứt những tháng ngày đau khổ, phải vật lộn với những đau đớn thân xác và đặc biệt là những đớn đau tinh thần. Một điều đáng mừng là do bản tính của ông, ông chưa kịp gia nhập vào cái “làng” mà nhiều người càng có quyền cao chức trọng càng tham nhũng, gỉa dối và đồi bại và dân càng khinh miệt. Ông chưa đứng vào hàng phản dân hại nước để mãi bị người đời nguyền rủa về sau. Cho đến những ngày cuối đời, NBT vẫn bị bao vây giữa tầng tầng lớp lớp những cái gọi là “bí mật nội bộ” về tình hình sức khỏe của ông và thiên hạ không thể nào biết được đâu là thật đâu là giả, bởi những lời nói từ miệng người có trách nhiệm về tình hình sức khỏe của ông rất nhiều khi lại là lời dối trá. Mãi đến khi “Chân dung quyền lực” tung ra chuyện “Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc” như một quả bom, thì người dân mới được biết chút ít về thân phận NBT. Bao lời đồn đoán tung ra. Và có thể tưởng tưởng tượng được nỗi khốn khổ nhường nào trong bao nhiêu ngày tháng ông bị cách ly với bạn bè, người thân và sự bao vây, ngăn cản trong “bức màn sắt” ấy không phải vì sức khỏe của ông, mà có thể chỉ vì mục đích của một số người nào đó muốn vĩnh viễn chôn chặt những thông tin ông biết, những việc ông đang làm dở dang và nỗi hàm oan của ông dưới ba thước đất! Lâu nay rồi, có những kẻ đã lăm lăm cuốc xẻng chỉ chực để chôn ông trong khi ông đang thở, đang sống trên giường bệnh và có thể đang ngước đôi mắt vô vọng tìm kiếm một bàn tay thành thật, mong ước không có một bàn tay hiểm độc có thể chẹn cổ ông bất cứ lúc nào ông định trăng trối một điều gì đó. Ngay cả tính mạng của những người thân ông cũng có thể bị đe dọa bởi quyền lực của “bức màn sắt” do những bí mật này. Cứ theo những thông tin rất khó bác bỏ thì NBT là một nhân chứng của thực trạng những người có tài, có tâm huyết và chính trực ở VN đã bị triệt hạ. Ông là một thí dụ, sừng sững mà còn rất lâu người ta mới có thể quên về việc chống tham nhũng thì bị trả thù đến mức nào. Ông là danh sách nối dài của những nạn nhân của nền chính trị xã hội chủ nghĩa – cái vỏ bọc hữu hiệu cho một bè lũ đã cát cứ và tạo nên một nền kinh tế tư bản thân hữu man rợ. NBT không nằm ngoài danh sách Dân oan. Cuộc chiến giữa các nhóm quyền lực cộng sản VN đã đi đến hồi quyết liệt và sẵn sàng đòi máu đối phương nếu không chịu thỏa hiệp. Cái chết của NBT là một sự đe dọa hiệu quả cho những ai còn chưa chịu câm lặng trước quyền lực đồi bại. Ai sẽ còn dám chống tham nhũng nữa nếu người ta trông vào thân phận Nguyễn Bá Thanh?! Cái cỗ xe chở đầy vàng, máu và ung thư của nền chính trị VN sẽ cứ thế lao nhanh theo con đường tự hoại, tự diệt vong vì không ai có thể ngăn đà lao của nó. Cái chết của NBT đã đem đến sự đắc thắng tạm thời cho những tập đoàn tham nhũng và tư bản thân hữu man rợ. Cái chết của ông là sự thức tỉnh cho những người hy vọng cải cách chính trị nửa vời ở VN trong tình thế cộng sản độc tài toàn trị. /. VTH Nguồn: rfavietnam.com
......

Putin: From Russia With …Fear!

Đây không phải là phim trinh thám giải trí James Bond, mà là sự thật đáng sợ đang diễn ra ở Nga. Với tình hình cực kỳ căng thẳng ở Ukraine, với nguy cơ dẫn đến chiến tranh giữa các nước có vũ khí nguyên tử, mà chính phủ của nhà độc tài Nga Vladimir Putin đang bị thế giới coi là nguyên do và thủ phạm, người ta tự hỏi ông Putin đang muốn gì và người dân Nga có thể làm được gì. Những gì đang diễn ra ở Ukraine và Nga hiện đang được các nhà quan sát thời cuộc ví như một trò chơi, mà ông Putin đang bày ra với Tây Phương, có tên là "Game of the chicken" (dịch bóng là "Ai là kẻ chết nhát") hay "Hawk-Dove Game" ("Diều Hâu và Bồ Câu"), một trò chơi mà cả hai phiá đều không muốn bỏ cuộc; mà nếu không ai bỏ cuộc thì cả hai cùng chết; và nếu bên nào bỏ cuộc thì sẽ bị gọi là … "chết nhát"! Nhưng vì lý do gì mà ông Putin lại bày ra trò thách đố nguy hiểm này? Phải chăng là vì ông Putin đã quá tuyệt vọng trong ý muốn giải quyết cuộc khủng hoảng lớn của nước Nga do chính ông ta tạo ra? Trong thập niên 2000, nhờ vào sự kiện giá dầu thô và khí đốt tăng mạnh, mà nước Nga là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt được hưởng nhiều lợi lộc, đời sống của người dân Nga lên cao và tạo ra một không khí tương đối thoải mái và phồn thịnh. Nhưng, một hậu quả tai hại mà tình trạng phồn thịnh này - một phần giả tạo - gây ra là tình trạng đồng loã mặc nhiên giữa người dân Nga - đang cảm thấy hạnh phúc - và giới lãnh đạo tham nhũng lợi dụng thời cơ để vơ vét, làm giàu. Người dân Nga bất cần và chấp nhận tình trạng đó, ai ăn cắp mặc ai, miễn họ đủ ăn đủ mặc và hạnh phúc là được. Khổ nỗi, với tình trạng giá dầu hạ giảm khủng khiếp hiện nay (mất một nửa giá trị trong vòng 6 tháng), và nước Nga không có nguồn lợi tức đáng kể nào khác để thay thế nguồn lợi đến từ dầu hoả và khí đốt, những biện pháp trừng phạt kinh tế của Tây Phương áp đặt lên nước Nga càng trở nên hiệu quả hơn và làm cho nước Nga khốn đốn hơn. Nỗi lo lắng được biểu hiện rõ rệt qua phát biểu của 3 nhân vật lãnh đạo. Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev nói là nếu Tây Phương trừng phạt Nga bằng cách cắt Nga đứt khỏi hệ thống chi trả quốc tế Swift thì sự đáp trả của Nga sẽ "không có giới hạn". Ông Andrei Kostin, Chủ Tịch của ngân hàng lớn thứ nhì của Nga là VTB nói rằng loại Nga ra khỏi Swift là "chiến tranh". Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Igor Ivanov nói là cuộc đối đầu có thể dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Tuy giới quan sát quốc tế xem đó là những câu nói khoác nhưng chúng vẫn phản ảnh sự lo lắng và bực tức lớn của giới lãnh đạo Nga. Nhiều chế độ tại Nga đã đổ vì dân thiếu "bánh mì". Thống kê cho thấy là hiện nay ở Nga, với dân số 43 triệu, chỉ riêng 110 người, bao gồm ông Putin và những người thân thiết, đã nắm 35% tài sản của quốc gia; và có tới 50% dân chúng mà tài sản không hơn $871 đô la. Trong năm 2014, giá thực phẩm tăng 15,4%, và một việc làm biểu tỏ sự lo lắng và bối rối của nhà nước Nga là đã hạ giá rượu Vodka bất chấp nhu cầu tài chánh của công quỹ, một việc làm bị nhạo báng là nhà nước Nga dùng rượu để gây mê người dân. Nếu tình trạng này tiếp tục thì có thể khiến nhiều người dân Nga nhìn về cuộc Cách Mạng Cam năm 2005 tại nước Ukraine và cho rằng một cuộc nổi dậy bất bạo động để thay đổi nhà nước tham nhũng hiện nay có thể là giải pháp thích hợp. Và nỗi lo sợ này chính là lý do khiến ông Putin gây nên cuộc chiến ở Ukraine. Ngay lúc này, cuộc chiến tại miền Đông nước Ukraine, giữa lực lượng nổi loạn với sự hỗ trợ và thúc đẩy của quân đội Nga (mà ông Putin vẫn tiếp tục chối không liên can) với số lượng lên đến 52 ngàn binh sĩ đóng ở biên giới, và ngay cả trong địa phận Ukraine, đang gây nên những thiệt hại to lớn về cả vật chất và nhân mạng mà cho dù nhà nước Nga cố chối cãi và che đậy cũng không còn có thể tiếp tục che đậy mãi được nữa. Làm sao có thể tiếp tục giấu tin các binh sĩ Nga bị thương tích hay thiệt mạng cũng như họ bị thương hay thiệt mạng ở đâu và với lý do gì đối với thân nhân của họ khi số lượng này ngày một tăng dần? Đường dây điện thoại nóng của Hội Các Bà Mẹ Binh Sĩ tại thành phố St Petersburg ở Nga đã nhận được vô số những báo cáo đến từ nhiều nơi là con cái của họ đã bị buộc phải ký những giao kèo cho phép nhà nước gửi họ tới Ukraine. Ông Lev Shlosberg, chủ tịch của chi nhánh địa phương của đảng Yabloko tại Pskov, cho biết là tinh thần của binh sĩ đang thay đổi đáng kể do những tổn thất đang diễn ra ở Ukraine, và rất nhiều binh sĩ đã hủy các giao kèo, thậm chí chấm dứt luôn binh nghiệp của họ, vì không muốn bị đưa đi chiến đấu ở Ukraine. Dù quân đội Nga đã làm đủ cách để che giấu việc điều động quân đội, như sử dụng những phi trường ít bị chú ý hơn, và tổ chức những đám tang cho binh sĩ tại những địa điểm hẻo lánh, cá nhân ông Shlosberg và giới truyền thông cũng bắt được tin về sự tổn thất nhân mạng phiá Nga tại Ukraine khi tham dự những đám tang các binh sĩ của Sư Đoàn Không Quân 76 đóng tại Pskov. Và những thông tin loại này đang ngày một lan rộng. Cuộc chiến tại Ukraine đang được coi là một cuộc chiến tiêu hao và có thể kéo dài.  Tuy nhiên, với tình hình kinh tế dường như ngày một vượt quá sức chịu đựng, liệu ông Putin sẽ có khả năng kéo dài tình trạng hiện nay, hay là sẽ lấy quyết định liều lĩnh là đánh bài mở, chấp nhận sự thật, công khai cuộc chiến, và, với số lượng 52 ngàn binh sĩ đang đóng ở biên giới, tiến hành một cuộc tấn công toàn diện và vũ bão sang Ukraine để dứt điểm cuộc chiến này, và dĩ nhiên chịu tất cả những hậu quả to lớn mà chiến thắng đó sẽ đem lại? Phải chăng sau 70 năm dưới chế độ cộng sản người dân Nga chưa thoát được tâm thức mà 7 thập niên Xã Hội Chủ Nghiã để lại? Đó là để mặc cho một nhóm nhỏ tha hồ nạo khoét tài nguyên và làm tàn hại đất nước miễn là mình hưởng được chút "vụn bánh mì" vương vãi qua các cuốn sổ hưu, và "mọi chuyện đã có Đảng lo"./. Theo diendanctm.blogspot.de/
......

Những ông vua cộng sản

Ngày 19 tháng 2, tờ Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đăng bản tin về Bí thư thứ nhất Trung Ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu đoàn của Ban Bí thư tới thăm, chúc Tết các cựu lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong bản tin có tấm hình chụp cựu Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách. Hai người ngồi trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến. Cùng với hai chiếc ghế là một chiếc bàn mặt đá, cũng được chạm trổ tương tự. Sau bộ bàn ghế là tượng Hồ Chí Minh mạ vàng nổi bật trên nền cũng màu vàng mặt trống đồng Đông Sơn và hoa tươi. Một không gian sang trọng, uy nghi, là nơi chủ nhà ngự toạ và tiếp khách, giống hệt phòng khánh tiết của một vương hầu công tước hay vua chúa nào đó, hơn là phòng khách trong một tư gia. Không ai nghi ngờ gì sau hai nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (2001-2011) và trước đó hơn 8 năm giữ chức Chủ tịch quôc hội (1992-2001), người đầy tớ của nhân dân, "công bộc" trung thành của giai cấp vô sản đã tích luỹ được một khối tài sản lớn, một dinh cơ hoành tráng như thế. Ông Mạnh đã về hưu từ năm 2011. Cách bài trí nột thất phòng khách cho thấy ông ta là một người có khát vọng và say mê quyền lực. Có lẽ, khi ngồi vào chiếc ghế chạm đầu rồng, ông ta có cảm tưởng ngất ngây với vị thế của một ông vua. Chẳng cần đi đâu xa, buớc ra khỏi nhà ông Nông Đức Mạnh, đi khoảng 10-15 phút xe, trên vườn hoa Lý Tử Trọng nằm trên đường Thanh Niên, có thể thấy những mái lều lụp xụp, rách nát mà trong đó dân oan từ các tỉnh thành trên cả nước túm tụm sinh nhai chờ khiếu nại về nhà cửa đất đai bị thu hồi, tước đoạt bất công. Họ phải chịu thiếu thốn đủ thứ và khốn khổ trong những ngày mùa đông giá lạnh. Nông dân, những người chịu thiệt thòi, mất mát hi sinh nhiều nhất trong hai cuộc kháng chiến, đã bị những người "đầy tớ" dửng dưng hất ra ngoài lề xã hội. Cách sống sa hoa, vương giả của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và cảnh khốn cùng của những người dân oan toát lên một nghịch lý không thể nào chấp nhận trước sự tuyên truyền dối trá của chế độ, trước những câu khẩu hiệu mị dân và sự rao giảng đạo đức lố bịch của lãnh đạo ĐCSVN. Tôi tò mò đi tìm xem ở những quốc gia khác trên thế giới, những người có quyền lực họ sống ra sao. Thống chế Josef Pilsudski, người đã lãnh đạo quân đội Ba Lan đánh tan cuộc xâm lăng của Hồng quân Liên Xô trong tháng 8 năm 1920, làm nên điều kỳ diệu trên dòng sông Vituyn, có một cuộc sống bình dị. Bộ bàn ghế tiếp khách được làm đơn giản theo mẫu của vua Louis XVI. Phòng Bầu Dục của White House, nơi Tổng thống Mỹ tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, trong đó được đặt hai chiếc ghế trước lò sưởi, đơn sơ, mộc mạc. Nơi tiếp khách của Thủ tướng Anh quốc tại trụ sở làm việc trên 10 Downing Street, London, cũng mang nét tương tự. Người đàn bà quyền lực nhất thế giới, bà Angiel Merkel, Thủ tướng nước Đức, sống với chồng trong một căn hộ khiêm nhường ở Berlin. Có vẻ như các nhà độc tài mới có những ý tưởng ăn xài phù phiếm, hợm hĩnh, mà tiêu biểu phải kể đến Nicolai Ceausescu (Romania), Saddam Hussein (Iraq), Muammar Gaddafi (Libya) hay Kim Jong Il (Bắc Triều Tiên)...  Tấm hình chụp phòng tiếp khách của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm sôi động dư luận trên mạng xã hội Facebook. Đủ các lời bình cùng với sự ấm ức, bất bình, thậm chí cả sự nguyền rủa. Có lẽ vì thế mà chỉ ít lâu sau báo Tiền Phong đã lấy xuống và thế bằng một tấm hình khác với các em nhỏ quàng khăn đỏ đứng chung với ông Mạnh, bà vợ mới của ông, che hết bộ ghế và bàn thờ Hồ Chí Minh. "Vô tình" đưa tấm hình lên mặt báo Tiền Phong, tác giả đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của ông Nông Đức Mạnh nói riêng và tập thể vua nói chung của nước CHXHCN Việt Nam. Những công trình đồ sộ, hoành tráng của các quan chức khác của chế độ cộng sản Việt Nam chúng ta cũng có thể kể ra dễ dàng. Ăn cắp, rút ruột công trình từ các dự án, nhận hối lộ, đầu cơ đất đai, v.v... được gộp chung vào mỹ từ "tham nhũng" tại Việt Nam mà mức độ của nó đứng thứ nhì thế giới theo nghiên cứu mới đây của World Bank. Những ông vua của hệ thống chính trị thối nát đang sống phè phỡn, quyền quý trên sự đói nghèo, của người lao động. Một tấm hình bằng muôn ngàn lời nói! Có trơ trẽn gỡ xuống thì cũng đã quá muộn! Nhà văn Thái Bá Tân đã viết trên facebook: "Một, ông Nông Đức Mạnh Vì sao trở thành giàu? Lương bao nhiêu dân biết. Vậy đất, nhà do đâu? Đó mới chỉ phần nổi. Còn phần chìm thế nào? Còn các lãnh đạo khác Đang tại nhiệm thì sao? Hai, về gương cần kiệm Và liêm chính đảng viên. Vì nhân dân phục vụ, Hay phục vụ vì tiền? © Lê Diễn Đức - RFAledienduc's blog
......

Việt Nam và khối lượng tài sản phi pháp

  http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/02/20150222-ctm-... Gần đây trên mạng internet toàn cầu đã xuất hiện một số tin tức liên quan đến khối lượng tài sản khổng lồ của một số giới chức lãnh đạo đảng CSVN. Số tài sản này bao gồm các bất động sản và tiền mặt mà họ chuyển ra nước ngoài. Chúng ta có thể gọi chung là Tài sản phi pháp. Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi có liên lạc với Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo từ Paris. Ông Nguyễn ngọc Bảo Tốt nghiệp Kỹ Sư Cao Đẳng Công Chánh Paris. Ủy Viên Trung Ương Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng . Đang trách nhiệm về lãnh vực an ninh thông tin, tại một hãng lớn tại Pháp về quốc phòng. Ông nguyên là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Và trách nhiệm biên tập của tờ Viet Nam Resistance, Vietnam Democratie. Hội viên của Hội Chuyên Gia Việt Nam *** CTM : Trong vài năm gần đây, mức thâm thủng của cán cân thanh toán (Balance of Payment) của Việt Nam đã lên đến mức kỷ lục, xin ông cho biết mức thâm thủng này có liên hệ nào đến khối lượng tài sản phi pháp (TSPP) và ngoại tệ khổng lồ của lãnh đạo CSVN đang tuôn ra hải ngoại hay không? NNB : Cán cân thanh toán (Balance of payment) là khối lượng giao dịch tài chánh, buôn bán xuất nhập khẩu hàng hóa, được chuyển ra dưới dạng tiền tệ ra-vào một quốc gia. Tại các quốc gia dân chủ pháp trị, cán cân thanh toán tương đối chính xác với một sai biệt khoảng dưới 1-2%, đến từ các hoạt động bất hợp pháp, chuyển ngân lậu rửa tiền, riêng tại các quốc độc tài như Nga, Trung Quốc, Việt Nam, con số sai biệt rất lớn hơn tới 20-30%, ngay cả 100%  và hoàn toàn không phản ảnh thực tế. Thứ nhất chính những con số cung cấp bởi các nhà cầm quyền độc tài không đúng, hoặc thổi phồng, hoặc hạ xuống quá đáng, tuỳ theo nhu cầu,  vì họ không có những cơ cấu kiểm toán độc lập. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, cán cân thanh toán của VN sau khi trừ 4,28 tỷ MK vào 2010, đã trở thành +9 tỷ MK vào năm 2012, theo Ngân Hàng Thế Giới -3,7 tỷ MK vào 2010, trở thành +5,8 tỷ MK vào 2012. Trường hợp rõ nét nhất là những thống kê về kinh tế Liên Xô được IMF, World Bank lấy lại, trước khi sụp đổ vào năm 1991; hồi đó dồng rúp được quy định bằng 0,6 MK trong khi đồng rúp hoàn toàn không có một giá trị hối đoái nào trên thị trường, một số chuyên viên kinh tế còn tiên đoán là với đà tăng trưởng thời đó của Liên Xô sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2000. Sau khi Liên Xô tan rã, người ta mới khám phá là nền kinh tế Liên Xô hoàn toàn giả tạo, chỉ mới bằng 1/10 Hoa Kỳ và còn thua cả Ý. Thứ hai là do các hoạt động bất hợp pháp có hệ thống trên cả nước, từ bè đảng, thân thuộc của giới lãnh đạo cao cấp CSVN, 1)    chuyển tiền công khai lậu qua biên giới, qua môi giới đến các công ty bình phong tại các thiên đường về thuế (tax heavens) 2)    công khai bòn rút tiền đầu tư, tiền viện trợ để bỏ túi riêng, 3)    trưng thu trái phép và bồi thường với giá rẻ mạt đất đai của người dân và bán lại với giá 100 lần hơn cho các công trình joint-venture hùn vốn với các công ty ngoại quốc, 4)    lợi dụng quyền chức để ra lệnh các ngân hàng cho các tổng công ty quốc doanh vay mượn các số tiền khổng lồ, để bòn rút làm của riêng. Mặc cho các công ty này bị phá sản Do đó, cán cân thanh toán tại các quốc gia độc tài, trong đó có Việt Nam không thể chính xác. Trong vụ tiết lộ các rửa tiền tại Trung Quốc gọi là ChinaLeaks vào đầu năm 2014, các nhà báo trong tổ điều tra ICIJ (International Consortium of Investigative Journalists) ước lượng khối tiền TSPP chuyển ra nước ngoài từ Trung Quốc này lên đến hơn 3000 tỷ MK trong vòng 20 năm qua. Nếu phóng chiếu xuống ở tầm vóc Việt Nam về mặt kinh tế, thì con số thất thoát tương đương sẽ ở mức 50 tỷ MK. Tóm lại, mức thâm thủng hiện nay của cán cân thanh toán đều không chính xác và  ít phản ảnh đến khối TSPP thất thoát vì khối lượng đã được bòn rút, lấy ra trước và ngoài khuôn khổ sổ sách tài chánh cuả quốc gia. Khối lượng TSPP thất thoát chắc chắn lên đến ít nhất hàng chục tỷ MK. CTM : Hiện nay, có một số dữ kiện về TSPP đã được tiết lộ ít nhiều trên một số trang mạng như Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực, xin ông cho biết thêm chi tiết về vấn đề này NNB : Việc này trước tiên thể hiện tình trạng đấu đá ngày càng công khai giữa lãnh đạo dảng CSVN giữa các phe Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, nhằm chuẩn bị cho Đại Hội 12 vào năm 2016. Chắc chắn những loại tin mật như vậy phải đi ra từ trong cung đình của chế độ, dù có thể có một phần không nhỏ được thổi lên, ngụy tạo.  Trước đây những đấu đá trên báo đài của đảng CSVN giới hạn trong nước, ngày nay tin tức về TSPP, tham nhũng, hành vi phi pháp được công bố trên các trang web, với tầm phổ biến rộng hơn. Từ sự kiện đó, một hậu quả là các cuộc tấn công bằng DOS (Từ Chối Dịch Vụ) gia tăng cũng như một số cuộc tấn công quy mô nhằm chiếm các máy chủ để lấy tài liệu, làm tê liệt hàng trăm máy chủ, điển hình như cuộc tấn công vào công ty của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, VCCorp vào giữa tháng 10/2014. Những tiết lộ về TSPP của các lãnh đạo CSVN và phe nhóm họ trên các trang mạng sẽ là những chỉ dấu (indicator) để cho các cuộc điều tra các cơ quan công lực có thẩm quyền rất rộng lớn như TRACFIN (Hoa Kỳ), AGRASC (Cơ quan Quản Trị và Thu Hồi các TS bị Tịch Thu) của Pháp, SOCA (Anh) với khả năng chặn bắt và  kiểm thính mọi liên lạc, thông tin chuyển ngân qua hệ thống điện tử. Hầu như chắc chắn là một phần rất lớn khối TSPP đã được chuyển vào các quốc gia Tây Phương pháp trị, và chỉ có những cơ quan công lực với trát tòa mới có thể tiến hành các cuộc điều tra tinh vi liên hệ đến các vụ chuyển ngân lậu, rửa tiền tại Tây Phương, nhằm truy tìm những đường dây chuyển tiền, đầu tư, qua công ty bình phong phức tạp, cấu trúc nhiều tầng về tài chánh của các thành phần tội ác, thuộc hạ hay làm ăn với các lãnh đạo độc tài và gia đình của họ, để che giấu nguồn gốc phi pháp của họ. Những cơ quan chuyên biệt này có khả năng đòi các ngân hàng (ngay cả bên Thụy Sĩ, phải cung cấp các chi tiết về các trương mục số không có tên tuổi cho các cuộc điều tra), cũng như các dấu vết  (trace) chuyển ngân từ các thiên đường thuế khóa như British Virgin Island, Jersey, Cook Island, Marshall Island,  qua hệ thống viễn thông Swift. Những chỉ dấu này, cộng với các dữ kiện về hệ thống chính trị, kinh tế song trùng dưới quyền của Nguyễn Tấn Dũng, sự lệ thuộc của tư pháp, hành pháp vào guồng máy đảng, sự kiện nhiều tổng công ty do thuộc hạ các thành phần lãnh đạo làm tổng giám đốc, thua lỗ hàng trăm triệu MK cho thấy rõ sự cấu kết phi pháp, lợi dụng quyền thế để bòn rút của công, trục lợi. Do đó những dữ kiện trên Quan Làm Báo, Chân Dung Quyền Lực, các dữ kiện của Tổ Hợp ICIJ đến từ  các thiên đường thuế khóa (khoảng 100 người Việt Nam, trung gian cho các thành phần lãnh đạo CSVN), và các dữ kiện đến từ các nguồn khác… sẽ được tổng hợp, duyệt lại, bổ túc, đúc kết thành những hồ sơ bằng chứng vừa phải để có thể mở ra những cuộc điều tra xuyên quốc gia về TSPP của lãnh đạo CSVN. CTM : Theo ông, đã có những điều kiện thuận lợi nào hơn so với trước đây để có thể truy tìm và thu hồi phần TSPP này trong tương lai NNB : Các vụ thu hồi TSPP đã và đang có những thuận lợi vượt bực so với 30 năm trước đây, nhờ vào một số yếu tố thuận lợi. Xin được liệt như sau : 1) Đến từ ý thức ngày càng phổ quát và sâu rộng về những bất công, phi lý quá mức tưởng tượng, tại các quốc gia đang phát triển, trong mọi thành phần quần chúng nhờ vào mạng xã hội Internet, 2) Sau công ước MERINDA 2003 về chống tham nhũng (Việt Nam đã ký vào công ước này), khuôn khổ pháp luật Liên Hiệp Quốc và các quốc gia ngày càng thích hợp để thụ lý về các hồ sơ TSPP với nguyên tắc CSC (Confiscation sans Condamnation) hay NCB (Non Conviction Based) : có nghĩa là các quan tòa áp dụng nguyên tắc tịch thu trước rồi sẽ trả lại nếu chứng minh được đó không phải là TSPP. Còn không sẽ bị tịch thu. Vì nguyên tắc CSC (NCB) nhằm vào một tài sản (tiền mặt, trương mục ngân hàng, bất động sản, xe hơi, du thuyền, phi cơ,…) chứ không phải là một vấn đề hình sự nhằm vào một cá nhân con người. Nguyên tắc này nhằm đánh vào vào quyền lợi cốt lõi của thành phần phạm pháp, khi họ không ngại bị xử phạt tù hình sự nhưng lo hơn về phần bị mất TSPP. Hiện đang có hơn 20 vụ kiện các thành phần cựu lãnh đạo độc tài tại Trung Phi, Bắc Phi, tại Trung Á, 3) Việc thu hồi TSPP vẫn tiếp tục dù đương sự liên hệ đã mất, đang lẩn trốn (tại đào) trường hợp Sani Abacha mất năm 1998, 16 năm sau, Hoa Kỳ vẫn ra lệnh tịch thu số tiền 498 triệu MK của nhà độc tài để trả về cho Niger, hay TSPP đã được sang, chuyển nhượng qua một đệ tam nhân (gia đình, thân bằng quyến thuộc, thuộc hạ). Không có thời hạn để miễn tố hay hồi tố. Hiện nay việc thu hồi TSPP của gia đình Ben Ali, Gadhafi vẫn đang được tiến hành. 4) Có những cơ quan công lực chuyên biệt được thành lập để truy tìm và tịch thu trước những TSPP trước khi có phiên tòa xảy ra (như SOCA Serious Organized Crime Agency của Anh; AGRASC Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Confisqués của Pháp, những cơ quan tương đương như TRACFIN (Cơ quan xử lý các tin tức và hành động chống lại các hoạt  động tài chánh bí mật – Traitement du Renseignement et Action contre les Circuits Financiers clandestins) tại Hoa Kỳ, Úc, Liên Âu…..), 5) Có những vị luật sư, các quan toà, các tổ chức NGO, các chứng nhân đã can đảm vượt qua những áp lực rất lớn để thi hành công lý, như trong vụ kiện Obiang và một số cựu tướng lãnh Phi Châu. Trên thế giới, ngay từ thập niên 80 đã diễn ra một số vụ thu hồi TSPP các thành phần lãnh đạo độc tài bị hạ bệ như Suharto (Nam Dương), Marcos (Phi Luật Tân). Về trường hợp nhà độc tài Phi Luật Tân Ferdinand Marcos bị dân chúng hạ bệ vào năm 1986 và mất năm 1989, một uỷ ban đặc nhiệm do Tổng Thống Phi bổ nhiệm nhằm thu hồi TSPP của ông Marcos đã được thành lập vào năm 1986 và mới chấm dứt nhiệm vụ vào đầu năm 2013, sau 27 năm hoạt động. Với kết quả thu hồi được một số tài sản trị giá khoảng 4 tỷ MK, trên một tổng số ước lượng khoảng 10 Tỷ Mỹ Kim, đa số từ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ . Cách đây 4 năm, trong các cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ả Rập” tại Bắc Phi, Tunisia, Libya,Ai Cập, vào đầu năm 2011, ngay cả trước khi Gadhafi bị lật đổ, các quốc gia Pháp, Anh, Ý, Thụy Sĩ đã phong toả các TSPP của gia đình Gadhafi và hoàn trả lại cho Hội Đồng Chuyển Tiếp Libya CNT tại Benghazi một số ngân khoản non 1 tỷ Mỹ Kim tài sản phi pháp của gia đình Gadhafi. Riêng đối với Thụy Sĩ, người ta thường nghĩ nước này chuyên bảo vệ bí mật ngân hàng với các trương mục bằng số, nhưng sự thật lại rất khác xa. Ngay sau khi các cuộc cách mạng Bắc Phi bùng nổ, chính quyền Liên Bang Thuỵ Sĩ đã đồng ý hoàn trả lại cho các quốc gia này 60 triệu quan Thụy Sĩ cho Tunisia, 410 triệu cho Ai Cập và 650 triệu cho Libya. Đây là một phần số TSPP của gia đình Ben Ali, Moubarak, Gadhafi đã bị phong toả tại Thụy Sĩ. Đó là những thuận lợi về việc thu hồi TSPP và một số trường hợp cụ thể. CTM : Cụ thể hơn, phong trào dân chủ cần làm gì hiện nay và trong tương lai để có thể truy lùng hữu hiệu khối lượng TSPP và thu hồi lại cho dân tộc Việt Nam NNB : Công trình truy tìm và thu hồi TSPP, dù đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều,  tuy nhiên vẫn cần nhiều chuẩn bị ngay từ bây giờ, để (sau này) rút ngắn thời hạn thu hồi. Nhằm truy tìm TSPP tại ngoại quốc, trương mục ngân hàng, bất động sản, vốn đầu tư. Ngược lại, ở trong nước thì những TSPP như các biệt thự nguy nga, tráng lệ các thành phần lãnh đạo CSVN luôn còn đó, việc thu hồi sẽ dễ dàng hơn nhiều. Dưới đây là một số việc làm cần thiết mà phong trào dân chủ cần tiến hành với sự hỗ trợ của mọi người dân VN yêu nước trong và ngoài nước. a/ Thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt, đến từ mọi nguồn. b/ Sau đó lọc lại, bổ túc để trở thành một hồ sơ pháp lý. c/ Liên lạc với các giới chức liên hệ : các NGO về Trong Sáng và Chống Tham Nhũng, Rửa Tiền, các thành phần luật sư hoạt động trên lãnh vực rất chuyên biệt này; nghiên cứu, theo dõi thường xuyên những dữ kiện mới, những luật lệ mới về thu hồi TSPP d/ Kêu gọi những nạn nhân, nhân chứng người Việt để cùng đứng đơn kiện e/ Tìm kiếm những luật sư gốc Việt Nam để đưa hồ sơ ra trước một toà án địa phương hay trước một tòa án quốc tế. Mục tiêu của công trình truy tìm và thu hồi TSPP là nhằm tìm lại Công Lý Cho Dân Tộc và thu hồi một số TSPP và tài chánh rất cần thiết cho giai đoạn đầu của công cuộc Canh Tân đất nước hậu cộng sản. Thu hồi TSPP để bồi thường phần nào cho các nạn nhân, trưng dụng các bất động sản và biến thành các tiện ích xã hội, như thư viện, nhà dưỡng nhi, trường học, … Khi chuẩn bị trước và khai dụng được bối cảnh thuận lợi, chúng ta sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian thu hồi và mang lại công lý cho dân tộc. Theo http://radiochantroimoi.com/
......

Ngai vàng

Chưa năm nào mà thời sự lại nóng bỏng kéo dài từ năm cũ bước sang năm mới như năm nay. Trước Tết, bắt đầu từ miền Nam, người dân bừng lên ngọn lửa giận dữ khi câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát bay vo ve tại Tiền Giang khiến cho anh Võ Văn Minh ngồi tù, mất ăn tết vì dám lấy trứng chọi đá, tảng đá Tân Hiệp Phát được chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh bóng bằng chuyến thăm nhà máy nước ngọt Number One tại Hà Nam trước khi con ruồi bay lạng quạng vô chai năm tháng sau đó. Cận Tết người dân miền Trung Đà Nẵng có dịp khóc lóc người hùng Nguyễn Bá Thanh của thành phố sau nhiều tháng bị chất độc phóng xạ hành hạ (nói theo Chân dung quyền lực). Khóc theo đám tang của ông và khóc theo bài thơ của con gái cùng điếu văn của con trai ông cựu Trưởng ban Nội chính Trung ương mà trong đó sự trách cứ lẫn căm hờn không cần che giấu. Ngày mùng Một năm Ất mùi, trong khi mọi người lo mừng tuổi ông bà cha mẹ thì tại miền Bắc, Bí thư trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu một phái đoàn gồm đoàn viên cốt cán cùng các em thiếu nhi tiền phong được tuyển chọn đến mừng tuổi một trong những vị vua của chế độ, niềm tự hào vô hạn của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Báo Tiền Phong cử phóng viên theo làm phóng sự và tấm hình mà anh nhà báo đưa lên trang nhất có thể nhận giải báo chí của năm 2015. Tấm hình vua Nông ngồi tiếp khách trên chiếc ghế lộng lẫy có chạm trổ đầu rồng và mang dạng vẻ của chiếc ngai vàng không hơn không kém. Chiếc ngai và bức tượng của tiên đế được mạ vàng trong dinh vua không hiểu sao lại bị cư dân mạng phỉ nhổ một cách không thương tiếc, bất kể ngày đầu năm người Việt kiêng cữ chửi mắng nhau dù đó là kẻ thù của mình. Ông Mạnh không phải là kẻ thù của nhân dân, nhưng cái ngai vàng ông ngồi mới là kẻ thù của họ. Còn nhớ, trong giai đoạn đầu kháng chiến khẩu hiệu “đả thực bài phong”  được ghi rõ trong lịch sử đảng. “Đả thực bài phong” nghĩa là đánh đuổi thực dân, diệt trừ phong kiến. Thực dân là Pháp thì ai cũng thấy nhưng phong kiến thì người dân vẫn tù mù không biết vua chúa sao lại bị căm thù dữ vậy? Cách mạng đã có công mở mắt cho người nông dân khắp nơi về tính tàn ác, độc tài của vua chúa các thời đại phong kiến. Từ Tàu tới Việt, hình như trong suốt hàng ngàn năm nước Việt có rất ít minh quân, đa số là hôn quân vô đạo và triều Nguyễn được xem là điển hình của phong kiến cần phải bài trừ. Phong kiến từ những năm 30 trở về sau được người dân sáng ra. À, phong kiến là bóc lột, là gom góp của dân về làm của riêng cho dòng họ. Vua chúa trở thành một biểu tượng cần tiêu diệt tận trong tâm thức của người dân. Vua chúa là hình ảnh phản cảm, luôn được sân khấu mang lên như một nhân vật phản diện vì lắm thói hư tật xấu. “Đả thực bài phong” là câu thần chú tỏ ra hiệu nghiệm vô cùng của Đảng cộng sản từ khi thành lập. Dân chúng cảm thấy được an ủi vì bao năm lầm than nay đã có ngọn cờ đỏ hướng dẫn chống lại cái ác của một bọn người có túi tham vô tận. Tượng trưng cho đỉnh cao quyền lực của vua là chiếc ngai vàng. Vì vậy chiếc ngai tuy là một vật vô tri nhưng cũng họa lây. Ngai vàng dưới mắt nhiều người, được xây dựng trên mồ hôi nước mắt lẫn máu xương của dân chúng nên nó không khác gì con dao đồ tể. Dao vấy máu và người cầm dao không thể hiền nhân. Ngai vàng xây bằng máu xương nên người ngồi trên nó chỉ có thể là quân cướp của giết người. Trong suốt 85 năm dẫn dắt, đảng đã khéo léo bằng mọi cách giấu biệt cái ngai vàng mà các ông vua tập thể ngự trị. Đương chức, họ tập trung của cải, phe cánh. Về hưu, đóng cửa lập cung điện nguy nga trong nội thất. Vì quá nhiều vua nên họ chia nhau mỗi người một cõi, mỗi người một phong cách không ai giống ai. Cái giống duy nhất là tiền dân được họ vung tay không thương tiếc. Có người cho rằng không phải ai cũng như ông Mạnh. Ông đương kim hoàng đế Nguyễn Phú Trọng đấy, lúc nào cũng một lòng một dạ kêu gọi khan cả tiếng để thực hành nghị quyết xây dựng đảng có thấy ai nói ông ấy tích cóp của cải về hưu đâu? Nhưng lại có kẻ ác mồm cho rằng các ông vua tập thể mỗi người một vai. Vua Linh đóng vai “những việc cần làm ngay”, Vua Mạnh đóng vai “cây gì, con gì” thì Vua Trọng cũng phải có vai chứ không lẽ im ru cho đời nó cười cho? Vai kịch chống tham ô của ông Trọng đã diễn từ 85 năm nay nhưng khi diễn lại vẫn được dân vỗ tay vì tin rằng lần này sẽ khác lần trước. Dân chúng luôn cả tin và đảng chưa bao giờ bỏ lỡ cơ hội. Chiếc ngai ông Mạnh ngồi tuy nằm kín bưng trong nhà riêng nhưng gây sóng gió không phải vì nó có giá trị quá to về mặt tiền bạc. Nó bị phản ứng vể mặt lòng tin của người dân. Vốn mù mờ và nghi ngờ từ lâu tính cách hai mặt của đảng nhưng cho tới ngày mùng một Tết năm Ất Mùi 2015 dân chúng mới thực sự được giải thiêng. Sự thiêng liêng hy sinh vì dân tộc mà đảng đeo lên ngực nay đã lộ ra sau chiếc ngai vàng ấy. Người nông dân thấy mỗi hạt gạo mình làm ra đã bị đảng cắn đi phân nửa. Công nhân tin rằng đồng lương của họ bị trích ra giao cho đảng giữ một phần. Trí thức vốn không làm ra của cải nhưng cháy lòng vì đã cả tin. Nay ngai vàng lộ ra, trí thức có lẽ là khối người ngột ngạt nhất, họ khó cam lòng thêm nữa nếu tiếp tục cắm cúi lượm từng đồng bạc lẻ được bố thí từ các ông vua cộng sản ăn cướp của dân rồi tự tiện phân phối lại cho xã hội với phần trăm của một học sinh dốt toán. Chỉ duy nhất một lớp người hí hửng khi phát hiện ra ngay tại thời điểm này phong kiến vẫn còn ngự trị trên phần đất Việt Nam, đó là hậu duệ của đảng, là mầm non đang noi gương đảng từng chút một trên con đường tiến tới ngai vàng mà hôm nay họ chứng kiến. Tờ Tiền Phong phải công nhận có một Tổng biên tập thông minh và quyền biến. Ngay khi tấm ảnh vua Nông bị phê phán, như thường lệ, tờ báo được lệnh phải gỡ tấm ảnh xuống, thay vào đó là tấm ảnh của các em thiếu nhi tiền phong với khăn quàng đỏ thắm đứng chụp hình chung với vua trong một căn phòng khác. Trên những khuôn mặt non nớt ấy không khó nhận ra sự hãnh diện nao lòng. Mỗi em đã định hình được con đường phải đi trong tương lai, bằng mọi cách phải theo bác Nông sau khi theo bác Hồ từ trước tới nay. Ôi, ai bảo nghề báo không lắm công phu? Và ai bảo ngồi trên ngai là sướng? Theo rfavietnam.com
......

Báo lá cải tại Việt Nam

Cách đây mấy năm, ở Việt Nam rộ lên một cuộc thảo luận khá ồn ào về hiện tượng báo lá cải. Đại khái, có hai luồng ý kiến chính: Một, cho ở Việt Nam có một số tờ báo lá cải chạy theo những thị hiếu tầm thường của quần chúng, đăng những tin tức bá vơ, rẻ tiền; hai, cho ở Việt Nam không hề có báo lá cải vì tất cả các tờ báo ấy đều do nhà nước quản lý, chỉ nhằm thông tin và tuyên truyền chứ không phải nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Ý kiến thứ hai được xem là một phán quyết cuối cùng, do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son tuyên bố vào tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, khi khẳng định như vậy, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm: Có một số báo, thỉnh thoảng, đi lệch sang khuynh hướng lá cải, cần phải phê phán và chỉnh sửa. Chỉ hơi nghiêng, lệch thôi, chứ chưa hẳn đã là lá cải thật. Theo tôi, ngược lại, phần lớn các tờ nhật báo ở Việt Nam hiện nay đều là báo lá cải. Nhưng trước hết, xin xác minh khái niệm báo lá cải để bảo đảm là chúng ta cùng hiểu và cùng nhìn vấn đề từ một góc cạnh giống nhau. Chữ báo lá cải có lẽ được dịch từ tiếng Pháp, feuille de chou, chỉ loại báo rẻ tiền. Trong tiếng Anh, người ta dùng từ tabloid (hoặc gutter press, hoặc có khi, rag, như một tiếng lóng), với một số đặc điểm chính: Một, về khổ báo (size): thường nhỏ, cầm gọn trên tay, có thể dễ dàng đọc ở những nơi đông người và chật chội (như trên xe lửa hoặc phòng đợi, đâu đó). Hai, về mục tiêu, chỉ nhắm đến việc giải trí, đọc xong rồi thì có thể vất đi. Ba, về tính chất, hoàn toàn thương mại, miễn sao bán cho thật chạy. Cuối cùng, về nội dung, phần lớn chỉ tập trung vào những tin tức giật gân, như các tội phạm, các giai thoại hoặc các tin đồn liên quan đến đời sống riêng tư của các sao điện ảnh, ca nhạc hay thể thao, từ chuyện ghiền ma túy đến chuyện tình ái, ly dị, đánh ghen, ăn chơi trác táng, v.v... Trong các đặc điểm trên, yếu tố hình thức (khổ báo) ít quan trọng nhất vì trên thế giới có khá nhiều tờ báo bị xem là lá cải nhưng có khổ báo hoặc lớn hoặc nhỏ hơn cái khổ bình thường; trong khi đó, yếu tố nổi bật và thiết yếu nhất là về nội dung và mục tiêu: giải trí bằng cách thỏa mãn những thị hiếu khá tầm thường của độc giả. Nhìn trên bề mặt, qua các đặc điểm nêu trên, quả thực phần lớn báo chí tại Việt Nam không nằm khớp hẳn vào cái gọi là lá cải. Tất cả, nói theo Nguyễn Bắc Son, đều do nhà nước tài trợ và quản lý và nhắm đến mục tiêu chính là thông tin và tuyên truyền. Tuy nhiên, ngay ở đây cũng có nhiều vấn đề. Đồng ý báo chí ở Việt Nam đều thuộc về nhà nước, nhưng rõ ràng là tất cả các tờ báo, trừ tờ Nhân Dân, đều tham gia vào cuộc chạy đua quyết liệt trong việc câu khách. Lý do, những tờ báo ấy, nếu lỗ, nhà nước sẽ đền bù; nhưng nếu lời, người ta có thể chia nhau qua các hình thức khen thưởng hay nâng mức nhuận bút. Thành ra, ở Việt Nam vẫn có báo giàu và báo nghèo; và cùng với nó, những nhà báo giàu và những nhà báo nghèo. Đó là xét trên bề mặt, nhìn sâu vào bên trong, ở bản chất, đặc biệt, nội dung và mục tiêu thì dường như hầu hết các tờ báo ở Việt Nam đều có tính chất lá cải. Cứ nhìn qua các tờ báo mạng ở Việt Nam thì thấy rõ. Nội dung quan trọng nhất là các vấn đề xã hội; trong các vấn đề ấy, điều khiến người ta tập trung khai thác nhất là các hiện tượng tiêu cực. Thì cũng đúng. Cái gọi là tin tức trên mọi tờ báo, ở Việt Nam cũng như ở khắp thế giới, bao giờ cũng có chút bất bình thường. Một quán cà phê chỉ bán cà phê: Không phải là tin tức. Một quán cà phê kiêm nhiệm việc chứa gái mại dâm mới là… tin tức. Một người làm giàu một cách lương thiện và tiệm tiến: Không phải là tin tức. Một người làm giàu một cách nhanh chóng hay đang giàu có bị phá sản một cách nhanh chóng mới là tin tức. Một nghiên cứu sinh viết luận án đàng hoàng nghiêm túc và được phát bằng tiến sĩ: Không phải là tin tức. Nhưng một giáo sư hay một tiến sĩ nổi tiếng bị phát hiện đạo văn hay sử dụng bằng cấp giả mới là… tin tức. Như vậy, đề tài tiêu cực, tự nó, không quyết định tính chất lá cải hay không. Vấn đề, quan trọng hơn, là cách khai thác các đề tài ấy. Ví dụ, viết về các động mại dâm trá hình dưới các quán ăn hay quán cà phê dọc đường, một đề tài được rất nhiều người khai thác trên các tờ báo khác nhau, các ký giả thường mô tả những chi tiết rất ly kỳ hấp dẫn khi họ đóng vai khách hàng vào thăm. Đọc, chúng ta dễ có cảm tưởng họ đang quảng cáo giùm cho các ổ mại dâm trá hình ấy hơn là phê phán chúng. Một ví dụ khác, cũng liên quan đến loại đề tài phổ biến tại Việt Nam: đời sống của các đại gia, tức những người thuộc loại “siêu giàu”. Ở Tây phương, người ta cũng hay tò mò về cuộc sống và lối sống của những người ấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta hiếm khi đề cập đến tài năng lãnh đạo, sáng kiến và chí tiến thủ của những người ấy. Nhiều nhất, họ tập trung vào những chiếc xe khủng, những người tình “chân dài”, số lần ly dị cũng như số lần cưới vợ của họ. Thậm chí, nhiều tờ báo đăng đi đăng lại những bài phỏng vấn một đại gia đã cao tuổi, có nhiều đời vợ, với lời tuyên bố: Chỉ thích lấy những cô “chân dài” còn trinh, thua mình cả ba, bốn chục tuổi! Nhưng dễ thấy nhất là những bài viết về đề tài chính trị. Phải nói ngay, phần nhàm chán nhất là những tin tức liên quan đến chính trị đối nội: Tất cả đều viết giống nhau dựa trên những thông tin được cấp trên đưa xuống. Chúng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, được viết bằng một giọng văn khô cứng và lạt lẽo. Phần hấp dẫn hơn là phần chính trị quốc tế. Ở lãnh vực này, việc kiểm duyệt tương đối lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, hầu hết các tờ báo tại Việt Nam đều giống nhau ở hai điểm: Một, ít, cực kỳ ít, phân tích các vấn đề liên quan đến chính sách; và hai, hầu hết đều tập trung vào các giai thoại, những chuyện ở bên lề các cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới. Ví dụ, viết về chuyến đi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một quốc gia nào đó, hiếm khi tôi thấy có bài nào viết về các vấn đề chiến lược được bàn luận trong chuyến đi cũng như về các ảnh hưởng chính trị của chuyến đi trên bình diện toàn cầu. Ngược lại, người ta chỉ chú ý đến những chi tiết lắt nhắt như vợ chồng tổng thống Mỹ mặc quần áo gì, ăn gì, tóc tai như thế nào, v.v… Ở Mỹ, bà Hillary Clinton có lần nói đùa: Chỉ cần bà thay đổi kiểu tóc là có thể nhảy lên trang đầu của các tờ nhật báo. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng chỉ đúng với những tờ báo lá cải. Ở Việt Nam, ngược lại, những kiểu tin tức như vậy thường chiếm trang đầu của bất cứ tờ báo nào, có lẽ, trừ tờ Nhân Dân, một tờ báo hầu như không ai đọc. Bởi vậy, tuy viết về các đề tài có vẻ nghiêm túc, nhưng cách khai thác các đề tài ấy, trên báo chí Việt Nam, thường thiên về các khía cạnh nhí nhách, lặt vặt, có khi nhảm nhí. Đọc, người ta thấy vui vui; nhưng đọc xong, người ta chẳng học hỏi thêm bất cứ điều gì cả. Loại báo như thế nếu không gọi là báo lá cải thì gọi nó bằng gì? Theo voatiengviet.com
......

Liêu Ninh tàu sân bay hay sòng bài Casino

Nhờ những pha đấu đá kịch liệt giữa phe Tập Cận Bình và phe Giang Trạch Dân hiện nay mà người ta được biết thêm một số dữ kiện về tàu sân bay Liêu Ninh - biểu hiện của sức mạnh Trung Quốc dưới bóng đèn pha liên tục của Ban Tuyên giáo. Varyag là tên nguyên thủy của chiếc tàu do Ukraina đóng. Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ukraina còn là một tiểu quốc trong Liên Bang Xô Viết (Liên Xô) và được lệnh đóng tàu này với giá ước tính khoảng 4 tỷ mỹ kim.  Nhưng tàu đóng chưa xong thì toàn bộ chế độ Cộng sản Liên Xô chìm lỉm. Thế là tàu sân bay Varyag phải tạm ngưng vì người mua không còn nữa. Theo tin tức chính thức trên báo đài trong những năm trước đây, người ta chỉ được cho biết vào khoảng năm 1998, Trung quốc dưới thời ông Giang Trạch Dân đã tìm cách mua chiếc tàu Varyag về với ý định hoàn thiện lại cho mục tiêu nghiên cứu và huấn luyện chứ không phải để làm tàu chiến. Sau khi được về đến cảng Đại Liên, vì mục tiêu khiêm nhường đó, Bắc Kinh chỉ đặt lại tên con tàu là Liêu Ninh, tức dùng tên tỉnh Liêu Ninh nơi cảng Đại Liên trực thuộc chứ không dùng tên thủ đô hay tên các tỉnh lớn. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 5 năm 2012, khi tàu Liêu Ninh chạy thử và trở về cảng Đại Liên an toàn, Bắc Kinh lại quyết định tận dụng chiếc tàu này làm biểu hiện tuyên truyền nhắm vào dân chúng Trung Quốc. Từ ngày đó trở đi, báo đài ở Hoa lục được lệnh đồng loạt gọi Liêu Ninh là "tàu sân bay đầu tiên" của Trung quốc và ca ngợi sức mạnh hải quân của một Trung quốc cường thịnh. Tuy giới quân sự quốc tế biết khá rõ khả năng thật của Liêu Ninh nhưng hầu hết đều giữ yên lặng. Trong khi đó một số cơ quan truyền thông quốc tế chuyển tiếp các hình ảnh do Bắc Kinh tung ra và vô tình làm công luận có ấn tượng rất sai về con tàu này. Tình trạng lờ mờ về tàu Liêu Ninh kéo dài tới khoảng cuối năm 2014, khi mà cuộc chiến giữa đương kim chủ tịch Tập Cận Bình và phe cựu chủ tịch Giang Trạch Dân trở nên rất kịch liệt, người ta mới thấy một số chuyện được bật mí trên tờ báo South China Morning Post (SCMP) phát hành ở Hồng Kông. Nhân vật chính trong nỗ lực mua tàu Varyag là ông Từ Tăng Bình (Zu Zeng Ping). Nhiều người tin rằng ông là một điệp viên cấp cao của đảng CSTQ. Ông Từ Tăng Bình từng là một sĩ quan cao cấp thuộc Quân Giải Phóng Trung quốc. Ông xin giải ngũ ở tuổi 45 để sang Hồng Kông làm ăn vào năm 1988 trong lãnh vực mua bán bất động sản. Vẫn theo tờ SCMP, chính chủ tịch Giang Trạch Dân đã cử ông Từ Tăng Bình, trong vai một thương gia Hồng Kông, tìm cách giao thiệp với Ukraina để ngỏ ý mua lại tàu Varyag. Sau khi nhận lệnh, ông Từ Tăng Bình thành lập một hãng mậu dịch ở Ukraina vào năm 1996 với 12 nhân viên thường trú. Buôn bán chỉ là vỏ bọc, công việc chính của hãng là thu thập thông tin về con tàu Varyag đang nằm ụ trong xưởng tàu và tìm cơ hội cũng như nhân sự có thể đại diện chính phủ Ukraina để bán con tàu với giá rẻ nhất có thể được. Sau gần 2 năm chờ cơ hội và tạo quan hệ, ông Từ Tăng Bình mới chính thức đưa ra đề nghị mua tàu. Theo lời ông Từ Tăng Bình trên tờ South China Morning Post, để có thể mua với giá rẻ mạt và để tránh các rắc rối quốc tế, ông nói với các đối tác Ukraina chỉ mua con tàu về để cải trang làm sòng bài Casino và khách sạn nổi. Nhìn vào tình trạng đang đóng dở dang còn sơ sài của con tàu, giới chức Ukraina tin lời ông Từ là thật. Thế là: "Từ giá trị dự tính 4 tỷ mỹ kim, tôi đã trả xuống chỉ còn 20 triệu mỹ kim, cái giá này coi như cho không". Ông Từ còn cho biết đương nhiên ngoài cái giá chính thức trên giấy tờ, còn phải có thêm các khoản quà cáp khá lớn cho nhiều quan chức Ukraina nữa. Nhưng sau cùng số tiền bôi trơn đó đã đủ để tàu Varyag rời Ukraina. Khâu khó khăn kế tiếp, theo lời ông Từ Tăng Bình, là làm sao kéo khối sắt khổng lồ đó từ Hắc hải qua eo biển Bosphorus do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Ông cho biết: "Xin phép chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để kéo con tàu Varyag qua eo biển Bosphorus không phải dễ và ngoài khả năng của tôi. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã cử ít nhất là ba bộ trưởng sang Thổ Nhĩ Kỳ xin giấy phép nhưng đều bị từ chối khiến cho con tàu Varyag phải lòng vòng ở Hắc Hải khoảng 16 tháng trời. Cuối cùng vào năm 2000, đích thân Chủ tịch Giang Trạch Dân phải sang Thổ Nhĩ Kỳ thăm viếng và dùng những lời hứa hẹn viện trợ cũng như hứa hẹn tăng số khách du lịch Trung quốc sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy giấy phép cho kéo tàu về." Các bình luận gia Hồng Kông bàn tán xôn xao và đưa ra nhiều giả thuyết về lý do ông Từ Tăng Bình cùng các dữ kiện mua tàu Liêu Ninh xuất hiện vào thời điểm này trên tờ báo bán chính thức của đảng CSTQ. Có người tin lý do khá đơn giản chỉ vì Bắc Kinh còn thiếu tiền ông Từ như ông nói trên tờ SCMP: "Tổng cộng tiền mua con tàu Varyag, quà cáp, tiền điếu đóm, tiền kéo tàu về lên đến 120 triệu mỹ kim mà đến nay nhà nước Bắc Kinh chưa trả lại cho tôi một cắc nào cả". Nhưng nhiều người không tin câu nói đó vì quá mâu thuẫn với các dữ kiện rằng ông Từ đi Ukraina theo lệnh của Chủ tịch Giang Trạch Dân; và con tàu thuộc về quân đội Trung Quốc ngay từ khi kéo về Trung Quốc. Ngay cả nếu nhà nước Trung Quốc còn thiếu tiền ông Từ thì tại sao ông không đòi khi ông Giang Trạch Dân còn làm chủ tịch, hay đòi vào thời Hồ Cẩm Đào mà chờ đến tận ngày nay mới lên tiếng than vãn? Theo các nhà phân tích này thì có xác suất cao ông Từ Tăng Bình đang nằm trong tầm nhắm của ông Tập Cận Bình và sắp bị tấn công về tội tham nhũng như nhiều đàn em khác của Giang Trạch Dân. Đó là lý do ông Từ lên tiếng trước và kể công trạng của mình đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, giả thuyết có vẻ được nhiều người đồng ý hơn cả lại xem đây là đòn phép của chính ông Giang Trạch Dân và các cố vấn thân cận. Họ Giang đang cố tình vạch trần sự bịp bợm của Tập Cận Bình với cái gọi là biểu hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Liêu Ninh thực chất chỉ là cái vỏ rỗng được sơn phết bên ngoài, còn bên trong chỉ đủ để làm sòng bài casino, không khác gì món hàng "Trung Quốc Mộng" mà ông Tập Cận Bình đang bày bán cho người dân Hoa lục./.
......

Bao giờ Nhật đi tuần biển Đông?

Những cuộc hội đàm trước đây của ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Phùng Trước với giới lãnh đạo Nhật về tình hình biển Đông, hầu như biến mất rất nhanh trên báo đài Nhật. Những cuộc hội họp đó chẳng dẫn đến ký kết cụ thể nào giữa hai bên. Theo nhận xét của truyền thông Nhật, phía Việt Nam chỉ nói chung chung về "quyết tâm bảo vệ biển đảo", nhưng vẫn không liên kết với bất cứ một quốc gia nào trong việc phòng vệ biển Đông cũng như giải quyết vấn đề chủ quyền tại hai lãnh đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có nhà bình luận còn tỏ ra bực mình vì chính phủ Nhật bị nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng cho mục tiêu tuyên truyền với dân Việt Nam và chỉ cho mục tiêu đó mà thôi. Ngược lại, cuộc hội đàm giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và Nhật Bản vào ngày 30/01/2015 đã được truyền thông Nhật đánh giá cao. Hai bên đã trao đổi thẳng thắng vấn nạn chung tại biển Đông và biển Hoa đông trước sự bành trướng vũ lực quân sự của Trung quốc. Hai bên đã ký những thỏa thuận về hiệp tác quốc phòng để bảo an hải dương và công tác cứu nạn trên biển. Truyền thông Nhật phản ảnh khá rõ thái độ lo ngại ngày càng tăng của dân Nhật về ý định của Trung quốc muốn kiểm soát toàn bộ biển Đông và thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển này. Theo báo đài Nhật, khu vực biển Đông là một ngư trường lớn. Mỗi năm luợng cá đánh bắt được ở đây chiếm 10% tổng số cá của thế giới. Đó là chưa kể đến các dạng tài nguyên thiên nhiên dưới lòng biển. Mỗi năm số lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ mỹ kim được chuyển vận qua lại trên vùng biển Đông. Con đường vận chuyển này đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật và các nước trong vùng. Vài ngày trước khi khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lên đường sang Nhật, Phó Đô Đốc Robert Thomas, Chỉ huy trưởng hạm đội 7 của Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuter, đã nói rằng: "Chúng tôi hy vọng Nhật Bản có thể mở rộng các phi vụ tuần tra về phía Biển Đông". Và sau cuộc hội đàm giữa 2 vị bộ trưởng, vào ngày 03/02/2015, tại phiên họp Ủy ban Ngân sách Hạ viện Quốc hội Nhật, khi được hỏi về lời phát biểu của Phó Đô đốc Thomas, Thủ tướng Abe trả lời rằng: "Trong tinh thần tích cực bảo vệ hòa bình, chính phủ Nhật muốn góp phần duy trì sự ổn định khu vực Á châu". Phát biểu đó được ông Nakatani, Bộ trưởng Phòng vệ Nhật, khai triển như sau: "Tại thời điểm này chính phủ Nhật chưa lên kế hoạch, nhưng tình hình biển Đông ảnh hưởng lớn đến an ninh của Nhật Bản. Phải đối ứng ra sao mỗi khi hữu sự là vấn đề mà chính phủ Nhật đang bàn thảo". Hãng thông tấn Kyodo của Nhật còn cho biết Bộ trưởng Nakatani cũng xác nhận Tokyo đang theo dõi sát sao các diễn biến chính trị và quân sự ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các láng giềng, từ Philippines, đến Malaysia, Brunei. Ông Nakatani tuyên bố nếu cần thiết, Hải quân Nhật sẽ được triển khai để tuần tra khu vực mặc dù Nhật không có tranh chấp chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Khu vực tuần tra trên không và trên biển của Nhật Bản không nên chỉ giới hạn trong phạm vi biển Hoa Đông, nơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý đang bị Bắc Kinh gây sự. Nếu tuyên bố trên trở thành hiện thực, việc tuần tra ở biển Đông sẽ được Phi đoàn Không quân thứ Năm của Lực lượng Phòng vệ trên biển trực thuộc Hải quân Nhật, đặt căn cứ tại Okinawa, thực hiện với khoảng 20 máy bay trinh sát P-3C. Ngoài khả năng bay xa, bay lâu để truy tìm và nhận dạng các tàu nổi, tàu chìm, loại máy bay này cũng có khả năng mang theo ngư lôi và thủy lôi chìm cho các sứ mạng tấn công. Hiện nay chính phủ Nhật bản còn bị ràng buộc bởi điều 9 Hiến pháp của họ không cho phép đưa quân ra ngoài nước Nhật. Đây là bản Hiến pháp được soạn thảo sau Thế chiến II dưới nhiều áp suất từ Hoa Kỳ. Nay chính Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc Nhật tu chính điều khoản nêu trên vì không còn thích hợp với tình trạng thế giới nói chung - với những vụ con tin Nhật bị các nhóm Hồi Giáo bắt cóc - và tình trạng biển Nhật Bản và biển Đông nói riêng. Hiển nhiên, lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng với các diễn tiến này. Bắc Kinh còn tố cáo Thủ tướng Abe chỉ "lợi dụng việc hai công dân Nhật bị IS sát hại" để kích động dân Nhật và để hủy bỏ điều 9 Hiến Pháp. Họ đổ lỗi việc 2 công dân Nhật bị sát hại là do các phát biểu và hành động "vô trách nhiệm" của ông Abe tại Trung Đông trước đó. Nhưng các phê phán trên báo đài Trung Quốc và đặc biệt qua miệng của bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ khiến công luận Nhật thêm bực tức và chính phủ Nhật tiến nhanh hơn với các nỗ lực liên minh phòng thủ tại biển Đông. Rõ ràng, thái độ lừng khừng không dám quyết định của giới lãnh đạo Việt Nam đã dẫn đến sự chán nản và bỏ lại phía sau của các chính phủ trong vùng. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách "mềm nắn, rắn buông" như đã thấy trong suốt nhiều năm qua. Và vì vậy, một khi thấy liên minh phòng thủ của các quốc gia khác quá cứng, Bắc Kinh sẽ quay sang áp lực Việt Nam nặng nề hơn nữa, nơi mà họ đang nắm ngày càng chặt từ biển khơi vào đất liền. Xem ra loại tai họa như 64 chiến sĩ Việt bị tàn sát tại Trường Sa năm 1988 vì Bộ Chính trị đảng CSVN không dám tiến hay lùi, đang lập lại ở cấp độ hàng ngàn lần lớn hơn trên cả nước Việt Nam.
......

40 năm và ước nguyện mùa Xuân

Và mùa xuân không còn Những nỗi đau thầm nữa… (Mùa Xuân – Tagore) Bước vào những ngày đầu năm 2015, chuyện những kẻ khủng bố bịt mặt xả súng bắn vào toà soạn Charlie Hebdo gây nên cái chết cho 12 người bao gồm hai cảnh sát và mười nhà báo, trong đó có những hoạ sĩ biếm hoạ tài danh đã làm rúng động cả nước Pháp. Tuy rằng không phải ai cũng tán thành tính khiêu khích của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo; nhưng từ vụ thảm sát này, thái độ của người dân Pháp và cách hành xử của các vị lãnh đạo thế giới đối với quyền tự do ngôn luận đã tạo nên niềm tin và một hình ảnh đẹp đẽ nhất của những ngày đầu năm. Ngày 11/01/15 tức là bốn ngày sau vụ thảm sát, gần 4 triệu người dân Pháp đã tham gia cuộc tuần hành được coi là quy mô chưa từng có trong lịch sử nước Pháp. Cuộc tuần hành còn lớn hơn cả lễ mừng giải phóng Pháp khỏi tay Hitler năm 1944. Rõ ràng trong cái thế giới có vẻ như rời rạc ngày nay, bật lên một sự thật là tất cả chúng ta đều có mối liên hệ rất mật thiết với nhau từ niềm mơ ước riêng tư cho đến nỗi khát khao về cái đẹp, về tự do, nhân bản, về điều đúng, điều thiện… Khắp nơi trên thế giới, người ta đã tụ họp nhau lại để tưởng niệm những người đã nằm xuống, để lên án những hành động khủng bố và bày tỏ sự ủng hộ đối với nước Pháp. Nhiều biểu ngữ, băng rôn đã ghi câu: Je suis Charlie (Tôi là Charlie). Một bé gái đi trong đoàn tuần hành còn giương cao tấm biển với hàng chữ "Khi lớn lên con sẽ trở thành nhà báo". Đám đông khổng lồ đó đã được dẫn đầu bởi hơn 40 vị lãnh đạo thế giới. Hình ảnh họ khoác tay nhau tuần hành cho Charlie hẳn đã làm nhiều người Việt Nam xúc động khi nghĩ đến hoàn cảnh đất nước mình. Dù ở những địa vị lãnh đạo đầy quyền lực như Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ý Matteo Renzi… thái độ của họ thể hiện sự yếu đuối, nhỏ bé, cùng sự cần thiết có nhau của con người trước bạo lực! Nhưng mặt khác, họ cũng nói lên sự mạnh mẽ phi thường của ý chí con người trước họng súng. Họ không đến đó, đứng đó cho dân họ. Họ đứng cho những con người yếu đuối, sợ hãi, cô thế trên những phần đất tăm tối của quả đất; nơi con người còn bị ngự trị bởi khủng bố, bởi các chế độ độc tài. Cách đây ít năm, Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn và một vài người bạn của các anh cũng đứng khoác tay nhau như thế ở ngã ba Triệu Quốc Đạt - Hai Bà Trưng, trên con đường dẫn tới phiên toà xử Ts Cù Huy Hà Vũ. Trước mặt họ là hàng trăm công an mặc sắc phục và thường phục, phía sau họ, khi ấy không có đám đông nào hết, không một ai… nhưng họ vẫn đứng, khoá chặt tay vào với nhau. Dũng cảm và đơn độc! Ngày hôm nay, sau lưng Lê Quốc Quân, Nguyễn Ngọc Già, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Lập… cái khoảng trống ấy đang dần dần được lấp đầy. Những đốm lửa đã nhen nhúm gọi nhau thành ngọn lửa. Tôi cảm nhận tận đáy lòng điều Lê Quốc Quân nhắn với bạn hữu anh từ trại giam An Điềm: “ngồi trong này nhận được thiệp hoặc thư của ai thì đọc mà nhớ luôn cả mặt chữ”. Đôi lúc hoạn nạn, đơn độc, hạnh phúc không hẳn là những điều gì to lớn, mà chỉ cần có nhau. Chỉ cần biết rằng ở ngoài kia mình có bạn bè, đồng đội; những việc mình làm, sự hiện hữu của mình có ý nghĩa. Và rõ ràng dù con đường trước mặt còn chìm trong bóng đêm, nhưng đồng đội của các anh đang sẵn sàng cùng nhịp bước trong màn đêm đó. Đây là những món quà vô giá cho người tù: sau lưng Nguyễn Quang Lập, hàng loạt những blogger cùng lên tiếng sẵn sàng bị bắt theo điều 88; sau khi Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, Blog Anh Ba Sàm vẫn tiếp tục hoạt động, … Và đặc biệt đối diện với những trấn áp từ việc dồn dập bắt giam các anh, phong trào "Tôi không thích ĐCSVN" đã thành hình. Từng khuôn mặt blogger xuất hiện mỗi ngày trên các trang mạng xã hội, mạnh mẽ, công khai, bất chấp các hù dọa của điều 88. Các nhà hoạt động ngày nay đã không cô đơn, không bị bỏ rơi như thời Nhân Văn Giai Phẩm, thời Xét Lại Chống Đảng… Ngược lại, bản thân và gia đình họ được chăm sóc, được bảo bọc yêu thương. Trong một bức thư gửi cho em trai là tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, anh Đặng Xuân Hà viết : "Em ạ, kể từ tháng 10 đến nay mọi người ở khắp nơi đều rất quan tâm tới em và Mẹ. Điều đó làm Mẹ và mọi người trong nhà rất vui, khiến mẹ đỡ yếu nhiều". Nếu thế giới sẽ nhớ mãi về Charlie và biến cố những ngày đầu năm 2015 thì người dân Việt Nam cũng sẽ nhớ mãi mốc điểm thời gian này. Ai cũng khao khát được sống, nhưng trước khủng bố và sự huỷ diệt, con người đã làm điều tốt nhất để sự sống được thăng hoa, để cuộc sống đáng sống! Những nhà văn, những hoạ sĩ biếm hoạ đã biến mình thành nhân vật trong một bức tranh đẹp đẽ, nhân bản của nhân loại. Cũng cùng lúc đó, trong bóng tối của bạo lực, những người dân Việt Nam nhỏ bé, cô thế, sợ hãi cũng đang nương nhau đứng dậy. Mặc dù chưa có được đám đông đáng kể, nhưng những con người “tay không” này đã chứng tỏ được sức mạnh của mình. Họ thực sự đang làm chế độ lo sợ. Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã phải thừa nhận: “Một chế độ muốn tồn tại thì phải được sự ủng hộ của người dân. Hiện nay các thế lực chống đối đã tuyên truyền và chiếm được trái tim khối óc của hàng triệu người, thì nguy cơ đối với chế độ là có thật”. Dù vậy, chúng ta có thay đổi được hiện trạng của đất nước mình hay không còn tuỳ thuộc vào sự sáng suốt và chấp nhận hy sinh của mỗi người. Chỉ một hành động man rợ của kẻ khủng bố đã làm thế giới phải sát vai đứng cùng nhau; trong khi phải đối đầu với một chế độ bạo lực, nham hiểm, đâu đó trong hàng ngũ những người đấu tranh hôm nay vẫn còn thấy những ngại ngùng, chia cách. Bốn mươi năm - con số thời gian kể từ ngày cả nước phải sống dưới bóng độc tài - như vô tình chợt làm chúng ta thấm thía nỗi đau. Bốn mươi năm! liệu đất nước và những thảm hoạ trước mắt có đủ vực dậy mỗi con dân Việt? Có xoá tan được cách ngăn và có đủ làm nên chất keo đoàn kết cần thiết không? Giờ này, những người bạn của chúng ta, những tù nhân lương tâm đang nghĩ gì trong những giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm sắp đến? Chắc hẳn bên cạnh nỗi nhớ nhung gia đình, nỗi thương nhớ vợ con là những thời khắc đối diện với chính mình, với hương hồn cha ông, với tổ tiên đất nước. Sẽ không có nén nhang nào được họ thắp lên giữa đêm giao thừa năm nay trong chốn lao tù, nhưng hương khói từ những nén nhang tâm thành giữa lòng họ có kết nối được những tấm lòng Việt Nam. Không một ai muốn phải mất mát hay hy sinh, nhưng dường như tất cả nhân loại đều nhận thức ra rằng: Chỉ trong những giai đoạn đen tối và khi cùng gánh vác trách nhiệm với nhau, người ta mới thấy tỏa sáng những phẩm chất cao quí của chính mình và những người bạn đồng hành. Đầu năm là thời điểm linh thiêng để mỗi chúng ta cùng nhìn lại một đất nước gấm vóc, một dân tộc oai hùng qua bao thời đại; để cùng nhau vực lại niềm tin và nhất định sống đúng với lương tâm và ước nguyện. Xin hãy hoà cái Tôi vào cái Chúng Ta. Xin chúc từng người Việt Nam chọn được bước đi cho mình trong năm mới, trong dòng người khao khát tạo đổi thay, để quê hương chung của chúng ta sớm trở thành một nơi chốn thực sự đáng sống Theo viettan.org
......

Ông Nguyễn Bá Thanh và cái chết tức tưởi

Ngày Mười Ba Thứ Sáu, ông Nguyễn Bá Thanh nhắm mắt từ trần, rời bỏ giấc mộng Thị Trưởng Đà nẵng một thuở, và giấc mộng kinh ban tế thế trên đất Hà Nội cũng tan theo mây khói. Cái chết của ông, sự ra đi của ông để lại sự thương tiếc không ít trong lòng nhiều người dân Đà Nẵng, Quảng Nam và cả nước. Đương nhiên có không ít người oán hận ông. Nhưng hầu như họ ít lên tiếng và có vẻ như họ không nói gì về ông nữa kể từ khi ông lâm bệnh nặng. Cái chết của ông đã hóa giải nhiều mối cừu thù với ông mà trong đó, nguyên nhân có một phần không nhỏ do ông gây ra. Có thể nói, một cái chết đắt địa nhất trong vấn đề khai sáng cho người Việt vào thời điểm này. Ông đã chết không uổng phí cho dù có bị đầu độc hay bị gì đi nữa. Cái chết đầy ẩn số của ông đã giúp cho người nông dân, kẻ có học, anh phu xe và nhiều thành phần vốn dĩ ngủ quên trong đau khổ, cam chịu, toan tính cơm áo gạo tiền bỗng giật mình đặt câu hỏi: Vì sao ông chết? Có phải là ông bị đầu độc? Nếu còn sống, ông sẽ thăng tiến đến đâu? Chúng ta đang sống trong chế độ nào? Thứ Sáu ngày 13 – giấc mộng Thị trưởng tan theo mây khói Lúc còn làm Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhiều lần ông Thanh bày tỏ nguyện vọng thay đổi chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố thành chức Thị Trưởng nhưng cấp trên không chấp nhận. Và lúc ông Thanh đương chức ở Đà Nẵng, hai con đường Trường Sa, Hoàng Sa được ông cho người Trung Quốc thuê để xây dựng các biệt thự, khu nghỉ mát, sòng bạc hàng loạt. Khách Trung Quốc sang thăm, ông cũng dắt họ về khách sạn trên đường Hoàng Sa, Trường Sa để nghỉ lại… Ông cũng từng tuyên bố đã cải trang hàng trăm tàu quân sự thành tàu đánh cá ra biển Đông xua Trung Quốc chạy mất dép. Nhiều trí thức Đà Nẵng cho rằng đó là hành động yêu nước của ông (?!). Có lẽ bây giờ, câu hỏi ông có bị đầu độc hay không và ai đã đầu độc ông vẫn chưa cũ. Bởi nó là nguyên nhân, đầu mối của mọi vấn đề, bởi nó đã đóng chặt một giấc mơ chính trị, một số phận cũng như khép lại hàng loạt cừu thù đáng tiếc của một đảng viên Cộng sản thuộc hàng cao cấp ở Đà Nẵng và cũng là người có nhiều công trình còn dở dang… Cũng như nó lại giải mã cho câu trăn trối (qua miệng giáo sư Phạm Gia Khải) rằng “gia đình tôi sẽ tự lo mọi chi phí bệnh viện”. Tại sao một người nằm viện suốt hơn nửa năm trời, một người luôn chịu đựng mọi cơn đau, cố gắng vượt qua cái chết để tiếp tục thực hiện công nghiệp còn dang dở của mình lại chỉ trăn trối một vấn đề hết sức nhỏ, không đáng quan tâm như vậy? Mặc dù khi truyền đạt lại câu nói này, giáo sư Phạm Gia Khải nói với lòng ngưỡng mộ và yêu quí ông Thanh nhưng dường như trong sự ngưỡng mộ, yêu quí ấy có chút gì đó không bình thường! Nó không bình thường bởi điều mà ông truyền đạt không nhất thiết, không đáng phải công khai trên báo giới, thông tin của nó không có sức nặng cần thiết cho lúc này. Nhưng tại sao ông Phạm Gia Khải lại đưa ra thông tin này? Có một ẩn số và hai khả năng: Ẩn số về viện phí, nói là nhà nước lo một phần, trung ương đảng lo một phần và gia đình lo một phần viện phí nhưng không nói cái “một phần “ ấy thuộc gói nào, là gói ở bệnh viện đa khoa Đà Nẵng hay là gồm cả gói chữa bệnh ở Mỹ, Singapore. Thông tin về vấn đề này chưa được tường minh. Và hai khả năng là: Lời công bố vô tình của một người có nếp nghĩ không thấu đáo, chỉ trả lời để mà trả lời (khả năng này khó xuất hiện ở giáo sư Khải). Khả năng thứ hai nhằm đấu tố, một bước nối của Chân Dung Quyền Lực. Vì đến thời điểm hiện tại, chức năng và sứ mệnh đấu tố của Chân Dung Quyền Lực đã hết, nó có tồn tại hay không tồn tại cũng không thể đưa ra ác chủ bài cần thiết mà người ta đặt định. Nhưng cuộc đấu tố quyền lực thì chưa bao giờ chấm dứt. Người ta vẫn chưa buông tha cho ông Nguyễn Bá Thanh. Nên nhớ Chân Dung Quyền Lực là một trang blog phanh phui tham nhũng. Câu nói của giáo sư Phạm Gia Khải là câu nói của một người mến mộ ông Thanh, xét về nội dung, hình thức thì khác nhau, thậm chí khác nhau về bản chất. Nhưng mục tiêu của nó thì phải xem lại! Bởi lẽ, với mức chi phí mỗi ngày điều trị lên đến hàng chục ngàn đô la, thậm chí có ngày lên đến vài chục ngàn đô la tại bệnh viện Mỹ và bệnh viện Singapore, sau đó về Đà Nẵng, chi phí bệnh viện cũng lên đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày. Nếu cộng tổng số tiền điều trị bệnh cho ông Thanh, có thể là vài chục tỉ đồng, thậm chí hàng trăm tỉ đồng gồm chi phí điều trị bệnh, người chăm sóc ăn ở và đi theo qua Singapore, qua Mỹ, rồi chi phí máy bay chuyên dụng để đưa ông về… Chắc chắc con số có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng. Nếu là một cán bộ thanh liêm, thì cả một đời làm việc, ăn lương của ông Nguyễn Bá Thanh không bao giờ chi trả đủ 30% số tiền viện phí. Trong khi đó, nhà cửa của ông Thanh vẫn chưa phải thế chấp hay bán đi để chữa bệnh, xe cộ của ông và con ông vẫn còn nguyên mà lúc sắp ra đi ông lại mạnh miệng tuyên bố gia đình sẽ lo toàn bộ viện phí. Như vậy, bản thân câu nói này đã tự đấu tố Nguyễn Bá Thanh là một quan tham cộm cán! Liệu có thật sự ông Thanh đã nói câu này? Hay là một trò đấu tố khác đang diễn ra? Và tại sao với một cán bộ cao cấp như Nguyễn Bá Thanh, khi nằm viện lại không có bảo hiểm y tế? Lại phải nhờ đến tổ chức, nhà nước và gia đình? Rõ ràng, câu nói cuối cùng của Nguyễn Bá Thanh rất có vấn đề dù ông có thật sự nói hay là ông Phạm Gia Khải đã nhét vào miệng ông! Ai đã đầu độc ông Thanh? Và đến đây, dường như bệnh tật và cái chết của ông Thanh không bình thường nữa. Bởi nó được đưa tin một cách không bình thường; Điều trị một cách bí mật, không bình thường và khi chết, lời trăn trối cũng không bình thường. Một cái chết bất thường trong lòng một chế độ không bình thường. Vậy ai đã đầu độc ông Thanh? Có hai luồng dư luận, đương nhiên là luồng dư luận do Chân Dung Quyền Lực đưa ra, nói rằng Nguyễn Xuân Phúc đầu độc Nguyễn Bá Thanh đã bị loại bỏ, nó hoàn toàn thiếu căn cứ, thậm chí hồ đồ. Bởi lẽ, Nguyễn Xuân Phúc từ đầu lấy yếu tố vùng miền để đấu đá và thăng tiến. Có thêm một nhân vật miền Trung chống lưng, dù sao cũng vững hơn phải đấu đá lẻ loi với hàng chục đối thủ nói giọng Nam giọng Bắc và luôn chờ thọc hông giữa đất Hà Nội. Hiện tại, một luồng dư luận cho rằng phe Nguyễn Tấn Dũng đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh, luồng khác lại cho rằng chính tay chân bộ hạ của Nguyễn Phú Trọng đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vậy đúng sai ra sao? Ở luồng dư luận thứ nhất, có thể nói rằng nếu Chân Dung Quyền Lực là của phe Nguyễn Tấn Dũng thật sự thì Nguyễn Tấn Dũng khó có thể là kẻ đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vì lẽ, mục tiêu cuối cùng để Chân Dung Quyền Lực đánh là Nguyễn Bá Thanh, đánh một quan chống tham nhũng đang truy kích đàn em của mình, lật tẩy ông ta trước thiên hạ là xem như đắc lợi, chẳng cần nói thêm chuyện gì cho nhiều. Nhưng nếu biết trước Nguyễn Bá Thanh sẽ chết và sẽ không còn cơ hội điều tra đến tài sản gia đình mình, Nguyễn Tấn Dũng chẳng thừa hơi để lập trang Chân Dung Quyền Lực để phanh phui, đấu tố mà kết quả của nó là 50/50. Thành công cũng đó mà nguy hiểm, thân bại danh liệt cũng chính nó nếu như phe đối phương thiết lập một blog khác theo kiểu Gương Mặt Quyền Thế để đấu tố lại chẳng hạn! Nhưng ở khía cạnh khác, thâm độc hơn, hiểm hóc hơn (mà Nguyễn Tấn Dũng từng làm là mượn tay Nguyễn Phú Trọng để loại Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Bộ Chính Trị trong Hội nghị trung ương 7 – 2012), ông Dũng lại một lần nữa mượn tay Nguyễn Phú Trọng để đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vì làm như thế ông được lợi cả hai mặt, vừa không trực tiếp vấy máu lại vừa tung ra cú đòn Chân Dung Quyền Lực để giằng mặt đối thủ và củng cố uy lực. Vậy nếu là phe Nguyễn Phú Trọng đầu độc Nguyễn Bá Thanh thì vì sao lại đầu độc và đầu độc Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Phú Trọng được gì? Có lẽ phải nhắc lại mối quan Hệ Việt – Trung cũng như thế chân vạt Mỹ – Trung – Việt giữa ba con người gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh. Xét trên góc độ thân Trung Cộng, tương quan của ba nhân vật này ngang nhau. Nếu nhìn bên ngoài, Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc hơn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Tấn Dũng có công cho Trung Quốc thuê rừng, đất Tây Nguyên, thuê cảng Vũng Áng lâu dài… so với Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Tấn Dũng là bậc thầy thân Trung, hơn nữa, Trọng và Dũng chức quyền cũng hơn Thanh. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác. Phải nhớ là sau khi Nguyễn Bá Thanh tuyên bố từng cho cả hàng trăm tàu đánh cá do quân đội cải trang ra xua tàu Trung Quốc chạy tán loạn thì sau đó không bao lâu, hàng loạt vụ gây hấn trên biển Đông, rơi vào tọa độ Đà Nẵng đã diễn ra rất nặng nề. Và ở trên đất Đà Nẵng, người Trung Quốc được biệt đãi, họ không xây dựng những khu công nghiệp như Vũng Áng, Hà Tĩnh nhưng họ lại xây biệt thự, xây nhà vip, khu nghỉ mát và sòng bài. Tất cả bờ biển Đà Nẳng hầu như dành cho người Trung Quốc ở và sinh hoạt. Nơi họ ở là một biệt khu, ngoại trừ Nguyễn Bá Thanh, ít có quan chức nào được bước vào bên trong. Và cái mộng biến Đà Nẵng thành một đặc khu kinh tế không dừng ở đó, ông Thanh cũng không mộng ở cái chức Thị Trưởng. Bởi một khi Đà Nẵng thành đặc khu kinh tế với Thị trưởng Nguyễn Bá Thanh hoặc một Thị Trưởng đàn em của ông, mối quan hệ chính trị dây mơ rễ má với các quan chức cấp cao Trung Quốc mà Nguyễn Bá Thanh đã ngầm thiết lập sẽ giúp ông được rất nhiều. Hơn nữa, với tài năng, cá tính cũng như uy tín được xây dựng từ trước, tiếng nói Nguyễn Bá Thanh tại miền Trung có thể làm ảnh hưởng đến cục diện chính trị cả nước, có thể làm đảo lộn mọi thứ vốn ổn định của Bộ Chính Trị. Chính vì nhìn ra được điều này mà Nguyễn Phú Trong mặc dù rất tin tưởng vào tài năng Nguyễn Bá Thanh nhưng lại là người loại Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Bộ Chính Trị trong Hội nghị trung ương 7. Và trước Hội nghị trung ương 10, Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng ác chủ bài, đã cử Nguyễn Bá Thanh sang Trung Quốc công tác. Thực ra là ông thừa biết cử Nguyễn Bá Thanh sang Tàu, cũng đồng nghĩa với chuyện thả cọp về rừng. Ông ta cũng thừa biết trong con mắt lãnh đạo cấp cao Trung Cộng, chỉ có Nguyễn Bá Thanh mới xứng tầm thái thú cho họ trong bối cảnh hiện tại. Tiếng nói của Nguyễn Phú Trọng, nếu bỏ cái chức Tổng Bí Thư ra, ông ta chỉ là miếng giấy lộn. Trong khi đó, nếu dán cái chức Tổng Bí Thư lên Nguyễn Bá Thanh, có thể làm đảo lộn thời cuộc bởi tiếng nói, sự chi phối của ông đối với nhân dân còn cao hơn rất nhiều so với Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi đó, chuyến đi Trung Quốc của Thanh là chuyến đi ủy nhiệm nhằm tìm một sự chỉ đạo, sắp xếp nào đó có lợi cho phe Trọng và có hại cho phe Dũng từ các quan thầy Trung Cộng. Và chuyến đi có thể nói là rất thành công, Nguyễn Bá Thanh tìm được tiếng nói chung với các quan thầy Trung Cộng. Bởi các lãnh đạo cấp cao Trung Cộng ngay từ đầu cũng nhận thấy miền Trung là yết hầu của Việt Nam về mặt quân sự, nếu thao túng miền Trung thì xem như lấy được Việt Nam, vấn đề là lấy làm sao thật êm mà người ta phải cám ơn sự xâm lược của mình. Nguyễn Bá Thanh nghiễm nhiên trở thành ứng cử viên nặng ký trong chức năng thái thú Trung Cộng tương lai. Và đây là điều Nguyễn Phú Trọng hoài nghi, lo sợ ngay từ đầu. Nó đã thành hiện thực. Phe Nguyễn Tấn Dũng nhìn thấy sự việc nên đã bài binh bố trận từ Chân Dung Quyền Lực cho đến nhiều việc khác, kể cả phát biểu của Phạm Gia Khải sau này. Và đòn đầu tiên mà Dũng đánh vào Nguyễn Phú Trọng chính là phát biểu có tính chống Trung Cộng của ông. Điều này làm vỡ trận, quan thầy Trung Cộng bẽ bàng nhận ra Nguyễn Phú Trọng không có khả năng quán xuyến Bộ Chính Trị Cộng sản Việt Nam, ông đã không điều khiển được đảng viên đàn em để tạo mối quan hệ thuận lợi cho công cuộc Hậu Thành Đô. Và Nguyễn Phú Trọng cũng ngỡ ngàng nhận ra mình đã nuôi ong tay áo bấy lâu nay, nuôi một người từng chơi thế chân vạc, vừa đi với Trung Cộng lại vừa mở cửa, mời tàu hải quân Mỹ vào Đà Nẵng và có thể trở thành một lãnh chúa vùng miền, một lãnh đạo quốc gia nếu Trung Quốc chịu chống lưng và cất nhắc. Bây giờ, thay vì phải đánh nhau với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng lại phải đánh nhau với Nguyễn Bá Thanh. Chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Bá Thanh là một thất bại, mất điểm của Nguyễn Phú Trọng. Và chuyện gì đến cũng đã đến, Trọng Lú quyết bước ra khỏi vùng lú, phải diệt cho được con ong trong tay áo, diệt ứng cử viên miền Trung – kẻ đã từng nhiều lần biến Đà Nẵng thành đặc khu nhưng chưa được. Bây giờ Trọng mới thấy tham vọng của Thanh, Trọng không còn lú nữa, phải cho Thanh chết! Và khi Thanh chết đi, uy tín của Trọng với đám quan thầy Trung Cộng sẽ lấy lại được. Bởi với họ, nội bộ Cộng sản Việt Nam cứ thoải mái đấu đá, giết nhau, càng giết, càng đấu đá thì càng phải dựa vào đàn anh, họ càng dễ xoa đầu và chỉ định, chỉ đạo. Nhưng Nguyễn Phú Trọng quên mất một điều, Nguyễn tấn Dũng có một cái chân vạc còn ghê gớm hơn và hình như là mọi sự nóng giận hay thủ đoạn của Trọng đều không qua mặt được Dũng. Cuối cùng, Dũng đã nhổ được cái gai trong mắt mà không tốn viên đạn nào. Trọng càng lúc càng lụn bại. Đương nhiên đây chỉ là những luồng dư luận được đặt thành giả thiết. Và vấn đề buồn nhất vẫn là cái chết thảm thương và tức tưởi của ông Thanh, đất nước mất một lãnh đạo có tâm. Nhưng cái chết của ông cũng rất đúng lúc, nó làm rõ hơn một thứ chân dung quyền lực khác – những chân dung quyền lực chân vạc, vừa dựa Mỹ nhưng lại trông đợi vào sự cất nhắc của quan thầy Trung Cộng để tiến thân. Và hình như Nguyễn Bá Thanh đã cay đắng và hốt hoảng nhận ra mình đã nhầm đường cho đến phút lâm trọng bệnh, ông đã chọn đất Mỹ để chữa bệnh. Điều này, nếu bàn luận ra thêm, có khi phải ứa nước mắt cho thân phận chính trị Việt Nam bởi phần lớn nhân dân mãi là đám đông kêu gào, khóc lóc, đại bộ phận quan chức thăng tiến chỉ biết dựa vào sự chống lưng của Trung Cộng.
......

“Người Ta” Là Ai, Ở Đâu, Tên Gì, Mấy Đứa?

Cuối năm, có kẻ phát hiện ra nồi bánh chưng ngon nhất VN được chụm bằng củi chẻ từ kèo/cột/rui/mè… của hội trường Ba Đình. Chưa biết đúng sai. Chỉ có thể nói leo: Và trong lúc trông bánh, những câu chuyện rôm rả nhất, hẳn phải là chuyện “người ta”? Hãy bắt đầu bằng hai câu danh ngôn của cố chủ tịch và đương kim phó chủ tịch nước, nói về “người ta”: ·                     “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” – Hồ Chí Minh (Di chúc, tháng 5, 1965). ·                     “Người ta ăn của dân không từ một cái gì” – Nguyễn Thị Doan (Giám sát thực hiện chính sách, 11/9/2013). * Khoan bàn về chuyện “mực thước” là “ăn của dân không từ một cái gì”, trong suốt nửa thế kỷ 1965-2015. Hãy coi thử khúc giữa của nó còn những thứ “người ta” nào khác? ·                     “Nhiều lần tôi nói rồi, người ta nghĩ thế này nhưng người ta nói thế khác…” – Nguyễn Phú Trọng (Mỗi người một hướng, làm sao con đò sang sông, 10/01/2013) ·                     “Minh bạch, rõ ràng, muốn thế phải bằng quy chế, luật pháp, quy định, trước hết là con người ta trong sáng, công tâm. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, nói thật” – Nguyễn Phú Trọng (Cần làm rõ có hay không việc chạy chức, chạy quyền, 29/01/2015). ·                     “Chúng ta không ngăn và cũng không cấm được đâu các đồng chí, quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người ta có lòng tin đúng, ai nói thì nói trên mạng nhưng đây là thông tin chính thống của Chính phủ” – Nguyễn Tấn Dũng (Không thể ngăn cấm thông tin trên mạng, 15/01/2015). ·                     “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không lẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được” – Trương Tấn Sang (Tiếp xúc cử tri Sài Gòn, tháng 5-2011). ·                     “Bởi vì trong thực tế có những vụ việc người ta ‘chạy’ dữ lắm, người ta ỷ thế, ỷ quyền, ỷ tiền, ỷ bạc mà ‘chạy’ để thoát tội và gây ra tội lỗi mới” – Trương Tấn Sang (Trả lời phỏng vấn của TTXVN về nạn tham nhũng, 03/02/2015). ·                     “Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này” – Trương Tấn Sang (Sợ trù úm khi tố cáo tham nhũng thì đất nước này ra sao? 17/10/2012). ·                     “Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên” – Nguyễn Sinh Hùng (Tôi không ngồi nhầm vai – 07/8/2011). ·                     “Người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu?” – Nguyễn Sinh Hùng (Lề luật vào dự các phiên toà, 22/12/2014). ·                     “Nếu người ta căn cứ 312 văn bản này để mà tổ chức thực hiện thì gay go rồi. Mà nếu không tổ chức thi hành thì lại là vi phạm pháp luật” – Nguyễn Sinh Hùng (Hậu quả 312 văn bản sai luật, 11/6/2014). ·                     “Nhiều khi đang biểu quyết cùng một dự án luật, nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục: lúc thì 480, lúc bốn trăm bảy mấy, lúc cao hơn năm người, lúc tụt xuống ba người… Có nghĩa là người ta biểu quyết hộ người khác nên lúc bấm nút, lúc thì quên” – Nguyễn Thị Kim Ngân (Nhiều đại biểu vào QH để hỏi mồi và vỗ tay, 25/7/2015). ·                     “Trong hoàn cảnh hiện nay, muốn đồng thuận, nhất trí, không phải ‘ép người ta mà được’, không phải chúng ta cứ ‘khư khư áp đặt’mà được” – Đinh Thế Huynh (Hội Nghị báo cáo viên miền Bắc, các cơ quan đảng uỷ trực thuộc TW, 16/8/2012). ·                     “Việc luân chuyển theo yêu cầu của hội nghị TƯ 4 đã được làm bài bản, không phải theo cách cũ làm ào ạt khiến người ta nghĩ là chạy được” – Tô Huy Rứa (Tôi cũng trăn trở, 29/01/2015). ·                     “Còn nếu không chuẩn bị, cứ để anh trẻ này làm phó phòng, ra bỏ phiếu chung với ông giám đốc thì ai người ta bỏ phiếu cho anh phó phòng” – Tô Huy Rứa (Bố trí các chức danh lãnh đạo, 21/8/2014). ·                     “Nhà người ta trị giá 10 tỉ mà ông nhân viên tín dụng định giá lên đến 50-70 tỉ, rồi lãnh đạo ngồi ở nhà không nắm được giá trị thật cứ gật gù ký…” – Nguyễn Bá Thanh (Báo cáo láo quen rồi, 20/3/2013). ·                     “Muốn phát triển mạnh để đuổi kịp và vượt người ta thì chủ tịch xã phải có tầm chủ tịch huyện, chủ tịch huyện phải có tầm chủ tịch tỉnh” – Vũ Đức Đam (Chuyện chưa biết về PTT trẻ nhất, 13/11/2013). ·                     “Mỗi khi có tệ nạn mới phát sinh, người ta lại đổ tội cho giáo dục” – Phạm Vũ Luận (Làm bộ trưởng giáo dục khó hay dễ, 01/12/2014). ·                     “Chúng ta không thể vì một hiện tượng cá lẻ mà suy rộng ra một nền khoa học vô dụng…Công bằng mà nói chúng ta cũng đã có rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa học được ứng dụng thành công. Đơn cử như Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin Rota. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Đây là những nghiên cứu khoa học được đánh giá cao nhưng lại không được nhắc tới nhiều bởi lẽ người ta cho rằng đó thuộc trách nhiệm của nhà khoa học. Trong khi đó những sáng chế của người dân bình thường lại được được nhiều người đánh giá cao cũng là chuyện dễ hiểu” – Nguyễn Quân (Bộ trưởng KH-CN nói về Hai Lúa chế tạo xe bọc thép, 10/12/2014). ·                     “Cách đặt câu hỏi, nội dung thăm dò chung quá, đại khái quá, chỉ cho người ta hài lòng, không hài lòng hoặc rất hài lòng” – Vũ Mão (Vì sao người dân chưa hài lòng, 24/8/2014) ·                     “Người ta đang ốm đau không nên nói nọ nói kia” – Phạm Thế Duyệt (Người ta đang ốm, 09/01/2015). ·                     “Đó là chuyện của người ta. Không có chuyện giải trình gì cả. Mình là dân biểu, họ cứ nhầm lẫn…” – Đỗ Văn Đương (trả lời phỏng vấn của TNO về việc Liên đoàn Luật sư phản đối nhận định của đương sự là luật sư chỉ bào chữa cho người có tiền, 01/11/2014). ·                     “Tôi cho rằng người ta vẫn cứ im lặng để người ta hiểu như rằng đây cũng coi nó như một bức thư nặc danh vậy” – Phạm Quý Thọ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ về trang CDQL) * Với ngần ấy những danh ngôn nội bộ vừa tạm liệt kê, người nghe sẽ tức khắc nhận ra ngay cái thứ “người ta” đó là ai. Không chỉ trong đảng, mà cả người ngoài đảng; không chỉ người trong nước mà cả người ngoài nước; không chỉ người VN, mà cả người nước ngoài (như Carl Thayer)… cũng đều thấy cái thứ “người ta” đó là ai: ·                     “Với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này” – Carl Thayer (Trả lời phỏng vấn của BBC về Hội Nghị TW 10, 05/01/2015). Không phải đảng viên CSVN, không phải đảng viên cao cấp của CSVN, thì cách nào mà “người ta” có thể mở ra đặc lệ hay ngoại lệ cho dăm ba chóp bu giữ ghế? Thế, vì sao đảng viên nói về đảng viên mà phải xa gần bóng gió? Có phải vì tất cả đều cần tránh va chạm thẳng mặt, giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm lợi ích; hay giữa nhóm lợi ích với nhóm lợi ích? Hoặc giả, đơn giản chỉ vì nỗi ám ảnh rằng tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có khi không chỉ 1 lần/1 người, như kinh nghiệm năm con ngựa này có 2 đám ma to đùng làm gương rèn cán: Phạm Quý Ngọ (18/02/2014) & Nguyễn Bá Thanh (13/2/2015)? Không xa gần bóng gió để mà được thử các loại độc dược tân kỳ à? * Mà không chỉ một dạng “người ta” hiền lành nhưng dễ chết đó. Phiên bản của những xa xôi bóng gió ấy còn là những “họ”, những “một số người”, những “một số hiện tượng”, những “bộ phận không nhỏ”… ·                     “Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một bộ phận mà đảng nói là không nhỏ…, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này” – Trương Tấn Sang (Một bộ phận không nhỏ không biết nằm đâu, 15/10/2014). Thế, cái tập thể có nhiều bộ phận không nhỏ mà không ưa nhau đó làm gì? Cái gì? Làm giàu à? Thiệt sao? Cách nào? ·                     “Chúng tôi theo dõi mới biết là tham nhũng ngày càng tinh vi. Tham nhũng không phải đứng một người riêng lẻ mà nó dây mơ rễ má, hình thành những nhóm nữa, xâu chuỗi bao che, bảo vệ nhau” – Trương Tấn Sang (Đề phòng người chống tham nhũng bị tấn công ngược, 03/12/2014). Có trễ quá không, cái chuyện đề phòng người tố tham nhũng (hay tiến hành điều tra chống tham nhũng) bị tấn công ngược, bằng cả chất độc phóng xạ ARS? Mục tiêu là những đồng chí vô hình (hoặc không cần mô tả), và vô danh (không cần nêu tên, hoặc chỉ cần một ẩn số X thay cho cái ẩn danh mà ai cũng hiểu). Động cơ là chiếc ghế. Phương thức là trồi đạp chiếm chỗ. Phương tiện xưa là tuyên giáo, nay là FB. Công việc chính thức và công khai là lên án mông lung, kiểu ném đá qua tường, trúng ai nấy chịu (bởi, đứa nào tay chẳng nhúng chàm), mà không cần hay chẳng dám gom trách nhiệm làm rõ từng vụ việc. Khi ném ra cái từ “người ta”, là tác giả đã ném cả cái trách nhiệm bôi nhọ/ngáng chân/giật chỏ kia lên bàn kẻ khác, tất yếu không phải là “ta” hay “chúng ta”. Cái từ “người ta” màu nhiệm này còn có thêm một đặc tính quý phái khác là can đảm/dũng cảm/không né tránh/dám nhìn thẳng nói thật …tới một sự cố nào đó, được lên báo, mà lại đủ “khôn ngoan” để có chỗ đứng bên này lằn mức an toàn, là không một ai cần làm gì cả. Như vậy, có cần lắm không cái chuyện đề phòng bị tấn công ngược vừa nói đó, một khi đảng viên xách mé những đồng chí đối thủ bằng cái từ “người ta” vô hình/vô danh/vô can/vô trách nhiệm và vô hình chung trở thành vô dụng kia? Khó quá. Làm sao Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh có thể trả lời hay giải thích thêm cái từ “người ta” hiền lành mà đầy hiểm nghèo/trắc trở… này cho rốt ráo? * Ở tầm quốc gia, cái từ “người ta” trớ trêu/trí trá ấy còn là cái hiểm hoạ gây tác hại kinh hoàng hơn nữa… Sau hơn nửa thế kỷ người dân bị tước đoạt mọi thứ quyền làm người, quyền công dân, quyền có quan điểm cá nhân… để rộng chỗ cho cái tâm lý vô can và vô dụng “người ta” đó ăn sâu vào đầu óc mọi người. Như thể không có lũ “người ta” ấy là không thể có đất nước này. Từ ấy, đất nước đã trở thành đất nước của bọn “người ta” kể trên. Từ ấy, chuyện đất nước là chuyện của “người ta” tuỳ nghi định đoạt. Từ ấy, đất nước được rao bán/đổi chác tuỳ ý “người ta” định giá. Từ ấy, bất kỳ ai có nhã ý góp sức giải quyết vấn nạn của đất nước thì lập tức sẽ bị bè lũ “người ta” trả thù đến nơi đến chốn, kể cả tra tấn đến chết, bỏ tù rục xương, gia đình bị cô lập kinh tế lẫn giao tiếp xã hội… Từ ấy, với quyền trả thù và phương tiện trả thù trong tay, dần dà cái đất nước của lũ “người ta” kia thu gọn vào bộ phận lãnh đạo, cả bên hành chính lẫn bên đảng đều gọi là trung ương. Rồi đất nước của cái lãnh đạo trung ương “người ta” kia thu hẹp thêm một cấp nữa, vào tay bộ chính trị. Ở giữa cái lõi bộ chính trị “người ta” đó, đất nước bị treo căng xác giữa bốn cái cọc đầu têu có tên là tứ trụ. Bấy giờ, ở đỉnh điểm tối cao đó, chuyện giải quyết vấn nạn của đất nước là hoàn toàn thuộc về …thế hệ kế tiếp. ·                     “Mai sau thế hệ con cháu tài giỏi hơn chúng ta sẽ làm thay” – Trần Đình Long (Phó chủ nhiệm UBLP/QH, Bấm nút thông qua, 21/05/2010). ·                     “Tần Thủy Hoàng xưa nếu không quyết liệt thì làm sao để lại Vạn lý Trường Thành?” – Trần Bá Thiều (GĐ CA Hải Phòng, Bấm nút thông qua, 21/05/2010). Kể cả chuyện Hoàng Sa-Trường Sa, mỏ khoáng và ngư trường của ta trên Biển Đông. Kể cả chuyện biên giới, thác Bản Giốc, rừng đầu nguồn, Bôxít Tây Nguyên, resort trên đỉnh đèo Hải Vân… Kể cả chuyện nợ công gần ngang bằng tổng sản lượng quốc gia. Kể cả chuyện các sư đoàn công nhân TQ trên đất Việt. Kể cả chuyện dự phóng về một VN phủ tràn phóng xạ hạch nhân… Mà không, bấy giờ nào còn đất Việt, nào còn VN! Hoá ra, cái “mực thước cho người ta bắt chước” trong tờ di chúc nguệch ngoạc chết tiệt kia đã đưa cả dân tộc đến bờ diệt vong. Bởi, ngay cả cái “người ta” nọ cũng đã mang một nghĩa bành trướng thành “NGƯỜI TA” khác. ·                     “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này không còn VN?” – Việt Khang (Anh là ai?) Hoạ chăng, bấy giờ, cái còn lại chỉ là một Khu vực Hành chính An Nam của “NGƯỜI TA” ? 16/02/2015 – Kỷ niệm 226 năm vua Quang Trung cùng quân sĩ ăn Tết Kỷ Dậu trước khi tiến quân vào Thăng Long.Blogger Đinh Tấn Lực
......

Về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh

Vấn đề đầu độc bằng phóng xạ và cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh (1953-2015) Hình được cho là của ông Nguyễn Bá Thanh khi đang điều trị tại Hoa Kỳ. Theo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy (pancytopenia) khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải, mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị đầu độc bằng phóng xạ. Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và nhiễm nấm. Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ: Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được. Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ. Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nào để ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó ban Tuyên giáo Trung Ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc?. Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ.... Chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể.... Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác: Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Liwinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin. Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép. Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi. Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính "ưu việt" của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết. Polonium 210 Chất độc phóng xạ Polonium 210 phát ra tia alpha, không mầu sắc, không mùi vị, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mạng người. Polonium 210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma binh thường. Cách sử dung lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoại của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể qua đường tiêu hóa/hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu. Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1mm, song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi Polonium 210 còn nằm trong dạ dày nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy , tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót. Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được "bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán "rối loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm nay ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng. Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh "Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủy. Nay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây. Chỉ có 2 tình huống có thể đã xẩy ra: Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ: Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh lại không "điển hình“, như tiên liệu của 1 cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau ngày bị "đầu độc“ ông mới mất. Nếu đặt tiền đề rằng chứng "rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì "chỉ có“ tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như Yttrium90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium 210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lương bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông. Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ: Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc, làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông. Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm Gia Khải cho báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất. Lời kết Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng. Ông Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia. Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin trong lãnh vưc sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và đúng ở khắp nơi. Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những là có vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ gian, còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được. Trong trường hợp không có yếu tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ Tướng truy tố kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp có yếu tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này. Thủ phạm có phải là ông Nguyễn Xuân Phúc hay không, cũng là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm rõ. Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này. TKT Theo danluan.org
......

Bàn chuyện rời bỏ đảng

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), chúng tôi thiết nghĩ những đảng viên Cộng Sản còn có lương tri, còn có lòng yêu nước, thương dân, nên khách quan nhận định lại ĐCSVN mà mình đang có chân trong đó, thực ra nó như thế nào? Những việc nó đã làm trong suốt 85 năm qua như thế nào? Công và tội của nó đối với dân, với nước ra sao? Để từ đó xác định thái độ cần phải có đối với ĐCSVN mà mình đang có chân và đã từng phục vụ. Tất nhiên, chúng tôi không nói chuyện với đám nịnh thần, đám bồi bút cung đình, bọn dư luận viên... những kẻ chỉ biết cúc cung phục vụ cái ác vì chút bổng lộc được bọn độc tài toàn trị thí cho. Thiết nghĩ có mấy điều đáng suy nghĩ sau đây: Điều thứ nhất Có thể nói không ngoa là rất hiếm có một đảng chính trị nào giống như ĐCSVN, coi sinh mạng con người hết sức rẻ rúng. Xin các bạn cứ ngẫm mà xem! Đọc các chuyện kể của những nhân vật đã từng ở trong Đảng Cộng Sản hay những người đã từng bị Đảng Cộng Sản đày đọa, rồi nhìn kỹ vào thực tế, thì thấy rằng, quả là ĐCSVN “giết người như ngóe.” Ai chống đảng - đảng diệt! Ai chưa chống đảng, mà đảng nghĩ là người đó có thể có ngày sẽ chống đảng - đảng cũng diệt! Những người có quan điểm khác với đảng - nhất là người thuộc các đảng yêu nước không Cộng Sản - thì đảng cho “đi mò tôm,” tức là bỏ rọ trôi sông. Ai bị đảng nghi, ngay cả đối với đảng viên của đảng - chẳng cần chứng cớ gì hết, chẳng cần điều tra gì hết - đảng “thịt.” Người nơi khác lơ ngơ đi lạc vào A-Tê-Ka (ATK, an toàn khu) của đảng - đảng “thịt” ngay, để giữ bí mật của đảng. Người cảm tình với đảng từ nơi xa lần mò tìm đến ATK của đảng mà không có ai trong ATK chứng nhận - đảng cũng “thịt.” Thậm chí, trong kháng chiến, người dân có mang vật gì trong người, chẳng hạn, chiếc khăn lau mặt, có ba màu: xanh, trắng, đỏ, đảng nghi là gián điệp - đảng “thủ tiêu.” Đã có biết bao nhiêu mạng người đã bỏ xác vì những lý do vớ vẩn như thế! Mà chỉ cần một cái hất đầu, một cái nháy mắt, một ngón tay đưa lên... của cán bộ thôi, chứ không cần phải có bất kỳ giấy tờ, quyết định, chữ ký lôi thôi gì cả - thế là một, hai hay nhiều mạng người “đi toong”! Chính cái đầu óc “coi mạng người như ngóe” đó, mà đảng nhất quyết bác bỏ “nhân tính,” chỉ thừa nhận “giai cấp tính,” mà nghĩ cho cùng có khi đó lại là “thú tính.” Xin hãy nghĩ mà xem: cái lối giết người bị quy là “địa chủ” trong cải cách ruộng đất (CCRĐ), như chôn sống, hay chôn người đến cổ rồi cho trâu bừa qua nhiều lần cho đến chết, giam người ở chuồng trâu rồi bỏ đói cho chết; cái lối giết người Hoa trong chuyến ĐCSVN đuổi trên 300 nghìn người Hoa về nước, có nơi đã thu vàng bạc của người ta rồi, cho lên tàu xua về nước lại còn cho tàu đuổi theo xả súng giết chết hết hay đục thuyền cho đắm... đến nỗi xác người nằm san sát nhau lềnh bềnh trên sông như củi rều vậy. Như thế gọi là gì? “Giai cấp tính” ư? Rõ ràng là “thú tính”! Và cái lối tàn sát dân lành kiểu này có khác gì lối giết người của bọn Phát-Xít? Và như vậy, ĐCSVN có khác gì bọn khủng bố quốc tế thuộc các giáo phái cực đoan ngày nay? Thế nhưng, hễ ai - các nhà trí thức, các đảng viên của đảng - dám đề cao “nhân tính” thì đảng liền phê cho là “mất lập trường,” là tư tưởng xét lại, là quan điểm tư sản, phản động, là không có “đảng tính.” Chính vì thế mới xảy biết bao nhiêu vụ oan khiên suốt trong 85 năm tồn tại của ĐCSVN. Nào là các vụ giết hàng trăm lãnh tụ và đảng viên các đảng yêu nước không Cộng Sản, như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt, v.v... những năm sau khi Đảng Cộng Sản cướp được chính quyền, để không còn ai có thể cạnh tranh quyền lực với đảng nữa. Ngay cả đối với những người yêu nước cùng ý hệ với đảng, nhưng khác về đường lối, như những người trotskistes Việt Nam đã từng một thời hợp tác tốt đẹp với những người Cộng Sản ở miền Nam, ĐCSVN cũng không tha - phải giết hết! Vì sao? Vì hồi 1937-38, Nguyễn Ái Quốc từng hùa theo Stalin, lu loa chửi bới thậm tệ những người trotskistes là “một lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa Phát-Xít Nhật và chủ nghĩa Phát-Xít quốc tế,” “đàn chó trotskistes,” “những kẻ đầu trâu mặt ngựa,” “những đứa không còn phẩm giá con người, những tên sẵn sàng gây mọi tội ác,” “kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ,” “bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất,” v.v... Những câu, chữ này còn nằm trong ba bức thư Nguyễn Ái Quốc gửi cho trung ương (TƯ) đảng (xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr.97-100). Cho nên những ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Sổ, Lê Ngọc, Lê Văn Hương, v.v... (hồi năm 1945-46), Nguyễn Văn Linh, Lưu Khánh Thịnh, Liu Jialang (hồi năm 1948) đã bị sát hại thê thảm! Ngay cả những đảng viên CSVN bị nghi ngờ, dù chẳng có chứng cớ gì hết cũng bị giết hại dễ như bỡn: như vụ giết oan mười mấy đảng viên CSVN người Hoa đã từng bị tù đày vì đấu tranh cách mạng Việt Nam (do Lý Ban “chỉ điểm”) và vụ giết oan mấy chục đảng viên Cộng Sản người Việt (trong vụ H122 do Hoàng Quốc Việt phụ trách). Đó là chưa kể đến các vụ bắt bớ, đày đọa trong trại tù hàng chục nghìn người đã từng làm việc dưới chế độ cũ thời Pháp (có nhiều khi chẳng làm việc gì cho chế độ cũ, như các linh mục, các chánh trương, trùm đạo, các nhà sư Phật Giáo...) sau khi Đảng Cộng Sản tiếp nhận miền Bắc (theo nghị quyết số 49/NQ/TVQH của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Nước VNDCCH do Chủ Tịch Trường Chinh ký ngày 20 tháng 6, 1961), còn sau 30 tháng 4 năm 1975 là vụ đánh lừa gọi đi học ngắn ngày để bắt giam và đày đọa mấy chục năm ròng trong các trại tù trên hai trăm nghìn người đã từng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (do lệnh gọi đi học của Uy Ban Quân Quản). Trong cả hai vụ đó đã có hàng nhiều chục nghìn người phải bỏ xác trong các trại tập trung kiểu Phát-Xít, mệnh danh là “trại cải tạo.” Đó là chưa kể đến các vụ thảm sát chừng bốn nghìn người thường dân vô tội trong Tết Mậu Thân 1968, vụ bắn trọng pháo ngay trên đường người dân lành chạy lánh nạn ở Quảng Nam-Đà Nẵng hồi 1975... Chính vì phủ nhận “nhân tính,” nên trong kháng chiến đã từng xảy nhiều vụ tung lựu đạn vào xe đò hay đặt bom mìn trên đường ray để nổ tung các đoàn tàu chợ (chở hành khách) giết hại thường dân “vùng địch.” Đặc biệt cần nói đến vụ Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở miền Bắc trong những năm 1953-1956 đã tàn sát vô cùng man rợ trên 172 nghìn người dân vô tội, thậm chí giết cả những người đã từng ủng hộ tiền, vàng, thóc gạo, quần áo cho đảng, đã từng che giấu, nuôi nấng cán bộ của đảng và quân kháng chiến trong thời kỳ khó khăn nhất. Thậm chí, không ít cán bộ, đảng viên của đảng từng chiến đấu cho đảng đã bị vu oan và hành quyết trong CCRĐ. Tài liệu chính thức của Đảng Cộng Sản đã phải thừa nhận là trong số 172 nghìn người bị giết trong CCRĐ thì 70% là những người bị oan! Đây thực sự là một tội diệt chủng, một tội ác đối với nhân loại, một tội ác tày trời đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Tự cổ chí kim chưa từng xảy ra một tội ác như vậy trên Đất nước Việt Nam này! Tội ác đó không thể nào tha thứ được! Thế mà Hồ Chí Minh và Trường Chinh, những kẻ đã gây nên tội ác đó, vẫn ngụy biện tuyên bố “dù CCRĐ có sai lầm, nhưng thắng lợi vẫn là căn bản.” Vẫn chưa hết, cuộc phiêu lưu của nhóm cầm quyền thân Mao là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu... hồi đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đã phát động cuộc chiến Bắc-Nam, thực chất là cuộc nội chiến, vô cùng tàn khốc trên mười mấy năm trời đã làm cho trên sáu triệu người dân Việt Nam phải bỏ mạng, đem đến cho cả hai miền biết bao đau thương, tang tóc, biết bao thiệt hại về nhân mạng, về của cải vật chất, về tinh thần, đạo đức và tình cảm. Đã thế, Tổng Bí Thư (TBT) Lê Duẩn, một trong những kẻ khởi xướng cuộc nội chiến, cuối cùng lại nói, “Chúng ta chiến đấu là để cho Liên Xô, Trung quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.” Một câu nói hết sức phũ phàng đối với biết bao hy sinh xương máu của nhân dân Việt Nam! Việc phát động chiến tranh chứng tỏ nhóm chóp bu Đảng Cộng Sản thân Mao hồi đó coi thường sinh mạng người dân của cả hai miền, coi thường sinh mạng của hàng triệu binh lính, thanh niên xung phong và dân công. Thế nhưng, khi một số cán bộ - mấy ủy viên TƯ đảng, nhiều cán bộ cao cấp, trung cấp, một số sĩ quan trong quân đội, gồm mấy vị tướng, nhiều sĩ quan cấp tá, ở trong nước và ngoài nước đã phản đối chiến tranh, phản đối đường lối thân Mao của bọn chóp bu Cộng Sản, thì họ bị quy là “phần tử xét lại chống đảng,” bị vu khống “làm gián điệp cho nước ngoài” và bị đàn áp ác liệt, bị tù ngục nhiều năm, thậm chí có những cán bộ đã bị chết trong tù. Chính việc ĐCSVN phủ nhận “nhân tính” đã đem lại hậu quả nguy hại rất nghiêm trọng cho đạo đức xã hội, là ngày nay trong dân gian, người dân học đòi đảng cũng coi thường tính mạng con người: Cái thói độc ác ngày càng phổ biến, chỉ vì một việc cỏn con thôi, người ta sẵn sàng chém giết nhau. Một nhà báo trong nước đã phải kêu lên, “Chưa bao giờ các hành vi vô nhân tính, vô đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, kể cả giữa những người thân trong gia đình lại xuất hiện với một tần xuất dày đặc trên báo chí như hiện nay.” Điều thứ hai Từ khi ra đời cho đến nay, 85 năm ròng rã, ĐCSVN đã tỏ rõ là một đảng vô cùng gian dối, thường xuyên dối trá, lừa gạt, chẳng những đối với địch, mà cả đối với dân, cả đối với đảng viên của đảng. Đảng luôn luôn nói dối trắng trợn, nói một đằng, làm một nẻo. Thí dụ thì nhiều vô kể. Chỉ xin đưa ra vài chuyện thôi. Cú lừa gạt đau đớn nhất là đối với “bạn đồng minh gần gũi, thân cận nhất” của đảng (tầng lớp nông dân) là khẩu hiệu “người cày có ruộng.” Khi cần lôi kéo nông dân theo đảng làm cách mạng, Đảng Cộng Sản tung ra khẩu hiệu đó lên, ra rả quanh năm suốt tháng; khi làm CCRĐ, Đảng Cộng Sản vẫn còn hò hét cái khẩu hiệu đó. Nhưng, khi CCRĐ vừa xong, nông dân chưa kịp thụ hưởng gì trên mảnh đất mới được chia, thì Đảng Cộng Sản đã vội lùa họ vào cái gọi là hợp tác xã bậc thấp, rồi nhanh chóng đưa lên bậc cao, lấy ruộng của nông dân cho ban quản trị, thực tế là Đảng Cộng Sản, quản lý; biến nông dân từ người chủ ruộng thành người “làm công ăn điểm” để rồi “Mỗi người làm việc bằng hai/Để cho chủ nhiệm mua đài sắm xe/Mỗi người làm việc bằng ba/Để cho chủ nhiệm xây nhà lát sân,” v.v... Vẫn chưa hết, đến năm 1980, sau khi Đảng Cộng Sản đã nắm quyền trên cả nước, đảng liền thảo hiến pháp (HP) của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), đưa ra điều 19 HP chuyển quyền tư hữu đất đai (tức là toàn bộ thổ canh thổ cư, nói nôm na là ruộng đất) của nông dân và của nhân dân nói chung sang cái gọi là “sở hữu toàn dân”! Tuyên bổ đất đai là “sở hữu toàn dân,” có nghĩa là Đảng Cộng Sản đã “quốc hữu hóa” đất đai, hay nói chính xác hơn “đảng hữu hóa” ruộng đất của nông dân và nhân dân. Từ đây, quyền tư hữu ruộng đất của người dân hoàn toàn bị xóa bỏ, và ruộng đất bây giờ thực tế nằm trong tay sở hữu của Đảng Cộng Sản là đảng độc tôn thống trị đất nước. Từ đây, Đảng Cộng Sản thực tế đã tự biến mình thành một tên siêu đại địa chủ. Đến những lần sửa đổi HP 1992 và HP 2013, điều khoản về đất đai vẫn giữ nguyên nội dung giống như HP 1980, tức là tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, nhất là nông dân. Từ nay, nông dân chỉ được Nhà nước chuyên chính vô sản cho quyền sử dụng. Khi nào cần thì Nhà nước chuyên chính sẽ cưỡng chế tước đoạt lại! Và cái lối “quốc hữu hóa,” nói đúng hơn là “đảng hữu hóa” này chỉ có lợi cho đám quan lại Cộng Sản cầm quyền ở các địa phương. Bọn này tha hồ áp bức nông dân, cưỡng chế cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tự biến chúng thành những địa chủ mới, những cường hào đỏ, biến nông dân thành hàng triệu “dân oan” khốn khổ, hàng chục năm trời đi khiếu kiện khắp các cửa quan một cách vô vọng, chịu biết bao tủi nhục, bị đánh đập, thậm chí bị giết thê thảm. Đấy, sự lừa gạt bỉ ổi, khủng khiếp nhất đối với nông dân là như vậy. Cái vết thương đau đớn này trên cơ thể Dân tộc vẫn còn rướm máu mãi. Một sự lừa gạt trắng trợn nữa là sau khi phát động cuộc nội chiến dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam,” để kích động người dân tham gia cuộc chiến, những kẻ gây chiến phải ra sức nói dối, ra sức lừa gạt, nào là người dân ở miền Nam dưới ách Mỹ Diệm bị khốn khổ vô cùng, nào là chế độ miền Nam độc tài, gia đình trị ghê gớm, người dân không có chút tự do, xã hội thối nát, sa đọa, người ta còn dựng lên biết bao chuyện bẩn thỉu, như Tổng Thống Diệm ngủ cả với em dâu, vợ Ngô Đình Nhu, v.v. và v.v... Ngày nay, sự thật như thế nào thì chắc mọi người đã thấy rõ. Ngay trong ngày đầu tiên khi quân miền Bắc mới vào Sài Gòn, nhà văn Dương Thu Hương, lúc bấy giờ là thanh niên xung phong, thấy và hiểu được sự thật, và chị đã ngồi bên vệ đường khóc ròng! Còn biết bao chuyện lừa dối, phỉnh gạt khác nữa không thể kể hết. Nào là “nhà nước công nông,” “nông” thì đã rõ như cái thí dụ vừa kể trên, còn “công” thì đồng lương mà “nhà nước công nông” trả cho công nhân, viên chức là “đồng lương bóc lột,” “đồng lương chết đói,” thực tế chỉ đủ ăn trong mười ngày. Nào là “chuyên chính vô sản,” thực tế có anh vô sản nào được xơ múi gì ở cái “chuyên chính” đó, chung quy chỉ là một lũ quan tham lại nhũng tham quyền cố vị, thậm chí những tay hoạn lợn, cai cao su, lưu manh đường phố... khoác cái áo “vô sản lưu manh” (từ ngữ của ông Marx) chễm chệ ngồi trong Bộ Chính Trị (BCT), làm TBT ĐCSVN, làm chủ tịch nước, làm bộ trưởng công an để nắm chặt “chuyên chính” mà đè đầu cưỡi cổ “thằng dân.” Nào là “dân làm chủ, cán bộ là đày tớ của dân” - điều này chẳng cần bình luận gì nữa, dân ta đã chế nhạo quá nhiều rồi. Nào là những hứa hẹn huy hoàng trong “Chương Trình Việt Minh”: xóa bỏ mọi thứ thuế, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, dân chủ, tự do, hạnh phúc,... nhưng khi Đảng Cộng Sản nắm chính quyền rồi thì tất cả những thứ đó chỉ là những lời nói suông. Nhà báo Trần Đĩnh kể về “nghệ thuật” lừa đảo siêu đẳng của ủy viên BCT Tố Hữu trong việc mua ngôi nhà của bà Lợi Quyền, một nhà tư sản ở Hà Nội đã từng quyên góp nhiều vàng và nhà cửa cho Đẳng Cộng Sản. Bà còn lại một ngôi nhà, Ban Tuyên Huấn TƯ muốn mua; người ta đặt giá thì chê đắt không mua. Đùng một hôm, xe tuyên huấn chở mấy bao tiền đến, đắt mấy cũng mua. Ba ngày sau, đổi tiền! Trần Đĩnh nhận xét rất hay: “Tố Hữu, nguyên trưởng Ban Tuyên Huấn TƯ đã hạ thời cơ tuyệt hảo chấm dứt cơ nghiệp đại gia tư sản Lợi Quyền có tiếng ở Hà Nội. Bằng giấy lộn. Ai cứ bảo nhà thơ trên gió trên mây.” Việc ĐCSVN cho công an lập ra những tổ chức “kháng chiến” cuội, “phục quốc” cuội để đánh lừa thanh niên yêu nước ở miền Nam, làm cho hàng nghìn người mắc bẫy để tống họ vào tù. Đó cũng là một tội ác kinh tởm. Trên đây là những chuyện đối nội, còn về đối ngoại thì không thiếu chuyện ĐCSVN gian dối, lừa gạt trắng trợn dư luận thế giới. Chuyện ông Hồ Chí Minh sang Pháp nói dối như thế nào, nhiều người đã biết. Chẳng hạn, có tờ bảo hỏi thẳng: Ông có phải là Cộng Sản không? Ông Hồ chối đây đẩy: không. Trả lời câu hỏi của báo Journal de Genève, ông tuyên bố như đinh đóng cột: “Các bạn của chúng tôi không nên lo chủ nghĩa Mác-Xít sẽ du nhập vào đất nước chúng tôi.” Trên báo Le pays ông cũng đã nói: “Những lý thuyết Mác-Xít không thể áp dụng ở nước chúng tôi được.” Còn trong cuộc phỏng vấn ngày 25 tháng 6, 1946, trả lời đảng viên xã hội Pháp Daniel Guérin hỏi về cái chết của Tạ Thu Thâu, ông Hồ đã nói như sau: “Ce fut un patriote et nous le pleurons... Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés,” tạm dịch: “(Tạ Thu Thâu) là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất... Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt.” Ông Hồ giả dối làm ra vẻ đau buồn về cái chết của nhà ái quốc Tạ Thu Thâu, trong lúc đó chính ông ta biết quá rõ ai là người ra lệnh giết ông Thâu, và chắc chắn ông ta cũng không thể quên ba bức thư ông gửi cho TƯ những năm 1937-38 chửi bới thâm tệ những người trotskistes. Việc ĐCSVN vi phạm Hiệp Định Genève 1954, để lại vũ khí, cài lại cán bộ ở trong Nam, vi phạm hiệp định ngừng bắn năm 1973, hay là những vi phạm thường xuyên các công ước quốc tế về nhân quyền, về chống tra tấn, v.v. và v.v... càng nổi bật sự gian trá quen thuộc của tập đoàn cầm quyền ĐCSVN. Có thể họ biện bạch rằng đứng trên lập trường vô sản, đánh lừa quốc tế, tức là đánh lừa bọn đế quốc, là đúng đường lối giai cấp và chỉ có lợi cho ta thôi. Họ không hề nghĩ rằng làm như thế là có hại cho quốc thể, là tạo thêm nỗi quốc nhục cho đất nước Việt Nam: đã mang danh tên ăn mày quốc tế vác bị đi xin khắp thế giới lại còn muốn quàng thêm cái danh xưng thằng bạc bịp quốc tế nữa thì thanh danh của tổ quốc Việt Nam mãi mãi bị chôn vùi dưới ba thước đất, làm sao còn ngẩng mặt lên trước thế giới văn minh được? Điều thứ ba ĐCSVN thực tế là một đảng độc tài toàn trị, phản dân chủ. Ngay từ sau khi cướp được chính quyền, để củng cố quyền lực độc tài toàn trị đảng đã ra sức tiêu diệt mọi đảng phái yêu nước có thể tranh chấp quyền lực với Đảng Cộng Sản hoặc đánh quỵ mọi thành phần có tiềm năng chống đối để bảo đảm cái mà Lenin gọi trong là tiếng Pháp là hégémonie du prolétariat, tức là địa vị độc tôn của giai cấp vô sản, thực ra là của Đảng Cộng Sản (Hà Nội dịch là độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản). Để bảo đảm cái địa vị độc tôn đó thì trong tất cả các cơ quan nhà nước - lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong tất cả các cơ quan chuyên môn, như bệnh viện, trường học, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu bóng, v.v..., trong tất cả các đoàn thể xã hội, trong tất cả các cơ quan truyền thông, tất cả các báo chí của đảng... đều phải do các đảng viên Cộng Sản nắm giữ địa vị chủ chốt. Dù rằng ở một số bộ và cơ quan nhà nước có thể có người ngoài đảng trên danh nghĩa là bộ trưởng, vụ trưởng, giám đốc, v.v... nhưng đảng viên Cộng Sản hay đảng đoàn Cộng Sản những nơi đó vẫn là người có thực quyền quyết định, còn các vị ngoài đảng chỉ “làm vì.” Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của đảng. Đối với các lực lượng có tiềm năng chống đối đảng, tính ra chỉ còn giới trí thức và giai cấp tư sản thì Đảng Cộng Sản chủ trương phải “cải tạo” họ. Ở nông thôn, từng lớp phú nông đã bị đánh gục trong CCRĐ rồi, nên đảng không lo. Học theo Trung Cộng, ĐCSVN chủ trương cải tạo trí thức bằng cách “chỉnh huấn,” rập khuôn theo bài bản “chỉnh phong” của Mao Trạch Đông. Trong “chỉnh huấn,” buộc những người trí thức phải tự bộc lộ, tự kiểm điểm, tự xỉ vả những thói hư tật xấu của mình, họ còn phải khai báo về xuất thân của mình, nếu thuộc về những giai cấp gọi là “đối tượng của cách mạng” như địa chủ, tư sản... thì họ phải tố cáo, xỉ vả và căm thù ngay cả bố mẹ, ông bà mình. Tất nhiên, đây là điều sỉ nhục lớn đối với người trí thức biết tự trọng, nhưng nếu anh ta chịu đựng được thì tỏ ra rằng anh ta đã khuất phục giai cấp vô sản, tức là Đảng Cộng Sản, và anh ta sẽ được đảng sử dụng. Tuy vậy, đảng vẫn không hoàn toàn tin anh ta, còn những điều anh ta đã bộc lộ với đảng thì đảng ghi vào hồ sơ lý lịch và theo dõi anh ta suốt đời. Hơn nữa, dù được đảng sử dụng, nhưng bao giờ đảng cũng kỳ thị, phân biệt đối xử với trí thức. Cái đó gọi là “chủ nghĩa thành phần.” Cái “chủ nghĩa” quái gở này áp dụng không chỉ cho cán bộ, nhân viên, sĩ quan và binh lính, mà cả cho học sinh, sinh viên, nhất là khi xét duyệt cho họ vào đại học hay đi nước ngoài. Cái “chủ nghĩa” này đã hủy diệt biết bao tài năng của tuổi trẻ! Giáo Sư Tạ Quang Bửu bị thất sủng chính vì đã phản đối cái “chủ nghĩa” này. Còn nếu người trí thức có thái độ ngang bướng, không phục tùng đảng, hoặc lời ăn tiếng nói không vừa ý lãnh đạo thì đảng sẽ mở trận đấu tranh không khoan nhượng. Đó là trường hợp đối với các văn nghệ sĩ, các giáo sư trong vụ án “Nhân Văn-Giai Phẩm” hồi giữa những năm 50 thế kỷ trước. Hậu quả của việc ĐCSVN đánh “Nhân Văn-Giai Phẩm” là cả một nền văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật miền Bắc bị lụn bại, méo mó, què quặt trong mấy chục năm ròng, và cả một lớp tinh hoa của dân tộc tiêu biểu cho trí tuệ và sức sáng tạo đã bị đánh gục, bị vùi dập, bị dìm xuống bùn đen trong nỗi sợ triền miên làm cho sự tiết tháo, nhân cách của giới trí thức miền Bắc Việt Nam bị sa sút nặng nề. Đó là một tội ác của ĐCSVN đối với trí tuệ của dân tộc. Còn việc cải tạo công thương nghiệp, chủ yếu là để tước đoạt (từ ngữ của Marx) phương tiện sản xuất, cơ sở kinh doanh của giai cấp tư sản, lại là một đòn chí tử nữa Đảng Cộng Sản đã giáng xuống những mầm mống đang lên của nền kinh tế non yếu của đất nước làm cho nó càng thêm suy bại. Mặc dù Đảng Cộng Sản đã độc quyền thao túng bộ máy cai trị gồm cả chính quyền lẫn các tổ chức và đoàn thể xã hội, đã nắm chắc hệ thống chuyên chính vô sản, nhưng sau những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ, sau những sai lầm và thất bại nặng nề về kinh tế, xã hội, đã làm cho đời sống người dân cực kỳ khó khăn, thua kém rất nhiều so với thời còn dưới chế độ cũ, thì uy tín của ĐCSVN ngày càng sa sút trầm trọng. Vì thế, tập đoàn cầm quyền CSVN thấy cần phải bắt chước ĐCSLiên Xô dưới thời trì trệ của TBT Brezhnev đã đưa điều 6 vào HP Liên Xô 1977, thì họ cũng đã đưa điều 4 vào HP CHXHCNVN 1980. Và sau này họ vẫn giữ nguyên cả trong HP 1992 và 2013. Đây là âm mưu dùng HP để thể chế hóa sự độc quyền cai trị và địa vị độc tôn của ĐCSVN, siết chặt hơn nữa chế độ độc tài toàn trị của một nhúm nhỏ mấy người trong BCT TƯ đảng, nhằm chặn đứng con đường dân chủ hóa xã hội, con đường đa nguyên, đa đảng và tam quyền phân lập. Cho nên đòi hỏi của dân chúng, nhất là các nhà trí thức và các chiến sĩ dân chủ phải xóa bỏ điều 4 HP là điều rất hợp lý và rất chính đáng, vì điều 4 chi phối phần lớn những điều khác trong HP, chi phối toàn bộ sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Gần đây, Khối 8406 vận động cuộc biểu tình trên mạng đòi xóa bỏ điều 4 HP cũng là một việc làm rất có ý nghĩa. Cũng nên thấy rằng một khi Đảng Cộng Sản cầm quyền buộc phải ghi điều đó vào HP thì chứng tỏ là chế độ thống trị Cộng Sản đã rệu rã, rung rinh và có cơ sụp đổ, vì thế tập đoàn thống trị phải dùng điều đó để siết chặt hơn nữa nền thống trị Cộng Sản. Trước đây, khi mới cầm quyền, dân chúng còn hy vọng, còn tin tưởng vào Đảng Cộng Sản, họ không cần đưa điều đó vào HP mà vẫn chuyên chính được. Bây giờ, hy vọng và tin tưởng đã mất hết, nên điều đó là tối cần thiết cho kẻ thống trị. Cho nên TBT Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên BCT khác đều nói: “Bỏ điều 4 HP là tự sát!” Nhưng đó cũng chính là tiên triệu báo trước sự sụp đổ không xa của chế độ độc tài. Đấy, năm 1977, ĐCSLiên Xô đưa điều 6 vào HP thì 13 năm sau, Liên Xô sụp đổ và ĐCSLiên Xô tan tành! Vì thế, ngày nay, các quan chức CSVN phải tính chuyện đường dài, họ bắt chước các lãnh tụ Cộng Sản họ Kim ở Bắc Triều Tiên, hay họ Castro ở Cuba, dần dần cài người thân trong gia đình vào bộ máy lãnh đạo từ tỉnh lên đến TƯ để dùng lối cha truyền con nối mà đảm bảo sự độc quyền thống trị của họ. Còn một cách nữa: chuyện mới xảy ra gần đây thôi. Theo báo Nhân Dân ngày 29 tháng 1, 2015, tại hội nghị cán bộ do Ban Tổ Chức TƯ triệu tập ngày 27 tháng 1, 2015, ông Tô Huy Rứa, ủy viên BCT, trưởng Ban Tổ Chức TƯ đã cho biết cuộc họp Ban Chấp Hành TƯ lần thứ 10 vừa qua đã thông qua danh sách gồm 290 ủy viên TƯ chính thức và dự khuyết cho Đại Hội XII, và danh sách 22 ủy viên BCT và ủy viên Ban Bí Thư (BBT) cho khóa XII. Đây quả là một “sáng kiến tân kỳ,” chưa từng thấy của ĐCSVN: bất chấp Điều Lệ Đảng, toàn bộ nhân sự của ĐCSVN khóa XII sắp tới đã được hội nghị TƯ đảng lần thứ 10 khóa XI, gồm 197 ủy viên TƯ chính thức và dự khuyết khóa XI quyết định xong xuôi. Toàn bộ danh sách các vị ủy viên trong BCT và trong BBT khóa XII cũng quyết định xong. Như thế là hội nghị TƯ lần thứ 10 đã làm thay cho toàn bộ quá trình đại hội từ cơ sở đến Đại Hội Toàn Quốc lần thứ XII cả trong việc ứng cử, lựa chọn, bầu cử các cấp ủy từ dưới lên trên cho đến Ban Chấp Hành TƯ, BCT và BBT khóa XII. Tập đoàn thống trị hiện nay cố đấm ăn xôi, quyết bảo đảm cho kỳ được là tập đoàn cầm quyền sắp tới phải theo ý chí của họ. Quả là một sự độc tài, chuyên quyền trắng trợn không thể tưởng tượng nổi. Điều thứ tư Hãy nhìn lại trong 85 năm qua, ĐCSVN đã làm được gì cho dân, cho nước. ĐCSVN rất thích kể công về thời trước. Mà nhiều khi cái “công” đó chưa hẳn là công thật. Đảng thường tự hào là đảng đã cướp được chính quyền từ tay Nhật, Pháp, về sau gọi đó là Cách Mạng tháng 8. Nhưng lịch sử chứng minh rõ ràng đó là sự dối trá: Việt Minh (tức là Đảng Cộng Sản) đã cướp chính quyền không phải từ tay Nhật, Pháp, mà là từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim. Chính phủ Trần Trọng Kim là ai? Thực ra, họ không phải là “chính phủ bù nhìn” cho Nhật như Việt Minh và tờ Cờ Giải Phóng của Đảng Cộng Sản đã vu cáo họ, mà là một chính phủ do vua Bảo Đại lập ra sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3, 1945) gồm nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng trong cả nước, chẳng những họ có trí tuệ, có tư tưởng, mà còn có đức hạnh đứng ra gánh vác việc nước vì mục đích giành độc lập thật sự cho Việt Nam. Vì điều kiện phức tạp hồi bấy giờ, chính phủ đó chỉ tồn tại trong bốn tháng thôi. Nhưng trong thời gian ngắn ngủi đó họ đã làm được nhiều việc lớn: Đã cố thu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp, như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng nhằm giữ được toàn vẹn lãnh thổ; đã tổ chức việc cứu đói cho dân miền Bắc; đã Việt hóa nền giáo dục, và việc này đã có ảnh hưởng lâu dài cho cả những thời kỳ và nhiều thế hệ sau này; đã cải tổ thuế má, tư pháp; đã vận động và tổ chức thanh niên, sinh viên (tổ chức Thanh Niên Tiền Tiến) đưa thanh nên vào sinh hoạt chính trị, xã hội... Đại diện của chính phủ Trần Trọng Kim đã năm lần gặp đại diện của Việt Minh (Đảng Cộng Sản) để bày tỏ lòng mong mỏi hợp tác với Việt Minh để cùng lo việc nước, nhưng đại diện của Việt Minh đã khước từ vì chủ trương của Đảng Cộng Sản là: Đảng Cộng Sản phải là đảng cầm quyền, duy nhất cầm quyền. Đảng Cộng Sản thường kể công và tự hào đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Nhưng cũng có lắm ý kiến bác lại rằng: nếu Đảng Cộng Sản có chính sách mềm dẻo hơn thì chưa chắc đã cần phải đổ máu kháng chiến chống Pháp trong gần 10 năm. Nếu cứ tiếp tục đứng trong Khối Liên Hiệp Pháp (theo Hiệp Định Sơ Bộ – 6 tháng 3, 1946) mà đấu tranh thì cuối cùng Pháp cũng phải trả lại độc lập cho ta, giống như các nước thuộc địa khác đã được Pháp trả lại độc lập, chẳng phải tốn máu xương mà còn được độc lập sớm hơn ta nhiều. Đấy, cái “công” đó cũng chưa hẳn là công thật. Đảng Cộng Sản còn tự hào đã lãnh đạo chiến tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam. Nhưng cuộc chiến Bắc-Nam, thực chất là cuộc nội chiến, mà những người lãnh đạo thân Mao hồi đó, như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu... đã phát động, do sự xúi giục và mưu đồ của Mao Trạch Đông: “Thiên hạ đại loạn, Trung Quốc được nhờ.” ĐCSVN phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về cái tội đã phát động cuộc nội chiến này gây ra biết bao đau thương, tang tóc, tốn biết bao máu xương của dân tộc: trên sáu triệu người đã bỏ mạng. Cái “công” này không phải là công mà chính là tội, tội ác. Về đối ngoại, từ chỗ suy tôn “Mao Trạch Đông là Lenin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á-Phi-La,” chửi Liên Xô là “xét lại hiện đại,” rồi lại kình địch với Trung Quốc, chửi Mao, tiến hành chiến tranh với Campuchia Pol Pot, chiếm đóng Campuchia; Lê Duẩn và ĐCSVN lại quay ngoắt chạy theo Liên Xô, tuyên bố coi Liên Xô là tổ quốc thứ hai (nhưng, thực ra trong nội bộ CSVN vẫn coi Liên Xô là “xét lại hiện đại”) cốt để xin viện trợ nhằm tiếp tục chiến tranh, rồi ký kết Hiệp ước Tương Trợ với Liên Xô. Đến khi bị Trung Cộng tung 300 nghìn quân đánh một trận trên suốt đường biên giới phía Bắc, Đảng Cộng Sản lại chửi Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, ghi hẳn điều đó vào HP. Còn khi Liên Xô và các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Mông Cổ sụp đổ, ĐCSVN bơ vơ, bị cô lập hoàn toàn, thì nhóm chóp bu CSVN là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng lại muối mặt bay đến Thành Đô, Trung Quốc (3-4 tháng 9, 1990) hạ mình khuất phục Trung Cộng, chui đầu vào dây thòng lọng của Trung Cộng. Sau đó, CSVN lại tự nguyện quàng thêm vào đầu “vòng kim cô” “mười hai chữ vàng” của Giang Trạch Dân ban, mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc mới. Sở dĩ nhóm chóp bu của ĐCSVN phải quy phục như vậy là vì muốn cứu cái chế độ độc tài toàn trị của chúng, cứu cái địa vị thống trị của chúng trên đầu trên cổ người dân. Từ đó đến nay, nhóm cầm đầu ĐCSVN tiếp tục tự biến mình thành những tên “thái thú” nhượng đất, nhượng biển cho Trung Quốc; mặc cho Trung Cộng làm mưa làm gió trên Biển Đông, cấm đoán, săn đuổi, đánh chìm tàu thuyền của ngư dân, bắn giết ngư dân; mặc cho Trung Cộng làm sân bay, củng cố công sự trên các đảo Việt Nam đã bị chúng chiếm; mặc cho chúng làm thêm những đảo nhân tạo... Còn trên đất liền thì sao? Bất chấp sự phản đối của các nhà trí thức và nhân dân, ĐCSVN cho Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, nơi xung yếu nhất của tổ quốc, trên diện tích hàng chục nghìn hec-ta rừng, với hai nhà máy Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ, tỉnh Đak-Nông, với hàng nghìn công nhân, lao động Trung Quốc đang “chiếm cứ” ở đó. Gần 80% các công trình quan trọng trên cả nước Việt Nam đều do Trung Quốc trúng thầu xây dựng. Các tỉnh miền biên giới đã cho Trung Quốc thuê trên 300 nghìn hec-ta rừng đầu nguồn của 18 tỉnh phía Bắc trong 50 năm. Trung Quốc được phép lập nhiều khu dân cư nhiều nơi trên đất Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam bị Trung Quốc lũng đoạn nặng nề. Văn hóa Trung Quốc cũng xâm nhập sâu vào Việt Nam. Viện Khổng tử cũng đã khai trương tại đại học Việt Nam. Một điều đáng chú ý nữa là gần đây một đoàn cán bộ cao trung cấp của đảng đã đưa sang đào tạo ở Trung Quốc. Đó là chưa nói tới việc Trung Cộng còn tác động đến quyết định chọn lựa các nhân vật quan trọng trong cơ cấu Việt Nam mà nhiều người đã biết. Như vậy là với đường lối đối ngoại hiện nay, rõ ràng là nhóm cầm quyền trong ĐCSVN đã phản bội lại quyền lợi của Đất nước và Dân tộc Việt Nam. Về đối nội cần nói rõ rằng, trong lúc khuất phục Trung Cộng thì nhóm cấm quyền ĐCSVN lại ra sức đàn áp những người yêu nước Việt Nam đứng lên đấu tranh đòi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đàn áp các cuộc biểu tình tố cáo và phản đối những vi phạm bờ cõi và biển đảo Việt Nam, phản đối việc đưa giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam. Thậm chí việc đồng bào kính viếng các tử sĩ Việt Nam trong cuộc chiến Việt Trung 1979 cũng bị cấm cản, xua đuổi. Bộ mặt phản nước hại dân của nhóm cấm quyền ĐCSVN ngày càng rõ rệt. Về đối nội, trong 40 năm kể từ khi cuộc chiến tranh Bắc-Nam chấm dứt, một thời gian dài với đường lối phiêu lưu, duy ý chí của tập đoàn Lê Duẩn, đất nước đã phải trải qua những năm tháng vô cùng khốn khổ, dù Lê Duẩn luôn luôn huênh hoang hứa hẹn mọi điều tốt đẹp. Đến thời “đổi mới” có dễ chịu hơn một chút, kinh tế bắt đầu phát triển, nhưng ban lãnh đạo ĐCSVN vẫn bảo thủ, cứ khư khư giữ chặt địa vị của mình, chỉ đổi mới về kinh tế, mà nhất định không đổi mới về chính trị. Hơn nữa, đổi mới kinh tế mà đảng lại cứ kiên trì cái phương châm trái khoáy: “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” cho nên dù có những tiến bộ về kinh tế nhưng đà phát triển không mạnh làm cho sụ tụt hậu so với các nước láng giềng trong khu vực, như Singapore,Thái Lan, Indonesia, Malaysia, v.v... ngày càng lớn. Phải nói rằng ở Việt Nam chưa bao giờ nạn tham nhũng, cửa quyền trầm trọng và tràn lan như bây giờ. Từ trên xuống dưới hiện tượng tham nhũng rất phổ biến, nó làm cho nền kinh tế phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, đồng thời làm cho cuộc sống người dân càng thêm khó khăn. Đám cầm quyền luôn miệng nói tham nhũng đã trở thành quốc nạn, làm ra vẻ hò hét chống tham nhũng, dọa sẽ “hốt, hốt hết,” nhưng tham nhũng vẫn không hết mà càng nặng nề thêm. Vì sao? Vì cái chế độ cực quyền toàn trị không cho người dân cất tiếng nói, không cho báo chí được tự do ngôn luận, cho nên cái gọi là quyền lực thứ tư không thể nào phát huy tác dụng. Hơn nữa, dưới chế độ độc tài đảng trị, không có tam quyền phân lập, không có tư pháp độc lập nên không thể trừng phạt được những cán bộ đảng viên tham nhũng nắm giữ các địa vị cao. Biết bao nhiêu vụ bị tố cáo đều đã “chìm xuồng,” mà có nhiều trường hợp các nhà báo dũng cảm tố cáo thì lại vô tù. Dưới chế độ toàn trị của Đảng Cộng Sản, quyền công dân cũng như quyền con người không hề được tôn trọng, người dân không cảm thấy mình là người chủ của Đất nước, trong lúc đó Đảng Cộng Sản lại o bế công an, cảnh sát, lại sử dụng bọn côn đồ trong việc đàn áp dân lành, biến công an, cảnh sát thành những kiêu binh, tha hồ nhũng nhiễu, hành hạ, đánh đập, tra tấn, thậm chí đánh chết người dân. Số người bị công an đánh chết, bị tật nguyền không phải là ít. Trong khi đó, tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bạc, xì ke ma túy, đĩ điếm lan rộng, chẳng những ở thành thị mà tràn lan đến cả vùng nông thôn. Đạo đức xã hội ngày càng băng hoại đến nỗi Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã phải kêu lên: “Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hóa như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh váo rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm... lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ?” Đấy, kết quả nhãn tiền của “đạo đức Cộng Sản” và việc “xây dựng con người mới, xã hội chủ nghĩa” của Hồ Chí Minh và ĐCSVN như thế đó. Điều thứ năm ĐCSVN là một đảng rất bảo thủ, thủ cựu, muôn năm vẫn nhìn thế giới, nhìn đất nước và dân tộc qua cái lăng kính Marx-Lenin quá cũ kỹ và lệch lạc. Chủ Nghĩa Marx-Lenin mà loài người đã vứt vào sọt rác hàng mấy chục năm rồi, dân ở các nước vốn là nôi của chủ nghĩa đó đã vĩnh biệt nó từ lâu rồi, thế mà cho đến ngày nay, từ đại hội đảng kỳ này qua kỳ khác vẫn lặp đi lặp lại mãi “phải kiên trì chủ nghĩa Marx-Lenin.” Nghe quá nhàm tai đến nỗi dân phải kêu lên “mãi mãi cái loa rè,” “già rồi đâm lú.” Buồn cười nhất là dưới thời TBT Đỗ Mười, ông ta vẫn nhai đi nhai lại “hai phe, bốn mâu thuẫn,” cái công thức từ đời xửa đời xưa Cộng Sản dùng để nhận định tình hình thế giới. Nhóm cầm quyền trong đảng cứ khư khư ôm cái cũ, không dám, và cũng không đủ trí tuệ, để nhận ra cái mới, cái năng động của mầm non, cái tương lai, để dám đi những bước sáng tạo. Cái thói quen của họ là bắt chước “hai ông anh,” cứ Liên Xô, Trung Quốc làm gì thì rập khuôn làm theo. Ban lãnh đạo, nhất là BCT, BBT già cả không có sức sống của tuổi trẻ để vươn tới trí tuệ, văn minh và tiến bộ, nên Đảng Cộng Sản mãi mãi lạc hậu, dù họ vênh vang tự cho mình là “đỉnh cao của trí tuệ loài người.” Nhìn vào thực tế thì thấy rõ ĐCSVN chống lại văn minh và tiến bộ, chống lại chế độ dân chủ đích thực. Thế mà có ai đề xuất cái mới thì BCT đã vội kêu lên “đổi mới, nhưng không được đổi màu.” Đã thế, nội bộ ban lãnh đạo chóp bu luôn luôn gầm ghè lục đục nhau, cấu xé nhau, và mỗi người đều lợi dụng chức, quyền để trục lợi và tham nhũng! Chỉ nêu lên năm điểm như thế thôi cũng đủ để mỗi người đảng viên còn có tấm lòng trong sáng vì nước vì dân, có tinh thần tự trọng hãy tự mình lựa chọn: ánh sáng hay bóng đêm, đức hạnh hay tội ác, dân chủ hay độc tài, văn minh, tiến bộ hay dã man, lạc hậu, vì tổ quốc và dân tộc hay vì một đảng, thậm chí một nhúm độc tài... Mỗi người sẽ tự hỏi và tự quyết định: Có nên tiếp tục ở trong cái Đảng Cộng Sản này nữa không hay rời bỏ nó? Cái đảng khủng bố, gây chiến. Cái đảng phạm tội diệt chủng, phạm tội ác với loài người và với dân tộc. Cái đảng gian dối, lừa gạt, lật lọng. Cái đảng trong 85 năm qua đã gieo rắc bao đau thương, tang tóc, khổ cực, tủi nhục cho mấy chục triệu con người. Cái đảng đang tham quyền cố vị, bám vào quyền lực để thống trị dân tộc và đất nước. Cái đảng đang thuần phục và rước kẻ thù vào nhà. Ngày nay, ĐCSVN đang là khối u ác tính bám vào cơ thể dân tộc, cơ thể đất nước. Nếu không dũng cảm làm một cuộc phẫu thuật để vứt bỏ khối u đó đi mà để nó di căn thì dân tộc và đất nước chắc chắn sẽ mất vào tay Trung Cộng đầy tham vọng bành trướng. Lẽ nào người đảng viên còn có tấm lòng trong sáng yêu nước thương dân, có tinh thần tự trọng mà không dám rời bỏ cái đảng tội ác đã phản lại cuộc cách mạng Đảng Cộng Sản từng rêu rao và hứa hẹn? Chính lúc này là lúc phải quyết định! Rời bỏ cái đảng mang tội ác với dân, với nước này sớm được ngày nào càng tốt ngày đó. Đừng có hy vọng là những kiến nghị hay ho, những đề nghị sáng suốt, những yêu cầu thiết tha của các trí thức, các cán bộ, đảng viên, các lão thành cách mạng, cũng như của nhân dân có thể chuyển hóa được được những cái đầu đã bê-tông hóa của đám cầm quyền vì cái đít của chúng quen ngồi ghế cao bao giờ cũng thích leo cao hơn nữa và bám chắc hơn nữa vào cái ghế của chúng. Đừng có hy vọng đại hội đảng kỳ tới sẽ có thay đổi gì tốt đâu. Câu nói dân gian khi xem tuồng chèo: “Vô ra vẫn thằng cha lúc nãy!” Đại hội đảng cũng chỉ là một lớp tuồng chèo, “vô ra vẫn thằng cha lúc nãy” thôi. Chúng tôi rất thông cảm có nhiều bạn đang phân vân, ngập ngừng, do dự. Đó là điều rất tự nhiên trước một quyết định quan trọng. Nhưng khi đã dám quyết định bước ra khỏi cái đảng độc tài, dối trá, tham nhũng này rồi, thì các bạn sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhõm, thoải mái lạ thường. “Vòng kim cô” trên đầu bạn sẽ biến mất lúc nào không hay. Việc đó sẽ mở ra một chân trời mới để bạn có thể cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho những công việc có ích cho tổ quốc và dân tộc. Tin chắc rằng những người dũng cảm, như các anh Nguyễn Chí Đức, Phạm Đình Trọng và nhiều người khác... đã ra khỏi ĐCSVN cảm thấy thấy nhẹ nhàng, rất thoải mái, vì bây giờ các anh đã thực sự là những con người tự do. Theo nguoi-viet.com
......

Sự suy thoái của Đảng CSVN nhìn từ vụ Báo Người Cao Tuổi

Sự “tố cáo” những sai phạm lẫn nhau giữa Bộ Truyền thông & Thông tin (Bộ 4T) và Hội Người cao tuổi liên quan đến vụ thanh tra “đột xuất’ của Bộ về các bài báo loan tải trên báo Người cao tuổi trong mấy ngày vừa qua, cho thấy là có điều gì không ổn, không chỉ trong việc quản lý ngành thông tin hiện nay, mà còn biểu hiện sự suy thoái, bệ rạc trong bộ máy thống trị của Hà Nội sau 70 năm cầm quyền. Trong các chế độ độc tài, truyền thông là một vũ khí quan trọng không thua gì bạo lực công an. Nó không chỉ trấn áp đối phương mà còn có khả năng kết tội và làm “bầm dập” cuộc đời của nhiều nạn nhân, trước khi an ninh nhập cuộc. Hình ảnh 800 tờ báo, cơ quan truyền thanh nằm dưới sự chi phối của một tổng biên tập đã nói lên sức mạnh tuyệt đối của Bộ 4T và Ban Tuyên giáo trung ương. Nhưng các biện pháp nửa vời của Bộ 4T đối với báo Người cao tuổi như rút thẻ báo chí của Tổng biên tập Kim Quốc Hoa, thu hồi tên miền nguoicao tuoi.org.vn; nhưng lại vẫn cho duy trì báo in cho thấy Bộ 4T chưa “dám đụng” đến Hội Người cao tuổi. Thanh Tra “Đột Xuất” Trong cuộc họp báo ngày 9/2, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ 4T cho biết vụ thanh tra khởi đầu từ việc Hội Người cao tuổi đề nghị khen thưởng ông Kim Quốc Hoa là Chiến sĩ thi đua toàn quốc, và Ban Thi đua khen thưởng Trung ương vào đầu tháng 11/2014 đã có công văn gửi Bộ 4T, thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, đề nghị chấp thuận khen thưởng. Tuy nhiên, theo ông Trương Minh Tuấn thì vì có quá nhiều sai phạm nên Bộ 4T không chấp nhận việc khen thưởng. Sự kiện này đã khiến cho bà đại biểu quốc hội Cù Thị Hậu, chủ tịch Hội người cao tuổi lên tiếng bất bình và yêu cầu Bộ 4T phải chỉ rõ sai phạm. Chính sự đòi hỏi của Cù Thị Hậu, Bộ 4T đã ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra “đột xuất” bắt đầu ngày 7/11/2014 đến ngày 7/2/2015, kéo dài 64 ngày. Theo Đoàn thanh tra Bộ 4T cho biết là trong thời gian 2 năm 2013 – 2014, Bộ đã nhận rất nhiều thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội dung thông tin trên báo in và trang thông tin điện tử của báo Người cao tuổi. Nội dung trong các thư khiếu nại cho rằng báo Người cao tuổi đã thông tin sai sự thật, làm lộ bí mật nhà nước, gây hoang mang dư luận. Thời gian mà Bộ 4T nói rằng họ nhận nhiều thư khiếu nại, tố cáo chính là lúc mà báo Người cao tuổi bắt đầu phanh phui “biệt thự khủng” của nguyên thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền tại Bến Tre vào cuối năm 2013. Liên tục trong nhiều số báo năm 2014, báo Người cao tuổi đã tiếp tục phanh phui tài sản của gia đình ông Trần Văn Truyền gồm những căn biệt thự và nhà đất ở Bến Tre và thành phố Sài Gòn. Ngoài ra, tờ báo còn kê khai rằng trước khi về hưu, chỉ trong vòng 5 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2011, Trần Văn Truyền đã bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương. Đương nhiên khi tin tức này được công bố, ông Truyền đã chối bỏ và lãnh đạo CSVN im lặng. Trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 vào ngày 12/6/2014, một số đại biểu đã chất vấn ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra chính phủ hiện nay, về vụ việc ông Trần Văn Truyền, người tiền nhiệm của ông Phong, thì ông Tranh nói rằng: “khi còn đương nhiệm, ông Trần Văn Truyền đã kê khai tài sản đầy đủ và không có dấu hiệu thiếu trung thực”. Phát biểu của ông Huỳnh Phong Tranh đã như đổ dầu thêm vào lửa, khiến cho dư luận càng chú ý đến vụ tham ô của Trần Văn Truyền. Do đó mà ngày 24/7/2014, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã điều động cán bộ đến kiểm tra và xác minh tài sản của ông Trần Văn Truyền. Đoàn thanh tra làm việc kéo dài đến 3 tháng. Đến ngày 20/11/2014, Đoàn kiểm tra đưa ra kết luận thu hồi 6 căn nhà và đất tại Bến Tre và Sài Gòn mà ông Trần Văn Truyền đã chiếm; trong số nhà tịch thu này, không có “căn biệt thự khủng” mà báo Người cao tuổi phanh phui đầu tiên vì Ủy ban kiểm tra cho là của người con trai ông Truyền. Ngày 6/12/2014, Tỉnh ủy Bến Tre chủ trì cuộc họp kiểm điểm ông Trần Văn Truyền. Đa số thành viên của Tỉnh ủy đều cho là "sai phạm của ông Truyền đã đến mức phải xử lý kỷ luật và báo cáo về Ủy ban kiểm tra trung ương". Ngày 30/12/2014, Ban bí thư đã ra thông báo về quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Trần Văn Truyền. Vụ án “biệt thự khủng” của ông Trần Văn Truyền tưởng như đóng lại từ cuối năm 2014 sau khi Ban bí thư đưa ra kết luận; nhưng thực tế vẫn còn ầm ĩ . Thứ nhất, những người đứng sau báo Người cao tuổi không hài lòng quyết định kỷ luật “cảnh cáo” của Ban bí thư đối với ông Trần Văn Truyền. Đây là quyết định bao che theo kiểu ‘đánh chuột sợ vỡ bình” của Nguyễn Phú Trọng và coi thường công luận khi đảng giương cao ngọn cờ chống tham nhũng hiện nay. Thứ hai, những người đang nắm bộ máy đảng thấy khó chịu khi những cán bộ về hưu trong Hội Người cao tuổi đã dùng áp lực của dư luận - qua việc phanh phui các vụ án tham nhũng trên mạng internet - gây thanh thế và làm suy giảm tư thế lãnh đạo thượng tầng. Chính trong thế trận ầm ĩ đó, Ban bí thư đã phải dùng Bộ 4T để tìm cách đánh sập những người đứng đằng sau báo Người cao tuổi. Ai Đứng Sau Báo Người Cao Tuổi Báo Người cao tuổi là cơ quan thông tin của Hội người cao tuổi. Vì thế những thông tin, bài vở trên báo Người cao tuổi nằm trong sự chủ quản của Hội người cao tuổi. Đây không phải là một đoàn thể quần chúng bình thường. Nó là một đoàn thể ngoại vi của đảng CSVN nằm trong Mặt trận tổ quốc và có nhiệm vụ đoàn ngũ hóa những người lớn tuổi. Vì thế mà Hội có trụ sở riêng, có ngân sách riêng và nhất là có đảng ủy riêng để lèo lái các hoạt động của Hội. Hội người cao tuổi hiện được lãnh đạo bởi chủ tịch là bà Cù Thị Hậu, đại biểu quốc hội, anh hùng lao động và 3 phó chủ tịch là ông Đàm Hữu Đắc, Phạm Thị Sơn, Nguyễn Trọng Vinh cùng với một ban thường vụ gồm có 15 người. Điểm đặc biệt của Hội người cao tuổi là có một ban chấp hành trung ương rất hùng hậu. Ngoài danh sách các Chủ tịch Hội tại các Tỉnh, Thành trên cả nước, còn có sự tham dự của đại diện của một số đoàn thể lớn nằm trong Mặt trận tổ quốc như Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam; Võ Văn Cận, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam; Lưu Duy Dần, Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam; Nguyễn Văn Đắc, Câu lạc bộ hưu trí Bộ Ngoại giao; Vũ Hoan, Hiệp Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Linh mục Phan Khắc Từ, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Võ Văn Trác, Hội Làm vườn Việt Nam; Trần Hữu Thăng (Hội Y học Việt Nam); Lê Thắng (Câu lạc bộ Sĩ quan Bộ Công an) vân, vân…. Ngoài ra Hội người cao tuổi còn là nơi quy tụ những thành phần cựu cán bộ cao cấp từng ở trong đảng, nhà nước, chính phủ tham gia sau khi về hưu. Thành phần “lão thành cách mạng” này không chỉ là những nhân tố giúp cho Hội người cao tuổi có tiếng nói và tư thế lớn đối với các đoàn thể khác, mà còn là nơi “lưu giữ” những thông tin nhạy cảm của các cán bộ cao cấp đã về hưu hay còn tại chức. Chính nhờ luồng thông tin nhạy cảm và chỗ dựa vững chắc này mà trong 5 năm qua, báo Người cao tuổi đã phanh phui hơn 1500 hồ sơ tham nhũng từ cấp địa phương lên đến cấp trung ương. Nhờ đặc điểm này mà báo Người cao tuổi đã qua mặt nhiều báo khác và có một vị trí đặc biệt trong làng báo Việt Nam hiện nay. Dùng Áp Lực Bên Ngoài Những diễn biến nói trên cho thấy là hệ thống quyền lực của đảng CSVN đang có vấn đề rất lớn. Thay vì dùng quyền lực đảng để giải quyết, mỗi bên lại viện dẫn luật pháp để đổ tội sai phạm cho nhau và dùng dư luận bên ngoài để tạo áp lực bên trong. Bộ 4T đã dùng một số báo chí thân cận loan tải những nội dung bênh vực các lập luận của họ. Ngược lại bà Cù Thị Hậu, ông Kim Quốc Hoa tán phát ba bài chỉ trích những sai phạm của Bộ 4T lên mạng xã hội và kể cả báo in qua hệ thống của Hội ở các Tỉnh, Thành. Bà Cù Thị Hậu còn nhanh chóng lên tiếng phản bác những kết luận sai trái của Bộ 4T, cho rằng đoàn thanh tra có dấu hiệu quy chụp, thiếu dân chủ. Mấu chốt của những tố cáo “sai phạm” giữa Bộ 4T và báo Người cao tuổi hiện nay chính là vấn đề “xử lý” nạn tham nhũng. Trận chiến này đã được ông Nguyễn Phú Trọng tung ra từ cuối năm 2011 nhằm tấn công phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, nhưng nay đã trở thành vấn nạn cho chính đảng CSVN, vì phe nào cũng nhân danh “chống” và “xử lý” tham nhũng để bôi nhau. Muốn bôi nhau hiệu quả hầu khuynh loát được quyền lực, các phe đã dùng “dự luận bên ngoài” để “gây áp lực bên trong” vì quá khứ cho thấy là những vụ điều tra, truy tố không mấy hiệu quả do hiện tượng bao che lẫn nhau. Sự ra đời của những trang Blog Quan Làm Báo và Tư Sang Nham Hiểm vào năm 2012 là đợt mở đầu “dùng dư luận bên ngoài” tấn công bên trong bằng cách tiết lộ một số thông tin nhạy cảm của Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang. Gần đây là sự xuất hiện của Blog Chân Dung Quyền Lực ngay vào lúc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng 12 vào cuối năm 2014, phanh phui những tin tức nhạy cảm của gia đình Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh hay tấn công uy tín của Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để khuấy động dư luận hầu tạo áp lực bên trong. Đây không phải là sáng kiến mới lạ mà hầu hết các phe nhóm trong những chế độ độc tài cộng sản đã xử dụng để tấn công lẫn nhau và nhất là để dồn trách nhiệm, trước khi hạ gục một đối thủ nào đó. Hai năm trước khi sụp đổ vào các năm 1986 và 1987, các phe nhóm trong những chế độ cộng sản tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức cũng đã tung ra những tin tức tham nhũng, cuộc sống giàu sang, hưởng thụ của một số ủy viên Bộ chính trị qua truyền đơn, bài viết nặc danh để đòi hỏi đảng phải điều tra. Đương nhiên cấp lãnh đạo thì kết án những loại tin này là độc hại, ra lệnh ngăn chận, tẩy chay; nhưng điều tác hại khó lường của các diễn biến nói trên là nội bộ đảng không còn tin tuyệt đối vào cấp lãnh đạo và bắt đầu đòi hỏi mọi quyết định phải mang ra thảo luận và biểu quyết ở trung ương. Khi quyền lực tuyệt đối không còn nằm trong tay Tổng bí thư hay Bộ chính trị mà phải chuyển dần sang cho Trung ương đảng với nhiều phe nhóm chi phối, kể cả những thành phần lãnh đạo đã về hưu nhảy vào khuynh loát, sự lãnh đạo và các quyết định của đảng sẽ liên tục bị thay đổi và rơi vào thế lúng túng trước những áp lực đòi chấn chỉnh của người dân, trước khi sụp đổ. Tại hội nghị 10 của Trung ương đảng vào đầu tháng 1/2015, đảng CSVN đang rơi vào vết mòn của Đông Âu cách nay 28 năm. Đó là lần đầu tiên, Trung ương đảng CSVN bỏ phiếu đề cử 22 thành viên Bộ chính trị và Ban bí thư, cũng như 229 thành viên Trung ương đảng cho nhiệm kỳ 2016-2021 mà không chờ đến đại hội đảng 12 vào tháng 1/2016. Trước đây trách nhiệm tuyển chọn nhân sự thường nằm trong tay Tổng bí thư đảng và Bộ chính trị. Nay trách nhiệm này rơi vào tay Trung ương đảng cho thấy là hệ thống quyền lực của đảng CSVN thật sự đang rơi vào sự chi phối của nhiều nhóm ảnh hưởng, chứ không còn tập trung trong tay vài thành viên Bộ chính trị. Chính sự chuyển hóa quyền lực này đã và đang manh nha xuất hiện qua sự đối đầu giữa Bộ 4T và báo Người cao tuổi mà trước đây chưa hề xảy ra. Đây không đơn thuần là sự bất bình về cách làm việc giữa hai cơ quan, mà là sự đối đầu của hai nhóm người quyền lực muốn gia tăng ảnh hưởng bằng cách dùng áp lực bên ngoài để tranh giành thế chủ đạo của mình. * Cuối cùng có thể ông Kim Quốc Hoa sẽ phải rời trách nhiệm Tổng biên tập báo Người cao tuổi để tránh những tổn thương quyền lực của Bộ 4T, nơi mà CSVN đang cố giữ chặt để khống chế dư luận. Nhưng ông Kim Quốc Hoa và khối nhân sự từng nắm những thông tin nhạy cảm trong Hội người cao tuổi sẽ không chịu thua. Đây là lúc nhiều trang Blog phanh phui tham nhũng sẽ xuất hiện để dùng những áp lực bên ngoài thu hẹp dần khả năng kiểm soát của chế độ lên xã hội. Lý Thái Hùng Ngày 15/2/2015 Theo viettan.org
......

Việt Nam chỉ giả vờ thông qua những biện pháp bảo vệ Nhân quyền của LHQ

Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn, việc này được ca ngợi bởi Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Bangkok là "một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm việc phòng ngừa và ngăn cấm việc tra tấn." Nhưng bất chấp bao nhiêu điều ước quốc tế chế độ này đã ký kết, điều kiện nhân quyền trong nước vẫn không thay đổi và trong thực tế, việc phê chuẩn này chỉ được sử dụng như nước cờ tuyên truyền. Việt Nam đã ký kết gần như tất cả các công ước bảo vệ nhân quyền mà thế giới đã từng ban hành. Trong thực tế, việc hăng hái phê chuẩn các công ước của Liên Hợp Quốc không phải là điều gì mới. Khoảng năm 1982, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước LHQ về các quyền Dân sự và Chính trị. Điều đó đã không thể dừng việc chà đạp nhân quyền của chính quyền này. Theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, Việt Nam có số lượng tù nhân chính trị cao nhất - 212 - ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Nhân quyền gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra thực trạng đáng quan ngại, rằng "những vi phạm nhân quyền cụ thể bao gồm sự ngược đãi liên tục của công an đối với nghi phạm trong thời gian bắt giữ bao gồm cả việc sử dụng vũ lực gây chết người cũng như điều kiện nhà tù khắc khổ; bắt bớ và giam giữ tùy tiện vì các hoạt động chính trị; và từ chối quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Bản chất chính trị, nạn tham nhũng trầm kha, và sự quản lý kém hiệu quả tiếp tục bóp méo đáng kể hệ thống tư pháp. "Chính quyền này giới hạn tự do ngôn luận và báo chí và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến; ngày càng hạn chế tự do internet; tiếp tục dính líu vào các cuộc tấn công các website chỉ trích theo như các báo cáo; duy trì giám sát các nhà bất đồng chính kiến; và tiếp tục hạn chế các quyền riêng tư và các quyền tự do hội họp, lập hội và đi lại". Từ năm 1982 đến nay, không có con số chính thức những người tìm cách chạy trốn khỏi đất nước nhưng bị bắt, bị đánh đập, bỏ tù và thậm chí bị giết. Không có con số chính thức và chính xác của các nạn nhân đã bị bức hại vì đã bày tỏ sự bất mãn với chính quyền. Chúng tôi càng mù tịt về những vụ việc chính quyền và công an tra tấn người dân thường. Chỉ biết rằng một bầu không khí vô cùng ngột ngạt đối với đa số người dân Việt Nam vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị đã có hiệu lực. Không phải hoàn cảnh khốn cùng đẩy hàng trăm ngàn người dân vượt biển mà chính là chế độ áp bức và chà đạp Nhân quyền trắng trợn của những kẻ say men chiến thắng sau mùa xuân năm 1975. Không ngạc nhiên khi tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam là kẻ thù của Internet. Gần đây, Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố bản Báo cáo "Tự do trên thế giới 2015", trong đó Việt Nam vẫn được xếp hạng là một đất nước không có tự do, điều này hiển nhiên đặt ra sự nghi ngờ là Việt Nam ký các công ước bảo vệ nhân quyền để làm gì. Mặc dù chính quyền tiếp tục vi phạm các công ước mà họ đã ký kết, Liên Hợp Quốc và các định chế nhân quyền của nó không có biện pháp thích hợp để đối phó, cho phép Việt Nam tiếp tục ký kết và vi phạm chúng. Không ai có lợi, ngoại trừ chế độ độc tài. Bằng chứng là, từ cuối năm 2013, khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho đến nay những người lên tiếng phản đối đã bị bắt và bị kết án, Facebook bị chặn, các trang web truyền thông tự do bị đặt tường lửa, các địa chỉ email bị hack và các blogger nổi tiếng từng người một bị bắt giữ. Rõ ràng, Cao ủy Nhân quyền LHQ đóng một vai trò rất khiêm tốn trong việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Ngày 23 tháng 10 năm 2014 khi ông Trương Tấn Sang gửi Công ước chống Tra tấn để Quốc hội phê chuẩn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam." Và Quốc hội bù nhìn đã không có việc gì để làm ngoài việc ủng hộ chính phủ, đó là truyền thống lâu đời của cái định chế lập pháp này. Như vậy, sau lưng của Liên Hợp Quốc, chính quyền Việt Nam đã tìm cách để vô hiệu hóa Công ước. Việc thực hiện Công ước một cách đầy đủ đòi hỏi sự hiện diện và sự kết hợp hoạt động của nhiều định chế: Công an, viên kiểm sát, tòa án, truyền thông tự do và xã hội dân sự. Dưới hệ thống độc đảng hiện nay, các định chế này được quản lý bởi Đảng Cộng sản. Công an phạm tội mà không bị trừng phạt. Đối với những người bất đồng chính kiến, công an luôn được lệnh phải theo dõi, bắt giữ, đánh đập và khủng bố tinh thần. Viện kiểm sát và tòa án chỉ là hai bông hoa giả để trang trí cho chế độ. Nếu không có một nền pháp trị và các cơ chế để ngăn chặn và trừng phạt những kẻ tra tấn không tồn tại, thử hỏi, lấy nền tảng nào để thực hiện Công ước chống Tra tấn. Đất nước này có tất cả các định chế mà một xã hội dân chủ có thể có, đặc biệt là xã hội dân sự. Nhưng tất cả đều là giả tạo, điều này gây khó khăn cho người dân để nhận thấy được sự cần thiết phải xây dựng những định chế thực sự. Nhà cầm quyền sử dụng những định chế giả để chuyển hướng sự chú ý quốc tế và tước đoạt của người dân sự tài trợ từ quốc tế. Theo nguyên tắc, khi tham gia vào sân chơi quốc tế, chấp nhận sự ràng buộc của các Công ước quốc tế, nước kí kết phải có những biện pháp minh bạch, công khai và có thể kiểm chứng được để tạo ra các định chế mới nhằm nâng đỡ cho việc thực hiện bản Công ước, đồng thời sửa đổi các văn bản luật pháp quốc gia sao cho phù hợp với nguyên tắc và quy chuẩn luật pháp quốc tế. Quyết định của chính phủ “không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam” không là gì khác ngoài một luận điệu mập mờ, nước đôi nhằm mở ra con đường khác tạo điều kiện cho họ tiếp tục sử dụng tra tấn như một công cụ đàn áp đối lập và ngăn chặn phong trào đòi dân chủ tự do tại Việt Nam. Ở Việt Nam, Hiến pháp không bằng các bộ luật, các bộ luật không bằng các sắc lệnh dưới luật… Một luật gia Việt Nam từng tuyên bố rằng: “Ở Việt Nam có cả một rừng luật nhưng chỉ sử dụng luật rừng” xuất phát từ bối cảnh đó. Ấy vậy thì một Công ước như Công ước chống Tra tấn liệu có nghĩa lý gì?! Không lẽ Liên hiệp quốc đổ tiền của, nhân lực và thời gian ra để soạn thảo một văn bản luật quốc tế công phu như vậy chỉ để làm vật trang trí cho các chế độ độc tài như Việt Nam ?! Việt Nam là quê hương của hơn 90 triệu con người. Chúng tôi, những người hoạt động nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục dấn thân tranh đấu cho Nhân quyền , Nhân phẩm và Tự do cho người dân chúng tôi bất chấp có các công ước bảo vệ nhân quyền hay không, bất chấp có nhân được sự quan tâm của Liên hiệp quốc và các định chế nhân quyền của nó hay không. Thế nhưng, tại sao Liên Hiệp Quốc lại chỉ đóng một vai trò mờ nhạt như thế trong lịch sử nhân loại? Phải chăng, nó không là gì hơn ngoài việc là một định chế bảo tồn cái nguyên trạng thế giới hậu đệ nhị thế chiến? Huỳnh Thục Vy Buôn Hô, tháng 2 năm 2015 Thục Vy xin chia sẻ với niềm vui nho nhỏ của mình nhân ngày cuối năm. Bài viết của Thục Vy về việc Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp Công ước chống Tra Tấn của Liên hiệp quốc đã đăng trên trang tiếng Anh Asia Sentinel. http://www.asiasentinel.com/…/vietnam-passes-sham-un-right…/ Theo FB Viettan  
......

Dân oan 15 tuổi bị côn an siết cổ bất tỉnh

Chiều 10 tháng 2 năm 2015, tại chợ huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An, côn an đã dùng dây siết cổ bé trai 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn tới bất tỉnh. Em là con của dân oan Mai Thị Kim Hương. Sau nhiều năm làm dân oan từ năm 2009, phương tiện sinh sống hiện nay của gia đình 4 người là một chiếc xe đẩy bán nước mía, trên một nơi chỉ rộng  10 mét vuông trong khu chợ. Nguồn thu nhập duy nhất của gia đình Tuấn mỗi ngày là khoảng 15 ly nước mía được bán với giá 5,000đ một ly (25 cent). Côn an đến giăng dây cô lập khu vực 10 mét vuông  đó để cấm gia đình buôn bán. Em Nguyễn Mai Trung Tuấn đã bảo vệ mẹ và chỗ bán. Em cầm sợi dây và tròng vào cổ, nói với lực lượng côn an rằng, muốn giết thì cứ giết em, đừng hủy hoại nguồn sống duy nhất của gia đình em. Tên côn an giật sợi dây trên tay em và siết cổ em đến ngất lịm. Hiện em đang được điều trị tại nhà bởi không có phương tiện đi bệnh viện. Ở khắp mọi nơi trên đất nước hiện nay, chỗ nào có cái gọi là trụ sở tiếp công dân đều thấy tụ tập hàng chục, hàng trăm dân oan. Họ ăn chực nằm chờ, năm này qua tháng kia, họ căng lều, căn bạt, người màn trời chiếu đất để nhất quyết đòi chính quyền giải quyết những nỗi oan khiên của họ.  Thật là tội nghiệp cho người dân thấp cổ bé miệng, bất lực trước cường quyền. Đi đòi công lý ở nơi không hề có công lý thì bao giờ đòi cho được!   https://www.facebook.com/video.php?v=646709672108109
......

Người Công giáo tốt là người biết tham gia chính trị

Trang nhà xin được gửi đến các quý vị bài viết của anh Gioan Lê Quang Vinh đăng trên Website  Dòng Chúa Cứu Thế để hiểu rõ thêm về giáo huấn của giáo hội CG mà nhiều người đã hiểu sai lạc, nhất là một số bạn trẻ CG. =========  KHÁI NIỆM Chính trị, hiểu đơn giản nhất là việc trị nước hay lo việc chung cho toàn xã hội. Làm chính trị là thuật ngữ để chỉ tất cả những hoạt động có liên quan đến việc trị nước giúp đời, xưa gọi là kinh bang tế thế. Theo nghĩa hẹp, làm chính trị là tham gia vào các thể chế phục vụ đất nước trong hệ thống chính quyền. Ở những xã hội mà nhà cầm quyền không muốn người dân quan tâm đến việc trị nước của họ, do bản chất độc tài toàn trị hay do yếu kém về nội lực, thì chính trị được hiểu như là việc thay đổi hệ thống cai trị. Và do đó, những hành động đóng góp xây dựng công ích đều bị gán cho từ “chính trị”, coi như hành động đen tối và đáng lên án. Trong bối cảnh đó, các khái niệm bị đánh tráo, và người dân chỉ muốn an thân làm ăn (dù làm không an và thân không có ăn). Nghe những từ “chính trị”, “làm chính trị”, thì người dân sợ hãi. Họ quên mất rằng mỗi người công dân có bổn phận xây dựng quê hương, góp phần đem lại công lý hòa bình thật sự cho xã hội. Hài hước nhất và cũng bi đát nhất là việc những người dám lên tiếng thực hành điều Giáo huấn Xã hội Công giáo dạy là “lên tiếng tố cáo bất công” liền bị gán cho từ “phản động”. Từ này nghĩa gốc là chống lại sự tiến bộ. Nhưng trong xã hội độc tài toàn trị, nó được gán cho những người yêu quê hương đất nước, muốn thúc đẩy xã hội tiến bộ. Có những người tự nhận mình là trí thức, nhưng khi thấy ai có tâm huyết lo việc xã hội thì cũng gọi người ta là phản động. Trên các mạng xã hội, người ta đọc thấy những comment chê trách các linh mục rằng “tu hành thì lo việc nhà thờ, đừng dây vào chính trị”, khi các linh mục này lên tiếng cho công lý hòa bình. Sự ngu dốt và hèn hạ ấy làm cho đất nước thiệt thòi rất nhiều, đồng thời làm bàn đạp cho sự tàn ác nẩy mầm và vươn cao. Một trong những khí cụ mà xã hội này dùng để kết án con người là cắt xén. Vầng trăng có thể xẻ làm đôi, nhưng một câu nói hay một đoạn văn, nhất là một định nghĩa thì không thể cắt xén được. Mọi cắt xén để phục vụ cho những ý đồ sai trái là tội ác, hay ít ra là trái ngược với liêm sỉ trí thức. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã “bị cắt xén” một cách thô bạo và bây giờ toàn thể lương tri nhân loại đã nhìn thấy sự thật. Đức Thánh Cha Benedictô XVI bị cắt rời câu nói “một người Công Giáo tốt cũng là một công dân tốt” không theo kiểu người ta cắt xén Đức Tổng Giuse, nhưng bị cắt theo kiểu định nghĩa sai lạc. Gần đây nhất, trong vụ việc tại Mỹ Luông, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và các vị chủ chăn của giáo phận Vinh cũng bị cắt xén cách này cách khác. Vậy thế nào là một người Công giáo tốt theo đúng ý nghĩa mà Chúa Giêsu là Hiền Thê của Người là Hội Thánh giảng dạy? Và bổn phận người Công giáo đối với “chính sự” ra sao? Nhân đây xin chú ý một nguyên tắc: người ngoài một tổ chức không có tư cách để quy định bất cứ điều gì về thành viên của tổ chức đó, dù họ có thể nhận xét hay phê bình. Chẳng hạn một người đi đường không thể vào một trường học để quy định: giáo viên tốt của trường phải là một giáo viên biết nhảy đầm (!). Cũng tương tự như thế, không có một con người hay tổ chức nào của thế gian u tối có quyền quy định tư cách “công dân Nước Trời”. Anh không thể là một người vừa chống đối Thiên Chúa và Giáo Hội, vừa lên mặt định nghĩa “người Công giáo tốt”. Vậy chúng ta phải hiểu “Người Công giáo tốt là một người công dân tốt” như thế nào? Người Công giáo tốt là người công dân tốt Người Công Giáo tốt trước hết là người yêu mến Chúa và luôn tuân giữ lề luật của Chúa, nhất là luật yêu thương. Lý tưởng của người Công giáo là nên thánh, nên trọn hảo như Chúa Giêsu truyền dạy (cf. Mt. 5,48). Và khi chu toàn luật mến Chúa yêu người, người Công giáo tái hiện cuộc sống và Lời giảng dạy của Chúa Giêsu để làm chứng cho Người giữa thế gian. Chính việc làm chứng tá theo lệnh truyền của Thầy mình, người Công giáo thể hiện mối tương quan của mình đối với xã hội trần thế. Nói khác đi, một người Công giáo tốt là người thực hiện trọn vẹn bổn phận của mình xét như thành phần của xã hội. Ngày 27/6/2009, khi tiếp kiến các Giám Mục Việt Nam, Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong diễn từ của mình đã khích lệ người Công Giáo Việt Nam hãy thể hiện qua cuộc sống hàng ngày tình bác ái, sự chân thật và tình yêu mãnh liệt của họ cho thiện ích chung của xã hội để mọi người nhận ra chân lý rằng “Người Công Giáo tốt là người công dân tốt”. Ở đây cần phải nói rằng cái khẩu hiệu “tốt Đạo đẹp đời” được giăng mắc ở một số nơi trên đất nước này, nhất là cái trong thời thông tin bị chặn nhiều năm trước là khẩu hiệu rỗng tuếch và mị dân, được phổ biến do cái tờ báo rau xanh có cái tên rất kêu “Công giáo và Dân tộc” cùng với ông tổ của nó là “nhóm đàn két” đặt ra. Cái loại đẹp đời theo kiểu hùa theo và hưởng thụ ấy không khác là bao so với kiểu bà Eva một đàng muốn sống tốt như một sinh linh được Thiên Chúa tạo thành, đàng khác lại muốn “đẹp cuộc đời” con rắn. Bao nhiêu bi luỵ và khốn khổ cũng từ việc đẹp mặt thế gian ấy mà ra. Phải hiểu rằng “đẹp đời” trong cái khẩu hiệu đó không phải là làm đẹp cho cuộc sống mà là đẹp lòng đời, đẹp lòng thế gian. Trong cái não trạng ấy thì câu nói của Đức Thánh Cha Benedicto XVI được đón nhận và giải thích một cách rất trần tục, thiếu sót và thậm chí sai lạc nữa. Người ta cố tình giải thích rằng người công dân tốt là người sẵn sàng chấp nhận mọi mệnh lệnh và luật lệ trần thế, bất kể mệnh lệnh luật lệ ấy có trái ngược luật Chúa hay không. Một người mẹ sắp sinh đứa con thứ ba sẵn sàng giết chết đứa con trong bụng mình là một người “công dân tốt” của nước xã hội chủ nghĩa vì thực hành luật về kế hoạch hoá gia đình! Một thanh niên cúi mặt khoanh tay khi đồng loại của mình bị áp bức là người “công dân tốt” vì biết “giữ gìn an ninh trật tự” theo định hướng này định hướng kia! Một linh mục hay tu sĩ không lên tiếng cho công lý là người “công dân tốt” vì biết an phận, lo cho phần rỗi chính mình là đủ mà không cần biết rằng Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo dạy phải chăm lo cho cả phần xác của đàn chiên! Thế nhưng, trước mặt Thiên Chúa và trong lòng Hội Thánh, những con người sống như thế lại không phải là người Công giáo tốt, trước hết vì họ không sống cho tình yêu, hoặc ghê gớm hơn nữa, họ là kẻ giết người hay đồng loã với những kẻ đàn áp con người. Mà có tôn giáo nào coi kẻ sát sinh là tín đồ tốt đâu. Trong những xã hội coi trọng văn minh sự sống thì những con người ấy vẫn không thể là công dân tốt. Dù là thầy tư tế hay người tự nhận là ngoan đạo thì vẫn bị lên án nếu họ đi ngang qua một người bị lâm nạn mà lại rẽ đường khác, không sẵn sàng cứu giúp nạn nhân như người Samaritanô nhân hậu. Người Công giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị Ngay từ thời Chúa Giêsu, các môn đệ vẫn được Người khuyến khích xây dựng trần thế theo những cách thức phù hợp. Các ông cùng với Người chăm sóc cho người đau yếu, bệnh tật và nghèo túng. Các ông cũng quan tâm đến các vấn đề xã hội như việc đóng thuế chẳng hạn. Sách Tông đồ Công vụ thuật lại rằng sau khi Chúa Giêsu về Trời, các Tông đồ bị lãnh đạo thời bấy giờ cấm rao giảng Tin Mừng và bị họ hành xích, bách hại. Thánh Tông đồ Phêrô đã cương quyết trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người”. Khi Đức Thánh Cha nói “một người Công giáo tốt là một người công dân tốt” là ngài muốn nói đến ý nghĩa khách quan và phổ quát của từ ngữ người “công dân tốt”, ấy là người biết góp phần xây dựng xã hội trên nguyên tắc công bằng, yêu thương và tôn trọng nhân phẩm. Điều này lại ngược với tiêu chí “công dân tốt” theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa. Người ta cố ý cắt xén và hiểu sai lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa, và do vậy một số người, kể cả người Công giáo, tưởng rằng là người Công giáo tốt là người thụ động, cam chịu bất công và tuân theo luật đời bất chấp luân thường đạo lý. Mà khi sống đúng tinh thần Kytô giáo, theo đúng giáo lý, lề luật, Kinh Thánh và Giáo huấn xã hội Công giáo, thì người môn đệ Chúa Giêsu góp phần làm thăng tiến xã hội trần thế. Khi đóng góp cho xã hội trần thế như vậy, thì người Công giáo làm chính trị. Làm chính trị theo nghĩa rộng là quan tâm đến các vấn đề xã hội, tìm cách loại bỏ những gian tà và ác độc để hướng xã hội đi lên theo con đường yêu thương, con đường tự do, con đường tôn trọng và bảo vệ công lý và sự thật. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy cảm hứng từ thư của Thánh Phaolô gửi Timôthê để nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền lãnh đạo và lời mời gọi tín hữu cầu nguyện cho họ. Ngài nói như sau: “Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị”, tham gia và đóng góp nhiều điều tốt nhất có thể như: “ý tưởng, kiến nghị, nhưng trên hết là lời cầu nguyện” cho những viên chức chính quyền, để họ biết yêu thương người dân, khiêm nhường, lắng nghe những ý kiến khác nhau của người dân để chọn ra phương cách tốt nhất. Đài phát thanh Vatican dẫn lời Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: Những nhà cầm quyền “phải yêu thương người dân của họ” bởi vì “một lãnh đạo mà không yêu thương dân thì chẳng thể nào cầm quyền được. Họ có thể cầm trong tay kỷ luật, họ có thể chi phối an ninh trật tự, nhưng họ không thể quản trị.” Ví dụ như vua David, “ông rất yêu thương dân của mình”, mặc dù ông lỗi phạm rất nhiều nhưng ông vẫn cầu xin Chúa đừng trừng phạt người dân mà hãy trừng phạt ông. Vì thế, hai nhân đức của một nhà lãnh đạo là biết yêu thương người dân và có sự khiêm nhường.” Trong bài giảng lễ ngày 16 tháng 9, 2013 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Giáo hoàng Phanxicô bác bỏ ý kiến cho rằng “một người Công giáo tốt không can thiệp vào các vấn về chính trị”. Ngài nói Người Công Giáo không nên thờ ơ với chính trị, nhưng cần đưa ra các đề nghị, cũng như cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo biết phục vụ lợi ích chung trong khiêm nhường và lòng mến. Ngay cả hàng giáo sĩ trong Giáo Hội dù không được làm chính trị theo nghĩa hẹp là tham gia vào công việc chính quyền, nhưng các ngài vẫn phải lên tiếng cho người nghèo, cho những người bị bỏ rơi ngoài lề xã hội và cho tất cả mọi con người đau khổ. Mới đây tại Ukraina, Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo đã trả lời với nhà cầm quyền trong vụ việc các linh mục dâng lễ nơi có biến loạn như sau: “Mặc dù Giáo Hội không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo Hội của chúng tôi luôn luôn đứng về phía sự thật bất chấp tất cả các mối đe dọa và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa Cứu Thế trao phó. Chúng tôi nghĩ rằng thời áp bức đã trôi qua, nhưng lá thư này khiến chúng tôi đâm ra nghi ngờ. Chúng tôi không xấu hổ về sự hiện diện của chúng tôi tại quảng trường Maidan và sẽ tiếp tục ở lại đó”. GIÁO HUẤN HỘI THÁNH VỀ CHÍNH TRỊ Người Công giáo là người mang hai “quốc tịch”, trước hết họ là công dân của Nước Trời. Được sinh ra và định cư trong một vùng đất nhất định của trần thế này, họ cũng là công dân của một đất nước trên thế giới. Nhưng cuộc sống của người Công giáo được điều khiển và chi phối bởi lề luật của Vương quốc Thiên Chúa. Và họ hiểu rằng lề luật ấy là tuyệt đối và bất biến. Trong cuộc lữ hành giữa trần gian, người Công giáo với tư cách là công dân một đất nước, cũng tuân hành theo luật định của đất nước đó. Nhưng có một nguyên tắc mà không một người Công giáo tốt nào dám vi phạm: ấy là khi luật lệ trần gian đi ngược lại với lề luật của Thiên Chúa và Hội Thánh, thì người Công giáo trung thành với lề luật mà Thiên Chúa thiết định. Hãy lấy một ví dụ đơn giản. Luật Chúa dạy là không được giết người. Các nước xã hội chủ nghĩa quy định gia đình tốt chỉ có từ một đến hai con, ai có thai đứa con thứ ba thì phải giết từ trong bụng mẹ, hay là phá thai, dùng từ hoa mỹ thì gọi là thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Và như vậy một người Công giáo tốt không thể là công dân tốt trong trường hợp linh tinh này, như chúng ta phân tích ở đoạn trên. Cũng tương tự như thế, một số nhà nước độc tài không muốn công dân của mình tham gia vào các hoạt động chính trị theo nghĩa dám nói lên sự thật và tình thương. Những nhà nước đó chỉ muốn người dân làm chính trị theo nghĩa cộng tác vào những đoàn hội do họ lập ra, nói tiếng nói mà họ viết sẵn lời, tham gia những trò mà họ điều khiển. Nhưng Hội Thánh là Mẹ hiền của chúng ta luôn có cái nhìn xa rộng và nhân ái. Hội Thánh muốn con cái mình làm chứng cho Tin Mừng bằng việc thực thi huấn lệnh của Đức Kytô là Thầy và là Chúa. Trong thời cận đại, Đức Giáo Hoàng Leo XIII, một nhà thông thái, một chính trị gia lỗi lạc và là một chủ chăn thánh thiện, trong triều đại của mình đã hết lòng vì một xã hội trần thế hoà bình và công bằng. Ngài dạy rằng mọi cơ chế triều đại của thế gian cần phải được thay đổi để nên tốt hơn. Ngài viết: “Chỉ có Giáo hội Kitô đã và sẽ đang bảo tồn chắc chắn hình thái cai trị của mình. Vì được thiết lập trên nền tảng là Đấng đã có, đang có và vẫn có đời đời, Giáo hội ngay từ đầu đã nhận được những gì cần thiết để theo đuổi sứ mạng thần linh ngay giữa dòng lưu chuyển của vạn vật nhân trần. Còn đối với các xã hội thuần túy nhân loại, thì thời gian là yếu tố biến đổi vĩ đại cho mọi sự trần gian, như một sự kiện đã ghi khắc cả trăm lần trong lịch sử, tạo nên những thay đổi sâu xa về cơ chế chính trị…” (Thông điệp “Giữa Muôn Điều Lo Ngại”, 1892). Nhưng nổi bật hơn cả, thông điệp “Rerum Novarum’ (Tân Sự) năm 1891 của ngài đã thúc giục con cái của Hội Thánh lên tiếng về mọi vấn đề trong xã hội. Thông điệp lừng danh này đã đặt nền móng cho Giáo huấn Xã hội Công giáo mà sau này Đức Hồng Y Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã có công tóm lược thành hệ thống. Sau này Thánh Công Đồng Vatican II và các vị Giáo hoàng sau đó cũng lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội một cách rõ ràng và dứt khoát. Chẳng hạn Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes của Thánh Công Đồng giới thiệu khuôn mặt của một Giáo Hội “thấy mình thật sự liên đới sâu xa với loài người và lịch sử nhân loại”. Xin trích lại số 96 của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Gaudium et Spes trình bày một cách hệ thống các chủ đề về văn hoá, về đời sống kinh tế và xã hội, hôn nhân và gia đình, về cộng đồng chính trị, về hoà bình và cộng đồng các dân tộc, dựa trên quan điểm nhân học Kitô giáo và sứ mạng Giáo Hội. Mọi sự đều được xem xét bắt đầu từ con người và hướng tới con người, “thụ tạo duy nhất mà Thiên Chúa muốn vì chính nó”. Xã hội, cơ cấu và sự phát triển xã hội phải được hướng tới chỗ giúp “con người tiến bộ”. Lần đầu tiên, Huấn Quyền Giáo Hội, ở cấp cao nhất, nói nhiều về các khía cạnh thế trần khác nhau của đời sống Kitô hữu: “Phải công nhận rằng sự quan tâm của Hiến chế đối với những sự thay đổi về xã hội, tâm lý, chính trị, kinh tế, luân lý và tôn giáo càng ngày càng thúc đẩy… mối  quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với các vấn đề của con người và việc đối thoại với thế giới”. (HTXHCG, 96) Ngày hôm nay Giáo Hội vẫn lên tiếng trước các vấn nạn của con người: việc đàn áp, hạn chế tự do, phá thai, sông vô luân, tệ nạn xã hội, tham nhũng, các vấn đề hôn nhân v.v… Giáo Hội không làm chính trị và Giáo Hội cũng cấm hàng giáo sĩ làm chính trị nghĩa hẹp là tranh giành quyền lực, tham gia các chính đảng hay tham gia công quyền. Nhưng nếu xét chính trị theo nghĩa thăng tiến phẩm giá con người và trả lại cho con người quyền tự do mà Thiên Chúa phú ban như bản chất của con người, thì Giáo Hội đang thực hiện một cách hoàn hảo. Ở đây cũng cần mở ngoặc để giải thích thêm rằng những linh mục tham gia vào các tổ chức chính trị như ủy ban đoàn kết mà người dân hay gọi là đàn két, là làm sai luật Giáo Hội. Cũng có linh mục nói: “Tôi vào cho có chứ tôi làm gì đâu ngoài chuyện đi họp”. Ông linh mục ấy nói thế còn thiếu một điều quan trọng: nói không làm gì là sai, vì có làm gương xấu! Việc tham gia vào các thể chế trần thế trong lãnh vực của mình là bổn phận của người tín hữu giáo dân. Cần phải lưu ý ngay là Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhắc nhở: “Đức Giêsu – vị Mêsia được hứa trước – đã phản đối và đã vượt thắng sự cám dỗ của chủ nghĩa cứu thế bằng chính trị, mà điển hình là bắt các dân tộc chịu khuất phục mình (x. Mt 4,8-11; Lc 4,5-8). Người là Con Người xuất hiện “để phục vụ và để hy sinh tính mạng mình” Điều này có thể làm cho một số người lầm tưởng rằng phải yêu thương kẻ thù, nghĩa là chấp nhận mọi thua thiệt để cứu rỗi họ. Nhưng vấn đề là yêu thương và đồng lõa là hai khái niệm khác biệt. Không bắt người khác khuất phục mình, không có nghĩa là mình phải chịu khuất phục để làm theo những điều sai lạc. Tham gia chính trị trước hết là “Xem con người là nền tảng và mục tiêu của cộng đồng chính trị”. Điều này có nghĩa là trước hết phải nỗ lực làm cho phẩm giá con người được nhìn nhận và tôn trọng, bằng cách bênh vực và phát huy các quyền căn bản và không thể tước đoạt của con người. (HTXHCG 388). Từ việc nhìn nhận nhân phầm con người và tôn trọng con người, việc tham gia chính trị sẽ thúc đẩy phát triển xã hội và làm cho xã hội thành cộng đoàn yêu thương như Thiên Chúa mong muốn. Việc tham gia chính trị còn là “Không được cộng tác, dù chỉ là hình thức, vào những việc ngược với luật Chúa, dù đã được luật pháp dân sự cho phép, đó là một nghĩa vụ quan trọng của lương tâm”. Không những người Công giáo phải tố cáo và lên án điều trái với lương tâm, với luật Chúa, mà còn phải phản kháng khi có thể. Có người cho rằng phải phản kháng ôn hòa trong mọi trường hợp. Thưa không. Giáo Hội dạy: “Phản kháng bằng vũ khí trước sự đàn áp của chính quyền là điều không chính đáng, trừ khi thoả mãn được các điều kiện sau đây: 1/ có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài; 2/ đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả; 3/ phản kháng như thế sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn; 4/ có hy vọng thành công với những lý do vững chắc; 5/ theo lý trí, không thể dự kiến một giải pháp nào hay hơn”(Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo 2243). Ngoài ra, “sử dụng vũ khí được coi như giải pháp sau cùng để chấm dứt “một chế độ độc tài công khai và kéo dài, gây thiệt hại lớn cho các quyền căn bản của con người và làm tổn thất nghiêm trọng cho lợi ích chung của đất nước”(Thông điệp Populorum Progressio, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI). Tạm kết luận Chúng ta vừa đi lướt qua những nét chính trong Giáo Huấn của Hội Thánh về một lãnh vực rất quan trọng và cũng thật tế nhị. Như chúng ta vừa điểm lại, rõ ràng những cách nói “yêu thương” bâng quơ, Giáo Hội phải đứng bên lề chính trị, người Công Giáo không được dùng vũ lực trong bất cứ trường hợp nào… tất cả đều trái ngược Giáo Lý Công Giáo và trái với quan điểm của Giáo Hội. Thật ra tất cả những kiểu nói đó thường là do tâm lý cầu an, muốn “bảo vệ vị thế của mình hơn là muốn thế mình để bảo vệ nhân vị”. Không những Giáo Hội khuyến khích con cái mình tham gia vào chính trị để làm cho cuộc sống thêm đẹp hơn, mà Giáo Hội còn xem chính trị là việc thực hành đức ái. Chính trị là một hình thức “tận tụy vì thiện ích chung” và như thế, là “một sự biểu hiện của bác ái” Đó là những lời tuyên bố của Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Gám Mục giáo phận Gênôva. Trong Tông Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” của Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Nếu quả thực “việc điều hoà trật tự công bằng của xã hội và nhà nước là một trách nhiệm chính trị”, thi Hội Thánh “không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý”. Mọi Kitô hữu, bao gồm cả các mục tử của họ, được kêu gọi bày tỏ quan tâm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đây là điều cơ bản, vì tư tưởng xã hội của Hội Thánh chủ yếu là tích cực: Hội Thánh cống hiến các đề nghị, Hội Thánh hoạt động cho sự thay đổi và theo nghĩa này Hội Thánh vạch ra niềm hi vọng phát sinh từ trái tim yêu thương của Đức Giêsu Kitô. Đồng thời, Hội Thánh nối kết “sự dấn thân của chính mình với sự dấn thân trong lãnh vực xã hội của các Hội Thánh và các Cộng Đồng Hội Thánh khác, dù trên bình diện suy tư về học thuyết hay bình diện thực hành”. (số 182) Trong số 205, Đức Thánh Cha viết: “Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những hình thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”. Vâng, khi dân Chúa, nhất là mục tử, dấn thân cho công lý, cho người nghèo, thì vẫn “thường bị chê bai”, nhưng con cái Chúa phải dấn thân, vì đó là “ơn gọi cao cả” và “một trong những hình thức cao quý nhất của bác ái”, Đức Thánh Cha của chúng ta đã khẳng định điều ấy. Gioan Lê Quang Vinh, VRNs Theo chuacuuthe.com
......

Duyệt lại sự thật lịch sử

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống - Theo sử sách của Đảng Cộng Sản, ngày 11-11-1945 Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương và ngày 3-9-1969 Hồ Chí Minh về chầu tổ Mác-Lê. Ngày nay sự thật lịch sử cho biết Đảng Cộng Sản Đông Dương không tự giải tán năm 1945, và Hồ Chí Minh đã về chầu tổ Mác- Lê ngày hôm trước, 2 tháng 9. 1969. Cũng vào ngày 2 tháng 9 (1945) Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập. Thực ra Việt Nam chưa độc lập năm 1945. Và ngày 2 tháng 9 không phải là Ngày Quốc Khánh. Chiếu Công Pháp Quốc Tế, Việt Nam chỉ thâu hồi chủ quyền độc lập ngày 8 tháng 3. 1949 do Hiệp Định Elysee. Trong năm này, 11 quốc gia khác tại Á Châu cũng giành được độc lập bằng đường lối chính trị và ngoại giao, không bạo động võ trang và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Tháng hai năm 2000, nhà cầm quyền Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương. Trong dịp này họ viện dẫn những thành quả đã đạt được trong nửa thế kỷ vừa qua, và tự ban cho mình tư cách độc quyền lãnh đạo quốc gia từ trước tới nay và từ nay về sau. Gạt bỏ mọi thành kiến và mọi luận điệu tuyên truyền, chúng ta chỉ căn cứ vào những tài liệu lịch sử và những văn kiện pháp lý để đưa ra những nhận định liên quan đến chủ trương đường lối của Đảng Cộng Sản. Dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản chủ trương đấu tranh bạo động võ trang, vọng ngoại và liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Trên bình diện dân tộc đây là một sai lầm chiến lược khiến 3 triệu thanh niên nam nữ thuộc 3 thế hệ phải hy sinh xương máu trong 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương: - Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất chống Pháp và Quốc Gia Việt Nam trong 8 năm (l946-l954) - Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai chống Thế Giới Dân Chủ (Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và Đồng Minh) trong 20 năm (l955-l975); và - Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba tự chống lẫn nhau trong 10 năm, chiến tranh Miên Việt kết thúc năm 1989 do sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc. Trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương đã đấu tranh bạo động võ trang và liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Trái lại, tất cả 11 quốc gia khác đã đấu tranh ôn hòa, hợp tác và thương nghị với đế quốc cũ để giành tự trị trong giai đoạn đầu và độc lập trong giai đoạn sau. Cũng vì vậy họ đã tiết kiệm được nhiều hy sinh xương máu và thời gian giành độc lập được rút ngắn còn từ 1 đến 4 năm sau Thế Chiến II, thay vì 40 năm như trường hợp Việt Nam. Năm 1919 tại Hội Quốc Liên (tổ chức tiền thân của Liên Hiệp Quốc), Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đề xướng quyền Dân Tộc Tự Quyết để khuyến cáo các Đế Quốc Tây Phương từng bước trả tự trị và độc lập cho các thuộc địa Á Phi. Từ đó trào lưu tiến hóa tất yếu của lịch sử là sự giải thể tiệm tiến của các Đế Quốc Tây Phương. Cũng trong năm này Đế Quốc Anh đã trả chủ quyền độc lập cho Canada tại Bắc Mỹ và A Phú Hãn tại Nam Á. Năm 1941, khi Thế Chiến II còn đáng tiếp diễn, theo đề nghị của Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, các Đế Quốc Tây Phương Anh Mỹ Pháp Hòa Lan đã hội nghị tại Newfoundland Canada để công bố Hiến Chương Đại Tây Dương theo đó các thuộc địa và bảo hộ sẽ được trao trả độc lập khi Chiến Tranh kết thúc. Mùa xuân 1945, với sự đầu hàng của Đức Quốc Xã, 50 quốc gia đồng minh họp Hội Nghị San Francisco để thành lập Liên Hiệp Quốc và ban hành Quyền Dân Tộc Tự Quyết trong Điều Thứ Nhất và Điều 55 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Trung thành với Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945, trong 4 năm, từ 1946 đến 1949, các Đế Quốc Tây Phương Mỹ Anh Pháp Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu: Độc lập năm 1946: Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ, Syrie và Liban thuộc Pháp. Độc lập năm 1947: Ấn Độ và Đại Hồi thuộc Anh. Độc lập năm 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine thuộc Anh. Độc lập năm 1949: Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên thuộc Pháp, và Nam Dương thuộc Hoà Lan. Như vậy lịch sử đã chứng minh rằng, tại Á Châu, đấu tranh không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản là đường lối khôn ngoan và hữu hiệu nhất để giành tự trị và độc lập cho quốc gia. Ngược lại, đứng vào hàng ngũ Quốc Tế Cộng Sản để đấu tranh võ trang nhằm lật đổ các Đế Quốc Tây Phương là một sai lầm chiến lược. Vì đây không phải là chiến tranh giành độc lập mà là chiến tranh ý thức hệ giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Kinh nghiệm dân gian cho biết nơi nào trâu bò húc nhau thì ruồi muỗi chết: 3 triệu thanh niên nam nữ tại Triều Tiên, 3 triệu tại Việt Nam, 2 triệu tại Miên Lào và 1 triệu tại A Phú Hãn đã hy sinh thân sống, không phải để giành độc lập cho quốc gia, mà để cho Đảng Cộng Sản cướp chính quyền. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Trung thành với chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản, Đảng Cộng Sản Đông Dương phủ định chủ nghĩa dân tộc. Họ không chủ trương đấu tranh giành độc lập vì quốc gia dân tộc và không quan niệm độc lập quốc gia như một cứu cánh tối hậu, một mục tiêu chiến  lược phải tranh thủ với bất cứ giá nào, với bất cứ hy sinh nào, kể cả việc hy sinh những quyền lợi riêng tư của đảng phái. Lịch sử đã chứng minh rằng Đảng Cộng Sản chỉ sử dụng cuộc đấu tranh giành độc lập như một chiêu bài, một chiến thuật để đạt mục tiêu chiến lược là Cướp Chính Quyền. Họ đã chống đối và phá hoại bất cứ giải pháp độc lập nào không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Tại Pháp, tháng 3, 1947, Hội Đồng Chính Phủ Ramadier và Hội Đồng các Chính Đảng (lãnh đạo Quốc Hội gồm cả Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản ) công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam theo đó Pháp không chủ trương tái lập thuộc địa tại Á Châu. Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất (ba miền cùng chung một lịch sử, một chủng tộc, một văn hóa và một ngôn ngữ). Đặc biệt là, cũng trong năm 1947, sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long, Pháp đã chính thức đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc.(1) (Everyone’s United Nations, ấn bản năm 1986, trang 332). Chủ quyền độc lập của Việt Nam được thừa nhận bởi Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949 ký kết giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Hiệp Định Élysée là một văn kiện độc nhất vô nhị trong lịch sử ngoại giao của các quốc gia văn minh trên thế giới. Thông thường các hiệp ước và hòa ước quốc tế đếu do các ngoại trưởng ký. Riêng Hiệp Định Élysée đã được chính Tổng Thống Vincent Auriol tự tay ký, với sự kiến thị của Thủ Tướng Henry Queille, của ngoại Trưởng Schuman, của Bộ Trưởng Quốc Phòng Ramadier và Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Paul Coste-Floret. Từ đó, chiếu công pháp quốc tế, Việt Nam được hòan toàn độc lập, các hiệp ước thuộc địa và bảo hộ ký với Pháp trong hậu bán thế kỷ 19 đã bị Hiệp Định Élysée bãi bỏ. Cũng trong năm 1949 Trung Cộng đã dùng võ trang thôn tính lục địa Trung Hoa. Theo sách lược của Quốc Tế Cộng Sản, việc cộng sản hóa Trung Hoa sẽ mở đầu cho việc nhuộm đỏ hai bán đảo Đông Dương và Trìêu Tiên. Trước nguy cơ này, các cường quốc Tây Phương chủ trương giữ vững Việt Nam trong hàng ngũ Thế Giớí Dân Chủ chống lại âm mưu thôn tính của Quốc Tế Cộng Sản. Chiếu Hiệp Định Elysée tháng 3, 1949, Việt Nam là một quốc gia liên kết với Pháp trong tổ chức Liên Hiệp Pháp nên giữa Việt Nam và Pháp có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Nay Quốc Gia Việt Nam bị đe doạ về an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm), nên Pháp có nghiã vụ phải mang quân hay điều quân để bảo vệ biên thùy của Việt Nam đồng thời là biên thùy của Liên Hiệp Pháp và của Thế Giới Dân Chủ. Mặc dầu vậy Đảng Cộng Sản đã phủ nhận nền độc lập này. Họ tiếp tục chiến đấu võ trang để được độc quyền yêu nước và độc quyền lãnh đạo quốc gia. Để vận động toàn dân tham gia kháng chiến, Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa. Do đó họ phải chiến đấu võ trang chống Pháp để giành lại độc lập cho quốc gia. Đây là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì từ năm 1947 các Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp đã quyết định không tái lập chế độ thuộc địa tại Á Châu và tán thành nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam. Trước đó, năm 1946, Pháp đã trả độc lập cho Syrie và Liban theo chủ trương của Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945.. Và trong năm 1947, như đã trình bầy, Pháp đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. Tháng 3, 1949, bằng Hiệp Định Elysée, Tổng Thống và Quốc Hội Pháp đã chính thức thừa nhận chủ quyền độc lập và thống nhất của Quốc Gia Việt Nam. CUỘC THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Năm 1975 Đảng Cộng Sản không có công thống nhất đất nước. Vì theo quốc tế công pháp, Quốc Gia Việt Nam đã được độc lập và thống nhất từ năm 1949 chiếu Hiệp Định Élysée ngày 8-3-1949. Một tháng rưỡi sau, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, ngày 23-4-1949, Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất (với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống). Tuy nhiên Đảng Cộng Sản đã phủ nhận nền độc lập này và đã phá hoại nền thống nhất này. Vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Do đó họ vẫn tiếp tục chiến đấu võ trang và đã ký Hiệp Định Genève chia đôi đất nước để cướp chính quyền tại Miền Bắc năm l954. Và rồi, với sự yểm trợ của Quốc Tế Cộng Sản, họ lại tiếp tục chiến đấu võ trang để thôn tính Miền Nam năm l975. Kể từ năm 1955, Đảng Cộng Sản tuyên truyền rằng Mỹ đã thay thế Pháp để thống trị Miền Nam. Do đó họ phải chiến đấu chống Mỹ để giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước. Đây cũng là một luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Vì quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Triều Tiên và Việt Nam không phải để thống trị hai quốc gia này mà để bảo vệ biên thùy của Thế Giới Dân Chủ. Tấm bản đồ Việt Nam ông cha chúng ta đã đổ bao xương máu để tạo lập nên hồi đầu thế kỷ 19. Sau này, vì yếu thế, chúng ta phải nhượng cho Pháp 6 tỉnh Miền Nam. Năm 1949 đồng bào Miền Nam đã hành sử quyền dân tộc tự quyết để thâu hồi chủ quyền lãnh thổ và bồi đắp tấm bản đồ từ Nam Quan đến Cà Mâu. Tuy nhiên, bằng chiến tranh võ trang, Hồ Chí Minh đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại Miền Bắc. Và rồi, năm 1975, cũng bằng chiến tranh võ trang, Đảng Cộng Sản đã cướp chính quyền tại Miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “Đảng Cộng Sản có công thống nhất đất nước! Chúng ta đưa ra những nhận định này trên cương vị người nghiên cứu sử học và luật học, chứ không với tư cách cán bộ tuyên truyền cho một chủ thuyết hay một chế độ chính trị nào. CÁC PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TẠI Á CHÂU Muốn có cái nhìn khách quan và trung thực, chúng ta hãy đối chiếu công cuộc đấu tranh giành độc lập tại Việt Nam với các phong trào giải phóng dân tộc khác tại Á Châu. Sau Thế Chiến II, trong số 14 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu, chỉ có 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương là đã đấu tranh võ trang, bạo động và liên kết với Quốc Tế Công Sản. Trái lại các đảng quốc gia tại 11 nước Á Châu khác đã chủ trương đấu tranh ôn hòa, không bạo động và không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Một năm sau Thế Chiến II, từ l946 đến l949, tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh và Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa, bảo hộ và giám hộ tại Á Châu. 1946: Phi Luật Tân độc lập Hoa Kỳ đi tiền phong trong cuộc giải phóng thuộc địa. Nguyên là một cựu thuộc địa, Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dân Hoa Kỳ có cảm tình với những phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc Á Phi. Đầu thập niên 1930, Luật Sư Quezon, lãnh tụ Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân đến Hoa Thịnh Đốn vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành quy chế tự trị và độc lập cho Phi Luật Tân. Năm l934 Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết thông qua Luật Tydings-McDuffie Act công nhận Phi Luật Tân là một quốc gia tự trị (dominion) từ 1935. Trong đạo luật này có khỏan quy định rằng, 10 năm sau, đúng Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ (4 tháng 7, 1945) Phi Luật Tân sẽ được hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên tới ngày đó, Chiến Tranh Thái Bình Dương chưa kết thúc, nên Phi Luật Tân chỉ được tuyên bố độc lập ngày 4-7-1946 (trễ một năm vì lý do chiến cuộc). Trong thời chiến tranh, Luật Sư Quezon được mời tham gia Ủy Ban Chiến Tranh vùng Thái Bình Dương, và người phụ tá của ông, Luật Sư Roxas hoạt động tình báo cho Tướng McArthur. Khẩu hiệu đấu tranh của Đảng Quốc Gia Phi Luật Tân là “Độc Lập do Hợp Tác” (Independence through Cooperation). 1946: Syrie và Liban độc lập. Nếu Hoa Kỳ có truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, thì Pháp cũng là quốc gia có truyền thống Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái tiến bộ nhất trong lịch sử loài người. Tại Syrie và Liban, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là Đảng Nhân Dân tại Syrie và Luật Sư Dabbas tại Liban. Dabbas đã từng du học tại Paris, nơi đây ông hay biết rằng, bên cạnh các đảng bảo thủ chủ trương duy trì thuộc địa còn có Đảng Xã Hội Pháp chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa. Năm 1936 Mặt Trận Bình Dân nắm chính quyền, Thủ Tướng Xã Hội Léon Blum ký hiệp ước với Syrie và Liban để trả tự trị cho 2 quốc gia này. Và 10 năm sau, năm 1946 quân đội Liên Hiệp Pháp triệt thoái để trả độc lập cho Syrie và Liban (Thời gian này tại Trung Đông chưa có nguy cơ xâm nhập của Staline). 1947: Ấn Độ và Đại Hồi độc lập. Sau các Đế Quốc Hoa Kỳ và Pháp, đến lượt Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể. Tới Thế Chiến II, Anh Quốc đã thành lập được một đế quốc hùng mạnh nhất từ cổ chí kim chạy từ Bắc Mỹ qua Âu Châu, Phi Châu, Á Châu và Úc Châu. Người Anh thường tự hào nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc Anh”. Vậy mà 2 năm sau Thế Chiến II, năm 1947, Đế Quốc Anh bắt đầu tự giải thể. Tại Ấn Độ, 3 nhà lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc là các Luật Sư Gandhi, Nehru và Jinnah. Các vị này đã từng du học tại Anh, nơi đây họ hay biết rằng, bên cạnh Đảng Bảo Thủ chủ trương duy trì thuộc địa, còn có Đảng Lao Động Anh chủ trương giải phóng lao động và giải phóng thuộc địa như Đảng Xã Hội Pháp. Năm 1947 Thủ Tướng Lao Động Clement Attlee trả độc lập cho Ấn Độ và Đại Hồi, và qua năm sau, 1948, trả độc lập cho Miến Điện, Tích Lan và Palestine, mặc dầu mọi phản kháng của Churchill, lãnh tụ Đảng Bảo Thủ. Khác với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Quốc Hội Ấn Độ chủ trương đấu tranh công khai, ôn hòa, hợp pháp, không bạo động, không vọng ngoại và nhất là không liên kết với Quốc Tế Cộng Sản. Với một dân số quá đông (gần 400 triệu, so với 20 triệu ở Việt Nam năm 1945), trong một xã hội chậm tiến, nghèo đói, thất học, với những mâu thuẫn trầm trọng về tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, đẳng cấp và giai cấp, cuộc đấu tranh tại Ấn Độ 10 lần khó hơn tại Việt Nam. Vậy mà, dưới sự lãnh đạo của Gandhi, Ấn Độ đã giành được độc lập 2 năm sau Thế Chiến II, trong khi dân tộc ta đã phải hy sinh xương máu ròng rã trong 40 năm. 1948: Miến Điện, Tích Lan và Palestine độc lập. Người anh hùng dân tộc Miến Điện là Aung San (thân phụ bà Aung San Suu Kyi hiện lãnh đạo phong trào Dân Chủ tại Miến Điện). Cũng như Gandhi, Aung San tình nguyện chiến đấu trong Quân Đội Hoàng Gia Anh. Cùng với U Nu, ông thành lập Liên Đoàn Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít để hợp tác với Đế Quốc Anh, chống Nhật... Năm l948 Miến Điện được trao trả độc lập. Tại Tích Lan Hiến Pháp năm l931 ấn định thời gian tập sự tự trị là 15 năm. Với chủ trương “Thiện Chí và Hợp Tác” (Good Will and Cooperation), Đảng Quốc Gia Tích Lan đã giành được tự trị năm l945 và độc lập năm l948. Cũng trong năm này Palestine thoát quyền giám hộ của Đế Quốc Anh. 1949: Nam Dương độc lập. Sau các Đế Quốc Mỹ, Pháp, Anh đến lượt Đế Quốc Hoà Lan tự giải thể năm l949. Phong trào giải phóng dân tộc Nam Dương được phát động bởi giới trí thức du học Hòa Lan. Trong khi Đảng Cộng Sản theo sách lược bạo động võ trang thì Đảng Quốc Gia Nam Dương chủ trương đấu tranh ôn hòa bất bạo động bằng canh tân và giáo dục. Sukarno lập Câu Lạc Bộ Văn Hoá Bandung và Hatta lập Hội Giáo Dục Quốc Gia Nam Dương để nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí. Hatta du học 10 năm tại Hoà Lan và Luật Sư Sjahrir đã từng gia nhập Đảng Lao Động Hoà Lan trong thời gian du học. Năm 1942 Nhật chiếm đóng Nam Dương, Sukarno hợp tác với Nhật. Tháng 8, l945 Nhật đầu hàng Đồng Minh, Sukarno tuyên bố Nam Dương độc lập. Nhưng rồi quân đội Hòa Lan theo chân quân đội Anh sang giải giới quân đội Nhật, Sukarno chủ trương thương nghị với Hoà Lan. Trong những năm l946 và l948, Đảng Cộng Sản Nam Dương phát động chiến đấu võ trang để phá thương nghị. Thời gian này nước láng giềng Phi Luật Tân đã được độc lập. Tổng Thống Truman vận động Liên Hiệp Quốc áp lực Hoà Lan phải hòa đàm với chính phủ Sjahrir. Lúc này Hoa Kỳ đang thực thi Kế Hoạch Marshall để tái thiết Âu Châu thời hậu chiến nên tiếng nói của Hoa Kỳ có trọng lượng đối với Hòa Lan. Hội Nghị Bàn Tròn La Haye được triệu tập dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Tháng 12-1949, do Hiệp Ước La Haye, Hoà Lan thừa nhận chủ quyền độc lập của Nam Dương. (2) STALINE THIẾT LẬP ĐẾ QUỐC SÔ VIẾT Như vậy từ 1946 đến 1949 tất cả các đế quốc Tây Phương như Mỹ, Pháp, Anh, Hoà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu. Trong khi đó tại Đông Âu Staline thiết lập Đế Quốc Sô Viết bằng cách thôn tính 3 nước Baltic là Lithuanie, Lettonie và Estonie. Sau đó Liên Xô dựng “Bức Màn Sắt” tại 7 nước Đông Âu là Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albanie, Bulgarie, và Roumanie. Từ đó, chiến tranh lạnh hay chiến tranh ý thức hệ bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ. Các nhà lãnh đạo phe Thế Giới Dân Chủ như Truman, Churchill và De Gaulle nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản Đông Dương vì họ không muốn Staline mở rộng bức màn sắt từ Đông Âu qua Đông Á. Riêng tại Việt Nam, De Gaulle cũng nhất quyết không trao Nam Kỳ cho Hồ Chí Minh vì Nguyễn Ái Quốc là cán bộ của Staline tại Đông Dương. Cũng vì vậy hồi tháng 12-1945 De Gaulle đã mời Cựu Hoàng Duy Tân từ đảo Réunion tới Paris thương nghị. Nhiều tài liệu lịch sử cho biết De Gaulle đã chấp thuận trên nguyên tắc để Duy Tân về nước đầu năm l946. Trước đó, hai bên sẽ ký một hiệp ước công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. Chính Phủ Việt Nam sẽ được toàn quyền quản trị về mặt nội bộ. Tuy nhiên vì lúc này Đảng Cộng Sản đã cướp chính quyền tại Miền Bắc, nên quân đội Pháp còn phải ở lại Việt Nam một thời gian với tư cách quân đội Liên Hiệp Pháp để yểm trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề an ninh quốc nội (nội loạn) và an ninh quốc ngoại (ngoại xâm). Theo quy chế Liên Hiệp Pháp, giữa Pháp và Việt Nam có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Do đó quân đội Pháp có nghĩa vụ bảo vệ biên cương của Việt Nam, đồng thời là biên cương của Liên Hiệp Pháp. Rất tiếc là mùa Giáng Sinh 1945 Duy Tân đã tử nạn máy bay trên sa mạc Trung Phi trên đường từ Paris về đảo Reunion thăm nhà. Nhiều người cho đây là vụ phá hoại. Nguyên nhân phi cơ phát hỏa là vì "hết xăng". Đây là một nguyên nhân hy hữu vì không một phi hành đoàn nào chịu cất cánh nếu máy bay không chứa đủ săng nhớt. Việc Duy Tân mất đi là một đại bất hạnh cho Việt Nam cũng như cho Pháp. Vì nếu đầu năm l946 Duy Tân về nước lập chính phủ quốc gia giành tự trị, độc lập và thống nhất cho Việt Nam thì chiến tranh Việt Pháp sẽ có cơ tránh được. Hồ Chí Minh sẽ không còn được độc quyền yêu nước và có lẽ chẳng còn ai muốn gia nhập Đảng Cộng Sản nữa (năm 1945 Đảng Cộng Sản chỉ có 5 ngàn đảng viên). Lúc này Đảng Cộng Sản Pháp đã thông báo cho Staline và Hồ Chí Minh biết De Gaulle đã có giải pháp quốc gia về Việt Nam. Cũng vì vậy, ngày 11- 11-1945, Hồ Chí Minh giả bộ giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương. Rồi thành lập chính phủ liên hiệp quốc gia với sự tham gia của Cách Mạng Đồng Minh Hội (với Nguyễn Hải Thần) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam) để làm bình phong thương nghị với Pháp. Ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, nhân danh chính phủ liên hiệp, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và chấp thuận mọi điều khỏan mà De Gaulle đã thỏa thuận với Duy Tân: Việt Nam là một nước tự do và tự trị trong Liên Bang Đông Dương và trong Liên Hiệp Pháp. 15 ngàn quân Pháp được đồn trú tại Bắc Kỳ trong thời hạn 5 năm. Sau đó ngày 14-9-l946 tại Paris, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng của Moutet để xin ký Thỏa Ước Tạm Thời (Marius Moutet là đồng chí cũ trước khi Hồ Chí Minh bỏ đảng Xã Hội để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp). Tuy nhiên mặc dầu lúc này De Gaulle đã từ nhiệm, các nhà lãnh đạo Thế Giới Dân Chủ vẫn nhất quyết không trao Đông Dương cho Đảng Cộng Sản Đông Dương. Theo chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản Hồ Chí Minh phát động chiến tranh võ trang ngày 19-12-1946. Bằng hành động gây chiến này Hồ Chí Minh đã vi phạm Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny và Thỏa Ước Tạm Thời Moutet. Do đó, 3 tháng sau, tháng 3, 1947, Hội Đồng Chính Phủ Ramadier cùng Hội Đồng các Chính Đảng Pháp công bố Quyết Nghị về chính sách mới của Pháp tại Việt Nam, theo đó Pháp tán thành nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam về độc lập và thống nhất. Ngoài ra, cũng trong năm 1947 tại Liên Hiệp Quốc, Pháp đã chính thức đăng ký 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào) là những quốc gia độc lập. Như vậy từ năm 1947 Pháp đã quyết định trao trả độc lập và thống nhất cho Việt Nam và đã đăng ký Việt Nam là một quốc gia độc lập tại Liên Hiệp Quốc. (Sở dĩ Việt Nam không được gia nhập Liên Hiệp Quốc vì gặp sự phản kháng của Liên Xô hành sử quyền phủ quyết.) Năm 1947, nếu Hồ Chí Minh là người yêu nước, nếu Nguyễn Ái Quốc là nhà ái quốc biết đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi đảng phái, thì ông ta đã phải ngưng chiến cho phe quốc gia có điều kiện hòa đàm và ký kết với Pháp một hiệp ước để giành lại độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên Hồ Chí Minh không phải là người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc không phải là nhà ái quốc nên ông ta vẫn tiếp tục đẩy tới chiến tranh võ trang để phá vỡ mọi giải pháp độc lập quốc gia. Mặc dầu vậy các Chính Phủ Pháp kế tiếp vẫn trung thành với Quyết Nghị của các Hội Đồng Chính Phủ và Chính Đảng Pháp năm 1947. Tháng 12, 1947, Cao Ủy Bollaert ký Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long với Quốc Trưởng Bảo Đại để thừa nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Hiệp Ước Sơ Bộ này được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long tháng 6,1948 ký kết giữa Cao Ủy Bollaert và Chính Phủ Quốc Gia Lâm Thời, với sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Theo Hiệp Ước này Pháp long trọng thừa nhận nền độc lập của Việt Nam và Việt Nam được tự do tiến hành thủ tục thực hiện thống nhất quốc gia chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết. Và tại Điện Elysée (Paris) Tổng Thống Vincent Auriol, nhân danh Tổng Thống Cộng Hòa Pháp và nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại Hiệp Định Elysée ngày 8-3-1949 Công Nhận Việt Nam Thống Nhất và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Do Quyết Nghị ngày 23-4-1949 Quốc Hội Nam Kỳ đã giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị và sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày 6-6-1949, theo thủ tục khẩn cấp, Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Elysée về khoản giao hoàn Nam Kỳ cho Quốc Gia Việt Nam. Ngày 2-2-1950 Quốc Hội Pháp phê chuẩn toàn bộ Hiệp Định Elysée với 12 Phụ Ước và 30 Đính Ước bổ túc. Cũng trong tháng này Hoa Kỳ, Anh Quốc và Thái Lan chính thức thừa nhận Quốc Gia Việt Nam do Chính Phủ Bảo Đại đại diện. Chúng ta không nên có thành kiến cho rằng gia nhập Liên Hiệp Pháp là vi phạm chủ quyền quốc gia. Vì các nước Ấn Độ, Đại Hồi, Canada, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan v.v... cũng là những quốc gia độc lập trong Liên Hiệp Anh. Về mặt an ninh quốc phòng, nếu năm 1949 Việt Nam không gia nhập Liên Hiệp Pháp thì quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt Nam (như tại Syrie và Liban năm 1946). Và chỉ trong một vài tuần lễ (như tại Nam Hàn năm 1950), phe Quốc Tế Cộng Sản sẽ nhuộm đỏ toàn thể bán đảo Đông Dương. Khách quan mà xét, năm 1949 độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam. Chúng ta có thể sử dụng các chuyên viên Pháp là những người am hiểu phong tục tập quán, biết rõ dân tình nước ta, lại có những kinh nghiệm về khai thác nông lâm súc, công kỹ nghệ thương mãi, xây cất cầu cống, đường sá, sông ngòi, hải cảng, cồn đảo... Ngoài ra họ còn có thể cố vấn chúng ta để xây dựng môt nền giáo dục phổ thông, một nền hành chánh hiện đại và một nền tư pháp độc lập để tiến tới tam quyền phân lập và dân chủ pháp trị. Về mặt phát triển chúng ta có sẵn thị trường Liên Hiệp Pháp để xuất cảng các hàng hóa và các nông, lâm, khoáng sản... Do đó, năm 1949, độc lập trong Liên Hiệp Pháp là giải pháp tối ưu cho Việt Nam. Nhưng rồi Đảng Cộng Sản đã đưa dân tộc ta vào con đường chông gai chết chóc trong suốt 40 năm (từ 1949 đến 1989). Đại hạnh của Ấn Độ là có Gandhi theo Chủ Nghĩa Dân Tộc. Đại bất hạnh của Việt Nam là có Hồ Chí Minh theo Chủ Nghĩa Cộng Sản HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN GENÈVE VÀ HIÊP ĐỊNH HÒA BÌNH PARIS. Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất kết thúc bởi Hiệp Định Đình Chiến Genève ngày 20-7-1954 (Geneva Armistice Agreement) giống Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-l953 tại Triều Tiên (Panmunjom Armistice Agreement). Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần túy quân sự có tác dụng “đình chiến và ấn định một giới tuyến quân sự tạm thời”. Tại vùng giới tuyến thuộc quyền kiểm soát của quân đội bên nào thì chính quyền bên ấy phụ trách việc quản trị hành chánh. Vì là một hiệp ước quân sự, Hiệp Định Genève chỉ mang chữ ký của 2 tướng lãnh: Đại diện Quân Đội Bắc Việt là Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu (là người đã ký cả 3 Hiệp Định Geneve với tư cách đại diện cho cả Kmer Đỏ và Pathet Lào). Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương do Thiếu Tướng Henri Delteil đại diện. Vì không tham chiến ở Việt Nam nên Hoa Kỳ không ký vào Hiệp Định Genève. Quốc gia Việt Nam cũng không ký. Chiếu Hiệp Định Elysée 1949, Việt Nam là một hội viên liên kết của Liên Hiệp Pháp. Khi có chiến tranh, quân đội Việt Nam và quân đội Pháp sẽ cùng chiến đấu dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp được thành lập với một tướng lãnh Pháp làm tư lệnh hành quân và một tướng lãnh Việt Nam làm tham mưu trưởng. Vì Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần tuý quân sự, nên về phía Liên Hiệp Pháp chỉ cần có chữ ký của vị tư lệnh hành quân Henri Delteil là đủ. Ngày hôm sau, 21-7-1954, một Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng khuyến cáo hai miền Nam Bắc tổ chức tổng tuyển cử năm l956. Tuy nhiên tuyên ngôn không phải là hiệp ước. Vì đây chỉ là bản Tuyên Ngôn Ý Định (declaration d’intention) không mang chữ ký của bất cứ phái đoàn nào (kể cả Bắc Việt) nên không có giá trị pháp lý (Cũng như các bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bảo Đại ngày 11-3-1945, của Hồ Chí Minh ngày 2-9-1945 và của Sukarno ngày 17-8-1945). Vả lại cũng trong ngày 21-7-1954, Ngoại Trưởng Quốc Gia Việt Nam Trần Văn Đỗ và Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ Bedell Smith đã ra tuyên cáo minh thị phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp ước quân sự, mà không có sự thỏa thuận của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam.Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ Hiệp Định Đình Chiến Genève, theo danh xưng, chỉ là một bản hiệp ước thuần tuý quân sự để định ranh giới ngưng bắn theo một giới tuyến (vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên, vĩ tuyến 17 tại Việt Nam). Nó không áp đặt những giải pháp chính trị. Vấn đề thống nhất Nam Bắc là một vấn đề chính trị thuộc quyền dân tộc tự quyết sẽ do hai quốc gia ấn định sau này (như trường hợp Triều Tiên: sau hơn 60 năm vẫn chưa có giải pháp chính trị). Do đó Việt Nam Cộng Hoà không vi phạm Hiệp Định Genève khi khước từ tổng tuyển cử năm 1956. Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 (Paris Peace Agreement) trái lại, là một hiệp ước ngoại giao và có tác dụng chính trị. Trước hết về mặt nghi thức nó mang chữ ký của các đại biểu các quốc gia hay chính phủ kết ước: Trần Văn Lắm, Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Williams Roger, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Nguyễn Duy Trinh, Ngoại Trưởng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Nguyễn Thị Bình, Ngoại Trưởng Chính Phủ Lâm Thời “Nước” Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Điều 15 Hiệp Định Hòa Bình Paris quy định rằng: “Việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hoà bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận” [theo nguyên tắc nhất trí] Vậy mà hai năm sau, năm 1975, khi chữ ký của họ còn chưa ráo mực, Bắc Việt phát động chiến tranh võ trang để thôn tính Miền Nam. Hội trường đã nhường chỗ cho chiến trường, thương nghị thỏa thuận đã bị bạo lực cưỡng chế, và phương pháp hòa bình đã bị chiến tranh võ trang xoá bỏ. Đây là một vi phạm thô bạo Hiệp Định Hòa Bình Paris. Luật pháp văn minh của loài người đã bị thay thế bởi luật rừng xanh. KẾT LUẬN Nói tóm lại: 1) Phủ nhận chủ nghĩa dân tộc, Đảng Cộng Sản đã phạm sai lầm chiến lược khi theo Quốc Tế Cộng Sản để đấu tranh bạo động võ trang khiến dân tộc ta phải hy sinh xương máu ròng rã 40 năm. 2) Đảng Cộng Sản không có công giành độc lập năm 1954 vì Việt Nam đã được độc lập từ 1949 chiếu Hiệp Định Elysée. 3) Đảng Cộng Sản không có công thống nhất đất nước năm 1975 vì Việt Nam đã được thống nhất năm 1949 khi Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị để sát nhập Nam Phần vào lãnh thổ quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất. 4) Trên bình diện dân tộc 3 cuộc Chiến Tranh Đông Dương là những cuộc chiến tranh vô ích, vô lý và vô nghĩa. 5) Vì vậy Đảng Cộng Sản không có tư cách và không có tính chính thống để độc quyền lãnh đạo quốc gia. Và chế độ CS phải được giải thể để người dân được quyền mưu cầu hạnh phúc trong chế độ Dân Chủ Pháp Trị, trong đó các dân quyền và nhân quyền được tôn trọng, kinh tế quốc gia được phát triển và công bằng xã hội được thực thi.
......

Tình trạng phức tạp về dầu mỏ Việt Nam

1* Mở bài Tình trạng xăng dầu Việt Nam hiện nay rất phức tạp. Việt Nam xuất khẩu dầu thô, nhưng lại nhập khẩu dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Dự án xây nhà máy lọc dầu Dung Quất gây nhiều tranh cãi về vị trí xây cất vì không phù hợp với nguyên tắc kinh doanh quốc tế. Dự án kéo dài 9 năm mới hoàn thành. Các quan tham nhũng. Công nhân ăn cắp vật liệu, người dân địa phương chôm chỉa, cuối cùng vốn đầu tư 1 tỷ rưởi USD tăng lên thành 3.5 tỷ USD. Sau 2 năm hoạt động của một nhà máy hiện đại, “niềm tự hào của thế kỷ 21”, Dung Quất được rao bán phân nửa phần hùng để sửa chữa và nâng cấp nhưng không ai mua. Việt Nam nhập cảng 96% xăng dầu cho thị trường tiêu thụ toàn quốc, giá xăng dầu tăng lên ngày một. Giá xăng dầu của Dung Quất lại cao hơn xăng nhập cảng. Trữ lượng các mỏ dầu VN bắt đầu giảm, các nhà đầu tư ngoại quốc bỏ chạy. Vùng biển thuộc chủ quyền VN có tiềm năng dầu khí mà không được thăm dò tìm kiếm, vì Trung Cộng ngăn chặn. Có dầu mà phải vác tiền đi mua dầu, thật đúng là nổi đau bị mất dầu. Mỏ dầu sắp cạn, đầu tư ngoại quốc bỏ chạy, việc sản xuất dầu trong nước, làm ăn ạch đuội bữa đực bữa cái do có quá nhiều “sự cố” và kiến thức quản lý, vận hành và sản xuất ở tầm thấp của thời đại, là nội dung của bài viết nầy. 2* Những cuộc tháo chạy vì cạn dầu 2.1. ConocoPhillips tháo chạy Ngày 19-5-2011, một sự kiện gây nhiều chú ý là tập đoàn dầu khí lớn thứ ba Hoa Kỳ là ConocoPhillips rao bán tổng số tài sản ở Việt Nam là 1.5 tỷ USD. Chiều ngày 5-7-2011, tại cuộc họp báo, ông Phùng Đình Trực, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam-PVN) cho biết, ConocoPhillips đã lên kế hoạch bán cổ phần của họ. Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ) thì tập đoàn Mỹ đã chiếm một nhóm gồm 5 mỏ đang khai thác ở VN. Nguyên nhân đưa đến quyết định bán tài sản là hoạt động của ConocoPhillips ở VN khá hạn chế, họ muốn đầu tư vào những dự án lớn hơn, nói rõ ra là dầu ở VN không đủ số lượng mà họ mong muốn, tức là quá ít vì đã cạn dần. Bản chất của ngành dầu khí là nguyên tắc bù trừ. Ví dụ như khi khai thác 100 thùng dầu thô, thì công ty đó phải tìm và nắm được một số lượng tương đương, bảo đảm cho việc làm ăn được tiếp tục lâu dài, có nghĩa là phải biết trữ lượng những mỏ đang khai thác còn nhiều, hoặc đã tìm được những mỏ mới có đủ dầu để khai thác thương mại. Nếu không nắm được con số ước tính đó, thì tương lai mù mịt, không biết đóng cửa ngày nào, vì hết dầu. Một nhà phân tích dầu khí nêu nhận xét, số lượng dầu thô của VN không còn tương xứng với số lượng mà Conoco mong muốn, cho nên nếu đổ thêm tiền vào, thì tỷ lệ rủi ro về lợi nhuận rất cao, lỗ vốn là cái chắc. Tóm lại, dầu mỏ ở VN sắp cạn kiệt hay còn quá ít. Quyết định của Conoco cho thấy trữ lượng dầu của VN không phải là dồi dào. Mục tiêu khai thác của Petro Vietnam (PVN) trong 4 tháng đầu năm 2011 là 15 triệu tấn dầu thô, nhưng chỉ đạt được có 7.97 triệu tấn. Trong khi đó, việc phát hiện những mỏ dầu mới có khả năng khai thác thương mại thì không có, và trữ lượng các mỏ đang khai thác cũng giảm dần. Petro Vietnam đã có những dự án mua các mỏ dầu ở các nước ngoài, nhưng chưa mua được mỏ nào cả. Một nguồn tin giấu tên cho biết, Trung Cộng muốn mua lại tài sản của ConocoPhillips, nhưng phải chờ sự đồng ý của chính quyền VN. Nguồn tin trên tiết lộ, trữ lượng mà Conoco đang khai thác đã đạt tới điểm đỉnh, và sẽ tuột xuống trong một tương lai không xa. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm mỏ mới thì phải khoan thăm dò ở ngoài khơi xa hơn, đó là khu vực hình lưỡi bò đang tranh chấp với Trung Cộng. ConocoPhillips tháo chạy vì cạn dầu và không thể thăm dò ở vùng biển hình Lưỡi Bờ, thế nhưng Trung Cộng muốn nhảy vào, vì cho rằng sẽ không có gì trở ngại trong việc dò tìm và khai thác ở vùng đang tranh chấp nầy. Thực hiện hợp tác khai thác chung tài nguyên của VN là chủ trương của Trung Cộng. Nếu CSVN đồng ý cho Trung Cộng mua tài sản của công ty Mỹ, tức là đồng ý giao các mỏ dầu của VN ở Biển Đông cho bọn Tàu khựa. Lúc đó Bắc Kinh sẽ dùng trăm mưu ngàn kế ma giáo để công khai và hợp pháp chiếm tài nguyên của VN, mà VN không có khả năng kiểm soát hoặc không dám kiểm soát. 2.2. British Petroleum tháo chạy British Petroleum (BP) đã rút ra khỏi VN vì một số lý do. BP có 3 mảng hoạt động tại VN:     Downsdtream (Hạ nguồn), gồm: lọc dầu, cung cấp, mua bán, vận chuyển, sản xuất, tiếp thị.     Midsdtream (Trung nguồn), gồm: các đường ống dẫn khí đốt từ nam Côn Sơn.     Upstream (Thượng nguồn), gồm: tìm kiếm, thu hồi dầu và khí thiên nhiên. Tháng 10 năm 2010, BP đã rao bán cổ phần đường ống Côn Sơn, Petro VN muốn mua lại, nhưng không thành công. Tổng sản lượng BP ở VN là 15,000 thùng dầu mỗi ngày. 1 thùng (Barrel) = 158.987 lít 7 thùng dầu thô = 1 tấn=1,113 lít BP đã rút lui khỏi VN sau khi đã bán tài sản cho một công ty Petróleos de Venezuela SA của Venezuela với số tiền 1.8 tỷ USD. 2.3. Công ty Shell cuốn gói Tập đoàn dầu khí nước ngoài đầu tiên ở VN là công ty Shell của Hoà Lan. Sau khi CSVN ban hành luật đầu tư nước ngoài, Shell đăng ký thăm dò tìm mỏ dầu ở ngoài khơi Đà Nẳng và Vủng Tàu. Dù đã bỏ ra 150 triệu USD, nhưng Shell không tìm được mỏ dầu nào có khả năng khai thác thương mại, nên đã cuốn gói ra đi, kể như mất toi 150 triệu USD. Hiện tại, chỉ còn ExxonMobil (Mỹ), Chevron (Mỹ) và một số tập đoàn khác như Talisman (Canada) có đầu tư nhưng không lớn. 3* Dầu khí Việt Nam sắp cạn 3.1. Sản lượng bắt đầu giảm Trên thực tế, sản lượng dầu thô VN đã bắt đầu giảm. Năm 2004: 430,000 thùng/ngày Năm 2005: 370,000 thùng/ngày. 3.2. Giảm dầu tại mỏ Bạch Hổ 3.2.1. Tổng quát về mỏ Bạch Hổ Bạch Hổ là tên mỏ dầu lớn nhất, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho VN hiện nay, nằm phía đông nam, cách bờ biển Vủng Tàu 145Km. Dầu thô Bạch Hổ thuộc loại phẩm chất tốt, dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì nó chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn dụng cụ rất thấp, giá bán rất cao trên thị trường quốc tế. 3.2.2. Trữ lượng dầu mỏ Bạch Hổ sắp cạn. Theo thống kê, trữ lượng dầu của mỏ Bạch Hổ là 300 triệu tấn, sau 25 năm khai thác, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh. Năm 2009: 5.4 triệu tấn/năm* – 2010: 4.82 triệu tấn* – 2011: 4.26 triệu tấn * – 2012: 3.81 triệu tấn - 2013: 3.43 triệu tấn * – 2014: 3.11 triệu tấn * – 2015: 2.78 triệu tấn/năm. Theo thống kê, sản lượng khai thác của Việt Nam hiện đang giảm mạnh, nhất là các loại dầu thô đã khai thác từ trước như Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng… (Nguồn: Factbook, 2007)                     2009  2010 2011 2012 2013 2014 2015 Bạch Hổ        5.45  4.82  4.26  3.81  3.43  3.11  2.78 Rồng             0.84  1.21  1.03  0.87  0.74  0.63  0.54 Sư Tử Đen    1.49  1.12  0.84  0.63  0.47  0.35  0.27 Sư tử Vàng   3.29  2.80  2.24  1.79  1.43  1.15  0.92 Cá ngừ vàng  0.57  0.34  0.21  0.12  0.07  0.04  0.03 Rạng Đông    1.17  0.88  0.66  0.5    0.37  0.28  0.21 Bảng: Danh sách sản lượng các loại dầu thô Việt Nam (Đơn vị: triệu tấn/năm) Giàn khoan mỏ Bạch Hổ Giàn khoan mỏ Sư Tử Vàng Giàn khoan mỏ Sư Tử Đen 3.2.3. Nhà máy Dung Quất nhập cảng dầu thô Ngày 11-8-2010, nhà máy Dung Quất đã tiếp nhận lô dầu thô đầu tiên do công ty dầu khí Socar (Azerbaijian) cung cấp, với số lượng 400,000 thùng (Tương đương với 65,000 m3. Socar sẽ tiếp tục cung cấp 65,000 m3 vào cuối năm 2010. 3.2.4. Việt Nam sẽ mua mỏ dầu ngoại quốc Lãnh đạo Petro Vietnam (PVN) cho biết, PVN đang làm thủ tục để mua các mỏ dầu tại Azerbaijian, Algeria và nhiều khu vực khác. PVN tuyên bố, họ sẽ mua những mỏ dầu đã được thăm dò, để có thể đưa vào nhà máy lọc ngay, vì thời gian thăm dò có thể kéo dài từ 5 đến 8 năm. Đó mới chỉ là dự tính. Nếu giai doạn đàm phán thuận lợi, thì VN sẽ liên doanh với các nước nầy để mua dầu thô về lọc, cung ứng cho thị trường VN. Hiện tại, VN phải nhập cảng 96% xăng dầu. Chính phủ cho phép 10 doanh nghiệp được nhập cảng xăng dầu để đáp ứng nhu cầu cho cả nước là 15 triệu tấn mỗi năm. Như vậy, xăng dầu trong nước chỉ chiếm 4%. 3.2.5. Một thử thách đối với Việt Nam Ngày 25-10-2011, tờ Wall Street Journal loan tin Tập Đoàn ExxonMobil đã tìm được dầu khí ở lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng, thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Thông tin nầy mang tầm quan trọng đặc biệt, không những trong lãnh vực kinh tế, mà còn trong việc khẳng định chủ quyền của VN, vì lô 119 nằm ngoài thềm lục địa của VN, (Thềm lục địa cách bờ biển 350 hải lý.) đồng thời, nó nằm sát đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Cộng. Sự việc cho thấy thái độ mạnh dạn của công ty HK trong việc làm ăn với VN. Trước kia, Tập đoàn ExxonMobil đã bị Trung Cộng gây áp lực, đã im hơi lặng tiếng, nay nhờ chính phủ HK ủng hộ, nên tiếp tục thăm dò. Hiện chưa biết trữ lượng dầu là bao nhiêu. VN đang đứng trức thách thức, là liệu CSVN có can đảm hợp tác với ExxonMobil hay không? 4* Nhà máy lọc dầu Dung Quất Một góc của nhà máy lọc dầu Dung Quất Nhà máy lọc dầu Dung Quất Việt Nam, được coi là một dự án kinh tế lớn, trọng điểm của quốc gia trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, đã hoàn tất sau 13 năm xây dựng mà nay được cho là bị lỗ 120 triệu mỗi năm. Dự án Dung Quất bị các nhà đầu tư ngoại quốc xa lánh, bỏ chạy bởi vì nó ở một vùng cô lập, xa các nguồn dự trữ là các mỏ đầu ở miền Nam nên không có hiệu quả kinh tế. Số vốn ban đầu là 1.5 tỷ USD, nhưng qua một thời gian gập ghềnh ạch đuội, tổng chi phí lên tới 3.5 tỷ USD. Giá thành sản phẩm của Dung Quất (DQ) hiện tại cao hơn giá xăng dầu nhập cảng. Lỗ to, đã rao bán suốt một năm mà chẳng có ai mua. 4.1. Nhà máy Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (DQ) được xây dựng ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, chiếm diện tích 345 hecta mặt đất, và 471 hecta mặt biển. (1 hecta=10,000m2). Công suất tối đa là lọc 6.5 triệu tấn dầu thô mỗi năm, tương đương với 148,000 thùng mỗi ngày. (1 thùng (barrel) = 158.9873 lít) Nhà máy lọc dầu của mỏ Bạch Hổ, sản xuất xăng A92, A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, dầu diesel và những sản phẩm phụ. Có 14 phân xưởng chế biến công nghệ. Tổng số vốn đầu tư là 3.5 tỷ USD. Chủ đầu tư là Tập Đoàn Dầu Khí VN (Petro Vietnam-PVN). Hợp đồng xây dựng nhà máy là Technip (Pháp), Technip Malaysia, JGC (Nhật) và Technicas Reunidas (Tây Ban Nha). Lễ động thổ: 8-1-1998 Lễ khánh thành: 6-1-2011 4.2. Công nghệ lọc dầu Công nghệ lọc dầu là một quá trình chưng cất dầu thô. Chưng cất là tách rời một dung dịch bằng cách đun sôi nó lên, rồi cho ngưng tụ hơi bay ra để được 2 thành phần, một phần nhẹ là Distillat, có nhiệt độ sôi thấp, chứa chất dễ sôi, phần nặng còn lại là cặn chưng cất. Nhà máy lọc dầu Dung Quất dùng điện để đun sôi dầu thô. 5* Con đường gập ghềnh của Dung Quất Ngày 25-8-1998. Việt Nam và Nga thống nhất hợp tác liên doanh, Petro Vietnam và Zarubezhneft cùng làm chủ đầu tư với cổ phần 50/50. Ngày 28-12-1998. Ủy Ban Vietross được thành lập để trực tiếp quản lý, xây dựng nhà máy và điều hành NMLD/DQ trong 25 năm. Mức đầu tư dự án là 1.297 tỷ USD.(50/50) Năm 1998 Hợp đồng Việt Nga tan vở. Nga rút lui vì bất đồng ý kiến về địa điểm xây nhà máy. Thế là VN gánh trọn gói, tự đầu tư. Đây là nguyên nhân tạo ra những khó khăn, phí tổn vô ích, kéo dài con đường gập ghềnh và cuối cùng đưa đến dự án không có hiệu quả kinh tế, tức là làm ăn lỗ lã. Sau vụ tan rả, VN tập trung vào việc giải quyết các vấn đề pháp lý của các hợp đồng, có liên quan đến tiền bạc, kỹ thuật, thông qua những đàm phán, nhất là về luật đầu tư quốc tế của ngành dầu khí, mà VN không có kiến thức và kinh nghiệm. Một VN chưa có kinh nghiệm mà phải gánh một dự án quá lớn, cho nên không tránh được những lượm thượm phát sinh do những sai lầm. Tiền bạc thất thoát do chi phí vô ích, do tham ô, do vật liệu bị đánh cắp, nên cuối cùng dự án tăng lên tới 3.5 tỷ USD, đưa đến kinh doanh không có hiệu quả kinh tế. Tháng 11 năm 1996, chính phủ phê chuẩn dự án. Năm 1997 thủ tướng Võ Văn Kiệt ra Quyết Định 514/QĐ/TTg ngày 10-7-1997 chính thức đưa dự án ra thực hiện. Năm 2003, Ban Quản Lý Dự Án (QLDA) Nhà Máy Lọc Dầu (NMLD) Dung Quất được thành lập để tiến hành dự án. Ngày 22-9-2009, NMLD/DQ cho ra sản phẩm đầu tiên. Ngày 30-5-2010, nhà máy được nhà thầu xây dựng chính thức bàn giao lại cho Petro Vietnam. 6* Những chỉ trích về dự án xây nhà máy Dung Quất Năm 1992, chính phủ Võ Văn Kiệt mời các đối tác nước ngoài làm liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất, gồm có: Tập đoàn Total SA (Pháp) và 2 công ty Đài Loan là CPC (Chinese Petroleum Corp) và CIDC (Chinese Investment Development). Trong quá trình thiết lập dự án, Total SA (Pháp) đề nghị xây NMLD tại Long Sơn thuộc Bà Rịa-Vủng Tàu. Ngày 19-9-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra QĐ chọn Dung Quất làm địa điểm xây NMLD, nên Pháp rút lui. Dự án NMLD/DQ bị quốc tế chỉ trích, chủ yếu là về địa đểm xây cất mang tính cách chính trị trong chiến lược phát triển kinh tế của CSVN, nên không có hiệu quả kinh tế, mà VN gọi tắt là “không kinh tế”. Tháng 9 năm 1995. Tập Đoàn Total chấm dứt thương lượng đầu tư, cho rằng nhà máy đặt ở miền Trung, cách xa các mỏ dầu ở miền Nam, phí tổn vận chuyển cao, nên không có hiệu quả kinh tế. Năm 1997. Ngân Hàng Thế Giới (World Bank-WB) cho biết, dự án “không có hiệu quả kinh tế”. Năm 1998. Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) cho biết, giá trị dự án “đáng nghi ngờ”. Hai cơ quan tài chánh quốc tế nầy giữ vai trò cho vay tiền để thực hiện dự án. Năm 1998. Mặc dù đã ký hợp đồng, nhưng tập đoàn Zarubezhnift (Nga) cho rằng “Dung Quất là một địa điểm xấu” và bỏ dự án vào năm 2002. Năm 2003. Liên Hiệp Quốc nhắc nhở VN, cho rằng “nên tránh những đầu tư thu nhập thấp”. - 7,000 hộ gia đình bị đuổi ra khỏi DQ lo ngại về đời sống khó khăn ở những nơi mới đến. - Ngư dân Quảng Ngãi lo ngại, vì tiếng ồn của nhà máy làm cho cá tránh đi nơi khác hoặc ra xa ngoài biển. 7* Những sai lầm của dự án Dung Quất Hầu hết những chỉ trích quốc tế cho rằng dự án Dung Quất là một sai lầm, chỉ có đảng CSVN khẳng định nó là một dự án ưu việt mang tính trí tuệ của thế kỷ 21. Sai lầm lớn nhất là địa điểm xây nhà máy. Quyết định độc đoán và sai lầm của đảng CSVN phát sinh những sai lầm và những khó khăn đưa nhà máy lọc dầu DQ đến việc làm ăn lỗ lã, “không kinh tế”. Thi công nền móng Nhà máy lọc dầu Dung Quất 7.1. Sai lầm về địa điểm xây nhà máy Dầu thô từ các mỏ ở miền Nam được chuyên chở khoảng 1,000km ra NMLD/DQ, rồi lại chở chuyên 1,000km từ DQ về Sài Gòn hoặc ra Hà Nội để phân phối ra thị trường. Bao nhiêu tàu bè, xe bồn chạy tới, chạy lui, nhân công, nhất là hao tốn tiền xăng dầu trước khi thu được tiền sản xuất ra xăng dầu. Công ty Total cho rằng lý do địa lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm lên tới 500 triệu USD mỗi năm. 7.2. Sai lầm về kỹ thuật Nhà máy Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% dầu ngọt của mỏ dầu Bạch Hổ. Dầu ngọt phẩm chất cao, dễ lọc vì chứa ít chất lưu huỳnh nên tác động mài mòn dụng cụ kém hơn dầu chua, là dầu chứa nhiều lưu huỳnh, sinh ra acid làm hư hao máy móc nhiều hơn dầu ngọt. Thế nhưng, mỏ Bạch Hổ hiện nay đang cạn kiệt, không cung cấp đủ dầu ngọt để cho nhà máy lọc chạy hết công suất, cho nên VN phải nhập dầu chua pha trộn với dầu ngọt ở Dung Quất. Dầu chua mài mòn thiết bị bên trong, đó là lý do khiến cho nhà máy mới chạy chỉ có hai năm mà phải đóng cửa 2 tháng để sửa chữa và thay thế phụ tùng là những cái van (valve), máy bơm, bù lon bên trong đã bị phá hủy. Những bộ phận đó không phải là loại thông thường, mà là những phụ tùng rất quan trọng, như van PV-1501, bù lon B-6 có sức chịu đựng nhiệt độ cao ở 650 độ C, do Ý sản xuất và chỉ có thể mua ở Singapore, chớ ở VN không có. 7.3. Dung Quất ngừng hoạt động để sửa chữa Nhà thầu xây dựng là Technip. Nhà thầu giám sát của Nhật đã phát hiện 173,635 điểm sai sót kỹ thuật, dụng cụ hư hỏng do bị mài mòn. Technip đã sửa chữa 164,442 điểm hư hại, còn lại 9,193 điểm hư hại nặng, như van PV-1501 và bù lon B-6 bị mài mòn ở phân xưởng chính yếu tên là Cracking. Nhà máy ngưng hoạt động 2 tháng. 60 chuyên viên Pháp, Hàn Quốc và hơn 1,000 kỹ sư và nhân viên VN phải tăng ca làm việc, tham gia sửa chữa lớn. 8* Những thiệt hại do Việt Nam làm chủ đầu tư 100% Hiện nay, Petro Vietnam làm chủ 100% nhà máy lọc dầu DQ, đã gây ra những thiệt hại, mà có thể tránh được, nếu có sự tham gia của chủ đầu tư ngoại quốc, như Total của Pháp chẳng hạn. 8.1. Việt Nam không có phụ tùng cho việc xây dựng và bảo trì nhà máy. Từ con bù lon, ốc vít cho đến tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng 100%. Tạo ra thêm nhiều thủ tục hành chánh, gọi thầu cung cấp, tài chánh, tốn kém tiền bạc và mất nhiều thì giờ. Nếu như Total của Pháp có cổ phần lớn, thì những khoản nói trên không cần thiết phải đặt ra và không bị mất tiền vô ích. 8.2. Trình độ khoa học kỹ thuật về dầu khí kém Trường hợp nếu có các công ty dầu khí nước ngoài tham gia đầu tư, thì họ đã có sẵn một đội ngũ chuyên viên rành nghề, có nhiều kinh nghiệm, điều động nhanh chóng. Trái lại, VN phải thuê nhiều chuyên viên ngoại quốc vào dạy cho kỹ sư và công nhân kỹ thuật. Năm 2006, 180 kỹ sư được huấn luyện cấp tốc ở Vủng Tàu, gồm các môn căn bản, trước hết là học Anh văn, kiến thức về công dụng và xử dụng các trang thiết bị, quy trình lọc dầu…đồng thời, 450 lao động cũng được huấn luyện cấp tốc về kỹ thuật của ngành dầu khí. Tóm lại, họ chưa có khả năng và kinh nghiêm thực tế trong công việc, vì chỉ học lý thuyết trong khi chưa có nhà máy để nhìn tận mắt… Trên công trường hiện nay, có 3,500 kỹ sư, cán bộ và công nhân kỹ thuật, đến năm cuối 2007 có 15,000 người. Số chuyên viên nước ngoài là 141 người. 8.3. Tham nhũng và những chi phí vô ích Một nhân viên trong dự án cho biết, việc tham nhũng rất kinh hoàng. Các chuyên viên ngoại quốc làm việc ở công trường phải ở nhà của cán bộ cho thuê, hoặc cán bộ làm trung gian môi giới ăn huê hồng. Số tiền thuê nhà cao của họ đưa đến việc tiền lương phải tăng và các khoản chi tiêu tầm bậy khác được cộng vào chi phí của dự án, biến 1.5 tỷ USD thành 3.5 tỷ. Xuyên qua thời gian trên 10 năm chấm mút, ăn theo đã lên tới 2 tỷ. Số tiền 2 tỷ USD nầy được gọi là tiền đầu tư ảo, do vật liệu bị mất cắp, tiền chạy vào túi riêng và những khoản chi tiêu vô bổ. Để trả lời những câu hỏi về tham nhũng trong dự án, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro VN cho biết: “Lẻ ra nhà nước phải kiểm toán ngay từ năm 2010, nhưng lúc đó, chính phủ “chưa bố trí kế hoạch”, nên mãi tới tháng 3 năm 2011, việc kiểm toán chi tiêu mới bắt đầu, và hiện đang làm việc nên chưa có kết quả. Những nơi bị kiểm tra là Tập đoàn Vietsovpetro và Petro Vietnam. 8.4. Sản phẩm Dung Quất không tiêu thụ được Theo Petro VN, cuối năm 2009, nhà máy trục trặc, vận hành gián đọan, bữa đực bữa cái, cho nên các công ty nhập khẩu xăng dầu đã ký những hợp đồng với nước ngoài, nhập khẩu xăng dầu cung ứng kịp thời cho nhu cầu cấp bách trong nước. Vì thế, xăng dầu của Dung Quất không có nơi tiêu thụ, mà kho của nhà máy chỉ chứa được số lượng sản xuất trong 18 ngày (20,000m3). Nếu không giải tỏa thì không có chỗ chứa, nhà máy phải ngừng hoạt động. Xăng dầu do DQ sản xuất giá còn cao hơn giá xăng dầu nhập cảng, và phẩm chất không tốt, nên Hàng không VN không xử dụng xăng của DQ, mà vẫn mua xăng của Singapore. 9.Nạn ăn cắp vật liệu 9.1. Thưởng 5 triệu đồng cho người tố cáo Công trường xây nhà máy DQ khổ sở vì nạn ăn cắp vật liệu. Việc thi công bữa đực bữa cái, chập chờn khi nắng khi mưa, vật liệu tràn lan nằm ngổn ngang ngoài trời nhiều tháng đến rỉ sét là mồi ngon cho bọn ăn cắp để bán rẻ như phế liệu. Ăn cắp, đủ mọi thành phần, từ công nhân của công trường, bảo vệ công trường đến người dân địa phương. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ra chỉ thị: “Các nhà thầu phải cam kết, công nhân nào phát hiện và tố cáo người ăn cắp, thì được thưởng 5 triệu đồng. Số tiền thưởng nầy do công ty chủ của công nhân ăn cắp phải trả”. 9.2. Khối lượng vật liệu xây dựng nhà máy Dung Quất     Tổng số tài liệu, giấy tờ chất đầy 100 xe tải.     150,000 tấn vật liệu     Trên 5 triệu mét dây dẫn điện     17,000 tấn thép đủ loại. (Đủ xây 2 cái tháp Eiffel của Pháp)     Một nhà máy điện 100 Megawatts. (Đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi).     1,046 kỹ sư và nhân viên Dây tiếp địa tại nhà máy bị cắt 9.3. Những biện pháp chống ăn cắp Theo Ban Quản Lý Dự Án (QLDA) thì tình trạng ăn cắp xảy ra rất phức tạp, đặc biệt là ăn cắp sắt thép, dây dẫn điện và phụ tùng, để bán phế liệu. Trong 2 tháng, đã phát hiện hơn 30 vụ ăn cắp. Các nhà đầu tư đã thuê 500 vệ sĩ từ các công ty vệ sĩ, nhưng nhiều khi vệ sĩ bó tay nên phải nhờ đến công an địa phương trợ giúp. Công an địa phương được chỉ thị là phải kiểm tra các cửa hàng thu mua phế liệu, những thứ nào không chứng minh được nguồn gốc thì tịch thu. Phải đưa hệ thống Camera vào nhà máy để kiểm soát. Công khai công bố tên tuổi của người ăn cắp và xử lý cấp thời. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị chính phủ tăng cường lực lượng công an đến bảo vệ công trường. Đồng thời, đưa công trường Dung Quất vào danh sách an ninh quốc gia, để mạnh tay xử lý trộm cắp, phá hoại tài sản vào tội xâm phạm an ninh quốc gia. 9.4. Trộm cắp lộng hành   Những cuộn dây điện bị đánh cắp Bộ phận an ninh trật tự trên “đại công trình” chịu bó tay trước nạn ăn cắp vật liệu. Chính nhân viên của công ty Bảo Vệ Thiên Long, thay vì bảo vệ tài sản nhưng lại thông đồng để cho kẻ cắp công khai đem xe cần cẩu đưa những cuộn dây điện chở ra Đà Nẵng tiêu thụ. Một vụ trộm cắp lớn gây thiệt hại nghiêm trọng trị giá 70,000USD. Đồng thời làm cho các chuyên gia và công  nhân phải đình trệ công tác nhiều ngày. Ngày 3-8-2007, 5 tấn vật liệu gồm sắt thép còn nguyên, phụ tùng chưa xử dụng, bị khám phá ở một nhà mua phế liệu của ông Nguyễn Thiện. Công an đang điều tra. Ngày 16-4-2008, hai đối tượng tên Tâm và Công dùng thuyền thúng chở 608 kg sắt trộm ở công trường Dung Quất. Ngày 19-4-2008, công an bắt 5 bảo vệ về hành vi tổ chức trộm thiết bị tại kho của nhà thầu Technip. Lúc 1 giờ sáng, những tên trộm dùng xe gắn máy kéo 16 ống tuýp đặc chủng, đường kính 0.6m dài 6 m. Người giữ kho tên Văn đã mở cửa kho để cả bọn và khiêng ra ngoài. Ngày 22-4-2008, 2 nhân viên bảo vệ bị một nhóm 10 người, đi xe gắn máy, mang mã tấu, gậy gộc xông vào tấn công. Hai bảo vệ bị trọng thương, một người bị đâm một dao vào xương sườn, người kia bị chấn thương sọ não. Đó là nhóm côn đồ được thuê đánh bảo vệ để trả thù vụ bắt trộm trước đó. Ngày 1-5-2008, một nhóm 20 tên, đội mủ an toàn, một số bịt mặt, mang gươm, mã tấu xông vào tấn một nhân viên công trường DQ, để trả thù vụ tố cáo ăn cắp vừa qua. Ngày 18-3-2011, công nhân Đỗ Tấn, người được tin cậy cho vào làm khu bảo dưỡng của bộ phận quan trọng, đã trèo tường đến lầu ba, dùng kềm bấm cắt dây điện, ruột bằng đồng, dùng làm dây trung tính nối xuống đất (grounded wire) cở 35mm2 ruột 18 sợi dây đồng, làm lệch pha dòng điện khiến cho 23 máy vi tính, hàng chục máy lạnh, máy in, máy fax, máy photocopy…thiệt hại 60,000 USD. Dây nối đất rất quan trọng, để bảo vệ con người không bị điện giật khi dòng điện bị chập. Tấn bị ghép tội phá hủy công trình quan trọng, về an ninh quốc gia. Ngày 18-9-2007, 30 công nhân, xử dụng dao, ống sắt, gậy gộc vây đánh lực lượng bảo vệ. Họ đập phá tủ đựng tài liệu, điện thoại bàn, đập bể kiếng xe ôtô. 8 công nhân bị bắt giữ. Nguyên do. Vì bảo vệ làm việc chặt chẽ, các công nhân không đánh cắp được nên gây sự đánh nhau. 10. Kết luận Theo dự đoán thì dầu mỏ ở khu vực quần đảo Trường Sa là 105 tỷ thùng (1 thùng=158.987 lít), nếu khai thác 18.5 triệu tấn mỗi năm, thì có thể kéo dài từ 15 đến 20 năm. Theo Công Ước QT về Luật Biển, thì tài nguyên trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone-EEZ) 200 hải lý (1 hải lý=1km 852) thuộc quyền khai thác của VN. Tuy chưa xác định được trữ lượng là bao nhiêu, nhưng hứa hẹn là có nhiều. Trong tình trạng dầu mỏ của VN cạn dần, các nhà đầu tư ngoại quốc cuốn gói rút lui, nhà nước VN đang tìm mua mỏ dầu nước ngoài, nhập cảng dầu thô để lọc, VN có tiềm năng dầu to lớn ở Biển Đông mà không được quyền khai thác, phải vác tiền đi mua, thì quả thật là một cảnh đau lòng của dân tộc. Càng nhức nhối hơn nữa, kẻ cướp chính là hảo bằng hữu, là người đồng chí tốt của đảng CSVN. Trúc Giang Minnesota ngày 6-2-2015
......

Vậy là còn 365 ngày sầu nơi chốn này

Sáng nay tôi lại đến trụ sở ủy ban nhân dân phường trình diện theo định kỳ hàng tháng. Sau thủ tục chào hỏi thông thường, đại diện chính quyền địa phương xuất hiện, nhưng lại là một anh Phó Chủ tịch phường. Bắt tay anh mà mắt tôi cứ nhìn ra ngoài cửa phòng như tìm ai khác. Ngoài phố một màu trắng xóa, không thấy ai. Bỗng tôi nhớ mấy câu trong bản nhạc bất hủ của nhạc sĩ Trường Sa: “Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi …” Rồi tự nhủ, “lời nào gian dối cũng xin qua rồi!” Quay trở về thực tại …, trước mặt tôi là 8 người đàn ông, 2 dân sự và 6 công an. Khi tôi đưa ra bản “Báo cáo chấp hành án tháng 1/2015” theo thường lệ, bầu không khí của căn phòng trở nên căng thẳng, vì lời lẽ tôi viết như sau chăng (?): “Vào ngày 22/1/2015, từ 23g15 đến 23g45, công an khu vực thuộc phường Tân Phú đã đến kiểm tra việc “chấp hành án quản chế” của tôi tại nhà riêng một cách vô lối mà không dựa trên bất kỳ văn bản pháp lý nào. Thêm vào đó công an khu vực lại tự ý lập biên bản và mời tôi lên trụ sở công an phường làm việc một cách không cần thiết vào sáng ngày 26/1/2015. Theo tôi đó là sự lạm quyền và cần phải chấm dứt.” Hầu như suốt buổi làm việc, tôi và các anh công an tranh luận về cách diễn giải luật. Tôi mang theo hai văn bản luật pháp về cư trú và quản chế để “nói có sách mách có chứng”, nhưng các anh lại hiểu theo cách khác mà tôi không đồng ý. Vì các anh không nêu ra được văn bản luật biện minh cho cách hiểu của mình, nên chúng tôi đành kết thúc tranh luận và tôi nói rõ: “Tôi ghi nhận ý kiến của các anh, nhưng trừ phi các anh đưa ra quy định luật pháp nào nêu cụ thể cách diễn giải đó thì tôi chấp hành, bằng không tôi sẽ làm theo văn bản luật tôi có!” Các anh đáp lại rằng: “Chúng tôi chỉ có ý nhắc nhở, chứ không phạt anh, từ “xử lý” không có nghĩa là “xử phạt” nên anh không cần nhạy cảm như thế (!)” Tôi trình bày, “tôi là công dân và không thích công an khám nhà mình vào ban đêm, nên trừ phi có bằng chứng tôi vi phạm pháp luật, các anh không nên làm như vậy.” Một anh an ninh ở Bộ Công an cùng dự khán, tỏ vẻ giận dữ rằng: “Anh viết như vậy khác nào chửi chúng tôi!” Tôi ngạc nhiên, “câu nào trong bản báo cáo đó được hiểu là “chửi” thế?” Anh ấy đáp, “anh có chửi hay không tự anh hiểu!” Tôi nói một cách thẳng thắn rằng: “Thứ nhất, không câu nào hàm ý chửi các anh. Thứ hai, rõ ràng các anh không quen nghe lời góp ý thẳng của dân, nên ai nói như vậy đều hiểu ngay là chửi.” Anh ấy đề nghị tôi viết lại bản báo cáo và bỏ đoạn nêu trên, tôi hơi cao giọng: “Tôi không việc gì phải viết lại, nhận hay không là chuyện của các anh. Nó thể hiện thái độ của tôi, chứ không phải là sự khiếu nại để có thể tách ra thành một văn bản khác.” Một anh an ninh ở quận chuyển sang đề tài khác, hỏi rằng: “Trong một lần bình luận câu nói của Tổng thống Obama về Bắc Triều Tiên trên facebook, anh bảo các chế độ độc tài rồi sẽ sụp đổ. Ý anh là gì?” Tôi đáp, “mọi chế độ độc tài trên thế giới đều sẽ phải thay đổi, kể cả Việt Nam.” Anh ấy nói, “vậy chế độ ở Việt Nam sẽ thay đổi hay sụp đổ?” Tôi giải thích, “sụp đổ là một trong hai hình thức của thay đổi, nếu chuyển đổi như Myanma thì đó là sự thay đổi tốt đẹp, còn sụp đổ như các nước Đông Âu lại là sự thay đổi tệ hại.” Anh an ninh ở Bộ Công an gật gù, “tôi đồng ý với anh rằng sụp đổ là một hình thức của thay đổi, nhưng tùy theo cách nhìn của mỗi người mà nó tốt hay xấu thôi.” Tôi quay sang cám ơn anh vì đã hiểu đúng ý tôi muốn nói. Một anh an ninh ở Sở Công an hỏi: “Nhóm 8406 kêu gọi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, anh nghĩ sao?” Tôi trả lời ngay rằng tôi hoàn toàn ủng hộ lời kêu gọi đó. Anh ấy hỏi lại, “tức là anh cũng muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng?” Tôi giải thích, “Điều 4 duy trì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, bỏ Điều 4 là xóa sự độc quyền đó, chứ không phải xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản; trong một thể chế đa đảng nếu tranh cử công bằng và nhận được sự tín nhiệm của toàn dân thì Đảng Cộng Sản hoàn toàn có thể cầm quyền và tôi sẽ ủng hộ điều đó bởi tôi cổ súy một nền dân chủ thật sự.” Các anh an ninh hỏi tại sao tôi ca ngợi tuyên ngôn của nhóm Rapper Nah-Sơn, tôi đáp rằng tôi mong giới trẻ ngày nay nhìn nhận đa chiều các vấn đề xã hội, chứ không chỉ một chiều theo lời tuyên truyền của nhà nước, bởi lẽ thời đại ngày nay đã khác mươi năm trước, thông tin nhiều hơn, những giáo điều không còn phù hợp với thực tiễn của một nền kinh tế đang phát triển, tuổi trẻ dễ và cần tiếp nhận cái mới để góp phần phát triển đất nước. Các anh an ninh tỏ vẻ khó chịu khi nhắc đến việc tôi tham gia hội luận trên mạng truyền thông của BBC vào ngày 22/1/2015, rồi giả vờ hỏi tôi đã nói gì trên đó. Tôi đáp khi được phóng viên BBC hỏi về các video clip “nhận tội” trong quá trình điều tra vụ án năm 2009, tôi đã nêu rõ rằng các đoạn chiếu trên truyền hình không phản ánh chính xác toàn bộ nội dung và mạch ý tưởng trong phần tường trình của tôi với cơ quan điều tra, vì đã bị cắt dán với mục đích tuyên truyền. Các anh giải thích rằng, “cắt dán là bình thường, giống như anh viết trên facebook vậy thôi (?)” Tôi không đồng ý và trả lời, “biên tập các bài viết trên facebook khác với việc tường thuật sai lệch có chủ đích.” “Hơn nữa, tôi nói tiếp, lúc tôi phản đối việc đặt camera trong quá trình thẩm vấn, điều tra viên đã giải thích rằng việc thu hình là để báo cáo cấp trên chứ không nhằm chiếu trên phương tiện truyền thông đại chúng, nên tôi chấp nhận, nhưng cuối cùng các video clip đó vẫn xuất hiện mà tôi không biết.” “Đó là sự man trá không thể chấp nhận,” tôi kết thúc. Anh an ninh ở Bộ Công an bảo, “quay phim lúc điều tra là bình thường.” Tôi đành bật cười, chẳng lẽ tôi phải giải thích với anh rằng quay phim là bình thường thật, nhưng tiết lộ các thước phim ấy trong quá trình điều tra vụ án chính là sự tiết lộ hồ sơ vụ án, một hành vi vi phạm luật tố tụng hình sự rõ ràng và công nhiên của cơ quan điều tra. Sau này, tôi còn biết, một nhà ngoại giao châu Âu, sau khi xem video clip về tôi năm 2009, từng bày tỏ quan ngại rằng hành động đó đã vượt khỏi các chuẩn mực văn minh và quan niệm pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Làm sao giải thích cho các anh hiểu đây? Tôi thầm cầu Chúa ban phép mầu giúp tôi. Buổi làm việc kéo dài từ 9 giờ đến quá 11 giờ mới kết thúc. Tôi bước ra khỏi cổng đến nơi đỗ xe và chợt nghe văng vẳng một giọng hát não nề từ đĩa nhạc phát to của quán cà phê phía đối diện: “Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào?” Ái chà, tôi bỗng nhẩm đếm, còn đúng một năm nữa mới hết thời gian quản chế. Vậy là còn 365 ngày sầu nơi chốn này! Theo FB Lê Công Định
......

Những gia đình không có Tết

Những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ đang dần khép lại và năm mới Ất Mùi đang sửa soạn gỏ cửa từng nhà. Thế nhưng, vẫn còn đó rất nhiều gia đình không có Tết. Trong cái lạnh mưa phùn ngày gần Tết những người dân oan không còn nhà vẫn đợi chờ sự công bằng của chính quyền.Photo Tết của những người mất nhà mất đất Trong không khí rộn ràng của mùa xuân vào những ngày giáp Tết, âm thanh cuộc sống có vẻ rộn ràng hơn, đâu đâu cũng tấp nập người qua lại. Thế nhưng, những khu vực có hàng ngàn dân oan thường tập trung ở Hà Nội như ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng lại thưa vắng hơn. Nhiều người trong số dân oan đi khiếu kiện không còn đất, không còn nhà để trở về thắp nén nhang trên bàn thờ trong giờ đón giao thừa, nhưng dù vậy họ cũng cố gắng đặt chân đến mảnh đất, đến trước căn nhà từng thuộc về sở hữu của mình nơi cố hương trong giờ phút giao mùa của đất trời. Một dân oan bị mất nhà ở Hải Phòng, khiếu kiện ở Hà Nội 20 năm chia sẻ: “Rất nhiều năm chẳng có Tết gì cả, 20 năm rồi. Tết có về nhưng không có nhà để về. Về chỉ để thăm mộ ông bà thôi. Về đi qua cái nhà mình bị mất rồi thì toàn ngồi hàng, ngồi quán, ngồi kiểu không có nhà rồi lại đi thôi”. Một dân oan Đối với gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã đúng tròn 8 năm không có Tết và Tết Ất Mùi năm nay là một cái Tết sầu thảm nhất đến với gia đình. Trao đổi với Hòa Ái qua điện thoại, thân phụ anh Nguyễn Văn Chưởng, ông Nguyễn Trường Chinh tâm sự: “8 năm qua làm gì có Tết, không có cái Tết nào hết. Con như thế làm gì có Tết. Hiện nay gia cảnh thì bần hàn. Ruộng đất, đất vườn hết rồi. Nhà cầm hết rồi. Bố mẹ đi kêu oan cho con ở Hà Nội cũng nhờ sự tài trợ của dân oan, những người ở trong nước và ngoài nước giúp đỡ tiền ăn tiền gạo hàng ngày. Bản thân gia đình chúng tôi không còn gì để lo nỗi nữa. Tài sản có còn gì đâu…Tan nát hết rồi”. Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thêm gia đình vui mừng khi đón nhận thông tin đăng tải trên báo chí rằng lệnh thi hành án tử đối với anh Nguyễn Văn Chưởng được hoãn lại để điều tra. Tuy nhiên cho đến nay, gia đình vẫn chưa nhận được một thông báo chính thức nào mà thậm chí bản thân tử tù Nguyễn Văn Chưởng không còn được phép gửi thư ra ngoài để kêu oan kể từ tháng 12 năm 2014. Gia đình anh Chưởng thật sự hoang mang vì trước nay anh Chưởng được viết thư kêu oan gửi ra ngoài bằng đường bưu điện hay nhờ người nhà mang thư đi một tháng một lần. Đây chính là nguyên nhân khiến cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng lo lắng đến tột cùng, như đang ngồi trên lửa trong thời tiết lạnh giá của mùa xuân. Ông Nguyễn Trường Chinh vẫn trụ lại ở Hà Nội trong mấy ngày Tết để kêu oan cho con trai mình. Ông Chinh nói: “Tôi vẫn ở đây kêu oan. Nếu như chưa đòi được văn bản chính thức trả lời cho gia đình như thế nào thì tôi vẫn ở đây để kêu oan cho con, đấu tranh để giành sự sống cho nó. Mong ước vượt bậc của chúng tôi hiện nay là mau chóng nhận được phán quyết đúng đắn của Tòa và của Chủ tịch nước VN. Chúng tôi mong muốn họ trả lời cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải để chúng tôi có được cái Tết an lành, Tết đỡ lo sợ”. Trong khi đó, ở Bình Phước, bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, phải đi kêu oan cho cha mẹ, sửa soạn chút quà Tết trong chuyến thăm gặp cả cha lẫn mẹ ở trong tù. Bé Hiếu bộc bạch vài lời ngắn gọn về cái Tết thứ 2 không có cha mẹ ở nhà: “Dạ thưa cô, con sẽ đi mang vào bánh kẹo, bánh chưng. Trước kia có ba mẹ thì mẹ mua cho con đồ Tết và ba mẹ chở con đi chơi. Con thưa cô là hồi năm ngoái Tết buồn lắm. Mong cho ba mẹ năm nay được về Tết”. Mùa xuân là mùa của ước mong, của hy vọng. Hàng ngàn dân oan trên khắp mọi miền đất nước VN đều có cùng ước muốn duy nhất rằng những khuất tất của họ sẽ được giải oan trước thềm năm mới. Tuy nhiên nhiều người đã phải đón Tết trong thân phận tha phương cầu thực qua nhiều năm và niềm ao ước của họ dần phai nhạt khi mỗi độ xuân về. Nhưng không vì thế mà họ bỏ cuộc trên hành trình đi tìm công lý. Họ chịu đựng, họ nhẫn nại, họ vẫn vững niềm tin vì còn đó những tấm lòng dành cho họ. Các nhóm xã hội dân sự độc lập đến với dân oan Trước tình cảnh gánh nặng mưu sinh hằng ngày của bà con dân oan để tiếp tục đi khiếu kiện ở Hà Nội, nhiều nhóm xã hội dân sự độc lập được thành lập để giúp đỡ cho họ. Tận mắt chứng kiến rất nhiều bà con dân oan, kể cả những đứa bé, phải đi nhặt phế liệu, đi làm các công việc khác nhau như bán vé số, rửa bát thuê…để trang trải cho bữa cơm hàng ngày của họ, bạn trẻ Lý Quang Sơn cho đài ACTD biết anh cùng một số bạn bè thành lập nhóm “Cơm cho Dân oan” hồi tháng 9 năm ngoái để hỗ trợ cho bà con dân oan. Anh Lý Quang Sơn chia sẻ: “Nhóm em là nhóm duy nhất làm cơm cho dân oan. Thường thì bọn em làm từ 150 đến hơn 200 suất. Bọn em đem cho dân Dương Nội đi tuần hành hoặc là bọn em mang đến Số 1-Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Thường 200 suất như vậy là đủ. Nếu làm bánh mì thì tụi em làm từ 150 đến 300 suất. Có những người ăn 1 cái, có những người ăn 2 cái. Nói chung bọn em làm đầy đủ cho bà con. Bọn em còn dự định tối 30, hay tối 28,29 gì đó, bọn em sẽ mang bánh chưng đến cho bà con còn ở lại Hà Nội này”. Ngoài nhóm “Cơm cho Dân oan” còn có các nhóm khác hỗ trợ cho dân oan như nhóm “Cứu trợ Dân oan” và nhóm “Cứu lấy Dân oan”. Hai nhóm “Cứu trợ Dân oan” và “Cứu lấy Dân oan” hỗ trợ 1 triệu 200 ngàn đồng 1 tuần cho nhóm “Cơm cho Dân oan” giúp buổi ăn trưa trong mỗi tuần của bà con dân oan ở Hà Nội. Các nhóm xã hội dân sự độc lập này mong muốn có thêm tài chính, có thêm con người, có thêm nhiều sự ủng hộ khác từ mọi người để có thể giúp đỡ bà con dân oan nhiều hơn. Những ngày giáp Tết Ất Mùi dưới thời tiết giá rét, nhiều bà con dân oan không còn tiền để thuê chổ ngủ, phải dựng lều bạt trú tạm trên vỉa hè tại số 1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông. Thế nhưng, các lều bạt này bị côn đồ giật xuống cũng như bị ném mắm tôm vào những đêm mưa phùn. Bà con dân oan cho rằng chính quyền địa phương mượn tay côn đồ quấy phá không cho họ trụ lại những ngày Tết để kêu oan. Bà con dân oan nhờ qua làn sóng phát thanh của đài ACTD để lên tiếng về tình cảnh bị sách nhiễu của họ, đồng thời cũng gửi lời tri ân đến những tấm lòng nhớ đến họ trong mấy ngày Tết với một vài cân gạo và cả những chiếc áo bông dành cho các cháu nhỏ không may mắn, phải chịu cảnh dân oan khi mới chào đời. Theo rfa.org/vietnamese
......

Không có đường về nhà!

Những ngày này đi ngang qua Bến xe miền Đông thấy rất nhiều người chen lấn tìm một chiếc vé về quê ăn tết, thấy dân mình khổ quá. Nhưng những người phần lớn là công nhân tha phương cầu thực đó, dù sao cũng còn một mái nhà để về thắp nhang trên bàn thờ tổ tiên, tạm quên đi những cơ cực hằng ngày tại một xưởng may hay một cty nào đó! Có những người đã không có đường về nhà. Đó là những người dân bị mất đất đang vạ vật tại "vườn hoa" ngoài Hà Nội để hằng ngày dương biểu ngữ kêu oan mà nỗi oan không ai chịu giải. Họ mới là những người bất hạnh nhất bởi từng có đất, có nhà, giờ đã trắng tay! Tôi chắc chắn rằng những người dân hiền lành, ít học này không biết gì đến chính trị. Họ đi kêu oan là còn tin tưởng vào nhà cầm quyền, vậy sao các vị không giải oan cho họ? Bao nhiêu tờ báo, bài báo của nhà nước đã viết về vấn đề này, những cuộc họp chính phủ, thanh tra... cũng khẳng định điều này là thật dù chưa dám nói trắng ra. Nhưng tôi biết và ai cũng biết nó tương tự thế này: Tại các tỉnh thành, nhiều nhất là phía nam, từ thành phố, thị trấn, huyện cho đến cả khu vực xã, nếu lỡ người dân có một miếng đất địa thế "ngon ăn", gần đường lớn, gần trung tâm hành chính là bị "quy hoạch" ngay. Sau đó các "quan chức" sẽ đền bù bằng một giá cực kỳ thấp và rất nhiều nơi nhanh chóng bị phân lô, bán nền cho cán bộ, bà con cán bộ và giới giàu có thân cận với chính quyền và sau đó nữa, giá trị những lô đất bị đầu cơ đó tăng lên bằng hằng trăm, thậm chí hằng ngàn giá trị đền bù. Nói riêng tại các tỉnh Nam bộ bây giờ, tất cả các cán bộ đương chức đều rất giàu có so với người dân. Họ giàu từ đâu? Trong khi đó người có đất nếu bị giải tỏa đã không thể mua lại chính đất của mình. Họ trở nên trắng tay! Và rất ít trong số họ lên đường đi kêu oan, thành dân oan, còn phần lớn là nuốt hận! Mới đây, ông Tổng bí thư đảng CS còn khẳng định "Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích người dân", vậy sao quí vị không giải quyết những trường hợp này? Có gì khó đâu? Tôi chỉ cách cho nè: Ngay lập tức nhận hồ sơ kêu oan, ngay lập tức về địa phương đó, điều tra các cán bộ tỉnh, huyện, xã... thử xem họ lộng hành ức hiếp dân nghèo ra sao, "ăn đất" ra sao, họ giàu có từ sự cướp đất thế nào. Truy tố họ, tịch thu gia sản của bọn này trả lại người dân. Chỉ đơn giản vậy thôi, dân lại sẽ gọi quí vị là muôn năm! Liệu quí vị có dám làm như vậy để trả lại con đường về nhà cho bao số phận? Theo FB Nguyễn Đình Bổn
......

Cuộc đời khốn khó của Marx ở London

Nhân có một người bạn sang thăm London chụp lại hình Bảo tàng Anh Quốc với dấu tích ông tổ của chủ nghĩa cộng sản Karl Marx tôi mới nhớ ra rằng vẫn có người Việt Nam quan tâm đến ông. Cũng để các bạn khác biết thêm về cuộc sống khốn khó ở Anh của nhà sáng lập ra Tuyên ngôn Cộng sản, tôi viết ra đây những chuyện đã biết và tìm lại chút tài liệu về thời Marx ở London. Tượng Marx được đặt vào nghĩa địa Highgate năm 1956 Photo Hồi sang Anh năm 1999, tôi ở trọ nhà Rafael, một anh bạn Ba Lan tại khu Camden, nằm về phía Bắc của trung tâm London. Vì cùng học khoa luật Đại học Tổng hợp Warsava và cùng quan tâm lịch sử, anh bạn tôi nói ông Marx cũng từng sống ở Camden và rủ tôi đi xem mộ ông tại nghĩa trang Highgate. Từ đó, tôi bỏ công tìm hiểu và biết rằng ở London còn có 'Tuyến đường của Marx' (Karl Marx The Walking Tour). Nếu đến London, lấy khu Westminster có Tháp đồng hồ Big Ben và Quảng trường Trafalgar làm trung tâm thì bạn chỉ đi bộ là đến phố Tàu tức Chinatown. Ngay rìa khu này, Dean Street, Soho là nơi Marx từng trú ngụ hồi mới sang Anh. Soho nay vẫn là một nơi ăn chơi 'phóng túng' nhất London và gần đây có thêm mấy quán bán phở hay món ăn Việt Nam. Nhưng khi đó, đây là khu nghèo, nổi tiếng với các nhà hát, tiệm ăn bình dân, các quán đèn đỏ và vào năm 1854 bệnh dịch tả nổ ra ở ngay Broad Street làm hơn 600 người chết. Mãi sang thế kỷ 20, chính quyền Anh mới cho người Hoa dọn từ Limehouse, gần khu Đảo Chó (Isle of Dogs) ở Đông London về đây xây Chinatown, ít nhiều tạo ra không khí làm ăn nhộn nhịp. Bước trở lại phía Đông tới khu Covent Garden trên các con đường vẫn thoảng mùi vịt quay hoặc bánh bao bán tới nửa đêm với giá chỉ 2 bảng, bạn tới phố Long Acre là nơi có St Martin’s Hall, chỗ Marx từng diễn thuyết cho Hội Ái hữu Công nhân Quốc tế hồi thế kỷ 19. Vòng lại phía Tây Bắc chỉ mất thêm 10 phút đi bộ kể cả khi đi chậm, bạn tới British Museum có phòng đọc Reading Room là nơi Marx hàng ngày đến ngồi nghiên cứu. Khu Camden, phía Bắc London là nơi Marx sống trong nhiều năm Đây cũng là nơi ông ‘tỵ nạn’ lúc trời đông vì ở nhà không có sưởi và viết ra các tác phẩm nổi tiếng. Từ khi này, đi lên phía Bắc không xa là Công viên Regent Park rất rộng và ngay mạn Bắc của công viên, trên bờ khu kênh đào chính là Camden, nơi Marx cũng từng sống ở nhà số 41 Regents Park Road. Đi lên phía trạm xe điện ngầm Chalk Farm, tới số 1 Modena Villas rồi 44 Maitland Park Road và số 9 Grafton Terrace (nay là số 36), bạn đã qua tất cả các địa chỉ ông Marx đã từng sống tại London. Từ đó, bạn có thể lên xe bus hoặc xuống xe điện ngầm (Tube) ở Kentish Town vẫn tiếp tục về hướng Bắc tới ga Archway (gần hơn ga Highgate) đi bộ vào nghĩa địa Highgate, nơi có mộ và bức tượng Marx. Đi theo ‘con đường của Marx’ (www.Marxwalks.com) mà chỉ nhìn thấy Marx thì quả là một thiếu sót lớn. Lần đến nghĩa trang Highgate, Rafael chỉ cho tôi thấy ngay đối diện mộ ông Marx là nhiều hàng bia mộ của các quân nhân Ba Lan phải lưu lại Anh sau Thế Chiến 2 vì tổ quốc của họ bị Liên Xô chiếm và nhiều người ngây thơ trở về đã bị chế độ mới đầy đọa. Cũng trong tinh thần nhìn lịch sử phải công bằng với mọi bên như vậy, tôi muốn mô tả lại cho các bạn cuộc sống của ông Marx như một người lưu vong rất đáng thương, được nhiều người cưu mang. Ông cũng không hề làm gì nguy hiểm vì chỉ viết sách, có đi biểu tình ở Hyde Park và diễn thuyết bằng tiếng Đức cho kiều dân Đức vì không giỏi tiếng Anh chứ không phải ‘khủng bố’. Sống mòn ở London Sang Anh năm 1849 vì bị đuổi khỏi Pháp và bị Đức coi là mối đe dọa, Marx sống trong cảnh nghèo khó như hàng nghìn hàng vạn trí thức nhập cư vào đảo quốc từ châu Âu. London luôn là nơi cởi mở hơn các thủ đô bên lục địa và đã từng đón người Pháp, Do Thái, Nga, Ba Lan, Trung Đông, chạy loạn qua nhiều thế kỷ nên có thêm một cây bút từ Đức cũng chẳng sao cả. Trên thực tế, tác phẩm quan trọng nhất về mặt cách mạng của ông là Tuyên ngôn Cộng sản thì đã ra mắt ở Brussels năm 1848 và Anh Quốc chỉ là nơi ông làm báo, soạn cuốn Das Kapital về kinh tế học. Tôi nghĩ cuộc sống khốn khó tại Anh hẳn đã có tác động đến cái nhìn phê phán của Marx về chủ nghĩa tư bản. Bảo tàng Anh Quốc từng có phòng đọc sách là nơi Marx đến nghiên cứu Khi sang Anh, Marx còn khá trẻ, mới chỉ ngoài 30 tuổi, nhà đông con lại có vợ quý tộc Đức, Jenny thuộc dòng von Westphalen, không biết lao động, buôn bán gì, cả hai không biết một câu tiếng Anh Bản thân ông lại làm một nghề ít tiền là viết báo (cho tờ New York Daily Tribune) nên cuộc sống ở Anh khổ tới mức trong bảy con thì chết bốn, chỉ có ba người sống đến tuổi thành niên. Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng rạn nứt trong phong trào cánh tả châu Âu còn đến từ sự thù ghét của Marx với Ferdinand Lassalle (1825-1864), một lãnh tụ cách mạng Đức khi ông này sang London tiêu pha xả láng. Các tài liệu để lại cho thấy Marx đã phải viết thư xin vay Lassalle khoản tiền 30 bảng Anh vì thiếu tiền quá. Marx cũng viết cho bạn thân Friedrich Engels, phỉ báng Lassalle (sinh ở Breslau, nay là Wroclaw, Ba Lan) với lời lẽ phân biệt chủng tộc rằng ‘y hẳn phải là mọi đen’ dù ông kia cũng gốc Do Thái như Marx. Nhưng viết về Marx không thể không kể đến tình bạn tuyệt vời của Engels thì quả không được. Trong khi Marx sống trong túng quẫn triền miên ở London thì Engels, vốn được thừa kế nhà máy tại Manchester, trung tâm công nghiệp Anh khi đó, đã làm nghề ông chủ tư bản bóc lột công nhân. Không chỉ như vậy, Engels còn quan hệ cùng lúc với hai chị em Lizzy và Mary Burns theo một cuốn sách gần đây nêu lại. Nhưng Engels không quên ông bạn gốc từ Đức sang Anh cùng mình. Sau khi bán nhà máy ở Manchester được 12 nghìn bảng Anh (bằng tiền triệu hiện nay), ông giúp bạn chuyển từ địa chỉ khốn khổ ở mấy căn phòng thuê tại Dean Street, nơi ba con của Karl Marx và Jenny chết, sang căn nhà khác ở 36 Grafton Terrace. Có nguồn nói vợ chồng Marx rời khỏi Dean Street là nhờ tiền thừa kế mẹ Jenny để lại nhưng điều chắc chắn là Engels đã giúp họ nhiều về tài chính và còn đứng ra giúp in ấn các tác phẩm của Jenny viết bằng tiếng Đức về kịch Shakespeare và các sách của Marx. Tiền thuê nhà khi đó ở Grafton Terrace chỉ có 65 bảng Anh một năm và với gia đình Marx, đây là sự đổi đời. Họ có thể ra picnic ở các công viên vùng Bắc London và có nhà riêng để đón khách. Nhưng bản thân Engels mới thật sự là sống giàu. Biệt thự ở 122 Regent’s Park Road gần công viên lớn bậc nhất London, và tới nay vẫn cũng là khu của các dinh thự, đại sứ quán. Marx đã sống những ngày đen tối nhất ở khu Soho bên cạnh chỗ nay là Chinatown Điều thú vị và cũng là nghịch lý là Engels đã dùng tiền từ các thương vụ tư bản để bỏ tiền ra nghiên cứu phong trào công nhân. Và tuy phê phán cay nghiệt chủ nghĩa tư bản, Marx cũng cố gắng kiếm tiền bằng cách chơi cổ phiếu. Trong một lá thư gửi về Đức cho Lion Philips, ông vui mừng khoe đã ‘đầu cơ’ thành công trên thị trường chứng khoán và kiếm được 400 bảng Anh, một khoản khá to vào thời đó. Chết vô tổ quốc Cuộc đời Marx kết thúc tại số 44 Maitland Park Road, nơi vợ ông qua đời trước ông, vào ngày 2/12 năm 1881. Khi đó, Marx đã trải qua nhiều năm bị bệnh gan, bệnh phổi và yếu tới mức bác sỹ cấm ông không được đưa tang vợ vào ngày mùa đông lạnh giá. Lúc chết (14/3/1883), Karl Marx bị coi là ‘vô tổ quốc’. Thực ra, các biến động lớn ở đang diễn ra khắp nơi: Nga hoàng bị ám sát, đế quốc Ottoman bắt đầu rối loạn, Pháp đánh Việt Nam, Anh đưa quân đến Sudan, Đức chiếm thuộc địa ở châu Phi...nên không ai để ý đến một ông già di dân qua đời tại London. Trong đám tang chỉ có các con gái, hai con rể người Pháp, một số bạn bè là đảng viên cộng sản tham dự. Engels đọc lời điếu trang trọng, gọi Marx là “một trong những nhà tư tưởng lớn nhất thời đại”. Ông được chôn cạnh mộ của vợ và chỉ mãi về sau này hài cốt mới được đưa về chỗ hiện nay trong nghĩa địa Highgate . Friedrich Engels quyết định không cho xây tượng Marx. Marx và con gái trong một bộ phim về cuộc đời ông Nhưng trái với ý nguyện của người bạn thân nhất đời Karl Marx, Đảng Cộng sản Anh sau đã cho đặt bức tượng ông bằng đồng của Lawrence Bradshaw vào chỗ hiện nay năm 1956. Nhiều tượng khác của ông được xây trên khắp thế giới. Nhưng đó là chuyện về những người thích dựng tượng ông cho mục tiêu của họ mà tôi không tin họ hiểu được tâm trạng của ông lúc sống và lúc chết ở London. Ở Anh ngày nay, người ta coi ông là một triết gia mà các ý tưởng về tương lai bị biến hóa gây ra những hậu quả khủng khiếp nhưng Anh vẫn coi trọng sự phê phán của ông với kinh tế tư bản chủ nghĩa . Nói ngắn gọn thì ông sai hoàn toàn về chủ nghĩa cộng sản tuy vẫn có điểm đúng về chủ nghĩa tư bản. Nhưng tôi nghĩ chính cuộc đời ông tôi mới là bài học đáng nhớ nhất. Cái nôi của chủ nghĩa tư bản dù sao cũng đã bao dung ông, thậm chí còn cho dựng tượng tôn kính ông trong khi chính ông lại chẳng làm được gì cho chính mình và gia đình. Con gái sinh ra tại Anh của Karl và Jenny Marx là Eleanor (1855-1898) cũng là một ví dụ khác về cuộc đời sống vì lý tưởng nhưng kết thúc bất hạnh. Eleanor 'Tussy' Marx yêu đảng viên Marxist người Anh, Edward Aveling và sống với ông ta bằng một tình yêu cùng tình đồng chí. Khi phát hiện ra Aveling phản bội bà và bí mật cưới một nữ diễn viên, Eleanor đã tự sát chết bằng thuốc độc khi mới 43 tuổi . Tuy thế, đến năm 2014 vừa rồi Rachel Holmes ra sách về bà, ghi nhận tài năng và công lao của Eleanor Marx cho phong trào nữ quyền Anh. Một cây bút nữ khác, Mary Gabriel gần đây cũng ra sách về Jenny (Love and Capital: Karl and Jenny Marx and the Birth of a Revolution), viết rằng cuộc đời chìm nổi nhưng kiêu hãnh của bà đã có tác động lớn đến suy nghĩ của Marx về xã hội. Ân nhân, người bạn, người đồng chí của Marx là Engels sau đó cũng qua đời ở London và được đưa xuống một nhà thiêu ở Woking để hỏa táng. Một nhóm bạn, những di dân và cũng là những tên tuổi trong ‘làng trí thức cánh tả châu Âu’ gồm cả Eduard Bernstein và Karl Kautsky là những người cuối cùng đưa tiễn Engels. Họ đã đi tàu từ ga Waterloo tới Eastbourne, quận Sussex, chèo thuyền ra biển trải tro xuống nước, hướng về phía Đông là quê hương Engels ở lục địa châu Âu. Friedrich Engels và một tác phẩm nghệ thuật 'râu của ông' Karl Kautsky (sinh tại Prague, nay là CH Czech), một trí thức Marxist đứng đắn, sau đi vào sử sách của các nước cộng sản như 'tên phản bội ' vì Lenin đã dùng lời lẽ nanh nọc chửi rủa ông bởi vì ông nói đấu tranh nghị trường sẽ tốt cho công nhân hơn là nổi dậy. Phong trào cánh tả và cộng sản như thế ngay từ những thập niên đầu đã chia rẽ, hiềm khích nhau khủng khiếp, báo hiệu những bão tố chia rẽ, sát phạt và triệt hạ nhau bằng máu về sau này ở nhiều xứ sở. London là nơi ghi nhớ tất cả những chuyện vui buồn đó quanh cuộc đời Marx và gia đình, bạn bè của ông và một số chuyện về sau. Theo bbc.co.uk/vietnamese
......

Kẻ thù của tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam

Kẻ thù của dân chủ ở Việt Nam, trước hết, là chế độ độc tài. Nhưng tại sao chế độ độc tài ấy vẫn cứ vững mạnh? Câu trả lời dĩ nhiên không phải vì cái chế độ ấy…vững mạnh. Vấn đề, bởi vậy, cần được đẩy xa hơn: Tại sao chế độ ấy vẫn vững mạnh, tiếp tục vững mạnh; và dù bị dân chúng căm ghét, không có dấu hiệu gì lung lay và yếu ớt cả? Nói cách khác, cần tìm các kẻ thù của dân chủ ở ngoài chế độ độc tài. Nhìn vấn đề như vậy, theo tôi, có hai kẻ thù chính: Một là óc tư lợi và hai là chủ nghĩa thực tiễn (realism). Trước hết, về tư lợi, xin lưu ý là có nhiều hình thức độc tài khác nhau, từ độc tài quân chủ đến độc tài quân phiệt, độc tài cá nhân và độc tài đảng trị. Về bản chất, các hình thức độc tài ấy giống nhau: thâu tóm quyền lực và quyền lợi vào trong tay của một người hoặc một nhóm người cùng lúc với việc tước bỏ mọi thứ quyền (rights) căn bản của đại đa số quần chúng. Về mức độ độc ác, chà đạp lên quyền làm người, chúng cũng không khác nhau mấy: số nạn nhân bị giết chết dưới chế độ độc tài đảng trị của Stalin, Mao Trạch Đông và Pol Pot không hề thua kém số nạn nhân do độc tài cá nhân của Hitler sát hại. Có điều đáng buồn là, về tuổi thọ, trong thời kỳ hiện đại, loại độc tài đảng trị tồn tại lâu và khó đánh gục nhất. Lý do đơn giản: dưới chế độ đảng trị, quyền lực và quyền lợi được san sẻ cho nhiều người, do đó, lực lượng của họ rất đông và vì đông, nên cũng vững mạnh. Ví dụ ở Việt Nam, quyền lực tối cao nằm trong tay mười mấy người trong Bộ Chính trị, tuy nhiên, dưới Bộ Chính trị, có mấy trăm người trong Trung ương đảng cũng có rất nhiều quyền lực; xuống nữa, thấp hơn, tận các địa phương nhỏ, mấy triệu đảng viên cũng có những quyền lực và quyền lợi hơn hẳn dân chúng: Chính mấy triệu đảng viên ấy , vì tư lợi của họ, hay nói theo lời đại tá Trần Đăng Thanh, vì những cuốn sổ hưu của họ, trở thành những nguồn hỗ trợ cho chính quyền độc tài, làm cho chính quyền, ít nhất, cho tới nay, hầu như bất khả xâm phạm. Nhưng kẻ thù ấy, thật ra, chưa phải là kẻ thù chính. Số lượng đảng viên đông thì đông thật nhưng dù sao cũng không nhằm nhò gì so với 90 triệu dân. Nếu tất cả dân chúng, hay chỉ cần vài trăm ngàn người dân đổ ra đường biểu tình chống lại độc tài thì, trước sức ép của thế giới, cả mấy triệu đảng viên cũng chịu bó tay. Kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng trên thế giới từ xưa đến nay, cụ thể hơn hết, những năm gần đây tại Trung Đông và Bắc Phi, cho thấy điều đó. Độc tài có thể ra lệnh cho quân đội xả súng vào cả hàng ngàn người, thậm chí, hàng chục ngàn người, nhưng không có ai dám ra lệnh bắn cả hàng trăm ngàn người, đặc biệt trong thời hiện đại, khi, với hệ thống truyền thông đại chúng vừa tinh vi vừa nhanh chóng, việc tàn sát ấy dễ dàng lan rộng khiến cả thế giới lên án và can thiệp. Thế thì tại sao trong một quốc gia có gần 100 triệu người không thể hoặc chưa thể có mấy trăm ngàn người xuống đường biểu tình đòi tự do và dân chủ? Câu trả lời đầu tiên, dễ hiện ra nhất, là vì sợ. Nhưng theo tôi, câu trả lời ấy chưa phải là vấn đề căn bản. Chỉ cần theo dõi dân tình tại Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy ngay vấn đề chính của đại đa số quần chúng không phải là sự sợ hãi mà chủ yếu là người ta không thực sự quan tâm đến xu hướng dân chủ hoá. Họ không đoái hoài đến chính trị. Họ vô cảm trước hoạ độc tài. Với họ, Việt Nam do ai cai trị và cai trị thế nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất, với họ, là họ có thể làm ăn, mua sắm xe cộ và nhà cửa. Bởi vậy, điều họ cần nhất là sự ổn định về chính trị và những cơ hội để làm giàu hoặc ít nhất, kiếm sống. Lâu nay, chúng ta thường gọi đó là tâm lý vô cảm hay chủ nghĩa mặc-kệ-nó, tuy nhiên, ẩn giấu đằng sau sự vô cảm ấy chính là óc tư lợi, chỉ nghĩ đến những lợi ích của bản thân mình và gia đình mình hơn là quyền lợi chung cho cả đất nước. Bên cạnh óc tư lợi của các đảng viên cũng như của dân chúng nói chung, tiến trình dân chủ hóa còn có một kẻ thù khác nữa: chủ nghĩa thực tiễn (realism) của các cường quốc trên thế giới. Trong chính trị học, khái niệm chủ nghĩa thực tiễn được sử dụng nhiều nhất trong lãnh vực quan hệ quốc tế. Nói một cách vắn tắt, chủ nghĩa thực tiễn chủ trương, một, trong quan hệ quốc tế, không có một quyền lực nào bên ngoài hay ở trên có khả năng chi phối cách hành xử giữa các quốc gia với nhau; hai, yếu tố chính quyết định sự lựa chọn của mỗi quốc gia là quyền lợi của chính nước ấy; và ba, quan hệ quốc tế, do đó, thay đổi theo từng lợi ích cụ thể chứ không phải là một ý thức hệ nào cố định cả. Trong ý nghĩa ấy, có thể nói hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các chính sách ngoại giao của Tây phương đều xuất phát từ quan điểm thực tiễn luận. Trên lý thuyết, họ hay nói đến vấn đề nhân quyền như một nền tảng ngoại giao, nhưng trên thực tế, mọi quyết định của họ đều tùy thuộc vào quyền lợi của quốc gia họ. Trong lịch sử, kể cả lịch sử rất gần, hơn nữa, kéo dài đến tận ngày nay, Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia Tây phương đều duy trì quan hệ mật thiết với nhiều quốc gia còn chìm đắm dưới họa độc tài. Như với Ai Cập dưới thời Hosni Mubarak hay Pakistan và Saudi Arabia hiện nay. Từ những kinh nghiệm ấy, chúng ta có thể đặt vấn đề: Liệu Mỹ và Tây phương có đẩy mạnh sự hợp tác chiến lược với Việt Nam trong khi Việt Nam vẫn còn độc tài và tiếp tục chà đạp lên nhân quyền hay không? Theo cách trả lời phỏng vấn của một số quan chức trong guồng máy chính trị ở Mỹ và Tây phương nói chung thì dường như là không. Họ lớn tiếng tuyên bố việc cải thiện nhân quyền là một trong những điều kiện căn bản của mọi sự hợp tác có tầm chiến lược. Với họ, dường như đó là một nguyên tắc. Nhưng đó chỉ là những lời tuyên bố. Khi việc hợp tác thực sự có lợi, người ta sẽ bất chấp tất cả những nguyên tắc và các điều kiện ấy như điều họ vẫn làm đối với các chế độ độc tài khác ở Nam Mỹ, Bắc Phi, Trung Đông từ trước đến nay. Nói cách khác, trở ngại chính trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng như với các quốc gia Tây phương hiện nay không phải vấn đề dân chủ hay nhân quyền mà thực ra là vấn đề tin cậy: chính quyền Việt Nam phải làm sao cho thế giới thấy là họ có một chiến lược rõ ràng, đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tin cậy chỉ có thể đạt được khi người ta chia sẻ một bảng giá trị chung; trong bảng giá trị ấy, nhân quyền lại là một trung tâm. Do đó, mặc dù bị chìm phía dưới, nhân quyền vẫn là một yếu tố quan trọng trong bất cứ một liên minh nào với Tây phương. Yếu tố trung tâm này chỉ bị gạt qua một bên trong trường hợp sự liên minh trở thành thiết yếu, không thể không có. Dĩ nhiên, người Việt, nhất là cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn nên và cần tiếp tục vận động để Mỹ và Tây phương tăng cường áp lực lên chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền, nhưng cũng không nên quên tất cả những nhà lãnh đạo Tây phương đều là những nhà thực tiễn luận (realist): Cuối cùng, điều họ làm là những gì có lợi nhất cho đất nước họ. Chứ không phải là ý thức hệ hay ý tưởng. Kể cả các ý tưởng về dân chủ và nhân quyền. Theo voatiengviet.com
......

Nga Trung Cộng liên minh được hay không?

Ông Vladimir Putin đang dễ thở hơn mấy hôm nay, vì giá dầu thô trên thế giới đã tăng. Nhờ thế đồng tiền Nga ngưng xuống giá. Kể từ khi ông chiếm bán đảo Crimea của Ukraine, đồng rúp đã mất gần nửa (45%) giá trị so với đô la Mỹ; lao xuống nhanh nhất so với tiền 174 quốc gia khác. Kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm nay, và tỷ lệ lạm phát đã lên tới hơn 11%. Alexei Kudrin, cựu bộ trưởng tài chánh, một người của Putin hiện vẫn ngồi trong Ủy Ban Kinh Tế Phủ Tổng Thống, mới báo động Nga đang bước vào một cuộc “khủng hoảng toàn diện” nếu tiếp tục bị Mỹ và các nước Châu Âu cấm vận. Phó Thủ Tướng Igor Shuvalov cũng tiên đoán cuộc khủng hoảng lần này sẽ kéo dài hơn lần trước, năm 2008 khi kinh tế cả thế giới đều xuống. Ông Shuvalov cũng mới tuyên bố ở Davos, Thụy Sĩ rằng, “Khi bị nước ngoài làm áp lực, dân Nga chúng tôi không bao giờ bỏ rơi lãnh tụ! Không bao giờ! Chúng tôi sẽ chịu đựng mọi khó khăn, sẽ bớt ăn, sẽ dùng bớt điện!” Ðây là một “chính sách kinh tế” bát chước lối Việt Cộng ngày xưa! Ngay sau đó, người ta thấy trên các trang mạng ở Nga trưng ra hình ảnh những biệt thự huy hoàng của ông Shuvalov ở Moskba, ở London bên Anh và ở nước Áo. Chính ông Shuvalov sẽ không phải nhịn ăn, không phải bớt dùng điện. Trong khi đó, ông Putin không thể lùi bước ở Ukraine. Ông đã kích thích tự ái dân tộc, đổ hết tội cho Mỹ, nên vẫn được 85% dân Nga ủng hộ. Ðằng nào dân cũng phải bớt ăn, nhưng trong lòng họ được an ủi là nước Nga của họ lại lên hàng cường quốc, dám đối đầu với Mỹ. Nếu Putin nhượng bộ ở Ukraine, dân chúng sẽ tự hỏi tại sao họ phải bớt ăn, bớt mặc! Putin đang cưỡi trên lưng cọp, không biết làm sao xuống, đành cứ thế hô hào, “Tiến lên, ta cứ tiến lên hàng đầu! Hàng đầu rồi tiến đi đâu?” Cho nên, ông Putin muốn cho dân Nga thấy một tia sáng lóe ở cuối đường hầm: Liên minh với Cộng Sản Trung Quốc. Dân Nga có thể nuôi hy vọng vào nước cờ mới này. Nước Nga có thể quay mặt với thế giới tư bản, bỏ khối người da trắng, đi đôi với dân da vàng. Vì Nga và Trung Cộng đã từng là đồng minh, khi hai nước Cộng Sản lớn nhất cùng đối đầu với kinh tế tư bản! Ðây cũng là giấc mộng của các ông Nguyễn Văn Linh và Lê Khả Phiêu ở Việt Nam một thời. Hai ông tổng bí thư từng sang Trung Quốc cầu xin tái lập một “khối xã hội chủ nghĩa.” Bây giờ Nga vẫn còn “hơi hơi xã hội chủ nghĩa;” vì nhà nước vẫn tập trung quyền chỉ huy kinh tế. Trong thực tế cả Nga và Trung Cộng đều theo con đường “tư bản quả đầu,” nhà nước bảo trợ các nhà tư bản tay chân, dựa dẫm vào nhau hai bên cùng có lợi. Liệu ông Putin có thể liên kết với Trung Cộng hay không? Liên minh Nga Trung Cộng trong thế kỷ 20 chỉ là một ảo tưởng, đối với những người đứng ngoài, kể cả các chính phủ Mỹ. Từ năm 1949 cho tới 1968 giới lãnh đạo Mỹ vẫn tính toán chiến lược toàn cầu dựa trên một giả thiết, là Nga và Trung Cộng liên kết làm một khối thuần nhất. Với giả thiết đó, Mỹ đã hành động theo lý thuyết Domino: Tìm cách ngăn chặn bước tiến của khối Nga-Hoa trong vùng Ðông Nam Á, mà quân domino dễ bị đổ nhất là Việt Nam. Nhưng thực ra Nga và Trung Cộng chỉ liên minh được với nhau trong vòng mươi năm. Khi thấy Mao Trạch Ðông có ý đóng vai lãnh tụ của đám đàn em các đảng cộng sản Á Châu, Phi Châu; Stalin đã lập tức chấm dứt viện trợ và rút các cố vấn kinh tế, kỹ thuật về. Khi Tổng Thống Mỹ Nixon nhìn thấy vết rạn nứt rõ rệt trước cảnh quân Nga và quân Tàu bắn nhau ở Hắc Long Giang, ông ta đã bắt tay Mao Trạch Ðông. Mỹ lợi dụng Trung Cộng, Trung Cộng cũng lợi dụng Mỹ, cả hai cùng muốn kiềm chế Nga. Mối liên kết Mỹ-Trung Cộng chấm dứt năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ. Trong “trật tự thế giới mới” này, Trung Cộng tìm lại gặp Nga để tạo thế thăng bằng mới. Năm 1992, hai nước tuyên bố bắt đầu một cuộc “hợp tác xây dựng” (constructive partnership). Năm 2001, khi ông Putin đã làm tổng thống Nga, việc hợp tác được đẩy lên cao hơn, hai bên ký một “Hiệp ước Hữu nghị và Cộng tác” (friendship and cooperation). Cả Nga và Trung Cộng đã xây dựng những liên minh mới để tạo thêm vây cánh. Họ họp lại với Brazil, Ấn Ðộ, sau thêm Nam Phi, lập thành khối BRICS. Nga và Trung Cộng liên kết qua “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (Shanghai Cooperation Organization), gồm cả các nước Trung Á nằm giữa Nga và Tàu, là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Nga với Tàu còn họp thường xuyên với Diễn đàn Kinh tế các nước Á Ðông và với các nước ASEAN. Khi Putin bị Âu Mỹ cấm vận vì tấn công Ukraine, ông đã bay sang Bắc Kinh kết nghĩa Vườn Ðào thêm chặt chẽ. Tháng Năm năm 2014, Nga công bố sẽ bán cho Trung Cộng 38 tỷ mét khối hơi đốt, trong 3 năm kể từ năm 2019, với giá định sẵn, qua một ống dẫn dài 2,500 dậm (hơn 4,000 cây số). Ống dẫn dầu khí đi qua Hắc Long Giang, thuộc vùng biên giới Ðông Bắc nước Tàu, nơi quân hai nước đã chạm súng năm 1969. Sáu tháng sau, Nga lại thỏa thuận sẽ cung cấp một số lượng tương đương cho vùng Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc. Trong cuộc trao đổi này Trung Cộng đã chiếm thế thượng phong; không khác gì cuộc giao thương giữa Trung Cộng với Việt Nam, hay giữa một nước lớn với chư hầu. Nga cung cấp nguyên liệu cho Trung Quốc trong khi nhập cảng hàng chế hóa từ Trung Quốc bán sang; đóng vai một nước thuộc địa nghèo. Bán dầu, khí cho Trung Cộng để bù lại tình trạng bị cấm vận, Nga cũng sẽ bị mất thị trường Châu Âu, mất luôn mối giao hảo với các công ty năng lượng Âu Mỹ nhờ đó đã được cung cấp những kỹ thuật tân tiến. Thiếu các kỹ thuật khai thác mới nhất, việc khai thác dầu khí ở vùng địa cực của Nga sẽ bị chậm lại mấy chục năm. Dân Nga sẽ dần dần nhìn ra việc Putin liên kết với Trung Cộng là bất lợi, là biến nước Nga thành một cây xăng của Trung Cộng, trong khi đáng lẽ họ phải là một cường quốc về năng lượng. Chưa kể mối nguy vùng giao dịch ở biên giới sẽ bị tràn ngập với “họa da vàng.” Ở phía Ðông vùng Siberia, chỉ có sáu triệu dân Nga sinh sống, bên kia biên giới là 120 triệu người dân Trung Quốc! Lịch sử nước Nga bắt đầu sau khi những đạo quân của Batu Khan và Subutai, con cháu Thành Cát Tư Hãn, tràn qua sông Volga rồi tiến chiếm Vladimir và Moskba, vào thế kỷ thứ 14. Cứ coi cách người Nga đối xử với di dân gốc Việt và gốc Trung Hoa, ngay từ thời còn Cộng Sản, thì biết họ nghĩ gì về giống da vàng. Trong khi đó, Nga và Trung Cộng vẫn giành giựt ảnh hưởng trên các nước Trung Á, mà Nga đang tìm cách thu lại vào trong vòng ảnh hưởng chặt chẽ hơn. Chín năm sau khi lên cầm quyền, Vladimir Putin đã công bố một chủ thuyết quân sự mới: Nước Nga giành quyền dùng vũ khí nguyên tử trước, dù không bị tấn công bằng vũ khí loại này. Quyền sử dụng trước vũ khí hạt nhân (right to first use of nuclear weapons) chỉ được nêu ra nếu một quốc gia biết lực lượng qui ước của mình có thể bị bên địch tràn ngập. Putin nhắm vào quốc gia nào khi đưa ra chủ thuyết này? Chúng ta có thể biết chắc đó là Trung Cộng. Về phía Trung Cộng, họ sẽ được lợi gì nếu liên kết với ông Putin? Chỉ có một mối lợi “tinh thần” rất nhỏ, thứ lợi lộc không thể đem nấu cháo ăn được. Ðó là chứng tỏ Bắc Kinh độc lập với Mỹ. Nhưng Trung Cộng không thể trông cậy vào Nga. Giới lãnh đạo Bắc Kinh biết rằng sự phát triển của nước họ từ hơn 30 năm nay là nhờ được tiếp cận với thị trường nước Mỹ, nhờ vốn tư bản cùng kỹ thuật sản xuất và tiếp thị do Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cung cấp. Kinh tế Nga đang sa lầy, không phải chỉ vì bị cấm vận mà lý do chính là vì ông Putin dốt nát về kinh tế. Với một quốc gia đông gần 150 triệu người, trong đó bao nhiêu người tài trí, với tài nguyên thiên nhiên giàu có, đáng lẽ kinh tế Nga không thể chậm lụt như hiện nay. Nhưng ông Putin đã không chấp nhận cải tổ cơ cấu nền kinh tế do thời Cộng Sản để lại, làm phí phạm tất cả những tài nguyên, người cũng như của cải. Cho nên, chỉ những người quá ngây thơ mới tin rằng ông Putin có thể liên minh với Trung Cộng để chống lại các nước Âu Mỹ. Giá dầu lửa nhích lên được mấy đô la một thùng có thể cho ông Putin nhận được học một bài về kinh tế: Luật cung cầu. Giá dầu lên sau khi các công ty như Exxon (Mỹ), Shell (Anh), Total (Pháp), và ngày hôm qua là BP (Anh) tuyên bố giảm bớt việc khai thác dầu khí trong mấy năm tới, mỗi công ty cắt số đầu tư khoảng 4, 5 tỷ đô la. Họ cắt đầu tư vì tiên đoán giá dầu sẽ còn thấp trong tương lai khá lâu, khai thác không có lợi. Khi họ giảm bớt đầu tư, tự nhiên cả thế giới cũng nhìn ra là trong tương lai số cung dầu lửa không tăng như trước nữa trong khi số cầu có thể tăng. Có nghĩa là giá dầu đã “chạm đáy.” Nhưng trong khi Mỹ và các nước OPEC còn tiếp tục hút dầu lên để giữ thị trường cho mình, dù lợi thấp hơn thì giá dầu sẽ khó lên cao nữa. Ông Putin có thể suy nghĩ về bài học kinh tế đó trong khi có vài ngày dễ thở. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Diễn giải lếu láo trắng trợn

Cùng một số liệu, hai cách diễn giải (TP.HCM lọt top 50 thành phố an toàn nhất?) Đúng là chuyện xấu thành tốt! TP Hồ Chí Minh được/bị Tạp chí The Economist xếp vào nhóm các thành phố kém an toàn nhất trên thế giới. Ấy thế mà ít nhất 2 tờ báo Việt Nam, phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, lại giật cái tít rằng TP HCM lọt vào danh sách các thành phố an toàn nhất thế giới. Chuyện khó tin nhưng hoàn toàn có thật, và trên giấy trắng mực đen! Báo Tuổi Trẻ phiên bản tiếng Anh chạy cái tít hấp dẫn rằng TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới: "Ho Chi Minh City among world's safest: British magazine" (1). Còn báo trực tuyến Khám Phá thì chạy cái tít tiếng Việt có nghĩa tương tự "TP.HCM lọt top 50 thành phố du lịch an toàn nhất 2015" (2). Báo Dân Trí cũng viết " thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam được đánh khá cao trên nhiều chỉ số an toàn và trở thành một trong những điểm đến an toàn nhất trong năm 2015" (3). Tất cả các báo này đều không cho đường link mà chỉ nói nguồn chung chung là từ "The Economist Intelligence Unit ".   Thế nhưng trong thực tế thì không phải như thế. Lần dò theo The Economist Intelligence Unit, tôi có thể truy cập vào nguồn thông tin trên tạp chí The Economist (4). Đó là một báo cáo phân tích và xếp hạng có tên là "Safe Cities Index 2015". Cách họ xếp hạng mức độ an toàn của 50 thành phố trên thế giới, trong đó có TP Hồ Chí Minh. Cách họ đánh giá an toàn là dựa vào 40 chỉ số mang tính định lượng và định tính, và 40 chỉ số này giảm thành 4 nhóm: ·       an toàn về mạng internet và viễn thông: chỉ số này đo lường an toàn mạng, và tần số bị đánh cắp nhân dạng trên mạng (identity theft); ·       an toàn sức khoẻ: tỉ số giường bệnh trên dân số và tuổi thọ trung bình; ·       an toàn cơ sở vật chất: phẩm chất đường xá, số ca tử vong vì tai nạn, v.v.;   ·       an toàn cá nhân: mức độ tội phạm, hành động phi pháp, sự hiện diện của cảnh sát, v.v. Dựa vào 4 nhóm chỉ số trên, TPHCM được xếp hạng 48/50, tức áp chót về mức độ an toàn. Nói cách khác, TPHCM được đánh giá là một trong 5 thành phố bất an nhất hay nguy hiểm nhất trong số 50 thành phố trên thế giới được đánh giá. Đội sổ danh sách là Jakarta (Nam Dương), và trên Jakarta là Tehran (Iran), hạng 49. Trên Tehran là TPHCM, Johannesburg, Riyadh, Mexico, Mumbai, Moscow. Thành phố được đánh giá là an toàn nhất thế giới là Tokyo, với điểm 85.63 trên 100. Theo sau Tokyo là 9 thành phố khác phần lớn là từ các nước tiên tiến: Singapore, Osaka, Stockholm, Amsterdam, Sydney, Zurich, Toronto, Melbourne, New York. TPHCM bị đánh giá là 1 trong 5 thành phố thiếu an toàn nhất thế giới do yếu tố nào? Nhìn qua bảng phân tích (5) thì TPHCM đứng chót bảng (50/50) về an toàn cơ sở vật chất, và hạng 48/50 về an toàn sức khoẻ. Tuy nhiên, về an toàn mạng và viễn thông, TPHCM đứng hạng 42/50, tức vẫn nằm trong nhóm 10 thành phố thiếu an toàn nhất. Tuy nhiên, về thứ hạng an toàn cá nhân thì TPHCM đứng hạng 34/50, dù là dưới trung bình, nhưng vẫn cao hơn Moscow, Jakarta, Tehran, Rome, Riyadh, Bắc Kinh, Quảng Đông. Báo Tuổi Trẻ cũng có bài cho biết chỉ trong tháng 1/2015, có đến 2171 tai nạn giao thông gây tử vong cho 781 người và thương tích cho 2047 người (6). Tính trung bình, nói theo một chuyên gia về an toàn giao thông, mỗi ngày có 26 người lên xe đi đường và không về nhà. Nhìn qua giao thông và nạn trộm cướp, cộng với 19 ngàn người nghiện ma tuý ở TPHCM, mà vẫn còn đứng hạng 34/50 làm tôi ngạc nhiên. Nói tóm lại, cùng một số liệu, mà 2 cách diễn giải khác nhau. Được xếp hạng 48/50 về an toàn, vậy mà vài tờ báo ở VN lại giật cái tít là một trong những thành phố an toàn nhất thế giới, nhưng trong thực tế TPHCM là một trong 5 thành phố kém an toàn nhất thế giới. Bài học ở đây là bất cứ một bản tin nào quá tốt trên hệ thống truyền thông VN thì người tiếp nhận cần phải kiểm tra vì thực tế có thể ngược lại những gì được tuyên truyền. ===== (1) http://tuoitrenews.vn/lifestyle/25770/ho-chi-minh-city-among-worlds-safe... (2) http://khampha.vn/tin-nhanh/tphcm-lot-top-50-thanh-pho-du-lich-an-toan-n... (3) http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/tp-hcm-la-mot-trong-nhung-diem-den-a... (4) http://safecities.economist.com/whitepapers/safe-cities-index-white-paper/ (5) http://safecities.economist.com/wp-content/uploads/2015/01/EIU_Safe_Citi... (6) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150131/3000-nguoi-di-bo-vi-an-t... Nguồn: tuanvannguyen.blogspot.com.au
......

Sứ Mệnh Lịch Sử Là Cái Gì?

“Sứ mệnh lịch sử đầu tiên và sau cùng là đầu độc lịch sử” (ĐTL). Còn ở khoảng giữa, đó là hàng tá nỗ lực đầu độc toàn phương vị: Sứ Mệnh Đầu độc Xã hội: Bằng giấc mơ chủ nghĩa cộng sản; bằng chính cái “sứ mệnh lịch sử” đang nói tới này; bằng điều 4 hiến pháp; bằng phương thức mất dạy nâng khống mối quan hệ đảng-dân thành tương quan cha mẹ-con cái; bằng tập quán “ơn đảng-ơn chính phủ”; bằng nỗ lực bình thường hoá hành vi ăn cắp; bằng chủ nghĩa makeno; bằng quán tính “đã có đảng lo”; bằng quy trình sản xuất dân oan khắp nước.   Sứ Mệnh Đầu độc Kinh tế: Bằng kinh tế tập trung/hợp tác xã/hệ tem phiếu… biến tướng thành đổi tiền/tận diệt tư thương/kinh tế mới/ngăn sông cấm chợ; bằng cái đuôi định hướng với các tập đoàn kinh tế quả đấm bùn nhằm vơ vét và huỷ diệt tài nguyên đất nước; bằng độc quyền kinh tế/dự án/xuất nhập khẩu; bằng chính sách hoá giá biệt thự; bằng quyền ban phát ưu tiên đấu thầu; bằng liên minh ảo thuật giữa các nhóm lợi ích; bằng Cty ma; bằng các hệ rửa tiền; bằng quy trình kinh tế gia tộc; bằng các đế chế ngân hàng; bằng kế toán/kiểm toán tuỳ nghi; bằng ngoại hối của kiều bào; bằng chính sách quy hoạch/cưỡng chế đất đai; bằng mánh khoé thương mãi đầu cơ của TQ. Sứ Mệnh Đầu độc Dân tộc: Bằng phân chia giai cấp; bằng cải cách ruộng đất; bằng khẩu hiệu “trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”; bằng khả năng đấu tố trong gia đình; bằng tuyên truyền gây chiến, tạo hận thù hai miền; bằng tù cải tạo; bằng biện pháp truy đuổi người Việt; bằng cách thâu tiền bán bãi vượt biên; bằng cách sửa hiến pháp/sửa sách sử cho phù hợp với ý thích giai đoạn của kẻ thù; bằng chà đạp nhân quyền; bằng sự sợ hãi; bằng nỗ lực triệt tiêu tính-tình người; bằng tập quán hối lộ cho được việc; bằng cả đồ dùng và thức ăn độc hại nhập từ TQ. Sứ Mệnh Đầu độc Tuổi trẻ: Bằng danh hiệu Thiếu niên Tiền Phong; bằng hoạt động Thanh niên Xung Phong; bằng thi đua tải đạn/tải lương/tải thương; bằng hình xâm “sinh bắc tử nam”; bằng nghĩa vụ quân sự; bằng “Nghĩa vụ Quốc tế”; bằng đơn xin nhập ngũ viết bằng máu; bằng những bài tụng ca các cuộc chia ly màu đỏ; bằng nạng gỗ khua rổ mặt đường làng; bằng giấy báo tử bay đầy mái rạ; bằng các cuộc vui thuỷ lợi xa nhà; bằng đua xe cổ vũ bóng đá; bằng sao Hàn…. Sứ Mệnh Đầu độc Văn hoá: Bằng chủ nghĩa thần tượng; bằng tự thân ca tụng chính mình; bằng bệ thờ “cha già dân tộc”; bằng phương pháp tạo hiệu ứng bưng bô; bằng phương pháp dựng án “Nhân văn-Giai phẩm”; bằng các trại sáng tác; bằng các ống đu đủ thần đồng; bằng tấm thẻ hội nhà văn; bằng giấy khen nghệ danh ưu tú hay nhân dân; bằng phong trào khoe nhau chữ “nhẫn”; bằng những khẩu hiệu/bài nhạc Sáng mắt sáng lòng/Đảng là cuộc sống; bằng những bài thơ ca tụng Stalin và khuyến khích giết người; bằng phim bộ TQ. Sứ Mệnh Đầu độc Ngoại giao: Bằng chiến dịch tận diệt “xét lại-chống đảng”; bằng công hàm chính thức; bằng hạ tầng công tác bộ trưởng ngoại giao; bằng thanh trừng UV/BCT; bằng quan niệm ơn nghĩa “quyết không hai lòng”; bằng hội nghị Thành Đô; bằng triều cống đất/thác/ải/biển/đảo; bằng quy trình thường xuyên khấu kiến; bằng phương pháp đu dây; bằng tráo trở bạn-thù; bằng chủ trương mạt sát đối phương ngay khi cầu viện; bằng biện pháp tránh né gọi tàu giặc là tàu lạ; bằng gửi gạo cứu đói Cuba & Triều Tiên trong lúc nông dân VN khốn đốn. Sứ Mệnh Đầu độc Hành chính: Bằng chủ nghĩa xin-cho/chạy chức; bằng con dấu mộc đỏ; bằng chính sách hộ khẩu; bằng phương pháp hình thành/nuôi dưỡng/khuếch trương tham nhũng; bằng thi đua nâng cấp công sở/xe công; bằng giá biểu chức vụ các cấp; bằng tập quán chạy vốn mua chức kiếm lời; bằng hệ thanh tra nhiều tầng; bằng nhiều năm lương hưu của người chết; bằng xà xẻo tiền quà cứu trợ. Sứ Mệnh Đầu độc Dư luận: Bằng hệ tuyên giáo; bằng bộ 4T; bằng thông tin một chiều/bưng bít sự thật/đốt sách/giam người; bằng tập quán tự kiểm duyệt; bằng lệnh gỡ bài trên mạng; bằng cách đỗ lỗi cho thuộc cấp; bằng cách đổ tội cho nhân dân; bằng biện pháp thường trực trỏ ngón vào “thế lực thù địch”; bằng màn sắt/tường lửa; bằng trộm cắp/cướp giật trương mục FB/email của dân; bằng tuyên bố quản lý thông tin mạng; bằng cách diễn tuồng bỏ/lấy “phiếu tín nhiệm”; bằng đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến; bằng giam cầm blogger/Fbker; bằng thi đua đấu đá trên mạng “quan làm báo”/“CDQL”. Sứ Mệnh Đầu độc Giáo dục: Bằng chủ nghĩa ngu dân; bằng phương pháp từ chương chép/thuộc; bằng hệ thống nhồi sọ; bằng thi đua dối trá; bằng nâng khống thành tích; bằng môn học chính trị; bằng đại học lý luận; bằng hệ phong cấp hàm GS/TS; bằng khe hở tuyển sinh; bằng lò luyện thi; bằng cơ hội du học; bằng giá biểu học bổng; bằng dịch vụ bán đề/bán bằng/bán ghế; bằng hệ đảng uỷ trong trường; bằng dàn hiệu trưởng ma-cô Sầm Đức Xương; bằng sách giáo khoa khuyến khích lừa đảo và gian ác. Sứ Mệnh Đầu độc Tư pháp: Bằng cơ chế đảng uỷ; bằng chủ nghĩa chỉ đạo ra án và phương thức chạy án; bằng tuyên bố “tao là đảng/tao là luật”; bằng biện pháp kỷ luật kiểm điểm/cảnh cáo cán bộ ăn cắp/thụt két/xà xẻo công quỹ; bằng nghị định 31/CP bắt giam không cần truy tố; bằng các điều luật hình sự mơ hồ và đầy tính áp đặt 79/88/258…; bằng phương pháp trả thù người tố cáo tham nhũng. Sứ Mệnh Đầu độc Quân đội: Bằng hệ thống đảng uỷ trong quân đội; bằng lòng trung với quan thầy của đảng; bằng ém nhẹm các đoạn sử Gạc Ma/Cao Bằng/Lạng Sơn; bằng tính kiêu ngạo cộng sản từ thời Quốc Tế III; bằng chỗ dựa vào đàn anh XHCN; bằng kinh tế sân golf hay Viettel ngày nay; bằng tổng cty 319; bằng xây dựng resort Hải Vân; bằng thế chấp rừng đầu nguồn; bằng bao che cho giặc cắt cáp/cướp tàu/bắt ngư dân ta đòi tiền chuộc; bằng kê khống giá biểu vũ khí rác nhập khẩu; bằng tuyên bố thành lập lực lượng ngư dân tự vệ biển; bằng sân bia kẻ thù ảo có tên là “thế lực thù địch”. Sứ Mệnh Đầu độc công an: Bằng khẩu hiệu còn đảng còn mình; bằng kỹ thuật mớm cung/ép cung/ép nhận tội/gây án oan; bằng kết luận nghi can tự tử ở đồn thẩm vấn; bằng biện pháp cưa đá giải tán biểu tình tuần hành; bằng bình xịt hơi cay ở sân nhà thờ; bằng phương pháp tạm giam ở trại phục hồi nhân phẩm; bằng bạo lực đạp mặt/giật cánh/xiết cổ/quặt tay người yêu nước biểu tình phản đối vụ Tam Sa hay dàn khoan 981; bằng ngón nghề bắt cóc/giả dạng côn đồ/tạt mắm tôm, dầu nhớt, chất thải. * Chẳng cần Bắc thuộc hoặc Tây xâm. Chỉ cần dưới hàng tá nỗ lực đầu độc vừa kể, trong suốt 85 năm qua, Việt Nam yêu dấu của chúng ta cũng đã tự động biến thành một ốc đảo của yếu kém và hèn mọn. Bốn “thành quả” lớn nhất của 85 năm CS ở VN là: Tổ quốc bất toàn – Đất nước tụt hậu – Xã hội vô cảm – Nhân tính thui chột. Cho dù đảng CSVN có hô hào đổi mới đến đâu, hoặc cho dù nó thay đổi thành tổng thống chế XHCN, hai bức tranh tương lai của đất nước mình là VN có cơ biến thành: 1.                  Một khu tự trị của TQ, như Tân Cương/Tây Tạng; 2.                  Một xứ sở độc tài biến dạng, như Nga. Bạn có chấp nhận cái chế độ ác trong hèn ngoài này trường tồn không? Giải pháp duy nhất để tránh khỏi hai hiểm hoạ ngày càng rõ nét đó, không gì khác hơn là ra sức vận động cho một sinh hoạt xã hội công dân đa nguyên đa đảng, chấm dứt vĩnh viễn các thứ sứ mệnh lịch sử viển vông quái ác đó, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phi nhân này ở tuổi 85, bắt đầu bằng một phòng trào TOÀN DÂN VÀO CUỘC. Bạn có còn là người dân Việt Nam không? Bạn có còn là người yêu Việt Nam không? 02/02/2015 – Một ngày đầu mùa Tống Đảng Nghinh Xuân.Blogger Đinh Tấn Lực
......

Ai thấu cho lòng Tý?

Nhân ngày 3/2 kỷ niệm thành lập đảng CSVN, mời quí bạn đọc vừa nghe diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa đọc lại bài "Ai thấu cho lòng Tý" của tác giả Phạm Nhật Bình. - - - Thật đúng nay là cái thời chẳng còn tôn ti, phép tắc gì cả! Ai đời ông Tổng bí thư đảng CSVN vừa tuyên bố một câu, chưa kịp đóng miệng, đã có hàng hàng lớp lớp những câu phân tích, mắng chửi thậm tệ từ khắp các ngõ ngách trên mạng. Đó là câu ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong một cuộc gặp gỡ cử tri tại Hà nội: “Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi“. Thật ra thì cũng khó trách dân cư mạng vì không một ai, kể cả Ban Tuyên Giáo Trung Ương, có thể giải thích được "thắng" ở chỗ nào. Ai nấy chỉ thấy trong tâm can mối nhục quốc thể: quân xâm lược ngang nhiên kéo vào tận thềm lục địa Việt Nam lúc chúng cần và thản nhiên kéo đi lúc chúng muốn. Rồi đại diện Bộ Chính Trị đảng CSVN sang tận đất Tàu chỉ để xin "khai thác chung" phần biển bao đời của cha ông Việt Nam. Nhiều người đã phải văng tục khi nghe câu nói của ông Trọng. Bực điên người vì câu nói thiếu não của ông Trọng đã đành nhưng ngạc nhiên thì chắc chẳng còn ai. Người ta hầu như đã quen với những phát biểu "làm ngẩn người" của vị cựu Trưởng ban Lý luận Trung ương, cựu Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, và nay Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN. Thật vậy, bà con ta quen đến độ lâu lâu không thấy báo chí đăng các phát biểu của ông Trọng người ta lại nhớ. Rõ ràng từ khi tuyên bố câu "tham nhũng như ngứa ghẻ", tức đã lan tràn khắp thân thể Đảng, ông Trọng đã "bỏ rơi" quần chúng khá lâu. Ngay cả trong chuyến đi Nam Hàn cũng không nghe báo chí thuật lại câu gì đáng kể. Có lẽ vì thế mà câu nói "đập chuột" của ông gần đây mới quí làm sao. Bao người lại có dịp kích ngất! Hôm đó, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội - lại cử tri Hà Nội. Dân Hà Nội quả là có phước vì luôn được nghe trước cả nước - khi đề cập đến vấn đề chống tham nhũng ngày càng khó và trong vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Chống tham nhũng thì phải như đánh chuột, đừng để vỡ bình!”. Hiển nhiên, ai cũng biết ông đang dùng câu ngạn ngữ Trung Hoa "Đánh chuột coi chừng vỡ bình quí". Nhưng điều làm người ta suy nghĩ là: ông Trọng đang ví ai là chuột? và ai là bình quí? Về chuột, không nhắc tới tên, người ta cũng biết con chuột lớn nhất mà ông Trọng đang muốn nhắm tới là ai. Chính ông Trọng đã tức tới độ nghẹn ngào ở cuối Hội Nghị 6 khi thừa nhận Trung ương của ông Nguyễn Tấn Dũng đã trói tay Bộ Chính Trị của ông Trọng trong việc đập "đồng chí X". Sau khi lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và tổng công ty do Thủ tướng Dũng lập ra, chia riêng với nhau các núi tiền (mà các phe còn lại, kể cả mạng lưới của ông Trọng, không sơ múi được gì), họ để lại các xác chết công ty với khối nợ lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng, một con số đang làm gẫy lưng nền kinh tế èo uột của Việt Nam. Ông Trọng lại càng giận khi ông Dũng bắt đầu cho bộ hạ (hay hạ bộ cũng không sai) lên tiếng đề nghị khắp nơi rằng cái núi nợ từ các tập đoàn kinh tế đó là trách nhiệm của nhân dân và nhân dân phải tự gom góp tiền mà trả. Một trong những bộ hạ đó là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý. Ông Lý tuyên bố ngay tại sàn Quốc hội: “Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” Và hiển nhiên bên dưới vua chuột X là cả một hệ thống nhà chuột ngổn ngang, đan chéo quan hệ trên cả nước. Đó là chưa kể các họ chuột khác bên dưới từng ủy viên Bộ Chính Trị, từng bí thư tỉnh ủy. Số chuột nhiều đến độ ông Trọng bảo phải có những "suy nghĩ chiến lược" cho cả một "chiến lược đánh chuột" ở tầm vóc quốc gia. Nhưng người ta chưa kịp nghe cụ thể chiến lược đó là gì thì cũng lại chính ông Trọng tự chận tay mình lại với ý niệm "bình quí". Bình quí của ông Trọng là gì hay là ai?     Nếu bình quí đó là những lãnh tụ đảng cộng sản chân chính (hiển nhiên ... như tác giả câu nói đó) thì trước hết, các lãnh đạo "trong sạch" ấy có dám cho toàn dân biết con số và nguồn gốc khối tài sản gia đình họ đang cất giấu hiện nay không? hay vẫn chỉ giở trò nham nhở "phát hiện 1 trường hợp khai gian trong số gần 1 triệu cán bộ kê khai tài sản"?     Và ngay cả nếu thực sự có các lãnh tụ chân chính đó nhưng họ cứ nhất định chỉ đứng làm kiểng, vô tri vô giác, để mặc cho bầy chuột tha hồ cắn phá và phóng uế khắp nhà, khắp bàn thờ, thì các bình đó "quí" đối với ai?     Rõ ràng mọi cái bình hiện nay đều bị dính đầy mùi chuột, phân chuột, và lông chuột. Phải chăng đã tới lúc cần ném những cái bình vừa vô dụng vừa quá dơ dáy đó vào thùng rác?     Cũng có thể ông Trọng đang nói mỗi bình quí là một vai trò, chức năng, vị trí lãnh đạo của Đảng, và không thể vì có con chuột đang sống trong đó mà xóa luôn vị trí đó. Có lẽ đây là hình ảnh gần hơn với thực tế tại Việt Nam: chỉ có những con chuột sống trong bình lớn, bình nhỏ mới tròn trĩnh - chỉ có những đảng viên đang nắm chức lớn, chức nhỏ mới khấm khá. Các con chuột ở ngoài bình đều gầy guộc và luôn tìm mọi cách chui cho được vào một bình nào đó.     Chính vì vậy mà có thể nói chắc rằng tất cả mọi bình hiện nay trên đất nước Việt Nam đều có một hoặc nhiều chuột đang sống trong đó. Bình "quí" nhất là loại bình ủy viên Bộ Chính Trị, rất kiên cố và nhiều tiện nghi bên trong. Kế đến là các loại bình "made by thủ tướng", rồi loại bình tỉnh ủy, loại bình chánh án, bình công an, ... dài xuống cả loại bình giám đốc nhà thương, chủ nhiệm nhà trường.     Nhưng cái bình cực quí hiện nay, và càng gần Đại Hội Đảng XII càng tăng giá trị, là cái bình Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN.     Đến đây thì mọi người đều hiểu tại sao ông Trọng có vẻ hốt hoảng, cản ngay mọi ý định đập chuột ... trong bình.     Nhưng có người lại cho rằng ông Trọng muốn nói đến cái bình chung của mọi đảng viên đang có chức quyền, tức cái bình chuyên chính vô sản mà toàn bộ các quan chức đang bám vào để sống khoẻ, sống bền. Nói cách khác, cái bình duy nhất đó trên đất nước Việt Nam đang chứa tất cả họ nhà chuột. Nếu bình này bị mẻ tất cả sẽ bị gió lạnh và nếu bình bị vỡ thì tất cả đều sẽ phải xuống ... sống như dân thường.     Chính vì vậy mà ông Trọng rất nhất quán trong nhiều năm qua, luôn cố gắng thuyết phục hàng ngũ đảng viên: Nào là "nếu kỷ luật sẽ làm mích lòng"; rồi lại "kỷ luật sẽ làm mất đoàn kết"; rồi còn hăm dọa "diệt hết tham nhũng thì còn ai làm việc"; và khuyến khích mọi người nên xem nhẹ "tham nhũng như ngứa ghẻ", nghĩa là sống với tham nhũng cũng chẳng chết ai.     Hóa ra câu ví von của ông Trọng cũng là lời hứa ngầm: sẽ không đụng đến con chuột nào cả vì sinh mạng và quyền lợi chung. Đến nay, sau mấy thập niên với đủ loại chiến dịch đánh tham nhũng của Thủ tướng, của Bộ Chính Trị, của Ban Nội Chính, Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương, và đủ loại bộ phận khác, người dân biết chắc một điều: chuột chỉ có thể cắn xé nhau chứ chuột không thể đập chuột, và lại càng không thể đập trong cái bình chung của chúng. Mùi nồng nặc từ chiếc bình đang xông ra cả nước và càng lúc càng nặng mùi khi gần đến Đại Hội Đảng XII. Không chỉ mùi phóng uế mà còn cả mùi chuột chết bên trong.
......

24 Tổ chức XHDS trong ngoài nước Báo cáo vi phạm nhân quyền 2014

Việt Nam, ngày 30 tháng 1 năm 2015 Kính gửi: -       Hội Đồng Nhân quyền LHQ -       Ông David Kaye, Báo cáo viên LHQ về Tự do Ý kiến và Ngôn luận -       Ông Heiner Bielefeldt – Báo cáo viên LHQ về Tự do Tôn giáo -       Ông Michel Forst – Báo cáo viên LHQ về Người bảo vệ Nhân quyền, -       Ông Juan Ernesto Mendez – Báo cáo viên LHQ về Tra tấn Nhục hình, -       Ông Maina Kiai – Báo cáo viên LHQ về Tự do Hội họp và Lập hội -       Ông Mads Andenas – Nhóm đặc trách Bắt giữ tùy tiện -       Ông Pierre Vimont – Tổng thư ký Ủy ban Đối ngoại EU. -       Ông Scott Kofmehl, Ông Ryan Fioresi – Chuyên viên đặc trách VN của BNG Hoa Kỳ -    Đại sứ quán các nước tại Hà Nội: Malad Delphine (Cộng đồng EU), Felix Schwarz (Đức), Jenifer N. (Hoa Kỳ), Rose McConnell (Úc), Elenore Kanter (Thụy Điển), Sanjiv Ahluwalia (Anh), Ayesha Rekhi (Canada), Jean Philippe (Pháp), Tone Wroldsen (Na Uy), Kathryn Beckett (New Zealand), Sascha Muller (Thụy Sĩ). -      Các tổ chức Nhân quyền quốc tế: Brad Adams (HRW), Benjamin Ismail (RSF), Rupert Abbott (Amnesty International), Shawn Crispin (CPJ), Brittis Edman (CRDs), Billy Ford (Freedom House). Đồng kính gửi: -       Quốc hội nước CHXHCNVN. Kính thưa Quí Vị,             Chúng tôi, những tổ chức Xã hội Dân sự độc lập khẩn cấp báo động với tất cả Quí Vị và trước nhân dân thế giới về việc đàn áp những người lên tiếng tranh đấu cho Nhân quyền một cách trắng trợn, phi pháp và có hệ thống của Nhà nước Cộng hòa XHCNVN, đặc biệt trong năm 2014.             Chúng tôi xin đính kèm bản Báo cáo “Việt Nam: thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ và vi phạm nhân quyền 2014” minh chứng rõ ràng cho những vi phạm ấy, cùng những phân tích khách quan, đối chiếu sát sao những khuyến nghị của UPR. Chúng tôi cũng làm rõ chiến thuật che đậy của nhà cầm quyền VN trong những năm gần đây.             Bản báo cáo này tố cáo tính hai mặt trong chính sách nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội đang tích cực thực hiện. Đó là làm cho quốc tế tin tưởng họ có thiện chí cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, trong khi họ vẫn tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị, nặng về đàn áp, không coi trọng tự do và nhân phẩm của người dân.             Chân thành cảm ơn Quý vị đã quan tâm và lên tiếng.             Trân trọng, Danh sách các tổ chức XHDS đồng hành lên án vi phạm nhân quyền: 1.   Bach Dang Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải. 2.   Bauxite Việt Nam: Gs. Phạm Xuân Yêm, Gs. Nguyễn Huệ Chi. 3.   Con đường Việt Nam: Ông Nguyễn Công Huân. 4.   Diễn Đàn XHDS: Dr. Nguyễn Quang A. 5.   Giáo hội Cao Đài, Khối Nhơn sanh: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch  Phụng 6.   Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ: MS. Nguyễn Hoàng Hoa 7.   Giáo hội Mennonite thuần túy: MS. Nguyễn Mạnh Hùng. 8.   Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo: Ông.Nguyễn Bắc Truyển. 9.   Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn Văn Đài 10. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo: Cô Hà Thị Vân. 11. Hội Bầu bí Tương thân: Ông Nguyễn Lê Hùng. 12. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi. 13. Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts.Phạm Chí Dũng 14. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, cô Trần Thị Nga. 15. Hội thánh Tin lành Chuồng Bò: MS. Lê Quang Du. 16. Khối Tự do dân chủ 8406: Lm. Phan Văn Lợi. 17. Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh 18. Nhóm Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc: Anh Huỳnh Trọng Hiếu 19. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải. 20. Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm 21. Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu: Bà Trần Ngọc Anh. 22. Tăng Đoàn Giáo hội PGVNTN: HT.Thích Không Tánh. 23. Liên mạng truyền thông Báo-Động: Giám đốc Huỳnh Tâm. (Pháp) 24. Thanh Niên Canada Tranh Đấu cho Nhân Quyền VN: Cô Nguyễn Khuê Tú (Canada) ******** 24 Vietnamese CSOs Report on Human Rights violation 2014 in Vietnam Vietnam, Jan 30, 2015 To: - NGOs’ submission to Human Rights Council - Mr. David Kaye, Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression - Mr. Heiner Bielefeldt, Special Rapporteur on freedom of religion or belief - Mr. Michel Forst, Special Rapporteur on the situation of human rights defenders - Mr. Juan Ernesto Mendez, Special Rapporteur on torture and other cruel, inhuman or degrading treatment or punishment - Mr. Maina Kiai, Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and of association - Mr. Mads Andenas, Working Group on Arbitrary Detention - Mr. Pierre Vimont, Executive Secretary General of the European External Action Service - Mr. Scott Kofmehl, Mr. Ryan Fioresi, Vietnam Desk Officers, the US Department of State - Embassies in Hanoi: Malad Delphine (EU delegation), Felix Schwarz (Germany), Jenifer N. (USA), Elenore Kanter (Sweden), Sanjiv Ahluwalia (England), Ayesha Rekhi (Canada), Rose McConnell (Australia), Jean Philippe (France), Tone Wroldsen (Norway), Kathryn Beckett (New Zealand), Sascha Muller (Switzerland). - International NGOs on human rights: Brad Adams (HRW), Benjamin Ismail (RSF), Brittis Edman (CRDs), Rupert Abbott (Amnesty International), Shawn Crispin (CPJ), Billy Ford (Freedom House). CC: - The National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam Ladies and gentlemen, We, the independent civil society organizations, urgently alert all of you to the blatant, illegal and systematic crackdowns on human rights defenders and dissidents of the Socialist Republic of Vietnam, especially in 2014. We enclose here the report "Vietnam: Member of the UN Human Rights Council & Human Rights Violations in 2014" to demonstrate such violations clearly by the objective analysis comparing closely with the UPR recommendations. We also clarify the tactics to cover up the human rights abuses in the recent years. The report lays bare the duality of human rights policy that the Hanoi government has been implementing actively. One hand they get the international community to believe their willingness to improve human rights in Vietnam. On the other hand, they continue to maintain the totalitarian regime with serious persecution, not respecting for freedoms and human dignity of their citizens. Thank you for your consideration and taking action. Sincerely, Vietnamese independent civil society organizations co-sign to condemn human rights abuses: 1. Bach Dang Giang Foundation: Pham Ba Hai (MBE) 2. Bauxite Vietnam: Prof. Pham Xuan Yem, Prof. Nguyen Hue Chi. 3. Vietnam Path Movement: Mr. Nguyen Cong Huan. 4. Civil Society Forum: Nguyen Quang A (Ph.D.) 5. Cao Dai church, Humanism: Mr. Hua Phi. Mr. Nguyen Kim Lan, Mrs. Nguyen Bach Phung. 6. Evangelical Lutheran Community Church Vietnam-America: Pastor Nguyen Hoang Hoa 7. Christian Mennonite Church: Pastor Nguye n Manh Hung 8. Vietnamese Political and Religious Prisoners Friendship Association: Nguyen Bac Truyen (LLB) 9. Brotherhood for Democracy: Lawyer Nguyen Van Dai 10. Association to Protect Freedom of Religion: Ms. Ha Thi Van. 11. Gourd and Squash Mutual Association: Mr. Nguyen Le Hung 12. Former Vietnamese Prisoners of Conscience: Dr. Nguyen Dan Que, Catholic Priest Phan Van Loi. 13. Independent Journalists Association of Vietnam: Pham Chi Dung (Ph.D.) 14. Vietnamese Women for Human Rights: Ms.Huynh Thuc Vy, Ms.Tran Thuy Nga 15. Evangelical Protestant Chuong Bo Church: Pastor Lê Quang Du 16. Bloc 8406: Priest Phan Van Loi. 17. Viet Labor: Ms. Do Thi Minh Hanh. 18. Religion and Ethnic Minority Defenders: Mr. Huynh Trong Hieu. 19. Nguyen Kim Dien Group: Father Nguyen Huu Giai. 20. Hoa Hao Buddhist Church, Purity: Mr. Le Quang Liem. 21. Oppressed Petitioners Solidarity Movement: Ms. Tran Ngoc Anh 22. Delegation of Vietnamese United Buddhists Church: Ven. Thich Khong Tanh. 23. Vietnamese Interactive Network: Director Huynh Tam (France) 24. Canadian Youth for Human Rights in Vietnam: Ms. Khue Tu Nguyen (Canada) Theo fvpoc.org
......

Quyền được cười nhạo

Hà Sĩ Phu (Nhân vụ Charlie Hebdo nghĩ về vũ khí phê phán) 1. Về vụ khủng bố tòa báo Châm biếm Charlie Hebdo Sự cọ xát, phân định, và đấu tranh giữa các yếu tố đúng-sai, tốt-xấu, thiện-ác, giữa nhân tính và thú tính, lạc hậu với văn minh…của thế giới con người đã làm phát sinh một thứ “vũ khí” đặc biệt là “vũ khí phê phán”, mà mức độ cực đoan tồi tệ nhất là “phê phán bằng vũ khí”. Phê phán là đấu tranh với nhau dưới mọi hình thức, là hoạt động thiêng liêng để tiến hóa chỉ loài người mới có, thiếu nó xã hội sẽ rơi vào tình trạng hỗn mang của loài vật. Phê phán xuất hiện và tồn tại cùng với loài người và cũng dần dần văn minh hóa cùng với loài người. Nhưng một hoạt động quan trọng và bao trùm như thế tất nhiên không bao giờ đơn giản. Hãy tạm gác ra ngoài sự “phê phán bằng bạo lực, bằng vũ khí” là hình thức kém văn minh mà nhân loại đang phấn đấu để loại trừ (nhưng nhân loại còn lâu mới đạt được ước vọng đó), sự phê phán hòa bình có thể tạm gom lại dưới 3 hình thức tùy theo vị thế tương quan mà người phê phán tự xác định trước đối phương: – Phê phán chính luận, vạch cái sai cái xấu của đối tác bằng ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ “chính thống” của đối thoại, trong đó người phê phán đặt đối tác, đối phương ngang hàng với mình. – Chửi theo đúng nghĩa đen là hình thức phê phán thường là của giới bình dân bị trị, thấp cổ bé họng, tuy bề ngoài có vẻ “ghê gớm” nhưng thực chất đây là vũ khí của kẻ yếu, tự thấy bất lực trước tình hình, không tìm được một “cơ chế” chính thống nào để giành thắng lợi, thôi thì không thành công cũng thỏa nỗi bực trong lòng một chút, bởi phương pháp “chửi” ít khi giành được thắng lợi cụ thể. Ở phạm vi nhỏ thì đó là những cuộc “chửi mất gà” nhưng ở tầm lớn chính là sự “chửi mất nước”- “chửi quốc hận”, nên dân tộc nào chất chứa căm giận nhưng bất lực thì thường đưa vũ khí “chửi” lên tầm quốc hồn quốc túy. - Châm biếm, cười cợt mới là vũ khí phê phán rất đặc biệt. Ở đây, sự khinh ghét hoặc căm giận lại chuyển dạng thành tiếng cười, cười nhạo nhẹ nhàng hoặc sâu cay nhưng tê tái cho đối phương, bởi người phê phán, dù mạnh hơn hay chưa mạnh hơn, nhưng đã đặt mình ở tư thế đứng trên đối phương mà khuyến cáo, mà cười nhạo cho đối phương biết mà sửa, dù sâu cay mấy thì vẫn ngầm một ý khoan dung, không thèm chấp kẻ dưới tầm. Vì thế kẻ bị châm biếm sâu cay thường bị “ngấm đòn”, thấy bị nhục, bị đau hơn rất nhiều . Trong 3 hình thức phê phán ôn hòa thì châm biếm gây cười có lẽ là lịch sự và sang trọng hơn cả, nhưng khốn nỗi lịch sự và sang trọng chính là điều mà kẻ bị phê phán không thể chịu được, bởi họ thấy kẻ phê phán đứng ở tầm trên mà họ không cãi được.Vậy không nên ngạc nhiên khi thấy những tín đồ Hồi giáo cực đoan lại căm thù tờ báo châm biếm Charlie Hebdo, chuyên gây cười cho thiên hạ đến thế. Đối với kẻ bị phê phán bằng cách châm biếm thì ẩn sau lòng căm thù là tiềm thức tự ái,vô vọng, tự ty. Tự thấy không thể ngang hàng đối chất, đối thoại, đối biếm, nên chỉ còn cách “phê phán bằng vũ khí”, thứ vũ khí dao búa man rợ của thằng khùng. Dù giết được bao nhiêu người nhưng sâu thẳm trong vô thức họ biết họ thua, càng thua càng khùng càng tàn độc. Càng tàn độc càng thua, đó là cái vòng tự kích không có lối ra của tình trạng văn hóa thấp kém trong cuộc đấu tranh và đào thải. Một điều khiến cho cục diện phê phán trở nên phức tạp vì khi anh A phê phán-chê cười anh B là sai là xấu thì ngược anh B cũng có thể làm như vậy với anh A. Có vẻ như vậy là thật giả bất phân, sẽ “hòa cả làng” ư? Không đâu, trọng tài sẽ là sự thật, sự thật minh định bởi thời gian và quần chúng nhân dân tự do. Nhân dân có thể mất tự do nên bị định hướng trong một giai đoạn nào đấy nhưng không bao giờ mất tự do vô thời hạn. Song cũng chưa cần đến thời gian và công chúng, sự phân định có thể tức thời. Người mất gà thật mới có sức mạnh tự thân để làm cho tiếng chửi có hồn để thuyết phục. Thủ phạm ăn cắp gà thì dù có tài lấp liếm bao nhiêu cũng không sao có được sức mạnh ấy, họ chỉ có thể dùng những sức mạnh khác để cầm cự, như dùng bạo lực hay quyền lực chẳng hạn. Trở lại vụ Charlie Hebdo. Bọn Hồi giáo cực đoan cũng châm biếm các họa sĩ Pháp đi, rất công bằng, ai cấm? Nhưng châm biếm sao nổi? Họ không có sức mạnh của lẽ phải để thốt nên lời châm biếm. Cho nên họ khùng, họ chỉ có thể dùng vũ khí cố hữu của thằng khùng là bạo lực khủng bố. “Phê phán bằng bạo lực” là sự đồng quy của hai thái cực, hoặc của bọn phi nghĩa cực đoan hoặc của chính nghĩa nhưng đang còn hèn yếu, bế tắc chưa tìm ra cách. Vì thế, tôi đứng hẳn về phía những người châm biếm, mặc dù biết không phải sự phê phán bao giờ cũng đúng, sự phê phán cũng được quyền sai như mọi thứ khác trên đời. Phải biết tôn trọng các Tôn giáo ư? Những hoạt động khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan đã có từ lâu, đã xảy ra trước sự châm biếm của Charlie rất nhiều, ai mà chẳng biết? Sự châm biếm là lời cảnh báo rất nhân đạo của nhân loại đối với loại Tôn giáo cực đoan. Những người Hồi giáo không cực đoan dù oan uổng cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trước bọn đồng đạo cực đoan kia. Chừng nào những người Hồi giáo nhân ái chưa có tiếng nói chính thức chối bỏ và có hành động trừng trị hữu hiệu đối với bọn đồng đạo cực đoan thì họ phải chịu chung sự phê phán là đương nhiên. Cũng giống như chừng nào đảng Cộng sản không có khả năng trừng trị bọn tham nhũng và bán nước từ trong đảng của mình sinh ra thì chừng ấy chính ĐCS phải gánh lấy sự phê phán tội “tham nhũng và bán nước” trước lịch sử, làm sao khác được? Những kẻ bịt toàn thân trong tấm trùm đen, tay lăm lăm cây dao nhọn, chuẩn bị cắt cổ, chọc tiết, phanh thây những con tin để đòi tiền chuộc thì không được quyền nhân danh một con người, làm gì có quyền nhân danh một tôn giáo? Và tôn giáo nào cho chúng được phép nhân danh thì cái gọi là “tôn giáo” ấy hoàn toàn không còn chỗ đứng trong cộng đồng các tôn giáo của nhân loại. Phê phán thứ quá khích đội lốt tôn giáo ấy hoàn toàn không phải là đả kích tôn giáo, xin các nhà hảo tâm, đạo đức nhẹ dạ đừng lầm. Dùng hình thức châm biếm để phê phán tính thú vật ấy là còn quá nhẹ nhàng và nhân ái đối với chúng. Toàn nhân loại phải hiệp lực để đẩy lùi đại nạn thú tính ấy, để đẩy chúng vào bóng đêm rừng rú của thời tiền sử, trả lại cho nhân loại sự yên bình, chứ không thể vì chúng quá “mạnh”, quá ác hoặc quá tinh vi mà Chính nghĩa phải rút lui rồi tự trách đồng đội của mình sao lại dại dột phê phán chúng, dù chỉ phê phán bằng sự chê cười! Kẻ thù càng hung hãn xảo quyệt thì càng phải hiệp lực để tìm bằng được cách trừng trị. Thế giới Nhân tính lại thua thế giới Thú tính hay sao, nếu thế làm gì có Tiến hóa? Bênh vực hay tránh né bọn tà giáo cực đoan không phải là tôn trọng tôn giáo mà là làm nhục danh hiệu tôn giáo, làm nhục các tôn giáo chân chính. Tóm lại: – Cười hay châm biếm gây cười là hình thức phê phán lịch sự, văn minh, ở tầm cao hơn đối tượng được/bị châm biếm. – Châm biếm là một động lực thúc đẩy tiến hóa, thúc đẩy văn minh, nên châm biếm phải là một quyền trong nhân quyền, như một bộ phận của tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí. – Mỗi người có quyền thích hay không thích hình thức châm biếm nhưng đã là quyền thì phải được pháp luật quốc tế và luật trong nước bảo vệ, không ai được ngăn cản hay ngăn cấm. – Cũng như mọi hình thức phê phán ôn hòa khác, châm biếm có thể đúng cũng có thể sai nên tất nhiên ai cũng có quyền “phản châm biếm”. Châm biếm khác với vu cáo, vu cáo thì đã có quy định rất cụ thể trong luật mà nước nào cũng có. Nói một cách dễ hiểu thì một người trong xã hội có quyền “Cười” châm biếm và rất nên biết cười và gây cười để “giã từ những hư hỏng, tệ đoan một cách vui vẻ”. 2. Dân tộc tự phê phán. – Có nên viết về khuyết tật của người mình không? Trong các quy mô phê phán thì sự phê phán các tính cách của Dân tộc mình có một ý nghĩa vô cùng trọng đại, nó giúp cho sự canh tân và phát triển toàn cục của một xã hội, một quốc gia. Biết ưu điểm của Dân tộc để tự hào và biết nhược điểm để sửa chữa, cả hai mặt đều quan trọng, nhưng khi người ta bằng lòng với quá khứ và hiện tại thì thường thiên về tự hào, trái lại khi muốn có thay đổi cho hiện tại và tương lai thì tự nhiên sẽ xuất hiện nhu cầu phải tự phê phán Dân tộc, giống như khi con người muốn chạy về phía trước thì môi trường tự nhiên sinh sức cản và ta phải làm sao thắng được các lực cản ấy. Ví dụ khi Hồ Chí Minh muốn vận động dân chúng làm cách mạng thì năm 1926 trong một bài giảng ở Quảng Châu đã đề cập đến “hai nhược điểm lớn của dân Việt là mất đoàn kết và …không biết hay biết rất ít về tình hình toàn cầu”, ngoài ra “vấn đề lớn nhất ở làng bản Việt Nam là vấn đề sĩ diện và ngôi thứ” (1). Muốn vận động dân chúng để cứu nước các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu cũng phải phê phán nhau và phê phán dân tộc quyết liệt. Từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trước nhu cầu phải đưa xã hội thoát khỏi một giai đoạn sai lầm nghiêm trọng, nhu cầu tự phê phán những nhược điểm của người Việt mình lại một lần nữa nổi lên, lôi cuốn nhiều tác giả với nhiều bài viết, trong đó nhà văn Vương Trí Nhàn là một tác giả có nhiều đóng góp. Từ sau năm 1975 bên cạnh xu hướng tự sướng, tự ca ngợi, ngồi chễm trệ ở chốn bình yên mà nhấm nháp ly rượu chiến thắng thì nhà văn hóa Cao Xuân Hạo đã kịp thời cảnh báo “Một nhà hiền triết cổ đại có nói rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến cho một dân tộc, một triều đại, một nhà vua, một tướng lĩnh sa đọa nhanh nhất chính là một trận đại thắng lẫy lừng khiến cho người ta có ảo giác là mình bất khả chiến bại, mình là tinh hoa của nhân loại, mình là tuyệt đối hoàn hảo. Đó chính là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự suy đốn và đồi bại. Cho nên, sau một thắng lợi lớn, nguy cơ suy vong của một dân tộc không những không mất đi, mà còn tăng gấp bội” (2) . Trái với lời răn đã quen khi viết phê bình là phải “nghiêm túc, đúng mực, không quá lời, để đối tượng dễ tiếp thu”, GS Cao Xuân Hạo nói thẳng ra rằng phê phán Dân tộc là: “phải phóng tay phát động lòng dũng cảm của họ lên, dẹp lòng tự ái dân tộc đến tối đa”, có thể dùng “giọng điệu giễu cợt cay độc đến đâu chăng nữa”, “còn phải làm cho mỗi người Việt thấy xấu hổ những nhược điểm ấy một cách sâu xa”, “dù những lời chê bai của họ chỉ đúng với một thiểu số không đáng kể”. Vậy đó, ý kiến GS Cao Xuân Hạo mà tôi tin chắc mỗi người trí thức còn nặng lòng và còn “khổ tâm” với dân tộc mình đều phải đồng tình, là những ý kiến quyết liệt, minh bạch và chính xác, nên đọc kỹ lại nhiều lần. 3. Nhưng tự phê phán Dân tộc mình lúc này coi chừng nguy hiểm. Ở đây tôi xin phép được dẫn một ví dụ thiết thân vì nghĩ rằng nó có tính điển hình: một phía đang “đắc ý” với Dân tộc để giữ yên, một phía muốn “phê” Dân tộc để có đổi mới nên người ta ghét nhau đến mức quy kết nhau đến tội “phản quốc”, tội nặng nhất trong luật hình sự. Ấy là vào năm 2000. Sau khi thấy khối Cộng sản Đông Âu đổ sụp, không ít người tin chắc chế độ CS Việt Nam cũng sắp đổ theo, từ đó rủ nhau ký một kế hoạch hành động chuẩn bị cho sự đổ ấy, kế hoạch có tên “Kết ước năm 2000”. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn tôi đã quả quyết “CS Việt Nam không dễ đổ như Đông Âu, đừng vội mừng” ( tôi nói y như giọng bênh vực Đảng của Ban Tuyên giáo CS vậy). Hai ông Đỗ Mạnh Tri và Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp viết thư hỏi tôi đại ý “căn cứ vào đâu mà tôi có ý kiến ngược đời như vậy”, tức là cần phân tích những đặc điểm riêng của Việt Nam. Tôi viết 2 bức thư trả lời (3), tuyên bố không ký vào văn bản “Kết ước” đó và giải thích vì sao tôi không ký. Nếu chỉ có thế thì chắc ĐCS đã “khen thưởng” tôi rồi. Nhưng khốn nỗi ở nội dung của lời giải thích, trong đó có mấy ý nổi bật khiến cho chúng tôi, tôi và ông Mai Thái Lĩnh (4) bị khởi tố tội “phản bội Tổ quốc”, cấm tự do đi lại và ngày hai buổi lên làm việc hỏi cung với An ninh của Bộ Công an suốt 8 tháng trời! Đại ý luận điểm của tôi về tính cách của Dân Việt Nam và ĐCSVN như sau: – Là thân phận bị mấy nghìn năm cai trị bởi vua chúa và kẻ thù khổng lồ phương Bắc nên đã hun đúc trong người VN tính khôn vặt, khôn lỏi, không thể chống đối ra mặt nên phải giả vờ phục tùng để tồn tại, nhưng bên trong phải tính toán sao cho có lợi nhất. Vì thế Dân với Đảng cùng giả vờ tôn vinh nhau nhưng bên trong tìm cách vô hiệu hóa ngón đòn của nhau để giữ gìn hoặc vun vén lợi ích riêng. Cặp hôn phối “mạt cưa mướp đắng” này cứ thích nghi với nhau, còn sống được với nhau mấy chục năm nữa. Khi ĐCS nói “Đổi mới hay là chết” là họ khiêm tốn quá đấy, cứ yên tâm, ở Việt Nam này CS không đổi mới tử tế gì cũng chưa chết như Đông Âu đâu. – Ở châu Âu nếu có tảng đá khổng lồ chắn ngang xa lộ thì người ta hò nhau giải quyết tảng đá, nhưng người Việt Nam chẳng dại đối đầu với tảng đá, mỗi anh đều khôn lỏi tìm đường hẻm để lách qua, cuối cùng ai cũng đi qua nhưng tảng đá vẫn còn nguyên, mọi người gặp nhau đều khoái trí, phục nhau là khôn. – Ở VN sẽ chẳng có gì đổ hết, vì muốn đổ thì vật phải có một hình dạng để đứng lên như cái chai, cái cốc. Việt Nam là một thể vô định hình như một khối bùn nhão, không định hình thành một chủ nghĩa gì cả, chỉ vá víu chắp nhặt hẩu lốn mỗi thứ một tí để tồn tại nên chẳng có hình thù gì để mà “đổ”! Vả lại một dân tộc lạc hậu vẫn có thể “đi lên” theo đuôi nhân loại văn minh theo kiểu ký sinh như con chấy con rận bám trên lưng con hổ thì cũng tung hoành khắp nơi như con hổ đó thôi. – Xã hội Việt Nam như một con đường làng chật hẹp, đoàn người cứ phải đi sau Đảng như đi sau một con trâu mộng sừng nghênh ngang nhọn hoắt, ai vượt lên thì nó húc chết, đành kiên trì đi sau nó một cách chậm chạp, thỉnh thoảng nó lại ị cho một bãi… Xã hội Việt Nam như một đồng cỏ khô nhưng một que diêm không thể làm bùng cháy vì đồng cỏ đã được Đảng phun chất chống cháy rồi… – Tất cả những đặc điểm ấy của người Việt Nam là do truyền thống quý báu 4000 năm để lại cũng chỉ đúng một phần, phần lớn là nhờ Đảng ta đã dày công đào tạo, dạy dỗ… Đại lược là như thế, đã không ký vào văn bản chống Đảng, lại bảo Đảng này còn lâu mới đổ, bênh Đảng hơn cả Ban Tuyên giáo nhưng chỉ vì cái giọng cười cợt châm biếm, khinh bạc mà bị khởi tố đến tội phản quốc. Nhưng chẳng hiểu sao sau 8 tháng hỏi cung, chúng tôi chuẩn bị tinh thần ra tòa với cái án tù hai chục năm là nhẹ cho tội phản quốc, thì đùng một cái có lệnh đình chỉ vụ án, thật là súyt chết! (nghe đồn chúng tôi thoát chết vì trong Bộ Chính trị không nhất trí, từ đấy cứ thấy trong BCT có mâu thuẫn với nhau là chúng tôi mừng lắm). Nhưng chưa xong, vụ án bị đình chỉ, không ra tòa, nhưng cái “tội” dám châm biếm cả “ý Đảng” lẫn “lòng Dân” thì không tha được. Nguyễn Như Phong, phó biên tập của tờ An Ninh Thế giới viết một bài dài “Mặt thật của một vài người mượn danh hiền sĩ” (5), cứ như báo An ninh có quyền thay mặt quan tòa quy tội chúng tôi đủ điều, trong đó có một đoạn dài trích lời châm biếm của HSP đối với thực trạng xã hội Việt Nam: “Hà Sĩ Phu viết về nhân dân Việt Nam bằng ngôn từ như thế này: Vô lý, nhân dân chết cả rồi sao? Chết cả rồi, bị tiêm thuốc chết cả rồi. Số còn ngoắc ngoải thì không phải là nhân dân, hay nói cho công bằng thì họ chỉ được là công dân loại hai, như dân thiểu số vùng cao. Đừng thấy đám đông phóng xe máy, nghe máy bộ đàm, gõ máy vi tính, hát karaoke, báo cáo trên tivi về thành tích biết làm giàu, lĩnh giải này giải khác mà tưởng nhân dân đang sống mãnh liệt. Vẫn tưởng có cơm ăn áo mặc, vẫn ngày biết thêm một vài thứ văn minh mà trước đây chưa từng được biết tới…vẫn được nước ngoài viện trợ, vẫn có khối thứ để tự hào, vẫn thấy con hơn cha tưởng nhà có phước… Bao kẻ anh hùng đánh giặc ngoại xâm lại trở nên hèn mạt và vô cùng nhỏ bé trước danh lợi, thần quyền và thế quyền. Kẻ có dũng thì ngu dốt, kẻ có trí thì hèn, kẻ có trí có dũng thì láu cá vị kỷ bất nhân…” Và theo Nguyễn Như Phong thì một kẻ đã phê phán Dân tộc mình như thế thì “phải trục xuất Hà Sĩ Phu ra khỏi Đà Lạt. Nhưng thưa bà con, trục xuất đi đâu, liệu có quốc gia nào sẵn lòng nhận những người như vậy không, còn trên đất này đâu chả là đất Việt và chỗ nào là chỗ mà ông ta yêu quý? Trong vụ án này Hà Sĩ Phu đóng vai trò là người cầm đầu, hung hăng nhất trong việc đòi xóa bỏ chế độ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận động các tổ chức quốc tế, các chính phủ gây sức ép làm xâm hại đến độc lập, chủ quyền của Nhà nước Việt Nam”. Thực tình thì HSP mới chỉ làm mỗi một việc là phê phán ôn hòa, nhưng cái giọng thì hay ví von, châm biếm: phê phán chủ nghĩa Mác-Lê phi khoa học và độc đoán, phê phán những những nhược điểm của tính cách dân Việt Nam đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa kia mọc rễ và nương náu, chậm bị đào thải, chứ HSP đã làm được gì đâu mà đại tá công an Nguyễn Như Phong đã quá phong tặng? Có người bạn đã thân ái nhận xét: “Cũng nội dung ấy nhưng ông đừng ví von, châm biếm người ta mà cứ nghiên cứu, kiến nghị, góp ý như một con dân trong hệ thống thì đâu đâu khiến ngưới ta phát khùng lên như thế? Thôi rút kinh nghiệm!”. Vâng, nhưng bảo một người có máu châm biếm như Charlie Hebdo đừng vẽ biếm họa nữa mà hãy viết một bài góp ý chân tình với Hồi giáo đi thì cuộc đời đã chẳng còn là cuộc đời. Lời kết Phê phán là một vũ khí mà Tạo hóa đã ban cho để Con người biết dìu dắt nhau thoát khòi thế giới súc vật dã man và ngày càng biết sống cho ra Con người. Vũ khí phê phán ôn hòa đang mở ra hy vọng để có thể chấm dứt sự “phê phán bằng vũ khí”. Nhưng những hệ quyền lực chỉ biết chọn độc tài làm phương thức sinh tồn thì họ rất ưa miệt thị người khác chứ không chấp nhận cho người khác phê phán mình, nên họ không thể dùng vũ khí phê phán ôn hòa và công bằng, mà cứ kiên trì con đường “phê phán bằng vũ khí”, từ dao búa và chất nổ, đến trại giam, tù ngục, hay bạo lực côn đồ. Châm biếm là một hình thức đặc biệt trong vũ khí phê phán, người phê phán tự xác định mình đứng ở tầm cao hơn cái Ác, chọc để phát ra tiếng cười, để nhân loại có thể giã từ những khuyết tật của mình một cách vui vẻ. Vì thế, con người văn minh rất cần biết và cần quen với vũ khí châm biếm, biết cười nhạo những bất toàn của chính mình cũng như của đồng bào, đồng loại. H.S.P. Chú thích: (1) GS Trần Quốc Vượng- Cần sửa đổi lề lối nghiên cứu lý luận-Xưa và nay 20/2/2001 (2) GS Cao Xuân Hạo- Có nên viết về khuyết tật của người mình không – http://www.chungta.com/co_nen_viet_ve_khuyet_tat_cua_minh_khong.html http://diendan.nuocnga.net/showthread.php?p=43175 (10-11-2009) (3) Hai bức thư HSP gửi NGK và ĐMT (http://www.hasiphu.com/vuanIII_20.html) (4) Năm 2000 tôi vẫn bị khống chế lai rai nên chưa có Internet, thư Email phải nhờ ông Mai Thái Lĩnh chuyển giúp. (5) Báo An ninh thế giới, từ số 210. ra ngày 4/1/2001 Theo boxitvn.net
......

Phim “Last Days in Vietnam”- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam

"Thông điệp tình người qua cuốn phim Last Days In Vietnam" qua nhận xét của Ts Trần Diệu Chân. Phim “Last Days in Vietnam”- Những ngày cuối cùng ở Việt Nam Đài PBS (Public Broadcasting Service) sẽ trình chiếu phim “Last Days in Vietnam” vào ngày 28-4-2015 nhân dịp tưởng niệm 40 năm biến cố 30-4-1975 trên toàn bộ hệ thống khắp Hoa Kỳ; và những ngày trước đó,). Phim “Last Days in VN” cũng sẽ ra DVD vào cuối tháng 4, 2015. Phim tài liệu “Last Day In Vietnam” mang một số thông điệp của người Mỹ nhìn về ngày 30 tháng 4 của 40 năm về trước. Điểm chính rất tuyệt vời của cuốn phim mà ai cũng phải nhìn nhận là nói lên TÌNH NGƯỜI trong giai đoạn khó khăn, cấp bách, nguy hiểm nhất – những ngày cuối cùng của cuộc chiến Quốc-Cộng tang thương kéo dài 20 năm trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, cảm nhận của tôi về cuốn phim rất xúc động mà hầu hết ai xem phim cũng nhỏ lệ là: 1. Chính nghĩa của dân tộc, của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã được phục hồi khi nói lên cái ác và bất tín của cộng sản Việt Nam (CSVN). Đồng thời, phơi bày sự thật về lý do tại sao VNCH thất trận, đó là sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ chứ không phải do VNCH hèn nhát, tháo chạy như dư luận tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới đã từng hiểu lầm do bị ảnh hưởng của phong trào phản chiến. 2. Can đảm đưa ra nhận thức là chính Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH để đưa đến tình trạng kết thúc tang thương tại Việt Nam mà hệ quả còn kéo dài cho đến ngày hôm nay. Phê phán Hiệp Định Paris là một “kiệt tác của hỏa mù” và nói lên những trí trá của phía CSVN cũng như những ký kết vô trách nhiệm của Hoa Kỳ. 3. Tinh thần trách nhiệm, bác ái, can trường của nhiều người Mỹ cũng như Việt trong cuộc di tản, sẵn sàng hy sinh cá nhân mình vì người khác. 4. Bài học lịch sử cho Hoa Kỳ - như lời chia sẻ của Đạo diễn Rory Kennedy: Trước khi mình dấn thân vào một cuộc chiến, phải nghĩ tới sách lược thoát ra các cuộc chiến đó như thế nào để là một kết thúc có hậu. 5. Bài học lịch sử cho Việt Nam: Luôn lấy sức mình/sức mạnh dân tộc làm chính. Quốc gia nào cũng đặt ưu tiên quyền lợi dân tộc họ; do đó họ chỉ hợp tác khi có tương quan quyền lợi và sẵn sàng bỏ rơi chúng ta khi cần. Cần thực tế hóa và không lý tưởng hóa tương quan với các quốc gia bạn; vận động sự hợp tác quốc tế trên căn bản “tương quan quyền lợi”. 6. Cuốn phim không cho phía cộng sản Việt Nam có tiếng nói. Ngược lại, nói lên được cái ác của CSVN và sự cảm thông với người dân miền Nam Việt Nam qua lời chia sẻ của một vị đại tá Mỹ: “Người dân miền Nam có đủ lý do để khiếp sợ Cộng Sản Việt Nam. Hành vi của Cộng sản trong suốt cuộc chiến là bạo lực và không hề khoan nhượng. Thí dụ khi thành phố Huế bị Bắc Việt chiếm, nhiều ngàn người có tên trong sổ đen dày cộm của họ đã bị triệu tập, thầy giáo, công chức, những người mang danh chống cộng đã bị xử tử, thậm chí trong một số trường hợp họ bị chôn sống.” Ngay cả hình ảnh mà đạo diễn Rory Kennedy đã tài tình lồng vào: hình ảnh nhuộm đỏ Việt Nam như một dòng suối máu lan theo bước chân thôn tính của CSVN – cũng nói lên được nguy cơ vào giai đoạn chót, và sự đe dọa kinh hoàng của một chế độ độc ác. 7. Ghi nhận những phi công, sĩ quan Việt Nam can đảm, tài giỏi, yêu nước qua hình ảnh tiêu biểu của một số vị. Nói lên được sự thông cảm và thương cảm đối với người dân miền Nam Việt Nam. 8. Đoạn cuối, cuốn phim đã ghi chú về chính sách tù “cải tạo” tàn bạo của CSVN: “Đối với những người bị bỏ rơi, hàng trăm ngàn người bị đưa vô trại học tập cải tạo. Nhiều người đã bỏ mạng vì bệnh tật và đói khát. Một số không rõ bao nhiêu người bị xử tử.” Chính vì những ưu điểm này mà cuốn phim đã được đồng bào chúng ta đón nhận nhiệt liệt, dù vẫn có những ấm ức là cuốn phim chưa nói lên được hết những đau thương mà đồng bào chúng ta phải gánh chịu kể từ sau cái ngày tan đàn xẻ nghé 30-4-1975, chưa nói lên được đầy đủ những gương anh hùng của quân cán chính VNCH, những hình ảnh tuẫn tiết của các vị tướng VNCH, và chưa lột hết được sự phản bội của đồng minh Hoa Kỳ. Nhưng có cuốn phim nào mà nói lên hết được tất cả những u uất, thống khổ, thương tâm của cuộc chiến Quốc-Cộng mà dân tộc chúng ta đã phải gánh chịu, và ngay cả giai đoạn đau thương sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm qua? Dẫu sao, cuốn phim đã nói lên được phần nào những điểm son để phục hồi sự thật, để rút tỉa kinh nghiệm, để vinh danh giá trị nhân bản và tình người trong một trang sử cận đại mà hệ lụy vẫn còn kéo dài đến ngày hôm nay. Với hầu hết những chia sẻ về “Last Days...” là những lời khen, từ các nhà bình luận/điểm phim chuyên nghiệp Mỹ - Việt, cho tới đồng bào chúng ta sau khi xem phim, chúng tôi xin trích lại đây một số những bình phẩm tiêu biểu để giới thiệu cuộn phim tới đồng bào. Chính vì những giá trị của cuốn phim mà tôi đã nhận lời nằm trong ban dịch thuật để PBS có thể phụ đề tiếng Việt cuốn phim gởi tới cho đồng bào Việt Nam ở khắp nơi (ngay cả trong nước hy vọng đồng bào chúng ta cũng có thể xem qua mạng Internet hay DVD). “Last Days in VN” đã được Academy Awards đề nghị giải Oscar cho phim tài liệu hay nhất năm 2015. Không biết phim có nhận được giải Oscar vào tháng 2 này hay không, nhưng tôi nghĩ “Last Days in Vietnam” đã thắng giải Oscar trong trái tim của nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi. Ts Trần Diệu Chân
......

Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?

Kết cục của chế độ cộng sản Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác. Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào. Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy. Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam thời gian qua. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới thì nay người ta đã công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. “Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay thì tiếng nói đòi đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đã xuất hiện những lời lẽ bóng gió về đòi hỏi tất yếu đó. Toan tính của Bắc Kinh Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhãng “sứ mạng cao cả” đó. Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới. Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam có nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đã quá chán ngán với chế độ độc tài, còn Trung Quốc thì chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước. Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đã và đang tìm cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới hình thức dự án kinh tế trá hình ở Lào và Campuchia, v.v. Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới. Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa thì chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam hòng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ. Chính vì vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng. Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển thì Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lãnh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào tình thế đã rồi; trên đất liền thì Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng nhằm khi chiến sự xẩy ra thì sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá hình tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá trình vẫn đang diễn ra nhiều năm nay. Một khi bộ máy lãnh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ còn là vấn đề thủ tục. Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng? Vấn đề lúc này đã trở nên rõ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao? Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải kể từ năm 1945 đến nay. Xin đơn cử:     Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lý lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.          Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 thì lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quý vị hãy hình dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình và hoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại thì đây thực sự là THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam. Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014 – Nguồn: VOA     Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đã đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng ở Việt Nam: một loạt dự án thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoa trên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.          Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).          Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai trò quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đã chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác.          Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011. Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”     Cho đến nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá trình ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ còn cho thấy lập trường chống Trung Quốc rõ ràng. Không những vậy, tuy đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua,  chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái gì để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện.          Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của trò “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này thì chẳng còn mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” thì lại càng có nhiều người tung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là vì họ đã nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đã lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị? Tổng thống Obama từng hy vọng việc ký kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm ký kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là vì Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đòi cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.) Bên cạnh những gì đã trình bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu còn người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông Dũng? Những phát biểu hùng hồn của ông Dũng nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo” mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông Dũng chẳng qua chỉ là trò loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, hòng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam? Xin thưa, quá trình “Hán hoá” Việt Nam sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng còn thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả. Hãy nhìn lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đã bị “Hán hoá” đến thế nào để hình dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng. Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho mình trở thành “Putin của Việt Nam”. Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đã bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đã được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin. Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đã gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, ông ta đã nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014. Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013. Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân thì mặc dù Bộ Quốc phòng đã chính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đã hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “xì” tin cho báo chí lên tiếng thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả. Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “xì” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì nay Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đã trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu). Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin thì âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đã trở thành hiện thực. Theo voatiengviet.com
......

Pages