Hoàng Sa - dữ kiện lịch sử từ wikileaks

Hoàng Sa - những diễn biến lịch sử theo các tài liệu của wikileaks lại các điện tín mà Wikileaks đã lưu trữ và công bố trên trang của họ [1], mình có thể liệt kê các biến cố quan trọng theo tình tự thời gian: 1) Ngày 11 tháng Một năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) bất thình lình tuyên bố Hoàng Sa là của họ. Ngày 16 tháng Một năm 1974, tàu Lý Thường Kiệt (HQ-16) ra Hoàng Sa để kiểm sát thì phát hiện có hai "tàu cá" của Trung Quốc ở đó. Chiều ngày 16 tháng Một năm 1974, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc thay mặt chính phủ VNCH chính thức lên tiếng lên án thái độ phi pháp của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc về việc tuyên bố sai sự thật và việc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Ngoại trưởng Bắc liệt kê những bằng chứng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của VNCH: - Vua Gia Long năm 1802 đã hình thành quân đội kiểm soát quần đảo Hoàng Sa theo tài liệu của Đại Nam Nhất Thống Chí. - Vua Minh Mạng năm 1834, trình điều Huế đã có bản đồ Hoàng Sa trong Hoàng Việt Địa Du. - Thời Pháp thuộc đã có sắc luật 156/SC vào ngày 16 tháng Sáu năm 1932 ấn định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của tỉnh Thừa Thiên. - Vua Bảo Đại một lần nữa ra quyết định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của Thừa Thiên vào 30 tháng Ba năm 1938. - Toàn quyền Đông Dương một lần nữa xác định quyền quản lý Hoàng Sa thuộc chính phủ bảo hộ vào ngày 5 tháng Năm 1939. - Dưới thời đệ nhất VNCH, sắc lệnh 174-NK vào năm 1961 quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Định Hải, Hoà Vang, Quảng Nam thay vì Thừa Thiên. - Dưới thời đệ nhị VNCH, sắc lệnh 079-BNV quyết định Định Hải sáp nhập với Hoà Long thuộc Hoà Vang. - Phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị San Francisco năm 1951, đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam và không có bất cứ quốc gia nào trong 51 nước tham dự đã phản đối. [2] "Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ năm 1838 triều Minh Mạng, có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán. 2) Ngày 18 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc với vai trò thành viên dự khuyết của nước VNCH gởi thư đến chủ tịch LHQ Gonzalo J. Facio về thông tin đã được phát thanh vào chiều 16 tháng Một năm 1974 [3]. 3) Ngày 19 tháng Một năm 1974, hải quân VNCH và hải quân CHNDTH đụng độ tại Hoàng Sa. Báo Hoà Bình, một tờ báo độc lập của nam Việt Nam lên tiếng chỉ trích cộng sản Bắc Việt hoàn toàn im lặng trong khi họ rêu rao việc đấu tranh cho độc lập và trọn vẹn lãnh thổ [4]. 4) Ngày 20 tháng Một năm 1974, đại diện VNCH gởi thư cho chủ tịch LHQ thỉnh cầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp để giàn xử việc CHNDTH cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và phía VNCH hiểu được tình trạng có thể thiếu sự ủng hộ của các thành viên của hội đồng bảo an LHQ [5] và bức thư này đã được ký nhận [6]. 5) Ngày 21 tháng Một năm 1974, chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận việc phía VNCH đã kêu gọi hội đồng bảo an LHQ triệu tập cuộc họp khẩn cấp [7]. 6) Ngày 21 tháng Một năm 1974, hội đồng bảo an LHQ cho biết đã gặp phía VNCH và đại diện VNCH nhận thấy sẽ có những khó khăn để tìm 9 phiếu ủng hộ từ hội đồng bảo an LHQ nhưng phía VNCH cho biết họ sẽ làm việc với phía Anh, Pháp, Indonesia và Úc cũng trong ngày [8]. 7) Ngày 21 tháng Một năm 1974, hội đồng bảo an LHQ cũng đã chuyển thư thỉnh cầu của phía VNCH đến tổng thư ký LHQ Kurt Waldheim [9]. 8) Ngày 21 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio đã gặp gỡ phía VNCH và VNCH cho biết họ xác nhận cần tiến hành cuộc họp khẩn cấp với hội đồng bảo an LHQ và cần 3 ngày để sắp xếp nhân sự có mặt ở New York. Facio cũng cho biết chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, ông bắt đầu làm việc với từng đại diện của hội đồng bảo an LHQ, bắt đầu với Trung Quốc và sẽ cho phía VNCH biết tình hình vào sáng 22 tháng Một năm 1974 [10]. 9) Chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio đã gặp gỡ phía CHNDTH và cho biết phía CHNDTH rất giận dữ và họ xác định chuyện Hoàng Sa là chuyện nội bộ của Trung Quốc và việc ông chủ tịch làm việc với các thành viên hội đồng bảo an LHQ để đưa đến cuộc họp khẩn này có thể dẫn đến việc xâm phạm chủ quyền quốc gia Trung Quốc. [11] 10) Cũng trong chiều ngày 21 tháng Một năm 1974, theo Kissinger, đại sứ Phương (của VNCH) đã gọi cho Hummel [12] và Stearns [13]. Phương cho biết dù nhận thấy những điểm bất lợi của vụ họp khẩn này của hội đồng bảo an LHQ nhưng VNCH không có chọn lựa nào khác trong tình thế này. Hummel và Stearns cho biết họ e ngại rằng phía Trung Quốc sẽ đưa ra một phiên bản khác và lật ngược thành chuyện VNCH đã khiêu khích và xâm chiếm và sự vụ sẽ trở nên rắc rối và bất lợi cho phía VNCH. Họ cũng cho biết, trong tình trạng này, sự từ chối khiếu nại của VNCH sẽ có hại cho VNCH [14]. 11) Cũng trong ngày 21 tháng Một năm 1974, Kissinger đánh giá tình thế bất lợi của VNCH do thành viên của hội đồng bảo an LHQ có những thay đổi: Iraq thay Ấn Độ, Mauritania thay Sudan, Byelorussia thay Nam Tư và hai thành viên mới là Costa Rica và Cameroon vốn chưa có quan hệ tốt với VNCH. VNCH cần 9 phiếu thuận (trong 15 phiếu) trong tình trạng gấp rút này e rất khó thành [15]. 12) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Phillipines cho biết quan điểm của họ về vụ Hoàng Sa là "thái độ xâm lấn của Trung Quốc là kết quả của việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam". Sự vụ này cho thấy Philippines nên tiếp tục duy trì căn cứ của Hoa Kỳ tại Phillipines. Phillipines cũng nhận định sự vụ này nhắm vào phía VNCH khiến Hà Nội ắt đã vỗ tay tán thưởng. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ cũng đã nhận ra rằng sự mất mát Hoàng Sa là sự mất mác không thể lấy lại được [16]. 13) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Mã Lai yêu cầu cho biết thêm chi tiết về sự vụ và nghi ngờ rằng đây là một trong những bước đầu tiên Trung Quốc kiểm soát tất cả các đảo trong khu vực mà họ đã công bố chủ quyền [17]. 14) Ngày 22 tháng Một năm 1974, Liên Xô cho biết nhận định của họ về sự vụ cần được giải quyết giữa các phía liên can (VNCH, CHNDTH và Phillpines). Theo Liên Xô, bắc Việt (VNDCCH) chưa bao giờ xác nhận chủ quyền của họ ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Trifonov, sự vụ này diễn ra do VNCH muốn hợp tác với Mỹ để khai thác dầu hoả [18]. 15) Ngày 22 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ, Facio liên lạc với phía VNCH và đánh giá tình hình. Ông cho rằng VNCH đang nằm trong thế bất lợi để có thể có đủ phiếu thuận. Theo thẩm định của ông, Phiếu thuận: Úc, Áo, Anh, Mỹ và Costa Rica Phiếu chống: Beylorussia, Trung Quốc, Indonesia, Iraq và Liên Xô Phiếu trắng: Careroon, Pháp, Kenya, Maritania và Peru [19]. 16) Ngày 23 tháng Một năm 1974, phía Indonesia xác nhận quan điểm của họ là Hoàng Sa thuộc Trung Quốc theo hội nghị San Francisco 1951. Tuy nhiên, đại diện Indonesia từ dối xác định vị thế của họ trước cuộc họp của hội đồng bảo an LHQ [20]. 17) Ngày 23 tháng Một năm 1974, đại sứ Martin cho biết vì thiếu mối quan hệ ngoại giữa VNCH và Peru cho nên Peru sẽ chọn phiếu trắng trong cuộc họp của hội đồng bảo an LHQ [21]. 18) Ngày 23 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc kêu gọi SEATO áp dụng điều khoản 4 của hiệp định Manila và kêu gọi các quốc gia trong hiệp hội SEATO có những động thái cần thiết [22]. 19) Ngày 23 tháng Một năm 1974, theo Kissinger thì chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được tuyên bố phía Indonesia cho rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và được quốc tế công nhận [23]. 20) Ngày 23 tháng Một năm 1974, chủ tịch hội đồng bảo an LHQ đã xác nhận phổ biến bức thư của đại sứ VNCH Nguyễn Hữu Chi, đại diện VNCH như thành viên dự khuyết của hội đồng bảo an LHQ trình bày sự vụ Hoàng Sa [24]. 21) Ngày 23 tháng Một năm 1974, Kissinger chuyển gởi thông tin đến phía VNCH về việc Costa Rica xác định ủng hộ VNCH. Tuy nhiên tình thế vẫn rất bất lợi cho phía VNCH vì chỉ có 5 phiếu thuận, 5 phiếu trắng và 5 phiếu chống [25]. 22) Ngày 24 tháng Một năm 1974, Kissinger cho biết phản ứng của SEATO với sự vụ VNCH kêu gọi ngày 23 tháng Một năm 1974 là "tiêu cực" (negative) và Hoa Kỳ rất ngờ vực khả năng của SEATO [26]. 23) Ngày 25 tháng Một năm 1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc gởi thông điệp qua đại sứ thường trực Nguyễn Hữu Chi về việc phía VNCH rút thỉnh cầu kêu gọi cuộc họp khẩn cấp dựa theo quyết định của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng mong mỏi hội đồng bảo an LHQ ghi nhận trường hợp này và xử lý sao cho thích hợp [27]. 24) Ngày 25 tháng Một năm 1974, chính phủ Pháp xác nhận việc Pháp dự định bỏ phiếu trắng là không đúng sự thật. Tuy nhiên, đại diện chính phủ Pháp cho rằng sự vụ rất phức tạp và ngay lúc này họ không thể chọn ủng hộ bên nào. Pháp muốn biết quan điểm cụ thể của Hoa Kỳ như thế nào [28]. --------------------------------------- Nhận định cá nhân: - Sự việc xảy ra nhằm lúc có những điểm bất lợi cho VNCH vì hội đồng bảo an LHQ vừa thay đổi thành viên thường trực. Trong đó, Iraq thay Ấn Độ, Mauritania thay Sudan, Byelorussia thay Nam Tư và hai thành viên mới là Costa Rica và Cameroon vốn chưa có quan hệ mật thiết với VNCH. Byelorussia thuộc USSR thì việc ủng hộ VNCH là việc không thể. - Chính phủ VNCH đã cố gắng hết sức để vận động cả hội đồng bảo an LHQ lẫn tổ chức SEATO nhưng SEATO không mang lại kết quả nào tích cực. - Liên Xô dù đang va chạm với Trung Quốc nhưng không muốn ủng hộ VNCH và cũng không muốn ra mặt đối chọi với Trung Quốc trong việc ra phiếu thuận cho VNCH. - Indonesia và China bắt đầu quan hệ ngoại giao từ năm 1950 nhưng bị ngưng vào năm 1967 vì biến cố Gestok năm 1965 tại Indonesia. Tuy nhiên, Indonesia luôn luôn xác định Hoàng Sa là của Trung Quốc và cho đến phút chót, vị trí bỏ phiếu chống VNCH của Indonesia vẫn không thay đổi mặc dù theo dư luận chung của quốc tế, quần đảo Hoàng Sa thời điểm này vẫn thuộc dạng "dispute" (tranh chấp). Indonesia đã tạo thêm bất lợi cho VNCH. - Pháp có thái độ mập mờ về việc ủng hộ VNCH với chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mặc dù trong thời Pháp thuộc, Pháp đã nhiều lần xác định cơ quan hành chánh cho Hoàng Sa. Sự quyết định chậm trễ và mập mờ của Pháp đã góp phần vào việc VNCH phải huỷ bỏ cuộc họp khẩn cấp về sự vụ Hoàng Sa. - Nếu Ấn Độ và Sudan vẫn còn là thành viên thường trực của hội đồng bảo an LHQ và Indonesia và Pháp có động thái tích cực và chính xác hơn thì có lẽ VNCH đã có thể chiếm 9 phiếu thuận trên 15 phiếu và sự vụ đã được khép lại. - Hội đồng bảo an LHQ và phía Hoa Kỳ đã làm việc rốt ráo và có những đóng góp ý kiến có giá trị vì nếu VNCH không nắm tình hình mà lao vào cuộc biểu quyết và bị phủ quyết thì sự vụ sẽ vĩnh viễn khép lại và Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. - Phía VNCH và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã quyết định rút đơn thỉnh cầu và đó là một quyết định đúng đắn vì nếu VNCH bị phủ quyết thì sự vụ sẽ vĩnh viễn khép lại và Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa. - Sau 1975, chính phủ VNDCCH chưa bao giờ đưa sự vụ Hoàng Sa ra LHQ. Cho đến ngày nay, Hoàng Sa đã trở thành căn cứ và thuộc đơn vị hành chánh "Tam Sa" nhưng chính phủ CHXHCNVN chưa bao bao giờ có bất cứ động thái rốt ráo và quyết liệt nào cả. Chú thích: [1] wikileaks.org [2] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON00752_b.html [3] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00175_b.html [4] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON00859_b.html [5] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00188_b.html [6] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE012722_b.html [7] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE012732_b.html [8] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00190_b.html [9] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00192_b.html [10] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00194_b.html [11] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00203_b.html [12] Hummel, Arthur William, Jr. trợ lý Đông Á - Thái Bình Dương sự vụ của Hoa Kỳ. [13] Stearns, Monteagle, phó trợ lý Đông Á - Thái Bình Dương sự vụ của Hoa Kỳ. [14] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE013405_b.html [15] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE013407_b.html [16] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974MANILA00775_b.html [17] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974KUALA00310_b.html [18] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974MOSCOW01036_b.html [19] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00219_b.html [20] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974JAKART00961_b.html [21] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON01039_b.html [22] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974BANGKO01283_b.html [23] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE014788_b.html [24] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974USUNN00233_b.html [25] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE015338_b.html [26] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974STATE015405_b.html [27] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974SAIGON01040_b.html [28] http://search.wikileaks.org/plusd/cables/1974PARIS02298_b.html Nguồn: https://www.facebook.com/notes/773727779316198/  
......

CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974.  Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây. 1.-  TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển.  Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển.  Riêng  quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị:  3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý.  Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất.  Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.  Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn.  Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.)  Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau: (1)   Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.  Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc. . . . . . . . . . . . . . . (4)  Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc... (Nguồn: http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>).  Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý.  Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].  Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc.  Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay. 2.-   CÔNG HÀM CỦA BẮC VIỆT Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam.  Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo.  Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.  Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.  Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”.  Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”  Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường.  Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.” Chắc chắn bản công hàm nầy đưọc Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt.  Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I.  Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai.  Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.  3.-  TRUNG QUỐC BIỆN MINH Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện. Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc.  Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng. Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post (Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc.  Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”  Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược]. Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5.  Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai...  Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975.  Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.” 4.-   CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỐNG CHẾ Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.  Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, TrườngS, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa... Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.  Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý...” Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trườøng của chính phủ mình.  Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy.  Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy. 5.-  HIỂU CÁCH NÀO? Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.  Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.    Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.”  Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài.  Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”?  Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam.  Khi  cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài?  (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao - danlambaovn.blogspot.com) Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).  Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ.  Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng.  Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội.  Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản.  Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội.  Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết. Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949.  Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN).  Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau.  Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”.  Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.  Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm.  Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], …, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], … thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc. 6.-  LIÊN MINH QUÂN SỰ? Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc.  Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.) Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta - trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức ...” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)   Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới.  Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi.  Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)?  Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.  Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa.  Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ.  Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?  Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước.  Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyến thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai.  Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng. Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc.  Trung Quốc dư biết điều đó.  Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra.  Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm.  Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước ... 7.-   PHẢI QUYẾT ĐỊNH Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài.  Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình. Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.  Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm.  Phạm Văn Đồng đã chết.  Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn.  Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội.  Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng.  Có hai cách giải thể: Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết.  Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen. Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông? Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản.  Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng.  Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.  Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.  Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN  theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi.  Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam. TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, 5-6-2014)
......

Khắp nước biểu tình chống Trung Quốc

Sáng hôm nay Chủ Nhật ngày 11 tháng 5. 2014, người dân quan tâm đến việc Trung Quốc kéo giàn khoan dầu HD 981 vào sâu trong khu đặc quyền kinh tế Việt Nam biết rằng sẽ có biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn để chống lại hành động xâm lược này. Được biết hàng ngàn người đã âm thầm chờ đợi để sáng hôm nay biểu lộ lòng yêu nước cũng như sự phẫn nộ qua hành động biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên trên ba miền đất nước. Tại Hà Nội vào lúc 8 giờ hàng trăm người dân đã tập trung đông đảo tại công viên Lenin và cùng nhau tiến tới trước Đại sứ quán Trung Quốc. Trên tay họ là những biểu ngữ chống Trung Quốc bằng nhiều câu chữ khác nhau. Anh Nguyễn Đức Quốc, từ Lăng Cô, Huế ra Hà Nội hai ngày trước đây cho biết: “Bây giờ mọi người đang dần dần đổ về tại công viên Lenin cũng được ba bốn trăm người rồi theo thông báo thì lúc 9 giờ mới bắt đầu. Công an đứng chung quanh rất nhiều nhưng chưa thấy hàng rào. An ninh cầm máy quay phim quay người tham gia biểu tình rất đông. Đồng bào các nơi đổ vể rất đông có Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đang tập trung lại.” Sài Gòn Biểu tình chống Trung Quốc Xâm lược Đà Nẵng bất ngờ biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Không khí biểu tình rực lửa tại Hà Nội     Chị Nga một khuôn mặt bất đồng chính kiến nổi tiếng cho chúng tôi biết cụ thể: “Hôm nay người dân Việt Nam có xuống đường để phản đối Trung Quốc xâm lược trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng an ninh mật vụ cùng lực lượng dư luận viên từng đàn áp các cuộc biểu tình trước đây cũng có mặt. Hôm nay được huy động thêm bộ đội thanh niên sinh viên cầm biểu ngữ cờ đỏ sao vàng để chống Trung Quốc.” Không riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài gòn, thành phố tiêu biểu của miền trung là Đà Nẵng cũng có biểu tình chống Trung Quốc, Anh Nguyễn Văn Thạnh có mặt từ sớm tại công viên 2 tháng 9 cho biết: “Hôm nay chắc cũng trên trăm người. Anh chị em đến thể hiện chính kiến củ mình đố với hành vi xâm lược của Trung Quốc có rất nhiều khẩu hiệu và an ninh cũng như lực lượng chức năng không làm khó dễ gì anh em họ chỉ thực hiện chức năng của họ. Bây giờ sau khi làm lễ các anh linh liệt sĩ anh em sẽ tập trung tuần hành đến Hội đồng Nhân dân thành phố.”   Ở Đà Nẵng không biết chắc chắn số lượng người biểu tình là bao nhiêu nhưng tại Thp.HCM thì người ta đoán chừng con số có thể lên tới it nhất hai ngàn người sẽ có mặt tại Nhà Hát lớn thành phố và Nhà văn hóa Thanh Niên gần khu vực Hồ Con Rùa. Tại Nhà hát lớn thành phố từ 8 giờ đã có vài chục người tập trung và 30 phút sau đã lên đến vài trăm người. Có một trở ngại cho người biểu tình giống như tại Hà Nội trước đây đã làm.  Đó là một dàn nhạc đã được mang tới trước nhà hát thành phố.   Không biết đây là sự sắp đặt hay chỉ vô tình nhưng ông Lê Công Giàu một thành viên trong nhóm người kêu gọi biểu tình cho biết: “Bây giờ đang tập họp trước nhà hát lớn nhưng chưa đông lắm chỉ vài trăm người. Có một dàn nhạc trước nhà hát theo tôi nghĩ thì nó vẫn chơi hàng tuần lát nữa mình sẽ nói với họ. Tôi nghĩ lần này nhà nước sẽ không cản trở đâu.” Tuy nhiên khác với sự yên ắng tại các nơi, nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế không được tự do tập trung người biểu tình như những khu vực khác. Lúc 8 giờ một số an ninh, dân phòng cùng với cảnh sát giao thông đã bao vây DCCT. Những khuôn mặt trước đây từng đàn áp dân oan cũng có mặt như muốn cảnh cáo những người biểu tình sáng nay. Chị Trần Ngọc Anh, một trong hàng chục dân oan chuẩn bị tham gia biểu tình cho biết:   “Đúng rồi đang bị bao vây và bây giờ bắt đầu xuất phát. Chúng nó bao vây thì kệ nó mình cứ ra chứ biết sao bây giờ? Những khuôn mặt mà chúng tôi thường bị cưỡng chế bắt lên xe gặp tụi tôi biết chứ. Chúng tôi là dân oan chúng tôi biết tụi nó chứ.” Bùng nổ Đến 9 giờ 30 sáng tại Hà Nội người biểu tình tập trung rất đông đảo con số đã lên đến hơn hai ngàn người.   Những khuôn mặt từng biểu tình chống Trung Quốc trước đây gần như đầy đủ. Có rất nhiều an ninh, dư luận viên, dân phòng trà trộn vào nhưng tất cả đều hướng về Đại sứ quán Trung Quốc để tỏ thái độ chống đối sự xâm lược của Bắc Kinh và không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong đoàn người biểu tình. Blogger Khúc Thừa Sơn cho biết: Từ chuyện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm biển Đông thì người dân Việt Nam đều xuống đường để chống đối. Không những tại Hà nội mà người dân cả nước đều cùng chung một tiếng nói. Chưa bao giờ thấy người dân Việt Nam đoàn kết một lòng như thế này. Mọi người đang diễu hành trên đường rất là khí thế tập trung đầy đủ các nhân sĩ trí thức đủ mọi thành phần. Hình ảnh cho thấy hàng trăm dân phòng đứng sau những hàng rào dã chiến mang băng đỏ đứng nhìn nhưng không có một sự cố nào xảy ra.   Nhà báo tự do JB. Nguyễn Hữu Vinh ghi nhận: Đoàn biểu tình đã từ sứ quán Trung Quốc ra đến bờ hồ. Khí thế người dân hết sức hừng hực và mạnh mẽ. Khá nhiều người không thể đếm hết được nhưng tôi nghĩ phải hơn nghìn người. Hôm nay công an khá mềm mại hòa nhã không đến nỗi làm những trò bẩn như các cuộc biểu tình trước đây. Tại Đà Nẵng do con số người tham gia biểu tình ít ỏi hơn và không khí biểu tình cũng êm dịu hơn so với Hà Nội và ThP-HCM. Hơn trăm người đã giải tán vào lúc 10 giờ sáng sau khi tuần hành tới UBND thành phố. Không có ghi nhận rắc rối nào xảy ra. Anh Nguyễn Văn Thạnh cho biết: Tình hình phản đối đã xong bây giờ đã giải tán rồi ạ. Tuy nhiên nhìn chung cuộc biểu tình lớn và đa dạng, quan trọng nhất đã diễn ra tại thành phố HCM. Lúc 9 giờ 30 sáng nhà thơ Đỗ Trung Quân thuật lại: Sáng nay rất nhiều đoàn, do đó ai nhập vào đoàn nào thì chỉ biết đoàn đó. Đoàn của chúng tôi vừa mới ra Lãnh sự quán Trung Quốc xong và một nhóm khác rẽ ra. Bây giờ tôi thấy một nhóm lớn tập trung rất đông tại Nhà hát thành phố. Thực ra tình hình cài răng lược đã xảy ra. Tôi cho là khí thế hừng hực và một điều đáng ghi nhận là lực lượng an ninh giữ trật tự khá tốt cho đoàn biểu tình. Hai nữa họ không phá sóng điện thoại như mọi lần ở khu vực nhạy cảm và cũng chưa xảy ra va chạm gì cho tới giờ này. Hiện tại tôi đang đứng trước nhà hát thành phố và tôi cho rằng người tham dự biểu tình hôm nay có thể hơn ba ngàn người. Nhóm biểu tình "quốc doanh"!   Trước nhà hát lớn thành phố nơi một nhóm nhân sĩ tổ chức biểu tình đã có một sự cố nhỏ đó là sự không đồng thuận giữa ban tổ chức cuộc biểu tình và Thành đoàn. Theo lời kể lại của ông Huỳnh Kim Báu thì có sự phá rối âm thanh khi ông Huỳnh Tấm Mẫm phát biểu. Cuộc biểu tình tại Nhà hát lớn được Thành đoàn cho một số rất lớn thanh niên tham gia nhưng các phát biểu của họ làm người dân phẫn nộ. Các ngôn từ như “Việt Nam muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc” hay “Việt Nam luôn kiểm chế”, “người dân đứng sau chính phủ” hay “sống và làm việc theo pháp luật”…đã bị la hét chống đối và cuộc biểu tình đôi lúc tưởng có thể vỡ ra nhưng cuối cùng không có gì đáng tiếc xảy ra.   Ông Huỳnh Kim Báu một thành viên tổ chức thuật lại sự việc này:   Bọn quốc doanh, cái đoàn thanh niên nó cướp diễn đàn nó đem khẩu hiệu của nó ra kêu gọi “bình tĩnh, hòa khí” tùm lum hết thì tụi anh chiếm lại diễn đàn để hô đúng khẩu hiệu của tụi anh. Cái thứ hai là hai mươi tổ chức xã hội dân sự tại số 4 Duy Tân thì lực lượng khoảng 2 ngàn người còn lực lượng bên này tổ chức thành đoàn thì khoảng 1.000 người. Bây giờ anh đang tham gia cuộc biểu tình của 3 ngàn người của quần chúng nhân dân tự phát đang đi trên đường Võ Thị Sáu dự kiến sẽ kéo đến Lãnh sự quán Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ bị nó ngăn. Ông Huỳnh Tấn Mẫm, người có phát biểu trước Nhà Hát lớn hôm nay thuật lại: Thấy rõ ràng là họ muốn phá nhưng phá không được. Thành đoàn thì nó không phối hợp nhưng nó có mặt nó cố ý phá. Không biết từ phía công an hay phía Thành đoàn nhưng rõ ràng là vào giờ chót thì nó lại có phá rối đối với một số anh em phát biểu, có sự giằng co chỗ đó. Mình thấy khí thế quần chúng rất là dữ dội, nhìn chung rất tốt, khí thế quần chúng đang lên quyết tâm phản đối Trung Quốc rất mạnh mẽ. Lúc 10 giờ 30 hơn năm ngàn người đã tập trung biểu tình tại nhiều địa điểm của thành phố HCM. Từng đoàn người kéo ngang Lãnh sự quán Trung Quốc, Nhà văn hóa Thanh Niên ở số 4 Duy Tân và trên các con đường như Võ Thị Sáu, Đồng Khởi cùng vài con đường khác cho thấy khí thế của người dân đã bùng dậy không còn bị kềm chế như trước đây. Trong tất cả các đoàn biểu tình đều có an ninh và thành đoàn thanh niên trà trộn cái răng lược. Người biểu tình đều biết nhưng không cần chú ý và không gây đụng chạm. Những biểu ngữ của nhà nước ghi các dòng chữ như: “Biểu tình bằng lòng yêu nước, không lợi dụng xuyên tạc và kích động bạo lực” chen với một rừng biểu ngữ cầm tay tuy nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của nhân dân và các tổ chức dân sự.   Từ Hà Nội Luật sư Hà Huy Sơn có mặt trong đoàn biểu tình cho biết nhận xét của ông: Trước hết cuộc biểu tình này là thành công và theo quan sát của tôi thì cuộc biểu tình này được nhà nước ủng hộ. Tôi cho rằng đây là dịp thức tỉnh cái nhận thức của người dân vể vấn đề chủ quyền cũng như bày tỏ quan điểm trước các vấn đề xã hội của đất nước. Con số người dân tham gia biểu tình vượt trội thành phần nhà nước tại thành phố HCM đã làm các cuộc biểu tình mang một ý nghĩa rất lớn. Những nhân vật bất đồng chính kiến tham dự biểu tình nói với đài Á Châu Tự do họ tin rằng nhân dân sẽ thức tỉnh trước dã tâm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc sau những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa của ngày hôm nay. Nguồn: rfa.org Hình Internet tổng hợp:   Người biểu tình tại Hà Nội căng tấm băng rôn: “Thủ tướng Đức chỉ cho Tập cận Bình bản đồ TQ không có Hoàng sa Trướng sa” Khu vực chợ Bến Thành Khu vực nhà thờ Đức Bà Hai hình ảnh biểu tình trái ngược Đây là cuộc biểu tình quốc doanh để chụp hình  đăng báo của nhà cầm quyền tại Sài Gòn:  
......

Chúng ta đương mất nước từng phần vào tay giới cầm quyền Trung Quốc

TQ tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.   Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:   Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ. Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.   Họ chi 40 triệu đôla mua hơn 6 triệu cổ phiếu của Công ty Vinacafe Biên Hòa, trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty. Họ tăng cường mua cổ phần của nhiều công ty nước ta, đến một lúc họ mua được 51% cổ phần, sẽ biến thành công ty của TQ, những mảnh đất mà các công ty này tọa lạc sẽ nghiễm nhiên trở thành đất của TQ. Tập đoàn Yulun, Giang Tô xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm tại Vụ Bản, Nam Định chiếm 80.000 m2 đất. Lấy Tập đoàn dệt may Việt Nam làm bình phong, TQ dự kiến xây dựng nhà máy dệt tại huyện Nghĩa Hưng chiếm diện tích khoảng 1.500 ha.   Theo một người dân Kỳ Anh nói: “Người TQ hầu như đã làm chủ thức tế huyện Kỳ Anh”. Họ xây dựng tường cao tốc dọc phía Đông đường quốc lộ suốt từ Kỳ Anh qua Cẩm Xuyên đến chân Đèo Ngang, phía trong bức tường ra biển, họ là gì trong đó không ai biết được. Họ thuê cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Họ được Đài Loan nhượng dự án khu kinh tế Formosa bao gồm cả cảng Vũng Áng chiếm một diện tích rất rộng, riêng cảng là 3.300 ha. Cảng Vũng Áng là điểm cực kỳ xung yếu, nó là yết hầu của miền Trung, TQ làm chủ, khi họ trở mặt, họ có thể khống chế đường giao thông của ta cả trên bộ lẫn trên biển, chia cắt nước ta làm 2 phần. Cửa Việt và Vũng Áng, họ cấm người ra vào, có thể họ đương xây dựng thành căn cứ quân sự. Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư đã trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, công an, chính quyền địa phương không được vào, ngay cả công trường nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân do TQ thầu đương xây dựng, phó Giám đốc công an tỉnh Bình Thuận cũng không được vào. Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì? Những nơi TQ thuê, mua, đầu tư họ đều đưa người của họ sang làm. TQ trúng thầu 90% công trình trọng điểm của nước ta. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp của nước ta, họ đưa ồ ạt lao động phổ thông vào. Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50, 70 năm sẽ có hàng trăm “làng TQ” trong nước ta. Cứ đà này, sớm muộn nước ta sẽ trở thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Đại Hán! Vì đâu nên nỗi? Phải nói thẳng ra đây là trách nhiệm của các cấp nắm quyền của ta từ dưới lên trên.   Hoặc do mê muội bởi “16 chữ, 4 tốt”, “cùng ý thức hệ”, mà không thấy được giới cầm quyền TQ miệng thì nói “hữu nghị”, nhưng hành động thì ác độc, đầu óc thì thâm hiểm, nên tạo cho họ mọi sự dễ dàng. Làm gì có “cùng chung ý thức hệ”? Từ khi Đặng Tiểu Bình nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt” thì họ đã đi theo con đường TBCN rồi, dù vẫn nêu xây dựng CNXH đặc sắc TQ. Còn ở nước ta, tuy tên nước vẫn là XHCN, nhưng trong nội dung có gì là XHCN đâu!? Hoặc do không tiếp thụ được ý chí quật cường của cha ông, nên tự ty, tự cho mình là nước nhỏ, quân yếu, nhân nhượng họ cho yên, vẫn giữ được quyền, được ghế. Hoặc quá sợ họ đánh, nên họ đề xuất gì, yêu cầu gì đều chấp nhận; họ sai trái, vi phạm luật pháp của ta, không dám xử lý. Hoặc có vị “ăn xôi chùa ngọng miệng”, quyền ký thì ký, quyền bỏ qua thì bỏ qua, để mặc họ muốn gì cũng được. Hoặc chỉ thấy tiền, cho thuê, bán, cho đầu tư, cấp dự án, thì được tiền, tiền cho ngân sách đồng thời cho cả cá nhân, cho nhóm lợi ích, bất chấp sự nguy hại cho đất nước, đúng là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Phải làm gì? 1. Nhân dân kêu gọi những ai trong bộ máy cầm quyền còn tâm huyết với dân tộc, với Tổ quốc hãy đấu tranh thực hiện dân chủ, quay lại với dân, dựa vào sức mạnh của dân ngăn chặn mối nguy cho đất nước. 2. Các tổ chức, các lực lượng yêu nước liên kết nhau thành sức mạnh đấu tranh quyết liệt loại bỏ những hình bóng của loại Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, ủng hộ người có thực đức, thực tài xuất hiện cùng nhau giữ độc lập, tự chủ và đưa đất nước tiến lên. Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội là chuốc họa.   Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”. Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á. Đồng ý với bạn Hoàng Mai, tôi cho rằng con đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội lợi cho ta thì ít, lợi cho TQ thì nhiều. Trong khi tài chính của ta đương rất khó khăn, nợ nước ngoài đã chồng chất mà vay để chi một khoản tiền khổng lồ 896 triệu đôla cho con đường cao tốc này thì thật là phi lý. Là con nợ của TQ, sau này không chỉ phải trả bằng tiền mà còn phải trả họ bằng nhiều thứ khác theo đòi hỏi của họ. N.T.V http://xuandienhannom.blogspot.de/2014/04/nguyen-trong-vinh-chung-ta-ang...
......

Gạc Ma: 14 tháng 3- Ngày của nỗi đau và uất hận!

Lời giới thiệu: Trong bài thơ nhan đề: “THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!” hướng về các chiến sĩ đã gửi thân xác lại vùng biển Trường Sa trong trận chiến Gạc Ma, Giáo sư Hà Văn Thịnh đã uất nghẹn hỏi rằng “Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh? (Và nếu) Lỡ gọi tên (các anh)  có thể là tù tội”. Dưới tựa đề “14 tháng 3- Ngày của nỗi đau và uất hận!” để giới thiệu cho bài thơ vừa kể, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết trên trang blog ngày 13/3/2012 của mình như sau:  “Trong một cuộc thẩm vấn người biểu tình chống Trung Quốc, một sĩ quan công an đã hỏi Gạc Ma là cái gì? Nếu anh ta hỏi Gạc Ma ở đâu, chuyện gì xảy ra ở đó thì hảy còn dễ hiểu, đằng này anh ta lại hỏi Gạc Ma là cái gì? Thật là kinh khủng. Đó là hậu quả cuả những nổ lực thảm hại đánh đu với 16 chữ vàng. Sự ngu tín hóa toàn dân đã dẫn đến những hậu quả đau lòng và nhục nhã. Đảm bảo cho đến bây giờ vẫn có nhiều người như sĩ quan công an kia không biết Gạc Ma là cái gì, như một ông bí thư chi bộ vẫn đinh ninh Hoàng Sa chỉ là bãi chim ỉa. Hôm nay không một tờ báo nào trên tất cả các báo lề phải nhắc đến sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Đó cũng là một nỗi đau và nhục nhã. Nực cười thay, sự im lặng khốn cùng ấy được đánh tráo bằng hai chữ hữu nghị! “ DĐ/CTM xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ “THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!” của giáo sư Hà Văn Thịnh. THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI! Hà Văn Thịnh Tháng Ba Mùa Xuân chở mây ra khơi xa Nước xanh như màu mây ấy Biển thét gào nỗi đau sống dậy: 64 linh hồn uất nghẹn Gạc Ma! Tháng Ba Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ: 64 người con hy sinh vì Tổ Quốc Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục Bị biến thành ma!? Tháng ba Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh? Lỡ gọi tên có thể là tù tội Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ? Tháng Ba Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988) Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát? Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay… Tháng Ba Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười! Tháng Ba Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể ViệtNamơi, không khiếp sợ, bao giờ! Tháng Ba Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù! Tháng Ba Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò… Tháng Ba Tôi viết bài ngợi ca người Nhật Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt Bonsai như nửa nụ cười… Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi! Tháng Ba Ngày mười bốn, mỗi năm Người Việt nào cũng khóc Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ Các Anh nằm Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ! Tháng Ba, Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất Tên các anh Mãi mãi rạng ngời Trong bất khuất Lạc Hồng Sống mãi, Việt Nam ơi!… Huế, tháng Ba, 2012. Theo BVN.http://bolapquechoa.blogspot.ca/2012/03/14-thang-3-ngay-cua-noi-au-va-ua...
......

Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân

40 năm ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (19/1/1974), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam (17/2/1979) với biết bao chiến sĩ và đồng bào ngã xuống. Máu xương và anh linh những người con đất Việt vẫn còn đấy… Thế mà cũng những tháng năm ấy, máu xương và anh linh những người con đất Việt đã bị cố tình quên lãng. Không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức chính thức để tri ân những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Thậm chí mọi sự tưởng nhớ do nhân dân thực hiện còn bị nhà cầm quyền vùi dập. Hành động phá đám sai khiến công an giả dạng cưa đá và phóng loa của CAND ồn ào, gây bụi mù mịt, và cho người nhảy nhót trơ trẽn theo điệu nhạc Trung Quốc dưới tượng đài Lý Thái Tổ linh thiêng đã lập công nơi chốn Thăng Long ngàn năm văn vật này là một điều không thể hiểu và không thể giải thích nổi, nhất là với một quốc gia vẫn còn nắm trong tay chủ quyền và có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Tưởng niệm 26 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường Sa (14/3/1988) cũng sắp đến. Liệu chúng ta sẽ tiếp tục bị tước đoạt như những kẻ nô lệ chỉ vì một phát lịnh của đường dây nóng? Không! Vì tương lai và sự trường tồn của dân tộc, chúng tôi thiết nghĩ chẳng cần truy tầm ai là đạo diễn của thứ kịch bản này, mà phải đủ thấy rằng chính họ là lý do gây lên trong chúng tôi không chỉ những tiếng than, mà còn khiến chúng tôi phải thức tỉnh kết đoàn và ký tên dưới đây. Chúng tôi muốn được xem đây là tiếng nói của mọi thành phần người dân mạnh dạn tuyên bố: 1. Quyền tập họp dâng hoa, thắp nến tưởng niệm một biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc vốn mang thuộc tính tâm linh đạo đức, và nhân văn lịch sử nước nhà, không chấp nhận để nước ngoài can thiệp.   2. Không thể quên: “19/1 Hoàng Sa, 17/2 biên giới Việt Nam, 14/3 Trường Sa” là những mốc điểm bi hùng lịch sử, không một ai có quyền xóa nhòa, chôn vùi hoặc bôi bác. 74 anh hùng chiến sĩ VNCH đã lính-chết-theo-tàu trong cuộc hải chiến 19/1 Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phải được vinh danh. 60 ngàn quân dân bộ đội đã bỏ mình trong Ngày Biên giới Việt Nam không thể bị lãng quên. 64 hải quân đã hy sinh tức tưởi trên đảo Gạc Ma, Trường Sa phải được Tổ quốc Việt Nam công nhận ghi ơn. 3. Quyền thiêng liêng tưởng niệm của một sự kiện lịch sử dân tộc càng trở nên có ý nghĩa và danh dự bổn phận, khi đất nước đang bị đe dọa từng ngày bởi tham vọng bá chủ bá quyền Trung Cộng. 4. Vinh danh, tưởng nhớ, tri ân phải được chính thức ban hành và tổ chức trọng thể. 5. Mọi hành vi cấm cản, sách nhiễu với những người mong muốn thực hiện các nghi thức tưởng niệm phải được coi là một thái độ thách thức lòng tự trọng và lương tri người Việt Nam muốn đảm bảo sự vẹn toàn độc lập của đất nước. 6. Quyền bày tỏ cũng như các quyền tối thượng con người của người dân phải được tôn trọng. Xin được gởi những tín hiệu SOS Việt Nam đến với những trái tim tử tế ngợi ca Tự Do và những nhà tù lương tâm chính trị đã đóng cửa vĩnh viễn trên thế giới. Làm ơn ghé mắt xem cho rõ để cùng chuyển tải, chia sẻ hoặc trắc ẩn về những bần cùng và rách nát nhân quyền của Việt Nam. Hãy nắm chặt tay nhau trong một ngày tự quyết quyền tưởng niệm toàn quốc và toàn cầu. Xin khẳng định ngày 14/3 cũng là ngày tưởng niệm linh thiêng các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Không một thế lực đen tối nào ngăn được lòng yêu nước của chúng ta. Tổ quốc Việt Nam muôn năm! Trân trọng kính mời quý đồng bào tham gia ký tên và Danlambao sẽ cập nhật danh sách. Mỗi chữ ký tự nó sẽ là chất xúc tác động viên cho chính mình và bạn bè. Xin ủng hộ bằng cách ký tên ở địa chỉ email này: Congdantudotuongniem@gmail.com Danh sách ký tên đầu tiên theo thứ tự abc (và sẽ cập nhật theo thứ tự thời gian sau đó): 1.     Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ & nhà đấu tranh dân chủ (Pháp) 2.     Hòa thượng Thích Nhật Ban, GHPGVNTN (Đồng Nai, Việt Nam) 3.     Trịnh Ngọc Bằng, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ) 4.     Nguyễn Mạnh Bảo, giáo sư  (Cao Đài Tây Ninh, Việt Nam) 5.     Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư (Springfield, Virginia, Hoa Kỳ) 6.     Nguyễn Thị Thanh Bình , nhà văn & nhà thơ (Washington DC, Hoa Kỳ) 7.     Nguyễn Minh Cần, nhà báo (Moscow, Nga) 8.     Bùi Chát, nhà thơ (Sài gòn, Việt Nam) 9.     Bùi Thị Dung, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ) 10.   Lâm Đăng Châu, kỹ sư (Hannover, Đức) 11.   Ngô Cao Chi, giáo sư (Tampa, Florida, Hoa Kỳ) 12.   Nguyễn Bảy Giáp Dần (Sài Gòn, Việt Nam) 13.   Ca Dao, nhà báo (Paris, Pháp) 14.   Phạm Chí Dũng, nhà văn, nhà báo, tiến sĩ kinh tế (Sài Gòn, Việt Nam) 15.   Lê Khánh Duy (Quảng Nam, Việt Nam) 16.   Đào Tăng Dực, luật sư (Sydney, Úc) 17.   Nguyễn Văn Đài, luật sư (Hà Nội, Việt Nam) 18.   Lê Diễn Đức, nhà báo (Houston, Texas, Hoa Kỳ) 19.   Trần Đông Đức, nhà báo (Pennsylvania, Hoa Kỳ) 20.   Trương Minh Đức, ký giả tự do (Bình Dương, Đồng Nai, Việt Nam) 21.   Linh mục Nguyễn Hữu Giải (TGP Huế, Việt Nam) 22.   Nguyễn Thanh Giang, giáo sư (Hà Nội, Việt Nam) 23.   Nguyễn Thanh Hà, kỹ sư (California, Hoa Kỳ) 24.   Đỗ Nam Hải, kỹ sư (Sài Gòn, Việt Nam) 25.   Ni sư Như Hải (Chicago, Illinois, Hoa Kỳ) 26.   Trịnh Đình Hồng Hạnh, kỹ sư (California, Hoa Kỳ) 27.   Vũ Thư Hiên, nhà văn (Pháp) 28.   Trần Thanh Hiệp, luật sư (Pháp) 29.   Huỳnh Trọng Hiếu, blogger (Quảng Nam, Việt Nam) 30.   Phạm Hoàng, nhà báo (CHLB Đức) 31.   Đoàn Viết Hoạt, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ) 32.   Huỳnh Thị Thu Hồng (Quảng Nam, Việt Nam) 33.    Hoàng Vi Kha, nhà thơ (Virginia, Hoa Kỳ) 34.   Thượng tọa Thích Thiện Khanh, GHPGVNTN (Phú Yên, Việt Nam) 35.   Đặng Đình Khiết, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ) 36.   Linh mục Phan Văn Lợi (TGP Huế, Việt Nam) 37.   Cao Xuân Lý , nhà văn (Sydney,  Australia) 38.   Trần Thị Ngọc Minh (mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, Lâm Đồng, Việt Nam) 39.   Thượng tọa Thích Thiện Minh, GHPGVNTN (Sài Gòn, Việt Nam) 40.   Phan Nhật Nam, nhà văn (California, Hoa Kỳ) 41.   Nguyễn Thị Ánh Ngân (Quảng Nam, Việt Nam) 42.   Phan Ngữ,  bác sĩ  (Đà Nẵng, Việt Nam) 43.   Bùi Thị Kim Phượng (Đồng Tháp, Việt Nam) 44.   Đặng Phùng Quân, giáo sư (Houston, Texas, Hoa Kỳ) 45.   Nguyễn Quốc Quân, bác sĩ, đại diện Tổ Chức Tập Hợp Nền Dân Chủ (Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ) 46.   Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản (Sài Gòn, Việt Nam) 47.   Bùi Minh Quốc, nhà thơ (Đà Lạt, Việt Nam) 48.   Bắc Phong, nhà thơ (Toronto, Gia Nã Đại) 49.   Lê Huy Phong, ca nhạc sĩ đấu tranh (San Jose, California, Hoa Kỳ) 50.   Thượng tọa Thích Không Tánh (Huế, Việt Nam) 51.   Liêu Thái, nhà thơ (Quảng Nam, Việt Nam) 52.   Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (DCCT Sài Gòn, Việt Nam) 53.   Trần Quang Thành, nhà báo (Tiệp Khắc) 54.   Trần Ngọc Thành, kỹ sư (Warsaw, Ba Lan) 55.   Uyên Thao, nhà văn, nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Virginia, Hoa Kỳ) 56.   Huỳnh Phương Thảo (Quảng Nam, Việt Nam) 57.   Linh mục Đinh Hữu Thoại (DCCT Sài Gòn, Việt Nam) 58.   Trần thị Thức (Virginia, Hoa Kỳ) 59.   Nguyễn Đăng Thường, nhà thơ (London, Anh) 60.   Hòa thượng Thích Thanh Tịnh, GHPGVNTN (Vũng Tàu, Việt Nam) 61.   Nguyễn Thanh Trang, giáo sư (San Diego, California, Hoa Kỳ) 62.   Đỗ Ngọc Xuân Trầm (Áo) 63.   Nguyễn Mậu Trinh, dược sĩ (Gaithersburg, Maryland, Hoa Kỳ) 64.   Huỳnh Anh Trí (Sài Gòn, Việt Nam) 65.   Huỳnh Anh Tú (Sài Gòn, Việt Nam) 66.   Nguyễn Quốc Tuấn, kỹ sư (Florida, Hoa Kỳ) 67.   Hàn Song Tường, nhà thơ, (Houston, Texas, Hoa Kỳ 68.   Đoàn Việt Trung, kỹ sư (Melbourne, Úc) 69.   Nguyễn Bắc Truyển, luật sư (Đồng Tháp, Việt Nam) 70.   Đỗ Ty (Lâm Đồng, Việt Nam) 71.   Nguyễn Đình Vinh, cựu sĩ quan tiền sát QLVNCH (Virginia, Hoa Kỳ) 72.   Huỳnh Khánh Vy (Quảng Nam, Việt Nam) 73.   Huỳnh Thục Vy, blogger (Quảng Nam, Việt Nam) 74.   Dương Triệu Vỹ (Ontario, Gia Nã Đại)
......

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

GĐ Trung Tâm Minh Triết, Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông   I- Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma, bãi đá Cô Lin và bài đá Len Đao đối địch với hơn 40 tàu chiến trang bị cả tên lửa và pháo lớn hàng 100 mm của quân xâm lược Trung quốc. Quân ta đã anh dũng chiến đấu, cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong. Lực mỏng, tàu không phải chiến hạm, vũ khí chỉ là thứ cầm tay, nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng. Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương, trước khi ngã xuống còn hô vang ”Thà hy sinh không chịu mất đảo, hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”... và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma, cũng như hành động dũng cảm chiến đấu, mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô Lin, Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương, kính phục và biết ơn.   Gương hy sinh của họ, hành động mưu trí, dũng cảm của họ, tinh thần căm thù kẻ xâm lược của họ, đời đời sẽ là những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam yêu nước, không hèn hạ khiếp sợ trước quân thù, luôn biết thức tĩnh, cảnh giác trước mọi mưu mô và hành vi thâm độc của quân bành trướng đại Hán, cũng như với mọi thế lực cường quyền gian ác khác. Tri ân và ghi nhớ những người con đã bỏ mình, đã chiến đấu để bảo vệ non sông Đất nước, chính là để nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa của người Việt. Vì thế bất cứ ai, do một lý lẽ nào, mà vô cảm quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân đều có tội, đáng lên án và phỉ nhổ.   II- Sự kiện Gạc Ma và những bài học không bao giờ được quên 1. Âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của Trung quốc Trung quốc là nước lớn, đang hưng phát, dù họ tuyên bố đường lối phát triển hòa bình, họ nói láng giềng tốt, bạn tốt, đối tác tốt… chớ cả tin. Họ đang khát không gian sinh tồn, và với bản chất bành trướng đại Hán, họ sẵn sàng theo đuổi những phương thức của chủ nghĩa đế quốc dẫu đã lỗi thời. Rõ ràng Việt Nam đã không rút ra được bài học từ Hoàng Sa năm 1974, nên đã không sẵn sàng đối phó được với mưu đồ của Trung quốc chiếm Gạc Ma và trước đó đối với cả chục bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đối với Trung Quốc thì mềm nắn, rắn buông. Rõ ràng một tháng sau khi Gạc Ma đã bị chiếm, ta đã bí mật cho công binh ra xây nhà đánh dấu chủ quyền trên bãi Len Đao, Trung Quốc đem 7 chiến hạm đến vây Len Đao, nhưng không quân VN đã cho 7 máy bay ra chi viện, và chiến hạm của Trung Quốc phải rút chạy khỏi Len Đao. 2- Thế trận bảo vệ biển đảo của Việt Nam   Cha ông ta đã để lại những tư tưởng chiến lược thiên tài, thế kỷ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Giữ cho được chủ quyền Biển Đảo, và khai thác được lợi thế của một quốc gia biển đảo là chiến lược sinh tử của Việt Nam. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. Đúng. Phải khai thác lợi thế biển để xây dựng một nền kinh tế biển khá hoàn chỉnh và tầm cỡ. Đúng. Phải phát triển khoa học biển, văn hóa biển. Đúng. Nhưng còn phải coi trọng thế trận lòng dân. Không biết giáo dục tinh thần và ý chí vì chủ quyền biển đảo sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Chỉ trên cơ sở một sức mạnh nội lực của Dân tộc về cả tinh thần và vật chất, với một nhân cách mới của người Việt Nam, một nhân cách mới của Dân tộc thật sự văn minh, dân chủ, giàu mạnh mới có tự cường để làm chủ vận mệnh của mình trên biển cả cũng như trên đất liền. Việt Nam thường nói đến phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại. Sức mạnh thời đại chính là sự liên minh, liên kết với những quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ, chứ không thể khư khư cúi mình phục vụ cho một thế lực cường quyền. Đối phó với hiệu ứng “bóng đè” của Trung Quốc trên biển Đông không thể không coi đoàn kết, hô ứng lẫn nhau trong ASEAN là quan trọng. 3-Coi trọng nghiền ngẫm những bài học lịch sử, cả thành công và thất bại   Vấn đề ở đây không chỉ là kể công hay luận tội, mà phải là trao lại cho thế hệ mới một năng lực nhận thức mới, những kinh nghiệm thực tiễn, những giá trị tinh thần về làm chủ, về trách nhiệm, về lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hy sinh… về cả kinh nghiệm đối phó với những tình huống chính trị phức tạp. Cho nên cách hành xử ngăn cấm tưởng niệm, nghiên cứu, bình luận, rút tỉa những bài học từ chúng ta, từ đối phương… đều là thiển cận, nếu không nói là vô trách nhiệm với Dân với Nước. Phải làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị, kể cả bài học sai lầm và thất bại đó sẽ là sự khôn ngoan có văn hóa và đạo đức. Cũng là sự thể hiện một phép thử về máu anh có bao nhiêu nước lã và bao nhiêu là tình dân, nghĩa nước. Dạy cho con em biết trân quý những con người cao quý, đã hy sinh chiến đấu vì Dân vì Nước, đó cũng là nuôi dưỡng một năng lượng mới, một chất lượng mới của nhân cách Việt Nam. Vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhân dân có lý lẽ để chê trách cũng như đòi hỏi một tầm nhìn cao hơn đối với những người đang có trọng trách với Nhân dân và Đất Nước. Ví như Đà nẵng thì chủ trương cho 1974 thanh niên cầm nến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa. Còn Hà Nội lại tổ chức nhảy nhót với điệu nhạc Tàu vào đúng ngày phải nhớ nghĩ đến 6 vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để đánh đuổi quân cướp nước! Một cái Tâm đẹp, một cái tầm cao trí tuệ mới là đòi hỏi về cái đức cầm cân nảy mực mới của đất nước. III- Kính lạy trước anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma. Kính chào các chiến sĩ anh dũng chiến đấu ở Gạc Ma Không giống như nhiều năm trước. Năm nay cuộc tưởng niệm trận chiến Gạc Ma đã được Vùng Hải quân III tổ chức trang nghiêm, xúc động. Nhiều bài báo đề cập đến sự kiện bi hùng này. Tình cờ tôi gặp một chuẩn đô đốc Hải quân. Anh ấy nói, chúng cháu vẫn có nề nếp hễ đi qua vùng biển Gạc Ma là thực hiện điều lệnh Hải quân, thả hoa hướng về Gạc Ma tưởng niệm đồng đội đã hy sinh anh dũng. Chúng cháu vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi gia đình các liệt sĩ. Tôi nói nên quan tâm nhiều hơn đến các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và trở về từ Gạc Ma. Vẫn còn những người bao năm nay vẫn chưa được xác nhận công tích, vẫn còn thất nghiệp. Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhân dịp này xin gởi đến các bạn bè gần xa, các bạn sinh viên, thanh niên, các bậc cha chú, các anh chị em có tấm lòng kính cẩn tri ân đối với những người con của Tổ quốc đã bỏ mình để bảo vệ Gạc Ma, cùng những chiến sĩ đã trở về từ Gạc Ma lời kêu gọi nghĩa tình. Hãy cùng nhau tổ chức những cuộc thăm hỏi tới các gia đình liệt sĩ và chiến sĩ Gạc Ma. Chúng tôi xin công bố danh tính theo từng tỉnh thành để bà con tiện thực hiện. Xin nhờ các báo đài tiếp tay truyền thông giúp. Lời kêu gọi này cùng danh sách liệt sĩ cũng sẽ được gởi đến các tổ chức hội đoàn ở TƯ và các địa phương có liệt sĩ. Thành kính mong có được sự hưởng ứng tốt đẹp. Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2014 N.K.M. ******************* Phương Danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988 (Xếp theo Tỉnh, Thành) I- Quãng Bình: 14 Liệt sĩ 1. Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy, H. Quãng Trạch 2. Trương Minh Phương. Xã Quãng Sơn, H Quãng Trạch 3. Hoàng văn Tùy. Xã Hải Ninh, H.Lệ Ninh 4. Võ Văn Đức. Xã Liên Thủy, H. Lệ Ninh 5. Võ Văn Từ. Xã Trường Sơn, H.Lệ Ninh 6. Trương Văn Hướng. Xã Hải Ninh, H. Lệ Ninh 7. Nguyễn Tiến Doãn. Xã Nghi Thủy, H. Lệ Ninh 8. Phạm Hữu Tý. Xã Phong Thủy, H. Lệ Ninh 9. Phạm Văn Thiêng. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch 10. Trần Đức Hóa. Xã Trường Sơn, H. Lệ Ninh 11. Trần Quốc Trị. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch. 12. Trần Văn Phương. Xã Quãng Phúc, H. Quãng Trạch 13. Nguyễn Mậu Phong. Xã Duy Ninh, H. Lệ Ninh 14. Phạm Văn Lợi. Xã Quãng Thủy, H.Quãng Trạch ** Lệ Ninh, nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh. Xin tìm chính xác cho __________________________ II. Thái Bình: 9 Liệt sĩ 1. Nguyễn Minh Tâm. Xã Dân Chủ, H. Hưng Hà 2. Mai Văn Tuyến. Xã Tây An, H. Tiền Hải 3. Trần Văn Phong. Xã Minh Tâm, H. Kiến Xương 4. Trần Đức Thông. Xã Minh Hóa, H. Hưng Hà 5. Nguyễn Văn Phương. Xã Mê Linh, H. Đông Hưng 6. Bùi Duy Hiển. Xã Điêm Điền, H. Thái Thụy 7. Phạm Hữu Đoan. Xã Thái Phúc, H. Thái Thụy 8. Nguyễn Văn Thắng. Xã Thái Hưng, H. Thái Thụy 9. Trần văn Chức. Xã Canh Tân, H. Hưng Hà _________________________ III. Nghệ An: 9 Liệt sĩ 1. Trần Văn Minh. Đại Tân. Xã Quỳnh Long, H. Quỳnh Lưu 2. Nguyễn Tấn Nam. Xã Thường Sơn, H. Đô Lương 3. Đậu Xuân Tư. Xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc 4. Nguyễn Văn Thành. Xã Hương Điền, H. Hương Khê 5. Phạm Huy Sơn. Xã Diễn Nguyên, H. Diễn Châu 6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh. 7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn. 8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc. 9. Vũ Đình Lương. Xã Trung Thành, H. Yên Thành ________________________________ IV. Đà Nẵng: 7 Liệt sĩ 1. Trần Tài. Tổ 12, Xã Hòa Cường 2. Phạm Văn Sửu. Tổ 7, Hòa Cường 3. Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47, Xã Hòa Cường 4. Trương Quốc Hùng. Tổ 5, Xã Hòa Cường 5. Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22, Xã Hòa Cường 6. Trần Mạnh Viết. Tổ 36, Xã Bình Hiên 7. Lê Thế. Tổ 29, Xã An Trung Tây ________________________________ V. Thanh Hóa: 6 Liệt sĩ 1. Hồ Công Đệ. Xã Hải Thượng, H. Tĩnh Gia 2. Đỗ Viết Thắng. Xã Thiệu Tân, H. Đông Sơn 3. Lê Đình Thơ. Xã Hoàng Minh, H. Hoàng Hóa 4. Vũ phi Trừ. Xã Quãng Khê, H. Quãng Xương 5. Cao Xuân Minh. Xã Hoàng Quang, H. Hoàng Hóa 6. Lê Đức Hoàng. Nam Yên. Xã Hải Yến, H. Tĩnh Gia ____________________________________ VI. Hà Nam: 3 Liệt sĩ 1. Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo, Xã Trung Đồng, H. Nam Ninh 2. Trần Đức Bảy. Phương Phượng, Xã Lệ Hòa, H. Kim Bảng 3. Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh, Xã Phương Đình, H. Nam Ninh __________________________________ VII. Hải Phòng: 3 Liệt sĩ 1. Bùi Bá Kiên. Xã Vân Phong, H. Cát Hải 2. Đoàn Đắc Hoạch. 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân 3. Nguyễn Văn Hải. Xã Chính Mỹ, H. Thủy Nguyên _____________________________________ VIII. Quãng Trị: 2 Liệt sĩ 1. Tống Sĩ Bái. Phường 1, TP Đông Hà 2. Hoàng Anh Đông. Phường 2, TP Đông Hà ___________________________________ IX. Nam Định: 2 Liệt sĩ 1. Nguyễn Trung Kiên. Xã Nam Tiến, H. Nam Ninh 2. Trần Văn Phong. Xã Hải Tây, H. Hải Hậu _________________________________ X. Phú Yên: 2 Liệt sĩ 1. Trương Văn Thinh. Xã Bình Kiên, TP Tuy Hòa 2. Phan Tấn Dư. Xã Hòa Phong, TP Tuy Hòa _______________________________ XI. Hà Tĩnh: 2 Liệt sĩ 1. Đào Kim Cương. Xã Vương Lộc, H. Can Lộc 2. Nguyễn Thắng Hai. Xã Sơn Kim, H. Hương Sơn _________________________________ XII. Hà Nội: 1 Liệt sĩ 1. Kiều Văn Lập. Phú Long, Xã Long Xuyên, H. Phúc Thọ. _______________________________ XIII. Ninh Bình:1 Liệt sĩ 1. Đinh Ngọc Doanh. Xã Ninh Khang, H. Hoa Lư ________________________________ XIV. Quãng Nam: 1 Liệt sĩ 1. Nguyễn Bá Cường. Xã Thanh Quýt, H. Điện Bàn _________________________________ XV. Phú Thọ: 1 Liệt sĩ 1. Hàn Văn Khoa. Xã Văn Lương, H. Tam Thanh __________________________________ XVI. Khánh Hòa: 1 Liệt sĩ 1. Võ Đình Tuấn. Xã Ninh Ích, H. Ninh Hòa Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Bài II: Gạc Ma, Những Năm Sau Đó

"Cuộc chiến chỉ xảy ra 20 phút nhưng cuộc đời kéo dài hàng chục năm. Để có hành động anh hùng trong một trận chiến không khó. Để thành công trong cuộc đời khó thay” – Lê Hữu Thảo đốt thuốc liên tục trong suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, tối 17-2-2014, rồi thốt lên câu đó. Quê Nhà   “Ngay trong ngày” 14-3-1988, Bộ Ngoại giao ra tuyên bố “lên án hành động khiêu khích quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc”. Nhưng, phải vài hôm sau Đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân mới cho hay: “Sáng 14-3, các tàu chiến Trung Quốc đã ngang nhiên nổ súng vào 3 tàu vận tải của Việt Nam đang hoạt động bình thường ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc đảo Sinh Tồn. Tàu của ta đã phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu Trung Quốc”[1]. Ngày 25-3-1988, đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân cho biết chi tiết: “Họ (Trung Quốc-HĐ) đã dùng súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương, dùng súng và dao găm đâm bị thương nặng chiến sỹ Nguyễn Văn Lanh, bắn chết một số chiến sỹ khác. Từ trên các tàu chiến, họ tập trung hỏa lực bắn xả vào các chiến sỹ ta ở trên các đảo và trên những tàu bị cháy đang nhảy xuống nước, bắn vào các chiến sỹ đang bơi trên thuyền cao su, dùng cả câu liêm, bắn mạnh vào các chiến sỹ ta đang bơi trên biển. Cho đến nay, chúng ta vẫn còn 74 anh em mất tích”.   Sáng 25-3-1988, ông Nguyễn Văn Mạo dậy sớm đi đôn đốc các gia đình trong xã lên xe đi “kinh tế mới”. Khoảng 8 giờ, khi trở về, ông thấy nhà mình đông nghẹt người. “Tôi rụng rời”, ông Mạo nhớ lại. Nguyễn Văn Phương, con trai ông, có tên trong danh sách 74 người mất tích. Ông Mạo vốn là một chuẩn úy pháo phòng không phục viên, lúc ấy đang là Chủ tịch xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, Thái Bình. “Tôi buồn đến mức xin thôi làm chủ tịch ngay sau đó”- ông nói.   Tâm Điểm của Báo Chí Thảo và Chúc ở lại Sinh Tồn Lớn 10 ngày, “ngày nào cũng nhìn thấy tàu Trung Quốc chạy qua chĩa súng vào đảo”. Ngày thứ 11, có tàu ra, đưa Thảo và Chúc vào bờ. Hàng tháng sau đó, những “người hùng Gạc Ma” sống sót trở thành tâm điểm của báo chí và các sinh hoạt chính trị. Đoàn Thanh niên Cộng sản phát động phong trào “Hướng về quần đảo Trường Sa thân yêu”. Lê Hữu Thảo kể: “Liên tục, báo chí, lãnh đạo, các đại biểu tới thăm. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh cũng bay vào Cam Ranh. Tôi và Chúc ‘thay mặt bộ đội Trường Sa’ nhận rất nhiều quà ‘của đồng bào cả nước’. Tôi được mời đóng một đoạn phim tài liệu; được mời vô Sài Gòn; được mời lên truyền hình, nói: Sẵn sàng quay lại Trường Sa”. Khi đó, trong số những người thực sự tham chiến còn sống sót chỉ có Thảo và Chúc là không bị thương. Lanh nằm viện nhiều tháng liền. Lê Hữu Thảo nhớ lại: “Chúng tôi được thông báo, cả hai sẽ được cử đi dự festival Thanh niên Sinh viên Thế giới diễn ra vào giữa năm sau tại Bình Nhưỡng. Hai thằng được tập huấn cách phát biểu và trả lời báo chí. Sau đó lại được thông báo, tên tôi được ghi vào bảng vàng danh dự của Hải quân. Cuối cùng, một sỹ quan quân lực gọi chúng tôi lên nói: Có đợt học tập ở Đức, Thảo và Chúc nên đi, chờ dự Festival thì chậm mất. Chúng tôi đi, té ra là ‘xuất khẩu lao động’ chứ không phải đi học”.   Những Tấm Huân Chương Tháng 12-1988, hàng chục cán bộ chiến sĩ được phong tặng, truy tặng huân chương, phong hoặc truy phong danh hiệu anh hùng. Năm “suất” anh hùng được phân bổ: Thiếu úy Trần Văn Phương (sinh 1965-Quảng Bình), Lữ 146 (hy sinh); Trung tá Trần Đức Thông (sinh 1944-Thái Bình), Phó lữ đoàn trưởng 146 (hy sinh); Đại úy Vũ Phi Trừ (sinh 1957-Thanh Hóa), Thuyền trưởng HQ-604 (hy sinh); Thiếu tá Vũ Huy Lễ (sinh1946-Thái Bình), Thuyền trưởng HQ-505; Nguyễn Văn Lanh (sinh 1966-Quảng Bình), chiến sỹ công binh E83. Thảo và Chúc không nghe nhắc gì tới tên mình. Khi đó, cả hai đang lao động ở Đông Đức, không còn màng tới bằng khen, giấy khen. Trong nước, sự kiện Gạc Ma nhạt dần và biến mất trên báo cũng như trong đời sống chính trị kể từ sau “Hội nghị Thành Đô” (9-1990). Ở Thái Bình, ông Nguyễn Văn Mạo cũng không biết con trai mình, liệt sỹ Nguyễn Văn Phương được truy tặng Huân chương chiến công hạng 3. Ông nói: “Họ đút huân chương đâu đó trên Huyện đội. Một thời gian sau, cậu xã đội trưởng lên huyện họp, nhìn thấy, cầm về”. Bố của liệt sỹ Phạm Gia Thiều, ông Phạm Gia My – người từng ở trong Quân đội từ 1953-1975 – thì không ứng xử như vậy.   Thượng úy Phạm Gia Thiều không thuộc biên chế của tàu HQ-604 nhưng khi 604 được lệnh ra đảo, một thuyền phó vắng mặt, Thiều đã đi thay. Ông My nói: “Khi được mời lên xã làm lễ truy điệu, tôi không đi vì chưa được làm rõ: Anh Trừ, thuyền trưởng, được phong anh hùng; con tôi, thuyền phó cùng chiến đấu trong giờ đó có công, có tội gì mà không nghe nói đến? Một thời gian sau, họ cử một cán bộ mang về nhà tôi tấm huân chương chiến công hạng nhất. Bà nhà tôi nói: không nhận. Đơn vị bảo gia đình yêu sách. Tôi nói: Huân chương là tặng thưởng của ‘nhà vua’ đâu có trao như thế được. Sau, đơn vị cho người mang về, mời tôi ra xã trao”. Những người đã có mặt trên đảo Gạc Ma sáng 14-3 như Thảo thì không câu nệ ai được huân chương, ai không. Trong khoảng gần 20 phút nổ súng đó, không ai có thể quan sát bao quát, để biết, ai đã chiến đấu như thế nào để về báo công. Về sau, báo chí nói khi bị bắn, thiếu úy TrầnVăn Phương hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Đấy có thể là ý chí của Phương. Trước đó, khi giao nhiệm vụ, Phương dặn, “Bằng mọi giá, phải giữ cờ”, nhưng khi bị bắn, Thảo biết, Phương không có đủ thời gian để hô khẩu hiệu. Với Thảo, những đồng đội sẵn sàng ra đảo hôm 11-3-1988 đều là những anh hùng. Họ đã nhận nhiệm vụ với tinh thần cảm tử. Một vài bạn của Thảo xin đi đã không được chấp nhận. Một vài người sợ hãiđã đào ngũ trước đó. Vấn đề không chỉ là những tấm huân chương mà là cuộc sống của những ông bố, bà mẹ, của những người vợ, của những đứa trẻ.   Các Góa Phụ Gạc Ma Y sỹ Phạm Huy Sơn (Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An) tưởng có thể được ăn Tết cùng vợ con sau hai năm ở đảo Trường Sa. Nhưng, 15 ngày trước khi hết phép, anh được lệnh quay lại đơn vị, nhận nhiệm vụ mới ở “nhà giàn” Gạc Ma. Phạm Huy Sơn hy sinh khi vợ anh – chị Trần Thị Ninh – đang có thai ở tháng thứ hai (con gái anh Sơn, Phạm Thị Trang, sinh ngày 27-10-1988), đứa con trai sinh năm 1984 bị bại não bẩm sinh. Chồng mất năm 27 tuổi, chị Ninh ở vậy nuôi con trong đau thương và cả những tủi hổ không nói được. Ba năm sau, mấy mẹ con phải ra khỏi nhà chồng. Các cậu, các dì góp chút gạch, chút ngói, cất cho một căn nhà nhỏ. Ông ngoại cho một con bò. Cậu con trai, đến nay đã 31 tuổi, nhưng đến bữa vẫn phải nằm ngửa ra, đợi mẹ xay thức ăn bón vào miệng. Trí não không phát triển nhưng chân tay khỏe mạnh. Nhiều hôm cậu lang thang hết làng trên, xóm dưới. Làm đồng về không thấy con, chị vừa chạy tìm, vừa khóc. Năm 2006, Quân chủng Hải quân cho 15 triệu, chị Ninh nói: “Các anh ấy xét hoàn cảnh, linh động gửi tiền trước thay vì xây xong nhà mới ‘giải ngân’. Đó cũng là cơ hội, tôi vay thêm các cậu, ‘cắm’ sổ liệt sỹ trong hai năm vay thêm 15 triệu của ngân hàng. Xây được căn nhà này rồi trả dần, giờ vẫn còn nợ các cậu 15 triệu”. Căn nhà ngói 3 gian, có gắn bảng “nhà tình nghĩa” của chị Ninh, tuy không to đẹp như các nhà trong xóm, nhưng trông khang trang hơn hẳn so với căn nhà cất hồi năm 1991. Chị Cao Thị Bình và cháu ngoại Chị Cao Thị Bình – vợ liệt sỹ, bác sĩ quân y Hồ Công Đệ (Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) – vốn là một người lính ở vùng Biên phía Bắc. Năm 1981, họ cưới nhau khi chị ra quân. Từ năm 2012, “các đoàn” về thăm thấy chị có một căn nhà khá khang trang, ít ai biết, cho đến năm 2011, chị vẫn phải làm “osin” ở Vũng Tàu. Tám năm giúp việc cho một gia đình, nhà chủ thông cảm hoàn cảnh, để chị mang 3 đứa con vào cùng ăn học. Chồng chết năm 31 tuổi, khi mới mang thai 6 tháng đứa con thứ 3, chị Bình kể: “Bốn năm sau khi anh mất, một người bạn mới mang đồ đạc của anh về. Khi đó, 4 mẹ con đang sống trong một căn nhà tranh, vách đất. Đêm đêm, tôi lặn ngụp, mò cua, bắt ốc, bệnh sưng khớp đeo đẳng tới bây giờ. Hai đứa con gái đã lấy chồng, rất thương mẹ. Cháu trai, Hồ Công Được, cũng đã có bằng trung cấp cơ điện. Chỉ mong cháu xin được một chỗ làm trong công trường xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, rồi tôi có chết cũng mãn nguyện”. Trung úy hải đồ Lê Đình Thơ (Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) hy sinh khi con gái, Lê Thị Thủy, mới vừa tròn một tuổi. Chín tháng sau, mẹ anh, bà Lê Thị Lương, kể: “Ngày 20-12-1988, đơn vị cho xe về đón tôi ra, đến lượt vợ thằng Thơ mất”. Mất con, rồi mất dâu, bà thay mẹ nuôi đứa cháu nội mới gần 2 tuổi. Bà Lương nói trong nước mắt: “Tôi khổ cả đường tình, cả đường con. Tôi sinh đứa thứ 4 thì chồng bỏ đi lấy vợ khác. Nhiều năm trời không biết giấc ngủ là gì bác ạ”. Cô dâu út thấy bà kể lể, nắm áo: “Thôi, bà ơi!” .Bà Lương quay sang con dâu, quyệt mắt: “Mi có biết khổ là chi mô”.   Được bà nội và các cô chú chăm sóc, Thủy lớn khôn, học giỏi. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Mỏ Địa Chất, cô được đơn vị cũ của cha – Đoàn do đạc biên vẻ bản đồ và nghiên cứu biển, Hải quân -nhận về làm. Bà Lương cho biết, đơn vị cha cháu vẫn giữ liên lạc suốt bao nhiêu năm và luôn quan tâm đến cháu. Bà khoe, mỗi khi ra thăm cháu, cứ hết người này đến người kia mời. Bà nói: “Gần đây, tôi nằm mơ thấy thằng Thơ về, nó mặc quân phục, đeo quân hàm rất đẹp, nói với tôi: Mẹ chăm cháu thế là được rồi, mẹ không phải ra nữa, vậy là tôi ở nhà”. Bà Lương bảo: “5 triệu các anh (Nhịp Cầu Hoàng Sa) đưa hôm Tết, tôi dùng để mua một cỗ hòm”. Các ông bố, bà mẹ, những người vợ liệt sỹ hết tuổi lao động được cấp tiền tử tuất, trước đây là 370 nghìn/ tháng; sau đó tăng lên 670 nghìn; năm 2013 là 1 triệu 100 nghìn; năm 2014 là 1 triệu 220 nghìn/ tháng. Từ năm 2008, nhiều đơn vị phối hợp với địa phương, cấp cho một số gia đình liệt sỹ Gạc Ma từ 15, 20 triệu đến 30, 50 triệu/ gia đình để xây “nhà tình nghĩa”, nhiều gia đình cố vay mượn thêm để xây được căn nhà. Ngày 19-2-2014, khi chúng tôi đến xã Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An, thăm gia đình liệt sỹ Đậu Xuân Tư, hai cha con người em của Tư, Đậu Xuân Chương, vẫn đang “đi Lào làm phụ hồ”. Chị Phan Thị Lương, vợ anh Chương, nói: “Anh ấy rất muốn mua cái máy cày hoặc máy tuốt lúa (khoảng 35 triệu) để khỏi phải đi làm thuê xa nhưng ngân hàng không cho vay vốn vì vẫn còn nợ 6 triệu chưa trả hết”.   Có những ngôi nhà thực sự tình nghĩa, như nhà của ông Phạm Gia My. Bạn bè liệt sỹ Phạm Gia Thiều, thời anh học ở đại học Hàng hải đã góp 500 triệu xây nhà tặng ông. Năm 2010, bà Nguyễn Thị Nhơn (83 tuổi), mẹ của Đậu Xuân Tư, được một đơn vị tặng 50 triệu. Thay vì tu sửa căn nhà cũ của gia đình Chương, người em đang chăm sóc bà Nhơn, theo chị Lương: “Họ yêu cầu phải xây riêng cho bà, chúng tôi phải vay mượn thêm 45 triệu”.   Cuộc Chiến, Cuộc Đời Phần lớn các cựu binh Gạc Ma khi trở về đều sống rất chật vật. Trừ một số người nhận danh hiệu anh hùng, nhận huân chương, thăng tiến trong quân đội, số còn lại “hết nghĩa vụ ra quân” không có chế độ gì. Phạm Xuân Trường, Trương Văn Hiền… tuy đã ổn định gia đình nhưng kinh tế chỉ đắp đổi qua ngày. Ngôi nhà Phạm Xuân Trường xây đã mấy năm vẫn chưa kiếm đủ tiền mua cửa. Còn Lê Hữu Thảo thì vẫn lông bông, chưa vợ, chưa nhà. Trong một lần về quê đầu năm 1991, Thảo yêu một “cô gái đẹp có tiếng ở Hà Tĩnh”. Suốt mấy năm sau đó, cô nhất mực chờ anh. Năm 1995, sốt ruột vì tuổi con gái lớn dần, bố cô điện thoại sang Đức cho Thảo nói: “Nếu con yêu và quyết tâm lấy nó thì đêm nay suy nghĩ kỹ, ngày mai điện về. Khi đó, nó muốn đợi bao lâu cũng được”. Đêm ấy,Thảo bị bắt trong một chiến dịch truy quét thuốc lá lậu của cảnh sát Đức. Mối tình sau đó, cho Thảo một đứa con trai, cũng chỉ kéo dài được mấy năm. Đã từng hào hiệp với bạn bè. Để rồi, nay trở về quê, Thảo nói: “Thật xấu hổ khi gần như chỉ còn hai bàn tay trắng”. [1] TuổiTrẻ thứ Năm, 17-3-1988. Nguồn: http://newosin.wordpress.com/2014/03/01/bai-ii-gac-ma-nhung-nam-sau-do/
......

Chúng ta biết ơn những người bị bắt.

Có lần một thượng nghĩ sĩ của một nước châu Âu, hỏi trực tiếp tôi   ( qua phiên dịch). Bây giờ thì hình như ông ta là bộ trưởng hay phó thủ tướng gì đó. Các Bà Mẹ của những người bị bắt   - Anh nghĩ sao về chuyện có những người bị bắt và có những người chưa bị bắt. Tôi vẫn thấy nhiều người viết hoặc đấu tranh nhân quyền không bị bắt đó thôi. Tôi trả lời.   - Tôi nghĩ là chỉ có người  bị bắt và người chưa bị bắt thôi. Vì sự bắt bớ vẫn diễn ra, năm nay người này, năm sau người khác. Cho nên tôi chờ đợi ở những người như ông câu hỏi - Chừng nào ở Việt Nam không có người viết, người bất đồng chính kiến bị bắt ?- Câu hỏi đó tôi nghĩ mới cần thiết. Ở cuôc gặp này có 3 người Việt Nam được đối thoại với các nghị sĩ, hai trong số 3 người đó là người của nhà nước Việt Nam.   Trong câu hỏi của vị thượng nghị sĩ kia, chắc chắn ông ta có những thông tin về người bị bắt, và chắc chắn ông ta còn có những lý giải của ai đó về việc vì sao có người không bị bắt. Ví dụ người bị bắt là không phải đấu tranh ôn hòa cho nền dân chủ, nhân quyền mà họ đi gây sự, đi phá phách ...vv và vân vân.   Những lý giải này từ phía người của nhà nước Việt Nam, đó là chuyện tất nhiên. Nhưng đang tiếc những lý giải này còn có ở những người đấu tranh chưa bị bắt. Tôi rất buồn khi nhìn báo cáo của họ, tôi vẫn cứ nghĩ rằng báo cáo đó do an ninh mạo danh soạn ra và cách nào đó gửi đến đây, nghĩ thế cho đỡ buồn.   Trở lại câu chuyện người bị bắt và chưa bị bắt. Nói nôm na theo dân chúng, chẳng qua chỉ là chuyện nạc và xương. Bao giờ hết nạc mới vạc đến xương. Những người bị bắt là nạc, những người chưa bị là xương. Đương nhiên người ta cứ chén nạc cái đã, bao giờ hết mới đến bọn xương.   Tôi nằm trong số bọn xương, nhiều khi tôi nghĩ mình chưa bị bắt, không phải là khôn ngoan hơn người bị bắt. Chẳng qua những người bị bắt đã mạnh mẽ quá, và họ đã hứng chịu thay cho mình. Thử hỏi không có họ xem, ôn hòa à, hữu nghị à, chỉ viết lách à...với một chính quyền chuyên chế thì chỉ bóng gió thôi cũng đi tù mút mùa cải tạo như trước đây nhiều người đã bị khi nói vài câu ở hàng nước.   Nhưng hôm nay ở hàng nước nhiều người nói thế không sao. Bởi vì có người viết hẳn bài trên mạng, người viết bái trên mạng không sao, vì có người viết hẳn tên tuổi đích danh quan chức. Và nếu có bắt thì những người viết đích danh như Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào sẽ bị bắt trước, chẳng bao giờ người ta đi bắt bọn phê phán ôn hòa ở hàng nước vỉa hè trước cả.   Tương tự như thế, những người ở đảng phái sẽ bị bắt trước những người không đảng phái. Khi mà không có người ở đảng phái, tổ chức thì ắt những người đấu tranh không đảng phái vô tù. Lúc đó thì đừng nghĩ mơ đến chuyện tôi không đảng phái gì, tôi độc lập, tôi trong sáng lý tưởng.   Cũng tương tự như thế, người đấu tranh trực tiếp trên đường phố bằng hành động thực tế như Nguyễn Phương Uyên . Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng sẽ đương nhiên bị ưu tiên hốt trước tiên.   Cho nên những người chưa bị bắt có đi con đường ôn hòa ( con đường không nạc mỡ ) thì đừng chê trách những người bị bắt. Vì hiểu thấu đáo nguyên nhân thì họ đã chịu trận cho mình. Chúng ta, những người chưa bị bắt chả khôn ngoan gì hơn họ, nói thẳng chúng ta đang hưởng chút an toàn từ họ. Nhưng còn chê trách họ, ngầm tạo dư luận bất lợi cho họ trước phiên xử, trước khi cơ quan anh ninh ra quyết định khởi tố. Cung cấp những thông tin về họ thiếu khách quan cho tổ chức báo chí quốc tế, nhân quyền, đại sứ, chính phủ các nước.  Để họ bị cô lập trước một cuộc tấn công sắp xảy ra. Đó là điều không giản đơn.   Tôi chia sẻ với ông Huỳnh Ngọc Tuấn, là một người đấu tranh nhiều năm, chịu án tù nhiều năm, ông cảm giác cơn giông bão sắp tới với con thuyền gia đình mình là điều tất nhiên. Cảm giác ấy khó nói được thành lời để giãi bày thiên hạ.   Không phải tình cờ, một Hồ Lan Hương ngồi một chỗ, không mấy tiếng tăm, không tham gia các hoạt động. Càng chưa bao giờ gần với Bùi Thị Minh Hằng. Bỗng nhiên một ngày giật status nói Bùi Hằng đi gây sự, và hai hôm sau cơ quan an ninh chuyển từ tạm giữ sang tam giam và khởi tố Bùi Thị Minh Hằng với tội danh chống người thi hành công vụ, một tôị danh rất phù hợp với từ '' gây sự ''   Chúng ta hãy xem lại đoạn phim Bố Già, khi Mai Cơn vào viện thăm ông, không thấy ai bảo vệ. Mai Cơn đã hiểu đằng sau đó có vấn đề sắp đến với sinh mạng bố mình. Cũng như Trần Bùi Trung đi đòi bảo vệ mẹ mà không thấy những người trước kia gọi mẹ xưng con, chị chị em em đi theo.   Dù sao ở bài viết này, tôi vẫn muốn nhấn mạnh chuyện vì sao có người bị bắt và chưa bị bắt. Và vì sao những người chưa bị bắt nên cám ơn họ. Chứ không phải là chê trách họ ngu hơn mình. Đó cũng là lý do vì sao tôi hay bênh vực những người bị bắt bớ giam cầm vì lý tưởng
......

Vừa hợp tác vừa đấu tranh

Có lẽ ít người biết đến cụm từ này cụ thể là hành động thế nào. Tôi thấy một số người vẫn thắc mắc tại sao đối tượng A, nhóm B cũng đấu tranh mà lại đi đánh phá người khác. Người Buôn Gió Hợp tác có nghĩa là làm cho an ninh một số việc, đồng thời được an ninh cho phép làm nhà "đấu tranh" trong mức độ có lợi cho an ninh. Tất nhiên trong về này, an ninh bao giờ cũng hời hơn. Vì họ được cả một cuộc chiến. Còn những kẻ kia về cá nhân họ cũng được hời. Ở giá cả trao đổi như vậy hai bên đều cảm thấy hài lòng. Có những người vì thiếu hiểu biết, đố kỵ, ghen tức nhau mà vô tình để những lời an ninh nói nhập vào đầu mình. Dẫn đến tự nguyện làm một người vừa đấu tranh mà vừa hợp tác trong khi chính họ không biết. Nhưng có người thì nhận thức được điều đó, và họ bằng lòng với việc này. Bởi họ hy vọng sẽ mượn tay an ninh triệt phá các nhóm đấu tranh cạnh tranh với họ, hòng dành được nguồn tiền trợ lực từ hải ngoại cho nhóm của mình. Sâu xa hơn là họ hy vọng vào sự thay đổi xã hội, họ sẽ là lực lượng được ĐCS chọn làm đối thoại trong buổi giao thời. Bởi thế họ luôn tạo cho mình vẻ ngoài là ôn hòa, là chừng mực, là vì một chuyển biến tốt đẹp cho dân tộc mà cả hai bên đều thấy ổn thỏa, hài hòa. Hợp tác là năng chịu khó cà fe với an ninh, kể những chuyện mình nghe, mình biết về người nào đó đang làm gì, đang định thế nào. Qua câu chuyện cà fe này, an ninh có thông tin về thằng kia đang yêu một con bé dưới tuổi thành niên, thằng này đang khó khăn trong việc thuê nhà, kiếm việc làm, con nọ là vợ hai của lão này, con kia dây dưa với bọn Việt Tân, Dân Chủ, 8406.. Cái việc gặp gỡ kể chuyện tưởng như đối thoại tầm phào như hai người bạn trao đổi quan điểm đó, thực chất là một cuộc cung cấp thông tin về nhóm khác, người khác đang hoạt động hay tình trạng thế nào cho anh ninh nắm bắt. Đổi lại họ nhận thêm từ phía an ninh những thông tin về người đấu tranh này đã có những gì không xứng đáng là nhà đấu tranh, ví dụ như nhận tiền để đấu tranh, theo đảng nọ kia...   Sau đó hai bên ra về, khai thác sử dụng thông tin theo cách của mình.  An ninh thì gia tăng việc ngăn cản thuê nhà, xin việc hay triển khai bắt người (như trường hợp Dũng aduku).   Còn kẻ  "đấu tranh" thì từ nguồn tin an ninh về sẽ rỉ tai rằng người này, người kia có vấn đề. Những kẻ "đấu tranh" này rất chịu khó làm quen với các trang truyền thông lớn quốc tế hoặc những trang báo ngoài lề. Để khi cần thiết có thể lái dư luận hoặc cô lập thông tin về vấn đề nào đó. Chúng cũng hay chịu khó ghi danh vào bất cứ nhóm nào để chiếm vị trí trong nhóm, khi cần đưa ra những ý kiến làm phân tán sức mạnh của nhóm. Được cái bề ngoài nhiều người lầm tưởng kẻ "đấu tranh" này đang nỗ lực hoạt động vì tham gia nhiều nhóm. Nhưng nhìn thực chất thì chúng không làm gì hiệu quả thực sự. Thậm chí chúng còn lái các hoạt động đấu tranh đi sang hướng khác, chúng nhanh chân chiếm vị trí để nắm thông tin hoạt động của nhóm. Khi nhóm có việc gặp các cơ quan ngoại giao, chúng sẽ chiếm một phần tiếng nói trong đó. Đôi khi nội dung phát biểu của chúng với cơ quan ngoại giao chỉ nhằm mục đích lấy đi thời gian của người khác mà nội dung cần thiết hơn. Chúng tập trung một số thanh niên trẻ quanh mình, lợi dụng sự khác biệt giữa lớp già với lớp trẻ để khoét sâu mâu thuẫn, gia tăng sự hiềm khích. Khiến cho các hoạt động của nhóm lớn tuổi và nhóm trẻ trở thành riêng rẽ. Đồng thời chúng cũng thâm nhập vào các nhóm để làm phân hóa, tan rã các nhóm bằng cách kích động tự ái của một số người, xúi dục họ tách ra lập nhóm này nhóm kia. Sau khi lập nhóm mới xong, chúng cho hoạt động vài ba trò rồi để nhóm tự tan rã. Bởi mục đích của chúng chỉ là phân hóa nhóm ban đầu. Điều này giải thích vì sao nhiều nhóm đầu voi đuôi chuột. Lúc đầu rất hăng hái bên nhau, sau cứ mâu thuẫn dần, các hoạt động nhạt dần rồi tan rã. Điều độc ác hơn là khi những người đấu tranh nào đó bị bắt, chúng phân tán dư luận bằng những luận điệu như với Tạ Phong Tần chúng bảo là an ninh trá hình, với Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh chúng bảo đó là do nghe theo thế lực chính trị bên ngoài. Với Huỳnh Thục Vy chúng gây sự, với Lê Thị Công Nhân chúng moi móc thông tin cá nhân để dèm pha. Nhiều người e ngại không dám nói, vì có thể trước đó có chút giao du, hoặc có thể để an phận mình, hoặc có thể chúng đánh nhóm khác mà mình cũng không ưa. Hoặc họ nghĩ nhầm đây là mâu thuẫn giữa những người đấu tranh, không tham gia làm gì. Xin thưa, đây là cả một chiến dịch có âm mưu kết hợp bài bản của cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ. Nếu đọc được sách hướng dẫn "đấu tranh chống diễn biến hòa bình". Bạn sẽ thấy hoạt động này nằm hẳn trong một trương về "phân hóa". Và đã gọi là "phân hóa" diễn biến bên trong thì tất nhiên kẻ tham gia phải nằm trong hàng ngũ những người đấu tranh. Một số bạn trẻ vẫn nghĩ rằng, con người này vẫn đấu tranh, mình làm việc với họ thấy thế mà. Ở đây cũng nằm trong sách lược, vì cơ quan an ninh tính rằng ngăn chặn từ đầu hơn là bắt bớ. Nên họ ngầm để bạn theo những kẻ này, hoạt động trong vòng kiểm soát, ở những mức độ họ có thể thấy chấp nhận. Ví dụ như phong trào xuống đường biểu tình lên cao, họ sợ bạn tham gia, họ để bạn theo kẻ kia để biểu tình trong nhà. Họ sợ bạn tham gia Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, nên họ để các bạn tham gia các nhóm nhỏ này nọ để thỏa mãn sự đấu tranh trong bạn. Vì họ biết không thể dập tắt thì họ chọn một lối đi cho bạn cũng là đấu tranh khác. Cũng như nguồn nước sẽ xuôi theo về với sông lớn. Họ cho bạn chảy riêng theo một dòng khơi, bạn không hòa vào con sông lớn, bạn có bản sắc của riêng mình, thỏa mãn cái tôi của bạn, cái tiếng đấu tranh của bạn. Mục đích của những người bảo vệ chính trị nội bộ là không để cho một con sông lớn được hình thành. Những dòng suối nhỏ chảy mãi rồi cũng thấm dần vào đất và mất tích êm đềm, đúng như các nhóm nhỏ đã sinh ra và mất đi như thực tế. Sẽ có người hỏi, tại sao chúng hợp tác với an ninh mà thỉnh thoảng vẫn bị làm khó dễ.? Nhìn thực chất thì những khó dễ đó không nhiều, nó chỉ mang tính nhất thời trong một vụ việc nào đó. Mà do các cơ quan an ninh không kịp phối hợp trao đổi cho nhau. Hoặc vì ngăn chặn cả một đám đông thì chúng lọt vào đó nếu đẩy ra cũng khó. Nhưng cũng phải thẳng thắn công nhận là có lúc để cần thể hiện mình là nhà "đấu tranh" chúng đi quá những gì mà an ninh mong muốn. Tôi là kẻ chưa học hết phổ thông, từng đâm chém thuê, tàng trữ vũ khí, buôn ma túy, trấn lột tài sản, tổ chức cá độ cờ bạc... một kẻ từng làm những điều như thế để kiếm lợi  thì khó có gì bảo đảm lời nói của mình là trong sáng, khách quan. Tôi thực sự thú nhận không hề có danh dự gì để bảo đảm lời mình nói là đúng. Cũng có thể tôi nói lời này vì không kiềm chế được cơn giận khi Bùi Thị Minh Hằng đương trong lao tù mà bị bên ngoài đánh phá.   Đọc một bài viết, phụ thuộc vào cảm nhận của chính các bạn đọc. Nhưng nếu các bạn được tiếp cận hồ sơ những vụ án của tôi nói, sẽ thấy một điều là vụ nào lời khai của tôi cũng chỉ có một mình tôi phạm tội. Một kẻ đã từng dám làm những điều như vậy, thì không thể viết một bài viết dài mà không có tên tuổi ai, khiến thiên hạ đoán mò.   Người mà tôi nói trên là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm Gấu. Người đứng đằng sau trong các vụ đánh phá Huỳnh Thục Vy, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần và Bùi Thị Minh Hằng lần này.   Còn có những người đứng đằng sau MNG ở Hải ngoại và một số chân rết ở trong nước. Nhưng thiết nghĩ động cơ của họ chỉ vì muốn đấu tranh dân chủ mà có những hướng đi nhất thời chưa khớp với thực tế. Nên không nhắc tên họ ở đây sẽ ảnh hưởng đến việc đấu tranh của họ sau này. Bức tranh toàn cảnh đấu tranh Việt Nam rất đa dạng, mỗi con người là một nét vẽ, mỗi nét vẽ có những xuất xứ, động cơ khác nhau. Chính thế khi nhìn vào bức tranh đó, người ta khó trông cậy được một điều gì hoàn chỉnh, tổng thể.   nguồn:facebook's Người Buôn Gió
......

Tin Nhanh Tổng Hợp về buổi Tưởng Niệm Ngày Biên Giới tại Hà Nội

"Nếu để ý, những cuộc xuống đường của người Hà Nội về sau này không còn cờ đỏ, được công bố một cách chính thức bởi các nhóm dân sự, ngoài những khầu hiệu chống ngoại xâm họ đã không ngần ngại gọi chính quyền là bán nước. Chính những người CS đã đẩy những người ban đầu chỉ vì tinh thần dân tộc thành thế lực đối đầu không khoan nhượng. Chính quyền bối rối phản ứng một cách ngây ngô, thêm dầu vào lửa và đốt cháy nhanh chóng sự chính danh yếu ớt của mình." Trong suốt chiều và đêm ngày 15/2/2014, nhà cầm quyền đã cho dựng gấp rút một sân khấu tại khu tượng đài Lý Thái Tổ để tìm lý cớ mới ngăn chận buổi tưởng niệm Ngày Biên Giới hôm nay. Các thủ thuật mới hôm nay chắc sẽ khác với các trò công an đã dùng vào ngày 19/1 vừa qua để cản trở buổi tưởng niệm chiến sĩ Hoàng Sa. Đây là biểu hiệu mà mọi người đã đồng ý chọn qua mạng Internet để tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh Từ sáng sớm, công an chìm nổi đã kéo đến hiện trường. Trong khi đó người dân Việt tại Hà Nội và các vùng phụ cận vẫn lên đường tiến đến khu tượng đài. Chúng tôi nhận thấy có nhiều khuôn mặt quen thuộc của giới trí thức và văn nghệ sĩ:   Vành khăn đỏ trên đầu: Nhân Dân không quên 1979 – 2014 Cụ bà Hiền Đức là người niệm hương đầu tiên và cũng là người đầu tiên bị công an xô đẩy. Sau đây là cảm nghĩ và dự phóng của nhà hoạt động Nguyễn Tường Thụy về buổi tưởng niệm hôm nay: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/nguyen-tuong-thuy-ve-ngay-16-2 Từ Hà Nội những khuôn mặt thân thương đang đại diện cho cả dân tộc trước anh linh Quân và Dân Việt đã hy sinh vì đất nước   Công an tiếp tục kéo đến nhưng ẩn núp kín đáo và chờ lệnh, trong khi đó đoàn côn an, với đầy đủ thủ lãnh lớn nhỏ và đầy đủ cả nam lẫn nữ, đành hậm hực đứng nhìn đoàn người Việt yêu nước đi quanh bờ hồ đả đảo Trung Quốc xâm lược: Đồng bào tụ tập trước tượng đài Lý Thái Tổ và hô to khẩu hiệu đả đảo Trung quốc xâm lược: https://www.facebook.com/photo.php?v=593506354075190&set=vb.100002474930... https://www.facebook.com/photo.php?v=593596350732857&set=vb.100002474930...   'Dư Lợn Viên' gào thét, quấy phá:http://www.youtube.com/watch?v=oSGVQndXfd4   Nhưng những con dân Việt đang có mặt tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ vẫn tập trung vào ý nghĩa của Ngày Biên Giới hôm nay. Họ đang đại diện cho cả dân tộc trên khắp nước và trên khắp thế giới để đốt những nén hương đầu tiên trước anh linh các anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ Tổ Quốc:   Phóng viên nước ngoài có mặt để ghi lại quyết tâm của dân tộc Việt và cũng để sẵn sàng ghi lại các trò hèn kém của công an:   Và sau đây là cảm tưởng của Blogger Gió Lang Thang và cũng là cảm tưởng tiêu biểu của giới trẻ tại Hà Nội về cuộc tưởng niệm Ngày Biên Giới hôm nay: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/blogger-gio-lang-thang-ve-ngay-16-2 Trong lúc nhà cầm quyền tổ chức văn nghệ tưng bừng, Đoàn người Việt mang Hoa Sim tưởng niệm đi quanh bờ hồ   Cán bộ đảng múa may quay cuồng trước tượng đài Lý Thái Tổ: https://www.youtube.com/watch?v=xO5daEqa-3o https://www.facebook.com/photo.php?v=459129564188852&set=vb.100002754387... Trong ngày tưởng niệm nhiều vạn sinh mạng của Quân và Dân Việt để bảo vệ đất nước, nhà cầm quyền lại làm một hành động vô văn hóa, vô đạo đức. Đó là tổ chức ca nhạc và nhảy nhót để chiếm lấy hầu như toàn bộ khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Sau đây là khung cảnh hiện trường theo lời tường thuật của blogger JB Nguyễn Hữu Vinh: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/nguyen-huu-vinh Đoàn người Việt yêu nước đành xót xa đi dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm và bày tỏ sự phẫn nộ đối với dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Blogger Nguyễn Tường Thụy chuyển lại các âm thanh sau đây: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/nguyen-tuong-thuy-ve-cuoc-di-quanh-bo-ho Ngoài các vành khăn đỏ trên đầu, đoàn người Việt yêu nước cũng cùng mang huy hiệu Hoa Sim: Đoàn côn an hậm hực nhìn theo những người yêu nước Khi thủ thuật nhiều công phu suốt đêm để gấp rút chiếm hết hiện trường bằng buổi ca nhạc, nhảy nhót vẫn thất bại trong ý đồ chận đứng cuộc tưởng niệm của đồng bào, và khi không giở lại được những trò hèn kém của ngày 19/1 (cắt đá, chỉa loa, giật băng rôn bỏ chạy, v.v...), đoàn côn an, với đầy đủ thủ lãnh lớn nhỏ và đầy đủ cả nam lẫn nữ, đành hậm hực đứng nhìn đoàn người Việt yêu nước đi quanh bờ hồ đả đảo Trung Quốc xâm lược: Sau đây là nhận xét của Blogger Lê Anh Hùng: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/le-anh-hung Hành động vô văn hoá, vô đạo đức Nhiều người Việt yêu nước có mặt tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và nhiều đồng bào khác trên mạng Internet lắc đầu đau đớn nhìn cảnh tượng mà một số bloggers gọi là "hành động vô văn hóa, vô đạo đức". Nhà cầm quyền đã gấp rút cho tổ chức các màn nhảy nhót trong ngày tưởng nhớ hàng vạn người đã hy sinh, chỉ để cố ngăn cản cho được những người dân Việt muốn bày tỏ lòng tiếc thương: Trước cảnh tượng này, Cụ Bà Lê Hiền Đức phải thốt lên những lời sau đây: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/cu-le-hien-duc Nỗi đau và phẫn nộ của giới trí thức tại Ngày Biên Giới Sau đây là chia sẻ của 4 vị tiêu biểu cho giới trí thức, văn nghệ sĩ có mặt trong cuộc tưởng nhớ Ngày Biên Giới hôm nay, bao gồm cả Nghệ Sĩ Kim Chi. https://soundcloud.com/radio-ctm-2/nghe-si-kim-chi Trong đoàn người Việt yêu nước hôm nay có sự tham gia của nhiều con cháu Bà Trưng, Bà Triệu: Tiếng hô của các bác, các chị hòa cùng dòng người yêu nước vang rền giữa lòng thủ đô Hà Nội: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/khi-the-buoi-tuong-niem (Hình ảnh tổng hợp từ các nguồn của RadioCTM và Internet) Văn Ngọc Thu, Vũ Hạ Quyên, Vĩnh Ánh, và Trần Quang Thành tường thuật  
......

Đừng quên "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới"

“Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp nẻo biên cương." Khúc ca hùng tráng này đã thịnh hành trong suốt thập niên 80 và được đưa vào chương trình sinh hoạt quân đội Việt Nam.   Đêm rạng sáng ngày 16-2-1979, khi quân xâm lược Trung Quốc đổ một lực lượng quân đội hùng hậu vào đánh chiếm sáu tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, thì ngày 17-2 -1979, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã cho ra đời bài hát này. Bài hát như một bài hịch hiệu triệu toàn dân vào cuộc chiến đấu mới  và được lưu truyền rộng rãi trong nước để khích lệ sĩ khí quân dân ta đứng trước hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc. Khi bình thường hóa quan hệ Việt-Trung xong, bài hát này đã bị khai tử, và người ta không còn nghe hát trên các đài phát thanh hay trên các kênh thông tin đại chúng nữa. Dầu vậy nhưng âm vọng của nó vẫn trỗi dậy trong lòng mọi người mỗi khi kỷ niệm cuộc chiến oanh liệt chống quân Trung Quốc ngày 17-2 hằng năm. LỬA ĐÃ CHÁY VÀ MÁU ĐÃ ĐỔ   Làm sao có thể quên khi không biết bao nhiêu máu xương của quân và dân ta đã đổ xuống để bảo vệ cho toàn vẹn lãnh thổ ngày ấy. Trung Quốc đã dùng hàng trăm đại pháo, xe tăng, hỏa lực bắn giết hàng vạn dân và quân ta, gây ra cái chết trên 60.000 người. Bầu trời biên giới miền Bắc đã nhuốm màu máu lửa tang thương. Ba mươi lăm năm trôi qua, vết thương chiến tranh tuy đã lành nhưng ấn chứng, di tích hãy còn đó với những tấm bia tưởng niệm hãy còn đó khắc ghi tội ác của quân thù xâm lược Trung Quốc mà bây giờ nhà nước ta hôm nay phải gọi là "Bạn", là đồng chí với tinh thần "4 Tốt + 16 Chữ vàng". Cũng vì tình hữu nghị đồng chí anh em giữa hai Đảng CS VN và Đảng CS TQ mà hôm nay báo chí chính thống trong nước đều phải tháo gỡ những bài viết đã đăng về sự kiện lịch sử này. Và cũng vì tình hữu nghị mà trang sách sử giáo khoa Việt Nam vẫn chưa được phép đưa vào để giáo dục cho thế hệ con em mai sau về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm. Hằng năm, chúng ta có quá nhiều ngày quốc lễ để kỷ niệm, nhưng ngày 17-2 - ngày biến cố lịch sử quan trọng cần phải được tổ chức sinh hoạt rộng rãi trong toàn đảng, toàn quân và toàn dân thành quốc lễ như kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, v.v... - nhưng đảng và nhà nước Việt Nam lại cố tình bỏ quên; trong khi có rất nhiều cựu tướng lĩnh, sĩ quan hưu trí, người trí thức yêu nước muốn được long trọng kỷ niệm. Nhân dân ta vốn yêu chuộng hòa bình, vì thế ai cũng muốn gác lại quá khứ thù hận để chung sống hòa thuận, hợp tác phát triển quốc dân. Nhưng lịch sử là chứa đựng quá khứ có bi thương, có hùng tráng của mỗi dân tộc. Chúng ta nên sòng phẳng khách quan với lịch sử vì “lịch sử là sự thật mà không ai có quyền lãng quên “ hay bóp méo nó đi. Nhận thức như vậy, chúng ta mới cần có những hành động thiết thực như tu sửa lại những bia tưởng niệm, trùng tu lại những di tích cảnh về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Hằng năm, phải tổ chức kỷ niệm để vinh danh, tri ân những người liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Có như thế thì máu xương của họ đổ ra mới không oan uổng. Chín năm sau trôi qua, tiếng súng đã ngừng vang trên bầu trời biên giới nhưng tiếng súng lại vang lên nơi biên đảo Trường Sa năm 1988, giết đi 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam để chiếm đảo Gac-Ma. Cho đến nay, tàu hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục nổ súng bắn vào ngư dân Việt Nam vô tội nơi biển khơi Hoàng Sa của nước ta. Đối với, Trung Quốc, chúng ta phải đủ sáng suốt để nhận rõ ra: Bạn hay Thù? Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam hay là Tam Sa của Trung Quốc? Chúng ta không chống nhân dân Trung Hoa vì họ cũng lâm vào hoàn cảnh bị trị như chúng ta nhưng chúng ta cần có thái độ rõ ràng, mạnh mẽ với nhà cầm quyền Cộng sản Trung quốc. Bởi lẽ, mỗi ngày ông bạn tốt láng giềng luôn đưa ra những đòi hỏi ngang ngược về chủ quyền Biển Đông và ngăn cấm không cho ngư dân Việt Nam ra khơi tìm nguồn sống, bất chấp sự phản đối của chúng ta. Vì vậy, khi nào nhà nước Việt Nam đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể có chính sách đúng đắn và phù hợp lòng dân.  Ngược lại, mỗi người Việt chúng ta phải tiếp tục lên tiếng bảo vệ công lý cho dân tộc, và chủ quyền đất nước trên vùng đất, vùng biển của Tổ quốc Việt Nam. Viết để cùng tưởng niệm ngày 17-2-1979. Gia Lai ngày 14-2-2014Hồng Trung
......

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979

......

Lời kêu gọi nhân tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc trên biên giới

LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA 17.2.1979   Ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, tàn sát dân ta cực kỳ dã man theo cách bao đời ông cha chúng từng làm. Chúng đốt sạch, giết sạch. Các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và một số thị trấn khác bị san phẳng. Tội ác của chúng quả là "trúc rừng không ghi hết tội, nước biển không rửa sạch mùi" như Nguyễn Trãi đã phẫn nộ lên án quân xâm lược nhà Minh phương Bắc cách đây hơn năm thế kỷ. Bọn xâm lược không lường được rằng, tuy bị bất ngờ, nhưng với truyền thống quật cường, quả cảm, quân dân ta trên 6 tỉnh biên giới đã giáng trả bọn cướp nước những đòn trí mạng. Bằng một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950, điều động 9 quân đoàn chủ lực và 3 sư đoàn độc lập với hàng trăm xe tăng, hàng nghìn pháo, súng cối, dàn hỏa tiễn cùng với sự yểm trợ của hạm đội Nam Hải và không quân sẵn sàng ứng phó, chúng đã thảm bại! Ngày 18 tháng ba năm 1979 Đặng Tiểu Bình phải tuyên bố rút quân. Tuy vậy, chúng vẫn chốt lại tại một số điểm trên biên giới, tiếp tục các cuộc bắn phá tranh giành biên giới. Xung đột kéo dài, ác liệt nhất trong các năm 1984-1985, điển hình là các cuộc chiến xảy ra tại Núi Đất thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, cho đến gần hết năm 1988 mới chấm dứt. Không phải chúng ta, mà là một nhà văn Trung Quốc đã viết: "Đem quân gây chiến, đánh phá nước láng giềng mà không có tuyên bố là một điều sỉ nhục, hèn hạ".   Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979 - Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng Nhưng, cũng sẽ là hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là "giữ gìn đại cục", chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân mình biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.   Trong khi nhà cầm quyền nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này thì bộ máy truyền thông Trung Quốc, từ thông tấn báo chí đến văn học nghệ thuật suốt 35 năm nay đã ra rả gieo vào đầu thế hệ trẻ nước họ và dân chúng họ "về cuộc đánh trả tự vệ". Nhiều nguồn tin cho rằng có tới trên 90% người dân Trung Quốc vẫn hiểu rằng năm 1979 bộ đội Việt Nam đã vượt biên giới sang tấn công, bắt buộc quân đội họ phải tự vệ! Và, cũng do sự "nín nhịn" vì "đại cuộc" tệ hại này mà phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong hơn 1,4 triệu sinh viên nước ta hầu như không biết về cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu này! Máu người đâu phải là nước lã! Máu của chiến sĩ và đồng bào ta đã thấm đẫm biên cương phía bắc nước ta mười mấy năm trời. Ai sẽ phải gánh chịu trước lịch sử sự câm lặng về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc cách đây 35 năm? Ai? Ai? Chẳng lẽ không ai cả sao? Có cái thứ ngoại giao "khôn ngoan" cỡ gì khi quyết bịt miệng dân bày tỏ lòng yêu nước, chí căm thù quân cướp nước, để cố giữ hòa khí giữa hai nhà nước cùng chung ý‎ thức hệ? Hay là người ta đang cố gắng đi tìm "kế sách Câu Tiễn" thế kỷ XXI? Vậy thì hãy để ai đó là "Câu Tiễn thế kỷ XXI" chịu nhục, chứ chớ dại dột bắt cả dân tộc này phải chịu nhục cùng với những Lê Chiêu Thống mới. Lịch sử đã từng ghi nhận những tấn bi kịch của những nhà cầm quyền quay lưng lại với ‎ý chí và nguyện vọng của dân để dựa dẫm vào ngoại bang nhằm giữ cái ngai vàng mục ruỗng, ngày nay là cái ghế quyền lực, đặt nó lên trên tổ quốc, phản bội lại truyền thống dân tộc. Ấy vậy mà dân tộc thì mãi mãi trường tồn! Chỉ có những triều đại, những chính thể yếu hèn, và do yếu hèn nhưng lại cố bám víu lấy quyền lực để vun vén cho lợi ích của vương triều hoặc của phe nhóm nên đã lúng túng, bế tắc, xa rời con đường quang minh chính đại của dân tộc, thì sớm muộn cũng phải tự cáo chung. Chính vì vậy, nhân 35 năm cuộc chiến tranh biên giới, chúng tôi, những người đang ưu tư về vận nước, những người đã từng ký‎ vào Tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược, Tuyên bố về thực thi Quyền dân sự và Chính trị, Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi 2013, Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp... công bố LỜI KÊU GỌI với nội dung như sau: 1. Chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc ngày 17.2.1979. Có nhiều hình thức tưởng niệm. Trước hết, đề nghị Nhà nước tổ chức trên quy mô cả nước và các địa phương. Cũng có thể do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể các cấp từ trung ương tới địa phương tổ chức để đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Từng cộng đồng dân cư, các nhóm hội đoàn và các cá nhân dưới các hình thức hoạt động xã hội dân sự tổ chức nhiều hình thức tưởng niệm phong phú và đa dạng tùy theo sáng kiến và hoàn cảnh riêng như: dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới, chống quân xâm lược, bảo vệ đất nước, quê hương. Vòng hoa tưởng niệm của cá nhân công dân yêu nước, của một nhóm người, một cộng đồng người tri ân người đã ngã xuống đặt tại nơi công cộng để đánh ‎thức lương tri của toàn xã hội nâng cao lòng yêu nước, quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình có thể tổ chức tưởng niệm tại nhà riêng của mình theo hoàn cảnh và sáng kiến như trước đây chúng ta đã làm: thắp một nén nhang trên bàn thờ với khẩu hiệu: Đời đời đời nhớ ơn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược trên biên giới phía Bắc 17.2.1979. Khẩu hiệu này có thể dán trước cổng nhà, trước cửa ra vào nhà, trước bàn làm việc, đeo trên mũ, trước ngực khi đi ra đường trong một tuần kể từ ngày 17.2.2014. 2. Phải trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược. Cần có chủ trương công khai và cụ thể trong việc tổ chức biên soạn và đưa vào sách giáo khoa các cấp về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía Bắc gắn với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến đấu chống xâm lược tại Hoàng Sa, Trường Sa (nhất là cuộc chiến đấu tại Gạc Ma) để thấy rõ thêm bộ mặt của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, nâng cao tinh thần cảnh giác và ‎ ý‎ thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên tất cả các mặt. Khẳng định rõ hành động bành trướng của giới cầm quyền Trung Quốc không những gây tội ác và hiểm họa cho đất nước ta và nhiều nước trong khu vực mà còn đi ngược và làm tổn hại tinh thần láng giềng hữu nghị của nhân dân Trung Quốc mà nhân dân ta luôn tôn trọng và cùng vun đắp vì lợi ích của hai dân tộc, vì hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Rà soát lại chính sách và chế độ đối với những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh mà lâu nay vì những thiếu sót và sai lầm đã bỏ quên nhiều đối tượng, gây nên những bất công xã hội và bất bình trong nhân dân. 3. Chính thức đưa ngày 17.2 hàng năm là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha ta đã từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII. CHIẾN SĨ VÀ ĐỒNG BÀO ĐÃ NGÃ XUỐNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC SỐNG MÃI TRONG KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI CỦA TỔ QUỐC, TRONG ANH LINH TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC, TRONG TRÁI TIM CỦA MỖI NGƯỜI VIỆT NAM TP HCM, ngày 12.2.2014 ĐỒNG KÝ TÊN: 1. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM 2. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM 3. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội 4. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM 5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM 6. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM 7. Giang Thị Hồng (bà quả phụ Lê Hiếu Đằng), cán bộ hưu trí, TP HCM 8. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM 9. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM 10. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM 11. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM 12. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM 13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM 14. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, TP HCM 15. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM 16. André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp 17. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM 18. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, TP HCM 19. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, cựu binh cuộc chiến 17/2, số hiệu quân nhân 79476979, TP HCM 20. Nguyễn Trí Nghiệp, giám đốc công ty Nông Trang Island, Vĩnh Long 21. Nguyễn Văn An, cán bộ hưu trí, TP HCM 22. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh 23. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM 24. GB. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn 25. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM 26. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn 27. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM 28. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM 29. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM 30. Bùi An, TP HCM 31. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, hưu trí, TP HCM 32. Hà Dương Dực, cựu giáo sư trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt và cựu giáo sư Vạn Hạnh Sài Gòn, MBA Mỹ 1970 33. Trần Minh Quốc, tác giả bài thơ “Biển gọi”, TP HCM 34. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM 35. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM 36. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist 37. Huỳnh Thục Vy, Quảng Nam 38. Hoàng Cao, người Việt tỵ nạn 39. Đặng Nguyệt Ánh, TS, cán bộ hưu trí 40. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng hòa Pháp 41. Phạm Thu Hà, nội trợ, TP HCM 42. Nguyễn Lương Thúy Kim, TP HCM 43. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM 44. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng 45. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM 46. Phan Văn Thuận, doanh nhân, TP HCM 47. Nguyễn Mai Oanh, nghiên cứu viên nông nghiệp nông thôn, TP HCM 48. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM 49. Lê Thanh Văn, nguyên Phó Ban Dân vận thành ủy TP HCM 50. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM 51. Nguyễn Lê Thu An, nhà báo, TP HCM 52. Nguyễn Lê Thu Mỹ, nguyên chiến sĩ biệt động Sài Gòn, TP HCM 53. Trần Văn Mỹ, giảng viên Đại học Sài Gòn, đã nghỉ hưu, TP HCM 54. Hoàng Thị Lệ, cán bộ hưu trí, TP HCM 55. Lê Văn Tâm, TS Hóa, Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam ở Nhật 56. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM 57. Trần Khuê, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM 58. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM 59. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội 60. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, Hà Nội 61. Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM 62. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris 63. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS, bác sĩ, cựu chiến binh, Hà Nội 64. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội 65. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, nguyên phái viên của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội 66. Lê Thăng Long, nhà nghiên cứu kinh tế - chính trị - xã hội, TP HCM 67. Nguyễn Huệ Chi, giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội 68. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội 69. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 70. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội 71. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, TP HCM 72. Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM 73. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM 74. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
......

Ôn lại lịch sử cuộc chiến biên giới 1979 - 1989 (kỳ 3)

QUAN HỆ VIỆT - TRUNG QUA LỜI CÁC TƯỚNG TÁ ĐANG CẦM QUYỀN 1. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng chia sẻ rằng: Thứ Trưởng Quốc Phòng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng cho hay: “Các thế lực thù địch hiện có hai luận điệu chống phá. Thứ nhất, là Việt Nam dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc. Thứ hai, là Việt Nam nhượng bộ để Trung Quốc lấy đất, lấy biển Việt Nam. Đây là các luận điệu bất lợi cho Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/37476/-viet—trung-tuyet-doi-khong-du... 2. “…Đại tướng Phùng Quang Thanh ghi rõ: Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung, đang đặt ra những khó khăn, phức tạp mới cho Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai nước.   Bộ Trưởng Quốc Phòng Đại Tướng Phùng Quang Thanh “Quân đội hai nước chúng ta cần tăng cường tình đoàn kết, hợp tác chặt chẽ và bảo vệ thành quả cách mạng của mỗi nước. QĐND Việt Nam đặc biệt coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện và bền vững với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đây là chủ trương nhất quán, là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, quốc phòng của Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định…” NGUỒN: http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/50/50/199608/Default.aspx 3. Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Bộ trưởng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Bộ trưởng khẳng định chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam là Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác.http://www.vietnamplus.vn/Home/Quan-he-quoc-phong-VietTrung-ngay-cang-ph... 4. “Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc tiếp tục đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, theo đúng phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng điều này phù hợp với lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.”http://dantri.com.vn/su-kien/tim-giai-phap-co-ban-lau-dai-cho-van-de-bie... Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 5. ĐẠI TÁ-PGS-TS-NGND Trần Đăng Thanh: “KHÔNG ĐƯỢC QUÊN ƠN TRUNG QUỐC” Sau đây là đoạn audio ghi âm lại cuộc nói chuyện của Đại tá-PGS-TS-NGND Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Đại Tá Trần Đăng Thanh [Trích] Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa. Trung Quốc là anh bạn núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông, chung tình hữu nghị. Hoặc là nói như ông Hồ Cẩm Đào: sơn thủy thì tương liên, lý tưởng thì tương thông, văn hóa thì tương đồng, vận mệnh thì tương quan… Còn Mỹ, các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả … Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ. Nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó. (Nghe toàn bộ audio ghi âm tại đây:https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-gi...) Theo nhật ký yêu nước.
......

Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm Chiến tranh biên giới 1979?

Cuộc trao đổi qua đường dây nóng giữa ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng là lý do khiến Việt Nam đột ngột chấm dứt các hoạt động tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và 35 năm Chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 1979? Đèn xanh   2014 đánh dấu “năm chẵn” một loạt những sự kiện liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trong số này có 35 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979), 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (19/1/1974) và 35 năm ngày Trung Quốc tung 60 vạn quân quân nổ súng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (17/2/1979). Trong khi sự kiện gắn với biên giới Tây Nam được tuyên truyền tương đối bình thường thì việc báo chí chính thống của Việt Nam nhắc tới Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 là điều gần như không có nếu không tính quãng thời gian từ 2009 trở lại đây. Cũng cần phải nói rằng câu chuyện về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979 mới được hâm nóng trở lại trên các kênh truyền thông chính thức ở Việt Nam được vài năm nay mà bắt đầu là bài viết “Biên Giới Tháng Hai” của ký giả nổi tiếng Huy Đức (http://www.viet-studies.info/kinhte/HuyDuc_BienGioiThangHai.htm) trên báo Sài Gòn Tiếp thị ra ngày 9/2/2009. Lác đác trong những năm sau đó một số tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp luật Tp.HCM...đã có một số bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói đến sự kiện này trong đó nổi bật là báo Thanh Niên, tờ báo của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tháng 2/2011, báo Thanh Niên có bài viết về liệt sĩ Lê Đình Chinh (http://tinyurl.com/pm76349) và bài về chiến công chống quân Trung Quốc xâm lược của một đơn vị bộ đội tại Lạng Sơn năm 1979 (http://tinyurl.com/cas56wk) gây được sự chú ý của dư luận đặc biệt với hình ảnh về tấm bia ghi dấu chiến công bị đục bỏ. Năm 2013, đúng vào ngày 17/2, báo Thanh Niên cũng cho đăng tải bài phỏng vấn tướng công an Lê Văn Cương về việc phải công bố và đưa câu chuyện chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa (http://tinyurl.com/n6cwr8w). Sau bài viết mang tính mở đường này nhiều tờ báo khác như Tuổi Trẻ, VietnamNet...cũng đã liên tiếp lên tiếng. Theo một nhà nghiên cứu, những diễn biến nóng trên Biển Đông trong những năm qua, nỗ lực của báo giới và những sức ép từ dư luận đã buộc chính quyền có độ mở nhất định đối với các thông tin về vụ Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chiến tranh biên giới 1979 trên các kênh chính thức của Việt Nam. Từ cuối tháng 12/2013 đầu 1/2014 một số tờ báo “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đăng tải các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 với một sự thận trọng nhất định. Khởi đầu là Giaoduc.net.vn, tiếp sau đó là Tuổi Trẻ, Infonet.vn, PetroTimes, Vietnamnet...Tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu Việt Nam là Vnexpress.net đến gần sát thời điểm 19/1 cũng có một số bài. Các tờ báo chính thống như Nhân dân, Quân đội Nhân dân...như thường lệ không hề đả động gì đến những vấn đề vốn được mặc định là “nhạy cảm” này. Thanh Niên, nhập cuộc muộn hơn, nhưng tổ chức khá bài bản loạt bài về Hoàng Sa trên báo điện tử thành một chuyên đề (http://tinyurl.com/nlm6tql) với nhiều bài viết đa dạng. Sự kiện Hoàng Sa 1974 được tờ báo này nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc cạnh khá mạnh dạn so với báo chí chính thống trong nước. Việc báo chí có thể đăng tải thoải mái các tin bài về sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, thậm chí động đến những chuyện khá “nhạy cảm” và gây tranh cãi mà trước nay mới chỉ được đề cập trên các kênh phi chính thống. Trong số này có thể kể đến việc đòi đánh giá lại sự kiện Hoàng Sa, ca ngợi những hy sinh của binh lính Việt Nam Cộng Hòa và coi họ như những anh hùng liệt sĩ chống ngoại xâm...đã tạo dư luận cho rằng chính quyền đã bật đèn xanh cho việc tuyên truyền này. Tưởng niệm hay không tưởng niệm? Chiều 30/12/2013, báo Thanh Niên điện tử đã xuất hiện bản tin về việc “Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc” (http://tinyurl.com/nfn9tgp). Bản tin này sau đó đã bị gỡ bỏ sau đó chỉ vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên nội dung của nó đã được nhiều website đăng tải lại. Theo bản tin này, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1/1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2/1979). Bản tin của Thanh Niên còn cho biết Thủ tướng đã trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử rằng: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này”, ông Dũng được Thanh Niên điện tử trích dẫn.   Cú phanh đột ngột Trong khi nhiều người tin rằng đúng ngày 19/1/2014 hàng loạt các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 sẽ được hàng loạt tờ báo bung ra thì một điều bất ngờ xảy đến : hầu hết các tờ báo đều đột ngột ngừng việc đưa tin về sự kiện này từ 18/1. Sáng 18/1, trang web của UBND huyện Hoàng Sa cũng bất ngờ đăng lời cáo lỗi (http://tinyurl.com/ox8kf9w) của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện, về việc hủy chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa dự kiến sẽ được tổ chức vào 19h00 cùng ngày tại tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng. Lý do được đưa ra là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa đã không thể diễn ra theo kế hoạch. Cũng trong sáng 18/1, báo Thanh Niên điện tử cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (http://tinyurl.com/nvzs2hl) liên quan đến chủ đề Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. Tuy nhiên bài viết này sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ xuống. Đến thời điểm ấy người ta chỉ có thể lờ mờ phỏng đoán đã có một quyết định được đưa ra vào giờ chót, ngay trước 19/1/2014, nhằm ngăn cản việc tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa 1974 đồng thời “bịt miệng” báo chí trong nước. Điều khó hiểu là quyết định này dường như được đưa ra khá bất ngờ chứ không phải như chủ trương “đèn xanh” như trước đó. Dường như đã có một sự thay đổi vào phút chót trong việc kiểm soát thông tin của sự kiện này từ giới lãnh đạo Việt Nam. Ngày 21/1, sau cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông với lãnh đạo các báo, đài, trên một số diễn đàn báo chí đã lan truyền thông tin lãnh đạo báo Thanh Niên và Infonnet.vn đã bị “cạo” ra trò tại cuộc giao ban này. Cũng xuất hiện thông tin nói rằng báo Thanh Niên và báo Infonet.vn sẽ bị kỷ luật do không chấp hành chỉ đạo liên quan đến việc tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa 1974. Chỉ thị mật Điều có lẽ không nhiều người biết biết đó là vào ngày 16/1/2014, các tổng biên tập, giám đốc các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã bất ngờ được Ban Tuyên giáo triệu tập đến trụ sở của cơ quan này tại 2 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội. Họ được gọi lên để nhận tận tay một chỉ thị mật liên quan đến việc tuyên truyền về Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979. Theo một cựu lãnh đạo báo chí thì việc gọi các Tổng biên tập đến để trao tận tay một văn bản chỉ đạo mật là điều ít khi xảy ra. Thông thường các vụ việc thế này Ban Tuyên giáo chỉ cho người gọi điện/gửi tin nhắn hoặc qua đường công văn. Nội dung chính của chỉ đạo mật này đó là theo yêu cầu trực tiếp từ Bộ Chính trị, các cơ quan báo chí phải tuân thủ nghiêm “kỷ luật thông tin” trong tuyên truyền về Hoàng Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Cụ thể, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo đã ra lệnh cho các báo không được đưa tin về các hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm các sự kiện nêu trên nếu chưa có sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ. Các báo, đài nào đã đăng thì được yêu cầu phải “dừng ngay” và “tuyệt đối không được đăng tiếp”. Chỉ thị mật này cũng nêu rõ khi cần báo, đài nào lên tiếng, Ban Tuyên giáo TƯ sẽ có sự chỉ đạo cụ thể đồng thời răn đe, dọa dẫm, yêu cầu một cách khá gay gắt rằng các cơ quan báo chí “không được tự tiện, manh động”. Bên cạnh đó chỉ thị đồng thời cũng yêu cầu “thông tin, tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn giữ mức độ, nội dung, cách thức tuyên truyền như lâu nay” (?!) và không đẩy việc tuyên truyền lên mức cao hơn. Đặc biệt, chỉ thị mật này yêu cầu báo chí “tuyệt đối không đưa thông tin kích động, gây tâm lý dân tộc cực đoan, làm nóng dư luận, gây bất lợi về đối nội, đối ngoại” và chú ý đến các nội dung liên quan đến “đấu tranh phản bác thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tác đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước tạo chia rẽ, tạo mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam- Trung Quốc”. Trong chỉ thị này Ban Tuyên giáo TƯ cho biết họ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thành lập một “Tổ công tác đặc biệt” để chỉ đạo, theo dõi việc thực thi chỉ thị và các các báo, đài vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đường dây nóng Một nguồn thạo tin tại Hà Nội cho biết ngày 15/1/2014 phía Trung Quốc đã bất ngờ nêu yêu cầu trao đổi giữa Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đường dây nóng nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2014). Nguồn tin không nói rõ thời điểm cuộc điện đàm được thực hiện, nhưng nhiều khả năng thời gian điện đàm từ 15-16/1/2014. Điều đáng chú ý là theo thông tin công khai trên báo chí thì có một cuộc điện đàm với lý do tương tự (http://tinyurl.com/pww2foa) nhưng được thực hiện vào ngày 22/1/2014 cũng giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình. Thông tin công khai này không cho biết cuộc điện đàm bình thường hay được thực hiện qua đường dây nóng. Không rõ đây chính là cuộc điện đàm được thực hiện trước thời điểm 16/1/2014 nhưng được ém thông tin và đăng tải thành ngày 22/1/2014 hay là một cuộc điện đàm khác. Theo dự đoán của người viết thì nhiều khả năng chỉ có một cuộc điện đàm nhưng thời gian công bố đã có sự điều chỉnh. Nguồn tin cũng cho biết nhiều khả năng trong cuộc điện đàm này phía Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu và được ông Nguyễn Phú Trọng đồng ý về việc Việt Nam hủy bỏ chương trình tưởng niệm Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh biên giới 1979 mà trước đó được dự kiến thực hiện. Nếu điều này là sự thật thì có thể thấy một lần nữa Trung Quốc lại cho thấy sự cao tay trong việc “dắt mũi” giới lãnh đạo Việt Nam khi đặt Hà Nội vào thế bị động. Nó cũng cho thấy những nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thiếu tầm nhìn trong việc ứng xử với Trung Quốc như thế nào, nguồn tin bình luận. Hẳn là Hà Nội chưa quên bài học vừa mới xảy ra năm ngoái khi họ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay trong thời điểm lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việc những lá cờ rủ đã buộc phải thay đổi cấp tập thành cờ mừng đã gây ra một làn sóng dư luận phẫn nộ trong dân chúng. Một chuyên gia về chính trị Việt Nam cho rằng những ứng xử mang tính chất đối phó và dường như có phần quá nể sợ Trung Quốc của giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ sẽ chẳng bao giờ có được sự tôn trọng từ phía người láng giềng “khó chơi”. “Người Trung Quốc vốn kính nể những đối thủ cứng rắn. Họ muốn các chư hầu thần phục nhưng cũng coi thường những kẻ thần phục. Đó là văn hóa của họ”. “Điều mà tôi lo lắng là không biết đến bao giờ chúng ta mới có những thủ lĩnh đủ tầm trong ứng xử với Trung Quốc Nếu những nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta cứ mãi “trẻ con” thế này thì đất nước sẽ còn tiếp tục bị đè nén và sỉ nhục”.   Hà Nội ngày 4/2/2014 (Kỷ niệm 225 Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Xuân Kỷ Dậu 1789) Hoàng An Vĩnh Nguồn: viet-studies.info
......

Văn tế Đồng bào và Chiến sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc tháng 2 năm 79

Hỡi ơi! Thấm thoắt đã ba lăm năm Mới đấy đã thành thiên cổ! Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác Nhớ linh xưa: Chiến sĩ tòng chinh Tuổi hoa niên đang bận sách đèn Lòng trai tráng chứa bao mơ ước Đáp lời non sông, hăm hở lên đường Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm. Nhân dân biên giới Đang yên ổn làm ăn, đâu ngờ phút chốc loạn ly Gặp buổi thanh bình, ai tưởng được điều thảm khốc Pháo giao thừa vừa nổ, hội xuân vừa mở rộn ràng Năm mới vừa sang, hy vọng ngập tràn phơi phới Đì đùng súng bắn, trẻ con vẫn tưởng pháo giao thừa Loa réo vang trời, cụ già còn ngờ loa hội mở Thương thay! Chiến đấu ngoan cường, xông thẳng nơi mũi tên hòn đạn Kiên trung giữ đất, sợ chi nơi súng nổ pháo rền. Máu loang mặt đèo, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương Xác nghẽn gềnh sông, tiếng kêu thương ngút trời đau xé Địch giết người không ghê tay Địch nã pháo không ngừng nghỉ Hãm hiếp đàn bà, lộ mặt loài dê chó. Tiếng kêu thương xé nát một góc trời Cắt đầu trẻ nhỏ, hiện rõ lũ sài lang. Hồn oan khuất vật vờ miền biên viễn. Ôi! Máu xương gửi lại biên cương Hồn phách tụ về nơi đền miếu Tuổi thanh xuân dâng Tổ quốc ngàn năm Hoa chiến thắng dâng Đất Mẹ vạn thưở. Đền nợ nước nào đợi vinh danh Chết vì dân đâu chờ tưởng vọng Hôm nay Tưởng niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Thương nhớ 60 ngàn đồng bào ra đi vĩnh viễn Chúng tôi Đốt nén hương thơm Dâng vòng hoa thắm Đơn sơ lễ bạc lòng thành Thành kính tâm hương dâng cúng Cúi xin chư vị anh linh sống khôn thác thiêng Phù trợ cho Non sông đất nước thăng bình muôn thưở Cũng xin chư vị Tha thứ hết lỗi lầm Của những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa Của những kẻ quên hết công lao và máu xương của chư vị anh linh Lại xin chư vị anh linh, cùng chúng tôi: Nguyền rủa đời đời bọn bành trướng Bắc Kinh Nhắc nhở muôn năm mối thù truyền kiếp! Hỡi ơi! Hồn có linh thiêng Xin về nhận hưởng! Lâm Khang phụng soạn Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
......

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!   Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới. Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn. Có mặt ở đây, bên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu 95 tuổi là hai người vợ góa của hai chỉ huy chiếm hạm chiến đấu và ở lại mãi mãi với Hoàng Sa, bà Ngô Thị Kim Thanh vợ tử sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ tử sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo. Những trí thức: bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, nhà khoa học Huỳnh Kim Báu, kỹ sư Đỗ Thái Bình, PGS TS Hoàng Dũng, TS Vũ Thị Phương Anh, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà thơ Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, các nhà báo Lê Phú Khải, Lê Công Giàu, Thế Thanh, Nguyễn Quốc Thái, các nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm,… bên cạnh những gương mặt của tuổi trẻ Sài Gòn. Từ trái qua: Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu Từ trái qua: bà Ngô Thị Kim Thanh và bà Huỳnh Thị Sinh Mở đầu buổi lễ, Linh mục Chủ tế nêu rõ: “Chúng ta nhớ lại lịch sử Hoàng Sa không để oán thù mà để khơi dậy lòng yêu nước, yêu hoà bình và công lý”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đọc bài luận văn quan trọng “Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”, trong đó ông lược thuật diễn biến lịch sử của việc quản lý liên tục Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ các chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Bảo Đại (1949), Việt Nam Cộng hoà (1955) cũng như quá trình Trung Quốc (Cộng sản) xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kết thúc bài nói, ông chân thành bộc lộ tâm sự của một trí thức công giáo Sài Gòn đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc “kiến tạo độc lập – thống nhất”: “Sau tháng 4/1975, dần dần tôi mới thấy ý đồ của TQ đã từ lâu vẫn giữ não trạng “đại Hán” xâm chiếm từng mảng lãnh thổ hay lãnh hải của nước ta mỗi khi có nguy cơ ngoại xâm hay nội chiến. Nói ra quá đau lòng, nhưng đó là sự thật”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu Linh mục Lê Quốc Thăng, người con của một sĩ quan hải quân Sài Gòn (tàu HQ 5) bảo vệ Trường Sa và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ 10 trong trận chiến bi hùng 17-19/1/1974, đã kết thúc phần giảng lễ với lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”. Linh mục Lê Quốc Thăng Thay mặt những người dự lễ, GS Tương Lai có bài phát biểu đầy nhiệt huyết và mạnh mẽ nói lên tâm tình của trí thức nhân sĩ và nhân dân luôn đau đáu nỗi đau Hoàng Sa, Trường Sa, kiên trì lên tiếng đòi Nhà nước thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước ở những việc làm rõ ràng, cụ thể. Một trong những việc ấy là: sớm chính thức biểu dương lòng yêu nước của các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (xem toàn văn bài Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở đăng ngay sau bài này). GS Tương Lai đang phát biểu Sau buổi lễ, một số anh em đến nhà của bà Ngô Thị Kim Thanh, một căn hộ ở chung cư Trần Quốc Toản, để thắp nhang cho liệt sĩ Nguyễn Thành Trí. Vừa đến cầu thang chung cư, thì gặp hai nhà báo Huy Đức và Mạnh Quân đang ôm một giỏ hoa quả đi lên. Sau khi thắp nhang, kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà báo Huy Đức thông báo cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thành Trí và cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà về kết quả cho đến nay của chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Hai anh nhấn mạnh chương trình sẽ là một điểm nối kết Nam Bắc, thúc đẩy tình cảm hòa giải hòa hợp dân tộc. Hoàng Sa – đó là nơi chúng ta thấy rõ kẻ xâm lược. Mà xâm lược thì thời nào cũng vậy, là kẻ thù chung của con dân nước Việt, bất kể Nam hay Bắc.   Từ trái qua: kỹ sư Đỗ Thái Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Huy Đức, nhà báo Mạnh Quân, nhà văn Phạm Đình Trọng và hai người con của liệt sĩ Nguyễn Thành Trí – Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Thanh Triết. Nhà văn Phạm Đình Trọng thắp nhang TS Phạm Chí Dũng thắp nhang   Nguồn: PV BVN  
......

Mỹ thắng Tàu một bước

Tập Cận Bình đang nhường một nước cờ ngoại giao, để rảnh tay củng cố địa vị qua “trận càn quét” các đối thủ chính trị quy tụ trong “Ðảng Dầu lửa” và “Ðảng An ninh” mà Chu Vĩnh Khang đứng đầu cả hai. Trong lúc Tập Cận Bình lo các nước cờ hạ thủ Chu Vĩnh Khang một cách ngoạn mục, thì John Kerry đã thắng một cuộc cờ ngoại giao ngay trong vùng Ðông Nam Á, nơi Bắc Kinh vẫn coi là “ao nhà” của mình, không muốn cho Mỹ can dự.   Ngoại trưởng Kerry trò chuyện với các sinh viên trước khi đọc một bài phát biểu tại xã Tân An Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.   Trong cuộc thăm viếng Việt Nam, rồi Philippines, những lời tuyên bố và hành động của ngoại trưởng Mỹ đều công khai nhắm vào Trung Cộng, không úp mở. Về hành động thì những việc làm mới của chính phủ Mỹ thì không có gì đáng coi là nghiêm trọng; nhưng các lời nói thì cố ý gây ảnh hưởng mạnh. Trên trường ngoại giao, người ta chỉ cần tạo ảnh hưởng tâm lý như thế. Chi tiền ít mà vẫn nói được nhiều, rõ ràng là lợi lớn.   Tại Việt Nam, John Kerry chỉ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho các nước ASEAN. Nhưng lời tuyên bố nói rõ mục đích là giúp vùng Ðông Nam Á bảo vệ lãnh hải chống xâm lăng. Số tiền 32 triệu không đáng là bao. Nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á lo bị ai xâm lăng? Ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng. Số tiền 18 triệu Mỹ kim giúp riêng cho Việt Nam cũng không cao. Chắc là các lãnh tụ đảng Cộng sản ở Hà Nội rất thất vọng. Không phải vì ngoại trưởng Mỹ lại lên lớp đặt vấn đề nhân quyền; điều này John Kerry bắt buộc phải làm vì trước khi lên đường đã nhận được thư thúc đẩy của 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu. Nỗi thất vọng của các quan chức Hà Nội là chính phủ Mỹ chỉ viện trợ dưới hình thức năm chiếc tầu thủy cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải sử dụng trong việc tuần tiễu. Lính đi tuần tiễu tức là các quan lớn khó nhân cơ hội rút ruột. Trong khi đó thì nhân cơ hội có mặt tại chiến trường mà ông đã đóng vai chiến sĩ Hải quân Mỹ nửa thế kỷ trước, John Kerry lại tấn công ngoại giao nhắm vào Bắc Kinh.   John Kerry nói: “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Nước nào gây hấn và ép buộc? Nước nào đã và đang tìm cách bành trướng lãnh thổ? Ai cũng biết, đó là Trung Cộng. Tại Philippines, John Kerry cũng chỉ đến để kết thúc những cuộc đàm phán giữa các viên chức ngoại giao hai nước. Các hiệp ước xác định thủ tục để quân đội Mỹ, gồm cả máy bay, tầu thủy, và bộ binh được đóng tạm trên đất Philippines. Sau khi Mỹ đóng cửa các căn cứ ở Philippines từ năm 1992, đây là những thỏa hiệp đầu tiên chính thức cho phép quân đội Mỹ trở lại. Nhưng trong thực tế, phi cơ và tàu chiến Mỹ đã tới Philippines rất nhiều lần trong các năm qua, được dư luận dân chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Cho nên việc ký kết các thỏa ước mới chỉ là công việc bình thường. Nhưng những lời tuyên bố của cả hai ông ngoại trưởng Albert F. del Rosario và John Kerry thì không bình thường.   John Kerry nói: “Hiệp Chúng Quốc mạnh mẽ chống lại đường lối sử dụng hăm dọa (intimidation), cưỡng bách (coercion) hay hiếu chiến (aggression) của các quốc gia để bành trướng lãnh thổ. Kho tự vựng ngoại giao của các nước Ðông Nam Á trong tương lai sẽ chứa đầy những chữ hăm dọa, cưỡng bách, và hiếu chiến; quà tặng của ông ngoại trưởng Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ thong thả đem ra dùng mỗi khi nói đến Trung Cộng (trừ chính quyền hai xứ Camphuchia và Việt Nam). Món quà mà ông John Kerry đem lại cho chính phủ Philippines chỉ có 40 triệu Mỹ kim, cũng nhắm vào việc tuần tiễu duyên hải. Nhưng quan trọng hơn là lời nói, tuy chỉ nhắc lại những lời mà chính phủ Mỹ vẫn nói: Nước Mỹ cương quyết bảo vệ nền an ninh của Philippines. Ðiều này thực ra không cần nói, vì hai nước vẫn còn hiệp ước phòng thủ hỗ tương; nhưng nhắc lại vẫn tạo thêm ảnh hưởng trước mắt. Nhưng trong khi nhắc lại, Kerry còn nói thêm “và an ninh trong vùng.” Mấy chữ chót này là món quà cho các nước Ðông Nam Á. Cũng như khi đến Việt Nam, tại Philippines ông Kerry đã nhắc lại những lời chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc công bố “vùng phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Ðông Bắc. Ông nói chính thức: Nước Mỹ không công nhận vùng ADIZ này. Trong thực tế, chính quyền Mỹ đã cho ngay hai pháo đài bay B52 lượn qua vùng này ngay sau khi Bắc Kinh công bố, mà chẳng sao cả. Nhưng khác với chính quyền Cộng sản Việt Nam, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario của Philippines cũng lớn tiếng đả kích Bắc Kinh trong vụ ADIZ. Nhưng lời tuyên bố quan trọng hơn nữa, là cả hai ông ngoại trưởng đã báo trước sẽ không chấp nhận nếu Trung Cộng vẽ ra một vùng ADIZ trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là điều mọi người vẫn biết là thái độ của chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó được công bố, và công bố ngay tại Manila, là một nước cờ ngoạn mục. Chuyến đi của ông Kerry tại Philippines tình cờ trùng hợp với các công tác cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, mà số đóng góp của chính phủ Mỹ đang được người Phi hoan hô. Ngoài số tiền 20 triệu đô la, họ còn gửi tới một mẫu hạm, với một ngàn thủy quân lục chiến đến làm việc.   Người Phi ai cũng biết chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chỉ giúp 100,000 đô la, bằng một phần tư số tiền do một tổ chức thiện nguyện VOICE của người Việt Nam đóng góp (Luật sư Trịnh Hội cho biết, riêng một ngôi chùa người Việt tại Mỹ đã nhờ chuyển 50 ngàn đô la cứu trợ). Sau khi nghe dư luận thế giới đàm tiếu, Bắc Kinh đã phải nâng số tiền cứu trợ lên hai triệu Mỹ kim. Họ không biết câu tục ngữ Việt Nam: Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; đồng tiền đi sau là dại. Chuyến đi của John Kerry phải đặt trong bối cảnh những xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ở phía Bắc Á Châu. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không ADIZ, nước Nhật đã phản ứng, bằng việc làm. Ngày hôm qua, 17 tháng 12, 2013, chính phủ Nhật Bản đã công bố những chiến lược quốc phòng mới. Thủ tướng Shinzo Abe gọi đây là kế hoạch quốc phòng, nhưng ai cũng thấy tầm quan trọng trong lâu dài. Nhật Bản sẽ mua thêm các máy bay không người lái và các tàu đổ bộ, là những thứ không thể coi là vũ khí “phòng thủ” như bản Hiến pháp Nhật đòi hỏi. Ngân sách quốc phòng Nhật sẽ gia tăng trong mười năm tới, đi ngược lại chiều hướng cắt giảm trong mười năm qua. Chính phủ Nhật cũng sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc xuất cảng vũ khí. Các biện pháp đó chắc sẽ được giới tư bản công nghiệp ở Nhật hoan nghênh. Bản kế hoạch của ông Shinzo Abe công bố hôm qua sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ trong năm năm tới. Số chi tiêu sẽ lên tới 246 tỷ Mỹ kim. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, mặc dù vẫn bị cấm không được lập quân đội ngoài lực lượng tự vệ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ hai, sau nước Mỹ. Nhưng nếu so sánh lực lượng hải quân và không quân thì Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc. Một điểm mới trong kế hoạch mới là việc nghiên cứu sẽ mua các vũ khí tấn công có tầm xa; lý do được nêu lên là đề phòng Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn và bom nguyên tử. Ông Abe còn giải thích công việc tự vệ bao gồm cả việc bảo vệ một nước đồng minh bị xâm lăng. Rõ ràng là ông đang giải thích bản Hiến pháp “hòa bình, phi quân sự” của nước ông theo lối mới. Tất cả là những phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vùng biển phía Ðông Trung Quốc. Trong khi đó thì đối với nước Mỹ, Bắc Kinh vẫn rất hòa dịu. Cuộc đụng độ với chiến hạm Mỹ USS Cowpens khi đang bám theo quan sát mẫu hạm Liêu Ninh xảy ra ngày 5 tháng 12 đã được Bắc Kinh dìm xuống hàng tin tức không quan trọng. Sau đó, Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục tham dự một cuộc tập trận lớn, mang tên Rimpac, do bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức.   Tập Cận Bình đang lo đối phó với các đối thủ trong đảng, trong nước. Cho nên Ngoại trưởng John Kerry tha hồ múa gậy vườn hoang. Nhưng đối với các nước Ðông Nam Á, cuộc múa gậy này rất ngoạn mục. Dân chúng miền này sẽ ngủ ngon hơn khi biết chính phủ Mỹ vẫn giữ đúng chủ trương “chuyển trục” về Á Châu. 17.12.013 - Ngô Nhân Dụng Nguồn: nguoi-viet.com
......

Người Trung Quốc Lập Xóm, Lập Phố Và Sẽ Lập Gì Nữa?

Đôi lời: Đã từ nhiều năm nay, có một tài liệu tiết lộ những bí mật kinh hoàng, được lưu truyền trên mạng, rồi rất nhiều người dân, trong đó có cả các cán bộ đảng viên, đã tự in ra, phát tán, trao đổi, bán tín bán nghi, rồi lo lắng. Tài liệu đó chứa nội dung được cho là ghi lại một cuộc bàn bạc giữa cơ quan tình báo hai nước Trung – Việt về một kế hoạch trong nhiều năm, để ngấm ngầm đưa Việt Nam dần trở thành một khu tự trị của Trung Quốc. Nghe như chuyện giả tưởng! Thế nhưng, hãy thử nhìn vào bao nhiêu diễn biến liên quan trong nhiều năm qua, những hiện tượng tuy mới là bề nổi, không thể kể hết, trong một xã hội bị bưng bít thông tin bậc nhất thế giới, cũng đã khiến ta vô cùng lo ngại, để mà suy ngẫm. BT (diendanxahoidansu)   Dân trí Thứ Bẩy, 30/11/2013 – 07:38 (Dân trí) – Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”. (Minh họa: Ngọc Diệp) Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng… Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ. Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người. Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó. Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được. Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa – Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp. Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này. Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ. Lê Chân Nhânhttp://dantri.com.vn/blog/nguoi-trung-quoc-lap-xom-lap-pho-va-se-lap-gi-...
......

Người việt cộng Xấu Xí

Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề. Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/dở/đúng/sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này? Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế? Con nít nó học cha anh mà ra, chúng ta đã nuôi dạy trẻ con thành ra như thế sao? Đừng ai đổ thừa cho ai. Vì trường học đổ cho cha mẹ, cha mẹ đổ cho xã hội, xã hội đổ cho cha mẹ & nhà trường. Tóm lại, đừng đổ nữa. Hãy biết hốt về mình đi! Tất cả chúng ta là người lớn, chúng ta đều có lỗi. Bởi người lớn có hơn gì? Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường & trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,… nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm”. Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình”. Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! Tiếng súng không còn nổ ngoài đường. Một cuộc chiến khác đậm chất mafia, côn đồ, đảo Sicily chắc còn phải chào thua nhà cầm quyền việt nam trước khả năng dùng “luật im lặng” của họ với dân mình. Cuộc chiến đó là rình mò, là theo dõi, là cấm cản, là kiểm duyệt, là vu cáo, là bắt bớ, là dùi cui, là tù đày, là chết không lý do, là bị bịt miệng tại tòa, là con cháu theo lời lãnh đạo cầm gậy gộc ra ngoài đồng ức hiếp ông bà cha mẹ chòm xóm của mình vì họ đang giữ đất. Trong khi họ giữ đất cho ai? Những đứa thanh niên đó nó đang nghĩ gì khi quay lưng lại với dân tộc mình? Đơn giản thôi. Nó tin rằng nếu trung thành với cái thể chế mà nó đang phục vụ, thể chế đó sẽ cho nó công việc ổn định, đặc quyền, đặc lợi hơn người. Vậy là nó nhắm mắt làm theo, coi nhân dân là cỏ rác, cũng vì lợi ích cá nhân & gia đình nó – nếu nó có nghĩ tới. Chứ ngoài ra, liệu còn cái lý tưởng cao đẹp nào có thể tin vào lúc này? Đừng nói với tôi là “lý tưởng Hồ Chí Minh” hay “lý tưởng cộng sản” nhé! Hỏi những đứa mặc áo xanh cán bộ Đoàn thử xem, nó nói có trôi chảy không? Tôi đã thử rồi, rốt cuộc là ngồi im nghe tôi nói huyên thuyên toàn những điều mà trường học gọi là “phản động”. Cuộc chiến này được khoác lên chiếc áo bảo vệ hòa bình, tự do, hạnh phúc. Còn bên trong là để bảo vệ quyền lợi, quyền lực cho một nhóm người gắn kết với nhau bằng những chiếc răng cùng gặm vào xương máu người nghèo, người thất học, người bán buôn lương thiện hàng ngày. Những người mỗi ngày chỉ biết tạ ơn trời phật đã cho chúng con một ngày yên ổn làm ăn, không bị cán bộ thuế đến nhũng nhiễu, không bị CSGT thổi phạt kiếm ăn, không bị đội dân phòng rượt đuổi, không bị ông chủ đẩy vào toa-lét để sờ soạng, không bị cắt tiền tăng ca, không bị cho ăn cơm thiu ngộ độc, không bị bệnh đột ngột phải vào bệnh viện nằm gầm giường chờ chết,... Thế là cái dân tộc đầy sợ sệt, bất an đó cuống cuồng kiếm tiền, cuống cuồng vơ chỗ này, cấu chỗ kia để lo cho cái thân mình. Họ còn biết làm gì nữa? Và khi họ chăm chắm vào tiền và sự yên ổn cho mình, họ để mặc cho một bọn ác khác lên ngôi, bọn này là sản phẩm của công thức: Bên trên, chúng nhìn thấy cách hành xử của một chính quyền côn đồ, có tiền là ra luật + Bên cạnh, chúng nhìn thấy những con người thờ ơ với người khác, chỉ còn biết nghĩ tới mình + Bên dưới, chúng nhận ra một đám người khổ sở, sợ sệt, yếu ớt = Chúng chợt nhận ra chúng có khả năng luồn cúi bên trên, tránh né bên cạnh & ức hiếp bên dưới. Sao mà tôi sợ bọn người đó như thế?! Bọn đó tập trung vào các cơ quan công quyền, làm quản lý, làm công an, làm công chức,… làm “đầy tớ” của nhân dân! Bọn công bộc đó đã cùng nhau đẩy những cụ già bỏ quê bỏ xứ, lên Sàigòn ngồi vạ vật dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm, ngày này qua tháng nọ để kêu oan. Bọn công bộc đó đã đẩy 2 mẹ con người phụ nữ nọ phải dùng đến cách phản kháng cuối cùng mà họ có là khỏa thân ở giữa đường để đòi lại công bằng. Vì trong tay họ còn có gì để chống lại chúng ngoài phẩm cách của người đàn bà vốn được coi là thiêng liêng? Họ dùng đến cách đó, và cuối cùng bị chúng lôi kéo dọc đường và nỗi oan của họ có ai thèm đoái tới?      Bọn công bộc đó đã đẩy đến đỉnh điểm hôm nay, một người mẹ uất ức tự thiêu trước cổng 1 cơ quan công quyền vì không còn sức để chịu đựng…      Tôi sợ bọn chúng vì bọn chúng đông quá, đông như kiến cỏ. Chúng nhan nhản khắp nơi, ngày ngày bóp chết mọi ước mơ, triệt tiêu mọi khao khát, thêm sự dốt nát của chúng vào nữa là hoàn hảo để tạo ra một nền kinh tế xã hội thụt lùi đến chóng mặt, quay cuồng trong dối trá và danh lợi. Đáng sợ hơn, cuộc sống ấm êm no đủ của chúng nhờ vào tính cơ hội – thu vén lại là sự thèm khát của những tầng lớp khác. Khiến cho những con thiêu thân non trẻ khác lao vào như một cơ hội ngàn vàng.        Bọn này tiếp tay cho bọn con buôn cũng lưu manh không kém. Thế là chúng ta ăn thức ăn có độc mỗi ngày, con cháu chúng ta uống sữa độc mỗi ngày, chúng ta đi trên những con đường hiểm họa mỗi ngày, chúng ta tiêu dùng những gì chúng mang tới, chúng ban phát, với giá mà chúng ấn định, với mức thuế mà chúng muốn,… không còn một lựa chọn nào khác. Không biết làm gì khác, không có phản ứng gì khác!        Vì chúng ta lương thiện. Kẻ không lương thiện có những phản ứng tàn độc hơn, hoặc biến hẳn sang một trạng thái sống khác, như một sự kết tinh cao cấp hơn của một xã hội đương nhiên sẽ sản sinh ra nó.       Tôi nghĩ đến bọn này khi tôi đọc tin về tên bác sĩ lợi dụng lúc mẹ của bệnh nhi đi lấy giấy xét nghiệm, hắn hãm hiếp đứa bé mới 3 tuổi.     Tôi đọc tin ông bà chủ đánh trẻ làm công đến thương tật. Tôi đọc tin một gã thanh niên có học chặt chém bạn gái mình thành từng khúc chỉ vì một chiếc xe máy và chút ít tài sản. Tôi đọc tin bọn chủ & lơ xe vứt xác hành khách bị lèn chết giữa đường mà cả xe không ai phản ứng. Tôi đọc tin nữ sinh phải ngủ với thầy giáo để được điểm tốt. Tôi đọc tin người đi đường bị cướp, may mắn giật lại được túi tiền, nhưng túi rách, tiền bay ra, xung quanh thiên hạ xúm lại nhặt, nhưng không phải nhặt giúp, mà nhặt hết đi không chừa lại đồng nào. Thay vì bị 1 đứa cướp, anh ta bị cả con đường đè ra mà cướp! … còn rất nhiều tin. Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế? Dĩ nhiên không chỉ có mình tôi biết đau đớn vì những điều đó. Chúng ta có cả một thứ to tát mà tôi tạm gọi là “nền văn chương than khóc”.        Trong những tác phẩm thi ca xuất bản từ khoảng 20 năm trở lại đây, tôi không dám nói mình đọc nhiều hay nghe nhiều, nhưng tôi cố gắng đọc, nghe, cố gắng tìm tòi, cố gắng tìm kiếm một tác phẩm nó xứng đáng làm cho tôi thấy dân tộc việt nam của tôi thực sự là “cần cù, nhân hậu,thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” một cách đúng nghĩa. Vì hãy quên những hình tượng cách mạng cao đẹp trong văn chương hay cả âm nhạc của miền Bắc thời chiến tranh đi! Đó không phải là văn chương, nó là thuốc pháo, tìm cách dẫn dắt, thôi thúc người ta chém giết & chết. Không hơn không kém. Các bạn có tìm kiếm giống tôi không? Và các bạn có tìm thấy không? Hay đầy rẫy xung quanh chúng ta chỉ có 3 loại:      - Loại mờ nhạt, rẻ tiền, xúc cảm vu vơ, vụn vặt, vô thưởng vô phạt.      - Loại có trăn trở, có suy tư, nhưng toàn đau đáu những nồi niềm xưa cũ, tương lai chả biết phải vứt đi đâu và vứt cho ai?      - Loại mạnh mẽ hơn, trực diện hơn, nhưng tầm vóc tác phẩm chỉ ở mức gẩy lên 1 tiếng đàn, rồi thôi! Tinh thần chúng ta đang được nuôi dưỡng bằng những thứ chỉ đến mức đó thôi. Còn những thứ hổ lốn lai căng phát trên TV, bán ngoài sạp báo mỗi ngày, tôi không dám kể tới, vì đó là nỗi kinh hoàng mà nếu phân tích thêm, chỉ muốn vứt cái đầu mình đi, không cần suy nghĩ nữa làm gì cho mệt óc. Vậy cái gì đã gây nên nông nỗi? Tôi không muốn tạo ra sự hiểu lầm là cái gì cũng do lỗi cộng sản. Nhiều người rất cực đoan, nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém! Nghe nói cụ Tản Đà có câu: Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn! Cho nên quân ấy mới làm quan. Những gì độc ác, bẩn thỉu của cộng sản, những người khác đã nói đầy cả ra rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần nhắc lại. Tôi chỉ nghĩ đến một điều, cái gì đã làm cộng sản tồn tại lâu như thế? Ngoài sự cấu kết quyền lực – quyền lợi để cùng bảo vệ lẫn nhau, cộng sản đã làm gì để chúng ta thành ra một dân tộc việt nam hèn hạ tự trên xuống dưới, từ già tới trẻ như ngày hôm nay? Ngoài sự mafia, côn đồ, trấn áp bằng sợ hãi, giáo dục một cách ngu dân ra, chúng còn làm gì nữa? Ai từng học luật đều biết, khi quy phạm pháp luật không điều chỉnh được, thì hành vi con người sẽ phải điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức. Pháp luật không theo con người lên giường, vào toa-lét, xuống bếp. Nhưng đạo đức theo ta khắp nơi, tận trong ngõ ngách tâm hồn. Pháp luật cũng không ép tạo ra đạo đức. Chính sự vô thần vô thánh, không thừa nhận đức tin mà cộng sản triệt để nhồi nhét từ khi họ nắm được dân tộc này đã hun đúc ra những con người sẵn sàng bán thịt thối cho người ta ăn, đút sữa độc vào miệng con nít, chém mẹ ruột, giết con đẻ,… Vì những người này họ không sợ, hoặc họ tin rằng họ sẽ tránh được sự trừng trị của pháp luật. Khi pháp luật không trị được mà người ta không sợ luân hồi, không sợ quả báo, không sợ bị đày xuống địa ngục,… thì họ còn sợ gì nữa? Việc gì mà họ không dám làm?      Còn những kẻ yếu không có niềm tin là có Phật, có Chúa, có Thánh Allah luôn soi sáng mình, giúp đỡ mình, ngự trị trong mình, thì họ còn biết dựa vào đâu để tìm lại niềm lạc quan mà sống, mà tranh đấu để tự tìm lấy giá trị sống thiêng liêng mà đấng tạo hóa đã ban cho mỗi chúng ta? Tôi có cảm giác như mình đang sống giữa một bầy đàn hỗn loạn nhưng hoang vu, hỗn loạn về vật chất – nhưng hoang vu về tinh thần. Bạn có thấy như thế không? Giữa sự hỗn loạn và hoang vu ấy, cái ác sẽ luôn luôn ngự trị, kẻ có sức mạnh sẽ luôn trấn áp chúng ta. Chúng ta - những kẻ được đến trường nhưng thật ra thất học, những kẻ nghĩ mình lương thiện nhưng thật ra không có lương tri, những kẻ đủ ăn mặc nhưng thật sự chưa hề nếm mùi vị hạnh phúc, những kẻ đọc sách, nghe nhạc mỗi ngày nhưng không biết đó chẳng phải là nghệ thuật đích thực, một nền nghệ thuật có thể soi sáng tâm hồn ta chứ không phải ru ta ngủ trong quên lãng. Những kẻ hoang mang không biết tin ai, không hiểu nên làm gì cho đúng. Lúc đó, lúc hỗn loạn và hoang vu đó, anh cộng sản xuất hiện và nói: Đời chúng mày chỉ cần độc lập – tự do – hạnh phúc.      Chúng ta tưởng thế là hay ho lắm! Dù nền độc lập này có mang lại tự do không? Có hạnh phúc không? Hay chúng ta đang cúi đầu nô dịch cho ai đây? Chúng ta thực chất đang sống thế nào đây? Và đang để lại cho con cháu chúng ta di sản gì?      Chúng ta đeo bám theo họ, quên cả chính bản thân mình, một con người, cần phải sống sao cho đúng nghĩa, đúng phẩm cách, hành động đúng theo những gì mà một con người có lương tri cần phải hành động. Bạn có đang tự hào vì mình là người việt nam không? Hỡi những con người ấu trĩ mang trong mình một đinh ninh sắt đá là tôi rất tự hào vì tôi là người việt nam “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” đã từng đấu tranh thắng Mỹ, các bạn không thấy điều đó nó hết thời rồi à?      Ta thắng Mỹ để có một xã hội phồn vinh, một dân tộc được tôn trọng. Chứ còn thắng Tàu, thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng khắp nơi… Mà ngày nay những kẻ ta từng thắng đó, nó coi chúng ta còn không hơn con chó thì cái chiến thắng đó nhắc tới làm chi cho thêm nhục?     Mặt phải, chúng ta ra rả trên báo mỗi ngày là “Mỹ đã đến biển Đông”, “bà Hillary dọa TQ không nên gây hấn”,... để mong lòng dân yên ổn. Mặt trái, chúng ta tổ chức ngày hội gặp gỡ những lớp cán bộ đã từng được Tàu đào tạo để cám ơn họ đã “dạy dỗ” cả đám chóp bu việt nam. “Đĩ” chưa từng thấy! Chưa có cái chính quyền nào mà “đĩ” như chính quyền việt nam hiện tại. Dựa hơi mà cũng không biết dựa hẳn bên nào cho trót. Lá mặt lá trái như thế bảo sao quốc tế nó không khinh?       Còn dân việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh TQ hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa. Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử. Bổ sung:     Sau khi bài này được upload, tôi (Hanwonders) nhận được khá nhiều comments và cả messages. Không biết phải đánh giá như thế nào về những comments hỏi ngược lại tôi với một thái độ khinh khỉnh, qua nhiều câu chữ khác nhau, nhưng đại khái cùng 1 ý: "Vậy bạn có hèn không?" He...he...       Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại 1 điều, suốt cả bài viết, tôi không gọi những người hèn là "các bạn", tôi gọi là "chúng ta". Như vậy có dễ hiểu hơn chưa nhỉ?      Tôi không thích tự nhận hay gán ghép. Tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của mình, còn đánh giá tôi hay đánh giá chính mình, các bạn cứ tự làm lấy. Thiết nghĩ, đâu cần phải tranh luận chuyện ai hèn, ai không hèn ở đây!      Biết hay không biết mới là quan trọng. Mà cái sự khổ sở để đi từ cái "không biết/chưa biết" đến cái "biết" nó sẽ là một quá trình gian nan mà mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Không ai giúp ai được đâu.       Và tôi hiểu, cái "biết" của tôi nó cũng chỉ giới hạn trong tầm nhân sinh quan nhỏ bé của cá nhân tôi mà thôi. Còn bạn, hãy tiếp tục giữ lấy niềm lạc quan của bạn. Con cừu vẫn có được niềm hạnh phúc mỗi ngày được gặm cỏ non, uống nước suối, ngắm bầu trời xanh, chờ đến ngày xẻ thịt mà! Đúng không? Hạnh phúc vẫn khắp quanh ta! Những con cừu không biết "tự sướng", không biết "thủ dâm tinh thần" thì quả thực là ngu còn hơn... cừu! He he... Bổ sung tiếp: "... Ông bảo xã hội nào cũng có những điều bẩn thỉu. Tôi công nhận điều ấy. Nhưng xã hội bẩn thỉu nhất ông có biết là xã hội nào không?    Là xã hội mà thằng ăn cắp không cho rằng nó phạm pháp, nó đang làm điều xấu, người lương thiện thì run sợ, thằng bất lương lại coi việc nó làm là bình thường và kẻ vô liêm sỉ như ông thì vênh vang tự đắc: ta là số đông. Chính là xã hội này đây..." (tríchcomment@khongnoibiet). "....Chị Hân đã "chẩn" được bệnh mà không tìm được thuốc chữa chỉ vì chưa có... đám đông! Cái mà tưởng là bất trị đó rồi cũng sẽ bùng vỡ chỉ... đau là càng kéo dài hơn thì càng tang thương hơn và vực lại được cũng bị khó khăn lâu dài hơn! Sự thực trước sau thì cũng quan nhất thời, dân vạn đại; với 1 đời người thì thấy lâu dài nhưng với lịch sử thì vẫn là quá ngắn. Chả thế mà dân tộc và đất nước đã từng bị một ngàn năm Bắc thuộc. Chả lẽ chế độ bạo ngược thời xưa ít bạo ngược hơn chế độ bây giờ? Chả lẽ người việt nam xưa ít hèn, ít khổ hơn người việt nam bây giờ?? Nhưng thú thực là entry chị viết quá hay, quá đúng và đầy nghẹn ngào. Không phải đơn giản là cao hứng nhất thời mà là cả một sự trăn trở đớn đau! Soi gương nên cũng thấy mình!..."...(trichnhuhoa) (Source: blog Hanwonders, từ Viet nam)
......

Phẩm cách của dân tộc

Hồi đầu tháng trước, tuần báo The Economist mới viết về việc quán McDonald's đầu tiên sắp mở tại Sài Gòn. Ai cũng biết McDonald là một nhãn hiệu quán “ăn nhanh” lớn, chuyên bán “hamburger,” tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực của Hoa Kỳ. Chủ nhân tương lai McDonald ở Sàigòn là  Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng   Ðến thành phố lớn nào trên thế giới người ta cũng thấy hình ảnh chữ M cong cong của quán này, mầu vàng trên nền mái ngói đỏ. Họ có 35,000 quán ăn McDonald khắp thế giới. Tôi chỉ thấy ở Cusco, một thành phố du lịch tại Peru, họ không cho phép McDonald's cũng như Starbuck treo những nhãn hiệu lòe loẹt, quán nào cũng chỉ được đề tên giản dị như các cửa hàng ăn uống khác. Bài báo cho biết hãng McDonald's đã quảng bá việc mở quán ăn đầu tiên của họ ở Sài Gòn với một niềm hãnh diện, cho biết chủ nhân của cái quán McDonald's sắp mở là một nhà kinh doanh lớn, một công dân Mỹ gốc Việt. Thuở còn đi học, Henry Nguyên đã từng làm việc trong các quán McDonald ở Mỹ. Henry say mê McDonald, và đã nuôi ý định sau này sẽ làm chủ một cái quán tương tự ở quê hương cha mẹ mình. Bây giờ giấc mộng đó sắp thành sự thật. Ðúng là một hình ảnh lý tưởng, tiêu biểu cho “giấc mơ” của các thanh niên lớn lên ở Mỹ. Khi hãng McDonald's chọn Henry làm người mở quán ăn đầu tiên, theo bản thông cáo gửi báo chí, họ nêu lý do là họ nhận thấy ông ta có “một tập hợp lý tưởng của tài kinh doanh, thành tích kinh doanh đã tạo được, có lòng nhiệt thành và khả năng.” Báo The Economist nêu lên một chi tiết mà bài quảng cáo của hãng McDonald's đã quên không nhắc tới. Henry Nguyên là con rể của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo này giới thiệu với các độc giả, cho biết thêm: “Bố vợ của Henry Nguyên từ năm 2006 đã làm cho lòng tin tưởng của công chúng Việt Nam bị xoi mòn quá nhiều.” Các thành tích của ông Nguyễn Tấn Dũng được báo này kể ra sơ sài như sau: “Ông Dũng đã chỉ huy các vụ đàn áp những người chống lại ông, hoặc đòi tự do dân chủ, trong nhiều năm qua; thêm vụ phá sản của một công ty làm tầu thủy không trả được món nợ ngoại quốc 600 triệu đô la; và gần đây là tình trạng trì trệ của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư nước ngoài hết tin tưởng.” Cũng trong bài báo này, The Economist liệt kê thành tích lo cho con cái của ông Nguyễn Tấn Dũng: “Con đầu là Nguyễn Thanh Nghị đứng xây tòa nhà Bitxco cao nhất Sài Gòn. Con rể là Henry Nguyên, không những là chủ nhân tương lai của quán burger mà còn từng làm giám đốc của IFB Holdings, đã làm chi nhánh của các công ty thực phẩm Pizza Hut cùng với Coffee Bean & Tea Leaf. Con gái là Nguyễn Thanh Phượng thì làm quản trị cao cấp của quỹ đầu tư Viet Capital.” Người Việt Nam còn biết nhiều thành tích khác nữa! Ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng, bài báo cũng nhắc tới các “vương tôn công tử” khác đã được cha anh cất nhắc lên các chức vụ lớn và chỗ ngồi béo bở. Như năm 2011, cậu Nông Quốc Tuấn, con Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh về hưu, chỉ làm bí thư tỉnh 5 tháng đã được đưa vào Trung Ương Ðảng. Năm 2007, Phạm Thanh Bình, chủ tịch công ty sắp phá sản Vinashin, đã đưa cậu con 27 tuổi lên làm phó chủ tịch một viện nghiên cứu chế tạo tầu thủy, rồi sau đó cậu được đưa ngay lên ba chức vụ quan trọng khác. Ông Bình còn đưa anh em rể (hoặc anh, em vợ) của mình lên các chức vụ quan trọng, qua mặt hội đồng quản trị. Tờ báo cũng không quên cô Tô Linh Hương, con gái ông Tô Huy Rứa, tốt nghiệp về báo chí, năm 2012 lên làm chủ tịch công ty xây dựng Vinaconex, bị tai tiếng quá nên mấy tháng sau phải từ chức. Dân Việt Nam thường nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Nhưng trong quá khứ, việc lợi dụng quyền hành để giúp bà con thân thuộc còn bị giới hạn bởi hai thứ: Luật pháp và Phong hóa. Về luật pháp, ngay dưới thời vua quan phong kiến, thân nhân của các người làm quan vẫn bị cấm không được kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm của ông quan. Một người được cử làm chủ khảo kỳ thi mà có con cháu dự thi là phải xin ngưng (hồi tị). Các biện pháp đó nhằm tránh “quyền lợi công tư xung khắc” (conflict of interests), một quan niệm rất phổ cập ở các nước dân chủ tự do. Nhà văn Phan Khôi đã từng tố giác “dưới chế độ Hồ Chí Minh có những nhà văn vừa làm chủ khảo vừa dự thi các giải văn chương,” mà kết quả là chính họ được trao giải thưởng! Nhưng ngay trong thời phong kiến, luật pháp cũng không đủ chặt chẽ và bao quát để ngăn ngừa các vụ lạm dụng quyền lực cho vợ con, thân nhân của các quan làm giầu. Cho nên trong xã hội còn một mạng lưới thứ hai ngăn ngừa các “quyền lợi công tư xung khắc.” Ðó là phong hóa. Khi tất cả mọi người trong xã hội nhìn vào các hành động lạm dụng quyền hành với con mắt khinh bỉ, thì chính những kẻ có ý định lợi dụng cũng ngần ngại. Hoặc họ phải từ bỏ ý định xấu, hoặc phải giảm bớt việc lạm dụng, hoặc tìm cách che đậy các hành động của mình. Ở nước ta hiện nay, phong hóa đó đã bị chế độ cộng sản tiêu diệt. Người ta lạm dụng chức vụ để giúp con cháu, họ hàng làm giầu mà không cần che đậy, vì không hề biết hổ thẹn. Anh ngồi trên lạm dụng quyền lực, anh đứng dưới cũng làm theo. Từ trên xuống dưới không còn ai biết xấu hổ. Con cái thấy cha mẹ lợi dụng chức vụ làm giầu, lớn lên sẽ coi đó là luân lý bình thường! Ðứa nào không biết lợi dụng còn bị bạn bè chê là ngu dốt! Người chung quanh chứng kiến cảnh đó bao nhiêu năm nay, từ khi thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu đã hơn nửa thế kỷ, cũng thấy quen dần và coi cảnh tượng đó là chuyện tự nhiên trong đời sống. Tâm lý “quen dần với cái xấu” phá hoại cho truyền thống của dân tộc. Óc trục lợi mỗi ngày càng phát triển trong cả xã hội. Người nghèo khó chỉ chăm chắm làm sao kiếm được đồng tiền nuôi gia đình. Người khá giả cũng chỉ lo kiếm thêm tiền để không thua kém người khác. Tiểu gia hay đại gia, ai cũng chỉ lo kiếm tiền mà thôi. Học sinh nhìn thấy thầy giáo, cô giáo quá túng thiếu, có lúc phải lợi dụng địa vị nhỏ nhoi của họ bắt các em phải “học thêm.” Khi lớn lên các em sẽ coi việc kiếm tiền là mục tiêu lớn nhất của cả cuộc đời. Nhưng dân tộc Việt Nam vốn không sống như vậy. Nguyễn Ðình Chiểu đã nhất định không nhận tiền do các quan cai trị người Pháp mang biếu. Người Pháp đã lễ phép giải thích rằng ở nước họ vẫn có tục lệ chính phủ trợ cấp các nhà văn lúc về già; họ chỉ đem phong tục đó áp dụng ở thuộc địa Nam Kỳ mà thôi. Nhưng Nguyễn Ðình Chiểu khẳng khái từ chối. Khi làm lễ truy điệu các chiến sĩ nghĩa quân nổi lên ở Cần Giuộc, cụ Ðồ Chiểu đã chỉ bày một cái bàn với chén nước, nén hương để quỳ lễ đọc bài văn tế. Tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” này là một di sản tinh thần của dân tộc, chắc chắn chúng ta sẽ không bỏ mất. Nếu hiện nay nhiều người đã quên nền luân lý cổ truyền đó, cũng chỉ vì dân Việt Nam đã phải sống nửa thế kỷ dưới một chế độ phá hủy đạo lý cổ truyền để theo một chủ nghĩa ngoại lai vớ vẩn. Cần gây nên một phong trào phục hồi văn hóa, chắc chắn dân Việt Nam sẽ nhìn thấy chúng ta phải sống như thế nào mới thật là một cuộc sống đẹp đẽ, văn minh. Chúng ta phải gây ngay một phong trào như vậy. Ngay ở một nước tiến bộ kinh tế mà vẫn giữ được truyền thống như Nhật Bản, người ta cũng đặt vấn đề này. Năm 2006, cuốn sách bán chạy hạng nhất ở nước Nhật là một tiểu luận mang tựa đề Phẩm Cách Quốc Gia (Kokka no Kinkaku) của Mashahiko Fujiwara, bản tiếng Anh dịch là The Dignity of a State (số bán chỉ thua bản dịch cuốn truyện mới về Harry Potter). Trong vòng một năm người Nhật mua 2 triệu cuốn sách này. Có thể nói tác giả đã “lên án” tình trạng dân Nhật chạy theo văn minh Tây phương, nhất là văn minh Mỹ. Mashahiko Fujiwara (tên đọc ngược lại, theo lối Hán Việt là Ðằng Nguyên Chính Ngạn) kêu gọi người Nhật hãy trở lại với truyền thống cũ để khỏi “mất linh hồn.” Là một giáo sư toán, nhưng Mashahiko Fujiwara chống lại quan niệm sống dựa trên lý trí thuần túy của văn minh Tây phương, mà một hệ quả là tinh thần duy lợi. Ông cho là truyền thống Nhật Bản không sống như vậy. Tổ tiên họ sống bằng tình cảm, không quá thiên về lý trí. Họ trọng nghĩa, khinh lợi. Bây giờ, người Nhật sống ra sao? Trong một nửa thế kỷ qua, Fujiwara thấy đồng bào của ông chú trọng đến việc làm giầu nhiều quá, ảnh hưởng của kinh tế thị trường theo lối Mỹ. Nước Nhật đã thành công trên thị trường thế giới, nhưng họ đã bị ám ảnh quá nhiều về vật chất. Bây giờ là lúc họ đặt lại những câu hỏi căn bản, tự hỏi dân tộc họ phải sống như thế nào mới đúng. Nhưng dân Nhật Bản còn may mắn, vì nền giáo dục của họ còn coi trọng luân lý, theo truyền thống Khổng Mạnh. Chế độ cộng sản đã phá hủy nền tảng tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bây giờ, kinh tế tư bản thời hoang dã còn tiếp tay phá hoại trên nền luân lý nhiều hơn nữa. Vì kinh tế tư bản đặt trên căn bản duy lợi, với giả thiết rằng khi tất cả mọi người cùng lo kiếm lợi, kinh tế sẽ phát triển. Nhưng chế độ tư bản ở các nước Tây phương ra đời cùng thời gian khi các định chế dân chủ tự do bắt đầu xuất hiện. Chính nhờ được sống dân chủ nên người ta biết dùng luật pháp đặt ra những giới hạn trên tinh thần duy lợi. Cũng nhờ nếp sống dân chủ cho nên những tiếng nói bảo vệ đạo lý được tự do phát biểu. Người dân được phê phán những hành động gian tham của những người cầm quyền và giầu tiền. Hiện nay nước ta đang thiếu cả hai điều kiện đó. Vì những kẻ cầm quyền đang dùng quyền hành để kiếm tiền, trục lợi. Họ vừa bất chấp pháp luật, vừa khinh thường dư luận. Họ bịt miệng dân không cho phê phán, đã kiểm soát hết các báo, các đài, lại còn đàn áp các mạng thông tin Internet, bỏ tù các blogger. Muốn phục hồi phẩm cách của dân tộc thì phải chấm dứt chế độ độc tài đảng trị này. nguồn: nguoi-viet.com
......

Muốn dân chủ cần có đảng phái

Trong bài trước, mục này trình bày một khác biệt trong quá trình chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ ở các nước Nam Âu, Nam Mỹ so với các nước cựu cộng sản Ðông Âu. Tại Tây Ban Nha hay Chile, các đảng phái trong “xã hội chính trị” đóng vai chính, còn ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary, “xã hội công dân” dẫn đầu trong cuộc vận động dân chủ.   Nêu lên khác biệt này dễ gây hiểu lầm. Người ta có thể nghĩ rằng vì Việt Nam cũng sống dưới chế độ cộng sản cho nên đi theo con đường các nước Ðông Âu thì thích hợp hơn; do đó việc thành lập các đảng chính trị bây giờ không cần thiết. Nghĩ như vậy không đúng. Xã hội công dân và xã hội chính trị là hai hình thái sinh hoạt trong toàn thể xã hội dân sự, nằm ngoài các tổ chức quân sự và giữ cân bằng với guồng máy nhà nước. Nhưng hai hình thái đó đóng vai trò bổ túc cho nhau chứ không đối kháng hoặc loại trừ lẫn nhau. Tại Uruguay, Brazil hoặc Argentina tuy các đảng chính trị đi tiên phong trong cuộc vận động dân chủ thành công nhờ xã hội công dân ở đó đã được phát triển; gây ý thức tham dự, ý thức về quyền công dân trong dân chúng đã lên cao, chính quyền độc tài không thể nhắm mắt bỏ qua. Trong cuộc vận động xóa bỏ chế độ độc tài thì xã hội công dân có thể đóng vai trò tích cực. Nhưng sau đó, một nhóm trong xã hội công dân vẫn có thể muốn lấn áp những nhóm khác, ảnh hưởng đến cả việc thiết định các “luật chơi” mới. Những người muốn tham dự vào xã hội chính trị không thể nào cứ đứng trên các đảng phái mãi mãi. Tại sao xã hội dân chủ cần các đảng chính trị? Vì Dân Chủ không phải là một mô hình lý tưởng. Xã hội loài người không bao giờ hoàn hảo để xếp đặt cuộc sống chung lý tưởng. Dân Chủ chỉ gồm những quy luật của cuộc chơi trên sân banh chính trị, để mỗi người đều được tham dự bình đẳng. Trong bất cứ xã hội nào cũng có ý kiến khác nhau, nhiều nhóm có các quyền lợi riêng, bây giờ hay gọi là “nhóm lợi ích,” khó tránh được cảnh quyền lợi của nhóm này xung khắc với nhóm khác. Nhà nước dân chủ đóng vai trò trọng tài giữa các quyền lợi xung khắc; tôn trọng lựa chọn của đa số nhưng không bỏ qua các nhóm thiểu số. Guồng máy nhà nước, gồm cả chính quyền và Quốc Hội, đặt ra những “luật chơi” để giải quyết các xung khắc. Nhà nước cần đứng ngoài các xung đột mới đóng được vai trò đó. Trong một nước dân chủ không một nhóm công dân nào được phép lấn áp các nhóm công dân khác. Các đảng phái làm đại biểu cho quyền lợi của các nhóm công dân khi tranh luận về phương thức giải quyết các xung đột. Trong tiếng Anh có chữ “polity” chưa biết nên dịch thế nào ra tiếng Việt. Chữ này bao gồm tất cả các sinh hoạt có tính cách chính trị, các định chế, các tập hợp, các hành động, ảnh hưởng trên sinh hoạt chính trị. Một phạm vi có thể xác định rõ là hoạt động của các đảng phái, có thể gọi là xã hội chính trị (political society). Mọi công dân có quyền hành xử quyền của mình để gây ảnh hưởng trên việc sử dụng guồng máy nhà nước, chia sẻ quyền lực chính trị, trong vòng pháp luật. Họ tập họp trong các đảng chính trị. Nếu không có các đảng chính trị thì chế độ dân chủ khó chạy, và rất khó trở thành kiên cố, tức là lúc mọi người đều đồng ý “Dân Chủ là luật chơi duy nhất được sử dụng.” Dân Chủ thành kiên cố khi bảo đảm được chính quyền nằm trong tay những người do dân tự do bỏ phiếu bầu lên; và bảo đảm người dân lúc nào cũng có thể quan sát, phê phán guồng máy chính quyền. Muốn tiến tới tình trạng tối hảo này, cần những định chế cơ bản: Bầu cử tự do; Luật bầu cử bảo đảm cơ hội đồng đều cho mọi người dân; Các đảng chính trị cạnh tranh với nhau hoặc liên kết với nhau; Guồng máy hành chánh vô tư đứng ngoài các đảng phái; Quyền tư pháp và lập pháp độc lập với guồng máy đó. Ðể sống chung trong thể chế dân chủ, để giải quyết các xung khắc quyền lợi giữa nhiều nhóm dân chúng, mỗi nhóm lợi ích cần có đại diện tham dự trong quá trình thảo luận và quyết định chính sách chung của quốc gia trên các lãnh vực. Không thể nào chỉ có “một đảng của toàn dân” như nhiều người ao ước hay mơ tưởng. Trong một xã hội sống dân chủ, mỗi đảng chính trị thường chỉ tập hợp được một số nhóm lợi ích, không thể nào trùm lên cả xã hội. Ý tưởng đảng của mình cũng là “đảng của toàn dân” sẽ đưa tới khuynh hướng độc tài, rất khó tránh. Thí dụ ở nước Mỹ, đảng Cộng Hòa được sự ủng hộ của giới tư bản, họ cũng thu hút những người trung lưu hoặc nghèo nhưng tin tưởng phải bảo vệ các giá trị tôn giáo; lại được giới trí thức đề cao chủ trương tự do kinh tế tham gia. Ðảng Dân Chủ thu hút những người coi việc bảo vệ công bằng xã hội về lợi tức và tài sản; được các nhóm di dân mới ủng hộ; và thích hợp với những người có khuynh hướng mới về đạo đức, muốn thay đổi phong tục. Ðảng Cộng Hòa theo chủ trương giảm bớt vai trò guồng máy chính quyền ở mọi cấp, đảng Dân Chủ ngược lại. Ðảng Cộng Hòa bảo vệ quyền hạn của các tiểu bang so với liên bang, đảng Dân Chủ không thiết tha đến đề tài đó. Trong mỗi đảng cũng có những khuynh hướng khác nhau. Mỗi đảng quy tụ một số nhóm lợi ích có thể đồng ý với nhau về một số chủ trương; nhưng họ cũng không hoàn toàn thỏa thuận trên tất cả các vấn đề. Họ cùng ủng hộ một đảng vì đảng đó đề cao một số chủ trương, dù không đồng ý với tất cả các chính sách của đảng. Cần đảng chính trị vì họ đóng vai đại biểu cho một số nhóm lợi ích; mỗi đảng tập hợp một số nhóm lợi ích trong cuộc cạnh tranh gây ảnh hưởng trong việc ấn định đường lối chung của quốc gia. Cuối cùng, toàn thể dân chúng nắm quyền quyết định, lựa chọn đưa một đảng nào đó lên cầm quyền; khi cần thì lại thay đổi. Trong xã hội chính trị, đảng phái là những “cầu thủ” chính tham dự cuộc chơi trên sân banh dân chủ; vì họ có nhiệm vụ tập hợp và làm đại biểu cho các nhóm lợi ích. Mỗi đảng có thể thay đổi chương trình tranh cử để được đa số cử tri bỏ phiếu cho; nhưng họ không thể đi ngược lại quyền lợi và xu hướng của các nhóm thành viên. Xã hội luôn luôn thay đổi, chính các nhóm lợi ích cũng thay đổi khi chọn ủng hộ một đảng chính trị. Giới lao động ở Mỹ thường ủng hộ đảng Dân Chủ trong thế kỷ 19 và 20 khi các công đoàn rất mạnh. Nhưng đến giữa thế kỷ 20, vai trò các công đoàn đi xuống, nhiều công nhân gia nhập giai cấp trung lưu, họ quay sang đảng Cộng Hòa vì đảng này đề cao việc tự do cá nhân, muốn nhà nước bớt can thiệp, và bảo vệ các giá trị tôn giáo. Trong hai cuộc bầu cử gần đây, giai cấp trung lưu ở Mỹ lại nghiêng về đảng Dân Chủ vì thấy đảng Cộng Hòa đã đi quá xa trong các chủ trương cố hữu đó. Trong cuộc hơi chính trị dân chủ, các đảng phái đóng vai trò cầu thủ, không thể thiếu được. Kinh nghiệm ở Ðông Âu và Nga cho thấy thiếu các đảng chính trị và xã hội chính trị sinh động có thể khiến quá trình dân chủ hóa bị trì trệ, hoặc quay ngược lại trở về khuynh hướng độc tài. Vì trong các nước cộng sản thiếu một xã hội công dân năng động cho nên cuộc tranh đấu xây dựng dân chủ bắt đầu với phong trào hồi phục xã hội công dân. Xã hội công dân thúc đẩy việc xóa bỏ chế độ độc tài ở Nga và Ðông Âu; nhưng khi xây dựng nền móng dân chủ thì phải xây dựng xã hội chính trị mới tạo được các cơ chế hữu hiệu. Những người lãnh đạo trong thời gian chuyển tiếp như Walesa ở Ba Lan và Yeltsin tại Nga muốn “đứng trên đảng phái,” không quan tâm đến việc thành một lập đảng chính trị của chính họ, cho nên không thúc đẩy việc củng cố nền dân chủ. Yeltsin còn sai lầm nặng hơn khi ông không thay đổi Hiến Pháp nước Nga cho phù hợp với thể chế tự do dân chủ, lỡ một cơ hội mà sau này ông hối tiếc. Walesa không chịu đứng ra một lập đảng riêng, vì muốn đứng trên các đảng phái. Phong trào công nhân Ðoàn Kết tách thành nhiều đảng, mỗi đảng không tập hợp được những nhóm lợi ích rõ ràng, để phí mất nhiều năm trước khi nền dân chủ được củng cố. Việt Nam cần rút kinh nghiệm các giai đoạn chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ, ở các nước cộng sản cũng như không cộng sản. Vì tới một lúc chúng ta sẽ thấy việc xóa bỏ chế độ độc tài không khó, một trái cây đã quá chín thế nào cũng rụng. Khó khăn hơn, là xây dựng một thể chế dân chủ, với những thói quen suy nghĩ và hành động được mọi người hiểu và làm theo, gọi là nếp sống dân chủ. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Hoạt động dân chủ để nổi tiếng?

Đây là chủ đề vừa được bàn luận sôi nổi với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trên Facebook. Câu phát biểu (nói theo ngôn ngữ thời @ là một status) gây tranh cãi này khá ngắn gọn, gồm 2 dòng, 41 chữ. Xin dẫn nguyên văn, kể cả chấm, phẩy như sau: “Mình nhìn thấy một số người tìm kiếm sự nổi tiếng bằng cách hoạt động dân chủ và mình nhìn thấy một số người giải tỏa sự bất đắc chí cũng bằng hoạt động dân chủ. Có đúng vậy không ta?” Chủ nhân của status giãi bày, không nhằm vào những người hoạt động dân chủ chân chính mà muốn nhắm tới một số nào đó đang tìm kiếm sự nổi tiếng qua hoạt động dân chủ. Vấn đề là số đó là (những) ai và có hay không? Bài viết nhỏ này không phải để khép lại sự bàn luận mà ngược lại, muốn mở cho nó một không gian khác bên ngoài ‘khuôn viên’ của Facebook . Nổi tiếng – nhu cầu của không ít người   Trước hết, cần phải nói ngay rằng, nổi tiếng là một nhu cầu của không ít người và nó đã tồn tại từ lâu ở các nước phát triển trước khi được du nhập vào Việt Nam như một thứ bệnh dễ lây lan. Thông thường, người ta trở nên nổi tiếng một cách không chủ ý nhờ những hoạt động, những thành tựu, năng khiếu hay những cống hiến trong một thời gian dài. Bản thân họ bắt đầu công việc hay sự nghiệp không phải nhằm nổi danh. Nhưng danh tiếng, theo năm tháng, tự hình thành. Đó là những người, dù muốn hay không, vẫn trở thành nổi tiếng. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những người tìm đủ mọi cách để nổi tiếng. Tra cứu từ khóa “làm thế nào để nổi tiếng” trên Google sẽ rất bất ngờ, 82 triệu kết quả trong vòng chưa đầy 2 giây, với không biết cơ man nào là tin tức. Kết quả trên cho thấy, nổi tiếng là một vấn đề không có gì mới mẻ và lâu nay đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hóa ra, người ta đã dậy nhiều cách để nổi tiếng. Ví như: tham gia một chương trình truyền hình, cứu một người bị tan nạn giao thông hay tai nạn gì khác, tìm cách lập kỉ lục Guiness, làm từ thiện, làm những điều kỳ cục với bản thân (cởi truồng ở sân bóng đá, show diễn thời trang như đôi khi vẫn thấy ở nước ngoài), săm trổ kỳ dị khắp người, phát minh ra một thứ gì đó, dọa giết một ai đó, dọa đặt bom, chuyển giới, tạo xì-căng-đan, tự tử theo kiểu ‘chết đẹp‘, thậm chí dìm hàng nhau để nổi tiếng! Bên cạnh những tiêu chí chung chung như vậy, có những hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Như, làm thế nào để nổi tiếng trên Facebook, trên Youtube; hay nếu là ca sĩ thì phải chọn nghệ danh thế nào, tạo phong cách ra sao, chọn bầu là ai v.v và v.v... Phương thức phổ biến và phong phú nhất hiện nay mà giới trẻ thường làm là tạo scandal (xì-căng-đan) để nổi tiếng. Dùng cách này có cả những người đã ít nhiều tăm tiếng, lẫn những người chưa từng được biết đến. Đặc biệt, giới showbiz đã sử dụng chiêu này trong nhiều tình huống khác nhau. Chỉ cần một pha lộ hàng, lộ clip sex, một bộ ngực đầy đặn (không cần biết là thực hay bơm) phô lộ liễu trước ống kính, hay có bồ mới, bỏ bồ cũ, ghen với người cũ, khoe thành tích làm tình, hôn môi đồng giới.v.v. là lập tức được dư luận chú ý. Hình ảnh được lên trang nhất, nơi mà báo chí lá cải đang thống trị, băng đĩa bán chạy và có thể thêm hàng ngàn người hâm mộ. Ví dụ gần đây nhất là “bà Tưng”. Mỗi video clip uốn éo của “bà” kèm vài lời giảng giải nhảm nhí liên quan tới tình dục có hàng trăm ngàn lượt truy cập. Facebook của “bà” trong vài ngày đã đầy ắp với cả chục ngàn “like”. Như vậy, để nổi tiếng theo cách tìm kiếm trên, có lẽ không quá khó. Chỉ cần 1 chút can đảm để ra tay cứu độ trong 1 vụ tai nạn giao thông, hay chút hớ hênh của một nhan sắc. Và, trong vô vàn cách thức mà người ta bày vẽ cho nhau – qua tra cứu trên mạng – tuyệt nhiên không có cách nào nói tới hoạt động dân chủ hay cổ vũ cho dân chủ để nổi tiếng. Vậy ít nhất, cho tới nay, dân chủ chưa phải là một lựa chọn để nổi tiếng. Nếu có, hẳn các ‘chú’ dư luận viên đã phải vạch vòi ra rồi, và nó phải hiện hữu qua sự tra cứu, ít ra là với dăm ba kết quả. Nghề của chàng, “không” còn nói được thành “có”, huống chi đã có chút ít lại không thổi phồng lên được, không chỉ mặt vạch tên ra được. Thử giải bài toán Vậy tại sao không tìm được một bài viết, một đoạn tin – dù của dư luận viên- với cụm từ “hoạt động dân chủ để nổi tiếng“. Để tìm hiểu vấn đề này, xin thử nhìn vào thực trạng một số nhà bất đồng chính kiến hiện nay tại Việt Nam để tính xem họ “lời” hay “lỗ” qua những hoạt động của mình. Phạm Hồng Sơn: Ông tốt nghiệp đại học y khoa Hà Nội từ đầu những năm 90s. Nếu không vướng vòng lao lý với 5 năm tù và 3 năm quản chế, có thể giờ này ông đang là bác sĩ tại một bệnh viện nào đó ở Hà Nội. Thu nhập của 1 bác sĩ loàng xoàng cũng đôi chục triệu, giỏi về mổ xẻ có thể tới cả 100 triệu/ tháng. Nhưng sau khi ra tù, Phạm Hồng Sơn ngồi nhà (không có gà mà đuổi). Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật… đều có thể yên vị với một văn phòng luật và cuộc sống gia đình no đủ. Nhưng họ đã vào tù ra khám và bị xã hội đẩy ra rìa vì những đòi hỏi dân chủ của mình. Trần Huỳnh Duy Thức, một doanh nhân sáng giá trong ngành Viễn thông – ngành hốt bạc trong những năm qua – đang bóc lịch 16 năm tù. Điểm qua vài cô gái. Phương Uyên, Minh Hạnh – 2 người đáng ra đang cắp sách tới giảng đường hoặc khoác tay người yêu dạo phố – giờ chịu cảnh héo mòn trong nhà tù. Huỳnh Thục Vy, một cô gái xinh xắn, gương mặt khả ái, cổ cao, da trắng ngần, số đo lý tưởng 1m68, nặng 51kg có thể tìm kiếm công danh sự nghiệp bằng con đường hoa khôi hay người mẫu để rồi tay trong tay với một đại gia. Bây giờ Vy luôn sống trong sự o ép, công việc cũng khó lòng xin nổi, du học chưa chắc đã được dù Anh ngữ của cô có khá đến mấy đi nữa. Phạm Thanh Nghiên được gì sau mấy năm tù ngoài cái vọng gác lúc nào cũng lù lù ngoài cổng? Và còn rất nhiều các ví dụ khác nữa. Nó đủ khiến cho những người có một trí óc bình thường, nếu muốn tìm kiếm sự nổi tiếng, phải lựa chọn một phương thức khác, ngon ăn hơn, để nếu không thành công cũng không thiệt hại tới bản thân và gia đình. Còn những kẻ cơ hội? Ở phần tranh luận, nhiều bạn nhắc tới những nhà dân chủ giả hiệu, cơ hội hay ‘chim mồi’ của chính quyền. Nói cho ngay, trong cuộc sống hay bất kỳ cuộc cách mạng nào cũng đều có những kẻ cơ hội – những người dường như luôn xuất hiện vào lúc sắp ‘phá cỗ’. Cuộc vận động dân chủ cũng không phải là một ngoại lệ. Một lúc nào đó, khi những nhà độc tài cộng sản ôm của cải rời khỏi con tầu sắp đắm, thì rất có thể, những nhà dân chủ sẽ mọc ra nhiều như nấm sau cơn mưa. Nhưng lúc này, có lẽ còn quá sớm để những kẻ cơ hội xuất hiện, khi mà mới đây, chỉ trong vòng 1 tháng, nhà nước Việt Nam đã bắt giam 3 người; và theo thống kê của tổ chức Phóng viên không Biên giới, có ít nhất 35 người đang bị giam cầm với những bản án năm sau thường cao hơn những năm trước. Sự góp mặt (nếu có) của những nhà dân chủ cuội trong phong trào dân chủ hiện nay hay vào màn chót của cuộc cách mạng Dân chủ sau này cũng không có gì đáng lo ngại như một số người đặt ra. Lịch sử cho thấy, khi chế độ Apartheid sụp đổ, thì người lên nắm quyền là Nelson Madela, người đã trải qua 27 năm trong lao tù. Ở Ba Lan là ông thợ điện cả chục năm tranh đấu trong Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarność) – Lech Walesa. Ở Séc là Václav Havel, cựu tù nhân chính trị, người đã khởi xướng hiến chương 77. Và ở Miến Điện, nếu sức khỏe và tuổi tác còn cho phép, Aung San Suu Kyi rất có thể trở thành Tổng thống của nền dân chủ đa đảng. Ngày nay, với sự có mặt của Internet, mọi thông tin, hình ảnh, sự kiện, lời nói, câu chữ đều được phơi bày một cách tức thời và minh bạch. Bây giờ không phải là thời mà người này vác đạn để người kia đi báo cáo thành tích, hay tranh cãi cả thập niên về người cắm cờ trên Dinh Độc Lập nữa. Thiết nghĩ, nếu bạn tranh đấu với một cái tâm trong sáng thì chẳng có gì phải ngần ngại, dù có bị ngờ vực đi nữa, thời gian sẽ là câu trả lời. Mặt khác, nếu không có một bằng chứng rõ ràng, thì cũng không nên phát biểu vu vơ mà vô tình có thể xúc phạm tới những người đang dấn thân. Phần tiếp: Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không? Nguồn: danchimviet.info/
......

Văn kiện đầu hàng

Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy. Nhân danh Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang, đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc. Ngày 21 tháng 6 ông đã ký với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình bản Tuyên bố chung rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh nước ta. Bản Tuyên bố chung bằng hai thứ tiếng Trung Quốc và Việt Nam này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác và phố biến đi khắp thế giới. Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc. Chắn chắn cả Bộ Chính trị 16 người đã được thông báo và đồng tình với bản Tuyên bố chung (TBC) thảm hại này.     Đọc thật kỹ bản TBC, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản TBC hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực.   Kính mời đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài, kể cả các đảng viên Cộng sản, hãy đọc cho kỹ bản TBC ký chưa ráo mực này. Ngoài bản TBC dài lòng thòng gồm có 8 điểm, trong đó riêng điểm 3 chứa đựng đến 13 mục quan hệ hợp tác vừa mở rộng vừa ăn sâu, 2 bên còn ký đến 10 văn kiện khác, trong đó có Chương trình hoạt động chung của chính phủ 2 nước, Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa bộ Quốc phòng 2 nước, Thỏa thuận giữa 2 bộ Nông nghiệp về đường dây nóng trong nghề đánh cá trên biển, về giám sát chất lượng, kiểm dịch thực vật, Điều lệ hợp tác quản lý cửa khẩu trên đất liền, Ghi nhớ về xây dựng các trung tâm Văn hóa Việt – Trung, Quan hệ giữa các tổ chức hữu nghị, Hợp tác trong thăm dò dầu khí ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.… Trong 13 mục quan hệ mở rộng và ăn sâu, sau khi khẳng định phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, TBC kể ra một loạt thỏa thuận : thường xuyên tiếp xúc ở cấp cao đảng, chính phủ, hoạt động của Ủy ban chỉ đạo hợp tác chiến lược toàn diện song phương, quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, 2 ban Đối ngoại, 2 ban Tuyên huấn, về ngiên cứu lý luận, về xây dựng đảng, quan hệ giữa 2 bộ Ngoại giao, giữa các vụ, cục trong 2 bộ Ngoại giao, quan hệ giữa 2 quân đội, 2 bộ Quốc phòng, trao đổi về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, trong đào tạo sỹ quan, trong tuần tra chung ở vùng biên phòng đất liền, hợp tác về thực thi pháp luật, an ninh, về trật tự an toàn xã hội, về an ninh biên giới và cảnh sát biển, thực hiện kế hoạch  2 hành lang 1 vành đai vùng biên giới, hợp tác về năng lượng, giao thông vận tải, đầu tư kinh doanh, hợp tác về văn hóa, khoa học, công nghiệp và thông tin … Bản TBC còn nhấn mạnh đến mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với 3 tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc - Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông - và đảo Hải Nam. TBC cũng nói đến hợp tác của Ủy ban Liên hợp biên giới Việt – Trung để tàu thuyền đi lại tự do trong khu Bắc Luân, hợp tác khai thác du lịch thác Bản Giốc, và cũng không quên nói đến hợp tác đáng cá chung trong Vịnh Bắc Bộ. Đọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy. Đây phải chăng là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới của đảng CS Trung Quốc, với Tập Cận Bình cầm đầu, giăng ra để nhử Trương Tấn Sang chui vào tròng. Chiếc bẫy này chắc chắn đã được chuẩn bị rất công phu, và buộc Trương Tấn Sang phải cúi đầu chấp nhận cả gói, không sửa đổi du di gì được dù một ly. Không hề có một chữ nào về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một yêu cầu nào về việc bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân VN trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái lưỡi bò phạm pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ. Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất, còn hơn anh em ruột thịt. Đây có thể là phản ứng có tính toán của nhóm Tập Cận Bình đối với lời lên án của Việt nam tại cuộc họp Shangri La ở Singapore cuối tháng 5 vừa qua. Tuy chỉ là lời nói bóng gió, không nêu đích danh, nhưng cũng đủ để bị chạm nọc, để mất mặt giữa trường quốc tế và để nổi tự ái giận dữ. Đó là câu của thủ tướng Ba Dũng: «Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền». Đã nhún nhường, nói xa xôi, nhưng vẫn cay đắng, vì bọn trùm bành trướng luôn kiêu ngạo, tự cao tự đại, tự coi là yêng hùng trong thiên hạ. Trung Nam Hải gần đây tỏ ra rất lo ngại khi trí thức và tuổi trẻ Việt Nam cũng như một số đảng viên CS lão thành tỏ rõ ý muốn Việt Nam liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Liên Âu…trước mối đại họa bành trướng Trung Quốc.   Cũng có thể đây là một tính toán thâm độc của Trung Nam Hải, nhưng cũng có thể là một tính toán sai lầm trong cơn hoảng hốt. Họ không tính rằng sự lộ mặt quá lộ liễu là ông chủ của 16 ông vua tập thể ở Ba Đình là dại dột và nguy hiểm cho họ ra sao. Nước cờ này sẽ đẩy đảng CS Việt Nam đang núng thế thụt sâu thêm xuống hố suy thoái, bị lên án mạnh thêm là bán nước cầu lợi riêng, chia rẽ thêm nhóm lãnh đạo vốn đã hiềm khích nhau, kích thích mạnh thêm các cuộc xuống đường quyết liệt chống bành trướng và tay sai của đồng bào ta. Nguồn: Blog / Bùi Tín /VOA  
......

Biểu tình vì chủ quyền đất nước tại Hà Nội ngày 02.06.2013

Như để thách thức dân tộc Việt Nam, không đầy 24 tiếng trước giờ biểu tình, hải quân Trung Quốc lại đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt. Thêm một sinh mạng đồng bào chìm vào Biển Đông. Đứng trước tình trạng nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN, từ Lương Thanh Nghị đến Nguyễn Tấn Dũng chỉ đánh võ mồm. Người Việt Nam không thể nào chấp nhận để đất nước Việt Nam dần dần rơi vào tay kẻ thù ngàn đời của dân tộc. Đồng bào trong nước đã đứng lên kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình Phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Trong khi Bắc Kinh ngày càng leo thang gây hấn trên biển Đông thì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn ngồi yên với câu nói nước đôi về "niềm tin chiến lược" của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Singapore. Niềm tin giữa những ai? giữa đảng CSVN và đảng CSTQ? Câu trả lời có thể thấy qua việc công an đàn áp các cuộc biểu tình của người dân  từ ngày hôm trước tại Hà Nội và Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi xuống đường biểu tình, sáng Chủ Nhật, 2.06.2013, lúc 08 giờ 30 tại khu vực Hồ Gươm - Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình tuần hành mang theo các biểu ngữ chống Trung Quốc.       Nhiều người bị công an bắt đưa lên xe buýt chở đi. Trong số những người bị bắt có blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, bà Bùi Thị Minh Hằng, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Lã Việt Dũng, blogger Trương Văn Dũng... Xin xem tiếp loạt Tin Nhanh về cuộc biểu tình vì chủ quyền đất nước ngày 2/6/2013: Tin Nhanh Số 8: Những tiếng nói tiêu biểu trong ngày biểu tình vì chủ quyền Đất Nước Tin Nhanh Số 7: Công an xác nhận lãnh đạo bảo kê cho Trung QuốcTin Nhanh Số 6: Làm sao công an bênh vực nổi chính sách Hèn với Giặc - Ác với Dân?Tin Nhanh Số 5: Tàu còn không sợ, sá gì công an!Tin Nhanh Số 4: TÀU KHỰA, HÃY CÚT KHỎI BIỂN ĐÔNG!Tin Nhanh Số 3: Công an không thể chận hết mọi ngã đường...Tin Nhanh Số 2: Biểu tình trên đường phố - Biểu tình ngay tại nhà - Nối kết nhau qua mạngTin Nhanh số 1: Biểu tình ngày 2/6/2013 - uống đường vì Tổ Quốc   Xin xem tiếp  Youtube: Biểu tình chống Trung Quốc gây hấn - Hà Nội ngày 02/06/2013http://www.youtube.com/watch?v=_R8-R6OWtR0&feature=player_embedded Công an tấn công dân trong đồn Lộc Hàhttp://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2IbU9uCpNqo#!      
......

Trí thức lỏng

Thế hệ trên dưới 60 được xem như thế hệ bắt đầu của một nền giáo dục dưới chính thể mới. Dạo đó không ít các nhà quản lý giáo dục hể hả tuyên bố một câu xanh rờn” chúng ta tự hào khi có thể giảng dậy tiếng Việt trên bục trường đại học”. Hậu quả của sự tự mãn quá lớn này đã để lại hậu quả là hầu hết các trí thức của ta được đào tạo trong nứoc từ năm 1954 đổ lại đây đều không xử dụng thành thạo nổi một ngoại ngữ. Điều này làm ta chạnh lòng khi nghĩ đến thế hệ cha ông ta thời Pháp chỉ mới ở trình độ sơ học yếu lựơc – tương đương lớp 5 hiện nay đã có thể nói và đọc tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ. Nhưng thôi, tạm coi hiện trạng mù ngoại ngữ này như một tồn tại lịch sử của một thời ấu trĩ trong giáo dục. Còn hiện nay trong xu thế người ta thích tự hào, kiêu hãnh, thích lập kỉ lục ởnhiều lĩnh vực nên Việt nam ta trong một vài năm gần đây thường oang oang những danh từ tự phong như “cường quốc thế giới về đóng tàu” khi Vinasin chưa bị đổ bể. Rồi gần đây các nhà quản lý văn nghệ lại hào phóng hô to” Việt nam ta là cường quốc thơ “khi phong trào nhà nhà, phố phố, ngưòi ngưòi làm thơ dẫn đến tình trạng lạm phát thơ.  Trở lại lĩnh vực giáo dục. Gần đây các nhà quản lý ngành này lại kiêu hãnh khoe “Việt nam là quốc gia đứng đầu Đông nam Á về số lưộng giáo sư, tiến sĩ”. Tinh sơ sơ Việt nam ta hiện nay với gần 90 triệu dân thì đã có tới 24000 tiến sĩ , 9000 giáo sư. Nếu chia bình quân số ngưòi có học vị này so với thế giới thì quả là đáng tự hào. Nhưng đáng buồn thay sau con số hoành tráng các nhà trí thức có học vị này là cả một thực tế thê thảm về trình độ học vấn của Việt nam ta cũng như trình độ thực của các nhà trí thức nứơc ta.  Theo con số được công bố thì Việt nam có tới gần 400 trường đại học, cao đẳng thuộc các ngành nghề , các viện tương đương …nhưng tệ hại thay không có trường nào lọt vào danh sách 500 trường đại học nghiêm chỉnh và danh giá trên thế giới. Đã gọi là các nhà trí thức có học vị cỡ tiến sĩ, giáo sư thì tiêu chuẩn đầu tiên là bài báo, công trình công trình nghiên cứu khoa học hàng năm và qui chuẩn nhất là các nghiên cức này được đăng kí bằng sáng chế tại Mỹ. Tình hình nay ở Việt nam ta ra sao?. Với 33 nghìn vị trí thức có học vị giáo sư, tiến sĩ đó nhưng giai đoạn từ 2000 đến 2006 nứơc ta vẻn vẹn có 19 bằng sáng chế. Giai đoạn từ 2007 đến 2010 Việt nam chỉ còn 5 bằng sáng chế. Năm 2011 với xấp xỉ 90 triệu dân, 33000 giáo sư, tiến sĩ thì số bằng sáng chế của Việt nam ta  đăng kí tại Mỹ lại là còn số không tròn trĩnh. Cũng trong năm 2011 này chưa nói đến các nứơc có trình độ kinh tế hiện đại, trí thức tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc… Mà chỉ so sánh với các quốc gia trong khu vực thì Đài Loan với 23 triệu dân có tới 8781 bằng sáng chế, Israel vẻn vẹn 7,3 triệu dân đã đăng kí 1981 bằng sáng chế. Còn các nứơc vùng Đông Nam Á thì năm 2011 cũng là năm bội thu về số lượng bằng sáng chế đăng kí tại Mỹ. Singapo với 4,8 triệu dân có tới 647 bằng. Malaixia với 27,9 triệu dân có 161 bằng, Thái Lan với 68,1 triệu dân có 53 bằng….  Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn này do đâu ? Nứơc ta hiện nay ra ngõ không chỉ gặp nhà thơ mà còn gặp một vị tiến sĩ hay giáo sư. Nhưng trong 33000 giáo sư tiến sĩ đó thì có đến hơn 70 % không dính dáng gì đến nghiên cứu khoa học, thậm chí cả đời không viết một bài báo nào có tính khoa học. Đa số các vị có bằng cấp này đều làm chức vụ hành chính. Ông Phạm Bích San Tổng thư kí Các hội khoa học, kĩ thuật Việt nam đã ngao ngán nhận xét”chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học…quên mình vì khoa học được ghi nhận bằng các giải thưởng quốc tế tầm cỡ”. Hình như sau hàng loạt nghị quyết khuyến khích hình thức về bằng cấp đã khiến cho thị trường bằng cấp thật giả càng có đà phát triển. Người ta tìm mọi cách để có được tấm bằng học vị làm điểm tựa tiến thân thay vì xả thân cho sự đào tạo, rèn luyện nghiêm chỉnh. Trên danh thiếp, trong lời giới thiệu người ta xính và coi như mốt thời thượng giới thiệu học vị đi liền với chức sắc. Những vụ phát giác ông thứ trưởng, ông giám đốc sở, ông vụ trưởng nọ kia dùng bằng giả… đã trở thành phổ biến ở nứơc ta. Phải chăng chính sự yếu kém của các nhà trí thức Việt nam như vậy nên chẳng những nền giáo dục nứơc ta đang là một nền giáo dục yếu kém, nhiều bất cập nhất mà Việt Nam cũng là một quốc gia có vị trí thấp trong thang bậc trí tuệ toàn cầu ( hạng 76 trên 141 quốc gia được đưa vào xếp hạng).   Nghĩ lại một thời không xa trí thức thế giới nghiêng mình khâm phục  trí tuệ và công trình của những nhà trí thức lớn của Việt nam như Giáo sư Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng .. Chúng ta càng lo lắng khi căn bệnh trí thức lỏng của nứơc ta vẫn ngày càng phát triển và chưa có biện pháp nào hữu hiệu ngăn chặn.  Nguyễn Hiếu http://trannhuong.com/tin-tuc-15296/tri-thuc-long-.vhtm          
......

Thử tìm hiểu những mắt xích bị đứt trong trận Trường Sa 14/3/1988

Trận Trường Sa ngày 14/3/1988 đã xẩy ra cách đây một phần tư thế kỷ, nhưng cho đến nay, để tìm hiểu thêm về trận đánh này người ta vẫn thấy có những khoảng trống khó hiểu. Quân sự của CSVN có ghi chép một số sự kiện về biến cố này, tuy nhiên với thói quen cố hữu cạo sửa, uốn nắn lịch sử cho mục tiêu tuyên truyền và nắm quyền của đảng, những ghi chép này có thể không hoàn toàn trung thực theo như nghĩa “sử” của nó. Còn đảng CSVN vẫn khoe rằng họ lãnh đạo đất nước đi “từ chiến thắng này sang chiến thắng khác” nhưng hai biến cố lớn và quan trọng là Trường Sa 1988 và trận biên giới phía bắc trước đó lại không được khoe ra và hoàn toàn không được một sử sách nào của họ đề cập đến. Có lẽ hình ảnh rõ rệt và duy nhất về trận đánh Trường Sa là video tuyên truyền của Trung Cộng được tung trên mạng internet từ năm 2008. Qua đó, người ta thấy những người lính Việt Nam đang lom khom dưới biển, nước ngập tới lưng. Sau mấy tiếng “tả, tả, tả!....” (đánh, tấn công), các súng lớn súng nhỏ trên tàu chiến Trung Cộng thi nhau xả đạn vào những người lính và ba con tàu của Việt Nam. Tường thuật của 9 chiến sĩ VN sống sót trở về đi vào chi tiết và cận cảnh hơn, làm nổi rõ thêm sự tàn bạo của lính Trung Cộng được ghi lại trong video kể trên. Trên một số diễn đàn Anh ngữ thảo luận về biến cố Trường Sa, người ta đã không khỏi ngạc nhiên về những gì họ thấy được trong video của Trung Cộng. Không ít người gọi đây là “cuộc tàn sát” chứ không thể nào coi là một trận hải chiến theo đúng nghĩa của nó. Từ đó câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao phía VN (lãnh đạo VN) lại để những người lính của mình phải chiến đấu trong hoàn cảnh như vậy? Và ai phải chịu trách nhiệm về việc này?” Đây cũng là câu hỏi được nhiều người VN đặt ra, nhất là vào thời điểm cận kề ngày giỗ của các tử sĩ Trường Sa. Trước khi thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vừa kể, thiết tưởng cũng nên biết qua một vài đặc điểm liên quan đến các trận đánh trên biển. 1/ Trên mặt biển mênh mông, ngoại trừ trường hợp thời tiết xấu cản trở tầm nhìn, tầm quan sát trên mặt biển rất xa. Độ xa này tuỳ thuộc theo độ cao của đài chỉ huy chiến hạm. Trong trường hợp thời tiết tốt, tầm quan sát chỉ bị giới hạn bởi độ cong của quả đất (tức là có thể thấy tàu bè khác ở tận chân trời). Ngay cả trường hợp thời tiết xấu hay trong đêm tối thì qua phương tiện radar và bảng “vận chuyển chiến thuật” có sẵn trên các chiến hạm (ra đời sau thế chứ hai), người ta dễ dàng tính toán được chính xác hướng đi và vận tốc tàu địch. Vì vậy, các trận đánh trên mặt biển (không có tàu ngầm tham chiến) thường thì cả hai bên đều thấy và theo dõi nhau từ rất xa, và vì vậy có nhiều thời gian thay đổi vận chuyển (hướng, vận tốc,v.v....), đội hình và chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho việc nổ súng khi tàu địch trong tầm tác xạ. 2/ Các khẩu hải pháo của chiến hạm phần lớn là súng phòng không, sơ tốc lớn (sơ tốc: Vận tốc đầu đạn khi ra khỏi nòng súng) nên có sức công phá mạnh và đạn đạo tương đối thẳng (dễ trúng đích), có nhịp bắn nhanh và tương đối chính xác trong tầm sát hại. Các loại pháo 37 ly, 40 ly được đề cập đến trong trận Trường Sa thuộc loại này. Vì vậy, súng cá nhân với tầm bắn trên 1 cây số và tầm sát thương 200m trở lại không đóng vai trò quan trọng trong một trận chiến trên biển. 3/ Các ổ hải pháo trên chiến hạm không xoay tròn 360 độ được, mà bị giới hạn ở một góc độ nào đó để không hướng và bắn vào đài chỉ huy của chiến hạm mình khi lâm chiến. Do đó, khi tàu neo (hoặc đậu) tùy theo hướng gió và giòng nước, con tàu gần như nằm ở một hướng độ nhất định nào đó. Vì không xoay tròn 360 độ được, khi tàu neo, một vài ụ súng có thể không hướng về phía chiến hạm địch được. 4/ Do đặc tính về không gian và tầm hoạt động rộng lớn và chiến trường trên biển cũng thường ở rất xa căn cứ, đòi hỏi thời gian di chuyển; vì vậy các chiến hạm thường thực hiện những công tác dài ngày theo kế hoạch đã định trước với loại chiến hạm và các khí tài phù hợp cho nhiệm vụ. 5/ Ngoại trừ đang ở trong cuộc chiến với nước thù địch, mọi quyết định lâm trận với một lực lượng ngoại quốc thường đến từ giới chức cao nhất của quốc gia với một số mục tiêu cụ thể. Thí dụ như tổng thống Mỹ quyết định mở các trận chiến ở Trung Đông, thủ tướng Anh với trận Falkland (1982); hoặc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với thủ bút ra lệnh hai điểm cho trận chiến Hoàng Sa a/ Kìm chế và đuổi tàu Trung Cộng ra khỏi lãnh hải Việt Nam, b/ Trong tường hợp bất khả kháng thì toàn quyền hành động để bảo vệ chủ quyền đất nước. Với các điểm khá phổ quát liên quan đến trận chiến trên biển vừa liệt kê ở trên, kiểm điểm lại những gì đã diễn ra ở trận Trường Sa thì dường như tất cả đều có sự bất thường nào đó. ’Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?’ Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng. Trong một bài viết mới đây trên trạng mạng Việt Study (1), tác giả Lê Ngọc Thống đã rất chính xác khi đặt vấn đề: “Trước một kẻ thù to lớn, hung hăng, hiếu chiến, điều quyết định đầu tiên là Hải quân Việt Nam có dám đánh lại chúng hay không? Vì chỉ khi dám đánh mới nghĩ ra cách đánh để thắng.” Ở trận Trường Sa 1988 tiền đề này gần như không ai đặt ra. Mắt xích lãnh đạo chỉ huy bị đứt ở cấp cao nhất. Trong hồi ức về trận chiến này, dưới bút danh Phạm Trung Trực, một sĩ quan hải quân trong chiến dịch CQ 88 bảo vệ Trường Sa lúc đó đã thuật lại rằng: “Cuối tháng 2-1988 Hải quân Trung Quốc tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa.Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng.” Với thái độ vô trách niệm này của hàng lãnh đạo (tức Bộ Chính Trị), các cấp kế tiếp chẳng ai thấy cần thiết phải làm gì thêm, chưa nói đến việc “phải nghĩ ra cách đánh để thắng”. Lãnh đạo như vậy là đã tệ rồi, nhưng thực tế thì còn tệ hơn nhiều. Trên trang mạng AnhBaSam gần đây có đăng vài giòng tin ngắn về lệnh của cấp bộ chỉ huy kế tiếp (tức bộ quốc phòng) trong trận Trường Sa như sau: “Bộ trưởng Quốc Phòng lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ ’bị khiêu khích’. Chỉ một nhóm chiến sỹ đã cưỡng lệnh này và bắn vào kẻ xâm lược.” Với mệnh lệnh rất rõ ràng và cụ thể như vậy, có lẽ bộ tư lệnh hải quân bị ở vào thế mắc kẹt. Vì vậy, tuy có quyết tâm cao như thành lập bộ chỉ huy tiền phương để giải quyết mọi tình huống, chuyển các phương án chiến đấu phù hợp với tình hình từ “sẵn sàng chiến đấu” vào cuối tháng 10/1987 sang sẵn sàng “chiến đấu cao” vào đầu tháng 3/1988, đưa người và phương tiện ra đảo xây dựng công sự, nhận định xác đáng về vị trí chiến lược của đảo Gạc Ma, v.v... nhưng lại hoàn toàn không có một lực lượng nào để ngăn chặn sự lấn chiếm trong khi Trung Cộng này càng gia tăng cường độ gây hấn; cũng như để yểm trợ và bảo vệ cho các chiến sĩ của mình đang làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền đất nước. Cuối cùng, để đối đầu với lực lượng thật hùng hậu của địch, phía hải quân VN chỉ đưa đến chiến trường 3 tàu vận tải với lệnh: ngăn chặn sự lấn chiếm của Trung Quốc bằng cách nhanh chóng xây dựng các cơ sở vật chất trên một số đảo. Điều này cho thấy mệnh lệnh ở trên đã giới hạn quan niệm hành quân của hải quân rất nhiều, dù rằng các cấp chỉ huy hải quân chắc chắn đều biết rõ những đặc điểm chiến đấu trên biển như đã nêu ở trên để có thể thực hiện một phương án tối ưu nào đó, vừa bảo vệ được tối đa các hòn đảo, vừa hạn chế thiệt hại đến mức tối thiểu. Cũng có thể là do nhân sự và phương tiện chiến đấu hạn chế, nhưng nhiều phần đây có lẽ là cách để các chiến sĩ của ta không có cách nào bắn vào quân Trung cộng tấn công chiếm đảo, để không trái lệnh của bộ trưởng quốc phòng. Bắn vào quân Trung Quốc là điều rất dễ xẩy ra nếu hải quân có một lực lượng chiến đấu đúng nghĩa ở trên mặt biển, vì dù ở thế yếu hơn các chiến sĩ hải quân chắc chắn không cam chịu nhục nhã trước sự gây hấn và lấn chiếm của quân xâm lược. Cũng vì những mệnh lệnh như trên mà các chiến sĩ ở chiến trường đã hoàn toàn bị bất ngờ khi bị địch bắn xối xả vào lúc tàu đang neo đậu và một phần binh sĩ đang ở dưới biển. Cần nêu ra một vài chi tiết ở đây để có thể thể nhận thấy rằng các chiến sĩ hải quân có khả năng rất cao trong tình thế nguy nan lúc đó. Với quân số tổng cộng tại chỗ của cả HQ 604, 605, và 505 là khoảng hơn 80 người; nhân số này thực ra chưa đủ, hoặc chỉ tròm trèm với cấp số nhân sự cho một dương vận hạm như HQ 505 hoạt động bình thường. Khi súng nổ một số lớn binh sĩ đang ở dưới nước, nhân số còn lại trên tàu hẳn là rất ít ỏi; thế nhưng trong tình huống đó họ đã thực hiện cùng một lúc 3 nhiệm sở trong vòng 28 phút của trận chiến: Nhiệm sở neo (nhổ neo), nhiệm sở tác chiến (chống trả sự tấn công của Trung Quốc), nhiệm sở vận chuyển và ủi bãi. Chính báo cáo của Trung Quốc cho biết họ có 6 người bị tử thương, 21 bị thương, nên có thể tin rằng những thiệt hại này do HQ 505 gây ra cho địch, vì tại chiến trường lúc đó chỉ có chiến hạm này có loại pháo 40 ly và 20 ly, là loại súng có nhịp bắn nhanh, chính xác và tầm sát hại lớn. Với những phân tích vừa kể, không còn nghi ngờ gì nữa, chính thái độ vô trách nhiệm của cấp lãnh đạo cao nhất, rồi sau đó mệnh lệnh không được bắn vào quân xâm lược là nguyên nhân dẫn đến việc không có một phương án hành quân để bảo vệ các chiến sĩ VN và chống trả lại địch hữu hiệu. Đồng thời cũng đặt các chiến sĩ tại mặt trận vào một tình thế hoàn toàn bất ngờ trước sự hiếu chiến và tàn bạo của kẻ thù. Với những mệnh lệnh không rõ ràng đó của cấp trên, có thể khiến các chiến sĩ tại mặt trận cho rằng tuy xẩy ra sự giành giật các hòn đảo qua lại, nhưng sẽ không có nổ súng (vì mình không được phép bắn vào địch). Như vậy, đã rất rõ ràng ai là người chôn vùi các chiến sĩ Trường Sa. Thái độ này của giới lãnh đạo CSVN càng thể hiện rõ sau này qua việc bỏ trống sự kiện Trường Sa trong sử sách, cấm các phương tiện truyền thông nhắc nhở, cấm các buổi tổ chức tưởng niệm, thậm chí chữ “anh hùng” trên bia một anh hùng Trần Văn Phương cũng bị đục bỏ. Năm ngoái blogger Mai Thanh Hải đã nghẹn ngào vì khóc cho các chiến sĩ Trường Sa mà cũng bị cấm, còn giáo sư Hà Văn Thịnh thì uất nghẹn: “Tháng baSao tôi chẳng được quyền kể về các anh?Lỡ gọi tên có thể là tù tộiAnh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tốiViệt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?’(Trích bài thơ ’Tháng 3, ngày 14, Việt Nam ơi’ ) - - - (1) Lê Ngọc Thống http://www.viet-studies.info/kinhte/LeNgocThong_DamDanhBietDanh.htm
......

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979

Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”. Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam. Những vụ tranh chấp như vậy giữa Trung Quốc và Việt Nam đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Nhưng đến cuối thập niên 1970, sự hiềm khích giữa đôi bên đã bùng lên thành một cuộc xung đột vũ trang có nhiều chết chóc, với cuộc chiến tranh thường được gọi là cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Trung Quốc đã dùng yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa làm một trong các lý do để xâm lăng Việt Nam, tuy cuộc chiến tranh đó diễn ra sau một loạt những vụ đụng độ ở biên giới hai nước và những hành động quyết liệt của Việt Nam ở Campuchia. Tại Campuchia lúc đó, chế độ Khmer Đỏ tàn bạo đã phát động một chiến dịch khủng bố trên cả nước. Chiến dịch diệt chủng này rốt cuộc đã gây tử vong cho hơn 2 triệu người. Khmer Đỏ có được sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhưng bị Liên Sô phản đối. Việt Nam có được sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn Liên Sô trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng dần dần tránh xa Trung Quốc trong những năm giữa thập niên 1970 và nghiêng hẳn về phía Liên Sô. Việt Nam tiến quân sang Campuchia cuối năm 1978 và nhanh chóng lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Ông Lý Tiểu Binh, Khoa trưởng Phân khoa Sử Địa của Đại học miền Trung Oaklahoma, cho biết lãnh tụ Trung Quốc lúc đó là ông Đặng Tiểu Bình đã tức giận trước hành động của Hà Nội và quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”. Giáo sư Lý: "Vì ảnh hưởng ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực, cộng với việc xâm lăng Campuchia và sự hợp tác với Liên Sô, nên ông Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc e rằng Việt Nam có thể bành trướng thế lực của mình tới những khu vực khác, kể cả Biển Nam Trung Hoa." Trung Quốc cũng tố cáo Việt Nam bách hại Hoa Kiều và lên tiếng chống đối việc Việt Nam chiếm đóng những hòn đảo của quần đảo Trường Sa. Đầu năm 1979, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm Hoa Kỳ và bày tỏ sự bất mãn đối với Việt Nam. Ông nói với các giới chức ở Washington rằng “những đưa trẻ không nghe lời cần phải đánh đòn.” Lính Trung Quốc bắt đầu tràn qua biên giới Việt Nam hồi tháng hai năm 1979. Phía Việt Nam gọi đây là cuộc chiến “chống bá quyền Trung Quốc” trong lúc Bắc Kinh gọi cuộc xung đột vũ trang này là “Cuộc phản kích tự vệ chống lại Việt Nam.” Giáo sư Lý Tiểu Binh nói rằng Trung Quốc muốn mô tả cuộc chiến này là một cuộc chiến tự vệ. Giáo sư Lý: "Trung Quốc muốn biện minh cho hành động của mình. Họ muốn mọi người tin rằng cuộc chiến tranh này có tính chất phản ứng tự vệ để đáp lại chính sách hung hãn của Việt Nam." Tiến sĩ Lý Tiểu Binh cho biết ông Đặng Tiểu Bình muốn dùng cuộc chiến tranh với Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quân đội Trung Quốc. Giáo sư Lý: "Có vấn đề giữa hàng ngũ lãnh đạo mới của ông Đặng Tiểu Bình và quân đội. Quân đội than phiền là họ không được lợi lộc gì trong các nỗ lực cải cách. Họ nói rằng trong lúc tiến hành cải cách họ đã không nhận được các nguồn lực để phát triển. Thậm chí họ còn cho rằng họ là nạn nhân của phong trào cải cách." Ông Lý Tiểu Binh nói rằng ông Đặng Tiểu Bình đã để cho quân đội có được một cơ hội để chứng tỏ khả năng và cho phép họ tự soạn thảo kế hoạch xâm lăng Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc xâm lăng đó lại nêu bật sự yếu kém của quân đội Trung Quốc. Họ chỉ tiến được vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 8 kilo mét, tuy đã gây thiệt hại nặng cho một số thành phố ở biên giới. Đà tiến của những toán quân Trung Quốc đã bị khựng lại khi gặp phải sự kháng cự kịch liệt của phía Việt Nam, những người đã tận dụng được các kỹ năng đánh du kích mà họ đã trui luyện trong cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Trung Quốc đã gánh chịu tổn thất nhân mạng rất lớn và phải rút về nước sau 29 ngày. Giáo sư Lý: "Đó là một thảm họa nhục nhã đối với quân đội. Thương vong ở mức cao, không theo đúng kế hoạch, thông tin liên lạc tồi tệ, tính toán sai lầm, vân vân …" Về mặt công khai, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Nhưng phía Trung Quốc biết rõ là quân đội của họ có nhiều khiếm khuyết. Không lâu sau đó, Bắc Kinh đã thực hiện một chương trình để hiện đại hóa quân đội của mình. Giáo sư Lý: "Quân đội nhận ra rằng họ đã bị lỗi thời. Tinh thần chiến đấu binh sĩ rất thấp. Các hệ thống của Liên Sô không hoạt động có hiệu quả. Khi đó họ còn dùng các loại khí tài của Liên Sô. Vì vậy cho nên họ đã sẵn sàng chấp nhận đề nghị cải cách quân đội. Giáo sư Lý Tiểu Binh cho rằng qua cuộc chiến năm 1979 Trung Quốc lại một lần nữa chứng tỏ với các nước láng giềng là họ sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ. Nhiều năm sau khi chiến tranh chấm dứt, những vụ đụng độ ở biên giới Việt-Trung vẫn tiếp diễn và quan hệ song phương tiếp tục bị căng thẳng. Mãi cho đến năm 1986, với bối cảnh của sự thay đổi hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Kinh và Hà Nội và các phong trào cải cách ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý gác qua một bên những vụ tranh chấp để tập trung nỗ lực vào công cuộc phát triển hòa bình. Công cuộc phát triển đó giờ đây đã bị đe dọa bởi những hành động có tính chất kịch liệt của Trung Quốc để chống lại điều mà họ cho là những mối đe dọa đối với lãnh thổ của họ ở Biển Đông. Các nhà quan sát cho rằng những hành vi gây nhiều sóng gió có thể làm cho Trung Quốc rơi vào một cuộc xung đột với các nước láng giềng cũng có yêu sách chủ quyền ở vùng biển rất quan trọng cho hoạt động thương mại của cả thế giới này.   http://www.voatiengviet.com/content/nhin-lai-cuoc-chien-viet-trung-nam-1979/1521720.html  
......

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề. Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết. Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy? Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này?  Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện. Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN. Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là  không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua. Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ? Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới. Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệuTù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể  lờ đi vấn đề lịch sử này được. Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”. Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước. Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm. Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh. Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ? Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx  
......

Nguy cơ Trung Quốc

Lời người dịch: Nền kinh tế Vìệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện nay là một „copy“ mang nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá trị về sự rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của nhật báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày 31.01.2013 tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo. Nguyễn Hội ***************************** Trung Quốc lừa cả thế giới: trong lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi phí cho các chương trình kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất nguy hiểm đã được hình thành (tại Trung quốc).   Niềm tự hào mới nhất của Trung Quốc là tuyến đường sắt cao tốc 2 300 km với xe lửa màu trắng thon gọn nối liền Quảng Châu và Bắc Kinh, trung tâm kinh tế phía Bắc và phía Nam của quốc gia. Tốc độ tối đa là 300 km mỗi giờ.   Dự án chỉ có một lỗi là không bao giờ có lợi nhuận.   Cho tới nay công ty đường sắt Trung Quốc đã mượn nợ của ngân hàng tổng cộng là 280 tỷ euro để chi phí cho dự án này cũng như cho các dự án khác. Ngân hàng chủ nợ có „thấy lại“ được số tiền cho vay nêu trên hay không là điều còn cao hơn là nghi ngờ.   Bong bóng nợ đã hình thành tại Trung Quốc, bong bóng này cũng như tất cả mọi thứ khác hiện diện trên Nước Cộng hòa Nhân dân là rất vĩ đại. Nhà nước luôn luôn chi phí hàng tỷ USD vào các dự án danh tiếng mới, chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn. Họ muốn phát triển bằng mọi giá – cho dù nợ ngập đầu.   Ở phương Tây, các ngân hàng phải bảo đảm rủi ro tín dụng mà họ cho vay bằng vốn của chính ngân hàng và tiền vốn bảo đảm này mỗi ngày mỗi tăng (bởi qui định của pháp luật) và các khoản nợ xấu phải được xử lý bằng cách đưa vào các ngân hàng xấu (bad debt bank), trong khi đó các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng to một cách không kiểm soát được. „Hàng chục nghìn quan chức cấp thấp của chính phủ và các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã mượn nợ mà không cần phải kiểm tra, giám sát“, nhà kinh tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cho biết. Chính thức là nhà nước không thiếu nợ cao. Tuy nhiên tất cả các rủi ro được dồn vào bảng cân đối của các ngân hàng (bank balance sheet). Vì vậy, ngân hàng (tại Trung Quóc) là lĩnh vực nguy hiểm nhất cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Họ phải phục vụ một nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sau Hoa kỳ, nhưng đồng thời cũng là nơi nhận chỉ thị của chính quyền xã hội chủ nghĩa trung ương. Các khoản cho vay mà không có bất kỳ một kiểm soát từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, trên thực tế Trung quốc chỉ có đủ khả năng tăng trưởng từ 5% đến 6% mà thôi, nhưng họ đặt mục tiêu cho năm nay là hơn tám phần trăm. Cơn nghiện tín dụng đã phóng đại thực tế ở Trung Quốc.   Vòng luẩn quẩn của việc giảm tăng trưởng và gia tăng nợ nần có vẻ đe dọa nặng nề hơn là Trung Quốc có nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), với mức vốn tổng cộng gần 186 tỷ euro là ngân hàng có giá trị nhất thế giới. Ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng gần như là độc quyền, tài trợ từ các ngân hàng khác cho tới nay không đáng kể.   Cơn đói tín dụng lên cao đến độ mà các doanh nghiệp (Trung quốc) phải kiếm ngày càng nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng không chính thức. Tháng mười năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo sự phát triển bùng nổ của các ngân hàng trong bóng tối gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của đất nước và tăng tính thiếu minh bạch của hệ thống (tài chính).   Chẳng có gì gọi là ngạc nhiên khi doanh nhân Đức ngày càng mất tin tưởng vào quốc gia đầy hy vọng trong quá khứ này là Trung Quốc. Tuy vẫn còn thu hút với doanh thu bán hàng hoá ngày càng tăng - nhưng nguy cơ cũng gia tăng.   Ở phương Tây cuộc khủng hoảng tài chính được lắng dịu, nhưng ở Trung Quốc lại đang ủ một thảm họa mới. Tin tức hôm qua được loan báo là nợ hàng tỷ của chính quyền cấp tỉnh đã được gia hạn tiếp. Rõ ràng là việc trả nợ không cần thiết phải nghĩ đến. Cựu giám đốc Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Yukon Huang, đã viết trên báo Financial Times rằng, „các ngân hàng Trung Quốc quá lớn để quản lý, Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ và những cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ, một hoặc thậm chí hai ...“   Mặt trái của sự phát triển bùng nổ tại Trung Quốc. Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng hòa nhân dân hàng năm có trình báo số liệu thống kê về tình hình phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.   Một phép lạ xảy ra nhờ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản lèo lái nền kinh tế thị trường? Thưa không. Bởi vì phép lạ phải được chứng minh, kiểm tra chặt chẽ hơn là chỉ qua một cơ chế rất tầm thường - sự gia tăng GDP chủ yếu là do các tỉnh và địa phương Trung Quốc, thí dụ như chi phí cho các dự án lớn xây nhà ở theo phương châm: tiền không không quan trọng.   Với phương pháp trên, các tỉnh và địa phương làm suy yếu hệ thống tài chính Trung Quốc từ bên trong ra bên ngoài - mặc dù trung ương Bắc Kinh làm ăn thực sự vững chắc. „Hàng chục ngàn các quan chức chính phủ cấp thấp cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đều có thể thực hiện các dự án đầu tư mà không cần được kiểm soát, giám sát“, kinh tế gia Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cảnh báo. Kết quả là: nợ lên đến nhiều nghìn tỷ (ức) nhân dân tệ, việc trả được nợ là hoàn toàn không chắc chắn, như các chuyên gia từng cảnh báo. Thoạt nhìn, hệ thống ngân hàng có vẻ mạnh mẽ, theo ông Pettis. Trong trường hợp của một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng tin tưởng rằng sẽ được nhà nước để được cứu trợ. Các khoản nợ của chính phủ tỉnh và địa phương theo một cuộc kiểm tra đặc biệt của nhà nước ít nhất là 25% tổng sản lượng GDP - ở Đức, mặc dù tình hình tài chính các thành phố, địa phương không mấy sáng sủa nhưng khoản nợ của thành phố chỉ với 5% GDP. Thậm chí chính phủ trung ương Bắc Kinh không hề biết được là bao nhiêu các khoản vay này không thể trả lại được.   Chính thức ngân hàng khai báo ít khoản nợ xấu. Các nhà phân tích hoài nghi những con số được khai báo này. Mục tiêu lợi nhuận cho các dự án nhà ở thường được nêu không thực tế. Nhà cửa thường được xây dựng một cách nhanh chóng và chỉ hai năm sau khi xây hoàn tất đã cần phải được cải thiện. Chính quyền địa phương sau đó cần nhiều tiền hơn. Các tỉnh trưởng hành động theo phương châm: „Bắc Kinh sẽ giải quyết.“   Một vấn đề của nợ Trung Quốc nữa là thời gian đáo hạn khác biệt của các khoản vay và các dự án mà họ tài trợ. Thời gian xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hoặc một tuyến đường sắt đòi hỏi phải mất nhiều năm. Thời gian có thể đạt được lợi nhuận thường lên tới nhiều thập niên.. Chi phí cho các dự án này thường bằng các khoản vay nợ ngân hàng có kỳ hạn một vài tháng hoặc vài năm. „kỳ hạn trả nợ thực tế và thời gian đáo hạn của các khoản vay nợ cách nhau quá xa“ kinh tế gia Qu Hongbin của ngân hàng lớn HSBC.cho biết. Tiền, không phải là một vấn đề, bởi vì tỷ lệ tiết kiệm của Trung quốc trên 50%. „vật thiếu thốn là những công cụ (quản lý) tài trợ dài hạn.“   Trung Quốc không có những công cụ đó. Tài trợ bằng trái phiếu đòi hỏi phải có một thị trường thực sự trưởng thành, với việc đánh giá trung thực và thông tin minh bạch về những doanh nghiệp và chính quyền liên quan. "Trung Quốc đã thực hiện được một số vấn đề, nhưng chưa đủ“ , một doanh nhân người Đức cho biết. Những người có trách nhiệm rõ ràng là thiếu tính nhận thức vấn đề.   Tuy nhiên, ngay cả trong một nền kinh tế mà nhà nước chiếm ưu thế, một nguyên tắc cũng phải tuân giữ là: nếu mượn nợ thì tiền vay nợ cuối cùng phải được hoàn trả lại cho chủ nợ. Tiền của các ngân hàng trên thực tế là tiền do người dân Trung quốc tiết kiệm. Một ví dụ là Bộ Đường sắt Trung Quốc là một trong những tổ chức mang nợ cao nhất thế giới: bộ vay mỗi năm thêm gần một nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với 118 tỷ euro. Theo nhà kinh tế Pettis là „một sự mất cân bằng to lớn“ và tiên đoán về trung hạn nước Cộng hòa nhân dân sẽ có „một thảm họa nợ nần“. Cứu trợ ngân hàng bởi nhà nước là điều không thể tránh khỏi.   Do đó, thống đốc ngân hàng trung ương Zhou Xiaochuan suy nghĩ phương cách làm thế nào qui trách nhiệm rủi ro này cho chính quyền cấp tỉnh. Đề nghị của ông là: phần lớn các khoản vay nợ của chính quyền tỉnh phải được bảo đảm bởi cư dân của tỉnh đó. Theo cách suy tính của Zhou Xiaochuan, chỉ khi nào có chủ nợ hoặc người bảo lãnh tại địa phương, thì chức năng kiểm soát mới thực sự được thực hiện.   Tựa: Das China-Risiko Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk và Frank Sieren. Đăng trên trang nhất nhật báo Đức Handelsblatt ngày 31.01.2013 Chuyển ngữ: Nguyễn Hội  
......

Prozess in Vietnam

28. Januar 2013, 10:42 Uhr 22 Dissidenten droht die Todesstrafe http://www.spiegel.de/politik/ausland/vietnam-dissidenten-droht-todesstrafe-a-880026.html http://www.dw.de/quo-vadis-vietnam/a-16574254 Tòa án CS xét xử 22 thành viên của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn”. Ngày 28.12013, Tòa án CS tỉnh Phú Yên đưa ra xét xử 22 thành viên của “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” với tội danh gán ghép “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79, khoản 1, Bộ Luật Hình sự. 22 bị cáo này gồm các ông Phan Văn Thu (SN 1948), Từ Thiện Lương (SN 1950), Trần Quân (SN 1984), Lê Đức Động (SN 1983), Nguyễn Thái Bình (SN 1986), Lê Duy Lộc (SN 1956), Lê Phúc (SN 1951), Võ Thành Lê (SN 1955), Nguyễn Kỳ Lạc (SN 1951), Vương Tấn Sơn (SN 1953), Võ Ngọc Cư (SN 1951), Đoàn Đình Nam (SN 1951), Võ Tiết (SN 1952), Nguyễn Dinh (SN 1968), Đoàn Văn Cư (SN 1962), Phan Thanh Ý (SN 1948), Đỗ Thị Hồng (SN 1957), Trần Phi Dũng (SN 1966), Lê Trọng Cư (SN 1966), Phan Thanh Tường (SN 1987), Tạ Khu (SN 1947 ) và Lương Nhật Quang (SN 1987). Theo cáo trạng của CSVN thì từ năm 2003 đến tháng 2-2012, tại Khu du lịch sinh thái Đá Bia thuộc địa phận đèo Cả (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), ông Phan Văn Thu cùng với 21 bị cáo nêu trên đã thành lập một tổ chức với tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn.”, mà cáo trạng cho là tổ chức chính trị. Cũng theo cáo trạng thì Tổ chức này thành lập 12 ban, 26 pháp hội và 4 nhóm chưa đặt tên pháp hội ở các địa phương như Phú Yên, Khánh Hòa, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang với 293 người tham gia.  
......

Bên Thắng / Bên Thua & Những Bức Tường Lòng

“Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là… chó dại!” Khi còn bị phân chia bởi bức tường Bá Linh, dân Ðức hay kể câu chuyện hài này: Có một con chó chui tường từ Ðông sang Tây. Thấy khách lạ nên lũ chó bên Tây Ðức xúm xít và tíu tít hỏi thăm: - Bên ấy có hội bảo vệ súc vật không? - Có chứ. - Có bác sĩ thú y không? - Có luôn. - Có thẩm mỹ viện và nghĩa trang dành riêng cho chó không? - Có tuốt. - Thế thì việc gì đằng ấy phải vất vả chui tường sang đây? - Tại vì ở bển bị cấm được cho… sủa! Tháng 9 năm 1989, bức tường Bá Linh bị đập đổ. Ðông Ðức được giải phóng. Từ đây, người dân được quyền ăn nói tự do, và chó có quyền… được sủa. Sự thống nhất nước Ðức về thể chế, cũng như về nhân tâm, tuy không phải là một tiến trình toàn hảo nhưng có thể được coi như là ổn thỏa – ngoại trừ đối với một số người. Họ là những di dân đến từ Việt Nam, theo như tường thuật của Alisa Roth: “Người Việt vẫn đang là nhóm Á Châu lớn nhất tại thành phố Bá Linh. Những nguời được mệnh danh là Người Việt miền Tây là những người miền nam Việt Nam, hầu hết là thuyền nhân mà trong những năm tiếp theo chiến thắng 1975 của cộng sản, họ đã đổ đến những vùng bây giờ là Tây Ðức.” “Còn nguời Việt miền Ðông là những nguời đến Ðông Ðức vào thập niên 1960 và 1970 cùng với các công nhân xuất khẩu từ những quốc gia cộng sản đang phát triển tới làm việc trong các nhà máy…” “… Cái cộng đồng nhỏ bé này hãy còn duy trì sự chia cắt với hai thế giới, hai phương trời cách biệt. Những ý thức hệ – từng xé nát nước Ðức và nước Việt Nam ra làm đôi – hiện vẫn còn luân lưu mạnh mẽ tại nơi đây…” Nó “mạnh mẽ” tới độ khiến một người dân bản xứ phải thốt lên rằng: “Bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây còn cao hơn cả bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức.” (“Berlin’s Divide Lingers For Vietnamese Expatriates Capital’s East – West Gap Reflects Cold War Past,” San Jose Mercury News, 12 Jul. 2002:A1/ Việt Mercury 12 Jul. 2002: 1 + 69. Trans. Nguyễn Bá Trạc”). Nói như thế, nghe đã phũ phàng nhưng (vẫn) chưa …hết ý! Trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng – ấn bản 2001, Paris, nơi trang 70 – tác giả còn trích dẫn nhận xét của một người ngoại quốc khác về dân Việt, như thế này đây: “Ils ne s’aiment pas” (Chúng nó không ưa nhau đâu). Cha nội Parisien nào đó nói bậy bạ vậy mà… trúng phóc. Những phương tiện truyền thông và giao thông của thời hiện đại quả có làm cho trái đất nhỏ lại, và khiến cho loài người gần gũi với nhau hơn. Nhưng riêng với với dân Việt thì không. Nhất định là không. Người ngoài có vẻ “hơi” ngạc nhiên về thái độ “rất kém thân thiện” của dân Việt đối với nhau, trên bước đường lưu lạc. Họ sẽ ngạc nhiên chết (mẹ) luôn nếu biết rằng những “bức tường ô nhục” tương tự hiển hiện khắp chốn, kể cả ở Việt Nam, chứ chả riêng chi ở Berlin. Dù đất nước đã “thống nhất” hơn một phần tư thế kỷ, dân chúng giữa hai miền Nam/Bắc Việt Nam (rõ ràng) vẫn chưa gần nhau mấy. Đôi lúc, họ ăn ở cư xử với nhau cứ y như những kẻ phải sống trong một cuộc hôn nhân… cưỡng bách. Theo “truyền thống,” người Việt hay chia phe và họ thường nhìn nhau qua những “lỗ châu mai” từ những “pháo đài” của… phe mình. Họ hay gọi nhau là “tụi này” hay “tụi nọ” (tụi Công Giáo, tụi Phật Giáo, tụi Nam Kỳ, tụi Bắc Kỳ, tụi Trung Kỳ…). Gần đây, có thêm một “tụi mới” nữa – tụi thuộc… phe thắng cuộc! Và đó mới chỉ là những chuyện nhỏ, ở miền xuôi. Ở miền ngược, miền núi, hay còn gọi là miền cao, miền sơn cước (hoặc cao nguyên) thì còn nhiều chuyện… kỳ cục dữ nữa. Nơi đây, một phần dân tộc Việt vẫn chưa được nhìn nhận là người thường hay người Thượng. Họ bị coi là… “tụi mọi” và bị chính đồng bào mình (toa rập với cường quyền) cướp đoạt hết đất đai canh tác. Nghèo đói quá hoá “sảng” chăng? Khổ cực quá, cùng quẫn quá, bị chèn ép quá nên đâm ra gấu ó, cấu xé lẫn nhau chăng? Không hẳn đã thế đâu. Tại nước Ðức, ngay giữa một thành phố tự do và phú túc, “bức tường Bá Linh nằm trong đầu óc của người Việt miền Ðông với người Việt miền Tây (vẫn) còn cao hơn bức tường của người dân Ðức đối với người dân Ðức” mà. Hơn nữa, như đã thưa, những bức tường lòng (ô nhục) tương tự hiển hiện ở khắp nơi chứ đâu có riêng chi ở Berlin. Nơi đâu có người Việt quần tụ là tức khắc nẩy sinh những chuyện đố kỵ, chia cách, phân hoá, và đánh phá lẫn nhau túi bụi. Mỗi cộng đồng vẫn thường cần đến hơn một ban đại diện (dù tất cả những ban đại diện “dường như” không đại diện được cho bất cứ ai và cũng không mấy ai – thực sự- cần người đại diện). Tương tự, mỗi hội đoàn đều có tới hai hay ba ông (bà) chủ tịch, dù cả hội đoàn đều không mấy ai biết rõ là họ hội họp lại với nhau để làm gì. Mọi tổ chức (không chóng thì chầy) nếu không vỡ tan tành thì cũng bể thành vài mảnh! Người Nga có câu ngạn ngữ là nếu thiếu chó chăn, loài cừu không trở nên bầy đàn được. Cái khó của những cộng đồng người Việt hải ngoại là họ có dư loại chó này. Ðã thế, phần lớn, đều là … chó dại! “Sự kiện vô vàn phi lý, cực độ vô nghĩa, và bất lợi không lường này, đang diễn tiến kết thành hiện tượng phân hoá hỗn loạn, phân liệt khắc nghiệt, chia rẽ trầm trọng giữa những cá nhân, nhóm cá nhân, cộng đồng người Việt ” (Phan Nhật Nam, “Lời Khẩn Thiết Nhằm Chấm Dứt Hiện Tượng Phân Hoá“). Cũng theo tác giả bài báo vừa dẫn thì Cục Tình Báo Hải Ngoại, trực thuộc Ban Tổ Chức Trung Ương Ðảng Cộng Sản Hà Nội, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng phân hoá tiêu cực kể trên. Những nhân viên của Cục Tình Báo Hải Ngoại e không tài ba đến thế. Chợ chiều rồi. Chúng nó (nếu có) cũng chỉ lo đánh quả mà thôi và chuẩn bị để chạy thôi. Thủ phạm không đến từ bên ngoài. Chúng phục sẵn trong “thâm tâm” của tất cả chúng ta. Khi còn nhỏ, tôi nhớ là đã đọc ở đâu đó – qua lời kể của Schopenhauer – một câu chuyện ngụ ngôn mà nội dung (đaị khái) như sau: Có một mùa Ðông lạnh đến độ muốn tồn tại muôn loài đều phải xích lại thật gần nhau để truyền cho nhau hơi ấm. Chỉ riêng có loài nhím vì lông quá nhiều, quá nhọn và không cách nào thu lại được nên đành… chờ chết! Dân Việt đang trải qua một mùa Ðông khắc nghiệt. Nếu chúng ta không vượt qua được những bức tường lòng hiện hữu, không xếp lại được những lông nhọn tua tủa tự mỗi người, và mọi phe nhóm đều nhất định “tử thủ” trong pháo đài của riêng mình thì (e) khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là mùa Ðông sẽ kéo dài vô tận mà vì đất nước (cũng như lòng người) sẽ bầm dập, te tua, tan nát, và tanh bành – sau đó. Nguồn : http://www.khoi8406hoaky.com/D_1-2_2-59_4-3653_5-20_6-1_17-1038_14-2_15-2/
......

Vài nét về Hiến pháp Mỹ

Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!Một Hiến pháp có trước… nhà nước Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”! Ý định đó của sự ấu trĩ của lòng tốt nhanh chóng bị thực tế tàn nhẫn của xã hội sau chiến tranh giày xéo, tình trạng vô chính phủ nhanh chóng xảy ra, tiểu bang nào cũng muốn giành cho mình sự độc quyền cao nhất, có lợi nhất, khiến cho 13 tiểu bang gây ra bao cảnh huynh đệ tương tàn, và “nước” Mỹ, theo cách nhận xét của George Washington, “giống như một lâu đài được xây bằng cát”. Muốn khắc phục tình trạng đó, giải pháp duy nhất là phải thành lập một chính quyền, đây là điều mà đến năm 1787, hầu như ai cũng biết. Nhưng, chính quyền đó sẽ ra sao? Nó giống với mô hình Pháp hay Anh? Những bậc tiên tổ của nhà nước Mỹ tương lai giật mình bởi họ đoan quyết rằng phải thành lập một mô hình nhà nước hoàn toàn mới, không giống với bất kỳ ai; và, quan trọng nhất, nó phải là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sáu chữ đó là sáu chữ vàng bởi nó trở thành nền tảng, cội nguồn, nguyên tắc bao trùm mọi nguyên tắc trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp (HP). G. Washington, nguyên là Tổng Tư lệnh quân Cách mạng trước đây, được mời giữ ghế chủ tọa Hội nghị Lập Hiến. 55 con người trẻ tuổi (đa số dưới 40 tuổi, riêng A. Hamilton, vào năm 1787, chỉ mới 30 tuổi; J. Madison mới 36 tuổi – họ được coi là những cha đẻ của HP Mỹ) chính là các tinh hoa chính trị được tập hợp từ các tiểu bang, về sau được ca ngợi đó là những người tinh anh nhất, “gần như là thánh thần” của nhân loại vào cuối thế kỷ 18. Những gì lịch sử ca ngợi về tài năng của 55 người đó không hề quá lời: Chẳng hạn, Benjamin Franklin (1706-1790) là một người đa tài: thợ in, chủ tòa báo, thẩm phán, Chủ tịch Hội Triết học Mỹ, thống đốc tiểu bang, nhà ngoại giao, thương gia giàu có, người thành lập Đại học Pensylvania, người phát minh ra cột chống sét, ống thông tiểu, đàn harmonica, kính hai tròng, công ty cứu hỏa tư nhân và, ông nói thành thạo 5 ngoại ngữ… Tài năng, nhân cách và tầm nhìn vĩ đại đã được cộng hưởng để làm ra bản HP đầu tiên trong lịch sử loài người mà hầu như, không có bất kỳ một lỗi văn bản lớn nào! 55 “cha đẻ” của nhà nước Mỹ, trong đó nổi bật nhất là Alexander Hamilton (hình của ông được khắc trên tờ 10 USD), James Madison (người có hình trên tờ 50 USD) và Benjamin Franklin (trên tờ 100 USD)… Ngày 25.5.1787, Hội nghị Lập pháp được khai mạc tại Philadelphia– “thành phố của tình huynh đệ”. Gần bốn tháng ròng rã, những cuộc tranh luận quyết liệt đã nổ ra và tận cho đến lúc đặt bút ký (17.9), nhiều đại biểu vẫn còn chất chứa những bất đồng. Bản dự thảo và những bất đồng đó còn được 5 triệu người dân xem xét kỹ lưỡng trước khi được Quốc hội chính thức thông qua vào năm 1789. Nhìn chung, HP Mỹ đã được làm ra trên cơ sở những định hướng tìm tới sự hoàn hảo có thể; được cụ thể hóa thành nhiều nguyên tắc do nhiều đại biểu đề xuất, được A. Hamilton và J. Madison diễn đạt phần nào qua những bài báo rồi tập hợp thành tác phẩm Liên bang thư tập (The Federalist Papers).Những nguyên tắc lập phápChúng ta muốn tạo dựng một nền tảng (HP) sẽ trường tồn qua mọi thời đại, vậy thì, phải dự liệu đủ những thay đổi mà các thời đại đó sẽ tạo ra. Nguyên tắc này khẳng định rõ những điều không bao giờ thay đổi như quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; quyền sống, quyền tự do và quyền kiếm tìm hạnh phúc như Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ ra; quyền người dân ủy nhiệm cho chính quyền, nhân dân có quyền bầu lên và bãi nhiệm chính quyền đó… Tất nhiên, có rất nhiều điều sẽ thay đổi nên HP dự liệu các khoản bổ sung – Tu Chính Án (Amendment, TCA), chẳng hạn, TCA 22, thông qua năm 1951, quy định tổng thống không được làm quá hai nhiệm kỳ.Việc thành lập một chính quyền thích hợp phải do chính người dân lựa chọn thông qua sự biểu quyết rộng rãi nhất. Không một ai có quyền áp đặt mô hình nhà nước không tương thích với mong muốn và lợi ích của người dân. Sau rất nhiều tranh cãi, nhân dân Mỹ đã chọn mô hình nhà nước tam quyền phân lập; theo đó, một trong ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, luôn bị hai cơ quan kia giám sát.Xu hướng sửa đổi HP để mưu đồ quyền lực nhiều hơn cho một vài cá nhân là xu hướng lạm quyền của mọi quyền lực; vì thế, phải thiết lập một cơ chế sao cho có thể ngăn ngừa mọi ý đồ thao túng và sửa đổi HP. Theo nguyên tắc này, quyền tham gia của mọi công dân là tối hậu chỉ khi nào có trên 2/3 thượng nghị sĩ hoặc thống đốc bang yêu cầu thì việc xem xét sửa đổi HP mới được đặt ra. Quy định này có nghĩa là, nếu muốn xóa bỏ quyền được trang bị vũ khí, phải có ít nhất 67 TNS hoặc 34 thống đốc bang yêu cầu.Xu hướng lạm quyền và lộng quyền là thuộc tính tất nhiên của con người, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho đủ khả năng để ngăn chặn mọi ý đồ lạm quyền đó. Ngoài cơ cấu tam quyền phân lập, HP Mỹ còn định rõ cơ chế các thành viên của Tòa án Tối cao, các thẩm phán của tòa án khu vực trong toàn liên bang, được giữ quyền trọn đời, nếu không xin nghỉ hưu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo (tâm thần, bệnh suy giảm trí nhớ…). Như vậy, tòa án sẽ không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía chính quyền hoặc cử tri!Đảng phái là cội nguồn của chủ nghĩa bè phái và chủ nghĩa bè phái, đến lượt nó, chủ nghĩa bè phái là cội nguồn làm vẩn đục HP. Vì thế, cơ cấu tổ chức chính quyền không cho phép bất kỳ đảng phái nào có thể can thiệp vào bộ máy một cách trực tiếp. Mỗi đảng phái, trước HP, chỉ là một tổ chức công dân, chịu sự điều chỉnh, giới hạn của luật pháp.Đa số người dân là thờ ơ với chính trị, vì thế, phải thiết lập cơ chế sao cho hạn chế đến mức thấp nhất sự vô trách nhiệm của người dân đối với việc bầu ra chức vụ lãnh đạo cao nhất. Nguyên tắc này khẳng định cách bầu cử, theo đó, tổng thống sẽ được quyết định bởi số đại cử tri tương đương với số lượng nghị sĩ của mỗi tiểu bang.Các tiểu bang lớn luôn có xu hướng chèn ép các tiểu bang nhỏ hơn, vì thế, cơ chế tổ chức nhà nước phải hạn chế đến mức thấp nhất sự chèn ép này. Đây là lý do để các tiểu bang dù lớn hay nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ trong thượng viện. Bất kỳ một đạo luật nào dù Hạ viện đã thông qua (nơi các bang lớn có lợi thế) đều phải được Thượng viện chuẩn y, và ngược lại.Các cơ quan tư pháp dễ bị mua chuộc và lạm dụng, vì thế, phải có thiết chế cho người dân được quyền giám sát, quyết định trực tiếp đến các phán quyết tối thượng của tòa án. Nguyên tắc này đề ra cơ chế thành lập bồi thẩm đoàn (The Jury), do người dân bầu ra. Các viên chức của ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp không được tham gia vào bồi thẩm đoàn. Phán quyết của bồi thẩm đoàn về có tội hay không, mức án, là tối thượng.Việc thay đổi hay ban hành các điều luật mới luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân. Do đó, phải thiết lập cơ chế để hạn chế đến mức thấp nhất sự ban hành hay thay đổi một đạo luật, ngăn chặn mọi xu hướng tắc trách khi ban hành các văn bản luật pháp. Nguyên tắc này bảo đảm sai sót ít nhất (hầu như chưa xảy ra, cho đến thời điểm này) về việc ban hành đạo luật mới. Khi một đạo luật được khởi xướng ở Thượng viện chẳng hạn, nó sẽ được trình cho Tiểu ban Tư pháp xem xét, sau đó trình lên Thượng viện. Nếu được thông qua, sẽ tiếp tục được chuyển sang Tiểu ban Tư pháp Hạ viện, rồi toàn thể Hạ viện; cuối cùng mới được trình lên tổng thống. Đạo luật được thông qua, sẽ mang tên người đề xuất – vừa để vinh danh vừa để tăng tính trách nhiệm của dự luật. Nếu tổng thống phủ quyết, trình tự sẽ được làm lại từ đầu.Quân đội, cảnh sát là công cụ của chính quyền nên phải tuân thủ các mệnh lệnh của chính quyền. Và, để ngăn ngừa sự lộng quyền, độc tài hóa, các quân nhân và cảnh sát đang tại ngũ không được phép tham gia vào cơ quan lập pháp. Nguyên tắc này mặc nhiên khẳng định rằng quân đội hay cảnh sát nếu họ vào thượng viện hay hạ viện, không có quyền phản kháng chính quyền, không có quyền được luận “tội” chính quyền, tức là không bảo đảm được năng lực tác chiến, vì khi luận “tội”, họ đang chống lại chính quyền. Quân nhân hay viên chức cảnh sát, muốn vào nghị viện, phải ra khỏi quân ngũ… Trên đây là vài khái lược về sự hình thành và các nguyên tắc lập pháp của nhà nước Mỹ – nhà nước hiện đại đầu tiên trong lịch sử loài người – một mô hình nhà nước chưa thể tìm thấy sự đối sánh nào khả dĩ hiệu quả hơn. Đó cũng là mô hình nhà nước chưa hề có tiền lệ với bản HP cho đến nay là độc nhất vô nhị, trường tồn, bất chấp sự thay đổi về thời gian và không gian. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang chuẩn bị bước qua một thời khắc trọng đại bằng việc lấy ý kiến toàn dân để sửa đổi Hiến pháp 1992. Rất mong mỏi rằng việc lấy ý kiến đó không phải là chuyện hình thức, bởi một sự thật giản dị: Nếu ngay cả HP cũng chỉ là bàn để cho vui thì không có cái gì trên đời này có thể được coi trọng! Một bản Hiến pháp khoa học, nhân văn, phù hợp ý nguyện của toàn dân, xu thế của mọi thời đại, chắc chắn là nguyên tắc, điều kiện đầu tiên cho sự phát triển vững bền… Không phải ngẫu nhiên mà Lời Tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ có một ý ngắn gọn là BẢO VỆ HIẾN PHÁP. Một khi HP được soạn thảo hoàn chỉnh thì mọi cố gắng của công dân – kể cả TT, chỉ duy nhất một vấn đề là bảo vệ để thực thi đúng như HP đặt ra, không cần bất kỳ một sự thêm, bớt nào bởi những thêm hay bớt đó đều làm vẩn đục HP! Huế, 24.1.2013H. V. T.http://www.boxitvn.net/bai/44649            
......

Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, năm nay 51 tuổi. Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng sản Bắc Việt xô sập cổng Dinh Độc Lập tại Sài gòn và chấm dứt cuộc nội chiến ông mới lên 13, một tuổi còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa lịch sử của nó. Ông nhập ngũ năm 17 tuổi và trở thành sĩ quan, công tác một thời gian tại chiến trường Cambodia, trước khi trở về làm báo. Năm 2005,  ông được chính quyền Hà Nội gởi đi tu nghiệp tại Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2006 về nước, tiếp tục làm báo. Năm 2012 ông lại được gởi qua đại học Harvard, một đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ để nghiên cứu về “phân tích chính trị”.  Gởi học viên đi tu nghiệp tại các nước tư bản là một phần trong chương trình đào tạo chính quy các nhà lãnh đạo tương lai tại Trung quốc khi thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa” (1). Ông Huy Đức đang ở Hoa Kỳ khi cho xuất bản bộ sách “Bên Thắng Cuộc”             Theo tác giả, khi có cơ hội tiếp cận với miền Nam, ông –cũng như bà Dương Thu Hương – nhận thấy miền Nam không giống gì với những điều đảng Cộng sản Việt Nam đã dạy dỗ ông. Từ năm 1980, vừa làm báo ông vừa để tâm thu thập tài liệu để viết một tài liệu về cuộc chiến Việt Nam để tự trả lời các thắc mắc của chính mình đối với các hiện tượng chính trị và xã hội trước mắt. Và công việc biên soạn này trở thành một thúc bách khi tình hình khối Cộng sản quốc tế biến chuyển một cách căn bản .             Tại Liên bang Xô viết, Gorbachev đề ra chương trình cởi mở chính trị “glasnost” và cải tổ hành chánh “perestroika” đưa đến sự sụp đổ của Đông Âu. Năm 1986 tại Đại Hội 6, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định “đổi mới”. Và cuối thập niên 1980  Liên bang Xô viết sụp đổ, đảng Cộng sản Liên xô bị giải tán.             Huy Đức có cơ hội và được phép sưu tầm tài liệu cũng như tiếp xúc và phỏng vấn các nhân vật chính yếu của chế  độ cho thấy anh được khuyến khích và giúp đỡ. Một luồng tư tưởng mới hay một sáng kiến ở sau lưng dự án?             Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” hoàn tất năm 2012 được Huy Đức trình bày thành 2 cuốn. Cuốn I “Bên thắng Cuộc: Giải phóng”, cuốn II “Bên Thắng Cuộc: Quyền bính”. Hai cuốn sách gộp lại dày 1000 trang cỡ chữ 11, gồm 22 Chương, 195 Danh Mục Tác phẩm và 52 Hồi ký, Bản thảo truyền tay trong nước được dùng để tham khảo, với 1262 mục chú thích . Phần chú thích (Cuốn I 82 trang, cuốn II 66 trang) tổng cộng 148 trang là một phần không thể tách rời với bộ sách. Tác giả để riêng ra để cho phần trình bày có tính liên tục.             Bộ sách của Huy Đức là một tác phẩm đồ sộ. Đồ sộ ở bề dày của nó đã đành, nó còn “đồ sộ” ở chỗ tác giả  của nó là một người Cộng sản nhưng không viết để ca ngợi chiến thắng và tuyên truyền cho tính vô địch của chủ thuyết Mác- Lê Nin.             Cuốn sách là một tài liệu lịch sử mặc dù tác giả không trình bày dưới lăng kính của một nhà viết sử. Tác giả đóng vai một bác sĩ giải phẫu mổ xẻ một cơ thể, trình ra những sự kiện lịch sử có chứng liệu. Trong đó những nhân vật lịch sử suy nghĩ, hành xử và thao tác trước thực tế khách quan.             Cuốn sách trình bày một cuộc sống lịch sử có tính nhân sinh sống động. Qua đó người đọc đôi khi thấy quy luật của cuộc sống át hẵn quy luật lịch sử. Ông Võ Văn Kiệt, ông Đỗ Mười, ông Lê Duẫn …, ông Nguyễn  Văn Thiệu, ông Kissinger … , ông Võ Nguyên Giáp , ông Văn Tiến Dũng …  tuy vẫn còn là những Thủ tướng, những Tổng Bí thư, Tổng thống, Cố vấn chính tri. …, những ông Tướng … nhưng chính yếu dưới ngòi bút của Huy Đức là những con người bằng xương bằng thịt lấy những quyết định lịch sử của mình liên quan đến cái sống và cái chết của hằng trăm ngàn người khác như một con người trước thực tế sinh động và hạn chế của nó.             Những ai quan tâm đến những biến chuyển của lịch sử diễn ra trên đất nước chúng ta trong 60 năm qua tìm thấy qua bộ sách “Bên Thắng Cuộc” một bức tranh hậu trường trọn vẹn bên phe xã hội chủ nghĩa. Tác giả gạn lọc và trình bày một bức tranh nối kết  sự kiện này với sự kiện khác một cách nhân quả (causal). Đối với các nhà nghiên cứu, cuốn sách cung cấp những sử liệu về người và việc từ trước đến nay không có sẵn  sàng như vậy.             Cuốn “Bên Thắng Cuộc” là một cuốn sách nói về những cay đắng của người thắng cuộc. Thắng xong mới thấy mình mới là kẻ bại trận. Cuốn sách cũng chứa đựng những oái oăm của cuộc sống . Chỉ riêng mối tình của Lê Duẫn với bà Nguyễn Thụy Nga người vợ thứ do Đảng cưới cho ông tại Cà Mâu năm 1948 trong thời gian chống Pháp đã có đủ chất liệu cho một thiên tình sử. Ông Duẫn có những ngày hạnh phúc với bà Nga khi ông còn lãnh đạo phong trào Cộng sản ở miền Nam trước Hiệp Định Geneve năm 1954. Năm 1957 khi ông được điều ra Bắc trở thành Bí thư thứ nhất của đảng với quyền uy chính trị chỉ sau ông Hồ Chí Minh ông đã không bảo vệ nổi bà Nga trước lối sống công thức giữa một thủ đô vừa lấy lại trong tay người Pháp và áp lực của người con gái lớn của bà vợ cả. Bà Nga được gởi đi học và sống một mình ở Trung quốc 5 năm, sau đó trở lại miền Nam tham gia cuộc đấu tranh chống chính quyền miền Nam. Vợ ông Võ Văn Kiệt, bà Trần Kim Anh và hai con nhỏ bị bom chết năm 1966 trên đường di chuyển từ Bến Cát đến căn cứ Củ Chi ông Kiệt gặp khó khăn trong đời sống gia đình cho mãi đến năm 1984 khi cưới bà Phan Lương Cầm, con ghẻ tướng Phan Tử Lăng và vẫn không yên với dư luận vì bà Cầm quá mới! Tách chúng ra khỏi cuốn sách đó là những mối tình rất con người. Nó bị cọ xác và đầy đọa bởi chiến tranh, phân ly, ghen tuông, quyền lực và phong tục tập quán.             Tôi còn nhớ một bi kịch xẩy ra tại trại cải tạo Lam sơn, trong tỉnh  Khánh hòa khi tôi đang bị giam tại đó cuối năm 1975 giữa một cán bộ Cộng sản và một Trung úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa trẻ tuổi. Trong một buổi lên lớp khi người cán bộ xỉ vả học viên là phản bội tổ quốc, viên Trung úy đứng lên nói, anh không phản bội ai cả. Anh nói: “Nếu Mẹ tôi sinh tôi ra trên vĩ tuyến 17 thì bây giờ tôi cũng đang đứng chỗ của anh và có thể đang mắng nhiếc anh là phản quốc.” (2)              Trong thời gian sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, người Pháp trở lại, nhưng một số vùng như Thanh-Nghệ -Tỉnh, Bình Định-Phú Yên, Cà Mâu -Đồng Tháp vẫn nằm trong vòng kiểm soát của phe kháng chiến do đảng Cộng sản lãnh đạo, và nhiều thanh niên vì điều kiện địa lý này đã ở bên này hay bên kia và có khi anh em một nhà biến thành kẻ thù bắn giết nhau. Bên thắng hay bên thua chỉ là ngẫu nhiên của lịch sử và may mắn hay rủi ro của từng số phận. Cái còn lại là cái tâm.             Nhưng có cái tâm tốt chưa chắc vượt ra khỏi nghịch cảnh. Sau năm 1975 ông Võ Văn Kiệt giữ chức vụ lãnh đạo tại Sài gòn- Gia Định ông cũng phải ngăn sông cấm chợ để cho dân Sài gòn nằm trên vựa lúa mà đói. Guồng máy buộc ông làm vậy nếu ông không muốn bị kết án là phản cách mạng, phản bội nguyên tắc kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa! Nhưng ít nhất ông Kiệt còn trăn trở tìm lối thoát ra khỏi cái gông tự tròng vào cổ mình của đảng.  Bên cạnh còn biết bao kẻ tầm thường tin tưởng tuyệt đối chủ thuyết Mác Xít: Đỗ Mười, Võ Chí Công, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh … Thật khó mà định giá những nhân vật như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Lê Đức Thọ … để biết họ muốn gì. Họ là những tay “ma nớp” quyền lực như một thú vui trong khung cảnh lịch sử mà họ đang sống?             Huy Đức vẽ con người rất con người và các sử gia nếu muốn  nghiên cứu các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam thì bộ sách của Huy Đức là một nguồn tài liệu phong phú muôn màu muôn vẻ.             Nhưng nét nổi bật nhất của bộ sách là đường nét ngây ngô của bộ máy Đảng. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, ngăn sông cấm chợ, sở hữu công của tư liệu sản xuất, đất đai thuộc về toàn dân là những nhát búa đảng Cộng sản tự đập vào chân mình.                  Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” cho thấy trong thập niên 1980 đảng Cộng sản Việt Nam đã vùng vẫy để thoát hiểm trước cơn giông tố đang làm lung lay tận gốc phong trào cộng sản thế giới. Gorbachev tại Liên xô. Đặng Tiểu Bình ở Trung quốc với “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng tốt miễn là bắt được chuột”. Thắng cuộc, nhưng Việt Nam phải “đổi mới” để tồn tại. Nhưng “đổi mới” mà không có chính sách. Chỉ có những bước mò mẫm trong sương mù của “kinh tế thị trường” không định hướng,  ngoại trừ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để níu kéo lĩnh vực quốc doanh cứu đảng.             Kết quả duy nhất của sự đổi  mới mà vẫn duy trì chế độ độc đảng là làm cho dân “có gạo ăn” nhưng không xây dựng được tiềm năng của quốc gia. Chính sách của quốc gia dựa vào trí tuệ giới hạn nếu không muốn nói là kém cỏi của “Bác”, của anh “Ba”, anh “Sáu”, anh “Mười” … một cách rất là tùy tiện.             Bộ sách của Huy Đức có một nét đặc thù là không những bày ra cái yếu kém của chủ nghĩa Mác, mà còn bày ra cái yếu kém của người Việt Nam. Người Việt Nam thông minh, nhưng thiếu cái nhìn lớn và vọng ngoại. Dân khổ triền miên vì vậy.             Nhìn bộ sách đồ sộ của Huy Đức khó mà nghĩ một cách đơn giản rằng đó là thành quả của một cá nhân. Anh Huy Đức dù xông xáo cũng khó tiếp cận với tài liệu nhất là tiếp cận phỏng vấn các nhân vật đang nắm quyền lực mà thói quen sinh hoạt của đảng là mật, cái gì cũng là mật.             Năm 1967 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara trong khi điều hành cuộc chiến Việt Nam nhận ra sự phi lý của cuộc chiến mà quốc gia và cá nhân ông đang vướng vào, ông kín đáo cho lập một Ủy ban nghiên cứu các biến chuyển từ năm 1945 dẫn đến cuộc chiến tranh. Tài liệu nghiên cứu được gọi là “Hồ sơ của Lầu Năm Góc” (The Pentagon Papers). Bộ sách của Huy Đức có nét tương tự của Pentagon Papers. Phải chăng mục đích của bộ sách là thu thập dữ kiện một cách khách quan để tìm ra nguyên ủy của các mâu thuẫn ngự trị trên đất nước Việt Nam? Cái khác bề ngoài phải chăng là công việc truy tìm này được giao phó cho Huy Đức như một nghiên cứu cá nhân?             Bộ sách của Huy Đức phanh phui ra các dữ kiện tự nhiên từ việc này dẫn đến việc khác cho thấy tại sao chúng ta là nạn nhân. Nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử, nạn nhân của các tranh chấp quốc tế, và trên hết là nạn nhân của chính tầm nhìn kém cỏi của chúng ta.             Nếu tài liệu “The Pentagon Papers” đã giúp cho nhân dân Hoa Kỳ  vượt qua “Hội chứng Việt Nam” để nhanh chóng hóa giải căng thẳng và sự chia rẽ trong xã hội do cuộc chiến Việt Nam gây ra thì bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức cũng có thể là một liều thuốc hóa giải sự chia rẽ dân tộc Việt Nam giữa người thắng kẻ thua.             Câu hỏi then chốt là chúng ta đã sẵn sàng để hòa giải với nhau chưa?             Trong phần kết thúc cuốn sách tác giả kết luận: “Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân là nền tảng hình thành chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được “Nhân Văn Giai Phẩm, tránh được biết bao cuộc binh đạo xung đột trong nội bộ gia đình”.             Và giờ đây đảng Cộng sảnViệt Nam vẫn còn duy trì Điều 4 Hiến pháp nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước, đảng vẫn chưa trả quyền tự do ngôn luận cho dân, đảng vẫn còn ràng buộc với ý thức hệ Mác xít chưa chịu trả quyền tư hữu và quyền sở hữu đất đai lại cho dân thì rõ là chưa có cơ hội hòa giải dân tộc .             Nhưng con đường thiên lý nào cũng phải bắt đầu bằng dặm đầu tiên. Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là bước bắt đầu và là một  bước tích cực của quá trình hoà giải dân tộc.   Trần Bình Nam Jan 23, 2013binhnam@sbcglobal.netwww.tranbinhnam.com  Chú thích:  (1)  Theo The Life of the Party: The Post Democratic Future Begins in China của Eric X. Li – “Foreign Affairs” Jan-Feb. 2013(2)  Cán bộ trại đã phạt nhốt viên Trung úy vào thùng sắt, loại connex quân đội Mỹ dùng chuyên chở quân dụng.
......

Chính sách thực dân và nuốt biển của TQ

(VNC) Sau các thử nghiệm viện trợ vào Campuchia và Lào, cũng như ỏ nhiều nước châu Phi thành công. Nay Trung quốc áp dụng viện trợ kinh tế, đỏ tiền duới danh nghĩa các công ty, các doanh nghiệp đầu tư làm ăn vào các nước nghèo nhưng có vị trí quan trọng thực hiện chiến lược lâu dài là bành trướng lãnh thổ mà không tốn một viên đạn, một người lính mà lại chính danh. Tổng số tiền viện trợ không đặt điều kiện cho Campuchia đã lên tới 7 tỷ đô-la trong 10 năm qua và cho vay ưu đãi là 6 tỷ cùng với hơn 20 tỷ núp dưới các đại gia, các công ty đầu tư vào nước này. Nay Campuchia dần thành một tỉnh của Trung quốc. Lào cũng đang theo vết này và tổng số tiền viện trợ đã là 4 tỷ đô-la, đầu tư vào Lào là 6 tỷ. Với việc biến các nước này càng lệ thuộc sâu vào mình, giới lãnh đạo Trung quốc đã dẫn dắt các lãnh đạo quốc gia này theo cái gậy của mình rất dễ dàng. Như điều khiển Campuchia phá hoại các hội nghị quốc tế tại quốc gia này, dẫn dắt các hội nghị ở đây có lợi cho Trung quốc. gây chia rẽ các quốc gia Đông Nam Á. Người ta tổng kết thì thấy, chỉ có Miến điện là Trung quốc thất bại vì tinh thần dân tộc của nhân dân ở đây rất cao và lãnh đạo quốc gia này rất tỉnh táo. Việc áp dụng hình thức này cũng khó khăn hơn ở Việt nam sau khi vụ Bauxite Tây nguyên bị các nhà lãnh đạo lão thành quân đội và trí thức phanh phui nhưng họ vẫn chờ thời cơ mới. Sách lược này được vạch ra do ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền cách đây 35 năm khi thời cơ đến đó là tổng thống Richad Nixon Mỹ đã ký thông cáo chung Thượng hải với ông Mao và Chu Ân Lai. Chiến luợc đó đã được thực hiện thành công nhất ở thời kỳ ông Giang Trạch Dân lãnh đạo đất nước này. Theo chiến lược này còn đi xa hơn nữa đó là nuốt dần nước Mỹ bằng cách triệt để lợi dụng tình hình khủng khoảng kinh tế của quốc gia này mua các công ty, các hãng, các ngân hang đang bị phá sản. Như dư luận Trung quốc đang rộ lên chuyện giật gân là: Theo một số nhà kinh doanh có quan hệ gắn bó với lãnh lão chóp bu Trung quốc tiết lộ thì Trung quốc đã đề nghị Mỹ cho mua hẳn một tiểu bang ở phía Nam nước này và sẵn sàng xóa đi một phần nợ mà Mỹ đã vay của họ. Nếu Mỹ bán, họ sẽ áp dụng thử quản lý theo kiểu Hongkong và nếu thành công thì sau đó sẽ mua thêm nhiều tiểu bang khác. Tin này cần phải xem xét, kiểm chứng. Nhưng trên thực tế thì Trung quốc đã áp dụng kế hoạch này từ lâu rồi và nay thì bật đèn xanh cho các nhà tư bản nước này mua tất cả các công ty, các hãng, ngân hàng v.v… của Hoa kỳ, Canada và cả ở các nước châu Âu đang bị phá sản. Với cách này họ thực hiện làm ăn kiểu “ mua tận ngọn bán tận gốc”. Hiện chính sách này đang có hiệu quả tại Canada khi mà các hãng dầu hỏa đang rơi vào tay họ và châu Âu, còn ở Mỹ họ cũng đang tăng tốc. 2. Chiến lược về Biển: Một bài báo rất giá trị mà bạn Thái-An đã viết lại của báo Reuters đăng tải ngày 11 tháng 12, sau đây: “Hãy thử hình dung nếu Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép cảnh sát biển lên tàu và nắm giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở pham vi 1.000 km từ Honolulu. Nhưng đó lại là điều diễn ra ở Trung Quốc một tuần trước đây. Tại tỉnh Hải Nam – nơi có những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển và cũng là nơi có một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc – chính quyền địa phương đã cho phép cảnh sát được tiếp cận, kiểm tra và thậm chí là bắt giữ các tàu nước ngoài mà họ gọi là “hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Chính sách mập mờ Vào thời điểm cộng đồng quốc tế nhìn về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là một siêu cường đang trỗi dậy nhanh chóng với mong muốn sở hữu vị thế xứng đứng trên vũ đài quốc tế, thì chính sách ngoại giao mập mờ của Trung Quốc đang gây ra những sự hỗn loạn và leo thang căng thẳng trong khu vực. Việt Nam và Philippines – những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng với Brunei và Malaysia – đã phản đối mạnh mẽ những quy định mới mà tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa ra.. Ấn Độ tuần trước tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân tới khu vực để đảm bảo các lợi ích của mình. Mỹ công khai yêu cầu Trung Quốc làm rõ phạm vi và ý nghĩa của quy định mới. “Nó thực sự không rõ ràng, tôi cho rằng với mọi quốc gia”, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke nói. Giới phân tích cho rằng, thực tế là một chính quyền tỉnh có thể đơn phương làm xấu đi một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Trung Quốc, thậm chí có khả năng gây rủi ro lớn trong việc hoạch định chính sách cho khu vực này. “Nó thể hiện một chính sách đối ngoại hỗn độn thế nào của Trung Quốc khi đề cập tới Biển Đông”, một quan chức ngoại giao phương Tây tại Trung Quốc nói. Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) hồi đầu năm nay, có không ít hơn 11 cơ quan chính phủ từ quản lý du lịch tới hải quân Trung Quốc – tham gia đóng vai trò ở Biển Đông. Tất cả, ICG cảnh báo, đều có khả năng hành động làm tổn hại nỗ lực ngoại giao. Tuyên bố chủ quyền Đó chính là những gì xảy ra trong trường hợp quy định mới của Hải Nam. Ngô Thế Xuân – quan chức cấp cao trong văn phòng đối ngoại tỉnh này nói, ông nghĩ quy định mới được hội đồng lập pháp địa phương thông qua và không chắc Bắc Kinh có nắm rõ điều này hay không. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, nỗ lực phối hợp giữa vô số cơ quan quản lý chính sách biển tại Trung Quốc đã thất bại trong khi ngày càng có nhiều thừa nhận trong tầng lớp quan chức Trung Quốc rằng, khi một vấn đề tồn tại thì khó có khả năng thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó, cuộc tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Tuần trước, Việt Nam đã phản ứng việc 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Báo cáo của ICG nhấn mạnh, các tàu cá Trung Quốc trong một số trường hợp được chính quyền tỉnh “thúc ép” hoạt động xa hơn. Không lâu trước khi ban hành quy định mới, cả khu vực đã lên tiếng bất bình vì một bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc. Bản đồ này thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông. Chu Phong, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho hay, tấm hộ chiếu mới được Bộ Công an (MPS) Trung Quốc phát cho dân thường. “Tôi nghĩ rằng, MPS thấy họ cần làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng tôi không nghĩ họ có được sự ủng hộ từ bộ Ngoại giao”, ông nói. Trong khi đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp hộ chiếu cho quan chức chính phủ, và những tấm hộ chiếu ấy không mang hình bản đồ nói trên. Ở đây xuất hiện một phần lớn của vấn đề: bộ Ngoại giao Trung Quốc có nhiệm vụ phối hợp giữa các bên, nhưng ảnh hưởng lại chưa đủ lớn để làm việc này một cách hiệu quả. Trong cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn của bộ này là Hồng Lỗi dường như không có nhiều thông tin về quy định mới của Hải Nam. Một phóng viên đã hỏi về trách nhiệm điều phối chính sách Biển Đông của bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn họ Hồng trả lời: “Trung Quốc quản lý biển theo quy định của pháp luật”. Đường 9 đoạn Một nhân tố phức tạp khác trong cuộc cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là việc Bắc Kinh tự mình thể hiện tham vọng trên cái gọi là “bản đồ 9 đoạn”. Bản đồ này lượn sát bờ biển các nước khác trong cái gọi là phân định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng nó không đơn giản là như vậy. Carlyle Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học New South Wales ởi Australia, cho hay, trong 26 hội thảo ông tham dự suốt hai năm qua, các câu hỏi được lặp đi lặp lại với các học giả Trung Quốc chỉ là về đường 9 đoạn và không hề có câu trả lời rõ ràng. “Không một người nào ở Trung Quốc có thể nói cho bạn nó nghĩa là gì”, ông nhấn mạnh. Các cơ quan chính phủ Trung Quốc cũng có những quan điểm khác nhau. Một quan chức Đông Nam Á ở Bắc Kinh cho hay. “Trung Quốc thậm chí không có tọa độ chính xác về yêu sách mở rộng chủ quyền trong khu vực, khiến vấn đề trở nên khó khăn khi phải xác định nơi chủ quyền của họ bắt đầu và kết thúc”, ông nói. “Chúng tôi đã hỏi họ về tọa độ chính xác và họ không thể trình bày cho chúng tôi”. Một số nhà phân tích lập luận, sự mơ hồ đôi khi giúp Bắc Kinh “rảnh tay” trong việc thương thảo ở một số khu vực tranh chấp. Nhưng “mặt khác”, theo ông Thayer, “họ cũng đối mặt với áp lực to lớn” hiện tại để truyền tải rõ ràng và cụ thể về vị trí của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan, nhưng có rất ít tiến triển. Trong tương lai gần, tầng lớp lãnh đạo mới dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tập trung nhiều vào các vấn đề trong nước. Stephanie Kleine-Ahlbrandt, tác giả – thuộc Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế – báo cáo chính sách Biển Đông của Trung Quốc nhận định. “Trong bối cảnh ấy, hầu như sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”. Dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến các cuộc biểu tình giận dữ của người dân Việt nam tại Hà nội và Sài gòn mấy ngày qua. Họ cho rằng Nhà nước Việt nam đã đánh mất vai trò lãnh đạo của chính mình khi không để các tổ chức quần chúng như Quốc hội, Mặt trận tổ quốc và Thanh niên, Phụ nữ, cựu chiến binh, sinh viên v.v… tham gia mà lại ra sức ngăn cản. Như vậy chỉ càng làm mất đi uy tin và làm cho tiếng vang của các cuộc biểu tình này thêm mạnh mẽ hơn mà thôi. Nếu không tìm ra các biện pháp tháo gỡ thì ngọn lửa yêu nước đó của nhân dân một khi bị cản ngăn nó có thể sẽ thổi ngược lại thiêu đốt chính họ. Âm mưu và thủ đạo của Trung quốc rất nham hiểm và lớn đang là thách thức to lớn của không chỉ Việt nam mà cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật bản, Nam hàn, đồng thời thách thức cả chính với Hoa kỳ. Người ta không gì tốt hơn là phải cảnh giác, nắm vững vũ khí trong tay là lòng yêu nước, tính dân tộc cao của nhân dân mình và trang bị quốc phòng, đoàn kết liên minh với nhiều quốc gia tạo nên một mặt trận chung đối phó với một cường quốc mới lên nhưng mang dòng máu Bành trướng đại Hán. Ngày 11 tháng 12 năm 2012.
......

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn ngày Chủ Nhật, 09.12.2012.

Bất kể tình trạng công an bao vây rất nhiều nhà yêu nước từ mấy ngày trước, cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vẫn diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội. Tin từ Hà Nội:   9h30′: Đoàn biểu tình khoảng 300 người đang đi trên đường Tràng Thi hướng về sứ quán TQ. 8h55’: Nhiều người tham gia biểu tình, có blogger Nguyễn Tường Vy cùng nhiều blogger khác đang ở đối diện Nhà Hát lớn, trên sân khấu vẫn đang có ca nhạc, có vài chục người đứng xem. 8h45′: Độc giả Mongun cho biết trong comment, “Nhà riêng bà Lê Hiền Đức ở số 7 ngõ 56 phố Pháo Đài Láng, HN có chốt gác suốt đêm qua. Lúc 23h00 bà đi ra khỏi nhà thì bị chặn lại, khiến bà phải quay về. Hai lần bà gọi taxi đều đến đón nhưng sau đó bị CS khu vực không cho dừng đỗ để bà lên xe. Sau khi ngồi tạm ở nhà hàng xóm chờ yên ắng trở lại thì vẫn thấy lính canh. Lúc 03h00, sau nhiều lần gọi taxi không dừng, bà đã ở lại trong nhà. Cụ bà Lê Hiền Đức cho biết CAHN sẽ hội ý để đưa bà ra Nhà Hát lớn sáng nay, mà không để bà đi một mình. Bà lê Hiền Đức tuyên bố: Nếu 09h00 không thấy bà ra được NHL Tp HN, khi ấy đã có chuyện xảy ra tại tư gia nhà bà“. Một độc giả nhắn tin từ cụ Lê Hiền Đức: “Bà khóa cửa nhà từ 3h15’, nhưng bọn ‘chó săn’ theo bà từng bước, bà đi vòng vèo mãi đến 5h bà quay về nhà và gọi điện cho bọn lãnh đạo, bà tuyên bố: ‘tao không phải là tội phạm, tao không bị quản chế, vậy không thằng nào ngăn được tao đi… tao thà chết VINH còn hơn sống NHỤC. Tao sẵn sàng đổ máu với bọn chó săn… Đến giờ này thì an ninh đang trao đổi để cử người cùng bà đến Nhà Hát lớn và đề nghị bà về sớm. Nếu đến 8h mà không trả lời và có người đưa bà đi thì ‘Bà sẵn sàng đổ máu’ với bọn này. Chúng nó đang điều y tế đến hỗ trợ”. - Từ trong nhà cụ Lê Hiền Đức thông báo đến nhà báo Trần Quang Thành: “Bây giờ là 8h sáng Chủ nhật 9/12, công an đủ loại đang bao vây dầy đặc nơi ở của cụ Lê Hiền Đức, không cho  cụ ra khỏi nhà để dến nhà hát lơn  tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lươc . Công an đã diều động cả xe cứu thương đến trước cửa nhà cụ Đức“. 8h15′: Có khoảng 10 xe CA bao quanh trước tượng Lý Thái Tổ, rất nhiều biển cấm quay phim, chụp ảnh. Khoảng 100 đoàn viên TN mặc đồng phục và hướng dẫn nhau tập thể dục trước tượng đài.  Trước tượng Cảm Tử cho TQ Quyết sinh, có 2 xe tải nhỏ của CS án ngữ. Có cả ông Cường, đội trưởng CA quận Hoàn Kiếm cùng hơn chục CA chìm, nổi. 8h05′: Nhà hát TP đã mở nhạc lớn, có hàng rào sắt bao quanh, vài chuc đoàn viên TN mặc thường phục lẫn với CA mặc sắc phục.  Một xe phát sóng truyền hình trực tiếp cho chỉ huy CAPT, 1 xe buýt đỗ ngay gần đấy có lẽ để bắt người. 7h55′: Quanh sứ quán TQ có đông CA và dân phòng nhưng chưa thấy CS cơ động. Có 2 xe buýt lớn đỗ trước tượng Lenin. Rất đông thanh niên tập trung ở Viện Bảo tàng Quân Đội, đối diện vườn hoa Lenin, có lẽ để phản biểu tình. 7h: “Có một vụ cháy rất lớn ở Dốc Đoàn kết, xe chữa cháy đang đổ dồn về”. Hy vọng không phải là một vụ “tự thiêu” tài sản để đổ thừa cho “các thế lực thù địch”, liên quan chuyện biểu tình hôm nay. 6h45′: “Tại Nhà hát lớn các kỹ thuật viên đã lắp loa thùng và đang thử nhạc.“ 5h55′: “Lúc 5h30 tại vườn hoa Lenin bà con vẫn tập thể dục, không có công an cảnh sát. Tại Nhà hát Lớn cũng không có công an ngoại trừ vài anh dân phòng ngồi gác cả đêm, không có rào chắn ở khu vực các ngã tư vào NHL.” 4h45′: 1 CTV cho biết, đã thấy xe ô tô chở đầy CSCĐ đủ trang phục đi qua ĐSQ Trung Quốc. 5h: Công an quận Hoàn Kiếm đã có những xe tải nhỏ chở hàng rào sắt. 4h15‘: CTV cho biết: “khu vực 46 Hoàng Diệu, không rào chắn. Trừ đầu Trần Phú vẫn có rào sắt như mọi khi”. by basamnews   Tin từ Sài Gòn: 9h: Có mặt GS Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả Đôn Phước, Hoàng Dũng (boxit), Thế Thanh (SGTT), ông Huỳnh Tấn Mẫn lên diễn thuyết và hô khẩu hiệu, mọi người hô theo và hát theo. Lực lượng thanh niên áo xanh xông vào xô đẩy, và cuối cùng mọi người đã bị giải tán sau 10’. 8h55’: Hiện mọi người đã vào được trong hội trường, đang hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. 8h49′: SG đã bắt đầu. Ông Huỳnh Tấn Mẫm dẫn đầu, đã vào được Nhà hát Thành phố. 8h45′: Không vô được nhà hát. Mọi người tách ra làm 2 nhóm, 1 nhóm hiện đang đi trên đường Đồng Khởi gồm có ông Lê Công Giàu, Đinh Kim Phúc. 8h05′: 1 CTV cho biết, “GS Tương Lai và vợ chồng ông Tống Văn Công bị bắt vào CA phường Tân Phong, Quận 7″. 7h25′: GS Tương Lai, một trong 5 người ký tên đại diện cho 42 nhân sĩ trí thức trong bản Thông báo vừa gửi “Cấp báo. Ngày hôm qua Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Lê Minh Trí tiếp chúng tôi với thái độ rất hòa nhã. Những tưởng sau cái bắt tay nồng nhiệt với người đại diện cho chính quyền Thành phố, chúng tôi sẽ được tự do biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động láo xược của nhà cầm quyền Trung Quốc, vi phạm trắng trợn chủ quyền của đất nước ta. Nhưng sáng nay, ngay bây giờ, trên đường đi đến Nhà hát Thành phố, chúng tôi bị an ninh vây quanh xe taxi, không cho chuyển bánh. Chúng tôi được biết các anh Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng cũng đang bị an ninh vây chặt, không cho ra khỏi nhà. Vậy xin cấp báo cho công luận trong và ngoài nước được biết. Tương Lai”. 7h20′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhắn tin: “Toi bi tum roi”. Ôi! Quê hương có còn những chùm khế ngọt nữa không anh? 6h50′: “Trước quảng trường Nhà hát lớn TP, người ta đang sắp xếp ghế ngồi”. Để phục vụ cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc? 6h40′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân từ KS Continental-Saigon điện thoại cho biết: “Khắp khu vực quanh Nhà hát Lớn TP đã bị rào chắn, công an dày đặc. Ngoài 2 vị Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, còn có ông Cao Lập đã bị công an chặn lối ra khỏi nhà. Ông Huỳnh Tấn Mẫm có thể đã thoát, gọi điện thoại ông không nghe, có lẽ để tránh bị công an dùng kỹ thuật định vị”. 5h45′: Ông Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch MTTQVN-TPHCM, một trong 5 vị đứng tên đại diện trong bản Thông báo mít tinh, bị thành ủy “mời’ chiều qua, vừa gửi Email: “Hiện nay công an đang gác nhà tôi và anh Lê Công Giàu, không cho ra. Sẽ tìm cách thoát vòng vây. Ha ha … vui quá!”   (Cầu Nhật Tân). Công an giật xé các biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược.  
......

Đối phó với Trung Quốc bằng cách nào

Trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, đã đến lúc phải nhìn vấn đề một cách cụ thể hơn, ngay cả tình huống chiến tranh sẽ được Trung Quốc tiến hành. Đài Á châu Tự do đưa ra hai câu hỏi cho ba nhân sĩ trí thức hải ngoại nhằm tìm hiểu thêm nguyện vọng của một số lớn người Việt trước tình hình căng thẳng và rất nguy hiểm cho đất nước hiện nay. Ba vị khách mời là Giáo sư Vũ Quốc Thúc hiện sống tại Pháp. Giáo sư đã giảng dạy tại Đại học Luật Khoa Sài Gòn và từng giữ chức Quốc Vụ Khanh từ năm 1968 cho tới 1972 dưới chính phủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Khách mời thứ hai là TS Phùng Liên Đoàn chuyên viên về hạt nhân. Trước năm 1975 ông làm việc tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, sau năm 75 ông là Tổng giám đốc công ty tư vấn Professional Analysis có văn phòng tại Nevada và Tennessee chuyên tư vấn các vấn đề về nhà máy hạt nhân. Người thứ ba là ông Ngô Nhân Dụng, trước năm 1975 ông là giáo sư văn chương ở các trường Chu Văn An, Nguyễn Du. Sau năm 1975 ông giảng dạy tại các trường Võ Bị Hoàng Gia St. Jean, đại học Concordia, đại học McGill và đại học Québec tại Montréal (UQAM) về môn Tài chánh xí nghiệp. Hiện nay ông là cây bỉnh bút của Nhật báo Người Việt Tại California. Việt Nam cần làm gì? Mặc Lâm: Thưa giáo sư, theo ông thì Việt Nam cần tập trung vào điều gì nhất trong chiến lược lâu dài nhằm đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông? Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Theo tôi thì Việt Nam chúng ta phải tìm cách thay đổi thể chế của mình đã. Trước hết mình phải làm thế nào cho mỗi người Việt Nam trong hay ngoài nứơc đều hãnh diện mình là người Việt Nam. Chuyện làm tôi bận tâm nhất là một phần lớn người Việt ở hải ngoại không muốn về nước nữa. Trong khi đó lại có xu hướng người trong nước, nhất là người trẻ lại muốn được ra hải ngoại để sung sướng hơn. Chuyện Biển Đông một khi chúng ta thống nhất, đoàn kết, một lòng một dạ thì ta không sợ ai cả. Một khi nhất trí thì mình sẽ bảo vệ đất nước một cách dễ dàng còn nếu chia rẽ trong nội bộ thì ngoại quốc sẽ lợi dụng tình trạng đó để xâm chiếm lãnh thổ của mình. Phải thống nhất nhân tâm. Khi toàn dân đồng lòng và lúc đó các đường lối được áp dụng chỉ chú trọng tới quyền lợi tối thượng của dân tộc chứ không riêng cho ai cả. Mặc Lâm: Cũng câu hỏi này xin được dành cho nhà báo Ngô Nhân Dụng. Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Đối với vần đề Biển Đông tôi nghĩ chính quyền Việt Nam ngay bây giờ nên tìm cách quốc tế hóa vấn đề này. Đưa vấn đề này ra trước nhất tại Đông Nam Á và thứ hai là đưa ra trên các diễn đàn và các tòa án quốc tế để yêu cầu Trung Quốc phải giảm bớt những hành động có tính cách xâm lược, đè nén đối với người dân Việt Nam chứ không phải đối với chính quyền Việt Nam. Đây là một việc cần làm ngay nhưng muốn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền của nước ta ở Biển Đông hữu hiệu và lâu dài thì chuyện đầu tiên là Việt nam phải mạnh lên. Muốn mạnh lên thì Việt Nam cần phải đạt tới tỷ lệ tăng trưởng mỗi năm 9-10%. Việc phát triển kinh tế đó không phải là việc một chính quyền có thể một mình đứng ra làm đựơc mà cần phải có sự tham gia của toàn dân. Mà muốn toàn dân tham gia thì cần phải cải tổ không những cơ cấu kinh tế hiện nay quá chú trọng đến quốc doanh mà cần phải cải tổ cả chính trị để cho dân chúng có được tiếng nói về việc điều khiển công việc quốc gia thì lúc bấy giờ dân mới có thể giàu, nước mới có thể mạnh được. Mặc Lâm: Và xin TS Phùng Liên Đoàn cho ý kíến. TS Phùng Liên Đoàn: Theo tôi nghĩ mình là nước nhỏ, yếu mà lại gần Trung Quốc nhất nên họ sẽ đối xử với mình bằng nhiều chuyện như đã rồi. Giống như những trận đánh tại biên giới hay Hoàng Sa, Trường Sa thành ra mình phải hết sức mềm mỏng và phải tìm rất nhiều người bạn quốc tế. Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ mình không thể cứng được bởi vì Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi vì không có lợi gì trong cuộc đọ sức không cân xứng này. Nếu chiến tranh xảy ra... Mặc Lâm: Bằng kinh nghiệm của mình thì theo quý vị, người Việt hải ngoại có sẵn lòng để đóng góp tiền bạc, trí tuệ thậm chí xương máu khi có chiến tranh xảy ra với Trung Quốc hay không? TS Phùng Liên Đoàn: Cả hai ba triệu người Việt ở hải ngoại, bất kể làm việc bằng đầu óc hay chân tay họ luôn luôn có những bầu máu nóng yêu nước nhưng đóng góp bằng cách nào thì đó là một vấn đề khác. Vì đóng góp kể cả xương máu thì phải về Việt Nam đầu quân nhưng sự thực vấn đề liên lạc giữa chính phủ Việt Nam và người hải ngoại rất rời rạc không có một điều gì để thúc đẩy cho người Việt hải ngoại về Việt Nam thực hiện điều đó. Hai nữa đóng góp ở ngoại quốc thì bằng tiền bạc hay vận động những cơ quan bạn bè hay chính phủ của nước sở tại thì tôi nghĩ người Việt có thề làm được nhưng phải có tổ chức. Tổ chức ra sao, đóng góp cách nào thì cần phải có sự liên lạc rất là thân thiện giữa chính phủ và kiều bào. Nhưng hiện giờ chính phủ Việt Nam không màng gì tới ý nghĩ và sự đóng góp của người Việt trong nước. Một số nhỏ làm việc trong tư cách lãnh đạo nhưng quyết định tất cả các công việc hệ trọng của đất nước thành ra làm nản lòng những người muốn đóng góp trí tuệ cũng như sức lực, tiền bạc, xương máu cho đất nước. Mặc Lâm: Xin được quay lại với giáo sư Vũ Quốc Thúc. Giáo Sư Vũ Quốc Thúc: Đó là bổn phận chứ không phải chuyện sẵn lòng hay không sẵn lòng một khi đã coi mình là dân Việt Nam. Nếu có xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì bằng mọi cách phải chống lại kẻ ngoại xâm. Nhưng điều trước tiên là ở trong nước phải làm thế nào để đoàn kết toàn dân. Hơn tám chục triệu người trong nứơc sẽ bị trước tiên nếu Trung Quốc xâm lăng. Rồi những người ở hải ngoại cũng sẽ về đóng góp lúc đó sẽ có những người cho rằng tôi không phải là dân Việt Nam nữa thì những người đó phải có sự chọn lựa. Trái lại nếu bảo rằng Việt Nam không thay đổi nên tôi chẳng về, thế thì mình đã quên tư cách người Việt Nam của mình thì hà tất phải bàn về thái độ đó nữa vì người ta đã chọn lựa rồi. Mặc Lâm: Và nhà báo Ngô Nhân Dụng, ông nghĩ thế nào? Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Bất cứ ai là người Việt Nam, phần lớn người Việt ở nước ngoài đểu có tấm lòng thiết tha đối với tổ quốc vì vậy họ lúc nào cũng sẵn sàng đóng góp. Họăc là hiểu biết, họăc là tiền bạc, sức lực vào việc bảo vệ chủ quyền của nứơc Việt Nam. Nhưng tất nhiên người ta cũng phải dè dặt và chỉ góp công vào nếu người ta thấy việc góp công đó đưa tới sự phồn thịnh thật sự cho đất nứơc. Đưa tới được một nước Việt nam trong đó người dân được tự do phát triển. Điều kiện để cho tất cả mọi người Việt Nam hải ngoại tham gia vào việc bảo vệ tổ quốc là phải có một nước Việt Nam thật sự tự do và độc lập. Mặc Lâm: Xin cảm ơn ba vị khách mời, cám ơn quý thính giả đã bỏ công theo dõi chương trình lấy ý kiến này. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-to-cope-w-cn-threat-ml-11282012152946.html
......

Bóng ma Cách Mạng Tháng 10 trên đất Việt

Khi nhìn lại thế kỷ trước, hầu hết các nhà bình luận và sử gia đều cho rằng, cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 ở nước Nga và 72 năm sau đó, sự xụp đổ của bức tường Bá Linh dẫn đến sự tan rã của khối Cộng Sản, là hai biến cố quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga thành công vào ngày 24 tháng 10 theo lịch Julien được Sa Hoàng dùng ở nước Nga vào lúc đó, so với dương lịch thì chênh lệch nhau nửa tháng. Sau khi Cách Mạng Tháng 10 thành công thì nước Nga mới sửa lại lịch và lấy ngày 7/11 hàng năm là ngày kỷ niệm cách mạng đó. Sự thành công của Cách Mạng Tháng 10 đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội loài người, mở ra một kỷ nguyên mới của nhân loại với sự hình thành của khối các nước xã hội chủ nghĩa cùng với những nhà nước kiểu mới (theo như cách gọi của những người Cộng Sản) mà nhân loại chưa từng có trước đó. Những nhà nước “kiểu mới” này đã xiềng xích dân tộc của họ suốt mấy chục năm, cho đến khi khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã. Vì vậy sự tan rã này được coi là biến cố quan trọng ngang với cuộc cách mạng tháng 10. Trước khi đi sâu vào một số đặc điểm của cuộc Cách Mạng Tháng 10 cũng cần luợc qua các Quốc Tế Cộng Sản (QTCS), quan trọng nhất là đệ tam quốc tế (QTCS 3), vì được coi là đi song hành với sự hình thành của khối các nước xã hội chủ nghĩa; quan trọng hơn, nó còn có vai trò lãnh đạo các chế độ (và các phong trào) cộng sản. Các Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) Có 4 QTCS gồm: QTCS 1 do Marx và Engels thành lập tại Luân Đôn (Anh Quốc) ngày 28/9/1864 và giải tán năm 1876 tại Philadelphia, Hoa Kỳ. QTCS 2 (tức Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội và công nhân) thành lập tại Paris ngày 14/7/1889. QTCS 2 tan rã khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Sau đó, năm 1923 và 1951 có hồi phục lại được trong một thời gian ngắn rồi tự tàn lụi. QTCS 3 (Komintern, hay Comintern) do Lenin thành lập tại Mạc Tư Khoa (Moskva) vào tháng 03 năm 1919. Đến năm 1943 thì giải tán, được tái sinh năm 1947 và giải tán năm 1956. QTCS 4 do Trotsky thành lập sau khi Lê nin qua đời. QTCS này theo khuynh hướng chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin. Từ năm 1953, QTCS 4 phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ rồi tan rã. Như đã đề cập ở trên, QTCS 3 có vai trò chỉ đạo các chế độ và phong trào cộng sản, cho nên trong khoảng 33 năm QTCS này tồn tại các chế độ và phong trào cộng sản trên thế giới đều phải nhận chỉ thị từ Mạc Tư Khoa. Đối với Việt Nam, ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN là thành viên của QTCS 3 nên đương nhiên phải tuân theo các điều luật của QTCS này. Đây là điều quan trọng cần nhấn mạnh, vì trong 21 điều kiện gia nhập Đệ Tam Quốc Tế được ấn định trong Đại hội thế giới của Đệ Tam Quốc Tế năm 1920 có nhiều điều bắt buộc các thành viên phải thi hành, nếu không thì sẽ bị loại trừ. Chẳng hạn như: Điều 12: “Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Điều 16: “Tất cả các quyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế”. Điều 21: “Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng”. Điều 17: Các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế “không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất”. Điều 13: Các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành “có tính cách cưỡng bách đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng”. Ngoài ra, điều 6 quy chế QTCS 3 quy định một đảng xin gia nhập phải “ khước từ mọi tinh thần ái quốc , và cả tinh thần chuộng hòa bình về mặt xã hội”. Người cộng sản phải từ chối “dân chủ tiểu tư sản” và phương thức không cách mạng (tức không bạo động). Một câu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản xác định tinh thần vô tổ quốc của các đảng Cộng Sản như sau: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, KHÔNG phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc ”. (1) Trở lại với cuộc Cách Mạng Tháng 10 thì khi nói về cuộc cách mạng này không thể không đề cập đến học thuyết của Marx và nhất là Lenin, người lãnh đạo của cuộc cách mạng đó. Thực ra thì học thuyết Marx chỉ là một mớ lý thuyết suông, nếu không có Lenin hiệu đính, rồi tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng bạo động lật đổ chế độ Sa Hoàng thì đã không có cách mạng tháng 10 và như vậy cũng sẽ không có khối các nước XHCN. Vì vậy, khi nói về Cách Mạng Tháng 10 thì luôn luôn phải đi kèm với học thuyết Marx – Lenin. Có người cho rằng Lenin đã phản bội Marx, vì theo Marx thì sau khi đánh đổ được tư bản thể chế chính trị ở các nước vô sản phải là chế đội đại nghị. Lenin đã thực hiện đúng như vậy, nhưng chính quyền đầu tiên của Lenin chỉ chiếm được 24 phần trăm số ghế trong quốc hội. Vì thế ông ta phải dẹp bỏ nhà nước đó để thành lập nhà nước vô sản chuyên chính. Đây là khuôn mẫu nhà nước mà tất cả những quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây đều tổ chức và thực hiện rập khuôn như vậy. Và dưới đây là một số nét của nhà nước chuyên chính vô sản tại Nga sau cuộc Cách Mạng Tháng 10, mà nhiều điều chỉ được biết đến sau khi khối các nước cộng sản xụp đổ. Một số nét tiêu biểu về sự cai trị của nhà nước chuyên chính vô sản (hệ quả cuộc cách mạng tháng 10): Cách Mạng Tháng 10 được đảng CS Nga nhân danh là cuộc Cách mạng của quảng đại quần chúng lao động, cho tất cả giai cấp lao động và vì hoà bình, vì hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nó được các sử gia thiên tả, cộng sản ca tụng là cuộc cách mạng vĩ đại, giải quyết tận gốc ách thống trị, nô dịch các dân tộc, chỉ đường cho việc tổ chức một xã hội mới công bằng văn minh, cao đẹp; là ánh sáng hoà bình, xua tan những mưu đồ tàn ác, bạo ngược, soi đường cho sự phát triển của nhân loại v.v. và v.v. Có thật cách mạng tháng 10 Nga đã đem lại cho người dân Nga nói riêng và các dân tộc bị ách thống trị của chế độ CS được những điều tốt đẹp như những tuyên truyền về mục tiêu của Cách Mạng Tháng 10 đã nêu ra? Sau khi khối cộng sản Liên xô và Đông Âu sụp đổ, dần dần những sự thật của cái gọi là Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga đã được hé mở do sự bạch hoá các tài liệu trong kho thư mật. Người ta đọc được những thủ đoạn tàn bạo và tinh vi của các lãnh tụ đảng CS Nga từ những ngày đầu tiên khi thiết lập một chính quyền mang danh của nhân dân nhưng không được lòng dân nên luôn phải xử dụng các biện pháp khủng bố bằng bạo lực để duy trì quyền lực của mình. Một điểm nổi bật đặc biệt là lãnh tụ CS Nga chủ trương dùng cái đói như một vũ khí lợi hại để kiểm soát bao tử và khống chế ngươi dân. Chính quyền Bolsevik đã cưỡng bức trưng thu lương thực, khiến người nông dân Nga nổi lên chống đối và đã bị đàn áp tàn bạo. Chỉ riêng trong mùa hè năm 1918, có khoảng 140 cuộc nổi dậy, trong đó nông dân chiếm phần lớn, để chống lại lệnh cưỡng bức trưng thu. Chỉ trong hai tháng mùa thu năm đó, số người bị hành quyết lên đến 15 nghìn, tức là gấp từ 2 đến 3 lần số người bị hành quyết trong suốt 92 năm cai trị của chế độ Sa Hoàng. Từ sau Cách Mạng Tháng 10, cuộc sống của người dân Nga ngày càng cơ cực. Công nhân bị bòn rút hết sức lực qua các phong trào thi đua, chỉ để được hưởng những tấm giấy hoặc lời khen thưởng hão huyền. Nông dân mất hoàn toàn quyền sở hữu ruộng đất, bị buộc làm công không trong các nông trường quốc doanh và tập thể. Trí thức, văn nghệ sĩ, truyền thông báo chí không còn được tự do sáng tác mà phải chịu dưới sự chỉ đạo của nhà nước…Từ đó người dân Nga trở thành những nô lệ cho một thiểu số cầm quyền từ tinh thần đến vật chất. Người ta đã từng biết đến những hệ thống trại tập trung của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai, nổi tiếng như Auschwitz, Dachau, Buchenwald, Sachsenhausen... Những nơi đày đọa và vắt kiệt sức con người cho đến chết, mà con số nạn nhân lên đến hơn sáu triệu dân Do Thái và hàng triệu người thuộc các chủng tộc thiểu số khác. Nếu may mắn còn sống thì cũng chỉ là những bộ xương biết cử động. Người ta cũng từng nghe đến hệ thống công an mật vụ khét tiếng Gestapo (Geheime Staatspolizei) do Đức quốc xã lập ra. Tổ chức này đã từng làm cho người dân khiếp đảm qua việc nắm chặt mọi ngõ ngách xã hội, vào tận từng gia đình, kiểm soát từng con người và cai trị bằng sự sợ hãi thường trực đến nỗi các sĩ quan cao cấp quân đội SS của Đức quốc xã cũng phải kiêng dè. Trong một thời gian khá lâu người ta vẫn tưởng rằng hai hệ thống trại tập trung và mật vụ nêu trên là do Hitler sáng chế. Nhưng thực ra đó là sáng kiến của Lê Nin ngay từ những ngày đầu khi thiết lập chính quyền chuyên chính tại Nga và sau này đã được Stalin áp dụng tới cực đỉnh, mà Hitler và đồng bọn chỉ là học trò. Ngoài hệ thống trại tập trung (Gulag) và hệ thống công an trị Lenin còn phát kiến hệ thống kiểm soát bao tử bằng tem phiếu để cai trị người dân. Từ đó lãnh đạo muốn trừng phạt ai thì trừng phạt. Trong lịch sử liên bang Xô Viết khoảng thời gian 1932 đến 1933, Stalin đã trừng phạt người dân tại Ukraina bằng cách bắt phải chết đói, vì họ chống lại việc cưỡng bức tập thể hóa và bị đe dọa tước quyền tư hữu ruộng đất. Số người chết vì nạn đói được ước tính khoảng từ 3 đến 10 triệu người. Về sự kinh hoàng của cuộc Cách Mạng Tháng 10 và sản phẩm của nó là các chế độ cộng sản, tác giả S.Courtois, cùng với mười tác giả khác như N.Werth, J.P. Panné, A. Paczkovski… trong cuốn sách tựa đề “Khủng Bố Đỏ“ đã đưa ra con số tổng kết là ít nhất đã có khoảng 100 triệu người bị các chế độ cộng sản tàn sát kể từ Cách Mạng Tháng 10 Nga đến 1989 ở Afghanistan; từ những cuộc thanh trừng của Stalin trong thập niên 1930, đến các cuộc cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, Việt nam; từ cuộc Cách mạng Đại Nhảy Vọt“, Cách mạng Văn hoá ở nước Tàu, đến Pol Pot ở Cambốt, Mengistu ở Ethopie, tàn sát Rwanda,... Trong đó riêng tại Nga, các nhà sử học ước tính có khoảng từ 20 đến 40 triệu người bị chế độ của Stalin giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù thời Xô-Viết trước đây. Nếu so với chế độ Phátxít với 25 triệu người bị giết, thì nạn nhân bị chết dưới các chế độ cộng sản lớn hơn gấp 4 lần. Trong bảng “the Greatest Monsters“ (http://www.filibustercartoons.com/m...) xếp hạng thứ tự những nhà độc tài giết nhiều người nhất thì các lãnh tụ Cộng Sản nổi tiếng đều có tên. Như đã đề cập ở phần Quốc Tế Cộng Sản, khi Liên Xô xuất cảng Chủ nghĩa cộng sản sang các nước khác qua hình thức áp đặt (như ở Đông Âu) hoặc do một số cán bộ cộng sản địa phương mang về (như tại các nước Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ, Phi Châu), thì các đảng công sản tại các nơi đó đều rập khuôn theo mô thức của Lenin thực hành từ những ngày đầu cuộc Cách Mạng Tháng 10. Đó là:  Cướp chính quyền bằng bạo lực;  Đàn áp, khủng bố, giết chóc, thanh trừng,… để tóm thu quyền lực;  Bần cùng hóa, nô lệ hóa, công cụ hóa người dân để phục vụ cho một thiểu số cầm quyền nhân danh xây dựng một xã hội đại đồng không tưởng. Với Việt Nam thì ông Hồ Chí Minh khi vớ được ”Đề Cương về Các Nước Thuộc Điạ” của Lenin đã mừng như “người sắp chết khát trong sa mạc tìm được nước uống” và ông ta đã rước chủ nghĩa cộng sản về nước ta. Tính chất tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế của ông Hồ Chí Minh được thể hiện qua một câu của ông ta trong bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập nói về việc ông đã hoàn thành chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế khi đưa “cách mạng” về Đông Dương. Tương lai nào cho Cách Mạng Tháng 10? Sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên xô sụp đổ vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, hàng trăm triệu người dân các nước Đông Âu và Liên xô cũ đã dần dần phục hồi lại vai trò làm chủ và quyền tự quyết cho vận mệnh của mình. Đến nay, sau 23 năm canh tân và xây dựng, tuy còn một số nước vẫn chưa thể tẩy xóa những dấu vết di hại sau mấy mươi năm dưới ách cộng sản độc tài, nhưng họ đã vượt qua được rất nhiều khó khăn mọi mặt, để từ một xã hội mà tất cả là công cụ của cổ máy nhà nước phục hồi trở lại xã hội công dân. Và nhờ có tự do ngôn luận, tự do thông tin v.v... người dân các nước Đông Âu đã từng bước gạn lọc được để có một chính quyền của dân và vì dân đúng nghĩa. Đây là giai đoạn học cách sống và sử dụng các phương tiện dân chủ phải đi qua của mọi dân tộc vừa thoát ách độc tài. Hầu hết các nước Đông Âu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Bulgary, Albania,... đều đã có nền dân chủ vững chắc, nền kinh tế chan hòa với Âu Châu và thế giới. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là đã đem lại công bình và công lý cho mọi công dân qua những thay đổi xã hội một cách ôn hòa. Cộng Sản là tai họa kinh hoàng cho cả nhân loại trong thế kỷ qua! Đây là điều mà người ta không thể chối cãi. Chính vì thế mà nay nhân loại không chỉ bỏ vào đống rác lịch sử mà còn dạy các thế hệ tương lai về loại "tai họa giết người nhiều nhất" này của thế kỷ 20. Năm nay, trước những ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 thì ngẫu nhiên lại xẩy ra những hiện tượng đáng suy ngẫm về tương lai của cuộc cách mạng này. Quan trọng nhất có lẽ phải kể đến việc đảng CS Trung Quốc đã vứt bỏ chủ nghĩa Marx – Lenin trong cương lĩnh của họ ngay trước những ngày đại hội đảng lần thứ 18 sắp diễn ra. Ở Bắc Hàn, người ta đã tháo gỡ bức chân dung vĩ đại của Marx và Lenin từng ngự trị ở công trường Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, từ khi chế độ cộng sản lên cầm quyền đến nay. Tượng Lenin ở Ulan-Bator, thủ đô Mông Cổ, cũng vừa được kéo xuống vào tháng trước. Ở Nga, hôm 30 tháng 10 (ngày tù nhân chính trị dưới thời Sô Viết) các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới thời Liên Xô bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo. Cũng ở Nga, tại thành phố Boulouvo, ngoại ô Mạc Tư Khoa, các buổi cầu nguyện chung đã được tổ chức cho 20.000 người đã bị xử tử và chôn tập thể chỉ riêng tại nhà tù của thành phố này. Trong khi chủ nghĩa Marx – Lenin bị chôn vùi ngay chính quê hương sản sinh ra nó, thì khốn khổ cho dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục phải ôm đống rác rưởi đó. Mặc dù chính Marx từng nói: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương cách phê phán thế giới cũ, để tìm được thế giới mới. Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi”. Và “Ngay khi viết học thuyết về chủ nghĩa tư bản, qui luật giá trị thặng dư, qui luật phản ứng của giai cấp công nhân bị bóc lột… ở đầu thế kỷ 19 Mác và cả Anghen đều cho công trình của mình chỉ như một thứ dự báo. Nó chỉ phù hợp với thời điểm ấy, chứ không thể phù hợp với tất cả mọi thời điểm trước và sau nó.” (2) Thế nhưng, lãnh đạo đảng CSVN lại vẫn coi học thuyết Mác là bất di bất dịch, là kinh điển … của mọi thời đại! Thậm chí tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn sang tận Cuba để rao giảng những thứ này, và tượng Lenin vẫn sừng sững ở vườn hoa Canh Nông cũ để dân gian có bài thơ mỉa mai: “Lênin ông ở nước Nga. Cớ sao ông đến vườn hoa nước này? Ông ngửng mặt, ông chỉ tay. Xã hội chủ nghĩa nước này còn lâu (3) Hai thập niên trước đây “tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu viết tiểu luận "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ". Bằng lý luận khoa học sắc sảo, ông đã vạch ra rằng động lực phát triển của xã hội là trí tuệ chứ không phải là đấu tranh giai cấp như luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà hàng triệu tín đồ cộng sản trên thế giới đang mê muội tôn sùng (4). Không lâu sau đó những khẩu hiệu “chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch”, “Cách Mạng Tháng 10 vĩ đại muôn năm”, v.v...suốt mấy chục năm được giăng đầy đường cùng với các lễ lạc hội hè đình đám kỷ niệm thật trọng thể Cách Mạng Tháng 10 đã âm thầm biến mất. Thế nhưng, ở đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, các lãnh đạo Việt Nam vẫn nhẫn tâm tiếp tục ra lệnh nhồi nhét chủ nghĩa Mác-Lê vào đầu thanh niên sinh viên; vẫn lạnh lùng xiềng bước tiến của đất nước bằng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”; và vẫn nghiến răng bóp cổ cả dân tộc bằng “nhà nước chuyên chính”. ============= Tham khảo: 1. Minh Đức, “21 Điều Lệ để được gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản”, http://minhduc7.blogspot.ca/2012/08... 2. Hoàng Lại Giang, “Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!” http://anhbasam.wordpress.com/2011/... 3. Bùi Tín, “Mặt Thật”. 4. Blog Huỳnh Ngọc Chênh, “Dắt Tay Nhau Đi...” http://huynhngocchenh.blogspot.ca/p...
......

Pages