Biểu tình chống phong tỏa đang thách thức quyền lực của Tập Cận Bình

Thói kiêu ngạo và độc đoán của Chủ tịch Tập Cận Bình đã khiến Trung Quốc rơi vào chuỗi ngày phong tỏa vô tận. Gideon Rachman - Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng Trong bài phát biểu nhân dịp năm mới 2021, Tập Cận Bình đã khoe khoang về sự thành công của chính sách zero-Covid tại Trung Quốc. Trong khi hàng triệu người chết ở những nơi khác trên thế giới, Trung Quốc đã “đặt người dân và mạng sống của họ lên hàng đầu… Bằng sự đoàn kết và kiên cường, chúng ta đã viết nên bản anh hùng ca chống lại đại dịch.” Gần hai năm sau, chiến dịch của Tập nhằm mô tả quá trình quản lý đại dịch của Trung Quốc như một chiến thắng của cá nhân ông và của hệ thống đang dần sụp đổ. Làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng nhằm chống lại các chính sách zero-Covid của ông đã khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc phải mất mặt. Chúng dường như là thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lãnh đạo của Tập kể từ khi ông lên nắm quyền cách đây 10 năm. Một vài cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa không hồi kết của Trung Quốc thực sự đã nhắm vào cá nhân Tập. Tại thành phố Thành Đô, những người biểu tình đã hô vang: “Chúng tôi không muốn một hệ thống chính trị với một nhà lãnh đạo trọn đời. Chúng tôi không muốn có một hoàng đế.” Những khẩu hiệu này đã nêu bật vấn đề chính trị nhạy cảm nhất ở Trung Quốc hiện đại – những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm tạo ra một sự sùng bái cá nhân. Kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Đảng Cộng sản đã cố gắng tránh tạo ra một Mao thứ hai, một nhà lãnh đạo tối cao duy nhất, người thống trị hệ thống chính trị và cả nước, và sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lực. Nhưng Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ cai trị gần như của một hoàng đế. Một bước ngoặt đã xảy ra vào tháng trước, khi đại hội Đảng Cộng sản bầu ông vào nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ với tư cách là người lãnh đạo đảng. Người tiền nhiệm của Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị buộc rời khỏi lễ đài ngay trước ống kính truyền hình. Thông điệp rất rõ ràng. Quyền lực của Tập là bất bại và ông sẽ cai trị suốt đời. Giống như Mao, Tập đã biện minh cho việc nắm quyền của mình bằng cách khuyến khích tạo ra một sự sùng bái cá nhân. “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được ghi vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việc cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xử lý thành công Covid-19 trở thành một phần quan trọng trong dòng quan điểm về ông. Một bài báo gần đây của Quốc vụ viện Trung Quốc ca ngợi khả năng lãnh đạo của Tập trong đại dịch Covid, tuyên bố rằng “Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã đích thân chỉ huy, lên kế hoạch ứng phó, giám sát tình hình chung, và hành động quyết đoán”. Đúng là Trung Quốc đã ghi nhận số ca tử vong trên đầu người do Covid-19 ít hơn hẳn so với Mỹ. Nhưng cái giá của việc theo đuổi chính sách zero-Covid đang dần trở nên rõ ràng. Khi nền kinh tế bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã lên tới gần 20%. Căng thẳng xã hội gây ra do phong tỏa kéo dài và lặp đi lặp lại cũng vô cùng lớn. Hai tháng phong tỏa nghiêm ngặt ở Thượng Hải đầu năm nay đã trở thành tin tức trang nhất trên toàn thế giới. Một số người tin rằng đây sẽ là điểm bùng phát, buộc Tập phải suy nghĩ lại về chính sách zero-Covid của mình. Thế nhưng, thay vào đó, tại đại hội đảng, ông lại đề bạt Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường – người chịu trách nhiệm về vụ phong tỏa – lên vị trí cao thứ hai trong Đảng Cộng sản. Đó là một tín hiệu cho thấy zero-Covid sẽ không có hồi kết. Nhằm tạo ra câu chuyện chính thức về Covid-19, giới lãnh đạo Trung Quốc đã so sánh sự kiên nhẫn và tinh thần tập thể của người dân Trung Quốc với sự thiếu kiên nhẫn và chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của người dân Trung Quốc cũng đang cạn dần. Hình ảnh những đám đông không đeo khẩu trang từ khắp nơi trên thế giới đến xem các trận đấu World Cup ở Qatar đã chứng minh cho người dân Trung Quốc thấy rằng công dân của các quốc gia khác đã thoát khỏi cái bẫy của những đợt phong tỏa vô tận. Ngược lại, người dân Trung Quốc đang phải đối mặt với viễn cảnh bị hạn chế quyền tự do năm thứ tư liên tiếp. Từng tuyên bố là người có công trong việc xử lý giai đoạn đầu của đại dịch ở Trung Quốc, Tập không thể tránh khỏi việc bị đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Trên hết, việc không nhập khẩu các loại vắc xin nước ngoài hiệu quả sẽ khiến việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Thất bại đó có liên quan đến chủ nghĩa dân tộc của Tập Cận Bình – người đã khởi xướng chính sách sản xuất các công nghệ then chốt “tại Trung Quốc” (Made in China) vào năm 2015. Nhà lãnh đạo từng khẳng định mình có lòng thương dân vô bờ bến cuối cùng lại quá tự cao, không chịu nhập khẩu các loại vắc xin hiệu quả có thể bảo vệ mạng sống của người dân. Phong tỏa zero-Covid cũng phản ánh tính cách cứng rắn và sự độc đoán bẩm sinh của Tập Cận Bình. Những người biểu tình Trung Quốc đã nhận ra rằng các công nghệ được phát triển để theo dõi hành vi của người dân – dưới danh nghĩa để chống dịch – có thể tồn tại rất lâu sau đại dịch, rồi trở thành một phương pháp kiểm soát chính trị và xã hội lâu dài và tinh vi. Nói rộng hơn, những thất bại của Tập trong đại dịch Covid-19 là những thất bại đặc trưng của một chế độ chuyên chế, vốn trao quá nhiều quyền lực và thẩm quyền vào tay một lãnh đạo duy nhất. Khi nhà lãnh đạo chuyên chế đưa ra một quyết định tai hại – như Vladimir Putin đã làm khi xâm lược Ukraine – thì hệ thống cũng không thể thay đổi hướng đi, bởi vì nhận định của nhà lãnh đạo là điều không thể bị chất vấn. Giờ đây, một hình mẫu tương tự đang xuất hiện ở Trung Quốc. Thời điểm người biểu tình xuống đường luôn là thời điểm cực kỳ nguy hiểm đối với một nhà lãnh đạo chuyên chế. Thật không may, dường như, theo bản năng, Tập sẽ đáp trả bằng vũ lực và đàn áp. Đó là cách ông đã đối phó với các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2019 – và đó là cách Đảng Cộng sản đã đàn áp phong trào sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Phản ứng đó có thể có hiệu quả ở Trung Quốc – và cho đến nay, ở Nga, Iran, và Belarus. Nhưng câu chuyện được thêu dệt cẩn thận về trí tuệ và quyền lực của Tập Cận Bình sẽ không thể tiếp tục tồn tại sau khi chính sách zero-Covid của ông sụp đổ. Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, “Financial Times, 28/11/2022 Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng  
......

Sau Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội sẽ lại nhờ Trung Quốc làm đường sắt

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vay của Trung Quốc 400 triệu USD năm 2008, đến năm 2016, vay của Trung Quốc tăng lên 669 triệu USD, do bị đội vốn. Ảnh: AFP Nhạc sĩ Tuấn Khanh  Bản tin được tờ South China Morning Post tiết lộ, cho biết một dự án đường sắt khác với Cát Linh-Hà Đông luôn được bàn thảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Suốt bảy năm qua, tên của một dự án đường sắt Việt Nam đã xuất hiện trong các tuyên bố và tuyên bố chung ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Thế nhưng vì nhiều lý do, dự án này cho đến nay vẫn chỉ nằm trên bản vẽ. Đó là dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, trải dài từ biên giới phía bắc Việt Nam đi qua một trong những cảng biển lớn nhất nước. Dự án này một lần nữa được nhắc đến vào chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tin cho biết ông Trọng đã thúc giục việc hoàn thành sớm việc đánh giá dự án đường sắt tiêu chuẩn như một phần trong nỗ lực chung thắt chặt mối hữu nghị Việt Trung. Các lời bình luận cũng nói không ai biết ông Trọng đã bàn bạc điều gì với Tập, nhưng tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho biết, ông Trọng đã đơn phương ký kết 12 văn bản – mà chính quốc hội Việt Nam cũng chưa từng được bàn bạc hay thảo luận trước đó. Ông Trọng đã thúc giục Tập nên sớm thực hiện đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, một trong những chi tiết của đại dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường để thông thương kinh tế. Nếu được xây dựng, tuyến đường này sẽ là một phần vô cùng quan trọng của tuyến phía đông của mạng lưới đường sắt cao tốc nối Côn Minh – thủ phủ của tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc – đến Singapore, theo David M. Lampton, giáo sư danh dự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp tại Đại học Johns Hopkins. Giai đoạn đầu tiên của tuyến trung tâm nối biên giới giữa Thái Lan và Lào đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2021, với lưu lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng, ông Lampton, đồng thời là đồng tác giả cuốn Rivers of Iron: Railroads and Chinese Power in Southeast Asia, cho biết. “Khi ngày càng có nhiều phương tiện lưu thông trên tuyến trung tâm, Việt Nam phải suy nghĩ về những cơ hội mà mình có thể bỏ lỡ nếu không kết nối với hệ thống đang phát triển này và tăng cường kết nối với chính Trung Quốc, bất chấp những lo lắng của Hà Nội về sự phụ thuộc vào Trung Quốc,” ông Lampton nói , người cũng là cựu chủ tịch của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc. Vào năm 2019, các chuyên gia tư vấn Nhóm Viện Khảo sát và Thiết kế Đường sắt thứ năm của Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch sơ bộ cho tuyến đường này, dự kiến ​​dài 392 km (244 dặm) bao gồm 38 nhà ga và có thể tiếp nhận cả tàu chở khách và tàu chở hàng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những bước kế tiếp đã bị trì hoãn vì sự do dự của phía Việt Nam. Việt Nam lo ngại về chi phí, tâm lý bài Trung Quốc vẫn rất cao ở trong nước, các vấn đề về xâm phạm chủ quyền, mâu thuẫn nội bộ, đồng thời bài học xương máu từ tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông do Trung Quốc xây dựng, ông Lampton nói thêm. Chu Minh Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm An ninh và Phát triển, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng chiến lược Vành đai và Con đường phù hợp với mong muốn thúc đẩy liên kết và hợp tác kinh tế khu vực của Việt Nam, nhưng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Đông Nam Á vẫn gặp những khó khăn nhất định. “Ở Việt Nam, mối quan tâm chung về hợp tác với Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng là rất đa dạng trên mọi khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội,” Bà Thảo viết trong một bài báo năm ngoái. Bà nói thêm, ngoài ra các khoản vay từ Trung Quốc có lãi suất cao hơn, và các dự án tạo ra ấn tượng xấu về sự chậm trễ, chất lượng và hiệu quả thấp, cũng như những lo ngại về an ninh, qua chuyện phụ thuộc quá mức. “Việt Nam nợ nần chồng chất với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như điện, năng lượng, nhiệt điện than, gây ô nhiễm môi trường, vả chuyện luôn tạo bất bình trong xã hội’, bà Thảo nói. Ông Lampton nói chuyến thăm của ông Trọng tới Bắc Kinh có ý nghĩa quan trọng vì cả lý do chiến lược và kinh tế, nhất là lúc Việt Nam đang tìm cách cân bằng giữa việc ở gần Trung Quốc trong khi vẫn duy trì lợi ích từ các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản. “Về phần mình, Trung Quốc đang nhìn thấy cái bóng lớn dần về sự ‘ngăn chặn’ của Hoa Kỳ và muốn bảo vệ biên giới phía nam của mình bằng cách cải thiện quan hệ với Hà Nội. ‘Tích cực hơn, khi tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chậm lại, Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng thị trường ra nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh. Và cuối cùng, Trung Quốc đang xây dựng ngành xuất khẩu đường sắt đẳng cấp thế giới để trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai. Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh đặt mục tiêu trở thành trung tâm của hệ thống kinh tế Đông và Đông Nam Á”, ông Lampton nói. Tuấn Khanh Nguồn: RFA
......

Chiến tranh Nga – Ukraine: Những cú nhào lộn không thể tin nổi

Quân đội Ucraina đã cải tiến máy bay chiến đấu cổ lỗ MiG-29 bằng cách lắp cho chúng các hệ thống tên lửa phương Tây. Sự kết hợp này gây nhiều khó khăn cho quân Nga. Ngụy Hữu Tâm   Một đường băng nhỏ xíu, một phi công trong bộ quân phục màu cỏ úa leo lên buồng lái một chiếc MiG-29: chỉ trong nháy mắt chiếc máy bay chiến đấu đã lao nhanh ở tầm thấp trên cánh đồng lúa, đồng cỏ, sông ngòi. Đấy là một video mà cuối tháng tám vừa rồi, lực lượng vũ trang Ucraina cho công bố. Đấy không chỉ là một phóng sự hiếm hoi về hoạt động của không quân mà còn là một video gây ngạc nhiên cho những người am hiểu giới quân sự. Bởi vì dưới cánh của chiếc máy bay phản lực hai động cơ có tên lóng NATO là „Fulerum“, các chuyên gia nhận ra ngay một thứ vũ khí công nghệ cao mà lẽ ra không được gắn vào loại máy bay này – một tên lửa không đối đất AGM-88 HARM. Nó có xuất xứ Hoa Kỳ và được thiết kế đặc biệt cho những hoạt động đánh phá các trạm radar. Thế nhưng những quả tên lửa dài trên 4 m hoàn toàn không thích hợp cho MiG-29, một máy bay phản lực chiến đấu của Liên Xô thời xưa. Nhưng rõ ràng là những kỹ thuật viên Ucraina đầy sáng tạo và đồng minh phương Tây của họ đã thành công trong việc kết hợp một chiếc máy bay lạc hậu hàng thập niên với kỹ thuật hiện đại nhất của NATO. Cái không còn phù hợp vẫn được làm cho p Bởi lẽ phòng không-không quân Ucraina kết hợp các vị trí phòng không với các dữ liệu tình báo mà có lẽ họ nhận được từ phía Hoa Kỳ, và các thuật điều khiển hậu cần theo một cách mà cho đến nay các chuyên gia hiếm thấy. Chẳng hạn không quân Ucraina hành động động hệt như máy nghe nhạc vỏ sò, di chuyển máy bay của họ từ hầm chứa này sang hầm chứa khác. Hơn nữa, không hiếm khi những chiếc MiG-29 Ucraina cất cánh từ và hạ cánh xuống đường cao tốc. Điều làm chúng có thể được vận dụng một cách đa dạng hơn rất nhiều và đồng thời lại hết sức khó bắt gặp. Mới đây có một vị tướng Mỹ đánh giá, không quân Ucraina vẫn còn giữ được 80% số máy bay phản lực chiến đấu của họ. Họ cũng đã tham gia vào trận tấn công Kharkiv. Chắc chắn điều này có được là nhờ ở cú đánh với tên lửa HARM do phương Tây sản xuất. Bởi lẽ hệ thống điện tử của AGM-88 nhận ra được bức xạ radar của các vị trí phòng không đối phương, rồi sau đó sẽ đánh trúng nguồn phát ấy. Các tên lửa này là một vấn đề đặc biệt gay cấn cho hệ thống tên lửa phòng không S-300 rất giá trị của Nga. Vì sợ những tên lửa HARM,  lính Nga thường phải ngắt các thiết bị radar của chúng – các máy bay phản lực Ucraina tận dụng lỗ hổng xuất hiện ở lực lượng phòng không đối phương và lập tức đánh ngay vào chỗ đó.  Tuy nhiên HARM lại cần có một bệ phóng tên lửa chỉ có ở những máy bay phản lực chiến đấu của Mỹ. Chỉ những bệ phóng loại này tên lửa mới giao tiếp được với hệ thống điện tử của chiếc máy bay. Thế nhưng buồng lái của một chiếc MiG thời những năm 80 lại thuần túy là tương tự (analog (chẳng hạn như điều khiển bằng điện hay cơ), chưa số hóa (digital)). Vì vậy quân đội Ucraina đã cùng những người bạn phương Tây giấu tên phát triển ra một bộ tiếp hợp (adapter) giúp nối kỹ thuật cũ với kỹ thuật mới. Justin Bronk, chuyên gia không quân của trung tâm nghiên cứu Rusi ở London, nhận xét: „Khi dùng bộ tiếp hợp này chức năng có giảm sút chút ít bởi vì HARM không nhận được các thông tin từ thiết bị radar báo động của máy bay hay của các hệ thống điện tử khác. Nhưng dẫu sao nó cũng là đủ để đánh trúng các vị trí của quân Nga. Đối với những hoạt động như thế thì chiếc MiG-29 cũ lại là cái máy hoàn hảo. Tuy từ nhiều thập niên, trên thị trường đã có bán những máy bay phản lực hiện đại hơn, nhưng chiếc máy bay của nhà sản xuất Mikojan-Gurewitsch vẫn thích hợp tuyệt vời cho cách tiến hành chiến tranh của quân Ucraina. Chiếc máy bay phản lực linh hoạt, vốn được thiết kế để đánh các mục tiêu trên mặt đất cũng như cả các cuộc không chiến, xưa nay vẫn được coi như là thứ gây sợ hãi cho các phi công phương Tây. Vào thời ấy nó thực hiện những cú nhào lộn mà ngày hôm nay nhiều người vẫn coi như là không thể tin nổi. Chẳng hạn như cú đánh lái kiểu rắn hổ mang mà trong một thời gian ngắn, chiếc máy bay có vẻ dường như đứng thẳng đứng trong không trung để sau đó nghiêng ra ở phía sau chiếc máy bay phản lực chiến đấu của kẻ địch ở một vị thế tấn công thuận lợi hơn. Hai động cơ phản lực tạo ra một lực đẩy cực mạnh mà với nó, ngay cả khi đã lắp toàn bộ khí tài, máy bay vẫn có thể đẩy thẳng đứng lên không trung bằng tốc độ của âm thanh. Ngay cả Bundeswehr (tên của Quân đội CHLB Đức, nguyên văn là lực lượng phòng thủ liên bang) sau khi bức tường Berlin sụp đổ cũng đã tiếp nhận một số máy bay từ kho dự trữ của NVA (tên của Quân đội CHDC Đức khi trước, nguyên văn là Quân đội Nhân dân Quốc gia) cũng hết lời khen ngợi chiếc máy bay phản lực. MiG bền, vững chãi và ít hỏng hóc. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, quân đội báo cáo rằng, chi phí bảo dưỡng trên mặt đất ở mỗi giờ bay là thấp hơn nếu so với những máy bay tương ứng của NATO. Special Operations Command of US Air Force-Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Không quân Mỹ hiện đang suy tính những ý tưởng mới để cung cấp cho quân đội Ucraina kỹ thuật không quân hiện đại mà không phải chuyển giao cho họ những máy bay chiến đấu của phương Tây. Chẳng hạn quân đội Mỹ đang thử những bộ gá lắp (thiết bị giúp gắn một thiết bị vào một thiết bị khác) mà với chúng, từ buồng lái của một chiếc máy bay vận tải có thể phóng ra những thiết bị tự hành. Gần đây nhất điều này đã được thực hiện thành công vớimột chiếc Lockheed Martin MC-130J, một chiếc máy bay cổ điển trong số những máy bay vận tải quân sự. Bộ gá lắp tên lửa không đối đất tự hành loại AGM-158 JASSM sẽ phóng ra cùng với dù mà bình thường thì chúng chỉ có thể được khởi động bởi những chiếc máy bay phản lực chiến đấu hiện đại hay những chiếc máy bay ném bom hạng nặng. Cũng sẽ dễ chuyển giao cho quân đội Ucraina những chiếc máy bay vận tải hơn là những chiếc máy bay ném bom. Sắp tới, đầu tiên Ucraina sẽ được tiếp nhận một loạt MiG-29 tiếp theo, lần này là của Slovakia. Hiện đang nói tới con số có thể lên đến 11 chiếc. Nếu được cải biến và ứng dụng một cách khéo kéo, chúng sẽ gây ra khá nhiều vấn đề cho quân Nga đấy.  Dịch từ Spiegel số 40, 01/tháng 10/2022  
......

Đây là người làm ” nổ ” ra các cuộc biểu tình ở Trung Quốc

Bành Lệ Pháp giương hai biểu ngữ trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh yêu cầu yêu cầu luận tội Tập Cận Bình, bãi bỏ chính sách ‘Không Covid’ và đòi hỏi các quyền cơ bản nhất của con người Hiếu Bá Linh Vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, trước thềm Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đàn ông này giương hai biểu ngữ trên cây cầu Tứ Thông (四通桥), một trục đường giao thông quan trọng ở Bắc Kinh, yêu cầu luận tội Tập Cận Bình, bãi bỏ chính sách ‘Không Covid’ và đòi hỏi các quyền cơ bản nhất của con người như quyền tự do và quyền tự quyết định. Người này đã bị bắt ngay lập tức, nhưng hành động của ông ta đã gây ra một cơn bão mà ngay cả cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc cũng không thể chế ngự được nữa, mặc dù kiểm duyệt gắt gao bất kỳ bình luận nào có thể đề cập đến vụ việc này, ngay cả việc đăng Cầu Tứ Thông, nơi xảy ra vụ việc, có thể khiến tài khoản mạng xã hội của một người bị cấm vĩnh viễn. Người ta không biết nhiều về người đàn ông này ngoài tên của anh ta là Bành Lệ Pháp (彭立发), hay còn được gọi là Bành Tại Châu (彭载舟), được cho là một nhà vật lý. Theo tin tức mới nhất, để giảm bớt tác động của vụ này, nhà cầm quyền Trung Quốc  sẽ đưa Bành Lệ Pháp vào bệnh viện tâm thần trong thời gian tới và sẽ không xét xử công khai. BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH SÁCH ZERO COVID Trung Quốc đang có một cuộc cách mạng với các cuộc biểu tình nổ ra toàn quốc và lớn nhất kể từ nhiều thập niên sau biến cố Thảm sát Thiên An Môn. Chính sách zero-covid đã đẩy người dân bình thường và nền kinh tế đến giới hạn cuối cùng. 1/ Biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ cầu Tứ Thông tại Bắc Kinh ngay trước nhiệm kỳ thứ 3 của Tập Cận Bình từ Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 20. Một người biểu tình đơn độc dũng cảm thắp sáng cây cầu và giương biểu ngữ vẽ tay khổng lồ yêu cầu ‘chấm dứt chính sách Zero covid và Tập từ chức’ 2/ Sau đó, tình hình vẫn êm dịu trong nhiều tuần kể từ tháng Mười, vì mọi người đều hy vọng sau khi Tập đã khẳng định nắm quyền lâu dài của mình sau Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 20, ông ta sẽ nới lỏng Chính sách Zero-Covid. Nhưng hy vọng đã bị đóng băng khi làn sóng phong tỏa mới lại được tiếp tục công bố vào tháng 11. Và lửa bắt đầu bùng cháy. 3/ Cuộc biểu tình lớn đầu tiên bắt đầu tại nhà máy sản xuất iPhone khổng lồ ở Trịnh Châu. Hàng trăm công nhân tuần hành, với một số người phải đối đầu với những người mặc bộ đồ bảo hộ và cảnh sát chống bạo động. Những người phát trực tiếp các cuộc biểu tình cho biết các công nhân đã bị cảnh sát đánh đập. Link BBC: https://bbc.com/news/world-asia-china-63725812 4/ Làn sóng thứ hai bắt đầu từ Tân Cương, Trung Quốc. Urumqi rung chuyển bởi các cuộc biểu tình phong tỏa Covid sau vụ hỏa hoạn chết người. 5/ Tác động từ cuộc biểu tình ở  Urumuqi, ngày 26/11/22 hàng ngàn người biểu tình từ Thượng Hải đã tập trung tại Urumuqi đường Wurumuqi để tưởng niệm các nạn nhân vụ hỏa hoạn Tân Cương. Hàng chục người bị bắt. Ngày hôm sau, cuộc biểu tình tiếp tục đòi thả người bị bắt. 6/ Các cuộc biểu tình lan nhanh khắp Trung Quốc đến nhiều thành phố hơn như Bắc Kinh, Vũ Hán, Quế Lâm, Thành Đô và nhiều nơi khác nữa! CNN: https://edition.cnn.com/2022/11/26/china/china-protests-xinjiang-fire-shanghai-intl-hnk/index.html BBC:https://cnbc.com/2022/11/27/shanghai-hit-by-covid-protests-as-anger-spreads-across-china.html
......

Chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam làm tê liệt chuỗi cung ứng, đầu tư

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) bị chính quyền Việt Nam truy nã quốc tế về tội đưa hối lộ liên quan đến vụ tham nhũng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Reuters - VOA Chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đã làm tê liệt nhiều giao dịch thông thường trong nước, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa thiết yếu và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Chiến dịch chống tham nhũng kiểu Trung Quốc được tiến hành từ năm 2016, nhưng một loạt vụ bê bối gần đây đã dẫn đến các cuộc điều tra mới trên diện rộng, khiến các quan chức chính phủ hồi hộp, lo sợ bị buộc tội tham nhũng và không muốn bật đèn xanh cho hoạt động mua sắm trang thiết bị và đầu tư. Các chính trị gia, các nhà ngoại giao và các giám đốc điều hành cho biết tình hình đó đã làm gián đoạn hoạt động nhập khẩu thuốc và xăng dầu cũng như đầu tư vào các dự án sản xuất và năng lượng quan trọng trong một nền kinh tế ngày càng trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khoảng 65% bệnh viện lớn đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc và thiếu sản phẩm y tế trong những tháng gần đây, chủ yếu là do các quan chức miễn cưỡng phê duyệt hợp đồng mua sắm, chính phủ cho biết. Ông Marko Walde, người đứng đầu phòng thương mại Đức tại Việt Nam, cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn nếu giấy phép cho hàng nghìn loại thuốc sắp hết hạn vào cuối năm nay không được các cơ quan quản lý nhanh chóng gia hạn. “Nếu bạn không làm bất cứ điều gì, bạn không thể phạm sai lầm,” ông Walde nói về tình trạng tê liệt cấp phép hiện tại do lo lắng của bộ máy quan liêu. Theo số liệu năm 2020, Đức là nước xuất khẩu thuốc sang Việt Nam lớn thứ hai sau Pháp. Một tài liệu của Ủy ban Châu Âu được công bố vào tháng 10 về các thỏa thuận thương mại tự do của khối liệt kê các quy tắc “rườm rà” của Việt Nam về gia hạn giấy phép dược phẩm và việc thực hiện chúng là một trong những vấn đề nổi cộm. Tình trạng thiếu thuốc bao gồm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nguy kịch, thuốc tim mạch, và thuốc điều trị các triệu chứng tồi tệ nhất của bệnh sốt xuất huyết trong bối cảnh các ca bệnh gia tăng. Việc xếp hàng tại các hiệu thuốc ở nước này không phải là hiếm và một bác sĩ yêu cầu giấu tên cho biết các phòng khám tư nhân cũng bị ảnh hưởng. Một giám đốc điều hành tại một nhà phát triển công nghiệp, từ chối nêu tên, cho biết các dự án liên quan đến các nhà đầu tư cỡ trung liên tục bị trì hoãn vì thiếu chữ ký của các quan chức. Các doanh nghiệp nói rằng điều đó có thể trì hoãn đầu tư nước ngoài quan trọng vào một quốc gia dựa vào nguồn vốn bên ngoài để duy trì nền kinh tế định hướng xuất khẩu và dự kiến sẽ là một trong những nước hưởng lợi hàng đầu từ kế hoạch giảm tiếp xúc với Trung Quốc của các công ty đa quốc gia. Các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào Việt Nam, bao gồm cả hàng điện tử và giày dép, có thể bị ảnh hưởng, làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực của sự sụt giảm đơn đặt hàng toàn cầu, vốn đã dẫn đến việc cắt giảm lực lượng lao động ở Việt Nam. Một phần vì điều đó nên tốc độ tăng trưởng trong các dự án sản xuất mới của nước ngoài dự kiến sẽ chững lại trong năm nay so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch, theo BW Industrial, công ty cho các nhà sản xuất thuê nhà xưởng và nhà kho. Một cuộc khảo sát vào tháng 10 của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam cho thấy tâm lý của các nhà quản lý trong nước trở nên tồi tệ hơn trong quý thứ ba khi các cuộc điều tra tham nhũng gia tăng mặc dù tăng trưởng kinh tế rất cao. Tê liệt Việt Nam được xếp hạng 87/180 nước trong danh sách nhận thức tham nhũng mới nhất của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một cơ quan giám sát, cùng cấp độ với Ethiopia và Colombia. Mặc dù việc chống hối lộ nhìn chung được coi là tích cực trong dài hạn, nhưng sự gián đoạn ngắn hạn có thể làm tê liệt hoạt động kinh doanh, đặc biệt nếu việc thực thi được coi là không rõ ràng và bị thúc đẩy bởi động cơ chính trị. Khi các cuộc điều tra gia tăng, các quan chức sợ rằng họ có thể bị bắt nếu vô tình vi phạm các quy tắc thường được viết rất tệ và khó giải thích. Các vấn đề về mua sắm và cấp phép hiện nay trong lĩnh vực dược phẩm diễn ra sau vụ bắt giữ các quan chức cấp cao vào năm ngoái vì mua thuốc điều trị COVID-19 với giá quá cao và nhận hối lộ trong việc tổ chức các chuyến bay hồi hương cho công dân Việt Nam bị mắc kẹt ở nước ngoài trong đại dịch. Chính phủ đã không trả lời yêu cầu bình luận về nỗ lực chống tham nhũng, nhưng các quan chức hàng đầu, bao gồm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã nhiều lần thúc giục các nhà quản lý không cản trở hoạt động kinh tế bằng cách trì hoãn các quyết định mua sắm. Một nhà ngoại giao ở Hà Nội cho biết, không rõ liệu Đảng Cộng sản cầm quyền có giảm áp lực hay không, khi một số nhà lãnh đạo coi tham nhũng trong một số lĩnh vực là mối đe dọa hiện hữu. Tuy nhiên, các quan chức công khai thừa nhận những tắc nghẽn. “Cán bộ, công chức nhà nước, kể cả lãnh đạo không dám làm vì có làm thì sợ mắc sai lầm”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cảnh báo trước Quốc hội cuối tháng 10. Cơn sốc cung ứng Hậu quả kinh tế tiêu cực của cuộc trấn áp xuất hiện bên cạnh những thách thức khác mà Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á phải đối mặt, đó là đồng nội tệ suy yếu, hạn chế nguồn cung toàn cầu và nhu cầu thế giới giảm. Chỉ số chứng khoán chuẩn của Việt Nam VNI nằm trong số những chỉ số hoạt động kém nhất thế giới trong năm nay trong bối cảnh tín dụng bị đóng băng do hàng loạt vụ bắt giữ các nhà phát triển bất động sản vì cáo buộc sai phạm. Ông John Rockhold, chủ tịch công ty tư vấn và đầu tư môi trường Pacific Rim Investment and Management, nói: “Chiến dịch chống tham nhũng đang gây ra sự bất ổn và lo lắng ngày càng tăng trong các cấp bậc và hồ sơ trong giao dịch và phê duyệt kinh doanh hàng ngày ở Việt Nam”. Ông cho biết sự chậm trễ trong việc phê duyệt các dự án năng lượng được chờ đợi từ lâu đang góp phần gây ra tình trạng thiếu điện, một số nhà sản xuất phải hoãn sản xuất đến cuối tuần và ban đêm để giảm áp lực lên lưới điện. Ông Hà Hoàng Hợp, một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho rằng tình trạng thiếu xăng là do sự hoảng loạn do các cuộc điều tra tham nhũng gây ra. Ông Hợp nói: “Việc trấn áp sẽ không thể giải quyết tận gốc tình trạng tham nhũng tràn lan nếu được thực thi mà không có sự minh bạch và thượng tôn pháp luật toàn diện”.  
......

Thấy gì từ buổi trình diễn “sự kiện lịch sử” của VinFast

Chiếc tàu Silver Queen được Vingroup thuê riêng để chở 999 chiếc xe VF8 sang Hoa Kỳ. Chiếc tàu này đã được Vingroup cho sơn lại mới và mang logo VinFast rất lớn hai bên sườn, chỉ để làm hình ảnh PR cho riêng sự kiện hôm 25/11/2022. Tổng chi phí cho sự kiện này hết khoảng 40 triệu USD. Ảnh: Văn Hóa Doanh Nghiệp Tân Phong - Việt Tân| Hôm 25 tháng Mười Một, 2022, Tập đoàn Vingroup đã tổ chức một sự kiện hoành tráng 999 chiếc xe điện VF8 xuống tàu Silver Queen để sang California, Hoa Kỳ. Báo chí trong nước đưa tin rộng rãi về sự kiện này. Tờ Vietnam Finance có bài “Thủ tướng: Vingroup – VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật” trong đó có đoạn: “… Thành quả bước đầu sau 5 năm của VinFast đã mở ra kỷ nguyên xe ô tô điện tại Việt Nam, đủ đẳng cấp xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu, ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ ngành ô tô thế giới,” thủ tướng nói. Người đứng đầu chính phủ nhấn mạnh Vingroup – VinFast chính là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, tự tin, làm ăn đúng pháp luật, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sẵn sàng vươn ra biển lớn để cạnh tranh sòng phẳng ở đẳng cấp quốc gia và quốc tế…” Ngoài Vietnam Finance, trang tin điện tử Thành Phố Hải Phòng đều đăng tải nội dung bài phát biểu của ông Chính có đoạn trích trên. Tuy nhiên, tất cả các tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động… đều không có. Rõ ràng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo kiểm duyệt, cắt bỏ bài phát biểu của ông thủ tướng ở nội dung “là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo, tự tin…” Đó là một điều hy hữu và đáng chú ý. “Sự kiện lịch sử” này của công ty Vinfast Singapore mang đậm tính PR “làm màu” với rất nhiều câu hỏi và nghi vấn chưa được trả lời. Người ta nhớ đến vài năm trước, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng hớn hở ngồi sau chiếc xe VinFast do đích thân ông Phạm Nhật Vượng cầm lái. Sau khi đã bán hết đống xe được lắp ráp từ dây chuyền thải hồi và kho hàng tồn của những mẫu xe không còn được sản xuất của hãng xe BMW, những chiếc xe “niềm tự hào Việt” cũng chính thức kết thúc vai trò lịch sử. Phải nói rằng, ông Phạm Nhật Vượng là một người dám nghĩ, dám làm. Việc “giấu trời qua bể, tiện tay dắt dê” có lẽ là thần tình, sở trường nhất của ông. Sự kiện thuê riêng chiếc tàu Silver Queen 13 tuổi đời, chi 40 triệu USD sơn lại, vẽ logo VinFast chỉ để làm hình ảnh nền cho sự kiện hôm 25/11 và chở 999 chiếc xe VF8 sang Mỹ thì chắc không đại gia xe hơi nào dám chơi ngông để làm việc khoa trương như thế. Các đại gia công nghiệp “xứ giãy chết” tối ưu hóa từng xu chi phí doanh nghiệp chứ không vãi tiền như ông tỷ phú bất động sản (BĐS) Phạm Nhật Vượng. Có người nào đó nói rằng còn rẻ chán nếu thuê VTV1 quảng cáo và quan trọng hơn là chiêu thao túng tâm lý thượng thừa đám đông “oan gia trái chủ” đang phẫn nộ khi thấy hàng chục ngàn tỷ đồng dưới dạng đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, căn hộ cho thuê của họ đang biến thành giấy lộn hay bị cướp trắng. Đốt vài chục triệu USD cho một sự kiện PR hoành tráng để cứu khối tài sản hàng tỷ USD là một tính toán quỉ khốc thần sầu của anh Vượng. Việc bán được xe VinFast ở Mỹ được hay không thì hậu xét. Bởi vì cho tới nay, chưa rõ những chiếc xe này sẽ được kiểm định như thế nào, cũng như hãng bảo hiểm nào sẽ đồng ý bán bảo hiểm cho VinFast? Chưa kể đến, khách hàng sử dụng những chiếc xe này sẽ phải tìm những trạm sạc điện, depot, bảo dưỡng, sửa chữa ở đâu? Nhưng sự kiện “VinFast xuất 999 chiếc xe VF8 sang thị trường Hoa Kỳ” được tổ chức rầm rộ cũng như lời khẳng định như “đinh đóng cột” của ông Thủ tướng công an Phạm Minh Chính “VinFast đại diện cho thế hệ doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật” …giống như một lời công khai bảo kê cho Vingroup đã có tác dụng ít nhiều với đám “oan gia trái chủ” đang sôi sùng sục đòi tiền, đòi nhà. Mã chứng khoán của Vin đang nằm sàn, ngay lập tức trở nên xanh lét. Quả là vi diệu. Nhưng, phép màu này có kéo dài được bao lâu thì quả thực khó đoán. Cho đến nay, VinFast không công bố tỷ lệ nội địa hóa của những chiếc xe điện “Made in Việt Nam” này. Điều đó cũng giống như các chiếc xe xăng đã dừng sản xuất. Thời gian để ra mắt mẫu xe điện VF8 này có lẽ là một kỷ lục thời gian vô tiền khoáng hậu trên thế giới đối với một hãng xe mới thành lập từ nền tảng công nghệ là con số không. Vingroup cũng giống như Evergrande Group của Trung Quốc đã nhảy vào lĩnh vực công nghệ cao cấp nhất, cạnh tranh khốc liệt nhất khi mà trong tay ngoài tiền ra thì không có gì cả. Evergrande thậm chí còn được IPO trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ với mức vốn hóa được định giá cao hơn cả Toyota, BMW, Mercedes-Benz,… Tuy vậy, cho tới nay thì chưa có một chiếc xe điện Made in China nào được bán ở Hoa Kỳ. Thế mà anh Vượng làm được điều mà các “pháp sư Trung Hoa” còn bó tay thì quả thực cái tầm của anh ấy quá mức vĩ đại rồi. Nếu vậy, có lẽ chúng ta phải mừng mới phải. Và mong rằng những chiếc VF8 được chở sang Hoa Kỳ sẽ được người tiêu dùng Mỹ đón nhận chứ không phải âm thầm chở ngược lại Việt Nam để bán cho người “yêu nước, yêu Vin.”   Ở Việt Nam, người ta luôn cho rằng “người giàu luôn đúng, người thành công luôn có lối đi riêng”… Nên có thể vì thế anh Vượng làm xe hơi không giống bất cứ ai. Nếu nhìn vào toàn bộ quá trình 5 năm qua của VinFast, người ta không rõ VinFast đang đi theo chiến lược và định hình một chủ nghĩa sản xuất hay văn hóa tiêu dùng nào cụ thể. Định giá sản phẩm thì dàn trải mọi phân khúc. Chất lượng xe phập phù, còn hậu mãi, bảo hành và chăm sóc khách hàng thì tệ hơn cả thảm họa. Nhờ có một hệ thống chính trị chuyên chính chống lưng, nên tất cả các khiếu kiện, phản đối của khách hàng đều được dẹp yên kể cả là cháy xe chết người thì cũng chìm xuồng. Tuy nhiên, cách đối xử với khách hàng theo kiểu chuyên chính vô sản như vậy sẽ có tác dụng ngược và uy tín doanh nghiệp bị tổn hại. Và những gì đã xảy ra với chiếc xe xăng của VinFast vẫn còn quá mới để có thể lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước – thị trường sẽ quyết định số phận của những chiếc xe điện chứ không phải là thị trường Mỹ, Canada, EU nào cả. Xem ra, bỏ 40 triệu USD cho một sự kiện cùng với lời bảo kê từ phía người cao nhất chính phủ Việt Nam sẽ chỉ là pha khoa trương của anh Vượng mà thôi. Hơn nữa, phát ngôn quá đà của ông Thủ tướng Chính sẽ làm cho phe “đốt lò” khó chịu. Cũng như thái độ tỏ rõ sự bảo kê và ủng hộ Phạm Nhật Vượng – người được coi là vua không ngai ở Việt Nam sẽ chẳng khác gì cái gai trong mắt ông Trọng. Nên nhớ, “cờ” đang trong tay ông Tổng chứ không phải Chính và việc phán quyết “đúng” hay “sai,” sống hay chết… không phải là thẩm quyền của ông thủ tướng đang “teo **” khi người tình Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã “nằm trong rọ” của Tô Lâm. Việc liên thủ với Phạm Nhật Vượng để chống lại “lò” Nguyễn Phú Trọng vì cả hai đang có một “kẻ thù chung” có thể là nước cờ “được ăn cả, ngã về không” của ông tưởng thú côn an. Kịch hay sắp đến. Nhưng nên nhớ, 90 triệu dân Việt Nam không được hưởng lợi gì từ cuộc chiến “chó ăn thịt chó” này cả. Hãy chuẩn bị tích cốc phòng cơ cho những ngày đen tối sắp đến. Tân Phong    
......

Chúc những sinh viên Trung Quốc chân cứng đá mềm và mong các bạn sống được cuộc đời tự do

Le Nguyen Duy Hau Trong ảnh là những tờ giấy trắng chép lại phương trình Friedmann. Đây không phải là một cuộc thi toán học, và bạn cũng không cần phải biết về toán học để hiểu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Những tờ giấy này do các sinh viên Đại học Thanh Hoa – một trong hai viện đại học hàng đầu của Trung Quốc, bên cạnh Bắc Đại – viết trong cuộc tuần hành, biểu tình đang diễn ra. Có người cho rằng Friedmann đọc trại thành Free Man – Con người Tự Do. Và đó có thể là ý nghĩa của thông điệp do các sinh viên đưa ra. Thanh Hoa là nơi đào tạo ra rất nhiều lãnh đạo Trung Quốc hiện đại, trong đó có Tập Cận Bình. Nhưng đây cũng là cái nôi của các phong trào sinh viên đòi dân chủ, như Thiên An Môn 1989. Trong suốt nhiều ngày qua, khi thế giới đang say đắm với bóng đá, người Mỹ thì bận với Lễ Tạ Ơn, thì người Trung Quốc ở nhiều nơi đã xuống đường biểu tình. Điều đáng nói đó là Trung Quốc đang trong những ngày cao điểm phong toả chống dịch (vâng, bạn không nghe nhầm đâu) vì Covid đang trở lại với nước này với khoảng… 25.000 ca/ngày (trên tổng dân 1 tỷ 3). Chính sách Zero Covid rất hà khắc của Trung Quốc đã kéo dài đến năm thứ 3, và với nhiều người Trung Quốc, họ đã phải ở trong nhà cách ly đến tận tháng thứ 6. Hậu quả không còn nằm ở dịch bệnh nữa. Tuần trước, hình ảnh một phụ nữ Quảng Châu khóc như mưa ở ngoài bancong vì không chịu được cảnh ở trong nhà đến tháng thứ 6, vì khu vực cô liên tục bị phong toả. Tại thành phố Quý Châu, một chiếc xe bus chở những người “liên quan đến dịch bệnh” đi cách ly bị lật, khiến hàng chục người chết. Thê thảm nhất là ở Urumqi thuộc Tân Cương khi một toà nhà cao tầng bị cháy. Thành phố phong toả kéo dài khiến rất nhiều xe ô tô xoay quanh chung cư bị hết bình, không thể đi được nơi khác, và cũng là một nguyên nhân làm cho lính cứu hoả mất gần 3 tiếng mới khống chế được đám cháy. Kết quả là 10 người chết và 9 người bị thương, nhưng khủng khiếp nhất là hình ảnh toà nhà bốc cháy được quay lại và chia sẻ khắp các trang mạng Trung Quốc. Cảnh tượng này, cùng với hình ảnh những sân vận động đầy ắp người tại Qatar và không ai đeo khẩu trang, khiến người Trung Quốc suy nghĩ về thân phận của mình. Những yếu tố phản kháng đầu tiên xuất hiện. Một cây cầu đi qua đường cao tốc đông đúc ở Bắc Kinh xuất hiện các bích chương chữ to và loa phóng thanh kêu gọi lật đổ Tập Cận Bình. Ngay lập tức cảnh sát đến và đem bích chương và loa đi, còn cảnh sát mạng Trung Quốc chặn ngay kết quả search tên cây cầu, và thậm chí kết quả search Bắc Kinh. Tại một khu công nghiệp, công nhân bạo loạn, xô xát với cảnh sát vì họ không muốn bị cách ly trong nơi làm việc. Cao trào có thể là trong cuối tuần qua. Người dân bắt đầu xuống đường biểu tình, đặc biệt là sinh viên. Lần này, không chỉ người Bắc Kinh xuống đường, mà cả người Urumqi, người Thượng Hải, người Quảng Châu. Nhiều nơi, người biểu tình chỉ cầm theo một tờ giấy trắng như một biểu tượng mới của cuộc biểu tình và khiến cho chính quyền khó mà ngăn cấm được. Các báo cáo thực địa cho thấy các cuộc biểu tình có khi đông đến cả vạn người. Đây là một con số nhỏ so với quy mô dân số cũng như ở nhiều quốc gia, nhưng với Trung Quốc, đó là một thế lực. Điều lý thú đó là lần này, các cuộc biểu tình không còn đòi hỏi những quyền lợi thiết thân như đất đai, thực phẩm v.v… để nhà nước trung ương Trung Quốc có thể xử trảm một quan chức địa phương nào đó và xem như mình vô can, thậm chí tạo hình ảnh quân triều đình đứng về phe nhân dân. Lần này, các biểu ngữ biểu tình nhắm thẳng vào lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và nói về những thứ trái ngược hẳn với giá trị nền tảng của nhà nước Trung Quốc – đó Gần như chắc chắn rằng các cuộc biểu tình sẽ nhanh chóng bị dập tắt vì lãnh đạo Trung Quốc đủ sự tin tưởng vào quan điểm của mình để thẳng tay đàn áp sinh viên, nhưng cảnh tưởng của các sinh viên lại làm mình khá xúc động. Khác với năm 1989, những sinh viên Thanh Hoa, Thượng Hải, Quảng Châu… hy sinh nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Với một hệ thống chấm điểm tín dụng xã hội khắt khe, gần như là án chung thân cho những ai làm sai, những sinh viên này không chỉ đánh đổi tự do hiện tại của họ mà có thể là tương lai của họ và gia đình. Nhưng điều gì khiến họ vẫn chọn xuống đường? Các tuyên truyền viên chắc chắn sẽ chỉ ra kẻ thù muôn thưở: các thế lực thù địch. Nhưng thế lực nào đây khi Trung Quốc đã đóng cửa 3 năm nay? Trong việc xem trọng nền chính trị của một dân tộc, xem tất cả mọi người có trách nhiệm phụng sự, có lẽ một lần nữa lãnh đạo Trung Quốc lại bị thách thức vì sự lên tiếng của chính những cá nhân. Các cá nhân có những câu chuyện riêng, và đôi khi họ sẵn sàng liều lĩnh mọi thứ để thách thức các đại tự sự của dân tộc do nhóm lãnh đạo tìm cách viết lên. Nếu thành công, một đại tự sự khác sẽ được viết, nhưng nếu thất bại, không ai nhớ đến họ cả. Thế nhưng mình nghĩ những người biểu tình này không còn quá nhiều lựa chọn nữa. Người ta chọn hành động khi họ không thể ngồi yên được nữa. Cũng giống như Ryszard Kapuscinski từng mô tả về thời khắc một cuộc đấu tranh bắt đầu. Đó không phải là sự suy đồi của một chế độ, hay sự tuột dốc của nền kinh tế. Đấy có thể là nguyên nhân sâu xa. Nhưng ngọn lửa bùng lên cuộc cách mạng chính là thời khắc một người biểu tình đứng đương đầu với cảnh sát vũ trang mà không lùi bước. Lúc đó, sự thôi thúc hành động đã vượt trội hơn sự sợ hãi và thói quen phục tùng vốn có của người dân. Đó chính là lúc cuộc biểu tình bắt đầu. Có lẽ 6 tháng phong toả, những hình ảnh tự do của thế giới, sự thống khổ của người quanh mình, và một chút dại khờ của tuổi trẻ đã tạo nên sức mạnh nhiều hơn sự đe doạ. Chúc những sinh viên Trung Quốc chân cứng đá mềm và mong các bạn sống được cuộc đời tự do. * Tất nhiên là lực lượng an ninh mạng Trung Quốc liền tay. Một báo cáo cho thấy lực lượng này đã tháo khỏi mạng một phóng sự về các cổ động viên tại Qatar. Một báo cáo khác thì chỉ ra rằng hashtag liên quan đến tình dục bắt đầu xuất hiện trending trên trang mạng xã hội Trung Quốc.  
......

Đảo chính lật đổ Putin? Gã „Nga hoàng thất thế“ này không còn gì để mất

ladimir Putin, Ramsan Kadyrow.  Wladimir Putin, Ramsan Kadyrow. Wladimir Putin, Ramsan Kadyrow. • FOCUS-online-Autorin Sarah Werner - Nguyễn Xuân Hoài (dịch)   Một nhân viên tình báo Nga dự đoán về một cuộc chiến giữa Putin và các thuộc hạ thân cận, theo đó Putin đang trên bờ vực của một cuộc đảo chính bạo lực. Chuyên gia về Nga Gerhard Mangott giải thích khả năng xảy ra một cuộc đảo chính thực sự đối với ông chủ Điện Kremlin như thế nào.   Hỗn loạn, sụp đổ, nội chiến: Một người từ cơ quan mật vụ Nga FSB dự đoán một cuộc chiến giữa Putin và các thuộc hạ thân cận của ông ta, tạp chí Newsweek của Mỹ đưa tin. Do những xung đột trong hệ thống, mật vụ Nga tin vào một cuộc lật đổ Putin bằng bạo lực.   Những thuộc hạ thân tín của Putin là Prigozhin, người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner, và Kadyrov, Tổng thống Chechnya, có thể gây ra mối đe dọa chính trị cho Putin, mật vụ này tiếp tục. Vậy sẽ có một cuộc đảo chính ở Nga?   Gerhard Mangott, một chuyên gia về Nga và là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Innsbruck, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với FOCUS trực tuyến tại sao ông cho rằng, hiện khó có thể xảy ra một sự thay đổi quyền lực bằng bạo lực. FOCUS trực tuyến: Thưa ông Mangott, một người thuộc cơ quan mật vụ Nga FSB dự đoán về một cuộc chiến giữa Putin và các thuộc hạ trước đây của ông ta, theo Newsweek. Ông đánh giá như thế nào về khả năng xảy ra một cuộc đảo chính ở Nga trong thời gian tới?   Gerhard Mangott: Tôi đã đọc bài báo đó và thấy nó nặng về suy diễn. Tôi nghĩ sự bất bình ở Nga đã tăng lên đáng kể. Ngày càng có nhiều cuộc thảo luận ở Nga về khả năng Nga có thể thua trong cuộc chiến tranh này và về cái giá mà người ta phải sẵn sàng chi trả cho một chiến thắng ở Ukraine.   Tất nhiên là đã nảy sinh những lời chỉ trích đối với Bộ Quốc phòng cũng như đối với cả Bộ Tổng tham mưu. Mặc dù thái độ đối với Putin đã thay đổi đáng kể ở Nga, tuy nhiên tôi không có cảm giác điều này đã đạt đến mức có thể xảy ra xung đột bạo lực nội bộ ở Nga. Gerhard Mangott   Ông nghĩ rằng một cuộc lật đổ bạo lực đối với Putin là khó xảy ra?   Gerhard Mangott: Hiện tại, tôi chắc chắn điều này khó xảy ra. Nhưng nếu chuỗi thất bại trong chiến tranh của Nga tiếp tục và nước Nga ngày càng bị đẩy lùi, vị thế của Putin chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Ông ta cũng biết rõ điều đó, và đó là lý do tại sao ông ta sẽ làm mọi cách để ngăn chặn điều này, thậm chí đến mức sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nhưng hiện tại không thể nói Putin sắp thất thủ. FOCUS trực tuyến: Ai được coi là mối đe dọa chính trị đối với Putin?   Gerhard Mangott: Prigozchin và Kadyrov thường được coi là những người có khả năng kế vị Putin. Tuy vậy, tôi loại trừ điều đó bởi vì cả hai người này đều không có tiềm năng vươn lên dẫn đầu. Nếu Putin bị lật đổ, thì tất nhiên điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc ai sẽ làm điều đó và chỉ khi đó mới có thể nói ai sẽ được coi là người kế nhiệm ông ta. Cũng có thể hình dung trong trường hợp như vậy, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Patrushev sẽ nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nhưng còn quá sớm để suy đoán vào thời điểm này và nó có thể không bao giờ xảy ra.   FOCUS trực tuyến: Putin có thể làm gì để ngăn chặn một cuộc đảo chính?   Gerhard Mangott: Tôi nghĩ sẽ tốt cho Putin nếu ông ấy làm việc tập thể hơn một chút - nghĩa là lôi kéo nhiều người tham gia vào nỗ lực chiến tranh. Bằng cách này, ông ta có thể lôi kéo các đối thủ tiềm năng về phía mình. Tuy nhiên, thật khó để nói từ bên ngoài liệu Putin có làm theo hướng đó hay không. Dù thế nào đi nữa ông ta nên đi theo hướng này, để nó không chỉ là cuộc chiến của Putin, mà là cuộc chiến của toàn bộ giới lãnh đạo Nga.   FOCUS trực tuyến: Putin lúc này đặc biệt im lặng, thậm chí còn có sự né tránh, lẩn trốn. Hành vi này của ông ta là biểu hiện của sự nhu nhược hay có toan tính gì?   Gerhard Mangott: Bạn cũng có thể mô tả Putin là một sa hoàng thất thế, người muốn lẩn tránh không chịu tự nhận trách nhiệm. Tôi nghĩ đó là sự tính toán để không bị gắn với các tình hình tiêu cực hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà việc rút quân khỏi bờ tây sông Dnepr ở vùng Kherson không được ông ta thông báo và ông ta cũng không bình luận gì về việc này. Putin muốn tạo ấn tượng rằng mình vô can, không liên quan gì đến những điều đang xảy ra. Tuy nhiên, người dân Nga biết rất rõ điều đó.   FOCUS trực tuyến: Một cuộc tranh dành quyền lực trong nước Nga có tác động gì đến cuộc chiến Ukraine?   Gerhard Mangott: Một số chuyên gia nói rằng đối với Putin, việc duy trì quyền lực ở Nga cuối cùng quan trọng hơn là chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Người ta cũng cho rằng Putin sẽ từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine để đảm bảo an toàn cho mình ở Nga.   Tôi không hiểu nhiều về điều đó bởi vì hai điều này liên quan mật thiết với nhau: diễn biến của cuộc chiến ở Ukraine có liên quan đến câu hỏi liệu Putin có thể giữ quyền lực của mình ở Nga hay liệu ông ta sẽ đánh mất nó. • FOCUS-online-Autorin Sarah Werner - Nguyễn Xuân Hoài (dịch)  
......

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Stephen M. Walt Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng  Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang. Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Dù những cái đầu lạnh đã sớm chiếm ưu thế trong vụ việc lần này, nhưng nó vẫn là bằng chứng cho khả năng leo thang ngẫu nhiên hoặc vô ý. Thoạt tiên, khi người ta công bố báo cáo rằng một tên lửa đã tấn công lãnh thổ Ba Lan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gọi đó là hành động “leo thang” của Nga, trong khi các quan chức Ba Lan nói về việc viện dẫn Điều 4 và 5 của Hiệp ước NATO, coi sự kiện này là mối đe dọa đối với an ninh của liên minh. Tuy nhiên, khi nguồn gốc thực sự của “vụ tấn công” được hé lộ, các quan chức phương Tây đã nhanh chóng miễn trừ cho Ukraine mọi trách nhiệm đối với thảm kịch, lưu ý (một cách chính xác) rằng Ukraine đã bắn tên lửa đi lạc để tự vệ trước việc Nga tấn công bằng tên lửa vào cơ sở hạ tầng quan trọng, đồng thời nhắc nhở mọi người rằng Nga mới là kẻ khơi mào chiến tranh và đang chiếm đóng trái phép lãnh thổ Ukraine. Các quan chức Mỹ và Ba Lan xứng đáng được ghi nhận vì đã nhanh chóng xác định bản chất thực sự của sự kiện đáng tiếc này và hành động để giảm bớt áp lực leo thang, nhưng chúng ta không thể vì thế mà tự mãn. Hãy tưởng tượng điều gì có thể xảy ra nếu một tên lửa của Nga đi chệch hướng và tấn công lãnh thổ Ba Lan, giết chết hai người trong quá trình đó. Moscow sẽ hoặc phủ nhận mọi liên quan, hoặc tuyên bố rằng đó là một tai nạn, nhưng ngay cả khi người Nga nói ra sự thật, thì ai sẽ tin họ? Áp lực phải đáp trả ở một mức độ nào đó sẽ rất lớn, và nó được thúc đẩy bởi suy đoán rằng Moscow đã ra lệnh tấn công để kiểm tra quyết tâm của NATO. Một số nhà phân tích cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang thăm dò phản ứng để chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng, hoặc cố gắng đánh giá xem liệu Nga có thể tấn công trực tiếp vào các điểm hậu cần quan trọng bên ngoài Ukraine mà sau đó không phải chịu trách nhiệm hay không. Nhiều ý kiến cho rằng NATO phải trả đũa Nga để “khôi phục khả năng răn đe”. Vụ việc tại Ba Lan – và đặc biệt là phản ứng của Zelensky – cũng cho thấy rằng Ukraine sẽ cố gắng sử dụng các sự kiện kiểu này để đổ lỗi nhiều hơn cho Nga, cũng như thu hút sự đồng cảm và ủng hộ nhiều hơn từ thế giới bên ngoài. Thật vậy, tờ New York Times đưa tin rằng vào tối thứ Tư, Zelensky đã nói rằng “cuộc điều tra ban đầu vẫn chưa thuyết phục được ông, và ông vẫn tin rằng có sự liên quan của tên lửa Nga.” Người ta có thể hiểu logic đằng sau cách hành xử của ông, nhưng nó không có lợi cho chúng ta [người Mỹ], dù có thể nó có lợi cho Ukraine. Và cách tiếp cận này có thể dễ dàng phản tác dụng, Financial Times trích lời một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên: “Thật lố bịch. Người Ukraine đang phá hủy niềm tin [của chúng ta] vào họ. Không ai đổ lỗi cho Ukraine và họ đang nói dối một cách công khai. Thứ này có sức tàn phá còn lớn hơn cả tên lửa.” Rõ ràng Ukraine xứng đáng có tiếng nói trong việc quyết định số phận của mình, nhưng các cường quốc đang ủng hộ Ukraine cũng nên có tiếng nói. “Sát cánh cùng Ukraine” không và không nên có nghĩa là tạm thời gạt bỏ các lợi ích và mối quan tâm của chính chúng ta, đặc biệt là khi chúng không phải lúc nào cũng trùng lặp với các lợi ích hoặc mục tiêu của Kyiv. Không một nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm nào có thể hoặc nên hy sinh lợi ích của nước mình vì lợi ích của nước khác, và một đồng minh tốt sẽ nói cho đối tác của mình biết, nếu họ cho rằng đối tác đó đang hành động thiếu khôn ngoan. Cũng đừng quên rằng sự leo thang “ngẫu nhiên” hoặc “vô ý” không phải là cách duy nhất, hoặc cách khả thi nhất, khiến cho cuộc chiến này mở rộng và trở nên nguy hiểm hơn. Các quốc gia đang có chiến tranh thường leo thang không phải vì đối thủ đã vượt qua một ‘lằn ranh’ quan trọng nào đó, hoặc vì họ hiểu sai hành động nào đó của đối thủ, mà là vì họ đang thua cuộc. Đó là lý do tại sao Đức triển khai chiến tranh tàu ngầm không hạn chế trong Thế chiến I, rồi sử dụng tên lửa V-1 và V-2 trong Thế chiến II. Đó là lý do tại sao Nhật bắt đầu các cuộc tấn công kamikaze trong Chiến tranh Thái Bình Dương, và tại sao Mỹ xâm lược Campuchia vào năm 1970. Động lực này đã xuất hiện ở Ukraine ngày nay. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” ban đầu, dự kiến chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao lớn không có hồi kết. Sau nhiều lần thất bại, Nga đã huy động thêm vài trăm nghìn quân (một bước đi mà Putin rõ ràng không mong muốn thực hiện khi bắt đầu chiến tranh), và hiện đang tiến hành một chiến dịch có chủ đích nhắm vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine. Cùng lúc đó, các đồng minh của Ukraine đã tăng cường hỗ trợ ngoại giao, kinh tế, và quân sự. Chẳng có gì là “ngẫu nhiên” trong quá trình này; leo thang đang xảy ra vì không bên nào sẵn sàng ngồi xuống thương lượng, và bên nào cũng muốn thắng chứ không muốn thua. Rất dễ hiểu lập trường của Ukraine: Người Ukraine đang chiến đấu vì sự sống còn của họ. Chúng ta nên đồng cảm và hỗ trợ vật chất cho họ. Nhưng vì người Mỹ đã quen đổ lỗi rằng các vấn đề của thế giới là do bản chất xấu xa của các nhà lãnh đạo chuyên chế, nên rất khó để họ hiểu rằng Putin và các cộng sự của mình cũng cho rằng lợi ích sống còn của họ đang bị đe dọa. Thừa nhận thực tế đó không đồng nghĩa với việc biện minh cho mệnh lệnh của Putin, hay cho hành động của quân đội Nga ở Ukraine; nó chỉ đơn giản là một lời nhắc nhở rằng Moscow không tham chiến cho vui, và rằng họ sẽ không dễ dàng chấp nhận thất bại. Thật không may, tình huống này làm nổi bật cả hai vấn đề: tại sao chúng ta nên kết thúc chiến tranh và tại sao làm như vậy sẽ gặp phải những trở ngại to lớn. Nếu chiến tranh tiếp diễn, nguy cơ xảy ra các sự cố nguy hiểm hơn và nguy cơ leo thang có chủ đích sẽ vẫn ở mức cao đến khó chịu. Hơn nữa, chúng ta không thể tự tin rằng các sự cố trong tương lai sẽ được giải thích đúng đắn, hoặc người ta sẽ luôn cưỡng lại được những cám dỗ để hành động quyết liệt hơn. Những người đã kêu gọi chú ý hơn đến ngoại giao và nỗ lực nghiêm túc hơn để đạt được thỏa thuận đã đúng khi nhấn mạnh rằng nguy cơ vẫn còn tồn tại chừng nào đạn và tên lửa còn bay. Tuy nhiên, đàm phán không phải là thuốc chữa bách bệnh; thật vậy, rất khó để lạc quan về triển vọng của hoạt động ngoại giao. Ukraine hiện có lợi thế đáng kể trên chiến trường, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Moscow đã sẵn sàng thỏa hiệp, chứ chưa nói đến việc đáp ứng mọi yêu cầu của Ukraine. Nếu cả hai bên tin rằng họ có thể cải thiện tình hình bằng cách tiếp tục chiến đấu, thì sẽ không có thỏa thuận nào là khả thi. Ngay cả khi các bên đều quan tâm đến đàm phán nghiêm túc, những trở ngại cho thành công vẫn là rất lớn. Có sự thù hận sâu sắc, nhưng lại không có sự tin tưởng giữa Moscow và Kyiv. Có rất nhiều bên liên quan và bên có lợi ích muốn có tiếng nói trong kết quả sau cùng. Danh sách các vấn đề thực tế phải được giải quyết là rất dài và rất khó: rút quân, phân định biên giới, hồi hương tù nhân và công dân bị bắt cóc, hỗ trợ tái thiết Ukraine, đảm bảo an ninh trong tương lai, trách nhiệm giải trình đối với các tội ác chiến tranh, dỡ bỏ lệnh trừng phạt,… tất cả đều cực kỳ khó giải quyết. Một nhà hòa giải với những ưu điểm của Talleyrand, Metternich, Bismarck, Chu Ân Lai, Lakhdar Brahimi, Richard Holbrooke, và Jimmy Carter cũng khó mà đạt được tiến bộ đáng kể vào thời điểm này. Dù vậy, tôi có thể chỉ ra một điểm sáng trong sự cố đáng tiếc này. Nếu nó nhắc nhở mọi người rằng cuộc chiến kéo dài càng lâu, thì càng có nguy cơ leo thang – và sự leo thang đó có thể dẫn đến những kết quả thảm khốc, thì quả tên lửa đi lạc kia có thể khuyến khích các nhà lãnh đạo của cả hai bên cố gắng chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt. Nếu không, chắc chắn sẽ có một sự cố nguy hiểm khác xảy ra, và ai biết được điều gì sẽ xảy ra vào lần tiếp theo. Stephen M. Walt là chuyên gia bình luận của Foreign Policy và là giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard. Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone, Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng - Nghiên Cứu Quốc Tế Ba Lan hoan nghênh đề nghị của Berlin về hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot Ba Lan hoan nghênh đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht giúp đối tác NATO trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak cho biết ông "rất hài lòng" với điều này. Ông muốn đề xuất đặt hệ thống Patriot gần biên giới Ba Lan với Ukraine. Một tên lửa đã tấn công ngôi làng biên giới Przewodow của Ba Lan hôm thứ Ba. Hai dân thường thiệt mạng. Hiện tại, phương Tây cho rằng đó là tên lửa phòng không Ukraine dùng để tự vệ trước các cuộc tấn công của quân đội Nga.  
......

Putin đang ngày càng giống Stalin

 Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022 Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng - Nghiên cứu quốc tế Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.  Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng. Không chỉ có nguyên tắc ‘bàn tay sắt’ của Stalin mới trở thành hình mẫu cho Điện Kremlin ngày nay, bản thân Putin cũng ngày càng giống với Stalin trong những năm cuối đời, khi nhà lãnh đạo Liên Xô ở giai đoạn hoang tưởng và tồi tệ nhất. Tính đến cuối Thế chiến II, Stalin đã nắm quyền hơn 20 năm, và từ thời điểm đó cho đến khi ông qua đời vào năm 1953, ông đã đưa chế độ của mình đến những đỉnh cao chuyên chế mới: tuyệt đối không khoan dung với ý kiến của người khác; liên tục nghi ngờ các cộng sự thân cận; tàn nhẫn một cách công khai và vô liêm sỉ; và thường xuyên có ảo tưởng và ám ảnh. Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin cũng đã nắm quyền hơn 20 năm, bao gồm cả thời gian giữ chức thủ tướng từ 2008 đến 2012, và trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại, bắt đầu vào năm 2018, ông cũng đã thể hiện nhiều khía cạnh giống Stalin. Trong thời gian này, ông đã sửa đổi hiến pháp Nga để xóa bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ của tổng thống, đứng sau vụ đầu độc và bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny, và phát động một cuộc chiến với hậu quả tàn khốc cho toàn thế giới. Giờ đây, ở năm 2022, Nga đã hoàn toàn chuyển sang chế độ chuyên chế cá nhân. Bằng việc ủng hộ tư tưởng đế quốc và chủ nghĩa dân tộc, sẵn sàng đàn áp một cách tàn nhẫn đối với xã hội dân sự và bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào, đồng thời kêu gọi vũ trang gần như toàn bộ đất nước, Putin đã tiếp nhận gần như tất cả các yếu tố căn bản của chủ nghĩa toàn trị kiểu Stalin, từ sự sùng bái cá nhân cho đến sùng bái cái chết của những anh hùng. ẢO TƯỞNG Búp bê matryoshka bằng gỗ truyền thống của Nga có hình Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà độc tài Liên Xô cũ Josef Stalin được bày bán trong một cửa hàng lưu niệm trên đường phố ở Moscow. (Ảnh AP/Alexander Zemlianichenko) Điểm tương đồng giữa Putin và Stalin bắt đầu từ phong cách và mô hình lãnh đạo của họ. Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, quá trình ra quyết định chỉ do một người thực hiện. Các cộng sự và cố vấn hầu như không có khả năng tác động đến bạo chúa hoặc đề xuất các hành động thay thế. Điều đó không chỉ khác xa với cách phát triển chính sách trong các hệ thống dân chủ, thậm chí trong các chế độ bán chuyên chế, nó cũng khác xa so với phong cách lãnh đạo tập thể của các thời kỳ khác trong lịch sử Liên Xô, chẳng hạn như thời kỳ Leonid Brezhnev. Ở một khía cạnh nào đó, Putin thậm chí đã vượt qua thần tượng của mình trong việc cá nhân hóa quyền lực. Chẳng hạn, Stalin thích nói chuyện bằng ngôi thứ nhất số nhiều: “Chúng tôi sẽ bắn anh.” Putin cũng thích nói chuyện nhân danh đất nước hoặc giới tinh hoa, nhưng vào tháng 10, khi được hỏi liệu ông có hối hận gì về “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine hay không, ông thừa nhận rằng cuộc chiến là dự án cá nhân của mình. “Hành động của tôi là đúng nơi đúng lúc,” ông đáp. Putin cũng đã học được từ nhà độc tài Liên Xô cách đối phó với chế độ của chính mình. Càng về cuối đời, Stalin ngày càng nghi ngờ những kẻ thân tín với mình. Ông thường xuyên nổi cơn thịnh nộ với các cộng sự thân cận như Vyacheslav Molotov, Ngoại trưởng và cấp phó lâu năm của ông. Vào mùa thu năm 1945, khi trở về Moscow sau một thời gian vắng mặt, Stalin đã chỉ trích thậm tệ những người đã từng là cấp dưới trung thành nhất của ông – Lavrenty Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật; Georgy Malenkov, ủy viên Bộ Chính trị có ảnh hưởng; Anastas Mikoyan, Bộ trưởng Thương mại, và Molotov – vì dám cho phép tờ Pravda xuất bản các đoạn trích trong bài phát biểu của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Molotov đã nhận trách nhiệm về vụ việc, để rồi tiếp tục bị chỉ trích vì đã nới lỏng quy tắc kiểm duyệt đối với các phóng viên nước ngoài. Trong một bức điện gửi Beria, Malenkov, và Mikoyan, Stalin phàn nàn rằng “Molotov dường như không coi trọng lợi ích của nhà nước hoặc uy tín của chính phủ chúng ta.” Sau lần đó, nhân vật thứ hai của Liên Xô không còn được coi là người kế vị nhà độc tài. Tuy nhiên, Molotov cũng không phải là người duy nhất bị thất sủng: trong thời kỳ này, nhiều thành viên khác trong vòng thân tín của Stalin cũng không được ủng hộ vì lý do này hay lý do khác – mà thường xuyên hơn, là không vì lý do gì cả. Giống như Stalin trong những năm cuối đời, Putin đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với giới tinh hoa Nga, khiến họ tê liệt vì sợ hãi và ngấm ngầm căm phẫn người cai trị mình. Dưới thời Stalin, sự thù hận được thể hiện rõ nhất ngay sau khi ông qua đời, khi Nikita Khrushchev, Beria, và Malenkov đối đầu nhau để trở thành người kế nhiệm, cạnh tranh để tự do hóa chế độ càng nhanh càng tốt. Giới tinh hoa ngày nay sợ Putin, nhưng họ còn sợ nhau hơn, chẳng khác gì những người tiền nhiệm dưới thời Stalin. Giống như nhà độc tài Liên Xô, Putin thích sống ẩn mình trong những dinh thự cá nhân, nơi ông đã tự cô lập bản thân trên cả bình diện chính trị và bình diện con người. Chẳng hạn, ông ngày càng dành nhiều thời gian hơn ở dinh thự Sochi. Nó gợi nhớ đến căn nhà gỗ khiêm tốn nhưng được canh phòng cực kỳ cẩn thận ở Abkhazia mà Stalin đã chuyển đến sống vào tháng 10/1945 sau khi ông bị đột quỵ hoặc đau tim. Đáng chú ý là nơi ẩn cư của hai nhà độc tài cách nhau chưa đầy 48km, trong vùng cận nhiệt đới thoải mái của Biển Đen thuộc Caucasus. Cũng giống như Stalin, Putin chưa có hành động quyết liệt nào chống lại những người thân tín của mình. Nhưng sự khó chịu của ông trước những lời nói và hành động của họ gợi ta nhớ đến Stalin. Hãy hồi tưởng lại cuộc họp trên truyền hình mà Putin tổ chức cùng với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Ukraine. Ngồi một mình ở chiếc bàn lớn trong một hội trường rộng, trong khi các cố vấn của ông được xếp ngồi ở góc khuất hơn của căn phòng, Putin đã nổi giận với giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài, Sergei Naryshkin, vì đã “không làm bài tập về nhà” và nhầm lẫn việc Nga công nhận các nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine với việc biến các nước này trở thành một phần của Nga. (Vốn dĩ, theo kế hoạch, việc sáp nhận sẽ được thực hiện sau đó.) Cũng tại cuộc họp đó, Putin đã có một cuộc trò chuyện không đầu không đuôi và đầy giận dữ với Dmitry Kozak, một cộng sự lâu năm từng chịu trách nhiệm đàm phán với Ukraine về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Sau cuộc họp, Kozak hoàn toàn biến mất trước công chúng. Sang tháng 9, một số người thân cận với Điện Kremlin tiết lộ với Reuters rằng, trước khi chiến dịch đặc biệt nổ ra, Kozak rõ ràng đã được phía Ukraine hứa rằng họ sẽ không gia nhập NATO, theo đó xóa bớt một trong những mối lo ngại chính thúc đẩy cuộc xâm lược của Nga. Nhưng Putin không quan tâm: ông đã sẵn sàng cho cuộc chiến. MÙA ĐÔNG CỦA PUTIN Sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề – điều đã gần như lỗi thời trong thế kỷ 21 – là một chiến thuật khác mà Putin kế thừa từ Stalin. Hãy xem xét Chiến tranh Mùa đông năm 1939. Ngay trước khi Thế chiến II bùng nổ, Stalin đã không thể chiếm được những phần lãnh thổ mà ông muốn ở Phần Lan, vì thế ông đã phát động một cuộc xâm lược. Tương tự như Putin ở Ukraine, Stalin muốn chiếm những phần lãnh thổ mà ông cho là quan trọng về mặt chiến lược để làm vùng đệm trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào Liên Xô. Và cũng như các hành động “tự vệ” của Putin ở Ukraine, Stalin đã tìm một cái cớ, tạo ra một vụ khiêu khích ở biên giới, để cho phép các lực lượng của Moscow bắt đầu một cuộc chiến “hợp pháp”. Trong cả hai trường hợp, nhà độc tài đều nói rằng quân địch đang tập hợp – vốn là điều không tồn tại. Và cả hai đều đánh giá thấp quyết tâm kháng cự của những người dân ở đất nước bị xâm lược: Stalin mong đợi giai cấp vô sản Phần Lan chào đón những đồng chí thuộc giai cấp lao động bằng những bó hoa, còn Putin cho rằng người Ukraine sẽ chào đón lính Nga như quân giải phóng. Cả hai nhà độc tài đều đã sai lầm một cách thảm hại. Ngay cả việc Putin sử dụng phe ly khai thân Nga cũng là một sự tái hiện phương thức của Stalin. Khi Putin thỏa thuận với các chính phủ tự xưng ở Donetsk và Luhansk, ông đang đi theo chân của Stalin, người đã cho thành lập một ban lãnh đạo Phần Lan do Điện Kremlin kiểm soát và sau đó ký một thỏa thuận với chế độ bù nhìn này. Tuyên bố của Putin rằng chính phủ Ukraine chỉ là tấm bình phong của các cường quốc phương Tây hiếu chiến cũng là tiếng vọng của những luận điệu thời Stalin trong Chiến tranh Mùa đông. Trong hồi ký của mình, Juho Kusti Paasikivi, Đại sứ Phần Lan tại Moscow, người sau này trở thành Tổng thống Phần Lan, đã viết rằng “theo ý kiến của người Liên Xô, cuộc chiến này rõ ràng là cuộc chiến do Anh và Pháp tiến hành, để chống lại nước Nga Xô-viết.” Trong Chiến tranh Mùa đông, chính phủ Phần Lan giả do Stalin thành lập đã yêu cầu Liên Xô hỗ trợ thực hiện cái mà họ gọi là “khát vọng lâu đời của người Phần Lan: đưa người dân Karelia [sống trên lãnh thổ Liên Xô] vào một nhà nước Phần Lan thống nhất và độc lập.” Trong cuộc chiến của Putin ở Ukraine, “sự đoàn tụ của các dân tộc anh em” đã trở thành một câu thần chú. Khi biện minh cho sự cần thiết phải sáp nhập lãnh thổ Ukraine, Putin đã lặp lại gần như từng chữ một trong bức thư mà Molotov gửi cho Đại sứ Ba Lan vào tháng 9/1939, tuyên bố rằng “Chính phủ Liên Xô không thể thờ ơ khi những người Ukraine và Belarus ruột thịt sống trên lãnh thổ Ba Lan bị bỏ mặc cho số phận định đoạt, mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào.” Nhưng cuộc phiêu lưu của Putin ở Ukraine còn giống với một cuộc chiến khác của Stalin: Chiến tranh Triều Tiên. Rốt cuộc, chính Stalin là người chấp thuận để Triều Tiên tấn công phía nam bán đảo vào ngày 25/06/1950. Và theo một số nhà sử học, giống như Putin ở Ukraine, Stalin cho rằng Hàn Quốc sẽ bị chinh phục chỉ trong vài tuần. Và cũng giống như việc Nga xâm lược Ukraine năm nay, Liên Hiệp Quốc đã lên án cuộc tấn công của Triều Tiên. (Trong trường hợp Triều Tiên, quân đội Mỹ đã tham chiến dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc.) Là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Liên Xô và Mỹ, Chiến tranh Triều Tiên có sự tham gia của máy bay chiến đấu từ cả hai cường quốc, dù các phi công Liên Xô được lệnh không tiến vào không phận của Hàn Quốc. Khi thấy rõ rằng cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài, Stalin không vội vàng kết thúc nó và chỉ thị cho chính phủ Triều Tiên phải kéo dài các cuộc đàm phán hòa bình. Mãi đến khi Stalin qua đời, người ta mới có thể chấm dứt xung đột, tương tự như rất nhiều sáng kiến cá nhân khác của ông. Ngoại trừ cái chết, chẳng điều gì và chẳng một ai có thể ngăn cản Stalin trong những năm tháng tuổi xế chiều – giống như Putin ngày nay. IVAN BẠO CHÚA Nhưng sự yêu thích của Putin dành cho nhà lãnh đạo Liên Xô còn vượt ra khỏi các phương pháp tàn nhẫn, để bao gồm cả thế giới quan của Stalin. Giống như Stalin, Putin nghĩ rằng thế giới được phân chia thành các vùng ảnh hưởng, và cho rằng ông có thể dễ dàng đánh dấu các vùng lãnh thổ mà ông cho là thuộc về mình chỉ bằng những nét vẽ trên bản đồ. Putin cũng tin rằng Nga có thể phát triển thịnh vượng bất chấp sự cô lập về chính trị và dưới một chính sách kinh tế chuyên chế. Ông cũng chia sẻ chủ nghĩa dân tộc đế quốc của Stalin. Cần nhắc lại rằng, dù là người Xô-viết chính thống, Stalin luôn sẵn sàng từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin khi phù hợp và khéo léo chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, lôi kéo tình cảm của nhóm sắc tộc thống trị. Điều này đặc biệt đúng trong Thế chiến II. Trong bài phát biểu đầu tiên với nhân dân Liên Xô khi chiến tranh nổ ra, Stalin đã không bắt đầu bằng câu “Các đồng chí!” mà bằng “Các anh chị em!” Khi chiến tranh kết thúc, bài chúc mừng ngày 24/05/1945 nổi tiếng của ông không phải dành cho Liên Xô mà dành cho người Nga: “Cảm ơn sự tin tưởng của nước Nga!” Trong nhiều trường hợp, Stalin đã nhắc đến lịch sử Nga và niềm tự hào nước Nga. Chiến lược đó chính là một trong những nền tảng của chủ nghĩa Putin, từng được gọi là “chủ nghĩa sô vanh cường quốc” (great-power chauvinism). Dễ thấy hơn nữa là việc Putin sử dụng câu chuyện của Stalin nhằm chính danh hóa chiến thắng của Nga trong Thế chiến II. Gần như ngay lập tức, Stalin đã biến một thảm kịch trong đó khoảng 20 triệu người Nga bị sát hại thành một câu chuyện về chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng. Đồng thời, nhà độc tài cũng nhanh chóng thanh trừng bất kỳ tướng lĩnh nào mà sự nổi tiếng của họ với quần chúng có thể biến họ trở thành mối đe dọa với ông: nhiều người đã bị bắt và bị giết; ngay cả Georgy Zhukov, vị chỉ huy quân đội và kiến trúc sư đứng sau chiến thắng của Liên Xô, cũng bị gạt ra bên lề. Stalin lo ngại về mức độ nổi tiếng ngày càng tăng của các chỉ huy quân đội và cố gắng hết sức để làm cho các chi tiết của cuộc chiến nhanh chóng bị lãng quên. Putin đã xây dựng tính chính danh của mình xung quanh ý tưởng rằng ông là người thừa kế cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – tên gọi chính thức của Thế chiến II tại Nga, đặt theo Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống lại Napoléon. Đồng thời, Putin còn nhắm đến Trung đoàn Bất tử (Immortal Regiment) – một lễ tưởng niệm dân sự diễn ra hàng năm, trong đó một lượng lớn người Nga diễu hành mang theo chân dung những người thân tham gia Thế chiến II – và biến nó thành một cuộc diễu hành quần chúng chính thức do chính ông dẫn đầu. Ông cũng đã biến sự sùng bái chiến thắng của Liên Xô thành sự sùng bái chiến tranh. Sau khi viết lại lịch sử và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, Putin tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine là cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa Quốc Xã” cùng với phương Tây, và không gì khác hơn, nó chính là sự tiếp nối của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại còn dang dở. Đây là sự xuyên tạc lịch sử trên quy mô lớn và sự thao túng ý thức tập thể của cả một đất nước. Đối với Putin, cũng như đối với Stalin, lịch sử đã trở thành một công cụ quan trọng để duy trì quyền cai trị và để kiểm soát đất nước. Trên hết là những ví dụ về Ivan Bạo chúa và Peter Đại đế, hai biểu tượng của sự tàn nhẫn và chủ nghĩa đế quốc. Stalin đã tìm cách kết nối chế độ của mình với Ivan Bạo chúa bằng cách giao cho đạo diễn Sergei Eisenstein dàn dựng một bộ phim hai phần về vị Nga hoàng và chế độ đáng sợ của ông. (Câu nói của một nhân vật nổi tiếng vào thời điểm đó, Leonid Sobolev, đã nói lên tất cả: “Chúng ta phải học cách yêu oprichnina,” lực lượng cảnh vệ khét tiếng của Ivan.) Cũng không lạ gì khi câu chuyện về triều đại tàn bạo của Ivan đã quay trở lại dưới thời Putin. Trong một cuộc mít tinh nhân dịp sáp nhập bốn khu vực của Ukraine, Ivan Okhlobystin, một diễn viên người Nga và là người trung thành với Putin, đã lên sân khấu và hét lên “Goida!” – vốn là khẩu hiệu của oprichnina. Và cũng giống như cách Stalin làm sống lại chủ nghĩa dân tộc Nga trong những năm Thế chiến II, Putin đã so sánh cuộc chiến của ông ở Ukraine với chiến dịch của Peter Đại đế chống lại đế quốc Thụy Điển. Cũng như Stalin trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, Putin đã cắt đứt quan hệ với phương Tây và bắt đầu miêu tả mọi thứ ở nước ngoài là không tương thích với ý thức hệ và giá trị của Nga. Những người mà Stalin gọi là “những kẻ theo chủ nghĩa toàn cầu mất gốc”, những người bị sa thải và bị ngược đãi, đã xuất hiện trở lại ở nước Nga của Putin với tên gọi “điệp viên nước ngoài”, những người sống lưu vong trên chính đất nước của họ. Dưới thời Stalin, việc có quan hệ với người nước ngoài có thể khiến một người phải ngồi tù. Kể từ tháng 10/2022, nước Nga của Putin đã bắt đầu áp dụng một luật mới – với tinh thần và công thức mơ hồ giống như thời Stalin – “về hợp tác bí mật với một quốc gia nước ngoài”. Putin đã hoàn thành việc phục hồi hình ảnh cho Stalin vào tháng 12/2021, vừa kịp lúc để chiến tranh nổ ra, khi ông cho phép lực lượng oprichnina của mình – tức các công tố viên và các thành viên khác của cái gọi là hệ thống tư pháp – tiêu diệt Memorial, một tổ chức nghiên cứu có mục đích lưu giữ ký ức về cuộc đàn áp thời Stalin. Memorial là một trong số ít các tổ chức độc lập ở Nga có thể bảo tồn lịch sử thực tế của nước Nga, thay vì phiên bản thời Stalin. Bằng cách sử dụng các chiến thuật như vậy, Putin đã mở đường – cả về mặt biểu tượng lẫn trong thực tế – cho chiến tranh và cho các yếu tố của chủ nghĩa toàn trị trong hệ thống chính trị của mình. Trên thực tế, quá trình này đã diễn ra suốt nhiều năm: ông đã truyền bá cho người Nga phiên bản lịch sử của mình, tấn công nhận thức của họ bằng các bài báo và bài phát biểu của ông; và công việc của ông đã được khuếch đại bởi chiến dịch tuyên truyền lịch sử ủng hộ chủ nghĩa Stalin của nhiều tổ chức trong đó có Hiệp hội Lịch sử Nga thân Điện Kremlin và Hiệp hội Lịch sử Quân sự Nga. Do đó, vào đầu năm 2022, Putin đã dễ dàng được công chúng ủng hộ trong việc viết lại lịch sử và trong cuộc chiến của ông, và theo đó, nước Nga cũng sa vào chứng hoang tưởng kiểu Stalin: hàng xóm tố cáo lẫn nhau, giáo viên và học sinh tố cáo lẫn nhau. Cô đơn trên đỉnh QUYỀN LỰC Trong hoàn cảnh thiếu vắng dân chủ, Putin đã không tạo ra cơ chế để chuyển giao quyền lực, vì cũng giống như Stalin, ông không có ý định từ bỏ quyền lực. Kết quả là, lịch sử Nga bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. Nhưng không rõ liệu người Nga có chứng kiến sự lặp lại của một sự kiện vào tháng 3/1953, khi Stalin nằm đó hấp hối, còn các cộng sự thân cận nhất đang cạnh tranh để xóa bỏ di sản của ông. Tương tự như Liên Xô dưới thời Stalin, người ta có ấn tượng rằng ở nước Nga ngày nay không ai có thể thay thế Putin. Điều này có nghĩa là không có phương án thay thế cho bất cứ điều gì ông nói hoặc làm, chống lại ông là vô ích. Giới tinh hoa Nga phải hành động theo logic này. Giống như giới tinh hoa dưới thời Stalin, họ sẽ chỉ đơn giản là đợi đến ngày tàn của tên bạo chúa, hy vọng bằng cách nào đó ông ta sẽ biến mất trước khi kịp sa thải hoặc bỏ tù họ. Đây là lý do tại sao các cử tri của Putin rất quan tâm đến sức khỏe của ông. Trong thời đại của Stalin, tình trạng sức khỏe của nhà độc tài ít được biết đến, nhưng những cộng sự và cấp dưới thân cận với ông trong những năm cuối đời đều hiểu rằng ông không khỏe. Điều này đã trở nên rõ ràng với công chúng tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 10/1952, lúc đó Stalin đã già yếu. Ông đã thử thách các đồng đội của mình bằng cách gợi ý rằng ông sẽ để một nhà lãnh đạo trẻ hơn lên thay thế; cùng lúc đó, ông thực sự đưa những người tương đối trẻ vào các cơ quan quản lý; điều này, tất nhiên, làm cho các lãnh đạo lớn tuổi trở nên cực kỳ căng thẳng. Putin có thể đi theo con đường tương tự, và một phần ông đã làm vậy, đặc biệt là ở cấp khu vực, nơi ông đã trao chức thống đốc cho những người trẻ trung, nhiệt thành. Nhưng dù đã bước vào độ tuổi gần với Stalin khi qua đời, Putin có vẻ khỏe mạnh hơn, và dường như ông vẫn còn nhiều thời gian hơn so với Stalin vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, vẫn có một bài học quan trọng cho Putin: lòng căm thù và sợ hãi đối với Stalin trong những năm cuối đời của ông mạnh mẽ đến nỗi, khi ông bị đột quỵ, trong những giờ phút còn có thể cứu chữa, các cộng sự thân cận nhất của ông đã không chạy đến giúp đỡ, và trong giờ phút hấp hối, ông thực sự chỉ có một mình. Putin đang có vẻ khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng chẳng thể biết ai sẽ là người cứu ông nếu ông mất đi sức khỏe, giống như Stalin trong những năm cuối đời. Andrei Kolesnikov là Nghiên cứu viên cấp cao của Viện Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.  
......

Khi thầy giáo tháo giày ngồi bệt…

Lâm Công Tử Hôm nay là Ngày Nhà giáo Việt Nam, một vài thông tin lượm lặt trên mạng xã hội lẫn báo chí khiến không ít người nôn nao: Ý nghĩa thật của ngày này có phải đang bị bôi bẩn đến tận cùng và tại sao lại có hiện tượng này. Như thói quen cứ mỗi lần tới ngày vinh danh cái gì đó thì giới lãnh đạo được dịp khoe cái vốn kiến thức khá… ít ỏi của mình. Thay vì chỉ cần nói một câu là đủ nhưng không lãnh đạo nào chịu dừng lại ở cái chấm cuối cùng của câu nói ấy, mà ông hay bà ta tự ý biến chúng thành dấu phẩy để tiếp tục chém gió, tiếp tục huyên thuyên và tiếp tục lạc đề, đến nỗi học trò bên dưới ngủ gật thì bên trên sân khấu ông hay bà ta vẫn tiếp tục nói với… không khí và không hề ngượng ngùng. Năm nay cũng vậy, trong chương trình chia sẻ cùng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu: “Mong muốn các thầy cô giáo không ngừng phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo trong xây dựng bài giảng giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả; tiếp tục chăm sóc, dạy dỗ các học sinh, mầm non tương lai của đất nước”. Vậy là ra lệnh, là chỉ đạo, là uốn nắn chứ có nhớ ơn nhớ huệ chi đâu? Ông Phó Thủ tướng hình như không biết rằng các thầy cô nghe ông ta chỉ đạo cách giảng dạy ấy trong tâm thế lo lắng, bất an không biết tháng này sẽ xoay sở ra sao khi mọi thứ sinh hoạt phí đều tăng, giá xăng đã cao lại không thể mua theo nhu cầu của mình, mọi thứ tiền mà học sinh đóng cho giáo dục đều trôi tuột vào những nơi vô giáo dục nhất, đó là túi tiền của hiệu trưởng, hiệu phó, sở này cục nọ và giáo viên cứ tự kiếm sống cho gia đình mình bằng những thứ tiền khác ngoài giờ dạy. Ông Phó Thủ tướng cũng không hề hỏi han xem sau khi nghỉ hưu thì thầy cô sống bằng gì, tiền hưu có đủ để nuôi người thầy sau bao năm vất vả với bảng đen phấn trắng hay không. Tư duy mọi thứ đều được nhà nước lo đầy đủ hình như bám rễ vào bất cứ ông bà nào ngồi trên chiếc ghế cao nhất của guồng máy, vì vậy họ không hề một lần lật tấm huân chương nhà giáo ra xem thử phía sau nó là những gì. Họ không hề biết có hàng ngàn người sau khi về hưu phải bán vé số, bánh mì, thuốc lá kiếm thêm thu nhập. Thậm chí có người còn không tiền mua cơm, phải chầu chực mua bát cơm giá 2000 hàng ngày cho đỡ đói. Trên Thanh Niên, vài ngày trước khi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam có một bài viết mà khi đọc lên người ta sẽ không tin vào mắt của mình: “Đi dạy 34 năm ở Q.1, TP.HCM, thầy giáo Trương Kiệt An (53 tuổi) vẫn ở trọ, đến khi bệnh nặng thầy phải nghỉ dạy, xin cơm từ thiện trước cổng bệnh viện và được một cặp vợ chồng bị tai biến cho ở nhờ. Nhớ tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, thầy Trương Kiệt An thỉnh thoảng gặp vài học sinh cũ đến trước cổng bệnh viện nơi thầy xin cơm từ thiện mỗi ngày. Những ký ức 34 năm trên bục giảng lại ùa về, thầy An nhớ trường, nhớ trò,… Tôi gặp thầy An trước cổng Bệnh viện Phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp Q.8 trong một buổi trưa nắng rát da thịt. Trong chiếc áo đẫm mồ hôi, thầy An bước từng bước khó nhọc, bên vai vẫn đeo chiếc túi sờn rách mà phụ huynh tặng 6 năm trước đang đứng xếp hàng chờ nhận cơm từ thiện.” Mấy ai tưởng tượng được hoàn cảnh của người thầy giáo nhỏ bé bất hạnh này. Chính ngành giáo dục là kẻ đẩy thầy Trương Kiệt An vào nơi tối tăm nhất của xã hội. Chúng biến thầy thành ăn xin, thành hạng người nghèo đói bị xem thường nhất trong khi nghề nghiệp mà thầy An theo đuổi liên tục 34 năm được vinh danh như là thứ nghề cao quý nhất trong xã hội. Chúng lập ra cái ngày vinh danh thầy cô giáo hàng năm để ăn nhậu với nhau, để nhận quà từ phụ huynh học sinh, từ các nguồn tiền xã hội mà dửng dưng với không biết bao nhiêu mảnh đời khốn khó do chúng gây ra. Người thầy bây giờ la lết trên bục giảng kiếm cơm chứ chẳng còn lý tưởng nào trong việc giảng dạy. Bọn cổ cồn giáo dục đang lo nhiều chuyện khác, chẳng hạn như đề ra những mánh lới chỉ dẫn phụ huynh học sinh chạy chọt cho con vào trường này trường kia, rồi bớt xén, tham nhũng trong các dự án giáo dục, dự án xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trong các trường. Chúng đang lo làm cách nào để thu tiền của phụ huynh học sinh mà không bị phát hiện. Làm sao để việc mua biên chế, chạy chuyển trường âm thầm không bị xã hội tố cáo. Làm sao kiếm tiền khi bổ nhiệm hoặc cơ cấu lãnh đạo các trường hay sở giáo dục, làm sao bớt xén tiền ăn của học sinh trong các trường nội hoặc bán trú và giá nào phù hợp để mào đầu trong việc mua bán danh hiệu…. Thầy giáo thì tháo giày ngồi bệt trước tiệm cơm 2000 chờ mua một phần cơm từ thiện, còn cô giáo nào còn trẻ, còn sắc thì chọn cách khác để kiếm thêm thu nhập. Các cô giáo ấy nói nào ngay không phải hành nghề xấu bên cạnh viên phấn trắng nhưng cung cách mà họ làm thì khó mà biện minh cho vai trò cô giáo của họ. Cũng tờ Thanh Niên, bài báo có tựa: “Cô giáo trẻ làm đảo điên học trò…”cho thấy sự “trong veo” của ngành giáo dục hiện nay đến độ nào. Bài báo viết: “Không chỉ dạy giỏi mà cô giáo trẻ Lê Thị Khánh Huyền (23 tuổi) còn làm học sinh “điêu đứng” vì sở hữu ngoại hình xinh như hoa hậu. Có 25.000 người “để ý” trên TikTok với vẻ ngoài xinh đẹp và phong cách phối đồ thời thượng Lê Thị Khánh Huyền, giáo viên tại Trung tâm Anh ngữ Bingo, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, được học sinh và cộng đồng mạng khen: “Xinh như hoa hậu”. Cô Huyền cho biết nhận thấy TikTok là một mạng xã hội phổ biến, được nhiều bạn trẻ biết đến nên cũng muốn tham gia để giải trí sau những giờ lên lớp căng thẳng. Sau một thời gian đăng tải những video về phong cách cách thời trang thường ngày, cô Huyền bỗng nhận được nhiều sự yêu mến từ học trò và cộng đồng mạng do có vẻ ngoài xinh đẹp cùng gu mặc đồ thanh lịch, sang trọng.” Con cái chúng ta giỏi thật! Ngay cả Aziz Nesin có sống lại cũng không tưởng tượng được bọn nam sinh của cô giáo này phải thay đồ lót một ngày bao nhiêu lần, chứ chưa nói đến chúng học hành ra sao trước cái thân hình “đảo điên” của cô ấy. Ngược lại, cũng là nữ giáo viên nhưng cô giáo Mai Thị Mùi lại có thái độ phẫn nộ trên trang Facebook của cô:  “Ngày nhà giáo VN có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để PHẢI nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái. Tôi hỏi quý vị đồng nghiệp, quý vị hãnh diện và hân hoan chào đón cái ngày này để làm gì? Một năm 365 ngày, được “tôn vinh” một ngày rồi cả xã hội phỉ nhổ 364 ngày có đáng không quý vị? Tôi nhìn quý vị xúng xính váy áo, ôm những bó hoa mua bằng máu và nước mắt của phụ huynh nghèo, quý vị nghiêng vai nghiêng cổ cho ra những pô hình để up phây, rồi sau đó ngồi vào những mâm cỗ từ quỹ “tự nguyện” đóng góp của PHHS mà tôi thấy như ăn phải miếng thịt ôi, chỉ chực nôn ra cho bằng sạch.” Họ không nôn ra được đâu cô Mùi ạ, đơn giản chỉ vì họ quá đói cô ơi…  
......

Tôn vinh ngày nhà giáo...

Thao Ngoc Không có một đất nước nào mà lại lắm ngày truyền thống như nước ta. Ban bệ, ngành nghề nào cũng có ngày riêng, quân đội, công an, luật sư, nhà giáo, nhà báo, nhà may, nhà thổ... Tất tật phải cố đặt ra một ngày nào đó để tự tôn và được tôn vinh. Ngày nhà giáo VN có lẽ là ngày dễ nhớ nhất vì ai trong đời cũng là học sinh, không thì cũng là phụ huynh để PHẢI nhớ mà cúng cô hồn cho yên thân cả cha mẹ lẫn con cái.   Xin được hỏi quý vị, quý vị hãnh diện và hân hoan chào đón cái ngày này để làm gì? Một năm 365 ngày, được “tôn vinh” một ngày rồi cả xã hội phỉ nhổ 364 ngày có đáng không quý vị? Tôi nhìn quý vị xúng xính váy áo, ôm những bó hoa mua bằng máu và nước mắt của phụ huynh nghèo, quý vị nghiêng vai nghiêng cổ cho ra những pô hình để up phây, rồi sau đó ngồi vào những mâm cỗ từ quỹ “tự nguyện” đóng góp của PHHS mà tôi thấy như ăn phải miếng thịt ôi, chỉ chực nôn ra cho bằng sạch.   Một đất nước không cần có ngày Người Cao Tuổi, chỉ cần ở đất nước ấy người già không phải đi bán vé số, nhặt ve chai, xin ăn hay bươi rác.   Một đất nước không cần ngày Trẻ Em, miễn là đừng có trẻ em bị ấu dâm, trẻ bỏ học đi kiếm sống, trẻ bị bạo hành, trẻ bị lạm dụng.   Một đất nước văn minh không cần có ngày Phụ Nữ, chỉ cần họ không bị bạo hành, phân biệt đối xử.   Một đất nước không nên có các bà mẹ Anh Hùng, ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các người có thương mẹ thì để mẹ sống yên bình bên các con mẹ. Chứ các người tạo chiến tranh rồi bắt con mẹ lao vào cuộc chiến tranh phi nghĩa, phi nhân làm gì. Để rồi con mẹ mất, mẹ sống với nỗi đau thắt ruột rồi các người cấp cho cho mẹ cái bằng mẹ VNAH, mỗi dịp kỉ niệm ngày cướp chính quyền thì lại đem mét rưỡi vải đỏ đến dí vào tay mẹ.   Phụ nữ không cần anh hùng, phụ nữ chỉ cần cuộc sống an nhiên với chồng, với con thôi. Các người không tạo ra chiến tranh tức là công đức vô lượng rồi.   Một người thầy cũng không cần đến ngày tôn vinh nhà giáo. Chỉ cần cái ngành giáo dục trả lương cho họ đủ sống để họ không phải bắt học sinh đi học thêm, chỉ cần họ không dí học sinh đóng tiền học, chỉ cần họ không hối phụ huynh đóng quỹ lớp, chỉ cần họ không “vận động” phụ huynh đưa con đi chích VAC, họ chỉ cần chuyên tâm vào công việc chuyên môn thì tự khắc cả xã hội kính trọng họ, kính trọng từ ngày này sang tháng khác, từ năm này qua năm nọ, từ đời này đến đời kia. Chứ đâu chỉ có 1 ngày hoa trái, quà cáp, phong bì, hộp nơ, rồi những tháng còn lại trong năm nhìn nhau theo mối quan hệ mua bán con chữ, kinh doanh tri thức.   Quý vị hiểu mình cần phải làm gì rồi chứ? Muốn người khác tôn trọng trước hết mình phải có tự trọng. Lòng tự trọng từ đâu mà có? Tự trọng là không đủ tri thức không đứng trên bục giảng, tự trọng là thấy nghề giáo không đủ sống mạnh dạn bước ra khỏi ngành chứ không phải cào cấu phụ huynh cho đầy hũ gạo nhà mình, tự trọng là thấy sai trái, bất công phải lên tiếng chứ không hùa theo lũ lãnh đạo bóp cổ phụ huynh và học sinh, tự trọng là bị cử đi làm “nhiệm vụ chính trị” phải biết phản đối, tự trọng là thấy trường lạm thu phải đứng về phía phụ huynh, tự trọng là không câm lặng nghe và làm theo những điều dối trá, sai quấy của cấp trên cốt để yên thân, vững ghế.   Chỉ cần quý vị làm được những điều trên, mỗi năm xã hội sẽ tôn vinh quý vị đủ 365 ngày với sự yêu kính chân thành, không phải bằng những tấm thiệp ghi những câu hoa mỹ do bố mẹ chúng nó mồi, có kẹp mấy tờ bạc, những bó hoa tươi mua bằng những đoạn ruột héo, những cái hộp đựng vài mảnh vải áo dài, những coupon, những chai dầu thơm, sữa tắm...mà chỉ cần thêm nén nhang, nắm muối, nắm gạo là đủ bộ cúng mùng 2, 16 mỗi tháng.   (Mai Thị Mùi)
......

Tăng trưởng kinh tế châu Á : Trung Quốc không còn là đầu tàu, Đông Nam Á và Ấn Độ soán ngôi

Hai đồng tiền trong giỏ tiền tệ của FMI/IMF: đồng yuan Trung Quốc (p) và đồng đô la Mỹ. REUTERS/Jon Woo Thùy Dương - RFI Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cách nay không lâu công bố dự báo về tăng trưởng kinh tế ở châu Á. Tình hình được đánh giá là chưa từng có kể từ 40 năm qua, theo đó Trung Quốc không còn là đầu tàu kinh tế châu Á. Đông Nam Á và Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ thế chỗ Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nước châu Á khác bị tác động do suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng năng lượng, không chống đỡ nổi và chìm vào khủng hoảng. Để đánh giá liệu tình hình mới này chỉ là tạm thời hay không, cần biết những suy tính của Tập Cận Bình và xem Trung Quốc liệu có thể có thể quay trở lại chủ nghĩa thực dụng hay không. Trên đây là những nhận định của chuyên gia Hubert Testard trên trang mạng châu Á, Asialyst, ngày 29/10/2022. RFI giới thiệu bài viết.   Theo dự báo hồi tháng 10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc sẽ không vượt quá 3,2%, còn Ngân hàng Thế giới đưa ra con số 2,8%. Các số liệu tăng trưởng kinh tế quý ba mà Trung Quốc công bố là 3%. Đây cũng chính là mức tăng trưởng toàn cầu, có nghĩa là vào năm 2022 Trung Quốc không còn trong giai đoạn vượt trội về kinh tế, điều Trung Quốc chưa từng trải qua từ kể năm 1976, dưới thời Mao Trạch Đông. Đối với năm 2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cũng dự báo là Trung Quốc chỉ đạt mức tăng thưởng thấp, khoảng 4,5%. Trái lại, Đông Nam Á và Ấn Độ chứng tỏ có khả năng hồi phục trong khi tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại.    Sự sụt giảm kéo dài của kinh tế Trung Quốc   Mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện được Quỹ tiền tệ Quốc tế ước tính là 4,5% cho đến năm 2027, thấp hơn nửa điểm so với các dự báo trước đây. Đó chưa phải là hồi kết của xu hướng Trung Quốc phát triển nhanh hơn các nước khác, nhưng cũng không cách là bao. Lý do chính là từ nội bộ Trung Quốc. Bắc Kinh đã 2 lần tự bắn vào chân mình khi thực hiện chính sách Zero Covid (khiến kinh tế Trung Quốc phải trả giá rất đắt, mất 1-2% GDP hiện tại) và từ năm 2020 đã đột ngột thắt chặt điều kiện tài trợ cho lĩnh vực bất động sản. Một số công ty bất động sản không thể trụ được, niềm tin của các gia đình bị tổn hại lâu dài : tất cả các chỉ số bất động sản không ngừng xấu đi.    Chính phủ Trung Quốc có thể đảo ngược 2 chính sách này. Liên quan đến đại dịch thì dễ thay đổi hơn, nhưng đối với lĩnh vực bất động sản thì sẽ khó hơn vì sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới khôi phục lại được niềm tin của người dân. Tuy nhiên, Tập Cận Bình không muốn điều đó, và sau Đại Hội đảng Cộng Sản lần thứ 20, quyền lực của ông trong nước đang mạnh hơn bao giờ hết. Ông Tập đã rất rõ ràng về việc duy trì chính sách Zero Covid mà ông cho rằng vẫn phù hợp. Về chính sách bất động sản thì cũng tương tự, với suy nghĩ bong bóng bất động sản rồi sẽ xẹp xuống. Vì thế, các chính sách hỗ trợ lĩnh vực bất động sản chủ yếu là của chính quyền các tỉnh. Chính quyền trung ương Bắc Kinh sẽ không giải cứu các công ty bất động sản gặp khó khăn. Do đó, khủng hoảng bất động sản sẽ tác động nặng nề lên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong vài năm.   Ngoài các vấn đề ngắn hạn, một số vấn đề dài hạn khác cũng đang tích tụ lại. Dân số ngày càng giảm mạnh, cạnh tranh công nghệ với phương Tây sẽ gây tác hại nặng nề và việc ưu tiên tuyệt đối được dành cho khu vực công rất có thể sẽ có tác động tiêu cực đến năng suất (chênh lệch năng suất giữa khu vực công và tư nhân đã tăng đáng kể ở Trung Quốc trong những năm gần đây). Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, tăng trưởng không còn là ưu tiên duy nhất : Tăng trưởng hiện giờ bị đặt sau an ninh quốc gia và cuộc đấu giành vị trí lãnh đạo thế giới.   Mức tăng trưởng tốt của Đông Nam Á   Các nước chính ở Đông Nam Á hồi đầu năm nay đã trải qua giai đoạn hồi phục nhanh chóng, sau năm 2021 khó khăn do đại dịch. Có chính sách tiêm chủng tốt, đặt cược vào việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch, các nước này đã biết cách tranh thủ nhu cầu thế giới trong quý một, đồng thời tái thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thu lợi do một phần khách du lịch quốc tế trở lại. Các nước xuất khẩu ròng năng lượng - đặc biệt là Indonesia và Malaysia - đã tận dụng tối đa việc năng lượng tăng giá.   Chiến tranh Ukraina và kinh tế toàn cầu chững lại kể từ quý 2/2022 đã khiến mức tăng GDP tại khu vực Đông Nam Á sụt giảm 1 điểm, tuy nhiên điều này không khiến mức tăng trưởng hàng năm chệch đi so với tốc độ tăng trưởng của những năm trước. Theo Ngân hàng Thế giới, 3 quốc gia đứng đầu về tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm 2022 là Việt Nam (7,2%), Philippines (6,5%) và Malaysia (6,4%). Tiếp theo là Indonesia với 5,1%, phù hợp với mức tăng trưởng tiềm năng. Ngay cả Thái Lan cũng khởi sắc ở mức 3,1%, nhờ sự trở lại của du khách quốc tế, dù vẫn khiêm tốn ở mức 40% so với trước đại dịch. Dự báo cho năm 2023 gần như vẫn tương đương như dự báo cho năm 2022.   “Hiệu ứng bắt kịp” (các nền kinh tế nghèo hơn có xu hướng phát triển nhanh hơn và bắt kịp các nước giàu hơn) vẫn tiếp diễn trong năm 2022 với sự năng động. Ngân hàng Thế giới nhắc lại rằng kinh tế Đông Nam Á đã bị tác động mạnh do đại dịch trong năm 2020 và 2021. Cuối năm 2021, Indonesia và Malaysia đã khôi phục lại được mức GDP như trước khủng hoảng. Năm nay, Philippines, Thái Lan và Cam Bốt cũng đang đạt được điều này. Chỉ có Việt Nam là duy trì được mức tăng trưởng nhẹ trong năm 2020 và 2021, và đến năm nay thì quay trở lại mức tăng trưởng cao lịch sử.   Lạm phát ở Đông Nam Á nhẹ hơn ở Tây phương. Chỉ số giá tiêu dùng ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam là dưới ngưỡng 5%, và tỉ lệ này ở Thái Lan, Philippines vẫn thấp hơn so với khu vực đồng euro. Kết quả này phần nào là do, chẳng hạn ở Pháp, trợ cấp nhiều cho tiêu thụ lương thực thực phẩm và năng lượng.   Các lĩnh vực dễ bị tác động chắc chắn liên quan đến tài chính, bởi vì sự tăng giá của đồng đô la và mức lãi suất của Mỹ gây áp lực đối với tỷ giá hối đoái và các chính sách tiền tệ quốc gia. Nhưng nghịch lý là chính đồng tiền của các nước phát triển ở châu Á (đồng yen Nhật, won Hàn Quốc và đô la Đài Loan) lại chịu cú sốc lớn nhất do khoảng cách giữa lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng trung ương của các nước này và Ngân hàng trung ương Mỹ ngày càng tăng. Tại hầu hết các nước ASEAN, tiền tệ mất giá dưới 10% so với đồng đô la Mỹ, thâm hụt tài khoản vãng lai vừa phải và nguồn dự trữ ngoại hối vững chắc. Không ai lo ngại tái diễn khủng hoảng tài chính vốn dĩ đã tàn phá Đông Nam Á hồi năm 1997 - 1998.   Sức dẻo dai bền bỉ của Ấn Độ   Chịu tác hại nặng nề do đại dịch vào năm 2020, GDP giảm 7,6%, nhưng kinh tế Ấn Độ đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 (+ 8,7%), và các dự báo hồi đầu năm nay cũng tích cực như vậy. Thế nhưng, cú sốc từ cuộc chiến Ukraina là rất nghiêm trọng đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng như Ấn Độ. Theo dự báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra hồi tháng 10, mức tăng trưởng của Ấn Độ sẽ chỉ là 6,8%. Dù sụt 2 điểm, nhưng tăng trưởng của Ấn Độ vẫn năng động và lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế 50 năm qua, tăng trưởng của Ấn Độ được dự báo cao gấp đôi so với Trung Quốc. Dòng vốn chảy ra từ Ấn Độ chỉ ở mức vừa phải, đồng rupi của Ấn Độ giảm giá 12% trong 3 quý đầu năm, chỉ bằng một nửa so với mức sụt giảm của đồng yen Nhật, nhưng cái giá phải trả là dự trữ ngoại hối của Ấn Độ giảm đáng kể. Áp lực lạm phát ở Ấn Độ cao hơn so với Đông Nam Á (chỉ số giá tiêu dùng ở Ấn Độ tăng 7%) và đặc biệt là giá lương thực thực phẩm, gây nhiều ảnh hưởng đến nhóm dân cư nghèo nhất.   Các dự báo cho năm 2023 vẫn khá lạc quan cho Ấn Độ, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 6-7%. “Sản xuất tại Ấn Độ” thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, một số đầu tư ban đầu dành cho Trung Quốc nay chuyển hướng sang Ấn Độ, tiêu biểu là gần đây công ty Foxconn đã quyết định cho lắp ráp điện thoại iPhone 14 tại Chennai, Ấn Độ. Sự đảo chiều về năng động kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc, vốn dĩ được chờ đợi trong vô vọng từ lâu nay, dường như cuối cùng cũng đã diễn ra.   Khủng hoảng tại một số nước   Ngoài Trung Quốc, vẫn có vài nước đang phát triển ở châu Á gặp khủng hoảng. Chẳng hạn Sri Lanka và Pakistan ở Nam Á, Miến Điện và Lào ở Đông Nam Á, Mông Cổ ở Đông Á, Kazakhstan ở Trung Á. Các quốc gia này đều đang có mức lạm phát trên 15% trong năm 2022 (tỉ lệ này lên tới 60% ở Sri Lanka), đồng tiền giảm giá nhanh so với đồng đô la (36% đối với đồng rupi Pakistan) và các nước phải nhanh chóng thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó, một số nước suy thoái sâu, chẳng hạn Sri Lanka (-8,7% vào năm 2022) hoặc đạt mức tăng trưởng rất thấp.   Lý do của những cuộc khủng hoảng này rất khác nhau : quản lý yếu kém và tình hình rối loạn chính trị ở Sri Lanka, lũ lụt nghiêm trọng ở Pakistan, nội chiến ở Miến Điện, cú sốc kép tại Mông Cổ do chiến tranh Ukraina và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng Trung Quốc, khủng hoảng nợ và cú sốc lạm phát ở Lào, căng thẳng chính trị và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế Nga đối với Kazakhstan.    Nói tóm lại, toàn cảnh kinh tế năm 2022 của các nước đang phát triển ở châu Á là chưa từng có. Việc Trung Quốc không còn là động lực không phá vỡ đà tiến của châu Á, và sự năng động của dòng chảy thương mại đang được tái tạo lại tại châu lục, vì cả những lý do kinh tế và địa chính trị. Tuy nhiên, sẽ cần phải đợi thêm một vài năm nữa mới có thể đánh giá xem những sự chuyển đổi này mang tính hệ thống hay chỉ là tạm thời.   
......

Nói nghe buồn cười

Bộ Trưởng Tài Chính Hồ Đức Phớc đề nghị, trong một phiên họp Quốc Hội, học theo Singapore trả lương cao để giữ chân "tinh hoa" trong bộ máy nhà nước. Ảnh: Internet Do Duy Ngoc Trong một buổi trả lời chất vấn mới đây tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Singapore trả lương cho công chức cao hơn khối tư nhân để “giữ tinh hoa” cho khu vực nhà nước và đề nghị Việt Nam nên học theo. Với tư cách công dân hạng hai, đang thất nghiệp, không lương hưu, tuổi đã già. Tui có suy nghĩ thế này: Trước hết, cần phải xem lại công chức khu vực nhà nước có phải là “tinh hoa” không rồi nghĩ đến chuyện trả lương cao để “giữ tinh hoa”? Lãnh đạo, quan chức nhà nước giờ đa phần là từ phong trào Đoàn Thanh niên được cơ cấu lên. Một phần nữa là con của các quan tiếp nối truyền thống làm quan. Phần còn lại rất ít là những người có khả năng nhưng chỉ làm những phần việc chuyên môn, không có quyền quyết định mọi việc. Nhìn chung đa số đều có học hàm, học vị, bằng cấp cao nhất nhưng có phải là “tinh hoa” không? ” Tinh hoa” gì mà cứ phát biểu là dân cười, dân châm biếm vì toàn nói linh tinh, chẳng giống ai. Quản lý thì dân chê, điều hành thì dân bất mãn. Thế thì có nên tăng lương cho họ để “giữ tinh hoa” như phát biểu của ông Bộ trưởng? Có thể trong hàng ngũ trùng điệp công chức hiện nay cũng có “tinh hoa” đấy nhưng họ bị cái cơ chế, cái quy trình, cái tư tưởng cũ kỹ đè nặng khó thoát ra được để phát triển cái “tinh hoa”. Không thể phát triển kiến thức, khả năng khi bị trói bởi những giáo điều, những thứ vô bổ luôn phải đối phó thường trực. Lớp lãnh đạo bằng cấp đầy mình nhưng không kiến thức sẽ đè bẹp những “tinh hoa” để dấu cái dốt của mình, “tinh hoa” khó mà thể hiện khả năng. Chưa kể nằm trong guồng máy, máy vận hành phải chấp nhận không phản kháng vì nếu có thái độ, sẽ bị loại trừ. Quan trọng nhất đó là hiện nay tầng lớp công chức, nhất là những người có chức vụ, có ai sống bằng lương đâu? Chỉ một chữ ký, một cái gật đầu đồng ý họ được trả hàng tỷ, hàng trăm tỷ. Những vụ phanh phui gần đây cho thấy điều đó. Thế bây giờ tăng lương cho họ bao nhiêu, mỗi tháng một tỷ cũng chẳng thấm vào đâu so với số tiền họ nhận được nhờ quyền lực, ghế ngồi mà có. Thu nhập bao la như thế thì tiền lương tăng bao nhiêu cho gọi là đủ và ngân sách đâu mà chịu nổi? Như vậy, tăng lương cũng vô ích và cũng chẳng khiến cho tầng lớp “tinh hoa” đấy “giữ được tinh hoa”. Vấn đề là phải có biện pháp, phải có chiến lược để những người công chức không phạm pháp, không tham nhũng, hối lộ. Một người công chức bị bắt vì nghi có dính líu tội lỗi nhưng tài sản vẫn còn đó, sau mấy năm điều tra, nghiên cứu, ra toà mới phát án thu hồi tài sản. Lúc đấy người ta đã tẩu tán hết rồi, còn chi. Án kêu vài năm tù, vài lần xét tha, ra tù, tài sản còn đó, ăn ba đời chưa hết. Cái án đấy không đủ răn đe. Nếu dính thì hi sinh đời bố củng cố đời con, vài ba năm tù chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Vào tù cũng là tù sang, tù quan nên ở tù cũng sướng hơn lắm người. Nếu có học Singapore thì học cái cách họ trị công chức tham nhũng, hối lộ. Họ làm được sao ta không làm được. Một thể chế đã từng tự hào “đỉnh cao muôn trượng” mà sao không làm được chuyện nhỏ ấy nhỉ? Kiểm tra tài sản công chức mà phải sử dụng biện pháp bốc thăm kiểu hên xui may rủi, chưa kể những người bị kiểm tra toàn là kẻ trên răng dưới dế, chẳng có quyền hành, chức tước gì. Kiểu đấy chỉ làm cho có, chẳng mang lại kết quả chi cả, sao không kiểm tra từ chức cao cho đến thấp, mà cũng chẳng cần kiểm tra những tầng lớp khó kiếm xơ múi gì nữa. Nắm thằng có tóc ai nắm kẻ trọc đầu. Có quyền lực mới hối lộ, tham nhũng được chứ. Tài sản, nhà cửa, xe cộ, con cái đi học nước ngoài, chồng ăn chơi, vợ shopping toàn cửa hàng sang chảnh, nhìn là biết ngay, cần gì kiểm tra cho mất công nhỉ. Chuyện ai cũng biết chỉ ban kiểm tra, thanh tra không biết hay giả vờ không biết. Nói túm lại, chuyện tăng lương cho tầng lớp”tinh hoa” để “giữ tinh hoa” như ông Bộ trưởng Bộ Tài chính là chuyện nói cho vui, nghe qua rồi bỏ. Bởi nghe buồn cười bỏ mẹ. FB Do Duy Ngoc  
......

Việt Nam có quyền đòi lại ấn và kiếm của các vua nhà Nguyễn?

Thiện Ý - VOA Qua truyền thông trên mạng, được biết, ngày 21/10/2022, nhà đấu giá Millon ở Pháp thông báo vào ngày 31/10/2022 tại Paris sẽ bán đấu giá ấn bằng vàng ròng có tên Kim Bảo Tỷ; được làm từ thời vua Minh Mạng, biểu tượng quyền lực chính trị của triều đại nhà Nguyễn tại Việt Nam (1802-1955). Cuộc đấu giá này được thông báo trong catalog là Món đồ đấu giá mang số 101/329. Trước sự kiện trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã có công văn đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với Nhà đấu giá Millon để xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá ấn vàng nêu trên. Nhưng theo đánh giá của một vài học giả xuất thân từ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thì đề nghị của Bộ này, với mục đích thăm dò khả năng đàm phán mua ấn Kim Bảo Tỷ, còn gọi là Hoàng Đế Chi Bảo, là không phù hợp, vì ấn này, cũng như kiếm Khải Định niên chế thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, đề nghị thăm dò khả năng đàm phán mua ấn Kim Bảo Tỷ của Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam là đúng hơn giải pháp “nhà nước đương thời CHXHCNVN hiện nay có quyền đòi lại Kim bảo tỷ và kiếm Khải Định niên chế…” 1 - Vì về mặt pháp lý, ấn Kim Bảo Tỷ (con dấu) là bảo vật gia truyền của dòng tộc nhà Nguyễn được nhà Millon đem ra đấu giá căn cứ theo Bộ luật Dân sự Pháp. Theo đó vật đấu giá thuộc về người đang chiếm hữu hợp pháp (sở hữu chủ chân chính) là người vợ kế của vua Bảo Đại; mà theo Nhà đấu giá Millon, Cựu Hoàng Bảo Đại đã di chúc để lại cho bà Monique Baudot ấn Kim Bảo Tỷ và những người thừa kế của bà đem ấn này ra bán đấu giá. Vì về mặt thực tế, tập quán quốc tế đã cho thấy cách giải quyết các di vật lịch sử của một quốc gia bị thất tán rơi vào quyền sở hữu của một quốc gia khác (công sản) hay thuộc quyền sở hữu tư nhân (tư sản) bằng điều đình để xin lại vô thường (tặng lại) hay hữu thường (mua lại, đổi chác). Tất cả kết quả tùy thuộc vào sự thương thảo đôi bên (về mặt chính trị, ngoại giao) và mặc nhiên thừa nhận quyền sở hữu di vật lịch sử thuộc chủ thể đang chiếm dụng. Đúng như phân tích, biện giải của ông Lê Công Định, một luật sư nhân quyền trong nước đang bị tước quyền bào chữa vì bất đồng chính kiến. Trang nhà của luật sư Định viết, liên quan đến vụ đấu giá ấn và kiếm của cựu hoàng Bảo Đại, rằng “vài học giả Việt Nam đã viện dẫn Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp để kết luận rằng CHXHCNVN có quyền đòi lại ấn kiếm bị thất lạc. Tuy nhiên, Điều 2276 đã được quý học giả ấy trích dẫn không đầy đủ và cắt đoạn một cách cố tình, nhằm biện minh cho lập luận về Điều khoản trên của Bộ Dân luật Pháp được tu chính bởi Đạo luật số 2008-561 ngày 17/6/2008 tại Điều 2 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/6/2008. Điều khoản này thuộc Phần 3 quy định về thời hiệu thủ đắc động sản (Section 3: De la prescription acquisitive en matière mobilière), bao gồm Điều 2276 và 2277)”. Vẫn theo luật sư Lê Công Định, Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp có thể diễn giải một cách dễ hiểu hơn như sau: (1) Đối với động sản, ai đang nắm giữ đồ vật trong tay thì người đó mặc nhiên được xem là chủ sở hữu. (2) Bên cạnh đó, Bộ Dân luật Pháp cũng dự liệu khả năng người chủ sở hữu thật có thể giành lại quyền sở hữu của mình bằng tố quyền (hay quyền khởi kiện) truy đòi lại đồ vật. (3) Tố quyền truy đòi lại đồ vật mà người chủ sở hữu hợp pháp bị lạc mất hoặc bị đánh cắp, tuy nhiên, chỉ có thể được hành xử trong thời hạn ba năm. Sau thời hạn đó, tố quyền bị triệt tiêu. Luật sư nhân quyền này kết luận: Như vậy, nếu viện dẫn Điều 2276 của Bộ Dân luật Pháp, thì chính quyền VN hiện thời khó có thể kiện đòi lại ấn kiếm với lập luận rằng hai bảo vật đó bị lạc mất; khi cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra từ tháng 12/1946. Bởi lẽ thời hiệu ba năm để hành xử tố quyền nói trên đã chấm dứt từ rất lâu. 2 - Về mặt thực tế Theo nhận định của chúng tôi, nhà nước Việt Nam không có cơ sở pháp lý (không thể dựa trên cơ sở chính trị) để có tư cách là sở hữu chủ chân chính, nên dù thời hiệu ba (3) năm có còn, vẫn không có tố quyền kiện đòi lại. Vì trên thực tế, ấn và kiếm là báu vật gia truyền (động sản) của các triều đại Nhà Nguyễn, sau một quá trình thời gian bị cướp đoạt, nay đã trở về trong tay các sở hữu chủ chân chính là các thừa kế chính danh của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng triều đại Nhà Nguyễn. Quá trình thời gian chuyển quyền sở hữu ấn và kiếm diễn ra như sau: (1) - Khởi đi từ ngày Việt Minh (mặt nạ của đảng CSVN) cướp chính quyền vào Tháng 8 năm 1945, giải tán chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập vào cuối tháng 3/1945 sau khi Nhật đảo chánh Pháp (9/3/1945), trao trả độc lập cho Việt Nam. Vua Bảo Đại đã bị Việt Minh (ép buộc) thoái vị ngày 30/08/1945 tại Ngọ Môn, Huế. Hoàng đế Bảo Đại đã (buộc lòng) trao ấn Kim Bảo và kiếm Khải Định Niên Chế cho các đại diện của “Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa để che đậy bộ mặt cộng sản trước thế giới và dân Việt, vì bị coi là hiểm họa CS sau Thế Chiến II 1939-1945). Vì thế không thể coi “chính phủ lâm thời VNDCCH và các chính phủ kế nhiệm, trong đó có Chính phủ CHXHCN Việt Nam, là chủ sở hữu của hai báu vật tượng trưng cho vương quyền Việt Nam” (căn cứ chính trị không phải là căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu mà ở đây là cướp quyền sở hữu vật gia bảo của sở hữu chủ chân chính) (2) - Sau khi Việt Minh phát động cuộc kháng chiến chống Pháp (ngày 19/12/1946), hai vật gia bảo ấn và kiếm của nhà Nguyễn đã trở về với sở hữu chủ chân chính là vua Bảo Đại. Theo đó, vào ngày 28/02/1952, trong khi đào móng một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội, để tìm có đất xây lô cốt, người Pháp đã phát hiện ấn và kiếm chôn dưới đất. Sau đó vào ngày 8/03/1952, Pháp đã tổ chức lễ trao ấn và kiếm cho Cựu Hoàng Bảo Đại với tư cách Quốc trưởng Việt Nam, vị vua cuối cùng của triều đại Nhà Nguyễn Việt Nam. 3 - Năm 1953, Cựu Hoàng Bảo Đại đã chỉ thị cho thứ phi Mộng Điệp vận chuyển ấn và kiếm sang Pháp để giao lại cho Cựu Hoàng hậu Nam Phương và Cựu Thái tử Bảo Long. Năm 1963, Cựu Hoàng hậu Nam Phương qua đời, Bảo Long giữ cả ấn và kiếm. 4 - Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, (1980) Cựu Hoàng Bảo Đại đã yêu cầu Cựu Thái tử Bảo Long cho mượn ấn để đóng vào cuối cuốn sách nhưng Bảo Long từ chối. Sau khi tái hôn với bà Monique Baudot vào năm 1982, Cựu Hoàng đã kiện Bảo Long ra tòa án Pháp để đòi lại ấn và kiếm. Tòa án tại Pháp đã ra phán quyết Bảo Đại được giữ ấn và Bảo Long được giữ kiếm. 5 - Cuối cùng, bản thuyết trình của nhà đấu giá Millon đã chỉ ra nguồn gốc quyền sở hữu của ấn kim bán đấu giá như sau: - Hoàng đế Minh Mạng, triều Nguyễn (1791-1841) - Hoàng gia triều Nguyễn (theo dòng dõi) - Tài sản của Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (1913 -1997) - Hoàng đế An Nam và nguyên Quốc trưởng Việt Nam. - Được thừa kế theo di chúc cho Công chúa Vĩnh Thụy (1946-2021) và sau đó được giữ bởi con cháu gia đình. Đến đây có thể tạm kết luận rằng, việc Nhà đấu giá Millon đem ấn Kim Bảo Tỷ mà Cựu Hoàng Bảo Đại đã di chúc để lại cho bà Monique Baudot, và những người thừa kế của bà muốn đem ấn này ra bán đấu giá là hoàn toàn hợp pháp về mặt pháp lý, nên có hiệu lực chấp hành. Vì việc đấu giá này chỉ có thể dựa trên căn cứ pháp lý là theo Bộ luật dân sự (quyền thừa kế) của Pháp hiện hành. Đối với những ai lập luận cho rằng: ấn và kiếm đã được Hoàng đế Bảo Đại giao lại cho Chính phủ lâm thời VNDCCH sau ngày cướp chính quyền vào Tháng 8 năm 1945, và vì vậy đã trở thành tài sản của Nhà nước Việt Nam cho đến nay, nên nhà nước đương thời Việt Nam có quyền kiện để đòi lại là dựa trên căn cứ chính trị, là không đúng, nên vô hiệu cả về pháp lý cũng như thực tế. Thực tế nhà đương quyền Việt Nam chỉ còn cách điều đình, thông qua thương lượng với sở hữu chủ chân chính, bà Monique Baudot và những người thừa kế của bà, và nhà bán đấu giá Millon, để mua lại bằng công quỹ, nếu coi đó là di sản lịch sử của quốc gia Việt Nam cần lưu lại cho mai sau./.    
......

Thủ tướng Phạm Minh Chính nên học gì từ Thủ tướng Hun Sen khi tới thăm Campuchia?

nguyenvandai's blog Theo tin báo chí Nhà nước VN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Campuchia ngày 8-9/11 và dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan ngày 10-13/11 tại Phnom Penh. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết “Chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Phạm Minh Chính là cơ hội để hai nước tăng hợp tác toàn diện, trong đó kinh tế, thương mại, đầu tư sẽ là tiêu điểm.” Cũng theo ông Vũ, chuyến thăm diễn ra trong "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022", chào mừng 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đây là dịp Thủ tướng hai nước rà lại tổng thể và xác định những biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương. Vậy Thủ tướng Chính phủ VN Phạm Minh Chính cần học điều gì từ người đồng cấp Campuchia Hun Sen? Điều thứ nhất mà Thủ tướng Phạm Minh Chính và tầng lớp chóp bu CSVN cần học hỏi Thủ tướng Hun Sen về bản lĩnh chính trị Bản thân Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia từng được coi là con đẻ của đảng CSVN. Thủ tướng Hun Sen từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về chính trị tại Việt Nam. Và Campuchia đã có ít nhất gần 2 thập kỷ phụ thuộc vào đảng CSVN về kinh tế, chính trị, ngoại giao,… Trong khi Campuchia có nền chính trị đa đảng với khoảng 40 đảng phái chính trị, trên 100 tổ chức Công đoàn độc lập và hàng chục ngàn các tổ chức xã hội dân sự độc lập (NGO). Cứ 5 năm một lần Campuchia tổ chức tổng tuyển cử với sự tham gia cạnh tranh của các đảng phái chính trị. Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền giành thắng lợi ở các kỳ bầu cử và ông Hun Sen giữ ghế Thủ tướng hơn 30 năm. Các tổ chức công đoàn độc lập và xã hội dân sự hoạt động tự do phục vụ cho tầng lớp công nhân và người dân Campuchia. Chính nhờ sự cạnh tranh và giám sát của các đảng đối lập mà nền chính trị của Campuchia minh bạch và trong sạch hơn chế độ độc tài CSVN. Tham nhũng ở Campuchia không trở thành quốc nạn, giặc nội xâm như ở Việt Nam. Trong khi đó đảng CSVN với trên 5,2 triệu đảng viên và kinh nghiệm hơn 90 năm tồn tại trong đó có gần 80 năm cai trị đất nước. Nhưng đảng CSVN và tầng lớp chóp bu CSVN vẫn sợ đa nguyên, đa đảng. Đảng CSVN coi việc cho phép đa nguyên, đa đảng là tự sát. Đảng CSVN phải dựa vào cảnh sát, an ninh, quân đội, nhà tù,… để trấn áp, cầm tù những người bất đồng chính, đối lập nhằm bảo vệ quyền lực cai trị đất nước của mình. Thậm chí, đảng CSVN còn đàn áp, cầm tù ngay cả những tổ chức công đoàn độc lập, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, các tổ chức tôn giáo độc lập. Điều này đã chứng mình một cách rõ ràng rằng bản lĩnh, năng lực, trình độ, đạo đức,… của Thủ tướng Phạm Minh Chính và tầng lớp chóp bu CSVN là quá yếu kém so với Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia. Bởi vậy đã tới lúc Thủ tướng Phạm Minh Chính và tầng lớp chóp bu CSVN nên học tập tấm gương bản lĩnh, tư tưởng, đạo đức của Thủ tướng Hun Sen thay vì của Hồ Chí Minh. Đảng CSVN phải mời Thủ tướng Hun Sen sang Việt Nam để giảng dạy cho giới chức chóp bu CSVN về làm sao để một đảng chính trị có thể tồn tại và giữ được quyền lực trong một hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng. Đồng thời có sự tồn tại của các tổ chức công đoàn, xã hội dân sự độc lập.   Điều thứ hai mà Thủ tướng Phạm Minh Chính cần phải học đó là chính sách ngoại giao độc lập của Thủ tướng Hun Sen.   Từ khi đế quốc Nga xâm lược Ukraine, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã có 4 nghị quyết liên quan đến vấn đề này.   Ngày 2 tháng 3, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine với 141 phiếu tán thành, có Campuchia, Việt Nam bỏ phiếu trắng.   Ngày 24 tháng 3, một lần nữa Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine với 140 phiếu tán thành, có Campuchia, Việt Nam bỏ phiếu trắng.   Ngày 7 tháng 4 Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền với 93 phiếu thuận, trong đó có Campuchia, Việt Nam bỏ phiếu chống.   Ngày 13 tháng 10 Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết lên án Nga sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine với 143 phiếu thuận, có Campuchia, Việt Nam bỏ phiếu trắng.   Qua 4 lần nêu trên đã cho thấy bản lĩnh và chính sách ngoại giao độc lập của Thủ tướng Hun Sen và chính phủ Campuchia.   Mặc dù Campuchia là một nước nhỏ, dân số chi bằng khoảng 12% của Việt Nam. Và Campuchia cũng phụ thuộc kinh tế, viện trợ vào Trung Quốc, một đồng minh của Nga.   Trong khi đó Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố “Việt Nam không chọn bên, nhưng đứng về phía chính nghĩa và lẽ phải”.   Có rất nhiều điều mà Thủ tướng Phạm Minh Chính và tầng lớp chóp bu CSVN cần học hỏi từ Thủ tướng Hun Sen.   Nhưng trước hết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cần học thuộc hai điều trên và áp dụng vào đất nước Việt Nam./.  
......

Cẩn thận với cái bẫy của Trung Quốc

Ảnh: dpa / Andy Wong; dpa / Kay Nietfeld; Montage: THẾ GIỚI đồ họa thông tin   Von Christina zur Nedden Freie Korrespondentin für Asien Nguyễn Xuân Hoài (dịch)   Thủ tướng Đức thăm Bắc Kinh, các nhà quản lý hàng đầu của các tập đoàn lớn của Đức cũng có mặt. Nhiều đối tác ở châu Âu lo ngại Berlin có thể lâm vào tình trạng phụ thuộc nguy hiểm. Không chỉ chính sách zero-Covid nghiêm ngặt, cứng nhắc rồi đây cũng sẽ là một vấn đề đối với kinh tế Đức.   Trong quá khứ những cuộc thăm viếng như thế này là chuyện bình thường. Nhưng cái thời đó đã qua rồi. Hôm thứ sáu, Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đã đến Trung Quốc trong sự săm soi, phê phán cả ở Đức lẫn các đối tác châu Âu. Cùng đi còn có 12 nhà quản lý hàng đầu từ các tập đoàn lớn của Đức như Volkswagen, Deutsche Bank và Siemens.   Xét cho cùng, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức. Nhưng việc Nga xâm lược Ukraine và cuộc chiến năng lượng chống lại châu Âu, cũng như sự xâm nhập đang gây tranh cãi của doanh nghiệp vận tải biển Trung Quốc Cosco ở cảng Hamburg, đã làm gia tăng sự lo ngại, Đức lại tự buộc mình phụ thuộc nghiêm trọng vào chế độ chuyên quyền Bắc Kinh.   Các mối quan hệ kinh tế được thúc đẩy bởi khái niệm “thay đổi thông qua thương mại” mà Berlin theo đuổi trong nhiều năm qua đang ngày càng bị hạn chế bởi chính sách Zero Covid quá khắc nghiệt của Bắc Kinh. Khi phần còn lại của thế giới phục hồi sau đại dịch, Trung Quốcvẫn tiếp tục đóng cửa các thành phố lớn, theo dõi từng cá nhân, bắt buộc cách ly khi phát hiện những người mắc bệnh và truy vết tốn kém nhiều triệu đô la do tiến hành xét nghiệm coronavirus.   Không thể ngăn cản Đảng Cộng sản kiên trì đường lối đã đề ra, bất chấp thiệt hại to lớn đến nền kinh tế và mất danh tiếng quốc tế do nhiều năm tự cô lập. Đối với Trung Quốc của Tập Cận Bình, an ninh quốc gia và kiểm soát chính trị được coi trọng hơn sự tăng trưởng kinh tế.   Các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động, người lao động bị nhốt trong nhà cho dù họ bị thiếu lương thực, thực phẩm hoặc không còn có nguồn thu nhập. Những việc làm này ảnh hưởng ngày càng nhiều tới nền kinh tế Đức. Jens Hildebrandt, thành viên ban điều hành Phòng Thương mại Đức phụ trách Bắc Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết: “Ở nơi mà bất cứ lúc nào cũng có thể xẩy ra một đợt đóng cửa thì không thể có sản xuất ổn định, và không thể làm việc theo kế hoạch điều đó khiến các doanh nghiệp Đức đau đầu”. Ông này nói, chính sách zero-Covid “giống như một tảng chì” nó kìm hãm tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, ảnh hưởng tương ứng đến triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp Đức tại đây.   Chính sách Zero-Covid gắn bó với bản thân họ Tập   Theo Hildebrandt, Đức hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc. Một nửa trong số đó đã hoạt động tại đây hơn 15 năm. “Hiện tại, chúng tôi không thấy bất kỳ một sự dịch chuyển đáng kể nào của các công ty Đức. Thực tế là đối với nhiều người, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng nhất và cũng là thị trường có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất,”.   Tuy nhiên, nhiều người Đức trải qua đại dịch ở Trung Quốc đã cảm thấy quá mệt mỏi vì tình trạng ngừng trệ sản xuất do cách ly. Họ muốn rời khỏi đất nước này. Việc điều động các chuyên gia và giám đốc điều hành sang làm việc tại các doanh nghiệp Đức ở Trung Quốc hiện ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc không còn là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều người lao động Đức.   Người Trung Quốc từng hy vọng các biện pháp cách ly, khóa cửa sẽ kết thúc sau khi ông Tập Cận Bình tái đắc cử vào giữa tháng 10. Nhưng chính sách corona nghiêm ngặt gắn quá chặt với con người này. Ông ta sẽ mất mặt nếu thừa nhận chiến lược này sai hoặc không hiệu quả. Các biện pháp nghiêm ngặt này không còn được áp dụng để chống lại virus mà đã trở thành một công cụ chính trị.   Hậu quả của chính sách zero-Covid thể hiện rõ rêt trong cả nước. Tăng trưởng kinh tế giảm 0,4% từ tháng 4 đến tháng 6, đây là mức thấp thứ hai kể từ năm 1992. Cuộc khủng hoảng bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang làm trầm trọng thêm diễn biến tiêu cực này.   Một số chuyên gia thậm chí không hy vọng có bất kỳ thay đổi chính sách đáng kể nào cho đến năm sau hoặc đến năm 2024.   Ngoài ra, hàng triệu người cao tuổi Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của chế độ Tập Cận Bình.   Về lâu dài, Trung Quốc muốn tự tách khỏi mọi sự ràng buộc để phát triển công nghệ cao vì cho đến nay Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao, tăng cường sản xuất trong nước đồng thời mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thông qua các dự án như "Con đường tơ lụa mới". Trung Quốc cần độc lập hơn với thế giới và thế giới phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Von Christina zur Nedden Freie Korrespondentin für Asien Nguyễn Xuân Hoài (dịch) welt.de Olaf Scholz in Peking: In der China-Falle? - WELT
......

Hội chứng Bắc Kinh của chính quyền Hà Nội

Hoàng Tứ Duy/ The Diplomat   * Bài viết của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân đăng trên Tạp chí The Diplomat Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình đảm nhận nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Mặc dù hai nước có một mối quan hệ mâu thuẫn kéo dài, nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn muốn tìm cách thủ lợi từ Tây Phương lẫn Trung Quốc. Với các công ty Tây Phương thu nhỏ hoạt động tại Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đã nhận được nhiều dòng vốn đầu tư mới. Giữa lúc mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn, các nhà máy đặt tại Trung Quốc hiện đang chuyển sang Việt Nam. Điều này đã tạo ra một làn gió thuận lợi cho triển vọng kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam dường như xem Bắc Kinh là một bức tường thành để duy trì hệ thống chuyên quyền của họ. Trong một bài xã luận đăng hôm thứ Năm, Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc, đã lưu ý rằng mối quan hệ Việt – Mỹ có một “giới hạn tối đa” cho dù Hoa Thịnh Đốn đang cố gắng kéo Hà Nội vào quỹ đạo của mình. Mặc dù tờ báo lá cải chủ nghĩa dân tộc này thường được biết đến với giọng điệu chói tai, nhưng có lẽ bài xã luận này không xa sự thật khi cho rằng “Hà Nội không có khả năng tiến quá gần với Hoa Thịnh Đốn do sự khác biệt về hệ tư tưởng.” Chính vì ý thức hệ – hoài niệm về Liên Xô và tình đoàn kết kỳ quặc với Bắc Kinh – mà chính quyền Hà Nội hầu như im lặng trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong tất cả các cuộc bỏ phiếu trong năm nay tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của Ukraine, chính phủ CSVN đều đã bỏ phiếu trắng. Điều này bất chấp lợi ích rõ ràng của Việt Nam là liên kết với một hệ thống quốc tế, nơi các quốc gia tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các quốc gia lớn hơn không bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn. Để bày tỏ sự phục tùng và tôn kính Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố từ chối mọi liên minh quân sự và không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên đất Việt Nam. Đúng là, đây là chính sách của CS Việt Nam từ lâu. Nhưng lần này, ông Trọng đã đi xa hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cộng sản nào khác của Việt Nam trong việc ưu tiên quan hệ với Trung Quốc. Tuyên bố chung mới nhất, khác với những lần trước đây, cam kết “bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước trong tình hình mới.” Có lẽ vì những tình cảm đó mà ông Tập đã trao tặng cho ông Trọng huân chương hữu nghị. Ông Trọng trở thành người thứ mười nhận được giải thưởng cao nhất này từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Phản ứng trên mạng xã hội ở Việt Nam liền trở nên gay gắt. Một người dùng Facebook nhận xét: “Tưởng đâu ông Trọng qua bển đòi lại biển đảo, ai dè qua bển là để nhận huân chương.” Những người khác nhận xét về sự ngoan ngoãn rõ ràng của ông Trọng khi ông dùng hai tay để bắt tay ông Tập – trong văn hóa Việt Nam, đó thường là hành vi của một quan chức cấp dưới khi chào hỏi một người cao cấp hơn. “Dư luận đường phố Việt Nam” và đặc biệt là giới các nhà hoạt động từ lâu đã tỏ rõ tinh thần chống Trung Cộng. Họ có xu hướng coi Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền của Việt Nam và là trở ngại cho sự cởi mở chính trị của đất nước. Trong một số cuộc khảo sát về quan điểm của dân chúng đối với Trung Quốc, được thực hiện bởi các tổ chức ngoại quốc như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew và BBC, tỷ lệ người Việt Nam có quan điểm thuận lợi về Trung Quốc là 10% hoặc ít hơn. Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam dường như có quan điểm khác. Điều thú vị là khi ông Nguyễn Phú Trọng rời Việt Nam đến Trung Quốc vào ngày 30 tháng Mười, gần như toàn thể Bộ Chính Trị đã ra sân bay để chúc ông một chuyến đi thành công. Cả chủ tịch nước và thủ tướng đều tặng ông Trọng một bó hoa lớn để biểu thị sự ủng hộ của họ. Đối với giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tập Cận Bình là một điều tốt./.    
......

Ai cho ta tự do, ai cho ta dân chủ?

Giới chức ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ trong một lần đối thoại ở Hà Nội trước đây. Ảnh minh họa: RFA/ AFP Luật Sư Ngô Anh Tuấn  - Fb Tuan Ngo Ngày hôm qua, 01/11/2022, đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Saigon tổ chức gặp gỡ người nhà của một số người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ. Cuộc gặp này được thực hiện trước buổi đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ được tiến hành sau đó một ngày. Tôi là luật sư duy nhất có mặt trong buổi trao đổi này theo lời mời của họ. Trong phần tham vấn ý kiến, khi được hỏi ý kiến góp ý của luật sư về việc cần làm gì để cải thiện thực trạng nhân quyền, tôi góp ý một số nội dung chính sau: 1. Cần phải thực hiện việc đối thoại với những người bất đồng chính kiến để tận dụng trí tuệ, tài năng của họ để giúp ích cho quốc gia; điều này ngay từ khi xây dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng làm và theo nhận xét của nhiều người là đã làm rất tốt nhưng hiện nay người ta không làm. 2. Cần thay đổi, tiến tới xoá bỏ các điều luật hà khắc trong Bộ luật Hình sự hiện hành liên quan tới quyền tự do ngôn luận của người dân vì một số điều khoản mâu thuẫn, thậm chí là trái với quy định của Hiến pháp Việt Nam cũng như trái với các Điều ước quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia. 3. Cần chấm dứt ngay việc giám định tư tưởng của con người; chấm dứt ngay việc sử dụng một cơ quan không có chuyên môn để giám định tư tưởng con người, quy chụp và quy kết hành vi có dấu hiệu tội phạm của một con người thay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hay Toà án. Một khi chưa bãi bỏ được quy định nêu trên, cần phải triệu tập những người giám định tới toà để làm rõ nội dung mà họ giám định và tranh luận, đối đáp với luật sư bào chữa, tránh tình trạng trốn tránh như hiện tại. Thực tế, nội dung này các đồng nghiệp của tôi như Ls Đặng Đình Mạnh, Lê Văn Luân… đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các phiên toà nhưng chưa bao giờ được xem xét cả. Trong buổi gặp gỡ này, khi một vị hỏi tôi, liệu rằng họ có thể giúp gì được không? Tôi nói rằng, tôi nói câu này có thể khiến quý vị không vui nhưng tôi vẫn cứ nói, tôi hỏi ngược lại ông ấy rằng, liệu rằng các vị có giúp được thật không mà hỏi? Tôi cũng tham dự buổi gặp gỡ tương tự với đại diện EU trước hôm đối thoại với Việt Nam nhưng nghe chừng không có kết quả khả quan sau đó! Mọi người trong khán phòng đều cười ồ lên. Sau đó, vị lãnh đạo cấp cao của Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với tôi rằng câu hỏi của ông giống như câu hỏi hỏi mà lãnh đạo Chính phủ Hoa Kỳ đã hỏi chúng tôi và chúng tôi cũng không có câu trả lời chính xác. Lãnh đạo nói với chúng tôi rằng đối thoại nếu không giải quyết được gì thì đi đối thoại làm gì cho tốn kém! Tôi không đồng tình với quan điểm đó vì cho rằng, dù không đạt được mọi thứ mình muốn nhưng đối thoại sẽ có thể cải thiện tình hình từng bước, ngược lại, mọi thứ sẽ đi thụt lùi… Và, đó là lý do chúng tôi đi cả đoàn đến Việt Nam – Có thể chúng tôi không thay đổi được những điều vĩ mô nhưng các vấn đề nhỏ hơn thì có thể. Tôi cũng cười và chúng tôi cùng thống nhất rằng, hy vọng, nếu có cuộc gặp gỡ vào năm sau, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn và chúng tôi sẽ có điều vui hơn để kể. Như vậy, những nơi mà nhiều người mơ ước, kỳ vọng như Hoa Kỳ hay các nước EU, lời nói của họ cũng không mang quá nhiều ý nghĩa trong các cuộc đối thoại nhân quyền đối với Việt Nam. Mỗi bên đều giữ lập trường, quan điểm của mình và mọi thứ chủ yếu chỉ dừng lại ở góc độ chia sẻ; sự “mặc cả” trên bàn đàm phán (nếu có, mà thực tế là có, theo tiết lộ của một người giấu tên) chỉ được thực hiện ở một hoặc một số vấn đề nhỏ mà các bên cùng quan tâm từ trước. Thế nên, việc trông đợi giúp sức từ bên ngoài để cải thiện tình hình trong nước là một điều rất xa vời, phi thực tế, không mang nhiều ý nghĩa mà tự ta phải giúp lấy ta mà thôi. Tự do, dân chủ không tự nhiên mà có được, không phải chờ ai mang đến mà mỗi một chúng ta phải tự tạo ra nó, tạo cơ hội cho những người xung quanh. Tự do, dân chủ tới từ tri thức, từ nỗ lực của mỗi một người chúng ta chứ không thể trông chờ ai đó ban cho… Luật Sư Ngô Anh Tuấn FB Tuan Ngo  
......

Tiết lộ mới: Lý do người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào bị Tập Cận Bình buộc rời khỏi đại hội Đảng

Náo động tại Đại hội Đảng: Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng của Trung Quốc đã loại người tiền nhiệm khỏi Đại sảnh đường trước báo chí thế giới. Nguồn: © picture alliance/ Kyodo Tác giả: Viktoria Bräuner Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ Náo động tại Đại hội Đảng: Lãnh đạo Đảng của Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại người tiền nhiệm khỏi Đại sảnh đường trước báo chí thế giới.  Cứ 5 năm một lần, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lại thu hút sự chú ý của báo chí thế giới: Nó quyết định ai sẽ nắm quyền điều hành nước Cộng hòa Nhân dân trong tương lai – và ai sẽ không. Mỗi phút đều được hoạch định tỉ mỉ tại hội nghị có hơn 2000 đại biểu. Tuy nhiên, vào thứ Bảy [ngày 22-10-2022], lại xảy ra một cảnh tượng cực kỳ bất thường: Lãnh đạo đảng Tập Cận Bình đã cho người đưa người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường. Báo chí chỉ vừa mới được đưa vào Đại sảnh đường Nhân dân khi hai quan chức đảng xách nách ông Hồ, có vẻ không hài lòng, chống lại ý muốn của ông ta. Báo chí nhà nước đưa tin, cụ ông 80 tuổi có vấn đề về sức khỏe. Bây giờ có manh mối về những gì thực sự đã xảy ra. Một đoạn video cho thấy, những phút trước khi xảy ra sự việc: Hồ đang ngồi bên cạnh Tập Cận Bình, và có một tập tài liệu màu đỏ trước mặt tất cả các đại biểu. Hồ cố gắng mở nó nhiều lần, có vẻ khó chịu, để đọc các tài liệu trong đó, tuy nhiên những người ngồi kế bên ông cố gắng ngăn ông làm điều đó. Kính đọc sách của Hồ nằm bên cạnh ở trên bàn, nhưng ông ấy thậm chí còn không kịp đeo vào. Một thời gian ngắn sau, hai cán bộ dẫn cựu Chủ tịch ra khỏi hội trường, một trong số họ cầm kính của ông Hồ và tập tài liệu gây tranh cãi. Hồ nói điều gì đó với Tập Cận Bình, ông ta gật đầu, trả lời ngắn gọn và quay đi. Kể từ đó, các chuyên gia trong ngành phỏng đoán về sự việc này: Nội dung của các tài liệu là gì? Hồ không nên đọc cái gì? Bây giờ có thông tin mới về việc này. Hồ Cẩm Đào không nên đọc những gì? Nếu bạn phóng to ảnh của tập tài liệu, điều này sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về nội dung, như nhà báo và chuyên gia về Trung Quốc Ling Li viết trên Twitter. Bản dịch, tiêu đề viết: “Lần thứ hai mươi của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX và Ủy ban Kỷ luật Trung ương”; sau đó có tên theo sau. Rõ ràng đây là danh sách những cán bộ được ông Tập Cận Bình đề bạt lên ủy ban nào đó. Và đây là điều quan trọng: Tên con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ Hải Phong, không có trong đó. Mặc dù có cha đầy thế lực, ông đã không lọt vào Ủy ban Trung ương, cũng như bất kỳ đồng minh nào khác của ông trong Chính phủ. Nói một cách dễ hiểu, Tập Cận Bình đã tước quyền lực gia đình họ Hồ và phe ủng hộ doanh nghiệp của đảng mà họ thuộc về – và Hồ Cẩm Đào dường như không được thông báo. Rõ ràng, ban lãnh đạo Đảng sợ rằng ông Hồ sẽ công khai chỉ trích các cuộc bổ nhiệm mới và sự bành trướng quyền lực của ông Tập. Ai đã đưa Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường? Việc ai dẫn Hồ Cẩm Đào ra khỏi hội trường cũng là vấn đề chính – không phải bởi những người quản lý hội trường, mà bởi các quan chức cấp cao của đảng. Một người, theo bảng tên, là Kong Shaoxun, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng CSTQ. Sếp của ông ta là Ding Xuexiang, người đã được đưa vào Bộ Chính trị, tức là nhóm thân cận của Tập Cận Bình. Không biết ai đã quyết định rằng Hồ Cẩm Đào phải đi ra. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến ​​cho rằng Tập Cận Bình đã tự mình ra lệnh. Thiếu đoạn video về thời điểm qua đó cho thấy ai quyết định: Việc ông Hồ không được phép tiếp tục tham dự cuộc họp. Theo thông tin chính thức, người quay phim được cho là đã thay đổi vị trí của mình. Nhiều khả năng là ông Tập đã tự ra lệnh và đoạn đó đã bị kiểm duyệt. Nước bước công khai làm mất mặt người tiền nhiệm và cũng là một cán bộ Đảng được kính nể thực ra chỉ có thể do ông ta quyết định. Không ai ở cấp bậc thấp hơn có thể cho phép mình làm một việc thiếu tôn trọng Hồ Cẩm Đào như vậy. Điều này cũng nói lên việc đó: Sau đó Kong quay trở lại, thì thầm điều gì đó vào tai Tập, người dường như ban ra thêm chỉ thị. Nếu ông ta thực sự có vấn đề về sức khỏe, các cán bộ khác sẽ chạy đến giúp đỡ ông Hồ. Thay vào đó, họ ngồi đó với vẻ mặt lạnh như tiền, gần như sợ hãi và nhìn chằm chằm vào không gian trống rỗng. Một cảnh khác cho thấy, một người tham dự cố gắng giúp ông Hồ đứng lên, nhưng bị người ngồi kế bên cùng bàn kéo đuôi áo khoác và giữ lại. Viktoria Bräuner Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ - Báo Tiếng Dân
......

Nước Nga chưa bao giờ tồi tệ như thế

  Kim Van Chinh Thông tin chính thức đã đưa: Trước chiến tranh , Nga vẫn phải nhập vòng bi Thuỵ Điển cho bánh xe lửa và việc cấm vận làm cho hơn 10.000 toa xe Nga phải dừng chạy do thiếu vòng bi. Nhiều người chưa hiểu nước Nga khó tin được tin trên. Riêng tôi tôi đã từng đi làm ở nhiều nhà máy cơ khí Nga và Liên Xô tôi biết rất rõ thảm kịch công nghiệp Nga khi bị cấm vận.   Mảng vũ khí mới thảm hại. Hầu hết chip và mạch điện tử IC của các xe tăng, pháo, máy bay đều phải nhập và đó là lý do tại sao sau cấm vận Nga thiếu vũ khí.   Bài sau của Vinh Nguyen về việc Nga nhập tủ lạnh, máy giặt rồi tháo các IC ra lắp cho xe tăng, pháo...   "Giới thạo tin cho biết: Nga đang mua máy giặt và tủ lạnh thông qua các nước thứ ba và tháo dỡ chúng để lấy các linh kiện cho quân đội   Các quan chức ở châu Âu đã công khai cho biết họ nhìn thấy các bộ phận của tủ lạnh và máy giặt được tìm thấy trong các thiết bị quân sự như xe tăng của Nga sau khi nước này xâm lược Ukraina. Do đó, xuất khẩu của châu Âu tăng đột biến và bất ngờ khiến giới chức lo ngại.   Về điều này Bloomberg cho biết. Armenia đã nhập khẩu nhiều máy giặt hơn từ Liên minh châu Âu trong tám tháng đầu năm so với hai năm trước cộng lại, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp từ cơ sở dữ liệu Eurostat của EU. Trong tháng 8, Kazakhstan đã nhập khẩu tủ lạnh châu Âu trị giá 21,4 triệu USD, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, dữ liệu của chính phủ Kazakhstan cho thấy các lô hàng tủ lạnh, máy giặt và máy điện hút sữa xuất sang Nga tăng mạnh. Một số hoạt động thương mại thông qua các quốc gia Á-Âu đến Nga có thể mang tính cơ hội, bù đắp cho việc thiếu hàng nhập khẩu từ các nước khác hoặc do các công ty Nga tháo dỡ thiết bị gia dụng và sử dụng các linh kiện và chất bán dẫn trong sản xuất dân dụng. Tuy nhiên, các quan chức châu Âu nắm rõ các con số này cho biết họ lo ngại rằng ít nhất một số hàng hóa và các thành phần của chúng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự và đang theo dõi chặt chẽ sự gia tăng xuất khẩu sang các nước ngoại vi của Nga.   Các quan chức ở châu Âu đã công khai cho biết họ nhìn thấy các bộ phận của tủ lạnh và máy giặt được tìm thấy trong các thiết bị quân sự như xe tăng của Nga sau khi nước này xâm lược Ukraina. Những người quen thuộc với các ước tính nói rằng có thể các linh kiện và chip điện tử từ các sản phẩm gia dụng khác cũng được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, mặc dù chủ yếu là cho các thiết bị tương đối thấp. Tuy nhiên, theo chính phủ Kazakhstan, nhu cầu của Nga đối với máy hút sữa điện từ Kazakhstan đã tăng hơn gấp đôi trong 8 tháng đầu năm so với năm 2021. Nước này cũng đã vận chuyển số máy giặt trị giá 7,5 triệu USD đến Nga vào năm 2022, tăng so với con số gần như bằng 0 trong hai năm trước đó. Xuất khẩu tủ lạnh sang Nga tăng gấp 10 lần so với năm trước.   James Byrne, Giám đốc nghiên cứu phân tích và tình báo nguồn mở tại Viện Vũ khí Liên hợp Hoàng gia cho biết: “Ngay cả những hệ thống vũ khí rất tinh vi của Nga cũng thường được chế tạo bằng cách sử dụng các thành phần vi điện tử chung được tìm thấy trong một loạt sản phẩm thương mại.   Các trường hợp người Nga lấy trộm máy giặt, tủ lạnh và các thiết bị gia dụng khác đã được ghi lại nhiều lần. Nhiều đoạn video đã được đăng tải trên mạng xã hội, trên đó người ta có thể thấy các thiết bị bị đánh cắp, mà những người chiếm đóng dự định đưa về Liên bang Nga.   Duy nhất chỉ có Ukraina   Nói đến nước Nga giới phương Tây đều nể nang và nói thẳng là sợ sệt.   Vì Nga là một trong 5 thành viên thường trực của HĐBA Liên hợp quốc, họ có quyền phủ quyết và chặn những nghị quyết của LHQ nếu thấy không có lợi, thậm chí nghị quyết đó Putin không thích.   Nga là cường quốc về vũ khí hạt nhân và thông thường. Đội quân hùng hậu, đông đảo và thiện chiến. Vũ khí tối tân, sức mạnh hủy diệt có thể phá hủy bất cứ đâu mà Nga cho là thù địch. Chi phí quốc phòng hàng năm của Nga lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ, Trung quốc. Nhưng giá trị ở chỗ vũ khí Nga tự sản xuất, không nhập khẩu. Họ còn là nhà xuất khẩu quân sự thứ 2 thế giới sau Mỹ.   Rất nhiều tạp chí về quân sự của phương Tây hàng ngày đều cập nhật về điều này.   Nga còn là nhà cung cấp năng lượng chính của EU, khối kinh tế có ảnh hưởng ngang Mỹ trên thế giới. Nga còn xuất khẩu những Khoáng sản tài nguyên quan trọng như uranium, kim loại màu, ngũ cốc...   Nga còn là đối tác của các nước chống phương Tây như Iran, Bắc triều tiên, Venezuela, Cuba.   Hơn hết là quan hệ với Trung quốc và Ấn độ.   Có nghĩa rằng Mỹ có thể là kẻ thù hoặc đối thủ cạnh tranh với nhiều nước, kể cả với các đồng minh. Nhưng Nga thì không, họ duy trì quan hệ nồng ấm với tất cả các nước.   Đó là một trong những điều kiện khiến Nga tự tin khi xâm lược Ukraina.   Họ tin rằng EU sẽ không quyết liệt chống đối vì qua một số cuộc chiến và sát nhập từ năm 2008 ở Gruzia, 2014 ở Crinea. Mỹ ở xa nên lợi ích ở Ukraina sẽ không ngang tầm như ở Châu á Thái bình dương. Và thực tế trong thời gian trước chiến tranh và những ngày đầu chiến tranh đã chứng minh điều đó: Mỹ khuyên Tổng thống Zelensky bỏ chạy, vũ khí, kinh tế hầu hết yên ắng, không cung cấp và hỗ trợ. Đây cũng là điều Nga dự đoán đúng. Cuộc chiến chỉ xảy ra bước ngoặt lớn khi người dân Ukraina, đứng đầu là Tổng thống Zelensky đứng lên bảo vệ đất nước kể cả biết cuộc chiến quá chênh lệch. Ông không nghe bất kỳ lời khuyên nào bằng chính dòng máu Ukraina đang chảy trong huyết quản: Đứng lên kêu gọi người dân Ukraina chống xâm lược. Dựa vào bộ máy đang hoạt động để chống xâm lược Nga.   Những bài phát biểu, những bài đăng trên mạng xã hội đã thức tỉnh thế giới phương Tây hiểu rằng: Nếu không ngăn chặn Nga, chiến tranh sẽ lan toàn châu Âu. Và Putin dùng chính người Ukraia, Nga, Belarus sẽ tiến hành cuộc xâm lược các mắt xích yếu như Phần Lan, Thụy Điển, Balan, Moldavia, Rumani, Latvia, Estonia, Litva...   Khi đó cả EU có thể giống như Bucha, Izum và những binh sĩ cùng công dân phương Tây sẽ ngã xuống.   Kể từ năm 2014 khi Nga chiếm Crimea và vùng Donbass, Ukraina đã không sợ đấu tranh để dành lại lãnh thổ. Ukraina không sợ Nga, mặc dù Ukraina chấp nhận hiệp định Minsk.   Khi cuộc chiến xảy ra Ukraina đã kháng chiến để chống lại sức mạnh áp đảo của Nga mặc dù nhiều nguyên thủ các cường quốc khuyên Ukraina nên chấp nhận và thỏa hiệp.   Ukraina đã phân thế giới phương Tây - Nga làm hai phía rõ ràng: Trắng - Đen. Không còn nước đôi, không còn màu xám điều chứng minh rõ nhất là các cường quốc Pháp - Đức - Ý. Một điều đáng mừng là cả thế giới phương Tây đã không còn nể sợ Nga mà ủng hộ Ukraina tuyệt đối.   Sự bất khuất và anh dũng của Ukraina đã có kết quả: Sau 1 tháng Nga thắng như chẻ tre ở miền bắc Ukraina đã phải rút chạy trong sự thất bại cay đắng.   Nga đã phải cay đắng thu hẹp quy mô cuộc xâm lược so với tuyên bố ban đầu: Chuyển sang các mục tiêu nhỏ hơn. Trong cuộc bao vây Mariupol hàng mấy tháng trời, quân Nga thiệt hại vô số ở đây. Cuộc chiến ở Severodonetsk cũng tương tự. Các nhà phân tích quân sự không hiểu được tại sao Ukraina với số vũ khí ít ỏi và hạn chế lại thiêu cháy đoàn xe dài hành km của Nga.   Họ không hiểu Ukraina dùng loại vũ khí gì để tiêu diệt soái hạm bất khả chiến bại Moscow. Họ không hiểu Ukraina tấn công các căn cứ quân sự ở Crimea, họ không hiểu tại sao cầu Kerch lại sập, họ không hiểu cuộc giải phóng thần tốc ở Kharkiv...   Ukraina không dùng biển người, không có vũ khí áp đảo nhưng lại khiến quân đội hùng mạnh của Nga trở thành quân đội phòng thủ.   Nhiều chuyên gia cho rằng "quân đội Nga không mạnh như họ tưởng" nhưng đó là khi bị quân đội Ukraina khiến họ thất bại. Còn trên thực tế từ thế chiến 2 chưa có cuộc chiến nào tàn khốc, quy mô và mức độ vũ khí cũng như quân nhân hùng hậu như cuộc chiến này. Chưa có quân đội nào lì lợm và liều mạng như quân đội Nga.   Chỉ có duy nhất Ukraina mới đưa quân đội nước Nga khuất phục khi họ muốn dựa vào nắm đấm để xâm chiếm lãnh thổ. Chỉ có Ukraina không run sợ trước lời đe dọa dùng vũ khí hạt nhân. Chỉ có Ukraina không sợ trước những đòn tấn công vào các cơ sở hạ tầng.   Chỉ có Ukraina mới khiến Nga phải dùng những trò hèn: Thất bại ở chiến trường đành phải tấn công dân thường.   Như lời cố vấn Tổng thống Mykhailo Podolyak " bạn cũng sẽ chết vì bị ăn mòn dần dần, vậy hãy đứng lên để bảo vệ mình, đó là cơ hội sống sót duy nhất". Kim Van Chinh  
......

Chuyến đi định mệnh?

Tân Phong –Viêt Tân “Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay” – câu thơ ông Nguyễn Phú Trọng từng trích dẫn Truyện Kiều để so sánh với vai trò “thiên mệnh” của mình. Chuyến đi biểu tượng hay sự lựa chọn của CSVN? Ông Nguyễn Phú Trọng thăm “mẫu quốc” từ ngày 30/10 – 3/11/2022, theo “lời mời” của hoàng đế Tập Cận Bình, ngay sau khi bế mạc đại hội XX của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Mặc dù, từ trước tới nay, theo thông lệ, sau mỗi kỳ đại hội đảng, các lãnh đạo của hai quốc gia độc tài có mối quan hệ “môi hở, răng lạnh,” “vận mệnh tương thông” thường thăm hỏi và chúc mừng nhau. Nhưng chuyến đi lần này của ông Trọng có nhiều điểm bất thường khiến ngoại giới quan tâm. Sau mỗi kỳ đại hội đảng, việc sắp xếp nhân sự, ổn định bộ máy là một công tác quan trọng, thường kéo dài nhiều tháng. Nhất là sau kỳ đại hội XX lần này, Tập Cận Bình đã thay đổi nhiều cơ cấu lãnh đạo trung ương, các tỉnh thành lớn và đặc biệt dàn tướng lĩnh trong Quân Ủy Trung Ương… loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nhóm “nguyên lão,” cơ cấu cánh Đoàn Thanh Niên, “thái tử đảng” của các gia tộc lớn. Rõ ràng, với một cơ cấu lãnh đạo mới và trước một tình hình kinh tế không mấy khả quan sau 2 năm áp dụng chính sách Zero-Covid, tiếp nối cuộc chiến tranh thương mại suốt nhiệm kỳ của Tổng Thống Mỹ Donald Trump khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này phải đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng mang tính hệ thống và cơ cấu. Có nhiều công tác nhẽ ra cần được ban lãnh đạo Trung Quốc quan tâm hơn là việc tiếp đón một chư hầu nhỏ bé như Cộng Sản Việt Nam. Liệu Việt Nam đóng một vai trò nào đó, quan trọng hơn các vấn đề nội trị và thách thức về kinh tế- xã hội mà Trung Quốc đang đối diện? Đây là lần thứ 4 ông Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc, cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông ta kể từ đại hội đảng CSVN lần thứ XIII. Trong 3 năm qua, chưa có một ủy viên bộ chính trị nào của CSVN đến Bắc Kinh. Trong quãng thời gian đó, Hà Nội có vẻ như có những động thái dịch lại gần Hoa Kỳ khi nhận nhiều viện trợ y tế của Tây Phương, trong khi “anh bạn vàng 4 Tốt” ngó lơ người anh em trong cơn dịch bệnh kinh hoàng. Việc ông Trọng, năm nay đã 78 tuổi, vận động đi lại thậm chí còn khó khăn, vội vã sang Bắc Kinh để “chúc mừng” hoàng đế Tập Cận Bình đăng cơ, xem ra có nhiều ý nghĩa và nội dung quan trọng hơn là một chuyến đi mang tính biểu tượng. Và nó cũng là câu trả lời rõ ràng cho thứ diễn ngôn “Việt Nam không chọn phe mà chọn chính nghĩa” và “chính nghĩa” ở đây là Trung Quốc. Chuyến đi này, cần đặt trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu và mục tiêu trọng tâm của Tập Cận Bình giai đoạn tiếp tới. Quan trọng hơn là vai trò của Việt Nam trong bàn cờ và tham vọng bá quyền của Trung Quốc là gì? Mục tiêu của Tập Cận Bình? Sau 10 năm “đả hổ, diệt ruồi,” quyền lực của Tập Cận Bình đã ở mức tột bực. Trong đại hội đảng lần này, người ta không còn thấy hình ảnh quen thuộc của những biểu tượng Mác – Lê – Mao. Trong báo cáo chính trị tại đại hội, ông Tập đã nhắc đến cụm từ “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới” với tần suất lặp lại tới 39 lần khái niệm “Thời đại mới” như sự khẳng định một hệ tư tưởng và lý luận hoàn toàn mới và duy nhất, đoạn tuyệt với các hệ giá trị cũ như “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân hay “Xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào. Sự kiện chấn động khi cựu Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Hồ Cẩm Đào – người đã đưa Tập Cận Bình lên vị trí hôm nay – đã bị nhân viên an ninh áp tải ra khỏi đại hội vì có thể muốn nói điều gì đó không vừa ý với “hoàng đế.” Một màn thể hiện quyền uy tuyệt đối của Tập Cận Bình. Quyền lực lãnh đạo của Trung Quốc Cộng Sản đảng giờ không phải do “tâp thể lãnh đạo” mà độc tôn vai trò thống trị của hoàng đế Tập Cận Bình. Nếu đặt cạnh nhau các đại dự án “Một vành đai, một con đường,” “Trung Hoa mộng” với “Tư tưởng Tập Cận Bình” và “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới” ngày hôm nay, nhìn sâu vào bản chất các giá trị và mục đích cốt lõi của chúng, người ta sẽ phải giật mình vì sự tương đồng với Mein Kampf. Chỉ có điều, nó quyến rũ hơn, có vẻ hài hòa hơn và đương nhiên là hấp dẫn hơn cả món vịt quay Bắc Kinh. Chỉ có điều, bạn sẽ ngộ độc khi say mê món ăn này. Một thứ gì đó pha trộn giữa Khổng Giáo của Khổng Khâu, Pháp Gia của Hàn Phi Tử, lý luận XHCN của Karl Marx, các chính sách cai trị, vỗ về chư hầu, “quân chánh hợp nhất, dân binh hợp nhất” của Tề Hoàn Công… được diễn giải theo thứ ngôn ngữ triết lý Phương Đông rất huyền ảo, che đậy bởi các bánh vẽ tương lai và ngôn từ đẹp đẽ. Nó vừa khơi gợi, vừa che đậy tham vọng quyền lực tuyệt đích của giới tinh hoa cộng sản Trung Quốc, ve vuốt lòng kiêu hãnh “thiên mệnh đế vương” và thúc giục các nhà lãnh đạo quốc gia này thực hiện các “sứ mệnh lịch sử.” Giới tinh hoa Trung Quốc hôm nay đang hình thành, củng cố những tín điều của một hệ tư tưởng mới, hướng đến mục tiêu thống trị thế giới. Nó đáng sợ hơn học thuyết của Hitler. “Một Trung Quốc có thể suy yếu hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật vì ngày càng bị cô lập nhưng nguy hiểm hơn” – Đó là lời nhận xét của giới phân tích, bình luận chính trị quốc tế khi đánh giá xu hướng hiện nay của Trung Quốc. Cuộc chiến xâm lược Ukraine là một minh chứng những gì mà các nhà độc tài như Putin hay Tập Cận Bình có thể đem đến cho thế giới. Mặc dù lời lẽ trong các diễn văn trong đại hội XX đã bị “chỉnh sửa” kỹ lưỡng trước khi phát sóng để tránh những từ ngữ có thể khiến Hoa Kỳ “nóng mặt.” Nhưng nội dung các chính sách thì không thay đổi. Ông Tập tuyên bố “chúng ta sẽ không bao giờ hứa hẹn từ bỏ việc sử dụng vũ lực.” Cụm từ “quân đội hùng mạnh,” “quốc gia hùng mạnh” liên tục được nhắc lại và việc thống nhất, thu hồi Đài Loan được coi là “sứ mệnh lịch sử.” Hãy xem hàng loạt các chính sách “kinh tế tuần hoàn kép,” Zero-Covid, các vấn đề liên quan tới Tân Cương, Hong Kong và tiếp tới là Đài Loan, Biển Đông… có ý nghĩa gì nếu chẳng phải là những bước để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh? Trong cơ cấu Quân Ủy Trung Ương hiện nay của Tập Cận Bình, hai nhân vật chủ chốt là tướng lĩnh trưởng thành từ cuộc chiến tranh 1979 với Việt Nam là Trương Hựu Hiệp, 72 tuổi, hiện giữ chức phó chủ tịch thứ nhất, và Lưu Chấn Lập, 58 tuổi, quân ủy viên. Đó không phải là sự tình cờ. Mặc dù, PLA đã được hiện đại hóa đáng kể, thao diễn và duyệt binh thường xuyên. Nhưng đó là một đội quân không hề có kinh nghiệm thực chiến suốt 40 năm qua. Cuộc chiến xâm lược Ukraine khiến Putin sa lầy và nước Nga đang “cạn máu,” thất bại chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự tỉnh thức của Phương Tây trước những âm mưu thâm hiểm của Trung Quốc và nỗ lực xiết chặt dần vòng kim cô, phong tỏa và chặt đứt các vòi bạch tuộc của Trung Quốc. Tất cả diễn biến bất lợi đó khiến cho Tập Cận Bình phải thúc đẩy nhanh hơn tiến trình thống nhất Trung Hoa (thu hồi Đài Loan) cũng như giành vị trí thống trị ở Đông Á. Nếu Putin thất bại ở Ukraine và nước Nga sụp đổ quá nhanh trước khi cuộc chiến ở eo biển Đài Loan hay Biển Đông bắt đầu, thì cơ hội giành chiến thắng bằng vũ lực sẽ ngày càng vô vọng. Trước khi tiến hành một cuộc chiến. Việc Tập Cận Bình “mời” Nguyễn Phú Trọng sang tiếp kiến, hẳn đã chuẩn bị nhiều miếng phó mát ngon lành được gài trong những cái bẫy chuột tinh vi. Phải chăng, Tập Cận Bình cần một sự cam kết và thần phục tuyệt đối của CSVN trước canh bạc tất tay? Và trong tình thế này, Hà Nội không còn cơ hội để tiếp tục “đu dây” trục lợi thêm nữa? Không có quá 1 một lựa chọn duy nhất dành cho ông Trọng và mọi sự kháng cự hay chần chừ sẽ đều dẫn đến hậu quả thê thảm như Trần Đại Quang? Việt Nam: Quốc gia bi thảm Vốn dĩ, từ trước tới nay, Hà Nội theo đuổi chính sách “đu dây” hay còn được ví von là chính sách “ngoại giao cây tre,” không phải chỉ giữa Trung Quốc và Mỹ. CSVN “đu dây” với tất cả các thế lực chính trị, kinh tế, quân sự quốc tế để lợi dụng tối đa các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Về mặt kinh tế, Việt Nam phụ thuộc hơn 80% “đầu vào” bao gồm nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư công nghiệp, phân bón, giống cây trồng… tất cả đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi hai thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ và EU. Trung Quốc cấp vốn cho các dự án lớn và đồng thời là “tổng thầu” của tất cả các dự án công nghiệp, năng lượng, hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc nắm quyền chi phối hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước như EVN, TKV, VEC…cũng như các bộ ngành quan trọng như Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Giao Thông Vận Tải… của Việt Nam. Về mặt chính trị, Bắc Kinh tuy không can thiệp nhiều vào nội bộ chính trường Việt Nam kể từ trường hợp Lê Khả Phiêu bị thất sủng. Nhưng sự phụ thuộc gần như hoàn toàn về kinh tế đủ để Trung Quốc kiểm soát cuộc chơi và đặt ra “lộ trình” mà Hà Nội không thể “trật bánh.” Tuyệt đại đa số “lãnh đạo” CSVN đều thuần phục “thiên triều.” Bị mắc kẹt từ trong lịch sử hình thành, ràng buộc bởi lợi ích băng đảng và sự tương đồng về mô hình cai trị độc tài, Hà Nội chưa bao giờ thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Mặc dù, đã có những giai đoạn hiếm hoi “thoát Trung” nhưng để rồi lại quay trở lại phụ thuộc và thần phục hơn trước. Mặc dù Hà Nội luôn ca ngợi “16 chữ vàng” và nhịn nhục đớn hèn trước yêu sách ngạo ngược của Bắc Kinh trong khi kiếm tìm sự ủng hộ quốc tế từ kẻ cựu thù Hoa Kỳ, van xin sự bảo trợ từ Putin để bảo vệ các giếng dầu ở vùng thềm lục địa. CSVN là quốc gia hăng hái nhất ở Đông Nam Á mua sắm vũ khí từ Nga trong khi một số lượng lớn sỹ quan quân đội và công an lại dược “bồi dưỡng” ở Trung Quốc… Có thể nói, chính sách quốc phòng “4 Không” của Việt Nam cũng giống như việc một cô gái làng chơi phải “phục vụ free” cho cả đám anh chị xã hội lẫn các anh công an khu vực, dân phòng để mong yên thân, bán trôn nuôi miệng. Trong bối cảnh hiện nay, khi nước Nga không còn là một thế lực chính trị, quân sự đáng kể nữa thì câu chuyện sẽ khác. Hà Nội mất đi một chỗ dựa truyền thống và nguy cơ bị người anh em “4 Tốt” thâu tóm vùng đặc quyền kinh tế biển sẽ nhanh chóng biến thành cơn ác mộng. Địa kinh tế, chính trị, quân sự của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong bàn cờ quyền lực của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Do đó, việc nắm chặt và chi phối Nguyễn Phú Trọng cùng dàn lãnh đạo khóa 13 trong tay là một mục tiêu cần đạt được đối với Tập Cận Bình càng sớm càng tốt. Xem ra, đây là một chuyến đi “lành ít dữ nhiều” không chỉ với ông Nguyễn Phú Trọng mà còn đối với vận mệnh đất nước Việt Nam. Sự tuân phục yếu hèn của Tổng Trọng và băng đảng bán nước hại dân CSVN sẽ mở ra một trang sử bi thương của đất nước này./.  
......

Một góc nhìn khác về "Chim"

Tỉ phú Mỹ Elon Musk thông báo chính thức mua mạng xã hội Twitter hôm qua, 28/10/2022. Trước đó một ngày, hôm 27/10, Liên Hiệp Châu Âu (EU) vừa công bố các quy tắc mới về dịch vụ kỹ thuật số, chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2024. Nhân dịp này, Liên Âu nhắc nhở tân chủ nhân Twitter phải tuân thủ các quy định của EU về giám sát không gian mạng xã hội tại khối 27 nước. Phong Huy Doan   Ông Elon Musk mua Twitter vào ngày 28/10/2022 và thương vụ này có thể bị đưa vào tầm nhắm an ninh của chính quyền Hoa Kỳ (CFIUS) do những phát biểu liên quan về địa chính trị của ông gây ra (https://reut.rs/3NlRt7H) Việc đầu tiên liên quan đến chiến tranh Nga - Ukraine thì ông Elon Musk đề nghị:   - tổ chức bầu cử tại khu vực Nga vừa lấn chiếm dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc .   Nga phải rút lui nếu đó là ý chí của người dân.   - Crimea thuộc về Nga trên danh nghĩa từ 1783 ( mãi cho đến lúc Khruschev vướng sai lầm ) - Phải bảo đảm nguồn nước ngọt cho Crimea - Ukraine chính trị trung lập Rồi ông Elon Musk viết tiếp:   Nga hiện nay chỉ động viện một phần , nhưng nếu Crimea bị đe dọa , sẽ chuyển sang tổng động viên .   Dân số Nga đông gấp 3 lần Ukraine , thương vong cho cả hai phe sẽ rất kinh khủng . Nếu nghĩ đến dân tộc Ukraine thì hãy tìm kiếm hòa bình.   Sau đó vài ngày ông tuyên bố ngưng phủ sóng vệ tinh Starlink tại Crimea nếu Bộ Quốc Phòng Mỹ không trợ cấp , vì ông đã hết tiến.   Chuyện thứ hai liên quan đến Đài Loan , Elon Musk đề nghị nên đi theo đường hướng Hong Kong , "nhất quốc lưỡng chế"   Nữ phát ngôn Mao Ninh của Bắc Kinh liền vỗ tay tán thưởng ý kiến nhà tỷ phú Mỹ đang cư ngụ tại Austin/Texas!   Từ phần này trở đi , chúng tôi viết có cái chính xác , có cái suy diễn , tuy nhiên nếu hiểu thì (chúng tôi tin) sẽ bắt được cái ý của chính quyền Hoa Kỳ.   Tesla có 3 cơ sở sản xuất: Thượng Hải, Berlin và Austin . Tesla là công ty 100% vốn nước ngoài , trong khi tất cả các thương hiệu xe hơi khác, từ GMC cho đến Volkswagen, Mercedes, BMW đều phải làm ăn với Bắc Kinh theo hình thức liên doanh (joint venture) .   Bắc Kinh xây dựng hãng cho Tesla trong vòng 8 tháng , qua hình thức xây trước , rồi Elon Musk hoàn tiền lại sau.   Xe Tesla sản xuất lại Thương Hải chiếm 50% trong tổng số xe hơi của công ty , nhưng giá thành thấp hơn tại Hoa Kỳ đến 60%.   Elon Musk bán sản phẩm khắp Á Châu , thậm chí tại Anh , nhưng giá cả không bớt xu nào.   Cơ sở Thượng Hải đóng góp 2/3 lợi tức cho Tesla, còn Berlin và Austin chẳng được là bao nhiêu. Nhờ thu lời nhiều nên Elon Musk đã thanh toán xong nợ nần với Bắc Kinh, còn dư tài chánh để đầu tư vào các dự án khác. .. Tại sao Bắc Kinh ưu đãi Elon Musk ? Elon Musk nghĩ là ông có tiền , tức là cách tính tiền dựa trên giá cổ phiếu.   Nhưng Bắc Kinh là người nắm cơ hội và tương lai của Tesla, nếu Thượng Hải ngưng sản xuất, không có xe thì sẽ hết tiền.   Vậy tiền là Elon Musk hay tiền là Thượng Hải ?   7 tháng trước Elon Musk muốn mua Twitter với giá 44 tỷ , thế rồi hủy thương vụ , chiến tranh xảy ra , điều kiện kinh tế thay đổi, giá cổ phiếu mất 30%. Bây giờ tiếp tục mua với giá 44 tỷ, sẽ sa thải 75% nhân viên, vậy tiền đâu ra và để làm gì?   Đó là lý do an ninh, chính quyền Mỹ sẽ để ý đến những người góp vốn với Elon Musk để đi buôn...   Người ta nghi là Bắc Kinh "dạy" cho Elon Musk nói những điều kể trên , (để ăn tiền) , vì Elon Musk liên hệ sâu sắc với Bắc Kinh (do Tesla Thượng Hải)   Chúng ta biết cha đẻ của Tiktok là ByteDance , hễ download ứng dụng , là nó có thể theo dõi nhân sự cần tìm hiểu cho những mục tiêu chính trị.   Cách xâm nhập thời nay tinh vi, đã có tiền lệ rồi ...   Để chờ xem thời gian cho chúng ta giải đáp các thắc mắc về thái độ thân Putin và Tập Cận Bình của Elon Musk.   Tuy phát biểu "bird is freed" nhưng chính Elon Musk đang xử dụng cho chim một bộ lọc "Made in China"./.
......

Đối tượng phải rủa là đảng, không phải Mười Thành!

DongPhungViet's blog Ngay sau khi “cha” Trần Đình Thành (Mười Thành – cựu Bí thư Đồng Nai) và “cha” Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch Đồng Nai bị bắt) vì nhận hối lộ của Công ty AIC (doanh nghiệp của “mẹ” Nguyễn Thị Thanh Nhàn) - báo chí nhà nước lập tức giới thiệu “Vườn bonsai Dona” của Mười Thành... “Vườn bonsai Dona” của Mười Thành có diện tích khoảng 5.000 mét vuông, ba mặt giáp ba trục đường chính ở khu vực Bửu Long, thành phố Biên Hòa, khởi công đầu năm 2016, khánh thành đầu năm 2017, chia làm ba khu, có nhiều kiến trúc sang trọng được thiết kế theo phong cách của Nhật chỉ là nơi “cha” Thành nghỉ ngơi, tiếp bạn bè và đón khách đến thưởng ngoạn bonsai. Mười Thành còn một thửa đất khác có diện tích khoảng 2.000 mét vuông cạnh “Vườn bonsai Dona” chưa dùng tới (1)... Xem ảnh, video clip giới thiệu “Vườn bonsai Dona” của Mười Thành, nhiều người nổi giận, rủa Mười Thành. Ai cũng biết, thu nhập chính thức của Mười Thành - một cán bộ chuyên trách công tác đảng - rất khiêm tốn, không vừa ăn cắp, vừa ăn cướp thì không thể nào có thể tạo mãi thửa đất lớn như vậy ở vị trị trí lý tưởng như vậy, rồi xây dựng những kiến trúc nguy nga, bề thế như vậy và ươm, trồng, trưng bày số lượng bonsai lớn đến mức như vậy. Tuy chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, Mười Thành không chỉ mới khoe sang, khoe giàu qua những thứ như “Vườn bonsai Dona” nhưng suốt năm năm qua, toàn bộ hệ thống từ trên xuống dưới, từ trái sang phải cùng “đui, què, câm, điếc” – không thấy, không nghe, không nói và không làm gì cả. Báo chí cũng vậy, cho đến khi “giậu” Mười Thành (cựu Ủy viên Ban BCH TƯ đảng khóa 12 và 13, cựu Bí thư Đồng Nai suốt 11 năm từ 2024 đến 2015) thực sự đã “đổ” thì “bìm” mới dám “leo”! Gọi những kẻ như Mười Thành là... “cha”, như Nguyễn Thị Thanh Nhàn... là “mẹ”, có thể làm nhiều người nhíu mày, nhăn mặt nhưng cứ ngẫm ắt thấy từ ngày Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của đảng CSVN, những “đầy tớ” như Mười Thành, thủ túc của các “đầy tớ” như Nguyễn Thị Thanh Nhàn, hành xử có khác gì “cha” hay “mẹ” của thường dân. Dẫu không có công sinh thành, dưỡng dục nhưng thường dân vẫn bị buộc phải biết ơn, kính trọng! Cách nay khoảng hai năm, vào tháng 8/2020 – lúc Mười Thành đã khánh thành “Vườn bonsai Dona” hơn ba năm, không những không thấy, không nghe, không nói, không làm gì, các “cha”, các “mẹ” đang tại chức còn tổ chức tặng Mười Thành “Huy hiệu 45 năm tuổi đảng” và dặn dò thường dân phải “trân trọng cống hiến” của những “cha” như Mười Thành cho “sự nghiệp cách mạng của đảng cũng như sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc”. “Vườn bonsai Dona” chẳng là gì nên Mười Thành được mời gọi tiếp tục “là tấm gương sáng để hun đúc tinh thần yêu nước của các thế hệ trẻ”, được đề nghị “luôn quan tâm, đóng góp ý kiến để Đồng Nai tiếp tục phát triển”. Mười Thành cũng chẳng ngại gì nên nhắn nhủ: “Các đồng chí lãnh đạo tỉnh hiện nay nên tiếp nối truyền thống của thế hệ cán bộ lãnh đạo, đảng viên đi trước, trên cương vị của mình, suy nghĩ, tìm tòi cách thức lãnh đạo đạt hiệu quả cao nhất, với mục tiêu cuối cùng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn; giữ gìn đoàn kết, xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch vững mạnh (2)”. *** Chỉ ở Việt Nam và chỉ từ khi xuất hiện “đảng CSVN quang vinh” mới có chuyện dùng quyền lực ăn cắp, ăn cướp nhưng không những không sợ mà còn khoe giàu, khoe sang. Cứ ngẫm ắt thấy, đâu chỉ có Mười Thành. Mười Thành chỉ là một ví dụ khác minh họa cho một tình trạng phổ biến tới mức đếm không xuể, kể không hết. Tại sao càng ngày càng nhiều những cá nhân trộm cướp càn rỡ, trắng trợn rồi khoe “tài” trâng tráo đến mức như vậy? Tại... xứ mình có... đảng! Đảng vừa “tài tình”, vừa “sáng suốt” mà xứ mình không may lại... có tiếp tục biểu diễn quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng cương quyết gạt bỏ đề nghị xử lý những cá nhân “giàu có bất minh”, không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản bằng biện pháp hình sự khi sửa Luật Hình sự hồi năm 2015 (4), rồi năm 2017, hay tịch thu sung công nếu không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản  khi  sửa Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 (5). Chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhưng dứt khoát không công bố các tờ khai tài sản và thu nhập của các “cha”, các “mẹ” để thường dân – đối tượng vẫn được vỗ về rằng họ mới là “chủ nhân của đất nước” – xem xét, chất vấn như thiên hạ, thậm chí chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” mà chỉ tổ chức... bốc thăm, chọn ra 10% các “cha”, các “mẹ” để kiểm tra mức độ trung thực của tờ khai tài sản và thu nhập (6) thì có khác gì tiếp sức cho những Mười Thành qua mặt chủ? *** Vụ đưa – nhận hối lộ khi xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai xảy ra từ hồi đầu thập niên 2010, cách nay cỡ chục năm, vì sao đến giờ mới lôi ra? Chuyện “thông đồng, nâng khống giá trị trang thiết bị trong điều chỉnh tổng mức đầu tư và giá gói thầu, thông thầu, gian lận trong đấu thầu” đâu có dễ giấu, tại sao gần đây mới... muốn biết, mới dí “mẹ” Nguyễn Thị Thanh Nhàn rồi vồ “cha” Mười Thành? Không làm gì trong cả chục năm vừa qua là vì “sự nghiệp cách mạng” thì giờ làm gì đó cũng là vì... “sự nghiệp cách mạng”. Mười Thành không may thuộc nhóm bị “kêu” nên phải “dạ”. Đảng đã cho Mười Thành đủ thứ thì khi cần đảng cần, Mười Thành phải... hy sanh, chứ không phải chỉ mình Mười Thanh có... tội. Không có đảng, đời không có những “cha” như Mười Thành. Đảng tạo ra, dung dưỡng, đưa những cá nhân như Mười Thành lên làm “cha” thì dù có dọn dẹp, đảng vẫn là chính phạm. Muốn rủa phải rủa đảng, rủa Mười Thành thì cũng như rủa Phạm Nhan, rủa xong phải rủa nữa vì lại có hàng loạt Mười Thành khác. Tham khảo (1) https://vtc.vn/can-canh-khu-dat-3-mat-tien-hon-5-000m2-o-tp-bien-hoa-cua-cuu-bi-thu-dong-nai-ar708722.html (2) http://baodongnai.com.vn/tintuc/202008/trao-huy-hieu-dang-cho-cac-dong-chi-nguyen-lanh-dao-tinh-3019979/index.htm (3) http://baodongnai.com.vn/tintuc/202008/trao-huy-hieu-dang-cho-cac-dong-chi-nguyen-lanh-dao-tinh-3019979/index.htm (4) https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/9278/lam-giau-bat-chinh-la-co-toi (5) https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-xu-ly-tai-san-bat-minh-luat-phong-chong-tham-nhung-con-gi-1025244.html (6) https://suckhoedoisong.vn/boc-tham-ngau-nhien-xac-minh-tai-san-thu-nhap-can-tranh-de-sot-lanh-dao-169220903081858818.htm
......

Liên minh Lam – Chính

Lê Viết Lam - Phạm Minh Chính Đỗ Ngà Dự án Sân bay Quốc tế Vân Đồn manh nha đầu những năm 2000. Ngày 31/5/2006, Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Phan Văn Khải đã ký Quyết định 786 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế – xã hội khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, trong đó đưa ra lộ trình cụ thể để phát triển hạ tầng tại đây, như giai đoạn 2006 – 2010 sẽ hoàn thành cơ bản các công trình then chốt, gồm quy hoạch chi tiết, khởi công và hoàn thành một số hạng mục công trình như sân bay, cảng biển, một số khu du lịch. Dự án xây dựng sân bay này nằm trên giấy, mãi đến đến năm 2012, khi đó ông Phạm Minh Chính về làm Bí thư Tỉnh Quảng Ninh thì dự án được xúc tiến. Các nhà đầu tư được mời vào gồm các tên tuổi lớn như Tập đoàn Rockingham (Mỹ) và Joinus Việt (liên doanh với Tổng công ty Cảng hàng không Hàn Quốc và Posco E&C) tham gia. Tuy nhiên, hai đối thủ nặng ký này bị gạt ra và thay vào đó là anh “tay mơ” Sun Group của Lê Viết Lam nhảy vào hốt trọn dự án và thực hiện xây dựng theo hình thức BOT. Năm 2016, Sun Group cho thi công và năm 2019 đưa vào hoạt động. Đây là liên minh quyền tiền Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam. Mô hình này làm ăn được nên thừa thắng xông lên, đầu năm 2021, ông Phạm Minh Chính lên làm thủ tướng và liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam mở rộng thêm. Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính lập chính sách lấy đất quy hoạch sân bay tràn lan để giao cho Sun Group xây dựng theo hình thức BOT tiếp tục. Mới lên làm Thủ tướng được 8 tháng, ông Phạm Minh Chính đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Trong 10 năm tới cả nước có 28 sân bay, đến năm 2050 có 31 sân bay với hình thức hợp tác công tư PPP (BOT là một hình thức của PPP). Có nhiều sân bay chỉ cách nhau chưa tới 100 km nhưng ông Thủ tướng vẫn quyết lấy đất làm sân bay. Hiện nay nhu cầu vận tải hàng không rất lớn. Những ngày lễ tết, các hãng hàng không không thể nào tiêu hóa hết lượng hành khách đông nghịt. Trong lượng hành khách lớn ấy thị phần khách hạng sang chưa được hãng hàng không nào nhảy vào khai thác và Sun Group đã nhanh chóng nhảy vào làm vua. Ngày 2 tháng 3, Sun Group chính thức ra mắt hãng hàng không hạng sang Sun Air, đầu tư loại phi cơ siêu sang ít chỗ ngồi hiệu Gulfstream, phục vụ giới nhà giàu không thích trễ chuyến, hoãn chuyến và ngồi chật chội trong các phi cơ phổ thông. Như vậy Sun Group đang có ý muốn trở thành ông trùm ngành hàng không khi mà chính họ sở hữu cả hãng bay lẫn sân bay. Đi đầu trong việc hỗ trợ định hướng này cho Sun Group không ai khác là ông đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính đang làm chính sách cho Sun Group rất rõ. Tất nhiên phải có gì đó thì ông Thủ tướng mới làm chính sách cho doanh nghiệp chứ không ai làm không công cả. Một ông Thủ tướng điều hành cả nền kinh tế làm chính sách cho doanh nghiệp thì không gì bằng. Từ việc gom sự án đến huy động vốn mà được ông Thủ tướng tác động vào nên thực hiện rất trôi chảy. Cũng giống Vin Group, Sun Group chọn người để kết đôi. Trong trường hợp này, Sun Group chọn chơi với ông Thủ tướng. Mà điều hay là Sun Group chơi với ông Thủ tướng khi ông này mới là Bí thư tỉnh đến giờ. Sự liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam tưởng như không có gì cản nổi thì nay có vẻ như đang gặp sóng gió. Thị trường vốn của Việt Nam đang đi vào tâm bão. Kênh huy động vốn từ Ngân hàng thì đang bị siết vì chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước. Kênh huy động vốn thị trường chứng khoán giờ cũng đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Chỉ số VN Index trên thị trường cổ phiếu thủng mốc 1.000 điểm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp thì đang trong thời kỳ đại phẫu với việc hốt Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan cho vào lò. Hiện nay các ông lớn hàng đầu đang bế tắc vốn vì sợ huy động vốn trái phiếu là bị tù. Thị trường trái phiếu trước đây rất dễ dãi cho các đại gia đói vốn nay đang trở thành cạm bẫy. Hiện nay Sun Group chưa có dấu hiệu bế tắc vốn, tuy nhiên Vin Group thì đang có dấu hiệu. Việc Vin Group lập ra công ty VMI vẽ ra chiêu trò hút vốn trực tiếp từ nhà đầu tư không thông qua thị trường trái phiếu mặc dù về hình thức nó chẳng khác gì cách vay tiền trên thị trường trái phiếu. Điều này cho thấy, Vin Group đang bí vốn nhưng không dám huy động trên thị trường trái phiếu vì sợ bị như Đỗ Anh Dũng và Trương Mỹ Lan. Liệu rằng Sun Group có hơn Vin Group? Nói tới Vin Group và Sun Group là nói đến cặp song sinh của 2 ông bạn du học Đông Âu. Cách làm ăn na ná nhau. Việc Vin Group bí vốn thì tình cảnh của Vin Group cũng khó mà khá hơn được, bởi vì khủng hoảng thị trường vốn của Việt Nam là tình hình chung. Hiện tại, ông Phạm Minh Chính đang nắm cả nền kinh tế, việc tác động vào kênh huy động vốn cho Sun Group là trong tầm tay. Tuy nhiên, ông có tác động có lợi chochay không thì không biết. Nếu có thì rất rủi ro cho ông Thủ. Nếu Sun Group bị tóm như Vạn Thịnh Phát thì liên minh Phạm Minh Chính – Lê Viết Lam sẽ bị lộ và đây có thể là một tử huyệt thứ hai của ông Thủ tướng, bên cạnh tử huyệt Nguyễn Thị Thanh Nhàn.  
......

Ông Nguyễn Phú Trọng đi ‘chầu’ Bắc triều?

 Ông Nguyễn Phú Trọng (giữa) cùng ông Tập Cận Bình (phải) bước trên thảm đỏ tại Phủ Chủ Tịch, Hà Nội, ngày 12/11/2017. Ảnh: Hoang Dinh Nam/ Pool/ AFP via Getty Images Hiếu Chân - Người Việt   Truyền thông trong và ngoài nước đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 Tháng Mười tới ngày 2 Tháng Mười Một sắp tới. Ông Trọng là lãnh tụ đảng Cộng Sản – thực chất là nhà lãnh đạo quốc gia – đầu tiên tới Trung Quốc ngay sau khi đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) hoàn tất đại hội toàn quốc lần thứ 20 hôm 23 Tháng Mười. Tại đây, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình được bầu nhiệm kỳ thứ ba và thiết lập bộ máy cai trị toàn những tay chân thân tín của ông. Do đảng CSVN công bố rất ít thông tin về chuyến đi của ông Trọng nên khó biết được tại sao ông lại xuất ngoại sau hơn ba năm “tự cấm cung” và đi vội vã như thế trong lúc sức khỏe của ông không tốt như ông thể hiện trong những dịp hiếm hoi xuất hiện trước công chúng. Liệu có phải ẩn trong “lời mời” của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào đó mà ông Trọng không thể trì hoãn được? Ông Nguyễn Nam của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam nhận định, có thể ông Trọng muốn được tiếp nhận cách mà người đồng cấp ở Trung Quốc đã có thể thu xếp nhân sự cho bàn cờ chính trị, nhưng chúng tôi nghĩ, nếu để học cách thu xếp nhân sự trong đảng thì ông Trọng không nhất thiết phải gấp như vậy. Trong chính trị có nhiều hành vi mang tính biểu tượng. Hành vi để cho người tiền nhiệm là cựu Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào bị xốc nách đưa ra khỏi nghị trường đại hội đảng CSTQ hôm 22 Tháng Mười biểu thị lập trường của ông Tập cắt đứt với quá khứ cải cách để bắt đầu một thời đại mới. Tương tự như vậy hành vi “triệu tập” ông Trọng sang Bắc Kinh vào lúc đảng CSTQ và ông Tập đang bận rộn với những công việc hậu đại hội hẳn có những ẩn ý khó lường. Để tìm hiểu động cơ chuyến đi, nên xem qua quan điểm của ông Tập cũng như sự sắp xếp nhân sự của ông cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiệm kỳ thứ ba sắp tới. Nếu có một sự thay đổi đáng chú ý trong đường lối của đảng CSTQ trình bày tại đại hội 20 thì đó là Trung Quốc sẽ ưu tiên cho an ninh và quốc phòng hơn là tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập – khôi phục vị thế lịch sử của Trung Quốc như một cường quốc trung tâm của thế giới. Để thực hiện tham vọng này, Trung Quốc sẽ thâu tóm Đài Loan và các vùng lãnh thổ của đế chế Trung Hoa cũ, thống nhất đất nước và có đủ năng lực cạnh tranh với Hoa Kỳ trong tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, khoa học công nghệ đến quân sự. Ông Tập dường như đang nóng ruột. Tại đại hội 20, ngoài việc đưa vào cơ quan lãnh đạo chóp bu của đảng CSTQ những tay chân thân tín của mình, ông Tập còn đưa vào Quân Ủy Trung Ương mà ông kiêm chức chủ tịch những tướng lãnh có kinh nghiệm chiến trường, tướng lãnh phụ trách mặt trận Đài Loan và chỉ huy các binh chủng hiện đại như hỏa tiễn. Quân Ủy Trung Ương là cơ quan chỉ huy tối cao của quân đội Trung Quốc, nắm được chức cao nhất ở đây thì cũng quan trọng ngang với nắm chức tổng bí thư đảng hoặc thủ tướng Trung Quốc. Trong số sáu tướng lĩnh mới được đề bạt vào Quân Ủy Trung Ương có hai tướng từng tham gia chiến tranh biên giới với Việt Nam những năm 1980 của thế kỷ trước, là Trương Hựu Hiệp, 72 tuổi, hiện giữ chức phó chủ tịch thứ nhất, và Lưu Chấn Lập, 58 tuổi, quân ủy viên. Đó là chuyện mà đảng CSVN của ông Nguyễn Phú Trọng không thể không chú ý. Việc quan trọng thứ hai trong kế sách thâu tóm Đài Loan của ông Tập là củng cố mạng lưới “phên giậu” che chắn nội địa Trung Quốc nếu chiến tranh Đài Loan lan rộng, lôi kéo sự tham gia của Hoa Kỳ và các nước Đông Á. Trong nhiều năm qua, bằng nhiều thủ đoạn, Trung Quốc đã thu phục được Nga và Bắc Hàn ở phía Bắc, Lào, Cambodia, và Miến Điện ở phía Nam. Trong các nước giáp biên với Trung Quốc thì Việt Nam vẫn “đu dây” để thủ lợi dù hai nước có cùng thể chế chính trị, và kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Hơn thế nữa, hai nước không chỉ là đối tác chiến lược toàn diện của nhau mà còn bị hai đảng cộng sản có lịch sử gắn bó lâu dài cai trị. Thời gian gần đây, Bắc Kinh có nhiều điều không hài lòng với Hà Nội, nhất là việc Việt Nam ngày càng có biểu hiện thân thiện với Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Tập hơn năm năm qua, kể từ sau đại hội 12 đảng CSVN vào Tháng Giêng, 2017, ông Trọng đã không sang Bắc Kinh “triều cống.” Ngay cả sau đại hội 13 vào đầu năm 2021 ông Trọng cũng không đích thân sang “báo cáo” như thông lệ mà chỉ cử quan chức cấp bộ làm sứ thần. Trong khi đó, ông Trọng đã tiếp thân mật nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ như Phó Tổng Thống Kamala Harris và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin. Việt Nam cũng đang ráo riết vận động để Tổng Thống Joe Biden của Mỹ sớm sang thăm Việt Nam. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ có thể nói đang ổn tới mức Hoa Kỳ xếp Việt Nam – cùng với Singapore – làm đối tác an ninh hàng đầu trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sẵn sàng viện trợ đáng kể cho Việt Nam và bỏ qua những hành vi vi phạm nhân quyền và bất hảo của Hà Nội. Bắc Kinh có đôi lần cảnh cáo Hà Nội tránh xa Hoa Kỳ bằng những thủ đoạn như đóng cửa biên giới với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, không viện trợ vaccine Covid-19 cho Việt Nam như cho các nước ASEAN khác. v.v… nhưng những cây gậy đó càng làm cho Việt Nam thêm khó xử. Đảng CSVN – giống như một bản sao thu nhỏ của đảng CSTQ – đang bị kẹt giữa một bên là sức ép của đảng CSTQ đàn anh và một bên là sức phản kháng của người dân Việt Nam trước thủ đoạn của Bắc Kinh. Một cuộc khảo sát dư luận của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore ghi nhận có tới 84% người dân Việt Nam tin tưởng và có thiện cảm với Hoa Kỳ, làm cho nhà cầm quyền khó xử mỗi khi muốn mềm mỏng với Trung Quốc. Người Trung Quốc thường nói: “Quét trong nhà trước, quét ngoài ngõ sau.” Sau khi dẹp xong các phe phái chống đối, thâu tóm quyền lực trong đảng CSTQ, phải chăng đã đến lúc ông Tập bắt đầu quét ngoài ngõ, mà đảng CSVN được chọn để chiếu cố đầu tiên? Lần này, việc ông Tập mời ông Trọng sang Bắc Kinh ngay sau đại hội đảng có thể là nhằm nắn gân đảng CSVN, lôi kéo đảng CSVN và nhà nước Việt Nam trở lại với cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh,” với các phương châm “4 tốt” và “16 chữ vàng” đã mất sức quyến rũ. Nếu nhất thời ông Tập chưa thành công trong việc biến Việt Nam thành một “chư hầu” dựa trên mối quan hệ anh em của hai đảng Cộng Sản thì ít ra ông cũng sẽ gây áp lực buộc đảng CSVN phải rời xa Hoa Kỳ và công khai thể hiện một lập trường gắn bó với Trung Quốc hơn nữa. Chuyến đi của ông Trọng, do vậy, sẽ không phải là chuyến thăm viếng bình thường, “thể hiện mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp giữa đảng Cộng Sản hai nước và có thể là giữa cá nhân ông với ông Tập” như một nhận định trên trang BBC Tiếng Việt. Trong điện văn chúc mừng ông Tập trúng cử nhiệm kỳ thứ ba, ông Trọng bày tỏ: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.” Định hướng tương lai thế nào thì còn phải chờ xem, nhưng e rằng với thân phận đàn em, ông Trọng và đảng CSVN khó mà cưỡng lại nổi sức ép của “hoàng đế” Tập Cận Bình. Và đó có thể là một chuyện buồn nữa cho đất nước. Hiếu Chân Nguồn: Người Việt XEM THÊM: Hoàng Đế Tập Cận Bình 2.0  
......

Hoàng Đế Tập Cận Bình 2.0

Đại hội 20 đảng CSTQ kết thúc, Tập Cận Bình thu tóm quyền lực với chiếc ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 và Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người thân tín của họ Tập. Ảnh: Việt Tân Lý Thái Hùng Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20 đã kết thúc hôm 22 tháng Mười, 2022 để lại hai dấu ấn rất đặc biệt. Dấu ấn đầu tiên là hình ảnh cựu Tổng Bí Thư Hồ Cẩm Đào bị toán “an ninh” ôm xốc người bắt đứng dậy và áp tải rời khỏi phòng họp ngay trước khi Đại Hội bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết Đại Hội và Tập Cận Bình đọc diễn văn bế mạc. Những hình ảnh được ghi lại trong khoảnh khắc cuộc áp tải này cho thấy là Hồ Cẩm Đào ngồi giữa Tập Cận Bình (bên phải) và Chủ Tịch Quốc Hội Lật Chiến Thư (Li Zhanshu, bên trái) cùng Bí Thư Thứ Nhất Ban Bí Thư Vương Hỗ Ninh (Wang Huning). Khi an ninh bất chợt tới mời đi, ông Hồ Cẩm Đào đã không chịu rời bàn, và tìm cách “phân bua” gì đó, nhưng Tập Cận Bình đã chỉ thị cho tên “an ninh” xốc đưa ông Hồ đi ra ngoài. XEM THE^M: Hồ Cẩm Đào bị an ninh điệu ra khỏi phiên bế mạc đại hội đảng https://www.facebook.com/watch/?v=1161263171184393 Nếu thật sự Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi,  phải rời phòng họp để ra ngoài tĩnh dưỡng vì lý do sức khoẻ như Tân Hoa Xã loan tải và giải thích sau đó, thì cả hai ông Tập Cận Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường đã phải đứng dậy để tiễn đưa một vị “tiền bối” từng lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc trong 10 năm (2002 đến 2012) trước khi trao quyền lại cho họ Tập và họ Lý trong đại hội lần thứ 18 vào tháng Mười, 2012. Dư luận chung không “đồng tình” với lối giải thích của Tân Hoa Xã mà đa số cho rằng đây là đòn răn đe nội bộ có chủ đích của Tập Cận Bình khi nắm chắc sẽ ở lại nhiệm kỳ thứ ba trong 5 năm tới (2022-2027). Dấu ấn thứ hai có thể phần nào giúp giải thích cho sự kiện Hồ Cẩm Đào bị “áp tải” ra ngoài phòng họp ở phiên bế mạc đại hội, chính là sự khống chế quyền lực trong bộ máy lãnh đạo đảng: Thường Vụ Bộ Chính Trị và Bộ Chính Trị hầu hết là người của Tập Cận Bình. Hai nhân vật thân cận nhất của Hồ Cầm Đào là Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang, 67 tuổi) và Chủ Tịch Chính Hiệp Uông Dương (Wang Yang, 67 tuổi) đã bị loại khỏi vị trí quyền lực trong đại hội 20. Đây là hai nhân sự có rất nhiều tiềm năng ở lại để lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc trong 5 năm tới cùng với họ Tập. Tuy nhiên qua kết quả bầu cử nhân sự lãnh đạo được công bố vào chiều ngày 23 tháng Mười, 2022 cho thấy là 4 nhân vật trong Thường Vụ Bộ Chính cũ gồm Thủ Tướng Lý Khắc Cường (67 tuổi), Chủ Tịch Quốc Hội Lật Chiến Thư (72 tuổi), Chủ Tịch Chính Hiệp Uông Dương (67 tuổi) và Phó Thủ Tướng Thứ Nhất Hàn Chính (Han Zheng, 68 tuổi) bị nghỉ hưu. Trong khi đó, theo quy định của đảng CSTQ thì dưới 68 tuổi tính vào thời điểm đại hội diễn ra vẫn có thể ở lại 5 năm nữa. Chính việc loại Lý Khắc Cường, Uông Dương đã làm cho Hồ Cẩm Đào bực mình, vì thế mà Tập Cận Bình đã ra tay “áp tải” họ Hồ ra khỏi phòng họp không cho dự phiên bế mạc đại hội. Không những loại người của phe Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình còn đưa những nhân sự tín cẩn, hay nói một cách thẳng thừng là những “thiên lôi,” của mình vào Thường Vụ Bộ Chính Trị gồm ba bí thư đang nắm ba thành phố chiến lược: Lý Cường (Li Qiang, Bí Thư Thượng Hải), Lý Hi (Li Xi, Quảng Đông), Thái Kỳ (Cai Qi, Bắc Kinh) và ba nhân sự thân tín khác gồm Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang, Chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng), Vương Hỗ Ninh (Wang Huning, Bí Thư Thứ Nhất Ban Bí Thư và là quân sư cho Tập), và Triệu Lạc Tế (Zhao Leji, Bí Thư Ủy Ban Chống Tham Nhũng Trung Ương). Trong Bộ Chính Trị, Tập Cận Bình cũng đã cho thăng chức các đàn em vốn có quan điểm cực đoan và trung thành với họ Tập như Vương Nghị (Bộ Trưởng Ngoại Giao), Lý Cán Kiệt (Bí Thư Sơn Đông), Lý Hồng Trung (Bí Thư Hồ Bắc), Trần Mẫn Nhĩ (Bí Thư Trùng Khánh), Trương Quốc Thanh (Bí Thư Liêu Ninh), Doãn Lực (Bí Thư Phúc Kiến), Hà Vệ Đông (Bí Thư Giang Tô), Trần Văn Thanh (Bí Thư Tứ Xuyên), v.v… Với sự thu tóm bộ máy lãnh đạo đảng vào trong tay phe nhóm mình, Tập Cận Bình đã thay đổi bản chất của đảng Cộng Sản Trung Quốc kể từ nhiệm kỳ thứ ba trở đi, đó là: 1/ Từ hình thức lãnh đạo tập thể trải dài qua các thời Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào thì nay quyền lực nằm trong tay Hoàng Đế Tập Cận Bình. 2/ Họ Tập sẽ từng bước sửa đổi điều lệ đảng như bỏ chức tổng bí thư, phục hoạt lại chức chủ tịch đảng, bãi bỏ Thường Vụ Bộ Chính Trị thay bằng việc đề cử vài phó chủ tịch đảng để biến sự lãnh đạo đảng trở lại như thời Mao Trạch Đông (1949-1976). Hai dấu ấn nói trên đã phần nào phản ảnh nội dung của bài diễn văn khai mạc đại hội 20 mà Tập Cận Bình đã đọc mất 105 phút vào buổi sáng khai mạc ngày 16 tháng Mười, 2022. Về đối nội, họ Tập nhấn mạnh là tiếp tục với chính sách “zero-Covid,” kiên định với chủ trương sẵn sàng dùng vũ lực để “thống nhất” Đài Loan, và tăng tốc nỗ lực tự cường về khoa học và công nghệ. Tuy những chính sách này không có gì mới, nhưng sự kiện Tập Cận Bình “khẳng định” trước đại hội 20 cho thấy là họ Tập chọn thế đi ngược lại xu thế của thời đại và sẵn sàng “tự cô lập” để đối đầu với bên ngoài. Về đối ngoại, họ Tập cho rằng thế giới đã thay đổi và đây là lúc mà Trung Quốc phải chiến đấu để giữ vững lợi ích cốt lõi. Trong nỗ lực đó, họ Tập đưa ra chủ trương cân bằng phát triển (xây dựng vững mạnh nền kinh tế nội địa) và an ninh (xây dựng quân đội lên tầm đẳng cấp quốc tế), để đạt bước nhảy vọt lịch sử về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quốc phòng nhằm có thể “đối mặt” với những bão tố trong quá trình thực hiện Trung Hoa Mộng. Có hai điểm mà Tập Cận Bình thường hay nói đến trong các bài diễn văn trước đây nhưng lần này không nhắc đến. Đó là chính sách Made In China 2025 và Một Vành Đai Một Con Đường để nói về Trung Hoa Mộng với tham vọng sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2049, nhân đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1949-2049). Điều này cho thấy là phần nào Tập Cận Bình đã cảm nhận được sự thất bại của chính mình về chiến lược  “trỗi dậy trong hòa bình” khi Hoa Kỳ và Phương Tây đã ra tay phong tỏa và phá vỡ chính sách thực dân (Một Vành Đai Một Con Đường) và ăn cắp kỹ thuật để thống lĩnh thế giới về Công Nghệ Cao trong thời gian qua. Tóm lại, kết quả của đại hội 20 cho thấy là Tập Cận Bình đã thành công trong việc thu tóm quyền lực vào trong tay mình và trở thành hoàng đế thật sự sau hai nhiệm kỳ 18 và 19 (2012-2022). Nhiều nhà phân tích thế giới cho rằng chính vì tham vọng muốn làm hoàng đế mà Tập Cận Bình đang dẫn dắt Trung Quốc đi vào ngõ cụt, tự cô lập, chắc chắn làm tiêu hao toàn bộ nền kinh tế sau 30 năm mở cửa phát triển. Sự khủng hoảng hay suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ là khởi điểm của một biến động khó lường tại Á Châu trong 5 năm trước mặt. Lý Thái Hùng Đảng CSTQ, Hoàng Đế Tập Cận Bình, Lý Thái Hùng, Tập Cận Bình, thu tóm quyền lực 
......

Nghiền nát mọi sự đe dọa hạt nhân

Peter Pho   Tại sao Nga dọa vũ khí hạt nhân mà Mỹ lại che miệng cười tỏ vẻ coi thường, chẳng thấy sợ chút nào? Trả lời ngắn gọn :”Vũ khí hạt nhân của Nga chưa đủ tầm!”.   Nga có hơn 6.000 đầu đạn, nhưng chỉ có hơn 700 phương tiện phóng, hầu hết trong số đó là ở đất liền, và một số là tàu ngầm, tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược, tất cả đều bị Mỹ soi đến từng điểm, theo sát từng giây với các thiết bị điện tử cực kỳ nhạy bén.   Ví dụ, tàu tuần dương "Москва". Tháng 4 năm 2022, tàu Moskva đã bị tấn công bởi tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune của Ukraina và bốc cháy trong vùng biển lớn. Bộ Quốc phòng Nga cho biết con tàu đã bị hư hại nghiêm trọng sau một vụ hỏa hoạn gây nổ bom đạn. Ngày hôm sau, sau nỗ lực kéo chiếc tàu đến cảng, tàu Moskva bị chìm. Bộ quốc phòng Nga thông báo tàu Moskva chìm do lúc bị kéo về cảng gặp thời tiết dông bão. Vậy là mất đi một bệ phóng trên biển. Nhưng cho dù nó còn hoạt động được, đặt giả thiết khi nó bật nắp hai bệ phóng thì lập tức quân đội Mỹ đã phát hiện ra và soái hạm Moskva lập tức bị tấn công và bị dìm xuống đáy biển.   Tóm lại, Nga muốn phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân thì rất khó. Bỏ qua lưới trời Starlink của Elon Musk không cần dùng đến thì lưới trời của quân đội Mỹ và NATO đều có thể “bắt gọn” các tên lửa mà Nga phóng ra. Khi đó, hàng vạn quả tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới không có điểm mù ở mọi hướng, đánh chặn chúng ở nhiều vị trí và góc độ khác nhau và khả năng rơi xuống gần như bằng không. Theo lão dự đoán, may ra thì có khoảng 10 quả lọt lưới.   Có thể các bạn bò đỏ sẽ cười lão chém gió chém mẹ nó lên mây! Nhưng cứ kiên trì đọc tiếp để tăng kiến thức.   Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển đã công bố báo cáo thường niên vào ngày 13/10/2022, công bố những phát triển mới nhất về vũ khí hạt nhân trên thế giới. Lấy tháng 1 năm 2016 làm mốc thời gian quan sát, báo cáo cho biết thế giới có tổng cộng 15.395 đầu đạn hạt nhân, giảm 455 đầu đạn so với năm 2015, trong đó 4.120 đầu đạn đã được triển khai. Trong đó, Nga đứng đầu với 7.290 đầu đạn hạt nhân, Mỹ đứng thứ 2 với 7.000 đầu đạn hạt nhân. Hai nước này chiếm 93% tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới. Tiếp theo là Pháp (300 chiếc), Trung Quốc (260 chiếc), Anh Quốc (215 chiếc), Pakistan (110-130 chiếc), Ấn Độ (100-120 chiếc), Israel (80 chiếc) và Triều Tiên (10 chiếc). Theo “China Review News Agency" của Hồng Kông cho biết, số lượng đầu đạn hạt nhân của Pháp, Trung Quốc, Anh và Israel vẫn giữ nguyên so với năm ngoái, trong khi Ấn Độ và Pakistan mỗi nước tăng khoảng 10 chiếc.   Sẽ có người nói rằng Nga nói dối, che đậy số lượng thực? Bạn nên nhớ rằng, Ukraine là thành viên của Liên Xô cũ, họ biết rất rõ Nga có bao nhiêu quả bom hạt nhân. Và một số người ngây thơ nghĩ rằng, chế tạo ra bom hạt nhân rồi cứ để đó không cần bảo dưỡng? Nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu không duy trì nó đúng lịch trình.   Có người sẽ nghĩ Nga cứ bí mật chế tạo thì bố thằng nào biết! Mịa, nói cứ như chế tạo máy cầy! Nếu đầu đạn hạt nhân dễ làm như vậy thì chắc chắn Việt Nam ta cũng đã có, mà ngay cả Ukraina cũng đã chế ra hàng loạt để uy hiếp lại Nga. Có người nói, đánh chặn cũng vô dụng, nó vẫn sẽ nổ, nhưng nổ ở một nơi khác.   Đây thực sự là một lỗi về thường thức. Nghe rõ nhé. Đầu đạn hạt nhân sẽ không phát nổ cho đến khi nhận được lệnh cho phép nổ hạt nhân, và mệnh lệnh cho phép này là một vận toán logic được thiết kế trước theo lệnh phóng tên lửa. Ban hành lệnh cho phép. Đồng thời, lệnh được đáp ứng cho đến khi tốc độ bay tối đa và tầm bắn tối đa của tên lửa với các điều kiện thiết kế tấn công vật lý.   Có nghĩa là, ngay cả khi tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân bị đánh chặn thành công bởi hệ thống chống tên lửa của đối phương trong quá trình bay, vì thiết bị an toàn bên trong đầu đạn hạt nhân chưa đạt được điều kiện kích nổ đồng bộ với tốc độ bay tối đa và tầm bắn tối đa, ngay cả khi tên lửa bị đánh chặn và bị phá hủy trong không khí, thì đầu đạn hạt nhân vẫn sẽ không bị các yếu tố bên ngoài tác động và gây ra vụ nổ hạt nhân. Tóm tắt đơn giản là tên lửa bị đánh chặn tan xác nhưng đầu đạn không nổ bởi chưa đáp ứng mọi điều kiện đã lập trình để nổ.   Sẽ có những nghi ngờ về khả năng đánh chặn tên lửa.   Theo tin tức được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra trước đó, vào ngày 4 tháng 2 năm 2021, Trung Quốc một lần nữa tiến hành thử nghiệm thành công công nghệ đánh chặn tên lửa tầm trung tấn công đất liền vào lãnh thổ. Nếu kết hợp với các cuộc thử nghiệm chống tên lửa tầm trung thành công trước đây của Trung Quốc, thì cuộc thử nghiệm công nghệ đánh chặn tên lửa tầm trung trên mặt đất này là cuộc thử nghiệm chống tên lửa tầm trung thành công thứ năm được tiết lộ cho đến nay của Trung Quốc. Đồng thời cũng cho thấy công nghệ đánh chặn tên lửa đất đối không tầm trung của họ đã từng bước đạt đến trình độ thực tiễn, chín muồi và sẵn sàng.   Trung Quốc đã vậy thì Mỹ tất nhiên phải hơn nhiều. Hệ thống đánh chặn của Mỹ ra sao?   Có người nói rằng không thể đánh chặn nhiều đầu đạn bắn đến một lúc. GBI và tên lửa chống tên lửa tiêu chuẩn 3block2A, Arrow-3, cách đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Trước hết, các vụ đánh chặn này đều được thực hiện trong không gian vũ trụ từ 1.000 km đến 2.000 km bên ngoài khí quyển, khi tên lửa GBI trước đó tiếp cận mục tiêu, chúng dùng hai đầu đạn đánh trúng trước và sau thân tên lửa đang bay tới. Tác động mô phỏng đối với các mục tiêu vẫn còn đe dọa sau lần đánh chặn đầu tiên, chẳng hạn như đầu đạn phụ - Khi tên lửa đánh chặn tiếp cận mục tiêu, hệ thống điều khiển xử lý thông tin và radar dẫn đường của chính nó được sử dụng để điều khiển tên lửa và xung điện tử cực kỳ chính xác và nhạy bén, và liên tục hiệu chỉnh quỹ đạo bay để bắn trúng mục tiêu một cách chính xác.   Bên ngoài bầu khí quyển, tốc độ của tên lửa đánh chặn và tên lửa tấn công là khoảng 10 đến 20 lần tốc độ âm thanh - nghĩa là, hai bên đang tiếp cận với tốc độ ba mươi đến bốn mươi hoặc năm mươi lần tốc độ âm thanh. Ngoài ra, tên lửa tấn công hoặc đầu đạn có khả năng thay đổi quỹ đạo nhất định, tên lửa đánh chặn phải có khả năng điều khiển và điều chỉnh quỹ đạo, đường bay và tư thế va chạm trong thời gian rất ngắn, hệ thống xử lý thông minh đã đạt đến mức thượng thừa. Thực tế ở độ cao này ICBM (Tên lửa liên lục địa) vẫn chưa tách được đầu đạn nhưng GBI đã định sẵn tình huống có đầu đạn tách riêng để đánh chặn.   Lùi lại một bước, nếu không bị đánh chặn - tức là tên lửa đạn đạo bay tới đã tách ra nhiều đầu đạn, thì vẫn có thể phóng một số lượng tương ứng tiêu chuẩn 3 để đánh chặn, hoặc tiêu chuẩn 6 và THAAD để đánh chặn ở tầng khí quyển cao. Tên lửa MIM-104 Patriot cũng tham gia đánh chặn ở tầng khí quyển thấp.   So với tên lửa tấn công, khả năng thay đổi quỹ đạo của đầu đạn nhỏ hơn nhiều, hầu hết chúng không thể thay đổi quỹ đạo, và khi bay vào khí quyển, tốc độ cũng sẽ giảm đi, vì vậy việc đánh chặn tên lửa không khó như chúng ta tưởng tượng.   Có người cho rằng không thể giám sát tàu ngầm hạt nhân.   Bệ phóng tàu ngầm hạt nhân khó giám sát được dưới độ sâu và di chuyển biến đổi vị trí linh hoạt. Nhưng vẫn không thoát được ra đa trinh sát Mỹ. Cũng có thể một số trường hợp không giám sát được, nên chính vậy ở trên lão có nhắc đến may ra lọt lưới được vài quả.   Trên đây chỉ là những lời vắn tắt về đánh chặn. Các bạn có thể đọc tiếp phần dưới để hiểu rõ hơn.   Nhiều tướng lĩnh Nga suốt ngày kêu gào một điều: Nếu quân đội Nga tiếp tục thua ở chiến trường Ukraine, thì hãy sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt Ukraine! Đây quả là ngây thơ cực kỳ, họ nghĩ rằng Hoa Kỳ và phương Tây rất lo sợ về một "cuộc chiến tranh hạt nhân" vì nó sẽ đồng nghĩa với sự hủy diệt của toàn bộ thế giới - ôm nhau cùng chết.   Miễn là đưa ra vũ khí hạt nhân, thế giới phương Tây sẽ quy phục? Thành thật mà nói, tư duy và hiểu biết của những người này về vũ khí hạt nhân vẫn còn nằm lại ở những năm 1960 và 1970. Đơn giản là họ không biết rằng sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ trong thế giới ngày nay, và sự phát triển của khả năng tấn công hạt nhân ở thế giới phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, từ lâu đã vượt qua tiêu chuẩn thấp nhất là "cùng diệt vong"!   Có thể nói, nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự nổ ra giữa Hoa Kỳ và Nga, thì kết cục cuối cùng rất có thể là Nga bị hủy diệt hoàn toàn, trong khi Hoa Kỳ bị thiệt hại rất ít, thậm chí là không hề sứt mẻ.   Đây không phải là dọa dẫm!   Dưới đây lão sẽ phân tích khoảng cách biệt quá lớn giữa lực lượng tấn công hạt nhân của Hoa Kỳ và Nga từ góc độ quân sự thuần túy.   Cũng giống như vũ khí thông thường, công nghệ vũ khí hạt nhân của Mỹ cũng dẫn đầu thế giới. Xét về các khái niệm tấn công, hệ thống phóng, hệ thống phòng thủ và đánh chặn, cũng như hiệu quả tấn công thực tế, chúng ít nhất là vượt trội so với Nga một số cấp bậc. Hơn nữa, vì lý do kinh phí, Hoa Kỳ và Nga dường như có cùng số lượng đầu đạn hạt nhân (khoảng 6.000-7.000), nhưng trên thực tế Hoa Kỳ có nhiều số đầu đạn hạt nhân dùng được hơn Nga rất nhiều. Đọc kỹ hai chữ “dùng được”. Như trên đã nói, đầu đạn phải thường xuyên bảo dưỡng chăm sóc, nếu không sẽ xẩy ra hiện tượng như chúng ta đốt pháo “xịt” ngày Tết. A. Khoảng cách cơ bản giữa vũ khí hạt nhân trên không, trên biển và trên đất liền của Hoa Kỳ và Nga. 1. Khả năng tấn công hạt nhân trên không gian: 15 Tu-160 tiên tiến nhất của Nga, cấu tạo thân vẫn áp dụng tổ hợp rèn khối, trong khi B1-B của Hoa Kỳ từ lâu đã là thân một mảnh (được phát triển thành công vào năm 1974).   Hơn nữa, Tu-160 không có khả năng tàng hình (chất liệu thân máy bay B1-B làm bằng vật liệu tổ hợp composite, cộng với lớp phủ tàng hình trên bề mặt, cũng như hình dáng khí động học nên có khả năng tàng hình nhất định). B1-B còn có thể xâm nhập độ cao cực thấp (được đảm bảo bởi hệ thống xử lý thông tin và radar nhận thức có độ nhạy cao), nên khó bị phát hiện và đánh chặn hơn.   Hoa Kỳ cũng vượt xa trong các tên lửa hạt nhân hành trình phóng từ trên không, mang tính cơ động thông minh cao - bay ở độ cao cực thấp, có thể điều chỉnh đường tấn công một cách độc lập, có thể né tránh radar và vũ khí phòng không một cách độc lập, và có sức mạnh khả năng tàng hình. Hiện tại, Hoa Kỳ có khoảng 70 chiếc B1-B và khoảng 20 chiếc B-2 tiên tiến hơn.   Hơn nữa, khả năng tấn công hạt nhân trên không gian của Mỹ còn không dừng ở đấy.   Trong những năm gần đây, bom hạt nhân chiến thuật B61-12 đã được thử nghiệm và phục vụ tại Hoa Kỳ - đây là loại tên lửa tàng hình với thiết bị tìm kiếm thông minh, tích hợp giữa hạt nhân và hàng không. Nó có thể tăng tốc và hành trình bay trên cơ sở trọng lực, có thể khoan chính xác vào lòng đất, tương đương có thể điều chỉnh từ 300 tấn đến 50.000 tấn, và khối lượng cũng rất nhỏ, với tổng trọng lượng chỉ khoảng 0,3 tấn. Điều quan trọng, tất cả các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đều có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công chính xác như vậy - đặc biệt là F-22 và F-35.   UAV tàng hình MQ-9C (Avenger) của quân đội Hoa Kỳ cũng có thể chở 6 đến 10 chiếc và có thể bay xa 6.000 km - phóng cách mục tiêu hàng trăm km và cắm chính xác vào mặt đất.   Bạn đã hiểu khả năng tấn công từ trên không của quân đội Mỹ mạnh như thế nào không?   Do đó, David Petraeus, cựu chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ ở Iraq và Afghanistan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ABC cách đây vài ngày:   Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Không quân Mỹ sẽ làm tê liệt quân đội Nga trong vài tuần và chặt đầu người ra lệnh.   2. Khả năng tấn công hạt nhân trên biển:   Hoa Kỳ chủ yếu có 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio, và Nga chủ yếu có 4-5 chiếc Borei-class submarine (còn có lớp Typhoon và lớp Delta để huấn luyện). Hãy cùng so sánh sức mạnh tấn công của hai bên:   Hoa Kỳ có 14 tàu chiến lược lớp Ohio có khả năng mang theo 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident 2D5.   Mỗi chiếc có thể mang tới 14 đầu đạn hạt nhân W-88 với đương lượng nổ 475.000 tấn. Tổng cộng: 14 * 24 = 336 tên lửa phóng từ tàu ngầm Trident 2D5, tương đương 2,23 tỷ tấn. Năm chiếc Boreis của Nga, mỗi chiếc mang 16 tên lửa phóng từ tàu ngầm RSM-56 Bulava. Mỗi quả có thể mang từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ từ 10 đến 150 kiloton. Tổng cộng: Tính theo mỗi đầu tương đương 150.000 tấn, tổng số khoảng 120 triệu tấn.   Như vậy, tổng số lượng tương đương do 5 chiếc Boreis của Nga phóng cùng một lúc cũng chỉ bằng tổng số của MỘT chiếc Ohio của Mỹ. Bởi vậy mới có câu: thuyền trưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ là người quyền lực thứ nhì thế giới, thứ nhất là tổng thống Mỹ.   Lý do là ở đây - một tàu ngầm chiến lược lớp Ohio của Hoa Kỳ có thể hủy diệt toàn bộ lục địa Á-Âu. Hãy đọc kỹ một lần nữa!   Ngoài ra, tên lửa xuyên lục địa Trident 2D5 của quân đội Mỹ đã được thử nghiệm hơn 170 lần và về cơ bản tất cả đều thành công.   Tên lửa Bulava của Nga (còn được gọi là búa tròn, là phiên bản nâng cấp trên biển của tên lửa Topol M trên đất liền) đã thử nghiệm hơn 20 lần, và hầu hết đều là thử nghiệm cục bộ, với tỷ lệ thành công chỉ khoảng 20%. ICBM Trident 2D5 của Mỹ dẫn đầu thế giới:   Mặt khác, độ tin cậy cực cao của nó là do được chế tạo bằng vật liệu composite siêu nhẹ và siêu cứng - có khả năng tàng hình tốt.   3. Khả năng tấn công hạt nhân trên đất liền:   Tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền của Nga có hai loại chính, loại tiên tiến nhất là Topol M, có thông số toàn diện và độ tin cậy tiên tiến không bằng Bulava (Bulava là phiên bản nâng cấp và phóng trên biển của Aries M). Nga cũng có tên lửa Sarmat (Satan 2), có thể gọi là tên lửa mạnh nhất thế giới, trọng lượng phóng 200 tấn, tải trọng tối đa hơn 8 tấn và tầm bắn 16.000 km. có thể mang theo hàng chục triệu tấn đầu đạn độc lập. Nhiều người mới làm quen với quân sự đã rất ngạc nhiên về nó, nhưng trên thực tế tên lửa này là sản phẩm của Liên Xô cũ-R-36M, hiện vẫn còn tồn kho ở Ukraine và đang được rao bán. Satan 2 là một bản nâng cấp đơn giản của nó, và vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng.   Khách quan mà nói, Satan 2 là vô dụng đối với Hoa Kỳ, nó có thể bị phát hiện và đánh chặn hoàn toàn, thậm chí có thể bị bắn trúng trong giai đoạn tiếp nhiên liệu. Cuối cùng, kết luận là: Hoa Kỳ hoàn toàn có thể đánh chặn hàng trăm chiếc máy bay ném bom mang tên Poplar M + Satan + "Bulava" + Tupolev Tu-160 của Nga! Hệ thống đánh chặn tên lửa và phòng không toàn diện của Mỹ dẫn đầu thế giới rất nhiều, và lão sẽ giới thiệu ngắn gọn về nó ở cuối bài viết.   B. Cuộc cách mạng vũ khí hạt nhân xuyên thế hệ của Mỹ - đã vượt lên “cùng ôm nhau chết”, chú trọng đến những đòn đánh chuẩn xác và làm tê liệt tức thì. Tức là đánh chính xác một phát chết luôn. Cuộc tấn công hạt nhân mà Hoa Kỳ đang xây dựng là hoàn toàn khác.   Trước đây, các giả thuyết về chiến tranh hạt nhân của các cường quốc hạt nhân đều hướng đến việc cùng ôm nhau chết hoặc tiêu diệt hoàn toàn đối thủ của mình. Nhưng trong những năm gần đây, quân đội Hoa Kỳ đã trải qua những thay đổi về chất:   Dựa trên những công nghệ được giới thiệu ở trên, nếu Mỹ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, đó sẽ không phải là một "cuộc tấn công kiểu thảm sát" quy mô lớn, mà là một cuộc tấn công tập trung và chính xác. Trong những năm gần đây, Mỹ đã thử nghiệm các loại bom hạt nhân như bom hạt nhân B61-12 (có thể xuyên qua mặt đất để tấn công các cơ sở dưới lòng đất).   Ngoài ra còn có các đầu đạn nhỏ AGM-158 có khả năng tàng hình và rất thông minh (có thể tự động tránh các hệ thống phòng không và radar, tìm mục tiêu và chọn cách tốt nhất để tấn công, và cũng có thể chui xuống đất), cũng như các tàu ngầm hạt nhân chiến lược được trang bị đầu đạn nhỏ.   Ngoài ra còn có Tomahawk 4 (với khả năng tàng hình nhất định, tầm bắn 2500 km, có thể mang theo tên lửa nhỏ. Nó rất thông minh, có thể bay ở độ cao cực thấp, có thể tự động tránh các hệ thống phòng không và radar, có thể tìm mục tiêu và lựa chọn phương pháp tấn công tốt nhất) và còn có Tomahawk 5 tiên tiến hơn.   Mục đích chính của công nghệ hạt nhân ở Hoa Kỳ là:   Một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, nếu chỉ thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu hạt nhân trên mặt đất hoặc các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất và các sở chỉ huy, thì cuộc thảm sát hoàn toàn không cần thiết và vô nghĩa, ngược lại, tấn công vào các mục tiêu có giá trị cao của đối phương là phương pháp hữu hiệu nhất.   Các bệ phóng hạt nhân của quân đội Mỹ chủ yếu là máy bay ném bom tàng hình và máy bay chiến đấu tàng hình, và UAV tàng hình MQ-9C (Avengers, có thể mang theo 6 đến 10 chiếc B61-12 bay xa 6.000 km). Và việc sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược để phóng tên lửa có khả năng tàng hình.   Trong cách đối phó với chiến tranh hạt nhân, Hoa Kỳ ngày càng bắt đầu phản ứng một cách chủ động và chính xác - trong khi các quốc gia khác vẫn giữ tâm lý cùng nhau diệt vong. Càng tàng hình, càng ẩn kín, càng thông minh, càng chính xác và hiệu quả hơn - đây là cuộc cách mạng xuyên thời đại của khái niệm tấn công hạt nhân của quân đội Mỹ. C. Hệ thống đánh chặn và chống tên lửa mạnh mẽ của quân đội Mỹ:   Hiện Mỹ dẫn đầu thế giới về khả năng đánh chặn tên lửa (hơn cả Không quân Mỹ dẫn đầu các nước khác).   Khu vực giữa trên mặt đất (GMD, được trang bị tên lửa đánh chặn GBI) hiện là hai vụ thử thành công duy nhất trên thế giới để đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở khu vực giữa. Thứ hai là loại 3block-2A tiêu chuẩn do hệ thống Aegis hợp tác phát triển với Nhật Bản, có độ cao bắn 1500 km và tầm bắn 2500 km - tương tự như Arrow-3 do Mỹ và Israel cùng phát triển. Hệ thống THAAD và 6block-1B tiêu chuẩn bị đánh chặn ở độ cao lớn trong và ngoài khí quyển, với độ bắn từ 180 đến 200 km và tầm bắn khoảng 500 km. Trong số đó, tiêu chuẩn 6block-1B đang thách thức tốc độ tối đa hiện tại trong khí quyển - Mach 8 đến 10.   Để đánh chặn trong bầu khí quyển, Hoa Kỳ chủ yếu sử dụng công cụ như Patriot 3, Standard 2, Standard 6, v.v., cũng như các hệ thống đánh chặn phụ trợ khác - chẳng hạn như Iron Dome do Israel hợp tác phát triển (đây là hệ thống chính xác nhất để đánh chặn tên lửa trên thế giới).   Việc đánh chặn của Mỹ về cơ bản áp dụng phương pháp đánh chặn động năng của tác động trực tiếp, và xác suất đánh chặn là rất cao.   Ngoài ra, số lượng tên lửa đánh chặn của quân đội Mỹ vượt xa mục tiêu đánh chặn.   Do đó, khách quan mà nói, Nga về cơ bản có thể bị quân đội Mỹ đánh chặn dù đó là tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền hay trên biển, hay máy bay ném bom trên không. Nói một cách tương đối, S-400 và S-500 tiên tiến nhất của Nga vẫn đang sử dụng phương pháp phân mảnh sát thương. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang thử nghiệm mạnh mẽ các tên lửa không đối không siêu thanh như AIM-260 và Peregrine Falcons (được mang bởi máy bay chiến đấu tàng hình hoặc không tàng hình), cũng như tên lửa siêu thanh lướt (phóng từ máy bay ném bom, bay ra khỏi khí quyển), và sau đó sử dụng trọng lực và tên lửa mang theo để lướt tới mục tiêu với tốc độ cao) để đánh chặn và tấn công tên lửa đạn đạo đang trong giai đoạn bay lên. Do đó, cái gọi là "tên lửa siêu thanh không thể đánh chặn được" của Nga chỉ có thể để dọa trẻ con và gây hưng phấn cho bò đỏ.   Tóm lại là:   Nếu 14 tàu ngầm chiến lược Ohio của Mỹ được nạp đầy tải, 4.704 đầu đạn hạt nhân sẽ được phóng cùng một lúc. Cộng với máy bay, cùng với tên lửa hành trình đất liền. Khi đó, Mỹ hoàn toàn có thể mang theo tất cả các đầu đạn hạt nhân cùng một lúc, đặc biệt là khi chúng đã bắn hết thì không quốc gia nào có thể đánh chặn được.   Ngược lại, Nga, một mặt, năng lực chuyên chở nhỏ hơn nhiều (và không có sản phẩm nào trong số đó đủ tối tân và gặp nhiều vấn đề, chẳng hạn như dựa trên không gian, về cơ bản không gây ra mối đe dọa nào đối với Hoa Kỳ), và phụ năng suất đầu đạn cũng nhỏ.   Kết luận là: nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra - Nga sẽ bị xóa sổ, và Hoa Kỳ có khả năng không bị tổn thất hoặc mất mát, đó là một cuộc chiến không cân bằng, thương vong không tương xứng. Hãng thông tấn vệ tinh Nga ngày 4/10 đưa tin: “Trong một bức thư gửi tới Ủy ban thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Yermakov, người đứng đầu Cục Không phổ biến vũ khí hạt nhân và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết: "Chúng tôi tin rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ cho tất cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân tuân thủ giả định rằng bất kỳ cuộc chiến tranh nào giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân là không được phép. Nga hoàn toàn tuân thủ (điều này)." Tại sao Nga cuối cùng lại ngoan như vậy? Lý do rất đơn giản, họ hoàn toàn không thể thắng được! Phản ứng mạnh mẽ của Mỹ đối với răn đe hạt nhân của Nga   Vào ngày 25 tháng 9, theo giờ địa phương, Sullivan, Trợ lý của Tổng thống phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia (Trưởng ban thường trực Hội đồng An ninh Quốc gia), đã công khai tuyên bố trên Chương trình Đối thoại Chính trị của CBS "Face the Nation": Hoa Kỳ đã tổ chức liên lạc cấp cao riêng với Điện Kremlin, nói với Nga rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" đối với Nga và "Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng tôi sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ và dứt khoát."   Vào ngày 30 tháng 9, Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã nói chuyện về đơn xin gia nhập NATO chính thức của Zelensky.   Ông nói: “Cánh cửa của NATO luôn rộng mở với thế giới bên ngoài, và Ukraine cần phải nộp đơn xin gia nhập NATO theo đúng thủ tục”.   Hoa Kỳ và các đồng minh NATO sẽ không bị đe dọa bởi những lời lẽ đe dọa thô lỗ liều lĩnh Putin, những hành động gần đây cho thấy Putin đang cố đấm ăn xôi trong cuộc chiến Ukraina. NATO đã chuẩn bị đầy đủ cho việc phòng thủ, và Hoa Kỳ cũng đã chuẩn bị đầy đủ — Hoa Kỳ sẽ với các đồng minh NATO của mình bảo vệ từng tấc đất, từng tấc lãnh thổ của NATO.   Cuối cùng, Biden nhấn mạnh: "Vì vậy, ông Putin, xin đừng đánh giá sai ý của tôi."   Không có Mỹ người dân trên thế giới chỉ là ruồi muỗi với bọn cường quyền man rợ có vũ khí hạt nhân. Nên những thằng chửi Mỹ vào ngay toilét múc nước trong đấy xúc miệng cho sạch ...kkk  
......

Phó chủ tịch hội đồng lú lẫn tw Nguyễn Quang Thuấn bị kỷ luật?

Thao Ngoc Hôm qua (20/10), các báo đồng loạt đưa tin về kết quả kỳ họp thứ 21 (ngày 18-19/10), Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục xem xét một số đảng viên liên quan đến vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Vụ lùm xùm trong viện KHXH VN thì dư luận nghe từ lâu nay rồi. Nhưng nay mới biết Nguyễn Quang Thuấn cũng có mặt trong cái mâm dơ bẩn ấy. (https://danviet.vn/pho-chu-tich-hoi-dong-ly-luan-trung…) Mọi người còn nhớ cuối năm 2020, khi dịch Covit 19 mới bắt đầu tràn vào VN, Nguyễn Quang Thuấn trong đoàn nghe nói là đi nghiên cứu văn kiện gì đó, đã đi Ấn Độ, sau đó bay sang Anh, dùng thiền thuế của dân để ăn chơi phè phỡn rồi mới quay về VN. oàn của ông Thuấn còn mang theo ca sĩ Bùi Lệ Mận đi phục vụ. Cũng trên chuyến bay từ Anh về ấy có Nguyễn Hồng Nhung, nhiễm Covit 19, được gọi là bệnh nhân số 17. Điều đáng nói là Nguyễn Quang Thuấn về Nội Bài, không thực hiện khai y tế và cách ly theo quy định, mà ông ta mò đến ngay tòa nhà R4 Royal City(quận Thanh Xuân, Hà Nội), chích cho bạn gái ở đây. Sau đó Nguyễn Quang Thuấn trở thành BN số 21. Cũng từ đó mà Covit phát triển tràn lan tại VN, gây nên trận đại dịch sau này. Không biết Nguyễn Quang Thuấn và hội đồng lú lẫn ấy đã đóng góp được gì cho đất nước, mà ông ta kiếm được 3 căn nhà mặt tiền liền kề , có thẻ chơi golf 3 tỷ/năm. Dư luận cho rằng với tội trạng trốn tránh kê khai y tế và thực hiện việc cách ly khi đi từ nước ngoài về, để từ đó làm lây nên nạn đại dịch, làm thiệt mạng mấy chục ngàn người, và hao tổn biết bao mồ hôi nước mắt tiền thuế của nhân dân. Thì Nguyễn Quang Thuấn phải bị lôi cổ ra kỷ luật ngay sau đó. Còn bây giờ thì quá muộn. Hay là nay đến kỷ niệm ngày thành lập hội phụ nữ VN(20/10), thì mới nhớ đến các em có công phục vụ đoàn trong chuyến đi năm xưa, giờ mới lôi Nguyễn Quang Thuấn ra kỷ luật? Nhỉ!
......

TS Nguyễn Hữu Liêm, một loại Việt kiều

Ảnh:TS Nguyễn Hữu Liêm, Thục-Quyên, BS Nha khoa Ngày 19-10-2022 trang Tiếng Dân có đăng lại một bài viết từ BBC của một người ký tên TS Nguyễn Hữu Liêm, gửi từ San José, Hoa kỳ, với tựa đề: Việt Kiều và Nhà nước VN: ‘Đã đến lúc cần chính sách mới hơn Nghị quyết 36. Cũng bài đó lại được đăng bởi tờ báo mạng Boxitvn dưới tựa đề: “Logic thương tích gặp trí tuệ nông dân: đánh giá nghị quyết 36 về người Việt ở nước ngoài” (1). Không biết cái tựa nào là tựa tác giả chính thức đặt, chỉ biết bài đó thật sự của ông TS Nguyễn Hữu Liêm, vì trên Facebook TS Liêm thú vị với nó lắm để khoe khéo: “Triết gia hú còi mần thiên hạ tâm tư quá! Ôi Lỗi tại tui mọi nẽo!” (Xin phép nhắc ông TS: chữ đúng là “nẻo!”). TS Liêm kể về một cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu, ngày 14/10 vừa qua, tại tư gia của ông ở San Jose, California, giữa “Uỷ ban người Việt ở nước ngoài đến từ Hà Nội và một số nhân sĩ Việt kiều, hầu hết từ miền Nam” gồm… chưa tới 10 người. Đúng ra thì cách “hú còi” tại tư gia mình, với dưới chục người tham dự, dù có mặt của ông phó chủ tịch của cái mà TS Liêm gọi là “Uỷ ban người Việt ở nước ngoài đến từ Hà Nội” (?) thì cũng chỉ có giá trị của một cuộc phiếm luận hay đã thích gọi là hú còi thì cũng chỉ là hú còi trong thùng rỗng. Chuyện quá thường, đã xảy ra biết bao lần trong những năm qua, khi người đại diện nhà cầm quyền Việt Nam ra ngoại quốc để tuyên truyền vận động, thì chỉ có khả năng tiếp xúc với những người lẻ tẻ như TS Liêm, nếu không dựa vào các sứ quán VN mở tiệc tiếp tân linh đình, mua chuộc chính người của họ đến ăn uống vui chơi. Do đó, sở dĩ có một số người lên tiếng phê bình những điều ông TS Liêm kể lại về cuộc gặp gỡ của ông và các bạn đồng sàng với vài người của cái “Ủy ban nhà nước về người VN ở nước ngoài” (TS Liêm nên tìm hiểu về chữ “nhà nước” trong cái tên của ủy ban này và dùng cho đúng) , thì không phải họ “tâm tư” vì ông, mà vì họ thấy cần phải đánh động về âm mưu hiện nay của nhà cầm quyền VN: Sau khi thanh toán và bắt bỏ tù gần hết những người dân trong nước đã không chấp nhận sự thối nát, đục khoét, hối lộ và đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thì nhà cầm quyền này đang tiến hành bước tiếp theo là vờ chấp nhận vài câu chê bai chỉ trích (luôn luôn đi đôi với những câu ve vuốt ngợi khen) của một loại Việt kiều sẵn sàng nhắm mắt trước những tệ trạng ngày càng giết chết mọi khả năng tự vệ của dân tộc trước hiểm họa Trung Quốc, để được chút hư danh, để được người đưa đón, được “nhà nước lắng nghe” và được cùng gia đình hưởng vài lợi lạc. Ai cần một chính sách mới hơn là “nghị quyết 36” ? Nghị quyết 36 là do Bộ Chính trị đảng CSVN ban hành ngày 26-3-2004, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (2). Đó chỉ là sự chỉ đạo của đảng CSVN cho cán bộ của họ cách thu hút được những người gốc Việt sống ở ngoài Việt Nam (và là công dân xứ khác), vì những người này không còn chịu sự chỉ huy của họ nên họ không thể đàn áp được. Nhưng những người này có thể làm lợi cho họ khi mang tiền về, khi quảng cáo cho họ về những cố gắng và tiến triển đảng Cộng sản mang tới cho dân Việt, để đánh đổi sự đi lại, tự do mua bán và hưởng lợi. Loại Việt kiều này chỉ nhận lợi chứ không phải chịu những bất công của xã hội, những bất lợi khi đất nước Việt Nam suy sụp, tan nát, vì lúc đó họ có thể nhỏ vài giọt nước mắt nhưng đồng thời đã nhanh chân chạy về quốc gia nơi họ hiện là công dân. Trò này cũng chẳng có gì là mới mẻ cả. Đại đa số người dân Trung Hoa, kể cả trí thức, đã ký hợp đồng không lời với nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc kiểu “Chúng tôi không đưa ra bất kỳ nhận xét chỉ trích bất lợi nào, vậy các ông hãy để chúng tôi yên”. Dân Việt Nam trong nước giờ đây cũng đành sống theo cách đó: Im mồm để không ngồi tù đến bệnh hoạn mà chết. Nhưng Việt Nam khác Trung Quốc. Việt Nam cần sự giúp đỡ, viện trợ của quốc tế. Ngoài cách bịt miệng dân, đảng CSVN cần một đội ngũ những người từng là người Việt, ra vào Việt Nam dễ dàng để có vẻ rất hiểu biết về tình hình VN. Những người này ngược với người dân trong nước, được khuyến khích lên tiếng nhiều, nhưng hoàn toàn phải tránh né, không nhắc về các vấn đề vi phạm Nhân quyền, nhà cầm quyền tham nhũng, tình trạng thiếu một nhà nước pháp trị v.v… ở VN, để nhà cầm quyền VN thoải mái nói láo, hầu nhận các sự viện trợ, giúp đỡ nhân đạo. Cái vòng luẩn quẩn là chính một phần nhỏ những trợ giúp khổng lồ của thế giới tự do mấy chục năm nay đã giúp vài vùng quê VN có điện, có nước, nên những trí thức kiểu TS Liêm vội “hú còi”, rằng “đời sống chung của quần chúng đã được nâng cao rất nhiều”. TS Liêm học cao, đâu còn trong tuổi ngây thơ, lại vào ra Việt Nam dễ dàng, sao không nhận ra người dân miền Nam VN muôn đời có ruộng có đất, dù to dù nhỏ, của tổ tiên cha ông để lại, bây giờ được đảng CS biến họ thành “vô sản”, “dân oan”? Trong khi nhà báo Phạm chí Dũng nhìn thấy và báo động về sự nguy hiểm của mạng lưới hối lộ ở VN nên lên tiếng đòi Liên Minh Âu châu phải buộc điều kiện Nhân quyền và tính minh bạch vào Hiệp định thương mại tự do EVFTA, thì phải ngồi tù 15 năm? Đấy là lý do để ông TS “công bằng ghi cho Nhà nước VN điểm cộng”? Ông Nguyễn Minh Triết sang quận Cam, California, trốn chui trốn nhủi vì bị biểu tình, đả đảo dữ dội của người gốc Việt, chỉ gặp được loại Kiều bào sẵn sàng đội ơn thiện chí vượt bực của đảng Cộng sản, như ông TS nói,  để được miễn thị thực, được công nhận song tịch,  mua bán bất động sản… Loại Kiều bào đó ông TS Liêm có lẽ quen nhiều, nên giờ đây cho rằng cần đề nghị với Bộ Chính trị VN ra một “tân nghị quyết”? Dân Việt trước hết là những công dân Việt đang sống ở Việt Nam Đa số những người Việt tỵ nạn chính trị ở Mỹ (và Âu châu) hiện là công dân của những nước có Tự do Dân chủ. Sự thành công của họ ở những vùng đất mới, cũng như sự sụp đổ của chủ nghĩa CS trên thế giới, càng cho thấy rằng, súng đạn khi xưa đã thua, nhưng lý tưởng tự do dân chủ của miền Nam Việt Nam đã thắng. Những người Việt chạy tỵ nạn lúc ở tuổi trưởng thành, giờ đây sau 47 năm, đã là những bậc cao niên. Nhìn tình hình thế giới có thể thấy rõ ràng là Lẽ Phải đôi khi bị cái Ác đè bẹp, nên tình cảm ngự trị trong tâm trí họ chỉ còn là những xót xa, thương dân tộc, là nỗi buồn vì không bảo vệ được những đồng bào nghèo khổ, những người bạn trí thức can đảm đang bị đàn áp ở quê nhà. Ông TS Liêm hay các bạn Việt kiều của ông muốn xin xỏ một cách đối xử nào khác của đảng CSVN, đó là việc của các ông, bà. Nhưng xin nhớ, các ông, bà chỉ là một loại Việt kiều mà thôi. Còn đảng CSVN nếu có can đảm và sòng phẳng để công nhận những sai lầm chính sách thì hãy quì xuống xin lỗi người dân trong nước, tạ tội với tiền nhân đã bao ngàn năm hy sinh, giữ gìn bờ cõi, bằng cách thả hết những người con yêu nước đang trong vòng tù tội, để dân tộc Việt còn có một tương lai. Thục-Quyên, BS Nha khoa - báo Tiếng Dân ________ Chú thích: (1) https://baotiengdan.com/2022/10/19/viet-kieu-va-nha-nuoc-vn-da-den-luc-can-chinh-sach-moi-hon-nghi-quyet-36/ https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cd12z9pw073o https://boxitvn.blogspot.com/2022/10/logic-thuong-tich-gap-tri-tue-nong-dan.html (2) http://quehuongonline.vn/uy-ban-nha-nuoc-ve-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/quy-dinh-co-cau-to-chuc-cua-uy-ban-nha-nuoc-ve-nguoi-viet-o-nuoc-ngoai-20190221155106398.htm  
......

Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối

  - Cao Quyền -   Đảng cộng sản là đảng toàn trị, tuy nhiên vì dùng chiêu bài " Dân chủ" để huy động quần chúng tham gia nên chính họ cũng hiểu rõ giá trị dân chủ. Nên họ luôn khuếch trương tinh thần dân chủ trong đảng, nhưng không cho phép phổ biến dân chủ ngoài đảng cho nhân dân.   Bằng việc " bầu cử " trong các kỳ đại hội. Việc bầu cử này là nơi để các phe nhóm chính trị trong nội bộ đảng cộng sản phân chia các địa hạt quyền lực và lợi ích.   Nghĩa là đảng cộng sản có đa nguyên về phe nhóm trong một tổ chức thống nhất.   Sự phân chia phe nhóm mang cái lợi là các phe nhóm kiềm chế quyền lực lẫn nhau, các ghì chân nhau để ngay cả kẻ đứng đầu nhà nước cũng không hoài có quyền lực quá vượt trội.   Tuy nhiên, Tập Cận Bình trong những năm cầm quyền đã dần dần loại bỏ hết những phe nhóm chính trị có khả năng đối đầu với quyền lực của ông ta.Trung Quốc đi một bước lùi từ độc đảng toàn trị quay về thời kỳ độc tài cá nhân như thời Mao Trạch Đông.   Thời kỳ này, một lời nói của Tập là khuôn vàng thước ngọc, mang giá trị quyền lực áp đặt lên toàn bộ Trung Quốc.   Quyền lực của Tập thậm chí còn ghê gớm hơn cả Puttin gấp nhiều lần. Puttin gây chiến tranh, lấy máu người dân để tìm đường vinh quang xây xác quân mình, nhưng Putin vẫn nhận sự chống đối trong nội bộ nước Nga.   Thế nhưng có lẽ bây giờ, tỷ người dân Trung Quốc chắc chả còn ai dám nói trái ý Tập cả chứ đừng nói đến chống đối.   Năm 2018, tạp chí Forbes đã xếp Tập là người quyền lực nhất thế giới. Năm nay, vị trí ấy chắc cũng không có gì thay đổi   Quyền lực tuyệt đối, sẽ tha hóa tuyệt đối, chỉ là chưa biết đến khi nào Tập mới cho xây xác quân mình để mở đường vinh quang, làm một vị đại hoàng đế thống trị thế giới, nhưng chắc chắn lúc đó sẽ đến khi Tập đã xác định hôm nay việc sẽ thu hồi Đài Loan bằng vũ lực.   Trung Hoa mộng sắp không còn là những vần thơ bằng thư pháp nữa, mà sẽ viết bằng m.áu.
......

Chúc mừng anh Trần Minh Nhật đến Canada

Ảnh Trần Minh Nhật và gia đình. Trần Minh Nhật   Tôi viết những dòng này khi phi cơ đang bay tới Hàn Quốc để quá cảnh tới Canada, nơi tôi sẽ định cư cùng gia đình nhỏ. Bầu trời bên ngoài tối mịt, xa xa tít tắp đằng sau những đám mây là ánh đèn của một phố phường ở một nơi xa lạ, tôi cảm thấy mình nhỏ bé. Trong sự tĩnh lặng và cảm nhận về thân phận đời mình, tôi thấy mình thật may mắn. Tạ ơn Trời, cảm ơn đời và tri ân mọi người vì dù bước đi trong thung lũng đen tối của cuộc đời nhưng vẫn thấy được những ánh sao chỉ đường.   Sau một ngày tới xứ lạnh tình nồng Canada, tôi mới có cơ hội để viết tiếp lời cảm ơn tới quý anh chị em đã dành những lời cầu chúc tốt đẹp cho tôi.   Những bước đường đã qua, sự đồng hành, đồng cảm của từng người ghi dấu ấn trong trái tim tôi. Tuổi thanh niên hoà mình vào những trăn trở thời cuộc, đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do và dân chủ. Bị bắt lần đầu tiên trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn Biển Đông. Và sau đó không lâu bị bắt ở vụ án 14 Thanh Niên Công Giáo - Tin Lành, Bị nhà cầm quyền kết án tù và đã “rì-viu” được 5 trại giam trên cả ba miền tổ quốc. Khi mãn án bị chế độ tiếp tục truy bức phá hoại hết tài sản, nhà cửa không phải chỉ riêng nhà mình, mà còn chặt hết vườn cà phê, vườn bơ ăn trái của cả nhà anh Trần Khắc Đạt và Paulus Khắc Đường. Tôi lại phải chạy nạn khắp nơi.   Cuối cùng, tôi đã tìm thấy thế mạnh của mình nơi cuộc chiến chống Formosa và đồng bọn xả thải huỷ hoại biển Miền Trung. Nếu nói về các nhà hoạt động thì tôi có lẽ là người theo sâu và sát nhất những chuyển động trong các cuộc biểu tình, đấu tranh đòi quyền lợi cho ngư dân.   Sức ép chính trị ở phong trào Formosa là đa diện, bởi không ai biết được điều gì sẽ xảy ra. Và thêm một lần nữa tôi rơi vào tình thế “trên đe dưới búa”. Tôi biết mình bị coi là cái gai và lệnh truy nã đã đến như một điều không tránh khỏi vì đối với nhà cầm quyền sự vượt rào của tôi đến lúc cần bị ngăn chặn.   Trong đêm lễ cưới của mình, tôi đã rời Việt Nam quê hương yêu dấu của tôi để đi lánh nạn. Tôi ra đi trong nước mắt vì biết mình sẽ không quay về nơi gắn liền với tuổi thơ và thanh xuân rực lửa.   Sau hơn 5 năm ẩn mình ở Thailand, với sự trợ giúp của các anh chị chiến hữu Việt Tân tôi đã được cấp thường trú nhân tới xứ sở lá phong. Tôi chưa bao giờ dám đòi hỏi tổ chức mình tham gia phải thế này thế nọ cho mình, nhưng tôi cảm nhận được tình nghĩa gia đình trong suốt chặng đường đã qua. Người ta nói “vượt biên có số định cư có phần” để diễn tả về sự vô thường của kiếp đời tị nạn và tôi may mắn có phần được đi trước. Trong khi, vẫn còn biết bao người với câu chuyện của riêng mình đang bị mắc kẹt tại đó.   Ở mảnh đất tạm dung đó, người ta hoà lẫn trong dòng đời như thể không tên không tuổi bởi sa chân vào vũng lầy đó. Khi nói những điều này, tôi nhớ tới những kẻ hãm hại hàng chục đồng hương và chúng tôi như bọn Đoàn Huy Chương đã gây đau khổ cho biết bao gia đình. Dân tộc chúng ta sẽ bớt khổ hơn nhiều nếu như biết buông tay khỏi cổ nhau, tôi thật!   Tới vùng đất mới, tôi được các anh chị chuẩn bị sẵn cho mọi thứ cần thiết để khởi đầu cuộc sống, cảm ơn các chiến hữu. Tôi cũng chân thành biết ơn tới các linh mục, tu sĩ nam nữ ở Thailand và cả Việt Nam. Cảm ơn cách riêng tới nghĩa phụ và gia đình linh tông. Các linh mục mà khi còn ở Việt Nam đồng hành với tôi vẫn luôn dõi theo và cầu nguyện cho tôi cách này cách khác, xin nhận từ con sự biết ơn sâu sắc. Khi xa quê hương, tôi gặp được các linh mục trên vùng truyền giáo, các ngài với những sứ vụ của mình, đã luôn mang theo nơi mình tình yêu Đức Giê-su Ky-tô để không bỏ rơi những người bị ruồng bỏ. Xin đón nhận từ chúng con lòng tri ân.   Con cũng xin ghi ơn sự giúp đỡ vô vị lợi của quý bậc trưởng thượng ở quốc nội và Hải ngoại đã và luôn ủng hộ con. Mong quý vị sức khoẻ và bình an.   Con cũng nhân cơ hội này, bày tỏ cảm mến tri ân tới cha mẹ nội ngoại hai bên vì tình phụ mẫu thiêng liêng. Hơn ai hết, gia đình là nơi mà tình huynh đệ và sự quan tâm luôn dành cho nhau cách đặc biệt.   Trên hết con dâng lời cảm ơn Chúa đã che chở con khi qua mọi biến cố cuộc đời. Xin Chúa dùng con như khí cụ của Ngài và để “lời Chúa làm ánh sáng chỉ đường cho con”.   Xin được gửi lời chào và lời chúc bình an tới tất cả anh chị em từng người và mọi người. Tôi xin phép không kể tên từng người nhưng xin lưu giữ những kỷ niệm đó trong tim.   TMN  
......

Huyền thoại Nguyễn Quang Thuấn.

Loc Duong   Cách đây hơi lâu, hắn có viết một bài về Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt nam. Hôm nay nhân dịp tay lưu manh này chuẩn bị vào lò, hắn xin đăng lại bài viết :   HUYỀN THOẠI MỘT NGƯỜI MANG TÊN THUẤN   Tục truyền rằng nước Liên Xô xưa là vùng đất sản sinh ra Tiến Sĩ, đến nỗi nhân gian truyền tai nhau rằng : Nếu bạn dẫn một con bò tới Liên Xô, thì khi về con bò đó cũng trở thành tiến sĩ. Và lời đồn đại này cũng không ngoa, ít nhất là đối với trường hợp của một người lưu manh mang tên Thuấn.   Thuấn có tên đầy đủ là Nguyễn Quang Thuấn, sinh năm 1959, quê quán Bắc Ninh. Nhà nghèo rớt mùng tơi ( điều này không cần tranh cãi, bởi vì chính tay Thuấn đã ghi rõ trong lý‎ lịch xin vào đảng là giai cấp vô sản), Thuấn học hành cũng làng nhàng thôi, chủ yếu là phụ giúp gia đình làm nông nghiệp, cụ thể là chăn bò. Thuấn chăn bò rất có số má, làm như có khiếu bẫm sinh. Bò Thuấn chăn, con nào con nấy mập ú, nhìn mát mắt. Đến nỗi vào đầu thập niên 1990, nhà nước ta cử Thuấn mang theo 10 con bò giống sang biếu hữu nghị cho Liên Xô. Tới nơi, sau khi thăm khám, Liên Xô chỉ nhận 9 con, còn một con không thích hợp với khí hậu Liên Xô được giao cho Thuấn mang trở lại Việt Nam. Thế là trên chuyến bay rời Liên Xô hôm đó, Việt Nam ta lại có thêm 2 tiến sĩ, đó là Thuấn và con bò khó tánh kia.   Về đến nhà, thấy con mình xênh xang mũ áo tiến sĩ, mẹ của Thuấn cứ phủ phục dưới chân con mà khóc. Những giọt nước mắt của một bà mẹ mừng vì con mình một bước lên quan cứ tuôn ra như suối. Thuấn phải đỡ mẹ ngồi lên ghế và hứa danh dự với mẹ rằng sẽ cố gắng lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để trục lợi, làm giàu cho bản thân và gia đình.   Và Thuấn làm thật. Ngồi ở bất cứ chức vụ gì Thuấn cũng ăn. Nhưng phải nói rằng Thuấn giàu sụ lên là từ cái ngày được đảng ta cho giữ chức Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Thực chất đây là một cái lò ấp Tiến Sĩ Xã Hội Chủ Nghĩa theo mô hình ấp hột vịt lộn. Nghĩa là Thuấn chỉ việc lùa hết quan chức cộng sản nào muốn làm tiến sĩ vào ngồi trong một cái khay, thu tiền xong, đưa khay vào lò, điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp rồi bấm nút ON. Chờ 19 ngày sau, bấm nút OFF, kéo khay ra là cả một lô một lốc tiến sĩ chạy ùa ra, có người than ngộp, có người không.   Cái chức vụ chủ tịch lò ấp tiến sĩ này đã đem lại cho Thuấn cơ man là tiền bạc. Bởi vì các quan cộng sản ai cũng muốn dấu cái đuôi dốt nát của mình bằng cách trở thành tiến sĩ hay phó giáo sư. Ngoài số tiền thu tại chỗ lúc làm bằng giả, Tết đến theo phong tục mồng một tết cha, mồng ba tết thầy, các quan mua bằng không có thầy, cho nên họ bèn đi tết cho thằng bán bằng giả, tức là Thuấn, Thuấn lại giàu thêm một đống nữa.   Cùng với túi tham đầy lên, Thuấn ngày càng biến chất. Đang là một người lý‎ luận chủ chốt về giai cấp vô sản, Thuấn bổng trở thành một tay ăn chơi đẳng cấp, mà chính giai cấp giàu có ở phương tây cũng phải chào thua. Thuấn chơi đánh golf lệ phí hàng năm là 3 tỷ. Thuấn ăn uống ở các nhà hàng 5 sao, khi ăn thường có các hoa hậu hay á hậu ngồi bên vui vẻ. Và Thuấn cũng không tránh khỏi việc đèo bồng, thiên hạ đồn rằng vợ bé của Thuấn là một phụ nữ đẹp, sống ở khu chung cư Vinhomes Royal City ở Hà nội. Người này đã có một con chung với Thuấn, mặc dù khi ra đường, thật cứ như công chúa sánh bên một thằng cùi hủi mắc bệnh Covid nhưng dấu không khai báo.   Mặc dù tự thái hóa và biến chất như vậy, nhưng không hiểu sao Thuấn vẫn bình chân như vại. Lại còn được cả hệ thống chính trị hiện nay bao che. Theo báo Tuổi trẻ, vừa qua công an Hà Nội đã xử lý‎ 3 người phụ nữ dám đăng tin Thuấn có bồ nhí , con riêng trên trang mạng FB của họ. Việc xử lý‎ này thực chất là để dằn mặt bất cứ ai dám nói động đến ông Phó Chủ tịch Hội đồng lý‎ luận Trung ương đảng cộng sản VN.   Và khốn nạn hơn, với lối sống tha hóa như thế, Thuấn vẫn được giao trọng trách là người soạn thảo các văn kiện của Đại Hội đảng lần thứ 13. Các văn kiện mà chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nâng lên tầm “văn bia”, mang ý nghĩa sẽ còn đó mãi cho nhiều năm sau.   Dưới thời các triều đình phong kiến ngày xưa, viên quan nào lợi dụng sức dân, ăn xài xa hoa trên những đồng tiền thuế của dân đều có thể bị chém ngang lưng. Nhưng Thuấn hên, Thuấn sống trong lòng cái chế độ mục ruổng này cho nên Thuấn không bị làm sao cả, Đi tới đâu Thuấn cũng vác mặt lên kể về cuộc đổi đời nhanh như tên bắn của mình, cứ như thể đó là một huyền thoại : Huyền thoại Nguyễn Quang Thuấn.   Loc Duong  
......

Công nghệ cao so với bom rẻ tiền; Điều gì có thể ngăn chặn các máy bay không người lái khủng bố của Nga

  Kai Stoppel  - ntv.de Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái kamikaze vào các thành phố của Ukraine là bước ngoặt tiếp theo của cuộc chiến. Cho đến nay, Kyiv dường như không có phương tiện hữu hiệu nào để chống lại các cuộc tấn công hàng loạt. Những vũ khí và hệ thống phòng thủ nào từ phương Tây có thể giúp chống lại điều này? Chúng bay chậm, ồn ào, nhưng có thể bay xa hàng nghìn km và rất khó xác định vị trí: Máy bay không người lái Kamikaze, chẳng hạn như Shahed-136 được phát triển ở Iran, hiện đang gieo rắc nỗi sợ hãi và kinh hoàng ở Ukraine. Chúng cũng cho thấy khả năng phòng không hiện đại đang đạt đến giới hạn như thế nào. Phiến quân Houthi ở Yemen được cho là đã sử dụng thành công máy bay không người lái chống lại Ả Rập Xê-út, vốn không thể tự vệ dù có hệ thống phòng không hiện đại. Giờ đây, Nga cũng đang dựa vào các máy bay không người lái chống khủng bố. máy bay không người lái kamikaze của Iran Trong khi nhiều máy bay không người lái bị bắn hạ trong các cuộc tấn công hàng loạt gần đây vào Ukraine, nhiều máy bay đã vượt qua được. Trong một hành động tuyệt vọng, các sĩ quan cảnh sát ở Kyiv đã chộp lấy súng của họ để hạ gục một máy bay không người lái. Không có giải pháp thực sự, như các chuyên gia quân sự chỉ ra. Bởi vì các máy bay không người lái sau đó phát nổ ở một nơi khác trong thành phố khi chúng bắn trúng. Và đạn bắn ra từ các khẩu súng cũng rơi xuống đâu đó và trở thành mối nguy hiểm. Ukraine cũng có các tên lửa đánh chặn kiểu Liên Xô lớn hơn, chẳng hạn như Buk hoặc S-300 , và bây giờ là hệ thống cực kỳ hiện đại IRIS-T SLM của Đức . Nhưng những tên lửa này tương đối đắt, khoảng vài trăm nghìn euro một chiếc - một sự lãng phí so với những chiếc máy bay không người lái giá rẻ, có giá ước tính khoảng 20.000 euro mỗi chiếc. Theo các chuyên gia, Ukraine không thể duy trì sự mất cân bằng này lâu dài. Xe tăng phòng không "Gepard" do Đức cung cấp có thể giúp bắn hạ máy bay không người lái một cách rẻ hơn. Tuy nhiên, anh ấy cần ở tuyến trên vì sự cơ động của mình. Vì vậy, những gì khác có thể được thực hiện đối với mối đe dọa mới từ không khí? Một giải pháp khả thi là hệ thống Ma cà rồng từ Mỹ. Nó là một hệ thống di động cũng có thể được lắp đặt trên xe bán tải. Ma cà rồng sử dụng tên lửa nhỏ để đưa máy bay không người lái ra khỏi bầu trời. Chúng được dẫn hướng tới mục tiêu bằng tia laser và được cho là có giá khoảng 28.000 euro mỗi chiếc - điều này sẽ khiến chúng nằm trong phạm vi giá của chính máy bay không người lái. Tuy nhiên, hệ thống này được coi là tương đối ít được thử nghiệm. Ma cà rồng có thể được hỗ trợ bởi Titan , cũng được cung cấp cho Ukraine từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hệ thống không tự bắn mà bắt và phân tích mục tiêu giả đang tấn công và chọn các phương pháp tốt nhất để chống lại nó. Các nhà phát triển đã trang bị cho hệ thống một cơ chế ra quyết định tự động cho việc này. Tuy nhiên, nó chỉ bao gồm bán kính ba km. Ban đầu, Ukraine sẽ nhận được 12 chiếc trong số đó. Israel cũng tuyên bố sẽ giúp Ukraine thiết lập hệ thống cảnh báo sớm . Và Israel có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc phòng thủ chống lại máy bay không người lái, sau khi tất cả họ có một hệ thống phòng không đã được kiểm chứng với Iron Dome . Trong cuộc chiến tranh Gaza gần đây nhất, các tên lửa của nó có thể chống đỡ hơn 90% các tên lửa đang bay tới. Và chi phí cho mỗi tên lửa chống tên lửa ước tính khoảng 50.000 euro trong phạm vi có thể chấp nhận được đối với một hậu vệ. Tuy nhiên, Israel gần đây đã bác bỏ việc bàn giao Iron Dome do "một số cân nhắc về hoạt động", họ cho biết. Nhưng Mỹ và thậm chí cả Đức cũng có trong kho các hệ thống phòng không công nghệ cao. Vào tháng 7, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã viết một lá thư cho Bộ trưởng Quốc phòng kêu gọi chuyển giao hệ thống C-RAM cho Ukraine, cùng những thứ khác. "C-RAM sẽ cung cấp khả năng phòng thủ điểm quan trọng chống lại tên lửa và máy bay không người lái nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng dân sự và quân sự," nó nói. C-RAM là hệ thống pháo bắn nhanh được thiết kế để bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan khỏi đạn tên lửa và đạn pháo. Bundeswehr cũng có một hệ thống tương tự được gọi là MANTIS : Súng phòng không do công ty vũ khí Đức Rheinmetall phát triển trông giống như trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao" và bắn tới 1000 phát mỗi phút. Theo Bundeswehr , nó có thể chống lại tên lửa, đạn pháo và súng cối, cũng như máy bay không người lái hoặc tên lửa hành trình. Tuy nhiên, nó không di động và chỉ bao phủ trong bán kính ba km. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm thuần túy mà không cần pháo binh. Vũ khí laser để chống lại máy bay không người lái cũng đang được phát triển ở một số quốc gia . Tuy nhiên, vẫn chưa rõ những nỗ lực đã nâng cao đến đâu. Israel gần đây đã thử nghiệm thành công Tia sắt chống lại máy bay không người lái. Tuy nhiên, hệ thống sẽ không được chuyển giao cho đến năm 2024. Nếu không có sự miễn cưỡng của Israel trong việc hỗ trợ Ukraine, mọi chuyện có lẽ đã quá muộn. Nhưng một công nghệ khác sẽ nhanh chóng có sẵn hơn: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã thông báo rằng liên minh quân sự sẽ cung cấp "hàng trăm" thiết bị phát sóng gây nhiễu cho Ukraine trong những ngày tới để chống lại máy bay không người lái. Chuyên gia quân sự Thomas Wiegold nói với đài truyền hình Welt rằng điều này nhằm mục đích làm gián đoạn khả năng điều khiển của máy bay không người lái để máy bay không người lái "không đi xuống trong thành phố mà là ở ngoài trời, nơi chúng không gây thiệt hại", chuyên gia quân sự Thomas Wiegold nói với đài truyền hình Welt. Với hàng trăm thiết bị gây nhiễu, "cơ hội đưa một phần lớn các máy bay không người lái này ra khỏi bầu trời sẽ tăng lên". Tất nhiên, các biện pháp đối phó khác chống lại mối đe dọa từ máy bay không người lái cũng có thể hình dung được. Chẳng hạn, Ukraine có thể tấn công và phá hủy các khẩu đội máy bay không người lái và các trung tâm chỉ huy, chẳng hạn bằng các bệ phóng tên lửa HIMARS khét tiếng hiện nay, rất chính xác. Tuy nhiên, nếu máy bay không người lái được phóng từ Belarus hoặc Nga, điều này có thể gặp vấn đề vì lý do chính trị. Để tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, các nước NATO đã vội vã tuyên bố chuyển giao các hệ thống cũ hơn nhưng đã được kiểm chứng: ví dụ như Tây Ban Nha đang cung cấp hệ thống phòng không HAWK , sự phát triển của hệ thống này có từ thời Chiến tranh Lạnh. Hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Spada Aspide cũng có xuất xứ từ Tây Ban Nha . Pháp muốn cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không di động Crotale , hệ thống phòng không lần đầu tiên được giới thiệu tại đây vào những năm 1970. Nó có thể sẽ chỉ trở nên rõ ràng trong những ngày và tuần tới làm thế nào Ukraine có thể chống lại mối đe dọa từ máy bay không người lái một cách tốt nhất. Cuối cùng, nó có thể là một hỗn hợp của các biện pháp khác nhau dẫn đến thành công. Nguồn: Kai Stoppel  - ntv.de  
......

Chiến tranh Ukraine bao giờ kết thúc?

Tổng thống  Nga Putin - Tổng thống  Ukraine Wolodymyr Selenskyj Peter Pho Nhiều bạn nhắn tin hỏi chiến tranh bao giờ kết thúc? Lão hỏi, thích nghe lời trung thực hay thích nghe hô khẩu hiệu “Toàn thắng ắt về ta”?. Các bạn nói :”Muốn nghe lời trung thực!”. Wow, thời sự phải trung thực, hô khẩu hiệu để câu LIKE thì thằng nào chả hô được…kkk   Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã diễn ra được gần 10 tháng. Một số bạn lạc quan, tin rằng sự thất bại của Nga đã định và cái kết của Putin phải là bi thảm, không chỉ phải đối mặt với sự xét xử của Tòa án Công lý Quốc tế, mà còn sẽ thê thảm như số phận của Saddam, Gaddafi và bin Laden. Những người yêu chuộng hoà bình và công lý đều mong như vậy.   Nhưng, nếu bạn có hiểu biết chút ít về lịch sử thế giới, cục diện và tính cách của dân tộc Nga, bạn sẽ không dễ dàng đưa ra kết luận. Khi đối phó với một cuộc chiến tranh phức tạp có nguồn gốc lịch sử và bối cảnh quốc tế như Chiến tranh Nga-Ukraine, tốt hơn hết là nên đưa tầm mắt nhìn xa hơn, bao quát hơn, lâu dài hơn và không nên vội vàng kết luận. Đến Elon Musk cũng chán nản với sự kéo cưa làm nhiều sinh mạng dân thường phải chết mà chưa biết bao giờ kết thúc nên cậu ta đã đành lòng đưa ra một giải pháp không phải không có lý, mỗi bên chịu thiệt một chút, hãy mau mau kết thúc chiến tranh.   Nga, một dân tộc có cá tính rõ rệt và riêng biệt. Nên việc xem xét các đặc điểm tính cách của một quốc gia như vậy là một công việc phức tạp, nhưng sẽ giúp cho những phán đoán về cuộc chiến được công bằng và rõ nét. Nước Nga vô cùng rộng lớn, với sự khác biệt rất lớn về môi trường địa lý, xã hội và văn hóa. Những người đánh cá ở Arkhangelsk và Cossacks của sông Ural, những người nông dân ở ngoại ô Moscow và những người thợ săn ở Siberia, khác nhau rất nhiều về ngoại hình và tính cách. Và để tìm ra những đặc điểm chung của dân tộc Nga và suy nghĩ về bản chất của tính cách dân tộc Nga, người ta nhận ra rằng tính cách dân Nga là mâu thuẫn (bản tính kép), vừa tàn nhẫn vừa lương thiện, vừa khiêm tốn, thân thiện vừa ngổ ngáo thích gây sự, vừa phản nghịch vừa phục tùng, một Chủ nghĩa tập thể không cá tính nhưng lại có ý thức cá nhân mạnh mẽ, cả chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa vô chính phủ hỗn hợp… Khi chúng ta nghĩ về một phẩm chất cụ thể của người Nga, luôn có một phẩm chất đối lập đi kèm theo. Ví dụ khi bạn đang cười nói vui vẻ uống rượu với một thằng bạn Nga, nhưng nếu có một điều gì khiến cậu ta cảm thấy bị nhục, cậu ta có thể cầm ngay chai rượu choảng luôn vào đầu bạn mà không cần báo trước…kkk   Tính cách bẩm sinh của dân tộc Nga là chịu đựng được sự tàn bạo và ngông cuồng tột độ của kẻ thống trị, nhưng không bao giờ chấp nhận sự thất bại và bất tài của kẻ thống trị, từ Peter III đến Paul I, từ Nicholas I đến Nicholas II, tất cả đều chết bởi tính cách này.   Trong cuộc chiến Ukraina, nếu phải hiến tế 10 trung tướng, 30 thiếu tướng và 300.000 binh sĩ, cho dù GDP bình quân đầu người sẽ giảm đi một nửa, nhưng nếu giành được một vùng đất đen rộng lớn ở Ukraine, thì toàn thể dân tộc Nga sẽ đoàn kết và sẵn sàng trả một giá như vậy. Hiện tại Iran đã trở thành một mớ hỗn độn, trong khi nước Nga vẫn im hơi lặng tiếng. Phương Tây trông chờ từ lâu một cuộc cách mạng màu, xung đột xã hội và đảo chính lật đổ chính quyền ở Nga đã không xuất hiện.   Đừng ngây thơ khi nghĩ rằng sau Thế chiến II, một quốc gia có chủ quyền sẽ không còn bị thôn tính nữa. Hãy xem Sikkim đã trở thành một quốc gia ở Ấn Độ như thế nào, và sau đó nhìn vào Belarus hiện tại, có gì khác với các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga?   Sau gần mười tháng chiến tranh, Nga đã phải trả một cái giá quá đắt đến mức không thể chấp nhận được, bất kể sự thỏa hiệp nào đều sẽ mất quyền và làm nhục đất nước, nhất định sẽ bị lật đổ bởi đám đông dân chúng đang hậm hực phẫn nộ.   Nếu thay thế bởi bất kỳ quốc gia Âu Mỹ nào, mà vấp phải các biện pháp trừng phạt cực đoan toàn diện như Nga và trực tiếp bị loại khỏi hệ thống tài chính và thương mại thế giới, chính phủ đó chắc chắn sẽ sụp đổ, chính quyền sẽ thay đổi. Nhưng nền kinh tế quốc nội của Nga và tỷ giá hối đoái tiền tệ ở Nga bước đầu ổn định trở lại, đó là bằng chứng.   Truyền thống của quân đội Nga luôn được biết đến với tỷ lệ tử trận của tướng và binh sĩ cực kỳ cao và những trận chiến ban đầu bất lợi, tuy nhiên với khả năng chịu đựng thương vong vào loại bậc nhất thế giới, họ coi chết chóc của tướng lĩnh, binh lính hay dân thường như vật phẩm phải tiêu hao trong chiến tranh với ý chí quyết liệt để giành chiến thắng. Trong 400 năm, từ một Đại công quốc nhỏ bé Mátxcơva, một chư hầu của Hãn quốc Kim Trướng Mông Cổ biến thành một đất nước có một lãnh thổ khổng lồ rộng 20 triệu km vuông, lãnh thổ lớn nhất thế giới trải dài hai lục địa. Tất cả đều được tạo nên bởi vô số xác chết chồng chất.   Thế giới Âu Mỹ hiện nay vẫn còn đánh giá hơi thấp ý chí sắt đá và lòng quyết tâm của dân tộc Nga.   Từ năm 1676 đến 1878, đế chế Ottoman của người Thổ đã tiến hành 12 cuộc chiến tranh với đế quốc Nga Sa hoàng. Trong hai trăm năm, Nga phải đổ xương máu của hàng triệu binh lính Nga mới chiếm được Ukraine và Croatia. Mảnh đất này do xâm chiếm mà có.   Nhìn vào lịch sử cận đại, tháng 8 năm 1991, chính phủ Ukraine tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô. Trong những ngày đầu tháng 12.1991, Nga vẫn còn nằm trong Liên Xô, tuy nhiên Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã công nhận Ukraine là một nước độc lập chỉ một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý của Ukraine kết thúc. Điều quan trọng là Moscow công nhận lãnh thổ của Ukraine bao gồm cả Crimea, bán đảo bên biển Đen được nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cắt từ Nga để "tặng" cho Ukraine vào năm 1954.   Mối quan hệ dây mơ rễ má giữa Nga và Ukraina là do lịch sử để lại, có rất nhiều vấn đề nan giải khiến cả thế giới đau đầu. Liên Hiệp Quốc có thể làm trung gian để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Tiếc rằng trong vài khoá Tổng thư ký gần đây chỉ toàn ông “Khổng Tử - Hảo hảo tiên sinh” lên ngôi, chẳng có uy lực tài cán gì nên lời nói chẳng thuyết phục được bên nào. Lãnh tụ tầm cỡ thế giới cũng chẳng có ai. Hai bên đánh đấm giằng co chỉ hao người tốn của không giải quyết được tận gốc rễ. Cho dù có ngừng bắn bây giờ thì sau này, những cuộc chiến tương tự vẫn xẩy ra. Bây giờ Ukraine muốn xích lại gần châu Âu và Mỹ và hoàn toàn rời khỏi sự kiểm soát của Nga, điều này thực sự là rất khó khăn. Người Nga muốn phục hưng đế chế, người Ukraine muốn độc lập thực sự. Một gấu Nga không thể thua được, một Ukraina kiên cường bất khuất đánh đuổi ngoại xâm với hậu phương hùng mạnh. Lão PP cho rằng, tất cả mọi dự đoán về kết thúc cuộc chiến của các chuyên gia hàng đầu đều là bullshit (phân bò) đầy hoang tưởng.   Chỉ có một tấm lòng thiết tha yêu hoà bình, từ bỏ thù hằn giết chóc, hai bên đều nhường nhịn xuống thang chịu đựng thiệt thòi và được ông cảnh sát Mỹ gật đầu thì mới có thể ngồi xuống bàn hội nghị để tìm ra giải pháp hoà bình. Trước mắt, không hề nhìn thấy tia sáng nào trong đường hầm tối mịt.   Hy vọng kỳ tích xuất hiện. Putin chịu nhục, Ukraina chiến thắng!  
......

Ngân hàng Việt Nam: Những quân cờ Domino sắp đổ

Vụ ngân hàng SCB bị kiểm soát đặc biệt có thể chỉ là bước mở đầu cho cuộc sụp đổ dây chuyền của hệ thống ngân hàng Việt Nam.   Hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế và nền tảng của ổn định xã hội. Người dân Việt Nam có thể không thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền nhưng “đồng tiền đi liền khúc ruột”, khi đồng tiền họ gửi ngân hàng bỗng dưng bốc hơi mất thì hàng vạn người có thể kéo nhau xuống đường gây hỗn loạn không kiểm soát được. Và đó là điều nhà cầm quyền hết sức lo sợ và cố tránh.   Theo thống kê, hiện Việt Nam có 49 ngân hàng. Căn cứ vào chủ sở hữu, có bốn ngân hàng thương mại (NHTM) của nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 2 NH liên doanh, 9 NH nước ngoài, 2 NH chính sách và 1 NH hợp tác xã. Trong 31 NHTM cổ phần, có không ít ngân hàng là “sân sau” của các tập đoàn bất động sản.   Các ông trùm bất động sản Việt Nam ngoài thủ đoạn cấu kết với các quan chức chóp bu của guồng máy cầm quyền, hối lộ để chiếm được những lô đất đẹp nhất, giá rẻ nhất, có tiềm năng sinh lời cao nhất thì còn cấu kết với ngân hàng để thu gom tiền bạc của bá tánh làm vốn để phát triển dự án.   Tình trạng các ông bà trùm bất động sản sở hữu hoặc kiểm soát các ngân hàng thương mại cổ phần để hút dòng tiền gửi tiết kiệm vào các dự án nhà đất đã khiến các chuyên gia kinh tế lo ngại vì tiềm ẩn những rủi ro khó lường khi thị trường nhà đất vỡ bong bóng. Theo Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, đến thời điểm 31 tháng Năm 2022, tiền vay của lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng (khoảng $101 tỷ), tăng 12,31% so với cuối năm ngoái.   NHNN Việt Nam có kinh nghiệm xử lý các ngân hàng “sân sau” của các đại gia bất động sản, nhất là sau đợt tái cơ cấu ngân hàng lần thứ ba (2011-2015): buộc sáp nhập, đưa vào diện kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại 0 đồng hàng loạt ngân hàng TMCP yếu kém và bơm tiền không giới hạn để hoàn trả tiền gửi tiết kiệm cho người dân.   Nhưng bơm tiền để duy trì các ngân hàng yếu kém, tránh sự sụp đổ dây chuyền theo kiểu quân cờ domino là biện pháp tốn kém và không giải quyết được gốc rễ vấn đề, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp khiến nợ xấu tăng cao, đồng tiền mất giá, lạm phát phi mã mà cuối cùng nền kinh tế và người dân phải chịu thiệt hại.   Lần này SCB (mới) là một ngân hàng TMCP lớn, theo báo cáo tài chính quý 2-2022 của NH SCB, tổng tài sản lên tới 761.177 tỷ đồng ($33 tỷ); trong đó tiền gửi của khách hàng là 594.630 tỷ đồng ($26 tỷ). Đưa NH SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, và nếu đi xa hơn là mua lại SCB với giá 0 đồng như đã làm với các ngân hàng yếu kém trước đây, NHNN Việt Nam phải gánh một núi nợ không hề nhỏ, bằng tổng thu ngân sách của nhà nước Việt Nam trong nửa năm!   Và khủng hoảng sẽ không dừng ở SCB mà đốm lửa đã có dấu hiệu biến thành đám cháy lan sang các ngân hàng khác.   Mười ngày trước, vụ Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan nổ ra như một tia sét, nhưng tia sét đã đánh trúng điểm, làm bùng lên đám cháy ngân hàng SCB. Trên cái nền là hệ thống tài chính ngân hàng cổ lỗ, mối quan hệ chằng chịt giữa nhà băng và tập đoàn bất động sản, giữa giới kinh doanh cá mập và giới quan chức chính trị đầu sỏ, đám cháy đã bắt đầu lan rộng. Và đó là tử huyệt của chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam./.   Hiếu Chân
......

Vạn Thịnh Phát & SCB: Tin đồn… có thật

Từ những lần kinh nghiệm xảy ra liên tục trong hệ thống truyền thông, người dân tự nhiên thấy rằng cứ có nguồn tin từ báo giới nói ngược lại với tin đồn thì không cần phải kiểm tra, đối chiếu kết quả cuối cùng sẽ đúng y như… tin đồn. Cuộc chạy đua rút tiền ngày một căng thẳng đã gây xáo động cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra khuyến cáo cho các nhà đầu tư “cần bình tĩnh trước tình hình mới” và khẳng định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có liên quan. Sự khẳng định này không giúp nhà đầu tư yên tâm hơn mà trái lại sàn chứng khoán những ngày sau đó đỏ rực như một phản ứng domino. Đặc biệt khi một quan chức của Ngân Hàng Nhà Nước được báo chí hỏi rằng số tiền mà cổ đông của SCB hay Vạn Thịnh Phát bỏ ra mua cổ phiếu sẽ được ai trả, người có thẩm quyền bèn tỉnh bơ đáp… ai phát hành thì người ấy phải trả. Không phải ai cũng là cổ đông của hai tổ chức SCB hay Vạn Thịnh Phát – những người trung lưu Việt Nam dành dụm chút ít giờ như ngồi trên đống lửa. Nhiều tỉnh thành từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang tới Sài Gòn…, hàng đoàn người cũng rồng rắn từ 3 giờ sáng để mong rút được tiền của chính mình bởi người ta tin rằng SCB sẽ phá sản mặc dù hơi khó xảy ra. Dù khó hay dễ, người dân không còn thời gian tính toán hơn thiệt khi trong tay họ chỉ có tờ giấy lộn chứng nhận tài khoản của mình trong ngân hàng; trong khi đó, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Báo chí được lệnh vào cuộc và gần như báo nào cũng có tin rất khích lệ về sinh hoạt của ngân hàng SCB. Có tờ báo còn trích lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh Sài Gòn cho hay, người dân “nắm bắt được chủ trương, chính sách và các giải pháp của ngành ngân hàng về bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, của khách hàng khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng”… Những lời ngon ngọt ấy cùng nhau hòa vào bài ca “lợi ích của người dân” chưa hết âm vang thì hai ngày sau Ngân Hàng Nhà Nước cho biết có quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Người dân ngơ ngác hỏi nhau vậy là sao? Là hết chứ sao! Dĩ nhiên không phải hết liền, hết ngay lập tức nhưng sẽ hết từ từ, rất nhẹ nhàng và không ai cảm thấy mình mất tiền. Từ những thông tư này đến các quyết định nọ, chủ tài khoản trong hệ thống SCB sẽ nhận được những lời khuyên và tùy vào tình hình hoạt động của hệ thống, số tiền mà họ có trong SCB sẽ giảm như thế nào tùy theo cách vận hành của những cán bộ vừa thay thế. Vạn Thịnh Phát là một hồ sơ đầy bí ẩn, khi trong một thời gian dài, nó khuynh loát gần như toàn bộ bộ máy chính quyền TP.HCM. Những tên tuổi gắn liền với nó khiến cả nước giật mình và khó tin số tiền mà nó kiếm được chỉ trong thời gian ngắn. Đồng tiền của Vạn Thịnh Phát kiếm vào tỷ lệ nghịch với tài nguyên và ngân sách của nhà nước cũng như tiền vốn ít ỏi của người dân. Trở lại với chuyện “tin đồn” liên quan đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB. Tin đồn có thật xảy ra cho thấy mức độ xử lý khủng hoảng thông tin của nhà nước vẫn còn nằm trong cái vòng ấu trĩ mà nhiều chục năm qua vẫn luôn dùng đến: Báo chí quốc doanh và tuyên giáo bao cấp./. Trích bài viết của Mặc Lâm  
......

Lý Nhã Lỳ là ai

Ảnh: Lý Nhà Kỳ.  - Lê Trương Hiền Hòa Thao Ngoc Thời gian gần đây, thời sự VN đang trình chiếu bộ phim cực kỳ hấp dẫn, trong đó báo chí và Mang Xã Hội  hàng ngày hé lộ nhiều tình tiết rất ly kỳ, rất lôi cuốn người đọc về một tập đoàn tội phạm đang sở hữu khối tài sản khổng lồ tại VN. Đó là Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan..   Nói đến Vạn Thịnh Phát(VTP) thì không thể không nói đến nhân vật Lê Thanh Hải. Trong 15 năm đế chế, Hải heo đã chống lưng cho VTP có cơ ngơi đồ sộ như ngày hôm nay. Nhiều người cho rằng Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất VN. Xin thưa là không phải. Bà Trương Mỹ Lan mới là người giàu nhất VN hiện nay.   Nhưng nói đến Lê Thanh Hải lại không thể không nhắc đến Lý Nhà Kỳ. Tuy rằng Lý Nhã Kỳ (LNK) không phải là nhân vật trung tâm trong vụ VTP. Nhưng đó lại là một mắt xích rất quan trong, mà từ đó khi nhìn vào có thể hiểu được phần nhỏ nào đó trong ma trận VTP đang diễn ra hôm nay. Lê Thanh Hải ( Hải heo)   Vậy Lý Nhã Kỳ( là ai?   LNK tên thật là Trần Thị Thanh Nhàn, sinh năm 1982 trong một xóm nhỏ tại Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.   LNK khai cha hy sinh khi đang là bộ đội. Nhưng có tin nói cô là con lai, cha là chuyên gia dầu khí Liên Xô LX thì VN và LX hợp tác khai thác dầu khí. Mẹ cô là người gốc Thái Bình.   LNK giàu cỡ nào?   Báo Thanh Niên ra ngày 28/3/2022 có bài: “Nữ hoàng kim cương” Lý Nhã Kỳ giàu có và quyền lực như thế nào”?   Nhắc đến Lý Nhã Kỳ, khán giả không khỏi bàn tán về độ giàu có của cô. Với khối tài sản được cho là gần 400 tỉ đồng, nữ diễn viên đang nắm trong tay những gì?   LNK mua du thuyền Ferretti Yachts 100 tỷ VNĐ, sắm siêu xe 40 tỷ, xây biệt thự cao cấp 600 m2. Ngôi biệt thự xa hoa, tráng lệ này nằm trên khu đất đắt đỏ nhất của Sài Gòn và được dát vàng gần 60 tỷ, LNK đeo nhẫn kim cương 7 tỷ. Hằng năm cô phải bảo dưỡng du thuyền ở Hồng Kông khoảng 250.000 USD. Chưa hết, mới gần đây cô còn mua 50 hecta đất ở Đà Lạt, mà theo cô “ chỉ để trồng rau, nuôi gà” .Trong khi đó LNK chỉ là một diễn viên hạng xoàng với vài vai diễn nhạt nhẽo..   Lý Nhã Kỳ là con nuôi của bà tỉ phú Alice Chiu chủ tịch tập đoàn Henyep và quỹ từ thiện Sheen Hok.m   Mẹ nuôi thứ hai là bà Madame Wong chủ tịch tập đoàn kim cương Enigma Hồng Kông. Cô còn có thêm người anh nuôi tỷ phú thuộc giới thượng lưu của Philippines là ông Chavit Singson.   LNK làm con nuôi, em nuôi của những người giàu có như trên, không có nghĩa là họ mang kim cương hay tiền bạc cho LNK. Mà họ biết LNK là ai nên tìm cách lợi dụng.   Nghe đồn. Chỉ là vợ hờ của Lê Trương Hiền Hòa con trai Hải heo, nhiệm vụ chính của LNK là rửa tiền cho tập đoàn Hải heo và Tư sâu mà giàu cỡ đó, thì thử hỏi gia đình Hải heo giàu có đến cỡ nào?   Sự giàu có của gia đình Hải heo do đâu mà có thì mọi người đã biết.   Báo Zing ngày 16/10 đưa tin: Khi tiếp xúc cử tri tại HN, ông TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được". Phải chăng ông chủ lò tôn đang muốn ám chỉ Hải heo?   Tội trạng của Hải heo và đồng bọn chất cao như núi, xứng đáng “dựa cột” ngàn lần.   Nếu như một ngày nào đó số phận “bèo dạt mây trôi” của LNK bị chìm theo số phận của Hải heo và đồng bọn thì LNK sẽ bị kết tội là đồng lõa của tập đoàn tội phạm Hải heo.   Bộ phim còn hé lộ sự liên quan của VTP với Hải heo và vụ án Bưu điện Cầu Voi, mà Hồ Duy Hải là nạn nhân mang án tử hình, nhưng đã 14 năm nay ngồi tù oan chờ ngày chịu chết.   Chỉ có sức mạnh vô biên của đồng tiền mà VTP cùng Hải heo tung ra mới làm nghiêng ngửa nền tư pháp VN mười mấy năm nay. Hãy chờ xem.   Thao Ngoc 17/10
......

Đại gia: Những con cừu béo của chế độ Cộng Sản

Tân Phong - Việt Tân Dư luận Việt Nam rung động trong suốt hơn một tuần qua trước liên tiếp tin tức về vụ bắt giam và khởi tố “bà trùm” Trương Mỹ Lan và hàng loạt những cái chết bí ẩn các CEO tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ trước và sau khi bị bắt giam ít ngày. Hai nhân vật quan trọng nắm nhiều bí mật về tập đoàn, đặc biệt trong mảng chứng khoán và thẩm định tài chính là Phó Tổng Giám Đốc Chứng Khoán Tân Việt Nguyễn Tiến Thành và trợ lý của “bà trùm,” Phó Tổng Giám Đốc SCB Nguyễn Phương Hồng, đều đã tử vong mà không rõ nguyên nhân. Cả hai đều còn trẻ và không có bệnh tật gì. Đáng sợ hơn cả là bà Hồng tử vong ngay trong trại tạm giam chỉ sau 2 ngày bị bắt giam. Ngày 13/10, văn phòng của tập đoàn này bốc cháy. Tất cả diễn biến đó cùng với những câu chuyện lan truyền lâu nay về thế lực hắc ám Trung Nam Hải đỡ đầu cho tập đoàn này khiến người ta lạnh gáy liên tưởng đến “luật im lặng” trong giới mafia và các cuộc đồ sát tanh mùi máu. Khách hàng của SCB ồ ạt kéo đến các điểm giao dịch để rút tiền, bỏ ngoài tai lời hứa bảo đảm của Ngân Hàng Nhà Nước. VNindex đã rơi tự do ngay khi tin tức bắt giam Trương Mỹ Lan lan truyền trên mạng xã hội. Có thời điểm Vnindex đã rớt khỏi ngưỡng 1000 điểm. Và để tránh cho một cuộc tháo chạy hoảng loạn có thể sụp đổ thị trường, hơn 21.000 tỷ đồng đã được bơm ra để kéo lại vài chục điểm. Nhưng đó, chỉ là một động tác “đá ném ao bèo” mà thôi. Việc người dân đổ xô đi rút tiền ở SCB có thể không gây ra ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính vì sức khỏe của hệ thống ngân hàng Việt Nam tốt hơn nhiều so với cách đây 10 năm trước – thời điểm mà hàng loạt các ông trùm ngân hàng như ACB, Oceanbank, Sacombank bị dính vòng lao lý. Tuy vậy, SCB là ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất chỉ sau “Big 4” nên khủng hoảng của ngân hàng này có thể gây ra những hậu quả lớn hơn về mặt tâm lý xã hội và hệ quả kéo theo rất khó lường trong thời điểm hiện tại, khi mà các rủi ro xã hội chính trị tiềm ẩn lớn hơn là các rủi ro tài chính. Vạn Thịnh Phát từ gánh hàng xén đến đế chế tỷ đô la Theo FB Trần Đình Triển thì: Cô Trương Muội, tên thật của Trương Mỹ Lan, xuất thân từ một cô hàng xén ở chợ An Đông. Cô kết hôn lần đầu năm 16 tuổi nhưng sau đó nhanh chóng “sang ngang” lần thứ 2 với ông Chu Nap Kee Eric – một doanh nhân Hong Kong khi đó vẫn còn đi buôn cặp tóc. Những năm 90s, Trương Muội thành lập công ty Vạn Thịnh Phát chủ yếu kinh doanh nhà hàng, ăn uống. Lợi nhuận đủ sống. Nhưng bước ngoặt đổi đời của Trương Muội từ khi quen biết bà Hai Liên khi đó là bí thư tỉnh Đồng Nai và bà Linda Tan Woo – Việt kiều Hong Kong. Mối quen biết trở nên thân tình và bà Linda Tan Woo nhờ Trương Muội môi giới cho một thương vụ nhiều triệu đô la. …Nhưng, Trương Muội đã tung chiêu một cú lừa ngoại mục để “nuốt” trắng 6 triệu USD của ông Sioeng Ted, một doanh nhân Hoa kiều làm ăn ở Indonesia và tống người bạn Linda Tan Woo vào tù. (Diễn biến như thế nào xin xem loạt bài của LS Trần Đình Triển đăng trên trang Facebook cá nhân của ông) Với 6 triệu USD để “start up” hoành tráng, Trương Muội đã mua đứt khu đất vàng đường Trần Hưng Đạo số 193 – 197 là trụ sở cũ của Công Ty Dịch Vụ Thương Mại thuộc Sở Công Thương TP.HCM. Nổi danh từ phi vụ đình đám nhất nước khi đó, có tiền, có đất đai, trụ sở hoành tráng, có quan hệ, Cô “hàng xén” Trương Mỹ Lan đã một bước hóa “phượng hoàng” kể từ vụ lừa đảo thế kỷ ngoạn mục và dần dần từng bước xây dựng lên đế chế tỷ đô la. Đọc về profile của gia tộc họ Trương và khối tài sản khổng lồ của họ, có lẽ ai cũng phải choáng váng. Chỉ riêng với cá nhân bà Trương Mỹ Lan, người nắm giữ 80% cổ phần của Vạn Thịnh Phát, sở hữu khối tài sản bất động sản hàng chục tỷ Mỹ Kim như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza… Vạn Thịnh Phát là một tập đoàn tài chính, bảo hiểm và bất động sản hùng mạnh và có căn cơ “sâu rễ bền gốc” nhất Việt Nam trước khi xuất hiện những tỷ phú Đông Âu như Phạm Nhật Vượng hay Lê Viết Lam, Nguyễn Đăng Quang… SCB là ngân hàng tư nhân có khối tài sản lớn nhất chỉ sau 4 ngân hàng thuộc nhóm Big 4 của nhà nước. Thế lực đằng sau thực sự là ai? Theo FB Đỗ Ngà mới đây cho biết: “…Các dự án bất động sản của Vạn Thịnh Phát đều có dấu ấn của một công ty kiến trúc tại Hong Kong, quê của ngài Chu Nap Kee Eric. Đó là công ty Kent Lui. Công ty này thiết kế hầu hết các đại dự án của Vạn Thịnh Phát như Saigon Penisula, Saigon Times Square, Sunny World ở Vân Đồn, đặc khu kinh tế Vân Phong… với những đại dự án hàng chục tỷ Mỹ Kim. Kent Lui có trụ sở chính ở Hong Kong và chi nhánh tại VTP Building 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM. Điều đặc biệt là công ty này từng thiết kế cho tuyến Metro Olympic Bắc Kinh – một đại dự án tầm cỡ quốc gia như vậy thì thế lực chính trị của Kent Lui ở tầm như thế nào? Kent Lui cũng là công ty thiết kế Thủ Thiêm, Cảng Saigon, Cảng Bạch Đằng, đặc khu kinh tế Vân Đồn, đặc khu kinh tế Vân Phong. Chỉ cần nhắc đến những cái tên này đã có thể biết đến thế lực chính trị khủng của Vạn Thịnh Phát… Sự lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn liền với cái tên Lê Thanh Hải từ khi ông này còn làm bí thư Quận 5. Thế lực của Vạn Thịnh Phát càng phát triển thì quan lộ của Lê Thanh Hải càng rộng mở, thẳng tiến vào Bộ Chính Trị và là bí thư Thành Hồ.” Theo FB Đỗ Ngà thì năm 2008 Chu Vĩnh Khang có vào thăm TP.HCM và gặp Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua mà không gặp người đồng cấp. Có thể thông tin này chưa đầy đủ. Chuyến thăm của Chu Vĩnh Khang khi đó trên cương vị là trưởng ban Chính Pháp tức chủ tịch quốc hội Trung Quốc, Chu đã gặp hầu hết các “nô tài” của ông ta ở Việt Nam từ Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang… cho đến Lê Thanh Hải. Năm 2008 là thời điểm nguy hiểm của Việt Nam khi nền kinh tế hoàn toàn bị Trung Quốc kiểm soát với hơn 90% các dự án trọng điểm đều nằm trong tay nhà thầu Trung Quốc. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước Việt Nam đều ăn tiền và phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Chuyến đi của Chu Vĩnh Khang để “chốt” những dự án tỷ đô la mà cho đến nay là những khối u nhức nhối cho Việt Nam như đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Bauxite Tây Nguyên, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Gang thép Lào Cai. Nhưng mục đích chính của Chu nhằm tăng cường áp lực để giới chóp bu CSVN nhượng bộ trong lĩnh vực khai thác dầu khí, dần dần loại bỏ thế lực “Bảy chị em” là các công ty dầu khí quốc tế đang có các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam như ExxonMobil, Chevron, BHP Billiton, công ty Dầu Khí Hàn Quốc (KNOC), Total & ONGC (Ấ n Độ), Malaysia Petronas, Nippon (Nhật Bản), Talisman& 6 PTTEP (Thái Lan), Premier Oil, SOCO International, ConocoPhillips và Neon Energy… để tiến tới việc các công ty dầu khí Trung Quốc sẽ độc quyền “liên danh khai thác” với Việt Nam. Chính sách “thực dân kiểu mới” của Trung Quốc được che đậy bởi những mỹ từ “Con đường tơ lụa,” “Một vành đai, một con đường” được các ông chủ Trung Nam Hải giao nhiệm vụ cho đám nô tài như Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Lê Thanh Hải, Hoàng Trung Hải… thực thi. Và giờ đây người ta có thấy sự phá hoại khủng khiếp của những dự án như đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Bauxite Tây Nguyên, Gang thép Lào Cai đối với nền kinh tế quốc gia… cũng như sự nhượng bộ của Hà Nội tại Biển Đông ra sao. Những người CSVN đã đút đầu vào chiếc thòng lọng Nợ của người anh em 4 Tốt và rất khó có thể rút đầu ra. Tất cả là một lộ trình bán nước… Thế lực hậu thuẫn của Vạn Thịnh Phát đương nhiên không chỉ có một mình Lê Thanh Hải. Nó ở tầm vóc cao hơn nhiều khi hầu hết các dự án mà Vạn Thịnh Phát thâu tóm đều là những dự án trọng điểm và cực kỳ nhạy cảm, liên quan đến vấn đề an ninh quân sự quốc phòng, an ninh kinh tế quốc gia như đặc khu Vân Phong, đặc khu Vân Đồn, Cảng Saigon, Cảnh Bạch Đằng, Thủ Thiêm… Từ bao giờ, “khủng long” hóa cừu? Hàng loạt những cái chết mờ ám ghê rợn liên tiếp xảy ra với các CEO của Vạn Thịnh Phát và SCB không khỏi làm người ta nhớ đến cái chết của ông Tướng Phạm Quý Ngọ nhiều năm trước. Ông Ngọ khi đó là thứ trưởng Bộ Công An và đang có tương lai lên bộ trưởng công an chứ không phải ông Tô Lâm. Nhưng chỉ một lời khai của Dương Chí Dũng làm “lộ bí mật quốc gia,” ông Ngọ đã chết chỉ sau đó ít lâu, khi đang rất khỏe mạnh sung sức. Câu hỏi rất nhiều người nghĩ đến là ai là kẻ có khả năng ra tay với từng đó người và hoàn toàn “vô hình” trước đội ngũ an ninh đông đảo và “giỏi nhất thế giới” là Bộ Công An Việt Nam? Vốn dĩ trước nay, gia tộc hùng mạnh này được bao bọc quanh bởi rất nhiều câu chuyện truyền kỳ ghê gớm về khả năng thao túng thị trường lẫn chính trường. “Nước sông Saigon có thể cạn nhưng tiền họ Trương thì không bao giờ hết.” Người ta đồn rằng thế lực đằng sau họ là tình báo Hoa Nam và cả những mối quan hệ với các “lão đại” Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang. Thậm chí những quan chức ủy viên Bộ Chính Trị CSVN như Lê Thanh Hải cũng chỉ là quân cờ của họ mà thôi. Cái tên Vạn Thịnh Phát dường như là một thế lực bất khả xâm phạm, một con khủng long bạo chúa mà việc “đụng tới” thậm chí là điều giới chức CSVN vô cùng e ngại. Nhưng có một chi tiết rất đáng chú ý là vào giữa năm 2014, 9 người trong gia tộc họ Trương này đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để định cư một nước khác, nhưng sau đó bằng cách nào đó CSVN đã trấn an được gia tộc này ở lại để tránh một cuộc sụp đổ về tài chính khi đó. Năm 2014 cũng là năm mà ông “trùm mật vụ,” “trùm tham nhũng” Chu Vĩnh Khang ngã ngựa. Tài sản của Chu và gia tộc, đồng phạm liên quan khi bị tịch thu là 16 tỷ USD theo như báo chí Trung Quốc đưa tin. Chu bị kết án chung thân vào cuối năm 2014 nhưng thông tin Chu bị bắt giam để phục vụ điều tra thì vào thời điểm giữa năm 2014. Phải chăng, hai sự kiện này có liên quan? Và phải chăng Chu Vĩnh Khang – ông trùm mật vụ, người đứng đằng sau nhiều đế chế tỷ đô la có liên quan tới gia tộc Trương? Và khi thế lực chống lưng bị đổ, gia tộc Trương đã tính đến nước tẩu vi thượng sách bởi CSVN là tay chân của Trung Quốc Cộng Sản đảng. Việc thanh trừng “đả hổ, diệt ruồi” của Tập sẽ không chỉ dừng lại ở Chu Vĩnh Khang mà tất cả tay chân, sân sau cũng sẽ bị sờ tới. Tập Cận Bình chỉ cần cho phép hoặc chỉ đạo, Hà Nội sẽ ngay lập tức thực hiện. Xem ra việc bắt tạm giam hàng loạt nhân sự chủ chốt của Vạn Thịnh Phát không đơn giản là những sai phạm kinh tế mà còn những lý do chính trị rất lớn. Nó rất khác với những động thái chính trị từ trước tới nay của giới chức CSVN. Dường như đã có một quyết định thay đổi quan trọng được đưa ra từ thượng tầng chính trị Việt Nam. Đánh sập thế lực Vạn Thịnh Phát không đơn giản là một tập đoàn kinh tế lớn có nhiều sai phạm nghiêm trọng mà nó là một sợi dây câu đã mắc vào cổ họng những viên chức cao cấp CSVN từ rất lâu. Một đòn “hồi mã thương” cực kỳ bất ngờ. Thế lực chống lưng cho Vạn Thịnh Phát từ các “lão đại” ở Trung Nam Hải có thể đã suy yếu kể từ khi Chu Vĩnh Khang bị thất sủng và tay chân, phe cánh bị chặt đứt. Vạn Thịnh Phát giờ chỉ như con cừu béo trong mắt đàn sói đói ở Bộ Công An Việt Nam. Và mối quan hệ làm ăn của Vạn Thịnh Phát gắn bó rất chặt chẽ với các nhân vật trong tầm ngắm của ngài tổng bí thư. Nên thực sự đây là một việc “nhất tiễn hạ song điêu” vừa thâu tóm khối tài sản phi pháp khổng lồ của Vạn Thịnh Phát, vừa được tiếng “đốt lò” không có vùng cấm. Đại gia thành cừu béo nhưng đàn vịt cái lông cũng không còn Hàng triệu những người dân đã mua cổ phiếu, trái phiếu của Vạn Thịnh Phát sẽ đối diện với nguy cơ trắng tay. Giới chức CSVN hoàn toàn phủi tay và tuyên bố xanh rờn “Nhà phát hành cổ phiếu, trái phiếu có trách nhiệm trả tiền cho nhà đầu tư.” Nhưng trong khi đó gia sản của họ Trương và Vạn Thịnh Phát giờ đây là một bữa tiệc buffet miễn phí cho các quan chức chóp bu và Bộ Công An Việt Nam. Một mẻ lưới quá đậm! Hãy nhìn lại tất cả những tấm gương từ Tăng Minh Phụng, Nguyễn Văn Mười Hai, Hải Đồ Cổ, Bầu Kiên, Hà Văn Thắm, Trầm Bê, Diệp Bạch Dương, Trần Bắc Hà… và xa hơn nữa trong lịch sử chế độ này, các tư sản địa chủ yêu nước như bà Cát Hanh Long… Tất cả họ đều không có kết cục tốt đẹp. Tất nhiên ở đây cần phân biệt các tư bản Đỏ và những doanh nhân chân chính. Các tư bản Đỏ là những kẻ làm giàu từ cơ chế ăn cướp của đảng CSVN, họ làm giàu nhanh chóng từ những kẽ hở luật pháp, từ mối quan hệ thân hữu và dễ dàng chiếm hữu công sản, tài nguyên thành của riêng. Nhưng chính họ lại trở thành nạn nhân của chế độ, của cuộc chiến phe nhóm, băng đảng. Nhưng hãy thật tỉnh táo ở đây. Bởi không chỉ các doanh nhân vi phạm pháp luật mới là tội đồ. Hệ thống luật pháp này tạo ra những sản phẩm đó. Quan chức dung túng cho doanh nhân để lừa đảo, cướp đất đai, tài nguyên, lừa gạt công chúng phát hành hàng tỷ đô la giấy Nợ 3 Không, để nâng khống tài sản… thực hiện mọi thủ đoạn để lừa gạt. Và khi đám con buôn đã no căng, thì lúc đó nhà nước sẽ đóng vai “công chính, pháp luật” để xẻ thịt như con cừu béo. Nhưng tiền của đám đông thì “một đi sẽ không bao giờ trở lại.” Đó mới là toàn cảnh của bức tranh. Cuối cùng, những con cừu được chế độ này nuôi béo để xén lông và làm thịt và đàn vịt gầy trơ xương chẳng còn đến cái lông. Tất cả để vinh quang đảng 4 lần! Tân Phong Chu Vĩnh Khang, đại gia bất động sản, Lê Thanh Hải, Trung Nam Hải, Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát  
......

Các vấn đề về Starlink của Ukraine cho thấy sự nguy hiểm của sự phụ thuộc vào kỹ thuật số

Starlink, hệ thống internet vệ tinh di động do công ty SpaceX của Elon Musk   15.10.2022 Tin vui cho Ukraine,  Tỷ phú công nghệ Elon Musk cho biết ông đã đổi ý , muốn tiếp tục tài trợ internet vệ tinh cho công ty vũ trụ SpaceX của mình ở Ukraine. Financial Times Cù Tuấn, dịch Tóm tắt: Công nghệ của Musk đặt ra câu hỏi về mức độ mà một tỷ phú thất thường có thể tham gia vào quốc phòng. Tuần này, Chris Bryant, một chính trị gia người Anh, đã đưa ra một ý tưởng không thể tưởng tượng được tại quốc hội nước này: “Có thời điểm nào mà chúng ta có thể phải xem xét trừng phạt Elon Musk [tỷ phú người Mỹ] không?” Nguyên nhân? Tỷ phú này “dường như đang đi hai hàng” trong cuộc chiến Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng Anh đã phủ nhận điều này. Nhưng Bryant nêu ra ý tưởng trên vì hai lý do. Đầu tiên, Musk đã đăng các dòng tweet có vẻ như lặp lại một số yếu tố trong ý tưởng của Vladimir Putin về Ukraine (chẳng hạn như yêu sách của Moscow đối với bán đảo Crimea). Thứ hai, một trục trặc kỳ lạ đã nổ ra xung quanh Starlink, hệ thống internet vệ tinh di động do công ty SpaceX của Musk tạo ra. Và trong khi điều này vẫn còn chưa rõ ràng trong sương mù của cuộc chiến, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách nên chú ý, vì nó có những tác động vượt ra ngoài lãnh thổ Ukraine. Để hiểu tại sao, chúng ta cần xem lại lịch sử. Khi Nga xâm lược Ukraine, Musk đồng ý chuyển các thiết bị đầu cuối của Starlink vào nước này, để cung cấp Internet cho dân thường và quân đội. Những thiết bị nhỏ này, ban đầu được thiết kế dành cho thị trường tiêu dùng, hoạt động thông qua liên kết với các vệ tinh của SpaceX. Theo quan điểm của tôi, Musk xứng đáng nhận được lời khen ngợi về điều này. Như tôi đã viết trước đây, một điểm hấp dẫn quan trọng của Starlink là nó tạo ra một hệ thống “phân tán” – tức là một hệ thống được đặt cách xa nhau. Hệ thống này trở nên khó bị tiêu diệt bằng tên lửa hơn nhiều so với hệ thống tập trung vào các tháp internet di động. Và với khoảng 25.000 Starlinks hiện đang hoạt động ở Ukraine, theo Musk, mạng lưới này đã duy trì hoạt động của các chức năng dân sự và nhân đạo quan trọng, từ bệnh viện đến ngân hàng. Starlinks cũng đã được quân đội Ukraine sử dụng rộng rãi khi tổ chức các chiến dịch rất hiệu quả của họ. Nhưng những sự kiện gần đây có vẻ trở nên kỳ quặc. Tháng trước, Musk bất ngờ tweet rằng “Starlink chỉ dành cho mục đích hòa bình” (mặc dù các quan chức Mỹ nói với tôi rằng SpaceX đang bán hàng nghìn chiếc cho các nhóm NATO với giá ngày càng tăng). Ian Bremmer, người đứng đầu công ty tư vấn rủi ro Eurasia Group, đã cáo buộc trong một ghi chú được gửi hôm thứ Hai rằng Musk nói với ông rằng Musk đã từ chối yêu cầu của Ukraine để bật Starlink ở vùng Crimea, vì lo ngại sự trả đũa của Nga. Musk phản pháo lại rằng “không ai nên tin tưởng Bremmer”. Các quan chức khác đã chứng thực quan điểm của Bremmer. Sau đó, vào cuối tháng 9, các thiết bị đầu cuối Starlink đã ngừng hoạt động ở các khu vực phía đông và nam Ukraine mà Putin tuyên bố đã sáp nhập, nhưng đã bị quân đội Ukraine chiếm lại. Các quan chức Kyiv nói rằng việc mất tín hiệu này đã tạo ra một số tình huống “thảm khốc”. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng? Có lẽ. Hoặc có thể là trục trặc kỹ thuật hoặc do quân Nga làm nhiễu sóng. Nhưng các nhà quan sát có năng lực của Ukraine tự hỏi, liệu các quan chức SpaceX có đang cố gắng làm chậm bước tiến quân sự của Ukraine hay không. Để thêm mắm muối vào tin đồn, Vladimir Solovyov, nhân vật truyền hình Nga, cho biết, tuần này rằng Musk đang có lập trường thân Nga, nhằm tránh việc châm ngòi cho các cuộc tấn công vào dàn vệ tinh của Musk. Tôi và những người khác đã hỏi nhóm của Musk về điều này nhưng không có phản hồi. (Musk trước đó đã tweet rằng vấn đề quy mô phủ sóng Internet là “tuyệt mật”. SpaceX đã cung cấp khoản viện trợ 80 triệu đô la cho Ukraine và Musk thực sự mong muốn hòa bình). Nhưng kể từ khi trục trặc Internet được báo cáo lần đầu tiên vào tuần trước, phạm vi phủ sóng Internet dường như đã được phục hồi gần hết. Và khi Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, đăng lời khen ngợi dành cho Starlinks trong tuần này, Musk đã tweet trả lời rằng ông ấy “Rất vui khi được hỗ trợ Ukraine”. Nhưng trong khi vẫn chưa rõ chính xác điều gì đã (hoặc chưa) thực sự xảy ra, câu chuyện đặt ra một câu hỏi đáng lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư phương Tây. Các chính trị gia Hoa Kỳ sẽ cho phép một tỷ phú tính tình thất thường gây ảnh hưởng ở mức độ nào trong các lĩnh vực từ mạng xã hội đến chiến tranh ở nước ngoài? Các nhà đầu tư nên đánh giá rủi ro chính sách như thế nào khi các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quân sự, hoặc đầu tư vào không gian? Liệu chính phủ Hoa Kỳ có thể viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng đối với SpaceX không? Liệu Musk có thể đã đàm phán với chính phủ Nga, như Eurasia gợi ý rằng ông đã làm? Tiếp theo, có một bài học lớn về sự phụ thuộc vào các tiện ích – và đa dạng hóa. Ukraine đã trở nên lệ thuộc vào việc sử dụng Starlink trong việc truy cập internet trong năm nay vì quân đội của nước này cần phải hoạt động nhanh chóng và hệ thống Internet này tốt hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế và ban đầu khá rẻ. Như ông Fedorov đã chỉ ra, hệ thống này đã mang lại những lợi ích to lớn. Nhưng sự phụ thuộc này cũng tạo ra một lỗ hổng tiềm ẩn (không khác với việc Đức sử dụng nhiều khí đốt của Nga trước đây, hay sự phụ thuộc của Mỹ vào các chip điện tử của Đài Loan). Tôi không nghi ngờ rằng nếu Ukraine cần bớt lệ thuộc vào một vị tỷ phú trong tương lai, thì cuối cùng họ sẽ tìm ra cách nào đó. Nhưng trong thời gian chờ đợi, các sự kiện đã xảy ra sẽ được các quốc gia nhỏ khác nghiên cứu kỹ lưỡng – như Đài Loan hay Estonia – những quốc gia luôn lo ngại một ngày nào đó họ cũng có thể cần phải tự vệ và cần hệ thống internet phân tán. Và trên quy mô lớn hơn, câu chuyện sẽ là một lời cảnh tỉnh lớn cho bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách nào. Cuộc chiến ở Ukraine cho thấy mức độ lệ thuộc khắc nghiệt mà chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, nơi các nền tảng số là mạch máu của nền kinh tế và nhiều thứ khác. Do đó, câu hỏi ai là người kiểm soát chúng, và liệu chúng ta có tin tưởng vào độ tin cậy của chúng hay không, sẽ có ý nghĩa sâu sắc trong những thời điểm bất ổn này. Niềm tin khi đã mất đi thì khó có thể khôi phục lại được. Cần phải đa dạng hóa nguồn cung. Hy vọng rằng Musk sẽ chứng minh rằng ông ấy là người đáng tin cậy – và Starlink sẽ tiếp tục mang đến những điều kỳ diệu cho Ukraine. Nhưng nếu có thêm nhiều trục trặc kỳ lạ tiếp tục xảy ra, câu hỏi của Bryant sẽ có vẻ khá thiết thực. Và bây giờ thì tất cả chúng ta nên tự xem xét sự lệ thuộc vào các công nghệ kỹ thuật số của bản thân.  
......

Nguyên nhân nào gây ra cuộc chiến Ukraine?

Project – Syndicate Joseph S. Nye, Jr. - Đỗ Kim Thêm, dịch Giữa những cuộc tranh luận sôi nổi về các yếu tố khiến Nga xâm lăng Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nó giúp phân biệt các nguyên nhân sâu xa, trung gian và trực tiếp. Nhưng trong khi mỗi nguyên nhân có thể gây ra vấn đề theo những cách riêng của nó, chiến tranh không cần phải được coi là không thể tránh được, ngay cả khi tất cả các nguyên nhân đều hiện diện. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine là sự xung đột gây rối loạn nhất mà châu Âu đã chứng kiến kể từ năm 1945. Trong khi nhiều người ở phương Tây thấy một cuộc chiến do Tổng thống Nga Vladimir Putin lựa chọn, ông nói rằng quyết định của khối NATO vào năm 2008 ủng hộ tư cách thành viên của Ukraine cuối cùng đã mang lại một mối đe dọa sinh tồn đối với các biên giới của Nga, và những người khác vẫn theo dõi cuộc xung đột trở lại kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự thất bại của phương Tây trong việc hỗ trợ Nga một cách phù hợp sau khi Liên Xô sụp đổ. Làm thế nào chúng ta có thể phân biệt được các nguồn gốc của một cuộc chiến mà nó có thể kéo dài trong nhiều năm? Đệ nhất Thế chiến đã xảy ra hơn một thế kỷ, nhưng các nhà sử học vẫn viết các cuốn sách tranh luận về nguyên nhân gây chiến. Cuộc chiến khởi đầu do một kẻ khủng bố người Serbia đã ám sát Công tước người Áo vào năm 1914, hay nguyên nhân có liên quan nhiều hơn đến sức mạnh của nước Đức trỗi dậy đang thách thức nước Anh, hay tinh thần dân tộc đang dâng trào trên khắp châu Âu? Câu trả lời là “tất cả những điều trên, cộng với nhiều hơn nữa”. Nhưng chiến tranh không phải là không thể tránh khỏi cho đến khi nó thực sự bùng nổ vào tháng 8 năm 1914 và thậm chí sau đó, chiến tranh không thể tránh khỏi việc bốn năm tàn sát theo sau. Để phân loại mọi thứ, nó giúp phân biệt giữa nguyên nhân sâu xa, trung gian và cấp thời. Hãy nghĩ về việc xây một đống lửa: Chất đống các khúc gỗ là một nguyên nhân sâu xa; thêm mồi nhử và giấy là nguyên nhân trung gian; và nổi lửa là nguyên nhân thúc đẩy. Nhưng ngay cả khi đó, một đống lửa không thể tránh khỏi. Một cơn gió mạnh có thể dập tắt ngọn lửa, hoặc một cơn mưa bất chợt có thể đã làm ướt gỗ. Trong cuốn sách về nguồn gốc của Đệ nhất Thế chiến “Những kẻ mộng du” (The Sleepwalkers), nhà sử học Christopher Clark ghi nhận rằng, vào năm 1914, “tương lai vẫn còn rộng mở – đơn giản.” Lựa chọn chính sách kém cỏi là nguyên nhân quan trọng của thảm họa. Tại Ukraine, không có nghi ngờ gì về việc Putin đã nổi lửa khi ra lệnh cho quân đội Nga xâm lược vào ngày 24 tháng 2. Giống như các nhà lãnh đạo của các cường quốc trong năm 1914, có lẽ Putin tin rằng đó sẽ là một cuộc chiến ngắn, sắc bén với một chiến thắng nhanh chóng, nó có phần giống như việc Liên Xô chiếm giữ Budapest năm 1956 hoặc Prague năm 1968. Các không lực sẽ chiếm sân bay và các xe tăng tiến công sẽ chiếm giữ Kyiv, loại bỏ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và thiết lập một chính phủ bù nhìn. Putin nói với người dân Nga rằng ông đang tiến hành một “chiến dịch quân sự đặc biệt” để làm cho Ukraine không còn bị Nazi hoá và ngăn ngừa khối NATO mở rộng sang các biên giới của Nga. Nhưng đứng trước việc Putin tính toán sai lạc một cách nghiêm trọng, chúng ta phải hỏi Putin thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta biết từ các tác phẩm của chính Putin, và từ nhiều nhà viết tiểu sử khác nhau như Philip Short, họ nói rằng nguyên nhân trung gian là Putin từ chối coi Ukraine là một quốc gia chính danh hợp pháp. Putin than phiền về sự tan rã của Liên Xô, nơi ông từng phục vụ như một sĩ quan KGB, và do mối quan hệ văn hóa chặt chẽ của Ukraine và Nga, Putin coi Ukraine là một quốc gia giả mạo. Hơn nữa, Ukraine đã vô ơn, xúc phạm Nga bằng cuộc nổi dậy Maidan năm 2014, loại bỏ một chính phủ thân Nga và tăng cường thêm các mối quan hệ mậu dịch với Liên minh châu Âu. Putin muốn khôi phục lại điều mà ông gọi là “thế giới Nga”, và khi bước sang tuổi 70, Putin đã suy nghĩ về di sản của mình. Các nhà lãnh đạo trước đó, như Đại đế Peter đã mở rộng quyền lực Nga trong thời đại của mình. Đứng trước việc yếu kém trong các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau khi Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, Putin dường như đã tự hỏi mình: Tại sao không đi xa hơn? Triển vọng mở rộng khối NATO là một nguyên nhân trung gian ít hơn. Trong khi phương Tây đã thành lập một Hội đồng NATO – Nga, thông qua đó các sĩ quan quân đội Nga có thể tham dự một số cuộc họp của khối NATO, Nga mong đợi nhiều hơn từ mối quan hệ này. Và trong khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker nói với người đồng cấp Nga hồi đầu thập niên 1990, rằng khối NATO sẽ không mở rộng; các nhà sử học như Mary Sarotte chỉ ra rằng, Baker đã nhanh chóng đảo ngược sự bảo đảm trong lời nói của mình, vốn chưa bao giờ có một văn bản thỏa thuận cho việc này. Khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton thảo luận vấn đề này với Tổng thống Nga Boris Yeltsin vào thập niên 1990, đã có sự chấp nhận miễn cưỡng của Nga đối với một số việc mở rộng của khối NATO, nhưng các kỳ vọng của cả hai bên đều khác nhau. Quyết định của khối NATO tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Bucharest năm 2008 bao gồm Ukraine (và Georgia) là những thành viên tiềm năng trong tương lai chỉ đơn giản là xác nhận những kỳ vọng tồi tệ nhất của Putin về phương Tây. Trong khi quyết định của khối NATO vào năm 2008 có thể đã sai lầm, tuy nhiên, sự thay đổi thái độ của Putin đã có trước đó. Ông ta đã giúp Hoa Kỳ sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhưng bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007 của ông cho thấy rằng, ông đã tỏ ra chua chát với phương Tây trước Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest. Do đó, khả năng mở rộng khối NATO chỉ là một trong một số nguyên nhân trung gian – một nguyên nhân trở nên ít nổi bật hơn ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Bucharest của Pháp và Đức, thông báo rằng họ sẽ phủ quyết tư cách thành viên trong khối NATO của Ukraine. Đằng sau tất cả những điều này là những nguyên nhân xa xôi hoặc sâu rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ban đầu, cả Nga và phương Tây có tinh thần lạc quan rằng sự sụp đổ của Liên Xô sẽ cho phép nền dân chủ và kinh tế thị trường Nga trỗi dậy. Trong những năm đầu, Clinton và Yeltsin đã nỗ lực nghiêm túc phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng trong khi Mỹ cung cấp các khoản vay và hỗ trợ kinh tế cho chính phủ của Thủ tướng Nga Yegor Gaidar, nhiều người Nga mong đợi nhiều hơn nữa. Hơn nữa, sau bảy thập niên theo kế hoạch tập trung, một sự chuyển đổi đột ngột thành một nền kinh tế thị trường hưng thịnh là chuyện không thể. Những nỗ lực để buộc thông qua những thay đổi nhanh chóng như vậy không thể không tạo ra sự gián đoạn to lớn, tham nhũng và tình trạng bất bình đẳng cùng cực. Trong khi một số nhà tài phiệt và chính trị gia trở nên cực kỳ giàu có từ việc tư nhân hóa nhanh chóng các tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hầu hết mức sống của người Nga đã suy giảm. Tại Davos vào tháng 2 năm 1997, Thống đốc Nizhny Novgorod, Boris Nemtsov (sau đó bị ám sát), báo cáo rằng, không ai ở Nga đang nộp thuế, và chính phủ chậm trễ trong việc trả lương. Sau đó, vào tháng Chín năm sau, trong một bữa tối tại Trường Harvard Kennedy, Nghị sĩ có khuynh hướng tự do Grigory Yavlinsky nói rằng: “Nga hoàn toàn tham nhũng và Yeltsin không có tầm nhìn“. Không thể đối phó với hậu quả chính trị của tình hình kinh tế xấu đi, Yeltsin, khi đó trong tình trạng sức khỏe suy giảm, đã chuyển quyền sang cho Putin, cựu đặc vụ KGB vô danh, để giúp ông khôi phục trật tự. Không có điều nào trong số này có nghĩa là cuộc chiến Ukraine là chuyện không thể tránh khỏi. Nhưng nó đã trở nên ngày càng có thể xảy ra theo thời gian. Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Putin đã tính toán sai và đốt lửa gây ra đám cháy. Thật khó để thấy Putin thoát ra khỏi đám cháy này. ______ Joseph S. Nye, Jr. - Đỗ Kim Thêm, dịch   Tác giả: Joseph S. Nye Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2019).  
......

Chuẩn bị của Nato trước nguy cơ Nga tấn công bằng vũ khí nguyên tử

Hình ảnh năm 1980 trong chiến tranh lạnh Nato thường xuyên đề phòng chiến tranh, kể cả chiến tranh nguyên tử . Với việc Nga tấn công Ukrain kịch bản kinh hoàng này đang sống lại. Nguyễn Xuân Hoài   Nếu Wladimir-Putin sử dụng vũ khí nguyên tử ở Ukraine thì Nato sẽ phản ứng như thế nào?   Các nước NATO đang chuẩn bị cho kịch bản kinh hoàng về một cuộc tấn công hạt nhân của Nga vào Ukraine. Các bộ trưởng quốc phòng của 29 trong số 30 đồng minh đã có một cuộc họp bí mật của cái gọi là nhóm lập kế hoạch hạt nhân hôm thứ năm để bàn về nguy cơ tấn công bằng vũ khí hạt nhân của Putin. Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với Nato và khả năng răn đe hạt nhân của NATO có thể được tối ưu hóa như thế nào trước các mối đe dọa hiện tại của Nga.   Ý nghĩa của việc Nga xử dụng vũ khí hạt nhân ?   Ngoại trừ Pháp, tất cả các nước NATO đều tham gia vào các cuộc họp này. Pháp là nước duy nhất trong số các nước EU có vũ khí hạt nhân và từ lâu đã thực hiện nguyên tắc "độc lập hạt nhân" do đó không phải là thành viên của nhóm lập kế hoạch hạt nhân.   Hậu quả khôn lường đối với Vladimir Putin   Việc công khai im lặng về các phản ứng có thể xảy ra của NATO đối với việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là một phần của chiến lược răn đe. Đối với Tổng thống Nga Putin, rủi ro của một bước đi như vậy là không thể lường trước được.   Tuy nhiên phản ứng của Nato như thế nào cuối cùng phụ thuộc chủ yếu vào những gì Nga làm. Nếu Nga tấn công hạt nhân vào các thành phố lớn như Kyiv, sự can thiệp trực tiếp của NATO thậm chí không bị loại trừ. Nếu tất cả các đối tác liên minh đồng ý, NATO có thể loại bỏ quân Nga xâm lược Ukraine về mặt quân sự. Một lựa chọn khác sẽ là một cuộc tấn công mạng quy mô lớn, chẳng hạn để làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn cung cấp điện hoặc thông tin liên lạc. Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hạn chế nhằm chống lại các lực lượng vũ trang Ukraine biện pháp này cũng có thể được áp dụng.   NATO cũng dựa vào khả năng răn đe hạt nhân   Để ngăn chặn chiến tranh lan rộng ra lãnh thổ NATO, NATO sẽ đẩy mạnh biện pháp răn đe hạt nhân mà cho đến nay còn chưa thực hiện. Sẽ có các cuộc tập trận hàng năm về phòng thủ Nato bằng vũ khí hạt nhân . Cuộc tập trận Steadfast Noon sẽ bắt đầu vào tuần tới. Bundeswehr (quân đội Đức) dự kiến sẽ diễn tâp bằng máy bay ném bom Tornado-Jets, có thể thả bom hạt nhân của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp. Có tin vũ khí hạt nhân của Mỹ đã có mặt ở miền bắc Italy, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.   Siêu máy bay tàng hình B-2 Spirit đã được triển khai tại Ba Lan kèm vũ khí hạt nhân Máy bay tàng hình B-2 Spirit với vũ khí hạt nhân của Mỹ vừa được triển khai đến Ba Lan … dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ sẵn sàng chơi đòn phủ đầu đế quốc Nga và Putin. B-2 Spirit có giá 2,4 tỷ USD … máy bay ném bom tàng hình có thể xâm nhập bất cứ hệ thống phòng thủ nào để vào sâu trong lãnh thổ đối phương … để tấn công phủ đầu chính xác bằng cả vũ khí thông thường lẫn Hạt nhân, Nhiệt hạch … ! Một bộ phận khác của nỗ lực răn đe và phòng thủ là một dự án do Đức và 14 quốc gia đối tác khởi động hôm thứ năm nhằm xây dựng một hệ thống phòng không chắc chắn hơn của châu Âu, để thu hẹp khoảng trống hiện có trong lá chắn bảo vệ của NATO đối với châu Âu. Trong đó có bổ sung tên lửa đạn đạo, tăng cường khả năng đánh trả máy bay không người lái và tên lửa hành trình.   Những de doạ "nguy hiểm và vô trách nhiệm"   Trong NATO có ý kiến khác nhau về khả năng vũ khí hạt nhân của Nga được sử dụng ở Ukraine. Tổng thư ký NATO Stoltenberg đã gọi các mối đe dọa hạt nhân của ông Putin là "nguy hiểm và vô trách nhiệm" và tuyên bố Nga đã nhận thức được việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng" cho đất nước. Đồng thời nhấn mạnh NATO vẫn chưa nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược hạt nhân của Nga.   Tổng thống Mỹ Joe Biden lại nhìn nhận vấn đề này khá nhẹ nhàng. Tuần trước ông nói thế giới đã không phải đối mặt với viễn cảnh xảy ra "Armageddon" kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Ông ta cho rằng ông biết khá rõ về Putin. Người đứng đầu Điện Kremlin không nói đùa, khi nói về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học chiến thuật, vì quân đội Nga đang yếu thế trong cuộc giao tranh ở Ukraine.   Gần đây, việc sáp nhập bất hợp pháp 4 vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng đã làm dấy lên những lo ngại mới. Putin và phe lũ đã tuyên bố sẽ bảo vệ các vùng lãnh thổ này bằng tất cả các phương tiện sẵn có. Người đứng đầu Điện Kremlin làm dấy lên suy đoán rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật với tầm bắn hạn chế trên chiến trường. Nguyễn Xuân Hoài (chuyển dịch) Chuẩn bị của Nato trước nguy cơ Nga tấn công bằng vũ khí nguyên tử Wie im Kalten Krieg: Nato bereitet sich auf russischen Atomwaffeneinsatz vor https://www.stern.de/.../ukraine--wie-wuerde-die-nato-auf...
......

Phòng không công nghệ cao từ Hồ Bodensee Điểm mạnh của IRIS-T SLM là gì

Bởi Kai Stoppel - ntv.de Với IRIS-T SLM, Đức đang cung cấp cho Ukraine một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất thế giới. Các chuyên gia và chính trị gia nhiệt tình. Nhưng điều gì thực sự làm cho hệ thống trở nên đặc biệt? Và nó có giữ đúng những gì nó hứa không? Nga tiến hành khủng bố nhằm vào Ukraine. Hàng loạt tên lửa, tên lửa hành trình và máy bay không người lái chiến đấu tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Theo hệ thống phòng không Ukraine, nhiều tên lửa bị bắn hạ, nhưng nhiều tên lửa khác vượt qua được. Có người chết, nguồn điện có lúc bị đứt . Đức đang hỗ trợ về công nghệ cao: hệ thống phòng không IRIS-T SLM đầu tiên đã đến Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Resnikov đã nói về "kỷ nguyên phòng không mới". Các cựu sĩ quan của Bundeswehr cũng lạc quan. Có một cuộc nói chuyện về một "bước nhảy lượng tử" . Nhưng điều gì thực sự làm cho hệ thống trở nên đặc biệt? Markus Reisner, Đại tá Lực lượng Vũ trang Áo và là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển, cho biết một điểm mạnh của IRIS-T SLM là radar 360 độ, có thể kết hợp với cảm biến hồng ngoại trong tên lửa để thu nhận mục tiêu và theo dõi mục tiêu. tại Học viện Quân sự Theresian ở Wiener Neustadt, đối diện ntv.de. Một ưu điểm khác: Với IRIS-T SLM, "một số mục tiêu có thể bị phát hiện và tấn công cùng một lúc", Reisner nói. "IRIS-T là một trong những thứ hiện đại nhất trên thế giới", Đại tá Ralph Thiele, một cựu sĩ quan của quân đội Đức (Bundeswehr), giải thích trong một cuộc phỏng vấn với ntv. Rốt cuộc, nó chỉ vừa mới xuất hiện trên thị trường. Ngay cả Bundeswehr cũng không có. Theo Thiele, công ty sản xuất Diehl Defense từ Überlingen trên hồ Bodensee đã "tham gia vào việc phát triển các hệ thống phòng thủ chiến thuật trong nhiều thập kỷ". Diehl là người dẫn đầu trên tất cả về độ chính xác mà các mục tiêu có thể bị bắn trúng. Giống như mắt của một con tắc kè hoa IRIS-T SLM có thể được sử dụng để chống lại tên lửa hành trình và tên lửa của Nga, chẳng hạn như những tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công hàng loạt gần đây nhất. Và tất nhiên nó cũng có thể đưa máy bay và máy bay trực thăng của đối phương ra khỏi bầu trời. Toàn bộ hệ thống bao gồm ba đến năm phương tiện. Một chiếc chứa đài chỉ huy, một chiếc khác mang radar, và có một đến ba chiếc, mỗi chiếc có tám tên lửa đánh chặn. Tính di động tuyệt vời là một điểm mạnh khác của hệ thống. Tất cả các thành phần có thể nhanh chóng thay đổi vị trí để tránh bị đối phương trinh sát và tiêu diệt. Cách thức hoạt động: Nếu radar 360 độ phát hiện tên lửa đối phương, tên lửa sẽ được bắn thẳng đứng từ một thùng chứa trên mặt đất (SL trong SLM là viết tắt của Surface Launched). Sử dụng GPS và dẫn đường quán tính, tên lửa bay về phía mục tiêu, nhưng trên đường đi nó có thể được radar cập nhật dữ liệu về vị trí của mục tiêu. Chỉ ở cách tiếp cận cuối cùng, thiết bị tìm kiếm hồng ngoại của tên lửa (IRIS là viết tắt của Hệ thống Hình ảnh Hồng ngoại ) mới tiếp quản - thiết bị tìm kiếm ở đầu tên lửa mới được tiếp xúc cho mục đích này. Giống như mắt của một con tắc kè hoa, nó có thể quay ở các góc rộng, tìm kiếm và bắt giữ mục tiêu. Tên lửa sẽ khó gây ảnh hưởng. Ví dụ, xử lý hình ảnh thông minh có thể phân biệt giữa nguồn nhiệt của mục tiêu và mồi nhử hồng ngoại. Tên lửa cũng phải miễn nhiễm với các biện pháp gây nhiễu điện tử. Tên lửa đánh chặn IRIS-T, dựa trên tên lửa đất đối không IRIS-T SL, bay với tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh và theo Bundeswehr , vẫn đạt được "khả năng cơ động độc nhất vô nhị". Nó được tạo ra nhờ một vòi xoay (tiếng Anh: Tail / Thrust Vector-Control - đó là chữ T trong IRIS-T là viết tắt của chữ T) và đôi cánh được tối ưu hóa. Khi tiếp cận mục tiêu, một vụ nổ phân mảnh cuối cùng cũng bắt lửa, nhằm tiêu diệt tên lửa tấn công. Bảo vệ toàn thành phố Toàn bộ hệ thống IRIS-T SLM có thể bao phủ bán kính 40 km và tấn công mục tiêu ở độ cao tới 20 km. M trong SLM là viết tắt của Medium Range. Ngoài ra còn có một phiên bản tầm ngắn hơn (SLS) lên đến 25 km sử dụng tên lửa không đối không IRIS-T. Một tên lửa chống tên lửa tầm xa đang được phát triển. Toàn bộ thành phố có thể được bảo vệ khỏi các cuộc không kích bằng IRIS-T SLM, Thủ tướng Liên bang Olaf Scholz say mê. Vậy Ukraine hiện nay có an toàn trước các cuộc tấn công khủng bố của Nga? Theo quan điểm của Đại tá Reisner, vẫn chưa rõ liệu hệ thống phòng không có đáp ứng được kỳ vọng cao hay không: "Hiệu suất thực tế sẽ chỉ được thể hiện trong hành động." Cho đến nay, hệ thống đã không phải chứng tỏ mình trong một cuộc chiến thực sự. Ngoài ra, bán kính triển khai 40 km đủ để bảo vệ một thành phố. Nhưng Ukraine là một quốc gia lớn - phòng không toàn diện sẽ không thể thực hiện được với một số ít IRIS-T SLM. Theo quan điểm của Đại tá Thiele, hệ thống do đó giống như một "mảnh ghép quan trọng". Nó có thể được sử dụng để bảo vệ "các trung tâm chính phủ, cơ sở hạ tầng quan trọng và trung tâm hậu cần". Ba chiếc IRIS-T SLM nữa sẽ được chuyển giao cho Ukraine trong năm tới. Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Christine Lambrecht hứa: “Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để làm cho nó diễn ra nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, "các hệ thống hiện đại, phức tạp cao" như IRIS-T SLM lại rất tốn kém để sản xuất. Điều tương tự cũng áp dụng với NASAMS của Mỹ, một hệ thống phòng không tương đương mà Mỹ muốn chuyển giao cho Ukraine - hai trong số đó ngay lập tức, sáu hệ thống khác trong thời gian dài hơn. Nga dựa vào máy bay không người lái kamikaze Nhưng ngay cả IRIS-T SLM cũng không được coi là không thể vượt qua. Rốt cuộc, một hệ thống có tối đa 24 tên lửa sẵn sàng phóng cùng lúc. Với số lượng tên lửa tấn công cao, nó thực tế có thể bị áp đảo. Theo các chuyên gia , có những dấu hiệu cho thấy Nga đang dần đạt đến giới hạn của mình, ít nhất là về kho dự trữ tên lửa hành trình chính xác. Nhưng số lượng vũ khí tầm xa chính xác cao đến mức nào thì không ai có thể đánh giá được. Phía Ukraine cũng báo cáo rằng Nga cũng đã sử dụng máy bay không người lái kamikaze từ Iran trong cuộc tấn công hàng loạt gần đây nhất. Ví dụ, máy bay không người lái Shahed-136 thường tấn công mục tiêu theo cặp, tương đối nhẹ và bay thấp đến mức chúng rất khó phát hiện bởi hệ thống phòng không Ukraine, một chỉ huy Ukraine nói với Wall Street Journal . Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Moscow đã đặt hàng 2.400 chiếc máy bay không người lái này từ Iran. IRIS-T SLM cũng có thể làm điều gì đó chống lại máy bay không người lái? Điều đó có thể xảy ra, cựu tướng Erhard Bühler nói với MDR . "Bạn phải quyết định ngay tại chỗ có bắn một tên lửa rất đắt tiền như vậy vào một máy bay không người lái của Iran hay không." Ít nhất thì phiên bản không đối không IRIS-T phải có giá khoảng 400.000 euro cho mỗi tên lửa. Không có thông tin về đơn giá để phát triển thêm IRIS-T SL. Toàn bộ hệ thống sẽ có giá khoảng 140 triệu euro. Nhưng có thể có một giải pháp khác cho mối đe dọa từ máy bay không người lái: NATO đã thông báo rằng họ dự định cung cấp cho Ukraine hàng trăm thiết bị gây nhiễu để chống lại máy bay không người lái. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, những điều này có thể giúp làm cho các máy bay không người lái do Nga và Iran sản xuất không hiệu quả. Nguồn: Bởi Kai Stoppel  - ntv.de Hightech-Luftabwehr vom Bodensee Was die Stärken von IRIS-T SLM sind https://www.n-tv.de/politik/Was-die-Staerken-von-IRIS-T-SLM-sind-article23647623.html  
......

Nghi án “giết người diệt khẩu” trong vụ án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan

Mai Hoa Kiếm Sau chuyến kinh lý của ông Nguyễn Phú Trọng đến thành Hồ ngày 23-9-2022, đã xuất hiện những tin đồn râm ran về các vụ bắt bớ trong giới kinh doanh có máu mặt của những người Hoa tại Chợ Lớn. Quả nhiên không sai, bà trùm tài phiệt từng một thời được xem là “bất khả xâm phạm” Trương Mỹ Lan và một số tay chân thân tín đã bị cơ quan điều tra Bộ Công an triệu tập, thẩm vấn, liên quan đến các dự án đầu tư của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trên các nền tảng mạng xã hội đã lan truyền thông tin bắt người và đế chế Vạn Thịnh Phát sắp sụp đổ Ngày 7-10-2022, báo chí quốc doanh đồng loạt đưa tin, ông Nguyễn Tiến Thành, sinh năm 1973, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đột tử. Tuy nhiên, có nguồn tin cho hay, ông Thành đã chết vì độc dược. Có điều, ông Thành uống thuốc độc tự vẫn hay ông ta bị ai đó bức tử, vẫn chưa thể xác định. Ngày 8-10-2022, Bộ Công an công khai bắt bốn người ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong đó có Chủ tịch tập đoàn là bà Trương Mỹ Lan. Ngay lập tức, khách hàng ồ ạt đi rút tiền trước hạn mà họ đã gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần SCB. Ngân hàng Nhà nước phải lên tiếng, cam kết bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền, cũng như khuyên mọi người hết sức bình tĩnh. Thông cáo của SCB phát đi và các cơ quan truyền thông cũng đồng thanh cho rằng, SCB có thừa thanh khoản. Hệ thống tài chính ngân hàng quốc gia đang lo sợ “hiệu ứng domino”, khi việc bắt người gây rút tiền biến động dây chuyền, làm gãy đổ kinh tế tiền tệ. Bởi vì ông Nguyễn Tiến Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Mà Vạn Thịnh Phát chính là cổ đông chi phối của SCB, nói thẳng ra rằng Vạn Thịnh Phát chính là chủ nhân thật sự của SCB. Sáng 10-10-2022, mặc dù một số tờ báo đưa tin bà Nguyễn Phương Hồng, sinh năm 1984, người Việt gốc Hoa, giữ chức vụ Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã chết trong trại giam sau hai ngày bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cùng bà Trương Mỹ Lan. Nhưng chẳng bao lâu sau, những tờ báo này nhanh chóng gỡ bỏ bản tin nói trên, tuy vậy dư luận xã hội vẫn có đầy đủ chi tiết tờ “Cáo phó” cái chết của bà Hồng. cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, Rất nhiều đồn đoán về cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, như nguyên nhân tử vong, việc sửa chữa ngày chết và chân dung trên cáo phó gia đình không có nổi một tấm ảnh cá nhân Nguyễn Phương Hồng hay sao mà lại phải lấy ảnh chân dung từ trên trang web… nhưng phía công an chưa đưa ra bất kỳ phát ngôn nào. Tại sao bị can một vụ án vừa bị khởi tố lại phải chết mà không có bất kỳ cơ quan nào nhận trách nhiệm? Trong khi đó, dân chúng ghi nhận, quanh khu vực đám tang bà Hồng, nhiều dân quân tự vệ, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cả công an phường tuần tra dày đặc. Xe cộ hay người dân nào dừng lại quan sát, chụp hình, đều bị đuổi đi ngay lập tức. ai cá nhân được cho là nắm giữ nhiều bí mật quan trọng trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã chết đột ngột. “Luật im lặng” của mafia, phải chăng đây là vụ án “giết người diệt khẩu”? Nếu đúng như vậy, thì người của Vạn Thịnh Phát bịt đầu mối, hay là các đại quan dính dáng đến bà Trương Mỹ Lan đã ra tay tàn độc? Cũng nên nhắc lại, Bùi Cao Nhật Quân, con trai của tỷ phú Bùi Thành Nhơn, ông chủ Tập đoàn Novaland, có hợp tác làm ăn với Vạn Thịnh Phát. Quân từng là đặc vụ của Tổng cục Tình báo Bộ Công an, anh ta là cặp bài trùng với thượng tá Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm). Còn con trai của “lãnh chúa thành Hồ” Lê Thanh Hải là Lê Trương Hiền Hoà, cũng từng là sĩ quan tình báo đối ngoại của Bộ Công an, anh ta mới chính thức ra khỏi ngành và giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Du lịch TP HCM. *** Có nhiều phi vụ liên quan đến Vạn Thịnh Phát câu kết với quan chức thành Hồ để “sang tay” công sản. Bộ Công an thừa sức biết, bà Trương Mỹ Lan chính là chủ nhân thâu tóm khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), là nơi có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền, tổng diện tích khoảng 6.000m2. Khu đất này từng đẩy cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, cựu thứ trưởng Hồ Kim Thoa và hàng loạt quan chức thành Hồ bị truy tố. Riêng con trai cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là Nguyễn Minh An, sinh năm 1973, Phó Tổng giám đốc Công ty bia rượu Sài Gòn (Sabeco) phải làm đơn xin nghỉ việc, bỏ của chạy lấy người. Dính dáng đến đế chế Trương Mỹ Lan, ngoài Tập đoàn Novoland của tỷ phú Bùi Thành Nhơn, còn có Dương Công Minh, ông chủ Tập đoàn Him Lam và của Ngân hàng Sacombank cùng nhiều “cá mập” khác trong thượng tầng chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. Tiền ở đâu mà Vạn Thịnh Phát có thể gầy dựng nên thế lực tài chính hùng mạnh như vậy? Có thể nhận ra rằng, tiền đến từ rất nhiều nguồn, trong đó có việc phát hành trái phiếu, huy động vốn vô tội vạ. Hàng chục công ty con của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, từ năm 2018, liên tục phát hành trái phiếu, hút về dòng vốn hàng tỷ USD. Trong khi đó, quy mô trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp này đều cao hơn nhiều so với vốn điều lệ đăng ký. Điều lạ lùng là, các quan chức đứng đầu quốc gia về tài chính, ngân hàng, chứng khoán của đảng độc tài quản lý nhà nước kiểu gì mà chẳng bao giờ quan tâm, đặt dấu hỏi về dòng tiền gần 3 tỷ Mỹ kim, tương đương tài sản một ngân hàng bậc trung, mà nhóm doanh nghiệp trên huy động, đã được giải ngân hay sử dụng minh bạch hay không? Dòng vốn khổng lồ đổ vào các trái phiếu Vạn Thịnh Phát của gia tộc Trương Mỹ Lan đến từ các chủ nhân giấu mặt nào và đã được thu xếp ra sao? Trong khi đó, vợ chồng Trương Mỹ Lan từng phát biểu “sẽ làm cầu nối cho ‘Vành đai và Con đường’ (Belt and Road Initiative – BRI)) tại các nước Asean”. Nhiều nguồn tin cho hay, đế chế Vạn Thịnh Phát có liên quan mật thiết với một số nhà đầu tư, các trùm tài phiệt người Hoa ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Những năm gần đây chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng được xem như “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình. Diễn biến chính trường gần nhất ở Trung Quốc cũng có tác động ghê gớm đến việc thanh trừng nội bộ ở Việt Nam. Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: Đảng CSVN Ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ ba của ông ta. Tại Đại hội đảng CSTQ lần thứ 20, Tập chắc chắn sẽ thăng cấp cho hàng loạt thuộc cấp thân tín. Theo một số nhà bình luận, lý do chính khiến Tập tảo thanh hệ thống tài chính vào thời điểm này là để bảo vệ những người mà ông ta muốn đề bạt. Từ tháng 4-2022 đến nay, trước thềm đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đấu đá nội bộ của những người trong đảng ngày càng dữ dội. Đó cũng là nguyên nhân Tập ra lệnh bắt giữ hơn chục giám đốc ngân hàng, cầm đầu các tổ chức tài chính và mở nhiều phiên tòa xét xử các quan chức cấp cao hơn. Bất chấp tất cả, sau khi thao túng quá trình bỏ phiếu và đe dọa các đối thủ của mình, Tập Cận Bình sẽ đắc cử nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ ba, cùng với đó là quyền tiếp tục làm người đứng đầu đảng và quân đội. Những người am hiểu chính trường bình luận, ông Nguyễn Phú Trọng được bên kia biên giới “bật đèn xanh”, cho phép thanh trừng các tỷ phú có liên quan đến dòng tiền đầu tư từ Trung Quốc, nhưng thuộc phe nhóm của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Hồ Cẩm Đào, Chu Vĩnh Khang, Lý Khắc Cường.. Điều trùng hợp là, đảng Cộng sản Việt Nam khởi tố, bắt giam Trịnh Văn Quyết và san phẳng Tập đoàn FLC cũng vào tháng 4-2022. Tiếp theo là bắt giữ Đỗ Anh Dũng và phá nát Tập đoàn Tân Hoàng Minh vào tháng 9-2022, thì hé lộ ra cả hai tập đoàn nêu trên đều làm ăn chung và có vốn vay từ các ngân hàng Trung Quốc. Trịnh Văn Quyết (phải) và Đỗ Anh Dũng, hai đại gia có vay vốn từ các ngân hàng Trung Quốc. Nguồn: Internet Một số nhà nghiên cứu nhìn nhận, vai trò của Hoa kiều ở Việt Nam trong quan hệ Việt – Trung là quan trọng. Cuộc chiến biên giới Việt – Trung hồi năm 1979, vấn đề “đàn áp người Hoa” cũng là một nguyên nhân khơi mào. Vì vậy, vấn đề người Hoa ở Việt Nam thì vô cùng nhạy cảm. Nếu như không có “đèn xanh” từ bên kia biên giới, chắc chắn ông Trọng sẽ không đời nào liều lĩnh đích thân kinh lý chỉ đạo đả phá vào thành trì của giới Hoa kiều ở Sài Gòn, cũng như càng không dám đem hai đại tướng Công An và Quân Đội hộ vệ chuyến kinh lý như muốn hăm doạ “sẽ đàn áp đẫm máu” nếu người Hoa tại thành Hồ manh động hoặc xuống đường biểu tình. Mai Hoa Kiếm  - Báo Tiếng Dân  
......

Còi báo động khắp Ukraine: Putin phóng hỏa tiễn tấn công lần hai. Canh bạc cuối cùng của tên độc tài

Nga tấn công hỏa tiễn Ukraine lần thứ hai vào sáng ngày thứ Ba. VietCatholic Network Sáng thứ Ba 11 tháng 10, theo giờ địa phương, tức là buổi trưa theo giờ Việt Nam, nhà độc tài nguy hiểm Vladimir Putin lại vừa tung ra các cuộc tấn công hỏa tiễn mới vào Ukraine trong khi một trong những đồng minh hàng đầu của ông ta tuyên bố rằng Nga sẽ ném bom Ukraine cho đến khi đất nước này “trở lại thời thế kỷ 19”. nhà độc tài nguy hiểm Vladimir Putin Diễn biến này xảy ra sau khi Nga đã sử dụng 84 hỏa tiễn hành trình và 24 máy bay không người lái, trong đó có 13 chiếc Shahed-136 do Iran sản xuất. 43 hỏa tiễn hành trình và 13 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trước khi đánh vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine. Sau khi còi báo động vang lên, các chiến đấu cơ của Ba Lan và NATO đã bay lên để chặn đánh các hỏa tiễn Nga vì có những lo ngại rằng Nga có thể sẽ tấn công vào các đầu mối tiếp tế của NATO đặt trên đất Ba Lan, không xa Lviv. Sau cuộc tấn công vào sáng thứ Hai, một số tòa nhà dân cư và một cơ sở y tế đã bị tấn công trong trận tấn công mới nhất khi hỏa tiễn của Nga dội xuống Zaporizhzhia suốt đêm qua. Các vụ nổ vang lên khắp thành phố miền nam Ukraine khi Putin phóng 12 hỏa tiễn S-300, trong một biến cố nhiều người lo ngại là mở đầu cho một làn sóng tấn công mới, trong khi những người ủng hộ ông ta cho rằng trận tấn công này là nhằm chứng minh cho thế giới thấy quân đội Nga có đang thiếu hỏa tiễn hay không. Các vụ nổ cũng được nghe thấy ở thành phố cảng Odesa và Vinnytsia dọc theo bờ Hắc Hải của Ukraine - mặc dù vẫn chưa rõ liệu có thương vong hay không. Một hỏa tiễn của Nga đã bị máy bay chiến đấu bắn hạ ở thủ đô Kyiv. Nó diễn ra khi còi báo động cuộc đột kích được kích hoạt trên khắp mọi khu vực ở Ukraine. Oleksandr Starukh, người đứng đầu Zaporizhzhia OVA, thông báo trên Telegram: “Một cuộc tấn công hỏa tiễn từ 12 hỏa tiễn S-300 đã đánh trúng các cơ sở công cộng. Hai quả hỏa tiễn đã bắn trúng một đại lý ô tô, hậu quả là một người chết, đám cháy bùng phát và các dịch vụ khẩn cấp đã tìm cách dập tắt nó”. Các dịch vụ khẩn cấp Ukraine kêu gọi người dân ở trong nhà vì lo ngại Putin có thể mở ra một làn sóng tấn công chết người mới vào các điểm nóng dân sự. “Cảnh báo. Trong ngày, khả năng cao là các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào lãnh thổ Ukraine. Vui lòng ở lại nơi trú ẩn vì sự an toàn của chính bạn, đừng bỏ qua các tín hiệu không kích,” các đội khẩn cấp cảnh báo trên cho biết trên các phương tiện truyền thông. Họ cũng cho biết 19 người đã thiệt mạng và 105 người bị thương trong các cuộc tấn công hỏa tiễn hôm thứ Hai. Cảnh quay đáng sợ về địa điểm xảy ra thảm họa ở thành phố Zaporizhzhia cho thấy các đội cứu hỏa đang chạy đua để di tản người dân khỏi một tòa nhà dân cư gần đó. Trong khi đó, các nhân viên cứu hỏa được nhìn thấy đang chiến đấu với một biển lửa như hỏa ngục tại một đại lý bán xe hơi Skoda khiến ông chủ đại lý thiệt mạng. Một bức khác cho thấy một khu chung cư có các cửa sổ thổi ra ngoài. Theo người đứng đầu cơ quan gián điệp GCHQ của Anh, Nga được cho là sắp cạn kiệt vũ khí và đối mặt với con số thương vong “đáng kinh ngạc”. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc tấn công hỏa tiễn, và máy bay không người lái vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine là để đáp trả những gì ông ta mô tả là hành động “khủng bố” của Kyiv, khi đề cập đến vụ tấn công cầu Kerch nối Nga và Crimea hôm thứ Bảy, mà ông đổ lỗi cho “đặc vụ” Ukraine. Ông nói: “Đơn giản là không thể để yên cho những tội ác kiểu này,” ông nói thêm rằng quyết định tấn công các thành phố của Ukraine được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra đề xuất. Phát biểu tại một cuộc họp của hội đồng an ninh Nga, ông Putin cũng cho biết Nga sẽ đáp trả quyết liệt bất kỳ mối đe dọa nào tiếp theo. Ông nói: “Phản ứng của Nga sẽ rất quyết liệt và quy mô của nó sẽ tương ứng với mối đe dọa đối với Liên bang Nga”. Tuy nhiên, tình báo quân sự Ukraine cho biết kể từ đầu tháng 10, Nga đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công hỏa tiễn hôm thứ Hai vào các thành phố của Ukraine. Nói cách khác, có vụ nổ ở cầu Krimea hay không cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga cũng xảy ra. Quân đội Nga vào ngày 2 và 3 tháng 10 “đã nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh để chuẩn bị các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine”, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố. Tuyên bố cho biết tiếp rằng: “Các đơn vị công binh của không quân chiến lược và tầm xa của quân xâm lược Nga đã nhận lệnh chuẩn bị tấn công hỏa tiễn ồ ạt. Các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng và các khu vực trung tâm của các thành phố đông dân cư Ukraine đã được xác định là mục tiêu.” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng là một trong những mục tiêu mà các cuộc tấn công hôm thứ Hai nhắm đến. Quân Ukraine đã triển khai các hệ thống phòng không NASAMS. Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 11 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Nga đã sử dụng 84 hỏa tiễn hành trình và 24 máy bay không người lái, trong đó có 13 chiếc Shahed-136 do Iran sản xuất. Khoảng 56 khí tài chiến tranh này đã bị tiêu diệt, bao gồm 43 hỏa tiễn hành trình và 13 máy bay không người lái. Các quan chức Mạc Tư Khoa hoảng sợ được cho là đang lên kế hoạch di tản gia đình của các lực lượng chiếm đóng ở Crimea sau cuộc đột kích cầu Crimea táo bạo của Ukraine. Có những lo ngại rằng Putin sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ mới nhằm chiếm Kyiv sau khi một lực lượng đặc nhiệm chung được công bố với chế độ bù nhìn ở Belarus. Nhưng các nhà phân tích cho rằng các trận tấn công hỏa tiễn trong hai ngày qua là canh bạc mới nhất của Putin, và có thể là canh bạc cuối cùng của ông khi Nga nhanh chóng cạn kiệt hỏa tiễn. Michael Clare, một nhà phân tích an ninh và quốc phòng, cho biết có bằng chứng Nga có một kho hỏa tiễn “tùy cơ ứng biến”. Ông nói với Sky News: “Chúng ta đã thấy các hỏa tiễn lao vào các tòa nhà là hỏa tiễn trên biển, chúng là hỏa tiễn chống hạm mang đầu đạn nặng nửa tấn chống lại tàu sân bay.” “Chúng ta đã thấy hỏa tiễn đất đối không là hỏa tiễn phòng không được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Và người Nga không có nhiều hỏa tiễn hành trình Kalibr phóng từ tàu mà họ đang sử dụng, họ đã sử dụng một vài hỏa tiễn như thế ngày hôm qua”. “Nhưng, nếu họ có nhiều hơn, tôi chắc chắn rằng họ sẽ sử dụng nhiều hơn. Vấn đề là dường như họ sắp hết những thành phần cần thiết cho những thứ này vì họ đã bị cấm vận trong một thời gian khá dài”.  
......

Bắt bà Trương Mỹ Lan khi Trung Ương đang họp

Tỷ phú Trương Mỹ Lan (trái) và cháu ruột Trương Huệ Vân bị công an Việt Nam bắt hôm 8/10/2022.   Nhưng dư luận vẫn còn hoài nghi, sau Vạn Thịnh Phát, ông Trọng sẽ “sờ” tiếp đến ai? Lê Thanh Hải hay Hoàng Trung Hải, những cái boong-ke có chất liệu từ “nước Lạ”?   Nguyễn Việt Phương - VOA Tin “bom tấn” cuối tuần Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an hôm nay (8/10) cho truyền thông ttrong nước biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã/đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông. Căn cứ kết quả điều tra, ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, Công an ra các quyết định khởi tố các bị can, Lệnh bắt để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 bị can gồm: 1) Bà Trương Mỹ Lan (SN 1956, quê TP.HCM), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 2) Trương Huệ Vân (SN 1988) Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 3) Nguyễn Phương Hồng (SN 1984), Trợ lý Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 4) Hồ Bửu Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Các bị can trên bị khởi tố tội, theo thông tin từ phía Công an, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 – 2019. Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật. Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có tại Việt Nam. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông. Theo giới thiệu trên website của Công ty, Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát có vốn điều lệ 549 triệu USD, tiền thân là Công ty tư doanh đầu tiên được thành lập tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1991. Các cổ đông của Tập đoàn vẫn giữ nguyên từ khi thành lập cho đến nay. Bà Trương Mỹ Lan là nữ đại gia người Việt gốc Hoa được đánh giá là bí ẩn, sở hữu tập đoàn gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam với nhiều đất vàng, bất động sản, hàng hiệu đầu bảng, nhưng lại rất kín tiếng với truyền thông. Hiện tại, các từ khoá tìm kiếm về Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan tại Việt Nam tiếp tục tăng trên Google Trends (Google Xu hướng) và Google Search (Google Tìm kiếm). Bắt trong khi Trung ương đang họp Theo thông tin trên CAND, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, tại dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh, do Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch HĐQT) làm chủ đầu tư, vào tháng 7/2021, theo thông tin từ nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, chỉ rõ sai phạm. Thông báo kết luận số 1068/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát tài sản của nhà nước đối với dự án nêu trên, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp và phương án xử lý, sắp xếp nhà đất trước đó. Hầu hết các báo “quốc doanh” và trang mạng “nhà nước” ở Việt Nam hôm nay đều được phép đăng cái tin “bom tấn cuối tuần” này nhưng chỉ với một nội dung được duyệt. Khá khen cho báo Tuổi trẻ, khác hẳn các báo bạn, đã đi ngay một bài điểm lại vài hiện tượng, vụ việc đang còn dang dở, đầy tồn nghi từ quá khứ của nhân vật cộm cán cùng doanh nghiệp khổng lồ này. Không thể cứ ngồi chờ cơ quan pháp luật cho tin gì thì đưa tin đó; còn phải đóng vai trò “thúc ép” họ làm cho tới nơi tới chốn, ví dụ cụ thể như vụ nghi vấn (cố) thượng tướng, thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, chẳng hạn. Nhưng … tiếc rằng, bài báo mới đưa lên được ít phút thì lại phải xén bớt hẳn đoạn cuối quan trọng, chiếm một phần ba bài. Chưa hết tiếc! … Ít phút sau nữa, bài báo lại … bị xén bớt thêm hẳn một nửa của phần còn lại, cuối bài (đoạn được đóng khung, nền màu xanh). Vậy là nó sẽ xứng đáng sánh vai cùng làng báo quốc doanh – cùng … “mặc đồng phục”, và cùng có chỉ “một tổng biên tập”. Theo một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính, không phải ngẫu nhiên TBT Nguyễn Phú Trọng cho nổ “quả bom tấn” này giữa phiên họp của Trung ương 6. Bài diễn văn khai mạc của TBT tại Hội nghị đang diễn ra bị dư luận trong nước “phê” là có cái nhìn hơi bi quan đối với tình hình nói chung, đặc biệt là đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực do đích thân TBT khởi xướng và đẩy mạnh. Thì đây: Các đối thủ của ông đừng “cua cậy càng, cá cậy vây”, đừng quá ảo tưởng vào quyền lực các phe nhóm trong Đảng. Ông Trọng muốn chứng minh cho bàn dân thiên hạ, nhất là các đồng chí miền Nam vốn lâu nay tâm tư là ông hạn chế quyền lực cánh “Đô thành” (Ít con số Trung ương và Bộ Chính trị hơn các vùng miền khác). Bất cứ “cánh” nào, “phe” nào mà dính đến tham nhũng, TBT đều “xử tuốt”, “hốt hết” (Nói như ông Nguyễn Bá Thanh lúc sinh thời). Nhưng dư luận vẫn còn hoài nghi, sau Vạn Thịnh Phát, ông Trọng sẽ “sờ” tiếp đến ai? Lê Thanh Hải hay Hoàng Trung Hải, những cái boong-ke có chất liệu từ “nước Lạ”? Nhưng có thể Chu Vĩnh Khang đã ngã ngựa nên bác Trọng mới dám “chơi”. Vậy thì sau vụ này, bác còn đi tiếp những nước cờ mà đối thủ của bác chưa lường tới! Dẫu sao, đánh thẳng vào trung tâm của VTP Group, TBT Nguyễn Phú Trọng đã gửi đi được một thông điệp rõ ràng: “Chủ đề và các biến tấu” (theme and variations) của công cuộc “đốt lò” tới đây sẽ không dừng lại ở Trương Mỹ Lan... Nguyễn Việt Phương - VOA
......

Vụ tặng 155 triệu bảng Anh cho đại học Oxford của bà Thảo có vấn đề

Trần Diệu Chân   Một người phụ nữ Việt Nam bỗng chốc trở thành nổi tiếng tại quê nhà lẫn tại Anh và thế giới vào năm ngoái khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, một tỷ phú doanh gia tại Việt Nam, CEO của tập đoàn Sovico, tuyên bố tặng trường Linacre College thuộc đại học danh tiếng Oxford một khoản tiền lớn - £155 triệu bảng Anh (tương đương $172 triệu USD), với điều kiện ngược lại là trường này phải đổi tên thành Thảo College.   Cách đây vài ngày, câu chuyện lại trở nên xôn xao vì khoản tiền đầu tiên, £50 triệu bảng Anh, mà bà Thảo hứa hẹn giao cho trường Linacre vào cuối tháng 6 vừa qua đã không đến, và thỏa thuận đang bị nghi ngờ là gặp trục trặc. Phải chăng bà Thảo đã rụt chân lại trước quá nhiều chống đối tại cả Việt Nam lẫn Anh quốc?   Những lên tiếng của thành phần sinh viên, giáo chức, dân biểu, truyền thông và các nhà hoạt động tại Anh đặt vấn đề về sự việc này như sau:   1/ Danh tiếng của trường không thể đem rao bán, nhất là nguồn tiền có thể không trong sạch vì tập đoàn Sovico rất gần với nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN). Vào đầu Tháng Mười Một năm ngoái, bà Thảo tháp tùng Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính công du hai nước Anh và Pháp, cũng là dịp bà tuyên bố số tiền tặng khổng lồ cho Linacre College.   2/ Tập đoàn Sovico tham gia khai thác nhiên liệu hóa thạch, tác hại lên môi trường sống. Nhà nước CSVN với thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng, đã bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.   3/ Bà trùm hàng không “bikini” VietJet lợi dụng hình ảnh những cô gái trẻ mặc bikini để làm giàu, hợp tác với những thành phần vi phạm nhân quyền và tham nhũng của chế độ. Có phải họ đang dùng nguồn tiền bẩn này để luồn lách và lũng đoạn các xã hội dân chủ hiện nay, tương tự như việc làm của các chế độ độc tài tại Nga và Trung Quốc?   4/ Làm thế nào mà một người không tôn trọng phụ nữ và sát cánh với các lãnh đạo độc tài để làm giàu và phá hoại môi trường lại có thể thay thế tên của một vị trí thức Anh đã cống hiến cho đời những nghiên cứu giá trị về nhân văn và khoa học, đó là Bác sĩ Thomas Linacre, mà ngôi trường đã vinh hạnh mang tên ông suốt 60 năm qua?   Tại Việt Nam, dư luận đặt vấn đề là:   Tại sao bà Thảo lại tài trợ hàng trăm triệu USD vào một trường đại học tại Anh Quốc - nơi có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 14 lần Việt Nam, trong lúc trẻ em Việt Nam đi học không có tiền mua sách, bụng đói, thể lực èo uột và ngay cả các trường đại học cũng thiếu thốn, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ mục tiêu giáo dục. Giáo chức cũng đói nghèo, giật gấu vá vai?   Trần Diệu Chân (tổng hợp từ các báo tại Anh)  
......

Pages