2014

Khái Niệm về Xã hội Dân Sự

Trong thời gian vừa qua, giới lướt mạng bắt gặp khá nhiều bài viết sâu sắc về sinh hoạt Xã Hội Dân Sự (XHDS) ở Việt Nam. Đặc biệt là những bài đăng trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, trang Dân Luận… hoặc, trên trang blog cá nhân của nhà báo Đoan Trang. Tất cả đã ngầm khuyến khích không ít độc giả chịu khó truy cập Wiki, hoặc truy tìm ở một số trang khác, để quay lại tìm hiểu thêm ở mức khái niệm cơ bản: Sinh hoạt XHDS là gì, với những đặc điểm nào, phát triển ở VN ra sao… Trang nhà sẽ lần lượt gửi đến các bạn một số loạt bài liên quan đến Xã Hội Dân Sự của tác giả Lưu Tấn Đông.   Lưu Tấn Đông Khái niệm về XHDS - Phần 1 Loạt bài này chỉ nhằm ghi chép lại những khái niệm cơ bản đó, và rất mong được bè bạn trên Facebook cùng góp ý, điều chỉnh, bổ khuyết... 1. Nguồn gốc Có nhiều luận thuyết về nguồn gốc của thuật ngữ “XHDS”, nhưng phần lớn cho rằng nó xuất hiện ở châu Âu vào khoảng 1400. Gần đây, XHDS được nói nhiều từ nguồn gốc tiếng Pháp là Société Civile, tiếng Anh là Civil Society, do đó, cũng có những cách diễn đạt khác nhau là Xã Hội Dân Sự và Xã Hội Công Dân. Dù vậy, điểm chung mà nhiều người đồng ý là: Sự hình thành và phát triển của XHDS đánh dấu một bước tiến trong cách tổ chức xã hội con người, bao gồm các định chế công quyền, các luật lệ, và các quy tắc nhà nước của đời sống xã hội. 2. Định nghĩa Theo Liên minh vì Sự tham gia của Công dân – CIVICUS: XHDS là “Diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Theo Trung tâm XHDS của trường Đại học Kinh tế London: “Xã hội dân sự bao gồm các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư”. Theo N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina trong quyển Chế độ Dân chủ, Nhà nước và Xã hội, thì: “Xã Hội Dân Sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hợp tác xã, nhóm,... thực hiện mối liên hệ giữa công dân với nhà nước; không để cho nhà nước áp bức các công dân đã tạo dựng ra nó”. Tức là có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn và lãnh vực ảnh hưởng. Nhưng từ góc nhìn đấu tranh và phát triển đất nước của các lực lượng dân chủ, thì phát triển XHDS là tiến trình hình thành các định chế và hoạt động xã hội để: • Người dân có thêm phương tiện tự đấu tranh cho quyền lợi của chính mình trên nhiều lãnh vực, mà không cần và không phải thông qua nhà cầm quyền; • Tạo thêm nhiều thẩm quyền trong tay người dân bằng nỗ lực chuyển dời quyền lực từ trong tay giới cầm quyền độc tài về tay quần chúng.   3. Đặc tính XHDS có các đặc tính cơ bản sau: • Là tổ chức ở ngoài nhà nước, là đối tác với nhà nước. • Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện (có tổ chức). • Tự chủ, tự quản, độc lập về tài chính (tự trang trải). • Hình thức tổ chức các định chế này rất đa dạng. • Mục tiêu chung là vì sự phát triển của cộng đồng, phần lớn là những tổ chức phi lợi nhuận.   4. Các nhân tố hợp thành XHDS Các bộ phận, nhân tố của XHDS gồm có: a. Các tổ chức xã hội có tính đại diện từng giới như : thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân lao động, cựu chiến binh v.v… b. Các tổ chức xã hội có tính đại diện nghề nghiệp, ngành, lĩnh vực như: khoa học, văn học nghệ thuật, thương gia, luật gia v.v… c. Các tổ chức phi chính phủ NGO (Non Governmental Organization), đây là thuật ngữ do Ngân hàng Thế giới (WB) đề xuất, được Liên Hiệp Quốc và nhiều nước sử dụng.   NGO - Tổ chức phi chính phủ.PVO - Tổ chức tình nguyện tư nhân.NPO - Tổ chức phi lợi nhuận. d. Các phương tiện truyền thông đại chúng ngoài nhà nước, các nhà xuất bản, các đài, báo, … kể cả của tư nhân. Đây là bộ phận thường được gọi là quyền lực thứ tư bên cạnh 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. e. Các tổ chức từ thiện của tôn giáo và tổ chức nhân đạo. f. Các tổ chức NGO quốc tế. Hiện nay có khoảng 200 NGO có tính toàn cầu lớn nhất, hoạt động ở rất nhiều nước với tầm ảnh hưởng quan trọng. (Còn tiếp kỳ sau) Lưu Tấn Đông FB Việt Tânhttps://www.facebook.com/viettan/photos/a.10151333017390620.561958.35182...
......

Phạm Chí Dũng: Thế lực nào đang muốn “diễn biến” báo Nhân Dân?

Hôm 19/08/2014 báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam - đã đăng bài viết mang tựa đề “Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?”. Bài báo chỉ trích cuộc hội thảo “Truyền thông phi nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” diễn ra vào cuối tháng 7/2014 tại Đại sứ quán Australia (cùng với Liên minh châu Âu, và các sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ). Đại diện ngoại giao Liên hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton (áo trắng) trong chuyến thăm Việt Nam ngày 12/08/2014. REUTERS/Kham   Việc tờ báo đảng “bất ngờ” công kích phương Tây, theo cách nhìn của tờ Việt Nam Thời Báo (ijavn.org) thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam mới ra đời, thì phải chăng có một thế lực chính trị không muốn tái lập bang giao Việt - Mỹ. Phải chăng thế lực này muốn cản trở hình ảnh phát triển giữa Việt Nam với những quốc gia đang đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét cho Việt Nam tham gia TPP ? Nếu đúng như thế, những “nhà cải cách” Việt Nam cần và phải làm gì để “lập lại trật tự”, chí ít là trong nội bộ đảng cầm quyền? RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.   RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, sau một loạt nỗ lực ngoại giao khá tấp nập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, vừa rồi lại xuất hiện một bài báo trên báo Nhân Dân, chỉ trích cuộc hội thảo truyền thông phi nhà nước do đại sứ quán Úc tổ chức. Điều này đã gây ngạc nhiên cho không ít người… Nhà báo Phạm Chí Dũng: Bài báo này không chỉ chỉ trích cuộc hội thảo trên, mà còn chỉ trích luôn cả hội thảo “Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế”. Nhưng có một chi tiết hơi lạ, là cuộc hội thảo của Liên minh châu Âu diễn ra từ cuối tháng 5/2014, mà cho đến giờ báo Nhân Dân mới lên tiếng điểm lại và “nhắc nhở” các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ luật pháp về tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của Việt Nam. Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên một bài viết mang mục đích “phòng, chống diễn biến hòa bình” trên báo Nhân Dân cùng lúc công kích cả Liên minh châu Âu và Chính phủ Úc. Tuy nhiên, bài viết này lại “bỏ quên” một khía cạnh rất đáng xem xét là hai cuộc hội thảo tại trụ sở EU và Đại sứ quán Úc chỉ thuần túy nằm trong hoạt động của xã hội dân sự quốc tế và xã hội dân sự ở Việt Nam. Mà quy ước về hoạt động của xã hội dân sự lại được chính Nhà nước Việt Nam cam kết mở rộng trong 14 điều cam kết trước Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013. Việc mở rộng xã hội dân sự cũng được chính phía Việt Nam cam kết một lần nữa, khi tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hà Nội vào tháng 12/2013 và nữ Phó ngoại trưởng phụ trách chính trị Wendy Sherman cũng tại Hà Nội vào tháng 3/2014. Thậm chí bà Wendy Sherman còn cảm hứng : “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất giữa hai quốc gia”. Sự chia sẻ Việt - Mỹ về chủ đề này là hoàn toàn khác với mô tả “Xã hội dân sự - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” trên báo Nhân Dân vào cuối năm 2012. Nhưng khi phê phán hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” diễn ra tại Đại sứ quán Úc, báo Nhân Dân lại quên bẵng những lời lẽ tốt đẹp mà chính phủ Úc - một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam - dành cho Việt Nam trong thông cáo báo chí về hội thảo này. Bởi theo cách nhìn của cơ quan ngoại giao Úc, việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền vào tháng 11 năm 2013 đã thể hiện thiện chí ngày càng tăng của Việt Nam trong tiến trình phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước về các vấn đề nhân quyền. Phía Úc cũng đánh giá là thiện chí của Việt Nam trong Đánh giá định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR) năm 2014 là “đầy tính xây dựng”, và “Chính phủ Úc hoan nghênh sự tán thành chấp nhận của Việt Nam đối với những khuyến nghị của UPR Úc trong các vấn đề ‘cho phép truyền thông phi nhà nước”, tự do thể hiện quan điểm, và tự do hội họp. Việt Nam cũng chấp nhận những khuyến nghị rằng Việt Nam nên tạo điều kiện cho một môi trường thuận lợi, để các nhà hoạt động xã hội dân sự có thể tự do hội họp và thể hiện quan điểm của mình. RFI : Theo anh thì tác động của những bài báo như thế này ra sao ?   Nếu đọc bài công kích trên báo Nhân Dân, chắc hẳn giới ngoại giao Úc, EU và Hoa Kỳ không thể không cảm thấy bị xúc phạm. Riêng phía Úc, thái độ thân thiện của họ đã chỉ được đền đáp bởi một cách đánh “vỗ mặt”, càng cho thấy phía Việt Nam chưa có gì được gọi là thành tâm đối với yêu cầu về dân chủ và nhân quyền tại đất nước này. Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam, cả cánh bảo thủ lẫn phe lợi ích, đều đang quá cần đến sự “cảm thông” của các quốc gia này đối với việc thông qua TPP để cứu vãn nền kinh tế đang trên bờ vực thẳm của Việt Nam. Bối cảnh của bài “Thúc đẩy nhân quyền hay can thiệp vào công việc nội bộ?” trên báo Nhân Dân lại xảy ra không bao lâu sau khi diễn ra một cuộc đối thoại song phương Việt - Úc về nhân quyền vào cuối tháng 7/2014. Cũng vào cuối tháng 7, giới quan sát chính trị cũng chứng kiến một sự kiện có thể coi là đặc biệt về tái lập bang giao Việt – Mỹ: sự hiện diện bất ngờ của Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tại Hoa Kỳ. Hầu như rõ ràng, tín hiệu “diện kiến” giới chính khách của ông Nghị đã mở đường cho hai chuyến công du liên tiếp của Thượng nghị sĩ John McCain và chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đến Việt Nam, với những lời hứa hẹn cùng xác nhận không thể nói là đáng bi quan cho tương lai từ cả hai quốc gia cựu thù. Thậm chí còn diễn ra cuộc gặp giữa John McCain với ông Nguyễn Phú Trọng, để sau đó khi người đứng đầu Đảng tuyên bố: “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam”, thì Martin Dempsey trả lời phỏng vấn báo chí cũng không kém cạnh: “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ”. RFI : Thưa anh, trong bối cảnh như vậy có thể hiểu quan điểm và thái độ của báo Nhân Dân là thế nào? Tôi cũng đang tự hỏi như vậy ! Tờ báo này, trong khi vẫn rắp tâm công kích và quy chụp chính trị đối với Úc và EU là “hợp thức hóa cho các đối tượng đang chống đối Nhà nước Việt Nam”, và vẫn theo thói thường tung hô điều được xem là “Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”. Tuy nhiên lại không hề nhắc tới một sự kiện nóng hổi xảy ra cùng thời điểm với cuộc hội thảo “Truyền thông phi nhà nước…” do phía Úc tổ chức tại Hà Nội: chuyến làm việc của ông Heiner Bielefeldt - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc về tự do tín ngưỡng tại Việt Nam. Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến, ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam, đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp. Phê phán - quy chụp - răn đe - xử lý vẫn thường là quy trình mà giới dư luận viên thể hiện trên những tờ báo đảng như Nhân Dân. Những bài viết trên tờ báo này trong thời gian gần đây vẫn cho thấy có một lực lượng chính trị trong đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc hết sức bảo thủ hoặc vì động cơ cực kỳ riêng tư, đang cố tìm cách “còn nước còn tát” nhằm bảo vệ quyền lực và quyền lợi mà họ cho rằng có thể bị tan vỡ, nếu buông lỏng cho xã hội dân sự hoạt động và để chính giới Việt Nam ngả vào vòng tay của phương Tây. Lối tuyên truyền và phản tuyên truyền đầy tủn mủn, cố chấp và khiên cưỡng như thế bắt buộc giới quan sát phải đặt ra câu hỏi là liệu có bàn tay của Bắc Kinh trong việc tác động hoặc chỉ đạo một thế lực “thân Trung” tìm cách ngăn cản hoặc phá hoại mối tiếp dẫn tái hòa hợp Việt - Mỹ ? Còn nếu không phải bàn tay của Bắc Kinh, thì phải chăng đang có một thế lực chính trị nằm ngay trong nội bộ đảng muốn “phá bĩnh”? Và phương tiện được sử dụng để gây nhiễu dư luận nằm ngay trong báo Nhân Dân. Thậm chí tờ báo này cũng đang nằm trong tình trạng “bất đồng chính kiến” bởi các quan điểm, đường lối và phe phái khác nhau? RFI : Sở dĩ bài báo này được chú ý, có lẽ vì trong thời gian gần đây trên báo chí nhà nước ở Việt Nam đã có xu hướng mở hơn, ít có những từ ngữ, cách nói quy chụp như trước ? Cũng cần ghi nhận là khác khá nhiều với thời gian năm 2012 trở về trước, thời gian gần đây cho thấy không phải tất cả những gì mà báo Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân nêu ra đều mang bóng dáng của dư luận viên an ninh và giới chức ngành công an. Càng về sau này, dường như giới quan chức Bộ Công an càng nương theo cái nhìn độc lập tương đối với báo đảng và giới tuyên giáo các cấp từ trung ương đến tỉnh thành, và có vẻ họ ít tham gia vào các chiến dịch “bút chiến”, nếu có tham gia cũng không mấy nhiệt tình. Thay cho hàng loạt từ ngữ “chống đối, thù địch, vu cáo, vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, đội lốt…” trước đây, phần lớn các bài “chống diễn biến hòa bình” gần đây chỉ “khuyến cáo” khá nhẹ nhàng đối với hoạt động “thù địch”, thậm chí còn dùng cả từ ngữ “nên chăng” và lược bớt công đoạn “xử lý pháp luật” ở cuối bài… Còn nếu nhìn từ trang báo ra ngoài đời, có thể nhận ra hiện tượng đối với một bộ phận trong giới nhân viên an ninh. Thay cho mục tiêu bắt giam và một số hành vi bị dư luận coi là “côn đồ” như trước đây, thời gian qua đã có một bước chuyển khá rõ về đối sách: từ “bắt bớ” sang “đánh đập”, rồi từ “đánh đập” sang “ngăn chặn”. Sắp tới có thể còn “mềm” hơn. Việc giao hảo và còn có thể đồng minh Việt - Mỹ là một xu thế tuy chậm nhưng khó cưỡng lại được. Xã hội dân sự ôn hòa cũng vì thế không thể bị phủ quyết thô bạo như trước đây. Có lẽ tình thế nền chính trị, đặc biệt là chính trị đối ngoại đang mở dần ra, đang khiến cho xã hội trở nên đa nguyên hơn, mỗi tổ chức hay cá nhân cũng có ý thức hơn về việc bảo toàn thân phận của mình. Nhất là khi các dư luận viên tuyên giáo và nhân viên an ninh không thể biết “sếp cao cấp” của họ “đối ngoại” ra sao và muốn “binh” theo “đường” nào. Đó cũng là bối cảnh mà thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ, đường ai người nấy đi. Giống như một cán bộ ngành an ninh thở dài : “Thời buổi này không biết thế nào mà lường…” RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Saigon đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Nguồn: viet.rfi.fr
......

SỨC MẠNH CỦA MỘT NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ

Nhớ lại. Ngày 27/01/1973, hiệp định Paris được ký kết, mở đầu cho Cộng sản miền Bắc, hai năm sau đó, không tốn nhiều súng đạn, đã thôn tính miền Nam Việt Nam. Uất ức, đau đớn cùng cực, người dân miền Nam kết tội người Mỹ là kẻ phản bội đồng minh Việt Nam Cộng hoà, bán đứng miền Nam tự do cho độc tài Cộng sản miền Bắc. Nhưng bình tĩnh và khách quan, chúng ta sẽ không thể đứng trên quyền lợi của mình để kết tội người khác như vậy.   Người Mỹ biết rất rõ, không thể kéo dài cuộc chiến tại Việt Nam, một cuộc chiến không có ánh sáng ở cuối đường hầm. Họ phải rời Việt Nam trong danh dự. Họ không thể để cho con em họ chết trên rừng rậm tại một đất nước xa xôi. Họ phải hàn gắn vết thương chiến tranh Việt Nam trong mỗi người Mỹ, mỗi gia đình Mỹ. Người Mỹ phải dành thì giờ để ổn định lại nền kinh tế của đất nước họ sau 20 năm lâm chiến tại Việt Nam. Họ ra đi, trong tư thế của kẻ thua trận sau khi có gần 60 ngàn đồng đội của họ đã vĩnh viễn nằm xuống. Vậy người Mỹ bỏ miền Nam là để cứu đất nước họ, và có thể để nghỉ ngơi trước khi chuẩn bị cho những dự định tốt đẹp khác. Hiểu một cách độ lượng và công bằng như thế, chúng ta sẽ thấy người Mỹ không phải là kẻ phản bội đồng minh miền Nam Việt Nam. Khi quân đội Mỹ ra đi khỏi Việt Nam, 7 căn cứ không quân của Mỹ ở Thái Lan đóng cửa (1961-1976). Dân Phillippines đứng lên đòi Mỹ trả lại căn cứ Không quân Clark và căn cứ Hải quân tại vịnh Subic. Đây là hai căn cứ hải quân và không quân lớn nhất của Mỹ ở ngoài nước Mỹ. Chúng được xây dựng từ năm 1903 và đóng cửa gần 100 năm sau, năm 1991. Do áp lực của dân chúng, Nhật Bản cũng đã lập kế hoạch để yêu cầu quân đội Mỹ rời khỏi đảo Okinawa. Thế rồi, mộng Trung Hoa hoá thế giới của Cộng sản Trung Quốc trỗi dậy như Tổng thống Eisenhower của Mỹ đã cảnh báo cách đây 70 năm trong lý thuyết “domino” của ông. Trung Quốc đưa ra đường lưỡi bò 9 đoạn chiếm gần trọn biển Đông. Họ lập ra Vùng Nhận dạng Phòng không. Đưa Giàn khoan HD981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một phần lãnh thổ của Phillippines bị đe doạ. Tranh chấp quyết liệt về quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku đã xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Biển Đông dậy sóng. Trước sự hung hãn ấy của một nước Cộng sản độc tài hùng mạnh Trung Quốc, những nước nhỏ khó bề ngăn cản được con hổ Trung Quốc. Nhật Bản cấp tốc hoãn lại, nếu không nói là bỏ hẵn kế hoạch đòi Mỹ trả lại căn cứ quân sự trên đảo Okinawa. Tháng 6 năm 2012 Phillippines đã mời Mỹ trở lại vịnh Subic và căn cứ Clark như xưa. Sau khi bị người anh em “4 tốt” Trung Quốc ức hiếp và sỉ nhục, đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã phải buộc lòng tìm đến cầu cứu kẻ cựu thù Mỹ. Vốn rất thực dụng và thực tế, như người Mỹ đã tiên đoán trên 40 năm về trước rằng họ sẽ trở lại Việt Nam và vùng đất ở châu Á, và sẽ trở lại trong tư thế để chiến thắng, như họ thua lần đầu khi đổ bộ lên bờ biển Normandy ở Pháp và họ đã trở lại Normandy và đã chiến thắng, giải phóng toàn châu Âu thoát khỏi hoạ phát xít Đức. Gần 10 ngàn người lính Mỹ đủ các loại cấp bậc đã nằm xuống chỉ cho một mục tiêu duy nhất: bảo vệ lý tưởng tự do. Vậy, lần này người Mỹ trở lại Việt Nam và biển Đông không phải vì Việt Nam hay Phillippines hay vì Nhật Bản mà, để họ phục vụ đất nước Mỹ, phục vụ mục tiêu hoà bình, dân chủ, thịnh vượng cho người Mỹ và các nước đồng minh trên vùng biển Đông. Người Mỹ và mọi người trên thế giới đã thấy thủ đô kinh tế tài chính thế giới ngày nay không còn ở London, New York hay Tokyo mà đang tiến dần về khu vực Đông Nam Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lúc đăng ký đầy đủ sẽ có 12 quốc gia thành viên trong đó có 4 quốc gia sáng lập là Bruney, Chile, New Zealand, Singapore và 8 nước đang đàm phán gồm Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. TPP lúc ấy sẽ trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế toàn cầu. Tiềm năng của TPP rất lớn: GDP trên đầu người: 34.750 tỷ đô la Mỹ chiếm 37,5% GDP của thế giới, có dân số là 798,5 triệu người chiếm 11,2% dân số thế giới, và kim ngạch thương mại bằng 25% kim ngạch của thế giới. Với một khu vực có một nền kinh tế tiềm năng như vậy chắc chắn, bằng mọi giá, con người trong các quốc gia TPP phải đồng lòng, nhất trí trong việc tránh chiến tranh, giữ gìn an ninh, ổn định, hoà bình, để tập trung vào phát triển. Để đạt được những mục tiêu ấy điều căn bản là phải có sự đồng thuận của mọi người, nghĩa là các xã hội phải dựa trên nền tảng dân chủ. Dân chủ là đầu mối của tự do, công bằng, chính trực. Chính những giá trị này sẽ làm cho con người tin tưởng nhau để tập trung xây dựng cuộc sống cho cao đẹp hơn, nhân hậu hơn, hạnh phúc hơn. Nước Mỹ đã tốn không biết bao nhiêu xương máu để có được một nền dân chủ và một nền kinh tế hàng đầu thế giới như ngày nay. Người Mỹ tự hào đã xây dựng được một nền khoa học, kỹ thuật phục vụ cuộc sống có chất lượng của con người. Họ muốn các nước trong vùng xuyên Thái Bình Dương cũng có những nền kinh tế mạnh và cuộc sống bình an, hạnh phúc. Họ muốn Việt Nam có một chính quyền dân chủ, minh bạch và một đất nước có nhiều tổ chức xã hội dân sự. Chính những tổ chức này sẽ tạo nên một đất nước công bằng, quý trọng sự khác biệt của nhau, giúp chính phủ nghe được tiếng nói của lương tâm, thấy được trong lòng người dân mình muốn gì. Giống như xã hội Mỹ, nhờ có dân chủ, có nhiều tổ chức xã hội dân sự mà đất nước họ tự do được phát triển hơn, giàu mạnh hơn. Đối với Việt Nam, dân chủ, tự do còn là sức mạnh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Độc tài, toàn trị, quan liêu, tham nhũng, bất công, xem quyền lợi cá nhân, đảng phái lên trên lợi ích của quốc gia là cái hoạ lớn cho toàn dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thích giúp các nước đối tác mạnh. Một nước đối tác mạnh là một nước hợp lòng dân, được người dân hỗ trợ. Với nhiệm sở ở nước ngoài như Toà Đại sứ, Tổng lãnh sự, người Mỹ có hàng trăm cách để biết một chính phủ có hợp lòng dân hay không, những ai tham nhũng, những ai độc tài, những ai thân Trung Quốc, những ai bài Mỹ, những ai theo Nga, những ai thân Pháp. Đối với các nước tự do, đây là chuyện bình thường, họ không quan tâm đến các vấn đề nội bộ của người khác. Nhưng trong quan hệ quốc tế, muốn có lòng tin và sự ủng hộ của nhau, Việt Nam không nên nói điều không thực, tránh thói quen tuyên truyền. Phải làm cho được những điều mình đã hứa. Việt Nam sẽ là một thành viên của TPP. Nếu hợp lòng dân, giữa chính phủ và nhân dân là một. Đó là một sức mạnh vũ bão. Ngoài ra, Việt Nam còn có thêm sự hỗ trợ chân tình của các nước thành viên trong Hiệp định TPP và các nước bằng hữu dân chủ khắp mọi nơi trên thế giới. Sức mạnh của Việt Nam lúc đó là một sức mạnh tổng hợp. Không có một nước nào dám đe doạ Việt Nam. Nguyễn Phương Linh 21/08/2014   Nguồn: diendantheky.net
......

Dân biểu Hoa Kỳ đòi thả Ls. Lê Quốc Quân vô điều kiện

Ngày 22 tháng 8, 2014 Kính gởi: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Qua Tòa Đại Sứ Việt Nam 1233 20th Street NW, Suite 400 Washington, DC 20036 Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:   Chúng tôi viết thư này để yêu cầu thả ngay lập tức luật sư đấu tranh cho nhân quyền đang bị cầm tù Lê Quốc Quân, đã bị bắt vào tháng 12 năm 2012. Chúng tôi lo ngại rằng ông Quân, một blogger nổi tiếng và nhà tranh đấu nhân quyền, đã bị giam cầm vì bị vu khống tội trốn thuế, và đang bị giam cầm một cách vô lý vì các quan điểm ôn hòa của ông.   Như Ông đã biết, vào năm ngoái, Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã kêu gọi trả tự do cho ông Quân, xác nhận việc giam cầm ông là tùy tiện và vi phạm các tiêu chuẩn pháp lý bao gồm điều 9 và điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, trong đó Việt Nam là một thành viên. Mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã biểu lộ ý muốn thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ, chúng tôi quan ngại việc tiếp tục giam cầm các tù nhân chính trị như ông Lê Quốc Quân, cho thấy thiếu cam kết việc tôn trọng nhân quyền. Như Ngoại trưởng John Kerry đã nhấn mạnh vào tháng Mười Hai năm ngoái, "Việt Nam cần phải cho thấy tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và các quyền tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội." Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng các cam kết đối với luật pháp quốc tế và thả ông Quân ngay lập tức và vô điều kiện. Trân trọng,
......

Chủ Nghĩa Tân Stalin

Chủ nghĩa đế quốc, cộng sản, phát xít và chỗ tựa của Vladimir Putin   Trong cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh do Người Việt vừa xuất bản – một cuốn bút ký chúng ta phải đọc – tác giả có một trang "ứa lệ" ở chương bốn. Tranh tuyên truyền về Josef Stalin *   Kể lại việc lãnh đạo cộng sản, từ Hồ Chí Minh trở xuống, tổ chức học tập cho trí thức vào mùa Thu 1953 trước khi phát động chiến dịch Cải cách Ruộng đất, tác giả Trần Đĩnh nói đến một buổi tối thình lình có kẻng gọi toàn thể lên hội trường. Tề tựu lâu rồi mà trên sân khấu vẫn vắng tanh. Sau đó, Tố Hữu ủ rũ đi vào, theo sau là "Cụ Hồ" và nhiều người khác.   Tố Hữu trình diễn màn nước mắt chan hoà để thông báo một đại tang: Đại nguyên soái Stalin vừa từ trần. Dưới con mắt tinh tường và văn phong bình thản đến rợn người, Trần Đĩnh ghi lại cho chúng ta một biệt tài của Tố Hữu. "Ông ấy hình như tranh hơn thiên hạ cả ở chỗ được biết hung tin sớm hơn, do đó được ưu tiên đau xót trước và nhân thể lại tranh thủ dịp thị phạm cho lớp trí thức ngồi đây thái độ cách mạng đối với cái chết của lãnh tụ...." Cuốn "Đèn Cù" của Trần Đĩnh vừa được tờ Người-Việt xuất bản   Bối cảnh ứa lệ đó báo trước bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu về lãnh tụ Stalin của Liên Xô ("Yêu biết mấy nghe con tập nói - Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin!... Thương cha thương mẹ thương chồng - Thương mình thương một thương Ông thương mười... Ơn này nhớ để hai vai - Một vai ơn Bác một vai ơn Người")   Còn Bác Hồ, người nghĩ gì về Người?   Trần Đĩnh kể lại: "Trước mặt tôi, Cụ Hồ cũng nức nở. Không ngừng đưa khăn tay màu trắng lên lau nước mắt và nước mắt thì cứ chảy trên hai má Cụ đỏ bóng vì khóc, vì xúc động." Có lẽ vì xúc động, Bác để quên hộp thuốc lá Trung Hoa Bài hình tròn ổ trên ghế khi lập cập về phòng riêng ở sau hội trường. Tác giả Trần Đĩnh là người cầm lấy hộp thuốc đem vào phòng Bác. Ông thấy gì? Trần Đĩnh kể lại: "Cụ ngửng lên nhìn và tôi bỗng thấy mình lạc lõng quá, vô duyên quá, tọc mạch quá. Mặt Cụ xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại, những nét tôi chợt thấy chỉ cốt để mình Cụ được biết, một cái gì hết sức bí mật, riêng tư. Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì, cái hộp kia là gì và của ai..."   Hồ Chí Minh là người có tài đóng kịch, còn hơn giọt nước mắt Tố Hữu trước hội trường. Nhưng dường như là ông khóc thật cho Josef Stalin....   Mà vì sao lại nhắc đến Stalin ở đây? Vì sự hồ hởi của các thị trường tài chánh tuần qua khi có tin là Vladimir Putin có vẻ hòa dịu trong vụ khủng hoảng Ukraine.... ***   Nói đến lãnh tụ Josef Stalin hay Iosif Vissarionovich Stalin (sinh ngày 18 Tháng 12 năm 1878 - sau khi nắm quyền từ 1922 thì tự sửa lại là ngày 21 Tháng 12 năm 1879 - mất ngày năm Tháng Ba năm 1953), hậu thế đều nhớ tới chiến dịch tranh trừng đẫm máu nhằm tiêu diệt mọi đối thủ trong đảng. Có một thời, cuộc thanh trừng được gọi trong lịch sử nước Nga là "Khủng bố Stalin".   Thời ấy, các đảng viên có ba ngả chọn lựa: sùng bái Stalin, bị tử hình hay vào trại cải tạo. Truyện tiếu lâm thông dụng về sau là có ba anh ngồi bắt chấy cho nhau trong tù - và hỏi nhau. Vì sao đồng chí lại vào đây? - Vì tôi chống Molotov. Anh kia gật gù: "Vì tôi ủng hộ Molotov", và họ nhìn người tù thứ ba. "Các đồng chí chẳng nhận ra sao? Tôi là Molotov!"   Cái lô gích quái đản thời ấy là Stalin không chỉ gây cảnh tàn sát trong đảng và cả quân đội bằng những phiên toà bi hài từ 1934 đến 1939. Tên bạo chúa còn nhìn xuống dưới và phất tay cho hai chục triệu thường dân đi vào trại cải tạo, phân nửa thiệt mạng vì đói và bệnh. Stalin cũng mở ra những cuộc di dân cưỡng bách để tiêu diệt khả năng cưỡng chống của các sắc tộc thiểu số, nguyên nhân của những tranh chấp ngày nay.   Sau khi lên cầm quyền, Nikita Krushchev mới nói đến tệ sùng bái cá nhân của Stalin và cho viết lại lịch sử.   Nhưng, y như Đặng Tiểu Bình với Mao Trạch Đông sau này, lịch sử được viết lại từ thời Krushchev mà có chọn lọc. Phần tích cực vẫn lớn hơn tiêu cực. Sai lầm thì có, tội ác thì không. "Cơ bản thì tốt thôi".   Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, nước Nga cũng đang viết lại lịch sử và vẽ ra một chân dung màu hồng của Josef Stalin.   Nếu không mủi lòng nức nở như Hồ Chí Minh hay Tố Hữu, ta có thể thấy Stalin có biệt tài thâu tóm bốn chủ nghĩa đáng tởm nhất của thế kỷ 20: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa phát xít. Vladimir Putin đang bước lên, hay trôi xuống, bốn dòng thác cách mạng đó. Chung quanh ông, một số phần tử quốc gia cực đoan đang cổ xúy cho chủ nghĩa Đại Nga. Việc Putin thôn tính bán đảo Crimea và khuynh đảo xứ Ukraine được các phần tử phát xít này nhiệt liệt ca ngợi. Mươi năm về trước, họ chê Putin là thế lực đỡ đầu của bọn tài phiệt nên họ lãnh đòn thù của lãnh tụ. Ngày nay, họ thần phục Putin, như người tiếp nối sự nghiệp Stalin. Và lịch sử lại được viết lại, với Stalin ở vào vị trí được trọng vọng. Nước Nga đang vùng dậy đẩy lui thế lực Tây phương và nếu có nhen nhóm không khí Chiến tranh lạnh thì cũng tốt thôi!   Trong khi đó, truyền thông Tây phương hồ hởi khi có tin là chuyến xe cứu trợ của cơ quan Hồng thập tự được phép vào Ukraine. Rồi thị trường cổ phiếu tăng vọt khi có lời tiết lộ về một cuộc hòa đàm cho Ukraine....   Khi theo dõi tin tức về các thị trường tài chánh, người viết bèn nhớ lại những vụ xét lại trong lịch sử. Mà rùng mình. ***   Bài viết này khởi  sự với giọt nước mắt họ Hồ trước khi đảng ta phát động cuộc Cải cách Ruộng đất đẫm máu – theo chỉ thị của Trung Quốc. Nói đến bốn dòng thác của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa phát xít thì cũng là cách mô tả Trung Quốc thời nay. Y như Mao Trạch Đông, Stalin vẫn có vị trí chói lọi trong tâm khảm của nhiều nhà lãnh đạo Bắc Kinh.   Bao giờ Hà Nội mới tự giải ảo? Nguồn: dainamaxtribune.blogspot.de
......

Điếu Cày, Lê Quốc Quân có tội rất nặng với ngành thuế

Trước diễn biến của tình hình mới, tôi ngồi luận lại, thấy rằng nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân có tội rất nặng với ngành thuế nước nhà.   Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là những người biểu lộ lòng yêu nước quá sớm. Các ông đi đầu trong việc biểu tình phản đối âm mưu xâm lược VN của bọn cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Như vậy là có tội. Điếu Cày còn lập ra câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Như vậy là có tội. LS Lê Quốc Quân còn tích cực đấu tranh cho nhân quyền và làm luật sư bênh vực cho những người đấu tranh cho nhân quyền bị bắt bớ. Như vậy là có tội. Nhưng đưa các ông ra tòa để xét xử tội chống Tàu Cộng xâm lược hoặc tội đấu tranh cho nhân quyền thì không thể được. Do vậy muốn bắt tù các ông phải tìm ra một tội hình sự khác. Hai ông đều có làm ăn, kinh doanh để sinh sống, vậy phải tìm cho ra tội trốn thuế để áp vào. Ngành thuế được giao nhiệm vụ truy xét cơ sở làm ăn của hai ông. Một lực lượng cán bộ thuế được huy động vào cuộc. Bao nhiêu tâm trí, sức lực của ngành bị thu hút vào đây. Vì từ chỗ không biến thành có không phải là chuyện dễ dàng. Rồi cuối cùng công sức cũng được đền bù, tội trốn thuế của hai ông vẫn được tìm ra. Tuy nhiên chuyện đi tù vài năm của hai ông tưởng như đã xứng với tội của mình nếu như vừa mới đây không đổ bể ra một chuyện động trời. Ông chủ siêu thị Metro vào năm 2002 ôm đến VN chỉ có 78 triệu đô la, mở ra siêu thị Metro để bán sỉ như luật định. Tuy vậy Metro vẫn công khai bán lẻ cho người tiêu dùng trong suốt 12 năm hoạt động. Luôn luôn báo lỗ để khỏi nộp thuế, nhưng hầu như năm nào Metro cũng mở thêm từ 1 đến 2 cơ sở mới để đến hôm nay số siêu thị của họ lên đến 19 cái, chiếm các vị trí đắc địa của hầu hết các thành phố lớn trong cả nước. Kinh doanh thì thua lỗ nhưng khi họ bán trọn gói lại cơ sở làm ăn cho ông chủ mới Thái Lan thì họ thu được 879 triệu đô la. Chưa thấy cơ sở nào làm ăn thua lỗ mà bán đi lại lời đến như vậy. Bỏ vào gần 80 triệu đô la, thu lại được gần 900 triệu đô la mà ròng rã trong 12 năm không đóng cho VN một đồng thuế nào. Cả một đoàn 19 con voi Metro đã chui qua lỗ kim của ngành thuế VN một cách kỳ diệu như ảo thuật!!! Không chỉ có ông Metro mà còn nhiều ông ngoại khác nữa như tập đoàn Coca cũng chui lọt qua lỗ kim dễ dàng. Đó là chưa nói những ông voi nội khổng lồ khác thu lợi nhuận khủng từ tiền chênh lệch đất, tiền chênh lệch sang nhượng dự án cũng thong thả chui lọt qua lỗ kim thuế vụ. Tại vì ai? Tại vì những người như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, LS Lê Quốc Quân mà ngành thuế phải dồn hết tâm trí vào nên lơ là mất cảnh giác nơi khác. Soi tìm vài đồng trốn thuế của một anh cựu chiến binh kiêm nhà báo tự do nghèo kiết xác như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay tìm vài chục triệu đồng trốn thuế từ cơ sở kinh doanh dịch vụ chân chính của LS Lê Quốc Quân không phải là chuyện dễ, nếu không phải là ngành thuế anh hùng của VN mà là ngành thuế của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Châu Âu thì không thể nào tìm ra. Làm được việc nầy phải mất việc khác thôi. Mà việc bắt thuế Điếu Cày và Lê Quốc Quân mới là việc đại sự quốc gia. Do vậy tội của hai ông Điếu Cày và Lê Quốc Quân nặng lắm chứ không như chúng ta tưởng. HNC Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.com
......

VIỆT NAM : QUỐC GIA CHUỘT NHẮT ?

Việt Nam, ôi quê hương yêu dấu rừng vàng biển bạc của chúng ta, nhưng mà có phải nó đang tụt xuống hàng “hố rác” của nhân loại?   Từ Bắc chí Nam, từ Quảng Ninh đến Cần Thơ các cô gái trẻ nườm nượm đi thi để lọt qua vòng tuyển lấy chồng Hàn Quốc. Với một lý do mở màn rất đơn giản, ít nhất người ta được xuất ngoại lần đầu, được đáp máy bay lên bầu trời. Trái lại, nếu không dám dứt bỏ một lần làm sao thoát cảnh lội bì bõm bên bờ ruộng để leo lên phi cơ phản lực vượt ra quốc tế? Những cô gái Việt này ao ước đàn ông Hàn Quốc chẳng khác gì “tây mũi tẹt”, giống cha ông châu Á đã từng khao khát phương Tây như thần thánh cái gì cũng có. Trời ơi, quả là một trời một vực, cùng da vàng mũi tẹt như nhau, chỉ sau vài thập kỷ, một đằng thì thành tây, đi đâu cũng leo lên xe hơi và máy bay; một đằng thì bán cả đời mình chỉ để nếm một lần leo phi cơ. Tại sao? Có phải tại trí khôn của người Việt mà rất nhiều người chúng ta lúc nào cũng thường trực tự hào? Có nhiều người Việt phản ứng rất mạnh mẽ khi thấy ai nói về cái xấu của người Việt, như thể nói thế là chạm đến quốc hồn – quốc túy, nói xấu tổ tiên, ông cha… và họ phản đối như thể đó là thước đo chứng minh lòng yêu nước của mình rằng: tôi yêu tổ quốc, tổ tiên, dân tộc, giống nòi, và tôi phản đối lại là để bảo vệ tổ quốc. Họ có bảo vệ tổ quốc không? Thực ra, họ chỉ bảo vệ cái xấu trong chính con người họ. Hoàng đế Napoleon có nói “Bao dung với cái xấu là sự đồng tình với nó”. Đúng vậy một kẻ ăn cắp thường có cái nhìn vô tội với một thằng ăn cắp khác. Kẻ nói dối cũng vậy. Kẻ độc ác, đố kỵ, ích kỷ cũng thế, nó không giành cho những ai giống nó một cái nhìn phán xử khác lạ… Kết quả bao dung cũng là bao che cho cái ác tràn lan vô bờ đến vậy dẫn đến dân tộc Việt ngày nay theo các bảng sắp hạng đều không ngoi ra khỏi vị trí đội sổ, thua xa cả những nước trong khu vực từ 50 đến 100 năm. Nói đâu xa, nước Lào là nước nhỏ bé nghèo nàn bậc nhất thế giới, nhưng từ xưa đến nay luôn trở thành giấc mơ của người Việt. Thời bao cấp, mấy anh sinh viên Lào chỉ có vài cái nhẫn vàng đeo ngón tay đã trở thành niềm ao ước của nhiều cô gái Việt. Còn giờ đây, xe hơi loại bán tải của Lào nhiều như xe đạp từ quê lên phố vẫn là mơ ước của giới trung lưu Việt Nam. Còn giới cán bộ trung lưu Việt hí hửng về thu nhập cỡ dăm chục triệu đồng mỗi tháng thì vẫn còn thua loại rửa bát, làm thuê ở Singapore, một nước nằm trong khu vực. Sự bao dung – bao che – cũng là đồng hóa đó đã gây ra vô số cái xấu cái ác ở Việt Nam: nào ăn cắp nắp cống, tháo đinh đường tầu, tháo đinh rầm cầu, cắt đường dây điện thoại, rải đinh “đa cạnh” ra đường, rồi xi măng cốt tre…đã gây ra nhiêu tai nạn khủng khiếp. Mới nhất là nạn pha trộn tạp chất vào xăng dầu đã gây ra hàng loạt vụ cháy xe gây thiệt hại tài sản và chết chóc tang thương. Đó là một thảm họa! Nhưng còn thảm họa hơn ngay khi đã tìm ra mầm mống của những vụ pha trộn, người ta vẫn triển khai sự bao dung, nghĩa là vẫn bao che cho những thứ nguy hiểm chết người rình rập ngay trong chiếc xe của người dân. Tại sao? Vì các công ty xăng dầu đều thuộc các ông lớn, chẳng lẽ ông lại muốn phơi áo sân sau của mình! Trong một buổi gặp mặt các phóng viên. Một vị quan chức nêu ra ý kiến chỉ đạo: để kích thích du lịch Việt Nam báo chí cần khai thác đưa tin về những lời nói tốt đẹp của khách thăm quan nước ngoài, như vậy mới lôi kéo được du lịch. - Vậy những lời nói về cái xấu của người Việt thì sao? – một nhà báo hỏi lại. Vị quan chức cười xòa “cái này thì…” – có nghĩa là không được đăng. Tóm lại, người Việt chỉ quen với những “sự thật” được biên tập, nói thẳng ra chỉ thích lời khen mà không muốn bị chê. Như vậy là người Việt chưa trưởng thành, chỉ là những đứa trẻ thích nghe lời khen mà không muốn bị chê. Mới đây có nhiều bài báo như của học giả Vương Trí Nhàn tập hợp những bài viết của các học giả lớn như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai … hoặc của nhà báo Hoàng Tùng… đã nêu ra từ xưa, nhiều chuyên gia phương Tây đã nhận xét người Việt rất nặng như: “nói dối”, “ăn cắp”, và “sát nhân”.   Đặc biệt có chuyên gia nói: “Việt Nam là quốc gia của những con chuột”.   Trong một phóng sự truyền hình, người ta phản ánh nạn người Việt qua các nước Tây Âu, có rất nhiều người tham gia trồng cây cần sa. Họ bị giam trong nhà kín, không được ra ngoài, suốt ngay lo chăm bón các cây cần sa dưới ánh đèn điện. Việc họ bị giam cầm trong nhà không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời liệu có phải là những con chuột? Gần hơn, một loạt các vụ giam cầm công nhân người Việt tại Nga, ăn ở và làm việc trong nhà hầm như súc vật, đến khi cháy không có đường thoát hiểm đành ôm nhau chết. Liệu có phải họ bị đối xử như những con chuột và chết như những con chuột? Và ai đã đối xử với họ như chuột? Bọn thực dân ư? Không, đó chính là những người Việt mới đó vẫn còn chân lấm tay bùn nhưng đã sớm bước vào con đường lưu manh hóa tiểu nông, rồi thành tư bản đỏ học đòi. Ai mà nói về cái xấu của người Việt thì đám này uất ức đầu tiên. Tại sao? Vì đó là những cái xấu mà chính họ mới là đại biểu cao cấp nhất.   Một quốc gia muốn trưởng thành và tiến bộ thì nó phải kiện toàn pháp luật bởi vì không có pháp luật không thể thành quốc gia mà đó chỉ là sắc tộc gia đình trị bán khai. Điều kiện đầu tiên để có pháp luật là không ai cho dù là vua chúa, chủ tịch hay thủ tướng được ở trên pháp luật. Vua phạm tội xử như thứ dân. Nhưng cái điều hiển nhiên đó cho đến nay đã đầu thiên niên kỷ thứ ba người Việt vẫn không được sống trong Nhà nước pháp quyền. Cái gọi là nhà nước của chúng ta là thứ hầm bà làng, đồng nát như lãnh đạo vẫn thường cất tiếng nói cửa miệng “đảng, nhà nước, và nhân dân”. Trong câu nói này dù bao sân nhưng vẫn thiếu một cơ quan trực tiếp của pháp luật đó là “chính phủ”, và như thế chẳng có ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi đó ở các nước người ta luôn phải tuyên bố: chính phủ đã làm việc này việc kia. Việt Nam làm sao có pháp luật khi điều bốn của hiến pháp, Đảng tuyên bố “lãnh đạo tất cả”, cả quốc hội là cơ quan lập hiến, cả chính phủ là cơ quan hành pháp. Người ta nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao”, nhưng mở màn kỳ họp quốc hội, người ta lại đem nghị quyết của trung ương đảng vào đọc như một định hướng bất khả biện, thì làm sao quốc hội còn là cơ quan tối cao được. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nhưng lại chịu sự lãnh đạo cao nhất hơn của đảng, thử hỏi ai thứ nhất? ai thứ nhì? Có một việc giản dị như vậy sao người ta vẫn ấp úng che đậy, không thể minh bạch? Vì thế ở Việt Nam, từ lập pháp đến hành pháp đều chỉ là lối tập trận giả, nhưng có một sự thực bên trong đó: là mong muốn và định vị tuyệt đối của quyền lực. Quyền lực tuyệt đối để làm gì? Để có được quyền lợi tuyệt đối! Quốc hội Việt cộng ở trình độ nào? Quốc hội đúng nghĩa là bàn của chủ tịch đoàn ngồi thấp hơn ghế của các nghị viên, được đặt ở giữa, để các nghị viên thoải mái tranh biện. Trái lại quốc hội Việt cộng thì nghị viên ngồi dưới như xem kịch, còn chủ tịch đoàn ngồi phía trên như ban giám khảo. Chủ tịch bước ra bệ nói như Mc, còn ở dưới giơ tay tán thưởng. Đúng là hình thức văn công chẳng giống ai. Đó là bằng chứng sờ sờ chứng tỏ cái gọi là quốc gia của chúng ta còn ấu nhi đến mức nào? Hội trường quốc hội đúng nghĩa của Việt nam vẫn đang xây để chờ cơ hội sánh bước với loài người. Than ôi vào thiên niên kỷ thứ ba rồi mà người Việt vẫn chưa nhấc chân bước đầu tiên vì HIẾN PHÁP ĐÍCH THỰC. Thử hỏi người Việt là người hay là chuột? Theo các chuyên gia, chuột là thứ sống theo bầy và thuộc loại thông minh bậc nhất, chúng không bao giờ để bị dính bẫy đến lần thứ hai. Một con bị sập bẫy, cho dù bẫy sắt, bẫy tre hay bẫy dính, thì chúng liền tụ lại họp hành rút kinh nghiệm rồi thông báo cho cả bầy trên toàn lãnh thổ cống ngầm cách thức nhận biết và tránh bẫy. Nhưng dù bầy chuột có khôn đến mấy, chúng cũng không phải là thứ kiêu hãnh của ánh sáng. Sự khôn ngoan của chúng chỉ là chui rúc để tồn tại, mà không phải là vươn thẳng để sống minh bạch và tiến bộ. Đó là quan lại cũng như dân chúng. Giờ đến văn hóa. Thơ là thứ phổ biến cũng như dễ nhất của Việt Nam hiện nay. Thôi thì tiểu nông, tiểu thương, các cụ hưu trí, các em mới lớn đua nhau làm thơ. Giờ hãy nhìn tập đoàn làm thơ, có đông rinh rích và rúc ríc làm thơ không? Mới đây Trung quốc lĩnh giải Nobel văn học lần hai. Tại sao họ có hai thành tựu đó? Bởi vì cách đây hơn nửa thế kỷ người Trung Quốc đã bỏ làm thơ, và coi thường thơ.   Ai chẳng yêu quê hương. Nhưng người đi xa về bao giờ cũng yêu quê hương hơn, yêu da diết và đau đáu. Tại sao? Bởi vì tình yêu của họ đã lên men rất nhiều bởi nỗi nhớ cồn cào. Người làm thơ sẽ yêu thơ hơn nếu người ta biết từ bỏ thơ để sống trong một cuộc đời toàn diện có công lý, tình yêu, tranh đấu, sám hối và cứu chuộc.   Văn là người! Thi ca là cuộc đời! Người làm thơ sẽ trở về với thơ như nước nguồn từ đỉnh cao ùa xuống, chứ không phải như tí nước mài mực rồi cọ lên giấy vòi vĩnh khúc vinh quang. Hãy viết văn làm thơ như những con đại bàng sà xuống từ lý tưởng cuộc đời, chứ không phải bằng những khúc rúc ríc lẩn trốn khôn ngoan của bầy chuột chỉ quen thủ thế trong cơ chế xin cho của bóng tối. Một chút thành công tem phiếu bao cấp chỉ là cách con chuột chui qua kẽ hở kiểm duyệt bé tí của ông chủ, đó không phải là cách con ngựa phi nước đại cùng những con khác trên thảo nguyên để tìm xem con nào mạnh nhất?! Dám ra gió cuộc đời! Dám ganh đua minh bạch! Mới có thể tìm được giải quán quân đại bàng, hay những con chiến mã! Còn đua trong ao hợp tác ư? Chính những nhà quán quân mậu dịch đã thừa nhận “chúng ta chỉ là tép”. Mong rằng mọi người Việt đều biết vượt qua tự ái để phấn đấu cho một xã hội tiến bộ, minh bạch và kiêu hãnh thực sự. XIN ĐỪNG ĐỂ BỊ HẠ NHỤC VÌ LÀ THẦN DÂN CỦA VƯƠNG QUỐC CHUỘT !! N H Đ Nguồn: ViệtNamThờiBáo
......

Nghi vấn mất tài sản quý trong việc khám nhà anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sam) ?

Ngày 21 tháng 8, chị Lê Thị Minh Hà vợ của anh Nguyễn Hữu Vinh ( Ba Sàm ) đã làm đơn khiếu nại lần 2 về các thủ tục bắt giữ chồng chị của cơ quan an ninh điều tra A92 BCA. http://bolapquechoa.blogspot.de/2014/08/on-khieu-nai-lan-2-cua-vo-nguyen... Trong đơn trình bày của mình, chị Lê Thị Minh Hà đã khiếu nại về việc bắt giữ khẩn cấp và việc khám xét nhà không giao biên bản khám xét, thu giữ tang vật cho gia đình. Trong đơn chị Hà có đoạn. ''  Đặc biệt là quy định tại Điều 145 về việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét, quy định như sau: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”. Gia đình tôi không được Cơ quan an ninh điều tra khi khám xét, thu giữ đồ vật cung cấp cho gia đình một bản. Việc thu giữ những gì? Có tiền bạc và những vật đồ dùng quý giá khác không? Việc mở niêm phong những đồ vật bị thu giữ có sự chứng kiến đầy đủ của những người tiến hành khám xét và ký niêm phong không? Những vấn đề nêu trên tôi đã khiếu nại, yêu cầu trả lời nhưng đang bị làm ngơ hoặc bỏ qua hoặc che giấu cho sự sai phạm.'' Qua tìm hiểu được biết thì anh Nguyễn Hữu Vinh là con của một vị bộ trưởng, anh từng có thời gian công tác ở nước ngoài, từng mở công ty thám tử tư làm ăn khá phát đạt. Chưa kể báo chí còn nói anh Vinh có quan hệ với các thế lực thù địch bên ngoài ( mà báo chí ta vẫn nói là thế lực bên ngoài chuyên cung cấp tiền cho các phần tử chống chế độ trong nước ) thì nhìn tiểu sử và lý lịch gia đình một người như anh Vinh, chuyện tài sản tích trữ có những thứ quý giá là điều không phải là không có. Thậm chí có thể còn là rất nhiều nếu nhìn quanh với bao nhiêu người khác có hoàn cảnh tương tự như anh. Đấy là chưa kể những giá trị văn hoá tinh thần của truyền thống gia đình, những kỷ niệm, kỷ vật công tác, tham gia cách mạng...nhưng thứ vô giá về tình thần. Chị Lê Thị Minh Hà không có mặt khi cơ quan an ninh khám xét nhà, chị không được giao nhận biên bản khám xét để biết họ thu giữ gì. Những tài sản do nhà chồng để lại hoặc do chồng làm ra chị không biết được là bao nhiêu, có những thứ gì. Việc cơ quan công an khám nhà cứ thấy tiền thu mang đi là có. Chúng ta đọc báo thấy vụ mua bán 100 usd khám xét két sắt thu tiền đô, vàng hay vụ bắt giang hồ Minh Sâm bên Bắc Ninh vừa qua là thấy thói quen của công an khi khám xét nhà mà thấy tiền hay đồ vật quý như vàng, bạc, xe hơi...cho nên việc chị Lê Thị Minh Hà hoài nghi quá trình khám xét có thể cơ quan công an thu giữ tiền bạc, đồ dùng quý giá là có cơ sở. Đây là lần thứ hai chị Lê Thị Minh Hà gửi đơn để đòi hỏi quyền lợi hợp pháp về số đồ vật bị thu giữ trong việc khám xét nhà. Lẽ ra cơ quan an ninh phải có trách nhiệm gửi biên bản khám xét, thu giữ đồ vật đến cho gia đình người bị bắt. Vì quyền lợi và nghĩa vụ liên quan một cách khách quan của họ. Thế nhưng trong vụ việc này, họ không làm vây. Đến khi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định pháp luật gửi đơn, đến hai lần họ vẫn không trả lời. Việc bắt khẩn cấp, khám xét khẩn cấp, không để lại biên bản nào đối với một người như anh Nguyễn Hữu Vinh, con của một bộ trưởng, bản thân từng công tác nước ngoài, từng lập doanh nghiệp làm ăn thành đạt...khiến người trong gia đình hoài nghi về việc có thể bị thu giữ số lượng tài sản quý báu nào đó là chuyện đương nhiên. Đáng nhẽ cơ quan khám xét phải có trách nhiệm làm chuyện này minh bạch  ngay từ đầu. Thật khó hiểu là đến giờ, qua hai lần đơn của vợ anh Nguyễn Hữu Vinh ( Ba Sàm ) họ vẫn chưa trả lời. Nguồn: Facebook Người Buôn Gió
......

Sự Thất Bại Của Hoa Kỳ Tại Trung Đông Qua Cuộc Chiến Giữa Do Thái Và Hamas

Dưới sự dàn dựng của cái gọi là Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, đã vẽ được bức tranh hòa hợp hòa giải cho dân tộc Cao Ly, qua cái bắt tay giữa Tổng Thống Đại Hàn Kim Đại Trọng (Kim Dae Jung) và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Nhật Thành II (Kim Jong II), trong Hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng vào hai ngày 13-15/6/2000, với hứa hẹn chấm dứt hận thù tại hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, đã kéo dài từ năm chia cắt 1948 tới nay vẫn không thay đổi.   Đó là những bài học của lịch sử đã chứng minh nhiều trong quá khứ, nhưng nổi bật nhất vẫn là bi kịch hòa bình Việt Nam giả mạo, được ký kết tại Ba Lê ngày 27-1-1973, giữa Hoa Kỳ và cọng sản Bắc Việt, sau cái bắt tay của Kissinger-Lê Đức Tho và hiện tại, là sự ngang ngược của Bắc Cao, khi đem bom nguyên tử để hù dọa cả thế giới, trong đó có Hoa Kỳ,Nhật Bản.. bất chấp lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An LHQ.   Nhưng bi hài nhất vẫn là các biến chuyển lịch sử tại Trung Đông, mà hầu hết đều do Hoa Kỳ chủ động qua thứ chiến lược hào nhoáng, được gọi là sự mưu tìm hòa bình, để chấm dứt cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ, Do Thái và Khối Hồi Giáo Ả Rập, tiếp diễn suốt 70 năm qua, gần như không một phút giây ngơi nghĩ. Vì vậy ngày 13-9-1993, lại bắt tay lịch sử tại thủ đô Hòa Thịnh Đốn, giữa Thủ Tướng Do Thái là Yitz Rabin và Chủ Tịch Palestine Yasser Arafat, để ký kết hoà bình. Tất cả các sự kiện đó, ngày nay đã trở thành những chuyện làm vô duyên lố bịch nhất trong lịch sử thế giới cận đại. Tại Việt Nam, ngay sau khi cái bắt tay của các phe nhóm còn nóng hổi, thì cọng sản Bắc Việt đã xua quân xâm lăng rồi cưởng chiếm VNCH. Tại Triều Tiên, bắt tay để buộc Nam Hàn, Nhật Bản, Liên Âu kể cả Hoa Kỳ.. nuôi béo cò, tạo thêm phương tiện cho cha con Kim Nhật Thành dư tiền chế tạo nhiều loại vũ khí chiến lược, mà ghê gớm nhất vẫn là bom nguyên tử. Riêng Trung Đông, tình trạng chém giết giữa hai phiá sau cái bắt tay đó, càng ghê rợn và khủng khiếp gấp trăm lần khi chưa hòa hợp, vì đó là cái cớ để cho bọn khủng bố Hamas, Hezbollah.. kiếm chuyện, tiếp diễn cuộc thánh chiến mãi tới hôm nay, qua các màn tử vì đạo của người Palestine ôm bom tự sát để chết chung với kẻ thù và Do Thái trả đủa lại bằng đạn pháo, xe tăng, tàn sát dân chúng không nhân nhượng. Đó là thành quả của các cựu Ngoại trưởng Mỹ, từ Kissinger tới Colin Powell và Cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat, khi cùng ký thỏa thuận vào ngày 14-4-2002, để quyết định tấm bản đồ mới của Trung Đông. Top of Form Tới nay cuộc chiến tại dải Gaza vẫn là một chuyện dài không biết bao giờ mới kết cuộc. Hầu như cả thế giới đều tìm đủ mọi cách để chấm dứt sự thù hận giữa Isrặl và Palestine vẫn vô ích. Máu lửa cứ tiếp diễn theo vòng xoáy hận thù và đây cũng chính là sự thất bại to lớn của Hoa Kỳ, nhất là thời lỳ cầm quyền của Tổng thống Obama, luôn theo đuổi chủ thuyết “ không can thiệp “ của cố TT Nixon.. Liên Hiệp Quốc cũng nhận định: « Cuộc khủng hoảng Isrặl-Palestine là thất bại lớn nhất của chính sách ngoại giao Obama. Hiện nay, ông Obama còn một ít thời gian để có thể gây ảnh hưởng lên xung đột này. Tuy nhiên quyền hạn cũng bị giới hạn, vì ông không có mối quan hệ tốt đẹp với Nétanyahou và sự việc càng ngày càng diễn biến phức tạp trên dải Gaza». Các lệnh ngừng bắn cứ tiếp tục được công bố ở Gaza nhưng cả Palestine lẫn Israel đều vi phạm và tiếp tục các cuộc tấn công đối đầu. phe Hamas thì pháo kích các loại hỏa tiễn vào Tel Aviv, còn Do Thái thì dùng bộ binh lẫn không quân hành quân tiến sâu vào lãnh thổ Palestine, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của Hoa Kỳ và Liệp Hiệp Quốc. Trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận khi bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah, qua một thông cáo ngày 28/7/2014 của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên nhưng nhật báo Anh Daily Telegraph đã căn cứ vào các nguồn tin phương tây xác quyết Hamas đã mua của Bắc Triều Tiên hỏa tiển và các thiết bị truyền tin. Trước đó Mỹ cũng tuyên bố là Bình Nhưỡng đã cung cấp các loại vũ khí tối tân cho phong trào Herzbollah ở Liban. Hiện cả thế giới như đang cận kề trên bờ vực thẳm của chiến tranh hủy diệt vì bạo lực, khủng bố, bom nguyên tử, qua thách thức của Iran và Bắc Hàn, mà phía sau lưng có Liên bang Nga cùng Trung Cộng xúi giục, cũng chỉ vì sự tranh chấp biển đảo, năng lượng và ảnh hưởng chính trị trong vùng. Tại A Phú Hản, Iraq.. chiến tranh càng lúc càng ác liệt thêm, chẳng những gây thương vong cho người lính Mỹ và thường dân, mà còn có nguy cơ gây chia cắt tại Iraq bởi phiến quân “ nhà nước Hồi Giáo “, từ sau khi Obama tháo chạy khỏi Iraq, như Mỹ từng làm ở Đông Dương năm 1973-1975 cho dù đó là quyết định của đảng cộng hòa hay dân chủ trên lý thuyết. Trong lúc Hoa Kỳ đang lúng túng vì thù trong, giặc ngoài bủa vây tứ phía, thì các tổ chức Hồi Giáo cực đoan Hamas, Hezbollah.. được Syria và Iran yểm trợ, lại châm ngòi một cuộc chiến mới khắp vùng Tiểu Á-Tế Á, khiến cho Do Thái vì sự sinh tồn, không còn con đường nào khác hơn, đã phải tấn công trực tiếp vào sào huyệt của hai tổ chức khủng bố trên tại lãnh thổ Palestine và Miền Nam nước Lebanon. Cuộc chiến bắt đầu từ 26-6-2006 tới nay vẫn đang khốc liệt, hứa hẹn một thế chiến mới nếu Hoa Kỳ chính thức nhập cuộc, giúp Do Thái chống lại Syria và Iran. Trong quá khứ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á, tức tốc tới Trung Đông để mưu tìm một sự dàn xếp và trên hết là hóa giải sự bất đồng của Mỹ và Liên Âu, về cuộc chiến trên, trong đó có Pháp luôn thời cơ hưởng lợi. Còn Đức tới nay vẫn đâu có quên thù hận cũ với Irael, do Tổ chức ‘ Những Người Bảo Thủ (NHBT) ‘ của Kháng chiến quân Do Thái,được thành lập từ năm 1941,đã thi hành sứ mệnh cuối cùng, sau khi Thế chiến 2 chấm dứt. Đó là việc KCQ Do Thái, đã đầu độc bằng thạch tín, giết 8000 tù nhân Đức Quốc Xã, trong trại giam Stalag 13 ở Nuremburg, vào tháng 6-1946, để trả thù mối huyết hải thâm cừu, của hằng triệu đồng bào Do Thái vô tội, bị Hitler sát hại trong thời gian qua. Nội vụ được tờ New York Times ngày 23-4-1946 tường thuật rất sơ sài, qua một bản tin ít hàng vài trăm chữ và sau đó chôn vùi theo sự sụp đổ của nước Đức. Mãi tới năm 1998, vụ đầu độc tù nhân Đức,được đánh giá là lớn nhất trong chiến tranh hóa học, mới được tiết lộ qua tác phẩm America’s Achilles ‘ Heel, do nhiều tác giả chung viết.. Ngày 19-12-2008 bất thần du kích quân Hamas đang làm chủ vùng đất Gaza phía nam Do Thái, đã bắn hỏa tiển vào lảnh thổ nước này gây thương vong cho nhiều người, mở màn cho một cuộc chiến tranh mới tại đây. Và Irael đã trả đủa một cách bạo tàn bằng bom đạn oanh tạc kể cả các cuộc tấn công của bộ binh bất chấp sự can thiệp của LHQ. Chiến cuộc càng leo thang khi phiến quân Hezbollah tại miền Nam Lebanon thừa dịp nã đạn pháo vào vùng bắc Do Thái, làm cho nước này chỉ chịu ngưng bắn 3 giờ vào ngày 8-1-2009 mà thôi. Nhiều người hy vọng Hoa Kỳ sẽ giải quyết được cuộc chiến tranh trên. Nhưng kết thúc bằng phương cách nào qua lời tuyên bố của cả hai tổng thống Bush, Obama kể cả ngoại trưởng Rice, bà Clinton, John Kerry... đều hàm chứa sự mơ hồ không ai hiểu nổi. Có lẽ vậy, nên mặt trận Trung Đông khó yên tỉnh sớm, trước khi Do Thái đạt được mục đích cuối cùng, như năm 1982, là đánh đuổi toàn bộ khùng bố Hamas và Hezbollah, ra khỏi Lebanon và dãi Gaza. Hơn nửa Do Thái không phải là VN, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Hàn.. những quốc gia ít nhiều lệ thuộc vào quân viện và chiếc dù bảo vệ của Hoa Kỳ, nên người Mỹ đâu có đủ quyền bắt Irael nghe theo lệnh. Trong lúc đó chính Tổng Thống Bush (con) lẫn Obama, bộn bề trăm mối lo toan, thì sức đâu lo chuyện thiên hạ.. Cho nên điều mà Mỹ làm được lúc này, đối với Do Thái, đó là răn đe, ve vuốt cơn giận, để cho họ đừng đi quá trớn khi xài Bom nguyên Tử, tiêu diệt Syria và Iran, quốc gia có trử lượng dầu khí thứ 2 trên thế giới, tạo thêm cuộc khủng hoảng kinh tế (Á Căn Đ2inh, Nga, Trung Cộng, Liên Âu,,), hiện tại đã làm điêu đứng nhân loại, mà tai hại cũng đâu có thua gì sự chết người bằng bom đạn. 1 - BảY MƯƠI NĂM ĐỐI ĐẦU GIỮA HOA KỲ-DO THÁI VÀ CÁC NƯỚC HỒ I GIÁO Ả RẬP TẠI TRUNG ĐÔNG: Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ-Do Thái và các nước Hồi Giáo Ả Rập ( kể cả Ai Cập, Iran và Bắc Phi), có bề dầy lịch sử hơn 70 năm, mà hậu quả ngày nay là cuộc chiến tranh tại Trung Đông, hầu như là không bao giờ có thể chấm dứt, trừ phi một trong hai kẻ tử thù bị tiêu diệt. Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu, gồm Mỹ, Âu Châu và Irael, căn cứ vào các đặc tính của ngành di truyền học, qua nhóm nhiểm sắc thể Y (từ cha truyền sang con), của 1370 người, sống tại 29 nước, gồm Do Thái, Bắc Phi và Châu Âu. Kết quả cho thấy người Do Thái sống ở nước ngoài, Palestine, Syria và Lebanon, đều có chung đặc điểm di truyền học. Vì vậy các nhà khoa học, đã tuyên bố công trình nghiên cứu này, trên tạp chí Proedings of the National Academy of Sciences ngày 9-5-2000, xác quyết các dân tộc trên, có chung một tổ tiên. Nhưng nếu điều đó là đúng, thì cũng đâu có ăn nhằm gì với thực tại con người. Ấn Độ, Pakistan,Tích Lan, Bangadesh đều là người Ấn 100% nhưng họ vì tôn giáo, mà đâm giết nhua còn hơn kẻ thù. Còn nửa, VN từ nam tới bắc, 100% cháu Lạc con Hồng, nhưng Hồ Chí Minh và đảng Việt Cộng, đâu có bao giờ coi chúng ta là đồng bào đâu ? nên đời nay khó mà xin xõ tình huyết nhục là vậy đó. Tiểu Á là cái nôi văn minh của ba châu Phi, Âu và Á, khởi đầu từ năm 1947-1948 sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt, được LHQ bỏ phiếu chia miền Palestne, thành hai quốc gia Do Thái và Palestine, để giải quyết số phận của mấy triệu người Irael vô tổ quốc. Sự kiện trên làm cho hơn 300.000 người Palestine phải bỏ quê hương, để sang tị nạn chính trị tại các nước Hồi Giáo Ả Rập quanh vùng. Năm 1956, Do Thái tấn công Ai Cập và chiếm kênh đào Suez nhưng sau đó rút về nước, qua áp lực của LHQ. Năm 1966, Hoa Kỳ chính thức bán các loại phi cơ chiến đấu cho Do Thái, bất chấp lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo An đang còn hiệu lực. Chiến cuộc Trung Đông lại bùng nổ dữ dội vào năm 1967, được gọi là cuộc chiến 6 ngày, giữa Do Thái và các nước Ả Rập láng giềng. Trong trận này, Do Thái đã chiếm toàn bộ thánh địa Jerusalem của Palestine, bán đảo Sinai và dãi Gara của Ai Cập, vùng tây ngạn sông Jordan của Jordanie và cao nguyên Golan của Syria. Dù LHQ ra nghị quyết 242, bắt Do Thái trả lại đất cho các nước nhưng Irael bất tuân lệnh. Đã vậy còn tiến hành các cuộc di dân tới những vùng mới chiếm đó, để lập các khu trù mật kinh tế mới, hầu giải quyết sự khan hiếm thực phẩm và nạn nhân mản. Đồng thời biến những khu vực trên như những tiền đồn, ấp chiên lược, bảo vệ thành phố, thủ đô. Năm 1968, khủng bố Palestine thực hiện vụ không tặc đầu tiên trên thế giới, khi bắt giữ con tin trong chuyến bay của hảng hàng không ELAL (Irael), từ Rome tới Tel Avis. Năm 1972, 8 cảm tử quân trong Tổ chức ‘ Tháng 9 Đen ‘, đột nhập vào Làng Thế Vận Munich của Tây Đức, sát hại 11 vận động viên Do Thái. Năm 1973, liên quân Ai Cập-Syria lại tấn công Do Thái, để chiếm lại Sinai và Golan nhưng bị thất bại. Dịp này, Mỹ đã cắt xén quân viện của VNCH theo đề nghị của Kissinger, để viện trợ khẩn cấp cho Do Thái hơn 2,2 tỷ đô la. Năm 1974, LHQ ra nghị quyết cho phép thành lập nước Palestine. Năm 1976, Đại sứ Mỹ tại Lebanon là Francis Meloy bị ám sát tại thủ đô Beirut. nên Mỹ đóng cửa Toà đại sứ nước này. Năm 1978, Ai Cập và Do Thái ký hiệp định hòa bình tại trại David, Tổng thống Ai Cập là Anwar Sadat cùng Thủ tướng Do Thái Manachem Begin, nhận được giải Nobel hòa bình. Năm 1981, Do Thái tấn công Lò phản ứng nguyên tử của Iraq cùng lúc Tổng thống Ai Cập Sadat bị ám sát. Năm 1982, Do Thái tấn công Lebanon, đánh đuổi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra khỏi nước này, lập một vùng trái độn, dọc theo biên giới 2 nước và vào sâu lảnh thổ Lebanon hơn 40 km, để thiết lập các trại tị nạn Sabra và Shatila, ngoại ô thủ đô Beirut. Năm 1983, doanh trại của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong đạo quân gìn giữ hòa bình tại Beirut bị đặt bom, làm 241 quân nhân tử vong. Năm 1987 cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine, bùng phát tại vùng tây ngạn sông Jordan và trên dãi Gaza. Năm 1994, Jordan và Do Thái ký hiệp ước hòa bình. Dịp này Yasser Arafat, Yitzhak Rabin và Simon Peres, lại được giải Nobel hòa bình. Năm 2000, cuộc thương lượng hòa bình Trung Đông tại trại David thất bại, mở đầu cho cuộc chiến mới khi Sharon lên làm Thủ Tướng Do Thái. So về diện tích và dân số (8,020 dặm vuông hay 20.772km2 với 4,5 dân), Do Thái chỉ là một chấm nhỏ giữa các quốc gia Trung Đông như Ai Cập,Thổ nhỉ Kỳ và Ả Rập hoàn toàn theo hồi giáo, lúc nào cũng muốn tiêu diệt nước này. Nhưng từ ngày lập quốc năm 1948 cho tới nay,ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư chưa trực tiếp đụng độ, còn các nước Hồi giáo khác, kể cả Iraq và Ai Cập,thì Do Thái luôn luôn làm bá chủ trong vùng, nhất là hiện nay trong tay có vũ khí nguyên tử và cả tàu ngầm trang bị đầu đạn hạt nhân, đưọc điều khiển từ xa, mà tờ Times Sunday số ra ngày 18-6-2000 đã công bố. Hiện nay, Do Thái là nước thứ ba trên thế giơí đứng sau Mỹ-Nga có vũ khí này. Sự kiện càng làm các nước Ả Rập trong vùng Vịnh thi đua tìm kiếm vũ khí mới, khiến cho tình hình thêm nát bấy tại Trung Đông, càng thêm thê thảm hơn khi Mỹ-Anh lật đổ Sadam Hussein, làm chủ các mõ dầu tại Iraq, khiến cho Trung Cộng và Nga bị ra rìa, nên hai nước này không ngớt xúi giục Iran và Các Tổ Chức Hồi Giáo cực đoan làm loạn. Màn hỏa mù tranh dành đất đai giữa hai dân tộc Irael và Palestine, chỉ là lớp sơn hào nhoáng cho có chính nghĩa, hầu che đây mặt thật sự tranh chấp kinh khiếp của các cường quốc, về các mõ dầu không lồ tại Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Biển Caspiene. Theo tin tức từ Anh, hiện Do Thái có từ 100-200 đầu đạn nguyên tử, bốn tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và người Do Thái đã nói thẳng không chút e ấp, vũ khí này để chọi với Ba Tư, cũng như bất cứ nước nào tấn công vào lãnh thổ mình, bằng chứng là năm 1973, khi bị Ai Cập và Syria tấn công, Thủ Tướng Do Thái đã ra lệnh lắp đầu đạn tầm gần và chỉ còn chút xíu nửa là khai hỏa,nếu bộ binh bị thất trận. 2 - CÁC TỔ CHỨC VÕ TRANG PALESTINE:   Năm 1982, khi Sharon còn là Bộ trưởng Quốc Phòng của Do Thái, đã nhận biết được vai trò vô cùng quan trọng của nhân vật lãnh đạo tổ chức PLO đó là Arafat, nên khi trở thành Thủ tướng, đã tìm đủ mọi cách để giết cho được kẻ đối đầu. Bởi vậy không lấy làm lạ, khi tờ Le Firago ngày 4-4-2002, đăng tin Thủ tướng Do Thái Sharon, yêu cầu Tổng thống Arafar ra đi và không được quay về Palestine. Đề nghị này, chính Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Colin Powell cũng cho là vô lý. Đó cũng là lý do, để Liên Âu và Hoa Kỳ tuyên bố, chỉ có Yasser Arafat mới có đủ tư cách, đại diện cho người Palestine qua các cuộc đối thoại, để tìm kiếm hòa bình cho dân tộc mình. Ngày 28-9-1995, tại Hội Nghị OLso 2 ở Na Uy, các phe phái đã cùng ký một tạm ước, trong đó có điều 4, phụ lục 1, cho phép Palestine, được thành lập một lực lượng cảnh sát, do Arafat tổng chỉ huy, giữ an ninh trật tự vùng tự trị của người Palestine. + Các Tổ Chức Vũ Trang của PLO: Ngoài tổ chức cảnh sát được công khai hoạt động, người Palestine còn có nhiều Tổ Chức Vũ Trang khác rất bí mật, cho nên không ai rỏ quân số cũng như địa bàn nhưng tất cả đều có mục tiêu chính là chống lại người Do Thái. Hiện nay qua báo chí, có:   - FATAH: Tên viết tắt của tổ chức Harakat al tabrir al watani al filistini. Đây là một tổ chức vũ trang của người Palestine có thực lực rất mạnh và kỷ luật., chính thức hoạt động từ ngày 1-1-1965. Ngưng hoạt động từ 1994 ố 9/2000 khi Do Thái và Palestine ký kết hiệp ước hòa bình. tại Olso. Nhưng rồi cuộc chiến tại Infitada bùng nổ sau tháng 9-2000, tổ chức Fatah hợp tác với tổ chức Chabiba, chống lại Do Thái. Hiện quân du kích Fatah làm chủ vùng Tây Ngạn (West Bank) sau khi thất cử. - TANZIM: Là một bộ phận võ trang của Fatah, thành lập từ năm 1983, hoạt động riêng rẽ theo Tổ, với các thành viên tuổi từ 18-35. Tanzim hiện có nhiều ngàn người tham dự, trà trộn vào các trại tị nạn Palestine, để xách động biểu tình, chống lại Do Thái khắp mọi nơi. - AL Aqsa: Cũng là một bộ phận của tổ chức Fatah, thành lập từ năm 2002 với những thành viên dám tử vì đạo. Không như tổ chức Hamas và Jihah Hồi giáo cực đoan, lực lượng Al-Aqsa chuyên sử dụng phụ nử mang bom tự sát. Lãnh tụ của nhóm này là Nasser Awais luôn luôn di chuyển trốn lánh màn lưới truy sát của cơ quan tình báo Do Thái. + Các Tổ Chức Vũ Trang của Hồi Giáo: Hiện có tổ chức Hamas và Jihah chuyên tổ chức đánh bom tự sát. Hamas giờ đang nắm chính quyền Palestine, đuợc thành lập từ tháng 12-1987 do giáo sĩ Ahmas Ismail Yassine cầm đầu. Bắt chước theo mô hình các tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Ai Cập, Hamas luôn chủ trương dùng mọi hình thức bạo động, gọi là thánh chiến để chống lại Do Thái tại các khu vực định cư ở Tây Ngạn Jordan, dãi Gaza và ngay trong lãnh thổ của Irael. Chính tổ chức này đã làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Arafat, cuối cùng cướp được chính quyền qua hình thức bầu cử khi Arafat qua đời tại Pháp. Tổ chức này nhiều lần bị quân đội Do Thái tiêu diệt nhưng sau đó phát triển lại rất nhanh, nhờ sự tài trợ của Hồi giáo. Đây là lực lượng đối chọi với PLO, qua giải phap hòa bình do Arafat chủ xướng, cũng như thừa nhận quốc gia Do Thái. Bộ phận võ trang của Hams là Ezzeddin el-Qassem, hoạt động độc lập với cơ quan lãnh đạo trung ương, gồm các thành phần quá khích, chuyên mang bom trong mình để tự sát, tại các đô thị và khu vực định cư của Do Thái. Hamas được nuôi dưởng bằng sự tài trợ của Iran, từ tiền bạc tới vũ khí, chuyên chở bằng đường biển tới Gaza. Với tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Bin Laden, tổ chức Qassem tuyên bố không quan hệ, tuy cả hai cùng quan điểm thánh chiến. Còn tổ chức Jihah Hồi giáo được thành lập năm 1980 tại Gaza, sau khi Khomeni làm chủ Ba Tư. Tổ chức này tuy ít người hơn Hamas nhưng rất thiện chiến và có liên hệ với tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở Lebanon. Hiện Jihah Palestine do Ramadan Chalah chỉ huy, có một tổ chức khủng bố bí mật là Qassem. Tuy cùng là dân Palestine nhưng ngày nay đã có sự phân hóa trầm trọng giữa ba tổ chức vũ trang PLO, Hamas và Jihad. Sách lược muốn tóm thu Hội đồng tự tri Palestin, tổ chức Fatah và Tanzim của Hamas, thật sự đả thất bại. Chẳng những thế, Hamas còn bị Tây Phương gần như cắt đứt mọi viện trợ khi nắm được chính quyền Palestine. Đây chính là một trong những lý do dẫn đến cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa Do Thái-Palestin và tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở miền Nam Lebanon. + Hezbollah: Được thế giới xếp vào nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Thật sự như nhóm khủng bố Hamas, đây là đứa con hoang của Phái Hồi giáo cuồng tín Ba Tư Shiite, được Khomeni cho thành lập tại Lebanon từ năm 1982 và sống còn bằng sự nuôi dưởng trực tiếp từ Ba Tư và Syria, với trợ cấp hiện kim hằng năm hơn trăm triệu đô la Mỹ. Tuy hình thức chỉ là Dân Quân Du Kích Hồi giáo nhưng Herbollah được Iran, Syria kể cả Trung Cộng và Liên bang Nga trang bị toàn cac loại vũ khí tối tân, trong đó nguy hiểm nhất là các loại hỏa tiển tầm ngắn lẩn tầm dài ( từ 45 ố 200 km ) như Fajr-3, Fajr-5, Zelzal-2.. Tóm lại, khủng hoảng Trung Đông ngày nay đều do hai tổ chức Hamas và Hezbollah châm ngòi, qua đạo diễn Syria và Ba Tư dàn dựng. 3- CHIẾN LƯỢC HÒA BÌNH TRUNG ĐÔNG CỦA HOA KỲ: Từ năm 1978 tới nay, đã có không biết bao nhiêu người chết vì hòa bình Trung Đông, trong đó có Tổng Thống Ai Cập Sadate và Thủ tướng Do Thái Rabin. Lịch sử đã không lập lại một nền hòa bình thật sự mà Do Thái và Ai Cập đã đạt được năm 1982, qua những cuộc đi đêm, đàm phán, bắt tay giữa hai dân tộc thù nghịch đang cùng đối mặt trên vùng đất Palestine. Máu lại bắt đầu đổ vào năm 2000, sau cuộc thương lương 14 ngày tại trại David thất bại. Cuộc thăm viếng của tân Thủ tướng Do Thái Sharon tại Đồi Đền ở Jerusalem, châm ngòi cho một trận chiến mới, tiếp diển suốt 60 năm qua, kinh hoàng trong cảnh Palestine nổ bom cùng chết và thương tâm nhìn tăng pháo Do Thái tan sát không nhân nhưọng. + Tại thủ đô Olso, Na Uy năm 1993: Sau bao nhiêu lần đi đêm, cuối cùng Chủ tịch tổ chức giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và Thủ Tướng Do Thái Itzhak Rabin cũng đã thỏa thuận với nhau về một tiến trình hòa bình. Hiệp định trên được gọi là Olso, đưọc hai phía kỳ kết vào ngày 13-9-1993 tại Toà Bạch Ốc (Hoa Kỳ), với sự ký kết giữa hai phía, qua đó Do Thái phải rút khỏi Gaza và thành phố Jéricho ngày 13-12-1993, chuyển giao quyền hành chánh cho nhà nước Palestine để nước này lập quốc hội ngày 13-7-1994. + Tại Le Caire năm 1994: Ngày 4-5-1994, Palestine và Do Thái lại ký hiệp định Le Caire, ấn định thời hạn cuối Do Thái phải rút hết quân ra khỏi Palestine là năm 1999, ngoài ra còn có các vấn đề người tị nạn, biên giới nhưng nhức nhối nhất vẫn là chủ quyền tại Jerusalem, mà hai phía đều dành. + Olso II năm 1995: Năm 1995, Do Thái và Palestine lại ký hiệp định Olso II tại Ai Cập và phê chuẩn ở Hoa Kỳ, chung qui cũng chẳng có gì mới mẻ so với các hiệp ước cũ. Sự kiện càng rắc rối thêm khi Benyamin Netanyahu, người từng chỉ trích hiệp ước hòa bình Olso lại đắc cử Thủ Tướng Do Thái. Rồi tiếp theo, hai phía lại ký thêm các hiệp ước Hébron 1997, Wye river 1998, Chaarm el-Cheikh 1999.. cuối cùng bị khựng lại vì các điểm bất đồng không thể khai thông được, đó là vấn đề người tị nạn Palestine, hiện có chừng 3,5 triệu người đang sống trong các trại tị nạn khắp Trung Đông, hoặc phải đưọc trở về nguyên quán hay nhận tiền bồi thường thay thế. Thứ đến là việc thành lập quốc gia Palestine và sau cùng là khu định cư người Do Thái trong đất Palectine và chủ quyền tại Thánh địa Jerusalem. Ngày 5-7-2000, Hoa Kỳ đích thân tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Do Thái là Ehoud Barak và Chủ tịch Palestine Arafat tại trại David, nơi nghĩ mát của Tổng thống Mỹ tại Maryland. Hội nghị kéo dài 14 ngày trong bí mật, có sự tham dự của Tổng Thống Mỹ là Bill Clinton và Ngoại Trưởng Albrigh, nhưng mọi cố gắng dàn xếp vẫn không kết quả, do trên hai phía không ký kết một hiệp ước nào. Sau đó ngày 25-7-2000, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo về cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ-Do Thái-Palestine, gôm 5 điểm trong đó quan trọng nhất là nhắc Do Thái và Palestin phải tuân hành theo các nghị quyết 242 và 338 của LHQ cũng như hai nước trên muốn có hòa bình vĩnh cửu, phải có sự đồng thuận của Hoa Kỳ.. Từ đó đến nay, chiến tranh lại tiếp diễn dử dội, khiến cho ngày nào cũng có người chết, đa số là thường dân vô tội của cả hai phía, mà thảm nhất vào ngày 22-6-2002, ba trẻ em Palestine và mười mấy học sinh Do Thái chết trong đan thù, vì bắn nhau và bom tự sát. Theo tin của nhà báo Akiva Eldar, thì Arafat vừa tuyên bố với Do Thái là chịu chấp nhận chủ quyền khu Jewish ở cổ thành Jerusalem và bức tường phía tây, đồng thời rút lại đòi hỏi hồi hương 4 triệu người Palestine tị nạn nhưng vẫn duy trì việc hồi cư gần 300.000 Palestine tại Liban. Tất cả đều là kế hoạch của Clinton năm 2000 nhưng có trể không ? vì tin mới nhất cho biết, Hoa Kỳ nhất quyết đổi ngựa giữa đường, bất chấp sự phản đối của Ai Cập, Liên Âu,Nga và nhiều nước Hồi giáo. Bắt tay nhau để cam kết xoá bỏ hận thù giữa hai dân tộc và hòa bình toàn vùng, hai ông Arafat và Rabin, người bị ám sát chết, kẻ đang sắp làm con vật tế thần, dù bị thất bại nhưng muôn đời Họ vẫn là anh hùng và ít nhát hai người cũng đã thật tình tôn trọng tư cách lẫn nhau. Còn Lê đức Thọ và Kissinger cũng bắt tay nhưng chỉ để biểu lộ sự chiến thắng vì cả hai đã gạt đưọc hết mọi người. Một cái bắt tay làm hại cả một dân tộc, tiếng xấu biết lấy gì trang trải cho sạch đây ? + Chiến Dịch Hoàng Hôn Hay Cuộc Rút Quân Khỏi Lebanon ngày 23-5-2000 Của Do Thái:   Sáng ngày 23-5-2000, Thủ tướng Do Thái Ehoud Barak chính thức tuyên bố đơn phương rút quân đội Do Thái ra khỉi Nam Lebanon, sau 22 năm chiếm đóng vùng trái độn giữa biên giới hai nước. Cuộc rút quân đã trở nên hổn loạn, khi có hơn 2500 người, gồm binh lính của quân đội Nam Lebanon (SLA) cùng gia đình, chạy sang Irael xin tị nạn. Tại Lebanon, từ năm 1976 có hơn 2500 quân sĩ thuộc quân đội Lebanon, đã ly khai chính phủ trung ương và theo quân Do Thái từ năm 1984. Lực lượng trên được gọi là SLA, gồm nhiều thành phần hổn tạp, trong đó có 1500 quân Hồi giáo Chiite, quân theo Thiên Chúa giáo, quân thuộc Bộ tộc Druze và quân Hồi giáo Sunnite. Tháng 3-2000, được tin quân Do Thái sắp rút, tinh thần của đạo quân SLA xuống thấp và đã rút khỏi hai cứ điểm quan trọng. Nhiều binh sĩ, trong số này có cả Tiểu đoàn trưởng Emile Nasser ra đầu hàng chính phủ Lebanon. Trong lúc đó, quân đội SLA hy vọng, chính phủ Do Thái sẽ bảo trợ cho họ,khi đã rút hết về nước. Để chuẩn bị, Bộ Tổng Tham Mưu Do Thái đã soạn thảo hai kế hoạch lui quân mang tên ‘ Chân trời mới ‘, trường hợp đạt được thỏa thuận với Syria và chiến dịch ‘ Hoàng Hôn ‘ khi Do Thái đơn phương triệt thoái. Trong thời gian chờ đợi, quân Do Thái được lệnh cố thủ nên lực lượng SLA trở thành mục tiêu tấn công của quân Hezbollan. Cùng lúc LHQ ra lệnh cho Do Thái, khi triệt thoái, phải thu hồi lại tất cả xe tăng, đại pháo.. đã cấp cho SLA sử dụng, vì sợ có cuộc đ5ng độ giữa SLA và quân Mũ Xanh của LHQ (UNFIL) tới thay thế quân Do Thái, trấn đóng vùng trái độn. Ngày 21-5-2000, dù Do Thái lên tiếng sẽ rút quân theo đúng hạn định 7-7-2000 nhưng Lực lượng SLA tại miền Nam Lebanon thực sự đã tan rã. Mặc cho thủ lãnh của Hezbollah là giáo sĩ Hassan Nasrallah kêu gọi đầu hàng với cam kết không trả thù, nhưng phần lớn lực lượng SLA cùng gia đình, bằng đủ mọi phương tiện chạy vào lãnh thổ Do Thánh lánh nạn. Trước sự rả ngũ nhanh chóng của SLA, quân Do Thái bắt buộc phải triệt thoái gấp về nước, bỏ mặc cho số phận của một phần lực lượng SLA, gồm cánh quân Thiên Chúa Giáo và Bộ Tộc Druze, đang cố cầm cự với quân Hezbollah, suốt đêm 22-5-2000. Tới sáng ngày 24-5-2000, coi như kết thúc chiến dịch ‘ Hoàng Hôn’, khi ra lệnh đóng cửa ải 93, thông thương giữa hai nước. trong lúc đó hàng ngàn dân Lebanon và quân SLA, vẫn vượt biên sang tị nạn tại Do Thái. Tóm lại kế hoạch của Thủ tướng Do Thái Ehoud Barak là khi quân Irael rút, thì quân UNFIL ở Lebanon, sẽ tới tiếp thu vùng trái độn nhưng cuối cùng bị thất bại và vùng này đã lọt vào tay quân Hezbollah, nên quân LHQ chỉ còn có nhiệm vụ, giúp người tị nạn tại biên giới hai nước mà thôi. Theo Nghị quyết 425 của LHQ năm 1978, đã có 4505 quân, thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình (UNFIL) tới Lebanon. Đạo quân mũ xanh này thuộc 9 nước, gồm Ba Lan (630 người), Ghana(570), Ấn Độ (560), Nepal (550), Ái Nhĩ Lan (530), Fidji (530), Phần Lan (450), Pháp (250) và Ý Đại Lợi (45). Nhiệm vụ của quân LHQ tại Lebanon, chỉ đơn thuần là gở mìn và làm công tác nhân đạo. nên không can thiệp vào cuộc chiến ở đây. Trong nhiều năm qua, quân LHQ có mặt trong khu vực nhưng chẳng làm được tích sự gì, ngoài việc tiêu phí hằng tỷ đô la tiền của thế giới đóng góp. Bởi vậy không trách các nước coi tổ chức này, giá trị và thực chất không đáng được tín nhiệm. Về lý do quân Do Thái tấn công Lebanon, bắt nguồn từ vụ toán đặc công Palestine, có trụ sở tại Nam Lebanon, vào ngày 14-3-1978 tới thủ đô Tel Avis khủng bố, nên 25.000 quân Do Thái đã vượt biên chiếm miền nam nước này, qua chiến dịch mang tên Latini.. Ngày 19-3-1978 LHQ ban hành NQ 425 kêu gọi Do Thái, rút về lằn ranh quốc tế chỉ định, đồng thời thành lập lực lượng UNFIL tới giữ hòa bình tại Lebanon. Ngày 6-6-1982, Do Thái lại mở chiến dịch hành quân, mang tên Hòa Bình, tại Galilée, tấn công lực lược PLO của Palestine tại Beirut. Tháng 6-1985 quân Do Thái chiếm một vùng trái độn rộng 850 km2 của Lebanon. Từ tháng 7-1993 về sau, quân Do Thái mở nhiều chiến dịch, nhằm tiêu diệt lực lượng du kích Hồi giáo Hezbollah tại Nam Lebanon, tới khi Ehoud Barak đắc cử Thủ tướng Do Thái ngày 17-5-1999, đã hứa hẹn sẽ triệt thoái quân đội về nước vào tháng 5-2000, dù Syria và Lebanon có đồng ý hay không. 4- BẢN ĐỒ MỚI TẠI TRUNG ĐÔNG VÀ CUỘC CHIẾN HIỆN TẠI: Qua nhiều lần thương thuyết bàn cải, trong lúc chiến tranh vẫn tiếp diễn không ngừng tại Trung Đông. Cuối cùng ngày 14-4-2002, ngoại trưởng Mỹ là Colin Powell và Tổng thống Palestin Yasser Arafat, chịu ngồi vào bàn hội nghị, để thương lượng, phân định chủ quyền của hai nước đang tranh chấp trên vùng đất Palestine. Yếu tố tiên quyết đầu tiên mà Hoa Kỳ cần có là sự ngưng bắn, để tạo nguồn tin cho cả hai phía. Một điều mà ai cũng cho rằng Hoa Kỳ không làm được dù Arafat có hứa hẹn, vì suốt 19 tháng qua, cơn lốc Intifada (Nổi dậy) với màn đánh bom tự sát bên phía Palestine, được phe cực hửu Do Thái (qua Thủ tướng Ariel Sharon) đáp ứng không nhân nhượng, rồi còn được phụ họa thêm bởi các tổ chức Hồi giáo cực đoan Hamas, Jihad Hồi giáo Ba Tư..). Tất cả là những hạt nhân, đã làm tiêu tan hết chiến lược hòa bình Trung Đông, mà LHQ, Liên Âu và Hoa Kỳ, bỏ công sức và tiền bạc xây dựng từ trước tới năm 2000. Theo đề nghị của Arab Seoui, được tất cả các nước trong Liên minh Ả Rập, đồng ý chọn giải pháp: Đó là Do Thái phải rút khỏi các vị trí đã chiếm đóng trong cuộc chiến 1967. Đổi lại Do Thái sẽ được toàn khối Ả Rập công nhận như một quốc gia hiện hửu trong vùng.. Điều này cũng được áp dụng cho quốc gia Palestine. Để đạt được thành quả trên, các nước liên hệ phải giải quyết cho xong bốn trở ngại: 1- Biên giới nước Palestine ra sao. 2- Giải quyết thế nào về những khu vực định cư của người Do Thái, lập trên lãnh thổ của Palestine. 3- Jerusalem có bị phân chia để làm thủ đô của Palestine. 4- Số phận của người tị nạn Palestine ở Trung Đông. Thật ra bốn vấn đề này đã đưọc đề cập tại Hội nghi Olso, nhưng bị phá vở sau khi Thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin bị ám sát. Ngày 28-9-1995, Palestine và Do Thái đã ký tại Tòa Bạch Ốc, tạm ước Olso-2, dầy 400 trang, xác nhận quốc gia Palectine tự trị, tại các thành phố Bethlehem, Jenin, Nablus, Qalqilva, Ramallah, Tulkarm, một phần Hebron và 450 ngôi làng. Trong khi Do Thái có quyền giám sát những khu định cư của ngườu dân nước mình sống trong các khu vực trên thuộc Palestine. Năm 1998, TT Palestine là Yasser Arafat và Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, lại họp thượng đỉnh 9 ngày tại Wye Mills (Maryland), có TT Bill Clinton tham dự. Hai bên đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chung trong việc chống khủng bố. Quan trọng nhất là là lời hứa của Irael sẽ rút quân thêm 13,1% lảnh thổ tại Tây Ngạn, mở cho Palestine một sân bay tại Gaza. Tiếp theo vào ngày 13-9-1999, Thủ tướng Do Thái Ehud Barak (Đắc cử tháng 5-1999), lại ký thêm với Arafat, bản giao ước bổ sung những thỏa thuận Wye: Đó là việc hai phía cùng đồng ý chọn ngày 13-9-2000, là thời hạn cuối cùng, để ký một Hiệp ước Hòa bình chung cuộc. Để bổ túc những gì còn lại chưa được giải quyết ổn thòa của hai phía, TT Mỹ Bill Clinton đã đề nghị một bản đồ mới cho hai nước Do Thái và Palestine: Đó là Palestine sẽ lấy lại từ 94-96% lảnh thổ của mình tại Tây Ngạn, phần đất phía đông Jerusalem ( ngoại trừ các quận có người Irael) và các quận của người Ả Rập. Về việc hồi cư người tị nạn Palestine tại các nước lân cận, sẽ thi hành theo các nghị quyết của LHQ có từ trước. Theo đó, họ có quyền hồi hương nhưng về Palestine chứ không phải đất cũ đã thuộc Do Thái. Nhưng Jerusalem mới chính là trở ngại lớn nhất. Năm 1967 Do Thái chiếm phía đông thánh địa này và thiết lập ranh giới hành chánh từ ấy đến nay. Theo thỏa ước Taba, hai phía đã đồng ý coi Jerusalem là thủ đô chung,: Phần thuộc Do Thái được gọi là Yerushalaim. Còn phía lảnh thổ thuộc Palestine là thủ đô Al-Quds. Tại thánh địa, Do Thái sở hữu Bức Tường Than Khóc. Khu Núi Đền linh thiêng, theo đề nghị của TT Clinton, phần trên đồi thuộc Palestine, phía dưới của Do Thái. Cuối cùng vì lý do nhân đạo, Do Thái chịu nhận 25.000 người Palestine có thân nhân đang sống tại Do Thái. Tóm lại, tất cả những cố gắng trong và ngoài nước suốt mấy chục năm qua, cho thấy sự khủng hoảng tại Tiểu Á giữa hai dân tộc Do Thái và Palestine, mang nhiều hy vọng được giải quyết. Tiếc thay tất cả đã bị Ba Tư và Syria nhúng tay phá vở, mà hậu quả ngày nay là nổi đau đớn cùng tận vì bom đạn của ba dân tộc Irael-Palestine và Lebanon, không biết tới bao giờ mới chấm dứt. 5- PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI VỀ CUỘC CHIẾN DO THÁI-HAMAS VÀ HEZBOLLAH Ngay khi chiến tranh bộc phát vào ngày 25-6-2006 giữa quân đội Do Thái và Lực lượng Hồi giáo quá khích Hamas đang nắm chủ quyền Palestine tại Gaza. Tiếp theo ngày 12-7-2006 là cuộc chiến giữa Irael và Hezbollah. Vì không còn có thể nhường nhịn được, trước hành động quân sự khiêu khích, cũng như sự nhục mạ và hăm dọa công khai của Ba Tư trên diễn đàn quốc tế. Bởi vậy Do Thái đã phản ứng, qua hai cuộc tấn công cùng lúc, nhằm vào lực lượng Hamas trong lảnh thổ Palestine và dân quân du kích Hezbollah,có sào huyệt tại miền nam Lebanon, sau tháng 5-2000, khi quân đội Ly khai Lebanon (SLA) và Do Thái, triệt thoái. Cuộc đụng độ giửa ba phía suốt mười mấy ngày qua, nhât là mặt trận phía Nam Lebanon rât ác liệt và kinh khiếp, vì Do Thái đã xử dụng cả Hải Lục Không Quân và Hàng Không Mẫu Hạm để tấn công, quyết tâm tiêu diệt cho được Hai Nhóm Khủng Bố tàn bạo nhất tại Trung Đông hiện nay, trước thái độ căm hờn tức tối của Ba Tư, Syria.. nhưng cả hai không dám trực tiếp can thiệp, vì Do Thái đã thề là sẽ sử dụng kho Bom Nguyên Tử của mình, để tiêu diệt Ba Tư cũng như bất cứ kẻ nào làm hại đến đất nước mình. Hậu quả của cuộc chiến này, trước nhất là sự tan nát đổ vở tại Lebanon và Palestine, cùng với một vài thành phố phía Bắc của Do Thái. Đã có hơn vài trăm người bị thương vong, đa số là thường dân vô tội. Thủ đô Beirut của Lebanon đắm chìm trong biển lửa, người người từ dân địa phương tới ngoại kiều, đều tìm đường di tản để tránh chết chóc. Trong lúc đó, quân Do Thái tiến vào đất Lebanon như chốn không người, với quyết tâm đuổi tận giết tuyệt Hezballlah và không dấu ý định sẽ truy sát tận Syria, nếu nhóm khủng bố này trốn vào đây. Riêng trùm nhóm khủng bố Hezbollah là Sayyed Nasrallah may mắn chạy thoát, lúc biệt thự bị bom san bằng. Ở phương Nam, quân Do Thái tàn phá không chừa thứ gì, đồng thời phong tỏa hết mọi ngõ ngách.. khiến cho người dân vô tội Palestine mới vừa vui được chút chút, thì nay trắng tay và toi mạng. Trước tình trạng thê thảm này, LHQ, Liên Âu và Liên Minh Ả Rập cũng bó tay bất lực, vì ai cũng biết, chính Hamas và Hezbollah đã dồn Do Thái vào chân tường, nên họ phải hứng hậu quả là cái chắc. Ở Trung Đông, suốt 60 năm qua, cứ mỗi lần có khủng hoảng giữa Do Thái và Ả Rập, đều có màn cúp dầu để áp lực Mỹ đừng can thiệp và nhúng tay. Nhưng lần nào cũng vậy, Hoa Kỳ cứ xông vào vì biết, Ả Rập chỉ sống bằng dầu, nên cúp được bao lâu. Rốt cục đâu lại vào đó. Còn một yếu tố khác mà Do Thái và Hoa Kỳ nắm được để hành động, đó là ở Trung Đông, bất cứ nước Hồi Giáo nào cũng đều ghét Ba Tư, cho nên kỳ này thấy Do Thái thay họ, tiêu diệt những đứa con hoang Hamas và Hezbollah của Iran,, ai cũng hả dạ, dù ngoài mặt, vẫn to tiếng phản đối.hành động quân sự quá thô bạo của DoThái, làm thiệt hại đến sinh mạng và tài sản của dân chúng địa phương trong vùng chiến cuộc. Lúc chiến tranh đang tiếp diễn ác liệt, cũng là thời điểm họp thượng đỉnh của G-8 gồm các nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada và Nga. Chỉ có Tổng thống Pháp là Chirac to tiếng tố cáo hành động quân sự của Do Thái nhưng đã bị TT Bush và Thủ tướng Canada là Stephen Harper bác bỏ, đồng thời ra mặt ủng hộ hành động của Do Thái là chính đáng, tự vệ, mà bất cứ ai khi bị dồn vào chân tường, đều phải làm vậy. Đặc biệt là sự phân tích của ký giả Kevin Perain, trên tờ Newsweek ra ngày 14-7-2006, cũng xác nhận hành động của Do Thái lần này là tự vệ, vì không còn lực chọn nào khác. Tờ báo đã thẳng thắng chỉ đích danh Ba Tư-Syria là thủ phạm, đã xuí giục hai nhóm khủng bố Hamas và Hezbollah gây chiến, chứ không phải Do Thái, Palestin hay Lebanon. Do Thái đã ban lệnh Tổng Động Viên và cũng chẳng dấu diếm ý đồ tiêu diệt Hezbollah, đồng thời thiết lập lại Khu Độn giữa biên giới hai nước Do Thái-Lebanon, như họ đã từng thực hiện từ năm 1982-2000 mới triệt thoái. Hòa bình Trung Đông chỉ là sự tạm bợ, chẳng những vì dầu mà còn sự hận thù tôn giáo và chủng tộc, giữa các sắc dân Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả Rập, Do Thái và Kurd. Nên chiến tranh cứ đến là điều tự nhiên, cho dù không có quốc gia Do Thái hiện hữu, thì vẫn có ngàn muôn lý do khác để mà gây chiến. Bởi vậy việc Ngoại trưởng Condoleezza Rice tới Trung Đông, chẳng qua cũng chỉ để thương lượng các phe Do Thái, Palestine và Lebanon, về một giải pháp thuận lợi, trong việc cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, đang cần giúp đở. Riêng Do Thái, thì Tổng Thống Mỹ W.G.Bush khi còn tại chức cũng đã thẳng thừng tuyên bố ‘ Giai đoạn này chưa phải là lúc để quân đội Do Thái dừng lại, vì mục tiêu chiến lược là phải tiêu diệt tận gốc hai lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan, đã bị LHQ đặt ra ngoài vòng pháp luật: Đó là Hamas và Hezbollah. Đây cũng là nguyện vọng chung của Hoa Kỳ, người dân Palestine và nhất là Chính phủ Lebanon, từ bao lâu nay khốn khổ vì sự đàn áp của Hezbollah có Syria và Ba Tư chống lưng tiếp trợ. Dù muốn hay không mọi người đều phải đợi Do Thái kết thúc mục tiêu của họ, chừng đó LHQ, Hoa Kỳ hay Liên Âu.. may ra còn có tiếng nói để hạ màn. Nhưng Trung Đông lại lửa khói ngút trời từ giữa tháng 12-2008 tới nay (tháng 8-2014) vẫn không im tiếng súng vì cả hai phía Do Thái và Hamas đều quyết dùng quân sự để đạt chiến thắng chính trị, mặc cho sinh mạng của người dân trong vùng. Hoa Kỳ từ trước tới nay là trọng tài nhưng lần này cũng chỉ đứng xa để ngó vào như bao khán giả khác nhất là trong thời gian sắp đổi ngựa của Obama tại Tòa bạch Ốc. Và dù Obama có cố gắng lấy điểm cho chính mình (thêm một giải Nobel hòa bình) hay cho đảng Dân Chủ trong các giai đoạn sắp tới, thì vấn đề Palestin-Do Thái cũng thế thôi vì đây là một vỡ kịch trường thiên không bao giờ có phần kết luận. Và nguời dân ở đây càng thê thãm hơn khi người Mỹ giải kết ‘ việc bảo hộ các mõ dầu tại Trung Đông “ khi mức sản xuất tại nội địa Hoa Kỳ đủ cung ứng nhu cầu trong nước ũng như xuất cảng tới các nước Đồng Minh, trong một tương lai rất gần. Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di Tháng Tám 2014 MƯỜNG GIANG Nguồn: vietbao.com
......

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh Theo công văn số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký ngày 28-07-2014 với nội dung “đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Khoản 2, Điều 245 BLHS”, bà Bùi Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh sẽ bị xét xử vào lúc 7g30 ngày 26-08-2014 tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Cả 3 người đã bị bắt giam từ ngày 11-02-2014 tại đồn công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp), sau đó bị chuyển về giam giữ tại trại giam công an tỉnh Đồng Tháp (xã An Bình, huyện Cao Lãnh). I- Chúng tôi, các Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng nhận định: 1- Vụ việc xảy ra tại con đường nông thôn liên xã thuộc khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ngày 11-02-2014 liên can đến 3 bị can nói trên và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ. Trước việc đòi cho ra lẽ của đoàn người, công an đã phản ứng bằng cách dùng gậy gộc đánh đập dã man tất cả, bất kể nam phụ lão ấu, vừa quay phim chụp hình với máy móc chuẩn bị sẵn (x. Đơn tố cáo của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm ngày 23-02-2014 và Thư gởi đồng bào của Đặng Thị Quỳnh Anh -con gái bà Hằng- ngày 05-03-2014). Sau khi nhiều người đã bị đổ máu, thương tích và bất tỉnh nhân sự, các nhân viên cảnh sát công an này (trong đó có đại úy Huỳnh Văn Thuận, đội phó an ninh huyện Lấp Vò và thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Lấp Vò, kẻ nặng tay nhất với bà Hằng và sau này sẽ là người ký lệnh khởi tố) mới khoác sắc phục công an rồi dẫn giải cả 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị bỏ đói nửa ngày, bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu và sau đó 18 người được thả ra. 2- Trong ba người còn lại bị giam giữ với lý do “gây rối trật tự công cộng” thì bà Hằng là một chiến sĩ dân chủ nổi tiếng và kiên cường, có mặt từ các cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa chống quân xâm lược Trung cộng đến những phiên tòa bất công xử người yêu nước. Từ các phong trào khiếu kiện đòi công lý của dân oan mất đất đến những chuyến đi phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Bà từng bị giam giữ 5 tháng tại trại Thanh Hà năm 2012. Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh thì từ năm 2010 đã tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, sau đó dấn thân vào nhiều hoạt động nhân quyền dân chủ. Còn ông Nguyễn Văn Minh là một tín đồ nhiệt thành thuộc Phật giáo Hòa Hảo độc lập, con rể và anh rể của hai cha con tù nhân lương tâm là ông Bùi Văn Trung và anh Bùi Văn Thâm. Khi bị bắt, cả 3 đã bắt bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Riêng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh bị dụ dỗ hãy buộc tội bà Hằng như kẻ cầm đầu việc tổ chức gây rối để được thả ngay (nhưng cô không làm). Còn bà Hằng thì đã tuyệt thực đến 04 lần dài ngày và mãi tới gần đây (19-08-2014) mới được gặp con gái. 3- Ngày 27-02-2014 chương trình “Vì An ninh Tổ quốc” của Đài truyền hình Đồng Tháp đã thực hiện phóng sự về việc bắt giữ ông Nguyễn Bắc Truyển rồi 21 người liên quan trong vụ án nói trên. Mọi sự đã được ghi hình chu đáo ngay từ lúc vụ việc xảy ra, nhằm mục đích miêu tả lại toàn bộ diễn biến của vụ việc, cho dư luận thấy những người bị bắt giữ trong vụ án này đã vi phạm pháp luật, và Công an Đồng Tháp đã thực hiện đúng theo quy định luật pháp!?! Phân tích băng hình phóng sự, người ta thấy tất cả các cáo buộc của công an đưa ra đối với 3 người đang bị bắt giữ là “gây cản trở giao thông nghiêm trọng”, “chống người thi hành công vụ”, và “gây rối trật tự công cộng” đều vô căn cứ. Dù phóng sự đã được dàn dựng và chuẩn bị từ trước, công an đã không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho các cáo buộc đã nêu. Trái lại, nó là bằng chứng tố cáo cách hành xử côn đồ, lối vu khống công dân, thói đổi trắng thành đen của công an Đồng Tháp. 4- Ngày 10-03-2014, để tìm chứng cứ gian, nhằm hợp thức hóa hành vi “vô cớ hành hung công dân” và “bắt giam người trái pháp luật”, công an huyện Lấp Vò đã triệu tập 5 người thuộc nhóm đồng hành là ông Tô Văn Mãnh, anh Phan Đức Phước, anh Nguyễn Vũ Tâm, chị Bùi Thị Diễm Thúy và chị Đỗ Thị Thùy Trang. Cả 5 người ngay sau đó đều tố cáo trước công luận (qua đài RFA ngày 11-03-2014:http://vietnamese.rfa.org/vietnamese/in_depth/lap-vo-poli-comp-witns-031...) rằng nhân viên điều tra đã có hành động mớm cung và ép cung, tự tiện ghi trên biên bản nhiều điều mà các nhân chứng hoàn toàn không nói tới. Thêm nữa những điều họ chứng kiến, khai ra thì nhân viên điều tra không ghi vào biên bản. Trong các buổi làm việc ấy, để xây dựng “người đầu vụ”, công an luôn xoáy vào vai trò “tổ chức gây rối” của bà Hằng, ngõ hầu dễ đưa bà vào tròng pháp luật. Rõ ràng công an muốn bằng chứng hóa lời vu cáo của thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an Lấp Vò: “Đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an”!?! 5- Chưa hết, Công an huyện Lấp Vò còn gửi thông báo cho luật sư Trần Thu Nam (văn phòng luật sư Tín Việt – Hà Nội) nói rằng bà Bùi Minh Hằng từ chối thuê luật sư. Nhưng trước bằng chứng không thể chối cãi do luật sư Nam cung cấp là bản hợp đồng trợ giúp pháp lý chính tay bà Hằng đã ký với ông cùng văn phòng luật sư của ông (chính các con của bà Hằng cũng đồng lòng với ý muốn nhờ luật sư Nam tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ), nên ngày 12-03-2014, công an huyện Lấp Vò đã buộc phải gửi giấy chứng nhận người bào chữa số 03 cho luật sư Trần Thu Nam và đồng ý để luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hằng. 6- Cũng phải kể thêm: Tối ngày 22-03-2014, sau thánh lễ cầu nguyện cho bà Bùi Hằng và 2 người bạn Thúy Quỳnh và Văn Minh tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội, cô.. II- Từ những nhận định nêu trên, chúng tôi, các tổ chức Xã hội Dân sự ký tên dưới đây đồng tuyên bố: 1- Ba bị can Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo. 2- Những động thái đầy mưu mô xảo trá của nhà cầm quyền tiếp đó (ép cung chứng nhân, bức bách nạn nhân, đầu độc công luận…) nhằm đưa những người hoạt động nhân quyền can đảm vào vòng tù tội chứng tỏ đây không phải là một vụ án hình sự bình thường mà đã được chính trị hóa, xuất phát từ động cơ chính trị. 3- Việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ. 4- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cũng như toàn thể phong trào dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại hãy chung tay và kiên trì tranh đấu (với sự trợ giúp của các quốc gia dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế) cho một nền pháp chế theo đúng những chuẩn mực của nhân loại văn minh, một nền pháp chế không còn là công cụ trong tay đảng cầm quyền độc tài. Làm tại Việt Nam ngày 21-08-2014 Các Tổ chức Xã hội Dân sự đồng ký tên: 1) Bach Dang Giang Foundation: Ths. Phạm Bá Hải2) Cao Đài: Ông Hứa Phi, Bà Bạch Phụng3) Cao Trào Nhân Bản: Bs. Nguyễn ĐanQuế4) Con Đường VN: Ông Hoàng Văn Dũng5) Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự: Ts. Nguyễn Quang A6) Hiệp Hội Dân Oan: Ông Nguyễn Xuân Ngữ7) Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo: Ông Nguyễn Bắc Truyển8) Hội Anh Em Dân Chủ: Ls. Nguyễn Văn Đài9) Hội Bảo Vệ Quyền Tự Do Tôn Giáo: Lm. Nguyễn Ngọc Thanh10) Hội Bầu Bí Tương Thân: Ông Nguyễn Lê Hùng11) Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs. Nguyễn Đan Quế, Lm. Phan Văn Lợi12) Hội Đồng Liên Tôn: Lm. Đinh Hữu Thoại13) Hội Nhà Báo Độc Lập: Ts. Phạm Chí Dũng14) Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Bà Trần Thị Hài15) Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh16) Mạng Lưới Blogger: Cô Nguyễn Hoàng Vi17) Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền: Lm. Nguyễn Hữu Giải18) Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm19) Phong Trào Liên Đới Dân Oan: Bà Trần Ngọc Anh20) Tăng Đoàn PGVNTN: HT. Thích Không Tánh21) Tin Lành: MS Nguyễn Hoàng Hoa, MS Nguyễn Mạnh Hùng
......

Nhân quyền phải đi trước vũ khí cho Việt Nam

Hoàng Tứ Duy   Vào đầu tháng này, Thượng Nghị Sĩ John McCain tỏ ý rằng đã đến lúc Hoa Kỳ nên xem xét lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 30 năm cấm vận. Cuộc đối đầu ngoài biển gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam đã lộ rõ nhiều yếu kém về mặt chiến lược của Hà Nội.   Việc cung cấp cho Việt Nam những hệ thống hàng hải và bảo vệ vùng ven biển như là bước đầu -- và sau đó là hệ thống radar, máy bay chiến đấu và phụ kiện cho những thiết bị quân sự Mỹ còn xót lại -- sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam và thực chất hóa mối "quan hệ toàn diện" đã được công bố bởi Hà Nội và Washington vào năm ngoái. Nhưng trên cả những hệ thống vũ khí hiện đại, cái mà Việt Nam thực sự cần cho sự an ninh lâu dài là những giá trị chính trị hiện đại. Chỉ có thể huy động sự đoàn kết dân tộc và giàu mạnh cần thiết để bảo vệ chủ quyền đất nước trong một xã hội tự do và cởi mở.   Vấn nạn của giới lãnh đạo Hà Nội là sự lựa chọn giữa quyền lợi quốc gia và bảo vệ chế độ, thường dẫn tới những hành động thiếu mạch lạc và mâu thuẫn. Từ những năm thuộc thập niên 1950, điều đó có nghĩa là mặc nhận những lấn chiếm đất đai của Trung Quốc bất chấp những tổn hại vê chủ quyền đất nước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã lấy lòng Trung Quốc bằng cách đàn áp những tiếng nói phê phán trong nước về sự bành trướng của Trung Quốc. Những mâu thuẫn cộng sản Trong thời gian chiến tranh, cộng sản Bắc Việt đã trông cậy rất nhiều vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Nhưng sự giúp đỡ của Bắc Kinh cũng thật là đắt giá. Năm 1958, trong một công hàm ngoại giao, thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đã ngầm công nhận những đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Rồi năm 1974, Hà Nội đã yên lặng hoàn toàn khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang do Miền Nam Việt Nam quản lý. Sau chiến tranh, Hà Nội ngả về phía Liên Sô và xâm lăng nước láng giềng Cambodia, gây nên đổ vỡ quan hệ với Trung Quốc mà cực điểm là cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979. Nhưng tới năm 1990, khi mà Liên Sô ngưng viện trợ và các nước Đông Âu sụp đổ hàng loạt như quân cờ, Hà Nội lại tái thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Việc nối lại tình hữu nghị đã được thương thảo trong một cuộc họp bí mật tại Thành Đô, một tỉnh phía nam Trung Quốc, vào tháng chín năm 1990. Những thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp của hai đảng cộng sản cho tới nay vẫn chưa được công bố. Căn cứ trên những tiết lộ có giới hạn của một số viên chức đã hồi hưu, những bloggers Việt Nam suy đoán rằng Hà Nội đã có những nhượng bộ then chốt về biên giới đất liền và biển như là cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ. Từ sau Hội nghị Thành Đô, Hà Nội đã theo sát mô hình "Chủ nghĩa Lenin tư bản" của Bắc Kinh mà đặc điểm là một nền kinh tế mở nửa chừng dưới một thể chế chính trị khép kín. Trong khi những người dân Việt bình thường lo lắng về Trung Quốc dựa trên lịch sử hai ngàn năm chống ngoại xâm phương Bắc, thì những thành phần cốt cán của đảng lại thủ lợi vì những đầu tư kinh tế của Trung Quốc cũng như sự nương tựa về mặt ý thức hệ. Điều này giải thích tại sao Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh mới đây đã mô tả việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) như là một sự bất đồng nhỏ giữa "anh em". Phát biểu tại cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ngày 31 tháng năm, Đại Tướng Thanh ngần ngại không phê bình Bắc Kinh một cách công khai, mặc dù hải quân Trung Quốc đang sách nhiễu những tầu tuần duyên và tầu đánh cá Việt Nam trong vùng lân cận của giàn khoan đồ sộ của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc. Như là một hành động của sự tôn trọng đối với Bắc Kinh, bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngăn cản chuyến đi Mỹ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh trong thời gian diễn ra sự đối đầu trên biển giữa hai quốc gia. Chỉ sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan, Hà Nội mới cử một lãnh đạo cấp cao của đảng đi Mỹ, mặc dầu điều đáng ngạc nhiên là người này không phải là bộ trưởng ngoại giao được xem là thân thiện với Hoa Kỳ. Cũng không rõ ràng là tại sao Việt Nam vẫn còn chưa tiến hành một hành động pháp lý tại Liên Hiệp Quốc, giống như Phi Luật Tân đã làm trong việc tranh chấp về biển đảo với Trung Quốc. Mặc dù theo hầu hết các nhà quan sát quốc tế, Việt Nam chiếm ưu thế đối với Trung Quốc, nội bộ Hà Nội lại có nhiều mâu thuẫn trong việc có nên quốc tế hóa sự tranh chấp hay không. Kết quả là Trung Quốc vẫn còn có thể định nghĩa cuộc tranh chấp là song phương và có lợi thế nước lớn trong tương tác một đối một. Cho tới khi lãnh đạo đương thời Hà Nội có ý chí thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không giải quyết sự yếu kém của Việt Nam, sự yếu kém về chính trị chứ không phải là quân sự. Lộ đồ nhân quyền Thượng Nghị Sĩ McCain đã đúng khi gắn liền viện trợ quân sự với nhân quyền: "Chúng ta có thể làm nhiều tới đâu về vấn đề này, cũng như với những mục tiêu thương mại và an ninh đầy tham vọng, tùy thuộc rất nhiều vào những hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền."   Đúng vậy, bây giờ chính là thời điểm mà Hoa Kỳ xác định những điều kiện cụ thể và hợp lý để tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Qua việc nhấn mạnh những điều kiện mà tối hậu sẽ củng cố sự an ninh của Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể nâng cấp quan hệ đôi bên lên một mức cao hơn. Điều kiện trước nhất là phải thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị. Thật là nghịch lý khi Hà Nội vừa thúc đẩy Hoa Kỳ phải có lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông, đồng thời lại tiếp tục bắt giữ những công dân Việt Nam lên tiếng một cách ôn hòa chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc. Điều kiện thứ hai là phải hủy bỏ những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia, được sử dụng một cách có hệ thống để hình sự hóa tự do ngôn luận và những hành động chính trị ôn hòa. Cho tới khi nào nhà cầm quyền Việt Nam còn coi việc viết blog hay cổ vũ cho dân chủ là một đe dọa đối với an ninh quốc gia, họ không thể nào tập trung một cách đúng mức vào mối đe dọa sống chết từ một Trung Quốc ngày một hung hăng. Điều kiện thứ ba là nhiệm vụ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là phòng thủ ngoại xâm. Hiện này nhiệm vụ của QĐND gồm ba mục tiêu: bảo vệ chế độ, phòng thủ ngoại xâm, phát triển kinh tế. Vũ khí từ Hoa Kỳ không bao giờ nên giao cho một quân đội sẵn sàng đàn áp những bất đồng ý kiến nhân danh an ninh nội tại. Thách thức ngoại giao   Một cuộc thăm dò ý kiến do BBC Tiếng Việt thực hiện vào tháng bảy đã hỏi thính giả của đài là muốn Việt Nam làm đồng minh của quốc nào. Hoa Kỳ là nước mà 87% những người trả lời đã chọn, trong khi chỉ có 1% chọn Trung Quốc. Kết quả của cuộc thăm dò đã xác nhận sự nhận xét của hầu hết những người theo dõi về tình hình Việt Nam: Người dân Việt Nam muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ và khoảng cách ngoại giao với Trung Quốc xa hơn. Đáng buồn thay, kết quả thăm dò cũng nói lên một thực tế khắc nghiệt khác: đa số công dân Việt Nam hiện thời không có tiếng nói trong những vấn đề quốc gia dưới chế độ độc tài hiện tại. Vần đề cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam có lẽ sẽ được chính quyền Obama và Quốc Hội xem xét trong tương lai gần. Lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể có quan điểm là việc cấm vận vũ khí là trở ngại chính cho quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không làm cho Việt Nam mạnh hơn cũng như không khiến cho quan hệ chiến lược giữa hai nước sâu hơn. Cuộc tranh luận sắp tới cũng nên được hướng dẫn bởi sự đánh giá đúng mức cái gì làm tăng cường sức mạnh cho nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Đó là sự cải thiện nhân quyền và gia tăng tự do dân sự. *** Rights before weapons for Vietnam By Duy Hoang Earlier this month, Senator John McCain indicated that it was time for the United States to consider selling lethal weapons to Vietnam after a 30-year embargo. The recent maritime standoff between Beijing and Hanoi over Chinese oil exploration off the central coast of Vietnam exposed Hanoi’s many strategic weaknesses. Providing Vietnam with coast guard and maritime systems as a first step - and eventually radar, fighter aircraft and spare parts for leftover American military equipment - would bolster Hanoi’s strategic capabilities vis-a-vis China and give substance to the "comprehensive partnership" announced last year between Hanoi and Washington. But more than modern weapon systems, what Vietnam really needs for its long-term security is modern political values. Only through a free and open society can the country mobilize the national unity and prosperity needed to safeguard its sovereignty. The Hanoi leadership's dilemma between pursuing the national interest and ensuring the communist regime's preservation has often led to incoherent and contradictory actions. Since the 1950s, that has meant acquiescing to Beijing's territorial grabs at the expense of Vietnamese sovereignty. In recent years, Hanoi has accommodated Beijing by suppressing domestic criticism of Chinese expansionism. Communist contradictions During the war, communist North Vietnam relied heavily on Chinese military support. But Beijing’s assistance was costly. In a 1958 diplomatic note, then prime minister Pham Van Dong implicitly recognized Beijing's claim over virtually the entire South China Sea. In 1974, Hanoi was deafly silent when China invaded and occupied the Paracel Islands, which were then held by South Vietnam. Following the war, Hanoi's tilt toward the Soviet Union and invasion of neighboring Cambodia resulted in a break with China that culminated in a bloody border war in 1979. But by 1990, with the Soviet Union no longer providing aid and communist states in Eastern Europe collapsing like dominoes, Hanoi re-established diplomatic relations with Beijing. The rapprochement was brokered at a secret summit held in the southern Chinese city of Chengdu in September 1990. The agreements concluded by the senior leadership of both communist parties have still not been publicized. Based on limited revelations by retired officials, Vietnamese bloggers speculate that Hanoi made key concessions regarding land and maritime borders as the price for normalization. Since Chengdu, Hanoi has closely followed Beijing’s model of "Market Leninism", characterized by a quasi-open economy and closed political system. While the average Vietnamese citizen is undoubtedly wary of China based on two millennia of conflict, communist regime elites have profited from Chinese economic investment and ideological support. This may explain why Defense Minister Phung Quang Thanh recently described China's violation of Vietnam's exclusive economic zone (EEZ) as just a small disagreement among "brothers". Speaking at the Shangri-La defense dialogue on May 31, General Thanh was reluctant to openly criticize Beijing, even as its naval forces were harassing Vietnamese coast guard and fishing vessels in the vicinity of an oil rig operated by state-owned China National Petroleum Corporation. In apparent deference to Beijing, the ruling Communist Party’s politburo reportedly barred Foreign Minister Pham Binh Minh from traveling to the US during the maritime standoff. Only after China removed the oil rig did Hanoi send a senior party official to the US, though surprisingly not the perceived as pro-West foreign minister. Nor is it clear why Vietnam has still not initiated a legal case at the United Nations, as the Philippines has done for its maritime dispute with China. Even though most outside observers regard Vietnam as holding the legal high ground against China, Hanoi is deeply conflicted on whether to internationalize the dispute. As a result, Beijing is still able to define the issue bilaterally, a one-on-one interaction that allows China to leverage its large country advantages. Until the Hanoi’s Communist Party leadership demonstrates a willingness to break away from Beijing's influence, lifting the American arms embargo will not fix Vietnam's core weakness, which is political rather than military. Rights roadmap Senator McCain was correct to link military assistance to human rights: "How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights." Indeed, now is the time for the US to establish concrete and sensible conditions for lifting the arms embargo. By spelling out conditions that ultimately bolster Vietnam's security, US policymakers can elevate the bilateral relationship to the next level in good faith. The foremost condition should be the unconditional release of all political prisoners. It is ironic that while Hanoi is pushing for Washington to take a stronger public stand on the South China Sea, it continues to detain Vietnamese citizens who have peacefully spoken out against Chinese aggression. Second would be the repeal of vague national security provisions which systematically criminalize free expression and peaceful political activity. As long as Vietnamese authorities confuse blogging or pro-democracy advocacy with threats to national security, they will not be able to focus properly on the existential threat arising from an increasingly aggressive China. Third would be to focus the mission of the People’s Army of Vietnam (PAVN) solely on external defense. Currently, the PAVN is mandated with three roles: protecting the regime, external defense, and economic development. American weapons should never be delivered to a military that's geared toward suppressing dissent in the name of internal security. Salient sentiments An online poll conducted by the BBC’s Vietnamese language service in July asked readers which country they preferred Vietnam to ally with. The US was chosen by 87% of respondents, while China was selected by a mere 1%. The poll results confirm the observations of nearly all Vietnam watchers: the Vietnamese people want closer ties with the US and greater diplomatic distance from China. The survey confirmed another hard truth: that the vast majority of Vietnamese citizens currently do not have a voice in their national affairs under the current authoritarian regime. The issue of providing lethal weapons to Vietnam will likely be considered by the Obama administration and Congress in the near future. Concerned by a rising China, some American policy makers might view the arms embargo as the chief impediment to closer US-Vietnam ties. But American weapons alone won't result in a stronger Vietnam, nor a deeper strategic relationship. The upcoming debate should also be guided by an appreciation for what would most empower Vietnam and its people - improved human rights and greater civil liberties. Duy Hoang is a US-based leader of Viet Tan, an unsanctioned pro-democracy political party in Vietnam. Nguồn: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/SEA-01-200814.html
......

Hãy Tập Uống Hết Chai Nước Thừa

Chai nước uống thừa của sếp Nhật và tính sĩ diện hão của người Việt ---- Khi các đại biểu chào nhau ra về, người viết nhận ra, trên bàn của những người Nhật không còn chai nước suối nào cả; trong khi bàn đối tác Việt Nam vẫn đầy các chai nước, có chai chỉ mới mở nắp. Một cán bộ phiên dịch cũng nhìn cảnh đó và cười: “Người Nhật sẽ mang theo chai nước uống dở của họ, vì họ sẽ tự buộc mình phải uống cạn chai nước ấy”. ---- Câu chuyện này được khơi gợi từ 1 buổi hội thảo tăng cường quan hệ đối tác giữa 1 số doanh nghiệp Nhật Bản và 1 số cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam. Một hành động rất nhỏ nhưng tôi cho rằng nó rất ý nghĩa, rất đáng để mọi người suy ngẫm. Thật vậy, nếu cứ tính kỹ mỗi chai nước chứa 1/2 lít nước, nếu sau 1 buổi họp phải đổ đi 20 – 30 chai nước bởi chẳng ai uống thừa lượng nước còn lại trong 1 chai nước mở nắp cả, rõ ràng là việc hao phí tài nguyên nước đáng suy nghĩ. Hầu như chẳng bao nhiêu người Việt chú ý điều đó, nên gần như nạn lãng phí nước uống này ở các cơ quan, đơn vị Việt Nam là rất phổ biến. Không phải chỉ liên quan đến vấn đề kinh doanh, mà ngay cả đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúng ta đừng vội chê bai người Nhật keo kiệt, mà hãy tự nhìn nhận xem chúng ta có đang lãng phí không. Sau mỗi bữa ăn, mỗi bữa tiệc người Việt mình đều thừa bao nhiêu đồ ăn, nhiều khi vì sĩ diện nên chỉ ăn một nửa, một nửa để lại. Bữa ăn không hết bữa lần không ra. Nước uống trên cơ quan, ai cũng mở nắp uống 1,2 ngụm rồi bỏ lại. Thử hỏi phần nước thừa có ai uống lại không. Nếu đổ đi thì sẽ lãng phí một năm bao nhiêu nước sạch? Đã đến lúc ta cần phải đặt câu hỏi, phải chăng chính sự tiết kiệm, sự chỉn chu, tỉ mĩ từng chút ấy đã khiến người Nhật trở thành nét đẹp văn hóa mà nhiều nước trên thế giới ngưỡng mộ, chính sự không lãng phí ấy đã giúp nước Nhật thành nước cường thịnh phát triển? Còn người Việt mình, cái sĩ diện hảo ấy có thể nuối sống, có làm giàu cho mỗi người, cho xã hôi không? Cho nên, muốn có được sự thành công xuất sắc của người Nhật, phải chăng cá nhân mỗi người Việt, hãy nên xem xét lại chính thói quen tiêu dùng lãng phí của mình. Hãy uống cạn chai nước của bạn, đó là lựa chọn khởi đầu tốt nhất ! Hãy tập uống cạn chai nước của bạn, dù chỉ là 1 chai nước nhỏ trên máy bay...
......

Thời gian không đợi

Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đang bị chiếu tướng từ nhiều phía. Từ tổ chức Liên Hiệp Quốc, từ Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam là một thành viên, từ chính quyền Hoa Kỳ, từ Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét việc có chấp nhận để Việt Nam vào khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP và có hủy quyết định không bán vũ khí sát thương choViệt Nam hay không? Từ trong nội bộ đảng CS, khi một loạt 61 đảng viên trí thức có uy tín lên tiếng đòi đảng từ bỏ nền cai trị độc đoán chuyên quyền, từ bỏ học thuyết Mác - Lênin lỗi thời, thẳng tay diệt trừ tham nhũng, từ bỏ độc quyền kinh tế quốc doanh tệ hại, công khai hóa cuộc họp Thành Đô. Từ nhân dân, đòi hỏi chống bành trướng mạnh mẽ, chấm dứt bỏ tù công dân yêu nước chống bành trướng, trả tự do cho các chiến sỹ dân chủ một cách sòng phẳng, chấm dứt chơi trò «thả rồi lại bất, bắt rồi lại thả» làm vốn mặc cả theo kiểu đèn cù. Những lời hứa với cử tri về «Luật biểu tình», «Luật lập hội, trong đó có lập công đoàn tự do», về chống tham nhũng quyết liệt không thể trì hoãn. Bộ Chính trị 16 người ở Hà Nội đang nằm trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, thật sự là khốn khổ bối rối. Nước đến chân rồi. Trước hết vì họ tham quá. Họ vừa muốn giữ ghế quyền lực lại muốn mỵ dân, vừa muốn tiếp tục hưởng đặc lợi, lại vừa muốn tỏ ra biết điều, khôn ngoan, vừa muốn tỏ ra thân thiết giữ cam kết keo sơn với ông đồng chí khổng lồ lại muốn tỏ ra xiêu lòng với những lời hứa ngon lành ngay thật từ phương Tây. Giang 2 tay rộng ra 2 phía để bắt cá, có khi không được con nào. Cái trò đi trên dây luôn mạo hiểm. Chỉ mất thăng bằng tý chút là lăn kềnh, đổ vỡ, có khi nguy khốn. Bộ Chính trị đang bị dồn vào thế phải lật hết tẩy ra. Nghĩa là phải dứt khoát lựa chọn. Muốn gắn bó thật sự với phía này thì phải buông bỏ phía bên kia. Không thể nói và làm trái ngược, đánh đố nhau, đánh lừa nhau mãi được. Ôm đồm, quá tham, sẽ rơi hết sạch. Vừa qua 2 thượng nghị sỹ Mỹ vào loại có thế lực nhất đã sang tận Hà Nội để nói rõ rằng phía Hoa Kỳ nhận thấy tình hình đã chín để có thể nhận Việt Nam gia nhập khối TPP và bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ đó nâng mối quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm cao mới. Cánh bảo thủ trong lãnh đạo đừng tưởng bở, cho là họ cần ta hơn ta cần họ. Quà mang sang không cho không. Hãy hiểu cho rõ điều này. Tuyên bố của TNS John McCain (ngày 8/8) nói rõ: «Làm được bao nhiêu trong lĩnh vực này (tức nhận VN vào TPP và bán vũ khí sát thương ) cũng như các mục tiêu thương mại và an ninh, còn tùy thuộc nhiều vào hành động của VN về cải thiện nhân quyền». Ông còn nhắc lại lời hứa của thủ tướng VN hồi đầu năm: «Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại» và «đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ»; Ông nói thêm: «Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng trân trọng như thế thành những hành động mạnh mẽ, như thả các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng là làm cho rõ ràng trong luật pháp và chính sách là quyền lực Nhà nước phải được giới hạn và các quyền làm người phổ cập như tự do phát biểu, lập hội, tín ngưỡng, xuất bản, truy cập thông tin phải được bảo vệ cho tất cả mọi công dân”. Rõ ràng ông McCain đã nói thẳng ra những điều kiện trên đây, để có đi mới có lại. Ngay sau đó (10/8) khi gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Miến Điện, Ngoại trưởng John Kerry lại nhấn mạnh: «Thành tích nhân quyền của Việt Nam là vấn đề tranh cãi còn tồn đọng giữa 2 nước để tạo điều kiện cho mối quan hệ được nở rộ». Quả bóng đang ở phía Việt Nam. Việt Nam phải chứng minh bằng hành động. Có một nhận định hơi vội là phía Hoa Kỳ có vẻ nghiêng về phía cánh bảo thủ giáo điều trong Bộ Chính trị, trong cơ quan lãnh đạo của đảng CS. Hoa Kỳ đang chờ, chưa nhóm nào trả lời thật rõ. Thông điệp của phía Hoa Kỳ là gửi cho phía Việt Nam, cho toàn bộ 16 người trong Bộ Chính trị, cho cả 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, cho cả 500 đại biểu Quốc hội, cũng là gửi cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội Đảng, luôn quyết định theo đa số. Hiện có vẻ chưa nhóm nào đạt đa số, chưa dứt tình với đồng chí bành trướng vì «nặng nợ». Nhưng chỉ còn dăm tuần lễ nữa thôi, không thể ấm ớ mãi, vì việc quyết định về gia nhập TPP sẽ sớm ngả ngũ, Quốc hội Mỹ sẽ bàn chuyện Việt Nam vào kỳ cuối năm, sau đó sẽ dồn nổ lực cho việc bầu cử. Thời gian thật cấp bách, không chờ ai. Để xem ngày lễ Quốc khánh 2/9/2014 tới, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ ký lệnh trả tự do dưới dạng ân xá giảm án cho bao nhiêu tù chính trị, tù lương tâm? Danh sách phía các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra là 25 người cấp bách nhất, danh sách phía Hoa Kỳ, Liên Âu Bắc Âu, Úc…đưa ra cũng ngang như vậy. Không thể chỉ vài ba, hay dăm sáu người, kiểu nhỏ giọt. Bộ Chính trị có dám mạnh tay thả luôn 200 người, như Miến Điện từng làm khá là sòng phẳng năm 2013 không? Xin nhớ chưa bao giờ ở Thượng viện cũng như ở Hạ viện Mỹ các ông bà nghị lại đòi phía Việt Nam phải tỏ ra thực tâm tôn trọng quyền làm người của người dân nước mình đến vậy. Thêm nữa, dư luận trong và ngoài nước sẽ xem xét kỹ trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, luật về biểu tình, về lập hội, đặc biệt là lập công đoàn tự do ở các xí nghiệp có còn bị đẩy lùi nữa hay không? Những điều luật mơ hồ, hết sức phi lý về an ninh, rất bất công gây oan ức, lạm dụng có được hủy bỏ, sửa chữa hay không ? Và một chỉ dấu nữa không kém phần hệ trọng là công luận trong và ngoài nước sẽ quan sát kỹ xem việc chống tham nhũng có «quyết liệt» như đã hứa hay vẫn giơ cao đánh khẽ, đánh kẻ thù nội xâm như phủi bụi, trong khi ở bên Tàu họ đánh từ «siêu hổ đến ruồi nhặng», bắt giam 2 cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng - cùng 400 cán bộ và nhân viên phe cánh, điều tra tài sản của hàng vạn quan chức cấp cao, trừng trị hàng loạt cán bộ ngành công an, một ngành bị tố cáo là lạm quyền, tham nhũng, tàn bạo với dân có hệ thống, từ cao nhất đến cơ sở. Vậy thì trong thời gian sắp đến bất cứ ai hay nhóm nào trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, dù là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng hay chủ tịch quốc hội, nếu có những việc làm theo hướng thực thi dân chủ, nhân quyền, thực hiện nền pháp trị nghiêm minh, ngay thật làm đúng theo lời hứa, lời cam kết với Liên Hiệp Quốc, với Hội đồng Nhân quyền, với cử tri nước mình, với nhân dân thì sẽ được ca ngợi, đề cao và tin cậy. Sau khi phía Trung Quốc đã tỏ ra tham lam ngạo mạn ngang nhiên đưa giàn khoan lớn vào vùng biển nước ta, tàn sát ngư dân ta, hành động phi pháp, bất nhân, lãnh đạo nước ta phải biểu thị lòng yêu nước thương dân chống bành trướng, từ đó cảnh giác với thái độ lấn lướt gặm nhắm của họ, không thể để họ cắm chốt sâu trên các địa bàn trọng yếu, hạn chế việc họ đấu thầu, đầu tư, kinh doanh, buôn bán, lập nghiệp, mua chuộc các quan chức tham nhũng địa phương trên đất nước ta, tất cả phải thành chính sách đồng bộ từ trên xuống dưới của chính phủ bao gồm các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại, lao động. Cùng với chính sách nội trị chống bành trướng như thế, chính sách ngoại giao cũng phải mang xu thế chống bành trướng rõ rệt, quan trọng nhất là kết nhiều bạn mới cùng chung ý chí chống bành trướng như Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, Miến Điện, và đặc biệt là để ngỏ khả năng liên minh chiến lược với Hoa Kỳ, cường quốc mũi nhọn đương đầu với sự trỗi dậy hung hãn nguy hiểm của Trung Quốc. Tất cả sự mong đợi ở thời điểm thử thách này là xem đa số Bộ Chính trị có dám nắm chắc tay lái, bẻ ngoặt chuyển sang hướng mới, phóng mạnh vào đại lộ dân chủ nhân quyền, cải cách toàn diện và đồng bộ cả hệ thống cai trị đối nội và đối ngoại, chấm dứt thời kỳ đổi mới nửa vời, đổi mới kinh tế chập chờn, đóng băng về chính trị, tự trói về ngoại giao, chống tham nhũng hời hợt, tiêu phí biết bao của cải và thời gian của xã hội. Xem nhóm nào thật sự vượt lên trong nước rút này. Chỉ còn vài tháng ngắn ngủi cuối năm, bao nhiêu việc cần làm để được công luận thế giới cùng dư luận trong nước đánh giá là «được», là «tốt», là «đạt yêu cầu», chưa nói là «rất tốt”, là «vượt yêu cầu”, «là nêu gương về tôn trọng nhân quyền cho người láng giềng phương Bắc» như TNS McCain đã khuyến cáo. Hay lại bị dư luận quốc tế cũng như dư luận trong nước chê là «nhỏ giọt», «miễn cưỡng», «chưa thật dứt tình với ông đồng chí xấu bụng nham hiểm», «chỉ là thủ đoạn chiến thuật để mua thêm thời gian», «về cơ bản vẫn thế»…Để phải xóa bài làm lại, chờ thêm một thời gian nữa. Xét cho cùng là lãnh đạo đảng CS lần này chọn ai, chọn quê hương mình, Tổ quốc mình, nhân dân mình, đồng bào mình, hay là đặc quyền đặc lợi cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, quyền lợi phe nhóm gắn chặt với « ông láng giềng tốt, ông bạn vàng tốt, ông đồng chí tốt, ông đối tác tốt» để cam chịu làm tay sai ô nhục. Sức mạnh quyết định không phải ở «nhóm bảo thủ» hay «nhóm cấp tiến» trong Bộ Chính trị, vì họ rất giống nhau ở lòng tham quyền lực và tham đặc lợi phe nhóm, rất giống nhau dính quá chặt với thế lực bành trướng, cả 2 nhóm chỉ đua nhau nói dân chủ, nói pháp trị, nói nhân quyền nhưng không làm. Sức mạnh vô tận lâu bền của xu thế dân chủ và nhân quyền đích thật nằm trong đại khối nhân dân, trong đại khối đảng viên CS và đoàn viên CS ở cơ sở - không thuộc phe nhóm ăn chia nào - do hơn 20 tổ chức xã hội dân sự như Văn đoàn Độc lập VN, Hội nhà báo độc lập VN, Hiệp hội dân oan VN, Hội Phụ nữ nhân quyền, Phong trào Lao dộng Việt … cùng hàng loạt blogger, Facebook lề trái làm vai trò tiên phong mở đường. Đó mới thật là thế lực của hiện tại VN và tương lai VN, bạn bè chí cốt với xu thế dân chủ và nhân quyền quốc tế đang nắm chắc tương lai của thế giới này. Nguồn: voatiengviet.com
......

Loài người ngày càng tiêu lạm quỹ tài nguyên của trái đất

Hôm qua, 19/08/2014, được đánh dấu là ngày mà nhân loại đã tiêu thụ hết nguồn tài nguyên mà trái đất có thể sản sinh trong năm 2014. Chỉ trong vòng hơn 8 tháng, loài người chúng ta đã tiêu thụ hết khả năng tái tạo thiên nhiên của trái đất trong cả năm. Từ năm 2003, trên cơ sở ước tính lượng lương thực – thực phẩm, tài nguyên mà con người đã sử dụng, đồng thời có tính đến khả năng hấp thụ lượng phát thải CO2 từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, Global Footprint Network, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ trong lĩnh vực môi trường sinh thái, đã ấn định một ngày trong năm được gọi là “Earth Overshoot Day”, tức là ngày đánh dấu thời điểm thế giới đã sử dụng hết tài nguyên mà Trái đất có thể đáp ứng cho cả năm. Như vậy là trong thời gian còn lại của năm, con người sẽ phải “tiêu lạm” vào quỹ tự nhiên thông qua việc khai thác tài nguyên và thải rác cùng khí thải độc hại ra ngoài môi trường, làm trầm trọng thêm hiện tượng biến đổi khí hậu. Năm nay, thời điểm nhân loại tiêu hết nguồn vốn thiên nhiên của 365 ngày được xác định là ngày 19/8, tức là nhân loại rơi vào tình trạng “nợ nần sinh thái” trong 134 ngày còn lại. Thực ra cách tính toán nói trên đã được các chuyên gia thực hiện từ năm 1970 và được chuẩn hoá từ năm 2003. Ngược dòng thời gian người ta thấy thời điểm tiêu hết vốn tài nguyên của nhân loại cứ bị đẩy lùi hàng năm khiến cho món nợ sinh thái của loài người cứ ngày càng chồng chất thêm. Năm nay thời điểm rơi vào nợ sinh thái được đẩy sớm hơn một ngày so với năm ngoái, nhưng so với năm 2010 thì nó đến trước 12 ngày, năm 2000 thì rơi vào ngày 5/10 hay xa hơn một chút là năm 1975, thì đến tận ngày 29/11 thì nhân loại mới tiêu hết nguồn tài nguyên cho phép. Có thể lý giải cho thực trạng "Earth Overshoot Day" bị đẩy lên sớm dần là vì trong những năm 1970, dân số thế giới chỉ bằng khoảng phân nửa hiện nay ( gần 4 tỷ người vào những năm 1970 trong khi đến năm 2014 dân số thế giới là 7,2 tỷ người). Tất cả các nhu cầu cho con người đều tăng, trong đó đặc biệt có nhu cầu năng lượng tăng rõ nét, cho dù rất nhiều tiến bộ công nghệ xuất hiện hàng ngày giúp kiết kiệm năng lượng. Theo thông báo của Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã WWF ( World Wildlife Fund), “Ngày nay 86% dân số thế giới sống trong các nước có nhu cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên mà hệ sinh thái của trái đất không thể tái tạo kịp” để đáp ứng”. Nhu cầu của loài người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để nuôi sống và phục vụ sinh hoạt của mình là tất yếu, nhưng từ giữa thập niên 1970, nhu cầu của chúng ta đã vượt ngưỡng cho phép. Mức tiêu thụ tài nguyên của nhân loại đã vượt quá khả năng tái tạo tự nhiên của trái đất để có thể cung cấp trở lại cho con người. Theo tính toán của Global Footprint Network, trái đất phải tăng gấp rưỡi lần khả năng tái tạo mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của con người cho tới thời điểm năm 2014 và nếu cứ giữ nhịp độ tiêu thụ như hiện nay thì từ nay đến năn 2050 loài người sẽ phải cần có “2 trái đất” mới đáp ứng được nhu cầu về tài nguyên. Vào “ngày thế giới mắc nợ” thiên nhiên năm nay, tổ chức phi chính phủ Mỹ cũng đưa ra bản thống kê đối với các quốc gia riêng dựa trên những chỉ số dự trữ tài nguyên thiên nhiên của từng nước có được và mức tiêu thụ thực tế của dân cư. Các “con nợ sinh thái” lớn vẫn là những nước phát triển và mới trỗi dậy như Nhật Bản, Hoa Kỳ và không thể thiếu được Trung Quốc, đất nước của hơn một tỷ dân và đang trong cơn khát năng lượng và nguyên vật liệu phục vụ cho tốc độ phát triển phi mã của mình. Tiếp theo là các nước như Ấn Độ, Nga, Brazil, Qatar…., Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng tài nguyên ở gần 20% dân số toàn cầu vẫn nằm trong ngưỡng hệ sinh thái có thể đáp ứng được, song kho dự trữ sinh thái của họ cũng không thể duy trì, vì bị các “con nợ sinh thái” lớn trên vay mượn dưới nhiều hình thức. Hậu quả của tình trạng nhân loại chi nhiều hơn thu này là điều càng ngày càng hiển hiện. Chẳng hạn như tình trạng biến đổi khí hậu chính là sản phẩm của việc tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính vượt quá khả năng hấp thụ của rừng và đại dương. Thêm vào đó là tình trạng phá rừng, huỷ hoại đa dạng sinh học, đánh bắt hải sản quá mức hay khai thác tài nguyên khoáng sản quá nhanh. Cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay, các giải pháp cho tiết kiệm năng lượng, khai thác tài nguyên thiên một cách hợp lý cũng đã được triển khai ở đây đó trên thế giới, nhưng dường như vẫn chưa đủ. Món nợ sinh thái của nhân loại hôm nay không được trả ngay sẽ tích tụ lại trở thành gánh nặng lớn đẩy thế hệ tương lai vào một cuộc “khủng hoảng sinh thái”, một cụm từ đã được các chuyên gia môi trường nhắc đến nhiều thời gian gần đây. http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140820-loai-nguoi-ngay-cang-tieu-lam-qu...
......

XÓA BỎ MẶC CẢM SỢ HÃI

Một thứ mặc cảm nên xóa bỏ là sợ. Một tờ báo Nam Hàn loan tin ngày 23 Tháng Năm, Cộng sản Trung Quốc đưa 300 ngàn quân đến Quảng Tây, nhiều người lo sợ Trung Cộng sắp tấn công đến nơi. Có người ở Hà Nội cho biết đã “thấy trên đường Cầu Rẽ-Pháp Vân có nhiều đoàn xe quân sự chở theo pháo hạng nặng và xe tăng chạy hướng Nam-Bắc nhằm về phía biên giới”; rồi tính chuyện rút tiền ở ngân hàng về phòng bất trắc. Nhưng chiến tranh không dễ gì xảy ra, quyết định gây chiến không giản dị như trong thời trong truyện Tầu, Tam Quốc Chí. Tương quan quốc tế bây giờ cũng không giống năm 1978, 79. Thời 35 năm trước, nước Việt Nam hoàn toàn bị cô lập trong cả vùng Ðông Nam Á cũng như trên thế giới, vì đảng Cộng sản Việt Nam chỉ biết bám lấy Liên Xô, mà Lê Duẩn tuyên bố là tổ quốc thứ nhì của ông. Trung Cộng tấn công, Liên Xô không cứu được, chỉ có dân và lính chết oan khốc. Nhưng nếu bây giờ Trung Cộng định tấn công, thì họ cũng phải tính trước. Giả thử họ đánh, chiếm được Hà Nội rồi thì họ sẽ làm gì đây? Lập thành quận, huyện của Trung Quốc như thời quân Minh; hay lập một chính phủ bù nhìn? Một ngàn năm Bắc thuộc cho thấy dân tộc Việt không bị khuất phục, bây giờ người Việt còn quật cường hơn trước nhiều. Có ai muốn thử sức hay không? Hơn nữa, ngày nay Trung Cộng còn yếu hơn thời Minh Thành Tổ, còn lo đối phó với phản ứng của các nước khác. Mỹ, Úc, Liên Hiệp Âu Châu, Nhật Bản, Ấn Ðộ, không thể khoanh tay nhìn Trung Cộng đánh, chiếm một nước láng giềng mà không làm gì cả. Tối thiểu, họ sẽ trừng phạt về kinh tế từng bước một, như đang áp dụng trong trường hợp Ukraine. Trung Cộng vốn đang bị các nước Ðông Nam Á nghi ngờ và họ càng lánh xa; có nước nào nhìn Trung Cộng lộng hành mà không lo đến số phận mình hay không? Mỗi nước trên đây chỉ cần giảm số hàng nhập cảng từ Trung Quốc 10% thì nền kinh tế đang mong manh sẽ sụp đổ. Putin chưa ngấm đủ các đòn phong tỏa kinh tế mà đã phải rút quân ở biên giới Ukraine về. Kinh tế Trung Quốc còn mong manh hơn Nga nhiều, nếu bị thế giới tẩy chay thì hàng trăm triệu công nhân thất nghiệp, chế độ cộng sản sẽ đổ, làm sao Tập Cận Bình dám gây thêm rắc rối? Ông Tập Cận Bình mới khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không gây thêm rắc rối trong vùng Nam Hải (người Việt gọi là Biển Ðông); mà chỉ có phản ứng cần thiết nếu bị nước khác khiêu khích. Có thể tin rằng đó là chính sách của đảng Cộng sản Trung Hoa. Một mặc cảm lo sợ khác là bị Trung Cộng tấn công về kinh tế. Nhưng kinh tế là những cuộc trao đổi; anh kiếm lời thì tôi cũng kiếm lời; anh làm khó cho tôi thì anh cũng bị thiệt hại. Năm 2010, Trung Cộng đã ngưng nhập cảng cá hồi từ Na Uy để trả đũa việc trao giải Nobel Hòa Bình cho Lưu Hiểu Ba. Năm 2012, họ cấm nhập cảng chuối từ Philippines sau các cuộc xung đột trên biển. Nhưng cuối cùng, đâu cũng vào đó cả, cả hai nước bị “trừng phạt” vẫn sống ung dung. Kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ rộng lớn, nhưng có lợi cho họ hơn cho người mình. Năm ngoái, hai nước trao đổi hơn 50 tỷ đô la Mỹ về thương mại, trong đó người Việt mua và trả cho Trung Quốc 37 tỷ mà bên mình chỉ bán cho họ được 13 tỷ. Chấm dứt tình trạng cán cân mậu dịch chênh lệch đó thì người Trung Hoa bị thiệt nhiều hơn người Việt. Những năm qua, trong các cuộc đấu thầu ở nước ta, các công ty Trung Quốc trúng thầu 90% các dự án về điện và 80% các dự án về giao thông. Ðó là một tình trạng bất bình thường, đáng nghi ngờ. Có áp lực, tham nhũng, đút lót ở đâu đó, ai biết? Không những thế, các nhà thầu Trung Quốc luôn luôn gây đình trệ khi thi hành dự án, đòi tăng ngân sách mới tiếp tục, lại còn mang hàng chục ngàn công nhân lậu sang chiếm công việc của lao động Việt Nam. Ðó là tình trạng bất bình đẳng nên chấm dứt càng sớm càng tốt. Nếu các công ty Trung Quốc ngưng đầu tư vào mỏ bô xít, ngưng khai thác gỗ rừng ở Việt Nam thì dân Việt còn mừng nữa! Tình trạng kinh tế bị ràng buộc đến mức bị lệ thuộc hiện nay là do chính sách ngoại giao sai lầm của đảng Cộng sản, bám lấy 16 chữ vàng và 4 cái tốt; hậu quả của hội nghị Thành Ðô nhục nhã năm 1990. Chấm dứt tương quan bất bình đẳng đó mới mở được một con đường thoát cho kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tại hội nghị Shangri-La ở Singapore, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố nước Nhật sẽ hợp tác với Mỹ, Ấn Ðộ, Úc Châu, cùng bảo vệ luật pháp quốc tế và an ninh hàng hải trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là một lời cảnh cáo trước cảnh Trung Cộng đem giàn khoan dầu tới vùng Biển Ðông. Nhưng mối lo của Trung Cộng không phải chỉ là việc Nhật hứa viện trợ 10 chiếc tầu thủy cho Philippines để bảo vệ hải phận, hay hứa sẽ giúp một chiếc tàu cho Việt Nam. Mối lo chính của Bắc Kinh là nhân cơ hội này ông Abe sẽ tiến hành nhanh hơn quá trình đưa nước Nhật trở lại làm một “quốc gia bình thường,” để tự vệ và bảo vệ các đồng minh, trong đó ông kể tới các nước Ðông Nam Á. Bình thường hóa, nghĩa là Nhật Bản sẽ giải thích lại bản Hiến Pháp hòa bình, tái lập quân đội, sản xuất và xuất cảng vũ khí, gửi quân ra nước ngoài. Cũng tại hội nghị Shangri-La, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hoan nghênh các ý kiến của thủ tướng Nhật. Ác mộng của Trung Cộng là thấy một nước Nhật Bản tái vũ trang và có thể chế tạo vũ khí nguyên tử bất cứ lúc nào. Theo quyền lợi của những người lãnh đạo ở Bắc Kinh, họ có muốn giúp cho nước Nhật có thêm cơ hội liên kết với các nước Ðông Nam Á và Mỹ chặt chẽ hơn hay không? Phải xóa bỏ hai thứ mặc cảm sợ hãi đối với Trung Cộng. Nhưng cũng không nên nuôi ảo tưởng rằng các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ cũng lo việc bảo vệ nước Việt Nam. Các quốc gia trên thế giới đều chỉ lo bảo vệ quyền lợi của họ. Năm 1974, Mỹ không giúp Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, vì lúc đó họ chỉ cần thỏa hiệp để rút khỏi Việt Nam, để lại cho Trung Cộng và Việt Cộng mầm mống một cuộc tranh chấp, thanh toán lẫn nhau sau này. Tại hội nghị Shangri-La khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel gặp Tướng Vương Quan Trung (Wang Guanzhong), phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng, ông nhắc nhở rằng Trung Quốc đã có những hành động đơn phương gây xáo trộn ở Scarborough Reef, tại Second Thomas Shoal, và đưa giàn khoan dầu tới quần đảo Paracels. Ông Hagel nhắc tới hai vụ gây hấn với Philippines trước, vụ xâm lấn vào lãnh hải Việt Nam sau; vì nước Mỹ có những thỏa hiệp về an ninh, quân sự với Philippines, không có ràng buộc nào với Việt Nam. Cho nên chúng ta không nên nuôi ảo tưởng rằng có thể nhờ vả vào nước Mỹ trong cuộc tranh chấp với Trung Cộng. Chính quyền Mỹ luôn luôn khẳng định rằng họ hoàn toàn trung lập về chủ quyền các đảo trong vùng Biển Ðông. Ðối với quyền lợi của dân Mỹ, các mỏ dầu khí dưới đáy biển thuộc chủ nhân nào thì cũng không ảnh hưởng đến việc mua bán của họ. Một nhà bình luận Mỹ đặt câu hỏi: “Chúng ta (người Mỹ) có cần quan tâm đến chuyện một công ty Trung Quốc hay Việt Nam hút dầu từ đáy biển chung quanh quần đảo Paracels rồi đem bán hay không? Chúng ta có quan tâm đến về chuyện một ngư dân nghèo người Philippine hay một ngư dân nghèo Trung Hoa đánh được cá ở Scarborough Shoal hay không? Nước Mỹ có đánh nhau với Trung Quốc về mấy bãi đá và tảng đá ngầm giữa đại dương hay không?” Cuối cùng, cần xóa bỏ các mặc cảm, cũng xóa bỏ cả các ảo tưởng. Người Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào sức mình để bảo vệ quyền lợi quốc gia, những thứ còn có thể bảo vệ được. Chiến lược lâu dài của đảng Cộng sản Trung Hoa là gậm nhấm từng mảnh một, trong khi vẫn nói là sẵn sàng thảo luận với các nước khác trong vùng Biển Ðông, miễn là thảo luận song phương. Trong lâu dài, thủ đoạn này chỉ có lợi cho họ. Họ sẽ đặt thế giới trước những “sự đã rồi,” như việc thành lập huyện Tam Sa trước đây, và việc đem giàn khoan vào hải phận nước ta mới rồi. Thế giới sẽ dần dần chấp nhận những ‘sự đã rồi” này, hoặc chỉ phản đối lấy lệ. Nước Việt Nam không thể để mình bị rơi vào trong cái bẫy đó. Cần có một chính phủ Việt Nam thực sự do dân Việt bầu cử tự do lập nên. Cần có một chính quyền thoát ra khỏi cái vòng dây trói buộc 16 chữ vàng và 4 cái tốt; sẵn sàng giao hảo với các nước khác mà không sợ làm mất lòng Trung Cộng. Cần một chính quyền cho dân được tự do kinh doanh, phục hồi kinh tế để dân giầu, nước mạnh. Muốn như vậy, cần phải chấm dứt chế độ cộng sản. NKT Nguồn: VNTB  
......

CHÚNG TA SẼ CHIẾN THẮNG BỞI VÌ CHÚNG TA KHÔNG HIỂU CHÍNH TRỊ

"Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta không hiểu chính trị. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta không chơi trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta không hề có một lịch trình cụ thể. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt chảy ra cũng chính từ tâm hồn chúng ta. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta có những giấc mơ. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi chúng ta sẵn sàng đứng lên vì giấc mơ của mình". - Wael Ghonim, nhân viên điều hành của Google, người đã khơi mào cuộc cách mạng dân chủ tài Ai Cập. Wael Ghonim   WAEL GHONIM: CÁCH MẠNG AI CẬP DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TRONG CUỘC Đây là cuộc cách mạng 2.0. Không ai là anh hùng cả, không ai là một anh hùng bởi tất cả mọi người đều là anh hùng. Chúng ta đã làm được một điều gì đó. Chúng ta đều sử dụng Wikipedia, bạn có biết rằng Wikipedia là mà tất cả mọi người cùng nhau đóng góp nội dung và cuối chúng ta đã làm được một bộ Bách khoa toàn thư lớn nhất trên thế giới. Bạn thấy đấy từ một ý tưởng nghe có vẻ điên rồ, bạn có bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới.   Và trong cuộc cách mạng Ai Cập, cuộc cách mạng 2.0, tất cả mọi người đều đã đóng góp một cái gì đó, dù nhỏ hay lớn. Chúng ta đều đã đóng góp một cái gì đó, để tạo nên một câu chuyện thần kỳ nhất trong lịch sử con người, đó chính là một cuộc Cách mạng. Thật xúc động khi thấy tất cả những người Ai Cập thay đổi một cách hoàn toàn. Thực tế, Ai Cập trong 30 năm qua đang xuống dốc và vẫn đang xuống dốc. Mọi thứ trở nên tồi tệ, mọi thứ đều sai cả. Chúng tôi chỉ được xếp hạng cao khi đề cập đến đói nghèo, tham nhũng, thiếu tự do ngôn luận, thiếu những hoạt động chính trị. Đó là những thành quả của cái chế độ "vĩ đại" của chúng ta. Nhưng dù thế không hề có điều gì xảy ra cả. Không phải bởi người dân sống hạnh phúc hay họ đã không cảm thấy thất vọng. Thực ra, người ta đã thất vọng cực độ. Nhưng lý do tại sao ai cũng im lặng là cái mà tôi gọi là rào cản tâm lý sợ hãi. Mọi người đều sợ cả. Không phải tất cả, thực sự có một số người Ai Cập dũng cảm mà tôi phải cảm ơn vì sự quả cảm của họ đã dám phản kháng khi vài trăm người bị đánh đập và bắt bớ. Tuy nhiên, trên thực ra, phần đông vẫn sợ hãi. Người ta không muốn bị rắc rối phiền toái.   Kẻ độc tài không thể tồn tại nếu không có vũ lực. Chúng muốn mọi người sống trong sợ hãi. Và cái rào cản tâm lý sợ hãi đó đã có hiệu quả trong nhiều năm trời, và Internet xuất hiện, công nghệ, BlackBerry, tin nhắn SMS... đã giúp kết nối chúng tôi lại với nhau, các nền tảng chia sẻ thông tin như YouTube, Twitter, Facebook đã giúp chúng tôi rất nhiều bởi vì về cơ bản nó đem lại cho chúng tôi ấn tượng rằng, "Trời ạ, tôi không đơn độc". Có rất nhiều người đã thất vọng. Có rất nhiều người đang thất vọng. Có rất nhiều người cùng chia sẻ một giấc mơ. Có rất nhiều người ưu tư đến tự do của họ. Họ có thể có cuộc sống tốt nhất trên thế giới. Họ đang sống trong hạnh phúc. Họ đang sống trong biệt thự của mình. Họ hạnh phúc. Họ không có rắc rối gì. Nhưng họ luôn cảm thấy nỗi đau của người Ai Cập. Rất nhiều người trong chúng tôi không thực sự hạnh phúc khi họ xem một đoạn video về một người đàn ông Ai Cập đang tìm miếng ăn trong rác rưởi, trong khi nhiều người khác đang ăn cắp hàng tỷ đồng Ai Cập từ tài sản quốc gia. Internet đã đóng một vai trò quan trọng, giúp mọi người này nói lên suy nghĩ của mình, để cộng tác với nhau, cùng bắt đầu suy nghĩ với nhau. Đó là cuộc vận động mang tính giáo dục. Khaled Saeed đã bị giết chết vào tháng Sáu năm 2010. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh này. Tôi vẫn còn nhớ từng chi tiết của bức ảnh đó. Bức ảnh đó thật kinh khủng. Anh ấy bị tra tấn, bị hành hình cho đến chết. Nhưng rồi câu trả lời của chính quyền là gì? Anh bị đánh chết một cách dã man. Câu trả lời của chính quyền là: "Hắn ta là một tên tội phạm. Hắn đã được giải thoát khỏi cuộc đời xấu xa của mình". Nhưng người dân không quan tâm, họ không tin vào chính quyền nữa. Nhờ có Internet, sự thật đã chiế thắng và tất cả mọi người đều biết sự thật đó.   Và tất cả mọi người bắt đầu nhận thấy rằng "anh chàng này có thể là người anh em của họ". Anh ta là một gã trung lưu. Bức ảnh của anh ta được chúng tôi nhớ mãi. Một trang Web đã được tạo ra và một người điều hành dấu mặt đã mời mọi người tham gia vào trang này, và không hề có kế hoạch gì cả. "Chúng ta dự định làm gì?" "Tôi không biết." Chỉ trong vài ngày, hàng chục ngàn người dân đã có mặt ở đó - những người Ai Cập đầy giận dữ, họ đòi hỏi Bộ Nội vụ. "Đủ rồi" "mang những kẻ đã giết người đàn ông này ra trước công lý. " Nhưng tất nhiên, chính quyền không hề lắng nghe. Thật là một câu chuyện đầy thú vị - khi mà mọi người bắt đầu cảm nhận về quyền làm chủ. Mọi người đều là chủ của trang Web này. Mọi người bắt đầu đóng góp ý tưởng. Thực tế, một trong những ý tưởng nực cười nhất, đó là, "Này , chúng ta hãy đứng im lặng. Chúng ta hãy cùng nhau bước ra, đối diện với biển, quay lưng với con đường, mặc áo đen, đứng lặng yên trong một giờ, không làm gì cả và sau đó chỉ đơn giản rời đi, trở về nhà. "Đối với một số người, điều đó giống như là, "Ồ, đứng im lặng. Và kế tiếp là những rung động nhẹ". Mọi người đã cười nhạo ý tưởng đó. Nhưng thực sự khi mọi người xuống đường, lần đầu tiên đã có hàng ngàn người ở Alexandria - cảm giác thật thú vị, thật tuyệt vời. Bởi vì nó kết nối mọi người từ thế giới ảo, đem họ lại cùng nhau trong thế giới thực, chia sẻ cùng một giấc mơ, cùng một sự thất vọng, cùng một sự giận dữ, cùng một khao khát tự do. Và họ đã làm điều đó. Nhưng chế độ đã học được điều gì? Không gì cả. Họ đã tấn công những người dân. Họ đã ngược đã người dân mặc dù thực tế những người này đã rất ôn hòa - họ thậm chí không chống đối. Và mọi thứ đã tiến triển cho đến khi cuộc cách mạng Tunisia nổ ra.   Trang Web đó lại, một lần nữa, được điều hành bởi những người này. Thực tế, công việc quản trị ẩn danh là thu thập những ý tưởng, giúp mọi người bỏ phiếu và bảo họ nên làm cái gì. Mọi người đã chụp ảnh, có người đã báo cáo những vi phạm nhân quyền ở Ai Cập, mọi người đã nêu ra những ý tưởng, họ đã thực sự bỏ phiếu lựa chọn những ý tưởng đó, rồi họ cùng nhau thực hiện những ý tưởng này, họ làm ra những video clip. Mọi việc được thực hiện bởi người dân và cho chính người dân, đó là sức mạnh của Internet. Không hề có ai là người lãnh đạo, người lãnh đạo là chính mỗi cá nhân trên trang Web đó. Trải nghiệm từ Tunisia, như Amir đã nói, đã thức tỉnh tất cả chúng tôi, chỉ cho chúng ta thấy rằng có một con đường. Vâng, chúng tôi có thể. Chúng tôi có thể làm điều đó. Chúng tôi có những vấn đề giống nhau, chúng tôi có thể chỉ cần đổ ra đường phố. Và khi tôi nhìn thấy trên đường phố ngày 25, tôi đã lùi lại và nói: "Ai Cập trước ngày 25 sẽ không thể nào là Ai Cập sau ngày 25. Cuộc cách mạng đang diễn ra. Đây không phải là sự kết thúc, đây là khởi đầu của sự kết thúc". Tôi đã bị bắt giữ vào đêm 27. Cảm ơn Chúa tôi đã có thể thông báo địa điểm và tất cả mọi thứ. Nhưng họ giam tôi. Và tôi sẽ không nói về những gì tôi đã trải qua, bởi bây giời không phải là để nói về tôi. Tôi đã bị giam trong 12 ngày, bị bịt mắt, còng tay. Và tôi đã không thực sự nghe thấy bất cứ điều gì. Tôi không biết bất cứ điều gì. Tôi không được phép nói chuyện với bất cứ ai. Và tôi được thả ra. Ngày hôm sau tôi đã ở Tahrir. Nghiêm túc mà nói, với sự thay đổi tôi có thể nhận thấy tại quảng trường này, tôi nghĩ rằng nó là 12 năm. Tôi đã không hề có trong đầu hình ảnh về người Ai Cập, người Ai Cập thật đáng kinh ngạc. Sự sợ hãi không còn nữa. Giờ là sự mạnh mẽ. Mọi người tràn đầy nội lực. Thật tuyệt vời thấy mọi người tràn đầy sức sống như thế và giờ đang lên tiếng đòi quyền của họ. Một sự trái ngược hoàn toàn. Sự cực đoan đã trở thành khoan dung. Ai có thể tưởng tượng được trước ngày 25, nếu tôi nói với bạn rằng hàng trăm ngàn người Thiên chúa giáo chuẩn bị cầu nguyện và hàng chục ngàn người Hồi giáo sẵn sàng bảo vệ họ, và sau đó hàng trăm ngàn tín đồ Hồi giáo đang cầu nguyện và hàng chục hàng ngàn người Thei16 chúa giáo sẵn sàng bảo vệ họ - điều đó thật là kỳ lạ. Tất cả các khuôn mẫu mà nhà cầm quyền đã cố gắng áp đặt lên chúng tôi thông qua những thứ gọi là tuyên truyền của họ, hoặc thông tin đại chúng, đã bị chứng tỏ là sai lầm. Cuộc cách mạng này đã chỉ ra cho chúng tôi thấy sự ngu ngốc của chế độ đó và sức mạnh đáng kinh ngạc của những người đàn ông, phụ nữ Ai Cập. Sự đơn giản và tuyệt vời của những người này bất cứ khi nào họ có một giấc mơ.   Khi tôi nhìn thấy điều đó, tôi đã trở lại và viết trên Facebook. Và đó là một niềm tin cá nhân, bất kể những gì sắp xảy ra, bất chấp những tiểu tiết. Tôi đã nói rằng, "Chúng ta sẽ chiến thắng. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta không hiểu chính trị. Chúng ta sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng ta không chơi trò chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì chúng tôi không hề có một lịch trình cụ thể. Chúng tôi sẽ giành chiến thắng bởi vì những giọt nước mắt chảy ra cũng chính từ tâm hồn chúng ta. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi vì chúng ta có những giấc mơ. Chúng ta sẽ chiến thắng bởi chúng ta sẵn sàng đứng lên vì giấc mơ của mình". Và thực tế điều gì đã xảy ra. Chúng ta đã chiến thắng. Và đó là không phải bởi vì bất cứ điều gì, mà bởi vì chúng ta tin vào giấc mơ của mình. Chiến thắng ở đây không phải là những sự việc cụ thể của những gì sẽ xảy ra trên chính trường. Chiến thắng ở đây là chiến thắng của phẩm giá của mỗi người Ai Cập. Thực tế, một người lái xe taxi đã nói với tôi: "Nghe này, tôi đang hít thở sự tự do. tôi cảm thấy rằng tôi có phẩm giá của mình mà tôi đã bị tước đoạt trong rất nhiều năm trời. " Đối với tôi, đó là chiến thắng, bất kể tất cả các chi tiết. Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn là một câu nói mà tôi xác tín, mà người Ai Cập đã được chứng minh là đúng, rằng sức mạnh của nhân dân vĩ đại hơn nhiều so với những gì mà kẻ nắm giữ quyền lực đang có. https://www.ted.com/talks/wael_ghonim_inside_the_egyptian_revolution https://www.youtube.com/watch?v=hpt1oUlYdAk#t=519
......

Bỏ Đảng … tôi sẽ làm gì?

"Có thể nói, ngày tôi vào Đảng với một niềm tin và tự hào mãnh liệt bao nhiêu thì ngày hôm nay, tôi chán ghét và khinh bỉ Đảng viên, khinh bỉ tổ chức Đảng bấy nhiêu, mà trớ trêu thay, tôi khinh bỉ cái mà tôi vẫn còn vấn vít", "Đảng là một cỗ máy giả dối khổng lồ, hàng ngày, những vị chức sắc Đảng có thể nói ra rả về Chủ nghĩa Mác Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về cái gọi là chí công, vô tư nhưng chiều về vẫn ăn nhậu phủ phê, vẫn chơi gái, tiền hối lộ vẫn nhận. Đến mức, bây giờ, không còn ai bất ngờ khi nghe thông tin quan này, tướng tá kia giàu sụ. Giả dối nhất đối với từng Đảng viên Cộng sản là hàng năm, vào kì nhận xét cuối năm, ai cũng “lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định theo chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong khi đó, ai cũng biết thừa từ ông Hồ đến ông Mao đều là thứ dâm tặc, Lê Duẩn cướp vợ người, Phạm Văn Đồng bán nước v.v và v.v...",   Đó là những lời đầy cảm xúc mà anh Trần Chấn đã viết tại trang Dân Luận khi phản hồi bài "Đảng chai sạn khiến tôi nhiều hư hỏng" của PV Quốc Doanh.   ... và Trần Chấn đổ quạu:"Đéo mẹ. Giả dối không chịu được!" Là một người đảng viên sinh sau 1975, tuổi dưới 40, sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, sau đó gia nhập Đảng và nay đã có hơn 10 năm tuổi Đảng, tự cho mình là một đảng viên ưu tú, anh Trần Chấn ngày hôm nay đã uất ức viết lên những lời như trên. Trần Chấn đã ra đời sau cả lúc Dương Thu Hương ngồi xuống lề đường Sài Gòn bật khóc năm 1975 khi khám phá ra sự giả dối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và thấy mình bị lừa. Thật tội nghiệp! Giá mà khi lớn lên Trần Chấn gặp được Dương Thu Hương thì chắc chắn đã không xin vào Đảng và khỏi phải ưu tư trắc trở như ngày hôm nay. Trần Chấn ví mình như một người "đang ngụp lặn trong dòng nước bẩn, cố bám lấy cái thân gỗ mục nát chắc chắn sẽ tan rã vì không biết cái chờ đợi chúng tôi là gì, một chiếc phao cứu sinh hay một chiếc thuyền đầy hải tặc hoặc đơn giản hơn, một con cá sấu đói đang rình mồi?" Trong tâm trạng đó Trần Chấn nghĩ tới việc bỏ Đảng. Nhưng anh lại băn khoăn. Băn khoăn không biết sau khi bỏ Đảng thì mình sẽ ra sao, sẽ làm gì, sợ Đảng bị sốc, sợ bị cha mẹ và anh chị em chê trách, sợ hậu cộng sản sẽ bị trả thù, cho các phong trào dân chủ là "lộn xộn" chưa thuyết phục, sợ đất nước bị bất ổn, … Đọc những giòng của Trần Chấn, ta không biết còn bao nhiêu những đảng viên ĐCSVN trẻ khác nữa, mang cùng tâm trạng như Trần Chấn nhưng chưa có cơ hội hay hoàn cảnh để lên tiếng? Với bạn Trần Chấn và những người bạn trẻ đó, kinh nghiệm của những người đi trước có thể giúp trả lời một số băn khoăn chăng:   Trước tiên, bạn không nên sợ Đảng bị sốc. Trước bạn đã có nhiều người bỏ Đảng. Thời trước thì có những Trần Độ, Trần Xuân Bách, Dương Quỳnh Hoa, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Phạm Đình Trọng, … gần đây hơn có Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Đắc Kiên, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Chí Đức, Đặng Chí Hùng, … . Họ là những người mà việc bỏ Đảng đáng lẽ đã phải tạo những cái sốc rất lớn. Nhưng bạn thấy đó. Khi những đảng viên nói trên bỏ Đảng, lẽ ra Đảng phải xem đó là những tiếng chuông cảnh tỉnh để biết mà cải tổ và sửa sai, nhưng Đảng chỉ đơn giản gạt họ sang một bên, thậm chí còn đàn áp trù dập họ như kẻ thù. Như vậy, bạn có thể yên trí. Chẳng bên nào bị sốc cả vì chẳng ai còn xa lạ gì với những lý do khiến đảng viên bỏ đi và các bạn sẽ không phải là người cuối cùng cất bước. Bạn cũng không nên lo ngại cha mẹ và các anh chị em bạn chê trách. Tại sao chúng ta lại sợ bị người khác chê trách khi biết mình đang theo tiếng gọi của lương tâm để làm một việc đúng? Ngược lại, chúng ta nên tin tưởng việc làm đúng của mình sẽ giúp cho người thân cuối cùng nhìn ra sự thật và cùng với mình làm những việc đúng, để đưa đất nước chúng ta sang con đường tốt đẹp hơn. Còn sống cùng nhau trong giả dối như hiện nay chỉ là cách cột chặt con cháu chúng ta và các thế hệ tương lai vào ngõ cụt tụt hậu, cả về kiến thức lẫn nhân cách, đi đâu cũng bị thế giới rẻ khinh. Và khi đủ suy nghĩ, chính chúng sẽ khinh bỉ chúng ta vì đã không dám có những chọn lựa theo lương tâm vào lúc này. Ai cũng có thể cảm thông với các hối tiếc mất quyền lợi, dù ít dù nhiều, của người đảng viên ĐCSVN cấp thấp. Nhưng nếu nhìn xa hơn vào tương lai, chúng ta sẽ thấy trong một xã hội phát triển tự do, công bằng, pháp quyền thì mức thu nhập bình thường của một người làm việc miệt mài với sức lực và trí tuệ của mình đều dễ dàng hơn hẳn loại lợi lộc nho nhỏ gắn liền với thẻ đảng viên hiện nay, mà lương tâm chúng ta không còn bị dằn vặt vì đặc quyền đặc lợi đến từ vai trò thành viên của một tổ chức bất chính, sống nhờ các thủ thuật cướp bóc những người dân cùng khổ và nạo khoét tài nguyên quốc gia. Người Việt mình có câu "của phi nghiã sẽ không bền" và thường chỉ dẫn đến "của Thiên trả Địa" mà thôi. Thật vậy, đã biết bao nhiêu lần những món tiền nho nhỏ bạn nhận được từ Đảng chỉ để cộng vào làm quà hối lộ cho các thành viên cao hơn của Đảng. Còn nỗi băn khoăn lo ngại sẽ bị trả thù trong thời hậu cộng sản thì có lẽ nó phát xuất từ sự hiểu lầm mà thôi. Việc rời bỏ một tổ chức mang nhiều tội ác với dân tộc như ĐCSVN thì tuyệt đối không phải là một việc làm sai trái để rồi bị kết tội trong thời hậu cộng sản. Suy nghĩ đó chỉ có thể là bài bản hù dọa của Ban Tuyên Giáo mà thôi. Thực tế tại nhiều nước cho thấy trong giai đoạn hậu độc tài, những kẻ có tội bị mang ra xét xử đều là những kẻ đã phạm những tội hình sự trầm trọng khi họ cầm quyền. Còn những ai từ bỏ Đảng, không thi hành những chỉ thị ác độc từ trên đưa xuống, âm thầm báo trước cho các nạn nhân trốn đi, và kêu gọi các đảng viên khác sống đúng với lương tâm, đều được dân chúng biết ơn. Trong nhiều trường hợp, những con người đầy lương tâm này còn được dân chúng bầu vào các vị trí điều hành trong nền dân chủ mới. Bạn còn ngần ngại chưa dám dấn bước theo phong trào dân chủ vì cho rằng họ "lộn xộn" ư? Trước hết, nhận xét đó không sai đâu. Nhưng đề nghị chúng ta bỏ chút thời giờ tìm hiểu về quá trình tiến đến dân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới. Những quốc gia có nền dân chủ lâu đời như Pháp, Anh, Mỹ, … đều đã phải đi qua cái giai đoạn mà bạn gọi là "lộn xộn" đó. Rồi đến những quốc gia tại Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khác, Hung Gia Lợi, Nam Tư, … cũng đều đi qua giai đoạn đó để có những xã hội công bằng, đầy công lý và nhân quyền như hiện nay. Gần với chúng ta hơn, những quốc gia Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, … đều đã hoặc đang đi qua giai đoạn "lộn xộn" đó. Một phần do bản chất của dân chủ, của đa nguyên. Một phần khác do người dân ở mỗi nước này cần có thời gian để làm quen với cách hành xử dân chủ. Và một phần vì tiến trình sản xuất ra những chính phủ dân chủ đúng nghĩa phải qua một số vòng lựa lọc. Ngược lại, cái gọi là ổn định của độc tài thực chất chỉ là sự ổn định giả tạo. Như bạn thấy, nó là nồi nước ngày càng sôi sục và hòn đá chận vung cứ ngày một lớn hơn ... cho tới ngày cái nồi nổ tung như tại tất cả các nước độc tài, dù là cộng sản hay không cộng sản. *** Nhưng nói gì đi nữa, cuối cùng quyết định lựa chọn vẫn hoàn toàn tùy thuộc ở bạn. Có người chọn con đường rời bỏ hẳn — rời bỏ hàng ngũ kẻ ác để đứng về phiá dân tộc. Có người chọn tiếp tục ở lại trong Đảng như 61 đảng viên kỳ cựu vừa ký tên vào lá Thư Ngỏ ngày 28/7/2014 vừa qua, để kêu gọi các đảng viên khác cùng lên tiếng đòi hỏi lãnh đạo Đảng phải công khai các hành động làm tổn hại đất nước trong quá khứ, ngưng ngay các việc ác trong hiện tại, và tháo gỡ các vòng kim cô trên đầu dân tộc để đi vào tương lai.   Khi đã bật ra tiếng lòng "chán ghét và khinh bỉ Đảng viên, khinh bỉ tổ chức Đảng" đến độ "Đéo mẹ. Giả dối không chịu được!" thì đã khá rõ bạn không còn chấp nhận ngồi yên chịu đựng nữa. Chúng ta cùng đứng lên đi, và mong có ngày được bắt tay bạn.   Nguồn: viettan.org
......

"Petrotimes và Nguyễn Như Phong là ngụy?"

(VNTB) - Petrotimes và Nguyễn Như Phong: Ai ngụy độc lập và ngụy dân tộc?   Thói thường, khi bí lối trong tranh luận, các “nhà báo mang chức năng bảo vệ” thường bám theo những lối mòn như người chết đuối vớ được cọc. Nhưng, họ không biết rằng đó là cách tự sát với môi trường thông tin hiện đại. Đó chỉ là lối mòn thường đi của những con thú ăn đêm thiếu sáng tạo mà thôi.     Ngựa quen đường cũ   Để chứng minh quyền con người, đảng CS và nhà nước Việt Nam thường đưa hiến pháp, pháp luật trưng ra đầy đủ, rồi thì thành tích xóa đói, giảm nghèo, rồi thì chiến tranh, hậu quả… Nhưng, những con số thống kê, những ví dụ, những “thành tích” được trưng dẫn nhiều khi chẳng nói lên được một điều gì về nhân quyền VN không bị chà đạp.   Để chứng minh quyền tự do tôn giáo, đảng CS và nhà nước Việt Nam trưng dẫn VN có bao nhiêu nhà thờ, bao nhiêu tôn giáo, bao nhiêu chùa được xây, bao nhiêu tín đồ và “các tôn giáo đều tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của đảng… vô thần”. Để chứng minh quyền tự do báo chí, đảng CS và nhà nước Việt Nam chứng minh rằng thì đã có bao nhiêu tờ báo, bao nhiêu đài truyền hình, bao nhiêu phóng viên... Nhưng những điều đó không nói lên được rằng người dân có được mở miệng ở đó không, nó phục vụ ai, thì hầu như ít khi họ đề cập, bởi “Báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng”. Có lẽ đây cũng là cách duy nhất mà đảng và nhà nước Việt Nam có thể dùng để chống chế những chỉ trích về việc vi phạm các quyền con người tối thiểu theo các định chế quốc tế. Điều đó cứ lặp đi, lặp lại như con vẹt đến mức nhàm chán mà họ không thấy cái “ngụy” của mình. Họ không hiểu rằng thực chất ở trong đó là gì thì thiên hạ đều biết. Điều đáng nói, đáng nể phục ở đây là họ cứ nói, ai không nghe mặc kệ, ai phản đối cứ việc, nói đến mức chính họ cũng tưởng là thật. Và sự thật hoang tưởng đó là cái mà họ tự hào. Hai bài viết trên tờ báo do Nguyễn Như Phong làm TBT vẫn với tư duy “ngựa quen đường cũ” như thế. Bài báo viết về Hội nhà Báo VN như sau: “Hội có trên 18.000 hội viên làm việc tại 800 cơ quan báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức duy nhất được luật pháp, xã hội và cộng đồng quốc tế công nhận”. Có lẽ cần lưu ý điều này: Mới đây, khi đề cập về tự do tôn giáo ở VN, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc - ông Heiner Bielefeldt - đã được VN cho biết có một số nhóm tôn giáo đã được nhà nước cấp phép, đăng ký và coi đó như một biểu hiện về quyền tự do tôn giáo ở VN (!). Tuy nhiên, ông Heiner Bielefeldt đã chỉ rõ: “Việc thực thi quyền con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, bởi cá nhân và/hoặc trong một cộng đồng với những người khác, không thể diễn ra phụ thuộc vào bất kỳ hành vi công nhận hay phê duyệt hành chính cụ thể nào. Là một quyền phổ quát, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng vốn có trong tất cả con người và vì thế có vị thế quy chuẩn cao hơn bất kỳ một hành vi hay thủ tục hành chính nào”. Nói cách khác, việc trưng dẫn mấy con số về đăng ký, về tổ chức được công nhận không làm rõ quyền tự do được tôn trọng, mà ngược lại chỉ càng nói lên thực trạng hạn chế quyền con người của công dân. Ngụy độc lập - Ai? Bài viết trên tờ Petrotimes do Nguyễn Như Phong làm TBT đặt tiêu đề “Ngụy độc lập”. Tuy nhiên, nội dung bài viết không nêu rõ, không chứng minh được như thế nào là “Ngụy độc lập” và ai ngụy độc lập ở đây. Thiết nghĩ vấn đề cần làm rõ là nơi này. Báo chí, bất kể là của ai, nhóm nào hoặc phe nhóm, đảng phái nào đi nữa, thì cũng cần một nền tảng cơ bản đó là Sự thật và Công lý để hành xử. Mặt khác, để hành xử được đúng tinh thần nền tảng đó, báo chí cần một vai trò độc lập nhất định để cất tiếng nói của mình mà không bị chi phối bởi lợi ích, quyền lực của một thế lực nào. Có vậy báo chí mới là một tổ chức thực sự có ích cho xã hội. Ngay cả C.Mác, ông tổ của Chủ Nghĩa Mác – Lenin mà các chế độ độc tài đang lấy làm “sợi chỉ đỏ” cũng đã viết như sau: "... muốn cho báo chí có thể hoàn thành sứ mệnh của mình thì trước hết cần phải không có áp lực nào từ bên ngoài vào, cần phải thừa nhận là báo chí có những quy luật nội tại của mình". (C.Mác và Ph. Ăng-ghen Toàn tập; Tập 1, tr.227). Ở đây, báo chí trong chế độ cộng sản được định nghĩa rất rõ ràng:“…là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”. (Trích Điều 1 – Luật báo chí). Ở đây, cái “áp lực từ bên ngoài vào” cho báo chí, chính là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, là tính đảng với báo chí. Vậy thì khi Đảng đang ngày càng hiện rõ nét là một nhóm lợi ích, chứa cả “một bầy sâu” (cụm từ của ông Trương Tấn Sang), ăn cắp, tham ô, phá hoại từ trên xuống dưới của nhân dân, chỉ để đem “Chủ nghĩa Cộng sản: Của cải tuôn ra dào dạt, hưởng theo nhu cầu” cho một số cá nhân, thì nhân dân là những nạn nhân bị trấn lột, bị móc túi, liệu có thể có tiếng nói trên các tờ báo do nó lãnh đạo hay không? Khi báo chí tự nhận là “vì nhân dân phục vụ” nhưng đã tự tước quyền của dân được lên tiếng, chỉ nhằm phục vụ một nhóm người chi phối nó, thì chính khi đó nó được gọi là “Ngụy độc lập”. Còn những tờ báo, những nhà báo dám nói lên tiếng nói của người dân, dám lên tiếng cho sự thật mà không bị phụ thuộc vào bất cứ sự lãnh đạo bất nhân nào, thì đó mới là Độc lập thật sự – thưa anh Nguyễn Như Phong. Điển hình là tờ báo Petrotimes của ngành Dầu khí do Nguyễn Như Phong làm TBT. Thử hỏi: Đã bao giờ báo này dám mở miệng nói nửa câu đến những vụ tham nhũng, ăn cắp, phá hoại ngay trong ngành Dầu khí hay chưa? Xin thưa là chưa thấy. Hay vì ngành Dầu khí “trong sạch vững mạnh” đến mức không có chuyện đó? Xin thưa là không phải, ở đó có những vụ ăn cắp, tham ô đến cả trên 50 tỷ đồng, nghĩa là hơn 2 triệu đô la Mỹ. Vậy sao tờ báo này im re? Xin thưa là chính tờ bào này đang “Ngụy độc lập”, bởi làm sao dám mở miệng khi “mắc quai” – cái quai “lãnh đạo tuyệt đối”, và nhóm lợi ích ở ngành dầu khí này lại thuộc vào độc quyền của đảng. Còn tài sản quốc dân bị ăn cắp, bị tham nhũng không phải là “nhiệm vụ” của tờ báo này. Đó là Ngụy độc lập, thưa anh Nguyễn Như Phong. Ngụy dân tộc – Ai? Lớn hơn, là câu chuyện mấy năm gần đây, lãnh hải, lãnh thổ của Tổ Quốc đã và đang bị bọn bá quyền Trung Cộng xâm lược, ở đó ngành Dầu khí chịu tổn thất rất nhiều qua những vụ cắt cáp, mời thầu trong thềm lục địa Việt Nam, khoan thăm dò trên thềm lục địa Việt Nam… Nhưng, khi đó cũng như các trang báo khác “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng”, trang Petrotimes và tờ Năng lượng mới đều nín thinh như… mọt thóc?   Thậm chí, nhà văn Phạm Viết Đào còn phát hiện ra sự hèn hạ của tờ báo này khi âm thầm sửa bài viết về Tàu Bình Minh bị Trung Cộng cắt cáp. Ở đó, không phải là Trung Cộng “cắt cáp” như ban đầu nữa mà là “gây đứt cáp”, còn những câu lên án hành động đó bị cắt bỏ. Như vậy, đó là hành động nô lệ ngoại bang - phụng sự anh bạn vàng của đảng và là kẻ thù của Tổ Quốc và nhân dân. Khi đó, dù anh có kêu rằng anh độc lập, thì tự bản chất nó cũng chính là “Ngụy độc lập”– thưa anh Nguyễn Như Phong. Tệ hại hơn nữa, khi lòng dân sôi sục biểu lộ tình yêu Tổ Quốc trước họa xâm lăng, tờ báo của anh đăng bài thóa mạ, đổ tội rằng “Việt Tân gây rối” nhằm lấp liếm thái độ “Hèn với giặc, ác với dân”. Đó chính là Ngụy độc lập và ngụy dân tộc, thưa anh Nguyễn Như Phong. Cướp – giết – hiếp! Như vậy, trong một xã hội mà “chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” thì có thể báo chí có còn là diễn đàn của nhân dân không? Dĩ nhiên là có, những câu chuyện về sex, về loạn luân, về suy đồi đạo đức mà dân gian tổng kết trong mấy chữ cướp – giết –hiếp thi nhau nở rộ trên mặt báo. Thế nhưng, khi cần ngăn chặn một số trang tin loan truyền tiếng nói của người dân, hoặc muốn kết tội họ, nhà nước Cộng sản vẫn cho rằng đó là để bảo vệ thuần phong mỹ tục – Đó chính là Ngụy độc lập, thưa anh Nguyễn Như Phong. Cuối cùng, để sáng tỏ hơn cái gì là Ngụy độc lập, chúng ta chỉ cần đọc những dòng này trên trang Đảng Cộng sản để hiểu cái “độc lập” và cái “ngụy độc lập” của những tờ báo được đảng lãnh đạo ra sao:“Với chức năng công cụ của công tác tư tưởng của Đảng, để báo chí thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của mình, Đảng phải thông tin những vấn đề cần thiết cho báo chí một cách kịp thời và chính xác, coi thông tin cho báo chí cũng là thông tin cho toàn Đảng và cho xã hội. Được cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời là cơ sở để báo chí đảm bảo tính đảng”. Có lẽ đọc đến câu trên, thì chỉ cần đứa bé học lớp 3 cũng hiểu như thế nào là độc lập và ngụy độc lập là ở đâu. Và cũng vì thế, câu: “Họ muốn độc lập nhưng là độc lập thế nào? Ðộc lập với ai? Không lẽ là độc lập với nhân dân, với đất nước, với sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh phồn vinh, công bằng dân chủ?” trong bài báo trên tờ báo của Nguyễn Như Phong làm TBT mới thật sự“Đúng là ngụy độc lập”. J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: Việt Nam Thời Báo -  ijavn.org
......

KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐẢNG ... CHÍNH LÀ ĐẢNG

Ngoài người anh cả 16 chữ vàng và 4 tốt, xem ra đảng có quá nhiều kẻ thù: Đế quốc Mỹ, các nước tư bản, NGO, "phản động", diễn biến hòa bình, tham nhũng, lạm phát. Tưởng kẻ thù lớn nhất của đảng là dân, nhưng thật ra không phải. Theo tác giả, đó chính là đảng!   Một trong những điều người Việt Nam lo ngại nhất khi quan hệ với Mỹ là Mỹ có thể trở mặt bất cứ lúc nào, như đã từng làm với Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Lo ngại này là chính đáng, vì nước nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia họ lên trên tất cả (chỉ có vài nước là đặt một chủ nghĩa và một thứ tình anh em siêu ảo lên trên đầu). Nước Mỹ cũng chẳng sai gì khi bỏ rơi đồng minh để bảo vệ đất nước họ. Hình: Internet, tác giả tay cầm giấy   Nhưng bối cảnh hiện nay có lẽ thuận lợi hơn nhiều cho lãnh đạo Việt Nam, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, và cũng là một trong những điểm độc đáo nhất của chính trị Việt Nam, họ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt rộng lớn ngay trong lòng nước Mỹ. 1,7 triệu công dân Mỹ gốc Việt, chiếm gần 0,6% dân số Mỹ, hầu hết vẫn còn tha thiết với quê hương, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ Việt - Mỹ. Lá phiếu của họ có thể chi phối chính trường và quan điểm của họ luôn luôn được lắng nghe. Bởi vậy, một trong những cách tốt nhất để kìm hãm các chính sách bất lợi cho Việt Nam từ phía Mỹ là chính phủ phải thân thiết được với cộng đồng người Việt ở Mỹ và thực lòng tôn trọng họ. Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đang nắm chính phủ hiện nay, có làm được điều này không là một câu hỏi lớn, bởi để kết thân được với cộng đồng người Việt ở Mỹ, họ buộc phải đánh giá lại toàn bộ cuộc chiến tranh 1954-75, đánh giá lại Việt Nam Cộng hòa, đánh giá lại sự kiện hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975 và hàng trăm nghìn người đã chết tức tưởi trên biển. Làm thế nào để Đảng nói với đảng viên của họ, cựu chiến binh của họ và một bộ phận lớn nhân dân về tất cả những điều này? Làm thế nào để Đảng mở được lời xin lỗi? Vốn liếng chính trị lớn nhất của họ chính là cuộc chiến tranh được gọi là "chống Mỹ", cái mà phần lớn người Việt Nam ngày nay vẫn coi là công lao của Đảng. Từ bỏ được là không dễ. Thế mới bảo, kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Nguồn: blog.trinhhuulong.com
......

Giáo sư đem lại danh tiếng cho trường đại học?

Có người cho rằng không có giáo X kia thì ai biết đến đại học Y. Nói cách khác, họ cho rằng sự danh tiếng [nếu có] của đại học Y là nhờ vào danh tiếng [nếu có] của giáo sư X. Tất nhiên, chúng ta chỉ nói đại học ở VN (vì đại học nổi tiếng ở nước ngoài thì là một câu chuyện khác). Tôi nghĩ quan điểm “nhờ X thì Y mới nổi tiếng” là một sai lầm, nếu không muốn nói là ảo tưởng. Chúng ta phải hiểu “nổi tiếng” ở đây là có tiếng tốt, chứ không phải tiếng xấu. Tiếng tốt rất khó định lượng cho chính xác. Trường thì có tiếng về ngành kinh tế, nhưng kém với khoa học; trường thì vang danh về y khoa; lại có trường nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực. Có trường sinh viên ra tìm việc làm dễ và nhanh, có trường tốt về cơ sở vật chất, lại có trường giỏi về nghiên cứu khoa học. Làm sao cân đo đong đếm các khía cạnh đó là một vấn đề nan giải. Người ta thường dựa vào các bảng xếp hạng đại học trên thế giới để đánh giá cái gọi là “nổi tiếng”. Có tên trong các bảng xếp hạng “Top 500” có thể xem là nổi tiếng. Chắc chắn không chính xác 100%, nhưng đại khái các bảng xếp hạng cũng phản ảnh khá đúng với cảm nhận của công chúng. Ví dụ như nói Mahidol University, ai cũng biết là ở Thái Lan và nổi tiếng; nói đến Stanford, ai cũng biết trường này ở Mĩ và nổi tiếng. Bảng xếp hạng do đó có thể xem là một dấu ấn gián tiếp (surrogate marker) của nổi tiếng. Không có đại học nào của VN là có tiếng trên trường quốc tế. Thật vậy, cho đến nay chẳng có bất cứ một đại học nào của VN nằm trong bảng xếp hạng danh tiếng của QS, THE, AWRU. Điều này dễ hiểu, bởi vì các đại học VN còn rất lu mờ trong nghiên cứu khoa học. Chẳng ai biết và cũng chẳng ai quan tâm đến đại học VN vì họ chẳng có đóng góp gì đáng chú ý cho khoa học và cho cộng đồng quốc tế. Ngay cả các đại học lớn trong vùng cũng chẳng xem các đại học VN ra gì, vì khoảng cách về nghiên cứu giữa họ và các đại học hàng đầu ở VN quá xa và càng xa theo thời gian. VN cũng chưa có một giáo sư hay một nhà khoa học nào đứng vào hàng các nhà khoa học “eminent” (lừng danh) trên thế giới. Dĩ nhiên, VN có vài nhà khoa học có tiếng trên thế giới trong chuyên ngành của họ, nhưng ngay cả trong chuyên ngành, cái “có tiếng” đó cũng chỉ là hạng trung bình hay trên trung bình một chút. Theo tôi biết, VN chưa có một nhà khoa học được mời diễn thuyết trong phiên họp khoáng đại của các hội nghị số 1 trong chuyên ngành. Điều này có lẽ không khó hiểu, vì VN cũng chỉ mới hội nhập quốc tế trong thời gian gần đây, và nghiên cứu khoa học cũng chỉ mới được quan tâm khi có người chỉ ra sự tụt hậu của VN trên trường quốc tế. Sự nổi tiếng của đại học VN, do đó, không phụ thuộc vào giáo sư ở VN. Nói đúng ra, như nói trên không có một đại học VN nào nổi tiếng trên thế giới, và giáo sư cũng chưa nổi tiếng trên thế giới, thì tích số của hai yếu tố phải là số không. Ở nước ngoài, có một số giáo sư Việt kiều nổi tiếng thật sự trong chuyên ngành của họ, nổi tiếng theo tiêu chí mà tôi mới đề cập ở trên. Nhưng tôi nói “một số”, chứ không nhiều như báo chí VN hay ảo tưởng. Bên cạnh một số giáo sư nổi tiếng đó, còn có nhiều giáo sư khác tuy không nổi tiếng nhưng họ có khả năng PR rất tốt trên báo chí VN và tự dưng họ trở thành nổi tiếng. Họ cũng là giáo sư ở nước ngoài, có thể từ các trường đại học danh tiếng nhưng phần lớn là xuất phát từ các trường làng nhàng. Họ có ý nguyện giúp VN, và khi về VN so với đồng nghiệp trong nước họ thấy mình cao hẳn lên. Từ đó họ ảo tưởng rằng mình là số 1 trên thế giới! Số này không nhiều, nhưng báo chí tung ca nhiều quá nên công chúng tưởng là nhiều. Các trường đại học VN rất muốn nâng cao “thương hiệu” của họ trên trường quốc tế, và cũng là cách góp phần đưa tên tuổi VN trong trường khoa học. Do đó, họ rất cần nghiên cứu khoa học, lĩnh vực mà họ yếu nhất. Từ đó, họ cần sự giúp đỡ và hợp tác của các giáo sư nước ngoài, kể cả giáo sư Việt kiều. Một số ít giáo sư Việt kiều có tâm về hẳn VN để làm việc, và họ thường âm thầm. Nhưng số nhiều giáo sư Việt kiều thì chỉ như “đi mây về gió”, lâu lâu nói chuyện trong seminar, ghé thăm như “cưỡi ngựa xem hoa” chứ chẳng giúp gì nhiều. Do đó, có trường theo mô hình “nhóm nghiên cứu” (research group) để giúp các giáo sư Việt kiều có lab và có cơ sở để hợp tác lâu dài cho dù là ở nước ngoài. Thế giáo sư Việt kiều có làm cho đại học VN nổi tiếng? Tôi nghĩ câu trả lời là KHÔNG. Một cây làm chẳng nên non. Cho dù một trường đại học có thể thu hút giáo sư Việt kiều nổi tiếng lừng danh hay nổi tiếng, thì sự hiện diện của giáo sư đó vẫn không thể giúp các đại học VN nổi tiếng được. Trường có tiếng về một lĩnh vực vẫn chưa thể nói là nổi tiếng được. Nổi tiếng đòi hỏi sự đồng bộ của nhiều lĩnh vực. Nói đến nổi tiếng theo cái nhìn của công chúng trong nước chắc người ta nghĩ đến ĐHQGHN và ĐHQGHCM. Nhưng nếu hỏi họ 2 đại học đó nổi tiếng về cái gì, thì có thể phần lớn chẳng ai trả lời được. Không trả lời được là vì cả hai trường chẳng có công trình khoa học gì để gọi là “nổi bậc”. Có thể nói tất cả các đại học VN đều như thế, trường nào cũng như trường nào về tiếng tăm trong khoa học, chưa có trường nào có công trình gọi là “flagship” để công chúng nhận ra dễ dàng. Do đó, tôi nghĩ sự có mặt của các giáo sư Việt kiều, cho dù là giáo sư danh tiếng, ở các đại học VN sẽ khó làm cho đại học nổi tiếng. Suy nghĩ kiểu “không có giáo sư X chắc chẳng ai biết đến trường Y” theo tôi là cực kì trẻ con đến bất ngờ. Tôi nghĩ các giáo sư Việt kiều chân chính không ai ảo tưởng rằng sự có mặt của họ sẽ làm đại học nổi tiếng; họ chỉ nghĩ góp một tay vào việc xây dựng thương hiệu cho đại học qua nghiên cứu khoa học và giảng dạy.   Nguồn: FB Nguyen Tuan
......

Tấm gương dũng khí của một nhà thơ

Hạnh Trần: Tặng các bạn câu chuyện về một tình yêu và bản năng tồn tại vô song trong bối cảnh lịch sử ngặt nghèo của Việt Nam. Một truyện hư cấu có giàu tưởng tượng đến đâu cũng không thể hay hơn Lời tự thuật của HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"   MÀU TÍM HOA SIM (Nguyên văn của tác giả) Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê…   Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa… Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường đông bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu… Màu tím hoa sim, tím tình trang lệrớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi ví vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu… (1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) Hữu Loan   Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan. Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà. Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt ….. Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ ... Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa. Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ … Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”. Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn … Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh. Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.” Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi! Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông … Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi … Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm! Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa. Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông . Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ. Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì. Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán. © Hữu Loan Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de
......

Về bài báo bị phạt trên Trí Thức Trẻ

Cuối tuần qua, câu chuyện về trang Trí Thức Trẻ bị đình bản vì bài “Gái miền tây và 3 chữ N” vẫn tiếp tục được tranh luận trên nhiều trang mạng tiếng Việt. miền Tây Nam Bộ gồm hơn 10 tỉnh với hàng chục triệu dân Theo gợi ý của một số bạn bè trên Facebook, tôi viết bài này để chia sẻ cách nhìn từ Anh Quốc, về chuyện tự do báo chí và cũng về cách ‘xử lý’ của nhà chức trách khi có chuyện tương tự. Đầu tiên là về chính ngôn từ trong bài viết khiến Trí Thức Trẻ bị đình bản và phạt tiền. Theo tôi, đấy chưa đủ tiêu chuẩn là một bài báo, cùng lắm là dạng ý kiến riêng, may lắm thì được đăng ở một trang blog cá nhân hoặc chia sẻ với bạn bè. Có lẽ cũng vì ở Việt Nam còn thiếu một định nghĩa, một tiêu chuẩn thế nào là ‘bài báo’, nên Trí Thức Trẻ đã đăng nó và gặp ‘vận hạn’ như các bạn đã biết. Nếu là bài báo dạng tin tức (news story), người viết phải nêu ra một thông tin gì đó mới mẻ, về một sự kiện, nhân vật nhất định. Nếu là bài phân tích (analysis), bình luận (commentary) thì cũng phải có căn cứ khoa học hoặc qua phỏng vấn, trích dẫn chuyên gia, nhà quan sát. Cứ cho là về mặt thể loại, bài "Gái miền Tây" tạm có đủ tiêu chuẩn là ý kiến (opinion piece) thì nó cũng hoàn toàn thiên lệch vì dựa trên ‘câu chuyện’ về một hai cô gái không tên nào đó. Về mặt đối tượng thì gộp cả triệu cô gái ở trên 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam vào một hai ví dụ để khen chê linh tinh không phải là ‘làm báo’ mà là kỳ thị vùng miền.   Văn phong và cách viết Nhưng điều đáng lo ngại là ở Việt Nam cho đến mấy ngày hôm qua, số người phê phán bài viết về cách khinh thường trí tuệ các cô gái miền Tây thì nhiều (chữ N thứ ba), mà ít người thấy cả hai chữ N kia cũng đầy vấn đề. Vì xét theo quan điểm văn minh, hiện đại, chuyện một thanh niên nam dùng các từ như ‘ngon’ để gọi phụ nữ là sai trái. Đấy là ngôn ngữ của vỉa hè, mang tính phân biệt nam nữ và ‘sexist’, tức là coi phụ nữ là đối tượng của bình phẩm mang màu sắc tình dục rõ rệt. Ở một công ty phương Tây chẳng hạn, nếu gọi đồng nghiệp nữ theo kiểu đó chắc nam giới sẽ bị kiện vì tội ‘sexual harassment’ bằng lời lẽ. Hơn nữa, gọi trẻ em 'ngoan' thì tạm được nhưng gọi phụ nữ là ‘ngoan’ cũng có hàm ý người nói kẻ cả, bề trên, đặc đầu óc phong kiến, không coi nữ bình đẳng với nam. Vì thế, nhiều bạn, kể cả các bạn nữ, đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng bài viết ‘khen’ các cô gái miền Tây Nam Bộ là ‘ngoan và ngon’. Theo tôi, cả ba chữ N đều có tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở chữ thứ ba. Cả câu chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã hội. Tư duy 'macho' đó này là quá lỗi thời và các bạn cần biết rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có nữ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng (như bà Ursula von der Leyen của Đức), và không có nghề nghiệp, vị trí gì là thuộc độc quyền của phái nam. Tự do và kiểm duyệt Nhưng việc đình bản và phạt báo vừa qua có liên quan gì đến tự do báo chí hay không? Theo tôi, về mặt kỹ thuật, việc phạt báo hay cấm đăng bài, xóa bài, căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là bình thường. Nhưng nhìn rộng ra thì cả cơ chế quản lý báo chí đó lại có vấn đề. Cấm bài, cắt bài, phạt báo trên lý thuyết thuộc về phạm vi kiểm duyệt. Các bạn đừng nên nghĩ kiểm duyệt là xấu. Nước nào cũng kiểm duyệt ít nhiều văn hóa, truyền thông. Vấn đề chỉ là kiểm cái gì và duyệt cái gì, cơ chế ra sao mà thôi. Ở rạp chiếu phim bên Anh, sau quảng cáo, trước khi vào phim người ta luôn chiếu giấy chứng nhận - certificate của Hội đồng Điện ảnh Anh Quốc (BBFC) với dấu mang chữ PG trong khung hình tam giác màu vàng. Chữ ký của quan chức xét duyệt phim đó cũng hiện luôn trên màn hình. Anh Quốc chủ trương tự do thông tin nhưng cũng ngăn ngừa vi phạm Người ta kiểm duyệt phim ảnh căn cứ vào mức độ tình dục, bạo lực trong phim và xem phim phù hợp với lứa tuổi nào. Kể cả phim của Mỹ đã được xét duyệt bên đó, muốn chiếu tại Anh cũng phải qua cửa của Bấm BBFC. Với báo chí, nhất là báo mạng, Anh Quốc chủ trương tự do thông tin và thúc đẩy sáng tạo công nghệ mạng (online innovation) nhưng chính phủ vẫn ngăn các dạng phát hành vi phạm bốn dạng nội dung. Đó là nội dung vi phạm bản quyền (copyright infringement); tình dục người lớn (adult content – nhằm bảo vệ trẻ em); khủng bố (terrorism – ngăn các nhóm khủng bố dùng mạng Internet để tuyên truyền); và kích động hận thù (hate crime). Khi các trang web hay bài viết, nội dung này xuất hiện, chính quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ (ISP) khoá trang lại hoặc khóa bài viết, nội dung âm thanh, hình ảnh, video đó. Nhưng trong các lĩnh vực khác, nhà nước không tự can thiệp mà để cho xã hội cùng hệ thống tư pháp độc lập giải quyết. Ví dụ là một cá nhân, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại lên báo chí hoặc yêu cầu toà án ra án lệnh ngăn báo chí đưa tin, đăng ảnh mà bạn cảm thấy đang hoặc sẽ vi phạm đời tư, quyền riêng tư hoặc thấy bị xúc phạm. Rất nhiều siêu sao của giới ca nhạc, giải trí, thể thao đã chọn cách này để ngăn báo chí. Ngoài ra, không gian tự do để châm chọc, trêu đùa, thậm chí cười nhạo luôn rộng mở. Các sách in tiếu lâm bán đầy ngoài hiệu sách, về đủ mọi loại người, loại nghề. Bạn còn có thể mua cả bộ sách Bấm 'Xenophobes' Guides' trêu chọc, nêu tính xấu một cách đầy định kiến nhưng dí dỏm về các quốc gia và dân tộc châu Âu, châu Mỹ, cả Trung Quốc, Nhật Bản (chưa thấy Việt Nam). Trở lại bài viết tai tiếng trên Trí Thức Trẻ. Vì ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, tự nhiên đây lại là chuyện ‘quốc gia đại sự’. Vì mọi tờ báo, ấn bản thông tin, đài phát thanh, truyền trình ở Việt Nam ở dưới có một cơ quan chủ quản nào đó thuộc chính quyền, nên quả bóng trách nhiệm cho mọi nội dung luôn rơi trở lại sân chính quyền. Trong khi nó chỉ nên là chuyện của những người cảm thấy bị xúc phạm gửi thư khiếu nại hoặc kiện tờ báo hay cá nhân tác giả mà cho đến nay vẫn ẩn danh. Hai bên có thể gặp nhau tại toà án nếu như toà ở Việt Nam được giao vai trò xét xử báo chí. Đằng này tất cả vẫn lại quay về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử lý...chính mình hoặc cùng lắm là bộ này xử lý bộ kia nhưng vẫn cùng nằm trong chính phủ. Cũng vì thế, tranh luận về ‘tự do báo chí’ trong vụ việc này xem ra chưa phù hợp chừng nào cơ chế tam quyền phân lập và chế độ kiểm duyệt minh bạch với thông tin, báo chí được định hình ở Việt Nam. Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese/blogs
......

Bước chuyển mới của quân đội Việt Nam?

Tiếp theo sau chuyến thăm của Thượng Nghị Sĩ John McCain, người dân Việt Nam một lần nữa lại vui mừng khi lần đầu tiên kể từ sau năm 1975 đến nay, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, Đại Tướng Martin Dempsey sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VN, Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, theo công bố chính thức của Bộ Ngoại Giao VN. Nếu hai chuyến thăm viếng Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trước đây mang tính biểu trưng cho sự xích lại gần nhau về tổng thể giữa hai bên Việt-Mỹ thì chuyến thăm này của ông Dempsey sẽ cụ thể hóa sự xích gần nhau lại của quân đội hai nước. Về Mỹ thì không bàn, đối với quân đội Việt Nam, việc này có thể được coi như khởi đầu cho giai đoạn phá sản của lý luận “xem Mỹ là thù địch”. Và do đó, từ nay hệ thống tuyên huấn của Tổng Cục Chính Trị-Bộ Quốc Phòng VN nên bỏ bài giảng “chống diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ” trong công tác tuyên huấn cho quân nhân binh sĩ.   Sự chuyển dịch này của quân đội hai nước xích lại gần nhau dĩ nhiên cũng không thể “khởi nguồn từ chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị” mà là kết quả lâu dài và là chỉ dấu cho thấy xu hướng cải cách trong Đảng CSVN đã chiếm ưu thế. Xin trình bày qua một số nét chính để độc giả nhận diện cụ thể hơn. Chuyện về các ông tướng   Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu đi, và căng thẳng biên giới kéo dài. Một trong những người lính lăn lộn hơn 15 năm ở vùng biên giới khi đó là nhân vật chính trong cuộc đón tiếp ông Dempsey ngày hôm nay, Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng - Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Việt Nam. Có thể nói rằng sự thăng tiến đến vị trí hôm nay của Tướng Tỵ là nằm trong kế hoạch “tách bớt ảnh hưởng từ Trung Quốc vào quân đội” của người đứng đầu nhóm cải cách, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dường như sau “vụ nổ sập tường nhà riêng ở Hà Nội” năm 2007 mà dư luận cho rằng “do tình báo Trung Quốc thực hiện”, ông Nguyễn Tấn Dũng lo ngại rằng một vụ đảo chính có thể xảy ra nên đã chủ động bãi chức hết 5 ông tướng ở quân khu Thủ Đô, và thay vào đó bằng các tướng lĩnh thân tín nhằm siết chặt an ninh cho chính phủ VN??? Song song đó, một loạt sự cải cách trong quân đội để giảm vị thế của “nhóm tướng lĩnh thân Trung Quốc” cũng được thực hiện, từ năm 2007 trở đi, các “công thần” trong cuộc chiến năm 1979 bắt đầu được trọng dụng. Như tướng Đỗ Bá Tỵ thăng lên Tư Lệnh Quân Khu 2 rồi Tổng Tham Mưu Trưởng, hay tướng Lê Hữu Đức sang nắm tư lệnh không quân, là những ví dụ dễ thấy. Sự cải cách này cũng đi thẳng vào một đơn vị mà từ lâu dư luận xì xào “hình như Trung Quốc nắm quyền chi phối”, đó là Tổng Cục 2 - Tổng Cục Tình Báo Quân Đội. Chuyện nội bộ nhà binh thì khó ai rõ trừ người trong cuộc, nhưng bức thư góp ý của Tướng Võ Nguyên Giáp cùng liên danh gần 40 tướng tá cao cấp cho thấy thông tin là tướng Nguyễn Chí Vịnh, nắm chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2 năm đó đã có nhiều “sai lầm về an ninh quốc gia, mất cảnh giác để Trung Quốc chi phối” là có cơ sở???   Đến năm 2009, nhóm cải cách gây dựng vây cánh trong quân đội đã tạm ổn, bắt đầu xử lý vấn đề tổng cục 2 bằng cách “thăng chức cho tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thứ trưởng phụ trách đối ngoại”. Quyết định này đã gây nhiều chỉ trích, nhưng tinh ý sẽ thấy ra sự thăng chức này thực ra là làm tước bớt quyền lực của tướng Vịnh mà không gây ra “cơn địa chấn trong quân đội”. Từ tư lệnh tình báo đầy quyền sinh sát, tướng Vịnh trở thành thứ trưởng “không quân” và sau đó chỉ còn tham gia vào việc đi lại với quân đội các nước Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan… Thậm chí chương trình “đối thoại cấp thứ trưởng quốc phòng hàng năm” do tướng Vịnh và đồng nhiệm TQ đưa ra từ năm 2009 (sau khi tướng Vịnh hết nắm tổng cục 2) cũng đã bị ông Trương Tấn Sang chấm dứt năm 2013. Năm 2012 nhóm cải cách đi tiếp một quân cờ nữa, đưa tướng Đỗ Bá Tỵ từ Quân Khu 2 về nắm bộ tổng tham mưu, để bắt đầu chiến dịch “thoát Trung cho quân đội”. Đến lúc này thì chỉ còn các chức danh Bộ Trưởng Quốc Phòng và Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị là không do nhóm cải cách sắp xếp, còn lại thì đa số các chức vụ chỉ huy trung cấp trong quân đội đều do Tướng Tỵ sắp xếp. Một ví dụ dễ thấy là gần đây, Trung Tướng Phan Văn Dỹ, chính ủy quân khu 7, đã đi nhiều nơi phát biểu về “chống Trung Quốc”. Tướng Dỹ còn nói “mua thêm tàu chiến là để bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa”.   “Nín thở qua sông” Sự “rục rịch” của nhóm cải cách trong quân đội Việt Nam làm Trung Quốc “không hài lòng”. Từ năm 2007 trở đi ta thấy Trung Quốc gây áp lực để Việt Nam quy phục lại bằng cách gia tăng bắt giữ tàu cá, cắt cáp thăm dò dầu khí….cũng là có một phần mục đích nhằm để giảm bớt đà cải cách quân đội Việt Nam của nhóm thủ tướng. Cao trào nhất là vào năm 2012, Tập Cận Bình trong tư thế “người kế vị” cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội TQ - Tướng Triệu Bỉnh Đức, đã “mời” thượng tướng Đỗ Bá Tỵ qua thăm với mục đích “phủ dụ và huấn thị”. Ý thức được cần “lùi một để tiến hai”, tướng Tỵ khi ở Trung Quốc đã không tiếc lời ca ngợi quan hệ giữa hai đảng, hai quân đội và hứa sẽ “tiếp tục thúc đẩy và nâng tầm quan hệ quân đội hai bên”. Bài “nín thở qua sông” của tướng Tỵ đã thành công, ru ngủ được cả Trung Quốc và phe thân Tàu trong Đảng CSVN, nhưng sau đó tướng Tỵ âm thầm chuẩn bị cho chương trình đi Mỹ hội kiến tướng Martin Dempsey năm 2013. Bên cạnh đó nhóm của tướng Tỵ còn thúc đẩy giao lưu, tập huấn, đào tạo của quân đội Mỹ dành cho quân đội VN, cũng như quan hệ với quân đội các nước Asean khác cũng tiến mạnh. Các nhà quan sát ít chú ý những chuyện nhỏ nhưng là những chỉ dấu của các “quan hệ ủng hộ nhau của nhóm cải cách”. Một ví dụ tiêu biểu là khi dư luận ồn ào về việc con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( Nguyễn Thanh Phượng) đứng sau vụ Văn Giang – Ecopark để “cướp đất của dân”, thì chính nhóm tướng Tỵ đã trưng ra một số tài liệu cho thấy con gái của Ba Dũng không liên quan đến vụ này. Năm 2013, có những luồng dư luận ồn ào về việc sửa hiến pháp theo hướng “phi chính trị hóa quân đội” làm nhóm bảo thủ lo ngại. Cao trào nhất là việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng “phi chính trị hóa quân đội là suy thoái lý tưởng XHCN”. Liệu tướng Tỵ có liên quan gì vào không, khi mà trên website “tự công bố là chính thức”- www.dobaty.net đều không hề có dấu hiệu nào về cờ đỏ búa liềm hay các tuyên huấn của đảng như website của các ủy viên TW đảng khác. Thay vào đó là các tin về hoạt động của chính phủ và các bài viết mang tư tưởng tiến bộ xã hội.   Tướng Tỵ còn một cú “ghi bàn” trong sự kiện giàn khoan HY-981. Khi đó Campuchia, sau chuyến thăm của Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Trung Quốc Phòng Phong Huy tháng 5/2014, đã “im lặng” về vấn đề giàn khoan. Tháng 06/2014, sau chuyến đi Campuchia của tướng Tỵ, Campuchia ngay sau đó cũng lên tiếng ủng hộ VN. Cũng trong thời kỳ giàn khoan, các hoạt động nhộn nhịp về ngoại giao quốc phòng của VN với các nước Asean khác như Philippin, Indonesia cũng do tướng Tỵ xúc tiến và chủ trì. Tương lai Quân Đội Việt Nam Như vậy có thể thấy rõ, chiến lược “thoát Trung” trong quân đội và quan hệ quân đội Việt-Mỹ có những bước khởi đầu “sang trang” như hôm nay là thành quả của một kế hoạch lâu dài của hai bên. Việc ngày hôm nay đón Đại Tướng Martin Dempsey sang Việt Nam là thành quả của một xu thế “thoát Trung” ở quân đội của nhiều tướng lĩnh Việt Nam trong nhóm cải cách. Họ đã tận dụng sự “phân công” của Bộ Chính Trị để âm thầm phát triển thế lực nội bộ, định hướng thế cuộc theo hướng có lợi cho nhóm mình, chứ không phải “do ông Nghị sang Mỹ” như nhóm bảo thủ đang cố gắng tuyên truyền để “tranh công” và lấy uy tín với nhân dân. Hi vọng rằng với đà đi lên của tư duy dân chủ pháp trị theo xu thế chung của quốc tế, hình ảnh tương lai của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ mang dáng dấp theo kiểu “website tự công bố là chính thức của Tướng Đỗ Bá Tỵ”. Không “mang theo” các tuyên huấn của đảng hay chút dấu ấn nào của cờ đỏ búa liềm. Quân Đội là phải thế, chỉ chiến đấu và hi sinh vì quốc gia, vì bảo vệ dân tộc, không nên và không thể là công cụ của bất kỳ đảng phái chính trị nào. _______________ Tư liệu dùng trong bài viết:http://www.navytimes.com/article/20140814/NEWS05/308140057/Dempsey-first...https://nr-029.appspot.com/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/0...http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%AD_V%E1%BB%8Bnhhttp://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_B%C3%A1_T%E1%BB%B5http://nguyentandung.org/tong-tham-muu-truong-do-ba-ty-hoi-kien-pho-chu-...http://www.diendan.org/viet-nam/38-tuong-linh-va-lao-thanh-len-an-nguyen...http://dobatyvn.blogspot.com/http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/tuong-do-ba-ty-sang-...Nguyễn An Dân Nguồn: Trí Nhân Media
......

Nhân Quyền Và Vũ Khí Sát Thương (Lethal Weapon)

Trong thời gian vừa qua, sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Cộng, nhiều chính giới Hoa Kỳ đã lên tiếng về nhu cầu tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Thượng Nghị sĩ John McCain của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ Sheldon Whitehouse của đảng Dân Chủ đã vào tận Việt Nam, tổ chức cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 8/8 vừa qua để nói về viễn cảnh mới của quan hệ Mỹ Việt chuẩn bị đánh dấu 20 năm (1995-2015) bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Mặc dù ông McCain có đề cập đến thành tích tôn trọng nhân quyền của Hà Nội sẽ ảnh hưởng rất lớn vào mối quan hệ Việt Mỹ trong thời gian tới; nhưng nhiều chỉ dấu cho thấy là giới lãnh đạo Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Obama đang có những chuẩn bị dư luận nhằm bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Hà Nội vào tháng 9 tới đây.   Cấm Vận Vũ Khí Tuy Cộng sản Việt Nam không nằm trong danh sách 5 quốc gia bị cấm mua vũ khí của Hoa Kỳ là Cuba, Iran, Sudan, Syria và North Korean; nhưng CSVN đã bị Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm vận ngay sau khi cưỡng chiếm miền Nam vào tháng 4/1975 nên cũng bị cấm mua vũ khí của Hoa Kỳ. Mặc dù Tổng thống Bill Clinton đã bãi bỏ lệnh cấm vận vào tháng 2 năm 1994, nhưng CSVN vẫn tiếp tục bị cấm mua vũ khí vì đã vi phạm nhân quyền trầm trọng. Nói cách khác, tình trạng đàn áp nhân quyền của CSVN là lý do khiến cho Hoa Kỳ cấm vận vũ khí, đặc biệt là từ năm 1994 cho đến nay. Năm 2007, dưới thời Tổng thống Bush (con), Hoa Kỳ đã nới lỏng lệnh cấm nói trên khi cho phép bán vũ khí phi sát thương (non-lethal arms) đối với CSVN. Trong năm 2010 và 2011, Trung Cộng bắt đầu xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và tấn công thô bạo vào thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN và cả Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN đã chính thức yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2012. Lúc đó, CSVN muốn mua ngay một số thiết bị tuần dương như Radar, thiết bị phát âm thanh tầm xa (LRAD) vân, vân... nhưng Hoa Kỳ không mấy quan tâm. Lý do mà Hoa Kỳ đưa ra là không hài lòng về thái độ coi thường các cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội qua những cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm và nhất là gia tăng đàn áp đối với những người Việt Nam yêu nước chống Trung Cộng kể từ năm 2011. Bỏ Cấm Vận Sự ngang ngược của Trung Cộng khi mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014 vừa qua đã làm thay đổi quan điểm về mối quan hệ của cả phía Hoa Kỳ lẫn Cộng sản Việt Nam. Mặc dù cho đến nay, Hà Nội chưa biểu hiện bất cứ sự thay đổi quan hệ nào đối với Trung Quốc; nhưng sau vụ giàn khoan HD 981, bộ chính trị CSVN không còn là khối thuần nhất với chủ trương ôm chặt Bắc Kinh như quá khứ mà đã hình thành một khuynh hướng muốn tìm đến Hoa Kỳ và Nhật Bản để cân bằng các ảnh hưởng. Những phê phán Trung Quốc hơi mạnh bạo của ông Nguyễn Tấn Dũng, những khẳng định mang tính ba phải về chủ quyền của ông Nguyễn Phú Trọng trong thời gian xảy ra vụ giàn khoan và nhất là chuyến đi Mỹ đột ngột của ông Phạm Quang Nghị sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan HD 981 ra khỏi lãnh hải của Việt Nam, cho thấy là bộ chính trị CSVN đang có những dự tính thay đổi thế trận. Thế trận đó chưa định hình, nhưng nhiều phần là khuynh hướng muốn đi gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ có tiếng nói trong các thảo luận tái định hình mối quan hệ với Trung Cộng, chấm dứt thời kỳ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” từ năm 1990 cho đến nay. Nhiều phần trong Hội nghị trung ương đảng lần thứ 10 tới đây, lãnh đạo CSVN sẽ định hình mối quan hệ giữa CSVN – Trung Cộng – Hoa Kỳ trong đó vấn đề nộp đơn kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển sẽ chi phối rất lớn các quyết định của Hà Nội. Trong khi đó, giàn khoan HD 981 đã cho phép Hoa Kỳ đẩy mạnh tiến trình xoay trục, qua sự hình thành liên minh chống Trung Cộng tại Á Châu. Liên minh này hiện có các đồng minh của Hoa Kỳ gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Úc Châu. Đây có thể coi là liên minh bao vây Trung Cộng đầu tiên ở Á Châu kể từ năm 1972 khi Hoa Kỳ nối lại bình thường hóa bang giao với Bắc Kinh. Liên minh này không thể thiếu sự hợp tác “dưới một hình thức nào đó” của Cộng sản Việt Nam và đó là lý do mà các nhà chiến lược Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tìm cách tranh thủ Hà Nội. Từ năm ngoái, Nhật Bản đã giúp cho lực lượng cảnh sát biển 4 chiếc tàu kiểm ngư và hứa sẽ huấn luyện về các kỹ năng phòng vệ biển. Hoa Kỳ giúp 18 triệu Mỹ Kim cho cảnh sát biển CSVN mua 5 tàu tuần tra cao tốc và hai bên đã ký một biên bản chung về hợp tác hàng hải – cảnh vệ duyên hải. Muốn CSVN đi gần với liên minh chống Trung Cộng, việc Hoa Kỳ tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với CSVN chỉ còn là thời gian. Bài Toán Nhân Quyền. Tổng thống Obama không thể bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với CSVN mà không có sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội. Vì thế việc bãi bỏ này sẽ diễn ra như sau: -Thứ nhất là phía CSVN phải đáp ứng một số thiện chí tôn trọng nhân quyền. Cụ thể là phải trả tự do cho một số tù nhân lương tâm đang bị giam giữ theo danh sách mà Hoa Kỳ thường đưa ra trong các cuộc đối thoại nhân quyền như Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, anh Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân v, v... -Thứ hai là phía Hoa Kỳ sẽ không bãi bỏ toàn bộ lệnh cấm vận mà sẽ chỉ diễn ra từng phần dựa trên những thành tích tôn trọng nhân quyền của CSVN sau đó như phát biểu của Thượng Nghị sĩ John Mc Cain. Nói cách khác là tuy Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận nhưng sẽ quyết định những loại vũ khí hay trang thiết bị quân sự nào bán và không bán tùy theo các thiện chí tôn trọng nhân quyền của Hà Nội. Giống như việc Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận CSVN vào tháng 2 năm 1994 nhưng mãi đến 4 năm sau vào năm 1998, Hoa Kỳ mới lần đầu tiên quyết định bãi bỏ một phần việc áp dụng điều khoản Jackson - Vanik, trong việc hạn chế giao dịch thương mại đối với Việt Nam.   Những Nỗ Lực Cần Có Biến cố giàn khoan HD 981 đã làm thay đổi cái nhìn của thế giới về lãnh đạo Bắc Kinh, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và nhất là về tương lai nền hòa bình trên biển Đông. Tuy CSVN đang là đối tác của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong sự hình thành liên minh chống Trung Cộng hiện nay; nhưng đây không phải là đối tác vững bền vì Hà Nội đang bị hai áp lực sinh tử. 1/Từ quan thầy Phương Bắc. Bắc Kinh không dễ dàng để cho Hà Nội bám vào Hoa Kỳ và Nhật để chống lại họ, đặc biệt Bắc Kinh sẽ sử dụng các tay chân mà họ đã trồng sâu và cao trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN để phá hoại tối đa. 2/Từ hơn 90 triệu người Việt ở quốc nội và hơn 3 triệu người Việt hải ngoại. Dân tộc Việt Nam sẽ không để cho CSVN tiếp tục rao bán chủ quyền quốc gia để giữ ghế cai trị bằng mọi giá. Qua những điểm nêu trên, chúng ta cần thấy rằng việc bãi bỏ hay duy trì lệnh cấm vũ khí sát thương đối vối Hà Nội hiện nay không còn là điều then chốt. Quan trọng là dân tộc Việt Nam phải khai thác thực tế "đồng sàng dị mộng” giữa Washington và Hà Nội như thế nào. Có lẽ 3 nỗ lực sau đây cần được xếp ưu tiên cao nhất: Một là gia tăng áp lực để đòi buộc CSVN phải cải cách dân chủ, đặc biệt là phải tôn trọng các quyền con người. Giai đoạn hiện nay rất khó cho Hà Nội giở trò đàn áp nặng nề. Hai là vận động chính giới Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên Hà Nội phải chứng minh thiện chí bằng việc thả ngay những người Việt yêu nước, những nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền đang bị giam giữ trong tù ngục. Hà Nội cũng phải chấm dứt ngay mọi ý đồ dàn cảnh, đàn áp, bắt bớ những người mới. Ba là hợp tác với các dân tộc Phi Luật Tân, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Mã Lai để cùng liên kết trong mặt trận phòng thủ chung tại biển Đông.   Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu quí hòa bình nhưng cũng sẵn sàng bảo vệ đất nước bằng mọi giá. Lịch sử 5000 năm của dân tộc này đã chứng minh điều đó. Dân tộc Việt Nam mong ước hợp tác với mọi quốc gia khác để duy trì hòa bình và cùng thăng tiến nhưng cũng sẽ có thái độ rõ ràng đối với mọi bàn tay ngoại bang nhằm giúp duy trì độc tài trên đất nước này. Lý Thái Hùng 18/8/2014
......

Điều gì sẽ xảy ra?

Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ đồng đồng hành cùng chế độ Cộng Sản và phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam? Vài ngày qua, sự kiện đại tướng quân đội Hoa Kỳ là Martin Dempsey sang thăm Việt Nam đã đánh dấu một mốc quan trọng trong chương trình Mỹ tiến tới hợp tác toàn diện với Việt Nam, nhất là về quân sự, đặc biệt trong lĩnh vực hải quân.   “Việt Nam” ở đây chính là nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, là Nguyễn Tấn Dũng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh – những kẻ tai to mặt lớn, nắm quyền sinh sát của chế độ hiện nay – những kẻ đã đại diện Việt Nam tiếp đón và hội đàm cùng đại tướng Martin. Tác giả Lê Nguyên Hồng Một điều không thể chối bỏ từ phía Mỹ đó là: Mỹ không thể làm ngơ trước việc quyền lợi của mình và của các đồng minh ở Châu Á có nguy cơ bị xâm hại từ thế lực Trung Cộng, và vị trí địa lý của Việt Nam là đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Mỹ tại Châu Á. Người ta có thể đặt ra câu hỏi, “Mỹ có yêu chế độ Cộng Sản hay không?” và đương nhiên một câu hỏi khác đặt ra là, “Mỹ có muốn có dân chủ (ở Việt Nam) hay không?” Câu trả lời (của rất nhiều người Việt) sẽ là: Mỹ không yêu Cộng Sản cũng chẳng mến dân chủ ở Việt Nam. Họ chỉ làm những gì có lợi cho bản thân họ và đồng minh mà thôi.   Ảnh minh họa Hiện nay chế độ Cộng Sản Việt Nam đã buộc phải bắt tay với Mỹ để chống Trung Cộng. Nhưng mặt khác họ cũng rất lo ngại Mỹ hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Qua tin rò rỉ từ Wikileaks và từ những người như điệp viên đào tẩu Snowden trong những năm qua, người ta biết rằng, nhiều thập kỷ qua, bằng những tổ chức trung gian, Mỹ vẫn ngầm hỗ trợ đối kháng chống độc tài tại rất nhiều quốc gia từ Đông Âu, Phi Châu, Trung Đông cho đến Việt Nam… Khoảng 5 năm trở lại đây phong trào dân chủ Việt Nam đã có những chuyển biến tương đối rõ nét. Có được điều đó là do nhu cầu đấu tranh nội tại ngày một gia tăng, nhưng cũng không thể không nhắc đến yếu tố quan trọng nhất đó là sức mạnh chính trị và tiền bạc từ người Mỹ. Về mặt chính trị, bằng con đường vận động hành lang ngoại giao, Hoa Kỳ đã gây áp lực buộc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải cải thiện dân chủ, trả tự do cho một số nhà đối kháng đang bị cầm tù như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh v..v… Trong những hành động đó, cả phía Mỹ và chế độ Cộng Sản Việt Nam đã cùng thắng, nếu như không muốn nói đầy đủ là “ba bên cùng thắng”, vì đó cũng là một trong những thắng lợi của phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Hơn lúc nào hết, hiện cả hai phe Cộng Sản và chống Cộng đều đang cần dựa vào người Mỹ. Đối với nhà cầm quyền Cộng Sản, cả thế giới đều nhìn thấy là họ đang cố gắng dựa vào Mỹ để tồn tại. Nhưng còn phe chống Cộng Sản, họ dựa vào người Mỹ như thế nào? Là một người đấu tranh chống Cộng Sản hoạt động độc lập trong nước từ năm 2003; sau này chạy sang Thái Lan gần 5 năm, nay lại đang sống ở Úc, qua tiếp xúc với rất nhiều thành phần đấu tranh tại hải ngoại, tôi biết rõ: Phong trào đối kháng trong nước tồn tại được đều nhờ người Mỹ. Cơ sở nào để nói như vậy? Thứ nhất, bằng con đường phi chính phủ, Mỹ (tôi đã dùng từ “Mỹ” từ đầu bài viết, chứ không nói “chính phủ Mỹ”) đã ngầm tài trợ cho một số tổ chức chống Cộng có thực lực ở nước ngoài, cụ thể là các tổ chức được đánh giá “làm được việc” hoặc ít nhất là “có cố gắng làm việc”. Những tổ chức đó đã triển khai được một thế trận đấu tranh tại Việt Nam. Một điều không thể bác bỏ khác, đó là: Bằng hình thức này hay hình thức khác, tất cả các hội đoàn đối kháng trong nước đều “sống” được là do tiền tài trợ thông qua các tổ chức yểm trợ đấu tranh hải ngoại. Tiền của các tổ chức hải ngoại vừa kể lại đến từ hai nguồn: Từ người Mỹ như đã nói, và từ sự đóng góp của các công dân Mỹ (Úc, Canada, Châu Âu…) gốc Việt. Cũng phải giải thích rằng chuyện đối kháng “sống” được trong chế độ Cộng Sản Việt Nam là điều khó khăn vì các thành viên đều bị o bế kiềm tỏa, phá hoại về kinh tế, do chính sách đàn áp của nhà cầm quyền. Chỗ dựa chính của họ chính là nguồn tài chính từ hải ngoại. Một câu hỏi đặt ra là: Mỹ có bình đẳng trong quan hệ với cả hai phe, nhà cầm quyền và phe đấu tranh đối kháng tại Việt Nam hay không? Chắc chắn là có! Nhưng cái cần quan tâm nhất đối với người Mỹ đó vẫn là quyền lợi của họ và đồng minh. Chính vì điều này Mỹ phải đặt quan hệ với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lên hàng đầu vì hiện nay chỉ họ mới có thể đáp ứng được các yêu cầu chiến lược cấp bách của Mỹ. Nhưng có lẽ người Mỹ sẽ chỉ ủng hộ phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam ở mức độ nào đó vì nhiều lẽ. Bài học đau đớn Việt Nam Cộng Hòa năm xưa người Mỹ không thể quên: Họ đã tốn hàng núi Dollas chỉ để tạo được một thể chế gia đình trị lạc hậu trong Đệ nhất VNCH; do Mỹ hậu thuẫn, sống nhờ tài chính Mỹ nhưng lại không chịu làm theo ý đồ chiến lược của Mỹ. Sau này Đệ nhị VNCH cũng lại trượt theo “vết xe đổ TT Ngô Đình Diệm” và trong khủng hoảng chính trị bởi nguy cơ đảo chính thường trực… Vậy lấy gì để người Mỹ tin rằng, nếu giả sử như chế độ thối nát Độc tài Cộng Sản Việt Nam hiện nay bị lật đổ thì chế độ tiếp sau nó có hoàn toàn thân Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc hay không. Điều này người Mỹ biết rõ vì bản thân những nhà lãnh đạo của các tổ chức có thực lực ở hải ngoại phần lớn đều là các cựu quân cán chính của VNCH khi xưa, nhiều người vốn tận đáy lòng vẫn ghét Mỹ vì họ luôn cho rằng “Mỹ bỏ rơi đồng minh” năm xưa. Một câu hỏi khác nảy sinh là, tại sao người Mỹ vẫn hậu thuẫn đấu tranh? Rất dễ hiểu, đó chính là chính sách dân chủ hóa toàn cầu của họ, và họ muốn có lý do để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên, để tránh bị coi là chống lại xu thế dân chủ, một điều trớ trêu thay là nhà cầm quyền Cộng Sản lại dùng chiêu bài trả tự do nhỏ giọt cho một vài tù nhân chính trị để đổi lấy sự ấm lên trong quan hệ ngoại giao với Mỹ! Bằng các động thái ngoại giao song phương dần tiến tới quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, bằng việc cử một viên đại tướng sang thăm Việt Nam, có vẻ như Mỹ đã đạt được mục đích then chốt của mình tại khu vực Biển Đông. Nếu tiến xa hơn trong quan hệ và dần loại bỏ tầm kiềm tỏa của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính phủ Việt Nam có thể tồn tại lâu hơn nếu thực lòng trở thành đồng minh của Mỹ. Đối với giới đấu tranh dân chủ, tất nhiên họ phải cố gắng hết mình, sẵn sàng đối đầu với công an, nhà tù để đấu tranh đến cùng. Nhưng hơn bao giờ hết, họ phải thực sự quên đi câu chuyện “đồng minh” ngày trước với Mỹ. Và có lẽ điều quan trọng nhất là họ cần làm cho người Mỹ thấy được, họ (đặc biệt là những nhà đấu tranh hải ngoại) thực sự có tâm và có tầm. “Tâm và tầm” ở đây cụ thể là gì? Có tâm là làm việc hết mình, không tư lợi, đừng tham nhũng, đừng lừa dối, đừng tiểu xảo với những nhà tài trợ. Có tầm là tập hợp được những con người có năng lực thực sự gia nhập các tổ chức đảng phái đấu tranh của mình, vì chỉ có sức mạnh của tập thể gồm nhiều người có thực tài mới có thể làm nên việc lớn. Tai mắt của Mỹ khắp nơi, chẳng có tật xấu nào của người Việt hải ngoại che được mắt họ. Như vậy có thể thấy: Chuyện Mỹ đồng đồng hành với cả hai phe Cộng Sản và chống Cộng là điều có lý. Phía nhà cầm quyền chỉ cần cải thiện dân chủ nhỏ giọt để làm hài lòng người Mỹ là đủ. Về phía những người đấu tranh, ngoại trừ họ có khả năng phát động một cuộc lật đổ thần thánh (điều này chưa thể xảy ra trong tương lai gần) thì cũng hãy nên tạm bằng lòng với vị thế hiện nay của mình.  “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” hay “có thực mới vực được đạo”, người Mỹ có quyền vì họ có sức mạnh vật chất. Nhưng vốn tôn thờ Chủ nghĩa Thực dụng, họ sẽ nhìn thấy ngay đâu là điều họ nên làm. Khi nhà nước Việt Nam Cộng Sản đồng hành với Mỹ thì đó cũng chính là lúc lợi thế giữa hai phe Cộng Sản và đối kháng thêm sự mất cân bằng. Trong đấu tranh, nếu biết tận dụng mọi nguồn lực, cụ thể (đối với người Việt đối kháng) đây là nguồn lực Mỹ, thì không gì khôn ngoan hơn. Nhưng họ phải làm sao để người Mỹ có cơ sở tin tưởng mình. Rất dễ và cũng thật khó! Tuy nhiên, với những con người thông minh và giàu ý chí, có nghị lực, chỉ có cái chưa thể chứ không có cái không thể! Cơ hội vẫn còn đang ở phía trước cho những người đấu tranh chống Cộng Sản. Chẳng có gì hạnh phúc hơn là tự mình làm nên mọi chuyện mà chẳng cần dựa vào ai. Nhưng điều này quả là không hề đơn giản! Lê Nguyên Hồng – Sydney, Australia Nguồn:  DienDanCTM
......

Thực Chất Cuộc Chiến Giữa Tập Cận Bình và Chu Vĩnh Khang

Trên danh nghĩa tận diệt tham nhũng, Tập Cận Bình đã và đang truy bức rất nhiều cán bộ cao cấp và trung cấp trong hơn một năm vừa qua. Có người bị đi tù, có người bị cách chức chờ điều tra, có người nhảy lầu tự tử, có người bị tịch thu tài sản. Trong số những cán bộ cao cấp bị họ Tập chiếu cố là phe nhóm của ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ bộ chính trị, đặc trách về guồng máy an ninh – tư pháp. Theo nhiều nguồn tin, Chu Vĩnh Khang hiện đang bị câu lưu và những người thân cận cũng bị điều tra và có người đã bị câu lưu như họ Chu lên đến non 100 người. Báo chí Trung Quốc đã mô tả đây là vụ điều tra tham nhũng và lợi dụng chức quyền. Báo chí phương Tây bị rơi vào cái bẫy của họ Tập nên các bản tin cũng chỉ xoay quanh vấn đề tham nhũng. Thực tế tham nhũng chỉ là chiêu bài. Bên trong màn kịch chống tham nhũng chính là trận chiến giữa các phe Thái Tử Đảng. Cụ thể hơn là phe Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình. Bạc Hy Lai là cựu Bí Thư Trùng Khánh, cựu ủy viên Bộ chính trị từng có tham vọng cạnh tranh với Tập Cận Bình để ra làm Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước sau khi Hồ Cẩm Đào mãn nhiệm kỳ. Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba, một trong tám công thần của đảng Cộng sản Trung Quốc, cầm chịch quyền lực Trung Quốc dưới thời mở cửa năm 1978. Trong khi đó, Tập Cận Bình là con trai của Tập Trọng Huân, cựu phó Thủ tướng cùng thời với Đặng Tiểu Bình. Tuy thuộc thế hệ Thái Tử Đảng như Bạc Hy Lai, nhưng cái gốc của họ Tập không bằng Bạc Hy Lai nên vì thế mà họ Bạc coi thường Tập Cận Bình. Họ Bạc đã liên kết với Chu Vĩnh Khang và nhiều cán bộ cao cấp khác, kể cả việc vận động Giang Trạch Dân ủng hộ, để tiến cử Bạc Hy Lai vào trách vụ Tổng Bí Thư thay vì là Tập Cận Bình. Để thu hút sự chú ý của dư luận, Bạc Hy Lai phát động phong trào nhạc đỏ, phục hoạt chủ nghĩa Mao và cực lực phê phán tình trạng tồi tệ của xã hội do những chính sách phát triển kinh tế nửa vời của Ôn Gia Bảo - Hồ Cẩm Đào. Sự cao ngạo của Bạc Hy Lai cùng với sự hậu thuẫn của bộ máy an ninh do Chu Vĩnh Khang điều khiển đã làm cho Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và Tập Cận Bình lo ngại. Nếu Bạc Hy Lai thắng thế thì phe họ Hồ và họ Tập sẽ bị “thanh trừng”. Điều bất hạnh cho Bạc Hy Lai là người thân cận nhất của mình là Vương Lập Quân, nguyên giám đốc công an Trùng Khánh lại đi tố cáo bà Cốc Khai Lai, vợ của Bạc Hy Lai, là đã ra lệnh cho thuộc hạ đầu độc một doanh nhân người Anh là Neil Heywood. Vụ án này đã làm cho gia đình Bạc Hy Lai tan nát. Bà Cốc Khai Lai thì bị tử hình nhưng hoãn thi hành, trong khi bản thân Bạc Hy Lai bị tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản. Tập Cận Bỉnh đã đẩy gia đình Bạc Hy Lai vào tù nhưng không an tâm vì trước đó, khi biểu quyết cách chức ủy viên Bộ chính trị của họ Bạc chỉ có một mình Chu Vĩnh Khang bỏ phiếu chống. Điều này cho thấy là Chu Vĩnh Khang đã ra mặt ủng hộ Bạc Hy Lai chống lại Tập Cận Bình. Mặc dù Chu Vĩnh Khang đã về hưu, không còn nắm bất cứ trách vụ gì kể từ sau năm 2013; nhưng nếu để họ Chu thong dong bên ngoài, liên lạc và điều hướng đàn em trong bộ máy công an thì phe nhóm Bạc Hy Lai sẽ có thể được phục hoạt, đe dọa đến sự tồn vong của Tập Cận Bình. Đó là lý do thầm kín nhất khiến cho Tập Cận Bình phải phát động chiến dịch chống tham những để qua đó công khai triệt hạ uy tín của Chu Vĩnh Khang hầu củng cố quyền lực. Nói tóm lại, trận chiến giữa Tập Cận Bình và Chu Vĩnh Khang là cuộc chiến tranh giành quyền lực của hai phe thái tử đảng: Bạc Hy Lai và Tập Cận Bỉnh.
......

Thoát văn hóa Trung Quốc dễ hay khó?

Trong những lúc gần đây nhân sĩ trí thức Việt Nam đang cố vươn tới điều mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã từng làm cách nay nhiều thập niên đó là nỗ lực thoát ra khỏi ảnh hưởng văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Liệu đây là nỗ lực có tỷ lệ thành công ra sao và vai trò nhà nước trong vận động này là gì? Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến tham dự một cuộc họp của thanh niên Việt Nam và Trung Quốc tổ chức tại Hà Nội hôm 22/12/2011.   Khi nói về văn hóa không những chỉ có yếu tố tích cực mà còn những tiêu cực, do hoàn cảnh lịch sử khiến cả một dân tộc trong nhiều thế kỷ phải theo đuổi một cách mù quáng đôi khi miễn cưỡng một triết thuyết do tập đoàn cầm quyền hay chế độ phong kiến muốn áp đặt cho dễ dàng trong việc cai trị. Lệ thuộc văn hóa Trung Quốc đến từ đâu? Văn hóa Trung Quốc với Khổng giáo làm chủ đạo thâm nhập vào Việt Nam đã hơn 1.000 năm, tại sao giờ này mới nảy sinh ý định thoát ra khỏi nó và hoàn cảnh Việt Nam hiện nay liệu có khác gì với Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?   Ngoài nguyên nhân văn hóa, hệ thống chính trị của Trung Quốc đã làm cho Việt Nam không thể độc lập tự chủ, ít nhất trong các quyết sách chính trị mà lý tưởng cộng sản là kim chỉ nam cho mọi đường lối. Nguyên nhân ấy ăn sâu vào từng con người trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam khiến mọi nỗ lực thoát Trung gần như tuyệt vọng trong một giai đoạn kéo dài gần một thế kỷ. Nhà văn Hoàng Hưng, một trong những người tổ chức buổi tọa đàm có tên “Thoát Trung về văn hóa” vừa diễn ra tại Hà Nội cho biết quan điểm của ông: "Nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính người lãnh đạo đã đưa ra lý tưởng sống, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác Lê nin gì đó để truyền bá trong xã hội này và đến nay vẫn cứ kiên trì tuyền bá nó. Họ đưa vào điều lệ đảng, đưa vào hiến pháp các thứ. Trong xã hội thì ai cũng biết rằng bản thân người lãnh đạo Việt Nam cũng như Trung Quốc đều đang tìm cách để thoát dần dần ra khỏi nó. Thí dụ như về kinh tế thì rõ ràng họ đã thoát ra và chấp nhận kinh tế thị trường chứ không còn chấp nhận cái đuôi Xã hội chủ nghĩa, cái cách mà nhà nước nắm quyền chi phối. Nếu mà nói đúng thì nó phải là một nền chuyên chính vô sản của công nhân, của nông dân. Thế nhưng ai cũng biết công nhân và nông dân hiện nay là tầng lớp khổ nhất trong xã hội. Đất đai không được ai bảo vệ, nghèo khổ bị đàn áp. Cái được gọi là chủ nghĩa Mác Lênin thực chất chỉ là cái vỏ đễ giữ lại nội dung chuyên chính độc tài toàn trị của một giới đặc quyền nắm quyền cai trị. Cái giả dối lớn nhất là giả dối về lý tưởng rao truyền trên xã hội. Những điều giả dối như vậy thì làm sao xã hội không giả dối theo trên tất cả mọi lãnh vực?" Khổng giáo và ý thức nữ quyền   Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011. Nhà báo Lê Phú Khải nhìn nguyên nhân ở một góc độ khác: sự lệ thuộc Khổng Mạnh một cách mù quáng đã khiến xã hội Việt Nam rơi vào quỹ đạo mà vua quan phong kiến thiết lập ra cho dễ bề thao túng quyền con người, đặc biệt là ở người phụ nữ:   "Khổng giáo nó ngấm vào mạch máu, nó ngấm vào từng con người và người ta xem đó là chân lý. Chẳng hạn người ta nói người phụ nữ chồng chết thì phải theo con. Tại sao phải theo con mà không lấy chồng khác? Nhưng người phụ nữ Việt Nam lại xem đó là chân lý, là lẽ phải. Trinh tiết, tiết tháo, thủy chung với chồng. Những chân lý mà người ta tiếp thu giống như người khát nước mà lại uống thuốc độc để giải khát. Cái nguy hiểm của văn hóa Khổng Mạnh tức là anh khát nước mà lại uống thuốc độc để giải khát. Điều này nó ngấm vào tiềm thức của xã hội Việt Nam và rất khó cho phép con cãi lại cha. Cha có thể sai chứ? Cấp trên có thể sai chứ? Thứ văn hóa bầy đàn mà chúng ta không thể thoát ra vẫn đi theo con đường toàn trị. Cho nên cái gốc của nó là như thế." Giáo sư Ngô Đức Thọ, người nghiên cứu văn hóa Trung Quốc trong hàng chục năm trời cho biết kinh nghiệm của ông và nguyên nhân chính khiến Việt Nam lệ thuộc vào văn hóa Trung Quốc là do nhà cầm quyền cố ý tránh né sự thật lịch sử Việt Nam bị nô lệ hàng ngàn năm từ cái gọi là giao lưu văn hóa hai nước:   "Ba cuộc chiến tranh dẫn đến thời kỳ Bắc thuộc thì mọi người Việt Nam học lịch sử đều thuộc cả, ta gọi là ba lần Bắc thuộc. Chính xác phải là 13 thế kỷ hơn 1.300 năm. Như vậy nó là một trang sử rất u tối của chúng ta. Nói đến 1.000 năm Bắc thuộc thì mọi người nói rất nhiều mà sử sách thì viết không biết được bao nhiêu phần trăm? Lướt qua một cách thoải mái. Thực ra trong một nghìn năm đó lịch sử Việt Nam đau thương vô cùng mà lớp trẻ bây giờ không rõ. Trong sách Quốc văn Giáo khoa thư của chính phủ Trần Trọng Kim thời trước khi chúng tôi còn đi học thì người ta vẽ một vài tấm tranh trong thời kỳ đó rất tang thương. Những ngôi mộ thời Đường như thế nào, cảnh hoang tàn của quân Nam Chiếu ở trên Vân Nam nó tàn sát như thế nào. Thế hệ bây giờ thì không có nữa, rõ ràng là rất thiếu. Cứ nghiên cứu trên quan niệm là giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nên mới có chuyện người Việt học chữ Hán… Rất nhiều lĩnh vực của xã hội đen tối dưới thời Bắc thuộc, tội ác của những thái thú đối với người dân Việt Nam thế nào trong suốt hơn 1.000 năm Bắc thuộc đấy tàn sát bao nhiêu vụ? bóc lột thu thuế má vượt sản như thế nào, bắt quân dịch các đợt như thế nào …nhưng lịch sử chính thức của nước ta bây giờ hỏi số liệu đó thì hoàn toàn không có, không một trang nào viết cả, đó là một thiếu sót rất lớn." Nô bộc chính trị Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khẳng định tính chất nô bộc chính trị của lãnh tụ đã biến Việt Nam thành một nước lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Sự coi thường văn hóa nước nhà đã gây ra hậu quả ngày nay: "Có một thời gian dài mình đã gửi cái hồn phách cho Tàu còn cụ Hồ thì nói là gửi hồn sang Mạc Tư Khoa thì đều không đúng. Vấn đề là phải gửi gấm cái hồn dân tộc vào văn hóa của mình vào lòng người, vào văn hóa. Đấy là những cái mà chúng tôi muốn nói đến. Hai nữa văn hóa nó phải bồi đắp cho một sức sống mới của một dân tộc cho nên vấn đề quốc văn quốc sử phải xem xét lại. Vấn đề quốc sử chẳng hạn: hiện nay có một điều là giới sử học, chính trị thì đã đành rồi, nhưng giới sử học ngay vấn đề lịch sử ¼ thế kỷ của Việt Nam Cộng Hòa chả ai nghiên cứu cả mặc dù nó là một thực thể lịch sử, nó có cái hay, cái dở, cái đúng cái sai nhưng trong ¼ thế kỷ ấy không có nghiên cứu, tức là một khoảng trống của một nửa nước. Và bây giờ rõ ràng về mặt chính trị người ta muốn thừa kế nó thì phải thừa nhận tính chính thống trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình nhưng các mặt khác thì mình có thừa kế không và làm sao bỏ nó đi được?" Thói quen theo đuôi hữu nghị   Phó Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Thị Doan (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Hải vào ngày 21 tháng 5 năm 2014 (hình ảnh minh họa).   Từ Úc châu, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết những quan sát của ông về thói bắt chước một cách mù quáng của hệ thống cầm quyền Việt Nam đã khiến đất nước này biến thành một phiên bản của Bắc Kinh từ ngôn ngữ hành chánh cho tới sinh hoạt khoa học và thậm chí trong cả lãnh vực quốc phòng, ông nói: "Những motif về tham nhũng, phong trào các quan lớn có bồ nhí… tất cả đều xuất phát từ bên Tàu, Việt Nam chỉ rập khuôn theo Tàu mà thôi. Nếu xem lại các tàu kiểm ngư của Việt Nam mình thì sẽ thấy nó có màu trắng có vẽ mấy cái gạch xéo xéo xanh đỏ trên sườn tàu. Nếu nhìn những cái gạch đó của tàu cảnh sát biển Việt Nam và cảnh sát biển Trung Quốc thì giống y chang nhau! Hóa ra trước đó có mấy ông cảnh sát biển của Tàu nó qua giao lưu với Việt Nam và 4 tuần sau thì xảy ra xung đột. Trong khoa học, khi qua thăm Trung Quốc trong mấy năm gần đây mình thấy Việt Nam quan tâm tới vấn đề như phòng thí nghiệm trọng điểm hay các chương trình có những con số như 322 này nọ… khi mình qua Tàu mình thấy cũng y như vậy. Nó cũng có chương trình trọng điểm, những chương trình khoa học 917… như vậy thì mình học nó quá nhiều, mình bắt chước nó quá nhiều! Mình bắt chước cả thói xấu như chợ luận án, thuê người viết luận văn, quan chức phải có bằng Ph.D, mua bán bằng cấp, mua bán chức danh giáo sư nữa … tất cả điều đó tôi qua Tàu và thấy hết, nhưng nó xảy ra trước mình!"   Lệ thuộc chính trị kéo theo bất động của cả nước trước sự xâm lấn văn hóa của phương Bắc ngày càng trầm trọng. Nỗ lực thoát ra khỏi những hệ lụy ấy đang là đầu đề của các buổi thảo luận căng thẳng đầy khó khăn. Câu hỏi đặt ra trước mắt: Thoát Trung, phải thoát điều gì? Nhà văn Hoàng Hưng cho biết những suy nghĩ của ông trước câu hỏi hóc búa này: "Khi ta bàn thoát Trung về Văn hóa là phải thoát cái gì. Tôi nghĩ rằng có một nét văn hóa tồi tệ vì giới cầm quyền Maoist của Trung Quốc đã xây dựng trên xã hội của họ và truyền sang xã hội Việt Nam do quan hệ được gọi là môi răng. Một nền văn hóa mà tôi đặt là “văn hóa giả dối”. Bây giờ nó đã thành một cái nạn rất là tệ hại, nghiêm trọng đối với toàn bộ đời sống tinh thần của tất cả các tầng lớp trong xã hội từ quan cho đến dân. Về lâu dài tôi cho nó là một tội ác. Nó phá hoại nền tảng tinh thần của Việt Nam rất là nguy hiểm. Tôi cho đó là một trong những tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao và nó gây hại cho dân tộc Việt Nam." Văn hóa quỳ lạy Nền “văn hóa giả dối” ấy theo nhà báo Lê Phú Khải cần phải nâng lên một tầng nấc khác, đó là “văn hóa quỳ lạy” do Khổng Mạnh cấy vào xã hội Trung Hoa từ hàng ngàn năm về trước. Sự quỳ lạy mà cộng đồng ngấm ngầm chấp nhận và thực hiện như một ước mơ đã tạo ra hàng trăm thế hệ hư đốn mà không nhận ra sự nô dịch của mình. Văn hóa quỳ lạy ấy đã tràn sang Việt Nam và nở rộ như nấm dưới mưa trong thời đại cộng sản: "Văn hóa nào thì nó chọn cái chính trị đó. Văn hóa Khổng Mạnh là văn hóa quỳ lạy tức là anh chí thú đi học để làm quan, để quỳ lạy trước nhà vua, để được hậu thưởng bổng lộc và chỉ có vua là đúng còn tất cả bàng dân đều là số không. Chỉ có anh ta đúng thôi. Ý vua là ý trời! Trong khi đúng vào cái thời kỳ đó thì ở phương Tây Aristos nói rằng có tranh luận, có đi tìm chân lý thì mới có chân lý. Thoát Trung là thoát khỏi văn hóa Khổng Mạnh của Trung Quốc, ảnh hưởng giới trí thức Việt Nam. Căn bản nhất là phải thoát khỏi cái văn hóa chỉ có trên đúng còn dưới thì sai. Chỉ có vâng lời không có đối thoại. Tôi cho cái đó là quan trọng nhất." Chủ nghĩa cộng sản Giáo Sư Ngô Đức Thọ trong khi công tác tại Viện Hán Nôm ngoài kinh nghiệm về lịch sử giữa hai nước, ông phân tích sự lệ thuộc một cách mù quáng của lãnh đạo cao nhất Việt Nam đã bất chấp giá nào để đạt được mục đích ngay cả phải hy sinh con người trong những phong trào đấu tố diệt chủng. Chủ tịch HCM đã nhắm mắt theo lời Stalin để cải cách ruộng đất và từ đó đất nước thấm đẫm oan khiên. Lịch sử này nếu không thoát ra hôm nay liệu Việt Nam còn có cơ hội nào khác nữa?   "Về mặt tư tưởng ta phải thoát Trung. Thoát Trung là gì? Đó là thoát tư tưởng đấu tranh giai cấp, tư tưởng Mao Trạch Đông, những tư tưởng này rất ảnh hưởng đến Việt Nam. Chúng ta đã biết những tư tưởng này là cách mạng chuyên chính của Mao được các cán bộ tầm cỡ của ta mang về từ Diên An. Kể cả Đề cương Văn hóa của đồng chí Trường Chinh viết năm 1943 cũng đậm màu sắc Trung Quốc trong đó văn học đại chúng không khác gì các đề cương văn hóa của Trung Quốc ở Diên An cả. Cuộc nói chuyện của Mao Trạch Đông tại Diên An  gần như được mô phỏng trong đề cương Văn hóa Việt Nam, tôi ví dụ như vậy. Cái tư tưởng này là gì thì mọi người đều biết rồi. Tư tưởng của anh Tàu rất tai hại. Theo tôi nghiên cứu tài liệu thì trước đây chỉ có mỗi Tàu nhưng sau này đọc lại thì thấy cũng ảnh hưởng quốc tế cộng sản từ Nga. Vấn đề “Cải cách ruộng đất” không hẳn của Tàu, chính Stalin chỉ thị cho Chủ tịch HCM về Việt Nam cải cách ruộng đất còn nếu không làm cải cách thì không công nhận đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên đảng cộng sản ra đời phải thực hiện cuộc cải cách ruộng đất này. Những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tưởng rằng thời gian rồi nó sẽ qua, lấy thời gian làm vũ khí nhưng vũ khí thời gian không nghĩa gì cả bởi vì tai nạn này, kiếp nạn này là rất lớn."   Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh sự lệ thuộc về văn hóa từ mỗi cá nhân do tác động từ các việc làm của hệ thống chính trị. Cá nhân phải tự thân ý thức sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc của mình có hại cho quốc gia dân tộc như thế nào mới may ra cải đổi khuôn mặt văn hóa Tàu trong lòng từng người như hiện nay:   "Muốn hay không muốn thì văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng của Tàu rất lâu. Một ngàn năm bị đô hộ, sống chung với họ thì rất là khó để mình gột rửa nét văn hóa của họ đặc biệt dưới sự cai trị khắc nghiệt như thế này thì nó lại càng khó hơn. Cả Việt Nam mình hiện nay nó như một phiên bản của Trung Quốc, rập khuôn Tàu trên tất cả mọi lãnh vực từ chính trị cho đến tổ chức xã hội, kinh tế, khoa học và khá là ngạc nhiên vì tôi mới phát hiện nhiều cái rập khuôn về khoa học nữa. Thậm chí có những cái tên nhiều khi mình không để ý. Những cái tên mình đang dùng hiện nay cũng là bắt chước, xuất phát từ Tàu. Nếu muốn thoát Trung Quốc thì không phải chỉ thoát về hệ thống chính trị hay các thiết chế và tổ chức xã hội mà còn phải thoát từ trong tư tưởng của mỗi người, thậm chí thoát những cái bắt chước từ Trung Quốc. Tôi nghĩ nó không phải bắt đầu từ chính quyền mà bắt đầu từ mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân cần phải gột rửa những ý tưởng, những cách hành xử mà lâu nay mình tưởng là của truyền thống văn hóa Việt Nam nhưng là của Tàu." Nhà văn Thùy Linh, người luôn có mặt trong các cuộc biều tình chống Trung Quốc cho biết quan sát của bà về vấn đề này mà theo nhà văn chính Khổng giáo là nguyên nhân sâu xa nhất nhưng nhà cầm quyền hiện nay muốn nó tồn tại để dễ dàng thao túng:   "Đời sống văn hóa Việt Nam sau năm 1945 đến giờ gần như đã bị chính trị hóa cho nên không còn đời sống văn hóa thật sự nguyên bản. Ngay cả tín ngưỡng dân gian cũng đã bị chính trị hóa. Đầu tiên người ta dẹp bỏ và cho đấy là mê tín dị đoan nhưng sau khi mở cửa thì tất cả những tín ngưỡng dân gian đều bị biến màu. Không có cái gì trong đời sống văn hóa mà không bị ảnh hưởng trong đời sống chính trị. Chính trị Việt Nam và Trung Quốc thời gian gần đây, cận hiện đại, hai nước có sự giao thoa ảnh hưởng rất sâu sắc, nhưng lui về trước nữa thì đạo Khổng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội Việt Nam. Chính Khổng giáo làm méo mó nhân cách, méo mó tất cả đời sống tự nhiên của con người và Việt Nam bị ảnh hưởng trong cái vòng ảnh hưởng đó. Sau khi chủ nghĩa cộng sản nắm quyền thì đạo Khổng rất có lợi cho sự tồn tại của họ. Mới đầu thì họ chống ở một chừng mực nào đó nhưng thật ra họ bị ảnh hưởng của Khổng giáo mà chính họ không biết bởi vì nó ăn vào trong máu. Hiện tại Khổng giáo đang làm cho chính quyền hưởng lợi chính vì vậy việc thoát Trung tại Việt Nam hết sức cam go."   Câu hỏi đặt ra, nếu sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc sẽ làm đất nước trì trệ, lạc hậu và không có cơ hội phát triển như các nước lân cận liệu chính quyển có đủ can đảm từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa nay đã mịt mùng cộng với sự mê đắm vào Khổng giáo làm mê muội trí thức hầu củng cố quyền lực của mình hay không? Nhật hay Hàn, bài học nào cho Việt Nam? Nếu cho rằng thoát Trung là một ý tưởng hoàn toàn không thể thực hiện được người lạc quan có ngay một motif để chứng minh ngược lại, đó là sự thành công của hai nước lân cận với Trung Hoa là Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ không những đã thoát được vòng kểm tỏa của văn hóa Khổng Mạnh mà còn vượt ra khỏi hủ lậu của cả Châu Á nữa là đằng khác. Nhật Bản có lẽ là nước sâu sát với Trung Quốc hơn ai hết nhưng sau thế chiến thứ II nước này ý thức được muốn đứng lên bằng đôi chân của mình phải chịu đau đớn rời bỏ hai thanh nạng mà Trung Quốc ép vào tay trong suốt hàng ngàn năm qua chủ thuyết Khổng Mạnh mà nói theo nhà báo Lê Phú Khải là văn hóa quỳ lạy. Tinh thần Samurai không cho phép người Nhật quỳ lạy dù bất cứ trước thần tượng nào để đổi lấy miếng đỉnh chung như triết lý Khổng Mạnh của người Trung Quốc. Thiên Hoàng của Nhật được thần dân kính trọng và tôn sùng như thần thánh vì là hiện thân của con cháu Thái Dương Thần Nữ trong phạm trù tín ngưỡng và sự tôn sùng ấy vẫn được gìn giữ cho tới ngày nay. Ngược lại, Nhật Hoàng luôn tỏ ra là một minh quân hết lòng chăm lo cho dân chúng đã khiến niềm tin của người dân thêm được củng cố. Khổng Mạnh không chiếm giữ được văn hóa Nhật Bản mặc dù chủ nghĩa này được du nhập rất sớm vào xứ sở Phù tang. Việc du nhập văn hóa, văn minh phương Tây và chủ trương các trường quốc học Kokugaku là nỗ lực thành công thoát ra khỏi quỹ đạo văn hóa Trung Quốc vào cuối thế kỷ 17 đã mang Nhật đến gần hơn niềm mơ ước tự lực tự cường. Nam Bắc Triều và Hà Nội- Sài Gòn Hàn Quốc gần với tình trạng Việt Nam hơn nhưng họ vượt qua được cũng từ ý chí muốn đất nước thoát ra nghèo đói và nhục nhã. Thoát Trung nảy sinh trong lòng người dân Hàn Quốc phát sinh từ sự phân ranh Nam Bắc mà phía bên kia là Trung Quốc, một thế lực lớn lao công khai ủng hộ, giúp đỡ cho Bình Nhưỡng chống lại Seoul. Hoàn cảnh lịch sử này ngược lại với Việt Nam khiến người dân và chính phủ Hàn Quốc ý thức rõ rằng, thoát nền văn hóa Trung Quốc là tiền đề cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Lý do thứ hai làm cho thoát Trung thành một yếu tố cần thiết hiển nhiên là sự vận động dân chủ của Hàn Quốc đã tới mức cao nhất có thể. Một đất nước có dân chủ thật sự sẽ không thể chịu nổi bản chất độc tài đảng trị mà thể chế cộng sản theo đuổi. Không ai bỏ căn nhà tiện nghi của mình để chấp nhận vào hang động trú thân nhằm tìm cho ra chủ nghĩa xã hội là gì như Việt Nam đang lần mò trên con đường vạn dặm. Nhà văn Thùy Linh tự hỏi không biết Việt Nam rồi đây sẽ làm gì và bằng cách nào để có thể theo chân hai nước đồng văn đồng chủng với Trung Quốc này:   "Nhật hay Hàn quốc họ cũng bị ảnh hưởng của Khổng giáo nhưng tại sao họ thoát được? Họ phải xây dựng một nền văn hóa thoát được Khổng giáo, họ xây dựng được một bản sắc rất độc đáo vậy thì tại sao chúng ta không làm được điều đó? Gần đây chúng ta mới đặt ra việc thoát Trung, chặng đường ấy tôi nghĩ rất dài nhưng chúng ta phải làm. Việt Nam bị ảnh hưởng Trung Quốc gần như một số phận khiến chúng ta phải ở cạnh một đất nước như thế nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể thoát nỗi sự ảnh hưởng của gã khổng lồ đó. Muốn phát triển phải có con đường đi riêng giống như Hàn Quốc hay Nhật." Hãy giải phóng chính mình   Nhà báo Lê Phú Khải chủ trương cổ vũ cho một tư duy độc lập trước khi có được một thái độ độc lập đối với sự cai trị nếu muốn thoát Trung như Nhật và Hàn Quốc đã làm:   "Như Nhật Bản, Hàn Quốc chẳng hạn họ còn muốn thoát Á nữa. Nó đã dân chủ, văn minh rồi tại sao vẫn muốn thoát Á? Bởi vì nó muốn thoát hẳn cái văn hóa Khổng Tử, cái văn hóa không có tranh luận, văn hóa bầy đàn mà họ muốn phải giải phóng cá nhân. Giải phóng cá nhân rất quan trọng. Mỗi một con người đều là một tiềm năng nếu giải phóng được thì giống như phản ứng hạt nhân còn không có nó thì không có sức mạnh của cả dân tộc. Con số 1 đứng trước 6 con số 0 thì thành hàng triệu nhưng nếu mất con số 1 rồi thì 6 số không kia cũng vô nghĩa. Nhưng nếu con số 0 ấy là số 1 thì nó không cần ai chăn dắt cả." Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khẳng định một chính sách đứng đắn của nhà nước tạm gọi là “quốc chính” phải được đặt ra nếu muốn thoát Trung. Tấm gương của Hàn Quốc rất rõ trong trường hợp này, ông cho biết: “Quốc chính” là một nền chính trị để nó cầm nhịp cho bước phát triển mới tiến bộ nhân văn…thế nhưng hiện nay nền quốc chính của ta có nhiều điều rất lạc hậu. Một đội ngũ công chức đáng lẽ là lực lượng cầm nhịp cho sự phát triển xã hội thì tham nhũng là chính, hành dân là chính, làm sao mà đưa dân tộc phát triển được, đấy là các vấn đề phải đặt ra. Khi nói văn hóa mà quên đi vấn đề làm sao đưa giá trị văn hóa để cho nền chính trị của đất nước nó tử tế hơn lên, làm thăng hoa giá trị con người. Nhân văn, nhân ái, tình thương, dân chủ, tôn trọng con người….những vấn đề ấy văn hóa phải đóng góp và sửa đổi sớm những lệch lạc của cái được gọi là nền quốc chính, tức là nền chính trị của đất nước." Những ý kiến, tư duy cũng như trăn trở cho một tương lai đất nước vẫn đang được nhiều người, nhiều giới hưởng ứng, đồng tình. Tuy nhiên nếu mọi cố gắng thoát văn hóa Trung Quốc này không được nhà nướ quan tâm kể như 3 phần 4 câu chuyện sẽ không có hồi kết thúc.   Nguồn: rfa.org
......

Ai sẽ cứu Lục Vân Tiên?

Ngay khi tin tức cho hay ngày 15/8, Bộ Thông tin và Truyền Thông (Bộ TT-TT) ra quyết định thu hồi giấy phép làm báo và phạt tiền tờ báo điện tử Tri Thức Trẻ vì phát hành bài viết xúc phạm phụ nữ, tiếng vỗ tay đã vang lên khắp nơi, từ báo chí Nhà nước cho đến các trang mạng xã hội. Bộ TT-TT bất ngờ trở thành một Lục Vân Tiên giữa đời thường, thấy chuyện bất bình mà ra tay. Thế nhưng câu chuyện hào hiệp này cũng cần được mổ xẻ thêm một chút, cho rõ Lục Vân Tiên ấy, thế nào.   Câu hỏi đầu tiên được đặt ra, là việc nghiêm khắc đóng cửa tờ báo này – nghe qua thì có vẻ rất kỷ cương, nhưng nếu nhìn sâu một chút, bạn có bao giờ tự hỏi vì một người viết bài, một tổng biên tập tạo nên sai lầm đó, tại sao lại bắt cả cơ quan phải nghỉ việc. Trong đó, chắc chắc rằng anh bảo vệ, chị kế toán, những phóng viên khác, biên tập khác… đã không gây nên lỗi lầm gì? Thay vì làm hành động kỷ luật ban biên tập chính hay cách chức tổng biên tập, thì Bộ TT-TT lại hành động một cách hàm hồ là huỷ diệt cả một tờ báo. Huỷ diệt dễ dàng luôn cả một cơ quan báo chí, vô hình trung trở thành một kiểu phô diễn quyền lực của một Nhà nước độc tài truyền thông, và hy sinh cả những người không liên quan để tạo thế trình diễn sự mị dân. Loại trừng phạt kiểu vì một người bệnh, bắt cả đám đông chung quanh phải uống thuốc thay, là một kiểu làm xưa cũ và chỉ cho thấy sự lụn bại của cách thức kiểm soát truyền thông hiện nay. Theo quy cách truyền thống của báo chí, người nào làm sai phải chịu trách nhiệm rõ trước người đọc. Tờ báo đó sẽ phải tiếp tục đăng tải thông tin về việc chịu trách nhiệm, đăng tải thư xin lỗi về sai lầm của mình. Giờ thì mọi thứ không khác gì cho chìm xuồng. Vai trò trách nhiệm phản hồi trước độc giả của một cơ quan báo chí độc lập cũng bị tước bỏ, không khác gì đứa trẻ trong gia đình bị phạt, cắt bữa bú chiều vì tội quấy. Các tờ báo khác phải đăng tải hậu sự của tờ báo Tri Thức Trẻ, dù muốn dù không, cũng bị đặt dưới góc nhìn là bầy kên kên vui vẻ quanh cái chết của đồng nghiệp. Mà khốn nỗi, thật sự không ai biết các thủ phạm chính sẽ về đâu, hay nay mai lại được im lặng bổ nhiệm vào vị trí mới, cho một tờ báo mới? Một câu hỏi khác, là nếu không tỉnh táo, cứ vỗ tay hoan hô “cái đúng” của Bộ TT-TT qua sự kiện này, sự vui mừng hời hợt này có phải là cú hích, giúp cho khuynh hướng xiết chặt tự do báo chí từ Nhà nước Việt Nam hay không? Báo chí – cũng do Nhà nước dựng nên – theo một hành lang được xiết chặt đến nghẹt thở, và rồi kẻ xấu xuất hiện ngay trong hành lang ấy, lại được Bộ TT-TT đóng vai là một Lục Vân Tiên giải cứu. Khán giả vỗ tay cám ơn nhưng bị cảm giác đúng-sai đánh lừa một thực tế quan trọng: Báo chí và Bộ TT-TT trong xã hội Việt Nam có mối quan hệ sâu đậm như cha con. Trong bối cảnh nhiễu nhương của xã hội Việt Nam lúc này, đặc biệt trước loạt đại hội Đảng bộ cấp cơ sở vào tháng 4/2015, hầu như các viên chức lãnh đạo, cơ quan nhà nước… đều đau đáu tìm cách giới thiệu thành tích, hành động như những “người tốt”. Việc hồ đồ hành động mang màu sắc Lục Vân Tiên của Bộ TT-TT, lại cho thấy thêm một cách hành xử hiện rõ vai trò độc tài kiểm soát báo chí, và cũng cho thấy cách hành xử của các vị lãnh đạo truyền thông trong chuyện này hoàn toàn không có chút thông minh nào. Câu chuyện xúc phạm phụ nữ nhằm chỉ để câu view của báo Tri Thức Trẻ, chỉ là chuyện vặt của nền báo chí Việt Nam. Nó cho thấy thói quen được đặt ra lâu nay, từ trên xuống, trong giới báo chí, là miễn đừng nói chuyện chính trị, thì tào lao hay vô giáo dục cỡ nào cũng được phép. Việc vạch rõ lằn ranh này khiến cho chuyện kinh dị, chuyện khiêu dâm, chuyện thách thức đạo đức… xuất hiện ngày càng nhiều trong làng báo, nhưng chuyện viết về biển Đông hay chỉ trích Trung Quốc là các báo phải xếp hàng, ngồi chồm hổm chờ được bật đèn xanh.   Xét cho cùng, bài viết về phụ nữ của tờ Tri Thức Trẻ chỉ là cú sẩy chân tháng Bảy cô hồn, vì so với nhiều đồng nghiệp của mình lâu nay, thì bài viết ấy vẫn chưa là gì.   Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu là một người tự do và chân thành. Hai tư chất đó khó mà soi thấy được trong nền báo chí xã hội chủ nghĩa. Ai sẽ vén màn để nhìn thấy được Lục Vân Tiên đang được Bộ TT-TT đánh tráo, trình diễn trên một sân khấu tự biên tự diễn của mình? Rồi ai sẽ cứu linh hồn Lục Vân Tiên? Nguồn: nhacsituankhanh.wordpress.com ***** Báo điện tử Trí Thức Trẻ bị phạt nặng Bài viết gây tai tiếng đã được rút khỏi trang báo   Báo điện tử Trí Thức Trẻ vừa nhận quyết định đình bản ba tháng và bị phạt 207 triệu đồng vì đăng bài nói về phụ nữ miền Tây "gây bức xúc cho dư luận". Hôm 12/8, báo này đăng bài có tựa đề "Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ" của một tác giả ẩn danh. Bài báo bình luận về các cô gái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: "Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối". Khi đăng tải, bài này đã gây phản ứng khá gay gắt trong dư luận. Chiều thứ Năm 14/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn đã họp khẩn cấp với Thanh tra Bộ, Cục báo chí, và một số cơ quan khác để xem xét vụ này. Ông Tuấn vừa ký quyết định số 1171/QĐ-BTTTT ngày 15/8 đình bản báo điện tử Trí Thức Trẻ ba tháng. Sau thời gian đình chỉ tạm thời nói trên, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ xem xét để quyết định việc tiếp tục hoạt động của báo này. Cùng ngày 15/8, Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông cũng quyết định phạt báo điện tử Trí Thức Trẻ 207 triệu đồng. Đây là mức phạt cao nhất từ trước tới nay đối với một tờ báo.   Vi phạm nghiêm trọng Kết luận của Bộ Thông tin-Truyền thông đánh giá rằng bài viết đã đăng trên tờ Trí Thức Trẻ là "điển hình của những trò giật gân, câu khách rẻ tiền trên một số tờ báo điện tử hiện nay". "Ngoài việc vi phạm pháp luật nghiệm trọng, thông tin trên báo điện tử Trí Thức Trẻ còn ảnh hưởng đến xã hội, gây bức xúc cho dư luận." Tác giả bài báo, viết từ góc độ một người miền Bắc từng yêu một cô gái miền Tây, đã tỏ thái độ khinh miệt phụ nữ vùng này. "Dù không là người miền Tây, nhưng đã từng tiếp xúc, đã từng yêu gái miền Tây, tôi tiếc và khá thất vọng về họ." Quyết định đình bản đã được áp dụng cho một vài tờ báo ở trong nước trước đây. Năm 2009, báo Du lịch cũng bị đình bản trong ba tháng vì 'sai phạm nghiêm trọng' trong số Tết Kỷ Sửu 2009, khi đăng bài nói về quan hệ Việt-Trung. Báo điện tử Trí Thức Trẻ thuộc Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam và do Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corporation) vận hành, khai thác. VC Corporation hiện có hơn 20 sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông, Thương mại điện tử và Mạng xã hội. Công ty nhận đầu tư nhiều triệu đôla của Quỹ Intel Capital năm 2012. Trước đó, năm 2007, VC Corporation nhận đầu tư start-up của quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam, công ty gắn liền với tên tuổi ông Henry Nguyễn Bảo Hoàng, con rể Thủ tướng Việt Nam. Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese
......

Biết "rưng rưng" thế nào mới khá?

So với loại phát biểu “tham nhũng như ngứa ghẻ” của Nguyễn Phú Trọng, hay “bán vé số có thu nhập cao” của Giàng Seo Phử, thì phải nói các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm hẳn ở một tầng cao khác, từ "lòng tin chiến lược", đến "dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm", đến "không đổi lấy hữu nghị viển vông". Nhưng đến nay hầu như ai hiểu chuyện hậu trường đều biết ông Dũng chỉ cầm giấy đọc. Còn chữ nghĩa trong từng tờ giấy đó đều do ông Vũ Đức Đam viết. Ông Đam từng giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tức Văn phòng Thủ tướng) và nay là Phó Thủ tướng.   Nhưng cũng chính vì nhiều người biết chuyện đó nên họ càng ngạc nhiên với phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết niên học 2013-2014. Ông bảo: “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”. Báo chí càng loan tải câu này, người ta càng cười buồn, rồi xoay qua bàn tán. Những phát biểu hoành tráng của ông Nguyễn Tấn Dũng ít ra cũng tạo tác động thán phục được vài tuần rồi mới biến mất khi người ta so với thực tế và so với các động thái của người nói. Còn phát biểu hoành tráng của ông Vũ Đức Đam lại tạo phản ứng khó chịu gần như lập tức. Tại sao thế? Trước hết, ai cũng biết bản quốc ca Việt Nam hiện nay còn ngập đầy máu me, hận thù, giết chóc của thời xa xưa nên khá lạc hậu so với tiêu chuẩn văn minh nhân bản của thế kỷ 21. Nhưng đó vẫn không phải là lý do chính làm bật lên cảm giác cay đắng nơi người nghe. Thật vậy, rất nhiều con người thuộc mấy thế hệ liên tiếp đã từng hát, từng khóc, từng sống dưới bản Tiến Quân Ca và cũng chính họ từ từ nhận ra bài quốc ca này chỉ là một phần trong toàn bộ bài bản tuyên truyền để đánh lừa cả một dân tộc. Cảm giác cay đắng đến từ nhận thức chính mình và biết bao bạn bè cùng thế hệ với mình đã bị lợi dụng không thương tiếc khi Đảng CSVN đánh đồng Đảng với tổ quốc Việt Nam; bắt buộc "yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội; bọc kín ý đồ mở rộng thế giới CS bằng máu người Việt Nam trong lá cờ giải phóng dân tộc; v.v... Từ thời chiến tranh chống thực dân Pháp, đã có biết bao trường hợp trong lúc con đi bộ đội, rưng rưng hát bản quốc ca, sống chết ngoài chiến trường, thì cha mẹ ở nhà cũng rưng rưng bị đấu tố vì "Đội" chưa vét đủ con số địa chủ mà các cố vấn Tàu ấn định cho từng làng từng xã. Ngoài những vụ lớn như bà Cát Thanh Long Nguyễn Thị Năm, địa phương nào cũng còn đầy những câu chuyện phản bội tàn nhẫn. Ngay tại Hà Nội, người ta còn nhắc lại trường hợp một bà mẹ có con trai đang là trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân. Bà trước đó từng hiến cả trăm lạng vàng cho chính quyền cách mạng, nhưng vẫn là địa chủ bị án tử hình để làm "gương" cho kẻ khác. Hay trong số cháu nội của cụ Phan Bội Châu, có một người lúc đó là trung đội trưởng. Nhà ông rất nghèo, chỉ có 3 sào đất để nuôi sống 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ đem ra đấu tố cho đủ chỉ tiêu. Cả xã hội sau 1954 cũng chẳng may mắn gì hơn, bị ném ngay vào các chiến dịch cải tạo với đầy máu, nước mắt, và nhất là sự sợ hãi ngày đêm, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến cải tạo công thương nghiệp đến bài trừ văn hóa đồi trụy, .... Ai còn rưng rưng nổi khi hát quốc ca? Rồi thế hệ kế tiếp lại hát Tiến Quân Ca, lại bị ném vào cuộc chiến “Giải phóng Miền Nam, chống Mỹ cứu nước”, để đến khi chiến thắng thì chính lãnh đạo tối cao Lê Duẫn thừa nhận "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Và đến phiên nửa nước còn lại đi qua giai đoạn cải tạo con người mới XHCN, bài trừ văn hóa đồi trụy, cải tạo công thương nghiệp, lập vùng Kinh tế mới. Cả nước lao vào nạn đói và sợ ngày đêm. Khi nhìn lại, ai cũng chỉ cảm thấy lợm giọng, buồn nôn chứ không sao rưng rưng hát quốc ca nổi. Và càng gần với hiện tại thì càng khó hát quốc ca. Hát sao nổi khi bia mộ của những bộ đội hy sinh trong 10 năm chống Trung Quốc xâm lược (1979 - 1989) bị đục bỏ? Sử sách, kể cả quân sử, bị tẩy xóa. Các thế hệ tương lai không còn biết ai giết họ, không biết lý do họ hy sinh. Lãnh đạo đảng ở các vùng biên giới chỉ tổ chức các phái đoàn đưa vòng hoa "Đời đời nhớ ơn Liệt sĩ Trung quốc" qua bên kia biên giới hàng năm. Hát sao nổi khi toàn bộ anh hùng dân tộc, mà tuyệt đại đa số là lãnh tụ chống ngoại xâm từ Phương Bắc, theo chỉ thị năm 2014, đã bị hất ra khỏi danh sách những ngày quốc lễ. Ngay cả Quốc Tổ Hùng Vương cũng rớt xuống hàng "tỉnh lễ" mà thôi. Lòng yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của dân tộc đang là điều lo lắng cho lãnh đạo và họ đang cố trấn áp bằng mọi giá. Thế thì lấy ai rưng rưng hát quốc ca? Và hát sao nổi khi lãnh đạo vẫn cương quyết không cho dân giữ nước, và cũng nhất định không kiện Trung Cộng, không liên minh phòng thủ Biển Đông, và không bảo vệ ngư dân Việt. Sau mùa biển động năm nay, cảnh giàn khoan mọc như nấm quanh vùng Hoàng Sa gần như là chuyện đương nhiên. Ai còn thực sự yêu nước đều lo tìm cách Thoát Trung chứ chẳng ai muốn đóng kịch đứng hát quốc ca. Đó là chưa kể vừa hé mắt nhìn vào tương lai đã thấy cảnh các con ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Tô Huy Rứa, Nguyễn Bá Thanh, Lê Thanh Hải, ... đang cùng bước lên ghế lãnh đạo. Nghĩa là tương lai đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục con đường hiện tại, tiếp tục lùi xa hơn các nước trong vùng, mà nay đang thua cả Miến lẫn Miên. Rõ ràng không chỉ quốc ca, mà mọi thứ "quốc" lớn, "quốc" nhỏ khác, đặc biệt là Quốc Mạng (vận mạng quốc gia), đều chưa hề là của dân. Thực tế đó chỉ để lại 2 loại rưng rưng thật trên đất nước Việt Nam hôm nay. Một là loại rưng rưng như của TBT Nguyễn Phú Trọng khi đọc diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vì thất bại quá đau đớn. Với các sát phạt nội bộ kịch liệt trong cuộc chạy đua trước Đại Hội Đảng 2016, cảnh rưng rưng này sẽ còn nhân lên nhiều. Hai là loại rưng rưng của những nạn nhân của chế độ: từ những người đang vào tuổi cuối đời nhớ lại các bạn mình đã bị cướp đi cả cuộc đời; đến những người trung niên cạn nước mắt, thẫn thờ nhìn đoàn công an đến cướp đi phương tiện kiếm sống duy nhất của gia đình; đến những cháu bé nhìn bạn chết trôi trên đường băng sông đi học hàng ngày. Không ai buộc hết trách nhiệm các cảnh rưng rưng đó vào cổ ông Vũ Đức Đam, nhưng cũng không ai quên thực tế ông Đạm là một trong những con ốc chính trong guồng máy đang tiếp tục tạo ra những cảnh rưng rưng này. Nếu thực sự muốn "đất nước giàu mạnh", ông Đạm dư biết cần phải làm gì. Chính các cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách, Nguyễn Văn An đã chỉ con đường ra từ lâu lắm rồi./.
......

Tội chống nhà nước không to bằng tội chống nhân dân!

-Tội gì? -  Tội chống đối nhà nước! -  Chống đối như thế nào? -  Viết bài, tuyên truyền, nói xấu chế độ! -  Ô hay! Không yêu, không đồng tình cũng phải nói rõ ra là không yêu, không đồng tình thì người ta mới biết đường chứ? Thế nhà nước có viết bài, tuyên truyền không? Trong bộ luật hình sự năm 1999, có quy định hẳn chuyện nói xấu thành một cái tội, đó là tội“tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nhưng bộ Luật này thiếu một vế cơ bản, đó là tội “tuyên truyền chống nhân dân Việt Nam” Làm gì có chuyện chỉ kết tội một chiều thế được? Làm gì có chuyện chỉ có nhà nước mới được quyền tuyên truyền? Làm gì có chuyện hễ là nhà nước thì không có tội?   Tội chống nhà nước không to bằng tội chống nhân dân! Điều này chắc như đinh đóng cột vậy. Nếu có người bảo, đừng có nhân danh nhân dân! Vậy thì cũng sẽ có người bảo, đừng có nhân danh nhà nước! P/S: Muốn biết tỷ lệ yêu ghét trong dân, hãy bỏ phiếu đi. Và đề nghị Liên hợp quốc giám sát việc bỏ phiếu. Không tin ông cộng sản kiểm phiếu được. Cái gì cũng tốt đẹp cho đến khi nó bị phanh phui, mà thiên hạ đồn là do phe nhóm đánh nhau mới lòi ra, chứ chả ông DÂN nào có công phanh phui ra cả.   Nguồn: chimkiwi.blogspot.de
......

Minh Quân của Việt Nam là ai ?

Nhiều người Việt chúng ta đang trông chờ một nhân vật có khả năng trở thành Lãnh Tụ hay một Minh Quân để lèo lái con thuyền Quốc Gia ra khỏi vũng lầy khủng hoảng triền miên do chế độ độc tài Cộng sản gây ra trong gần 8 thập niên qua. Đương nhiên, ai cũng nghĩ rằng lãnh tụ hay minh quân này phải hội đủ Tài, Đức của các vị lãnh đạo đáng kính đã xuất hiện trong dòng lịch sử của dân tộc, hoặc giống như những vị trên thế giới đã và đang dẫn dắt dân tộc của họ vượt qua những giai đoạn khó khăn, đưa đất nước thăng tiến trở thành các cường quốc, có vị được sự nể trọng của toàn thế giới. Chỉ có những vị có đủ tài đức như vậy, mới thu phục được nhân tâm, lãnh đạo và đưa công cuộc đấu tranh chấm dứt độc tài và dân chủ hóa đất nước sớm đến thành công. Nhìn sang Miến Điện, người Việt ước ao đất nước ta có một Aung San Suu Kyi,  nhìn sang Tây Tạng  ước mơ có một Đức Đạt Lai Lạt Ma,  nhìn sang Singapore ước mơ một Lý Quang Diệu, nhìn sang Nam Phi ước mơ một Mandela … Nhưng đặt những ước mơ đó cùng với sự mong chờ một lãnh tụ hay minh quân xuất hiện ở Việt Nam không phải là điều thực tế, vì những lý do sau đây: 1.                  Minh Quân hay Lãnh Tụ dù có khả năng thiên phú đến đâu cũng cần phải được thực tập/tôi luyện về khả năng lãnh đạo cũng như đạo đức cần có. Ngay cả những người được thừa hưởng vị thế lãnh đạo của cha mẹ hay gia đình cũng cần phải được tôi luyện để mài dũa khả năng (trừ phi họ được đưa lên để làm bình phong cho một cá nhân hay nhóm người nào đó muốn thao túng quyền lực). 2.                  Hình ảnh một người là Minh Quân hay Lãnh Tụ ở thời buổi xã hội mạng (social network) của thế kỷ 21, với trào lưu dân chủ, không chỉ  là một cá nhân siêu việt như trong quá khứ, mà là đại diện của một tập hợp  có thực lực và có khả năng đem ước mơ của số đông biến thành hiện thực. Có thể có trường hợp một cá nhân đa tài và nổi tiếng được tập thể tôn vinh và tôi luyện thêm để trở thành lãnh đạo. Cũng có khi một cá nhân bình thường được tập thể tôi luyện và trở thành một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ hoặc lãnh đạo của một số  quốc gia dân chủ ngày nay đều được phát triển và tôn vinh lên qua tiến trình này. Điều này giúp ta rút ra một đặc tính của xã hội ngày nay, đó là lãnh đạo bằng trí tuệ của tập thể.  Nó vừa mạnh mẽ hơn trí tuệ của một cá nhân, vừa tránh được hiện tượng một cá nhân thao túng quyền lực và trở nên độc tài, chuyên chế. (Chế độ cộng sản tuy cai trị bằng tập thể nhưng là một tập thể chuyên chế và thống trị bằng bạo lực, sản sinh ra một hệ thống độc tài và tàn bạo để duy trì quyền lực độc tôn). Trong tình hình Việt Nam hiện nay duới sự độc quyền của đảng CSVN, muốn có một Minh Quân hay Lãnh Tụ xứng đáng thì chính đồng bào chúng ta phải:   1.                  Tự đi tìm và đào tạo Minh Quân chứ không ngồi chờ đợi Minh Quân xuất hiện rồi mới tham gia đấu tranh hay xây dựng đất nước. Vị Minh Quân đó có thể là chính chúng ta, con cháu hay bằng hữu của mình, hoặc một vị mà chúng ta chưa bao giờ biết đến rồi gặp nhau trên con đường phục vụ Tổ Quốc. 2.                  Cần củng cố niềm tin vào sự trong sáng của đa số những người đang đồng hành với mình trên con đường phục vụ. Giúp bảo vệ và hỗ trợ cho những cá nhân/tổ chức hay đảng phái có tâm, có tài trước những thị phi, oan trái, đánh phá của kẻ xấu, nhất là của đảng CSVN. Nói tóm lại, Minh Quân là một mẫu người do đào tạo mà ra chứ không phải do trời phái xuống. Không một Minh Quân nào có thể thành hình nếu không có sự hỗ trợ của những người có lòng. Thời đại hôm nay, tập thể chỉ huy chứ không phải cá nhân; do đó, Minh Quân chính là một “tập thể trí tuệ” có Tâm, có Tầm đã được đào tạo/tôi luyện bằng một quá trình phục vụ với tinh thần dân chủ, và tập thể này sẽ đưa ra
......

Sự mỉa mai của lịch sử

Georg Hegel và Friedrich Engels, hai triết gia Đức vĩ đại, thường nhắc đến cụm từ “sự mỉa mai (hay sự trớ trêu) của lịch sử” (irony of history), với ngụ ý rằng mục đích của những cuộc cách mạng xã hội đặt ra ban đầu thường không thực hiện được. Thay vào đó, cuộc cách mạng có thể có “hiệu ứng ngược”, dẫn tới những hậu quả trái ngược với dự tính. Sự mỉa mai của lịch sử cũng có thể gọi là bi hài kịch của “cách mạng”. Bi hài kịch của cách mạng ở nước nào sẽ là bi hài kịch của nước đó. Mấy chục năm qua là giai đoạn bi hài kịch của nước Việt. Những mục tiêu cơ bản được dự tính ban đầu về tương lai dân tộc, được nêu thành những khẩu hiệu kêu xoang xoảng, thành những thứ “lý luận”, “nghị quyết”, “văn kiện”,… đều bị đảo lộn theo cách vừa thê thảm, vừa nực cười, và theo cách nào đó là khá “ngoạn mục”. Kèm theo đó, những tính chất mà ban đầu được coi là “thuộc tính” của cái “hệ thống” vừa được thiếp lập, theo thời gian ngày càng tỏ ra bị ngộ nhận. * Một trong những mục tiêu không thành hiện thực được thể hiện bởi khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Ở miền Bắc, chỉ 2 năm sau khi hoàn thành “cải cách ruộng đất”, mà ban đầu được phổ biến là lấy đất của địa chủ, phú nông chia cho bần-cố nông, những người nông dân đã bị “lùa” vào hợp tác xã (nông nghiệp). Đây là hình thức hợp tác xã bắt buộc. 100% đất canh tác ở miền Bắc, nếu không thuộc sự quản lý của các nông trường quốc doanh, đều là đất của hợp tác xã. Gia đình nào “ngoan cố” không chịu vào hợp tác xã đều bị chính quyền o ép đến sống dở chết dở, con cái không được đi học, ra ngoài không có bạn chơi. Trong nhiều trường hợp, hợp tác xã tự ý cho người đến canh tác trên đất của gia đình “ngoan cố”, nếu nhà kia chống lại thì bị đám đông đánh đập, cuối cùng cũng phải vào hợp tác xã. (Một điều khá khôi hài là mặc dù dùng hình thức cưỡng bức để bắt mọi gia đình vào hợp tác xã, nhưng cấp trên vẫn sản xuất một thứ “thơ” để tuyên truyền rằng vào hợp tác xã sẽ sung sướng tuyệt đỉnh, làm ra vẻ hợp tác xã hình thành là do bà con đọc thứ “thơ” đó và “thấm nhuần”, nên tự nguyện vào hết!) Vì hợp tác xã chỉ dẫn đến đói nghèo, vào cuối những năm 1980, người ta buộc phải để cho “thành phần kinh tế cá thể (hay tư nhân gì đó)” hình thành, và ngay lập tức, tất cả các hợp tác xã nông nghiệp đều tan rã! Tuy nhiên, điều vừa nói không có nghĩa là ước mơ “người cày có ruộng” đã thành hiện thực. Vì quá ít đất, vì không có cách nào để thoát khỏi tình trạng canh tác lạc hậu, lại chịu đủ các thứ thuế khóa, thu nhập từ mảnh ruộng của người nông dân với con cái và cha mẹ già của họ không đủ cho họ có được cuộc sống bình thường. Nhiều gia định buộc phải bán “quyền canh tác” trên mảnh ruộng để đi vào thành phố, đến các khu công nghiệp tìm việc. Mặt khác, không chỉ nông dân, mà ở đất nước này, với luật đất đai quy định đất là “sở hữu toàn dân” bất cứ ai cũng không thể trở thành chủ nhân thực sự của một tấc đất nào. Vì vậy, giấc mơ “người cày có ruộng” hoàn toàn và tuyệt đối là ảo mộng, không có nền tảng pháp lý nào để thành hiện thực. Hơn thế, bất cứ ai, vào bất kỳ giây phút nào, cũng có thể bị tống cổ khỏi ngôi nhà và mảnh đất mình đang ở ra đường, nếu không phải là các nhà hoạch định các dự án xây dựng hoặc có quan hệ mật thiết với những người này theo kiểu nào đó. * Một sự đảo lộn khác xảy ra trong tương quan giữa hai “phe”. Vào những năm 1950-1960, người ta bảo dân rằng nước ta là nước nằm trong “phe dân chủ”, cùng với hai nước đàn anh như Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác. Đối kháng với “phe dân chủ” là “phe đế quốc” hay “phe phản động”, gồm những bọn thối tha như Mỹ, Anh, Pháp,… Đến khoảng 1985-1986, “phe dân chủ” tiến hành “dân chủ hóa”, hóa ra lại làm những cái hơi giống như “phe đế quốc”. “Dân chủ hóa” làm ta từ chỗ rất xa với “đế quốc” tự nhiên xích lại gần nó mới hay chứ! (Giống như đang ở miền đất gần xích đạo, bảo nhau ở đây mát lắm, còn trên phía bắc kia nóng lắm, đến khi quyết định di cư cho mát hơn thì lại thấy chỗ ở mới nằm gần đường chí tuyến; bấy giờ mới biết phía bắc thực ra mát hơn nhiều, thậm chí mát lạnh.) Điều người ta nói về ưu thế của CNXH hóa ra cũng là nói xạo. Ưu thế chi mà cái “phe dân chủ” đó mới hình thành hơn 4 thập niên đã sụp đổ tan tành. (Tất nhiên cũng có vị “to như rứa” bảo đó chỉ là tạm thời thôi. Cuối cùng thì CNCS cũng toàn thắng trên trái đất này, he he!) * Thêm một ví dụ về sự đảo lộn trong tiến trình “cách mạng” – cái này thì khía cạnh hài trội hơn. Đó là “tình hữu nghị Việt-Trung-Xô”. Dân ta, theo sự định hướng từ bên trên, đã từng coi Liên Xô, Trung Quốc không chỉ là bạn, là anh em ruột, mà còn coi là bậc thầy luôn luôn và tuyệt đối sáng suốt. Đã có rất nhiều bài viết về sự ngây thơ, ấu trĩ của người Việt ta vào thời kỳ cách hơn đây nửa thế kỷ. Chỉ xin dẫn một vài câu mà một vị bề trên dặn dò hạ cấp: “Các chú các cô không (nên) sợ người ta kêu mình kém tri thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…” hay: “… trung ương (ta) có thể sai, nhưng Mao Chủ Tịch không bao giờ sai.” Riêng về quan hệ Việt-Trung thì có thể nói đến giờ đã thấy một sự đảo lộn 100%. Chỉ còn lại một nhóm người vì lý do “gì đó” còn muốn níu kéo nó. Cùng lúc, quan hệ Việt-Mỹ, bất chấp cản trở “ý thức hệ”, đang ngày một cắm rễ sâu. Về chuyện này, đã có người nói vui rằng chữ “Hoa” trong câu “Mối tình hữu nghị Việt-Hoa – Vừa là đồng chí vừa là anh em” được người nói ra ngầm gán cho một nghĩa đầy “thâm ý”, là nói về Hoa Kỳ (chứ không phải Trung Hoa)!!! Cùng với sự đảo lộn này, Việt Nam ta đang từ vai trò “tiền đồn của phe XHCN” biến dần thành “tiền đồn chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán”. Với những chuyến đi kiểu ngoại giao con thoi, Mỹ, Nhật, Úc, Phi Luật Tân đang cố gắng đưa VN vào quỹ đạo để VN thực hiện sứ mạng này. Hy vọng rằng trong lần làm “tiền đồn” này, VN sẽ không bị Mỹ, Nhật đối xử theo kiểu hai ông anh trước đây, bởi tình thế bây giờ đã khác trước, và Mỹ, Nhật không phải là “đồng chí”, đồng thời VN không phải tiền đồn duy nhất. * Trở lại với “sự mỉa mai của lịch sử”. Vì sao chuyện như vậy thường xảy ra? Không có cách giải thích nào khác, ngoài lý do là vì những người khởi xướng cách mạng thiếu một tầm nhìn vừa xuyên lịch sử, vừa thấu hiểu những quy luật vận động của tâm lý quần chúng và tâm lý cá thể, trong đó có tâm lý của những kẻ cầm quyền. Họ đã ngây thơ cho rằng chỉ cần tổ chức giành được chính quyền, rồi nêu ra những điều giáo huấn, răn dạy đạo đức cho cấp dưới và cho quần chúng, nêu ra những mục tiêu rõ đẹp đẽ bằng các khẩu hiệu, nghị quyết, thì một xã hội tuyệt hảo sẽ hình thành trong một thời gian ngắn và ngày càng phát triển, ngày càng tươi đẹp. Họ đã không nêu ra được một cơ chế để bảo đảm sự phân lập, tránh tập trung quyền lực vào một cá nhân hoặc một nhóm người không có đối lập.   Chính vì muốn tránh đưa ra những mục tiêu và phương pháp cách mạng thiếu thực tế mà F. Engels đã để cho các đại biểu đại hội Quốc Tế Đệ Nhất, do Karl Marx và ông sáng lập, giải tán nó và lập ra Quốc Tế Đệ Nhị với những mục tiêu khác đi mà những người cộng sản sau này không muốn nhắc đến. Tuy nhiên, QT Đệ Nhị cũng đã thất bại. Trong khi đó, ở một số quốc gia mà tiêu biểu là Pháp và Hoa Kỳ, người ta đã nêu ra và hiện thực hóa hệ thống “tam phân” (tripartite system), còn gọi rõ hơn là “tam quyền phân lập”, một cơ chế thực tế để ngăn chặn sự tập trung quyền lực vào một nhóm người. Bên cạnh đó, những bậc thầy về cách mạng cũng không mơ hồ vẽ ra những bức tranh tương lai toàn màu hồng, kiểu như “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Thực tiễn hơn hai thế kỷ qua cho thấy sức sống mãnh liệt và tính cách mạng thực sự của mô hình quyền lực đó. Ở Việt Nam ngày càng thấy rõ rằng chỉ có đi theo con đường mà các nước văn minh đã đi qua mới có cơ hội thoát khỏi tấn bi hài kịch của mấy chục năm qua. Nguồn: bolapquechoa.blogspot.com
......

Phản tỉnh nửa vời

Ðảng viên CS Nguyễn Ðăng Trừng bị khai trừ, một bài học cho những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời   Ngày 30-7, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM – đã công bố Quyết định số 3030 – QĐNS/TU về việc thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, luật sư Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM. Sau khi đọc bản tin trên mạng internet, chúng tôi không ngạc nhiên mà chỉ tiếc là ông Nguyễn Đăng Trừng đã không hành động như người bạn đồng môn chí thân Lê Hiếu Đằng, cũng là đồng chí hoạt động nằm vùng cho Việt cộng và trở thành một trong những thủ lãnh hàng đầu của cái gọi là “Phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh đấu tranh chống Mỹ-Ngụy” (Sau đây xin gọi tắt “Phong trào”).   Lê Hiếu Đằng đã “phản tỉnh” trước khi qua đời một thời gian ngắn, tuy muộn màng, nhưng dứt khoát bằng hành động tự thú sai lầm và công khai tuyên bố quyết định ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), cùng một số hành động sau đó. Trong khi Nguyễn Đăng Trừng, theo chỗ chúng tôi được biết, cũng đã “phản tỉnh” từ lâu như Lê Hiếu Đằng và hầu hết các đảng viên được kết nạp qua “Phong trào”, nhưng vẫn giấu mặt, để giờ đây bị khai trừ khỏi đảng. Đã thế, điều gây thắc mắc cho mọi người quan tâm, là không biết luật sư Nguyễn Đăng Trừng nghĩ sao, có toan tính gì mà lại gửi văn thư số 135D/ĐLS ngày 1-8-2014 “Về việc yêu cầu thu hồi quyết định kỷ luật”? I/- ĐÔI NÉT VỀ LUẬT SƯ NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG Luật sư Nguyễn Đăng Trừng sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi, học luật tại Đại học Luật khoa Sài Gòn cùng với người em trai là Nguyễn Đăng Liêm, cả hai đều được Việt cộng móc nối tham gia “Phong trào” và được bí mật kết nạp vào đảng CSVN. Nguyễn ĐăngTrừng, từng là Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên đoàn Luật khoa và Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn. Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Đăng Trừng cùng Lê Hiếu Đằng tham gia “Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình” của Luật sư Trịnh Đình Thảo như một lực lượng chính trị quần chúng hổ trợ cho cái gọi là cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy” trên khắp các thành thị Miền Nam để cướp chính quyền. Vì tham gia Liên minh này, Nguyễn Đăng Trừng và một số cựu sinh viên luật nằm vùng khác cũng như nhiều sinh viên nằm vùng ở các phân khoa khác đã lộ mặt nên phải trốn vào bưng, sau khi làm cuộc “Tổng tiến công” mà không thấy nhân dân nổi dậy (mà chỉ thấy nhân dân bỏ chạy khi VC đến) nên đã bị thảm bại. Sau 30-4-1975 cả hai anh em Trừng và Liêm đều trở thành sĩ quan công an tại Thành phố HCM. Theo một công an là cấp dưới của Nguyễn Đăng Trừng phạm tội tham ô bị nhốt chung phòng với người viết ở Sở Công an Thành phố khoảng năm 1979-1980, thì lúc đó Trừng mang cấp bậc Đại úy công an Đội trưởng KT.2 (Phòng bảo vệ kinh tế). Người công an này cho biết ông Trừng rất thanh liêm, điển hình là tem phiếu cấp mua xăng dùng không hết thì trả lại, không đem bán lại kiếm thêm tiền “cải thiện” (đời sống vốn khó khăn lúc bấy giờ) như phần đông cán bộ công nhân viên khác. Ông Trừng chỉ có tật hay nổi nóng với cấp dưới…. Sau này chúng tôi được biết thêm, Nguyễn Đăng Trừng cùng em trai là Trung úy Công an Nguyễn Đăng Liêm (từng giữ chức Trưởng Công an Cảng Sài Gòn) đều bị thuyên chuyển ra khỏi ngành công an. Nguyễn Đăng Trừng thì thuyên chuyển qua giữ chức Phó Đoàn bào chữa viên nhân dân Thành phố HCM (lúc đó chưa có quy chế luật sư đoàn) mà Trưởng đoàn là Triệu Quốc Mạnh, một Thẩm phán công tố Việt Nam Cộng Hòa, cũng là một đồng môn luật khoa hoạt động nằm vùng cho Việt cộng. Năm 1989 Đoàn Luật sư Thành phố HCM được thành lập, một thời gian sau, Triệu Quốc Mạnh được cử làm Khoa Trưởng trường luật đầu tiên tại Sài Gòn để đáp ứng với chính sách “Mở cửa”, Nguyễn Đăng Trừng lên thay làm Chủ nhiệm đoàn Luật sư Thành phố HCM cho đến ngày bị khai trừ khỏi đảng, trước khi tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018). Lý do Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng CSVN theo Quyết định khai trừ ngày 30-7-2014 là vì “Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM – trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM, không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TP HCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn. Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ VI (2013-2018) không đúng quy trình, thiếu công khai, minh bạch, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán…” Như vậy là quá rõ, tóm gọn lý do Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ là vì đã thực hiện nhiệm vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành Phố HCM một cách tùy tiện theo sáng kiến cá nhân, ra ngoài sự lãnh đạo của Đảng. II/- MỘT BÀI HỌC CHO CÁC ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN PHẢN TỈNH NỬA VỜI Ls Nguyễn Đăng Trừng là một đồng môn Luật khoa Sài Gòn, không xa lạ với người viết, song không phải là bạn, càng không phải là “đồng chí” về mặt lý tưởng, vì ngay từ thời tuổi trẻ đến nay người viết vẫn đứng trên lập trường Quốc gia Dân Tộc, kiên trì đấu tranh cho lý tưởng tự do, dân chủ. Trong khi đồng môn Nguyễn Đăng Trừng cho đến lúc này bề ngoài vẫn tỏ ra trung thành với lý tưởng cộng sản, thể hiện qua thực tế vẫn đứng trong hàng ngũ của đảng CSVN, dù bị khai trừ vẫn gửi thư yêu cầu lãnh đạo đảng bộ Thành phố HCM rút lại quyết định khai trừ. Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, Ls Nguyễn Đăng Trừng cũng như cố Luật gia Lê Hiếu Đằng và hầu hết các đảng viên đảng CSVN nói chung, các đảng viên được kết nạp vào đảng qua “Phong trào” trước năm 1975 nói riêng, nhờ thực tế đều đã lần hồi “phản tỉnh” từ lâu.   Nhưng tất cả chỉ là sự “phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt” vì không dám công khai nói lên sự phản tỉnh của mình và không dám có những hành động cụ thể, tích cực tiếp theo để cải sửa những sai lầm của đảng CSVN, để chứng tỏ một sự phản tỉnh hoàn toàn.Vì vậy, về mặt khách quan, người ta cho rằng họ là những kẻ vì sợ bị bộ máy chuyên chính trấn áp, sợ tù tội, sợ mất đặc quyền, đặc lợi vốn dành cho giai cấp cán bộ đảng viên, nên đã chọn thái độ “mũ ni che tai” hay “ngậm miệng ăn tiền”. Nhưng về mặt chủ quan, để biện minh cho thái độ này thì cho đây là sự chọn lựa khôn ngoan, phù hợp với thực tế khi mà tương quan lực lượng vẫn chưa cân sức giữa đảng và chế độ độc tài toàn trị CS tại Việt Nam với các lực lượng chống đảng và chế độ. Nghĩa là “tình thế cách mạng chưa chín muồi” nên các đảng viên dù phản tỉnh vẫn giấu mặt chờ thời, để có “vỏ bọc đảng viên” thực hiện “đấu tranh nội bộ” chống lại những sai trái của Đảng, dù không đạt hiệu quả cao, nhưng an toàn và ít nhiều góp phần thúc đẩy Đảng lùi dần về phía dân chủ, tạo ra “tình thế cách mạng chín muồi”. Đây là cách biện minh của những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời. Phải chăng Nguyễn Đăng Trừng cũng đã và đang thực hiện theo cách biện minh này?   Cách biện minh trên có phải chỉ là ngụy biện để che đậy thực chất hèn nhát của các đảng viên CS dù phản tỉnh vẫn không giám công khai nói lên và chứng tỏ sự phản tỉnh của mình bằng hành động? Để có câu trả lời chính xác, đề nghị các đảng viên CS sản phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt hãy đọc lại lời của cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng sau khi phản tỉnh đã Viết trong những ngày nằm bịnh như lời trăn trối với các đồng chí cùng cảnh ngộ trước khi nhắm mắt, rằng “ … Tôi muốn nhắn anh chị em đảng viên trong đảng còn tâm huyết thì không có thời điểm nào thuận lợi bằng thời điểm này để tỏ thái độ để đấu tranh. Nếu bây giờ cứ nói tình hình lúc này chưa chín muồi, hoặc là chưa đúng lúc, thì bao giờ mới đúng lúc, mới chín muồi? Chính mình phải tác động để tình hình chín muồi chứ không lẽ ngồi chờ sung rụng à? Quan điểm ấy rất là tiêu cực, mọi người phải tích cực lên, đấu tranh mạnh mẽ, kể cả không sợ bắt bớ tù đày.. .. Tôi hy vọng nhân sỹ trí thức đừng có đặt vấn đề chưa chín muồi hoặc là chưa đúng lúc. Chín muồi là do tác động của xã hội dân sự. Xã hội dân sự mạnh lên thì sẽ có tác động. Mà muốn xã hội dân sự mạnh thì nhân sỹ trí thức phải làm.Vậy thôi.” Nguồn Bô Xít VN Vậy thì, từ sự kiện đảng viên CS Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng, những đảng viên CS phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt cần rút ra bài học kinh nghiệm gì? Theo thiển ý, để tránh tình trạng bị “bắn sẻ” như đảng viên Nguyễn Đăng Trừng (khai trừ từng đảng viên phản tỉnh, phản đảng) hay “phản tỉnh lẻ tẻ” chẳng có hiệu quả gì, cần thiết phải có sự liên kết “phản tỉnh tập thể” cùng lúc của tất cả các đảng viên đã và đang “phản tỉnh nửa vời và còn giấu mặt”. Vì chỉ có như thế mới tạo được sức mạnh và sức nặng tổng hợp đủ vô hiệu hóa lực lượng bảo vệ nền chuyên chính vô sản (bảo vệ Đảng), tạo ra được “Tình thế cách mạng chín muồi”, buộc được “bộ não xơ cứng của đảng” phải chuyển đổi theo ý nguyện của nhân nhân và chiều hướng có lợi cho dân cho nước. Nguồn: voatiengviet.com
......

Đừng Quên Anh

Sức khoẻ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Nghĩa) đang kiệt quệ sau nhiều năm bị hành hạ trong các nhà tù, do lên tiếng bảo vệ lãnh thổ và đòi Đảng Cộng sản tôn trọng ý nguyện của dân. Ông bị bắt từ ngày 10 tháng 9 năm 2008. Ông nhận hai giải nhân quyền quốc tế, trong đó có giải mang tên Lưu Hiểu Ba. Ông Nghĩa, sinh năm 1949 tại Nghệ An, là tác giả của nhiều bài viết chỉ trích chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam. Là thành viên Hội Nhà Văn Hải Phòng, thành viên ban đại diện của Khối 8406, ông từng tổ chức rải truyền đơn kêu gọi đa nguyên đa đảng cho Việt Nam, tố cáo tham nhũng, tố cáo âm mưu bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong phiên tòa diễn ra hai ngày 8 và 9 tháng 10 năm 2008, Tòa Án Hải Phòng tuyên án 6 năm tù với ông Nghĩa vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”. Tội danh này cũng được gán cho các đồng đội khác của ông, là những trí thức ít nhiều tên tuổi như Nguyễn Văn Túc - 4 năm tù, Nguyễn Văn Tính và Nguyễn Mạnh Sơn cùng 3 năm 6 tháng tù, Ngô Quỳnh 3 năm tù và Nguyễn Kim Nhàn 2 năm tù giam. Tất cả 6 bị cáo còn chịu hình phạt bổ sung từ 2 tới 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Trong 6 năm ở tù, ông Nghĩa phải chịu nhiều hình thức tra tấn ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi ông tuyệt thực đòi được nhổ răng sâu, y sĩ nhà tù đã nhổ những chiếc răng khỏe và người tù đã chỉ được nhổ răng sâu sau một thời gian tiếp tục tranh đấu. Trong tù, ông Nghĩa bị mắc nhiều bệnh nội tiết, nhưng bệnh tình của ông lại tạo cơ hội cho chính quyền hành hạ. Tháng 11 năm 2012, ông từng bị xiềng chân tay ngay trên giường bệnh khi vừa rời khỏi phòng mổ và ông đã phải đấu tranh mạnh mẽ trong khi cơ thể đau yếu để được tháo xiềng sau đó. Ông Nghĩa đã bị chuyển đi nhiều nhà tù từ miền Bắc tới miền Trung, qua các trại Trần Phú tại Hải Phòng, trại B14 ở Hà Nội, trại Nam Hà ở Hà Nam, trại 6 tại Nghệ An và hiện là trại An Điềm ở Đà Nằng. Cán bộ trại giam cũng đã ra lệnh cho tù hình sự theo dõi, đánh đập tàn bạo ông Nghĩa trong tù.   Tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, đã được trao giải thưởng nhân quyền cao quý Hellman/Hammett năm 2011 của Human Rights Watch. Nhân "Ngày của những nhà văn bị cầm tù", hôm 15 tháng 11 năm 2013, ông Nghĩa đã được trao giải thưởng nhân quyền mang tên „Ngòi Bút Can Đảm Lưu Hiểu Ba” do Văn Bút Trung Hoa Độc Lập ICPC trao tặng.   Nhà văn kiên cường, với cơ thể đang đau yếu bởi bệnh tật và hành hạ trong tù, sẽ trở về nhà tháng 10 năm 2014, nhưng tiếp tục chịu án quản chế tại gia sau đó.   12 tháng 8 năm 2014 Vietnam Human Rights NewsVietnamhumanrightsnews@gmail.com Nguồn: facebook.com/vietnamhumanrightsnews?ref=stream
......

P/v nhà báo Phạm Chí Dũng về chuyến đi thăm VN của Đại Tướng Mỹ

Thưa quý vị, tướng lãnh cao cấp nhất quân lực Hoa Kỳ, Đại Tướng Martin Dempsey, đang có mặt tại Việt Nam trong một chuyến đi thăm lịch sử, được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn cao, và làn sóng phẫn nộ dâng trào trong công chúng Việt Nam sau khi Bắc Kinh kéo giàn khoan 981 của nước này vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam vẫn còn, cho dù Bắc Kinh đã rút giàn khoan ra khỏi khu vực tranh chấp trước thời hạn loan báo. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, tin rằng chuyến công du của Đại Tướng Dempsey là dấu hiệu tích cực mới nhất trong quan hệ giữa hai nước cựu thù, diễn ra tiếp theo sau chuyến đi thăm Việt Nam của hai nghị sĩ Mỹ, kể cả Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù nhân chiến tranh từng bị giam cầm tại nhà giam Hỏa Lò ở Hà nội– mà tù binh Mỹ dí dỏm đặt cho cái tên “Hanoi Hilton”. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đề cập đến một kịch bản có khả năng diễn ra, kịch bản Miến điện, dù xác suất hãy còn rất thấp, nhưng thể hiện một sự mong mỏi rằng những căng thẳng hiện tại với Trung Quốc có thể chuyển thành một cơ hội để Việt Nam thoát khỏi vòng ảnh hưởng của nước láng giềng khổng lồ từ lâu vẫn không từ bỏ ý đồ xâm chiếm bằng cách dần dần gậm nhấm lãnh thổ Việt Nam. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, do Hoài Hương thực hiện. VOA: Xin Tiến sĩ một nhận định về ý nghĩa của chuyến đi thăm mà báo chí thế giới mô tả là lịch sử của Đại Tướng Tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ tới Việt Nam?      Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi cho đây là một tín hiệu khả quan, tín hiệu này đã bắt đầu từ hồi tháng Tư năm 2013, về cuộc giao lưu hải quân đầu tiên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tại Đà Nẵng với 3 tàu quân sự của Hạm Đội 7. Bấm vào để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng http://www.voatiengviet.com/content/pv-nha-bao-pham-chi-dung-ve-chuyen-d... VOA: Dạ thưa chuyến đi này diễn ra giữa lúc Việt Nam đang cần tới Hoa Kỳ như một lực đối trọng – có thể nói là duy nhất để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Có dấu hiệu cho rằng Hoa Kỳ sắp sửa tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, thì theo ông có những sự mặc cả nào ở hậu trường trước khi điều đó diễn ra và liệu có nhà bất đồng chính kiến nào sắp được thả ra trong cuộc mặc cả này không ạ?        Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là đã có một sự mặc cả, và tôi cho trên cả sự mặc cả, đó là một sự thỏa thuận giữa hai nhà nước với nhau. Điều đó đã được tuyên bố một cách rõ ràng bởi ông John McCain trong chuyến đi thăm Hà nội vừa qua. Dân chủ và nhân quyền luôn luôn là điều kiện tiên quyết đi kèm với các hiệp ước về an ninh và kinh tế giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Và gần đây cũng có những dư luận, mặc dù chưa chính thức mà là thông tin ngoài lề cho là trường hợp có khả năng được trả tự do trong thời gian tới, nhiều khả năng nhất là Điếu Cày Nguyễn văn Hải; thứ hai là một blogger vừa bị bắt vào tháng Năm vừa qua là ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, và một người nữa mà người ta cũng khó hình dung ra là Trần Huỳnh Duy Thức với án như vậy là 16 năm, cũng có thể được ra. Đó là những dư luận không chính thức, ngoài lề thôi, nhưng mà dù sao điều đó phản ánh một sự trông chờ vào Hoa Kỳ và nhà nước Việt Nam đương nhiên phải trả một cái giá nho nhỏ, là thả những nhân vật bất đồng chính kiến và tù nhân lương tâm. Và cho dù nếu không phải là những nhân vật mà tôi vừa nhắc tới thì cũng sẽ có những nhân vật khác thế chỗ vào. Và có thể hy vọng rằng có một chút nhen nhóm nào đó nó giống như là tái lập kịch bản của Miến Điện cách đây 3 năm. VOA: Dạ thưa ông có quá lạc quan hay không khi nghĩ là Việt Nam có thể đi theo kịch bản Miến Điện?    Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Tôi mới chỉ nói là nhen nhóm mà thôi. Xác suất cho sự nhen nhóm đó cho tới nay theo tôi chỉ mới có khoảng từ 2 tới 3%. Nhưng mà dù sao so với trước đây vẫn còn khả quan hơn vì trước đây không có phần trăm nào cả. Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981của Trung Quốc đi vào vùng biển của Biển Đông, và sau đó gây ra hàng loạt sự kiện tiếp theo kể cả về mặt đối ngoại và thế đối trọng mà chị vừa nhắc, đề cập tới Mỹ là đối trọng duy nhất đối với Trung Quốc, không chỉ liên quan tới Việt Nam mà cả trên thế giới hiện nay. Điều đó cho thấy có một khả năng nhà nước Việt Nam phải nhìn vào kịch bản Miến Điện như là một tiền lệ đã có sẵn và họ chỉ việc áp dụng mà thôi. VOA: Thưa theo chỗ ông biết thì trong giới lãnh đạo cao cấp hiện nay - trong Bộ Chính Trị ấy, có nhân vật nào đang vận động để Việt Nam nắm lấy cơ hội này để mà thay đổi và hòa nhịp với thế giới không ạ?      Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị rõ ràng là đã đạt được một thỏa ước, một thỏa thuận nào đó, cho dù thỏa thuận đó là không công khai. Nhưng mà cuối cùng thì đã dẫn đưa tới chuyến đi của ông John McCain và của ông Sheldon Whitehouse đến Việt Nam. Sự xuất hiện của hai nghị sĩ đó cho thấy phía sau họ là cả một Quốc hội Hoa Kỳ. Mà nhà nước Việt Nam bây giờ lại đang rất cần tới sự vận động của quốc hội Hoa Kỳ, trước mắt là để giảm áp lực chống chế về việc gây sức ép không muốn cho Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác Thương mại Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương- TPP . * Thưa quý vị, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (Independent Journalists Association of Vietnam - viết tắt là IAJV). Ban Việt ngữ- VOA xin chân thành cảm tạ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Nguồn: voatiengviet.com
......

Nhớ Võ Hoàng

Đáng lẽ, văn học hải ngoại đã có một tác giả độc đáo. Đó là Võ Hoàng. Nhưng, anh không muốn vậy. Và định mệnh lẫn sự hẩm hiu của văn học thời loạn cũng chiều lòng anh. Võ Hoàng trở thành một kháng chiến quân đã hy sinh vào một ngày tháng Tám năm 1987. Tôi viết những giòng này để nhớ tới Võ Hoàng như một nhà văn và một người anh em... Nhà văn Võ Hoàng     Tôi gặp Võ Hoàng trước khi biết đến và gia nhập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, để rồi cùng anh tham gia tổ chức này. Gặp anh, tôi biết mù mờ rằng Võ Hoàng Oanh sinh năm 1952 tại Phú Quốc, gia nhập Hải quân và bị tù cải tạo. Mù mờ vì anh em gặp nhau lúc đó thì có bao giờ hỏi han mấy chi tiết vớ vẩn về cuộc đời? Sau này mới biết rõ hơn và quý trọng nhau hơn. Qua Lý Khánh Hồng, tôi gặp Võ Hoàng khi mình mới từ bên Pháp đến Mỹ. Lúc đó, vào mùa Thu năm 1982, cùng với Tưởng Năng Tiến, Thượng Văn, Lôi Tam và Lý Khánh Hồng, Võ Hoàng thực hiện tạp chí và cơ sở xuất bản Nhân Văn. Thời đó, trong sự đổ vỡ chung của niềm tin lẫn nỗi hoang mang trên cõi tạm dung, Nhân Văn thực sự đã có những đóng góp không nhỏ về cả mặt văn học lẫn lý luận.   Vào năm 1982, chúng tôi gặp nhau ở đó cùng một số văn hữu khác và tôi giật mình ở con người Võ Hoàng. Anh ít nói, thường có cái vẻ miễn cưỡng của người hiện diện ở một nơi không nên. Anh có cái vẻ miễn cưỡng của kẻ đã lỡ sống sót sau một thảm kịch lớn cho những người kia, những người không may đã khuất.   Nói về cái tên Oanh của anh, chúng tôi luận bàn về hai chữ chiến tranh và hòa bình. Tên anh không có cái nghĩa lãng mạn của một giống chim, mà là tiếng chuyển động ầm ầm. Của xe nhà vua như tôi nói đùa, hoặc, nói trong tiếng cười kín đáo của Võ Hoàng, tiếng chiến xa. Võ Hoàng là người kỳ tài trong số những người tôi đã được gặp. Viết ra điều mình đã nghĩ từ bao lâu nay, tôi lại thấy ngậm ngùi. Anh viết Trong lòng cách mạng để ghi lại kỷ niệm ở quê nhà, những điều mắt thấy, tai nghe (và cả tay làm) sau ngày 30 tháng Tư 75. Anh vượt biên năm 1978 đến Úc sau khi đã lao vào hoạt động mệnh danh "Phục quốc" ở quê nhà: tù cải tạo ra, anh đi rải truyền đơn cho tới khi bị truy lùng thì phải chạy. Đọc Trong lòng cách mạng, người ta có thể lờ mờ đoán ra điều đó. Qua Góc bể bên trời, Võ Hoàng viết về chuyến vượt biên ly kỳ của mình thì ít mà về thân phận lưu đày của chúng ta thì nhiều. Đọc tác phẩm, ta càng hiểu đứa con của Phú Quốc là tay đi biển thành thạo, và càng thấy ở Võ Hoàng những dấu hiệu của một tài năng lớn, mà có lẽ anh cũng chẳng biết, hoặc bất cần. Ở anh, chỉ thấy toát ra một sự cô đơn. Hai tập truyện Măng đầu mùa và Đất lạ viết cùng Tưởng Năng Tiến có thể phản ảnh những trăn trở đó của anh khi phải sống đời tỵ nạn. Thân ở đây mà hồn cứ như ở nơi đâu xa lắc. Gia đình anh vượt biên sau anh. Anh mừng vì đoàn tụ với gia đình nhưng vẫn bơ vơ vì chưa đoàn tụ với quê hương. Thấy gia đình tới nơi yên lành rồi thì Võ Hoàng thở ra nhẹ nhõm: đã có thể lại lao vào cuộc khác, để trở về. Võ Hoàng có lối viết của một nhà văn miền Nam, với cái nhìn sắc bén thâm trầm của người miền Trung. Hãy đọc lại cuốn truyện dài Góc bể bên trời, hoặc truyện ngắn Khách thập phương trong tập truyện Đất lạ, cái đoạn mô tả cảnh một vị sư rót ra ba chung trà xếp thành hình chữ "phẩm" để mời khách, thì ta sẽ thấy nét tinh tế đó trong văn Võ Hoàng. Lối viết với đầy đối thoại, cứ tưởng như rời rạc, nhát gừng, mà bên trong đầy ắp những suy tư chỉ chực trào ra ngoài, những cuồng nộ không thể nguôi ngoai và sẽ bùng ra thành hành động.   Võ Hoàng thạo nghề sông nước, rất giỏi võ, khéo tay, có thể làm thợ nề thợ mộc như đã học từ bé. Anh vẽ thần sầu, làm thơ cũng hay mà viết nhạc cũng giỏi. Những anh em làm báo mà có Võ Hoàng bên cạnh là thấy nhẹ người: anh có thể cưa đẽo nhà dưới làm kệ sách rất mỹ thuật, rồi lên nhà trên giúp cho tờ báo về mọi mặt. Nơi này cần cái vignette là anh ngoáy bút ra một cái, nơi kia cần "mi" lại cho chỉnh, thời đó chúng ta chưa dùng chữ lay-out, là cũng có Võ Hoàng. Thời đó nữa, chúng ta còn phải dùng cái máy "Varytyper" nặng như cái cùm, in bài ra giấy còn phải lấy bút bỏ dấu, Võ Hoàng bỏ dấu rất gọn. Anh ít nói, bập bập điếu thuốc sau cặp kính hấp háy, nhưng khi nói là có giọng duyên dáng mà không ác, và làm gì cũng có vẻ như sợ làm phiền người khác. Võ Hoàng là người cực kỳ tài hoa mà lúc nào cũng có vẻ vụng về, nếu ta không để ý thấy đôi mắt rất sáng của anh. Anh nói ít mà hiểu nhiều bên sau cái dáng quê kệch của người mới ra tỉnh. Anh chí tình và tận tụy với trách nhiệm, bất kể lớn nhỏ. Ông Hoàng Cơ Minh sau này trông cậy rất nhiều nơi anh là cũng phải. Chúng tôi kết bạn với nhau như vậy, cho tới ngày Võ Hoàng gia nhập Mặt Trận và thôi gọi nhau là anh em mà là "chiến hữu". Anh đã tìm được con đường muốn đi ngay từ khi bỏ nước ra đi. Đó là con đường về. Võ Hoàng trở thành "kháng chiến quân" khi đi vào chiến khu của Mặt Trận từ tháng Năm, năm 1984. Gặp lại anh sau đó, trong một vài lần hãn hữu và không khí kém vui của một sự rối loạn bên trong, tôi gặp một con người khác.   Bắc Phong có viết một bài thơ tặng Võ Hoàng, trong đó có câu mà chúng tôi nhớ mãi:     Đi, hành trang có niềm tin,     Quyển thơ Nguyễn Trãi và hình vợ con. Sau này, rất lâu sau này, vào tháng Sáu năm 1989, khi đi tới tận cùng của chiến khu để tìm lại tông tích của anh, tôi gặp lại và đi lại con đường anh mô tả trong bài ca Thế kỷ này là thế kỷ của chúng ta mà anh sáng tác trong đó:     Cách mạng, đường dài,     Người đi như con nước miệt mài.     Đổ mồ hôi thành dòng,     Loang theo dấu chân thành những con đường làm nên kháng chiến,     Ta đi, ta đi, ta đi... Con đường đó vô cùng gian nan, nguy hiểm, và đòi hỏi một ý chí sắt thép, mà đổ mồ hôi thành dòng mới chỉ là một phần rất nhỏ của những gian truân. Phần còn lại, trên đoạn đường Mặt Trận gọi là "Đông tiến", mới có những đòi hỏi khắc nghiệt hơn, kể cả đổ máu. Võ Hoàng đã hy sinh như vậy, trong một cuộc quần thảo bi thảm mà hào hùng ít ai có thể mường tượng ra.   Vào chiến khu của Mặt Trận, Võ Hoàng trở thành một người cộng sự thân tín của ông Hoàng Cơ Minh. Anh thoát xác đến anh em Nhân Văn và cả tôi, những anh em chí thiết khi anh chưa gia nhập Mặt Trận, cũng không ngờ nổi. Tinh thần kỷ luật nơi đó biến anh thành con người khác, bình thản, nhẫn nhục và lầm lỳ như một mũi tên chỉ chực bắn ra phía trước. Mũi tên bay đi không nhờ lực đẩy ở đằng sau, mà vì sức hút của mục tiêu ở đàng trước, một mục tiêu mà mọi người chúng ta đều mơ ước. . Phó đề đốc Hải Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Hoàng Cơ Minh. Khi Võ Hoàng viết một lá thư kêu gọi các văn hữu cùng tham gia vào việc đấu tranh, rất nhiều anh em ngoài này không hiểu được tâm tư và ý chí đó của anh, nên có thể thấy ngỡ ngàng, có khi khó chịu. Anh sắt thép quá, trông chờ nhiều quá, chỉ vì đòi hỏi quá nhiều ở chính anh. Và cái đòi hỏi sau cùng, là sự hy sinh tuyệt đối nhất, anh cũng không từ nan. Nếu có đọc lại hoặc nhớ lại lời kêu gọi đó của Võ Hoàng, vào mùa Thu năm 1984, và biết rằng anh sẽ hy sinh đúng ba năm sau, chúng ta sẽ thông cảm với anh hơn, và thương tiếc nhiều hơn. Hình như tôi đang viết những dòng này để kêu gọi sự thông cảm đó. Nếu như Võ Hoàng còn sống, và trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, chắc chắn anh vẫn tiếp tục đấu tranh, nhưng với những phương tiện mới trong một phương thức mới, một phương thức đòi hỏi sự sáng tạo, linh động và tính kiên nhẫn lẫn bao dung mà anh có thừa. Và văn học hải ngoại chắc chắn vẫn có Võ Hoàng. Nếu đất nước ta thanh bình, điều chưa hề có từ bao lâu nay rồi, một con người tài hoa và lý tưởng như Võ Hoàng có lẽ đã cống hiến rất nhiều cho văn học và nghệ thuật nước nhà. Với sức làm việc kinh hồn và óc nhận xét tinh tế cùng khả năng diễn tả rất đa diện, Võ Hoàng đã có thể là một nhà văn có ảnh hưởng trong chúng ta ở nơi đây. Anh mất quá sớm, khi mới 35 tuổi, vào lúc sung sức nhất, sáng tạo nhất, để lại một sự tiếc thương khó nguôi ngoai trong bằng hữu, và một tiếng thở dài bất tận trong chúng ta, về hai chữ vận nước.   Chúng ta phao phí quá nhiều người tài giỏi như vậy, trong bao nhiêu năm trời, trên cả hai miền đất nước, ra tới bên ngoài này... Nghĩ vậy, làm sao mình không khỏi nghiến răng phẫn hận? Nguyễn Xuân Nghĩa  
......

GỞI THƯ CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM

Vừa qua tôi gặp một lần cả chị Dương Thị Tân vợ của nhà báo Điếu Cày vừa mới đi thăm chồng về và anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân cũng đã đi thăm anh trai trước đó hai tuần.   Ngay trong ngày 14.8, chị Tân cùng con trai là anh Nguyễn Trí Dũng bay ra Vinh rồi đón xe lên nhà tù số 6 cách đó mấy chục cây số. Đến trước cổng trại giam vào buổi trưa cùng ngày, hai mẹ con chị đã thấy một số anh chị trong Hội Bầu Bí Tương Thân Hà Nội có mặt tại đó để chờ cùng gia đình chị vào thăm anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Thế nhưng trại giam chỉ cho mỗi một mình anh Nguyễn Trí Dũng là con trai của anh Điếu Cày vào thăm. Chị Tân cũng không được vào. Chị Dương Thị Tân cùng với anh Trương Văn Dũng, hội Bầu Bí Tương Thân bị giữ lại bên ngoài trại giam số 6- Ảnh Bạch Hồng Quyền   Theo như lời kể lại của Nguyễn Trí Dũng, anh Điếu Cày có gầy đi rất nhiều, anh cao đến 1,8m nhưng chỉ còn có 50 kg nên nhìn anh rất gày gò. Tuy nhiên, theo Dũng, tinh thần của anh Điếu Cày rất vững vàng. Anh dặn dò Dũng nhiều chuyện, trong đó khuyên gia đình vững tâm, đừng quá lo lắng về việc anh ở tù lâu hay may. Trong tù, qua chương trình thời sự của truyền hình nhà nước, anh cũng sàng lọc và nắm bắt được nhiều thông tin về sự thay đổi của tình hình bên ngoài. Anh cho biết chưa có dấu hiệu gì  từ nhà tù về việc anh được thả ra sớm, tuy nhiên anh hoàn toàn không trông mong vào điều đó. Ngoài quà của gia đình, anh Điếu Cày cũng nhận được quà của các tổ chức xã hội bên ngoài như Hội Bầu Bí Tương Thân...Chị Tân cho biết, anh Điếu Cày hoàn toàn không được phép nhận thư từ của gia đình cũng như của người thân quen, thư gởi đến cho anh đều bị giữ lại, điều nầy sai luật và vi phạm nhân quyền.   Bạch Hồng Quyền: Trong khi quà gởi vào cho anh Điếu Cày rất khó khăn thì gia đình nầy lại được mang cả quạt máy vào cho người thân của mình trong tù. Ảnh chụp tại trại tù số 6 Nghệ an.   Ngược lại với Điếu Cày, LS Lê Quốc Quân đang bị giam ở nhà tù An Điềm Quảng Nam, theo như lời kể của Lê Quốc Quyết, lại được nhận thư từ của tất cả mọi người từ bên ngoài gởi vào. Dĩ nhiên tất cả thư đều bị kiểm duyệt và có thư bị giữ lại nếu bị cho có nội dung "không phù hợp". Tuy nhiên theo anh Quyết, anh Lê Quốc Quân cũng được nhận thông báo về những là thư không đến được tay mình. Theo anh Lê Quốc Quyết, những người tù rất cảm động và sẽ vững tâm hơn khi nhận được những lá thư thăm hỏi của bạn bè từ bên ngoài. Theo luật pháp, người tù được hưởng quyền nầy, quyền được nhận thư và gởi thư ra bên ngoài. Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã viết nhiều là thư rất dài gởi ra ngoài cho cha mà blog nầy đã từng đăng lên như các bạn đã biết (xem đây và xem đây). Tuy nhiên hiện nay cũng còn nhiều nhà tù vi phạm điều nầy. Qua gợi ý của chị Dương Thị Tân và anh Lê Quốc Quyết, tôi thấy rằng việc gởi thư vào các nhà tù cho các tù nhân lương tâm là điều rất cần thiết. Thư có thể đến hoặc không đến, nhưng chắc chắn người được gởi thư sẽ biết mình luôn có được sự quan tâm của mọi người. Sau đây là địa chỉ của một số tù nhân lương tâm mà tôi mới tra tìm được qua mạng, xin được đăng lên đây để các bạn quen biết hoặc quan tâm đến ai thì viết thư về địa chỉ đó rồi gởi qua đường bưu điện. Danh sách nầy rất không đầy đủ, nên rất mong các bạn tra tìm và bổ sung thêm. 1  Đinh Nguyên Kha, SN 1988, 4 năm tù giam, Địa chỉ : Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà rịa Vũng Tàu2. Đoàn Huy Chương, SN1985, 7 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Bình Dương (K2)3.  Dương Thị Tròn, SN 1947, 9 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Thanh Xuân, Hà Nội.4. Lê Quốc Quân, SN 1971, 2,5 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam5. Mai Thị Dung, SN 1969, 11 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Thành, Hà Nội6. Ngô Hào, SN 1943 ,15 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Phước, tỉnh Phú Yên7. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, SN 1982, 9 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu8. Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), SN 1952, 12 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An9. Nguyễn Văn Lía, SN 1940, 4,5 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai (K2)10.Linh Mục Nguyễn Văn Lý, 1946, 8 năm tù giam.. Địa chỉ: Nhà tù Nam Hà, tỉnh Hà Nam11.Phạm Viết Đào, 1951, 15 tháng tù giam. Địa chỉ: Hà Nội12. Tạ Phong Tần, 1968 , 10 năm tù giam. Địa chỉ:Nhà tù Yên Định, tỉnh Thanh Hóa13. Trần Huỳnh Duy Thức,1965, 16 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu14. Trần Vũ Anh Bình, 1974, 6 năm tù giam. địa chỉ: Nhà tù An Phước, tỉnh Bình Dương15. Trương Duy Nhất, 1964, 2 năm tù giam. Địa chỉ: Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An16. Võ Minh Trí (NS Việt Khang),1978, 4 năm tù giam. Địa chỉ: Nhà tù Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai (K2) Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de
......

Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù

Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Đèn Cù của nhà văn nhà báo Trần Đĩnh. Sách dày 600 trang sẽ được nhà xuất bản Người Việt phát hành vào hạ tuần tháng 8 này. nhà văn nhà báo Trần Đĩnh Tác giả Đèn Cù là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật từ những ngày đầu tiên khi báo này thành lập do Trường Chinh làm Tổng biên tập. Ông sinh năm 1930 và tham gia Việt Minh vào năm 1946 tức lúc mới 16 tuổi, Trần Đĩnh thuộc lớp đảng viên tiên phong gia nhập đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1948. Ông là người chấp bút tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp bút những tự truyện của nhiều nhân vật như Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm, Nguyễn Đức Thuận. Những phân tích tinh tế   Do làm việc trong một cơ quan báo chí cao nhất của Đảng ông có cơ hội gặp gỡ hầu hết các khuôn mặt của chế độ từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, tới Lê Đức Thọ, Hoàng Tùng, Đỗ Mười… và những quan hệ này đã giúp ông sớm nhận ra khuôn mặt thật phía sau chiếc mặt nạ của các chóp bu cộng sản. Sau khi vụ án “Xét lại chống đảng” diễn ra ông cũng là một nạn nhân, tuy mức độ lao tù nhẹ hơn người khác nhưng đủ để ông thấy được sự đấu tranh gay gắt, sống còn giữa Mao Trạch Đông và Liên Xô cùng với nghị quyết 9 ra đời dẫn dắt cả hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng rơi sâu vào vòng kềm tỏa của Trung Quốc.   Là người theo học tại Bắc Kinh 5 năm trời, ông có những phân tích tinh tế trong “Đèn Cù” từ hành động tới cách đối xử của Mao đối với Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp hay ngay cả Hồ Chí Minh trong những ngày chiến tranh chống Mỹ. Những ghi chép của ông tuy không phải là những bí mật to lớn nhưng cũng giúp cho lịch sử cận đại Việt Nam có cái nhìn chuẩn xác hơn về sự lệ thuộc của Việt Nam vào hai đầu tàu Cộng sản thế giới là Liên Xô và Trung Quốc. Những ghi chép ấy nằm trong một văn phong tưởng chừng như hờ hững nhưng thật ra chất lửa tiềm ẩn từ trang đầu tiên tới những giòng cuối cùng. Trần Đĩnh tỏ ra không dễ dãi như cách kể chuyện của nhiều người, nhất là những người danh giá. Ông là nhà báo có cách viết của một nhà văn đậm chất trữ tình qua nhịp đập của trái tim thi sĩ. Diễn tả sự việc cô đọng, nén thông tin đến mức có thể, nhà báo Trần Đĩnh tỏ ra rành rẽ kỹ thuật thông tin của thế kỷ 21 mặc dù ông là người đã cầm bút gần 70 năm từ ngày đầu tiên trình diện báo Sự Thật. Khi đọc những giòng văn sau đây khó ai có thể nghĩ rằng tác giả Đèn Cù là một nhà báo, ông viết: “Cuộn dây thừng trong tay anh tuột ra văng trên mặt nước như một lằn roi sáng quắc. Và chỉ một dìm xuống rồi một nhồi thúc lên là anh lính liền mất tăm. Khi anh dội ngược trở lên lần cuối, hai mắt anh mở đã dại đờ. Cái chết chớp nhoáng nhưng những nghi thức đi kèm nó lại từ tốn rất mực. Cặp mắt dại kia như mơ màng khép lại, tóc trên trán anh thong thả tách ra từng sợi lượn lờ rồi ngoan ngoãn theo nước mơn trớn phân chia để lần lượt rẽ trái rẽ phải hai bên, quá đều, quá phân miêng, khơi ra một đường ngôi quá thẳng, quá sạch, quá trắng ở chính ngay giữa đỉnh đầu anh. Tôi khẽ nấc và cắn chặt môi. Tôi thấy lại anh ba bốn tuổi đang ngửa mặt lên cho bàn tay mẹ định hình đường ngôi đầu tiên trong đời để anh giữ lấy mãi, đường ngôi mà nay con lũ trung thành đang tỉ mẩn xếp lại cho đúng nguyên mẫu ban đầu”. Trong Đèn Cù không hiếm những câu văn tinh tế như vậy, do đó khi đọc nó người ta thấy cảm xúc thi ca được vuốt ve và những hiện tượng chính trị thanh trừng, trù dập, bợm bãi với nhau trở nên dễ chấp nhận hơn đối với người khó tính. Nhân chứng lịch sử Trần Đĩnh viết trước hết cho ông, sau đó mới tới người đọc ông và cuối cùng là những thước phim tài liệu có khả năng đứng vững như nhân chứng lịch sử, lịch sử của dối trá và che dấu triệt để sự thật. Để che dấu nó, đảng Cộng sản Việt Nam rập khuôn Liên Xô và Trung Quốc, cơ quan báo chí quan trọng nhất phải có tên Sự Thật. Hình chụp tại tòa soạn báo Sự Thật năm 1948, từ trái sang: Diên Hồng, Nguyễn Địch Dũng, Kỳ Vân, Lê Quang Đạo, Trần Đĩnh, Trường Chinh, Lê Xuân Kỳ, Thép Mới, Hồng Vũ. Hình do tác giả cung cấp.   Xuyên suốt 600 trang của Đèn Cù là hai mảng quan trọng diễn ra sau khi cộng sản cướp chính quyền. Lần thứ nhất đấu tố địa chủ, cũng là dân chúng bị ép lên miễn cưỡng trở thành địa chủ qua “Cải cách ruộng đất”. Lần thứ hai đấu tố, giam cầm những đảng viên cộng sản có khuynh hướng thân Liên Xô và chống đối cuộc chiến tranh tương tàn qua tên gọi “Vụ án xét lại chống đảng”. Trần Đĩnh không vẽ ra toàn cảnh bức tranh theo thứ tự thời gian sự kiện như thông thường. Ông kéo từng mảng nhỏ mà ông chứng kiến, tham gia ra miêu tả lại với những chi tiết sâu lắng dẫn dắt câu chuyện như mục tử nghêu ngao trên cánh đồng hoàng hôn đầy ắp những nhân chứng lịch sử. Họ tuần tự kể lại hay qua Trần Đĩnh, minh họa lại từng chi tiết với giọng văn tỉnh táo, trầm tư và rất thông minh của một cây viết kinh nghiệm lão luyện về tự thuật. Qua lời một người bạn thân theo chân Lê Duẩn sang Trung Quốc xin Bắc Kinh giải tỏa số hỏa tiển do Liên Xô viện trợ bị Trung Quốc chặn lại vì muốn dằn mặt Việt Nam, Trần Đĩnh nhìn thấy ở Lê Duẩn một sự ê chề, bị làm nhục vì dám sang Moskva trước khi tới Bắc Kinh. Chính ông, vào năm 1958 khi học tại Trung Quốc đã chứng kiến tận mắt sự khinh bỉ của sinh viên Trung Quốc đối với chế độ Việt Nam qua câu chuyện rất ngắn nhưng gói ghém rất nhiều sự thật về tình đồng chí quốc tế vô sản, ông kể: “Một hôm Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân đến Bắc Kinh đại học nói chuyện với cả nghìn sinh viên. Bọn tôi nghe. Các mẩu câu hỏi, thắc mắc của sinh viên tới tấp truyền tay nhau đưa lên trên bàn Chu Ân Lai. Đến một mẩu, ông đọc to: Trung Quốc nghèo, dân Trung Quốc đói, sao cứ phải giúp Việt Nam? Tôi thật tình xấu hổ. Sinh viên Trung quốc đòi chấm dứt viện trợ cho Việt Nam trước đông đủ các nước, nhất là trước sinh viên Hồi Giáo sáng sáng bốn năm giờ ra hành lang tụng kinh giập đầu thình thình xuống đất không ai ngủ nổi. Mà sao Chu Ân Lai không ỉm đi? Tôi hơi ức. Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để cho chúng nó áp sát bên cạnh?”. Trần Đĩnh chứng kiến việc Mao Trạch Đông giả vờ “Chỉnh đảng” để tiêu diệt thành phần chống đối với y. Báo chí được lệnh kêu gọi phải đốt rụi những gì mà đảng sai lầm, phải “thiêu cháy đảng” để đảng tái sinh… Thế là vô số người đứng lên làm theo sự kêu gọi này mà có hay đâu đó là mồi nhử những người có tư tưởng đòi thay đổi đảng. Mao Trạch Đông dưới mắt Trần Đĩnh là một gã đồ tể máu lạnh. Cử chỉ nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn nhưng là để đối phương có thời gian bày tỏ ngưỡng mộ hơn là bản chất của y, một gã cộng sản có dã tâm muốn thế giới biến động để Trung Quốc đứng giữa hưởng lợi. Những con rối không tự biết mình là rối   Hàng đầu từ trái qua: vợ Hà Xuân Trường, Lê Ðạt, Hồ Chí Minh, ngoài cùng bên phải là Trường Chinh, hàng sau đứng đầu bên trái là Hà Xuân Trường. Hình do tác giả cung cấp.   Đèn Cù, ngay cái tên của tác phẩm đã nói lên sự vắt kiệt tư duy của tác giả vào quyển sách này. Khi nói đến Đèn Cù người ta nghĩ ngay tới cái tên gốc của nó: Đèn kéo quân. Cái gốc đó phát xuất từ Tàu và người Việt sau nhiều thế kỷ đã làm theo nó một cách tự nguyện. Đèn Cù trở thành văn hóa Việt Nam, thay đổi chất liệu nhưng nội dung thì y như nguyên bản. Nếu nhìn trên mặt bằng văn hóa thì Đèn Cù được diễn giải là hội nhập, là hòa tan và hàng chục khái niệm khác. Tuy nhiên đối với Trần Đĩnh, Đèn Cù được khai mở trong một ý niệm khác: Đảng cộng sản Việt Nam theo đuôi nhau chạy vòng tròn dưới bầu khí bị đốt lên bởi ánh nến ý thức hệ của đàn anh Trung Quốc. Họ như những con rối không tự biết mình là rối. Không những thế họ muốn mọi người phải như họ, tức là bịt tai, bịt mắt bịt cả tư duy để tin vào Trung Quốc một cách mù quáng. Sự mù quáng vì ý thức hệ sai khiến ấy trở thành bi kịch cho đất nước chỉ vì một nhóm nhỏ người lũng đoạn, thao túng mà phải chịu cảnh nồi da xáo thịt trong nhiều chục năm trời.   Trần Đĩnh không chấp nhận bị sai khiến và có chân trong cái đám đông tôn sùng Mao Trạch Đông của các lãnh đạo Việt Nam. Ông tách ra đứng riêng chấp nhận tư thế của một người ngoại cuộc, ngoại cuộc với sự tôn sùng lãnh tụ nhưng không ngoại cuộc với số phận Việt Nam: “Sau năm năm du học tôi bắt đầu thấy đuợc một điều khôn lớn nhất: hãy cảnh giác với thần tượng và bỏ thần tượng! Do đó hãy tin trước hết ở lương tri, bản chất mình, gắng là chính mình, chớ nghe sai phái. Do đó dám phê phán, dám lên tiếng và dám chịu đựng... Cái đó nhờ phong trào phái hữu - mà tôi say sưa, sung suớng chứng kiến - phủ nhận chủ nghĩa xã hội, độc quyền lãnh đạo, những mỹ tự có tính bùa phép khiến một lớp người ít ỏi bỗng trở thành thần thánh”. Những gì mà Trần Đĩnh tự nói với mình nhiều chục năm về trước vẫn theo đuổi suốt cuộc đời ông. Xóa dấu vết thần tượng Trung Quốc không quá khó đối với ông nhưng hai thần tượng khác bao vây trí tuệ nhà báo Trần Đĩnh thật không dễ xóa chút nào. Người thứ nhất là Hồ Chí Minh và người thứ hai là Trường Chinh.   Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi xuống trong lòng Trần Đĩnh vì tuy ông không ký vào nghị quyết 9 ủng hộ Trung Quốc nhưng trong tư cách lãnh tụ ông đã bị phe Lê Duẩn khống chế để không dám lên tiếng khiến Trần Đĩnh tỉnh ra trước sự thật này. Nghị quyết 9 chỉ là giọt nước tràn ly khi trước đó qua Phạm Văn Khoa, một người bạn của tác giả tháp tùng với Hồ Chủ tịch sang Trung Quốc về kể lại nguyên văn rằng: “Ông Cụ sang kiểm thảo với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai!”. Trường Chinh cũng thế, tuy là bậc thầy trong nghề báo đối với Trần Đĩnh nhưng tư cách tránh né vấn đề Cải cách ruộng đất cũng như hành xử trong đời sống đã làm sự kính trọng của ông dành cho Trường Chinh hoàn toàn phá sản. Và rồi những diễn biến trong hậu trường chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam đã gây đổ vỡ hoàn toàn trong con người nhà báo Trần Đĩnh. Ông phát hiện ra rằng Mao Trạch Đông là người vận động Stalin thôi không có thái độ phủ nhận đối với Hồ Chí Minh trong cái gọi là cộng sản quốc tế. Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ cộng sản “phụ trách” đồng nghĩa với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh. Tác giả Đèn Cù viết: “Hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc. Xuân Trường cho biết Bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Sự lệ thuộc vào Trung Quốc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm Đèn Cù. Do chạy theo một cách vô thức như những hình nhân mà nhiều đời Tổng bí thư sau Trường Chinh, Trung Quốc vẫn chiếm một vị trí cao chất ngất trong quan hệ giữa hai đảng kể cả sau cuộc chiến 1979 nhuốm đầy máu do Trung Quốc gây ra.   Trần Đĩnh chụp cùng Tô Hoài. Hình do tác giả cung cấp.   Do cùng thời với các danh tài như Nguyễn Tư Nghiêm, Tô Hoài, Quang Dũng, Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Xuân Diệu, Phan Kế  An, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Tế Hanh, Xuân Tửu, Đặng Thái Mai… Trần Đĩnh có cơ hội nhìn thấy cách ứng xử của từng cá nhân trong mỗi con người của họ. Chuyện sợ hãi của những người sống trong chế độ cộng sản đã trở thành quen thuộc nhưng ám ảnh sau vụ Cải cách ruộng đất như Tô Hoài thì có lẽ đã lên tới thể loại hài hước khó ngăn tiếng thở dài. Trần Đĩnh kể lại: “Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba màu xám khói nhạt. Tôi giật mình: tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó. Thoáng rất nhanh tôi ngỡ xem một tập quần tượng đài di động được một đạo diễn tài ba điều khiển. Nhà đạo diễn đó là ý thức về giá trị tự thân. Và rất nhanh lại nghĩ ai đó đã dựng nên tập thể điêu khắc này để đối lại tượng đài Nạn nhân các trại tập trung Quốc xã. Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng... Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng. Anh trở lại, tôi hỏi khẽ: - Đánh người ta làm gì? Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên? - Tô Hoài che miệng tủm tỉm cười”. Cái mỉm cười của Tô Hoài sau đó thể hiện lại một cách sắc sảo qua các cuộc đấu tố trong tiểu thuyết “Ba người khác”. Đọc Đèn Cù cần một sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn như người nông phu cần mẫn nhặt từng hạt giống hư bỏ ra trước khi gieo giống. Những “hạt giống” trong Đèn Cù cũng vậy, có thể làm người đọc ngơ ngác vì nó tiết lộ những sự thật nao lòng, đến nỗi khó tin, nhưng tiếc thay nó lại là sự thật.   Thất tình Hồ Chí Minh? Mặc Lâm: Tiếp tục về tác phẩm Đèn Cù xin nhà báo, nhà văn Trần Đĩnh vui lòng cho biết tại sao tới giờ này ông mới quyết định ra mắt tác phẩm này? Động lực nào đã giúp ông ngồi xuống tiếp tục viết những giòng cuối cùng của 600 trăm trang đầy ắp tư liệu lịch sử như thế? Trần Đĩnh: Lê Đạt là người khuyến khích, cổ động. Tôi đã định viết rồi và cũng đã viết rồi nhưng tôi không cho Lê Đạt biết là tôi đã viết. Tôi nói là viết phải cô đơn vì anh viết trong khi người ta mời anh cả ngày ra đồn, ra trạm thì anh không làm được gì cả. Phải hết sức khiêm tốn chứ tôi nói anh đừng có phổng mũi lên. Anh muốn đi đường xa thì phải chuẩn bị cho kỹ chứ đừng ầm ĩ lên thì anh sẽ thiệt. Cứ lặng lẽ, lặng lẽ như thế này. Tôi viết từ năm 1990 cho đến bây giờ, cứ lặng lẽ. Lê Đạt thấy tôi sống và viết như thế và nói “mày không viết thì tao là người thất bại” một cách để khuyến khích nhau thôi. Nhà văn nhà báo Trần Đĩnh, ảnh chụp năm 1998. Hình do ông cung cấp. Mặc Lâm: Trong Đèn Cù có đoạn ông đã tỏ ra thất vọng và than rằng ông đã thất tình với Trường Chinh và cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều gì đã làm ông tuyệt vọng về họ đến nỗi phải dùng hai từ thất tình để mà miêu tả như vậy? Trần Đĩnh: Thứ nhất là ông Trường Chinh ấy nói với tôi là ông ấy hoàn toàn tán thành vấn đề sống hòa bình dân chủ. Ông ấy nói với tôi rằng đồng chí Krouchev chủ trương hòa bình thì làm sao mà chửi đồng chí ấy? Cho đến lúc ông ấy gọi tôi viết hồi ký tôi biết là ông ấy nhắm tôi vì tôi với ông ấy nhiều cái hợp nhau. Thứ nhất là ông ấy thích văn tôi. Thứ hai là ông biết lập trường của tôi là giống ông ấy chứ không theo Lê Duẩn, cứng rắn theo Trung Quốc. Lúc bấy giờ đảng Cộng sản Việt Nam đứng trước hai ngả đường: theo Liên Xô hay theo Trung Quốc? Lúc đó Trung Quốc kéo mạnh lắm, kéo người bên cạnh với sức quyết tâm rất mạnh. Hơn nữa là ông Stalin nói là để Mao Trạch Đông phụ trách Việt Nam cho nên là đã có đường mòn thế rồi. Anh nên nhớ Nghị quyết 9 cụ Hồ không bỏ phiếu. Không bỏ phiếu tức là không tán thành, coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lênin thời đại này. Ông Lê Duẩn cũng đã xác định trong quyển sách coi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng của Lênin trong thời đại cách mạng này. Thế mà cụ Hồ không bỏ phiếu là không tán thành rồi. Ông Trường Chinh thì tán thành và nói rằng Trung Quốc đã đấm 9 cú đấm thôi sơn, đánh tan chủ nghĩa Krouchev. Tôi thấy ông ấy đi ngược lại mình nên tôi có cảm giác là thất tình! Bây giờ thì mình có tuổi nên cũng hiểu là con người ta cũng có lúc lắt léo thế này thế nọ. Cuối cùng ông ấy mới kiến nghị nên mới có cái đổi mới sau này đấy chứ. Đổi mới được một tí thì ông Lê Đức Thọ lại bắt ông ấy phải về. Cụ Hồ cũng thế. Tôi thần thánh cụ Hồ vì tôi nghĩ cụ sẽ nói ra sự thật. Ai ngờ đâu cụ cũng im nốt. Té ra mình là thằng bướng bỉnh cứ nói. Thất tình là như thế! Mặc Lâm: Sau khi Lê Duẩn bị Trung Quốc làm cho ê mặt trong chuyến đi xin Bắc Kinh cho phép hỏa tiển viện trợ từ Nga được thông cảng sang Việt Nam, phải chăng Lê Duẩn rất căm Bắc Kinh và tỏ thái độ chống Trung Quốc một cách mạnh mẽ sau này thưa ông? Trần Đĩnh: Ông ấy chưa chống đâu, nhất định chưa chống đâu. Sau này khi Cách mạng Văn hóa thì ông ấy mới giật mình. Ông bảo không cẩn thận thì lôi thôi nhưng ông ấy cũng chưa chống. Sau này Trung Quốc lớn giọng quá ông ấy bắt đầu giật mình. Anh nên nhớ lúc bấy giờ tôi có viết là Việt Nam như gót giày Achilles, luôn luôn đứng dưới bóng đa bóng đề của Trung Quốc chứ không thể đứng một mình được. Chúng ta cứ nói là chúng ta anh hùng nhưng chúng ta thua thằng hèn là thế. Không thể đứng một mình được. Ngay đến bây giờ cần các ông ấy đứng một mình tức là anh dám đi một mình hay không, nhưng lại không dám nên vẫn nhìn ngó anh Trung Quốc. Cái bóng đó lớn đến nỗi chúng ta không thể ra khỏi nó được. Mặc Lâm: Lãnh đạo Việt Nam hôm nay có vẻ chưa rút ra được kinh nghiệm thân thiện với Trung Quốc cách nào đi nữa thì vẫn bị họ khinh thường, dẫn dắt theo quyền lợi của họ. Ông đã từng biết nhiều về việc Trung Quốc coi thường Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn thậm chí với chủ tịch Hồ Chí Minh, ông lý giải thế nào về hiện tượng lãnh đạo hôm nay? Trần Đĩnh: Lúc đầu cái chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế nó làm cho người ta đinh ninh rằng phải có phe và có người đỡ lưng cho mình cho nên có gì thì cái xe vẫn phải chạy và có người lái vẫn phải đi tiếp. Vì vậy khi Đặng Tiểu Bình lên ta bắt đầu hy vọng. Đấy là những điều ảo tưởng hết. Đinh ninh rằng Việt Nam đã đứng trên cái xe thì phải có đầu tàu, hoặc Liên Xô hoặc Trung Quốc rồi thì chúng ta sẽ tiến lên. Trước mắt họ có làm xấu thì chắc họ sẽ phá ra được, cũng như Đặng Tiểu Bình đánh Mao Trạch Đông để lên đấy. Tất cả đều bị chủ nghĩa Quốc tế vô sản làm cho bị lóa đi. Cứ đinh ninh là như vậy nên không thể đứng một mình được. Quả thật Việt Nam có bao giờ đứng một mình được đâu. Ngày xưa chưa có gì thì đảng Cộng sản Pháp phụ trách. Tất cả những ông lãnh đạo không biết tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, chỉ biết tiếng Pháp thôi. Nga giúp tiền cho mình thì lại qua Pháp. Sau này năm 1949 thì đi sang xin Trung Quốc. Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái  ranh giới của ý thức hệ  đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không? Cho nên cái tâm thức luôn luôn phục tùng, luôn luôn sợ hãi kỷ luật ấy làm cho người ta bị tù túng ghê lắm. Anh bị khống chế trước những quy luật tự anh đặt ra. Anh nên nhớ là bất kỳ một ông lãnh tụ cộng sản nào cũng đều không được phép tự lập ra đảng. Phải có Stalin bảo lập mới được lập. Anh mà tự lập anh chết ngay. Phải có sự xem xét của Stalin để nghiên cứu xem tay này được hay không. Ghê lắm. Đó là một uy lực kinh khủng.   Mặc Lâm: Qua vụ án xét lại chống đảng, ông nhận xét thế nào về vai trò của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ? Trần Đĩnh: Trước hết chính ông Duẩn xác định tư tưởng Lênin vào thời đại này. Ông Duẩn rất tán thành câu Mao Trạch Đông nói rằng “Thiên hạ đại loạn Trung Quốc được nhờ”. Có nghĩa là bạn bè mà đánh khắp thế giới, đại loạn thì chính Trung Quốc mới thoát được ra mà hưởng trong đại loạn ấy. Cái câu ấy đầy trong sách vở của Trung Quốc. Ngày xưa tôi ở Trung Quốc tôi biết. Ông Duẩn rất tâm đắc câu ấy. Bây giờ lái theo quĩ đạo ấy, chiến tranh các thứ... thì họ là người tổ chức còn ông ấy cứ theo đúng đường lối ấy. Tổ chức như vậy thì làm thế nào chống lại. Ông Thọ thì tính cách là người gian hùng làm dữ dằn lên. Bố vợ tôi do chính ông ấy giết chứ chả thấy xét lại gì cả. Có xét lại thì ông ấy cũng đã chết từ năm 46-47 rồi, Đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc ông ấy thịt hết. Ông Lê Giản tổng giám đốc công an xin khiếu nại mà không được.   Anh hùng hay anh hèn? Mặc Lâm: Trong gần cuối cuốn sách có một đoạn rất buồn: Ông khóc vì dân ta hèn và vì nghĩ như thế liên can tới cha mẹ nên ông bị mặc cảm là hỗn láo với tiền nhân, ông có thể chia sẻ thêm về việc này? Trần Đĩnh: Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt “kẻ thù” nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy không phải như vậy nữa. Mặc Lâm: Và nhìn lại hoàn cảnh sống hiện nay tại Việt Nam thì ông có cảm thấy sự hèn ấy có bớt đi phần nào hay không? Trần Đĩnh: Bây giờ bắt đầu khá lên đấy. Dân mình bắt đầu khá lên là vì sự thật đã được cởi tất. Theo tôi tất cả đều là sự thật hết. Người ta nhìn thấy ra sự thật, cái gì là nguyên nhân. Trước đây người ta thấy nguyên nhân là đế quốc nhưng dần dần thì không phải. Dần dần thì người ta thấy nguyên nhân chính là mất dân chủ, nhân dân không được coi trọng. Nhân dân chỉ có tiếng là gốc, là chủ thôi chứ không hề có quyền lực gì hết. Người ta thấy ra sự thật thôi. Người ta thấy đảng đã tước quyền của người ta. Trong quyển sách, tôi có nói với anh cục trưởng cục A25 chuyên về an ninh văn hóa, tuyên truyền là đảng có yếu kém về trí tuệ. Tôi nói với các anh ấy là đảng rất yếu kém trí tuệ mà câu này không phải tôi sáng tạo ra mà chính đảng nhận như vậy. Đảng duy ý chí mà chính vì anh kém trí tuệ nên anh duy ý chí. Anh tưởng anh có thể cầm que diêm anh có thể đun nổi ly nước, đó là anh duy ý chí hoặc là anh kém trí tuệ. Đảng nhận, và tôi nói theo, đảng nhận nhưng đảng không bao giờ làm, đấy là bi kịch lớn nhất của đảng. Đảng nhận dân là gốc, là chủ nhưng không bao giờ coi dân là gốc, là chủ. Đảng nói là nhìn thẳng vào sự thật và nói thẳng sự thật nhưng đảng không bao giờ làm. Ai nói thẳng với đảng là bị đàn áp.   Tôi tin là nếu đảng có một tí khôn ngoan thì sẽ thấy cái nguy hiểm của mình. Cứ tiếp tục cái đà này thì không ai chịu nỗi. Anh nói một đàng, anh làm một nẻo. Anh thử tưởng tượng một show về thời trang của thế giới New York, Paris mà anh đưa ra người mẫu toàn bằng tre bằng nứa thì ai người ta chịu được. Ở cuộc đời, anh phải luôn luôn làm cho người ta tin. Tôi nghĩ đảng phải rút cái bài học này đấy. Nói thẳng sự thật mà ai người ta nói ra thì đàn áp luôn rồi nói rằng mày nói láo!   Mặc Lâm: Xin cám ơn ông. M.L.- T.Đ. nguồn: rfa.org Bài liên quan Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam http://www.ttdq.de/node/1678  
......

Đèn Cù giải thiêng cách mạng cộng sản Việt nam

  Đèn Cù: Giải thánh anh hùng và cách mạng cộng sản Việt nam Cuối tháng tám này nhật báo Người Việt sẽ xuất bản quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh. Ông là người chấp bút viết tiểu sử cho Hồ Chí Minh và một vài nhân vật cộng sản Việt nam. Ông cũng là nạn nhân trong vụ án Xét lại chống đảng vào những năm 60 của thế kỷ trước. Là một trong những độc giả đầu tiên của quyển sách này, Kính Hòa trình bày những ghi nhận đầu tiên về nội dung quyển sách, với tư cách một độc giả. Đây là phần đầu mang tên Giải thánh các anh hùng và cách mạng cộng sản Việt nam. Điều mong mỏi nhất của người đọc khi cầm lên quyển sách tư liệu dày 600 trang của Trần Đĩnh có lẽ sẽ là những tiết lộ về những toan tính, những âm mưu chính trị bên trong đảng cộng sản Việt nam trong gần 70 năm qua từ khi đảng này bước lên thống lĩnh đời sống chính trị Việt nam. Mong mỏi đó ở người đọc không phải là điều gây ngạc nhiên vì chính nhân thân của tác giả, người làm việc nhiều năm tại cơ quan tuyên truyền của đảng là báo Nhân dân, và hơn thế nữa ông là người có cơ hội tiếp cận những nhân vật lớn của đảng như Hồ Chí Minh, Trường Chinh,… 600 trang sách dẫn độc giả đi từ những âm mưu nhỏ giành giật quyền lực ở cơ quan cho đến âm mưu mang tính toàn cầu, mà trong đó tác giả cũng phải mất nhiều thời gian để nhận ra. Và điều đáng buồn hơn hết chính là những âm mưu đó đã đưa đến cuộc chiến Việt nam tương tàn hơn hai mươi năm mà hệ lụy cho đến ngày nay dường như chưa chấm dứt. Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên ĐCSVN và những người dân Việt nam Những lời đồn đoán về nền chính trị bí ẩn của đảng cộng sản Việt nam được tác giả xác nhận một cách rõ ràng, hoặc bởi chính mắt mình trông thấy, hoặc bởi những người trong cuộc kể lại. Giải Thánh Đó là chuyện ông vua không ngai Lê Đức Thọ, người chỉ giữ chức vụ khiêm tốn trưởng ban tổ chức trung ương, nhưng nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên không những sinh mạng chính trị mà cả sinh mạng vật lý của hàng triệu đảng viên đảng cộng sản Việt nam và những người dân Việt nam.   Lê Đức Thọ​,tên thật là: Phan Đình Khải ​sinh ngày 10/10/1911,mất 13/10/1990​ Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh. Tác giả Trần Đĩnh đã giải thánh những anh hùng đó, giải thánh bằng những sự thật về cuộc sống bình thường của họ, mà tác giả mô tả một cách trần trụi nhất. Hồ Chí Minh hóa ra không phải là một nhà cách mạng khắc kỷ bỏ hết mọi thứ riêng tư để hiến thân cho cách mạng và cho dân tộc. Qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An, ông cũng có những đòi hỏi xác thịt bình thường nhất. Hữu Thọ người đôi khi được báo chí chính thống hiện nay mô tả như một nhà báo đầy đạo dức và trách nhiệm nghề nghiệp, hóa ra là một kẻ bon chen, nhỏ nhen, làm tất cả để tiến thân trên những tầng nấc quyền lực của đảng. Lê Duẫn, Tổng bí thư có quyền lực tuyệt đối của đảng cho đến chết, lại có những ý nghĩ rất ngộ nghĩnh về kinh tế quốc gia khi tuyên bố rằng cứ in tiền thoãi mái vì nền kinh tế cộng sản của ông không hề có lạm phát. Cũng chính vị Tổng bí thư có vẻ bề ngoài điềm đạm ấy lại dùng vũ lực xốc cổ áo nhà triết học Trần Đức Thảo khi ông này nói rằng ông không hiểu những điều Tổng bí thư nói. Qua việc giải thánh các nhân vật cách mạng, cuộc cách mạng cộng sản đã được giải thiêng, nó đơn giản trở thành một cuộc đấu tranh giành quyền lực của một nhóm người. Và cuộc đấu tranh quyền lực đó lại bị chi phối bởi một điều lạ lùng mang tên gọi Ý thức hệ. Tác giả nói với chúng tôi về Ý thức hệ đó Mình không thể hiểu cái ràng buộc về ý thức hệ nó kinh khủng lắm. Con người ta không dám vượt khỏi cái  ranh giới của ý thức hệ  đã qui định được đâu. Anh phải có phe. Anh phải có đầu tàu, đầu tàu cách mạng ấy, Liên Xô lãnh đạo anh không được vi phạm không được phản bội. Anh nên nhớ ngày xưa trong đảng Cộng sản quốc tế, chi bộ của quốc tế là chi bộ của Liên Xô. Anh mà phản bội chi bộ ấy thì còn ra cái gì nữa, đúng không? Đó là chuyện các anh hùng của cuộc chiến tranh cách mạng do đảng cộng sản lãnh đạo, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, thực chất đã không còn quyền lực gì từ những năm 60 của thế kỷ trước, mặc dù họ đã được đảng phong thánh.   Âm mưu lớn đằng sau cuộc chiến tranh Việt nam Chính Ý thức hệ này đã tạo nên một âm mưu lớn hơn mang tầm vóc toàn cầu, của những đồng chí phương Bắc của đảng cộng sản Việt nam, đó là nước Trung hoa cộng sản. Đây dường như là lần đầu tiên, một người trong lòng hệ thống là Trần Đĩnh xác định rõ rằng chính Trung quốc đã đứng đằng sau lưng đảng cộng sản Việt nam để khuấy động cuộc chiến tranh Việt nam, mà tác giả không ngần ngại gọi nó là một cuộc nội chiến. Theo tác giả thì Trung quốc đã khuấy động chiến tranh bằng máu người Việt nam để đưa Trung quốc ra đấu trường tranh giành quyền lợi của thế giới. Phân tích của tác giả cho thấy rằng đảng cộng sản Việt nam từ khi thành lập chưa bao giờ độc lập như họ thường tuyên bố. Trong cuộc chiến Việt nam huynh đệ tương tàn, đảng cộng sản Việt nam phụ thuộc vào Trung quốc. Chính vì lý do đó đã xảy ra vụ án Xét lại chống đảng mà những người được coi là thân Liên Xô như tác giả bị tống giam, thẩm tra bằng những bảng án miệng của Đảng. Rồi sau đó để làm vừa lòng Liên Xô, các nhân vật được xem là thân Trung quốc, đến phiên mình, lại bị tống giam không án. Liên quan đến vụ án xét lại này, Trần Đĩnh cũng làm rõ rằng chính Lê Duẫn là người tôn vinh Mao Trạch Đông là lãnh tụ vô sản thế giới trong những năm 60, chứ không phải như dư luận từng xì xào trước đây rằng Trường Chinh là người thân Trung quốc vì ông chịu trách nhiệm những chết chóc đẫm máu của cuộc cải cách ruộng đất mà Trung quốc đứng đằng sau lưng. Và đến phiên mình, khi Trường Chinh đã mất quyền lực thì ông cũng đánh đu theo dòng chính thống thân Trung quốc. Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa! Kinh hoàng cải cách ruộng đất Và cuối cùng, trong những sự thật trần trụi mà tác giả mô tả, là sự thật chết chóc của cải cách ruộng đất dưới vỏ bọc mỹ miều đấu tranh giai cấp. Nếu trong Bên Thắng Cuộc của nhà báo Huy Đức, những thảm cảnh trên đường vượt biển tìm tự do của người Việt sau năm 1975 được mô tả rõ ràng như chì đen trên giấy trắng không kèm theo lời bình luận, thì thảm sát cải cách ruộng đất lại được Trần Đĩnh cất lên đầy thê lương như những câu hờ tang tóc trên đồng bằng Bắc bộ. Trong những tư tưởng thân bên này thân bên nọ ấy đương nhiên quyền lợi dân tộc Việt nam bị quên đi, từ những năm cuối thập niên 50 những người cộng sản Việt nam đã tin rằng Trung quốc sẽ giữ giùm quần đảo Hoàng Sa! Ông Võ Nguyên Giáp và lãnh tụ Hồ chí Minh năm 1945 Và ai là người chịu trách nhiệm về cuộc giết chóc hoang tàn mà chính đảng cộng sản Việt nam cũng thừa nhận rằng đó là sai lầm? Cái nhìn cận cảnh của tác giả về Hồ Chí Minh, lãnh tụ lớn nhất của đảng lúc ấy, sau những cái chết của những địa chủ có công với cách mạng như bà Nguyễn Thị Năm, Cụ Cử Cáp,… làm cho người đọc nghĩ rằng những giọt nước mắt của Hồ Chí Minh mà nhiều người thấy qua hình ảnh từ trước đến nay không hoàn toàn là những giọt nước mắt. Sống trong lòng chủ nghĩa cộng sản và thoát khỏi nó. Ý thức hệ gây nghiện như thuốc lắc Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó. Trong sự mong muốn toàn trị ấy, chủ nghĩa cộng sản bỏ qua cá nhân con người. Trần Đĩnh viết rằng định nghĩa về con người dưới chế độ cộng sản là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, và vì thế chính bản thân con người là không quan trọng nữa. Trong xã hội mà đảng lãnh đạo nổi lên như một tổ chức siêu quyền lực. Mọi quan hệ giữa người và người với nhau như tình bạn cũng không quan trọng cái mà Trần Đĩnh gọi là tình đảng, vì tình đảng ấy cho những người cảm tình của nó đủ thứ, bảo vệ và che chắn cho những người có tình đảng ấy. Theo tác giả, chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng hai góc tối tăm nhất của con người là nỗi sợ và lòng tham để thống trị họ. Ông lấy bản thân làm ví dụ. Ông biết rằng ông viết theo chỉ thị của ai đó, của đảng là một việc không nên làm, và khi đã lờ mờ nhận thấy thì cũng khó lòng bứt khỏi nó. Và tôi bắt đầu lờ mờ nhận thấy ngoài bồi bút, tôi mang hai bộ mặt lệch nhau: om xòm ở tư cách kẻ lên án và câm nín với vai tội phạm bị đàn áp man rợ của chính bản thân. Một đặc trưng cơ bản của chế độ cộng sản là tính toàn trị của nó. Nó muốn kiểm soát hết mọi thứ, kể cả suy nghĩ của người dân. Đèn Cù của Trần Đĩnh miêu tả những náo loạn tinh thần mà chủ nghĩa cộng sản đem lại cho một xã hội bình thường vì sự mong muốn toàn trị của nó Mà không phải chỉ có ông, một nhà báo không có vai vế trong đảng. Một vị đại công thần là Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng sợ hãi những cố vấn Trung quốc, vị Đại tướng phải nhắn nhủ các người thân tín của mình là phải dè chừng sự sưu tra lý lịch của những viên cố vấn ấy. Guồng máy cộng sản nội địa và cộng sản quốc tế luôn đè nặng một nỗi sợ lên những thành viên của họ. Một loại xã hội mới được mà đảng cộng sản xây dựng nên được Trần Đĩnh mô tả: Đảng tạo ra hẳn một xã hội mới toanh cho loài người bất cần loài người có bằng lòng hay không. Đọc đoạn này độc giả dễ dàng liên tưởng đến tác phẩm gây chấn động ý thức hệ cộng sản vào những năm 50 của thế kỷ trước của Milovan Djilas mang tên Giai cấp mới, trong đó nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam tư mô tả một giai cấp mới là gia cấp cộng sản lên ngôi nắm mọi quyền lực và quyền lợi. Nay Trần Đĩnh viết rằng trong sự bất cần loài người có đồng ý hay không ấy thì luật pháp chẳng có ý nghĩa gì cả. Những nhân vật có thật trong Đèn Cù, từ những văn nghệ sĩ, trí giả như Đặng Thai Mai, Chế Lan Viên, đến những nhân vật chính trị đều hành xử trong một tình đảng và không pháp luật ấy. Mà ngay chính bản thân tác giả, ông cũng cho rằng có những lúc ông đã hành xử rất “cộng sản,” đó là khi ông đến gặp ông Trường Chinh, và được ông này khoe đứa cháu còn ẵm ngữa: Bây giờ, ở trang giấy này, tôi thành thật xin lỗi người ông và người cháu đích tôn. Tôi đã phản ứng sặc mùi cộng sản: oán hận dai bền. Hôm ấy Trường Chinh có tình người hơn tôi. Nay tôi thật lòng xấu hổ. Nhất là khi đọc Cioran: “Hận thù có thể khiến con người dũng cảm nhưng chỉ bao dung mới làm cho con người có đạo đức.”     Mang những hận thù, oán hận ấy để đi giải phóng loài người như mục tiêu cao cả mà những nhà tư tưởng cộng sản đầu tiên đề ra thì quả là khó, Trần Đĩnh viết tiếp Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người? Và những mục đích cao đẹp đó chỉ đem vào cho chủ nghĩa cộng sản một đặc tính mà Trần Đĩnh dùng một danh từ của đầu thế kỷ 21 để miêu tả, đó là một loại thuốc lắc, ý thức hệ gây lắc, như những cơn điên lọan ở vũ trường.   Giải phóng con người là một thứ ngoa ngôn sặc mùi tâm thần. Giải phóng cho bản thân bình đẳng với dân còn làm không nổi, nói gì giải phóng loài người? Trong cơn lắc say sưa đó, chế độ cộng sản trở nên, như Trần Đĩnh mô tả, là một chế độ hỗn hào, nó cho mình là đứng lên hết thảy mọi thứ. Điều này giải thích cho sự ngạc nhiên cách đây gần 40 năm khi những người dân miền Nam lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ tuyên truyền từ những người cộng sản, khi họ gọi tất cả những nhân vật, những quốc gia không thuộc về phe của họ bằng những từ miệt thị, từ những viên tướng Mỹ, Pháp cho đến những nhà lãnh đạo chế độ Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ.   Giữ mình và thoát cộng Trong khung cảnh mờ mịch đầy kích động do đảng tạo ra ấy, vẫn còn có những con người bám víu được những mảnh lý lẽ, lương tri cuối cùng của mình. Nguyễn Trung Thành, nhân vật đã giúp Lê Đức Thọ dựng nên vụ án xét lại chống đảng đã cố gắng đòi hỏi minh oan cho những nạn nhân. Vù là sự minh oan đó vẫn còn nằm dưới…công lý của Đảng. Bản thân Trần Đĩnh cũng giải thích ông đã phải giữ mình như thế nào Tôi đã giữ được y tứ với bản thân trước hết. May sao cái chất thú hoang nó đã giúp tôi giữ lấy nhân cách cho mình, cái nhân cách hết sức mong manh trong vòng vây của chủ nghĩa tập thể, cái chủ nghĩa nó không biết đến nhân cách. Cái gì dính đến nhân - con người - là nó ghét lắm. Có lúc ông vẫn hy vọng là cứu giúp đảng cộng sản, mà ông đã tham gia vào thuở thanh niên hăng hái tưởng rằng đó là một lý tưởng sống. Cho đến sau khi cuộc chiến mà ông không ngần ngại gọi là cuộc nội chiến kết thúc. Khi bị khai trừ ra khỏi đảng cộng sản, ông trích lời bố ông rằng đó là một sự kiện vĩ đại của cuộc đời ông. Cuốn sách được Trần Đĩnh hoàn thành vào năm 2014 của thế kỷ 21. Nhìn lại tư tưởng ủng hộ Liên Xô của ông và các đồng chí vào những năm chiến tranh lạnh, đối đầu với chủ nghĩa Mao, ông viết: Có lẽ trong những người phản đối cộng sản, có một số rất ghét xét lại chúng tôi vì là “tay sai Liên Xô.” Họ nghe Ðảng nên không hiểu là do kiên trì phản đối nội chiến, chúng tôi đã bị khép tội chống Ðảng, phản động trong bóng tối bí mật bao la của Ðảng.   Lúc đó với chúng tôi, đào đâu ra Human Right Watch, ra Internet, ra Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết đòi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đào đâu ra các thứ blogs ngày ngày đòi thả chúng tôi v. v.?. Điều này không khác những người cộng sản Đông Âu trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ cũng từng hy vọng rằng họ có thể làm cho chủ nghĩa cộng sản trở nên có một khuôn mặt mang tính người hơn. Và trước khi hoàn tất quyển sách này, Trần Đĩnh vẫn còn đề đạt những gì ông cho là nên làm với chính quyền hiện tại, vẫn còn mang tên cộng sản, nhưng đã tiến hành một cuộc hôn nhân nhiều gai góc với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.   Nguồn: rfa.org/vietnamese   Bài liên quan Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù http://www.ttdq.de/node/1679  
......

Khi bàn tay cán bộ nhà nước cũng vấy máu…

Thông tin về việc ông Lê Trung Kiên, Phó trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Cầu Giấy, thành phố Hà Nội bị Công an bắt giữ do có liên quan đến việc môi giới thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Cơ quan điều tra đã bước đầu đưa kết luận về việc ông Kiên giới thiệu. Nơi xảy ra vụ án mạng liên quan đến việc môi giới thuê “xã hội đen” giết người trên đường Phạm Văn Đồng.   Vụ việc gây ồn ào, không chỉ về mức độ dã man, nghiêm trọng của những kẻ sát nhân, mà ở chỗ một cán bộ có chức sắc trong cơ quan nhà nước lại có thể tham gia vào một tội ác nghiêm trọng như vậy. Nguyên nhân, mức độ phạm tội của ông Lê Trung Kiên đến đâu, cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Bước đầu cơ quan công an xác định ông này cung cấp số đt của xã hội đen cho kẻ thuê giết người-việc này đã cho thấy, ông ta có quan hệ mật thiết thế nào đến giới tội phạm. Nhưng từ góc độ người dân, với các thông tin nói trên, có thể thấy mức độ ảnh hưởng, và niềm tin của dân với những người làm việc trong bộ máy, sống bằng ngân sách, tiền thuế của doanh nghiệp, của người dân đóng góp... sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Không chỉ có ông Lê Trung Kiên, gần đây, đã xảy ra không ít vụ việc cho thấy, không ít cán bộ, nhân viên trong bộ máy, ở chỗ này, chỗ khác đã biến chất nghiêm trọng với cùng một hành vi: bắt tay với những kẻ lâu nay vẫn được gọi là “xã hội đen” để mưu lợi cá nhân. Tại một hội nghị về an toàn giao thông hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn nói rằng: “Có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực”. Mặc dù cũng có ý kiến tranh luận trái chiều từ cơ quan khác, nhưng những bằng chứng bằng hình ảnh, vật chứng…mà người đứng đầu một Bộ lớn của Nhà nước đưa ra rất thuyết phục để khẳng định tình trạng những đoàn xe lớn, quá tải trọng “ung dung đi” trước mặt các cơ quan chính quyền, cảnh sát giao thông…là những hoạt động "nằm ngoài hệ thống pháp luật VN”. Hay trước đó, đầu tháng 6.2014, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cũng đã khởi tố, bắt giữ 2 cán bộ hải quan TP Hồ Chí Minh vì có hành vi cấu kết với một nhóm buôn lậu, nhập lậu 10 lô hàng lớn… cho thấy, những vụ cán bộ, nhân viên nhà nước bắt tay với giới tội phạm để ăn, chia không còn là hiếm hoi mà nó có thể xảy ra ở nơi này, nơi khác. Một dấu hiệu rất đáng báo động. Tất cả những vụ việc như vậy ảnh hưởng tới niềm tin của dân vào hiệu quả, sự chính trực trong công việc của cán bộ nhà nước, của bộ máy nhà nước. Mức độ cảnh báo cao hơn, đó là có những cán bộ, công chức, thậm chí cả nhóm… ăn lương ngân sách lại đi bắt tay với những kẻ trực tiếp, thường xuyên phạm tội, thậm chí là tội ác để kiếm tiền bất chính. Gần đây, ở một số nơi, người dân đã có hành động tự xử như thấy kẻ bắt trộm chó thì đánh chết người nghi trộm; bắt được kẻ nghi trộm xe… thì lột trần, đánh “hội đồng”… tuy là những hành động vi phạm pháp luật nhưng phải chăng, nó xuất phát từ sự thiếu tin tưởng của người dân ở những cơ quan công quyền, có những cán bộ thoái hóa, biến chất, không còn đảm bảo cho sự bình yên, an toàn cho cuộc sống của họ ? Cho dù, nói như lời một số lãnh đạo nhà nước, những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật là những “con sâu”, thậm chí có nơi có cả “bầy sâu”… thì với những cán bộ nhà nước như ông Lê Trung Kiên, những người bắt tay với “xã hội đen” bảo kê cho những đoàn xe vận tải… thì đó thực sự là những “con sâu” đã quá độc, cần sớm sàng lọc, phát hiện để đưa ra khỏi bộ máy. Nếu không, chúng tiếp tục làm hại dân lành   Nguồn: facebook.com/manh.quan
......

Quan nhơ nhỡ mất cắp

Đọc báo, biết tin ông GĐ Sở Tài Nguyên – Môi trường (TN-MT) TP HCM bị mất trộm 1.600.000.000 đồng do ông “đãng trí” để “quên” trong phòng làm việc của cơ quan - không hề bất ngờ, nhưng xót xa nhiều rồi nên lần này buộc phải nói, phải viết... Rất nhiều vụ quan nhơ nhỡ mất cắp từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng  nhưng chưa hề (dù chỉ một lần), thấy “khổ chủ” bị điều tra với những câu hỏi như ‘tiền ở đâu ra nhiều thế’?, ‘nếu tiền “thừa” cơ quan lắm thế thì ở nhà, ở những nơi khác là bao nhiêu’?... Chỉ cần với hai câu hỏi trên, người dân buộc phải tự nghĩ rằng: Có lẽ người ta hô hào chống tham nhũng chỉ là để... lừa dân(!), bởi chỉ cần soi nhẹ từ lương tháng là biết ngay quan GĐ dẫu có nhận lương mỗi tháng 13-14 triệu thì phải mất đúng 10 năm không ăn, không uống mới, không mua xăng, không đưa vợ, cho con..., nói tóm lại là không tuyệt đối mới đủ 1,6 tỷ VNĐ. Không tuyệt đối là điều không thể có trên đời.   Chưa hết một nhiệm kỳ mà quan GĐ đã có 1,6 tỷ tiền...thừa, nếu đủ 2 nhiệm kỳ chắc ít nhất cũng dư dăm bảy tỷ. Người dốt toán đến mấy cũng tính ngay được rằng tổng số tiền quan GĐ nộp vợ, cho bồ, ăn nhậu, bao đỡ cho các quan trên phải nhiều gấp vài lần số tiền 1,6 tỷ đó. Nói chưa hết nhiệm kỳ là có cái lý của nó: Chẳng ai để tiền trong văn phòng vào mấy ngày cuối – lỡ không được o bế để ngồi dai, ngồi gắng nữa thì sao? Chuyện của quan GĐ Sở TN-MT TP HCM chỉ là một trong hàng chục vụ (mà báo chí biết, gần nhất là quan nhơ nhỡ Sở Tài chính Kon Tum mất trộm 3 tỷ đồng) về số tiền khó hình dung nổi mà quan nhơ nhỡ kiếm được. Cả nước có ít nhất 900 ông GĐ sở, có chừng ấy nữa các chức vụ tương đương (như Trưởng Ban Tổ chức, Trưởng Ban Ngoại vụ...); đó là chưa kể đến các chức vụ vừa béo vừa oai vừa có màu, có vị như chủ tịch quận, huyện (cũng thuộc hàng nhơ nhỡ); nếu kê để tính, nhân con số hàng ngàn với 1,6 tỷ đồng thì chuyện đất nước không rách nát tả tơi mới là chuyện lạ. Lập luận này quyết không sai bởi như đã nói ở trên, dư thừa 1,6 tỷ đồng mà không bị coi là tham nhũng cũng có nghĩa là chuyện... bình thường! Bài học đau đớn nhất của 90 triệu người dân Việt là cứ nhìn vào các “tấm gương” dư tiền tiêu không hết, bị mất cắp mà vẫn bình chân như vại thì chẳng khác chi quan lớn, quan cao lớn, quan to lớn, quan lớn đại... bật đèn xanh cho sự vơ vét mặc nhiên(!) Sự thật nhãn tiền bao nhiêu năm nay như một ngầm định rằng, các chú cứ yên tâm, không sao đâu, miễn là giải thích cho có lý có tình, tỷ như nhờ nuôi heo, nuôi gà, có tiền cất ở nhà sợ mất, gửi ngân hàng sợ vỡ nợ nên đem bỏ cơ quan cho chắc... Chuyện tấm gương, ai chưa tin cứ đọc bài mới đây của bác Phạm Nguyên Trường sẽ rõ. Trong bài Ngàn năm bia miệng tuyệt hay, bác Trường kể chuyện cố nhà văn Phùng Quán dạo Nhân văn Giai phẩm bị đàn áp đã khuyên mọi người đừng có xin chúng nó mà uổng công vì chúng nó quyết không tha, chúng nó cần tấm gương để răn đe kẻ khác... Có lẽ phải nhắc lại câu ngạn ngữ chó cứ sủa, người cứ đi, ai nói mược ai, quan tham cứ mặc sức vơ đầy túi. Nghe nói bên Mỹ sẽ cấp ngay thẻ xanh định cư cho bất kỳ ai, miễn là chịu đầu tư vào nước Mỹ 500.000 USD. Hàng ngàn quan chức nước ta dư sức bỏ ra khoản tiền ‘bèo bọt’ đó. Chỉ có điều, luật Mỹ khác luật rừng ở ta: Nếu không giải trình được nguồn tiền đó có từ nguồn hợp pháp nào thì đừng có mơ giấc mơ Mỹ vội vàng. Thử hỏi các quan to hơn quan nhơ nhỡ: Tại sao không áp dụng cách thức đó để chống tham nhũng? Phương pháp giản tiện, dễ dàng, chẳng cần dự án tốn tiền nghiên cứu, hiệu quả có tức thì mà không làm thì chỉ có thể nói là không muốn làm!   Huế, 12.8.2014 nguồn: bolapquechoa.blogspot.com
......

Các nhà khoa học tìm cách bỏ việc sử dụng mật khẩu

Tin tặc khắp nơi trên thế giới đang ngày càng thiện nghệ hơn trong việc đánh cắp mật khẩu, vì vậy các nhà khoa học về công nghệ máy tính đang tìm cách thay thế sự phiền toái lớn nhất này của máy tính cho thế hệ máy kế tiếp sau khi hệ thống này đình chỉ. Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Phòng thủ Tối tân của Quân đội Hoa Kỳ (DARPA), chịu trách nhiệm về việc thiết lập mạng Internet, đang được hỗ trợ kinh phí cho những dự án nghiên cứu để máy tính sẽ không còn sử dụng mật khẩu nữa. Trong dự án có tên là “Active Authentication Project”, các nhà khoa học đang hướng vào việc sử dụng một số những dấu hiệu tiềm ẩn đặc trưng cho mỗi người và người khác không thể lặp lại. Ví dụ, cách mà chúng ta xử lý điện thoại thông minh của mình, cử động của bàn tay và những động tác khi chúng ta sử dụng điện thoại, có thể được nhận dạng bởi các bộ phận cảm biến. Điện thoại có thể “ghi nhớ” những dấu hiệu đó, tích cực theo dõi và tự động khóa khi có người khác tìm cách sử dụng điện thoại. Các nhóm nhà khoa học khác đang tìm cách làm cho các máy tính và các điện thoại thông minh của chúng ta làm thế nào nhận ra cách viết, từ ngữ ta sử dụng, cách chúng ta cấu trúc câu và những lỗi mà chúng ta thường mắc phải. Vẫn còn một dạng bảo mật khác sẽ hỏi người sử dụng nói một cụm từ thay vì phải gõ mật khẩu, để cảm nhận không chỉ những từ ngữ mà còn là những khác biệt tinh tế trong giọng nói và phát âm. DARPA cho biết những dự án này đã cho các kết quả rất tốt và một số trong những nhà sản xuất máy tính và điện thoại thông minh lớn nhất đã tỏ ý muốn lắp ghép chúng vào những thiết bị mới. Nguồn: voatiengviet.com
......

Săn đàn hổ dữ hay cưỡi lưng hổ?

Chu Vĩnh Khang - Tăng Khánh Hồng - Giang Trạch Dân Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư đảng CS Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang nổi lên như nhân vật cương quyết nhất trong việc chống tham nhũng trong nước ông - được coi là một thảm họa đe dọa sự tồn vong của chế độ. Ông nhậm chức khi vụ án vợ chồng Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai đang làm dư luận sôi động, Bạc đang nổi lên như một ngôi sao sẽ leo lên tột đỉnh quyền lực do được Giang Trạch Dân bảo trợ. Trước đó Bạc Hy Lai là Ủy viên Bộ Chính trị được cho là đang nắm chắc vị trí Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị bao gồm 9 người có thế lực lớn nhất, để rồi sẽ lên cao hơn nữa. Mức án tử hình cho Cốc Thái Lai và chung thân cho Bạc Hy Lai làm rung động hàng ngũ quan chức cao cấp nhất của đảng CS. Đầu năm 2014, vụ án Chu Vĩnh Khang được mở tiếp ra, gây chấn động gấp nhiều lần vụ án Bạc Hy Lai. Vì Chu là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, lại là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị có thế lực bậc nhất, với chức vụ Trưởng Ban Chính - Pháp của đảng CS, trực tiếp nắm các bộ máy chuyên chính là công an, tình báo, phản gián, tư pháp, tòa án, kiểm sát, thanh tra; có thể nói là trên thực tế có quyền sinh quyền sát không hạn độ. Số cán bộ liên quan đến Chu Vĩnh Khang bị cất chức, bắt giam không ngừng tăng rất nhanh, tháng 4/2014 là 150 người, tháng 6 vừa qua đã lên đến gần 400, theo Thời báo Hoa Nam (25/7). Những người bị bắt đều là các nhân vật tai to mặt lớn, cán bộ cao cấp trong ngành công an và ngành dầu khí là hai ngành Chu Vĩnh Khang từng đứng đầu trên cương vị Bộ trưởng Công an (2002-2007) và Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia (1996-1998). Theo tin trên, gần một trăm nhà kinh doanh lớn, những tỷ phú đô la Đỏ cũng bị sờ gáy, như hai nhà đại tài phiệt Lưu Hán và Ngô Bình lừng danh ở Tứ Xuyên có quan hệ chặt chẽ với con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân. Giới quân sự cũng bị chấn động mạnh khi nhiều sỹ quan cấp cao bị thẩm vấn, tiêu biểu nhất là Tướng Từ Tài Hậu, từng là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đầy thế lực, tưởng như không ai dám động đến. Đến ngày 26 tháng 7/2014 tờ Epoch Times đưa tin chấn động. Một nhân vật nữa từng được coi là bất khả xâm phạm đã bị bắt giữ ở Thiên Tân. Đó là Tăng Khánh Hồng, từng là Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước, trước đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đầy thế lực. Ngay trước đó báo này cũng đưa tin ông Giả Khánh Lâm, cựu Chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị đảng CS Trung Quốc đã bị bắt giam. Tờ Weibo của Trung Quốc ở Hồng Kông (5/2014) gọi các nhân vật bị bắt vừa qua là những “siêu hổ”, nghĩa là những con hổ rất hung dữ, nanh vuốt nhọn hoắt, rất nguy hiểm. Nếu hoàn tất hồ sơ, phiên tòa để xét xử vụ án khổng lồ này sẽ là sự kiện chính trị chấn động Trung Quốc và không khỏi vang dội ra toàn thế giới. Có một nét đáng chú ý là Pháp Luân Công (PLC), một tổ chức có gần 100 triệu thành viên ở Trung Quốc và hơn 20 triệu ở các nước khác, rất quan tâm đến vụ án cực lớn này. Họ cho rằng có một sự trùng hợp rõ rệt là những bầy "siêu hổ" tham nhũng lớn nhất cũng đồng thời là những bầy sói tàn bạo nhất đối với PLC. Họ lập luận rằng Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Bạc Hy Lai… đều là những tên đồ tể chủ trương sát hại PLC một cách điên loạn nhất. Những kẻ này chủ trương dùng lực lượng công an cùng bọn côn đồ xã hội đen để bắt bớ, tra tấn, thủ tiêu không xét xử các thành viên hoàn toàn lương thiện và có đạo đức của PLC. Tội ác tày trời của họ là đã lợi dụng lời vu khống của lãnh đạo CS coi PLC là "tà đạo" nguy hiểm cho xã hội, đã tổ chức giết rất nhiều thành viên PLC, lấy các bộ phận của nạn nhân đem bán lấy tiền chia nhau. Các bộ phận đó thường là gan, thận, tim, mắt…của các nam nữ thành viên PLC được bán theo giá cao cho các bệnh nhân giàu có để được ghép thay cho các bộ phận đã bị bệnh nặng. Cũng theo Weibo, kẻ cầm đầu đích thực của nhóm tham nhũng đang bị tóm gáy không phải ai khác, chính là nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, và người từng khai tử PLC cũng không phải ai khác, chính cũng là Giang Trạch Dân, khi Giang công khai tuyên bố vào năm 1999 đặt "tà pháp" PLC ra ngoài vòng pháp luật. Cuộc tàn sát PLC bắt đầu từ đó. Một số thành viên PLC ở Hà Lan và Bồ Đào Nha còn đòi truy tố Giang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng. Công luận Trung Quốc ngày càng nhận ra hầu hết những “siêu hổ” hiện bị giam trong chuồng đều là tay chân tin cẩn nhất của Giang Trạch Dân, do chính Giang lựa chọn và giới thiệu. Chu Vĩnh Khang, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai, Có tin chính Giang đã từng không đồng tình với việc chọn Tập Cận Bình thay cho Hồ Cẩm Đao. Còn có tin tay chân Giang định ám sát Tập Cận Bình. Vụ án siêu nghiêm trọng về bầy "siêu hổ" tham nhũng của Trung Quốc đang ở thời kỳ kết thúc. Tập Cận Bình đang suy nghĩ và tính toán. Đụng đến, bắt giam các nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, rồi bắt giam 2 nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là những hành động mạo hiểm chưa từng có. Xã hội Trung Quốc rất hoan ngênh việc kiên quyết nói và làm như thế. Nhưng ông có dám đụng tiếp đến nguyên Tổng Bí thư đảng CS TQ Giang Trạch Dân hiện vẫn còn nhiều ảnh hưởng, nhiều chân tay trong đảng hay không? Cũng nên nhớ rằng Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai…cũng là những kẻ sốt sắng nhất trong vụ tàn sát hàng mấy ngàn sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989, qua xích hàng trăm xe tăng, theo ý kiến của Đặng Tiểu Bình. Lúc ấy chỉ có Triệu Tử Dương là chống lại. Tập Cận Bình vẫn còn dè dặt khi thời kỳ khởi đầu vụ án sắp kết thúc. Bản cáo trạng chung sẽ được công bố, chuẩn bị cho cuộc xử án. Giang Trạch Dân vẫn còn là con hổ dữ nhiều nanh nhiều vuốt, có tay chân trung thành cài khắp nơi ở mọi cấp. Có thể Giang sẽ ra tay trước. Có thể lắm.   Tập Cận Bình đang săn bầy hổ dữ hay đang cưỡi lưng hổ, một tư thế không dễ chịu, không thoải mái chút nào. Tình hình sẽ có thể rất ly kỳ, sôi động vào cuối năm nay. Và tác động đến Việt Nam chắc sẽ không nhỏ. Bùi Tín
......

Cựa quậy và dấn thân cho tự do báo chí

Đối với tôi, nền báo chí chính thống ở Việt Nam hiện nay- nền báo chí lề phải, là một nền báo chí ngờ nghệch và hèn nhát.   Ngờ nghệch và hèn nhát   Hàng triệu người ở đất nước này, hàng trăm triệu người trên trái đất này cảm nhận được điều này. Nhưng tôi là người trong cuộc, tôi cảm nhận được điều này một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn những người ngoài cuộc. Rất nhiều chuyện cụ thể cười ra nước mắt chứng minh cho sự hèn nhát và ngờ nghệch. Quá nhiều. Kể ra chỉ thêm xát muối vào lòng tự trọng, chỉ thêm xót xa và cay đắng.   Ngay bản thân đội ngũ những người làm báo Việt Nam từ lâu cũng đã nhận thức được sự hèn nhát của chính mình, sự áp đặt phi lý của nhà cầm quyền đối với nền báo chí lệ thuộc vào ngân sách bao cấp và nhân sự bao cấp. Nhiều tổng biên tập đã thú nhận với phóng viên: "Chúng ta ăn cơm của họ (Đảng và Nhà nước), uống nước của họ thì phải làm theo họ thôi. Đã làm người thì không thể chặt đứt ngón tay đã giúp mình đưa bánh mì vào miệng, hay nói theo ông cha mình, ăn cây nào phải rào cây ấy". Lời tâm sự này đã nói lên tất cả đặc trưng của nền báo chí Việt Nam: Nô dịch, đớn hèn và đau khổ.   Nhiều nhà báo có lương tri đã nhận thức được điều này. Thời nhạc sĩ Trần Hoàn đảm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ văn hóa- thông tin (một trong những chức năng của bộ này là quản lý nền báo chí quốc doanh), báo chí bị o ép trăm bề. Những người làm báo đã chế lời mới cho ca khúc LỜI NGƯỜI RA ĐI của chính Trần Hoàn để oán thán Trần Hoàn, để ai điếu cho một nền báo chí: "Nền báo chí còn Trần Hoàn thì còn gian khổ em ơi! Bút còn đây, giấy còn đây, nghị quyết này ta chép ra thôi....". Nhưng than vãn chỉ để mà than vãn, không có một nhà báo nào đủ dũng khí để hành động phản kháng.   Cựa quậy… Không phản kháng không có nghĩa là không có nhà báo nào cựa quậy. Có rất nhiều nhà báo đã cựa quậy.   Từ năm 1967, một số nhà báo ở Hà Nội đã cựa quậy, và, họ đã bị tù đày, quản thúc. Năm 1990, nhà báo Bùi Tín đã cựa quậy, và, sự đào thoát của ông đã cung cấp cho nhân loại những thông tin cay đắng về một hành tinh cô đơn.   Thập niên 90 của thế kỷ 20, báo Tuổi Trẻ đã cựa quậy, và hậu quả là Tổng biên tập Kim Hạnh mất chức, nhiều phóng viên và biên tập viên mất việc. Nhiều phóng viên phải chịu cảnh tù đày do những bản án mang tính dằn mặt và bỏ túi của nhà cầm quyền.   Nhà báo Huy Đức không chỉ cựa quậy với tác phẩm BÊN THẮNG CUỘC vào năm 2012 mà trước đó đã cựa quậy với BỨC TƯỜNG BERLIN vào năm 2008. Nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã cựa quậy bằng cách bỏ việc trong một cơ quan báo chí quốc doanh để tự do hơn, để có MỘT GÓC NHÌN KHÁC, dù biết rằng sẽ đối diện với lao tù. Khi Internet trở nên phổ biến ở Việt Nam, làng báo Việt Nam cựa quậy và thức tỉnh nhiều hơn. Nhiều nhà báo đã viết nhiều bài báo đúng nghĩa bằng chính danh hay ẩn danh. Trong thế giới mạng ngày càng phát triển, họ đã góp phần làm nên những trang web lừng danh như BASAM, BOXITVN mà theo đánh giá của tôi là hiện tượng, là đột phá của cả một nền báo chí trong buổi giao thời đầy giông bão. Dấn thân thầm lặng   Tôi chơi thân và kính trọng nhà báo lão thành Phan Duy Thảo. Đối với tôi, ông là một người bạn, người anh và là một người thầy. Ông thông minh, trung thực, tốt bụng và gàn dở như chính các ông đồ xứ Nghệ quê ông. Có thể Phan Duy Thảo không nhận thức được rằng, chủ nghĩa cộng sản là một “quái thai ghê tởm” của nhân loại, Đảng cộng sản Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của đất nước, nhưng Phan Duy Thảo nhận thức được rằng, ông và gia đình ông cũng như hàng triệu người khác trên đất nước này đang phải sống trong một xã hội dối trá và bất an. Vào năm 1991, khi mọi người đang hồ hởi với sự đổi mới, Phan Duy Thảo đã viết bài thơ CHUYỆN TẾU ĐÊM NAY CÃI CHÀY VỚI VỢ nhân dịp Ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21-6. Ông đã khổ sở nhiều với bài thơ này. Chỉ thị miệng đã được ban ra: sẽ không cho in trên báo, sẽ không cho đọc trong đêm thơ của các nhà báo nếu không thay tựa của bài thơ và sửa bỏ một số câu trong bài. Phan Duy Thảo đã phải ngậm ngùi gọt giũa đứa con tinh thần của mình để được đọc trong đêm thơ, để bài thơ được in ấn. Nhưng với những kẻ tâm giao, ông vẫn đọc bản gốc. Tôi mạn phép trích dẫn một phần bản gốc bài thơ của ông mà tôi nhớ được:   “Em lại trách: Anh chỉ nghề viết lách! -Thì em xem cũng chưa thật là nghề Viết đã khó mà lách thì chưa nổi Hứng lên rồi còn bia bọt cà phê Nghề anh chọn nơi dòng đời xiết mạnh Làm thân cò lặn lội với bờ sông. Nói thật với em đời nay có nhiều loại báo Báo cáo- báo tường- báo ân- báo oán Riêng với em, anh nhận nghiệp báo cô”   23 năm trước, Phan Duy Thảo đã thức tỉnh, đã cựa quậy khi nhận thức được rằng "đời nay có nhiều loại báo: báo cáo- báo tường- báo ân-báo oán". Thật đáng để nghiêng mình thi lễ.   Lão báo đại sư yêu mến ơi, hiện đang có nhiều nhà báo trong một nền báo chí hèn nhát và ngờ nghệch cựa quậy và dấn thân lắm đấy, họ cựa quậy và dấn thân thầm lặng trong bối cảnh rất nhiều nhà báo đang gào lên như lang sói khi phải sống quá lâu giữa bầy lang sói. Tâm Don   Nguồn: Việt Nam Thời Báo
......

Đồng minh với Mỹ

Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ.   Các sự kiện dồn dập xảy ra giữa Việt Nam với Mỹ thời gian vừa qua, từ chuyến thăm Mỹ của Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ chính trị đến chuyến thăm Việt Nam của hai thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain và Sheldon Whitehouse, cho thấy triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ hợp tác toàn diện đến đối tác chiến lược có vẻ như gần kề. Ba sự kiện chính có thể sẽ xảy ra như là hệ quả của việc nâng cấp này là: Một, hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết sớm; hai, Việt Nam có thể sẽ được phép mua các loại vũ khí sát thương của Mỹ; và ba, quan trọng nhất, Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giúp đỡ Việt Nam đối phó với những hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nếu tất cả các điều trên được diễn ra một cách suôn sẻ thì quả là một việc đáng mừng cho Việt Nam. Lý do đơn giản là Việt Nam không thể chống cự lại Trung Quốc một cách có hiệu quả nếu không có, một, vũ khí tối tân, và hai, sự giúp đỡ từ Mỹ. Về vũ khí, lâu nay Việt Nam chủ yếu mua từ Nga, nhưng ở đây lại có vấn đề: Nga không phải chỉ bán vũ khí cho Việt Nam mà còn bán cho cả Trung Quốc nữa. Hậu quả là những gì Việt Nam có, Trung Quốc cũng đều có. Hơn nữa, nhờ giàu hơn, Trung Quốc có thể mua vũ khí từ Nga với số lượng lớn hơn hẳn Việt Nam. Đó là chưa kể, sau mấy chục năm tập trung vào việc phát triển kỹ thuật quân sự, vũ khí do Trung Quốc tự chế tạo cũng có trình độ kỹ thuật rất cao. Đứng về khía cạnh vũ khí, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua từ Mỹ. Tuy nhiên, việc mua ấy sẽ không thể thành hiện thực được nếu chính phủ Mỹ vẫn bị ràng buộc bởi lệnh hạn chế bán các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam vốn kéo dài từ mấy chục năm nay.   Về đồng minh, lâu nay có vẻ như Việt Nam cố gắng ve vãn nhiều quốc gia nhưng thành thực mà nói, một, không có nước nào sẵn sàng đứng bên cạnh Việt Nam và chia lửa với Việt Nam trong trận đối đầu với Trung Quốc; và, hai, nếu muốn, họ cũng không đủ sức. Ngay trong khối ASEAN, những nước có thể đứng về phía Việt Nam cũng rất ít ỏi. Việt Nam chỉ có thể đi với những quốc gia có quyền lợi xung đột với Trung Quốc như Philippines, Malaysia và Brunei. Nhưng cả bốn nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ với Trung Quốc. Đó là chưa kể giữa bốn nước này, mâu thuẫn về chủ quyền trên biển và đảo vẫn khá gay gắt. Ở châu Á, chỉ có hai quốc gia thực sự mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng do những ràng buộc về pháp lý, Nhật Bản không thể đưa quân sang giúp Việt Nam trong trường hợp có chiến tranh. Trong khi đó, Hàn Quốc ở cái thế cũng rất bấp bênh: Trung Quốc có thể sử dụng Bắc Hàn để ngăn chận mọi nỗ lực quân sự của Hàn Quốc trong việc chống cự lại Trung Quốc. Bởi vậy, dù thích hay không thích, Việt Nam cũng nên thừa nhận một điều: quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ Việt Nam trước sự đe dọa của Trung Quốc không ai khác hơn là Mỹ. Quan hệ đồng minh với Mỹ là con đường duy nhất để tự vệ của Việt Nam. Lấn cấn duy nhất của mối quan hệ ấy là quá khứ chiến tranh giữa hai nước. Đối với chính phủ Mỹ, thật ra, đó không phải là vấn đề. Tất cả các chính khách Mỹ đều theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) và thực tế (realism). Câu châm ngôn cửa miệng của họ là: không có bạn vĩnh viễn cũng không có kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn. Do đó, chính phủ Mỹ sẵn sàng bắt tay với Việt Nam, kẻ thù cũ của họ, để bảo vệ Biển Đông. Họ không bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ bảo vệ Biển Đông. Và vì Biển Đông, họ sẵn sàng xem Việt Nam là một đồng minh chiến  lược. Nhưng trên thế giới, quan hệ đồng minh nào cũng dựa trên hai hoặc một trong hai nền tảng: quyền lợi và sự tin cậy. Giữa Việt Nam và Mỹ hiện nay có rất nhiều điểm chung về quyền lợi: Cả hai đều cần Biển Đông. Với Việt Nam, đó là vùng biển của Việt Nam, là một trong những nguồn lợi tức lớn của Việt Nam về phương diện kinh tế đồng thời cũng là danh dự và lòng tự hào dân tộc của Việt Nam về phương diện tinh thần. Với Mỹ, đó là con đường hàng hải quan trọng vừa có ý nghĩa về kinh tế vừa có ý nghĩa về quân sự. Mỹ cần bảo vệ Biển Đông, nhưng việc bảo vệ đó trở thành khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả nếu Việt Nam chấp nhận nhượng bộ hoặc đầu hàng Trung Quốc.   Tuy nhiên, một thứ quan hệ dựa trên quyền lợi không thể kéo dài và cũng không đủ mạnh để lôi kéo Mỹ. Nền tảng thứ hai của quan hệ đồng minh bao giờ cũng là sự tin cậy. Sự tin cậy trong chính trị khác với sự tin cậy giữa hai cá nhân vốn chỉ dựa vào tính cách. Trong chính trị, sự tin cậy chỉ được xây dựng trên nền tảng của những bảng giá trị chung cả hai quốc gia đều chia sẻ. Không phải ngẫu nhiên mà các quan hệ đồng minh sâu sắc và bền vững chỉ có thể tìm thấy giữa các quốc gia gần gũi với nhau về văn hóa, như giữa Mỹ và Anh, Úc, Tân Tây Lan, hoặc nhạt hơn một chút, giữa Mỹ và các quốc gia khác ở Âu châu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ lâu nay, Mỹ luôn luôn đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện. Không phải Mỹ muốn cứu một số cá nhân đang bị giam giữ trong nhà tù. Với chính phủ Mỹ, những cá nhân ấy hoàn toàn vô nghĩa. Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn thấy ở Việt Nam những sự chia sẻ chung về các bảng giá trị văn hóa: tôn trọng quyền con người. Hơn nữa, chính phủ Mỹ cũng muốn dân chúng Mỹ nhận thấy điều đó. Có thể nói trở ngại chính trong việc nâng cấp quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ không phải ở Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác mà chính là dân chúng Mỹ. Không nên quên vết thương của nhiều người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam với 58.000 người chết vẫn chưa lành hẳn. Cái gọi là hội chứng Việt Nam trong một số thành phần dân chúng Mỹ vẫn còn sâu đậm. Những người ấy không dễ dàng để mặc cho chính phủ Mỹ muốn làm gì thì làm. Họ có những yêu sách của họ. Một trong những yêu sách ấy là: Việt Nam xứng đáng để làm bạn và để được bảo vệ. Việc tôn trọng nhân quyền là một thước đo chính. Không có một chính trị gia nào ở Mỹ dám bất chấp yêu sách chính đáng ấy của dân chúng Mỹ. Chắc chắn Việt Nam sẽ đáp ứng một số yêu sách về nhân quyền của chính phủ và dân chúng Mỹ bằng cách thả một số tù nhân chính trị hiện đang bị họ giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề là họ có thực tâm hay không. Cho đến nay, về vấn đề này, Việt Nam vẫn chơi một trò rất lưu manh: Trước sức ép của Mỹ, họ thả một số người nhưng lại bắt một số người khác. Đó là điều họ từng làm. Tôi chỉ hy vọng, hiện nay, trước những thử thách sinh tử của đất nước, họ sẽ không chơi cái trò lưu manh vặt ấy nữa. Nếu không, cơ hội để cứu Việt Nam ra khỏi ách Bắc thuộc rất dễ biến thành mây khói.   Nguồn: voatiengviet.com
......

Đánh giá lại vai trò của đảng.

Hậu giàn khoan và những việc phải làm của tổ quốc Việt Nam hôm nay   Kể từ sau khi Trung Quốc rút giàn khoan khổng lồ khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến nay, chưa thấy có bất cứ phân tích đánh giá nào về vai trò của đảng cộng sản VN với tư cách là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam có công trạng đến đâu trong vấn đề này.   Cứ theo cách hành xử của lãnh đạo đảng trong hơn hai tháng giàn khoan ấy cắm ở biển Đông của Việt Nam thì ĐCS VN hoàn toàn bất lực trước ông bạn vàng bốn tốt của đảng, nên ông bạn vàng đã ngang nhiên bất chấp công pháp quốc tế, bất chấp dư luận tiến bộ thế giới, bất chấp cả thói xu nịnh bợ đỡ của chính đảng anh em, cắm cho bằng được bộ mặt gian giảo, xảo quyệt nhất mọi thời đại là bành trướng bá quyền nước lớn lên tấm thân gầy dằng dặc đau thương của dân tộc Việt Nam. Và với cách hành xử như thế thì rõ ràng việc giàn khoan của TQ rút đi khỏi VN không có tý công trạng nào của đảng cả.   Hiện nay đảng đang dùng các nguồn từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thuế của dân và từ tiền bán rẻ công thổ quốc gia cho những tập đoàn nước ngoài để xây dựng lộ trình cho một nhiệm kỳ đại hội mới của đảng. Vấn đề là ở đại hội này, họ có quan tâm đến những lợi ích nguyện vọng chính đáng của dân tộc, mà đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết thảy mọi quyền lợi khác của họ hay không? Đã từ rất nhiều nhiệm kỳ đại hội đảng, dân tộc ta dường như đã buông xuôi cho họ muốn làm gì thì làm, đã chấp nhận họ lãnh đạo một cách tuyệt đối dù biết rất rõ trong đảng của họ còn đầy rẫy suy thoái, biến chất. Thực tế họ đã là những con sâu dân, mọt nước, nên đất nước mới kiệt quệ về kinh tế, phân hóa về nội bộ, lòng dân bất an, thế lực nước ngoài nhòm ngó xâm lấn như hiện nay! Để đất nước sớm có con đường phát triển, đoàn kết dân tộc cùng nhau một lòng xây dựng đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì công việc trước tiên của tổ quốc cần là phải định vị lại vị trí vai trò của ĐCS VN trong tiền đồ dân tộc, để có cách nhìn nhận đúng đắn về đảng này, xem xét xem họ có còn phù hợp với lợi ích chính đáng của dân tộc VN nữa hay không. Nếu họ không còn phù hợp nữa thì cần tạo đà để cho các lực tiến bộ khác phát triển cùng nhau gánh vác công việc của non sông đất nước. Ai, lực lượng nào phù hợp với lợi ích của dân tộc nhất người đó sẽ là lực lượng dẫn dắt dân tộc. Cung cách đảng đang lựa chọn nhân sự cho đại hội nhiệm kỳ tới là theo tiêu chí bó đũa chọn cột cờ, có nghĩa là đảng vẫn cam tâm chỉ chọn một nhúm người trong đảng, trong đó có cả một bộ phận thoái hóa biến chất đứng ra gánh vác công việc đất nước của một dân tộc có đến hơn 90 triệu dân. Với cách lựa chọn như thế thì làm sao cho dân tộc ta phát triển?   Thế nào là phù hợp với lợi ích của dân tộc? Đương nhiên con đường phát triển của dân tộc là đường đi của một dân tộc phải đến được hùng cường giàu mạnh, ở đó không thể có điểm dừng để lực lượng dẫn dắt dân tộc tự mãn theo kiểu sau mỗi chặng đường do mình vẽ ra lại bắt dân tộc phải suy tôn mình, ghi nhận công lao của mình như đảng đang làm và mặc cả với dân tộc trong giai đoạn vừa qua và cho đến tận hôm nay. Nguyện vọng chung nhất của bất cứ dân tộc nào trên thế giới là bình đẳng bình quyền cùng nhau quản lý lãnh đạo đất nước mình, phát huy cao độ mọi sức mạnh của toàn dân trong việc xây dựng đất nước và giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình, hòa đồng với thế giới văn minh tiến bộ. Một nguyện vọng như thế mà đảng không dám nêu cao, không dám phát huy cổ súy cho nó hình thành thì đảng đó sẽ sớm trở thành tội đồ của dân tộc. Trước sau gì thì dân tộc ấy cũng nhận ra và sẽ có phán xét kịp thời về nó. Vấn đề ở đây là: Với dân tộc, đã để cho ai thay mặt mình lãnh đạo gánh vác đất nước thì cũng cần phải tỉnh táo, cân nhắc giao cho lộ trình cần làm, đúc rút kinh nghiệm trong một hai nhiệm kỳ để mà chỉnh sửa, hoặc thay thế bằng lực lượng khác có uy tín hơn. Không thể nhắm mắt làm ngơ khi họ đã công khai những thối nát nhất, suy thoái nhất, mục nát nhất không có cách gì và lộ trình nào khắc phục để tài sản công sức của dân tộc sau bấy nhiêu năm có cơ hồ mất trắng bởi “nền hòa bình độc lập của Việt Nam đang bị đe dọa” - như phát biểu của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Còn với với riêng đảng, cũng cần nhận thức trong đợt phân tích đánh giá của dân tộc đối với đảng mình thì cần phải nghiêm túc soi sét mình đã làm được gì cho dân tộc này, nguyên nhân nào đảng bị đánh giá lại, sách lược, chính cương, nghị quyết của mình có còn phù hợp với lợi ích của dân tộc mình hay không để mà điều chỉnh phù hợp đối với nguyện vọng của dân tộc này. Sự soi xét này yêu cầu đảng phải làm hết sức nghiêm túc mới tìm ra được những cái lệch lạc, sai lầm. Thậm chí đảng sẽ nhận ra cả những đòi hỏi phi lý của mình trong điều 4 hiến pháp mà đảng mà đảng cố tình lái cho bằng được trong đợt xây dựng hiến pháp vừa qua. Để có tiêu chí đánh giá chung nhất nhưng cũng rất khách quan công bằng khoa học cho một công cuộc đánh giá lại vai trò của đảng CS VN, cần nhận thức theo các hướng sau đây:   1. Đảng ra đời và dẫn dắt dân tộc trong lúc khủng hoảng xã hội Việt Nam sâu sắc nhất, khi nhà nước phong kiến thì ươn hèn, còn tư bản thì tận dụng tối đa cơ hội này khai thác bóc lột đến thậm tệ dân tộc Việt Nam. Thời kỳ này đảng đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ bình quyền và chính sách hợp lòng dân là người cày có ruộng. Đây là một công lao cần ghi nhận. 2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Thời kỳ này do không vượt thoát bởi ý thức hệ phe phái giữa các nước lớn đại diện cho hai phe TBCN và XHCN, đảng đã nhắm mắt làm ngơ tiến hành một cuộc chiến tranh được gọi là giải phóng dân tộc nhằm vào chính đồng bào mình, mà hệ quả là đất nước bị dìm trong bể máu chiến tranh, suốt 30 năm huynh đệ tương tàn dẫn đến suy yếu thậm tệ khối đại đoàn kết của dân tộc, khiến kẻ thù của dân tộc hiện đang ngư ông đắc lợi trên biển Đông. Đây là điểm yếu hạn chế nhất của đảng trong giai đoạn này. 3. Cần nhận thức rõ, nhận thức lại rằng cuộc chiến tranh 30 năm 1945-1975 tại Việt Nam chính là cuộc chiến tranh phe phái TBCN và XHCN để Trung Quốc không còn cớ cậy công rằng đã giúp dân tộc Việt Nam chiến thắng Pháp và Mỹ. Việt Nam trong cuộc chiến tranh này chỉ là nạn nhân, do đó bất luận trong trong hoàn cảnh nào không được nói thắng thua trong lòng một dân tộc. Làm được như thế tự nhiên chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc đã được giải quyết. 4. Phải làm cho dân hiểu rõ Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam là sai lầm. Sai lầm do nôn nóng, chủ quan duy ý chí hoặc sức ép từ bên ngoài trong điều kiện hoàn cảnh bị nước ngoài lợi dụng chứ không phải ý chí cuối cùng tối thượng của đảng để được nhân dân thông cảm. 5. Về cuộc chiến tranh biên giới 1979: Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, qua đó đòi lại những phần đất đã bị TQ lấy mất tại ải Nam Quan, Thác Bản Giốc… theo nguyên tắc của hiệp định Pháp - Thanh. Phần nào đã bị lấn chiếm mất bao nhiêu diện tích so với hiệp định Pháp - Thanh cần có bảng chỉ dẫn lập bia để hậu thế biết được. Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Đảng ngay tức khắc phải có mọi biện pháp đòi lại chủ quyền không thể tẩm ngẩm tầm ngầm mãi như thời gian vừa qua được nữa. 6. Trong bang giao đối ngoại dù với nước nào cần phải triệt để nguyên tắc có đi có lại, bình đẳng hữu nghị cùng có lợi. Tuyệt nhiên không được đem vận mệnh dân tộc làm vật tế thần mặc cả với những thế lực ngoại bang. Là người hiểu rõ dã tâm của Trung Quốc hơn bao giờ hết cần phải cho thế giới thấy hết dã tâm này của Trung Quốc. Qua đó họ sẽ có đối sách phù hợp với chính TQ và thông cảm giúp đỡ nhân dân Việt Nam hơn. 7. Với nhân dân trong nước cần mở rộng lộ trình dân chủ bình đẳng bình quyền đến mọi tầng lớp trong xã hội, khuyến khích những thành phần ưu tú tham gia quản lý, cùng gánh vác các công việc quốc gia đại sự. 8. Cần triệt để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong chương trình phát triển kinh tế biển, hợp tác phát triển lĩnh vực kinh tế biển. Mạnh dạn đầu tư tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại làm nơi tập trung thu mua khai thác cá của nhân dân, góp phần nâng cao giá trị phẩm chất và năng suất cá. Đầu tư cho lực lượng này đủ lớn để cung ứng hậu cần bằng máy bay cho ngư dân cũng như xuất thẳng sang những nước có tỷ giá cao. 9. Với xu thế bất lợi hiện nay trên biển Đông và biển Hoa Đông đã manh nha một hiệp ước phòng thủ, phòng vệ tập thể nhằm ngăn ngừa những kẻ cậy lớn cắn trộm. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ loại hình hợp tác này trên nguyên tắc phòng ngừa xung đột xảy ra.   Vài tiêu chí viết vội trên đây chắc chắn sẽ còn rất nhiều thiếu sót, nhưng chỉ cần căn cứ những tiêu chí này sẽ đánh giá về đảng, cách nghĩ của đảng hiện nay một cách chính xác nhất. Các tiêu chí này đảng có thể tự nhìn nhận để đúc rút cho mình, hòng đáp ứng hơn đối với đòi hỏi của dân tộc, từ đó mà lấy lại lòng tin từ dân tộc mình. Còn với dân tộc Việt có tấm lòng vị tha bao dung sẵn sàng giao phó cho những chính đảng dám đáp ứng và phục vụ lợi ích tối đa của dân tộc. Mong rằng qua bài viết này, toàn thể dân tộc, và mỗi con người Việt Nam chúng ta dù trong nước hay hải ngoại luôn nặng nòng với non sông đất nước đánh giá lại vị trí vai trò của đảng hiện nay có còn đủ uy tín lãnh đạo đất nước nữa hay không. Đ.T.   Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Tại sao chúng ta cần nhà văn?

Tôi mới đọc trên tờ The Sydney Morning Herald bài viết của Elizabeth Farrelly với nhan đề “Tại sao chúng ta cần nhà văn?” (Why we need writers). Bài viết, từ một nhà báo, thành thực mà nói, không có gì sâu sắc. Nhưng tôi bị mê hoặc bởi cái nhan đề. Hình như, từ lâu, tự trong tâm thức, tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi ấy. Tại sao chúng ta cần nhà văn? Cần, dĩ nhiên, không phải để giải trí. Đã đành, đọc sách cũng là một cách giải trí phổ biến, và khá lành mạnh (trừ những loại sách quá nhảm nhí). Nhưng đó không phải là lý do chính để người ta đọc sách. Với sự phát triển của chủ nghĩa tiêu thụ và của các kỹ thuật liên quan đến giải trí, người ta có thể tìm vui bằng vô số cách thức khác nhau, từ việc xem ti vi, nghe nhạc, chơi game trên internet hoặc tán dóc với bạn bè trên các diễn đàn mạng. Người ta không nhất thiết phải cắm cúi và cặm cụi đọc những cuốn sách dày cộm và nặng trịch hàng năm bảy trăm trang. Không, mục tiêu giải trí, tuy có thật, nhưng chắc chắn đó không phải là mục tiêu chính. Tôi cho lý do chính khiến chúng ta cần các nhà văn là vì nhu cầu nhận thức hơn là giải trí, hoặc nếu muốn gọi là giải trí thì đó là một thứ giải trí “cao cấp” của đầu óc: qua việc đọc sách, người ta được ngao du vào một thế giới khác, thế giới tưởng tượng của các nhà văn và nhà thơ. So với phim ảnh, thế giới ấy đa dạng, đa sắc và đa tầng hơn, ở đó, chúng ta không những nhìn thấy con người, những sự tương tác giữa con người cũng như các diễn biến quanh co phức tạp của cuộc sống, mà còn nhìn thấy được những chuyển biến tinh tế bên trong của những con người ấy. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta giao tiếp với người này người khác, kể cả những người thân yêu nhất của mình, nhưng chúng ta không bao giờ “đọc” được những ý nghĩ hoặc cảm xúc thầm kín của họ. Chúng ta chỉ cảm, và, khi cần, đoán, nhưng không thấy. Làm sao bạn có thể biết được những người sắp chết nghĩ gì; những người mới bắt đầu chớm yêu nhau cảm xúc ra sao? Trong đời sống, hầu như không ai kể cho chúng ta nghe những điều ấy cả. Tất cả những điều ấy chỉ có thể thấy được trong văn chương. Chính vì có thể đọc được thế giới bên trong của  con người như thế, lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn chương giúp chúng ta hiểu rõ con người một cách sâu sắc hơn. Thực tình, tôi không dám chắc là những người đọc thơ văn nhiều sẽ am tường tâm lý nhân loại hơn những người ít đọc. Tuy nhiên, tôi tin chắc một điều: việc đọc thơ văn nhiều sẽ giúp chúng ta hiểu được tâm hồn của một thời đại hoặc một thế hệ hơn. Cũng có thể nói, cách khác, một thời đại không có văn chương là một thời đại không có tâm hồn. Cứ tưởng tượng giai đoạn 1930-45 mà không có tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và Thơ Mới thì sao nhỉ? Thì chúng ta không biết gì về các diễn biến trong tâm hồn và ý thức của thế hệ ấy cả, chứ sao? Nhờ tiểu thuyết và thơ thời ấy, chúng ta biết được, giữa cơn đại suy thoái trên thế giới và Thế chiến thứ hai, ở Việt Nam, đã có sự xuất hiện của ý thức cá nhân chủ nghĩa và những khao khát về tình cảm gắn liền với ý thức ấy, từ những khao khát về tình yêu và hạnh phúc đến những khao khát khẳng định bản sắc cá nhân. Trong mấy thập niên vừa qua, nhất là những năm đầu sau phong trào đổi mới tại Việt Nam, nếu không có những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, làm sao chúng ta có thể thấy được những đổ vỡ trong quan hệ giữa người và người trong xu hướng thương mại hoá; nếu không có các truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, làm sao chúng ta thấy được những tác động dữ dội của xu hướng đô thị hoá đối với tính cách của con người cũng như quan hệ giữa họ với nhau; nếu không có các cuốn tiểu thuyết của Dương Thu Hương, làm sao chúng ta thấy được sự đổ vỡ niềm tin của cả một thế hệ từng hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt trước năm 1975? Cũng vậy, sẽ không ai có thể hiểu được cộng đồng Việt Nam lưu vong sau năm 1975 nếu không đọc thơ của Cao Tần, Thanh Nam, Mai Thảo hay tuỳ bút của Võ Phiến và Nguyễn Bá Trạc: Tất cả đều cho chúng ta thấy không phải chỉ có những con số vô hồn của những người vượt biên, những nguy hiểm mà họ phải gánh chịu từ bão tố đến hải tặc mà còn cả những tâm trạng ngỡ ngàng, hoang mang của những người bỗng dựng bị đẩy tạt ra ngoại quốc, sống trong một môi trường hoàn toàn khác, từ cấu trúc xã hội đến ngôn ngữ và văn hoá. Còn bây giờ? Hằng ngày chúng ta chứng kiến bao nhiêu biến cố, từ những biến cố nhỏ nhoi trong xã hội đến những biến cố lớn lao của đất nước; những biến cố ấy ít nhiều đã được nhiều người ghi chép và phân tích. Nhưng còn tâm trạng chung của mọi người khi đối diện với những biến cố ấy ra sao? Câu hỏi ấy, theo tôi, chỉ được trả lời khi có một cây bút thật tài hoa xuất hiện. Nói một cách tóm tắt, có nhiều lý do khiến chúng ta cần nhà văn và nhà thơ. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào một lý do chính: Chúng ta cần họ vì, qua tác phẩm của họ, chúng ta mới có thể nhìn thấy được tâm hồn của một thời đại, một thế hệ, trong đó có chính chúng ta. Không có họ, thời đại ấy, dù có nhiều sóng gió và bão táp đến mấy vẫn chỉ là một vùng quên lãng. Nguyễn Hưng Quốc
......

Pages