2016

Cá chết, tội phạm và giải pháp

Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung không phải là một tai họa xảy ra đồng loạt trong vài ngày mà là một diễn biến kéo cả tháng trời. Bắt đầu cá chết hàng loạt được phát hiện vào ngày 6 tháng 4 tại khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó lần lượt phát hiện ở Quảng Bình vào ngày 10 tháng 4, Thừa Thiên Huế ngày 15 tháng 4, Quảng Trị vào ngày 16 tháng 4 và kéo dài cho đến đầu tháng 5. Trong suốt tháng 4, lãnh đạo CSVN đã phản ứng vô cùng chậm chạp, nếu không nói là phó mặc các sở môi trường ở địa phương tung người đi xem cá chết, còn trung ương chỉ kiểm tra qua loa. Ngay cả khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng đến tham quan nhà máy Formosa ở Vũng Áng hôm 22 tháng 4, cũng đã hoàn toàn vô tư… trước hiện tượng cá chết hàng loạt. Người đứng đầu đảng đã không quan tâm thì làm sao đòi hỏi các ban ngành nhập cuộc nhanh chóng. Mãi cho đến khi hiện tượng hải sản chết hàng loạt tái xuất hiện tại Hà Tĩnh vào tuần lễ 24 đến 26 tháng 4, cùng với sự nhập cuộc của các cơ quan truyền thông và nhất là phát biểu gây sốc của ông Chu Xuân Phàm đại diện của công ty Formosa là “Chọn Cá hay Thép”, thì làn sóng phẫn nộ trong dư luận đã bùng lên khắp nước, chen lẫn sự lo lâu của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhà nước vô trách nhiệm Trước những đòi hỏi dồn dập của dư luận về nguyên nhân cá chết và phương thức giải quyết của nhà nước, CSVN đã có những phản ứng nêu rõ hơn sự bất lực và vô lương tâm của chế độ. Thay vì để cho người dân bày tỏ sự quan tâm và mối ưu tư trước thảm họa khôn lường qua những cuộc biểu tình tuần hành ôn hòa - một hình thức phản đối rất phổ thông trong những xã hội văn minh và tôn trọng quyền con người - nhà cầm quyền CSVN lại coi đó là những kích động gây rối. Thậm chí bộ máy an ninh còn cho người dàn cảnh để đánh đập những người đi biểu tình, kể cả phụ nữ và trẻ em, rồi vu cho những người biểu tình ôn hòa là bạo động với âm mưu làm “cuộc cách mạng cá.” CSVN đã đi từ lúng túng này sang lúng túng khác trong việc điều tra và xác minh về nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra tai họa cá chết hàng loạt. Trong khi dư luận chung đều nhìn thấy rõ nguyên nhân và thủ phạm không ai khác hơn chính là sự xả thải chất độc của nhà máy gang thép Formosa. Sau hai tháng “điều tra” với sự nhập cuộc của hơn 30 cơ quan và 100 nhà khoa học theo thông báo của Bộ công nghiệp, vậy mà trong cuộc họp của chính phủ hôm 2 tháng 6, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng bộ Truyền thông và thông tin lại gây sốc cho dư luận thêm một lần nữa rằng: chưa có thể đưa ra kết luận vì cần phải có thêm phản biện về nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết. Sự bất lực của chế độ CSVN đến từ những yếu kém của hệ thống Thứ nhất, sự tham nhũng hàng ngang, hàng dọc tràn lan do một hệ thống độc tài không điều hành đất nước bằng luật pháp, bằng người có thực tài, bằng sự trong sáng, minh bạch, bằng sự chấp nhận phản biện ... nên đã đưa đất nước đến tình trạng lạc hậu và tràn ngập nguy cơ hiện nay. Sự cấu kết giữa những kẻ có quyền lực độc tôn với giới tài phiệt chỉ biết đến tiền thì những khủng hoảng và nguy cơ hủy hoại trầm trọng là điều không thể tránh khỏ. Tai họa cá chết chỉ là một báo động đầu tiên của những hệ quả khôn lường này. Thứ hai, quen với lối điều hành bằng nghị quyết, nhà cầm quyền CSVN đã hoàn toàn mất khả năng giải quyết nhanh chóng một vấn nạn ở diện rộng. Bộ máy đảng trị đã trở thành rào cản cho những phản ứng cần thiết của các cấp hành chánh chuyên môn khi có khủng hoảng lớn bất ngờ bùng nổ. Nhìn vào các phát ngôn tùy tiện của phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh lẫn ông Võ Thiếu Nhân, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường sau khi đi khảo sát ở Vũng Áng hôm trung tuần tháng 5, người ta thấy rõ sự khuất tất, cố tình biện bạch bao che các hành động của Formosa. Thứ ba, càng bất lực, chế độ lại càng tìm cách khỏa lấp sự yếu kém của mình. Thay vì tìm cách đối thoại và giải thích cho người dân an tâm trước vấn nạn cá chết như cách làm của nhiều chính quyền văn minh, nhà cầm quyền CSVN từ Tổng bí thư, Thủ tướng cho đến bộ máy an ninh đều coi các phản ứng bất bình của người dân là nguy cơ đe dọa, để cố tình bưng bít mọi sự cố. Với não trạng đó, bộ máy an ninh kết hợp với tuyên giáo sản xuất ra những bài viết mang luận điệu quy chụp Việt Tân đứng đằng sau giật dây để làm cuộc cách mạng cá, loan tải trên các báo đài lề phải. Rốt cuộc là bộ máy tuyên giáo đã hướng dư luận sang một chiều hướng sai lệch qua những dựng chuyện phi lý, nhằm kéo dài thời gian bôi xóa những tội ác mà chế độ đã gây ra. Sự vô trách nhiệm và vô lương tâm của CSVN còn biểu hiện rõ nhất trong việc ngăn chận, truy bức những cá nhân, tổ chức từ thiện đang muốn trực tiếp cứu giúp hàng chục ngàn ngư dân bỗng chốc rơi vào hoàn cảnh trắng tay. Ngư dân không chỉ mất công ăn việc làm mà còn mang một số nợ lớn vay từ ngân hàng để đầu tư nuôi cá bè hoặc những dụng cụ đánh bắt hải sản. Chính quyền Nguyễn Xuân Phúc tuy có ban hành Quyết Định 772 để hỗ trợ ngư dân như cấp cho mỗi gia đình 10 ký gạo, 50,000 đồng, hay giúp thu mua hải sản; nhưng những giúp đỡ quá nhỏ nhoi này chỉ là một chính sách xoa dịu, mị dân, như bôi thuốc đỏ cho một bệnh nhân bị nội thương trầm trọng. Chính sách bưng bít, ngăn chận các tổ chức từ thiện đã minh chứng là nhà cầm quyền CSVN không quan tâm gì đến đời sống hiện tại và cả tương lai của người dân. Họ chỉ lo bảo vệ sự an toàn cho chế độ. Thêm một minh chứng nữa của sự ích kỷ, mặc cảm yếu kém và nhất là sợ sự thật được phơi bày, CSVN đã từ chối sự giúp đỡ của Hoa Kỳ khi Đại sứ Ted Osius chính thức ngỏ lời ngay sau khi cá chết hàng loạt xảy ra vào tháng 4. Sự kiện này được ông Đại sứ Ted Osius tiết lô trong buổi nói chuyến tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington DC vàp ngày 8 tháng 6 vừa qua. Người dân cần minh bạch Thảm kịch Vũng Áng không chỉ đơn thuần là tai họa về môi trường mà quan trọng hơn là nằm ở chính sách phát triển của nhà cầm quyền CSVN. Nói cách khác, cá chết hàng loạt kéo dài hơn 200 cây số dọc bãi biển của 4 tỉnh miền Trung chỉ là hệ quả. Tai họa, hay đại họa chính của đất nước là nằm ở chính sách phát triển và khả năng quản trị của lãnh đạo CSVN. Qua thảm kịch Vũng Áng, người ta thấy rõ bốn yếu tố sau đây: 1/Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN chấp nhận một dự án đầu tư lớn vượt quá khả năng hiểu biết mà lại cẩu thả trong việc cứu xét phê duyệt dự án. 2/ Những cán bộ trực tiếp quản trị dự án không những không có khả năng mà là còn cấu kết tham nhũng nên đã bị nhóm tài phiệt dùng tiền bạc khống chế. 3/Hệ thống chính trị độc tài, bưng bít thông tin đã không chỉ tạo ra những quan chức làm việc và phát ngôn tắc trách mà còn cố tình câu giờ, bóp méo sự thật để bao che thủ phạm. 4/Luôn luôn dùng bộ máy công an và tuyên giáo nhằm đánh phủ đầu dư luận về cái gọi là âm mưu phá hoại, gây rối để cố tình ngăn chận mọi nỗ lực tìm hiểu sự thật của người dân. Vì thế, sự loay hoay câu giờ của nhà cầm quyền CSVN hiện nay cho thấy là dù có công bố về nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm kịch Vũng Ánh trong những ngày tới, không những không giải đáp được gì cho sự chờ đợi của dư luận vì sẽ chỉ là những điều gian dối, mà còn tiếp tục bao che cho sự thao túng của nhóm tài phiệt Formosa. Thảm kịch Vũng Áng sẽ không ngừng và còn nối tiếp với nhiều thảm kịch khác nếu tình trạng quản lý đất nước theo lối bưng bít thông tin và tráo đổi sự thật như hiện nay vẫn tiếp tục được duy trì . Đừng nên khoe khoang về con số 30 cơ quan trung ương và địa phương, cùng với hơn 100 chuyên gia, trí thức đã vào cuộc, cũng như đừng khoe mời một số chuyên gia quốc tế Mỹ, Đức, Do Thái góp phần điều tra vì dân không tin. Những kết quả điều tra từ trước đến nay luôn luôn bị nhà cầm quyền CSVN bóp méo theo đúng nhu cầu bảo vệ chế độ, hơn là để phục vụ sự an toàn cho người dân. Hơn lúc nào hết, để ngăn chận những thảm kịch to lớn hơn, nhất là sau khi nhà máy gang thép Formosa chính thức hoạt động trong thời gian tới, nhà cầm quyền CSVN phải minh bạch những chương trình phát triển và để cho các tổ chức dân sự chuyên môn đóng góp phần phản biện về những dự án công nghiệp có quy mô lớn, cụ thể là dự án gang thép Formosa. Đây là lúc mà sự liên kết của các tổ chức xã hội dân sự rất cần thiết để mở tung không gian chính trị, đưa làn gió đa nguyên vào trong xã hội. Có như vậy, sự minh bạch hóa các thông tin, các diễn biến sẽ giúp việc truy tìm những tại họa xảy ra đuợc nhanh chóng và giảm thiểu thiệt hại, cũng như ngăn chặn những kế hoạch phát triển tai hại cho đất nước. Khi sự minh bạch được tồn tại, xã hội sẽ được vận hành hiệu quả trên nền tảng pháp quyền. Đó là lúc ngọn gió dân chủ hóa sẽ xóa tan nạn tham ô nhũng lạm, nạn bạo lực phi pháp của độc tài chuyên chế. * Thảm kịch Vũng Áng đã cho thấy sự bất lực của lãnh đạo Hà Nội và bộ máy độc quyền chính là chướng ngại cho việc giải quyết thảm kịch này. Hơn lúc nào hết, sự minh bạch thông tin và chấp nhận phản biện là cái phao quan trọng để cứu đất nước thoát ra khỏi thảm kịch môi trường. Không chỉ cá chết mà còn cứu Tây nguyên đang hạn hán khô cằn và vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang ngập chìm trong biển mặn. Nguồn: http://www.viettan.org/Ca-chet-toi-pham-va-giai-phap.html
......

Wiederherstellung eines Gedenkortes ?

Wir informieren Sie hier nicht nur über politische Höhepunkte und Entwicklungen unseres CDU-Gemeindeverbandes, sondern auch über die Termine und Themen unserer öffentlichen Mitgliederversammlungen. Dort ist es unser Anliegen, mit interessierten Bürgern ins Gespräch zu kommen. Bereits im September 2015 freute sich Bürgermeister Hänisch, dass der Gedenkort an den Besuch des vietnamesischen Staatspräsidenten Ho Chi Minh erinnert, aus dem Vergessen geholt wird. Er rief auf, diese „interessante und spannende Geschichte der Völkerverständigung“ aufzuarbeiten. In der letzten Ausgabe des Gemeindeblattes sagte er seine Unterstützung für das Projekt zu. Widmen wir uns den historischen Tatsachen! 1955 schickte das sozialistische Nordvietnam 350 Kinder in das sozialistische Bruderland DDR. Die Kinder verdienter Kader wurden vier Jahre auf dem Gelände der Diakonie in Moritzburg unterrichtet und lernten Deutsch. 1957 besuchte der damalige Präsident Ho Chi Minh Moritzburg und sozialistisch korrekt wurde ein Personen-Kult-Gedenkort errichtet. Eine Völkerverständigung waren weder das Senden der Kader-Kinder noch der Besuch. Woran sollen wir uns an diesem „Gedenkort“ erinnern? An Kinder die zwangsverschickt wurden, an den Werkhof zu DDR-Zeiten? Oder etwa an einen Diktator, der 200.000 politische Gegner in Straflager sperrte? Wollen wir an einen Mann erinnern, dessen Vietcong in der Kaiserstadt 1968 innerhalb von drei Wochen 3.000 Zivilisten ermordete? Ho Chin Minh, der „liebe Onkel Ho“ führte eine Landreform durch, bei der die Grundbesitzer nicht nur vertrieben, sondern auch gefoltert und umgebracht wurden. Dieser „liebe Onkel Ho“ unterdrückte Kunst und Kultur. Soll ausgerechnet auf dem Gelände einer christlichen Einrichtung ein Diktator gelobt werden und freundlich der sozialistischen vietnamesischen Republik gedacht werden, in der heute christliche Gottesdienste (ca. 6,5 Mio. Christen leben in Vietnam) einer staatlichen Genehmigung bedürfen. Wollen wir uns in Moritzburg staatlich verordnete Kinderland-Verschickung als Völkerverständigung verkaufen lassen? In Moritzburg darf kein Personenkult für einen kommunistischen Diktator betrieben werden, nur weil einige heute erfolgreiche kommunistische Kader in Vietnam sich gerne an ihre Zeit in der DDR erinnern. Deshalb die Aufforderung an Bürgermeister Jörg Hänisch: Unterstützen Sie keine Geschichtsverklärung und Huldigung kommunistischer Diktatoren und erklären Sie einem Gedenkort für Ho Chi Minh in Moritzburg eine klare unmissverständliche Absage. CDU-Gemeindeverband Moritzburg - Der Vorstand - Tái lập một khu tưởng niệm ?   Từ tháng 9/2015 thị trưởng Jörg Hänisch đã phấn khởi trước việc „khu tưởng niệm chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh“ được lôi ra từ sự quên lãng. Ông kêu gọi củng cố „sự kiện lịch sử đáng chú ý và hấp dẫn“ này của tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong số mới nhất của tờ thông tin địa phương, ông hứa sẽ ủng hộ dự án này.   Chúng ta nên cùng nhau bỏ công điểm lại sự thật của lịch sử ! Năm 1955 nước XHCN Bắc Việt Nam gửi 350 thiếu nhi sang nước anh em Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Đức. Những con em của tầng lớp cán bộ có công trạng này được giảng dạy và theo học tiếng Đức 4 năm trong một ký túc xá mà ngày nay nằm trong khuôn viên của một cơ sở đạo Tin Lành ở Moritzburg.   Năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Moritzburg và đúng theo thông lệ của xã hội chủ nghĩa, một khu tưởng niệm sùng bái cá nhân đã được dựng lên. Việc gửi con cái tầng lớp cán bộ sang đây, cũng như chuyến viếng thăm (của Hồ Chí Minh) không hề là tình hữu nghị giữa 2 dân tộc.   „Khu tưởng niệm“ này có làm chúng ta nhớ đến tình hữu nghị giữa 2 dân tộc, hay là nhắc chúng ta nên nhớ đến những điều gì khác?  Nhớ đến những đứa trẻ bị buộc phải rời xa gia đình, nhớ đến trại cải huấn thiếu niên thời Đông Đức? Hay là nhớ đến một nhà độc tài đã giam giữ 200.000 đối thủ chính trị trong các trại cải tạo? Có phải là chúng ta muốn tưởng nhớ đến một con người mà quân lính của ông ta (Việt cộng) đã tàn sát khoảng 3.000 thường dân chỉ trong vòng 3 tuần ở Hoàng thành Huế năm 1968? Hồ Chí Minh, „bác Hồ kính yêu“, đã thực hiện cuộc Cải cách ruộng đất, khi đó những địa chủ không chỉ bị đuổi đi, mà còn bị tra tấn và giết chết. „Bác Hồ kính yêu“ này cũng đã trấn áp văn hóa và nghệ thuật.   Có nên hay chăng, khi chính trên khu đất của một cơ sở đạo Tin lành lại để cho một kẻ độc tài được ca tụng và chế độ cộng hòa XHCN Việt Nam được nghĩ tới một cách thân thiện, nơi mà ngày nay những Thánh lễ (ở Việt Nam có khoảng 6,5 triệu tín đồ Cơ đốc giáo) cũng cần phải có giấy phép của nhà cầm quyền? Chúng ta ở Moritzburg có muốn rao bán việc „di tản trẻ em“ theo sắc lệnh nhà nước như là tình hữu nghị giữa hai dân tộc hay không?   Chúng ta ở Moritzburg không được phép thực hiện tệ sùng bái cá nhân cho một kẻ độc tài cộng sản, chỉ vì ngày nay có một vài cán bộ cộng sản thành đạt ở Việt Nam thích hồi tưởng về thời gian của họ ở CHDC Đức. Vì vậy, đây là lời yêu cầu gửi đến ông Thị trưởng Jörg Hänisch: Ông chớ nên ủng hộ việc tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, tôn vinh một kẻ độc tài cộng sản và ông hãy thẳng thừng tuyên bố bác bỏ bất cứ dự án nào nhằm thành lập một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Moritzburg.   Chi bộ CDU Moritzburg  - Ban Chấp hành - Bản dịch của Đặng Hà  
......

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ. Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”. Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách kiểm duyệt – hay nói đúng hơn là sự sợ hãi dẫn đến điểm trung thành hèn hạ của rất nhiều người có chức vụ, khiến đời sống luôn trở thành những diễn tiến thô bỉ qua lưỡi hái kiểm duyệt. Nhà thơ lừng danh người Nga Yevgeny Yevtushenko, từng cay đắng nói rằng “Khi sự thật bị thay bằng im lặng, sự im lặng đó chính là lừa dối” (When truth is replaced by silence, the silence is a lie). Dù là một tài năng vượt bậc của nước Nga thời Cộng sản, nhưng kể từ khi có ý kiến minh bạch về cuộc đời, về bạn bè mình, ông bị trục xuất khỏi Viện văn học Liên bang Xô Viết vì tư tưởng “chủ nghĩa cá nhân” vào năm 1956. Trong khoảng thời gian từ 1963 đến 1965, Yevtushenko bị cấm xuất cảnh vì dám mở lời khen ngợi Boris Pasternak, cũng như vì quan điểm chính trị của ông. Tên ông cũng bị đục khỏi báo chí Nga Sô, kiểm duyệt không khác gì những con cá vô danh của Việt Nam. Quả thật, khi người ta im lặng, hay sự im lặng được diễn đạt bằng cách nói vòng vo, hăm dọa… đó cũng chính là dấu hiệu của sự lừa dối. Cũng như những lời cấm kỵ về nhiều thứ mà trước nay không hề có văn bản chính thức nào, con cá Việt Nam trở thành tội phạm. Mọi ngày trong thành phố, những ai mặc những chiếc áo có hình cá, vẽ lên mặt một con cá hoặc diễn đạt một hình thức nào đó, có khái niệm cá, đều bị các thành phần an ninh chìm, lực lượng áo xanh, áo cứt ngựa nhìn ngó như kẻ thù. Không ít những người trong đó bị bắt giữ, đánh đập, ép nhận tội nào đó vu vơ cho thích hợp hoàn cảnh. Năm 2014, trong tình hình giàn khoan HD981 của Trung Quốc kéo đặt gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bà Thế Thanh, cựu giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn, cho in một loạt áo thun có in chữ Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam để kêu gọi sự quan tâm của mọi người. Công an văn hóa đã đến gặp và yêu cầu bà nếu đã lỡ in rồi, thì không được phát tán rộng rãi nữa. Hôm sau, Anh H., một người làm việc trong báo Sài Gòn Tiếp Thị, vui mừng mặc chiếc áo đó đi làm. Vừa đi được một đoạn, anh bị 2 thanh niên to khỏe, ép xe chặn lại giữa đường và buộc phải cởi chiếc áo đó ra. Giằng co được một lúc, anh H. sợ trễ giờ làm nên phải quay về thay chiếc áo khác. Một chương trình ca nhạc được dự định tổ chức để gom quỹ cho các gia đình các liệt sĩ Gạc Ma, với các bài hát đã cố làm làm nhạt nhẽo, bởi chỉ hát loanh quanh về biển, cũng bị người phụ trách kiểm duyệt ở Sở Văn hóa Thông tin Sài Gòn là Võ Trọng Nam từ chối, với lý do “nhạy cảm lắm”. Trong suốt 74 ngày giàn khoan HD981 ngạo nghễ trụ trên biển, những người tức giận với cách ngang ngược của Trung Quốc đã xuống đường phản đối. Kết quả là họ bị bắt, bị đánh, bị công an đến nhà sách nhiễu, triệu tập… với mục đích để làm giảm sự nhạy cảm – mà cần hiểu ở đây là nhạy cảm phiền lòng cho Bắc Kinh. Trớ trêu thay, lòng yêu nước, chủ nghĩa dân tộc lại phải nhận những lằn roi. Trong lịch sử Việt Nam, đi qua mọi thời kỳ, việc vẫn tồn tại được quốc gia hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương suốt hàng ngàn năm dù vô vàn lần bị xâm lược từ nhiều phía, cũng chỉ bởi người Việt có được một tài sản trân quý vô giá, đó là chủ nghĩa dân tộc. Thật đau lòng khi hôm nay, mỗi ngày lại nhìn thấy lòng yêu nước, con người với chủ nghĩa dân tộc sôi sục từ ngàn năm trước truyền lại, vẫn không từ nan để dấn thân, mỗi ngày lại nhận những lằn roi càng nặng nề thú tính hơn. Chủ nghĩa dân tộc là hành trang không ai bị bắt phải mang vác. Nhưng nếu là người của một quốc gia, nếu không có chủ nghĩa dân tộc chảy trong dòng máu,  ắt phận người chỉ là kẻ ăn bám, trục lợi, vong bản hoặc lưu cư cho một âm mưu. Đâu ai buộc Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. Nguyễn Thái Học… phải chọn hy sinh thân mình vì những người không quen biết, vì những bờ cõi của tổ quốc mà họ chưa hề đặt chân đến. Thậm chí, Trương Công Định còn quyết liệt tuyên bố vào năm 1862, về một chế độ đã chấp nhận đầu hàng và thuận làm kẻ dưới của ngoại bang, rằng “Triều đình không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta”. Chủ nghĩa dân tộc cuộn trào trong dòng máu, khiến mỗi con người chỉ cần biết yêu cuộc sống và đất nước này thôi, cũng đã lẫm liệt, vượt lên mọi thứ quan lại với bổng lộc và những lời xảo trá. Tháng 4/2016, tôi có nhận lời thiết kế giúp cho một chiếc áo thun, giúp cho một phong trào kêu gọi ý thức tiết kiệm nước ở nông thôn miền Tây. Áo sẽ phát cho nhiều sinh viên tham gia mặc trong ngày vận động về bảo vệ nguồn nước trong tình trạng hạn, mặn. Bản logo thiết kế in áo, tôi viết khẩu hiệu “Giữ nước như người miền Tây”, sau khi đưa đi cho ban giám đốc một trường đại học duyệt, đã bị đổi lại vô cùng đơn điệu là “Hãy tiết kiệm nước”. Khi dò hỏi, tôi ngẩn người khi biết được một vị trí thức, có chức có quyền, nói rằng “nghe giữ nước có vẻ nhạy cảm quá”. Từ Hoàng sa, Trường sa rồi đến con cá, đến nguồn nước… những gì của quê hương này cứ như đang tuột dần ra khỏi bàn tay nắm tuyệt vọng của ý thức dân tộc. Hôm nay, đến “giữ nước” mà đã là nỗi sợ hãi của người có học thuộc chính quyền, thì mai sau, dân tộc này sẽ về đâu? Tháng 5/2016, tôi nhìn thấy trên mạng xã hội, những thanh niên khỏe mạnh được chính quyền nuôi dạy, bịt mặt, giấu mình trong đám đông và xông vào đánh đập dã man những người biểu tình, chỉ vì họ đòi minh bạch một môi trường sống của những người cách xa họ cả ngàn cây số. Những người bịt mặt đó, nghiến răng, hét vào bộ đàm “ĐM, đập chết mẹ tụi nó”. “ĐM, đập chết mẹ tụi nó”. Mẹ của ai? Mẹ của những người yêu nước? Mẹ của những người đã thề không phản bội quê hương này cần phải bị đập chết? Trong các lý luận về sự hình thành các nhà nước. Chủ nghĩa dân tộc là đối trọng gay gắt với chủ nghĩa cộng sản mà Karl Marx đề ra. Bản chất của thuyết Karl Marx là dựng một nhà nước từ sự phân hóa giai cấp và cai trị, không cần phân biệt gì khác. Còn Chủ nghĩa dân tộc dựa trên tinh thần quốc gia và giống nòi để hình thành nhà nước phục vụ. Hôm nay, những lằn roi đang giáng xuống ở Việt Nam, có phải là chỉ dấu của sự xung đột đến hồi khốc liệt giữa Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa dân tộc? Có thể những thanh niên yêu nước xuống đường hôm qua và hôm nay rồi cũng sẽ chết một ngày nào đó trong cuộc sống rất đỗi phù du này. Nhưng trước họ, những người mẹ miền Trung cũng mòn mỏi chết với bờ biển đầy chất độc ngoại bang. Cá giẫy chết. Người thoi thóp. Những lằn roi hận thù tự dàn dựng vào cá-vào đảo-vào biên giới-vào ý thức-vào người cứ quất vào lịch sử đất nước này, có phải là những cú tát như cơ hội để người người cùng sực tỉnh, rằng, nếu không có ý thức về đất nước, tổ tiên, dân tộc, như những con cá vô danh vô định, mai này rồi chúng ta sẽ trôi dạt về đâu? Nguồn: https://nhacsituankhanh.wordpress.com
......

T1: Hợp tác tình báo Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu?

40,1 triệu USD và ‘tình báo hàng hải’ Cuối tháng 5/2016, chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama rời Việt Nam với món quà gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, một tờ báo nhà nước là VietTimes dẫn lại bài của hai tác giả - giáo sư Zachary Abuza thuộc Trường Hải chiến Mỹ và Nguyen Nhat Anh thuộc khoa Kinh tế chính trị Đại học Texas, cho biết chính quyền Mỹ đã cam kết cấp cho Việt Nam 40,1 triệu USD trong niên khóa 2015-2016 trong khuôn khổ Sáng kiến an ninh hàng hải nhằm hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải, giám sát và trinh sát, chỉ huy và kiểm soát trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn ngân sách này cũng sẽ giúp mua các thiết bị phòng thủ hàng hải và hỗ trợ huấn luyện cũng như tập luyện chung để nâng cao năng lực phối hợp tác chiến. Gần đây, VietTimes thuộc một nhóm báo nhà nước rất sốt sắng với những tín hiệu mới Việt - Mỹ. Tựa đề mới nhất của báo này là “Cam Ranh ‘vừa’ tàu sân bay Mỹ, sĩ quan Việt Nam cưỡi ‘sát thủ’ P-3 ở Hawaii”. Những tin tức về “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” cần được đặc biệt lưu ý - xét trên phương diện chiều sâu của mối quan hệ Việt - Mỹ và “làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác toàn diện” - một cách nói như trả bài của giới lãnh đạo Việt Nam. Nếu thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” và con số 40,1 triệu USD như VietTimes dẫn lại là đúng, có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên từ sau cuộc gặp Obama - Trương Tấn Sang tại Washington vào năm 2013 với bản tuyên bố 9 điểm về đối tác toàn diện, và sau Hội nghị đối thoại về an ninh quốc phòng Shangri-La tổ chức tại Singapore cũng vào năm 2013, Mỹ bắt đầu ra mặt tài trợ cho hoạt động tình báo quân đội của Việt Nam. T1 có nhiệm vụ gì? Có một sự kiện có vẻ liên quan đến thông tin “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” trên: vào ngày 21/5/2016, chỉ 24 tiếng trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập một đơn vị tình báo mới mang bí số T1. Sự kiện này đã được công bố trên báo chí nhà nước, tuy không hề đề cập đến chức năng nhiệm vụ, đối tượng tình báo và phạm vi hoạt động của cơ quan tình báo T1. Gần đây nhất, giới lãnh đạo chính trị Việt Nam thường nêu ra một yêu cầu đối với Tổng cục 2: “Tình báo Quốc phòng phải phục vụ đắc lực, hiệu quả hơn nữa cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội kịp thời phát hiện, đánh giá đúng tình hình để xác định chủ trương, sách lược và biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược”. Đặc biệt, “không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược” là một cụm từ xuất hiện khá thường xuyên trong chỉ đạo chính trị sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao vào Biển Đông như vào chốn không người trong năm 2014. Có dư luận là sau đó, vai trò của Tổng cục 2 được “nâng cấp” hơn. Nhưng phải sau khi vai trò của “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh thật sự chấm dứt trong thời gian Hội nghị trung ương 14 vào tháng Giêng năm 2016 và tại kết quả công bố của Đại hội XII của đảng cầm quyền trong cùng tháng đó, Tổng cục 2 mới có những biểu lộ “giãn Trung” hơn. Một chi tiết khác cần được phân tích là việc công bố trên báo chí về thành lập đơn vị tình báo mới của Bộ Quốc phòng, kể cả bí số T1 của đơn vị này, có thể được xem là bất thường, nếu đối chiếu với truyền thống bảo mật tuyệt đối chứ không phải phô trương về thông tin của những cơ quan đặc biệt, nhất là cơ quan tình báo thuộc tầm “chiến lược”. Hẳn nhiên, có thể xem việc công bố về cơ quan tình báo T1 là hành động có dụng  ý của Bộ Quốc phòng - cơ quan chủ quản của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Trong thời gian khoảng hai năm qua, không biết vô tình hay hữu ý, báo chí nhà nước thỉnh thoảng lại “lộ hàng” một số vũ khí, khí tài quân sự cùng khả năng tác chiến của một số đơn vị được coi là “thiện chiến” của Việt Nam, trong đó có đặc công nước. Còn nhiệm vụ và đối tượng tình báo của T1 là gì? Trước đây nhiều năm, thông thường sự xuất hiện của một cơ quan tình báo là nhằm đối phó với hoặc “kẻ thù truyền kiếp” là Trung Quốc, hoặc “kẻ thù số một” là Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với chính sách xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của người Mỹ, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch tập kích Việt Nam, không phải trong tương lai xa mà có thể ngay trong vài năm tới, thậm chí ngay trong một số tháng tới. Vào cuối năm 2015, việc Trung Quốc mang pháo phòng không và tên lửa ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa mà “không thèm hỏi ý kiến Hà Nội” hẳn đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam hoảng sợ đến mất ngủ. Nếu nỗi sợ của Hà Nội là đủ lớn và khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ là đủ gần, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không loại trừ khả năng cơ quan tình báo T1 mang trên mình nhiệm vụ tình báo hàng hải, với đối tượng nghiệp vụ và phạm vi tình báo là hoạt động của những đơn vị hậu cần kỹ thuật và tác chiến của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Và nếu thông tin về việc người Mỹ đang ra mặt tài trợ cho tình báo hàng hải của Việt Nam trong mối liên hệ trực tiếp với lực lượng Cảnh sát biển của Bộ Quốc phòng, có thể cho rằng T1 cũng nằm trong hoạt động hợp tác hỗ trợ này. Thậm chí T1 còn có thể đóng vai trò là “hạt nhân” của hoạt động hợp tác. Việt - Mỹ ‘sâu’ đến đâu? Từ ngữ “hạt nhân” đã từng được vài quan chức và báo chí Việt Nam sử dụng khi nói về mối quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng trong dịp tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng công an - đến Washington vào tháng 3/2015 để chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng hiện tượng mà giới quan sát quốc tế còn quan tâm hơn là bên cạnh những nội dung “chuẩn bị”, tướng Quang đã có hàng loạt các cuộc tiếp xúc với giới chức an ninh Mỹ, từ Cục Điều tra liên bang (FBI) đến Cục Tình báo trung ương (CIA), thậm chí với cả quan chức quốc phòng Mỹ. Có bình luận cho rằng với nhiều cuộc gặp đa dạng, dường như chuyên sâu và hơi lạ lùng ấy, vai trò của tướng Quang không còn đơn thuần là một bộ trưởng. Cũng vào thời gian cuối quý 1 năm 2015, ở Việt Nam đã bắt đầu đồn đoán về sự thay đổi vị trí của ông Trần Đại Quang. Bắt đầu xuất hiện thông tin về việc ông Quang có thể được “cơ cấu” cao hơn, thậm chí vào một trong các vị trí thuộc “tứ trụ”. Sau Đại hội XII, mọi chuyện đã trở nên rõ ràng hơn: ông Trần Đại Quang trở thành chủ nhân của Văn phòng chủ tịch nước với vai trò “thống lĩnh các lực lượng vụ trang nhân dân”. Một khả năng có thể xảy ra là cơ chế “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác tình báo giữa hai nước” đã được ông Quang bàn với phía Mỹ tại chuyến đi Washington của ông vào tháng 3/2015, để tiếp dẫn đến kết quả “hỗ trợ năng lực tình báo hàng hải” ngày hôm nay. Thực ra trên phương diện ngoại giao, “hợp tác toàn diện” rất thường là một thuật ngữ trừu tượng theo kiểu “ngoại giao nhân dân”, và đáng thất vọng là từ năm 2013 đến trước chuyến đi của Obama đến Việt Nam tháng Năm 2016 vẫn chưa có gì được cụ thể hóa cho 9 điểm mà Obama - Sang đã ký. Nhưng sau khi Obama ăn bún chả và uống trà đá ở Hà Nội, tình hình dường như đã xoay chuyển đáng kể: bằng chứng đã nhìn thấy về hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, bằng chứng khó nhìn hơn về “thỏa thuận Cam Ranh”, nhưng bằng chứng sâu đậm và ngoạn mục nhất cho quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ mới chắc chắn phải là cơ chế hợp tác cấp “tình báo chiến thuật” đạt đến phân kỳ giải ngân. Có lẽ tình báo Hoa Nam và cả Tập Cận Bình sẽ lồng lộn lên về câu chuyện “sâu đậm” trên. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Tồn Tại - ước nguyện muôn đời

“Xin lỗi mẹ, con đã dấu vệt máu bầm trên vai Chẳng biết từ dùi cui hay nắm đấm Nhưng mẹ ơi! khi bị kéo lê trên đất Là lúc con nhìn thấy được cả bầu trời xanh Là lúc con cảm nhận nỗi tủi nhục của dân mình Nếu hôm nay con không có mặt”  (Hương Giang) Những câu thơ trên nhắc tôi nhớ đến lời chào tạm biệt vào cuối cuộc phỏng vấn của một nhà hoạt động: “chúc mọi người sáng suốt, vững vàng để chúng ta cùng tồn tại.” Cùng tồn tại là điều mà nhiều nhà hoạt động hôm nay đang vô cùng lo lắng, nhất là khi mỗi ngày phải nhìn thấy hình ảnh xác cá chết trắng dọc theo bờ biển từ Hà Tĩnh đến Huế. Xác cá hay xác của dân mình trên một mảnh đất đã khô kiệt từ tài nguyên đến linh hồn con người! Nhìn quanh, đâu đâu cũng toàn nỗi hoang mang; những câu hỏi cứ treo lơ lửng không tìm thấy câu trả lời. Liệu dân tộc mình còn tồn tại được bao lâu giữa một rừng hóa chất độc hại trong thức ăn, trong nước uống hàng ngày? Liệu dân mình có nhìn thấy hiểm họa trước mắt? Làm thế nào để đánh thức nhau, để vượt qua sợ hãi khi đất nước đang ngắc ngoải từng ngày trong tay những tên thái thú và gã hàng xóm hung bạo?                                  *** Đất không còn lành nên chim không đậu cho dù đó là mảnh đất của ông cha mình. Mốc điểm của những ngày tháng này làm người ta nhớ đến lớp người đã âm thầm rời bỏ đất nước hơn 40 năm trước. Nếu xưa ta đau đớn biết bao thì nay hoàn toàn ngược lại; người Việt đang ước ao, khao khát tìm mọi cách để thoát khỏi Việt Nam. Không ai có thể sống bình yên khi nhìn Cửu Long giang khô hạn, chín con rồng không còn ôm những cánh đồng lúa chín mênh mông; xã hội bất ổn dẫy đầy bất công; chính phủ nhũng lạm, gian dối; người dân đói nghèo sẵn sàng thuốc chết nhau bằng thực phẩm độc hại; lãnh đạo khiếp nhược tiếp tục dập đầu trước mẹ ghẻ Bắc Kinh … Nhiều lúc chúng ta vẫn tự thầm hỏi có hay không những tấm lòng, có hay không những giọt lệ nhỏ xuống trước những tai ương nối tiếp tai ương? Các thế hệ tương lai, con cháu chúng ta sẽ sống ra sao? Ai đã làm gì đất nước này? Chúng ta đã làm gì đất nước này? Đâu phải ai ai cũng có điều kiện dễ dàng để rời bỏ Việt Nam ngoại trừ thiểu số giàu có, hay các quan chức CS và con cháu của họ. Để tồn tại, để sống còn là chuyện của tất cả chúng ta, của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình vào những ngày cuối tuần của tháng Năm đã cho thấy khá rõ suy tư của nhiều người dân thầm lặng. Với sự kiên cường lạ lùng trước các trấn áp tàn bạo của đội ngũ công an, dân phòng, … đã lần đầu tiên cho thấy khát vọng tồn tại của dân ta. Có rất nhiều những khuôn mặt trẻ, rất nhiều những khuôn mặt lạ lần đầu tiên xuất hiện. Đã có đánh đập, đã có đổ máu nhưng hình ảnh người mẹ trẻ với khuôn mặt sưng húp ôm chặt lấy con chị trong vòng tay đã nói lên thật nhiều điều. Nếu nhìn về mặt tích cực, thái độ hung hãn - bất chấp người dân, đánh cho sợ - của lãnh đạo đảng đã thực sự giúp cho nhiều người thức tỉnh. Im lặng không còn là an toàn. Im lặng là chấp nhận cho chính mình và các thế hệ tương lai chết dần trước những tai hoạ do sự tham lam của lãnh đạo CS đem lại. Điều đáng kể là đã có nhiều bậc cha mẹ đem theo con nhỏ trong các cuộc biểu tình này. Một số người bị bắt ném lên xe buýt đã run rẩy lo sợ khi các con nhỏ của họ bị bỏ lại trên đường phố. Bài học đầu đời cho các bé không êm ái như những trẻ em của các quốc gia khác. Người mẹ trẻ Ubee đã trao cho con gái chị bài học về quê hương có cả dùi cui và nước mắt. Tôi chắc bé Saphie sẽ nhớ mãi ngày hôm ấy. Cách đây không lâu, tôi được xem một đoạn phim ngắn (video clip) của một bé gái Nhật Bản. Em chỉ độ bảy tám tuổi thôi, nhưng hành động của em chắc đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về những giá trị cốt lõi của công dân tí hon này. Em bé mặc một bộ đồng phục áo trắng, váy xanh, đeo ba lô bình thường như bao cô bé tiểu học khác. Em đang trên đường đến trường. Đến một đoạn băng qua đường thì có một chiếc xe đậu lấn vào làn ranh dành cho người đi bộ. Với thái độ rất tự nhiên, bé gái dừng lại trước đầu xe, em chỉ cao hơn mũi xe một cái đầu. Em dơ hai ngón tay ra hiệu cho ngưới tài xế phải lùi lại, khi xe đã lùi một quãng, em lại bước thêm vài bước nữa để buộc xe lùi đúng lằn qui định. Lúc ấy đèn xanh bật lên, nhiều xe khác đã chạy qua nhưng chiếc xe nọ vẫn phải dừng vì em còn đứng đó. Chờ cho đến khi xe đậu vào đúng vị trí cho phép, em từ từ quay lại lằn ranh dành cho người đi bộ rồi lon ton chạy qua đường. Chỉ với sự nhắc nhở của một bé gái, tôi đoan chắc là từ giây phút ấy trở về sau, người tài xế kia sẽ không bao giờ đậu xe lấn vào lằn ranh dành cho người đi bộ. Ý thức của một công dân đã được các bậc cha mẹ phả vào tâm hồn của bé gái ấy ngay khi còn thơ bé. Ý thức và nền tảng ấy quan trọng vô cùng, khi chỉ ra cái sai trái của người tài xế, bé gái ấy đã chứng tỏ sự hiện hữu của mình. Chúng ta có hơn 90 triệu dân nhưng chúng ta đã khước từ sự hiện hữu đó. Khi mất Ải Nam Quan, đa số dân ta không dám lên tiếng. Khi lãnh đạo dâng nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc, ta im lặng. Ta cam chịu ngay cả khi Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân ở Thanh Hóa lần đầu tiên. Để rồi kể từ ấy đến nay, trong tay lãnh đạo CS, đất nước phải gánh chịu hết thảm họa này đến thảm họa khác. Kịp đến khi ta nhận ra thì Cửu Long đã khô hạn, cá chết, muối nhiễm độc… kẻ thù và sự diệt vong đã đứng hẳn trong nhà. *** Một điều mà xưa nay dân tộc ta luôn ghi nhớ : để được tồn tại đến ngày hôm nay, bên cạnh một đất nước bá quyền từng chinh phạt và muốn nuốt chửng cả thế giới - chưa hề là một phép lạ. Không phải chỉ ngày hôm nay mà hàng nghìn năm trước, rất nhiều lần Trung Quốc đã mong muốn nô lệ hóa và bóp chết dân tộc ta. Nhưng sự hung hãn của quân xâm lược phương Bắc ngày trước cũng chính là thước đo lòng ái quốc của quân dân Đại Việt. Cũng như vậy, sự đàn áp hung bạo của lãnh đạo cộng sản những ngày qua đang là thước đo sức mạnh trỗi dậy của người dân hôm nay. Chỉ từ hơn một tháng qua, chúng ta mới dám hi vọng về sự tồn tại của dân tộc mình trước sự xuất hiện của Lòng Dân qua những khuôn mặt rất trẻ, rất vững vàng trong đoàn biểu tình. Nhưng muốn tồn tại, chúng ta cần phải có Số Đông một dạ một lòng. Số Đông của những bậc cha mẹ thương yêu con cái và biết cách âu lo cho tương lai của chúng; của thanh niên thiếu nữ biết quên nỗi sợ áo cơm mà nhớ đến nỗi sợ diệt vong; của kẻ sĩ tỉnh thức thấy rõ cái danh hão là nhục, cái khôn lỏi là hèn. Và sau cùng, của tầng lớp công an hung ác đang tiếp sức cho hệ thống bạo lực; sớm biết dừng lại vì hiểu rõ hiểm nguy của chính mình trong tình trạng đất nước chạng vạng sắp tới bình minh. Để thể hiện sức mạnh hiện hữu thực sự, Số Đông ấy cần học cách đứng sát cạnh nhau để bù đắp những khiếm khuyết và bảo vệ nhau trong lúc nguy nan. Hãy sáng suốt và bao dung cất giữ vào quá khứ tất cả những lỗi lầm của nhau hôm qua, để kẻ thù không thể tiếp tục tung hoả mù khiến chúng ta hao tổn sức lực đánh nhầm vào anh em. Số Đông ấy lúc đó mới thực sự là con dân của 4000 năm, của Lý Thường Kiệt, của Trần Hưng Đạo, của Quang Trung Nguyễn Huệ,… tự tin, vững vàng, bước tới giành lại sự tồn tại mà ông cha ta đã gìn giữ suốt bao đời. Những cuộc biểu tình vừa qua đã cho thấy rõ khát vọng tồn tại của dân ta. Nhưng đó chỉ mới là những đốm lửa nhỏ, chúng ta cần kiên trì tiếp lửa cho nhau để tạo thành số đông, đủ sức giải quyết bằng được  những vấn nạn của đất nước. Biển chết, muối nhiễm độc, đất ngập mặn… tổ quốc đang lâm nguy từng ngày. Số phận Việt Nam nằm trong tay của người dân Việt Nam. Hãy chọn lựa chỗ đứng của chính mình. Cùng lúc, lãnh đạo CS cũng muốn tồn tại. Họ muốn trở thành Theinsein hay ra đi như Gaddafi là chọn lựa của họ. Chúng ta muốn duy trì Việt Nam hay trở thành Tây Tạng thứ nhì là chọn lựa của chính chúng ta./.
......

Linh Mục Lý: ‘Sẵn sàng ở tù thêm 10 lần nữa’

Trong buổi sáng khi làm thủ tục để được trả tự do, Linh Mục Nguyễn Văn Lý khẳng định với các giới chức công an trại giam rằng ông sẽ tiếp tục ở tù thêm 10 lần nữa cho đến chết nếu còn ba chữ “cấm truyền đạo” trong nội quy. Linh Mục Nguyễn Văn Lý tại tòa Tổng Giám Mục Huế. (Hình: Bùi Quân/Người Việt) Linh Mục Nguyễn Văn Lý đang nghỉ ngơi tại nhà hưu dưỡng của tòa Tổng Giám Mục Huế sau khi được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do hôm 20 Tháng Năm, 2016. Chúng tôi đến thăm ông vào một buổi sáng cuối Tháng Năm, Linh Mục Lý tiếp chuyện khá vui vẻ tại căn phòng nơi ông đang ở, tuy nhiên câu chuyện phải kết thúc sớm vì có nhiều đoàn khách tới thăm ông sau khi ra tù. Người Việt (NV): Chào Linh Mục Nguyễn Văn Lý, từ khi ra tù đến nay không biết sức khỏe và sinh hoạt của ông như thế nào? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Cảm ơn, xin kính chào tất cả. Cảm ơn tất cả mọi người giúp đỡ tôi bao nhiêu năm. Hiện giờ tôi chủ yếu bị khòm lưng không đứng thẳng được. Còn ăn uống bình thường, nằm xuống là ngủ liền. (cười) NV: Nhà cầm quyền có nói lý do vì sao họ trả tự do cho linh mục trước thời hạn? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Họ nói là chủ tịch nước (Trần Đại Quang - NV) mới lên, còn tôi nói đùa đây là dịp lễ Phật đản. Sau đó, tôi nói nhỏ với một vài người ở gần là các ngài sợ phái đoàn Obama có phái đoàn tiểu ban nhân quyền thăm tôi, mà thăm tôi trong dịp này thì bất tiện cho nhà nước lắm do vấn đề cấm truyền đạo đang gay gắt trong trại giam mà tôi phản đối vấn đề này từ năm 1977 tới nay. NV: Công an có ép linh mục nhận tội để được trả tự do? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Họ không thể bắt hay ép và cũng không thể đề cập, vì từ năm 2001 tôi đã không nhận và đến năm 2007 tôi cũng không nhận. NV: Trong trại giam Hà Nam cán bộ quản giáo có tra tấn tinh thần hay ngăn cản không cho ông thực hành tôn giáo? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Ngăn cản thực hành riêng tư tôn giáo thì không được, họ đã nới đỡ cho tôi dâng lễ, có kinh để cầu nguyện rồi. Nhưng mà những năm gay gắt họ cấm không cho tôi giải thích về đạo cho anh em gần gũi, mà đem tôi giam riêng. Còn hai năm vừa rồi nó gay go hơn là những anh em gần tôi mà hỏi về đạo thì bị dọa bị cùm. Hai năm gay gắt này tôi cho anh em mượn các sách về Phật Giáo, về đạo làm người, và về Kitô Giáo nữa. Và từ năm 2013, họ có nới ra được hai năm, trong khoảng hai năm đó tôi có tặng hoặc cho mượn một số sách Kitô Giáo, và tôi có viết được khoảng vài chục kinh để tặng anh em tù, bây giờ những kinh đó tôi có đem về và dự định tổng hợp lại thành một cuốn sách “Kinh Phúc Con Cha Trời - Lời Mời Đón Của Cộng Đoàn Chứng Nhân Phục Sinh.” Vấn đề cấm truyền đạo trong trại giam thì gay gắt từ những năm đầu tiên 1977 khi tôi bị bắt, trong đó có nội quy điều 21 “Cấm làm dấu thánh giá, cấm cầu nguyện.” Bọn tôi phản đối, rồi những năm 80, 90 cấm truyền đạo nhưng vì tôi ở chung nên vẫn truyền đạo được. Nhưng năm 1984, tôi có giúp sáu linh mục (họ gửi vào trong buồng giam tôi) tĩnh tâm một tuần. Sau một tuần đó thì sáu linh mục được phân chia về các đội để lao động, còn tôi bị cùm trong hai năm từ năm 1984. Từ năm 2001, mỗi năm tôi viết cho họ khoảng bốn lần: “Bao giờ còn ba chữ ‘Cấm Truyền Đạo’ trong nội quy thì tôi sẵn sàng bị bắt thêm 10 lần nữa, ở tù cho đến chết. Tôi rất muốn được qua đời, được đoàn tụ nhà Cha Trời trong trại giam.” Còn lần này, họ khắc nghiệt còn hơn thời Stalin vì anh em hỏi về đạo đã bị cùm, ngay cả thời gay gắt nhất trước đây có hỏi và nói chuyện được. Ngay sáng họ làm thủ tục để thả tôi, tôi vẫn còn viết trong giấy cảm tưởng: “Bao giờ còn ba chữ ‘Cấm Truyền Đạo’ trong nội quy, hiện nay là điều số 11/15, tôi sẵn sàng ở tù thêm 10 lần nữa, đoàn tụ với Cha Trời luôn!” NV: Nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho linh mục trước thời hạn ba tháng và trước chuyến thăm của Tổng Thống Obama chỉ vài ngày, có dư luận cho rằng đây là món quà mà Việt Nam dâng cho Mỹ. Ông nghĩ sao về nhận định này? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi không bận tâm vì những thủ thuật chính trị đó, họ lấy tôi ra làm lễ vật hay họ lấy tôi ra làm cái bung xung hay lấy tôi ra làm món quà thì mặc họ, chuyện của họ. Nhưng mà tôi biết khi họ có ý định như vậy thì mục đích của họ là không phải là món quà mà thôi. Họ tránh tiểu ban về nhân quyền trong phái đoàn Obama. Thường thì có tiểu ban nhân quyền từ 5-10 người, thế nào tiểu ban đó cũng tìm cách thăm tôi trong trại giam, mà thăm tôi trong trại giam trong bối cảnh này thì vấn đề cấm truyền đạo sẽ nổ to trên dư luận quốc tế. Tôi sẽ nói rõ lắm! Còn bảy phái đoàn quốc tế về nhân quyền từ năm 2011-2015 tôi phải bận tâm để nói hai vấn đề lớn, mà hơn nữa lúc đó họ cũng nới vấn đề truyền giáo nên tôi không tập trung nói vấn đề đó. Tôi tập trung giới thiệu về Cha Trời là cha chung của nhân loại và nhân loại là một gia đình anh chị em ruột. Thứ hai là tôi cổ vũ ‘Thai nhi quyền’ (Fetal rights). Bởi vì hiện giờ nhân loại phạm tội ác quá lớn, mỗi năm như vậy trục giết các thai nhi từ một, hai ngày tuổi đến tám tháng tuổi khoảng 1 tỉ 200 triệu em. Chưa bao giờ loài người phạm tội ác lớn đến thế, đây là tội cha mẹ giết con hoặc là cha mẹ đồng loã với y bác sĩ để giết con mình thì xã hội băng hoại. Khi người nữ, người nam đã giết con mình rồi, thì tất cả tội ác khác họ làm chỉ coi như cái móng tay vì vậy xã hội sẽ băng hoại dây truyền. Tôi coi vấn đề ‘Thai nhi quyền’ quan trọng, khẩn cấp hơn cả chống khủng bố cực đoan, quan trọng hơn vũ khí hạt nhân hay trái đất nóng lên. Vì vậy mà bảy phái đoàn nhân quyền trong suốt năm năm thăm tôi tôi tập trung nói hai vấn đề lớn đó. Mà hơn nữa hoàn cảnh đó chưa căng về tôn giáo, còn bây giờ khi căng lên về vấn đề cấm truyền đạo trong trại giam thì chưa có phái đoàn nào thăm cả. Vì vậy, họ đoán là nếu phái đoàn đó thăm tôi trong bối cảnh này thì vấn đề đó sẽ được nổ to giữa dư luận quốc tế nên họ lo thả trước. Còn bây giờ thả về rồi, phái đoàn của ông Obama phải đi theo hộ chiếu ngoại giao. Nếu đi riêng, có khi không đi theo chuyên cơ tổng thống, thì muốn ghe thăm tôi phải làm thủ tục qua nhà nước rất phức tạp, qua Bộ Ngoại Giao, Tổng Cục An Ninh, Bộ Công An, qua Ủy Ban Mặt Trận thì những thủ tục rườm rà như vậy chưa chắc tiểu ban đó đã hoàn thành để vào thăm tôi kịp. Có thể họ tiên liệu như vậy và cho tôi về trước, nên tôi chẳng là món quà gì của ai cả. Tôi không đủ trình độ để phân tích về tổng thống, nhưng tôi nghe chính phủ Hoa Kỳ đề nghị thả 80 tù nhân lương tâm nhưng họ chỉ thả một mình tôi thôi. NV: Bức ảnh một viên công an thường phục bịt miệng linh mục trong phiên tòa năm 2007 được lan truyền rộng khắp sau đó, minh chứng cái gọi là tự do dân chủ ở Việt Nam. Ông có thể cho biết một chút về khoảnh khắc này? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đọc thơ, vì tôi biết tôi phát biểu phân tích về những điều phê phán nhà nước Việt Nam lúc đó thì mình chỉ nói được một vài câu thì họ cắt micro không cho nói. Những lần trước cũng như vậy cho nên tôi đọc thơ. Đọc được hai câu thì họ bịt miệng, tôi đọc tiếp thì họ bịt miệng, đọc như thế được sáu lần. Đến lần thứ sáu thì hai tay bị họ kềm chặt rồi, tôi còn hai chân mà đang tuyệt thực ngày thứ tám. Tôi chỉ đá tượng trưng vào vành móng ngựa, tôi đứng xa cách hai mét không thể đá trúng vành móng ngựa được. Nhưng họ đạo diễn cho hình ảnh vành móng ngựa chạy một khúc thì đó là xảo thuật vi tính không phải sự thật. NV: Linh mục có thể cho biết dự định sắp tới của mình? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Hiện giờ tôi về đang chữa bệnh chưa được bình thường, mà khách của tôi đến thăm cũng khá tấp nập hầu hết là các giáo dân nghèo, có những giáo xứ mà tôi ở khi quản chế, hoặc tôi có chăm sóc họ đôi chút. Rồi chung quanh thành phố này họ thăm tôi thì tôi tập trung để giới thiệu Chúa, kinh nghiệm của tôi gặp gỡ Chúa, rồi nhờ họ ngăn ngừa việc phá thai, hoặc ngừa thai trái tự nhiên. Còn những việc khác thì hiện giờ tôi chưa đủ dữ liệu quan tâm để làm gì cả vì vừa mới trong tù ra chưa nắm được tình hình xã hội phức tạp, nghe đâu bây giờ là “trăm hoa đua nở.” Tôi phải có thì giờ thống kê thử xem trăm hoa gì, loại hoa nào nở, hoa nào tàn, cho nên bây giờ tôi chỉ tập trung để giới thiệu Chúa thôi. NV: Thưa linh mục, trong cuộc đời của ông bị tù đày bao nhiêu lần và lý do tại sao? Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Tôi bị tù sáu lần, một lần là ở dưới chế độ Sài Gòn, do tôi thực tập làm nghề trong một dòng Triều Đệ, thì cảnh sát kiểm tra giấy tờ. Tôi không có nên họ bắt tôi vào tạm giam ở Quận 8, sau đó đưa tôi vào quân trường Quang Trung, phát quần áo quân phục để làm lính. Tôi đã đi tập một thời gian nhưng chưa cầm súng. Anh tôi đi tìm giấy tờ sổ tu sĩ chủng sinh và đem giấy tờ tới quân trường lãnh tôi về là sáu tháng. Còn dưới chế độ Cộng Sản này là năm lần. Cuộc đời tôi làm tu sĩ hơn 42 năm 1 tháng, tôi chỉ làm việc cho giáo hội bổ nhiệm được sáu năm còn lại tất cả đều ở tù hoặc quản chế, và tôi nói đùa là tôi được giáo hội bổ nhiệm sáu năm còn lại tất cả là do chúa Giê-su trực tiếp bổ nhiệm mà không phải viết bổ nhiệm trên giấy thường mà viết trên giấy vàng chín số chín. Tôi coi thời gian được giam là thời gian nhận nhiệm sở mới, nhiệm sở đặc biệt. Nên tất cả trại giam ba nhiệm kỳ cán bộ, anh em tù nhân là những linh hồn mà tôi cầu nguyện cho họ nên tôi đi tù cũng như đi coi sứ thôi. Bây giờ tôi về lần cuối cùng này, tôi rất tiếc là không đủ sức khoẻ để vô lần thứ bảy nữa. (cười) NV: Cảm ơn linh mục đã trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chúc ông sức khỏe và bình an. Linh Mục Nguyễn Văn Lý: Xin kính chào và cảm ơn tất cả đã giúp đỡ tôi cũng như hiệp thông với tôi rồi vận động cho tôi để tôi được sớm về. Tôi cảm ơn và hứa cầu nguyện cho quý vị bà con suốt đời tôi, mà không những thế sau này lên thiên đàng vẫn tiếp tục cầu nguyện cho mọi người. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Các tổ chức xã hội dân sự, chính trị họp mặt tại Nghệ An

Vào ngày 02.06.2016, các tổ chức xã hội dân sự, chính trị đã có cuộc gặp gỡ tại Nghệ An, để thảo luận về thực trạng và tiến trình phát triển xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam   Tham dự buổi gặp gỡ này có khoảng hơn 40 người, trong đó gồm diện Hội Anh Em Dân Chủ, Phong Trào Con Đường Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, Hội Cựu Tù Nhân Thanh Niên Công Giáo, Đảng Việt Tân và các nhà hoạt động dân chủ từ khu vực Nghệ An.   Luật sư Lê Công Định diễn giả chính đã khái quát về tình trạng XHDS tại Việt Nam dưới sự kiểm duyệt của nhà nước CSVN. Ông nhấn mạnh đến yếu tố luật pháp, và sự cần thiết của các tổ chức XHDS độc lập cho sự phát triển và năng động của đất nước. Luật sư Lê Công Định cho rằng người dân cần biết quyền lập hội được quy định trong hiến pháp Việt Nam, để tự tin sử dụng quyền này. Tham gia thảo luận và trả lời các thắc mắc về các yếu tố khác nhau của tiến trình hình thành XHDS còn có sự đóng góp của các cựu tù nhân lương tâm (TNLT) như Phạm Bá Hải, Lê Thăng Long, Thái Văn Dung, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương... Cựu TNLT Thái Văn Dung cho biết: "Cuộc gặp mặt rất cần thiết, vì diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản nắm độc quyền quản lý và điều khiển xã hội ngày càng suy kém, bộc lộ nhiều lỗ hổng. Bên cạnh đó các tổ chức XHDS chưa thực sự độc lập và có đóng góp và tiếng nói đáng kể trong việc xây dựng sự thịnh vượng quốc gia.” Cựu TNLT Đậu Văn Dương cũng chia sẻ thêm: "Mọi người trao đổi rất nhiệt tình. Cuộc họp dù vắn gọn nhưng đã phác họa những ý chính và chuẩn bị cần thiết cho sự tiến triển sinh động của các tổ chức XHDS trong tương lai.” Được biết trước đó Luật sư Lê Công Định đã cùng nhiều bạn bè và gia đình TNLT Trần Huỳnh Duy Thức có chuyến viếng thăm anh để mang lá thư các trí thức gởi khuyên anh ngưng tuyệt thực. http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/cac-chuc-xa-hoi-dan-su-chinh-tri-hop-...
......

Sau cơn sốt Obama, cần ‘nối vòng tay lớn’

Rời Việt Nam, Tổng thống Obama đã bày tỏ cảm xúc qua câu nói ấm lòng cho bất cứ ai là người Việt: “Sự thân thiện của người Việt chạm tới trái tim tôi.” Và ngược lại, chính Tổng thống Obama đã chạm tới trái tim của biết bao người Việt Nam qua bài diễn văn, những chia sẻ và qua cung cách của ông. Dấu ấn quá mạnh mẽ này đã trở thành “cơn sốt Obama” trong tuần qua. Như bao nhiêu diễn biến khác, cơn sốt Obama rồi cũng phải hạ nhiệt. Và chúng ta có thể nhận ra trong cơn sốt đó có những điều đáng suy gẫm. Xã hội dân sự: Cuộc đối đấu giữa "lề trái" và "lề phải"? Thành phần mà Tổng thống Obama để lại ấn tượng sâu sắc và có lẽ lâu dài nhất chính là giới trẻ đang hoạt động trong xã hội dân sự “lề phải" và các thành phần trẻ thuộc chương trình YSEALI mà Tổng thống Obama đã tiếp xúc. Chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) là chương trình do Tổng thống Obama đề xướng vào năm 2013 nhằm quy tụ giới trẻ có tiềm năng lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á. Riêng Việt Nam, YSEALI có đến 13.000 thành viên. Từ xã hội dân sự “lề phải" được tạm dùng ở đây, vì lâu nay đối với giới hoạt động dường như chỉ có một cách để mô tả xã hội dân sự tại Việt Nam. Xã hội dân sự “lề trái", hay cũng thường gọi là xã hội dân sự độc lập được dùng để nói về phong trào dân chủ với những nhóm, hội được thành lập và tồn tại hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Trong khi đó xã hội dân sự “lề phải" là của nhà nước, bao gồm những đoàn thể, hội nhóm được nhà nước điều động. Một số nhà hoạt động dân sự đã bị chặn, không cho tới dự cuộc họp với Tổng thống Obama tại Hà Nội. JIM WATSON AFP GETTY IMAGES Hình ảnh trắng đen đó được tô đậm khi chúng ta ít quan tâm đến những hoạt động của các nhóm xã hội dân sự ‘lề phải”, cho đến khi Tổng thống Obama có mặt tại Việt Nam. Theo dõi các tiếp xúc của Tổng thống Obama với những đại diện của các xã hội dân sự hôm 24/5 tại Hà Nội (rất tiếc những đại diện của xã hội dân sự độc lập đã bị nhà nước ngăn chặn) và với giới trẻ YSEALI tại Sài Gòn ngày 25/5, hình ảnh trắng đen đó đã trở nên đầy màu sắc đa dạng. Nếu trên một biểu đồ về loại hình tổ chức, các tổ chức xã hội dân sự độc lập nằm ở một cực. Họ hoạt động độc lập và công khai đối đầu với guồng máy cai trị và vì vậy phải chịu nhiều trù dập. Cũng chính vì thế nên thông điệp nhân quyền của phong trào rõ rệt và được quốc tế, trong đó có chính giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông quan tâm và cổ võ. Họ thành công trong việc khai dụng mạng xã hội để vạch trần những sai trái về chính sách và những vi phạm nhân quyền của lãnh đạo Hà Nội. Ở cực kia là những tổ chức khổng lồ thuộc Mặt Trận Tổ Quốc như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Đoàn Thành Niên Cộng Sản, Hội Nông Dân Việt Nam v.v. Không thể coi đó là những xã hội dân sự, vì trên thực tế, nó là những công cụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam để kiểm soát xã hội. Liệu có thể đi giữa hai lề? Điều đáng chú ý là giữa hai cực đó ước tính có hàng chục ngàn nhóm dân sự và tổ chức hoạt động. "Các câu trả lời của Tổng thống Obama cho các câu hỏi các bạn trẻ đặt ra đều hướng về những giải pháp chính trị". Getty Images Đây là thành phần có nhiều tiềm năng và không luôn luôn là công cụ của nhà nước. Họ hoạt động trong nhiều lãnh vực như xoá giảm đói nghèo, người đồng tính, người khuyết tật, môi trường, lao động trẻ em… và những hoạt động nhằm nâng cao sự tham gia của người dân. Đa số các nhóm đều mang tính cách cung cấp dịch vụ cho người dân ở cấp địa phương hay liên quan đến nghiên cứu, nhưng không mang tính cách ảnh hướng đến chính sách quốc gia. Một số tổ chức hoạt động chặt chẽ và đăng ký theo pháp luật, nhưng cũng có nhiều hội nhóm hoạt động mang tính cách cộng đồng, lỏng lẻo và không đăng ký. Nói chung là sinh hoạt của các nhóm, đoàn thể này đa dạng. Có những nhóm do chính người Việt Nam lập ra với nguồn tài trợ từ các địa phương tự lực đóng góp. Có những nhóm là chi nhánh của các tổ chức phi chính phủ quốc tế, hoặc những nhóm Việt Nam hoạt động với nguồn tài trợ quốc tế. Một trong những tổ chức gặp Tổng thống Obama là Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG). Đây là một ví dụ tiêu biểu của một tổ chức nằm ở khoảng giữa, chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Theo trang mạng PPWG, tổ chức này là “một mạng lưới bao gồm các tổ chức và giới chuyên môn – ví dụ như các nhà tài trợ, đại diện của các cơ quan chính phủ, đại diện của các tổ chức phi chính phủ (NGO), và các nhà nghiên cứu – cùng trao đổi thông tin và ý tưởng về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của người dân, thể chế dân chủ và xã hội dân sự.” Được thành lập vào năm 1999, PPWG đóng vai trò cung cấp thông tin và tư vấn cho nhà nước Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế. Dù PPWG phải chịu nhiều ràng buộc từ phía nhà nước, họ cũng được ảnh hưởng và ràng buộc không kém bởi các nhà tài trợ quốc tế. Họ được tiếp cận và huấn luyện về những phương cách làm việc từ giới quốc tế. Xem qua các tài liệu được PPWG và những nhóm như iSEE thực hiện, chúng ta thấy rõ khả năng, sự chuyên nghiệp và phần nào đó sự độc lập của giới này. Theo dõi cuộc tiếp xúc của Tổng thống Obama với giới trẻ YSEALI, chúng ta nhìn thấy những người trẻ có khả năng và hơn hết, có tư duy độc lập. Có dư luận chỉ trích những người trẻ này, coi họ chỉ là những “con rối” của chế độ, vì không quan tâm đến nhân quyền hoặc vụ việc đang nóng liên quan đến môi trường biển ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, nếu để ý, những câu hỏi như làm sao tránh bị tình trạng chảy máu chất xám, làm sao để giới trẻ quan tâm và đóng góp cộng đồng, tầm quan trọng của việc một quốc gia khuyến khích sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật, vấn đề cứu Sơn Đoòng v.v. đều cho thấy đây là thành phần có tư duy độc lập và quan tâm. Liên quan đến câu hỏi về hiểm hoạ môi trường tại miền Trung một thành viên YSEALI đã dự định đặt câu hỏi này, nhưng bị an ninh Việt Nam bắt đi khi xếp hàng để vào hội trường tham gia buổi hội luận với Tổng thống Obama. Và hẳn nhiên, các câu trả lời của Tổng thống Obama cho các câu hỏi các bạn trẻ đặt ra đều hướng về những giải pháp chính trị. Những thông điệp mạnh mẽ từ Tổng thống Obama cũng như cung cách của ông đã để lại cho các bạn trẻ này những suy ngẫm đã được họ chia sẻ trên mạng xã hội. Lướt qua các chia sẻ này, người ta sẽ thấy một thế hệ trẻ đang trăn trở với tình hình đất nước và những trăn trở đó đã được Tổng thống Obama tác động qua những trả lời rất tinh tế của ông. Trở lại bức hình tổng thể về các hoạt động dân sự tại Việt Nam, thiết nghĩ ta cần nhìn thấy một số những tiềm năng đa dạng cần khai dụng. Nếu không, thật rất khó để ‘nối vòng tay lớn’ khi những bàn tay đang hết mình đóng góp cho xã hội và đất nước chưa có điều kiện để nắm chặt nhau. Nói cách khác là Phong trào dân chủ cần nhìn xã hội dân sự “lề phải" qua làn kính muôn màu, công nhận những thành quả đáng kể của thành phần này, để nói lên nhu cầu liên kết giữa các thành phần quan tâm. Những nắm tay đó cần phải mở rộng. Ngược lại, xã hội dân sự “lề phải" cũng cần nhìn sự sẵn sàng đối đầu trực diện của phong trào dân chủ như những bước cần thiết để nới rộng không gian chính trị cần thiết cho hoạt động dân sự và gạt bỏ những định kiến “phản động". Tóm lại, Tổng thống Obama và người dân Việt Nam đã đến với nhau một cách thân thiện, không bị bất cứ lằn ranh nào cản trở. Sau cơn sốt Obama, làm sao chính người Việt Nam gạt bỏ định kiến với nhau để có những bước đi dài hơn, nhanh hơn tiến tới một đất nước tự do và tiến bộ. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietn...
......

Tường trình buổi bầu Ban Chấp Hành Liện Hội nhiệm kỳ 2016 – 2018

Mönchengladbach (Đức Quốc) - Hội trường Nhà Thờ St. Heilig Geist nằm trên ngọn đồi so với mặt đường thì cũng không cao, thuộc khuôn viên của Nhà Thờ. Khung cảnh đẹp, thơ mộng và rất thanh tịnh, không phải lần đầu tiên mà cũng đã hơn hai lần Tôi được đến địa điễm này qua những lần tổ chức sinh hoạt Cộng Đồng của Hội Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Mönchengladbach. Vào khoảng mười hai giờ Chúng Tôi ba người đã có mặt tại Hội Trường, bốn bề yên lặng và vắng tanh. Sau khoảng hai mươi phút chờ đợi, bóng dáng Cộng Đồng bắt đầu xuất hiện, Bà Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội; Ông Nguyễn Văn Rị , Ông Trinh Đỗ Tôn Vinh, Ban Chấp Hành của Liên Hội; Bác Sỹ Nguyễn Qúy Cường, Ông Đàm Văn Tiếu, Hội Cao Niên tại München; Bác Sỹ Trần Văn Tích, Chủ Tịch Danh Dự đồng thời cũng là người Cố Vấn của Liên Hội và dần dần đến khoảng mười ba giờ thì hầu như đã gần đông đủ ngoài trừ đại diện của những Hội Đoàn và Nhân Sỹ vì lý do đặc biệt không thể đến tham dự được. Khoảng 13:30h bắt đầu chương trình sinh hoạt bầu tân Ban Chấp Hành Liên Hội của nhiệm kỳ 2016-2018. Sau nghi thức chào cờ và phút mặc niệm, Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh điều hợp viên buổi sinh hoạt giới thiệu thành phần tham dự. Ngoài sự hiện diện Đại Diện 20 Hội Đoàn còn có những thành viên của các Hội Đoàn, tổng số tham dự viên ước chừng trên dưới 50 người. Bác Sỹ Mỹ Lâm, đương kim Chủ Tịch nhiệm kỳ 2014 - 2016 ngỏ lời chào mừng Đại Hội Đồng và báo cáo những hoạt động của Liên Hội trong quá trình hai năm vừa qua. Ngoài sự tham dư và kết hợp hỗ trợ cùng các Hội Đoàn tại địa phương, Liên Hội còn có những sinh hoạt đặc biệt với chính quyền mà cơ bản là đặt nặng về phương diện Quốc Tế vận, như vận động một nhóm 14 trí thức người Đức để yêu cầu trả tư do cho 07 tù nhân Lương Tâm. Vận động cho Nhân Quyền Việt Nam và sự kiện đưa đến nạn diệt vong qua nhà máy thép Formosa được tổ chức bởi Deutscher Gewerkschaftsbund DGB tại Ludwigshafen am Rhein vào ngày Quốc Tế Lao Động 01.05.2016. Liên Hội cũng đã và đang vận động chống lại mưu đồ đen tối của Tòa Đại Sứ viêt cộng trong âm mưu tái dựng Khu tưởng niệm tên Hồ Tặc tại Moritzburg thuộc Tiểu Bang Sachsen. Đây chỉ là vài ba sinh hoạt điển hình trong 62 sinh hoạt mà Liên Hội đã cùng với các Hội Đoàn chia xẻ và đồng hành cùng đồng bào Quốc Nội trong hai năm qua. Bác Sỹ Trần Văn Tích, Chủ Tịch Danh Dự cũng là Cố Vấn cho Liên Hội trình bày về âm mưu của Tòa Đại Sứ việt cộng trong mưu đồ dựng lại xác thối Hồ Tặc tại Moritzburg, sự kiện tái dựng lại Khu tưởng niệm là một việc làm hết sức ngoan cố và vô cùng man rợ của đảng cộng sản và nhà cầm quyền việt cộng. Vì ai mà đưa đến sự kiện Formosa, có biết rằng cá chết là tin báo diệt vong không? Dựng lại tượng Hồ Tặc chẳng khác chi đưa ´´lưởi hái của tử thần´´ lên cần cổ của người dân. Trong mấy ngày qua chắc Chúng Ta cũng được biết qua những điện thư được gởi đi từ Ban Chấp Hành của Liên Hội. Cám ơn BS Trần Văn Tích đã bỏ nhiều thời gian và công sức vì đại cuộc, cám ơn BS đã dâng trọn trái tim mình cho sự tồn vong của đất nước. Để tiếp tục chương trình nghị sự của phần 1 trước khi nghỉ giải lao, Bà Phi Nga, Hội Trưởng Hội Văn Hóa Phụ Nữ tại Đức Quốc cùng nhiều Hội Đoàn đã đưa ra vấn đề không rỏ ràng của Bản Nội Quy và thiếu sót trong việc họp Đại Hội Đồng. Bản Nội Quy đã quá củ không còn thích hợp nữa. Tu chỉnh lại bản Nội Quy là điều bắt buộc mà Tân Ban Chấp Hành Liên Hội phải thực hiện và mỗi năm ít nhất phải một lần họp Đại Hội Đồng. Họp Đại Hội Đồng chính là cơ hội để giải tỏa những khuất mắt , những bất đồng có thể xẩy ra trong lúc cùng chung tay trong những sinh hoạt và cũng là một không gian để dể dàng thắt chặc thêm sự liên kết trên tinh thần đấu tranh vì sự tồn vong của đất nước. Riêng nhận xét của Ông Võ Hùng Sơn, Hội Trưởng Hội Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Frankfurt về Liên Hội rất chân tình: ´´Tôi rất khâm phục những việc làm của Liên Hội trong hai năm qua, chính bản thân Tôi cũng không làm được.´´Xin cám ơn lời phát biểu chân tình của Ông Võ Hùng Sơn dành cho những nổ lực của Ban Chấp Hành Liên Hội nhiệm kỳ 2014- 2016. Thực ra những nổ lực trong sự dấn thân vì Quê Hương , vì đất nước của Chúng Ta tại Hải Ngoại, nếu so sánh với tuổi trẻ yêu nước ở Quốc Nội đang ngày đêm trực diện với bạo quyền thì chỉ như một hạt cát nằm trong bải sa mạc. Tuy nhiên Hải Ngoại vẫn phải là một hậu phương vững mạnh cho Quốc Nội , không những trong giai đoạn đấu tranh một mất một còn hiện tại mà trong tương lai nửa. Hơn 40 năm qua, đảng cộng sản và bạo quyền việt cộng đã tàn phá đất nước, từ rừng vàng biển bạc đã trở thành một đống rác khổng lồ của thế giới và cũng đã hủy hoại tuổi trẻ Việt Nam trong chính sách trăm năm trồng người của Hồ Tặc. Nhưng may thay, Chúng Ta vẫn còn một tài nguyên vô giá đó là Chất xám. Chất xám nằm rải rác khắp năm châu trên các nước Tự Do, nguồn chất xám này đang tiềm ẩn trong Tuổi Trẻ Việt Nam. Tuổi trẻ Hải Ngoại sẽ là thành phần nồng cốt trong công cuộc xây dựng và kiến thiết lại đất nước bằng ´´chất xám´´ sau một cuộc bể dâu. Sau thời gian nghỉ giải lao, chương trình được tiếp tục qua phần 02. Bác Sỹ Mỹ Lâm tuyên bố trước Đại Hội Đồng ,hôm nay mãn nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành Liên Hội và xin được giao lại cho Ủy Ban Bầu Cử. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh Điều Hợp Viên giới thiệu ba vị trong Ủy Ban Bầu Cử trước Đại Hội Đồng: -Bác Sỹ Nguyễn Qúy Cường , Hội Trưởng Hội Cao Niên tại München: Trưởng  Ủy Ban Bàu Cử. -Ông Đàm Văn Tiếu, Hội Cao Niên tại München: Phó Ủy Ban Bầu Cử. -Bà Lê Nhất Hiền, Nhân Sỹ tại Frankfurt: Thư Ký. Vì bản Nội Quy đã quá lâu đời, nên nếu căn cứ vào Nội Quy thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Ủy Ban Bầu Cử quyết định lấy ý kiến chung của Đại Hội Đồng. Sau phần hội ý, Ủy Ban cũng đã giải quyết được và nhanh chóng tiến hành bầu cử. Qua bỏ phiếu kín của 20 Hội Đoàn hiện diện, Ban chấp hành củ được tín nhiệm với số phiếu 14/20 – 02 không đồng thuận – 04 phiếu trắng. Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2016 – 2018: • BS Hoàng Mỹ Lâm : Chủ Tịch Liên Hội. • Ông Phạm Công Hoàng : Phó Chủ Tịch đặc trách Nội Vụ. • Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh : Phó Chủ Tịch đặc trách Ngoại Vụ. • Ông Lê Trung Ưng : Tổng Thư Ký. • Ông Nguyễn Văn Rị : Thủ Qủy. BS Trần Văn Tích : Chủ Tịch Danh Dự, Cố Vấn Liên Hội. 31.05.2016 Lê Trung Ưng – Odw , Đức Quốc  
......

Đại ân nhân của thuyền nhân VN, Tiến sĩ Rupert Neudeck qua đời

     Người sáng lập của tổ chức Ủy Ban Cap Anamur, một đại ân nhân của thuyên nhân VN tị nạn tại Đức Tiến Sĩ Rupert Neudeck đã qua đời sáng hôm nay 31 Tháng Năm 2016 sau một ca phẫu thuật tim, hưởng thọ 77 tuổi. Điều này đã được một phát ngôn viên của văn phòng của ông tại Köln (Cologne) xác nhận. Tiến sĩ Rupert Neudeck sinh ngày 14 Tháng Năm 1939 ở Danzig (thành phố hiện nay thuộc lãnh thổ Ba Lan). Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, gia đình ông bị trục xuất về Đức. Ông lớn lên và học tập ở Tây Đức. Năm 1958, sau khi tốt nghiệp bậc trung học, ông học ngôn ngữ và văn minh Đức, triết học, xã hội học và thần học Công giáo. Năm 1961. ông ngưng học để gia nhập Dòng Tên, nhưng ít năm sau ông ra khỏi Dòng và tiếp tục học. Năm 1972, ông đậu bằng tiến sĩ triết học với bản luận án Politische Ethik bei Jean-Paul Sartre und Albert Camus (Đạo đức chính trị của Jean-Paul Sartre và Albert Camus). Ông bắt đầu làm nhà báo cho đài phát thanh Công giáo ở Köln, và từ năm 1976 làm nhà báo tự do. Năm 1977, ông làm biên tập viên chính trị cho đài phát thanh Deutschlandfunk [1]. Năm 1979 vợ chồng Rupert Neudeck và nhà văn đoạt giải Nobel Heinrich Böll – cùng một nhóm bạn – đã thành lập Ủy ban “Ein Schiff für Vietnam” (Một tàu cho Việt Nam) và thuê tàu Cap Anamur làm nhiệm vụ cứu các thuyền nhân Việt Nam vượt biển tỵ nạn. Năm 1982, tổ chức “Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e. V.” được thành lập, theo tên tàu Cap Anamur. Những tàu này đã vớt 10.375 thuyền nhân Việt Nam từ 226 ghe thuyền trên Biển Đông. Đại đa số những thuyền nhân Việt Nam này được đưa sang tỵ nạn ở Đức. Cũng như Tiến sĩ Ernst Albrecht, Cựu Thống Đốc tiểu bang Niedersachsen, Tiến sĩ Rupert Neudeck là đại ân nhân của hầu hết những thuyền nhân Việt Nam tại CHLB Đức. Ông ra đi để lại vợ là bà Christel Neudeck, hai con gái và một con trai. BBT
......

Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp với thảm họa ô nhiễm biển Miền Trung

Biển miền Trung bị ô nhiễm nặng. Cá chết hàng loạt từ 2 tháng nay. Liên quan đến sự kiện đau thương này, có 2 văn thư của các Đức Giám mục Việt Nam đã được công bố, chưa kể một văn thư giải thích của Văn phòng Hội đồng Giám mục. Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp Hình Văn thư thứ nhất là “Thông báo về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”, do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc ấn ký ngày 30/4/2016, trong tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Văn thư thứ hai là “Thư chung về thảm họa ô nhiễm môi trường biển Miền Trung”, do Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp ấn ký ngày 13/5/2016, trong tư cách Giám mục Giáo phận Vinh, là nơi môi trường biển bị ô nhiễm đầu tiên và nặng nề nhất. Tất nhiên hai văn thư này rất khác nhau. Và các cơ quan truyền thông do chính quyền kiểm soát đã “khai thác” một cách không lương thiện sự khác nhau giữa hai văn thư này. Nhiều người, trong đó có không ít tín hữu Công giáo, cảm thấy bối rối và thậm chí hoang mang vì điều đó. Nhưng thực ra, sự tương đồng giữa hai văn thư thì lớn hơn sự khác biệt. Bởi lẽ điểm tương đồng này là điểm quyết định cho thấy sự thống nhất trong nguyên tắc suy tư và trong tiêu chuẩn phán đoán về sự kiện ô nhiễm môi trường biển này, mà các Đức Giám mục, tức là huấn quyền của Hội thánh địa phương, muốn đề nghị với các tín hữu và mọi người thiện chí thuộc về hay không thuộc về chính quyền. Về nền tảng và nguyên tắc suy tư, cả hai Đức Cha đều quy chiếu về giáo huấn của Hội thánh được trình bày một cách hết sức rõ ràng, súc tích và phong phú trong thông điệp Laudato Si’ (về chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) của Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô. Điều đáng quan tâm là nhận định của các Đức Cha về sự kiện ô nhiễm môi trường biển Miền Trung hiện nay. Cả hai Đức Giám mục đều nhận định đây là một THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG. Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam nói rõ ràng và khúc chiết: “Đây có thể gọi là một thảm họa môi trường”, cho dù trong tiêu đề văn thư chỉ nói “tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam”. Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, trong văn thư vốn được công bố sau đó gần 2 tuần và là văn thư của vị Giám mục đang lãnh đạo Dân Chúa tại vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa, đã triển khai, một cách rõ ràng và chi tiết hơn, chính nhận định đó của Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đã đưa ra hàng loạt luận cứ và luận chứng rất có sức thuyết phục, cho thấy quả thực phải gọi đúng tên những gì đang xảy ra là một thảm họa môi trường. Đức Cha đã không ngần ngại nhiều lần nhấn mạnh hạn từ “thảm họa”. Ngay trong câu đầu tiên của “Thư Chung”, ngài còn nói rõ đây là một “thảm họa môi trường biển chưa từng thấy”. Trong triệt thứ hai, ngài nói rõ: “… thảm họa môi trường này có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”… Khi gọi đích danh đây là một thảm họa môi trường, các Đức Giám mục Việt Nam đã tinh tế đưa ra một đề nghị quan trọng cho cách hành xử cần phải có: chính quyền và toàn thể quốc gia phải ứng xử theo cách ứng xử với một thảm họa, chứ không phải với một vụ việc thông thường. Hội thánh không giẫm chân chính quyền và các tổ chức dân sự hay khoa học… để đưa ra những giải pháp kỹ thuật, nhưng Hội thánh có quyền và trách nhiệm góp tiếng nói của mình để lay động lương tâm con người trước thực tế vốn rất đau thương và nghiêm trọng. Chính trong tư cách đó, Hội Thánh đề nghị phải coi đây là một thảm họa môi trường và phải hành động nghiêm túc, khoa học và toàn diện như cần phải hành động trong việc giải quyết một thảm họa. Trong cả hai văn thư, các Đức Cha đều kín đáo đưa ra nhận xét mang tính phê bình khi cho thấy chính quyền vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức về nguyên nhân của thảm họa, cho dù thảm họa đã diễn ra ở mức độ kinh khủng cả gần một tháng, thậm chí cả hơn một tháng, tính tới ngày các Đức Cha viết các văn thư này. Thay vào đó, như “Thư Chung” nói rõ, lại là những cách hành động không phù hợp việc đối phó với một thảm họa môi trường “có mức độ lâu dài và nguy hiểm vô cùng to lớn”: “Mặc dù tầm mức nguy hiểm của thảm họa to lớn như vậy, nhưng đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn né tránh việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này. Bên cạnh đó một số người còn khuyến khích dân chúng tiêu thụ thủy hải sản một cách thiếu căn cứ khoa học. Trong khi đó, thật khó hiểu khi nhà cầm quyền lại nặng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa đòi trả lại môi trường trong sạch cho người dân.” Chúng ta, các tín hữu Chúa Kitô và mọi người thiện chí đều mong mỏi chính quyền và các cơ quan chức năng ứng phó với sự kiện ô nhiễm biển Miền Trung đúng với bản chất và tầm mức của nó: một thảm họa môi trường biển rất trầm trọng. Ưu sầu và lo lắng của cả dân tộc chúng ta lúc này là ưu sầu và lo lắng trước một thảm họa môi trường biển, chứ không phải trước một tai nạn thông thường và nhỏ bé. Ưu sầu và lo lắng ấy đã thực sự gây tiếng vọng trong tâm hồn Hội thánh Chúa Kitô đang đi giữa dân tộc này, như được chứng tỏ trong văn thư của Đức Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục và văn thư của Đức Giám mục Giáo phận Vinh. Chính các tín hữu giáo dân, theo đúng ơn gọi và trách nhiệm của mình, phải cùng với mọi người thành tâm thiện chí dấn thân vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… để giải quyết thảm họa môi trường biển này. Tân Thanh Nguồn: Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
......

Chia sẻ trên mạng để làm gì?

Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên. Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại. Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng. Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này. Anh Phan Anh bị chất vấn trên đài truyền hình về “động cơ” chia sẻ thông tin vụ cá chết trên facebook cá nhân của mình. Ảnh: Internet Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình. Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại. Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật. “Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người. Em Huỳnh Tấn Phát bị đánh đập dã man trước cổng đồn công an phường Bến Nghé, Quận 1, Sài Gòn hôm 10-5-2016. Ảnh: Fb Hoàng Dũng “Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại. Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi. Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999. Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước. Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng. Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả. Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân. Nguồn: Blog Tuấn Khanh
......

MÜNCHEN - ĐỨC VĂN NGHỆ GIÚP DÂN OAN

MUNICH VĂN NGHỆ GIÚP DÂN OAN Trước cảnh khổ đau khốn cùng của dân oan không những nhà cửa bị CS cưỡng chế tịch thu mà còn bị đàn áp, đánh đập dã man và bắt bỏ tù. Ngày 26.05.2016. Một nhóm bạn trẻ tại München tổ chức đêm nhạc với chủ đề „hãy là ngọn gió đổi thay“(1). Gây qũy giúp cho dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi bị CSVN kết án 2 năm sáu tháng tù. Mở đầu chương trình văn nghệ là nhạc phẩm Trả Lại Cho Dân  của tác giả Duy Quốc Nam là tù nhân lương tâm, hòa âm nhạc sĩ Trúc Hồ. Qua các giọng ca trữ tình: Sỹ Sáng, Vĩnh Điệp, Quốc Nam và Ngọc Trâm đã làm cho hội trường ấm lên lòng yêu nước hướng về Quốc nội Trả lại đây cho nhân dân tôi Quyền tự do, quyền con người Quyền được nhìn, được nghe, được nói Quyền được chọn chân lý tự do Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn. …………………………….. Hồ Sỹ Sáng đại diện BTC tường trình về ý nghiã của đêm nhạc và tóm lược về vụ án của em Nguyễn Mai Trung Tuấn, đã phản đối chống lại nhà cầm quyền cưỡng chiếm tài sản của gia đình em mà việc bồi thường quá bất công. Bà Mai thị Kim Hương, mẹ của Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tuyên án 3 năm 6 tháng tù và cha Nguyễn Trung Can là 3 năm tù giam. Vì bảo vệ tài sản bị cướp Tuấn còn tuổi vị thành niên không kèm được nỗi oan ức, đã tạt acid vào đoàn cưỡng chế. Tuấn bị kết án 2 năm 6 tháng tù giam, chỉ có tòa án CSVN làm việc thất nhân tâm như vậy. Đêm nhạc được Trịnh Hội Giám đốc điều hành của VOICE hỗ trợ, để giúp những người tù nhân lương tâm: Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức…và lên án CSVN đã không có hành động cụ thể minh bạch về việc cá chết vì bị ô nhiễm do Cty Formosa đã xả chất độc hại ra biển. ở các vùng biển tỉnh miền Trung. Thảm họa môi trường người dân biểu tình yêu cầu “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch”, nhưng nhà cầm quyền CS bao che không công bố rõ nguyên nhân, còn ra lệnh đàn áp đánh đập…Trịnh Hội tường trình ngắn về sinh hoạt của Voice là tổ chức phi chính phủ, vừa qua đã giúp 15 tấn gạo cứu trợ miền Trung, năm 2015 vận động chính phủ Canada thu nhận 85 người tỵ nạn VN bị kẹt lại ở Thailand vả sẽ thu nhận thêm 28 người cuối cùng khép lại trang sử thuyền nhân Việt Nam hơn 2 thập niên qua. Trịnh Hội mời khán giả cùng đưa khẩu hiệu nội dung ủng hộ người dân trong nước xuống đường 3 lần biểu tình trong tháng 5 và hình của anh Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù vì đấu tranh cho tự do và dân chủ, anh đã và đang tuyệt thực phản đối nhà cầm quyền CSVN. Trịnh Hội cũng giới thiệu cô Vũ Minh Khánh vợ của LS Nguyễn Văn Đài ra hải ngoại đi vận động với công luận thế gìới, đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho chồng. Khánh trình bày về hoàn cảnh của chồng từng bị tù nhiều năm được trả tự do và bị bắt lại, bị biệt giam gia đình không thể thăm viếng được. Nước mắt của người đàn bà đi kêu oan cho chồng làm cho nhiều người rung động,  Khánh được nhiều người tặng bông hồng. Trong lúc giải lao Khánh ngồi ở cuối hội trường trong nỗi cô đơn với đôi mắt u buồn, được các bà đến chia xẻ thân phận như Khánh từng chờ chồng bị tập trung cải tạo sau năm 1975 dù không án nhưng cũng đã bị giam giữ nhiều năm…Như Hà thế hệ với Vũ Khánh cùng những chị em khác tặng riêng một ít tiền nhờ mua quà cho anh Đài. Chương trình nhạc gồm những nhạc phẩm hướng về quê hương Việt Nam “ Khóc Mẹ Dân oan, Anh Không Chết Đâu Em, Thiên Thần Trong Bóng Tối, Một Người Đi, Anh là Ai; Nhân Danh Việt Nam”….với những ca sĩ cây nhà lá vườn rất năng động: Ngọc Thu, Ngọc Trâm, Julie Kim, Vĩnh Điêp, Quốc Nam, Sĩ Sáng, Kiều Nhiên. cùng với các ca sỹ đến từ Hoa Kỳ: Thiên Kim, Huỳnh Phi Tiễn, Nguyệt Anh. Ban nhạc dù không tập dợt trước nhưng các anh: Minh Tuấn, Lê Thuyên, Trần Hạnh và Minh Đường đã cố gắng phục vụ thành công. Về âm thanh ánh sáng do “TP Sound” Trường Phan phụ trách, ánh sáng nhiều màu sắc làm cho sân khấu lộng lẫy sống động, âm thanh lớn phù hợp với giới trẻ nhưng người lớn tuổi thì không! Sôi nổi nhất là bán đấu gia cây bonsai của một người ẩn danh tặng, Chị Thanh vui vẻ mua với giá 600€. Mua xong chị tặng lại BTC bán đấu giá tiếp lần thứ 2  Thảo mua 400€. Nhờ những tấm lòng vàng BTC có thêm 1000€. (2) Những Phật Tử của chùa Tâm Giác nhiệt tình lo việc nhà bếp, bán vé, ủng hộ thực phẩm… Đồng hương xa gần về München tham dự buổi văn nghệ, cùng đốt lên ngọn đuốc đồng hành với người dân trong nước, những nhà đấu tranh cho Tự Do, Dân chủ và Nhân Quyền đã bị tù tội và những người Dân oan thấp cổ bé miệng. Nguyễn Quý Đại Nhạc phẩm  Con Đường Việt Namhttp://www.sbtn.tv/vi/nhac-pham-con-duong-viet-nam.html Chú thích: 1/ Ca từ trong nhạc phẩm Triệu Con Tim Một Tiếng Nói của nhạc sĩ Trúc Hồ; 2/ Trên FB Hồ Sỹ Sáng thông báo Tổng kết đêm nhạc “Hãy là ngọn gió đổi thay” 1. Qùa thăm nuôi LS Đài 1.140 € (Ban tổ chức) + 500 € (Tiền bán sách của Người buôn gió) 2.  Quà cho thiếu niên dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn 1.000 € Cám ơn sự đóng góp tài chánh của – Các anh: Tùng (USA), Tuấn, Ngô Quang Diễm Phi, Bùi Thanh Hiếu. – Các chị: Nhị, Chi; cô chú Mai Tăng, phật tử chùa Tâm Giác… Xin chân thành cám ơn quý cô chú anh chị đã đến tham dự góp môt bàn tay cho đêm nhạc được thành công tốt đẹp. Tm. BTC Sĩ Sáng Hồ.
......

Ẩn số lớn nhất trong chuyến đi VN của Obama bắt đầu được giải mã

Giải đáp cho câu hỏi hỏi về mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu hé lộ ‘Mỹ tiếp cận Cam Ranh’ Trước ngày Tổng thống Obama đến Việt Nam, có rất ít tin tức được coi là thực chất về chuyến đi này. Chỉ có vài tờ báo quốc tế như The Nikkei hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”. The Nikkey, một tờ báo lớn của Nhật Bản, dường như có nguồn tin nội bộ về mối quan hệ “giao lưu hải quân” giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt về cuộc diễn tập chung tại Đà Nẵng của hải quân hai quốc gia này vào tháng 4/2016 – một sự kiện không hề được công bố trên báo chí nhà nước Việt Nam. Sau quyết định bất ngờ của Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một vài  nhà phân tích thuộc phái “phản biện trung thành” cho rằng quyết định trên chỉ đơn giản là Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”, và “điều đó tốt cho lợi ích của hai quốc gia”. Nhưng ngay sau khi Obama rời Việt Nam, một hiện tượng đáng ngạc nhiên là báo nhà nước bắt đầu công khai đưa tin “Mỹ tiếp cận Cam Ranh”, mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận với nhau. Đài truyền hình Việt Nam (VTV), một kênh báo đảng, vừa tiết lộ một lời giải cho động thái trên của Mỹ. Trong một bài phỏng vấn TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Ngoại giao, VTV đã đặt tựa đề “Lý do Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam vào phút chót”. Một trong những lý do mà ông Trần Việt Thái nêu ra để lý giải về quyết định của Tổng thống Obama là: “Tiếp đến, điều này cũng mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mặc dù không đề cập đến cụm từ “vào phút chót” như hàm ý trong tựa đề bài phỏng vấn của VTV, nhưng lý do “bảo vệ Tổ quốc” mà ông Thái nêu ra rất có thể là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến sự kết thúc quá trình mặc cả giữa Mỹ và Việt Nam về những nội dung liên quan đến cấm vận vũ khí, quân sự và quốc phòng. Trong khi VTV hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin theo đường gián tiếp “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”. Những câu hỏi về Cam Ranh Không bị vòng kim cô của Ban Tuyên giáo trung ương kiềm chế, báo chí quốc tế đã đề cập đến vấn đề cảng Cam Ranh một cách trực tiếp và thoải mái hơn nhiều. Bài của tác giả James Holmes trên tạp chí Foreign Policy mới đây đã nêu ra những nội dung rất đáng chú ý: “Điều khiến bất kỳ thủy thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. “Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự ‘hiện diện luân phiên’, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào? “Đối với Washington, một hạm đội với các chiến hạm lớn như khu trục hạm hay tuần dương hạm - tàu được trang bị thiết bị cảm biến cùng vũ khí đủ loại - là một công cụ chính sách hoàn toàn khác so với một đội tàu bao gồm những tàu trang bị nhẹ quanh quẩn ven bờ. Đồng thời nó cũng chuyển tải một thông điệp hoàn toàn khác tới Bắc Kinh về năng lực và quyết tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam. “Và cuối cùng, Hà Nội sẽ cho phép tàu thuyền Hoa Kỳ được làm gì khi chúng đồn trú tại Cam Ranh? Chào đón một cựu thù quay lại lãnh thổ Việt Nam không phải là một động thái nhỏ nhặt, ngay cả khi điều đó xẩy ra sau cuộc chiến tranh Việt Nam bốn thập niên. Liệu hai lực lượng hải quân có tiến hành hoạt động tuần tra chung trên vùng biển tranh chấp hay không? Hay Hà Nội sẽ cho phép các tư lệnh Hoa Kỳ tự do thực hiện các yêu cầu của Washington?”. Trong bối cảnh Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”, nguy cơ Việt Nam bị tấn công là có thật. Nguy cơ này, cùng với những tin tức tình báo mà Hà Nội có thể đã thu thập được, đã giải thích tại sao từ đầu năm 2016 đến nay, chính quyền Việt Nam dường như có một số biểu hiện mang hơi hướng “giãn Trung”, trong đó đặc biệt là vào tháng 2/2016 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam dám đưa ra tuyên bố về “tàu Mỹ đi qua vô hại” ở khu vực Biển Đông, và lần đầu tiên hải quân Việt Nam dám bắt giữ tàu chở dầu của Trung Quốc vào tháng 3/2016. Bây giờ thì đừng mãi tuyên truyền về “Mỹ cần Việt Nam”. Không có Cam Ranh, các tàu khu trục và máy bay của Hạm đội 7 Mỹ vẫn chẳng ngần ngại tuần tra vùng hải phận và không phận Biển Đông. Nhưng không có Mỹ ở Cam Ranh, làm sao bảo đảm Việt Nam sẽ chống đỡ nổi một chiến dịch tập kích cả đường biển lẫn đường không của Trung Quốc trong tương lai gần? Vừa chơi vừa sợ Có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém. Giả thiết về Cam Ranh đã có căn cứ, thậm chí là căn cứ có độ xác thực cao. Và rất có thể Cam Ranh là quân hậu trên bàn cờ của một “thỏa thuận quân sự” nào đó giữa Mỹ và Việt Nam đã được đàm phán trong một thời gian dài trước chuyến đi Việt Nam của Obama, nhưng chỉ được quyết định “vào phút chót” với sự hiện diện đầy ẩn ý của Cố vấn an ninh Susan Rice. Tuy nhiên, rất có thể cả Mỹ lẫn Việt Nam đều không muốn công bố thông tin tuyệt mật về “thỏa thuận quân sự” ấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào phản ứng của Trung Quốc cũng có thể đánh giá và xác nghiệm xem những nội dung đã được thỏa thuận có tầm quan yếu đến đâu. Trong khi đó, vài tờ báo quốc tế đã bắt đầu đề cập việc Trung Quốc “nổi giận” khi chứng kiến Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam. Theo logic đó, nếu Trung Quốc tái diễn hành vi gây hấn với mức độ cao hơn đối với Việt Nam trong những tháng tới, cùng lúc diễn ra những hoạt động “giao lưu hải quân” dày hơn của Mỹ tại Đà Nẵng và đặc biệt là Cam Ranh, có thể cho rằng “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam đang được triển khai. Khi đó, chính sách “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam” của Việt Nam sẽ có thể ít hoặc không được giới ngoại giao nắng mưa thất thường của nước này nhắc đến nữa. Việt Nam cũng vì thế sẽ dấn thân hơn vào “quỹ đạo” của Mỹ. Không chỉ “bình thường hóa hoàn toàn quan hệ” mà còn “chơi với Mỹ”. Tuy nhiên, tiến độ “chơi” đến đâu và “giao lưu hải quân” giữa Mỹ và Việt Nam nhanh chóng đến mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có mức độ phản ứng của Trung Quốc trong thời gian tới và bản lĩnh bớt sợ của giới lãnh đạo Việt Nam. Một chi tiết được giới quan sát ghi nhận là trong cuộc viếng thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 5/2016, trong lúc Obama luôn tươi cười và thoải mái, gương mặt giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam lại luôn toát lộ vẻ lo lắng và căng thẳng. Có người giải thích: cuối cùng thì những quan chức này đã buộc phải quyết định việc không thể mãi đu dây và cách nào đó trở thành “đồng minh” của Mỹ, nhưng vẫn lo ngay ngáy sẽ làm cho Bắc Kinh nổi giận. http://www.voatiengviet.com/content/an-so-lon-nhat-trong-chuyen-di-vietn...
......

Tổng thống Mỹ, nhân dân Việt Nam và ĐCSVN

Những hình ảnh người dân Việt Nam ở hai thành phố lớn đứng đầy hai bên hè đường vẫy tay chào đón tổng thống Hoa Kỳ cùng với những tiếng reo hò đồng thanh tên của ông tràn ngập trên truyền thông Việt Nam những ngày qua. Hình ảnh đó quả thật là một sự bất ngờ, khó có ai có thể hình dung được rằng người dân Việt Nam lại bày tỏ tình cảm nồng nhiệt như vậy đối với tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi đó, chế độ Việt Nam tiếp đón tổng thống Obama với một nghi thức nếu so tầm cường quốc như Hoa Kỳ, có thể nói đó là một nghi thức lạnh nhạt , miễn cưỡng cho phải phép xã giao. Dường như Hoa Kỳ hiểu rõ chế độ Việt Nam, hiểu đến chân tơ kẽ tóc những cách đối xử của chế độ Việt Nam như ngắt phần dịch, ngăn chặn những người mà phía Hoa Kỳ cần tiếp xúc....tất cả những điều ấy Hoa Kỳ đều dự định được trước. Hoa Kỳ cũng hiểu tất cả những gì người cộng sản Việt Nam đang làm đều là trò ứng xử tiểu nhân của những kẻ kém thế và mất tư cách. Họ không chấp nhặt điều ấy, cái họ cần là đưa được thông điệp của họ đến với người dân Việt Nam. Sự không chấp nhặt ấy bị suy diễn thành Hoa Kỳ chỉ quan tâm lợi ích của họ, Hoa Kỳ sẵn sàng bắt tay với cộng sản và bỏ qua nhân quyền, hay vị thế của Việt Nam đang lên cao khiến Hoa Kỳ phải vị nể..... Thật ra quan điểm này là của một số người bi quan và bọn dư luận viên tung hứng ra vào để làm nhụt chí khí của làn sóng đấu tranh đòi tư do, nhân quyền ở Việt Nam. Hoa Kỳ chưa lúc nào ngưng nghỉ việc đòi quyền tự do, quyền con người ở Việt Nam. Bằng chứng là bài phát biểu của Obama đến với người dân Việt Nam, sự tha thiết của ông với người dân Việt Nam qua những hành động nhỏ như ăn bún chả, trú mưa, nói chuyện với thanh niên....dường như đấy mới là mục tiêu chính của Hoa Kỳ. Những lễ nghi hay các vị nguyên thủ Việt Nam đối với ông chỉ là đám bù nhìn chặn đường ông đến với nhân dân Việt Nam đưa thông điệp của mình. Hình ảnh hàng ngàn người dân nồng nhiệt chào đón tổng thống Hoa Kỳ cũng như thái độ trọng thị dân chúng Việt Nam của tống thống Hoa Kỳ, đã khiến cho vai trò của đảng cộng sản VN trở nên vô duyên, thành kẻ ngoài lề phá bĩnh. Bất chấp thái độ của cộng sản VN, thông điệp mà Hoa Kỳ muốn chuyển được đến nhân dân Việt Nam đã được chuyển, tình cảm của người dân Việt Nam muốn bày tỏ với Hoa Kỳ đã được bày tỏ. Đó là điều thành công nhất trong chuyến đi của tổng thống Obama. Những cái còn lại hãy để sau, mặc dù chúng rất cần thiết như việc thả tự do cho tù nhân lương tâm. Nhưng đó là việc của nhiều năm trước đó và nhiều năm sau này, những việc như ta gọi là việc thường nhật giữa quan hệ chính phủ hai nước. Không tù nhân này sẽ có tù nhân khác nếu như thể chế cộng sản này vẫn còn, Hoa Kỳ không muốn cuộc chạy theo chân chế độ cộng sản để xin tha người cứ kéo dài từ năm này qua năm khác. Hoa Kỳ vẫn đòi hỏi việc thả tù nhân lương tâm, nhưng thông điệp của tổng thống Hoa Kỳ cũng bày tỏ mong muốn người dân Việt Nam hãy cùng họ chấm dứt nguồn gốc của việc đấy, và Hoa Kỳ hoan nghênh điều ấy. Hãy nhìn sâu xa hơn thông điệp mà tổng thống Obama đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra. Trong thông điệp đó, Hoa Kỳ đã muốn nói nhân dân Việt Nam mới là lực lượng mà Hoa Kỳ coi trọng, quyết định của nhân dân Việt Nam mới thực sự là ý nghĩa trong quan hệ hai nước. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là những kẻ ngáng đường trơ tráo ngăn cản, lợi dụng mong muốn của nhân dân Hoa Kỳ, Việt Nam muốn có quan hệ tốt đẹp để đòi phần cho mình. Cộng sản Việt Nam tất nhìn ra thông điệp của Hoa Kỳ cũng như lòng dân Việt Nam. Lẽ ra họ phải nhún mình và nương theo nguyện vọng của hai phía trên để có một kết quả hài hoà. Nhưng với bản chất cố hữu độc tài họ sẽ tìm mọi cách gia tăng bóp nghẹt ước muốn của người dân Việt Nam, cũng như họ hạ nhục và xuyên tạc động cơ của Hoa Kỳ. Điều đó dẫn đến lập luận rằng Hoa Kỳ quan hệ với chế độ Việt Nam không làm thay đổi được gì, chỉ khiến tình trạng tự do ở Việt Nam bị đàn áp gia tăng được củng cố. Rằng chỉ có ĐCSVN mới là người quyết định thay đổi được mọi thứ. Tuy nhiên nếu nhìn khác đi một chút, ta có thể thấy ĐCSVN đang bẽ bàng chầu rìa khi nhìn thấy cảm tình của Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam với nhau. Cần phải hiểu thêm thông điệp của Hoa Kỳ có ẩn ý như - Tại sao chúng ta (Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam) tình cảm như vậy mà không đến được với nhau, đó là tại đảng CSVN ngáng đường, tại sao ĐCSVN ngáng đường chúng ta.? Tại sao lại để họ ngăn cản mong muốn hợp tác tiến bộ này. Thay vì đòi hỏi chúng tôi (Hoa Kỳ) phải ở thế rượt đuổi hết năm này qua năm khác để đòi hỏi Cộng sản VN tha cho hết lớp tù nhân này, đến lớp tù nhân khác. Các bạn hãy chấm dứt điều đó và chúng tôi ủng hộ. Đấy mới là những thông điệp quan trọng mà Hoa Kỳ đã phát đi. Hàng ngàn người Việt Nam hân hoan chào đón tổng thống Mỹ, những bài phát biểu của tổng thống Mỹ nói gì. Nhìn trong đó để thấy những mầm dân chủ đang được hứa hẹn, đừng vội nhìn vào sự đàn áp gia tăng của CS mà trở thành chán chường và thất vọng với Hoa Kỳ. Nếu như họ thực sự không quan tâm đến dân chủ và quyền con người, họ đã chẳng mất công đến vậy. Nếu như họ chỉ là những kẻ thực dụng chỉ quan tâm đến lợi ích của họ, họ đã có nhiều nơi khác để quan tâm tìm kiến lợi ích hơn là ở một quốc gia như Việt Nam. Những cố gắng dẫy giụa đàn áp bằng mọi trò đê tiện của chế độ cộng sản, chỉ chứng minh chúng đang gần đến sự dẫy dụa tuyệt vọng, hơn là chứng minh chúng mạnh mẽ và thế giới tiến bộ không làm gì được chúng. Đừng nên thấy đó là điều bi quan, vì cộng sản cố gắng đàn áp để người dân có cảm giác đó. Như một canh bài, mỗi lá bài rút ra tiền cược được tố vống lên, không phải là lá bài trong tay mạnh, mà chỉ là đòn hù doạ để đối thủ bỏ cuộc chơi. Cộng sản Việt Nam đang cầm những lá bài yếu thế là nợ công cao, ngân sách cạn kiệt, tài nguyên cạn kiệt, môi trường nhiễm độc, lòng dân chán ngán. Những chuyện đánh đập, bắt bớ, những tuyên truyền lên gân lên cốt chỉ là cách tố tiền cược lên cao để doạ những tay chơi non tinh thần. Hãy tiếp tục gia tăng thành lập những nhóm xã hội dân sự, gia tăng hoạt động trên mọi lãnh vực xã hội. Khó khăn trong vài năm tới sẽ cực kỳ lớn bởi sự đàn áp cuối cùng của chế độ đang giãy chết, đừng nản lòng hay sờn chí bởi những luận điệu bi quan của người đấu tranh nào đó hoặc những lời lung lạc của kẻ thù. Với tình cảm của người dân Việt Nam đã thể hiện trong chuyến đến thăm của tổng thống Hoa Kỳ, đó là khát vọng tự do, dân chủ, tiến bộ. Khát vọng ấy trước sau gì cũng sẽ đạt được, càng khó khăn lớn càng chứng tỏ khát vọng ấy càng đã đến gần mục đích. Nếu nói đây là vở diễn của chính khách Hoa Kỳ, thì trong vở diễn đó, vai trò của đảng cộng sản VN chỉ là một diễn viên phụ. Trên sân khấu chỉ có Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam đảm nhiệm hai vai chính của vở diễn, chắc chắn trong tương lay cũng sẽ là vậy. Theo Fb Người Buôn Gióhttps://www.facebook.com/notes/thanh-hieu-bui/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng...
......

Tân trang khu tưởng niệm cho một TÊN DIỆT CHỦNG (Mass murderer) ?

Bà Vera Lengsfeld sinh năm 1952 tại Thüringen (Đông Đức). Là con gái của một sĩ quan mật vụ (Stasi-Offizier) bà đã được giáo dục trong tinh thần của chế độ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands, SED-Regime). Mặc dầu vậy, bà đã sớm có những hồ nghi về thể chế này.  Khi mới bước vào tuổi trưởng thành bà Vera Lengsfeld đi đến quyết định hoạt động trong phong trào đòi hỏi dân quyền. Bà đã bị cấm hành nghề, bị tù đày và bị trục xuất. Khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 09.11.1989 bà Lengsfeld trở về quê quán và bắt đầu sự nghiệp chính trị gia và là nhà đấu tranh cho tự do và dân chủ. Càng đau khổ hơn khi bà được biết, chính chồng bà (ông Knud Wollenberger) đã làm mật vụ Stasi theo dõi bà nhiều năm.Dưới đây là bài viết của bà nhân việc Đại sứ CSVN tại Đức vận động xây một khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại thành phố Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen miền Đông nước Đức.Nguyên bản tiếng Đức: Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder? -------------------- Tạo niềm cảm thông giữa các dân tộc là một việc làm tốt, nhưng người ta không bao giờ được quên rằng, mình đang thương lượng với ai và đang giao du với chế độ nào. Trong một vụ mới đây tại Sachsen (*) điều này có thể đáng tiếc đã xẩy ra trong trường hợp ông đại sứ Việt Nam mới tên Đoàn Xuân Hùng và chương trình cộng tác Đức-Việt. Vì người ta hiển nhiên đang đắn đo xây cất mới lại một nơi hồi tưởng tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức / DDR (CHDCĐ) với sự tài trợ của nhà cầm quyền Việt Nam, nhằm ảnh hưởng một chiều lên lịch sử. Bên cạnh việc nhớ lại chương trình đào tạo những trẻ em Việt Nam tại CHDCĐ, người ta thần tượng hóa một cách hoàn toàn thiếu phán đoán (nếu chương trình này được thực hiện như dự định) một TÊN DIỆT CHỦNG bằng những phương tiện dân chủ. Và câu chuyện như sau mà người ta có thể đọc trong tờ báo Sächsische Zeitung (SZ). „Gần như kính cẩn“, ông Sven Görner viết như thế trong tờ SZ ngày 19.5, ông đại sứ cầm trên tay một tấm bia bằng đồng đỏ, nói về một sự kiện cách đây gần 70 năm. Mùa hè năm 1957 ông Hồ Chí Minh (sau này trở thành Chủ tịch miền Bắc Việt Nam) đã đến Moritzburg gần thành phố Dresden để thăm những thiếu nhi Việt Nam trong viện Käthe-Kollwitz-Heim - bây giờ một lần nữa trở thành Diakonenhaus (cơ quan từ thiện của giáo hội Tin Lành) - đang được đào tạo thời bấy giờ. Một số đông những trẻ em này đã trở thành cán bộ cộng sản cao cấp tại quê hương của họ. Trong những thập niên qua thỉnh thoảng người Việt Nam đến thăm địa điểm này; họ tự gọi họ là người của Moritzburg („Moritzburger“). Vào thời đại CHDCĐ một tấm bảng nhắc nhở đến cuộc viếng thăm của „Bác Hồ“, mà cho tới nay người ta vẫn còn gọi kẻ độc tài này một cách „trìu mến“ như thế, theo lời quả quyết của tờ báo Sächsische Zeitung. Sau khi nước Đức thống nhất „nơi tưởng niệm“ này bị chìm vào quên lãng. Một đặc điểm của Moritzburg là thời gian gần đây người ta có những nỗ lực làm cho nơi này thêm thu hút.    Trong chiều hướng quan hệ Đức-Việt những nỗ lực này rõ ràng đã nhận được sự giúp đỡ có trọng lượng. Ông đại sứ Việt Nam và những thương gia nhà nước Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ. Chính khách địa phương và ông dân biểu quốc hội liên bang Đức, Andreas Lämmel (đảng CDU, liên minh Kitô-giáo dân chủ), cũng ủng hộ dự định này. Một điều mà người ta rõ ràng hoàn toàn coi thường là Moritzburg, nơi nhiều du khách ghé thăm, rốt cuộc sẽ bị áp đặt hình ảnh của một tay TÊN DIỆT CHỦNG được vẽ vời thành „Bác Hồ“ dịu dàng, như đã từng áp dụng trong thời DDR, và hiện nay là tiêu chuẩn trong guồng máy tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, mà phải dùng bạo lực đạt cho bằng được. Nhưng Hồ Chí Minh là ai? Hồ Chí Minh (đồng tác giả cuốn hướng dẫn về những cuộc nổi dậy của Cộng Sản, được phổ biến năm 1928 tại Moskau, xuất bản tại Zürich / Thụy-Sĩ) chịu trách nhiệm chính cho những tội phạm dã man do quân đội giải phóng của ông gây ra, cũng như những cuộc đàn áp người khác chính kiến tại Việt Nam. Những trại giam Việt Nam tàn ác không thua những trại tù nguyên thủy ở Gulag. Cho tới nay những người khác chính kiến vẫn tiếp tục bị bỏ tù. Những đồng nghiệp cùng đảng của ông Lämmel đã bảo trợ để đòi trả tự do những Blogger đang bị giam cầm ở Việt Nam. Uwe-Siemon Netto (phóng viên chiến trường), chứng nhân cuộc chiếm đóng thành phố Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đã mô tả (không tô vẽ) chính sách tàn sát của lực lượng „Bác Hồ“: Khi đoàn xe nhà binh của ông Netto vào đến thành phố bị Việt Cộng xâm chiếm, các xe phải ngừng lại nhiều lần vì hàng trăm xác người nằm trên các con đường. Nhìn vào các vết thương người ta nhận ra rõ ràng, họ là nạn nhân của một cuộc tàn sát tập thể ngay tại chỗ; đa số là phụ nữ và thiếu nhi mặc áo lễ chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Ngay sau đó người ta nhận ra rằng những nạn nhân bị bắn còn có „phúc“, vì nhiều nạn nhân khác đã bị chôn sống. Siemon Netto đã thấy bên bìa một mồ chôn tập thể những móng tay mới sơn chồi ra khỏi mặt đất. Mặc dầu vô cùng tàn ác Việt Cộng vẫn không thắng về mặt quân sự. Tại sao những kẻ thất bại về quân sự sau cùng lại là kẻ chiến thắng, và toàn nước Việt Nam bị thống nhất dưới cái roi của cộng sản? Vì đó là chiến thắng của tuyên truyền mà họ đã đạt được nhờ những người bên Tây Phương sẵn sàng giúp đỡ. Đây là chiến tranh đầu tiên được thắng không vì lý do quân sự mà là tại mặt trận truyền thông. Những trí thức Tây Phương như John Kenneth Galbraith, Jean Paul Sartre hoặc Erich Wulff (một người Tây Đức tuyên truyền cho Việt Cộng; năm 1968 đã không gia nhập đảng Cộng Sản Đức để khỏi mất việc tại trường đại học Hannover) đã tạo ảnh hưởng quyết định lên công luận, vì họ làm lơ một cách mù quáng trước những tội ác của cộng sản, và mang những tội ác của Mỹ (dĩ nhiên cũng có) vào trung tâm dư luận, nhưng lại không nêu lên rằng, đây không phải là nguyên tắc của Mỹ, song là lỗi phạm những nguyên tắc. Mặt trận truyền thông vẫn tiếp diễn tới ngày hôm nay. Trong Wikipedia của Đức người ta không tìm thấy một chữ nào về những tội ác của Việt Cộng, nhưng lại có một chỉ dẫn về những sinh viên vào năm 1968 xuống đường cùng hô: Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh, và nâng cao bức hình của kẻ đại sát nhân như Mao. Kế hoạch gì đang được dự tính ở Moritzburg ? Hậu quả sau cùng là Moritzburg sẽ biến thành một nơi tuyên truyền. Huy hiệu DDR sẽ lại được treo lên; những bức hình kỷ niệm về viện đào tạo thiếu nhi đã được ông thị trưởng lấy ra từ kho lưu trữ và trao cho Diakonenhaus để triển lãm. Người ta không đọc và nghe thấy những nhận định có tính cách phê phán. Ngược lại „vương miện“ của kế hoạch này là một sáng kiến „tuyệt vời“ của một nhà tài trợ giàu kếch xù từ Việt Nam: Những bức hình này nên được triển lãm trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ theo kiến trúc Việt Nam. Lý do là hồi đó „Bác Hồ“ cũng đã ở trong một túp lều bên cạnh dinh chính phủ, theo truyền thuyết tôn thờ Hồ Chí Minh đưa ra. Nếu dự định này mà thật sự được thực hiện với nguồn tài trợ của nhà nước Việt Nam thì người ta có thể nói rằng đây là hình thức tôn thờ những kẻ độc tài. Và nếu dự án này được thực hiện nhanh, thì người ta có thể dùng ngày kỷ niệm 70 năm Hồ Chí Minh đến thăm Moritzburg là ngày khánh thành. Như thế đây sẽ là „màn“ trình diễn hoàn hảo do bộ máy tuyên truyền của nhà nước Việt Nam đưa ra. Cho tới bây giờ chưa có tiếng thét to công khai nào cả. Chỉ có một nhóm nhỏ những cựu thuyền nhân Việt Nam chống lại vụ  „Skandal“ ( „scandal“ ) này. Đây là một thử thách cho nền dân chủ của chúng ta, để xem có ngăn chặn được dự án này hay không. Vì nó đi ra xa ngoài mong ước cảm thông và hợp tác chính đáng của hai dân tộc Đức-Việt. Dưới kênh này quý vị có thể ủng hộ thỉnh nguyện thư: https://www.change.org/p/bundestagsabgeorneter-andreas-l%C3%A4mmel-morit... Dưới kênh này quý vị có thể đọc về những diễn tiến đúng về chiến tranh Việt Nam:https://www.amazon.de/Duc-Deutsche-Vietnam-Falschen-siegten/dp/376552024... (*) một tiểu bang tại Đông Đức
......

Hiện tượng hiếm có: Obama vừa rời VN, báo nhà nước ‘gần Mỹ, thoát Trung’

Một hiện tượng hiếm có đang diễn ra trong bầu không khí chính trị hỗn tạp ở Việt Nam: ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Obama vừa rời Việt Nam để đi Nhật Bản, báo chí nhà nước bất chợt “lên đồng”. Hình - Trung cộng đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 ở đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm - quần đảo Hoàng Sa. “Kiện Trung Quốc: “Chúng ta sẽ đập nát sự tự tin của họ“” – một tựa đề của báo Tuổi Trẻ. So với những tựa đề trước đây chỉ vẻn vẹn “Kiện Trung Quốc”, lần này phát ngôn của báo giới tỏ ra dữ dội hơn nhiều, mà cách nào đó làm người ta liên tưởng việc báo đảng hung hăng “đập nát luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”. “Quân đội Việt Nam có thể được mời sang Mỹ huấn luyện chung” – một tựa đề hút khách khác của báo Thế Giới Trẻ. Khác với thời gian trước khi giới tuyên giáo đảng dấm dúi ngụy trang mối quan hệ quân sự với Mỹ bằng “giao lưu hải quân”, nay sự vụ rõ hơn hẳn. Nhưng đáng chú ý nhất là mục đích lớn nhất trong chuyến đến Việt Nam của Tổng thống Obama bắt đầu có lời giải. Nếu trước chuyến đi trên, chỉ có vài tờ báo quốc tế như Nikkey hé lộ “mấu chốt là cảng Cam Ranh”, thì chỉ một ngày sau khi Obama rời Việt Nam, một số báo nhà nước bắt đầu mô tả chi tiết hơn về mục đích chuyến thăm và hàm ý những gì mà Mỹ và Việt Nam có thể đã thỏa thuận. Sau khi Đài truyền hình Việt Nam (VTV) hé lộ về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã chỉ xảy ra “vào phút chót”, báo VietTimes đưa tin: “Các nhà hoạch định hải quân Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn vào cảng tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Một cảng quốc tế đã được Việt Nam khai trương vào tháng 3/2016 sẽ đem lại nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam, đô đốc Scott Swift phát biểu trên Navy Times”. Nhưng nổi bật nhất là bài viết của James Holmes trên tạp chí Foreign Policy, trong đó có những nội dung rất đáng chú ý: “Điều khiến bất kỳ thuỷ thủ Hoa Kỳ nào cũng quan tâm nhất lại là thông tin Hà Nội có thể mở cửa trở lại cảng nước sâu Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ như một phần của món quà để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí”. “Một số điều cần dõi theo khi cuộc phiêu lưu tuyệt vời của Tổng thống Obama được tiết lộ: Thứ nhất, vấn đề hệ trọng là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam có quyết định cho phép hải quân Mỹ quay lại hay không? Thứ hai, việc cho phép đó kèm theo những điều kiện nào? Hà Nội sẽ chỉ chấp nhận một sự “hiện diện luân phiên”, theo đó tàu thuyền trú tại Cam Ranh trong những quãng thời gian dài nhưng sau đó phải quay về nước? Hay họ sẵn sàng đồng ý với những điều khoản thoáng hơn, chẳng hạn như việc thiết lập một hải cảng lâu dài cho một đội tàu? Thứ ba, Hà Nội sẽ cho phép quy mô hiện diện như thế nào? Bao nhiêu tàu được phép cập cảng, và những loại tàu nào?…”. Rõ là đang xảy ra một sự đảo chiều nào đó, ít nhất trên mặt truyền thông và nhiều nhất ở Biển Đông. Một đảo chiều đủ lớn mà được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Và có thể cả Bộ chính trị Việt Nam. Ở một thái cực khác, giới ngoại giao Trung cộng vừa tuyên bố Mỹ “châm lửa ở Biền Đông”. Hiển nhiên, Bắc Kinh đã không giữ nổi bình tĩnh để “lấy làm vui mừng trước việc hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam” nữa. Ngay trước mắt, có thể cho rằng “món quà” bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đã được đổi lại bằng một thứ đáng giá không kém là việc gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở Cam Ranh. Có cảm giác như chuyến đi Việt Nam của Obama đã tạo ra một bước ngoặt về tương quan quân sự về cơ chế phòng thủ của đất nước này so với Trung cộng.
......

Nghệ An: Người dân lại trúng độc nguy kịch vì ăn hải sản

Hôm nay, ngày 29 Tháng Năm 2016, Bà Nguyễn Thị Liên, Xóm 11 Xã Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc hải sản. Ông Ngô Văn Linh chồng Bà Nguyễn Thị Liên cho biết, bà Liên đi chợ mua tép biển về ăn. Liền sau đó bị trúng độc và nôn mửa triền miên. Gia đình đưa bà đến bệnh viện điều trị nhưng bác sĩ đã lắc đầu từ chối và trả về vì chất độc đã ngấm sâu vào tim gan, ngũ tạng. Tình trạng của bà rất nguy kịch. Bác sĩ cho biết đã “hết phương cứu chữa”. Đây là trường hợp thứ 2 bị ngộ độc vì ăn hải sản tại Nghệ An được công luận biết đến. Trước đây 2 ngày ông Luyến gần 60 tuổi, ở Xóm 1 Xã Nghi Phương , Huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An ăn cá và đã chết. Ông Luyến cùng với vợ đã mua cá nục và mực từ một người đi bán cá trong làng. Người thân đưa anh Luyến đi bệnh viện Hà Nội nhưng chưa ra tới thì đã tử vong trên đường đi, còn vợ anh Luyến thì đi bệnh viện đa khoa Nghệ An nhưng cũng đã bị trả về do trúng độc quá nặng Biển bị nhiễm độc mà tới nay nhà cầm quyền vẫn lấp liếm che đậy kẻ đầu độc biển. Không những thế, họ còn cho Tivi cổ động việc tắm biển và tiêu thụ hải sản như các quan chức Quảng Bình đang làm. Người dân Việt Nam đang đơn độc trước nguy cơ bị ngộ độc tập thể. Điều mà người dân cần làm hiện nay để bảo vệ chính mình là không dùng bất cứ loại hải sản nào cho tới khi nào có cuộc khảo nghiệm đáng tin tưởng về sự an toàn của hải sản. Nguồn: https://chantroimoimedia.com/2016/05/29/tin-khan-tu-nghe-lai-trung-doc-h...
......

Tại sao Việt Cộng ‘quảng cáo’ Việt Tân?

Trong những ngày qua, truyền thông “lề đảng” đã đồng bộ “lăng xê” Việt Tân một cách bất thường. Những ai quan tâm đều biết Việt Tân là một đảng chủ trương tranh đấu cho tự do, dân chủ của Việt Nam trong hơn 3 thập niên qua, vì thế đã trở thành cái gai trong mắt cộng sản Việt Nam (CSVN). Tuy nhiên, có lẽ chưa bao giờ mà họ lại dốc toàn bộ nỗ lực của guồng máy tuyên truyền dối trá, đồng loạt gán ghép Việt Tân là đã “xúi giục”, “trả tiền” để người dân xuống đường biểu tình “gây xáo trộn.” Trong khi trên thực tế, các cuộc biểu tình của người dân, liên tục trong các cuối tuần từ mồng 1 tháng 5 tới nay, để đòi môi trường sạch, chính phủ minh bạch đã được thực hiện trong ôn hòa khắp ba miền đất nước. Thay vì tôn trọng quyền biểu tình để nói lên nguyện vọng chính đáng của người dân, CSVN lại chỉ thị cho công an sắc phục và thường phục chen lấn, xô đẩy để gây xáo trộn, cùng lúc xông vào bắt bớ, đánh đập, và đàn áp khốc liệt bằng dùi cui, lựu đạn cay, và những cú đấm đá rực lửa hận thù. Máu đã đổ và hàng trăm người dân đã bị bắt, nhốt nhiều giờ không cho ăn uống, nhất là trong cuộc xuống đường tại Sài Gòn ngày 8 tháng 5. Dựng chuyện và xuyên tạc để khỏa lấp những sai lầm là thủ đoạn bấy lâu nay của chế độ, ai cũng biết! Nhưng tại sao lại vào lúc này, và ở mức độ ráo riết, toàn diện lên án Việt Tân dù chế độ biết làm thế là quảng bá không công cho Việt Tân? Thực vậy, họ đã không chỉ đơn thuần giới thiệu Việt Tân tới người dân mà còn khiến cho những người đang quan tâm về tình trạng môi trường hiện nay – nhưng chưa biết đến Việt Tân – không khỏi tò mò tìm hiểu về Việt Tân. Hiện tượng này đã và đang xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam; người dân, sinh viên và kể cả công chức ở các bộ máy nhà nước, ngân hàng đều hỏi nhau về “Việt Tân”. Trong thời gian qua, từ khóa về ‘việt tân” đã gia tăng rất lớn theo công cụ Google Trends. Điều mà dư luận quan tâm là những cuộc biểu tình mới chớm, vô cùng ôn hòa, nhưng tại sao CSVN lại cuống cuồng đổ lỗi cho Việt Tân? Câu trả lời có lẽ nằm rõ trong nội dung toàn bộ những bài báo hay chương trình truyền hình mà báo “lề đảng” đưa ra để lên án Việt Tân, đó là chế độ đang bị rúng động trước sự kiện cá chết quá lớn. Sự hốt hoảng, lúng túng, loay hoay chống đỡ của chế độ trước làn sóng phẫn nộ của quần chúng đưa đến những phản ứng “ngoài sức tưởng tượng”, như tự ăn cá, tắm biển trong vùng nhiễm độc và tuyên bố an toàn để xúi dân vào chỗ chết; thành phần chóp bu tảng lờ không hề có một tiếng bày tỏ quan ngại với người dân; điều động một lực lượng tôi tớ khổng lồ để đánh các chủ nhân đất nước không khoan nhượng. Thành phần lãnh đạo CSVN giống như những đứa trẻ ăn vụng kẹo bấy lâu nay tưởng bố mẹ không biết, nhưng khi bị bắt gặp quả tang với lọ kẹo rỗng, mà tay, miệng lại dính đầy kẹo … Formosa thì làm sao đây để chạy tội? Chỉ còn cách là tìm một cái cớ, một con dê tế thần để đổ tội. Chính sách “đổ vạ” từ thời cải cách ruộng đất lại được đem ra xào nấu theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là vừa trấn áp thô bạo người biểu tình, vừa đổ tội cho Việt Tân xúi giục, trả tiền. Các cáo buộc đối với VT thì không có bằng cớ, nhưng ngược lại đồng bào đã đưa ra vô số bằng chứng về những gian lận mới nhất của chế độ trong vụ bầu cử hôm 22-5 vừa qua. Nào là CSVN cho người bỏ phiếu dùm, áp lực người dân đi bầu, trả 30.000 đồng cho mỗi người đi bầu khi cuộc bầu cử giả hiệu bị đồng bào tẩy chay … Dùng bạo lực để đe dọa, khống chế; không được thì vu khống và mua chuộc. Đó là chính sách cai trị “côn đồ” của một thể chế ở mức đường cùng. Bầu cử tại huyện Mê Linh, Hà Nội hôm 22-5-2016. Thành viên tổ bầu cử gian lận, bỏ phiếu thay nhiều lần nên người dân phản đối không cho mở hòm phiếu. Hình: Blog Tễu Làm như vậy, lãnh đạo CSVN hy vọng là: 1. Trút tội lỗi lên đầu Việt Tân sẽ làm giảm sự giận dữ của người dân trước những bạo hành của công an, và hướng sự giận dữ này vào Việt Tân thay vì vào chế độ. 2. Cáo buộc Việt Tân “xúi giục”, “trả tiền” và “gây xáo trộn” nhằm bôi đen chính nghĩa của những cuộc xuống đường tự phát bởi lòng dân, với sự nhận thức chín chắn và đúng đắn về thủ phạm và hiểm họa đang trùm xuống đầu dân tộc. 3. Hù dọa nhằm cô lập, tách Việt Tân ra khỏi quần chúng, và ngăn chặn sự hợp tác giữa các tổ chức đấu tranh để phá vỡ thế đoàn kết của toàn dân. 4. Hạ uy tín của Việt Tân sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Việt Tân mà họ nghĩ đang là lực đối đầu mạnh nhất và nguy hiểm nhất cho chế độ hiện nay. Thật ra, sức mạnh tập thể của toàn bộ phong trào dân chủ còn có nhiều nhóm khác bên cạnh Việt Tân như Con Đường Việt Nam, Hội Anh Em Dân Chủ, VOICE, Mạng Lưới Bloggers, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Hội Đồng Liên Tôn … và nhiều nhóm đã hoặc chưa chính thức lên tiếng. Tất cả đang hoạt động rất tích cực và có thành viên tham gia vào các cuộc biểu tình. Thế nhưng họ chỉ nhắm vào Việt Tân và nêu đích danh, vì lãnh đạo CSVN muốn ngăn chận một mối nguy khác, to lớn hơn đang từng bước lớn dần tại Việt Nam. Đó là sau khi Miến Điện có chính quyền dân chủ do người dân bầu lên vào đầu năm 2016, CSVN rất sợ làn sóng dân chủ hóa thổi đến Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều đảng phái hay tổ chức chính trị, đòi hỏi Hà Nội phải chấp nhận đa đảng. Vì thế, CSVN đã tung ra những thủ đoạn gán ghép Việt Tân để cho thấy là chế độ thẳng tay triệt hạ mọi lực lượng chính trị muốn đối lập. Dù CSVN lo sợ mất quyền lực độc tôn qua cách nào đi chăng nữa – bằng một cuộc tổng nổi dậy toàn dân như tại Tunisia hay một cuộc bầu cử đa đảng thực sự tự do như tại Miến Điện, thì rõ ràng là lãnh đạo Hà Nội đang run sợ, và càng sợ thì lại càng làm bậy như việc xúc phạm đến chính nghĩa, xúc phạm đến nhân cách cũng như trí phán xét của người biểu tình nói riêng, và của những người Việt yêu nước, yêu tự do và yêu lẽ phải nói chung. Mang Việt Tân ra cáo buộc những điều phi lý nhằm che giấu những sai lầm của chế độ và sự hoảng sợ về một cuộc chuyển đổi dân chủ của đất nước, cho thấy là CSVN đang ở thế cùng không lối thoát, và chỉ khiến người dân thêm phẫn nộ, quyết tâm hơn trên con đường tranh đấu. Đặng Tú Mai https://chantroimoimedia.com/2016/05/29/tai-sao-viet-cong-quang-cao-viet...
......

Thế nào là vu khống?

"Nếu bạn không làm một điều gì đó tốt mà có người nói bạn làm điều đó, là nói không đúng, chứ không gọi là vu khống. Đúng không?" Hôm nay có một cuộc trao đổi về một số người (hải ngoại cũng như trong nước) bức xúc bởi họ bị nói là Việt Tân. Tôi trả lời rõ ràng như thế này: - Nếu ai đó bảo bạn là VT khi bạn không phải đảng viên VT thì bạn có thể cải chính, đó là THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG, thế thôi. Bạn không nên cho đó là sự vu khống. Bạn chỉ được coi là bị vu khống khi ai đó gán cho bạn một điều gì xấu. Nếu bạn không làm một điều gì đó tốt hoặc chẳng xấu chẳng tốt mà có người nói bạn làm điều đó, là nói không đúng, chứ không gọi là vu khống. Đúng không? Nếu ai nói bạn là VT trong khi không phải thế mà coi là sự vu khống thì bạn đã cho rằng VT là xấu xa. Điều này bạn phải chứng minh. - Còn những bạn nào, không có ai nói bạn liên quan đến VT thì thiết nghĩ cũng không cần phải nhảy dựng lên thanh minh làm gì. Bạn cũng không nên hô đả đảo hay chửi bới VT vì VT chẳng làm gì hại bạn và bạn cũng không chứng minh được họ làm hại gì cho đất nước. Bạn chỉ hô theo sự tuyên truyền của CS mà thôi. Trong khi đó, những kẻ làm hại cho đất nước có những bằng chứng hiển nhiên nhưng bạn không dám hé nửa lời. Tôi nghĩ những hành vi đó chẳng qua là muốn thanh minh, lấy điểm với nhà cầm quyền, cho đẹp lòng CS mà thôi, Nhưng họ cũng không tha bạn đâu, vì họ biết rất rõ là bạn đang sợ. Bạn đã "không khảo mà xưng". Đó là kiểu hai mặt, không phải là người đấu tranh chân chính. - Với tôi, ai bảo là VT tôi cũng kệ dù đúng hay không, nhưng bảo tôi là CS, tôi sẽ coi đó là sự vu khống. FB Nguyễn Tường Thụy
......

Thư phản đối dự án xây dựng khu tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Moritzburg

Berlin, den 28.05.2016   Sehr geehrter Herr  Andreas Lämmel, wir sind auf den Artikel „Auf den Spuren von Onkel Ho“  in der Sächsischen Zeitung vom 19.5.2016 aufmerksam geworden, in dem berichtet wird, dass  der vietnamesische Botschafter Doan Xuan Hung am  18.05.2016 auf dem Gelände des Diakonenhauses in Moritzburg  die Wiederherstellung und Erweiterung des Ho Chi Minh Gedenkortes  wünscht. In diesem Bericht wurde Ihr Name ebenfalls erwähnt und lässt der Eindruck entstehen, Sie würden dieses Vorhaben befürworten. Erlauben Sie uns, zunächst unsere Sicht darzustellen. Für die Vietnamesen, die vor der kommunistischen Unrechtsherrschaft und Missachtung der Menschenwürde geflüchtet sind und Zuflucht in Deutschland gefunden haben, ist dieses Vorhaben ein großer Affront und ein Stich in die alte Wunde. Ho Chi Minh  hatte  den Kommunismus  nach dem Vorbild des Stalinismus und Maoismus in Vietnam  mit aller Macht eingeführt und ohne Rücksicht auf Verlust, sei es Menschenleben oder Frieden des Landes. Nach außen gab er sich als Volksretter und Revolutionär, doch er verfolgte das Ziel, Vietnam komplett unter die kommunistische Herrschaft zu stellen. Unterdrückung und Terror prägten sein Vorgehen. Seine Maßnahmen dienten nicht dem Frieden des Landes, sondern hatten unsägliches Leid über die vietnamesische Bevölkerung beider Seiten gebracht. Nachstehend einige Beispiele: -          in Nordvietnam ließ  er vom 1953 bis 1956 hunderttausende Groß-/ grundbesitzer samt Familienangehörigen im Rahmen der Landreform grauenvoll foltern und töten. -          im Rahmen der „Hundert Blumen Kampagne“ vom 1954 bis1960 (nach dem Vorbild der „Kulturrevolution“ in China) wurden Schriftsteller, Komponisten, Musiker, Künstler u.v.m. massenhaft verhaftet und erhielten Berufsverbot. Zeitweise saßen bis 200.000 politische Gegner im Straflager ein. -          Bei der Tet-Offensive des Vietcongs in Hue (1968) wurden neben tausenden getöteten vietnamesischen Zivilisten auch vier Deutschen exekutiert (drei  Ärzte  Raimund Discher, Horst-Günther Krainick und seine Ehefrau Elisabeth  sowie  Alois Alteköster). Im Vietnamkrieg  starben 3 Millionen Soldaten der Nordvietnamesische Armee (NVA) und 1,3 Millionen südvietnamesische Soldaten sowie 2-4 Millionen vietnamesische Zivilisten. 58.220 US Soldaten und 5.264 verbündete Soldaten waren ebenfalls im Krieg gefallen. Nach dem Kriegsende (30.04.1975) herrschten weiterhin Unterdrückung und Terror in Südvietnam. Männer, die unter der südvietnamesischen Regierung gedient haben,  wurden in Zwangsarbeits-  bzw.  Umerziehungslager  deportiert und eingesperrt. Deren Frauen und Kinder wurden  aus ihren Wohnorten in  sogenannte „ neue ökonomische Zonen“ verbannt, wo sie praktisch vor dem Nichts standen.  Ca. 60.000 unerwünschte Südvietnamesen kamen ums Leben. Die daraus folgende Fluchtwelle aus Vietnam erreichte den Höhepunkt in den Jahren 1975-1982. Etwa 500.000 sogenannte „Boatpeople“ kamen auf ihrer Flucht  im Meer um. Rund 1.218.000 Vietnamesen gelang die Flucht, und sie ließen  sich in über 16 verschiedenen Ländern nieder. Sehr geehrter Herr Lämmel, in VN herrscht bis heute noch das totalitäre kommunistische Regime, in dem die Menschenrechte und die UN-Antifolterkonvention konsequent ignoriert werden. Die vietnamesische kommunistische Regierung  versucht dennoch immer wieder ihren damaligen Führer Ho Chi Minh  im Ausland zu glorifizieren. 1990 scheiterte sie mit dem Versuch,  Ho Chi Minh als Persönlichkeit der Weltkultur zu ehren, bei UNESCO (Paris)aufgrund des massiven Protestes der Freiheit liebenden Vietnamesen. In Hanoi ist das Mausoleum von Ho Chi Minh aus unserer Sicht  ein  Schandfleck in Vietnam.  Auf Deutschem Boden, wo die Würde des Menschen im Grundgesetz verankert ist, gibt es keinen Platz für die Ehrung eines Massenmörders bzw. eines totalitären, kommunistischen Diktators. Die Herrichtung und der Ausbau des Ho Chi Minh-Gedenkortes in Moritzburg sind nicht nur eine Ohrfeige für die  Opfer der kommunistischen Gewaltherrschaft in Deutschland, sondern auch eine Missachtung und tiefe Beleidigung gegenüber den vietnamesischen Opfern. Mit diesem Schreiben  möchten wir Sie auf die Brisanz der geplanten Herrichtung des Gedenkortes in Moritzburg im Zusammenhang mit Ho Chi Minh hinweisen. Als Freiheit liebende Bürgerinnen und Bürger in Deutschland wissen wir aufgrund unserer geschichtlichen Herkunft die Werte der Menschenrechte, Freiheit und Gerechtigkeit sehr zu schätzen. Wir sehen es als unsere Pflicht an, diese Werte zu verteidigen und sie den nachfolgenden Generationen vorzuleben, sowohl in Deutschland als auch in Vietnam. Wir bitten Sie hierbei um Unterstützung und bedanken uns recht herzlich für Ihre Aufmerksamkeit. Mit freundlichen Grüßen Frau Dr. med. Hoang, Thi My Lam Vorsitzende des Bundesverbandes der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V.
......

Bằng cách nào mà Thổ Nhĩ Kỳ lại trở thành một nhà nước độc tài?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bị buộc phải từ chức chỉ vì một lý do duy nhất: Tổng thống Erdoga hoàn toàn chìm đắm trong sự ham muốn quyền lực của riêng mình, sẽ không bao giờ tha thứ cho bất kỳ ai trong bộ sậu của ông đối đầu và gây ảnh hưởng đến vị trí chính trị của mình. Vì vậy, Thủ tướng Davutoglu cũng không ngoại lệ. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã trao toàn bộ quyền hành cho Thủ tướng, trong khi đó, chỉ để lại vai trò của Tổng thống, phần lớn là theo nghi thức. Đây không phải là những gì mà Tổng thống Erdogan muốn chấp nhận. Vì vào cái thời mà ông Davutoglu còn làm Ngoại trưởng, đã có lần ông Erdogan yêu cầu ông Davutoglu cần phải tiến hành thành lập chính phủ mới, sau đợt bầu cử cuối cùng. Tham vọng và sự hiếu chiến của ông Erdogan trong việc sử dụng các thành tích Hồi giáo mạnh mẽ của mình là những gì đã được xác định sau mỗi động thái chính trị mà ông đã thực hiện. Nỗ lực buộc hiến pháp phải chuyển giao quyền điều hành đất nước cho Tổng thống là bước đi cuối cùng để hướng tới việc củng cố quyền lực của mình một cách hợp pháp, mặc dù ông đã thực thi quyền lực đó vào cái thời mà ông còn làm Thủ tướng trong vòng 11 năm. Đã hơn 15 năm, Davutoglu luôn tỏ lòng trung thành tuyệt đối và cúc cung tận tụy với Erdogan. Đầu tiên Davutoglu giữ vị trí cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu cho Erdogan, sau đó ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, và là Thủ tướng đáng tin cậy nhất của Erdogan trong 2 năm vừa qua. Erdogan đã cực kỳ chính xác khi chọn Davutoglu làm Thủ tướng, vì Erdogan luôn mong đợi rằng Davutoglu sẽ tiếp tục vâng lời mình, với câu cửa miệng “Dạ, thưa Sếp”. Vì giữ chức Thủ tướng, nên Davutoglu được xem là ứng cử viên sáng giá nắm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Công lý và Phát triển. Và hiện nay, vì vai trò của Tổng thống phần lớn là theo nghi thức nên Erdogan mong muốn Davutoglu sẽ thúc đẩy việc thay đổi hiến pháp để tập trung mọi quyền lực vào tay Tổng thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Davutoglu vẫn bàng quan, dửng dưng nên Erdogan lo ngại rằng nếu hiến pháp vẫn chưa sửa đổi thì sẽ còn làm giảm bớt rất nhiều quyền hạn của mình. Chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì ngay khi Erdogan lên làm Tổng thống, ông ta vẫn tiếp tục chủ trì các cuộc họp nội các và thậm chí thành lập một nội các không công khai chỉ với một số ít các nhà tư vấn đáng tin cậy. Ông thẳng thừng cho Thủ tướng Davutoglu ra rìa. Riêng Davutoglu thì luôn im lặng chịu đựng để mặc cho Erdogan tiếm quyền đảm nhận luôn vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng như thể là chẳng có gì xảy ra. Chứ vụ Thủ tướng giớ trở thành chữ vụ của nghi thức và chứ vụ Tổng thống vốn là của nghi thức giờ lại trở thành toàn quyền mà không cần có văn bản tu chỉnh hiến pháp chính thức nào được sửa đổi để cấp cho Erdogan về mặt pháp lý nhằm tập hợp tất cả quyền lực vào tay mình như điều ông ta đang thực thi. Tôi biết Davutoglu từ cái thời ông còn làm cố vấn trưởng cho Erdogan, và tôi thấy ông ấy là một người đàn ông chính trực và có tầm nhìn, luôn thể hiện khí chất mạnh mẽ khi cam kết sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc ổn định tại khu vực Trung Đông, và là một đối thủ đáng gờm trên đấu trường quốc tế. Tôi đã có nhiều cơ hội để nói chuyện trực tiếp với Davutoglu để thảo luận về những mối quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì, đằng sau hậu trường, tôi đã tích cực tham gia vào việc giảm thiểu sự xung đột khi mối quan hệ giữa 2 nước bị rạn nứt sau sự cố Mavi Marmara (một đội biệt động Israel đã tấn công tàu cứu trợ Mavi Marmara của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường tới Gaza làm nhiều người thiệt mạng vào năm 2010). Trong một dịp khác, tôi đã sắp xếp để những cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Syria được diễn ra dưới sự hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi cảm thấy rằng, Davutoglu không những tạo được sự gần gũi và xây dựng mối quan hệ tốt với cả Syria lẫn Israel (tại thời điểm đó), mà còn chứng tỏ rằng ông rất giỏi về mặt đối thoại. Hơn nữa, bằng cách đóng một vai trò tích cực như vậy, nên những cam kết của Davutoglu luôn tạo cho người ta sự tin cậy và họ hiểu ra ngay triết lý chính trị của ông là “Không có vấn đề với các nước láng giêng”. Và ngay từ ban đầu, triết lý chính trị này đã giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với hầu hết các nước láng giềng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang phát biểu trong một sự kiện mang tên “Đường lối đối nội và đối ngoại trong lịch sử chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ” tại Trung tâm Hội nghị ATO thuộc thủ đô Ankara, vào ngày 12 tháng 5 năm 2016 (Adem Altan / AFP / Getty Images) Tổng thống Erdogan rất tham vọng khi muốn trở thành ông trùm của khu vực Trung Đông thông qua cách tiếp cận chính trị đầy trơ tráo của mình. Tuy nhiên, ông ta chẳng làm được gì nhiều, ngoài việc chỉ tạo thêm rất nhiều vấn đề rắc rối với tất cả các nước láng giềng. Một cựu quan chức hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã nói với tôi rằng, Thủ tướng Davutoglu luôn được đánh giá cao về sự linh hoạt khi triển khai những chính sách đối ngoại của mình, nên đến ngày hôm nay, thứ hạng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực Trung Đông đã hoàn toàn khác xa. Tuy nhiên, trong 2 năm qua, những cuộc xung đột giữa 2 người đã bắt đầu thể hiện ra trên bề mặt. Trong khi Thủ tướng Davutoglu tìm cách nối lại đàm phán hòa bình với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) để đưa ra một giải pháp mới, thì Tổng thống Erdogan không những từ chối, mà còn tuyên bố sẽ tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi nào các phiến quân PKK cuối cùng bị tiêu diệt mới thôi. Ngoài ra, dù không công khai lên tiếng về việc tấn công có hệ thống vào lĩnh vực tự do báo chí, bỏ tù các nhà báo, đến những vi phạm nhân quyền khác của Tổng thống Erdogan; nhưng Thủ tướng Davutoglu đã rất bất mãn với những biện pháp bất hợp pháp này. Tuy nhiên, Thủ tướng đã thất bại trong nỗ lực của riêng mình mỗi khi ông lặng lẽ thuyết phục Tổng thống Erdogan giảm bớt áp lực cho giới báo chí. Erdogan khăng khăng trấn áp bất cứ một lời chỉ trích nào, và vẫn kiên định trong việc tháo dỡ những gì còn sót lại của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ. Xét về cơ bản, nền dân chủ này đang bị thu hẹp dần (trái với những gì mà Erdogan đang công khai phát biểu). Và ông ta cũng làm giảm đi rất nhiều triển vọng giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Riêng đối với Thủ tướng Davutoglu, ông rất nhiệt tình và kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là thành viên của Liên minh Châu Âu. Hơn hết, hiện nay Erdogan đang tìm cách tước đi quyền lập pháp của người Kurd, hạn chế sức ảnh hưởng về mặt chính trị của họ nhằm tạo tính khả thi cho việc buộc tội họ có cùng đường lối với PKK trong việc đấu tranh cho luật bán tự trị. Tuy nhiên, hành động này của Erdogan đã bị Davutoglu âm thầm phản đối. Và giờ đây, một người mới sắp đảm nhận cương vị thủ tướng để tiếp tục duy trì những âm mưu bất hợp pháp này nhằm thỏa mãn tư tưởng hà khắc của Erdogan. Cuối cùng, trong khi Thủ tướng Davutoglu đã nỗ lực hết mình để đạt được một thỏa thuận với Liên minh Châu Âu nhằm trục xuất dòng người di cư bất hợp pháp, và miễn thị thực đi lại cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ tại các nước trong khu vực Schengen, thì Tổng thống Erdogan lại công khai xem thường những nỗ lực này bằng cách tước hết mọi lợi ích chính trị và chiếm đoạt những thành công của Thủ tướng Davutoglu. Ông Kemal Kilicdaroglu – lãnh đạo phe đối lập chính thuộc Đảng Nhân dân Cộng hòa – lên án cái cách mà Davutoglu đã bị buộc phải từ chức, nói rằng “Việc từ chức của ông Davutoglu không nên được xem nhẹ. Tất cả những người ủng hộ dân chủ phải chống lại cuộc lật đổ giành quyền lực này”. Điều thú vị là, trong nội dung bài phát biểu thông báo từ chức gửi đến Quốc hội, Davutoglu đã tuyên bố rằng: “Không có bất kỳ ai nghe được một từ ngữ nào chống lại Tổng thống của chúng ta từ miệng, lưỡi và tâm trí của tôi. Và chắc chắn sẽ không có ai nghe được điều này cả”. Nhưng đối với tôi và nhiều nhà quan sát khác, những lời phát biều của Davutoglu thì hoàn toàn ngược lại với những gì chúng tôi mong đợi ông phải nói thẳng ra: rằng là, Tổng thống Erdogan còn vượt quá cả những gì bị chỉ trích. Ai cũng biết rằng, sẽ không có kết quả nào tốt đẹp dành cho bất kỳ nhà ngoại giao nào dám đưa vụ việc ra ánh sáng, nên Davutoglu sợ rằng mình sẽ bị Erdogan buộc tội phản quốc. Chuyện này vẫn thường xảy ra cho bất cứ ai dám đối đầu và chống lại các vị trí chính trị của Tổng thống Erdogan trên hầu hết mọi phương diện. Do Trung Đông đang tràn ngập trong tình trạng hỗn loạn chưa từng có, cùng với hàng triệu người tị nạn Syria, và cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ISIS, nên vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hoa Kỳ cùng với Liên minh Châu Âu đã quá chán chường và mệt mỏi với những hành vi phi lý của Erdogan, họ cảm thấy miễn cưỡng khi phải xử lý ông ta, tuy vậy hẳn là họ cũng đã khó chịu lắm rồi. Tuy nhiên, dù có khó chịu nhưng rồi họ sẽ đạt được thành công. Tất nhiên, cứ để mặc cho Erdogan bòn rút từng giá trị của quyền lực phương Tây để phục vụ cho nghị trình riêng của ông ta. Khi hiến pháp được sử dụng như một công cụ để thâu tóm quyến lực, khi những giả thuyết đầy mưu mô đang biện minh cho một cuộc săn đuổi độc ác, khi người dân không dám công khai bàn về chính trị, khi nhiều nhà báo đang bị giam giữ không qua xét xử, khi cộng đồng các học giả uyên bác thường xuyên bị tấn công, khi nhân quyền đang bị vi phạm trắng trợn, và khi các nguyên tắc dân chủ đang bị chà đạp, thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một bức tranh biếm họa nữa, nó chính là một bi kịch đã và đang diễn ra tại quốc gia này. Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan. Vì sự ra đi của Thủ tướng Davutoglu, cùng với một quốc hội bù nhìn do Đảng Công lý và Phát triển lãnh đạo, xét trên thực tế, thì Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một nhà nước độc tài. Và hiện nay không còn ai có thể chống lại đường lối cầm quyền của Tổng thống Erdogan. Đây là một ngày đáng buồn cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, khi đất nước đang bị chi phối bởi một nhà độc tài tàn nhẫn không có các biện pháp kiểm soát và đối trọng quyền lực lẫn nhau, không có trách nhiệm, và không có bất kỳ triển vọng nào để thay đổi sao cho tốt hơn, khi mà Tổng thống Erdogan vẫn đang cố gắng duy trì quyền lực của riêng mình. Một lần nữa, người dân Thổ Nhĩ Kỳ nên xuống đường biểu tình. Nhưng lần này, họ phải tiếp tục kiên trì việc biểu tình cho đến khi nào Tổng thống Erdogan biết khoan nhượng hoặc từ chức mới thôi. Nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhanh chóng tiếp tục đối diện với một tương lai ảm đạm hơn bao giờ hết. Và tự do sẽ là một điều gì đó của quá khứ. Đồng thời, họ sẽ đối diện với một nhà lãnh đạo rất tàn nhẫn đã và đang thiết lập một chế độ quá độc tài. Tiến sĩ Alon Ben-Meir là một Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trung tâm các vấn đề toàn cầuthuộc trường Đại học New York. Ông dạy các khóa học về đàm phán quốc tế và nghiên cứu Trung Đông. Tham khảo website: AlonBen-Meir.com http://vietdaikynguyen.com/v3/100047-bang-cach-nao-ma-tho-nhi-ky-lai-tro...  
......

Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?

Kể từ khi có các cuộc biểu tình lớn từ gần cuối tháng 4/2016 đến nay, các chiêu trò mới được nhà cầm quyền tung ra gần như hàng tuần để đối phó với sự uất ức của người dân quanh thảm họa môi trường Formosa, đặc biệt mỗi khi các trò cũ bị người dân vạch trần. Ngược lại, phía người dân chúng ta cũng đã có khá nhiều ứng biến. Trong số này, một số cách đối phó đã chứng tỏ rất hữu hiệu. Chẳng hạn như: - Nguyên tắc "Địch tập trung - Ta phân tán. Địch phân tán - Ta tập trung" đã được xử dụng ở nhiều nơi, với nhiều hình thức "biểu tình du kích" rồi nhập lại lên mạng. Công an không dám rời bỏ những địa điểm lớn, họ rất hậm hực nhưng đành chịu. - Dân cư mạng cũng chỉ vẽ ngay cho nhau cách vượt tường lửa khi Facebook bị ngăn chận. Bà con cũng chỉ ngay cho nhau các phần mềm nối trực tiếp điện thoại di động khi vừa có tin sóng 3G sẽ bị chận. Với đà này, các trò tắt cột phát sóng hay dùng xe phá sóng lưu động của công an sẽ trở nên vô dụng. - Để giảm bớt xác suất công an chia cắt đoàn biểu tình, trước ngày xuất quân, phía ta đã có các nhóm đi chụp hình những nơi để sẵn các hàng rào sắt của công an và đăng lên mạng. Thế là trò này gần như bị vô hiệu hóa. Công an đành ra tay bắt đại những người họ "đoán" là dẫn đường. - "Tai mắt nhân dân" cũng đã tìm rất nhanh và đăng lên mạng mặt mũi của những tên công an chìm ác ôn, với đầy đủ tên họ, địa chỉ nhà, trang FB, số điện thoại.... Công an kinh ngạc về mức độ khám phá nhanh lẹ của người dân nên số tên đeo khẩu trang che mặt bỗng nhiên tăng nhanh. Đây là một "yếu huyệt" mà nhiều người chúng ta cần chung sức xoáy vào. - Và còn nhiều thí dụ khác nữa, nhưng có lẽ chiến thắng rõ ràng nhất là sự biến mất ngay của lực lượng Thanh Niên Xung Phong sau khi được chủ tung ra dùng đúng một lần. Người dân và giới luật sư chỉ ra ngay mức độ phạm pháp nghiêm trọng: Ai và luật nào cho phép nhân viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn được tràn xuống đường đánh dân và bắt dân đem đi giam? "Chiến thắng nhỏ" này cho thấy mặt trận pháp lý cũng là đấu trường phải tận dụng. Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng thấy một vài ứng biến thuộc loại "hại nhiều hơn lợi", cụ thể như: - Khi lãnh đạo đảng xuyên tạc rằng người dân đi biểu tình chỉ vì nhận tiền Việt Tân thuê mướn, đại khối dân cư mạng liền biến cáo buộc này thành chuyện diễu. Chính sự diễu cợt đã không những giúp nhiều bà con tham gia lần đầu vượt qua nỗi lo sợ, mà còn gần như vô hiệu hóa luôn thủ thuật dùng Việt Tân để hù dọa xưa nay của công an. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp đi quá xa, đó là viết các biểu ngữ "đả đảo" hay văng tục với người cùng phe để xuôi theo các vu cáo từ phía bạo quyền. Làm như vậy chỉ để lộ cho công an thấy nỗi sợ còn quá lớn của người cầm biểu ngữ; và tạo hoang mang trong hàng ngũ bà con biểu tình trước giờ xuất quân, lúc mà đáng lẽ mọi người cần xiết chặt tay nhau hơn lúc nào hết và tạm dẹp mọi bất đồng ý kiến, nếu có. - Một ứng biến "hại nhiều hơn lợi" khác là việc đăng các bài bản dạy làm bom xăng, bom nổ. Những người đăng loại bài này chỉ có thể là DLV trá hình hoặc những người "không dám làm nên xúi người khác". Hiển nhiên, loại bài bản đó vừa cung cấp lý cớ bôi nhọ cho Ban Tuyên giáo, vừa làm sứt mẻ hình ảnh các cuộc biểu tình trong mắt thế giới, vốn đang có rất nhiều thiện cảm với chúng ta. Nếu chúng ta đều đồng ý về các tác hại và nhất định không đăng loại bài vở đó thì trong tương lai, chúng ta có thể khẳng định ngay nơi nào đăng loại bài đó đều là công an trá hình và đề nghị FB đóng các trang đó lại. Lược sơ qua các ứng biến chỉ trong 1 tháng vừa qua, chúng ta có quyền tự hào về một bước tiến đáng kể. Và sau đây là một số đề nghị nhằm đối phó với các chiêu trò mới cũng như khai triển thêm những mặt ta đang làm tốt trong những ngày trước mặt: 1. Cần trân quí duy trì sự tham gia của quần chúng: Nói điều này có vẻ thừa thãi vì ai trong chúng ta lại không muốn có những khuôn mặt mới, đặc biệt như trong lần xuống đường ngày 1-5-2016 vừa qua. Nhưng thực tế chúng ta đang vô tình làm ngược với ước muốn đó. Đã đến lúc chúng ta cần nhận dạng và đồng ý với nhau về một số đặc tính nền tảng, như: quần chúng vì nhiều lý do không thể đi biểu tình liên tục; quần chúng cần thời gian để lành các vết thương, cũng như cần thời gian và cơ hội sinh hoạt với nhau để vượt qua nỗi lo âu sau mỗi lần đối diện với bạo lực; quần chúng cần nhiều thời gian hơn giới hoạt động để học các cách đối phó mới, v.v ... Do đó, nếu ta cứ kêu gọi xuống đường liên tục mỗi cuối tuần, ta đang không biết hoặc làm ngơ các đặc tính nền tảng nêu trên về quần chúng. Hệ quả khá hiển nhiên là số lượng quần chúng tham gia nhỏ dần. Công an khi thấy số người biểu tình giảm lại càng thêm tự tin và bạo tay hơn. Chúng ta đã thấy diễn trình này trong chuỗi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Vậy cần làm gì để duy trì sự tham gia của quần chúng, để xây dựng dần số đông? Sau đây là một vài đề nghị. 2. Cần làm cho đối phương khó tiên đoán các dự tính của ta: Hiển nhiên khó mà giữ kín 100% các dự tính trong chủ trương đấu tranh bất bạo động công khai và khi vũ khí chính của ta là số đông. Tuy nhiên, ta vẫn có thể làm đối phương phải suy đoán, ứng chiến thường trực và trở nên mệt mỏi hơn ta gấp nhiều lần. Chỉ như thế vòng xích kềm kẹp mới lỏng ra dần. Cụ thể như: - Tránh các khuôn mẫu dễ đoán như biểu tình liên tục mỗi cuối tuần hay chỉ biểu tình ngày cuối tuần hay chỉ tập trung vào vài địa điểm. - Thay vì hỏi ý trên mạng "Ai có thể biểu tình cuối tuần này?", đã đến lúc ta nên hỏi những câu thuộc loại: "Ai có thể biểu tình ít là 1 lần trong tháng này nếu được biết trước 12 tiếng?". - Thu nhỏ vòng lấy quyết định chung. Một số nhà hoạt động được nhiều người tin tưởng sẽ lập 1 nhóm bỏ phiếu lấy quyết định có biểu tình không, vào ngày nào. Quyết định đó được giữ kín và chỉ công bố tại một trang blog và/hoặc FB nhất định khoảng từ 12 đến 24 giờ trước khi xuất quân. - Tận dụng loại ứng dụng có mã hóa như Whatsapp để giữ kín các liên lạc trong nhóm nhỏ nêu trên. Phương tiện Google doc, Google form cũng cho ta cách bỏ phiếu rất kín nếu cần. 3. Liên tục mở rộng: - Mở rộng địa dư: Rất cần các vùng như Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hải Phòng, v.v. nhập cuộc để chia bớt áp suất cho Sài Gòn, Hà Nội. - Mở rộng số địa điểm chọn làm nơi biểu tình: Rất nên chọn những nơi khó ngăn chận, khó phong tỏa như phi trường, bến xe, nhà ga, quốc lộ. - Mở rộng các thành phần tham gia: Rất cần nhiều lứa tuổi trong gia đình tham gia tùy theo tình hình từng nơi, từng vụ việc. Cần nói rõ khi các thiếu niên bị hành hung thì hành vi phạm pháp nghiêm trọng của công an phải bị lên án, chứ không thể trách ngược về cha mẹ - những người đang muốn dạy con mình về trách nhiệm công dân, về sống không vô cảm. Và sẽ có ngày những bức hình chụp chung gia đình đi biểu tình là niềm tự hào cả đời. - Mở rộng các hình thức tranh đấu: Rất cần sáng kiến để nhiều người tham gia, đặc biệt trong những tuần không xuống đường. Thí dụ như cùng gõ nồi đúng 12 giờ trưa, kéo dài khoảng 3 phút để nói với nhau "nồi không còn cá". Mỗi nhà chỉ cần gõ làm sao để vang được đến 4 nhà hàng xóm gần nhất là đã quá tốt. Nếu ngày hôm sau 4 nhà hàng xóm đó cũng gõ thì sự quan tâm đã lan truyền theo cấp số nhân rồi, và cứ thế đến cả xóm, cả làng, cả huyện, ... Một vài hình thức khác như cùng dán biểu ngữ về cá, môi sinh trước nhà; cùng mặc áo có dấu hiệu cá khi tham dự các nghi thức tôn giáo, các dịp họp mặt chung, v.v... - Mở rộng vòng tay: Rất cần duy trì sự hợp tác và giữ kín tông tích những nhân viên trong guồng máy đã báo cho dân biết các chiêu trò của công an, từ dấu hiệu nhận dạng nhau của công an chìm như nhẫn xanh, nhẫn trắng, đến việc tiết lộ tên tuổi của những khuôn mặt ác ôn. 4. Làm gì khi bị cản không cho đi họp: Trong thời gian gần đây, khá nhiều các nhà hoạt động bị công an kềm giữ không để đi gặp các giới chức quốc tế, kể cả TT Obama. Chúng ta có thể giao hẹn trước những cách sau đây để vượt qua trò ngăn chận: - Nhờ xe của các sứ quán, lãnh sự quán đến đón tận nhà. - Nếu xe đến đón bị chận từ xa, ta vẫn có thể dùng phương tiện Skype hoặc tương tự để nối vào phòng họp. (Cần dùng loại phương tiện nào có mã hóa như Skype.) - Để đề phòng đối phương cắt dây Internet và phá sóng điện thoại vào ngày giờ đó, mỗi nhà hoạt động được mời họp vẫn có thể nhờ trước một sứ giả trong tư thế sẵn sàng với bài phát biểu của mình ở dạng viết, âm thanh, hay video trong tay. Khi gần đến giờ họp mà không nhận được điện thoại từ nhà hoạt động đó thì sứ giả cứ cầm thông điệp đến nơi họp. *** Tiến trình chuyển hóa bằng con đường đấu tranh bất bạo động của nhiều dân tộc nay đang hiện ra ngày càng rõ trên đất nước ta: Nhà cầm quyền càng biết mình sai, càng cuống, và càng chỉ biết cậy dựa vào bạo hành. Người dân càng đứng thẳng lên, càng thêm sáng tạo, đùm bọc nhau, và càng tự hào về chọn lựa của mình.
......

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama đã đem lại những gì?

Trước hết là món quà “to tướng” cho cộng sản Việt Nam (CSVN), đó là quyền mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, mà Tổng Thống Obama đã gần như “dâng không” cho một chế độ bất xứng với một quá trình dày đặc những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Món quà này khiến các nhà dân chủ VN và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới không khỏi thất vọng và tức giận. Nhưng khoan. Hãy cùng nhau tỉnh táo và phân tích xem chuyến thăm VN của TT Obama có lợi hay bất lợi cho nỗ lực đấu tranh dân chủ của dân tộc.   Người dân Sài Gòn tràn ngập các nẻo đường chào đón Tổng Thống Obama ngày 24-5-2016   Món quà “dỡ bỏ cấm vận” trong ngắn hạn, tức là trong chuyến thăm VN 3 ngày của TT Obama, mang âm hưởng ngon lành của sự “được” mà chế độ gần như chẳng phải “nhấc một ngón tay” để cải thiện chính sách bạo hành của mình. Nhưng trên đường dài, món quà này có thực sự miễn phí đối với CSVN hay không, hay luôn có những áp lực nhân quyền đính kèm? Người dân VN trong nước cũng như hải ngoại, và đặc biệt công dân Mỹ gốc Việt, chắc chắn không để cho Hà Nội thoải mái hưởng lợi mà không phải trả giá. Việc cho phép VN mua vũ khí sát thương chắc chắn sẽ làm Trung Cộng (TC) phải nhột mà chùn bước xâm lăng phần nào. Hoa Kỳ đang kéo dần VN vào vòng ảnh hưởng của mình và tách dần ảnh hưởng của TC - vốn gần như tuyệt đối trong 3 thập niên vừa qua đối với VN. Thông điệp khéo léo của TT Obama sẽ giúp cho những thành phần muốn thoát Trung cảm thấy yên tâm hơn để nhích gần tới Hoa Kỳ hơn, và làm teo dần nhóm “bám Trung”. Chưa bao giờ mà thông điệp tự do, dân chủ và nhân quyền lại được phổ biến mạnh mẽ và rộng khắp tại Việt Nam như trong mấy ngày qua. Dù truyền thông “lề đảng” cố gắng che đậy, khỏa lấp, nhưng các bản dịch nguyên văn bài nói chuyện của TT Obama đã được phổ biến tràn lan. Các nhà đấu tranh dân chủ đã không phải vất vả chống đỡ với công an, như đã từng xảy ra, để đưa thông điệp này đến tận tay các gia đình và đồng bào cả nước. Không người dân nào đọc hay lưu trữ bài diễn văn này sẽ bị quy kết là phản động vì đã do chính ông khách mà nhà nước mời tới trình bày công khai trước một cử tọa nhiều nghìn người bao gồm cả các giới chức cao cấp của chế độ. Chưa bao giờ mà người dân được thể hiện lòng mình một cách hồn nhiên và chính thức như vậy, với hàng trăm ngàn người tràn ra đường chào đón TT Obama. Rõ ràng là họ đã ôm lấy những giá trị phổ quát mà Hoa Kỳ là biểu tượng, những giá trị mà chế độ CSVN luôn nỗ lực ngăn cấm và xuyên tạc. Đối nghịch lại, chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ, mà một lãnh đạo của chế độ hiện nay được người dân chào đón, thương quý như ông Obama. Song song với việc đồng loạt tẩy chay cuộc bỏ phiếu Quốc Hội giả hiệu của CSVN ngày 22-5, đồng bào đã có dịp bỏ phiếu bằng chân khi rầm rộ xuống đường chào đón TT Obama tại Sài gòn và Hà nội. Chưa bao giờ mà thế giới chú tâm đến vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tới như vậy. Hầu hết các cơ quan truyền thông quốc tế đều đi tin về chuyến viếng thăm VN của TT Obama và phê phán hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. Chế độ CSVN đã tự lột mặt nạ mình khi bắt cóc và ngăn cản các nhà hoạt động đến gặp TT Obama, đã vô tình soi sáng chính nghĩa mà các nhà hoạt động đang theo đuổi, và làm sáng danh những người mà chế độ luôn dán nhãn “phản động”, “khủng bố” và đối xử như kẻ thù truyền kiếp. Ông Obama xuất hiện ở VN như làn gió mát giữa trưa hè, đem đến một nguồn hy vọng mới, một nếp sống mới, một con người mới tượng trưng cho những văn minh, tiến bộ, nhân bản và cơ hội mà người dân Việt Nam đang mong vươn tới. Ông là hiện thân của tất cả những gì tốt đẹp và ngược lại với mọi thứ xấu xa, lạc hậu mà đất nước chúng ta đang phải gánh chịu dưới ách thống trị của đảng quyền cộng sản.   Sau không khí tươi vui, hào hứng chào đón TT Obama của mấy ngày qua, trở về với thực tại đau thương trước mặt vẫn là môi trường sống của VN đang bị đầu độc trầm trọng, đời sống của người dân bị đe dọa nặng nề với những khó khăn chồng chất. Và những người VN quan tâm rủ nhau xuống đường vẫn sẽ được “đón tiếp” bằng dùi cui, bắp thịt và đạn cay, vẫn bị lôi kéo, khiêng ném lên xe côn an như những con vật. Nhưng càng trấn áp thì càng làm người dân thêm quyết tâm, nhất là với niềm lạc quan mà TT Obama vừa đem lại. Hãy cùng nhau khai dụng bối cảnh mới, tâm lý mới, niềm hy vọng và nguồn sinh lực mới, với những thuận lợi như đã chia sẻ để dấn bước đem lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước. Hãy nắm vững trong tay vận mệnh của chính mình và tương lai con cháu.
......

Erneuerter Gedenkort für einen Massenmörder?

Völkerverständigung ist eine gute Sache, aber man sollte dabei niemals vergessen, mit wem man verhandelt und mit welchen Regimen man es zu tun hat. In einem aktuellen Fall in Sachsen könnte dies leider im Falle des neuen Botschafter Vietnams Doan Xuan Hung und der deutsch-vietnamesischen Zusammenarbeit passiert sein. Denn offenbar wird ernsthaft erwogen einen DDR-Erinnerungsort mit staatsvietnamesischer Hilfe geschichtspolitisch einseitig neu aufzubauen. Neben der Erinnerung an die Ausbildung von vietnamesischen Kindern in der DDR würde hier, wenn es denn so umgesetzt werden würde, offenbar ein völlig unkritisches Bild eines Massenmörders demokratisch geadelt. Und so geht die Geschichte, die man in der Sächsischen Zeitung nachlesen kann. „Fast ehrfürchtig“, so schreibt Sven Görner in der SZ am 19. Mai, hielt der vietnamesische Botschafter eine Bronzetafel mit Patina in den Händen, die an ein Ereignis von vor fast 70 Jahren erinnert. Im Sommer 1957 weilte der spätere Präsident Nordvietnams Ho Chi Minh in Moritzburg bei Dresden zu Gast. Er besuchte vietnamesische Kinder, die im damaligen Käthe-Kollwitz- Heim, heute wieder das Diakonenhaus, lebten, um in der DDR ausgebildet zu werden. Viele dieser Kinder waren später hochrangige kommunistische Funktionäre in ihrer Heimat. In den vergangenen Jahrzehnten wurde der Ort immer mal wieder von Vietnamesen besucht, die sich selbst noch heute „Moritzburger“ nennen. Zu DDR-Zeiten erinnerte eine Tafel an den Besuch von „Onkel Ho“, wie der Diktator, so beteuert die SZ, auch heute noch „liebevoll“ genannt werde. Nach der Vereinigung geriet der „Gedenkort“ in Vergessenheit. Als Besonderheit in Moritzburg wurden in jüngerer Vergangenheit Schritte unternommen, den Ort attraktiver zu gestalten. Im Zuge deutsch-vietnamesischer Kontakte erfuhren diese Bemühungen jüngst offenbar massive Unterstützung. Der neue vietnamesische Botschafter und staatsvietnamesische Unternehmer boten ihre Hilfe an. Unterstützung erfährt diese Idee offenbar von der lokalen Politik und dem CDU-Bundestagsabgeordneten Andreas Lämmel. Was dabei ganz offenbar völlig unterschätzt wird ist, dass Moritzburg, das von vielen Touristen besucht wird, im Endeffekt ein zum „Onkel Ho“ weich gezeichnetes Bild eines Massenmörders präsentiert bekommen wird, wie es zu DDR-Zeiten üblich war und in der modernen staatsvietnamesischen Propaganda weiterhin gewaltsam durchgesetzter Standard ist. Doch wer war Ho Chi Minh? Hồ Chí Minh Ho Chi Minh, Mitautor einer 1928 in Moskau erschienenen Anleitung für kommunistische Aufstände, als deren Erscheinungsort Zürich angegeben wurde, ist maßgeblich verantwortlich für die grausamen Verbrechen, die von seiner Befreiungsarmee an der südvietnamesischen Bevölkerung verübt wurden und für die Unterdrückung Andersdenkender in seinem Land. Die vietnamesischen Lager standen in ihrer Brutalität ihrem Urbild im Gulag nichts nach. Bis heute werden Andersdenkende in Vietnam weggesperrt. Fraktionskollegen von Lämmel haben Patenschaften für in Vietnam eingesperrte Blogger, für deren Entlassung sie sich einsetzen, übernommen. Uwe Siemon-Netto, der als Kriegsberichterstatter die Einnahme der Kaiserstadt Hué während der Tet- Offensive 1968 als Zeuge miterlebte, zeichnet ein ungeschöntes Bild der Kriegsführung von ‚Onkel Ho’s Truppen: Als sein Militärkonvoi die Stadt erreichte, die vom Vietcong erobert worden war, mussten die Fahrzeuge häufig halten, weil hunderte Leichen auf den Straßen lagen. An den Verletzungen war deutlich zu erkennen, dass es sich um Opfer von Massenerschießungen aus nächster Nähe handelte, überwiegend Frauen und Kinder, festlich gekleidet für das vietnamesische Neujahrsfest. Wie sich bald darauf herausstellte, waren die Erschossenen noch glücklich dran gewesen. Viele Menschen waren lebendig begraben worden. Siemon-Netto sah am Rande eines Massengrabes frisch manikürte Finger aus dem Boden ragen. Trotz aller Grausamkeit der Vietcong wurde der Krieg militärisch nicht von ihnen gewonnen. Wie kam es, dass die militärischen Verlierer am Ende die Sieger waren und Vietnam unter ihrer kommunistischen Knute vereinigt wurde? Es war ein Sieg ihrer Propaganda, den sie mit ihren willigen Helfern im Westen erringen konnten. Es war der erste Krieg, der nicht militärisch, sondern an der Medienfront entschieden wurde. Westliche Intellektuelle, wie John Kenneth Galbraith, Jean Paul Sartre oder der westdeutsche Vietcong-Propagandist Erich Wulff, der 1968 nur deshalb nicht der DKP beitrat, um seine Professur in Hannover nicht zu verlieren, beeinflussten maßgeblich die öffentliche Meinung, indem sie die kommunistischen Verbrechen blind ignorierten und die amerikanischen Gräuel, die es natürlich auch gegeben hat, in den Focus rückten, ohne darauf hinzuweisen, dass es sich nicht um ein amerikanisches Prinzip, sondern um dessen Verletzung handelte. Die Propaganda wird bis heute fortgesetzt. In der deutschen Wikipedia findet man kein Wort über die Verbrechen des Vietcong, dafür einen Hinweis darauf, dass die Studenten 1968 mit Sprechchören wie Ho, Ho, Ho Chi Minh auf die Straße gingen und Bilder von Massenmördern wie Pol Pot und Mao in die Höhe hielten. Was ist in Moritzburg geplant? Nun würde in letzter Konsequenz in Moritzburg ein neuer Propagandaort entstehen. Die Wiederanbringung der DDR-Plakete ist geplant, Erinnerungsbilder an das Kinderausbildungsheim hat der Bürgermeister aus dem Archiv hervorgeholt und dem Diakoniehaus übergeben. Diese sollen gezeigt werden. Von einer kritischen Einordnung liest und hört man nichts. Aber zur Krönung haben die geldkräftigen Unterstützer aus Vietnam eine tolle Idee: ein „kleines Holzhaus im vietnamesischen Stil“ soll aufgestellt werden um z.B. die Fotos zu präsentieren. Schließlich hat der liebe Onkel in einer Hütte neben dem Regierungspalast campiert, so will es jedenfalls die Ho Chi Minh-Huldingungslegende. Wenn dies alles so mit staatsvietnamesischer Hilfe umgesetzt werden würde, kann man eigentlich nur von Diktatorenhuldigung reden. Und möglichst schnell so auch gehen, dann könnte man den 70. Jahrestag des Besuchs von Ho Chi Ming in Moritzburg als Eröffnungstermin nutzen. Dies wäre so letztlich die perfekte staatsvietnamesische Propagandashow. Bislang bleibt ein öffentlicher Aufschrei aus. Lediglich die kleine Gruppe der ehemaligen vietnamesischen Boat-People wehrt sich gegen diesen Skandal. Es wird eine Nagelprobe für unsere Demokratie sein, ob es gelingen wird, dieses Vorhaben in dieser Form zu verhindern. Denn dies geht weit über das richtige Anliegen der deutsch-vietnamesischen Völkerverständigung und Kooperation hinaus. Vera Lengsfeld Hier können sie die Petition der Boatpeople unterstützen: https://www.change.org/p/bundestagsabgeorneter-andreas-l%C3%A4mmel-morit... Hier können Sie sich über den wahren Verlauf des Vietnamkrieges informieren: https://www.amazon.de/Duc-Deutsche-Vietnam-Falschen-siegten/dp/376552024...
......

Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương là đòn ‘diễn biến hòa bình’ của Hoa Kỳ

Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Trong cuộc họp báo cùng với ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước vào ngày 23 Tháng Năm tại Hà Nội, Tổng thống Obama đã công bố Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với CSVN. Mặc dù Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng việc bán vũ khí phải đi kèm theo các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền, nhưng dư luận cho rằng Hoa Kỳ đã nhượng bộ thay vì trừng phạt Hà Nội do những hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng trong thời gian qua. Phải chăng Hoa Kỳ vì nhu cầu xoay trục về Á Châu nên đã bỏ qua áp lực về nhân quyền để mở ra cơ hội cho CSVN hợp tác với Hoa Kỳ về Biển Đông? Để tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. https://www.spreaker.com/user/ctmoi/d-b-c-m-v-n-vu-khi-sat-th-ng-la-don-... Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Thưa ông đánh giá ra sao về việc Tổng thống Obama bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí trong chuyến viếng thăm Việt Nam 3 ngày, từ 23 đến 25 tháng 5, vừa qua? Lý Thái Hùng: Trước hết, ta cần coi đây là món quà mà Tổng thống Obama đã mang đến cho lãnh đạo CSVN trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần này. Nói cách khác, việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ đã giúp cho Hà Nội giải quyết hai sức ép cùng một lúc. Đó là tâm lý bị thế giới phương Tây – cụ thể là Hoa Kỳ – cô lập từ những hệ quả của quá khứ kéo dài hơn 4 thập niên và tâm lý bị lệ thuộc vào qũy đạo Bắc Kinh nếu không chứng tỏ khả năng có thể mua được vũ khí của Hoa Kỳ để gọi là phòng thủ. Vì là món quà, nên việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí đã đáp ứng được sự mong chờ từ bấy lâu nay của lãnh đạo CSVN. Tuy nhiên, về lâu dài sự kiện này mang lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ. Thứ nhất, CSVN sẽ phải lệ thuộc nhiều hơn vào nước Mỹ khi sử dụng những vũ khí mang tính chiến lược, không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả quan điểm về phòng thủ và tác chiến. Sự kiện này sẽ khiến cho một bộ phận của quân đội CSVN không những phải mở rộng các quan hệ, mà còn chịu ảnh hưởng về chiến thuật lẫn chiến lược của Hoa Kỳ. Thứ hai, Hoa Kỳ vẫn duy trì những điều kiện về nhân quyền và các yêu cầu nghiêm ngặt khác trong những đàm phán mua bán các loại vũ khí chiến lược, nên Hoa Kỳ vẫn tạo được sức ép lên Hà Nội về các hành vi đàn áp nhân quyền. Tuy nhiên, điều đáng nói là Hoa Kỳ đã chọn thời điểm hậu Đại Hội đảng CSVN kỳ 12 để dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí là một đòn “diễn biến hòa bình”, khi nội bộ CSVN đang bị phân hóa giữa hai xu thế thoát Trung và bám Trung hiện nay. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ thay vì dùng đòn “cô lập” đã chuyển sang thế “lôi kéo” qua việc tháo bỏ lệnh cấm bán vũ khí, mục tiêu nhắm vào nội tình quân đội – vốn là xương sống của chế độ CSVN – để tác động. Điều này đã phản ảnh khá rõ trong phần phát biểu của Tổng thống Obama trong lúc họp báo. Đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vào lúc này thể hiện sự mong muốn của Hoa Kỳ giúp Việt Nam tiếp cận các loại thiết bị và vũ khí đang cần để bảo vệ đất nước. Nói tóm lại, việc Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí vào lúc này, trên tổng thể giúp xóa bỏ tâm lý cô lập của Hà Nội, nhưng thực chất là để lôi kéo một thành phần muốn thoát Trung chống lại các áp lực của Trung Cộng. Vì thế đây là đòn “diễn biến hòa bình” theo cách nghĩ nghi ngại của lãnh đạo CSVN trong nhiều năm qua. Thanh Thảo: Ông Obama nói rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là muốn giúp CSVN tiếp cận các loại vũ khí của Hoa Kỳ, nhưng chủ trương của CSVN là duy trì tình hữu nghị với láng giềng phương Bắc. Như vậy thì CSVN mua vũ khí để làm gì, thưa ông? Lý Thái Hùng: Khi công bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí, ông Obama nói rằng đây không phải là động lực nhắm vào Trung Quốc. Bình thường ra, ông Obama không cần phải nói như vậy. Rõ ràng là Trung Quốc rất quan tâm và lo ngại những quan hệ ngày một gần gũi giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Chính trong bối cảnh đó, khi ông Obama nói rằng dỡ bỏ lệnh cấm vận là Hoa Kỳ muốn giúp CSVN tiếp cận các loại vũ khí đang cần để bảo vệ đất nước, nhằm ám chỉ là để bảo vệ trước hành động bá quyền của Bắc Kinh. Từ trước đến nay, CSVN bám vào chủ trương 3 không: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, nhằm tránh né các cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Hiện nay, tuy khuynh hướng bám Trung vẫn còn mạnh trong thượng tầng lãnh đạo; nhưng chính sự bành trướng quân sự ngày một gia tăng mạnh trên Biển Đông của Bắc Kinh gần đây đã đẩy Hà Nội rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan về chủ trương 3 không nói trên. Hoa Kỳ nhìn thấy sự lúng túng nói trên của Hà Nội và cũng đang cần sự hợp tác của CSVN trong việc phòng thủ Biển Đông, nên việc giúp cho quân đội CSVN tiếp cận các loại vũ khí của Hoa Kỳ là một nhu cầu chiến thuật đáp ứng cho cả hai phía. Nói cách khác, việc CSVN mua được vũ khí của Hoa Kỳ sẽ buộc Hà Nội phải có những hành xử tích cực hơn trong việc cộng tác với Hoa Kỳ và các quốc gia Phi Luật Tân, Nhật Bản trong việc kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Thanh Thảo: Qua sự kiện Hoa Kỳ bãi bỏ cấm bán vũ khí, ông nhận định ra sao về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN trong những giai đoạn tới? Lý Thái Hùng: Khác với hai vị tổng thống tiền nhiệm là Bill Clinton đến thăm Việt Nam vào năm 2000 và George W. Bush thăm vào năm 2006 đặt nặng tầm quan hệ về kinh tế và tháo gỡ những tồn đọng của quá khứ, Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam vào lúc hai phía có cùng mối quan tâm về phòng thủ Biển Đông trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Trong khi đó thì quan hệ kinh tế đã gia tăng gấp 100 lần. Thông điệp mà ông Obama mang đến cho Hà Nội lần này là hướng đến tương lai. Trong đó Hoa Thịnh Đốn muốn giúp cho CSVN tiếp cận các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ cho nhu cầu phòng thủ; nhưng sẽ tiếp tục lên tiếng về nhân quyền nhằm thúc đẩy xã hội Việt Nam xác định được các quyền phổ cập như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp để phát triển. Qua thông điệp này, ta thấy là ông Obama có mang đến một ngọn gió thay đổi trong việc thách đố lãnh đạo Hà Nội về chính sách Biển Đông và những cải thiện tình trạng tồi tệ về nhân quyền. Hà Nội sẽ mua vũ khí nào của Hoa Kỳ và ứng phó vấn đề Biển Đông ra sao vẫn còn là đề tài thảo luận trong thời gian tới; nhưng về tình trạng vi phạm nhân quyền của Hà Nội, Tổng thống Obama đã chứng kiến tận mắt trong chuyến đi này, khi có bốn nhà hoạt động xã hội mà ông Obama muốn mời đến thảo luận hôm 24/5 đã bị an ninh ngăn chận, gồm Nhà báo Đoan Trang, Luật sư Hà Huy Sơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Blogger Thảo Teresa. Rõ ràng là quan hệ CSVN và Hoa Kỳ khó có thể hướng đến tương lai, khi mà chính CSVN vẫn còn lo ngại “diễn biến hòa bình” từ phía Hoa Kỳ và nhất là tìm cách ngăn chận những hoạt động của các cá nhân đang góp phần vào sự phát triển xã hội tự do, dân chủ và tiến bộ. Do đó, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CSVN sẽ tiến triển ra sao còn tùy vào thái độ và ứng xử của lãnh đạo Hà Nội nhiều hơn là từ phía Hoa Kỳ. Thanh Thảo: Cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
......

Vài suy nghĩ về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Obama

Mình đang tự hỏi, phải chăng mình vẫn còn hơi nhỏ nhen, phải chăng thói ghen ăn tức ở vẫn còn len lỏi trong con người mình? Bấy lâu nay, mình vẫn thường cổ vũ cho việc tránh xa Trung Quốc, xích lại gần với Mỹ, nhưng hôm nay, Tổng thống Mỹ Obama qua thăm Việt Nam, mình lại cảm thấy không hồ hởi gì mấy, thậm chí hơi buồn lo, vẩn vơ một điều gì đó chưa thật ổn : như một cuộc mua vui, đánh lừa, ru ngủ một dân tộc chưa dám bừng tỉnh ? Mình phải thật lòng nói thẳng chính kiến của mình rằng : thêm một chiến thắng của đảng cộng sản Việt Nam là thêm một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Người cộng sản hầu như không có khả năng nhân nhượng, ngay cả khi nhân nhượng với chính nhân dân của mình. Chỉ khi nào họ gặp phải khó khăn chồng chất, bị dồn vào chân tường họ mới tìm lối thoát. Vậy là, họ đang đi tìm lối thoát cho đảng cộng sản hay họ mong muốn tìm giải pháp cho dân tộc Việt Nam ? Từ khi Mỹ đồng ý đón ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một tiền lệ chưa từng có, thì người ta đã có thể dễ dàng nhìn thấy, đây là mối quan hệ giữa Mỹ và đảng cộng sản Việt Nam. Mỹ đã công khai tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Trong điều chỉnh chiến lược chuyển hướng sang Châu Á-Thái Bình Dương, người Mỹ đang rất cần Việt Nam, dù ở đó đảng cộng sản đang độc tài. Mỹ vẫn sẵn sàng chiều chuộng đánh đổi uy tín, tiền bạc, miễn làm sao đừng để Việt Nam co cụm vào với Trung Quốc. Đây, vũ khí của Mỹ đây, anh sử dụng đi, đánh ai cũng được. Người Mỹ đang biết sử dụng « tâm lý chống Trung Quốc của người Việt Nam ». Trong chuyến đi, mọi người có thể dễ dàng nhận thấy, bao trùm lên trên tất cả là vấn đề : vũ khí. Ta không nghi ngờ lòng tốt của người Mỹ, nhưng ta hoàn toàn có lý khi lo ngại tính thực dụng của người Mỹ gặp phải thói giả dối của đảng cộng sản Việt Nam. Điều đó sẻ chỉ gây bất lợi cho nhân dân Việt Nam. Cho nên, trong chừng mực nào đó chuyến đi vô tình đã tạo thêm uy tín của đảng cộng sản Việt Nam, làm xì bớt tình trạng căng thẳng của cuộc khủng hoảng về môi trường hiện đang rất nhức nhối tại Việt Nam. Món quà ông Obama mang lại cho người dân thường Việt Nam ít hơn nhiều so với những gì ông mang đến cho chính quyền, một chính quyền vẫn đang đàn áp, o bế người dân ngay cả khi chuyến đi của ông đang diễn ra. Nhân danh Tổng thống nước Mỹ, ông Obama hoàn toàn có thể cương quyết hơn để chính quyền phải cho ông gặp được những nhà bất đồng chính kiến : Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang … như dự kiến của ông trong chuyến đi. Việc những người này không đến được cuộc gặp, không gặp được ông, có thể với ông không quan trọng lắm, nhưng đối với người dân, đối với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam của chúng tôi thì nó lại hết sức quan trọng và bức thiết. Chúng tôi mong đợi ở ông những điểm nhỏ như vậy thôi. Đành rằng, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với ông rằng : dân chủ và nhân quyền trên đất nước chúng tôi là phải do chính chúng tôi gây dựng nên. Tình cảm ông nhận được từ người dân trong chuyến đi vừa là sự trân trọng, nể phục đối với cá nhân ông, nhưng vừa nói lên người dân chúng tôi mong đợi ở nước Mỹ đến ngần nào. Dẫu sao, đây vẫn là bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ. Bước tiến này có dấu ấn rất rõ của Bộ Ngoại giao, nơi tôi đã có 30 năm gắn bó, còn nhiều kỷ niệm. Điều đó cho thấy Bộ Ngoại giao đã dần cải thiện được tiếng nói của mình trong nội bộ. Những ai làm ở Bộ Ngoại giao đều biết rất rõ rằng tầm thế của Bộ Ngoại giao xuống rất thấp sau Thành Đô. Khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch không kìm được đã phải nói với Thứ trưởng Trần Quang Cơ rằng : anh là thứ trưởng ngoại giao, anh làm việc theo lệnh của bộ trưởng quốc phòng hay theo lệnh của bộ trưởng ngoại giao ?. Cho dù những tính toán của đảng cộng sản làm sao đi chăng nữa, mà theo họ là rất « khôn ngoan, mềm dẻo », thì những bước tiến mới đây trong quan hệ với Mỹ có công rất lớn của Bộ Ngoại giao. Những ai hiểu nội tình Việt Nam đều biết rằng để thông qua được một đề án nâng tầm quan hệ với « cựu thù » Mỹ, qua được những cái đầu thủ cựu, rặt tính « bạn thù » của bộ chính trị quả là một việc vô cùng khó khăn. Chỉ mới gần đây thôi, giữa Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng cũng còn tranh cãi nhau nhiều về vấn đề vũ khí Mỹ. Tuy vậy, đây cũng mới chỉ là những dấu hiệu đáng mừng đầu tiên. Tôi biết các bạn ở Bộ Ngoại giao không hẳn là dễ chịu khi phải đi giải quyết hậu quả của những vụ việc vi phạm nhân quyền do Bộ Công an gây ra. Gần đây, việc đánh đập, đe dọa và bắt bớ ngày càng nhiều, thậm chí cả với những người dân bình thường bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường. Các bạn chắc không hẳn thoải mái cho lắm khi phải đứng ra thanh minh cho các hành động của Bộ Công an. Thí dụ ta có thể hình dung đại sứ Nguyễn Trung Thành, tại Genève phải miễn cưỡng làm theo lệnh ra sao khi đứng ra để phản đối người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, khi họ lên tiếng về các vụ Việt Nam bắt bớ, đàn áp biểu tình về môi trường biển miền Trung gần đây. Một vài tâm tư chia sẻ cùng bạn đọc nhân chuyến đi của Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Việt Nam. Đặng Xương Hùng Genève, 24/5/2016
......

Phát biểu của Tổng Thống Obama với nhân dân Việt Nam

Thưa quý độc giả, ký giả Gardiner Harris và Jane Perlezmay của báo New York Times, trong một bài viết từ Hà Nội về những sinh hoạt của Tổng Thống Obama, đã viết như sau về cảnh tượng trong hội trường rộng lớn tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội, khi ông Obama đọc bài phát biểu tại đó: "Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý chí của mình lên bạn," ông Obama nói, và nhận được một tràng vỗ tay lớn. Nhưng hội trường, đầy khán giả gần như chắc chắn được lựa chọn bởi chính quyền, đã lặng im khi ông thúc giục đất nước này cải thiện cách họ thực hành nhân quyền. Những điều ông Obama phát biểu liên quan đến nhân quyền kéo dài gần 6 phút trong bài phát biểu của ông chắc là sẽ không có bất cứ một tờ báo nhà nước nào dám nhắc đến trong các bài tường thuật của họ. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bản dịch bài phát biểu của Tổng Thống Obama sau đây. BBT Toàn văn bài phát biểu của Tổng Thống Obama tại Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia ngày 24-5-2016 Xin chào! Xin chào Việt Nam! Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Cám ơn chính quyền và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách trong chuyến viếng thăm này. Cám ơn tất cả các bạn có mặt hôm nay. Có sự hiện diện của những người Việt Nam từ trên khắp đất nước tuyệt vời này, trong đó có rất nhiều người trẻ, đại diện cho sự năng động, tài năng và hy vọng của Việt Nam. Trong chuyến thăm này, tim tôi đã nhiều lần rung động bởi sự thân thiện của người Việt. Qua những người đứng dọc hai bên đường, cười và vẫy chào, tôi cảm được tình bạn giữa nhân dân hai nước chúng ta. Tối qua tôi đã đi thăm khu phố cổ ở Hà Nội, thưởng thức một số món ăn Việt nổi bật, ăn bún chả và uống bia Hà Nội. Tôi phải nói là phố phường Hà Nội thật đông đúc, tôi chưa từng nhìn thấy nhiều xe máy như thế trong đời. Tôi chưa dám thử băng qua đường, nhưng có thể sau này khi tôi quay lại thăm, các bạn sẽ chỉ cách cho tôi. Tôi không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong những năm vừa qua. Nhưng tôi là người đầu tiên, giống như nhiều bạn, lớn lên khi cuộc chiến đã chấm dứt. Khi quân đội Mỹ rời Việt Nam, tôi mới 13 tuổi. Lần đầu tôi biết đến Việt Nam, gặp gỡ người Việt, là khi lớn lên ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt sinh sống. Cùng lúc đó tại Việt Nam có nhiều người trẻ hơn tôi rất nhiều. Cũng như hai cô con gái của tôi, nhiều bạn cả đời chỉ biết một chuyện – đó là hòa bình và quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Vì thế tôi đến đây, ý thức về quá khứ, về lịch sử khó khăn của chúng ta, nhưng tập trung vào tương lai, vào sự thịnh vượng, an ninh và phẩm giá con người mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy. Tôi cũng đến đây với lòng tôn trọng sâu sắc đối với di sản cổ xưa của Việt Nam. Hàng thiên niên kỷ qua, nông dân đã trồng cấy trên mảnh đất này. Lịch sử đó được ghi trên Trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã có nghìn năm cạnh sông Hồng. Thế giới quý trọng lụa và tranh Việt Nam, và Văn Miếu sừng sửng đó tượng trưng cho lòng hiếu học của dân Việt Nam. Nhưng qua nhiều thế kỷ, vận mệnh các bạn thường bị ức chế bởi người khác. Mảnh đất thương yêu không phải lúc nào cũng do các bạn tự chủ. Nhưng cũng như tre, tinh thần cương cường của người dân Việt Nam thể hiện qua câu thơ của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời". Hôm nay, chúng ta cũng nhớ lại một lịch sử lâu dài hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà hai bên thường không để ý. Hơn 200 năm trước, khi một vị khai quốc công thần của chúng tôi, ông Thomas Jefferson, khi trồng lúa đã tìm đến gạo Việt Nam, nổi tiếng là trắng, thơm ngon và năng suất cao. Không lâu sau đó, các tàu buôn của Mỹ đã cập cảng Việt Nam để giao thương. Trong Thế Chiến Thứ Hai, người Mỹ đã đến giúp Việt Nam đấu tranh chống ngoại xâm. Khi phi công Mỹ bị bắn rơi, người dân Việt đã cứu giúp. Vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, khi người Việt đổ ra những nẻo đường của thành phố này, ông Hồ Chí Minh đã nhắc lại Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông nói, “Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo Hóa đã ban cho họ những quyền không thể xâm phạm. Trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Vào một thời điểm khác, những tuyên xưng lý tưởng giống nhau và cùng lịch sử tranh đấu chống thực dân có thể đưa hai nước lại gần nhau sớm hơn. Nhưng thay vào đó, sự đối đầu trong Chiến tranh lạnh và nỗi sợ chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chung ta vào thế xung đột. Như những xung đột trong lịch sử nhân loại, chúng ta lại lần nữa có bài học cay đắng — chiến tranh, dù với mục đích gì, chỉ đem lại đau khổ và bi kịch. Ở đài tưởng niệm liệt sĩ không xa đây, với bàn thờ trong nhiều gia đình khắp nơi trên đất nước, các bạn tưởng nhớ đến 3 triệu người Việt Nam, cả quân và dân, của hai miền đã nằm xuống. Ở bức tường tưởng niệm ở Washington D.C, chúng ta vẫn có thể chạm vào tên của 58.315 người Mỹ đã ra đi trong cuộc chiến đó. Ở cả hai nước, các cựu chiến binh và gia đình của những người gục ngã vẫn còn đau xót cho bạn bè, người thân đã mất. Như ngay ở nước Mỹ, chúng tôi học được rằng dù có ít nhiều sự bất đồng với cuộc chiến, chúng ta vẫn luôn vinh danh những người chiến đấu và chào đón họ trở về với sự tôn trọng mà họ xứng đáng, hôm nay đây, người Việt và Mỹ, chúng ta có thể cùng nhau nhìn nhận nỗi đau và sự hy sinh của cả hai bên. Gần đây hơn, trong hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc. Ngày nay, thế giới có thể nhìn rõ những thành tựu mà các bạn đã đạt được. Với công cuộc đổi mới kinh tế và các hiệp định giao thương, trong đó có với Hoa Kỳ, các bạn đã gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu, buôn bán hàng hóa khắp thế giới. Đầu tư nước ngoài đang thêm vào. Và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Chúng ta có thể nhìn thấy sự tiến bộ của Việt Nam qua những tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, Tp.HCM, những trung tâm thương mại và khu đô thị mới. Chúng ta thấy qua các vệ tinh Việt Nam đã phóng vào không gian, và một thế hệ trẻ vào mạng khởi nghiệp và điều hành các dịch vụ kinh doanh. Chúng ta thấy qua hàng chục triệu người Việt Nam có Facebook và Instagram. Và các bạn không chỉ đăng ảnh tự sướng — mặc dầu tôi nghe nói là có nhiều — và mấy hôm nay có nhiều người xin chụp selfie với tôi. Các bạn còn lên tiếng về những việc mình quan tâm, như bảo vệ cây cổ thụ ở Hà Nội. Sự năng động đó đã đem lại tiến bộ cho rất nhiều người. Việt Nam đã giảm nghèo rất nhiều, nâng cao thu nhập các hộ gia đình và nâng hàng triệu người lên tầng lớp trung lưu. Đói khát, bệnh tật, tử vong ở phụ nữ và trẻ em đều đã giảm. Số người có được điện nước, trẻ em trai và gái được học hành, và tỷ lệ biết đọc — tất cả đều gia tăng. Đó là những tiến bộ phi thường, là điều các bạn đã làm được trong một thời gian ngắn. Và trong khi Việt Nam đang chuyển hóa, thì quan hệ giữa hai quốc gia cũng vậy. Chúng ta đã học được bài học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nói rằng, “Trong một cuộc đối thoại thật sự, đôi bên phải sẵn sàng thay đổi.” Với cách đó, cuộc chiến vốn chia rẽ chúng ta nay lại là nguồn gốc của hàn gắn. Nó giúp chúng ta đi tìm những binh sĩ mất tích và đem hài cốt họ về. Nó giúp chúng ta tháo gỡ bom mìn chưa nổ, để không có đứa trẻ nào bị mất chân chỉ vì chơi đùa bên ngoài. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam, trong đó có trẻ em, cũng như giúp tháo bỏ chất độc da cam, để Việt Nam cải tạo lại đất. Chúng ta vui mừng với công việc đã làm ở Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục nỗ lực này tại Biên Hòa. Đừng quên rằng quá trình hòa giải giữa hai nước đã được bắt đầu từ những cựu chiến binh, từng đối đầu nhau trên chiến trường. Hãy nghĩ đến Thượng nghị sĩ John McCain, tù nhân chiến tranh nhiều năm, khi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nói rằng hai nước nên là bạn không nên là thù nữa. Hãy nghĩ đến tất cả các cựu chiến binh, Việt và Mỹ, đã giúp chúng ta hàn gắn và xây dựng mối quan hệ mới. Ít có ai có nỗ lực nhiều như cựu sĩ quan Hải quân, và bây giờ là Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, John Kerry, có mặt ngày hôm nay. Thay mặt tất cả chúng ta, xin cám ơn ông cho các nỗ lực phi thường này. Vì các cựu chiến binh ấy đã chỉ đường cho chúng ta, vì những người lính đã can đảm đi tìm hòa bình, dân tộc hai nước bây giờ gần gũi nhau hơn bao giờ hết. Giao thương tăng lên nhiều. Sinh viên và học giả chúng ta cùng nhau học hỏi. Chúng tôi chào đón nhiều sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học hơn bất cứ quốc gia nào khác tại Đông Nam Á. Mỗi năm du khách Mỹ đến Việt Nam lại tăng lên, trong đó có những người du lịch balô, đến Hà Nội 36 phố phường đến Phố cổ Hội An, đến kinh thành Huế. Cả người Việt và người Mỹ đều có thể cảm được lời bài hát của nhạc sĩ Văn Cao: "Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người". Là Tổng thống, tôi tiếp tục xây dựng trên tiến triển đó. Với quan hệ đối tác toàn diện, chính quyền hai nước đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết. Với chuyến viếng thăm này, chúng ta đặt quan hệ hai nước trên nền tảng vững chắc hơn cho các thập niên tới. Lương duyên hai nước bắt đầu từ Tổng thống Thomas Jefferson hai thế kỷ trước đến giờ phút này đã được trọn vẹn. Đã mất nhiều năm và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhưng chúng ta có thể nói một điều không ai ngờ trước đây: Ngày nay, Việt Nam và Hoa Kỳ là đối tác. Tôi tin rằng kinh nghiệm của hai nước cũng là bài học cho thế giới. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều xung đột và đối đầu tưởng như không dứt, chúng ta đã chứng minh trái tim có thể thay đổi, tương lai sẽ khác nếu ta từ bỏ sự giam hãm của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào. Chúng ta đã cho thấy tiến bộ và phẩm giá con người được thúc đẩy bởi hợp tác chứ không phải xung đột. Đó là điều mà Việt Nam và Hoa Kỳ có thể cho thế giới thấy. Đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được đặt trên những nguyên tắc căn bản. Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không nước nào có thể áp đặt hoặc quyết định số phận thay cho Việt Nam. Hoa Kỳ rất quan tâm đến sự thành công của VN. Tuy thế quan hệ hợp tác của chúng ta vẫn ở giai đoạn tiên khởi. Với thời gian còn lại của tôi, tôi muốn chia sẻ một tầm nhìn mà tôi tin rằng sẽ điều hướng chúng ta trong các thập niên tới. Đầu tiên, hãy cùng làm việc để đem lại cơ hội và thịnh vượng thực sự cho nhân dân hai nước. Chúng ta biết bí quyết để thành công về kinh tế trong thế kỷ 21. Trong nền kinh tế toàn cầu, đầu tư và giao thương sẽ đến bất cứ nơi nào có pháp quyền, vì không ai muốn phải hối lộ để mở công ty, họ chỉ muốn bán hàng. Không ai muốn bán hàng hóa hoặc đi học nếu họ không biết họ sẽ bị đối xử ra sao. Trong nền kinh tế tri thức, công ăn việc làm sẽ vào tay những ai có được tu duy độc lập, trao đổi ý kiến và có óc sáng tạo. Đối tác kinh tế thật sự không phải là nước này khai thác tài nguyên nước kia, mà là đầu tư vào nguồn tài nguyên lớn nhất, đó là con người với kỹ năng và tài năng, dẫu sống ở thành phố lớn hay ngôi làng nhỏ. Đó là hình thức đối tác mà Hoa Kỳ mong muốn. Như tôi đã tuyên bố hôm qua, Đội Quân Hòa Bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam lần đầu tiên, tập trung vào việc dạy Anh ngữ. Sau một thế hệ của người Mỹ trẻ tuổi đến đây chiến đấu, nay có một thế hệ người Mỹ mới đến đây để dạy tiếng Anh và thắt chặt tình hữu nghị hai nước. Một số công ty công nghệ và đại học hàng đầu của Hoa Kỳ sẽ hợp tác với các đại học Việt Nam để đẩy mạnh huấn luyện về khoa học, công nghệ, công trình toán và y khoa. Vì dù tiếp tục mở rộng cửa đón sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học, chúng tôi tin rằng giới trẻ xứng đáng có được một học vấn với chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam. Đó là một trong những lý do mà chúng tôi rất phấn khởi để thông báo là vào mùa thu này, Đại Học Fulbright Việt Nam sẽ khai giảng tại Tp.HCM - trường đại học độc lập, bất vụ lợi đầu tiên của Việt Nam – nơi sẽ có hoàn toàn tự do học thuật và học bổng cho sinh viên nghèo. Sinh viên, học giả, nghiên cứu sinh sẽ tập trung vào các lãnh vực chính sách công, quản trị, kinh doanh, kỹ thuật, tin học, và các ngành nhân văn, mọi thứ từ thơ Nguyễn Duy đến triết lý Phan Chu Trinh đến toán học của Ngô Bảo Châu. Chúng tôi cũng sẽ duy trì hợp tác với giới trẻ và các doanh nhân, vì chúng tôi tin rằng khi có thể tiếp cận công nghệ, kỹ năng và vốn cần thiết, không gì có thể ngăn được bạn — kể cả đối với giới phụ nữ tài năng của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng bình đẳng phái tính là một nguyên lý quan trọng. Từ thời Hai Bà Trưng đến nay, những người phụ nữ giỏi, tự tin luôn góp phần đưa Việt Nam đi lên. Bằng chứng rất rõ ràng – Tôi nói điều này bất cứ nơi nào tôi đến trên thế giới – gia đình, cộng đồng, và quốc gia sẽ thịnh vượng hơn khi phụ nữ và các em gái có cơ hội bình đẳng để thành đạt trong trường học, trong công việc và chính quyền. Điều đó đúng khắp mọi nơi, và cũng đúng ngay tại Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ giúp Việt Nam phát huy tiềm lực của nền kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. TPP sẽ giúp Việt Nam bán nhiều hàng hóa hơn ra thế giới, đồng thời thu hút vốn đầu tư mới. Nhưng TPP đòi hỏi sự cải tổ để bảo vệ người lao động, pháp quyền và sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam thực hiện các cam kết. Tôi muốn các bạn biết là trong vai trò Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi ủng hộ TPP mạnh mẽ vì các bạn có thể mua sản phẩm làm tại Hoa Kỳ. Hơn thế, tôi ủng hộ TPP vì những lợi ích chiến lược của nó. Việt Nam sẽ ít phụ thuộc vào bất cứ một đối tác giao thương nào và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác hơn, kể cả Hoa Kỳ. TPP sẽ tăng cường hợp tác trong khu vực. TPP giúp giải quyết vấn đề cách biệt giàu nghèo, thúc đẩy nhân quyền, với lương bổng cao hơn và điều kiện làm việc an toàn hơn. Lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có quyền thành lập công đoàn độc lập và nghiêm cấm việc cưỡng bức lao động và lao động trẻ em. TPP có những điều khoản bảo vệ môi trường khắt khe nhất và các chuẩn mực chống tham nhũng mạnh mẽ nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử. Đó là tương lai mà TPP hứa hẹn cho tất cả chúng ta – Hoa Kỳ, Việt Nam, và các quốc giá ký kết khác — bởi vì tất cả phải tuân theo quy định mà chúng ta đã cùng định ra. Đó là tương lai dành cho tất cả chúng ta. Do đó chúng ta phải hoàn thành cho được – vì mục đích thịnh vượng kinh tế và quốc phòng. Điều này đưa đến lãnh vực thứ hai mà chúng ta có để hợp tác, đó là bảo đảm an ninh hỗ tương. Trong chuyến thăm này, chúng ta đồng ý đẩy mạnh hơn hợp tác và xây dựng niềm tin giữa hai quân đội. Chúng tôi tiếp tục huấn luyện đào tạo và cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam để giúp nâng cao năng lực trên mặt biển. Chúng ta sẽ hợp tác để cứu trợ nhân đạo khi có thiên tai. Với tuyên bố hôm qua gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí, Việt Nam có thể có được những thiết bị quân sự cần thiết cho quốc phòng. Và Hoa Kỳ cho thấy rõ cam kết bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt Nam. Nói rộng ra, thế kỷ 21 đã dạy cho chúng ta - cả Hoa Kỳ và Việt Nam - một điều là trật tự thế giới mà mối an ninh hỗ tương của chúng ta phụ thuộc vào phải đặt nền tảng trên một số nguyên tắc và thông lệ nhất định. Các quốc gia đều có chủ quyền, và dù lớn hay nhỏ, chủ quyền quốc gia đó phải được tôn trọng, và lãnh thổ không thể bị xâm phạm. Nước lớn không nên bắt nạt nước nhỏ. Tranh chấp nên được giải quyết ôn hòa. Và các định chế khu vực, như ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á, phải được đẩy mạnh. Đó là điều tôi tin tưởng. Đó là điều Hoa Kỳ tin tưởng. Đó là hình thức đối tác mà Hoa Kỳ mong muốn cho khu vực. Tôi mong được thúc đẩy tinh thần tôn trọng và hòa giải này khi tôi đến thăm Lào lần đầu tiên vào cuối năm nay. Tại Biển Đông, Hoa Kỳ không phải một trong các nước tranh chấp chủ quyền. Nhưng chúng tôi sẽ sát cánh với các đối tác để duy trì những nguyên tắc cơ bản, như tự do hải hành, tự do không hành, tự do giao thương không bị ngăn cản, và giải quyết ôn hòa các tranh chấp bằng các phương tiện luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, lái tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi ủng hộ quyền của quốc gia khác cũng làm vậy. Và trong khi chúng ta hợp tác chặt chẽ hơn trong những lãnh vực tôi vừa mô tả, quan hệ đối tác của chúng ta còn có yếu tố thứ ba - giải quyết những vấn đề mà chính quyền hai bên còn bất đồng, trong đó có vấn đề nhân quyền. Tôi không nói riêng về Việt Nam, vì không quốc gia nào hoàn hảo. Hai thế kỷ qua, chính nước Mỹ cũng đang cố gắng đạt được lý tưởng của những người lập quốc. Chúng tôi vẫn đối phó với những thiếu sót của mình – quá nhiều tiền chi phối chính trị, kỳ thị chủng tộc trong hệ thống tư pháp, phụ nữ không được trả lương ngang với người nam cho cùng một công việc. Chúng tôi vẫn có những vấn đề. Và chúng tôi cũng không tránh khỏi bị chỉ trích, tôi xin hứa vậy. Tôi được nghe mỗi ngày. Nhưng việc soi xét đó, tranh luận mở rộng, đối diện với sự bất toàn của chúng tôi, và cho phép mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi mạnh hơn, thịnh vượng hơn, công bằng hơn. Tôi đã nói rồi – Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt thể chế của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi đề cập đến không phải là những giá trị của Hoa Kỳ; tôi tin rằng chúng là những giá trị phổ quát được nêu trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chúng cũng được nêu trong hiến pháp Việt Nam, có ghi rằng “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền hội họp, quyền tụ tập và quyền biểu tình.” Những điều này nằm trong hiến pháp Việt Nam. Do đó thật ra, đây là vấn đề mà tất cả chúng ta, mỗi quốc gia, tìm cách áp dụng những nguyên tắc này để chúng ta tuân theo các lý tưởng đó. Trong những năm gần đây, Việt Nam có một số tiến bộ. Việt Nam có nỗ lực điều chỉnh luật lệ đi sát với hiến pháp và chuẩn mực quốc tế. Theo các luật mới thông qua gần đây, chính quyền sẽ tiết lộ ngân sách và quần chúng có quyền tiếp cập thông tin nhiều hơn. Và, như tôi đã nói, Việt Nam cam kết cải tổ về kinh tế và lao động theo yêu cầu của TPP. Thành ra đây là những bước tích cực. Và cuối cùng lại, tương lai Việt Nam sẽ được chính người Việt quyết định. Mỗi quốc gia tự chọn lấy con đường minh đi, và hai quốc gia chúng ta có truyền thống, văn khóa, hệ thống chính trị khác nhau. Nhưng là một người bạn của Việt Nam, cho phép tôi được chia sẻ quan điểm của tôi — tại sao tôi tin rằng các quốc gia sẽ thành công hơn khi các quyền phổ quát được tôn trọng. Khi có tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người ta có thể chia sẻ tư tưởng và tiếp cận Internet và mạng xã hội mà không bị giới hạn, điều đó sẽ thúc đẩy sáng tạo mà kinh tế cần đến. Đó là nơi ý kiến mới nảy ra. Đó là cách mà Facebook khởi đầu. Đó là cách mà một số công ty lớn nhất của chúng tôi khởi đầu — vì có người có một ý kiến mới. Ý kiến đó khác biệt. Và họ có thể chia sẽ ý kiến đó. Khi có tự do báo chí — khi mà ký giả và blogger có thể rọi đèn vào những bất công hay sai phạm — điều đó sẽ buộc giới chức có trách nhiệm và giúp quần chúng có niềm tin vào hệ thống. Khi các ứng viên có thể vận động bầu cử tự do và cử tri có thể chọn người lãnh đạo trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng, điều đó sẽ làm cho quốc gia ổn định, vì công dân biết là tiếng nói của họ có trọng lượng và thay đổi ôn hòa có thể xảy ra. Và điều đó sẽ đem theo người mới vào trong hệ thống. Khi có tự do tôn giáo, sẽ cho phép người ta bày tỏ tình thương và lòng bác ái là trọng tâm của tất cả các tôn giáo lớn, ngoài ra còn cho phép các nhóm tôn giáo phục vụ cộng đồng qua trường học, bệnh viện, chăm sóc cho người nghèo khó, khốn cùng. Và khi có tự do hội họp — khi công dân được tự do lập hội trong một xã hội dân sự — thì sẽ gúp quốc gia giải quyết những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do đó quan điểm của tôi là tôn trọng các quyền này không phải là mối đe doạ cho sự ổn định, mà thật ra củng cố ổn định và nền tảng cho tiến bộ. Cũng chính vì ước vọng cho những quyền tự do này mà người dân khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, đã đánh đổ chế độ thực dân. Và tôi tin rằng tôn trọng những quyền tự do này sự bày tỏ đầy đủ nhất của tính độc lập mà mọi người trân quý, kể cả tại đây, một quốc gia tuyên bố là “của dân, vì dân, và cho dân”. Việt Nam sẽ thực hiện khác với Hoa Kỳ. Và chúng ta sẽ làm khác với các quốc gia khác trên thế giới. Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà tôi cho rằng tất cả chúng ta phải nỗ lực thực hiện và cải thiện. Tôi nói điều này trong vị trí của một người sắp sửa rời quyền lực, do đó tôi có được lợi ích của tám năm để nghiền ngẫm cách thức hoạt động của các hệ thống chính trị và tương tác với các quốc gia khắp thế giới mà ngay chính họ cũng nỗ lực cải thiện. Cuối cùng, tôi nghĩ quan hệ đối tác sẽ giúp chúng ta đối phó với những thách thức toàn cầu mà không nước nào giải quyết được một mình. Nếu chúng ta muốn bảo đảm sức khoẻ của người dân và nét đẹp của quả địa cầu thì phát triển phải bền vững. Những kỳ quan thiên nhiên như vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng phải được bảo tồn cho các thế hệ sau. Mực nước biển tăng dần sẽ đe dọa bờ biển và sông ngòi mà nhiều người đang phụ thuộc. Và trong việc hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, chúng ta cần thực hiện những cam kết đã ký tại Paris, chúng ta cần giúp nông dân, dân làng, và ngư dân thích nghi và đem năng lượng sạch đến đồng bằng sông Cửu Long — một vựa lúa của thế giới cần thiết cho các thế hệ tương lai. Và các quốc gia có thể hợp tác để ngăn ngừa các bệnh dịch lây lan, Hoa Kỳ cũng sẽ giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam để đóng góp cho Liên Hiệp Quốc. Thật là một điều đáng nói khi hai quốc gia từng đánh nhau nay lại cùng đứng chung và giúp nhau gìn giữ hòa bình. Bên cạnh quan hệ song phương, quan hệ đối tác sẽ cho phép chúng ta định hình khung cảnh quốc tế một cách tích cực hơn. Tầm nhìn mà tôi mô tả hôm nay sẽ không hình thành qua đêm, và cũng không chắc chắn sẽ xảy ra. Sẽ có vấp váp và thất bại trong tiến trình đó. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần có nỗ lực kéo dài và đối thoại thật sự mà cả đôi bên phải tiếp tục thay đổi. Nhưng nếu xét đến lịch sử và những rào cản mà chúng ta đã vượt qua, tôi rất lạc quan trước các bạn về tương lai chung. Và sự tự tin của tôi bắt nguồn từ tình hữu nghị và ước vọng chung của hai dân tộc. Tôi nghĩ đến những người Mỹ và Việt đã vượt đại dương — một số đoàn tụ với gia đình lần đầu sau nhiều thập niên — và có người, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết trong bài hát của mình về nối vòng tay lớn và mở rộng trái tim, nhìn thấy mình trong người khác. Tôi nghĩ đến tất cả những người Mỹ gốc Việt thành tựu trong mọi ngành nghề — bác sĩ, ký giả, thẩm phán, công chức. Một trong số đó, sinh đẻ tại Việt Nam, đã viết thư cho tôi bảo rằng, “Tôi đã được sống giấc mơ Hoa Kỳ … Tôi rất hãnh diện làm người Hoa Kỳ nhưng cũng rất hãnh diện làm người Việt.” Và ngày hôm nay, người đó có mặt nơi đây, trở lại quê cha đất tổ, vì ước vọng cá nhân của ông là muốn “cải thiện cuộc sống của tất cả người dân Việt Nam.” Tôi nghĩ đến một thế hệ người Việt mới — rất nhiều bạn, rất nhiều bạn trẻ có mặt nơi đây — sẵn sàng làm rạng danh với đời. Tôi muốn nói với tất cả bạn trẻ đang lắng nghe: Tài năng, động lực, ước mơ của bạn, Việt Nam có đầy đủ để vươn lên. Vận mệnh nằm trong tay bạn. Đây là giây phút của bạn. Khi bạn đeo đuổi tương lai mong muốn, Hoa Kỳ lúc nào cũng có kế bên làm người bạn, làm đối tác của bạn. Nhiều năm sau này, khi càng có nhiều người Việt và Mỹ cùng nhau học tập, sáng tạo và kinh doanh với nhau; cùng bảo vệ an ninh chung, và xiển dương quyền con người, bảo vệ quả địa cầu — tôi mong các bạn nhớ về khoảnh khắc này để tìm nguồn hy vọng từ tầm nhìn tôi đã chia sẻ. Hoặc tôi có thể nói một cách khác, bằng chính thơ Kiều quen thuộc: Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi. Cám ơn các bạn. Cám ơn các bạn rất nhiều. Cám ơn Việt Nam. Cám ơn.
......

Làn sóng bắt giữ những người hoạt động khi TT Obama viếng thăm

Amnesty International Người dịch: Vũ Quốc Ngữ Ngày 23/5/2016 Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt đàn áp nhằm vào người biểu tình ôn hòa và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, Tổ chức Ân xá Quốc tế lên tiếng ngày hôm nay. Khi Việt Nam tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm ba ngày, các nhà chức trách đã đàn áp quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa bằng cách bắt giữ sáu nhà hoạt động ôn hòa đồng thời mở chiến dịch đe dọa và quấy rối hàng chục người hoạt động khác. “Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý toàn cầu nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, các nhà chức trách Việt Nam tiếp tục những việc làm đáng hổ thẹn như thường lệ,” Rafendi Djamin, Giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết. Sáu nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ trong những ngày gần đây là: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh. “Trước khi rời Việt Nam, Tổng thống Obama phải nhấn mạnh vào việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và cam kết rằng các cuộc biểu tình ôn hòa sẽ được phép”, T. Kumar, Giám đốc vận động quốc tế cho tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. “Quyền con người không thể bị hy sinh cho an ninh và giao dịch thương mại.” Ngoài việc bắt bớ, hàng chục nhà hoạt động đã tố cáo trên phương tiện truyền thông xã hội rằng họ đang bị ngăn chặn tại nhà của mình vì cảnh sát mặc đồng phục và thường phục đứng chặn ngay ngoài cửa. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nói chuyện với một số nhà hoạt động ở nhiều thành phố khác nhau trên khắp đất nước, những người đang bị giám sát và đe dọa. Nhiều nhà hoạt động đã bị tấn công về thể chất trong tuần trước và Tổ chức Ân xá quốc tế không có thông tin gì về việc bắt giữ các thủ phạm trong những vụ tấn công đó. Sự đàn áp của nhà cầm quyền bao gồm việc cấm các nhà báo BBC, và ngăn chặn các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. “Chính quyền Việt Nam phải cho phép các nhà báo làm việc và cá nhân thể hiện chính kiến một cách tự do,” Djamin nói. Thông tin bổ sung: Trong những tháng qua, chính quyền Việt Nam đã thực hiện chiến dịch đàn áp toàn quốc các cuộc biểu tình chống lại sự thất bại của chính phủ trong việc giải quyết các hậu quả của một thảm họa sinh thái đã tàn phá nguồn cá ở các tỉnh ven biển. Trong số những nạn nhân của làn sóng đàn áp là Nancy Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt đã quay trở về Việt Nam hôm 17/5 để tham gia biểu tình. Hai ngày sau đó, cô đã viết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng 20 sỹ quan an ninh bao vây ở bên ngoài khách sạn của cô. Nancy Nguyễn bị bặt tin từ đó và hiện trạng của cô vẫn chưa được biết. Nguyễn Viết Dũng đã bị bắt vào ngày 20/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, và bị bắt quay trở lại quê nhà ở Nghệ An. Dũng bị bắt giữ ngày 23 ngay sau khi trở về từ Sài Gòn. Dũng được tự do vào tháng 4 năm nay sau một án tù một năm vì tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội. Nhà báo Phạm Đoan Trang và blogger Vũ Huy Hoàng đã bị bắt giữ tại Hà Nội vào sáng ngày 23. Các chi tiết của vụ bắt giữ họ là không rõ ràng. Sáng ngày 23/5, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh đã bị bắt tại Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh đã đi đến một bãi biển địa phương vào buổi sáng sớm với một biểu ngữ “Tại sao cá chết?” Ông đã bị tấn công bởi một nhóm người mặc thường phục. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi đến bãi biển để giúp anh ta và cũng bị tấn công. Hai người bị bắt giữ vào khoảng 8h sáng và bị giam giữ cho đến 4 giờ chiều. Không ai trong số những người đàn ông tham gia vào tấn công họ đã bị bắt. Đây là lần thứ hai trong một tuần mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt. Vào ngày 15/5, cô đã bị bắt giữ tại thành phố HCM trong khi cố gắng tham gia biểu tình trong thành phố. -------------------------------------------------------------------------------- Viet Nam: Shameful wave of arrests of activists as Obama visits May 23 www.amnestyusa.org Vietnamese authorities must end their crackdown on peaceful protesters and release all prisoners of conscience, Amnesty International said today. As Viet Nam hosts U.S. President Barack Obama on a three-day visit, the authorities have pressed ahead with their assault on the freedoms of expression and peaceful assembly by arresting six peaceful activists and orchestrating a campaign of intimidation and harassment against dozens more. “Even as it faces the glare of global attention with the US President’s visit, the Vietnamese authorities, shamefully, are carrying out their repressive business as usual,” said Rafendi Djamin, Amnesty International’s Director for South East Asia and the Pacific. The six peaceful activists who have been arrested in recent days are: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh, and Nguyễn Bá Vinh. “Before leaving Vietnam, President Obama must insist on the release of all prisoners of conscience and a commitment that peaceful protests will be allowed,” said T. Kumar, International Advocacy Director for Amnesty International. “Human rights cannot be sacrificed for security and trade deals.” In addition to the arrests, dozens of activists have complained on social media that they are being prevented from leaving their homes by uniformed and plain-clothes police stationed outside. Amnesty International has spoken to several activists in different cities around the country who are subjected surveillance and intimidation. Several activists have been physically attacked in the last week and Amnesty International is unaware of the arrests of any alleged perpetrators. The authorities’ crackdown has included the banning of BBC journalists, and the blocking of social media sites including Facebook and Instagram. “Vietnamese authorities must allow journalists do their job and individuals to express themselves freely,” said Djamin. Background Over the past month, Vietnamese authorities have mounted a countrywide crackdown on protests against the government’s failure to address the fallout from an ecological disaster that has devastated fish stocks in the coastal provinces. Among those who have been swept up by the most recent wave of arrests which took place in the last week is Nancy Nguyễn, a US citizen, who arrived in the country on May 17, 2016 to join the protests. Two days later, she reported on social media that 20 security officials were outside her hotel. Nancy Nguyễn has not been heard from since and her current fate and whereabouts remain unknown. Nguyễn Viết Dũng was arrested on May 20 in HồChí Minh City, having travelled there from his home town in NghệAn province. He was released on May 23 after being flown back to NghệAn. He was only recently released in April 2016, after a one-year jail term for participating in a peaceful protest in Hanoi. Journalist Phạm Đoan Trang and blogger Vũ Huy Hoàng were arrested in Hanoi on the morning of May 23. The details of their arrests are unclear. On the morning of May 23, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh and Nguyễn Bá Vinh were arrested in Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh had travelled to a local beach in the early morning with a banner which read “Why have the fish died?” He was physically attacked by a group of men in plain clothes. Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh went to the beach to help him and was also attacked. The two were arrested at around 8am local time and detained until 4pm. None of the men involved in attacking them were arrested. This is second time in a week that Nguyễn Ngọc Như Quỳnh has been arrested. On 15 May, she was detained in HồChí Minh City while attempting to join demonstrations in the city. For more information, or to arrange an interview,Amnesty International has spokespeople available for interview on human rights violations in the U.S., Vietnam and South East Asia in London and Jakarta. Theo Việt Nam Thời Báo
......

Việt Nam đón chào một "thuyền nhân" trong phái đoàn của Tổng Thống Obma

Trong phái đoàn thăm Việt Nam lần này của Tổng Thống Hoa Kỳ có một nữ cố vấn đặc biệt đó là Elizabeth Phu - người Việt tị nạn cộng sản. 36 năm trước bà đã phải rời "thiên đường xã hội chủ nghĩa" để tới nước Mỹ "tư bản giãy chết" để định cư. Nay bà trở về trong tư cách công dân Mỹ và là cố vấn đặc biệt của Tổng Thống Obama. Elizabeth Phu là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và Châu Đại Dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Năm nay Elizabeth Phu 39 tuổi nhưng đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc ở những vị trí cao cùng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong vấn đề đối ngoại và an ninh nội địa, giám đốc Về Đe Dọa Toàn Cầu, đặc biệt là làm việc sát cánh dưới hai thời tổng thống là George Bush và Barack Obama. Trước 1975, cha của bà từng làm việc cho Hoa Kỳ và sau đó bị đi tù cải tạo một thời gian. Ra tù cải tạo, gia đình lâm vào tình cảnh bế tắc, thế là gia đình quyết định vượt biên. Trong một chuyến hải hành đầy gian nan trên một chiếc thuyền với 253 người, nhưng cuối cùng thì cũng đến trại tị nạn Mã Lai. Sau đó gia đình bà đã được sang Mỹ làm lại cuộc đời. Tuy mới chỉ 3 tuổi nhưng bà đã có những kỉ niệm về những khốn khổ của một người trong trại tị nạn. Lớn lên Elizabeth theo học ở UC Berkeley về khoa học chính trị, rồi tiếp tục theo học tiến sĩ về ngành quốc tế học tại UC San Diego, và Trường Eisenhower thuộc Đại Học Bộ Quốc Phòng. Bà Elizabeth Phu từng chia sẻ “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình". Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực. Bà cũng là người có tiếng nói quan trọng trong vấn đề “xoay trục chiến lược” của tổng thống Obama. Trò chuyện với Thời Báo Los Angles, Bà Elizabeth ôn lại câu chuyện gia đình mình vượt biên vào năm 1978 và bày tỏ lòng tri ân sự hào phóng của nước Mỹ: “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”. Lần hồi hương này, bà Elizabeth Phu không còn phải là một “thuyền nhân” chạy trốn nữa nhưng là một yếu nhân mà cả dân tộc và cộng sản phải e dè và nể phục. Paul Minh Nhật
......

CHÚNG TA LÀ MỘT.

  Như mọi người đã rõ, trong thời gian qua, truyền thông nhà nước đã bôi nhọ phong trào cá chết bằng cách tố cáo đảng Việt Tân đứng sau sự kiện này bằng cách kích động, xúi giục và mua chuộc (với giá 300 ngàn) những người tham gia biểu tình. Sự việc này một lần nữa đã chứng tỏ nhà cầm quyền đang lúng túng trong cách giải quyết vụ cá chết nên phải tìm ra một kế hỏa mù. Nhưng bên cạnh đó, nó lại tạo ra một vài phản ứng từ người đi biểu tình. Vài người đã lên tiếng xác minh sự trong sáng và độc lập của mình bằng cách tấn công đảng Việt Tân, đôi khi bằng những lời lẽ không đẹp cho lắm. Trước tiên, tôi thông cảm hoàn toàn sự bất bình của những người xuống đường trong các ngày 1-8- 15/5. Đó là những người đến từ rất xa như Nha Trang, Đà Lạt, Đồng Nai… đó có thể là những sinh viên, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ, trí thức, tu sĩ; chúng ta cũng đã thấy một số đồng bào Chăm bị bắt. Tóm lại đây đúng là một cuộc biểu tình tự phát, không tổ chức và đến từ một ưu tư duy nhất: đó là phản đối cung cách ứng xử của nhà nước trong vụ cá chết tại các tỉnh miền Trung cũng như lên tiếng bảo vệ môi trường. Chính vì thế việc bị quy kết là bị xách động, nhận tiền của các “tổ chức chống đối” nhà nước dễ tạo ra một phản ứng tức giận.   Là một người có hai quốc tịch và đồng thời là một cựu tù nhân lương tâm, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với các giới chức ngoại giao cũng như giới bảo vệ nhân quyền, tôi có thể nói rằng ngay cả trong thành phần này cũng còn bị đầu độc bởi công an VN huống hồ gì những người bình thường như chúng ta. Mỗi lần như thế là chúng tôi lại phải nỗ lực tẩy độc cho họ. Việc này không khó lắm vì chỉ cần nói lên những đòi hỏi chính đáng cũng như chủ trương bất bạo động của chúng ta là đủ. Đối với cộng đồng chúng ta, chính nghĩa là không cần bàn tới. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ khác. Nó nằm ở giữa chúng ta. 1. Cuộc đấu tranh ngày hôm nay là một cuộc đấu tranh cần thiết. Nó đến từ sự an nguy của đất nước trước hiểm họa đang tràn lan khắp nơi: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục, môi sinh…Đây là cuộc đấu tranh đòi hỏi sự tham gia của mọi người, mọi thành phần, mọi tổ chức nghĩa là của mọi người, trong đó Việt Tân chỉ là một thành phần. Và cũng như mọi thành phần khác, Việt Tân cũng có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào cuộc đấu tranh chung. 2. Một câu hỏi được đưa ra là “tại sao cộng sản lại chọn Việt Tân để chụp mũ?”. Câu trả lời đơn thuần là vì Việt Tân là một trong những tổ chức đang ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng cộng sản. Từ ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, kéo theo cà một hệ thống chính trị và tư tưởng mác xít Đông âu, đảng cộng sản VN đã không ngừng tấn công Việt Tân bằng cách vu khống là khủng bố. Và trong những tháng ngày còn đang lúng túng xử lý vụ cá chết và đối đầu với làn sóng bất mãn của đồng bào mọi nơi, họ lại tìm lại bài bản cũ bằng cách quy chụp Việt Tân kích động, giật giây, thậm chí cho tiền người đi biểu tình. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu không có Việt Tân, cộng sản cũng sẽ tìm ra một tổ chức hay một cá nhân nào đó để chụp mũ, để bôi nhọ.   3. Tâm lý con người thường dễ bị tác động khi họ bị vu cáo (nghĩa là không có thực ), và phản ứng trực quan nhất sẽ là chứng tỏ sự trong sáng, minh bạch, độc lập của mình. Đây là việc làm chính đáng. Tuy nhiên sẽ là chính đáng hơn nếu chúng ta chĩa mũi dùi vào kẻ đã tạo ra nguồn tin vu cáo chứ không phải là vào Việt Tân, tổ chức này cũng là nạn nhân của vụ việc.   Việc chỉ trích Việt Tân (hoặc bất cứ tổ chức, cá nhân nào khác) - bằng hình thức này hoặc hình thức khác, vô hình trung đã tạo ra một sự tự cô lập giữa chúng ta với nhau, điều mà cộng sản ao ước hơn bao giờ hết. Trong một bài có tựa đề : “Giải phẫu cuộc cách mạng màu tại Arménie” của ký giả Joaquin Flores vào tháng 6/2015. Tác giả cho thấy ứng xử của nhà cầm quyền Erevan giống Hà Nội không khác một ly. Trước tiên, an ninh trà trộn vào trong hàng ngũ biểu tình, vốn là một tập thể rời rạc, truy tìm những người tổ chức rồi sau đó bắt nguội. Tuy nhiên, nếu có một tổ chức nổi bật thì an ninh sẽ bước sang giai đoạn hai bằng cách tạo ra những luồng dư luận trái chiều, khuấy động và khai thác những khác biệt giữa đám đông với tổ chức hoặc cá nhân đang có ảnh hưởng trong phong trào. Phương pháp này hiệu quả, ít bị công luận lên án và đã được áp dụng tại Nga và Macedonia. Cách đây một năm, một cuộc tuyệt thực 24 tiếng để bênh vực cho các tù nhân lương tâm đã được tổ chức nhiều nơi trong và ngoài nước với khẩu hiệu rất ý nghĩa là WE ARE ONE, điều đó muốn nói rằng tất cả chúng ta đều là những tù nhân lương tâm. Tôi nghĩ khẩu hiệu – hay đúng ra ý tưởng này cũng có thể áp dụng cho phong trào cá chết hôm nay. Mọi người chúng ta xuống đường chỉ với mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống cho các thế hệ tương lai. Không ai kích động, không ai xúi giục, không ai mua chuộc thì hà cớ gì chúng ta lại tự chia rẽ để rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền. Chúng ta là một phải không các bạn ? Theo FB Phạm Minh Hoàng
......

Phản đối Formosa: Cộng đồng người Việt tại München Đức đồng hành cùng quốc nội

MUNICH BIỂU TÌNH ĐỒNG HÀNH VỚI NGƯỜI DÂN TRONG NƯỚC Các tuần qua người dân trong nước trên khắp nẻo đường từ Bắc-Trung-Nam đoàn kết một lòng, không còn sợ hãi trước bạo quyền CS. Họ xuống đường biểu tình chống việc Cty Formosa ở Vũng Áng thải chất độc ra biển làm ô nhiễm mội trường trầm trọng cá chết hàng loạt dọc theo biển miền trung dài hơn 250 km. Thảm trạng đó xảy ra hơn 4 tuần lễ nhưng nhà cầm quyền điạ phương cũng như Hà Nội điều tra chậm trễ có hành động bao che cho Formosa, không công bố minh bạch về nguyên nhân, thủ phạm gây ra thảm hoạ cá chết. Hiện tượng biển bị ô nhiễm, cá chết, biển chết không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống ngư dân các tỉnh về kinh tế, du lịch bị suy thoái mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ hàng triệu người lâu dài vì người Việt hằng ngày ăn muối, cá, tôm và nước mắm! Tình trạng nhà cầm quyền CS Hà Nội không kiểm soát Formosa và các công ty khác… phần lớn là các công ty của Trung cộng xả thải chất độc, bụi khói làm ô nhiễm môi trường là một tội ác đối với dân tộc. Người dân VN yêu nước khắp nơi xuống đường biểu tình ôn hòa, đông nhất tại Sài Gòn và Hà Nội hàng ngàn người ở nhiều lứa tuổi và thành phần khác nhau xuống đường để phản đối Formosa. Họ không được nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do và nhân quyền mà còn bị công an chìm, Dân phòng, Thanh niên xung phong…đàn áp, đánh đập dã man, cả đàn bà con nít họ cũng không nương tay. Hành động đàn áp, canh cửa, gác nhà, bắt người tham gia biểu tình của nhà cầm quyền CS Hà Nội, không ngăn chận được lòng yêu nước của người dân. Hình ảnh đàn áp biểu tình phổ biến rộng rải khắp nơi trên thế giới, đánh động lương tâm con người. Đồng hành với người dân trong nước Người Việt tỵ nạn CS từ các quốc gia lớn như: Úc, Mỹ, Canada, Đức, Pháp… và người Việt ở các nước Ba Lan, Tiêp, Đài Loan, Nhật… Hàng loạt tổ chức biểu tình lên án nhà cầm quyền CS và thể hiện sự ủng hộ người dân tiếp tục tranh đấu bảo vệ môi trường, đòi hỏi nhà cầm quyền CS Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do ngôn luận. Người dân có quyền bày tỏ nguyện vọng đối với mọi vấn đề ảnh hưởng đến đời sống, văn hoá, vận mệnh của dân tộc và cho tương lai thế hệ con cháu mai sau. Không được bịt miệng đàn áp, bắt người vô đồn công an đánh đập cho đến chết … Tại Munich Cộng Hoà Liên Bang Đức, thứ Bảy ngày 21.5.2016 Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức biểu tình từ 16 giờ đến 18 giờ (được Cảnh sát bảo vệ) tại trung tâm thương mại đường Neuhauser, ngày cuối tuần thời tiết đẹp, nắng ấm rất đông người có cả du khách quốc tế. Hàng trăm đồng hương người Việt từ các nơi như Stuttgart, Frankfurt (Đại diện Hội Người Việt Tự Do ông Võ Hùng Sơn), Ingolstadt, Regensburg, Thụy sĩ… về tham gia biểu tình với nội dung các biểu ngữ: • Umweltvergiftung in Vietnam – Bitte Mitdenken, wir sterben bald (Môi trường nhiễm độc tại Việt Nam – Xin đừng vô cảm, chúng tôi đang chết dần!) • Hanoi-Regime: keine Gewalt gegen das eigens Volk! (Nhà cầm quyền Hà Nội: Không được đàn áp dân chúng) • Pressefreiheit für vietnamesische Media (Tự Do báo chí truyền thông tại Việt Nam) • Meinungsfreiheit für Vietnam (Tự Do ngôn luận cho Việt Nam) Demonstrationsfreiheit für das Volk (Tự Do biểu tình cho dân) • Nieder mit staatlicher Terrorakten gegen das Volk Vietnam (Đả đảo hành động khủng bố của nhà cầm quyền đối với dân Việt Nam)… • Vietnam heute: Vergiftetes Meer, verödetes Land, sterbende Menschen! (Việt Nam ngày nay: Biển nhiễm độc, Đất khô cằn, Người chết dần) • https://www.youtube.com/watch?v=iDWZtfErUZo • Truyền đơn, in hai ngôn ngữ Anh-Đức trao cho người Đức và du khách để họ hiểu mục đích của buổi biểu tình là chính đáng. Mở đầu chương trình là chào cờ và hát Quốc Ca VNCH. Đại diện BTC ông Lê Quang Thành tuyên bố lý do, tiếp theo đại diện các Tổ chức, Hội đoàn: Dr. Dương Hồng Ân, đại diện Diễn Đàn VN 21 (Stuttgart), Dr. Nguyễn Tiến Thành (Ingolstadt) chị Mỹ Nga đều phát biểu tiếng Đức. Ông Đàn Văn Tiếu (Hội Cao Niên) tiếng Anh, Ông Vũ Ngọc Hải đại diện đảng VNQDĐ; cựu Thiếu tá KQ Lê Hồng Đức (đại diện Tập Thể Hôi Cưụ Chiến Sĩ QLVNCH). Ông Trần Lê Tĩnh (đại diện đảng Tự Do Dân Chủ VN). Tất cả đều lên án chế độ CS độc tài, vô nhân và hy vọng người dân trong nước bớt sợ hãi cùng xuống đường biểu tình hàng chục ngàn người thì tập đoàn CS không thể đàn áp… Ông Lý văn Xuân đại diện đảng Việt Tân, nhà truyền thông Trương Nhân, nhà báo Lê Ngọc Châu…. Các bạn trẻ nói tiếng Đức-Anh lưu loát giải thích hướng dẫn người Đức xem hình ảnh đàn áp biểu tình ở Việt Nam. Được nhiều người Đức đồng tình ủng hộ, Họ lên án nhà cầm quyền CS Hà Nội vô trách nhiệm với người dân Việt. Bởi tệ nạn của chế độ CS là tham nhũng „há miệng mắc quai“ vì đã ăn tiền hối lộ rồi nên ngậm miệng, hèn hạ, không trả lời minh bạch còn ra lệnh đàn áp nhân dân là hành động làm tay sai bán nước hại dân. Cuộc biểu tình kéo dài 2 tiếng thu hút được hàng ngàn người Đức cùng du khách chú ý và ủng hộ. Người Việt khắp nơi trên thế giới luôn đồng hành và hỗ trợ tinh thần đấu tranh trong nước, mong một ngày mai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam phá được xiềng xích gông cùm CS, như các nước Đông Âu. BTC đã lo chu đáo nước uống và bánh mì. Mọi người tự nguyện tham dự biểu tình, không có tổ chức, đảng phái nào trả tiền như CS Hà Nội thường tuyên truyền nói xấu một cách vô liêm sỉ mà không biết ngượng miệng . Nhìn lại các quốc gia tự do dân chủ, Người dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái được quyền ứng cử, để cử tri tự do chọn lưa người tài đức bỏ phiếu, bầu xong Dân biểu rồi mới bầu Chủ tịch Quốc hội. Ngược lại CSVN luôn diễn cái trò hề mỵ dân, đảng bầu Chủ tịch Quốc hội trước, còn Dân biểu cũng đảng cử, dân phải bỏ phiếu không có quyền chọn lựa. Bởi vậy dưới chế độ CS không thể gọi là CHÍNH QUYỀN mà phải gọi là NHÀ CẦM QUYỀN thì đúng hơn. Người dân không có quyền gì hết. Nguyễn Quý Đại
......

Giáo phận Vinh: Cầu nguyện cho quê hương đất mẹ

GNsP (22.05.2016) – Trong tuần qua một bản kiến nghị với 238 chữ ký của linh mục đoàn và quý Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Viên và Đức Cha Già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã được gửi tới thủ tướng, chủ tịch nước và các ban nghành để yêu cầu xử lý thảm họa môi trường Miền Trung. Vào tối hôm qua ngày 21.05.2016, hàng chục ngàn giáo dân ở các giáo xứ thuộc Địa phận Vinh thắp nến cầu nguyện vì môi trường và hiệp thông với Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp đang trong cơn bão truyền thông vu khống và mạ lị, cầu nguyện cho quốc thái dân an. Tại giáo xứ Yên Hòa, Quỳnh Lưu vào lúc 20 giờ, có hơn 1000 giáo dân tham dự thánh lễ và giờ Chầu Thánh Thể cùng thắp nến cầu nguyện yêu cầu “VTV trả lại công lý cho Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh”. Cha Phanxicô Xaviê Đinh Văn Minh, chính xứ Yên Hòa đã có bài chia sẻ sâu sắc. Ngài mời gọi mọi người nhìn vào thực trạng của xã hội bằng con mắt của Chúa Ki-tô: đầy yêu thương và thành tín. Liên hệ tới nỗi những cáo buộc mang tính hằn học và giả trá của VTV và báo chí nhà nước, ngài chỉ cho giáo dân thấy sự chừng mực và chuẩn xác của lá thư nhưng đã bị tấn công như thế nào. Cũng được biết đa phần giáo dân xứ Yên Hòa đã tẩy chay cuộc bầu cử giả tạo hôm nay 22.05.2016. Cựu TNLT Nguyễn Văn Oai nói: “ở đây người dân có mấy ai đoái hoài gì chuyện bầu cử thai cử gì. Giờ người ta biết cả rồi, chưa bầu đã có kết quả thì chẳng còn ai hứng thú gì nữa cả.” Tại một điểm cầu khác là giáo xứ Vĩnh Hòa với hơn 1000 giáo dân đã tham dự thánh lễ và đêm thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình trên Biển Đông, thể hiện tình con thảo sẵn sàng đứng về phía Giáo Hội và chủ chăn. Anh Lê Đình Lượng nói: “trong ánh nến lung linh, có những người đã khóc mắt đẫm lệ vì chủ chăn của mình bị vu khống và bôi nhọ”. Cũng cùng thời gian đó tại giáo xứ Ngọc Liễn cùng hiệp thông thắp lên ngọn nến để xua tan tăm tối đang bao vây dân tộc. Người dân phẫn nộ khi báo đài nhà nước nhục mạ Đức Cha Phaolô như kẻ “kích động giáo dân”. Cha quản xứ Antôn Nguyễn Quang Thanh cùng bà con giáo dân thắp nến cầu nguyện cho quê hương đất nước Đặc biệt trong lời cầu nguyện luôn hướng về Miền Trung thân yêu, cầu cho Môi Trường biển Miền Trung đang bị ô nhiệm nặng nề mà chưa có lời giải. Cha Antôn kêu gọi sự ý thức và trách nhiệm của người công dân và hơn hết là của người tín hữu trong các thực trạng của xã hội như Thư Chung đã gợi ý. Các bạn trẻ ở Vinh cũng tham gia phổ biến Bản kiến nghị với tất cả chữ ký của các linh mục trong giáo phận Vinh gửi cho Thủ tướng và Chủ tịch nước hôm 16.05. Chị Thu Hiền, một sinh viên nói: “Bản Kiến Nghị của 238 cha thể hiện sự thống nhất và tinh thần can đảm của các linh mục, nhất là của Đức Cha Già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên. Các ngài đã thể hiện tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao khi nêu ra bảy nhóm giải pháp cho cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay”. Cũng trong tinh thần đó, giáo xứ Song Ngọc đã liên tục cầu nguyện cho tổ quốc, cho công lý và cho những nỗ lực canh tân đất nước. Cha JB Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân thắt khăn tang để khóc và thương tiếc cho mẹ môi sinh bị tàn phá, cho cuộc sống mưu sinh của người dân đang bị lao đao khốn khổ. Minh Nhật, GNsP http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/05/22/giao-phan-vinh-cau-n...  
......

CSVN ĐỪNG XEM THƯỜNG LƯƠNG TRI VÀ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MỌI NGƯỜI.

Thưa quý vị và các bạn,   Sự kiện môi trường biển tại miền Trung bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt là một tai họa lớn đang xảy ra cho dân tộc ta. Thay vì nhanh chóng giải quyết để bảo vệ sự sống của người dân, thái độ lừng khừng và không chịu làm sáng tỏ sự việc của chính quyền CSVN đã thúc đẩy mọi người phải hành động.   Vì vậy, bắt nguồn từ ý thức trách nhiệm và động lực trong sáng, mọi người đã đồng lòng đứng lên tranh đấu để bảo vệ môi trường trong sạch và đòi hỏi sự minh bạch của chính quyền. Các hình thức phản đối, các cuộc biểu tình ôn hòa đều là những hành động chính đáng và cần thiết. Và cũng như mọi người, anh chị em đảng viên Việt Tân đã tham gia trong phạm vi khả năng của mình vì muốn được chia sẻ bổn phận đối với đất nước.   Nhưng chính quyền CSVN lại thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình. Họ tuyên truyền và chụp mũ đảng Việt Tân đã “xúi giục và kích động” mọi người. Thật sự chỉ có lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm cao độ mới có khả năng huy động được một số lượng người đông đảo để đồng loạt và liên tục biểu tình phản đối chính quyền. Đảng Việt Tân không có khả năng kích động hay xúi giục trước vấn đề này. Thật ra, không thể nào gọi là “kích động” hay “xúi giục” cho những hành động cần thiết vì lẽ phải. Đối với chúng tôi, việc chính quyền CSVN chụp mũ đảng Việt Tân xúi giục, thậm chí trả tiền cho người biểu tình là một sự xúc phạm danh dự của những người Việt Nam yêu nước. Chúng tôi bác bỏ và tố cáo hành động xuyên tạc này của CSVN. Việc chính quyền CSVN nêu riêng tên đảng Việt Tân để tấn công thật sự không “quảng cáo” gì cho chúng tôi như một vài người đã suy diễn. Trái lại sự tấn công này nhằm một mặt lái dư luận sang những vấn đề không liên hệ, một mặt tạo sự hoang mang và chuyển sự bực tức sang phía chúng tôi. Mặc dù người đại diện đảng Việt Tân đã lên tiếng và trả lời một số cơ quan truyền thông nhưng cũng có một số người trách chúng tôi đã không khẳng định phản bác lại thủ đoạn tuyên truyền của CSVN. Chúng tôi xin ghi nhận những lời phê bình xây dựng để làm tốt hơn trong tương lai vì chắc chắn trò chụp mũ của CSVN đối với đảng Việt Tân sẽ không ngừng ở đây. Sau cùng, là những người tham gia đảng Việt Tân, đều mang giòng máu Việt, chúng tôi cũng âu lo vì cuộc sống và thiết tha vì tương lai của đất nước như mọi người khác. Chúng tôi muốn được góp phần vào việc chung chỉ vì ý thức bổn phận đối với dân tộc. Chúng ta không thể nào để cho CSVN tiếp tục xem thường lương tri và lòng yêu nước của tất cả mọi người. Đỗ Hoàng Điềm Chủ tịch Đảng Việt Tân  
......

Chúc mừng Lm. Tadeo Nguyễn Văn Lý ra tù.

Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra tù Tin vui, Cha Tadeo Nguyễn Văn Lý đã về đến Tòa giám mục Huế Cha Nguyễn Văn Lý bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù theo cái gọi là tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong phiên tòa này không có mặt luật sư biện hộ. Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù giam.   Tinh thần Kitô giáo bất diệt. Cha Lý sẵn sàng tử vì đạo để đòi công lý cho dân tộc Việt Nam.   Đức TGM và các linh mục đã đón ngài trong yêu thương. Một hành động chứng tỏ 8 năm giam cầm cha Lý trong nhà tù cộng sản là bất công. Chúng ta hi vọng rằng, trong ngày nay và những ngày tiếp theo có thể thêm nhiều tin vui nữa như Ls Nguyễn Văn Đài , Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và nhiều tù nhân lương tâm khác sẽ được trở về với chúng ta. Đây là động thái mới nhất của nhà cầm quyền cộng sản trước thềm Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Obama sang thăm Việt Nam. Sau đó thì cộng sản có chiến dịch đàn áp, bắt bớ các Linh mục tu sĩ và những người đấu tranh cho tự do để thay thế hay không thì hồi sau sẽ rõ ?  
......

Thông báo biểu tình của Cộng Đồng Người Việt Tự Do München Bayern

München, ngày 15 tháng 05 năm 2016 THÔNG BÁO KHẨN V/V Biểu tình Vì Thảm Họa Môi Trường tại VIỆT NAM và yểm trợ Cuộc Tổng XUỐNG ĐƯỜNG của Đồng Bào VIỆT NAM Kính gửi              Quý vị Đại Diện các Tôn Giáo                        Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng phái              Quý Đồng Hương Kính thưa quý vị. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại miền Trung Việt Nam hiện nay đang là một thảm họa quốc gia. Trong khi đó giới truyền thông và nhà nước cộng sản cầm quyền tại Việt Nam lại hoàn toàn yên lặng, bình chân như vại; đồng bào khắp nơi trong nước xuống đường biểu tình đòi hỏi sự giải quyết chính đáng thì bị đàn áp dã man bằng mọi thứ bạo lực. Đây là thời điểm người Việt hải ngoại chúng ta phải cùng đồng hành yểm trợ đồng bào trong nước. Chúng ta xuống đường đòi hỏi cùng người dân quốc nội: -         Được sống trong một môi trường sạch, từ nơi núi rừng đến vùng biển cả.  -         Nhà cầm quyền phải minh bạch và giải quyết thảm họa môi trường hiện nay khiến cá chết hàng loạt trên cả ngàn cây số dọc bờ biển Việt Nam. -         Chấm dứt trò cướp đất của dân giao cho bọn tư bản đỏ xây những khu công nghiệp trá hình của bọn Tầu xâm lược. Để cùng tiếp sức cho tiếng kêu gọi của đồng bào trong nước được vang vọng tới khắp mọi miền trên toàn thế giới nói chung và tại vùng Müchen Bayern nói riêng. Chúng tôi tha thiết  kêu gọi Quý Vị cùng tham gia cuộc biểu tình đồng hành cùng với Đồng Bào Quốc Nội sẽ được tổ chức vào ngày: Thứ Bảy 21.5.2016 lúc 16 giờ tại Neuhauserstr. 8 80331 München, Đức Quốc Kính mong Quý Vị cùng tham gia đông đảo cùng với các biểu ngữ tự làm có nội dung vì thảm họa môi trường tại Việt Nam. Kính mong quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng phái cùng tiếp tay tham gia vào việc tổ chức. Trân trọng kính chào toàn thể quý vị và xin gặp toàn thể quý vị trong buổi tổ chức nói trên. Tm Ban Tổ Chức Lê Quang Thành Trần Hồng Khải Lê Phi Bằng Nguyễn Văn Nghệ Một số khẩu hiệu, biểu ngữ có thể sử dụng trong cuộc biểu tình: Fische brauchen sauberes Wasser - Das Volk braucht Transpanrenz  (Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch) Eine saubere Umwelt - Eine saubere Regierung   (Một môi trường trong sạch - Một chính quyền trong sạch) Vietnam heute: Vergiftetes Meer, verödetes Land, sterbende Menschen! (Việt Nam ngày nay: Biển nhiễm độc,  Đất khô cằn, Người chết dần) Formosa: Umweltkiller - China: Der Umweltkiller Nr. 1 (Formosa: Kẻ tàn phá môi trường - China: Kẻ tàn phá môi trường số 1) Keine Tolerierung für Umweltzerstörer Keine Akzeptanz für korrupte Regierung (Không nhân nhượng kẻ hủa hoại môi trường Không chấp nhận kẻ cầm quyền thối nát) Umweltvergiftung in Vietnam - Bitte Mitdenken, wir sterben bald (Môi trường nhiễm độc tại Việt Nam – Xin đừng vô cảm, chúng tôi đang chết dần!) Hanoi-Regime: keine Gewalt gegen das eigens Volk! (Nhà cầm quyền Hà Nội: Không được đàn áp dân chúng) Nieder mit staatlicher Terrorakten gegen das Volk Vietnam (Đả đảo hành động khủng bố của nhà cầm quyền đối với dân Việt Nam) Preesefreiheit für vietnamesische Media     (Tự Do báo chí cho truyền thông tại Việt Nam) Meinungsfreiheit für Vietnam (Tự Do ngôn luận cho Việt Nam) Demonstrationsfreiheit für das Volk  (Tự Do biểu tình cho dân)
......

Thư của Liên Hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức gởi cho Bộ trưởng Liên Bang Đức về Môi trường

Berlin , 16/05/2016 Thưa Bà Tiến sĩ Barbara Hendricks, Bộ trưởng Bộ Liên bang về Môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng và an toàn hạt nhân, Thưa ông Jochen Flasbarth và ông Gunther Adler, Đại diện bà Bộ trưởng và Quốc vụ khanh  của Bộ, Thưa bà Rita Schwarzeluehr-Sutter và Sir Florian Pronold, lãnh đạo của Bộ, Một thảm họa môi trường nghiêm trọng đã xẩy ra tại Việt Nam kể từ tháng tư năm 2016. Hàng tấn cá chết và động vật biển đã được tìm thấy không những ở các khu vực ven biển mà còn ngay cả dưới đáy biển ở Trung Tâm Việt Nam (miền Trung VN). Thảm họa bắt đầu ở tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó mở rộng về phía Nam đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng cũng như Nha Trang. Tóm lại, hơn 700 km bờ biển bị ảnh hưởng. Các rạng san hô ở đó và đá ngầm cũng bị bao phủ với một lớp bùn nhão dầy và hôi thối. Nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường tại Vũng Áng là do - trong tất cả các xác suất - nước thải công nghiệp độc hại chưa được thanh lọc từ nhà máy thép của Công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (VSATTP). Mặc dù có sự xác nhận một đường ống thoát nước ngầm và dẫn sâu xuống biển với sản lượng lên đến 45.000m3 mỗi ngày của một nhóm công tác của Bộ Công nghiệp và Thương mại Việt Nam hôm 26.04.2016 rằng biển bây giờ sạch sẽ và vụ cá chết đã ngừng. Vì sự tồn tại của ngư dân và người nuôi cá cũng như các nguy cơ cho sức khỏe của cả một dân tộc, do đó đã có hàng ngàn người ở Hà Nội và Sài Gòn xuống đường hôm 08.05.2016 tham dự cuộc biểu tình chống ô nhiễm môi trường. Để tiếp tục che đậy thảm họa môi trường trước người dân của mình và trước thế giới các quan chức an ninh nhà nước của nhà cầm quyền đã giải tán các cuộc biểu tình bằng vũ lực, trong đó có nhiều người bị thương. Các cuộc biểu tình ôn hòa cho môi trường vào ngày 15/05/2016 đã bị lên án và bị cấm, nhiều người dân Sài Gòn một lần nữa đã bị bắt một cách thô bạo trên đường phố. Tuy nhiên, cuộc biểu tình tiếp theo tại các thành phố lớn ở Việt Nam đã được dự kiến ​​vào ngày 22.05.2016 Thưa quý bà và quý ông, Với lá thư này, tôi thỉnh cầu quý vị thể hiển tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Những thảm họa môi trường ở Việt Nam phải được truyền thông vận chuyển đến với thế giới để đòi hỏi "chính phủ Việt Nam" đối thoại. Đây là nhiệm vụ của "chính quyền cộng sản Việt Nam",  nhận  trách nhiệm bảo vệ con người, cá, sinh vật biển và toàn thể thiên nhiên, thay vì tiếp tục che giấu, đẩy mạnh tội lỗi đã gây ra cho môi trường. Trân trọng Dr. med. Hoàng Thị Mỹ Lâm Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức e.V. * ©  Lê-Ngọc Châu phóng dịch_ Nam Đức, 18. Mai 2016 * * * * Đính kèm Thư bằng Đức ngữ (LNC)                                 C/o Frau Dr. Hoang Thi My Lam, Postfach: 470435, 12313 Berlin                             Mail: hoangml69@hotmail.com, www.lienhoinvtn.de Berlin den 16.05.2016 Sehr geehrte Frau Dr. Barbara Hendricks, Ministerin des Bundesministeriums für Umwelt, Naturschutz, Bau und Reaktorsicherheit, Sehr geehrter Herr Jochen Flasbarth und Herr Gunther Adler,  Stellvertreter der Ministerin und Staatssekretäre des Bundesministeriums, Sehr geehrte Frau Rita Schwarzelühr-Sutter und sehr geehrter Herr Florian Pronold, Leitungen des Ministeriums, in Vietnam herrscht seit Anfang April 2016  eine schwere Umweltkatastrophe. Tonnenweise tote Fische und Meerestiere  wurden sowohl in den Küstengebieten als auch am Meeresboden in  Zentralvietnam gefunden. Die Katastrophe begann zunächst in der Provinz Ha Tinh. Später weitete sie sich südwärts  nach Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien-Hue, Danang sowie Nha Trang aus. Insgesamt sind mehr als 700 Kilometer Küste betroffen. Die dortigen Korallenbänke und Riffe sind  ebenfalls mit schlammiger, fauler, stinkender  Brühe  überzogen. Die Ursache der Umweltkatastrophe ist mit hoher Wahrscheinlichkeit auf das unbehandelte, giftige Abwasser aus dem Stahlwerk der Formosa Ha Tinh Steel Company (FHS) in Vung Ang zurückzuführen. Trotz der Bestätigung einer unterirdischen und ins Meer geleiteten  Abwasserkanalisation mit einem Ausstoß von bis zu 45.000m3 pro Tag behauptete eine Arbeitsgruppe des Industrie- und Handelsministeriums Vietnam am 26.04.2016, dass das Meer jetzt sauber sei und das Fischsterben aufgehört hat. Wegen der Existenzbedrohung von Fischern und Fischfarmern sowie der Gesundheitsgefährdung des ganzen Volkes gingen tausende  Menschen in Hanoi und Saigon am 08.05.2016 zur Kundgebung gegen die Umweltverschmutzung auf die Straßen. Um die Umweltkatastrophe weiter vor dem eigenen Volk  und vor der Welt zu vertuschen, lösten Staatsicherheitsbeamte die Demonstration gewaltsam auf , wobei zahlreiche Menschen verletzt wurden. Die friedliche Kundgebung für die Umwelt am 15.05.2016 wurde denunziert  und verboten; zahlreiche Menschen in Saigon wurden auf der Straßen  wiedermal  gewaltsam verhaftet.  Trotz allem wird  die nächste Kundgebung in den Großstädten in Vietnam am 22.05.2016 eingeplant . Sehr geehrte Damen und Herren, ich ersuche Sie mit diesem Schreiben, sich mit der vietnamesischen Bevölkerung zu solidarisieren. Die Umweltkatastrophen in Vietnam müssen medial in die Welt  transportiert werden, um  die vietnamesische Regierung zum Dialog aufzufordern. Es ist die Pflicht der vietnamesischen kommunistischen Regierung hierfür die Verantwortung zu übernehmen, um Menschen, Fische, Meeresbewohner und die gesamte Natur zu schützen, statt Umweltsünden weiter zu verheimlichen  und zu fördern. Hochachtungsvoll Frau Dr. med. Hoang Thi My Lam Vorsitzende des Bundesverbandes der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V. https://vietbao.com/a253078/thu-cua-lien-hoi-nguoi-viet-ty-nan-tai-chlb-...
......

Việt Nam: Người biểu tình ôn hòa vì môi trường bị đàn áp

(New York, ngày 18 tháng Năm năm 2016) – Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần lập tức chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu, đe dọa và trả đũa các nhà hoạt động vì môi trường. Chính quyền cần tôn trọng quyền biểu tình của người dân và phóng thích tất cả những người đang bị giữ trái luật. Liên tiếp trong ba Chủ nhật vừa qua – các ngày mồng 1, mồng 8 và 15 tháng Năm – hàng ngàn người ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Huế và Nghệ An đã biểu tình công khai để yêu cầu chính phủ điều tra minh bạch về hiện tượng cá chết hàng loạt ở bờ biển Hà Tĩnh trong thời gian gần đây. Cuộc tuần hành ngày mồng 1 tháng Năm chỉ bị chính quyền can thiệp nhẹ, nhưng trong hai ngày Chủ nhật tiếp theo, công an và các lực lượng an ninh đã sử dụng vũ lực không cần thiết và quá mức để dẹp biểu tình. “Chính quyền Việt Nam cố tình quên rằng biểu tình ôn hòa là một quyền cơ bản được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam và trong luật nhân quyền quốc tế,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đáng lẽ đi tìm cách xử lý thảm họa môi trường, thì chính quyền lại tập trung nỗ lực vào việc giải tán các cuộc biểu tình và trừng phạt những người lên tiếng yêu cầu giải trình trách nhiệm.” Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính phủ phản ứng quá chậm trước hiện tượng hàng trăm ngàn xác cá chết đột ngột xuất hiện dọc bờ biển khu kinh tế Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh. Các nhóm biểu tình ở một số thành phố mang theo biểu ngữ tự tạo kêu gọi “nước sạch, chính quyền sạch và minh bạch” tập trung tại các địa điểm công cộng để bày tỏ mối quan ngại của mình. Theo các nguồn tin trên mạng xã hội và các đoạn video trên trang Youtube, mọi cuộc biểu tình đều ôn hòa và tập trung vào các hành động như tọa kháng, hô khẩu hiệu, hát và tuần hành mang theo các biểu ngữ và khẩu hiệu. Ngày mồng 8 tháng Năm, chính quyền đối phó với biểu tình bằng một chiến dịch có thể nói là tinh vi, phức hợp, huy động các lực lượng công an và dân phòng để triển khai các chiến thuật đa dạng. Hàng chục nhà hoạt động thông báo trên mạng xã hội về việc họ bị các lực lượng an ninh quản chế tại nhà trong sáng Chủ nhật, trước giờ dự kiến có biểu tình. Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Lân Thắng và nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng Đỗ Trung Quân cho biết bị côn đồ tạt sơn đỏ hoặc/và mắm tôm hôi vào nhà. Công an cũng khống chế ngay trên phố những người bị nghi là ủng hộ biểu tình, và câu lưu những người này hàng giờ để đảm bảo rằng họ không thể tham gia tuần hành. Trong thời gian có biểu tình, công an và các lực lượng trật tự, dân phòng chặn đóng nhiều tuyến phố với hình ảnh phô trương sức mạnh rầm rộ. Khi các cuộc biểu tình diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhân viên an ninh dùng vũ lực cô lập nhiều người ra khỏi đoàn, cưỡng chế thô bạo, bắt giữ và đưa họ về các đồn công an địa phương. Khi một số nhà hoạt động đến bên ngoài đồn công an để phản đối bắt giữ người, họ cũng bị nhân viên an ninh tấn công. Nếu vào ngày mồng 8 tháng Năm, chính quyền dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình, thì đến Chủ nhật tuần tiếp theo, ngày 15 tháng Năm, chính quyền đã vận dụng hàng loạt biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn biểu tình đông người nổ ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Khi những người biểu tình hình thành các nhóm nhỏ hơn, thay vì tập trung số đông, họ bị lực lượng công an hùng hậu hơn gấp nhiều lần giải tán. Đường truy cập mạng Facebook thông thường bị chặn gần hết ngày hôm đó. Có nhiều thông báo khả tín trên mạng xã hội cho biết một số người bị bắt giữ đã bị đưa về một trung tâm hỗ trợ xã hội, nơi quản chế và giáo dục các đối tượng “lầm lạc.” Một số người vẫn còn đang bị giam giữ, tính đến thời điểm viết thông cáo này. Một số người khác bị báo chí nhà nước công kích, kết tội họ nhận tiền và làm theo sự điều khiển của các nhóm “phản động” nước ngoài. Quyền tự do ngôn luận và nhóm họp ôn hòa được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự Và Chính trị, đã được Việt Nam thông qua năm 1982. Theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, vũ lực chỉ được sử dụng trong các tình huống thực sự cần thiết. Các Nguyên tắc Cơ bản về Sử dụng Vũ lực và Vũ khí của Liên Hiệp Quốc quy định các nhân viên công lực chỉ được sử dụng vũ lực khi mọi phương tiện khác không có hiệu quả hay không đảm bảo mang lại kết quả đã định. Khi sử dụng vũ lực, nhân viên công lực phải kiềm chế và hành động tương xứng với mức độ nguy hiểm của sự vi phạm và với mục đích hợp pháp. “Lẽ ra cần để cho những người biểu tình ôn hòa thể hiện ý kiến, nhưng hình như chính quyền đã khiến cho mọi việc căng thẳng hơn khi sử dụng vũ lực,” ông Robertson nói. “Chính quyền Hà Nội cần có biện pháp để cải thiện tình hình tồi tệ này.”
......

Bốn tổ chức đệ nạp hồ sơ chặng đầu khởi kiện cộng sản Việt Nam về bạo hành

Một hồ sơ tiếng Anh mang tên Shadow Report On Police Torture in Vietnam, dầy 278 trang tố cáo các Hành Vi Bạo Hành Tra Tấn, Giết Người của công an CSVN vừa mới được hoàn thành. Lá thư giới thiệu hồ sơ gởi cho các cơ quan đặc trách của Liên Hiệp Quốc do ông Rolin Wavre, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM, một người đã từng làm việc trong Hội Hồng Thập Tự Thụy Sĩ, đại diện đứng tên ký. Được biết hồ sơ, hình thành do Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM tại Thụy Sĩ, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức với sự hỗ trợ của đảng Việt Tân sẽ được gởi đến 4 cơ quan Liên Hiệp Quốc sau đây: 1. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, Hoa Kỳ 2. Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền (Office High Commissioner for Human Rights OHCHR), tại Geneva, Thụy Sĩ 3. Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (United Nations Committee Against Torture UNCAT), tại Geneva, Thụy Sĩ 4. Qũy Liên Hiệp Quốc Cho Các Nạn Nhân bị Tra Tấn (United Nations Voluntary Fund for Victims of Torture UNVFVT), tại Geneva, Thụy Sĩ CSVN đã ký kết Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (UN Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment được thông qua 10/12/1984 và chính thức có hiệu lực vào 26/06/1987) vào ngày 07/11/2013, và Quốc Hội CSVN chính thức thông qua ngày 05/02/2015, tức hơn 27 năm sau và là một trong những quốc gia đông dân số, sau cùng ký kết Công Ước, nhưng từ chối ký vào điều khoản phụ trội của Công Ước (OPCAT có hiệu lực từ 22/O6/2006 nhằm kiểm soát mức độ tuân thủ một quốc gia qua các cuộc viếng thăm định kỳ). Theo chính lời thú nhận của CSVN, hơn 260 người dân trong nước đã bị đánh chết trong tù từ 2011 đến 2014. Mặc dù CSVN đã thông qua công ước từ tháng 2/2015, hàng trăm người dân, thành phần đấu tranh cho dân chủ, ngay các em nhỏ bị Công An đánh đập, tra tấn dã man, đánh chết trong đồn bót công an, trong các trại tù. Các thành phần Công An và đầu gấu mất lương tri đã nhận được chỉ thị từ lãnh đạo CSVN, từ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư, đến Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước và cựu Bộ Trưởng Công An, đánh đập dã man các người dân biểu tình đòi hỏi sự thật về tình trạng duyên hải, môi sinh bị huỷ hoại, ngư sản bị nhiễm độc, hàng trăm ngàn gia đình ngư dân mất hẳn nguồn lợi nuôi sống gia đình, đòi hỏi truy nguyên và trừng phạt theo pháp luật các thành phần thủ phạm. Mục đích của hồ sơ là nhằm: 1) tố cáo một cách rộng rãi chính sách bạo hành có hệ thống của lãnh đạo đảng CSVN qua những thành phần công an, đầu gấu trước dư luận quốc tế; 2) đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN tôn trọng Công Ước Chống Tra Tấn mà chính họ đã kỳ kết và yêu cầu Ủy Ban Chống Tra Tấn LHQ cho tiến hành điều tra tại Việt Nam; 3) vạch mặt các thành phần Công An, đầu gấu thủ phạm các vụ bạo hành, đánh chết người, chuẩn bị các hồ sơ pháp lý để có thể khởi tố trước một tòa án quốc tế hay quốc gia, để cho các thủ phạm thấy những việc làm bạo hành của họ không phải không có ảnh hưởng trong tương lai; 4) hỗ trợ các nạn nhân và gia dình về mặt pháp lý, tinh thần và vật chất qua việc đòi hỏi các bồi thường thỏa đáng. Hồ sơ Shadow Report On Police Torture in Vietnam đã được hoàn thành trong mục tiêu nêu trên với các trường hợp bạo hành, tra tấn, đánh chết người. Toàn bộ hồ hơ đã được thực hiện theo khuôn khổ Istanbul Protocol phù hợp qui định pháp lý. Nguồn: http://www.viettan.org/Bon-to-chuc-de-nap-ho-so-chang-dau.html
......

TIẾN SĨ GIẤY

Theo dư luận tại Việt Nam hiện nay:„Ở Hà Nội ra khỏi ngõ gặp tiến sĩ“ gợi cho chúng ta nhớ đến bài thơ „vịnh tiến sĩ giấy“ của Nguyễn Khuyến, những người mang danh tiến sĩ, nhưng thật sự chẳng có chút tài đức, trình độ học vấn kém cỏi, nghèo nàn kiến thức tổng quát, thiếu tài kinh bang tế thế, sau khi bái tổ vinh quy, chỉ tìm cách lợi dụng chức quyền, tham nhũng, hối lộ, đục khoét người dân, để lo cho bản thân và gia đình mình mà chẳng đếm xỉa đến việc nước, việc dân… Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (1) Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (2) Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời! (3) Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi! Thời xa xưa với giấc mơ đi học dù theo lối từ chương, thi phú để ra kinh đô ứng thí, đỗ đạt được làm quan, áo gấm về làng bái tổ vinh quy „võng anh đi trước, võng nàng theo sau,“. Truyền thống đó vẫn còn ảnh hưởng đến xã hội ngày nay. Nhìn lại 40 năm dưới chế độ CS con người có quá nhiều thói hư tật xấu: kiêu ngạo, ham tiền, ghen ghét oán thù, hưởng thụ, ưa thành tích, không biết trọng dùng người tài đức, trí thức yêu nước để canh tân đất nước. Giới trẻ tại Việt Nam nhiều người có tài, có đức nhưng phần lớn không được giữ những chức vụ quan trọng vì không phải „con ông cháu cha“ như ca dao truyền tụng trong dân gian : Con quan thì lại làm quan Con sãi ở chùa thì quét lá đa Đặng Tiểu Bình/ Deng Xiaoping là kẻ thù của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng ta chỉ xét về việc đổi mới của ông ta đưa nước Tàu từ nghèo đói lạc hậu trở thành cường quốc. Từ năm 1978   ông Đặng được phục hồi quyền lực, đã khởi xướng công cuộc cải cách kinh tế, mở cửa bình thường hoá quan hệ với các nước Tây phương, gởi hàng trăm ngàn sinh viên du học, học xong đều trở về nước làm việc, ông biết trọng dụng người tài: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột”. Trong thời gian đó Trung Cộng mở cửa, thì CSVN đóng cửa thần phục Nga, các nước cộng sản Đông Âu... Dân miền Nam trước 1975 sống sung túc, trù phú, khi Việt Nam thống nhất đất nước đời sống người dân thụt lùi trở thành nghèo đói. Đến năm 1986 CSVN bắt đầu chập chửng đổi mới, nhờ học được những bài học sơ đẳng về kinh tế thị trường. Năm 1993 bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế... Dù đổi mới nhưng đảng CSVN vẫn giữ độc quyền lãnh đạo, nên hệ thống giáo dục còn nặng giáo điều, đào tạo thường chú trọng đến bằng cấp học vị, thích hư danh, bổng lộc, quyền lực, không chú tâm về học thuật, phát triển tài năng đúng trình độ. Nhiều bài viết phê bình từ trong nước nói lên tệ trạng giáo dục tại Việt Nam, thật tai hạị bằng giả, bằng mua… nhiều ông, bà là cán bộ trước đây học bổ túc văn hoá, nay cũng có bằng cữ nhân, tiến sĩ… Theo các tài liệu thống kê hiện nay số người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á. Trong lúc không có một trường đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng 500 trường đại học đứng đầu thế giới. National University of Singapore được xếp đứng thứ 20.  Số lượng các đề tài phát minh nghiên cứu khoa học công bố quốc tế của người Việt trong một năm thua xa các đại học ở Đông Nam Á Châu (thấp hơn cả một trường của Thái Lan). Nhiều trường Đại học Việt Nam đào tạo sinh viên thiếu khả năng chuyên môn nên sau khi tốt nghiệp, ra trường khó có việc làm, Hãng Intel tại Sài Gòn tuyển nhân viên, người có bằng đại học đủ loại nộp đơn xin việc, nhưng lúc mời phỏng vấn chỉ chọn được 1%, chứng tỏ trình độ học tại Việt Nam còn quá thấp! Phần lớn bằng tốt nghiệp tại đaị học VN ra nước ngoài không được công nhận, tuy nhiên cũng có rất ít trường hợp ngoại lệ. Báo trong nước đăng tải việc học tại Việt Nam, „nếu có bằng tốt nghiệp đại học (thật hay giả) có thể làm tiến sĩ mà chỉ cần có 2 giáo sư giới thiệu và có đề cương cộng với tiêu chuẩn ngoại ngữ là xong“. Tình trạng đổi tình lấy điểm, đạo luận văn, người ghi danh nhiều tiền, thuê người học …Có nơi công khai quảng cáo viết thuê luận án tiến sĩ „khoảng 300 triệu đồng, khoán trắng toàn luận án 500 triệu đồng...“. Ngày nay ở Việt Nam “có tiền mua tiên cũng được“. Sinh viên ở các đại học Đức tốt nghiệp cữ nhân, kỹ sư muốn học cao học Master, phải hội đủ điều kiện điểm 1, điểm 2. học chuyên cần hai năm trình luôn luận án ra trường. Làm tiến sĩ phải 3 năm...   Bằng tốt nghiệp đại học trong nước không có giá trị, thì một số bằng đại học quốc tế luôn là niềm mơ ước của giới trẻ. Bởi vậy „Đại học quốc tế“ (1) của Mỹ lợi dụng thời cơ „nước dục thả câu“, những năm trước hoạt động và cấp bằng “quốc tế” tại Việt Nam đó là các đại học “ma“, những ĐH dỏm thượng vàng hạ cám đủ loại… Học viên ghi danh đóng tiền học on line thì được cấp các loại bằng cao học, tiến sĩ chỉ là những mảnh giấy vụn không có giá trị. Các loại bằng đó giúp được gì cho đời? Đi làm để thăng quan tiến chức, tiền bạc đầy túi ăn tiền thuế của dân. Theo báo tuổi trẻ online ở VN „Nhiều giảng viên của một số trường ÐH, CÐ vẫn sử dụng bằng tiến sĩ “ma”, bằng chưa được thẩm định hoặc không được công nhận tại VN“. Giáo sư như vậy dạy sinh viên ra trường trình độ như thế nào? Chuyện bằng cấp thẩm định giá trị ở nước Đức, trường hợp bằng thật của ông Karl-Theodor zu Guttenberg cựu bộ trưởng quốc phòng/ Bundesminister Verteidigung từ (2009–2011), ông phải từ chức tháng ba năm 2011.  Ngày 23 tháng hai năm 2011 vì các cơ quan truyền thông loan báo: năm 2007 ông trình luận án tiến sĩ luật „Verfassung und Verfassungsvertrag“ tại đại học Bayreuth trong luận án dày 500 trang của ông đã có một số ít trang trích dẫn tài liệu của tác giả khác. Ông không ghi rõ xuất xứ bị kết án là đạo văn. Vì dư luận, ông phải từ chức và trả bằng lại cho đại học, không được phép dùng danh xưng tiến sĩ. Đức là quốc gia tự do, dân chủ có nền văn hóa cao, ý kiến phê bình của người dân luôn được lắng nghe. Ông ta tự trọng từ chức mất tất cả danh vọng, sư nghiệp chính trị, Ở Việt Nam nếu số cán bộ làm lớn bị phát hiện đạo văn, bằng giả, bằng dỏm thì có bao nhiều người dám từ chức ra đi? Hệ thống giáo dục đào tạo con người của xã hội CSVN là một thứ văn hóa ích kỷ, hẹp hòi, vọng ngoại, bảo thủ, nghèo nàn cả về kiến thức lẫn tư tưởng, tạo nên một giai cấp thích đề cao danh lợi, trọng tiền bạc hơn nhân cách, lừa dối và vô cảm... “Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu. Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.” Trích một đọan Hịch Thế Kỷ 21 trên Facebook của ông TQK tại Sài Gòn Việt Nam cần phải cải cách phương pháp giáo dục, mới có thể hy vọng nâng cao trình độ dân trí, văn hoá phát triển lành mạnh để theo kịp văn minh của thế giới. Hơn 40 năm ngày nay nhìn bề ngoải Việt Nam phát triển, nhờ tiền vay nợ ODA/ Official development assistance. (Trợ giúp Phát triển Chính thức) Là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại giúp phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở các nước nghèo được viện trợ. Tin BBC: „ngày 21/3 tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII cho thấy nợ chính phủ đã vượt giới hạn quy định, chiếm 50,3% GDP (Gross Domestic Product/Tổng sản phẩm nội địa“. Các chuyên gia kinh tế, tài chánh ước lượng nợ của Việt Nam trên 300 tỷ USD. Nhà nước tiếp tục đi vay nước ngoài thì nợ công tăng lên, có thể vở nợ hoặc số nợ nần nầy đến đời cháu, chắt cũng trả chưa xong! Số tiền vay mượn trên bị những người có quyền thế tham nhũng chia nhau bỏ túi, làm láo, báo cáo hay…Trong lúc phúc lợi của người dân còn thấp, thiếu trường học, thiếu bệnh viện, bệnh nhân không đủ giường nằm…Nhiều gia đình không đủ tiền đóng học phí cho con đi học, nhiều bệnh nhân chiu chết không có tiền để điều trị... Nếu con người thiếu nhân cách, đời sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ bị băng hoại. Hiện nay Việt Nam bị suy thoái trầm trọng về nhiều phương diện: Giáo dục, chính trị, kinh tế, môi trường, y tế, giao thông... Đất nước VN muốn phát triển, không thể để bộ chính trị đảng CSVN quyết định, Quốc hội theo chủ trương bảo thủ “đảng cử dân bầu” tạo nên những ông bà nghị gật hơn là đại diện cho dân. Cử tri phải được quyền chọn người đại diện chính phủ cho mình qua những cuộc bầu cử tự do và dân chủ. Phải trưng cầu dân ý như Hội Nghị Diên Hồng là một bài học quý giá trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cần tôn trọng nguyện vọng và sự đóng góp ý kiến xây dựng của toàn dân. Trước trình trạng kém phát triển, chậm tiến ngày nay, VN phải biết trọng dụng người tài ra giúp nước, loại bỏ những ông tiến sĩ giấy, càng sớm càng tốt …Nếu nước Việt Nam giàu mạnh có tự do, dân chủ và toàn dân đoàn kết mới có thể đánh đuổi bọn Tàu cướp biển đảo của chúng ta. Tự do, dân chủ cũng như dân quyền không thể từ trời rơi xuống, Kinh nghiệm tại Đông Đức và các nước Đông Âu từ bỏ chủ nghiã độc CS độc tài, phải tranh đấu tháo bỏ xiềng xích trên đầu trên cổ nhân dân. Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đọc bài diễn văn tại Quốc hội Mỹ : “ Tự do chỉ có thể giành được bằng đấu tranh và tự do phải được bảo vệ từng ngày trong đời sống ....” Nguyễn Quý Đại https://www.youtube.com/watch?v=PtP9gdrq690 Nhạc phẩm Anh Là Ai? https://www.youtube.com/watch?v=zRalrspP7tA Tệ nạn bạo hành trong trường học tại Việt Nam ngày nay https://www.facebook.com/video.php?v=511630302322272 - hình trên internet chú thích các từ của bài thơ 1. Giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ trở lên. 2. Văn khôi: đầu làng văn. chỉ người có đỗ đạt cao. 3. Hời: giá rẻ. 1/ Danh sách 21 trường ĐH từng hoạt động tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ. Danh sách nầy được công bố của TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Hoa Kỳ): 1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) ở Georgia. 2. ĐH Akamai (Akamai University) ở Hawaii. 3. ĐH American City (American City University) ở California. 4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía nam California. 5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại Saigon 6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University- International) ở New Mexico/ CA. 7. ĐH Apollo (Apollo University) ở California. 8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) ở Hawaii. 9. ĐH Capstone (Capstone University) ở California. 10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University). 11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) ở California. 12 - ĐH Honolulu (Honolulu University) ở Hawaii, 13 - ĐH Irvine (Irvine University) ở California. 14 - ĐH Quốc tế Mỹ (International American University), ở California. 15 - ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) ở California. 16 - ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) ở Pennsylvania. 17 - ĐH Preston (Preston University) ở California. 18 - ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) ở California. 19 - ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) ở Delaware. 20 - ĐH quốc tế Washington (Washington International University) ở Pennsylvania. 21 - ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), ở Delaware.  
......

Bỗng nhiên, Việt Nam đa đảng

Vậy là hơn 40 ngày, nhà cầm quyền vẫn loay hoay và lúng túng trong việc công bố nguyên nhân hủy hoại môi trường sống ở biển miền Trung. Loay hoay và lúng túng Họ loay hoay đổ lỗi cho tảo độc, loay hoay trong việc xác định nguồn ô nhiễm, lúng túng khi người ta hỏi đến ổ nhiễm độc Formosa, lúng túng khi người dân đòi công khai, minh bạch về nguyên nhân thảm họa và vai trò của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” ở đâu. Càng lúng túng hơn, khi lòng dân đã dần dần đầy lên căm phẫn, bởi sự nghi ngờ của dân đã dần dần được chứng minh bằng hành động của nhà cầm quyền. Đời sống người dân đang hàng ngày, hàng giờ bị đe dọa. Môi trường sống của họ hàng ngày, hàng giờ bị hủy hoại trong độc tố, và nguy hiểm sẽ không chỉ cho đời họ mà cả con cháu mai sau. Người dân đã hành động. Họ lên tiếng bằng mọi khả năng của mình để thể hiện sự bất bình. Họ xuống đường. Họ phản đối bằng nhiều cách, nhiều hình thức để nói lên nỗi bất bình của mình trước sự bất lực, yếu kém và thiếu minh bạch của chính quyền. Nhưng những phản ứng của chính quyền trước những đòi hỏi và những sự phản đối ấy lại càng ngày càng theo hướng cho thấy các quan chức nhà nước như coi thường tính mạng và đời sống người dân cũng như sự tồn tại của nòi giống Việt. Những tiếng nói của dân chúng đã bị át đi bởi hệ thống tuyên truyền theo định hướng bằng cây gậy của Ban Tuyên giáo. Báo chí rút bài đã đăng về thảm họa để bắt đầu những bài viết ca ngợi biển đã sạch, cá đã thôi chết…bất chấp sự thật là thảm họa đang trùm lên đầu cả dân tộc và chính cả giòng giống, con cái họ. Thậm chí, nhiều quan chức, sau khi kêu gọi người dân cứ ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc, đã đi tiếp một bước nguy hiểm hơn: làm “mẫu” dụ dân ăn cá và tắm biển, trong khi vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc sự độc hại từ đâu. Tất cả những “nỗ lực” ấy không át nổi một thực tế: đời sống người dân đang thoi thóp, môi sinh miền Trung đã bị hủy diệt bởi chất độc đến mức san hô, rừng ngập mặn, chim chóc cũng đã trở thành nạn nhân của thảm họa khủng khiếp này. Những cuộc xuống đường rầm rộ biểu lộ sự bất bình đã nổ ra đồng loạt ở cả ba miền Trung – Nam – Bắc với hàng ngàn người tham gia. Những cuộc đàn áp, bắt bớ trong ngày chủ nhật 8/5 không làm nhụt ý chí của người dân yêu nước Việt Nam, và họ hẹn nhau ở những cuộc xuống đường tiếp theo. Cả dân tộc như dậy sóng, quyết đòi phải tìm cho ra thủ phạm đã đầu độc môi trường sống của đất nước này là ai. Từ người ngư dân đến các nhà khoa học, cả đến các ca sĩ, những nhà văn nghệ chuyên và không chuyên… tất cả đều lên tiếng. Đến mức này, thì các quan chức chính quyền tỏ ra lo sợ và hoảng hốt. Việt Tân lên ngôi Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng) là một đảng chính trị có trụ sở ở nước ngoài. Ở Việt Nam, một số thành viên của Việt Tân luôn được nhà nước chăm sóc bằng tù đày, bằng ngăn chặn, bằng bạo lực… Hệ thống tuyên truyền của nhà nước luôn gắn cho họ biệt danh “khủng bố” để đe dọa người dân. Thế nhưng, cái thói nói lấy được nhiều khi lại rước họa vào mình. Nhiều khi cái miệng làm khổ cái thân. Bởi người dân không lạ gì độ chính xác của  những thông tin chính quyền đưa ra. Nhất là mới đây, khi những vụ bê bối của Đài truyền hình Việt Nam bị mạng xã hội bóc trần liên quan đến những vụ ăn cắp bản quyền, những video clip dàn dựng làm hại người dân, những vụ đưa nhân vật “rởm” lên ca ngợi trên sóng nhà đài nhằm thu nước mắt và tiền bạc người dân… làm người ta nhớ đến những vụ như vụ cắt xén lời nói và đánh hội đồng Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt như một điển hình trong lịch sử dối trá của đài này. Trong cơn hoảng loạn, các quan chức cầm quyền buộc phải tìm một vật tế thần chịu trách nhiệm về làn sóng biểu tình đang ngày càng mạnh lên. Chuyện cũng không khác bạo chúa Nero xưa: sau khi đã gây ra đại hỏa hoạn thiêu hủy thành Roma nhằm thỏa mãn quyền lợi và sự ăn chơi của mình, để tránh cơn giận dữ của dân chúng, ông ta đã chọn người Công giáo mà đổ vấy lên họ những tội lỗi của mình, sau đó ra tay tàn sát man rợ cộng đồng Công giáo sơ khai. Lần này, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn Việt Tân làm vật tế thần. Lập tức, báo chí được lệnh xung kích, đổ riệt tất cả cho Việt Tân. Mánh lới này thực chất là con bài được đánh dấu trong bộ bài gian lận mà nhà nước vẫn thỉnh thoảng rút ra chơi với dân chúng. Con bài này đã được sử dụng vài lần: nhà nước đã lu loa “Việt Tân tổ chức” vụ các nhà máy ở miền Nam, vụ Formosa Vũng Áng cách đây vài năm, vụ dân chúng nổi loạn, đập phá khi dàn khoan Trung Cộng HD 981 vào biển Việt Nam… Thế nhưng, khi các vụ án được đưa ra xét xử, cái bóng Việt Tân mất tăm. Lần này cũng vậy: báo chí nhà nước đồng loạt rêu rao rằng thì là Việt Tân đã xúi giục, đã tổ chức, đã thuê người dân đi biểu tình… vì cá chết. Thế là, từ chỗ chỉ một số ít người biết Đảng Việt Tân là ai, bỗng dưng cả đất nước đều biết có một Đảng Việt Tân hùng mạnh, tài giỏi và giàu có, biết quan tâm đến người dân. Tất cả nhờ hệ thống tuyên truyền không công của Đảng Cộng sản cho Đảng Việt Tân. Theo cách tuyên truyền của báo chí nhà nước hiện nay, người dân biết rằng Việt Tân thật hùng mạnh, đến mức từ nước Mỹ xa xôi, họ có thể tổ chức được những cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia: từ những người già cho đến em bé bế trên tay, từ các giáo sư tiến sĩ cho đến nông dân, ngư dân… Từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam, các tầng lớp dân chúng đã đồng loạt xuống đường với con số đến hàng vạn lượt người. Không biết Việt Tân làm thế nào mà dân chúng cứ bất chấp khó khăn, gian khổ, dù phải chui rúc ngủ bờ ngủ bụi, trốn tránh công an như trốn tà, đến lúc cần là hàng ngàn người có mặt biểu tình? Trong khi đó, những cuộc tập trung do nhà nước tổ chức thì lại rất ít người tham gia và chỉ tham gia lấy lệ. Thí dụ, ngay mới đây thôi, ngày 10/5/2016 Trung ương Đoàn và Tỉnh Quảng Trị tổ chức 1.000 đoàn viên dọn rác biển, sau 45 phút chỉ còn 20 người! Việt Tân được báo chí nhà nước mô tả là rất tài giỏi, đến mức, vẫn theo báo nhà nước, những người đi biểu tình chỉ được họ cho nước uống và bánh mỳ, thế mà hàng ngàn người bất chấp đàn áp, đánh đập, bắt bớ nguy hiểm đến tính mạng… vẫn tham gia các cuộc xuống đường chỉ để kiếm chai nước và cái bánh mỳ của Việt Tân?! Trong khi đó Quốc hội mỗi ngày họp chi hết 1 tỷ đồng, tức là bình quân mỗi đại biểu Quốc hội tiêu tốn 2 triệu đồng/ngày họp, thế mà các đại biểu vẫn chỉ đến để… ngủ. Cũng theo báo chí nhà nước, thì người ta thấy Việt Tân đã quan tâm đến đời sống người dân và môi trường sống của người dân. Vì thế, họ đã tổ chức những cuộc xuống đường đòi môi trường sống sạch sẽ, đòi không để cá chết, đòi sự minh bạch trong đời sống xã hội. Trong khi đó, nhà nước thì chỉ lo loanh quanh, lấp liếm và ú ớ cả hơn tháng trời nay không biết nguồn ô nhiễm từ đâu. Như vậy, chính báo chí nhà nước đã tô vẽ để Việt Tân đã trở thành một đảng phái mạnh mẽ đang hiện diện ở Việt Nam với con số hàng ngàn người ở khắp nơi. Vậy, ai còn dám bảo Việt Nam là chế độ độc tài toàn trị? Bây giờ Việt Nam cũng đa đảng đấy thôi! Có lẽ Đảng Việt Tân, từ nước Mỹ xa xôi, phải có lời cảm ơn hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam. Tạm kết Từ xa xưa, cha ông đã nói gieo gió sẽ gặt bão. Những trò tháu cáy, vu cáo, dàn dựng bịa đặt của hệ thống tuyên tuyền thông qua báo chí nhà nước, người ta không còn lạ. Những tưởng rằng với thời gian, họ sẽ rút kinh nghiệm được điều gì đó,  thế nhưng hoàn toàn không. Những con bài cũ thể hiện sự cùn mằn của trí tuệ, sự bẩn thỉu của nhân cách và lương tâm, sự khốn nạn của tư duy lấy bạo lực và dối trá làm nền tảng, vẫn được sử dụng khi cần thiết, và họ vẫn coi đó là cách duy nhất có thể giúp họ thoát nạn. Có điều, họ không biết rằng: chính sách ngu dân mấy chục năm qua đã dần dần hết tác dụng, khi mà các thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới đã len lỏi đến từng gia đình. Do vậy, người dân không còn ngu như họ tưởng. Người dân không còn u mê như thời hệ thống tuyên truyền một mình một chợ độc diễn của thiên niên kỷ đã qua. Cách đây 2000 năm Đức Chúa Giêsu đã nói: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm“. Để tránh những lưỡi gươm, điều mà nhà cầm quyền cần làm hiện nay là hãy xỏ gươm vào bao. Hãy công nhận người dân là những con người trưởng thành. Hà Nội, Ngày 15/5/2016 J.B Nguyễn Hữu Vinh Theo http://tinhdongchuacuuthe.com/bong-nhien-viet-nam-da-dang
......

Ông Obama sẽ mang đến những thay đổi gì ở Việt Nam?

Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Hôm mồng 10 tháng 5 vừa qua, Tòa Bạch Ốc đã chính thức ra thông cáo cho biết Tổng thống Obama sẽ viếng thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 25 tháng 5 và sau đó sẽ đến Nhật Bản dự hội nghị G7. Cũng lúc, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Daniel Russel đã có cuộc họp báo tại Hà Nội, cho biết một số nội dung sẽ được mang ra thảo luận giữa lãnh đạo Việt Mỹ. Việc Tổng thống Obama đến viếng thăm Việt Nam trong lúc xảy ra những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường của người dân, chắc chắn có ít nhiều tác động lên tình hình Việt Nam. Để tìm hiểu về vấn đề này, xin mời quý quý vị theo dõi phần nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Thưa ông, cuối cùng thì Tổng thống Obama đã sắp xếp chuyến viếng thăm đầu tiên tại Việt Nam trong nhiệm kỳ cuối cùng. Theo ông đánh giá mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ, dưới thời Tổng thống Obama ra sao và liệu chuyến viếng thăm có mang lại những điều gì mới? Lý Thái Hùng: Ông Obama là vị Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam từ sau khi hai nước tái lập bang giao năm 1995. Người đầu tiên là Tổng thống Clinton viếng thăm Việt Nam năm 2000, hai tháng trước khi rời Tòa Bạch Ốc. Người thứ hai là Tổng thống George W. Bush viếng thăm Việt Nam năm 2006, nhân tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội. Chuyến thăm của TT Obama dự trù từ ngày 22 đến 25 tháng 5. Quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ dưới thời của Tổng thống Clinton và Bush phần lớn là nhằm bình thường hóa ngoại giao và trao đổi mậu dịch sau nhiều thập niên coi nhau là thù địch. Do đó, các trao đổi của hai phía đa số tập trung vào những đàm phán để thiết lập sự hợp tác song phương về kinh tế là chính. Hơn thế nữa từ năm 1993 sau khi Tổng thống Bill Clinton bãi bỏ cấm vận đối với CSVN cho đến năm 2014 khi vụ giàn khoan HD 981 xảy ra, CSVN coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn nên vì thế mà Hà Nội luôn luôn giữ khoảng cách về phương diện chính trị đối với Hoa Thịnh Đốn. Sau vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào trong thềm lục địa Việt Nam và nhất là cho bồi đắp 6 bãi đá ngầm mà Bắc Kinh đã chiếm của Việt Nam vào năm 1988 biến thành những căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa, lãnh đạo CSVN đã tìm cách tiếp cận với Hoa Kỳ để vừa mua vũ khí chiến lược, vừa vận động ảnh hưởng của Hoa Kỳ ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Những diễn tiến trên cho thấy là trong 16 năm qua, từ mối quan hệ giao thương kinh tế dưới thời hai Tổng thống Clinton và Bush và nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama, ngày nay CSVN bắt đầu muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, kể từ sau chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang vào năm 2013. Nói chung, mối quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama đã có những diễn biến tích cực hơn, trong đó, vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh chiến lược tại Biển Đông, tuy chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu, nhưng đã là dấu ấn nổi bật hiện nay. Tổng thống Obama là người đưa ra chính sách đối ngoại “xoay trục về Á Châu” và coi Biển Đông là một vùng biển chiến lược nhằm ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, do đó, chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, sẽ lôi kéo hàng ngũ “thoát Trung” trong nội bộ CSVN gia tăng nhiều hơn. Trong chiều hướng đó, khi Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương trong chuyến viếng thăm lần này, sẽ không chỉ đẩy mạnh các hợp tác về quốc phòng mà còn mở ra một thế liên kết mới về quân sự với các đồng minh của Hoa Kỳ tại Á Châu, bao gồm Phi Luật Tân, Mã Lai, Nhật Bản, Úc Châu. Thanh Thảo: Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Daniel Russel, cho biết là Tổng thống Obama sẽ thảo luận 5 vấn đề với lãnh đạo CSVN như hợp tác kinh tế và TPP; nhân quyền và luật pháp; an ninh trên Biển Đông; vấn đề tồn đọng sau chiến tranh; giao lưu người dân giữa hai nước. Theo ông thì đâu là những vấn đế có tầm quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Obama, thưa ông? Lý Thái Hùng: Đây là 5 lãnh vực mà CSVN và Hoa Kỳ đã và đang xúc tiến. Tuy nhiên, có ba lãnh vực mà tôi cho là phía Hoa Kỳ sẽ đặc biệt nhấn mạnh trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama lần này là vấn đề hợp tác kinh tế song phương phải thỏa theo các quy định của Hiệp ước TPP; vấn đề hợp tác trong lãnh vực nhân quyền và cải cách luật pháp tại Việt Nam; vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh chiến lược trên Biển Đông. Vấn đề hợp tác kinh tế song phương có liên hệ rất nhiều đến các điều kiện mà Hoa Kỳ từng đưa ra, đòi hỏi CSVN phải tôn trọng quyền con người, chấm dứt các vụ bắt bớ, đàn áp những người tự do dân chủ và cải cách luật pháp để hình thành một xã hội pháp quyền. Tuy nhiên, đây là lãnh vực mà CSVN tìm cách câu giờ hoặc chơi trò “trao đổi con tin” qua việc tống xuất những nhà đấu tranh qua Hoa Kỳ khi bị áp lực từ phía Hoa Thịnh Đốn. Vì thế, khả năng tác động của Hoa Kỳ lên mặt trận nhân quyền và cải sửa luật pháp để buộc CSVN phải nhượng bộ hoặc thực thi còn khá giới hạn. Vấn đề còn lại liên quan đến hợp tác an ninh quốc phòng là điều mà cả CSVN và Hoa Kỳ rất quan tâm hiện nay. CSVN muốn mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ như dàn ra đa máy bay trinh sát; ngược lại Hoa Kỳ muốn CSVN phải hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh chiến lược Biển Đông. Đây sẽ là điểm quan trọng mà Tổng thống Obama muốn đặt vấn đề với Hà Nội trong chuyến viếng thăm này. Thanh Thảo: Hiện có trên 140 ngàn chữ ký yêu cầu Tòa Bạch Ốc lên tiếng về thảm kịch cá chết hàng loạt tại Việt Nam, vì thế dư luận chung rất quan tâm là liệu sự hiện diện của ông Obama có thể là nguồn xúc tác làm bùng nổ lớn những cuộc biểu tình hiện nay không thưa ông? Lý Thái Hùng: Sự kiện có hơn 140 ngàn chữ ký gửi đến Tòa Bạch Ốc sau khi xảy ra vụ cá chết hàng loạt, trong vòng non một tháng là điều đáng cho chúng ta quan tâm. Thứ nhất, ban tổ chức đã thành công trong việc quốc tế hóa phong trào bảo vệ môi trường tại Việt Nam nên đã kết hợp vụ cá chết với chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama. Điều này làm cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc rất lưu tâm cũng như bày tỏ sự trân trọng về việc nhận hơn 140 ngàn chữ ký nói trên. Thứ hai, kết quả của hơn 140 ngàn chữ ký đã đặt Tổng thống Obama không thể né tránh việc đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tại Việt Nam khi gặp lãnh đạo CSVN cũng như ở các buổi nói chuyện công khai với người dân. Vì thế vào ngày 22 tháng 5 tới đây, chắc chắn sẽ có những cuộc biểu tình lớn tại Sài Gòn và Hà Nội khi Tổng thống Obama đặt chân đến Sài Gòn, trạm đầu tiên của chuyến viếng thăm. Do đó, sự hiện diện của Tổng thống Obama tại Việt Nam vào thời điểm đang lên cao của các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, sẽ là một tác động thôi thúc hàng ngàn người xuống đường để vừa đón Tổng thống Obama, vừa bày tỏ khát vọng tự do. Nếu CSVN hoảng loạn, ra tay đàn áp thô bạo như đã xảy ra hôm mồng 8 tháng 5, hoặc tung công an, cảnh sát để ngăn chận cuộc biểu tình của người dân, thì sẽ chỉ tạo thêm sự phẫn nộ và sức bộc phá của làn sóng biểu tình có thể sẽ lan rộng trên toàn quốc. Thanh Thảo: Ông đánh giá mối quan hệ Việt Mỹ sẽ ra sao sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama? Lý Thái Hùng: Sau khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981, lãnh đạo CSVN không còn coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn. Chính sự nghi ngờ về sự bành trướng của Bắc Kinh, nội bộ lãnh đạo chia làm hai khuynh hướng “bám Trung” và “thoát Trung” . Nhóm bám Trung, thuộc khuynh hướng bảo thủ, giáo điều tiếp tục đặt niềm tin vào Trung Quốc là thành trì bảo vệ xã hội chủ nghĩa và coi Hoa Kỳ là thế lực nguy hiểm, dùng “diễn biến hòa bình” để làm sụp đổ các chế độ cộng sản. Nhóm thoát Trung, tuy không muốn đối đầu nhưng vì lo sợ sự bành trướng của Trung Quốc, nên có khuynh hướng muốn hợp tác với Hoa Kỳ để ngăn chận các tham vọng của Trung Quốc, cụ thể là ở Biển Đông. Hiện nay so về thực lực thì phe bám Trung vẫn còn mạnh và nắm vị trí thống trị trong nội bộ đảng, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Vì thế, dù CSVN muốn hợp tác quốc phòng và an ninh chiến lược với Hoa Kỳ, cũng chỉ nằm trong một giới hạn mà Bắc Kinh cho phép. Nói cách khác, quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ vẫn còn một trì lực rất lớn từ chính lãnh đạo CSVN. Đó là họ chỉ muốn hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ để được mua vũ khí chiến lược, mua xong rồi Hà Nội sẽ quay lưng, tiếp tục khấu tấu Bắc Kinh như hiện nay. Do đó, chuyến đi của Tổng thống Obama có thể đạt một vài kết quả ngắn hạn liên quan đến những cam kết về hợp tác kinh tế song phương, quốc phòng; nhưng về lâu dài, quan hệ Việt Mỹ tiếp tục đi khập khễnh, không có gì thay đổi cho đến khi có những biến động lớn đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của đảng CSVN. Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
......

Các Linh mục đang sống chứng nhân

Trong suốt chiểu dài lịch sử giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc tội lỗi và đi đến sự tự do đích thực, chúng ta thấy không thiếu những gương hi sinh hết sức lớn lao của từng cá nhân và từng dân tộc. Không ai có thể đứng ngoài cuộc và dửng dưng với các thực tại xã hội đang hiện hữu, mỗi người có quyền và trách nhiệm liên đới để xây dựng và biến đổi cho xã hội mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Dù là người dân bình thường, lão phụ, trung niên, nam nữ hay các bậc chân tu. Các cuộc biểu tình diễn ra gần đây phản đối công ty Formosa Vũng Áng tại Hà Tĩnh xả thải chất độc ra biển gây nên thảm họa cá chết và khiến cho môi sinh môi trường sống của người dân trở nên tồi tệ. Nhiều thành phần dân chúng đã xuống đường bày tỏ chính kiến của mình, trong đó có các bậc chân tu. Điều này là một điều đáng hoan nghênh chứ chưa nói đến là bình thường. Nhiều Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và các Linh mục Giáo phận Vinh đã thực hiện quyền công dân của mình và làm chứng cho tình yêu Chúa đối với tha nhân và thực tại trần thế trong hành động quả quyết đồng hành cùng với nhân dân xuống đường đòi công lý phải được thực thi và tôn trọng. Ngày nay người đời cần chứng nhân hơn thầy dạy. Xưa Đức Giêsu gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Như Phaolô đã viết: “Vì vậy tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, họan nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,10). Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Paul Lộc, Giuse Nguyễn Văn Toản thuộc DCCT và các Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và cha Trần Đình Tề tại Giáo phận Vinh đã xuống đường cùng nhân dân cả nước chính là đang dìm mình trong hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo cùng với tha nhân. Trong bức thư chung của Tòa TGM Xã Đoài về Thảm họa ô nhiễm Môi Trường Biển tại Miền Trung kêu gọi tín hữu “thực hiện quyền công dân được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế quy định, thể hiện cách ôn hòa quyền đòi hỏi minh bạch trong việc điều hành đất nước, cũng như xử lý thảm họa và buộc những kẻ gây ra phải bị xét xử đúng với công lý.” Thật vậy, như Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nhấn mạnh giá trị của đời sống chứng nhân trong việc loan báo Tin Mừng như sau: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”. Chỉ các hành động yêu thương kèm theo lời giảng mới có sức thuyết phục con người thời nay tin theo Đức Giêsu. Giá trị thực sự nằm ở chỗ các Linh mục không chỉ đứng trên bục giảng diễn thuyết Lời Chúa, và Lời Chúa cũng không chỉ dừng lại trên các cuốn Thánh Kinh, mà Lời Chúa phải được diễn đạt bằng những hành động cụ thể thiết thực trong đời sống thực tại trần thế. Giáo hội Công Giáo không mưu ích quyền bính chính trị thế quyền nhưng có trách nhiệm trước các vấn đề của xã hội về cả ba mặt; đối tượng, mục đích và nội dung. “Hành động của Giáo Hội nhằm xây dựng công lý và tham gia vào việc biến đổi thế giới nên tốt hơn là một chiều kích cấu thành (a constitutive dimension) trong sứ mạng của Gíáo Hội nhằm cứu rỗi nhân loại và giải thoát họ khỏi mọi tình trạng áp bức”. Thực ra, đây không phải là điều gì mới mẻ nhưng là đòi hỏi cắm rễ sâu trong truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Giáo dân hay người ngoại đạo không chỉ lắng nghe Lời Chúa trên môi trên miệng mà cần được thể hiện sống động giữa cuộc đời trần thế. Ai cũng muốn được vác Thánh Giá theo chân Chúa, nhưng mà đến phút cuối bị đóng đinh trên thập tự thì lại sợ sệt. Ai cũng muốn lên tiếng về sự thật nhưng giá phải đổi là nhà tù thì mấy ai chấp nhận đây? Theo Paulus Lê Sơn, GNsP
......

Phản đối Formosa: Người Việt tại Đức đồng hành cùng quốc nội

Vào lúc 14 giờ ngày Thứ Bảy, 14 Tháng Năm 2016, Cộng Đồng Người Việt tại CHLB Đức tổ chức một cuộc biểu tình trước Lãnh Sự Quán CSVN tại thành phố Frankfurt am Main để đồng hành cùng đồng bào quốc nội trong việc phản đối tập đoàn Formosa xả chất độc hủy hoại môi trường tại các tỉnh ven biển Miền Trung - Việt Nam và đồng thời phản đối nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp người dân trong các cuộc biểu tình ôn hòa bảo vệ môi trường tại Sài Gòn vừa qua. Tuy chỉ trong vòng 3 ngày mời gọi, cuộc biểu tình cũng quy tụ đông đảo bà con tham dự. Có người đến từ miền Bắc Đức xa xôi như Hamburg, Bremen. Tham dự cuộc biểu tình có sự hiện diện của các tổ chức, hội đoàn, đảng phái, tôn giáo như: Hội Thánh Tin Lành tại Frankfurt, Cộng Đoàn Công Giáo tại Frankfurt và vùng phụ cận, Liên Hội NVTN tại Đức, Đảng Việt Tân, Đảng Dân Tộc, các hội đoàn người Việt tị nạn tại các địa phương từ Bắc xuống Nam như: Hamburg, Bremen, Krefeld, Recklinghausen, Krefeld, Köln, Nürnberg, Mannheim, Saarland,... Phát biểu trước cuộc biểu tình với hừng hực khí thế, đại diện các tổ chức, hội đoàn, đảng phái, tôn giáo cùng nhân sĩ trong cộng đồng đều bày tỏ sự đồng hành và ủng hộ triệt để các đòi hỏi chính đáng của đồng bào trong nước trong việc bảo vệ môi trường sống của người Việt hôm nay và cho các thế hệ mai sau, cũng như mạnh mẽ lên án hành động đánh đập tàn bạo người biểu tình của nhà cầm quyền CSVN. Các biểu ngữ bà con xử dụng trong cuộc biểu tình để nói lên những điều mình muốn nói trước dư luận như: Formosa phải bồi thường cho ngư dân VN; Formosa trả biển sạch lại cho Việt Nam; CSVN phải công bố sự thật Formosa; CSVN ngừng ngay bạo lực với người dân; CSVN phải minh bạch nguyên nhân cá chết; STOP FORMOSA – Umweltkiller : Ngưng ngay Formosa, kẻ hủy hoại môi trường; Ha-Noi-Regime - keine Gewalt gegen das eigene Volk !!! : Bạo quyền Hà Nội không được dùng bạo lực chống lại người dân; ... Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 16 giờ chiều cùng ngày và bà con hẹn nhau trong cuộc biểu tình lần tới. Đại diện các tôn giáo, tổ chức, hội đoàn, đảng phái và nhân sĩ cộng đồng phát biểu trong cuộc biểu tình  
......

Pages