Xin đừng thơ ơ trước nguy cơ mất nước

Hôm qua (09.06.2018) tôi và một người bạn tâm sự với nhau. Chúng tôi nói về vấn đề lòng thờ ơ của con người khi sống trong vinh hoa phú quí. Người bạn nói với tôi rằng càng ngày càng thấy ít giới trẻ và lứa tuổi của mình đi biểu tình trong ngày 30.04. và cô ta rất buồn khi thấy vậy. Thật sự hôm 30.04. tôi không có đi biểu tình. Từ khi có con tôi không có đi biểu tình nữa. Tôi không biết tại sao tôi trở thành người như vậy. Có lẽ vì tôi coi trọng gia đình hơn. Sau một tuần làm việc mệt mỏi thì tôi chỉ muốn được ở nhà với gia đình thôi. Bạn tôi thì khác, tuy là có gia đình và cũng đi làm, nhưng đến ngày 30.04 thì cùng gia đình chạy xe đến Berlin để biểu tình. Ngày 30.04. không những là ngày kỷ niệm miền Nam Việt Nam bị mất tự do và dân chủ thôi. Bạn tôi đến đó còn để đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bạn tôi nhắc lại vì sao chúng mình phải bỏ quê hương ra đi. Nếu chỉ vì ra đi về kinh tế thôi thì cần gì phải ra đi, vì nếu biết cách kinh doanh thì sống ở Việt Nam có thể bây giờ còn giàu hơn sống ở hải ngoại. Đúng vậy, ba mẹ tôi đã dẫn chúng tôi rời khỏi Việt Nam bởi vì không chịu nỗi chế độ Cộng Sản. Bởi vì chế độ đó không trọng dụng những người có kiếng thức. Những ai trong đảng thì sẽ được ưu đãi dù là kiếng thức thấp kém. Bởi vì vậy trong thập niên 1980 đa số những gia đình có kiếng thức phải liều thân rời bỏ quê hương. Đến bây giờ ba mẹ của tôi đã hơn 70/80 tuổi mà vẫn còn đi biểu tình cho nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Tôi nghĩ lại thật là hổ thẹn, vì mình quá ích kỷ dù trong lòng vẫn yêu quê hương không ngừng. Hôm nay tôi viết tâm thư này bởi vì muốn nhắc nhở các bạn hãy yêu quê hương bằng tiếng nói hoặc bằng hành động. Chính phủ Việt Nam muốn cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Đây là một thời gian rất dài. Theo tôi đó là một cách chiếm đất mới của Trung Quốc. Bây giờ chỉ là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc thôi, nhưng mai sau sẽ là tất cả tỉnh dọc ven bờ biển Việt Nam. Vậy thì dân mình sẽ sống bằng gì đây? Nước Việt Nam sẽ mất đi đất đai dần dần. Nói không chừng hậu quả sẽ giống Chăm Pa? ... Trời phạt Việt Nam mình chăng? ... Lần này hai vợ chồng mình sẽ cùng nhau xuống đường biểu tình trước Tổng lãnh sự CSVN tại Frankfurt. Mình tuy không còn sống ở Việt Nam, nhưng giòng máu của mình là con rồng cháu tiên. Mình quyết không thể ngẩn mặt quay lưng làm ngơ trước chuyện này được. Việt Nam hình cong như chử S bắt đầu từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau... sẽ biến dạng nếu chúng mình quay mặt làm ngơ. Các bạn nào yêu nước thì mình xin hẹn gặp mặt vào Chủ Nhật, 10.6.2018 lúc 12:30 giờ tại trước Tổng lãnh sự Cộng Sản Việt Nam   Kennedy-Allee 49 60596 Frankfurt am Main Chúng ta cùng nhau làm bổn phận Con Rồng Cháu Tiên nhé. Thân mến Bảo
......

Thư ngỏ gửi các bạn trẻ đảng viên

Tôi là Đặng Xương Hùng, cựu đảng viên cộng sản, đã bỏ đảng từ năm 2013. Tôi viết thư này gửi đến các bạn với niềm tin rằng, trong những thời khắc nóng bỏng của đất nước, các bạn luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đất nước đang muốn vùng lên, khi bị chạm vào lòng tự trọng. Trong những ngày qua, dù tâm thế của các bạn đang như thế nào đi chăng nữa, tôi tin là trong trái tim các bạn vẫn rộn lên tiếng vang: Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc. Trung Quốc có thể mua chuộc được một số người, nhưng không bao giờ mua chuộc được cả dân tộc Việt Nam. Thời cuộc đã đẩy một số lãnh đạo cao nhất đi hết lỗi lầm này, đến lỗi làm khác trong quan hệ với Trung Quốc. Họ đã quỳ gối tại Thành Đô, dường như họ dám đánh đổi cả dân tộc này, đất nước này chỉ để lấy sự chống lưng của đảng cộng sản Trung Quốc với đảng cộng sản Việt Nam. Nguy cơ Hán hóa, sát nhập ngày càng hiệu hữu: Cờ 6 sao khi đón Tập Cận Bình; Hợp tác ngân hàng tiêu đồng nhân dân tệ; Đi lại tự do người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam; Hợp tác truyền hình; Chương trình dạy tiếng Trung; Thay đổi quân phục của quân đội giống Trung Quốc … Chỉ khi luật đặc khu dành cho Trung Quốc quá lộ liễu, chúng ta mới thật sự bừng tỉnh. Thư ngỏ này gửi đến các bạn đảng viên trẻ, chưa phải là lúc để thuyết phục các bạn ngay lập tức bỏ đảng, hoặc chống lại đảng, mà chỉ mong muốn, trong mọi lựa chọn của mình, các bạn hãy đứng về phía dân tộc, về với nhân dân. Hãy chung tay bảo vệ Tổ quốc. Cùng nhau ngăn chặn các nhà lãnh đạo Việt Nam thông qua luật đặc khu với bất cứ hình thức nào, bất kể thời gian là bao lâu. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Thụy sĩ, ngày 11/6/2018
......

Đức quốc: Người Việt đồng hành với quốc nội tố cáo âm mưu bán nước của lãnh đạo VC

FRANKFURT (Đức quốc) – Vào lúc 12 giờ 30, Chủ Nhật, ngày 10 tháng 06. 2018, một cuộc biểu tình được diễn ra trước Lãnh Sự Quán Việt Cộng, Kennedy-Allee 49, 60596 tại Frankfurt am Main – Đức Quốc, với đông đảo bà con VN đến từ khắp nơi trên nước Đức như Hamburg, Bremen, München, Mannheim, Neustadt, Mönchengladbach, Nürnberg, Krefeld, Bochum, Essen, Recklinghausen, Frankfurt và vùng phụ cận,… để cùng đồng hành với đồng bào quốc nội mạnh mẽ lên tiếng tố cáo mưu gian kế bẩn bán nước ngày càng lộ liễu, trắng trợn của tập đoàn lãnh đạo VC qua việc muốn dùng quốc hội để thông qua 2 dự án Luật: Luật Cột Lưỡi (An ninh mạng) và Luật Đặc Khu bán nước (Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt) 3 địa điểm trọng yếu của đất nước Việt Nam là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và đảo Phú Quốc.  Cuộc biểu tình bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó, đại diện BTC, Ông Nguyễn Thanh Văn (Cơ sở Đảng Việt Tân tại CHLB Đức) nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình. Tiếp theo là phút cầu nguyện cho quốc thái dân an được chị Chí Diệu và Gia đình Phật Tử Frankfurt cùng một số đồng bào Phật tử tham dự cuộc biểu tình thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Đồng bào Phật tử cầu nguyện cho quốc thái dân an Cầu nguyện theo nghi thức Công giáo do anh chị Đức Yến và Cộng đoàn Công giáo tại Frankfurt cùng Linh mục Nguyễn Văn Đức thực hiện. Sau nghi thức cầu nguyện, chị Lý Thị Kim Oanh cũng đã đọc bức thư ngỏ của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình lên tiếng về Luật Đặc Khu để ngày 8 tháng 6 năm 2018. Đồng bào Công giáo cùng Lm. Nguyễn Văn Đức cầu nguyện cho quốc thái dân an. Trước đoàn biểu tình với rừng cờ vàng và rất nhiều biểu ngữ tiếng Việt và tiếng Đức, đại diện các tổ chức, hội đoàn tham dự như Hội NVTNCS tại Hamburg (ông Nguyễn Đình Phúc), Nhóm Văn Vũ Điểm Sáng (cô Trúc Anh), các Hội NVTNCS tại Krefeld (ông Lê Thanh Vân), Nürnberg (ông Trần Hoàng Chiến), Mönchengladbach (ông Huỳnh Thanh Hà), Essen (ông Trần Bảo Quốc), Mannheim (ông Đào Mình Tâm), Nhóm Yểm Trợ TNLTVN (bà Vũ Thị Khiếu), Bà Lê Nhất Hiền (nhân sĩ cộng đồng)… đã lần lượt phát biểu nói lên nguy cơ của đất nước và dân tộc, cũng như mạnh mẽ lên án hành vi bán nước của tập đoàn lãnh đạo VC qua cái gọi là Luật Đặc Khu. Lên án chính sách đàn áp người dân; kêu gọi hàng ngũ đảng viên VC còn chút lương tri hãy nói không với các dự luật bán nước, hại dân cũng như kêu gọi sớm chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để xây dựng một Việt Nam Tự Do. Đại diện các tổ chức, hội đoàn phát biểu trước cuộc biểu tình. Xen lẫn chương trình là những bài ca rực lửa đấu tranh và những tiếng hô vang dội cả một góc phố bằng 2 thứ tiếng Việt và Đức: Đả đảo cộng sản bán nước, Đặc Khu kinh tế cho Tàu cộng là bán nước, Không Đặc Khu kinh tế cho Tàu cộng, CSVN phải bải bỏ dự luật đặc khu ngay lập tức, 99 Jahre Landvermietung an China = Hochverrat am Vaterland!, Nein zur Landvermietung an China,… Các cháu nhỏ tên Tiên và An được cha mẹ dẫn đi tham dự biểu tình, khi được hỏi cũng đã bày tỏ ý kiến của mình là: Đả Đảo CSVN. Thời tiết cũng rất thuận lợi và đã mang thêm khí thế cho đoàn biểu tình vì ngày hôm trước mưa tầm tã và sau cuộc biểu tình lại bắt đầu mưa. Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 15g00 cùng ngày. Chia tay nhau trong những cái xiết tay thật chặc và hẹn gặp nhau trong các cuộc xuống đường sắp tới để tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào đạt thành mong ước đó là người dân Việt Nam thực sự làm chủ đất nước của mình. Thế Minh Ảnh: Minh Thông  
......

Đức quốc: Người Việt đồng hành với quốc nội tố cáo âm mưu bán nước của lãnh đạo VC

Vào lúc 12 giờ 30, Chủ Nhật, ngày 10 tháng 06. 2018, một cuộc biểu tình được diễn ra trước Lãnh Sự Quán Việt Cộng, Kennedy-Allee 49, 60596 tại Frankfurt am Main – Đức Quốc, với đông đảo bà con VN đến từ khắp nơi trên nước Đức như Hamburg, Bremen, München, Mannheim, Neustadt, Mönchengladbach, Nürnberg, Krefeld, Bochum, Essen, Recklinghausen, Frankfurt và vùng phụ cận,... để cùng đồng hành với đồng bào quốc nội mạnh mẽ lên tiếng tố cáo mưu gian kế bẩn bán nước ngày càng lộ liễu, trắng trợn của tập đoàn lãnh đạo VC qua việc muốn dùng quốc hội để thông qua 2 dự án Luật: Luật Cột Lưỡi (An ninh mạng) và Luật Đặc Khu bán nước (Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt) 3 địa điểm trọng yếu của đất nước Việt Nam là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và đảo Phú Quốc. Cuộc biểu tình bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó, đại diện BTC, Ông Nguyễn Thanh Văn (Cơ sở Đảng Việt Tân tại CHLB Đức) nói lên ý nghĩa và mục đích của cuộc biểu tình. Tiếp theo là phút cầu nguyện cho quốc thái dân an được chị Chí Diệu và Gia đình Phật Tử Frankfurt cùng một số đồng bào Phật tử tham dự cuộc biểu tình thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Đồng bào Phật giáo cầu nguyện cho quốc thái dân an Cầu nguyện theo nghi thức Công giáo do anh chị Đức Yến và Cộng đoàn Công giáo tại Frankfurt cùng Linh mục Nguyễn Văn Đức thực hiện. Sau nghi thức cầu nguyện, chị Lý Thị Kim Oanh cũng đã đọc bức thư ngỏ của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình lên tiếng về Luật Đặc Khu để ngày 8 tháng 6 năm 2018. Đồng bào Công giáo cầu nguyện cho quốc thái dân an Trước đoàn biểu tình với rừng cờ vàng và rất nhiều biểu ngữ tiếng Việt và tiếng Đức, đại diện các tổ chức, hội đoàn tham dự như Hội NVTNCS tại Hamburg (ông Nguyễn Đình Phúc), Nhóm Văn Vũ Điểm Sáng (cô Trúc Anh), các Hội NVTNCS tại Krefeld (ông Lê Thanh Vân), Nürnberg (ông Trần Hoàng Chiến), Mönchengladbach (ông Huỳnh Thanh Hà), Essen (ông Trần Bảo Quốc), Mannheim (ông Đào Mình Tâm), Nhóm Yểm Trợ TNLTVN (bà Vũ Thị Khiếu), Bà Lê Nhất Hiền (nhân sĩ cộng đồng)... đã lần lượt phát biểu nói lên nguy cơ của đất nước và dân tộc, cũng như mạnh mẽ lên án hành vi bán nước của tập đoàn lãnh đạo VC qua cái gọi là Luật Đặc Khu. Lên án chính sách đàn áp người dân; kêu gọi hàng ngũ đảng viên VC còn chút lương tri hãy nói không với các dự luật bán nước, hại dân cũng như kêu gọi sớm chấm dứt chế độ độc tài cộng sản để xây dựng một Việt Nam Tự Do. Xen lẫn chương trình là những bài ca rực lửa đấu tranh và những tiếng hô vang dội cả một góc phố bằng 2 thứ tiếng Việt và Đức: Đả đảo cộng sản bán nước, Đặc Khu kinh tế cho Tàu cộng là bán nước, Không Đặc Khu kinh tế cho Tàu cộng, CSVN phải bải bỏ dự luật đặc khu ngay lập tức, 99 Jahre Landvermietung an China = Hochverrat am Vaterland!, Nein zur Landvermietung an China,... Các cháu nhỏ tên Tiên và An được cha mẹ dẫn đi tham dự biểu tình, khi được hỏi cũng đã bày tỏ ý kiến của mình là: Đả Đảo CSVN. Thời tiết cũng rất thuận lợi và đã mang thêm khí thế cho đoàn biểu tình vì ngày hôm trước mưa tầm tã và sau cuộc biểu tình lại bắt đầu mưa. Cuộc biểu tình chấm dứt lúc 15g00 cùng ngày. Chia tay nhau trong những cái xiết tay thật chặc và hẹn gặp nhau trong các cuộc xuống đường sắp tới để tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào đạt thành mong ước đó là người dân Việt Nam thực sự làm chủ đất nước của mình. Thế Minh Ảnh: Minh Thông
......

Thư mời tham dự biểu tình tố cáo đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước cho Trung Cộng

......

Kiến Nghị Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: KHÔNG GIAO THƯƠNG VỚI CHẾ ĐỘ THIẾU TỰ DO

6/6/2018 Kính gửi:     Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu     Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa và bloggers độc lập bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy, thông tin và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội: Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động và bloggers mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018     Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên:     Ban Công Tác Tình Nguyện Hoorn Holland     Ban Giảng Huấn Việt Tộc     Câu Lạc Bộ Nguyễn Công Trứ Nam Úc     Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân - Houston     Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận     Cong Đồng Người Việt Tự do Tây Úc     Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW     Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Nam Úc     Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Odenwald Đức Quốc     Cộng Đồng Việt Nam San Diego     Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan     Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège     Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi San Diego     Đài Việt Nam Sydney Radio     Đài Việt Nam Tự Do Louisiana     Đài VN Radio Hải Ngoại     Đảng Dân Chủ Việt     Đảng Dân Chủ Xã Hội Châu Âu     Đảng Dân Tộc Việt Nam     Đảng Việt Tân     Do Phu & Anh Tuan, Plc     Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu     Ecole Sauvage     Gia Đình Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Louisiana     Gia đình Hải Quân Hảng Hải/NSW     Gia Đinh Hải Quân VNCH / Nam Úc     Giao Doan Duc Me LaVang Sarasota     Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi     Hội Anh Em Dân Chủ     Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam Tại Moss & Rygge     Hội Bầu Bí Tương Thân     Hội Cao Niên Người Việt Sarasota Florida     Hội Chuyên Gia Việt Nam / Vương Quốc Bỉ     Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH / Nam Úc     Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Nam Úc     Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Thuỵ Sỹ     Hội Cựu tù Nhân Chính Trị Houston     Hội Đền Hùng Foundation SD     Hội GĐQCC/VNCH/HL     Hội Ngư Nghiệp Buras/LA     Hội Người Việt Hjørring     Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne, Thụy Sĩ     Hội Người Việt tị nạn CS tỉnh Reckling     Hội Người Việt TNCS tại Bremen     Hội Người Việt Tự Do Krefeld - Niederrhein     Hội người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Nürnberg-Mittelfranken     Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Hamburg     Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Mönchengladbach - Niederrhein     Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Mannheim và Vùng phụ cận     Hội Pháo Binh Houston     Hội Phụ Nữ Trưng Vương     Hôi Phu Nữ Viêt Nam Tư Do     Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn     Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris     Hội Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà/NSW     Hội Văn Hóa Việt Nam tại thành phố Aarhus Denmark     Hùng Sử Việt     Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Louisiana     Lam Sơn Võ Đạo Nam Úc     Liên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà     Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức     Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Khu Bộ LA-MS-AL     Luật Sư Canada Quan Sát Nhân Quyền     Luật Sư cho Luật Sư     Lực-Lượng Sĩ-Quan Thủ-Đức Bắc CA USA     Nang The Ky XXI Magazine     Người Bảo Vệ Nhân Quyền     Nhà Việt Nam tại Berlin     Nhóm Lời Thề New Orleans     Pháp Việt Tương Trợ     Phòng Thương Mại Việt Nam San Diego     Phong Trào Con Đường Viêt Nam UK     Phong Trào Lao Động Việt     Phóng Viên Không Biên Giới     Tây Sơn Espoir     Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức     Tổ Chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn     Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền     Tổng Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà NSW     Tổng Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà Úc Châu     Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris     Uỷ Ban Chống Văn Hoá Vận Nam Úc     Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh tại CHLB Đức     Ủy ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng Houston     Uỷ Ban Thuỵ Sĩ Việt Nam COSUNAM     Uỷ Ban Vinh Danh Cờ Vàng/ Nam Úc     Ủy Ban Yễm Trợ Khối 8406 Louisiana     Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp     Việt Nam Quốc Dân Đảng / Chủ Lực     Việt Nam Thăng Tiến
......

Kiến Nghị Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: KHÔNG GIAO THƯƠNG VỚI CHẾ ĐỘ THIẾU TỰ DO

6/6/2018 Kính gửi:     Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu     Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa và bloggers độc lập bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy, thông tin và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội:     Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động và bloggers mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018     Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên:     Ban Công Tác Tình Nguyện Hoorn Holland     Ban Giảng Huấn Việt Tộc     Câu Lạc Bộ Nguyễn Công Trứ Nam Úc     Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân - Houston     Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và vùng phụ cận     Cong Đồng Người Việt Tự do Tây Úc     Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang NSW     Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Nam Úc     Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Odenwald Đức Quốc     Cộng Đồng Việt Nam San Diego     Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan     Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège     Đài Phát Thanh Tiếng Nước Tôi San Diego     Đài Việt Nam Sydney Radio     Đài Việt Nam Tự Do Louisiana     Đài VN Radio Hải Ngoại     Đảng Dân Chủ Việt     Đảng Dân Chủ Xã Hội Châu Âu     Đảng Dân Tộc Việt Nam     Đảng Việt Tân     Do Phu & Anh Tuan, Plc     Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu     Ecole Sauvage     Gia Đình Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Louisiana     Gia đình Hải Quân Hảng Hải/NSW     Gia Đinh Hải Quân VNCH / Nam Úc     Giao Doan Duc Me LaVang Sarasota     Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi     Hội Anh Em Dân Chủ     Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam Tại Moss & Rygge     Hội Bầu Bí Tương Thân     Hội Cao Niên Người Việt Sarasota Florida     Hội Chuyên Gia Việt Nam / Vương Quốc Bỉ     Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH / Nam Úc     Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Nam Úc     Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Thuỵ Sỹ     Hội Cựu tù Nhân Chính Trị Houston     Hội Đền Hùng Foundation SD     Hội GĐQCC/VNCH/HL     Hội Ngư Nghiệp Buras/LA     Hội Người Việt Hjørring     Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne, Thụy Sĩ     Hội Người Việt tị nạn CS tỉnh Reckling     Hội Người Việt TNCS tại Bremen     Hội Người Việt Tự Do Krefeld - Niederrhein     Hội người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Nürnberg-Mittelfranken     Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Hamburg     Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại Mönchengladbach - Niederrhein     Hội Người Việt Tỵ Nạn Tại Mannheim và Vùng phụ cận     Hội Pháo Binh Houston     Hội Phụ Nữ Trưng Vương     Hôi Phu Nữ Viêt Nam Tư Do     Hội Thanh Niên Việt Nam Tỵ Nạn     Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris     Hội Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà/NSW     Hội Văn Hóa Việt Nam tại thành phố Aarhus Denmark     Hùng Sử Việt     Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Louisiana     Lam Sơn Võ Đạo Nam Úc     Liên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà     Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức     Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Khu Bộ LA-MS-AL     Luật Sư Canada Quan Sát Nhân Quyền     Luật Sư cho Luật Sư     Lực-Lượng Sĩ-Quan Thủ-Đức Bắc CA USA     Nang The Ky XXI Magazine     Người Bảo Vệ Nhân Quyền     Nhà Việt Nam tại Berlin     Nhóm Lời Thề New Orleans     Pháp Việt Tương Trợ     Phòng Thương Mại Việt Nam San Diego     Phong Trào Con Đường Viêt Nam UK     Phong Trào Lao Động Việt     Phóng Viên Không Biên Giới     Tây Sơn Espoir     Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức     Tổ Chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn     Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền     Tổng Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà NSW     Tổng Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà Úc Châu     Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris     Uỷ Ban Chống Văn Hoá Vận Nam Úc     Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh tại CHLB Đức     Ủy ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng Houston     Uỷ Ban Thuỵ Sĩ Việt Nam COSUNAM     Uỷ Ban Vinh Danh Cờ Vàng/ Nam Úc     Ủy Ban Yễm Trợ Khối 8406 Louisiana     Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn và Người Việt Tự Do tại Pháp     Việt Nam Quốc Dân Đảng / Chủ Lực     Việt Nam Thăng Tiến  
......

Thư mời tham dự biểu tình tố cáo đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước cho Trung Cộng

......

Tâm tình với Giáo sư Phạm Minh Hoàng về hiện tình đất nước

......

THÔNG BÁO về lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck

THÔNG BÁO về lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck và đêm văn nghệ 12.5.2018 tại Troisdorf Kính thưa quý đồng hương, bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck do người Việt tỵ nạn chúng ta đóng góp đã được khánh thành trọng thể vào ngày 12 tháng 5 năm 2018 tại Burg Wissem (Troisdorf) với sự hiện diện của nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền liên bang cũng như tiểu bang và  hàng trăm người Việt từ khắp nơi đổ về, đã để lại nhiều tiếng vang rất tốt đẹp từ các giới truyền thông đến chính quyền và người dân Đức. Có được thành quả này, tất cả đều do sự đóng góp tâm huyết và sự hỗ trợ nhân lực tận tâm của nhiều đoàn thể và cá nhân trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta, mà chúng tôi – ban tổ chức – chỉ là người đại diện để điều hành công việc mà thôi. Đại diện các anh chị em trong ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả quý đồng hương đã tin tưởng và cùng chung tay với chúng tôi trong suốt thời gian qua để chúng ta cùng đạt được kết quả mỹ mãn này. Chúng tôi cũng không quên cám ơn những hỗ trợ hăng say tích cực của các hội đoàn, đoàn thể người Việt tại Đức, đặc biệt là Hội NVTNCS Hamburg, cộng đoàn Công Giáo Troisdorf, ca đoàn Thánh Linh Hamburg, ban nhạc Mây Bốn Phương, các anh chị em trong ban trang trí, ban ẩm thực, ban trật tự/vệ sinh, ban âm thanh/ánh sáng….và tất cả các anh chị em, các cháu đã đóng góp trong chương trình văn nghệ phong phú và hào hứng. Sau đây là tổng kết cuối cùng tất cả các chi/thu sau ngày khánh thành 12.5.2018: Tổng cộng Spenden tính đến ngày 11.5.2018                         =    61.289,36 EUR Chi phí đúc bia, dựng bia, tiền công cho nghệ nhân,          =    26.083,44 EUR lễ khánh thành tại Burg Wissem, tem thư, in ấn, di chuyển …. Số còn lại trong trương mục Hội NVTNCS/Hamburg           =   35.205,92 EUR (thay vì 32.129,51 EUR như được ghi trong Check tượng trưng trao đến bà Neudeck trong đêm văn nghệ 12.5.2018 trong hội trường tp.Troisdorf) Theo đề nghị của bà Neudeck, số tiền còn lại là 35.205,92 EUR (ghi trên) sẽ được chuyển đồng đều đến Ủy Ban Cap Anamur e.V.(17.602,96 EUR) và Hội Grünhelme e.V. (17.602,96 EUR) Sau khi nhận được thư chứng nhận của hai tổ chức trên, chúng tôi sẽ thông báo đến quý đồng hương qua trang điện tử: www.danviet.de. Tổng thu từ gian hàng ẩm thực trong đêm văn nghệ            =        9.933,10 EUR Chi phí mướn hội trường, trang trí, âm thanh/ánh sáng,    =       8.749,56 EUR bảo hiểm, giấy phép, chuyên chở, ban nhạc, ẩm thực/nước …. Số còn lại (tiền mặt)                                                              =      1.183,54 EUR Số tiền trên (1.183,54 EUR) được anh chị Nguyễn Tiến Dũng và anh Nguyễn Minh Hùng (cộng đoàn Công Giáo tại Troisdorf) trao trực tiếp đến bà Neudeck. Và sau cùng, rất mong quý đồng hương thông cảm và bỏ qua những sơ xuất hay thiếu sót trong chương trình khánh thành và văn nghệ nói trên. Hamburg, ngày 28 tháng 5 năm 2018 Cap Anamur e.V./Grünhelme e.V.                Hội Người Việt Tỵ Nạn CS Hamburg e.V. Thành viên                                                    Hội trưởng Nguyễn Hữu Huấn                                        Nguyễn Đình Phúc nguyenhh@gmx.net                                      dtnguyen@o2mail.de
......

Đại Hội Công Giáo VN lần thứ 42 tại Đức.

Chủ đề của Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Aschaffenburg, Đức Quốc, lần thứ 42 mang tên „HÃY THEO TA“. Đây là lời mời gọi của Đức Kitô khi Ngài chọn các môn đệ. Theo Đức Kitô là đi theo CHÂN LÝ, đi theo chính nghĩa để có được Sự Sống Thật, vì Ngài đã nói: „Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống“. Đi theo Đức Ki-tô là chọn con đường hẹp mà đi, con đường của hy sinh, của trách nhiệm, của kiên nhẫn và của đức bác ái.   Đức Giám Mục Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Giáo Phận Bà Rịa đã chủ tế thánh lễ Hiện Xuống ngày Chủ Nhật và đã chia xẻ về bài Thánh Thư và Phúc Âm. Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ sự kiện Chúa Thánh Thần hiện xuống được ví như một trận gió lớn. Nó mang tới một sự thay đổi ở bình diện tâm linh: Chúa Thánh Thần là Tình Yêu đã trợ lực và biến đổi những con tim sợ hãi, do dự ngập ngừng của các môn đệ trở nên can đảm và khôn ngoan. Và từ đó họ đã được giải phóng để đi rao giảng Tin Mừng làm chứng nhân cho Đức Kitô, cho Chân Lý và cho Chính Nghĩa. Qua đó họ đã góp phần cùng Chúa canh tân bộ mặt thế giới bằng Tình Yêu...   Trong bài đọc trích thư Thánh Phao-lô gửi các tín hữu Galater Ngài nhắc nhở rằng, hoa trái của Thánh Thần chính là niềm vui, bình an, trung thành và tự trọng. Chúa Thánh Thần sẽ ban sức mạnh nội lực để tiếp tục tiến về phía trước. Nhưng đồng thời Ngài cũng là một sức mạnh ly tâm, sức mạnh đó hoạt động hướng ra bên ngoài cá nhân mình, gia đình mình để đi vào xã hội đến với tha nhân, đến với đất nước, đến với những vấn đề của xã hội và của quốc gia... Ngài biến chúng ta thành những nhân chứng của Chân Lý bằng tưới đổ trên chúng ta Tình Yêu, lòng nhân từ, sự tốt lành và sự hiền dịu. Chỉ trong Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, chúng ta mới có thể nói những lời Sự Sống, Sự Thực và Chân Lý. Ai sống theo Thần Khí, người ấy sẽ sống trong trạng huống tinh thần: Vừa ở trong mối tương quan với Trời và đồng thời cũng trong mối tương quan trách nhiệm với thế giới. Trong phần lời nguyện giáo dân Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam đã mời cựu tù nhân lương tâm GS Phạm Minh Hoàng chia xẻ tâm tư qua lời nguyện: „Chúng ta cũng hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam đang bị khó khăn trong chính sách quy hoạch đất đai của nhà nước. Chúng ta cũng cầu xin cho những người đấu tranh đang bị cầm tù. Xin Chúa và Đức Mẹ cho họ sức mạnh về tinh thần và thể xác để vượt qua những ngày tháng tăm tối này.“ Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đã diễn ra trong niềm tin yêu nơi Chúa Thánh Thần – cơn cuồng phong của Thiên Chúa – hãy tràn đầy trên chúng con. Xin Người hãy thổi vào trong lòng chúng con, và xin ban ơn tràn đầy trên Giáo hội Việt Nam và hãy đẩy Giáo hội ra khỏi vòng đai của mình đi tới những vùng biên cương của đau khổ của dân tộc. Xin hãy thổi hơi vào thế giới sức ấm mùa Xuân hiền dịu bình an và tươi mới của niềm hy vọng. Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy biến đổi tâm hồn chúng con và xin canh tân bộ mặt thế giới. GS Phạm Minh Hoàng người đứng thứ ba từ trái. MINH HOÀI
......

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức phát lệnh truy nã Trung tướng Đường Minh Hưng

Nhật báo TAZ của Đức, số ra ngày thứ Ba 22.05.2018 (bản báo in) có đăng môt bài báo, đặc biệt trong đó có một chi tiết chưa từng được hé lộ, đó là Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng đã bị Đức ra lệnh truy nã từ đầu tháng 10 năm ngoái (2017). Bản đăng trên báo in và báo điện tử của tờ TAZ là bản rút ngắn. Tác giả đã gửi cho tờ Thoibao.de bản không rút ngắn. Sau đây là bản dịch bài báo (bản không rút ngắn) của nhật báo TAZ: „Những mâu thuẫn, trái ngược nhau trong các tuyên bố của Slovakia“ Chính phủ Slovakia đã bị cáo buộc đã giúp mật vụ Việt Nam đưa một nạn nhân bị bắt cóc ra khỏi EU. Nghi vấn khủng khiếp này đã có từ ba tuần nay. Thậm chí giờ đây chính phủ Slovakia bị tổng thống của nước này công kích. Slovakia có dính líu đến vụ bắt cóc hay không? Chính phủ Slovakia đang „lươn lẹo“ trong cuộc điều tra. Đối với ông Peter Pellegrini, Thủ tướng Slovakia, thì tất cả mọi chuyện đã được giải quyết: “Đại sứ Việt Nam tại Slovakia đã xác nhận chắc chắn rằng người bị bắt cóc ở Đức không có mặt trong phái đoàn Việt Nam rời khỏi Bratislava thủ đô Slovakia. Chỉ có các thành viên chính thức của phái đoàn Việt Nam trên máy bay“. Như vậy là đã rõ, ông Pellegrini nói, Slovakia đã không tham gia vào bất kỳ vụ bắt cóc nào. Slovakia đã không vận chuyển một người Việt Nam bị bắt cóc bằng chuyên cơ của chính phủ. Nhưng thật sự là hoàn toàn không có gì được làm sáng tỏ. Thậm chí chính phủ Việt Nam còn tuyên bố rằng không có vụ bắt cóc nào cả. Sưu tra của tờ TAZ cho thấy, ngay từ đầu phía Slovakia đã hỗ trợ nửa vời cuộc điều tra của phía Đức. Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ, bà Denisa Saková, người trước đây là Ngoại trưởng Slovakia, và người phát ngôn của bà, người đã có mặt tại cuộc họp vào thời điểm đó, phát biểu: „Hình như là đầu tháng giêng năm 2018 chính quyền Slovakia mới biết về vụ bắt cóc“. Nhưng theo truy tầm của tờ TAZ, chính quyền Slovakia đã biết vụ bắt cóc sớm hơn nhiều so với thời gian họ đưa ra như trên. Vào ngày 28.09.2017 Tổng Công tố viên Liên bang Đức đã gửi văn thư đến Slovakei yêu cầu trợ giúp pháp lý. Nội dung thư trình bày về „tình nghi đội đặc vụ từ Việt Nam hoạt động gián điệp ở nước ngoài do chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ“, và cũng đề cập đến cuộc gặp giữa đại diện chính phủ Slovakia và Việt Nam tại khách sạn Bôrik ở Bratislava thủ đô Slovakia vào ngày 26.07.2017, ba ngày sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra. Đến ngày 04.10.2017, yêu cầu này đã được bổ sung với một lệnh bắt giam một người đàn ông Việt Nam mà có mặt trong cuộc họp nêu trên: Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, người bị tình nghi chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Vào đầu tháng 11 năm 2017 thông qua Viện Công tố Slovakia, yêu cầu trợ giúp pháp lý của Đức được gửi đến cảnh sát Slovakia, chính xác hơn là gửi đến một bộ phận của Cơ quan Hình sự Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ. Sau đó, Nhà chức trách Slovakia đã đáp ứng yêu cầu này của các nhà điều tra Đức: ngày 24.11.2017 Tòa án Slovakia ra quyết định, công bố các dữ liệu điện thoại của những người bị cáo buộc mà có mặt tại khách sạn Bôrik. Vào cuối tháng 11, cảnh sát Slovakia đã gửi thư hỏi người đứng đầu bộ phận Lễ tân của Bộ Nội vụ Slovakia, người cũng có mặt tại cuộc họp ở khách sạn Bôrik ngày 26/07/2017. Trong thư, cảnh sát không đề cập đến vụ bắt cóc, nhưng họ kiên quyết đòi hỏi bất kỳ thông tin nào liên quan đến cuộc họp này. Sau đó, người đứng đầu Lễ tân gửi một bản tường trình ngắn gọn về cuộc họp bao gồm tên họ của những người tham dự, nhưng lại ỉm đi việc sau đó một nhóm gồm 12 người Việt Nam – kể cả Trung tướng mật vụ Đường Minh Hưng, người đang bị truy nã lúc đó- rời khỏi Slovakia bằng một chuyên cơ của chính phủ nước này. Vào thời điểm đó, dường như có những hé lộ được lan truyền xa và rộng. Hiện nay ông Andrej Kiska Tổng thống Slovakia kể lại những gì ông đã nghe được vào cuối mùa hè năm ngoái: rằngmột người Việt Nam bị bắt cóc từ Đức và bị áp tải sang Slovakia; rằng một hộ chiếu giả đã được cấp cho nạn nhân và nạn nhân bay ra khỏi EU bằng một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. “Dường như tôi không thể nào tin được rằng Bộ nội vụ của chúng tôi dính líu đến một vụ bắt cóc“, Tổng thống Kista nói. „Nó giống như một bộ phim Hollywood tồi“. Tổng thống Kiska, không đảng phái, người mà thường tỏ thái độ phê bình đường lối của chính phủ Slovakia, đã cáo buộc chính quyền Slovakia không tiến hành điều tra: ông ngạc nhiên, ông nói, chỉ có người Đức điều tra nghi vấn nghiêm trọng này “đáng lẽ cảnh sát và Viện Công tố của chúng tôi cũng phải điều tra“. Nhưng ông tin chắc rằng “sự thật sẽ được tìm ra, vì nếu không chúng tôi sẽ phải chịu tai tiếng rất xấu ở châu Âu“. Ngoại trưởng Miroslaw Lajčák, cũng không đảng phái, hứa sẽ làm sáng tỏ, dĩ nhiên ông chỉ quan tâm đến khía cạnh ngoại giao. “Tình hình rất nghiêm trọng. Chúng tôi nên điều tra đến tận cùng, bởi vì nếu không nó thực sự có thể có một tác động tiêu cực đến mối quan hệ của chúng tôi với Đức“.
......

Khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck

Neudeck tại thành phố Troisdorf Troisdorf, 12.5.2018, Đức Quốc Hôm nay thời tiết rất ấm áp. Trong khuôn viên lâu đài Wissem tại thành phố Troisdorf đông đảo người Việt Nam và quan khách Đức về tham dự buổi lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck. Mặc dầu cảnh sát hiện diện khá đông để bảo vệ những chính khách tối cao của chính quyền, buổi lễ vẫn diễn ra trong bầu không khí vui tươi và trang trọng qua sự điều hợp duyên dáng của hai người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, đó là Tường Vân và Trúc Anh của nhóm Văn Vũ Điểm Sáng. Tường Vân, Trúc Anh và John  Meister Trong bài diễn văn đầu tiên anh John Meister, một người tỵ nạn Việt Nam thế hệ thứ hai, lớn lên ở Đức, đã kể lại một số kỷ niệm rất thân mật và gần gũi với gia đình tiến sĩ Neudeck. Khi còn bé cha mẹ anh có lần dẫn anh đến nhà thăm ông bà Neudeck, và kể cho anh nghe rằng, TS Neudeck là người đã cứu sống gia đình. Lúc ấy cậu bé John mới lên bốn tuổi đáp lại rằng:“Nhưng ông đâu có cứu con!“. Sau này khi lớn lên và nhất là khi có gia đình anh John Meister càng ý thức một cách thấm thía, thế nào là ơn nghĩa được cứu sống để ngày hôm nay anh và cha mẹ quây quần bên các cháu, còn anh John tốt nghiệp chính trị học trong cơ quan chính phủ tại Hamburg. Vị đại khách của buổi lễ khánh thành là TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc. Đây là một vinh dự rất lớn cho người tỵ nạn Việt Nam. „Sống hết lòng bắt đầu từ nhận thức rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống.“, TS Wolfgang Schäuble trích lời của TS Rupert Neudeck. Đối với ông thì TS Neudeck là một người quyết tâm, quật cường và quên mình. Cùng với nhà văn Heinrich Böll TS Neudeck đã làm những việc có giá trị lên trên cả tình đồng loại. Vào thời điểm đó chính phủ Đức không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, nhưng đối với TS Neudeck thảm trạng người Việt chết trên biển đã trở thành một „Lệnh truyền luân lý“. Không riêng gì tại Á Châu mà còn tại Phi Châu TS Neudeck đều ra tay giúp đỡ hết mình và quên mình. Vì thế, nếu còn sống chắc hẳn TS Neudeck sẽ không đồng ý xây bia tưởng nhớ ông, vì ông không coi trọng hình thức bề ngoài, ông chủ tịch quốc hội nhận định như vậy và kết thúc bằng câu: „TS Neudeck sống mãi trong lòng những người đã được ông cứu sống, cũng như trong tim những ai đã đáp ứng lời ông kêu gọi mà rộng tay đóng góp.“ TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc Kế đến là phần phát biểu của phó đô trưởng, ông Rudolf Eich. Ông dí dỏm nói rằng:“Troisdorf không phải là thành phố đẹp nhất nhưng là thành phố nhiệt tâm nhất. Troisdorf có một người anh hùng đi giúp người khắp nơi trên thế giới, và vì thế chúng tôi đã chọn TS Neudeck làm gương cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đã đặt tên cho một trường học tại Troisdorf là Rupert-Neudeck-Schule, một trường học không bài ngoại và can đảm dấn thân.“ Ông Rudolf Eich Một trong những người gần gũi gia đình TS Neudeck là Dr. Norbert Röttgen, cựu bộ trưởng bộ môi sinh. Hiện nay ông là chủ tịch Ủy Ban đối ngoại của Quốc Hội. Ông nhận thấy rằng TS Neudeck là một người có Ơn gọi; một người suy nghĩ sâu sắc, dám nói và dám làm; một người viết luận án tiến sĩ về Jean-Paul Sartre (triết lý hiện sinh) và Albert Camus, như là hai vị đại diện cho chủ trương „dầu gì đi nữa thì vẫn phải tranh đấu tới cùng vì nhân phẩm của từng cá nhân ở khắp mọi nơi“. Ông Dr. Röttgen đặt biệt cảm ơn người Việt Nam đã cho ông món quà là buổi lễ khánh thành ngày hôm nay, „qua cách thức quý vị tổ chức buổi lễ, qua những gì quý vị nói và cách nói của quý vị làm tôi rất cảm kích.“ Dr. Norbert Röttgen Người sinh viên cùng thời và cùng tổ chức Sinh Viên Công Giáo với TS Neudeck là ông Ruprecht Polenz, (hiện là khâm sứ đặc nhiệm của Bộ Ngoại Giao) kể rằng, „khi còn là thành viên hội đồng thành phố Münster chúng tôi đã ủng hộ chiến dịch cứu thuyền nhân Việt Nam và đã nhận 100 người Việt nhiều hơn con số do chính phủ quy định.“ Ông Ruprecht Polenz cho rằng, nếu TS Neudeck còn sống thì ưu tư của ông hiện nay sẽ là kêu gọi Đối Thoại với các giáo hữu Hồi Giáo để cùng nhau tác tạo hòa bình… Và cái bia tưởng niệm giá trị nhất cho TS Neudeck chính là những kỷ niệm về TS Neudeck mà chúng ta mang trong trái tim mình.“ Ông Ruprecht Polenz Trước khi người con trai của TS Neudeck là anh Marcel Neudeck lên tiếng là phần hợp ca của Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg với nhạc phẩm „Cap Anamur“ được một người nhạc sĩ Đức sáng tác vào năm 1980. Kế đến Tường Vân và Trúc Anh đã giới thiệu giảng sư trường đại học nghệ thuật Aachen ông Jost Mayer, là người trách nhiệm thực hiện bia tưởng niệm TS Neudeck. Anh Marcel Neudeck đã có một cử chỉ gây xúc động và để lại một ấn tượng rất đặt biệt trong mọi người, nhất là người Việt Nam. Anh xin lỗi quý quan khách cho anh phá lệ không chào theo thứ tự thông thường và trịnh trọng, nhất là khi có sự hiện diện của vị chủ tịch Quốc Hội Đức Quốc Dr. Wolfgang Schäuble (nhân vật thứ hai sau Tổng Thống Liên Bang Dr. Frank-Walter Steinmeier). Anh Marcel Neudeck Trong chiếc áo sơ-mi đơn giản như người cha của anh, Marcel Neudeck đã chào mọi người  „Liebe Schwestern und Brüder, liebe Tanten und Onkel, und liebe Mama!“, trong tiếng vỗ tay tán thành rộn ràng… „Tôi xin thay mẹ nói lời cảm ơn chân thành đến các bạn. Tôi đã lắng nghe rất kỹ những lời chia xẻ của các bạn. Giây phút này đối với tôi rất đặc biệt. Vui lẫn buồn. Tôi nghĩ, bố tôi Rupert đang hiện hữu với chúng ta ở đây, có thể trên cây này… Như Dr. Wolfgang Schäuble đã nói, bia tưởng niệm cho Rupert Neudeck tự nó là một mâu thuẫn. Rupert coi nặng tha nhân hơn mình… Tôi xin gửi đến các bạn một hình ảnh trắng đen chụp Rupert trên thuyền Cap Anamur, khi ông nhận một bức hình chân dung do một người Việt Nam vẽ tặng. Tôi nghĩ rằng Rupert thích một bức hình về mình như thế này. ..“  Bà Christel Neudeck Kế lời người con trai, bà Christel Neudeck đã trích hai văn thư chào mừng của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel và nữ bộ trưởng quốc phòng Dr. Ursula von der Leyen. Ngoài ra, bà Neudeck còn nêu tên hai nhân vật quan trọng, mà nếu không có họ thì chiến dịch Cap Anamur đã không thành, đó là nhà văn Heinrich Böll và nhà báo Franz Alt. Bà quả quyết rằng, ai đến Đức và chấp nhận hiến pháp của Đức thì người đó cơ hội hội nhập thành công. Trước khi dứt lời và chấm dứt buổi lễ khánh thành bà mời mọi người ghé sang phòng hội để gặp gỡ Franz Alt cũng như chiếu cố quầy thông tin của tổ chức Grünhelme do cô Yvonne Neudeck (con gái của ông bà Neudeck) đảm trách. Đây là cơ hội để những người Việt Nam mang ơn có cơ hội trả ơn qua nỗ lực đóng góp tài chánh dài hạn cho chương trình nhân đạo của tổ chức Mũ Xanh của vị đại ân nhân TS Rupert Neudeck./. Minh Hoài. Photo: Minh Thông, Minh Hoài và Tat Lam Nguyen
......

Khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck

Neudeck tại thành phố Troisdorf Troisdorf, 12.5.2018, Đức Quốc Hôm nay thời tiết rất ấm áp. Trong khuôn viên lâu đài Wissem tại thành phố Troisdorf đông đảo người Việt Nam và quan khách Đức về tham dự buổi lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck. Mặc dầu cảnh sát hiện diện khá đông để bảo vệ những chính khách tối cao của chính quyền, buổi lễ vẫn diễn ra trong bầu không khí vui tươi và trang trọng qua sự điều hợp duyên dáng của hai người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, đó là Tường Vân và Trúc Anh của nhóm Văn Vũ Điểm Sáng. Các em Tường Vân và Trúc Anh.                                        Anh John Meister Trong bài diễn văn đầu tiên anh John Meister, một người tỵ nạn Việt Nam thế hệ thứ hai, lớn lên ở Đức, đã kể lại một số kỷ niệm rất thân mật và gần gũi với gia đình tiến sĩ Neudeck. Khi còn bé cha mẹ anh có lần dẫn anh đến nhà thăm ông bà Neudeck, và kể cho anh nghe rằng, TS Neudeck là người đã cứu sống gia đình. Lúc ấy cậu bé John mới lên bốn tuổi đáp lại rằng:“Nhưng ông đâu có cứu con!“. Sau này khi lớn lên và nhất là khi có gia đình anh John Meister càng ý thức một cách thấm thía, thế nào là ơn nghĩa được cứu sống để ngày hôm nay anh và cha mẹ quây quần bên các cháu, còn anh John tốt nghiệp chính trị học trong cơ quan chính phủ tại Hamburg. TS Wolfgang Schäuble Vị đại khách của buổi lễ khánh thành là TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc. Đây là một vinh dự rất lớn cho người tỵ nạn Việt Nam. „Sống hết lòng bắt đầu từ nhận thức rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống.“, TS Wolfgang Schäuble trích lời của TS Rupert Neudeck. Đối với ông thì TS Neudeck là một người quyết tâm, quật cường và quên mình. Cùng với nhà văn Heinrich Böll TS Neudeck đã làm những việc có giá trị lên trên cả tình đồng loại. Vào thời điểm đó chính phủ Đức không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, nhưng đối với TS Neudeck thảm trạng người Việt chết trên biển đã trở thành một „Lệnh truyền luân lý“. Không riêng gì tại Á Châu mà còn tại Phi Châu TS Neudeck đều ra tay giúp đỡ hết mình và quên mình. Vì thế, nếu còn sống chắc hẳn TS Neudeck sẽ không đồng ý xây bia tưởng nhớ ông, vì ông không coi trọng hình thức bề ngoài, ông chủ tịch quốc hội nhận định như vậy và kết thúc bằng câu: „TS Neudeck sống mãi trong lòng những người đã được ông cứu sống, cũng như trong tim những ai đã đáp ứng lời ông kêu gọi mà rộng tay đóng góp.“ Ông Rudolf Eich Kế đến là phần phát biểu của phó đô trưởng, ông Rudolf Eich. Ông dí dỏm nói rằng:“Troisdorf không phải là thành phố đẹp nhất nhưng là thành phố nhiệt tâm nhất. Troisdorf có một người anh hùng đi giúp người khắp nơi trên thế giới, và vì thế chúng tôi đã chọn TS Neudeck làm gương cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đã đặt tên cho một trường học tại Troisdorf là Rupert-Neudeck-Schule, một trường học không bài ngoại và can đảm dấn thân.“ Dr. Norbert Röttgen Một trong những người gần gũi gia đình TS Neudeck là Dr. Norbert Röttgen, cựu bộ trưởng bộ môi sinh. Hiện nay ông là chủ tịch Ủy Ban đối ngoại của Quốc Hội. Ông nhận thấy rằng TS Neudeck là một người có Ơn gọi; một người suy nghĩ sâu sắc, dám nói và dám làm; một người viết luận án tiến sĩ về Jean-Paul Sartre (triết lý hiện sinh) và Albert Camus, như là hai vị đại diện cho chủ trương „dầu gì đi nữa thì vẫn phải tranh đấu tới cùng vì nhân phẩm của từng cá nhân ở khắp mọi nơi“. Ông Dr. Röttgen đặt biệt cảm ơn người Việt Nam đã cho ông món quà là buổi lễ khánh thành ngày hôm nay, „qua cách thức quý vị tổ chức buổi lễ, qua những gì quý vị nói và cách nói của quý vị làm tôi rất cảm kích.“ Ông Ruprecht Polenz Người sinh viên cùng thời và cùng tổ chức Sinh Viên Công Giáo với TS Neudeck là ông Ruprecht Polenz, (hiện là khâm sứ đặc nhiệm của Bộ Ngoại Giao) kể rằng, „khi còn là thành viên hội đồng thành phố Münster chúng tôi đã ủng hộ chiến dịch cứu thuyền nhân Việt Nam và đã nhận 100 người Việt nhiều hơn con số do chính phủ quy định.“ Ông Ruprecht Polenz cho rằng, nếu TS Neudeck còn sống thì ưu tư của ông hiện nay sẽ là kêu gọi Đối Thoại với các giáo hữu Hồi Giáo để cùng nhau tác tạo hòa bình… Và cái bia tưởng niệm giá trị nhất cho TS Neudeck chính là những kỷ niệm về TS Neudeck mà chúng ta mang trong trái tim mình.“ Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg Trước khi người con trai của TS Neudeck là anh Marcel Neudeck lên tiếng là phần hợp ca của Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg với nhạc phẩm „Cap Anamur“ được một người nhạc sĩ Đức sáng tác vào năm 1980. Kế đến Tường Vân và Trúc Anh đã giới thiệu giảng sư trường đại học nghệ thuật Aachen ông Jost Mayer, là người trách nhiệm thực hiện bia tưởng niệm TS Neudeck. Anh Marcel Neudeck Anh Marcel Neudeck đã có một cử chỉ gây xúc động và để lại một ấn tượng rất đặt biệt trong mọi người, nhất là người Việt Nam. Anh xin lỗi quý quan khách cho anh phá lệ không chào theo thứ tự thông thường và trịnh trọng, nhất là khi có sự hiện diện của vị chủ tịch Quốc Hội Đức Quốc Dr. Wolfgang Schäuble (nhân vật thứ hai sau Tổng Thống Liên Bang Dr. Frank-Walter Steinmeier). Trong chiếc áo sơ-mi đơn giản như người cha của anh, Marcel Neudeck đã chào mọi người  „Liebe Schwestern und Brüder, liebe Tanten und Onkel, und liebe Mama!“, trong tiếng vỗ tay tán thành rộn ràng… „Tôi xin thay mẹ nói lời cảm ơn chân thành đến các bạn. Tôi đã lắng nghe rất kỹ những lời chia xẻ của các bạn. Giây phút này đối với tôi rất đặc biệt. Vui lẫn buồn. Tôi nghĩ, bố tôi Rupert đang hiện hữu với chúng ta ở đây, có thể trên cây này… Như Dr. Wolfgang Schäuble đã nói, bia tưởng niệm cho Rupert Neudeck tự nó là một mâu thuẫn. Rupert coi nặng tha nhân hơn mình… Tôi xin gửi đến các bạn một hình ảnh trắng đen chụp Rupert trên thuyền Cap Anamur, khi ông nhận một bức hình chân dung do một người Việt Nam vẽ tặng. Tôi nghĩ rằng Rupert thích một bức hình về mình như thế này. ..“ Bà Christel Neudeck Kế lời người con trai, bà Christel Neudeck đã trích hai văn thư chào mừng của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel và nữ bộ trưởng quốc phòng Dr. Ursula von der Leyen. Ngoài ra, bà Neudeck còn nêu tên hai nhân vật quan trọng, mà nếu không có họ thì chiến dịch Cap Anamur đã không thành, đó là nhà văn Heinrich Böll và nhà báo Franz Alt. Bà quả quyết rằng, ai đến Đức và chấp nhận hiến pháp của Đức thì người đó cơ hội hội nhập thành công. Trước khi dứt lời và chấm dứt buổi lễ khánh thành bà mời mọi người ghé sang phòng hội để gặp gỡ Franz Alt cũng như chiếu cố quầy thông tin của tổ chức Grünhelme do cô Yvonne Neudeck (con gái của ông bà Neudeck) đảm trách. Đây là cơ hội để những người Việt Nam mang ơn có cơ hội trả ơn qua nỗ lực đóng góp tài chánh dài hạn cho chương trình nhân đạo của tổ chức Mũ Xanh của vị đại ân nhân TS Rupert Neudeck. Minh Hoài Photo: Minh Thông, Minh Hoài và Tat Lam Nguyen  
......

Houston, Hoa Kỳ: Vận động chế tài quan chức CSVN theo tinh thần đạo luật Magnitsky Toàn cầu

Vào lúc 2:30 chiều Thứ Ba ngày 8 tháng 5, 2018 một phái đoàn người Việt gồm bà Dinh L. Pham, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Gốc Việt (Vietnamese American Women’s Association – VAWA),  cử tri địa hạt; ông Huỳnh Nghĩa và cô Ngọc Giang, thay măt Hội Đền Hùng; và cô Tuyết Hồng thay mặt Radio Tiếng Nước Tôi đã đến họp với bà Mary Schneider, Giám Đốc Khu quản nhiệm của Dân Biểu John Culberson tại văn phòng DB John Culberson. Tại cuộc họp nầy, bà Dinh L. Phạm thay mặt cho 3 hội đoàn nói trên trao cho bà giám đốc Mary Schneider đại diện cho DB John Culberson một tập hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN, chiếu theo đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu năm 2016 của Hoa Kỳ. Hồ sơ nầy do 3 hội đoàn trên thực hiện, dày gần 800 trang liệt kê đầy đủ các nạn nhân, nhân chứng, sự kiện và các tên tội phạm nhân quyền nằm trong phạm vi của đạo luật hành pháp Magnitsky. Được biết 3 hội đoàn trên cũng đã đệ nộp tài liệu nầy đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một số các vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ liên hệ trong Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ. Cả ba vị đại diện cho 3 hội đoàn cho biết là họ mong muốn Hành pháp Hoa Kỳ áp dụng đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu nầy để chế tài những quan chức CSVN đã và đang vi phạm nhân quyền tại VN, tương tự như những trường hợp đã áp dụng cho các quan chức Nga, Venezuela, Campuchia trước đây. Kết quả là bà giám đốc Mary Schneider nhận lời sẽ sửa soạn môt lá thư để DB Culberson ký gửi Thủ Tướng CSVN nội dung DB quan tâm đến sự vi phạm nhân quyền ở VN cùng nói lên sự chế tài của đạo luật nhân quyền Global Magnitsky Human Rights Act 2016 đối với những kẻ vi phạm tại VN. Ngoài ra Bà Mary Schneider còn hứa chắc sẽ gửi thư nhắc nhở đến Bộ Ngoại Giao và các Ủy Ban Quốc Hôi có trách nhiệm đề nghị danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền lên Tổng Thống Hoa Kỳ để trừng phạt theo Luật Global Magnitsky, sau khi nhận được tài liệu do 3 hội đoàn nầy cung cấp. Phái đoàn chụp hình chung với bà giám đốc Mary Schneider (áo trắng) trước khi rời văn phòng. Bà Mary Schneider còn cho biết thêm là có thể DB Culberson sẽ có họp báo về bản tường trình nầy của 3 hội đoàn nầy hoặc sẽ đưa ra một Video Clip tại VP về vấn đề vi phạm nhân quyền tại VN và sư chế tài của đạo luât nhân quyền toàn cầu Magnitsky đối với những kẻ vi phạm dù ở VN hay bất cứ nơi đâu trên thế giới. Buổi họp chấm dứt lúc 3:15 cùng ngày.
......

Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức?

Ngày 7/5/2018, có hai sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, tại Hà nội, thủ đô của Việt nam lẫn Berlin, thủ đô của Đức. Tại Hà Nội, Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng- Trịnh Xuân Thăng đã thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Con trai của Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến bố) https://tuoitre.vn/ong-trinh-xuan-thanh-va-con-trai-rut-kha…. Đồng thời, tại một Toà án ở Berlin, Đức, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã khai với tư cách nhân chứng về việc “biến mất” của chồng tại Berlin vào tháng 7/2016, với nhiều tình tiết “khá nhạy cảm” đối với Việt nam. Bà Schlagenhauf, Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh đã trả lời trên BBC cùng ngày 7/5/2018 với nội dung như sau: ‘Phiên tòa Hà Nội xử ông Trịnh Xuân Thanh là không hợp lệ’ BBC: Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Thanh đề đạt nguyện vọng được sang Đức thăm vợ con. Về mặt logic, việc một bị cáo đang đối diện với mức án tù nặng lại đưa ra đề xuất như vậy, liệu có phải là điều gì bất thường không, hay liệu có thể coi đó là một thông điệp nào đó mà thân chủ của bà muốn gửi ra bên ngoài? Luật sư Schlagenhauf: Theo tôi, việc ông Thanh đề nghị như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ nếu không có vụ bắt cóc thì vấn đề đã khác. Còn ở đây đã xảy ra vụ bắt cóc bằng bạo lực đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam đã vi phạm luật Đức và luật pháp quốc tế. Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, Việt Nam đã tự đánh mất quyền tố tụng xét xử thân chủ tôi. Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội là không hợp lệ. Và một khi phiên tòa không hợp lệ rồi thì tất cả những phán quyết tòa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ. Vì thế, việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức và việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm. Điều này liên quan đến những đòi hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. Quan hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp như thế được. Chúng ta biết rằng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đã đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng chỉ vì vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đã bị đình chỉ, một loạt các dự án hợp tác bị dừng lại, đó là chuyện rất đáng tiếc. Theo tôi, cách tốt nhất là phải tìm mọi biện pháp để bình thường hóa trở lại – chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đòi hỏi của Đức. Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà còn là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa. Dù bản thân phiên tòa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, nhưng điều mà nó làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối cùng rằng đây là một vụ bắt cóc hay không, để đưa ra công luận một cách rõ ràng. Vụ này, ngay sau khi xảy ra chỉ một thời gian ngắn, thay vì công tố viện của Berlin thì công tố viện của liên bang đã đảm nhận việc điều tra. Điều đó chứng tỏ nước Đức rất chú trọng vụ này và sẽ làm đến cùng. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ còn tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ hai nước sau đó. Nhưng công luận cần biết chính xác điều gì đã xảy ra. Giới chức cần phải chứng minh được đó có phải là vụ bắt cóc hay là không. Qua nội dung trả lời của bà luật sư này và những phát biểu của bà Thủ tướng Đức Merkel khi trao đổi với thủ tướng Slovakia mấy ngày trước, cho thấy phía Đức coi việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giữa thủ đô Berlin là việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Đức Việt (đã diễn ra tốt đẹp trước đó) và đặc biệt đến việc ký kết chính thức một hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU (EFVTA) dự kiến vào mùa hè năm nay. Tất nhiên Trịnh Xuân Thanh không phải là kẻ ngốc, khi tại phiên toà sơ thẩm ở Hà Nội tỏ lòng mong muốn đoàn tụ với gia đình tại Đức. Đây là thông điệp của Thanh gửi đến cho bà luật sư Đức giờ đã nổi tiếng nước Đức lẫn Việt nam, rằng Thanh vẫn muốn tiếp tục xin tỵ nạn tại Đức. Thanh cũng hiểu, nước Đức cũng đã yêu cầu Việt nam trả lại Trịnh Xuân Thanh trở lại nước Đức (như trước khi Thanh bị bắt cóc theo quan điểm của Đức). Và các nhà lãnh đạo Việt nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ông anh của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, cũng phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt Nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài TXT càng sớm càng tốt. Theo luật Việt Nam, giải quyết cho Trịnh Xuân Thanh sang Đức theo yêu cầu của Đức có khả thi không và diễn ra như thế nào? Luật Đặc xá năm 2007 của Việt Nam đã dự trù tình huống đó như sau: Chương 3: ĐẶC XÁ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này. Điều 22. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Như vậy, chỉ cần Chính Phủ để nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án. Khả năng Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức là trong tầm tay và đúng luật Việt Nam? Chúng ta hãy chờ xem!
......

Ông Nguyễn Thanh Tú bị ràng buộc bởi thoả thuận vĩnh viễn không được tiếm danh Đảng Việt Tân

Đứng trước việc ông Nguyễn Thanh Tú tiếm danh đảng Việt Tân qua hành động thành lập một công ty trùng tên và tuyên bố là chủ nhân của danh xưng này, Đảng Việt Tân đã đệ đơn kiện ông Tú ra trước pháp luật Hoa Kỳ. Thủ tục pháp lý đã kết thúc qua một cuôc thương thảo do chánh án Joseph C. Spero chủ trì hôm 1 tháng 5, 2018 vừa qua tại California. Kết thúc vụ kiện với phán quyết kể từ nay trở đi ông Nguyễn Thanh Tú phải chấm dứt việc sử dụng danh xưng Đảng Việt Tân như ông đã từng làm trong thời gian qua. Ban Biên Tập viettan.org đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân của Đảng Việt Tân về vấn đề này.   Phóng viên Web Việt Tân: Thưa anh, trước hết xin anh cho biết tại sao với vấn đề này Đảng Việt Tân đệ đơn kiện ông Nguyễn Thanh Tú ra toà, nhưng nay kết quả lại được coi là một cuộc thương thảo? Khi nói bị cáo “thỏa thuận” có nghĩa là sao?   Ông Hoàng Tứ Duy: Thưa anh, vì nhiều lý do khác nhau có ích lợi cho công việc của tòa và cho các bên tranh tụng, hệ thống tư pháp tại Hoa Kỳ luôn luôn đòi hỏi các vụ kiện dân sự trải qua thủ tục thương thảo pháp lý (judicial settlement conference) giữa bên nguyên và bên bị dưới sự điều động của một chánh án hoặc một luật sư đệ tam nhân chuyên về hòa giải do tòa chỉ định. Nếu việc hòa giải hay thương thảo không xong thì mới đi đến giai đoạn xét xử. Tuyệt đại đa số các vụ kiện dân sự tại Hoa Kỳ đã được giải quyết qua các giai đoạn thương thảo này. Buổi thương thảo ngày 1 tháng 5 trong vụ Đảng Việt Tân kiện Nguyễn Thanh Tú tội mạo danh được đặt dưới sự chủ tọa của một chánh án (ông Joseph C. Spero). Mọi thỏa thuận đều có giá trị pháp lý tương tự như một phán quyết chính thức của tòa án. Trong vụ Đảng Việt Tân kiện bị cáo Nguyễn Thanh Tú, kết quả ông Nguyễn Thanh Tú đã thỏa thuận và chịu sự ràng buộc bởi 4 điều kiện của đảng Việt Tân đã được nêu trong bản thông cáo báo chí vào ngày 1 tháng 5, 2018. PV Web VT:  Bên cạnh những thoả thuận mà anh vừa nêu, bị cáo có phải bồi thường tài chánh gì cho Đảng Việt Tân hay không?   Ông HTD: Trong vụ kiện này, có hai lãnh vực để đảng Việt Tân đòi bồi thường tài chánh: (1) thiệt hại tài chánh gây ra bởi sự việc bị cáo mạo danh, và (2) chi phí cho luật sư phía chúng tôi. Cho lãnh vực thiệt hại, việc Nguyễn Thanh Tú mạo danh đảng Việt Tân đã không gây ra thiệt hại tài chánh nào đáng kể. Vì vậy đảng Việt Tân đã không đặt vấn đề này trước tòa. Về khoản đòi bồi thường cho chi phí luật sư, chánh án chủ trì cuộc thương thảo đã đề nghị chúng tôi không nên quá cứng rắn về đòi hỏi này vì điều quan trọng nhất là bảo vệ danh xưng thì chúng tôi đã đạt được. Không muốn để việc bồi thường chi phí luật sư thành lý do cản trở mục tiêu chính của vụ kiện, chúng tôi đã đồng ý với quan điểm của chánh án hòa giải. PV Web VT: Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân liệt kê những điều đã thỏa thuận giữa đôi bên, vậy có nghĩa là những điều này không bị ràng buộc phải giữ kín? Và bên nguyên cũng như bị cáo có quyền công bố kết quả thương thảo ra trước dư luận? Ông HTD: Vâng, đúng vậy, tất cả mọi thỏa thuận đều không có tính cách mật hay riêng tư giữa đôi bên. Sự kiện Nguyễn Thanh Tú mạo danh của đảng Việt Tân là một vấn đề công cộng và là quan tâm của cộng đồng, nên chúng tôi phải công bố trước dư luận về kết quả Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt vĩnh viễn sự mạo danh.   PV Web VT: Có văn bản chính thức nào để chứng minh các điều đã được thỏa thuận? Ông HTD: Theo đúng thủ tục pháp lý thì tất cả các điều thỏa thuận đã được ghi vào biên bản của tòa án cũng như đã được ghi âm ngay tại toà để làm bằng chứng. PV Web VT: Trong trường hợp có một bên vi phạm các thoả thuận này thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ông HTD: Theo thoả thuận (có giá trị ràng buộc pháp lý), nếu bị cáo Nguyễn Thanh Tú vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận thì đảng Việt Tân có quyền khiếu nại trước tòa để có biện pháp thích đáng, kể cả việc bị cáo phải bồi thường chi phí luật sư và mọi loại thiệt hại khác. PV Web VT: Xin cám ơn anh đã chia sẻ các thông tin liên quan đến sự việc. http://viettan.org/ong-nguyen-thanh-tu-bi-rang-buoc-boi-thoa-thuan-vinh-...
......

Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do

Kính mời quý đoàn thể, tổ chức cộng đồng cùng ký thư ngỏ gửi đến Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ Hiệp Định Thương Mai Tự Do giữa Liên Hiệp Châu Âu và CSVN. Đính kèm là nội dung tiếng Anh/Việt của thư ngỏ (với một số chữ ký khởi xướng). Nếu đồng ý ký tên, xin mời quý vị đăng ký tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScX-38hc6VRXg9pCVIxgRyMGGhCK_LQpOla7xmR4KklfOxeCA/viewform Hạn chót ký thư ngỏ là ngày 15/5. ------------------------------------------------------------------ Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do Kính gửi: • Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu • Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội: • Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018 • Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên, ACAT Hội Anh Em Dân Chủ Người Bảo Vệ Nhân Quyền Hội Bầu Bí Tương Thân Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trào Lao Động Việt Đảng Việt Tân ------------------------------ Open Letter to Reject the EU-Vietnam FTA: No Free Trade with Unfree Regimes To: • The Council of the European Union • The Members of the European Parliament We, the undersigned organizations, urge European Union member countries to reject the pending free trade agreement with the Socialist Republic of Vietnam. After the European Parliament’s emergency resolution on Vietnam last December, it would be a disgrace if European countries were to ratify free trade with a country that is one of the world’s worst enemies of freedom of expression and freedom of association. Over the last year, the Vietnamese authorities have arbitrarily detained scores of peaceful activists. Just in April 2018, the Vietnamese authorities conducted five political trials and sentenced ten courageous human rights defenders and bloggers to harsh prison sentences of up to 15 years in prison for peacefully exercising rights to freedom of expression and association. In prison, torture and mistreatment are routinely used to extract confessions and force detainees to plead guilty. It is not unusual for prison officials to deny detained activists appropriate medical treatment. The European External Action Service condemned the 5 April 2018 conviction and sentencing of Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen and Truong Minh Duc, stating these individuals “have peacefully advocated the promotion and protection of human rights as guaranteed by the Vietnamese Constitution, the Universal Declaration of Human Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights. Their sentences are in direct breach of these international obligations, which Vietnam has itself signed up to, and which the European Union expects full respect for.” In June 2017 the UN Working Group on Arbitrary Detention, observed that the case of Nguyen Van Dai was “one of several cases that have been brought before the Working Group in recent years concerning the arbitrary deprivation of liberty of persons in Viet Nam,” and urged Viet Nam to “work with international human rights mechanisms to bring its laws and practices into conformity with the Universal Declaration of Human Rights and the Covenant.” In September 2017, the Chair of the Committee on International Trade of the EU Parliament cautioned, “if there are not sufficient solutions then the agreement will be in troubled water.” Instead of responding to these calls to honor its human rights commitments, the Socialist Republic of Vietnam has intensified the crackdown and continues to punish peaceful advocacy and expression with arbitrary detention, illegitimate charges, unfair trials and long-term imprisonment. We urge you to reject the proposed free trade agreement with Vietnam. The EU should expand its economic relations with Vietnam only when the Hanoi government: • Releases all political prisoners, including the six prominent activists listed in the EEAS statement of April 6 • Demonstrates its full respect for freedom of information and freedom of association Without these enabling freedoms, the EU would risk trade with a state that represses citizens who advocate for environmental protection and respect for human rights including worker rights. Let’s support EU values through trade. Thank you for your support. Signed, ACAT Brotherhood for Democracy Defend the Defenders Hoi Bau Bi Tuong Than Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trao Lao Dong Viet Viet Tan
......

Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do

Kính mời quý đoàn thể, tổ chức cộng đồng cùng ký thư ngỏ gửi đến Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ Hiệp Định Thương Mai Tự Do giữa Liên Hiệp Châu Âu và CSVN. Đính kèm là nội dung tiếng Anh/Việt của thư ngỏ (với một số chữ ký khởi xướng). Nếu đồng ý ký tên, xin mời quý vị đăng ký tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScX-38hc6VRXg9pCVIxgRyMGGhCK_LQpOla7xmR4KklfOxeCA/viewform Hạn chót ký thư ngỏ là ngày 15/5. ------------------------------------------------------------------ Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do Kính gửi: • Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu • Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội: • Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018 • Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên, ACAT Hội Anh Em Dân Chủ Người Bảo Vệ Nhân Quyền Hội Bầu Bí Tương Thân Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trào Lao Động Việt Đảng Việt Tân ------------------------------ Open Letter to Reject the EU-Vietnam FTA: No Free Trade with Unfree Regimes To: • The Council of the European Union • The Members of the European Parliament We, the undersigned organizations, urge European Union member countries to reject the pending free trade agreement with the Socialist Republic of Vietnam. After the European Parliament’s emergency resolution on Vietnam last December, it would be a disgrace if European countries were to ratify free trade with a country that is one of the world’s worst enemies of freedom of expression and freedom of association. Over the last year, the Vietnamese authorities have arbitrarily detained scores of peaceful activists. Just in April 2018, the Vietnamese authorities conducted five political trials and sentenced ten courageous human rights defenders and bloggers to harsh prison sentences of up to 15 years in prison for peacefully exercising rights to freedom of expression and association. In prison, torture and mistreatment are routinely used to extract confessions and force detainees to plead guilty. It is not unusual for prison officials to deny detained activists appropriate medical treatment. The European External Action Service condemned the 5 April 2018 conviction and sentencing of Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen and Truong Minh Duc, stating these individuals “have peacefully advocated the promotion and protection of human rights as guaranteed by the Vietnamese Constitution, the Universal Declaration of Human Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights. Their sentences are in direct breach of these international obligations, which Vietnam has itself signed up to, and which the European Union expects full respect for.” In June 2017 the UN Working Group on Arbitrary Detention, observed that the case of Nguyen Van Dai was “one of several cases that have been brought before the Working Group in recent years concerning the arbitrary deprivation of liberty of persons in Viet Nam,” and urged Viet Nam to “work with international human rights mechanisms to bring its laws and practices into conformity with the Universal Declaration of Human Rights and the Covenant.” In September 2017, the Chair of the Committee on International Trade of the EU Parliament cautioned, “if there are not sufficient solutions then the agreement will be in troubled water.” Instead of responding to these calls to honor its human rights commitments, the Socialist Republic of Vietnam has intensified the crackdown and continues to punish peaceful advocacy and expression with arbitrary detention, illegitimate charges, unfair trials and long-term imprisonment. We urge you to reject the proposed free trade agreement with Vietnam. The EU should expand its economic relations with Vietnam only when the Hanoi government: • Releases all political prisoners, including the six prominent activists listed in the EEAS statement of April 6 • Demonstrates its full respect for freedom of information and freedom of association Without these enabling freedoms, the EU would risk trade with a state that represses citizens who advocate for environmental protection and respect for human rights including worker rights. Let’s support EU values through trade. Thank you for your support. Signed, ACAT Brotherhood for Democracy Defend the Defenders Hoi Bau Bi Tuong Than Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trao Lao Dong Viet Viet Tan
......

Ghi ơn những người tiên phong giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Đức

Năm nay là dịp rất thuận tiện để người Việt tỵ nạn cùng nhau nhớ lại công ơn của những tấm lòng nghĩa hiệp đã tạo cho họ cơ hội xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai. Với hai bàn tay trắng và tâm trạng hoang mang nơi xứ lạ họ nhận được sự giúp đỡ chu đáo và tận tình của chính quyền và nhân dân Đức. Tình người cao đẹp này đã giúp họ mau lẹ „hoàn hồn“ và có can đảm vươn lên. Năm 1979 nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được bốc từ trại tỵ nạn Pulau Bidong và đưa sang Đức. Sau đó từng đoàn thuyền nhân khác được tầu Cap Anamur vớt từ biển Đông cũng lần lượt tới Đức. Họ được đón tiếp nồng nhiệt và được giúp đỡ tận tình. Cap Anamur, tiến sĩ Neudeck, thống đốc Albrecht là những tên thường được người Việt Nam ở Đức nhắc nhở. Nhưng không mấy ai biết rằng, trước đó chính quyền Đức không muốn nhận thuyền nhân tỵ nạn. May thay đã có những người mạnh mẽ lên tiếng và dấn thân tranh đấu làm chính quyền đổi ý và mở cửa biên giới. Trong số những người tiên phong tranh đấu nhận người tỵ nạn Việt Nam phải kể đến bà Dönhoff và một số cộng sự viên tại tuần báo Die Zeit, cũng như hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising. Công ơn lớn lao này đến nay chưa mấy ai biết đến, nói chi tới nhắc nhở và ghi ơn. Vậy xin cống hiến độc giả hai tài liệu quí báu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ ngườ tỵ nạn Việt Nam: 1. Bài phóng sự của bà Gabriele Venzky, một trong những tác nhân chính ở tuần báo Die Zeit tranh đấu cho thuyền nhân Việt Nam, đăng ngày 13.8.2009 trên Die Zeit. 2. Lời kêu gọi của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979 trên Ordinariatskorrespondenz của giáo phận. Tài liệu 1 Giải thoát khỏi địa ngục Pulau Bidong Mùa hè 1979 chỉ viết báo không chưa đủ. Báo Die Zeit bốc 275 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đưa về Hamburg Gabriele Venzky Không nơi nào trên thế giới muốn nhận người tỵ nạn. Kể cả nước Đức. 7 triệu người bị trục xuất khỏi quê hương vào lúc kết thúc đại chiến thế giới thứ II, gần 6 triệu người trốn khỏi Đông Đức. Không đâu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn ào ạt hơn tại Đức. Nhưng cả những đồng hương tỵ nạn cũng chỉ được đón nhận rất miễn cưỡng. Thế rồi năm 1979 đã xẩy ra biến cố có một không hai trong lịch sử nước Đức. Giữa lúc các chính trị gia của chúng ta còn chần chừ và nại lý do số người tỵ nạn đã vượt chỉ tiêu, các trung tâm tiếp cư đầy ắp, thì người dân đã ra tay. Họ quyết định cứu giúp những người ngoại quốc xa lạ. Những người bị hất hủi khắp nơi lại được đón tiếp niềm nở với vòng tay mở rộng và được tận tình giúp đỡ như chưa từng thấy. Đó là câu truyện thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và báo Die Zeit đóng vai trò không nhỏ trong vụ này. Đó là câu truyện về những con người với nụ cười bắn trúng tim chúng ta. Câu truyện bắt đầu vào năm 1978. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc ba năm trước đó. Hình ảnh những người cố níu càng những trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn hãy còn rõ như in trong ký ức, sau đó là đợt người tỵ nạn cuống cuồng chạy loạn. Bây giờ câu truyện tái diễn: từng đoàn người như dòng nước cuồn cuộn không thôi đang cố thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển. Trên những chiếc tầu cỏn con, quá tải, họ lao mình vào cõi vô định, không bản đồ, không hải bàn, nếu may mắn thì kết cục dạt vào những bãi biển vùng Đông Nam Á hay táp vào bờ đá Hồng Kông. Nhiều người không gặp may như thế. Họ bị hãm hiếp, bị đập chết, bị quăng xuống biển, bị đắm tầu. Một nửa số người tỵ nạn rơi vào tay hải tặc Thái. Một phần ba, khoảng 500.000 người, thiệt mạng giữa đường. Cả những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra biển Tôi còn nhớ tấm hình treo ở hành lang nhà trường khi tôi còn nhỏ. Đó là hình con tầu cọc cạch mang tên Exodus, lúc nhúc người trên sàn, trên 4.500 người sống sót cuộc diệt chủng tìm tới miền đất Palestina, nhưng họ không được phép cập bến. Ngày nay , sau một phần tư thế kỷ, tôi lại thấy những tấm hình như thế trên bàn viết. Những khuôn mặt ngơ ngác lần này là người Việt Nam. Lúc đó tôi là ký giả phụ trách vùng Đông Nam Á cho báo Die Zeit. Vì thế những mẩu tin sốt dẻo về số người ty nạn tăng vọt khủng khiếp cứ dồn dập được chuyển tới tôi. Tuần này qua tuần khác tập tài liệu tôi ôm tới phòng họp cứ dầy thêm. Cuối năm 1978 có tới 62.000 người chen lấn trong những trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và không thấy dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhóm ký giả chuyên về lãnh vực chính trị vội vã họp lại. Chẳng lẽ không lên tiếng thức tỉnh thế giới? Thế là chúng tôi tung ra từng loạt bài, tới năm 1979 trao tay độc giả cả xấp hồ sơ. Lúc đó chúng tôi tính từng ngày: một ngàn người, hai ngàn, bốn ngàn, và đó mới chỉ là những người táp được vào bờ. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bó tay trước làn sóng tỵ nạn. Những quốc gia vùng Đông Nam Á cũng thế. Những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra khơi, làm mồi cho hải tặc. Chắc chắn không thoát lưỡi hái tử thần. Giữa lúc đó các chính trị gia Tây phương cứ bình tọa bàn cãi, cò cưa với những chương trình viển vông. Có nên mua một hòn đảo và đổ thuyền nhân lên đó không? Biết đâu họ sẽ tạo nên một Singapore thứ hai! Dần dà người ta nhận ra ý đồ của cộng sản Việt Nam: hiển nhiên họ muốn tống khứ hết người Hoa, một triệu rưởi người! Một hôm tầu Hải Hồng xuất hiện trên màn ảnh. Kể từ con tầu Exodus thế giới không thấy cảnh tượng nào như thế: một chiếc tầu chở hàng, đúng ra là con tầu phế thải, người lúc nhúc trên sàn không chừa một khoảng trống, 2.500 con bệnh, đói, khát, không quốc gia nào đón nhận, trôi dạt không biết tới bến bờ nào. Hải Hồng trở thành biểu tượng của đại hoạ. Với một nắm Mỹ kim những nghiệp đoàn Hồng Kông đã mua con tầu này cũng như nhiều tầu khác, rồi „bí mật“, thực ra là dưới cặp mắt cú vọ của quan chức Việt Nam, họ dồn lên tầu những người Hoa muốn ra đi. Chỉ nguyên với tầu Hải Hồng họ đã nhét túi 10 triệu Mỹ kim. Thấy bở, nhà cầm quyền Việt Nam đứng ra độc quyền món thầu, họ xử dụng những chiếc tầu tí teo, ọp ẹp. Từ 10 tới 20 lượng vàng cho mỗi đầu người (một lượng tương đương 37 gram), một gia đình đông người phải bỏ ra mấy kí lô vàng. Hầu như toàn thể lớp trung lưu Việt Nam bị trấn lột trước khi bị đưa ra biển phó mặc cho số mạng. Những kẻ sống sót không được ai đón nhận. Đối với bọn người trước kia từng gào Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh, thì sự việc rõ như ban ngày: ai có nhiều vàng để chạy chỗ ra đi, chỉ có thể là kẻ ăn bám chiến tranh đế quốc Mỹ, hoặc chủ chứa điếm hay tên hút máu đồng bào (Trong thời chiến tranh Việt Nam, từng đoàn người, nhất là bọn trí thức, sinh viên nông nổi ở các quốc gia Tây phương thường tổ chức biểu tình phản đổi đủ thứ, nhất là chống Mỹ và ủng hộ cộng sản Việt Nam. Khi tuần hành họ trưng hình Mao Trạch Đông, Che Guevara và Hồ Chí Minh, miệng gào thét: Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh! Chú thích của người dịch, chứng nhân tại chỗ).  Đối với Đông Đức, nơi công nhân Việt Nam phải lao động cực nhọc, vì Hà Nội không có tiền hoàn trả những khoản trợ cấp hữu ghị, thì không có vấn đề người tỵ nạn (các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp vũ khí, lương thực và hàng hoá để yểm trợ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến. Những trợ cấp này không phải là quà tặng, nhưng là món nợ khổng lồ phải thanh toán sau chiến tranh. Cộng sản Việt Nam gửi người qua đông Âu lao động trả nợ! Chú thích của người dịch).  Các chính trị gia Tây phương lươn lẹo đi tới kết luận giống nhau, bằng cách lặp lại lý luận của các quốc gia Đông Nam Á: ai có khả năng mua chỗ ra đi, bị ghép vào hạng nhập cư trái phép. Bởi thế họ không được hưởng qui chế tỵ nạn. Mãi tới khi ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, trắc ẩn trước hình ảnh thê thảm của tầu Hải Hồng, sẵn sàng nhận 1.000 thuyền nhân tỵ nạn, lúc đó chính phủ liên bang mới tuyên bố „sau này“ sẽ nhận thêm 900 người. Trong khi đó 40.000 thuyền nhân tỵ nạn đang chen chúc chỉ nguyên trên đảo Pulau Bidong. Bên cạnh tầu Hải Hồng, hòn đảo này đã trở thành biểu tượng thứ hai của thảm hoạ. Đó là một sườn dốc chênh vênh giữa biển, cách bờ Mã Lai 15 hải lý, hoang vắng vì không có nước. Thế mà giờ đây 40.000 người dồn ép nhau trên một khoảng rộng một cây số vuông. Tháng 6.1979, các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người tỵ nạn nào khác, nếu các quốc gia kỹ nghệ Tây phương không bốc đi 300.000 thuyền nhân đang tá túc tại Đông Nam Á. Trong tháng đó Mã Lai lôi ra khơi 54.000 người trên các chiếc tầu mong manh và dự tính đẩy thêm 76.000 thuyền nhân đã cập bến ra đại dương. Từng ngàn người chết đuối vì tầu bị sóng vùi chỉ 50 thước cách bãi biển và không ai tiếp cứu họ. Lời kêu gọi của chúng tôi được hưởng ứng nồng nhiệt vượt dự đoán Giữa lúc đó Josef Joffe, ông bạn đồng nghiệp ở báo Die Zeit, mang về từ Pulau Bidong những hình ảnh hãi hùng. Tựa đề cho phóng sự Chỗ dậm chân trong hỏa ngục quả thực không quá lời. Tới lúc đó các tiểu bang vẫn còn do dự. Ai phải chi trả các phí tổn? 60.000 người hồi cư từ các quốc gia Đông Âu và 33.000 người thuộc diện tỵ nạn chính trị đã là gánh nặng quá đủ rồi. Ở toà soạn Die Zeit chúng tôi bàn thảo suốt mấy ngày để tìm cách làm cho chính phủ liên bang đổi ý và ra tay cứu trợ quảng đại. Chúng tôi nhận ra rằng, cứ ngồi mà viết thì chẳng nên cơm cháo gì. Bà Marion Dönhoff, người phát hành tờ Die Zeit, quyết định: „Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải bốc người từ Bidong“. Bà thảo lời kêu gọi làm chủ đề đăng trên trang nhất. Sự hưởng ứng rộn lên vượt sức tưởng tưởng. Chỉ trong khoảng thời gian vắn đã nhận được trên hai triệu Mã Đức. Nhà kỹ nghệ Kurt A. Körber gửi một nửa triệu, hai bé gái khui hộp tiết kiệm được 5 Mã, một nhà tù dành cho phái nữ tặng tem trị giá 30 Mã. Báo Die Zeit liên lạc với nghị viện thành phố Hamburg. Chúng tôi yêu cầu họ nhận người và lo phần hội nhập, chúng tôi lãnh phần chi phí ban đầu và chuyên chở thuyền nhân tới Hamburg. Thế là đèn xanh bật lên cho 250 thuyền nhân. Ngày 2.8.1979 Margrit Gerste, bà bạn đồng nghiệp, Holmer Pabel, nhiếp ảnh gia tên tuổi trên chiến trường Việt Nam, hai nhân viên Hồng Thập Tự với trách nhiệm chọn người, và tôi cùng lên đường tới hoả ngục Pulau Bidong. Mùi hôi thối ngột ngạt, vì chỉ có 4 cầu tiêu, nhung nhúc người chen lấn nhau đến ngộp thở, cái nóng nung người và thấp thoáng sau những sườn tầu của người tỵ nạn là đoàn tầu có gắn đại bác của Mã Lai. Ba giờ trên tầu tới đảo, ba giờ để trở về, chỉ còn hai giờ trên đảo, vì không người nước ngoài nào được tá túc qua đêm. Làm thế nào cho xong việc với thời giờ eo hẹp như vậy? Chúng tôi có ý định lựa lấy những trường hợp không có hy vọng, những kẻ không ai muốn nhận: gia đình đông người, trẻ em không người đi kèm, những người không biết tiếng Âu Mỹ, những người không có thân nhân ở ngoại quốc, những người già và người bệnh. Holmer Pabel và tôi quyết định lẩn vào đám đông và ở lại âm thầm quan sát tổ chức tự phát rất chu đáo. Không bao giờ tôi quên được những ngày trên đảo tử thần này. Người tỵ nạn cố tạo dễ dãi cho chúng tôi, họ chia sẻ với chúng tôi phần ăn thiếu thốn của họ. Chúng tôi khám phá ra nhiều gia đình không được ghi đủ mặt trong sổ của chúng tôi. Vì thế khi rời đảo vào ngày 7.8., trực chỉ trại tiếp cư, chúng tôi mang theo 274, chứ không phải chỉ 250 người. Ông Orwin Runde, người sau này sẽ là thị trưởng, lúc đó có trách nhiệm giao tiếp với chúng tôi ở Hamburg, cũng đồng ý với con số thặng dư này. Ngày 13.8.1979, khi tầu Cap Anamur ra khơi vớt người ở biển Đông, thì máy bay chở những người tỵ nạn thứ nhất của chúng tôi cất cánh rời Kuala Lumpur, hai ngày sau đó một nhóm 274 người khác, thêm một em bé chào đời trên đường vượt biên, đã được cứu thoát.  Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế nữa: chúng tôi đã phá đổ bức tường cản. Chính phủ liên bang quyết định nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn. 40.000 người từ Việt Nam, đa số gốc Hoa, đã tìm được quê hương thứ hai trên nước Đức. Thời đó có kẻ bi quan cằn nhằn: „50 năm nữa bọn đó cũng không hội nhập được“. Một lầm lẫn lớn! Suốt 30 năm qua họ cần cù và âm thầm làm việc để vươn lên, ngày nay hầu hết họ có nhà riêng hay phòng ốc riêng, trợ cấp xã hội là một từ gở đối với họ. Họ rèn con cái tới khi chúng về khoe điểm nhất, điểm nhì, tỷ lệ tốt nghiệp trung học của con em Việt Nam cao hơn của học sinh Đức. Các em hồi đó còn thơ dại, nhất là các em thuộc thế hệ tiếp nối, ngày nay xử dụng tiếng Đức lưu loát. Câu truyện thuyền nhân tỵ nạn là câu truyện của thành công. Chúng tôi đang ngồi trong căn nhà của Van Si An, một triệu phú ở Sài Gòn thời xưa. Ông Van sống bằng nghề lái xe buýt tại Hamburg. Ba người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Hai người là dược sĩ, người con thứ ba tốt nghiệp ngành thương mại, bốn đứa cháu nô đùa trong căn phòng. Gia đình ông Van dấn thân trong các công tác thiện nguyện, cậu con trai Van Huy Tam tham gia tích cực trong lãnh vực chính trị cộng đồng và dùng giờ nghỉ để giúp giải quyết khó khăn hội nhập ở trường học. „Chúng tôi muốn đền đáp những gì chúng tôi đã nhận được“. Ngồi cùng bàn còn có ông Gerhard Katsch, ngoại bát tuần. 30 năm trước ông giúp gia đình họ Van thích nghi với quê hương mới, ngày nay gia đình nhà Van đáp trả, khi ông cần tới họ. Chúng tôi còn giữ liên lạc với những người tỵ nạn của chúng tôi, có những người đã thành bạn thân. Trong nhà tôi treo một bức trướng với nét chữ như phượng múa rồng bay do một người tỵ nạn phóng bút tặng. Hàng chữ nổi bật, có liên quan tới câu truyện thuyền nhân tỵ nạn: „ Họ đã tạo cho chúng tôi cơ may sống sót. Ghi ơn báo Die Zeit“. Giới thiệu bà Gabriele Venzky, tác gỉa bài phóng sự Chính bà cũng từng là người tỵ nạn. Năm 1945, lúc sắp ngưng tiếng súng, gia đình bà từ miền tây xứ Phổ và từ Berlin đã trôi dạt về Oldenburg „với hai bàn tay trắng“. Lúc đó cô bé sinh năm 1939 không có giầy dép gì, nên được quân đội Anh cho một đôi giầy gỗ. Lớn lên bà học ngành sử chuyên về Đông Âu, văn hoá Slave và Hán học, được mời dậy ở đại học Stanford, viết cho báo Stuttgarter Zeitung, từ 1967 giữ chân ký giả báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và từ 1971 viết cho báo Die Zeit. Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn biến bàn tay cầm bút thành bàn tay hành động. Gabriele không coi đó là cuộc giằng co vai trò. „Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn vượt quá sức chịu đựng của chúng tôi“. Là ký giả bà mới chỉ quan sát những biến cố ở Phi châu hay Á châu. Nay bà dấn thân nhập cuộc. “Phải làm cho bằng được. Chúng tôi muốn tranh đấu phá đổ bức tường cản việc nhận người tỵ nạn. Và chúng tôi đã thành công“. Trần Hoành Dịch theo nguyên văn trên báo Die Zeit, số 34, ra ngày 13.8.2009, với sự đồng ý của tác giả và toà soạn. Tài liệu 2 Lời tuyên bố về người tỵ nạn Việt Nam của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising Mấy tuần qua những hình ảnh hãi hùng về người tỵ nạn Việt Nam đập vào mắt chúng ta và chúng ta chứng kiến cảnh họ bị hất hủi khắp nơi; đó là sự sụp đổ thê thảm của tình người. Cứu người gặp nạn trên biển vốn là một đòi hỏi căn bản của tình đồng loại. Trong trường hợp người tỵ nạn Việt Nam nguyên tắc này xem ra không còn giá trị. Nhưng tạ ơn Chuá, trong thời gian qua đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn. Ở Âu châu, trong đó có quốc gia chúng ta, cánh cửa ít ra đã hé mở cho những con người bị hất hủi. Tôi chân thành cảm ơn những ai đã mở vòng tay, sẵn sàng đón tiếp người tỵ nạn và những ai đã tranh đấu để mở ra những cánh cửa. Tuy nhiên vấn đề chưa chấm dứt ở đây. Nếu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn tiếp tục tràn tới, chúng ta có thể thấm mệt, nại lý do dễ hiểu rằng gánh nặng đã quá đủ, để đóng cửa lại. Vậy lúc này chúng ta nên nhớ: Sau thế chiến, giữa lúc nhà cửa tan nát, cơ nghiệp tiêu tan, từng triệu người phải rời bỏ quê hương đã được đón tiếp với vòng tay mở rộng, mặc dù đôi khi đâu đó có lời ta thán. Đó là một điểm son của lịch sử chúng ta thời hậu chiến. Thời đó cũng có thể nại lý do dễ hiểu để từ chối, rằng cơ nghiệp chúng ta bị tiêu hủy hết rồi, với hai bàn tay trắng lấy gì mà chia sẻ. Nhưng những cánh cửa đã mở ra. Có những người lúc đó nhìn người tỵ nạn như mối đe dọa, cạnh tranh cuộc sống của họ. Họ đã lầm. Ngày nay ta biết rõ, sở dĩ nền kinh tế hồi sinh mãnh liệt và thế hệ thứ nhất sau chiến tranh không hề bị chao đảo, vì những người tỵ nạn không phải là hiểm họa cạnh tranh, nhưng họ đã đem đến sức sống giữa đống tro tàn và góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước.  Ngược lại chúng ta chứng kiến cảnh tượng người tỵ nạn Palestina tại Cận Đông: họ không tìm đâu ra nơi nương tựa. Nơi nào con người được đón nhận, ở đó có sức sống, niềm hy vọng và tình yêu. Ở đâu con người bị hất hủi, ở đó nọc độc lan tràn. Và chúng ta thấy nọc độc này không phải chỉ tác hại vùng Cận Đông tới tận gốc rễ, nhưng còn làm lung lay cả thế giới, vì chúng ta cùng sống trong một thế giới. Nếu trong cảnh điêu tàn chúng ta đã có thể chia sẻ, mà nay sống trong đất nước giầu có, chúng ta lại từ chối, thì đó là một vết nhơ nhục nhã. Trần Hoành dịch nguyên bản lời tuyên bố qua thư đồng ý ngày 16.9.2009 của Dr. Peter Pfister, giám đốc ngân khố và thư viện giáo phận München-Freising. Tài liệu đã được phổ biến trên Ordinariatskorrespondenz, ngày 4.1.1979, lưu trữ tại Archiv des Erzbistums München und Freising.
......

Ghi ơn những người tiên phong giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Đức

Năm nay là dịp rất thuận tiện để người Việt tỵ nạn cùng nhau nhớ lại công ơn của những tấm lòng nghĩa hiệp đã tạo cho họ cơ hội xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai. Với hai bàn tay trắng và tâm trạng hoang mang nơi xứ lạ họ nhận được sự giúp đỡ chu đáo và tận tình của chính quyền và nhân dân Đức. Tình người cao đẹp này đã giúp họ mau lẹ „hoàn hồn“ và có can đảm vươn lên.   Năm 1979 nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được bốc từ trại tỵ nạn Pulau Bidong và đưa sang Đức. Sau đó từng đoàn thuyền nhân khác được tầu Cap Anamur vớt từ biển Đông cũng lần lượt tới Đức. Họ được đón tiếp nồng nhiệt và được giúp đỡ tận tình. Cap Anamur, tiến sĩ Neudeck, thống đốc Albrecht là những tên thường được người Việt Nam ở Đức nhắc nhở. Nhưng không mấy ai biết rằng, trước đó chính quyền Đức không muốn nhận thuyền nhân tỵ nạn. May thay đã có những người mạnh mẽ lên tiếng và dấn thân tranh đấu làm chính quyền đổi ý và mở cửa biên giới. Trong số những người tiên phong tranh đấu nhận người tỵ nạn Việt Nam phải kể đến bà Dönhoff và một số cộng sự viên tại tuần báo Die Zeit, cũng như hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising. Công ơn lớn lao này đến nay chưa mấy ai biết đến, nói chi tới nhắc nhở và ghi ơn. Vậy xin cống hiến độc giả hai tài liệu quí báu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ ngườ tỵ nạn Việt Nam: Bài phóng sự của bà , một trong những tác nhân chính ở tuần báo Die Zeit tranh đấu cho thuyền nhân Việt Nam, đăng ngày 13.8.2009 trên Die Zeit. Lời kêu gọi của hồng y , tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979 trên Ordinariatskorrespondenz của giáo phận.   Tài liệu 1 Giải thoát khỏi địa ngục Pulau Bidong   Mùa hè 1979 chỉ viết báo không chưa đủ. Báo Die Zeit bốc 275 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đưa về Hamburg   Gabriele Venzky   Không nơi nào trên thế giới muốn nhận người tỵ nạn. Kể cả nước Đức. 7 triệu người bị trục xuất khỏi quê hương vào lúc kết thúc đại chiến thế giới thứ II, gần 6 triệu người trốn khỏi Đông Đức. Không đâu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn ào ạt hơn tại Đức. Nhưng cả những đồng hương tỵ nạn cũng chỉ được đón nhận rất miễn cưỡng. Thế rồi năm 1979 đã xẩy ra biến cố có một không hai trong lịch sử nước Đức. Giữa lúc các chính trị gia của chúng ta còn chần chừ và nại lý do số người tỵ nạn đã vượt chỉ tiêu, các trung tâm tiếp cư đầy ắp, thì người dân đã ra tay. Họ quyết định cứu giúp những người ngoại quốc xa lạ. Những người bị hất hủi khắp nơi lại được đón tiếp niềm nở với vòng tay mở rộng và được tận tình giúp đỡ như chưa từng thấy. Đó là câu truyện thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và báo Die Zeit đóng vai trò không nhỏ trong vụ này. Đó là câu truyện về những con người với nụ cười bắn trúng tim chúng ta.   Câu truyện bắt đầu vào năm 1978. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc ba năm trước đó. Hình ảnh những người cố níu càng những trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn hãy còn rõ như in trong ký ức, sau đó là đợt người tỵ nạn cuống cuồng chạy loạn. Bây giờ câu truyện tái diễn: từng đoàn người như dòng nước cuồn cuộn không thôi đang cố thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển. Trên những chiếc tầu cỏn con, quá tải, họ lao mình vào cõi vô định, không bản đồ, không hải bàn, nếu may mắn thì kết cục dạt vào những bãi biển vùng Đông Nam Á hay táp vào bờ đá Hồng Kông. Nhiều người không gặp may như thế. Họ bị hãm hiếp, bị đập chết, bị quăng xuống biển, bị đắm tầu. Một nửa số người tỵ nạn rơi vào tay hải tặc Thái. Một phần ba, khoảng 500.000 người, thiệt mạng giữa đường.   Cả những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra biển   Tôi còn nhớ tấm hình treo ở hành lang nhà trường khi tôi còn nhỏ. Đó là hình con tầu cọc cạch mang tên Exodus, lúc nhúc người trên sàn, trên 4.500 người sống sót cuộc diệt chủng tìm tới miền đất Palestina, nhưng họ không được phép cập bến. Ngày nay , sau một phần tư thế kỷ, tôi lại thấy những tấm hình như thế trên bàn viết. Những khuôn mặt ngơ ngác lần này là người Việt Nam. Lúc đó tôi là ký giả phụ trách vùng Đông Nam Á cho báo Die Zeit. Vì thế những mẩu tin sốt dẻo về số người ty nạn tăng vọt khủng khiếp cứ dồn dập được chuyển tới tôi.   Tuần này qua tuần khác tập tài liệu tôi ôm tới phòng họp cứ dầy thêm. Cuối năm 1978 có tới 62.000 người chen lấn trong những trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và không thấy dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhóm ký giả chuyên về lãnh vực chính trị vội vã họp lại. Chẳng lẽ không lên tiếng thức tỉnh thế giới? Thế là chúng tôi tung ra từng loạt bài, tới năm 1979 trao tay độc giả cả xấp hồ sơ. Lúc đó chúng tôi tính từng ngày: một ngàn người, hai ngàn, bốn ngàn, và đó mới chỉ là những người táp được vào bờ. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bó tay trước làn sóng tỵ nạn. Những quốc gia vùng Đông Nam Á cũng thế. Những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra khơi, làm mồi cho hải tặc. Chắc chắn không thoát lưỡi hái tử thần. Giữa lúc đó các chính trị gia Tây phương cứ bình tọa bàn cãi, cò cưa với những chương trình viển vông. Có nên mua một hòn đảo và đổ thuyền nhân lên đó không? Biết đâu họ sẽ tạo nên một Singapore thứ hai! Dần dà người ta nhận ra ý đồ của cộng sản Việt Nam: hiển nhiên họ muốn tống khứ hết người Hoa, một triệu rưởi người!   Một hôm tầu Hải Hồng xuất hiện trên màn ảnh. Kể từ con tầu Exodus thế giới không thấy cảnh tượng nào như thế: một chiếc tầu chở hàng, đúng ra là con tầu phế thải, người lúc nhúc trên sàn không chừa một khoảng trống, 2.500 con bệnh, đói, khát, không quốc gia nào đón nhận, trôi dạt không biết tới bến bờ nào. Hải Hồng trở thành biểu tượng của đại hoạ. Với một nắm Mỹ kim những nghiệp đoàn Hồng Kông đã mua con tầu này cũng như nhiều tầu khác, rồi „bí mật“, thực ra là dưới cặp mắt cú vọ của quan chức Việt Nam, họ dồn lên tầu những người Hoa muốn ra đi. Chỉ nguyên với tầu Hải Hồng họ đã nhét túi 10 triệu Mỹ kim. Thấy bở, nhà cầm quyền Việt Nam đứng ra độc quyền món thầu, họ xử dụng những chiếc tầu tí teo, ọp ẹp. Từ 10 tới 20 lượng vàng cho mỗi đầu người (một lượng tương đương 37 gram), một gia đình đông người phải bỏ ra mấy kí lô vàng. Hầu như toàn thể lớp trung lưu Việt Nam bị trấn lột trước khi bị đưa ra biển phó mặc cho số mạng.   Những kẻ sống sót không được ai đón nhận. Đối với bọn người trước kia từng gào Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh, thì sự việc rõ như ban ngày: ai có nhiều vàng để chạy chỗ ra đi, chỉ có thể là kẻ ăn bám chiến tranh đế quốc Mỹ, hoặc chủ chứa điếm hay tên hút máu đồng bào (Trong thời chiến tranh Việt Nam, từng đoàn người, nhất là bọn trí thức, sinh viên nông nổi ở các quốc gia Tây phương thường tổ chức biểu tình phản đổi đủ thứ, nhất là chống Mỹ và ủng hộ cộng sản Việt Nam. Khi tuần hành họ trưng hình Mao Trạch Đông, Che Guevara và Hồ Chí Minh, miệng gào thét: Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh! Chú thích của người dịch, chứng nhân tại chỗ).  Đối với Đông Đức, nơi công nhân Việt Nam phải lao động cực nhọc, vì Hà Nội không có tiền hoàn trả những khoản trợ cấp hữu ghị, thì không có vấn đề người tỵ nạn (các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp vũ khí, lương thực và hàng hoá để yểm trợ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến. Những trợ cấp này không phải là quà tặng, nhưng là món nợ khổng lồ phải thanh toán sau chiến tranh. Cộng sản Việt Nam gửi người qua đông Âu lao động trả nợ! Chú thích của người dịch).  Các chính trị gia Tây phương lươn lẹo đi tới kết luận giống nhau, bằng cách lặp lại lý luận của các quốc gia Đông Nam Á: ai có khả năng mua chỗ ra đi, bị ghép vào hạng nhập cư trái phép. Bởi thế họ không được hưởng qui chế tỵ nạn. Mãi tới khi ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, trắc ẩn trước hình ảnh thê thảm của tầu Hải Hồng, sẵn sàng nhận 1.000 thuyền nhân tỵ nạn, lúc đó chính phủ liên bang mới tuyên bố „sau này“ sẽ nhận thêm 900 người. Trong khi đó 40.000 thuyền nhân tỵ nạn đang chen chúc chỉ nguyên trên đảo Pulau Bidong. Bên cạnh tầu Hải Hồng, hòn đảo này đã trở thành biểu tượng thứ hai của thảm hoạ. Đó là một sườn dốc chênh vênh giữa biển, cách bờ Mã Lai 15 hải lý, hoang vắng vì không có nước. Thế mà giờ đây 40.000 người dồn ép nhau trên một khoảng rộng một cây số vuông. Tháng 6.1979, các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người tỵ nạn nào khác, nếu các quốc gia kỹ nghệ Tây phương không bốc đi 300.000 thuyền nhân đang tá túc tại Đông Nam Á. Trong tháng đó Mã Lai lôi ra khơi 54.000 người trên các chiếc tầu mong manh và dự tính đẩy thêm 76.000 thuyền nhân đã cập bến ra đại dương. Từng ngàn người chết đuối vì tầu bị sóng vùi chỉ 50 thước cách bãi biển và không ai tiếp cứu họ.   Lời kêu gọi của chúng tôi được hưởng ứng nồng nhiệt vượt dự đoán   Giữa lúc đó Josef Joffe, ông bạn đồng nghiệp ở báo Die Zeit, mang về từ Pulau Bidong những hình ảnh hãi hùng. Tựa đề cho phóng sự Chỗ dậm chân trong hỏa ngục quả thực không quá lời. Tới lúc đó các tiểu bang vẫn còn do dự. Ai phải chi trả các phí tổn? 60.000 người hồi cư từ các quốc gia Đông Âu và 33.000 người thuộc diện tỵ nạn chính trị đã là gánh nặng quá đủ rồi. Ở toà soạn Die Zeit chúng tôi bàn thảo suốt mấy ngày để tìm cách làm cho chính phủ liên bang đổi ý và ra tay cứu trợ quảng đại. Chúng tôi nhận ra rằng, cứ ngồi mà viết thì chẳng nên cơm cháo gì. Bà Marion Dönhoff, người phát hành tờ Die Zeit, quyết định: „Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải bốc người từ Bidong“. Bà thảo lời kêu gọi làm chủ đề đăng trên trang nhất. Sự hưởng ứng rộn lên vượt sức tưởng tưởng. Chỉ trong khoảng thời gian vắn đã nhận được trên hai triệu Mã Đức. Nhà kỹ nghệ Kurt A. Körber gửi một nửa triệu, hai bé gái khui hộp tiết kiệm được 5 Mã, một nhà tù dành cho phái nữ tặng tem trị giá 30 Mã. Báo Die Zeit liên lạc với nghị viện thành phố Hamburg. Chúng tôi yêu cầu họ nhận người và lo phần hội nhập, chúng tôi lãnh phần chi phí ban đầu và chuyên chở thuyền nhân tới Hamburg. Thế là đèn xanh bật lên cho 250 thuyền nhân. Ngày 2.8.1979 Margrit Gerste, bà bạn đồng nghiệp, Holmer Pabel, nhiếp ảnh gia tên tuổi trên chiến trường Việt Nam, hai nhân viên Hồng Thập Tự với trách nhiệm chọn người, và tôi cùng lên đường tới hoả ngục Pulau Bidong. Mùi hôi thối ngột ngạt, vì chỉ có 4 cầu tiêu, nhung nhúc người chen lấn nhau đến ngộp thở, cái nóng nung người và thấp thoáng sau những sườn tầu của người tỵ nạn là đoàn tầu có gắn đại bác của Mã Lai.   Ba giờ trên tầu tới đảo, ba giờ để trở về, chỉ còn hai giờ trên đảo, vì không người nước ngoài nào được tá túc qua đêm. Làm thế nào cho xong việc với thời giờ eo hẹp như vậy? Chúng tôi có ý định lựa lấy những trường hợp không có hy vọng, những kẻ không ai muốn nhận: gia đình đông người, trẻ em không người đi kèm, những người không biết tiếng Âu Mỹ, những người không có thân nhân ở ngoại quốc, những người già và người bệnh. Holmer Pabel và tôi quyết định lẩn vào đám đông và ở lại âm thầm quan sát tổ chức tự phát rất chu đáo. Không bao giờ tôi quên được những ngày trên đảo tử thần này.   Người tỵ nạn cố tạo dễ dãi cho chúng tôi, họ chia sẻ với chúng tôi phần ăn thiếu thốn của họ. Chúng tôi khám phá ra nhiều gia đình không được ghi đủ mặt trong sổ của chúng tôi. Vì thế khi rời đảo vào ngày 7.8., trực chỉ trại tiếp cư, chúng tôi mang theo 274, chứ không phải chỉ 250 người. Ông Orwin Runde, người sau này sẽ là thị trưởng, lúc đó có trách nhiệm giao tiếp với chúng tôi ở Hamburg, cũng đồng ý với con số thặng dư này.   Ngày 13.8.1979, khi tầu Cap Anamur ra khơi vớt người ở biển Đông, thì máy bay chở những người tỵ nạn thứ nhất của chúng tôi cất cánh rời Kuala Lumpur, hai ngày sau đó một nhóm 274 người khác, thêm một em bé chào đời trên đường vượt biên, đã được cứu thoát.  Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế nữa: chúng tôi đã phá đổ bức tường cản. Chính phủ liên bang quyết định nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn. 40.000 người từ Việt Nam, đa số gốc Hoa, đã tìm được quê hương thứ hai trên nước Đức. Thời đó có kẻ bi quan cằn nhằn: „50 năm nữa bọn đó cũng không hội nhập được“. Một lầm lẫn lớn! Suốt 30 năm qua họ cần cù và âm thầm làm việc để vươn lên, ngày nay hầu hết họ có nhà riêng hay phòng ốc riêng, trợ cấp xã hội là một từ gở đối với họ. Họ rèn con cái tới khi chúng về khoe điểm nhất, điểm nhì, tỷ lệ tốt nghiệp trung học của con em Việt Nam cao hơn của học sinh Đức. Các em hồi đó còn thơ dại, nhất là các em thuộc thế hệ tiếp nối, ngày nay xử dụng tiếng Đức lưu loát. Câu truyện thuyền nhân tỵ nạn là câu truyện của thành công.   Chúng tôi đang ngồi trong căn nhà của Van Si An, một triệu phú ở Sài Gòn thời xưa. Ông Van sống bằng nghề lái xe buýt tại Hamburg. Ba người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Hai người là dược sĩ, người con thứ ba tốt nghiệp ngành thương mại, bốn đứa cháu nô đùa trong căn phòng. Gia đình ông Van dấn thân trong các công tác thiện nguyện, cậu con trai Van Huy Tam tham gia tích cực trong lãnh vực chính trị cộng đồng và dùng giờ nghỉ để giúp giải quyết khó khăn hội nhập ở trường học. „Chúng tôi muốn đền đáp những gì chúng tôi đã nhận được“. Ngồi cùng bàn còn có ông Gerhard Katsch, ngoại bát tuần. 30 năm trước ông giúp gia đình họ Van thích nghi với quê hương mới, ngày nay gia đình nhà Van đáp trả, khi ông cần tới họ.   Chúng tôi còn giữ liên lạc với những người tỵ nạn của chúng tôi, có những người đã thành bạn thân. Trong nhà tôi treo một bức trướng với nét chữ như phượng múa rồng bay do một người tỵ nạn phóng bút tặng. Hàng chữ nổi bật, có liên quan tới câu truyện thuyền nhân tỵ nạn: „ Họ đã tạo cho chúng tôi cơ may sống sót. Ghi ơn báo Die Zeit“.     Giới thiệu bà Gabriele Venzky, tác gỉa bài phóng sự   Chính bà cũng từng là người tỵ nạn. Năm 1945, lúc sắp ngưng tiếng súng, gia đình bà từ miền tây xứ Phổ và từ Berlin đã trôi dạt về Oldenburg „với hai bàn tay trắng“. Lúc đó cô bé sinh năm 1939 không có giầy dép gì, nên được quân đội Anh cho một đôi giầy gỗ. Lớn lên bà học ngành sử chuyên về Đông Âu, văn hoá Slave và Hán học, được mời dậy ở đại học Stanford, viết cho báo Stuttgarter Zeitung, từ 1967 giữ chân ký giả báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và từ 1971 viết cho báo Die Zeit. Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn biến bàn tay cầm bút thành bàn tay hành động. Gabriele không coi đó là cuộc giằng co vai trò. „Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn vượt quá sức chịu đựng của chúng tôi“. Là ký giả bà mới chỉ quan sát những biến cố ở Phi châu hay Á châu. Nay bà dấn thân nhập cuộc. “Phải làm cho bằng được. Chúng tôi muốn tranh đấu phá đổ bức tường cản việc nhận người tỵ nạn. Và chúng tôi đã thành công“.     Trần Hoành Dịch theo nguyên văn trên báo Die Zeit, số 34, ra ngày 13.8.2009, với sự đồng ý của tác giả và toà soạn.     Tài liệu 2 Lời tuyên bố về người tỵ nạn Việt Nam của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising   Mấy tuần qua những hình ảnh hãi hùng về người tỵ nạn Việt Nam đập vào mắt chúng ta và chúng ta chứng kiến cảnh họ bị hất hủi khắp nơi; đó là sự sụp đổ thê thảm của tình người. Cứu người gặp nạn trên biển vốn là một đòi hỏi căn bản của tình đồng loại. Trong trường hợp người tỵ nạn Việt Nam nguyên tắc này xem ra không còn giá trị. Nhưng tạ ơn Chuá, trong thời gian qua đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn. Ở Âu châu, trong đó có quốc gia chúng ta, cánh cửa ít ra đã hé mở cho những con người bị hất hủi. Tôi chân thành cảm ơn những ai đã mở vòng tay, sẵn sàng đón tiếp người tỵ nạn và những ai đã tranh đấu để mở ra những cánh cửa. Tuy nhiên vấn đề chưa chấm dứt ở đây. Nếu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn tiếp tục tràn tới, chúng ta có thể thấm mệt, nại lý do dễ hiểu rằng gánh nặng đã quá đủ, để đóng cửa lại. Vậy lúc này chúng ta nên nhớ: Sau thế chiến, giữa lúc nhà cửa tan nát, cơ nghiệp tiêu tan, từng triệu người phải rời bỏ quê hương đã được đón tiếp với vòng tay mở rộng, mặc dù đôi khi đâu đó có lời ta thán. Đó là một điểm son của lịch sử chúng ta thời hậu chiến. Thời đó cũng có thể nại lý do dễ hiểu để từ chối, rằng cơ nghiệp chúng ta bị tiêu hủy hết rồi, với hai bàn tay trắng lấy gì mà chia sẻ. Nhưng những cánh cửa đã mở ra. Có những người lúc đó nhìn người tỵ nạn như mối đe dọa, cạnh tranh cuộc sống của họ. Họ đã lầm. Ngày nay ta biết rõ, sở dĩ nền kinh tế hồi sinh mãnh liệt và thế hệ thứ nhất sau chiến tranh không hề bị chao đảo, vì những người tỵ nạn không phải là hiểm họa cạnh tranh, nhưng họ đã đem đến sức sống giữa đống tro tàn và góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước.  Ngược lại chúng ta chứng kiến cảnh tượng người tỵ nạn Palestina tại Cận Đông: họ không tìm đâu ra nơi nương tựa. Nơi nào con người được đón nhận, ở đó có sức sống, niềm hy vọng và tình yêu. Ở đâu con người bị hất hủi, ở đó nọc độc lan tràn. Và chúng ta thấy nọc độc này không phải chỉ tác hại vùng Cận Đông tới tận gốc rễ, nhưng còn làm lung lay cả thế giới, vì chúng ta cùng sống trong một thế giới. Nếu trong cảnh điêu tàn chúng ta đã có thể chia sẻ, mà nay sống trong đất nước giầu có, chúng ta lại từ chối, thì đó là một vết nhơ nhục nhã.   Trần Hoành dịch nguyên bản lời tuyên bố qua thư đồng ý ngày 16.9.2009 của Dr. Peter Pfister, giám đốc ngân khố và thư viện giáo phận München-Freising. Tài liệu đã được phổ biến trên Ordinariatskorrespondenz, ngày 4.1.1979, lưu trữ tại Archiv des Erzbistums München und Freising.    
......

Thông cáo báo chí: Bị cáo Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân

  VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan --------------------------------------------------------------------------------   Thông Cáo Báo Chí   Bị cáo Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân Vào ngày hôm nay 1 tháng 5 năm 2018, trong buổi thương thảo dưới sự chủ tọa của Chánh án Joseph C. Spero thuộc tòa án liên bang, địa phận Bắc California, bị cáo Nguyễn Thanh Tú đã đồng ý chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân như sau: Chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng các danh xưng “Vietnam Reform Party”, “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, “Việt Tân” hoặc các dạng khác dễ tạo ngộ nhận dưới bất cứ hình thức nào. Chấm dứt vĩnh viễn việc tự nhận với bất cứ ai rằng bị cáo Nguyễn Thanh Tú hoặc những cá nhân liên hệ với Nguyễn Thanh Tú có quyền sử dụng các danh xưng của Đảng Việt Tân. Chấm dứt vĩnh viễn việc gửi thư hoặc các hình thức lên tiếng khác tự nhận rằng bị cáo Nguyễn Thanh Tú có bất cứ quyền gì để ngăn cản người khác trong việc sử dụng các danh xưng của Đảng Việt Tân. Chấm dứt vĩnh viễn sự mạo nhận có liên hệ đến các danh xưng của Đảng Việt Tân đối với công chúng. Sự thỏa thuận này của bị cáo Nguyễn Thanh Tú đã chứng tỏ mọi tuyên bố trước đây của bị cáo về tính cách hợp pháp của Đảng Việt Tân là hoàn toàn vô giá trị. Ngày 1 tháng 5 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước http://viettan.org/thong-cao-bao-chi-bi-cao-nguyen-thanh-tu-thoa-thuan-c...
......

Người Việt xuống đường nói lên thực trạng Việt Nam nhân ngày Quốc tế Lao Động

Ludwigshafen và Nürnberg, Đức Quốc, 01.5.2018 - Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Công Đoàn Đức Quốc nhân ngày Quốc Tế Lao Động, anh chị em đảng Việt Tân cũng như các thân hữu Đức và Việt Nam đã cùng xuống đường biểu tình cũng như lập quầy thông tin tại công viên Ebertpark / Ludwigshafen và Quảng Trường Nhân Quyền Nürnberg để nói lên tệ trạng Đảng Cộng Sản Việt Nam chà đạp nhân quyền, bóc lột công nhân lao động, cướp đất của dân, tàn phá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam (FORMOSA), khủng bố, tra tấn và kết án nặng nề những thành viên của hội ANH EM DÂN CHỦ. Đông đảo quần chúng bản xứ đã quan tâm, đối thoại và ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của người Việt Nam hiện nay. Những chính trị gia và các chức sắc tôn giáo có mặt trong  các buổi biểu tình đều bầy tỏ tình liên đới với các Tù Nhân Lương Tâm và thân nhân của họ, nhất là từ khi xảy ra vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế đã ra chỉ thị cho tình báo Việt Cộng trắng trợn xâm nhập vào Berlin bắt cóc một người đang đệ đơn xin tỵ nạn (là ông Trịnh Xuân Thanh) giữa ban ngày. Người dân và chính quyền tại Đức đã nhận diện rất rõ bản chất lưu manh của nhà cầm quyền Hà Nội. Các chính trị gia Đức hứa sẽ tiếp tục theo dõi, và yêu cầu thường xuyên thông tin cho họ về những hành vi đe dọa, khủng bố người dân của chế độ độc tài đảng trị VC trong cũng như ngoài nước Việt Nam, đặc biệt là các tay sai của toà đại sứ tại một số thành phố như Berlin, Hamburg, Frankfurt, München, Saarbrücken…/.
......

Đức Quốc: 30.04 nghĩ đến những tù nhân lương tâm đang trong lao tù

Hôm 28.04.2018, bầu trời Bá Linh trong xanh, nắng ấm. Anh em chúng tôi trên xe từ Hamburg đến Berlin kháo nhau "trời độ", vì cả hơn tuần nay tự nhiên trời lại trổ lạnh, mưa gió ầm ì, thế mà cuối tuần này trời lại ấm áp, nhất là ở khu vực Bá Linh. Đúng là thời tiết tháng Tư (April-Wetter) như người Đức thường ví von. Chúng tôi vào đến Berlin khoảng 11 giờ 10, còn hơn 50 phút để chạy đến đại sứ quán của Việt cộng ở đường Elsen số 3 khu Treptow, kịp tham dự cuộc biểu tình  bắt đầu lúc 12 giờ. Trước sứ quán của Việt cộng đã có đông đảo đồng bào tề tựu, đang căng biểu ngữ và chuẩn bị hệ thống âm thanh, sắp xếp hàng ngũ. Buổi mít-tinh được bắt đầu đúng 12 giờ với phần nghi thức khai mạc chào cờ Đức Việt. BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Đức, phát biểu trước cuộc biểu tình , bà muốn nói với những người làm việc trong sứ quán Việt cộng, nơi đại diện cho Cộng sản Việt Nam là việc đàn áp những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước là một hành động vi phạm nhân quyền của thế giới, vi phạm bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà chính quyền Cộng Sản Việt đã đặt bút ký tên tham gia. Sau đó là những phát biểu của các đại diện hội đoàn, tổ chức như  ông Nguyễn Đình Phúc, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Hamburg, Nhà văn Đinh Lâm Thanh, ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện Đảng Việt Tân tại Đức,... lên án sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền VC trong nước,... Trong lời kêu gọi mọi người tiếp tục đồng hành, hỗ trợ phong trào dân chủ VN, ông Nguyễn Thanh Văn nhấn mạnh : Dù Phong trào dân chủ tại quốc nội bị chế độ trù dập nặng nề, nhưng ngọn lữa dân chủ không vì thế mà bị dập tắt. Chúng ta những người VN yêu nước, yêu tự do, dân chủ không thể để cho ngọn lữa dân chủ này bị dập tắt; và không được phép quên những người đang bị chế độ cầm tù vì đấu tranh cho khát vọng tự do dân chủ của dân tộc VN vì „Chúng Ta Là Anh Em Dân Chủ.“ Ban tổ chức Ô. Nguyễn Đình Phúc, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Hamburg. Nhà văn Đinh Lâm Thanh (Pháp Quốc) O. Nguyễn Thanh Văn, Đảng VT tại Đức. Xem kẻ những phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức là những bản nhạc đấu tranh, những khẩu hiệu tố cáo tội ác của Việt cộng được hô vang dội. Buổi mít tinh kết thúc lúc 12 giờ 45 để mọi ngượi kịp di chuyễn đến quảng trường Brandenburger Tor cách đấy khoảng 8 km để chuẩn bị cho buổi mít tinh lúc 13 giờ 30. Ở quảng trường Brandenburger Tor, trước cổng thành người qua lại lượn lờ như nêm, từng nhóm đứng ngồi tạo dáng chụp hình. Chúng tôi dàn trận căng các biểu ngữ với nội dung: Chúng ta là Anh Em Dân Chủ, Tự do cho Việt Nam, Dân chủ cho VIệt Nam, Nhân quyền cho Việt Nam, những tấm bảng với những hình ảnh tàn phá môi trường biển của tổ hợp thép Formosa ở Hà Tĩnh, hình ảnh của 6 nhà hoạt động nhân quyền vừa bị tòa án của CSVN đem ra xét xử, kết án tổng cộng hơn 60 năm tù giam chung với du khách qua lại. Một số anh chị em được phân công phân phát truyền đơn, tiếp xúc với người qua lại trình bày tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền, các quyền tự do trong xã hội của chính quyền CSVN. Những bài phát biểu bằng 3 ngôn ngữ Đức, Anh, Pháp của Bs. Mỹ Lâm, ông Hồ Ngọc (Berlin), ông Nguyễn Thế Bảo (Nürnberg), bà Lê Nhất Hiền (Frankfurt) , các em Minh Vũ (Berlin), Đức Vinh (Hamburg)... trình bày cho khách du lịch hiểu về tình trạng đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền, tiếp tay hủy hoại môi trường của nhà cầm quyền CSVN. Buổi Mít tinh ở quảng trường Brandenburger Tor kết thúc lúc 15 giờ bằng một cuộc tuần hành quanh khu vực quảng trường. em Đức Vinh Ô. Hồ Ngọc em Minh Vũ Bà Lê Nhất Hiền Ô. Nguyễn Thế Bảo Như thông lệ hàng năm, bà con kéo về địa điểm quen thuộc là Hội trường Thánh đường St. Aloysius để tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Tự Do, Dân chủ, Công Lý và Hòa Bình tại Việt Nam do Linh mục chánh xứ Đỗ Ngọc Hà và LM. Antôn Nguyễn Văn Đức đồng tế. Sau thánh lễ mọi người dùng cơm tối do Liên Hội khoản đãi và tiếp tục phần sinh hoạt hội thảo, văn nghệ đấu tranh tại hội trường nhà thờ. Lúc 18 giờ 30, sau nghi thức chào cờ mặc niệm là phần cầu nguyện theo nghi tức Phật Gíao do cụ Nguyễn Đình Tâm làm chủ lễ. Tiếp theo là lời cầu nguyện của LM Đỗ Ngọc Hà và một số giáo dân thuộc cộng đoàn công  giáo tại Berlin. Sau đó mọi người cùng thắp nến cho quê hương VN. Trước khi vào phần hội thảo một đoạn video nói về cuộc tấn công hèn hạ của quân CS Bắc Việt ở những tỉnh thành lớn của miền Nam Việt Nam vi phạm giao ước ngừng bắn trong dịp Tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là cuộc thảm sát đồng bào ở Huế. Trong buổi trao đổi hội thảo có sự tham dự của phóng viên tự do Michael Lee (người Đức), nhà văn Đinh Lâm Thanh đến từ Pháp với chủ đề Nghĩ gì và Làm gì sau 43 năm mất nước? Linh mục chánh xứ Đỗ Ngọc Hà đọc lời cầu nguyện Nhà báo tự do Michael Lee Một chương trình văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của các anh chị yêu văn nghệ. Buổi hội thảo và văn nghệ đã kết thúc lúc 23 giờ 30 cùng ngày. Trần Văn ghi lại. -------------------------------------------------- Grußwörte für 28.4.2018: ------------------------------------------------------------------------------------------ Prof. Dr. Stefan Grüne Sehr geehrte Damen und Herren, liebe Vietnamesinnen und Vietnamesen, liebe Menschenrechtsverteidigerinnen und Verteidiger, liebe Angehörigen, anläßlich des 43. Volkstrauertags Vietnams (30. April 1975) sende ich Ihnen meine herzlichsten Grüße. Meine Familie und viele Christen in der Diözese Speyer sind mit Ihnen und Vietnam verbunden. Wir wissen um das Leid, das Sie seit Jahrzehnten unter der kommunistischen Diktatur zu erdulden haben. Besonders in diesem Jahr gedenken Sie den 50. Jahrestag des Massakers in Hue. Damals wurden fast 5000 Menschen von den VietCong ermordet, darunter auch drei deutsche Ärzte und eine Frau. Hr. Prof. Horst-Günther Krainick und seine Frau Elisabeth, Hr. Dr. Alois Alteköster und Hr. Dr. Raimund Discher… Es war Mord an der Menschlichkeit!                                                                                                                                   Damals als Hunderttausende auf den Straßen Europas und Amerikas demonstrierten, waren diese drei Ärzte so selbstlos humanitär in Vietnam unterwegs, daß man über all dem lauten Ho-Chi-Minh-Geschrei später einsehen musste, „die Namen der drei ermordeten Ärzte und einer Frau stehen neben dem Albert Schweitzers.“ (H.C. Nonnemann). Die guten Taten der drei Ärzte kann der Mord nicht auslöschen! Sehr geehrte Damen und Herren, in diesen Tagen gedenden Sie auch der größten Umweltkatastrophe Vietnams vor zwei Jahren, verursacht durch das Stahlunternehmen FORMOSA und die kommunistische Partei Vietnams. Über 250 km Küste in Mittelvietnam wurden durch Industriemüll schwerst verschmutzt. Millionen Menschen sind in ihrer Existenz bedroht. Statt aufzuklären und der eigenen Bevölkerung zu helfen, auf dem Rechtsweg eine adäquate Entschädigung und Reinigung der Küste zu erreichen, geht das kommunistische Regime mit Gewalt und Verhaftung gegen das eigene Volk vor, obwohl die Bürger friedlich für ihre Interessen demonstrieren. Wir werden uns weiterhin für die legitimen Rechte der Bevölkerung in Mittelvietnam einsetzen. Liebe Menschenrechtsverteidigerinnen und -verteidiger der Bruderschaft für Demokratie, vor wenigen Wochen musste die internationale Öffentlichkeit mit Bestürzung erfahren, dass das Regime in Vietnam Sie zu schweren Freiheitsstrafen verurteilt hat. Verfahrensrechte wurden in schwerer Weise missachtet. Ich schließe mich der Ausführung des Vorsitzenden des Deutschen Richterbundes, Jens Gnisa, an: „Das Regime in Vietnam setzt sich über geltendes Recht hinweg, um Kritiker mundtot zu machen. Alle historischen Erfahrungen belegen, dass der Wunsch des Menschen nach Freiheit alle Zwänge überwinden wird.“ In diesem Sinne fordere ich die sofortige und bedingungslose Freilassung für die Mitglieder der Bruderschaft für Demokratie: Hr. Nguyen Bac Truyen, Hr. Nguyen Van Dai, Hr. Truong Minh Duc, Hr. Nguyen Trung Ton, Hr. Pham Van Troi und Fr. Le Thu Ha. Unser Gebet begleitet Sie. Die Christen in der Diözese Speyer beten für Sie. Meine Stimme werde ich weiterhin für die Menschenrechtsverteidiger in Vietnam erheben. In diesem Sinne grüße ich Sie herzlich Ihr Prof. Dr. Stefan Grüne  
......

2 ngày đầu xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hôm 24.4.2018 toà án Berlin mở phiên toà xét xử vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thông tin về phiên toà đã được tờ thoibao.de. Một tờ báo tiếng Việt duy nhất đã cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến vụ việc này kể từ ngày Trịnh Xuân Thanh bi bắt cóc. Mời các bạn xem thông tin ở đây. Từ sáng hôm trước nhà báo Lê Trung Khoa, tổng biên tập thoibao.de đã đến nhà đón tôi đến toà án, để anh làm thủ tục với phòng báo chí toà án. Sáng nay tôi và Lê Trung Khoa đến toà án để dự, anh Khoa được đi cửa dành cho nhà báo, còn tôi đi cửa dành cho những người dân thường muốn đến xem xét xử phiên toà. Đầu tiên phiên toà định mở ở phòng 700, nhưng sau vì nhiều người muốn dự, toà đã chuyển sang phòng 701 rộng hơn. Chúng tôi những người dân thường muốn vào phiên toà, phải qua kiểm tra an ninh khá ngặt nghèo, mọi đồ đạc như điện thoại, ví tiền...đều phải bỏ vào phong bì đưa cho cảnh sát bảo vệ cất giữ. Họ đưa lại chứng minh thư hay hộ chiếu cho những người tham dự. Phiên toà diễn ra với bầu không khí dễ chịu, như một cuộc họp công bằng giữa các bên. Điều đáng chú ý là ông luật sư của bị cáo Nguyễn Hải Long đi vào phần bào chữa khá bất ngờ, ông nhắc lại yêu cầu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với bà thủ tướng Merkel, ông nhấn mạnh Trịnh Xuân Thanh là tội phạm tham nhũng đào tẩu và yêu cầu bà Merkel có mặt để làm rõ yêu cầu ông Phúc, cũng như ông đề nghị huỷ phiên toà này vì đây là chính trị chứ không phải tính chất hình sự. Bà chủ toạ, một phụ nữ có khuôn mặt rất đẹp và thông minh nói. - Không, hình sự là chính xác. Sau đó bà đọc những chứng cứ về vụ bắt cóc, dường như ông luật sư của bị cáo Nguyễn Hải Long không quan tâm đến những chứng cứ này. Có lẽ ông đã có nước đi được nhà nước Việt Nam mách bảo, ông không chú tâm đến chi tiết chứng minh vụ bắt cóc, bởi vụ việc đã quá rõ ràng, không thể chối cãi được. Bởi thế ông đi theo hướng đòi đây là phiên tòa chính trị, phải được xét xử theo một phiên tòa chính trị. Luật sư và toà án thảo luận rằng việc xem xét hoãn xử sẽ được cân nhắc vào ngày tới, toà án trao cho luật sư NHL tập hồ sơ và đĩa cứng. Ông luật sư nói rằng cần phải có thời gian để dịch hồ sơ này cho bị cáo NHL đọc. Hai bên thống nhất thời gian để dịch hồ sơ. Phiên toà mở đầu diễn ra nhanh gọn, toà tuyên bố hôm nay đến đây kết thúc, ngày mai sẽ bàn tiếp. Lời bình Nếu ý kiến của luật sư Nguyễn Hải Long là do đảng CSVN chủ trương, có lẽ đây là nước đi liều lĩnh nhưng đầy tính toán của cặp Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng. Mạnh dạn đẩy vụ án này sang hướng chính trị khi thấy cầm chắc 100% là thua, nếu như chối cãi kiểu tự thú để đối lại cáo buộc bắt cóc. Biến thành vụ án chính trị tầm quốc tế, Việt Nam sẽ đạt được thắng lợi đầu tiên là thoát khỏi cáo buộc bắt cóc, khủng bố, gián điệp. Hơn nữa đưa Việt Nam vào vị thế ngang hàng với Đức, một thủ tướng của cường quốc lớn và thủ tướng Việt Nam lên sàn đấu. Và nếu như thắng kiện trong một vụ án chính trị như vậy, những hậu quả mà cặp Trọng, Phúc gây ra do bắt cóc TXT sẽ lại trở thành một chiến công vang dội. Trước kia cặp Hồ, Giáp đánh thực dân Pháp Cặp Duẩn, Thọ đánh Mỹ, VNCH, Trung Quốc Thì ngày nay, cặp Trọng, Phúc sẽ đánh Đức, một cường quốc mạnh trên vũ đài chính trị, thắng lợi này sẽ đưa họ vào sử sách một cách vẻ vang. Nếu nước Đức chấp nhận đổi phiên toà hình sự này thành toà chính trị, mọi việc sẽ khó mà nói trước được, bởi cộng sản Việt Nam rất nhiều mưu mẹo để đối phó với hệ thống dân chủ đa nguyên như nước Đức. Nhưng nhìn dáng đi thất thểu của ông luật sư NHL khi ra khỏi toà tìm kiếm taxi, thấy ông có vẻ cô độc, không như phía bà luật sư của Trịnh Xuân Thanh có cả tốp đi cùng khi ra khỏi tòa. Như vậy có lẽ việc đòi hỏi xử sang tòa chính trị chỉ là ý kiến của cá nhân ông, nếu thế thật đáng tiếc, chính phủ Việt Nam đã không hỗ trợ cho ý kiến này. Hy vọng đây chỉ là màn dạo đầu của phía Việt Nam, tiếp theo phía Việt Nam sẽ quyết tâm đẩy vụ án bắt cóc này sang vụ án chính trị giữa hai nước. Chỉ như thế mới lật ngươc được thế cờ, từ kẻ bắt cóc khủng bố trở thành nạn nhân chính trị, Việt Nam là nạn nhân bị nước khác đánh phá, bằng cách bao che cho tội phạm tham nhũng ở nước mình bỏ trốn. Còn không sang hướng chính trị này, để vụ việc diễn theo tòa hình sự, Việt Nam sẽ không còn gì để ''nhai'' lời tuyên bố TXT "tự thú'', bởi bằng chứng Đức có được quá rõ ràng, chẳng hạn như những cuộc điện thoại giữa Long và tướng Đường Minh Hưng, hình ảnh camera thu được ở các nơi, dấu vết ở trên xe, nhân chứng, dấu vết ở khách sạn... Hôm nay phần kiểm tra, mới biết Nguyễn Hải Long sinh ở Lai Châu. Thường những an ninh thuộc tốp hành động bí mật, đòi hỏi sự trung thành và chấp hành triệt để mệnh lênh cấp trên trong những phi vụ dính đến án mạng đều có chung một điểm là được tuyển từ những nơi vùng cao cao như Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng.... Trực tiếp trung tướng Đường Minh Hưng, anh hùng lực lượng vũ trang an ninh điện thoại, gặp gỡ, trao đổi với Nguyễn Hải Long. Chi tiết này gây thắc mắc, liệu một người đi lao động và trốn ở lại, làm nghề chuyển tiền có đáng được một trung tướng tình báo lão luyện như Đường Minh Hưng tín nhiệm cho tham gia vụ án bắt cóc như thế này không? Đến đây tôi nhớ lại một câu chuyện về Trân Châu Cảng đọc hồi nhỏ, chỉ nhớ rằng có một người thợ người Nhật sửa đồng hồ ở đó rất lâu như một người bình thường vài ngày trước khi xảy ra trận tập kích Trân Châu Cảng anh ta đóng cửa hàng biến mất. Về sau người ta mới biết bao nhiêu năm qua, anh ta là một gián điệp dưới mác người thợ sửa đồng hồ như vậy. Nhưng nếu Nguyễn Hải Long là một chiến sĩ gián điệp nằm vùng, tại sao không rút anh ta về khi hoàn thành xong nhiệm vụ? Phải chăng những kẻ bắt cóc nghĩ chủ quan cảnh sát Đức không mò sang Tiệp bắt Long theo lệnh truy nã quốc tế, đòi Tiệp đưa Long? Hay có âm mưu lớn hơn, để Long lại cho Đức bắt, nhằm phục vụ một cuộc chơi khác? Nếu đúng là để phục vụ cuộc chơi khác, vụ này thật hấp dẫn. Trong phiên tòa hôm nay không có người thân của TXT, cũng như không có những nhân vật đã đi cùng TXT gặp tôi ở nhiều lần trước. Hóa ra không chỉ mỗi Nguyễn Hải Long, mà cả Trịnh Xuân Thanh cũng vậy, họ đều có vẻ không được các đồng chí, bạn bè của mình quan tâm. Cái tình của những người cộng sản khi sa cơ, mới thấy đáng sợ. ----------------------------------------------- Ngày 25.4.2018 Ngày thứ hai, toà rời đến một địa điểm khác thoáng đãng hơn. Lần này việc khám xét vẫn nghiêm ngặt còn hơn trước, một lần qua máy soi và một cửa thứ hai khám xét bằng tay. Có cảnh sát nữ và cảnh sát nam để tiện việc khám xét. Một người đàn ông Việt Nam phải trình bày với chiếc đồng hồ kết nối với iPhone. Cuối cùng anh ta cũng không được cảnh sát chấp nhận cho mang đồng hồ này theo vào phiên toà. Phiên toà không thể diễn ra theo đúng lịch, bởi người phiên dịch cho một nhân chứng Pháp đến trễ. Mọi người tụ tập ở hành lang trước cửa phòng xét xử và nói chuyện. Có đủ các loại người mang đủ các quan điểm chính trị và cái nhìn vụ án này khác nhau đứng trò chuyện trong khoảng không gian khá hẹp. Có nhân viên sứ quán đến dự phiên toà, nhưng theo đường dân thường vào xem, mặc dù toà án có ghế riêng và lối đi riêng dành cho cơ quan ngoại giao Việt Nam, nhưng người của đại sứ Việt Nam không muốn đến dự chính thức, họ đi với tư cách dân thường. Berlin có hấp dẫn riêng của nó đối với giới báo chí và chính trị người Việt, ở nơi đây có một sắc thái mà không cộng đồng người Việt nào ở đâu trên thế giới có được. Chẳng hạn như hôm nay ở khoảng trống hẹp trong hành lang phòng xử này, những người có thể gọi là kẻ thù của nhau giáp mặt và nói chuyện , không có thái độ thù địch nào ở đây cả. Bởi đây là toàn án nước Đức và sâu xa hơn nữa là đa phần những người được nhà nước Việt Nam gọi là ''phản động'' có mặt tại đây và những người đảng viên cộng sản hay cảm tình với cộng sản đều hiểu rằng họ đang đứng ở một nơi đại diện cho văn minh và dân chủ. Phóng viên TXT VN đứng trò chuyện cùng Lê Trung Khoa, cậu cán bộ sứ quán nhiệt tình chỉ cho tôi lối đi tìm phòng vệ sinh. Một người miền Nam đi từ thời VNCH đang nói chuyện với một người miền Bắc đi học thời XHCN, một người ghét chế độ CSVN nói chuyện với người yêu mến chế độ CSVN. Họ nói ý kiến, họ đưa ra bình luận trái chiều nhau, nhưng không gay gắt như thù nghịch. Ngoài lề Tôi yêu Berlin này, bởi ở đây, tôi cảm thấy sự nguy hiểm của mât vụ cộng sản giăng hàng ngày. Tôi thấy sống được những cảm giác đề phòng, luôn phải tránh bẫy, luôn phải cảnh giác. Sống giữa những kẻ thù có cảm giác khoái lạ làm tôi một phần đỡ nhớ Hà Nội, nơi mà mà sự nguy hiểm từng ngày. Ở đây tôi có thể đến quán Thành Koch ăn bát phở một cách tự nhiên, mặc dù ông chủ là người thân của đại sứ quán và mới hôm trước vừa viết bài trên báo chửi tôi là phản động. Ăn xong bát phở, tối về tôi có thể viết nói Thành Kock tiếp tay cho bọn tư bản đỏ như nhà Toàn Liên (bảo hiểm AAA). Rồi sáng sau lại đến quán gọi Thành Kock rõ to, mặc dù nhân viên bồi bàn đứng ngay cạnh. - Chủ quán, cho bát chín nạm gầu. - Hôm qua mày chửi tao, hôm nay lại mò đến đây ăn à? - Chuyện nào ra chuyện đấy nhé ông Thành, hôm qua tôi chửi phở ông không ra gì, hôm nay tôi đến ăn, thì ông hẵng hỏi câu đấy. Ông bán phở tôi ăn trả tiền, ông đừng nhập nhèm chuyện quan điểm chính trị vào đây. - Ở được, ăn ngon lấy sức mà lên mạng chửi, đây là xứ tự do ngôn luận, sợ đéo có sức mà chửi thôi. Chủ quán Thành Kock, một người từng nấu phở cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang và được đại sứ Đoàn Xuân Hưng trao tặng bằng khen treo giữa quán vì có công đóng góp cho cộng đồng. Khi tôi ăn, anh ta thường ngồi cạnh để nói kháy, nói đểu tôi và tôi đáp trả lại. Người bên ngoài tưởng chúng tôi là bạn thân, kỳ thực chúng tôi là những kẻ hai bên chiến tuyền. Berlin là vậy, bạn đừng nghĩ những người đi bên cạnh tôi, ăn uống hay làm gì đó với tôi là bạn thân tôi, có thể anh ta, ông ta, chị ta là người của mật vụ cộng sản đang theo dõi xem tôi sắp làm gì. Chỉ khi nào tôi nói với bạn rằng, đây là người cùng chí hướng với tôi, lúc đó mới là lời xác nhận của tôi. ----------------------------------- Ngày thứ hai của phiên toà. Phải đến 10 giờ 30 phiên toà mới được diễn ra, nhân chứng người Pháp nói rằng hôm đó anh ta cùng con trai đi lễ nhà thờ, thấy một nhóm người xô một người đàn ông và một phụ nữ lên chiếc xe ô tô. Tòa hỏi anh ta về những chi tiết không giống lời khai trước cảnh sát, như việc thời gian diễn ra là 25 giây hay 5 giầy. Hình như hai câu hỏi khác nhau, anh ta nghĩ toà hỏi việc đẩy người lên xe mất bao thời gian. Còn cảnh sát hỏi anh ta nhìn toàn bộ sự việc bao thời gian. Mất mấy phút để hỏi rõ việc chênh lệch thời gian này. Nhân chứng khá trẻ và đẹp trai, anh ta ăn mặc lịch lãm với chiếc áo vét xanh đen thẫm và chiếc khăn kẻ caro quấn cổ của hãng thời trang nổi tiếng gì đó tôi quên bẵng mất. Người châu Âu có trách nhiệm với việc làm nhân chứng và với những việc xảy ra, ví dụ khi nhìn thấy vụ việc này, anh ta đã chụp ảnh lại chiếc xe và gọi cảnh sát Đức để báo nhìn thấy có vụ xô đẩy người vào một chiếc xe như thế. Anh ta đến phiên toà với thái độ rất trách nhiệm.     Nguyễn Hải Long & Luật sư biện hộ Tòa gọi anh ta và Nguyễn Hải Long đến bàn chủ toạ để nhân chứng người Pháp chỉ chiếc xe trong ảnh, mấy tấm ảnh được bày ra, mọi người xúm vào xem, từ công tố viên, luật sư, thẩm phán, nhân chứng và bị cáo cùng phiên dịch. Nguyễn Hải Long ở trong phòng cách ly, có kính chống đạn và lối đi thằng vào phòng từ đường hầm. Long bước ra ngoài đến bàn chủ toạ chứng kiến nhân chứng chỉ ảnh ô tô, mái tóc của anh ta có nhiều sợi bạc và nét mặt chịu đựng, ông luật sư nói nhỏ gì đó vào tai Long, nhưng Long có vẻ bất cần để ý. Lúc xem ảnh xong, ông luật sư bên bị cáo có vẻ tức tối, ông ta hỏi chủ tọa rằng sao lại trình bày ảnh kiểu như mớm cung vậy. Phía công tố viên nói đại ý rằng xếp từ 1 đến 5 thứ tự ông nói vậy, xếp từ 5 đến 1 ông cũng sẽ nói vậy, cãi như thế là cãi vô lý. Ông luật sư không nói gì. Nhân chứng thứ hai là một người đi xe đạp, cách 100 mét ông ta nhìn thấy vụ xô đẩy, ông ta đạp xe đi thể thao nên không mang điện thoại, thấy vụ việc ông đã mượn điện thoại để báo cảnh sát, lúc đến chỗ xảy ra vụ việc ông thấy điện thoại rơi ra, đó là điện thoại của Trịnh Xuân Thanh. ...phần các nhân chứng khai trước tòa xin xem ở thoibao.de hay BBC. Nhân chứng đặc biệt là một người Việt Nam tên là Ph. Trước đây Lê Trung Khoa có gọi điện cho tôi hỏi về việc có người VN gặp Khoa và nói ông ta có dính đến vụ bắt cóc, ông ta không biết việc này, chỉ vì sứ quán nhờ ông đi nhận đồ, ông ta đi, sau đọc báo mới biết. Tôi khuyên Lê Trung Khoa bảo ông ta gặp ngay cảnh sát trình báo, như thế chứng tỏ ông ta là người bị lợi dụng và không biết gì. Lê Trung Khoa đã giới thiệu (hoặc dẫn ông ta đi thì phải) đến chỗ cơ quan cảnh sát Đức thụ lý việc này để trình báo. Ông Lê Đức Trung, Bí thư thứ nhất ĐSQ Việt Nam tại Đức, bị nhân chứng tố cáo trước Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 25.4.2018 Vì thế hôm nay, ông ta đến toà với tư cách là nhân chứng, ông ta khai nhân viên an ninh sứ quán tên Trung (Lê Đức Trung) đã nhờ ông ta đến khách sạn lấy đồ của Đỗ Minh Phương với tờ giấy giới thiệu của sứ quán Việt Nam. ...xem phần này trên BBC của nhà báo Lê Mạnh Hùng (người tham dự phiên toà). Bình luận. Như vậy chiều hướng như luật sư bên bị cáo đòi hỏi chuyển phiên tòa sang chính trị mời bà Merkel đến làm rõ về yêu cầu đề nghị của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là không được chấp nhận. Ông luật sư được chỉ định do nhà nước Đức trả tiền, trong vụ án này bị hại là nhà nước Đức và bị cáo là nhóm bắt cóc do trung tướng an ninh Việt Nam Đường Minh Hưng phối hợp với cán bộ sứ quán Việt Nam tại Đức thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ CHLB Đức. Là một công dân Đức được nuôi dưỡng và học hành ở nước Đức, ông luật sư đã hết mình bảo vệ quyền lợi cho những kẻ xâm hại an ninh tổ quốc ông, nơi mà gia đình ông sinh sống từ bao đời nay. Nhìn như thế , chúng ta mới thấy rõ sự văn minh trong ứng xử , sự công bằng của pháp luật Đức. Ông luật sư cho nhóm bắt cóc Việt Nam đã bảo vệ cho nhóm này hết lòng. Không ai có thái độ hoặc lời nói cho rằng ông đã phản bội tổ quốc ông, bởi họ hiểu rằng ông đang hết lòng trách nhiệm với công việc ông được giao. Ông ta có quyền nói ngang chừng không phải xin phép, ông ta ngồi tại chỗ chất vấn thẳng ai đó mà không cần thưa gửi xin phép chủ tọa câu nào. Ông ta phê phán nhà nước Đức đã sai khi bao che cho TXT, không chịu dẫn độ về theo đề nghị ''chính đáng'' (ý của ông) của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông ta nói bà thủ tướng Đức đã sai nọ kia. Ông ta không bị hạn chế, không bị tước thẻ, không bị báo chí Đức lên án lợi dụng phiên toà để bôi xấu nhà nước CHLB Đức. Nếu bạn nhìn thấy những chiếc bàn chủ toạ không cao hơn bàn luật sư là mấy, khi có việc như xem chứng cứ, mọi người quây lại xem bình đẳng thì sẽ thấy cảm giác đây là một cuộc họp để bàn bạc hơn là một phiên toà như ở Việt Nam. Khả năng bác bỏ được cáo buộc tội danh bắt cóc trong vụ án này chỉ chiếm chưa đầy 4% cho đến giờ phút này. Những chứng cứ mà công tố viên đưa ra quá nhiều và rõ ràng. Nếu phiên toà kết luận tội danh bắt cóc khủng bố, đương nhiên trung tướng Đoàn Minh Hưng sẽ bị truy nã quốc tế vì là kẻ chủ mưu. Đây sẽ là vết ô nhục cho bộ công an Việt Nam, có thể vì vụ án này mà cuộc họp Interpol vừa qua tại Hoa Kỳ bộ trưởng Tô Lâm đã không dám đến dự. Đặc biệt vai trò của sứ quán Việt Nam tham gia quá nhiều và rõ ràng, thậm chí là tích cực trong vụ bắt cóc khủng bố này sẽ đem lại những hệ lụy không lường được cho Việt Nam, hiện nay phiên toà đang diễn ra, chưa rõ những nhân viên viên, cán bộ sứ quán tham gia sẽ bị xử lý hoặc được quyền miễn trừ do tính chất ngoại giao. Phiên toà sẽ còn diễn ra 19 phiên xử nữa, chế độ CSVN đang tìm mọi cách để thông tin về phiên toà không đến với dư luận nhân dân Việt Nam. Họ dường như chọn thái độ mặc kệ phía Đức muốn xử sao, làm gì cũng đuộc kể cả cắt hẳn quan hệ ngoại giao. Một thái độ rất Chí Phèo, một thái độ rất đặc trưng của chế độ cộng sản Việt Nam khi làm sai bị quốc tế lên án. Suy cho cùng thì dẫu có cắt đứt quan hệ ngoại giao Việt - Đức, thì Nguyễn Phú Trọng vẫn là tổng bí thư quyền lực nhất Việt Nam. Như thế tội gì ông ta phải xuống thang với Đức để mất oai phong của mình. Ông ta chả thiệt hại gì cả, mặc kệ nước Đức muốn sao thì dân Việt chịu, ông ta không hề chi. Nếu tính chịu trách nhiệm thì Nguyễn Phú Trong càng thoát tội, vì người ta nếu xét tội thì xét tội của Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc trên vai trò chủ tịch nước, thủ tướng. Chứ chức vụ tổng bí thư của đảng không có giá trị pháp luật với nước văn minh, nên không thể truy tố hay kết tội Nguyễn Phú Trọng được. Trước tình thế như vậy, sẽ khó có khả năng cải thiện quan hệ Việt Đức. Trừ khi Nguyễn Phú Trọng về hưu hay đột tử./.  
......

Thư mời tham dự Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 43 năm, thứ bảy 28.04. 2018 tại Thủ Đô Berlin.

  Thông Cáo Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Sau 43 năm dưới sự toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam quê hương chúng ta càng ngày càng lún sâu vào sự tha hóa xã hội và đạo đức , suy đồi giáo dục và lũng đoạn kinh tế . Sự đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng bất chấp công ước quốc tế và luật lệ ngoại giao chứng tỏ thêm sự gian tham mù quáng của tập đoàn cai trị này . Thảm họa Tết Mậu Thân sau 50 năm vẫn ghi đậm dấu ấn khát máu , thủ đoạn lừa lọc của Cộng Sản Việt Nam . Chẳng những vậy , theo phúc trình mới nhất của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền thì tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam trong năm 2017 đã xấu đi nghiêm trọng . Để lên tiếng tố cáo một lần nữa trước công luận nước Đức và toàn thế giới về tội ác của Cộng Sản Việt Nam , Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức chúng tôi sẽ trân trọng tổ chức: Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 43 vào ngày Thứ Bảy 28.04.2018 tại Berlin bao gồm: - Biểu tình trước Sứ Quán CSVN và tại Brandenburger Tor - Nghi thức tôn giáo và Hội thảo tại nhà thờ St. Aloysius Chương trình : * Từ 12:00giờ đến 13:00giờ: Biểu tình trước Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam Elsenstr.3 -12435 Berlin-Treptow * Từ 13:30giờ đến 15:30giờ: Biểu tình và tuần hành tại Brandenburger Tor Pariser Platz , 10117 Berlin * Từ 16:00giờ đến 17:00giờ: Liên tôn cầu nguyện Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam tại : Nhà Thờ St. Aloysius Schwyzerstr. 1 - 13349 Berlin * Từ 17:00giờ đến 18:30giờ: Liên Hội khoản đãi cơm chiều tại Hội Trường Nhà Thờ St. Aloysius * Từ 18:30giờ đến 21:00giờ: Hội thảo tại Hội Trường Nhà Thờ St. Aloysius * Từ 21:00giờ đến 23:30giờ : Văn nghệ đấu tranh Chúng tôi thành khẩn kêu gọi sự tham dự đông đảo của quý vị. Sự thành công của buổi lễ là một đóng góp tinh thần lớn lao vào công cuộc đấu tranh đòi lại tự do dân chủ nhân quyền và tự chủ cho dân tộc Việt Nam . Điện thoại liên lạc : Ông Nguyễn văn Rị , Handy 0176-578807 Ông Hoàng Kim Thiên , Handy 0163-6743097 Berlin, ngày 02.02.2018 TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Hội thảo “Tuổi trẻ và hành trình thế kỷ 21” tại London

Hơn 150 bạn trẻ Việt Nam hội luận với Kỹ sư Ngô Trọng Đức tại London   Đáp lời mời của cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc, Kỹ sư Ngô Trọng Đức, Uỷ Viên trung ương Đảng Việt Tân đã từ Hoa Kỳ sang London nói chuyện với hơn 150 thanh niên Việt Nam về đề tài “Tuổi Trẻ và Hành Trình Thế Kỷ 21” vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày Chủ nhật 01/04/2018, tại trường Đại học University of East London. Đa số tham dự viên là các bạn du sinh, lao động hợp tác và một số bạn trẻ trong Phong trào Con Đường Việt Nam và Cộng đoàn Công Giáo tại London.       Sau phần nghi thức khai mạc, ông Ngô Trọng Đức đã mở đầu bằng sự trình bày một số khác biệt giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21.   Theo ông, tiến trình phát triển đặc biệt trong thể kỷ 20 là khoa học, y khoa, không gian… đã làm nền tảng cho sự phát triển của nhân loại và là kỷ nguyên thông tin nhanh chóng nhất. Thế nhưng câu hỏi nêu ra là con người có cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn không? Ông cho rằng sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện là sự đau thương, mất mát của hàng chục triệu người: Khoảng 60 triệu người chết trong thế chiến I & II, thế nhưng con số thống kê lạnh lùng đó vẫn chưa bằng số người chết từ khi xuất hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản trên địa cầu này. Chỉ ước tính riêng 2 quốc gia điển hình là tại Liên bang Xô Viết từ năm 1917 và Trung Cộng từ 1949 thì đã có hơn 100 triệu người thiệt mạng vì chủ nghĩa tàn độc này. Vì thế khi bước vào thế kỷ 21, theo ông Ngô Trọng Đức thì con người, đặc biệt là các bạn trẻ cần có một số nỗ lực vừa thừa hưởng những thành công vừa rút ra được bài học từ những đau thương của thế kỷ trước hầu góp phần thay đổi và xây dựng một kỷ nguyên mới tràn đầy yêu thương, phát triển, hoà bình, công lý và sáng tạo. Theo Diễn giả thì các bạn trẻ ngày nay cần quan tâm đến 7 loại hành trang cho chính mình. Đó là:   1/ Giữ sức khoẻ bao gồm hai phần Thân và Tâm; 2/ Không ngừng học hỏi, quan sát và chiêm nghiệm để gia tăng sự tin tưởng; 3/ Phải chọn một mục đích rõ ràng trong các loại công việc để sống có ý nghĩa; 4/ Quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra, như Đức thánh Trần đã từng nói: “khi có được quyết tâm bạn sẽ làm được tất cả”; 5/ Biết cách trình bày và diễn đạt ý kiến để có thêm người đồng cảm và chia xẻ với mình; 6/ Chú trọng tinh thần đồng đội; và 7/ Có lòng yêu thương, yêu đời và yêu mình xuất phát từ trong tâm để thấy chúng ta là một. Diễn giả cho rằng, mọi người tuy có khác nhau về hoàn cảnh nhưng có cùng một điểm chung là yêu quê hương, yêu dân tộc Việt Nam thì đó là khởi điểm quan trọng để cùng nhau góp phần xây dựng một Việt Nam ở thế kỷ 21 với tự do, công bằng và tình thương. Sau phần trình bày của diễn giả, rất nhiều bạn trẻ đã hăng hái lên phát biểu và nêu những thắc thắc, suy tư của mình liên quan đến thực trạng đời sống, chính trị và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đã được Kỹ sư Ngô Trọng Đức trả lời thỏa đáng.   Trong không khí hào hứng và phấn khởi của cuộc hội thảo, ban tổ chức và các bạn thanh niên tham dự đã nêu lên quyết tâm tổ chức thành công buổi biểu tình vào ngày 08/04/2018 để phản đối CSVN đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ bằng phiên tòa khủng bố 6 thành viên hoạt động dân chủ của Hội AEDC là Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Blogger Nguyễn Bắc Truyển và Nhà báo tự do Trương Minh Đức. Kết thúc buổi sinh hoạt, mọi người đã cùng nhau chụp hình chung với diễn giả một tấm hình “Dân Chủ không phải là tội” để chia xẻ với cộng đồng Mạng về cuộc đấu tranh công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ.   Sau cùng là đại diện Việt Tân tại UK chia sẽ những tâm tình và gửi lời cảm tạ sự ủng hộ của quý đồng hương, các bạn trẻ đã quan tâm và tham gia buổi hội thoại này và cảm ơn đến bạn Quynh Nguyễn đã hỗ trợ làm Livestream cho hơn 4 ngàn rưỡi người xem từ trong nước đến hải ngoại. Trần Thanh Luân tường trình từ London https://chantroimoimedia.com/2018/04/05/hoi-thao-tuoi-tre-va-hanh-trinh-...
......

Đức quốc biểu tình lên án phiên tòa ác độc xử 6 anh chị em HAEDC

Phẫn uất trước những bản án vô cùng nặng nề và độc ác của phiên tòa ngày 5.4.2018, gần 100 đồng bào đã về trước tòa nhà Tổng lãnh sư Việt cộng tại thành phố ngân hàng Frankfurt – CHLB Đức để biểu tình lên án chế độ CSVN và nói lên sự ủng hộ đối với Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC). Rất nhiều biểu ngữ đa dạng, tự thực hiện của người đến tham dự đã nói lên điều này. Dù lời kêu gọi biểu tình do đảng Việt Tân (VT) tại Đức đưa ra trước đó vài ngày ngắn ngủi nhưng sự đáp ứng của đồng hương đã khích lệ ban tổ chức không ít. Rất nhiều người đã vượt hàng trăm cây số xa xôi như từ các vùng Ruhr, Bremen, Hamburg. Buổi biểu tình bắt đầu lúc 13 giờ với nghi thức chào cờ, hát quốc ca Đức và Việt cũng như mặc niệm những người đã khuất vì lý tưởng tự do, dân chủ dưới sự điều hợp của ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh. Ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện BTC cám ơn đồng bào tham dự biểu tình. Ông Văn nói lên ý nghĩa sự thành lập và hoạt động ôn hòa và công khai của HAEDC trong 5 năm qua. Dù bị giới hạn rất lớn do sự o ép, trù dập nặng nề của chế độ VC, HAEDC cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Về mục đích và ý nghĩa cuộc biểu tình: Trước những thách thức của phong trào dân chủ VN hiện nay, ông Nguyễn Thanh Văn kêu gọi người Việt Nam yêu nước hãy tiếp tục vạch trần, tố cáo trước công luận những hành vi đàn áp nhân quyền, thủ đoạn thâm hiểm khủng bố dân chủ của nhà cầm quyền VC; tiếp tục đồng hành cùng Phong trào Dân chủ và hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm và giới dân chủ tại VN. Ông tố cáo những bản án phi lý, nặng nề đối với 6 thành viên HAEDC là luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, kỹ sư Phạm Văn Trội, ký giả Trương Minh Đức, luật gia Nguyễn Bắc Truyển và cô giáo Lê Thu Hà đã chà đạp trầm trọng lên luật pháp và nhân phẩm. Nhiều đại diện hội đoàn, đoàn thể đến tham dự như Hội Người Việt Tị Nạn Wiesbaden, Odenwald, Darmstadt, Krefeld, Bremen, Hamburg, Nürnberg, Mannheim, Saarland, Recklinghausen,...cũng đã phát biểu lên án, tố cáo chế độ VC trước cuộc biểu tình. Đặc biệt, vài bạn trẻ sinh ra và lớn lên đã chia sẻ cảm tưởng bằng song ngữ Đức-Việt, cám ơn BTC đã nhanh chóng tổ chức buổi biểu tình để mọi người có cơ hội phản đối bản án bất công và ủng hộ cuộc đấu tranh trong nước nói chung và HAEDC nói riêng. Sau mỗi phát biểu là những tiếng hô đả đảo chế độ „hèn với giặc, ác với dân“ và phiên tòa bất công. Song song là những tiếng hô đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Đồng bào cũng đã cùng hát chung những bài hát đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Phải lên tiếng“ … khiến buổi biểu tình lúc nào cũng đầy khí thế. Đài phát thanh Tiếng Nước Tôi tại Hoa Kỳ đã phỏng vấn BTC và vài tham dự viên biểu tình. Đài Radio Việt Nam Hải Ngoại cũng gửi phóng viên đến tại chỗ để phỏng vấn và ghi hình. Cuối chương trình, bà Trương Ngọc Hòa đã đọc lá thư rất cảm động do anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai MS Nguyễn Trung Tôn viết về sự dấn thân đấu tranh của bố anh cho công lý và nhân quyền. Bố anh đã bị chế độ VC đàn áp nặng nề từ tinh thần đến thể xác. Anh Trọng Nghĩa, như nhiều đại diện hội đoàn phát biểu trước đó, kêu gọi mọi người tham gia tích cực vào việc đấu tranh để giải thể chế độ CSCN, nguồn gốc của bao đau thương của đất nước và quan trọng hơn nữa là nguy cơ mất nước về tay Trung Cộng. Đại diện BTC, ông Tôn Vinh đã không quên cám ơn cảnh sát Đức đã giữ gìn trật tự cho buổi biểu tình. Ông nhấn mạnh, người Việt tị nạn tại Đức cám ơn dân Đức, đồng thời rất tôn trọng những giá trị tự do và dân chủ mà mọi người đang được hưởng. Ông nhắc đến LS Jens Gnisa. Chủ Tịch Liên Đoàn Thẩm Phán Đức Quốc. Luật Sư Jens Gnisa là người đã quyết định trao giải Nhân Quyền cho Luật Sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 05.04.2017 Sau 2 giờ đồng hồ, buổi biểu tình chấm dứt đúng 15 giờ trong ánh nắng Xuân ấm áp đầu tiên của năm 2018 sau những tháng lạnh lẽo mùa Đông. Mọi người thu xếp dụng cụ và lưu luyến chia tay, hẹp tái ngộ trong cuộc biểu tình sắp tới vào ngày 28.4 tại thủ đô Berlin./. Ảnh: Minh Thông  
......

Bản lên tiếng bên vực cho các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án Hội AEDC

Kính mời Quý Tổ chức chính trị, xã hội và Quý Cá nhân tham gia. Quý Tổ chức xin ghi tên người đại diện. Quý Cá nhân xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, tỉnh thành (nếu ở trong nước), quốc gia (nếu ở nước ngoài). Vì tình thế cấp bách, chúng tôi sẽ khóa sổ vào 12g trưa ngày thứ 4, mồng 4 tháng 4 (giờ Việt Nam). Xin gởi chữ ký về địa chỉ email: phanvanloi@fvpoc.org. Xin chân thành cảm ơn. Tổ chức khởi xướng: Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. ------------------------ Vào ngày 5/4/2018 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm vụ án Hội Anh Em Dân Chủ theo bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, truy tố các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", căn cứ Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999. Đây là vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm vì liên quan đến một tổ chức xã hội dân sự hoạt động ôn hòa và bất bạo động, nhưng bị cáo buộc thực hiện hành động "lật đổ chính quyền nhân dân".  Chắc chắn phiên tòa sẽ trình diễn một vở kịch hài hước bởi đã được dàn dựng cẩn thận về kịch bản, diễn biến và kết quả.  Tất nhiên bản án sẽ được tuyên ở phiên tòa như thế cũng hoàn toàn vô giá trị. Dù vậy, trong tinh thần đồng hành kề vai sát cánh với các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án này, đồng thời để biểu lộ thái độ phản kháng đối với phiên tòa lố bịch sắp diễn ra, chúng tôi - các tổ chức và cá nhân cùng ký tên dưới đây - đồng lòng lên tiếng bênh vực các bị cáo trong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ như sau:   XÉT VÌ Thứ nhất, bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là sự sao chép sơ sài và nghèo nàn bản Kết Luận Điều Tra số 22/ANĐT-P5 ngày 12/12/2017 của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an.  Điều đó cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chẳng những không thực hiện đầy đủ vai trò giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, mà còn là một cánh tay nối dài thụ động và lười nhác của Cơ quan An ninh Điều tra. Thứ hai, đây là một vụ án chính trị thuần túy nhằm xét xử các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, thể hiện qua nội dung và số hiệu (có ghi chữ "CTr") của bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017.  Đó hoàn toàn không phải là một vụ án hình sự thông thường đối với những người vi phạm pháp luật thông thường.  Bản chất chính trị của vụ án mặc nhiên tố cáo sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền công dân của nhà cầm quyền Việt Nam. Thứ ba, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, mà bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 viện dẫn để truy tố các bị cáo ra trước tòa, đã bị thay thế bởi Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017).  Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 do đó đã không còn tồn tại và đã bị thay thế bởi Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.  Việc áp dụng hồi tố một điều luật cũ như vậy đã vi phạm nghiêm trọng Nguyên tắc Bất Hồi Tố của pháp luật hình sự trên toàn thế giới, bất kể Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sai trái của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc thi hành Bộ Luật Hình Sự 2015 cho phép. Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp 2013, Bộ Luật Hình Sự 1999 và Bộ Luật Hình Sự 2015, hoàn toàn không quy định và diễn giải cụ thể thế nào là "chính quyền nhân dân" và tính hợp hiến, hợp pháp của nó ra sao.  Một khái niệm tổng quát, mơ hồ và thiếu căn cứ pháp lý như vậy không thể và chưa bao giờ là một thực thể chính trị hoặc là một định chế pháp lý chính danh có thể dùng để cáo buộc bất kỳ ai có hành động chống lại hoặc lật đổ nó.  Trong khi đó, quyền con người và quyền công dân là những quyền mà Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia đều ghi nhận cụ thể và tuyên bố bảo vệ.  Do vậy, không thể nhân danh "chính quyền nhân dân" để vi phạm quyền con người và quyền công dân. Thứ năm, hoạt động được mô tả trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 là những điều mà một người dân bình thường được quyền thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình với tư cách là một công dân và một con người theo Hiến pháp 2013 của nhà nước CHXHCN Việt Nam.  Do đó, không thể dựa vào sự mô tả đầy kỳ thị, ác ý và lệch lạc về các hành động đó để bỏ tù và tuyên án những công dân đang thực thi quyền con người và quyền công dân một cách bình thường. Thứ sáu, các "chứng cứ" nêu trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 chỉ là sự suy diễn đơn thuần nhằm mục đích gán ghép tội trạng cho các nhà hoạt động xã hội dân sự, chứ không dựa trên cơ sở pháp lý và chuẩn mực pháp lý, dù sơ đẳng nhất, để chứng minh hành vi của các bị cáo có vi phạm pháp luật hay không một cách thuyết phục.  Do đó, những ai đã tạo dựng nên các chứng cứ như vậy cũng cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về cách thu thập chứng cứ và nội dung chứng cứ. Thứ bảy, trong quá trình điều tra vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm thời hạn tạm giam luật định theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và, do đó, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của hai nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà.  Những cán bộ điều tra vi phạm pháp luật như thế cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về toàn bộ quá trình điều tra vụ án. Thứ tám, quyền tìm kiếm và nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác có thể được xem là quyền thiết yếu để duy trì các hoạt động nhân quyền một cách bên vững. Các tổ chức xã hội dân sự nói chung, hoạt động trên nguyên tắc "phi lợi nhuận" và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài trợ bên ngoài. Vì vậy, hạn chế và ngăn cấm nhận tài trợ là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lập hội. Nhiều Nhận định của các cơ quan giám sát nhân quyền quốc tế đã ủng hộ mạnh mẽ quyền tiếp cận tài trợ của các tổ chức xã hội dân sự. Do đó, không thể quy tội cho Hội Anh Em Dân Chủ trong việc nhận tài trợ từ bên ngoài.        YÊU CẦU Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Tòa án Hà Nội phải xem xét đình chỉ vụ án Hội Anh Em Dân Chủ và trả tự cho ngay tại phiên tòa cho các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà.  Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam, cần và đòi hỏi ở một tòa án của nhà nước của dân, do dân và vì dân là sự bảo vệ CÔNG LÝ và tôn trọng QUYỀN CÔNG DÂN. Lập vào ngày 2 tháng 4 năm 2018 1- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi. 2- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 3- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Nguyễn Công Bình ----------------------------------- Kính mời Quý Tổ chức chính trị, xã hội và Quý Cá nhân tham gia. Quý Tổ chức xin ghi tên người đại diện. Quý Cá nhân xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, tỉnh thành (nếu ở trong nước), quốc gia (nếu ở nước ngoài). Vì tình thế cấp bách, chúng tôi sẽ khóa sổ vào 12g trưa ngày thứ 4, mồng 4 tháng 4 (giờ Việt Nam). Xin gởi chữ ký về địa chỉ email: phanvanloi@fvpoc.org. Xin chân thành cảm ơn. Tổ chức khởi xướng: Hội Cựu Tù nhân Lương tâm.
......

Biểu tình phản đối ông Nguyễn Phú Trọng tại Paris

Vào sáng thứ Hai 26/3/2018, đại diện của rất nhiều đoàn thể, đảng phái, các nhân sĩ và đồng hương từ khắp nơi đã tham dự cuộc biểu tình trước Tòa Đại sứ CSVN ngay góc đường Miromesnil / Messine Paris quận 8. Mục đích của cuộc biểu tình là để phản đối chuyến viếng thăm Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng do Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Pháp kêu gọi. Các biểu ngữ đòi tự do nhân quyền cho VN, hình ông Trọng bị gạch chéo, cùng nhiều biểu ngữ tố cáo các tội ác của đảng CSVN đã được giương cao tạo sự chú ý cho dư luận Pháp. Đã có hai thỉnh nguyện thư, một do Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Đảng Việt Tân đứng tên tố cáo các hành vi tra tấn của an ninh CSVN; thư thứ hai được đứng tên bởi các hội đoàn, tổ chức và các đảng phái để gửi đến Tổng Thống Pháp và các Bộ liên hệ nhằm yêu cầu chính quyến Pháp áp lực CSVN phải tôn trọng các hiệp ước quốc tế vê nhân quyền và về bảo vệ môi sinh mà Hà Nội đã ký kết. Trước đó vài ngày, báo chí lề đảng tung tin rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng được ông Emmanuel Macron, Tổng Thống Pháp mời, tuy nhiên văn phòng phủ Tổng thống không hề loan báo sự kiện này. Vì thế, lễ tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng ngay lúc đến Paris diễn ra rất tẻ nhạt vào buổi chiều ngày 25/3 tại phi trường quân sự Orly, do một nữ nhân viên trong bộ lễ tân hướng dẫn vào khu vực nhập cảnh. Ngày hôm sau 26/3 ông Trọng mới được mời vào phủ Tổng thống dùng cơm trưa. Mặc dầu chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Pháp chính thức, nhưng luôn luôn phải đi vào những cửa sau, vì đi đến đâu phái đoàn cũng gặp phải những cuộc biểu tình phản đối của Cộng đồng. NĐ tường trình từ Paris
......

Bác Trọng đi tây

Bác Trọng và triều đình cộng sản vốn nuôi một đàn báo chí làm "cơ quan ngôn luận" cho nó sang nhà sang cửa. Hễ bác và các cụ các bác lãnh đạo cao cấp của đảng có đi đâu thì cả đàn tiền hô hậu ủng, phải nói là xuất sắc của nó… nếu không bị bọn dân mạng bóc mẽ. Thời hội nhập, bọn dân cư mạng đâm ra lại đoàn kết, à cấu kết với nhau để hạ bệ bác và triều đình. Cứ một bọn ở ngoài phát hiện ra cái gì bóc mẽ bác và triều đình sản, là chúng lại hú ầm lên, báo về cho lũ dân ngu ku đen trong nước cùng bóc. Chúng đang bóc bác một quả đau đây này: Hôm 25/3 bác Trọng đi kinh lý xứ Phú Lang Sa. Phi cơ chở bác chỉ vừa hạ cánh là cả đàn báo Việt đã hối hả loan tin ngay cho dân đen chúng biết… nhưng mà dở quá! Thấy báo nói là có hẳn đại diện chính phủ Pháp ra đón, mà lại chẳng nói cụ thể là ai, cũng không thấy hình ảnh. Chắc là "ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết tình ai có đậm đà?". Tình bọn Pháp nhợn với bác Trọng đậm hay nhạt thì ai biết, chỉ biết cho đến tối 26/3 chúng cũng chẳng có dòng tin nào nói tới chuyến thăm chính thức của bác "theo lời mời của tổng thống Cộng hoà Pháp Emmanuel Macron". Nhật báo Le Monde số ra hôm nay, 27/3, dành trọn cả một trang đưa tin về chuyến kinh lý của bác Trọng, có cả hình chân dung bác ở chính giữa trang nữa, to vật. Nhưng, bác Trọng chưa kịp khoe thành tích về quê nhà thì… té ra chúng đăng bài và ảnh về bác vào trang quảng cáo (publicité). Giá bán trang này, chưa tính VAT, là 147 900 EUR. Nếu tính thuế dành riêng cho quảng cáo báo chí (với điều kiện) là 2,1%, thì số tiền lên tới 151 000 EUR, nghĩa là hơn 4 tỷ VND. Quân thực dân khốn kiếp, ăn dày đến thế là cùng. Đã thế lại công khai để bài và ảnh về bác chúng ta vào trang quảng cáo nữa chứ. Khác nào chúng tố với dân cư mạng là bác Trọng chủ động đánh bóng tên tuổi, đảng của bác rút ruột ngân sách để chi cho đảng trưởng tự bôi mỡ vào thân. Nhớ hồi trước bác Trọng khoe: "Mình phải thế nào người ta mới (đối xử với mình) thế chứ". Kỳ này không biết bác khoe kiểu gì đây. Mà có khi cũng chả sao, đàn báo chí trong tay bác cả, bác xua chúng nó viết gì chả được. Tinh thần là cứ chủ động "nhấn mạnh", "làm rõ", "nêu bật" thành tựu của bác, của đảng trong cả đối nội lẫn đối ngoại thôi, còn bọn Tây lông viết gì thì mặc mẹ nó. https://www.diendan.org/giot-mu…/phu-trong-quen-thoi-boc-roi
......

Bản Lên Tiếng của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) về phiên toà bất công sắp diễn ra

Ngày 31 tháng 12 năm 2017, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã tống đạt bản cáo trạng và kết luận về việc khởi tố 6 nhà hoạt động gồm Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ Sư Phạm Văn Trội, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Ký Giả Trương Minh Đức, Blogger Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà thuộc HAEDC theo Điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vì những hoạt động sau đây được quy kết là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 1- Tổ chức hội họp các Hội viên trên mạng xã hội. 2- Xây dựng Cương Lĩnh với quan điểm chính trị của Hội dựa trên nền tảng kinh tế tư nhân và xây dựng thể chế dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập. 3- Kêu gọi các NGO Quốc tế lên tiếng về tình trạng đàn áp và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Vận động và tiếp xúc các phái đoàn Quốc tế đến Việt Nam nhằm xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Úc, Canada, EU… 4- Phối hợp và giúp đỡ bà con dân oan và anh chị em công nhân khiếu kiện . Hỗ trợ ngư dân phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm môi trường biển 4 Tỉnh Miền Trung. 5- Thông qua các trang mạng xã hội để quảng bá “Nhân quyền và Dân chủ” đến người dân và nối quan hệ gắn bó với các xã hội dân sự trong ngoài nước. Đồng thời tổ chức các lớp dạy tiếng Anh để thúc đẩy Việt Nam sớm có dân chủ. Đây là những hoạt động ôn hoà và phù hợp với các quyền cơ bản của người dân đã được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền về các quyền Dân sự, Chính trị mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện trước cộng đồng Quốc tế. Đáng lý ra nhà cầm quyền Việt Nam phải tạo điều kiện ghi nhận để cho HAEDC, các tổ chức xã hội dân sự và người dân cùng hợp tác để sớm tiến đến một Việt Nam dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập, trên nền tảng được bảo vệ thực tiễn bởi toà án Hiến pháp. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã lấy những lý do nói trên, tăng cường đàn áp, bắt giữ các thành viên HAEDC và mở phiên sơ thẩm ngày 5 tháng 4 năm 2018. Đây là phiên toà đi ngược lại những cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam trước cộng đồng Quốc tế. Hội Anh Em Dân Chủ tuyên bố: - Những chủ trương và hoạt động của Hội và các thành viên HAEDC là nhằm thúc đẩy một Việt Nam thực sự dân chủ, tiến bộ và nhất là các quyền cơ bản của mọi con người đều được thụ hưởng. - Nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp và những Tuyên ngôn Quốc tế đã ký kết. Chấm dứt đàn áp và bắt giữ tuỳ tiện những nhà hoạt động ôn hoà cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. - Trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức các thành viên HAEDC, cũng như những nhà hoạt động khác đang bị cầm tù phi lý tại Việt Nam. Hội Anh Em Dân Chủ thiết tha kêu gọi quý vị nhân sĩ trí thức, các Nhóm/Tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức Quốc tế và các chính phủ tự do hãy theo dõi và quan tâm đến các thành viên HAEDC, chế tài và lên tiếng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà đấu tranh vì nhân quyền tại Việt Nam. ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ LÀ QUYỀN, KHÔNG PHẢI LÀ TỘI. Việt Nam, Ngày 26 Tháng 3 năm 2018 HỘI ANH EM DÂN CHỦ Phát Ngôn Nhân Nguyễn Thúy Quỳnh
......

Tâm thư của Hòa Thượng Thích Như Điển viết cho ngày Tưởng niệm 50 năm Mậu Thân tại Weiterstadt

Thư đã được Đại đức Thích Hạnh Bổn đọc trong buổi lễ tại Weiterstadt ngày 17.3.2018. Hannover ngày 3 tháng 3 năm 2018 Kính gửi: Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức Cùng Ban Tổ Chức và Quý Đồng Hương, Năm nay 2018 là năm Mậu Tuất, cầm tinh của con chó trung thành với chủ. Cách đây 50 năm về trước, năm Mậu Thân 1968 là năm cầm tinh của con khỉ hay bay nhảy, ngồi đứng không yên. Trong năm nầy đồng bào của chúng ta, đặc biệt là ở Huế, nhân ngày Tết cổ truyền của Dân Tộc người cộng sản đã phá bỏ hiệp định ngưng chiến trong ba ngày Tết với chính quyền VNCH, họ ngang nhiên tấn công vào Huế và chôn sống cả hàng mấy nghìn người, trong đó có cả những Bác Sĩ người Đức như: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher. Hoàng thành Huế đã khổ nhục chịu đựng không biết bao nhiêu vết đạn bắn từ hai phía của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và người cộng sản. Cuối cùng, sau hơn một tháng chiến đấu dũng cảm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Thành Huế và người dân Huế đã trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng, sau 50 năm trôi qua, vết thương lòng đã rách nát bởi chủ nghĩa hận thù do người phương Bắc gây ra, mãi cho đến bây giờ vẫn còn bưng mủ, mỗi khi nhắc đến thảm trạng của Tết Mậu Thân nầy. Trong chiến tranh, luôn có kẻ thắng và người bại; nhưng điều đó không quan trọng bằng tình người sau khi bại trận hay sau khi thắng thế. Vua A Dục, người thống trị triều đại Maurya vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, sau trận đại thắng Kalinga, Ngài đã quy y Tam Bảo và trở thành một người Phật Tử chân chính, giữ năm giới cấm của Phật Giáo và đã làm cho dân tộc Ấn Độ vang bóng một thời với những bậc quân vương đã biết lo đến hạnh phúc của nhân dân là gì. Trong Triều Trần của chúng ta; năm 1257 Trần Thái Tông đã đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, sau đó nhà Vua đã từ bỏ ngai vàng, đi thẳng lên núi Yên Tử tìm Quốc sư Phù Vân để tham kiến. Năm 1285 và  năm 1288 là hai cái mốc của lịch sử Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông với những vị tướng tài như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung v.v..đã giúp cho Vua cứu nước và sau khi thắng trận, nhà Vua cũng đã vào núi Yên Tử để xuất gia đầu Phật vào năm 1293, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và sau nầy Ngài trở thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nước Việt Nam của chúng ta đã có hai lần phân đôi bờ cõi bởi sông Gianh thời Vua Lê, Chúa Trịnh và ở sông Bến Hải vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Tuy sau năm 1975 được gọi là thống nhất bờ cõi của hai miền Nam Bắc; nhưng lòng người của đôi bên, cho đến nay hơn 40 năm vẫn chưa hòa hợp dưới danh từ Tự Do Dân Chủ thật sự. Nếu những chính quyền thực sự muốn lo cho dân, cho nước thì phải thực sự thương dân như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo khi đánh quân nhà Minh xâm chiếm quê hương đất nước của chúng ta vào đầu thế kỷ thứ 15 rằng: „Áo không, ta cởi áo cho Cơm không, ta xẻ cơm no cho lòng”… Có như thế, không sớm muộn gì người Việt Nam của chúng ta cũng sẽ được hợp nhất một nhà, như những thuở xa xưa của lịch sử đã ghi công. Nhân ngày “Lễ tưởng niệm 50 năm thảm sát Mậu Thân tại Huế” tôi không về được tại Weiterstadt để tham gia cầu nguyện cho quê hương đất nước cùng Quý Vị cũng như cầu siêu cho những người không may bị thảm sát trong Tết Mậu Thân cách đây 50 năm về trước; nhưng có Đại Đức Thích Hạnh Bổn, hiện là Chi Bộ Trưởng GHPGVNTN Đức Quốc và là Quyền Trụ Trì chùa Viên Giác tại Hannover thay thế tôi đến đây để chung lời cầu nguyện cùng Quý Vị. Mong rằng đất nước của chúng ta sẽ được thật sự thanh bình và tự do dân chủ với những người lãnh đạo, luôn phải đặt quyền lợi của Quốc Gia Dân Tộc lên trên quyền lợi tư hữu cá nhân của mình. Có như thế mới mong rằng mọi vết thương lòng sẽ được chữa trị lành trong thới gian ngắn nhất. Trân trọng kính chào tất cả liệt Quý Vị Thích Như Điển - Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover -------------------------------- Hannover, den 3.03.2018 Sehr geehrte Frau Dr. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Vorsitzende der Vereinigung der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland. Sehr geehrte Damen und Herren, Verehrte Gäste, liebe Landsleute. Das Jahr 2018 ist das Jahr des Hundes. Das Sinnbild des Hundes ist die Loyalität seinem Besitzer gegenüber. Und vor genau 50 Jahren, im Jahre 1968, war es das Jahr des Affen, welches das flinke und unruhige Sinnbild verkörpert. In jenem Jahr wurden unsere Landsleute, vor allem in Huế, während des traditionellen Tết-Festes vom Terror heimgesucht. Die nordvietnameschen Kommunisten hatten den vereinbarten Waffenstillstand während der Feiertage mit der Regierung der Republik Südvietnams gebrochen und die Stadt Huế angegriffen. Tausende Menschen wurden getötet und lebendig begraben, darunter auch die deutschen Ärzte: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher. Die Kaiserstadt Huế stand unter schwerem Beschuss beider Seiten, sowohl durch Soldaten der Republik Südvietnam als auch durch die nordvietnameschen Kommunisten. Nach einem monatigen Kampf wurde die Kaiserstadt Huế vonder Armee der Republik Südvietnams zurückerobert und befreit. Die Bürger der Stadt konnten danach zu ihrem normalen Leben zurückkehren. Doch leider ist diese Wunde heute,nach 50 Jahren, durch die Hasspolitik des Nordens wieder aufgegangen. Die schmerzlichen Erinnerungen an jenem Massaker der Tết-Offensive sind immernoch allgegenwärtig. Bei jedem Krieg gibt es Sieger und Besiegte. Entscheidend ist es aber die Menschlichkeit zwischen den beiden Seiten danach. Der indische Kaiser Ashoka, dritter Herrscher der Maurya-Dynastie im 3. Jahrhundert vor Christus, nahme Zuflucht zu den Drei Juwelen, nachdem er die Schlacht Kalinga ruhmreich gewann. Er legte die fünf Gelübde ab und wurde Laien-Buddhist. Ihm folgten viele Könige, die sich um das Wohl des Volkes kümmerten und das Land zu ruhmreichen Zeiten verhalfen. In unserer Tran-Dynastie war es der vietnamesische Kaiser Trần Thái Tông, der die Schlacht gegen die mongolischen Truppen im Jahre 1257 gewann. Dann gab er den Thron auf und ging in den Berg Yên Tử, um den Zen-Meister Phù Vân um Rat zu fragen. Auch die Jahren 1285 und 1288 gingen die Geschichte Vietnams, als der KönigTrần Nhân Tông mit seinen fähigsten Generälen wie Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, die die Feinde aus Vietnam vertrieben haben und sich danach in den Bergen zurückzogen waren und als Mönch gelebt haben. König Trần Nhân Tông hat den Thron an seinen Sohn Trần AnhTông übergeben und wurde später zum Buddha-König Trần NhânTông. Vietnam wurde in seiner Geschichte zweimal geteilt: Das erste Mal war es in der Zeit des Kaisers Le und des Fürstens Trinh. Die Teilung vollzog sich am Fluss Gianh. Die zweiteTeilung fand am 20. July 1954 am Fluss BếnHải statt. Trotz der Wiedervereinigung von Nord- und Südvietnam nach 1975 bleiben die Menschen nach 40 Jahren innerlich immer noch gespalten. Sie leben bis heute noch nicht in Freiheit und Demokratie. Sollte sich das kommunistische Regime ernsthaft um das vietnamesische Volk kümmern, sollte es sich ein Vorbild an NguyễnTrãi nehmen. In seiner Proklamation über den Sieg zum Vertreiben der Ming Truppen aus unerem Heimatland zum Anfang des 15. Jahrhunderts rief er dazu auf: "Friert der Feind, geben wir ihm unsere Kleidung; Hungert er, teilen wir mit ihm unser Essen"... Nur in diesem brüderlichen Geist können unsere Bürger wieder zueinander finden. Zur heutigen Gedenkfeier zum fünfzigsten Jahrestag der Tết-Offensive in Huế konnte ich leider nicht nach Weiterstadt kommen. Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, Abteilungsleiter der Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche in Deutschland und Abt der Pagode Viên Giác in Hannover, wird mich vertreten und gemeinsam mit Ihnen für unser Heimatland Vietnam und für die Opfer beten, die in der Tết-Offensive vor 50 Jahren ums Leben gekommen waren. Ich wünsche für unser Land Vietnam den wahren Frieden, die unbegrenzte Freiheit und die Demokratie. Möge es eine Staatsführung geben, die stets die Interessen des Volkes vertritt und den Wohlstand herbeiführt. Nur so können die Kriegswunden am schnellsten verheilt werden. Vielen Dank und herzliche Grüße. Thích Như Điển - Gründerabt der Pagode ViênGiác, Hannover.
......

Grußwort anlässlich der Gedenkfeier zum 50. Jahrestag des Massakers in Hué (Vietnam) am 17. März 2018

Sehr geehrte Damen und Herren, der damalige Bundespräsident Richard von Weizsäcker sagte einmal „Wer vor der Vergan- genheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Deshalb finde ich es sehr rich- tig und begrüße es, dass heute an das Massaker in Hué gedacht wird. Aus unserer deutschen Geschichte haben wir in der Bundesrepublik die Lehre gezogen, dass wir nicht vergessen dür- fen. Nur wenn wir uns bewusst sind, wozu Menschen fähig sind und wie es zu Kriegsverbre- chen kam, können wir für die Gegenwart und Zukunft lernen, wie wir verhindern können, dass solche Dinge wieder passieren oder - dort wo wir sie leider nicht verhindern können - die Folgen mildern. In der Folge des Massakers in Hué 1968 führten der Sieg des kommunistischen Nordvietnams 1975 und die folgenden Umerziehungslager dazu, dass Ende der 70er Jahr deutlich über eine Million Menschen vor dem kommunistischen Vietcong aufs offene Meer hinaus flohen. Eine Flucht aus der Heimat ist immer eine Entscheidung in einer Notlage. Die Notlage der Menschen in Vietnam bestand vor allem darin, dass unter dem kommunistischen Nachkriegs- regime die Menschlichkeit verloren ging, auch Freiheit wurde zum Fremdwort. Es war schwer, seinen Nachbarn und Freunden zu vertrauen, weil auch sie zu Denunzianten werden konnten. Die Frage war deshalb nicht, warum die Menschen aus Vietnam geflohen sind, sondern warum sie in diesem Land, das sie so sehr liebten, nicht mehr leben konnten. Der Wunsch nach Freiheit, Frieden und Menschlichkeit trieb die Menschen dazu, sich auf diese gefährliche Reise zu machen, die viele nicht überlebten. Und niemand wollte sie aufnehmen. Nach einer intensiven medialen Berichterstattung in Deutschland über das Elend der soge- nannten „boat people“ und einer breiten Unterstützung der Gesellschaft hat die Bundesregie- rung Ende 1978 beschlossen, dass Deutschland als eines von mehreren Ländern etwa 40.000 südvietnamesische Flüchtlinge aufnimmt. Dabei haben viele Initiativen aus der Zivilgesell- schaft, wie insbesondere das Engagement von Rupert Neudeck eine sehr große Rolle gespielt. Es war dann der damalige niedersächsische Ministerpräsident Ernst Albrecht, der aus christli- cher Nächstenliebe die Weichen für eine Aufnahme von vietnamesischen Flüchtlingen in Deutschland gestellt hat. Diese Aufnahme war der Auftakt der „humanitären Flüchtlingshilfe“ durch die Bundesrepub- lik Deutschland. Damit wurde ein wichtiger Schritt unternommen, humanitäre global ausge- richtete Hilfsaktionen als politische Strategie in der Innen- wie Außenpolitik zu integrieren. Die neue Kategorie der „humanitären Flüchtlinge“ wurde geschaffen. Menschen, die aufgrund einer Krisensituation im Herkunftsland flüchteten, erhielten ohne individuelles Asylverfahren den Flüchtlingsstatus und eine unbefristete Aufenthaltsgenehmi- gung. Die Integration von rund 40.000 Südvietnamesen war eine große Herausforderung für die Bundesrepublik. Die gleichmäßige Verteilung auf die Bundesländer, Hilfe bei der Woh- nungssuche, soziale Beratung, Entwicklung von Integrationsprogrammen sowie Sprachlern- und Arbeitsvermittlungsangebote haben schließlich dazu beigetragen, dass diese Integration zu einer wahren Erfolgsgeschichte wurde. Vor allem aber ist das der Erfolg der Flüchtlinge aus Vietnam und ihren Kindern, die ihren Willen zur Teilhabe mit so viel Engagement gelebt haben. Die Integration der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland war deswegen so erfolgreich, weil die Aufnahmebereitschaft in der Gesellschaft so groß war und die Ausbildung ihrer Kin- der für die meisten Angehörigen der vietnamesch-stämmigen Menschen überragende Bedeu- tung hat. Die Erfolge von vietnamesisch-stämmigen Kindern und Jugendlichen im Bildungs- bereich sind wahrlich sehr beeindruckend: Weit mehr als die Hälfte aller vietnamesischen Schülerinnen und Schüler in der Sekundarstufe besucht das Gymnasium. Es freut mich sehr zu sehen, dass Integration und Teilhabe so wunderbar funktionieren kön- nen. Das macht Hoffnung für die großen Herausforderungen der Zukunft. Ihr Günter Krings --------------------------------------------------------------- Diễn văn của Dr. Günter Krings (Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU) Kính thưa quý vị, Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả. Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên  là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng. Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ. Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót. Và không ai muốn nhận họ cả. Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức. Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời. Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công  vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi  và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai. Kính chào thân ái Günther Krings -----------------------------  
......

Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân tại Weiterstadt, Đức Quốc

„Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart“ Bundespräsident Richard von Weizsäcker                           „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại.“ cựu Tổng Thống Đức Quồc Richard von Weizsäcker Trích từ diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, Dr. Günter Krings, CDU, gửi đến người Việt nhân dịp tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân 1968. Vào chiều ngày thứ bảy, 17 tháng 3 năm 2018, lúc 16 giờ 30 đông đảo người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đức Quốc, cùng với nhiều đồng hương đến từ các quốc gia khác như Nhật, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na-Uy…., và các chính khách Đức của các đảng Kitô-giáo Dân Chủ (CDU), Xã Hội Dân Chủ Đức (SPD) và đảng Xanh, đặc biệt có sự hiện diện của cháu trai ông bà Prof. Dr. Horst-Günther và Elisabeth Krainick, 2 trong 4 người Đức đã bị giết trong Biến Cố Mậu Thân, ông Bernd Krainick cùng với phu nhân, đã long trọng cử hành buổi lễ Tưởng Niệm 50 năm Thảm Sát Mậu Thân 1968 – 2018. Buổi lễ tưởng niệm được bắt đầu với nghi thức khai mạc, chào quốc kỳ Đức - Việt và phút mặc niệm. Bà Lê Nhất Hiền đã đọc lời khấn nguyện cho đất nước và bà hy vọng rằng một ngày không xa buổi tưởng niệm sẽ được cử hành ngay trên đất nước Việt Nam. Sau lời khấn nguyện, ông Nguyễn Văn Rị, đại diện cho Liên Hội Người Việt tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (Liên Hội), đã đặt vòng hoa tưởng niệm trước bàn thờ. Tiếp theo là phần cầu nguyện liên tôn theo nghi thức Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành. Đại đức Thích Hạnh Bổn, trụ trì chùa Viên Giác, đã cùng với các Phật Tử tụng kinh cầu siêu cho gần 5.000 nạn nhân bị giết hại trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Sau đó linh mục Đinh Xuân Minh, Domkapitular Hansjörg Eberhardt (đại diện Toà Giáo Phận Mainz) cùng với giáo dân đọc kinh và hát 2 bài „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“, và bài „Kinh Hòa Bình“.  Nữ mục sư Tin Lành Nguyễn Thanh Dung đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Việt Nam cho tới nay vẩn chưa chính thức nhận lỗi, mà còn tổ chức ăn mừng „chiến thắng Mậu Thân“, và tiếp theo là lời cầu nguyện thống thiết cho các nạn nhân và cho các thân nhân trong Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân. Hai bức hình, một là hình 3 bác sĩ Đức và bà Elisabeth Krainick, và hai là hình các nạn nhân bị thảm sát tại Huế, đã được rước lên bàn thờ. Không chỉ ở Huế, mà hơn 200 địa điểm khác trên khắp miền Nam VN cũng đã bị Cộng Sản tấn cống trong ngày lễ Tết cổ truyền thiêng liêng Mậu Thân 1968. Trong khi ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Phó chủ tịch Liên Hội) xướng tên 44 tỉnh thành tiêu biểu và bà Bích Thủy ngâm bài thơ của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn, thì các quan khách mang 44 ngọn nến sáng lung linh đặt bên cạnh 2 bức hình trên. Sau nghi thức cầu nguyện và đốt nến, ông Nguyễn Văn Rị đại diện Liên Hội đã nói lên mục đích và ý nghĩa của buổi tổ chức. Tiếp theo là bài diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức, ông TS Günter Krings (*) gởi tới buổi lễ đã được cô Lý Tiểu Bình đọc; phần phát biểu qua điện thoại của bà GS TS Ute Krainick, cháu gái ông bà GS bác sĩ Horst-Günther Krainick. Bà nhấn mạnh điều làm bà vô cùng xúc động là tình nghĩa thầy trò của người Việt Nam, nhất là đối với ông bà GS BS Krainick. Sau đó là phần phát biểu của ông Bernd Krainick, anh ruột của GS TS Ute Krainick. Ông tỏ ra rất cảm động khi thấy người Việt vẫn luôn nhớ đến Ông Bà của ông và 2 vị bác sĩ khác là ông Raimund Discher và ông Alois Alteköster, và ông hy vọng rằng chuyện rất đau buồn này sẽ không xảy ra một lần nữa trên nước Việt Nam. Trong phần nghỉ giải lao và dùng cơm chay các tham dự viên có cơ hội xem phần triển lãm và quầy sách về Biến Cố Mậu Thân do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, cơ sở Tống Viết Bường ở Đức, thực hiện  và do ông Lê Văn Yên và bà Nguyễn Thị Lệ Thu, đại diện. Ngoài ra, nhà văn Đỗ Thông Minh, từ Nhật Bản, cũng đến tham dự và quảng bá một số ấn phẩm. Chương trình tưởng niệm phần 2 đã bắt đầu với một đoạn phim tài liệu về Mậu Thân. Kế đến nhà văn Đinh Lâm Thanh được BTC dành cho đôi phút để thực hiện một nghĩa cử của một người dân Huế và là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã cúi đầu trước ông Bernd Krainick thay mặt mọi người, cảm ơn sự hiện diện của ông bà Bernd Krainick cũng như xin tạ lỗi vì đã không bảo vệ được sự an toàn tính mạng của GS TS Horst-Günther Krainick và Elisabeth cùng đồng nghiệp trong biến cố Mậu Thân 1968. Trước khi chia tay ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, đại diện cho Liên Hội đã trao cho ông Bernd Krainick 2 bức hình; một bức chụp lúc ông bà Prof. Dr. Horst-Günther Krainick đang thăm viếng các thiếu nhi Việt Nam vào năm 1968; bức hình này do nhà thơ Trần Đại Từ ở Mỹ gửi sang tặng, và một bức hình do nữ họa sĩ Mona người Đức, miêu tả bà Discher, vợ của Dr. Raimund Discher, lúc ông BS Discher bị sát hại vào năm 1968, bà có 3 con nhỏ và đang mang thai đứa con thứ 4. Chương trình được tiếp tục với các lời ngỏ của Phương Trượng Hòa Thượng Thích Như Điển được Đại Đức Thích Hạnh Bổn đọc; lời ngỏ quý báu của nhân chứng nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giải Khăn Sô Cho Huế“, được bà Lê Nhất Hiền trang trọng trình bày; tiếp theo là phần chia xẻ rất xúc tích của nhà văn Đinh Lâm Thanh, đến từ Paris; phần phát biểu của các nhân chứng: cư sĩ Tâm Nguyện đến từ Thụy Điển, các nhân chứng ở Đức: GS Lê Quang Thông, bà Thanh Thủy, ông Dương Trường Cửu. Xen kẽ các bài phát biểu là những nhạc phẩm được diễn xuất rất cảm động: „Đó Quê Hương Tôi“, Thanh Tùng ; „Cơn Mê Chiều“, Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“, Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“, Như Lan; „Những Người Không Chết“, Thiệu Lương. Hai tham dự viên là chị Dung và anh Hưng ở Đức, cũng là những nhân chứng trong cuộc Thảm Sát Mậu Thân, đã kể lại bằng tất cả trái tim và nước mắt những gì họ đã trải qua, để mọi người nhìn thấy được sự dã man của Cộng Sản ngay đối với người dân mình. Cả hội trường im lặng theo dõi trong tâm tư cùng đau khổ vô tận… Nhạc cảnh „Nhánh Mai Buồn“, do Kim Yến đạo diễn, được các anh chị em gia đình Phật Tử, cộng đoàn Công Giáo Frankfurt và nhiều thân hữu, từ các cháu bé 4 tuổi đến các bà mẹ gần 70 tuổi, trình diễn vô cùng xuất sắc. Nhạc cảnh không những chỉ diễn tả lại một sự thật rất đau buồn trong lịch sử Việt Nam, mà nó còn là cơ hội để thế hệ đi trước nhìn lại và „vượt qua“ những chấn động quá khủng khiếp; để thế hệ thừa kế hiểu và thấu triệt Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân, hầu tránh tái diễn. Chương trình buổi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nhạc phẩm „Một ngày Việt Nam“,của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, trong đó có câu: „Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than,  ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát  Một ngày …VIỆT NAM.“ Sau cùng ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, thay mặt BCH Liên Hội, đã ngỏ lời cảm ơn đến toàn thể quý đồng hương đã đến tham dự, các tổ chức, hội đoàn và nhân sĩ trong những tháng qua miệt mài chuẩn bị: Những gia đình Phật Tử vùng Trung Đức, Cộng Đoàn Công Giáo Frankfurt am Main, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Tự Do Đức Quốc, Ban Văn Vũ Điểm Sáng Darmstadt, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Odenwald, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg, Krefeld, Mannheim, Nürnberg, , Hội Ái Hữu Miền Trung, Đảng Việt Tân tại Đức, cũng như ông Đỗ Văn Thông, Koblenz và nữ họa sĩ người Đức tên Mona v.v… Buổi lễ Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân kết thúc vào khoảng 21 giờ cùng ngày. Minh Hoài tường thuật. (*) Grußwort von Dr. Günther Krings, CDU, Staatssekretär im Bundesinnenministerium Diễn văn của Dr. Günter Krings (Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU) Kính thưa quý vị, Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả. Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên  là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng. Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ. Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót. Và không ai muốn nhận họ cả. Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức. Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời. Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công  vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi  và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai. Kính chào thân ái Günther Krings ------------------------------------- Gedenkfeier zum 50. Jahrestag des Massakers in Huế – Zentralvietnam während des Neujahrsfests 1968 von Minh-Hoài - 19.03.2018 „Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Das berühmte Zitat aus der Rede des ehemaligen Bundespräsidenten Richard von Weizsäcker, in der Gedenkstunde im Bundestag am 8. Mai 1985, hat bis heute große Bedeutung und wurde bereits vielfach zitiert, so auch von Dr. Guenter Krings (CDU), parlamentarischer Staatssekretär beim Bundesminister des Innern (MdB), in seinem Grußwort anlässlich der Gedenkfeier am 17. März 2018 für die Opfer des Massakers vor 50 Jahren während des Neujahrsfestes 1968 in Huế – Zentralvietnam. Gegen 16:30 Uhr am 17.03.2018 versammelten sich zahlreiche vietnamesische Flüchtlinge aus ganz Deutschland, Europa, wie z.B. Belgien, Frankreich, Schweiz, Schweden, Japan angereist, in Weiterstadt-Darmstadt, um an der Gedenkfeier teilzunehmen. Zu den Anwesenden gehörten auch die Vertreter der Christlich Demokratische Union (CDU) Deutschlands, der Sozialdemokratische Partei Deutschlands (SPD) und vom Bündnis 90/Die Grünen. Besonders hervorzuheben war die Teilnahme von Herrn Bernd Krainick und Ehefrau. Er ist der Enkel von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick, zwei der vier Deutschen, die damals vor 50 Jahren in Huế ermordet wurden. Die Gedenkfeier begann mit der Eröffnungszeremonie, die aus dem Singen der deutschen und vietnamesischen Nationalhymnen und einer Gedenkminute für die Vorfahren und für die Menschen, die ihr Leben für Freiheit, Menschenrechte und Demokratie gelassen haben, bestand. Frau Lê Nhất Hiền las die Gebete für Vietnam vor, in denen die Hoffnung geäußert wurde, dass eines Tages diese Gedenkfeier in Vietnam stattfinden möge. Danach legte Herr Nguyễn Văn Rị, stellv. Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, den Blumenkranz vor dem Opferaltar nieder. Es folgten die Gebete nach buddhistischer, katholischer und evangelischer Tradition. Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, von der Pagode Viên Giác, betete zusammen mit den Buddhisten für die mehr als 5000 Opfer in Huế während des Neujahrsfests 1968. Nach dem katholischen Gebet sangen Pfarrer Johannes Đinh Xuân Minh mit den Katholiken zwei in Vietnam sehr bekannte Kirchenlieder „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“ – sinngemäß übersetzt heißt es „Maria, Mutter Gottes, beschütze Vietnam“ und „Kinh Hòa Bình“ – „Herr, mache mich zu einem Werkzeug deines Friedens“. Domkapitular Hans-Jörg Eberhardt, Vertreter für das Bistum Mainz, lud alle Anwesenden dazu ein, während eines Gebets ein Zeichen der Verbundenheit der Religionen untereinander zu setzen, indem man einander die Hände hält. Die evangelische Pastorin Nguyễn Thanh Dung verurteilte in ihrer Rede die kommunistischen Machthaber in Vietnam scharf dafür, dass bis heute diese grausamen Taten immer noch verleugnet werden, und kein offizielles Bedauern ausgesprochen wurde, bzw. dass dieses Kriegsverbrechen zynischerweise noch als große Siege gefeiert wird. Zwei Bilder wurden feierlich zum Altar getragen. Auf dem einen sind die drei deutschen Ärzte und Frau Elisabeth Krainick, und auf dem anderen die unzähligen Opfer von Huế zu sehen. Nicht nur Huế, sondern mehr als 200 verschiedene Orte in ganz Südvietnam wurden während der traditionellen Neujahrfeiertage im Jahr 1968 von den Vietcong angegriffen. Während Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh, stellvertretender Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, die Namen der 44 betroffenen Städte vorlas und Frau Bích Thủy das Gedicht von Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn vortrug, brachten 44 anwesende Gäste 44 Kerzen zum Altar und legten sie neben den zwei Bildern der Opfer und der ermordeten Deutschen nieder. Nach dem Gebet und dem Niederlegen der Kerzen erklärte Herr Nguyễn Văn Rị das Ziel und die Bedeutung dieser Gedenkfeier. Frau Lý Tiểu Bình trug das Grußwort von Dr. Guenter Krings (CDU) vor. Es folgte die Übertragung des Telefonats mit Prof. Dr. Ute Krainick, Enkelin von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick. Dabei erwähnte sie ausdrücklich die traditionell starke Lehrer-Schüler-Beziehung in Vietnam und in besonderem Maße die noch immer starke Beziehung der Menschen in Vietnam zu ihren Großeltern, die sie emotional sehr berührt hat. Als älterer Bruder von Prof. Dr. Ute Krainick trat danach Herr Bernd Krainick auf die Bühne und hielt seine Dankesrede. Dabei zeigte er sich ebenfalls emotional sehr berührt, dass die Vietnamesen nach so langer Zeit immer noch so viel Dankbarkeit und Respekt für seine Verwandlten und für die Ärzte Dr. Raimund Discher und Dr. Alois Alteköster empfinden. Er äußerte die Hoffnung, dass so ein trauriges und schmerzvolles Ereignis in Vietnam nie wieder passieren möge. Während der Pause konnten die Teilnehmer sich mit vegetarischen Gerichten stärken und die Gelegenheit nutzen, sich die Ausstellung der Fotos und Bücher über das Ereignis in Huế anzusehen, welche von der Vereinigung Tống Viết Bường (der vietnamesischen Katholiken im Ausland), Sektion Deutschland, organisiert und von Herrn Lê Văn Yên, sowie Frau Nguyễn Thị Lệ Thu vertreten wurde. Tống Viết Bường wurde am 20.10.1833 vom damaligen Kaiser wegen seines Glaubens hingerichtet und im Jahre 1988 vom Papst Johannes Paul II heilig gesprochen. Außerdem stellte der Schriftsteller Đỗ Thông Minh aus Japan seine Publikationen vor. Die zweite Hälfte der Gedenkfeier begann mit einem Dokumentarfilm über die Ereignisse im Jahr 1968. Der Schriftsteller Đinh Lâm Thanh nutzte die gebotene Gelegenheit, um sich mit einer respektvollen Geste als Bewohner von Huế und als ehemaliger Offizier der südvietnamesischen Armee bei Herrn Bernd Krainick und seiner Frau für die Teilnahme zu bedanken, sowie sich dafür zu entschuldigen, dass das Leben von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick und anderen Deutschen nicht beschützt werden konnte. Zum Abschied überreichten Herr Nguyễn Văn Rị und Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh zwei Bilder an Herrn Bernd Krainick. Auf einem Bild sah man Herrn und Frau Prof. Dr. Horst-Günther Krainick beim Besuch der Waisenkinder in Vietnam im Jahre 1968. Dieses Bild wurde von dem Dichter Trần Dạ Từ aus den USA, anlässlich der Gedenkfeier, als Geschenk zugeschickt. Auf dem anderen Bild, gemalt von der deutschen Künstlerin Mona, war die trauernde Ehefrau von Dr. Raimund Discher mit ihren drei Kleinkindern und dem vierten, noch ungeborenen Kind zu sehen. Die Veranstaltung wurde danach mit dem Grußwort vom Hochehrwürdigen Thích Như Điển fortgesetzt, das vom Ehrwürdigen Thích Hạnh Bổn vorgelesen wurde. Der Beitrag der Schriftstellerin Nhã Ca, selbst Zeugin des Massakers in Huế und Autorin des bekannten Buches „Giải Khăn Sô Cho Huế“ - übersetzt: „Trauerturban für Huế", im Sinne von Trauer um Huế“ - wurde von Frau Lê Nhất Hiền feierlich vorgetragen. Die Rede des Schriftstellers Đinh Lâm Thanh aus Paris war mitreißend. Es folgten die Beiträge von Zeugen: aus Schweden Cư Sĩ Tâm Nguyện Trí Lực, aus Deutschland Prof. Lê Quang Thông, Frau Thanh Thủy und Herr Dương Trường Cửu. Zwischen den Redebeiträgen gab es bewegende, vietnamesische Lieder: „Đó Quê Hương Tôi“ ("Sieh, meine Heimat")- gesungen von Thanh Tùng; „Cơn Mê Chiều“ ("Der Nachmittagstraum")- gesungen von Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“ ("Aus der Mitte der Heimat") - gesungen von Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“ ("Die Geschichte einer Nacht") - gesungen von Như Lan und „Những Người Không Chết“ ("Die unsterblichen Menschen")- gesungen von Thiệu Lương. Aus dem Kreis des Publikums meldeten sich spontan Frau Dung und Herr Thanh Tùng Hưng zu Wort und berichteten herzzerreißend, wie sie selbst als Kind das Massaker miterleben mussten; über die Grausamkeit, mit der der Vietcong über die eigenen Landsleute hergefallen war und über die Gräueltaten, die vom Vietcong begangen wurden. In der gesamten Halle hörte man andächtig ihren Geschichten in tiefer, schmerzerfüllter Trauer zu... Am Musical „Nhánh Mai Buồn“ ("Die traurigen Frühlingsblüte"), das unter der Regie von Frau Kim Yến stand, waren die Mitglieder der buddhistischen und katholischen Gemeinden in Frankfurt und der Umgebung beteiligt. Sie alle, darunter waren auch ein 4-jähriges Kind und eine über 70 Jahre alte Darstellerin, hatten dazu beigetragen, die Inszenierung zu einem der vielen Highlights des Abends zu machen. Die Geschichte wurde authentisch, mit tiefster Trauer und auf eine Weise, die betroffen macht, erzählt. Sie alle erzählten eines der traurigsten Kapiteln der vietnamesischen Geschichte und gaben damit den älteren Generationen die Möglichkeit noch einmal auf die schreckliche Zeit zurück zu blicken, um sie zu überwinden. Aber auch den jüngeren Generationen gaben sie die Gelegenheit, das Massaker von Huế nachzuempfinden und so zu begreifen, dass so etwas nie wieder passieren darf. Die Gedenkfeier endete mit dem Lied „Một ngày Việt Nam“ von den Komponisten Trầm Tử Thiêng und Trúc Hồ – übersetzt „Ein Tag Vietnam“. Ein Zitat aus dem Lied: „Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than, ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát Một ngày … Việt Nam.“ – sinngemäß: "Ein Tag Vietnam, an dem die dunklen Schatten des Elends und des Unglückes überwunden werden, an dem die ganze Welt in Harmonie und Freude das Lied singt: Ein Tag Vietnam." Zum Abschluss bedankte sich Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh bei allen Anwesenden für die Teilnahme, beim Organisationsteams und allen Mitwirkenden für die fleißigen Vorbereitungsarbeiten der letzten Monate. Der Dank geht an die buddhistische Gemeinde Mittedeutschland, an die katholische Gemeinde in Frankfurt am Main, an den Kulturverein Freier Vietnamesischen Frauen in Deutschland, an die Tanzgruppe Điểm Sáng aus Darmstadt, an die Vereine der vietnamesischen Flüchtlinge in Odenwald, Hamburg, Krefeld, Mannheim und Nürnberg, den Verein der zentral-vietnamesischen politischen Flüchtlinge, an die Reformpartei Việt Tân, Sektion Deutschland, aber auch an Herrn Đỗ Văn Thông aus Koblenz und an die Malerin Mona... Die Gedenkfeier endete um 21:30 Uhr. Bericht von Minh Hoài (von Nguyễn Thế Bảo übersetzt)  
......

KHÁNH THÀNH BIA TƯỞNG NIỆM DR. RUPERT NEUDECK

KHÁNH THÀNH BIA TƯỞNG NIỆM DR. RUPERT NEUDECK tại Troisdorf, ngày 12 tháng 5 năm 2018 Qua sự đóng góp nhiệt tình của tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta và được sự chấp thuận, giúp đỡ của chính quyền địa phương, một tấm bia lớn bằng đồng đã được hoàn thành như lưu lại một chứng tích lịch sử nói lên lòng tri ân sâu xa và tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, vi ân nhân đã cứu sống 11.300 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. Thời gian và địa điểm khánh thành bia tưởng niệm sẽ được tổ chức như sau : Địa điểm khánh thành: Địa điểm văn nghệ / họp mặt: Lâu đài Wissem (Burg Wissem) Hội trường thành phố Troisdorf Burgallee 1 Kölner Str.167 53840 Troisdorf 53840 Troisdorf Khai mạc: 14:00 giờ Khai mạc: 18:00 giờ với sự hiện diện của nhiều chính khách với sự đóng góp của các nghệ sĩ từ Hoa Kỳ quan trọng trong chính quyền liên bang/tiểu bang và địa phương Rất mong sự tham dự đông đảo của quý anh chị em để buổi lễ được thành công tốt đẹp. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC Điều hành tổng quát : Nguyễn Hữu Huấn tel.: 0163/6733 9348 email: nguyenhh@gmx.net Nguyễn Văn Rị tel.: 0176/5788 0762 email: vanri687@googlemail.com Văn nghệ: Nguyễn Minh Hùng tel.: 0157/3422 0253 email: minhung.nguyen@googlemail.com Ẩm thực: Nguyễn Tiến Dũng tel.: 0157/5144 9907 email: cdthanhpherotroisdorf@gmx.de ________________________________________________________________________________________________ Veranstalter: Grünhelme e.V./ Cap Anamur e.V. Nguyen Huu Huan Tel.: 0163/ 733 9348 email: nguyenhh@gmx.net Verein der vietnamesischen Flüchtlinge in Hamburg e.V. Nguyen Dinh Phuc Tel.: 0176/4937 2467
......

Vận động tự do cho các nữ TNLT can trường

Rheinlandfalz (Đức quốc) - Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế 08.3.2018 các anh chị em đảng Việt Tân tại Đức Quốc đã nỗ lực thông tin, vận động công luận chú tâm và ủng hộ những người phụ nữ Việt Nam can đảm lên tiếng cho dân oan, cho nhân quyền và cho môi sinh như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Thu Hà, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thị Minh Thúy, Trần Thị Nga... Tại thành phố Ludwigshafen thuộc tiểu bang Rheinlandfalz, trong buổi sinh hoạt „Liên Đới với giáo hội hoàn vũ“ của các ban nghành thuộc giáo phận Speyer, Đức Giám Mục Dr. Michael Wüstenberg, Dr. Andreas Braun, Dr. Peter Hundertmark và Dr. Alois Moos đã tỏ tình liên đới với các Phụ Nữ Trong Đấu Tranh. Đức Giám Mục Dr. Michael Wüstenberg Dr. Andreas Braun, Dr. Peter Hundertmark và Dr. Alois Moos Tại thành phố Speyer (Rheinlandfalz) trong ngày lễ kỷ niệm 10 năm nhậm chức của Đức Giám Mục Dr. Karl-Heinz Wiesemann tại nhà thờ chánh tòa Speyerer Dom (https://www.bistum-speyer.de/bistum-speyer/bildergalerien/bildergalerie-...) đông đảo tham dư viên, trong đó có các vị đại diện chính quyền cũng như giáo hội Công Giáo và Tin Lành như Prof. Dr. Bernhard Vogel, cựu thống đốc tiểu bang Rheinland-Pfalz và Thürigen; Tổng đô trưởng thành phố Speyer Hansjörg Eger, Đức Giám Mục Tin Lành Christian Schad, Giám đốc Caritas Vinzenz du Bellier, Đức ông Dr. Norbert Weis, Đức ông Alfons Henrich, Đức quản hạt Alban Meißner, Đức tổng quản trị Dr. Franz Jung, Phát ngôn viên giáo phận Speyer Marcus Herr, Giám đốc chủng viện Markus Magin, Đức ông Franz Vogelgesang, Đức ông Hubert Schuler…đã lắng nghe và chia xẻ những nỗi niềm của những người phụ nữ Việt Nam can trường và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện và ủng hộ cho các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Bischof em. Dr. Anton  Schlembach                                                           Dekan Alban Meißner Designierter Bischof von Würzburg, Dr. Franz Jung                                          Dekan Dr. Norbert Weis Domdekan i.R. Hubert Schuler                                                               Domkapitular Franz Vogelgesang Dr. Orth, Speyer                                                                              Evangelischer Bischof Christian Schad Oberbürgermeister Hansjörg Eger, Speyer                                                            Prälat Alfons Henrich Prof.Dr. Bernhard Vogel                                                                          Regens Markus Magin Vinzenz du Bellier, Caritasdirektor, Speyer                                        Quang cảnh buổi lễ  
......

Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue tại Valencia - Tây Ban Nha

Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue: Internet tại Việt Nam phải được tự do – Các nhà hoạt động nhân quyền phải được bảo vệ Ảnh Các thành viên Việt Tân tham dự anh Hoàng Tứ Duy, chị Angelina Trang Huỳnh, anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, anh Lê Quý Đôn, anh Trần Đức Tuấn Sơn.. (Valencia, Spain) – Đối diện với cuộc đàn áp nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng leo thang, Vietnam Cyber Dialogue, một hội nghị quy tụ các giới chuyên môn trong lãnh vực nhân quyền và an toàn mạng từ nhiều quốc gia đã nhóm họp tại thành phố Valencia, Spain, hôm Chủ Nhật 4/3/2018 nhằm đề ra các hướng giải quyết hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang bị đàn áp, cũng như thảo luận các phương pháp kỹ thuật để vô hiệu hoá các chiêu thức theo dõi và kềm kẹp Internet của chế độ.   Đây là năm thứ nhì, Vietnam Cyber Dialogue được tổ chức bởi Việt Tân cùng với Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19, một NGO cổ võ cho quyền tự do biểu đạt ý kiến.     Chỉ số Tự Do Truyền Thông 2017, Việt Nam đứng hạng 175 trong tổng số 180 quốc gia. (RSF)   Tại hội nghị, các thành viên đại diện tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã chia sẻ về tình trạng tự do truyền thông tại Viêt Nam hiện vô cùng tồi tệ. Theo đánh giá của RSF, trong năm 2017, với tổng số 180 quốc gia thì Việt Nam đứng hạng 175, tức thuộc 6 quốc gia áp chót trên thế giới về mức độ tự do thông tin. Tình hình đàn áp truyền thông tại Việt Nam tệ hại hơn cả Lào (170) và Cambodia (142). Và chỉ ở mức độ “khá” hơn Trung Cộng (176), Syria (177) hay Bắc Hàn (180).   Trong bối cảnh đó, các tham dự viên của Vietnam Cyber Dialogue đã có nhiều đề tài thảo luận trải rộng nhiều lãnh vực. Từ việc đề ra các phương cách hỗ trợ pháp lý (cho các nhà hoạt động và thân nhân của họ) cho đến việc vận động các định chế nhân quyền quốc tế như Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu Châu. Các đề tài liên quan đến tự do Internet, bảo vệ thông tin cá nhân, gia tăng sự an toàn của các nhà hoạt động trên mạng cũng đã được thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều sáng kiến nhằm vô hiệu hoá các hành động của chế độ trong việc theo dõi, lấy cắp thông tin, tấn công trên mạng đối với các nhà hoạt động nhân quyền. Vietnam Cyber Dialogue là một sinh hoạt tiền hội nghị của Internet Freedom Festival, một hội nghị quy mô cổ võ quyền tự do Internet, bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ quyền riêng tư cá nhân. Internet Freedom Festival năm nay được tổ chức với hơn 1700 tham dự viên đến từ 130 quốc gia, và Việt Tân là một trong những thành viên ban tổ chức hội nghị này. Internet Freedom Festival được diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 3, 2018. Các thành viên Việt Tân tham dự như anh Hoàng Tứ Duy, chị Angelina Trang Huỳnh, anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, anh Lê Quý Đôn, anh Trần Đức Tuấn Sơn và những thành viên khác đã đóng góp nhiều bài thuyết trình trước hội nghị để chia sẻ cùng thế giới về tình trạng đàn áp nhân quyền và các hoạt động kiểm soát và tấn công Internet đang ngày càng leo thang của nhà nước Việt Nam hiện nay. Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, từ Valencia. http://viettan.org/hoi-nghi-vietnam-cyber-dialogue-internet-tai-viet-nam...
......

Hội luận về cuộc sống ngục tù trong “Thiên Đường XHCN Việt Nam”

LONDON (CTM Meida)- Vào lúc 2 giờ chiều Thứ Tư 28/02/2018, Phong trào Con Đường Việt Nam UK đã tổ chức buổi hội luận bàn về tác phẩm chính trị của nữ TNLT Phạm Thanh Nghiên, tại thành phố London, Vương Quốc Anh. Tác phẩm có tên “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” – Slices Of Life Behind Bars (A Memoir By A Female Prisoner of Conscience), trong thời tiết khắc nghiệt và giá rét của mùa Đông Luân Đôn. Buổi Hội Luận được sự hổ trợ tích cực của cơ sở Việt Tân UK. Cùng tham gia còn có các khách mời: đại diện và các bạn trẻ Việt Tân UK, các bạn trẻ thuộc các cộng đoàn Công Giáo VN tại London cùng nhiều bạn trẻ tại UK, và đặc biết từ Sài gòn là phần phát biểu và hội thoại trực tuyến (online) của tác giả Phạm Thanh Nghiên. Sách “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” Cuộc hội luận mở đầu bằng bài hát “Con Đường Việt Nam” do nhạc sĩ Trúc Hồ & TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đồng sáng tác. Cô Hà Thị Tố Uyên, trưởng ban tổ chức và là thành viên trẻ nhất của Con Đường Việt Nam ở Anh Quốc là người phụ trách nội dung của buổi hội luận hôm nay đã mở đầu cuộc hội luận bằng cách điểm qua những câu chuyện mà cô ấn tượng nhất từ cuốn sách . Kết nối từ VN qua mạng Internet, tác giả Phạm Thanh Nghiên chia xẻ: “Đây là 1 cuốn “ hồi ký” ghi lại những câu chuyện thật trong ngục tù CSVN trong suốt 4 năm tôi bị giam tại trại tù Ba Sao – Thanh Hóa”. Cô Trang Phạm, điều phối viên của Con Đường VN UK, thay mặt phong trào Con Đường VN – UK nói về tuyên bố mới nhất của Ân Xá Quốc Tế về tù nhân lương tâm (TNLT) ở VN và chia sẽ cảm nhận về tác phẩm của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiêng là người Hải Phòng và cũng từng bị tạm giam ở trại giam Trần Phú, cô Kim Lê bày tỏ sự đồng cảm với thân phận của người phụ nữ dám chấp nhận lao tù để nói thay tiếng nói của người dân VN. Nhìn từ góc độ của một thế hệ tị nạn trước đây, ông Trần ĐT phát biểu chào mừng các thành viên trẻ của Phong trào Con Đường VN (CĐVN) tại Anh quốc và các bạn Việt Tân tham dự hôm nay. Ông nhắn gởi tiếp: “Tác phẩm thể hiện rõ nét những mãnh đời khắc nghiệt của một cựu TNLT và khai mở cho chúng ta thấy vẫn còn hàng chục nghìn những mãnh đời sau song sắt của gần 200 TNLT hiện đang bị giam cầm khắc nghiệt trong nhà tù CSVN (theo tin của AXQT, HRW, …). Từ cuối năm 2016 đến nay CSVN đã và đang gia tăng sự đàn áp Dân Sinh Dân Quyền, Tôn Giáo, Xã Hội Dân Sự qua sự kiện bắt giữ thêm trên 30 TNLT tiêu biểu như Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Mẹ Nấm, Thuý Nga, Nguyễn Văn Oai, Hoàng Bình, Nguyễn Nam Phong, … và mới nhất là vụ đàn áp & cô lập Chánh trị sự Hứa Phi & nhà báo Phạm Đoan Trang. Do đó, các bạn trẻ của CĐVN-UK, của Việt Tân-UK và khắp nơi trên địa cầu không chỉ đồng cảm với tác giả Những Mảnh Đời Sau Song Sắt mà còn cần phải đứng lên đấu tranh bất bạo động để xoá bỏ từ nhà tù nhỏ rồi đến giải thể nhà tù lớn CSVN”. Đi xe khách suốt đêm từ Glasgow, ca sĩ Hà Nguyễn đã về London tập hát 2 bài ca đấu tranh của nhạc sĩ Việt Khang, đồng thời nói đến thân phận của những tù nhân lương tâm Công Giáo như Hoàng Bình và Nguyễn Nam Phong, như hàng nghìn giáo dân GP Vinh bị công an CSVN bắt giam, đánh đâp, tra tấn khi đò hỏi công ty Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại nghề nghiệp theo đúng chuẩn mực Dân Sinh Dân Quyền. Tiếp theo, anh Nguyễn Văn Hùng đại diện nhóm Công Giáo trẻ tại Peckham-London trình bày cảm tưởng về chuyến đi của tác giả Phạm Thanh Nghiên vào Thanh Hoá để vạch trần tội ác Trung Cộng toa rập với CSVN bắn chết 8 ngư dân VN đang đánh cá trên vùng biển VN trong năm 2008 (xem bài Uất Ức Biển Ta Ơi trên Internet). Ban lãnh đạo thanh niên của PT Con Đường Việt Nam UK: Hàng đầu từ bên trái là Kim Lê, Thanh Luân, Quynh Nguyễn và Nguyễn Văn Hùng; Hàng sau từ trái sang phải: Thanh Hà, Tố Uyên, Trang Phạm và Thảo Lan. Phần tôi – Trần Thanh Luân, một thanh niên tỵ nạn cộng sản thế hệ 2 – thì trình bày những cảm nhận về quyển sách, đã phơi bày sự thật một phần cuộc sống bị giam cầm, khốn khổ của những người TNLT, những người đã tự nguyện dấn thân, hy sinh và phải gánh chịu mọi thách thức trong thầm lặng ở “THIÊN ĐƯỜNG XHCN“. Tôi cũng rất quan tâm đến tình trạng tra tấn và giết người tù (torture & murder prisoners) của CSVN qua bài viết “Ba Sao Chi Mộ …” của tác giả cuốn sách và mong muốn cho tội ác tra tấn và giết người của CSVN được các nhà tranh đấu và các TNLT công khai khắp thế giới cho nhân loại biết đến tội ác nầy. Trước khi kết thúc, tác giả Phạm Thanh Nghiên trình bày cảm nghĩ rất tâm đắc với 2 bài viết tâm huyết là “Uất Ức Biển Ta Ơi” và “Ba Sao Chi Mộ”. Cuộc hội luận do Quynh Nguyễn và Thảo Lan phụ trách Livestream cho gần 4.000 người theo dõi và ngay hôm sau share rộng rãi hàng chục ngàn người xem. Đây là Video Link của cuộc Hội Luận:https://www.facebook.com/100016722284253/videos/224000518167356/ Cuộc hội luận kết thúc vào lúc 5 giờ chiếu đầy cảm xúc bùi ngùi, yêu thương và chia sẽ với vô vàng nỗi đau của những người TNLT và những người tù “Thầm Lặng” trong công cuộc đấu tranh đòi lại: TỰ DO – DÂN CHỦ – NHÂN QUYỀN cho dân tộc VN. Mọi người chia tay sau khi cùng hát chung bài hát tập thể mà nhạc sĩ Việt Khang cho biết là do lãnh đạo của Con Đường Việt Nam là anh Trần Huỳnh Duy Thức giúp đặt lời – bài “Trả Lại Cho Dân“./. https://chantroimoimedia.com/2018/03/03/hoi-luan-ve-cuoc-song-nguc-tu-tr...
......

Chính trị bình dân – Phạm Đoan Trang – Tái bản lần thứ Nhất – PDF

Luật Khoa tạp chí trân trọng giới thiệu và đăng tải bản đầy đủ của cuốn “Chính trị bình dân”, tái bản lần thứ Nhất, có chỉnh sửa, của nhà báo Phạm Đoan Trang, do Nhà xuất bản Giấy Vụn và GreenTrees xuất bản. Download: Chính trị bình dân – Tái bản lần thứ nhất (PDF) Ngày 24/2 vừa qua, tác giả Phạm Đoan Trang đã bị công an bắt cóc và ép làm việc về cuốn sách này cho đến nửa đêm. Trước đó, Hải quan Đà Nẵng cũng tịch thu một số bản in cuốn sách này vốn được gửi từ nước ngoài về Việt Nam. Kể từ đó đến nay, chúng tôi gần như mất liên lạc với Đoan Trang vì nhà riêng của cô bị cắt Internet. Tuy không thể xin phép đăng tải cuốn sách này nhưng chúng tôi tin rằng tác giả sẽ đồng ý với việc phổ biến cuốn sách tới đông đảo bạn đọc của Luật Khoa. Vốn dĩ, cuốn sách này được xuất bản qua trang thương mại điện tử Amazon với mức giá 20 USD (tương đương khoảng 450.000 đồng). Bản điện tử cũng được xuất bản trên Smashword với giá 5 USD (tương đương khoảng 120.000 đ). Như tác giả đã nhiều lần thông báo trên Facebook cá nhân, toàn bộ số tiền bán sách được chuyển cho Quỹ Lương Tâm, một quỹ từ thiện được lập ra để giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Nếu đọc bản PDF và muốn trả tiền mua sách, bạn đọc có thể gửi tiền tới Quỹ Lương Tâm theo tài khoản ngân hàng: Nguyễn Quang A Số tài khoản: 0541000287869, Vietcombank Chương Dương, Hà Nội Hoặc tài khoản Paypal: quyluongtamvn@gmail.com. Chúng tôi đề xuất mức giá đối với bản PDF là 50.000 đồng. Bạn đọc ở các nước khác có thể đặt mua bản in cuốn này trên Amazon hoặc liên hệ với bà Mạc Việt Hồng (Ba Lan) qua Facebook. — MỤC LỤC Lời nói đầu của tác giả Lời cảm ơn của tác giả Hướng dẫn sử dụng sách Phần I. Chính trị là gì? Chương I. Định nghĩa chính trị Bài đọc. Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta Chương II. Hoạt động chính trị Bài đọc. Vì các vị độc tài, chúng tôi mới phải đi vận động quốc tế cho nhân quyền Bài đọc. Mặt trái của biểu tình Chương III. Về môn học “Khoa học chính trị” Phần II. Chính quyền và nhà nước Chương I. Định nghĩa chính quyền Chương II. Tính chính danh Chương III. Nhà nước Phần III. Dân chủ Chương I. Định nghĩa dân chủ Chương II. Các hình thức đại diện Chương III. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Chương IV. Lợi ích và mặt trái của dân chủ Phần IV. Các chủ nghĩa Chương I. Thế nào là một chủ nghĩa? Chương II. Chủ nghĩa tự do Chương III. Chủ nghĩa bảo tồn Chương IV. Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội Chương V. Một số chủ nghĩa khác Bài đọc. Nếu đàn ông có kinh nguyệt Gloria Steinem Nguyễn Trung Dũng (dịch) Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước Bài đọc. Tinh thần yêu nước Nguyễn Dân (Facebooker Ếch Ao) Bài đọc. Yêu nước là gì? Nguyễn Trần Quyên Quyên Ý thức hệ có cần thiết không? Phần V. Tương tác chính trị Chương I. Thay đổi xã hội Chương II. Làm truyền thông: công luận, truyền thông chính trị, và tuyên truyền Bài đọc. Công luận và việc làm chính sách Bài đọc. Tự do báo chí kiểu Việt Nam Chương III. Đảng và hệ thống đảng Chương IV. Bầu cử Bài đọc. ABC về bầu cử quốc hội ở Việt Nam Bài đọc. Hội nghị cử tri – Nét quái đản trong cơ chế bầu cử quốc hội Bài đọc. Tại sao đảng cố “lùa” dân đi bầu cử? Chương V. Tổ chức và nhóm lợi ích Bài đọc. Khi có quá nhiều một thứ tốt đẹp Bài đọc. Cái gì quyết định sự phát triển của phe nhóm lợi ích? Chương VI. Xã hội dân sự Bài đọc. Xây dựng không gian cho xãhội dân sự Bài đọc. Xã hội ảo… nhưng thật Chương VII. Phong trào xã hội Phần VI. Bộ máy nhà nước Chương I. Hiến pháp và pháp luật Bài đọc. Bản hiến pháp vang vọng tiếng dân Bài đọc. Lược sử cuộc sửa đổi hiến pháp Việt Nam Chương II. Lập pháp Bài đọc. 10 đầu việc của một đại biểu quốc hội Trịnh Hữu Long Bài đọc. Cách đo chất lượng hoạt động của quốc hội Chương III. Hành pháp Bài đọc. Nhánh hành pháp ở Mỹ Chương IV. Tư pháp Bài đọc. Tòa án độc lập Chương V. Chế độ đại nghị và chế độ tổng thống Chương VI. Bộ máy hành chính Chương VII. Hệ thống chính trị CHXHCN Việt Nam Chương VIII. Quân đội và công an Bài đọc. Nghề công an trong chế độ dân chủ Bài đọc. Nguyên tắc “dân quản quân” và vấn đề tướng lĩnh nắm quyền cơ quan dân sự Việt Nam Nguyễn Quốc Tấn Trung Phụ lục. Tài liệu tham khảo Từ điển thuật ngữ Đề mục tra cứu Executive summary Về tác giả About the author  
......

Chúng ta phải làm gì ?

Một bạn hỏi tôi nghĩ gì về những người như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Tín, Điếu Cày, Tạ Phong Tần v.v....? Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta nên luôn mở rộng vòng tay chào đón những người "từ bỏ cộng sản"; nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác; vì chúng ta không có cách gì biết được ai từ bỏ cộng sản thật sự, ai được cộng sản cài vào để nằm vùng. Có những người cộng sản thức tỉnh sau khi nhận ra sự thực và thực tâm từ bỏ cộng sản; nhưng cũng có những người cộng sản cho đến chết. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương với những trò gian ác, tráo trở, lật lọng của VC, nên nhất định phải đề phòng.... Một bạn khác hỏi tôi nghĩ gì về chuyện "phe ta đánh phe ta", chuyện "chống cộng thì ít, chống nhau thì nhiều" hiện nay. Suy nghĩ của cá nhân tôi thì VC đã thành công trong việc lũng đoạn cộng đồng người Việt ở ngoại quốc ở một mức độ nào đó; cũng như VC đã thành công trong việc "trồng" nên, nói chung chung, một thế hệ người Việt không quan tâm đến những vấn đề trọng đại của đất nước trong nước hiện nay. Năm 1954, ngay sau khi ký xong hiệp định Geneva, chưa rút quân về Bắc thì VC đã chuẩn bị cho việc đánh chiếm miền Nam sau này, bằng cách chôn giấu vũ khí, cài lại cán bộ chưa bị lộ diện, tổ chức đám cưới tập thể cho các bộ đội sắp sửa tập kết ra Bắc... Cho nên VC chắc chắn không để yên cho cộng đồng người Việt hải ngoại lớn mạnh, đoàn kết chặt chẽ với nhau. VC phải phá bằng mọi giá, không phải bây giờ mới gởi người ra phá, mà chắc chắn VC đã gài người vào làm người "tỵ nạn cộng sản" ngay từ khi mới có phong trào vượt biển, vượt biên... Mà người Việt ở hải ngoại thì rời rạc, không thống nhất, không ai lãnh đạo và mỗi người là một ông (bà) vua, đầy lòng tự ái và cả đố kỵ. Chiến tranh chụp mũ, chiến tranh ném bùn vào nhau càng ngày càng gia tăng. Và rõ ràng là không ai có đủ uy tín, tài năng để làm cho nó xẹp xuống. Chỉ còn biết trông chờ vào sự ý thức của từng cá nhân: hãy nghĩ đến công cuộc chung trước khi lên tiếng. Xin hãy làm, hãy lên tiếng chỉ cho đất nước, cho dân tộc, cho sự toàn vẹn lãnh thổ của VN; chứ không phải cho nhóm mình, cho phe mình, cho tổ chức mình, cho đảng mình...
......

CHÀO NĂM MẬU TUẤT

Đón chào năm mới, ngồi đọc lại bài này, thấy ấm áp và đồng cảm với lòng trung thành của loài chó. BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT VỀ LOÀI CHÓ (Nguyên bản tiếng Anh: A TRIBUTE TO THE DOG By George Graham Vest) Diễn văn của luật sư George Graham Vest (1830-1904) tại phiên tòa xử vụ kiện hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Safire báo New York Times bình chọn là hay nhất trong các bài diễn văn trên thế giới trong 1.000 năm qua. Mochino (sưu tầm) * Thưa quý ngài hội thẩm, Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi./.
......

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Về việc Nhạc sĩ Việt Khang được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp sang Hoa Kỳ

Sau 4 năm tù giam và 2 năm quản chế, bị giam lỏng trong hoàn cảnh cô lập kinh tế và không được tự do sáng tác, nhạc sĩ Việt Khang đã được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để sang Hoa Kỳ vào sáng Thứ Năm, ngày 8/2/2018. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng Nghị sĩ John McCain, cũng như từ những nỗ lực đấu tranh bền bỉ của người Việt khắp nơi trong nhiều năm qua. Nhạc sĩ Việt Khang là tác giả của những nhạc phẩm làm lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi như Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho dân… Các nhạc phẩm của anh luôn được hát vang trong những cuộc đấu tranh đòi công bằng và quyền làm người trong cũng như ngoài nước. Vào năm 2012, sau khi Việt Khang bị bắt vì những nhạc phẩm yêu nước của anh, Đài Truyền Hình SBTN đã phát động một chiến dịch thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực buộc Hà Nội phải thả anh. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, chiến dịch đã có sự tham gia của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng chưa từng có trước đó. Tiếp theo thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc, Đài Truyền Hình SBTN đã cùng người Việt ở khắp mọi nơi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ qua những buổi xuống đường, những cuộc vận động quốc tế, những chiến dịch hướng về tù nhân lương tâm,… để vận động cho sự tự do của người nhạc sĩ yêu nước này. Đài Truyền Hình SBTN xin tri ân các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ, các đoàn thể, tất cả những đồng bào người Việt trong và ngoài nước, và đặc biệt Thượng nghị sĩ John McCain, đã đồng hành cùng chúng tôi trong những chiến dịch vận động cho các tù nhân lương tâm, cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Việc nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất nước là một thành quả không nhỏ, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do. Trân trọng, Đài Truyền Hình SBTN  
......

Tết Berlin 2018

Kính thưa:   • Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.   • Quý hội đoàn và đoàn thể.   • Toàn thể quý đồng hương người Việt tại Berlin. Năm hết, Tết đến, Xuân lại về! Không khí ấm áp nhộn nhịp yêu thương luôn tràn ngập trên quê hương Việt Nam vào dịp Tết. Đối với người con dân Việt, Tết là dịp để chúng ta gặp nhau trong tình gia đình, hàng xóm và bạn bè. Tại trời Âu đất khách quê người, nơi khí hậu lạnh lẽo, người Việt tha hương từ dạo ấy vẫn khát khao được hưởng lại không khí của ngày Tết thân thương. Để đáp ứng nhu cầu ấy của cộng đồng người Việt tỵ nạn hầu như suốt thời gian qua, các hội đoàn tại Berlin luôn cố gắng cùng nhau tổ chức Tết cộng đồng tại Berlin, mong qua đó làm giảm bớt nỗi đau xa quê, cho các bạn bản xứ thấy được những nét đẹp truyền thống của dân tộc và giúp cho các em các cháu không quên đi cội nguồn của mình. Năm nay cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Berlin trân trọng kính mời Quý Bà Con Đồng Hương tham dự Đêm văn nghệ mừng Xuân Mậu Tuất 2018 Thứ bảy, ngày 24.02.2018 (nhằm mồng 9 Tết) từ 18:00 giờ – 23:30 giờ (vào cửa từ 17:00 giờ) tại Hội trường Nhà thờ Lankwitz Gallwitzallee 4-6 12249 Berlin với chương trình ngoạn mục phong phú qua sự đóng góp của các hội đoàn và đơn vị của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Năm nay đêm văn nghệ mừng Xuân sẽ có những chương trình TẾT cổ truyền thật đặc sắc gồm các tiết mục: Múa lân, Ca nhạc, Hát dân ca, Ngâm thơ, Ca vọng cổ, Các điệu múa quê hương … v.v. do các ban văn nghệ của những hội đoàn & đoàn thể người Việt ở Berlin trình diễn. Ngoài ra trong chương trình còn có xổ số Tombola „lấy hên đầu năm“. Đây cũng là một dịp tốt để đồng hương gặp mặt nhau đông đủ, đầu năm hàn huyên trò chuyện và thưởng thức những món ăn thuần tuý quê hương. Trước thềm năm mới kính chúc Quý vị và Gia đình một năm mới „Vạn Sự Cát Tường Như Ý“. Berlin, ngày 12.12.2017 T/M Ban tổ chức Tết Trưởng ban Nguyễn Đình Khanh ------------------------Tet Berlin 2018 Sehr geehrte,   • Vertreter der vietnamesischen Religionsgemeinschaften,   • Vertreter der vietnamesischen Vereine und Vereinigungen,   • Berliner Mitbürger und vietnamesische Landsleute, wieder geht ein Jahr vorbei, das Neujahrfest kommt in forschen Schritten und verkündet den Frühlingsanfang. In der Heimat Vietnam herrscht immer eine heitere Atmosphäre der Wärme, der Liebe zu den Zeiten des Neujahrsfestes. Für alle Vietnamesen bedeutet das Neujahrfest auch die Zeit des Wiedersehens mit der Familie, mit Nachbarn und Freunden. Im fremden kalten Europa sehnt sich jeder Exil-Vietnamese immer nach dieser geliebten Neujahrsatmosphäre. Um diesen nostalgischen Bedarf zu decken; den Schmerz, fernab der Heimat leben zu müssen, zu lindern; den deutschen Freunden die schönsten Seiten der vietnamesischen Tradition zu zeigen und um die nachfolgenden Generationen an ihre Wurzel zu erinnern, bemühen sich alle Vereine und Vereinigungen der Vietnamesen, jedes Jahr ein denkwürdiges Neujahrsfest zu organisieren. Dieses Jahr lädt die Gemeinde der Flüchtlingsvietnamesen in Berlin alle Freunde und Landsleute dazu ein, gemeinsam das neue Jahr des Hundes 2018 zu feiern. Der Kulturabend anlässlich des Neujahrsfestes 2018 findet statt: Am Samstag, 24.02.2018 von 18:00 Uhr bis 23:30 Uhr (Einlass 17:30 – Eintritt Frei) Im Gemeindesaal (Lutherhaus) der evangelischen Dreifaltigkeitsgemeinde Gallwitzallee 4-6 12249 Berlin Das interessante vielfältige Programm des Kulturabends ist eine gemeinsame Produktion aller vietnamesischen Vereine und Vereinigungen in Berlin. Es werden verschiedene Facetten der vietnamesischen Kultur angeboten: vom beliebten Drachentanz, über Folklore aus allen Teilen Vietnams, von jungen Vietnamesen dargebrachte traditionelle und moderne Tänze… Dazu gehören auch die reichhaltigen Köstlichkeiten der vietnamesischen Küche, die das Wohlbefinden der Gäste erhöhen lassen werden. Bei der zum Programm gehörenden Tombola könnte das Glück im neuen Jahr Sie schon treffen. Die Feier bietet allen die Möglichkeit, sich wiederzusehen und neue Kontakte zu knüpfen. Das Neujahr gemeinsam zu feiern gehört zur Tradition der vietnamesischen Kultur, die es von allen Vietnamesen und deren Freunden zu pflegen und zu verbreiten gilt. In diesem Sinne wünschen wir Ihnen ein gesegnetes, glückliches Neues Jahr. Mit herzlichen Grüßen im Namen des Organisationsteams Der Teamleiter Nguyen, Dinh Khanh  
......

Pages