5G – cuộc chiến khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc …

TRUNG QUỐC 5G – MỸ VỆ TINH Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã được đẩy lên đỉnh điểm bằng cuộc chiến công nghệ, khi mà các hãng công nghệ Mỹ, Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei, hãng công nghệ Viễn thông số 1 Trung Quốc.   Huawei là niềm tự hào của Trung Quốc, đang chiếm ưu thế và dần vượt lên các hãng Âu, Mỹ trong lĩnh vực cung cấp mạng viễn thông và smart phone, đặc biệt công nghệ 5G. Huawei và Trung Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới, bắt đầu bằng việc thống trị thế giới về công nghệ 5G, từ hệ thống mạng đến thiết bị đầu cuối.   Trên lĩnh vực viễn thông, các hãng công nghệ Mỹ đã bị tụt hậu từ công nghệ 4G, hiện chỉ còn Ericsson (Thuỵ Điển) có thể cạnh tranh được với Huawei. Rất nhiều người tin rằng với công nghệ 5G, không sớm thì muộn Huawei sẽ vượt lên Ericsson và thống trị thế giới.   Thế nhưng bằng sự kiện Elon Musk và SpaceX (Mỹ) phóng 60 vệ tinh phát sóng Internet lên không trung quĩ đạo thấp (400 km) vào 9h30 sáng ngày 25/05/2019 (giờ Hà Nội), kèm theo kế hoạch phóng 400 vệ tinh để bắt đầu cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu vào cuối năm 2020 thì chúng ta mới chợt bừng tỉnh. Hoá ra Trung Quốc và Huawei đã chậm chân.   Lợi thế 5G mà Huawei và Trung Quốc đang có sẽ trở lên lỗi thời, khi mà trong vòng 6 năm tới Elon Musk và SpaceX sẽ phóng 12.000 vệ tinh lên không trung, đủ để cung cấp dịch vụ Internet khắp hang cùng, ngõ hẻm trên toàn cầu, với tốc độ còn nhanh hơn 5G từ 10 đến 50 lần. Khi ấy người ta không cần hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu các trạm thu phát sóng BTS, không cần hệ thống dây cáp Internet chạy dưới biển xuyên đại dương, chằng chịt trên mặt đất, dưới lòng sông như hiện tại. Khi ấy chúng ta có thể sử dụng Internet cả trên hải đảo, trên biển, trên không trung, thậm trí cả trên sao hoả nữa.   Hoá ra tất cả các đòn tấn công, cô lập Huawei của Trump chỉ là để Trung Quốc và các quốc gia khác chậm triển khai mạng 5G độ 3-5 năm thôi. Cuối năm 2020 khi Elon Musk và SpaceX cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu bằng 400-800 vệ tinh trên không trung, cán cân công nghệ viễn thông giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ quay 180 độ, Mỹ sẽ lại vượt lên Trung Quốc không phải 1 bậc mà những 5 bậc.   Thế giới có quá nhiều điều kỳ diệu, thế giới thay đổi quá nhanh. Huawei đã lập nên kỳ tích, Trung Quốc có Nhậm Chính Phi, nhưng nước Mỹ có Elon Musk. Nhậm Chính Phi mới nghĩ đến Internet và viễn thông mặt đất, còn Elon Musk nghĩ đến Internet và viễn thông vệ tinh trên không trung và trên sao hoả.    
......

Đôi điều qua việc em bé tiểu học bị đứng ngoài cổng trường

Lã Minh Luận| Lại một câu chuyện của GIÁO DỤC. Mấy hôm nay, cộng đồng mạng lại dấy lên câu chuyện về một em bé học tiểu học ở Hải Phòng đến học ca chiều sớm và bị chị sao đỏ lớp trên đuổi ra khỏi trường, em phải đứng dưới trời đổ lửa... Vì điều kiện mẹ của em không đủ tiền cho em ăn cơm trưa tại trường (bán trú), mẹ em lại phải đi làm sớm nên chở em đến học ca chiều sớm hơn 15 phút. Sao đỏ - hồng vệ binh – nỗi ám ảnh của học trò Là một giáo viên cả đời dạy trường bán trú, tôi thấy lòng nhói đau... Nhớ lại những năm tháng đã qua, những ngôi trường bán trú mà tôi đã trải, không phải học sinh nào cũng cần bán trú hay có điều kiện bán trú. Nhưng đây là các trường bán trú của hai cấp THCS và THPT, tuổi các em đã lớn, các em có thể tự chủ bản thân mà không cần đến cha mẹ bảo trợ cho mình. Còn với em bé ở Hải Phòng, em học cấp TIỂU HỌC, cái tuổi được người lớn bảo trợ kỹ lưỡng song thật đáng tiếc, cả nhà trường và người mẹ đều chưa làm đúng cách. Trước hết, về phía người mẹ của em bé, nếu là tôi, tôi sẽ đưa con vào phòng bảo vệ và gửi con ở đó. Vì không một trường nào là không có chốt bảo vệ ngay bên lề cổng. Mặt khác, có thể tôi phải liên hệ với giáo viên chủ nhiệm trước để mong cô lưu ý và cảm thông. Đó mới là làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Thứ hai, về phía cô giáo chủ nhiệm, nếu là tôi, tôi sẽ hỏi học sinh vì sao em đến sớm để giúp em, hoặc phải gọi trực tiếp cho mẹ của em để tìm hiểu nguyên nhân rồi có sự chỉ dẫn, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ. Nhưng rất tiếc cô giáo này lại không làm thế mà đã chụp ảnh các em, đăng lên nhóm Zalo của phụ huynh lớp để phê bình. Điều đó sẽ không tốt cho tâm lý một người mẹ đang gặp phải hoàn cảnh khó khăn và cả trách nhiệm, uy tín của chính cô... Sự việc lẽ ra giải quyết rất nhẹ nhàng nhưng cô giáo đã làm phức tạp lên và gây bức xúc cho dư luận xã hội. Thứ ba, về phía nhà trường và em bé sao đỏ, nhà trường vẫn duy trì đội sao đỏ đối với cấp tiểu học là điều không thể, khi xã hội đã kết nối toàn cầu, khi QUYỀN TRẺ EM được tôn trọng, chăm chút, coi sóc. Nhà trường đã lạm dụng "sao đỏ" mà tước mất giờ ngủ trưa của các em, bắt các em phải coi sóc, chấm điểm giờ ngủ trưa của các lớp. Vậy, làm sao buổi chiều các em có đủ sức khoẻ để học tập và còn đội ngũ cô nuôi trông bán trú đâu, các cô ngủ hay làm gì? Còn nữa, nhà trường đã tước đi tuổi thơ của các em, cướp đi quyền được vui chơi, hồn nhiên, vô tư, quyền bình đẳng giữa bạn với bạn, mà giờ đây trở thành "người có quyền" hành tội "người vi phạm" đồng trang lứa. Hình thành cho các em tư tưởng ham muốn được cai trị người khác, từ đó nảy sinh ra nhiều tiêu cực, thói xấu trong cá tính của trẻ thơ, lứa tuổi đang hình thành tính cách, quả là tai hại... Việc em bé sao đỏ lớp trên đuổi em bé ra khỏi trường giữa lúc trời đổ lửa xuống khu trường, giữa lúc các bạn đang thiêm thiếp trong máy lạnh. Lỗi không phải của em bé sao đỏ ấy mà lỗi thuộc về cô TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI, ĐOÀN của trường. Cô ấy qui định như vậy nên em phải tuân lệnh như thế. Việc thành lập các ĐỘI SAO ĐỎ ở các trường cũng xuất phát từ BỆNH THÀNH TÍCH trong giáo dục. Thi đua giữa các lớp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cô chủ nhiệm, cô "không hoàn thành nhiệm vụ", "không đạt chiến sĩ thi đua" cuối kì, cuối năm là do lớp thi đua kém và... cũng tất nhiên... ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm của cô. Thế nên, hai tiếng THI ĐUA nó chẳng những làm người ta không tốt lên mà còn sinh ra những thói xấu trong cách ứng xử giữa người với người: chống chế, dối lừa, kèn cựa, bon chen, nói xấu, đạp lên nhau mà sống, ngay cả trong môi trường mà người ta tưởng là "mẫu mực" nhất. Theo tôi, câu chuyện ở một trường tiểu học của Hải Phòng hay ở bất cứ trường nào trên đất nước này, tất cả đều phải xem đó như một bài học về giáo dục con người. Khi con người không có tình yêu thương, không có sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những hoàn cảnh khó khăn hay đặc biệt thì cũng chỉ giống như những con vật có chung đặc tính ăn thịt nhau mà thôi. Nghề dạy học không chỉ cần người thầy có tri thức vượt trội mà cái đạo làm thầy còn cần thiết hơn rất nhiều. Làm nghề gì mà không có tâm thì đều trở nên thất đức. Nghề làm thầy càng không thể là người thất đức.    
......

Hội thi kể chuyện bác Hồ

Loc Duong| Hôm nay thằng con trai hắn đi học về, khoe được nhà trường cấp giấy khen vì đoạt giải nhất trong hội thi kể chuyện về bác. Hắn ngạc nhiên lắm, con hắn bé bằng tí, mới học lớp 4, biết gì về bác mà kể . Nhưng thằng bé nói : Con chỉ toàn bịa thôi, vậy mà ai cũng vỗ tay, nhất là cô giáo chủ nhiệm. Còn cô hiệu trưởng thì cho các bạn Cờ Đỏ đi kiểm soát xem bạn nào không vỗ tay thì tát vào mặt hay ghi tên vào sổ. Hắn hỏi : Con kể thế nào mà đoạt giải nhất. Nó bảo : Các bạn khác thì kể toàn mấy chuyện đã học trong sách, ai cũng biết rồi. Còn con tự bịa ra chuyện không có, cho nên ai cũng thích. Con kể thế này : - Bác hồ rất siêng năng tập thể thao. Hồi ở hang Pác Bó, ngày nào bác cũng chui ra khỏi hang để tập. Chỉ trừ ngày mưa là bác không tập thôi, vì bác sợ sét đánh. Nhờ bác tập thể thao đều đặn, nên ngực bác có 6 múi. Sau này vì bận việc nước, bác bỏ không tập nữa, nên giờ ngực bác mới không còn múi nào... - Bác hồ rất yêu cá cảnh. Tại nhà sàn của bác có xây một cái ao nuôi cá. Hàng ngày dù bận trăm công ngàn việc nhưng bác vẫn tự tay cho cá ăn. Trước khi cho ăn, bác chắt lưỡi kêu chóc chóc chóc, đàn cá bu lại, bác mới nhẹ nhàng rải thức ăn xuống cho cá. Bác bảo : Cá cũng như phụ nữ khó tính, khi cho ăn phải nhẹ nhàng, không được đổ nguyên cái xô thức ăn xuống, làm cá sợ, cá ăn không ngon miệng. Do đó đàn cá rất yêu kính bác. Sau này khi bác mất, người khác lãnh trách nhiệm cho cá ăn cũng chắt lưỡi kêu chóc chóc chóc, nhưng đàn cá nhận ra không phải tiếng của bác, nên chúng buồn bã bỏ ăn, mấy ngày sau thì nổi lên vì chết đói, khiến cho hôm đó các đồng chí phục vụ tại nhà sàn được một bữa no nê. - Hồi còn làm chủ tịch nước, bác vẫn cải trang để đi thăm dân cho biết sự tình. Một hôm, bác vô chợ Đồng Xuân giả làm người đi chợ mua thịt heo. Thấy bà hàng thịt bán quá giá niêm yết, bác mới nhẹ nhàng hỏi sao bán mắc thế. Bà hàng thịt vì không biết là bác nên mới chửi thề, lấy giấy và hộp quẹt ra đốt phông lông, vừa đốt vừa chửi : Mới mở hàng đã có cô hồn tới ám, muốn mua rẻ thì lên ti vi mà mua. Con còn định kể thêm mấy chuyện nữa thì cô Hiệu Trưởng chạy ra bảo : Thôi được rồi. Em được hạng nhất rồi, em đừng kể nữa..... Hắn xoa đầu khen con hắn giỏi lắm. Nhưng vợ hắn đang ngồi may gia công gần đó quắc mắt lên : Con nó nói điêu vậy mà anh khen. Khen thế quá giết nó. Trẻ con như tờ giấy trắng mà anh lại đi khuyến khích trẻ thói điêu ngoa.. Làm thế chúng sẽ quen dần đi với sự dối trá, lớn lên sao trở thành người lương thiện ? Hắn cãi : Trong sách giáo khoa dạy cho con nít còn nhiều chuyện bịa trắng trợn hơn nữa, sao em không nói ? Ai đời trời lạnh lại đi hơ cục gạch cho nóng lên rồi ôm ngủ, nó phỏng cả buồi, cả giái ra ấy chứ. Rồi có thằng già tiến sĩ nào đó còn lên ti vi thuyết giảng là bác hồ biết 29 thứ tiếng. Chúng nó nói láo về bác như thế mà có đứa nào dám phản đối đâu. Mấy thằng người lớn ngồi nghe cũng thế, biết là sạo, nhưng vẫn giả bộ chăm chú nghe, giả bộ vỗ tay, giả bộ tin là thật. Hỏi em xã hội như thế, đứa nào cũng gù, em bắt con em phải thẳng lưng, thành ra nó bị khuyết tật từ năm lớp 4 à ? Vợ hắn đốp lại : Như em lúc đi dạy, không chịu gù theo, cứ thẳng lưng, bị đuổi việc có sao đâu. Em vẫn sống và bây giờ vẫn hài lòng với sự “khuyết tật” của mình để được làm người tử tế. Biết là cãi không lại vợ, hắn bỏ vào phòng. Nằm một hồi hết tức, hắn nhớ lại lời thằng con kể chuyện mà cười rinh rích, nhất là đoạn bác chỉ cách cho cá ăn. Làm sao mà bác biết trước được mấy chục năm sau sẽ có một con mụ chủ tịch quốc hội nóng nảy, khi cho đàn cá của bác ăn, đã quăng nguyên cái xô thức ăn xuống nước, khiến cho ít nhất 2 con cá bị tử vong do chấn thương sọ não. Không lẽ đây lại là một triền thuyết về tài tiên đoán của bác, để có thể bổ sung thêm vào cuốn “ Vừa đi đường vừa kể chuyện “ do thằng tác giả T.Lan mất dạy nào đó đã cả gan bịa ra những chuyện không có, rồi gán ghép cho bác hồ hơi bị kính yêu của chúng ta ?  
......

Các tỷ phú Mỹ giàu thêm $434 tỷ trong thời gian có đại dịch

(V.Giang) - WASHINGTON, DC (NV) Trong lúc có nhiều người dân Mỹ đang phải đối diện với khó khăn tài chánh do đại dịch COVID-19, các tỷ phú Mỹ lại giàu thêm trong hai tháng đầu khi dịch bùng ra, theo một báo cáo mới đây. Bản tin của Business Insider nói rằng theo bản báo cáo đưa ra hôm Thứ Năm, 21 Tháng Năm, của hai tổ chức Americans for Tax Fairness và Institute for Policy Studies, tổng trị giá tài sản của tất cả các tỷ phú Mỹ tăng thêm $343 tỷ kể từ ngày 19 Tháng Ba, thời điểm nhiều tiểu bang ở Mỹ đặt trong tình trạng đóng cửa ở trong nhà. Theo tạp chí Forbes, có 623 tỷ phú sống ở Mỹ, gồm cả tổng giám đốc Amazon Jeff Bezos, đồng sáng lập viên Microsoft Bill Gates, đồng sáng lập viên Facebook Mark Zuckerberg, nhà đầu tư Warren Buffett, và nhà sáng lập Oracle Larry Ellison. Bản báo cáo nói chỉ riêng năm người này đã có số gia tăng trong tài sản của họ là $75.5 tỷ, tức khoảng 19%.   Nói chung, khoảng 600 tỷ phú Mỹ có sự gia tăng trị giá tài sản từ  $2.948 ngàn tỷ lên thành $3.382 ngàn tỷ, chỉ trong hai tháng đó. Giám đốc American for Tax Fairness, ông Frank Clemente, khi kêu gọi đóng lại các lỗ hổng về luật thuế đang giúp cho giới nhà giàu trốn thuế, đã nói rằng “Đại dịch để lộ ra hậu quả chết người về khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ và các tỷ phú chính là các biểu tượng rõ ràng nhất về tình trạng bất bình đẳng kinh tế này.” Ông Clemente nói thêm rằng: “Sau thời đại dịch, giới giàu có và các công ty phải khởi sự trả phần thuế hợp lý của họ để tất cả chúng ta có thể xây dựng một xã hội cho tất cả mọi người có cơ hội thăng tiến, chứ không chỉ cho thành phần tỷ phú và những kẻ giàu có ở thượng tầng.” Bản báo cáo được đưa ra trong lúc số người thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục gia tăng. Hôm Thứ Tư, báo cáo của chính phủ Mỹ cho thấy có 2.4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua, nâng tổng số thất nghiệp trên cả nước lên tới gần 39 triệu. https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/cac-ty-phu-my-giau-them-434-ty-trong-thoi-gian-co-dai-dich/?fbclid=IwAR1S7JfZiaLoY2O8azj909sXHvE4A6QZWVLQ0u2XLzxlFKlgr-SXRHkphLo#.XshBL6fiRy8.facebook    
......

Milton Friedman phản bác Kennedy và những người theo đuôi ông ta

Pham Nguyen Truong| Milton Friedman phản bác Kennedy và những người theo đuôi ông ta: Tổng thống Mỹ John F. Kennedy "Một đoạn trong diễn văn nhậm chức của Tổng thống Kennedy: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho mình; hãy hỏi mình làm gì cho tổ quốc?” được rất nhiều người trích dẫn. Đó là tín hiệu đáng chú ý về tâm trạng của thời đại của chúng ta, những cuộc tranh cãi về đoạn văn này chủ yếu tập trung vào nguồn gốc của nó chứ không phải vào nội dung của nó. Cả hai nửa của lời tuyên bố thể hiện quan hệ giữa người công dân với chính phủ của mình đều không phải là lý tưởng của những người tự do trong xã hội tự do. Tính gia trưởng của “bạn có thể làm gì cho tổ quốc” hàm ý rằng chính phủ là người giám hộ, còn công dân là người được giám hộ, là quan điểm mâu thuẫn với niềm tin của những người tự do vào trách nhiệm của chính họ đối với số phận của mình. “Bạn có thể làm gì cho tổ quốc” hàm ý chính phủ là ông chủ hoặc thánh thần, còn công dân, là công bộc hoặc con chiên. Đối với những người tự do, đất nước là tập hợp của những cá nhân tạo nên nó, không phải một cái gì đó hơn và đứng bên trên. Con người tư do tự hào về di sản chung và trung thành với truyền thống chung. Người đó coi chính phủ là phương tiện, là công cụ, chứ không phải là người ban ân huệ và quà tặng, cũng không phải là chủ nhân hay thượng đế để thờ cúng và phụng sự. Người đó không công nhận bất cứ mục tiêu quốc gia nào, trừ sự đồng thuận về các mục tiêu mà các công dân tự mình phục vụ. Người đó không công nhận bất cứ mục đích quốc gia nào, trừ sự đồng thuận về các mục đích mà các công dân tự mình phấn đấu".  
......

Nếu bào chế vaccine thành công, Anh hy vọng tháng Chín có 30 triệu liều

“Nếu các thử nghiệm lâm sàng thành công, nước Anh chờ đợi 30 triệu liều vaccine chống COVID-19 vào Tháng Chín,” Bộ Trưởng Thương Mại Alok Sharma tuyên bố, theo nhật báo The Telegraph tường thuật. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Năm, vị bộ trưởng Thương Mại Anh cũng dè dặt cảnh báo, không có gì chắc chắn các thử nghiệm lâm sàng thành công như mong muốn. “Cũng có rủi ro là chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được một loại vaccine COVID-19 hiệu quả,” ông Sharma nói tại dinh thủ tướng. Trong cuộc họp này, Bộ Trưởng Sharmar cho biết hai trong các nhóm tiên phong trên thế giới phát triển vaccine chống COVID-19 có triển vọng tốt đang ở ngay tại nước Anh, đó là tại trường đại học Oxford University và đại học Imperial College London. “Các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong chương trình vaccine của đại học Oxford đang tiến triển tốt. Tất cả những người tham gia giai đoạn một đều được nhận liều vaccine theo đúng thời khóa biểu hồi đầu tuần này. Hiện nay, số người tình nguyện đó đang được theo dõi chặt chẽ,” ông Sharma cho biết. Ông nói thêm chương trình nghiên cứu vaccine của đại học Imperial College London cũng đang tiến triển tốt và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào giữa Tháng Sáu, sau đó tăng quy mô lớn hơn vào Tháng Mười. Vị bộ trưởng cũng xác nhận dưới sự hỗ trợ của chính phủ, đại học Oxford hoàn tất thỏa thuận cho phép công ty dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca khai thác toàn cầu trong mục đích thương mại hóa và sản xuất vaccine. Ông khẳng định nước Anh sẽ nhận lô vaccine đầu tiên: “Nếu các thử nghiệm vaccine thành công, công ty AstraZeneca sẽ cung cấp 30 triệu liều vào Tháng Chín cho nước Anh, đây là một phần của thỏa thuận điều chế với mức tổng cộng 100 triệu liều.” Ngoài ra, vị bộ trưởng cho biết: “Các thỏa thuận của chính phủ Anh với công ty bào chế bao gồm việc bảo đảm có thể cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất.” Anh là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 240.000 ca nhiễm và hơn 34.000 ca tử vong. Thủ Tướng Anh Boris Johnson, nguyên thủ đầu tiên trên thế giới bị bệnh COVID-19, công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp cách ly, khuyến khích mọi người trở lại làm việc nếu không thực hiện được cách làm việc từ nhà, ngoài ra, ông cho phép mọi người tập thể dục ngoài trời không giới hạn. Anh hy vọng một số loại hình kinh doanh không thiết yếu có thể sớm trở lại hoạt động. Các học sinh có thể bắt đầu trở lại trường sớm nhất vào ngày 1 Tháng Sáu. (MPL) Nguồn: Người Việt  
......

Đại học Johns Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm virus Corona (n - CoV )

Đại học Johns Hopkins| Sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, giặt quần áo sẽ làm tan lớp mỡ bảo vệ virus Corona (n - CoV). Rửa tay bằng xà phòng & chà xát trong tối thiểu 20 giây để tiêu diệt virus Corona (n - CoV) Đại học Johns Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm virus Corona (n - CoV) * Virus Corona (n - CoV ) lây nhiễm như thế nào? Virus Corona (n - CoV) không phải là một sinh vật sống, mà là một phân tử protein (DNA) được bao phủ bởi một lớp lipid bảo vệ (chất béo), khi được hấp thụ bởi các tế bào của niêm mạc mắt, mũi hoặc buccal, làm thay đổi mã di truyền (đột biến) và chuyển đổi chúng thành các tế bào xâm lược và nhân lên. * Vì virus không phải là một sinh vật sống mà là một phân tử protein, nó không bị giết mà tự phân rã. Thời gian phân rã phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu nơi nó nằm. Các phương thức tiêu diệt Virus Corona (n - CoV): Virus rất dễ vỡ; điều duy nhất bảo vệ nó là một lớp mỡ mỏng bên ngoài. Đó là lý do tại sao bất kỳ xà phòng hoặc chất tẩy rửa là phương thuốc tốt nhất, bởi vì bọt tẩy chất béo ( đó là lý do tại sao bạn phải chà xát rất nhiều: trong 20 giây trở lên, để tạo ra nhiều bọt). Bằng cách hòa tan lớp chất béo, phân tử protein tự phân tán và tự phân hủy. * NHIỆT làm tan mỡ; Đây là lý do tại sao nên sử dụng nước trên 25 độ C để rửa tay, giặt quần áo và mọi thứ. Ngoài ra, nước nóng tạo ra nhiều bọt hơn và điều đó càng hữu ích hơn. ( giặt quần áo, khăn, giẻ lau nên chọn nước nóng ) * Rượu hoặc bất kỳ hỗn hợp nào có cồn trên 65% hòa tan bất kỳ loại mỡ nào, đặc biệt là lớp lipid bên ngoài của virus. * Tia cực tím chiếu lên bất kỳ vật thể nào có thể chứa nó sẽ phá vỡ protein của virus. Ví dụ, dùng để khử trùng và tái sử dụng khẩu trang. Hãy cẩn thận vì UV light cũng phá vỡ collagen (vốn là protein) trong da, gây ra nếp nhăn và ung thư da. * LISTERINE tiêu diệt được Virus Corona (n - CoV)! Đó là cồn 65%. * Giữ móng tay của bạn ngắn để virus không ẩn ở đó. *Phải rửa tay trước và sau khi chạm vào niêm mạc, thực phẩm, khóa, núm, công tắc, điều khiển từ xa, điện thoại di động, đồng hồ, máy tính, bàn, TV, vv... và khi sử dụng nhà vệ sinh. * Bạn phải làm ẩm tay từ việc rửa tay thật nhiều, bởi vì các phân tử có thể ẩn trong các vết nứt nhỏ. Kem dưỡng ẩm càng dày thì càng tốt. * Những điều cần tránh để Virus Corona (n - CoV) không phát tán: * KHÔNG BAO GIỜ lắc, rũ, giũ quần áo, tấm ga giường hoặc vải đã sử dụng hoặc chưa sử dụng. Trong khi virus bám dính vào một bề mặt xốp, nó rất trơ và tan rã chỉ trong khoảng 3 giờ (vải và xốp), 4 giờ (đồng, vì nó có tính sát trùng tự nhiên và gỗ, vì nó loại bỏ tất cả độ ẩm và không để nó bóc ra và tan rã), 24 giờ (bìa cứng), 42 giờ (kim loại) và 72 giờ (nhựa). Nhưng nếu bạn lắc rũ, giũ hoặc sử dụng khăn lau lông vũ, các phân tử virus trôi nổi trong không khí tồn tại tới 3 giờ và có thể đọng lại trong mũi bạn. * Các phân tử virus vẫn rất ổn định trong cái lạnh bên ngoài, hoặc nhân tạo như máy điều hòa không khí trong nhà và xe hơi => Càng mở hoặc thông gió tự nhiên, càng ít đi virus. Chúng cũng cần độ ẩm để ổn định, và đặc biệt là bóng tối. Do đó, môi trường hút ẩm, khô, ấm và sáng sẽ làm suy giảm nó nhanh hơn. * Những điều không chính xác: * Giấm KHÔNG hữu ích vì nó không phá vỡ lớp mỡ bảo vệ. * Rượu, VODKA, KHÔNG CÓ TÁC DỤNG. Vodka mạnh nhất là 45% cồn, và bạn cần cồn 65% để tiêu diệt virus.  
......

Số phận một loài chim

Chính Luận Trần Trung Đạo Cách đây không lâu. Anh chủ nhiệm của một tờ báo địa phương đến thăm và nghe các con tôi nói chúng thích nuôi thú vật kiểng (pet). Lần sau anh trở lại với một chiếc lồng và hai con chim nhỏ để tặng các cháu. Anh dặn kỹ: "Chim này chỉ nuôi trong nhà, đem ra ngoài gió chúng sẽ chết." Tôi thật không tin. Chim là phải bay nhảy chứ làm gì ngay cả gió cũng sợ. Tôi đến một tiệm bán chim hỏi lại. Bà chủ tiệm cũng đồng ý với anh chủ nhiệm: "Đây là loại chim được sản xuất theo lối công nghiệp chứ không phải chim sinh nở tự nhiên. Nếu đem ra ngoài trời, chúng sẽ chết vì không thích hợp với môi trường." Tôi đành giữ kỹ chim trong nhà. Vài hôm sau, một người bạn cùng quê của tôi tới thăm. Anh nghiêm chỉnh khiển trách: "Mày là Phật tử mà bỏ tù sinh vật. Người ta chẳng ví cảnh tù đày như cá chậu chim lồng đó sao. Phải thả chúng bay đi." Tôi thật khó xử, vừa cảm thấy việc "bỏ tù sinh vật" là không nên làm nhưng thả bay đi chúng sẽ chết. Tôi phân trần với anh: "Đây là chim công nghiệp, đem ra ngoài chúng sẽ chết, và thả bay đi chúng càng chết nhanh hơn." Anh bạn Quảng Nam đáp: "Nếu chúng chết thì chúng sẽ trọn nghiệp vì biết đâu kiếp sau chúng sẽ là những con chim tự do." Tôi chưa hẳn đồng ý với cách cãi của anh ta nhưng phải công nhận việc tôn trọng tự do của mọi sinh vật là đúng, nên viết thư hỏi ý một vị Đại Đức. Thầy trả lời theo lối "vạn sự do tâm": "Chim công nghiệp vẫn là chim. Nếu môi trường xấu làm cho chúng xấu đi thì môi trường tốt sẽ làm cho chúng tốt trở lại. Hãy tập cho chúng quen dần, từng bước và khi chúng hoàn toàn quen thuộc với môi trường bên ngoài thì phóng sinh chúng đi." Tôi cho đó là giải pháp hợp lý. Rất tiếc tôi lại quá bận để tập cho chim quen với thiên nhiên, bèn tặng chúng cho người em và dặn chú ấy tập cho chúng quen dần với đời sống bên ngoài, định bụng khi chúng hoàn toàn làm quen sẽ bàn với chú em làm lễ phóng sinh. Tháng sau tôi trở lại nhà người em nhưng không thấy chim. Chưa kịp hỏi, chú em trả lời: "Chẳng giấu gì anh, ngày nào em cũng đem chim ra vườn tập. Chúng tiến bộ lắm. Chúng rất thích cảnh thiên nhiên. Vừa thấy cảnh cây lá sum sê là chúng kêu ríu rít lên ngay. Tuần trước, trong lúc em để chúng trên sân sau, chạy vào nhà trả lời điện thoại, khi trở ra thì chỉ còn mấy cái lông rơi rớt bên cạnh chiếc lồng vỡ nát và con mèo của hàng xóm đang nhảy sang bên kia hàng rào." Tôi an ủi chú em theo lý luận của anh bạn Quảng Nam: "Hai con chim đó đã trọn nghiệp trong kiếp này, hy vọng đời sống sau, chúng sẽ làm chim của núi rừng tự do thay vì làm kiếp chim công nghiệp." Mỗi khi nhớ đến câu chuyện hai con chim, tôi lại ngậm ngùi nghĩ đến số phận của các em bé Bắc Hàn. Cuộc đời của các em không khác gì những con chim công nghiệp kia. Ngay khi các em ra đời, các cơ chế chính trị và xã hội đã được chuẩn bị sẵn để các em sống, suy nghĩ và hành động một cách thích nghi. Tương tự như môi trường dành cho loại chim công nghiệp, cơ chế chính trị Bắc Hàn được xây dựng và tồn tại bằng niềm tin tuyệt đối nơi lãnh tụ của họ. Trong cơ chế đó sự nhầm lẫn, hoài nghi dù hợp lý đều không được cho phép tồn tại. Trong buổi phỏng vấn dành cho tuần báo Time, người cận vệ của Kim Chính Nhật đào thoát nhắc lại câu chuyện của một người lái xe vô tình chạy lạc vào khu vực dinh thự của Kim Chính Nhật. Sau khi thẩm vấn anh tài xế, đám cận vệ của Kim Chính Nhật đều đồng ý rằng anh ta thật sự đi lạc. Tuy nhiên cách giải quyết họ chọn trong trường hợp đó là bắn chết anh ta ngay tại chỗ. Gia đình anh tài xế được thông báo rằng anh đã "đền nợ nước" và thưởng công cho gia đình một cái tủ lạnh. Nhiều câu chuyện, đối với người sống bên ngoài bán đảo Bắc Hàn, có thể là chuyện hoang đường đến độ buồn cười, nhưng với người dân Bắc Hàn lại là chân lý, đúng như một nhà thơ Việt Nam có lần đã định nghĩa: "Chân lý là đường đảng đã vạch ra và sự thật là gì đảng đã dạy ta." Giờ sinh của Kim Chính Nhật, con trai Kim Nhật Thành và là đương kim lãnh tụ Bắc Hàn, được mô tả trong giáo trình tiểu học: "Lãnh Tụ Kính Yêu sinh ra trong một căn cứ quân sự bí mật bên rặng núi thánh Paektu-san (Bạch Đầu Sơn), lúc Người ra đời một có hai cầu vồng rực rỡ và một ngôi sao sáng hiện ra trên nền trời" (Người dân Bắc Hàn gọi Kim cha là Lãnh Tụ Vĩ Đại hay Lãnh Tụ Vĩnh Cửu và Kim con là Lãnh Tụ Kính Yêu). Thật ra làm gì có căn cứ quân sự nào, chẳng trên núi thánh nào và lại càng không có chuyện thần thoại như hai vòng cầu vồng ngũ sắc hiện ra trong giờ Kim Chính Nhật giáng trần. Theo sử liệu của Sô-Viết cũ, anh chàng Kim Chính Nhật sinh ra trong một đồn lính nhỏ hẻo lánh ở Siberia vì cha anh ta làm lính cho Stalin sau khi trốn khỏi Mãn Châu. Một mẩu chuyện khác về Kim Chính Nhật: "Mặc dù trước kia chưa bao giờ chơi gôn (golf), khi cầm cây gôn lần đầu Lãnh Tụ Kính Yêu đã đánh trúng ngay 5 lỗ một lần." Và nữa, "Một lần nọ, Lãnh Tụ Kính Yêu đến kiểm tra súng của một đơn vi quân đội và trước mặt binh sĩ Người đã rút súng bắn trúng ngay mắt trái của mười con bò rừng." Kim Chính Nhật không phải là người thường, trong ý thức của người dân Bắc Hàn, anh chàng là hiện thân của một thiên thần. Chàng ta tuy chưa bao giờ đi lính một ngày nhưng được gọi trong sách là "Tướng Trời". Tại Bắc Hàn, ngay cả chiếc khăn để lau tấm ảnh của hai cha con họ Kim cũng không được phép dùng để lau các đồ vật khác trong nhà. Giống như những con chim công nghiệp, các em bé Bắc Hàn cũng líu lo mỗi sáng, nhưng nếu ai lắng tai nghe, bài hát các em hát trong giờ vào lớp luôn bắt đầu bằng câu: "Hoa nở nhờ có không khí và các em cười nhờ ơn của Kim Lãnh Tụ Vĩ Đại." Học sinh Bắc Hàn được dạy phải "yêu tổ quốc và yêu đồng bào" nhưng tổ quốc của em được mô tả trong sách vở không phải là một quốc gia nghèo đói, cô lập với thế giới bên ngoài mà một thiên đường trên trái đất dưới sự lãnh đạo anh minh của Kim Lãnh Tụ. Trong các ví dụ được dùng ở trường học, từ văn chương đến toán học, cuộc đời và sự nghiệp của hai cha con họ Kim luôn được dùng để ví những điều tốt đẹp và "đế quốc Mỹ xâm lược" luôn được dùng để ám chỉ những điều xấu xa tội lỗi nhất trên đời. Sinh viên học sinh Bắc Hàn rất kiêu căng khi nói về lịch sử và dân tộc Triều Tiên vì một lý do đơn giản, ngoài những câu chuyện tuyên truyền được dạy ở trường, họ không biết gì về lịch sử loài người và cũng không biết đúng về lịch sử của tổ tiên họ. Và với một môi trường như thế, nhiều thế hệ người dân Bắc Hàn, hơn nửa thế kỷ qua đã tiếp tục sinh ra, lớn lên trong số phận một loài chim công nghiệp. Mặc dù những mẩu chuyện trên có thể gợi lại trong ký ức của những người Việt lớn tuổi những hình ảnh, những tiếng thì thầm nghe rất quen quen, tuổi thơ Việt Nam ngày nay dù sao cũng may mắn hơn những người cùng tuổi với họ ở Bắc Hàn. Trong lúc nhiều nơi vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, đa số tuổi thơ Việt Nam đang có một đời sống tinh thần dễ chịu hơn tuổi thơ Bắc Hàn. Bài học của thiếu nhi Việt Nam học hôm nay không đến nỗi hoang đường như của thiếu nhi Bắc Hàn và bài hát của các em bé Việt Nam hát không trơ trẽn khó nghe như những câu mà thiếu nhi Bắc Hàn dùng để ca tụng cha con họ Kim. Hai mươi năm qua, ánh sáng bên ngoài đã theo những khe hở của "chính sách đổi mới" rọi vào căn nhà Việt Nam mang theo kiến thức mới lạ từ những phương trời khác. Qua những khe hở đó, chúng ta cũng được nghe nhiều tiếng nói chân thành vọng ra từ trong nước tương tự như chúng ta đang nghe những ưu tư trăn trở của những người Việt đang sống ở ngoài nước dù họ đã một thời lớn lên bên này hay bên kia sông Bến Hải. Như vậy có gì giống nhau trong hoàn cảnh của hai em thiếu nhi Bắc Hàn và Việt Nam không? Có chứ. Hai cơ chế chính trị ảnh hưởng đến đời sống của các em bé Bắc Hàn và Việt Nam về căn bản vẫn giống nhau. Hai con nước đều bắt nguồn từ thượng lưu sông Volga trong những thập niên năm đầu của thế kỷ 20 và vẫn còn đang chảy xiết. Cả hai cơ chế chính trị đều nhằm ngặn chặn mọi suy nghĩ độc lập và hủy diệt mọi khả năng phản kháng của con người. Quyền căn bản đầu tiên trong nghiên cứu khoa học là quyền đặt vấn đề, thế nhưng quyền đó không đươc tôn trọng trong hai xã hội Bắc Hàn và Việt Nam. Hiện nay, nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức thiện nguyện, tôn giáo, nhân đạo khắp thế giới đang tìm mọi cách để cứu giúp thiếu nhi Bắc Hàn, nhưng đồng thời, mọi người cũng đồng ý rằng, tất cả những gì họ đang làm chỉ là những biện pháp vá víu trong lúc chờ đợi một sự thay đổi toàn diện và căn bản. Đúng vậy, sinh mệnh của một quốc gia không thể thay đổi bằng vài bao bột mì, hướng đi của một đất nước không thể được lót bằng dăm ba lon sữa và hạnh phúc của một dân tộc không bao giờ đến bằng sự vuốt ve an ủi từ những bàn tay thương xót bên ngoài. Số phận của một dân tộc phải được quyết định bằng mồ hôi nước mắt, bằng những tấm lòng tận tụy với tương lai dân tộc, bằng đức tính kiên nhẫn làm việc vì đất nước của chính người dân nước đó. Và dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, nhẹ nhàng hay cứng rắn, xói mòn hay cường tập, thay đổi cơ chế chính trị vẫn là mục tiêu quyết định của mọi cuộc cách mạng xã hội.  
......

Điều gì làm cho việc sản xuất vắc-xin khó khăn đến như thế

kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm nghiên cứu vắc - xin  của Bệnh viện Đại học Bern, Thụy Sĩ  -  Arnd Wiegmann/ REUTERS Phan Ba lược dịch từ Der Spiegel - Phan Ba| Thế giới đang hy vọng về một loại vắc-xin để chống lại virus Vũ Hán. Những ứng cử viên nào có triển vọng? Ai trả tiền cho chúng? Và tại sao sự phát triển lại mất nhiều thời gian như vậy? Có bao nhiêu vắc-xin tiềm năng hiện đang được xét nghiệm? Tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2020, WHO liệt kê 110 ứng cử viên vắc-xin chống Sars-CoV-2 hiện đang nghiên cứu và thử nghiệm bởi các công ty dược phẩm khác nhau trên thế giới. Cũng có cả những cách tiếp cận từ các trường đại học chưa bao giờ tự chế tạo vắc-xin. Mười trong số này đã ở giai đoạn I hoặc II của thử nghiệm lâm sàng. Điều đó có nghĩa là: chúng đã được thử nghiệm trên người. Có những yêu cầu nào để một vắc-xin được cho phép sử dụng ? Để Viện Paul Ehrlich ở Đức cho phép một loại vắc-xin tiềm năng được thử nghiệm lâm sàng ở người, trước tiên, một nhà sản xuất phải gửi dữ liệu chứng tỏ rằng chất này đã được thử nghiệm đủ ở giai đoạn tiền lâm sàng – ví dụ như trong các thí nghiệm trên động vật. Sau đó, vắc-xin phải được thử nghiệm lâm sàng theo ba giai đoạn: Giai đoạn I: Vắc-xin được tiêm cho một nhóm nhỏ người tình nguyện khỏe mạnh. Sau đó, người ta quan sát xem liệu loạt thuốc này có đạt đến khu vực mục tiêu trong cơ thể hay không và trong lúc đó phải không có tác dụng phụ cấp tính. Giai đoạn II: Chỉ khi giai đoạn I thành công, vắc-xin mới có thể được tiêm cho một số lớn người tham gia trong giai đoạn II, xuất phát từ nhóm có nguy cơ. Trong trường hợp của Covid-19, đây sẽ là người già hoặc người mắc bệnh trước đó. Trong giai đoạn này, người ta kiểm tra xem vắc-xin có hoạt động hay không, tức là có ngăn ngừa được bệnh hay không và liều lượng nào là phù hợp. Giai đoạn III: Sau đó, vắc-xin có thể được thử nghiệm trên một nhóm tình nguyện viên đại diện – có cho tới mười nghìn người được tiêm phòng. Trong giai đoạn III, hiệu quả, an toàn và liều lượng của tiêm chủng được xác nhận. Các tác dụng phụ, chẳng hạn như một diễn tiến đặc biệt nghiêm trọng của bệnh do sử dụng vắc-xin, có thể được quan sát và loại trừ. Những phương pháp nào hiện đang được thử nghiệm lâm sàng? Vắc-xin mRNA Hai trong số mười công ty có ứng cử viên vắc-xin đã được thử nghiệm lâm sàng – công ty dược phẩm Biontech ở Đức và Moderna ở Hoa Kỳ – đang nghiên cứu cái được gọi là vắc-xin mRNA. Trong trường hợp vắc-xin mRNA chống lại Sars-CoV-2, bản thiết kế cho protein của virus được tiêm vào cơ thể người để các tế bào sản xuất ra nó. Sau đó cơ thể nhận ra chúng là ngoại lai và tạo ra kháng thể. Khi tiếp xúc với virus thật, hệ thống miễn dịch có thể nhanh chóng kích hoạt những hoạt động tuần tra bảo vệ này và tiêu diệt mầm bệnh. Cho đến nay, không có một loại vắc-xin mRNA nào được cấp giấy phép, thiếu kinh nghiệm trên toàn thế giới. Chủ tịch Ủy ban Tiêm chủng Thường trực (Stiko), Thomas Mertens, cho biết: “Việc vắc-xin RNA chưa được phê duyệt không nhất thiết là do công nghệ này yếu kém, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau”. Đó cũng là một câu hỏi về tiền, bởi vì nghiên cứu về các công nghệ mới phải được tài trợ. Cả cho việc sản xuất hàng loạt vắc-xin mRNA cũng không có những mô hình đã qua thử nghiệm. Tuy vậy, các chuyên gia hy vọng vào việc là mRNA có thể được sản xuất một cách tương đối đơn giản, vì chúng không phải là các phân tử sinh học phức tạp. Virus bất hoạt (vắc-xin chết) Các công ty Trung Quốc Sinovac và Sinopharm đang thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của cái gọi là vắc-xin chết ở ba viện nghiên cứu trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Virus Sars-CoV-2 được phân lập từ những người bị nhiễm bệnh và được nhân lên trong môi trường nuôi cấy tế bào đã được cấp phép để sản xuất vắc-xin. Sau đó, chúng bị bất hoạt bằng hóa học và vật lý để không còn có thể sinh sản nữa và rồi được tiêm vào người. Hệ thống miễn dịch nhận ra các virus bất hoạt là ngoại lai và tạo ra các kháng thể. Nhiều loại vắc-xin quan trọng dựa trên nguyên tắc này, ví dụ chống uốn ván hoặc viêm gan B. Vắc-xin vector Sử dụng kỹ thuật di truyền, các nhà nghiên cứu có thể “ngụy trang” các virus vô hại để chúng giống như virus corona mới. Để làm điều này, họ thay thế một số protein trên bề mặt của chúng bằng những thành phần điển hình của mầm bệnh. Những cái gọi là virus vector này đánh lừa cơ thể rằng nó đang bị nhiễm bệnh, nhưng chúng không gây bệnh thực sự. Những người được tiêm vắc-xin virus như vậy sẽ tạo ra kháng thể và những kháng thể này cũng bảo vệ chống lại một sự lây nhiễm thực sự. Vắc-xin chống Ebola được cấp giấy phép đầu tiên cũng hoạt động như thế này. Tuy nhiên, về mặt cấp giấy phép, vắc-xin vectơ là loại thuốc chữa bệnh đã được biến đổi gen nên việc cấp phép gắt gao hơn một cách đáng kể. Trong cuộc chiến chống lại Sars-CoV-2, Đại học Oxford và công ty Cansino Biological của Trung Quốc đã thử nghiệm các ứng cử viên vắc-xin của họ ở người trong hai giai đoạn lâm sàng đầu tiên. Tại sao điều kéo dài đến như thế? Cho tới nay, phải mất hơn một thập niên để có một loại vắc-xin mới sẵn sàng cho thị trường. Bởi vì sau này được tiêm cho những người khỏe mạnh nên nó phải trải qua những giai đoạn kiểm tra an toàn đặc biệt cao. Ngay cả với giả định rất lạc quan rằng một hoặc nhiều ứng cử viên vắc-xin sẽ thành công qua được quy trình cấp phép cho tới cuối năm nay, thì cũng vẫn sẽ còn gặp phải nhiều vấn đề khi muốn cung cấp nó cho con người trên diện rộng. Bởi vì vắc-xin phải được sản xuất hàng loạt. Nhưng hiện nay người ta thiếu khả năng này. Cứ cho rằng mọi người sẽ cần hai liều, thì điều đó có nghĩa là cần đến gần tám tỷ liều vắc-xin, nếu như một nửa dân số thế giới cần được tiêm ngừa. Các chuyên gia nói về những thách thức lớn nhất trong lịch sử sản xuất vắc-xin. Các công ty khổng lồ như Sanofi hiện có thể sản xuất một tỷ liều mỗi năm – cộng tất cả các nhóm vắc-xin của họ lại. Trong khi đó thì các loại vắc-xin khác cũng sẽ phải được tiếp tục sản xuất – và khó khăn trong cung ứng luôn là vấn đề trong toàn ngành này, ngay cả đối với những loại vắc-xin tiêm ngừa thông thường. Ai trả tiền cho việc phát triển vắc-xin? Việc kinh doanh vắc-xin đã bị chi phối bởi bốn nhà sản xuất từ nhiều năm nay: GlaxoSmithKline, Merck & Co., Pfizer và Sanofi. Không giống như dược phẩm, Châu Âu dẫn đầu trong nghiên cứu vắc-xin; 80% sản xuất cũng nằm ở châu Âu. Người ta không dự tính sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp mới vì rào cản gia nhập thị trường rất cao. Đó là vì chi phí đầu tư cao trong việc thiết lập các cơ sở sản xuất. Đối với những nhà sản xuất còn lại, việc kinh doanh vắc-xin mang lại nhiều lợi lộc: nhiều công ty đã tuyên bố rằng họ sẽ tăng khả năng sản xuất càng nhiều càng tốt. Vấn đề hiện tại là phải chuẩn bị trước cho sản xuất mà không biết chính xác đó là loại vắc-xin nào. Vì vậy, ngành công nghiệp dược phẩm đòi hỏi phải chia sẻ chi phí và yêu cầu những lời hứa từ các chính trị gia để đảm bảo số lượng mua nhất định. Phát triển vắc-xin hiện đang được thúc đẩy thông qua cái gọi là quan hệ đối tác phát triển sản phẩm; đây là những liên minh tiến hành các dự án chung của các quỹ, chính phủ và các tổ chức viện trợ cũng như những nhóm nghiên cứu và các công ty. Theo cách này, các hoạt chất không khả thi về mặt kinh tế cho một công ty cũng có thể được phát triển. Đức tham gia vào dự án CEPI thông qua Bộ Nghiên cứu Liên bang. Và ai sẽ được tiêm vắc-xin đầu tiên? Để tiêu diệt virus, càng nhiều người càng tốt trong số 7,8 tỷ người trên toàn thế giới sẽ phải được tiêm phòng. Với các dịch bệnh trước đó như cúm lợn, các nước giàu hơn luôn được tiêm vắc-xin đầu tiên, trong khi các nước nghèo hơn chậm đến lượt. Lần này thì không được phép xảy ra điều đó, các chính trị gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia dược phẩm yêu cầu. “Tiêm phòng trước hết cho toàn dân ở một quốc gia và hoàn toàn không tiêm phòng ở các quốc gia khác, đó là điều không thể tưởng tượng được trong ý nghĩa của tình đoàn kết toàn cầu”,  Paul Cichutek, người đứng đầu Viện Paul Ehrlich,  nói với báo SPIEGEL hồi đầu tháng 5. Hiện người ta đang chỉ trích một lời hứa của nhà sản xuất dược phẩm Sanofi ở Pháp đối với chính phủ Hoa Kỳ, rằng họ sẽ cho Hoa Kỳ quyền đặc biệt khi đặt mua vắc-xin chống lại virus corona mới. Để biện minh cho ngoại lệ này, Sanofi nói rằng người Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính trong việc phát triển vắc-xin. Có thể hình dung rằng sẽ có thêm những tranh chấp địa chính trị: Những quốc gia tài trợ nhiều có thể yêu cầu rằng họ phải có một đặc quyền cho đợt giao vắc-xin đầu tiên. Thế nào đi nữa, có thể dự kiến ​​rằng không phải tất cả mọi người đều có thể được tiêm ngừa ngay lập tức nếu có vắc-xin, vì không đủ khả năng. Các kế hoạch đại dịch dự định rằng nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ được tiêm phòng trước. Cả những ngành nghề quan trọng cho hệ thống như cảnh sát hoặc nhân viên nhà nước (họ vẫn phải có khả năng chứng tử trong trường hợp xảy ra đại dịch) cũng có thể là một trong những người nhận vắc-xin đầu tiên.    
......

Một thất bại y khoa thảm khốc nhất lịch sử khoa học

Tran Nhat Bao| ‘…Lịch sử Mỷ sẽ phải trải qua những trang đẫm máu người chết - không phải vì chiến tranh cho tự do, mà vì những lý do quá rẻ mạt: Những con người độc tài, gian manh núp dưới bóng của quyền lực, dùng 4 chữ "Y TẾ CÔNG CỘNG" làm chiêu bài tiêu tán vài chục tỷ làm giàu cho chính mình…’ Mục đích duy nhất của bất cứ cơ quan y tế công cộng dù VN hay Mỹ là bảo vệ đời sống, sức khỏe cho xã hội do đó, sự chọn lựa nhân sự lãnh đạo phải dựa trên khả năng, quá trình, triết lý và tư cách phi chính trị. Nhưng nhìn vào những người Chính phủ Trump chọn đễ nắm quyền từ y tế đến môi trường Mỹ, sức khỏe của dân không phải là mục tiêu của họ: 1) Bộ trưởng Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh ALEX AZAR là Luật Sư cho các tập đoàn bán thuốc giá cắt cổ, ghét Obamacare, không chút kinh nghiệm hay hiểu biết gì về Y khoa; 2) Trợ Tá BRIAN HARRISON, không chút kinh nghiệm về y khoa, chuyện nghề nuôi chó kiểng, vô làm Phụ Tá Bộ Trưởng, Trưởng Phòng Điều Hành Covid-19 Task Force ; 3) STEPHEN HAHN, FDA, chuyên gia về Ung Thư, thành viên trung thành của Đảng CH hàng năm đều đóng tiền cúng cô hồn cho Đảng CH, nổi tiếng là người có "tài quản lý" hành chánh vì... sa thải 1000 nhân viên và thanh trừng các khoa học gia gốc Á Châu, v.v.; 4) ROBERT REDFIELD, CDC, khoa học gia, BS về vi trùng học nhưng với một thành tích từng gian dối trong research để tự đề cao mình; Nổi tiếng quá khích, kỳ thị về tôn giáo và tham tiền khi đòi hỏi mức lương 375 ngàn cho mình... Gian dối, tự cao, quá khích, kỳ thị, tiền bạc, đảng phái, ghét Obamacare, ghét Dân Chủ,.v.v. tất cả không những trong Y Tế mà cả Bộ Môi Trường, Interior và các Bộ khác. Nhìn chung, đây là đặc thù của một nhóm độc đoán, độc tôn, khinh thường dân, chọn lựa lãnh đạo theo kiểu Đảng trị, chính kiến, phe phái không khác VN ngày xưa. Khi một thằng chuyên nghề bán thuốc cắt cổ làm Bộ Trưởng Y Tế, một thằng chuyên nghề nuôi chó điều khiển kế hoạch chống dịch, v.v. tự nó đã đủ tiên đoán lên tương lai y tế và an sinh xã hội của dân Mỹ từ trước khi COVID-19 xẩy ra. Nhưng tôi sẽ không cần dựa vào quá khứ tham ô, đảng phái, kỳ thị Á Châu, gian manh data, hay nuôi chó của họ để chứng minh cho một phe phái bất tài, phản khoa học và bất chấp hậu quả chết chóc, bệnh tật thảm thương cho hàng trăm ngàn dân Mỹ vô tội. Tôi sẽ dùng dữ liệu khoa học mới nhất và trực tiếp nhất để dẫn chứng cho một loại kế hoạch y tế xôi thịt, đầy trình diễn nhưng kém cỏi trong thực tế điển hình là qua sự chọn lựa phương pháp COVID-19 testing theo nhu cầu và hạn hẹp của các tập đoàn tỷ phú để chia chác thay vì nhu cầu ngăn chận và trị liệu sớm của dân chúng. Khả năng tràn lan rất nhanh của COVID-19 trong khi chính phủ buộc họ chờ đợi hơn 5 tuần xem dân như một đám chuột bọ để tạo lợi nhuận cho những tập đoàn tỷ phú có "quan hệ" với họ. Họ chứng minh cho sự gian ác và cố tình đó bằng cách cấm dân chúng dùng bất cứ loại test nào khác bằng cách của ai khác, nhất là nếu tests đó có nguồn gốc nước ngoài, kể cả tests từ WHO (do Đức triển khai), nó cho ta thấy một sự cấu kết có qui hoạch trước. Nếu tests khác cho xử dụng vào giữa tháng 2 khi COVID19 mới vào Mỹ, tỷ số positive chỉ dưới 3 %, nhưng vì phải chờ hơn 1 tháng khinh thường tính mạng dân và của COVID, chỉ trong 2 tuần, tỷ số positive sẽ tăng gấp bội dẫn đến sự vô dụng của Test như tại Ý. Bằng cớ là dù Mỹ tăng số test gần 300% trong 4 tuần, dịch đã tràn lan từ 1678 ca ngày 15 tháng 3 lên hơn 912 ngàn ca nhiễm, tức 543 lần và 51 ngàn dân Mỹ mất mạng với tỷ lệ positive đã 18.4% dù họ đã test 4.9 triệu tests. Hàng chục tỷ bạc Mỹ tiêu trong 1 tháng hoàn toàn vô ích và chỉ làm giàu cho bọn tài phiệt và dùng mạng sống của dân chỉ là con mồi. Các điểm dưới đây sẽ cho ta thấy chính sách của FDA là môt hành vi toa rập vì tiền và cố tình xem thường khoa học lẫn dân chúng: MỘT CÔNG NGHỆ PCR CŨ 40 NĂM PCR CHÍNH XÁC NHƯNG KHÔNG THỰC TẾ ĐÃ ĐƯA CẢ TRĂM NGÀN DÂN MỸ ĐẾN CHỖ CHẾT Hai tập đoàn gần như độc quyền COVID Testing bên Mỹ là THERMO FISHER và ROCHE DIAGNOSTICS. Tình cờ thay, Thermo Fisher có nhiều quan hệ với Donald Trump qua nhiều năm và Trump còn là nhà đầu tư cho họ trước 2017 và ROCHE là tập đoàn hỗ trợ tài chánh cho Mike Pence khi ông còn là Dân Biểu và Governor của Indianna. PCR là công nghệ cũ từ 1980s bằng cách tách RNA từ mẫu dịch, phải làm từ Lab của chính họ vì kỹ thuật PCR của họ lệ thuộc vào máy móc nhỏ, lớn khác nhau cho từng công đoạn nên không thực dụng, khó thực hiện nhanh cho bất cứ nạn dịch nào. Câu hỏi lớn nhất là 18% đến trên 33% ca nhiễm không có COVID19 trong dịch mũi/họng nên PCR test, dù tốt đến đâu, cũng không thể dùng là test duy nhất cho bất cứ nước nào. PCR chính xác nhưng không thực dụng cho COVID. Đa số nước khác dùng ít nhất 3-4 công nghệ và kỹ thuật test khác nhau vì nhiều lý do mà tôi sẽ bàn. Thử hỏi: Tạo sao FDA và CDC không quan tâm gì đến 7 công nghệ khác mà chỉ tập trung vào 1 công nghệ tốn kém và chậm hơn với 2 tập đoàn này? Tại sao FDA chỉ cho phép 2 tập đoàn có quan hệ với TT và PHó TT? Trong số 7 công nghệ , i.e., CELL CULTURE, DIRECT ANTIBODY, SEROLOGY, NUCLEIC ACID BASED AMPLIFICATION, NUCLEIC ACID SEQUENCING, RAPID, PCR, vv. trong đó, PCR không phải là phương pháp duy nhất, tốt nhất và nhanh nhất cho COVID-19 và con số 800 ngàn người nhiễm trong vòng 1 tháng đã chứng minh điều đó. Trước mối đe dọa của COVID19, nếu chính phủ là người thật sự muốn xã hội họ không có bệnh như họ đã hô hào, họ đã triển khai những công nghệ khác SONG SONG với PCR. Với hệ thống máy móc, software, central processor, terminals, etc. hệ thống của Thermo và Roche trong thực tế là phương pháp ĐÔC QUYỀN LÀM TIỀN với sự tiếp tay của WHITE HOUSE và FDA mà thôi vì nó KHÔNG BAO GIỜ có thể thay thế các kỹ thuật khác khi cần test hàng triệu! Chính BS Deborah Brix, cố vấn về COVID-19 cho White House cũng phải xác nhận rằng để test hàng triệu, công nghệ PCR tuy có thể đúng nhưng sẽ không làm được điều đó. Nếu mục đích của chính phủ là chống COVID19, giảm thiểu bệnh và người chết, họ đã không giới hạn phương pháp. Nhưng nếu mục đích của chính phủ là bảo vệ nồi cơm nào đó, họ sẽ làm đúng như chính phủ Trump đang làm. Sau đây là những công nghệ thích ứng, nhanh, gọn và thích hợp cho COVID-19 ngoài PCR này: 1) NUCLEIC ACID AMPLIFICATION (như của ABBOTT's "ID NOW" COVID-19 TEST): Tương tự như PCR nhưng đơn giản hơn vì chỉ tỉm Nucleic Acid RNA. Yếu điểm của NAA Test của Abbott là chất lượng specimen phải cao nhưng vì từ 18 đến 30% bệnh nhân COVID-19 không có virus trong dịch mũi hay cổ nên test này tự nó không thích hợp hay không thể hữu dụng hoàn toàn cho COVID-19. Máy này có bán ở China với giá $600 nhưng tôi chắc là Abbott đã bán cho chính phủ Mỹ ít nhất vài ngàn. 2) RT-PCR TEST và RT-PCT ELIFA: Kỹ thuật REVERSE TRANSCRIPTASE PCR dùng ở KOREA dùng kỹ thuật tương tự như THERMO, ROCHE nhưng máy móc rất gọn và tiện hơn Mỹ nên bất cứ cơ quan, bệnh viện, clinic, vp BS nào cũng có thể dùng và thời gian test rút ngắn còn 3 tiếng thay vì nhiều công đoạn khác mà phải gửi mẫu đi để tránh bị hư hay cross-contamination. 3) Direct Immunoassay dùng ANTIGEN hay ANTIBODY: Công nghệ này lấy từ Direct Fluorescent Antigen (DFA) và được toàn hảo hơn nhờ vào trải nghiệm các dịch cùng loại FLU như INFLUENZA, SARS, H1N1, MERS, v.v. trong 15 năm qua. Nó triển khai bởi BinaxNOW (Inverness Medical, Cologne, Germany) chứ không phải China hay Korea như chính phủ Trump nói. Kỹ thuật này được phát huy nhiều ở TQ, HQ, Nhật và TW sau các trận dịch SARS, H1N1, v.v. từ mới đây, tức 2006 trở lại. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2954002/) Immunoassay ANTIGEN dùng một kháng thể Nhân tạo (engineered bio reagents) để tự nó attach và bind với proteins trên virus, nếu có, để hiện lên màu cho ta thấy; Immunoassay ANTIBODY tương tự: Một bio reagent nhân tạo khi pha vào máu người test, nó sẽ attach với 2 kháng thể trong máu: IgG và IgM. Nếu test positive tức máu có thể có virus nên IgG và IgM hiện ra. Test này hiệu quả trên 90% với trong vòng 2 đến 10 phút. Vì các bệnh SARS, MERS trên có nhiều ở TQ, HK nên có thể họ am tường về COVID-19 hơn Mỹ. Cả hai đều tiện dụng trong việc SCREENING người nghi vấn bệnh và sau đó mới dùng PCR test. Nếu có thể test cả 2 loại ANTIGEN và ANTIBODY cách nhau 3-4 ngày đễ confirm negative hay positive là tốt nhất mà ít tốn kém nhất cho chính phủ. Kỹ thuật và nguyên tắc của nó rất giản dị: Thay vì phải phân tích mẫu tìm virus qua nhiều công đoạn, 2 tests này giúp ta biết positive hay negative để tự cảnh giác, tự cách ly và và sau đó test thêm qua Lab test bằng mẫu máu, phân hay bằng X-ray. Như chính tôi đã làm cho mình và trong gia đình, test này thích hợp, nhanh, tiện và tốn 1/10 của PCR test hiện nay. Khác với tin xuyên tạc, những test này đều đã trải qua clinical validation studies ngoại trừ các loại test giả. Chính MIT Mỹ (Apr 20, 2020) kỹ thuật "Antigen" này là câu trả lời cho COVID Testing cho người Mỹ hơn là PCR. (https://www.technologyreview.com/2020/04/24/1000486/antigen-testing-could-faster-cheaper-diagnose-covid-19-coronavirus). FDA từ thời OBAMA đã approve nhiều test tương tự và chuyên viên FDA không lạ gì với nó. Nhưng một khi Y Tế và mạng sống con người phải tùy thuộc vào tập đoàn, tiền bạc và chính trị, y khoa không thể giúp người vì một chính phủ chỉ biết tiền là trên hết. CHÍNH SÁCH PHẢN Y HỌC VÀ GIẾT NGƯỜI CỦA FDA KHI BUỘC DÂN PHẢI DÙNG TESTS CỦA THERMO FISHER, ROCHE VÀ ABBOTT (ID NOW): Một trong những thử thách đáng sợ của COVID-19 là TỶ LỆ NGƯỜI KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG có thễ lây lan vì chính họ không biết! Tôi tìm hiểu về đề tài này và bàng hoàng vì chính CDC Mỹ cũng quá rõ từ 2016: Trong một bài nghiên cứu của University of Queensland, Queensland Technology University (Australia) và London School of Hygiene and Tropical Medicine, London UK, họ xem xét 19 nghiên cứu, 55 bộ dữ liệu về hơn 9900 ngàn bệnh nhân INFLUENZA - bệnh cùng gia đình FLU như COVID-19 (phá đường hô hấp). Influenza ủ bệnh trong 3 ngày so với COVID-19 từ 6-10 ngày và có thể đến 14 ngày) tức COVID-19 còn nguy hiểm hơn. Kết luận của họ: Số người nhiễm, lan truyền cho người khác mà KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG trong cả 3 loại Influenza A, B. C là 19.1%, 21% và 22.7% và có thể đến 33%. Tệ hơn, nhiều BS cho biết nhiều bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng và khi có rồi thì họ đã phải nằm ICU. Nếu FDA và CDC đã biết về tỷ lệ người không có triệu chứng này mà còn tuyên bố BUỘC AI CÓ TRIỆU CHỨNG RỒI THÌ MỚI CHO TEST dạng PCR thì hoàn toàn phản khoa học và không 1 chút tinh thần của con người y khoa ngoài việc làm người bán hàng cho THERMO FISHER/ROCHE. Hơn thế nữa, trong khi dữ liệu khoa học đã cho biết là 20% không có triệu chứng mà FDA bắt dân chờ khi có triệu chứng thì mới test, chính sách đó không có chút gì Y KHOA VÀ TRỰC TIẾP ĐÓNG GÓP CHO SỐ NGƯỜI NHIỄM VÀ CHẾT VÌ COVID-19 Ở MỸ!!! Để sáng tỏ thêm, tôi sẽ dùng 1 thống kê của DIAMOND PRINCESS: Quí vị còn nhớ Tàu DIAMOND PRINCESS với 3711 người trên tàu phải cách ly vì 1 nhân viên tested positve vào ngày 5 th 2. Vì phải chần chờ 2 tuần, 634 người bị positive kễ cả ông Officer làm test và luôn cô y tá! 113 người trong số 634 tức 17.8% KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG và khoảng 95% số này cũng tương đối không cảm nhận được triệu chứng nào suốt thời gian điều trị!!! (forbes.com/sites/brucelee/2020/03/18/what-percentage-have-covid-19-coronavirus-but-do-not-know-it/) Nhìn lại hậu quả của chính sách tàn nhẫn và bất chấp mạng sống con người: Ngày 15 tháng 3 sau khi FDA và WHITE HOUSE MỸ bắt dân chờ THERMO FISHER và ROCHE chuẩn bị, FDA khẳng định không cho ai dùng test khác kể cả của WHO (làm từ Đức) và chê hoàn toàn tests của China và Korea dù có validation studies và được chính phủ công nhận. Lúc đó Mỹ chỉ có 213 ca positive. Đúng 1 tháng sau, số ca positive là 633,010 tức tăng 2977 lần! Trong khi Korea, nước dùng tests này họ bài bác, khi số người nhiễm gần 9000, sau khi họ test liên tiếp 3 tuần, dùng tests mà Mỹ chê là "kém hơn tao", mức nhiễm ở Korea dừng lại ở 10,000 ca! Nếu không có sự kiêu ngạo mờ ám gian ác kia, Mỹ đã không phải đếm hơn 50 ngàn xác chết và 900 ngàn ca như ngày nay. Chính sách độc tài, độc đoán, kiêu ngạo và sự mờ ám bất chấp tính mạng của dân đó đã đưa nước Mỹ đến đường không còn lối thoát: Dù ngày nay họ có thể test nhiều đến đâu, có thể quá trễ rồi cho hàng triệu dân Mỹ... (Tôi không có trong con số đó vì mình đã mua đủ test cho chính mình, mỗi tuần test 1 lần, không ngu gì mà đợi họ!) CHỦ TRƯƠNG SAI LẦM, MỜ ÁM VÀ VÔ NHÂN ĐẠO, VÔ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN Y TẾ MỸ TRƯỚC HẬU QUẢ CỦA TRÊN 900,000 DÂN MỸ VÔ TỘI Dĩ nhiên thương trường luôn có thành phần ma giáo không thua gì chính họ và chính phủ thừa khả năng xét nghiệm hàng dởm qua nhiều phương pháp như từng làm. Nhưng khi họ cố tình không dám cho phép sản phẩm chân chính dù với đầy đủ test và validation data, đã dùng thành công hơn Mỹ và còn sẵn sàng test lại bên Mỹ, v.v. FDA và WHITE HOUSE chỉ lợi dụng danh nghĩa chỉ để ngăn chận cạnh tranh, bảo vệ doanh thu cắt cổ của tập đoàn bất nhân của họ vì họ biết rằng nếu cho phép dân dùng tests chỉ tốn $20 thì mặt mũi nào họ mua tests kia giá hơn $100? Bài viết này một lần nữa, nói lên những gì mà chính quí vị cũng đã chứng kiến: Con số người nhiễm KHỔNG LỒ với hơn 945 ngàn và hơn 54 ngàn tử vong hôm nay (4/25), tự nó cũng nói lên những gì tàn ác nhất của đám người dùng đảng phái, vị thế, tiền bạc, xem nhân mạng như cỏ rác: 1) Họ chọn lựa và hỗ trợ loại test vì tiền bạc, chính tri, thành kiến và tư duy tự kiêu ganh ghét nước ngoài, không dựa vào nhu cầu, khoa học hay hiệu năng thực tế và bất chấp hậu quả cho dân Mỹ. Họ dùng quyền thế ngăn chận giúp tập đoàn tỷ phú làm giàu bằng cách cấm dùng bất cứ test khác, thì ta nên gọi đó là Y TẾ CÔNG CỘNG hay GIẾT NGƯỜI CÔNG CỘNG? 2) Biết rõ là 20% người nhiễm sẽ không có triệu chứng nhưng chính phủ vẫn ung dung dùng quyền thế áp đặt dân phải theo một chỉ thị không gì độc ác hơn: KHÔNG CHO TEST NẾU KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG: MỘT CHÍNH SÁCH CỐ TÌNH GIÚP CHO COVID-19 TRÀN LAN DẪN ĐẾN TỬ VONG CHO HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI KỄ CẢ BS, Y TÁ! 3) Khi chính phủ không thể bảo đảm cho mạng sống con người trước nguy cơ vì không có test hay hết tiền mua test, chính phủ không còn quyền áp đặt hay ngăn chận quyền tự bảo vệ mạng sống của cá nhân trước nguy cơ bằng phương tiện sẵn có và không tai hại gì cho chính mình hay người khác. Đó là một quyền cơ bản mạnh hơn cả Hiến Pháp bất kể một hệ thống chính trị nào, kể cả XHCN. ... Lịch sử Mỷ sẽ phải trải qua những trang đẫm máu người chết - không phải vì chiến tranh cho tự do, mà vì những lý do quá rẻ mạt: Những con người độc tài, gian manh núp dưới bóng của quyền lực, dùng 4 chữ "Y TẾ CÔNG CỘNG" làm chiêu bài tiêu tán vài chục tỷ làm giàu cho chính mình. Họ không cần biết là ngay dưới đống tiền dơ bẫn và gian ác đó là hơn 40-50 ngàn xác chết của người dân vô tội đáng lẽ ra họ không thể chết một cách thảm thiết vô nghĩa như thế! Máu của họ và của vài chục ngàn khác đang chờ chết vì sự sai lầm tàn bạo của chính phủ này sẽ tiếp tục xóa mờ giá trị và liêm sỉ của Mỹ. Người Mỹ có thể và có quyền thách thức hay khinh thường các quốc gia khác từ TQ, KR, EU hay VN. Nhưng họ không nên thách thức Thượng Đế hay Thiên Chúa vì hậu quả của nó sẽ trả bằng một cái giá họ không thể đo lường được... Trần Nhật Bảo  
......

Tùy bút Tháng Năm: Lặn lội thân cò

Ðinh Yên Thảo  - Bạn đọc làm báo| Năm giờ sáng, Sài gòn thức dậy bằng một loại đồng hồ báo thức đặc biệt. Không phải tiếng gà gáy. Không phải chiếc đồng hồ chỉ giờ. Mà đó là những tiếng rao hàng, tiếng vọng từ những người bán dạo. Xe bánh mì, bánh bao, gánh hủ tiếu, phở... chuẩn bị xuống đường. Những người với đôi quang gánh hàng rong, chiếc xe đạp hay xe đẩy bắt đầu một ngày mới. Ðể lặp lại một đời sống mưu sinh rất cũ. Ðời sống của những mảnh đời lam lũ và khổ nhọc. Chúng chưa bao giờ tách khỏi đời sống Việt Nam. Hôm qua. Ðến hôm nay. Và có lẽ vẫn còn tiếp tục. Đêm trước ngày rời Đà Nẵng, không muốn ngủ sớm và lỡ dịp dạo quanh thành phố về đêm một lần cuối, nơi mà chưa biết bao giờ mình sẽ quay lại, tôi thả bộ ra khỏi khách sạn. Đêm đã khuya. Sơn, người thanh niên chạy xe ôm mà buổi sáng tôi có dịp trò chuyện, vẫn còn ngồi xem phim qua khung cửa kính khách sạn trong lúc đợi khách. Sơn sốt sắng nghe tôi bảo muốn dạo mát và kiếm gánh cháo lòng hay mì Quảng ăn đêm. Thú thật tôi chẳng đói bụng và không có thói quen ăn đêm, chỉ muốn kéo dài thời gian của một ngày để tìm hiểu về đời sống chung quanh. Về những người dân lam lũ kiếm sống như Sơn. Gánh bún bên lề đường mà Sơn chở tôi đến tấp nập người ăn đêm. Hơn chục bộ bàn ghế đẩu thấp kê dọc theo lề đường quanh gánh bún. Người ăn đủ loại, lao động bình dân cũng có, mà vài thanh niên đi chơi khuya cũng có. Hai tô bún, hai chai bia, tôi ngồi nghe Sơn kể chuyện về mình và gia đình. Sơn bảo nghề xe ôm không xem là quá cực, chỉ ngặt bất kể trời mưa hay nắng và phải ngồi không đợi khách cả ngày mà tiền kiếm được lại bấp bênh. Nhờ có vợ cùng làm nên đắp đổi qua ngày. Ðó là câu chuyện về đời sống của Sơn, một thanh niên xe ôm mà tôi nghe được tại Ðà Nẵng. Họ vật lộn với đời sống, vật lộn với những thử thách không nhiều chọn lựa. Nó cũng là câu chuyện của hàng triệu người dân khác của Việt Nam, đang tự mình xoay trở một công việc gì đó để tự mưu sinh, không chỉ riêng nghề chạy xe ôm như Sơn. Như những người buôn bán lề đường, hẻm hóc, hàng gánh đang tảo tần mỗi ngày khắp các đô thị Việt Nam mà những người như Sơn là khách hàng. Những sinh hoạt "mua gánh bán bưng" từ bao năm nay đã là một nét riêng biệt và quen thuộc của đời sống Sài Gòn hay bất cứ nơi nào của VN. Nó trở thành một nhịp đập, một thứ văn hóa của xã hội VN. Hay hơn nữa, nó thể hiện một ý thức sinh tồn của người dân trong một xã hội mà những vấn đề dân sinh thì người dân phải tự lo lấy cho chính mình và gia đình. Người dân Việt quen thuộc đến độ họ xem những sinh hoạt này là điều tự nhiên, không hoặc chẳng có dịp tự nhìn về nhịp sống mua bán hè phố này. Không có chúng, quả thật đời sống Việt Nam cũng "chết" đi một phần hồn. Vì với du khách phương Tây lần đầu đến với Việt Nam, họ có thể lạ lẫm và rất thú vị với sinh hoạt này, nếu như không bị moi tiền hay bắt chẹt giá cả. Họ khó có thể tưởng tượng rằng vào tận trong hẻm hóc ngõ ngách nhỏ nhất của Sài gòn cũng có thể coi là một "phố ăn uống, thương mại" sầm uất, nhộn nhịp cả ngày. Cà phê, hủ tiếu, bún mì, cơm phở có đủ. Ðồ ăn vặt, đồ nhậu có luôn. Người ta tận dụng đôi chỗ trước hiên, phía trước nhà để mở hàng quán. Ði qua dăm quốc gia đó đây, dường như tôi chưa gặp bất cứ nơi nào mà cái giường ngủ cũng có thể kê bán hàng vặt vì "căn nhà" ở quá nhỏ, chỉ kê đủ một chiếc giường. Cuộc sống thường nhật và sinh nhai hoà quyện vào nhau thành một. Nhưng với tôi, thứ "buôn gánh bán bưng" ngay hiên nhà hay trong đường hẻm cư ngụ cũng còn là một loại buôn bán "quý tộc", sang cả. Họ chưa phải đẩy xe mì gõ đi khắp hàng cùng ngõ hẻm. Họ không thấp thỏm với xe kẹo kéo đạp rã chân từ nơi này sang chốn khác. Và họ không mỏi chân với gánh bún riêu quảy từ hẻm này sang hẻm khác mỗi ngày. Những hình ảnh này dễ làm tôi chạnh lòng. Nhất là mỗi khi vào đụt mưa tránh một cơn giông bất chợt giữa Sài Gòn, bắt gặp hình ảnh một người thiếu phụ dang tấm áo mưa che cho gánh bún hay hủ tíếu gì đó của mình khỏi bị ướt. Họ che nó kỹ hơn che cho mình. Vì quang gánh đó, là sản nghiệp, là miếng cơm manh áo cho con cái, cho cả gia đình. Hàng rong, bán dạo, buôn bán lề đường, hay mua bán từ nhà ra phố thị trở nên một sinh hoạt đông đúc, tự nhiên hơn trong xã hội Việt Nam. Nhìn ở góc cạnh nào, cũng có những cách lý giải hay nhìn nhận khác nhau. Về mặt phát triển đô thị, những sinh hoạt này có thể tạo ra sự hỗn độn, mất trật tự hay cản trở lưu thông, ảnh hưởng bộ mặt và an toàn thành phố. Về mặt vệ sinh dịch bịnh, ai có thể kiểm soát được những thứ gì được nấu trong những món ăn đó, hay luật lệ nào ngăn cản thùng nước không được rửa chén đũa nhiều lần. Có lẽ vì những điều này mà đã không ít lần các cấp chính quyền địa phương tại VN muốn ngăn cấm sinh hoạt này. Nhưng rồi khó thực hiện được. Đó là bài toán kép, mà đáp số của bài toán này sẽ là một ẩn số cho một bài toán khác cần phải giải. Vì nếu không có những sinh hoạt này, chính phủ cần phải tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, bao nhiêu trách nhiệm dân sinh cho bao nhiêu gia đình sống nhờ vào chuyện bán buôn này. Nó cũng là một sự "cứu tinh" trong vấn nạn giải quyết việc làm của nhà cầm quyền, khi họ không kham nổi điều này. Và giá không có những hàng gánh bán bưng này, nhu cầu quen thuộc của người dân bình dân sẽ ra sao. Những giới sinh viên nghèo, thợ hồ, xe ôm, nhân công hãng xưởng lấy đâu những gánh "cơm bụi" mà ăn. Ðó là một vòng xoay cung cầu của dân nghèo với nhau. Ðể cùng mưu sinh kiếm sống, hơn là kiếm tiền. Vì khó thể nào "làm giàu" bằng những hàng gánh bán bưng như vậy.Tính chất sinh hoạt này chỉ là "lấy công làm lời". Người dân cần phải làm gì đó để mưu sinh. Nhưng lắm khi những sự kiếm sống này không còn là cuộc tồn sinh bình thường, mà trở thành những số phận khắc nghiệt hơn. Như một tối, ngay quán mì bên lề đường khu Chợ Lớn, tôi bỏ ngang tô mì nhìn hình ảnh một phụ nữ trẻ ôm đứa bé gái chưa tròn tuổi đi bán dạo vé số. Kim đồng hồ chỉ gần nửa khuya. Khuôn mặt trẻ thơ sáng ngời như bất cứ đứa bé nào khác. Giờ này lẽ ra em đáng được nằm trong chiếc nôi đặt cạnh giường mẹ, bình yên với giấc ngủ thơm mùi sữa. Bỏ qua những nhìn nhận quá nhiều lý trí của dăm người, khi cho rằng người mẹ kia đang dùng chính đứa con để tạo sự thương cảm nơi người đối diện. Cho rằng có thể như vậy thật. Nhưng quả thật đời sống quá khắc nghiệt cho đứa bé và cho cả người mẹ. Vì có lẽ cô ta cũng đau lòng nếu phải dùng chính đứa con nhỏ của mình để mua chút thương hại, đi bán dạo những tấm vé số giữa khuya như vậy. Cách nào đi nữa thì đó là hình ảnh của hai mẹ con đáng thương phải kiếm sống và không có nhiều sự chọn lựa. Tôi nghĩ cô cũng cần mua sữa cho con. Tôi nhìn hai mẹ con, rồi liên tưởng về hình ảnh của cả một thế hệ của những người mẹ tảo tần bươn chãi, thay chồng nuôi con của một thời. Ðó là những năm sau 75. Khi những người cha bị đưa vào những trại tù cải tạo và những bà mẹ thay chồng nuôi con và lo cho chồng. "Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ lót lá mà nằm". Nhắc câu ca dao ở đây chỉ là sự ví von ước lệ, nhưng quả thật những năm tháng thiếu cha, những đứa con nhỏ trở thành "mồ côi", một loại mồ côi có thời hạn. May còn có mẹ để còn được "ăn cơm với cá" hay bữa cháo bữa khoai. Từ tủ thuốc lá trước hiên, từ gánh cháo lòng ngược xuôi trong xóm, từ thau gạo bán đong lon bên hông chợ, những người mẹ tảo tần khuya sớm nuôi con. Họ cũng trải qua những tháng ngày buôn thúng bán bưng. Tôi tin rằng có hàng ngàn, hàng vạn bà mẹ đã trải qua những ngày như vậy, cách này hay cách khác, để mà nuôi con. Giá có dịp, bạn thử ngồi xuống hỏi về câu chuyện của một bà mẹ có chồng đi tù trong những năm tháng này. Câu chuyện mà bạn nghe được sẽ chẳng khác bao nhiêu câu chuyện của chính mẹ mình. Của chính ngay gia đình mình. Vì nó là một câu chuyện, một hoàn cảnh chung của cả một thế hệ chứ không còn của riêng ai. Tôi mượn câu thơ của cụ Tú Vị Xuyên để đặt tựa cho bài viết này, như một cách để chúng ta cùng nhắc nhớ nhau về sự hy sinh, nhẫn nhục của biết bao bà mẹ lam lũ, khổ nhọc. Của mẹ bạn, mẹ tôi, mẹ chúng ta. "Quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng, Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông". Cả trăm năm trước, hình ảnh người mẹ qua câu thơ của cụ Tú Xương đã vẽ ra như vậy. Nó ứng nghiệm vào hình ảnh người mẹ của thế hệ chúg ta, khi tảo tần "nuôi đủ năm con với một chồng" ngày nào. Nhưng rồi vài chục năm sau, hình ảnh những "thân cò" này vẫn lặn lội với đứa con nhỏ trên tay.Tôi chẳng dám nghĩ về đời sống của em bé gái mặt xinh như thiên thần kia rồi sẽ như thế nào. Liệu rồi đây, em có được may mắn như bạn, như tôi và những đứa con nhỏ của chúng ta đang ngủ say giữa giường êm chiếu ấm trong căn phòng riêng kia? Đêm Sài Gòn, những ngọn đèn khuya rực rỡ hay tù mờ tùy những khúc đường bạn đã ngang qua.  
......

Đệ Tử Trọng Học Lặn

Đỗ Ngà Tuổi trẻ hung hăng mà lại trong tay có súng to đạn lớn. Mỗi lần đói, hắn đem đạn ra dọa thằng em song sinh của hắn, thế là thằng em xanh mặt, và hàng xóm thì lại hoảng sợ. Để cho yên thân, mọi người lại bàn nhau góp gạo cho hắn để mua sự bình yên, thế là hắn lại đem đạn vào kho cất đi chờ khi đói mang ra dùng tiếp. Khi có gạo hắn lại cười và nói một mình đầy mãn nguyện “Cần chi làm giàu vất quả? Chỉ cần vác súng ăn vạ thì đời lên hương!”, thế là hắn không lo làm ăn gì ráo, chỉ cần đem súng đạn ra chỉa vào đầu hàng xóm ngắm chơi là thiên hạ vừa xanh mặt cừa chuẩn bị gạo cho hắn xơi rồi. Thế là danh tiếng của hắn nổi như cồn. Mỗi bước đi của hắn làm người ta phải dõi theo. Hắn ra vườn người ta cũng chăm chú nhìn, hắn vô nhà xí người ta cũng dõi mắt theo và đoán già đoán non. Một lần hắn đi tè, người ta cũng nhốn nháo hỏi nhau “Chứ hắn, hắn, hắn, đang làm gì thế?”. Thế rồi trong đám đông có người đáp, “Nhìn hắn áp mặt vào gốc cây và đưa 1 chân lên. Tư thế giống con lulu nhà tui nên suy ra, hắn chỉ đi.. tè thôi!”, thế là cả rừng người thở phào nhẹ nhõm. Rồi lại một ai đó tiếp lời, “Hên quá! Hắn không vào kho vũ khí. Hú hồn!”. Rồi một kẻ khác lại thốt lên “Thằng này giở đủ trò, đi tè mà cũng làm trò khỉ!”. Đằng sau lưng có ai đó ngắt lời người vừa nói “Trò khỉ đâu? Tui thấy nó đang làm trò… chó đấy chứ!”. Mà nói cho cùng trò khỉ hay trò chó gì thì cũng là trò mèo của đứa trẻ trâu cả. Mà đã là trẻ trâu thì không ai đoán trước hành động. Ngỗ ngược, bốc đồng, ngẫu hứng, hay chọc ghẹo phá phách mà lại được sở hữu súng đạn thì thế nào thiên hạ cũng mệt mỏi vì hắn. Biết thiên hạ chăm chú vào từng cử chỉ của mình, thế là một hôm hắn quyết định chơi trò trốn tìm mà chẳng thông báo ai biết. Hắn mở cửa kho vũ khí bước vào rồi đóng sập cửa lại. Thiên hạ lại tái mặt vì không biết hắn có giở trò vác súng ăn vạ nữa không? Nhưng không! Thế là 1 ngày, 2 ngày, rồi 3 ngày không thấy hắn bước ra. Có người không giấu được cảm xúc nên thốt lên một câu hỏi đầy hy vọng rằng, “Có khi nào hắn chết trong đó không ta?”. Một người khác lại đáp “Chưa biết, mong là thế để thiên hạ được an vui, cứ đợi thêm mấy ngày nữa xem sao?”. Thế là thiên hạ lại hóng. Đến ngày thứ 10 cũng không thấy hắn bước ra, thế là một nửa thiên hạ ầm kháo nhau “Hắn chết rồi!”, còn 1 nửa thì tỏ ra nghi ngờ “Hãy chờ xem!”. Đến ngày thứ 15 hắn cũng chưa ra, lúc này đến 3 phần tư thiên hạ kháo nhau “Chắc chắn hắn chết rồi!”, còn 1 phần tư còn lại là tiếp tục đợi tin. Đến ngày thứ 19 hắn cũng không bước ra, thiên hạ vừa nhốn nháo vừa vui mừng ra mặt. Tất cảt đều chuẩn bị bia mồi đầy đủ để khi có tin chính thức hắn ngỏm là khui bia chúc mừng. Thế nhưng đến ngày thứ 20, thiên hạ đang dán mắt vào cửa nhà kho chứa vũ khí thì thấy cánh cửa từ từ mở ra, một cục thịt biết đi được quấn trong bộ đồ đại cán đi từng bước nặn nề, khuôn mặt nặng trĩu vì còn đang ngái ngủ. Hắn vươn vai ưỡn ngực rồi há mồm thật to gáp một hơi thật sâu như con sư tử mới vừa thức dậy. Hắn vẫy tay vào đám người hóng hớt và nói “Hé lô mọi người, mấy người thấy tui lặn giỏi hông? Đây là lần lặn đầu tiên nhưng lại lặn được đến 20 ngày cơ đấy. Có được thành quả vĩ đại này là nhờ Lão Trọng dạy tui á. Công nhận ông thầy dạy lặn của tui có nghề thật. 20 ngày lặn là rất lâu nhưng còn thua xa ổng đó nhe hehehe..”. Hắn bước ra khỏi nhà kho mà không vác súng, đáng lẽ mọi người phải vui chứ? Nhưng không! Thiên hạ ai cũng xịu mặt như bóng xì hơi vì quá thất vọng, bỡi vì họ đang mong hắn chết chứ không phải mong hắn không vác súng. Có người buồn bã nói “Bao hy vọng giờ tan biến thành mây khói, thất vọng quá!”. Kẻ khác lại không kìm nỗi thất vọng lại thốt lên một cách bực tức: “Đ.M nó! Công tình hóng hớt ròng rã 20 ngày, thì ra nó không hề chết mà chơi trò lặn sâu. Đ.M thằng nào dạy nó nghề lặn làm tao mất toi 20 ngày bỏ việc đi hóng. Đ.M tao hận!”. -Đỗ Ngà-  
......

Câu chuyện tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết

Manh Kim| Đây là câu chuyện tướng Lê Văn Hưng tuẫn tiết mà tôi chép lại từ cuộc gặp gỡ một nhân chứng trực tiếp… Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Nhắc lại chuyện cũ, ông nhớ như in từng chi tiết và thuật lại sống động mạch lạc như thể thời gian vẫn chưa làm hao mòn ký ức ông. Tôi đã ngồi với ông từ 10g30 sáng đến 3g chiều mà câu chuyện vẫn chưa dứt. Ông là Huỳnh Quang Nghĩa, cựu trung úy Chánh văn phòng của Chuẩn tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV Lê Văn Hưng, Quân lực VNCH. Trung úy Nghĩa là nhân chứng mục kích từ đầu đến đuôi cái chết của Tướng Hưng. Câu chuyện được kể dưới đây là những gì được ghi trong hồi ức cá nhân mà trung úy Nghĩa cho tôi xem, cùng những gì ông kể với tôi hôm ấy… “Sau khi nghe tin Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng, Chuẩn tướng bảo tôi (Huỳnh Quang Nghĩa) gọi để nói chuyện với 16 Tiểu Khu Trưởng, yêu cầu ban hành thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Quân đoàn IV. Vùng IV có vẻ chuẩn bị đối phó với tình hình hơn là chấp nhận treo cờ rũ. Khi nghe tin Sài Gòn thất thủ, dân chúng Cần Thơ bắt đầu mua nhanh bán vội để thu xếp về nhà. Khuôn mặt ai nấy đều lo âu. Xe lướt nhanh hơn, người đi bộ gần như chạy, đường phố giống như đang trốn chạy khỏi cơn giông lớn. Sau thông điệp đầu hàng của Tổng thống Minh, mọi liên lạc với Sài Gòn đều bị cắt đứt. Tuy vậy, cho đến trưa, tình hình Cần Thơ cũng như 16 tỉnh miền Tây vẫn yên tĩnh. Các tiểu khu vẫn còn liên lạc tốt với Bộ Tư Lệnh Quân đoàn. 13g, tôi trở vào Bộ Tư Lệnh, cách tư dinh Chuẩn tướng Hưng chừng 300 mét. Tôi thấy chiếc Falcon đen đưa bà Chuẩn tướng cùng hai con rời cổng dinh. Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt đến nghẹt thở. Chuẩn tướng đứng nơi hiên tiền đình, nhìn mông lung ra khoảng sân phía trước. Tôi đứng bên trái ông, cách vài bước hơi chếch phía sau, hướng tầm mắt theo ông. Mới vào mùa hè mà cảnh vật như đã thu đông. Trời chiều ảm đạm, thê lương, từng mảng mưa bụi lạnh lẽo thả xuống tàng phượng vĩ nở đỏ ối giữa sân. Chuẩn tướng bất động. Tất cả mang đến cho tôi một cảm giác u buồn, tan tác. Bất chợt, ông quay lại hỏi tôi: – Cô (bà phu nhân Chuẩn tướng) đi đâu? – Thưa, cô đến nhà thờ xin rửa tội. Thật sự mấy ngày nay tôi thấy có chuyện hơi lạ trong dinh. Tình hình nguy ngập như vậy mà người thợ may riêng không ngớt giải quyết mớ vải vóc mới tinh cho bà Chuẩn tướng cùng thân quyến. Bây giờ bà và các con lại đi lễ. Tôi không thể ngờ được rằng ông bà Chuẩn tướng đã âm thầm bàn bạc chuẩn bị cái chết cho toàn bộ gia đình và bà Chuẩn tướng cũng dọn mình bằng cung cách riêng của bà. Bà muốn khi từ giã cõi đời sẽ cùng con cái được đón nhận là con chiên của Chúa và bước vào áo quan trong bộ đồ mới tinh trong trắng. Vào buổi sáng ngay sau thông điệp của Tổng thống Minh, bà Chuẩn tướng gọi điện thoại sang văn phòng tôi, bảo tìm càng nhiều càng tốt thuốc Valium 5mg… Đèn phòng vừa bật sáng, tôi giật mình ngó qua khung cửa sổ. Bóng tối đã nhợt nhờ ngoài sân. Phía cuối phòng, bà Chuẩn tướng và gia đình đã ngồi vào bàn ăn. Một người lính phục dịch đặt trên bàn Chuẩn tướng dĩa, muỗng và hai quả trứng gà ngâm trong ly nước sôi. Đó là buổi ăn tối của ông hôm nay. Đang miên man, tôi giựt mình khi điện thoại reo. Nhấc ống nghe, tôi vội chuyển cho Chuẩn tướng khi nhận ra giọng trầm trầm của Thiếu tướng Tư lệnh (Nguyễn Khoa Nam) đầu bên kia. Buông ống điện thoại, Chuẩn tướng thừ người bất động. Lần đầu tiên, tôi nhận rõ nét mệt mỏi tuyệt vọng trên gương mặt ông… Chuẩn tướng bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện. Tiểu đội bảo vệ tư dinh Tư Lệnh Phó xếp thành hai hàng bên hông dinh chỗ khúc sân lối ra vào. Bằng giọng cảm động, chân tình, Chuẩn tướng cám ơn họ vẫn ở bên ông đến giờ phút này và bảo anh em ai muốn rời dinh cứ tùy ý… 10 phút sau Chuẩn tướng gọi tôi lên lầu. Tại đây, tôi thấy ngoài tôi và Thiếu tá Phương, còn hiện diện đông đủ binh sĩ từng phục dịch Chuẩn tướng và gia đình. Chuẩn tướng đứng nơi phòng ngủ, hai cánh tay ghì chặt đứa con gái ba tuổi để đầu cháu tựa vào má ông. Bà Chuẩn tướng đứng cạnh bên. Hai bàn tay măng non cháu bé hồn nhiên lùa trên tóc cha, làm lòa xòa vài lọn tóc rối trên trán Chuẩn tướng. Bức tranh bi thảm ấy khiến lòng tôi ngậm ngùi tê cứng. Bằng giọng tha thiết ân cần, Chuẩn tướng gởi lại bà cùng hai con cho chúng tôi. Ông quả quyết từ giờ cho đến sáng sẽ không có gì xảy ra, bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà Chuẩn tướng và hai đứa bé về Sài Gòn rạng sáng ngày mai 1-5. Trước đó, ông đã thuyết phục bà phải sống để nuôi con chứ không thể giết con bằng ý định tự sát cả gia đình như ban đầu. Bất ngờ, ông quát bảo tất cả trở xuống dưới lầu, chỉ còn mình tôi và bà Chuẩn tướng. Lúc đó khoảng 8g30 tối 30-4. Bên trong phòng ngủ, khi nụ hôn vĩnh biệt của bà Chuẩn tướng vừa kịp đặt lên má chồng, ông vội đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa. Lúc quay lại, còn thấy tôi trong phòng, ông thảng thốt: “Nghĩa! Mày đi ra!”. Vừa nói ông vừa nắm tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo: “Cho tôi ở lại cùng Chuẩn tướng…”. Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hàng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn tướng lạc đi. Ông cố đẩy tôi ra cửa. Sự va chạm ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi có cảm giác như thỏi nam châm đang cố rút khỏi thanh sắt. Ôi! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước, lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến. Tôi chợt bật khóc và cùng bà Chuẩn tướng quỳ xuống trên nền cửa bên ngoài. Bên tai còn vọng nghe tiếng rít khô khốc của tiếng then cài. Mọi sự diễn ra không đầy một phút sau. Tiếng nổ chát chúa vang lên sau cánh cửa. Tôi hoảng hốt bật dậy và kêu lớn khi thấy ba bốn cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên từ dưới chân cầu thang: “Con dao, lấy con dao cạy cửa mau!…”. Người tài xế tên Giêng cầm con dao to nhọn vội vàng chạy lên. Mọi người ùa vào phòng. Tôi bàng hoàng khóc ngất. Tất cả cũng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn tướng. Ông nằm ngửa trên tấm nệm drap trắng, hai cánh tay buông ngang, khuy cổ và ngực áo bung ra, máu tươi nhuộm thắm ngực trái chiếc thun trắng bên trong. Có lẽ Chuẩn tướng đã ngồi ở thành giường, một tay cởi hai khuy áo trên, tay kia đưa nòng khẩu Colt 45 ấn vào tim… Tôi còn nhớ lúc ông đảm nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 21, một buổi chiều sau giờ nghỉ việc, tôi theo ông thả bộ và dừng lại nơi nhà nghỉ trong khuôn viên Bộ Tư Lệnh. Không biết đang nghĩ gì, ông cười cười quay lại nói với tôi: “Mày còn nhớ không, lúc ở Trung đoàn, tuy ở bất kỳ vùng hành quân nào, trước khi đi ngủ, Đồng hoặc mày đều gọi về Chương Thiện để tao nói chuyện với cô (bà phu nhân Chuẩn tướng). Ở mặt trận An Lộc cũng vậy, tối nào tao cũng gọi về Lai Khê nói chuyện với cổ”. Chuẩn tướng nói thêm: “Lúc đó (nếu An Lộc thất thủ), tao chợt nghĩ nếu tao bắn vào đầu chắc cô mày không dám nhìn mặt, nên tao đã quyết ý có gì thì sẽ bắn vào tim”. Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa Viên đạn oan nghiệt đã xuyên chính xác qua tim. Đứa con trai đầu lòng Lê Uy Hải khi đó vừa tròn sáu tuổi nhặt đầu đạn đưa mọi người xem, rồi mím môi, khép năm ngón tay giữ chặt. Nhìn cử chỉ ấy, tôi nghĩ tuổi thơ ngây dại của cháu đã trôi qua mất kể từ buổi tối hôm ấy rồi. Trước đó một tiếng, một anh trai và một em gái ba tuổi còn đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch cạnh phòng cha, hai đứa bé không hề hay biết lát nữa đây vành khăn tang trắng sẽ phủ lên tuổi ấu thơ hồn nhiên của chúng… Với tôi, âm hưởng Tướng Hưng vẫn vang vọng lại hồn tôi rõ ràng từng lời, nhức nhối như từng vết dao đâm: “Nghĩa, tùy mày. Tao đã quyết định cuộc đời của tao! Chuẩn tướng, Thiếu tá hay Trung úy không là gì cả, cái quan trọng là có sống nhục được hay không!” Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa cho tôi biết thêm, đám tang Tướng Hưng được tổ chức theo nghi lễ quân đội VNCH, và sáng ngày 1-5, ông được mang về mảnh đất quê nhà Cái Răng để chôn vội. Đó là mảnh đất chứ không phải khu nhà riêng của Tướng Hưng và là tài sản còn lại duy nhất của Tướng Hưng. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp hiển hách kể từ khi gia nhập quân lực VNCH năm 1954 đến khi chết, Tướng Hưng chưa từng có căn nhà riêng nào. Sau 1975, mảnh đất có mộ Tướng Hưng rơi vào tay một thiếu tá “thắng trận”. Khoảng trước năm 2000, ngôi mộ bị sụp lún, gia đình Tướng Hưng được báo cho biết. Bà Hưng từ Mỹ âm thầm về cải táng và mang tro cốt chồng theo. Quanh câu chuyện Tướng Hưng, Trung úy Huỳnh Quang Nghĩa có nhờ tôi cải chính giùm ông một ngộ nhận nhỏ. Khi chết, trong mình Tướng Hưng có hai chiếc quẹt Zippo. Một chiếc được bà Hưng lấy làm kỷ vật; chiếc kia do ông Nghĩa giữ. Năm 1998, ông Nghĩa tặng cái Zippo ấy cho ông anh rể thứ ba được bảo lãnh đi Pháp. Ông Nghĩa còn giữ thêm cái gạt tàn. Đó là cái gạt tàn của Sư đoàn 21 do Tiểu đoàn 21 tiếp vận làm từ vỏ đạn 115 ly, có đính phù hiệu Quân đoàn IV và phù hiệu Sư đoàn 21, để trên bàn làm việc của Tướng Hưng. Khi ông Nghĩa đi “học tập cải tạo”, cha của ông, vì sợ, nên đục bỏ hai miếng đồng phù hiệu Quân đoàn IV và Sư đoàn 21. Khoảng năm 1998 hoặc 1999, khi ông anh rể thứ tư từ Mỹ về thăm, ông Nghĩa lại tặng di vật ấy. Trở về Mỹ, bác này trao cái gạt tàn cho một viện bảo tàng Quân lực VNCH ở California, nhưng không rõ vì lý do gì, cái gạt tàn lại được ghi là di vật của Tướng Nguyễn Khoa Nam.  
......

Tưởng nhớ Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn - Gương anh hùng vị quốc vong thân

Amy Truc Tran| Đại tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24/3/1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Tại thời điểm Việt cộng cướp miền Nam, ông đang giữ chức tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện. Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30/4/1975, gần nửa ngày sau khi nhận được lệnh buông súng đầu hàng, đại tá Hồ Ngọc Cẩn vẫn quyết không buông súng, chiến đấu đến cùng, ông cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ giữa vòng vây của bầy lang sói. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1/ 5/1975, khi quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính Cộng phỉ chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá Cẩn dữ dằn gằn giọng: "Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi". Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời. Ngày 14/ 8/1975, trong bầu không khí ảm đạm, người dân thủ phủ Cần Thơ đã chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: "Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Trước lúc bị hành hình, những người xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông dõng dạc trả lời như sau: "Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không hạ nhục các anh như các anh bôi nhọ tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các Anh Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Không cần phải bịt mắt" và hô to "Đả đảo cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn. Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn. Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và toàn thể quân dân cán chính VNCH đã chiến đấu hết mình vì lý tưởng tự do của dân tộc, hi sinh cho chính nghĩa của dân tộc. Tháng Tư Đen, tưởng nhớ Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và những anh hùng vị quốc vong thân!  
......

Trận đánh cuối cùng Sài Gòn thất thủ

Trọng Đạt| Sơ lược tình hình Cuối tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng. Hiệp định Paris được ký kết Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%:  Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Theo tiết lộ của ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87) hậu quả là năm 1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, Hải quân cũng cắt giảm hoạt động 50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ. Đạn dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần (Sách đã dẫn trang 92). Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu cất cánh nên phần nhiều năm ụ. Trong khi ấy theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Xô viết tăng gấp bội. Tháng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga, Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV tại Hà Nội. Xô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn. Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện trợ  tiếp liệu, cả hai bên đều không tự sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng. Tình hình tháng 3 tới giữa tháng 4-1975 Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2  chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên thực tế cả hai Vùng I và II coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực của Quân khu II và Quân khu I phần tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.  Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan rã, Sư đoàn 23 BB và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Vì TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đã làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch. CSBV bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, họ dốc toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt  đưa vào hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với trên mười Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ  của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh… Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày 25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến. Hà Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Bắc Việt hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót Tài liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5 của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum… nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam. Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa từng có. Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng VNCH gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III đóng tại Tháp Chàm. Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang. Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân Quân đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đã chiếm QK II VNCH  theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà. Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18BB là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn 325, Trung đoàn biệt lập 95B. BV đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.       -Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.      -Kéo lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.      -Thu hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc Sài Gòn. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo Tư lệnh Sư đoàn 18 Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18BB rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo. Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng. Từ ngày 8-4-1975 Lê Đức Thọ chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất. Trên nốc Tòa Đại Sứ Mỹ Sài Gòn di tản. Những ngày cuối tháng Tư 1975 Cộng quân kéo về bao vây tấn công Sài Gòn, lực lương hai bên không cân sức, cán cân quân sự nghiêng về phía địch, quân đội VNCH dù đã kiệt quệ đạn dược nhưng các vị Tư lệnh sư đoàn và sĩ quan các cấp, binh lính đều chiến đấu tới cùng. Ngày 21-4, ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau lên máy bay ra khỏi nước. Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình. (Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 798-811) Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn  có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và Liên  đoàn 6 BĐQ. Năm tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ. ( theo Nguyễn Đức Phương) Kế hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn… bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn. Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất, chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới trước thì đánh trước. Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất một nửa lực lượng chủ lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, ông Nguyễn Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói “Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long” Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc cuối cùng này Quân số của VNCH là 200 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 50 ngàn là lính nhà nghề, còn lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược nhất là lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung kéo vào Nam, Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) cho biết  đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về phía Cộng quân. Từ 26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng, cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa gì tới việc thương thuyết. Sáng ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232  CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn 25 BB. Chiều ngày 28-4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp. Tại Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng có thẩm quyền tại BTTM đã ra đi gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm. “Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới” Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong. Trong khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Võ Đông Giang bác bỏ. Tại Biên Hòa lực lượng xung kích Quân đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần quang Khôi (gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội. Phía Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5BB bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công. Phía Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn. Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía Nam, mặc dù bị tấn công. Chiều 29-4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội. Ngày 30-4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt. Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến  xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ,  lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngã tư  Bẩy Hiền. Năm hướng phòng thủ của VNCH đã bị thất thủ trước các Quân đoàn  đông đảo của BV. Lực lượng phòng vệ bên trong Thủ Đô Sài Gòn chẳng còn bao nhiêu, thành phố coi như bỏ ngỏ. Quân đội VNCH chiến đấu rất anh dũng nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế bi đát. Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990): TT Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ đô. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Cộng quân đã vào sát thành phố, thấy không hy vọng cứu vãn được tình thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lãnh, các cấp chỉ huy QĐVNCH hãy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt. Khi có lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đã ra đi từ 6 giờ sáng, các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp không còn ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM thì có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến vào, BTTM không còn ai, xin Tổng thống quyết định. “Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn giao đi”. Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không? Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập”. Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống”. Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp “Tổng Thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu” Tướng Minh trả lời “Tuỳ các anh em”. (Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng. Trang Motgoctroi) Ông Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến và cứ tiến thẳng vào Sài Gòn. Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh. (theo hồi ký Văn Tiến Dũng) Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4 cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên. Báo Sài Gòn Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về  tay chúng. Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì những sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ  rất mọi rợ và gọi họ bằng anh. “Các anh phải hàng hết” Sau khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi nghe lệnh đầu hàng, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát. Quân khu IV vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự vẫn. Ngoài ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử thất vọng chán nản vì mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.    Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu.  “Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm”  (Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh) Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán đồng quyết định của Tướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu vô ích không hy vọng gì cứu vãn được tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn: “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”. Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông Dương Văn Minh tình hình mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đã hỏng hết rồi, Sư đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan rã hoặc rút lui, các lữ đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây… Cộng quân đã vào tới Ngã Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù. Sau 30-4-1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết Dương Văn Minh đầu hàng vì ông đã thua hết cả, nếu lực lượng còn mạnh chưa chắc ông ta đã chịu cho buông súng. Nhiều cán binh BV cũng nói vậy, họ bảo “nó thua hết rồi mới chịu đầu hàng”. BV bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của VNCH sụp đổ. Trước khi Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói: “Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng” Trong phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả, sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã  được chiếu ở VN giữa thập niên 80, Chuẩn Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận: “Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế này thì cũng nhục nhã lắm nhưng mọi việc người ta đã sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu muốn gì cũng đành bó tay không thể làm hơn được”        Tác giả Nguyễn Văn Lục trong một bài viết về ngày 30-4 có nói về Dương Văn Minh: Ông đi lượm cái chức tước mà người ta vứt vào đống rác. Khi hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975 , quân dân hoàn toàn thất vọng, họ thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc gia đã được công khai tuyên bố trên đài phát thanh. Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến đấu tới cùng nhưng cũng không cứu vãn được tình thế. Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng. Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3 để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle, đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn. Những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, núi xương sông máu sẽ bị quốc dân đời đời nguyền rủa. Trọng Đạt   Tham Khảo:   - Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001. - Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam. - Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà (bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong) Vietnambibliography, 2003. - Đoàn Thêm: 1969 Việc Từng Ngày, Xuân Thu. - Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự - - Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990. - Trần Đông Phong: Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng, Nam Việt 2006 - Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988. - Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.             - Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985 - Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999 - Dương Đình Lập: Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M 2005. - Văn Tiến Dũng: Đại thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005 - Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2005. - Trần Quang Khôi: Chiến Đấu Đến Cùng:  Nguoivietboston.com . - Phạm Bá Hoa: Giờ Thứ 25, Người Việt Dallas, số ngày 21-8-2009. - Motgoctroi.com: Vương Hồng Anh: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà,  
......

Tâm sự và chuyện kể của một kẻ mới nhập cư, thất nghiệp bởi dịch

Nguyễn Danh Lam| Tôi 48 tuổi- cái tuổi có thể coi như… hết “đát” với không ít người, là kẻ mới nhập cư, da vàng, nói tiếng Anh theo kiểu... người Lào nói tiếng Ý. Công ăn việc làm cũng ở mức đang hòa nhập. Tóm lại có thể coi như tầng lớp thấp của xã hội. Dịch Wuhan virus ập tới, nhanh một cách khủng khiếp. Thành phố “đóng cửa”. Công ty cũng phải “đóng” theo. Ngày tháng phía trước dài thăm thẳm. Người ta nói, ở Mỹ mà thất nghiệp coi như… chết. Bao nhiêu khoản “nợ nần”. Nhưng... Các ngân hàng, bảo hiểm, cùng các dịch vụ, lần lượt gởi email thông báo: Trong đại dịch, chúng tôi có chính sách không thâu tiền của quý khách trong vòng ít nhất 2 tháng tới. Nếu quý khách khó khăn, không thể đóng tiền, chúng tôi sẽ ngừng thâu, hoặc trả lại quý khách, nếu lỡ thâu (họ cài đặt thâu tiền tự động, cứ đến ngày là rút tiền từ tài khoản). Số tiền cần trả sẽ được lui lại cho đến hết dịch. Và các khoản chu cấp khác, đồng loạt được kích hoạt. Đầu tiên, đó là khoản tiền do chính mình “bỏ ống heo”, nói nôm na vậy, cho dễ hình dung. Đây là khoản tiền những người đi làm bắt buộc phải đóng hằng tháng, mỗi tháng một vài phần trăm lương, để khi về hưu sẽ rút ra xài. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp, “ống heo” ngay lập tức được mở, mình có quyền rút ngược ra xài. Khoản này, mỗi người được lãnh khoảng 300- 500 đô/tuần- tức 1200 đô đến 2000 đô mỗi tháng. Cho đến khi tiền bỏ ống heo hết. Khoản tiếp theo là trợ cấp thất nghiệp. Đây là khoản tiền do chính phủ mở ngân quỹ, chia đều cho những người đang đi làm bỗng nhiên bị ngừng việc. Khoản này mọi người đều được lãnh 600 đô/tuần- tức 2400 đô/tháng. Thời hạn 4 tháng. Khoản thứ ba là gói trợ cấp hỗ trợ từ liên bang, mà mấy ngày qua bà con “khoe” hà rầm. Đợt đầu, mỗi người đi làm có lương dưới 100 ngàn đô mỗi năm sẽ được lãnh 1200 đô, trẻ em được lãnh 500 đô. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, sẽ có các đợt tiếp theo. Tính ra, một thằng “lơ ngơ” như mình, mỗi tháng lãnh ít nhất 5.200 đô trong dịch bệnh này, trừ thuế, số tiền thực lãnh khoảng hơn 4 ngàn đô/tháng. Với mức sống, giá cả thị trường, mỗi tháng một người có con thường phải chi dụng khoảng hơn 2 ngàn đô. Và điều cần nói ở đây, khoản tiền mà chính phủ trả cho dân chúng trên đây là tiền có sẵn trong ngân khố quốc gia, có hàng hóa “bảo chứng” tương đương, chớ không phải tiền… in thêm. Nói cụ thể hơn, khi anh tung ra thị trường 5 đồng thì trong siêu thị phải có 1 ký thịt heo- lúc ấy ký thịt heo sẽ có giá 5 đồng. Còn nếu anh tung ra 500 đồng, mà trong siêu thị cũng chỉ có 1 ký thịt heo, nghĩa là ký thịt heo ấy sẽ có giá 500 đồng. Rất nhiều chính phủ chỉ biết in thêm tiền, để tăng lương, để trả cho người lao động, nhưng thực chất số lượng hàng hóa đối ứng lại không có, điều đó dẫn đến sự trượt giá, đồng tiền càng in ra mà càng không có hàng thì nó sẽ biến thành giấy lộn, còn tốn kém thêm khoản in ấn. Bởi vậy, ở nhiều quốc gia, đừng thấy tăng lương mà mừng, bởi giá cả thị trường sẽ “đua” theo. Mục đích kế theo của việc tung tiền ra thị trường là nó kích thích tiêu dùng. Tạm hình dung, dòng tiền khi chưa có dịch đang luân chuyển, vận tốc luân chuyển càng nhanh, nền kinh tế càng phát triển. Sản xuất tiêu dùng đều có lợi. Bỗng nhiên dịch bệnh xảy ra, dòng luân chuyển này bị nghẽn. Chính phủ bơm tiền ra, giống như dùng áp lực nước mạnh hơn, để phá cái điểm nghẽn, giúp mọi thứ trôi chảy trở lại. Một cách làm ít nhiều mang tính “cơ học”. Dòng tiền giúp phá điểm nghẽn tạm thời, sau đó sẽ được thu hồi dần. Khi người lao động đi làm lại, họ sẽ đóng thuế cao hơn, bù vào khoản tạm chi. Mọi thứ sẽ tiếp tục nhịp nhàng. Mấy ngày qua, nhiều người khi nhận được tiền đã nói vui, hoặc nói… nhầm: Cảm ơn tổng thống, cảm ơn chính phủ đã “cho” tiền. Thực ra, tất cả tiền ấy đều là tiền thuế của dân, của “chúng ta” đã nộp vào ngân khố. Tổng thống- chính phủ, đóng vai người hành pháp, điều tiết những đồng tiền ấy. Một chính phủ càng giỏi, càng minh bạch, cùng hệ thống pháp quyền càng tối ưu, sẽ càng điều tiết những đồng tiền này một cách khéo léo, khoa học, trong sạch để người dân được “trợ giúp” đúng lúc. Tức là người dân đã gởi đồng tiền của mình cho một người quản lý giỏi. Ngược lại, với một chính phủ và nền pháp quyền tù mù, đồng thuế của người dân sẽ… đóng vô rồi biến mất, đến lúc cần, muốn “đòi” lại để xài thì chẳng thấy đâu. Nước Mỹ đã theo một hệ thống pháp quyền, trong đó người dân có quyền chọn lựa người điều hành, quản lý đồng tiền của mình. Nếu khóa này anh làm không ra gì, khóa sau anh sẽ “lên đường”. Vì vậy người quản lý, điều hành đồng tiền của dân phải lo méo mặt, hằng ngày lên giải trình, thông báo cụ thể trước cử tri từng vấn đề, dù nhỏ nhất. Chớ không có chuyện “lặn mất tăm”. Tui đố ai không tìm thấy ông Trump trong… nửa ngày! Và nếu ông Trump làm không ra gì, ít tháng nữa, ông cùng đảng của ông sẽ mất chỗ, dân chúng có quyền chọn người khác, đảng khác, thay ông. Trở lại vấn đề cá nhân. Trong hoạn nạn này, mình càng thêm yêu công việc của mình, công ty của mình, quốc gia mà mình đang đi làm, đóng thuế. Mình cũng vô cùng biết ơn những người đã đóng thuế nhiều hơn mình, hơn rất nhiều, đã san sẻ cùng mình, gia đình mình. Và khi dịch bệnh qua đi, hẳn nhiên mình sẽ nỗ lực “cày cuốc” nhiều hơn, để góp phần nhỏ bé của mình vào dòng chảy của quốc gia này. Tự tin và tự hào.  
......

Hố chôn người ám ảnh

Trần Đức Thạch Cựu phân đội trưởng trinh sát - Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266 - Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4” Phạm Minh Vũ| Xin mời mọi người đọc lại hồi ức “Hố Chôn Người Ám Ảnh” của Cựu binh Trần Đức Thạch. Hôm nay nhà cầm quyền bắt ông vì tội “hoạt động lật đổ chính quyền...” Đọc đoạn này ta sẽ thấy, tội ác của cộng sản VN man rợ như thế nào về cái gọi là “bộ đội cụ hồ”! Chúng thảm sát dân thường không ghê tay. Hình ảnh mấy chục năm sau Ông tìm tới đã quỳ và tạ lỗi trước bia tưởng niệm mộ tập thể của hơn 200 dân thường ở Xuân Lộc- Đồng Nai bị chết trong cuộc thảm sát đó, mong họ tha thứ cho đồng đội của ông. “HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH” Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường. Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy. Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa ... Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai, ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa. - Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây! Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng. Tôi quát: - Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình. Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi: - Anh ơi! đây là lệnh. - Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa! - Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm! - Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm! Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh: - Ai bắn đấy? - Đại đội phó Hường đấy anh ạ! Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu. Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cần làm. Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh: - Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm! - Không lo, có tôi đi cùng! Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại: - Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến. Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy. Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín. Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?” Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi: Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba. - Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này. .. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy? Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này. Sau ngày “giải phòng” Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét: - Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!. Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập... Trần Đức Thạch    
......

Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…

nguyenlanthang – RFA Mấy tuần nay khi mọi người bắt đầu ở trong tình trạng “ở nhà là yêu nước”, tôi thấy có khá nhiều bạn thích nghi rất tốt với tình trạng khó khăn này. Có thời gian ở nhà, mọi người bắt đầu quan tâm chăm sóc sức khoẻ bản thân hơn, đọc sách nhiều hơn, lo lắng cho gia đình nhiều hơn. Nhưng cũng có những người rất đáng tiếc là bị sa đà vào việc tranh cãi đủ thứ chuyện trên mạng xã hội. Tôi biết là ai cũng đang bí bách, nhưng tình trạng nhà nhà chửi nhau vì những việc đâu đâu trên mạng xã hội quả là điều không tốt cho mỗi người. Mạng xã hội quả là một phương tiện rất lợi hại để chúng ta có thể giao lưu, kết nối, học hỏi và thể hiện bản thân mình. Nhưng ngoài những lợi ích đó ra thì mạng xã hội cũng mang tới những rắc rối vô cùng lớn cho mỗi người tham gia với nó. Ở đây tôi chưa muốn đề cập đến những vấn đề rắc rối với nhà nước hiện nay, mà chỉ đi sâu bàn về chuyện rắc rối trong mối quan hệ giữa chúng ta, những người chơi mạng xã hội với nhau. Chắc hẳn bạn đã từng thấy nhiều những sự tranh cãi trên mạng xã hội trước kia, hoặc có khi bạn có thể còn là tâm điểm của một vụ cãi lộn nào đó. Khi đã sa vào chuyện đó, có người rất tức giận. Có người lại sợ hãi. Có người trở nên trầm cảm. Mỗi người mỗi cảnh. Nói chung là tất cả việc đó đến với ta đầy khó khăn, nhiều khi còn nặng nề hơn cả việc bị chửi bới đánh đập trực tiếp ở ngoài đời. Tôi cũng từng bị chửi trên mạng nhiều lắm. Thế nên tôi nghĩ mình khá nhiều trải nghiệm để chia sẻ đôi điều với các bạn trong chuyện này. Có một lần, tôi đưa ra bình luận khá gay gắt trên facebook về một gương mặt đấu tranh. Ối trời ơi gạch đá bay tứ phía về tôi, nhiều còn hơn cả bọn dư luận viên chửi tôi từ trước đến nay. Có anh hoạ sĩ còn vẽ tranh biếm hoạ chửi tôi như tranh đả kích trên báo Nhân Dân mới kinh hồn. Một lần khác, tôi tỏ ý không ủng hộ một cuộc tổng biểu tình toàn quốc. Lúc đó ý tôi cho rằng những người chủ xướng chưa dự liệu và chuẩn bị đầy đủ cho chuyện lớn như vậy, nên sẽ khó tránh khỏi thất bại nếu cố tiếp tục làm. Lần này thì gạch đá ném về phía tôi chắc đủ để đắp thêm một dãy Trường Sơn nữa, vì tôi đã động đến cả một tổ chức chứ không phải là một cá nhân như trước kia. Theo thời gian rồi sóng gió cũng qua đi. Ai là ai, chuyện gì như thế nào rồi mọi người cũng đã biết. Những người từng chửi bới tôi rất thậm tệ rồi cũng im lặng. Nhưng giờ tôi không hề có ý trách họ vì đã từng vội vàng mắng tôi, mà tôi còn thực sự biết ơn, vì họ đã cho tôi những bài học nhớ đời. Khi có sự tranh cãi, vấn đề nảy sinh là từ chỗ thông tin của mỗi người là khác nhau, niềm tin là khác nhau. Nếu bạn phát hiện ra một vấn đề gì đó mới, đi ngược lại hiểu biết hay niềm tin của người khác, thì phát hiện đó có nguy cơ trở thành ngòi nổ của các cuộc cãi vã. Tôi muốn nói vấn đề ở đây là, nếu bạn chưa có cách thuyết phục người khác tin vào điều mình nói thì cần hết sức thận trọng. Đừng có vội vã đưa ra những nhận định, những suy xét thiếu bằng chứng. Kể cả khi có bằng chứng đi nữa thì chưa chắc người ta đã chịu mình, bởi vì trong tâm trí của mỗi người luôn tồn tại một định kiến hay một niềm tin nào đó. Chuyện này nó giống như kiểu khi bạn đưa ra những thông tin, những bằng chứng về bà Tăng Tuyết Minh, bà Nông Thị Xuân chẳng hạn… một nhóm người mà chúng ta hay gọi là bò đỏ lập tức nhảy dựng lên chửi bạn. Điều đó chẳng qua là do từ trước họ luôn có niềm tin vào một vị lãnh tụ, đã hi sinh trọn vẹn cuộc đời như một vị thánh để cứu vớt dân tộc này. Động vào niềm tin của người ta, bạn bị chửi là điều đương nhiên. Tuy vậy, ý tôi không phải là sợ bị chửi mà không nói. Vấn đề là ở cách nói. Bài học ở đây là, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những điều bạn nói ra nếu nó không đủ sức thuyết phục người khác. Nếu đã chấp nhận nói ra điều gì đó khác biệt thì cũng nên chấp nhận gạch đá ném về mình, như Galileo sẵn sàng chết để bảo vệ thuyết “Nhật tâm” trước xã hội khi xưa. Đừng có đổ lỗi cho công chúng là ngu dốt, mà hãy tự trách mình đã không đủ lý lẽ để thuyết phục thiên hạ. Còn nếu chưa đủ bản lĩnh để đi ngược lại đám đông, xin hãy nhớ cho điều này. Có những điều đúng đắn luôn tồn tại ngoài sự hiểu biết của con người. Loài người từng có niềm tin trời tròn đất vuông như thế nào thì trái đất vẫn cứ quay. Thế nên đừng phí sức đi hơn thua trong những điều nhỏ nhặt mà chỉ nên để tâm đến những chuyện lớn. Chơi facebook đừng có dại đi cãi nhau trong từng cái còm. Hoặc là lờ đi, hoặc cùng lắm là bấm ha ha vào những thứ không đúng ý mình thôi. Sân si, hơn thua từng thứ một trên đời này để làm gì. Ai khôn ngoan giỏi giang ở đâu thì chưa biết, nhưng thiếu sáng suốt nhất là những ai chỉ vì cố chứng minh mình đúng mà để mất đi sự an lành trong tâm trí và mối quan hệ với mọi người xung quanh. Đấy mới là cái thực, cái có ích cho cuộc sống đầy khó khăn này. Người xưa nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”. Sự khác biệt trong suy nghĩ với người khác tuy cần trao đổi để thống nhất, nhưng không nhất thiết phải khăng khăng làm cho kỳ được. Đôi khi sự nhẫn nại, khoan dung và thái độ yêu thương lại làm người khác thay đổi nhanh hơn bất cứ lý lẽ sắc sảo nào có ở trên đời. Dù bệnh dịch có khốc liệt đến đâu thì loài người sẽ vẫn tồn tại. Cách ly dù dài đến đâu chúng ta sẽ vẫn phải bước ra đời để sống cùng nhau, giao tiếp với nhau. Đừng để những điều nhỏ nhặt phá hỏng mối quan hệ giữa chúng ta, và huỷ hoại cuộc sống của ta bằng sự sân hận trong tâm trí mỗi người. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau… Yêu thương tất cả./.  
......

COVID-19 đã đặt nhân loại ở ngã ba đường

Chu Hảo -boxitvn.blogspot.com Ngay trước khi qua đời, Nikita Moiseev (1917-2000, Nga) đã kịp để lại cho hậu thế một trước tác kinh điển: Tồn tại hay không tồn tại… Loài người? (NXB Tri thức 2019), trong đó ông chỉ ra rằng loài người đang đứng trước một tai họa vô cùng nguy hiểm. Đó là, Hệ sinh thái của Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta, có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm này. Theo ông, từ nửa cuối TK 19, nền khoa học và công nghệ đã hoàn hảo và hùng mạnh đến mức đủ sức để khai thác triệt để Tự nhiên như một “kho trời” vô tận, nơi tích lũy tất cả những gì cần thiết cho sự thỏa mãn những nhu cầu vô độ của con người, đồng thời cũng làm tăng tốc cuộc đại khủng hoảng Môi trường sinh thái - Sinh quyển của Trái đất đang chín muồi. Moiseev cho rằng: “Loài người như một loài sinh vật mang tính hữu tử, và theo nghĩa ấy thì kết cục của lịch sử loài người một ngày nào đó sẽ đến. Và không phải trong một tương lai hoàn toàn không xác định, mà có thể ngay vào giữa TK 21”. Rồi mới gần đây thôi thế giới lại xôn xao bàn luận về các tác phẩm trứ danh của Nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tuổi người Israel, sinh năm 1976, Yuval Noah Harari: Sapiens - lược sử về loài người, Homo Deus - lược sử tương lai, và 21 bài học cho TK 21 (NXB Thế giới, 2018-2019). Theo ông, cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật từ TK 17 và những thành tựu huy hoàng của nó cho đến cuối TK 20 tuy đã làm cho con người vượt qua được nỗi sợ muôn thuở các nguy cơ nạn đói, bệnh tật và chiến tranh, nhưng lại tự chuốc vạ cho mình bởi những khát vọng trường sinh bất tử, hạnh phúc viên mãn và sức mạnh thần thánh. Nhưng chính khát vọng ấy sẽ mau chóng đưa loài người đến diệt vong bằng cách biến loài HomoSapiens thành một loài “nửa người nửa ngợm” với bộ não gắn “chip” trí khôn nhân tạo và các bộ phận cơ thể sống được chế tạo từ các tế bào gốc và vật liệu nano dẻo. Thế là chấm hết mọi ý nghĩa thiêng liêng mà Tạo hóa dành cho Con người. Lời cảnh báo nghe có vẻ rất “kỹ trị” (technocrat) ấy xem ra không phải là viển vông. Với các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng họ đều có chung một thông điệp: TK 20 là Thế kỷ cảnh báo, còn TK 21, là Thế kỷ lựa chọn giữa ngã ba đường: Sống thế nào hay là chết thế nào? Moissev đã không còn cơ hội để nhìn thấy TK lựa chọn sẽ xảy vào lúc nào nữa. Còn Harari thì khi viết về dịch bệnh trong cuốn sách đầu tiên của mình chắc cũng không thể ngờ rằng đại dịch Covid -19 đang hoành hành trên khắp hành tinh này đã sớm đặt nhân loại giữa ngã ba đường, đứng trước một bước ngoặt lịch sử, đúng vào lúc cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu đã hé lộ. Loài người thông minh không còn thời gian lưỡng lự hàng thế kỷ nữa, mà phải lựa chọn ngay từ bây giờ, từ những thập kỷ đầu tiên của Thiên niên ký thứ ba này, để sống sót và viết tiếp lịch sử của mình. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ L’Opinion (Pháp) ngày 1 tháng 4 vừa qua Harari cho rằng: “Chúng ta đã bước vào một cơn lốc lịch sử do cuộc khủng hoảng sức khỏe này gây ra. Những quy luật bình thường của lịch sử đã hoàn toàn thay đổi. Và chỉ trong vài tuần, những gì không thể trong quá khứ giờ đã trở nên bình thường. Sự thay đổi này có nghĩa là, một mặt chúng ta nên cực kỳ thận trọng, mặt khác chúng ta cũng nên cho phép mình có những ước mơ”. Thật là một phán xét chí lý! Phải cực kỳ thận trọng để đánh giá toàn diện tác động khó lường của cuộc khủng hoảng trầm trọng này, đồng thời cũng phải tổng kiểm duyệt nhằm phát hiện những bất cập cần phải hủy bỏ (có thể nói là rất, rất nhiều!) trong các văn bản pháp luật ở tầm quốc tế và quốc gia; nhưng mặt khác lại phải có đủ hoài bão sáng tạo để tận dụng những cơ hội hiếm có mà nó mang lại. Như chúng ta đã thấy, chỉ trong vài tuần Covid-19 đã làm rung chuyển thế giới, làm lung lay nhiều quan niệm truyền thống về cuộc sống của con người và các định chế xã hội (từ cấp độ toàn cầu đến quốc gia). Từ chỗ là một thành phần cơ hữu của Tự nhiên, mấy thế kỷ vừa qua loài Homo Sapiens đã tự tách mình ra khỏi và đứng trên Tự nhiên, cố gắng đóng vai trò của Chúa thiết kế nên sự sống. Ngay từ năm 1818, Mary Shelley (Anh,1797-1851) đã cảnh báo sự trừng phạt nặng nề sẽ đến đối với cái cố gắng bất kính Tạo hóa ấy thông qua con quái vật Frankenstein - một thực thể động vật nhân tạo do một nhà khoa học chế tác, rồi vô tình làm sổng nó khỏi tầm kiểm soát và gây ra những tai hoạ khủng khiếp. Con virus Sars-Cov-2 là hiện thân thực thể của con Frankenstein do nhà văn tưởng tượng. Chỉ có điều bà Mary Shelley đã cho Frankenstein được sổng chuồng một cách vô tình, còn con Sars-Cov-2 thì hình như không phải vậy: tuy chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trước sau sự thật sẽ chỉ mặt vạch tên tác giả của con virus nguy hiểm này và bọn tội phạm diệt chủng nào đã cố tình thả nó ra? Dù sao ta cũng phải cám ơn sự xuất hiện của con virus chủng Corona tinh quái đã gây ra đại dich Covid-19 vào đúng lúc này, vào lúc mà lời cảnh báo của Moiseev về ngày tận thế của Sinh quyển rất có thể đang cận kề, trở thành hiện thực. Và đúng như Gael Giraud (Pháp, Diendan.org 4-2020) đã sớm nhận ra: “Đại dịch này là cơ hội để chúng ta thay đổi cuộc sống và các định chế nhằm tới hạnh phúc trong sự tiết độ và và sự tôn trọng tính hữu hạn [của trí lực con người]”. Có nhiều phán xét và dự báo đã được đưa ra, ít nhiều đều có cơ sở, nhưng cũng có những kết luận vội vàng và có cả những ngộ nhận. Về phương diện dịch bệnh. Chưa ai biết chắc bao giờ Vovid-19 sẽ qua đi, nhưng với quyết tâm điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng của các chính phủ và nỗ lực sáng tạo phi thường của cộng đồng khoa học thế giới, ta có cơ sở để hy vọng nó sẽ sớm được dập tắt. Tuy nhiên nếu con virus này là nhân tạo ngoài vòng kiềm chế, không theo quy luật virus tự nhiên thì vấn đề phức tạp hơn nhiều. Nó tiếp tục tạo ra các đỉnh mới? Hay một đại dịch khác đang chờ sẵn trong lai rất gần, và cứ thế tiếp tục… cho đến cho đến thời hạn chót mà Moiseev đã cảnh báo. Riêng tôi vẫn hy vọng rằng đại dịch này mới là một cú tát của Tạo hóa chỉ vừa đủ làm cho chàng Homo Sapiens đang say lảo đảo tỉnh ngộ. Về phương diện knh tế. Nhìn vào các gói trợ cấp khổng lồ mà tuần qua các chính phủ đồng loạt khẩn cấp tung ra để cứu vãn nền kinh tế và sự an sinh xã hội của nước mình, ta có thể thấy được mức độ tàn phá của Covid-19 gây ra. Nếu trong vài ngày tới New York “vỡ trận” thì một cuộc Đại suy thoái mới này có thể còn trầm trọng hơn cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ năm 1929 đến đầu những năm 40 thế kỷ trước, cũng xuất phát từ thành phố này khi thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ. Thế nhưng khẳng định rằng: Chủ nghĩa tự do kinh tế, vốn là bùa thiêng cứu các nước công nghiệp vào thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, đã hoàn toàn thất bại; và rằng: Kỷ nguyên cực thịnh của Toàn cầu hóa đã qua [John Gray, New Statement 4-2020…], thì có lẽ là hơi vội. Sau đại dịch này, Chủ nghĩa tự do kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thích nghi theo hướng: Từ bỏ mục tiêu Tăng trưởng không ngừng bằng mọi giá bất chấp sự hủy hoại môi trường sinh thái – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại dịch này; điều chỉnh mối tương liên giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu để nó “lỏng lẻo” hơn, linh hoạt hơn. Toàn cầu hóa cũng vậy, nó vẫn không thể đảo ngược được. Chỉ có điều, sau đây nó sẽ không chỉ là sân chơi chủ yếu của nhóm nước “một tỷ vàng” và các công ty xuyên quốc gia, luật chơi sẽ được viết lại để sự hợp tác bình đẳng hơn như đang xảy ra trong đại dịch này, để cùng sống sót sau bất kỳ tai họa nào trong tương lai. Về phương diện chính trị. Thông thường thì khi phải xử lý tình trạng khẩn cấp, một thể chế chuyên chính có nhiều lợi thế hơn. Nhưng trong đại dịch này, con Covid-19 đã buộc mọi quốc gia, không phân biệt thể chế, phải tiến hành các biện pháp cưỡng bức như nhau. Có người lo rằng xu hướng này sẽ dẫn đến thất bại của nền dân chủ. Không hẳn vậy, đây lại chính là một cơ hội cho các thể chế dân chủ (đặc biệt ở những nước “một tỷ vàng”) điều chỉnh thể chế. Còn nhớ, ngày 11 tháng 11 năm 1947 cố Thủ tướng Winston Churchill đã có một tuyên bố nổi tiếng trước Quốc hội Anh: “Dân chủ không phải là hình thức xã hội tối ưu, nhưng hiện nó đang là hợp lý nhất, và vẫn chưa có thể chế nào hay hơn nó”. Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Mới đây Garett Jone đã xuất bản cuốn sách thú vị “Ít đi 10% Dân chủ” (10% less Democracy, Stanford Univversity Press, 2-2020) với ngụ ý rằng ở các nước G-7 nên bớt đi 10% Dân chủ sẽ tốt hơn. Theo ông thì Singapore Dân chủ đã mất đi 50% rồi, [vậy thì con số ấy của Trung Quốc phải là 90%!?]. Covid-19 là cơ hội để nền Dân chủ thúc đẩy cải cách theo kiểu đó, chứ nó không thể thất bại. Sau đại dịch, người dân có thể chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền bằng căn cước điện tử nhằm phục vụ an sinh, như để phòng chống dịch bệnh…, chứ không dễ dàng từ bỏ khát vọng được tự do biểu đạt ý kiến riêng trên mạng xã hội. Sau đại dịch bất ngờ này nhân dân toàn thế giới càng nhận thức rõ thế nào là một chính quyền thật sự vì Dân, tôn trọng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Người dân chỉ cần một chính phủ hành động quyết liệt và hiệu quả, chứ không cần những khẩu hiệu chính trị suông. Về các giá trị truyền thống. Covid-19 đã làm chúng ta hốt hoảng đến nỗi nhiều người nghĩ rằng sau đây mọi giá trị sẽ đảo lộn. Điều này chỉ là biểu hiện của tình trạng mà Thanh Việt (nhà văn mỹ gốc Việt, Giải Pulitzer 2016) đã nhìn thấu: “Kẻ thù thực sự của chúng ta không phải là con virus, mà là phản ứng của chúng ta với virus – một phản ứng đã bị suy thoái và biến dạng bởi sự bất bình đẳng về cấu trúc của xã hội”. Cái phải thay đổi không phải là các giá trị truyền thống cốt lõi như lòng vị tha và tình yêu thương đồng loại, đúng là: “Lòng tốt với người khác là điều quý giá đến mức phải được chia sẻ”. Hàng ngũ Y - Bác sĩ và các nhân viên y tế toàn thế giới lần này đúng là các vị Bồ tát cứu nhân độ thế. Các nhà khoa học khắp nơi chưa bao giờ có dịp hợp tác vô tư đúng với tinh thần học thuật vì mục đích nhân đạo, như đang cùng nhau chung sức chống tác hại của con virus nhỏ bé mà tàn bạo này. Và có lẽ cũng từ khi sinh ra đến giờ loài Homo Sapiens mới có dịp định thần để suy nghĩ và trải nghiệm lại giá trị của gia đình như một tế bào của xã hội. Về lối thoát. Đã 20 năm kể từ khi lời kêu gọi thống thiết của Nikita Moiseev về việc ngăn chặn thảm họa Môi trường sinh thái - Sinh quyển của Trái đất, vẫn bị các tổ chức quốc tế có liên quan, các chính phủ và cộng đồng xã hội ngó lơ. Đề xuất của ông về việc giới tinh hoa toàn cầu phải mau chóng hợp sức tạo ra Trí quyển – Tập hợp Trí tuệ của nhân loại để cấp cứu Sinh quyển trước khi nghĩ đến những điều to tát hơn, hình như cũng sắp rơi vào quên lãng. May thay, Covid-19 xuất hiện như một sự sắp xếp của Tạo hóa, nhắc nhở loài người về một ngày “tận thế” không xa… Đi về phía ấy hay rẽ sang ngã khác phụ thuộc vào mỗi chúng ta. C.H.  
......

Câu chuyện về Đại Úy Tom Moore, người đang làm rung động trái tim nước Anh

Nguyễn Ngọc Đức - Ngoc Duc Nguyen| Vào thời điểm nước Anh có gần 14.000 người chết vì Covid-19, câu chuyện về một cựu chiến binh gần 100 tuổi, đại úy Tom Moore, không chỉ làm rung động trái tim của người Anh, mà còn rung động trái tim của cả thế giới. Đại úy Tom Moore đã tự thử thách mình với mục tiêu đi bộ 100 vòng trong khu vườn của cụ ở Bedfordshire, miền trung nước Anh, trước khi đến sinh nhật 100 tuổi vào ngày 30/04. Đại úy Tom Moore Mặc dù mỗi vòng của khu vườn chỉ có 25m, nhưng đối với người sắp đến 100 tuổi là một cố gắng lớn. Cụ lên kế hoạch này để kêu gọi quyên góp hỗ trợ cho nhân viên y tế đang ở tuyến đầu đối phó với dịch bệnh. Mục tiêu ban đầu của cụ là 1000 bảng Anh, nhưng con số đã nay lên tới 17,9 triệu bảng Anh (khoảng 22,3 triệu USD). Hôm thứ năm 16/4, Đại úy Tom Moore đã hoàn tất vòng thứ 100 và bước đi những bước cuối cùng giữa hai hàng lính chào, với chiếc áo khoác phủ những huy chương của Hoàng Gia Anh. Mặc dù thử thách của Đại úy Tom Moore đã kết thúc, nhưng tiền quyên góp vẫn tiếp tục. Khoảng 900.000 người đã đáp lời kêu gọi của cụ, bao gồm Hoàng tử William. " Đại úy Tom Moore đã trở thành một huyền thoại thực sự ", cháu trai của nữ hoàng Elizabeth II nói trên BBC "Thật tuyệt vời khi mọi người được truyền cảm hứng vì câu chuyện và quyết tâm của cụ". Thủ tướng Anh cho rằng đây là cố gắng của một "anh hùng" và Đại úy Tom Moore đã "lay động trái tim của đất nước". Hiện có 500 ngàn người đang kêu gọi Hoàng Gia Anh trao tước hiệp sĩ cho Đại úy Tom Moore. Câu chuyện về đại úy Tom Moore là bài học cho thấy bất kể tuổi tác nào, nếu có trái tim yêu thương tha nhân, đều có thể làm nên những hành động làm rung động trái tim của mọi người.  
......

Các Bác sĩ Hoa Kỳ cho thấy Virus Vũ Hán phá hủy Thận và Tim như đối với phổi.

Các tác giả Lenny Bernstein, Carolyn Y Johnson, Sarah Kaplan, Laurie McGinley 15/4/2020 Ha Thu Haack lược dịch Các bác sĩ lâm sàng trên khắp thế giới đã thấy bằng chứng Covid-19 cũng gây viêm tim, bệnh thận cấp tính, rối loạn thần kinh, đông máu, tổn thương đường ruột và các vấn đề về gan Các coronavirus mới giết chết bằng cách gây viêm và làm tắc nghẽn các túi khí nhỏ trong phổi, làm nghẹt nguồn cung cấp oxy của cơ thể cho đến khi sập nguồn các cơ quan thiết yếu cho sự sống. Nhưng các bác sĩ lâm sàng khắp thế giới đang thấy bằng chứng virus cũng có thể gây viêm tim, bệnh thận cấp tính, rối loạn thần kinh, cục máu đông, tổn thương đường ruột và các vấn đề về gan. Sự tiến triển làm phức tạp việc điều trị cho những trường hợp Covid-19 nặng nhất và làm cho quá trình hồi phục trở nên ít khả quan hơn, họ nói. Sự phổ biến của những hiệu ứng này là quá lớn khi chỉ gán chúng cho "cơn bão cytokine", một phản ứng mạnh của hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể, gây ra thiệt hại nghiêm trọng, các bác sĩ và nhà nghiên cứu cho biết. Gần một nửa số người nhập viện vì Covid-19 có máu hoặc protein trong nước tiểu, cho thấy tổn thương sớm ở thận, Alan Kliger, bác sĩ chuyên khoa thận của Đại học Yale, đồng chủ trì một nhóm đặc nhiệm hỗ trợ bệnh nhân chạy thận nhân tạo có Covid- 19. Đáng báo động hơn, ông nói thêm, dữ liệu ban đầu cho thấy 14 đến 30% bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt ở New York và Vũ Hán, Trung Quốc - nơi sinh ra đại dịch - đã mất chức năng thận và phải lọc máu, hoặc họ hàng họ trong bệnh viện, tiếp tục điều trị thay thế thận. Các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở New York đang điều trị rất nhiều bệnh suy thận, ông nói, họ cần nhiều nhân viên có thể thực hiện lọc máu và đã kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp các tình nguyện viên từ các vùng khác. Họ cũng đang cạn kiệt một cách nguy hiểm những dịch truyền vô trùng được sử dụng để cung cấp cho liệu pháp này. " Con số quá lớn những người mắc phải, với tôi, đó cũng là mới. Tôi nghĩ rằng rất có thể là virus bám vào các tế bào thận và tấn công chúng". Kliger nói. Nhưng trong y học, những suy luận logic thường không chứng minh được sự thật khi nghiên cứu được tiến hành. Mọi người được phỏng vấn cho việc lo lắng này nhấn mạnh rằng đại dịch vẫn đang hoành hành, họ đang suy đoán với dữ liệu ít hơn là thường đòi hỏi để đi đến kết luận lâm sàng vững chắc. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tổn thương nội tạng và mô phải được nghiên cứu, bao gồm suy hô hấp, thuốc điều trị bệnh nhân nhận được, sốt cao, căng thẳng nhập viện trong ICU và mô tả rõ ràng tác động của bão cytokine. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán tiến hành khám nghiệm tử thi trên những ca tử vong vì Covid-19, họ đã tìm thấy 9 trong 26 người bị tổn thương thận cấp tính và 7 người có coronavirus trong thận, theo một bài báo của các nhà khoa học Vũ Hán xuất bản ngày 9 tháng 4 trên Tạp chí y khoa Kidney International. " Sự nghi ngờ tăng lên rất rõ rằng ít nhất một phần của tổn thương thận cấp tính mà chúng ta đang thấy là do sự xâm nhập trực tiếp của virus vào thận, khác với những gì đã thấy trong dịch Sars năm 2002", Paul Palevsky, một bác sĩ chuyên khoa thận của Đại học Pittsburgh và là chủ tịch của National Kidney Foundation, nói. Một bệnh viện ở New York mới đây có 51 bệnh nhân ICU cần điều trị thận 24 giờ nhưng chỉ có 39 máy để sử dụng. Bệnh viện đã phải phân phối chăm sóc, giữ cho mỗi bệnh nhân điều trị dưới 24 giờ một ngày, ông nói. Virus cũng có thể nguy hại cho tim. Các bác sĩ ở Trung Quốc và New York đã báo cáo viêm cơ tim, viêm tim và nhịp tim bất thường, nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến ngừng tim ở bệnh nhân Covid-19. "Có vẻ họ đang rất tốt về tình trạng hô hấp, và rồi đột nhiên tiến triển vấn đề về tim dường như không tương xứng với các vấn đề về hô hấp", ông Nott Elkind, một nhà thần kinh học của Đại học Columbia và là chủ tịch của Hiệp hội Tim Hoa kì nói. "Điều này dường như không tương xứng với bệnh phổi, khiến mọi người ngạc nhiên về ảnh hưởng trực tiếp đó". Một đánh giá về các bệnh nhân nặng ở Trung Quốc cho thấy khoảng 40% bị rối loạn nhịp tim và 20% bị tổn thương tim, Elkind nói. "Có một số lo ngại rằng đó có thể là do ảnh hưởng trực tiếp của virus". Virus mới xâm nhập vào tế bào của những người bị nhiễm bệnh bằng cách bám vào thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào. Nó chắc chắn tấn công các tế bào đường hô hấp, nhưng ngày càng có sự nghi ngờ rằng nó đang sử dụng cùng một ô cửa để đi vào các tế bào khác. Chẳng hạn, đường tiêu hóa chứa lượng thụ thể này gấp 100 lần so với các bộ phận khác của cơ thể và bề mặt của nó là rất lớn. "Nếu bạn mở nó ra, nó có diện tích bề mặt giống như một sân tennis - khu vực rộng lớn này để virus xâm nhập và tự nhân lên", ông Brennan Spiegel, đồng biên tập của Tạp chí Gastroenterology Hoa kì cho biết. Trong một tập hợp các ca nhiễm Covid-19, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy, hệ thống miễn dịch chiến đấu với nhiễm trùng đi dẫn tới siêu cấp. Phản ứng không được kiểm soát dẫn đến việc giải phóng cơn lũ các chất gọi là cytokine, khi vượt quá, có thể dẫn đến pá huỷ nhiều cơ quan. Ở một số bệnh nhân Covid-19 nặng, các bác sĩ đã tìm thấy nồng độ cao của một cytokine gây viêm có tên là interleukin-6, được biết đến với kí hiệu y học IL-6. Phản ứng phóng thích, còn được gọi là "hội chứng giải phóng cytokine", từ lâu đã được công nhận ở những bệnh nhân khác, bao gồm những người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc ở bệnh nhân ung thư đang trải qua một số liệu pháp miễn dịch. Đối với bệnh nhân Covid-19, bão cytokine là lý do chính của việc đòi hỏi chăm sóc tích cực và thở máy, Jeffrey S. Weber, phó giám đốc Trung tâm Ung thư Perlmutter tại Trung tâm Y tế NYU Langone cho biết. "Khi các cytokine của bạn mất kiểm soát một cách có hệ thống, những điều tồi tệ sẽ xảy ra. Đây có thể hoàn toàn là một thảm họa". Không rõ tại sao cơn bão cytokine xảy ra ở một số bệnh nhân chứ không phải những người khác, mặc dù các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò, một số bác sĩ nói. Để điều trị cơn bão cytokine, một số bác sĩ đang sử dụng thuốc chống IL-6 như tocilizumab, được chấp thuận cho bệnh nhân ung thư có tiến triển cơn bão cytokine do kết quả của liệu pháp miễn dịch. Một triệu chứng kỳ lạ khác, và hiện được biết đến, của covid-19 là mất mùi và vị. Claire Hopkins, chủ tịch Hiệp hội mũi của Anh, cho biết các nghiên cứu về bệnh nhân ở Ý và những nơi khác đã chỉ ra rằng một số người mất khứu giác trước khi họ có dấu hiệu bị bệnh. "Các coronavirus thực sự có thể tấn công và xâm nhập các dây thần kinh khứu giác", theo Hop Hopkins. Khi các sợi phát hiện mùi thơm này bị phá vỡ, chúng không thể gửi mùi đến não. Anosmia - thuật ngữ y học cho việc không có khả năng ngửi - ban đầu không được công nhận là triệu chứng của Covid-19, Hopkins nói. Các bác sĩ choáng ngợp trước những bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp nên " họ đã không đặt câu hỏi". Nhưng dữ liệu tiếp theo từ một ứng dụng theo dõi triệu chứng đã chỉ ra rằng 60% những người được chẩn đoán mắc Covid-19 đã báo cáo mất cảm giác về mùi và vị. Khoảng 1/4 đã trải qua chứng Anosmia trước khi phát triển các triệu chứng khác, cho thấy nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiễm bệnh. Một cách mưu kế, Hopkins nói, những người mất khứu giác dường như không phát triển các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp tương tự đã khiến Covid-19 trở nên chết người . Nhưng một số lượng rất nhỏ bệnh nhân đã trải qua dấu hiệu lú lẫn, nồng độ oxy trong máu thấp và thậm chí mất ý thức - một dấu hiệu cho thấy virus có thể đã di chuyển dọc theo các dây thần kinh khứu giác của họ đi thẳng đến hệ thống thần kinh trung ương. "Tại sao bạn có những biểu hiện khác với những người khác , không ai biết", bà nói. Cũng có báo cáo rằng Covid-19 có thể khiến đỏ mắt, gây đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc ở một số bệnh nhân. Một nghiên cứu trên 38 bệnh nhân nhập viện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cho thấy 1/3 bị đau mắt đỏ. Nhưng giống như nhiều ảnh hưởng không tác động vào hô hấp của virus, triệu chứng này có thể tương đối hiếm gặp - và chỉ có thể phát triển ở những người đã bị bệnh nặng. Tuy nhiên, thực tế là virus đã được tìm thấy trong màng nhầy bao phủ mắt ở một số ít bệnh nhân, điều đó cho thấy rằng mắt có thể là lối vào của virus - và là một lý do mà lá chắn và kính bảo hộ đang được sử dụng để bảo vệ nhân viên y tế. Virus cũng có tác động rõ ràng đến đường tiêu hóa, gây tiêu chảy, nôn mửa và các triệu chứng khác. Một nghiên cứu cho thấy một nửa số bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng tiêu hóa và các chuyên gia đã đặt ra hashtag #NotJustCough ( Không chỉ Ho) trên phương tiện mạng xã hội để nâng cao nhận thức về nó. Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa cũng sẽ bị ho, nhưng một triệu chứng này có thể xảy ra trước cái khác vài ngày. "Câu hỏi đặt ra là nó có hành xử như virus khác không? Spiegel nói. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thấy là, dường như dù sao đi nữa, virus này thường trú vào nhiều hơn một hệ cơ quan". Các báo cáo cũng chỉ ra rằng virus có thể tấn công gan. Một phụ nữ 59 tuổi ở Long Island đã đến bệnh viện với nước tiểu sẫm màu, cuối cùng được phát hiện là do viêm gan cấp tính. Sau khi cô bị ho, các bác sĩ phán đoán tổn thương gan liên quan tới nhiễm Covid-19. Spiegel cho biết ông đã thấy nhiều báo cáo như vậy mỗi ngày, bao gồm một báo cáo từ Trung Quốc về 5 bệnh nhân bị viêm gan siêu vi cấp tính. Một mối nguy hiểm đặc biệt của virus dường như là xu hướng tạo ra các cục máu đông trong tĩnh mạch chân và các mạch khác, có thể vỡ ra, di chuyển đến phổi và gây tử vong trong tình trạng gọi là thuyên tắc phổi. Điều tra 81 bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi do Covid-19 ở Vũ Hán cho thấy 20 người có những dữ kiện như vậy và 8 người trong số họ đã tử vong. Dữ liệu đã đánh giá đối chứng được công bố trực tuyến vào ngày 9/4 trên Tạp chí Thrombosis and Hemostasis. Trên khắp thành phố New York, chất làm loãng máu đang được sử dụng với bệnh nhân Covid-19 nhiều hơn dự kiến, Sanjum Sethi, bác sĩ tim mạch can thiệp và trợ lý giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế Đại học Columbia Irving cho biết. "Chúng tôi thấy rất nhiều những vấn đề này nên cần phải điều tra thêm". Ha Thu Haack lược dịch Coronavirus damages kidneys and hearts as well as lungs, US doctors find Clinicians around world have seen evidence Covid-19 is also causing heart inflammation, acute kidney disease, neurological malfunction, blood clots, intestinal damage and liver problems   https://www.independent.co.uk/news/world/americas/coronavirus-symptoms-lung-kidney-heart-covid-19-us-doctors-a9466701.html?utm_medium=Social&utm_source=Facebook&fbclid=IwAR2IooRFIbeP236ODJr3xCtscrEN45P31WbZkaAz_xBZshPxxZhCIIvVf2k#Echobox=1586969473  
......

Khước Từ

Tho Nguyen|   Xưa nay không ai tin rằng người công giáo ngoan đạo lại không đi lễ nhà thờ vào ngày chúa phục sinh. Tưởng như người hồi giáo không bao giờ bỏ lễ tụng kinh thứ sáu tại giáo đường. Tưởng như làn sóng du lịch hàng năm vào dịp nghỉ phục sinh gây ùn tắc hàng trăm cây số đường xa lộ Châu âu sẽ lặp lại bất chấp mọi cảnh báo của giới chức. Covid-19 đã xóa sổ nhiều điều tưởng như bất di bất dịch. Người giàu có bỗng cảm thấy không cần giữ nhiều cổ phiếu nữa. Tiền bạc, nhà cửa cũng chẳng để làm gì nếu phải xếp hàng chờ được thở máy. Các đại gia Việt bỗng thấy không cần phải ra quán nhậu mới ký được hợp đồng. Các học giả tây phương không cần đi xa hàng vạn dặm mới bàn được với nhau về cách chống virus. Trong mấy tuần qua tôi biết hai đám tang ở Việt Nam vắng bóng hàng trăm khách viếng và hàng chục vòng hoa phủ kín sân, tường. Dù chỉ những người thân thiết nhất có mặt, tình cảm vẫn nguyên vẹn. Và có lẽ đám tang đã chân thật hơn, trang nghiêm khi vắng bóng một vài vòng hoa nào đó. Như vậy là con người có thể từ bỏ được các các thói đời mà không hề bị giảm chất lượng cuộc sống. Hơn thế, ta được giải phóng khỏi nhiều ràng buộc. Tại sao dân xứ văn minh không có trò đám cưới mời hàng trăm người, để rồi nhiều người phát sợ khi nhận được thiếp? Vì họ đã tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của món „nợ miệng“. Ho coi lễ hôn nhân chỉ là cuộc vui của gia đình. Tại sao ở các nước phát triển người ta không chen nhau vào những chốn „tâm linh“ đang mọc lên như nấm. Rồi ai cũng lạy như tế sao, đốt hàng bó hương, bỏ tiền không tiếc vào các loại „Hòm công đức“ không có đáy? Người văn minh biết từ bỏ thói kiếm sống bằng vận may. Đọc đến đây thế nào cũng có người nói: Chớ sính tây, nhiều cái chúng phải học ta đây này. Vâng, ngay cả các xã hôi phát triển nhất cũng chứa đựng vô vàn bất cập. Không có gì biện bạch cho các sai lầm của phương tây trong các chính sách an sinh xã hội. Một siêu cường như Mỹ mà có hơn 30 triệu người không được bảo hiểm y tế là điều không thể tưởng tượng nổi. Người da đen chiếm 30% dân số nhiều vùng nước Mỹ, nhưng có tỷ lệ tử vong Covid-19 xấp xỷ 70% [1]. Điều đó cho thấy những giá trị mà nước Mỹ theo đuổi đã bị bỏ rơi. EU đã để mặc cho Ý và Tây Ban Nha tự giãy giãy giụa trong những tuần đầu của dịch là khiến họ phải nhờ các bác sỹ Cuba và Trung Quốc là một chứng chỉ xấu của tình đoàn kết. Chủ nghĩa Tư bản với lối sống tiêu thụ đã đẩy loài người đến thảm trạng môi sinh hôm nay. Nó đang lúng túng ở ngã ba đường, như lời Tổng thống Đức Steinmeier nói đêm qua [2]. Trong khi Trung Quốc tự tiện lấy thông tin cá nhân từ smartphone của toàn dân để khoanh vùng virus, thì việc này không dễ áp dụng tại các xứ dân chủ. Dù biết việc đó có thể ảnh hưởng đến kết quả chống dịch, nhưng các thể chế dân chủ chỉ dám vận động người dân tự giác tham gia. Dân các xứ toàn trị thường xuyên nhận được thông báo của chính phủ vào máy cá nhân. Ở xứ dân chủ, chính phủ dù muốn cũng chỉ khuyên dân hãy vào mạng cập nhật. Dù vậy khi đọc thành tích chống dịch của Trung Quốc, người Đức lên án các biện pháp dã man, vi phạm nhân quyền ở đó, từ việc săn bắt người, đến việc hàn cửa không cho đi ra. Không ai ca ngợi trình độ IT của Bắc Kinh cao đến mức đóng dấu kiểm dịch vào từng máy smartphon. Nếu hỏi người Đức thích sống ở Việt Nam với 250 ca dương tính Covid-19 hay ở xứ họ với 115.000 ca thì chắc chắn họ chọn nước Đức. Cuộc sống có thể gặp rủi ro ở điểm này, nhưng được đảm bảo ở nhiều điểm khác. Đời không cho ai mọi thứ. Con hổ là chúa sơn lâm nhưng khi xuống nước thì thua con hải cẩu, còn con chim ưng chỉ mạnh khi bay. Không thể có một con vật vừa có móng vuốt của hổ, có cánh chim ưng và da hải cẩu. Đời cũng vậy thôi. Anh chấp nhận lối sống này thì thôi lối sống khác. Cũng tương tự, giả sử mệnh đề „Ở bẩn sống lâu“ có đúng thì không ai đang có điều kiện sống tốt lại ngu dại mà chui vào các ghetto để sống ở đó cho đỡ mắc bệnh. Tôi đã hơn một lần chứng kiến các khu ổ chuột ở châu Phi. Ở đó người ta chết vì đói, vì khát, vì thiếu nước sạch, vì ho lao, uốn ván, hoặc thậm chí vì bạo lực. Nhiều người nghèo chết vì các biện pháp chống dịch trước khi dịch đến. Các nhà nước cảnh sát kiểm soát được thông tin cá nhân của công dân và dễ dàng định hướng được dư luận vì đa số người dân cho rằng việc đó tốt cho sự an toàn của họ. Vụ Corona đang là một chứng minh. Dân Đức khước từ sự „an toàn“ để bảo vệ đời tư vì họ coi trọng tự do hơn. Chính phủ phải khuyên họ tham gia. May là nhờ nhận thức cao, số người tự nguyện sử dụng các apps chống dịch trên máy tính cá nhân vẫn đạt mức yêu cầu. Tôi quen một số ca sỹ, nhà báo, nghệ sỹ Việt Nam có tài năng. Họ đã lên tiếng về các bất công trong xã hội để rồi bị bạn bè xa lánh, bị loại khỏi sân khấu, bị đuổi khỏi tòa soạn. Họ dám từ bỏ an toàn, giàu sang để sống theo lý trí, được thanh thản với lương tâm. Muốn ngụp lặn dưới nước ăn hải sản thì hãy sống như hải cẩu. Nếu muốn bay lên trời hít khí lành thì hãy sống như chim ưng, dù không phải lúc nào cũng có cá bên miệng. Người ta không thể có tất cả. Lịch sử loài người là lịch sử của đấu tranh và giành giật. Đấu tranh với thiên nhiên, giành giật với con người. Chỉ vì luôn nghĩ đến giành giật mà người ta đưa thế giới đến chỗ như hôm nay, khi mà một con virus có thể phá hủy tất cả. Kẻ giật được miếng to càng mất nhiều hơn. Người bị giật trắng tay thì chẳng còn gì để mất, ngoài cuộc đời khốn khổ. Chớ quên rằng: Bên cạnh quyền giành giật, con người còn có nghĩa vụ là biết từ bỏ. Ba tuần qua đã cho thấy, nhiều thứ bị tước bỏ mà cuộc sống đâu có tệ hại hơn. Ở Châu Âu, tiêu thụ bia rượu giảm mạnh, thay vào đó là sách. Nhiều nam thanh nữ tú đã không còn đeo ba-lô lang bạt khắp nơi nữa. Họ ở nhà chia sẻ nỗi cô đơn của ông bà mình. Thiêng liêng như buổi lễ phục sinh trên quảng trường nhà thờ thánh Peter ở La-Mã người ta vẫn bỏ được mà không hề mất niềm tin. Ở Việt nam những ông quan vốn được doanh nghiệp bao nhậu quanh năm, nay bỗng thấy cơm nhà dễ nuốt hơn. Các cuộc hội họp đón nhận bằng cấp, huân chương tốn kém linh đình nay diễn ra thầm lặng mà đâu có ai bị mất mặt? Có những hoàn cảnh buộc con người ta phải từ bỏ lề thói. Nhưng tốt hơn là mình tự từ bỏ, trước khi để hoàn cảnh giằng khỏi tay mình. Đại dịch Covid-19 đang tạo cơ hội để ngày 30.4 năm nay, 45 năm kết thúc cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, sẽ không phải là ngày trống giong cờ mở, pháo hoa sáng trời của bên này đồng thời là ngày nuốt nước mắt của bên kia. Người biết tự khước từ là người tử tế, khôn ngoan. Köln 12.04.2020. Lễ Phục sinh, ngày của hòa bình [1]https://www.tagesschau.de/…/corona-us-afroamerikaner-101.ht… [2] https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1088533761531908&id=100011258821919
......

Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác

Đầu bếp người Việt nấu bún bò tiếp sức cho y bác sĩ Pháp chống dịch Covid-19 Trí thức trẻ - Tạp Chí Hoa Kỳ “Cảm ơn bạn một lần nữa, tuyệt vời ngon và thật ấm áp”, đó là tin nhắn từ khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện CHU Grenoble gửi tới anh Phan Việt Phong – ông chủ kiêm bếp trưởng nhà hàng Obobun, người đã nấu bún bò miễn phí tặng cho các y bác sỹ nơi đây. Lời tri ân từ tô bún bò Việt Nam Ngày 16/3, thực hiện quy định của Chính phủ Pháp, anh Phan Việt Phong đóng cửa nhà hàng của mình tại thành phố Grenoble. Buổi sáng trước giờ đóng cửa, anh đến để chia tất cả số thực phẩm còn dư cho nhân viên và khách, tránh lãng phí đồ ăn. “Cậu bạn bán gaufre đầu đường thích ăn nem, mình mang tặng 20 cái. Ông bạn tặng lại mình cả kiện rau củ quả. Ai cũng vui vẻ nhưng không giấu khỏi chút trầm lắng, tương trợ nhau, cứ như sắp vào một cuộc chiến”, anh Phong tâm sự trên trang cá nhân. Vài ngày sau đó, trong lúc đang xem tin tức trên mạng, anh Phong đọc được dòng thư của một bếp trưởng nổi tiếng trong vùng, kêu gọi các nhà hàng kết nối thành nhóm nấu ăn luân phiên, tiếp sức cho các y bác sỹ trong bệnh viện. Không chút suy nghĩ, anh Phong để lại bình luận xác nhận tham gia. May mắn, khi anh đề nghị sự hỗ trợ từ các nhân viên của mình, hai nhân viên đã đồng ý tới giúp anh một tay . Anh Phong chia sẻ: “Bước vào thời điểm căng thẳng của cả nước Pháp, bệnh viện CHU Grenoble, như mọi bệnh viện khác, bị quá tải. Ít ai biết, bình thường các nhân viên y tế ở Pháp phải tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi, hoặc mua đồ ăn bên ngoài.  Song những ngày phong tỏa, các cửa hàng đều đóng cửa, nhiều y bác sỹ trực chiến liên tục tại bệnh viện, công việc kết thúc muộn, không có thời gian nấu ăn. Nhiều người cũng có con nhỏ mà không được ở nhà chăm sóc, phải thuê người trông nom”. Ngay khi anh Phong đăng bài lên nhóm kết nối, món bún bò của anh đã nhận được ba đơn hàng từ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Phổi – Tim mạch của Chu Grenoble, với tổng cộng 101 suất cho bữa trưa ngày 25/3. Sáng hôm đó, anh Phong ra nhà hàng từ 5 giờ để vào bếp một mình. Tới 9g30 sáng thì hai bạn nhân viên tới hỗ trợ. 101 suất bún bò được bày biện đẹp đẽ, ngon mắt với màu xanh óng ả của rau xà lách, cà rốt bào sợi tươi rói bên cạnh nhúm lạc rang vàng ruộm. Một số suất còn có thêm nem rán theo yêu cầu. Đóng gói cẩn thận các suất ăn xong, trước khi chuyển ra xe để mang vào viện, anh Phong lấy bút viết lên nắp hộp đựng những lời chúc phúc, cầu nguyện và cảm ơn gửi tới các y bác sỹ: “Dành cho những con người đẹp đẽ”, “Cảm ơn vì đã ở đây lúc này!”… Hôm thứ 4 vừa rồi, ngày 1/4, anh Phong nấu bún bò lần thứ hai, tặng 100 suất cho hai bệnh viện khác. Mới đây nhất, anh nhận được lá thư đề nghị giúp đỡ từ một y tá ở bệnh viện Belledonne. Trong thư có đoạn: “Người bạn thân nhất của tôi, cũng là một y tá đã bị nhiễm COVID-19 trong quá trình làm việc, hiện đang phải nhập viện trong khoa phổi. Sau khi trải qua quá trình hồi sức, cô ấy đã khỏe hơn rất nhiều và một trong những yêu cầu đầu tiên của cô là khao khát khủng khiếp được ăn món bò bún của bạn. Tôi đã hứa với cô ấy sẽ tặng cô ấy và tôi không muốn phá vỡ lời hứa của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.” Đó là lý do mà ngày 6/4, anh Phong lại vào bếp. “Và mình sẽ làm với tất cả lòng biết ơn và yêu thương”, anh Phong thổ lộ. Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác Người Pháp có câu: “Une bonne action en entraine une autre” (Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác). Anh Phan Việt Phong nói anh rất tin vào điều này. Bằng chứng là, ngay khi biết tin nhà hàng của anh Phong tham gia nấu ăn tiếp sức cho các y bác sỹ chống dịch COVID-19, nhiều khách hàng và bạn bè đã nhắn tin cho anh xin được chung tay đóng góp. Người bày tỏ muốn gửi tiền, người trực tiếp đến bếp hỗ trợ, người gửi cho anh khẩu trang để vào viện an toàn hơn. Một đối tác chuyên cung cấp rau củ mang thực phẩm đến cho anh Phong mà nhất quyết không lấy tiền với lý do: “Đây là điều bình thường ai cũng làm vào lúc này. Tôi mà tính tiền cậu thì tôi là đứa chẳng ra gì”. Dù trước đó ít ngày, người đàn ông này phải đổ bỏ cả vài chục ngàn Euro tiền rau củ vào thùng rác vì các nhà hàng bị đóng cửa đột ngột, không có nơi tiêu thụ. Cảm động hơn, một nhân viên nhắn tin cho anh Phong xin không nhận lương cho đến hết đợt nghỉ dịch vì muốn chia sẻ khó khăn cùng Obobun. Anh Phong bảo: “Mình có niềm tin mạnh mẽ rằng: Khi mình thực sự hết lòng với ai đó, họ sẽ không quay lưng lại với mình lúc khó khăn. Và đây là thời điểm để mình trải nghiệm những sự ấm áp đó. Có khách hàng, có nhân viên ủng hộ, mình không sợ nếu phải làm lại từ đầu”. Cũng bởi không sợ nếu phải làm lại từ đầu sau những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 toàn cầu này gây ra, anh Phong và những người bạn làm nhà hàng ở thành phố Grenoble vẫn đang tích cực dành quỹ thời gian rảnh rỗi và tài lực còn cầm cự được của mình để chia sẻ, tiếp sức cho các y bác sỹ, những người chiến sỹ blouse trắng ở tuyến đầu chống dịch. Anh Phong cho hay, việc trở lại bếp trong bối cảnh phần lớn các nhà hàng phải đóng cửa có ý nghĩa tương trợ rất lớn. Một mặt giúp các y bác sỹ giải quyết vấn đề ăn uống, đảm bảo sức khỏe để làm việc, một mặt hỗ trợ phần nào những người nông dân, các nhà phân phối nông sản đang thiếu nơi tiêu thụ. Những suất ăn kèm theo lời cổ vũ, tri ân được trao đi, những dòng chữ cảm tạ được gửi lại.“Bạn không thể tưởng tượng được niềm hạnh phúc mà bạn mang lại cho chúng tôi trưa nay!” –  lời nhắn anh Phong nhận được kèm hình ảnh tô bún bò anh nấu được vị bác sỹ nào đó đăng tải lên mạng xã hội. Gần 20 năm sống tại Pháp, anh Phong tâm sự, chưa bao giờ anh hạnh phúc đến thế khi cảm nhận sâu sắc tình người ấm áp giữa lúc khó khăn. Hay như anh viết trên trang cá nhân, đó chính là “mùa xuân trong mùa dịch”.        
......

Suy ngẫm trong những ngày đại dịch Covid-19

Mạc Van Trang| Hơn một tháng được khuyến cáo “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ ai ở chỗ nào thì cứ ở yên”, nên cứ nằm nhà. Hết lên “phây” lại đọc sách rồi nghĩ vẩn vơ… Có đôi điều suy ngẫm, xin chia sẻ cùng bạn hữu xem sao. 1. Chưa bao giờ khái niệm BÌNH ĐẲNG được hiện thực hóa như trước con virus Corona tí tẹo. Hơn 200 quốc gia dù siêu cường hay nhỏ bé, dù văn minh hay lạc hậu, đều phải có nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử giống nhau đối với con Virus Corona. Độc tài hay dân chủ, cánh tả hay cánh hữu; nữ hoàng hay tổng thống, thủ tướng; nghệ sĩ hay cầu thủ ngôi sao; tỉ phú, đại gia hay người vô gia cư… tất cả đều có thể bị dương tính với virus. Ai cũng phải khiêm tốn, chừng mực, cư xử cẩn trọng trước con virus nhỏ bé này. Duy chỉ có anh DLV Quang Lùn nổi tiếng của Việt Nam là ngạo nghễ, dám tuyên bố cóc sợ con virus này, sẵn sàng không đeo khẩu trang vào thăm bệnh nhân mắc dịch covid-19… Có người nói, con virus Corona dạy cho loài người một bài học: mọi người dù tầng lớp nào, ở mọi quốc gia, dân tộc nào cũng đều bình đẳng trước Thượng đế. 2. Giúp con người ý thức hơn về GIÁ TRỊ SỐNG đích thực. Trước sự đe dọa của cái chết, ta càng thấy sinh mạng con người là trên hết! Khi bị cách ly ta mới nhớ ra, những gì cần thiết nhất cho sự sống? Đó là không khí trong lành, nước, thực phẩm sạch và tình yêu thương trong nơi trú ngụ. Chỉ giản dị thế thôi, có cần thật nhiều lắm đâu, là ta cảm thấy hạnh phúc rồi. Vậy mà bao lâu nay người ta hùa nhau hủy hoại môi trường sống, đầu độc bầu khí quyển; gây ô nhiễm nguồn nước, đưa chất độc hại vào thực phẩm và thờ ơ với người thân, vô cảm trước đồng bào, độc ác với đồng loại… Người ta làm như vậy để làm gì? Vì cái gì? Có cần phải như thế không? Trước cái chết quá dễ dàng khi diễn ra đại dịch, bỗng nhiên nhớ đến câu hát của Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?” Con người thật nhỏ bé, mỏng manh trước cái chết. Khi ta về với “cát bụi” thì để lại cái gì có ý nghĩa cho đời? Ông cha ta nói: “Cáo chết để da, người chết để tiếng”. Vậy tiếng gì? Có tiếng thơm lưu danh thiên cổ; có tiếng khen, tiếng nói tiếc thương của cộng đồng; có tiếng bàn luận về những điều mờ ám bất minh; có tiếng mỉa mai, nguyền rủa “nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”… Có phải những điều đó khiến ta ý thức rõ hơn về ý nghĩa của cuộc sống: Khi ta từ biệt thế giới này, cái gì còn lại có ý nghĩa cho đời? 3. Khi sản xuất của cả thế giới đình trệ, ta càng nhận ra CANH NÔNG VI BẢN. Khi nghe có lệnh cách ly, người ta nháo nhào đi mua gạo, mì, thịt, cá, mắm muối… Chả thấy ai đi sắm ô tô, mua nhà lầu, áo quần thời trang, đồ trang sức, mỹ phẩm … Ta chợt hiểu rằng, các ngành sản xuất có thể ngừng cả năm, cũng chả sợ chết, nếu có đủ lương thực, thực phẩm. Giữa đại dịch, Việt Nam nhộn nhịp xuất khẩu gạo, theo GS Võ Tòng Xuân, hiện có thể xuất đi 4 triệu tấn gạo, an ninh lương thực vẫn “không sứt mẻ”. (https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52226989). Vậy là tạm yên lòng. Có một điều đặc biệt nữa, hàng triệu nông dân trở thành người lao động ở các khu công nghiệp hoặc đi kiếm ăn nơi thành phố, bị thất nghiệp trước đại dịch, họ trở về quê hương, là không sợ chết đói. Chỉ cần gia đình có một ít ruộng đất, họ chăn nuôi, trồng trọt, chừng 1-2 tháng đã có nhiều thứ cho thu hoạch để sống. Nông nghiệp, nông thôn chính là nơi dân tộc ta đã trường tồn phát triển đến ngày nay và vẫn là nơi nương tựa cho mỗi con người khi thất cơ, lỡ vận. Tuyệt đại bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp đều từ nông thôn mà ra, vậy mà nhìn lại mấy chục năm qua, thấy biết bao chính sách sai lầm với nông nghiệp, nông dân nước ta. Cái Luật quái ác quy định “đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý” đã tước đi quyền sở hữu ruộng đất, ngàn đời của nông dân; các nhóm lợi ích đua nhau tranh cướp chiếm đoạt đất đai, gây bao nỗi oan khiên, thống khổ cho dân lành. Những cánh đồng “bờ xôi, ruộng mật”, ông cha ta phải trải qua hàng mấy trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm đổ mồ hôi, xương máu mới tạo ra mặt ruộng bằng phẳng, có lớp đất màu mỡ để làm lúa nước, vậy mà bọn cướp đất đem xe đổ sỏi, cát lấp đầy cánh đồng một cách man rợ rồi vây rào chặn lấy. “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều”… câu thơ ấy của Nguyễn Đình Thi cũng chẳng thấm gì so với cảnh cướp đất tàn bạo ngày nay. Cả nước hiện còn 58 sân Golf, mỗi sân golf chừng 200 đến 300ha đất, có bao nhiêu người chơi golf? Bao nhiêu tỉnh thu hồi đất vô tội vạ rồi bỏ hoang hàng 10- 15 năm nay? Hà nội, chỉ riêng một dự án ở Mê Linh chiếm 2.000 ha đất, bỏ hoang hơn 10 năm nay (https://zingnews.vn/thu-tuong-yeu-cau-kiem-tra-2000-ha-dat-…). Cướp đất rồi bỏ hoang là hai lần tội ác, vậy mà không kẻ nào bị trừng phạt? Người nông dân nuôi sống cả đất nước này và còn góp phần nuôi thiên hạ, vậy mà được mùa thì rớt giá, mất mùa phải cứu đói! GDP tăng trưởng 6-7% vào túi ai mà nhìn người nông dân đồng bằng sông Cửu Long tội nghiệp, xác xơ vậy? Nơi cung cấp lúa gạo, cá tôm, trái cây nhiều nhất cho đất nước lại là nơi “vùng trũng” về hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục so với cả nước? Các cấp lãnh đạo có nghĩ gì về điều này không? 4. Trước sự đe dọa sống còn của đại dịch khiến toàn đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam LẠI ĐOÀN KẾT chung sức, chung lòng ngăn chặn hiệu quả loại virus hiểm nguy, làm thế giới phải ngạc nhiên, khen ngợi. Trước đây đã nhiều lần như vậy. Nhưng sau chiến thắng rồi, những người lãnh đạo lại “ngạo nghễ”, tưởng mình “đỉnh cao trí tuệ” để mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Lại đặt đảng trên dân, trên nước. Lại không thèm nghe những lời chính trực. Lại phân loại người dân, chia rẽ xã hội. Lại “phản động” nếu yêu nước, thương dân mà không yêu đảng. Lại nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” và thẳng tay gây tội ác với đồng bào mình… Lần này liệu có tỉnh ngộ, khá hơn không, hay đâu vẫn đấy? 5. Trong HỌA có PHÚC. Từ thế chiến thứ 2 đến nay, nhân loại mới rơi vào thảm họa thế này. Nhưng trong đại họa, khắp thế giới và cả người dân Trung quốc càng nhận ra Đảng CS Trung quốc mới là con virus nguy hiểm nhất của nhân loại. Từ chuyện nguồn gốc con Coronavirus Vũ Hán đến che giấu bệnh dịch rồi cung cấp những thiết bị y tế chống dịch tồi tệ… Tất cả đã lột trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và bản chất dối trá, gian manh, thâm hiểm, độc ác của Trung cộng trước toàn thế giới. Đó là ĐAI PHÚC cho nhân loại! Hy vọng rồi đây cộng đồng quốc tế sẽ khởi kiện Đảng CSTQ, lôi Tập Cận Bình ra trước Tòa án của công lý; dẫu Trung cộng có chối tội thì cũng bị Tòa án lương tâm của nhân loại phán xét. Và điều quan trọng nhất là nhân loại đã thức tỉnh và sẽ đoàn kết lại ngăn chặn con virus đảng CSTQ, mối đe dọa sống còn đối với toàn nhân loại. Vậy là tránh “nhàn cư vi bất thiện”, ngẫm nghĩ viết ra đôi điều chia sẻ, hy vọng cũng có ích. 10/4/2020 MVT  
......

Hỏi và Đáp về đại dịch Corona virus

nguyenvubinh’s blog – RFA      Hỏi: Đại dịch Corona virus là gì? Đáp: Là dịch cúm chủng virus Corona mới, xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã lây lan ra toàn cầu, làm hàng triệu người nhiễm bệnh, và số người chết hiện tại hàng chục ngàn người. Hỏi: Thời điểm xuất hiện dịch khi nào, tại sao dịch bệnh lại lây lan ra toàn thế giới? Đáp: Dịch xuất hiện cuối tháng 12/2019. Dịch bệnh lây lan toàn cầu vì Trung Quốc che giấu dịch bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát không thể giấu nổi, Trung Quốc ra quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán. Thời gian từ khi thông báo đến khi phong tỏa 23/01, hàng triệu người trong đó có những người nhiễm bệnh đã tỏa đi khắp thế giới. Dịch bệnh theo chân những người này lây lan khắp địa cầu. Hỏi: Virus Corona chủng mới (gọi là covid-19) có những đặc điểm gì?      Đáp: Covid-19 có mấy đặc điểm sau: 1/ thời gian ủ bệnh khá lâu, từ 5 ngày đến 3-4 tuần; 2/ có thể lây nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh (tức là khi người bệnh không có triệu chứng gì); 3/ covid-19 tấn công chủ yếu vào hệ thống hô hấp, phổi của người bệnh. Hỏi: Cách thức lây nhiễm của Covid-19 là gì?      Đáp: Virus lây nhiễm qua đường miệng, mũi và mắt. Người bệnh khi nói, ho, hắt hơi và nhổ nước bọt sẽ làm virus theo nước bọt, nước mũi bắn vào không khí, vào đồ vật. Người bình thường sẽ bị lây do hít thở không khí, cầm nắm đồ vật có virus sau đó đưa tay lên mặt, lên mũi, miệng và mắt. Một quan điểm khác, ngoài việc lây nhiễm như vừa nêu, virus tồn tại trong không khí dưới dạng sương mù, giọt nước nhỏ trong không khí, chờ người ta hít thở mà bay vào mũi, họng. Điều này giải thích tại sao số người lây nhiễm bùng nổ ở một số nơi, và môi trường trong bệnh viện đậm đặc virus nên các bác sĩ, y tá dù được trang bị tốt, có chuyên môn vẫn bị lây nhiễm. Hỏi: Cơ chế gây bệnh và gây tử vong của Covid-19 là gì?      Đáp: Covid-19 sau khi thâm nhập cơ thể, nó tìm đến các cơ quan, chủ yếu là cơ quan bảo vệ hô hấp của con người, phá hủy các tế bào gốc bảo vệ phổi. Những vi khuẩn thường trú ở thực quản, phổi tấn công làm hỏng chức năng hô hấp. Chỉ vài ngày là người bệnh suy hô hấp nặng, nhiều người dẫn tới tử vong. Đối với những người có tiền sử các bệnh khác, covid-19 cũng có cách tấn công tương tự Hỏi: Dịch bệnh Covid-19 có chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết hay không?      Đáp: Chưa có kết luận từ các nhà khoa học, các nhà dịch tễ học. Đồng thời dịch bệnh vẫn đang lây lan và phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu người bị nhiễm bệnh, và bị chết ở các quốc gia, các địa phương, có thể tạm đưa ra kết luận. Đối với các nước, các địa phương có khí hậu ôn đới, dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, số người chết nhiều hơn. Các quốc gia nhiệt đới, số người nhiễm bệnh và số ca chết ít hơn. Đông Nam Á ở gần Trung Quốc, số người Trung Quốc qua lại rất đông, nhưng số người nhiễm bệnh và chết ít hơn các nước có khí hậu ôn đới rất nhiều.  Hỏi: Các nước trên thế giới chống đại dịch như thế nào, có các mô hình và cách thức chống dịch ra sao?      Đáp: Về thể chế, có hai mô hình chống dịch, toàn trị cộng sản (đại diện là Trung Quốc và Việt Nam) và Dân chủ. Về chuyên môn, có hai cách: Miễn dịch cộng đồng và phong tỏa, cách ly. Hỏi: Xin cho biết hai mô hình thể chế chống đại dịch?      Đáp: Có hai sự khác biệt tương đối rõ ràng giữa mô hình toàn trị cộng sản (mà đại diện là Trung Quốc và Việt Nam) với mô hình các nước dân chủ trên thế giới, đó là việc thông tin về dịch bệnh, bao gồm số người nhiễm bệnh, số người chết các nước dân chủ đều công khai, minh bạch, trong khi các nước độc tài, độc tài toàn trị cộng sản không có thông tin công khai minh bạch. Trung Quốc thậm chí ban đầu còn giấu dịch bệnh dẫn tới việc lây lan ra toàn cầu. Sự khác biệt thứ hai, tương đối rõ ràng, đó là tiềm lực của quốc gia, cũng như tiềm lực ngành y tế, chăm sóc sức khỏe. Các nước dân chủ có tiềm lực lớn mạnh hơn, nên việc xét nghiệm (nhiều, diện rộng) và chăm sóc bệnh nhân cũng thuận lợi hơn. Ngược lại, các nước độc tài, độc tài toàn trị, tiềm lực yếu kém hơn, hệ thống chăm sóc y tế yếu kém nên bị hạn chế nhiều trong việc chống dịch. Hỏi: Hai cách chống dịch về chuyên môn có hiệu quả ra sao?      Đáp: Miễn dịch cộng đồng là biện pháp chống dịch dựa vào số đông người mắc dịch bệnh (nhiễm virus) và hệ miễn dịch của họ sinh ra kháng thể tự nhiên, tự chữa khỏi bệnh. Có nghĩa là cứ để mặc cho nạn dịch tràn lan cho đến khi tốc độ lây nhiễm chậm lại, chỉ tập trung cứu chữa những người bị bệnh nặng. Khi hệ miễn dịch tự chữa được dịch bệnh, sẽ bảo vệ được những người chưa nhiễm bệnh, và sẽ thành công trong việc ngăn chặn nếu dịch bệnh quay lại vào những năm sau. Biện pháp khoanh vùng, phong tỏa và cách ly là cách thức tìm ra các ổ dịch, người nhiễm dịch bệnh từ đó khoanh vùng, phong tỏa và cách ly. Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, phong tỏa và cách ly toàn quốc như nhiều nước hiện nay đang thực hiện. Biện pháp miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 đã không có hiệu quả. Lý do là dịch bệnh này bùng phát quá nhanh, quá mạnh khiến cho số người lây nhiễm và chết rất nhiều và rất nhanh, hệ thống y tế các nước bị quá tải, lâm vào khủng hoảng và gây hoảng loạn. Chính vì vậy, một số nước có ý định dùng biện pháp miễn dịch cộng đồng đã phải chuyển sang biện pháp phong tỏa, cách ly như Ý và Anh… Hỏi: Hậu quả về kinh tế, xã hội của đại dịch Corona virus đối với toàn thế giới ra sao?      Đáp: Hiện tại, với hơn 4 tỷ người ở các quốc gia đang có lệnh phong tỏa, cách ly và dịch bệnh đã diễn ra được hơn 3 tháng, hậu quả về kinh tế – xã hội vô cùng nặng nề. Sản xuất ngừng trệ, giao thương đứt gãy… nền kinh tế thế giới và từng quốc gia bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Đại dịch đã và đang gây đại suy thái cho nền kinh tế thế giới. Nhiều khả năng, nền chính trị thế giới sẽ đảo lộn hoàn toàn sau đại dịch này./. Hà Nội, ngày 08/4/2020 N.V.B nguyenvubinh’s blog  
......

Chúng ta đang sống trong thời khắc lạ lùng.

Lê Quốc Quân| Đó là sống trong một biến cố mà như Bà thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “là thách thức lớn nhất kể từ thế chiến thứ 2”. Thật vậy, khác với những Lễ Phục Sinh trong suốt hàng trăm năm qua, lần này chúng ta tận hưởng dịp lễ Phục sinh bằng việc ở cùng với các thành viên trong gia đình trong nhà và xem lễ trực tuyến. Đây đúng là thảm hoạ nhưng không phải tuyệt vọng. Mẹ Tự nhiên (Mother Nature) đã thông qua tội lỗi của loài người, mà điển hình là Trung Cộng, đem đến một con Virus bé xíu, gây kinh hãi cho tất cả. Để rồi, chúng ta có thời gian hơn với gia đình. Chúng ta suy ngẫm, cầu nguyện, ăn năn và nhìn nhận tội lỗi của mình trong Tam nhật Vượt qua (Passover). Rất nhiều điều đã thay đổi vĩnh viễn. Biến cố này sẽ làm cho con người trở nên người hơn, yếu đuối hơn nhưng cũng biết thích nghi hơn, giãn cách hơn trong xã hội nhưng cũng cũng đoàn tụ hơn trong gia đình. Xuyên qua và vượt lên những biến cố này, tôi cùng gia đình ở vườn Rosen được 2 tháng, vẫn làm việc qua internet đều đặn 5 tiếng cho công ty đối tác và 3 tiếng làm vườn. Tôi ngắm nhìn những bông hoa trong vườn vừa nhú, những chú gà con trong tổ đạp vỏ bước ra…và ngẫm nghĩ về một sự tái sinh mới của con người. Tôi suy nghĩ sâu sắc hơn và ra nhiều ý tưởng hơn cho những công ty mà tôi làm luật sư tư vấn. Tôi chờ mong một sự khởi sắc đầy nhân bản đang nhen nhóm trong tâm hồn mỗi một thành viên hằng ngày làm việc qua mạng trên khắp toàn cầu. Khi chứng kiến hàng ngàn công ty gặp khó khăn, cũng là lúc tôi chứng kiến hàng trăm công ty đang vận hành hết tốc lực qua mạng ảo và giao dịch trực tuyến tăng lên không ngừng, những cơ hội cho kinh tế tri thức giãn nở...Phía sau những cửa sổ vẫn là niềm vui và hy vọng. Và Phục sinh đang đến. Tôi mến chúc tất cả những người yêu thương, trực tiếp hoặc gián tiếp, một mùa Phục Sinh thật an bình ấm cúng. Hy vọng rằng Thần khí Phục sinh sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho một hy vọng mới về hạnh phúc và thinh vượng. Trước mắt, xin kính chúc tất cả sức khoẻ, mạnh khoẻ để cùng nhau bước qua giai đoạn khó khăn này. Tôi – Luật sư Lê Quốc Quân – người đã nếm trải những khó khăn bạo liệt đến cùng cực với 21 ngày tuyệt thực trong tù ngục – luôn tin rằng “Thử thách đến chỉ để làm cuộc sống tốt đẹp hơn”. Yêu thương tất cả - Happy Easter.  
......

Virus Corona báo hiệu sự kết thúc của kỷ nguyên Tân Tự Do. Kỷ nguyên tiếp theo là gì?

Nguyen Trung Kien| Jeremy Lent, Patterns of Meaning, 2/4/2020. Nguyễn Trung Kiên dịch Virus Corona là một thử thách gay gắt về chính trị. Nó sẽ phá hủy và định hình lại các quy tắc chính tri-xã hội hiện hành. Thời đại mới sẽ là một “Trái Đất-Pháo đài”, hay sẽ là một xã hội đã biến đổi dựa trên một hệ giá trị mới? NGHĨ LỚN HƠN Dù bạn nghĩ gì về tác động lâu dài của đại dịch virus corona, bạn vẫn có thể nghĩ không đủ lớn. Cuộc sống của chúng ta đã được định hình lại rất nhiều trong vài tuần qua, lớn đến nỗi ta khó có thể nhận thấy, ngoài một chuỗi các tin tức liên tục [về đại dịch]. Chúng ta đang chuẩn bị ứng phó với cuộc suy thoái mà tất cả chúng ta đều biết là đang tồn tại, và tự hỏi việc giãn cách xã hội sẽ kéo dài bao lâu, đồng thời cầu nguyện cho những người thân yêu của chúng ta sẽ sống sót. Nhưng, giống như cách dịch bệnh Covid-19 đang lan truyền theo cấp số nhân, chúng ta cũng cần suy nghĩ về tác động lâu dài theo cấp số nhân của nó đối với nền văn hóa và xã hội của chúng ta. Một hoặc hai năm nữa, con virus này có khả năng sẽ trở thành một phần có thể kiểm soát được trong cuộc sống của chúng ta. Các phương pháp điều trị hiệu quả có thể sẽ xuất hiện; một loại vắc-xin có thể sẽ có sẵn. Nhưng tác động của virus corona đối với nền văn minh toàn cầu của chúng ta mới chỉ được hé lộ. Những gián đoạn lớn mà chúng ta đã và đang trải nghiệm trong cuộc sống của mình chỉ là những dấu hiệu đầu tiên về một sự chuyển đổi mang tính lịch sử trong các quy tắc chính trị và xã hội. Nếu dịch Covid-19 lan rộng nhưng thế giới vẫn vững vàng và phục hồi nhanh, thì tác động của dịch có thể được kìm chế và chặn đứng. Các nhà lãnh đạo sẽ tham khảo lẫn nhau; nền kinh tế tạm thời bị gián đoạn; mọi người sẽ làm việc trong một thời gian với hoàn cảnh thay đổi, và sau đó, sau cú sốc, mong muốn được trở lại bình thường. Tuy nhiên, đó sẽ không còn là thế giới mà chúng ta đang sống. Thay vào đó, con virus này đang tiết lộ các lỗi mang tính cấu trúc của một hệ thống đã được định hình trong nhiều thập kỷ qua và đồng thời đang dần dần xấu đi. Tạo ra bất bình đẳng kinh tế, hủy hoại hệ sinh thái ở quy mô lớn và tham nhũng chính trị lan tràn là tất cả các kết quả của các hệ thống không ổn định dựa vào nhau trong trạng thái bấp bênh. Bây giờ, khi một hệ thống mất cân bằng, các hệ thống khác sẽ sụp đổ đồng loạt, một hiện tượng được các nhà nghiên cứu gọi là “sụp đổ đồng thời”. Những dấu hiệu đầu tiên của sự mất ổn định mang tính cấu trúc này mới chỉ bắt đầu hiện ra. Nền kinh tế toàn cầu hóa của chúng ta phụ thuộc vào hàng tồn kho theo-thời-gian-thực để sản xuất một cách hiệu quả nhất. Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi việc đóng cửa các nhà máy và đóng cửa biên giới, tình trạng thiếu đồ gia dụng, thuốc men và thực phẩm sẽ bắt đầu xuất hiện, dẫn đến các đợt mua hàng đầy hoảng loạn mà sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ suy thoái rất nghiêm trọng, có thể vượt quá mức độ nghiêm trọng của cuộc Đại khủng hoảng 1929-1933. Hệ thống chính trị quốc tế - vốn đã sẵn sàng với chủ nghĩa bài ngoại mang tên “nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump và sự thất bại của Brexit - có thể sẽ được sáng tỏ thêm, khi mà ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ giảm đi trong khi quyền lực của Trung Quốc tăng lên. Trong khi đó, phương Nam toàn cầu, nơi Covid-19 mới bắt đầu cuộc chơi, có thể phải đối mặt với sự gián đoạn với quy mô lớn hơn nhiều so với phương Bắc toàn cầu vốn giàu có hơn. CỬA SỔ OVERTON Vào những thời kỳ bình thường, trong số tất cả các cách thức có thể để tổ chức xã hội, luôn chỉ có một số ít ý tưởng có thể được chấp nhận trong các thảo luận chính trị chính thống, được gọi là cửa sổ Overton. Đại dịch Covid-19 đã mở toang cửa sổ Overton. Chỉ trong vài tuần qua, chúng ta đã thấy các ý tưởng chính trị và kinh tế vốn đang được thảo luận nghiêm túc lại là những ý tưởng mà trước đây đã bị coi là không tưởng hoặc hoàn toàn không thể chấp nhận được, ví dụ như thu nhập cơ bản phổ quát, sự can thiệp của chính phủ để ngăn chặn người vô gia cư, hay sự giám sát nhà nước đối với hoạt động của công dân. Nhưng hãy nhớ rằng đây chỉ là khởi đầu của một quá trình sẽ mở rộng theo cấp số nhân của các ý tưởng kiểu này trong những tháng tiếp theo. Một cuộc khủng hoảng như đại dịch virus corona sẽ có cách khuếch đại ồ ạt và thúc đẩy nhanh chóng những thay đổi đang diễn ra - những thay đổi mà vốn có thể mất hàng thập kỷ thì nay sẽ có thể xảy ra chỉ trong vài tuần. Giống như một cái nồi nung, nó có khả năng làm tan chảy các cấu trúc [chính tri-xã hội] hiện đang tồn tại và định hình lại chúng ở mức có thể khiến người ta không thể nhận ra. Hình hài mới của xã hội sẽ trông như thế nào? Điều gì sẽ là trọng tâm trong cửa sổ Overton vào thời điểm nó bắt đầu thu hẹp lại? VÍ DỤ VỀ THẾ CHIẾN II Chúng ta đang tiến vào vùng đất chưa từng được khám phá, nhưng để có được cái cảm giác về quy mô của sự chuyển dịch mà chúng ta cần xem xét, cần nhìn lại cái lần cuối cùng mà thế giới trải qua một sự thay đổi tương đương: Chiến tranh thế giới thứ Hai. Thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ Hai bị chi phối bởi các cường quốc thực dân châu Âu vốn đang đấu tranh để duy trì đế chế của chúng. Nền dân chủ tự do đã suy yếu dần, trong khi chủ nghĩa phát-xít và chủ nghĩa cộng sản đang lên ngôi, chiến đấu với nhau để giành quyền thống trị. Sự sụp đổ của Hội Quốc Liên dường như đã chứng minh tính bất khả thi của sự hợp tác toàn cầu giữa các quốc gia. Trước khi nổ ra trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ duy trì chính sách trung lập, và trong những năm đầu chiến tranh, nhiều người tin rằng sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi Hitler và các cường quốc phe Trục xâm chiếm nước Anh và kiểm soát hoàn toàn châu Âu. The Yalta Conference, 1945: Allied leaders reshaped the new global era Vài năm sau, thế giới đã thay đổi đến mức hầu như không thể nhận ra. Khi Đế quốc Anh sụp đổ, địa chính trị toàn cầu bị chi phối bởi Chiến tranh Lạnh, chia thế giới thành hai khối chính trị dưới sự đe dọa liên tục của ngày tận thế bởi chiến tranh hạt nhân. Một châu Âu dân chủ xã hội đã thành lập một liên minh kinh tế mà trước đây không ai có thể tưởng tượng được. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh đã thiết lập một hệ thống thương mại toàn cầu hóa, với các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, đặt ra các điều kiện về cách mà “thế giới phát triển” có thể tham gia. Giai đoạn này là nền tảng “Cuộc tăng tốc vĩ đại”: sự gia tăng lớn nhất, nhanh nhất và bao quát nhất của các hoạt động của con người suốt chiều dài lịch sử của mình, bao gồm sự bùng nổ dân số, thương mại, di chuyển, sản xuất và tiêu thụ ở quy mô toàn cầu. Nếu những thay đổi mà chúng ta sắp trải qua có quy mô tương tự như vậy, thì làm thế nào một nhà sử học trong tương lai có thể tóm tắt thế giới tiền-corona vốn sắp sửa biến mất? KỶ NGUYÊN TÂN TỰ DO Có thể gọi kỷ nguyên của chúng ta là Kỷ nguyên Tân tự do. Cho đến những năm 1970, thế giới sau chiến tranh ở phương Tây được định hình bởi sự cân bằng không dễ dàng gì giữa chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sau cú sốc dầu mỏ và tình trạng suy thoái do lạm phát và thất nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn đó – vốn là một sự gián đoạn lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, thì một hệ tư tưởng mới của chủ nghĩa tân cổ điển thị trường tự do chiếm vị trí trung tâm trong cửa sổ Overton. Hệ thống giá trị của chủ nghĩa tân cổ điển, vốn đã trở thành thành lũy kiên cố trong diễn ngôn chính thống toàn cầu, cho rằng con người theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, rất ích kỷ, đầy tính toán, và vì điều này, nên chủ nghĩa tư bản thị trường tự do không bị hạn chế sẽ tạo ra một cơ cấu tổ chức tốt nhất cho mọi nỗ lực của con người. Thông qua sự kiểm soát của chính phủ, tài chính, kinh doanh và truyền thông, các tín đồ mới đã thành công trong việc biến thế giới thành một hệ thống dựa trên thị trường toàn cầu hóa, nới lỏng các biện pháp kiểm soát, làm suy yếu mạng lưới an sinh xã hội, giảm thuế và gần như phá hủy sức mạnh của các tổ chức bảo vệ người lao động. Chiến thắng của chủ nghĩa tân tự do đã dẫn đến sự bất bình đẳng lớn nhất trong lịch sử loài người, trong đó (dựa trên số liệu thống kê gần đây nhất), hai mươi sáu người giàu nhất thế giới có lượng tài sản bằng tổng tài sản của một nửa dân số toàn thế giới. Chủ nghĩa tân tự do đã cho phép các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thiết lập sự kìm hãm đối với các hình thức tổ chức khác, với kết quả là, trong số một trăm thực thể kinh tế lớn nhất thế giới, thì có tới sáu mươi chín thực thể là các tập đoàn. Việc theo đuổi lợi nhuận không ngừng và đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên trên hết đã đẩy nền văn minh của loài người vào một quỹ đạo thật kinh hoàng. Khủng hoảng khí hậu không thể kiểm soát là mối nguy hiểm rõ ràng nhất. Các chính sách hiện tại của thế giới sẽ khiến Trái Đất tăng thêm hơn 3°C vào cuối thế kỷ này, và các nhà khí hậu học đưa ra những cảnh báo đầy nghiêm trọng rằng hệ quả của sự gia tăng nhiệt độ này có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cả những dự báo tồi tệ nhất, và do đó có nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của nền văn minh của chúng ta. Nhưng ngay cả khi cuộc khủng hoảng khí hậu được kiểm soát bằng cách nào đó, thì sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong những thập kỷ tương lai sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các mối đe dọa vốn đang dần hiện hữu. Hiện tại, nền văn minh của chúng ta đang hoạt động quá mức 40% so với khả năng bền vững của nó. Chúng ta nhanh chóng làm cạn kiệt các khu rừng, làm tuyệt chủng các loài động vật, côn trùng, cá, hủy hoại các nguồn nước ngọt, thậm chí tàn phá cả lớp đất mặt vốn đang được canh tác. Chúng ta đã vượt qua ba trong số chín ranh giới xác định không gian hoạt động an toàn của con người, và GDP toàn cầu, dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào giữa thế kỷ này, sẽ kèm theo những hậu quả mang tính tàn phá và không thể đảo ngược. Vào năm 2017, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia đã đưa ra một cảnh báo đáng ngại cho nhân loại rằng thời gian [để ứng phó] sắp hết. Họ khẳng định: “Sẽ là quá muộn để chuyển hướng khỏi quỹ đạo của sự sụp đổ toàn hành tinh của chúng ta”. Lời khẳng định này được Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu nhắc lại, rằng chúng ta cần “những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng có trong mọi khía cạnh của xã hội” để tránh thảm họa. Tuy nhiên, trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, những cảnh báo này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Liệu tác động của virus corona có thể làm thay đổi hiện trạng này hay không? MỘT “TRÁI ĐẤT-PHÁO ĐÀI” Có một rủi ro nghiêm trọng rằng, thay vì chuyển hướng từ quỹ đạo mang tính hủy diệt của chúng ta, thế giới hậu Covid-19 sẽ là một nơi mà các thế lực hiện hữu tiếp tục thúc đẩy cuộc đua đến địa ngục, đẩy nhanh tiến trình đi đến thảm họa toàn cầu. Trung Quốc đã nới lỏng luật môi trường để thúc đẩy sản xuất khi nước này cố gắng phục hồi sau đợt bùng phát virus corona ban đầu, còn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã tận dụng ngay cuộc khủng hoảng để đình chỉ việc thực thi các điều luật của chính mình, cho phép các công ty gây ô nhiễm nhiều như chúng muốn cho tới ngưỡng chỉ ra được mối quan hệ giữa những hoạt động gây ô nhiễm này với đại dịch Covid-19. Ở quy mô lớn hơn, các nhà chính trị vốn luôn đói khát quyền lực trên khắp thế giới đang tận dụng ngay chính cuộc khủng hoảng này để kìm hãm quyền tự do cá nhân và đưa đất nước của họ nhanh chóng tiến tới chủ nghĩa độc tài. Nhà lãnh đạo Hungary, Viktor Orban, đã chính thức bóp chết nền dân chủ của đất nước ông vào hôm thứ Hai (30/3) vừa rồi, khi thông qua dự luật cho phép ông cai trị bằng sắc lệnh, với án tù 5 năm cho những người mà ông xác định là đang truyền bá thông tin sai lệch. Thủ tướng Cộng hòa Israel Netanyahu đã đóng cửa các tòa án của đất nước của mình để có thể tránh phiên tòa xét xử tham nhũng của chính ông ta. Tại Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp đã đệ trình yêu cầu cho phép đình chỉ các thủ tục tố tụng tại tòa án trong trường hợp khẩn cấp, và có nhiều người lo ngại rằng Trump sẽ lợi dụng tình trạng hỗn loạn để tuyên bố tình trạng thiết quân luật và cố gắng dàn xếp cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Ngay cả ở những quốc gia vốn luôn tìm cách tránh sự cai trị độc tài, thì sự gia tăng giám sát dựa trên công nghệ cao đang diễn ra trên khắp thế giới đang nhanh chóng làm suy yếu quyền riêng tư bất khả xâm phạm trước đây của công dân. Israel đã thông qua một quyết định khẩn cấp để đi theo sự dẫn dắt của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc trong việc sử dụng các thông tin định vị trên điện thoại thông minh của công dân để theo dõi các liên hệ của những người có kết quả dương tính với virus corona. Các nhà mạng điện thoại di động châu Âu đang chia sẻ dữ liệu người dùng (vốn đã từng được bảo mật) với các cơ quan chính phủ. Như Yuval Harari đã chỉ ra, trong thế giới hậu-Covid, những biện pháp khẩn cấp ngắn hạn này có thể trở nên mang tính hiển nhiên. Nếu những xu hướng này và các xu hướng đang định hình khác tiếp tục không được kiểm soát, chúng ta có thể nhanh chóng đi đến một kịch bản nghiệt ngã về cái gọi là “Trái Đất-Pháo đài”, với các khối quyền lực cố thủ nhằm loại bỏ tự do và các quyền hiến định vốn đã hình thành nền tảng cho thế giới hậu đại chiến. Chúng ta có thể thấy các nhà nước hùng mạnh giám sát các nền kinh tế, mà các nền kinh tế này sẽ tiếp tục bị chi phối triệt để hơn nữa bởi một số công ty khổng lồ (như Amazon, Facebook), để các công ty này có thể kiếm tiền từ cuộc khủng hoảng nhằm làm giàu cho các cổ đông của họ. Khoảng cách giữa “người có” và “kẻ không” thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi các phương pháp điều trị virus corona được thương mại hóa nhưng lại có giá thành cao hơn khả năng chi trả của đa số bệnh nhân. Các quốc gia ở phương Nam toàn cầu, vốn đã phải đối mặt với viễn cảnh mang tính thảm họa do biến đổi khí hậu, có thể phải đối mặt với sự sụp đổ nếu virus corona lan tràn trong dân cư của họ, khi mà cùng lúc đó, một cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến họ phải bỏ tiền để duy trì cơ sở hạ tầng ở mức tối thiểu. Biên giới có thể trở thành khu vực quân sự, bóp nghẹt quyền tự do di cư và tự do di chuyển. Sự ngờ vực và nỗi sợ hãi, vốn đã thể hiện bộ mặt xấu xí của chúng trong các vụ cách ly đầy hoảng loạn đối với các bác sĩ ở Ấn Độ, hay việc mua súng tăng mạnh lên mức kỷ lục ở Mỹ, có thể trở thành một chứng bệnh mang tính địa phương. XÃ HỘI ĐÃ CHUYỂN BIẾN Nhưng thực tế không đen tối đến vậy. Quay trở lại những ngày đầu của Thế chiến II, mọi thứ thậm chí còn đen tối hơn, nhưng động lực cơ bản mới xuất hiện đã làm thay đổi căn bản quỹ đạo của lịch sử. Thông thường, chính sự ảm đạm của các thảm họa đã trở thành chất xúc tác cho các yếu tố tích cực xuất hiện và chiếm ưu thế. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng là khoảnh khắc mà sự cân bằng sức mạnh của Thế chiến II thay đổi. Nỗi thống khổ tập thể để đối phó với sự tàn phá của chiến tranh toàn cầu đã dẫn đến việc thành lập Liên Hợp Quốc. Sự tàn bạo kinh khủng của các cuộc tàn sát nhằm diệt chủng người Do Thái của Hitler trong các trại tập trung đã dẫn đến sự thừa nhận quốc tế về tội ác diệt chủng và thúc đẩy sự ra đời Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Có thể là cái nồi nung kim loại của virus corona sẽ dẫn đến một sự tan vỡ của các chuẩn mực tân tự do, và sẽ định hình lại các cấu trúc mang tính chi phối của nền văn minh toàn cầu của chúng ta? Có thể một phản ứng tập thể quy mô lớn đối với sự độc tài và độc đoán thái quá sẽ dẫn đến sự phục hưng của các giá trị nhân đạo? Chúng ta đã thấy những dấu hiệu này. Mặc dù cửa sổ Overton đang cho phép các hoạt động giám sát và độc đoán xâm nhập từ một phía, nhưng nó cũng mở ra những thực tế và khả năng chính trị mới ở phía bên kia. Hãy cùng xem xét một số trong số này: 1) Một xã hội công bằng hơn. Bóng ma của sự sa thải và thất nghiệp hàng loạt đã dẫn đến mức độ can thiệp của nhà nước để bảo vệ công dân và doanh nghiệp ở mức độ không thể tưởng tượng được. Đan Mạch có kế hoạch trả 75% tiền lương của nhân viên trong các công ty tư nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, để giúp cho họ và doanh nghiệp của họ vượt qua khủng hoảng. Vương quốc Anh đã công bố một kế hoạch tương tự để chi trả 80% tiền lương. California đang cho thuê các khách sạn để làm nơi ở cho người vô gia cư, và đã ủy quyền cho chính quyền địa phương tạm dừng các vụ trục xuất đối với người thuê nhà. Tiểu bang New York đang thả các tù nhân mắc các tội nhẹ ra khỏi nhà tù của bang. Tây Ban Nha đang quốc hữu hóa các bệnh viện tư nhân. Thỏa thuận Xanh mới, đã được đồng thuận bởi các ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Dân chủ, hiện đang được thảo luận như là nền tảng chính của chương trình phục hồi kinh tế. Ý tưởng về thu nhập cơ bản phổ quát cho mọi người Mỹ, được đưa ra một cách táo bạo bởi ứng cử viên lâu năm của đảng Dân chủ, Andrew Yang, giờ đây đã trở thành một điểm nhấn, thậm chí ngay cả đối với các chính trị gia đảng Cộng hòa. 2) Hệ sinh thái ổn định hơn. Virus corona phát huy hiệu quả trong việc làm chậm tiến trình biến đổi khí hậu và sụp đổ sinh thái, nhiều hơn so với tất cả các sáng kiến chính sách của thế giới cộng lại. Vào tháng Hai, lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã giảm hơn 25%. Một nhà khoa học tính toán rằng số người Trung Quốc đã được cứu sống nhờ giảm ô nhiễm không khí cao hơn 20 lần so với những người đã qua đời bởi virus corona. Trong năm tới, chúng ta có thể thấy sự giảm phát thải khí nhà kính lớn hơn cả các dự báo lạc quan nhất, nhờ kết quả của sự suy giảm trong hoạt động kinh tế. Như triết gia người Pháp Bruno Latour đã tweet: “Lần tới, khi các nhà sinh thái học bị chế giễu vì ‘nền kinh tế không thể hoạt động chậm lại’, họ [những người chế giễu] nên nhớ rằng nó có thể bị đình trệ trong vài tuần trên toàn thế giới khi nó đủ khẩn cấp”. Tất nhiên, không ai có thể đề xuất rằng hoạt động kinh tế nên bị gián đoạn một cách thảm khốc như thế này để đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, phản ứng khẩn cấp được khởi xướng rất nhanh bởi các chính phủ trên khắp thế giới đã cho thấy những gì thực sự có thể xảy ra khi tất cả mọi người đối mặt với những gì họ nhận ra là một cuộc khủng hoảng. Như là kết quả của các phong trào xã hội chống biến đổi khí hậu, hiện có tới 1.500 đô thị trên toàn thế giới, chiếm hơn 10% dân số toàn cầu, đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu. Bây giờ, chúng ta đã thấy rằng thế giới có thể phản ứng đủ mức khi cần thiết, một khi ý chí chính trị được thực thi và xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp. Thế giới cần đáp ứng khẩn trương khí hậu với cùng với mức độ khẩn cấp dấp ứng với Covid 19 Source: David J. Hayes, NYU Energy & Environmental Impact Center 3) Sự gia tăng của tiến trình “địa phương hóa”. Một trong những đặc điểm xác định của Kỷ nguyên Tân tự do là tiến trình toàn cầu hóa mang tính phá hủy được dựa trên các quy tắc thị trường tự do. Các tập đoàn xuyên quốc gia đã đưa ra các điều kiện cho các quốc gia trong việc lựa chọn nơi hoạt động của họ, dẫn dắt các quốc gia cạnh tranh với nhau để làm giảm các biện pháp bảo hộ người lao động, trong một cuộc đua xuống đáy. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch giá rẻ đã gây ra sự lạm dụng tài nguyên một cách lãng phí khi các sản phẩm được tung ra khắp thế giới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng do quảng cáo lôi kéo. Tiến trình toàn cầu hóa các thị trường này là một nguyên nhân chính của sự gia tăng lớn về tiêu dùng của trong Kỷ nguyên Tân tự do, đe dọa của sự tồn tại của nền văn minh. Trong khi đó, hàng loạt người dân bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng đang gia tăng đã bị thuyết phục bởi những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu để chuyển sự thất vọng của họ sang các nhóm bên ngoài như người nhập cư hoặc các dân tộc thiểu số. Các tác động của đại dịch Covid-19 có thể dẫn đến sự đảo ngược của các chuẩn mực mới này. Khi các chuỗi cung bị đứt gãy, các cộng đồng sẽ tìm đến các nhà sản xuất tại địa phương và trong khu vực của họ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Khi một thiết bị tiêu dùng bị hỏng, mọi người sẽ cố gắng sửa chữa nó thay vì mua một thiết bị mới. Công nhân, vốn vừa mới bị thất nghiệp, có thể chuyển sang việc làm tại địa phương trong các công ty nhỏ hơn, phục vụ trực tiếp cho cộng đồng của họ. Đồng thời, mọi người sẽ ngày càng quen thuộc với việc kết nối với người khác thông qua các cuộc gọi video qua Internet, điều khiến cho bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới đều cảm thấy gần gũi nhau. Đây có thể là một đặc điểm nổi bật của thời đại mới. Ngay cả khi sản xuất được chuyển về địa phương, chúng ta vẫn có thể thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong tiến trình toàn cầu hóa của các ý tưởng và cách suy nghĩ mới, một hiện tượng được gọi là “địa phương hóa”. Các nhà khoa học đang hợp tác trên khắp thế giới trong một nỗ lực tập thể chưa từng có để tìm ra vắc-xin trị Covid-19; và một thư viện ảo với số lượng người dùng đông đảo trên toàn cầu đang cung cấp một cuốn “Sổ tay công nghệ về virus corona” để thu thập và chia sẻ những ý tưởng tốt nhất nhằm ứng phó với đại dịch. 4) Cộng đồng nhân ái. Cuốn sách Rebecca Solnit năm 2009, A Paradise Built in Hell [Một thiên đường được xây dựng dưới địa ngục], ghi chép lại rằng, trái với niềm tin phổ biến, những thảm họa thường mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, khi họ tiếp cận và giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh. Với sự trỗi dậy của đại dịch Covid-19, cả thế giới đang quay cuồng vì một thảm họa ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Phản ứng mang tính nhân đạo mà Solnit quan sát được ở các vùng xảy ra thảm họa hiện đã lan rộng khắp hành tinh với tốc độ tương đương với tốc độ truyền nhiễm của chính con virus corona. Các nhóm hỗ trợ lẫn nhau đang hình thành trong các cộng đồng ở khắp mọi nơi để giúp đỡ những người có nhu cầu. Trang web Karunavirus (Karuna là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là lòng trắc ẩn) ghi lại vô số hành động anh hùng hàng ngày, như ba mươi nghìn người Canada đã bắt đầu phong trào “chăm sóc người lang thang”, còn các nhà hàng nhỏ được duy trì bởi các cặp vợ chồng tại Detroit, vốn đang buộc phải đóng cửa, thì bây giờ đang nấu ăn cho người vô gia cư. Đối diện với thảm họa, nhiều người đang khám phá lại rằng họ là một cộng đồng mạnh mẽ hơn họ tưởng rất nhiều, chứ không phải chỉ là những cá nhân bị cô lập. Cụm từ “giãn cách xã hội” đang được tái sử dụng một cách hữu ích thành “giãn cách về mặt vật lý”, do Covid-19 đang đưa mọi người lại gần nhau hơn trong tình đoàn kết nhiều hơn bao giờ hết. CUỘC CÁCH MẠNG VỀ CÁC GIÁ TRỊ Việc khám phá lại giá trị của cộng đồng này có tiềm năng trở thành yếu tố quan trọng nhất trong việc định hình nên hướng đi của thời đại tiếp theo. Những ý tưởng mới và những khả năng chính trị rất quan trọng, nhưng cuối cùng một thời đại được xác định bởi các giá trị cơ bản của nó, trên đó mọi thứ khác được xây dựng. Kỷ nguyên Tân tự do được xây dựng dựa trên một huyền thoại về cá nhân ích kỷ, vốn đã trở thành nền tảng cho các giá trị. Như lời tuyên bố nổi tiếng của Margaret Thatcher: “Không có thứ gì là xã hội cả. Chỉ có những người đàn ông, đàn bà riêng lẻ, và những gia đình”. Niềm tin vào cá nhân ích kỷ này không chỉ là nhân tố phá hoại của cộng đồng, mà nó còn sai về căn bản. Trên thực tế, xét từ góc độ tiến hóa, đặc điểm tiêu biểu của loài người là một tập hợp các xung lực ủng hộ xã hội của chúng ta - sự công bằng, lòng vị tha và lòng trắc ẩn - những phẩm tính khiến chúng ta đồng nhất với một thứ gì đó lớn hơn nhu cầu cá nhân của chúng ta. Các phản ứng mang tính bác ái đã nảy sinh sau đại dịch thật khiến người ta ấm lòng, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên – họ là những con người với bản tính tự nhiên là luôn có xu hướng đáp ứng những mong đợi của người khác. Khi nồi ninh kim loại của virus corona bắt đầu nguội đi, và một trật tự xã hội mới xuất hiện, tình trạng khẩn cấp hơn về biến đổi khí hậu và sụp đổ sinh thái sẽ vẫn tiếp tục trở nên ngày càng cấp bách. Kỷ nguyên Tân tự do đã thiết lập một tiến trình văn minh trực tiếp hướng tới một nơi không có lối thoát. Nếu chúng ta thực sự chuyển hướng để ra khỏi quỹ đạo thất bại của mình, thì một kỷ nguyên mới phải được xác định, ở cấp độ sâu nhất, không chỉ bởi những lựa chọn chính trị hay kinh tế, mà bởi một cuộc cách mạng về giá trị. Đó phải là một thời đại mà các giá trị cốt lõi của con người về sự công bằng, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau và lòng trắc ẩn là tối quan trọng, vượt ra khỏi cộng đồng hàng xóm để vươn tới Nhà nước và chính quyền quốc gia, vươn tới cộng đồng nhân loại và cuối cùng là cộng đồng của tất cả sinh vật chung sống trên Quả Đất quê hương. Nếu chúng ta có thể thay đổi nền tảng của nền văn minh toàn cầu của chúng ta từ một nền tảng dựa trên sự giàu có sang một nền tảng dựa trên thái độ trân trọng sự sống, thì chúng ta có cơ hội tạo ra một tương lai tươi sáng cho nhân loại và cho Trái Đất. Ở cấp độ này, thảm họa Covid-19 mang lại cho một cơ hội cho loài người, mà mỗi người chúng ta đều cùng tham gia một cách đầy ý nghĩa. Tất cả chúng ta đều đang ở trong lò bát quái của virus corona, và những lựa chọn mà chúng ta cùng thực hiện với nhau, trong nhiều tuần và tháng tới, với tư cách một cộng đồng, sẽ định hình các đặc điểm của thời đại tiếp theo. Dù chúng ta có nghĩ lớn đến đâu về những ảnh hưởng trong tương lai của đại dịch này, chúng ta vẫn có thể nghĩ lớn hơn. Như ai đó đã từng nói, một cách không thể rõ ràng hơn: “Lãng phí một cuộc khủng hoảng chính là một sự lãng phí khủng khiếp nhất”./. *Jeremy Lent là tác giả của cuốn sách "The Patterning Instinct: A Cultural History of Humanity’s Search for Meaning", nghiên cứu cách thức các nền văn hóa khác nhau hình thành ý nghĩa về vũ trụ và cách thay đổi của các giá trị cơ bản của các nền văn hóa này trong suốt tiến trình lịch sử của chúng. Cuốn sách sắp ra mắt của ông, "Web of Meaning: Integrating Science and Traditional Wisdom to Find Our Place in the Universe", sẽ được xuất bản vào mùa xuân năm 2021 (New Society Press: North America | Profile Books: UK & Commonwealth). Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập trang Web: jeremylent.com. (Nguồn: https://patternsofmeaning.com/…/coronavirus-spells-the-en…/…)  
......

Anh và Đức: Hai quốc gia, hai phản ứng trước COVID-19

Nhân viên y tế cho người dân thủ đô London thử COVID19 hôm 4 Tháng Tư. Chính phủ Anh được cho là phản ứng quá chậm trễ trước đại dịch này. (Hình: ISABEL INFANTES/AFP/Getty Images) Lê Phan| Ngay trong những tháng đen tối với những cú “shock” không tưởng tượng nổi, một điều vẫn còn làm các viên chức Anh bực tức đó là “nhắc đến nước Đức.” Tờ Financial Times dẫn lời một cố vấn cao cấp than trời trước những so sánh không mấy tốt đẹp.   Hôm 17 Tháng Ba, với đại dịch COVID-19 đang tiến vào, Thủ Tướng Boris Johnson kêu gọi các nhà kỹ nghệ Anh bắt đầu làm máy trợ thở để tăng cường cho kho toàn quốc chỉ có 8,000 cái, còn đùa gọi kế hoạch này là “Chiến Dịch Hơi Thở Cuối Cùng.” Nhưng gần một tuần trước khi thủ tướng tuyên bố điều này, Đức đã đặt hàng 10,000 cái từ một nhà sản xuất, cộng thêm cho con số 20,000 máy có sẵn. Tuần vừa qua, Đức có gấp đôi số giường bệnh chăm sóc đặc biệt trống hơn là toàn thể số giường cấp cứu của Anh – khoảng 15 đến 20,000. Nhưng còn rõ rệt hơn là thành tích giữa hai quốc gia về thử nghiệm. Anh Quốc và Đức đi vào cuộc khủng hoảng cùng một lúc, hợp tác về nghiên cứu thử nghiệm, một trong những thử nghiệm đầu tiên trên thế giới. Nhưng các phòng thí nghiệm của Đức thử nhiều gấp năm lần mức độ của Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia (National Healh Service-NHS), hoàn tất 918,460 thử nghiệm so với 163,194 của Anh Quốc. Mãi đến Thứ Năm, 2 Tháng Tư vừa qua, Bộ Trưởng Y Tế Matt Hancock, mới tuyên bố Anh Quốc sẽ “tăng vọt” cố gắng bằng cách sử dụng những phòng thí nghiệm tư nhân – ngay khi mà cung cấp hóa chất toàn cầu và dụng cụ thử nghiệm đang bị siết chặt. Ông công nhận “Đức có 100 phòng thí nghiệm ngay từ đầu, phần lớn là nhờ Roche, nhưng chúng ta phải bắt đầu ở mức thấp hơn. Chúng ta sẽ chuyển đổi kỹ nghệ chẩn đoán Anh lên đúng mức.” Các chuyên gia bảo còn quá sớm để đánh giá những lựa chọn khác biệt sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia như thế nào trong thời đại dịch toàn cầu. Lợi thế của Đức đến từ nhiều thập niên bỏ tiền nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe, cùng với một nền kỹ nghệ có khả năng gia tăng sản xuất khi có tình trạng khẩn cấp. Ngay cả với lợi thế này, các bộ trưởng Đức công nhận họ đang đối diện với “sự yên lành trước cơn bão tố,” trong chiều hướng tử vong, họ có thể đang đi cùng chiều hướng virus như Anh. Nhưng chiến lược của Berlin tuy vậy đã là một điều so sánh khó chịu cho chính phủ Anh. Mà không những chỉ với khả năng của NHS – được nhắm vào hiệu năng hơn là bền vững – nhưng cả về phẩm chất cũng như tiến độ quyết định chính sách. Vấn đề là chiến lược của Anh Quốc không nhất quán, nó quay chiều này đổi chiều khác, làm phí phạm nhiều thời giờ quý giá. Bác Sĩ Martin Stuermer, một nhà vi trùng học ở phòng thí nghiệm IMD Labor ở Frankfurt, nhận xét: “Nó không trước sau như một. Họ thử nhiều chiến thuật và loại bỏ chúng. Họ có kế hoạch cho cuộc sống tiếp tục nhưng bảo đảm là người già được bảo vệ. Nhưng rồi họ từ bỏ nó. Và họ không chuẩn bị cho thử tập thể. Nhưng vấn đề chính là chính phủ không vẽ ra một con đường rõ rệt trong cuộc khủng hoảng này, khác với chính phủ Đức.” Hậu quả có thể sẽ trở thành rõ ràng một cách kinh khủng. Mức lây nhiễm được chờ đợi sẽ đến đỉnh vào Chủ Nhật Phục Sinh. Thủ Tướng Johnson đã chậm đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Những bằng có từ Trung Quốc về một bệnh dịch hồi Tháng Hai đã được coi là không đáng tin cậy và có hy vọng là nó sẽ tự hủy diệt, như bệnh Sars hồi năm 2003. Tuy Chính Phủ Anh bắt đầu tính đến những kế hoạch đối phó từ đầu năm 2020, sự thiếu tính khẩn cấp đã lộ rõ khi ông thủ tướng quyết định biến mất trong nguyên một tuần lễ vào cuối Tháng Hai về một căn nhà đồng quê của thủ tướng. Mãi đến 2 Tháng Ba ông mới chủ trì phiên họp nội khẩn cấp đầu tiên. Vào giai đoạn này các cố vấn đang phỏng đoán một sự lan truyền dịch bệnh tràn qua Anh (kiểm soát bằng những biện pháp khoảng cách xã hội) sẽ đến đỉnh vào giữa Tháng Năm đến đầu Tháng Sáu. Một vị bộ trưởng còn trấn an những đồng nghiệp lo sợ, “Glastonbury sẽ được tổ chức,” ý nói đến đại nhạc hội lớn nhất thế giới vào cuối Tháng Sáu. Thay vì theo những quốc gia như Nam Hàn có ngay những biện pháp nghiêm khắc chặn dịch bệnh, kể cả sử dụng thử nghiệm tập thể, toán của ông Johnson nghĩ là một lối đối phó tiệm tiến sẽ sau cùng cứu nhiều mạng người và tạo ít thiệt hại kinh tế hơn. Cố vấn khoa học chính của chính phủ, Bác Sĩ Patrick Vallance đã tìm được một đồng minh qua ông Dominic Cummings, cố vấn được tin cậy nhất bởi ông Johnson, trong việc đón nhận khái niệm “miễn nhiễm bầy,” nơi căn bệnh bỏ qua những công dân khỏe mạnh. Theo khái niệm này, một số người nhiễm bệnh đông nhưng nhẹ sẽ tạo nên một “miễn nhiễm tập thể” hay”‘một miễn nhiễm bầy.”  Ông Cummings đã từng nói đến khái niệm này trong một cái blog hồi năm 2013. Ông còn được nói đã tuyên bố trong một cuộc họp là một số người già có chết đi cũng chả sao. Một viên chức Bộ Tài Chánh thì nói “Cũng phải thêm là có một yếu tố nghĩ Anh Quốc là ngoại lệ nữa.” Quan trọng hơn trong giai đoạn đó, Cơ Quan Phụ Trách Y Tế Quốc Gia Public Health England (PHE), cố vấn chính phủ là thử nghiệm tập thể không thể thực hiện được. Giáo Sư Neil Ferguson, giáo sư của Viện Đại Học Imperial College và một cố vấn của chính phủ, nói với quốc hội “rất rõ là thông điệp từ PHE là chúng ta không có đủ khả năng để thực hiện chiến lược đó.” Khác với hệ thống phân tán của Đức và đôi lúc cồng kềnh, Anh Quốc chọn tập trung cố gắng vào những phòng thí nghiệm lớn, để bảo đảm sự tin cậy. Bà Sharon Peacock của PHE nói là điều này tốt hơn là “phân tán cố gắng ở nhiều phòng thí nghiệm.” Một nhà khoa bảng nói là PHE đã gặp khó khăn tản quyền về nhiệm vụ căn bản của họ. Ông này bảo là cơ quan đã “đứng bên lề chờ đại dịch tới. Đó là điều họ được trả lương để đối phó.” Nhưng trên thực tế, nó có nghĩa là trong khi Đức mở rộng chiến lược thử nghiệm cho cả những ai có triệu chứng nhẹ – chiến lược căn bản của thử nghiệm, theo dõi và cô lập những người nhiễm bệnh – vào Tháng Ba, Anh Quốc gặp khó khăn gia tăng số thử nghiệm. Cách đối phó là chỉ thử những ai được nhập viện. Chính sách này đã có kết quả là chỉ có 5,000 nhân viên trong số nửa triệu nhân viên của NHS được thử nghiệm cho đến Thứ Năm, 2 Tháng Tư. Tổng Thống Donald Trump đã nói sau đó là nếu Anh tiếp tục theo đuổi chính sách miễn nhiễm bầy thì sẽ là “thảm họa.” Nhưng điều đó đã rõ cho ông Johnson và toán của ông vào ngày cuối tuần 14 đến 15 Tháng Ba. Những dữ liệu mới từ Ý đã xác nhận là căn bệnh đang lây nhanh hơn là dự đoán, với nhiều bệnh nhân phải vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Giáo Sư Ferguson ở Imperial College khuyến cáo là khoảng 250,000 người sẽ chết ở Anh nếu không có sự thay đổi chính sách. Tệ hơn nữa, các bộ trưởng được cố vấn là ngay cả nếu khả năng chăm sóc đặc biệt của NHS tăng gấp đôi hay gấp ba, nó vẫn bị tràn ngập gấp ba lần hơn thế. Các ông bộ trưởng y tế Hancock, bộ trưởng văn phòng chính phủ Michael Gove và ông cố vấn Cummings nay khuyên ông Johnson hãy bỏ bản năng tự do của mình và đóng cửa nước Anh. Một trong những viên chức thì nhái lời cố Thủ Tướng Winston Churchill “Khi sự kiện thay đổi, mình phải đổi ý kiến.” Giới hạn trong cuộc sống tập thể đã đến sau các tiểu bang của Đức một tuần lễ, nhưng khác biệt ở Anh không đến nỗi lộ liễu như ở một số quốc gia khác. Ảnh hưởng tệ hại hơn ở Anh là một lỗ hổng lớn trong thay đổi chiến lược về chuẩn bị. Chiến lược đi ra khỏi tình trạng đóng cửa có vẻ chỉ là vaccine hay thuốc điều trị – vốn còn nhiều tháng nữa – hay thử nghiệm tập thể để giảm dần giới hạn mà không tạo nên một đợt dịch thứ nhì. Giáo Sư Devi Sridhar, chuyên nghiên cứu vấn đề sức khỏe toàn cầu, hỏi “Nếu theo chiến lược tìm miễn nhiễm cộng đồng, thì tại sao không xây dựng khả năng chữa trị và thử nghiệm? Đó là điều là tôi ngạc nhiên.” Rồi ông giáo sư của Viện Đại Học Edinburgh giải thích: “Tôi nghĩ vì họ đang coi mọi sự dựa trên sách vở đối phó với dịch cúm. Trong dịch cúm bạn không cần theo đuổi mọi trường hợp nhiễm bệnh, không cần thử cộng đồng hay nhân viên y khoa… Nhưng coronavirus không phải là cúm.” Các ông bộ trưởng thì nay đổ tội cho cơ quan y tế PHE và ngay cả NHS vốn chỉ có nhiệm vụ chữa bệnh. Nhưng đối với một bác sĩ đang ở tiền tuyến thì rõ ràng lỗi là ở các chính trị gia. Một bác sĩ nói: “Đối với chúng tôi ở tiền tuyến, nó có cảm tưởng chuyện đang xảy ra là khi để cho một nhà dịch bệnh học chỉ huy thế giới thực. Điều chưa bao giờ được giải thích cho những người đối phó với những căn bệnh đường hô hấp là tại sao không có ‘thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm,’ rồi cô lập, theo dõi liên hệ, vốn là căn bản tuyệt đối của y tế công cộng và kiểm soát lây nhiễm. Nay thì họ có vẻ đã phản ứng, nhưng quá trễ rồi. (Lê Phan) https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/anh-va-duc-hai-quoc-gia-hai-phan-ung-truoc-covid-19-le-phan/  
......

Nước Mắm - Điện & Đảng

  Ảnh Võ Quang Lâm phó tổng giám đốc công ty điện EVN Phạm Minh Vũ| Hôm nay, đang nấu cơm thì hết nước chấm, chạy ra cửa hàng tạp hoá gần nhà mua chai nước mắm, hỏi giá bà bán tạp hoá nói 65k, mình ngạc nhiên nói sao quán bên kia bán 57k mà đây 65 luôn dzạ? Bả kêu rẻ thì qua kia mua. Dịch này bả lợi dụng tăng giá, mình chịu khó đi xa một xíu qua đó mua giá 57k Trên đường đi bộ về, mình nghĩ trong đầu nước mắm được kinh doanh tự do có nhiều quán để lựa chọn, điện cũng là mặt hàng, mình bỏ tiền ra mua mà tại sao lại không được tự do lựa chọn nơi nào rẻ để mua? Đã là mặt hàng độc quyền của nhà nước, khách hàng bắt buộc phải mua với giá của EVN đưa ra trên trời, không mua thì khỏi xài, đã vậy rồi khi khách hàng là “thượng đế” la làng là dịch bệnh này sao EVN đòi tăng giá điện làm chi, thì thằng chả phó tổng EVN Võ Quang Lâm kiến nghị với bộ công an đòi xử lý những ai dám ý kiến về giá điện chuẩn bị tăng. Quá thất đức, quá mất dạy. Người dân VN chúng ta thật tội nghiệp, bị bóc lột bao năm qua khi nhà nước độc quyền bán xăng dầu và điện. Khi bắt dân mua cái giá trên trời là một đằng, còn phải trả tiền cho chúng kinh doanh lĩnh vực khác, lãi thì chúng ăn, thua lỗ thì la toáng lên để tăng giá điện tăng giá xăng, cuối cùng dân phải chịu. Chắc chắn chính phủ ăn hại này sẽ không bao giờ buông cho 2 mặt hàng này tự do kinh doanh như các nước khác. Vì nó là xương sống của chế độ độc tài, khi Chính phủ làm ăn toàn phá sản, ngân sách thâm hụt, vay không ai cho thì chúng lại tăng giá xăng dầu và điện cùng tăng thuế các mặt hàng khác để bù vào mà nuôi sống thể chế chính trị ung nhọt này. Và Chính trị cũng thế, bạn cứ tưởng tượng đảng cầm quyền giống như cửa hàng bán nước mắm mà tôi mua, nếu bên này đắt đỏ thì tôi chạy qua bên khác mua. Đảng cầm quyền mà có một đảng, khi chúng ngu dốt khốn nạn như nhau thì thằng khác lên cũng như nhau. Nếu nhiều đảng để lựa chọn thì tôi tin chúng ta sẽ được chọn đảng tốt hơn, ít khốn nạn hơn để lãnh đạo đất nước. Cái cách thằng chả phó tổng EVN mất dạy giống như cách bộ công an xử lý ai mà kêu đảng xấu quá, mà đảng xấu thiệt .Tất cả do độc tài và độc quyền mà ra. Cho nên, độc quyền kinh doanh đến độc tài chính trị sẽ sinh ra xã hội bất ổn. Muốn xã hội ổn định thì nên phá bỏ thế độc tài chính trị và độc quyền kinh doanh xăng dầu điện đóm ấy đi, như cái cách tôi đi mua nước mắm vậy, nơi nào rẻ thì tôi chọn, thế thôi. Fb Phạm Minh Vũ  
......

khẩu trang "Textilmaske" không có tác dụng nhiều cho lắm

Nguyễn Doãn Đôn Viện trưởng Robert Koch Institut (RKI) là Giáo sư Tiến sỹ Lothar Wieler trả lời họp báo hôm nay 03.04.2020 về tình hình "chiến sự" chống covid-19 có mấy điểm chính được tóm tắt như sau: - Số người chết tại Đức là 1017 người - Số người lây nhiễm có trình diện là gần 80.000 người. Số thực tế là cao hơn nhiều. - Chiến lược chống dịch vẫn là cố gắng ở lại nhà càng nhiều càng tốt và giữ khoảng cách giữa người với nhau khi bắt buộc phải ra ngoài. Qua đó mà giảm tốc độ lây nhiễm. Cái đó trong những ngày qua chúng ta đã làm tốt, và phải nên duy trì. Miễn là phải giữ được đồ thì phẳng (flach) như hiện nay. Cố gắng không để nhảy vọt, đột biến. Nếu được như vậy thì chúng ta sẽ phản ứng được tối và cứu được nhiều người. - Quan trọng nhất vẫn là ý thức của từng người dân. - Tình hình hiện nay Đức đã chuẩn bị tốt và đang hoàn thiệt 4 khâu: Đã Test được nhiều người/ Giường bệnh tăng/ máy thở đã cung cấp tạm đủ/ Nhân viên phục vụ cũng được tăng cường. - Chiến lược và biện pháp vẫn nhằm mục đích làm cho nạn dịch phát triển với tốc độ chậm để khỏi quá tải về mọi mặt. Làm sao người được điều trị khỏi bệnh ra, thì người có bệnh tới là đẹp. - Số người lây nhiễm và tử vong sẽ còn tăng lên. - Số người chết thực chất còn nhiều hơn nữa., không phải là 1017 người vì ông nói nhiều người chết do có bệnh sẵn, nhưng vì nhiễm virus mà chết; Số người này không phải ai cũng có điều kiện để xét nghiệm sau khi chết. Trong số này còn có cả những trường hợp chết tại nhà... Được hỏi về Khẩu trang dân thường dùng bây giờ thì ông cho rằng số khẩu trang này nên gọi là "Textilmaske" không có tác dụng nhiều cho lắm. Cái đó không đủ tiêu chuẩn để chống virus xâm nhập từ ngoài vào mình mà chỉ có thể hạn chế một phần nào đó về sự lây từ mình tới người khác mà thôi. Ông vẫn cho 2 điểm quan trọng nhất là giữ khoảng cách và chăm rửa tay! Và ông nhắc lại là: Có việc thì hãy ra khỏi nhà. Nhất là người nhiễm hoặc nghi mình nhiễm thì phải ở lại trong nhà. Cần thì gọi điện cho Bác sỹ và chính quyền./. Nguyễn Doãn Đôn tổng hợp qua "ntv"
......

Sự tự do muộn màng

Nhật Huỳnh| Có con chim đang bay qua vùng trời nọ thì bỗng nhiên nghe tiếng hót líu lo, nó đảo nhìn quanh. Thì ra tiếng hót xuất phát từ trong cái lồng ở ngôi nhà phía xa xa. Nó vội vàng tìm đến đồng loại của mình: - Chào bạn, ai nhốt bạn trong cái lồng chật chội thế này? Chú chim trong lồng ra vẻ khinh khỉnh. - Mình được chủ mua với giá bạc triệu đấy. Còn cậu, không có chủ sao mà lại đi hoang thế? - Ô không, may mắn là mình được tự do hơn. - Tự do là gì? - Chú chim trong lồng hỏi. - Là muốn bay nhảy đến bất cứ phương trời nào mình thích, không chỉ gò bó với một khung cảnh nhàm chán thế này! - Tớ thì chả biết tự do thế nào, nhưng ở đây tớ được chủ chăm lo cho ăn uống đầy đủ, chẳng phải lo nghĩ gì! Thế rồi, mỗi hôm chú chim kia lại quay về chỗ cũ, kể cho chú chim trong lồng về những trải nghiệm đã qua. Mỗi ngày là một mẩu chuyện về rừng cây, con suối, núi non muôn thú, những bầu trời xanh thẳm với mây trắng lững lờ. Dần dà, chúng trở thành đôi bạn thân với nhau. Một hôm, chú chim trong lồng bèn nói: - Nghe cậu kể, tớ cũng muốn một lần được thả cánh trên nền trời xanh kia, thú thật, có đôi lúc tớ cảm thấy ngột ngạt với cảnh vật chẳng có gì thay đổi ở xung quanh... Sáng hôm sau, như đã hẹn nhân lúc chủ nhà đi vắng, chú chim nọ sẽ đến để giải thoát cho bạn mình. Chờ mãi đến trưa, mới thấy nó đến với bộ dạng hớt hải, chú chim trong lồng hỏi, nó trả lời: - Tớ đang kiếm sâu, định bụng sẽ đem đến cho cậu để ăn lấy sức mà bay, nào ngờ lão diều hâu rình tấn công, may mà tớ nhanh trí chạy thoát! - Thôi, thôi, vậy tớ không đi đâu, ở ngoài nguy hiểm quá, ở đây tớ vừa được an toàn, không lo mưa gió lại có cái ăn - chú chim trong lồng nhảy loạn xạ ra vẻ sợ hãi. - Nhưng cậu ở đây sẽ phụ thuộc vào con người, nếu họ tốt thì họ chăm cậu, họ chán hoặc bận thì họ bỏ đói cậu. Mà con người vốn là loài hay thay đổi cảm xúc. - Kệ tớ, miễn sao mọi việc tớ không phải lo là được. Chú chim bên ngoài nghe vậy thì tiu nghỉu...     Thời gian thấm thoát trôi, con chim trong lồng ngày càng đẹp, hót hay nên được chủ cưng chiều chăm chút còn chú chim phong trần kia nom vẻ hơi tiều tụy. - Cũng may là tớ không nghe lời cậu, chứ bay theo cậu thì bây giờ tớ đâu được như thế này! Cậu chỉ việc kể cho tớ nghe khung cảnh bên ngoài, với tớ là đầy đủ lắm rồi. Chú chim nọ vẫn cần mẫn hàng ngày kể những mẩu chuyện mà mình gặp trên đường đi cho bạn nghe. Một hôm, nó vừa đến ngôi nhà chỗ bạn ở thì không thấy chiếc lồng và bạn của mình đâu nữa, nó hoảng hốt bay đi tìm thì biết được thành phố đang có dịch bệnh, người ta đem chim và tất cả các gia cầm ra ngoài bãi rác tiêu hủy. Nó lật đật bay đến bãi rác, nơi người ta vứt hàng loạt rác ngổn ngang, lọ mọ đến gần chiều tối thì may mắn tìm được chiếc lồng chứa bạn mình nằm sâu trong núi rác, nó cố gắng mở then kéo bạn của nó ra ngoài. Chú chim kia thấy bạn mình thì ứa mắt, thều thào: - Cậu nói đúng, khi chúng ta trao sự tự do của mình cho người khác đồng nghĩa với việc trao cả sinh mạng của mình cho người ta quyết định. Ngày xưa, tớ không nghe lời cậu, không dám thay đổi vì không đủ năng lực. Kẻ không có năng lực nên luôn lấy sự an toàn giả tạo để biện hộ cho sự nhút nhát của mình, tớ sợ không kiếm đủ miếng ăn, tớ sợ giông bão, tớ sợ nhiều thử thách của tự do. Bây giờ, tớ muốn trong giờ phút cuối cùng, tớ được sãi cánh trên nền trời này, hít thở không khí này, muốn tự quyết định cuộc đời mình! Nói đoạn, chú chim gượng hết sức tàn, phóng lên bay loạng choạng, nó cố kêu lên những tiếng hót hay nhất, thống thiết nhất, rồi...gục hẳn..    
......

Ngành y trong cơn bảo dịch Vũ Hán

Chu Trong Hiep|   Liên tiếp nhiều công văn hướng dẫn của Bộ Y tế, sở Y tế làm các bác sĩ thêm quay cuồng trong cơn bão dịch bệnh vì đa phần các bác sĩ không xoay xở đủ khi chỉ lãnh lương ở bệnh viện, rồi những gia đình khi cả vợ lẫn chồng đều trong ngành Y, cả gia đình họ sẽ tất bật lo cho xã hội đôi khi bỏ bê cả gia đình nhỏ của mình! Khi lệnh cấm xe khách liên tỉnh vào thành phố nhiều bệnh nhân của tôi trở nặng mà không biết xoay xở ra sao, nếu như đến bệnh viện địa phương thì các bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để nắm bắt được bệnh lý của người bệnh rồi thăm dò loại thuốc, liều thuốc, theo dõi tác dụng ngoại ý, rồi canh chỉnh liều rất mất thời gian, đôi khi không thành công do người bệnh không đủ kiên nhẫn ! Hôm trước, con một bệnh nhân ở Long An gọi điện " Bác ơi, má đi rồi! " Trước mắt tôi hiện ra một hình ảnh của một bà cụ gần 80 gầy gò, nông dân chính gốc Long An, bác K.T.B bị hở van hai lá nặng, rung nhĩ , suy tim độ III, bác uống rất nhiều thuốc từ hơn 10 năm nay, tuân thủ điều trị , vì khó khăn nên mỗi lần đi khám bác đi bằng xe đò, lên đến bến xe miền tây rồi bắt xe ôm qua phòng mạch, bữa giờ cấm xe khách, bác chịu trận ở nhà, cầm toa đi ra tiệm thuốc tây mua uống đỡ vài hôm thì sinh chuyện! Tim tôi đau thắt khi nghe con gái bác nói " Theo thuốc bác hơn 10 năm hổng sao, giờ uống có mấy liều thuốc bên ngoài mà má đi không kịp nói gì với tụi em ! " " Bệnh tim nó vậy đó em, nhiều khi trong bệnh viện , khi bệnh nhân trở nặng, tụi anh cũng không thể làm gì được! " Lệnh cách ly toàn xã hội đã được ban hành, điều này là sống còn khi chống dịch, nhưng sao tôi vẫn thấy xót xa cho những người bệnh tim mạch nghèo cần theo dõi ở một người thầy thuốc điều trị mình lâu năm, rồi họ sẽ ra sao khi không được điều chỉnh thuốc, rồi hậu quả là họ phải gánh khi dùng thuốc không phù hợp. Khi làm việc ở Bệnh viện cũng vậy, rất lo khi bệnh nhân đến từ những vùng có dịch, chỉ sợ họ dương tính với SARS COVID 19 thì mình bị cách ly oan mạng, những y bác sĩ bị cách ly kéo theo hệ lụy rất lớn là nguồn nhân lực và uy tín của bệnh viện bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh viện tư nhân với nguồn nhân lực vừa đủ, chỉ cần một người nghỉ làm là cả ê kíp phải gồng gánh, huống chi cả một khoa phòng bị cách ly thì mọi việc sẽ bị rối đến đâu! Sáng đầu tuần đi làm, vào nhà xe thấy toàn là xe của nhân viên, xe của bệnh nhân và thân nhân rất ít, lượng bệnh nội trú và ngoại trú giảm. Khi lượng bệnh giảm sẽ ảnh hưởng mạnh đến tài chính, do nguồn thu giảm bệnh viện sẽ cắt giảm chi phí, tiết kiệm tối đa để không bị sụp, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nhân viên, đặc biệt là điều dưỡng và hộ lý, những người với thu nhập khiêm tốn, họ sẽ bị tổn thương đầu tiên mặc dù họ là những người tiếp cận với nguy cơ lây nhiễm cao nhất! Ở Trung Quốc, Ý , Tây Ban Nha, Mỹ... không ít bác sĩ đã ra đi khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm dịch viêm phổi, bởi vậy khi dịch lan tràn ở Việt Nam thì cánh bác sĩ vô cùng lo lắng, cầu mong dịch không lan rộng vì trang thiết bị của mình còn thiếu thốn, đội ngũ hồi sức cấp cứu còn rất mỏng, số nhân viên sử dụng thành thạo máy thở không nhiều, khi xảy ra dịch sẽ là lúc xảy ra nhiều sai sót khi bác sĩ không chuyên khoa phải điều trị trong phòng hồi sức tích cực và phải làm việc với máy thở, máy ECMO, máy lọc thận liên tục... Bầu trời hôm nay thật xanh và trong! Nhìn những người thân yêu xung quanh, những người bạn, đồng nghiệp, những người bệnh nhân sao mà yêu mọi người nhiều đến như vậy, dù sau này dịch bệnh có cướp một trong những chúng tôi đi cũng không cướp đi được tình yêu thương này, hy vọng tất cả rồi sẽ qua và mong mọi người được bình an. Ngày cuối tháng 3, năm 2020 Bs Chu Trọng Hiệp  
......

Phố vắng người giàu, không vắng người nghèo

“Chính những người nghèo này đang làm cho cuộc sống của chúng ta trong thời ‘đại dịch’ trở nên bình thường. Họ vẫn bán buôn, vẫn cung cấp các dịch vụ cần thiết hàng ngày, bất chấp dịch bệnh và sự thiếu bảo vệ đối với sức khỏe của chính mình.” Nhà giáo Vũ Thị Phương Anh nhận xét và kêu gọi ở đây rất cần sự cẩn trọng, bởi “chính họ cũng có thể là một nguồn lây nhiễm vì sự thiếu bảo vệ. Tất nhiên là họ bất chấp bởi vì chưa chết dịch thì có thể đã chết đói rồi. Bảo vệ họ vừa thể hiện tình thương vừa là bảo vệ chính mình và cộng đồng. Có ai quan tâm và bảo vệ họ không?” (1) Rất có thể vụ án ‘cướp Bách Hóa Xanh’ tại Sài Gòn vào chiều cuối tuần (2) là không mấy liên quan đến chuyện làm ăn đình đốn bởi dịch bệnh nên người ta phải chọn nghề ăn cướp, mà là cướp có súng ống đe dọa sát thương. Song đây cũng là một báo động cho chuyện hè phố vắng, hàng quán thì ‘bán đi’ không ‘bán ngồi’ (3) Đôi khi những điều quan trọng với những người lao động ở hôm nay, đó chỉ là có đủ tiền thuê trọ tháng này, có đủ tiền lo ăn uống cho gia đình vài ngày tới, kịp hạn trả nợ tiền lãi chợ đen… Trong mùa dịch, nhiều người nghèo vẫn lầm lũi mưu sinh, nhưng thu nhập của họ đã giảm đi rất nhiều. Có lẽ cần câu cơm của người nghèo trong mùa dịch vẫn ‘chạy đều’, thậm chí là nằm trong chính sách ưu tiên của Chính phủ về ‘mua hàng online’ là nghề có tên gọi rất Tây: “shipper”. Đã đặt hàng qua mạng, thì ắt phải có người đi giao hàng – tức shipper. Những ngày này, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất, buôn bán ngưng trệ, người dân hạn chế tiếp xúc nơi đông người nên nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, dịch vụ giao nhận hàng có phần sôi động. Trước những khuyến cáo của Bộ y tế về việc hạn chế tiếp xúc và tụ tập nơi đông người, vậy là người dân lựa chọn đặt hàng qua mạng, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, nhất là các nhu cầu liên quan đến thực phẩm, ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, các cửa hàng, quán ăn thay vì phục vụ trực tiếp đã chuyển qua hình thức bán hàng online thông qua lực lượng giao nhận hàng hóa (shipper). Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để áp dụng trong mùa dịch. Ở cực đối nghịch, khi mà ngoài đường chủ yếu chỉ có các shipper, không còn đông đảo khách qua lại trên đường, thì người vô gia cư sẽ không được cho tiền hay thức ăn. Họ đang phải vật lộn để được sống khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Nói một cách khác, khi cả thế giới được khuyên ‘ở nhà’, chỉ còn người vô gia cư là vẫn phải ngoài đường. Ông Hùng – người nhặt ve chai ở đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn – cho biết, trong mấy tháng dịch, hàng quán đóng cửa nên ông kiếm không đủ sống. Dịch bệnh cũng khiến các nhóm thiện nguyện ngại đi phát cơm từ thiện, nên ông bữa đói bữa no. “Tôi lo lắng và lo sợ đặc biệt là với những người không chỉ dễ bị tổn thương nhất, mà còn dễ mắc bệnh nhất. Hơn ai hết, họ có nguy cơ mắc các bệnh nền cao nhất,” – Bác sĩ chuyên về dịch tễ, ông Nguyễn Trung Nghĩa nói về những người vô gia cư ở đêm Sài Gòn hiện nay. Thi thoảng trên báo chí vẫn đưa tin về người vô gia cư ở mùa dịch, như hôm 26/3, báo Phụ nữ TP.HCM đã trao tặng 100 phần quà trị giá 50 triệu đồng cùng khẩu trang, nước rửa tay đến các trẻ em, người lao động ở khu trọ của người thu nhập thấp và người vô gia cư trên địa bàn TP.HCM… Cơn bão dịch Covid-19 đang càn quét qua mọi lĩnh vực của đời sống. Riêng đối với người dân nghèo, người vô gia cư, miếng cơm từ thiện hay đồng bạc lẻ còm cõi sau ngày mưu sinh còn ám ảnh hơn cả con virus đang gây dịch chết người hiện tại. Họ về đâu trong mùa dịch? Không chỉ là một chỗ qua đêm mà là câu hỏi gieo neo sinh tồn… Hiền Lương — Chú thích: (1) https://vietnamthoibao.org/vntb-sai-gon-phong-toa-co-khi-chet-doi-truoc-khi-chet-dich/ (2) https://tuoitre.vn/tao-ton-khong-che-nhan-vien-roi-cuop-tai-san-tai-cua-hang-bach-hoa-xanh-o-tp-hcm-20200328152427095.htm (3) https://tuoitre.vn/han-che-ra-khoi-vung-dich-tam-dinh-chi-mot-so-co-so-kinh-doanh-dich-vu-hieu-the-nao-cho-dung-20200328153842476.htm Nguồn: Bauxite Việt Nam  
......

Bác sĩ Mỹ ngủ ở gara, tránh lây bệnh cho vợ con

Timmy Cheng ngủ ngoài garage để không lây bệnh cho gia đình. Ảnh: Timmy Cheng. Tạp Chí Hoa Kỳ| Là bác sĩ chuyên khoa phổi và tham gia tuyến đầu chống Covid-19, Timmy Cheng lo mình sẽ lây bệnh cho vợ con nên ngủ ngoài gara, từ ngày 14/3. Trên trang cá nhân ngày 23/3, bác sĩ Timmy Cheng ở thành phố Irvine, bang California viết: “Ngày 14/3/2020 là ngày trọng đại. Tôi tự nguyện trở thành người vô gia cư để bảo vệ gia đình, phòng trường hợp mình nhiễm bệnh và mang virus về nhà”, Cheng chia sẻ. Cheng cho biết anh ngủ một đêm ngoài ôtô và bốn đêm ở bệnh viện. Sau đó, vợ Cheng đã nảy ra sáng kiến dựng lều cho chồng ở gara. “Đây là sẽ ngôi nhà của tôi trong những tuần, những tháng kế tiếp”, bác sĩ nói. Để mang đồ ăn đến cho Cheng, vợ và bố mẹ anh phải tuân theo “một quy trình nghiêm ngặt”. Họ mang đến cửa gara rồi quay đầu luôn. Đợi họ đi khỏi, Cheng mới ra lấy. Cheng hiện có một con nhỏ. Bác sĩ vẫn có thể gặp gia đình nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Bên trong túp lều của Cheng. Ảnh: Timmy Cheng. Cuối bài đăng của mình, Cheng kêu gọi cộng động ở nhà để “giúp các nhân viên y tế khỏi rơi vào cảnh vô gia cư”. “Không ai đủ khỏe để không mắc bệnh. Hãy ở nhà và góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus”, Cheng nhắn nhủ. “Vô số bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế khác đang nỗ lực để cứu sống bạn. Ít nhất, bạn hãy ở nhà. Như vậy, một ngày nào đó, chúng tôi cũng có thể trở về với gia đình thân yêu”. Hiện bài đăng của bác sĩ Cheng nhận được hơn 34.000 lượt thích, 5.400 bình luận và 38.000 lượt chia sẻ. Thu Nguyệt (Theo NBC Southern California)  
......

“Hãy yêu nhau đi, bên đời nguy khốn“

Pham Doan Trang| Tôi không phải người có đức tin. Tôi không theo tôn giáo nào và cũng không bao giờ đọc giáo lý, kinh thánh hay sách về tôn giáo, tâm linh nói chung. Nhưng không hiểu sao tôi có một niềm tin rằng sự lương thiện và tình yêu là nền tảng cho sự tồn tại của thế giới. Tôi nghĩ đất nước Việt Nam tồn tại cho đến nay cũng vì sự lương thiện (và ở chừng mực nào đó là tình yêu) vẫn còn sống. Cho dù luật pháp không được thực thi, công lý như trò hề, và nền tảng đạo đức đã lung lay, sa sút từ hàng chục năm qua, vẫn tồn tại một thứ gọi là lương tâm xã hội. Đó là sự lên án của xã hội đối với cái xấu, cái ác, và khuyến khích, động viên các giá trị tốt đẹp. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trên không gian mạng, là diễn đàn duy nhất để người dân có thể lên tiếng (dù không phải hoàn toàn tự do, an toàn) ở Việt Nam hiện nay. Có rất nhiều ví dụ cho thấy sự tồn tại của lương tâm xã hội. Cuối năm 2013, khi một xe chở bia gặp tai nạn, dân chúng đổ xô đến cướp bia. Ngay sau đó, hàng trăm comment trên Facebook lên án hành vi hôi của, đồng thời kêu gọi giúp đỡ tài xế Hồ Kim Hậu để anh đền cho công ty. Điều đó đáng quý, nhưng còn đáng quý hơn nữa là anh Hậu đã trả lại số tiền hỗ trợ hơn 220 triệu đồng, còn công ty cũng không bắt anh phải bồi thường. Cộng đồng mạng cũng đã phê phán hành vi bẻ cành, cướp hoa tại các lễ hội hoa; lên án thủ phạm người lớn trong những vụ bạo hành trẻ em; ngăn chặn lối hành xử kém văn minh, phân biệt giàu nghèo, kỳ thị địa phương, v.v. Tôi nhớ TS. kinh tế Nguyễn Đức Thành (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), vừa từ chức) từng nói với tôi rằng: “Dân chúng Việt Nam nhìn chung cũng rất thuần hậu, chất phác, nếu có lúc nào đấy đám đông manh động thì là cục bộ thôi. Chứ ai cũng vô cảm, độc ác, không lương tri cả thì chắc chắn xã hội sụp đổ”. Nói một cách khác, xã hội của chúng ta tồn tại được cho đến ngày nay là nhờ sự lương thiện vẫn là nền tảng, nhờ lương tâm xã hội vẫn còn. Có thể tôi sai, hoặc tôi lý tưởng hóa thực tế. Nếu có ai đó nghĩ tôi đạo đức giả cũng được. Nhưng tôi tin sự lương thiện và tình yêu sẽ tạo ra sức mạnh để cả cộng đồng có tên là Việt Nam thoát khỏi đại dịch do virus Corona gây ra. Nói như thế không có nghĩa là quốc gia nào, dân tộc nào bị virus Corona tấn công thì họ đều gian ác, bất lương. Nhưng tôi nghĩ, xã hội nào mà sự lương thiện là nền tảng vững chắc, tình yêu thương và lòng nhân ái là tình cảm phổ quát, cái tốt lấn át cái xấu, thì cộng đồng ấy sẽ vượt qua đại dịch với ít tổn thương, thiệt hại hơn những nơi khác rất nhiều. Những tuần vừa qua, chúng ta chứng kiến “dịch chửi” tràn lan, song hành cùng dịch nCovid-19. Người ta chia bè kết phái, công kích cá nhân, mỉa mai, miệt thị nhau nơi nơi, vì đủ các lý do, nhưng thường là đều có liên quan ít nhiều đến tình hình đất nước hiện nay. Người ta kết tội và chửi rủa những bệnh nhân “thiếu ý thức”, chê trách “Việt kiều hốt hoảng về nước tránh dịch”, phê phán những ai đi cách ly mà còn “chảnh chó, đòi hỏi”… Cái đáng nói là, ở đây đều là những cáo buộc do sự phán xét chủ quan mà có, chứ những nạn nhân kia có tội hay không cũng còn là điều gây tranh cãi. Mùa dịch bệnh, thương nhau còn không hết, thù ghét nhau làm chi? Thời gian chăm sóc và bảo vệ gia đình, bạn bè người thân còn thiếu, lên mạng tấn công người khác làm chi? Điều quan trọng hơn cả là: Những lời chỉ trích, những cảm xúc tiêu cực chỉ gây tổn thương chung và làm tất cả chúng ta yếu đi, với tư cách một cộng đồng./.  
......

COVID-19: Anthony Fauci là ai?

: VOA| Nổi tiếng trong giới khoa học và nghiên cứu y khoa từ nhiều thập niên nay, nhưng chỉ mới gần đây Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, mới thường xuyên xuất hiện trước công chúng – tại cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạch Ốc về dịch COVID-19, và trong các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và truyền hình Mỹ và quốc tế. Lãnh đạo Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1984, ông và các cộng sự nghiên cứu và tìm cách ứng phó với các dịch bệnh mới kể cả Zika và Ebola, SARS, MERS, Antrhax, HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh cúm vv… Từ đầu thập niên1980, ông là một trong số ít nhà khoa học đầu tiên nhận ra là thế giới đang ở bên bờ vực của một dịch bệnh mới, HIV-AIDS, và từ đó là người dẫn đầu nghiên cứu về bệnh này. Thoạt tiên bị các bệnh nhân AIDS chỉ trích dữ dội, Bác sĩ Fauci bây giờ được họ coi là một người hùng đã đóng góp lớn lao để kiềm chế bệnh AIDS, cho phép nhiều người sống với bệnh AIDS và tiếp tục cống hiến cho xã hội. Ông là bác sĩ hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, người đi tiên phong trong các công trình nghiên cứu cơ bản và lâm sàng về sinh bệnh học và các bệnh truyền nhiễm. Trong cương vị đó, BS Anthony Fauci là cố vấn của 6 Tổng Thống Mỹ, Cộng hòa cũng như Dân chủ- từ TT Reagan cho tới TT Trump. Gia đình và sự nghiệp Theo một bài báo đăng trên báo The Hill ngày 13/3/2020, Anthony S. Fauci chào đời môt ngày trước Giáng Sinh năm 1940, tại Brooklyn, NY, trong một gia đình có ông bà di dân sang Hoa Kỳ từ nước Ý. Cha ông, Stephen Fauci, là một dược sĩ. Anthony Fauci tốt nhiệp trường Y Đại học Cornell vào năm 1966, và là sinh viên đứng đầu lớp. Vợ ông, Tiến sĩ Christine Grady, sở hữu hai bằng cử nhân về sinh học và điều dưỡng tại Đại học Georgetown. Hai người gặp nhau lần đầu bên giường của một bệnh nhân. Bà Grady lúc đó đã giảng dạy trong ngành điều dưỡng được hai năm, và là quản trị viên của một chương trình của Dự án Hope – hoạt động từ thiện bằng cách mang dịch vụ y tế tới để phục vụ các cộng đồng nghèo nhất trên thế giới. Lúc đó bà được nhờ làm phiên dịch cho BS Fauci và một bệnh nhân Bồ đào nha. Ngay sau đó, Anthony Fauci liên lạc và dàn xếp cuộc hẹn hò đầu tiên. Ông bà Fauci thành hôn năm 1985, năm ông 44 tuổi. Hai vợ chồng có 3 cô con gái: Alison, Megan và Jennifer. Việc công việc nhà bề bộn, nhưng trong giờ rảnh rỗi, bác sĩ Fauci vẫn tham gia các cuộc đua marathon với kết quả đáng nể. Thành tích Trong suốt sự nghiệp của mình, Bác sĩ Fauci đã được vinh danh nhiều lần về những đóng góp to lớn của ông để bảo vệ con người chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Bác sĩ Fauci là một y sĩ tận tâm, luôn tìm cách hoàn thành chức năng của một thầy thuốc, theo một bài báo của Washington Post đăng ngày 20/3/20. Tờ báo dẫn lời BS Fauci nói: “Tôi đã đi đến kết luận rằng tôi mang một món nợ đối với họ, những bệnh nhân đau yếu, và phải làm tất cả những gì trong khả năng để giúp họ.” Theo Dân biểu Steny Hoyer, đại diện bang Maryland, từng làm việc lâu năm với bác sĩ Fauci, nói ông Fauci kết hợp một tri thức lớn với cách ứng xử chừng mực, bình dị, không khoa trương. Ông là một quan chức y tế được lòng của hầu hết mọi người, một kỳ tích trên chính trường, dù cho ông là người thẳng thắn, bộc trực. “Không dùng những lời lẽ hoa mỹ hay ý tưởng cao xa, bác sĩ Fauci có biệt tài thuyết phục người khác bằng những lời lẽ điềm đạm, chính xác, về các mối nguy có thể đe dọa con người, và cách nào để đáp ứng.” Dưới thời TT Bush con, bác sĩ Fauci là một trong những kiến trúc sư chính thành lập PEPFAR, Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng Chống AIDS, một chương trình nhân đạo quy mô đã cứu được hàng triệu mạng sống tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bác sĩ Fauci đã được trao tặng nhiều giải thưởng, quá nhiều để có thể liệt kê, nhưng trong đó có Huân chương Tự do (năm 2008) của Tổng thống George W. Bush, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. BS Fauci đam mê với công việc đến mức nhiều lần từ chối các chức vụ cao cấp hơn, như đứng đầu Viện Y tế Quốc gia, để có thể tiếp tục nghiên cứu và đề ra phương án chống các bệnh truyền nhiễm mới. Cố vấn của 6 đời Tổng Thống Làm cố vấn cho 6 vị Tổng Thống Hoa Kỳ từ thời TT Reagan cho tới TT Trump, bác sĩ Fauci vẫn theo nguyên tắc “luôn luôn nói lên sự thực với những người quyền thế.” Những người hợp tác lâu năm với bác sĩ Fauci nói sự thành công của ông là nhờ biệt tài thông đạt khéo léo của ông cộng với uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học. Nhà khoa học đã chiếm được sự tin tưởng của các nhà lập pháp thuộc cả hai đảng phái, cũng như của nhiều quan chức Tòa Bạch Ốc. Xuất hiện trong cuộc điều trần trước Ủy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện tuần trước, ông điềm đạm trả lời chất vấn trong nhiều giờ liên tiếp – trừ lúc có người hàm ý đặt nghi vấn về uy tín của ông trong tư cách một nhà khoa học. “Tôi đã từng phục vụ 6 vị tổng thống, và tôi chưa hề làm gì khác hơn là trình bày các chứng cớ khoa học chính xác và đưa ra các đề nghị chính sách dựa trên khoa học và chứng cớ.” Dịch COVID-19 Phương châm luôn luôn nói sự thật của bác sĩ Fauci liệu có bị thách thức dưới quyền TT Trump? Trong vài ngày vừa qua đã xuất hiện một vài mâu thuẫn giữa TT Trump và Bác sĩ Fauci, giữa lúc ông Trump lo ngại hậu quả của các biện pháp chống dịch Covid-19, đã làm đình trệ mọi sinh hoạt kinh tế. TT Trump đề nghị cởi trói kinh tế, ông khuyên mọi người nên trở lại làm việc trước Lễ Phục Sinh- trong khoảng 2 tuần nữa, trong bối cảnh đang có thêm nhiều ổ dịch mới bùng phát tại Hoa Kỳ như ở New York, và chưa có dấu hiệu gì là dịch bệnh đã được kiềm chề. BS Fauci vẫn chủ trương tiếp tục chính sách cách ly để chặn sự lây lan. Từ đầu tháng Giêng năm nay, khi Tổng Thống Trump vẫn cố làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này, bác sĩ Fauci đã ra lệnh cho các nhà nghiên cứu sắn tay lên làm việc để tìm ra một vắcxin, và tìm cách chuẩn bị nước Mỹ để ứng phó với dịch. Bác sĩ Fauci từ lâu đã trăn trở về một vụ bột phát dịch bệnh mới, gần đây ông nói với báo Washington Post “điều đau lòng là bây giờ dịch đã xảy ra”. Năm nay 79 tuổi, nhà khoa học mỗi đêm chỉ ngủ có vài tiếng, và vẫn năng nổ làm việc. Từng là người hùng trong cuộc chiến chống dịch HIV-AIDS, giờ đây trong mắt nhiều người, BS Fauci được coi là ‘người hùng’ mà nước Mỹ đang cần tới trong cuộc đấu tranh cam go chống lại dịch COVID-19 đang tiếp tục làm thế giới lao đao.    
......

Chúng tôi sống ở Ý – Milan

Việt Tân FB Tôi sẽ chia sẻ với bạn và giải thích cho bạn, “Cuộc sống ở Milan ra sao” trong những ngày khó khăn này và tôi nghĩ bạn nên học hỏi từ những sai lầm và hậu quả của chúng tôi khi sống ở đây. Chúng tôi hiện đang bị cách ly. Chúng tôi không xuống đường, cảnh sát liên tục di chuyển và bắt giữ bất cứ ai bên ngoài nhà họ. Mọi thứ kết thúc rồi! … Kinh doanh, trung tâm thương mại, cửa hàng, tất cả các đường phố không lưu chuyển. Cảm giác về ngày tận cùng của thế giới!! Nước Ý, đất nước của cuộc sống sống động, được chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác như thể nó đã là đất nước của một chiến tranh đen tối. Thực tế chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ sống! Mọi người bối rối, buồn bã, lo lắng và bất lực, và thường không hiểu thực tế này trút lên đầu họ và khi nào cơn ác mộng này sẽ kết thúc. Sai lầm lớn là khi bắt đầu những cảnh báo về bệnh dịch, mọi người vẫn tiếp tục sống một cuộc sống như thường lệ và đi đến nơi làm việc, giải trí và cảm thấy như một kỳ nghỉ, vì vậy, những việc tụ tập với bạn bè và tiệc tùng cứ đều đều. Mọi người đã sai và bạn cũng thế! Tôi xin bạn, hãy cẩn thận, đây không phải là một trò đùa hay là một câu chuyện phiếm. Hãy bảo vệ những người thân yêu, cha mẹ và ông bà của bạn! Bệnh dịch này thật là nguy hiểm cho họ. Khoảng 200 người chết ở đây mỗi ngày, không phải vì thuốc men ở Milan không tốt (nó là một trong những nơi tốt nhất trên thế giới), mà là vì không có nhiều nơi dành cho tất cả mọi người! Bác sĩ chọn ai sẽ chết mà thôi! Điều này chỉ là do sự ngu muội của người dân ngay từ lúc đầu, đã quyết định tiếp tục cuộc sống của họ như bình thường, bất chấp tình hình mới! Xin vui lòng, hãy học hỏi từ những sai lầm, chúng tôi là một quốc gia nhỏ bé mà lại có kết cục với một bi kịch quá lớn. Bây giờ hãy nghe tôi,,, Đừng đi ra ngoài nơi đông người. Cố gắng không ăn uống ở những nơi công cộng. Ở lại lâu dài hơn trong nhà suốt thời gian này! Hãy lắng nghe những hướng dẫn của Bộ Y tế (đừng đùa với nó!). Nói chuyện với người khác có khoảng cách, không đến gần, không âu yếm hay thỏa thuận. Nhận một điều trị bổ sung và phòng ngừa và học hỏi từ những sai lầm của người khác. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch. Hãy giúp các chuyên gia ngăn chặn sự lây lan của dịch … Ở Ý, toàn bộ đất nước bị cô lập, nghĩa là 60 triệu người bị cách ly!! Điều này sẽ được ngăn chặn nếu mọi người đã nghe hướng dẫn từ lúc ban đầu. Chăm sóc bản thân và cuộc sống của người bạn thương yêu. Hãy chia sẻ thông điệp này cho mọi người. ĐẠI DỊCH CORONA QUẢ THẬT LÀ ĐÁNG SỢ. ĐỪNG ĐÙA GIỠN VỚI NÓ  
......

Tiến trình đại dịch COVID19 tại Đức Quốc

ảnh minh họa BS Hoàng Thị Mỹ Lâm| 1)Những con số thống kê Hiện tại ở Châu Âu đang tràn ngập những con số thống kê về các trường hợp nhiễm khuẩn SARS-CoV-2  và các con số tử vong vì vi khuẩn này  tại các quốc gia sở tại và trên toàn thế giới. Các con số này tăng triển từng giờ và sai biệt chút ít tùy theo độ bén nhạy của cơ quan thâu thập dữ kiện. Chẳng hạn vào lúc 11 giờ sáng 19.03.2020 thống kê của báo Morgenpost là tại nước Đức: số người nhiễm khuẩn 13.083/ Số tử vong 31; buổi chiều cùng ngày lúc 16 giờ thống kê của ntv tăng lên: số người nhiễm khuẩn 13.484/số tử vong 43. https://www.bild.de/ratgeber/2020/ratgeber/aktuelle-zahlen-zum-coronavirus-in-deutschland-69349102.bild.html Riêng chiều ngày 19.03.2020 lúc 15:30 giờ tiểu bang Bayern đã báo thêm 6 trường hợp tử vong vì COVID-19 gồm có một  bệnh nhân nữ 69 tuổi ở vùng Oberallgäu, một bệnh nhân nữ 86 tuổi ở vùng Traunstein , một  bệnh nhân nam 80 tuổi ở vùng Weilheim-Schongau, một bệnh nhân nam 99 tuổi ở Würzburg, một bệnh nhân nữ 80 tuổi  và một  bệnh nhân nam 87 tuổi ở vùng Freising. Sáu trường hợp tử vong này  đã  nâng tổng số tử vong ở Bang Bayern lên đến 14. Tại Berlin con số người bị nhiễm khuẩn tính vào sáng ngày 19.03.2020 là 573 trường hợp, đến 16:30 giờ cùng ngày con số này lên đến 688  và chưa có người tử vong. Các giới chức cũng tiên đoán con số người nhiễm khuẩn thực thụ (Dunkelziffer ) có thể gấp đôi con số được công bố vì 80% người bị  nhiễm khuẩn chỉ có triệu chứng cảm cúm nhẹ hay hoàn toàn không có triệu chứng. Do đó những người Đức trở về từ vùng dịch như từ Trung Quốc, Iran, Ý, Áo…phải tự cách ly 14 ngày cho dù không triệu chứng và khi họ có biểu hiện ho sốt  thì sẽ được ưu tiên xét nghiệm tìm vi khuẩn. Viện Robert-Koch tại Berlin công bố là mỗi tuần nước Đức có thể làm xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 cho 160.000 người. Ông  Söder, thống đốc tiểu bang Bayern, cho biết riêng tiểu bang Bayern có thể làm 2.700 xét nghiệm mỗi ngày. 2)Các biện pháp phòng chống  đại dịch Cho đến cuối tuần qua các chuyên gia Đức nhận ra tình hình lây nhiễm đã vượt quá tầm kiểm soát với con số người nhiễm khuẩn  tăng quá nhanh theo cấp số nhân (ngày 10.03.2020: 1218 người nhiễm khuẩn / ngày 19.03.2020: 13.484 người nhiễm khuẫn). Cứ theo đà phát triển này thì đến giữa tháng 5/2020 con số người nhiễm khuẩn sẽ tăng hơn một triệu và sau vài tuần nữa con số này sẽ tăng lên cả trên mười triệu người.  Trước tình hình khẩn cấp đó nước Đức và các quốc gia tại Âu Châu phải  đưa ra nhiều  biện pháp đối phó kể từ đầu tuần này như đóng cửa trường học, giảm các dịch vụ ăn uống, đóng cửa quán Bar Club, rạp chiếu phim, thính phòng, hủy các trận giao đấu thể thao… khuyến cáo dân chúng tránh tụ tập, tránh ra đường khi không cần thiết…Tại các quầy trả tiền trong siêu thị mọi người phải giữ khoảng cách 2 mét với nhau, tránh sử dụng tiền mặt và nên sử dụng thẻ tín dụng khi trả tiền…. Ngoài ra, khẩu trang chỉ nên dùng khi bị cảm ho và ưu tiên dành cho nhân viên y tế săn sóc bệnh nhân, kể cả găng tay và thuốc rửa tay diệt khuẩn. Theo viện Robert-Koch thì một người bình thường, không phải tiếp xúc gần gũi với nhiều người bị nhiễm bệnh , thì phương cách rửa tay với xà phòng tối thiểu 20 giây dưới giòng nước chảy là đủ giảm lượng vi khuẩn tới mức tối thiểu  để không bị lây nhiễm. bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức Ngày 18.03.2020 bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức , đã đọc một thông lệnh báo động tình trạng nghiêm trọng của quốc gia trước trận đại dịch SARS-CoV-2 và kêu gọi sự hợp tác của toàn dân để ngăn chận việc lây nhiễm gia tăng. Viện Robert-Koch cũng họp báo hàng ngày để giải trình các biện pháp cần thiết chống đại dịch , kể cả việc hợp tác với Telekom để theo dõi sự chuyển động , xê dịch của dân chúng hầu đánh giá hiệu quả của các biện pháp chống đại dịch hiện hành. Phải lưu ý là Telekom chỉ được phép theo dõi dân mà không nêu danh tánh (anonym) để bảo mật cá nhân trong một xã hội dân chủ. Từ  hôm  18.03.2020 có những nhóm cảnh sát kiểm soát  các khu phố có nhiều tiệm ăn và giải tán các nhóm tụ tập trong công viên.  Nếu các biện pháp cách ly tự nguyện không được tôn trọng đúng mức và con số lây nhiễm tiếp tục gia tăng mạnh thì chính quyền sẽ phải áp dụng chế độ thiết quân luật (Ausgangssperre), lúc đó dân chúng chỉ được phép rời nhà ở khi phải đi làm , đi mua thức ăn và khi phải giúp người khác. Kể từ ngày 18.03.2020 biện pháp chống đại dịch nới rộng sang việc cấm du khách đến hai tiểu bang Meckenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein là hai tiểu bang vùng Bắc Đức có biển đẹp và dân Đức rất ưa chuộng. Cũng từ 18.03.2020 các công dân không thuộc khối Liên Minh Âu Châu không được nhập cảnh vào nước Đức. Hãng máy bay Lufthansa sẽ giảm các chuyến bay xuống còn 5% kể từ 19.03.2020. Cùng lúc, Bộ ngoại giao tuyên bố  là sẽ có máy bay đưa cả chục ngàn người Đức đang du lịch tại nhiều nước trên thế giới trở về Đức trong vòng vài ngày, người nào không về kịp lúc này thì sau đó phải tự tìm phương tiện trở về nhà. Toàn nước Đức có bốn triệu người già và thương tật đang sống trong các viện dưỡng lão và viện chăm sóc. Họ chính là những người khi nhiễm khuẩn SARS-CoV-2  dễ  có tiến triển nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy sự thăm viếng tại các viện dưỡng lão và viện chăm sóc  bị hạn chế tối đa.  Trong các viện này các nguyên tắc vệ sinh chống dịch phải được bảo đảm tuyệt đối. 3) Mục đích Tất cả biện pháp chống đại dịch trên đều nhằm  mục đích: giảm thiểu các trường hợp nhiễm khuẩn  để  nhà thương luôn có đủ giường cho những trường hợp bệnh nặng  và nhất  là đủ giường trong khu Săn Sóc Đặc Biệt  (Intensivstation )và đủ máy trợ thở khi người bệnh cần.Nước Đức là một quốc gia thịnh vượng có một nền y tế phát triển, tuy nhiên với số  lượng trên hai ngàn Bệnh Viện và trên hai mươi ngàn giường trong khu Săn Sóc Đặc Biệt trong toàn quốc  người ta vẫn lo lắng khi đại dịch tràn lan. Hiện tại giới chức Đức đã chuẩn bị thêm khu ngoại chẩn và giường bệnh cách ly trong các Sảnh Hội Trường lớn hay trong các khách sạn trên toàn nước Đức. làm sự lây lan trong cộng đồng chậm đi để có thời gian tìm ra thuốc chữa trị và chủng ngừa. Các nước trên thế giới đang nghiên cứu và thử nghiệm ráo riết để cho ra đời sớm thuốc chủng ngừa SARS-CoV-2. Cho đến bây giờ chỉ có hãng CureVac ở Tübingen/ Đức có triển vọng sáng chế thành công loại thuốc chủng ngừa này. Tuy nhiên vì lý do an toàn thuốc chủng này phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và chỉ có thể tung ra thị trường vào đầu năm 2021.Bên cạnh đó thuốc chữa trị vẫn còn trong vòng thử nghiệm. Chloroquin được cho là có tác dụng diệt khuẩn SARS-CoV-2 rất tốt trong ống nghiệm nhưng chưa rõ tác dụng lên người nhiểm khuẩn. Có nơi cho là Chloroquin rất độc hại cho cơ thể vì thế không nên sử dụng thuốc này để chữa bệnh. Tóm lại Hôm nay giới truyền thông đã đưa tin số tử vong tại Ý lên đến 3405, cao hơn cả số tử vong chính thức được công bố ở Trung Quốc (3249). Thảm họa đại dịch đã đến rất gần nếu chúng ta không tuân theo lời khuyên của các giới chức có trách nhiệm: chỉ ra đường khi cần thiết, không tụ tập trên 10 người, giữ khoảng cách 2 mét, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh khi ho nhảy mũi … Tại Đức số tử vong còn  thấp vì các điều kiện và  biện pháp điều trị trong  phòng khám đến bệnh viện cho đến giờ rất  tích cực và dồi dào. Viện Robert-Koch tiên đoán trận đại dịch này có thể diễn tiến từng đợt và có thể kéo dài đến 2 năm. Vì vậy các phương cách phòng chống và điều trị phải phát triển toàn diện và lâu dài. Berlin, ngày 19.03.2020 BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Nếu sống ở Hà Nội, đừng đi đâu vào thời điểm này

Một phòng cách ly của Trung đoàn 59 thuộc Sư đoàn bộ binh 301, đóng trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Photo Tuổi Trẻ Online. Nguyễn Lại - VOA '…Trong lúc dịch bệnh còn diễn tiến lâu dài, để tránh bị “kỳ thị” thì nhiều cư dân ở Hà Nội đã chọn cách tự cách ly, không đi đâu trong những ngày này…’   Vào thời điểm này, khi dịch bệnh Covid-19 đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp tại Việt Nam, học sinh vẫn tiếp tục nghỉ học kéo dài, nhiều bậc phụ huynh ở Hà Nội nghĩ đến chuyện cho gia đình đi chơi xa, tìm tới những khu vực vắng vẻ, ít người để thay đổi không khí đồng thời tránh dịch. Thế nhưng chuyện này xem ra cũng khó thực hiện vì việc di chuyển có thể dẫn tới nguy cơ lây lan virus, và hơn thế, những người sinh sống ở Hà Nội lúc này không được người dân ở nhiều nơi chào đón do nỗi lo sợ dịch bệnh. Anh Hoàng Nam, một phụ huynh có 2 con nhỏ đang nghỉ học kéo dài tại Hà Nội, cho biết gia đình anh cùng với một gia đình người bạn định thực hiện một chuyến đi vài ngày tới thung lũng Tú Lệ thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, một địa điểm du lịch nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang và không gian thoáng đãng trong lành. Tuy nhiên, chuyến đi của gia đình anh đã phải huỷ bỏ khi nghe tin 3.700 người Yên Bái ra Hà Nội sinh sống và làm việc khi quay về quê trong dịp này đã bị cách ly và theo dõi y tế tại nhà. “ Khi nghe tin như vậy, thì chúng tôi huỷ bỏ chuyến đi ngay. Thực tế thì tôi cũng vừa phải huỷ một vài chuyến đi khác, trong đó có một chuyến đi nước ngoài và vài chuyến đi trong nước nữa,” anh Nam nói. Chị Nguyễn Hương, một cư dân ở quận Tây Hồ, Hà Nội, cho biết tuần vừa rồi, chị có trở về quê chồng ở Nam Định để tảo mộ và chứng kiến sự thay đổi đột ngột về cách ứng xử của cư dân địa phương đối với gia đình mình. Nếu như trước kia, mỗi lần về quê chị đều được đón tiếp nồng hậu, được mời cơm, thì lần này những người họ hàng lấy cớ phải tham dự một đám cưới gần đó để không gặp gỡ chị và gia đình. Thậm chí quán hàng quen thuộc trong làng cũng có cách ứng xử hoàn toàn khác lạ, chị cho biết. “Khi thấy họ có thái độ như vậy, mình đã nghi nghi rồi, tìm hiểu kỹ thì đám cưới ở tận tít trong làng. Khi vào quán hàng trong làng đặt đồ ăn thì họ trả lời thẳng thừng luôn là người Hà Nội thì không phục vụ,” chị Hương chia sẻ. Thực tế, kể từ khi dịch bùng phát, người dân Hà Nội chưa bao giờ chịu cảnh soi xét khi về quê như hiện tại. Nhưng theo nhiều người thì kể từ khi có thông tin về ca bệnh thứ 17 và ca bệnh thứ 21, vốn là những người có nhiều giao tiếp trong xã hội trước khi phát bệnh, giờ đây tại nhiều địa phương người ta ngại tiếp xúc với người từ Hà Nội trở về. Có những người vừa trở về quê tại Nghệ An được vài giờ đồng hồ thì hàng xóm đã ra báo công an xã, và nhân viên y tế tới hỏi thăm, điều tra… Trong khi đó, nhiều lao động ngoại tỉnh sinh sống và làm ăn ở Hà Nội nhân dịp công việc tạm ngừng trong thời điểm này về quê sum họp với gia đình được vài hôm là đã có thông tin không thể quay trở lại làm việc. Anh Đặng Minh Hoà, một chủ thầu xây dựng với hơn trăm công nhân vốn chủ yếu là các lao động ngoại tỉnh, chia sẻ thêm: “ Mấy anh em ngoài công trường, chủ yếu là người dân tộc sau khi lĩnh lương về quê được vài hôm thì thấy báo ra là bị bắt phải cách ly 2 tuần rồi, không biết đến khi nào mới quay lại được. Hơn thế thì ở quê rau vườn nhà có sẵn, gà thì cũng thả ngoài vườn, ai cũng sợ chết nên người ta cũng không quay lại nữa”. Theo một số cư dân Hà Nội thì đây là một kiểu phản ứng thái quá đối với dịch bệnh của các cộng đồng ở những địa phương nông thôn còn nhiều khó khăn trong đời sống và trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Anh Trần Nguyên, một phóng viên lâu năm làm việc tại Hà Nội, lý giải thêm: “ Rõ ràng sau một thời gian dịch tạm thời lắng xuống, thì bỗng nhiên có ca thứ 17 khiến người dân cả nước choáng váng, từ đó thì số người nhiễm corona ngày một tăng nhanh. Từ đó người ta chú ý nhắm vào Hà Nội và những người sinh sống ở Hà Nội thôi, chứ tôi thấy thì ở các địa phương khác không phải là không có ca nhiễm nào, thậm chí thành phố Hồ Chí Minh theo tôi còn nhiều hơn Hà Nội ấy chứ.” Trong lúc dịch bệnh còn diễn tiến lâu dài, để tránh bị “kỳ thị” thì nhiều cư dân ở Hà Nội đã chọn cách tự cách ly, không đi đâu trong những ngày này. Nguyễn Lại  
......

Khoa học lý giải vì sao rửa tay bằng xà phòng lại hiệu quả

By Palli Thordarson - Tô Vân dịch| Giáo sư Palli Thordarson của trường Hóa học tại ĐH New South Wales, Sydney giải thích với chúng ta vì sao xà phòng lại hữu hiệu hơn cồn và các chất tẩy rửa khác ở việc phá hủy cấu trúc của các virus. Tại sao xà phòng lại hiệu quả với coronavirus mới và thậm chí với phần lớn virus? Bởi vì đó là một hạt nano tự lắp ráp, trong đó sự liên hệ lỏng lẻo nhất chính là lớp lipid kép. Nghe có vẻ khoa học quá, hãy để cho tôi giải thích. Xà phòng làm phân rã màng chất béo, và virus rơi rụng ra như ngôi nhà làm bằng các tấm bìa và “chết”, hoặc đúng hơn là trở nên bất hoạt như các virus không còn sống nữa. Các con virus có khả năng hoạt động bên ngoài cơ thể nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày. Các chất tẩy rửa, ở dạng lỏng, khăn ướt, keo hay kem chứa cồn (và xà phòng) có một hiệu ứng tương tự nhưng không tốt như xà phòng thông thường. Các tác nhân kháng vi khuẩn trong các sản phẩm này không hiệu quả với cấu trúc của virus nhiều lắm. Kết quả là nhiều sản phẩm kháng khuẩn về cơ bản chỉ là một phiên bản đắt tiền của xà phòng trong cách chúng tác động lên các virus. Xà phòng là tốt nhất nhưng các khăn ướt chứa cồn cũng tốt khi việc sử dụng xà phòng không tiện lợi hoặc không cầm theo người được, ví dụ trong các khu vực lễ tân văn phòng. Hóa học siêu phân tử Nhưng tại sao xà phòng lại tốt? Để giải thích điều này, tôi sẽ đưa bạn qua một cuộc hành trình của hóa học siêu phân tử, khoa học nano và virus học. Dù chỉ là một chuyên gia về hóa học siêu phân tử và liên quan đến khoa học nano và không phải là một nhà virus học nhưng tôi luôn bị các virus hấp dẫn. Bởi tôi thấy chúng như một trong những ví dụ thú vị nhất cho thấy cả hóa học siêu phân tử và khoa học nano cùng hội tụ trong virus theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các virus đều bao gồm ba khối chính: RNA, các protein và các lipid. RNA và vật liệu di truyền của virus – nó tương tự như DNA của con người. Các protein đóng nhiều vai trò, bao gồm việc phá vỡ bề mặt để xâm nhập tế bào đích, giúp cho virus có thể tự sao chép và về cơ bản trở thành một thành phần quan trọng giống như gạch xây nhà trong cấu trúc virus. Các lipid sau đó hình thành một lớp áo bên ngoài virus, cả cho bảo vệ và hỗ trợ sự lây lan của virus cũng như xâm nhập vào tế bào người. Bộ ba RNA, protein và lipid tự tập hợp để hình thành nên virus. Trầm trọng hơn, các liên kết “cộng hóa trị” không đủ mạnh để giữ cho các thành phần này ở cạnh nhau. Do đó, việc tự tập hợp của virus được đặt trên cơ sở các tương tác “phi cộng hóa trị” yếu giữa các protein, RNA và lipid. Cùng với nhau, các hoạt động này giống như kiểu các miếng dán của Velcro, vì vậy rất khó để phá vỡ hạt virus tự tập hợp này. Dẫu vậy chúng ta vẫn có thể làm điều đó với xà phòng! Phần lớn các loại virus, bao gồm coronavirus, đều có kích thước khoảng 50 đến 200 nano mét - vì vậy chúng thực sự là các hạt nano. Các hạt nano đều có những tương tác phức tạp với các bề mặt mà chúng ở trên; điều này tương tự như virus. Trên thực tế, các loại da, thép, gỗ, vải, sơn và sứ đều có những bề mặt rất khác nhau.   Xà phòng hiệu quả hơn trong các tương tác giữa virus và bề mặt da, và do đó virus bị rửa trôi như ngôi nhà bằng bìa. Khi một virus xâm nhập vào một tế bào, RNA sẽ “cướp quyền” điều khiển tế bào như một virus máy tính và buộc tế bào phải tạo ra các bản sao RNA mới của virus và cùng các protein khác tạo nên virus. Các phân tử RNA và protein mới của phân tử tự tập hợp với các lipid (có sẵn trong tế bào) để hình thành các bản sao mới của virus. Virus không tự sao chép chính mình mà nó tạo ra bản sao của các thành phần cơ bản để hình thành các virus mới. Tất cả các virus mới cuối cùng tràn ngập tế bào bị xâm nhập, dẫn đến tế bào chết hoặc bị phơi nhiễm, giải phóng các virus tỏa đi khắp các tế bào khác. Trong phổi, virus xâm nhập theo đường khí thở và các màng nhầy. Khi anh ho hoặc hắt hơi, các giọt dịch nhỏ tí từ đường khí có thể bay xa tới hơn 9 mét. Với những người mang coronavirus thì giọt dịch có thể đi hơn 2 mét, vì vậy hãy cẩn thận! Da là bề mặt lý tưởng cho virus Các giọt dịch sẽ đáp xuống các bề mặt và khô đi nhanh chóng, tuy nhiên các con virus vẫn còn hoạt động. Những gì xảy ra tiếp theo là ở khía cạnh hóa học siêu phân tử và cách các hạt nano có khả năng tự tập hợp (như virus) tương tác với môi trường chúng ở. Gỗ, vải và da tương tác rất mạnh với các loại virus vì các phân tử giống nhau thì tương tác với nhau mạnh hơn. Mặt khác vấn đề ở đây còn là cấu trúc bề mặt. Bề mặt phẳng hơn thì virus sẽ dính vào còn bề mặt xù xì thì lại đẩy virus đi. Tại sao? Virus được kết hợp từ các thành phần cơ bản bằng các liên kết hydro giống như nước và các tương tác ưa nước. Ví dụ bề mặt của sợi hay gỗ có thể hình thành trên rất nhiều liên kết hydro với virus. Tương phản, thép, sứ đều không hình thành nhiều liên kết hydro với virus, vì vậy virus  hờ hững với các bề mặt đó. Vậy virus có thể hoạt động trong vòng bao lâu? Nó còn phụ thuộc vào một số vấn đề khác. Virus coronavirus mới được cho là vẫn còn hoạt động mạnh trên các bề mặt ưa thích trong nhiều giờ, có thể cả ngày. Vậy cái gì sẽ khiến virus kém bền vững hơn? Độ ẩm (phân rã), ánh nắng mặt trời (tia UV) và nhiệt (chuyển động phân tử). Da là một bề mặt lý tưởng cho một con virus. Nó là hữu cơ, và các protein và axít béo trong tế bào chết trên bề mặt tương tác với virus thông qua liên kết hydro và các tương tác ưa nước “như chất béo”. Vì vậy khi anh chạm vào bề mặt thép với một hạt virus bám trên đó, nó sẽ chộp lấy da anh và vận chuyển lên tay anh. Nhưng anh không bị nhiễm ngay; nếu anh chạm lên mặt mình, khi đó virus đã được vận chuyển thành công. Nếu virus còn trên tay bạn, bạn có thể chuyển nó sang người khác thông qua bắt tay. Và giờ thì virus là mối nguy hiểm gần với đường hô hấp và các màng dịch nhầy trong và quanh mắt, mũi. Vì vậy virus có thể xâm nhập vào trong và anh bị nhiễm bệnh, trừ khi hệ miễn dịch của anh diệt được virus. Vậy anh thường xuyên chạm tay vào mặt mình? Phần lớn mọi người thường chạm vào mặt mình một lần trong vòng hai đến năm phút. Vì vậy bạn có nguy cơ cao một khi virus bám trên tay, trừ khi bạn rửa tay cẩn thận. Do đó hãy cố gắng rửa tay với nước sạch. Tuy nhiên chỉ có nước là không đủ giúp vượt qua tương tác mạnh như keo dán giữa da và virus thông qua các liên kết hydro. Virus vẫn còn bám lấy và không hề suy suyển khỏi da tay bạn. Xà phòng làm phân rã cấu trúc virus Nước chứa xà phòng toàn toàn khác biệt với nước thường. Xà phòng chứa các chất liệu như chất béo mà người ta vẫn gọi là chất lưỡng phân, tương tự về mặt cấu trúc với các lipid trong màng virus. Các phân tử xà phòng “cạnh tranh” với các lipid trong màng virus. Đó là cách xà phòng loại bỏ các chất bẩn thông thường khỏi da. Các phân tử xà phòng cạnh tranh với rất nhiều liên kết phi cộng hóa trị, liên kết giúp các protein, RNA và lipid gắn lại với nhau. Cộng thêm với nước, xà phòng làm phân rã một cách hiệu quả chất dính kết này. Xà phòng cũng đánh bại cả các tương tác giữa virus và bề mặt da. Ngay sau đó virus rơi rụng tùy thuộc vào sự kết hợp của nước và xà phòng. Và cho đến lúc virus bị gột rửa hoàn toàn! Nhìn gần, làn da xù xì và nhăn nheo, đó là lý do giải thích vì sao bạn cần lấy một lượng xà phòng đủ để đảm bảo cho xà phòng có thể chạm đến mọi ngóc ngách của da để có thể loại bỏ mọi virus bị giấu kín. Các sản phẩm chứa cồn, rượu cũng nằm trong nhóm sản phẩm “tẩy rửa” và “kháng khuẩn” do chứa một lượng dung dịch cồn cao, tiêu biểu khoảng 60% đến 80% ethanol, thi thoảng bổ sung một ít rượu isopropyl, nước và một chút xà phòng. Ethanol và các dạng khác của cồn không chỉ làm hình thành nhanh chóng liên kết hydro với vật liệu của virus mà còn nhiều chất béo hơn nước. Kể từ đây, cồn làm phân rã màng lipid và phá vỡ các tương tác siêu phân tử khác trong virus. Dẫu sao, anh cần một lượng cồn cao hơn (có thể trên 60%) để có thể phân rã được virus. Vodka hay whiskey (thông thường chứa 40% ethanol) không thể loại được virus nhanh chóng. Về tổng thể, cồn hay rượu không hiệu quả như xà phòng trong nhiệm vụ này. Như vậy hóa học siêu phân tử và khoa học nano nói với chúng ta không chỉ về cách các thành phần của virus tự tập hợp mà còn chỉ cách  cho chúng ta đánh bại chúng với những thứ đơn giản như xà phòng. By Palli Thordarson Nguồn: Deadly viruses are no match for plain, old soap — here’s the science behind it     
......

Lời cảnh tỉnh gửi tất cả chúng ta

Tạ Duy Anh|    Trên trang Uyen Nguyen vừa đăng bài viết của Tạ Duy Anh, bình luận về cuốn sách “Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc” của tác giả Lưu Hiểu Ba, nhà văn Trung Quốc được trao giải Nobel năm 2010. Thông qua lời bình về cuốn sách, ta sẽ càng hiểu hơn về một đất nước Trung Hoa dưới thời cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như qua đó càng hiểu rõ hơn về đất nước Việt Nam hôm nay. Tiêu đề của cuốn sách “Cái chết chìm của siêu cường, lời cảnh tỉnh gửi tới Trung Quốc” hàm ý rõ ràng rằng, các vị, tức là người dân Trung Quốc, hãy chọn lựa tương lai của mình. Rằng,“Trong mấy chục năm qua người dân bách tính Trung Quốc đã phải trả một cái giá rất lớn cho hình tượng đạo đức giả và sự ngu xuẩn của những kẻ cầm quyền, lẽ nào có thể để lịch sử như thế này tiếp tục đi về phía tương lai hay sao?”. Các vị nghe cho rõ nhé, tôi – Lưu Hiểu Ba – muốn các vị nhớ lấy sự thật ấy. Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một tác phẩm hoàn chỉnh của Lưu Hiểu Ba, về chủ đề chính trị và văn hóa gắn với Trung Quốc. Tôi xin mách trước với bạn đọc là bạn sẽ bắt gặp những chuyện không khác xa với những gì vẫn xảy ra xung quanh mình, được Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc, thuật lại, bằng thứ ngôn ngữ có phần chua chát và đầy nhạo báng theo truyền thống Trung Hoa. Mỗi người, tất nhiên, sẽ tìm thấy trong cuốn sách điều mình quan tâm, tự rút ra nhận định của riêng mình. Đó là quyền to lớn nằm trong số quyền mà Lưu Hiểu Ba cố sống cố chết đòi cho bạn và cũng được thể hiện mạnh mẽ trong cuốn sách này (có thể bạn không biết, không cần biết điều này). Quyền đó là quyền tự do biểu đạt ý kiến, quyền nói lên sự thật về mọi vấn đề lớn hay nhỏ, trong đó có ý kiến không bị định hướng về cuốn sách này. Tôi rất tò mò muốn được bạn chia sẻ ý kiến, và tôi sẽ chờ. Về phần mình, nói thật là tôi rất khoái sự mô tả (đúng ra phải là bóc trần sự thật) của Lưu Hiểu Ba về cách thức mà nhà nước Trung Quốc dùng để quản lý báo chí và xuất bản, thuộc về lĩnh vực tự do ngôn luận, một trong bốn tự do lớn mà bất cứ ai từ lọt lòng sinh ra cũng đều được hưởng, không phụ thuộc vào ý chí người khác. Tôi thích thú vì nó động đến lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay của tôi: Biên tập sách, một nghề gần như vô tích sự nhưng luôn bị coi là nguy hiểm. Tôi, thậm chí còn cười phá lên khi lần đầu tiên tôi chính thức công nhận, những gì Trung Quốc đang áp dụng trong việc xuất bản sách, phát hành, tạm dừng hay đình chỉ phát hành, thu hồi tiêu hủy v.v, cũng như việc kiểm soát in ấn, định hướng thông tin khi có sự cố truyền thông… giống hệt như những gì các cơ quan quản lý xuất bản của nước ta đang làm. Giống nhau như bản chính và bản photocopy. Nghĩa là nếu có khác thì chỉ là một đằng mầu mè lòe loẹt, một đằng trần trụi mầu đen. Có thể các lĩnh vực khác cũng như vậy. Chẳng hạn bạn sẽ thấy rất nhiều mưu mô nhằm ức hiếp dân lành, thao túng thông tin, bảo kê lợi ích nhóm, cấu kết nhau để đục khoét đất nước của giới quyền lực bị tha hóa và nhóm tư bản thân hữu… cứ như đang xảy ra ngay bên cạnh bạn. Đến mức bạn sẽ phải thốt lên: Sao mà sự xấu xa, đểu cáng nó dò tìm thấy nhau, liên minh với nhau nhanh và bền chặt đến thế. Nhưng chúng ta thỏa thuận là sẽ không mất thời gian cãi nhau bên nào bản chính, bên nào bản sao, bởi nói như Lưu Hiểu Ba, chó nhà và chó gác cửa tưởng là giống nhau nhưng lại vẫn có chỗ khác nhau. Chó còn thế nữa là chuyện quốc gia đại sự kinh thiên động địa. Những gì tôi muốn nói với bạn khi đọc xong cuốn sách này, chỉ có chừng ấy. Đoạn sau đây là tôi cóp từ các nguồn tư liệu có sẵn. Lưu Hiểu Ba là cái tên vẫn còn khá xa lạ với phần lớn người dân Việt Nam. Đơn giản vì tên của ông không được nhắc đến, hoặc nhắc đến rất ít trên hệ thống báo chí, truyền thông chính thống luôn tuân thủ nghiêm ngặt định hướng của cấp trên. Lưu Hiểu Ba, mặc dù là người Trung Quốc, nhưng lại “mặc định” bị coi là cùng hội cùng thuyền với “thế lực thù địch” ở Việt Nam. Ngoài ra tên của ông còn gắn với một sự kiện tàn khốc của lịch sử hiện đại Trung Quốc và vì nhiều lý do, vẫn luôn bị coi là “nhạy cảm” khi nhắc đến ở Việt Nam, đó là cuộc thảm sát Thiên An Môn diễn ra ngày 4 tháng 6 năm 1989. Vào thời điểm đó, Lưu Hiểu Ba đang thỉnh giảng đại học ở Hoa Kỳ. Hiểu rõ mối nguy hiểm của hàng ngàn sinh viên còn non nớt trước họng súng của chính quyền được chỉ huy bởi những kẻ lão luyện trong việc giết chóc, Lưu Hiểu Ba đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào, với hy vọng hạn chế sự manh động có thể gây thảm họa không cần thiết cho những người biểu tình. Và ông đã không lầm. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong “bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn” đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống. Sau sự kiện đen tối đó, sự kiện mãi mãi là vết nhơ của lịch sử và nền văn hóa Trung Quốc, mặc dù đối mặt với vô vàn hiểm nguy, Lưu Hiểu Ba, thay vì chọn sự an toàn là trở lại Hoa Kỳ, thì ông đã quyết định ở lại Tổ Quốc vĩ đại của mình, sát cánh cùng những người dân thấp cổ bé họng, giúp họ nói lên tiếng nói của công lý và quyền được sống trong tự do. Đây chính là giai đoạn ông bị sách nhiễu, bị trả thù khốc liệt từ phía chính quyền. Bất chấp điều đó, tiếng nói Lưu Hiểu Ba vẫn tìm mọi cách đến với các tầng lớp dân chúng và ông trở thành phát ngôn nhân cho tương lai của đất nước Trung Quốc. Cuốn sách này là một bằng chứng về điều đó, không thể bị hủy diệt bằng bất cứ vũ khí gì. Năm 2010, Ủy ban Hòa bình Na Uy, bỏ qua mọi sức ép của Chính quyền Trung Quốc, đã trao Giải thưởng Nobel cho Lưu Hiểu Ba, vào lúc ông đang là tù nhân, với bản án 11 năm vì tội “kích động lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngay lập tức, Trung Quốc điên cuồng đưa ra phản ứng, tuyên bố ở cấp Nhà nước phản đối giải thưởng, dọa cắt quan hệ thương mại với Vương quốc Na Uy. Trên thực tế nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm ăn với Na Uy bị Trung Quốc đơn phương đình chỉ. Trong nước, chính quyền mở một đợt tuyên truyền rầm rộ bôi nhọ uy tín của Giải Nobel, coi việc trao Giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba là trao cho tên tội phạm! Vì sao chính quyền Trung Quốc vốn sở hữu trong tay một sức mạnh khổng lồ, lại run sợ trước tiếng nói của một kẻ trói gà không chặt như Lưu Hiểu Ba? Trên thực tế họ không ngại bỏ ra rất nhiều công sức, vận dụng mọi biện pháp để vô hiệu tiếng nói ấy. Bạn hãy đọc kỹ cuốn sách này sẽ lập tức có câu trả lời. Với tôi, thì chính nhờ sự ầm ĩ đầy yếu đuối của chính quyền Trung Quốc, mà tôi biết rằng, Lưu Hiểu Ba có thể xếp vào cùng danh sách với Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi… những người có thừa khả năng hưởng vinh hoa phú quý nhưng đã chọn dấn thân vào con đường nguy hiểm, luôn đối mặt với tra tấn, tù đày, chết chóc để đòi lại cho nhân dân của mình những quyền “không ai có thể xâm phạm” đã bị tước bỏ bằng bạo lực, bằng sự dối trá. Mandela đã thành công, trở thành người Cha của đất nước Nam Phi từ bỏ vết nhơ phân biệt chủng tộc, là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương và khát vọng tự do. Aung San Suu Kyi, sau hàng chục năm bị giam cầm, đầy ải, cuối cùng cũng đã có cơ hội được hoàn thành tâm nguyện. Chỉ riêng Lưu Hiểu Ba là chết đau đớn trong tù, khi những gì ông mong muốn cho đất nước Trung Quốc còn xa vời. Trung Quốc là một nước lớn, một nền văn hóa vĩ đại, nhưng về mặt chính trị, chưa bao giờ nó thoát khỏi thân phận một con bệnh khổng lồ. Thứ mà họ luôn thiếu là những vị bác sĩ tinh thần. Nếu trước đây, văn hào Lỗ Tấn đã chỉ ra căn bệnh cố hữu của người Trung Quốc là luôn tự mị mình bằng “phép thắng lợi tinh thần”, thì gần một thế kỉ sau, Lưu Hiểu Ba dùng chính con dao mổ mà Lỗ Tấn đã dùng để rạch một nhát vào đúng tim đen của căn bệnh cuồng vọng quyền lực, vốn có gốc rễ rất sâu trong văn hóa chính trị Trung Quốc nhưng được đẩy lên tới đỉnh cao nhờ Mao Trạch Đông. Căn bệnh sau này có căn nguyên từ căn bệnh trước. Nhưng nếu căn bệnh trước chỉ khiến người Trung Quốc hèn yếu, ảo tưởng, bỏ mặc bị xâu xé, chấp nhận tụt hậu, thì căn bệnh sau có nguy cơ khiến Trung Quốc trở thành tai họa cho thế giới cả về sự hung hãn và thói trá ngụy mà sự tàn bạo trước hết đổ lên đầu người dân Trung Quốc. Ông viết: “Cuồng vọng là căn bệnh ung thư về đạo đức đối với tất cả những kẻ độc tài, càng là những kẻ độc tài nhiều quyền lực càng cuồng vọng, không cần nhắc tới nước ngoài, chỉ cần Trung Quốc thôi cũng đã có Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thái Tổ, Khang Hy, Càn Long, Mao Trạch Đông… ví dụ quá đầy đủ! Những nhân vật chính trị đầy quyền lực này cũng đầy đủ năng lực để cưỡng ép, khuếch tán những tế bào ung thư ra toàn xã hội.” Và đây là điều ông chỉ ra: “Tuy rằng xã hội Trung Quốc hiện tại đã nói lời từ biệt với thời đại của những nhà độc tài chính trị, nhưng lại chưa thể thoát lối tư duy thống trị của chế độ độc tài: Đạo đức trong tất cả những chế độ xã hội chuyên chế đều thối nát, giả dối, dã man.” Căn bệnh trên tìm thấy mảnh đất mầu mỡ từ học thuyết về đấu tranh giai cấp để trở thành một thứ trăm hoa đua nở, phủ khắp mặt đất đủ thứ xấu xa, độc hại: “Khi anh không tuân thủ theo những tiêu chuẩn đạo đức lễ nghi của bọn họ, ví dụ như anh có những ý kiến bất đồng với kẻ thống trị về mặt chính trị, bọn họ tất nhiên sẽ không chỉ sử dụng những lý lẽ đạo đức để thuyết phục anh, mà còn sử dụng hệ thống nhà tù thậm chí là hủy diệt cơ thể anh để thủ tiêu một cách triệt để cơ hội và quyền lợi được cất lên tiếng nói của anh…” Thối nát, giả dối, dã man… là những gì Lưu Hiểu Ba lột tả xã hội Trung Quốc ngày nay, mà kẻ chịu trách nhiệm chính là thể chế chính trị của Trung Quốc. Trông bề ngoài, nếu chỉ dựa vào những tiến bộ về kinh tế, sức mạnh quốc gia, người ta dễ nhầm tưởng đó là thành công, là sự tốt đẹp gắn với đất nước Trung Quốc. Nhưng với Lưu Hiểu Ba, thì đó chỉ là vẻ hào nhoáng có được bằng sự trả giá quá đắt của hàng tỷ người và được chính quyền dày công tô vẽ. Bên trong nó là một mớ bùng nhùng bệnh tật, không sức nào kể hết, là kết quả của sự đánh đổi vụ lợi được dẫn dắt bởi những kẻ có máu độc tài, trước tiên chỉ để thỏa mãn thói cuồng vọng quyền lực của họ. Những biểu hiện của các loại bệnh bên trong và bên ngoài ấy ngày ngày đang hiện hữu trước mắt nhân loại. Đó là sự độc đoán, áp chế, cắt bỏ hầu hết những quyền thiên định và hiến định (Hiến pháp bày ra để lòe bịp người dân và thiên hạ) của người dân trong nước, với lý lẽ chỉ cần được nuôi ăn, được vỗ béo. Người dân phải trả giá quá cao cho tương lai của mình, thậm chí đến mức “đẫm máu và nước mắt” để có được sự vỗ béo ấy, sự vỗ béo biến phần lớn dân đen thành một thứ súc vật còn những kẻ đại diện tinh hoa thì “Một khi nhận được sự thưởng thức và ân sủng của chủ nhân, họ lại thấy rằng phương thức đầu tư tốt nhất cho tương lai nô tài của mình chính là không ngừng bày trò để chủ nhân cảm thấy hứng thú và vui thích, phục vụ hầu hạ tốt với chủ nhân là đối đãi tốt với bản thân.” Đó là sự bành trướng sức mạnh dưới mọi dạng thức, để uy hiếp, thao túng, khống chế lân bang xóm giềng, gây rối loạn khắp nơi rồi đục nước béo cò. Sự cuồng vọng quyền lực, nghiện dùng sức mạnh, nghiệt ngã trong cai trị, dối trá và vô đạo đức là một chuỗi liên hoàn các căn bệnh có mối gắn bó mật thiết với nhau. Hậu quả cuối cùng là nó reo rắc sự khiếp sợ trong đại bộ phận nhân dân. Khiến người dân khiếp sợ, cưỡng bức họ tuân phục quyền lực là mong muốn và cũng là mục đích duy nhất của những kẻ độc tài. Lưu Hiểu Ba quyết không cho nó biện hộ bằng bất cứ giáo lý nào khoác áo vì sự tiến bộ, bằng cách lộn trái nó ra, phơi bày không thương tiếc trước toàn thế giới. Bởi vì tự do là tài sản chung của nhân loại, mọi sự nhân danh tự do để bức hại nó, đều tiềm ẩn nguy cơ cả nhân loại sẽ phải trả giá đau đớn. Cái đích cuối cùng mà Lưu Hiểu Ba chỉ ra cho bạn đọc, là nền chính trị Trung Quốc hiện nay không có tương lai, càng không thể là lựa chọn của nhân loại như nhiều người hoang tưởng rêu rao. Trung Quốc, như con khủng long bạo chúa, trước sau cũng chết chìm vì chính sức nặng của thân xác nó, sức nặng có được do tham lam và tàn bạo ngốn hết sạch nguồn dự trữ của tương lai. Có nhiều người cho rằng Lưu Hiểu Ba đã hy sinh vô ích, hy sinh một cách không cần thiết cho thứ mà hàng trăm triệu người dân Trung Quốc ngày nay không chờ đợi. Bởi vì họ vẫn đang vui vẻ với thứ mà ông coi là xiềng xích. Họ thậm chí còn nguyền rủa ông đã làm cho Trung Quốc mất mặt với thế giới! Với những người ấy, có thể họ không cần thiết phải đọc cuốn sách này mặc dù Lưu Hiểu Ba viết cả cho họ, vì họ. Nhưng đó chỉ là những tiếng nói vọng lên từ nấm mồ, từ quá khứ. Trong khi đây là cuốn sách được viết cho tương lai, nhằm thức tỉnh thế hệ tương lai, của không chỉ người dân Trung Quốc, mà cho tất cả chúng ta, những người không có khả năng vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua những toan tính vụ lợi, để một lần đối mặt và nói lên sự thật. T.D.A. Ghi chú: Tác phẩm “ Cái chết chìm của siêu cường” của Lưu Hiểu Ba Hồ Như Ý dịch Từ nguyên bản tiếng Trung Quốc Đại Quốc trầm luân – Tả cấp Trung Quốc đích bị vong lục Ngoài Giờ xuất bản lần thứ nhứt tại Huê Kỳ, 2018. Trình bày: I design / Bìa: Vũ Luân Bản quyền bản dịch Tiếng Việt © 2018, Hồ Như Ý. Nguồn:https://uyennguyen.net/…/ta-duy-anh-loi-canh-tinh-goi-toi…/…;    
......

Năng lượng xanh mới – thay đổi vì môi trường

Người viết: Anh Hoang- Truong Hoang Tình hình ô nhiễm tại Hà Nội hiện đã được vơi bớt khi những cơn mưa đã đến. Tuy nhiên với tình hình nhà máy nhiệt điện mọc lên khắp nơi tình trạng này sẽ sớm quay lại. Sự thay đổi chỉ đến nếu Việt Nam chú trọng vào phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đó là năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Đây là xu thế của thế giới và Việt Nam cần thúc đẩy phát triển. Bởi năng lượng là gốc rễ phát triển của nền kinh tế. Các nhà máy, văn phòng, cũng như các phương tiện giao thông vận tải, sản xuất đều cần năng lượng, dù cho chúng chuyển sang dùng các phương tiện như xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện và các máy móc sản xuất bằng điện, nhưng nếu nguyên liệu đầu vào để tạo ra điện vẫn là than, xăng hay dầu diesel thì ô nhiễm vẫn không ngừng tăng. Thủy diện là một nguồn năng lượng sạch và cùng với hệ thống sông ngòi phong phú đây là một lợi thế của Việt Nam, tuy nhiên, mặt trái của thủy điện cũng rất lớn. Cụ thể, việc xây dựng các hồ chứa và đập để tích nước sản xuất điện sẽ khiến lượng cá và  phù sa chảy về hạ lưu giảm dẫn đến các hộ gia đình sống ở hai bên sông trước kiếm sống nhờ vào nghề đánh bắt cá sẽ phải chuyển đổi nghề và hạn hán xảy ra nhiều hơn. Người nông dân nhìn ruộng dưa bị phá hủy bởi hạn hán do tác động thủy điện gây ra Việc xây dựng các nhà máy thủy điện được xây dựng đồng nghĩa với nhiều khu rừng phòng hộ bị chặt phá. Những nhà đầu tư sẽ hưởng món lợi lớn từ việc “một mũi tên trúng hai đích” này. Để tạo ra 1 MW điện, phải “đổi” ít nhất 10-30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, phá hủy từ 1.000 – 2.000 ha đất rừng ở phía thượng nguồn. Không còn rừng phòng hộ những đợt lũ lớn các hồ sẽ buộc xả lũ bất chợt khiến thiệt hại cho người dân và các gia đình nuôi thủy sản bằng bè ở trên sông. Ví dụ: Cuối tháng 9/2009, thủy điện A Vương (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) xả lũ sau bão số 9 gây ngập úng diện rộng. Tháng 9/2016, ống thủy điện Sông Bung 2 (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) vỡ làm 2 người mất tích. Thủy điện Ia Krêl 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), công trình mà nhiều hộ dân từng chịu ảnh hưởng nặng nề sau cú vỡ đập vào tháng 6/2013, tiếp tục vỡ vào ngày 1/8/2014 tạo ra một trận lũ quét lớn. Tháng 10/2016, thủy điện Hố Hô xả lũ ngay mùa mưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hà Tĩnh và Quảng Bình không kém trận lũ lịch sử năm 1999… Những gia đình đi lại bằng ghe và thuyền sau đợt xả lũ Hậu quả là vô cùng lớn vì vậy phát triển năng lượng tái tạo cụ thể xây dựng các trang trại quạt gió và cánh đồng pin mặt trời là điều cần thiết. Lợi thế của Việt Nam là đường bờ biển dài 3000 km đón một lượng gió lớn vào đất liền cùng địa hình đồng cỏ và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho việc lắp đặt các trang trại quạt gió. Khoảng 8.6%diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, hơn gấp 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Mặc dù các cánh đồng quạt gió có những hạn chế như ô nhiễm tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến các sinh vật bay. Tuy nhiên, ảnh hưởng này nhỏ hơn rất nhiều các nhà máy thủy điện và nhiệt điện hiện nay. Cánh đồng quạt gió tại Tuy Phong- Bình Thuận Ngoài ra năng lượng mặt trời ở Việt Nam cũng rất thuận lợi để khai thác. Các tỉnh nam bộ và nam trung bộ Việt Nam có số ngày nắng nhiều trong năm khoảng  2000-2600 giờ mỗi năm thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực này. Quy mô năng lượng điện mặt trời tại khu vực Đông Nam Á Nhìn vào số liệu thống kê cho thấy Việt Nam đang dẫn đầu về quy mô khai thác năng lượng mặt trời tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên hiện tại tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn là cơ sở duy nhất thu mua điện và phân phối điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy EVN sẽ mặc nhiên hoành hành ép mua điện giá rẻ và bán cho người dùng với cao. Điện được tạo ra từ thủy điện và nhiệt điện đang rẻ hơn do đầu tư vốn thấp hơn. Kết quả, các doanh nghiệp chọn đầu tư vào nhiệt điện, hay thủy điện nhiều hơn năng lượng tái tạo, và những hậu quả từ thủy và nhiệt điện vẫn diễn ra. Mọi thứ sẽ chỉ cải thiện nếu chính phủ cho phép nhiều công ty tham gia vào thu mua và phân phối điện như trong lĩnh vực viễn thông. Khi đó ngành năng lượng Việt Nam mới có thể phát triển bền vững, minh bạch, sáng tạo để thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam.  
......

10 tin tốt về Coronavirus

Nguyễn Ngọc Đức - Ngoc Duc Nguyen| Ông Ignacio López-Goñi, giáo sư về microbiology tại đại học Navarre (Tây Ban Nha) có một bài viết tựa đề "10 tin tốt về coronavirus", đăng trên tuần báo nổi tiếng của Pháp Le Point. Bài khá dài, có nhiều dẫn chứng khoa học và các biểu đồ. Dưới đây tóm lược các điểm chính. *** Cho dù dịch Covid-19 có được tuyên bố là đại dịch hay không, chúng ta cũng đã bước vào cơn đại dịch của "sự sợ hãi". Lần đầu tiên, con người đối diện dịch một cách trực tuyến. 24/24, 7/7, từng giây, từng phút, từng chi tiết, từng hình ảnh ở khắp mọi nơi trên hành tinh, một cách trực tiếp. Thậm chí, những tin làm hoảng loạn như coronavirus đã 3 lần biến hoá (mutation), trở nên nguy hiểm hơn ở Brazil được báo chí khẳng định ! Không ai phủ nhận là chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng song song với nhu cầu thông tin về sự phát triển của dịch, chúng ta cũng có nhu cầu biết những thông tin tích cực. Dưới đây là 10 tin tốt về coronavirus. 1. Chúng ta biết nguồn gốc gây ra bệnh. Các trường hợp mắc bệnh AIDS đầu tiên xảy ra vào tháng 6/1981, phải mất hơn hai năm mới xác định được virus gây bệnh, HIV. Về coronavirus mới, các trường hợp đầu tiên được báo cáo ngày 31/12/2019. Ngày 7/1, virus gây bệnh đã được xác định. 2. Chúng ta biết cách phát hiện. Ngày 13/1, xét nghiệm RT-PCR để phát hiện virus đã được cung cấp cho mọi người . Những tháng gần đây, cách xét nghiệm virus đã được hoàn thiện, độ nhạy và độ chính xác đều được nâng cao. 3. Nơi bùng phát là Trung Quốc, tình hình đang được cải thiện. Sự kiểm soát và cách ly do Trung Quốc áp đặt đang mang lại kết quả. Số trường hợp bị lây nhiễm hàng ngày đang tiếp tục giảm. Ở các nước khác, việc theo dõi dịch được tiến hành rất chi ly và gắt gao. Sự bùng phát mạnh ở vài nơi như Hàn Quốc hay Singapore là những trường hợp đặc biệt, điều này có thể giúp kiểm soát sự lây lan dễ dàng hơn. 4. 81% trường hợp là nhẹ. Bệnh không gây ra triệu chứng gì hoặc nhẹ chiếm 81% trường hợp. Trong 14% trường hợp, nó có thể gây viêm phổi. Chỉ có 5% trường hợp nặng, có thể đưa đến tử vong. 5. Tỷ lệ người được chữa lành rất cao. Truyền thông có xu hướng chỉ nói về số lượng bị nhiễm hay chết. Nhưng, phần lớn những người bị nhiễm bệnh đều được chữa khỏi. Số chữa lành gấp 13 lần so với số tử vong và tỷ lệ này càng lúc càng tăng. 6. Trẻ em hầu như không bị ảnh hưởng. Chỉ có 3% trường hợp quan tâm đến những người trẻ dưới 20 tuổi và tỷ lệ tử vong ở những người dưới 40 tuổi chỉ là 0,2% . Các triệu chứng ở trẻ em rất nhẹ đến nỗi chúng có thể không được chú ý. 7. coronavirus dễ dàng bị khử. Virus có thể bị khử một cách hiệu quả, bằng cách làm sạch các bề mặt bị ô nhiễm trong một phút, với ethanol (cồn 62-71%), hydro peroxide ("hydro peroxide" 0,5%) hoặc hypochlorite. natri (chất tẩy 0,1%). Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền. 8. Hiện đã có hơn 250 bài nghiên cứu khoa học về coronavirus mới. Chỉ trong một tháng, đã có 164 bài nghiên cứu về coronavirus mới được lưu trong thư mục PubMed, nguồn tham khảo cho khoa sinh học. Chưa kể những bài viết, công trình nghiên cứu còn nằm trong tình trạng chờ xét duyệt. Đây là sự đóng góp của hơn 700 nhà khoa học ở khắp thế giới, bằng sự hợp tác, chia sẻ và mở rộng, ai cũng có thể tham khảo tự do. 9. Mẫu vắc xin coronavirus mới đã có. Cuộc đua để có vắc-xin mới rất là ngoạn mục. Có ít nhất 8 dự án hiện nay. Mẫu vắc xin đã có rất nhanh. Một vài nhóm đang nghiên cứu loại vắc xin tương tự như coronavirus mới đã chuyển hướng nghiên cứu, rút ngắn được thời gian. Tuy nhiên, tiến trình để có vắc xin mới phải trải qua những thử nghiệm bắt buộc, trước khi thật sự có thể mang ra tiêm chủng cho người. Như thử nghiệm đánh giá độc tính, các tác dụng phụ tiềm tàng, sự an toàn, khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch,... Do đó, phải mất vài tháng, có khi vài năm, mới có được vắc xin thật sự. 10. Hơn 80 thử nghiệm lâm sàng về thuốc chống siêu vi đang được tiến hành. Vắc xin có tác dụng phòng ngừa. Trước mắt, điều quan trọng là tìm các phương pháp chữa cho những người bị bệnh. Hơn 80 thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị cho coronavirus đang được tiến hành. Đây là những thuốc chống siêu vi đã được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng khác đã được dùng an toàn. Chỉ thêm một thời gian ngắn, chúng ta sẽ có những phương pháp chữa trị hữu hiệu coronavirus. *** Năm 1918, đại dịch cúm đã giết chết hơn 25 triệu người trong vòng chưa đầy 25 tuần. Một tình huống như vậy có thể xảy ra ngày hôm nay không ? Có lẽ là không. Thật vậy, chưa bao giờ trong lịch sử loài người, chúng ta có sự chuẩn bị tốt hơn để chống lại một đại dịch. Xem chi tiết bằng tiếng Pháp : https://www.lepoint.fr/…/dix-informations-rassurantes-a-pro…    
......

Lại chuyện Vũ La quê mình

Bà con họ Mạc đang họp bên trong Đình Mạc Van Trang| Hôm qua tôi về quê (Vũ La, Nam Đồng, Nam Sách, Hải Dương) Giỗ Tổ họ Mạc. Vừa bước vào nhà ông anh, bà chị dâu hớt hải bảo: - Chú ơi, ở quê nó đồn ầm lên chú là phản động đấy; chú viết báo bêu xấu quê hương, lấy tiền của nước ngoài… Chú bị khai trừ đảng rồi!... - Những đứa nào nói? - Công an ở trên tỉnh người ta về phổ biến cho chi bộ, cho cán bộ. Người ta vào mấy nhà họ hàng, điều tra về chú đấy. Người ta hỏi hôm nay Giỗ Tổ chú có về không? Khéo hôm nay họ kéo về bắt chú đấy!... Có chuyện rồi đây. May quá, nghệ sĩ Kim Chi- tác giả phim “NỖI ĐAU MẤT ĐẤT”- đọc mấy bài của tôi về Vũ La bị cướp đất, liền liên hệ để hôm nay cùng về tìm hiểu thực tế. Thế là tôi đi gặp Bí thư chi bộ thôn, gặp mấy đảng viên cựu chiến binh, mấy đảng viên lão thành hỏi cho ra nhẽ. Nghệ sĩ Kim Chi đang hỏi chuyện mấy đảng viên Cựu chiến binh, cả Bí thư chi bộ tham dự Ối Giời ơi! Ai cũng bảo cảm ơn bác nói lên sự thật. Chúng em đi kiện lên Tỉnh, không ăn thua, vì họ quyết định tập thể, bênh che nhau; kiện lên ông Tô Lâm, lên Thanh tra Chính phủ, họ lại đưa trả về tỉnh… Trong khi dân phản đối thu hồi đất, vì KHÔNG CÔNG KHAI, MINH BẠCH, KHÔNG ĐÚNG PHÁP LUẬT, CÒN ĐANG ĐI KIỆN, THÌ HỌ KÉO MẤY TRĂM QUÂN, MẤY CHỤC XE ỦI, Ô TÔ VỀ CƯỠNG CHẾ, SAN ỦI CƯỚP CẢ CÁNH ĐỒNG và ĐÀN ÁP NHỮNG NGƯỜI ĐẤU TRANH… . Hai CA đang đi xe máy, mình dừng lại rẽ vào nhà dân, 2 cậu cũng vội dừng lại Thương nhất là ông Bạch, ngoài 80 tuổi, già yếu, có thửa ruộng trồng hoa sắp đến Tết là bán, vậy mà nó cho xe ủi hết. Ông ấy lăn ra ruộng, nó khiêng vứt lên bờ. Mấy người xuống nhổ giúp ông ấy ít cây hoa cũng không kịp. Nó tập trung mấy ô tô đổ đất vào đấy và san ủi ngay, xóa hết mọi dấu tích… Có cô giơ điện thoại lên ghi hình, nó cho mấy thằng xã hội đen đuổi cướp điện thoại… Đất Ba Hàng bỏ hoang hơn 10 năm (cỏ xanh) - Sao ở chỗ Ba Hàng, mấy chục ha đất thu hồi, bỏ hoang hơn 10 năm nay, họ không làm gì, lại đi thu hồi đất đang canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu của làng ta? Mấy đảng viên trả lời tự nhiên: Đất ấy là của mấy ông nhiệm kỳ trước bán cho doanh nghiệp rồi. Nhiệm kỳ này, mấy ông mới lên, phải bán nốt bên này… - Thế sao làng không mua mấy sào theo giá 97 triệu 1 sào để mở rộng nghĩa trang ra? - Nó bảo nghĩa trang sẽ được quy hoạch chung của tỉnh, chứ không tùy tiện được… - Thế nó quy hoạch mãi trên núi Chí Linh, thì làng cũng đem người chết lên tận đó chôn à? Mỗi làng là một cộng đồng dân cư, phải có đình, chùa, trường học, nghĩa trang… mới thành cộng đồng chứ. Rồi ra thăm viếng mồ mả ông bà làm sao? . Đất Vũ La mới cướp, đất còn loang lổ... Mấy đảng viên già rồi cứ ngơ ngác, bức xúc, ấm ức, mà chẳng biết làm sao. Lại còn chuyện: “Trên” ép về phải kiểm điểm kỷ luật 16 đảng viên “không gương mẫu giao đất”, có người còn “theo đuôi quần chúng” ký đơn khiếu kiện, vi phạm vào “Những điều đảng viên không được làm”(?) Nhưng họp chi bộ đến 5 lần bỏ phiếu kín để ký luật, cũng không xong!... Hóa ra “Đảng” bây giờ như cái vòng kim cô trên đầu đảng viên! Đảng viên không được tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt, tự do hành động… theo ý mình hay ý dân nữa! Phục tùng “trên” thì vô lý, ấm ức; thoát ra thì không dám, cứ như con chim trong lồng, con cá trong chậu, vùng vẫy thì mang thương tích, vô vọng; yên phận, phục tùng thì sống kiếp “cá chậu, chim lồng”; cam phận mà lại biết “hót hay, bơi đẹp” thì nó còn cho tí mồi ngon, béo bở… Nghệ sĩ Kim Chi vớ bẫm, ghi hình được bao nhiêu chuyện người thật, việc thật để làm tiếp phim về vấn đề NÔNG DÂN - ĐẢNG - ĐẤT… Định dừng câu chuyện ở đây, nhưng qua chuyện quê mình, có thể rút ra vài điều: Gọi chính quyền ở Việt Nam hiện nay là “Cộng sản” là không chính xác, vì nó đã tha hóa, xa rời bản chất cộng sản, vứt bỏ từ lâu những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do các ông Tổ cộng sản đề xướng. Người ta gọi chính quyền hiện nay là chế độ “độc tài toàn trị” (ĐTTT) là chính xác; nó vứt bỏ hết những mơ mộng tốt đẹp của những người cộng sản tiền bối, chỉ còn giữ lại và phát huy triệt để những thủ đoạn thâm hiểm của cộng sản. Có thể nêu vài ví dụ. 1. Tuyên truyền dối trá. Vì chính quyền ĐTTT, không có lực lượng đối lập, không tự do báo chí, nên một mình nó muốn nói gì thì nói; nó che giấu những việc làm xấu xa tầy đình, bằng những lời lẽ lừa bịp. Phổ biến áp đặt ý muốn của nó cho đảng viên, cựu chiến binh, nhân dân, không trả lời được những câu hỏi của dân, nó vẫn tuyên truyền là đã nhiều lần “đối thoại với dân”… Nó đem lực lượng áp đảo từ đâu về làng người ta cưỡng chế, cướp đất, nó gọi là là đã “THU HỒI đất diễn ra tốt đẹp”(?). Mình viết bài tố cáo đúng sự thật, nó cho người về quê vu khống, bôi đen là “phản động”, “kích động” dân, “lấy tiền của thế lực thù địch nước ngoài”… 2. Chia rẽ, cô lập. Một số người cần tiền, nhẹ dạ đồng ý bán ruộng rẻ, nhận tiền đền bù, nó ầm ĩ tuyên dương “gương mẫu chấp hành chính sách”; ai hăng hái đấu tranh, nó gọi là “những phần tử kích động, phá rối”; ở Vũ La, nó nói thôn Đồng Ngo nhận tiền hết rồi; ở Đồng Ngọ, nó nói Vũ La nhận tiền rồi… Nó gây chia rẽ trong xóm làng; cô em dâu tôi nói, bác ơi dân làng chia rẽ lắm: Bây giờ “đỉa cắn chân ai người đó giẫy” thôi! Ngay bản thân tôi, nó cũng gieo rắc trong họ rằng, ông Trang “phản động”. Thế nên hôm nay đông đủ cả họ, tôi phải phát biểu, lên án, vạch mặt luận điệu phản động của bọn tuyên truyền xuyên tạc. Cả họ vui mừng, hết lo sợ. Lại càng vui khi thấy mình được Hội đồng Mạc tộc Việt Nam tặng “Huy chương” “Mạc tộc Tinh hoa”, cả họ vỗ tay đôm đốp! 3. Đe dọa khủng bố. Các cán bộ, giáo viên ở Vũ La bị lập danh sách, trên tỉnh gọi lên “quán triệt”, phải về vận động gia đình, người thân giao đất, nêu không sẽ bị xem xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách… Mấy cháu chia sẻ bài viết về cướp đất Vũ La, bị công an triệu tập, cơ quan chủ quản gọi lên kiểm điểm… Đảng viên lão thành bao nhiêu năm tuổi đảng, mặc kệ, không “gương mẫu chấp hành”, không “giáo dục” được vợ con giao đất, đều phải kiểm điểm. Nên khi tôi hỏi: anh khỏe không? Ông anh lại trả lới: Nhục lắm chú ạ! Hôm qua cũng vậy, 5 -7 công an mặc thường phụ đi 1 ô tô, 2 xe máy về làng. Chúng gọi bí thư chi bộ ra làm việc. Chúng cứ lượn lờ quanh chỗ họ Mạc cúng lễ, họp hành và ăn cỗ. Lúc tôi ra gọi cậu lái xe vào ăn cỗ, mấy CA ngồi trơ khấc, chầu trực, nghĩ vừa thương vừa giận, vừa buồn cười… Mình đi thăm nhà ai trong làng, mấy CA cũng lấp ló đi theo, nhưng mục đích của chúng không phải để khống chế tôi và nghệ sĩ Kim Chi mà để cho dân làng thấy sợ hãi là chính… Công an rất giỏi sử dụng bạo lực tinh thần bằng mọi thủ đoạn, nhất là những mưu hèn, kế bẩn. 4. Dùng “tập thể lãnh đạo” và số đông quần chúng u mê để khỏa lấp tội lỗi. Bà con bảo, họ tuyên truyền, đây là quyết định của tập thể tỉnh ủy, Hội đồng Nhân thành phố… Đúng rồi, đến Nguyễn Tấn Dũng còn nói trước Quốc hội: Tôi chỉ thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, làm gì cũng báo cáo Bộ Chính trị… Nó cứ đổ cho “tập thể” là thoát tội. Thứ nữa là số đông đảng viên và người dân chỉ xem Tivi, nghe đài, đọc báo của chính quyền ĐTTT, nên đa số u mê, tin theo. Rồi nó lấy số đông đó áp đảo những ý kiến đúng đắn, những thiểu số… 5. Dùng bạo lực để khuất phục. Dùng hết các thủ đoạn trên không đạt được mục đích thì nó sẽ dùng bạo lực để cưỡng chế, gọi trắng ra là cướp đoạt. Như ở Vũ La, đó là dùng bạo lực, mấy trăm quân, mấy chục ô tô, xe ủi về cướp đất trắng trợn, chứ còn gì nữa! Mà nếu kiên quyết kháng cự, giữ đất một cách có tổ chức thì nó sẽ tấn công tàn bạo như vào thôn Hoành, xã Đông Tâm, Hà Nội, sát hại dã man cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 nông dân, vu cho tội “khủng bố, giết người”!... Mục đích là gây khiếp đảm cho muôn dân, trăm họ! Tóm lại, dùng BẠO LỰC để đạt mục đích, rồi dùng TUYÊN TRUYỀN dối trá để che giấu những hành động bất minh, vô pháp, vô đạo là phương thức tồn tại của chính quyền ĐTTT hiện nay. 4/3/2020 MVT  
......

Bạn có biết về Kho Dự trữ Bí mật các thiết bị y tế và thuốc men của Úc trong trường hợp có đại dịch coronavirus?

Ở nhiều địa điểm bí mật trên khắp nước Úc, thuốc men và vật dụng y tế trị giá $100 triệu đô la – bao gồm 20 triệu khẩu trang, thuốc kháng sinh, và những thứ căn bản khác như nước rửa tay – đang ‘ngủ yên’ trong những pallet khổng lồ, sẵn sàng triển khai trước đe dọa của coronavirus COVID-19. oàn bộ những thứ kể trên đã dần dần được tích lũy trong hơn một thập niên qua, để dành cho những trường hợp cấp bách như tấn công khủng bố sinh học, cấp cứu y tế hoặc đại dịch. Highlights: Kho Dự trữ Y tế của Úc có mặt khắp nơi trên toàn quốc, trị giá thuốc men và vật dụng y tế trong đó là $100 triệu đô la.  Thuốc men và vật dụng y tế trong kho này đang "ngủ yên" trong bí mật và bảo mật vì tránh các nguy cơ khủng bố. Trong trường hợp đại dịch coronavirus COVID-19 được công bố, kho sẽ được mở cửa phân phát các sản phẩm này đến tay người cần. Một số thuốc men và vật dụng y tế này được gọi là Kho Dự trữ Y tế Quốc gia (NMS). Và với coronavirus tiến gần đến điểm chắc chắn được tuyên bố là đại dịch theo lời Thủ tướng Scott Morrison, kho dự trữ y tế hiện nay, theo các cơ quan y tế, sẽ là một yếu tố sống còn trong toàn bộ chiến dịch nước Úc phản ứng với COVID-19, sẽ được đem ra sử dụng lần đầu tiên trong hơn mười năm qua. Ai có quyền mở cửa Kho Dự trữ Y tế này? Các tiểu bang và vùng lãnh thổ yêu cầu quyền truy cập vào kho dự trữ mà Bộ Y tế gọi là “dự trữ chiến lược của dược phẩm và thiết bị bảo vệ cá nhân”, cần sự chấp thuận cuối cùng của Giám đốc Y tế Brendan Murphy. Cho đến nay trong dịch coronavirus, hơn 1.4 triệu khẩu trang phẫu thuật đã được trao cho bác sĩ gia đình GPs, nhân viên y tế, dược sĩ và các cơ quan chính phủ để làm việc với “những người có nguy cơ hoặc có nguy cơ cao ở biên giới”. Kể từ khi coronavirus trở thành một trường hợp khẩn cấp y tế trên toàn thế giới, Chính phủ Liên bang đã xây dựng nguồn cung cấp của mình. Hồi tháng Một đầu năm, ông Hunt cho biết chính phủ có 12 triệu khẩu trang. Thứ Sáu tuần trước cuối tháng Hai, ông tiết lộ có 20 triệu khẩu trang trong kho. Chúng ta đang có nguồn dự trữ tốt. Ông nói vào thứ Sáu tuần trước. “Ưu tiên rõ ràng là bảo vệ các bác sĩ lâm sàng tuyến đầu và chúng tôi sẽ làm việc với các tiểu bang và vùng lãnh thổ và mạng lưới y tế chính hoặc bất kỳ cơ quan nào để bảo đảm rằng nguồn cung cấp được chuyển đến nơi cần thiết. “Chúng tôi có chuỗi cung ứng mạnh mẽ. Là một phần trong công việc của chúng tôi, đó là một trong những mặt hàng mà Liên bang xem là mặt hàng cần hành động cụ thể.” Có những thuốc men gì trong Kho Dự trữ Y tế của Úc? Không có vắc xin, nhưng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống virus remdesivir, đã được chứng minh là có ích. Tuy nhiên, ông Hunt không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy Chính phủ Liên bang đã dự trữ remdesivir hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Lần gần nhất sử dụng thuốc men và vật dụng y tế trong kho dự trữ là trong đại dịch swine flu (cúm lợn) năm 2009. Hơn 900,000 toa thuốc chống vi rút, trị giá khoảng $29 triệu đô la, đã được phân phối, cùng với 2.1 triệu thiết bị bảo vệ cá nhân cũng được đem ra sử dụng. Trong 15 năm qua, tổng vốn đầu tư vào Kho Dự trữ Y tế Quốc gia NMS là khoảng $900 triệu đô la. Theo Bộ Y tế, khoảng 80 phần trăm giá trị của kho dự trữ nằm trong dược phẩm, bao gồm cả thuốc chống virus như Tamiflu và Relenza. Báo cáo của tổng kiểm toán năm 2014, một trong số ít tài liệu công khai trực tuyến về NMS, cho biết thuốc chống siêu vi thường có có giá trị sử dụng chỉ từ 7 đến 10 năm, là “chi phí đáng kể" của NMS vì đến ngày tháng phải đem bỏ. Kho cũng có một nguồn cung cấp hạn chế “thuốc chuyên dụng cao”, trong trường hợp khẩn cấp, có thể không thể tìm thấy ở nơi nào khác trong hệ thống cung ứng dược phẩm của Úc. Trong năm 2014, báo cáo này cho biết 14 phần trăm các mặt hàng có liên quan đến phòng thủ hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân, bao gồm “phản ứng với bệnh than và đại dịch cúm ở người”. Những quan ngại thời cuộc Các chuyên gia đã đưa ra quan ngại về những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng khi các nhà máy Trung Quốc vẫn đóng cửa vì mối đe dọa COVID-19. Giáo sư an toàn sinh học toàn cầu của UNSW Raina MacIntyre cho rằng Úc “sẽ thấy tác động” trong chuỗi cung cấp một số thiết bị y tế và thuốc men trong công chúng. Chủ tịch của Royal Australian College of GPs, Harry Nespolon, cho biết các bác sĩ gia đình cần nhiều thiết bị bảo vệ hơn – bao gồm kính bảo hộ và bộ quần áo bảo hộ, để họ có thể khám bệnh một cách an toàn những người có thể mang COVID-19 trong người. Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc AMA Tony Bartone cho biết có “một số báo cáo” chuyện một số loại thuốc và khẩu trang không có sẵn. Nhiều tin tức cho hay xuất hiện những người hoảng loạn tìm mua khẩu trang trong tuần rồi. Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/ban-co-biet-ve-kho-du-tru-bi-mat-cac-thiet-bi-y-te-va-thuoc-men-cua-uc-trong-truong-hop-co-dai-dich-coronavirus?fbclid=IwAR3XI36VYrIBgQpl9hQvuCQCYzqA5tyBXE7awB6_WAdioYkB01knh8-n3UA
......

Dân Luxembourg được đi xe công cộng miễn phí

Phan Nguyên – Fb Việt Tân| Bắt đầu từ hôm nay, 29 tháng Hai 2020, là quốc gia đầu tiên trên thế giới, Vương quốc Luxembourg miễn phí cho hầu như mọi phương tiện giao thông công cộng. Trừ toa thượng hạng (first class) và các chuyến xe khuya, người dân có thể dùng xe điện (metro) bất cứ lúc nào mà không cần bỏ ra xu nào. Cả du khách cũng được miễn phí. Ông Bộ Trưởng Giao Thông François Bausch (đảng Xanh) hy vọng là dân chúng sẽ bớt dùng xe hơi và vì thế thành phố sẽ ít khói bụi, ô nhiễm hơn. Hôm nay, 620.000 dân quốc gia nhỏ bé thứ hai tại Âu Châu ăn mừng trên đường phố, trong các xe điện từ nay miễn phí. Họ ca hát, nhảy múa mừng thành quả họ có thể đạt được. Tối nay sẽ diễn ra một buổi lễ lớn tại bến xe điện (Tram) để ăn mừng sự kiện có một không hai này. Di chuyển miễn phí là một phần dự án lớn nhằm thay đổi bộ mặt giao thông Luxembourg. Chương trình khếch trương mạng lưới giao thông công cộng đã được tiến hành. Chỉ riêng cho đường sắt, Luxembourg đã đầu tư 4 tỉ Euro trong vòng 10 năm, từ 2018 đến 2027. Luxembourg phải chi cho dự án giao thông miễn phí này mỗi năm 41 triệu Euro. Cho đến hôm qua, người đi làm, Luxembourg và dân láng giềng như Pháp, Bỉ, Đức thường xuyên đối diện với nạn kẹt xe. Bắt đầu từ ngày 29 Tháng Hai 2020, Vương quốc Luxemburg, quốc gia đầu tiên trên thế giới, cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí. Ảnh: GoogleMaps Được biết, thành phố Augsburg ở Đức đã thực hiện chương trình miễn phí tương tự như Luxembourg từ đầu năm 2020 để giảm thiểu nạn kẹt xe và giữ không khí trong thành phố đỡ ô nhiễm. Tuy nhiên chỉ thực hiện trong chu vi 9 trạm xe trong trung tâm thành phố mà thôi. Phan Nguyên – Facebook Việt Tân (Theo dw.com)  
......

“Mỗi người chúng ta đều có thể làm gì đó để ngăn chận virus”

Spiegel online| Viện Robert Koch đã tổ chức họp báo thông tin về dịch Covid-19 có nguy cơ sắp xảy ra ở Đức. Bây giờ mỗi cá nhân nên xem lại hành vi hàng ngày của mình để giúp cải thiện cơ hội ngăn chặn. Tất cả chúng ta đều có thể giúp ngăn chặn không cho virus lây lan thêm nữa”, Lothar Wieler, Giám đốc Viện Robert Koch ở Đức. “Dù nghe thì có vẻ quá tầm thường nhưng chúng ta nên bắt đầu bằng các biện pháp thông thường mà chúng tôi cũng khuyên nên áp dụng khi bị cúm: giữ đúng các quy tắc khi hắt hơi và ho, rửa tay, giữ khoảng cách với người bệnh.” Thêm vào đó là “đừng hắt hơi vào tay mình mà vào khuỷu tay. Rửa tay thường xuyên, nếu không thể thì có thể sử dụng chất khử trùng.” Virus này được cơ thể bài tiết ở giai đoạn rất sớm và có thể dễ dàng lây truyền qua nhiễm trùng giọt, việc mà người ta có thể tránh được qua những biện pháp trên. Không có bằng chứng cho thấy đeo khẩu trang là hữu ích trong cuộc sống thường ngày. So sánh với bệnh cúm thông thường, ông nói: “Bệnh cúm giết chết hàng trăm, đôi lúc hàng ngàn người mỗi năm. Dữ liệu chúng ta có được về tỷ lệ tử vong của Covid-19 cho thấy tỷ lệ tử vong dường như còn cao hơn – cao gấp khoảng năm đến mười lần bệnh cúm. ” Nhưng người ta chỉ có thể đánh giá điều này chính xác khi dịch bệnh kết thúc. Nếu nghi ngờ rằng mình bị nhiễm vi-rút corona, thì không nên đến phòng khám bác sĩ mà không báo trước vì có thể lây nhiễm cho người khác ở đó. Những người này nên liên hệ với sở y tế địa phương hoặc bác sĩ gia đình của họ trước. “Cho đến nay, các trường hợp nghi ngờ bao gồm những người đã ở trong một khu vực rủi ro, ví dụ như ở miền bắc Ý, hoặc đã tiếp xúc với một người nhiễm bệnh trong 14 ngày qua,” Wieler nói. “Cho đến nay, virus không nằm ngoài tầm kiểm soát ở Đức”, Wieler nói. “Nhưng chúng ta vẫn không biết nó sẽ phát triển như thế nào.” Do đó, điều quan trọng là tiếp tục theo đuổi chiến lược ngăn chặn, tức là cách ly người bệnh trong bệnh viện, xác định những người tiếp xúc với người này và cách ly họ tại nhà. Những người đã ở Bologna hoặc một khu vực rủi ro khác trong 14 ngày qua nên theo dõi các triệu chứng và nên thường xuyên đo nhiệt độ. Viện Robert Koch cũng tiết lộ các bước tiếp theo có thể là gì nếu như virus lan rộng hơn ở Đức: “Chúng ta sẽ giảm bớt tính di động nói chung, nghĩa là, các chuyến đi xa sẽ bị hủy bỏ, cũng như các sự kiện lớn, các nơi ở nhiều người sẽ bị đóng cửa”, Wieler nói. Các nhóm rủi ro như người cao tuổi sẽ được khuyến khích chỉ đi mua sắm một lần một tuần, chủ lao động nên tạo điều kiện làm việc tại nhà. “Chúng ta sẽ cố gắng giảm cuộc sống công cộng và tiếp xúc với nhau để tránh hoặc ít nhất là làm chậm sự lây lan hơn nữa”, Wieler nói. Spiegel online Nguồn:spiegel.de/wissenschaft/medizin/coronavirus-wir-koennen-alle-etwas-tun-um-das-virus-in-deutschland-einzudaemmen-a-2cfed4fc-c9f1-4200-85a3-00b06b2a9b1d Phan Ba  viết theo SPIEGEL Online Nguồn:phanba.wordpress.com/2020/02/27/moi-nguoi-chung-ta-deu-co-the-lam-gi-do-de-ngan-chan-virus/  
......

Pages