Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?

Kết cục của chế độ cộng sản Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác. Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào. Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy. Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam thời gian qua. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới thì nay người ta đã công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. “Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay thì tiếng nói đòi đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đã xuất hiện những lời lẽ bóng gió về đòi hỏi tất yếu đó. Toan tính của Bắc Kinh Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhãng “sứ mạng cao cả” đó. Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới. Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam có nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đã quá chán ngán với chế độ độc tài, còn Trung Quốc thì chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước. Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đã và đang tìm cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới hình thức dự án kinh tế trá hình ở Lào và Campuchia, v.v. Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới. Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa thì chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam hòng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ. Chính vì vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng. Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển thì Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lãnh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào tình thế đã rồi; trên đất liền thì Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng nhằm khi chiến sự xẩy ra thì sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá hình tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá trình vẫn đang diễn ra nhiều năm nay. Một khi bộ máy lãnh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ còn là vấn đề thủ tục. Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng? Vấn đề lúc này đã trở nên rõ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao? Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải kể từ năm 1945 đến nay. Xin đơn cử:     Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lý lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.          Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 thì lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quý vị hãy hình dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình và hoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại thì đây thực sự là THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam. Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014 – Nguồn: VOA     Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đã đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng ở Việt Nam: một loạt dự án thuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoa trên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.          Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.).          Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai trò quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đã chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác.          Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011. Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”     Cho đến nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá trình ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ còn cho thấy lập trường chống Trung Quốc rõ ràng. Không những vậy, tuy đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua,  chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái gì để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện.          Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của trò “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này thì chẳng còn mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” thì lại càng có nhiều người tung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là vì họ đã nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đã lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị? Tổng thống Obama từng hy vọng việc ký kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm ký kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là vì Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đòi cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.) Bên cạnh những gì đã trình bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu còn người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông Dũng? Những phát biểu hùng hồn của ông Dũng nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo” mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông Dũng chẳng qua chỉ là trò loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, hòng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam? Xin thưa, quá trình “Hán hoá” Việt Nam sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng còn thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả. Hãy nhìn lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đã bị “Hán hoá” đến thế nào để hình dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng. Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho mình trở thành “Putin của Việt Nam”. Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đã bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đã được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin. Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đã gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, ông ta đã nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014. Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013. Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân thì mặc dù Bộ Quốc phòng đã chính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đã hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “xì” tin cho báo chí lên tiếng thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả. Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “xì” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì nay Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đã trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu). Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin thì âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đã trở thành hiện thực. Theo voatiengviet.com
......

Cô gái trẻ dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì người nghèo

Một cô gái trẻ bị mất việc, bị đuổi khỏi nhà trọ, bị cấm xuất cảnh, bị công an câu lưu, hành hung, xúc phạm nhân phẩm vì cộng tác cho một trang báo độc lập không thuộc ‘lề đảng’ nhưng vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để theo đuổi sứ mạng truyền thông vì người nghèo. Cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Saigon Photo Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn. Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn. Anna Huyền Trang Đó là câu chuyện của cô Anna Huyền Trang, một trong số các thành viên nồng cốt của truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) ở Sài Gòn. Trang bắt đầu làm cộng tác viên cho DCCT vào năm 2011. Sau khi công an áp lực chỗ làm đuổi việc cô, từ đầu năm ngoái, Trang đã bỏ hẳn công việc chuyên ngành kinh tế để trở thành phóng viên toàn thời gian của truyền thông DCCT, ngược xuôi khắp nơi để đưa ra ánh sáng những câu chuyện oan khuất, những tiếng nói của người dân thấp cổ bé miệng, những thông tin không được báo chí nhà nước đề cập tới. Ngoài việc đi thu thập tin tức, phỏng vấn, viết bài cho trang web Dòng Chúa Cứu Thế, Trang còn đảm trách biên tập chương trình Cà Phê Tối, một trong sáu chương trình truyền hình của Dòng Chúa Cứu Thế, chuyên điểm tin hằng ngày và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam. Hai trong số những lần Trang bị bắt bớ, hành hung được dư luận biết đến là lần cô vô cớ bị công an phường Cầu Kho (quận I, TPHCM) cưỡng chế về đồn hồi tháng 10/2012, bị tra tấn, bị lột quần áo để khám xét, theo tường thuật chi tiết cô công khai trên các trang mạng xã hội sau đó; và lần cô bị đánh ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất và bị tịch thu hộ chiếu trước khi lên đường tham gia hội thảo về tự do báo chí tại Quốc hội Mỹ với tư cách là một nhà báo độc lập từ Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm ngoái, theo lời mời của hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ. Những hình ảnh Trang và bạn bè của cô ghi được về vụ việc này sau đó đã được phổ biến rộng rãi trên internet. Trong môi trường kiểm duyệt chặt chẽ thông tin, không dung chấp ý kiến bất đồng, và bằng mọi cách ngăn chặn truyền thông độc lập như tại Việt Nam, tường thuật tin tức không theo lề đảng là một việc làm hết sức nguy hiểm mà những bản án liên tiếp dành cho các nhà báo-blogger tự do trong nước đã chứng minh rõ nét. Vậy sức mạnh nào đã thôi thúc cô gái đôi mươi gầy gò, mảnh khảnh ấy dấn thân vào sứ mạng truyền thông vì những người không có tiếng nói trong xã hội? Tạp chí Thanh Niên VOA mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu qua cuộc trò chuyện với Anna Huyền Trang trong chương trình hôm nay. Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn http://www.voatiengviet.com/content/co-gai-tre-dan-than-vao-su-mang-truy... Anna Huyền Trang: Trước khi em cộng tác với truyền thông DCCT, em đã tham gia các hoạt động xã hội trong thời gian dài bắt đầu từ năm học lớp 12, vì thời gian đó em có cơ hội tiếp xúc rất nhiều trẻ em đường phố, những người nghiện ma túy, và những người nhiễm HIV. Em cũng tham gia các hoạt động truyền thông bảo vệ sức khỏe cho họ. Điều này em được gặp lại trong sứ mạng của truyền thông DCCT, nên đã thu hút em tham gia, và em đã có nhiều dịp tiếp cận với các mảnh đời tan thương, bất hạnh do chính thể chế độc tài tạo nên. Trà Mi: Cộng tác với truyền thông DCCT từ bấy tới nay, Trang đã rút ra cho mình những kinh nghiệm thế nào trong hoạt động truyền thông độc lập, đa chiều? Anna Huyền Trang: Trong quá trình cộng tác, em đã nâng lên được khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau, gặp được nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như tụi em đến với những dân oan mất đất để tìm hiểu sự việc của họ và viết tin đúng sự thật. Trà Mi: Làm truyền thông theo ‘lề dân’ rất nhiều khó khăn. Bạn trang bị cho mình sự chuẩn bị ứng phó về mặt tinh thần như thế nào? Anna Huyền Trang: Phóng viên tự do gặp rất nhiều đe dọa về tính mạng. Mình biết sẽ bị tóm cổ bất cứ lúc nào, nhưng đó đúng là điều ‘thú vị’ nhất ở Việt Nam đấy chị. Em luôn chuẩn bị là công an sẽ bắt mình. Em và các bạn em cũng sẵn sàng cho điều đó. Trà Mi: Biết có thể bị bắt bất cứ lúc nào, bạn có cách gì để tự vệ trước những rủi ro đó? Cô Anna Huyền Trang Trang biên tập chương trình truyền hình Cà Phê Tối của DCCT, chuyên điểm tin và bình luận các sự kiện thời sự liên quan tới Việt Nam Anna Huyền Trang: Trước khi đi tác nghiệp, mình thông báo cho những người bạn của mình biết địa điểm và thời gian. Nếu trong thời gian đó các bạn không thấy mình liên lạc thường xuyên thì biết là mình đã gặp rủi ro. Chính những người bạn của em là những người giám sát em trong quá trình em tác nghiệp. Trà Mi: Từ lúc mới bước vào truyền thông DCCT tới nay, Trang thấy mình có gì thay đổi khác xưa, đã học hỏi được những gì? Anna Huyền Trang: Điều thay đổi lớn nhất là em ý thức hơn vai trò của một công dân đối với đất nước, mình không thể câm lặng trước các vấn nạn của xã hội ví dụ như tham nhũng hay việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Trà Mi: Có thể kể mình nghe một vài trường hợp đã kinh qua với vai trò một ký giả độc lập trong môi trường kiểm soát chặt chẽ thông tin ở Việt Nam? Anna Huyền Trang: Cuối tháng 10/2012 sau khi đi lấy tin về phiên sơ thẩm hai nhà sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, em bị công an bắt về phường Cầu Kho.  Em bị các nhân viên công quyền đánh đập, hành hung, lột đồ ra để khám xét. Cũng có vài lần bị bắt khác nhưng em không có gì là sợ cả. Họ đe dọa rất nhiều về tính mạng và gia đình mình. Họ hỏi ‘Mày là ai?’ Em nói ‘Tôi là phóng viên DCCT.’ Họ hỏi ‘Thẻ nhà báo đâu? Chúng mày là dân phản động làm gì mà có thẻ nhà báo của nhà nước.’ Từ đó, em thấy họ rất miệt thị các phóng viên tự do như tụi em và cần tác động làm sao để mọi người quan tâm nhiều hơn đến các phóng viên tự do chưa được các tổ chức xã hội bảo vệ. Trà Mi: Bị miệt thị trong một xã hội mà mọi chuyện đều nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước rõ ràng là một bất lợi rất lớn cho các sinh hoạt hằng ngày và những giao tiếp xã hội. Những bất lợi, thiệt thòi đó đối với bản thân Trang thấy thế nào? Anna Huyền Trang: Em không cảm thấy bị tủi thân vì họ có quyền làm điều đó với mình. Còn mình phải nghĩ khác, phải làm thế nào để giúp họ thay đổi và nhận ra được những giá trị mà các anh em dân chủ đang đấu tranh vì lợi ích của đất nước, xã hội, và con người Việt Nam chứ không phải như những gì nhà nước này rêu rao rằng là ‘phản động.’ Những người đấu tranh dân chủ nhìn thấy công việc mình làm mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội, cho người nghèo, mà cũng mang lại niềm vui cho mình nữa thì tại sao mình phải tủi hổ? Tại sao mình lại buồn trước những ánh mắt lạ lùng đó? Em tin một ngày nào đó những ánh mắt lạ lùng đó sẽ quý mến mình. Chỉ cách đây 1 năm, bạn bè em cũng nhìn em soi mói, xét đoán công việc của em, nhưng rồi các bạn em theo dõi công việc của em trên facebook và dần hiểu được công việc em làm. Bây giờ, chính các bạn đã ủng hộ em. Trà Mi: Gia đình phản ứng thế nào trước những việc làm của Trang? Anna Huyền Trang: Bố mẹ em rất lo cho em. Họ từng bị an ninh mời lên làm việc hỏi về việc em làm. Thế nhưng, bố mẹ em muốn em sống tốt, trở thành người tốt, đó là cách em báo hiếu cho bố mẹ. Trà Mi: Nói về vui-buồn của một nhà báo tự do trong nước, Trang sẽ chia sẻ những gì? Anna Huyền Trang: Em cảm nhận được niềm vui thật sự trong nhóm truyền thông DCCT. Mọi người rất quý mến nhau, xem nhau như một gia đình vì không biết mỗi người sẽ bị bắt lúc nào, nên quý nhau từng ngày. Tụi em chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm hay bị bỏ rơi vì mình biết con đường mình đang đi là đúng, có ích cho xã hội. Đó là niềm vui. Lần đầu tiên bị bắt, em cũng buồn và sợ lắm vì họ đánh, họ nhục mạ. Nhưng chính lúc trong đồn công an đó mình mới nhận ra được bản chất của chế độ. Nhờ đó, giúp mình có thêm sức mạnh. Trong nhóm chúng em đã có 3 người bị bắt là Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, và Trần Minh Nhật. Trà Mi: Trang có bao giờ nghĩ nếu không may mình bị như họ cuộc đời mình sẽ ra sao, tương lai mình sẽ như thế nào? Anna Huyền Trang: Tụi em luôn luôn nghĩ rằng không sớm thì muộn tụi em sẽ có cơ hội được ăn bánh mì mốc. Có người đang đe dọa em điều đó mà. Tuy nhiên, cá nhân em nghĩ việc này có thể là một trải nghiệm cho đời sống tâm linh của một người Kytô hữu. Em cảm nhận được điều này trong cuốn sách của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù mà không thông qua một phiên tòa xét xử nào. Chính cuộc đời của Ngài đã tác động em rất nhiều. Em tin những việc em đang làm hiện nay là đúng. Trà Mi: Cũng có người nói rằng truyền thông độc lập, báo chí không theo lề đảng không bao giờ đưa tin tốt hoặc nói gì hay cho nhà nước cả. Lúc nào cũng nói những điều không tốt, không hay cho nhà nước thì phải chăng đó là một sự ‘chống đối’? Phản hồi của Trang thế nào? Anna Huyền Trang: Nhà cầm quyền luôn ra rả ‘dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.’ Do đó, bản thân em là một công dân nước Việt Nam đang thực hiện quyền giám sát các hoạt động của nhà cầm quyền để họ làm tốt hơn, phục vụ dân tốt hơn. Nếu ai đó nghĩ em là người ‘chống đối’ hay ‘phản động’ thì chính họ đang đi ngược lại những chính sách mà nhà nước đang khuyến khích. Trà Mi: Với các bạn trẻ ở Việt Nam không biết nhiều hoặc không mấy quan tâm đến truyền thông độc lập, Trang muốn chia sẻ điều gì với họ? Anna Huyền Trang: Em muốn nhắn gửi những người bạn không đồng quan điểm với em rằng ‘Chúng mình là người lớn. Hãy sống thế nào cho ra người lớn. Đừng để con trẻ phải gánh chịu. Đừng để con trẻ chất vấn vì đó đúng là một điều đáng nhục. Mình chính là nhân tố thay đổi xã hội, thay đổi thể chế để giúp Việt Nam trở nên tốt hơn, người dân Việt Nam được sống an nhiên hơn. Trà Mi: Cảm ơn Trang rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay. Nguồn: voatiengviet.com
......

Cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới?

Cuốn sách ‘Mein Kampf’ (Con đường đấu tranh của tôi) của Adolf Hitler sẽ hết thời hạn bản quyền ở Đức vào năm 2015. Điều gì sẽ xảy ra khi giới chức không còn có thể kiểm soát việc in ấn và phát hành cuốn sách này? Xuất bản hay đốt bỏ? (Carl de Souza/Getty Images) “Họ muốn biến nó thành Kinh Thánh,” ông Stephan Kellner, một chuyên gia sách hiếm, thì thầm trong một căn phòng yên ắng ở thư viện bang Bavaria. Ông giải thích bằng cách nào mà Đức Quốc xã đã biến một cuốn sách kể lể – nửa là hồi ký, nửa là tuyên truyền – thành tài liệu trung tâm trong ý thức hệ của Đệ tam Đế chế? Khi Mein Kampf hết thời hạn bản quyền thì cũng có nghĩa là về mặt lý thuyết bất cứ ai cũng có thể xuất bản tác phẩm này ở Đức. Một chương trình mới trên đài phát thanh BBC 4 đã tìm hiểu giới chức Đức sẽ làm gì với cuốn sách tai tiếng nhất trên thế giới này. Việc thế hệ trẻ tiêm nhiễm tư tưởng Quốc xã có thể được ngăn chặn tốt hơn bằng cách đối diện cởi mở với những gì Hitler viết chứ không phải giữ cho những gì bị người đời nguyền rủa này trong bóng tối của sự bất hợp pháp.New York Times viết trong một bài xã luận Theo nhà sản xuất chương trình có tên là ‘Xuất bản hay đốt bỏ’, cuốn sách này vẫn là một tài liệu nguy hiểm. “Lịch sử về Hitler là những câu chuyện hạ thấp Hitler và người ta đã hạ thấp cuốn sách này,” ông John Murphy, người có ông nội đã dịch bản tiếng Anh đầy đủ đầu tiên của Mein Kampf hồi năm 1936, nói. “Có lý do để chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc bởi vì người ta có thể diễn dịch sai nó. Mặc dù Hitler viết cuốn sách này vào những năm 1920, những gì mà ông ta viết ông ta đã thực hiện. Nếu lúc đó người ta để ý một chút có lẽ họ đã nhận ra mối đe dọa,” ông nói. Hitler bắt đầu viết Mein Kampf khi còn ở trong tù vì tội phản quốc sau cuộc nổi dậy thất bại ở Munich hồi năm 1923. Cuốn sách đề ra quan điểm phân biệt chủng tộc và bài Do Thái. Một thập niên sau đó khi Hitler giành được quyền lực thì cuốn sách này đã trở thành tài liệu chủ chốt của Đức Quốc xã. 12 triệu bản đã được in và được phát cho các cặp vợ chồng mới cưới trong khi các bản mạ vàng được trưng bày trang trọng trong nhà của các quan chức. Cuốn sách là cương lĩnh chính trị của Đức Quốc xã Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi quân đội Mỹ chiếm được nhà xuất bản Eher Verlag của Đảng Quốc xã, bản quyền Mein Kampf chuyển sang chính quyền bang Bavaria. Họ đảm bảo rằng cuốn sách này chỉ được tái bản ở Đức trong những trường hợp đặc biệt. Nhưng với việc bản quyền của nói hết hạn vào tháng 12 năm 2015 thì tại Đức đã nổi lên tranh luận gay gắt về việc làm cách nào để ngăn chặn mọi người tự do in ấn nó. Làm sao ngăn được? “Chính quyền bang Bavaria đã dùng bản quyền để kiểm soát việc xuất bản Mein Kampf nhưng sự kiểm soát đó sắp kết thúc – điều gì sẽ xảy ra?” ông Murphy nói, “Đây vẫn là một cuốn sách nguy hiểm – hiện đang có những vấn đề với bọn phát xít mới và nguy cơ người ta diễn giải sai nó nếu nó không được đặt trong đúng bối cảnh.” Một số người đặt vấn đề liệu có ai đó muốn tái bản cuốn sách này hay không. “Nó đầy những lời lẽ khoa trương, khó theo dõi, những vụn vặt lịch sử và những sợi chỉ tư tưởng rối nùi mà cả những kẻ tân phát xít cũng như các sử gia đều muốn né tránh.” Hitler viết Mein Kampf khi đang ở trong tù Vậy mà Mein Kampf trở nên được yêu thích ở Ấn Độ với các chính trị gia có xu hướng theo chủ nghĩa dân tộc. “Nó được xem là một cuốn sách tự học rất ý nghĩa,” Atrayee See, giảng viên về tôn giáo và xung đột đương đại ở Đại học Manchester, nói, “Nếu loại phần nói về chủ nghĩa bài Do Thái ra thì nó là cuốn sách về một người đàn ông mơ chinh phục thế giới và muốn thực hiện ước mơ này.” Việc đặt cuốn sách này khỏi bối cảnh của nó là một trong những lo sợ của những người phản đối việc tái bản. Trong chương trình ‘Xuất bản hay đốt bỏ’, ông Ludwig Unger, phát ngôn nhân của Bộ Giáo dục và Văn hóa bang Bavaria, nói. “Hậu quả của cuốn sách này là hàng triệu người thiệt mạng, hàng triệu người bị ngược đãi, nhiều nước chìm vào chiến tranh. Điều quan trọng là bạn phải luôn nhớ những điều này. Khi đọc một số đoạn trong sách bạn luôn phải có những nhận định lịch sử phản biện phù hợp.” Khi bản quyền hết hạn, Viện Sử học Đương đại Munich có kế hoạch đưa ra một ấn bản mới của Mein Kampf. Ấn bản này sẽ kết hợp bản gốc với những lời bình luận chỉ ra những thiếu sót và xuyên tạc sự thật trong cuốn sách. Một số nạn nhân của Đức Quốc xã đã lên tiếng phản đối cách làm này trong khi chính quyền bang Bavaria rút lại sự ủng hộ sau khi những người sống sót trong nạn diệt chủng người Do Thái chỉ trích. Hàng triệu người Do Thái là nạn nhân trong các trại tập trung của Hitler Nhưng chôn vùi cuốn sách này có lẽ không phải là cách làm hay. Một bài xã luận trên tờ New York Times lập luận: “Việc thế hệ trẻ tiêm nhiễm tư tưởng Quốc xã có thể được ngăn chặn tốt hơn bằng cách đối diện cởi mở với những gì Hitler viết chứ không phải giữ cho những gì bị người đời nguyền rủa này trong bóng tối của sự bất hợp pháp.” Murphy thừa nhận rằng một lệnh cấm cuốn sách xuất bản trên toàn cầu là không thể thực hiện được. “Điều này phụ thuộc nhiều vào việc chính quyền Bavaria có lập trường. Họ phải đưa ra lập trường ngay cả khi trong thế giới hiện đại họ sẽ không thể ngăn chặn người ta tiếp cận cuốn sách.” Chris Bowlby, người dẫn chương trình ‘Xuất bản hay đốt bỏ’ cho rằng những hành động biểu tượng vẫn có ý nghĩa. Sau thời hạn bản quyền, bang Bavaria dự định sẽ dùng điều luật cấm kích động hận thù sắc tộc để truy tố những ai xuất bản cuốn sách này. “Theo quan điểm của chúng tôi thì tư tưởng của Hitler đồng nghĩa với khái niệm về sự kích động,” ông Ludwig Unger nói, “Nói là một cuốn sách nguy hiểm nếu ở trong tay không đúng người.” Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture. Mein Kampf: The world’s most dangerous book? By Fiona Macdonald (Carl de Souza/Getty Images) Adolf Hitler’s Mein Kampf falls out of copyright in Germany at the end of 2015. What will happen when authorities can no longer control its publication and distribution? A new BBC programme examines the issues. “They wanted to replace the Bible.” Whispering in a hushed room of the Bavarian State Library, rare books expert Stephan Kellner describes how the Nazis turned a rambling, largely unreadable screed – part memoir, part propaganda – into a central part of the Third Reich’s ideology. As Mein Kampf comes out of copyright – meaning that, in theory, anyone could publish their own editions in Germany – a new programme on BBC Radio 4 explores what authorities can do about one of the world’s most notorious books. According to the producer of Publish or Burn, which will be broadcast on January 14, it remains a dangerous text. “The history of Hitler is a history of underestimating him; and people have underestimated this book,” says John Murphy, whose grandfather translated the first unabridged English language version in 1936. “There’s a good reason to take it seriously because it is open to misinterpretation. Even though Hitler wrote it in the 1920s a lot of what he said in it, he carried out – if people had paid a bit more attention to it at the time maybe they would have recognised the threat.” Hitler began writing Mein Kampf while in prison for treason after the failed 1923 ‘Beer Hall’ putsch in Munich, outlining his racist, anti-Semitic views. Once he gained power a decade later, the book became a key Nazi text, with 12m copies printed; it was given to newly married couples by the state and gold-leaf editions were displayed prominently in the homes of senior officials. At the end of World War Two, when the US Army seized the Nazis’ publisher Eher Verlag, rights for Mein Kampf passed to the Bavarian authorities. They ensured the book was only reprinted in Germany under special circumstances – but the expiration of its copyright in December 2015 has prompted fierce debate on how to curb a publishing free-for-all. “The Bavarians have used copyright to control republication of Mein Kampf but that control is coming to an end – what happens next?” says Murphy. “This is still a dangerous book – there are issues with neo-Nazis, and a danger of people misinterpreting it if it’s not put into context.” Chapter and verse Some question whether anyone would want to publish it – according to the New Yorker, “It is full of bombastic, hard-to-follow clauses, historical minutiae, and tangled ideological threads, and both neo-Nazis and serious historians tend to avoid it.” Yet the book has become popular in India with politicians who have Hindu nationalist leanings. “It is considered to be a very significant self-help book,” Atrayee Sen, a lecturer in contemporary religion and conflict at the university of Manchester, tells Radio 4. “If you take the element of anti-Semitism out, it is about a small man who was in prison who dreamt of conquering the world and set out to do it.” The removal of context is one of the fears of those opposed to republication. In Publish or Burn Ludwig Unger, spokesman for the Bavarian Ministry of Education and Culture, says:  “The result of this book was that millions of people were killed, millions were maltreated, whole areas were overrun with war. It’s important to keep this in mind and you can do that when you read certain passages with appropriate critical historical commentary.” When the copyright expires, the Institute for Contemporary History in Munich plans to bring out a new edition of Mein Kampf that combines the original text with a running commentary pointing out omissions and distortions of the truth. Some victims of the Nazis oppose this approach, and the Bavarian government withdrew its support for the Institute after criticism from Holocaust survivors. Yet suppressing the book might not be the best tactic – an op-ed in the New York Times argued that: “The inoculation of a younger generation against the Nazi bacillus is better served by open confrontation with Hitler’s words than by keeping his reviled tract in the shadows of illegality.” Murphy acknowledges that a global ban on the book is impossible. “This is more to do with the Bavarian authorities making a point, rather than really being able to control it. They have to take a stand, even if in the modern world it won’t prevent people getting access.” Publish or Burn’s presenter Chris Bowlby argues that symbolic actions still matter. After the copyright expires, the state plans to prosecute using the law against incitement to racial hatred. “From our point of view Hitler’s ideology corresponds to the definition of incitement,” says Ludwig Unger. “It’s a dangerous book in the wrong hands.” Mein Kampf: Publish or Burn? will be broadcast on Radio 4 at 11am on January 14. http://www.bbc.com/culture/story/20150113-the-worlds-most-dangerous-book
......

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Duyệt ra tù sau hai ngày cha mất

Tù nhân lương tâm, anh Nguyễn Văn Duyệt, đã ra tù và trở về đoàn tụ với gia đình. Anh trở về trong niềm vui của gia đình, bạn bè và bà con lối xóm, nhưng cũng là trở về trong nước mắt, nỗi nghẹn ngào vì cha của anh mới qua đời. Trên FB Hoanh Paul cho biết, “Đúng 11h15 hôm nay, TNLT Nguyễn Văn Duyệt đã về đến nhà” Vừa về tới nhà, lập tức anh Nguyễn Văn Duyệt “chạy ra nghĩa trang khấu đầu trước nấm mồ của bố” Cha của anh Nguyễn Văn Duyệt, ông Nguyễn Văn Chức mới qua đời hôm 27.01.2015 vừa qua, và ông được an táng vào chiều hôm sau 28.01. Như vậy, anh Nguyễn Văn Duyệt trở về nhà chỉ sau hai ngày cha anh được chôn cất. Anh Duyệt sẽ mãn hạn tù vào ngày 07.02.2015 tới đây, nhưng anh “được ra sớm để về chịu tang cha.”. Nhưng cái cách chính quyền “ân ban” cho anh Nguyễn Văn Duyệt dường như lại càng làm tăng nỗi đau nơi anh. Câu hỏi được đặt ra, là làm sao người ta không cho anh về với gia đình sớm hơn vài ngày để hai cha con có thể được gặp nhau lần cuối? FB Hoanh Paul cho biết: “Ông Chức bị bệnh đã lâu và được con cháu chăm sóc tận tình, trong những ngày bệnh, ước mong lớn nhất của ông là được gặp mặt con là TNLT Nguyễn Văn Duyệt lần cuối. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 7 ngày nữa là anh Duyệt ra khỏi nhà tù CSVN, nhưng tiếc thay mong muốn của ông không được thực hiện.” Được biết anh Nguyễn Văn Duyệt thuộc Giáo xứ Yên Hòa, Giáo Phận Vinh, anh là một trong 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt vào hồi cuối năm 2011 và đem ra xử vào tháng 01.2013. Cùng với anh Nguyễn Văn Duyệt, trong Giáo xứ Yên Hoàn còn có ba thanh niên khác bị bắt vào dịp này, bao gồm anh Hồ Đức Hòa, Nguyễn Văn Oai và anh Hồ Văn Oanh. Anh Nguyễn Văn Duyệt bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế theo khoản 2 của điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Một số hình ảnh anh Nguyễn Văn Duyệt ra phủ phục trước một bố anh và gia đình, bạn bè, làng xóm đến thăm hỏi anh. Ảnh trên FB Hoanh Paul Pv. VRNs Anh trở về trong niềm vui của gia đình, bạn bè và bà con lối xóm, nhưng cũng là trở về trong nước mắt, nỗi nghẹn ngào vì người cha anh mới qua đời. Anh Nguyễn Văn Duyệt khấu đầu trước nấm mộ còn ướt của cha   Cha của anh Nguyễn Văn Duyệt, ông Nguyễn Văn Chức mới qua đời hôm 27.01.2015 vừa qua, và ông được an táng vào chiều hôm sau 28.01   Bà con lối xóm Giáo xứ Yên Hòa đến thăm hỏi anh   Anh Duyệt là một trong 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt vào hồi cuối năm 2011 và đem ra xử vào tháng 01.2013   Anh Nguyễn Văn Duyệt bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế theo khoản 2 của điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Nguồn: chuacuuthe.com
......

Hướng về phiên tòa ngày 12/2/2015 tại Đồng Nai

Ngày 12/2/2015, Tòa án tỉnh Đồng Nai đem ba bạn trẻ Lê Thị Phương Anh - Đỗ Nam Trung (Trung Nghĩa) - Phạm Minh Vũ (Sep Pham) ra xét xử theo điều 258 của Bộ luật hình sự. Chúng tôi đăng bức thư của Lê Anh Hùng, chồng Lê Thị Phương Anh gửi qua email kèm theo bản cáo trạng. Theo cáo trạng, ba bạn trẻ này bị bắt khi đang quay phim và ghi hình. Điều này cho thấy việc bắt bớ này là không có cơ sở pháp luật. Nhà văn Nguyễn Tường Thụy Photo Ngoài “tội” ghi hình, cáo trạng nêu ra việc họ tham gia mạng xã hội, kết bạn, nhận xét một vài câu về chế độ, có nhận tiền của những ai đó, đó là những hành vi không cấu thành tội. Vụ bắt Lê Thị Phương Anh - Đỗ Nam Trung - Phạm Minh Vũ rất giống vụ bắt Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh ở chỗ bắt vô cớ, bố trí bắt ở tỉnh lẻ rồi nại ra cáo trạng nhằm bỏ tù cho bằng được. Hãy hướng về phiên tòa ở Đồng Nai ngày 12/2/2015 để ủng hộ, bênh vực ba bạn trẻ. ================= Blogger Lê Anh Hùng Kính gửi: Quý Ban Biên tập Vụ án Lê Thị Phương Anh – Phạm Minh Vũ – Đỗ Nam Trung “vi phạm” Điều 258 BLHS sẽ được Toà án Nhân dân Đồng Nai đưa ra xét xử vào ngày 12.2 tới đây, lùi lại 2 ngày so với lịch trước đó. Vì vậy, kính mong quý BBT đăng Kết luận Điều tra (http://www.leanhhung.com/2015/01/ket-luan-ieu-tra-cua-cong-ong-nai-ve-vu...) và Cáo trạng (http://www.leanhhung.com/2015/01/cao-trang-cua-vien-ksnd-ong-nai-ve-vu.html) của Cơ quan An ninh Điều tra và Viện KSND tỉnh Đồng Nai về vụ án này. Tôi xin dẫn thêm link đăng Kết luận Điều tra của Công an Quảng Trị năm 2010 về vụ “Lê Anh Hùng phạm tội vu khống” (http://www.leanhhung.com/2012/06/cong-quang-tri-bat-le-anh-hung-25122009...) để quý vị đối chiếu thêm. Trang 6 trong KLĐT của CA Quảng Trị viết về quá trình bản thân của tôi khác hoàn toàn với phần viết về nhân thân của vợ tôi: Vợ chồng tôi cưới nhau vào ngày 24.5.2003 và đến ngày 2.11.2005 mới vào Đông Hà (các mốc thời gian này có thể hiện trong bản KLĐT của CA Quảng Trị – phần này trong KLĐT là đúng, vì họ phải điều tra, kiểm chứng các mốc thời gian mà tôi đã thuật lại), nhưng KLĐT của CA Đồng Nai lại viết là chúng tôi cưới nhau năm 2002 và năm 2003 hai vợ chồng chuyển vào Đông Hà. Mục đích của họ là muốn che giấu quãng thời gian từ tháng 4÷11.2005, khi Phương Anh làm việc cho Cty May Việt Tiến (chi nhánh miền Bắc) và bị lừa tham gia vào đường dây ma tuý của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải. Tôi rất mong quý BBT viết và đăng bài phản biện lại bản KLĐT và Cáo trạng bịa đặt và vu khống này (chẳng hạn như việc họ chỉ lấy lời khai [?] một chiều của vợ tôi để khẳng định là tôi đã ép buộc cô ấy phạm tội vu khống lãnh đạo nhà nước). Đây là 2 bài của Người Buôn Gió: Phản bác việc Viện KSND tỉnh Đồng Nai truy tố Đỗ Nam Trung và hai người bạn theo Điều 258 – Phần 1 và Phản bác việc Viện KSND tỉnh Đồng Nai truy tố Đỗ Nam Trung và hai người bạn theo Điều 258 – Phần 2. (Xem thêm: ĐBQH Dương Trung Quốc đã bị PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải khống chế? và các tài liệu liên quan đến vụ việc của chúng tôi ở đây: http://www.leanhhung.com/search/label/V%E1%BB%A5%20%C3%A1n%20LA%20H%C3%B...) Kính mong quý vị quan tâm, lên tiếng bảo vệ lẽ phải, bênh vực chúng tôi, những người đã đánh cược cả tính mạng của mình để nói lên sự thật nhằm bảo vệ đất nước kể từ năm 2008 đến nay. Trân trọng cám ơn quý vị! Lê Anh Hùng Nguồn: ntuongthuy.blogspot.com
......

Lãnh Đạo Hai Mang

Bắt Cá Hai Tay Trên Thiên Đường là một tiểu thuyết hư cấu dành cho giới trẻ tuổi teen Hàn Quốc. Tác giả ký tên là Aramis. Truyện được chuyển ngữ sang tiếng Việt bởi dịch giả Quốc Đạt. Nghe nói bán khá chạy một dạo. Một tác giả khác viết cùng chủ đề và tỏ ra tài ba nổi trội, đến mức nâng toàn bộ hành vi bắt cá hai tay lên tầm Nghệ Thuật Lãnh Đạo Hai Mang… Kính mời đồng bào cả nước đón đọc quyển sách để đời, lừng danh kim cổ, của kịch tác gia kiêm ảo thuật gia kiêm chính trị gia kiêm đại hoạ sĩ Nguyễn Tấn Dũng, sẽ ra mắt nay mai trên toàn cõi VN. Bài giới thiệu sách này sẽ không hé lộ những chi tiết bất nhân, bất nhẫn đến bất ngờ trên từng trang sách, và để dành những khám phá động trời đó cho từng độc giả. Do vậy, chỉ xin được lướt qua một vài điểm nhấn mà tác giả quyển sách muốn bày tỏ sự trăn trở khôn nguôi trên từng xăng ti mét của dải đất tiền rừng bạc biển hình chữ S này. Mờ mờ nhân ảnh, tác giả quyển sách cho thấy phảng phất hình ảnh của chính mình tích cực hiện diện và tham gia trên môi trường truyền thông ảo. Thời buổi này mà không có mặt trên Thế Giới Phẳng thì chắc chắn là sẽ khó ai biết tới (kẻ thù của nhân dân là đứa nào). Chân Dung Quyền Lực ra đời là vì nhu cầu đấu tranh dập mặt đó. Trong mắt các đối thủ, CDQL là loại máy chém được lê khắp ba miền đất nước, hay chí ít cũng là một khẩu Cheytac .408 cal bửu bối của những tay bắn tỉa (mỗi viên một mạng). Nhưng, trong mắt chủ nhân thì đó chỉ là một loại game Pacman thời đại, nuốt trửng nhau theo đúng luật chơi (mở rộng dân chủ nội bộ) của đảng. Chính thực và ngắn gọn, đó là một nguyên tắc sống còn. Cái khéo không phải chỉ ở chỗ đòn phép của CDQL là cực độc, hay ở chỗ mọi người đều có thể đồn đoán kẻ sau lưng nó là ai mà không làm gì được. Cái khéo chính ở chỗ nó vừa cực độc, lại vừa mở ra một cánh cửa khác cho chủ nhân của nó rao giảng về Đạo Đức Kách Mệnh: Phải “Kiên trì chặn thông tin xấu về lãnh đạo trên mạng”. Tức là một cách gom tụ đầy mưu lược: CDQL tấn công khiến đối thủ rụng như sung thì được, thậm chí là quá được. Lại còn thêm một thông điệp gia cố nữa là “Không thể ngăn cấm thông tin trên mạng xã hội”. Ai chẳng nức lòng? Nhưng ngược lại, ngay sau đó,, chỉ cần rao giảng về tai hoạ chia rẽ lãnh đạo, thì nhất định bổn phận của ban tuyên giáo TW, hệ báo đài toàn quốc, tất cả nhà báo/phóng viên/phát thanh viên có thẻ, công an mạng, và ngay cả hệ DLV… cũng phải vì đạo đức kách mệnh và vì sự đoàn kết lãnh đạo mà ngăn chận mọi phản đòn, bất kỳ đến từ đâu. Kỳ thực, tác giả quyển Nghệ Thuật Lãnh Đạo Hai Mang, trong cái chế độ định hướng vun vén cho gia tộc này, không phải thuộc loại người hùng cô độc. Ở nhiều tầng cấp khác nhau, người ta thấy đó đây cũng lắm kẻ loi nhoi… Phía bên quân đội quần hồng, Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh cũng từng múa cùng một chiêu Song Thủ Hỗ Bác: Vừa lên tiếng bênh vực quan thầy Trung Cộng, vừa cho báo chí tung tin mua vũ khí mới, rồi lại tuyên bố rất to là phải hạ quyết tâm không để xảy ra xung đột vũ trang với TQ. Mà chẳng cần giải thích với độc giả khắp nước, hay với cả thuộc hạ, rằng mua vũ khí mới để đối phó với sự lấn lướt từ nước nào khác? Chẳng đâu xa, ngay dưới trướng chính phủ cũng từng có một mầm non đá cá hai chân: Nguyễn Xuân Phúc, với khối tài sản “Phi Trí (Trá) Bất Hưng (Gia)” tràn đồng ngập bãi, phải nhờ đến cả thông gia trong nước, ngân hàng ngoài nước, và cả bạn bè hải ngoại giữ hộ. Nhưng chính đương sự thì phải có chân trong ban phòng chống tham nhũng! Trường hợp chánh thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền chỉ là võ sĩ hạng ruồi, không khác gì các bậc thầy kể trên, nhưng không đáng kể. Cũng không đáng kể, hay không thể kể hết, là hàng triệu tên tuổi và chức vụ khác, ở mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp, mọi phe… được nuôi dưỡng và bảo quản cẩn trọng trong một thứ hũ sành dễ vỡ được gọi là bình quý. Nhìn chung, đây là một bước tiến vĩ đại, từ chỗ mạnh miệng lên tiếng khi về hưu đến chỗ lớn giọng lên tiếng chỉ chỏ đường hai chiều ngay khi còn tại chức. Nói tóm lại, công thức chung là đang hưởng lợi từ ngành nào thì phải cùng lúc làm ra vẻ chán ngán, tức giận, hay ngay cả lên án xa gần ngành đó. Như thử không một ai trăn trở hơn ta. Dân chúng không hiểu nghệ thuật đẳng cấp cao này nên thường gọi đó là: Nói một đàng, làm một nẻo. Tất nhiên lãnh đạo không có thì giờ chấp nhất cái cách nhìn không chính xác đó. Lãnh đạo còn đang tập trung tối đa trí lực vào mục tiêu Kiên Trì… Vun Vén, trong cuộc đua sinh tử không còn nhiều thời gian và cơ hội. Ngay cả quyển Nghệ Thuật Lãnh Đạo Hai Mang này cũng không chắc gì có cơ hội tái bản. Nhớ đón đọc ngay khi có thể. 30/01/2015 – Tròn 47 năm ngày khởi động chiến dịch Tổng công kích Tết Mậu Thân. Blogger Đinh Tấn Lực Theo Blog Đinh Tấn Lực
......

Chúng Ta chọn đứng bên nào của Sự Thật

Sau một loạt các trấn áp của lãnh đạo CS nhắm vào các trang mạng xã hội, bằng cách liên tiếp bắt giam các blogger Ba Sàm, Bọ Lập, Nguyễn Ngọc Già … báo lề dân vẫn tiếp tục mọc rễ và vươn cành. Các blogger khác vẫn ngoan cường, cứng cỏi, tuyên bố sẵn sàng đối mặt với tù tội. Nhà văn Phạm Đình Trọng gọi thời đại này là Thời Ngục Tù. Ông viết: “Năm tháng qua đi nhưng thời ngục tù đau đớn này sẽ còn mãi trong trang sách lịch sử”. Thân phận lầm than của đất nước, thân phận bèo bọt của người dân, thực tế nhức nhối của xã hội đã không thể câm lặng mãi trong tâm hồn nhạy cảm của các nhà văn, dù họ biết họ có thể là nạn nhân kế tiếp. Viết, đối với nhà văn Phạm Đình Trọng và đối với các blogger vừa như là sự đòi hỏi của cái riêng, vừa là trách nhiệm với cái chung. Để mong tô đậm thêm nữa tác động khủng bố lên các nhà văn, ngày 14/01/15 ông thứ trưởng Bộ Thông Tin Trương Minh Tuấn và Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Nguyễn Sỹ Dũng cùng xuất hiện trên truyền hình VTV1. Họ cảnh báo rằng hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài đang sử dụng chiêu bài nguy hiểm nhằm xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo, gây chia rẽ, làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng. Nhưng những nhà hoạt động Việt Nam lại nhìn khác. Khi những con người chỉ với cây bút và bàn phím trong tay, bằng tất cả mọi nỗ lực trong cô đơn, kể cả chịu bị đánh đập đến đổ máu, chịu tù tội, đã buộc cả guồng máy tuyên truyền khổng lồ của nhà nước phải xôn xao đối phó, thì các blogger và sự thật đã chiến thắng. Khi Ban Tuyên Giáo Đảng phải công khai chỉ thị cho đội ngũ chuyển sang hướng "minh bạch để giành trận địa thông tin", thì rõ ràng báo lề dân đã thắng hiệp 1. Đề cập đến mức ảnh hưởng của làng dân báo ông Trương Minh Tuấn vừa thú nhận vừa cố tình đánh hỏa mù: "Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...". Ông Trương Minh Tuấn quen lối phát biểu xem thường dư luận, xem thường trí tuệ của người dân. Trong khi ba ngày trước đó, những thông tin trên khắp các trang mạng xã hội cho thấy Thủ tướng Anh, ông David Cameron đang cùng 40 vị lãnh đạo thế giới dẫn đầu đoàn tuần hành ở Pháp để cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận. Ông Tuấn tiêu biểu cho giàn lãnh đạo CSVN, vẫn muốn tiếp tục chính sách ngu dân bằng bưng bít thông tin. Vẫn muốn cai trị dân bằng bạo lực nên phải lấy dối trá làm phương châm hàng đầu. Quả thật, đây chính là cuộc chiến cam go mà người dân VN phải đối mặt. Cuộc chiến giữa sự thật và dối trá, giữa lương tâm và họng súng. Nhà văn Pháp Emile Zola bảo rằng: “Nếu anh bịt miệng sự thật và chôn nó xuống đất, nó sẽ phát triển, và tập hợp sức mạnh dữ dội của chính nó để một ngày khi nó mọc lên, nó sẽ thổi bay mọi thứ”. Sự thật bị chôn dấu hàng bao lâu nay đang chứng tỏ sức mạnh dữ dội của chính nó. Và làng dân báo, càng ngày càng lớn mạnh với hàng trăm những con người chịu vác thập tự để được đem sự thật đến với cuộc đời. Dù cô thế, dù thiếu phương tiện so với lực lượng báo đài của đảng, báo lề dân đang trở thành nỗi lo sợ lớn của lãnh đạo CS. Nỗi lo sợ đó bao gồm những sự thừa nhận sau đây: - Đảng đã phải thừa nhận chính sách bưng bít thông tin từ ngày lập đảng đến nay đã thất bại, dù với bao nhiêu công an mạng đi chăng nữa. Đặc biệt vì hiện có rất nhiều chuyên gia điện toán trên thế giới luôn nghĩ ra các cách vượt rào cản để tặng không cho nhân dân các nước đang bị độc tài cai trị. - Đảng đã phải thừa nhận lực lượng 80 ngàn Dư Luận Viên hàng ngày đi chửi bới, cố đánh lạc hướng dư luận cũng đã thất bại. Tệ hơn nữa, hàng ngũ này chỉ tạo thêm các tác động ngược. Người dân ngày càng khinh rẻ cả Dư Luận Viên và những kẻ thuê mướn họ. - Đảng đã phải thừa nhận hiện tượng người dân đang lũ lượt bỏ mặc báo đài công cụ và kéo nhau đi nơi khác tìm thông tin. Từ các nguồn quốc tế đến các nguồn do chính dân chúng tự tìm hiểu, tự dịch thuật, tự tổng hợp, tự nhận định, tự thực hiện — tức làng dân báo. Không những thế, người dân nay còn định ra công thức chung: cứ chuyện gì Ban Tuyên Giáo ra chỉ thị cho báo đài chối cãi càng căng thì chuyện đó càng chính xác theo chiều ngược lại. Đơn cử một thí dụ như trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh thì rõ. Nhưng có lẽ phải đọc các phát biểu của thứ trưởng Tuấn cùng với nhiều bài vở khác của Ban Tuyên Giáo gần đây cũng như các dặn dò của ông Nguyễn Tấn Dũng với công an mới thấy đủ chính sách "minh bạch" của đảng. Đó là phải làm chủ thông tin bằng cách không chặn tin nữa nhưng chủ động tung tin theo chiều của Đảng; hoặc chủ động minh bạch phần tin nào không hại cho đảng. Nếu thế thì cũng chẳng mới là mấy. Ai cũng biết cách đó sẽ chỉ cứu vãn tình hình trong một thời gian ngắn thôi, vì hiện có nhiều nguồn khác cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, tức minh bạch 100%. Một khi người dân nhận ra đảng chỉ "minh bạch một phần" hay "minh bạch một chiều" thì số người kéo đi sang báo lề trái còn đông và nhanh hơn nữa. Có ai muốn phí thời giờ đưa óc mình cho đảng rót các thông tin nghiêng lệch, cắt xén vào không?! và như thế thì có khác gì mấy tình trạng hiện giờ ?! Dù chính sách tuyên truyền kiểu mới của đảng chỉ vừa bắt đầu, nhiều người dân Việt đã bày tỏ thái độ chán chường về cái "lòng thành nửa mùa" đi kèm đủ thứ hăm dọa trên báo đảng. Điều dân khao khát là sự thật, là quyền được biết về những chính sách của chính phủ, những sự việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đất nước và của chính họ, kể cả những dữ kiện thuộc loại tối kỵ như nội dung Hội nghị Thành Đô, các bản đồ biên giới Việt Trung, ... Ngày nào những đòi hỏi đó chưa được đáp ứng, ngày đó Đảng còn tiếp tục phải đối mặt với làng dân báo. Cái trận địa mà Đảng gọi là “chiến tranh thông tin truyền thông” đó chẳng ở đâu xa, chẳng phải từ lực lượng phản động nào cả. Họ là dân, nơi mà rất nhiều người đã từng hết lòng yêu Đảng và từng đặt hết niềm tin vào Đảng. Niềm tin đưa Đảng lên ngôi đó đã cạn, đã chết lịm khi người ta biết Đảng đã bịt mắt để xử dụng họ như lừa, ngựa suốt bao nhiêu năm qua. Đến nước này Đảng chỉ còn có hai chọn lựa: • hoặc là phải mở tung hẳn cánh cửa truyền thông ra. Bỏ hẳn cái trò "800 báo đài với một ban biên tập" đi. hoặc phải chấp nhận đứng nhìn cảnh: toàn dân chỉ dùng báo đài công cụ làm phương tiện giải trí hay giấy gói hàng; còn khi cần các tin tức đúng đắn, mọi người sẽ chỉ đọc các nguồn do báo lề dân cung cấp. Nhìn những gì vừa xảy ra trên "mặt trận thông tin", ai còn dám bảo người dân “tay không” thì không thể tạo áp suất đổi thay. Khi phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động được đủ số đông cùng áp dụng, thế lực độc tài sẽ bị dồn vào chỗ bí. Họ buộc phải thay đổi hay phải bỏ chạy. Nhiều dân tộc đã khám phá ra công thức này trước chúng ta. Cuộc đọ sức hiện nay - dù muốn hay không - vẫn ảnh hưởng đến và bao gồm tất cả mọi người dân Việt. Một là ta góp mặt dũng cảm cho sự đổi thay. Hai là ta chấp nhận trở thành nạn nhân, dự phần cùng những bóng đen câm lặng trong sự tụt hậu của đất nước mình. Chúng ta chọn đứng bên nào của Sự Thật ?  
......

Tết Trung Hoa trên đất Hà Tĩnh

Tết đang về, chỉ còn ngót nghét hai chục ngày nữa, năm Giáp Ngọ khép lại, nhường chỗ cho năm Ất Mùi, không riêng gì Việt Nam mà hầu hết ở các nước Châu Á, Tết âm lịch mang một ý nghĩa đặc biệt, đây là cuộc đại đoàn tụ gia đình hoặc là cuộc trở về mà yếu tố nguồn cội thôi thúc tâm hồn mỗi người mở rộng cõi lòng với trời đất, đồng loại. Tết âm lịch đối với người dân Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài quan niệm này, tuy nhiên, trên một vùng đất đang thay đổi từng ngày từ thói quen, điệu sống cho đến quan niệm về quê hương, bản xứ bởi sự tràn ngập của văn hóa Trung Hoa, điều này khiến cho bộ mặt Hà Tĩnh trở nên méo mó, khó nhận dạng khi Tết về. Những đường dây hút máu Một người dân Hà Tĩnh, tên Trung, chia sẻ: “Từ cái vụ lộn xộn ở Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng thì công nhân Trung Quốc cũng ít ra ngoài. Người Việt Nam mua về nấu cho công nhân Trung Quốc ăn, họ có khu của họ mà.” Võ Miếu ở Hà Tĩnh Theo ông Trung, Tết ở Hà Tĩnh bắt đầu biến dạng từ ba năm nay, kể từ ngày người Trung Quốc mạnh tay chèo kéo thanh niên Hà Tĩnh vào những cuộc chơi trác táng rồi những phi vụ mờ ám. Ban đầu, người Trung Quốc chỉ sang Hà Tĩnh đầu tư trong các khu công nghiệp ở Vũng Áng, dọc bờ biển Kỳ Anh và chưa có động tịnh gì cho mấy ngoài việc cuối tuần họ bắt taxi lên thành phố Hà Tĩnh để ăn chơi, tạo ra một thứ nhu cầu cao cấp mà người phục vụ sẽ bội thu. Các vũ trường, quán bar thi nhau mọc lên ở thành phố này. Thanh niên con nhà quan chức cũng tập tò ăn chơi ở các quán bar cao cấp trong thành phố Hà Tĩnh, và dần dần, sự xuất hiện của người Trung Quốc ở Hà Tĩnh trở thành cơ hội kiếm tiền của nhiều người giỏi kiếm tiền, các thanh niên rảnh rỗi và các nhóm con nhà quan chức, nhiều tiền bắt đầu móc nối, qua lại với người Trung Quốc. Những đường dây ăn chơi trụy lạc, mờ ám cũng hình thành từ đó. Trung tâm thành phố Hà Tĩnh. RFA   Ban đầu là đường dây cho vay nặng lãi, hầu như bất kì một thanh niên con nhà quan chức, con nhà có tiền nào của Hà Tĩnh cũng từng một lần ăn chơi đến cháy túi ở các quán bar và vay thêm tiền của người Trung Quốc với mức lãi cắt cổ, có khi lên đến 100%, thậm chí trong những trường hợp cần vay gấp để chuộc mạng với đầu gấu sau khi say khướt, đụng chạm đến họ, mức lãi vay có thể lên đến 150% hoặc 200% trên mỗi tháng. Với mức này, không có tiền của nào mà chạy theo kịp với họ. Nam giới trở thành ma cô, nữ giới thành gái điếm cũng vì chuyện này. Không bao lâu sau đó, người Trung Quốc bắt đầu mở một số quán dọc theo đường biển và quốc lộ Bắc Nam, các quán này do người Việt đứng tên làm chủ nhưng vốn và quản lý chính thức là người Trung Quốc, treo biển hiệu Trung Quốc, kinh doanh theo lối phục vụ giới có tiền Trung Quốc. Các thanh niên Hà Tĩnh lại tiếp tục lao đầu vào các quán này để thể hiện đẳng cấp. Đặc biệt, những thanh niên trong gia đình mới có chút tiền đền bù đất thường xuyên ra vào các quán này để cuối cùng trắng tay, quay sang làm tay sai cho người Trung Quốc. Hiện tại, đội ngũ thanh niên làm tay sai đi đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi và trấn áp đồng bào Việt Nam mỗi khi có sự cố đụng chạm giữa thanh niên Hà Tĩnh và thanh niên Trung Quốc, làm gái điếm phục vụ quan Tàu đã lên đến con số cả ngàn người. Khó lòng mà nói rằng đây là những thanh niên Việt Nam nữa, bởi họ đã hoàn toàn sống theo lối xa xỉ, máu lạnh, phản lại người Việt, bảo vệ cho các ông chủ người Trung Quốc và o ép đồng bào của mình bằng mọi cách để kiếm tiền, kiếm điểm với các ông chủ Trung Quốc. Đường vào công ty Formosa, khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh   Và một khi ý thức dân tộc, ý thức làm người bị tê liệt bởi bạch phiến, hồng phiến, ma túy đá, tình dục, các thanh niên Hà Tĩnh không còn biết rằng mình là người Việt, họ sẵn sàng vác mã tấu đến nhà đồng bào để đòi nợ, cuộc sống của họ lún sâu vào nợ nần, ơn nghĩa với các ông chủ Trung Quốc, những kẻ đã mang đến cho họ lối sống hiện tại. Đáng sợ nhất là các đường dây này khá tinh vi, tổ chức có hệ thống và nhiều cấp bậc, thường thì ông chủ người Trung Quốc ít xuất đầu lộ diện, chỉ có những đầu gấu của họ đóng vai đại ca của nhóm, và mỗi nhóm như vậy lại có một thanh niên có máu mặt người Việt Nam đứng cấp dưới, làm đại ca của nhóm thanh niên Việt Nam chuyên đòi nờ thuê, đâm thuê chém mướn, bảo kê nhà hàng, khách sạn… Nói chung, đất Hà Tĩnh đã trở thành vùng đất màu mỡ của các đại ca phục vụ cho các ông trùm người Tàu. Văn hóa ở đây cũng đổi màu xoành xoạch. Ngay cả ngành công an ở Hà Tĩnh, cũng có nhiều nhân vật thân Trung Quốc, làm đỡ đầu, bảo kê cho các ông chủ, ông trùm người Tàu. Tết Tàu trên đất Hà Tĩnh Một người tên Trị, lái taxi ở Hà Tĩnh, chia sẻ: “Công nhân ở đây họ vẫn đi chợ, trước đây có một cái chợ nhỏ nhưng giờ chuẩn bị xây chợ lớn vì ở đây sắp lên thị xã. Mấy người họ đi chợ mua đồ về cho công nhân, ở đây thì công nhân Trung Quốc, công nhận Việt Nam đều có. Họ buôn bán nên đầy đủ các mặt hàng (bán cho công nhân Trung Quốc”. Theo ông Trị, Hà Tĩnh hiện tại giống như một khu phố thu nhỏ của người Tàu, mặc dù mọi hoạt động của người Việt vẫn diễn ra bình thường nhưng về đêm thì màu sắc Tàu Cộng hiện ra rất rõ nét. Hơn nữa, tâm thức, văn hóa của lớp trẻ và người kinh doanh Hà Tĩnh đã nhuốm màu Trung Hoa, Tết Hà Tĩnh cũng mang màu sắc Trung Hoa đậm nét. Sở dĩ nói rằng đất Hà Tĩnh trở thành một khu phố người Hoa thu nhỏ bởi vì ở đây, đồng tiền của người Trung Quốc đã hấp dẫn mọi giới, từ người lao động nghèo không có ăn học cho đến cả những người từng học đến đại học, cao học và người lõi đời làm nghề buôn bán lâu năm, tương tác với xã hội cũng nhiều nhưng vẫn mê tít mù khơi trước kiểu tiêu tiền của người Tàu. Không ai để ý rằng người Tàu một khi bỏ ra một đồng để lôi cuốn một ai, nhất định họ sẽ lấy lại ít nhất là năm đồng và phá nát những đồng còn lại trong túi của đối phương. Hiện tại, các dịch vụ Tết mang dấu ấn Trung Hoa đã bắt đầu rầm rộ trên đất Hà Tĩnh, Võ Miếu thờ Quan Công (tức quan Vân Trường, anh  em nhà Lưu Bị trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của Tàu) được nhang khói, thờ phụng nghiêm cẩn bậc nhất. Ngay trong khu công nghiệp Vũng Áng, một ngôi miếu thờ  thần thánh Trung Hoa đang được xây dựng và dự kiến sẽ khánh thành hoành tráng vào dịp Tết Nguyên Đán này. Một phần lớn thanh niên, công nhân Trung Quốc chọn ăn Tết tại Hà Tĩnh bởi họ đã đặt suất ăn, dịch vụ và các món hàng Tết phục vụ cho mấy ngày Tết tại các nhà hàng, cửa hàng và đại lý trên thành phố Hà Tĩnh. Lồng đèn Trung Quốc, áo quần Trung Quốc, thức ăn mang hương vị Trung Quốc cũng được tiêu thụ mạnh trong dịp Tết này. Thật đáng buồn khi phải nói rằng một cái Tết Trung Hoa đang về trên đất Hà Tĩnh! Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
......

Học thuyết quân sự mới của Nga và nỗi sợ Phương Tây

Cảnh sát trấn áp biểu tình ủng hộ Alexeï Navalny tại Mát xcơva ngày 30/12/2014.REUTERS/Tatyana Makeyeva Quan hệ Nga và Phương Tây trở nên đặc biệt căng thẳng, sau biến cố một thành phố cảng chiến lược miền Đông Ukraina bị phe nổi dậy thân Nga tấn công cuối tuần trước. Báo Pháp dành nhiều chú ý cho chủ đề nước Nga. Le Monde hôm nay, 29/01/2015, có bài xã luận « Ukraina : Putin và chính sách của điều tồi tệ nhất », bình luận về thái độ cần phải có của Phương Tây trước khả năng « chiến tranh có thể bùng nổ tại miền Tây của Châu Âu » do lập trường ngày càng cứng rắn hơn của nước Nga. Cũng trong số báo này có bài phân tích đáng chú ý: « Học thuyết quân sự mới của Nga và thuyết âm mưu », ghi nhận « nỗi ám ảnh » về mối đe dọa Phương Tây khiến chính quyền Nga gia tăng các biện pháp đối đầu, chống lại mọi hoạt động mà họ cho là « đối lập ». Phân tích của thông tín viên Le Monde tại Matxcơva nhắc trước hết đến học thuyết quốc phòng mới, hay « Sách trắng Quốc phòng » của Nga vừa được công bố. Chính quyền Matxcơva khẳng định nỗi lo ngại chế độ bị lật đổ, như phát biểu của người phát ngôn điện Kremlin trên tờ Argumenti i Fakty, ngày 20/01. Theo phóng viên Le Monde, hành động cụ thể để đối phó với lo sợ trên là việc các nghị sĩ Nga bước đầu thông qua một dự luật cho phép phong tỏa các cổ phiếu và tài sản của bất cứ tổ chức nước ngoài nào được xếp vào loại « không được hoan nghênh », thậm chí cản trở họ giao thiệp với báo giới, một khi các tổ chức này bị nghi ngờ là « phát tán các tư tưởng không được chính thống ». Dự luật này được coi là « tập hai » của điều luật buộc hàng loạt tổ chức phi chính phủ Nga phải khai nhận là các « nhân viên ngoại quốc » năm 2012. « Nhân viên ngoại quốc » là một cụm từ vốn dùng để chỉ những người bị tình nghi làm gián điệp cho nước ngoài dưới chế độ Liên Xô trước đây. Trong dự luật mới nhắm vào các tổ chức dân sự nói trên có đoạn : « Xung đột chính trị bên trong, xung đột quân sự và xung đột quốc tế, ngày càng lôi cuốn nhiều quốc gia trong thời gian gần đây, các tổ chức hủy diệt đã được lập ra trên lãnh thổ các nước này, Các tổ chức đó phát tán những tư tưởng khủng bố, cực đoan và dân tộc chủ nghĩa ». Cho dù không nhắc tới « các cuộc cách mạng màu », nhưng xuất phát điểm của dự thảo nói trên không phải là các tổ chức khủng bố như mô tả ở trên, mà chính là « nỗi lo hãi » các phong trào đối lập phát triển tại Nga. Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù Điểm đặc biệt trong « học thuyết quốc phòng mới » của Nga khiến các lãnh đạo Phương Tây lo ngại là chính quyền đang nhắm vào « một kẻ thù bên trong », đặc biệt trên phương diện truyền thông. Thuyết an ninh Nga lên án ảnh hưởng của truyền thông khiến giới trẻ xa rời truyền thống, và tố cáo điều mà họ gọi là « đội quân nằm vùng của Phương Tây » tại Nga. Lập trường đối kháng với Phương Tây, coi những người đối lập trong nước là kẻ thù, của chính quyền Putin vừa có thêm một lực lượng ủng hộ mới. Một phong trào « chống Maidan », do chủ tịch câu lạc bộ môtô Loups, một bạn thân của Tổng thống Putin, bắt đầu khởi sự ngày 15/01. Những người tham gia phong trào này sẵn sàng xuống đường để ngăn cản mọi cuộc tập hợp ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny, vừa bị kết án tù treo 3 năm rưỡi hồi cuối năm 2014. Cũng trong hồ sơ nước Nga, Le Monde còn có bài « Matxcơva cáo buộc phương Tây ‘‘lên cơn chống Nga ». Để mô tả nỗi ảm ảnh về « âm mưu » lật đổ chế độ từ bên ngoài khiến truyền thống chính thức Nga nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Le Monde dẫn lại hàng tít trang nhất trên nhật báo Komsomolskaia Pravda, vài ngày sau vụ khủng bố Charlie Hebdo : « Tấn công khủng bố (tại Paris) phải chăng do Hoa Kỳ đạo diễn ? ». Le Monde cho biết thêm, ngày 27/01 vừa qua, nhà đối lập Nga Alexei Navalny kêu gọi dân chúng thủ đô tham gia cuộc tuần hành ôn hòa « chống khủng hoảng » ngày 01/03 tới, lên án chính quyền Putin đang đưa nước Nga vào ngõ cụt. Theo nhà đối lập, Matxcơva cần chấm dứt mọi hành động gây hấn nhắm vào Ukraina và « từ bỏ cơn lên đồng (chống Phương Tây) trên truyền thông ». Bài « Điện Kremlin tung chương trình chống khủng hoảng, đúng vào lúc Nga khó huy động vốn » trên Les Echos ghi nhận việc Matxcơva gấp rút đưa ra chương trình chống khủng hoảng, với 60 biện pháp nhằm trấn an dư luận trong nước, sau khi bị công ty thẩm định tài chính Standard&Poor’s đánh tụt hạng. Nguồn: vi.rfi.fr
......

Ai nữa sẽ chết lây vì ông Nguyễn Bá Thanh?

Vào ngày 11/1/2015, nhân lúc dư luận xôn xao về tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc, chúng tôi đã viết một bản tin liên quan đến cái chết của ông Alexander Litvinenko (http://diendanctm.blogspot.com.au/2015/01/tim-hieu-ve-au-oc-phong-xa-tru...), một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Liên Bang (FSB), tức hậu thân của  cơ quan an ninh tình báo cảnh sát mật vụ KGB của Liên Xô trước đây, do bị đầu độc với chất phóng xạ Polonium-210. Vào Tháng 7 năm 2013, 7 năm sau khi ông Litvinenko qua đời, việc điều tra về cái chết của ông Litvinenko bị bãi bỏ mặc dầu các cơ quan giảo nghiệm cho là cần thiết để có thể nghe được thông tin mật. Tuy nhiên, vào Tháng 11, 2014, Toà Án Tối Cao đảo ngược quyết định của Bộ Nội Vụ, và Bộ Nội Vụ  Anh Quốc tuyên bố cuộc điều tra mở sẽ được tiếp tục.  Vì vậy, câu chuyện ông Litvinenko bị đầu độc chết năm 2006 nay bỗng trở lại thời sự vì sự nguy hiểm của chất phóng xạ dùng để đầu độc ông và sự an toàn của những người liên hệ, bao gồm các nhân viên y tế thời đó và hiện giờ. Hai người bị tình nghi là thủ phạm đầu độc ông Litvinenko sau khi cùng uống trà với ông ta Andrei Lugovoy và Dmitry Kotvun hiện vẫn đang bị cảnh sát Anh yêu cầu trục xuất từ nước Nga nhưng nước Nga từ chối. Bác sĩ Nathaniel Cary đã nói với ủy ban điều tra về cái chết của ông Litvinenko là "cuộc giảo nghiệm tử thi của ông Litvinenko là cuộc giảo nghiệm nguy hiểm nhất từ trước tới giờ trong thế giới Tây phương". Bs Cary nói là "thi thể của ông Litvinenko rất nguy hiểm" và được đưa về một nơi an toàn để thực hiện các cuộc thử nghiệm, và cho biết là là Ông và các đồng nghiệp đã mặc áo trắng, đeo bao tay bảo vệ, đội mũ kín trùm đầu đặc biệt được bơm không khí qua máy lọc vào để thở trong lúc làm thử nghiệm. Bs Cary nói là lượng phóng xạ trong cơ thể ông Litvinenko cao quá mức chết người, và trước giờ chưa từng có trường hợp nào như vậy ở Anh Quốc. Thám tử Mascall đã cho ủy ban điều tra biết là vào cao điểm đã có hơn 100 thám tử và 100 nhân viên cảnh sát mặc đồng phục làm việc làm việc liên quan đến cuộc điều tra. Những chia sẻ về nguy cơ bị nhiễm phóng xạ của các nhân viên y tế tiếp cận với thi thể của ông Litvinenko khiến người ta nghĩ đến nguy cơ lây nhiễm phóng xạ tương tự đối với tất cả những người đã và đang tiếp xúc với ông Nguyễn Bá Thanh. Cho tới giờ phút này nhà nước CSVN chưa cho một thông tin chính thức nào về ông Nguyễn Bá Thanh, rằng ông NBThanh còn sống hay đã chết, và nếu còn sống thì tình trạng bệnh của ông ta ra sao, nguyên do gây bệnh là gì, và nếu là bị nhiễm phóng xạ thì những người tiếp xúc với ông Thanh đã được thông tin như thế nào và những biện pháp bảo vệ họ là gì? Nếu đã không có những biện pháp bảo vệ thích ứng thì rất nhiều những người này đang thật sự có nguy cơ bị mất mạng. Đây là một sự tắc trách không thể chấp nhận được của nhà nước CSVN./.
......

Lời kêu gọi biểu tình trên mạng đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp

Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, Ngày 03 tháng 02 sắp tới, nhà cầm quyền trong nước sẽ tổ chức kỷ niệm 85 năm thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), tổ chức chính trị hiện cầm quyền tại Việt Nam, đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động theo Hiến pháp do chính họ soạn thảo và áp đặt. Như lịch sử minh chứng và toàn thể Đồng bào đã biết, sau khi cướp được chính quyền từ tay chính phủ hợp hiến hợp pháp của Việt Nam bấy giờ là chính phủ Trần Trọng Kim vào tháng 8 năm 1945, ĐCSVN đã tìm cách tiêu diệt dần các chính đảng quốc gia để nắm trọn quyền lực. Họ chính thức đặt ách toàn trị độc tài độc đảng lên nửa nước kể từ năm 1954 và trọn nước từ ngày 30/4/1975 đến nay. Để hợp thức hóa việc cướp chính quyền và tiếp tục thống trị đất nước vô thời hạn, ĐCSVN đã tự dựng nên một Quốc hội làm công cụ đắc lực cho họ và dùng nó mà soạn thảo ra các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Các bản Hiến pháp này, qua Điều 4 quy định: ĐCSVN là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Rồi để củng cố độc quyền cai trị đó, ĐCSVN còn cho mình độc quyền sở hữu tài nguyên quốc gia (Luật Đất đai + điều 54 HP 2013), độc quyền sử dụng lực lượng truyền thông (báo chí các loại, Luật Báo chí + điều 96 HP) và lực lượng vũ trang (công an, quân đội, điều 65 HP), độc quyền giáo dục (Luật Giáo dục + điều 96 HP), rồi ưu quyền về văn hóa (lấy chủ nghĩa Mác-Lênin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, điều 4 HP) và ưu quyền về kinh tế (kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, điều 51 HP). Chính vì nắm những độc quyền và ưu quyền nói trên, ĐCSVN trong gần 70 năm qua (từ 2/9/1945 đến nay), đã gây bao đau thương cho Đồng bào và thiệt hại cho Đất nước. Cụ thể là:             - làm thiệt mạng hàng triệu người Việt Nam qua các cuộc chiến giành độc quyền cai trị;             - làm lụn bại kinh tế và điêu đứng dân sinh qua việc áp dụng học thuyết Mác-Lênin sai lầm và học thuyết tư bản hoang dã;             - làm nghẹt thở và bế tắc chính trị bằng việc không chấp nhận tam quyền phân lập, phủ nhận và đàn áp các lực lượng đối lập và các tư tưởng đối kháng;             - làm sa sút văn hóa và băng hoại đạo đức bằng việc khống chế hay hạn chế các tiếng nói và sức mạnh tinh thần trong dân tộc;             - làm sứt mẻ sự vẹn toàn lãnh thổ và gây nguy khốn cho an ninh quốc gia bằng chính sách lệ thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc về mọi mặt.             - v.v… Do đó, trung thành với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ ngày 08-04-2006 của Khối 8406: “Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu”, Khối 8406 kêu gọi toàn thể Đồng bào trong và ngoài nước hãy dũng cảm và công khai làm một cuộc biểu tình trên mạng internet từ nay cho đến hết tháng 02-2015, để chống lại Điều 4 Hiến pháp cực kỳ phản động và phi dân chủ, bằng cách tự chụp hình, tay cầm bảng ghi một trong ba dòng chữ sau đây:             1- Yêu cầu (/Đòi hỏi/Phải) hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp;             2- Phải hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp vì…. (thêm ý);             3- Phải hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp để…. (thêm ý);  Sau đó đưa lên internet, tới các trang blog cá nhân, các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter…) và gởi đến các trang web đấu tranh dân chủ. Hoặc gởi về địa chỉ email: xoabodieu4hienphap@gmail.com Kính thưa toàn thể Đồng bào trong và ngoài nước. Trong khi Việt Nam chưa có được một cuộc Trưng cầu dân ý khách quan và trung thực, có quốc tế giám sát thì chúng ta cần phải cho nhà cầm quyền thấy rõ nguyện vọng và ý chí của toàn thể Dân tộc: đó là không thể tiếp tục chấp nhận sự lãnh đạo vừa bất tài bất lực, vừa bất công bất nhân của ĐCSVN. Việc chúng ta đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp hiện hành chính là bước đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Từ đó mở ra các bước khôi phục cho nhân dân các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội; cụ thể là quyền tự do ngôn luận và biểu tình, tự do tư tưởng và tôn giáo, tự do hội họp và lập hội, tự do cư trú và đi lại…. Xin toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại hãy giành lấy quyền làm chủ đất nước và thể hiện cụ thể quyền ấy bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi này. Chúng tôi chân thành cảm ơn. Làm tại Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 2015 Ban điều hành Khối 8406:1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam. 2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam. 3- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – Hải Phòng – Việt Nam 3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ. 4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston – Hoa Kỳ. Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý và các tù nhân lương tâm Khối 8406 khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
......

Một chiêu trò ảo thuật của Cộng sản sắp đưa ra biểu diễn

Chắc bất cứ người dân Việt Nam nào dù sống ở đâu trên trai đất này còn có trái tim, đều không thể nào quên được sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển Việt Nam vào tháng 5 năm 2014. Sự ngang ngược của Cộng sản Trung Quốc đã thổi bùng lên lòng yêu quê hương đất nước của bao người con nước Việt, mặc dù nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam vẫn chơi trò hai mặt trong cách phản ứng về vấn đề này. Rồi cái ngày tai họa đã thình lình ập đến trên đầu tất cả người dân Việt Nam nói chung, và những người công nhân thật thà chất phác nói riêng. Đó là ngày 13 và 14 tháng 5 năm 2014. Khi một bộ phận giấu mặt nào đó trong đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành “ảo thuật” biến những cuộc xuống đường vì lòng yêu nước thành “bạo loạn”; gây ra biết bao là thiệt hại cho ngân sách Quốc gia. Sau đó vào ngày 15/05/2014 công an tỉnh Đồng Nai đã theo lệnh của các ông “thầy ảo thuật” Cộng sản cấp trên, biến 3 công dân Đỗ Nam Trung, Phạm Minh Vũ và Lê Thị Phương Anh thành “kẻ chủ mưu gây bạo loạn”. Từ những người dân đầy lòng yêu nước 3 nạn nhân này đã bị biến dạng trong con mắt người dân. Từ đó các nạn nhân này lại bị công an và báo chị Cộng sản “lột xác” rồi khoác cho họ một “bộ da mới” với danh nghĩa là đảng viên Việt Tân. Thế là đương nhiên các “nhà ảo thuật” Cộng sản đã rất thành công trong việc dàn dựng màn kịch “bạo loạn” để dễ bề dập tắt các cuộc xuống đường vì lòng yêu nước của nhân dân. Chưa dừng lại ở đó! Sau khi bắt giữ người trái pháp luật, các “nhà ảo thuật” của Đảng đã vội vàng ra tuyên bố rằng: Cả 3 người này bị bắt theo điều 245 của Bộ Luật Hình Sự VN. Tuy nhiên sau bao nhiêu khó khăn vất vả, các “đầy tớ của dân” vẫn không thể nào tìm ra bằng chứng để khép tội các nạn nhân. “Cái khó ló cái khôn”; những “nhà ảo thuật” lại hà hơi phù phép biến 3 nạn nhân này thành thủ phạm của điều 258 Bộ Luật Hình Sự VN (Một điều luật đang bị lên án). Để làm thành công trò ảo thuật này, những “ảo thuật gia” đã sẵn sàng dẫm lên Quốc Hội khi bất chấp điều 21 khoản 1 và 2 của Hiến Pháp 2013 đã quy định rất rõ về những quyền con người bất khả xâm phạm. Các ảo thuật gia đã chiếm đoạt điện thoại cũng như những tài khoản thư tín kèm theo để ngang nhiên đào bới những thông tin và các mối quan hệ cá nhân cùng những bí mật đời tư của họ, nhào nặn thành một con số 258 tròn trĩnh. Xin trích nguyên văn điều 21 của Hiến Pháp 2013: “ Điều 21 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.” Vậy là sau gần 8 tháng nhào nặn, dùng mọi trò ảo thuật, nhà cầm quyền đã biến biểu thị lòng yêu nước thành bạo loạn, biến người yêu nước thành thủ phạm, biến nạn nhân thành đảng viên Việt Tân, biến 245 thành 258. Ngày 10/02/2015, nhà cầm quyền sẽ đưa ra một tác phẩm ”hoàn hảo” và một màn trình diễn lý thú của các vai “hài làm ảo thuật pháp lý” tại Tỉnh Đồng Nai. Là một công dân “tự do” tôi đang cố gắng kiếm tiền để lên đường vào Đồng Nai mong sao có cơ hội tham dự “Phiên biểu diễn” đầy công phu này. Thanh Hóa ngày 26/1/2015. Nguyễn Trung Tôn
......

Góc khuyết của Chân Dung Quyền Lực

Mấy tuần vừa qua, tôi gặp một số bạn bè, vốn là những trí thức và cán bộ trong nước có dịp sang Úc. Đề tài nói chuyện hầu như bao giờ cũng xoay về với trang blog Chân Dung Quyền Lực. Điều tôi ngạc nhiên nhất là tất cả họ đều đọc, hơn nữa, đọc rất kỹ các bài báo tố cáo nạn tham nhũng đăng trên Chân Dung Quyền Lực. Và tất cả đều tin những lời tố cáo ấy là đúng sự thật. Theo họ, tài sản khổng lồ đến từ tham nhũng của cha con Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải cũng như của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng đã được rất nhiều người trong nước ghi nhận và bàn tán từ lâu. Tất cả những người bạn ấy đều cho vụ tố cáo tham nhũng trên trang Chân Dung Quyền Lực đều, thứ nhất, xuất phát từ trong nội bộ cao cấp của đảng Cộng sản, và thứ hai, gắn liền với các tranh chấp chính trị thời kỳ trước Đại hội đảng vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, khi nói đến tranh chấp quyền lực, có một vấn đề nổi lên: ai tranh chấp với ai? Dễ thấy nhất, từ trang Chân Dung Quyền Lực, là sự ca ngợi dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đã làm thủ tướng hai nhiệm kỳ, chắc chắn là Nguyễn Tấn Dũng không thể tranh giành chức thủ tướng lần nữa. Chiếc ghế duy nhất mà ông có thể nhắm tới là chức Tổng bí thư đảng thay thế cho Nguyễn Phú Trọng, người, năm tới, đã 71 tuổi, lứa tuổi hầu như bắt buộc phải về hưu. Để cạnh tranh vào chức Tổng bí thư, đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng là ai? Theo thông lệ từ mấy cuộc đại hội vừa rồi, từ Nông Đức Mạnh đến Nguyễn Phú Trọng, người làm chủ tịch Quốc Hội có khuynh hướng được chọn để làm Tổng bí thư. Tuy nhiên, trong kỳ đại hội vào năm 2016 thì khác. Nguyễn Sinh Hùng sinh năm 1946, sang năm sẽ 70 tuổi, không có khả năng sẽ được lưu dụng. Đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn lại một người: Trương Tấn Sang, người đang giữ chức Chủ tịch nước, cùng tuổi với Nguyễn Tấn Dũng. Để tìm cách loại trừ Trương Tấn Sang, trên trang Chân Dung Quyền Lực có 20 bài viết về ông, không những tố cáo ông tham nhũng mà còn tố cáo việc ông, lúc còn trẻ, bị chính quyền Miền Nam bắt, không chịu đựng được các cuộc tra tấn, đã khai báo nội tình của “cách mạng”. Hơn nữa, ngay cả khi lên làm Chủ tịch nước, ông vẫn có quan hệ với những thành phần đối kháng và đòi hỏi dân chủ. Trương Tấn Sang lại là người chuyên tìm cách để hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, gây mất đoàn kết trong nội bộ đảng, v.v… Đó là chiếc ghế Tổng bí thư, còn chiếc ghế thủ tướng thì sao? Bình thường, người có khả năng lên làm thủ tướng là một trong các phó thủ tướng. Trong các phó thủ tướng hiện nay, người có nhiều triển vọng nhất là Nguyễn Xuân Phúc, còn khá trẻ (sinh năm 1954) và cũng là người duy nhất hiện nằm trong Bộ Chính trị. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà những người đằng sau Chân Dung Quyền Lực nhắm tới là triệt hạ con đường lên chức Thủ tướng của Nguyễn Xuân Phúc. Không có người nào bị đả kích một cách kịch liệt như ông. Vấn đề là: ai nã súng cối vào Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thủ tướng? Chỉ có một trong hai hoặc cả hai khả năng: Một, người nào đó đang muốn chạy đua vào chức vụ thủ tướng; trong trường hợp này, người đó, phải đang nắm giữ chức phó thủ tướng; và hai, một người nào đó đang có tham vọng bày lại ván cờ chính trị tại Việt Nam với những khuôn mặt mới nằm trong tay mình để dễ thao túng. Điều khó giải thích nhất là những cuộc tố cáo nhắm vào Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trên trang Chân Dung Quyền Lực, ngoài Nguyễn Xuân Phúc và Trương Tấn Sang, người bị tố cáo nhiều nhất là Phùng Quang Thanh. Tại sao? Chắc chắn không phải tại ông tham nhũng hơn những người khác. Chuyện tham nhũng ở Việt Nam, hầu như không có người nào trong bộ máy chính quyền tránh được.  Vấn đề ở đây là: Tại sao người ta chọn tố cáo người này thay vì người khác. Ví dụ dễ thấy nhất: Trang Chân Dung Quyền Lực hoàn toàn không đụng đến Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Ai cũng biết, ở Việt Nam hiện nay, nơi được xem là cái ổ của tham nhũng chính là công an. Không ai tin Trần Đại Quang có bàn tay sạch cả. Vậy tại sao Chân Dung Quyền Lực không hề đụng đến ông mà chỉ tập trung vào Phùng Quang Thanh? Câu hỏi ấy dẫn đến hai khả năng: Một, người ta tìm cách triệt hạ con đường tiến thân của Phùng Quang Thanh và hai, người ta muốn thay đổi cơ cấu quyền lực trong quân đội. Hai khả năng ấy thật ra chỉ tập trung vào một người: Phùng Quang Thanh. Gần đây, nghe đồn Phùng Quang Thanh có thể sẽ được bầu vào chiếc ghế Chủ tịch nước để thay cho Trương Tấn Sang. Số lượng các bài tố cáo sự tham nhũng của bố con ông nằm trong âm mưu ấy chăng? Nhưng nếu vậy, ai sẽ được lợi trong âm mưu triệt hạ này? Ai đang nuôi tham vọng chạy đua vào chiếc ghế chủ tịch nước? Hơn nữa, cũng không loại trừ khả năng người ta không những ngăn chận con đường leo lên ghế chủ tịch nước của Phùng Quang Thanh mà còn muốn hất ông ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng như cái chân trong Bộ Chính trị nữa. Tất cả những vấn đề nêu trên, theo tôi, đều đúng. Tuy nhiên, cũng theo tôi, không nên tập trung quá nhiều vào các cuộc tranh chấp nội bộ trên trang Chân Dung Quyền Lực. Đó chỉ là một khía cạnh; một khía cạnh quan trọng và cực kỳ lý thú, nhưng dù sao cũng chỉ là một khía cạnh. Còn một khía cạnh khác, nổi lên từ trang Chân Dung Quyền Lực là bộ mặt thật của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Không nên vì quá tập trung vào các bài đã đăng để chỉ thấy, trong guồng máy lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc và con rể Vũ Chí Hùng cũng như hai bố con Phùng Quang Thanh – Phùng Quang Hải là tham nhũng. Đó chỉ là những kẻ đã bị tố cáo. Còn những kẻ chưa bị tố cáo thì sao? Chắc chắn là họ cũng tham nhũng không thua gì những kẻ kia. Về độ giàu có của con cái và thân nhân, từ lâu ai cũng biết, hầu như không có ai bằng Nguyễn Tấn Dũng cả. Về mức độ tham nhũng, cũng từ lâu, ai cũng thấy không ai bằng công an; vậy tài sản của Trần Đại Quang như thế nào? Nhìn vào những kẻ chưa được Chân Dung Quyền Lực đề cập, chúng ta dễ dàng thấy trang báo mạng này còn thiếu sót rất nhiều. Nó cố nói lên sự thật. Nhưng đó chỉ là một phần sự thật. Còn những góc cạnh khác, hầu như ai cũng biết, nhưng biết một cách mơ hồ. Chúng ta hy vọng sẽ có những trang báo khác lần lượt phanh phui hết tất cả những tệ nạn tham nhũng của tất cả những người đang nắm giữ quyền lực tại Việt Nam hiện nay. Tất cả. Chứ không phải chỉ có một số người đang tranh chấp quyền lực với nhau. Theo voatiengviet.com
......

Đại hội hay hội nghị vẫn là chuyện riêng của đảng

Bản tin chính thức (chứ chẳng còn là tin đồn) về việc Cục trưởng Nguyễn Hữu Thắng bị thắt cổ chết ngay tại văn phòng (chứ không phải "tự treo cổ trong tư thế ngồi tại các đồn công an") làm mùi tử khí càng thêm nồng nặc dù còn cả năm nữa mới đến Đại Hội Đảng XII. Từ nay đến giờ phút khai mạc Đại Hội đó còn bao nhiêu Hội nghị Trung ương nữa để quyết định nhân sự vào các ghế ở thượng tầng, tức phân chia lại các lãnh thổ quyền lực? Và mỗi lần như vậy sẽ còn bao nhiêu đối thủ chết nhanh kiểu Nguyễn Hữu Thắng và chết chậm kiểu Nguyễn Bá Thanh nữa? Có trường hợp họ chết vì trực tiếp tranh ghế nhưng cũng có trường hợp họ chết chỉ vì có thể liên lụy đến những người đang tranh các ghế cực lớn. Cụ thể như Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ chết rất nhanh khi đường dây chạy án của ông bị phanh phui và bắt đầu hướng vào Bộ trưởng công an Trần Đại Quang và một vài ủy viên Bộ chính trị khác. Ngắn gọn là mức liên lụy càng lớn, cái chết đến càng nhanh. (Cũng chính vì thế mà một dấu hỏi lớn đang lan nhanh: ông Nguyễn Hữu Thắng đang hăm dọa phanh phui cấp trên cỡ nào, hay đang bị các đối thủ phanh phui và có thể liên lụy đến cấp trên cỡ nào mà phải chết ngay như thế?) Và nếu ở hàng Thượng tướng công an, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương, Cục trưởng, ... mà còn không giữ nổi mạng sống, chả trách hàng cán bộ trung và cao cấp đều đang dặn vợ bảo con chặt chẽ chuyện thực phẩm hàng ngày. Họ cũng nhốn nháo dò tìm cửa nào có quyền lực mạnh nhất để chạy sang đầu quân cho yên tâm. Vấn đề là nếu đổi cửa quá sớm và nhất là nếu chọn sai cửa, thì đòn trả thù của các chủ tướng cũ cũng tàn bạo không kém. Hồ sơ tham nhũng bao năm rất "ổn định" của gia đình họ bỗng xuất hiện giữa chợ Internet, rồi kéo theo đủ loại điều tra, kỷ luật, tù tội. Tài sản của họ được chia cho những quan chức "trung thành" còn lại. Đây quả là thời điểm "sai một ly, đi một dặm ... vào cõi âm". Giữa không khí u ám, chết chóc bao trùm đó, hiển nhiên đội ngũ cán bộ cũng xôn xao bàn tán ai sẽ lên ngôi thượng đỉnh, và ai sẽ theo "Phù Đổng Nguyễn Minh Triết" về vui thú điền viên ... (vui thú điền viên trong hồi hộp, không biết ngày nào cái núi gia sản của mình bị các đồng chí đương quyền "cưỡng chế" như kiểu ông Trần Văn Truyền). Trong cuộc chạy đua hiện nay, người ta thấy:     Có những ngôi sao "vừa lên đã vụt tắt" như PTT Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc bỏ cửa quyền lực Nguyễn Tấn Dũng và đầu quân nơi khác quá sớm và bị trừng phạt nặng nề trên bàn giải phẫu của trang Chân Dung Quyền Lực (CDQL). Xác suất ông Phúc giữ được ghế ủy viên Bộ Chính trị tại Đại Hội XII gần như số không. Việc mất thêm các chức tước khác hay bị điều tra, mất tài sản, thêm tù tội ... còn tùy thuộc vào cán cân quyền lực giữa các phe nhóm trong những ngày tới, cũng như tùy thuộc thái độ ngoan ngoãn chịu trận, không phản đòn của ông Phúc.     Có những ngôi sao "mát da mát thịt và mát cả đầu" như Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ông Thanh cứ tự bắn vào chân mình với những tuyên bố đầy lo âu cho Bắc Kinh khi thấy người Việt Nam ghét giặc xâm lược quá. Tuy vậy, vẫn có nguồn tin từ nội bộ cho biết ông Thanh nay đã nắm chắc ghế Chủ tịch nước vì ông được nằm trong danh sách mà Du Chính Thanh, Ủy viên bộ Chính trị kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung quốc, cầm từ Bắc Kinh sang ban cho Hà Nội vào tháng trước.     Có những ngôi sao "vừa có mưu vừa có tiền" như TT Nguyễn Tấn Dũng. Ông đang dùng vũ khí CDQL để chỉ cần đánh vài đòn chí mạng vào mấy con dê tế thần, đã đủ để hăm dọa được toàn bộ giàn lãnh đạo còn lại đến xanh máu mặt. Chỉ có điều ông Dũng hơi tham lam. Nay ông lại dùng ngay trang CDQL để ca ngợi chính mình, tức là thú nhận một cách lộ liễu đây chính là vũ khí của ông. Liệu ông Dũng đã mạnh đến mức không cần che đậy nữa hay đã có thể bất chấp các phe cánh khác hợp sức lại đối đầu với ông?     Và có những ngôi sao "càng được sơn phết càng mất giá" như ông Phạm Quang Nghị. Ông Nghị bị thiệt hại vì người thợ sơn phết cho ông lại là ông Nguyễn Phú Trọng - một người cứ liên tục chứng minh mình rất xứng đáng với danh hiệu "Trọng lú". Người ta đánh giá một kẻ đi đầu quân dưới trướng ông Trọng thì còn phải "lú" đến mức nào nữa. Nếu đây chỉ là chuyện giữa các siêu sao "có ăn có chịu" với nhau thì chắc chẳng mấy ai quan tâm. Nhưng khổ nỗi, người dân Việt Nam chẳng được sớ múi gì mà cứ bị khổ lây. Khi các đấu đá trong nội bộ đảng càng kịch liệt, thì giới lãnh đạo càng lo xa rằng "các thế lực thù địch trong dân chúng" sẽ lợi dụng tình hình. Thế là họ càng ra lệnh cho công an đánh dân TRƯỚC và đánh HÀNG LOẠT để gia tăng "ổn định xã hội". Không chỉ các tiếng nói dân chủ bị đánh tới tấp, bị bỏ tù, bị bao vây quanh nhà 24/7, bị xiết kinh tế, mà toàn dân trên cả nước đều bị xiết ốc chặt hơn nữa. Lực lượng công an dưới đường lẫn trên mạng, lực lượng dân phòng, lực lượng côn đồ, và cả lực lượng dư luận viên đều đồng loạt hung hãn hẳn lên. Cả xã hội đang sống và sẽ phải sống trong không khí căng thẳng và ngột ngạt này trong suốt những ngày tháng tiền Đại Hội trước mặt. Do đó, khi có người nói "cả nước đang ngóng chờ chóng đến ngày đại hội đảng" thì không hẳn họ nói ngoa đâu. Một câu vừa hỏi vừa trả lời đang trở nên phổ biến: "Ai mà không muốn chóng thoát cái ’đại hội của nợ’ này!?" Nhưng tất cả cơn ác mộng cứ 5 năm một lần bao trùm cả nước ấy lại chẳng phải đem lại lợi ích gì cho quốc gia. Có thể nói đó chỉ là chuyện của khoảng 20 VÕ SĨ NHAM HIỂM đánh nhau chí chết ở thượng tầng. Dù võ đài có sôi nổi đến đâu thì các Hội nghị Trung ương hay ngay cả Đại hội đảng đều vẫn chỉ là chuyện nội bộ của đảng CSVN mà thôi, vì những lý do sau đây: Trước hết, người dân hoàn toàn không có một chút tiếng nói nào, chứ đừng nói gì đến lá phiếu, trong việc chọn những người lãnh đạo đảng. Ngay cả những tiếng nói phê bình lãnh tụ nào quá thiếu khả năng, quá tham nhũng đều lập tức bị đảng dùng đủ loại điều luật và tù đày để bịt miệng. Thậm chí kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh tụ thôi cũng được xem là chuyện nội bộ của đảng. Dân không có phận sự gì để biết. Nhưng điều oái oăm là những người vừa được các đảng viên CSVN chọn làm lãnh đạo riêng của đảng lại lập tức cũng xem quyền cai trị toàn dân đương nhiên là quyền của họ. Nhưng quan trọng hơn nữa, là võ sĩ nào chiến thắng thì chính sách của giàn lãnh đạo vẫn không có gì khác biệt. Họ vẫn không có chọn lựa nào khác ngoài việc:     Coi ưu tiên sống còn của Đảng là cao nhất, mọi thứ khác chỉ là chuyện phụ, kể cả quyền lợi của quốc gia. Đảng vẫn quyết giữ chặt độc quyền cai trị dù biết đang tiếp tục dìm dân tộc trong lạc hậu, đói nghèo; dù biết đang tiếp tục dìm các thế hệ kế tiếp sống dưới tiêu chuẩn giá trị con người; và dù biết đang đánh mất từng phần chủ quyền đất nước cho ngoại bang.     Tiếp tục làm dáng “chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu” nhưng bên trong đã bảo nhau không đánh tham nhũng nữa vì "đập chuột sẽ vỡ bình". Hay nói cách khác, kẻ đánh tham nhũng và kẻ bị đánh giờ đây quá giống nhau và đều đang ngồi trên những núi của cải đã bòn rút được.     Tiếp tục làm dáng nhà nước pháp quyền nhưng thực chất chỉ còn biết sử dụng công an và côn đồ làm phương tiện cai trị. Lý do đơn giản vì lẽ đảng đã bí lối, từ lý luận đến tuyên truyền, trong việc biện minh cho một chế độ độc tài ở thế kỷ 21.     Tiếp tục làm dáng phản đối các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông nhưng tiếp tục bán thêm đủ loại chủ quyền đất nước ngay trên đất liền và tại khắp mọi miền đất nước. Lãnh đạo nào cũng đã nhận quá nhiều ân huệ và biết các đòn trả thù hiểm độc của Bắc Kinh. Nên nay chẳng ai dám "phản chủ". Đi sớm như các ông Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Hữu Thắng, hay Nguyễn Bá Thanh... có khi lại là sự giải thoát. Nguồn: viettan.org
......

Cui bono

Cui bono nghĩa là “Lợi cho ai?” Ðó là chữ La tinh. Cui bono đọc giống như: qui bô nâu, qui bô nơ. Tôi chả học chữ La tinh bao giờ, thấy hai chữ này khi tò mò đọc một cuốn sách về lịch sử sự phát triển của chữ La tinh, chẳng có lý do nào khác. Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc viết một bài bàn trong blog về blog “Chân Dung Quyền Lực” đang gây sôi nổi trên mạng, ông đặt câu hỏi: Ai đứng đằng sau blog “Chân Dung Quyền Lực?” Tự nhiên tôi nhớ tới câu hỏi: “Cui bono?” Nhà hùng biện Marcus Tullius Cicero (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên) cho biết Lucius Cassius, một thẩm phán chính trực và khôn ngoan, hay đặt câu hỏi “Cui bono? Lợi cho ai?” để dò manh mối tìm ra thủ phạm. Người Mỹ sau này, các ký giả cũng như nhân viên cảnh sát, cũng thường suy đoán bằng cách “Coi tiền chạy đi những đâu” (Follow the money) để điều tra, như trong vụ Watergate chẳng hạn. Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc là một nhà phê bình văn học, dẫn chúng ta đi tìm câu trả lời theo phương pháp của ông. Ông phân tích nội dung blog “Chân Dung Quyền Lực,” xem văn chương nó thế nào, nội dung đề cập các đề tài nào, nó đả kích những ai trong giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, ai được nói tới bao nhiêu lần, nó trưng ra những loại bằng cớ nào, vân vân. Ðây là một bài phân tích rất thông minh, nhiều công phu tìm tòi và suy nghĩ. Tôi sẽ không tiết lộ kết luận của Nguyễn Hưng Quốc, để quý vị độc giả tìm đọc lấy, nếu tò mò muốn biết. Nhưng chỉ xin tiết lộ một điều, là Nguyễn Hưng Quốc đoán Nguyễn Tấn Dũng không phải là thế lực đứng đằng sau blog “Chân Dung Quyền Lực.” Cui bono? Nguyễn Hưng Quốc phân tích nội dung blog “Chân Dung Quyền Lực,” thấy nó không tấn công vào các đối thủ đáng kể của Nguyễn Tấn Dũng, mà lại đưa ra các đề tài không có lợi gì cho Nguyễn Tấn Dũng, vân vân. Cui bono? Làm cái blog này, Nguyễn Tấn Dũng không có lợi gì cả. Nhận xét này rất chính xác, nếu chúng ta biết Nguyễn Tấn Dũng đang muốn, đang dự tính những gì, do đó, biết cái gì có lợi cho Nguyễn Tấn Dũng, cái gì không có lợi, theo quan điểm của chính đương sự chứ không phải theo cách nhìn của người ngoại cuộc. Chúng tôi không thể đoán được Nguyễn Tấn Dũng nghĩ cái gì là có lợi, cái gì hại cho chính ông ta, cho nên không thể góp ý kiến, cũng không thể bác bỏ ý kiến của Nguyễn Hưng Quốc. Tôi lại nhớ cố Dân Biểu Nguyễn Hữu Chung, tôi chỉ quen biết anh khi cùng sống ở Montréal, Canada. Nguyễn Hữu Chung, từng đóng vai phát ngôn viên của Tướng Dương Văn Minh, ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đã lên tàu rời bến Sài Gòn đi tị nạn. Nói chuyện về những bạn đồng viện của anh còn ở lại, Chung nhận xét: “Mối sai lầm chính là họ tưởng bọn Cộng Sản nó cũng suy nghĩ như mình.” Việt Cộng cũng chỉ muốn có lợi, nhưng thế nào là lợi, thế nào là hại thì chúng không nghĩ giống như mình! Chúng tôi rất kính trọng quý vị đã nghiên cứu những blog được nghi ngờ do các lãnh tụ Cộng Sản chủ trương, “Quan Làm Báo” hay “Chân Dung Quyền Lực” hoặc mang tên của các nhân vật chóp bu Cộng Sản. Theo dõi các blog này có thể hiểu trong đảng Cộng Sản họ đang toan tính những gì, giành giật nhau ra sao, ai đang lên, ai sắp xuống, vân vân. Nghiên cứu để đoán xem đảng Cộng Sản đang đưa dân tộc mình đi về đâu; công việc đó rất cần và hữu ích. Chúng tôi không có thời giờ đọc những blog này. Lâu lâu nhận được một bài trích từ đó ra, do người quen hay không quen gửi tới, cũng chỉ nhìn qua thôi. Không để thời giờ theo dõi, vì những blog này thường chỉ nói chuyện nội bộ của các lãnh tụ Cộng Sản. Còn những vấn đề chung, những mối lo của cả nước Việt Nam thì họ không bàn tới. Những chuyện phơi bầy trong các blog đó, như ông nào làm chủ bao nhiêu cái nhà, chuyển tiền đi những đâu, ai đầu độc ai, ai sợ Trung Cộng hơn ai, vân vân, đều là những chuyện bên trong, giữa đám lãnh tụ cao nhất với nhau. Người đọc có thể thích thú khi theo dõi những màn đấu đá của họ, giống như khi coi phim bộ Hàn Quốc muốn đoán xem đoạn sau cô nào sẽ lấy cậu nào; hoặc coi đá banh trên ti vi rồi đánh cá đội nào sẽ thắng. Ðó cũng là một cách giải trí. Nhưng nó cũng ru ngủ, làm cho người dân, trong đó có cả giới thanh niên trí thức hay lên mạng, quên những vấn đề chính yếu nếu muốn đất nước mình tiến lên. Trong thực tế, trong mấy tay lãnh tụ Cộng Sản đó, anh nào lên anh nào xuống thì số phận người dân có gì thay đổi không? Lúc triều đại Lê-Trịnh đang tàn thì ai ngồi lên ngai chúa, giữa Trịnh Cán với Trịnh Tông, có khác gì nhau không? Còn các lãnh tụ Cộng Sản, trong mấy cái blog do họ dựng ra để đánh lẫn nhau không thấy ai nêu ý kiến về những điều dân mình cần lo lắng và suy nghĩ. Thí dụ, làm sao phát triển kinh tế, phục hưng đạo đức và giáo dục, xây dựng xã hội công dân, đặt nền móng luật pháp dân chủ, vân vân, cho đến mối lo bị Trung Cộng khống chế không cách nào thoát. Không thấy các lãnh tụ Cộng Sản chứng tỏ họ khác nhau, họ phải tranh giành nhau vì bất đồng ý kiến về một trong các vấn đề này. Mối quan tâm của họ không nằm ở các chuyện đó, mà nằm ở chỗ khác. Anh nào lên, anh nào xuống, ai chiếm mâm cao cỗ đầy, ai được “cơ cấu,” ai hụt cẳng, đó mới là điều họ quan tâm. Chúng ta có thể hiểu tại sao họ lại chỉ quan tâm thiết thực về địa vị, tài sản của họ. Trong hoàn cảnh đảng Cộng Sản đang phá sản, đang tan rã, như một chiếc tàu đang chìm, các con chuột đều tìm cách leo lên chỗ an toàn nhất, chỗ cao nhất, con này hất con khác ngã xuống cho mình leo lên. Họ đè đầu, đè cổ nhau, dùng các thủ đoạn mà họ rất rành sau bao nhiêu năm “phấn đấu đội và đạp” để ngoi lên hàng chóp bu của giai cấp thống trị. Cho nên, những đề tài họ nêu ra trong các blog không phải là những mối lo gan ruột của dân mình. Cứ chăm chú ngắm nghía cảnh tranh chấp nội bộ của họ, mình có thể quên cả những chuyện lớn đáng lo hơn. Những cuộc đấu đá của họ thực ra không quan trọng đối với tương lai nước mình. Có nhiều chuyện nho nhỏ khác nhưng thực sự rất đáng lo. Thí dụ, “Làm sao dân mình sống với nhau lương thiện được khi không ai tin vào hệ thống tư pháp, không ai tin cảnh sát, không ai tin quan tòa?” Làm sao đây? Hoặc, “Làm sao thoát được các đợt tấn công kinh tế của hàng hóa Trung Cộng?” Cho đến những chuyện nhỏ như, “Tại sao người Việt Nam không cung cấp nổi mấy cái đinh ốc cho các hãng Canon, Samsung?” Không thấy lãnh tụ Cộng Sản nào bày tỏ những ý kiến bất đồng về các vấn đề dân mình thật sự cần lo lắng. Thử nghĩ xem, họ nêu các ý kiến khác nhau trên mạng thì được lợi lộc nào cho bản thân họ hay không? Cả hội nghị Trung Ương Ðảng vừa rồi, có ai đả động gì tới các vấn đề lớn của đất nước hay không? Chả thấy ai nói gì cả. Cui bono? Quyền lực của họ còn hay mất không phải vì họ có những ý kiến hay ho về kinh tế, chính trị, giáo dục, pháp luật. Trong các blog chỉ thấy họ đấu đá, tố cáo nhau tham tham, bất tài, ngu dốt, anh này dìm anh kia xuống đất đen. Tiến Sĩ Nguyễn Hưng Quốc nhận xét: “Trong trận đấu đá này, có người thắng kẻ bại, nhưng kẻ bại cuối cùng chắc chắn vẫn là đảng Cộng Sản: Dưới mắt dân chúng, họ hiện nguyên hình là những tên tham nhũng vơ vét tài sản của đất nước để làm giàu cho bản thân và họ hàng.” Thực ra, dưới mắt dân chúng Việt Nam thì đảng Cộng Sản đã hiện nguyên cái hình hài như thế từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi; không cần chờ đến ngày đọc “Chân Dung Quyền Lực.” Nguyễn Hưng Quốc nhận xét trong số các lãnh tụ Cộng Sản được đưa lên mạng “Chân Dung Quyền Lực,” một nhóm “bị đả kích kịch liệt, chủ yếu vì tội tham nhũng hoặc bất tài, vô đức.” Nhưng ông lại thấy chỉ có một mình “Nguyễn Tấn Dũng được khen.” Qua blog này Dũng hiện ra như là “một 'hình ảnh độc tôn' trên sân khấu chính trị Việt Nam, người đầy tài năng và quyền lực, hơn nữa, có triển vọng trở thành vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam thời hậu Cộng Sản.” Ðây là cũng một chi tiết đáng chú ý. Chiếc tàu Ðảng đang chìm. Chuột leo lên đầu nhau vì muốn khi cần bỏ tàu chạy thì mình sẽ thoát sớm nhất. Nhưng trong cơn bát nháo đó, vẫn có anh cố dò dẫm, thử lập kế tìm cho mình một chỗ đứng trong “kế hoạch hậu Cộng Sản.” Chẳng mất gì cả, tại sao không thăm dò thử! Ðằng nào tàu cũng sắp chìm, nếu nhảy được sang tàu khác thì hy vọng ăn to! Mà nếu không thì cũng chỉ mất mát bằng những thằng khác mất mà thôi! Cui bono? Nguồn: nguoi-viet.com
......

Quanh Vụ Cục Trưởng Cục Đường Sắt Chết Bí Mật

Tin ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng cục đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã chết trong phòng làm việc của mình và được nhân viên của Bộ phát hiện vào buổi tối ngày 22 tháng 1 vừa qua. Nguyên nhân cái chết chưa được công bố nhưng đã gợi ra nhiều điều “bí ẩn” về cái chết này. Ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng cục đường sắt VN, đã chết trong văn phòng làm việc hôm 22-01-2015 Photo Trước khi chết, ông Nguyễn Hữu Thắng đã bị ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ra lệnh đình chỉ chức vụ Cục trưởng từ ngày 24/5/2014 vì có những phát biểu nói vắn tắt là... coi thường và chọc giận thiên hạ. Ông Đinh La Thăng đã cử ngay ông Trần Phi Thường, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam trong thời gian ông Nguyễn Hữu Thắng tạm đình chỉ chức vụ. Từ ngày 25/4/2014 đến 22/1/2015 không biết là ông Nguyễn Hữu Thắng có được ông Thăng phục chức Cục Trưởng lại chưa hay chỉ ngồi chơi xơi nước; nhưng có mấy vấn đề sau đây bao quanh cái chết của ông Nguyễn Hữu Thắng. Ông Nguyễn Hữu Thắng bị đình chỉ chức vụ Cục trưởng là do phát ngôn tầm bậy và bị coi là thiếu trách nhiệm trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Dự án này bị “đội” vốn lên đến 399 triệu USD. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tổng mức đầu tư 552 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của CSVN là 133 triệu USD. Dự án này do Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc “trúng thầu”. Nhưng đến ngày 23/12/2013 thì phía Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc lại gửi thư yêu cầu điều chỉnh tổng mức đầu tư lên đến 891 triệu USD. Tức là “đội” vốn lên 399 triệu USD so với mức đồng ý ban đầu. Đây không phải là sự kiện hy hữu đối với các công ty Trung Quốc sau khi trúng thầu ở Việt Nam. Vì phải nhận ODA từ Trung Cộng, CSVN phải chấp nhận một đòi hỏi bất thành văn là phải để cho công ty Trung Quốc trúng thầu. Sau khi lãnh thầu xong, các công ty Trung Quốc luôn luôn kéo dài thời gian thi công, chậm trễ trong việc tiến hành và nhất là đề nghị tăng khoản tiền đầu tư cao hơn mức đầu tư lúc đầu. Để tiến hành dự án, các quan chức CSVN phải yêu cầu Bắc Kinh cho vay thêm và đương nhiên Bắc Kinh sẵn sàng cho vay để cho các công ty Trung Quốc có công ăn việc làm. Câu hỏi đặt ra là sự “đội” vốn này là do chi phí dự án hay là khoản tiền ‘trà nước” giữa các quan chức cao cấp của CSVN và Trung Cộng. Thông thường tham nhũng phát sinh từ những vụ “đội” vốn như thế này. Trên giấy tờ, Cục đường sắt là chủ đầu tư của dự án cho nên khi dự án bị “đội” vốn thì ông Nguyễn Hữu Thắng, Cục Trưởng Cục Đường Sắt bị quy trách nhiệm. Phải chăng đây là lý do khiến ông Nguyễn Hữu Thắng bị chết bí mật? LTH nguồn: https://www.facebook.com/lythaihung
......

Chân dung quyền lực – Hồn ma báo oán?

Chân dung quyền lực (CDQL) là một kênh truyền thông đình đám hiện nay, với đủ các dạng như: blog, facebook, twitter v.v… với chế độ còm men khá thoải mái. Đến nay, ít nhất nó đã vạch mặt chỉ tên việc tham nhũng của 3 vị lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN, với những cứ liệu hết sức rõ ràng, chi tiết. Có nhiều phỏng đoán về chủ nhân và mục đích của Chân dung quyền lực: Phải chăng, đó là sự báo thù của một vị Trưởng ban đang nằm chờ chết do nghi án bị đầu độc bằng phóng xạ. Phải chăng, đó là sự báo thù của một vị Tổng thanh tra “đã bị lộ”. Phải chăng, nó là của một vị đầy quyền lực đang đứng đầu bảng tín nhiệm. Phải chăng, nó là của một nhà chính trị thật sự vì dân, đang tạm thời ẩn danh, chuẩn bị làm cách mạng. Phải chăng nó là của Trung Nam Hải, CIA… Phỏng đoán chỉ là phỏng đoán. Nhưng những điều dưới đây là có thật: - CDQL mang lại cho dân những cứ liệu hết sức rõ ràng về sự thối nát của chế độ. Những suy luận hợp lý về việc độc tài, quyền lực không kiểm soát sẽ dẫn đến tham nhũng khủng khiếp, nay đã có nhiều bằng chứng cụ thể. - Chủ nhân của CDQL là người rất can đảm, không sợ bị trả thù. Dầu anh ta mạnh đến đâu chăng nữa, ta cũng cần nhớ rằng những kẻ bị tố cáo – vốn có quyền lực – có thể sẽ phản đòn. Thế nhưng, phản ứng của cộng đồng hiện nay thế nào? Phần lớn những nhà bất đồng có tên tuổi đều phản ứng khá dè dặt, với những quan điểm như: đó là đấu đá nội bộ, mục tiêu không phải là dân chủ, nghi ngờ sự trung thực v.v… Các comment ở CDQL thiếu vắng các còm sĩ nghiêm túc, quen thuộc. Thậm chí trang B. khi đăng lại bài của CDQL về kết quả tín nhiệm, đã ngang nhiên cắt xén phần bình luận của nó. Theo tôi, việc làm này không đẹp. Các tổ chức xã hội dân sự tiến bộ có vẻ khá chân chất và thiếu nhạy bén, thiếu kết nối trong tình huống này. Cớ sao không hiệp đồng phát động phong trào rộng rãi: “Yêu cầu làm rõ và xử lý các vụ tham nhũng do Chân dung quyền lực nêu ra” Việc ra đời của CDQL, bất kể chủ nhân của nó là ai, là một cơ hội tốt, có thể nói là độc nhất vô nhị, để có một phong trào rộng lớn thể hiện sự nhất trí cao của đông đảo mọi người, mọi tổ chức trong việc đấu tranh cho tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Cục Đất – Còm sĩ lâu năm của trang Ba Sàm nguồn: basam.info
......

Nghĩ thêm về tự do ngôn luận

Sự kiện hai người Hồi giáo cực đoan giết chết 10 nhà báo và hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ tại toà soạn báo Charlie Hebdo tại Paris vào ngày 7 tháng 1 vừa qua chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong đời sống chính trị và xã hội trên thế giới, đặc biệt, ở các quốc gia Tây phương. Chắc chắn các chính phủ sẽ đặt lại vấn đề về an ninh, về các chính sách nhập cư cũng như các chính sách liên quan đến người Hồi giáo. Đối với các học giả, có một vấn đề được đặt lại: tự do ngôn luận. Ở Tây phương, người ta xem tự do ngôn luận là một trong những quyền căn bản và quan trọng nhất trong xã hội. Cái gọi là tự do ngôn luận ấy bao gồm nhiều khía cạnh: tự do tìm kiếm thông tin, tự do diễn dịch thông tin và cuối cùng, tự do phát tán thông tin dưới mọi hình thức, từ nói đến viết, từ môi trường thực ngoài đời đến môi trường ảo của internet. Cái gọi là quyền tự do ngôn luận ấy cũng bao gồm nhiều hình thức: tán đồng hoặc phê phán và phản biện lại các chính sách của chính phủ cũng như các niềm tin của con người. Người ta xem quyền tự do ngôn luận theo cách hiểu ấy là thước đo của dân chủ. Không có tự do ngôn luận sẽ không có dân chủ. Không có tự do ngôn luận, các quyền tự do khác, từ tự do tư tưởng đến tự do tôn giáo và tự do chính trị đều trở thành vô nghĩa. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát tại Charlie Hebdo, nhiều người đặt lại vấn đề: Liệu quyền tự do ngôn luận có giới hạn hay không? Nếu có, đó là những giới hạn gì? Câu hỏi thứ nhất, thật ra, không phải là vấn đề. Hầu như ai cũng đồng ý: cũng giống mọi thứ tự do khác, tự do ngôn luận cũng có những giới hạn của nó. Vấn đề chính nằm ở câu hỏi thứ hai: Đó là những giới hạn gì? Về phương diện lý thuyết, câu trả lời rất đơn giản: Không được xúc phạm đến người khác. Cái gọi là người khác này có hai bình diện: Một, với tư cách cá nhân, tự do ngôn luận không được quyền biến thành một sự khiêu dâm hay một sự vu khống và nhục mạ người khác; hai, với tư cách tập thể, tự do ngôn luận cũng không được quyền xúc phạm đến quyền lợi của quốc gia và những giá trị phổ quát của nhân loại. Ở cả hai bình diện, điều mà luật pháp của hầu hết các quốc gia đều nghiêm cấm là việc xúc phạm đến người khác trên cơ sở màu da hay giới tính. Liên quan đến màu da, phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều nghiêm cấm việc tuyên truyền hay bênh vực cho chủ nghĩa phát xít, thậm chí, ở một số quốc gia, người ta còn cấm cả việc hoài nghi đối với các tội ác của Hitler và Nazi trước và trong đệ nhị thế chiến. Việc cấm kỳ thị chủng tộc và sắc tộc cũng như kỳ thị phái tính tương đối dễ hiểu và khá rõ ràng. Chỉ có một vấn đề còn gây nhiều tranh luận là tôn giáo: Liệu người ta có quyền nhân danh tự do ngôn luận để chế giễu tín ngưỡng của người khác? Về phương diện pháp lý, từ Hiến pháp đầu tiên của nước Mỹ (Tu chính án số 1, 1791) đến Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (1949, điều 18 và 19), người ta đều gộp chung hai thứ quyền, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, lại với nhau và cho đó là những thứ quyền bất khả xâm phạm mà nhà nước không có quyền ngăn cấm hay can thiệp. Tuy nhiên, trong lịch sử, quan hệ giữa hai loại quyền này rất phức tạp. Chỉ trong mấy thập niên vừa qua, nhiều văn nghệ sĩ bị kết án và bị đe doạ khi trong tác phẩm của họ có một số chi tiết bị xem là xúc phạm đến một tôn giáo nào đó. Ví dụ tiêu biểu nhất là trường hợp của nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie với cuốn tiểu thuyết The Satanic Verses được xuất bản vào năm 1988, bị giáo chủ Ayatollah Khomeini ở Iran tuyên án tử hình. Được sự giúp đỡ và bảo vệ của cảnh sát Anh, Salman Rushdie được an toàn, nhưng người dịch cuốn tiểu thuyết ấy sang tiếng Nhật thì bị bắn chết, người đứng ra xuất bản cuốn sách ấy ở Na Uy thì bị bắn bị thương. Vấn đề quan hệ giữa tự do ngôn luận và tự do tôn giáo lại được đặt ra một cách gay gắt hơn nhân vụ khủng bố tại tòa báo Charlie Hebdo với câu hỏi: Liệu việc Charlie Hebdo vẽ Thiên Chúa ba ngôi (Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần) đang ngồi thủ dâm với nhau hay vẽ Muhammad trần truồng quỳ chổng mông, dưới đít có hình ảnh một ngôi sao màu vàng hoặc vẽ hình một người Hồi giáo cầm kinh Koran để đỡ đạn với lời bình “Kinh Koran như cứt, không chống được đạn” có thể chấp nhận được hay không? Trả lời câu hỏi ấy, người ta có thể đứng trên hai bình diện: thực dụng và nguyên tắc. Từ bình diện thực dụng, người ta cho việc báo Charlie Hebdo mang Muhammad ra chế giễu là điều không những không cần thiết mà còn dại dột: Người ta đã biết trước là những người Hồi giáo sẽ phẫn nộ và một số cực đoan trong họ sẽ có những phản ứng đầy tính bạo động có thể gây nên những thiệt hại về vật chất lẫn nhân mạng. Từ bình diện nguyên tắc, người ta có thể phản đối những tính toán thực dụng vừa kể với lý do đó là một sự thỏa hiệp hèn nhát. Một sự tự do ngôn luận thực sự không thể đi đôi với những sự thỏa hiệp như thế bởi khi thỏa hiệp, người ta sẽ không còn thực sự tự do. Nhưng từ góc độ nguyên tắc, quan niệm của các học giả cũng khác nhau. Thứ nhất, quyền tự do ngôn luận, ở đây là tự do chế giễu và phê phán không được biến thành những lời phát biểu gây thù hận (hate speech). Nhiều bức tranh đăng trên Charlie Hebdo thuộc loại này. Hơn nữa, chúng cũng xâm phạm vào quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Nói một cách tóm tắt, người ta xem việc xúc phạm đến người khác trên căn bản tôn giáo cũng cần bị cấm như hai trường hợp chủng tộc và phái tính. Đây chính là chính sách của nhiều quốc gia, trong đó, có Úc. Thứ hai, một số nhà văn và học giả chủ trương ngược lại. Họ cho tôn giáo, cũng như mọi ý tưởng khác của con người, đều cần trở thành đối tượng để phê phán và chế giễu. Với họ, trong khi về phương diện siêu hình, không ai biết tôn giáo nào đúng hay hay hơn tôn giáo nào, nhưng đứng về phương diện xã hội, hầu hết các tôn giáo đều có một số khuyết điểm, ví dụ sự cực đoan hay cuồng tín, ảnh hưởng đến con người. Trong khi người ta có bổn phận tôn trọng niềm tin của người khác, người ta lại có quyền phê phán hay chế giễu những niềm tin bị xem là mê tín hay cuồng tín. Nhưng khi phê phán các niềm tin, người ta không thể tránh được cảm giác xúc phạm. Đối với Salman Rushdie, sự xúc phạm ấy chính là yếu tính của tự do ngôn luận, hay, theo lời ông, tự do phát biểu. Cả hai là một. Ông đặt câu hỏi: “Tự do phát biểu là gì?” Rồi tự trả lời: “Không có quyền tự do xúc phạm, tự do phát biểu không còn hiện hữu nữa.” (What is freedom of expression? Without the freedom of offend, it ceases to exist.) Giữa hai quan điểm nêu trên, quan điểm nào đúng? Đó chắc chắn sẽ là một vấn đề khiến giới học giả, từ xã hội học đến luật học, tiếp tục bàn cãi. Nguồn: voatiengviet.com
......

Thực trạng bọn Lãnh đạo Cộng Sản giả hiệu ở Hà Nội hiện nay

Cộng sản Việt Nam là một quái thai! Miệng nói dân chủ mà thực ra thì độc tài hơn cả thời Đế quốc – thực dân. Đất nước thì nghèo nàn, lạc hậu, đi ra thế giới thì hèn yếu… Những nhà Lãnh Đạo VN hôm nay – dù đã nổi tiếng là vô cảm thì họ cũng thấy vậy - Họ cũng đã nghe chửi nhiều rồi, họ cũng có tai để nghe, có óc để nghĩ, họ cũng đã chán lắm rồi, nhưng nó như một ma trận! Khi mới bước vào là những thanh niên học sinh mới ra trường chưa hiểu biết gì, họ ra nhập hàng ngũ nhân viên Nhà nước trước là để kiếm miếng cơm, sau đó càng lên cao càng thấy rõ cái quái thai của nó, nhưng họ không quay lại được nữa, lên đến càng cao thì càng có nhiều ràng buộc để không thể quay lại! Sống trong một xã hội mà ngay từ khi xin việc họ đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng. Đến khi xử lý công việc thì… không tham nhũng ư? Không có tiền để biếu cấp trên, thế là bị ghét bỏ! Không tham nhũng ư? Công việc vì thế mà không xong! Không xong họ sẽ bị cấp trên quở trách! Vì vậy mà không thể thăng tiến. Một chế độ mà: “Không tiền là không quyền!”, 100% những người có chức vụ hiện nay thì đều phải đi đút lót! Cấp trên ăn đút của cấp dưới rồi lại đút lên trên… Từ chức ư? Không thể! Vì khi đó các việc họ làm sẽ bị phanh phui ngay! Họ sẽ bị đi tù! Vì thế mà họ không dám! Có người đặt câu hỏi: Bọn lãnh đạo VN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng… xấu lắm à? Chúng tôi trả lời: Chưa hẳn! Mà là bọn chúng ở vào cái thế nó vậy! (Ít ra thì bọn họ cũng không xấu hơn những người trong “đảng CS” sắp thay thế họ ở khóa sau – Nói rõ hơn thì là: Bọn chúng - tất cả đều xấu!) Mọi người hãy tưởng tượng, họ là người đứng đầu một đoàn người đang đi về một hướng sai, Nhưng giờ ai là người dám dừng lại? Đi ngược lại sẽ bị dòng người đó nhấn chìm! Vậy là họ như một người phải tuân theo một dòng nước! Nói như thế, để thấy là con người, họ cũng chán lắm cái chế độ này nhưng không biết thoát ra như thế nào! Từ chức ư? Cũng chẳng làm thay đổi được gì! Bởi họ nghĩ: Mình làm có khi còn hơn thằng khác! Kêu gọi dân chủ ư? Cũng chẳng làm thay đổi được gì! Mà viễn cảnh của Trần Độ, Trần Xuân Bách là hiện thực gần! Nói như thế, để thấy chúng ta không bao giờ nên hy vọng: Sẽ có người tốt hơn ở các kỳ Đại Hội về sau của Đảng CSVN! Có người sẽ đặt câu hỏi: Sao gần như tất cả đều chán cái chế độ này, đều có thế lực mà không lật đổ nó đi? Vì rằng: Tiếng nói của họ đâu có đồng thuận được nhau? Lẻ tẻ là chết! Nhiều người nghĩ và mong đợi một “Gooc Ba Chop” của VN, và TQ nhưng chúng tôi khẳng định sẽ không có nữa! Vì giả định một ngày đẹp trời nào đó mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng có ký cái văn bản giải tán đảng thì cái đảng kia cũng không giải tán! Mà trái lại Nguyễn Phú Trọng sẽ bị bắt ngay! Vì rút kinh nghiệm của LX, thì bọn TQ và VN đã ra quy chế, văn bản loại đó (Giải tán Đảng) phải bàn trong Ban chấp hành Trung Ương, mà ta đã thấy, Bộ Chính Trị bàn và bỏ phiếu nhất trí xử lý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng, nhưng khi đem ra Ban chấp hành Trung Ương có xuôi đâu? Nhân viên Công an bắt những người kêu gào Dân Chủ - không và không bao giờ phải là họ bắt là để bảo vệ chế độ! Họ bắt là do cấp trên ra lệnh! Cấp trên ra lệnh cũng không và không bao giờ phải là họ ra lệnh bắt là để bảo vệ chế độ! Họ ra lệnh bắt là do văn bản quy định! Ai dám đề xuất sửa văn bản đó? Người đó tức khắc là người bị nghi hoặc! Một cái chế độ bùng nhùng như vậy! và nó cứ thế mà tồn tại! Tất cả là một lũ Vô Cảm đến rợn người!Đến đây sẽ có người đặt câu hỏi: Sao bảo nó là Độc tài nhóm cơ mà? Vậy thì nó phải chặt chẽ lắm chứ? Chúng tôi không nói là nó không chặt chẽ, mà trái lại nó rất chặt chẽ là khác, và ngày càng chặt chẽ! Là vì với một văn bản cao nhất là Hiến Pháp đó thì mọi người đã thấy, cái sau sửa lại thì lại càng chặt chẽ hơn! Càng phản động hơn! Vì sao? Vì với một lũ bầy nhầy, không tin nhau như vậy, tốt nhất là tham gia ý kiến thít càng chặt thì càng không bị nghi ngờ! thít càng chặt thì càng yêu nước! Ai mà mở sẽ bị đánh hội đồng ngay! (Là chúng tôi nói những người trong bộ máy, những người có đủ thẩm quyền sửa HP)…Đến đây sẽ có người đặt câu hỏi: Thế thì phá làm sao được? Không phải! Chúng nó tập hợp lại thì chặt chẽ nhưng từng thành viên một thì lại rất yếu! Cái tập hợp chặt chẽ đó không xuất phát từ sự Đoàn Kết mà xuất phát từ sự Nghi Kỵ! Ai cũng khả nghi, không biết người kia nghĩ thế nào! Tất cả đang nói tiếng dê thì mình cũng phải be be, người nào nói tiếng Người thì lập tức bị cô lập! Vì thế mà không ai dám nói tiếng Người! Vì thế mà nó tồn tại! Tự nó không thể phá nó được! Mà phải có một biến động. Biến động đó phải đủ lớn để 90 triệu dân kia bừng tỉnh thành Người! Biến động đó là gót Asin để phá CS!Đến đây sẽ có người đặt câu hỏi: Bọn đó có trung thành với chế độ để mà sống chết với nó không? Chúng tôi trả lời là: Không! Từ tướng đến quân đều thế, họ chán lắm rồi, nhưng họ biết họ không thể làm gì nổi! Thì họ phải cam chịu mà đầu tiên là kiếm miếng cơm nuôi thân, rồi nuôi con, rồi con lớn lại xin việc cho con, giữ “thanh danh” cho con cháu còn nhờ… vì vậy mà họ không dám từ bỏ nó! Họ sống là để ăn! Họ không còn tin mù quáng vào chế độ cs nữa! Họ không sống chết với chế độ đó nữa! Nếu có một biến động đủ mạnh để họ thấy không thể cố bám vào chế độ giả hiệu Cs để lừa dân đó nữa thì họ sẽ Buông Tay! Dứt khoát không có một ai cố kết kể cả chỉ như Saddam Hussein, Mubarak, hay Caddafi chứ chưa nói đến 7 vị Tướng Tuẫn Tiết của VNCH! Họ - thừa biết chế độ đó thối như thế nào! Họ - không còn trung thành với chế độ đó nữa! Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Tấn Dũng… tất cả bọn đó từ tướng cho tới quân, nếu chỉ cần 100.000 dân Việt biểu tình chống lại là  họ sẽ co vòi, buông súng ngay lập tức! Tất cả bọn đó từ tướng cho tới quân, nếu Hoa Kỳ chỉ cần lên tiếng cảnh báo chuẩn bị coi họ là tội phạm chiến tranh là họ sẽ co vòi, buông súng ngay lập tức! Bọn chúng là vậy đó! Nguyễn Hồn Việt viết từ Hà Nội - Việt Nam.
......

Ai có thể tin được đồng chí X?

 Làm Thủ tướng liên tục 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một số dấu ấn kinh tế chính trị trong thời gian Việt Nam mở cửa. Năm cuối nhiệm kỳ cũng là năm bắt đầu cuộc chạy đua quyền lực. Sự xuất hiện trang mạng Chân Dung Quyền Lực bắn phát súng lệnh khởi đầu cuộc đua. Nếu ở các nước dân chủ, các cuộc vận động diễn ra công khai náo nhiệt không kém phần vui vẻ thì ở Việt Nam lại âm thầm nhưng khốc liệt. Phía sau trang mạng bí ẩn người ta thấy thấp thoáng bóng dáng đồng chí X. Nhưng trước hết hãy điểm qua một số sự kiện có liên quan đến vai trò Thủ tướng của ông Dũng. Vinashin và Phạm Thanh Bình Giấc mơ vươn ra biển lớn của tập đoàn công nghệ tàu thủy Vinashin đã không thành còn mang theo núi nợ lên đến 4 tỉ USD. Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm tham nhũng lãnh án tổng cộng 124 năm. Nguyễn Tấn Dũng vẫn đảo nợ để cứu Vinashin. Cho đến nay tập đoàn quốc doanh nầy vẫn liên tục thua lỗ. Bauxite Tây nguyên và món quà tặng Trung Quốc Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 ngày 1/11/2007 chính thức triển khai dự án bauxite sau thời gian dài nghiên cứu và tranh cãi. Có khoảng 2000 trí thức, nhà khoa học, cán bộ cộng sản cao cấp ký thỉnh nguyện thư yêu cầu ngưng dự án vì rất nhiều lý do: không hiệu quả về kinh tế, ảnh hưởng tệ hại môi trường và nguy hại đến quốc phòng v.v... nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai vì đó là “chủ trương lớn của Đảng”. Báo Financial Times nói đây là món quà Nguyễn Tấn Dũng dâng tặng Trung Quốc. Phải chăng “món quà” nầy đã được ký kết trong Hội nghị Thành đô 1990 nhằm trao đổi và Trung quốc sẽ bảo kê nếu Việt Nam xảy ra binh biến? Dù có hay không, quà tặng luôn có “lại quả”. Lại quả chắc không nhỏ mới đủ chia đều cho 20 vị Ủy viên Chính trị. Vinalines và Dương Chí Dũng Tháng 8/2005 Nguyễn Tấn Dũng ký bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, trong khi đã biết Dương Chí Dũng từng làm ăn thua lỗ ở Vinawaco trước đó. Hậu quả vỡ nợ vì tham nhũng. Dương Chí Dũng lãnh án tử hình tại tòa còn tướng công an Phạm Quí Ngọ lãnh án tử tại bệnh viện. Vụ án tham nhũng sém chút nữa trở thành đại án nếu con ngựa quí không bỗng dưng lăn đùng ra chết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,44%. Sau khi ông Dũng nhận chức thủ tướng, GDP giảm mạnh. Năm 2007 8,23%, 2008 6,31%, 2009 5,32%... Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm dẫn đến đời sống của nhân dân khó khăn hơn. Việt Nam khó thoát khỏi bẫy nghèo bền vững, nghĩa là cách biệt giữa giàu nghèo càng tăng và trở thành căn bệnh kinh niên như một số quốc gia châu Mỹ La tinh, người nghèo chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao và không bao giờ có cơ hội vươn lên được. Tham vọng gia đình trị Bằng quyền lực và ảnh hưởng của bố, những người con của Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng thăng quan tiến chức mặc dầu có người còn rất trẻ. - Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi. Ra trường năm 2006 cũng là năm NT Dũng nhậm chức thủ tướng. Con đường hoạn lộ mở ra nhanh chóng: Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc, rồi Thứ trưởng bộ Xây dựng, Ủy viên dự khuyết TƯ, hiện nay làm Phó bí thư tỉnh Kiên Giang, chỉ trong vòng chưa tới 6 năm. - Nguyễn Thanh Phượng, 35 tuổi, đứng đầu tập đoàn tài chánh vốn hàng trăm triệu đô la. Được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam, có liên hệ mật thiết với Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người hiện đang lãnh án 30 năm vì tội lừa đảo. - Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. Đàn áp phong trào dân chủ Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng cũng là lúc phong trào dân chủ bắt đầu bị đàn áp mạnh sau thời gian nới lỏng để được vào WTO. Con số nhà hoạt động bị bỏ tù liệt kê sau đây: 2006 3 người, 2007 6 người, 2008 5 người, 2009 10 người, 2010 22 người, 2011 33 người... Đến nay tổng số tù nhân lương tâm khoảng 200 người, trong đó hơn phân nửa bị bỏ tù dưới 2 nhiệm kỳ của ông Dũng. Nói và làm khác nhau trời vực Nguyễn Tấn Dũng có một số phát biểu khá ấn tượng. Chúng ta có thể điểm lại một số phát ngôn và so sánh hành động đi theo sau đó để thấy tính chất xảo quyệt trong việc dùng lời nói đánh bóng tên tuổi còn làm thì ngược lại. Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Dũng tuyên bố chắc nịch: “Không chống được tham nhũng, tôi từ chức ngay!”. Sau các vụ bê bối Vinashin, Vinalines Quốc hội chất vấn đòi từ chức, Dũng trả lời tỉnh queo: “Đảng phân công tôi làm Thủ tướng, tôi phải chấp hành theo ý Đảng.” Thấy dân chúng phẫn nộ biểu tình chống TQ, Dũng đề nghị làm luật biểu tình. Đến bây giờ luật biểu tình bị xếp vó, Dũng lại phát biểu: “Muốn rút dự án luật biểu tình phải có đủ lý lẽ...” Mới nghe thấy sướng thật, nhưng hãy nhìn vào cảnh đàn áp tàn bạo của công an mới thấy sự thật. Nếu tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của người dân, ông Dũng đã không đàn áp và không bắt bỏ tù hàng trăm người chỉ vì họ yêu nước. Việt Nam bị xếp hạng áp chót về tự do báo chí, thành tích nhân quyền. Khi Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn tuyên bố “nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược” thì ở Việt Nam vẫn diễn ra cảnh sách nhiễu bắt bớ, tù đày người yêu nước ngày càng khốc liệt và ngày càng tàn bạo. Phát biểu gần đây về thông tin mạng: “không cấm được đâu các đồng chí” không hề thể hiện tính chất phục thiện của một người đứng đầu chính phủ. Nó chỉ thể hiện tính chất láu cá của một tay hoạt đầu chính trị: Nói và làm phải hoàn toàn khác nhau. Nếu chẳng may giống nhau thì Nguyễn Tấn Dũng không còn là cộng sản. Nguồn: Dân Làm Báo
......

12 nhà hoạt động tố cáo bị hành hung khi đi thăm ông Trần Anh Kim

Một nhóm gồm hơn chục nhà hoạt động và bất đồng chính kiến tố cáo bị công an kết hợp với côn đồ đánh đập dã man sáng ngày 21/1/2015 khi họ đến thăm ông Trần Anh Kim, một tù nhân lương tâm mới ra tù. Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm gửi Bộ Trưởng Công an nêu rõ vụ hành hung xảy ra lúc 10 giờ sáng tại phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, sau khi nhóm này vừa rời tư gia của ông Trần Anh Kim, cựu Trung tá quân đội Nhân dân Việt Nam từng giữ chức Chỉ huy phó Chính trị - Ban Quân sự thị xã Thái Bình. Theo lời kể của ông Trần Anh Kim, lúc 10 giờ sáng cùng ngày, khi mọi người đang gặp gỡ và trao đổi thì xuất hiện 7 viên công an sắc phục, trong đó có một người mặc sắc phục cảnh sát giao thông xông thẳng vào nhà ông Kim mà không xin phép gia chủ. Viên CSGT yêu cầu người chủ chiếc xe chở nhóm ra ngoài ký biên bản nộp phạt vì 'đỗ xe sai vị trí quy định'. Trong khi con đường trước nhà ông Kim không có biển cấm đỗ xe và thực tế  đang có  2 xe ô tô con và một số xe tải lớn đang đỗ. Sau khi tách được người lái xe ra ngoài đường, nhóm công an trong nhà đã yêu cầu cả nhóm anh chị em - những người đang thăm ông Kim lên công an phường giải quyết vụ việc 'gây rối trật tự công cộng'. Dù anh chị em chỉ phản ứng nhã nhặn, đúng tình, đúng luật nhưng đã bị nhóm  công an dùng những lời  lẽ thô bỉ mạt sát, lăng mạ.  Lúc này xuất hiện thêm ba thanh niên to khỏe, không mặc sắc phục lọt vào nhà ông Kim giả vờ như người đứng xem. TS Nguyễn Thanh Giang năm nay đã 80 tuổi, nhưng vẫn bị một trong ba kẻ không mặc sắc phục đã hung hăng chửi: “Đ.M thằng Giang' và sấn sổ vào ông. Một người trong nhóm giơ ảnh lên chụp liền bị gã không mặc sắc phục thứ hai giật, cướp máy ảnh. Cả nhóm tiếp tục bị CA vây giữ, chửi bới và hành hung gần 20 phút, trước khi họ bị cưỡng bức đi lên công an phường.  Trong lúc áp giải, mọi người bị CA đánh đập một cách tàn bạo. Thậm chí, ngay cả khi về đến trụ sở CA phường Trần Hưng Đạo, lực lượng CA tiếp tục khóa cổng, ra tay đánh đập trọng thương nhiều người. Ông Nguyễn Hữu Vinh (JB) bị đánh gây thương tích nặng, mọi người yêu cầu đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng phía CA không đáp ứng. Những người đã bị CA bắt giữ thô bạo gồm có: 1. JB Nguyễn Hữu Vinh. 2. Ngô Duy Quyền. 3. Nguyễn Lê Hùng. 4. Nguyễn Tường Thụy. 5. Trương Văn Dũng. 6. Trần Thị Nga. 7. Nguyễn Thị Kim Chi 8. Nguyễn Thanh Hà 9. Trương Minh Tam 10. Bạch Hồng Quyền 11. Nguyễn Thanh Giang. 12. Nguyễn Vũ Bình. Đơn khiếu nại khẩn cấp của 12 người trong nhóm các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến gửi Bộ Trưởng Công an. Trong số những nạn nhân bị hành hung có hai người cao tuổi là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi nay đã ngoài 70 và nhà khoa học địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, trên 80 tuổi. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội được nhiều người biết đến, thuật lại với VOA Việt ngữ: “Chúng tôi đi xuống thăm trung tá Trần Anh Kim. Vừa ra về, công an mặc thường phục lẫn quân phục đến gây sự và đánh đập anh em rất tàn nhẫn. Họ kéo cả đến 4,5 chục người vây chúng tôi và cho một số công an giả danh thường dân vào đánh đập chúng tôi rất dã man. Những người bị thương nặng có Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga. Những người già như cô nghệ sĩ ưu tú Kim Chi cũng bị giằng xé, xô ngã hay như tôi cũng bị họ đánh loạn xạ, đấm bật cả kính mắt. Đây là việc làm vô pháp luật và vô đạo đức. Không chỉ ở ngoài đường, vào trong đồn công an rồi họ vẫn tiếp tục đánh anh em rất tàn bạo. Một phóng viên của Việt Nam thông tấn xã đi qua thấy tình cảnh này đã vào để quay lấy tư liệu cũng bị họ kéo vào đánh dã man. Người phóng viên ấy tên Tuấn.” Về lý do nhóm bị công an đưa về đồn làm việc, ông Giang nói: “Họ bảo ông Trần Anh Kim đang trong thời gian quản chế nên chúng tôi không được vào thăm. Chúng tôi bảo anh ấy bị quản chế chứ chúng tôi có bị quản chế đâu mà không được vào thăm anh ấy. Suốt 6, 7 tiếng đồng hồ ở đồn công an là một cuộc đấu tranh rất gay gắt giữa chúng tôi với công an.” Đáp câu hỏi rằng trong buổi làm việc tại đồn, phía công an phủ nhận hay xác nhận việc ra tay hành hung các nhà hoạt động, Tiến sĩ Giang cho biết thêm: “Có, những lúc nóng nảy họ cãi cọ với anh em, họ bảo ‘Tao là công an, mày làm gì được tao?’ Họ dọa rằng ‘Đây không phải như ở Hà Nội của chúng mày đâu. Đây là địa phương, chúng tao có thể huy động người đến đây cắt cổ chúng mày.’” Tổng hợp các tin.
......

Hải chiến Hoàng Sa 1974 - Hộ Tống Hạm Nhật Tảo (HQ10) đi vào lịch sử

Lời mở đầu: bài viết này tổng hợp từ các bài đã viết về Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 trong trận hải chiến Hoàng Sa, và các tài liệu đã được tìm thấy gần đây trong đó có tài liệu do gia đình cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí cung cấp. Tác giả hy vọng sẽ trình bày một cách đầy đủ những hình ảnh hào hùng và bi thương của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong trận hải chiến lịch sử chống lại bọn giặc xâm lăng Trung Cộng. Thềm Sơn Hà -------------------- Hơn hai tháng biệt phái công tác cho Vùng I Duyên Hải, Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 trở về Đà Nẵng sau chuyến tuần dương cuối cùng để bàn giao lại vùng trách nhiệm cho HQ11 (Hộ tống hạm Chí Linh). Tất cả nhân viên chiến hạm đều vui mừng khi nghĩ đến lần trở về Sài Gòn sắp đến sẽ trùng hợp vào ngày Tết Nguyên Đán. Họ sẽ có dịp gần gũi gia đình trong những giờ phút thiêng liêng của năm mới và cũng theo lời Hạm Phó (HP) Nguyễn Thành Trí nói với vợ trước khi lên đường công tác thì chiến hạm sẽ chuẩn bị đi đại kỳ tại Guam sau khi trở về Sài Gòn (1). Ngoài ra với đồng lương mới lãnh, họ đi bờ ra phố Đà Nẵng mua sắm hàng hóa đặc biệt của địa phương để mang về làm quà Xuân cho gia đình và cũng là dịp những chàng lính thủy độc thân ra phố hưởng thụ những giây phút thoải mái sau những ngày dài lênh đênh trên trên biển. Bất ngờ chiều 17-1-1974 chiến hạm nhận lịnh khẩn cấp cùng với Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 lên đường ra công tác Hoàng Sa (HS). Hạm Trưởng (HT) ra lịnh kéo còi nhiệm sở vận chuyển. Một vài nhân viên trở về lúc sợi dây cuối cùng vừa tháo vội vàng nhảy xuống tàu, có người bị hụt chân rớt xuống nước phải thả phao vớt lên. Chiến hạm rời bến Đà Nẵng lúc 2000H (8 giờ đêm) với tốc độ chậm để chờ HQ5. Lúc 00 giờ 12 qua ngày 18-1, HQ5 bắt đầu tách bến và bắt kịp HQ 10 vào lúc 3 giờ 15 sáng. Trước tình trạng kỹ thuật của HQ10 chỉ còn xử dụng được một máy và do nhu cầu hành quân khẩn cấp nên HQ Đại Tá Hà Văn Ngạc Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Hành Quân đã quyết định chỉ thị HQ5 chạy trước bỏ lại HQ10 phía sau. Trên đường đến HS, Hạm Trưởng HQ10, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà (K.12/SQHQ/NT) ra lịnh kiểm soát tất cả mọi ụ súng, đem đạn tối đa từ hầm đạn lên các dàn súng nhưng tất cả các khẩu súng đều phải bao lại và nòng súng chỉa lên trời, HT khuyến khích tất cả các nhân viên không thuộc phiên đi ca cố ngũ để lấy sức cho những ngày kế tiếp. Ngoài ra ông ra lịnh mang lương khô để ở các nhiệm sở tác chiến và kiểm soát lại 4 bè cấp cứu cùng các hộp mưu sinh thoát hiểm. HT còn ra nghiêm lịnh bắt buộc tất cả nhân viên phải mặc áo phao và đội nón sắt mặc dù trời rất nắng và nóng bức (đây là những chỉ thị rất sáng suốt của một cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm, tiên liệu được những điều có thể xảy ra cho chiến hạm trong một trận hải chiến và cũng nhờ những nghiêm lịnh này mà các chiến sĩ HQ10 trong lúc đào thoát đã có sẵn một số nước uống, thực phẩm khô để cầm cự trong thời gian đầu và áo phao đã giúp họ không bị chìm cũng như che chỡ bớt cơn lạnh về đêm). HQ10 đến HS vào khoảng 11 giờ đêm ngày 18-1. HT liên lạc với cấp chỉ huy trực tiếp là HQ Trung Tá Lê Văn Thự (K.10/SQHQ/NT) Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16 kiêm Chỉ Huy Trưởng Phân Đội II (gồm có HQ 10 và HQ 16), sau đó thi hành lịnh của Trung Tá Thự, HT ra lịnh làm tối chiến hạm (darken ship) để địch không nhận dạng được. Khoảng 01.00H khuya 19-1, chiến hạm nhận được lịnh hành quân từ Đại Tá Ngạc. Sau khi hội ý với HP là HQ Đại Úy Nguyễn Thành Trí (K.17/SQHQ/NT), HT đã ở lại phòng vô tuyến phụ cạnh đài chỉ huy (ĐCH) để liên lạc với các giới chức liên hệ và chỉ thị HP họp các SQ và nhân viên tại phòng ăn SQ vào lúc 0200H. Trong buổi họp, HP đã thông báo cho thủy đoàn HQ10 biết là theo nội dung công điện hành quân thì chiến hạm sẽ chuẫn bị chiến đấu thực sự lúc 6 giờ sáng, HP cũng nhấn mạnh ở điểm là bên ta không được khai hỏa trước vì vậy phần thiệt hại về phía ta có thể lên đến 80% hoặc 90%. Trung Úy Nguyễn Đông Mai có đặt câu hỏi về việc khai hỏa thì HP trả lời đây là lịnh từ Sài Gòn chúng ta phải thi hành theo lịnh. Cuộc họp chấm dứt vào lúc 0230H. Khoảng 4 giờ sáng, sau một giấc ngủ ngắn HT thức giấc và từ ĐCH ông ra lịnh kéo còi nhiệm sở tác chiến. Tiếp theo hồi còi.. tít..tít..tít..là tiếng của HT vang lên trong hệ thống âm thoại:” đây là HT…nhiệm sở tác chiến …nhiệm sở tác chiến…tất cả vào nhiệm sở tác chiến”. Nghe tiếng còi và lịnh của HT tất cả nhân viên bật dậy và lập tức vào nhiệm sở của mình. Tiếp theo đó là nhiệm sở phòng không. Tất cả nòng súng rợp rợp hướng lên trời ở góc độ 45 độ. Khoảng 4 giờ 30 có hai đóm sáng trên trời, tất cả các khẩu súng đều quay về hướng hai mục tiêu này. Khoảng 5 giờ 30 hai đóm này lại xuất hiện. Lúc 6 giờ hai đóm sáng này bay thấp hơn có lẽ là hai phản lực cơ. Sự xuất hiện liên tiếp của các phi cơ lạ tạo nên tình trạng căng thẳng cho tất cả các nhân viên trên chiến hạm, chắc hẳn mọi người ai cũng linh cảm rằng một cuộc hải chiến chắc sẽ xảy ra. Rạng sáng ngày 19-1, thi hành lịnh Phân Đội Trưởng, HQ10 di chuyển vào lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm theo lối giữa bãi Antelope và đảo Quang Hòa. Lúc này trời còn lờ mờ chưa tỏ hẵn ánh dương, lực lượng địch bây giờ được tăng cường thêm 2 chiếc Trục lôi hạm T43 mang số 389, 396. Như vậy chúng có cả thảy 4 chiến hạm (2 chiếc Hộ tống hạm loại Kronstadt số 271, 274 đã xuất hiện từ trước) và 2 tàu đánh cá ngụy trang mang số 402, 407 đang hiện diện tại vùng, đối đầu với 4 chiến hạm của ta (kể cả Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4 và Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5 thuộc Phân Đội I đang ở trong khu vực phía Nam và phía Tây Nam đảo Quang Hòa). Chiến hạm ta và địch chạy đan qua đan lại nhau rất gần. Địch nhiều lúc như muốn đâm thẳng cả tàu vào chiến hạm của ta nhưng về cả hai phía các khẩu súng đều chỉa lên trời. Khoảng 6 giờ 30, Đại Tá Ngạc ra lịnh cho HQ5 đổ bộ toán người Nhái lên đảo Quang Hòa. Toán này vừa tiến vào bờ thì bị lính TC nổ súng trước, một SQ và một chiến sĩ người Nhái bị tử thương. Đại Tá Ngạc ra lịnh toán người Nhái mang xác SQ và rút toàn bộ trở về HQ5. Nghe tiếng súng nổ, HT thông báo diển tiến và ra lịnh tất cả nhân viên sẵn sàng. Ngay sau tiếng súng nổ trên đảo, chiến hạm của ta và TC không còn chạy gần nhau nữa mà bắt đầu tách ra xa. Khoảng 9 giờ, các tàu TC trao đổi quang hiệu. Ngay tiếp sau đó các tàu đánh cá ngụy trang được 4 chiến hạm bảo vệ di chuyển song song về hướng Bắc và dần dần biến mất ở cuối chân trời. Mọi người trên chiến hạm thoáng vui mừng, ai cũng thở phào nhẹ nhõm nghĩ là TC đã chịu lùi bước rút lui. Phần Trung Úy Hà Đăng Ngân hơn ngày qua lúc nào thần kinh cũng căng thẳng áo phao, nón sắt rất bực bội bây giờ được tạm cỡi ra vừa xuống phòng ăn cơm xong định đặt chân vào phòng tắm thì còi nhiệm sở tác chiến đột ngột reo inh ỏi, Tr/Úy Ngân tức tốc chạy lên nhiệm sở, mặc lại áo phao, đội nón sắt vào. Nhìn theo hướng chỉ trên ĐCH thấy có mấy vệt khói mỏng nơi cuối chân trời, rồi từ từ 4 chiến hạm TC đã rời vùng cách đây khoảng một tiếng quay đầu trở lại. Khi các chiến hạm TC tiến đến các chiến hạm ta, chúng không đến gần như lúc sáng mà ở xa xa khoảng 1 km làm thành một vòng tròn bao quanh các chiến hạm ta. Sau khi chạy loang quanh chừng 2 vòng các tàu TC từ từ lảng xa ra hơn. Như tiên đoán trước được dấu hiệu khác thường HT ra lịnh chuẩn bị tác chiến nhưng tất cả nòng súng hướng vào phía đảo để tránh sự khiêu khích với tàu địch. Trông chờ mãi khẩu lịnh “bắn” vẫn chưa được ban hành, thủy thủ đoàn có phần xao lãng không còn vẽ hăng say như lúc đầu. Lợi dụng khoảng thời gian này , một số nhân viên ở các nhiệm sở luân phiên vào nhà ăn để dùng cháo cho buổi điểm tâm. Khoảng 10 giờ, hai chiếc tàu TC mang số 389, 396 bắt đầu tách rời ra khỏi hai chiếc 271, 274 và chạy song song gần nhau. Như một kinh nghiệm chiến trường, HT ra lịnh hạ nòng súng và quay súng về phía tàu TC, vài phút sau hai tàu TC chạy gần sát vào nhau và thình lình cùng quay mũi song song trực chỉ HQ10. HT ra lịnh tất cả ổ súng hướng về hai mục tiêu địch và xin lịnh cấp trên cho phép nổ súng nhưng được trả lời chờ Sài Gòn quyết định. Lúc này thần kinh tất cả mọi người thật căng thẳng. Hai tàu TC cứ từ từ đến gần, khi còn cách HQ10 khoảng 200-300m, HT hét lớn “bắn”. Tất cả các khẩu súng trên tàu đều nhả đạn vào tàu địch. HQ10 khai hỏa đầu tiên do lịnh của chính HT (theo HQ Tr/Tá Lê Văn Thự Hạm Trưởng HQ16 thì HQ16 khai hỏa trước). Những phát đạn đầu tiên của HQ10 trúng ngay vào chiếc 389 của TC làm nó bốc cháy khói mịt mù phải lùi lại phía sau, cùng lúc khẩu 127 ly trên HQ16 trực xạ vào chiếc 396 và chiếc này bị trúng đạn ngay ĐCH làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh. Đến lúc này HQ10 vẫn an toàn, đạn từ tàu TC bắn tới đều bay qua đầu hoặc nổ trên mặt nước. Chiếc 389 bị trúng nơi hầm đạn với lỗ thủng hơi lớn làm nước tràn vào, ngoài ra máy phát điện cũng bị hư vì trúng đạn. Sau khi đã cố gắng vá xong lỗ thủng và sửa chửa máy phát điện, chiếc này quay trở lại tham chiến. Điểm cần nêu lên ở đây là so sánh về hỏa lực thì hai trục lôi hạm số 389 và 396 tuy không được trang bị đại bác cỡ lớn nhưng bù lại mỗi chiếc có 4 khẩu đại bác 37 ly (tương đương với đại bác Bofors 40 ly của ta) và 4 khẩu đại bác 25 ly. So sánh về kích thước 2 chiếc này tương đương với HQ10, do đó địch đã áp dụng chiến thuật bám sát vào các chiến hạm ta để làm giảm đi sự hiệu quả của khẩu 127 ly trên HQ16 và 76, 2 ly trên HQ10. Đang chiếm ưu thế, bổng dưng khẩu 76, 2 ly trên HQ10 bị trở ngại tác xạ (có phải đây là lý do mà HT đã khẩn cấp gọi HP lên ĐCH???) thêm vào đó chiến hạm lại chỉ có một máy khiển dụng, vì thế việc vận chuyển để xử dụng tối đa 2 khẩu đại bác 40 ly ở phía sân sau cùng một lúc rất là khó khăn. Lợi dụng sự bất lợi của HQ10, chiếc 389 đã tấn công tới tấp và HQ10 bắt đầu trúng đạn ở ĐCH và phòng lái. HT, hầu hết các Sĩ Quan, HSQ và nhân viên ngành Giám lộ và Vận Chuyển có mặt trên ĐCH và phòng lái đều tử trận ngoại trừ Hạm Phó bị thương nặng nơi mặt, bụng và chân phải (mất một miếng thịt ở chân phải). Ngoài ĐCH và phòng lái, hầm máy và hầm đạn dược cũng bị trúng đạn bốc cháy. Đạn nổ văng tứ tung và khói đen tuôn mịt mù khắp con tàu. Từ vị trí cách HQ 10 khoảng vài trăm mét, quan sát thấy HQ10 đang ở trong tình trạng rối loạn, không bỏ lỡ cơ hội chiếc 389 của TC vận chuyển tiến vào phía sau lái hữu hạm HQ10. Thấy tàu địch có ý định cặp vào một vài nhân viên hơi giao động nhưng 2 chiến sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu vẫn ngang nhiên ghì chặt nòng súng làm tròn phận sự của mình (lúc này trên HQ10 có khoảng 50 chiến sĩ đã hy sinh, một số bị thương nặng nhẹ, chỉ còn khoảng 20 người còn khả năng chiến đấu). Lính TC trên 389 ném lựu đạn, bắn súng tiểu liên , súng bazooka qua HQ10 với mục đích thanh toán các ổ súng còn lại, sau đó sẽ cặp vào đổ bộ lính lên chiếm đoạt tàu và bắt sống thủy thủ đoàn HQ10. Những đợt tác xạ của địch trúng vào Đài Chỉ Huy đã làm Đ/U Trí rớt xuống phòng lái, tuy nhiên với dáng người to con, tướng vạm vỡ (cao 1,74m - nặng 70 kg), HP Nguyễn Thành Trí mặc dù đang bị thương nặng nhưng đã cố gượng đứng lên. Đoán được ý định của giặc, từ phòng lái, Đ/U Trí đã giựt lấy khẩu M16 nhã hàng loạt đạn vào tàu địch và sau khi đợi tàu địch vào đúng vị trí, Đ/U Trí đã cố sức vận chuyển chiến hạm, lấy hết tay lái về bên phải, hướng mũi tàu HQ10 đâm vào hông chiếc 389 của địch. Cố thiếu tá Nguyễn Thành Trí Quá bất ngờ trước hành động sáng suốt và quyết tử này, chiếc 389 không còn cách gì để vận chuyển tránh né khỏi nên đã bị phần mũi của HQ10 đâm mạnh vào yếu điểm của chiến hạm là phần sau lái. Cú đụng mạnh này cộng thêm vào những hư hại do hỏa pháo của HQ10 bắn trúng trong đợt khai hỏa đầu tiên đã đưa chiếc 389 lâm vào tình trạng nguy kịch, có lẽ đang sắp sửa chìm. Đây chắc cũng là lý do khiến chiến 396 phải ngưng chiến đấu với HQ16 để cấp tốc chạy đến tiếp cứu chiếc 389. Tuy nhiên, ngay cả chiếc 396 cũng lâm vào tình trạng nguy ngập vì thế 2 tàu đánh cá ngụy trang 402 và 407 đã đến tiếp cứu và đưa 389 ủi vào bãi san hô. Có thể nói đây là một chiến công thật hiển hách của anh hùng Nguyễn Thành Trí trước giặc thù Trung Cộng. Nhận lãnh trách nhiệm quyền Hạm Trưởng (HT Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt kiêm Phân Đội Trưởng Phân ĐộI II đã chỉ định HQ Đ/U Nguyễn Thành Trí thay thế HT Ngụy Văn Thà đã tử thương) trong lúc đang bị thương nặng, một mình đơn độc trên đài chỉ huy (Hạm Trưởng và hầu hết các SQ và nhân viên trên đài chỉ huy và phòng lái đã hy sinh), chiến hạm lại đang ở trong tình trạng nguy kịch, Đ/U Trí quyết định liều chết trong tình trạng khẩn trương đã dùng con tàu làm vũ khí lợi hại chống lại kẻ thù. Đ/U Trí không những đã phá vỡ ý đồ cướp tàu, bắt sống thủy thủ đoàn và mang HQ10 về làm chiến lợi phẩm của địch mà ngược lại còn gây thiệt hại nặng nề cho tàu địch. Hành động này của Đ/U Trí đã dẫn đến cái chết cho ông và 6 chiến sĩ trên HQ10 trong lúc đào thoát, nhưng ngược lại đã bảo toàn danh dự của Hải Quân VNCH và của tổ quốc Việt Nam. Vì cấu trúc của phần mũi HQ10 rất chắc chắn nên sau khi đâm mạnh vào sau lái chiếc 389, phần sườn và võ tàu HQ10 không bị hư hại thêm nhiều nhưng cả 2 máy lúc này hoàn toàn bất khiển dụng. Chiến hạm ta và địch từ từ tách ra xa. Tiếng súng đã lắng dịu. Trận hải chiến đang ở trong giai đoạn chấm dứt. HQ16 đang cố gắng bơm nước ra và sửa chửa máy phát điện từ từ ra khỏi lòng chảo hướng về Đà Nẵng. HQ4 và HQ5 rời vùng về hướng Đông Nam. Chiến hạm địch đang tự cứu hoặc đến cứu giúp lẫn nhau. Do đó, mặc dù HQ10 vẫn còn hiện diện tại vùng chiến nhưng đã không có một chiến hạm nào khác của TC đến gần để thăm dò hoặc để bắn chìm. Mãi đến 11 giờ 49 phút TC mới ra lịnh cho 2 chiến hạm loại Hainan mang số 281, 282 tăng tốc độ trực chỉ đến vùng và chúng đã đến địa điểm giao chiến vào lúc 12 giờ 12 phút. Tình trạng HQ10 lúc này quá bi đát, gần 70% nhân viên đã hy sinh kể cả Hạm Trưởng, một số đang bị thương, phòng máy còn đang cháy, các nhân viên cơ khí bị cháy đen thui trong đó có Tr/Úy Thạch Cơ khí trưởng hai chân hầu như lìa khỏi thân mình, mặt mày cháy đen, 2 máy chánh và máy điện hoàn toàn bất khiển dụng, hệ thống liên lạc nội bộ và máy truyền tin không xử dụng được. Đ/U Trí từ ĐCH bò xuống sàn tàu. Trước tình trạng tuyệt vọng không được sự tiếp cứu từ các chiến hạm bạn, ngoài ra các chiến hạm địch cũng đang tự cứu lấy do đó không còn là mối đe dọa nữa. Có lẽ đây là những lý do đã khiến cho Đ/U Trí ra lịnh đào thoát. Với gương mặt đầy máu, Đ/U Trí được hai nhân viên dìu đứng gần bè cấp cứu dõng dạc tuyên bố:” Hạm Trưởng đã hy sinh, tôi thay mặt Hạm Trưởng ra lịnh đào thoát.” Sau đó, Đ/U Trí đã lết đến từng chỗ mà kéo vực các binh sĩ xuống bè đào thoát (trong số này có Tr/úy Phạm Văn Thì đang ở tại nhiệm sở thủ cây đại liên). Ngoài ra Đ/U Trí chỉ định những nhân viên còn khỏe mạnh thả 4 bè cấp cứu cùng phụ giúp đưa những người bị thương xuống bè và chuẩn bị 1 bè nhỏ có 2 miếng ván kê lên để cho 2 chiến sĩ bị thương nặng là TS/VC Đa và TS/TP Nam nằm lên. Khi tất cả nhân viên đã xuống bè, Đ/U Trí với vết thương quá nặng, khắp người nhầy nhụa máu cương quyết ở lại chết cùng Hạm Trưởng cùng nhân viên và chiến hạm nhưng hai nhân viên là HS/TP Trần Ngọc Sơn và TT/TX Trương Văn Long đã cặp và lôi ông xuống bè. Như vậy cuộc đào thoát đã được thực hiện từng giai đoạn, rất có kỷ luật và theo đúng truyền thống Hải Quân. Quyền Hạm Trưởng Nguyễn Thành Trí là người cuối cùng miển cưỡng rời chiến hạm. Trong những giờ phút sau cùng, Đ/U Trí vẫn không quên những bài học về Hải Quy trong hai năm thụ huấn nơi quân trường. Khi tất cả nhân viên đã lên bè đầy đủ (có người nhảy xuống nước rồi mới lên bè) kiểm điểm lại có tất cả 28 người trong đó có những người bị thương nặng và nhẹ trên 4 bè lớn và 1 bè nhỏ, ngoại trừ các chiến sĩ đã hy sinh. Có 2 chiến sĩ oai hùng là HS1/VC Lê Văn Tây và HS/VC Ngô Văn Sáu đã từ chối không xuống bè đào thoát, quyết ở lại tử chiến với giặc thù Trung Cộng và chết theo tàu.. Tình trạng các bè rất bi thảm, bè nào cũng bị trúng đạn. Riêng bè của Đ/U Trí bị bể một miếng lớn, khi 6 người ngồi lên, bè chìm xuống, nước ngập tới ngực. Dù bị thương nặng nhưng Đ/U Trí vẫn còn tỉnh táo, ông bảo thủy thủ cố đưa 4 bè lại gần nhau rồi dùng những sợi dây chung quanh phao, cột chúng lại với nhau để cho tàu chạy ngang qua dễ nhìn thấy. Luồng nước và gió từ từ đưa các bè xa dần HQ10. Lúc này tiếng súng đã ngưng hẵn. Từ bè nhìn lại HQ10 vẫn còn bốc khói. Tàu bị trúng đạn quá nhiều lỗ chỗ như tổ ong; về phía Trung Cộng, 3 chiếc cũng đang bốc cháy. Tất cả mọi người đều hy vọng sẽ có chiến hạm bạn đến tiếp cứu nhất là HQ16 cũng không xa lắm, nhưng khi nhìn thấy HQ16 bị nghiêng một bên và đang từ từ chạy ra khỏi lòng chảo họ mới hiểu được lý do vì sao HQ16 không đến vớt họ lên. Gió mùa Đông Bắc đưa các bè trôi theo hướng ra ngoài lòng chảo nhóm Nguyệt Thiềm và HQ10 cũng đang trôi theo. Khoảng hơn một giờ sau các thủy thủ trên bè thấy có khói xuất hiện ở cuối chân trời, niềm hy vọng có tàu bạn đến cứu nhóm lên, nhưng khi đến gần thì ra là hai chiếc số 281, 282 loại Hainan của TC. Khi 2 chiếc này tới gần HQ10 vào lúc 12 giờ 12 phút khẩu đại bác 20 ly do 2 chiến sĩ anh hùng Tây và Sáu ở lại tử thủ bắt đầu nổ vang, chiến hạm địch vừa tiến vừa phản pháo bằng đại bác 57 ly và các loại súng khác. Một hồi lâu sau tiếng đại bác 20 ly từ HQ10 im bặt, HS1/VC Lê Văn Tây và HS/VC Ngô Văn Sáu đã trúng đạn của giặc thù TC hy sinh đền nợ nước một cách oai hùng. Mặc dù không còn tiếng súng chống trả trên HQ 10 nhưng tàu TC vẫn tiếp tục bắn xối xả vào HQ10 trong khi HQ10 đang bốc cháy và trôi lềnh bềnh cho đến 14 giờ 52 phút thì chìm tại địa điểm cách phía Nam bãi đá ngầm Hải Sâm (Antelope reef) khoảng 2,5 km mang theo thân xác của Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và 54 (2) chiến sĩ anh hùng của HQ/VNCH. Thanh toán HQ 10 xong, hai chiếc 281, 282 quay lại tiến gần đến các bè, HP Nguyễn Thành Trí dặn các nhân viên trên bè: ”nếu bị bắt, bị đánh cũng đừng khóc, đừng van xin”. Tất cả đều hồi hộp không biết chúng sẽ hành động như thế nào? Chúng sẽ vớt họ lên bắt sống làm tù binh? Chúng sẽ bỏ mặc cho bè các anh tiếp tục trôi để chết lần mòn giữa biển khơi? Hay là chúng sẽ bắn vào bè để giết chết hết các anh?... Cuối cùng, sau khi chạy quanh các bè khoảng 2 vòng, chúng vẫy tay cười rồi bỏ đi. Chúng đã chọn phương cách thật tàn nhẫn vừa khỏi phí đạn, vừa khỏi tốn công chăm sóc các anh theo luật tù binh quốc tế, vừa khỏi mang tiếng sát nhân vì chúng nghĩ là sớm muộn gì các anh cũng sẽ chết. Hành động vô nhân đạo này của TC đã làm chết thêm 7 chiến sĩ của HQ10. Nếu chúng thi hành đúng theo hiệp ước Geneva về tù binh thì khi các chiến sĩ HQ10 được vớt lên chúng có nhiệm vụ phải chăm sóc cho họ và sẽ không có thêm 7 chiến sĩ của HQ10 phải chết oan uổng trên đường đào thoát. Sau khi tàu TC bỏ đi, các bè vẫn tiếp tục trôi và khi mặt trời bắt đầu lặn dòng nước đưa các bè lại gần một hòn đảo nhỏ. Đ/U Trí ân cần dặn nếu lên được đảo thì phải đào hố để che gió cho ấm và kiếm nước uống, tuyệt đối không được uống nước biển sẽ chóng chết. Các anh em cố gắng dùng tay và những mảnh ván nhỏ thế chèo nhưng vẫn không vào được gần đảo, dần dần các bè trôi ra ngoài khu vực lòng chảo. Càng về đêm gió càng thổi mạnh, sóng dâng to đánh mạnh vào các bè làm chiếc bè trên đó có Đ/U Trí bị đứt giây tách ra khỏi nhóm. Tất cả mọi người trên các bè đều lạnh run và mệt lả. Trên bè của Đ/U Trí có thêm Tr/úy Ngân cũng bị thương. Phần Đ/U Trí bị thương trên đầu, bụng và chân nhưng ông vẫn cố gắng giữ vẻ tỉnh táo, che dấu đi những nổi đau đớn do vết thương hành hạ. Tuy nhiên vết thương ở chân vì không được băng bó kỷ lưỡng nên vẫn còn rĩ máu vì thế cá mập cứ bám theo sau. Lo ngại về sự an toàn của đồng đội và có lẽ cũng biết là mình sắp chết nên Đ/U Trí đã bảo thuộc cấp: "hảy thả tôi xuống biển, nếu không cá mập cứ bám theo, các anh cũng sẽ chết hết." (3) Nhưng các anh em không thể nhẩn tâm đối với vị Hạm Phó đã từng sống chết với mình nên họ đã làm ngơ. Cho đến khi đêm xuống, các anh em mệt nhoài ngủ thiếp đi thì cũng là lúc Đ/U Trí trút hơi thỏ cuối cùng đền nợ nước vào khoảng 2 giờ sáng ngày 20 tháng 1 năm 1974, sau khi đã làm tròn nhiệm vụ của một chiến sĩ HQ/VNCH cho đến phút cuối cùng. Các chiến sĩ đào thoát đã chờ đến lúc trời sáng để làm lễ thủy táng cho ông theo truyền thống Hải quân. Ngoài Đ/U Trí còn có 5 chiến sĩ bị thương trong trận hải chiến cũng đã hy sinh trên các bè đào thoát, danh sách trích từ phiếu tường trình ủy khúc số 121/BLH/HĐ/NV/TTUK/K ngày 16-2-1974 của BTL/HĐ (4) gồm có: - HQ. Đại Úy Nguyễn Thành Trí số quân: 61A702.714 - TS1/GL Vương Thương - 64A700.777 - TS/VCh Phan Ngọc Đa - 71A703.001 - TS/TP Võ Văn Nam - 71A705.697 - TS/ĐTTrần Văn Thọ - 71A706.845 - TS/QK Nguyễn Văn Tuấn - 71A700.206 Với khoảng 4 ngày và 3 đêm trôi lênh đênh giữa vùng biển mênh mông trên các bè loang lỗ đầy vết đạn của giặc thù, nước uống và thức ăn không đủ để chia nhau phải dùng nước tiểu pha với nước biển để uống cầm cự. Họ đã sống giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa cái chết và cái sống, giữa những cơn đau đớn tận cùng do vết thương hành hạ, do thời tiết nghiệt ngã mang đến và nhất là nổi đau xót khi chứng kiến đồng đội người này tiếp nối người kia gục ngã trên bè, thân xác được thủy táng vào lòng đại dương. Nhưng hầu như tất cả mọi người lúc nào cũng chia xẽ với nhau, cũng nhường nhịn lo lắng cho nhau và cùng nhau cầu nguyện. Công tác tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ đào thoát. Ngay trong ngày 19-1, trước tin sơ khởi báo cáo về cho biết có thể có 2 chiến hạm phía ta đã bị hỏa tiển Styx của TC bắn chìm, chánh phủ VNCH đã 3 lần nhờ chánh phủ Hoa Kỳ trợ giúp trong việc tìm kiếm và cấp cứu (2 lần nhờ sự trợ giúp của các chiến hạm và 1 lần nhờ sự trợ giúp của các trực thăng thuộc Đệ 7 Hạm Đội), nhưng lời yêu cầu này đã bị Đại Sứ Martin khước từ. Người bạn đồng minh từ bao năm nay đã lựa chọn thái độ không can dự vào các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo trong vùng biển Đông, ngay cả việc giúp đỡ với mục đích nhân đạo. Thái độ này đã được thể hiện rõ rệt qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Quốc Phòng chỉ thị cho Hải Quân Hoa Kỳ đứng ngoài khu vực xung đột. (ngày giờ chính xác của văn thơ này chưa được rõ). Do vậy, nên ngay sau khi được tin chiến hạm HQ/VNCH đã nhận được lịnh khai hỏa, Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ vào lúc 0950H ngày 19-1 lập tức gởi công điện ra lịnh cho các chiến hạm Hoa Kỳ tránh xa khỏi khu vực sắp giao chiến và tránh các hành động có thể được xem như là tham dự vào hay cung cấp sự yểm trợ cho miền Nam. Đồng thời Tư Lịnh Không Quân Hoa Kỳ Thái Bình Dương cũng ra lịnh cấm tất cả các phi cơ thuộc Không Lực Hoa Kỳ bay trên không phận quần đảo Hoàng Sa ở bất cứ cao độ nào. Nhật báo The New York Times ra ngày 19-1 có đăng lời Phát Ngôn Viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tuyên bố “Chúng tôi không đứng về bất cứ phe nào”. Ngoài ra John F. King viên chức Giao Tế thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phát biểu khi trả lời các câu hỏi:” Lẽ dỉ nhiên, chúng tôi hết sức mong muốn một sự dàn xếp êm đẹp”, nhưng “chúng tôi không can dự vào”. Vào buổi tối ngày 20-1, Ngoại Trưởng VNCH đã yêu cầu Đại Sứ Martin chuyển đạt lời yêu cầu đến chánh phủ Hoa Kỳ để nhờ họ đề nghị với TC đồng ý hưu chiến trong 48 giờ, đủ thời gian để chánh phủ VNCH có thể di tản những người chết và bị thương ra khỏi quần đảo HS (5) Lời đề nghị hợp lý và nhân đạo này đã không được chánh phủ Hoa Kỳ chuyển đến Bắc Kinh. Trước thái độ dửng dưng của Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau khi cân nhắc lợi hại đã từ bỏ ý định dùng võ lực tái chiếm Hoàng Sa. Vì vậy các giới chức thẫm quyền đã nghĩ ngay đến việc cứu cấp các chiến sĩ HQ10 đào thoát trên bè sau trận hải chiến. Trưa ngày 22-1 lúc 1 giờ 05 phút, Toà Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn đã gởi điện thư về Bộ Ngoại Giao báo cáo là vào buổi sáng, dinh Độc Lập, Bộ Ngoại Giao và Đại Tướng Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH đã thông báo với họ là Chánh Phủ Việt Nam cảm thấy bắt buộc phải mở ra cuộc hành quân không/hải để tìm kiếm những người hy vọng sống sót trên mặt biển trong khoảng giữa Hoàng Sa và Đà Nẵng. Tiếp theo đó lúc 1 giờ 31 trưa ngày 22-1, Tòa Đại Sứ lại gởi tiếp bản văn từ Bộ Ngoại Giao VNCH mới vừa được Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao VNCH phổ biến đến báo chí, nội dung bản văn loan báo cấp chỉ huy quân sự Việt Nam đang mở ra cuộc hành quân cứu cấp trong vòng 48 giờ để cứu vớt những người sống sót trên Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10, chiến hạm này đã được báo cáo mất tích sau trận hải chiến với Hải Quân TC tại quần đảo Hoàng Sa. Lực lượng tham dự cuộc tìm kiếm gồm có Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6, hai chiếc Tuần Duyên Đỉnh (WPB) và 1 phi cơ C-119. Khu vực tìm kiếm nằm trong giới hạn bởi các tọa độ dưới đây: - A. 15 độ 30 phút 28 giây Bắc - 110 độ 00 phút 18 giây Đông - B. 14 độ 50 phút 30 giây Bắc - 110 độ 40 phút 27 giây Đông - C. 15 độ 30 phút 36 giây Bắc - 111 độ 10 phút 00 giây Đông - D. 16 độ 00 phút 00 giây Bắc - 110 độ 40 phút 48 giây Đông Bản văn từ Tòa Đại Sứ Mỹ cũng cho biết là các giới chức thẫm quyền VNCH quan tâm đến số phận của thủy thủ đoàn HQ10 mà lần sau cùng đã được thấy không người điều khiển gần đảo Vĩnh Lạc (Money). Với dòng nước biển chảy bình thường sẽ đưa HQ10 hoặc là nếu chiến hạm bị chìm sẽ đưa những người sống sót đến khoảng 70 hải lý về hướng Tây Nam của khu vực nằm trong các tọa độ A, B, C và D. Bản văn còn cho biết là chánh phủ VNCH chỉ thị phái đoàn VN ở Geneva lập tức thông báo cho Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế những điều đã đề cập ở trên và yêu cầu Hội thông báo Bắc Kinh về bản chất và phạm vi của cuộc hành quân, ngoài ra còn yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ xử dụng các phương tiện thông tin trực tiếp với Bắc Kinh trong nỗ lực để đảm bảo là Bắc Kinh cũng biết rõ về chiến dịch hoàn toàn có tính chất nhân đạo này. Về phần Đại Sứ Martin, ông cũng khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Mỹ nên tiếp xúc với Phái đoàn liên lạc TC ở Hoa Thịnh Đốn hoặc Văn phòng Liên Lạc Hoa Kỳ ở Bắc Kinh để yêu cầu TC thông báo đến các giới chức thẫm quyền quân sự của họ về chiến dịch này và Bộ Ngoại Giao có thể chỉ thị Phái Đoàn Hoa Kỳ ở Geneva tạo điều kiện để Phái đoàn Việt Nam tại Geneva và Hội HTT quốc tế gặp gỡ nhau. Những lời khuyến cáo của Đại Sứ Martin đã được Ngoại Trưởng Kissinger chấp thuận, vì vậy ngay sau đó Ngoại Trưởng Kissinger đã gởi điện thư cho Văn Phòng Liên Lạc Mỹ ở Bắc Kinh yêu cầu họ thông báo với Bộ Ngoại Giao TC về cuộc hành quân cứu cấp này. Ngoài ra cũng giải thích cho Bắc Kinh biết là Mỹ làm việc này theo sự yêu cầu của chánh phủ VN và với tính cách nhân đạo, còn việc đề nghị Bộ Ngoại giao TC thông báo cho cấp chỉ huy quân sự TC là tùy ở Văn Phòng Liên Lạc. Trong khi các chiến hạm và phi cơ VNCH đang bắt đầu việc tìm kiếm thì vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 22-1-1974 tàu dầu Kopionella thuộc hảng Shell mang quốc tịch Hòa Lan đã tìm thấy và vớt tất cả 22 người (5) thuộc HQ10 còn sống sót lên tàu tại toạ độ 16 độ 10’ N và 110 độ 46’ E cách Đà Nẵng khoảng 287 km về hướng Đông, như vậy toán đào thoát đã trôi trên biển trong khoảng 78 giờ với khoảng cách độ 110 km. Sau khi lên tàu Thượng Sĩ Châu vì quá kiệt sức nên đã trút hơi thở cuối cùng, ngoài ra có 4 người bị thương nặng. Tất cả đã được từ Thuyền Trưởng, Thuyền Phó và phu nhân của các vị này cùng thủy đoàn tàu dầu Kopionella tận tình chăm sóc. Với tư cách Sĩ quan thâm niên hiện diện, HQ Trung Úy Phạm Văn Thì đã được Thuyền Trưởng đưa vào phòng của ông để liên lạc với cấp chỉ huy Hải Quân Việt Nam. Sáng ngày 23-1 lúc 5 giờ 15 tất cả đã được chuyển sang Tuần dương Hạm Trần Quốc Toản HQ6 để đưa về Đà Nẵng. Qua lời thuật lại của các chiến sĩ sống sót, cuộc hành quân cứu vớt tiếp tục sang ngày 23-1 với hy vọng tìm thấy bè bằng cây trên đó có TS/VC Đa và TS/TP Nam, nhưng đến 6 giờ 15 phút chiều cùng ngày phi cơ tuần tiểu đã phát giác hai mãnh ván tại tọa độ 15 độ 43’ Bắc – 110 độ 02’ Đông, nhưng khi chiến hạm được điều động đến nơi mọi người đều thất vọng vì chỉ thấy 2 miếng ván không người. Cuộc hành quân tìm kiếm và cấp cứu đã được chấm dứt ngay sau đó. Để kết luận, trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 như là một định mệnh đã sẵn dành cho Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử chống ngoại xâm để gìn giữ cõi bờ hùng vĩ do tổ tiên truyền lại. Tuy mất Hoàng Sa nhưng gương sáng về những sự hy sinh cao qúy, về tinh thần chiến đấu cao độ, liều chết tử thủ trước giặc thù, về lời nói đầy hùng khí ngay cả khi lâm vào tình thế nguy khốn sẽ mãi mãi được nhớ đến trong lịch sử oai hùng ngàn đời của con dân nước Việt. Xin cho một lần tất cả những người dân nước Việt, không phân biệt Nam, Trung, Bắc không phân biệt lý thuyết, chủ nghĩa hãy cúi đầu khâm phục tinh thần bất khuất và sự hy sinh cao cả của 54 chiến sĩ HQ10 đã hy sinh tại chiến trường, 7 chiến sĩ hy sinh trên đường đào thoát cũng như 21 chiến sĩ còn lại đã thoát chết trong lúc chiến đấu với giặc thù, đã sống sót trong 3 đêm và 4 ngày gian khổ cùng cực trên biển khơi. Các anh còn sống để có ngày chứng minh cho cả thế giới biết sự chiến đấu hào hùng của dân Việt cũng như sự nhẫn tâm của giặc thù Trung Cộng. Sơ đồ cuộc hành quân tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ thuộc HQ 10. Chuyện bên lề: Trong bài “Nhật ký bên lề trận hải chiến Hoàng Sa”, HQ Đại Tá Võ Sum TP6/BTL/HQ (Phòng Truyền Tin) đã viết là vì muốn biết số phận cuả HQ10 nên trong ngày 20 tháng 1, ông đã dùng phương pháp cảm xạ học để tìm vị trí của chiến hạm xấu số này. Ông đã tiên đoán số phận HQ10 “không bao giờ trở lại” và các bè trôi theo hướng 240 độ thật là chính xác. Vị trí cuối cùng của các bè đào thoát do Ông tìm được lần sau cùng vào lúc 10 giờ đêm ngày 22 tháng1 là điểm E tọa độ 16 độ 17’ Bắc và 110 độ 58’ Đông. Ngoài ra cũng theo bài viết thì chính HQ Trung Tá Lê Thành Uyển đã thiết lập khu vực tìm kiếm cho các chiến hạm và phi cơ. Phần dẫn chứng: Trong bài viết “On January 19, 1974 Xisha naval battle detailed solution” tác giả TC đã diển tả về chiếc 389 như sau:”….chiếc 389 bị trúng đạn nước tràn vào trong hầm đạn dược…..ngoài ra 5 binh sĩ cũng hy sinh trong lúc sửa lại máy phát điện. Tất cả thủy thủ chiếc 389 chiến đấu một cách dũng cảm ném từng quả lựu đạn, xử dụng súng tiểu liên, súng bazooka bắn qua chiếc HQ10 gần sát đó. Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà hy sinh trong trận chiến xáp lá cà này. Lúc bấy giờ chiếc HQ 16 trở lại giao chiến với chiếc 389 để tiếp cứu chiếc HQ10 đang cháy bừng bừng. Đại Úy Nguyễn (ám chỉ Nguyễn Thành Trí) trên chiếc HQ10 thay thế Thiếu Tá Thà đã hy sinh, dốc toàn lực định húc ngay phía sau chiếc 389 thì chiếc 396 đến kịp để cản trở chiếc HQ 16 yễm trợ cho chiếc 389 thoát hiểm……………. 12 giờ 12 phút, phân đội 74 nhận lịnh công kích, chiến hạm 281 bắn xối xả lên chiến hạm Nhật Tảo, tuy thủy thủ đoàn chiến hạm Nhật Tảo chống trả mãnh liệt, đến 14 giờ 52 phút chiến hạm Nhật Tảo chìm tại địa điểm phía Nam bãi Ninh Dương (bãi đá Hải Sâm – Antelope reef) cách 2,5 cây số”. Ngoài ra bài này đã viết về chiếc 389 sau khi bị HQ10 đụng vào phía sau lái: ”… chiến hạm số 389 của ta có hơn 10 người chết, đã bị chiến hạm VNCH bắn trúng nhiều lần và bị thiệt hại rất nặng. Khi chiếc 396 chạy đến cứu, hầm máy chiếc 389 đã bị phát nổ, lửa đang cháy lớn, tàu có thể bị chìm bất cứ lúc nào. Hai chiếc tàu đánh cá số 402 và 407 cũng đang bị tấn công nhưng đã cố sức chạy đến cứu và cuối cùng đã thành công đưa chiếc 389 ủi vào bãi. Ba chiến hạm khác của ta tất cả đều hư hại, chiếc 274 bị thiệt hại rất nặng phải rởi khỏi vùng trở về đảo Phú Lâm, tại đây chiếc này đã được sửa chửa và đã trở lại căn cứ hải quân Yulin ngày hôm sau”. Có thể nói một phần trong bài này đã được phía TC viết gần đúng sự thật. Đoạn viết này đã cho thấy vài sự kiện rất quan trọng và từ đó sau khi kiểm chứng và tổng hợp với các tài liệu từ phiá VNCH ta có thể làm sáng tỏ 1 vài sự kiện mà từ trước đến nay chưa giải thích được, ngay cả các nhân chứng còn sống sót trên HQ10 cũng không biết về các hành động rất dũng cảm và rất oai hùng của các chiến sĩ trên HQ10. - Điểm thứ nhất bài viết đã xác nhận là chiếc 389 đã tiến sát vào HQ10 qua việc chúng ném lựu đạn, bắn súng tiểu liên. - Điểm thứ 2 là vì tiến vào quá gần nên chúng đã quan sát thấy HT Ngụy Văn Thà đã tử trận. - Điểm thứ 3 là vì ở quá gần nên chúng đã quan sát thấy HP Nguyễn Thành Trí dốc toàn lực định húc ngay phiá sau chiếc 389. - Điểm thứ 4 là chúng đã công nhận khi 281 và 282 nhập vùng tác xạ vào HQ10 thủy thủ đoàn trên HQ10 đã chống trả mãnh liệt, điều này chứng tỏ là 2 chiến sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu đã can trường liều chết tử thủ, chống trả dữ dội khiến chúng không dám xáp lại gần, vì thế phải mất gần 2 tiếng đồng hồ, chúng mới đánh chìm HQ10. Bài viết của TC dĩ nhiên là không hoàn toàn đúng sự thật vì không có can đảm viết rõ là HQ10 do chính Đại Úy Trí điều khiển đã đâm mạnh vào phần lái tả hạm và đã gây nên tổn thất nặng nề cho chiếc 389. Nếu 389 không bị đụng thì tại sao chúng lại bỏ cơ hội hiếm có để đổ bộ lên chiếm đoạt HQ10 và tại sao tàu lại bị nghiêng và phần lái bị chìm xuống. Tại sao 2 tàu đánh cá 402 và 407 phải chạy đến để tiếp cứu? (hình chụp chiếc 389 trích trong www.military.china.com) Tài liệu “On January 19, 1974 Xisha defended the war” trong phần tổng kết thiệt hại về phía TC có viết là chiếc 389 bị tổn thất nặng nề và 2 tàu đánh cá 402, 407 từ các vị trí ẩn núp an toàn lúc xảy ra trận hải chiến đã chờ cho đến khi các chiến hạm ta rút ra khỏi vòng chiến chúng mới dám chạy đến yểm trợ để đưa 389 ủi vào bãi san hô tránh chìm, nếu không chiếc 389 sẽ chịu chung số phận như HQ10. Đoạn viết này không nói đến 396 lại yểm trợ cho 389 chứng tỏ là 396 cũng đang bị thiệt hại nặng phải tự cứu. Ngoài ra khi 281 và 282 đến nơi hầu hết các chiến sĩ trên HQ10 còn sống sót đang ở trên các bè đào thoát, TC đã biết rõ điều này nhưng trong bài viết chúng cho là “thủy thủ đoàn” HQ10 chống trả mãnh liệt để tô đậm thành tích đánh chìm HQ 10 của chúng. Về việc HQ 10 đụng mạnh vào tàu TC, một số bài viết về phía VNCH như Hải Chiến Hoàng Sa của HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê đăng trong HSTT và bài viết Lần đào thoát ở Hoàng Sa của HQ Tr/U Nguyễn Đông Mai (6) cho là chiếc 396 của TC đụng vào HQ10, nhưng dựa theo các tài liệu TC thì đây là chiếc 389 trùng hợp với Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm. Hà Đăng Ngân trong Hoàng Sa và HQ10 (7) viết:”…Vài phút sau mục tiêu 2 cũng bốc khói, mục tiêu 1 tuy còn chút khói bốc lên, chạy trở vào gần HQ10, bắn trả lại HQ10 và HQ10 bắt đầu trúng đạn của tàu Trung Quốc…”. Tuy không nhớ rõ số của mục tiêu 1 và mục tiêu 2, nhưng qua bài viết của TC ta có thể suy ra mục tiêu 1 là chiếc 389 và mục tiêu 2 là chiếc 396. Các bài viết của các SQ và nhân viên còn sống sót trên HQ10 đã xác nhận sự kiện một chiến hạm TC đụng vào HQ 10 và ý định của chúng định cặp vào đổ bộ lính qua HQ10 mặc dù con số chiến hạm có khác đi. HQ Tr/Úy Nguyễn Đông Mai trong bài ‘Lần đào thoát ở Hoàng Sa’ đã viết:”..chiếc 396 như tiến lại gần tôi hơn từ phía lái…rồi chừng 15 phút sau, một tiếng va chạm mạnh làm chúng tôi té nhào trên sân tàu. Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn vì vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ10 đâm vào tả hạm chiếc 396.” HQ Ch/Úy Tất Ngưu (8) đã cho thấy một sự kiện hiển nhiên là chiến hạm của chúng tiến vào quá gần và các chiến sĩ trên HQ10 có cảm tưởng là chúng sẽ cặp vào để đưa lính sang chiếm tàu, bài ‘Trận hải chiến Hoàng Sa dưới mắt một người còn sống sót’ đã viết:"…Có giọng nói giữa đám anh em đang hỗn loạn: ”tàu TC đổ bộ, anh em cẩn thận”. Một loạt đạn M16 túa bay ra từ đài chỉ huy. Nhìn phía trước, tôi thấy mũi tàu của ta đâm vào tàu địch. Thế rồi hai tàu từ từ dang ra. Tàu ta bất khiển dụng cả hai máy chánh, cứ vậy mà trôi lênh đênh. Sau khi hai chiếc tàu đụng nhau, tiếng súng lớn dường như im bặt, chỉ còn nghe những tiếng súng nhỏ. Giai đoạn hải chiến hình như chấm dứt." Hạ Sĩ Trọng Pháo Vương Văn Hà (9) qua bài “Người về từ Hoàng Sa” cũng xác nhận cú đụng này: ”… HQ10 bị bất khiển dụng khiến cho tàu địch đã bị bắn ở phía tả hạm đụng vào tàu chúng tôi.” HSTT cũng viết: ” …….tuy chiến hạm đang cháy nhưng vẫn tiến từ từ, sau đó ngừng lại khi đụng vào lái tàu địch 396….” Các bài viết trích dẫn ở trên đã xác nhận sự việc HQ10 và chiếc 389 đụng vào nhau, nhưng vì lúc bấy giờ trên ĐCH và phòng lái không còn ai sống sót, ngoại trừ HP Nguyễn Thành Trí do đó không ai biết được lý do chính xác và nếu không nhờ những chi tiết từ bài viết của TC, chiến công oanh liệt và oai hùng của HP Nguyễn Thành Trí sẽ không được biết đến. Qua các dẫn chứng trên đã chứng minh một sự thật hiển nhiên là HQ10 và chiếc 389 không phải vì đã: ”…trôi nổi không kiểm soát được trên mặt biển, đã đụng vào nhau” như trong Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa đã viết mà cú đụng này là do chủ ý của Đại Úy Trí đã đơn độc vận chuyển chiến hạm liều chết hy sinh cả chiến hạm và mạng sống đâm mạnh vào phần lái tàu địch. Chiếc 389 có lẽ không ngờ được là trên đài chỉ huy còn Đ/U Trí vì thế chúng không thể nào tránh né được cú đụng này và có lẽ chúng đã quan sát một cách rõ ràng những diển tiến trên ĐCH nên trong bài viết chúng đã nêu rõ là Đ/U Trí “dốc toàn lực định húc vào tàu chúng”. Dựa theo bài viết trên thì sự thiệt hại nhân mạng về phía TC trong trận hải chiến HS là 18 người chết và 67 người bị thương (chưa được kiểm chứng) trong số đó chiếc 389 trực chiến với HQ10 có số thương vong cao nhất là 10 người chết, như vậy đã chứng tỏ mức độ giao chiến rất khốc liệt giữa HQ10 và 389. Tuy dáng người vạm vỡ, nhưng với vết thương quá nặng có lẽ HP Nguyễn Thành Trí biết là mình sẽ không thể nào sống sót được lâu, nên sau khi tất cả nhân viên đã xuống bè Ông quyết định ở lại chết với chiến hạm, nhưng các nhân viên đã bắt buộc Ông phải xuống bè với họ. Việc Đ/U Trí quyết định ở lại tàu có 2 tài liệu viết trong khoảng thời gian ngắn sau biến cố HS đã chứng minh một cách rõ rệt. Tài liệu “Đêm Xuân trên vùng biển chết” của tác giả Thanh Chương trong Lướt Sóng đã viết: ”Người đã bị thương nhiều nhưng quyết ở lại cùng HT… …Một nhân viên đã phải vực Người nhẩy xuống cùng bè với tôi, bè cấp cứu sau cùng rời chiến hạm.” Tài liệu của tác giả ẩn danh viết: ”…. Hạ Sĩ Trọng Pháo Trần Ngọc Sơn và Thủy thủ Thám Sát Trương Văn Long, 2 người này đã cặp Đ/U Hạm Phó và lôi xuống bè.” (2) Dựa trên tài liệu của TC/CTCT thì: ”Chiến hạm cùng thủy thủ đoàn gồm 82 người đã bị mất liên lạc”, như vậy số quân nhân chết theo chiến hạm là 54 người. Tuy nhiên theo TTHS thì số quân nhân chết theo chiến hạm là 55 người. (6) Tài liệu của TC/CTCT viết: ”…thương thuyền Kopionella quốc tịch Hòa Lan đã vớt được 23 thủy thủ của Hộ tống hạm HQ10……Trong số này có 2 quân nhân bị tử thương ( gồm có 1 Đại Úy Hạm Phó)”… Chi tiết này không đúng vì Đ/U Hạm Phó đã hy sinh trên bè đào thoát và tàu dầu Hòa Lan chỉ vớt được tổng cộng có 22 người. Đặc Tính Hộ Tống Hạm Nhật Tảo: Hộ Tống Hạm Nhật Tảo thuộc loại Admirable Class Minesweeper (AM) do hảng tàu Winslow Marine Railway and Shipbuilding Co ở Winslow tiểu bang Washington đóng. Chiến hạm được hạ thủy ngày 31 tháng 10 năm 1943 và được đăt tên là USS Serene (AM 300). Ngày 7 tháng 2 năm 1955 đổi thành loại Fleet Minesweeper MSF 300. Ngày 24 tháng 1 năm 1964 chuyển giao cho Hải Quân VNCH và được đặt tên là Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10. Trọng tải: 650 tấn (tiêu chuẩn) – 945 tấn (tối đa) Kích thước: dài 184,5 ft – ngang 33 ft - tầm nước 9,75 ft Máy chánh: 2 máy dầu cặn (Cooper Bessemer), 2 trục chân vịt, 1710 mã lực Vũ khí: - 1 khẩu đại bác 76,2 ly phía sân trước có tầm tối đa 14,000 yds, tầm hữu hiệu 7,500 yds, tác xạ với tốc độ nhanh 50 phát/phút, với tốc độ thích ứng 20 phát/phút. - 2 khẩu đại bác 40 ly (tả và hữu) phía sân sau có tầm tối đa 11,000 yds, tầm hữu hiệu 4,000 yds, tác xạ với tốc độ 140 phát/phút - 4 khẩu đại bác 20 ly đôi bao quanh phòng lái có tầm tối đa 4,800 yds, tầm hữu hiệu 2,000 yds, tác xạ với tốc độ 450 phát/phút - 2 khẩu đại liên 30 - có trang bị súng cối 81 ly (không rõ số lượng) - Vũ khí chống tàu ngầm: với nhiệm vụ tuần tiểu và hộ tống các dụng cụ rà mìn đã được tháo gỡ và thay vào đó là 2 dàn thủy lựu đạn (depth charge rack) đã được thiết trí ở phía sau lái, ngoài ra còn có 1 dàn phóng thủy lựu đạn hedgehog ở phía sân trước. Vận tốc: tối đa 14,5 knots, có tầm hoạt động 6,500 miles với vận tốc tiết kiệm là 8 knots Thủy thủ đoàn: 82 người Tài liệu dẫn chứng: - công điện với nhóm ngày giờ 190150Z JAN 74 (giờ Sài Gòn 0950H) của Tư Lịnh Đệ 7 Hạm Đội Hoa Kỳ. - công điện với nhóm ngày giờ 190420Z JAN 74 (giờ Sài Gòn 1220H) của Tư Lịnh Không Quân Hoa Kỳ Thái Bình Dương (Bấm vào đây xem tài liệu 2 công điện trên) - điện thư số 075995 ngày 22-1-1974 của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ gởi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. - điện thư số 01000 ngày 22-1-1974 của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn gởi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ (Bấm vào đây) - điện thư số 01006 ngày 22-1-1974 của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Sòn gởi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ - điện thư số 013552 ngày 22-1-1974 của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ gởi Văn Phòng Liên Lạc Hoa Kỳ ở Bắc Kinh - điện thư số 014042 ngày 22-1-1974 của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ gởi Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn - điện thư số 01026 ngày 23-1-1974 của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn gởi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ - Hà Văn Ngạc “Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” trong Tuyển Tập Hải Sử (TTHS) - Tổng Hội Hải Quân&Hàng Hải (THHQ&HH) ấn hành 2004 - Jane’s Fighting Ships - Lê Văn Thự “Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa” – Calitoday, March 08, 2004 - Liu Bingfeng “On January 19, 1974 Xisha defended the war” – Military.china.com - Nguyễn Thị Thanh Thảo: ”Tài liệu mới HQ10 – Hoàng Sa” (bấm vào đây) - Phạm Mạnh Khuê “Hành quân Trần Hưng Đạo 47” (TTHS-THHQ&HH 2004) - Thanh Chương “Đêm Xuân trên vùng biển chết”- Đặc san Lướt Sóng số đặc biệt Chiến thắng Hoàng Sa ,Cục Tâm Lý Chiến/K.CTCT/BTL/HQ ấn hành 2004 - The Vietnam Center and Archive (Vietnam.edu.ttu) – tài liệu về đặc tính chiến hạm thuộc Hạm Đội Hải Quân VNCH - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị/Cục Tâm Lý Chiến “Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của VNCH” ấn hành 1974 - Vũ Hữu San &Trần Đỗ Cẩm “Tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa” ấn hành 2004 - Xisha naval battle detailed solution – Militarychina.com - Võ Sum “Nhật ký bên lề cuộc hải chiến Hoàng Sa”- Đặc san Lướt Sóng số đặc biệt Chiến thắng Hoàng Sa, Cục TLC/Khối CTCT/BTL/HQ ấn hành 1974 - Xisha naval battle detailed solution – Militarychina.com - (1) Theo lời thuật lại của chị Nguyễn Thành Trí trong lần đến thăm chị ở Sài Gòn vào tháng 10/2006. - (3) HQ Đại Úy Lê Văn Thự Trung Tâm Trưởng TTHQ/VIDH lúc xảy ra biến cố HS “Trận hải chiến Hoàng Sa và nước mắt của vị Tư Lịnh Hải Quân” phổ biến vào năm 1997 tại Yukon – Oklahoma (Câu nói này chính Đ/U Thự đã nghe nhân viên HQ10 trên cùng bè đào thoát với Đ/U Trí kể lại sau khi HQ6 đưa họ về Đà Nẵng) - (4) Phiếu Tường Trình Ủy Khúc số 121 ngày 16 tháng 2 năm 1974 của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội (Tài liệu do phu nhân cố HQ/Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí cung cấp) - (5) điện thư số 0869 ngày 20-1-1974 của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn gởi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. - (7) Nguyễn Đông Mai “Lần đào thoát ở Hoàng Sa” (TTHS-THHQ&HH 2004) - (8) Hà Đăng Ngân “ Hoàng Sa và HQ10” (bấm vào đây) - (9) Tất Ngưu “Trận hải chiến Hoàng Sa dưới mắt một người còn sống sót” – (bấm vào đây) - (10) Vương Văn Hà “Người về từ Hoàng Sa” – TTHS-THHQ&HH, 2004 - (bấm vào đây) Nguồn: Web Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
......

Tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ VNCH đã hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa

Nghệ An, 14h30 ngày 18/1/2015, anh em dân chủ Nghệ An cùng nhau ra biển Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An để tưởng niệm 74 chiến sĩ VNCH đã chiến đấu anh dũng bảo vệ chủ quyền biển đảo và hy sinh nơi biển đảo Hoàng Sa. Trong nước cũng như ở Hải ngoại người dân – đồng bào của các anh cùng một mẹ Việt Nam vô cùng đau xót đang nhỏ lệ xót thương nhớ về các anh chiến sĩ đủ mọi binh chủng của Quân lực VNCH đã anh dũng hi sinh cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu. Hòa chung giọt lệ đó, anh em Nghệ An chúng tôi cũng xin gửi sóng biển tới các anh lời cám ơn, sự tiếc thương sâu sắc nhất. Dù thời tiết giá lạnh, nhưng anh em chúng tôi kẻ xa, người gần cũng đã quay quần về nơi đây để thả về đó lẳng hoa lòng. Dù biết các chú công an có theo dõi nhưng các cựu tù nhân lương tâm: Trần Đức Thạch, Chu Mạnh Sơn, Nguyễn Xuân Anh và rất nhiều những thân nhân gia đình tù nhân lương tâm, các anh chị em yêu mến dân chủ tham dự buổi tưởng niệm long trọng. Trong bối cảnh chủ quyền biển đảo của đất nước hình chữ S bị xâm phạm từ nước láng giềng Trung Quốc, cần lắm sự đồng lòng của nhiều người. Ánh lửa nhỏ từ những ngọn nến nhỏ sẽ thành ngọn đuốc bừng cháy, rừng lửa chiến sẽ bừng cháy dữ dội và hừng hực. Nguồn: https://www.facebook.com/DJ.duyen?pnref=story
......

Kon Tum: Hàng ngàn người dân phản đối CA phá hủy nhà thờ

Liên tục trong nhiều ngày qua, hàng ngàn người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng... đã phải bỏ hết công ăn việc làm, đồng loạt kéo đến bảo vệ ngôi nhà thờ tạm, thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum) đang có nguy cơ bị tàn phá bởi nhà cầm quyền CSVN. Phá nhà thờ, đuổi linh mục Trước đó một tuần, vào hôm 7/1/2015, lãnh đạo sở nội vụ tỉnh Kon Tum tuyên bố sẽ tiến hành phá ngôi nhà thờ tạm thuộc Giáo xứ Đăk Jâk (tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum), đồng thời ngang ngược đòi 'trục xuất' linh mục quản xứ Đa Minh Trần Văn Vũ ra khỏi địa phương. Sang đến ngày 12/1/2015, nhiều giáo dân nghe tin đã vội vàng đến bám trụ nhằm bảo vệ ngôi nhà thờ tạm vốn chỉ mới được dựng lên cách đây hơn một năm. Mặc dù giáo xứ đã được thành lập từ năm 1965, tuy nhiên cho đến nay, nơi thực hành nghi lễ tôn giáo của hơn 5000 giáo dân chỉ là một cơ sở được dựng bằng những thanh gỗ tạm bợ, không vách ngăn và mái nhà thì lợp bằng tôn. Tiếng nói người phụ nữ: "Chúng tôi muốn yên bình. Còn nếu các anh muốn dỡ [nhà thờ], thì ngày nào đầu bọn tôi còn ở trên đây này, bọn các anh không bao giờ dỡ được cái chòi nớ." Đỉnh điểm vụ việc bắt đầu từ hôm 13/1/2014, nhiều viên côn an sắc phục cùng cán bộ địa phương được huy động kéo đến nhà thờ với những hành vi mờ ám. Người dân trong vùng hay tin liền kéo đến mỗi lúc một đông hơn với thái độ cảnh giác, nhưng cũng rất ôn hòa. Sáng ngày 14/1/2015, hàng ngàn giáo dân tiếp tục đồng loạt kéo đến tập trung tại nhà thờ, bao gồm người dân thuộc các sắc tộc Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Xơ Đăng..., trong số đó, có cả những người Kinh từ miền Trung đến đây lập nghiệp. Do quá lo lắng trước tin nhà thờ bị phá hủy và linh mục bị đuổi, hàng trăm em học sinh trong vùng cũng đã phải nghỉ học để cùng gia đình tham gia bảo vệ niềm tin tôn giáo. Phó bí thư Kon Tum cho dân 'leo cây' Trước thái độ đoàn kết và kiên quyết của hàng ngàn người dân thuộc nhiều sắc tộc, lực lượng CA sắc phục đã phải xuống nước ngon ngọt với bà con, nhưng kỳ thực đây là thủ đoạn lừa đảo mà người dân ai cũng biết. Trong một đoạn video clip được gửi đi từ hiện trường, có thể nghe rõ giọng nói phẫn uất một người sắc tộc nói với côn an: “Chúng tôi không tin cán bộ nữa”. Đại diện phía CA liên tục khẳng định sẽ không phá nhà thờ. Người dân không còn tin tưởng nên đã yêu cầu lập biên bản cam kết, nhưng viên CA sắc phục đã từ chối. Người dân Đắk Jấk: Chúng tôi không tin cán bộ nữa Trước áp lực của đông đảo người dân, sáng ngày 15/1/2015, nhà cầm quyền CSVN đã phải mời linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ đến trụ sở ủy ban xã Đăk Môn để 'đối thoại'. Được biết, trong buổi 'đối thoại' kéo dài khoảng 30 phút, giới chức Kon Tum thông báo rằng phó bí thư Kon Tum là bà Y Mửi sẽ đến gặp gỡ và tiếp xúc với bà con giáo dân vào trưa cùng ngày. Linh mục Trần Văn Vũ liền quay trở lại nhà thờ thông báo với các giáo dân và chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với bà Y Mửi. Tuy nhiên, đã quá trưa vẫn không thấy bà phó bí thư tỉnh Kon Tum xuất hiện, linh mục Vũ đành phải xin lỗi công khai trước hàng ngàn giáo dân về cuộc 'đối thoại' không diễn ra như dự kiến. Bà con đã quá quen thuộc với việc bị cán bộ hứa hão và cho 'leo cây', nên cũng không quá bất ngờ trước sự biến mất không lý do của bà phó bí thư tỉnh Kon Tum Y Mửi. Dù có hơn 5 ngàn giáo dân, nhưng nhà thờ Giáo xứ Đăk Jâk chỉ là một cơ sở tạm bợ được dựng lên bởi các cột chèo bằng tre gỗ, mái lợp tôn và không có vách ngăn. Hơn 30 năm nay, nhà cầm quyền CSVN liên tục dùng nhiều thủ đoạn ngăn cấm bà con xây dựng nhà thờ kiên cố. Được biết, trước tình trạng các em học sinh trong vùng phải nghỉ học để theo cha mẹ bảo vệ nhà thờ, linh mục Đa Minh Trần Văn Vũ cũng đã nỗ lực để kêu gọi, thuyết phục các em quay trở lại trường. Hiện nay, bà con giáo dân vẫn đang tiếp tục tập trung tại nhà thờ để cầu nguyện trong ôn hòa. Việc làm ăn và học hành của nhân dân trong vùng vì thế cũng bị đình trệ trước nỗi lo đức tin tôn giáo bị xâm phạm. Rõ ràng, nhà cần quyền CSVN chính là thủ phạm phá hoại đời sống yên bình của đồng bào các dân tộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum khi cố tình thực hiện âm mưu phá nhà thờ, đuổi linh mục ra khỏi giáo xứ. Nguồn: Dân Làm Báo
......

65 năm bang giao Trung-Việt !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 211 (15-01-2015) Hôm 14-1, sứ quán Việt cộng bên Tàu đã tổ chức họp báo về việc kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt–Trung (18/1/1950-18/1/2015). Theo đại sứ Nguyễn Văn Thơ, đây là dịp quan trọng để hai nước nâng cao hơn nữa mối “quan hệ hữu nghị truyền thống” và “hợp tác chiến lược toàn diện”. Lý do: Trung Quốc vừa là láng giềng lớn, vừa là nước cùng chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam!           Phản ảnh Cam kết hợp tác toàn diện tháng 2-2011, Nguyễn Văn Thơ nói: “Đảng, Chính phủ và nhân dân VN trước sau như một luôn xem trọng việc phát triển quan hệ mọi mặt với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán và lâu dài trong chính sách đối ngoại của VN”. Đại diện Hà Nội nêu rõ: hai nước cần (1) tăng cường các cuộc tiếp xúc, thăm viếng cấp cao cũng như giao lưu giữa các bộ ngành và địa phương, đặc biệt thế hệ trẻ, nhằm củng cố niềm tin chính trị và niềm tin chiến lược; (2) tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, sớm thành lập hai nhóm công tác về cơ sở hạ tầng và tiền tệ; (3) tiếp tục giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lợi ích song phương và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); (4) tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa hai dân tộc, nhất là cho giới trẻ”. (Theo Thông tấn xã VN 14-01-2015). Thiệt là trong lịch sử bang giao giữa các quốc gia và dân tộc tự cổ chí kim, từ đông sang tây, nhất là trong mấy ngàn năm Việt sử, chưa hề có mối quan hệ thắm thiết, sâu sắc, toàn diện như vậy!?!           Để chuẩn bị cho tinh thần này, ngày 27-12-2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ/VN -Nguyễn Thiện Nhân- và Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị TQ -Du Chính Thanh- đã cùng khai trương "Học viện Khổng Tử", một cơ quan tuyên truyền cho Tàu cộng. Sau đó, tại “hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015” ngày 29-12, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã khẳng định: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.           Nhân kỷ niệm 65 năm bang giao Trung-Việt, hãy thử nhìn lại mối quan hệ giữa hai lân bang này, mà đúng hơn là giữa hai cộng đảng. Một mối quan hệ luôn thể hiện trong ý đồ xâm lăng, kiểu cách “cá lớn nuốt cá bé” như từng chứng kiến trong lịch sử các quốc gia CS: Nga đối với các tiểu quốc Liên bang Xô viết, Liên Xô đối với các nước Đông Âu, và Tàu cộng đối với các nước châu Á cộng sản.           Ngày 13-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao VN, Hoàng Minh Giám, rồi ngày 18-1-1950, Bộ trưởng Ngoại giao TQ, Chu Ân Lai thay mặt chính phủ hai nước gửi công hàm công nhận lẫn nhau và đề nghị thiết lập quan hệ, từ đó ngày 18-1 được coi là ngày kỷ niệm chung. Nhưng cũng chính từ hôm này, mộng xâm lăng bành trướng muôn thuở của Đại Hán “tiến lên một tầm cao mới”. Lợi dụng sự viện trợ quân sự to lớn để giúp Hà Nội đánh Pháp rồi đánh Mỹ, mà thực chất là đánh phe quốc gia và chế độ tư bản, lợi dụng lòng tin tưởng mù quáng của Hồ Chí Minh và đảng Việt cộng vào tình đồng chí vô sản (hay là niềm tín thác sáng suốt của tên Tàu đội lốt Việt Hồ Tập Chương), lợi dụng sự ngu dốt về lịch sử chống giặc của tiền nhân và sự coi thường khí phách kháng Tàu của dân tộc, Mao Trạch Đông đã phá vỡ Ải Nam Quan, tiền đồn chốt chặn ngàn đời của nước Việt để không những đem lực lượng quân sự mà cả lực lượng chính trị, kinh tế, văn hóa ngõ hầu xâm lược Việt Nam, biến nó lại thành An Nam, và xa hơn là thành tỉnh Âu Lạc.           Bước xâm lược đầu tiên thể hiện qua cuộc Cải cách ruộng đất tiến hành theo đường lối Tàu và dưới sự chỉ đạo của Tàu, vừa nhằm tước đoạt đất đai cho cộng đảng, vừa nhằm phá vỡ cơ cấu xã hội và đạo đức dân tộc, vừa nhắm làm kiệt quệ kinh tế của Hà Nội để phải nhận sự viện trợ của Bắc Kinh trong cuộc chiến mở xuống phía Nam chủ nghĩa CS. Tiếp đến là thể hiện qua cuộc Trăm hoa đua nở theo tinh thần “Bách gia tranh minh” của Trung Nam Hải, vừa nhằm mục đích cải biến trí thức thành “cục phân” (vì mù quáng thần phục đảng) vừa nhằm mục đích tiêu diệt văn hóa Việt để văn hóa Tàu dễ tràn vào.           Cuộc thống trị kiểu “cá lớn nuốt cá bé” tiến thêm một bước với công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 nhằm tước bỏ chủ quyền nước Việt trên Hoàng Sa lẫn Trường Sa để giao cho kẻ ngoại thù mà cả mấy ngàn năm, biên giới phía Nam chỉ đến Hải Nam đảo. Giao cho chúng ngõ hầu được chúng viện trợ quân trang, quân dụng và cả quân đội để tàn phá chính đất nước của Tổ tiên (“dẫu đốt cả dãy Trường Sơn” như HCM từng nói), tàn sát chính đồng bào cùng huyết tộc (“đánh Mỹ cho tới người Việt cuối cùng vì Trung Quốc” như Lê Duẩn từng khẳng định). Cuộc chiến tranh tương tàn càng kéo dài bao lâu thì cuộc xâm lăng của Trung Nam Hải càng tiến sâu chừng ấy.           Đến năm 1974, khi Tàu cộng ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa của đất nước, phá vỡ cuộc kháng cự anh dũng của VNCH, vào chính ngày kỷ niệm bang giao Trung-Việt (18-01), thì như để đánh dấu tình hữu nghị răng môi, tình đồng chí vô sản, Hà Nội hí hửng tuyên bố: “Thà để Hoàng Sa thuộc Trung Quốc hơn là thuộc Ngụy Sài Gòn. Bạn giữ cho ta rồi có ngày sẽ trao lại”?!? Xâm lăng VNCH xong, Hà Nội bắt đầu bị Bắc Kinh đòi nợ chiến phí. Khốn nạn một điều là Trung Nam Hải không đòi tiền (mà có đòi thì Ba Đình chẳng biết lấy đâu đủ để trả) cho bằng đòi dâng đất, một điều mà vua chúa Việt chưa từng làm trong lịch sử, thậm chí còn cấm đoán với lời răn đe tru di tam tộc (Trần Nhân Tông). Nhưng Việt cộng thì cần gì biết tinh thần lẫn giáo huấn đó, nên năm 1988, lúc Tàu cộng chiếm thêm Gạc Mathuộc Trường Sa quần đảo, chính tên bộ trưởng quốc phòng thân Tàu là Lê Đức Anh đã cấm binh sĩ kháng cự, coi chúng như kẻ thù, thậm chí Bộ Chính trị sau đó còn cấm loan tin (rồi sẽ nhiều lần cấm tưởng niệm), khiến cho 64 chiến sĩ hải quân mãi mãi là những oan hồn tức tưởi vì bị hy sinh cho thứ tình hữu nghị không ai hiểu nổi!           Sau khi mất chỗ dựa vật chất và tinh thần từ anh cả Liên Xô và khối Đông Âu cộng sản, Hà Nội lại chạy sang Bắc Kinh mà mình từng coi là kẻ thù kể từ cuộc chiến biên giới 1979, để khấu đầu tạ tội, tái nhận giặc làm cha, xin nối lại mối bang giao, tình hữu nghị (1990). Thế là Tàu cộng lợi dụng cơ hội để biến quan hệ đồng chí anh em thành quan hệ chủ tớ, đại quốc chư hầu. Tại Hội nghị Thành Đô, các tên cáo già Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã ra oai trước những chú cừu non Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và biến ba tên này thành đám đồng lõa, tay sai cho cuộc xâm lấn ngày càng sâu rộng, tặng cho Hà Nội vòng kim cô 16 chữ vàng ngày càng siết chặt đầu dân Việt và bảng mật ước ghê gớm ngày càng ngoạm dần đất Việt (xem dưới).           Và đó là Hiệp ước phân định biên giới năm 1999 nuốt trọn Ải Nam Quan, 2/3 thác Bản Giốc, gần 1000 km2 đất liền; Hiệp ước phân định lãnh hải năm 2000 triều cống cho Tàu trên dưới 10.000 km2 vịnh Bắc bộ; Tuyên bố Việt-Trung năm 2001 rồi 2008 (do Nông Đức Mạnh) cho Tàu cộng vào yếu huyệt Tây Nguyên di dân, ém quân, cấy người qua vỏ bọc khai thác bauxite. Tuyên bố tai hại này được Nguyễn Tấn Dũng biến thành hiện thực qua Quyết định số 167 ngày 01-11-2007, cho phép các nhà thầu TQ thực hiện dự án kéo dài từ 2007 đến 2025. Và đó là việc để cho thường dân Tàu đi vào VN sinh sống, lập làng xã, xây phố thị từ Nam chí Bắc; để cho thương lái Tàu đi vào VN lường gạt nông dân, phá hoại nông nghiệp khắp nơi mọi chốn; cho chuyên gia Tàu đi vào VN trúng thầu đến 90% các công trình xây dựng cơ bản (đường, điện); cho doanh nhân Tàu thao túng nền kinh tế tụt hậu và giết chết các công ty xí nghiệp èo uột của dân Việt.           Trên mặt chính trị và văn hóa, Tàu cộng không ngừng khống chế Việt cộng, lèo lái Bộ chính trị, xâm nhập Trung ương đảng để thảo ra Cam kết hợp tác toàn diện tháng 2-2011; đẻ ra nhiều kế hoạch làm lợi kẻ thù như cho Tàu cộng thuê mấy trăm ngàn hecta rừng quốc phòng, nhiều vị trí chiến lược như Vũng Áng, Cửa Việt, Hải Vân, Cam Ranh; tạo ra nhiều nội ứng cho giặc như phó thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải; tung ra những đòn tàn bạo trấn áp các cuộc xuống đường chống Tàu, những đòn bắt bớ kết tội các công dân lên tiếng tố Tàu; soạn ra những sách vở, tài liệu làm nhân dân quên đi hiểm họa Tàu trong quá khứ lẫn hiện tại; và gần đây nhất là lập ra viện Khổng Tử (đang lúc trên thế giới ngày càng xóa sổ nó) để tuyên truyền cho chính sách Tàu.           Để kết luận về những gì được mất sau 65 năm bang giao Trung-Việt, tưởng không có gì hơn là nhắc đến bài viết mới đây của đại tá Phạm Quế Dương, "VN sẽ là Quốc gia tự trị hay là một tỉnh của TQ?”. Trong bài này, vị sĩ quan phản tỉnh viết: theo tài liệu được tiết lộ bởi Thiếu tướng Hà Thành Châu, Chính ủy Tổng cục công nghiệp Quốc phòng, tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ ngày 08-4-2013, phải chăng tại cuộc họp tại Thành Đô năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khấu đầu trước Đặng Tiểu Bình: “Nhờ TQ mà Đảng CSVN mới nắm được chính quyền, mới thắng được đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn TQ to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước VN đề nghị TQ bỏ qua hiểu lầm, xóa bỏ các bất đồng đã qua. Phía VN sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chủ tịch dày công xây dựng trong quá khứ. VN sẽ tuân thủ đề nghị của TQ là cho VN được hưởng “Quy chế tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh” như TQ từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng,Tân Cương, Quảng Tây”. Phải chăng có kế hoạch sáp nhập VN vào TQ  dự kiến qua ba giai đoạn : Giai đoạn 1: 15-7-2020: Quốc gia tự trị; Giai đoạn 2: 05-7-2040: Quốc gia thuộc trị; Giai đoạn 3: 05-7-2060: Tỉnh Âu Lạc.           Phải chăng đó sẽ là thành quả bang giao Trung-Việt được làm nên bởi những kẻ cũng da vàng máu đỏ, cũng con Hồng cháu Lạc, nhưng chưa bao giờ có ý thức quốc gia, tự hào dân tộc và tình nghĩa đồng bào? Hỡi quốc dân đất Việt, còn đợi gì nữa?           BAN BIÊN TẬP  
......

BÁO CÁO SƠ KẾT tình hình dư luận liên quan blog Chân dung quyền lực

Tác giả báo cáo: Phạm Chí Dũng Đơn vị: XXX Số:….. Kính gửi:         Thủ trưởng đơn vị Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị XXX, trong thời gian qua nhóm công tác đã tiến hành khảo sát, điều tra dư luận xã hội liên quan đến hoạt động viết bài, phát tán thông tin và những tác hại về chính trị - xã hội của blog Chân dung quyền lực (CDQL). Dưới đây nhóm công tác xin báo cáo một số tình hình và đề xuất. 1. Tình hình chung: Đầu năm 2014, trước khi Hội nghị trung ương 10 của Đảng diễn ra, thông tin công kích lãnh đạo Đảng vả nhà nước ta lại tràn ngập trên mạng Internet. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ chính trị đã phải nhắc lại yêu cầu phải phòng ngừa, ngăn chặn những thông tin xấu trên mạng xã hội và các thế lực phản động nhằm gây chia rẽ nội bộ Đảng và nhà nước ta. Thực tế diễn biến thông tin đả kích, xuyên tạc nội bộ đã diễn ra mạnh mẽ từ giữa năm 2012, khi Đảng ta đang đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng. Vào thời gian đó, dư luận cán bộ đảng viên và người dân xôn xao trước hiện tượng hàng loạt trang mạng như Quan làm báo, Vua làm báo liên tiếp tung ra các thông tin liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, vấn đề ngân hàng, tài chính và đả kích nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, khiến suy giảm niềm tin của một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Mâu thuẫn trọng tâm mà các trang này khai thác là mối quan hệ bị xem là “đối đầu” giữa hai đổng chí Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, lại xuất hiện nhiều dư luận cho rằng các trang Quan làm báo, Vua làm báo được “bảo kê” bởi lãnh đạo cấp cao nên không bị ngành công an truy xét điều tra. Thực tế cho tới nay những trang này vẫn tồn tại và được truy cập khá dễ dàng. Tình hình này dẫn đến việc một số cán bộ đảng viên khẳng định rằng chắc chắn các trang Quan làm báo, Vua làm báo có “bức tường” phía sau nên mới không bị phá. Sang năm 2013, khi các trang “làm báo” đã kém dần sức hút thì lại rộ lên một trang mạng khác nói xấu một lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. Ban đầu, trang mạng này có tên là Tư Sang nham hiểm. Sau đó chuyển thành Những thằng nham hiểm, và đến nay là Chân dung quyền lực. Nếu năm 2011, trang mạng CDQL mới có 3 bài, năm 2012 có 9 bài, năm 2013 có 10 bài, thì năm 2014 đã tăng vọt lên 81 bài. Riêng tháng 11/2014 có 20 bài và tháng 12/2014 có 27 bài. Trước Hội nghị trung ương 10 khai mạc vào ngày 5/1/2015 và cho đến nay, blog CDQL đã có hàng chục bài viết công kích, đả kích lãnh đạo. Có thể thấy, blog này được chuẩn bị từ khá lâu và chỉ tung ra khi cần thiết. 2. Nội dung thông tin của blog Chân dung quyền lực: Điểm chung của hầu hết các thông tin mà trang CDQL tung ra đều tạo cho người đọc cảm giác mờ ảo về tính xác thực. Đặc biệt những thông tin này được được lan truyền và tiếp tay của các trang mạng khác, cùng một lúc đăng tải liên tục khiến người đọc bị tung hỏa mù không có thời gian để tranh luận, phân biệt đúng sai, phải trái. Cứ trước kỳ họp Trung ương nào có liên quan đến nhân sự là những tin đồn về hậu trường chính trị lại được lan truyền, đề cập việc đang có một cuộc đấu đá trong nội bộ lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Nếu như lần trước, hai blog Quan làm báo và Tư Sang nham hiểm tung nhiều tin tức thuộc loại “thâm cung bí sử” gây hoang mang trong nội bộ, thì nay blog CDQL với loạt những câu chuyện về “âm mưu cung đình” lại gây chấn động lớn. Nhìn cách bố cục, trang CDQL được sắp xếp khá mạch lạc, rõ ràng. Nội dung chủ yếu tập trung công kích một số nhân vật trong Bộ Chính trị, là nhân tố quan trọng lãnh đạo đất nước trong thời gian tới, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Rất nhiều bài viết nhắm vào Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bệnh tình của Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Liên quan đến đời tư của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trang CDQL có một seri bài viết bài với nhiều thông tin rất chi tiết về tài sản cá nhân, kèm theo hình ảnh dẫn chứng. Tất nhiên dư luận không thể có điều kiện để kiểm chứng tính xác thực của các thông tin mà trang này đưa ra. Đặc biệt, trang này còn tung tin rằng chính Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hãm hại đồng chí Nguyễn Bá Thanh bằng cách nhờ tình báo Trung Quốc đầu độc nhân chuyến thăm Trung Quốc của đồng chí Thanh. Không những thế, trang này còn đưa tin về bệnh tình của đồng chí Thanh rằng ông Thanh không thể qua khỏi và sẽ trở về Việt Nam. Những thông tin này lan truyền trên mạng đã làm nháo nhác cả Đà Nẵng, các phóng viên báo đài ồ ạt đổ về sân bay Đà Nẵng đợi tin tức chuyến bay, còn người dân Đà Nẵng thì lên chùa cầu an cho đồng chí Nguyễn Bá Thanh… Trang CDQL cũng tung tin khẳng định là ngày 6/1/2014 đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ được gia đình đưa về nước. Rất đáng chú ý là tin tức tưởng như đồn nhảm này ngay sau đó lại được rất nhiều tờ báo nhà nước xác nhận là đúng. Sau đó, CDQL tiếp tục thông báo về chuyến về ngày 6/1 bị hủy do thời tiết xấu, và thông báo tiếp lịch về mới là tối ngày 9/1. Đến sáng ngày 9/1, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã xác nhận lịch về của đồng chí Nguyễn Bá Thanh đúng là tối ngày 9/1, sau đó báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin này. Tuy nhiên, blog CDQL lại hầu như không đề cập hoặc công kích một số nhân vật khác trong Bộ chính trị. Sự phân hóa về mục tiêu và đối tượng như vậy đã gây thắc mắc lớn cho người đọc và gây bức xúc lớn trong cán bộ đảng viên.     3. Phản ứng của mạng xã hội với blog CDQL: Cũng như hiện tượng trang Quan làm báo, blog CDQL đã lôi kéo bình luận của nhiều trang mạng xã hội và các blogger “lề trái”. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh – một đối tượng là nhà báo có tư tưởng tự do, bất đồng quan điểm và quá khích, sống tại TP. Hồ Chí Minh, thì bình luận: “Bây giờ thì ắt hẳn mọi người có thể xác quyết được rằng các "ngài" đang chém giết nhau chí tử, đang ném cứt đái vào mặt nhau, đang lấy mặt đít nồi nầy quẹt lên mặt đít nồi kia”. Đáng lo ngại không kém là nhiều tác giả trên mạng xã hội nghiêng về suy diễn: “Nếu tầm cỡ như các ông bà bí thư thành ủy Đà Nẵng, phó chủ tịch quốc hội, thứ trưởng bộ Y Tế, Trưởng ban bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương... cũng không hề có thông tin gì về tình trạng sức khỏe của ông Thanh, thì những người biết được tình trạng thật sự của ông Thanh phải ở cấp bực cao nhất của đảng, đó là Bộ chính trị. Thế mà trang CDQL lại biết đến từng chi tiết, biết ông Thanh bị bệnh do nhiễm phóng xạ, biết ông chữa bệnh tại đâu, phẫu thuật bao nhiêu lần, bác sĩ nào trực tiếp điều trị, tình hình sức khỏe đã trở nên nguy kịch ra sao, bệnh viện Mỹ cũng bó tay, phải đưa về quê nhà, đưa bằng máy bay gì, giờ giấc, ai đi theo... Như vậy, thông tin mà CDQL có phải được cung cấp từ một hoặc những nhân vật rất cao cấp…”. Một nguồn dư luận khác đánh giá và phân tích: “Có thể nói đây là sự thành công của người đứng sau trang blog CDQL, thông qua việc đưa người đọc vào trong một mê trận thông tin thực - hư, hư - thực với vô vàn các bằng chứng bằng hình ảnh, tài liệu (scan)... có độ khả tín cao. Đặc biệt những tài liệu và hình ảnh đó không phải dễ mà có được, nếu những người cung cấp thông tin không phải là tay chân của người có quyền lực rất to. Mà người đó phải là người có thể ra lệnh cho các nhà mạng không dùng tường lửa để chặn trang blog độc hại này, trái lại việc truy cập trang blog CDQL ở Việt Nam lúc này hoàn toàn dễ dàng và thoải mái. Được biết trang blog này thường xuyên có 5-6.000 người truy cập cùng một lúc và lúc cao điểm có tới 13.500 người cùng truy cập một thời điểm. Số lượt truy cập một ngày của trang blog này tới 4-500.000 lượt ngày”. Một tác giả hải ngoại là Ngô Đình Thu nêu ra suy diễn hết sức nguy hiểm: “Trong tất cả các diễn biến vừa qua, có lẽ điều làm rúng động đến gan ruột các thành viên Bộ chính trị hiện nay cũng như các ứng viên đang muốn vào hàng thượng tầng lãnh đạo là: Ai trong số họ cũng có thể là một Nguyễn Bá Thanh kế tiếp”. Cùng với sự kiện blog CDQL, một số đài báo nước ngoài không có thiện cảm với Nhà nước Việt Nam đã a dua đưa phát tin bài với nhiều kiểu suy diễn. Số này bao gồm các đài RFA Việt ngữ (thuộc Quốc hội Hoa Kỳ), BBC Việt ngữ (Anh), RFI Việt ngữ (Bộ Ngoại giao Pháp) (ngoài ra có thêm đài VOA Việt ngữ thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng do chính sách linh hoạt tranh thủ ngoại giao và kinh tế của Nhà nước Việt Nam đối với Hoa Kỳ nên báo cáo này kiến nghị không đặt nặng tính phê phán). Ngoài ra, một số hãng tin quốc tế như AFP cũng tham gia bình luận và còn đặt nghi vấn về việc đồng chí Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc hay không. Bên cạnh đó, hàng loạt trang báo điện tử khác cũng nhân dịp này giễu cợt, chỉ trích nội bộ Đảng và nhà nước ta như Dân Làm Báo, Dân Luận, Thông tấn xã Vàng Anh, Người Việt, SBTN, Việt Nam Thời Báo… 4. Tác động của blog CDQL đối với báo chí và nội bộ: Đây là tác động có tính ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của trang CDQL đối với báo chí nhà nước và tâm lý cán bộ đảng viên. Nếu như trước đây chưa bao giờ báo chí chính thống trích dẫn Quan Làm Báo và Tư Sang nham hiểm như một nguồn tin đáng tin cậy, thì lần này CDQL không những được trích dẫn về nội dung (tuy không dẫn nguồn cụ thể), mà báo chí chính thống còn theo sau trang này để cập nhật những thông tin mà nó loan tải. Các tờ báo lớn, trước tiên là Lao Động, rồi lần lượt được các báo khác đăng lại tin tức về đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ được mang về Việt Nam từ bệnh viện ung thư tại Seattle. Những tin tức này trước tiên được chính UBND thành phố Đà Nẵng gián tiếp xác nhận khi ra lệnh cho an ninh phi trường Đà Nẵng chuẩn bị biện pháp an ninh để đón ông Thanh trở về để tiếp tục chữa bệnh. Sau Lao Động, đến Thanh Niên, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác loan tin này nhưng không dẫn nguồn bất cứ cơ quan nào trong nước, kể cả Ban Nội chính trung ương là nơi có thẩm quyền phát ngôn, mà chỉ nói bâng quơ là theo nguồn tin trên mạng. Thời điểm máy bay hạ cánh được báo chí và người dân đặc biệt quan tâm. Ban đầu được CDQL thông báo là chiều ngày 2/1, nhưng sau đó chính trang này cho biết do có trục trặc nên hoãn lại ngày 6/1, và cuối cùng là thời tiết xấu nên hoãn lại lần nữa chiếc chuyên cơ y tế chở đồng chí Nguyễn Bá Thanh và gia đình sẽ đáp xuống phi trường Đà Nẵng vào 8 giờ 30 tối ngày 9/1. Nhiều cán bộ về hưu, đảng viên và cả cán bộ đương chức phản ánh: CDQL nói tới đâu báo chí và dân chúng chạy “rần rần” theo đến đấy. Người dân Đà Nẵng yêu mến ông Thanh ra sân bay ngồi chờ đón ông, không chịu ra về. Có người còn nói thẳng rằng theo CDQL nói thì ông Thanh sẽ xuống vào ngày hôm nay, rồi người khác nói bộ không thấy báo nhà nước đều đăng tin theo nó hay sao? Trước tình trạng hỗn loạn thông tin trên, đồng chí Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng quốc phòng – cũng thừa nhận: “Vừa qua có một số kẻ xấu tung thông tin nói xấu lãnh đạo cấp cao, kể cả tứ trụ cũng có. Cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị thì chúng tôi có thể quản lý được nhưng khi họ ra ngoài đọc trên mạng thì không kiểm soát được, từ đó gây phân tâm, mất niềm tin trong nhân dân và ảnh hưởng đến cả những chiến sỹ ở ngoài biển đảo”.   5. Bài học kinh nghiệm từ vụ CDQL: 5.1. Bài học kinh nghiệm sâu sắc cần thẳng thắn rút ra là các cấp chính quyền đã hết sức lúng túng trong thời gian qua. Hệ thống thông tin hùng hậu của Đảng và nhà nước lên đến hơn 800 tờ báo và đài, kể cả các cơ quan tuyên giáo và các sở thông tin truyền thông, đã gần như bị vô hiệu chỉ bởi một trang blog CDQL. 5.2. Không loại trừ hiện tượng bất hòa sâu sắc và “chơi xấu” giữa một số đồng chí lãnh đạo, dẫn đến tâm lý nghi ngờ và phân hóa rất phổ biến trong nội bộ, làm cho các cơ quan đảng và chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương của ta hoang mang, lúng túng, bị động và không thật sự nhiệt tình, trách nhiệm đối với nhiệm vụ ngăn chặn, đấu tranh với các thông tin ngoài luồng. 5.3. Do tính xác thực về tin tức của blog CDQL về chuyến bay từ Mỹ trở về sân bay Đà Nẵng của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, và nếu quả thực những tin tức này được cung cấp từ nguồn nội bộ cao cấp, có thể nhận định rằng vấn đề mà dư luận chung và các lực lượng bên ngoài cho là “đấu đá nội bộ trong đảng” đã có bước ngoặt: chuyển từ âm thầm, kín đáo, bí mật sang bán công khai và có thể công khai. Đây là một thách thức rất lớn đối với công tác bảo vệ chính trị nội bộ và làm trong sạch vững mạnh Đảng trong những năm tới, đặc biệt là thời gian từ đây đến Đại hội 12 đầu năm 2016 của Đảng. 5.4. Qua các vụ việc blog Quan làm báo năm 2012 và blog CDQL gần đây, không thể phủ nhận khả năng lan tỏa và sức ảnh hưởng đến dư luận xã hội của mạng xã hội là rất mạnh mẽ và có chiều sâu. Thậm chí đã có những dấu hiệu cho thấy một bộ phận lãnh đạo các cấp đã và đang vận dụng mạng xã hội để truyền tải những thông tin mang tính cá nhân, có lợi cho động cơ cá nhân và tranh giành nội bộ. 6. Dự báo: Công tác hệ thống và phân tích hoạt động sản xuất, tán phát thông tin của các trang Quan làm báo, Tư Sang nham hiểm, Những thằng nham hiểm và CDQL cho thấy những đặc thù: 6.1. Trước và trong mỗi hội nghị trung ương hoặc sự kiện chính trị lớn của Đảng, các trang này lại xuất hiện với liều lượng, cường độ thông tin cấp tập, ngày càng lớn và càng chui sâu vào nội tình của giới các đồng chí chính trị gia. 6.2. Quy luật của các đại hội đảng trước đây là càng gần thời điểm chọn lựa, cơ cấu và quyết định các nhân sự then chốt nhất của Đảng, thông tin công kích càng gia tăng. Do vậy, có thể dự báo là trang CDQL chỉ là một trong những điểm khởi đầu cho chiến dịch tấn công vào một số lãnh đạo Đảng và nhà nước. 6.3. Trong năm 2015 và đặc biệt về cuối năm, có thể xuất hiện những trang khác tương tự như CDQL, với liều lượng và cường độ công kích gia tăng rộng và sâu hơn hiện nay. Những trang này có thể được sự hỗ trợ từ bí mật đến bán công khai và công khai của một đội ngũ cộng tác viên, dư luận viên để tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo dư luận xã hội mà không bị ngăn chặn thích đáng. Có thể đến một thời điểm nào đó, những trang này sẽ dần công khai “chính khách” đứng phía sau và sẽ gây ra bầu không khí hỗn loạn thông tin, nghi ngờ và phân hóa cao độ trong nội bộ Đảng và Chính phủ, có thể dẫn đến hậu quả “tách Đảng” hoặc “tan vỡ Đảng từ bên trong” mà các thế lực thù địch hết sức mong đợi.   7. Yêu cầu đấu tranh thông tin và đề xuất: Về yêu cầu đấu tranh, đồng chí Trương Tấn Sang đã yêu cầu: “Nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng lộ, lọt, mất an ninh an toàn thông tin, đặc biệt là thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn hóa”. Đồng chí Trần Đại Quang cũng khẳng định: "Cần tập trung mọi phương tiện, lực lượng để bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, góp phần bảo vệ thành công Đại hội lần thứ 12 của Đảng. Kiến nghị các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí trong thông tin tuyên truyền cần chủ động định hướng cho dư luận, đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu sai trái thù địch và những quan điểm thiếu tính xây dựng". Căn cứ yêu cầu và chỉ đạo trên, nhóm công tác đề xuất Thủ trưởng đơn vị kiến nghị cấp trên một số biện pháp và giải pháp cấp bách: 7.1. Cần tổ chức chuyên án về blog CDQL, điều tra làm rõ ai đứng sau. Nếu người tổ chức và “bảo kê” cho CDQL là cán bộ cấp cao, kiến nghị xử lý nghiêm theo tinh thần “không có vùng cấm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo. Cơ quan chuyên án làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một số đồng chí trọng trách trong Bộ chính trị, không giao cho các bộ hoặc cơ quan ngang bộ. 7.2. Cơ quan chuyên án cần phối hợp với cơ quan y tế và Cục điều tra liên bang (FBI) của Mỹ để điều tra và làm rõ việc đồng chí Nguyễn Bá Thanh có bị đầu độc hay không. 7.3. Sau khi có kết quả điều tra về blog CDQL và nguyên nhân gây bệnh cho đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ban Tuyên giáo trung ương và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương tổ chức cung cấp rộng rãi và minh bạch thông tin cho báo chí, tránh để báo chí và người dân hiểu lầm, các lực lượng bên ngoài cho rằng Đảng và nhà nước ta bưng bít thông tin. 7.4. Xuất phát từ sức mạnh và hiệu ứng lan tỏa không thể phủ nhận của mạng xã hội, đề nghị đã đến lúc cần tranh thủ mạng này để phục vụ cho lợi ích chung của Đảng, đồng thời đáp ứng đòi hỏi tình thế về đối ngoại với Mỹ và phương Tây. Công tác “mạng vận” này cũng nhằm hạn chế tình trạng một bộ phận lãnh đạo ta vận dụng mạng xã hội để phục vụ cho đông cơ và mục đích cá nhân. Để tranh thủ và vận dụng mạng xã hội, Trung ương cần thí điểm hợp thức hóa một số tổ chức dân sự độc lập và từng bước thừa nhận xã hội dân sự ở Việt Nam, nhưng phải theo phương châm “Xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”. (tham khảo chủ trương, kết quả giảm bớt việc ngăn chặn và đẩy đuổi các tổ chức hướng đạo Thiên chúa giáo, để cho các tổ chức này sinh hoạt công khai trong mấy năm qua). 7.5. Kiến nghị Quốc hội gấp rút ban hành Luật tiếp cận thông tin và Luật lập hội để đặt các hoạt động thông tin và xã hội dân sự dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước ta. Kính báo cáo xin ý kiến chỉ đạo. --------------------------------------------   Theo báo Người ViệtViêt Nam Thời Báo - ijavn.org
......

‘Có gì đâu’ mà sao giấu kỹ thế!

(VNTB) - Thế là ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa về Đà Nẵng tối 9/1/2014. Sự kiện này được dư luận trong nước theo dõi chặt chẽ đối với một nhà chính trị được một số người có cảm tình vì có tính cách mạnh mẽ, từng tỏ ý chí chống tham nhũng, "hốt liền", "hốt hết" các loại sâu tham nhũng trong đảng. Do cuộc đấu giữa các phe phái, nhóm quyền lợi đối chọi nhau, ông Nguyễn Bá Thanh bị trượt không vào được bộ chính trị trong cuộc bàu bổ sung bộ chính trị giữa nhiệm kỳ, nên ông càng được một số người thông cảm. Nay ông đổ bệnh, lại là bệnh hiểm nghèo nên có thêm người thương mến. Nhiều bạn bè, người thân, fan của ông, đặc biệt là một số bà con ở Đà Nẵng sốt ruột ngóng trông cuộc trở về nước từ Hoa Kỳ của ông, sau khi các đợt hóa trị của ông tại đó không đạt kết quả mong muốn. Cuộc trở về loan báo sớm nhưng bị trì hoãn do thời tiết, trước định vào tối 2/1, rồi tối 6/1, rồi lại tối 9/1 mới thực hiện được. Ở sân bay quốc tế Đà Nẵng, dọc đường từ sân bay về Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, vài ngàn bà con tập trung chờ đợi, chỉ mong được thấy hình dáng, nét mặt, nụ cười hay một câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh. Thế nhưng điều mong muốn ấy không hề được đáp ứng. Sao ai lại khắc nghiệt đến vậy? Mặc dù ngay sau đó các mạng tin và báo của lề đảng cũng như của lề dân có những bản tin dài tả tình tả cảnh rất ư có vẻ là đầy đủ, từ khi máy bay cứu thương Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời Đà Nẵng, đến tin về các quan chức, gia đình đi hộ tống, đến các xe cứu thương đặc biệt đậu sẵn chờ đón, tin các nhà lãnh đạo Đà Nẵng đến bệnh viên thăm hỏi, tin từ các bác sĩ trong cơ quan chăm sóc sức khỏe của TW, đủ hết, cho biết sức khỏe ông Thanh là bình thường, cho biết ông Thanh còn vui vẻ nói rằng "tui vẫn khỏe, có chi mô". Đi theo các bản tin dài là ảnh ở sân bay, người dân tụ tập hai bên đường đoàn xe đi qua, và ở bệnh viện, tất cả có hơn 100 bức ảnh khác nhau. Vậy mà không có một bức ảnh náo về nét mặt, dáng người - dù là nằm trên cáng hay trong xe cứu thương, hay ngồi hoặc nằm trong phòng bệnh -, không có một tiếng nói nào của ông Thanh được ghi và phát - dù chỉ là một lời cám ơn đồng bào. Tịnh không! Cứ như ông Thanh không có mặt vậy. Vì sao họ phải dấu kỹ lưỡng ông đến vậy? Vì sao? Trước khi ông Thanh về đến bệnh viện có cuộc họp của Thành ủy với các cơ quan tuyên huấn, báo chí, quản lý bệnh viện, đại diện cơ quan chăm sóc sức khỏe của TW đảng... để nhận sự chỉ đạo của bộ chính trị, để bàn bạc mọi chuyện liên quan. Phải chăng từ cuộc họp này mà nhân dân không một ai được thấy mặt mũi, nét mặt, đầu tóc, cả dáng người của đương sự, không được trực tiếp nghe một câu nói, dù một lời cám ơn của đương sự, chỉ được gián tiếp biết rằng ông bình thường "có chi mô". Đây là thái độ độc đoán, cửa quyền, coi thường người bệnh, khinh thường nhân dân, cưỡng bức công luận, cho gì biết nấy, chỉ có dưới chế độ độc tài cộng sản. Để xem cho đến bao giờ ông Nguyễn Bá Thanh mới được tự do giao lưu với bà con Đà Nẵng của mình? Hay họ sợ rằng ông sẽ thổ lộ, bật mí điều gì cho công luận mà bộ chính trị không muốn? giữa lúc cuộc họp TW lần thứ 10 đang bước vào những ngày cuối cùng rất sôi động? nguồn: ijavn.org
......

Tìm hiểu về đầu độc phóng xạ: trường hợp Litvinenko

Ông Alexander Litvinenko từng là một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Liên Bang (FSB), tức hậu thân của  cơ quan an ninh tình báo cảnh sát mật vụ KGB của Liên Xô trước đây. Trong những năm tháng phục vụ trong ngành, ông dần dần thức tỉnh trước những hành vi phi pháp và dã man của cấp trên.   Vào tháng 11/1998, ông Litvinenko cùng một số nhân viên khác của FSB công khai tố cáo các thượng cấp của họ đã ra lệnh ám sát nhà tài phiệt Nga, Boris Berezovsky, một người trong thành phần đối lập với chính phủ của ông Putin. Để trả thù, chỉ 4 tháng sau, Putin cho bắt giữ Livitnenko với tội danh lạm quyền. Vì áp suất dư luận, ông được thả vào tháng 11/1999 để rồi bị bắt lại vào năm 2000, nhưng tòa án vẫn không đủ chứng cớ để kết án và phải bãi miễn vụ án.   Sau đó, Litvinenko đưa gia đình trốn sang Anh Quốc xin tị nạn. Sau một thời gian làm tư vấn cho MI6 và MI5 là 2 cơ quan tình báo và an ninh của Anh Quốc, ông hành nghề ký giả và viết sách. Ông đã xuất bản 2 cuốn sách là Blowing Up Russia: Terror from Within và Lubyanka Criminal Group, với nội dung vạch trần việc an ninh mật vụ Nga dàn dựng các vụ đặt bom nổ và những hành động khủng bố khác nhằm tạo tình hình bất ổn để ông Vladimir Putin lên nắm quyền như một vị cứu tinh cho đất nước. Ông Livitnenko cũng cáo buộc ông Putin đã ra lệnh giết ký giả Anna Politkovskaya vào tháng 10/2006. Vào ngày 1/11/2006, ông Livitnenko bất chợt ngã bệnh và phải nhập viện. Bác sĩ khám nghiệm kết luận ông bị đầu độc với chất phóng xạ polonium-210. Alexander Livitnenko qua đời 3 tuần sau đó! Cái chết của Litvinenko đã được truyền thông khắp thế giới loan tải vào lúc đó. Cuộc điều tra của chính phủ Anh về nguyên do dẫn đến cái chết của Litvinenko đã đưa đến những căng thẳng trầm trọng giữa Anh Quốc và Nga. Anh Quốc quả quyết rằng họ chắc chắn 100% đã biết ai là người đã đầu độc Litvinenko, ở đâu và bằng cách nào, nhưng không công bố các bằng chứng để bảo vệ các nguồn tình báo của họ. Theo chính phủ Anh, thủ phạm đầu độc ông Litvinenko là cựu công an Andrey Lugovoy, hiện vẫn sống ở Nga và được chính phủ Nga cấp cho quy chế miễn truy tố. Cha của ông Litvinenko còn cho biết 2 kẻ tòng phạm là Boris Berezovsky và Alexander Goldfarb. Cách thức đầu độc là lén bỏ một lượng chất phóng xạ rất nhỏ vào nước uống của nạn nhân. Nhìn hình ảnh ông Litvinenko trước và sau khi bị đầu độc phóng xạ, người ta khó mà không liên tưởng đến tình trạng của ông Nguyễn Bá Thanh hiện nay. Theo các tin tức ngoài luồng hiện nay, thì ông Thanh bị đầu độc phóng xạ trong một chuyến đi công tác chính thức sang Trung Quốc. Người được cho là kẻ chủ mưu nhờ Bắc Kinh ra tay chính là Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong thời gian đó, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương đang điều tra ông Nguyễn Xuân Phúc về tội tham nhũng. Và ông Phúc cũng đang tố cáo ngược lại ông Thanh tham nhũng trong thời gian làm bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng.    
......

'Je suis Charlie'

Nước Pháp bị một đòn trúng vào tâm. Lần đầu tiên trong lịch sử, những nhà báo bị giết hại ngay tại Paris - một tội ác không thể tha thứ, không thể không lên án, không thể không phẫn nộ. Nhân danh đạo Hồi, nhân danh sự "trả thù" cho Prophete (đấng Tiên Tri) của họ, những kẻ khủng bố đã xả súng bắn vào những phóng viên của tờ Charlie Hebdo - tờ báo trào phúng ra thứ tư hàng tuần. Đây là một hành động có tính toán, chủ mưu. Những kẻ khủng bố đã có những thông tin chính xác về cuộc họp đông đảo các phóng viên vào lúc 11 giờ sáng. Nhà báo Verlhac (Tignous) bị thương nặng, không phải đã chết. Tuy nhiên những nhà sáng lập, chủ chốt của Charlie là Georges Wolinski (Wolinski), Jean Cabut (Cabu), Stéphane Charbonnier (Charb) đều bị sát hại.   Theo những nhận xét đầu tiên, tóm tắt từ những hình ảnh và nhân chứng, những kẻ khủng bố được đào tạo chuyên nghiệp, rất nhiều khả năng là những kẻ đã sang Syria tham gia thánh chiến. Đã từ lâu có những lời cảnh báo về nguy cơ từ các nhóm quá khích và mê muội - đáng buồn hôm nay nước Pháp phải chứng kiến sự kiện đau xót này. Dự đoán có tới hơn 1.000 thanh niên Pháp đang có mặt các vùng chiến sự của Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Irac. Họ gọi đó là cuộc "Thánh Chiến". Đáng buồn là trong kinh Koran hoàn toàn không có một dòng nào ,hay cụm từ nào đứng cạnh nhau gợi đến "Chiến tranh" và "Thần thánh". Đa số những kẻ lao đầu như thiêu thân vào ngọn lửa chiến tranh không nói được tiếng Ả rập và càng khó có thể nói là hiểu được kinh Koran. Những câu khích động: "Thôi ở nhà đi mấy nhóc, rúc dưới gầm giường uống trà và nhằn hạt dẻ như đàn bà" và những kẻ không theo họ là bọn "Hồi giáo thoái hoá", "Anh hùng trên Internet" và "thỏ đế" - nó đánh vào sự hiếu thắng của lớp trẻ.   Nhiều thanh niên tham gia tổ chức Hồi giáo cực đoan do nhàm chán hoặc muốn được công nhận Thêm nữa nhan nhản những câu tiếp theo: "Nhờ Allah, sự sợ hãi sẽ rơi khỏi tim bạn. Bạn sẽ trở thành những mãnh sư, những người đàn ông chân chính". Một điều dễ hiểu là tại các nước phát triển để có một chỗ đứng trong xã hội đòi hỏi sự phấn đấu rất lớn. Những sao nhãng hay chút ít lỗi lầm của tuổi trẻ đều có thể ảnh hưởng đến trực tiếp đến tương lai. Tâm lý thua sút với bạn bè đã đầu độc không ít tầng lớp bị thiệt thòi trong quá trình đào thải tự nhiên. Không ít những người như Mohammed M, Mustapha B, hay Abdelkader G... đã từ những trêu chọc của bạn bè về số lượng ít ỏi "like" trên Facebook hay mạng YouTube quẫn trí và bằng mọi giá muốn trở thành nổi tiếng. Một trong những kẻ hành hình con tin ở Syria bị nhận dạng là một trường hợp như vậy. Mohamed M. muốn được kính trọng. Ở Syria với con dao rỏ máu và hành vi thú tính, anh ta cảm thấy thỏa mãn. Sự không hội nhập được vào xã hội ngày càng đi lên, Mohamed M nhận thấy chỉ con đường bạo lực mới vuốt ve, thông thoáng tầm vóc "vĩ đại không được công nhận" trong một nền nếp xã hội có giá trị định hình: "Tôi là người Hồi Giáo. Tôi chống lại dân chủ, tôi chống lại hội nhập. Tôi tuân thủ giáo luật Charia".   Cherif Kouachi và Said Kouachi - hai kẻ tình nghi tấn công tòa soạn Charlie Hebdo khiến 12 người chết Tuy nhiên không chỉ có những thanh niên ít nhiều bị thiệt thòi mới nghe theo những thủ đoạn tuyên truyền kiểu như vậy. Gần đây cũng có một trường hợp phụ huynh học sinh yêu cầu cảnh sát can thiệp ,ngăn dữ con trai mình lao đầu vào con đường mù quáng. Đó là trường hợp của Kevin - một học sinh rất có triển vọng, học trong một trong những trường danh giá nhất Paris là trường Condorcet - Ngôi trường đã đào tạo Alexandre Dumas, Hoàng Đế Bảo Đại. Nhà triết học Jean Paul Sartre cũng đã từng dạy ở đây. Tại sao? Ba mẹ em tìm thấy hàng chữ "All Eyez on me" trên màn hình của con và cảm thấy bất an. Đó cũng là đầu đề album nhạc của ngôi sao nhạc Rap Tupac Shakur. Họ cũng tìm thấy những tờ rơi những kẻ cuồng loạn dúi vào tay con. Những tờ rơi đó nói cần có những cử chỉ nghĩa hiệp, dấn thân che chở cho những người yếu đuối: "Hãy thức tỉnh, hãy thức tỉnh. Chiến tranh đang nổ ra khắp nơi. Những người Hồi giáo đang ngã xuống cho dầu lửa và tiền bạc. Allahu Akhbar.   "Lên đường, lên đường, hãy chiến đấu, hy sinh. Allahu Akhbar...."   Bộ trưởng Nội vụ Pháp ở hiện trường vụ bắn chết nữ cảnh sát hôm ở Montrouge, hôm 08/01/2015 70 năm sau khi chiến tranh lùi xa khỏi Châu Âu, lớp trẻ chỉ cảm nhận những mất mát, đau đớn của chiến tranh qua màn ảnh, hay những trò chơi điện tử. Đầu óc họ đơn giản chiến tranh chỉ như cho đĩa CD vào Playstation 4 và điều khiển khẩu AK 47 như bấm nút bàn phím. Những gian nan như ngủ dưới đất, không có sưởi khi trời giá lạnh gần như xa lạ với lớp trẻ được chăm sóc, bảo vệ trong xã hội văn minh. Thậm chí nếu ông bố ,bà mẹ nào có lỗ mãng, nặng nề trong lời ăn tiếng nói, hoặc hành vi bạo hành trẻ em có nguy cơ đối đầu với pháp luật. Nhà nước Hồi giáo đã xuyên tạc chữ Djihad trong kinh Koran. Djihad không phải là chiến đấu chống lại những người không tin theo kinh Koran, mà là cuộc chiến mỗi cá nhân chống lại chính bản thân mình. Đấu tranh để tự hoàn thiện, đấu tranh chống cái ác vẫn còn ẩn dấu trong mỗi người. Nhiều giáo sĩ bán mình cho quỷ đã tuyên truyền về cuộc chiến tại Syria, Iraq là cơ hội rèn luyện đúng đắn, cơ hội thăng tiến trong một cộng đồng thuần khiết. Sát cánh với những anh em mới để làm nên việc lớn, xây dựng một nhà nước cho riêng họ, cho riêng những người Hồi giáo. Sự lập lờ ma quái đó đã được nhào nặn, tiêm vào đầu những thanh niên nhẹ dạ. Một vấn đề nữa cần được chú ý hơn là việc định hình giá trị cuộc sống cho từng cá nhân trong các nước phát triển. Không thiếu những lời ca thán, những chia sẻ ủ ê dễ dàng tìm thấy trên mạng xã hội: "Hôm nay nhảm quá, không được việc gì," hay "Chả biết làm gì cuối tuần, không Disco, mất hứng rồi"... Cuộc dạo chơi với cái chết ở Aleppo (Syria) lại mời mọc: "Ở đây các bạn sẽ tìm thấy niềm phấn khích, học được vài điều hữu ích cho bạn, cho tâm linh của bạn và cả trái tim của bạn." Không những thế, các tổ chức bí mật còn tuồn tiền với bước đầu giúp đỡ những thanh niên cơ hàn. Dần dần cải hoá họ và cuốn họ vào cơn say. Nhà báo Chris Hedges viết trong quyển sách nhan đề "War is a Force that gives Us Meaning": "Con người không chỉ đi tìm hạnh phúc mà còn đi tìm Ý nghĩa của cuộc sống. Bi kịch là đôi khi chiến tranh lại là nền tảng ý nghĩa trong xã hội con người".   Nhiều người Pháp đổ ra quảng trường Republique ở Paris để tưởng nhớ và bày tỏ sự ủng hộ tự do báo chí Hiện trạng nhiều thanh niên Pháp nhận ra bộ mặt thật của nhà nước Hồi giáo, quay trở lại đất nước và được đón nhận vào những trung tâm điều trị và chăm sóc tinh thần là một điều bất an cho nguồn động viên sức người của nhà nước Hồi giáo. Việc những nhà báo, truyền thông chỉ ra những mâu thuẫn giữa sự thật và bóng tối khiến cho những tà thuyết ngày càng mất giá trị. Đã có rất nhiều người quay lại truyền bá cho bạn bè những khổ ải, ruồng bỏ, khinh thị phải nếm trải .Họ nhìn ra rằng không phải cuộc sống mà họ được hưởng hôm nay dưới mặt đất là đầy ải và là thử thách của Allah dành cho họ để đổi lấy Thiên Đường của ngày hôm sau. Không ít người đã bắt đầu tự đặt câu hỏi: "Liệu một con người của 1.400 năm trước có đủ khả năng suy nghĩ và lo lắng cho tất cả mọi vụ việc - Từ rửa tay trước khi ăn, giải quyết những tranh chấp với hàng xóm, thậm chí làm sao để người đàn bà đặt khoái cảm trong tình dục". Người dân Paris và cả nước Pháp trong giờ phút đau thương này đã có những hành động tự phát, song rất nhân văn.Họ xuống đường, tập hợp trên những Quảng trường và thắp nến tưởng niệm những nạn nhân. Những giá trị Pháp mà đất nước này tranh đấu hàng trăm năm nay càng được khẳng định:   Nghệ sỹ khắp thế giới vẽ tặng Charlie Hebdo - Quyền được tự do, quyền được sống theo ý mình trong giá trị cộng đồng, luật pháp, quyền được bộc lộ chính kiến. - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng trong tín ngưỡng, niềm tin của mỗi cá nhân, mỗi sắc tộc này với sắc tộc khác. - Bác ái - Chỉ có tình yêu, sự tôn trọng lẫn nhau mới giúp con người gần nhau hơn và chung sống hoà bình. Đã không có những vụ trả thù, giết chóc người Hồi giáo tiếp theo hành động man rợ và thú tính này trong thứ Tư đen tối 07/01/2015. Hôm nay, theo tục lễ của nước Pháp là ngày chúc phúc lành, ngày gia đình quây quần chia nhau chiếc bánh Vua. Nhưng mười hai đồng nghiệp và chiến sĩ cảnh sát của tôi đã không có những giây phút ấm áp tưởng như đơn giản. Các bạn vĩnh viễn đi xa. Nhưng cái chết của các bạn chắc chắn không uổng phí, những giá trị của các bạn để lại thật là cao cả. Hôm nay ai là người Pháp chân chính cũng viết: Je suis Charlie. Các bạn quốc tế cũng thế. Wolinski, Charb, Cabu... đi nhé, thanh thản. Theo bbc.co.uk/vietnamese
......

Sau khi Thông điệp 2014 chết lịm

Ngày đầu năm 2014,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi toàn dân bức thông điệp đầu năm. Nội dung bản thông điệp này có thể nói là tuyệt vời, đáp ứng đúng tình hình đất nước. Xin nhắc lại những nội dung cơ bản nhất: •         Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hòan thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; •       Động lực mới phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; •         Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là “cặp song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại; •         Người dân có quyền làm tất cả những gì Nhà nước không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; •         Cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. •         Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch; •         Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển.   Có thể nói đó là 7 hướng hành động cấp bách và cần thiết, nếu được thực hiện sẽ đưa đất nước phát triển cả về chất và lượng, về chính trị, kinh tế, tài chính, trật tự trị an, về văn hóa - xã hội, thật sự dẫn đến dân giàu nước mạnh, độc lập bền vững. Thế nhưng trong suốt năm qua người dân không nhìn thấy chút bóng dáng nào của bức thông điệp đó trong cuộc sống. Vẫn là những phiên tòa công khai về danh nghĩa nhưng cấm không cho nhân dân, thân nhân và nhà báo tự do vào dự. Thả một số tù chính trị nhưng lại buộc họ phải ra khỏi nước, và lại bắt giữ một số khác như giáo sư Hồng Lê Thọ, nhà văn Nguyễn Quang Lập và blogger Nguyễn Ngọc Già đúng vào dịp cuối năm, tức là thời gian thường có những đợt ân xá và giảm án. Năm qua, một số điều luật thứ yếu được thông qua, nhưng những đạo luật cơ bản cần thiết nhất lại bị cố tình trì hoãn, như Luật về biểu tình, Luật mới về tự do xuất bản, báo chí và internet, Luật về sở hữu đất đai, Luật về các chính đảng. Phải nói thẳng ra rằng bản thông điệp đầu năm của người đứng đầu chính phủ, cũng là của đảng cầm quyền, không những không được áp dụng trong cuộc sống xã hội mà còn bị làm ngược hẳn lại. Trên thực tế người ta không thấy đâu bóng dáng của 2 đứa con “song sinh dân chủ và pháp quyền”, chỉ thấy bộ mặt hung bạo xấu xí của độc đóan và chà đạp pháp luật, chỉ thấy mặt trái nhơ nhớp của bản thông điệp. Cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, vậy nhà nước có cho phép công an tra tấn, đánh chết công dân trong nhà tù, trong trụ sở công an hay không? Có cho phép công an hành hung, đánh đập dân đi kêu oan hay không? Có cho phép công an lột hết quần áo của các bà các cô đi đòi công lý cho bản thân hay gia đình hay không? Vậy mà những chuyện như thế ngày càng tăng thêm. Người công dân được quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm, vậy nhà nước có cấm dân biểu tình chống bọn bành trướng hay không? Có cấm dân lên tiếng phản đối việc lập Viện Khổng Tử và phản đối, ngăn chặn chủ trương cho tiền của Trung Quốc lưu hành trên đất nước ta hay không? Sao nhân dịp cuối năm không thấy chính phủ, cơ quan ngôn luận lề phải, báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân kiểm điểm xem bản thông điệp đầu năm đã được áp dụng tốt đẹp ra sao? Họ giả vờ như quên tất cả những lời hứa tốt đẹp ngày đầu năm nhưng đã bị bỏ quên suốt 365 ngày trong năm. Oái oăm hơn nữa là cứ như cả bộ máy nhà nước chung lòng quyết làm trái ngược những gì bản thông điệp đã hứa. Có lẽ vì thế mà ngày đầu năm mới không thấy chính phủ ra thông điệp đầu năm 2015. Chả lẽ lại in lại nguyên văn thông điệp năm cũ, vì những lời hứa ấy vẫn nguyên vẹn là lời hứa hão, còn bị làm trái ngược hẳn. Thật ra Thông điệp 2014 đã chết ngay khi ra đời vì không ai lo thực hiện. Các quan lớn còn lo chuyện của phe nhóm, cánh hẩu, ở các sân sau. Lời hứa danh dự của người lãnh đạo là một món nợ đối với mỗi người dân. Vậy là trong năm qua chính phủ, đảng CS cầm quyền còn món nợ chưa hề được thanh toán. Vậy thì sang năm 2015, qua cuộc họp lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung Ương khóa XI những ngày đầu năm này, nhà nước và đảng CS hãy bàn bạc cho ra lẽ để giữ trọn những lời hứa với nhân dân, trong đó lời hứa thực thi dân chủ và thực hiện chế độ pháp quyền là hệ trọng nhất. Tại cuộc họp này, gần 200 ủy viên Trung ương sẽ bỏ phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị và các ủy viên Ban Bí thư. Vẫn là kiểu bỏ phiếu tín nhiệm 3 nấc: tín nhiệm cao, vừa và thấp có tính cách rất hình thức, vì ai cũng được 100% tín nhiệm cả. Đảng viên bỏ phiếu khen nhau, không có ý kiến nào của người dân! Bộ máy lãnh đạo của đảng và nhà nước cần hiểu rõ ý kiến của công dân. Phải có tự trọng, giữ đúng lời hứa. Không ba hoa rồi bỏ đấy. Hãy thực hiện ý nguyện của dân. Ý nguyện lớn nhất hiện nay là đảng vứt bỏ Cương lĩnh giáo điều hiện tại, giã từ chế độ độc đảng độc đóan phản dân chủ, đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản đã bị tòan thế giới lên án là tội ác chống nhân lọai, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo vọng mơ hồ. Có như vậy nhà nước, đảng CS mới có thể khôi phục phần nào niềm tin của nhân dân, niềm tin mà ngày đầu năm mới, trong bài chúc in trên báo đảng, ông Chủ tịch nước đã khẳng định coi “lòng dân là Quốc bảo để dựng nước và giữ nước”../. Nguồn: danquyenvn.blogspot.fr
......

Bắn Vào Quyền Tự Do Báo Chí

Charlie Hebdo và Cảm Hứng Khủng Bố * Khẩu hiệu mới: "Tôi là Charlie" *   Khoảng 11 rưỡi sáng Thứ Tư, giờ Paris, ba tên khủng bố đeo mặt nạ đột nhập văn phòng của tờ báo châm biếm Charlie Hebdo trên đường Nicolas Appert, thuộc quận 11 của Paris và nã đạn vào ban biên tập đang họp ở lầu hai. Trên đường rút chạy, chúng tấn công các cảnh sát viên chạy tới bảo vệ tờ báo. Kết quả là 12 người tử vong, năm người bị trọng thương. Trong số tử nạn, có một nhân viên tiếp tân ở tầng trệt, một cảnh sát viên bảo vệ toà báo, tám nhà báo, kể cả năm tay vẽ hý họa của tờ báo là Cabu, Charb, Honoré, Tignous và Wolinski, cùng kinh tế gia Bernard Matis, giáo sư kinh tế và cổ đông của tờ báo. Ngoài ra, một cảnh sát viên cũng bị hạ sát ở ngoài đường. Các hung thủ đào thoát bằng xe hơi lên quận 19 và cho đến nay vẫn biệt tăm, nhưng nhà chức trách Pháp đã tìm ra dấu vết là hai anh em Said Kouachi and Cherif Kouachi 32-34 tuổi, người Pháp gốc Algérie đang sống tại Paris cùng Haryd Mourad, một thanh niên 18 tuổi ở thành phố Reims. Theo lời các chứng nhân được truyền thông Anh và Pháp tường thuật trước tiên thì khi mở cuộc tàn sát, quân khủng bố hô khẩu hiệu "Allahu Akbar" ngợi ca Thượng đế Hồi giáo Allah, "để trả thù cho đấng Tiên tri Mohammed", và "hãy bảo truyền thông biết rằng đây là al Qaeda tại Yemen"... Hồ Sơ Người-Việt cung cấp thêm một số chi tiết thuộc về bối cảnh của vụ tàn sát để ta thấy ra cái... cảm hứng khủng bố.   ***   Charlie Hebdo   Nước Pháp đã có truyền thống làm báo châm biếm ngay từ thời Cách mạng 1789. Charlie Hebdo không là một tuần báo trào phúng mà là một tờ báo châm biếm, với nội dung diễu cợt nhiều thói rởm ở đời và phúng thích mọi loại lãnh tụ chính trị hay tôn giáo, từ phong trào cực hữu đến giới lãnh đạo Công giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, v.v... Nước Pháp hiện có hai tờ báo châm biếm khét tiếng nhất. Có tinh thần khá độc lập thậm chí vô chính phủ mà chẳng từ nan việc đả kích các nhân vật lãnh đạo thuộc phe bảo thủ hay cấp tiến, tờ Canard Enchainé được xuất bản từ năm 1915 và nổi tiếng ở nhiều bài viết duyên dáng mà cay độc với nội dung thường là phóng sự điều tra. Đấy là tờ báo duy nhất sống nhờ độc giả và không nhận quảng cáo! Thiên về cánh tả, thậm chí cực tả, và có sở trường về hý họa nhiều hơn là bài điều tra và phanh phui như tờ Vịt Buộc nói trên, Charlie Hebdo là hậu thân của tờ báo châm biếm Hara-Kiri, và được xuất bản từ năm 1970 sau khi tờ Hara-Kiri bị Bộ Nội Vụ Pháp đóng cửa. Về tên gọi thì năm 1969, những người sáng lập ban đầu đã xuất bản nguyện san hý hoạ Charlie, là ấn bản Pháp ngữ của tờ báo Ý có tên là Linus. Cả hai tên Linus và Charlie đếu chung một gốc: hai nhân vật Linus van Pelt và Charlie Brown trong băng truyện hình "Peanuts" của cây bút trào phúng thời danh Hoa Kỳ là Charles Shulz (1922-2000). Sau đó tờ báo lấy thêm chữ "Hebdo" viết tắt từ "hebdomadaire", nghĩa là tuần báo. Một thí dụ về nét châm chọc của Charlie Hebdo. Tháng 11 năm 1970, bậc anh hùng dân tộc Pháp là Tướng Charles de Gaulle tạ thế ở tư thất trong làng Colombey-les-Deux-Eglises. Trước đó 10 ngày, có một vũ trường nghe nhạc bị cháy khiến 146 người chết. Tờ báo đưa tin về de Gaulle lên trang bìa, không hý họa mà chỉ có đề tựa: "Khiêu vũ bi thảm tại Colombey - một người chết".   Charlie Hebdo và Mohammed Chuyện hận thù giữa tờ Charlie Hebdo với đám Hồi giáo quá khích xuất phát từ 10 năm về trước. Tháng 11 năm 2004, nhà làm phim nổi tiếng người Hoà Lan là Theo van Gogh bị một người Hoà Lan gốc Maroc theo Hồi giáo là Mohammed Bouyeri hạ sát bằng tám phát đạn và nhiều lát dao đến gần bay đầu vì cái tội là đã có những phát biểu xúc phạm đạo Hồi. Vụ ám sát gây chấn động  trong dư luận Âu Châu. Cuối năm 2005, tờ Jyllands-Posten tại Đan Mạch đăng 12 tấm hý hoạ của 12 tác giả về chân dung của đấng Tiên tri Mohammed, dù hệ phái Sunni của đạo Hồi cấm không được vẽ hình đấng Tiên tri. Lý do đăng hình là vì nhà báo Đan Mạch Kare Bluitgen than phiền là sau khi Theo van Gogh bị giết ông không tìm được ai vẽ hình đấng Tiên tri cho công trình biên khảo của ông về Mohammed.   Sau khi tờ Jyllands-Posten đăng hình và bị hăm dọa từ nhiều nơi thì đầu năm 2006, Charlie Hebdo nhảy vào bênh đồng nghiệp và đăng lại 12 tấm hình, kèm theo nhiều chân dung khác của tờ báo! Ngày hai Tháng 11 năm 2011, tòa báo tại đại lộ Davoud trong quận 20 bị đốt cháy rụi bằng bom xăng vì trước đó mấy ngày, ngay giữa cao trào của Mùa Xuân Á Rập. tờ báo ra một ấn bản đặc biệt có tên là "Charia Hebdo", bên trong có nhiều hình và bài châm biếm Mohammed. "Charia" (hay Shariat) có nghĩa là Giáo luật của đạo Hồi! Kể từ đó và sau nhiều vụ kiện tụng bất tận của các tổ chức Hồi giáo tại Pháp, báo quán của Charlie Hebdo phải được cảnh sát bảo vệ. Đấy là khi chủ biên kiêm họa sĩ châm biếm Charb, tên thật là Stephane Charbonier, bị hăm dọa và để lại một câu nổi tiếng vào năm 2012: "Nói ra thì có vẻ kênh kiệu chứ tôi thà chết đứng còn hơn sống quỳ."   Khi bước vào hạ sát nhà báo Charb cùng các đồng nghiệp, các hung thủ đã bắn tiếng rằng họ thuộc về tổ chức khủng bố al Qaeda tại Yemen. Điều ấy có thể là đúng.   Charlie Hebdo và Cảm Hứng AQAP   Từ cơ sở nòng cốt ban đầu với thành tích là vụ khủng bố 9-11 tại Hoa Kỳ năm 2001, tổ chức al Qaeda đã phần nào bị tê liệt nhưng lại phái sinh ra nhiều phong trào khủng bố địa phương cùng xưng danh là al Qaeda (có nghĩa là căn cứ). Thí dụ như al Qaeda tại Iraq AQI, al Qaeda vùng Maghreb Hồi giáo ở Bắc Phi AQIM, hay al Qaeda tại Bán đảo Á Rập AQAP (al Qaeda in the Arabian Peninsula) hoạt động rất tích cực tại Yemen và Saudi Arabia. Đầu Tháng Ba năm 2013, tờ tạp chí trên mạng điện tử có tên là "Inspire" của tổ chức AQAP đã tung ấn bản thứ 10, với danh sách 12 người sẽ bị họ giết vì tội phỉ báng đấng Tiên tri. Trong số này có hoạ sĩ kiêm chủ biên của tờ Charlie Hebdo là Charb, người vừa bị hạ sát. Những hình ảnh ban đầu về vụ thảm sát cho thấy các hung thủ được huấn luyện về quân sự và biết sử dụng võ khí cá nhân. Đây không là điều lạ vì các tay khủng bố xưng danh Thánh chiến đều đã được kết nạp và gửi đi học tập về quân sự tại nhiều nơi, như Iraq, Syria hay Yemen. Việc họ ra tay ở Paris cũng chẳng là điều lạ vì nước Pháp và nhiều xứ Âu Châu khác từng bị khủng bố tấn công, với nhịp độ ngày càng nhiều kể từ năm 2010. Việc quân khủng bố hành động theo từng nhóm, chứ không là một cá nhân đơn lẻ, cũng chẳng là sự lạ tại Âu Châu. Có lẽ vì vậy mà theo tin giờ chót từ một giới chức về an ninh của Hoa Kỳ, nhà chức trách ở Paris đã sớm bắt được hai nghi can, còn tên thứ ba bị thiệt mạng. (Tin này của Mỹ là sai bét!) Thật ra, những điều ấy có khác với Hoa Kỳ.   Sài Lang Cô Đơn Tại Hoa Kỳ Ngoài sự kiện nước Mỹ bị khủng bố tấn công ác liệt nhất vào năm 2001, nguời ta thấy Hoa Kỳ bảo vệ an ninh chặt chẽ hơn. Nhưng vẫn bị nạn khủng bố. Sự khác biệt là tại Hoa Kỳ, đấy là hành vi cá nhân, của nhiều người đôi khi mắc bệnh tâm thần và ra tay bất ngờ chứ không hẳn là đã được huấn luyện và hoạt động theo từng tổ. Người ta gọi đó là hành động của con sói cô đơn. Một nguyên nhân chính là trong xã hội Mỹ, cộng đồng Hồi giáo tương đối hội nhập hơn chứ không sống cô lập trong những vùng riêng biệt, những "ghetto". Trong cộng đồng ấy, những gì có vẻ bất thường hay cực đoan đều được người khác chú ý - và thông báo cho cảnh sát. Nhờ vậy mà nhà chức trách dễ có thông tin về an ninh và trật tự. Tại Âu Châu, cộng đồng Hồi giáo thường là di dân từ các nước thuộc địa cũ tại Bắc Phi, Trung Đông hay Phi Châu, họ sống lạc loài và khá biệt lập trong các "ghetto" riêng. Đấy là nơi mà quân khủng bố có thể xâm nhập và tuyển người bất mãn để đưa đi huấn luyện làm đặc công. Nhưng khi so sánh hai xã hội Âu-Mỹ thì ta nên chú ý đến chủ trương của tờ "Inspire". Đấy là tờ báo "toàn cầu" vì được phổ biến trên không gian điện tử nên ai cũng có thể xem được.   Đa số chúng ta coi thường lập luận ngông cuồng và đôi khi lố bịch của tờ báo, nhưng những kẻ đơn côi, bất mãn hay bất đắc chí hoặc điên khùng tại nhiều nơi, từ Hoa Kỳ đến Âu Châu hay Úc, đều có thể tìm cảm hứng từ tờ Inspire này. Cả cảm hứng về tín ngưỡng cho đến kỹ thuật chế tạo võ khí hay chất nổ đều được tờ báo cung cấp miễn phí. Qua tờ Inspire, tổ chức AQAP gieo mầm độc trên không gian ảo với hy vọng nẩy mầm ác trong những tâm hồn yếu đuối, cho nên dù Hoa Kỳ có kiểm soát an ninh chặt chẽ cũng không tránh được những tay khật khùng ra đòn khủng bố. Tại Âu Châu thì quân khủng bố được đoàn ngũ hóa. Chúng ta sẽ có thể thấy nhiều nhóm khủng bố cùng nhận công trạng của vụ tàn sát nhưng cái công đầu của hành động sát nhân này vẫn thuộc về những kẻ reo rắc cảm hứng giết người nhân danh một đấng thần linh nào đó. _____________________________   Kết luận ở đây là gì? Khi giết người vì tư tưởng của mình bị chế diễu thì nên xét lại giá trị của tư tưởng đó. Chúng ta nên hoài nghi những tư tưởng cao đẹp mà biện minh cho hành động sát nhân. Theo http://dainamaxtribune.blogspot.de/  
......

Bộ Chính Trị rúng động về tin ông Nguyễn Bá Thanh

Trong những ngày cuối năm 2014, đầu năm 2015, các tuyên bố dồn dập đầy bức xúc của nhiều quan chức thượng tầng ĐCSVN cho thấy mức độ rúng động của giới lãnh đạo, đặc biệt là Bộ Chính Trị, trước các tin tức về ông Nguyễn Bá Thanh qua trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL).   Một cách tóm tắt, trang CDQL vừa tung ra liên tiếp các bằng chứng khó chối cãi về khối của cải khổng lồ mà gia đình Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang làm chủ trong nước và cất giấu tại hải ngoại. Từ đó CDQL chứng minh ông Nguyễn Xuân Phúc nuôi thâm thù đối với ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội Chính Trung ương, vì ông Thanh đang điều tra mạng lưới tham nhũng của ông Phúc. Sự thâm thù đó khiến ông Phúc nhờ các đầu mối Trung Quốc đầu độc ông Thanh bằng chất phóng xạ khi ông này đi công tác sang Bắc Kinh. Kết quả là chỉ vài tháng sau chuyến đi, ông Nguyễn Bá Thanh đang từ một cầu thủ bóng đá chạy trên sân cỏ trở thành bệnh nhân ung thư máu ở thời kỳ sau cùng. Ông Thanh phải gấp rút chạy sang Mỹ điều trị ở những bệnh viện tối tân nhất về ung thư. Đến nay các bác sĩ đều đã bó tay và ông Thanh đang được đưa về Đà Nẵng chờ chết. Hiển nhiên, Ban Tuyên Giáo ĐCSVN ra sức bưng bít toàn bộ sự việc ngay từ ngày đầu. Mọi tin tức lọt ra từ tin ông Thanh sang Mỹ vào tháng 8/2014 dài đến tin ông đang được đưa về Đà Nẵng vào tháng 1/2015 đều được báo đài nhà nước không những khẳng định đó là tin bịa đặt mà còn tung hàng ngũ dư luận viên lên mạng chửi bới tục tĩu tại những trang chuyển tiếp các tin này. Nhưng cứ vài tuần sau, khi không còn che đậy được vòng phát tán của nguồn tin và sự lên tiếng của chính các quan chức liên hệ, Ban Tuyên Giáo lại phải xác nhận "tin đồn" mà họ mạt sát trước đó là tin thật. Chỉ trong vòng 4 tháng, chu kỳ "cứ chối, chửi rồi nhận" này đã diễn ra hàng chục lần. Cứ mỗi lần như thế, mức khả tín của lãnh đạo Đảng qua báo đài công cụ lại sụt giảm và ngưòi dân lại càng tin CDQL hơn. Có người còn định ra công thức: Điều gì Ban Tuyên Giáo dồn công sức xông vào khẳng định là sai thì điều đó chắc chắn đúng. Một trong những luận điểm đốt cháy uy tín của Ban Tuyên Giáo là việc khăng khăng đổ toàn bộ sự việc, kể cả trang CDQL, cho các "thế lực thù địch bên ngoài". Điều đã rõ như ban ngày và ai cũng thấy là không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết đến mức đó về cái núi tài sản của ông Nguyễn Xuân Phúc, kể cả hình chụp bằng lái xe của con trai ông Phúc đang sống tại Mỹ. Chỉ các bộ phận điều tra của chính ĐCSVN, đặc biệt là Ban Nội Chính của ông Thanh, mới có được. Ngược lại, cũng không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết nhà thương, quá trình chữa trị, hình ảnh, và lịch trình di chuyển của ông Thanh, ngoại trừ chính Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương, hoặc gia đình ông Thanh. Vì vậy, câu hỏi lớn nhất hiện nay trong đầu mọi người là: Ai ở thượng tầng ĐCSVN đang tung ra các tin tức về ông Nguyễn Bá Thanh? Liệu các tuyên bố của các quan chức lớn trong vài ngày qua bày tỏ bức xúc thật hay chỉ là thủ thuật đánh lạc hướng của chính những người tung tin? (Dư luận chưa quên ông Trần Văn Truyền, người có trách nhiệm đi điều tra cái vụ sai phạm, lại là kẻ nhận tiền bao che cho nhiều kẻ sai phạm; hay PTT Nguyễn Xuân Phúc, người có trách nhiệm phòng chống tham nhũng cao nhất của chính phủ, lại là kẻ đang nắm một núi tài sản khó giải thích nguồn gốc). Các câu hỏi nêu trên không phải vô căn cớ, vì thường thì đối với những luồng dư luận không hợp ý đảng như thế này, chỉ có Ban Tuyên Giáo ra lệnh riêng cho báo, đài lề phải tránh xa vùng “nhạy cảm” nào, cấm tung tin gì về lãnh đạo, v.v. Nhưng lần này người ta thấy PTT Vũ Đức Đam vội vàng lên tiếng. Ông đến tận Hội nghị tổng kết năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông để ra lệnh ngăn chận các tin tức từ CDQL -- lúc đó chỉ mới có tin về ông Nguyễn Xuân Phúc chứ chưa loan tin về bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh. Giới phân tích tin rằng tuyên bố của ông Vũ Đức Đam chỉ nhằm thanh minh ông không phải là người tung tin về khối tài sản của ông Phúc. Nhưng liệu người ta tin được không khi ai cũng biết ông Vũ Đức Đam và ông Nguyễn Xuân Phúc là 2 ứng viên chính đang kình nhau trong cuộc chạy đua vào ghế thủ tướng tại Đại Hội XII mà ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ để lại khi leo lên ghế Tổng Bí Thư. Ông Đam được xem là người có khả năng hơn nhưng kém xa ông Phúc về mảng quyền lực dưới tay. Ông Đam là người đang ở vị trí được xem các hồ sơ điều tra của các quan chức chính phủ. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng vội vã lên tiếng tại hội nghị trực tuyến của chính phủ vào chiều 29/12. Ông quyết liệt khẳng định lập trường “ngăn chặn thế lực thù địch phát tán tài liệu xuyên tạc trên mạng internet nhằm bôi nhọ, đả kích các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ”. Người ta có thể hiểu được tại sao ông Trần Đại Quang thấy cần phải lên tiếng ngay. Cái chết bất ngờ và cho đến nay vẫn không biết lý do của thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ xảy ra chưa đầy một năm. Khi các điều tra về việc nhận tiền chạy án của ông Ngọ bắt đầu chĩa vào ông Quang thì ông Ngọ đột tử. Lần này, ông Trần Đại Quang biết nhiều người sẽ lại hướng mắt về phía ông khi ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương, một bộ phận điều tra nằm bên ngoài Bộ Công An, lại ra đi vì bạo bệnh trong một thời gian rất ngắn. Nhưng còn bất thường hơn nữa là việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng vội vã lên tiếng để báo đài đồng loạt đăng tải. Ông đòi phải quản lý mạng internet chặt chẽ vì "Vừa qua, trên mạng nói xấu cả Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị, cả lãnh tụ là rất căng, gây phân tâm”. Giới phân tích tin rằng ông Phùng Quang Thanh không có trách nhiệm hay lý do cá nhân nào để phải lên tiếng trong vụ này, nhưng ông phải lên tiếng vì nhu cầu của Bắc Kinh. Sau khi CDQL cung cấp các chứng cớ cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc đã lui tới nhờ vả đường dây sứ quán Trung Quốc và ông Nguyễn Bá Thanh bùng phát ung thư sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Phùng Quang Thanh có nhiệm vụ kéo sự chú ý ra khỏi Bắc Kinh bằng cách tập trung vào các thiệt hại cho lãnh đạo Việt Nam qua vụ việc này và tập trung vào đòi hỏi phải ngăn chận. (Những người đưa ra nhận định nêu trên đã dẫn chứng tiền lệ "bảo vệ Bắc Kinh" của tướng Thanh còn lộ liễu hơn nhiều chỉ mới vài tháng trước. Khi Bắc Kinh cho kéo giàn khoan HD981 vào cắm trên thềm lục địa Việt Nam, tướng Phùng Quang Thanh đích thân đến diễn đàn Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á ở Shangri-la, Singapore để khẳng định "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp". Lần này, tướng Thanh cũng có nhiệm vụ tương tự.) Nhưng trong tất cả các diễn biến vừa qua, có lẽ điều làm rúng động đến gan ruột các thành viên Bộ chính trị hiện nay cũng như các ứng viên đang muốn vào hàng thượng tầng lãnh đạo là: Ai trong số họ cũng có thể là một Nguyễn Bá Thanh kế tiếp. Nói cách khác, các bộ phận bảo vệ VIP của đảng hoàn toàn bó tay trước kiểu đầu độc bằng cách bỏ chất phóng xạ vào đồ ăn thức uống này. Thế giới chỉ mới biết đến nó vào năm 2006 khi Putin cho hạ độc ký giả Alexander Litvinenko sau khi ông này chạy thoát sang Anh Quốc. Thủ thuật hiểm ác đó nay đã được Bắc Kinh sao chép và rõ ràng đã tìm đường đến Việt Nam. Có xác suất cao từ nay đến Đại hội đảng XII, MỌI PHE CÁNH trong cuộc chạy đua quyền lực hiện nay sẽ tìm đến gõ cửa các sứ quán Trung Quốc. Nhiều phần Bắc Kinh sẽ rất sẵn lòng cung cấp "dịch vụ" cho nhiều phía và dĩ nhiên các dịch vụ này không miễn phí.
......

19 tổ chức XHDS độc lập Việt Nam gửi kiến nghị đến diễn đàn dân sự ASEAN 2015

  Các nước Đông Nam Á đang tiến hành biên soạn và phổ biến các tài liệu áp dụng chung cho cả khu vực liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự (XHDS). Ban tổ chức Hội nghị năm 2015 đã gởi văn thư đến các quốc gia yêu cầu phổ biến cho các XHDS trong nước, nhưng chính phủ Việt Nam đã không làm điều đó, mà chỉ giao cho một vài tổ chức do họ lập nên và quản lý như “cánh tay nối dài” của đảng và nhà nước. XHDS độc lập VN, qua kênh khác đã nhận được thông tin này, với ý thức trách nhiệm, 19 tổ chức XHDS đã có bản Kiến Nghị gởi đến quý vị chủ tọa và ban tổ chức Hội nghị năm 2015 này.   Kính gửi: Ban Tổ Chức Quốc gia Malaysia , Ban Thường trực khu vực ASEAN và Ban Soạn Thảo Tuyên Bố Chung của Hội nghị XHDS ASEAN 2015 Chúng tôi, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam, xin được trân trọng tự giới thiệu: Các tổ chức chúng tôi được thành lập từ nhiều năm qua trên cơ sở phi lợi nhuận, phi đảng phái và phi chính phủ. Chúng tôi tự thành lập căn cứ vào điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự và nhằm hoạt động vì lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận. Các tổ chức mà chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN như VUFO, GREENID, VPDF và CRSCH…, tất cả đều được chính phủ thành lập và tài trợ. Nhân sự lãnh đạo của các tổ chức ấy là cán bộ công chức của đảng CS được cử sang. Mục tiêu và hoạt động của họ phải theo sự chỉ đạo của chính phủ hoặc cơ quan đảng CS. Về bản chất, họ không phải là các tổ chức XHDS độc lập mà chỉ là các cơ quan ngoại vi hay là cánh tay nối dài của đảng CS nhằm kiểm soát người dân, kiểm soát sinh hoạt xã hội và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho đảng CS. Các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam khẳng định rằng chúng tôi đã không nhận được bất kỳ bản thảo nào về Tuyên bố chung của các tổ chức XHDS ASEAN 2015 từ phái đoàn được gọi là đại diện cho các tổ chức XHDS Việt Nam. Do đó, đề nghị Quý Ban tạo kiều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới. Nhân cơ hội này, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam nhận định về hiện  trạng đất nước chúng tôi như sau:   A-   Đàn áp về dân quyền           1.  Hàng ngàn người bảo vệ nhân quyền bị cản trở quyền tự do đi lại trong nước, quyền xuất cảnh ra nước ngoài, bị tịch thu hộ chiếu và có khi không thể tự do cư trú.           2. Nhà cầm quyền tìm mọi cách áp lực nơi làm việc của người bảo vệ nhân quyền để họ bị sa thải. Các cựu tù nhân lương tâm còn bị cấm làm việc cho các NGO và một số ngành nghề.   B-   Bất công về nhân quyền           3. Vì Hiến pháp VN quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên việc giải tỏa đất đai cho các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo ra tình trạng chính quyền cướp đất của nông dân và thị dân, hoặc đền bù khiến họ không thể sống nổi. Khắp đất nước VN có hàng trăm ngàn dân oan kêu cứu, hàng ngàn dân oan bị đánh đập và hàng trăm dân oan bị cầm tù do khiếu kiện.           4. Các công nhân tại VN vừa phải chịu một mức lương tối thiểu thuộc hàng thấp nhất thế giới, vừa phải lao động trong những điều kiện tệ hại, lại không thể thành lập công đoàn riêng của họ. Nhiều cuộc đình công đã bị đàn áp và nhiều thủ lĩnh các cuộc biểu tình của họ hiện bị cầm tù.           5. Trong bối cảnh đó, các công ty xuyên quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc góp phần vào quá trình tịch thu đất đai của nông dân VN.   Do đó, các tổ chức XHDS độc lập của Việt Nam kiến nghị về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội như sau:           1.    Quyền tự do hội họp ôn hòa của công dân phải được tôn trọng. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt sách nhiễu thành viên các tổ chức XHDS độc lập và ngăn cản các cuộc họp mặt ôn hòa của họ.           2.    Người dân phải có quyền lập hội một cách tự do. Nhà cầm quyền VN phải chấm dứt dùng bạo lực tấn công giới bảo vệ nhân quyền. Năm 2014 khoảng 150 người trong giới đó đã bị tấn công bằng bạo lực.           3.    Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại VN phải thực thi đầy đủ. Có 30 blogger, nhà báo đang bị nhà cầm quyền VN giam cầm.           4.   Người dân phải có quyền tư hữu đất đai, và mọi ai bị trưng dụng ruộng đất vì công ích phải được đền bù đầy đủ để sống được lâu dài.           5. Các công nhân phải được trả một mức lương đủ nuôi sống bản thân họ, phải được làm việc trong những điều kiện xứng hợp nhân phẩm, phải có quyền thành lập công đoàn riêng của họ.           6. Các tôn giáo phải được độc lập trong tổ chức và tự do trong hoạt động, phải được trả lại mọi đất đai và cơ sở đã bị nhà cầm quyền tịch thu.           7.    Chính quyền Việt Nam phải xóa bỏ các điều luật mơ hồ và vi hiến trong Bộ luật Hình sự như Điều 258 “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, Điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước”, Điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”. Phải cụ thể hóa Điều 245 “gây rối trật tự công cộng”, Điều 257 “Chống người thi hành công vụ” theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Các tù nhân lương tâm (vì đấu tranh cho tôn giáo, nhân quyền và dân chủ) phải được trả tự do vô điều kiện. Hiện có 106 TNLT đang bị cầm tù.   Chúng tôi trân trọng cảm ơn.   Các tổ chức XHDS độc lập Việt Nam đồng kính chuyển: 1.    Bach Dang Giang Foundation: Ths.Phạm Bá Hải 2.    Ban vận động Văn Đoàn Độc lập: Nhà văn Nguyên Ngọc 3.    Bauxite Việt Nam: GS.Phạm Xuân Yêm, GS. Nguyễn Huệ Chi 4.    Cao Đài, Khối Nhơn Sanh: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng 5.    Diễn Đàn XHDS: Ts.Nguyễn Quang A 6.    Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ: MS.Nguyễn Hoàng Hoa 7.    Giáo hội Mennonite thuần túy: MS.Nguyễn Mạnh Hùng, MS Phạm Ngọc Thạch 8.    Giáo hội PGHH Thuần Túy: Cụ Lê Quang Liêm 9.    Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo: Ls. Nguyễn Bắc Truyển 10. Hội Anh Em Dân Chủ: Ls.Nguyễn văn Đài 11. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo: Cô Hà Thị Vân 12. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm: Bs.Nguyễn Đan Quế,  Lm.Phan Văn Lợi 13. Hội Nhà báo Độc lập: Ts.Phạm Chí Dũng 14. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Cô Huỳnh Thục Vy, Cô Trần Thị Nga, Bà Trần Thị Hài 15. Hội Thánh Tin Lành Chuồng Bò: MS. Lê Quang Du 16. Khối Tự do Dân chủ 8406: Lm Phan Văn Lợi 17. Lao Động Việt: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh 18. Phong Trào Liên đới Dân oan Tranh đấu: Bà Trần Ngọc Anh 19. Tăng Đoàn Giáo hội PGVNTN: HT.Thích Không Tánh   Người nhận: Mr. Jerald Joseph, Pusat Komas, (jjerald@pd.jaring.my) Mr. Yap Swee Seng, SUARAM (detention@suaram.net) Ms Reileen Dulay, Asia Pacific Forum on Women Law and Development (APWLD) (reileen@apwld.org) Ms Nalini Singh, Asia Pacific Resource and Research Centre for Women (ARROW) (nalini@arrow.org.my) Mr Gus Miclat, Initiatives for International Dialogue (IID) (gus@iidnet.org) Mr. Mark Barredo, ASEAN Youth Forum (joelmarkbarredo@yahoo.com) Ms Marjorie Pamintuan, Asia Pacific Research Network (APRN) (mpamintuan@aprnet.org) Gia Hartman, Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA) (gia.hartman@bpsos.org) Ms Atnike Sigiro, Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) (atnike@forum-asia.org) Thilaga Sulathireh, ASEAN Sexual Orientation and Gender Identity/Expression Caucus (thilaga.sulathireh@gmail.com)   Mr Richard Gadit, Asia Indigenous Peoples’ Pact (AIPP) (richard@aippnet.org) ******** VIETNAM CIVIL SOCIETY ORGANIZATIONS’ COMMENTS TO THE 2015 ACSC/APF STATEMENT ======================================================== To: Members of the Malaysian National Organizing Committee, Regional Steering Committee and Drafting Committee of the 2015 ASEAN APF/ACSC We would like to take this opportunity to introduce ourselves to you: We are the non-profit, non-partisan civil society organizations (CSOs) completely independent of controlling Vietnam government. Our CSOs are established according to Article 25 of the 2013 Constitution of Vietnam and the International Covenant on Civil and Political Rights. However, our CSOs are still not recognized by the State of Vietnam. The CSOs that Vietnam government sending to ASEAN CSOs Community Conference as VUFO, GREENID, VPDF and CRSCH are established and funded by the government. Leaders of these organizations are officials of the Communist Party. Goals and activities must be under the direction of the government or Communist Party. In essence, they are not independent, but merely peripheral organizations or the extended arm of the Communist Party aiming at surveilling the people and fulfilling foreign affairs for the Communist Party. Our independent CSOs of Vietnam confirm that we have not received any drafts of the Joint Statement of the ASEAN Civil Society Organizations 2015 from the delegations called as representatives of civil society organizations in Vietnam. Therefore, we, hopefully, ask you to facilitate us to have a chance to participate either directly or via Skype to the upcoming conference. The independent CSOs of Vietnam recognize that: A- Crackdown on Civil Rights Thousands of human rights defenders have been impeded freedom of movement within the country and foreign traveling, confiscating passports and not being able to reside freely. The authorities manage to put pressure upon employers to fire human rights defenders. The former prisoners of conscience are banned working for NGOs and some careers. B- Injustice on Human Rights Because the Vietnam Constitution regulates land owned by the state, the land grabbing for foreign investment projects led to the authorities confiscating land of farmers and households with too low cost compensation that they can not live on. Across the country, there have hundreds of thousands of land petitioners calling for help; thousands are beaten, and hundreds unfairly imprisoned due to complaints. The workers in Vietnam are paid the lowest minimum wage in the world while working in bad conditions and not allowed to establish their union. Many strikes were suppressed, and many leaders were imprisoned. In this context, the transnational corporations shall be liable to worsen to the process of grabbing land of farmers. Therefore, the independent CSOs of Vietnam submit comments on fundamental rights as follows: The right to freedom of peaceful assembly must be respected. The Vietnam authorities should stop harassing members of the independent CSOs and end preventing peaceful gatherings. People should have the right to form associations freely. The Vietnam authorities should stop using violence to attack human rights defenders. In 2014, there are about 150 people being attacked violently. The right to freedom of expression, freedom of the press in Vietnam should be fully implemented. There are 30 bloggers, journalists jailed by the authorities. People should have the right to private ownership of land. Every one’s land requisitioned for public welfare should be compensated fairly. The employee should be paid a wage sufficient to feed themselves, working in friendly environment and enjoying the right to form their union. The religion organizations should be independent of the government intervention in human resource and activities. The religion properties including land, pagodas, churches confiscated before should be returned. The Vietnam government should abolish the vague and unconstitutional laws in the Criminal Code, such as Article 258 “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”, Article 88 “propaganda against the state”, Article 79 “conspiracy to overthrow the people’s administrative”. Two articles, Article 245 “causing public order” and Article 257 “resisting persons in the performance of their official duties”, should be specified to meet the international human rights standards. All prisoners of conscience must be released unconditionally. At present, there are at least 106 prisoners of conscience behind bars. Thanks for consideration in solidarity. The independent CSOs of Vietnam co-signed” Bach Dang Giang Foundation: Mr.Pham Ba Hai (MBE) Campaign Committee for Vietnam Writers’ Independent Union: Writer Nguyen Ngoc Bauxite Viet Nam: Prof.Pham Xuan Yem, Prof.Nguyen Hue Chi Cao Dai Church, Human Livelyhood Sect: Mr. Hua Phi, Mr.Nguyen Kim Lan, Mrs. Nguyen Bach Phung Civil Society Forum: Dr. Nguyen Quang A Evangelical Lutheran Community Church Vietnam-America: Pastor Nguyen Hoang Hoa Christian Mennonite Church: Pastor Nguyen Manh Hung, Pastor Pham Ngoc Thach Hoa Hao Buddhists Church, Purity: Mr. Le Quang Liem Friendship Association of Political and Religious Prisoners: Nguyen Bac Truyen (LLB) Brotherhood for Democracy: Lawyer Nguyen Van Dai Association to Protect Freedom of Religion: Ms. Ha Thi Van Former Vietnamese Prisoners of Conscience: Dr. Nguyen Dan Que, Father Phan Van Loi Independent Journalists Association of Vietnam: Dr. Pham Chi Dung Vietnamese Women for Human Rights: Ms. Huynh Thuc Vy, Ms. Tran Thi Nga Evangelical Protestant Chuong Bo Church: Pastor Le Quang Du Democracy bloc 8406: Father Phan Van Loi Viet Labor: Ms. Do Thi Minh Hanh Oppressed Petitioners’ Solidarity Movement: Mrs. Tran Ngoc Anh Delegation of Vietnamese United Buddhists Church: Ven.Thich Khong Tanh Receivers: Mr. Jerald Joseph, Pusat Komas, (jjerald@pd.jaring.my) Mr. Yap Swee Seng, SUARAM (detention@suaram.net) Ms Reileen Dulay, Asia Pacific Forum on Women Law and Development (APWLD) (reileen@apwld.org) Ms Nalini Singh, Asia Pacific Resource and Research Centre for Women (ARROW) (nalini@arrow.org.my) Mr Gus Miclat, Initiatives for International Dialogue (IID) (gus@iidnet.org) Mr. Mark Barredo, ASEAN Youth Forum (joelmarkbarredo@yahoo.com) Ms Marjorie Pamintuan, Asia Pacific Research Network (APRN) (mpamintuan@aprnet.org) Gia Hartman, Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA) (gia.hartman@bpsos.org) Ms Atnike Sigiro, Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) (atnike@forum-asia.org) Thilaga Sulathireh, ASEAN Sexual Orientation and Gender Identity/Expression Caucus (thilaga.sulathireh@gmail.com) Mr Richard Gadit, Asia Indigenous Peoples’ Pact (AIPP) (richard@aippnet.org)  
......

Blog Chân Dung Quyền Lực và Hội Nghị 10 Trung Uơng Đảng CSVN.

Chỉ mới xuất hiện trong 2 tháng 11 và 12 năm 2014, với gần 50 bài viết tiết lộ một số dữ kiện thâm cung bí sử liên quan đến các lãnh đạo chóp bu của CSVN, Blog Chân Dung Quyền Lực đang được dư luận bàn tán xôn xao với dấu hỏi: ai đứng sau trang mạng này và nhằm mục tiêu gì? http://chandungquyenluc.blogspot.ru/ Một số người thì cho rằng qua những nội dung loan tải, chứng tỏ là trang mạng này phải do một phe hay một cá nhân nào đó trong cung đình đã tiết lộ những tin tức nhạy cảm để tạo sự rối loạn trong đảng. Một số người thì phân tích nội dung các dữ kiện loan tải đã đi kết luận rằng phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã dựng ra trang mạng này để tấn công các đối thủ. Một số người trong chế độ thì đổ vấy cho “thế lực thù địch bên ngoài” đã dựng chuyện để tấn công làm mất uy tín lãnh đạo. Dù ai đứng đàng sau đi chăng nữa, thì việc xuất hiện Blog Chân Dung Quyền Lực đúng vào dịp Hội nghị 10 của Trung ương đảng CSVN (nhóm họp từ 5-12/1/2015 - trễ đến hai tháng so với dự trù), đã cho thấy có một sự chủ mưu rõ ràng. Mấu chốt của Hội nghị 10 là Trung ương đảng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư hiện nay. Đồng đồng thời Trung ương đảng sẽ đề cử các nhân sự vào thành phần Bộ chính trị, Ban bí thư, Trung ương đảng cho nhiệm kỳ 5 năm tới (2016-2021) mà CSVN gọi là “xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.” Cả hai việc làm nói trên đều mới, lần đầu tiên được CSVN áp dụng, và hoàn toàn khác với trước đây khi vấn đề nhân sự trung ương nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị. Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư lần này sẽ ảnh hưởng rất lớn vào phiếu bầu của Trung ương đảng cho những ai muốn được đề cử vào Bộ chính trị, Ban bí thư cho nhiệm kỳ XII (2016-2021). Trong danh sách 16 thành viên của Bộ chính trị hiện nay, nếu tính theo tuổi hưu 65 tuổi thì có 9 người sau đây sẽ ra đi: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ (1947), Tô Huy Rứa (1947), Trương Tấn Sang (1949), Nguyễn Tấn Dũng (1949), Lê Hồng Anh (1949), Phạm Quang Nghị (1949). Còn lại 7 người có thể ở lại vì chưa tới tuổi hưu gồm: Nguyễn Xuân Phúc (1954), Nguyễn Thiện Nhân (1953), Tòng Thị Phóng (1954), Nguyễn Thị Kim Ngân (1954), Đinh Thế Huynh (1953), Lê Thanh Hải (1950), Trần Đại Quang (1956). Từ nhiều tháng qua, người ta hay nói đến cuộc chạy đua chức Tổng Bí Thư giữa ông Phạm Quang Nghị và ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ít ai nói đến ông Nguyễn Xuân Phúc, một nhân vật được coi là sáng giá trong số 7 người còn ở lại trong Bộ chính trị và còn trong lứa tuổi có thể làm “tổng bí thư”. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Xuân Phúc đã bị Blog Chân Dung Quyền Lực tấn công nhiều nhất, liên tục phơi bày những dữ kiện vạch trần nạn tham ô, lợi dụng chức quyền của ông Phúc khi còn làm Bộ trưởng văn phòng Thủ tướng. Thậm chí còn kết án ông Phúc đã mượn tay Bắc Kinh để sát hại Nguyễn Bá Thanh. Những bài viết và dữ kiện đưa ra của Blog Chân Dung Quyền Lực khó có thể kiểm chứng, nhưng đang làm cho nhiều lãnh đạo CSVN “hốt hoảng” như Lê Hồng Anh, Phùng Quanh Thanh, Trần Đại Quang, Vũ Đức Đan, Nguyễn Sinh Hùng... đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn và trừng trị thích đáng. Nhưng lãnh đạo CSVN đã quên một điều là họ không những không còn khả năng bịt miệng truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, mà họ còn đang phải trả cái giá của tệ nạn tham nhũng - từ tiền bạc cho đến quyền lực - do chính họ tạo ra. Đấu tố, diệt trừ nhau để tranh giành quyền lực là điều đương nhiên trong mọi chế độ độc tài, nhưng khi hiện tượng này không còn có thể che dấu được nữa, mà bùng nổ mạnh mẽ với những lời lẽ cáo buộc nặng nề, những bắt bớ, truất phế, đầu độc, thanh toán nhau ... cho thấy cường độ đấu đá đã tới hồi kịch liệt của giai đoạn cáo chung. Lý Thái Hùng
......

Nhân kỷ niệm 25 năm sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh

Bối cảnh lịch sử của nước Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến Cuối Đệ Nhị Thế Chiến vào ngày 8.5.1945 nước Đức sau khi đầu hàng bị chia ra làm 4 phần do 4 Đồng minh quản lý: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nga. Berlin là Thủ Đô nước Đức nên cũng bi chia ra làm 4 như trên, Nga trấn giữ vùng Đông Bá Linh . Đến ngày 30.6.1946 Nga quyết định vạch ra đường ranh giới giữa Đông và Tây Đức và từ ngày 29.10.1946 người  ra vào vùng Nga chiếm đóng phải có giấy Thông Hành Liên Vực (Interzonenpass) mới được di chuyển và chỉ có giá trị 30 ngày . Từ đó xảy ra liên tục những va chạm giữa Nga và ba Đồng Minh còn lại.   Vào ngày 20.6.1948 Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp cho đổi Reichmark thành D-Mark ở toàn vùng của mình. Để trả đũa lại Nga cũng cho đổi Reichmark thành tiền Deutsche Mark vào ngày 23.6.1948 và muốn toàn Bá Linh phải sử dụng tiền này. Vì Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp không đồng ý, nên Nga trở mặt ra lệnh phong tỏa Berlin vào ngày hôm sau 24.6.1948. Tất cả đường bộ ra vào Berlin đều bị cấm không cho qua lại khiến cho Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp phải lập cầu không vận cho Berlin ngay hôm 25.6.1948. Cầu Không vận này kéo dài hơn  một năm, khi Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa Berlin vào ngày 12.5.1949 thì cầu Không vận vẫn tiếp tục tiếp tế cho Berlin tới ngày 30.9.1949 mới chấm dứt nhiệm vụ. Trong khi đó 65 Nhân Sĩ trong một cơ quan gọi là Parlamentarischer Rat dưới sự lãnh đạo của Konrad Adenauer soạn thảo từ 1.9.1948 bộ Luật gốc (das Grundgeset) làm căn bản cho Hiến pháp nước Đức. Cho tới ngày 24.5.1949 bộ Luật gốc được trình duyệt và thông qua, đánh dấu cho ngày hình thành  nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trước đó vào tháng 4.1949 toàn bộ Quân Đội Đồng Minh vùng phía Tây Hoa Kỳ Anh Pháp đã rút đi để nhường quyền cho chính phủ Đức. Ngày 12.9.1949 Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức đã bầu chọn Theodor Heuss làm Tổng Thống (Bundespresident) và ba ngày sau đó 15.9.1949 Konrad Adenauer được bầu chọn làm Thủ Tướng (Bundeskanzler)  đầu tiên của CHLB Đức . Ngày 7 10.1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức cũng được hình thành và Wilhelm Pieck là Tổng Thống đầu tiên (President) của nước này. Ngày 26.5.1952 phía Đông Đức quyết định đóng cửa ranh giới Đông Tây, chỉ ở Berlin người ta vẫn còn được phép qua lại ranh giới. Vào ngày 17.6.1953 xảy ra cuộc nhân dân tổng nổi dậy (Volksaufstand) tại Berlin và các vùng có nhiều Công Nhân như Halle, Magdeburg, Dresden, Leipzig để chống lại chính quyền Cộng Sản. Số người tham dự được ước đoán khỏang 400.000 tới 1,5 triệu người. Quân đội Nga và Đông Đức đã dùng xe tăng đàn áp thẳng tay khiến cho số người bị bắn chết lên đến  34 người, ngoài ra còn có 40 người bị xử tử tại chỗ và cả trăm người bị đày khổ sai ở Siberien. Tới tháng 1.1954 lại có 1.526 người đem ra xử trước Tòa án Đông Đức, có 2 người bị xử tử vả 3 người bị tù chung thân, phần còn lại đều bị kết án tù. Sự tàn ác với dân chúng của chế độ Cộng Sản Đông Đức và  Nga đã dể lại một vết nhơ trong lịch sử nước Đức. Ngày nay ở Berlin vẫn còn tên Đại Lộ 17.6 là một con đường lớn chạy thẳng đến Brandenburger Tor, nơi mà hầu như quốc khách nào của Berlin đều phải chạy qua khi muốn đến tiếp xúc với Tổng Thống Thủ Tướng hay Quốc Hội. Chính Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Cẩm  Đào, Tập Cận Bình ...cũng đã được đưa đi trên con đường này. Sau đó chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức đã tìm mọi càch ngăn cản người dân Đông Đức đi qua phía Tây Đức. Tới một lúc thì chẳng đặng đừng chính quyền Đông Đức ra lệnh đóng cửa  biên giới và bắt đầu xây bức tường ô nhục Bá Linh vào ngày 13.8.1961. Người  ra lệnh xây bức tường nêu lý do là để ngăn chận  những kẻ phát xít phương Tây vào Đông Đức , nhưng sụ thật là họ chỉ muốn trói dân ở lại với chế độ Cộng Sản.     Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh sau này  đã có hai Tổng Thống Hoa Kỳ đến viếng bức tường Bá Linh, người đầu tiên là John F Kennerdy dứng trước Brandenburger Tor ngày 26.6.1963 với câu nói bất hủ “ich bin ein Berliner„ và 24 năm sau là Ronald Reagan ngày 12.6.1987 với câu „ Herr Gorbatschow, tear down the Wall„ Nói chung bức tường Bá linh tồn tại 28 năm từ 13.8.1961 đến 9.11.1989 có chiều dài tổng cộng 167,8km mà phần chia Đông Tây Bá Linh chiếm khoảng 43km, có cả thảy 13 cổng qua lai nhưng bị đóng kín và canh gác cẩn thận bởi các lính Đông Đức. Họ được phép bắn vào người cố ý lại gần bức tường. Sống ở Tây Berlin tuy vẫn thoải mái như mọi nơi trên đất nước CHLB Đức, hồi đó lại còn được hưởng Berliner Zulage là tiền phụ cấp khó khăn nên tiền lương thường cao hơn bên Tây Đức,  nhưng mỗi lần phải đi ra khỏi Berlin là cả một sự khó khăn vì bị  bắt buộc phải đi qua con đường Xa Lộ xuyên qua Đông Đức. Vào Xa lộ này là phải đi thẳng không được dừng tùy tiện và chỉ được đổ xăng hay vào nghỉ tại những trạm đã được quy định. Có một  xa lộ chính đi thẳng ra Helmsted, Hannover. Quãng đường chỉ dài khoảng 200km, nhưng sự kiểm soát lúc vào và ra khỏi Xa lộ thì rất phiền toái vì phải xếp hàng chờ đợi rất lâu và vì sự hống hách trì hoãn của Cảnh sát Đông Đức. Ngưới ta phải làm thủ tục  để nhận Transitvisum (giấy thông hành trên xa lộ xuyên Đông Đức) khi  ra khỏi thì phải trả Transitvisum lại. Các lính Cảnh Sát kiểm soát rất gắt gao và khó chịu; khi thấy một bộ mặt nào không ưa là họ cho mời xe tách  ra khỏi hàng và cho đứng  đó cho tới khi họ muốn thì cho đi lại. Đứng mà không kêu ca được gì cả . Họ làm quyền thế cứ y như là các cán bộ  công an cảnh sát ở Việt Nam bây giờ. Bề gì thì cũng là một lò với nhau. Nguyên nhân làm sập đổ bức tường Bá Linh Trong thế giới này chỉ tiếc là đời sống con người quá ngắn ngủi nên chúng ta không được nhìn thấy được hết cái đinh luật thiên nhiên chi phối vào đời sống con người. Bức tường ô nhục Bá Linh đã sập đổ cũng do định luật thiên nhiên đó. Nguyên nhân của cái phút giây lịch sử đó đã bắt nguồn từ nhiều sự kiện cùng xảy ra một lúc: từ sự tự hủy của vật chất theo tháng năm, từ sự sinh lão bệnh tử của con người, từ tấm lòng biết  hướng về lẽ phải, từ sự kiên trì  tranh đấu của toàn dâ , từ  những sự kiện tầm thường đến đáng buồn cười... đã xảy ra như một xâu chuỗi liên tục để tạo ra lịch sử. 1.- Nguyên nhân xa nhưng lại là then chốt của vấn đề Giữa Hungary và Áo có một ranh giới tiếp cận dài 270km mà hàng rào ranh giới đã bị hư hỏng mục nát từ năm 1987. Tuy có gắn chuông báo động nhưng thường lại là báo động sai , trong khi hàng năm vẫn có tới 2.000 người Đông Đức vượt hàng rào này thành công qua Áo. Vì vậy chính phủ Hungary đã ký một sắc lệnh vào tháng 2.1989 là sẽ dỡ bỏ hàng rào ranh giới này. Lúc đó chính phủ Đông Đức vẫn yên chí đó chỉ là một quyết định suông để ve vãn phương tây, nhưng không ngờ đến ngày 11.9.1989 hàng rào này thực sự được dỡ bỏ hẳn. Trong vòng 3 tuần sau khi dỡ hàng rào biên giới có tới 25 ngàn người Đông Đức chạy trốn qua Áo. dân Hungary thì không có nhu cầu vượt biên vì họ đã có sẵn một Thông Hành Quốc Tế do chính phủ cấp, muốn đi đâu cũng được.   2.- Nguyên nhân từ trong Đông Đức: Montagdemo (Biểu tình vào mỗi thứ Hai)   Song song với sự kiện trên là vào ngày thứ Hai 4.9.1989 sau khi làm lễ ở nhà thờ Nikolai Kirche ở Leipzig có khoảng 1.000 người giương biểu ngữ “ für ein offenes Land mit freien Menschen= cho môt đất nước thông thoáng với những con người tự  do “ và “ Wir wollen  raus=Chúng tôi muốn đi ra” sau đó bị cảnh sát chìm bao vây họ đổi thành khẩu hiệu “ Stasi raus= Công an cút đi”, và từ đó cứ mỗi thứ Hai là họ lại tụ tập trước nhà thờ ở Leipzig để biểu tình, sau đó lan rộng qua các thành phố Đông Đừc khác. Tới ngày 2.10.1989 con số ngưới biểu tình ở Leipzig lên đến 15.000 người.   Ngày 7.10.1989 là ngày lễ lớn kỷ niệm 40 năm thành lập Đông Đức với duyệt binh và biểu diễn lực lượng võ trang với  xe tăng , súng máy , máy bay…bên cạnh buổi lễ trang trọng đó vẫn có xảy ra “ lộn xộn“ gần bên khán đài nơi Honecker và Gorbatschow, có nhưng tiếng kêu trong đám đông “Gorbatschow, cứu chúng tôi”. Công an cảnh sát đã được lệnh đàn áp thẳng cánh những người biểu tình này. Sau đó hai ngày, ngày 9.10.1989, số người đi biểu tính ở Leipzig lên đến 70.000 người. Lúc đó ở bên Tây Đức ai cũng hồi hộp hướng về Leipzig vì liên tưởng đến ngày 17.6.1953 người dân Đông Đức đã bị đổ máu dưới  sự đàn áp dã man của xe tăng Nga. Nhưng may thay điều đó đả không xảy ra, vì Gorbatchow, với mục tiêu giảm bớt chiến tranh lạnh với phương tây trong chủ trương Glasnow=mở cửa và Perestroika = đổi mới, đã ra lệnh cho lính Nga không được can thiệp vào nội bô Đông Đức. Đến ngày 4.11.1989 có một triệu người biểu tình ở Alexander Platz Berlin với khí thế rất mạnh, từ khẩu hiệu “Wir sind das Volk = chúng ta là nhân dân “ đã trở thành “wir sind ein Volk= chúng ta là một dân tộc ”. Ngày 6.11.1989 có dấu hiệu hoảng sợ trong bộ chính trị Đông Đức , một số hồ sơ mật đã bị  cho hủy. Ngày 8.11.1989 bộ chính trị trung ương từ chức và dự định bầu lại bộ chính trị mới.   3.-Sự kiện trong toà Đại sứ CHLB Đức tại Tiệp khắc   Số người ùn ùn bỏ Đông Đức  ra đi theo hướng Đông ngày càng nhiều, một số leo tường rào vào trú ngụ tại toà Đại sứ CHLB Đức. Đến 30.9.1989 có tới 4000-5500 người ở trong Đại sứ quán. Điều kiên ăn ở  và vệ sinh rất khó khăn, cho nên Genscher, bộ trưởng bộ ngoại giao CHLB Đức đã đến và từ Balkon toà Đại sứ ông đã tuyên bố một câu đã đi vào lịch sử nước Đức “ toàn thể mọi người được nhập cảnh vào CHLB Đức “, mọi người đã ôm chầm nhau nhảy múa vui mừng .   Ngày 3.10.1989 CHLB Đức đã đem một đoàn xe lửa chở tất cả mọi người trong tòa Đại sứ ở Prag về Tây đức. Cái khó khăn là xe lửa phải đi qua một đoạn đường Đông Đức ở Dresden. Tại đây một số dân chúng địa phương được biết đoàn tàu đi qua nên đã tụ tập đòi trèo lên xe lửa đi theo qua Tây Đức, Cảnh sát Đông Đức đã ra tay đàn áp mạnh, nhưng dân chúng cũng lấy gạch đá chống chọi lại. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng thoát ra khỏi cuộc hỗn chiến và đưa mọi người từ Prag bình an tới Tây Đức. 4.- Nguyên nhân từ sức khỏe của thủ lãnh Honecker   Honecker sanh năm 1912, xuát thân  từ  gia đình nông dân, bỏ học sớm, 10 tuổi đã tham gia vào đoàn thiếu nhi Cộng Sản. Có một thời gian Honecker xin đi học nghề lợp mái nhà ở người bà con. Học nghề chưa xong Honecker xin gia nhập đoàn thanh niên Cộng Sản vào lúc 14 tuổi. Tới 16 tuổi được cử đi học ở trường Lenin bên Nga. Tháng 5.1971 Honecker được bầu làm Đệ  Nhất Bí Thư sau khi Ullbrich từ nhiệm, 1976 Honecker trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản. Ngày 7.7.1989 Honecker bất ngờ bị Gallenkolik (đau bụng cấp tính do sạn mật) và được chở qua Bệnh viện ở Rumanie để điều trị cấp cứu, sau khi ổn định được đưa về bệnh Viện Buch để mổ Túi Mật. Trong khi mổ Bác Sĩ đã nghi ngờ là có thể có dấu hiệu ung thư Thận phải, nhưng không can thiệp. Trong suốt tháng 9 .1989 Honecker không xuất hiện làm việc, Mielke và Mittag đứng ra điều khiển hành chính trung ương. Trong ngày biểu dương lực lượng kỷ niệm 40 năm thành lập nước Đông Đức Honecker đã tái xuất hiện bên cạnh Gorbatschow là khách mời danh dự, mặc dù trong bụng Honecker chẳng ưa gì chủ trương Glasnow và Perestroika của Gorbatschow. Trước sức ép của quần chúng và vì lý do sức khỏe Honecker đã từ chức vào ngày 17.10.1989. Giữa tháng11.1989 Hội Đồng Nhân Dân DDR đã họp và tố cáo Honecker về tội tham nhũng và lạm dụng ngân quỹ quốc gia. Ngày 3.1.1990 Honecker và vợ bị bắt buộc phải rời chỗ ở xa hoa tại Wandlitz, ngày 6.1.1990  lại nhập viện và đươc xác định bị ung thư thận. Ngày 29.1.1990 Honecker bị bắt nhưng hôm sau 30.1.1990 được thả ra ngay vì bị bệnh nặng. Khi được thả ra thì Honecker và vợ không còn nhà cửa nữa. Trong một cuốn phim tài liệu mà phóng viên đã theo sát Honecker trong chuyến đi lang thang tìm nơi trú ẩn này cho thấy sự bất mãn của dân chúng Đông Đức đối với ông Tổng Bí Thư tới mức nào. Có người lấy nắm tay đấm lên xe, lên cửa kính xe hơi hăm he. Chưa bao giờ tính mạng Honecker bị đe dọa dữ dội như lúc này. Cuối cùng Pastor Uwe Holme, chính Pastor đã từng bị Honecker bỏ tù trước đây, đã cho vợ chồng Honecker tạm trú tại nhà thờ Bernau. Honecker đã ở đây tới 4.1990 vì lý do an toàn và sau đó dọn qua Quân Y Viện Nga ở Beelitz. Ngày 30.11.1990 Tòa án CHLB Đức kết tội Honecker vì đả cho lệnh bắn người vùng biên giới Đông Tây Đức. Ngày 13.1.1991 Honecker và vợ bay qua Moskau do sự can thiệp của Nga. Tới tháng 2.1992 thì Honecker đã bị di căn qua Gan. 29.7.1992 Honecker bay từ Moskau về tới nhà tù Moabit Berlin, còn Margot Honecker bay thẳng qua Santiago / Chile đến nhà con gái Sonja tại đó. 13.1.1993, sau 169 ngày nằm khám Moabit, Honecker được thả ra và được đưa qua Santiago với vợ con. Tại đây ông mất ngày 29.5.1994. Bà Margot Honecker bây giờ 87 tuổi  vẫn cò sống tại Santiago, hưởng mỗi tháng 1.700 Euro tiền lương hưu của CHLB Đức, có nhà riêng và có người hầu hạ. 5.-Nguyên nhân kinh tế Mặc dù nhận được tiền tiếp viện mỗi năm hàng trăm triệu Đức mã từ Tây Đức để xây dựng và tu bổ con đường xa lộ và đường sắt nối Berlin sang Tây Đức xuyên qua Đông Đức, cũng như được tiếp hơi đến hàng tỷ Đức Mã trong thời gian 1983-1984; và mặc dù đời sống của người dân Đông Đức còn khá hơn đời sống của dân Ba Lan và Rumanie, nhưng nền kinh tế của Đông Đức đã dần dần kiệt quệ. Gerhard Schürer là chủ tịch Hội Đồng Staatliche Plankommission thời đó đã tuyên bố:  tới 1989 Đông Đức nợ 49 Tỷ Valuta Mark và mỗi tháng tăng lên 500 triệu Valuta Mark; cứ theo đà đó thì đến năm 1991 Đông Đức sẽ phá sản hoàn toàn. Trong khi đó thì Gorbatschow đã từ chối không viện trợ kinh tế cho Đông Đức nữa.   6.-Nguyên nhân gần và rất tầm thường nhưng lại là yếu tố quyết định tối hậu   Lúc 18:53 giờ ngày 9.11.1989 Günter Schabowski, phát ngôn viên DDR tuyên bố trong một cuộc họp báo có trực tiếp truyền hình là Công Dân Đông Đức có thể sẽ được qua Tây Đức thăm viếng người thân. Khi  một phóng viên  hỏi „ lệnh này bắt đầu từ bao giờ“ thì Schabowski chợt trở nên lúng túng và nói lắp bắp:  „ab sofort, unverzüglich = ngay lập tức, không trì hoãn”, từ đó tin loan ra như cơn bão. Người Đông Đức từ mọi nơi mọi phía dồn về tất cả cổng thành của bức tường ô nhục và làm áp lực với lính canh gác tại đó. Tới 22:30giờ một cổng ở phiá bắc Berlin, cổng Bornholm, mở ra đầu tiên và sau đó thì tất cả cổng đều được mở ra hết, trừ cổng Brandenburger Tor thì tới 22.12.1989 mới được mở. Tại cổng Bornholm chính bà đương kim Thủ Tướng Merkel cũng đã lần đầu đi qua đây để đến Tây Berlin.                                             xx  xx xx Luận bàn   Qua các yếu tố lịch sử đã được nêu trên đây cho thấy sự sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh là kết quả của một xâu chuỗi sự kiện theo chiều hướng thiên thời địa lợi nhân hòa khiến sự sụp đổ bức tường là đoạn kết  hợp lý của một ván cờ chót . Là người Việt Nam có ai không ao ước có một ngày nào đó Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ bị vướng vào một vòng xoáy khủng hoảng đến nỗi phải tự động rút lui nhường chỗ cho một thể chế đa nguyên dân chủ hợp hiến và hợp pháp. Trước tình hình trong nước hiện tại nếu chúng ta quan sát kỹ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu thoái hóa của chế độ Cộng Sản. Chỉ cần tới một thời điểm chín mùi thì quả sẽ rụng mà không cần tới bạo lực. Những yếu tố bất lợi của chế độ Cộng Sản Việt Nam   1.- Sự khiếm khuyết  của luật pháp trong chế độ Cộng Sản Việt Nam: Ngày 2.9.1945  là ngày Việt Minh đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Thủ Tướng Trần Trọng Kim để khai sinh ra chế độ Cộng Sản man rợ đưới cái tên VNDCCH. Tuy rằng họ đã cho ra đời một cái Hiến Pháp vào ngày 9.11.1946 , nhưng đó chỉ là những sáo ngữ và hệ thống Luật Pháp Hành Pháp và Tư Pháp không được hình thành, nền Dân chủ không được thực hiện. Thể chế Cộng Sản đã áp đặt lên đầu người dân bằng cách nắm lấy miếng ăn như nuôi một bầy súc vật. Trong chế độ bao cấp con người chỉ còn là những cái Hộ Khẩu. Nói một cách mộc mạc như nhà văn Tiểu Tử, giá trị  một con người với cả một khối óc lương tri chỉ còn là một cái miệng ăn (không phải là miệng nói) trong chế độ Cộng Sản. Bảy giờ trước trào lưu tiến hóa của xã hội, trong thời đại Internet bao phủ toàn cầu, trong thời đại suy thoái của Cộng Sản Đông Âu, Cộng Sản Việt Nam phải xoay sở để tồn tại. Ngoài cái Hội Nghị Thành Đô bán nước giữ Đảng, Cộng Sản Việt Nam đã lộ chân tướng của một chế độ vô luật pháp hỗn loạn. Từ cái chiêu bài trị dân theo lối côn đồ, cho công an cảnh sát tay sai  mặc thường phục hành hung dân chúng hoặc ném đồ dơ bẩn vào nhà dân… thì cái thói côn đồ ấy lại trở nên hoành hành từ trong nội bộ cơ quan điạ phương khiến trung ương không còn kiểm soát được địa phương nữa. Đó là định luật  nhân quả . 2.- Chủ thuyết hồng hơn chuyên, nhất cùng nhị bạch để trị dân của Cộng Sản Việt Nam   a) Trăm năm trồng người: để củng cố chế độ, Cộng Sản hô hào kế hoạch trăm năm trồng người . Họ  trồng một giống người theo kiểu mẫu Mao-it, vô gia đình vô tổ quốc vô thần và cả vô học nữa. Cộng Sản muốn con người là công cụ của nhà nước hoàn toàn, muốn xóa bỏ đạo lý gia đình, xóa biên giới lãnh thổ, xóa lòng tự hào người con đất Việt, xóa sạch sự hiểu biết của tầng lớp trí thức, xóa luôn cả niềm tin vào đấng thiêng liêng. Kết quả của kế hoạch này là một tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cuồng chiến nhưng không có khả năng điều hành một đất nước, một  xã hội hỗn loạn: con người trở nên dốt nát hung dữ, không tin vào lẽ phải điều hay mà lại trở thành  mê tín dị đoan, đạo đức luân lý trong gia đình và xã hội không còn tồn tại. b) Dân trí: Trong trường học lịch sử bị bóp méo, những lập luận “lưỡi gỗ” nhàm chán không còn thuyết phục được ai nữa. Nhưng môn chính trị kinh điển về Cộng Sản vẫn là phần chánh trong chương trình đào tạo chuyên môn. Điều này khiến cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp bị thu hẹp lại, kết quả là chuyên môn bị kìm hãm, nhân tài bị bóp nghẹt và tài năng cá biệt không được phát triển.   c) Xã hội: Chúng ta phải khẳng định là quốc nạn trộm cắp vặt được nảy sinh từ chế độ bao cấp. Dĩ  nhiên trộm cắp là một bản năng tồn tại của loài người khi đói ăn thiếu mặc. Do sự cung cấp nhỏ giọt thời bao cấp nên của cải vật chất trở nên quý hiếm. Từ cái lốp xe đạp , thước vải cũng đổi ra được miếng ăn cái mặc nên bất cứ vật dụng gì cũng được trưng dụng. Bác Sĩ “ăn” thuốc men, y tá “ăn” kim chích chăn  mền, thư ký “ăn” giấy bút, nhân viên bưu điện “ăn“ bưu phẩm, thư quà.. Với thói quen “ăn” trong cơ quan như vậy cho nên khi đã bị tiêm nhiễm nặng người ta không còn phân biệt được phải trái, thấy của cải vật chất là cứ “ chôm“ mà không sợ luật pháp, nên mới xảy ra những vụ người Việt trộm cắp bên Nhật bên Anh nổi tiếng thế giới.   3.- Giai cấp Đảng viên và tham nhũng Trong cuốn “chuyện thời bao cấp“ của nhà xuất bản Thông Tấn/Hà Nội  in năm 2007 trang 31”. Cứ ngỡ rằng thời bao cấp mọi khó khăn được chia đều trong xã hội nhưng khi nghiền ngẫm cơ chế phân phối thời bao cấp với cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu và quầy hàng tết ở cuộc trưng bà , mới hay rằng nhân dân có tiêu chuẩn riêng và ở mức thấp nhất, tiêu chuẩn của cán bộ, công nhân, viên chức tùy thuộc vào vị trí công tác và đặc thù nghề nghiệp của mỗi người. Cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản; trung cấp tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân viên chức bình thường mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố.“ như vậy cái ảo tưởng xóa bỏ giai cấp của Cộng Sản chỉ là một cái bánh vẽ để chiêu dụ những kẻ nông nỗi nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh tại các vùng đất tự do. Khi vào rọ rồi thì cái giấc mơ “công bằng bác ái” trong môi trường Cộng Sản trong thực tế chỉ là những hạt kim cương khi nhìn từ xa nhưng khi đến gần mới biết đó là những giọt nước mắt.   Khi chế độ bao cấp đã từ từ tự triệt tiêu vì cái quy chế phản tự nhiên của nó và nhất là sau khi khối Cộng Sản Đông Âu sập đổ, các nguồn viện trợ trao đổi hàng hóa bị cắt đứt thì Cộng Sản Việt Nam phải biến thái để tồn tại dưới mô hình “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” với những ưu tiên độc đoán trong thị trường cho cán bộ đảng viên cao cấp để bóp nghẹt thị trường kinh tế tự do và tạo sự dung túng lộng hành quyền lực cho nhóm Đảng Viên và tay chân. Tham nhũng được hình thành và nuôi dưỡng từ trong môi trường  độc quyền đặc lợi, một xã hội hỗn loạn vô luật pháp công minh tạo ra một nền kinh tế èo uột tồn tại trên những ký sinh trùng bòn rút của công làm của riêng, mua quan bán chức…                                            xx   xx    xx Tóm lại thời  tự hủy diệt chế độ Cộng Sản Việt Nam đã điểm, thế nước lòng dân  đã và đang tiềm ẩn trong mọi thành phần dân chúng. Khi nào thời và thế đồng nhất hội tụ thì đó chỉ là một câu hỏi về thời gian. Ngày nay trước sự tiến triển của công nghệ thông tin thì sự độc quyền chuyển tải tin tức một chiều từ hệ thống truyền thông của Cộng Sản Việt Nam không còn quan trọng nữa. Những người có khát vọng tìm hiểu về tình hình quốc tế và quốc nội đều có thể cập nhật tin tức hằng ngày trên Internet  mặc dầu có sự cản ngăn của cả một tập đoàn Công An Mạng. Nhưng những người trẻ tuổi hôm nay đã có đủ khả năng ứng phó và vượt qua những khó khăn này.   Trong không khí đầu năm 2015 chúng ta hãy cầu nguyện cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và có pháp quyền. Khi nào mỗi người dân đứng trước luật pháp đếu có quyền lợi và bổn phận ngang nhau và nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối thì ngày đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng đầu so vai với thế giới. Berlin ngày 01.01.2015 BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm
......

Ngoái nhìn 2014

Chịu khó quan sát một chút, người ta sẽ thấy một điều thật quái gở, thật buồn cho loài người tiến bộ là vẫn có những kẻ muốn làm hoàng đế, muốn làm đại đế ở thế kỷ @! Đó là “hoàng đế” Tập Cận Bình và “đại đế” Putin. Trước hết nói về “hoàng đế” họ Tập ở sát nách nước Việt ta. Từ khi lên cầm quyền ở nước Tàu mới đây, ông bỏ ngay chế độ lãnh đạo tập thể truyền thống đang có và thâu tóm mọi quyền hành về tay mình. Công cuộc chống tham nhũng mà ông đang thực hiện thực chất là tiêu diệt các đối thủ chính trị. Cả nước Tàu rung chuyển trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, nhiều người sợ quá đã phải tự tử. Cùng với trò mỵ dân này, ông kích động tư tưởng Đại Hán bằng thuyết “Giấc mộng Trung Hoa”. Đàn áp, mỵ dân và ngu dân là những bảo bối của bất cứ chế độ độc tài nào, đang được ông khai thác tối đa. Và để chính thức lên ngôi hoàng đế ở thế kỷ tin học 21, ông ra lệnh cấm nghiên cứu và giảng dạy 7 đề tài tại các đại học: đó là các giá trị phổ quát, xã hội dân sự, các quyền của công dân, tự do báo chí, các sai phạm của Đảng Cộng sản, các đặc quyền của chủ nghĩa tư bản, và tính độc lập của ngành tư pháp (xin xem Elizabeth C. Economy 2014, Chủ tịch hoàng đế Trung Hoa: Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát).   Tất cả những gì mà “hoàng đế” Tập Cận Bình cấm đều là những thành tựu văn minh của nhân loại. Vậy là ông Tập đã quyết tâm đưa nước Tàu của ông “đi giật lùi đến tương lai” (Nguyễn Trần Bạt 2009, Không gian tinh thần)! Sau hơn ba thập niên phát triển nóng, đầu tư lan tràn, chạy theo số lượng, Trung Quốc đã tàn phá môi trường, người dân không còn không gian cư trú (trong 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, Trung Quốc chiếm 15 thành phố), hố phân biệt giàu nghèo ngày một lớn, 350 triệu công nhân và 650 triệu nông dân sống nghèo khổ, quan chức tham nhũng từ trên xuống dưới thành bệnh dịch hạch, chia rẽ sắc tộc ngày một sâu sắc… Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đến 2014 bắt đầu chựng lại. Và, chỉ giảm thiểu 1% GDP thì sẽ đẩy 40 triệu công nhân lành nghề ra đường, họ không có đường trở về quê cũ nữa, vì ruộng đất đã bị cướp sạch. Cái nền kinh tế lấy công nhân rẻ mạt làm gia công là chính, không phân biệt mèo trắng mèo đen “miễn là bắt được chuột”, thứ lý thuyết AQ ấy chỉ giúp nước Trung Hoa nghèo khổ thoát nạn chết đói và làm giàu cho đảng cầm quyền mà không có sáng chế, phát minh gì cả. Vì thế, nó tất nhiên phải chựng lại. Vì thế, 85% công dân Trung Quốc có tài sản trên 1 triệu đô, hơn 65% người có tài sản 1,65 triệu đô đã di cư và có kế hoạch di cư ra nước ngoài. Còn người nghèo ở Trung Quốc thì chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đẩy họ đi châu Phi, đi Việt Nam, đi Lào, đi Campuchia… Một nước Trung Hoa phát triển hài hoà như mong muốn của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào không thực hiện được. Làm sao có thể “hài hoà” ở một nước mà cùng đoạt giải Nobel, ông Mạc Ngôn thì được tung hô, còn ông Lưu Hiểu Ba thì bị tống vào tù! Cái hiện thực đang có ở Trung Quốc được ông Tập Cận Bình thay thế bằng hiện thực muốn có là “giấc mộng Trung Hoa”! Nhưng cơn ác mộng đã đến với họ Tập trong năm 2014. Vì phần còn lại của thế giới đứng đầu là Mỹ đã có lập trường dứt khoát với chủ nghĩa bá quyền bành trướng Bắc Kinh. Bây giờ nói về “đại đế” Putin. Ngay khi mới lên cầm quyền, hình ảnh ông Tổng thống Nga buổi chiều đi đấu võ judo, đi công tác tự lái máy bay phản lực… đã được báo chí Nga đăng tải, báo chí Việt Nam cũng hùa theo ca ngợi, thì các nhà bình luận phương Tây, vốn sẵn các từ ngữ chính trị ở một xã hội phát triển đa nguyên đã gọi ông bằng cái tên rất chính xác: “polichinelle de la politique” (tên hề chính trị), “politicailleur” (con buôn chính trị)!   Anh con buôn chính trị Putin những năm đầu gặp thời nhờ kích động tinh thần Đại Nga mà thực chất là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đồng thời nhờ vào nguồn tài nguyên trời cho nước Nga là dầu khí, khí đốt, đá quý, gỗ quý mà tha hồ xuất khẩu để “nâng cao đời sống cho dân Nga”, biến những người lao động kiên cường thời Xô Viết trở thành những công dân lười biếng thời “đại đế” Putin! Những doanh nhân Việt Nam đang làm ăn ở Liên bang Nga về thăm quê đều ca cẩm rằng, dân Nga bây giờ rất trì trệ, trì trệ còn hơn cả thời Xô Viết. Các hợp đồng, dịch vụ làm ăn mà chỉ người Nga mới được ký với nhà nước thì sau đó đều được “bán cái”, thuê lại người nhập cư làm, họ chỉ ngồi hưởng chênh lệch! Có người còn nói với tôi rằng, rất khó kiếm được một người Nga lái xe buýt ở Moscow bây giờ. Đường phố thủ đô Nga tràn ngập xe đời mới nhập ngoại từ Hàn Quốc, Nhật, Đức… Ngành sản xuất xe hơi của Nga coi như chết hẳn! Hàng hoá tiêu dùng thì đã có hàng Trung Quốc… Tưởng rằng đã có dầu lửa để khống chế phương Tây, anh chính trị con buôn Putin sát nhập Crimea vào Nga, tuồn vũ khí vào miền Đông Ukraine. Và thế là thảm hoạ đã giáng xuống đầu nhân dân Nga – người viết xin nhấn mạnh điều này. Phương Tây cấm vận, giá dầu giảm thê thảm, đồng rúp mất giá chưa từng có, 1 đô la “ăn” hơn 65 rúp, một đồng Euro “ăn” hơn 75 rúp, mà 50% ngân sách nước Nga dựa vào xuất khẩu dầu lửa. Dân Nga đã nhận ra họ bị anh chàng con buôn chính trị Putin lừa! Nhưng Putin không lừa được phương Tây. Ngay sau khi Putin sát nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Mỹ Obama đã đột xuất đến Arab Saudi bàn về việc khai thác mạnh dầu lửa để giảm giá dầu. Sau đó từ tháng 3 đến tháng 9/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã 7 lần gặp Ngoại trưởng Arab Saudi, đất nước có trữ lượng dầu lửa 190 tỷ thùng – lớn nhất thế giới (Iran 160 tỷ, Iraq 150 tỷ thùng dầu) – đã ra tay. Đồng thời Mỹ dùng công nghệ mới fracking trong khai thác dầu và khí đá phiến… Hai mũi giáp công này đã kéo tụt giá dầu xuống. Mỹ đã làm chủ cuộc chơi dầu lửa chứ không phải Putin! Putin không hiểu rằng, nền văn minh của nhân loại có hôm nay là nhờ vào việc khai thác và dự trữ carbon từ thời kỳ Carbon. Của cải của loài người hiện nay đều dựa vào nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch, hoá dầu. Nhưng cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã gióng lên hồi chuông về nguồn nhiên liệu hoá thạch đang suy tàn.   “Vào tháng 7 năm 2008, nền kinh tế toàn cầu sụp đổ. Đó là một cuộc địa chấn kinh tế khủng khiếp báo hiệu kỷ nguyên nhiên liệu hoá thạch đi đến hồi kết mà dư chấn là sự sụp đổ của thị trường tài chính 60 ngày sau” (Jeremy Rifkin 2014, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, NXB Lao động Xã hội, trang 30). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba mà phương Tây đã và đang chuẩn bị là sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nước. Người ta đã tính toán rằng, chỉ một giờ ánh sáng mặt trời có thể cung cấp đủ năng lượng để vận hành nền kinh tế toàn cầu trong một năm. Nước Mỹ đủ nguồn gió để cung cấp gấp vài lần nhu cầu điện cho cả nước. Phương Tây đang xúc tiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba này. Dẫn đầu là EU. Nước Đức đang trong quá trình cách mạng hoá ngành công nghiệp xe hơi và đang tích cực chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt ô tô, xe tải, xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu hydro vào năm 2015. Sự chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang pin nhiên liệu sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong chuyển đổi nền kinh tế Đức, sự chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch hoá dầu sang năng lượng xanh. Chỉ có nền kinh tế tự do và thể chế dân chủ mới đủ sức mở cánh cửa đến tương lai. “Đại đế” Putin cố tình hay vô tình không hiểu điều đó. Một đô la dầu giảm giá ngân sách của Nga sẽ mất đi 2 tỷ đô la! Vì thế Putin không thể chỉ dựa vào tài nguyên trời cho nước Nga để “phục hưng” vị thế siêu cường thời Liên Xô cũ! Năm 2014 đã trịnh trọng ra thông điệp này với nước Nga. Nghĩ đến tình cảnh của nước Nga bây giờ, người ta không khỏi nhớ đến những câu thơ của thi hào Nga Puskin (1799-1837): Tôi muốn ca ngợi tự do cho trần thế Tôi muốn đạp vào những tật xấu gian tham Đang nghiễm nhiên ngự trị trên ngai vàng! Ngoái nhìn sang nước Mỹ, thiếu khách quan nhất người ta cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực của Mỹ với thế giới. Ai đã bỏ ra gần 7 tỷ đô la để ngăn chặn thảm hoạ ebola cho cộng đồng thế giới? Ai đã đứng ra nghiêm trị phiến quân Hồi giáo cực đoan IS? Trong một ngôi làng, không ai có thể được xem là có ảnh hưởng nếu kẻ đó làm ngơ với những sự cố xảy ra trong ngôi làng. Không hề thấy các “cường quốc” Nga, Tàu có động thái gì trong ngôi làng bé nhỏ ấy khi sự cố ebola, IS xảy ra! Khi Trung Quốc đưa giàn khoan khủng Haiyang Shiyou 981 vào thăm dò dầu khí ở vùng biển đặc quyền của Việt Nam, đe doạ an ninh toàn khu vực thì người lên tiếng đầu tiên vẫn là Mỹ. Ngay ngày 7.5.2014 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đã cho rằng hành động của Trung Quốc là khiêu khích và gây căng thẳng. Ngày 9 tháng 5 tiếp theo, 6 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng lên tiếng, và đến 10.7.2014 Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết S.RES 412 về Biển Đông. Vì thế có người Việt Nam đã nói một cách hóm hỉnh rằng: “Mỹ không phải là thiên đường nhưng ngày càng xa địa ngục”. Và cái “không phải là” thiên đường ấy đã bỏ cấm vận với địa ngục Cuba. Năm 2014 đầy hiểm hoạ. 30 chuyến bay đã gặp nạn, cả ngàn người thiệt mạng. Đắm tàu, cháy tàu ở nhiều vùng biển. IS giết người man rợ, cuộc chiến đẫm máu Ukraine ở ngay giữa châu Âu thanh bình… Tuy nhiên, loài người tiến bộ cũng được chứng kiến một đất nước rộng lớn có dân số trên một tỷ người đã bầu bán dân chủ, hoà bình người lãnh đạo của mình. Đó không chỉ là điều hãnh diện của người Ấn mà còn là niềm vui của nhân loại tiến bộ về nền dân chủ đông dân nhất hành tinh này. Năm 1947 Ấn Độ độc lập. Đất nước đông dân thứ hai này với đa số công dân mù chữ và dùng hai, ba ngôn ngữ khác nhau, chưa kể các thổ ngữ. Nhiều tôn giáo cùng tồn tại như Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, đạo Sikh, Hoả giáo, Jaina giáo… Sự phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo trong xã hội rất sâu sắc. Cuộc sống ở nhiều nơi lộn xộn, mất vệ sinh đến mức… huyền bí. Nhiều nhà quan sát đã cho rằng Ấn Đọ là một đất nước… tuyệt vọng! Cứ theo luận điệu của độc tài thì một đất nước như thế, dân trí như thế, không thể có dân chủ. Chỉ có thể cai trị bằng dùi cui và chó nghiệp vụ! Nhưng tầng lớp tinh hoa của Ấn Độ đã chọn con đường dân chủ. Khác với Trung Quốc chọn mình làm công xưởng của thế giới, Ấn Độ chọn mình làm văn phòng của thế giới. Và, tương lai của thế kỷ 21, sẽ thuộc về cường quốc hạt nhân, tin học, âm nhạc, điện ảnh này. Ngày 26.5.2014, ông Narendra Modi đã tuyên thệ nhận chức thủ tướng mới của Ấn Độ sau chiến thắng vang dội của đảng BJP trong cuộc bầu cử Quốc hội. Đó là một ngày đáng nhớ của năm 2014. Nước Việt của chúng ta cũng không nằm ngoài những buồn vui của năm 2014. Vui vì kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi. Sau nhiều năm ngân hàng Nhà nước “chọn thằng quịt nợ để cho vay”, như một vị chủ tịch ở đồng bằng sông Cửu Long đã từng nhận xét như thế, nay ngân hàng đã đi tìm những doanh nghiệp có thực lực, làm ăn có lời để đầu tư cho vay. Chính phủ đã nhận thấy phải chăm sóc thực sự cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, sau những năm dài quốc doanh lỗ lã. Buồn vì đầu năm Thủ tướng có bài phát biểu cởi mở về chính trị, “dân chủ và xã hội dân sự là xu thế của thời đại… Việt Nam cũng không ngoại lệ”, đến giữa năm thì một số tù nhân lương tâm bị trục xuất, và cuối năm thì một loạt blogger bị bắt. Việc Nguyễn Quang Lập, một nhà văn hiền lành, viết lách ôn hoà lại cao tuổi và bệnh hoạn, bị bắt như giọt nước tràn ly, gây sốc cho xã hội. Nhiều người phát biểu: nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt thì ai cũng có thể bị bắt. Cả ngàn người đã ký tên đòi tự do cho Nguyễn Quang Lập. Trong những cuộc gặp gỡ cuối năm người ta cười vui hỏi nhau: Bao giờ thì anh bị bắt? Người kia cãi lại: Câu đó phải để tôi hỏi hỏi anh chứ! Đã đến thế thì phải xem lại! L. P. K. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Làm sao để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh?(Phần 1)

Trong một buổi nói chuyện với các bạn sinh viên, một em sinh viên hỏi tôi về kinh nghiệm để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh. Tôi nói với em rằng: Nếu chúng ta đưa ngọn lửa đấu tranh vào trong trái tim của mình, nuôi dưỡng nó ở đó, biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của mình thì sẽ không giờ tắt. Nếu chúng ta để ngọn lửa đấu tranh bên ngoài trái tim, chưa trở thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của chúng ta, thì khi gặp phải khó khăn, thử thách, bắt bớ, tù đày, ngọn lửa đấu tranh đó sẽ bị tắt. Nhân dịp đây, tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình và của những người bạn để làm sao nuôi dưỡng được ngọn lửa đấu tranh trong các bạn trẻ, các bạn sinh viên. Tôi may mắn được sống ở CHDC Đức cũ trong giai đoạn 1989-1990, tôi được chứng kiến những tháng ngày lịch sử mà Nhân dân Đông Đức(cũ) và các nước XHCN Đông Âu(cũ) đứng lên lật đổ chế độ độc đảng cộng sản để xây dựng chế độ dân chủ đa đảng. Tôi đã được thắp sáng ngọn lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ trong trái tim, tôi đã biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của mình. Trở về Việt Nam vào tháng 9 năm 1990, lúc đó hầu hết người dân Việt Nam chưa biết đến khái niệm tự do, dân chủ. Những người biết thì không dám chia sẻ với những người xung quanh. Internet chưa có, mọi thông tin đều bị đóng kín. Để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh, tôi vào trường Đại học Luật nhằm nâng cao sự hiểu biết về luật pháp, tìm kiếm bạn bè. Trong suốt 5 năm học luật và những năm sau đó, có rất nhiều khó khăn, không có những người cũng chí hướng, nhưng ngọn lửa đấu tranh đã được nuôi dưỡng trong trái tim của tôi không hề bị dập tắt. Nó luôn chờ cơ hội để bùng cháy. Năm 1997, tôi đã ra ứng cử Quốc hội, nhưng thất bại ngay từ vòng đầu tiên. Không nao núng, tôi tiếp tục hành nghề luật sư của mình và chờ đợi thời điểm thích hợp. Trong những năm hành nghề luật sư, thu nhập của tôi rất cao và ổn định, nhưng cuộc sống vật chất đã không thể làm tắt đi ngọn lửa đấu tranh ở trong trái tim của tôi. Từ năm 2000 đến năm 2006, tôi đã được đi Hoa kỳ 3 lần, thăm Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Philippin, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Được tiếp xúc và làm quen với những người đấu tranh ở trong và ngoài nước. Sự phát triển của internet là phương tiện để giao lưu và kết nối với mọi người. Và đó là thời điểm và điều kiện thích hợp để tôi có thể chuyển ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của mình thành những hành động cụ thể. Tôi hỗ trợ pháp lý cho những người hoạt động tôn giáo, và những người đấu tranh dân chủ. Giúp họ khôi phục và thành lập các đảng phái chính trị, tổ chức công đoàn, nhân quyền. Mở các buổi nói chuyện, trao đổi về nhân quyền với các bạn trẻ, sinh viên. Viết bài để giúp cho người dân hiểu về các quyền con người, các quyền tự do dân chủ,…. Tháng 3 năm 2007, tôi bị bắt, bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Những năm tháng trong ngục tù cộng sản, mất tự do, tình cảm gia đình bị gián đoạn,… Tất cả những khó khăn đó đã không thể dập tắt ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của tôi. Và tôi đã viết bài thơ Bốn năm tù:           Tôi đã trưởng thành trong lao tù cộng sản, Bốn năm tù vất vả, gian nan ,           Rèn cho tôi ý chí kiên cường,           Chịu được khó khăn và vượt qua thử thách,           Bản lĩnh vững vàng để tiếp tục đấu tranh,           Giành tự do, dân chủ, nhân quyền,           Và hạnh phúc cho người dân nước Việt. Ra tù tháng 3 năm 2011, mặc dù còn bị 4 năm quản chế, nhưng tôi tiếp tục sử dụng những tiện ích của internet, công nghệ thông tin, các mối quan hệ với quốc tế để tiếp tục đấu tranh bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền và vận động xây dựng xã hội dân chủ. Thành lập Hội Anh Em Dân Chủ trên không gian mạng quốc tế để tập hợp những anh em cùng đấu tranh. Tới nay, Hội AEDC đã đứng vững, phát triển và đóng góp vào việc bảo vệ các quyền con người và vận động dân chủ. Có biết bao nhiêu những người bạn của tôi như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên,…. Và những người đồng nghiệp như Lê Công Định, Lê Quốc Quân. Họ cũng như tôi, đã trải qua những năm tháng tù đày gian khổ, bị đối xử bất công. Nhưng ngọn lửa đấu tranh đã được thắp sáng trong trái tim của họ không bao giờ tắt. Ra tù, họ vẫn tiếp tục đấu tranh với lý tưởng, niềm tin và mục đích sống mà họ đã lựa chọn. Khi chúng ta đã nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của mình, và nó đã là lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của chúng ta, nó sẽ mãi thắp sáng và không bao giờ tắt. Ngọn lửa đó chỉ tắt khi trái tim chúng ta ngừng đập. Đừng để ngọn lửa đấu tranh đó bên ngoài trái tim của bạn.   Tôi mong rằng các bạn trẻ, các bạn sinh viên hãy nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của mình, để nó trở thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống của các bạn. Dành cho nó tình yêu, lòng nhiệt huyết, biến ngọn lửa đó thành những hành động cụ thể. Ngọn lửa đó sẽ mãi thắp sáng trên con đường chúng ta đi, cho dù gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nguy hiểm. Nhưng chúng sẽ đấu tranh và dành được sự tôn trọng các quyền con người, đem lại tự do, dân chủ cho mọi người dân và đất nước. Hãy thắp sáng ngọn lửa đấu tranh trong trái tim của bạn và chia sẻ ngọn lửa đó với bạn bè và những người xung quanh. Tiếp phần 2: Muốn nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh thì chúng ta phải đặt nó trong trái tim của mình, phải biến nó thành lý tưởng, niềm tin và mục đích sống. Lý tưởng: Lý tưởng của chúng ta là đấu tranh bảo vệ các quyền con người, đem lại những giá trị cao quý nhất của quyền con người vào trong đời sống thực tế của Nhân dân. Lý tưởng của chúng ta là đấu tranh đem lại một xã hội tự do, dân chủ và công bằng. Nó là nền tảng để xây dựng một đất nước giàu mạnh và hội nhập quốc tế. Ở đó, mọi người đều có quyền, cơ hội và trách nhiệm ngang nhau trong việc tham gia vào hoạt động chính trị, quản lý và lãnh đạo đất nước. Lý tưởng của chúng ta là sống và đấu tranh cho hòa bình, công lý và cho mọi người. Muốn nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh, điều đầu tiên phải biến nó thành những lý tưởng trong sáng và cao đẹp. Lý tưởng ở trong trái tim và khối óc của chúng ta không thể bị lung lạc, thay đổi bởi những khó khăn, thử thách, tù đày,… Những người tham gia đấu tranh mà không có lý tưởng, hoặc lý tưởng mơ hồ là những người đấu tranh tự phát, vụ lợi và cơ hội. Khi họ gặp phải khó khăn, thử thách, bị đàn áp là họ bị nhụt trí, sợ hãi, bỏ cuộc và đầu hàng.   Niềm tin: Ngọn lửa đấu tranh được nuôi dưỡng bằng một niềm tin mãnh liệt rằng chúng ta đang đấu tranh vì một lý tưởng cao đẹp và chính nghĩa. Con đường đấu tranh mà chúng ta đã lựa chọn là phù hợp với sự phát triển tất yếu, khách quan của tiến trình phát triển của xã hội và đất nước Việt Nam. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng cuộc đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ đã, đang và sẽ tiếp tục được Nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, cộng đồng quốc tế giúp đỡ và ủng hộ. Niềm tin của những người đấu tranh chân chính, và chính nghĩa sẽ không bao giờ bị thay đổi bởi hoàn cảnh khó khăn, đàn áp, sách nhiễu, tù đày. Những người đấu tranh tự phát, vụ lợi và cơ hội thì họ có lý tưởng mơ hồ, niềm tin không chắc chắn. Niềm tin của họ dễ bị lung lay, dao động khi gặp thử thách. Dễ dàng bị đối phương khuất phục.   Mục đích sống:   Mỗi con người được sinh ra với những mục đích sống khác nhau. Mục đích sống của chúng là để đấu tranh bảo vệ nhân quyền, đem lại tự do, dân chủ và công bằng xã hội cho mọi người dân. Muốn nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh, chúng ta cần phải xác định rõ ràng mục đích sống của chúng ta là như vậy. Cho dù chúng ta là sinh viên, bác sĩ, luật sư, kỹ sư,… hay ở bất kỳ môi trường làm việc nào. Chúng ta luôn luôn phải tranh đấu trong môi trường, hoàn cảnh đó nhằm bảo vệ các quyền con người và công bằng xã hội. Trong cuộc đời của chúng ta, có những lúc thăng, trầm, nhưng mục đích sống để đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Những người đấu tranh tự phát, vụ lợi và cơ hội thì họ có mục đích sống không rõ ràng. Họ thấy dễ thì làm, khó thì bỏ. Hoặc khi đạt được mục đích nào đó thì họ bỏ cuộc, bỏ rơi anh em, chiến hữu. Bởi vậy, muốn giữ được ngọn lửa đấu tranh cho tới khi chúng ta dành được thắng lợi cuối cùng. Ngọn lửa đấu tranh phải được đặt trong trái tim của mỗi chúng ta, nó được biến thành lý tưởng trong sáng, niềm tin mãnh liệt và mục đích sống. Thì cho dù chúng ta là ai, ở đâu, làm gì, lúc mạnh khỏe hay ốm đau, trong thuận cảnh hay nghịch cảnh thì ngọn lửa đấu tranh vẫn mãi mãi được thắp sáng và không bao giờ tắt.   Tôi mong rằng, các bạn trẻ, các bạn sinh viên hãy thắp sáng ngọn lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong trái tim của mình. Hãy đấu tranh vì chính tương lai của các bạn, của dân tộc, của đất nước, của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và các thế hệ mai sau. Theo ddsvvn.blogspot.de
......

Thiên Thanh bị bắt, Bá Thanh bị bệnh

Tin Nguyễn Bá Thanh thầm lặng đi Mỹ chữa bệnh “rối lọan hồng cầu” đã khiến dư luận Việt Nam rộ lên những tin đồn, đồn rằng ông bị nhiễm phóng xạ, thậm chí còn đồn rằng ông đã qua đời ngày 29/08/2014. Nguyễn Bá Thanh, 61 tuổi, là Chủ tịch đầu tiên của Đà Nẵng sau khi tỉnh này tách rời khỏi Quảng Nam vào năm 1996 và đến năm 2003 giữ chức Bí thư Thành ủy. Cuối năm 2012, sau khi thua to trước phe “nhóm lợi ích” của Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị trung ương 6, “phe đảng” quyết định thành lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế, Nguyễn Bá Thanh được giao nắm phần Nội chính. Tuy nhiên sau đó, trong Hội nghị trung ương 7, “phe Đảng” đã thất bại không đưa được Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị. Dẫu sao thì hiện Nguyễn Bá Thanh – với nhiều huyền thọai do báo chí thuộc vây cánh và cá tính ngang tàng Quảng Nam -- vẫn là con bài sáng giá của phe Đảng và sẽ là một “ngôi sao” trong đại hội đảng 12 sắp tới. Đây có thể là điều mà nhiều giới tại Việt Nam mong đợi nhưng cũng khiến phe “nhóm lợi ích” tìm mọi cách để ngăn trở. Đó là lý do sâu xa sau hai hiện tuợng “Thiên Thanh bị bắt” và “Bá Thanh bị bệnh” mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.   Mạnh khỏe để... hy sinh Thói thường, lãnh tụ đảng nào cũng không chịu về hưu sớm mà nằng nặc ở lại để “hy sinh”, để “cống hiến”. Nhưng muốn vậy thì ngòai phe phái mạnh, che giấu những tỳ vết thật kín, điều kiện quan trọng là phải có sức khỏe: muốn hy sinh, muốn cống hiến thì cũng phải khỏe mới có thể làm được. Do đó, để đánh nhau, dìm nhau, các phe phái trong đảng rất chú ý đến yếu tố sức khỏe này. Để tiến hành đại hội đảng toàn quốc thì các tổ chức gồm “Tiểu ban Nhân sự”, “Ban Tổ chức Trung ương” và Hội đồng kiểm tra trung ương sẽ tiến hành kết luận tình hình sức khỏe của các nhân vật thuộc diện “quy họach” vào Trung ương đảng và Bộ chính trị. Lịch sử đại hội ĐCSVN cho thấy đây là một bãi chiến trường phức tạp, bởi lẽ nếu không công kích vào lý lịch, đời tư hay năng lực của đối thủ, hoặc do các yếu tố này chưa đủ “ép phê”, các phe phái sẽ nhắm vào sức khỏe. Dĩ nhiên, thừa hiểu được đòn này, các ủy viên sắp nuôi mộng làm vua hay tiếp tục làm vua sẽ chăm chăm che giấu hồ sơ bệnh lý của mình. Trong cuốn Bên thắng cuộc nhà báo Huy Đức đã đưa ra nhiều thông tin thú vị về trò đấu đá và giấu bệnh này. Vì giấu bệnh, không chịu đi khám, không chịu chữa bệnh công khai, chỉ lén lút chữa bằng thuốc nam để chờ qua đại hội, nhiều lãnh tụ đảng đã chết bất đắc ký tử. Trong Đại hội VIII vào năm 1996, chỉ vì giấu bệnh chờ làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Lê Mai đã chết đột ngột và Nguyễn Đình Tứ thì đột tử trước khi nhận chức ủy viên bộ chính trị. Ông Lê Xuân Tùng (Bí thư thành ủy Hà Nội 1996 – 2000) đã bị tai biến mạch máu não, một chân gần bị liệt vẫn khẳng định là đang rất khỏe. Ông Lê Minh Hương giấu bệnh tiểu đường nặng và chết giữa lúc đang làm Bộ trưởng công an vào năm 2004. Tình trạng giấu bệnh hoặc không chịu nhận mình mắc bệnh của giới lãnh đạo cộng sản rất nhiều. Viện trưởng Viện Mác Lê-nin kiêm Trưởng ban Ban Tuyên huấn Trung ương Đào Duy Tùng bị ung thư nhưng vẫn nuôi mộng làm tổng bí thư, cố bám vai trò Trưởng Ban Văn kiện của Đại hội với niềm hy vọng nắm chức cho đến khi não bị di căn, chết bất đắc kỳ tử vào năm 1998. Huy Đức trích lời Hà Đăng, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện: “Trong nhiều cuộc họp, cả trong một vài cuộc tiếp xúc, thấy anh (Đào Duy Tùng) có những lúc lim dim, chừng như lơ đãng… Sau Hội nghị Trung ương 10, Tổ Biên tập Văn kiện chúng tôi họp lại trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của Trung ương, sửa chữa lần cuối bản Dự thảo Báo cáo chính trị. Tôi thay mặt Tổ trình bày nội dung và cách sửa. Anh vẫn lim dim. Và khi tôi trình bày xong, anh đặt một vài câu hỏi, lại chính là những điều tôi vừa nói”. Tháng 5-1996 Tùng xuống Hải Phòng chỉ đạo đại hội Thành ủy để củng cố vây cánh, giữa lúc phát biểu thì bị đột quỵ rồi từ đó bị bất tỉnh cho đến khi chết. Đại tướng bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê thì giấu bệnh ung thư hạch để chờ làm chủ tịch nước qua lời Nguyễn Văn An (chủ tịch quốc hội): “Khi chuẩn bị nhân sự chủ chốt, ông Lê Đức Anh vẫn giới thiệu Đoàn Khuê làm chủ tịch nước và Thường vụ không có ai phản đối. Tôi gặp anh Đỗ Mười nói Đoàn Khuê bị ung thư đấy, anh Mười nói: Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”. Và đây là lời của Giáo sư Vũ Bằng Đình, viện trưởng Quân y 108 kiêm phó chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương: “Chúng tôi phát hiện Đoàn Khuê bị ung thư hạch rất sớm. Sau khi bí mật hội chẩn trên cơ sở các mẫu xét nghiệm mà không cho biết là của ai, tất cả các chuyên gia trong nước đều khẳng định đấy là ung thư hạch. Tôi đích thân trên dưới mười lần đến năn nỉ ông vào bệnh viện. Biết khi ấy ông Lê Đức Anh đang giới thiệu Đoàn Khuê kế vị, tôi trấn an ông: nếu anh đồng ý để chúng tôi chữa trị kịp thời thì anh không những có thể sống thêm một thời gian dài mà còn có sức khỏe để đảm đương những nhiệm vụ quan trọng hơn. Nhưng ông Đoàn Khuê vẫn phủ nhận kết quả hội chẩn và chỉ thị cho tôi phải báo cáo Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương là ông chỉ bị viêm hạch. [...] Tôi và bác sỹ Nguyễn Thế Khánh cùng ký vào bệnh án, bí mật báo cáo lên Bộ Chính trị”. Huy Đức thuật: ‘Theo ông Nguyễn Văn An: “Sau khi anh em đưa cho tôi bệnh án của Đoàn Khuê: ung thư gan giai đoạn ba, chỉ có thể kéo dài cuộc sống không quá một năm, họp Thường vụ Bộ Chính trị, tôi đưa vấn đề sức khỏe ra, ông Đoàn Khuê vẫn cãi. Tôi phải công bố bệnh án”. Đoàn Khuê đập bàn tuyên bố: “Tôi là người khỏe mạnh, chúng nó phá. Tôi sẽ cho hai thằng đó nghỉ”. Đại tá Vũ Bằng Đình nhớ lại: “Cả tôi và anh Lê Thi, bí thư Đảng ủy Viện 108, nhận được quyết định nghỉ ngay lập tức”. Không chỉ “lỡ cơ hội” trở thành nguyên thủ quốc gia, bệnh tình Đoàn Khuê tiến triển xấu từng ngày. Cuộc sống của ông chỉ còn sáu tháng thay vì một năm như dự đoán. Ngày 16-1-1998, Tướng Đoàn Khuê chết.”’   Chúng nó phá... Nguyễn Bá Thanh Tin tức về việc Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh cũng có dấu hiệu “chúng nó phá” như lời của Đòan Khuê. Chúng nó ở đây hẳn nhiên là đồng chí X. Sau hội nghị trung ương 6 vào năm 1012, Nguyễn Bá Thanh đã cho triệu tập tòan bộ đảng viên tại Đà Nẵng để nghe mình chửi Nguyễn Tấn Dũng, tòan bộ đã bị người khác bí mật ghi hình và tung lên mạng youtube. Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh một cách thầm lặng và ai đã tung tin này ra? Theo xác minh của chính con Nguyễn Bá Thanh, trước khi đi Thanh có xin phép và được Bộ chính trị chấp thuận, đương nhiên nhân vật nào đó trong Bộ chính trị đã xì ra tin đồn này, thậm chí đồn một cách ác hiểm là “máu bị nhiễm phóng xạ”. Mà bất kể bệnh gì, chỉ cần biết là bệnh nặng phải đi tới Mỹ chữa trị, dù mạnh khỏe như lực sĩ Olympich thì Nguyễn Bá Thanh rất dễ bị xếp vào diện “có vấn đề về sức khỏe”. Mặt khác, việc Nguyễn Bá thanh đi chữa bệnh lại xảy ra cùng lúc với một tin chấn động là vụ ban giám đốc Tập đòan Thiên Thanh bị bắt vào cuối tháng Bảy ngay tại Đà Nẵng, đất của Nguyễn Bá Thanh. Tin tức chỉ cho biết Nguyễn Bá Thanh đi Mỹ chữa bệnh vào giữa tháng Tám, nghĩa là thủ tục khám, chẩn bệnh và xin phép Bộ Chính trị phải tiến hành trước đó nhiều tuần, từ tháng Bảy. Có thể hình dung ra vẻ mặt mãn nguyện của đồng chí X khi tung ra mũi tên diệt hai mục đích của đồng chí X. Nguyễn Bá Thanh bịnh nặng, nền y khoa Việt Nam bó tay, muốn sống thì phải chạy qua Mỹ chữa. Nguyễn Bá Thanh đang bệnh, cái thân mình lo chưa xong, hơi sức đâu cứu lấy đám đàn em và đám lâu la của mình. Vừa đánh vào thế lực kinh tài của Thanh, vừa bôi đen vào lý lịch “chống tham nhũng” trong sáng của Thanh, phe đồng chí X có thể làm sức khỏe của Thanh tồi tệ hơn. Nhiễm phóng xạ Từ thời “đổi mới” đến nay địa chỉ chữa bệnh ưa chuộng của giới lãnh đạo cộng sản là Singapore hay Pháp nhưng riêng Nguyễn Bá Thanh thì đến Mỹ, đặc biệt là Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore – HK). Gọi là đặc biệt vì đây là cơ sở y khoa hàng đầu của Mỹ về các bệnh do nhiễm phóng xạ gây ra. Tin cho biết Nguyễn Bá Thanh bị nhiễm xạ, còn thì vũ khí phóng xạ này ở đâu ra? Báo chí Việt Nam thỉnh thỏang lại đề cập đến “Chuyên án 027Z” của Công an Hà Nội, trong đó 39 sĩ quan và lính công an đã bị dần chết mòn do phơi nhiễm nguồn phóng xạ, sau khi họ thu được cục chì bọc chất Uranium nghèo của đường dây buôn chất phóng xạ, cung cấp thứ vũ khí chết người cho những kẻ ám sát mà không dùng súng. Vụ này bắt đầu từ tháng Sáu năm 1995 khi Công an Kinh tế thuộc Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhận được nguồn tin về một người đến bến xe rao bán một khối phóng xạ nặng 4.6kg. Lúc đó ở miền Bắc rộ lên tình trạng buôn bán chất phóng xạ, thủy ngân đỏ, sừng tê giác, đá đỏ sang Trung Quốc: nếu đưa sang Trung Quốc khối phóng xạ sẽ có giá 150 nghìn USD, còn bán ở Việt Nam thì giá là 30 nghìn USD. Kẻ rao bán này là Lê Danh Đ. ở Yên Phong, Bắc Ninh, còn chủ nhân cục phóng xạ là Nguyễn Anh Hùng, sinh năm 1936, ngụ tại Hà Nội. Trước đó Cảnh sát Kinh tế Quân Hai Bà Trưng đã khám phá 2 vụ buôn chất phóng xạ nhưng khi kiểm tra thì là đồ giả và lần này thì bắt được khối thật, sau khi vay mượn 30,000 Mỹ kim để mua. “Chuyên án” kết thúc vào khỏang 10 giờ tối ngày 3/7/1995 khi Hùng cùng hai đàn em bị tóm cổ, tịch thu tang vật đưa về trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng. Điều không ai ngờ là khối phóng xạ đó bị rò rỉ, khiến tòan bộ 39 cán bộ làm việc tại đây bị nhiễm phóng xạ và sau đó chết dần chết mòn. Lý do là do vợ của Nguyễn Anh Hùng thấy khối phóng xạ tưởng là cục sắt nên mang ra kê để chẻ củi. Cục phóng xạ bị chém phạt mất một góc của lớp vỏ chì bên ngoài và toàn bộ quanh khu vực nhà Hùng bị nhiễm xạ. Tịch thu vào ngày Chủ Nhật, cục phóng xạ được niêm phong và cất trong tủ. Đến sáng hôm sau cả phòng tập hợp để “họp giao ban” mà không biết cả phòng đã bị nhiễm phóng xạ rất nặng. Đến ngày thứ 3 thì chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử mới được mời và mới vừa bước vào cổng, chiếc máy đo phóng xạ đã báo động rất to. Các chuyên gia mang cục xạ về thẩm tra sau khi nằm trong cơ quan của Đội CSKT hơn 40 tiếng đồng hồ. Ba ngày sau, sĩ quan công an Nguyễn Hồng Tuyến, người ôm khối phóng xạ ngồi sau xe máy mang về trụ sở là người phát bệnh đầu tiên. Cả người viên sĩ quan này bắt đầu nổi mề đay, người đỏ ửng như con tôm luộc và khi đi thử máu thì bác sỹ xét nhiệm cho biết là “rối loạn hồng cầu”, máu có vấn đề. Lúc này cả đội mới phát hỏang và chạy đi khám bệnh. Vài tháng sau Công an Hà Nội tổ chức cho tòan bộ Công an quận Hai Bà Trưng đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe, phần lớn đều có vấn đề về máu. Tòan bộ số công an này được bác sỹ khuyên không nên có con vì sẽ để lại di chứng và tòan bộ đều bị chứng này chứng nọ của ung thư: não, máu, phổi, đại tràng... và từ đó Bộ Công an đã tổ chức cho những nạn nhân này được đi “điều dưỡng” mỗi năm một tháng ở Nha Trang. Như đã nói ở trên, đầu tiên thì tòan bộ các nhân viên ĐCSKT tại đây đều bị chẩn đóan là rối lọan hồng cầu”, cũng là chứng bệnh của Nguyễn Bá Thanh trong tin đồn mà ai đó ở Bộ Chính trị cố tình xì ra!   Dự án Chi Lăng Thiên Thanh và Bá Thanh Như đã nói ở trên, ngày 29.7.2014 Bộ Công an đã tiến hành bắt giữ tòan bộ ban lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh, gồm chủ tịch Phạm Công Danh (cũng từng là Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam), cựu tổng giám đốc Phan Thành Mai và thành viên Hội đồng quản trị phụ trách tài chính Mai Hữu Khương. Bộ công an cũng ra lệnh phong tỏa hàng loạt dự án của tập đoàn này tại miền Trung. Đây là là tập đoàn có thế mạnh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, đã đầu tư vào ba dự án có tại Đà Nẵng. Một trong ba dự án đó là thương xá trị giá 750 triệu Mỹ kim trên nền của Sân vận động Chi Lăng, nằm giữa trung tâm Đà Nẵng. Khu đất này rộng khoảng 5,5 ha, giáp bốn con đường chính của thành phố là Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Chi Lăng. Tập đòan này đã mua sân vận động trên vào tháng 8-2010 và gây nên nhiều dư luận và tranh cãi. Đầu tiên là thủ tục bán. Đây là “khu đất vàng” và việc bán đất này diễn ra một cách thầm lặng, không thông qua thủ tục đấu giá. Kế đến là giá bán: giá chuyển nhượng lại rất thấp, thấp hơn cả giá đất tối thiểu theo khung giá của địa phương. Báo Tuổi Trẻ ngày 6.6.2011 nhận định rằng việc này “không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn làm méo mó môi trường đầu tư”. Cụ thể, giá đất giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Ðó là chưa kể đến cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá nhiều tỉ đồng phải đập bỏ. Tuy nhiên báo Tuổi Trẻ chỉ có vài bài phê phán sau đó phải im luôn, còn báo Thanh Niên thì đăng nhiều bài bênh vực cho Thiên Thanh và chính quyền Đà Nẵng. Điều này thật dễ hiểu. Năm 2010 Nguyễn Bá Thanh vẫn còn là ông trùm quyền lực của Đà Nẵng và hai tờ Tuổi Trẻ và Thanh Niên thường là cái loa phát ngôn dạo nên huyền thọai Nguyễn Bá Thanh. Gần nhất, người đứng ra giải độc tin đồn Nguyễn Bá Thanh nhiễm phóng và là Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên!   Thay lời kết Nhớ lại rằng cách đây hơn một năm, tháng Ba năm 2013 Thanh tra Chính phủ đã chính thức “công khai” kết luận thanh tra vào hôm thứ Ba 5.3.2013: “lãnh đạo thành phố Đà Nẵng” có dấu hiệu “cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật thu lợi số tiền lớn, gây thất thu ngân sách nhà nước”. Số tiền “thất thoát” này là 3,400 tỷ đồng, tức trên trên 150 triệu Úc kim. Bây giờ, hai vụ “Thiên Thanh bị bắt” và “Bá Thanh bị bệnh” xảy ra cùng một lúc cho thấy màn đấu đá tiền đại hội đã bắt đầu và phe nhóm lợi ích của Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa chứng tỏ được cơ mưu vượt trội so với phe đảng của Nguyễn Phú Trọng. Nội dung bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả Nguồn: vietluan.com.au
......

Bọ Lập và rừng cây

Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh… Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên CS thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo CS hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng. Tôi nghĩ đến những đảng viên thầm lặng khác qua ông Nguyễn Khắc Mai. Những người ngày hôm nay, đi trên đất còn nghe được máu ấm của đồng đội mình trên mỗi bước chân qua. Tôi chợt thấy cảm thương những con người đã bỏ cả cuộc đời tin theo chủ nghĩa cộng sản và chạnh lòng nhớ đến câu nói của một nhà văn: “Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?” Nếu thật đó là tấm lòng của ông Nguyễn Khắc Mai, nếu thật sự tổ quốc không hề đánh mất họ, những người đã một thời lăn thân trong lửa đạn vì độc lập dân tộc, chắc chắn họ biết điều mình phải làm. Ông đã viết câu cuối trong bài tâm tình với ông Trương Tấn Sang như sau: “Liệu chúng ta có thật tâm sám hối đặng cứu rỗi đất nước thoát khỏi tình thế hiểm nguy trước một Trung Hoa đế quốc, bá quyền nước lớn (mà Tập Cận Bình vừa tuyên bố), liệu có nhanh chóng thoát ra sự suy đồi, trì trệ, bảo thủ, lạc hậu hiện nay hay không…” Liệu những đảng viên cay đắng như ông Nguyễn Khắc Mai có góp phần cứu nguy được vận mạng của đất nước đang chỉ mành treo chuông không? Tôi cho rằng họ làm được, câu trả lời nằm trong mỗi cá nhân của những Nguyễn Khắc Mai, và bằng vào quyết tâm phải hành động. Rõ ràng chúng ta không còn nhiều thời gian. Tình trạng nguy nan của đất nước không cho phép đợi chờ thêm nữa. Và cũng bởi vì quanh họ, những người dân tuy cô thế, thấp cổ bé miệng cũng đã bắt đầu từ lâu. Điển hình gần đây nhất là hình ảnh đáng phục của Bọ Lập cùng những bạn hữu của anh. *** Ít ai biết Bọ Lập bị liệt hẳn nửa người sau một tai nạn. Ngay cả đến việc chuyện vệ sinh cho chính mình, anh cũng phải cậy dựa vào vợ con. Cũng ít người biết rằng anh đã một lần toan tự vẫn. Nhà văn Huỳnh Ngọc Chênh kể rằng: một hôm lựa lúc gia đình đi vắng, Bọ Lập đã lăn xuống khỏi giường, anh bò từ căn hộ tập thể của anh lên trên sân thượng. Anh định từ đó gieo mình xuống đất, tự mình kết liễu để tránh gánh nặng cho gia đình. May mắn, có người trong khu tập thể phát hiện và bồng anh xuống. Từ một người từng lâm vào những hố thẳm cuộc đời như thế, Bọ Lập đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của chính mình để nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, để lo lắng về sự tuột dốc thảm hại của đất nước. Biết được hoàn cảnh của Bọ, người ta thêm trân quý cảnh Bọ đi biểu tình chống Trung Quốc ngày 11.5.2014. Hôm đó, Bọ tự mình thuê taxi ra hiện trường tham gia với anh em. Lúc Bọ đến nơi thì đoàn biểu tình đã kéo đi xa rồi! Một mình, Bọ vẫn làm cuộc biểu tình dọc theo đường Đồng Khởi. Bây giờ nhớ lại, hình ảnh Bọ với đôi chân khập khiễng bỗng làm tôi ý thức ra mức quan trọng của TỪNG NGƯỜI ĐẤU TRANH trong tình cảnh hiện nay, đối với đồng đội và đối với việc chung. Thật vậy, thử tưởng tượng năm1285, khi quân Mông Cổ xâm lăng ta lần thứ hai, Vua Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống gặp Hưng Đạo Vương, ngài hỏi rằng: “Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân?” Nếu lúc đó câu trả lời của vị Quốc Công Tiết Chế khác đi, không phải là “ Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước” thì liệu Đại Việt có còn trường tồn đến ngày hôm nay không? Hưng Đạo Vương đã dùng quyết tâm của chính ông mà bảo vệ được đất nước. Nếu như quyết tâm của một người có sức lan toả đến nhiều người như vậy và giúp cho quân đội của một đất nước nhỏ bé có thể đánh thắng một đội quân lừng lẫy thế giới; thì mỗi chúng ta với lòng thiết tha cùng vận nước, nếu đứng cùng nhau, chắc chắn không có bất cứ một cường quyền nào có thể huỷ diệt được dân tộc mình. Một điều hệ trọng cũng cần được vạch ra: khi cuống cuồng "bắt khẩn cấp" một Bọ Lập đang liệt nửa người và phải đánh máy bằng một tay, lãnh đạo CSVN đã lộ rõ sự bối rối, yếu kém và lo lắng về mức độ chán ghét của dân đối với chế độ. Lo lắng đến mức họ không dùng Điều 258 - lợi dụng quyền tự do dân chủ - để buộc tội, mà phải dùng đến Điều 88 - tuyên truyền chống chế độ - để buộc tội anh. Bạn bè và dư luận khắp nơi lại càng chán ghét và căm phẫn khi nhìn Bọ bị công an lôi đi trong tình trạng không có thuốc men, không người giúp anh ngay cả trong việc vệ sinh hàng ngày. Đây là một hành động tàn nhẫn của lãnh đạo CS, chẳng khác gì một hình thức tra tấn nguội đối với một nhà văn đã cao tuổi lại bịnh hoạn. Nhưng những hành động trấn áp để dằn mặt người chung quanh này, vẫn chỉ dẫn đến những tác dụng ngược, như những trò tương tự trong suốt mấy năm qua đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Điếu Cày, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, blogger Người Lót Gạch, v.v... Cứ sau mỗi vụ bắt bớ vô lý và hèn kém, phản ứng của giới đấu tranh dân chủ khắp nước đã không xẹp xuống mà càng đông người xuất hiện công khai hơn, hoạt động mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với trường hợp của Bọ Lập. Sự bất nhẫn trước cái ác, cái bạo ngược vô lối của nhà cầm quyền đã dẫn đến hàng trăm bài viết, bài status trên mạng bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với Bọ. Đáng phục hơn nữa, một số bạn hữu xót xa cho Bọ, đã không ngần ngại công khai tuyên bố sẵn lòng đi tù như Bọ, sẵn sàng lãnh còng đôi 88 cùng Bọ: Facebook ‘Lô Đề VN’ đăng hình hai blogger Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Tường Thụy sát vai nhau với dòng chữ “2 tù nhân dự khuyết HN có trong danh sách gặp nhau rất vui vẻ. Đang tranh nhau xem ai được bắt trước, ai được bắt sau. Cả 2 đều muốn được bắt điều 79, 88” Blogger Nguyễn Lân Thắng phát biểu: “Bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88... chúng tôi đã sẵn sàng…!”. Riêng Facebooker Hoàng Dũng còn đặt chỉ tiêu cho mình: “Phải thế chứ! Đã bị bắt thì phải bị bắt vì chính trị và hẳn phải là 79 hay 88 chứ! Ước gì mình được như bọ Lập. Có bác nào biết những tài liệu tàng trữ của bọ Lập là những tài liệu gì để rồi mà bị bắt không? Chỉ cho tôi để tôi tự nguyện giao nộp với”. Chính lòng yêu thương Bọ trong tình trạng thể chất hiện nay và sự rành rẽ về khả năng hèn kém của lãnh đạo đã dẫn đến sự đồng tình trong giới đấu tranh rằng: dẫu mai này nếu Bọ có đuối sức trong tù, nếu Bọ cần phải về nhà uống thuốc, tịnh dưỡng thì chắc chắn sẽ có nhiều anh chị em sẵn lòng thế chỗ cho Bọ, và họ vẫn luôn thương quí Bọ hết lòng. Đến lúc này, hình như mọi người đều đã nhận ra rằng nếu rụt lại trong im lặng chúng ta chỉ yên ổn tạm thời, nhưng cùng lúc chấp nhận cho nhà cầm quyền lại treo một cái mã tấu khác trên đầu mình. Và nếu rụt lại thì cũng sẽ rất có lỗi với Bọ, với những hy sinh cao quí của Bọ, của anh Ba Sàm, anh Duy Nhất, và bao người khác. Tôi tin rằng nhiều người âm thầm ngoài kia đang muốn được sống như Bọ. Họ thấy cần phải làm một điều gì đó với Bọ, cho Bọ, và vì Bọ. Ai cũng muốn được cùng với Bọ dũa cho mòn, cho đứt cái còng 88 này. *** Bỗng dưng tôi nhớ đến cái ý niệm một mình trong bài hát “Một Đời Người, Một Rừng Cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn “…tôi vẫn nhớ hoài một loài cây, sống gần nhau thân mới thẳng, có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh”. Tôi bỗng muốn cám ơn Bọ Lập, cám ơn đôi chân khập khiễng trong buổi biểu tình một mình của anh. Từ anh, tôi đã nhìn thấy một rừng cây đang lên xanh. Tôi nhìn thấy Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Xuân Diện và nhiều, nhiều người khác nữa… Và tôi nghĩ đến nỗi cay đắng của những Nguyễn Khắc Mai với một niềm hy vọng lớn lao. Nói cho cùng, nếu so sánh tương quan lực lượng giữa ta và giặc, thế hùng mạnh của Mông Cổ thời ấy và sự hung hãn của Trung Cộng ngày hôm nay… không có gì khác biệt. Rõ ràng, thắng hay bại, nhục hay vinh của một dân tộc tuỳ thuộc vào sự quyết tâm và sáng suốt của mỗi con người. 1-1-2015, khai bút cho một năm thật sự mới. Nguyệt Quỳnh Nguồn: viettan.org  
......

Ỏng Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng

Sự thật kinh hoàng: Không qua khỏi cú đầu độc hèn hạ của Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng chiều ngày 2/1/2015   Ông Nguyễn Bá Thanh đã hoàn tất đợt hóa trị thứ 3, kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy, hiện các bác sĩ đang dùng mọi liệu pháp nhằm duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống. Thể theo nguyện vọng, gia đình đã quyết định  đưa ông về Việt Nam để gặp mặt người thân, họ hàng và thành phố Đà Nẵng thân yêu lần cuối. Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Việt Nam bằng máy bay cứu thương (air ambulance) của hãng Air Ambulance Specialists, Inc. Chuyến bay khởi hành từ Seattle, Washington, dự định sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng vào khoảng trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015.   Nhìn ông nằm lịm trên giường bệnh mà không cầm được nước mắt, càng thương ông thì càng căm thù tên chuột cống súc sinh Nguyễn Xuân Phúc, kẻ đã mượn tay Trung Nam Hải dùng phóng xạ ám hại ông  Như chúng tôi đã đưa tin ngày 23-12-2014 về việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc chất phóng xạ ARS đã tiến triển thành ung thư máu bạch cầu cấp, hiện ông vẫn đang nằm tại Trung tâm Y tế Đại học Washington và được giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey đến từ Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic - SCCA) làm bác sĩ trực tiếp điều trị. Giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey - chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư máu bạch cầu cấp (AML) hiện đang trực tiếp điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh   Theo thông tin từ đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW và Ban Tổ chức TW sau khi qua Mỹ làm việc với bệnh viện về cho biết, tình trạng của ông Nguyễn Bá Thanh đang rất nguy kịch sau 2 đợt hóa trị tưởng chừng thành công nhưng cuối cùng vẫn thất bại khi các chỉ số xét nghiệm máu xấu đi nhanh chóng. Trước khi hóa trị lần 3, các giáo sư bệnh viện đã cân nhắc về tính độc hại của hoá chất và những tác dụng phụ sẽ gặp phải nhưng gia đình ông Nguyễn Bá Thanh vẫn quyết tâm điều trị. Theo bác sĩ Elihu Estey, dự kiến có 3 khả năng xảy ra: 1.    Ông Nguyễn Bá Thanh có thể gặp nguy hiểm tính mạng trong quá trình hóa trị. 2.    Nếu kết quả xét nghiệm tuỷ đồ không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện ghép tủy thì chỉ còn cách duy nhất là điều trị duy trì thể trạng để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân đến tối đa có thể.   3.    Trong trường hợp may mắn nhất, nếu các chỉ số xét nghiệm máu đủ điều kiện để ghép tuỷ, sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật ghép tuỷ và hi vọng kết quả điều trị sẽ thành công.   Và ngày 26/12/2014, đợt hóa trị lần 3 kết thúc và khả năng thứ 2 đã xảy ra, sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm tuỷ đồ đưa ra kết luận không có dấu hiệu cải thiện, không đủ điều kiện để tiếp tục phẫu thuật ghép tủy. Điều duy nhất các bác sỹ tại Trung tâm Y tế Đại học Washington có thể làm được hiện nay là cố gắng điều trị duy trì thể trạng để kéo dài sự sống cho ông Nguyễn Bá Thanh.   Ngày 27/12/2014, theo nguyện vọng của ông Nguyễn Bá Thanh, các bác sĩ Elihu Estey và Donnel Rizzuto đã gặp gia đình để trình bày toàn bộ về tình trạng của ông Thanh và đưa ra lời khuyên nên đưa ông Nguyễn Bá Thanh về Việt Nam sớm nhất có thể.   Ngày 29/12/2014, hãng Air Ambulance Specialists, Inc. xác nhận gia đình ông Nguyễn Bá Thanh đã đặt máy bay cứu thương Lear Jet. Chuyến bay sẽ khởi hành ngày 2/1/2015 từ  Seattle, Washington (giờ Washington, Hoa kỳ), sau 15 giờ bay sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh về đến sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng trưa hoặc chiều cùng ngày 2/1/2015 (theo giờ Việt Nam). Máy bay cứu thương Lear Jet sẽ đưa ông Nguyễn Bá Thanh từ Seattle, Washington về thẳng sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trưa hoặc chiều ngày 2/1/2015 Vậy là mọi hi vọng về kết quả điều trị thành công cho ông Nguyễn Bá Thanh đã thất bại, chúng ta phải chấp nhận sự thật và nhân dân, nhất là người dân Đà Nẵng hãy sẵn sàng đón người con ưu tú về với đất mẹ vào ngày 2/1/2015 tới đây. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không được để mất niềm tin, hãy tiếp tục duy trì đàn cầu an cho ông, cầu mong phép màu sẽ xảy ra để ông có thể hồi phục bất ngờ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất xảy ra.   Nghe nói, trong thời gian ở Mỹ, ông Nguyễn Bá Thanh đã chuẩn bị sẵn đơn tố cáo, chỉ đích danh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đã mượn tay Trung Quốc ám hại ông vì những động cơ chính trị thấp hèn. "Chả lẽ đây là ông Nguyễn Bá Thanh đang chỉ đạo công việc qua điện thoại về Việt Nam. Đang yên lành ở Đà Nẵng mắc mớ gì mà nghe lời ông Trọng ra trung ương để rồi thân tàn ma dại thế này" Thương quá ông Thanh ơi, nhưng ông hãy yên lòng, những kẻ gây ra đau thương cho ông chắc chắn sẽ phải đền tội Hỡi nhân dân Đà Nẵng hãy chuẩn bị sẵn sàng, khi ông Nguyễn Bá Thanh nằm xuống cũng chính là lúc chúng ta bắt tên đồ tể Nguyễn Xuân Phúc phải đền tội! Nguồn: chandungquyenluc3.blogspot.sg
......

Liên Hiệp Kinh Tế Âu-Á

Vùng trái độn bảo vệ liên bang Nga   Hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2015, Cộng Hòa Latvia sẽ thay nước Ý lên làm chủ tịch luân phiên của Hội Ðồng Âu Châu trong sáu tháng. Ðấy là một biến cố cũng đáng chú ý trong bối cảnh chung là Liên Hiệp Âu Châu chưa ra khỏi những khó khăn kinh tế, Latvia là một nước nhỏ trên vùng biển Baltic có thể bị Liên Bang Nga uy hiếp. Nhưng chuyện thay bậc đổi ngôi này chỉ có giá trị trong sáu tháng, với một cơ chế mang tính chất biểu tượng và chỉ có thẩm quyền gạn lọc và quy định một số nghị trình làm việc của các thành viên Liên Âu mà thôi. Biến cố quan trọng hơn thế là hôm nay, mùng 1 Tháng Giêng năm 2015, đánh dấu sự chính thức ra đời của Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á - Eurasian Economic Union (viết tắt là EEU, hay EAEU nếu ta cần chú ý đến yếu tố Á Châu, Asian). Từ liên hiệp quan thuế đến liên hiệp kinh tế Xuất phát từ một sáng kiến vào 10 năm trước của Tổng Thống Vladimir Putin, Liên Bang Nga đã mở ra một vòng đàm phán với hai nước Cộng Hòa Belarus và Kazakhstan từ năm 2006 để thành lập một hệ thống quan thuế duy nhất giữa ba nước.   Liên Hiệp Quan Thuế có nghĩa là ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan có chung một chế độ quan thuế duy nhất, hàng xuất nhập cảng từ bên ngoài vào ba quốc gia này có chung một thuế biểu, bên trong, ba nước chấp nhận với nhau tô suất thuế có tính chất ưu đãi. Vì kích thước kinh tế và chính trị quá lớn của mình, Liên Bang Nga giữ vị trí trọng yếu trong hệ thống đó, chính thức ra đời từ năm 2010. Khi ấy, ít ai để y tới sự hình thành có vẻ tượng trưng đó trên đại lục địa Âu-Á vì khủng hoảng bắt đầu bùng nổ trong khối Euro của Liên Âu vào năm 2010. Năm 2012, ba quốc gia trong Liên Hiệp Quan Thuế nói trên tiến xa hơn một bước để lập ra một “Không Gian Kinh Tế Thống Nhất” giữa Nga, Belarus và Kazakhstan. Ðấy là nền móng của hệ thống EEU vừa ra đời hôm nay và gồm bốn nền kinh tế của các nước Nga, Belarus, Kazakhstan và Armenia. Cộng Hòa Kyrgyzstan sẽ gia nhập hệ thống này từ Tháng Ba tới đây.   Cơ sở của hệ thống liên hiệp kinh tế này là từng thành viên đồng ý hội nhập các khu vực kinh tế như ngoại thương, kỹ nghệ, năng lượng, cạnh tranh và vận chuyển vào một cơ chế thống nhất, với những luật lệ chung áp dụng cho toàn khối. Mục tiêu kế tiếp là thành lập một khối kinh tế thống nhất tương tự như Liên Hiệp Âu Châu, bên trong là quyền tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ và nhân lực lao động. Ðể tiến tới đó, bốn quốc gia sáng lập đã xây dựng một bộ máy hành chính siêu quốc gia gồm có 23 cơ quan khác nhau. Trong hệ thống này, mọi quyết định quan trọng đều phải có sự đồng ý của các thành viên. Bên trong thì các nước vẫn có thể đàm phán thương thảo những ngoại lệ để dung hòa các vấn đề kinh tế chính trị thuộc nội bộ từng nước.   Khi đưa ra sáng kiến này mươi năm về trước, Putin nghĩ đến lợi ích kinh tế của việc hội nhập các nước láng giềng xưa kia nằm trong Liên Bang Xô Viết, về sau đã thành quốc gia độc lập nhưng vẫn có quan hệ kinh tế gắn bó với nước Nga. Sau đó, Putin mới nhắm vào mục tiêu chính trị lớn lao hơn, là mở rộng ảnh hưởng của Liên Bang Nga trên một khu vực rộng lớn kéo dài từ Ðông Âu đến Viễn Ðông, vùng cực Bắc của Thái Bình Dương. Ðấy sẽ là một vùng trái độn bảo vệ nước Nga mà cũng một lực đối trọng với Liên Âu, vắt ngang đại lục địa Âu-Á. Putin còn hy vọng lôi kéo hay hội nhập các nước Ðông Á như Trung Quốc và Việt Nam. Hai xứ này hiện vẫn giữ quy chế thân hữu là quan sát viên... Nhưng ngày nay, khi giấc mơ bành trướng ảnh hưởng của Putin có vẻ thành hình thì kinh tế Nga lâm nạn. Trong năm 2014, đồng rúp mất 40%, cuối năm kinh tế bị suy trầm (recession) và qua năm mới sẽ bị suy thoái (depression) khi Ngân Hàng Trung Ương đã mất gần 100 tỷ để giữ giá đồng bạc. Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của vụ khủng hoảng, chế độ Putin lập kế hoạch tăng thuế trên lúa mì xuất cảng, bắt các nhà xuất cảng Nga bán lại cho chính phủ một phần dự trữ ngoại tệ và du di một số ngân khoản để riêng yểm trợ các ngân hàng và doanh nghiệp Nga. Tức là ngay từ khi thành lập Liên Hiệp EEU, Liên Bang Nga đã đòi những ngoại lệ! Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về vị trí của các thành viên kia. Cộng Hòa Belarus Là một nước thân Nga, đến độ thần phục, Belarus đã hưởng lợi khá nhiều từ khi hội nhập kinh tế với Nga: xuất cảng qua Nga tăng hơn gấp đôi từ 2009 đến 2014 và xuất cảng qua Kazakhstan tăng gần gấp ba. Ðã thế, Belarus cũng khéo thương thuyết với Nga để thi hành chế độ quan thuế một cách chọn lọc, với khá nhiều ngoại lệ có lợi cho mình. Nhưng vì Belarus lệ thuộc vào doanh nghiệp và giới tiêu thụ Nga để bán được 40% của tổng số xuất cảng của mình cho nên khi kinh tế Nga khủng hoảng, Belarus bị vạ lây! Ba ngày sau khi Nga tăng lãi suất đến 6,5% để cứu đồng rúp, Belarus bắt các doanh nghiệp của mình phải bán lại 50% số ngoại tệ dữ trữ và đánh thuế lên nghiệp vụ mua ngoại tệ. Sau đó, thị trường chứng khoán và trang nhà của nhiều doanh nghiệp đã bị đóng trong nhiều ngày. Chấn động kinh tế vì đồng rúp tuột giá đã dội lên thượng tầng chính trị của Belarus. Hôm 22 vừa qua, Thủ Tướng Mikhail Myasnikovich nói thẳng rằng kinh tế xứ này bị khủng hoảng là vì hội nhập với Nga và biện pháp cứu nguy tại một nước lập tức đưa tới nạn phá giá đồng bạc hay lạm phát của toàn khối. Năm ngày sau, Tổng Thống Aleeksandr Lukashenko thẳng tay cách chức thủ tướng cùng nhiều bộ trưởng và thống đốc Ngân Hàng Trung Ương. Belarus bị khủng hoảng chính trị khi Liên Hiệp EEU ra đời!   Cộng Hòa Kazakhstan Sau khi hội nhập vào kinh tế Nga, xứ Kazakhstan rất rộng lớn lại không hưởng lợi bằng Belarus. Từ khi gia nhập Liên Hiệp Quan Thuế vào năm 2010 với chế độ thuế vụ thống nhất về ngoại thương, Kazakhstan phải tăng thuế nhập cảng cho bằng các xứ kia và phải xin đặc miễn cho một số mặt hàng. Nhờ đó ngạch số ngoại thương có tăng nhưng số xuất cảng qua Nga và Belarus lại giảm: thuế xuất cảng được nâng gần ba điểm từ 6.7% lên 9.2% và hội nhập kinh tế với hai xứ kia khiến doanh nghiệp xuất cảng của Kazakhstan mất sức cạnh tranh bên trong hệ thống. Khi Liên Bang Nga bị khủng hoảng kinh tế, Kazakhstan lãnh hậu quả còn tai hại hơn vì các ngân hàng và hệ thống doanh nghiệp tài chánh của mình đều do nước Nga chi phối. Kazakhstan đã phải phá giá đồng bạc tới 19% vào đầu năm và đến cuối năm thì đồng bạc (gọi là “tenge”) lên giá vùn vụt so với đồng rúp và dân Kazakhs lũ lượt chạy qua Nga mua hàng với giá rẻ! Khi Nga tăng lãi suất hôm 16 Tháng Mười Hai, Ngân Hàng Trung Ương Kazakhstan cũng phải nâng lãi suất và quy định một tỷ lệ ký thác cao hơn cho hệ thống ngân hàng. Không khí kinh tế là sự hốt hoảng và vào buổi đầu năm, người người đều chờ đợi một biện pháp phá giá nữa. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã xảy ra. Lên lãnh đạo từ năm 1989 khi còn là đệ nhất bí thư đảng Cộng Sản, rồi tổng thống từ khi xứ này độc lập vào năm, ông Nursultan Nazarbayev nay đã 75 tuổi và sẽ phải về hưu. Khủng hoảng kinh tế xảy ra khi Kazakhstan đang bước vào thời chuyển tiếp lãnh đạo. Bất ổn sẽ là quy luật! Cộng Hòa Armenia Nằm tại trung tâm của một khu vực nhiễu nhương tiếp cận với Biển Caspian và Hắc Hải, với Iran và Turkey, với Georgia và một cừu thù là Azerbaijan vì tranh chấp chủ quyền trên đất Nagorno-Karabakh. Cộng Hòa Armenia tìm mối lợi kinh tế và cả hậu thuẫn chính trị khi gia nhập Liên Hiệp EEU. Mối lợi đó là thế lực của Liên Bang Nga. Nhưng ngược lại, Armenia gặp khó khăn trong quan hệ kinh tế với các nước bên ngoài khối EEU, trước hết là Iran và Liên Âu. Chính là những khó khăn này mới khiến lãnh đạo bị phản đối là tội vào quỹ đạo của Nga. Khi khủng hoảng bùng nổ tại Nga thì dù không là thành viên của Liên Hiệp Quan Thuế, Armenia cũng bị thiệt hại, đồng bạc (gọi là “dram”) bị mất giá 12% so với Mỹ kim và lạm phát tăng vọt ở mức 30-40%. Hàng năm, người dân vẫn nhận được khoảng hai tỷ đô la tiền viện trợ của thân nhân làm ăn bên Nga. Vì tiền rúp mất giá tới 40%, khoản tiền tươi đó coi như mất gần phân nửa. Trong ngần ấy thành viên, Arnenia là xứ tương đối dân chủ nhất. Nhưng việc hội nhập vào kinh tế Nga đang trở thành vấn đề cho hệ thống chính trị của xứ này. Cộng Hòa Kyrgyzstan Là nước nghèo nhất, đáng lẽ Kyrgyzstan cũng là thành viên của Liên Hiệp EEU vào ngày hôm nay, nhưng sau cùng lại hoãn cho đến Tháng Ba. Trước đó, Kyrgyzstan được Nga và Kazakhstan viện trợ tổng cộng là một tỷ 300 triệu đô la để cải thiện các trạm kiểm soát quan thuế (300 triệu) và hạ tầng (một tỷ) như biện pháp khuyến khích việc hội nhập kinh tế vào nước Nga. Khi hội nhập, Kyrgyzstan có mối lợi là được viện trợ và thu hút đầu tư, được bảo vệ về an ninh chống nạn buôn lậu nhờ các trạm quan thuế. Nhưng cái giá phải trả là khó mua hàng của Tầu để bán qua Nga và các nước Trung Á vì thuế suất từ nay sẽ cao hơn. Ðã vậy, kinh tế xứ này lệ thuộc vào tiền bạc do thân nhân sinh hoạt bên Nga vẫn gửi về hàng năm, vào khoảng hai tỷ đô la, gần bằng một phần ba của Tổng sản lượng. Khi kinh tế Nga khủng hoảng, Kyrgystan tất nhiên là bị thiệt hại và năm tới sẽ bị suy trầm như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã dự đoán. Nói chung, bốn thành viên của Liên Hiệp EEU bị chấn động vì những gì đang xảy ra tại Liên Bang Nga và các quốc gia khác đều theo dõi việc này để cân nhắc lợi hại khi gia nhập khối kinh tế Nga theo kiểu Putin. Ðấy là món quà đầu năm không mấy vui cho lãnh tụ trí trá này. Kết luận ở đây là gì? Làm báo không được ăn Tết. Nhưng vẫn phải chúc độc giả một năm mới an bình và thịnh vượng!   Nguồn: nguoi-viet.com
......

Ốc đảo giữa hải đảo

Hoa Kỳ là hy vọng sau cùng – mà chẳng biết và khỏi cần biết * Một hải đảo giữa tiền rừng bạc biển? *   Nhiều biến cố kinh tế hy hữu đã đánh dầu năm 2014 đang kết thúc: sau sáu năm hạ lãi suất tới số không và bơm ra lượng tiền lớn lao chưa từng thấy khiến tư bản chan hòa khắp nơi, Hoa Kỳ hưởng thành quả của phát minh về thuật lý (technology) trong kỹ thuật khai thác năng lượng để thành nhà sản xuất dầu thô có thế giá. Như một hải đảo được địa dư bảo vệ giữa một thế giới nhiễu nhương về an ninh và trì trệ về kinh tế, Hoa Kỳ có thể thản nhiên nhìn Mỹ kim lên giá và dầu thô sụt giá với cường độ rất lớn. Và coi đó là ưu thế hiển nhiên về kinh tế lẫn an ninh.   Chúng ta đã thấy hai tiền lệ tương tự, với hậu quả tai hại đến vô lường.   Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tiền rẻ và phát minh mới của cuộc cách mạng tín học đã thổi cổ phiếu điện tử lên trời và thị trường chứng khoán tăng đều 20% một năm trong năm năm liền. Rồi bể. Kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức ra đời, rồi cũng chuyện tiền rẻ đi cùng nhiều kỹ thuật tài chánh tân kỳ đã thổi bùng thị trường địa ốc. Rồi bể từ năm 2006 khiến Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chánh năm 2008.   Biện pháp ứng phó với khủng hoảng và suy trầm kinh tế thời 2008-2009 đang tái lập một trật tự bấp bênh, được nhồi thêm kỹ thuật lấy dầu từ đá phiến. Chúng ta đang chứng kiến, một lần nữa, sự chuyển dịch dữ dội của các yếu tố sản xuất khiến người ta hồ hởi sảng rồi lại hốt hoảng bậy. Sự thăng giáng thất thường và đột ngột của thị trường đang tạo ra nhiều bất ổn mới cho năm tới.     Vào buổi cuối năm, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ vẫn vượt lên đỉnh và giới đầu tư lẫn nhiều phần tử ưu tú của xã hội vẫn thờ ơ trước sự bất ổn của Đông Á, Đông Âu và Trung Đông. Vụ khủng hoảng tại Nga còn xác nhận ưu thế của nước Mỹ. Vladimir Putin có thể ngang nhiên tấn công Ukraine nhưng lại làm nhiều xứ lo ngại, như Saudi Arabia, và thị trường đẩy giá dầu thấp hơn khiến Liên bang Nga cạn vốn, đồng Rúp tụt giá và kinh tế suy thoái.   "Bất chiến tự nhiên thành" bỗng dưng là phương châm xử thế của Hoa Kỳ. Nhìn lại thì năm 2014 khởi đầu với chuyện "tiền hung" tại Crimea mà vẫn là "hậu cát" cho nước Mỹ. Với những phát minh mới, như kỹ thuật "fracking" và cái iPhone, Hoa Kỳ vẫn ngự trên đỉnh sóng. Thế giới có lầm than ở chung quanh thì đấy là chuyện của thế giới. Không có gì nguy hiểm hơn cho các nước và riêng cho Hoa Kỳ, nếu ta chào mừng năm 2015 với tinh thần đó.   Thuần về kinh tế, Hoa Kỳ chưa ra khỏi hậu quả tai hại của vụ khủng hoảng 2008. Nếu sau đó kinh tế có tạo thêm việc làm vào các năm 2009-2013 thì hầu hết là trong ngành dầu khí nhờ thuật fracking của hai vạn xí nghiệp loại nhỏ và vừa tại 16 tiểu bang. Trong khi đó, thị trường lao động không tăng mà còn giảm, kéo theo lợi tức của giới trung lưu và gây vấn đề xã hội là dị biệt lợi tức quá lớn giữa các thành phần dân chúng.   Khi dầu thô sụt giá hơn nữa, có thể thấy từ giữa năm tới, nhiều doanh nghiệp đào dầu sẽ ngưng hoạt động vì hết lời. Dù thường xuyên cải thiện kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất tới mức 30-40 đồng một thùng, họ vẫn khó tồn tại trên trường cạnh tranh. Công việc mới trong ngành sản xuất và yểm trợ dầu khí đã chấm dứt từ năm 2013, và sẽ đảo ngược nếu dầu thô mất giá nữa.   Quốc hội khóa 113 sắp mãn nhiệm được gọi là Quốc hội "không làm gì cả" vì ách tắc chính trị giữa hai đảng. Thật ra, đấy là một ưu điểm! Nhân loại mất nhiều thế kỷ để đẩy lui vai trò của triều đình và nhà nước vì qua một mức căn bản thì nhà nước càng ít ra luật dân càng dễ thở. Qua năm tới, tình trạng ù lỳ của một nhà nước bao biện sẽ chấm dứt, với đảng Cộng Hoà chiếm đa số tại lưỡng viện và cố thu hồi những đạo luật đã ban hành từ năm 2009. Vì vậy, năm 2015 có nhiều đảo lộn trong xã hội và ngoài thị trường, khiến người thấp cổ bé miệng sẽ chẳng biết đâu mà mò!   Khi ấy, y như thành phần ưu tú đang thu mình trên ốc đảo, dân Mỹ càng không muốn dính dáng vào thiên hạ sự nữa. Mà thiên hạ sự sẽ là một đại đại dương nổi sóng.   Sau khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ, Tổng thống Franklin Roosevelt hỏi Thủ tướng Anh, rằng ta nên gọi cuộc chiến này với tên gì? Winston Churchill có câu trả lời lạnh mình: "Cuộc Chiến Không Cần Thiết". The Unnecessary War. Không cần thiết vì đáng lẽ không để xảy ra. Mà nó vẫn xảy ra với mức tàn phá kỷ lục.   Chỉ vì khi đó, Hoa Kỳ mắc bệnh tự hoài nghi, cứ nhìn vào tai họa và liều thuốc đổ bệnh sau vụ Tổng khủng hoảng 1929-1933. Với lãnh đạo Mỹ khi đó, ưu tiên là chuyện kinh tế của ta, kệ cha thiên hạ sự! Các cường quốc Âu-Á ráng lo lấy chuyện của mình. Ngày nay, chánh sách triệt thoái toàn phương vị, rút lui từ mọi góc về hải đảo của mình, mặc cho các nước xoay trở với nguy cơ khủng bố Hồi giáo, cả Sunni lẫn Shia, cả ISIL lẫn Boko Haram, với đà xâm lược của Putin, bành trướng của Tập Cận Bình, v.v... chánh sách đó là sự khôn ngoan tai hại cho nước Mỹ. Rồi sức năng động của thị trường khiến Mỹ kim lên giá và dầu thô hạ giá càng khiến người ta tin vào chân lý "vô vi nhi trị".   Chẳng làm gì cả về đối ngoại thì bốn phương vẫn phẳng lặng, bên trong thì thị trường vẫn lên giá.   Thật ra, không cường quốc nào có thể coi chuyện đối ngoại là thứ yếu và từ chối can thiệp tại các vùng đất xa xôi mà vẫn hy vọng duy trì vị trí cường quốc toàn cầu. Khi cảnh sát khoanh tay thì hung đồ sẽ được thể tung hoành - và nã đạn vào cảnh sát. Chuyện đang xảy ra bên trong nưoơc Mỹ chứ chẳng đâu xa. Ngay bên đảng Cộng Hoà nổi tiếng diều hâu, một nhân vật như Nghị sĩ Rand Paul thuộc phái "libertarian", tự do tuyệt đối, cũng được nhiều người theo vì chủ trương tự cô lập và chủ hòa, thậm chí phản chiến một cách ngớ ngẩn.   Vì kinh tế cũng là chính trị, vận mệnh Hoa Kỳ không thu gọn vào các chỉ số chứng khoán như DJIA hay S&P 500. Giới đầu tư cứ nói đến cái đỉnh 18.000 của chỉ số Dow Jones mà quên gánh công trái của Mỹ cũng vừa lên tới 18.000 tỷ đô la: nước Mỹ phải chấn chỉnh chi thu để có nền tảng ngân sách quân bình hơn. Và ta quên là khi sóng gió nổi lên từ các thị trường Âu Á vào năm tới thì hải đảo Hoa Kỳ cũng sẽ bị lụt. May là thời sự vẫn nhắc nhở. Ngày 16 vừa qua, khi các thị trường mỉm cười nhìn nước Nga tuyệt vọng tăng lãi suất đến 650 điểm để cứu đồng Rúp mà không xong thì tại Pakistan, đám khủng bố Taliban đã tàn sát 145 thường dân, kể cả 130 thiếu nhi. Từng em bị bắn hạ, sau khi phải nhìn tận mắt thầy giáo bị đốt sống. Chuyện ấy xảy ra sau khi một nước xa xôi và hiền hòa như Úc cũng bị một tay khủng bố đơn độc bắt giữ con tin, làm hai người thiệt mạng.   Người ta hài lòng nhớ đến vụ Sony bị Bắc Hàn tấn công để cấm một cuốn phim khôi hài rẻ tiền mà sau đó phim "The Interview" vẫn thu triệu bạc trong ngày trình chiếu đầu tiên. Từ nơi nghỉ cuối năm tại Hawai, Tổng thống Barack Obama cũng hài lòng nói đến việc Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch Afghanistan, nhưng thời sự lại nhắc đến một chuyện khác vào cùng ngày cuối năm: Tạp chí "Inspire" của tổ chức khủng bố al Qaeda vừa nêu đích danh những mục tiêu sẽ phải thanh toán: bảy hãng hàng không Tây phương (trong đó có bốn hãng của Mỹ) và hai người Mỹ, là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ben Bernanke và... tỷ phú Bill Gates, một người hằng sản và hằng tâm!   Bên ngoài cái tháp ngà vẫn lung lay của Hoa Kỳ là một bầy quỷ dữ đang bóc lịch - và rút kíp lựu đạn chào mừng năm mới. Theo dainamaxtribune.blogspot.de/
......

Những tuyên bố thành thật và những tuyên bố "sốc" nhất 2014!

Những tuyên bố thành thật nhất 2014 1. "Nếu họ làm giàu giỏi thế sao không chỉ cho nhân dân cách làm giàu đi? Bí mật làm chi?"                             Trần Quốc Thuận, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. 2. "Chiếc phong bì không còn chứa đủ tiền hối lộ“                                Phạm Duy Nghĩa - Trưởng khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 3. “Sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được”                         Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội 4. “Tiền chi rất nhiều mà ngập vẫn cứ ngập. Các đồng chí cũng được cho đi tây đi tàu về nhưng làm thì không giống ai, mà lại tiếp tục rơi vào tình trạng chính mình làm ngập nặng hơn"                         Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, về tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn. 5. "Học sinh bị nhồi nhét ra trường như siêu nhân nhưng không làm được gì”                                   Phạm Khánh Phong Lan - Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM 6. “Tòa nói không phải lỗi tại tòa. Viện nói không phải lỗi của viện. Vậy thì lỗi do ai? Nếu cái gì cũng ngon hết rồi thì sao dân vẫn kêu ca?”                                   Phạm Văn Bá - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM 7. “Những gì dính đến vốn nhà nước thì như một cây khế ngọt, qua lại và cứ trèo hái như vậy”                                 Trương Trọng Nghĩa - ĐBQH Tp.HCM 8. “Toàn là Đảng viên, cán bộ giữ tài sản sao mất nhiều thế?”                                    Nguyễn Bá Thuyền - ĐBQH Lâm Đồng 9. "Cơ chế chúng ta là cho tiền cho những người không biết gì mà quyết định“                         Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch &Đầu tư 10. "Có đồng nào “ăn hết” đồng đó, rồi lại đi vay nợ, đáo nợ;                                  Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch quốc hội 11. “Tại sao người tài thì ngày càng ít, còn người ham muốn, lười nhác thì ngày càng nhiều?”                                  Đỗ Văn Đương - ĐBQH Tp.HCM Những tuyên bố "sốc" nhất 2014! 1. "Cầu sập là do quá tải và "vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh". Thiếu tướng Trần Duân Giám đốc CA Lai Châu - Sập cầu treo Chu Va 6 khiến 9 người chết, 41 người bị thương. 2. "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai” Nguyễn Sinh Hùng -  Chủ tịch Quốc hội  3. “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát Quốc ca thì đất nước không thể giàu mạnh”.  Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng 4. “Nợ xấu chủ yếu là bất động sản nên chỉ có thơm lên thôi chứ không thối được. Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai". Nguyễn Đức Hưởng - HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt  5. “Cán bộ thị trường phải kiểm tra chất lượng phân bón bằng… miệng” Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương 6. “Nếu không thăng cấp tướng thì 'anh em tâm tư' “ Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Quốc Phòng 7. “Điều chỉnh một tý (tăng thêm 339 triệu USD) đã rùm beng cả lên”! Nguyễn Hữu Thắng - Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông 8. “Chúng tôi mà có con cháu mắc sởi, không bao giờ dại cho vào đây (Bệnh viện Nhi trung ương)”. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế 9. “Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới” Nguyễn Đình Quyền - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội 10. “Khoai tây nhiễm độc của Trung Quốc vẫn an toàn” Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng cục bảo vệ thực vật 11. “Nghề bán vé số có thu nhập cao.” Giàng Seo Phử - Bộ trưởng & Chủ nhiệm Uỷ Ban Dân Tộc 12. “Do bị khớp nên anh em đưa ra con số 34.000 tỷ đồng. Đảng, Nhà nước thông cảm” Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo 13. “Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp” Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng bộ quốc phòng 14. “Những người tưng tưng không được cho vào danh sách giới thiệu hoặc ứng cử” Ông Phạm Văn Gòn -  ĐBQH Tp.HCM 15. “Chúng ta phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên” Sư Thích Thanh Quyết - ĐBQH Quảng Ninh 16. “Xây dựng nên ngôi nhà này một phần từ sự giúp đỡ của nhiều người bạn cho đá, cho gạch…” Trần Văn Truyền - Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Giải thích về căn biệt thự và tài sản riêng. 17. “Vấn đề chủ quyền.. Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau ...” Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước 18. "Bỏ thuốc cho học sinh ngủ, trường mầm non có hoài, không có vấn đề gì lớn” Trần Hữu Vĩnh -Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Bình Tân, TP.HCM 19. "Không thể từ MỘT vụ ông Truyền mà suy ra “Đảng hỏng hết, vứt đi tất” Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí Thư đảng CSVN
......

Viện Khổng Tử, cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng

(VNC) Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp. Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới. Phát huy văn hóa là lẽ tự nhiên và đáng ca ngợi. Ngoài trừ những kẻ tự thu mình trong góc tối, sống trong ảo tưởng “quê hương mình là đẹp hơn cả” dù suốt đời không ra khỏi nhà để rồi trở nên ngày thêm u mê lạc hậu, phần lớn các lãnh đạo và con người trên thế giới đều biết trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung, văn hóa của một dân tộc là một phần của văn minh nhân loại. Thế nhưng, những khái niệm văn hóa, độc lập, tự trị, phi chính phủ của các trung tâm, các viện văn hóa nêu trên không áp dụng trong trường hợp các Viện Khổng Tử của Trung Cộng, bởi vì thực chất của các viện này chỉ là cơ quan tuyên truyền, tình báo và được đặt dưới sự lãnh đạo của Cục Tuyên Truyền Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuyên truyền là xương sống của chế độ CS. Từ khi thành lập đảng CSTQ năm 1921 đến nay, tuyên truyền luôn đóng một vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách của đảng. Cục Tuyên Truyền Trung Ương do Lý Trường Xuân, Ủy viên Bộ chính trị đứng hàng thứ năm làm Cục Trưởng. Tại sao là Viện Khổng Tử mà không là Viện Mao Trạch Đông hay Viện Đặng Tiểu Bình? Bản chất của CS từ Âu sang Á là giấu mặt và vận dụng ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử trong đó Khổng Tử là một trong những nạn nhân. Trong thời kỳ sau 1949 đến 1966, lãnh đạo Trung Cộng dựa vào Khổng Tử như biểu tượng của quyền hạn gia đình bởi vì trong giai đoạn đó Mao chủ trương phân tán quyền sở hữu đất đai xuống các đơn vị gia đình qua trung gian các chính sách cải cách ruộng đất và Bước Tiến Nhảy Vọt đầy thảm họa. Mao ca ngợi Khổng Tử “nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các thành tựu lịch sử và đánh giá chúng với quan điểm Mác Lê. Trung Hoa có một lịch sử dài nhiều ngàn năm với đặc tính riêng và là những kho tàng quý báu… Chúng ta phải tổng hợp từ Khổng Tử đến Tôn Dật Tiên và kế thừa các truyền thống giá trị này”. Lưu Thiếu Kỳ còn đi xa hơn khi cho rằng Khổng Tử có nhiều đặc điểm của một người CS tốt. Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, bao nhiêu thất bại, sai lầm của Mao đều được đổ lên đầu Khổng Tử khi chiến dịch Chống Bốn Cũ (nhận thức cũ, văn hóa cũ, truyền thống cũ, tập quán cũ) được phát động. Nội dung của Cách Mạng Văn Hóa được tóm tắt là “cái mới” chống “cái cũ” và trong đó Khổng Tử đại diện cho mọi “cái cũ” và biểu tượng của xã hội giai cấp. Không chỉ chống Khổng Tử về mặt tư tưởng mà cả đền thờ, di tích, sách vở đều bị đục bỏ hay đốt phá. Mao phát biểu “đọc sách nhiều quá sẽ làm tê liệt khả năng nhận thức”. Mục đích chống Khổng Tử của Mao là để đương đầu với sự thất bại kinh tế do chính y gây ra và chống lại những lãnh đạo thực tâm sùng bái Khổng Tử trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Kết quả, 60 phần trăm lãnh đạo CS các cấp bị thanh trừng qua nhiều hình thức. Khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thế giới thay đổi và sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Sự toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lãnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội. Nhân vật lịch sử cần được đánh bóng không phải là hai hồn ma CS Mao hay Đặng mà chính là Khổng Tử. Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi giới thiệu Khổng Tử đã ca ngợi ông ta chủ trương một “xã hội hài hòa”. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng in Luận Ngữ và là tác phẩm phát hành nhiều nhất ở Trung Quốc, và các ấn bản ngoại ngữ cũng được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới. Theo Giáo sư Gilbert Rozman thuộc khoa xã hội học, đại học Princeton, Trung Cộng “muốn thế giới nhìn vào lịch sử Trung Quốc và những vinh quang quá khứ để khuyến khích họ chấp nhận một Trung Quốc hiện nay nhiều hơn”. Phê bình quan điểm của Hồ Cẩm Đào, Giáo sư Perry Link, Ban Đông Á, đại học Princeton cho rằng có sự mâu thuẫn về căn bản là cái cách chính phủ Trung Cộng sử dụng Khổng Tử để đại diện cho văn hóa Trung Hoa hài hòa ở nước ngoài trong khi đó đảng áp dụng chính sách toàn trị hà khắc đối với người dân trong nước. Lịch sử hình thành Viện Khổng Tử Kế hoạch Viện Khổng Tử được chính thức ra đời vào tháng Sáu năm 2004. Sau vài lần thử nghiệm tại Uzbekistan, viện đầu tiên được khánh thành ngày 21 tháng 11 năm 2004 tại Seoul, Nam Hàn. Đến nay, 2014, đã có 480 Viện Khổng Tử rải rác khắp sáu lục địa. Lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố vào năm 2020 con số Viện Khổng Tử sẽ lên đến một ngàn viện. So với Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) được thành lập 131 năm trước, con số một ngàn đầy tham vọng và cấp bách của Trung Cộng rõ ràng không phải chỉ thuần mục đích văn hóa. Tạp chí The Economist nhận xét Viện Khổng Tử chỉ là “cơ quan nhà nước” CS và do đó chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chủ trương của đảng. Với điều kiện thông tin ngày ngay, nhận xét của tạp chí The Economist có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. Các chức năng mặt nổi của Viện Khổng Tử Theo tài liệu chính thức, Viện Khổng Tử là bộ phận của Hán Ban (汉办) “một cơ quan của Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, một tổ chức không lợi nhuận, phi chính phủ, liên kết với Bộ Giáo Dục Trung Quốc” Nhiệm vụ công khai của Viện Khổng Tử là “giảng dạy Hoa ngữ ” và “đóng góp vào sự thành hình một thế giới đa dạng và hài hòa”. Hán Ban, về cơ cấu trực thuộc Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, trong thực tế chẳng phải phi lợi nhuận, tự trị gì mà do một lãnh đạo CS cấp trung ương điều hành. Chủ tịch Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ là bà Chen Zhili. Bà Chen sinh tháng 11 năm 1942, nguyên Cố Vấn Nhà Nước kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng. Bà gia nhập đảng CSTQ năm 1961. Nguyên là Bí Thư đảng bộ Ban Khoa Học Kỹ Thuật Thượng Hải, sau đó được thăng cấp giữ chức Giám Đốc Ban Tuyên Truyền Thượng Hải kiêm Phó Bí Thư Ban Chấp Hành Đảng Bộ Thượng Hải. Từ năm 2008 bà Chen là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng. Về cấp bậc đảng, bà Chen là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSTQ tại các đại hội 15, 16, 17 đảng CSTQ. Tổng giám đốc hiện nay của Hán Ban là bà Xu Lin, cấp thứ trưởng trong chính phủ, thành viên của Hội Đồng Nhà Nước và ủy viên Hội Đồng Tham Vấn Chính Trị. Điều đó cho thấy cả hai lãnh đạo Viện Khổng Tử đều là cán bộ tuyên truyền cao cấp chứ chẳng thuần túy văn hóa, ngôn ngữ gì. Về tài chánh, theo Chinadigitaltimes, Viện Khổng Tử được sử dụng một ngân sách rất cao lên đến nhiều tỉ yuan và website của Viện Khổng Tử cũng được xếp vào một trong những website tốn kém nhất tại Trung Cộng. Bà Chen Zhili ra ngoại quốc được quyền sử dụng tiền bạc một cách rộng rãi so với các ngân sách giáo dục khác. Mặc dù rất ngạc nhiên trước thái độ yểm trợ tài chánh dồi dào của Trung Cộng, nhiều đại học quốc tế, kể cả Mỹ, cần tiền bảo trợ cho các chương trình Hoa Ngữ nên cũng không khó khăn lắm trong việc chấp nhận sự thành lập Viện Khổng Tử. Các chức năng mặt chìm của Viện Khổng Tử - Thực hiện chủ trương tuyên truyền “sức mạnh mềm”: Theo Giáo sư Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm được định nghĩa như là khả năng đạt được mục tiêu bằng ảnh hưởng, hợp tác với đối phương thay vì ép buộc đối phương phải tuân hành. Người viết đã phân tích chi tiết trong bài Từ Hồ Cẩm Đào đến Obama, bài học về chính sách Sức mạnh mềm (Soft power). Joseph Nye Jr. tóm tắt quan điểm này trong tác phẩm Sức mạnh Mềm: Phương tiện để Thành công trong Chính trị Thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics): “Một quốc gia có thể đạt được kết quả mong muốn trong chính trị thế giới bởi vì các quốc gia khác – khâm phục giá trị của nó, tích cực noi gương các thành tựu nó đạt được, khát vọng để đạt đến mức độ thịnh vượng và mở rộng của nó, muốn theo chân nó. Trong ý nghĩa đó, quan trọng là đặt ra một nghị trình và thu hút các quốc gia khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ thay đổi bằng các đe dọa quân sự hay trừng phạt kinh tế.” Cũng theo Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm của một quốc gia đặt trên ba nguồn: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Áp dụng chính sách sức mạnh mềm trong phạm vi thế giới đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách tuyên truyền quốc tế của Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo Trung Cộng hiện nay. Trung Cộng có hai đường lối tuyền truyền tương đối độc lập gồm tuyên truyền đối nội nhằm kiểm soát nhận thức người dân và tuyên truyền đối ngoại tập trung vào việc ảnh hưởng dư luận quốc tế một cách phù hợp với chính sách đối ngoại của đảng CSTQ. Tạp chí Economist giải thích các Viện Khổng Tử được sử dụng nhằm giành được sự đồng thuận của dư luận thế giới. Mục đích cụ thể của đường lối tuyên truyền đối ngoại gồm (1) trấn an dư luận thế giới về một Trung Cộng đe dọa, (2) bảo đảm nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng lãnh phí, (3) xây dựng các liên minh quốc tế và làm yếu vai trò của Đài Loan trong cộng đồng thế giới, và (4) phát huy một thế giới đa phương và giới hạn sức mạnh của Mỹ. Khi Hồ Cẩm Đào công bố chủ trương áp dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới đầu năm 2009, Lý Trường Xuân không giấu diếm khi cho rằng các Viện Khổng Tử là “cửa ngõ quan trọng để làm sáng danh văn hóa Trung Quốc, giúp mở rộng văn hóa Trung Quốc, đó là phần của chiến lược tuyên truyền quốc tế”. Mặc dù luôn bào chữa là “khách quan”, “độc lập”, các vấn đề nhạy cảm như biến cố Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng v.v. đều bị gạch bỏ khỏi các chương trình giảng dạy tại các Viện Khổng Tử và các học viên không được phép bàn đến các vấn đề này. Do đó, khác với nội dung do Joseph Nye phác họa, chính sách của CSTQ thực chất là một chính sách tuyên truyền và mua chuộc, tương tự như chính sách thực dân trước đây. - Hang ổ tình báo: Trung Cộng hiện có 60 triệu Hoa Kiều sinh sống gần như tại hầu hết quốc gia trên thế giới và việc sử dụng nguồn lực của đạo quân thứ năm này để phục vụ một cách hữu hiệu đường lối đảng là một quan tâm lớn của lãnh đạo Trung Cộng. Tờ báo có uy tín của Mỹ Forbes, trong tháng 10 2014, tố cáo một trong những trường đại học rất uy tín tại Mỹ, đại học Stanford, đã hợp tác với Trung Cộng qua trung gian Viện Khổng Tử. Ngân sách của viện do Trung Cộng tài trợ. Tác giả bài viết trên Forbes trích lời phát biểu của Arthur Waldron khi nói rằng “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo của Trung Cộng”. Cũng trên Forbes, tác giả Eamonn Fingleton, chỉ trích các trường đại học Mỹ bán rẻ lương tâm trí thức qua việc im lặng trước sự kiện Thiên An Môn. Lý do, tiền của Bộ Giáo Dục Trung Cộng đổ vào các đại học này một cách ồ ạt qua cửa Viện Khổng Tử. Hiện nay có khoảng 220 ngàn sinh viên Mỹ theo học các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên và nguy hiểm là các hợp đồng giữa Bộ Giáo Dục Trung Cộng và các đại học Mỹ đều phải được giữ kín. Theo Abrice De Pierrebourg, một cựu chuyên viên ngành tình báo Pháp, nhiều “chuyên viên ngôn ngữ Trung Quốc” lại có lý lịch gốc an ninh tình báo. Chức năng của những người này không phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng tình báo để làm việc cho Trung Cộng. Phóng viên Omid Ghoreishi của báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh Sử Dụng Viện Khổng Tử cho mục đích Gián Điệp (Beijing Uses Confucius Institutes for Espionage) đã trích dẫn lời của Michel Juneau-Katsuya, cựu Trưởng Cơ Quan An Ninh Tình Báo đặc trách Á Châu Thái Bình Dương của chính phủ Canada rằng với kinh nghiệm nhiều chục năm của ông hoạt động trong khu vực, cho thấy Trung Cộng không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Cũng theo lời ông Michel Juneau-Katsuya, đương kim chủ tịch chấp hành công ty an ninh Northgate SSI và một trong những chuyên viên an ninh được trích dẫn nhiều nhất tại Canada, Viện Khổng Tử là một đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada. Ông khẳng định “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Tây phương đã xác định Viện Khổng Tử như hình thức của cơ quan tình báo do Trung Cộng sử dụng và cũng do Trung Cộng tuyển dụng”. Bài báo trên The Epoch Times cũng nhắc lại lời tuyên bố của Hồ Cẩm Đào như một bằng chứng cho thấy các Viện Khổng Tử thực chất là hang ổ gián điệp. Họ Hồ phát biểu “Sau nhiều năm nỗ lực, chúng ta đã tìm ra cách để trồng cấy và chuẩn bị những người ủng hộ đảng chúng ta”. Dĩ nhiên các lãnh đạo Trung Cộng luôn bác bỏ những lời tố cáo của các chuyên viên tình báo quốc tế và uy tín như Michel Juneau-Katsuya. Các lãnh đạo Trung Cộng hãnh diện khi nhắc đến Viện Khổng Tử như một phần của “mặt trận đoàn kết” chống kẻ thù. Nhưng kẻ thù của “mặt trận” này là ai? Không ai khác hơn là “năm nọc độc” gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, và “thế lực thù địch Tây Phương” đứng đầu là Mỹ. Một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố sớm muộn cũng sẽ sụp đổ Mặc dù phát triển kinh tế nhanh trong hai chục năm qua, Trung Cộng đang đương đầu với những khó khăn khách quan về lâu dài không thể vượt qua bao gồm yếu tố dân số thặng dư và mất cân đối, y tế công cộng thiếu hụt trầm trọng, môi sinh độc hại nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ chế chính trị độc tài toàn trị, bóp nghẹt hầu hết các quyền căn bản của con người và tham nhũng đã trở thành một đặc tính trong mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương. Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa. Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ. Trần Trung Đạo
......

Chưa bao giờ Phản Động đáng kính đến thế

Trong không khí nhìn lại 2014 trong những ngày cuối năm, kính mời quí độc giả cùng đọc lại bài viết "Chưa bao giờ Phản Động đáng kính đến thế" để chia sẻ niềm cảm phục và quí mến đối với các anh Ba Sàm, Người Lót Gạch, Bọ Lập, và những người đang chấp nhận tù ngục vì tương lai của cả dân tộc chúng ta.BBT-WebVT@S:   Trong thời gian qua, với từng bước xâm lấn ngày càng trắng trợn của Trung Cộng (TC), người ta càng thấy Ban Tuyên Giáo Trung Ương lúng túng không biết biện hộ thế nào cho chính sách cứ từ bại đến thua của lãnh đạo Đảng CSVN. Và như để bù vào khoảng trống đó, đạo quân dư luận viên (DLV) được lệnh túa ra chửi hết mọi người là "phản động". - Ai nhắc lại chuyện lỗ lã Bôxít Tây Nguyên và có địch trên Nóc nhà Đông Dương ... là phản động. - Ai đụng tới chỗ nhược 16 chữ vàng, 4 tốt và quan hệ hữu hảo ... là phản động. - Ai tự tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa, Biên giới 1979 ... là phản động. - Ai còn tiếc rẻ vụ sửa Hiến Pháp thua cả Miến lẫn Miên ... là phản động. - Ai đòi bất cứ cái gì "độc lập" ... đều là phản động. - Cả người biểu tình ôn hòa chống giàn khoan và kẻ bạo loạn được công an làm ngơ ... đều là phản động. - Và đặc biệt trên thế giới Internet, blogger, mạng xã hội ... chỉ toàn là đám phản động và phản động.   Nhưng có DLV nào hay những người ra lệnh cho họ dành ra chỉ vài phút để tự hỏi "phản động" là gì không? Hoặc nếu "phản động" là thế, thì "chính động" là gì? Chính động có đương nhiên tốt không?   Phản động từ đâu ra?   Theo nghĩa đen và bình thường trong tiếng Việt thì phản động là di chuyển theo hướng ngược lại với một hướng nào đó. Nhưng trong lịch sử Việt Nam, từ "phản động" chỉ xuất hiện ở thế kỷ 20 khi được rước từ Tàu về. Đây là chữ dịch của từ ngữ nguyên thủy mà Lenin đẻ ra — ít là thế giới tin như vậy vì Lenin dùng các chữ "phản động", "phản cách mạng" vô số lần khi còn sống. Nhãn "phản động" từ thời đó cho đến nay vẫn được dùng để lên án những ai không đồng ý với chế độ cộng sản, hay nói chính xác hơn là không đồng ý với các lãnh tụ cộng sản đang nắm quyền. Và kẻ phản động bị xem là đương nhiên xấu.   Điều cần nhấn mạnh là yếu tố "chỉ so với các lãnh tụ đang nắm quyền" khi qui kết ai là phản động. Vì đã có rất nhiều trường hợp như lãnh tụ Trotsky, một trong những cha đẻ ra chế độ Liên Bang Xô Viết. Khi Lenin còn sống, mỗi lời của Trotsky đều là chân lý và mọi kẻ bất đồng với chân lý đó đều là lũ phản động. Nhưng chỉ mấy tháng sau khi Lenin chết và Stalin thắng thế trong cuộc chạy đua lên ngôi, cũng cùng là con người và tư tưởng Trotsky đó, thì nay bị lên án là tên "cực kỳ phản động". Bà Giang Thanh là trường hợp tương tự tại Trung Quốc trước và sau ngày chết của Mao Trạch Đông. Và hiện nay là trường hợp Chu Vĩnh Khang, Giang Trạch Dân. Ông Khang từng là trùm công an - an ninh Trung Quốc, từng ném bao kẻ phản động vào chỗ chết, nhưng nay đang bị lãnh tụ đương quyền Tập Cận Bình đạp xuống cùng hàng những kẻ phản động đó. Sẽ không mấy ai kinh ngạc nếu vài tháng nữa thuyết Ba Đại Diện của ông Giang Trạch Dân bị liệt vào loại tư tưởng phản động. Và còn hàng ngàn hàng vạn thí dụ khác nữa tại từng chế độ cộng sản. "Phản động", do đó, chỉ là vũ khí chính trị của lãnh tụ nào đang ngồi ở cực đỉnh. Các định nghĩa về "thành phần phản động" có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Đặc biệt trong thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, có khi chỉ qua một đêm định nghĩa đã đổi khác, và vô số cán bộ hôm trước còn đứng giảng huấn người khác về cách mạng, hôm sau đã bị đội mũ giấy ghi chữ phản động hữu khuynh, phản động tả khuynh. "Phản động" do đó hoàn toàn không có giá trị khoa học hay luân lý, và hầu như luôn đi ngược lại đạo lý truyền thống của các dân tộc.   Dân chúng dưới mọi chế độ cộng sản, từ thời Lenin, Stalin, đến Mao Trạch Đông dài đến Tập Cận Bình, đã từ lâu đồng nghĩa "phản động" với kinh hoàng. Phản động đồng nghĩa với "không biết bị bắt đi lúc nào, ngày hay đêm, và biệt tăm tích kể từ đó" dưới thời Lenin. Phản động đồng nghĩa với "không biết sẽ bị tra tấn đến cỡ nào và sẽ tự thú thêm cho mình bao nhiêu tội nữa trước khi bị bắn" dưới thời Stalin. Phản động đồng nghĩa với "chết đói cứng đờ giữa các trại tù tuyết trắng" dưới thời Kim Nhật Thành. Phản động đồng nghĩa với "té chết trong những hố phân lỏng tại các trại lao cải" dưới thời Mao Trạch Đông.   Phản động vào Việt Nam Từ ngày đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và đặc biệt từ khi lên nắm quyền cai trị đất nước, các đời lãnh đạo đảng CSVN đều áp dụng triệt để công thức từ các nước đàn anh vừa để tận diệt tất cả những ai không đồng ý với các lãnh tụ đang nắm quyền, vừa để giữ số đông quần chúng trong tình trạng sợ hãi thường xuyên. Trong số các hung thần chuyên cột bảng "phản động" vào cổ hàng ngàn nạn nhân trong thế kỷ 20 phải kể đến Bộ Trưởng Công An đầu tiên Trần Quốc Hoàn, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương Tố Hữu. Các đối tượng phản động cùng với cha mẹ, vợ con, cháu chắt và cả vòng bạn hữu của họ đều lập tức bị liệt vào loài đáng bị xa lánh, tù tội, đói khát, và vô học suốt đời. Ngày nay cũng vậy, cả công an và ban tuyên giáo đều đang liên tục dùng lại nhãn "phản động" với ước mong nó cũng lại gióng lên sự kinh hãi tột cùng trong lòng người nghe — cả các đối tượng lẫn những người chung quanh họ — như trong thế kỷ trước. Họ luôn nghĩ ra những cách mới để làm cuộc đời các "thành phần phản động" phải tăng thêm phần khốn đốn, đau đớn, bất kể những người này còn ở ngoài hay đã vào tù.   Nhưng trong suốt 60 năm ngột ngạt, căng thẳng ngày đêm đó vẫn có những con người đứng lên chấp nhận mình là "phản động". Họ là những nhà trí thức như trong vụ Nhân Văn - Giai Phẩm phản đối chính sách Cải Cách Ruộng Đất và đòi quyền tự do tư tưởng; kéo dài đến những đảng viên CS cao cấp như Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, ... đòi trả quyền làm chủ đất nước cho người dân; dài đến những người yêu nước nồng nàn như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức, ... báo động toàn dân về tai họa Bắc Thuộc. Câu hỏi được đặt ra là tại sao những con người này lại nhất quyết chọn con đường "phản động" như thế?   Câu trả lời có lẽ khá đơn giản: Vì họ còn lương tâm.   Phản động thật đáng kính Chính vì còn lương tâm mà các vị này không thể đi tiếp theo hướng làm lụn bại đất nước và con người. Họ chọn hướng đi ngược lại. Chính vì còn lương tâm đối với công đức hy sinh của cha ông, đối với xương máu của đồng đội, và đối với tương lai các thế hệ cháu con mà họ nhất quyết phải đổi hướng, phải "phản động", bất chấp các tai họa trút xuống trên đầu họ và gia đình. Chỉ nội chừng đó thôi, những con người can đảm đó đã quá đáng kính phục rồi. Nhưng còn hơn thế nữa, những con người phản động này có tầm nhìn rất xa. Từ những năm 1950, 1960, trong lúc thế hệ lãnh đạo Đảng đầu tiên còn mê tít chủ nghĩa Cộng Sản, thì những Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Nguyền Mạnh Tường, ... đã báo trước hậu quả của nạn diệt trừ văn hóa dân tộc qua đủ loại chính sách, từ giết chết tự do tư tưởng trong lãnh vực văn hóa đến giết chết hệ thống nông nghiệp hài hòa truyền thống qua Cải Cách Ruộng Đất. Phải mất gần nửa thế kỷ sau, giới lãnh đạo Đảng mới nhận ra sai lầm, mới nhận ra những cảnh báo của nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm là đúng. Không kính phục những con người phản động đó sao được? Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác vạch ra hệ quả của bản Hiến pháp đổi mới như cũ; bản Hiến Pháp chắp nối đầu gà với đuôi vịt, đang tiếp tục ghìm đất nước vào vị trí đi sau các nước trong vùng. Và trong những tuần qua, tiếp theo sau vụ giàn khoan HD981, các kêu gọi "thoát Trung" lại vang lên, ngược chiều với các dạy bảo "đã lỡ lệ thuộc lắm rồi nên phải tiếp tục nương vào Bắc Kinh mà sống".   Không kính phục sao được khi các tính toán của các nhà khoa học phản động đã được thực tế chứng minh là quá chính xác. Với các dẫn chứng khoa học và dùng kinh nghiệm của nhiều nước, các chuyên gia Việt Nam đã đưa ra các tính toán cho thấy sự tai hại, phi lý và lỗ lã của ý định khai thác Bôxít Tây Nguyên bên cạnh các nguy hiểm của việc giao Nóc nhà Đông Dương cho người nước ngoài. Các lời can gián chân thành của họ lập tức bị xem là ngược với "chủ trương lớn của Đảng". Các kết quả nghiên cứu của họ bị thay thế bằng các con số tính toán từ các "chuyên gia Trung Quốc". Và các tiếng nói phản động bị bịt hẳn với nghị quyết Cấm Phản Biện Tập Thể. Phải mất hơn 5 năm sau, lãnh đạo Đảng mới thừa nhận sự tai hại và lỗ lã tận xương tủy của các khu khai thác Bôxít Tây Nguyên (trong cùng chuỗi thất bại của nhà máy lọc dầu Dung Quất và sự lụn bại của tất cả các tổng công ty và tập đoàn kinh tế). Tiếng nói của giới chuyên gia Việt Nam chân chính không chỉ đáng kính phục mà còn rất cần thiết cho hiện tại và tương lai của đất nước. Ai biết các đặc tính của Việt Nam và yêu đất nước Việt Nam hơn những người dám phản động này? Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác cố gào lên khuyên can ý định xây các lò điện hạt nhân tại Việt Nam, nơi mà chỉ các đập thủy điện cũng chưa xây dựng, vận hành, hay bảo quản nổi cho ra hồn, và năm nào cũng gây ra thiệt hại nhân mạng và tài sản một cách rất vô trách nhiệm. Không kính phục sao được khi các tư tưởng phản động đến từ những khối óc sáng suốt nhất. Trong nhiều năm toàn ban lãnh đạo Đảng nhảy tung tăng son-đố-mì giữa vòng 16 chữ vàng, 4 tốt và quan hệ hữu hảo, thì những nhà yêu nước như Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức, ... chấp nhận tù ngục để cố báo động với toàn dân đó là cái bẫy lừa bịp. Trong lúc lãnh đạo đảng suốt từ Hội Nghị Thành Đô đến nay liên tục nhượng bộ Bắc Kinh nhân danh "bảo vệ hòa bình và để chúng không lấn thêm nữa", thì các tiếng nói phản động đã chỉ ra nguyên lý "nhân nhượng kẻ ác chỉ là hành động khuyến khích xâm lược và chiến tranh". Thực tế hiện nay, đặc biệt với vụ giàn khoan HD981, đã chứng minh sự sáng suốt của thành phần phản động. Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác kêu gọi lãnh đạo Đảng phải tận dụng mùa biển động này để gấp rút kiện TC ra tòa án quốc tế. Dù thua, thắng, hay huề đều có lợi cho chủ quyền đất nước. Cùng lúc, cũng phải tận dụng khoảng thời gian quí báu này để gấp rút xây dựng các liên minh phòng thủ chung tại Biển Đông. Lãnh đạo Đảng không còn lý do gì để tiếp tục ôm chặt con đường đàm phán song phương cực kỳ tai hại hiện nay nữa. Và nhất là không được tiếp tục đẩy ngư dân tay không ra khơi làm "cột mốc sống" thay cho hải quân và cảnh sát biển nữa. Ngày 28.7.2014, lại thêm tiếng nói đồng thanh rất đáng kính phục của 61 đảng viên CSVN đi ngược với ước muốn của lãnh đạo. Các vị này yêu cầu lãnh đạo phải công bố các mật ước tại Hội Nghị Thành Đô 1990, một hội nghị được xem là biểu hiện của tâm thức "thà mất nước chứ không mất đảng". *** Càng hò hét dán nhãn người khác là phản động, lãnh đạo Đảng càng thừa nhận toàn bộ hệ thống tư tưởng và guồng máy cai trị của họ đang đi ngược lại với đạo lý dân tộc và truyền thống đặt tổ quốc trên hết của người Việt Nam. Chưa bao giờ PHẢN ĐỘNG lại đáng quí, đáng kính, và cần thiết cho vận mạng đất nước bằng lúc này ... trước khi tiến trình mất chủ quyền không còn lật ngược được nữa. Như một nhà yêu nước đang ngồi giữa tù ngục từng nói: "Trong tình hình đất nước hiện nay, nếu không phản động thì không phải là con người, nhất là không phải con người Việt Nam."   Nguồn: viettan.org
......

Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

Làm một phép toán so sánh giữa ông Trần Văn Truyền và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thấy ngay nhiều điểm giống nhau đến bất ngờ, có khác chăng là ở mức độ tầm vóc và quy mô. Nhớ câu chuyện chuột và bình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây sẽ thấy ngay nếu ông Trần Văn Truyền là con “chuột nhắt” đã ra khỏi hang (về vườn) thì ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ắt hẳn phải là một con “chuột cống” vẫn còn nằm trong cái bình quý (đương chức và còn tham vọng quyền lực), vấn đề là làm sao đánh được con chuột cống này mà không làm “vỡ bình” như chính lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng mạnh miệng kêu gọi tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13, ngày 12/6/2014 vừa qua: “Có bao nhiêu ông cán bộ của chúng ta có số tài sản lớn, câu hỏi này chỉ có thể qua thanh tra, qua sự việc thì mới phát hiện một cách đầy đủ. Tôi hy vọng rằng, nhân dân cùng với các cơ quan chức năng sẽ làm tốt công việc phát hiện này trong thời gian tới!”. Thử so sánh qua một số điểm giống nhau nhưng khác biệt về đẳng cấp giữa hai ông: Nguyễn Xuân Phúc photo 1. Phát ngôn và việc làm của 2 vị đầu ngành về chống tham nhũng Cả hai ông Trần Văn Truyền và Nguyễn Xuân Phúc đều là các lãnh đạo đầu ngành về công tác chống tham nhũng: Ông Truyền là nguyên Tổng Thanh tra chính phủ còn ông Phúc cũng là nguyên Phó Tổng Thanh tra chính phủ, đương kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng. Hãy xem so sánh những phát ngôn để đời của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng” này:     Xem ra phát ngôn của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc còn đanh thép hơn nhiều so với ông Trần Văn Truyền   Đó là phát ngôn, còn thực tế thì sao? Hãy so sánh khối tài sản tính theo bất động sản của hai vị lãnh đạo “chống tham nhũng”: Ông Trần Văn Truyền sở hữu căn biệt thự cùng 4 căn nhà gỗ đặc biệt ở xứ tỉnh Bến Tre, rộng trên 16.000m2 ước tính 24 tỷ riêng tiền đất; 1 căn nhà 300m2 được cấp hồi làm bí thư tỉnh ủy; 1 nhà 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân; 3 cơ ngơi ở khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, do người thân quản lí.     Nhà đất có liên quan đến ông Trần Văn Truyền ước tính trị giá chưa tới 100 tỷ Còn khối bất động sản của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì lại ở đẳng cấp quốc tế ước tính nhiều nghìn tỷ mà ông Truyền khó có thể so sánh:     Tài sản (tính theo bất động sản) của ông Trần Văn Truyền xem ra vẫn còn khiêm tốn lắm lắm so với khối bất động sản nhiều nghìn tỷ của Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc   Nếu ông Trần Văn Truyền có cái dại của người miền Nam là ruột để ngoài da, có bao nhiêu đem khoe hết nên bị trảm thì ngược lại, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại có cái mưu mô xảo quyệt, khéo léo che đậy nằm trong bản chất nên khối tài sản nghìn tỷ của ông chẳng ai biết đến. Mãi cho đến thời điểm này mới được nhân dân phát hiện như lời ông hô hào và "hy vọng”: “…hy vọng nhân dân và các cơ quan chức năng phát hiện!” khi trả lời chất vấn đại biểu quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (12/6/2014) vừa qua. 2. Bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi rời nhiệm sở Ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) dồn dập tuyển dụng nhân sự một cách ồ ạt. Trong vòng 5 tháng (từ 3/2011 đến 8/2011), ông Truyền đã ký quyết định bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ, trong đó nhiều người không có quy hoạch.   Nhưng so với ông Nguyễn Xuân Phúc thì hành động gấp gáp này của ông Truyền hãy còn “non”, ngay từ khi chạy được vào Bộ Chính trị (tháng 1/2011), ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu tính toán để lại mạng lưới chân rết của mình tại Văn phòng Chính phủ. Chỉ trong 10 ngày, ông đã ký hàng loạt các quyết định về bổ nhiệm cán bộ: -    Ngày 5/1/2011, ông đã ký các quyết định số 01, 02, 03 và 05/QĐ-VPCP bổ nhiệm: ·                     Ông Tô Văn Tuấn (Phó Tổng biên tập Báo Công Thương, Bộ Công Thương) giữ chức Phó Tổng Biên tập Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ·                     Bà Hoàng Thị Thu Hiền và bà Cao Nhật Quang giữ chức Phó phòng Công báo; ·                     Bà Hoàng Thị Hà (nhân viên nhà khách 37 Hùng Vương) về làm chuyên viên Văn phòng Công đoàn. -    Ngay sau đó, ngày 10/1/2011, ông lại ký hàng loạt quyết định số 46, 48/QĐ-VPCP, từ số 51 đến 61 và 71/QĐ-VPCP bổ nhiệm: ·                     Ông Đặng Duy Hưng (nhân viên nhà khách 108 Nguyễn Du) giữ chức Phó Chủ Nhiệm Nhà khách 108 Nguyễn Du; ·                     Bà Nguyễn Thị Thúy (chuyên viên) giữ chức Phó Trưởng phòng Phòng Lưu trữ, Vụ Hành chính; ·                     Ông Nguyễn Trọng Dũng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp; ·                     Ông Lưu Văn Sáu giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp; ·                     Ông Phạm Vũ Hùng giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc tế; ·                     Bà Cao Thị Lệ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; ·                     Ông Nguyễn Văn Hòa giữ chức Vụ trưởng thuộc Vụ Quan hệ quốc tế; ·                     Ông Nguyễn Thanh Hải giữ chức Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế; ·                     Ông Tạ Công Hoan, ông Nguyễn Đình Hào và bà Vũ Thị Mai giữ Hàm Vụ phó Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ; ·                     Ông Đậu Xuân Cảnh và bà Nguyễn Thị Mỹ Dung giữ Hàm Vụ phó Vụ Khoa giáo - Văn xã;… -    Và ngay trước khi rời chức Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ngày 6/5/2011, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục ký thêm hàng loạt các quyết định bổ nhiệm: ·                     Ông Nguyễn Trọng Dũng (trước đó đã được ông Phúc bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp trong quyết định ngày 10/1/2011) tiếp tục được ông Phúc cho giữ chức Vụ trưởng, hất cẳng bà Nguyễn Kim Toàn (đang là Vụ trưởng vụ này) về làm giúp việc Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; ·                     Ông Trương Hồng Dương (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật; ·                     Bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng Thi đua Khen thưởng) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ·                     Ông Nguyễn Hữu Lâm (chuyên viên) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương; ·                     Ông Lê Vũ Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Nội chính; ·                     Ông Nguyễn Quốc Hùng và và ông Vũ Quang Lâm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị quốc gia; ·                     Và hàng loạt quyết định thăng Hàm Vụ trưởng cho: Bà Nguyễn Thị Xa (Vụ Tổ chức cán bộ); ông Đào Trọng Trường (Vụ Nội chính) và ông Nguyễn Văn Vy (Vụ Kinh tế ngành). Hàm Vụ phó cho: ông Lê Hồng Minh (Vụ Kinh tế ngành);  bà Nguyễn Lệ Thủy (Vụ Pháp luật); ông Nguyễn Văn Hiền, bà Nguyễn Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Anh Tuấn (Vụ Kinh tế ngành); Qua đó có thể thấy ông Truyền dại khi bổ nhiệm cán bộ trước khi nghỉ hưu còn ông Phúc "khôn" hơn vì có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng và quan trọng là ông chưa nghỉ hưu mà leo lên vị trí cao hơn nên chẳng ai dám ý kiến gì, dù hệ thống cán bộ ông để lại là quả đắng cho người kế nhiệm. Dù sao thì ông Trần Văn Truyền cũng đã nghỉ hưu, mối họa ông để lại cho nhân dân cũng không lớn lắm nhưng còn ông Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng Nguyễn Xuân Phúc thì vẫn còn đang đương chức và có khả năng tiến xa hơn nữa nhờ các nhóm lợi ích sân sau, nhất là đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành và cả yếu tố Trung Quốc như độc giả đã biết. Đây mới là thực sự là nhân tố hút cạn máu Nhân dân, thậm chí là mất nước, một lần nữa khẩn thiết đề nghị Ban Nội chính TW, Ủy ban Kiểm tra TW vào cuộc! Được biết, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang chạy bạc mặt khắp nơi, từ gặp các Ủy viên Trung ương, Đại biểu Quốc hội đến các vị lão thành cách mạng để giải trình, giải thích nhằm bảo vệ cái gọi là “tín nhiệm” mà ông tưởng rằng ông đang có. Theo ý của Nhân dân kính đề nghị Phó Thủ tướng đừng chạy nữa, chỉ tốn thời gian, sức khỏe, ngân sách nhà nước và cả chi phí riêng của gia đình mà ông đã cố gắng thu vén từ bấy lâu. Chỉ cần Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW thành lập ngay 4 đoàn kiểm tra: 1 đoàn kiểm tra ở miền bắc, 1 đoàn miền trung, 1 đoàn miền nam và 1 đoàn qua Mỹ kiểm tra và sau đó công bố cho Nhân dân biết ngay trên Cổng thông tin Chính phủ là mọi chuyện sẽ rõ! Nguồn: Internet.    
......

Báo cáo vi phạm Nhân Quyền 2014

Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Báo cáo tình trạng vi phạm Nhân Quyền 2014   Tháng 2: 1.                  An ninh TP. Hải Phòng phá đám tang của bà Nguyễn Thị Lợi – thân mẫu của Tù nhân lương tâm (TNLT) Phạm Thanh Nghiên: Ngày 26/02, trong đám tang của bà Lợi, chính quyền đã ngăn chặn những người bạn của cô Nghiên, công khai tháo dỡ những dải ruy băng trên vòng hoa của những tổ chức Xã hội Dân sự khi họ đến viếng và ngăn cấm không cho bà được chôn cất theo truyền thống. Gia đình đành phải đưa bà đi Hỏa táng. 2.                  Vụ việc 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh cùng 18 bạn đồng hành: Ngày 11-02-2014, tại khu vực cầu Nông Trại, xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, 3 người gồm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh và 18 bạn đồng hành đang trên đường viếng thăm một gia đình đồng đạo là vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển, nạn nhân của công an mấy ngày trước đó. Đa phần trong đoàn đã cùng làm chứng họ bị một lực lượng công an hàng trăm người cải trang thành côn đồ, mai phục trong rừng cây bên đường, bất ngờ xuất hiện chặn xe máy của họ, hạch sách giấy tờ, khiêu khích thóa mạ. Trước việc phản đối của đoàn người, công an đã dùng gậy gộc đánh đập dã man, bất kể nam phụ lão ấu, vừa quay phim chụp hình với máy móc chuẩn bị sẵn (Đơn tố cáo của tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm ngày 23-02-2014 và Thư gởi đồng bào của Đặng Thị Quỳnh Anh – con gái bà Hằng- ngày 05-03-2014). Sau khi nhiều người đã bị đổ máu, thương tích và bất tỉnh, các nhân viên công an này (trong đó có đại úy Huỳnh Văn Thuận, đội phó an ninh huyện Lấp Vò và thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra Công an Lấp Vò, kẻ nặng tay nhất với bà Hằng và sau này là người ký lệnh khởi tố) mới mặc sắc phục công an rồi dẫn giải cả 21 người về giam giữ, đồng thời tước đoạt mọi tài sản họ mang theo (máy vi tính, máy chụp hình, điện thoại, băng-rôn…). Tất cả bị bỏ đói nửa ngày, bị ép tội “chống người thi hành công vụ”, bị giam trong nơi tối tăm bẩn thỉu và sau đó 18 người được thả ra. Ngày 26/08, tòa án Đồng Tháp kết thúc phiên xử phúc thẩm  lúc gần 19h với mức án: Bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Văn Minh 2 năm 06 tháng tù giam, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 02 năm tù giam. Cả 03 người đều bị kết án vào điểm C khoản 2 điều 245 tức là “ gây rối trật tự công cộng”  cả 3 người đều khẳng định trước tòa là họ vô tội 3.                  Gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn  bị ném đá và chất thải bẩn vào nhà: Ngày 11/02: vào lúc 19h30, nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn – cựu tù nhân lương tâm và là một blogger bất đồng chính kiến – ở đội 1 thôn Phú Quý, Tam Kỳ, Quảng Nam bị ném đá làm vỡ mái nhà. Ngày 21/02, vào lúc 21h30, khi chị em cô Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Huỳnh Khánh Vy – 3 người con của ông Huỳnh Ngọc Tuấn – về thăm nhà, đã bị công an giả dạng côn đồ tạt nước bẩn hôi thối vào nhà, trong nhà lúc này có cả người già và hai trẻ em dưới 1 tuổi. Xin nói thêm hành vi công an giả dạng côn đồ đổ chất bẩn vào nhà những người đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam thường xuyên xảy ra trên khắp cả nước,  khi người bị nạn báo công an chưa một trường hợp nào được công an điều tra xử lý. Tháng 3: 1.                  Hành vi vi phạm phát luật và nhân quyền của công an đối với cô giáo Huỳnh Xuân Mai.  địa chỉ: xã An Thới Đông, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang: Khoảng 9h ngày 06/03 cô Huỳnh Xuân Mai bị lực lượng công an xã, huyện, tỉnh cùng cô hiệu trưởng  trường trung học cơ sở An Thới Đông, nơi cô công tác, đến nhà kiểm tra máy vi tính mà không có lệnh. Hai viên an ninh của tỉnh Tiền Giang mang máy vi tính của cô Mai về  ủy ban xã và cô phải đi theo. Đến 11h, cô được về nhà. Đầu giờ chiều, công an ép cô giáo Xuân Mai lên ủy ban xã tiếp tục làm việc. Đến 20h, công an lập biên bản trong máy tính của cô không có tài liệu nào ảnh hưởng đến An ninh Quốc gia. Họ đưa cô về nhà và tùy tiện cướp điện thoại của cô để kiểm tra. Đến 23h, cô đã phải đuổi họ ra khỏi nhà cô. 2.                  Bà Trần Thị Nga, một người đấu tranh cho nhân quyền bị hành hung: Ngày 23/03: Tại Hà Nội, bà Trần Thị Nga bị công an, an ninh mật vụ, côn đồ trấn áp và bắt đi khi bà cùng những người bạn đang đợi xe bus để ra Bờ Hồ Hoàn Kiếm ủng hộ con trai bà Bùi Thị Minh Hằng trong việc đấu tranh đòi công lý cho bà Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị công an Lấp Vò, Đồng Tháp dựng cảnh bắt oan ngày 11/02. Bà Nga bị trấn áp và bị đưa lên xe ô tô về công an phường Quang Trung, quận Đống Đa. Tại đây bà bị đánh, bị sỉ nhục và xâm phạm thân thể khi họ kiểm tra bà có các thiết bị ghi âm chụp hình hay không. Họ quay phim lại. Viên công an Lê Mạnh Tuấn số hiệu 121-641 cùng hai người công an thường phục khác quấy rồi tình dục và bẻ tay cưỡng chế lăn dấu vân tay vào các tờ biên bản công an tự ghi với nội dung không đúng sự thật. Sau đó bà bị đưa về Phủ Lý, Hà Nam. Tại đây bà tiếp tục bị ông Vũ Hồng Phương phó an ninh thành phố Phủ Lý chỉ đạo tiếp tục đàn áp, cưỡng chế lăn dấu vân tay vào các thứ giấy tờ công an tự lập mà bà không được biết nội dung. 3.                  Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy bị đàn áp: Ngày 21/03: Tại An Giang, khi các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy xắp xếp chuẩn bị tổ chức buổi lễ thường niên kỷ niệm ngày đức Huỳnh Phú Sổ “Huỳnh Giáo chủ” thọ nạn. Ông Nguyễn Văn Mỹ – phó phòng an ninh huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang – chỉ huy phối hợp với an ninh tỉnh An Giang kéo một đoàn quân khoảng 300 người xông vào tư gia của ông Nguyễn Văn Vinh tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy đánh đập làm nhiều người bị thương, bất tỉnh. Công an cướp phá đồ đạc và bắt đi toàn bộ thành viên trong gia đình ông cùng các tín đồ khác, kể cả những người đã bị bất tỉnh. Công an hành hung làm cụ bà Võ Thị Rắm, 82 tuổi, phải nhập viện vì bị chấn thương nặng, chị Nguyễn Ngọc Hà bị bệnh tim nhưng vẫn bị công an đè xuống đất đấm đá túi bụi. Khị chị bất tỉnh, công an bắt chị lên xe ô tô chở về gần nhà rồi đẩy chị xuống đường.   Tháng 4: 1.                  Cô Anna Huyền Trang – phát thanh viên chương trình “cà phê tối” của Truyền Thông Chúa Cứu Thế bị hành hung và cấm xuất cảnh: 21h ngày 13/04: Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi cô Trang làm thủ tục xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo giấy mời của dân biểu liên bang Hoa Kỳ để tham gia buổi điều trần về tự do báo chí ở Việt Nam tại hạ viện Hoa Kỳ thì bị viên an ninh Vũ Xuân Ái chỉ huy trấn áp, bắt giữ, tịch thu hộ chiếu và cấm xuất cảnh mà không hề đưa ra một văn bản hay lệnh nào. Cô làm đơn tố cáo và đơn khởi kiện lên tòa án thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 9/10 tòa án trả lại đơn khởi kiện của cô đề ngày 30/09 với những điều khoản sai trái, mục đích chặn không cho cô cơ hội khởi kiện. 2.                  Chính quyền Hà Nội dùng công an, côn đồ đánh, bắt giam và xử tù những người dân Dương Nội đấu tranh giữ đất khi bị chính quyền cưỡng chiếm đất không đúng quy định với tội danh gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ: Ngày 22/4/2014: bà Nguyễn Thị Ngân và Nguyễn Thị Toàn – những dân oan Dương Nội – bị bắt. Trong phiên xử ngày 15/09, mỗi người  06 tháng tù giam, theo đúng lịch ngày 22/10, hai bà đã được trả tự do. Ngày 25/04: Chính quyền dùng công an, côn đồ và xe cẩu xịt thuốc mê để đánh bắt bà Cấn Thị Thêu – dân Oan – khi bà đang quay phim, chụp ảnh cảnh công an, côn đồ dùng hung khí đánh chồng bà và nhiều người khác đang giữ đất và phản đối chính quyền cướp đất sản xuất của dân. Cùng ngày, vợ chồng bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Khiêm và ông Lê Văn Thanh bị bắt, ngày 19/9 tòa xử bà Thêu 15 tháng tù, ông Khiêm 18 tháng tù, ông Thanh 12 tháng tù. 3.                  Các thành viên hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN bị đánh và câu lưu. Ngày 22/4/2014: Sau khi tham dự phiên tòa xử phúc thẩm hai người dân oan Nguyễn Thị Tuyền và Nguyễn thị Ánh Nguyệt tại Cần Thơ, đại diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là bà Trần Thị Hài và cô Nguyễn thị Ngọc Lụa bị công an cùng côn đồ trấn áp thô bạo, đánh đập và bị câu lưu nhiều giờ tại Cần Thơ. 4.                  Hai dân oan Nguyễn Thị Tuyền và Nguyễn thị Ánh Nguyệt bị xử án tù sau khi đấu tranh chống lại việc chính quyền lấy đất. Sáng  ngày 22 tháng 4 năm 2014  tòa án TP Cần Thơ xử phúc thẩm hai người dân oan nói trên, hai bà là nạn nhân bị chính quyền tỉnh Cần Thơ lấy đất ở Nông trường Cờ Đỏ, án 03 năm tù giam đối với bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, bà Nguyễn Thị Tuyền 02 năm (án sơ thẩm là hai năm rưỡi). Tháng 5: 1.                  Công an bắt giam  ông Nguyễn Hữu Vinh “Ba sàm” và bà Nguyễn Thị Minh Thúy.  Ngày 05/05: Công an Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh. Cùng bị bắt với ông Vinh có bà Nguyễn Thị Minh Thúy, nguyên là nhân viên cũ của ông Vinh tại công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ. Bà Thúy cũng được xem là người trực tiếp quản lý trang anhbasam từ năm 2012 Ngày 30/10 cơ quan an ninh thuộc bộ công an công bố bản kết luận điều tra số 14 /ANĐT vụ án “Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 bộ luật hình sự. 2.                  Chính quyền dùng công an bắt người dân chuẩn bị biểu tình ôn hòa phản đối dàn khoan HD 981 của Trung Quốc thăm dò dầu khí trái phép tại vùng biển của Việt Nam. Ngày 18/5:  tại Sài Gòn, Hà Nội và Nghệ An, Công an đã trấn áp thô bạo, bắt giữ và câu lưu nhiều giờ những người tham gia biểu tình ôn hòa phản đối giàn khoan HD981 của Trung Quốc. Một số người còn bị công an đánh trong đồn. Những người bị bắt gồm: Hà Nội: Trần Thị Nga, SV Lê Đức Hiền, Vũ Mạnh Hùng, Dương Thị Xuân, Đỗ Văn Ngọc, fb Dustin Bý , fb Lý Quang Sơn. Sài Gòn: Blogger Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Lụa, Huỳnh Trọng Hiếu, Vanda Lâm – sinh viên ĐH Y Dược, fb Auqust Anh, fb Thế Lữ. Nghệ An:  Lê Văn Nhàn, Hồ Huy Khang, Nguyễn Đức Quốc, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Hoài Thu, Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Thị Hương, Chân Thành. 3.                  Hai thành viên của hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam bị an ninh thường phục bắt và câu lưu tại Tuyên Quang. Ngày 27/5: Cô Huỳnh Phương Ngọc và Nguyễn Ngọc Lụa đại diện hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đi tham dự phiên tòa công khai xử phúc thẩm các ông Lư Văn Dinh, Dương Văn Tu và Thào Quán Mua, cả ba ông là người sắc tộc H’Mong, họ cùng bị cáo buộc tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, công dân”. Hai cô bị an ninh mật vụ bắt lúc 9h sáng khi đang vào tham dự phiên tòa, họ đưa hai cô về công an tp Tuyên Quang thẩm và vấn đến 02h sáng hôm sau. Sau đó hai cô được chở về Hà Nội và thả. 4.                  Bà Trần Thị Nga bị rải tờ rơi dọa giết và sau đó bị côn đồ truy sát gây thương tích nghiêm trọng. Ngày 22-24/05: nhà bà Nga bị rải truyền đơn đe dọa giết. Bà có báo công an nhưng họ chỉ đến làm qua loa. Ngày 25/05: Lúc 16h, khi bà cùng 2 con trai, 18 tháng tuổi và 4 tuổi, được một người đàn ông khác chở ra bến xe Giáp Bát, Hà Nội để về Hà Nam, thì 05 thanh niên, trong đó có kẻ đã rình rập đi theo mẹ con bà từ sáng khi mẹ con bà từ Hà Nam lên Hà  Nội, dùng hung khí là những túp sắt vụt vào người vào tay bà và đạp đổ chiếc xe máy làm 4 người trên xe đều ngã xuống đất. Khi này bà Nga chạy vào một cửa hàng bên đường kêu cứu thì họ tiếp tục đuổi theo để đánh, tới khi có người đàn ông trong cửa hàng ra ngăn lại thì kẻ truy sát bà mới bỏ chạy. Sau đó những người này lại tiếp tục quay lại dùng tuýp sắt đánh trọng thương làm bà bị vỡ xương bánh chè chân phải. Sau nhiều lần gửi đơn tố cáo, công an đều không giải quyết. Ông Nguyễn Duy Thuần cán bộ VKS tối cao sau khi xem xét đơn và bằng chứng của bà đã trả lời: Tôi không quan tâm đến bằng chứng của chị, tôi không nhận đơn của chị vì chị đi đấu tranh Nhân Quyền thì Công an và nhà nước người ta đánh cho là phải” .Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 24/10 công an huyện Thanh Trì mới ra quyết định khởi tố vụ án mà vẫn chưa điều tra được ra những kẻ truy sát bà trong khi bà đã cung cấp đầy đủ hình ảnh và video quay mặt kẻ truy sát mẹ con bà. Tháng 7: 1.                  Thành viên hội Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam và Mạng lưới Blogger bị trấn áp ngăn cản tham dự cuộc hội thảo tại Đại Sứ Quán Úc. Ngày 30/07: Tại Hà Nội, Hai thành viên của hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam là Trần Thị Nga và Huỳnh Phương Ngọc bị một lực lượng an ninh đông đảo đến tận nhà nghĩ đế trấn áp nhằm ngăn chặn việc tham dự buổi hội thảo về “Tự Do Truyền Thông Phi Nhà Nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” tại Đại Sứ Quán Úc. Tại Nha Trang, một thành viên của Mạng lưới Blogger là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng bị an ninh ngăn cản đến cuộc gặp này. Cô bị chặn tại sân bay và bị câu lưu nhiều giờ. Một thành viên khác là Cô Phạm Thanh Nghiên sau buổi hội thảo này, trên đường về cô đã bị lực lượng an ninh bao vây, khống chế đòi bắt, và chỉ được an toàn sau khi có sự can thiệp của nhân viên Đại sứ quán Úc. 2.                  Công an Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai “bảo kê” cho việc chiếm đoạt đất đai Ngày 1-2-3/07: Công an, dân phòng thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã “bảo kê” cho ông Lê Văn Liễn đánh đập và phá hoại hoa màu của bà Hoàng Thị Huệ nhằm chiếm đoạt đất canh tác mà cha mẹ bà đã khai phá và xử dụng từ năm 1975 tới nay. bà Huệ bị ông Liễn đánh bầm mặt phải nằm viện điều trị 1 tháng. Hai người con trai của bà Huệ là Đặng Ngọc Hiếu và Đặng Ngọc Tú trong lúc chống lại đã làm hai người đàn ông bị thương, một người 1% và một người 3% thương tật, tòa án tuyên phạt Hiếu và Tú mỗi người 5 tháng tù theo Điều 104 BLHS tội ” cố ý gây thương tích” và phải bồi thường 34,683,785đồng. Bà Huệ sau khi ra viện đã làm đơn trình báo vụ bà bị công an bảo kê cho ông Lê Văn Liễn đánh bà trọng thương, công an không thụ lý hồ sơ. 3.                  Công an phường 1 Gò Vấp “làm ngơ” cho việc đánh người chiếm đoạt đất đai. Ngày 06/07: ông Nguyễn Ngọc Minh đưa côn đồ chở vật liệu đến xây sửa nhà trên đất thổ mộ đang tranh chấp từ nhiều năm nay của gia đình họ Lư – chủ đất đã khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Khi bị người nhà ngăn cản, họ đã đánh đập. Bà Lư Thị Thu Thủy và Bà Lư Thị Thu Vân gọi công an đến điều tra hiện trường họ chứng kiến sự việc nhưng không giải quyết. Tháng 8: 1.                  Công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ những người đến tham dự phiên tòa xử bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh. Ngày 25- 26/8: Công an Đồng Tháp đã bắt giữ và câu lưu nhiều giờ những người tham dự phiên tòa này. Trong đó có nhiều phụ nữ và cả trẻ em mới vài tháng tuổi. Họ bị giữ đến gần nữa đêm, sau đó đưa hết lên xe chở về Sài Gòn. Cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa, thành viên Hội Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam đã bị công an đánh ngay tại đồn và phải đưa vào bệnh viện. Tháng 9: 1.                  Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bị an ninh sân bay bắt cấm xuất cảnh. Ngày 03/09: khi cô Hạnh đang làm thủ tục hải quan để sang Áo thăm mẹ của cô đang bị bệnh, an ninh chặn lại và giữ cô làm việc trong 13 tiếng và không có biên bản nào. Sau đó đưa cô về trung tâm Hà Nội thả xuống giữa đường. Ngày 8/9: cô Hạnh cùng ông Trương Minh Đức, Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga đến cơ quan an ninh Bộ Công An để cô yêu cầu họ làm rõ lý do vì sao cấm cô xuất cảnh. Trên đường đi đã bị một nhóm thanh niên chặn lại, phá cửa xe lôi ông Trương Minh Đức xuống đường hành hung tập thể. 2.                  Chính quyền huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đàn áp và bắt giam Dân oan. Ngày 04/09: Tòa xử 12 dân oan Trịnh Nguyễn và ghép tội gây rối trật tự công cộng. Những người dân này đấu tranh ôn hòa giữ đất và yêu cầu chính quyền di dời nhà máy xử lý nước thải đến khu vực khác cách xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mưu sinh của người dân. Nhưng đã chịu sự đàn áp rất dã man. Họ bị công an, côn đồ, dân phòng đánh đập đổ máu gây thương tích. Nạn nhân đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Một số người bị bắt đi. Trong số này, bà Đỗ Thị Thiêm bị côn đồ tạt axit, những kẻ tạt axit vào bà Thiêm đã bị bắt nhưng hơn 1 năm rồi chưa bị xử lý. Ngày 30/08 cụ bà Ngô Thị Đức, gần 80 tuổi, bị công an huyện Từ Sơn ép ký vào văn bản gì đó mà cụ không rõ, cụ đã phản đối. Sau đó, vì quá phẫn uất, cụ đã chặt đứt một ngón tay để phản đối hành vi ép cung của công an. 12 người bị kết án oan sai gồm: – Đỗ Thị Thiêm, Đỗ Văn Quý, Đỗ Văn Hào bị kết án 28 tháng tù giam. - Ngô Thị Toan, Đặng Thị Mỳ và Ngô Thị Như (bà này bị điếc và mù chữ ) bị kết án 26 tháng tù giam – Ngô Thị Đức, và Đặng Văn Nhu chịu 28 tháng tù treo. – Đỗ Thị Thiêm (một bà Thiêm khác, với tên khác là Trinh), Nguyễn Thị Chiến, Vũ Thị Thảo, Ngô Thị Thoa chịu 36 tháng tù treo. 3.                  Công an quận Tân Bình, Sài Gòn đàn áp và khủng bố công dân. Ngày 05/09:  Để ngăn chặn không cho thành viên các tổ chức xã hội dân sự đến buổi họp Dân sự tại dòng Chúa Cứu Thế, lực lượng an ninh, công an và dân phòng phường 14, quận Tân Bình đã đến địa chỉ 305/16 trường Chinh trấn áp thô bạo và đưa tất cả những người đang trọ nơi này về đồn và câu lưu nhiều giờ. Sau đó đã ra biên bản xử phạt cụ thể như sau: 1.                  Huỳnh Trọng Hiếu: mức phạt 2.650.000 đồng. 2.                  Nguyễn Thị Ánh Ngân (vợ): mức phạt 2.650.000 đồng 3.                  Bùi Thị Nhung: mức phạt 2.650.000 đồng. 4.                  Huỳnh Phương Ngọc: mức phạt 2.850.000 đồng 5.                  Trần Thị Thu Nguyệt: mức phạt 2.850.000. Tất cả 05 người đều phản đối Quyết định xử lý vi phạm của ông chủ tịch Tuấn với cáo buộc chính ngành công an đã làm sai quy định của pháp luật trong việc xâm nhập cư gia bất hợp pháp và cưỡng chế tùy tiện. Sau đó những người này bị công an liên tiếp đến quẫy nhiễu viện cớ đưa Quyết định xử lý vi phạm. Tháng 10: 1.                  Công an  quấy nhiễu cô Huỳnh Thục Vy, một blogger bất đồng chính kiến và là thành viên của ban điều hành hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Ngày 07 /09: hai viên an ninh cùng công an phường Thống Nhất thị xã Buôn Hồ tỉnh Đak Lak đến nhà đưa giấy mời yêu cầu cô đến CA phường lấy lý do việc cô đang tạm trú tại nhà chồng của cô. Ngày 2/10:  hai an ninh tỉnh Dak Lak đến nhà yêu cầu làm việc với cô về việc cô tham gia các Hội nhóm xã hội dân sự, 2.                  Côn đồ tấn công khủng bố nơi cư trú của gia đình Huỳnh Trọng Hiếu - một blogger bất đồng chính kiến. Đêm 10/10: phòng trọ của gia đình anh Hiếu, vợ Nguyễn Thị Ánh Ngân, và bé Côn Bằng 9 tháng tuổi bị côn đồ 02 lần phá cửa vào nhà đập phá đồ đạc, theo lời đe dọa của công an trong những lần đến đưa Quyết định sai trái xử phạt hành chính họ. 3.                  Công an Hà Nội đàn áp, bắt giam và xử tù Dân oan, những người đi khiếu kiện đất đai. Tại Hà Nội: Dân oan khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam liên tục đi khiếu kiện việc họ bị chính quyền cướp đất, cướp nhà. Công an thường đàn áp, giam giữ họ trong thời gian dài mà không cho ăn uống. Nhiều người bị xử án với tội danh “chống người thi hành công vụ”: Ngày 22/10: Hai bà Nguyễn Thị Toàn và Nguyễn Thị Ngân, dân oan Dương Nội,  bị xử 6 tháng tù giam với tội danh gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Khi ra tù, hai bà đã tố cáo tội ác của công an TP Hà Nội ngược đãi, hành hạ và giam bà Dân oan Cấn Thị Thêu cùng phòng với 2 người mắc bệnh HIV giai đoạn cuối đã lở loét đầy người. Ngày 28/10: tòa án nhân dân huyện Thanh Oai đã phải hoãn phiên tòa lần thứ 4 do cô Nguyễn Thị Lan bị ngất nhiều lần trong tòa, cô bị bệnh tim mạch và bị công an đánh vào đầu nhiều lần  trong thời gian bị bắt và tạm giam. Trong vụ này, 4 người dân oan bị bắt là: cô Nguyễn Thị Lan 25 tuổi, Vũ Văn Huề  23 tuổi, Nguyễn Thị Hà 26 tuổi, Lê Văn Vượng 45 tuổi. 4.                  Gia đình Mục sư Nguyễn Công Chính bị sách nhiễu, khủng bố. Ngày 28- 30/10: Bà Trần Thị Hồng, vợ Mục sư Nguyễn Công Chính, người đã bị bắt ngày 28-4-2011, bị kết án 11 năm tù theo điều 87 của bộ luật Hình sự với tội danh “chống phá nhà nước Việt Nam và gây chia rẽ các tầng lớp nhân dân”, cùng 5 đứa con nhỏ sống tại Tổ 10, Đường CMT8, Phường Hoa Lư , TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đã bị an ninh mật vụ bao vây đe dọa tinh thần, ban đêm họ dùng dây thép buộc chặn cửa ra vào. Đêm ngày 29, họ trèo lên mái nhà để nhòm xuống theo dõi mọi hoạt động của mẹ con bà trong nhà. Ban ngày khi bà đưa con đi học lực lượng an ninh này bám theo với thái độ hung hãn, người con nuôi của ông bà học lớp 11 phải đi bộ đến trường, em đã bị lực lượng an ninh này chặn lại tùy tiện lục soát cặp sách. Kể từ ngày bị bắt giam đến nay, ông Nguyễn Công Chính vẫn thường xuyên bị công an bách hại trong tù. Vợ và 5 con nhỏ của ông ở nhà thường xuyên bị công an, an ninh bao vây, đàn áp. Lực lượng an ninh đã nhiều lần ngăn chặn không cho bà đi thăm chồng, có lần trên đường đến trại giam bà đã bị an ninh chặn lại đánh và cướp điện thoại . Tháng 11: 1.                  Công an ngăn chặn và tạm giữ trái phép những người tham gia buổi trao đổi về các quyền hợp pháp và quy trình thủ tục pháp lý trong bối cảnh kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) đối với Việt Nam ngày 04/11/2014 tại đại sứ quán Canada. 9h30 sáng ngày 4/11 Công an, mật vụ Hà Nội và Hà Nam đã bắt bà Trần Thị Nga tại cổng ĐSQ Canada khi bà chưa kịp xuống taxi, bà bị đưa về công an TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giam lỏng đến 15h. Ngày 03/11: Công an, an ninh tỉnh Khánh Hòa đã chặn blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khi bà đang trên đường ra sân bay Cam Ranh để ra Hà Nội, bà bị đưa về trụ sở  công an tỉnh Khánh Hòa , họ thu giữ giấy tờ và thả ra đường lúc nửa đêm. Trước đó lúc 11h trưa, công an đưa giấy mời yêu cầu bà 14h có mặt để làm việc liên quan lá đơn “yêu cầu làm rõ việc tịch thu, tạm giữ trái phép tài sản công dân” của bà đề ngày 21/10/2014 với nội dung yêu cầu trả lại tài sản là giấy tời tùy thân, điện thoại và nhiều đồ vật khác mà công an tỉnh Khánh Hòa đã tùy tiện thu giữ của bà trong vụ bắt cóc bà ngày 29/07/2014 2.                  Công an đàn áp người thân của tử tù oan sai kêu oan Lúc 10h sáng ngày 26/11/2014 bà Nguyễn Thị Loan và Nguyễn thị Rưỡi là mẹ và dì của Hồ Duy Hải, người bị kết án tử hình trong vụ án có nhiều bằng chứng oan sai, đến tòa nhà Quốc Hội để đưa đơn kêu oan yêu cầu dừng thi hành án tử hình đối với Hải để điều tra làm rõ những điều khuất tất của vụ án. Tại đây 2 bà đã bị an ninh mật vụ và công an đàn áp, đánh đập bắt đi Tháng 12: 1.                  Công an sách nhiễu phái đoàn Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy tỉnh An Giang Sáng ngày 2/12/: Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy tỉnh An Giang trên đường đến thăm thân mẫu Thánh tử Đạo PGHH Trần Văn Út tại xã Định Yên huyện Lấp Vò, Đồng Tháp và dự đám lễ tuần nhị thất cho cố đồng đạo lão thành Lê Văn Chính tại xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long thì an ninh mật vụ bám theo quay phim chụp ảnh và đã có hành vi chèn ép và đánh những người đang đi trên xe máy. 2.                  Công an đàn áp và bắt giữ những người tham dự phiên tòa phúc thẩm bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh Ngày 12/12: Bên ngoài cổng tòa, lực lượng công an, dân phòng và an ninh mật vụ đánh đập bắt bớ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa, đặc biệt nhiều nhân chứng bị công an ngăn chặn không cho vào tòa làm chứng. 3.                  Nhiều vụ án tử oan sai được nêu lên, dấy lên sự lo ngại của dư luận về việc ép cung  trong quy trình điều tra xét hỏi. Nổi cộm là các vụ án: vụ giết 2 người ở Long An với tử tù Hồ Duy Hải, vụ án giết người cướp của tối ngày 14/7/2007 tại Hải Phòng với tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Các vụ án này có nhiều dấu hiệu oan sai, ép cung trong quá trình điều tra. Thân nhân của các bị cáo này hiện vẫn đang kêu cứu nhằm giải oan cho các bị cáo. Người viết báo cáoTrần Thị Nga Ban Điều Hành Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam Theo boxitvn.net
......

Pages