Đỗ Ngà - Fb Van Nga Do
Một thành phố được sinh ra từ năm 1701, sau đó đến năm 1896 chiếc ô tô Ford đầu tiên được thử nghiệm ở đây. Và từ đó, nơi đây trở thành kinh đô của ngành công nghiệp ô tô của thế thế giới trong kỷ 20 với trụ sở GM, Ford, Chrysler đặt tại đó. 3 ông lớn ngành ô tô này đã nắm đến 90% thị trường ô tô nước Mỹ thời đấy. Nhờ công nghiệp ô tô, thành phố này trở nên phồn vinh nhanh chóng. Khi đó, công nhân của ngành ô tô nhận lương rất cao. Nhờ đó, chính quyền thành phố thu được khoản thuế khổng lồ để vận hành bộ máy công. Dân số tăng lên nhanh chóng, từ 285 ngàn dân năm 1900, đến năm 1930 đã là 1,5 triệu người và đỉnh điểm là năm 1950 với 1,8 triệu người. Khi đó, thành phố này trở thành thành phố lớn thứ 5 nước Mỹ và sự hào nhoáng của nó sánh ngang với thành phố Chicago của bang Illinois kế bên. Những năm 1940 thành phố này đã có nhà chọc trời mọc lên san sát, đường sá thoáng, hệ thống tàu điện rất hiện đại.
Thế nhưng bắt đầu từ năm 1960 vấn đề chủng tộc gây mẫu thuẫn sâu sắc và bạo lực xảy ra liên miên. Chính vì thế, người dân bắt đầu rời thành phố sang nơi khác sinh sống. Và tiếp theo những thập kỷ sau đó, các nhà máy xí nghiệp của ngành công nghiệp ô tô cũng rời khỏi thành phố tìm kiếm nơi mà có nhân công rẻ để xây dựng. Khi ngành công nghiệp ô tô giảm dần, ngân sách chính quyền thành phố thất thu và dần trở nên thiếu hụt. Kể từ đó, chính quyền thành phố cắt giảm chi phí những dịch vụ công như tinh giảm lực lượng cảnh sát, cắt giảm chi phí chăm sóc cây xanh thành phố vv.. Mà khi lực lượng cảnh sát mỏng thì bạo lực leo thang. Mà khi bạo lực leo thang thì dân cảm thấy bất an và họ lại bỏ thành phố sang nơi an toàn hơn sinh sống. Cứ như thế diễn ra trong nhiều năm, dân số thành phố giảm dần. Nhiều khu nhà bị bỏ hoang thành nơi ẩn náu của tội phạm và người vô gia cư. Kinh phí thiếu hụt, chính quyền thành phố phải liên tục đi vay nhưng cũng chỉ trang trải dịch vụ công ở mức hạn chế. Cuối cùng đến năm 2013 chính quyền thành phố nợ 18 tỷ đô và không có khả năng trả nợ nữa, thế là chính quyền thành phố nộp đơn lên toàn án liên bang xin được phá sản. Khi đó dân số thành phố chỉ còn 700 ngàn dân.
Sau khi phá sản, khu downtown với những nhà chọc trời của thành phố lần lượt bị bỏ hoang, và cho đến hôm nay thành phố này gần như đã thành một thành phố ma. Hiện tại nó vẫn đang thoi thóp và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để trở thành một phế tích thời hiện đại.
Vâng, đó là cuộc đời của thành phố Detroit thuộc tiểu bang Michigan Hoa Kỳ. Điều vô cùng ngạc nhiên là, thành phố này có số phận vô cùng bi đát ngay trong lòng nước mỹ đang thịnh vượng và giàu có. Nó được xem như đứa con của vị đại gia giàu có số một thế giới, nhưng cái chết vẫn cứ đến với nó mà không thể cứu vãn. Đó chính là định mệnh, định mệnh của một thành phố.
Vậy định mệnh là gì? Nó là một quyền lực vô hình mà quyết định cuộc đời ta mà chính bản thân ta dù có nỗ lực vẫn không thể nào vượt qua được. Cuộc đời con người luôn chia làm 2 phần, một phần do ta tự quyết, và một phần khác là do một quy luật tự nhiên vô hình nào đó quyết định. Giữa 2 sức mạnh này, thì sức mạnh vô hình thường mạnh hơn và nó có thể bẻ gãy phần sức mạnh tự quyết của chúng ta. Điều đó là hoàn toàn có thật. Mỗi người hãy tự cảm nhận, đừng tự xưng ta giỏi, phần tự quyết của chúng ta rất giới hạn.
Con người có kẻ sống thọ, có kẻ sống yểu, có kẻ giàu, có kẻ nghèo. Các thành phố trên thế giới cũng vậy, có thành phố ngàn năm, nhưng cũng có thành phố chỉ được tính bằng trăm năm, có thành phố giàu có, và cũng có thành phố nghèo như hệt phận một con người vậy. Tương tự như vậy, các quốc gia trên thế giới cũng có quốc gia lâu đời, cũng có quốc gia non trẻ, và cũng có quốc gia bị khai tử khỏi lịch sử hiện đại. Qua quan sát và tổng hợp, tôi thấy dù là quốc gia hay thành phố, nó vẫn có thuộc tính vận mệnh như cuộc đời con người.
Qua hình ảnh trước lúc hấp hối của thành phố Detroit ta thấy gì? Ta thấy 2 điều vô cùng qua trọng: Điều thứ nhất, là quan sát hiện tượng, khi mà thành phố bắt đầu cho một thời kỳ suy tàn, thì dân cư trong nó lần lượt bỏ nó ra đi; Điều thứ nhì, là phân tích nguyên nhân. Nguyên nhân đó là gì? Đó là bởi nguồn sống của chính quyền thành phố phụ thuộc quá lớn vào ngành công nghiệp ô tô. Chú ý! Không nên bỏ tất cả các quả trứng vào cùng một giỏ, khi bể hết thì hỏng ăn. Mà khi đã phụ thuộc vào một ngành nào đó quá lớn, khi ngành đó rút đi thì chính quyền thành phố không có nguồn thu khác đủ lớn để trám đầy vào lỗ hổng ngân sách. Và như thế, cứ như quân cờ domino vậy. Ngân sách ít, thì thiếu tiền nuôi cảnh sát, cảnh sát ít thì bạo lực tăng, mà bạo lực tăng thì dân bỏ đi, dân bỏ đi thì ngân sách lại bị teo vì thuế ít. Và cứ như vậy nó đi đến ngày tàn.
Nhìn lại Việt Nam, hình ảnh Detroit như đang hiện ra. Đã từ năm 1975 đến nay, người dân Việt cứ tìm đường ra đi bằng mọi cách. Chính quyền CS nợ ngập đầu và núi nợ ngày một phình to. Sự sống của chính quyền đang cậy quá nhiều vào các FDI (doanh nghiệp nước ngoài) như Samsung hay Formosa. Phụ thuộc vào Formosa đến nỗi khi doanh nghiệp này gây thảm họa môi trường khủng khiếp mà chính quyền vẫn không dám đóng cửa nó. Nếu một ngày đẹp trời, Samsung và Formosa rút đi thì sao? Thì chính quyền sẽ trở nên túng quẫn và tất nhiên họ lại đè cổ dân ra vặt thêm lông để bù vào. Và ngân sách cạn đến khi vặt hết lông trăm triệu con vịt vẫn không đủ thì điều gì đến cũng sẽ đến - cắt đất đai tổ tiên trao cho ông hàng xóm trừ nợ. Và cứ như vậy, cái kết cho đất nước này là một cái kết buồn nếu dân không dám làm gì với CS. Quốc gia bị khai tử, đó là chuyện lịch sử đã chứng minh rất nhiều chứ không phải ít.
Cuộc đời con người có phần bị quyết định bởi số phận và cũng có phần tự quyết bởi chính chúng ta. Khi đã nỗ lực hết sức mà không thắng nổi số phận thì không có gì để trách, nhưng phần tự quyết của chúng ta có mà chúng ta không dùng đến và để số phận vùi dập thì đó mới là điều đáng trách. Hiện nay 100 triệu dân đang có trong tay sức mạnh tự quyết, sức mạnh này rất lớn, nhưng chúng ta đang không biết dùng đến nó. Nếu cứ như vậy thì đất nước này rất khó thoát khỏi số phận bi đát như thành phố Detroit ngay trong thế kỷ 21 này. Đó là lời cảnh báo và hy vọng chúng ta – 100 triệu đừng để nó xảy ra.
-Đỗ Ngà-