Đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) đang chuẩn bị cho Hội nghị trung 5 khóa 13. Đang có nhiều tin đồn đoán về việc đối tượng Nguyễn Phú Trọng sẽ rời chức vụ Tổng bí thư sau hơn hai nhiệm kỳ.
Trong bài viết này, tôi bàn đối tượng Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư của những ai? Đối tượng Nguyễn Phú Trọng có phải là lãnh đạo cao nhất của đất nước Việt Nam hay không?
Ở các quốc gia có thể chế chính trị tự do, dân chủ đa đảng thì việc thực hành quyền dân chủ được thực hiện từ trong mỗi đảng, tổ chức chính trị cho tới ngoài xã hội.
Nhiệm kỳ của người lãnh đạo và ban lãnh đạo của các đảng, tổ chức chính trị thường tương đương với nhiệm kỳ của quốc hội.
Tất cả mọi đảng viên đều bình đẳng, có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự do ứng cử vào chức vụ người lãnh đạo của đảng, các chức vụ trong ban lãnh đạo của đảng,…
Có rất nhiều ứng cử viên tranh cử vào các chức vụ lãnh đạo trong đảng, tổ chức chính trị. Họ tranh luận với nhau bằng cương lĩnh trực tiếp trước các đảng viên trong đảng hoặc thông bao các phương tiện truyền thông.
Cuộc bầu cử trong đảng, tổ chức chính trị diễn ra một cách tự do và công bằng. Và những người được bầu chọn vào các chức vụ lãnh đạo trong đảng thì đều là những người có tài năng, đạo đức và có uy tín trong đảng và ngoài xã hội.
Những người lãnh đạo của đảng sẽ thay mặt đảng để cùng tranh cử với các ứng cử viên của các đảng khác vào các chức vụ lãnh đạo đất nước và vào quốc hội.
Trải qua hai cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt, những người được đa số Nhân dân chọn làm người lãnh đạo đất nước đều là những người tài giỏi, đạo đức và có uy tín trong nước và quốc tế.
Trong chế độ độc tài cộng sản Việt Nam thì sự độc tài ngay từ trong đảng cho tới ngoài xã hội.
Sự bất bình đẳng, bất công còn cực kỳ nghiêm trọng ngay trong nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) với hơn 5,2 triệu đảng viên.
Trong hơn 90 năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam(CSVN), các đảng viên và người dân Việt Nam luôn lầm tưởng chức Tổng bí thư là của toàn thể đảng CSVN và đất nước VN.
Trên thực tế hơn 90 năm qua, và trải qua 13 lần Đại hội đảng CSVN, các đảng viên đảng CSVN chưa bao giờ được tự do ứng cử chức Tổng bí thư cũng như được trực tiếp bầu chức Tổng bí thư.
Chức Tổng bí thư luôn luôn là cuộc đấu đá trong nội bộ của Bộ chính trị đảng CSVN gồm chưa tới 20 thành viên. Sau đó BCT đưa ra Hội nghị trung ương để biểu quyết và quyết định.
Đại hội toàn quốc đảng CSVN chỉ có vai trò hợp thức hóa quyết định của Hội nghị trung ương về việc ai giữ chức Tổng bí thư.
Như vậy, đối tượng Nguyễn Phú Trọng cũng như những người tiền nhiệm chỉ là Tổng bí thư của Ban chấp hành trung ương với gần 200 thành viên.
Đối tượng Nguyễn Phú Trọng không phải là Tổng bí thư của đảng CSVN với hơn 5,2 triệu đảng viên vì họ không được bầu đối tượng Nguyễn Phú Trọng. Các đảng viên đảng CSVN cũng bị tước đoạt quyền dân chủ.
Trong các văn bản của đảng CSVN vẫn ghi đúng là: Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Nếu văn bản nào ghi Tổng bí thư đảng CSVN là không đúng.
Đối tượng Nguyễn Phú Trọng càng không bao giờ là lãnh đạo cao nhất của đất nước và Nhân dân VN. Bởi Nhân dân VN không bầu chọn đối tượng Nguyễn Phú Trọng làm lãnh đạo.
Đối tượng Nguyễn Phú Trọng cũng như tập đoàn độc tài CSVN không bao giờ là đại diện của đất nước và Nhân dân Việt Nam.
Bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN lừa dối các đảng viên của họ và Nhân dân rằng người dân có quyền làm chủ đất nước. Và chính quyền là của dân, do dân và vì dân.
Nhưng trên thực tế, Nhân dân và đất nước Việt Nam đang bị cai trị bởi chế độ độc tài, độc đảng CSVN. Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN chính là Ban chấp hành trung ương đảng CSVN sử dụng cường quyền, bạo lực và trấn áp để áp đặt sự cai trị của họ và bắt giữ những người đối lập, bất đồng chính kiến.
Trong gần 80 năm dưới chế độ độc tài CSVN, Nhân dân Việt Nam bị cai trị chứ chưa bao giờ có quyền làm chủ đất nước.
Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN rất sợ đa nguyên, đa đảng. Bởi vì Tầng lớp chóp bu độc tài CSVN không thể nắm quyền cai trị đất nước và Nhân dân trong một nền chính trị tự do, dân chủ đa đảng và có bầu cử tự do.
Chỉ trong nền chính trị dân chủ đa đảng thì Nhân dân mới thực sự được làm chủ đất nước. Chính quyền do Nhân dân bầu lên thông qua cuộc bầu cử tư do và công bằng mới thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN, xây dựng chế độ dân chủ đa đảng là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.
13.04.2022
Ls Nguyễn Văn Đài