Der Ukraine-Krieg macht deutlich: Die Wachstumsmaschine des internationalen Freihandels kann nicht einfach weiterlaufen wie bisher
Quelle: Getty Images/Westend61
Cuộc chiến Ukraine cho thấy: cỗ máy tăng trưởng của thương mại thế giới không thể tiếp tục vận hành đơn giản như hiện nay
Cuộc chiến Ukraine cho thấy: cỗ máy tăng trưởng của thương mại thế giới không thể tiếp tục vận hành đơn giản như hiện nay
Geopolitik: „Festung Europa“ - Risiko für Deutschland - WELT
„Pháo đài châu Âu“ – một nguy cơ đối với nước Đức
Von Dorothea Siems
Chefökonomin
Cuộc chiến Ukraine cho thấy: cỗ máy tăng trưởng của thương mại thế giới không thể tiếp tục vận hành đơn giản như hiện nay
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khiến nước Đức lần đầu tiên ý thức được sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Hiệu quả của bài học được rút ra không kéo dài, và vì vậy hiện nay chúng ta đang trải qua một tình trạng như vậy. Lúc này cấp thiết phải có các giải pháp mới. Một giải pháp đang xuất hiện có thể dễ dẫn đến chiến tranh thương mại.
Đức đã vươn lên trở thành quốc gia kinh tế hùng mạnh nhất Châu Âu nhờ thương mại tự do trên thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các tập đoàn lớn và vô số doanh nghiệp quy mô vừa đã biến "Made in Germany" thành một thương hiệu thành công đại diện cho chất lượng trên toàn thế giới và biện minh cho quan niệm “đắt sắt ra miếng”. Cộng hòa Liên bang Đức được hưởng lợi nhanh và nhiều hơn các nước khác từ sự phân công lao động quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Trước hết, trục xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ và sự xuất hiện của thị trường chung châu Âu đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế xuất khẩu của Đức. Việc mở cửa thị trường của Trung Quốc vào những năm 1980, Nga và toàn bộ khối Đông Âu cũ đã tham gia với tư cách là đối tác mới một thập kỷ sau đó. Và ở khắp mọi nơi, các doanh nhân và nhà quản lý Đức đã nhanh chóng mở ra thị trường mới và thiết lập các cơ sở sản xuất tại các địa phương đó.
Nhưng với cuộc chiến tranh ở châu Âu do Nga gây ra không chỉ giới lãnh đạo doanh nghiệp Đức mà ngay cả người dân thường cũng thấy rõ cỗ máy tăng trưởng của thương mại tự do quốc tế trong thế kỷ 21 không thể đơn giản tiếp tục vận hành như cũ. Đặc biệt, đối với Đức, có sự phụ thuộc lớn ở một số lĩnh vực và gây ra rủi ro cao.
Hiện tại, trọng tâm chính là vận chuyển khí đốt tự nhiên, dầu và than đá từ Nga. Nhưng ngay cả với vi mạch hoặc đất hiếm và các sản phẩm tiền chế không thể thiếu khác, vẫn có những yếu tố phụ thuộc khiến Đức và Liên minh châu Âu dễ bị tổn thương. Cần phải có một chiến lược mới trong quan hệ kinh tế quốc tế không phải chỉ vì những cân nhắc về địa chính trị và an ninh. Bảo vệ khí hậu cũng như các tiêu chuẩn xã hội và nhân quyền cũng ngày càng đóng vai trò to lớn hơn trong quan hệ thương mại và đầu tư.
Việc tối ưu hóa chi phí thuần túy như động cơ thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng thu hẹp không còn phù hợp trong tình hình mới. Thế kỷ 21 đòi hỏi một cách tiếp cận phức tạp hơn đối với các quan hệ kinh tế quốc tế. Những cách tiếp cận mang tính xây dựng đầu tiên để tái định hướng như vậy có thể thấy ở Berlin, Brussel và Washington, nhưng đồng thời cũng có một sự chuyển hướng nguy hiểm theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ, điều đó có thể làm lung lay toàn bộ trật tự kinh tế đa phương.
Cung cấp năng lượng an toàn được ưu tiên hàng đầu
Đối với nền kinh tế Đức, ít nhất là kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, vấn đề năng lượng đã trở thành một mối quan tâm lớn. Đối với 83% các doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp năng lượng có ưu tiên chính trị cao nhất, điều này thể hiện trong nhiều ngành công nghiệp. Một nửa lượng khí đốt tự nhiên và than nhập khẩu của Đức và một phần ba lượng dầu nhập khẩu của nước này đều đến từ Nga. Đây là một sự phụ thuộc chết người cần phải chấm dứt và tìm ra các biện pháp thay thế.
Điều này thực sự là một sự nhắc lại. Bởi vì Đức đã từng trải qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Khi đó, các quốc gia Ả Rập đã cắt nguồn cung cấp dầu mỏ cho phương Tây và gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Các trụ cột quan trọng nhất của chiến lược năng lượng quốc gia là mở rộng năng lượng hạt nhân, hỗ trợ cho khai thác than ở trong nước và trên hết là đa dạng hóa các quốc gia có nguồn cung cấp dầu mỏ. Vấn đề tiết kiệm năng lượng và việc chuyển sang sử dụng khí tự nhiên cũng đóng một vai trò quan trọng.
Nhưng hiệu quả của việc rút ra bài học này không bền vững. Đức đã bị phụ thuộc vào Moscow, loại bỏ dần điện hạt nhân và than. Trong khi đó các quốc gia nghèo tài nguyên như Nhật Bản, chưa bao giờ bỏ bê an ninh năng lượng của mình một cách hình sự kể từ cú sốc dầu mỏ năm 1972. Vì lý do này, nền kinh tế châu Á không bị xáo trộn bởi việc sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình bất chấp thảm họa hạt nhân ở Fukushima. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên từ nhiều quốc gia do đó tránh mọi sự phụ thuộc vào nguồn cung của một nước nào, kể cả Nga.
Tokyo cũng đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng chưa bao giờ quên rằng những năng lượng truyền thống vẫn cần thiết trong một thời gian dài. Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Robert Habeck hiện đang ráo riết tìm kiếm trên toàn thế giới các giải pháp thay thế cho năng lượng của Nga, có quan hệ với một số quốc gia vùng Vịnh, ký kết các hợp đồng dài hạn, ngay cả khi phải trả giá cao hơn. Cung cấp năng lượng đáng tin cậy hiện là một phần của an ninh quốc gia và không còn chỉ là một vấn đề về kinh tế. Ngoại giao cấp quốc gia và EU cũng phải chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực này.
Tiềm năng gây xung đột đối với khí hậu và thương mại
Con đường dẫn đến trung hòa khí hậu đặt ra những thách thức to lớn cho nền kinh tế và cùng với nó là chi phí cao đối với nhiều lĩnh vực. Do kết quả của quá trình chuyển đổi năng lượng bắt đầu cách đây hai thập kỷ, Đức đã phải trả giá cao nhất ở châu Âu trong một thời gian dài. Ngoài ra, bất kể sự bùng nổ giá liên quan đến chiến tranh đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch, thuế CO₂ sẽ tăng lên trong tương lai. Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như công nghiệp thép, cũng như các doanh nghiệp sản xuất ô tô, hóa chất hoặc chế tạo máy của Đức đang bị đe dọa vì những bất lợi về vị trí địa lý.
Để ngăn chặn sự suy giảm của cả một ngành, các doanh nghiệp tìm cách đưa cở sản xuất ra nước ngoài, Liên minh châu Âu cần liên kết chặt chẽ với nhau đối với các chính sách về khí hậu và thương mại . Thực hiện trợ cấp xanh và thuế quan nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, ở đây các xung đột với các đối tác thương mại đã được lập trình sẵn, đặc biệt là do các kế hoạch của EU không tương thích với các quy tắc trước đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đặc biệt áp dụng cho việc điều chỉnh biên giới CO₂ theo kế hoạch, trong đó Châu Âu muốn lập hồ sơ nhập khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng trong tương lai. Brussel đang là quốc gia đi tiên phong trong chính sách khí hậu. Nhưng các quốc gia như Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ không dễ dàng chấp nhận mức thuế khí hậu, được quy định hạn mức còn tùy tiện. Cuối cùng, chiến tranh thương mại có thể xóa bỏ tất cả những thành công về tự do hóa trong nhiều thập kỷ qua. Cách tiếp cận của cái gọi là Hợp đồng khác biệt được thực hành ở Đức cũng tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Brussels có thực sự phấn đấu để tự chủ?
Do đó, thay vì các biện pháp đơn phương như vậy, nhiều nhà kinh tế đang cổ xúy cho ý tưởng về một câu lạc bộ khí hậu: một số quốc gia lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản và lý tưởng nhất là cả Trung Quốc nên đàm phán các quy tắc chung để giảm phát thải CO₂ - nếu có thể dưới sự chủ trì của Tổ chức Thương mại Thế giới. Một câu lạc bộ khí hậu như vậy sẽ phải mở cửa cho những người tham gia khác sau đó, ngay khi họ sẵn sàng tuân thủ các quy tắc đã thỏa thuận.
Cuộc thảo luận về nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu bắt đầu ở Đức và khắp châu Âu không chỉ với những biến động trong cuộc chiến Ukraine. Ngay cả khi bắt đầu đại dịch corona , khi chuỗi cung ứng quốc tế bị gián đoạn trong thời gian ngắn, sự tắc nghẽn trong quần áo bảo hộ y tế, thuốc men và các mặt hàng quan trọng khác chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc đã gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở Đức. Và cho đến ngày nay, vấn đề giao hàng với nhiều sản phẩm tiền chế và đặc biệt là với vi mạch là một vấn đề lớn đối với lĩnh vực công nghiệp.
Theo một báo cáo của Ủy ban EU, châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu của nước ngoài đối với 137 loại sản phẩm được đánh giá thuộc diện nhạy cảm. Có nghĩa là chúng thường chỉ có vài ba nhà cung cấp của vài ba nước. Hơn 50% các sản phẩm nhạy cảm này đến từ Trung Quốc. Để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của mình, Brussels đã trình bày ý tưởng về “quyền tự chủ chiến lược mở” vào năm ngoái.
Tăng lưu giữ trong kho để tạo an toàn
Mục đích là châu Âu tự xây dựng nền sản xuất đối với các lĩnh vực chiến lược quan trọng như vi mạch, sản phẩm này không thể thiếu trong quá trình sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nahu, nhà nước sẽ hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc diện này. Tâp đoàn Intel của Mỹ, muốn thành lập một trung tâm bán dẫn ở Sachsen-Anhalt (Đức) có sự tài trợ của chính phủ trị giá hàng tỷ USD, muốn được thụ hưởng các lợi ích từ kế hoạch tự chủ chiến lược này.
Việc sản xuất tế bào pin, vốn có tầm quan trọng lớn đối với việc chuyển đổi sang ô tô điện, cũng đang được thúc đẩy ồ ạt ở châu Âu để bớt phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ các nước thứ ba.Đức hiện cũng đi đầu trong lĩnh vực này. Khái niệm về quyền tự chủ chiến lược còn khá mơ hồ và cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Viện Kinh tế Thế giới (IfW) ở Kiel cảnh báo rằng EU đang đi sai hướng với dự định chuyển cơ sở sản xuất sản phẩm quan trọng về lại trong nước qua đó dựng hàng rào thương mại mới. Theo nghiên cứu của „Decoupling Europe“ việc tách khỏi chuỗi cung ứng quốc tế hoặc thậm chí chỉ khỏi Trung Quốc sẽ làm mất đi hàng trăm tỷ euro của cải.
Sẽ có ý nghĩa hơn khi đa dạng hóa chuỗi cung ứng, như hiện nay đang diễn ra đối với nhập khẩu năng lượng. Tăng kho lưu trữ cũng an toàn hơn. Để tăng cường khả năng cạnh tranh về công nghệ, việc điều chỉnh có mục tiêu các quỹ nhà nước dành cho nghiên cứu và phát triển đối với các lĩnh vực quan trọng trong tương lai sẽ phù hợp hơn phân phối trợ cấp cho các doanh nghiệp riêng lẻ.
Thay vào đó, nếu EU thực sự nỗ lực cho “quyền tự chủ” và ngày càng dựa vào chính sách công nghiệp chiến lược cùng với trợ cấp và đánh thuế khí hậu, thì EU sẽ bắt đầu phi toàn cầu hóa. Đức sẽ bị thua thiệt nhiều nhất nếu biến Châu Âu thành pháo đài.
Niềm hy vọng mới đối với tổ chức thương mại thế giới
WTO đã chìm trong khủng hoảng trước khi xảy ra đại dịch Corona.Việc phương Tây nhích lại gần nhau để đáp trả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tạo cơ hội để cuối cùng có được một số chuyển động trong các cuộc đàm phán cải cách WTO đang bị bế tắc. Các vấn đề xung đột như giải quyết tranh chấp, đối phó với trợ cấp hoặc liên kết chính sách thương mại và khí hậu, trong tình hình thế giới đang căng thẳng hiện nay thì không thể đi đến thành công một sớm một chiều.
Nhưng EU, Mỹ và Nhật Bản nên tìm hiểu các điểm chung trong những nhóm nhỏ và quyết định các quy tắc mà những người cùng chí hướng có thể tuân theo. Đồng thời, con đường thông qua các hiệp định thương mại song phương là một "giải pháp tốt nhất xếp thứ hai" để tạo động lực mới cho thương mại thế giới trong thời điểm hiện nay. Trong những năm gần đây, EU đã đàm phán một số lượng lớn các hiệp định như vậy với Việt Nam, Canada và các nước Mercosur Mỹ Latinh.
Nhưng đặc biệt là ở Đức, có rất nhiều sự phản đối đối với các hiệp định bảo hộ đầu tư và thương mại tự do, đặc biệt là giữa những người theo phái Xanh và Cánh tả, mặc dù những hiệp định này ngày nay cũng bao gồm các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Nhưng cú sốc về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đang làm thay đổi quan điểm của người Đức. Các mối quan hệ kinh doanh đáng tin cậy không còn được coi là điều hiển nhiên. Do đó, thúc đẩy mới nhất của Bộ trưởng Tài chính Liên bang Christian Lindner nhằm khôi phục các cuộc đàm phán cho hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương TTIP với Hoa Kỳ đã nhận được sự đồng tình của giới doanh nghiệp Đức.
17.04.2022