Bóp Méo Pháp Luật

Luật pháp là một hệ thống phức tạp quy định những điều cấm để định hướng xã hội định hình trong trật tự, bảo vệ đạo đức và bảo vệ những quan điểm tiến bộ. Vì nó phức tạp nên khi viết luật rất dễ xảy ra hiện tượng điều luật này mâu thuẫn điều luật kia. Khi sự mâu thuẫn xảy ra, phải có một loại tòa án phân xử việc này, phải bãi bỏ luật nào và phải giữ lại luật nào? Chính vì thế, tại các nước dân chủ tiến bộ người ta tạo ra một loại tòa án chuyên phán quyết chuyện đúng sai của một đạo luật hay một sắc lệnh hành pháp, đó chính là Tòa Bảo Hiến. Tòa bảo hiến nó như một anh chàng gỡ gối cho luật pháp, có nó những bộ luật mang tính chất bổ trợ nhau, nếu không có nó thì trong luật lắm thứ rối rắm cản chân nhau.

Việc viết luật chặt chẽ không chồng chéo, không mâu thuẫn, không cản trở nhau chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho một nhà nước pháp quyền. Điều kiện đủ đó là sự chuẩn mực trong thi hành luật pháp. Dù luật có viết ra có chặt chẽ cỡ nào, dù có rõ ràng cỡ nào mà hệ thống tư pháp thi hành sai quy trình tố tụng thì xem như pháp luật không nghiêm. Mà khi nhà nước thực hiện luật pháp không nghiêm thì nó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tội phạm phát triển. Đó là điều tất yếu.

Để đảm bảo một nhà nước pháp quyền thì trước hết bộ máy chính quyền đó phải giữ đúng nguyên tắc “nhà nước chỉ làm những luật pháp quy định và công dân được quyền làm những gì luật pháp không cấm”. Với ĐCS thì họ hoàn toàn không tuân thủ nguyên tắc này.

Chúng ta thường thấy hệ thống tư pháp Việt Nam hay dùng cách xử lưu động như là một phương cách “làm gương” tốt, có tính răn đe, giáo dục, giúp người dân có cơ hội tiếp cận và trang bị cho họ những kiến thức pháp luật cần thiết để tránh xa những hành vi vi phạm pháp luật. Nghe tưởng như đúng nhưng thực ra chính quyền hoàn toàn sai, ít nhất là có đến 3 cái sai:

Cái sai thứ nhất, đó là không có một điều luật nào quy định chính quyền có quyền xử lưu động. Mà như ta biết, nhà nước chỉ làm những gì luật cho phép nên với với cách làm này chính quyền CS đã chà đạp lên luật pháp;

Cái sai thứ nhì, đó là việc xử lưu động là một hình thức xâm phạm quyền con người của bị cáo nghiêm trọng. Bị cáo nếu có phạm tội thì họ đã trả giá cho tội của họ bằng bản án, ngoài điều đó ra không ai có quyền tự cho mình cái quyền tự ý phạm tội với họ chỉ vì họ là tội phạm;

Cái sai thứ ba, đó là luật pháp quy định trẻ em dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án trừ trường hợp triệu tập. Thế nhưng xử lưu động thì ai cũng có thể chứng kiến, trong đó có những trẻ em tuổi còn rất nhỏ. Như ta biết, trẻ vị thành niên là lứa tuổi đang trong giai đoạn học hỏi để hình thành nhân cách. Tuổi càng nhỏ thì khả năng chọn lọc càng kém, đó là lý do tại sao luật pháp cấm trẻ em dưới 16 tuổi vào phòng xử án. Được biết, việc xét xử lưu động thường có cảnh diễn tả những hành động mang rợ, thậm chí còn có thể có dựng hiện trường diễn lại hình thức phạm tội trước công chúng thì rõ ràng, đây là tấm gương xấu cho trẻ vị thành niên. Việc này rất nguy hiểm cho xã hội.

Ngày mai, chính quyền CS đưa 29 nông dân ở xã Đồng Tâm ra tòa xét xử với tội danh “giết người”. Cho đến nay, người ta không thể định nghĩa nổi cuộc tấn công của lực lượng công an vào thôn Hoành xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/2020 như thế nào cả. Là cưỡng chế ư? Nếu là cưỡng chế thì phải đưa quân vào khu đất tranh chấp chứ sao lại tấn công vào nhà dân, nơi mà cách khu vực tranh chấp đến 3 km? Vả lại, luật pháp quy định không được cưỡng chế từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau và không được cưỡng chế vào ngày lễ ngày nghỉ. Vậy thì cuộc tấn công vào rạng sáng được định nghĩa thế nào đây? Rất khó.

Nếu định nghĩa là “cưỡng chế” thì rõ ràng cách cưỡng chế sai luật. Nếu cho rằng không phải là cưỡng chế thì chỉ có thể hoặc cướp hoặc hoặc tấn công giết người trả thù. Rõ ràng dù giải thích cách nào thì hành động của chính quyền vào ngày hôm đó cũng là một hành động phạm pháp. Dân đồng Tâm dù có giết người thì về bản chất là họ chống lại một lực lượng đang phạm pháp tấn công họ, hành động của họ  mang tính phòng vệ chính đáng. Còn phía ngược lại, hành động giết người của lực lượng công an CS đối với cụ Lê Đình Kình là cố sát. Tuy nhiên, điều nghịch lý là kẻ phòng vệ chính đáng lại bị đưa ra tòa xét xử còn thế lực cố sát không ai bị truy tố. Đó là bản chất của cái gọi là “pháp quyền XHCN”.

Thực ra ĐCS là một tập đoàn chính trị không có ý thức thượng tôn pháp luật. Xã hội ổn định, đời sống người dân có bình yên hay không nó phụ thuộc vào tính nghiêm minh của pháp luật. Một nhà nước mà cố tình chà đạp luật pháp thì nó không những tạo ra một môi trường xã hội với tội phạm nảy nở, Và chính nó cũng là một sự đe dọa khủng khiếp đối với người dân lương thiện. Sống dưới chế độ CS, người dân Việt Nam phải chịu rất nhiều tầng lớp đe dọa.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://dantri.com.vn/…/xet-xu-luu-dong-mot-goc-nhin-khac-2…

https://baomoi.com/ngay-mai-7-9-29-bi-cao-tr…/c/36283748.epi

https://plo.vn/…/khong-thuc-hien-cuong-che-dat-dai-tu-22-gi…