Đỗ Ngà - Van Nga Do|
Theo Hiến pháp CS Việt Nam năm 2013 thì các chức phó thủ tướng và bộ trưởng được thủ tướng đề nghị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm, còn quyền quyết định bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm những người đó lại thuộc về quốc hội. Sự phân công này là hợp lý, vì giữa quyền giới thiệu và quyền quyết định không thể trao cho 1 đối tượng được. Lấy ví dụ như tôi vừa có quyền giới thiệu vị trí trưởng phòng mà vừa có quyền quyết định ai sẽ ngồi vào ghế đó thì tôi giới thiệu làm gì? Như vậy thì quyết định luôn cho gọn.
Ông Vương Đình Huệ là một phó thủ tướng. Năm 2016 ông Huệ được Nguyễn Xuân Phúc trình đề cử chức phó thủ tướng và được Quốc hội bỏ phiếu chấp thuận. Như vậy khi bãi nhiệm chức phó thủ tướng của ông Huệ thì cũng phải đúng quy trình được pháp luật quy định chứ? Trước tiên là Nguyễn Xuân Phúc đề nghị và Quốc hội đồng ý chứ? Nhưng không! Bất chấp quy định của Hiến pháp, Bộ Chính Trị quyết định kéo ông Vương Đình Huệ đặt vào chức bí thư thành ủy Hà Nội. Bộ Chính Trị là một nhóm người tự cho mình cái quyền phớt lờ mọi quy định của luật pháp. Vâng! Có quyền lực đủ lớn thì có thể chà đạp lên luật pháp, đó tính đặc thù của cái gọi là “pháp quyền XHCN”.
Wikipedia cho biết quyền của Bộ Chính Trị như sau: “Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp”. Bộ Chính Trị vừa có thể giới thiệu vừa quyền quyết định một chức danh trong bộ máy chính phủ vậy đây là gì nếu không phải là vừa đá bóng vừa thổi còi thì là gì nhỉ? Rõ ràng pháp luật đã quy định thủ tướng nắm giữ quyền đề nghị và quốc hội nắm giữ quyền quyết định rồi, nhưng sao Bộ Chính Trị lại kiêm luôn cả 2 quyền đó nữa? Vậy có phải là chồng chéo không? Vâng! Đó là sự chồng chéo. Bên đảng và bên nhà nước cùng sử dụng một quyền như nhau, vậy thì phía nào có thực quyền phía nào là diễn kịch? Đảng có thực quyền, nhà nước là một sân khấu kịch.
Nói đến trá hình là nói đến sự ngụy tạo. Để có thể trá hình thì đối tượng luôn tạo ra vẻ bề ngoài khác xa bản chất thật bên trong nhằm phục vụ cho mưu đồ bất chính. Chẳng hạn như, quán quán cà phê trá hình thì thông thường bên ngoài bán cà phê bên trong bán dâm hoặc bán ma túy. Hay như gần đây chúng ta thấy xuất hiện loại côn đồ trá hình, đó là những tên bề ngoài hành động như một côn đồ nhưng bên trong thì có thủ thẻ ngành vv…
Nhà nước CS thực chất nó là một nhà nước phong kiến trá hình. Ở đây chúng ta thấy, trên thế giới, chỉ có các nước CS mới có 2 bộ máy quyền lực song hành, đó là là bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Bộ máy đảng là nơi ra mọi quyết định và bộ máy nhà nước là chỉ làm theo cho khớp những quyết định đó mà thôi. Bộ máy đảng thì nó vận hành y hệt như bộ máy nhà nước phong kiến: cũng cha truyền con nối, chúng quyết định kết án bằng chỉ thị vv.. Còn bộ máy nhà nước thì nhìn ban bệ cũng giống các nhà nước khác: cũng có hành pháp, có lập pháp, có tư pháp, cũng có bầu cử blah blah blah.. Nhưng dù cho đó là hành pháp, lập pháp tư pháp gì thì nó cũng được chỉ đạo bởi đảng. Dù có bầu cử màu mè thế nào đi chăng nữa thì kết quả bầu cử cũng là người được đảng quy hoạch mới trúng cử.
Việt Nam - một đất nước bị dẫn dắt bởi nhà nước trá hình thì làm sao nhân dân hưởng được những giá trị tốt đẹp thật sự được? Chính vì thế mà những mỹ từ chúng ta thường nghe nghe như “độc lập”, “tự do”, “hạnh phúc” hay “pháp quyền” vv.. tất cả đều giả tạo, chỉ có sự lừa dối là thật. CS được sinh ra là để lừa dối dân nhằm thực hiện những ý đồ bất chính đảng mà thôi. CS mà! Không thể thay đổi!
-Đỗ Ngà-