Kể từ khi Trung quốc được coi như một nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới căn cứ vào GDP thì Bắc Kinh có tham vọng muốn đẩy mạnh tiến trình đưa đồng tiền nguyên của mình (đồng nhân dân tệ) trở thành một trong những ngoại tệ mạnh của thế giới.
Các quan chức cao cấp trong lãnh vực tài chánh của Trung quốc đã mấy lần yêu cầu G7 và IMF công nhận đồng tiền nguyên là một ngoại tệ mạnh như Mỹ Kim, đồng Euro, Anh Kim, đồng Yen nhưng bị từ chối vì IMF đánh giá đồng tiền nguyên chưa hội đủ một số điều kiện để trở thành một ngoại tệ mạnh của thế giới.
Ngày 26/05/2015, Phó Giám đốc IMF là ông David Lipton khi sang Trung quốc công tác, Bắc Kinh đã một lần nữa yêu cầu IMF công nhận đồng tiền nguyên là ngoại tệ mạnh. Trong cuộc họp báo trước khi rời Trung quốc, ông David Lipton nói rằng: Trong thời gian qua Trung quốc đã có những nỗ lực cải thiện nên IMF không đánh giá thấp đồng tiền nguyên, nhưng việc công nhận một đồng tiền nào đó trở thành ngoại tệ mạnh của thế giới không phải chỉ có IMF quyết định mà còn thêm những định chế tài chánh quốc tế khác. Nếu Trung quốc tiếp tục cải thiện hệ thống tài chánh theo tiêu chuẩn quốc tế thì đồng tiền nguyên sẽ trở thành ngoại tệ mạnh.
Về phía Hoa Kỳ thì cho rằng hối suất đồng nguyên không lên xuống theo quy luật thị trưòng mà do chính phủ Trung quốc kiểm soát, đó là lý do chính không thể công nhận đồng nguyên trở thành ngoại tệ mạnh của thế giới. Hơn nữa kinh tế của Trung quốc đang giảm tốc khiến lượng tiền nguyên lưu hành yếu dần cũng là một nguyên nhân khác.
Trước đó vào ngày 29/05/2015, trong cuộc họp báo ở Anh quốc, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ là ông Jacob Joseph đã nêu một nghi vấn với các ký giả rằng: Trung quốc có chấp nhận để cho hối suất đồng nguyên thay đổi theo quy luật của thị trường hay không? Vì với tình trạng kinh tế hiện nay, Bắc Kinh sẽ không cho hối suất đồng nguyên cao hơn.
Đáp lại, Thống đốc ngân hàng Nhân dân Trung quốc là ông Chu Tiểu Xuyên phát biểu rằng một trong những điều kiện để đồng tiền nguyên trở thành ngoại tệ mạnh là cho phép các nhà đầu tư được tự do gởi hay rút tiền ở ngân hàng Trung quốc. Họ Chu cho biết là đang chuẩn bị một loạt cải cách để nâng cao việc kiểm định tư bản đồng tiền nguyên (tức là việc sử dụng đồng tiền nguyên trong việc trao đổi mậu dịch giữa các nước), cho phép cá nhân rút tiền ra để đi đầu tư ở nước ngoài.
Cứ 5 năm một lần, IMF duyệt xét lại xem đồng ngoại tệ mạnh nào còn hội đủ điều kiện hoặc đánh giá thêm đồng tiền của quốc gia nào đáng trở thành ngoại tệ mạnh. Năm nay là năm mà IMF duyệt xét lại chuyện này, nhưng qua cuộc họp báo của ông David Lipton, phó giám đốc IMF không hề nhắc đến đồng nguyên của Trung Quốc nên ít nhất cũng phải thêm 5 năm nữa may ra đồng tiền nguyên mới trở thành ngoại tệ mạnh với điều kiện chính phủ Trung quốc phải thật sự cải thiện hệ thống hành chánh mà ai nhìn vào cũng thấy.
Hiện nay hối suất lên xuống của đồng tiền nguyên do ngân hàng Nhân dân Trung quốc quyết định hay nói đúng ra là chính quyền quyết định, ngân hàng Trung ương thi hành nên cho dù Trung quốc có quảng cáo việc cải cách chính sách ngân hàng bao nhiêu cũng chưa thuyết phục được ai hơn; nữa mới chỉ ở giai đoạn chuẩn bị. Đó là nhận xét của nhiều chuyên gia ngân hàng, kinh tế thế giới.
Theo các chuyên gia này thì trước khi một đồng tiền nguyên muốn trở thành một ngoại tệ mạnh thì phải qua giai đoạn SDR (Special Drawing Rights) tức là Quyền rút vốn đặc biệt do IMF lập ra vào năm 1969. SDR là tài sản dự trữ có tính cách quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản của Trung quốc, phải bảo đảm bằng dự trữ vàng hay các ngoại tệ mạnh khác để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ (tức là đồng tiền nguyên) khi cần thiết nhằm duy trì trị giá hối đoái theo quy luật thị trường tiền tệ.
Hiện tại thì đồng tiền nguyên chưa có tư cách bước vào giai đoạn SDR vì ngân hàng Trung ương Trung quốc, hay nói cho đúng hơn là chính quyền Trung quốc mỗi khi thấy đồng mỹ kim tăng thì cũng phát hành thêm đồng tiền nguyên nhằm đối kháng lại. Mỗi khi Hoa Kỳ in thêm tiền đều phải giải thích lý do cho mọi người biết, nếu lý do không chính đáng thì đồng mỹ kim sẽ mất dần giá trị của nó, đều mà không một Tổng thống Hoa Kỳ nào dám làm, trong khi lãnh đạo Trung quốc thì in là vì muốn đối kháng lại với đồng mỹ kim.
Vì Bắc Kinh muốn đồng tiền nguyên thành ngoại tệ mạnh nên Hiệp hội Doanh nghiệp Trung quốc đã gởi kiến nghị đến văn phòng ông Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cho thanh toán mọi việc giao dịch thương mại bằng nhân dân tệ tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo rằng không thể chấp nhận chuyện này vì rất nguy hiểm khi mà đồng tiền nguyên chưa phải là ngoại tệ mạnh được thế giới công nhận, đó là chưa nói đến chuyện chủ quyền quốc gia.
Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh thật sự muốn CSVN chấp nhận đồng nguyên là ngoại tệ mạnh thì sẽ “hối lộ” cấp lãnh đạo một khoản tiền lớn như đã từng đưa cho gia đình 150 triệu Mỹ Kim để cho ông Dũng chấp nhận hợp tác với Bắc Kinh khai thác Bauxite tại Tây Nguyên vào năm 2007 mà trước đó ông Dũng thuộc phe chống đối dự án này rất quyết liệt.