Biên bản 2 triệu và bài học làm người...

Ảnh: Nguyễn Thị Thanh Hoa

Phạm Minh Vũ

Chị Hoa một người công giáo thiện lương, noi theo gương Mẹ Teresa Calcuta luôn quan tâm tới những mảnh đời nghèo khổ và bất hạnh, dịch xảy đến, với những lo âu cũng như bao người về cuộc sống, gánh nặng và áp lực vì dịch bệnh. Chị cùng bạn mình nghĩ nhiều hơn với những mảnh đời khó khăn hơn mình. Chị chia sẻ lương thực tới khu trọ công nhân, người yếu thế. Khi Lockdown gắt hơn, bao tiếng kêu cứu tới chị cứ dồn dập vì chính phủ đâu có đoái hoài? Nhiều trẻ em thiếu sữa - thương- nhóm chị đã nhập sữa về phát để xoa dịu đi những hoàn cảnh khốn khó trong đại dịch.
 

Chiều qua như bao lần, chị phát sữa cho một người đàn ông khó khăn có con nhỏ khát sữa, trao nhau qua một hàng rào ngăn cách. Không thuận lợi như những lần trước. Lần này, có “anh” công an đứng sau quay clip lại để làm bằng chứng. Sau khi người trao chưa mỉm cười, người nhận chưa kịp vui, thì tên công an lạnh lùng tàn nhẫn quay clip tuyên bố xử phạt người đàn ông nghèo khó kia, biên bản 2 triệu được biên ra. Nụ cười chưa kịp nở trên môi thì nước mắt đã tuôn trào.
 

Thái độ hóng hách, lạnh lùng và tàn nhẫn của tên công an làm chị Hoa thấy vô cùng bức xúc, chị có một trận khẩu chiến với tên công an kia, trong đó chị đã nói một câu “anh là thứ công cụ không có tình người”. Nghe chị Hoa dạy thêm nhiều lý lẽ, có lẽ chột dạ nên tay công an tuyên bố “tôi có tình người” và chứng minh cho tuyên bố có tình người đó công an đã tha không xử phạt mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.
 

Nếu chị Hoa không dạy cho công an này bài học làm người thì họ có kịp nhận ra tình người ở đâu không?

Biên bản 2 triệu phạt xong nếu thành công thì về báo cáo thành tích được cấp trên xoa đầu vuốt đuôi, nhưng sau đó, là bao mảnh đời khốn khó, là con nhỏ khát sữa là người vợ ốm nặng là mẹ già thiếu tô cháo hành... họ tới cơm không có ăn lấy đâu ra 2 triệu nộp phạt?

Tôi đang tự hỏi? Công an Việt Nam đang làm vì điều gì vậy?

Họ có bao giờ tự hỏi mình đang làm gì không?

Tình người đôi khi chỉ là biết đau đáu với nỗi đau của đồng loại, biết sẻ chia khó khăn với người yếu thế hơn mình, là động viên an ủi với người cô độc. Nếu không giúp không sẻ chia với người khốn khó hơn thì tốt nhất đứng im, ngồi nhìn là người ta cảm ơn rồi, đừng đem biên bản tới thể hiện mình vô nhân tính như thế?

Làm người khó với họ thế sao?

Nghe câu chuyện này, tôi chợt nhớ vài câu trong bài “đời đá vàng” của Thầy Vũ Thành An mà tôi rất tâm đắc:
 

“…..Có một lần mất mát mới thương người đơn độc

Có oằn mình đớn đαυ mới hiểu được tình yêu

Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về

Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng”

————

(Chuyện xảy ra tại ngã tư Đình -Ql1A - Nguyễn Thị Đặng, Q12 chiều muộn 22/9).