Việc phó Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng ngoại giao, Ủy viên bộ chính trị Phạm Bình Minh bị bắt đọc tờ trình về công tác dân số trước đại hội đảng 6 và giờ phải kiêm thêm mảng kiểm tra đê điều là điều bất thường nhưng không có gì lạ. Bởi lẽ giống như người cha Nguyễn Cơ Thạch, ông Minh chưa bao giờ muốn xích lại với Trung Quốc.
Còn nhớ tại hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN đầu tháng 8 năm 2017, chính ông Minh đại diện cho Việt Nam đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á có một lập trường mạnh mẽ hơn về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Lãnh đạo ngoại giao cao nhất của Việt Nam đã cố gắng vận động để bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong thông cáo chung của ASEAN và khiến cho hội nghị ngoại trưởng Asean đã không thể đưa ra được thông cáo cuối cùng. Thái độ cứng rắn hiếm thấy của Việt Nam từ thời Nguyễn Phú Trọng tái cử đến nay chủ yếu xuất phát từ việc Trung Quốc vừa buộc được Việt Nam phải tạm ngưng khoan thăm dò tại lô 136/03 trên Biển Đông ngay trước thềm hội nghị ngoại trưởng Asean. Sự rút lui này khiến cho Việt Nam, mà nói thẳng ra là ĐCS VN, hết sức nhục nhã vì vừa mất tiền lại mất cả danh dự.
Trước lập trường cứng rắn của Việt Nam tại hội nghị ngoại trưởng Asean ở Manila, phía Trung Quốc đã tỏ thái độ bực tức mà bức ảnh về cái bắt tay thể hiện sự đối nghịch, thậm chí là có tý “bề trên”, của Phạm Bình Minh với người đồng nhiệm Vương Nghị đã nói lên tất cả. Kể từ đó, cái tên Phạm Bình Minh đã trở thành cái gai trong mắt của Bắc Kinh.
Nếu cuộc gặp Vương Nghị – Phạm Bình Minh thể hiện sự đối địch thì trong cuộc gặp ngay sau đó giữa Phạm Bình Minh và Rex Tillerson, người ta có thể cảm nhận một bầu không khí thân thiện được thể hiện rõ nét qua nụ cười tươi rói của ngoại trưởng Mỹ.
Kể từ đó, việc phải nhổ bằng được cái gai Phạm Bình Minh đã trở thành mệnh lệnh được giới lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra.
Tại Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuối tháng 9/2017, người ta không thấy bóng dáng của ông Minh cho dù hội nghị này có sự tham dự của nhiều đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế. Thay vào đó, là ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và 2 phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Vương Đình Huệ vốn không có kinh nghiệm gì về ngoại giao. Thậm chí, bên lề hội nghị này, người gặp gỡ đại diện sứ quán Đức để giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lại là ông Vương Đình Huệ – một cựu Bộ trưởng tài chính, trưởng ban nội chính trung ương chả hề có chút chuyên môn hay kinh nghiệm ngoại giao gì. Đấy là chưa kể, ông này còn không hề biết gì về ngoại ngữ để có thể trình bày hay đàm phán với phía bạn.
Cũng giống hạ bệ Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh hay Phạm Trường Long, người anh cả ngồi ở Bắc Kinh đã ra lệnh cho đàn em Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội thực hiện ý đồ của mình.
Và mệnh lệnh của cấp trên đã được cấp dưới thực hiện triệt để. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 hôm 11/10 vừa qua, đích thân ông Trọng dõng dạc tuyên bố “kết thúc hoạt động của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ ngoại giao”.
Điều đó tức là trong thời gian tới, đảng bộ của Bộ Ngoại giao và Đảng bộ của các cơ sở ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài sẽ có sự sắp xếp lại. Những người thân cận và được Phạm Bình Minh tin dùng trong những năm qua sẽ phải ra đi để nhường ghế cho những nhân vật gần gũi với Trọng, Phúc và tay chân.
Như vậy là sau khi nhổ bật 2 cái gai Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Anh ra khỏi 2 thành phố lớn nhất Việt Nam (trừ thủ đô Hà Nội), Trung Quốc tiếp tục thọc bàn tay lông lá vào những chỗ mà trước kia là bất khả xâm phạm đối với họ.
Một khi chính thể được nắm giữ bởi một kẻ vì quyền lực của mình mà bất chấp tất cả thì bất kể ai ở vị trí công tác nào cũng chỉ bị coi là củi cho chiếc lò tham tàn Ma De In Chi Na mà thôi.
Đất Mới – CTM Media