Chiếc áo choàng cũ của “tân vương”

Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí Thư đảng CSVN. phát biểu trong hội nghị về công tác tổ chức xây dựng đảng hôm 25/12/2019. Ảnh: VTC News

Tân Phong – Web Việt Tân

Nếu không có gì thay đổi, thì tới đây, sau đại hội đảng lần thứ 13, ông Trần Quốc Vượng, thường trực Ban Bí Thư, là người mà ông Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, giới thiệu là ứng viên duy nhất cho vị trí tổng bí thư, đương nhiên sẽ trở thành “tân tổng bí.” Ở vị trí tối cao của một đảng cầm quyền, ông Vượng sẽ tiếp tục kiên định đi theo đường lối Marx Lenin?

Liệu ông Vượng có những tiến bộ, cải cách nào khác ngõ hầu đưa “con thuyền không bến” Việt Nam rách nát tơi tả đang trôi dạt ở biển Đông trong sóng gió vùi dập của anh “bạn vàng 4 tốt”, thoát khỏi cái nạn vong quốc, đắm tàu? Liệu ông có thể giúp cho 97 triệu con dân nước Việt thoát khỏi viễn cảnh hãi hùng trở thành “thuyền nhân” vô tổ quốc, ngay trên chính mảnh đất cha ông ngàn năm văn hiến mà lịch sử từng ghi dấu những “Đinh, Lý, Trần, Lê cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương?

Ông Trần Quốc Vượng, sinh ngày 5, tháng Hai, năm 1953. Nếu không có khai man, khai gian tuổi giống như các đồng chí của ông, thì năm nay ông 67 tuổi. Nhưng nhìn ông thì thấy ông hom hem, già nua hơn con số 67 mặc dù chế độ chăm sóc sức khỏe dành cho cán bộ thuộc Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản thì vua chúa ngày xưa cũng chẳng là cái đinh gì. Nhìn ông đứng cạnh ông Trọng, từ điệu bộ ăn mặc, đi đứng, ngoại hình già cỗi, chậm chạp, cái kiểu cười “ngây ngô, hiền, hiền” như giáo làng … giống nhau đến kỳ lạ. Có lẽ cũng bởi vì thế, nên ông Trọng ưng ông Vượng lắm. Ông bà mình có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã; mướp đắng, mạt cưa… mới vừa mắt nhau.” Quả cấm có sai.

Cứ thấy ông Trọng dắt tay ông Vượng, hai người thắm thiết cười nói với nhau thì thấy cái tình đồng chí cộng sản nó ghê gớm thế nào. Ông Vượng nghe nói là học luật, sau ngồi tới viện trưởng viện kiểm sát tối cao từ 2007 – 2011, trước khi trở thành thường trực ban bí thư bây giờ.

Ông Vượng là người kín tiếng, không thấy có scandal gì. Kẻ thì bảo ông thanh liêm, người thì bảo ông trốn trong đống rơm kỹ quá. Thôi thì cứ tin là ông thanh liêm, chính trực, đạo đức sáng ngời theo tiêu chuẩn cộng sản, nhưng còn việc sắp tới ông nói và làm ra sao trên vị trí “tân vương” của đảng cầm quyền, thì là chuyện khác. Vì ông là tân vương, nên ai cũng mong ngóng có một tân vương sáng suốt chứ không lú. Đấy là hy vọng thế, chứ vẫn biết rằng “đời chẳng như mơ.” Không khéo, ông còn lú hơn cả Lú. Cứ nhìn vào phát ngôn, việc làm của ông thì nghĩ nó nản.

Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu

Mới đây, ông Vượng thay mặt Bộ Chính Trị CSVN, ký ban hành Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX về việc “…tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Theo đó, ông yêu cầu tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời đưa nội dung phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vào giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Có lẽ, đối với những người lớn tuổi ở Việt Nam, những ký ức kinh hoàng về giai đoạn nhà cầm quyền CSVN duy trì chế độ kinh tế tập thể, vẫn còn chưa phai dấu.

Thành phần vô sản “lý lịch ba đời bần cố nông” được lựa chọn là giai cấp lãnh đạo, “vừa cầm súng, vừa điều hành nền kinh tế” theo khẩu hiệu và những mô hình cóp nhặt từ Trung Quốc, Liên Xô đã biến xã hội Việt Nam những năm 70 – 80s trở thành địa ngục trần gian. Chính sách kinh tế tập thể, công tư hợp doanh, đánh tư sản mại bản… sau năm 1975 đã tiêu hủy nền kinh tế thịnh vượng nhất Đông Nam Á mà Việt Nam Cộng Hòa để lại gần như nguyên vẹn.

Quốc gia nông nghiệp với rất nhiều tài nguyên và lợi thế môi trường phải nhập bobo về ăn. Các bà, các cô miền Bắc nhắc về thời kỳ hợp tác xã, kinh tế tập thể, có câu vè cay nghiệt “Suốt ngày hợp tác, hợp te. Chẳng có mảnh vải mà che cái …” Nhưng đó là sự thực, vì từng mét vải, cái kim, sợi chỉ cũng phải phân phối theo chế độ tem phiếu mậu dịch mà chẳng mấy khi có đủ cho nhu cầu tối thiểu che thân.

45 năm sau cuộc chiến, giờ người Việt Nam có một cuộc sống đỡ thiếu thốn vật chất hơn, đầy đủ hơn chẳng phải là nhờ vào tài năng của người cộng sản, mà đó là nhờ sau khi chẳng có nổi bobo mà ăn thì những chóp bu của đảng mới mở trói bớt phần nào gông cùm cho người dân và cho phép kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư.

Tới nay, khu vực kinh tế tư nhân đang lớn mạnh từng ngày. Đến năm 2018, lực lượng này đóng góp tới 42,1% GDP (10% là chính thức, còn lại là 30% phi chính thức) của nền kinh tế. Đây cũng là khu vực tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt là số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Năm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người.

Trong hai năm 2017-2018, kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng 25,3-26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và chiếm tỷ trọng 34,7-34,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, lớn gấp hơn 10 lần về xuất khẩu và gần 7 lần về nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (không kể dầu thô).

Như vậy là xuất phát từ con số 0 vào năm 1986, lực lượng kinh tế tư nhân đã trở thành trụ cột quan trọng nhất đảm bảo an sinh và việc làm cho quốc gia bên cạnh khối doanh nghiệp vốn FDI đóng vai trò trụ cột cho việc xuất cảng các sản phẩm gia công. Riêng một công ty Samsung Hàn Quốc cũng chiếm tới 25% GDP của Việt Nam.

Trong khi đó, chỉ vài chục tổng công ty, bộ ngành, tập đoàn nhà nước chiếm tới 80% đất đai tài nguyên quốc gia, ngốn tới hơn 45% qui mô vốn của nền kinh tế nhưng chỉ góp khoảng 20% GDP chính thức. Tuy vậy thì hầu hết tất cả các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đều là những con nợ khủng. Càng nhiều những doanh nghiệp trong lĩnh vực độc quyền thì nợ càng lớn. Doanh nghiệp nhà nước là lãnh địa riêng của các quan chức chóp bu chia nhau lợi quyền và đục khoét công quĩ. Những “quả đấm thép” của đảng vẫn đang đấm vỡ mặt nhân dân và khiến cho đống nợ quốc gia ngày càng chồng chất cao, cao mãi.

Thế mà, ông Vượng vẫn xác định “phát triển kinh tế tập thể, HTX là xu hướng tất yếu” thì nhất định ông “không thần kinh, thì cũng khốn nạn” mới phát ngôn như thế.

Khuyến khích đảng viên đọc sách “ní nuận”, sách chính trị Mác, Lê, Mao, Hồ

Hôm 16 tháng Tư, 2020 vừa qua, ông Vượng ký Chỉ thị 44 của Ban Bí Thư về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị.

Ông Vượng đánh giá:

“…chất lượng chính trị, khoa học, tính thực tiễn, tính chiến đấu, tính thuyết phục và hấp dẫn của sách lý luận, chính trị còn hạn chế, chưa có nhiều đầu sách hay, có giá trị cao về lý luận và thực tiễn; phương thức xuất bản còn nhiều bất cập, việc xuất bản điện tử chưa được quan tâm đúng mức.

…Những hạn chế, yếu kém này là do hoạt động xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và đầu tư tương xứng; việc mua, đọc, nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị của không ít cơ sở, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa được chú trọng.

Các cấp uỷ, tổ chức Đảng cần xác định nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên, là một trong những hoạt động chính trong sinh hoạt định kỳ của tổ chức cơ sở Đảng.

Vốn dĩ, thì những người cộng sản Việt Nam đã tụng niệm những cuốn sách đó suốt 90 năm qua. Dù cả thế giới đã ném triết thuyết vô thần nhưng cuồng tín đó vào sọt rác của lịch sử từ lâu thì ở quốc gia này, nó vẫn là thứ bấu víu lay lắt cho một thể chế đã lạc điệu với thế giới, phi nhân và phản động.

Các cấp uỷ, tổ chức Đảng cần xác định nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị là nhiệm vụ thường xuyên của cán bộ, đảng viên, là một trong những hoạt động chính trong sinh hoạt định kỳ của tổ chức cơ sở Đảng.

Vốn dĩ, thì những người cộng sản Việt Nam đã tụng niệm những cuốn sách đó suốt 90 năm qua. Dù cả thế giới đã ném triết thuyết vô thần nhưng cuồng tín đó vào sọt rác của lịch sử từ lâu thì ở quốc gia này, nó vẫn là thứ bấu víu lay lắt cho một thể chế đã lạc điệu với thế giới, phi nhân và phản động.

Chỉ thị mang số 44 của Ban Bí Thư đảng CSVN hôm 16/4/2020 về việc nâng cao chất lượng và nghiên cứu, học tập sách lý luận, sách chính trị. Ảnh chụp màn hình Bộ Nội Vụ.

Những nhà ní nuận của đảng không biết từ khi nào, đã không còn chỗ đứng trước công luận và xã hội, họ chỉ còn biết “tự sướng” trong những diễn đàn nội bộ của một đám lưu manh chính trị tung hô, vỗ ngực “đảng ta đạo đức, đảng ta là văn minh, chủ nghĩa xã hội bất diệt…

Những chóp bu tin vào “tính tất yếu lịch sử” của chủ nghĩa xã hội cũng giống như ông vua tin vào chiếc áo choàng bằng không khí qua lời xu nịnh của những kẻ lừa đảo, đã tự lột truồng mình trước bàn dân thiên hạ mà tự nhủ rằng đây mới là bộ cánh đẹp nhất thế gian. Ông ta tin rằng “những kẻ nào ngu ngốc mới không nhìn thấy tấm áo choàng này đẹp nhường nào!” Nhưng, càng ngày thì càng nhiều tiếng nói cất lên “tên vua đang cởi truồng!”

Ông Vượng, phải chăng đang cố gắng tìm lại trong mớ “ní nuận” cũ kỹ những câu bùa chú để cứu vãn tình trạng tuyệt vọng đó? Nhưng ngay cả ông, chắc chắn cũng chẳng có lời giải đáp. Và rồi, đến một ngày nào đó, ông ta sẽ lại tự lột truồng tấm thân già nua, nhăn nhúm của mình, giả đò như thể đang khoác lên mình bộ áo choàng hoang tưởng, cũ kỹ để diễu hành với đám tùy tùng hô vang “chủ nghĩa xã hội vô địch, chủ nghĩa xã hội muôn năm…

6/5/2020

Tân Phong