Do ngu dốt hay cố tình ngu dốt?

Công an Nguyễn Viết Khánh

Thao Ngoc 

Mấy hôm nay cái tin một đồng chí công an đang công tác tại trại giam công an tỉnh Quảng Ninh, đã đột nhập hai cửa hàng điện thoại ở Hải Dương, trộm 42 điện thoại và nhiều vật dụng, tổng trị giá 938,5 triệu đồng, đã được báo chí rầm rộ đưa tin.
 
Điều đáng nói là hầu như tất cả các bào đều dùng từ “cựu cán bộ công an”. Từ báo Thanh niên, đến báo Dân trí, VOV, báo Sức khỏe &Đời sống, Vn Express…vân vân và mây mây, tất cả đều dùng từ cựu công an.
Điều buồn cười là tất cả các báo đều viết rõ ràng rằng: “Thời điểm phạm tội, Khánh đang là cán bộ công an, công tác tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh”. Như vậy thì lúc “Nguyễn Viết Khánh đột nhập 2 cửa hàng điện thoại ở Hải Dương, trộm 42 điện thoại và nhiều vật dụng”, đang là công an hay cựu?
 
Nếu nói do dốt cũng không đúng. Vì tất cả các nhà báo đeo thẻ đều tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, được quản lý trực tiếp bởi Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – một đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố( theo Wikipedia).
 
Vậy thì không thể nói họ dốt được. Và cũng không có kiểu dốt tập thể đồng lọat cùng một lúc như vậy, cũng không phải họ đều tốt nghiệp Đại học Đông Đô, vì đây là trường trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây không bàn đến việc một chiến sĩ công an được đảng và nhà nước đào tạo và bồi dưỡng trong một môi trường đặc biệt mà đi ăn trộm của dân. Vì ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu. Cũng không bàn đến với tổng trị giá tài sản bị trộm là 938,5 triệu đồng, mà chịu mức án 9 năm tù, so với Nguyễn Văn Khang (Châu Thành, Kiên Giang)bị 7 năm tù vì trộm một con vịt về nhậu, là nặng hay nhẹ.
 
Vì Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đang phát động cuộc thi sáng tác ca khúc, để ca ngợi ngành tòa án.
 
Vì những tấm gương sáng ngời trong ngành tòa án, như Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu Châu Văn Mỹ, đã nhận 100 triệu đồng của bị cáo, và ép bà này vào nhà nghỉ “để trao đổi tình thương mến thương”, bị bắt quả tang.
Hay như Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) Đinh Lâm Xướng, đã đè và đút cái của nợ vào hạ bộ cấp dưới ngay tại phòng làm việc; và rất nhiều “tấm gương”khác của ngành tòa án, đã phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ mấy chục năm qua, để làm gương cho người đời học tập và làm theo, thì rất đáng có những ca khúc để đời ca ngợi lắm chứ?
 
Không chỉ trường hợp anh công an siêu trộm này phạm tội khi đương chức, mà hầu hết các vụ án khác, khi các quan chức đương quyền phạm tội mà bị bắt giam, thì báo chí đều dùng từ cựu.
 
Nhà báo Nguyễn Như Phong từng ví “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy”. Và ông nhắc lại lời Tống thống Mỹ Kenney rằng: “Nghề nhà báo là nghề viết ra một nửa những điều mình biết và che giấu đi một nửa những điều mình biết”. Như vậy nói dối phải chăng là nghệ thuật của nhà báo?Vì một nửa sự thật không phải là sự thật.
 
Như vậy làm sao đáp ứng được điều mong muốn của ông Võ Văn Thưởng: “Đất nước đang cần tiếng nói trung thực, quả cảm”. Vậy thì đây là lời kêu gọi thực tâm, hay một kiểu “lùa gà vào chuồng”, như phong trào Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng bên Tàu vào những năm năm mươi của thế kỷ trước.
 
Nhưng thực chất chiến dịch này là một cái bẫy chính trị để Mao Trạch Đông có thể phát hiện và loại bỏ những nhân vật bất đồng quan điểm chính kiến với mình ra khỏi đảng.
 
Hèn chi mà Ts Nguyễn Sĩ Dũng đã phải than thở rằng: “Nếu được chiến đấu sòng phẳng, không lý gì báo chí thua mạng xã hội”. Theo ông Dũng, sở dĩ báo chí nhà nước luôn chạy theo hít khói mạng xã hội là vì bị trói tay trói chân.
 
Vậy thì phải chăng những nhà báo đeo thẻ hiện nay là những con chó bị khóa mõm, khi không dám viết đúng bản chất của sự việc, mà chỉ dùng những từ ngữ lập lờ để “đánh lẫn con đen”, là khôn hay ngu?
 
tn 25/11