Đỗ Ngà|
Thế giới công nghệ phát triển như vũ bão và chưa có dấu hiệu bão hòa. Điểm mặt những công ty Mỹ có vốn thoát vượt ngàn tỷ USD thì chỉ những đại gia công nghệ như Apple, Microsoft, Amazon hay Google thôi, ttrong khi đó Toyota là ông lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống nhưng vốn hóa chỉ 206 tỷ USD. Xu hướng mỗi người có một smartphone dễ hơn mỗi người có một ô tô, ứng dụng công nghệ sinh ra nhanh hơn mẫu ô tô mới, nên các đại gia công nghệ sẽ còn lớn nữa, và chắc chắn họ sẽ bỏ rất xa các đại gia những ngành công nghiệp truyền thống trong những năm tới.
Trung Cộng rất khôn khéo, ngay từ đầu khi các đại gia công nghệ Mỹ chưa thống trị thế giới thì chính quyền Trung Cộng đã nhanh chân xây dựng “vạn lý trường thành ” bọc lấy 1,4 tỷ dân của họ để chặn thông tin bên ngoài đồng thời chặn sự sâm nhập của các đại gia công nghệ Mỹ. Biết được sức hút cực mạnh của công nghệ, chính quyền Trung Cộng không thể xây “vạn lý trường thành” rồi cho dân họ nhịn khát được. Vậy nên Bắc Kinh đã tạo ra một mô hình các ứng dụng công nghệ bên trong nội địa Trung Quốc tương tự như những gì mà Mỹ đã tạo ra với thế giới. Và với thị trường 1,4 tỷ dân, các đại gia công nghệ của Tàu đã lớn mạnh và vươn ra thế giới. Huawei, ZTE, Alibaba, Tencent vv…
Những đại gia các ngành công nghiệp truyền thống như ngành ô tô, diện tử vv.. cũng vào được thị trường Trung Cộng. Thế nhưng những đại gia công nghệ như Amazon, Facebook, Google vẫn bị chặn lại. Vì sao? Vì nếu để những ông này vào được Trung Cộng, thứ nhất là ĐCS Tàu sợ dân Tàu chuyển biến tư tưởng, thứ nhì là sợ nó bóp chết những công ty công nghệ Tàu Cộng ngay trên đất Tàu. Mà như ta biết, để đuổi kịp Mỹ và Tây Âu nhanh nhất, thì chỉ có thể là ngành công nghệ thông tin. Đó là lý do tại sao Tàu Cộng đã làm như vậy. Và cho đến nay, chúng ta thấy họ đã thành công.
Ngày nay, những ông lớn công nghệ của Trung Cộng đã bắt đầu tiến ra thế giới và cạnh tranh ngang ngửa với những ông lớn của Mỹ. Theo thông tin mới nhất thì công ty Alibaba và Tencent đã vượt mặt facebook để rở thành công ty đứng vị trí thứ 6 và thứ 7 trên bản sắp hạng 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu. Thị trường mà Trung Cộng đang tăng trưởng mạnh nhất ấy là những quốc gia Châu Á và đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Âu Mỹ. Mà như ta biết, Châu Á có dân số đến 4,64 tỷ dân chiếm 60% dân số toàn cầu. Trong đó riêng Ấn Độ và Trung Cộng đã chiếm gần 3 tỷ dân. Và đây là thị trường sẽ quyết định Tàu có thể vượt Mỹ, nếu Mỹ lơ là.
Nhận biết nguy cơ này, nên chính quyền Tổng Thống Trump ra tay. Huawei và ZTE đã bị đánh cho lên bờ xuống ruộng. Và nay lại đến Tik Tok. Tik Tok là một ứng dụng công nghệ của công ty ByteDance đang nổi như cồn trên thế giới. Tổng thống Trump đã có động thái cho biết ông sẽ cấm Tik Tok tại Mỹ. Đây là một bước đi kịp thời trong thời kỳ kinh tế suy thoái này. Được biết sau sự lên tiếng của tổng thống Trump, thì Microsoft đã lên tiếng muốn mua lại ứng dụng này của ByteDance. Nếu mua thành công, thì Mỹ sẽ cắt đi một vòi bạch tuộc công nghệ đang lớn mạnh của Tàu Cộng.
Như ta biết, Á Châu là một châu lục rộng lớn, có nhiều quốc gia nghèo và tiềm lực tăng trưởng cao. Chính vì thế nơi đây sẽ là vùng đất phì nhiêu cho các đại gia công nghệ. Nếu để các đại gia công nghệ Tàu một mình múa gậy vườn hoang ở Châu Á, thì rất có thể các đại gia công nghệ Tàu sẽ vượt mặt các đối thủ đến từ Mỹ. Không thể xem thường được.
Chưa hùng đã hung là gót chân Asien của Trung Cộng. Kèm theo sự lớn mạnh về kinh tế quân sự là sự hung hăng cũng leo thang. Là một quốc gia láng giềng, ắt hẳn Ấn Độ phải nhìn ra đấy là mối nguy hiểm lớn cho đất nước của họ. Và cuộc đụng độ giữa 2 nước tại vùng Himalaya là một minh chứng cho thấy điều đó. Sự đụng độ này kéo theo làn sóng tẩy chay hàng Tàu trên khắp Ấn Độ, trong đó có tẩy chay những ứng dụng công nghệ của Tàu. Sự hung hăng đã làm cho Trung Cộng tự cô lập mình. Đây là một lợi thế dành cho Mỹ.
Theo số liệu của Statista thì năm 2020 Ấn Độ có 564,5 triệu người dùng internet chiếm khoảng 40% dân số, trong khi đó ở Trung Cộng tỷ lệ là 61,2%. Chính vì vậy, xâm nhập vào thị trường Ấn Độ và nhiều quốc gia nghèo khác sẽ giúp những đại gia công nghệ Mỹ có thể giữ thế đứng trên những đại gia công nghệ Tàu, còn không thì rất dễ bị những đại gia công nghệ Tàu vượt mặt. Chắc chắn với những ông lớn công nghệ Mỹ họ nhìn ra cơ hội này. Và thực tế, không cần đợi đến khi Tàu gây sự với Ấn mới đầu tư, mà ngay từ đầu năm 2020, các đại gia công nghệ Mỹ đã đầu tư khoảng 17 tỷ đô la vào thị trường Ấn Độ. Đây là bước đi cần thiết, nhưng để giành ưu thế trước Tàu thì còn cần nhiều thời gian.
Như ta thấy hiện nay, kinh tế toàn cầu khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất thương mại bị ngưng trệ kéo theo đó là nhiều tập đoàn lớn rơi vào thời kỳ ảm đạm, thì các đại gia công nghệ lại phát triển rất mạnh. Vì sao vậy? Vì người ta có thể ở nhà cai mua sắm chứ người ta không thể cai internet. Thậm chí càng rảnh người ta càng dùng internet nhiều hơn, đó là lý do tại sao những đại gia công nghệ vẫn cứ giàu lên trong khi mọi ngành khác đều khốn đốn. Vậy nên nếu không ra tay với các công ty cộng nghệ Tàu Cộng thì không khéo, Tàu vượt mặt Mỹ lĩnh vực này. Mà để Tàu vượt mặt Mỹ trên lãnh vực cộng nghệ thì có thể nói, đây là một mối nguy không những cho Mỹ mà cho cả thế giới.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.statista.com/…/number-of-internet-users-in-ind…/
https://techblog.comsoc.org/…/china-internet-penetration-r…/
https://vietnamfinance.vn/vuot-facebook-tencent-tro-thanh-c…
http://doanhnghiephoinhap.vn/an-do-tro-thanh-thoi-nam-cham-…
https://edition.cnn.com/…/amazon-apple-microsoft…/index.html
https://vtv.vn/…/vuot-toyota-tesla-tro-thanh-hang-o-to-co-v….