Nếu tình bạn xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và lục địa già Châu Âu mặn nồng trong Thế Chiến II và sau Thế Chiến II với chương trình phục hưng Châu Âu, gọi khác là chương trình viện trợ Marshall, được hâm nóng lại trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Thì mối tình xuyên Đại Tây Dương ấy bị thử thách nghiêm trọng trong thời ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ, đến nỗi khí tổng thống Donald Trump và thủ tướng Canada đến Pháp dự lễ kỷ niệm ngày Mỹ và Canada dưới sự yểm trợ của Anh đổ bộ lên bờ biển Normandy giải phóng Pháp và Châu Âu, lính Mỹ chết la liệt... Nhưng có vẻ như tổng thống Pháp "bằng mặt chứ không bằng lòng" vì trước đó ông Macron đòi thành lập quân đội riêng Âu Châu để không bị phụ thuộc vào NATO do Mỹ lãnh đạo.
Lạnh nhạt đôi bờ Đại Tây Dương là do TC (Trung Cộng) chen vào, dùng lợi ích mua chuộc, chia rẽ... Âu Châu được che chở bởi cái ô NATO do Mỹ cầm đầu, Nhưng đóng ngân sách cho NATO không bao nhiêu, phó thác NATO dưới sự bao cấp ngân sách của Mỹ, tỉ mỉ từng đồng đóng góp, thậm chí còn day dưa... Đã vậy còn quan hệ mậu dịch thân mật với Nga (khí đốt), làm ăn mặn nồng với TC, đem nhiều lợi ích về cho TC, so đo tính toán với Mỹ.
Âu Châu ăn ý với đảng dân chủ Mỹ thời tổng thống Obama trong chủ trương toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, thỏa hiệp hạt nhân Iran, kềm chế Israel... Hai phía có nhiều điểm tương đồng trong việc xem Nga là đối thủ, TC là đối tác, trái với quan điểm của Ông Trump xem TC là đối thủ chứ không phải Nga.
Đó là lý do Ông Trump chỉ trích mạnh, buộc Âu Châu phải đóng thêm ngân sách cho NATO, đàm phán lại việc làm ăn không công bằng giữa đôi bờ Đại Tây Dương, chỉ trích nặng nề thái độ khôn lỏi của Âu Châu, lợi dụng Mỹ nhưng đem lợi ích cho đối thủ của Mỹ. Và đó cũng là lý do Âu Châu lạnh nhạt, ngấm ngầm chống đối Ông Trump, ngầm hùa với đảng dân chủ Mỹ tống khứ ông Trump ra khỏi tòa Bạch Ốc.
Trong thời Obama, tổng thống Putin của Nga đã đá đít Mỹ và Âu Châu khỏi Syria, sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga trước sự bất lực của Âu Châu và Obama. Phía Biển Đông TC chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines, tôn tạo bảy thực thể trong quần đảo Trường Sa cướp của Việt Nam thành những căn cứ quân sự... Triều Tiên liên tục khiêu khích. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng IS chiếm gần hết Iraq và một phần Syria. Thế giới thời Obama đầy bất ổn và lửa chiến.
Thời tổng thống Trump, thế giới an bình, những nước bất hảo như Nga, TC, Triều Tiên và vùng Bắc Phi - Trung Đông không dám hó hé. Những thỏa hiệp hòa bình giữa Israel và các nước hồi giáo Ả Rập được ký một cách không tưởng nhờ sứ giả hòa bình Donald Trump. Một thời an bình hiếm có trên toàn thế giới, giúp Châu ÂU mua dầu khí của Nga, làm ăn lớn với TC, và... Vễnh râu tận hưởng thái bình.
Thời ấy đã qua rồi, thiên sứ hòa bình Donald Trump đã bị đá đít khỏi tòa Bạch Ốc, thỏa mong ước của Âu Châu. Để giờ đây Âu Châu và thế giới trở về thời kỳ bất ổn do hai nước bất hảo Nga Trung quậy phá.
Có tin phát ngôn viên của Nga vừa tuyên bố Putin từ chối không gặp trực tiếp Biden và sẽ phong tỏa eo biển Kerch vào tuần tới cho đến hết tháng 9, nghĩa là eo biển nối Biển Đen với Biển Azov bị Nga khóa, chiến hạm Mỹ sẽ không vào được biển Azov ( biển chung của Nga và Ukraine) đề yểm trợ cho Ukraine trước mối đe dọa của Nga.
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine là rất lớn, tình hình càng ngày càng căng thẳng, Âu Châu đang ngồi trên lửa.
Bên Ấn Độ Thái Bình Dương cũng không yên ổn, TC cũng đang quần thảo không phận Đài Loan, tràn ngập tàu chiến xuống Biển Đông. Đám quân phiệt Myanmar được sự chống lưng của Nga Trung đang tắm máu nhân dân Myanmar...
Chảo lửa Trung Đông cũng đang nóng giữa Israel và Iran.
Có vẻ như thế giới đang bị trừng phạt vì khước từ sứ giả hòa bình Donald Trump, trong đó đóng góp không nhỏ vào việc hạ bệ Donald Trump là Âu Châu. Không biết những ngày sắp tới, khi lửa chiến cháy đít, Âu Châu có sáng mắt sáng lòng...?