Bàn tiệc dầu mỏ Syria rất hấp dẫn nhưng không dễ để thưởng thức nó khi có quá nhiều thực khách muốn dự phần. Ngoài Mỹ, Nga thì Thổ, Iran cũng khao khát dự phần.
Từ khi nội chiến Syria nổ ra từ năm 2011 đến nay, Syria giống như một bao lúa nặng cần có 04 người đưa tay ra nâng là Mỹ, Nga, Thổ, Iran. Giờ thì Mỹ rút tay ra buộc 03 người còn lại phải gồng mình để nâng nó nếu không nó lại rớt xuống. Trong 03 người còn lại thì Nga, Thổ còn sức để lấy gồng, riêng Iran thì đuối nhứt vì đang bị trọng thương nghiêm trọng bởi lịnh trừng phạt của Mỹ. Iran muốn có sức lực để cùng nâng bao lúa Syria với Nga, Thổ thì phải rủ thêm bạn thân góp tay, trợ lực, bạn thân luôn đứng sau lưng Iran không ai khác chính là Trung cộng.
Về phía Trung cộng, kể từ khi nội chiến Syria nổ ra, họ không hề tham dự trong chiến dịch chống khủng bố như Mỹ, Nga, Thổ,... nhưng luôn ủ mưu chờ ngày Syria sạch bóng IS sẽ nhảy vào tranh phần tái thiết. Còn nhớ tại hội chợ đầu tiên của dự án đầu tư phục hồi Syria sau chiến tranh được tổ chức tại Bắc kinh vào tháng 9/2017, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trung cộng - Ả Rập là Jin Yong đã công bố "Trung cộng có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để lập khu công nghiệp ở Syria, nơi ban đầu sẽ có 150 công ty Trung cộng đặt trụ sở tại đây".
Syria cũng là quốc gia nằm trong dự án vĩ cuồng "vành đai - con đường" của Tập Cận Bình, đặt "bẫy nợ" tại Syria sẽ không lo bị "xù nợ" vì dầu mỏ Syria sẽ là tài sản "thế chấp" mà Trung cộng nắm giữ tương tự như Venezuela. Nói trắng ra thì khi Syria sạch bóng ISIS thì Trung cộng sẽ quyết nhảy vào để tái thiết Syria dù không can dự vào tiến trình đánh đuổi khủng bố.
Khủng bố Hồi giáo cực đoan là con vi trùng bịnh sốt rét mà y học hiện đại cũng không thể loại nó vĩnh viễn ra khỏi cơ thể người mắc bịnh, nó nằm im khi cơ thể khỏe mạnh và bùng phát trở lại khi cơ thể suy nhược, những ai mắc bịnh này hẳn sẽ rõ. Syria cũng vậy, sẽ rất hoang tưởng khi cho rằng đã loại trừ vĩnh viễn ISIS ra khỏi nơi đây bởi khủng bố đã trở thành con virus ăn sâu vào tế bào máu của Hồi giáo cực đoan cũng giống như Việt cộng ăn vào máu của một bộ phận dân miền Nam trước đây.
Khi tái thiết Syria, nếu không bố phòng lực lượng gìn giữ, bảo vệ hùng hậu, nghiêm ngặt thì sẽ không tránh khỏi nạn tập kích, đánh phá của các phần tử cực đoan, đây chính là lý do Trump không muốn Mỹ phải chôn chân ở Syria để làm mọi cho các nước khác. Bên cạnh đó, với tuyên bố "mang công ăn việc làm trở lại nước Mỹ", có nghĩa người Mỹ phải làm việc ngay trên nước Mỹ thì không có lý do gì Trump phải đẩy công nhân nước mình sang Syria để đối diện hiểm nguy rình rập, làm mồi săn cho Hồi giáo cực đoan.
Rút quân Mỹ khỏi Syria để phó thác sứ mạng bảo vệ trị an của Syria cho các nước khác nhưng không bỏ mặc công cuộc tái thiết Syria mà ủy thác cho Arab Saudi, thông qua Arab Saudi, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí, đào tạo lực lượng bảo vệ, cung cấp những vật tư, thiết bị được sản xuất trên đất Mỹ cho Arab Saudi và có thể cho Thổ Nhĩ Kỳ để tái thiết Syria, đây mới là sự lợi hại của một thương gia.
Tuy nhiên khi Trump quyết định rút quân khỏi Syria, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các tập đoàn dầu mỏ của Mỹ, điển hình là Exxon Mobil của cựu ngoại trưởng Rep Tillerson bởi họ mất đi một lượng lớn dầu mỏ tìm năng ở Syria. Để cân phân quyền lợi và chỉ ra việc phải làm cho Exxon Mobil cũng như các công ty dầu mỏ của Mỹ, có thể Trump sẽ chỉ tay về phía bồn dầu ở Biển Đông bởi nơi đây trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cũng rất lớn và đặc biệt không sợ khủng bố đánh phá như ở Trung Đông.
Khi Trump rút quân khỏi Syria đồng nghĩa nơi đây mất đi một lực lượng bảo vệ tinh nhuệ, Trung cộng muốn đầu tư vào Syria như kế hoạch đã công bố buộc phải tăng cường lực lượng bố phòng để bảo vệ công xưởng và công dân của mình nếu không muốn tiền mất, dân chết. Khi lực lượng quân đội của Trung cộng hiện diện ở Syria đồng nghĩa Trung cộng ra mặt đối đầu với Hồi giáo cực đoan, điều này sẽ kích thích, chuyển hướng lòng thù hận của Hồi giáo cực đoan sang Trung cộng.
Mặt khác, khi Trump lịnh rút quân khỏi Syria, buộc Nga phải tập trung sức lực vào đây, các tập đoàn dầu mỏ của Nga cũng dồn lực về đây để tranh thủ hút dầu bù đắp lại chi tiêu quốc phòng mà bao năm nay Nga đã dốc túi đổ vào Syria. Điều này sẽ làm cho bồn dầu ở Biển Đông nhạt mùi Nga hơn, xa hơn là vùng Bắc cực cũng sẽ giảm bớt sự có mặt của Nga và điểm nóng Crưm cũng hạ nhiệt vì Nga lo căng sức ở Syria khi Mỹ rút quân.
Biển Đông và eo biển Đài Loan sẽ trở thành tâm điểm của Mỹ khi Trump lịnh rút quân khỏi Syria. Tái thiết Syria là cơ hội mà Trung cộng không thể bỏ qua vì đã nóng lòng chờ đợi nhiều năm qua. Nhưng thói thường thì "chim tham ăn sa vào lồng lưới. Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu", Trung cộng nhào vào Syria đồng nghĩa đã ném tiền, ném quân vào phi vụ đầu tư mạo hiểm, được ít thua nhiều, nơi mà Trump đã chê bỏ lại. Đồng thời khi Trung cộng trườn sức sang Syria thì thành lũy ở Biển Đông và eo biển Đài Loan sẽ giảm bớt sức chịu lực, Mỹ sẽ tập trung về đây trong sách lược thọc sườn Trung cộng./.