Nga sử dụng khí đốt như một vũ khí chiến tranh

Timothy Trinh 
 
Moscow sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một "vũ khí chiến tranh" khi tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom đình chỉ việc giao khí đốt cho Đức hôm thứ Tư, cho biết đường ống Nord Stream 1 đã “hoàn toàn ngừng hoạt động” với lý do cho là “công việc phòng ngừa” tại một đơn vị máy nén.

Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, cáo buộc Moscow sử dụng năng lượng như một "vũ khí", nhưng Gazprom cho rằng công việc bảo trì ba ngày là "cần thiết" và phải được thực hiện sau "mỗi 1.000 giờ hoạt động".

Lần trước, Gazprom đã thực hiện 10 ngày bảo trì theo lịch trình từ tháng Bảy. Vừa mới khôi phục các dòng khí sau các công trình, công ty lại cắt giảm đáng kể nguồn cung cấp chỉ vài ngày sau đó, cho rằng một tuabin gặp sự cố kỹ thuật.

Lần này, nguồn cung khí đốt cho Đức sẽ hoàn toàn bị Gazprom cắt đứt, mà không nằm trong lịch trình bảo trì nào cả.

Chưa hết, Gazprom cũng đã thông báo tạm ngừng cung cấp khí đốt cho nhà cung cấp chính Engie của Pháp kể từ ngày 1 tháng 9, với lý do công ty Pháp không thanh toán các chuyến giao hàng khí đốt mà họ đã nhận được trong tháng Bảy.

Ngược lại, kể từ ngày thứ Năm, Gazprom sẽ cung cấp thêm 5,8 triệu m3 khí đốt mỗi ngày cho Hungary.

Giám đốc Cơ quan Mạng lưới Liên bang của Đức Klaus Mueller đã gọi đây là một quyết định “không thể hiểu được về mặt kỹ thuật”, đồng thời cảnh báo rằng đây có thể chỉ là một cái cớ của Moscow để sử dụng nguồn cung cấp năng lượng như một mối đe dọa.

Đức đã chuẩn bị tốt hơn trong việc dự trữ khí đốt cho mùa đông sắp đến, với các bồn chứa khí đốt của Đức hiện đang đạt gần 85% công suất. Các quốc gia EU nói chung cũng đang chạy đua trong việc về việc lấp đầy các bồn chứa khí đốt của mình, với mức lưu trữ đến 79,9% công suất.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức hiện đã "ở vị trí tốt hơn nhiều" về an ninh năng lượng, đã đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt sớm hơn nhiều so với dự kiến./.

Người Đà Lạt Xưa