Nguyễn Lân Thắng- Kẻ thù của chế độ.

 
Sự góp ý hay phản đối là những điều căn bản để phát triển. Thực chất đó là sự trao đổi về quan điểm, ý kiến và nhận định. Những điều như thế luôn tồn tại trong cuộc sống, trong mỗi gia đình. Ngay cả khi chúng ta là bố mẹ, làm ra tiền. Chúng ta muốn sắm món đồ trong gia đình, có lúc chúng ta vẫn phải lắng nghe ý kiến của con cái.
 
Trong làm ăn, công việc. Người chủ vẫn thường lắng nghe nghe ý kiến của người làm công của mình.
 
Nhà nước cộng sản đã biến tất cả những người góp ý thành kẻ thù của mình. Đó chính là nguyên nhân vì sao những chế độ cộng sản cầm quyền chậm tiến bộ hơn những nước khác.
 
Nhà nước CSVN đã dùng pháp luật làm công cụ trừng trị những người có quan điểm trái với họ trong những chính sách mà họ ban hành. Ở đây chưa nói đến về lý tưởng và chủ nghĩa. Chỉ mới là những bất đồng trong chính sách, cách hành xử của những người cầm quyền đã bị khép vào tội chống nhà nước CHXHCN Việt Nam. Tức đưa những người ý kiến thành kẻ thù.
 
Ví dụ như vụ dịch vừa qua, lúc đầu nhà nước VN chủ trương cách ly, những ai mở miệng sống chung với dịch bị quy là phá hoại, chống chế độ. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, chính nhà nước VN công nhận phải sống chung cùng dịch bệnh.


 
Ý kiến và phê phán luôn đi cùng nhau, chính đảng cộng sản đã phải luôn giáo huấn trong đảng của mình, các đảng viên cần phải phê bình nhau, đảng khuyến khích phê phán lối sống suy thoái đạo đức, thói làm việc quan liêu, tham nhũng...
Trong cuộc sống, người bình thường khi gặp vấn đề gì họ cảm thấy không bằng lòng, bất công. Đầu tiên họ sẽ phê phán.


 
- Bác làm thế là sai, nhà bác đông con, bác xây nhà mà lợp mái ngói như này thì phí tiền. Hãy làm nhà mái bằng để sau con lớn, làm thêm tầng nữa cho các cháu có chỗ riêng tư học hành.
 
Đấy, người ta phê phán cái tai hại, sai lầm rồi đưa ra ý kiến. Nếu mà chỉ ý kiến không thôi thì người đón nhận có thể chưa hiểu ra vấn đề tại sao mình phải nghe ý kiến làm nhà mái bằng. Phê phán ở đây là sai ở chỗ phí tiền. Đây chỉ là ví dụ đơn giản hay có trong cuộc sống để minh chứng việc phê phán, góp ý là cần thiết, mục đích mang lại lợi ích chứ không phải là kẻ thù phá hoại gì cả.
 
Trong xã hội nhiều vấn đề có khi gặp phải hai luồng, đó là luồng ý kiến và luồng phê phán.
 
Chúng ta không thể cưỡng ép những người phê phán phải đưa ra ý kiến hay giải pháp. Trên sự phê phán của họ, sẽ có luồng ý kiến để khắc phục hay tìm giải pháp hợp lý vấn đề bị phê phán.
Nhưng những người bảo vệ nền tảng chế độ như công an, viện kiểm sát, toà án và tuyên giáo vì muốn khẳng định sự quan trọng của mình với chế độ, đã lạm dụng pháp luật để biến những người phê phán thành những tội phạm chống nhà nước.
 
Thậm chí họ còn lợi dụng sự phê phán để trục lợi cho mình, cho quyền lực của mình. Ví dụ dư luận phản đối quan chức A nào đó làm sai. Họ sẵn sàng bắt những người lên tiếng để vừa lòng quan chức A, đổi lại quan chức A biết ơn họ, phân bổ cho họ hay người thân của họ những lợi ích. Hoặc có khi họ dùng phê phán của dư luận để triệt hạ quan chức A, để người phe mình là B thay thế, qua đó B sẽ phân bổ lợi ích cho nhóm người thân của họ.
 
Nhiều người bị bắt vô tội vạ để những cơ quan trên chứng tỏ sự quan trọng của mình với chế độ.
 
Những cũng nhiều người bày tỏ quan điểm bị bắt, do những cơ quan trên muốn đạt được lợi ích riêng.
 
Những công dân có trí thức và ôn hoà như kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một người có trách nhiệm với đất nước và dân tộc, anh góp ý hoặc phê phán những vấn đề bất cập trong chính sách của chế độ hoặc cách điều hành của quan chức mà bị kết án tù, điều đó chứng tỏ sự bảo thủ đến mức thù hận của chế độ này với ngay cả những người dân của mình.
 
Pháp luật được đặt ra nhằm mục đích mang lại sự tiến bộ. Việc kết án, luận tội các bị cáo để nhằm mục đích nhân văn đến cho loài người đó là hướng tới sự văn minh, tiến bộ. Một tội phạm cướp của , giết người bị xử mức án tử hình cũng nhằm mục đích răn đe để con người không làm những điều phi văn minh, tiến bộ. Hướng những mâu thuẫn trong mỗi cá nhân hay mục đích của mỗi cá nhân phải tuân theo sự văn minh, tiến bộ khi giải quyết mâu thuẫn hoặc hành động thực hiện mục đích.
 
Việc kết án những người ý kiến khác biệt với chính sách chế độ, như kỹ sư Nguyễn Lân Thắng không phải hướng tới sự văn minh, tiến bộ. Việc kết án đấy là đe doạ những người khác không được thể hiện ý kiến của mình. Nó là sự man rợ làm thụt lùi , cản trở những điều mong muốn xã hội văn minh và tiến bộ.