Nhân quyền phải đi trước vũ khí cho Việt Nam

Hoàng Tứ Duy
 

Vào đầu tháng này, Thượng Nghị Sĩ John McCain tỏ ý rằng đã đến lúc Hoa Kỳ nên xem xét lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 30 năm cấm vận. Cuộc đối đầu ngoài biển gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam đã lộ rõ nhiều yếu kém về mặt chiến lược của Hà Nội.

 

Việc cung cấp cho Việt Nam những hệ thống hàng hải và bảo vệ vùng ven biển như là bước đầu -- và sau đó là hệ thống radar, máy bay chiến đấu và phụ kiện cho những thiết bị quân sự Mỹ còn xót lại -- sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam và thực chất hóa mối "quan hệ toàn diện" đã được công bố bởi Hà Nội và Washington vào năm ngoái.

Nhưng trên cả những hệ thống vũ khí hiện đại, cái mà Việt Nam thực sự cần cho sự an ninh lâu dài là những giá trị chính trị hiện đại. Chỉ có thể huy động sự đoàn kết dân tộc và giàu mạnh cần thiết để bảo vệ chủ quyền đất nước trong một xã hội tự do và cởi mở.

 

Vấn nạn của giới lãnh đạo Hà Nội là sự lựa chọn giữa quyền lợi quốc gia và bảo vệ chế độ, thường dẫn tới những hành động thiếu mạch lạc và mâu thuẫn. Từ những năm thuộc thập niên 1950, điều đó có nghĩa là mặc nhận những lấn chiếm đất đai của Trung Quốc bất chấp những tổn hại vê chủ quyền đất nước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã lấy lòng Trung Quốc bằng cách đàn áp những tiếng nói phê phán trong nước về sự bành trướng của Trung Quốc.

Những mâu thuẫn cộng sản

Trong thời gian chiến tranh, cộng sản Bắc Việt đã trông cậy rất nhiều vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Nhưng sự giúp đỡ của Bắc Kinh cũng thật là đắt giá. Năm 1958, trong một công hàm ngoại giao, thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đã ngầm công nhận những đòi hỏi về chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Rồi năm 1974, Hà Nội đã yên lặng hoàn toàn khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đang do Miền Nam Việt Nam quản lý.

Sau chiến tranh, Hà Nội ngả về phía Liên Sô và xâm lăng nước láng giềng Cambodia, gây nên đổ vỡ quan hệ với Trung Quốc mà cực điểm là cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979. Nhưng tới năm 1990, khi mà Liên Sô ngưng viện trợ và các nước Đông Âu sụp đổ hàng loạt như quân cờ, Hà Nội lại tái thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.

Việc nối lại tình hữu nghị đã được thương thảo trong một cuộc họp bí mật tại Thành Đô, một tỉnh phía nam Trung Quốc, vào tháng chín năm 1990. Những thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp của hai đảng cộng sản cho tới nay vẫn chưa được công bố. Căn cứ trên những tiết lộ có giới hạn của một số viên chức đã hồi hưu, những bloggers Việt Nam suy đoán rằng Hà Nội đã có những nhượng bộ then chốt về biên giới đất liền và biển như là cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ.

Từ sau Hội nghị Thành Đô, Hà Nội đã theo sát mô hình "Chủ nghĩa Lenin tư bản" của Bắc Kinh mà đặc điểm là một nền kinh tế mở nửa chừng dưới một thể chế chính trị khép kín. Trong khi những người dân Việt bình thường lo lắng về Trung Quốc dựa trên lịch sử hai ngàn năm chống ngoại xâm phương Bắc, thì những thành phần cốt cán của đảng lại thủ lợi vì những đầu tư kinh tế của Trung Quốc cũng như sự nương tựa về mặt ý thức hệ.

Điều này giải thích tại sao Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh mới đây đã mô tả việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) như là một sự bất đồng nhỏ giữa "anh em". Phát biểu tại cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ngày 31 tháng năm, Đại Tướng Thanh ngần ngại không phê bình Bắc Kinh một cách công khai, mặc dù hải quân Trung Quốc đang sách nhiễu những tầu tuần duyên và tầu đánh cá Việt Nam trong vùng lân cận của giàn khoan đồ sộ của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc.

Như là một hành động của sự tôn trọng đối với Bắc Kinh, bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngăn cản chuyến đi Mỹ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh trong thời gian diễn ra sự đối đầu trên biển giữa hai quốc gia. Chỉ sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan, Hà Nội mới cử một lãnh đạo cấp cao của đảng đi Mỹ, mặc dầu điều đáng ngạc nhiên là người này không phải là bộ trưởng ngoại giao được xem là thân thiện với Hoa Kỳ.

Cũng không rõ ràng là tại sao Việt Nam vẫn còn chưa tiến hành một hành động pháp lý tại Liên Hiệp Quốc, giống như Phi Luật Tân đã làm trong việc tranh chấp về biển đảo với Trung Quốc. Mặc dù theo hầu hết các nhà quan sát quốc tế, Việt Nam chiếm ưu thế đối với Trung Quốc, nội bộ Hà Nội lại có nhiều mâu thuẫn trong việc có nên quốc tế hóa sự tranh chấp hay không. Kết quả là Trung Quốc vẫn còn có thể định nghĩa cuộc tranh chấp là song phương và có lợi thế nước lớn trong tương tác một đối một.

Cho tới khi lãnh đạo đương thời Hà Nội có ý chí thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không giải quyết sự yếu kém của Việt Nam, sự yếu kém về chính trị chứ không phải là quân sự.

Lộ đồ nhân quyền

Thượng Nghị Sĩ McCain đã đúng khi gắn liền viện trợ quân sự với nhân quyền: "Chúng ta có thể làm nhiều tới đâu về vấn đề này, cũng như với những mục tiêu thương mại và an ninh đầy tham vọng, tùy thuộc rất nhiều vào những hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền."

 

Đúng vậy, bây giờ chính là thời điểm mà Hoa Kỳ xác định những điều kiện cụ thể và hợp lý để tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Qua việc nhấn mạnh những điều kiện mà tối hậu sẽ củng cố sự an ninh của Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể nâng cấp quan hệ đôi bên lên một mức cao hơn.

Điều kiện trước nhất là phải thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị. Thật là nghịch lý khi Hà Nội vừa thúc đẩy Hoa Kỳ phải có lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông, đồng thời lại tiếp tục bắt giữ những công dân Việt Nam lên tiếng một cách ôn hòa chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc.

Điều kiện thứ hai là phải hủy bỏ những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia, được sử dụng một cách có hệ thống để hình sự hóa tự do ngôn luận và những hành động chính trị ôn hòa. Cho tới khi nào nhà cầm quyền Việt Nam còn coi việc viết blog hay cổ vũ cho dân chủ là một đe dọa đối với an ninh quốc gia, họ không thể nào tập trung một cách đúng mức vào mối đe dọa sống chết từ một Trung Quốc ngày một hung hăng.

Điều kiện thứ ba là nhiệm vụ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là phòng thủ ngoại xâm. Hiện này nhiệm vụ của QĐND gồm ba mục tiêu: bảo vệ chế độ, phòng thủ ngoại xâm, phát triển kinh tế. Vũ khí từ Hoa Kỳ không bao giờ nên giao cho một quân đội sẵn sàng đàn áp những bất đồng ý kiến nhân danh an ninh nội tại.

Thách thức ngoại giao

 

Một cuộc thăm dò ý kiến do BBC Tiếng Việt thực hiện vào tháng bảy đã hỏi thính giả của đài là muốn Việt Nam làm đồng minh của quốc nào. Hoa Kỳ là nước mà 87% những người trả lời đã chọn, trong khi chỉ có 1% chọn Trung Quốc.

Kết quả của cuộc thăm dò đã xác nhận sự nhận xét của hầu hết những người theo dõi về tình hình Việt Nam: Người dân Việt Nam muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ và khoảng cách ngoại giao với Trung Quốc xa hơn. Đáng buồn thay, kết quả thăm dò cũng nói lên một thực tế khắc nghiệt khác: đa số công dân Việt Nam hiện thời không có tiếng nói trong những vấn đề quốc gia dưới chế độ độc tài hiện tại.

Vần đề cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam có lẽ sẽ được chính quyền Obama và Quốc Hội xem xét trong tương lai gần. Lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể có quan điểm là việc cấm vận vũ khí là trở ngại chính cho quan hệ gần gũi hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nhưng vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không làm cho Việt Nam mạnh hơn cũng như không khiến cho quan hệ chiến lược giữa hai nước sâu hơn. Cuộc tranh luận sắp tới cũng nên được hướng dẫn bởi sự đánh giá đúng mức cái gì làm tăng cường sức mạnh cho nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Đó là sự cải thiện nhân quyền và gia tăng tự do dân sự.

***

Rights before weapons for Vietnam

By Duy Hoang

Earlier this month, Senator John McCain indicated that it was time for the United States to consider selling lethal weapons to Vietnam after a 30-year embargo. The recent maritime standoff between Beijing and Hanoi over Chinese oil exploration off the central coast of Vietnam exposed Hanoi’s many strategic weaknesses.

Providing Vietnam with coast guard and maritime systems as a first step - and eventually radar, fighter aircraft and spare parts for leftover American military equipment - would bolster Hanoi’s strategic capabilities vis-a-vis China and give substance to the "comprehensive partnership" announced last year between Hanoi and Washington.

But more than modern weapon systems, what Vietnam really needs for its long-term security is modern political values. Only through a free and open society can the country mobilize the national unity and prosperity needed to safeguard its sovereignty.

The Hanoi leadership's dilemma between pursuing the national interest and ensuring the communist regime's preservation has often led to incoherent and contradictory actions. Since the 1950s, that has meant acquiescing to Beijing's territorial grabs at the expense of Vietnamese sovereignty. In recent years, Hanoi has accommodated Beijing by suppressing domestic criticism of Chinese expansionism.

Communist contradictions
During the war, communist North Vietnam relied heavily on Chinese military support. But Beijing’s assistance was costly. In a 1958 diplomatic note, then prime minister Pham Van Dong implicitly recognized Beijing's claim over virtually the entire South China Sea. In 1974, Hanoi was deafly silent when China invaded and occupied the Paracel Islands, which were then held by South Vietnam.

Following the war, Hanoi's tilt toward the Soviet Union and invasion of neighboring Cambodia resulted in a break with China that culminated in a bloody border war in 1979. But by 1990, with the Soviet Union no longer providing aid and communist states in Eastern Europe collapsing like dominoes, Hanoi re-established diplomatic relations with Beijing.

The rapprochement was brokered at a secret summit held in the southern Chinese city of Chengdu in September 1990. The agreements concluded by the senior leadership of both communist parties have still not been publicized. Based on limited revelations by retired officials, Vietnamese bloggers speculate that Hanoi made key concessions regarding land and maritime borders as the price for normalization.

Since Chengdu, Hanoi has closely followed Beijing’s model of "Market Leninism", characterized by a quasi-open economy and closed political system. While the average Vietnamese citizen is undoubtedly wary of China based on two millennia of conflict, communist regime elites have profited from Chinese economic investment and ideological support.

This may explain why Defense Minister Phung Quang Thanh recently described China's violation of Vietnam's exclusive economic zone (EEZ) as just a small disagreement among "brothers". Speaking at the Shangri-La defense dialogue on May 31, General Thanh was reluctant to openly criticize Beijing, even as its naval forces were harassing Vietnamese coast guard and fishing vessels in the vicinity of an oil rig operated by state-owned China National Petroleum Corporation.

In apparent deference to Beijing, the ruling Communist Party’s politburo reportedly barred Foreign Minister Pham Binh Minh from traveling to the US during the maritime standoff. Only after China removed the oil rig did Hanoi send a senior party official to the US, though surprisingly not the perceived as pro-West foreign minister.

Nor is it clear why Vietnam has still not initiated a legal case at the United Nations, as the Philippines has done for its maritime dispute with China. Even though most outside observers regard Vietnam as holding the legal high ground against China, Hanoi is deeply conflicted on whether to internationalize the dispute. As a result, Beijing is still able to define the issue bilaterally, a one-on-one interaction that allows China to leverage its large country advantages.

Until the Hanoi’s Communist Party leadership demonstrates a willingness to break away from Beijing's influence, lifting the American arms embargo will not fix Vietnam's core weakness, which is political rather than military.

Rights roadmap
Senator McCain was correct to link military assistance to human rights: "How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights."

Indeed, now is the time for the US to establish concrete and sensible conditions for lifting the arms embargo. By spelling out conditions that ultimately bolster Vietnam's security, US policymakers can elevate the bilateral relationship to the next level in good faith.

The foremost condition should be the unconditional release of all political prisoners. It is ironic that while Hanoi is pushing for Washington to take a stronger public stand on the South China Sea, it continues to detain Vietnamese citizens who have peacefully spoken out against Chinese aggression.

Second would be the repeal of vague national security provisions which systematically criminalize free expression and peaceful political activity. As long as Vietnamese authorities confuse blogging or pro-democracy advocacy with threats to national security, they will not be able to focus properly on the existential threat arising from an increasingly aggressive China.

Third would be to focus the mission of the People’s Army of Vietnam (PAVN) solely on external defense. Currently, the PAVN is mandated with three roles: protecting the regime, external defense, and economic development. American weapons should never be delivered to a military that's geared toward suppressing dissent in the name of internal security.

Salient sentiments
An online poll conducted by the BBC’s Vietnamese language service in July asked readers which country they preferred Vietnam to ally with. The US was chosen by 87% of respondents, while China was selected by a mere 1%.

The poll results confirm the observations of nearly all Vietnam watchers: the Vietnamese people want closer ties with the US and greater diplomatic distance from China. The survey confirmed another hard truth: that the vast majority of Vietnamese citizens currently do not have a voice in their national affairs under the current authoritarian regime.

The issue of providing lethal weapons to Vietnam will likely be considered by the Obama administration and Congress in the near future. Concerned by a rising China, some American policy makers might view the arms embargo as the chief impediment to closer US-Vietnam ties.

But American weapons alone won't result in a stronger Vietnam, nor a deeper strategic relationship. The upcoming debate should also be guided by an appreciation for what would most empower Vietnam and its people - improved human rights and greater civil liberties.

Duy Hoang is a US-based leader of Viet Tan, an unsanctioned pro-democracy political party in Vietnam.

Nguồn: http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/SEA-01-200814.html