Putin và Tập … một trục ma quỷ mới: Trung Quốc và Nga đang thành lập một đội chung tại Thế vận hội mùa đông và nhằm mục đích phá vỡ sức mạnh của phương Tây
DAILY MAIL By MARK ALMOND – 5 February 2022
Ba Sàm lược dịch
Thế vận hội mùa đông đã bắt đầu tại Bắc Kinh – và Trung Quốc cùng Nga đang thành lập một đội chung.
Tham vọng của họ không phải là giành huy chương vàng ở môn bi sắt hay khúc côn cầu trên băng – mà là phá tan một lần và mãi mãi thế giới được định hình bởi phương Tây kể từ năm 1945.
Vào cuối Thế chiến II, Anh, Mỹ và Nga của Stalin đã đánh bại các cường quốc phe Trục gồm Đức, Ý và Nhật Bản.
Nửa thế kỷ sau, sau vụ tấn công 11/9, Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush đã mô tả một ‘Trục Ác ma’ mới: Iran, Iraq và Triều Tiên, những quốc gia mà ông cáo buộc tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố trên khắp thế giới.
Và giờ đây, một trục tội ác mới đang đe dọa làm lung lay nền tảng an ninh toàn cầu và vẽ lại bản đồ địa chính trị của hành tinh.
Cả Vladimir Putin và Tập Cận Bình đều là người nghiên cứu lịch sử, và hai vị tổng thống chuyên quyền này suốt đời đã nghiên cứu lý do tại sao những thách thức trước đây đối với bá quyền phương Tây lại thất bại, chẳng hạn như sự thiếu phối hợp giữa Đức Quốc xã và Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh.
Họ sẽ không lặp lại những sai lầm như vậy. Tại Bắc Kinh hôm qua, Putin và ông Tập đã gặp nhau và có một màn trình diễn được dàn dựng cẩn thận và chỉn chu.
Putin ca ngợi mối quan hệ ‘chưa từng có’ của đất nước ông với Trung Quốc và trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo chỉ trích các cường quốc phương Tây vì được cho là đã can thiệp vào công việc của họ.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ kích động các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và củng cố nền độc lập của Đài Loan, trong khi Nga cáo buộc Mỹ gây bất ổn cho Ukraine.
Không giống như Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, khi các nhà lãnh đạo phương Tây cổ vũ các vận động viên của nước họ, các nhà lãnh đạo NATO đã từ chối cuộc thi hiện tại trong bối cảnh cái gọi là ‘tẩy chay ngoại giao’.
Nhưng để cho thấy tầm quan trọng của các cuộc đàm phán này đối với Nga và Trung Quốc, Putin – người đã tránh cuộc họp G20 năm ngoái và Cop26 – đã thực hiện một trong những chuyến đi hiếm hoi bên ngoài Điện Kremlin kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Ông Tập đã không rời biên giới Trung Quốc kể từ khi bệnh dịch bắt đầu ở đất nước ông vào năm 2019. Nhưng giờ đây, cuối cùng ông đã được tụ hội với nhà lãnh đạo Nga mà ông gọi là ‘người bạn cũ’ của mình: hai người đã gặp nhau 38 lần.
Sắp tới hai nước dự kiến sẽ ký tới 15 thỏa thuận, bao gồm các thỏa thuận thương mại và kinh doanh, kế hoạch khám phá Mặt trăng cùng nhau và quan trọng là làm việc để bù đắp cái mà họ gọi là ‘tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt đơn phương’ – chẳng hạn như những gì phương Tây có thể áp đặt nếu Moscow xâm lược Ukraine sau Thế vận hội, trong khi các nhà phân tích ngày càng phỏng đoán nó sẽ xảy ra.
Về điểm đó, Trung Quốc ngày càng làm rõ rằng họ ủng hộ Nga trong tranh chấp với phương Tây về khả năng bành trướng của NATO – cái cớ của Putin cho bất kỳ cuộc xâm lược nào.
Ngay cả khi một liên minh quân sự chính thức giữa hai quốc gia chưa được ký kết, liệu họ có cần một liên minh khi đã cùng đồng ý về ‘mối đe dọa’ hay không?
Bên ngoài lĩnh vực quân sự, Nga đã cho thấy rằng họ sẵn sàng xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới khổng lồ qua thảo nguyên Mông Cổ và đến Trung Quốc.
Tất cả những thỏa thuận này, với nhiều hợp đồng được cho là đang trong quá trình thực hiện, sẽ giúp tăng cường ‘sự liên minh ngày càng chặt chẽ hơn’ của hai quốc gia rộng lớn này.
Năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã gia hạn hiệp ước 20 năm về ‘hợp tác hữu nghị’ trong khi bằng lòng gần 150 tỷ đô la trong thương mại song phương và tuyên bố rằng quan hệ của họ đã đạt đến “mức cao nhất” trong lịch sử.
Không giống cái như Trục chắp vá những năm 1930, hay Trục Ác ma nhỏ bé đã thống trị các cuộc thảo luận an ninh toàn cầu vào buổi bình minh của thế kỷ này, Nga và Trung Quốc hiện đại đã dành nhiều năm để phát triển mối quan hệ đối tác sâu sắc và mật thiết trên nhiều lĩnh vực.
Từ sự hợp tác chặt chẽ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đến các cuộc diễn tập quân sự chung, những người cầm quyền của họ ngày càng hoạt động song song với nhau. Không giống như các chính trị gia phương Tây phải đối mặt với việc cứ vài năm một lần bị đuổi khỏi chức vụ, Putin và Tập được tự do suy nghĩ và lập kế hoạch trong nhiều thập kỷ.
Họ cùng coi thường dân chủ, nhân quyền và tự do cá nhân – trong khi tham vọng của họ có thể bổ sung cho nhau một cách kỳ lạ.
Chiếm Ukraine. Putin đang bắt nạt nước láng giềng của mình, cố gắng làm cho Kiev từ bỏ mọi hy vọng gia nhập NATO, đồng thời tìm cách làm suy yếu liên minh do Mỹ dẫn đầu bằng cách buộc Washington từ chối tư cách thành viên Ukraine.
Tất cả những trò chơi mang tính chiến tranh và phô trương này xứng hợp với Bắc Kinh – rồi kế đến có thể tăng cường luận điệu của riêng mình về việc chiếm lại Đài Loan.
Sau đó là thương mại toàn cầu, trong đó những phát triển quan trọng đang giúp Nga và Trung Quốc– với đường biên giới chung dài 2.500 dặm – chuyển hướng ngày càng gần nhau hơn.
Vì trên danh nghĩa, Trung Quốc Cộng sản đã chấp nhận nền kinh tế thị trường một cách khoái trá, khi cơ sở sản xuất rộng lớn của nước này đã thâm nhập sâu vào xã hội phương Tây.
Trong khi đó, Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, bao gồm dầu mỏ, khí đốt, kim loại, gỗ và thực phẩm. Điều này làm cho nó trở thành một đối tác quan trọng của Trung Quốc, nơi có ngành công nghiệp đang bùng nổ có nhu cầu vô độ đối với những mặt hàng này.
Giờ đây, khi quan hệ với Mỹ xấu đi, Bắc Kinh trở nên lo lắng rằng chuỗi cung ứng toàn cầu của họ có thể dễ bị tổn thương trước một cuộc phong tỏa tiềm tàng của hải quân Mỹ.
Điều này đã thúc đẩy Trung Quốc coi Nga là đối tác chiến lược và nguyên nhiên liệu chủ chốt của mình. Hai nước đang lên kế hoạch định hướng lại phần lớn hoạt động thương mại của họ từ đường biển – và các tuyến đường bộ qua Trung Á: cái gọi là ‘Con đường Tơ lụa Mới’.
Sau đó là tuyên truyền. Ở phương Tây, Nga và Trung Quốc ngày càng trơ tráo trong nỗ lực tác động đến chính sách và định hình mối quan hệ công chúng.
Như báo Daily Mail đã đưa tin rộng rãi, Bắc Kinh trong nhiều năm đã mua ‘bạn bè’ ở những nơi có ảnh hưởng – từ Quốc hội của chúng ta đến các trường Oxbridge (hai đại học Oxford và Cambridge). Toan tính này đã làm được nhiều điều để bắt phải câm họng những lo lắng về chế độ đàn áp của nó.
Dòng tiền khổng lồ từ năng lượng của Nga đã mang lại cho nước này nguồn lực để mua các nhà vận động hành lang và liên kết các khu vực có giá trị của Thành phố Luân Đôn với các nhà tài phiệt của họ – chứng minh cho câu châm ngôn của Lenin rằng các nhà tư bản sẽ bán cho bạn sợi dây mà bạn sẽ dùng để treo cổ họ.
Sẽ thật là ngây thơ khi nghĩ rằng vì các giá trị phương Tây ‘tốt hơn’ so với các giá trị độc tài, nên chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng trong trận chiến khó khăn này.
Sự xoa dịu thiển cận của Anh vào những năm 1930, cùng với cách tiếp cận theo chủ nghĩa cô lập của Mỹ khi đó đã gần như chứng kiến sự sụp đổ của nền văn minh phương Tây.
Đối với xã hội thịnh vượng vững mạnh của chúng ta, Putin và Tập không phải là những người Hiter hiện đại. Nhưng họ có đầu óc chiến lược – và tổng hợp các nguồn lực khổng lồ của họ để phá hoại lối sống của chúng ta.
Đó là một thách thức to lớn như thách thức mà chúng ta từng phải đối mặt trong thế kỷ trước – và nó sẽ không biến mất.
DAILY MAIL By MARK ALMOND – 5 February 2022
Ba Sàm lược dịch