Hôm nay làng facebook rộ lên một câu chuyện về việc lãnh đạo hãng Taxi Mai Linh từ chối chuyên chở đoàn khách hàng có nhu cầu dùng dịch vụ taxi vận chuyển của họ để đi đòi quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân trong vụ việc "thảm họa môi trường" Formosa Hà Tĩnh.
Chúng ta dĩ nhiên hiểu cái khó của lãnh đạo Mai Linh vì "tính chính trị" trong vụ việc này, nhưng khó mà thông cảm được khi Mai Linh đã từ chối thẳng thừng nhu cầu của khách hàng.
Lẽ ra trước nhu cầu chính trị của nhà nước ( không muốn bà con ngư dân ồn ào về vụ việc Formosa Hà Tĩnh nữa) và nhu cầu khách hàng, công ty Mai Linh cần có ứng xử khéo léo, kiểu như " nếu đoàn khách ngư dân đó sai phạm pháp luật thì nhà nước cứ xử lý, còn kinh doanh là chức năng chúng tôi phải làm vì là doanh nghiệp".
Dân chủ pháp trị, tư duy và hành động theo pháp luật là cái mà nhân dân đang đòi hỏi, bản thân cộng đồng doanh nghiệp còn cần điều này hơn cả quần chúng, để doanh nghiệp của mình có thể an tâm làm ăn và phát triển lành mạnh- bền vững.
Trong một môi trường mù mờ về chính trị và pháp lý, các doanh nghiệp rất dễ trở thành con dê tế thần vì không có bộ khung pháp lý đúng đắn bảo vệ khi các quan hệ chính trị biến động.
Các doanh nghiệp tư nhân cần nhớ là quần chúng mới là người nuôi sống mình, chứ không phải chính quyền, sự ứng xử khéo léo là cần thiết.
Không chỉ Mai Linh mà rất nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam mắc lỗi này. Khi anh bán cơm tấm vỉa hè 30.000 VND / phần, anh có thể không quan tâm chính trị, nhưng khi anh bán gói mì ăn liền, dù 2000 VND/ gói nhưng đi khắp cả nước, anh cần có nghiên cứu chính trị và cố vấn chính trị.
Việt Nam đang đi vào đổi mới chính trị, trong đó lòng yêu nước của quần chúng là một tác nhân to lớn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần lưu tâm, coi thường lòng yêu nước của quần chúng thì khác nào chống lại ông chủ của mình.
Các tập đoàn lớn của nước ngoài khi qua Việt Nam, đều có phòng nghiên cứu báo chí, và trưởng phòng chính là cố vấn chính trị
Lợi ích chính trị của nhà nước và lợi ích chính trị của nhân dân không phải bao giờ cũng song hành với nhau, các doanh nghiệp là kẻ trên đe dưới búa, cần cẩn ngôn và cẩn trọng.
Lòng yêu nước là cái không thể thương lượng. Chúng ta không thể bắt Mai Linh chở mình nhưng chúng ta có quyền không dùng các dịch vụ, sản phẩm của Mai Linh.
Trường hợp tập đoàn Hoa Sen của Vũ lò tôn, chủ đầu tư dự án thép Cà Ná cũng tương tự, chúng ta có quyền không dùng các sản phẩm của Hoa Sen vì để tránh tiếp tay cho 1 "Formosa thứ hai".
Người tiêu dùng yêu nước, hãy dùng quyền yêu nước để tẩy chay những đại gia, doanh nghiệp không có lòng yêu nước.
Theo FB Nguyễn An Dân