Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của VNCH và đặt đài khí tượng trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng. Được bảo vệ bởi quân đội VNCH là một trung đội Điạ Phương Quân từ tỉnh Quảng Nam ra giữ đảo là chủ quyền của VN.
Hơn 50 năm trước chúng tôi được các món qùa đặc sản cá khô, rong biển và vỏ óc trắng xinh đẹp từ Hoàng Sa của một quân nhân gần nhà ra công tác ngoài đảo 3 tháng. Ngoài ấy buồn vì không có dân sinh sống nhưng không khí trong lành của biển cả mênh mông, thật bình an xa hẳn cảnh chiến tranh trong đất liền, lúc rảnh rỗi những người lính đi quanh đảo bắt cá, vớt rong biển về phơi khô cũng như bắt ốc lấy vỏ về làm qùa lưu niệm. Hành trang trở về đất liền là những bao qùa đặc sản của Hoàng Sa. Bây giờ dù có nhiều tiền cũng không thể mua được những thứ đặc sản đó vì Trung Cộng đã chiếm đảo. Theo tài liệu lịch sử địa lý từ triều đại nhà Nguyễn chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và các trận hải chiến với Trung Cộng của Hải quân Việt Nam đã được phổ biến về bài viết cũng như hình ảnh sâu rộng trên Internet.
Tưởng niệm về Hoàng Sa, Trường sa tôi trích dẫn ngắn về bối cảnh lịch sử cũng như các trận hải chiến của quân đội Việt Nam. Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Cộng và Hải quân Việt Nam Cộng Hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group).
Biển Đông bắt đầu có những cơn sóng ngầm, từ khi Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng và ký thông cáo chung Thượng Hải ngày 28-2-1972, Hoa Kỳ quyết định rút hết quân khỏi Việt Nam và cắt giảm viện trợ cho VNCH.Từ đó quân đội VNCH thiếu đạn dược, xăng dầu…Ngược lại Bắc Việt được Nga và Trung Cộng viện trợ vũ khí, xe tăng tối tân quyết đánh chiếm miền Nam. Sau hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973. Quần đảo Hoàng sa trong những năm tháng yên bình, trở nên dậy sóng. Ngày 19 tháng giêng năm 1974 Hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH. Chiến hạm HQ16 và HQ10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa để yểm trợ cho HQ4 và HQ5 đổ quân lên đảo Quang Hòa thì đụng độ với 3 chiến hạm Trung Cộng.
Sau trận hải chiến, 2 chiến hạm Trung Cộng bị chìm, 2 chiến hạm khác bị thiệt hại và nhiều binh sĩ thiệt mạng. Hải quân VNCH thì 75 người đã anh dũng hy sinh trong cuộc hải chiến với Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa. Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 thì bị chìm xuống lòng đại dương mang theo Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và 63 người khác. (chú thích: nhiều người đã đánh dấu hỏi tại sao chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm cố đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh chiến hạm Nhật Tảo HQ 10 hành quân trực chỉ quần đảo Hoàng Sa, trong lúc chỉ còn một động cơ chính hoạt động không thể chạy nhanh và hệ thống hải hành bị hư hỏng, chưa sửa chữa đó cũng là lý do HQ 10 bị đánh chìm ?). HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người và lực lượng người nhái có 4 người đã hy. Và 48 người bị bắt làm tù binh. Hải quân VNCH phải rút lui,Trung Cộng tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20.01.1974 kiểm soát toàn bộ quần đảo này. Ngày 23.01.1974, Kissinger là kẻ hèn tiếp tục bán đứng đồng minh VNCH tuyên bố đó là vấn đề nội bộ của hai nước, và khẳng định Mỹ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VNCH với Hoàng Sa. Mỹ không can thiệp đồng thời đề nghị Bắc Kinh thả nhân viên người Mỹ Gerald Emil Kosh là nhân viên của phòng tùy viên Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam (DAO) bị bắt giữ trong trận chiến trên đảo.
Quân dân VNCH rất phẩn nộ trước hành động xâm lăng của Trung Cộng, các thành phố của miền Nam hàng trăm ngàn người, sinh viên, học sinh xuống đường rầm rộ biểu tình chống Tàu. Quân dân miền Nam luôn thể hiện lòng yêu nước và để thế giới biết chủ quyền biển đảo của VNCH bị Trung Cộng dùng vũ lực xâm lăng. Hải quân VNCH chưa đủ lực lượng để tái chiếm các quần đảo Hoàng Sa, thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4.1975!
Hơn 40 năm qua người Việt tỵ nạn CS ở hải ngoại luôn tố chức tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, nhắc nhở con cháu biết, các quần đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, không lấy lại đời nầy thì hy vọng vào những đời sau. Dù Bắc Kinh không ngừng các hoạt động lấn áp dành chủ quyền biển đảo của VN bất chấp luật lệ quốc tế vẽ đường “lưỡi bò” bất hợp pháp, tự nhận chủ quyền 80% biển Đông, đơn phương thành lập vùng “nhận dạng phòng không”, xây các đảo nổi và phi trường, cản trở tự do hàng hải, đe doạ an ninh, hòa bình và thịnh vượng của toàn thể khu vực Đông Nam Á. Chính quyền Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, nhà cầm quyền CSVN nhu nhược không dám kiện để đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa! Ngày 19-11-2014, thủ tướng CSVN chỉ tuyên bố “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” và CSVN thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình, những bloggers, facebooker chống Trung Cộng. Đó là hành động „hèn với giặc ác với dân“. Ngư dân Việt Nam bị tàu Hải giám Trung Cộng bắt, đánh đập tịch thu tài sản, không thấy Cảnh sát biển hay Hải quân Việt Nam can thiệp?
Dân tộc Việt Nam phải thật sự có tự do, dân chủ đoàn kết để chống ngoại xâm, vận động sự hợp tác quốc tế bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải của Việt Nam. Hy vọng một ngày hãy vương lên và tự hào dân tộc Việt Nam không còn yếu hèn như dưới thời kỳ của CSVN.
Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới 1979 và trường Sa năm 1988 để chúng ta biết giữa bạn và thù.
Nguyễn Quý Đại
Tài liệu tham khảo và hình trên Internet
Trích thêm trận hải chiến Trường Sa với Trung Cộng ngày 14 tháng 3 năm 1988. Hải quân Trung Cộng đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Nhà cầm quyền CSVN không dám chỉ trích thẳng là Trung Cộng nói là „nước ngoài“ tàu lạ, người lạ …!
https://www.youtube.com/watch?v=fVQOqJeDIcY
https://www.youtube.com/watch?v=ZEmirnjLef4
Tài liệu tham khảo và hình trên Internet