Vụ Việt Á không có dấu hiệu nào được báo trước như các vụ đại án khác, không có tín hiệu dò đường, không có những con kền kền truyền thông định hướng dư luận như các vụ đại án khác.
Một tháng sau khi đi Anh về, dư luận còn say sưa bàn tán vụ đại tướng Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng, bất ngờ cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an (BCA) tiến hành bắt giữ những mắt xích đầu tiên của vụ Việt Á , đồng loạt khẩn trương mở chiến dịch trên diện rộng ở 8 địa phương là Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An bắt giữ ngay ban lãnh đạo của công ty Việt Á.
Sau đó tiến độ cuộc điều tra có vẻ gặp khó khăn khi đến đoạn bộ khoa học công nghệ (KHCN) và Học Viện Quân Y, tưởng chừng đến đó sẽ gặp khó khăn. Nhưng cuộc điều tra tiếp tục mạnh hơn và các tướng tá quân đội người kỷ luật, người đi tù.
Sự việc cao trào hơn khi hai ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long là bộ trưởng, uỷ viên trung ương đảng bị bắt giữ.
Ai cũng biết vụ việc lớn và rộng như vậy không dễ gì có thể bộ công an làm thần tốc như vậy. Ngay cả bản thân những kẻ dính vào vụ Việt Á vừa bị bắt mới đây cũng không thể nghĩ rằng kết cục lại như vậy. Bởi đơn giản họ tin rằng vụ áp phe này đến từ nhân vật trọng yếu trong bộ chính trị như Nguyễn Công Khế thông báo.
Phải nói BCA hay cơ quan điều tra BCA đã rất mạnh tay, kiên quyết làm vụ này một cách bất ngờ và thần tốc. Đặt luôn vụ Việt Á vào thế đã rồi, khiến cho nhân vật trọng yếu chỉ biết trơ mắt nhìn, hoặc lảng tránh lo cho thân mình.
Hiện nay một số thông tin cho rằng thủ tướng Phạm Minh Chính là người liên quan đến vụ Việt Á vì phát biểu của ông Chính vào hồi tháng 8 năm 2021 đòi hỏi các tỉnh thành phải tập trung các nguồn lực để phòng dịch Covid lúc ông vừa thay thế Vũ Đức Đam làm trưởng ban chống dịch.
Thế nhưng ông Chính đến cuối tháng 7 năm 2021 mới chính thức được quốc hội công nhận là thủ tướng, hơn nữa chỉ đạo của ông Chính liên quan nhiều đến việc tiêm vắc xin. Trước khi làm thủ tướng ông làm bên ban tổ chức trung ương đảng, không liên quan gì đến việc phòng chống dịch.
Còn vụ Việt Á lại bắt đầu từ đầu năm 2020, đến tháng 4 năm 2020 sản phẩm của Việt Á đã được đưa đi các nơi chào hàng và được đón nhận. Song song lúc đó là những chỉ đạo phòng dịch đầy tính đe doạ của ông thủ tướng lúc đó Nguyễn Xuân Phúc.
Đến tháng 12 năm 2021 vụ Việt Á nổ ra.
Không có chuyện ông Chính tác động chỉ đạo các ông Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh hay chỉ đạo vụ Việt Á trong thời gian ngắn chỉ mấy tháng mà hơn 60 tỉnh thành mua kít của Việt Á.
Sai phạm ông Chu Ngọc Anh trên cương vị bộ trưởng là dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Chu Ngọc Anh lúc đó còn đang là bộ trưởng KHCN đã cấp phép chứng nhận cho Việt Á vào tháng 5 năm 2020. Sai phạm của ông Long sau đó một tháng là đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.
Nếu như không phải ông Chính thì là ai?
Rõ ràng là không phải ông thủ tướng này thì là ông thủ tướng kia. Chứ chả lẽ vụ việc sai phạm kéo dài 2 năm, ông làm sau mấy tháng lại là người chủ mưu, trong khi mọi sai phạm đều rành rành diễn ra ở thời kỳ ông trước.
Nhưng làm sao mà mà BCA và đặc biệt là cơ quan cảnh sát điều tra BCA vốn dĩ sát cánh với ông Phúc bấy lâu, từng giúp ông Phúc thanh toán nhiều phe nhóm đối địch với ông Phúc, giờ lại đột ngột làm vụ Việt Á ảnh hưởng nghiêm trọng đến ông Phúc như vậy?
Phải chăng BCA nghiêm túc, k
hông hề né tránh ai, chỉ làm theo những điều đúng đắn của pháp luật?
Thực ra là do tranh ghế cả, đã tranh ghế rồi thì chuyện gì lôi được ra đều lôi hết.
Trường hợp ông Trọng về, phương án ông Phúc làm tổng bí thư (TBT), ông Tô Lâm làm chủ tịch nước (CTN) và ông Nguyễn Duy Ngọc làm bộ trưởng công an thì chắc chắn vụ Việt Á muôn đời không bao giờ nổ ra cả. Chẳng ai biết đã có vụ áp phe cắt cổ người dân trong lúc dịch bệnh, có khi người ta còn suy tôn những kẻ phạm tội trong vụ Việt Á là anh hùng, là người có tâm với nhân dân, đất nước, là người lặng lẽ cống hiến nọ kia.
Nhưng phương án TBT sau này không biết có thay đổi gì không, nhưng giờ đưa ra là nếu ông Trọng rời ghế TBT, ông sẽ nhường cho người đàn em của ông là Vương Đình Huệ.
Để đảm bảo ông Phúc phải về khi hết nhiệm kỳ, không được phép ở lại như kiểu trường hợp đặc biệt thì chỉ có cách nổ tung vụ Việt Á dưới thời ông Phúc quản lý.
Độ tuổi tái cử BCT khoá sau chiếm không nhiều trong số UVBCT khoá này, các ông Võ Văn Thưởng, Trần Cẩm Tú, Đinh Tiến Dũng, Trần Tuấn Anh, Trần Thanh Mẫn là còn đủ độ tuổi tái cử, trong đó có ông sở dĩ đủ tuổi vì còn tính theo tháng.
Các ông quá 65 tuổi, tức độ tuổi tái cử theo quy định phải về là Trọng, Phúc, Lâm, Minh, Cường, Giang, Chính, Huệ và bà Mai.
9 người quá tuổi phải về, giả sử đặt ra trường hợp đặc biệt ở lại như hai nhiệm kỳ trước thì kỳ 12 là trường hợp ông Trọng , kỳ 13 là 2 trường hợp ông Trọng và ông Phúc, kỳ 14 thì những ông nào ở lại?
9 chọn 3 hay 9 chọn 2 hay là chọn 1.
Hoặc là chọn 5,6,7 trường hợp đặc biệt để đái vào mặt cả trung ương đảng lẫn nhân dân là cái đảng này vô thiên, vô pháp đến điều lệ nó đặt ra nó cũng còn coi như giấy lộn thì nó lãnh đạo đất nước với tư cách đạo đức gì, lối sống gì để người trong nước tin tưởng?
Bởi 4 năm tới đây đến hạn của tột đỉnh quyền lực, một là có hai là tay không. Nên chẳng có chuyện tình nghĩa sát cánh trước kia mà nhân nhượng cho nhau được. Tình hình như này vụ Việt Á nổ ra là tất yếu, chẳng những thế từ nay cho đến đại hội đảng lần thứ 14 không chừng còn khối vụ như Việt Á nổ ra cũng nên.
Tứ trụ quá tuổi còn có thể, chứ bộ trưởng quá tuổi mà còn ngồi thì sẽ thành tiền lệ không thể chấp nhận được.
Anh Tô Lâm chỉ có cách vươn lên tứ trụ nếu anh không muốn về hưu. Gần đây anh tiếp các quan chức chính phủ các nước như anh đương là chủ tịch nước vậy. Nếu như anh không được lọt vào tứ trụ kỳ sau, anh còn phải dốc sức cho đàn em của mình tranh ghế bộ trưởng công an với anh Thứ trưởng thường trực Trần Quốc Tỏ.
Hơn lúc nào hết, anh Tô Lâm và những đàn em Hưng Yên phải tận dụng thế mạnh là cơ quan điều tra, cơ quan phát hiện và bắt giữ tội phạm. Phải đưa ra nhiều vụ án chấn động như Việt Á, vừa có thành tích thuyết phục vừa để loại trừ các đối thủ.
Hy vọng trong thời gian tới, các anh tướng lĩnh ở Bộ Công An đưa nhiều vụ việc lớn như Việt Á ra ánh sáng vừa thoả lòng dân, vừa được việc các anh.
Những kẻ bị xâm hại chắc hẳn cũng không ngồi yên, mấy năm trước BCA bắt bao nhiêu đại gia quan chức không sao, nhưng gần đây từ vụ Việt Á đã có những giọng điệu như bắt bớ lan tràn thế này ai dám làm gì, ai làm gì cũng sợ bị tội, không làm cũng bị tội, làm cũng bị... chắc đó là những luận điệu mở đường để ngăn cản không cho những vụ việc khác tương tự như Việt Á phải vào vòng điều tra, bắt bớ của BCA.
- Thanh Hiếu Bùi -