"Tan Giấc Mộng Vàng"?

nh:  Nguyễn Văn Nên (trái) - Nguyễn Thiện Nhân (phải)

Thao Ngoc|

Vậy là “Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương đã thành công tốt đẹp”.

Vấn đề mà dư luận quan tâm không phải là nội dung hội nghị bàn những gì. Vì đó là việc của đảng.

Mà dư luận quan tâm là trong số những người quá tuổi theo quy định, ai là người phải “vui vẻ” ra đi,và ai là “những trường hợp đặc biệt” được ở lại?

Khi dư luận đang đồn đoán về số phận của ông Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân ra sao, thì báo chí bỗng dưng đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Nên được giới thiệu để bầu là Bí thư thành Hồ.

Theo đó: “Bộ Chính trị quyết định ông Nguyễn Văn Nên thôi chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM và giới thiệu để Ban Chấp hành bầu giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025”.
(https://nld.com.vn/…/ong-nguyen-van-nen-duoc-gioi-thieu-de-…)

Vậy là số phận của ông Nguyễn Thiện Nhân đã được định đoạt.

Suốt mấy chục năm nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, ông Nhân chẳng để lại dấu ấn gì đáng kể, nếu không nói là rất nhạt nhòa. Điều nay đã làm thất vọng não nề về một người được cho là …trí thức khoa bảng.

Sau 7 năm làm Phó Chủ tịch thành Hồ trôi đi nhạt nhòa, chỉ như búp bê trưng bày trong tủ kính để điểm tô vẻ trí thức cho đế chế Lê Thanh Hải. Thì vào tháng 7 năm 2006, ông Nhân được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT . Đến tháng 8/2007, ông Nhân lại được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Dấu ấn đầu tiên mà ông Nhân để lại trong ngành Giáo dục là phong trào "Hai không": “Nói không với tiêu cực trong thi cử” và “Nói không với việc chạy theo thành tích”.Sau đó ông Nhân còn đưa ra cuộc vận động "Năm không": "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo; việc ngồi nhầm lớp và đào tạo không theo nhu cầu xã hội".

Nói về ngành giáo dục nước ta trong nhiều năm qua, được ví như căn bệnh nan y, đã di căn đến lục phủ ngũ tạng, vô phương cứu chữa. Nay phải thay đổi tận gốc rễ và làm lại từ đầu, chứ không thể chỉ với vài liều thuốc cảm mà có thể hết bệnh.

Tác dụng của chính sách mới của ông Nhân là ngay cuối năm học 2006-2007, ở kỳ thi tốt nghiệp trung học, chỉ tính riêng hệ trung học phổ thông kỳ thi lần một, chỉ có 67,5% đỗ tốt nghiệp (thậm chí có trường không đỗ học sinh nào), thêm cả lần hai là 80,38%. Hệ trung học bổ túc cả hai đợt là 46,26% so với năm học 2005 – 2006.

Dấu ấn thứ 2: Đề án 20.000 tiến sĩ chết non

Khi làm Phó Thủ Tướng, ông Nhân lại có một đề án nổi tiếng do chính ông ký ban hành nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010 - 2020. Không chờ đến kết thúc thời hạn của đề án, năm 2016, kiểm toán nhà nước đã kiểm toán đề án này và khẳng định thất bại cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiền thì tiêu mất nhưng ngay cả số lượng những tiến sĩ giấy cũng không đạt chỉ tiêu. Báo chí đã có nhiều bài viết về kinh nghiệm đau xót này.
(https://vov.vn/…/tu-that-bai-de-an-dao-tao-tien-sy-tieu-tie…)

Ước mơ viễn vông và những lời hứa…lèo:

Ngày 24/9/2020, phát biểu tại cuộc họp lần thứ 49 của BCH Đảng bộ TP khóa X, Bí thư thành Hồ-Nguyễn Thiện Nhân nói: “Năm 2045, TP.HCM phải là trung tâm kinh tế tài chính khoa học công nghệ của châu Á”.

Theo đó: "Mục tiêu năm 2025, TP.HCM phải tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, thể hiện năng lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. TP.HCM phải đi đầu trong việc đổi mới sáng tạo, khẳng định chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình" .

Gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan báo chí trước Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Đại hội của Đảng cũng là Đại hội của nhân dân.

Dư luận cho rằng: Câu nói này chỉ đúng một phần. Ấy là các đại hội của đảng đều lấy tiền thuế của nhân dân làm chi phí. Còn thành phần tham dự và nội dung là việc của đảng,không phải việc của dân.

Những lần hứa với người dân Thủ Thiêm

Sáng 20/10/2018, thực hiện lời hứa sẽ gặp người dân Thủ Thiêm đến khi nào giải quyết xong vấn đề, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói: “Tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm ở Thủ Thiêm”.

Ngày 16/07/2019, bên lề kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khoá IX, Ông Nhân nói: "Trong tháng 7 giải quyết xong khiếu kiện ở Thủ Thiêm".
Sáng 9/01/2020,Thành ủy và UBND TP. HCM tổ chức gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí thành phố và cơ quan báo chí T.Ư.Ông Nguyễn Thiện Nhân lại hứa: “Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức kiểm điểm”.

Chiều 12/2/2020, UBND TP. HCM ra văn bản khẩn số 510 cho biết chưa thể tổ chức cuộc tiếp xúc đối thoại giữa Thanh tra Chính phủ với người dân Thủ Thiêm do đang tập trung phòng chống dịch bệnh covid-19.

Và cuối cùng lãnh đạo hứa rằng: Các đơn vị đang chủ động đề ra giải pháp và chọn thời điểm sớm nhất để tổ chức đối thoại, phải tập trung giải quyết trước khi tổ chức Đại hội Đảng bộ TP. HCM" (dự kiến khai mạc ngày 15.10).
Theo kế hoạch thì từ 14 đến 18/10/2020, sẽ diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Không biết ông Nhân đang nghĩ gì về những lần hứa với người dân Thủ Thiêm?

Nay với việc đưa ông Nguyễn Văn Nên về làm Bí thư thành Hồ, đồng nghĩa với việc những ước mơ và những lời hứa của ông Nguyễn Thiện Nhân đã tan thành mây khói.

Nhưng có lẽ dấu ấn mà ông Nguyễn Thiện nhân để lại sâu đậm trong lòng người dân là:

Về tôn giáo: Ông đã ân cần khuyên bảo các nữ tu Dồng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm hãy luôn giữ vững đức tin.

Về giáo dục: Ông Nhân hứa “phấn đấu đến năm 2010, giáo viên sống được bằng lương”.

Đến nay thì đúng là giáo viên đang… “sướng bằng lông”!

tn 12/10