Kính thưa các anh chị em,
Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã liên tục cùng với gia đinh bà Neudeck, Ủy Ban Cap Anamur/Gruenhelme e.V và chính quyền Troisdorf nghiên cứu, bàn luận về dự án xây dựng tượng đài Dr. Rupert Neudeck. Đến nay đã đạt được sự đồng thuận rất khả quan như sau :
1) Địa điểm xây dựng sẽ được nằm trong khung viên của lâu đài Wissem (Burg Wissem). Đây chính là biểu tượng của thành phố Troisdorf và cũng là trung tâm du lịch của thành phố. Có thể vào trang sau đây để tìm hiểu thêm : http://www.troisdorf.de/web/de/freizeit_kultur/burg_wissem/index.htm
2) Thể theo sự mong muốn của gia đình bà Neudeck, hình thưc tượng đài sẽ là một tấm bia lớn bằng đồng, với hình Dr.Neudeck được khắc nổi (Bronzerelief: ca. B.115cm/H.80cm/T.10cm).
3) Người thực hiện là ông Joost Meyer, một nghệ nhân giỏi và là giảng viên đại học nghệ thuật Aachen (do bà Neudeck chọn)
4) Thời gian khánh thành được dự kiến cuối năm 2017/đầu năm 2018.
Xin đọc thêm chi tiết qua lá thư của bà Neudeck gởi người Việt tỵ nạn phía dưới.
Chúng tôi sẽ thông báo đến các anh chị em khi có những tin tức mới nhất.
Xin thông báo thêm :
Trong năm 2017, đã có 4 trường học trong tiểu bang Nordrhein-Westfalen được đổi tên thành Rupert Neudeck như sau :
- Rupert Neudeck Gesamtschule in Tönisvorst (Januar 2017)
- Rupert Neudeck Gemeinschaftshauptschule in Troisdorf (April 2017)
- Rupert Neudeck Gymnasium in Nottuln (Juni 2017)
- Rupert Neudeck Sekundarschule in Bochum Südwest (Ende 2017)
„WAS MAN NIE VERGESSEN KANN“ (Những điều người ta không thể quên) là cuốn sách do Dr.Neudeck đã khởi xướng và soạn thảo trước khi ông đột ngột qua đời vào năm 2016. Bà Neudeck đã tiếp tục hoàn tất cuốn sách này đúng theo ý nguyện của ông, trong đó là những hồi tưởng của thuyền nhân Viêt Nam kể lại thảm cảnh của chính mình trên đường vượt biển đi tìm Tự Do. Sách được bán trong các tiệm sách hoặc qua Amazon. Mong các anh chị em mua ủng hộ.
Một sách tiếp theo sẽ xuất bản trong tháng 9 do ông Michael Albus viết về con người và các hoạt động nhân đạo táo bạo của Dr.Neudeck mang tên „GEFÄHRLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“, với sự cộng tác của nhiều cộng sự viên, chính trị gia và thân hữu.
Kính chào
Nguyễn Hữu Huấn Nguyễn Đình Phúc
Cap Anamur e.V / Grünhelme e.V Hội trưởng Hội NVTNCS Hamburg
0163/733 9348 0176/4937 2467
============================================================
THƯ CỦA BÀ CHRISTEL NEUDECK GỬI NGƯỜI VIỆT NAM
Các bạn Đức-Việt tại Đức thân mến,
Các bạn đã muốn dựng một tượng đài cho Rupert tại Troisdorf. Ban đầu tôi đã không tưởng tượng được điều đó. Nhưng sau khi hiệu đính cuốn sách mới vừa được xuất bản „was man nie vergessen kann“ - những điều người ta không thể quên – (nhà xuất bản Hammer) và tự đặt mình vào suy nghĩ của các bạn khi chạy nạn, thì tôi rất vui, vì CÁC BẠN đã vượt qua được. Cuốn sách này là ước mơ lớn từ lâu của Rupert. Mãi khi nằm trong bệnh viện ông vẫn còn suy nghĩ về nó.
Bây giờ thì chúng ta đã có được một chỗ tại lâu đài Wissem ở Troisdorf (địa điểm đẹp nhất của Troisdorf), nơi có thể đặt tượng đài. Địa điểm này nằm ở giữa hai bảo tàng viện (bảo tàng viện sách hình trong lâu đài này là bảo tàng viện duy nhất tại Âu Châu, phía bên kia là bảo tàng viện quê hương), phía trước của Wahner Heide; gần đó có nhiều tác phẩm nghệ thuật, và khu vực này đặc biệt có nhiều người ghé thăm. Có một nhà hàng và một quán Cà phê tại đây.
Sau thời gian dài tìm kiếm tôi đã gặp được Joost Meyer, một nghệ nhân giỏi và cũng là giảng viên tại đại học nghệ thuật Aachen.
Phía trên là phác thảo của ông. Ông viết về nó như sau:
„Sau khi được biết những điều về Rupert Neudeck, tôi chỉ có thể diễn đạt (1) ông như một con người (2) - hoặc thôi không làm. Tôi có thể đặt những tảng đá cản đường ông, hay ném chúng vào chân ông. Những tảng đá đó sẽ ấm lên dưới ánh nắng mặt trời. Người ta có thể ngồi nghỉ trên đó, suy nghĩ, trò chuyện với nhau. Không táo bạo cũng chẳng sợ hãi, luôn luôn hết mình đến giới hạn của một con người. Có điều hay là mọi chỗ đều làm ta liên tưởng đến nước: từ trong thiên nhiên, trong khu vực thành phố, trong sân chơi, những con kênh của lâu đài và cả lâu đài.
Địa điểm nằm trong một góc phía sau, nhưng ở ngay trung tâm, điểm giao thoa của nhiều con đường trên một phạm vi mở.
Rupert Neudeck nhìn về phía trước, nhưng cũng hướng về nội tâm. Ý thức, nhưng cũng không rõ điều gì sẽ xảy ra. Xác quyết, nhưng không hoài nghi, mạnh mẽ, tự tại và quả quyết. Mỗi nếp nhăn quanh mắt, mỗi sợi tóc dường như đang vồn vã kể về những con đường giao thoa, về những cuộc gặp gỡ.“
Chắc các bạn cũng đã nhận ra rằng, ông Meyer đã sử dụng tấm hình do Jürgen Escher chụp; tấm hình này đã được dựng trong thánh đường St. Aposteln tại Köln trong lễ an táng của Rupert. Trên tấm bia tượng đài sẽ chỉ ghi vỏn vẹn: Không táo bạo cũng chẳng sợ hãi; đó là phương châm của thành phố Danzig, nơi Rupert đã được sinh ra. Anh đã sống theo phương châm này: Anh đã không táo bạo, không nhẹ dạ; nhưng anh hầu như chưa bao giờ biết sợ hãi. Anh đã không để cho sự sợ hãi làm tê liệt mình.
Trên chân bia sẽ ghi:
Rupert Neudeck – 14.5.1939 đến 31.5. 2016
Do Thuyền Nhân Việt Nam tại Đức xây dựng
và tên của nghệ nhân
Thêm vào đó là một barcode (hình vuông màu đen), người ta có thể chụp nó để biết thêm nhiều chi tiết hơn. Tôi sẽ viết một bài cho việc này.
Tôi sẽ rất vui sướng nếu các bạn đồng ý với phác thảo đó. Chúng ta đã chờ đợi lâu; nhưng bây giờ thì tôi nghĩ rằng nó sẽ rất tốt đẹp. Nó sẽ tạo suy nghĩ cho con người, ngay cả cho đến khi chúng ta, những người đã lớn tuổi, đã về nơi mà Rupert đã đến trước chúng ta.
Việc khánh thành được dự kiến có thể vào cuối năm 2017 / đầu năm 2018. Chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn khi thời điểm này được quyết định.
Tôi cũng thông báo với các bạn thêm rằng, trường học thứ 4 của bang NRW đã quyết định lấy tên của Rupert để đặt cho trường. Như vậy ảnh hưởng của ông đã không chấm dứt với cái chết. Các bạn cùng cộng tác trong việc đó. Cám ơn các bạn!
PS.: Vào tháng 9.2017, nhà xuất bản Patmos sẽ phát hành cuốn sách viết về Dr.Rupert Neudeck mang tên „GEFÄHLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“ của ông Michael Albus (với sự cộng tác của nhiều cộng sự viên, các chính trị gia, bạn hữu).
(1) qua tác phẩm của ông
(2) chứ không phải như một Thánh nhân
Christel Neudeck
28.08.2017
(chuyển ngữ : Lê Vân Hồng)
----------------------
Liebe deutsch-vietnamesischen Freunde in Deutschland,
Sie wollten für Rupert ein Denkmal in Troisdorf errichten. Zunächst habe ich mir das nicht vorstellen können. Nachdem ich aber das gerade erschienene Buch „Was ich man nie vergessen kann“ (Hammer-Verlag), redigiert habe und mich noch einmal in Ihre Gedanken bei der Flucht versetzt habe, bin ich nun ganz froh, dass SIE sich durchgesetzt haben. Dieses Buch zu haben, war Ruperts großer Wunsch seit langem. Noch im Krankenhaus hat er sich darüber Gedanken gemacht.
Wir haben nun einen Platz in Troisdorf an der Burg Wissem gefunden (die schönste Ecke von Troisdorf), an dem das Denkmal stehen kann. Der Platz ist zwischen zwei Museen (in der Burg ist das einzige Bilderbuchmuseum Europas, an der anderen Seite ein Heimatmuseum) , vor der Wahner Heide, es gibt mehrere Kunstwerke in der Nähe und vor allem wird der Platz sehr viel besucht, es gibt eine Restaurant und ein Cafe.
Nach längerem Suchen habe ich Joost Meyer gefunden, der ein guter Künstler ist, auch als Dozent an der Kunsthochschule in Aachen arbeitet. Sie sehen oben seinen Entwurf, zu dem er geschrieben hat:
„Ich kann Rupert Neudeck, nach dem was ich über ihn weiß, nur als Menschen darstellen – oder es sein lassen. Ich kann ihm Steine in den Weg legen, vor die Füße werfen. Steine, die sich in der Sonne aufwärmen. Darauf kann man sich setzen, verweilen, nachdenken, miteinander reden. Weder tollkühn noch furchtsam, immer an der Grenze als Mensch. In der Natur, im Stadtraum, am Spielplatz, gut, dass auch der alte Burggraben an das Wasser erinnert, und die Burg“.
Der Ort liegt an einer Ecke, dahinter aber auch zentral, am Berührungspunkt vieler Wege, auf offener Fläche.
Rupert Neudecks Blick ist nach vorn gerichtet, aber auch nach innen. Bewusst aber auch unwissend, was noch kommt. Bestimmt, aber nicht ohne Zweifel, wild und ruhend, eindringlich. Jede Falte um die Augen, jedes Haar scheint eindringlich von Wegen, die sich kreuzen, von Begegnungen zu erzählen.“
Sie haben vielleicht schon erkannt, dass Herr Meyer das Photo von Jürgen Escher genommen hat, das bei Ruperts Trauerfeier in der Kirche St. Aposteln in Köln stand. Auf der Tafel soll nur stehen: Weder tollkühn noch furchtsam; das ist der Spruch der Stadt Danzig, in der Rupert geboren wurde. Nach diesem Motto hat er gelebt: Er war nicht tollkühn, nicht leichtsinnig, - und er hatte kaum einmal Furcht. Er ließ sich nicht von Angst lähmen.
Auf dem Sockel soll stehen:
Rupert Neudeck – 14.5.1939 bis 31.5. 2016
Gestiftet von den vietnamesischen Boat People in Deutschland
Und der Name des Künstlers
Zusätzlich soll dort ein Barcode (dieses kleine schwarze Quadrat) sein, das diejenigen fotografieren können, die mehr wissen wollen. Dafür würde ich einen Text formulieren.
Ich wäre glücklich, wenn Sie mit diesem Entwurf einverstanden sind. Wir haben lange gewartet; aber nun – glaube ich – wird es richtig gut werden. Es soll ja die Menschen zum Nachdenken bringen, auch dann noch, wenn wir, die Älteren unter uns, schon da sind, wohin Rupert uns vorausgegangen ist.
Die Einweihung wird voraussichtlich Ende 2017 / Anfang 2018 sein können, wir informieren Sie, sobald der Termin feststeht.
Ich darf Ihnen noch sagen, dass sich gerade die 4. Schule in NRW entschieden hat, sich nach Rupert zu benennen. So endet sein Wirken nicht mit seinem Tod. Dazu tragen Sie bei. DANKE!
PS.: Im September 2017 erscheint ein Buch von Michael Albus mit verschiedenen Beiträge (Mitarbeiter, Politiker, Freunde) über Rupert Neudeck am Patmos-Verlag: „GEFÄHRLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“.
Ihre Christel Neudeck
28.08.2017