#HoàngKhánh|
Từ biệt phủ, mộ phủ đến tên đường và tham vọng rẻ tiền cá nhân chủ nghĩa
TP HCM chính thức có tên đường Nguyễn Thiện Thành được đặt ở ven sông Sài Gòn. Chắc 99% người dân VN không biết ông là ai vì đâu có tên trong sách sử. Nguyễn Thiện Thành là đại tá quân đội nhân dân Việt Nam kiêm viện trưởng bệnh viện Thống Nhất và cũng là cha của bí thư thành ủy TP HCM hiện nay Nguyễn Thiện Nhân.
TP HCM bây giờ quá nhiều tên đường mà người nghe cũng chẳng biết nhân vật đó là ai và chẳng biết có ý nghĩa gì không? Khác hẳn cách đặt tên đường của Sài Gòn trước năm 75. Sau khi người Pháp không còn ở VN, năm 54 chính quyền miền Nam phải đổi tên những con đường tiếng Pháp thành tiếng Việt và cách đặt tên vô cùng khoa học xuyên suốt chiều dài lịch sử 4000 năm của dân tộc.
Bước vào Sài Gòn các con đường xa trung tâm là tên tuổi những anh hùng của triều đại đi trước càng vào gần trung tâm là tên tuổi những anh hùng của triều đại sau này và con đường nào cũng có ý nghĩa của nó nên rất dễ nhớ đường đi và rất dễ nhớ tên đường.
Như là đường đi qua tòa án có tên là Công Lý, đường đi qua bộ y tế có tên là Hồng Thập Tự, đường đi qua nơi người Hoa ở đông nhất có tên là Khổng Tử, những đại lộ dài nhất thì được đặt tên của những vị anh hùng có công lớn đánh giặc ngoại xâm như Hai Bà Trưng - Trần Hưng Đạo - Trần Quốc Toản, đại lộ Quang Trung rất rộng nhưng lại ngắn thể hiện cuộc đời oai hùng nhưng ngắn ngủi của ông, đường Lê Lai nhỏ hơn và nằm bên cạnh đường Lê Lợi thể hiện sự hy sinh của mình để cứu Lê Lợi, những danh nhân có quan hệ với nhau thì những con đường đó cũng được xếp cạnh nhau như Phan Thanh Giản - Phan Liêm - Phan Ngữ . . . .
Những người ở nơi khác về Sài Gòn sinh sống chỉ cần biết lịch sử VN thì rất dễ nhớ đường đi và địa chỉ, kể cả những người đi nước ngoài mấy chục năm về lại Sài Gòn họ cũng hình dung ra được con đường nào, ở đâu và địa chỉ họ cần đến là nơi nào. Đó là điểm độc đáo của cách đặt tên đường ở Sài Gòn.
Đặc biệt là không có vị lãnh đạo nào, tướng tá nào, anh hùng nào của chế độ Việt Nam Cộng Hòa được đặt tên đường, tất cả đều là tên tuổi của tiền nhân trước thời VNCH. Chứ không phải như bây giờ toàn là tên những anh hùng của chế độ.
Sau năm 75 rất nhiều con đường ở Sài Gòn đã được đổi tên thành tên những anh hùng của đảng, thậm chí lấy tên của những anh hùng hư cấu không có thật, những anh hùng tự phong để đi tuyên truyền như là Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót ... Kể cả lấy tên cha của bí thư thành ủy đang đương nhiệm đúng là háo danh và kệch cớm.
Hoàng Khánh
13.12.2020